Home   
 
  
MP3      
 
  
Tìm kiếm
<== Download - Nhấp chuột vào dấu 3 chấm bên trái này chọn tải xuống để tải file mp3
index.php
Chú ý: Các file .php,.rar, .7zip; .zip và tên thư mục không phải tên bài pháp có dạng tên file.mp3 người nghe không nhấp chuột vào đường dẫn này, nó sẽ không chạy được những link thư mục đó. Mong rằng mọi người hiểu được cách thức hoạt động của web media scan tự động file mp3 bên trong thư mục này nó chỉ chạy được file.mp3 thôi ạ để tránh mất thời gian cho việc chọn bài!
NAM MÔ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VÔ CỰC ĐẠI TRÍ TÔN ĐẠI THIÊN TÔN (3 LẦN XÁ 3 XÁ (VÁI) )
NAM MÔ VÔ CỰC TỪ TÔN TÂY THIÊN BÁ CHỦ VƯƠNG CUNG TÂY MẪU (3 LẦN XÁ 3 XÁ (VÁI) )
NAM MÔ LONG HOA GIÁO CHỦ DI LẠC TÔN PHẬT KHAI CƠ THÁNH ĐỨC (3 LẦN XÁ 3 XÁ) (VÁI) )
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN XÁ 3 XÁ) (VÁI) )
+ Vấn đáp về Niệm Phật như thế nào cho được định Tâm:
+ Hậu Đặng có câu hỏi: 2 tháng trước
Bạn hỏi chú Bảy hộ mình câu hỏi 1: Cách trì hiệu Phật nên trì 4 chữ hay 6 chữ ?.
Câu 2: Niệm Phật như thế nào để nhiếp được Tâm 1 chỗ?.
Cậu 3: Chú hãy chỉ cách quán Tâm ?.
+ LONG HOA ĐẠI HỘI xin Trả lời:
=> Câu 1: 4 hay 6 đều là quán tưởng Tâm định vào câu niệm Phật, trói cái Tâm lại đừng để chạy nhảy lung tung, nhưng tròn đầy ý nghĩa, cung kính nhất vẫn là 6 chữ giúp cho người sơ cơ tỏ lòng thành kính, Nam Mô là Quy Y về Lương Tựa Vào Đức Phật A Di Đà chân thành tha thiết Tín - Nguyện - Hạnh trì danh để cầu sanh Tịnh Độ huynh ạ. Ví dụ: tình huống cấp bách người sắp lâm chung thì để kịp thời cấp cứu để tâm tính người đó định vào câu niệm Phật thì 4 chữ vẫn được đây là y theo lời nguyện của đức Phật A Di Đà từ 1 niệm đến 10 niệm A Di Đà Phật (Danh Hiệu Của Đức Phật A Di Đà chỉ có Tên hiệu không có chữ Nam Mô)được nhất Tâm điều được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc tu hành để mau thành Phật nhất và theo nguyện lực của đức Phật A Di Đà đi cúng dàng 10 phương chư Phật và hóa thân trong 10 phương để cứu khổ giúp chúng sinh đang còn chịu khổ. Quan trọng là cái Tâm có định được không thôi.
=> Câu 2: Niệm Phật thế nào để nhiếp Tâm ?
Câu này xin trả lời thế này : Niệm đến khi nào không biết mình đang niệm, cái không ở đây chính là vô biệt niệm đó huynh. Nói đơn giản vầy khi huynh chạy xe ngoài đường thì bao nhiêu vọng cảnh tác động tới tâm nào là gái đẹp xe đẹp nhà đẹp nhưng huynh luôn " nghe " trong lòng mình có câu niệm Phật. Đi đứng nằm ngồi, chỗ nào cũng "nghe" tâm mình niệm. Cái nghe ở đây là cái nghe không hình tướng. Mình biết mình nghe được câu niệm Phật trong Tâm khi bao nhiêu vọng cảnh bên ngoài đang diễn ra đó là đã nhiếp Tâm ạ. Cái mình biết mình đang nghe là cái tánh Biết mà ông 5 nhắc đến. Huynh có hình dung được không ạ.
=> Câu 3: Cách để quán Tâm mình ?
Tâm mình là không hình tướng nên khi vọng cảnh bên ngoài diễn ra nó rất dễ chạy theo. Ví dụ như ăn cơm tâm nó sẽ quán món này ngon món kia đẹp, nên ăn nhiều hay ăn ít. Cô kia đẹp, xe này đẹp v.v.
