Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ

(Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng kinh, quyển 12, kinh số 367)

Đại Đường Tam Tạng pháp sư Huyền Trang (1) vâng chiếu dịch từ chữ  Phạn sang chữ Hán

Chứng nghĩa: Thượng Tọa Thích Nguyên Trí Viện Chủ Chùa Bát Nhă (Santa Ana)


Tôi nghe như thế này: Một thời, đức Bạc Già Phạm (2) ở tại vườn Cấp Cô Độc (3) trong rừng Thệ Đa (4) nơi thành Thất La Phiệt (5) và các đại tỳ kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị câu hội. Hết thảy đều là bậc tôn túc thanh văn, là bậc đại A La Hán được mọi người ngưỡng vọng. Tên họ là: tôn giả Xá Lợi Tử, Ma Ha Mục Kiện Liên, Ma Ha Ca Diếp, A Nê Luật Đà (6)... Các vị đại Thanh Văn như vậy làm thượng thủ.
Lại có vô lượng Bồ Tát Ma Ha Tát cùng câu hội. Hết thảy các ngài đều trụ địa vị bất thối chuyển, trang nghiêm bằng vô lượng công đức, tên các ngài là: Diệu Cát Tường Bồ Tát (7), Vô Năng Thắng Bồ Tát (8) , Thường Tinh Tấn Bồ Tát, Bất Hưu Tức Bồ Tát. Các vị đại Bồ Tát như vậy làm thượng thủ.
Lại có Đế Thích, Đại Phạm Thiên Vương chủ của thế giới Kham Nhẫn (9), Hộ Thế tứ vương... các vị thượng thủ như vậy, các vị thiên tử số đến trăm ngàn câu chi na dữu đa (10) và vô lượng thiên nhân khác trong thế giới, a tố lạc (11) v.v.. v́ nghe pháp nên cùng đến dự hội.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo ông Xá Lợi Tử:
- Ông nay biết chăng? Từ phương Tây của thế giới này qua khỏi trăm ngàn câu chi na dữu đa cơi Phật có thế giới Phật tên là Cực Lạc. Đức Thế Tôn trong cơi ấy tên là Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, mười hiệu viên măn nay hiện đang trụ tŕ an ổn nơi cơi ấy, v́ các hữu t́nh (12) tuyên nói pháp vi diệu thậm thâm, khiến họ được lợi ích an lạc thù thắng.
Lại này Xá Lợi Tử! Nhân ǵ duyên ǵ thế giới Phật ấy tên là Cực Lạc?
Này Xá Lợi Tử! Do các loài hữu t́nh trong thế giới ấy chẳng có hết thảy đau khổ lo lắng nơi thân, nơi tâm, chỉ có vô lượng hỷ lạc thanh tịnh. V́ vậy gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật thanh tịnh Cực Lạc thế giới chốn chốn đều có bảy lớp lan can bằng diệu bảo, bảy lớp hàng cây đa la báu, bảy lớp lưới mành bằng các diệu bảo bao trọn khắp cả, trang hoàng bằng bốn báu: kim bảo, ngân bảo, báu phệ lưu ly (13), báu phả chi ca (14) xen lẫn nhau trang hoàng đẹp đẽ.
Này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật ấy có các thứ công đức trang nghiêm đẹp đẽ mầu nhiệm thế ấy rất đáng ưa thích. V́ vậy, gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật thanh tịnh Cực Lạc thế giới chốn chốn đều có các ao bằng bảy thứ báu mầu nhiệm. Nước tám công đức đầy ắp trong ấy. V́ sao gọi là nước tám công đức ?
Một là lặng sạch, hai là trong mát, ba là ngon ngọt, bốn là mềm nhẹ, năm là nhuận trạch, sáu là an ḥa, bảy là khi uống vào, trừ được đói, khát... vô lượng khổ sở, tám là uống xong, quyết định trưởng dưỡng các căn và tứ đại, tăng ích các thứ thiện căn thù thắng. Chúng sanh nhiều phước thường thích thọ dụng. Đáy các ao báu ấy trải cát vàng. Khắp cả bốn phía mỗi ao đều có bậc lên, lối đi, bốn báu trang nghiêm, rất đáng ưa thích.
Quanh khắp các ao có cây báu nhiệm mầu mọc xen lẫn thành hàng lối, mùi thơm ngào ngạt, bảy báu trang nghiêm thật đáng ưa thích. Bảy báu vừa được nói ấy chính là: một là vàng, hai là bạc, ba là phệ lưu ly, bốn là phả chi ca, năm là xích chân châu (15), sáu là a thấp ma yết lạp bà bảo (16), bảy là mâu sa lạc yết lạp bà bảo (17). Trong các ao đó, thường có các thứ hoa sen nhiều màu, to như bánh xe: hoa sen xanh hiện sắc xanh, ánh sáng xanh, bóng xanh, hoa sen vàng hiện sắc vàng, ánh sáng vàng, bóng vàng, hoa sen đỏ hiện sắc đỏ, ánh sáng đỏ, bóng đỏ, hoa sen trắng hiện sắc trắng, ánh sáng trắng, bóng trắng. Bốn loại hoa hiện bốn màu, bốn thứ ánh sáng, bốn thứ h́nh bóng.
Này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật ấy có các thứ công đức trang nghiêm đẹp đẽ mầu nhiệm thế ấy, thật đáng ưa thích. V́ vậy, gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật thanh tịnh Cực Lạc thế giới tự nhiên thường có vô lượng vô biên các thứ âm nhạc kỳ diệu, âm khúc ḥa nhă thật đáng mến thích. Các loài hữu t́nh nghe được âm thanh nhiệm mầu ấy các phiền năo ác thảy đều tiêu diệt, vô lượng thiện pháp lần lượt tăng trưởng, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.
