Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Diễn ngâm: Hồng Vân
*
Dìu nhau trong gió trong mưa,
Giúp nhau xóa bỏ vết xưa hận thù.
Ôm nhau trong tối mà ru,
Thương nhau chưa đủ, hận thù làm chi.
Kiếp người sớm đến chiều đi,
Buông hai tay xuống, còn gì nữa đâu?
Tối đen vũ trụ một màu,
Tình thương dắt lối cho nhau đến gần.
Ngả nghiêng quả đấy xoay vần,
Đỡ nhau cho khéo, cho gần nhau thêm.
Gối nhau trong giấc ngủ mềm,
Lay nhau giữa giấc mê đêm kinh hoàng.
Sống còn dưới góc trời hoang,
Cho nhau nắng ấm, cho hồng hoa tươi.
Tiếc chi một nhếch nụ cười?
Monh manh biết mấy, kiếp người nhỏ nhoi.
Trên giàn khoan Ocean Benloyal
trong vùng Bắc Hải (North Sea, Scotland),
ngày 11.05.1991
Hoang Phong
Thanh Trung & Hồng Vân diễn ngâm
Lại thêm một ngày cho cuộc đời.
Lại thêm một ngày cho em,
Lại thêm một ngày cho anh,
Lại thêm một ngày cho những người còn sống trên cõi đời này.
Thức dậy sáng hôm nay,
Em có đứng trước gương chải tóc,
Những lọn tóc rối trên vai?
Em vẫn thường nói rằng:
"Tóc dài vướng lắm anh ạ!
Lắm khi em chỉ muốn cắt nó đi".
Riêng, mỗi ngày và mỗi ngày,
Anh vẫn thích ngắm em đứng trước gương chải tóc,
Những lọn tóc rối trên vai.
Em vừa nghiêng đầu vừa ngửa đầu ra sau,
Nửa vén, nửa hất nhẹ những lọn tóc dài óng ả ra lưng.
Duyên dáng làm sao,
Cái cử chỉ thật là con gái của em!
Có những phụ nữ lại cúi xuống,
Kéo hết tóc ra phía trước,
Rồi bất chợt hất mạnh ra sau.
Anh thấy nó phũ phàng và thô bạo quá.
Anh thích cái mong mang nửa vời,
Như nụ cười của nàng Mona Lisa.
Chưa hẳn nàng không cười, mà chưa hẳn nàng sẽ cười.
Anh thích cái dư âm của yên lặng giữa hai nốt nhạc,
Cái ranh giới giữa hiện thực và hư vô,
Cái ngỡ ngàng của một cô bé mới lớn,
Cái đậm đà giữa yêu thương và hờn dỗi,
Cũng như anh đã thích cái cử chỉ rất là phụ nữ của em,
Nửa vén, nửa hất nhẹ những lọn tóc rối trên vai.
Cái cử chỉ thật tự nhiên,
Nhỏ nhoi và tầm thường.
Hạnh phúc đối với anh cũng giản dị như vậy,
Thầm kín và nhẹ nhàng.
Lại thêm một ngày cho cuộc đời,
Một ngày cho những người còn sống trên cõi đời này.
Một ngày rồi lại một ngày,
Vì ai em để tóc dài vướng vai?
Nghiêng đầu em vén lọn dài,
Cho anh vuốt nhẹ bờ vai sợi mềm.
Một ngày rồi lại một ngày,
Trôi trên suối tóc bờ vai sợi dài.
Ngày xưa còn đó, hôm nay,
Em còn để ngọn tóc dài vướng vai?
Một ngày rồi lại một ngày,
Chảy theo suối tóc bờ vai em mềm.
Ngày xanh trôi nhẹ êm êm,
Vai em nho nhỏ sợi mềm mong manh.
Êm đềm trôi nhẹ ngày xanh,
Hai bờ vai nhỏ mong manh sợi dài.
Lại thêm một ngày cho cuộc đời,
Một ngày cho những người còn sống trên cõi đời này.
Anh xin mỗi ngày và mỗi ngày
Dành lại cho những ai cái hạnh phúc của uy quyền, giàu sang và danh vọng.
Mong manh hạnh phúc của anh,
Chập chờn cánh bướm đầu cành tập bay,
Thênh thang như một bóng mây,
Bay về quỹ đạo nào đây giữa trời.