Thế làm sao mình quán cho Tâm mình định lại ?
Đó là dùng lục tự Di Đà Nam mô A Di Đà Phật. Nó đi đâu thì liền bắt nó về niệm Phật nói nôm na vậy. Cái ý mà kêu nó quay vào trong niệm Phật đó chính là "Chủ nhân ông". Nó quên thì mình phải nhắc nó liền quay về niệm Phật , tức thì nó sẽ khởi câu niệm lên. Khoảnh khắc nó khởi câu niệm là cái quán của mình để Tâm quay về niệm Phật.
Xin hoan hỉ chúc đồng đạo tinh tấn ạ
+ Hỏi: @LONG HOA HỘI Huynh cho đệ hỏi : Trường hợp vọng niệm đến như tham sân si...mình liền niệm Nam Mô A Di Đà Phật cho đến khi không khởi vọng niệm khác ngoài lục tự vậy có xem là nhất tâm trì tụng lục tự chưa ạ ❤️
+ Đáp LONG HOA HỘI: @LONG HOA ĐẠI HỘI Quan trọng là lúc nó đến bạn chế ngự ngay được. Ví dụ: Ai tát mình một cái đau quá, lửa sân mình bùng bùng nổi lên ngay thời điểm đó bạn khởi lên lục tự Di Đà thì cái tâm bạn dịu lại , thay vì đánh lại, bạn lại buông ra 6 chữ : Nam Mô A Di Đà Phật. Đó là đã định được Tâm vào câu niệm Phật. Cái tánh biết thời điểm này đó là biết : Ai tham sân si đang đến liền niệm Phật để chế ngự là định đó bạn. Nhưng nói thật khó đó , vì không phải ai cũng làm được. Bạn phải niệm lục tự Di Đà đến mức nhiếp Tâm, khi sự việc vừa xảy ra thì khởi niệm ngay liền để giữ Tâm lại không cho chạy theo Tham Sân Si.
Ví dụ nữa: Đi trước có người rớt cục tiền chà bá, lúc đó Tâm ta sẽ vọng tưởng lên ngay là chạy lại lụm không người ta lụm mất, nhiêu đó mua được chiếc xe đẹp. Thì ngay trong khoảnh khắc vọng niệm khởi lên ta dùng lục tự Di Đà kéo nó về, Nam Mô A Di Đà Phật, tiền của người không phải của mình, có lấy cũng mắc nợ hay tiền người ta chữa bệnh trả lại là cách tốt nhất. Vậy là chế ngự dược Tham, vậy tánh biết chỗ này ở đâu ? Tánh biết chỗ này là biết của người không phải của mình biết có lấy cũng mắc nợ. Thì ngay lúc đó niệm tham tự diệt. Nam Mô A Di Đà Phật
+ Đáp LONG HOA HỘI: Định Tâm lúc nào cũng nghe câu niệm Phật trong lòng, vui cũng nghe buồn cũng nghe, chạy xe cũng nghe chuẩn bị nằm xuống, ngối cũng nghe đó là nhất Tâm rồi đó anh. Cái nghe ở đây không hình không tướng đó là thật.