Này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật ấy có các công đức trang nghiêm đẹp đẽ mầu nhiệm thế ấy, thật đáng ưa thích. V́ vậy, gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật thanh tịnh Cực Lạc thế giới, khắp cả cơi đất do vàng ṛng hợp thành, chạm vào mềm mại, thơm tho, sáng chói, trang hoàng bằng vô lượng vô biên diệu bảo chen lẫn.
Này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật ấy có các công đức trang nghiêm đẹp đẽ mầu nhiệm thế ấy, thật đáng ưa thích. V́ vậy, gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật thanh tịnh Cực Lạc thế giới, ngày đêm sáu thời thường mưa các thứ hoa trời thượng diệu: sáng đẹp, thơm sạch, mềm mịn, nhiều màu, tuy khiến kẻ thấy thân tâm vui sướng nhưng chẳng tham đắm, tăng trưởng vô lượng vô số công đức thù thắng chẳng thể nghĩ bàn cho các hữu t́nh. Các loài hữu t́nh ấy ngày đêm sáu thời thường đem cúng dường Vô Lượng Thọ Phật. Mỗi lúc sáng sớm cầm hoa trời ấy trong khoảng bữa ăn bay đến vô lượng thế giới ở nơi phương khác cúng dường trăm ngàn câu chi chư Phật. Ở nơi chư Phật, ai nấy đều dùng trăm ngàn câu chi cây hoa rải lên cúng dường, trở về cơi ḿnh, an hưởng như chư thiên.
Này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật ấy có các công đức trang nghiêm đẹp đẽ mầu nhiệm thế ấy, thật đáng ưa thích. V́ vậy, gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật thanh tịnh Cực Lạc thế giới thường có các loài chim nhiều màu kỳ diệu đáng yêu, như là: ngỗng, nhạn, thu lộ (18), hồng hạc, khổng tước, anh vũ, yết la tần ca (19), chim mạng mạng (20) v.v.... Các thứ chim như vậy ngày đêm sáu thời luôn tụ tập lại, hót tiếng ḥa nhă, loài nào tiếng ấy tuyên dương diệu pháp, như là: niệm trụ chánh đoạn thậm thâm, thần túc, căn, lực, giác đạo chi v.v... vô lượng diệu pháp. Chúng sanh cơi ấy nghe tiếng ấy xong ai nấy đều được vô lượng công đức như: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng... huân tu thân ḿnh.
Ông Xá Lợi Tử! Ư ông nghĩ sao? Các loài chim cơi kia há có thuộc vào nẻo ác bàng sanh không? Chớ nghĩ như thế. V́ cớ sao vậy? Cơi Phật thanh tịnh kia không có ba ác đạo, c̣n chẳng nghe có cái tên ba ác đạo nữa, huống là thật có các loài chim thuộc loài bàng sanh do tội nghiệp chiêu cảm ư! Nên biết rằng: chúng đều là do Vô Lượng Thọ Phật biến hóa ra để tuyên dương vô lượng pháp âm khiến các hữu t́nh lợi ích yên vui.
Này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật ấy có các công đức trang nghiêm đẹp đẽ mầu nhiệm thế ấy, thật đáng ưa thích. V́ vậy, gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Cơi Phật thanh tịnh là thế giới Cực Lạc thường có gió mát thổi qua các cây báu và lưới mành báu phát ra tiếng vi diệu ví như trăm ngàn câu chi nhạc trời cùng lúc tấu lên vang ra tiếng vi diệu thật đáng ưa thích. Cơi ấy thường có gió lành như thế thổi các cây báu và lưới mành báu, khua động các thứ âm thanh kỳ diệu, nói các thứ pháp. Chúng sanh cơi ấy nghe tiếng ấy xong, khởi ư niệm Phật, Pháp, Tăng vô lượng công đức.
Này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật ấy có các công đức trang nghiêm đẹp đẽ mầu nhiệm thế ấy, thật đáng ưa thích. V́ vậy, gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật thanh tịnh là thế giới Cực Lạc có vô lượng vô biên việc rất hy hữu chẳng thể nghĩ bàn đến như thế ấy, ví dù suốt cả trăm ngàn câu chi na dữu đa kiếp, dùng vô lượng trăm ngàn câu chi na dữu đa lưỡi, trên mỗi một lưỡi thốt lên vô lượng tiếng khen ngợi công đức ấy cũng chẳng hết nổi. V́ vậy, gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật thanh tịnh là thế giới Cực Lạc, do nhân duyên ǵ Phật hiệu Vô Lượng Thọ?
Này Xá Lợi Tử! Do Như Lai ấy và các hữu t́nh thọ mạng vô lượng vô số đại kiếp. Do nhân duyên này, Như Lai cơi ấy hiệu Vô Lượng Thọ.
Này Xá Lợi Tử! Vô Lượng Thọ Phật chứng được a nậu đa la tam miểu tam bồ đề đến nay đă mười đại kiếp.
Này Xá Lợi Tử! Do duyên cớ ǵ đức Phật ấy hiệu là Vô Lượng Quang?
Này Xá Lợi Tử! Do đức Như Lai ấy luôn phóng vô lượng vô biên diệu quang chiếu khắp hết thảy cơi Phật mười phương thực hiện Phật sự nào có chướng ngại. Do duyên cớ ấy, đức Như Lai ấy hiệu Vô Lượng Quang.