Lại thêm một ngày cho cuộc đời,
Anh xin xa lánh cái hạnh phúc của chói lọi, của xa hoa và rực rỡ.
Anh xin từ bỏ cả yêu thương lẫn oán hờn.
Âm thầm hạnh phúc của anh,
Như con sâu nhỏ gặm vành lá xanh,
Như sương run nhẹ đầu cành,
Chực rơi xuống lớp cỏ xanh cỏ vàng.
Lại thêm một ngày cho cuộc đời,
Anh xin dành lại cho mọi nguời,
Cái hạnh phúc của rượu cay,
Của miếng thịt hồng, của làn da trắng phếu.
Êm êm hạnh phúc của anh,
Trên vai em đó lọn xanh sợi dài
Thật thà hạnh phúc của ai,
Sợi nào còn rối, sợi nào vướng vai?
Lại thêm một ngày cho cuộc đời,
Anh xin xa lánh những tiếng hát, những giọng cười,
Anh xin chối bỏ cái hạnh phúc của chiến thắng, uy danh và lãnh đạo.
Nhẹ nhàng hạnh phúc của anh,
Như cơn gió thoảng bên mành tường hoa.
Nhẹ như một hạt phấn hoa,
Rơi êm trong gió bay vào hư vô.
Lại thêm một ngày cho cuộc đời.
Quả đất quay thêm một vòng,
Ngân hà văng xa thêm mấy mươi năm ánh sáng?
Anh vẫn còn đây,
Vẫn chiếm một chút không gian vũ trụ này.
Thêm bao nhiêu người đã nằm xuống?
Thêm bao nhiêu đứa trẻ đã ra đời?
Lại thêm một ngày cho cuộc đời,
Trên quả đất này bao nhiêu viên đạn vọt khỏi nòng?
Bao nhiêu hận thù lại nổ tung?
Lại thêm một ngày cho cuộc đời.
Bao nhiêu nước mắt lại rơi.
Thêm bao nhiêu nụ hôn trên má,
Được bao nhiêu nụ cười trên môi?
Thêm một ngày cho cuộc đời,
Một ngày gần gũi với con người,
Hay một ngày gần lại với hư vô?
Ta đã làm được gì cho người?
Ta đã làm gì được cho ta?
Hạnh phúc nào cho những người nằm xuống?
Hạnh phúc nào cho những người vừa đến?
Hạnh phúc nào cho những kẻ sắp ra đi?
Sáng hôm nay thức dậy,
Tim anh vẫn đập, nhắc anh nhớ tình người.
Anh yêu thương những người nằm xuống,
Anh yêu thương những ai còn đếm từng ngày trong cuộc đời,
Dù đang đếm trong hạnh phúc, khổ đau, oán hờn hay tham vọng.
Anh yêu thương những người sắp cất bước ra đi,
Quằn quại hay nhẹ nhàng, thảnh thơi hay nuối tiếc.
Lại thêm một ngày cho cuộc đời,
Một ngày cho những người còn sống trên cõi đời này,
Nhưng, sáng hôm nay lại không có anh bên cạnh.
Lấy ai em hỏi phải mặc áo nào để ra phố với anh?
Em mặc chiếc áo xanh xanh,
Nõn như màu lá, long lanh da trời,
Trong như sắc nước biển khơi,
Mỏng như gió thoảng, nhẹ hơn mây hồng.
Nắng thu phơn phất hây hồng,
Anh đem quấn nhẹ nửa vòng vai ai.
Thiên nhiên màu áo hôm nay,
Vướng trên lưng áo mảnh mai sợi mềm.
Lại thêm một ngày cho cuộc đời,
Một ngày tim còn đập, một ngày anh còn yêu.
Yêu thiên nhiên, anh thương từng hạt cát,
Hoang vu sa mạc nào bát ngát.
Trời cao anh yêu thương muôn sao,
Âm thầm tuần du trong quỹ đạo.
Sâu xa anh thường từng tế bào,
Thân sinh vật nơi muôn ngàn thế giới.
Giản dị là yêu thương này,
Như hơi anh thở nhịp tim từng ngày.
Như bờ vai nhỏ sợi dài,
Tay em vén nhẹ sáng ngày hôm nay.