+ Diệu Âm Đáp: @LONG HOA ĐẠI HỘI Nam Mô A Di Đà Phật theo mình biết thì đây cũng là đã nhận biết được cái thấy biết của Tâm và Tâm của mình cũng đã được định (hay trụ trong câu niệm Phật)định tâm trong câu niệm Phật và lắng nghe rõ được từng câu một trong câu Nam Mô A Di Đà Phật mà mình đang niệm đó. Khi mình Niệm Nam thì mình chỉ nghe và biết chữ Nam, khi niệm Mô thì chỉ nghe và biết chữ Mô, khi niệm A chỉ nghe và biết chữ A, khi niệm Di thì chỉ nghe và thấy tâm mình đang niệm chữ Di, khi niệm chữ Đà thì chỉ nghe và thấy tâm mình đang niệm chữ Đà, khi niệm chữ Phật thì chỉ nghe và thấy tâm mình nghe chữ Phật thôi không có bị các âm thanh vọng niệm khác ảnh hưởng tới việc nghe của mình trong tâm, mình chỉ nhìn bằng tâm đứng quan sát nó chứ không cần để ý tới nó và sợ hãi nó làm gì cả, hay cũng không chạy theo vọng niệm vừa xuất hiện đó mà bị hoàn cảnh nó chuyển tâm thanh tịnh của mình mình không bị nó ảnh hưởng và lay chuyển thì tự nó sẽ diệt hay biến mất sau giây lát mình đang niệm Phật đó, nó khởi vọng niệm là để thử thách tôi luyện ý chí và có cơ hội thanh lọc được tâm của mình cho thanh tịnh dần dần sẽ sạch nghiệp do công đức trì niệm Phật đã giúp mình tiêu trừ vọng niệm và nghiệp chướng. Có Khi trong một giấc mơ ác mộng nếu tâm mình luôn luôn khởi niệm được câu niệm Phật thì trong giấc mơ thấy cái ác mình cũng nhớ được câu niệm Phật tự mình khởi niệm và thấy tâm của mình nghe thấy tiếng mình đang niệm Phật sau 3 tới 7 câu niệm Phật là tâm mình sẽ tỉnh thức và thoát khỏi giấc mơ ác mộng đó, kể cả giấc mơ có người nữ tới quyến rũ và phá mình mình cũng thoát được cái ác mộng đó trong tích tắc. Khi đi lái xe ngoài đường hay đi, đứng, nằm, ngồi, cũng nghe thấy trong tâm mình đang niệm Phật và khi hít vào thở ra đều có câu A Di thở ra Đà Phật và nghe rõ tiếng niệm Phật đó phát ra trong tâm. Cứ giữ cho Tâm được giữ vững bền chặt ý niệm hằng ngày và phát nguyện Vãng Sanh cho tới lúc lâm chung thì nhất định sẽ được Phật tiếp dẫn về Tây Phương.
+ Có Thể Hành Trì thêm 10 Đại Nguyện Vương của Bồ Tát Phổ Hiền tới khi Lâm Chung sẽ được Đức Phổ Hiền Soi đường dẫn nối đi thẳng về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc mà không bị lạc đường vào Tam Ác Đạo lúc Lâm Chung.
+LONG HOA HỘI Trả lời 3 giờ trước
@Nam Mô A Mi Đà Phật rất đúng ạ, Nam Mô A Di Đà Phật. Thêm một người ngộ là thêm một niềm vui
+ Thiền Tịnh Song Tu : Thực hành theo “vô Trụ” Tức Là “sinh Tâm” , “sinh Tâm” Tức Là “vô Trụ” + Thiền Và Giải Thoát – Ưng Vô Sở Trụ, Nhi Sinh Kỳ Tâm
+ Cuốn Chánh Pháp Nhãn Tạng (Shōbō Genzō) chỉ rõ cách quán Tâm cho người Tu Thiền Tịnh Song Tu để nhận ra Tánh Biết của Tâm : Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật
+ Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.
Câu “Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế giới tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu đại-từ đại-bi phổ-độ chúng-sinh A-Di-Đà Phật.
Trong Kinh: NIỆM PHẬT BẢO-VƯƠNG
Trong thời kỳ đức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔN còn tại thế, một ngày kia đức Bổn sư thấy có 2 Ông bà già lụm cụm đang niệm Phật và lấy từ hạt lúa để ghi số (Tức là hễ niệm một câu NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT thì lấy ra một hạt lúa bỏ vào trong hũ để nhớ số đếm).
Ðức Bổn sư THÍCH CA NHƯ LAI thấy thế, nên Ngài mới đi đến, ngồi xuống kế bên mà dạy cho hai Ông bà già đang niệm Phật ấy rằng:
“Ta có một pháp rất hay, dạy 2 ngươi niệm Phật một câu thì được số hạt thóc rất nhiều đếm không kể xiết!”
Hai ông bà già nghe Phật nói vậy rất mừng rỡ, liền quỳ xuống chân thành đảnh lễ Phật và cầu xin Phật từ bi chỉ dạy, vì chúng con tuổi đã quá già rồi…
Lúc ấy Phật THÍCH CA dạy niệm như thế này :
“Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế giới tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu đại-từ đại-bi phổ-độ chúng-sinh A-Di-Đà Phật.
Một vạn ức = 10,000 X 100,000 = 1 tỷ.
Tam thập lục vạn ức = 36 vạn ức = 36 tỷ.