Này Xá Lợi Tử! Tịnh độ Phật ấy thành tựu công đức trang nghiêm như thế, rất đáng ưa thích. V́ vậy gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Phất! Trong cơi Phật thanh tịnh Cực Lạc thế giới, Vô Lượng Thọ Phật thường có vô lượng Thanh Văn đệ tử, hết thảy đều là đại A La Hán đầy đủ các thứ công đức vi diệu. Số ấy vô biên chẳng thể tính kể.
Này Xá Lợi Tử! Tịnh độ Phật ấy thành tựu công đức trang nghiêm như thế, rất đáng ưa thích. V́ vậy gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật thanh tịnh Cực Lạc thế giới, Vô Lượng Thọ Phật thường có vô lượng Bồ Tát đệ tử, hết thảy đều là nhất sanh sở hệ (21), đầy đủ các thứ công đức vi diệu. Số ấy vô biên chẳng thể tính kể. Giả sử trong suốt vô số lượng kiếp, khen ngợi công đức của họ trọn chẳng hết nổi.
Này Xá Lợi Tử! Tịnh độ Phật ấy thành tựu công đức trang nghiêm như thế, rất đáng ưa thích. V́ vậy gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Nếu các hữu t́nh sanh về cơi ấy đều chẳng thối chuyển, quyết chẳng lại đọa vào các đường hiểm nạn: biên địa, hạ tiện, miệt lệ xa (22); thường đi qua các cơi nước Phật thanh tịnh, hạnh nguyện thù thắng niệm niệm tăng tấn, quyết định sẽ chứng a nậu đa la tam miểu tam bồ đề.
Này Xá Lợi Tử! Trong cơi Phật ấy thành tựu công đức trang nghiêm như thế, rất đáng ưa thích. V́ vậy gọi là thế giới Cực Lạc.
Lại này Xá Lợi Tử! Nếu các hữu t́nh được nghe cơi Phật thanh tịnh vô lượng công đức trang nghiêm của Phật Vô Lượng Thọ ở phương Tây đều nên phát nguyện sanh cơi Phật ấy. V́ cớ sao thế? Nếu sanh cơi kia sẽ được trang nghiêm bằng vô lượng công đức như vậy, cùng ở chung với các bậc đại sĩ, thọ dụng cơi Phật thanh tịnh được trang nghiêm bằng vô lượng các thứ công đức như thế, pháp lạc đại thừa luôn chẳng thối chuyển, vô lượng hạnh nguyện niệm niệm tăng tấn, chóng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vậy.
Này Xá Lợi Tử! Các loài hữu t́nh thành tựu vô lượng vô biên công đức mới sanh cơi Phật ấy, chẳng phải các loài hữu t́nh có chút thiện căn sẽ được văng sanh thế giới Cực Lạc: cơi Phật thanh tịnh của Phật Vô Lượng Thọ.
Lại này Xá Lợi Tử! Nếu có các thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân ḷng tin trong sạch được nghe danh hiệu vô lượng vô biên công đức chẳng thể nghĩ bàn của Phật Vô Lượng Thọ và thế giới Cực Lạc công đức trang nghiêm như vậy, nghe xong tư duy: hoặc một ngày đêm, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm, hoặc sáu, hoặc bảy ngày, hệ niệm chẳng loạn th́ các thiện nam tử, hoặc thiện nữ nhân đó lúc lâm chung Vô Lượng Thọ Phật và vô lượng Thanh Văn đệ tử, Bồ Tát chúng của ngài vây quanh trước sau đến đứng trước mặt, từ bi gia hựu (*) khiến tâm chẳng loạn. Xả mạng xong theo Phật chúng hội sanh vào thế giới Cực Lạc, cơi Phật thanh tịnh của Vô Lượng Thọ Phật.
Lại này Xá Lợi Tử! Ta thấy đại sự nhân duyên lợi ích an lạc như vậy nên nói lời thành thật, chắc chắn: Nếu có các thiện nam tử, hoặc thiện nữ nhân ḷng tin trong sạch được nghe danh hiệu có công đức chẳng thể nghĩ bàn của Phật Vô Lượng Thọ và cơi Phật thanh tịnh Cực Lạc thế giới th́ hết thảy đều nên tin nhận, phát nguyện, tu hành đúng như lời dạy sanh cơi Phật ấy.
Lại này Xá Lợi Tử! Như ta nay xưng dương, khen ngợi công đức vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn của cơi Phật Vô Lượng Thọ như vậy, hiện tại ở phương Đông cũng có Bất Động Như Lai, Sơn Tràng Như Lai, Đại Sơn Như Lai, Sơn Quang Như Lai, Diệu Tràng Như Lai (23). Các vị Phật như vậy nhiều như số cát sông Căng Già (24) trụ ở phương Đông trong Phật tịnh độ của ḿnh, mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới bao trọn tất cả, nói lời thành thật rằng: “Hữu t́nh các ngươi đều nên tin nhận pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy chư Phật nhiếp thọ như vậy”.
Lại này Xá Lợi Tử! Cũng như vậy, hiện tại ở phương Nam cũng có Nhật Nguyệt Quang Như Lai, Danh Xưng Quang Như Lai, Đại Quang Uẩn Như Lai, Mê Lô Quang Như Lai, Vô Biên Tinh Tấn Như Lai (25), các vị Phật như vậy như số cát sông Căng Già trụ ở phương Nam trong Phật tịnh độ của ḿnh, mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới bao trọn tất cả, nói lời thành thật rằng: “Hữu t́nh các ngươi đều nên tin nhận pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy Chư Phật nhiếp thọ như vậy”.
Này Xá Lợi Tử! Cũng như vậy, hiện tại ở phương Tây cũng có Vô Lượng Thọ Như Lai, Vô Lượng Uẩn Như Lai, Vô Lượng Quang Như Lai, Vô Lượng Tràng Như Lai, Đại Tự Tại Như Lai, Đại Quang Như Lai, Quang Diệm Như Lai, Đại Bảo Tràng Như Lai, Phóng Quang Như Lai (26), các vị Phật như vậy như số cát sông Căng Già trụ ở phương Tây, trong Phật tịnh độ của ḿnh, mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới bao trọn tất cả, nói lời thành thật rằng: “Hữu t́nh các ngươi đều nên tin nhận pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy Chư Phật nhiếp thọ như vậy”.
Lại này Xá Lợi Tử! Cũng như vậy hiện tại ở phương Bắc cũng có Vô Lượng Nghiêm Thông Đạt Giác Huệ Như Lai, Vô Lượng Thiên Cổ Chấn Đại Diệu Âm Như Lai, Đại Uẩn Như Lai, Quang Vơng Như Lai, Sa La Đế Vương Như Lai (27), các vị Phật như thế như số cát sông Căng Già trụ ở phương Bắc, trong Phật tịnh độ của ḿnh, mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới bao trọn tất cả, nói lời thành thật rằng: “Hữu t́nh các ngươi đều nên tin nhận pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy Chư Phật nhiếp thọ như vậy”.
Lại này Xá Lợi Tử! Cũng như vậy, hiện tại ở phương dưới cũng có Thị Hiện Nhất Thiết Diệu Pháp Chánh Lư Thường Phóng Hỏa Vương Thắng Đức Quang Minh Như Lai, Sư Tử Như Lai, Danh Xưng Như Lai, Dự Quang Như Lai, Chánh Pháp Như Lai, Diệu Pháp Như Lai, Pháp Tràng Như Lai, Công Đức Hữu Như Lai, Công Đức Hiệu Như Lai (28), các vị Phật như vậy như số cát sông Căng Già, trụ ở phương dưới trong Phật tịnh độ của ḿnh, mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới bao trọn tất cả, nói lời thành thật rằng: “Hữu t́nh các ngươi đều nên tin nhận pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy Chư Phật nhiếp thọ như vậy”.
Lại này Xá Lợi Tử! Cũng như vậy, hiện tại ở phương trên cũng có Phạm Âm Như Lai, Túc Vương Như Lai, Hương Quang Như Lai, Như Hồng Liên Hoa Thắng Đức Như Lai, Thị Hiện Nhất Thiết Nghĩa Lợi Như Lai (29), các vị Phật như vậy như số cát sông Căng Già, trụ ở phương trên trong Phật tịnh độ của ḿnh, mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới bao trọn tất cả, nói lời thành thật rằng: “Hữu t́nh các ngươi đều nên tin nhận pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy Chư Phật nhiếp thọ như vậy”.
Lại này Xá Lợi Tử! Cũng như vậy, hiện tại ở phương Đông Nam cũng có Tối Thượng Quảng Đại Vân Lôi Âm Vương Như Lai (30), các vị Phật như vậy như số cát sông Căng Già, trụ ở phương Đông Nam trong Phật tịnh độ của ḿnh, mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới bao trọn tất cả, nói lời thành thật rằng: “Hữu t́nh các ngươi đều nên tin nhận pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy Chư Phật nhiếp thọ như vậy”.
Lại này Xá Lợi Tử! Cũng như vậy, hiện tại ở phương Tây Nam cũng có Tối Thượng Nhật Quang Danh Xưng Công Đức Như Lai (31), các vị Phật như vậy như cát sông Căng Già, trụ ở phương Tây Nam trong Phật tịnh độ của ḿnh, mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới bao trọn tất cả, nói lời thành thật rằng: “Hữu t́nh các ngươi đều nên tin nhận pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy Chư Phật nhiếp thọ như vậy”.
Lại này Xá Lợi Tử! Cũng như vậy, hiện tại ở phương Tây Bắc cũng có Vô Lượng Công Đức Hỏa Vương Quang Minh Như Lai (32), các vị Phật như vậy như số cát sông Căng Già trụ ở phương Tây Bắc trong Phật tịnh độ của ḿnh, mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới bao trọn tất cả, nói lời thành thật rằng: “Hữu t́nh các ngươi đều nên tin nhận pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy Chư Phật nhiếp thọ như vậy”.
Lại này Xá Lợi Tử! Cũng như vậy, hiện tại ở phương Đông Bắc cũng có Vô Số Bách Thiên Câu Chi Quảng Huệ (33) Như Lai, các vị Phật như vậy như cát sông Căng Già trụ ở phương Đông Bắc trong Phật tịnh độ của ḿnh, mỗi vị thị hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới bao trọn tất cả, nói lời thành thật rằng: “Hữu t́nh các ngươi đều nên tin nhận pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy Chư Phật nhiếp thọ như vậy”.
Lại này Xá Lợi Tử! Do duyên cớ nào kinh này gọi là pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy chư Phật nhiếp thọ?
Xá Lợi Tử! Do trong kinh này xưng dương, khen ngợi thế giới Cực Lạc của Phật Vô Lượng Thọ là cơi Phật có công đức chẳng thể nghĩ bàn và chư Phật Thế Tôn ở mười phương muốn tạo phương tiện để làm lợi ích an lạc các hữu t́nh nên mỗi vị trụ trong cơi ḿnh, hiện đại thần biến, nói lời thành thật khuyên các hữu t́nh tin nhận pháp này. Do đó, kinh này tên là “Pháp môn Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Phật Độ Công Đức được hết thảy chư Phật nhiếp thọ”.
Lại này Xá Lợi Tử! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nếu đă được nghe, hoặc sẽ được nghe, hoặc nay được nghe, nghe kinh này xong sanh ḷng tin hiểu sâu xa. Sanh ḷng tin hiểu xong quyết được mười Căng Già Sa chư Phật Thế Tôn đang trụ trong mười phương như vậy nhiếp thọ, đúng như lời dạy tu hành th́ hết thảy nhất định được bất thối chuyển nơi a nậu đa la tam miểu tam bồ đề, nhất định sanh sang cơi Phật thanh tịnh là thế giới Cực Lạc của Phật Vô Lượng Thọ.
Thế nên, Xá Lợi Tử! Hết thảy bọn hữu t́nh các ông đều nên tin nhận, lănh hiểu lời ta và lời chư Phật Thế Tôn, nên siêng tinh tấn tu hành đúng như lời dạy, chớ sanh ngờ lo.
Lại này Xá Lợi Tử! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân đối với thế giới Cực Lạc là cơi Phật thanh tịnh công đức trang nghiêm của Phật Vô Lượng Thọ nếu đă phát nguyện, hoặc sẽ phát nguyện, hoặc nay phát nguyện, quyết định sẽ được mười căng già sa chư Phật Thế Tôn trụ trong mười phương như trên nhiếp thọ, đúng như lời dạy tu hành th́ hết thảy nhất định được chẳng thối chuyển nơi a nậu đa la tam miểu tam bồ đề, hết thảy nhất định sanh về cơi Phật thanh tịnh của Phật Vô Lượng Thọ là thế giới Cực Lạc.
Thế nên, Xá Lợi Tử! Nếu có các thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân ḷng tin trong sạch, hết thảy đều nên với cơi Phật thanh tịnh của Phật Vô Lượng Thọ là thế giới Cực Lạc sanh ḷng tin hiểu sâu xa, phát nguyện văng sanh, chớ nên phóng dật.
Lại này Xá Lợi Tử! Như ta nay đang xưng dương công đức chẳng thể nghĩ bàn của cơi Phật thanh tịnh của Phật Vô Lượng Thọ là thế giới Cực Lạc, các đức Phật Thế Tôn ở mười phương kia cũng khen vô biên công đức chẳng thể nghĩ bàn của ta, đều nói như sau:
- Thật hy hữu lạ lùng thay! Đấng Thích Ca Tịch Tĩnh (34), Thích Ca pháp vương Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Măn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn bèn có thể ở trong thế giới Kham Nhẫn này, trong đời ác ngũ trược tức là: kiếp trược, chư hữu t́nh trược, chư phiền năo trược, kiến trược, mạng trược, ở trong ấy, chứng đắc a nậu đa la tam miểu tam bồ đề, v́ muốn tạo phương tiện để lợi ích an lạc các hữu t́nh nên nói pháp mà thế gian hết sức khó tin nổi này.
Do vậy, Xá Lợi Tử! Nên biết ta nay trong thế giới Kham Nhẫn tạp nhiễm, đời ác ngũ trược này, chứng đắc a nậu đa la tam miểu tam bồ đề, v́ muốn tạo phương tiện làm lợi ích an lạc các hữu t́nh nên nói pháp mà thế gian hết sức khó tin này, thật là hy hữu chẳng thể nghĩ bàn.
Lại này Xá Lợi Tử! Trong thế giới Kham Nhẫn tạp nhiễm, đời ác ngũ trược này, nếu có các thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân ḷng tin trong sạch nghe nói pháp thế gian hết sức khó tin nổi như thế này mà sanh ḷng tin hiểu nổi, thọ tŕ, diễn nói, đúng lời dạy tu hành, phải biết rằng kẻ ấy thật là hy hữu, với Phật Vô Lượng Thọ đă từng gieo căn lành. Người ấy khi mạng chung nhất định sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, thọ dụng cơi Phật các thứ công đức trang nghiêm thanh tịnh, đại thừa pháp lạc, ngày đêm sáu thời thân cận, cúng dường Vô Lượng Thọ Phật, đi qua khắp mười phương cúng dường chư Phật, nơi chư Phật nghe pháp, được thọ kư, phước huệ tư lương chóng được viên măn, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.
Khi ấy, đức Bạc Già Phạm nói kinh này xong, tôn giả Xá Lợi Tử.... các vị đại Thanh Văn và các vị Bồ Tát Ma Ha Tát, vô lượng thiên nhân, a tố lạc v.v.. hết thảy đại chúng nghe lời Phật dạy đều hoan hỉ lớn, tin nhận, vâng làm[]
 

Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ hết
(Bửu Quang tự đệ tử Như Ḥa kính dịch xong ngày 09 tháng 01 năm 2002)

        Nguyện việc phiên dịch này nếu có chút công đức nào th́ xin hồi hướng về khắp pháp giới chúng sanh đều được văng sanh Cực Lạc.

        Nguyện cầu dịch phẩm thô lậu này đem lại sự an vui và pháp lạc cho đạo tràng Hoa Nghiêm. Ngưỡng mong các bạn đồng tu cùng thêm tinh tấn niệm Phật.
 
Chú thích:
(1) Huyền Trang (602-664): Cao tăng đời Sơ Đường, là người huyện Câu Thị, Lạc Châu (nay là huyện Yển Sư, Hà Nam), họ Trần tên Huy, là sơ tổ tông Pháp Tướng. Ngài thông minh nổi tiếng từ nhỏ, thường đến chùa Tịnh Độ ở Lạc Dương nghe người anh thứ hai tu ở đó giảng kinh nên dần dần ngài không thích học Nho mà xu hướng đạo Phật. Năm 612, tuy c̣n nhỏ tuổi, nhưng do phong độ khác phàm, ngài được quan tuyển tăng nhà Tùy đặc cách cấp độ điệp cho theo học kinh Niết Bàn với ngài Huệ Cảnh.
Năm 622, ngài thọ giới Cụ Túc. Do học rộng các kinh điển đương thời, ngài thường than rằng các sư giảng không đồng nhất, thánh điển ghi chép cũng khác nhau, nên quyết chí phát nguyện sang Thiên Trúc cầu kinh sách Phật hầu giải quyết mối nghi. Năm 629, ngài sang Ấn Độ, trải qua nhiều gian khổ, cuối cùng đến được chùa Na Lan Đà, lễ pháp sư Giới Hiền làm thầy. Ngài cũng học với các bậc cao tăng tôn túc của Ấn suốt cả 17 năm. Năm 641, ngài tranh luận với các phái Tiểu thừa và ngoại đạo tại thành Khúc Nữ (kinh đô xứ Ma Kiệt Đà) có hơn 7 ngàn vị tăng và ba la môn tham dự. Ngài đă viết Chân Duy Thức Luận để làm cơ sở tranh luận. Vua Giới Nhật ghi dưới bản văn: ‘Nếu ai nhận thấy một chữ sai lầm, trẫm xin cắt đầu ḿnh tạ lỗi’. Không một ai t́m được chỗ sơ sót nào trong bản luận ấy. Do vậy, ngài hóa độ được rất nhiều người trở về Đại Thừa.
Năm 643, ngài trở về nước, mang về Tàu 657 bộ kinh tiếng Phạn. Các vua Đường Thái Tông và Cao Tông rất quư trọng ngài, họ thường thỉnh cầu ngài hoàn tục để làm quan giúp vua cai trị, nhưng ngài luôn từ chối. Suốt cuộc đời c̣n lại, Ngài dốc sức dịch kinh. Tổng cộng, ngài dịch được 75 bộ kinh, bộ quan trọng nhất là Đại Bát Nhă (600 quyển), Đại Tỳ Bà Sa luận (200 quyển).
Ngài bài xích chủ trương dịch thoát ư của ngài Cưu Ma La Thập, mà chủ trương dịch sát từng chữ với nguyên bản, cũng như nguyên tắc ngũ chủng bất phiên (năm loại không dịch mà chỉ phiên âm). Phương pháp này trở thành nguyên tắc dịch kinh mẫu mực cho đời sau. Do đó, các kinh dịch trước thời ngài gọi là Cựu dịch, từ ngài trở về sau gọi là Tân dịch. Ngài thị tịch năm 664, thọ 63 tuổi, hiệu là Đại Biến Giác.
Đệ tử nổi tiếng của ngài là pháp sư Khuy Cơ đă sáng lập ra Pháp Tướng Tông (Duy Thức tông, c̣n gọi là Từ Ân tông) dựa trên những bộ luận quan trọng của Ngài đă dịch như luận Thành Duy Thức, Duy Thức Tam Thập Tụng v.v..
(2) Bạc Già Phạm (Bhagavat) c̣n phiên là Bà Già Bà, dịch nghĩa là Thế Tôn.
(3) Cấp Cô Độc (Anathapindada): trưởng giả Tu Đạt Đa, do hay chu cấp cho người cô quả nên có danh hiệu này, có chỗ c̣n phiên là A Na Bân Kỳ.
(4) Thệ Đa (Jeta): c̣n phiên là Kỳ Đà, tên thái tử con vua Ba Tư Nặc, người dâng cúng rừng cây ở Kỳ Viên cho đức Phật làm tinh xá.
(5) Thất La Phiệt (Sravsti): tức là thành Xá Vệ ở Trung Ấn Độ, một trong năm đại thành thời đức Phật.
(6) A Nê Luật Đà (Anirudha): tôn giả A Na Luật, c̣n dịch là A Nậu Lâu Đà, A Ni Lô Đà, Vô Diệt, Vô Chướng, Vô Bần, ngài là em con chú con bác của đức Phật.
(7) Diệu Cát Tường (Manjushri): Văn Thù Bồ Tát, c̣n dịch là Diệu Đức Bồ Tát, Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát
(8) Vô Năng Thắng (Ajita): Tên của Bồ Tát Di Lặc. Di Lặc (Maitreya) là họ, dịch nghĩa là Từ. Tên ngài là A Dật Đa, có nghĩa là không ai hơn nổi (vô năng thắng). Tên ngài gọi đủ là A Dật Đa Di Lặc hay Vô Năng Thắng Từ Thị.
(9) Kham Nhẫn (Saha): thế giới Sa Bà (Ta Bà), do Saha có nghĩa là khó chịu đựng nổi, nên ở đây ngài Huyền Trang dịch chữ Saha thành Kham Nhẫn.
(10) Câu chi, na dữu đa: Câu chi (koti) là một trăm ngàn. Na Dữu Đa (nayuta): c̣n dịch là na do tha, nghĩa là một trăm vạn.
(11) A Tố Lạc: tức là loài a tu la.
(12) Hữu t́nh: xưa dịch là chúng sanh, từ thời ngài Huyền Trang về sau dịch là Hữu T́nh
(13) Phệ lưu ly (Vaidurya): c̣n phiên là Tỳ Lưu Ly, hay gọi gọn là Lưu Ly, là một loại ngọc quư (lapiz lazuli) màu xanh nước biển rất đậm, rất quư.
(14) Phả chi ca (sphatika): tên một loại ngọc trong suốt có nhiều màu, thường được dịch là pha lê. Do sợ lẫn với pha lê (crystal) là một loại thủy tinh nên ngài Huyền Trang chỉ phiên âm.
(15) Xích chân châu: ngọc trai màu đỏ,
(16) A thấp ma yết lạp bà (Ashmagarbha): thường dịch là mă năo, một loại ngọc báu màu đỏ tươi có vân như h́nh óc ngựa nên gọi tên như vậy, không phải là thứ đá mă năo ta thường dùng làm ṿng đeo tay.
(17) Mâu sa lạc yết lạp bà (musàragalva): nghĩa gốc là xà cừ, tên một loại ốc lớn ngoài biển, vỏ có sắc óng ánh rất đẹp. Nhưng đa số các học giả cho đây là một loại đá quư, ông Hisaoinagaki dịch sang tiếng Anh thành sapphire (bích ngọc)
(18) Thu lộ (sari) chim xá lợi, một loài chim thuộc họ c̣, diệc mắt trong vắt, tiếng hót thanh thao. Mẹ của ngài Xá Lợi mang tên loài chim này v́ mắt bà đẹp như mắt chim thu, giọng nói lại thanh tao, du dương..
(19) Yết la tần ca (Kalavika): Chim ca lăng tần già, một loài chim sống trong hang núi ở Ấn Độ, lông đen như chim sẻ, h́nh dáng rất đẹp, mỏ màu đỏ, tương truyền chim mới nở đă biết hót. Tiếng chim hót véo von, thánh thót hơn cả tiếng thiên nhạc.
(20) Mạng mạng (jivamjivaka): c̣n dịch là chim Cộng Mạng, thuộc họ Bách Thiệt, tương truyền loài chim này có hai đầu, cũng hót rất hay.
(21) Nhất sanh sở hệ (avaivarti): xưa dịch là A duy việt trí, hay Nhất Sanh Bổ Xứ, tức là vị Bồ Tát sau khi hết kiếp sống này sẽ thành Phật ở phương khác.
(22) Miệt lệ xa (Mleccha): Tên một xứ hoang vu man dă ở vùng Trung Á, kinh thường dùng chữ này để phiếm chỉ xứ sở hoang vu, mọi rợ, bán khai.
(23) Bất Động Như Lai (Aksobhya: dịch nghĩa của danh hiệu A Súc Bệ Phật), Sơn Tràng Như Lai (Merudhvaja: Meru là núi Tu di, dhavja là cái tràng, một loại cờ phướn, có h́nh tṛn.Bản La Thập dịch là Tu Di Tướng Phật), Đại Sơn Như Lai (Mahammeru: Đại Tu Di Phật), Sơn Quang Như Lai (Meruprabhasa: bản cũ dịch Tu Di Quang Phật, prabhasa nghĩa là ánh sáng).
Diệu Tràng Như Lai (Manjudhvaja): Manju là tốt lành, mầu nhiệm. Dhvaja là cái tràng. Như vậy phải dịch là Diệu Tràng Như Lai, cựu bản dịch Diệu Âm Phật là lầm.
(24) Căng Già: Phiên âm của chữ Gange, tức là sông Hằng.
(25) Nhật Nguyệt Quang Như Lai (Candrasuryapradipa: Candra là mặt trăng, Surya là mặt trời, pradipa là ánh sáng, ngọn đèn. V́ vậy, cựu bản dịch là Nhật Nguyệt Đăng Phật)
Danh Xưng Quang Như Lai(Yasahprabha): Yasah là tiếng tăm, danh tiếng (tiếng Hán gọi là danh xưng hay danh văn, prabha là ánh sáng. V́ vậy, Tàu dịch thành Danh Xưng Quang hay Danh Văn Quang Phật.
Đại Quang Uẩn Như Lai (Maharci skandha): cựu bản dịch là Đại Diệm Kiên Phật, e là lầm v́ skandha có nghĩa là tích chứa, thường dịch là uẩn hay ấm.
Mê Lô Quang Như Lai (Merupradipa): bản La Thập dịch là Tu Di Đăng. Meru là núi Tu Di, gọi đủ là Tu Mê Lô (Sumeru) hay Tu Di Lưu, gọi tắt là Tu Di.
Vô Biên Tinh Tấn Như Lai (Anantavirya)
(26) Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitayus)
Vô Lượng Uẩn Như Lai (Amitaskandha): bản cựu dịch là Vô Lượng Tướng Phật
Vô Lượng Quang Như Lai (Amitaprabha) Bản La Thập thiếu tên vị này
Vô Lượng Tràng Như Lai (Amitadhvaja)
Đại Tự Tại Như Lai (Maheshvara): Bản cựu dịch thiếu tên vị Phật này.
Đại Quang Như Lai (Mahaprabha)
Đại Diệm Như Lai (Jvalana): Cựu dịch là Đại Minh Phật, v́ Jvalana có nghĩa là cháy rực, sáng rực.
Đại Bảo Tràng Như Lai (Maharatnaketu): Ratna là châu báu, ketu là cái phan. Các loại cờ hiệu thờ Phật, loại h́nh tṛn như cái thúng có tua chung quanh th́ gọi là tràng, phan là loại h́nh chữ nhật, dài và dẹp. Nhưng thông thường, không phân biệt phan và tràng. Bản La Thập dịch tên vị này là Bảo Tướng Phật.
Phóng Quang Như Lai (Sphutarashmi): Bản La Thập dịch là Tịnh Quang Phật.
(27) Vô Lượng Nghiêm Thông Thông Đạt Giác Huệ Như Lai (Amitaprabhavyuha-abhijna-budhi): Amita là vô lượng, prabha là ánh sáng, vyuha là trang nghiêm, abhijna là thông đạt. budhi là trí huệ giác ngộ. Bản La Thập thiếu tên vị Phật này.
Vô Lượng Thiên Cổ Chấn Đại Diệu Âm Như Lai (Amitdivya-dundubhi-vaishvanara nirghosa): Bản La Thập dịch thành Tối Thắng Âm Phật.
Đại Uẩn Như Lai (Mahaskandha): Ngài La Thập dịch Diệm Kiên Phật.
Quang Vơng Như Lai (Jaleniprabha): Jaleni là cái lưới, màng lưới. Ngài La Thập dịch là Vơng Minh Phật.
Sa La Đế Vương Như Lai (Salendraraja): Salenddra là một loại cây thường dịch là cây Sa La. Raja là vua. Bản của ngài La Thập không có tên vị này, nhưng lại có tên hai vị khác là Nhật Sanh Phật và Nan Trở Phật, tên tiếng Phạn theo ông Đoàn Trung C̣n hoàn toàn khác với tên những vị được coi là thiếu ở đây. Lại thấy tên Sa La Thọ Vương Phật theo bản cũ là vị Phật ở phương trên!
(28) Thị Hiện Nhất Thiết Diệu Pháp Chánh Lư Thường Phóng Hỏa Vương Thắng Đức Quang Minh Như Lai (Sarva-saddharma-darshana-yukti-sada-jvalana-rajottama-shriprabha): Bản của ngài La Thập không có tên vị Phật này.
Sư Tử Như Lai (Simha)
Danh Xưng Như Lai (Yashas)
Dự Quang Như Lai (Yashahprabhasa): Yasha là tiếng tăm (danh văn, danh xưng, danh dự), nên cũng đồng nghĩa với Danh Văn Phật như trong bản của ngài La Thập.
Chánh Pháp Như Lai (Dharna): Đạt Ma Phật
Diệu Pháp Như Lai (Sadharma): Bản La Thập thiếu tên vị Phật này. Pháp Tràng Như Lai (Dharmadhvaja)
Công Đức Hữu Như Lai (Gunamitra): Guna là công đức, mitra là bè bạn, nên dịch là Công Đức Hữu (bạn công đức).
Công Đức Hiệu Như Lai (Gunanama): Nama là tên, danh hiệu, nên dịch là Công Đức Hiệu. Bản của ngài La Thập không có tên hai vị Công Đức Hữu và Công Đức Hiệu, nhưng lại có tên Tŕ Pháp Phật mà bản này không có.
(29) Phạm Âm Như Lai (Brahmaghosa): Brahma là Phạm thiên, Ghosa là âm thanh vang rền.
Túc Vương Như Lai (Nakstraraja)
Hương Quang Như Lai (Gandhaprabhasa): Gandha là hương, mùi thơm. Bản Huyền Trang không nêu tên vị Hương Thượng Phật.
Như Hồng Liên Hoa Thắng Đức Như Lai (Utpalashrikalpa):Utpala là hoa sen. Shrikalpa là đức hạnh thù thắng. Bản La Thập dịch thành Bảo Hoa Đức Phật.
Thị Hiện Nhất Thiết Nghĩa Lợi Như Lai (Sarvarthadarsha): Ngài La Thập dịch là Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật.
(30) Tối Thượng Quảng Đại Vân Lôi Âm Vương Như Lai (Uttama-vipula-megha-ghosa-raja): Uttma là không ǵ hơn, vipula là rộng lớn, megha là mây, ghosa là tiếng vang lớn như sấm rền. Ngài La Thập lược bỏ đoạn này.
(31) Tối Thượng Nhật Quang Danh Xưng Công Đức Như Lai (Uttama-suryạ-prabha-yasho-guna): Ngài La Thập không dịch đoạn kinh này.
(32) Vô Lượng Công Đức Hỏa Vương Quang Minh Như Lai (Amita-guna-jvalanadhipati-prabhasa) Đoạn này cũng bị ngài La Thập lược đi không dịch.
(33) Vô Số Bách Thiên Câu Chi Quảng Huệ (Asamkhya-shata-sahasra-koti-nayuta-vipula-budhi) Bốn vị Phật sau cùng bị ngài La Thập lược bỏ.
(34) Tịch Tĩnh: dịch nghĩa chữ Mâu Ni (Muni)
(*) Gia hựu: Gia là tăng thêm, hựu là sự giúp đỡ đầy ân phước của các bậc thần minh. Gia hựu nghĩa rộng hơn gia hộ v́ ngoài ư nghĩa gia hộ, đức Phật A Di Đà c̣n vận ḷng từ bi, dùng quả đức trang nghiêm, phước đức vô tận của ḿnh để ǵn giữ tâm chánh niệm cho hành giả, dẹp yên ma ngoại, phiền năo, chướng duyên khởi lên trong lúc lâm chung.

 

[Trở về trang trước]