Hoang Phong
Hồng Vân diễn ngâm
Ta cứ ngỡ tuổi già toàn tẻ nhạt,
Ngại bốn mùa năm tháng lướt qua nhanh,
E gió mưa ủ dột đáy lòng ta,
Ngại tóc thưa, da mồi trên gương mặt.
Bỗng chợt thấy già nua nào có tuổi,
Chẳng buồn lo, hân hoan lòng tràn ngập.
Ngày tháng trôi, ra đi từng bước nhỏ,
Tuyệt vời thay, ngăn ngắn một ngày qua.
Ta cứ ngỡ tuổi già trời ảm đạm,
Xuân không hoa, miệng thiếu cả nụ cười,
Hoa biếng hát, ủ rũ lá cành khô.
Trang sách buồn, ngòi bút chừng khô mực.
Nhưng bỗng thấy tuổi già sao thanh thản,
Phút này đây, chẳng nghĩ đến ngày mai.
Đếm làm gì, năm tháng cứ trôi đi.
Mặc thời gian, nâng bút một vần thơ.
Ta cứ ngỡ tuổi già lòng héo úa,
Còn lúc nào bay bổng với trăng sao?
Tim khô cằn không một tia lửa ấm,
Sưởi lòng ta giữa khung trời giá buốt.
Bỗng chợt thấy một đóa hồng nở rộ.
Say ngắm hoa rạng rỡ dưới trời thu,
Ta hít mạnh giữ lại mùi hương cũ,
Sưởi lòng ta trong những buổi chiều thu.
Nguyên bản bằng tiếng Pháp của nữ sĩ Marcelle Paponneau.
Bures-Sur-Yvette, 22.01.12
Hoang Phong chuyển ngữ
Je croyais que vieillir. . .
Je croyais que vieillir me rendrait bien maussade,
Craignant chaque saison, les années, le tapage,
Le grand vent et la pluie, l’esprit qui se dégrade,
Les cheveux clairsemés, les rides du visage.
Et puis je m’aperçois que vieillir n’a pas d’âge,
Qu’il ne faut point gémir, au contraire chanter
Et même, à petits pas, les jours ont l’avantage
D’être beaux et trop courts quand ils sont limités.
Je croyais que vieillir c’était le ciel tout gris,
Le printemps sans les fleurs, les lèvres sans sourire,
Les fleurs sans chansons, les arbres rabougris,
Un livre sans histoire, un crayon sans écrire.
Et puis je m’aperçois que vieillir rendre bien sage,
Que je vis chaque instant sans penser à demain,
Que je ne compte plus les années de mon âge,
Peu importe le temps, le crayon à la main.
Je croyais que vieillir transformerait mon âme,
Que je ne saurais plus contempler les étoiles,
Que mon cœur endurci n’aurait plus cette flamme,
Qui transforme la vie lorsque le ciel se voile.
Et puis je m’aperçois que les plus belles roses
Fleurissent à l’automne et sous mes yeux ravis,
Je respire très fort ce doux parfum que j’ose
Garder pour embaumer l’automne de ma vie.
Marcelle Paponneau
Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
Tác giả: Nguyên Minh
Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
Tác giả: Hòa thượng Tịnh Không, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và chú giải
Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa
Tác giả: Thích Như Điển
Nguyên bản Hán văn Giảng giải kinh A-nan vấn sự Phật cát hung
Tác giả: Hòa thượng Tịnh Không
Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
Tác giả: Hòa thượng Tịnh Không, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
Quyền Thực - Thánh đạo và Phật giáo
Tác giả: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
a paper presented at the Seminar on Vipassana Meditation, convened at Dhamma Giri, India, in December 1986 The practice of mettā-bhāvanā (meditation of loving-kindness) is an important adjunct to the technique of Vipassana meditation—indeed, its logical outcome. In mettā-bhāvanā one radiates loving-kindness and good will toward all beings, deliberately charging the atmosphere around with calming, positive vibrations of pure and compassionate love. Buddha instructed his followers to... (Read more...)
And the end of all our exploring Will be to arrive where we started And know the place for the first time. —T.S. ELIOT, “Little Gidding” NOT LONG AGO I visited a wax museum in Paris, where I saw a very lifelike statue of the Dalai Lama. I examined it carefully from all angles, since His Holiness is a person I know fairly well. As I stood to the side looking at the figure, a young man and woman walked up. The woman knelt down between His Holiness and me while her companion... (Read more...)