Nhất thập nhất vạn = 10 x 10,000 = 100,000
Cửu thiên ngũ bách = 9,000 + 500 = 9,500
Nhất thập nhất vạn cửu thiên ngũ bá = 100,000 x 9,500 = 950 triệu
Tổng gom hết các câu trên, tức là 36 tỷ 950 triệu Thượng Thiện Nhân ở cõi Phật đồng tiếp dẫn vong linh. Một câu nguyện tuy ngắn gọn, nhưng ý nghĩa vô cùng rộng lớn. Nếu thân nhân quan tâm, vì người quá cố, nhớ hằng ngày, hàng tuần thất mà thành tâm cầu nguyện bài Vãng Sinh trên và đồng thời niệm Phật, làm các việc phúc thiện, rồi hồi hướng cho các vong linh, ắt quyến thuộc quá cố của chúng ta sẽ được thoát khổ, siêu lên cõi Phật. Như vậy, kẻ còn người mất đều được lợi ích. Giới trẻ tuy thương kính ông bà cha mẹ, nhưng đâu biết các việc trọng đại này. Chính các việc đó mới thật sự là hiếu kính sâu xa, mới là phúc hiếu vô lượng!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. !
PHƯƠNG PHÁP CẦU SIÊU CHO THÂN NHÂN
(Làm mỗi tuần thất. Nếu làm thêm mỗi ngày thì càng tốt)
Hòa thượng Thích Thiền Tâm
(Trích từ: Quê Hương Cực Lạc)
Khi thân nhân hay thân hữu qua đời, nhiều người rất lúng túng không biết cầu siêu làm sao, hoặc phải nhờ vị sư nào? Nếu cần mời các sư, nên chọn vị nào đạo hạnh trong sạch mới có kết quả, chớ chẳng nên mời những vị chuyên tụng có giá biểu định sẵn!
Dù có mời sư tụng, chính gia đình cũng cần biết nghi thức, bài bản để trợ lực thêm cho người quá cố siêu thoát. Hoặc vì hoàn cảnh eo hẹp về tài chánh, không kham chuyện thù lao, hoặc sét thấy không cần, thì sự thành tâm của gia đình mới là chủ yếu mà kết quả cũng không kém việc nhờ người ngoài. Tuy nghi thức đơn giản, ngắn gọn, nhưng ý nghĩa và tác dụng vô cùng rộng lớn như sau:
1. Truớc hết chắp hương xá 3 xá, nguyện trình:
"Hôm nay con làm lễ tuần thất thứ... cho Ông/Bà ...(họ tên người quá vãng)... . Cầu xin cửu huyền thất tổ chứng minh"
(Xá và cắm hương lên bàn thờ cửu huyền)
2. Chắp hương, hướng về bàn Phật, xá 3 xá và quỷ xuống khấn nguyện:
"Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam Mô Phật Tổ, Phật Thầy, cảm ứng chứng minh. Nay con thành tâm cầu nguyện cho Ông/Bà... (họ tên người quá vãng)... Nhờ ơn Đức Phật từ bi cứu độ vong linh được thoát chốn mê đồ, vãng sanh về miền Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật".
(Xá, cắm hương lên bàn Phật, rồi chắp tay vào ngực, nguyện tiếp):
"Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách, đồng danh đồng hiệu, Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn vong linh ... (họ tên người quá vãng)... A Di Đà Phật".
(Đọc 3 lần. Xong lạy 4 lạy)
3. Đến bàn vong, chắp hương đọc bài chú Vãng Sanh cho vong linh:
"Nam Mô A Di Đa Bà Dạ
Đa tha dà đa dạ
Đa điệt dạ tha
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tỳ ca lan đế
A di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha."
Xin tiếp dẫn vong linh:
A Di Đà Phật
(Xá, cắm hương bàn vong)
Tiếp theo, kêu gọi tên vong linh:
"Hỡi Ông/Bà...(họ tên người quá vãng)... hãy tỉnh thức, đừng sợ hãi và đừng luyến tiếc điều gì ở cõi trần, hãy bình tĩnh niệm Phật, cầu xin Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc." (Lạy 4 lạy).
[Buổi lẽ cầu siêu tại gia đình qua một lần là xong. Ngưng nghỉ một chút, có thể lập lại lần thứ hai, thứ ba... càng nhiều càng tốt. Nếu gia đình đông người, nên đánh máy to ra, mỗi người một bản để trước mặt mà nguyện vái cũng được.]
***
CHÚ GIẢI:
A. [Câu "Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách, đồng danh đồng hiệu, Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn vong linh ... (họ tên người quá vãng)... A Di Đà Phật"].
Trích từ Kinh: NIỆM PHẬT BẢO-VƯƠNG
Trong thời kỳ đức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔN còn tại thế, một ngày kia đức Bổn sư thấy có 2 Ông bà già lụm cụm đang niệm Phật và lấy từ hạt lúa để ghi số (Tức là hễ niệm một câu NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT thì lấy ra một hạt lúa bỏ vào trong hũ để nhớ số đếm).
Ðức Bổn sư THÍCH CA NHƯ LAI thấy thế, nên Ngài mới đi đến, ngồi xuống kế bên mà dạy cho hai Ông bà già đang niệm Phật ấy rằng:
"Ta có một pháp rất hay, dạy 2 ngươi niệm Phật một câu thì được số hạt thóc rất nhiều đếm không kể xiết!".
Hai ông bà già nghe Phật nói vậy rất mừng rỡ, liền quỳ xuống chân thành đảnh lễ Phật và cầu xin Phật từ bi chỉ dạy, vì chúng con tuổi đã quá già rồi...
Lúc ấy Phật THÍCH CA dạy niệm như thế nầy :
"Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách đồng danh đồng hiệu, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-DI-ÐÀ PHẬT"
Một vạn ức = 10,000 X 100,000 = 1 tỷ.
Tam thập lục vạn ức = 36 vạn ức = 36 tỷ.
Nhất thập nhấtt vạn = 10 x 10,000 = 100,000
Cửu thiên ngũ bách = 9,000 + 500 = 9,500
Nhất thập nhất vạn cửu thiên ngũ bá = 100,000 x 9,500 = 950 triệu
Tổng gom hết các câu trên, tức là 36 tỷ 950 triệu Thượng Thiện Nhân ở cõi Phật đồng tiếp dẫn vong linh. Một câu nguyện tuy ngắn gọn, nhưng ý nghĩa vô cùng rộng lớn. Nếu thân nhân quan tâm, vì người quá cố, nhớ hằng ngày, hàng tuần thất mà thành tâm cầu nguyện bài Vãng Sanh trên và đồng thời niệm Phật, làm các việc phước thiện, rồi hồi hướng cho các vong linh, ắt quyến thuộc quá cố của chúng ta sẽ được thoát khổ, siêu lên cõi Phật. Như vậy, kẻ còn người mất đều được lợi ích. Giới trẻ tuy thương kính ông bà cha mẹ, nhưng đâu biết các việc trọng đại nầy. Chính các việc đó mới thật sự là hiếu kính sâu xa, mới là phước hiếu vô lượng!
B. Sách Tử Thư Tây Tạng nói rằng, một người không tu hoặc ít tu, trước phút lâm chung, thường mê man, và sau khi thần thức rời thân thể, cảm thấy vô cùng cô đơn và sợ hãi, đau khổ, khi biết mình đã chết. Do vậy, ta cần phóng các "tư-tưởng an-lành" đến cho vong linh bằng cách cầu nguyện và kêu gọi vong linh đừng sợ hãi, bình tĩnh niệm Phật trong 49 ngày là thời kỳ còn mang thân trung ấm, chuẩn bị tái sanh.
Hơn nữa, khi thần thức rời khỏi thân là thuộc thể nhẹ, nên ta kêu gọi hay khởi niệm đến vong linh thì vong linh nhận biết được. Ngược lại, người sống còn mang xác thân, thuộc thể nặng, nên đôi khi vong linh cũng có đến nói chuyện với ta, nhưng ta không nghe được. Chính điều nầy, trong những ngày đầu mới chết, làm cho vong linh tức tối và buồn khổ.
Một điều cần lưu ý là vợ chồng hay con cháu, chưa hẳn ai ai cũng quan tâm, tận tình trợ giúp cho người quá cố siêu thoát. Tốt hơn là lúc còn thở, nên tích cực chuẩn bị trước cho mình, tự cứu lấy mình. Đó là điều bảo đảm nhất!
***
THIÊN THIỆN DĨ HIẾU VI TIÊN (TRONG NGÀN VIỆC THIỆN, HIẾU ĐỨNG ĐẦU)
Mình làm chữ hiếu mới hay
Chớ mướn người ngoài cầu nguyện khó siêu
Muốn cho tội lỗi mòn tiêu
Thành tâm cầu nguyện sớm chiều mới hay
Mục Liên cứu mẹ bằng nay.
Nhờ người hiếu hạnh tâm rày từ bi
Ai ai hãy ráng mà suy....