Bạn thân mến! Tôi biết bạn chẳng có tên, tuổi gì cả. Cho đến khi bạn ra đời sau gần một tháng trời, người ta vẫn tranh cãi việc đặt bạn tên gì. Cho dù gọi bạn là Covid19, CoVy, Corona, virus Wuhan, virus China hay gì đi nữa thì cũng chỉ là giả danh, tạm đặt cái tên để dễ xưng hô với nhau. Có người nói bạn sinh ra từ tô cháo rắn, từ nồi lẩu dơi, người thì bảo quê hương của bạn là... (Vào xem)
Trong phẩm Thọ Mạng Đại Chúng Vô Lượng của kinh Vô Lượng Thọ, Phật bảo A Nan: “Các chúng Thanh văn, thần trí thông triệt, oai lực tự tại, lòng tay nắm trọn, tất cả thế giới.” Chữ Thanh văn ở đây nhằm nêu lên địa vị chứng đạo thấp nhất trong hàng thánh nơi cõi Cực Lạc. Thần thông và trí huệ của thánh chúng nơi cõi Cực Lạc dù ở địa vị thấp nhất mà lại đều có sức vững... (Vào xem)
Tôi được may mắn quen biết Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát khi hai vị này còn rất trẻ và còn dưới hai mươi tuổi. Bây giờ hai vị đã được 45 tuổi (cả hai đều sinh năm 1943). Lúc tôi quen biết hai vị thì hai vị hãy còn là những chú tiểu ở chùa; bây giờ thì hai vị đã trở thành hai vị Thiền sư lỗi lạc và lại cũng là Anh Hùng Dân Tộc của Lịch Sử Việt nam hiện đại. Tại sao “gọi là Anh... (Vào xem)
Cũng giống như bao người khác, chúng ta đang cảm giác căng thẳng và lo lắng tột độ và bị đe dọa bởi vi rút (virus) Corona. Việc kiểm soát cảm xúc của chúng ta càng trở trên khó khăn hơn. Nhưng như thế nào để kiểm soát cảm xúc của mình cho hiệu quả? Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các... (Vào xem)
Ngày 21 tháng Hai, Diêm Liên Khoa, nhà văn, giảng viên và chủ nhiệm khoa Văn hóa Trung Quốc tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong, đã giảng bài trực tuyến cho lớp sau đại học về coronavirus, ký ức cộng đồng và những người sáng tác sẽ nói về đại dịch này như thế nào. Dưới đây là chuyển ngữ của bài giảng đó, được xuất bản lần đầu tiên trên tờ ThinkChina. Các trò thân mến, ... (Vào xem)
Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng. Mỗi người hãy tự cách ly, đừng lang thang bên ngoài nữa. Một sẽ hại tất cả, và tất cả chung quanh cũng sẽ hại cho một. Mỗi cá nhân đều có liên hệ hỗ tương với gia đình và xã hội; tuy ly cách nhưng thực ra... (Vào xem)
Chúng ta đã từng nghe nói qua đến Phật quang và diệu lực gia trì của Phật quang; nhưng rốt cuộc rồi, chúng ta phải làm sao mới được cảm ứng với oai thần quang minh gia trì của Phật, Bồ-tát? Người thông thường như chúng ta chỉ có Ái Duyên Từ. Ái Duyên Từ có nghĩa là tôi thích ai thì tôi mới từ bi với người đó, tôi chẳng ưa kẻ nào thì tôi chẳng từ bi với hắn. Thậm chí, ngay đối... (Vào xem)
Trong những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, Phật Giáo nằm ngay giữa bối cảnh lịch sử Thiên Chúa Giáo. Mối quan hệ giữa hai nền văn hóa tôn giáo – Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo – phủ lên một hình ảnh bao quát: từ chủ nghĩa bài xích nhau đến đối thoại hiệu quả, chuyển qua các cấp độ đa dạng của sự lãnh đạm nhau. Liên quan đến hai truyền thống tâm linh, Ana Maria Schlüter Rodés biểu hiện... (Vào xem)
Trong cuộc đời không ai là không phải trải qua sinh, lão, bệnh tử, không ai là không có nỗi buồn nỗi khổ. Nhưng khổ vui cũng do tâm sinh mà cũng do tâm diệt. Trạng thái của tâm là hỷ, nộ, ai, ái, ố, lạc, dục (vui, giận, buồn, thương, ghét, mừng, muốn) là bảy thứ tình cảm của con người. Trong đó bảy thứ tình cảm này phát sinh ra tâm trạng là hạnh phúc hay khổ đau. Hạnh phúc khi chúng ta... (Vào xem)
Phẩm Pháp Sư của kinh Pháp Hoa chép: “Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có người nào thọ trì, đọc tụng, giảng nói, biên chép Diệu Pháp Liên Hoa, phải biết người này đã thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì thương nhân gian mà sanh lại đời. Nếu ai chê họ, tội còn nặng hơn chửi mắng chư Phật; còn ai khen ngợi thì được công đức vô lượng vô biên, vì kinh này là bí yếu của Phật.”... (Vào xem)
Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong sát na dị thế. (Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư) Đọc câu văn trên bằng chữ Hán, có nhiều người sẽ hiểu đại khái là: Vô thường già bịnh không hẹn một ai. Sớm còn tối mất, trong khoảng sát na đã qua đời khác…. Dĩ nhiên là bài văn Cảnh Sách nầy còn nhiều đoạn ở trước và sau đó nữa, chứ không phải chỉ có hai câu nầy. Đây... (Vào xem)
TỪ CHỐN LƯU ĐÀY NHÌN VỀ CHỐN TÙ ĐÀY Hơn mười năm trước, ông Hoàng Nguyên Nhuận có xuất bản một tác phẩm thuộc loại tùy bút, nhan đề “Từ Chốn Lưu Đày” ít ai biết đến, không phải vì tác phẩm không hay mà vì nó bị chìm lỉm trong cả núi những tác phẩm mang tính chất hoài niệm, hoài hương, nhớ nước thương nhà… cùng với những hồi ký chính trị, hồi ký cải tạo, hồi ký... (Vào xem)
Chúng tôi đến Tu viện Huyền Không từ sáng sớm vì khi hẹn gặp từ hôm trước thì được Ni sư Nguyên Thiện cho biết là hôm nay Ni sư có lịch giảng pháp từ 10 giờ sáng, và chỉ có thể gặp chúng tôi trong khoảng thời gian trước đó. Về phần mình, chúng tôi cũng muốn tranh thủ nhiều thời gian hơn để được trò chuyện cùng Ni sư, người mà tôi đã có duyên may gặp gỡ từ năm 2016, trong chuyến... (Vào xem)
Đại sư Ngulchu Gyelsay Thogme Sangpo biên soạn Bảo-Thanh-Tâm chuyển Việt-ngữ theo lời yêu cầu của đại sư Garchen Triptul Rinpoche, Drikung Mahayana Center, Maryland, Hoa Kỳ vào tháng Tư năm 2001. Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Con đem thân khẩu ý chí tâm đảnh lễ vị đạo sư vô thượng và (thủ hộ chủ) ngài Quán Tự Tại Bồ Tát. Trong khi quán chiếu sự bất lai bất khứ của vạn pháp, ngài chuyên tâm nỗ... (Vào xem)
Phẩm Ánh Sáng Chiếu Khắp của kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Quang minh như thế, khắp chiếu mười phương, tất cả thế giới, nếu chúng sanh nào, chạm quang minh này, cấu diệt thiện sinh, thân ý nhu nhuyến, nếu trong tam đồ, chỗ vô cùng khổ, thấy quang minh này, đều được dừng dứt, đến khi mạng chung, đều đặng giải thoát. Nếu chúng sanh nào, chạm quang minh kia, oai thần công đức, đêm ngày xưng... (Vào xem)
(Kính tiễn Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ) Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa. Tôi đọc và rất cảm động. Qua từng câu thơ tôi hình dung cảnh cô đơn, trống vắng, quạnh hiu mà Thầy đang sống trong thời gian lưu đày ở Thái Bình trong... (Vào xem)
Sau 5 lần tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau, buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau Lần thứ 6 đã quay lại với thành phố San Jose vào buổi chiều ngày 22 tháng 2 năm 2020, tại chùa Phổ Từ (17327 Meekland Ave. Hayward, CA 94541). Thật trùng hợp tình cờ, một loạt những số 2 trong ngày tháng năm cũng là lần thứ 2 sự kiện quan trọng này được tổ chức tại San Jose và cũng là lần thứ 2 chúng tôi hân hoan... (Vào xem)
Vầng dương đã lên cao. Nắng đổ nung nóng đều cát đá. Cây lá cũng đã cùng nhau trở mình, lớn thì uốn éo, nhỏ thì oằn oại, thì thầm than vãn với nhau khi những hạt sương long lanh cuối cùng đã tan biến vào cõi không khôi khôi với sắc trạng mới mẻ... Lối mòn lởm chởm sỏi sạn trườn bò trên thế dốc thoai thoải dẫn lên tiểu am của Sư Chơn Thông đang niềm nở đón những bước chân dè... (Vào xem)
Thế nào là Trí Huệ Quang? Do vì quang minh của Phật A Di Đà phát khởi từ tâm thiện căn chẳng si, nên có thể khéo léo chiếu soi hết thảy các pháp phương tiện để phá trừ vô minh tăm tối, quét sạch tâm nhơ bẩn của chúng sanh. Đây chính là cái lợi chân thật nhất trong tất cả các điều chân thật mà Phật ban bố cho chúng sanh, nên Phật A Di Đà còn có danh hiệu là Trí Huệ Quang Phật và... (Vào xem)
Có một thứ được cất giấu, nếu nói là bí mật thì hơi quá, chỉ là hơi kín đáo trong cốp chiếc xe Future còn mới cáu xèng của anh. Anh lẳng lặng ghé chỗ cửa hàng bán vật liệu ống nước và sắt thép để mua nó, cất kỹ, lấy chiếc khăn lông dùng để lau bụi xe mà phủ úp lên che lại. Vợ con của anh chắc là không biết, vì xe là xe riêng của anh, không ai tò mò táy máy mở cốp ra làm gì.... (Vào xem)
Vĩnh Hảo
(Trong sách Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn)
Cổ thụ nghìn năm, vươn thẳng trời phương nam Đâm chồi, tủa nhánh, tỏa bóng bao la trên đất lành Người nương thân, cỏ cây trổ hoa đơm trái, Chim, sóc, côn trùng... đêm ngày lừng tiếng hoan ca Một thời vòi vọi bờ đông, sừng sững non đoài, cao vút Nào ai hay, có khi cũng hiện tướng suy tàn! Nước cạn, đất khô, sâu mọt đục khoét Từ rễ đến ngọn e chừng đã mục ruỗng Cũng đành: đại bàng soải cánh tha phương, người hiền lánh mặt Những người hiền đã từng đánh đuổi kẻ hung hăng Đã từng uy phong chống giặc ngoài lấn hiếp Nhưng không biết đối sách nào với...
Nguyễn Minh Tiến biên soạn
(Trong sách Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn)
Một trong những vấn đề thường có nhiều ngộ nhận nhất trong đạo Phật chính là nhận thức về các phần giáo lý mà trong kinh điển Đại thừa gọi là phương tiện quyền thừa. Mặc dù đức Phật đã nhiều lần nhấn mạnh trong kinh điển rằng sự thuyết giảng của chư Phật đều là tuyệt đối chân thật, nhưng vẫn có không ít người nhận hiểu sai lệch về ý nghĩa của việc thuyết giảng các giáo pháp phương tiện quyền thừa và từ đó dẫn đến những sai lầm cực đoan khác nhau. Một số người phủ nhận kinh điển Đại thừa, cho rằng...
Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Trong sách Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật))
Lúc ấy, Phật ở thành Ba-la-nại, trong vườn Lộc. Trong thành có vị quan phụ tướng đại thần, giàu có chẳng ai bằng, nhưng không con nối dõi. Khi ấy, ở bờ sông Hoàn-già có miếu thờ thần Ma-ni-bạt-đà, tiếng đồn là thiêng liêng lắm, dân chúng trong vùng ai cầu khấn điều gì cũng đều đến đó. Quan phụ tướng liền mang lễ vật đến nơi ấy. Người khấn rằng: “Ta không có con, nghe nói thần miếu này có công đức lớn, thường giúp đỡ cho nhiều người được tròn sở nguyện. Vì vậy ta đến đây mà cầu khấn. Nếu giúp ta sanh được một đứa con nối dõi, xin...
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Trong sách Nhập Pháp Giới (Thi hóa phẩm Nhập pháp giới kinh Hoa Nghiêm))
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu...
Xin mời quý vị mở bản kinh ra, trang 29, phần nói về Chủ Không Thần. Hôm qua tôi đã giới thiệu đến vị thứ năm, Quảng Bộ Diệu Kế Chủ không thần . Hôm nay chúng ta xem tiếp đến vị thứ sáu: [Vô Ngại Quang Diệm Chủ không thần] Trong danh hiệu này, chữ quang và chữ diệm đều biểu trưng cho trí tuệ. Từ đây chúng ta có thể nhận hiểu được rằng mỗi thành phần trong đại chúng, về cơ bản đều không thể xa lìa trí tuệ. Cho nên giới, định, tuệ là căn bản trong Giáo pháp mà đức Thế Tôn dạy cho tất cả chúng sinh. Chúng ta có thể gọi đó...
1. Khi hành thiền:Không quá chú tâm. Không kiểm soát hay áp chế tâm. Đừng cố tạo điều gì. Đừng cưỡng ép, kiềm chế hay ngăn ngừa kinh nghiệm đang xảy ra. 2. Tại sao phải quá chú tâm khi hành thiền?Có phải do mong muốn điều gì xảy ra?Hay muốn chấm dứt điều gì đan6g xảy ra?Thường thì chúng ta mắc phải những lỗi này. 3. Không cố gắng tạo ra bất kỳ điều gì, mà cũng không loại bỏ bất kỳ điều gì đang xảy ra. Luôn hay biết những gì sinh khởi, chấm dứt hay đang xảy ra. 4. Hiện giờ tâm đang ở đâu? Đang quan sát bên trong tâm và thân...
233. Ra xà bà dạ Ách nạn từ cung vua diệt trừ tất cả Cứu độ những người cô độc, lênh đênh Tối thượng, tột cùng, lợi lạc tất cả chúng sinh Được cung kính, tiêu tai, tăng tuệ phước 234. Chủ ra bà dạ Đây là linh chú diệt trừ nạn cướp Nhãn nhĩ tị thiệt thân ý buộc ràng Chúng bộ Thượng Sư Xá Na Phật chu toàn Giáo pháp Phật nên hết lòng truy cứu 235. A kỳ ni bà dạ Lập lại tên thần, tiêu trừ hỏa hoạn Bồ tát Bạch Y phương nam ứng với Bính Đinh Xa lìa nhiệt não, cứu hộ chúng sinh Được đèn chiếu sáng,...
Nghi Thức Kính Lễ Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm. Cử Tán Cành dương nước tịnh, Rưới khắp ba ngàn, Tánh không, tám đức lợi trời người, Pháp giới, dài lâu tăng trưởng, Tội sớm tiêu trừ, Lửa rực hóa sen hồng. Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần) Trí tuệ rộng sâu, biện tài lớn. Ở trên đầu sóng, tuyệt trần ai, Ánh Từ chiếu phá ngàn căn bệnh, Cam lồ hay trừ vạn kiếp tai. Liễu biếc, vẩy thành thế giới vàng, Sen hồng vụt hiện nơi lầu báu, Con nay lễ dâng hương tán thán, Mong hướng cõi...
Kinh Bách nghiệp là kinh điển bao gồm 100 câu chuyện liên quan đến nghiệp lực, chủ yếu ghi lại nhân duyên nghiệp quả giữa chúng sinh đời hiện tại và mối liên quan với đời trước. Khởi đầu nội dung, hầu hết dựa vào những việc xảy ra khi đức Như Lai còn tại thế, cho thấy có nhiều loại tướng trạng sai khác mà chúng sinh phải chịu, có người sinh ra được giàu sang phú quí, có người tướng mạo xấu xí, có người không biết tu tập, có người đắc đạo chứng quả... Thông qua việc các vị đệ tử thưa hỏi mà đức Phật...
Đại sư Dsum Khyenpa sinh vào năm Kim Dần, tức năm 1110 theo Tây lịch, trong một gia đình Phật tử thuần thành tại Teshư, thuộc miền đông Tây Tạng. Lúc nhỏ, ngài được đặt tên là Gephel. Cha ngài là một người uyên bác về Phật học nên cũng trở thành vị thầy dạy đầu tiên của ngài. Ngay từ những năm thiếu thời, ngài đã nổi tiếng là một đứa trẻ thông minh học rộng, và còn hơn thế nữa, ngài đã sớm chuyên tâm thực hành giáo pháp một cách tinh tấn. Không tự hài lòng với những gì đã đạt được, ngài tiếp tục tìm đến tham học với nhiều...
Chân lý thứ ba là Chân lý về diệt khổ. Những vấn đề mấu chốt mà ta phải tự hỏi về việc này là: Niết-bàn[69] là gì? Giải thoát hay mokṣa là gì? Khi ta nói đến diệt hay nirodha3 thì có ý nghĩa gì? Và thật sự có thể đạt tới trạng thái diệt khổ hay không? Nếu nói ta phải chấp nhận rằng sự giải thoát là có thể đạt được vì đức Phật có dạy điều này trong kinh điển, thì tôi không nghĩ đó là câu trả lời thỏa đáng. Có thể là hữu ích khi ta xét đến một quan điểm mà ngài Thánh...
“Tánh Không được mô tả như là nền tảng để mọi sự việc đều là có thể.” Ngài Tai Situ Rinpoche Đời thứ 12 Đánh thức vị Phật đang ngủ (Awakening the Sleeping Buddha) Cảm giác rộng mở có được khi buông xả hoàn toàn tâm thức được thuật ngữ Phật giáo gọi là “tánh Không”, có lẽ là một trong những từ ngữ bị hiểu sai nhiều nhất trong triết lý nhà Phật. Đối với Phật tử, từ ngữ này khó hiểu đã đành, nhưng những độc giả phương Tây còn gặp khó khăn nhiều hơn nữa, bởi vì những dịch giả ban đầu khi dịch kinh sách Phật...
Là những người tu tập Phật pháp, mục đích cuối cùng của chúng ta là đạt đến trạng thái giác ngộ viên mãn và nhất thiết trí của một vị Phật. Phương tiện cần có [để làm được điều đó] là một thân người với tâm thức sáng suốt bình thường. Phần lớn trong chúng ta xem việc được sống làm người khỏe mạnh như là một lẽ đương nhiên phải vậy. Thật ra, kiếp người thường được đề cập đến trong kinh điển Phật giáo như là điều rất đặc biệt và quí giá. Đó là kết quả của sự tích lũy hết sức lớn lao các thiện hạnh,...
1 Thư viện Hoa Sen
Alexa rank toàn cầu: 112.550
2 Ban Thông tin Truyền thông GHPG Việt Nam
Alexa rank toàn cầu: 118.166
3 Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn
Alexa rank toàn cầu: 144.155
4 Báo Giác Ngộ
Alexa rank toàn cầu: 193.978
5 Phật Pháp ứng dụng
Alexa rank toàn cầu: 346.743
6 Kinh điển Tiếng Việt
Alexa rank toàn cầu: 376.081
7 Vườn hoa Phật giáo
Alexa rank toàn cầu: 409.576
8 Niệm Phật
Alexa rank toàn cầu: 439.195
9 Hoa Vô Ưu
Alexa rank toàn cầu: 537.683
10 Làng Mai
Alexa rank toàn cầu: 589.394
Xem thông tin chi tiết về các website Phật giáo trên toàn thế giới
1 Digital South Asia Library
Alexa rank toàn cầu: 5.228
2 Digital Library & Museum of Buddhist Studies
Alexa rank toàn cầu: 8.966
3 Sanskrit-English Dictionary
Alexa rank toàn cầu: 24.690
4 Vipassana Meditation
Alexa rank toàn cầu: 37.271
5 Lion's Roar (Shambhala Sun)
Alexa rank toàn cầu: 89.675
6 Buddhanet
Alexa rank toàn cầu: 143.491
7 Eckhart Tolle
Alexa rank toàn cầu: 163.908
8 The Dalai Lama 14
Alexa rank toàn cầu: 205.676
9 Shambhala Publications
Alexa rank toàn cầu: 234.210
10 The Buddhist Society
Alexa rank toàn cầu: 322.621
Xem thông tin chi tiết về các website Phật giáo tiếng Anh trên toàn thế giới
Gương Sáng - Kỳ thứ 16
(Khóa tu Tuổi trẻ Hướng Phật chùa Giác Ngộ)
Người dịch Kinh Phật
(Đài truyền hình An Viên - AVG)
Hạnh phúc là điều có thật
(Đài truyền hình Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - BRT)
Quý vị đang truy cập từ IP 14.232.154.58 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập