<經 id="n842">Kinh Đại Phương Quảng Viên Giác Tu-đa-la Liễu Nghóa Hán dịch: Đời Đại Đường, Tam tạng Pháp sư Phật-đà-đa-la Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Thế Tôn nhập vào chánh định tên là Kho tàng ánh sáng vó đại của thần thông. Kho tàng ấy là chỗ ở giữ một cách sáng chói tôn nghiêm của các Đức Thế Tôn, là tánh tuệ giác vốn rất trong suốt, sạch sẽ của các loại chúng sinh. Đức Thế Tôn nhập vào chánh định ấy nên thân tướng và tâm trí đều vắng lặng, đồng nhất với bản thể phổ biến của vũ trụ, nghóa là thích ứng với sự bất nhị. Chính sự bất nhị này biểu hiện thế giới trong sạch. Đức Thế Tôn ở nơi thế giới trong sạch này và cùng ở có mười ngàn vị Đại só mà các bậc đứng đầu là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ-tát Phổ Nhãn, Bồ-tát Kim Cang Tạng, Bồ-tát Di-lặc, Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ, Bồ-tát Uy Đức Tự Tại, Bồ-tát Biện Âm, Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng, Bồ-tát Phổ Giác, Bồ-tát Viên Giác, Bồ-tát Hiện Thiện Thủ; các vị này và các vị tùy thuộc, cùng nhập vào chánh định, nên cùng dự pháp hội bình đẳng của Đức Thế Tôn. Lúc ấy, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Con xin Thế Tôn vì các vị đến dự pháp hội này mà nói về việc làm căn bản sơ khởi của Đức Thế Tôn là thế nào? Lại nói về các vị Bồ-tát ở trong Đại thừa phát tâm như thế nào mới trong suốt, tách rời bệnh hoạn? Và thời kỳ cuối cùng, những người cầu pháp Đại thừa phải như thế nào mới khỏi sa vào kiến thức sai lầm? Tác bạch rồi, Bồ-tát Văn-thù gieo xuống sát đất tất cả năm bộ phận của thân thể, kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể vì các vị Bồ-tát mà hỏi đến việc căn bản sơ khởi của Như Lai, lại vì những người cầu pháp Đại thừa trong thời kỳ cuối cùng mà hỏi làm cách nào để được sự trú ở chính xác, không sa vào kiến thức sai lầm. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn nói: –Thiện nam! Đức Pháp Vương Vô Thượng có pháp Đại tổng trì tên là Viên giác, tuôn ra tất cả các pháp trong sáng là Chân như, Bồ-đề, Niết-bàn và Ba-la-mật, để dạy cho các vị Bồ-tát. Việc làm căn bản sơ khởi của chư vị Như Lai là y theo viên giác, y theo theo tuệ giác trong suốt và chiếu soi trọn vẹn ấy mà diệt trừ vô minh một cách vónh viễn, mới thành đạt tuệ giác Phật-đà. Này thiện nam! Vô minh là gì? Là những điên đảo có từ vô thỉ đến giờ của các loại chúng sinh, những điên đảo tựa như một kẻ ngộ nhận thì bốn phương hướng biến đổi vị trí tất cả. Do đó mà ngộ nhận sự tổ hợp của bốn đại chủng làm tự thân, ngộ nhận sự nhận thức về sáu đối cảnh làm tự tâm, khác nào mắt bệnh thì thấy không gian có hoa đốm, hay thấy mặt trăng có mặt trăng thứ hai chồng lên. Nhưng không gian thật không có hoa đốm, hoa đốm chỉ do người bệnh ngộ nhận: vì sự ngộ nhận sự thực của không gian, lại còn ngộ nhận cả xuất xứ chính xác của hoa đốm và vì như vậy mà có sự sinh tử luân hồi, có một cách không thật, nên gọi là vô minh. Này thiện nam! Vô minh như vậy là không phải có thật, y như nhân vật trong mộng, mộng thì thấy là có mà tỉnh thì biết là không. Không đây là như hoa đốm mất đi trong không gian, thì không thể nói không có cái vị trí biến mất, vì lẽ không gian vốn không có cái vị trí sinh ra. Trong sự không sinh không mất như vậy, các loại chúng sinh thấy lầm có sinh có mất, nên gọi là sinh tử luân hồi; còn việc làm căn bản sơ khởi của chư vị Như Lai là tu theo Viên giác: Biết là hoa đốm thì biết sinh tử luân hồi là không, thân tâm lãnh chịu sự sinh tử luân hồi ấy cũng là không. Không, không phải làm cho không đi mới không, mà là thực chất vốn không. Biết là hoa đốm, cái biết ấy cũng là không; cái biết cũng là không như vậy cũng chỉ là sắc thái hoa đốm; và như thế thì cũng không thể nói rằng không biết gì cả: Có và không đều loại bỏ thì gọi là thích hợp với tuệ giác trong sáng. Tuệ giác trong sáng là vì bản thể vốn như không gian, vónh viễn bất động, nghóa là Như Lai tạng không có sự sinh ra và sự mất đi, không có cái thấy biết phản ảnh sự sinh ra và sự mất đi, mà là bản thể của vũ trụ vốn tuyệt đối, trọn vẹn và phổ biến. Như thế đó là việc làm căn bản sơ khởi của Như Lai. Bồ-tát y theo căn bản ấy, ở trong Đại thừa phát tâm trong suốt. Và những người thời kỳ cuối cùng y cứ căn bản ấy mà tu hành thì không sa vào kiến thức sai lầm. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói những lời kệ sau đây: Văn-thù nên biết, Tất cả Như Lai Căn bản sơ khởi Vận dụng tuệ giác: Biết rằng vô minh Chỉ như hoa đốm Nên hết luân hồi, Khác nào cảnh mộng Mộng mị thấy có Thức tỉnh toàn không. Cái biết trên đây Vốn cũng là không, Bình đẳng, bất động, Phổ biến mười phương: Ấy là thành đạt Tuệ giác Phật-đà. Huyễn ảo biến mất Thì không vị trí, Tuệ giác thành đạt Cũng vốn là không, Vì lẽ bản thể Vốn là tròn đầy. Y cứ vào đây Các vị Bồ-tát Có thể phát ra Tâm đại Bồ-đề; Những người sau này Theo đấy mà tu Thì khỏi sa vào Kiến thức sai lầm. Lúc ấy, Bồ-tát Phổ Hiền ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Con xin Thế Tôn vì các vị Bồ-tát trong đại hội này, lại vì những người tu hành Đại thừa trong thời kỳ cuối cùng mà dạy cho họ biết, nghe nói viên giác trong sáng như vậy thì tu hành cách nào? Nếu họ biết là huyễn ảo cả, thì thân thể và tâm trí cũng là huyễn ảo, làm sao đem huyễn ảo tu hành huyễn ảo? Nếu thực chất huyễn ảo là hủy diệt tất cả, thì thân thể và tâm trí cũng là không, như vậy ai là người tu hành để nói sự tu hành cũng như huyễn ảo? Nếu người tu hành cũng không, có nghóa chúng sinh không tu hành, vónh viễn đắm mình trong cảnh huyễn ảo của thế giới sinh tử luân hồi, không hề thấu hiểu chân lý huyễn ảo, như vậy làm sao thoát được tư tưởng ngộ nhận? Con lại thỉnh cầu Đức Thế Tôn dạy cho những người sau này biết tu hành chánh định Như huyễn bằng phương tiện gì và thứ tự nào để vónh viễn thoát bỏ huyễn ảo? Tác bạch rồi, Bồ-tát Phổ Hiền năm vóc gieo xuống đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Phổ Hiền: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể vì các vị Bồ-tát và những người sau này mà hỏi Như Lai, rằng họ phải tu tập phương tiện và thứ tự của chánh định Như huyễn như thế nào để thoát bỏ huyễn ảo. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Phổ Hiền vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn nói: –Thiện nam! Hết thảy huyễn ảo của chúng sinh đều phát sinh nơi viên giác, nơi cái tâm vi diệu mà Như Lai chứng ngộ, tương tự hoa đốm có trong không gian. Nhưng hoa đốm huyễn ảo thì hủy diệt mà không gian thì không hủy diệt: Vô minh huyễn ảo thì hủy diệt vì thân tâm huyễn ảo, huyễn ảo hủy diệt mà viên giác bất động. Đối với huyễn ảo mà nói viên giác, thì viên giác ấy cũng là huyễn ảo; nói viên giác là có thì vẫn thuộc phạm trù huyễn ảo, nói viên giác là không thì cũng y như thế. Huyễn ảo hủy diệt mới là viên giác bất động. Thế nên hết thảy Bồ-tát và những người sau này, phải thoát bỏ cho được mọi sự huyễn ảo. Nhưng cố chấp vào ý thức thoát bỏ thì cái ý thức thoát bỏ này cũng phải thoát bỏ. Sự thoát bỏ cái ý thức thoát bỏ này cũng phải thoát bỏ. Và sự thoát bỏ cái sự thoát bỏ này cũng phải thoát bỏ. Không còn gì để thoát bỏ nữa thì mọi sự huyễn ảo hủy diệt. Ví như người kéo cây lấy lửa, hai cây cọ xát với nhau, lửa phát thì hai cây cháy cả, cháy đến khói cũng tản, tro cũng bay: Đem huyễn ảo diệt trừ huyễn ảo cũng tương tự như vậy. Và huyễn ảo mất hết mà không nhập vào cái loại kiến thức sai lầm chủ trương mọi sự đều mất hẳn. Này thiện nam! Biết là huyễn ảo thì thoát bỏ huyễn ảo, không làm phương tiện gì khác; huyễn ảo thoát bỏ thì viên giác trong sáng, không có thứ tự nào cả. Các Bồ-tát và những người sau này, y theo sự chỉ dẫn trên đây mà tu hành mới vónh viễn thoát bỏ huyễn ảo. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Phổ Hiền nên biết, Vô minh huyễn ảo Là có ở nơi Diệu tâm viên giác, Tương tự hoa đốm Có trong không gian, Hoa đốm hủy diệt Không gian bất động; Huyễn ảo phát sinh Ở nơi viên giác, Huyễn ảo hủy diệt Viên giác trọn vẹn, Vì lẽ viên giác Bản tánh bất động. Nên các Bồ-tát Và người sau này Thoát bỏ cho được Mọi sự huyễn ảo. Huyễn ảo thoát bỏ Là như một kẻ Kéo cây ra lửa, Lửa phát cây cháy Cây cháy hết cả Lửa cũng không còn. Viên giác thì không Phương tiện gì cả, Và cũng không cả Cái sự thứ tự. Lúc ấy Bồ-tát Phổ Nhãn ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh Thế Tôn ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Con xin Thế Tôn vì các Bồ-tát trong đại hội này và vì những người trong thời kỳ cuối cùng, chỉ dạy phương tiện thứ tự mà Bồ-tát tu hành: Họ phải tư duy như thế nào? Phải trú ở như thế nào? Và truyền đạt như thế nào cho người chưa biết? Bạch Thế Tôn! Nếu họ không biết tư duy và trú ở chính xác theo phương tiện chính xác, thì nghe chánh định Như huyễn của Đức Thế Tôn dạy, họ sẽ mờ mịt, lầm lẫn, không thể nhập vào viên giác. Xin Đức Thế Tôn thương tưởng, vì chúng con và vì những người sau này mà chỉ dạy phương tiện ấy. Tác bạch rồi, Bồ-tát Phổ Nhãn năm vóc gieo sát đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Phổ Nhãn: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể vì các Bồ-tát và những người sau này, hỏi Như Lai về phương tiện thứ tự của sự tu hành. Hỏi cách tư duy và cách trú ở của sự tu hành, hỏi cách truyền đạt những sự ấy. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Phổ Nhãn vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn bảo: –Thiện nam! Các Bồ-tát mới tu học và những người thời kỳ cuối cùng, muốn phát hiện viên giác mà Như Lai đã chứng ngộ thì phải có sự nhớ nghó chính xác, nhớ nghó về sự thoát bỏ huyễn ảo, bằng cách trước hết phải y cứ pháp hạnh Xa-ma-tha, pháp hạnh tập trung tư duy của Như Lai; phải nghiêm giữ giới luật, sắp đặt đồ đệ cho yên và thường ngồi trong phòng thất yên tónh, nhớ nghó luôn như thế này: Thân thể của ta đây chỉ là sự tổ hợp của bốn đại chủng. Những gì là cố thể thì thuộc về đất, những gì là dịch thể thì thuộc về nước, những gì là nhiệt lực thì thuộc về lửa, những gì là động lực thì thuộc về gió. Nhưng bốn đại chủng ấy tách rời với nhau, thì gọi thân là cái gì? Suy nghó như vậy thì biết cái thân ấy cứu cánh không có cá thể, chỉ là một hình thái tổ hợp, thực chất là huyễn ảo. Do bốn đại chủng làm những yếu tố tương quan mà tổ hợp lại một cách không thật nên có ra sáu giác quan, có cũng một cách không thật. Rồi sáu giác quan ở trong và bốn đại chủng ở ngoài tổ hợp với nhau mà có một cách không thật những sự vin theo đối cảnh và tụ lại tựa như có ấn tượng: Như thế giả gọi là tâm thức. Tâm thức không thật như vậy nếu không có sáu đối cảnh thì không thể có được. Nhưng bốn đại chủng phân tán thì sáu đối cảnh cũng không thể có. Đại chủng và đối cảnh phân tán thì rốt cuộc cũng không có tâm thức có thể tìm thấy. Này thiện nam! Người ấy thấy thân thể như huyễn ảo hủy diệt thì tâm thức như huyễn ảo hủy diệt, tâm thức như huyễn ảo hủy diệt thì đối cảnh như huyễn ảo hủy diệt, đối cảnh như huyễn ảo hủy diệt thì sự hủy diệt như huyễn ảo cũng hủy diệt, sự hủy diệt như huyễn ảo cũng hủy diệt thì cái không phải huyễn ảo sẽ không hủy diệt, giống như lau gương, nhơ bẩn lau hết thì trong sáng hiện ra: Phải biết thân tâm toàn là hình thái nhơ bẩn, hình thái nhơ bẩn diệt hẳn thì vũ trụ trong sáng. Này thiện nam! Như khối ngọc trong suốt phản ảnh đủ cả năm màu, mỗi màu hiện một phía, vậy mà kẻ ngu tối thì nói khối ngọc thật có năm màu. Tương tự như vậy, viên giác trong sáng ảnh hiện thân tâm thích ứng từng loại, vậy mà người ngu tối nói viên giác thật có các hình thái thân tâm. Do đó mà họ không thể thoát bỏ huyễn ảo nhơ bẩn và với họ, Như Lai nói thân tâm đều là huyễn ảo nhơ bẩn; đối lại, ai thoát bỏ huyễn ảo nhơ bẩn thì Như Lai gọi là Bồ-tát; và huyễn ảo nhơ bẩn hết rồi thì sự đối lại cũng không còn, không còn nhơ bẩn, không còn người thoát bỏ nhơ bẩn, không còn người giả bày tên gọi. Này thiện nam! Các vị Bồ-tát và những người sau này, khi thực hiện được trạng thái huyễn ảo hủy diệt, thì bấy giờ thấy sự trong sáng vô biên, được biểu hiện bởi viên giác trong sáng vốn như không gian vô hạn. Viên giác trong sáng nên tâm thức trong sáng, tâm thức trong sáng nên sự thấy trong sáng, sự thấy trong sáng nên nhãn căn trong sáng, nhãn căn trong sáng nên nhãn thức trong sáng; nhãn thức trong sáng nên sự nghe trong sáng, sự nghe trong sáng nên nhó căn trong sáng, nhó căn trong sáng nên nhó thức trong sáng; nhó thức trong sáng nên sự hay và sự biết trong sáng, nghóa là tỷ căn tỷ thức, thiệt căn thiệt thức, thân căn thân thức và ý căn ý thức đều trong sáng cả. Căn và thức trong sáng nên cảnh trong sáng: sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp đều trong sáng cả. Sáu cảnh trong sáng nên bốn đại trong sáng: đất, nước, lửa, gió đều trong sáng cả. Bốn đại trong sáng nên mười hai xứ, mười tám giới và hai mươi lăm hữu, đều trong sáng cả. Các pháp trên trong sáng nên mười Lực, bốn Vô úy, bốn Trí vô ngại, mười tám pháp Bất cộng, ba mươi bảy Bồ-đề phần, cho đến tám mươi bốn ngàn môn Tổng trì đều trong sáng cả. Này thiện nam! Toàn bộ các pháp bản thể trong sáng nên một thân trong sáng, một thân trong sáng nên nhiều thân trong sáng, nhiều thân trong sáng nên cho đến mười phương chúng sinh toàn là viên giác trong sáng. Này thiện nam! Thân trong sáng nên thế giới trong sáng. Một thế giới trong sáng nên nhiều thế giới trong sáng, nhiều thế giới trong sáng nên cho đến cùng không gian mười phương và suốt thì gian ba đời toàn bộ đều trong sáng. Này thiện nam! Không gian bất động, nên viên giác bất động, bốn đại bất động nên viên giác bất động và y như vậy, cho đến tám mươi bốn ngàn môn Tổng trì đều bất động nên viên giác bất động. Này thiện nam! Viên giác trong sáng, bất động và phổ biến nên sáu căn phổ biến pháp giới, sáu căn phổ biến pháp giới nên sáu cảnh phổ biến pháp giới, sáu cảnh phổ biến pháp giới nên bốn đại phổ biến pháp giới và y như vậy, cho đến tất cả môn Tổng trì đều phổ biến pháp giới. Này thiện nam! Viên giác phổ biến nên căn và cảnh không hủy hoại nhau không hỗn tạp nhau, căn và cảnh không hủy hoại nhau, không hỗn tạp nhau nên cho đến hết thảy môn Tổng trì đều không hủy hoại nhau không hỗn tạp nhau. Sự thể ví như hàng trăm hàng ngàn ngọn đèn chiếu sáng một phòng, ánh sáng ngọn đèn nào cũng phổ biến cả phòng mà không hủy hoại nhau không hỗn tạp nhau. Này thiện nam! Bồ-tát thành đạt viên giác như vậy, nên không buộc các pháp, không mở các pháp, không chán sinh tử, không ham Niết-bàn, không kính giữ giới, không ghét phá giới, không trọng tu lâu, không khinh mới học, vì lẽ toàn thể đều là viên giác. Sự thể ví như mắt thấy cảnh vật, sự thấy ấy thấy toàn diện mà không ghét không ưa, vì lẽ thực chất của sự thấy không có hai ý thức ấy. Các Bồ-tát và người sau này, tu tập mà thành đạt viên giác như vậy, thì đối với chính viên giác ấy đã không tu tập và không thành đạt, chiếu sáng một cách tròn đầy mà trong lặng, không có những khái niệm đối lập lẫn nhau. Chính trong cái trạng thái chiếu sáng này mà hằng sa thế giới y như hoa đốm nổi lên hay mất đi với bao nhiêu là hình thái, thấy các pháp không dính líu không tách rời, không trói buộc không cởi mở, thấy chúng sinh vốn là Phật-đà, sinh tử với Niết-bàn đều như giấc mộng. Vì đều như giấc mộng nên đối với sinh tử và Niết-bàn thì thấy không nổi không tan, không đến không đi; đối với chân lý sở chứng thì thấy không được không mất, không lấy không bỏ; đối với tuệ giác năng chứng thì thấy không làm không ngưng, không buông không dứt; đối với sự chứng ngộ thì thấy không chủ thể chứng không đối tượng được chứng, cứu cánh không có sự chứng ngộ là vì toàn bộ các pháp đều bình đẳng và không hủy hoại nhau. Này thiện nam! Các Bồ-tát hãy tu hành theo phương tiện thứ tự như vậy: Hãy tư duy như vậy, hãy trú ở như vậy, hãy đem những sự ấy truyền đạt cho người cầu pháp, thì những người này cũng không mù mờ, rốt trí. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Phổ Nhãn nên biết, Thân tâm chúng sinh Như huyễn ảo cả: Thân thuộc bốn đại, Tâm nhờ sáu cảnh; Bốn đại rời nhau Thì gọi cái gì? Là sự tổ hợp. Tu dần như vậy Tất cả trong sáng, Bất động, phổ biến Không làm không ngưng Không buông không dứt Không người chứng ngộ. Hết thảy thế giới Chỉ như hoa đốm Ở trong không gian, Quá khứ, hiện tại Cùng với vị lai Bình đẳng tất cả, Cứu cánh không đến Mà cũng không đi. Bồ-tát mới tu Và người sau này Muốn được nhập vào Tuệ giác Phật-đà Thì phải nỗ lực Tu tập như vậy. Lúc ấy, Bồ-tát Kim Cang Tạng ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Thế Tôn đã khéo vì các vị Bồ-tát mà tuyên dương đại Tổng trì Viên giác là căn bản sơ khởi của Thế Tôn, lại chỉ dạy phương tiện thứ tự để tu tập đại Tổng trì ấy. Thế Tôn đã khai phá chỗ mù mờ cho chúng sinh. Mọi người trong đại hội này nhờ vâng lãnh huấn dụ Từ bi của Thế Tôn mà màng huyễn ảo tiêu tan, mắt tuệ giác trong sáng. Bạch Thế Tôn! Nếu chúng sinh vốn là Phật-đà thì vì sao lại có vô minh? Nếu vô minh là chúng sinh vốn có thì vì sao Đức Thế Tôn nói chúng sinh vốn là Phật-đà? Nếu chúng sinh vốn là Phật-đà, sau đó mới nổi lên vô minh, như thế thì chư vị Thế Tôn lúc nào trở lại phát sinh phiền não? Kính xin Đức Thế Tôn không xả bỏ lòng thương cao cả vốn không ngăn chận ai hết, vì các vị Bồ-tát mà khai mở cho họ được thấy kho tàng viên giác bí mật, lại làm cho những người sau này được nghe kinh pháp viên giác liễu nghóa, ai cũng hết hẳn mọi ngờ vực. Tác bạch rồi, Bồ-tát Kim Cang Tạng năm vóc gieo xuống đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Kim Cang Tạng: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể vì các vị Bồ-tát và những người sau này mà hỏi Như Lai về viên giác rất sâu xa và sự cứu cánh của viên giác ấy. Viên giác ấy là giáo huấn tối thượng và Đại thừa với diệu nghóa trọn vẹn truyền đạt cho Bồ-tát, có năng lực làm cho mười phương các vị Bồ-tát đang còn tu học và tất cả mọi người thời kỳ cuối cùng, được lòng tin cố định, hết hẳn nghi ngờ. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Kim Cang Tạng vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn bảo: –Thiện nam! Chúng sinh và thế giới của chúng sinh, mở đầu hay kết cuộc, phát sinh hay hủy diệt, lúc trước hay lúc sau, hiện hữu hay trống không, tụ lại hay tan ra, nổi lên hay ngưng lại, những hình thái này nối tiếp với nhau ngay trong từng đơn vị thì gian chỉ như sự thoạt hiện hay thoạt biến của ý nghó, qua lại liền liền, lấy bỏ đủ cách, toàn là luân hồi. Chưa vượt luân hồi như vậy mà nói viên giác, thì tính cách viên giác ấy cũng là tính cách luân hồi, vậy mà mong thoát khỏi luân hồi thì thật vô lý. Sự thể ví như hoa mắt thì nước đứng mà thấy ra xao động, đờ mắt thì lửa quay mà thấy thành vòng tròn, mây bay mà thấy trăng chạy, đò lướt mà thấy bờ đi…; những trạng thái xoay đảo của sự thấy như vậy nếu chưa đình chỉ mà muốn những thứ được thấy phải đứng lại trước, thì ý muốn đó còn không thể nào thực hiện được, huống chi cái tâm trí luân hồi chưa được lắng trong, thì nhìn vào viên giác của Như Lai làm sao khỏi thấy xoay đảo. Đó là lý do lầm lẫn trong ba câu hỏi của ông. Này thiện nam! Ví như con mắt bị bệnh màng mắt, nên nhìn không gian thấy có hoa đốm. Khi bệnh màng mắt đã lành vónh viễn thì không nên hỏi màng mắt đã mất đó bao giờ lại nổi lên nữa, vì lẽ con mắt với màng mắt không phải đi đôi với nhau. Hơn nữa, hoa đốm đã mất đi trong không gian, thì khi ấy không nên hỏi lúc nào không gian lại nổi lên hoa đốm, vì lẽ không gian vốn không có hoa đốm, vì lẽ bản thể của không gian vốn không phải nổi lên hay mất đi. Mà sinh tử với Niết-bàn thì chỉ như sự nổi lên hay mất đi của hoa đốm, còn viên giác thì vốn không có hoa đốm và màng mắt. Phải biết không gian mà còn không phải có một cách tạm thời, cũng không phải không một cách tạm thời, huống chi viên giác mà Như Lai chứng ngộ là bản thể bình đẳng của các pháp trong đó có không gian. Này thiện nam! Như lọc quặng vàng thì vàng không phải do lọc mới là vàng, là vàng đã lọc thành vàng ròng thì không bao giờ trở lại làm quặng nữa, để lâu đến mấy vàng ròng đó cũng không hư hoại. Như vậy không thể nói vàng vốn không phải là vàng… Viên giác mà Như Lai chứng ngộ cũng tương tự như vậy. Này thiện nam! Viên giác mà Như Lai chứng ngộ vốn không có Bồ-đề với Niết-bàn, vốn không có sự thành Phật-đà hay sự không thành Phật-đà, vốn không có sự luân hồi và sự không phải luân hồi. Thiện nam! Sự viên thành của các Thanh văn là tiêu diệt tất cả thân tâm ngôn ngữ, mà không bao giờ đạt đến viên giác của Như Lai đích thân chứng ngộ, huống chi tâm trí tư duy thì làm sao lường được viên giác ấy. Đem lửa đom đóm đốt núi Tu-di thì không bao giờ đốt được: Vận dụng tâm trí luân hồi phát sinh kiến thức luân hồi mà mong nhập vào biển cả vắng lặng vó đại của Như Lai thì không bao giờ vào được. Vì lý do ấy, Như Lai nói rằng tất cả Bồ-tát và những người sau này, việc phải làm trước hết là loại trừ gốc rễ luân hồi. Này thiện nam! Tư duy xuất từ tâm thức, tư duy ấy toàn là ảo tưởng vin theo sáu đối cảnh, không phải đích thực là tâm thể. Tư duy ấy đã như hoa đốm, vận dụng tư duy ấy mà mong đạt được viên giác của Như Lai chứng ngộ, thì không khác gì hoa đốm sinh trái đốm: Ảo tưởng sinh ảo tưởng, không thể đạt được viên giác. Thiện nam! Ảo tưởng có lắm kiến thức khéo léo, không thể là phương tiện của viên giác. Nên lối phân tích như ông không phải đặt đúng vấn đề. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Kim Cang Tạng này, Nên biết bản thể Viên giác vắng lặng Như Lai chứng ngộ Vốn không mở đầu Cũng không kết cuộc. Đem tâm luân hồi Tư duy viên giác, Ấy là luân hồi, Chỉ đến luân hồi, Không thấu biển cả Vắng lặng của Phật. Như lọc quặng vàng, Vàng không do lọc Mới được là vàng; Vàng vốn là vàng, Nhưng phải do lọc Mới thành vàng ròng; Khi vàng lọc quặng Đã thành vàng ròng, Thì không bao giờ Trở lại làm quặng. Sinh tử, Niết-bàn Chúng sinh, Phật-đà Đồng là hoa đốm Ở trong không gian. Cái sự tư duy Đã như huyễn ảo, Huống chi còn đem Sự tư duy ấy Chất vấn những sự Huyễn ảo khác nữa. Nếu tự hiểu được Sự tư duy ấy, Sau đó mới mong Nhập được viên giác. Lúc ấy, Bồ-tát Di-lặc ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Thế Tôn đã khai mở một cách rộng rãi kho tàng bí mật cho các vị Bồ-tát, làm cho đại chúng này tỉnh ngộ sâu xa về luân hồi, phân biệt được sự lầm lẫn và sự chính xác. Thế Tôn đã ban cho những người thời kỳ cuối cùng con mắt tuệ giác không còn e sợ, làm cho họ phát sinh lòng tin cố định đối với Niết-bàn vó đại, không còn tùy theo sự luân hồi mà nổi lên kiến thức xoay đảo. Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ-tát và những người thời kỳ cuối cùng, muốn du hành trong biển cả vắng lặng vó đại của Đức Thế Tôn, thì họ phải hủy diệt như thế nào đối với căn bản của luân hồi? Trong luân hồi có mấy đẳng cấp? Tu tập tuệ giác Phật-đà có mấy chủng tánh? Khi quay lại, trở vào nơi bụi bặm mệt nhọc, thì phải vận dụng mấy phương tiện hóa độ để hóa độ chúng sinh? Xin Thế Tôn đừng bỏ lòng thương cao cả cứu độ người đời mà làm cho những người tu tập, là các vị Bồ-tát và những người sau này, được con mắt tuệ giác trong sáng, được đài gương tâm trí chiếu tỏ, tỉnh ngộ một cách tròn đầy về sự thấy biết Vô thượng của Thế Tôn. Tác bạch rồi, Bồ-tát Di-lặc năm vóc gieo xuống đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Di-lặc: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể vì các vị Bồ-tát và những người sau này, mà hỏi Như Lai về ý nghóa sâu kín tinh tế, để làm cho các Bồ-tát rửa sạch con mắt tuệ giác, lại làm cho những người sau này diệt hẳn luân hồi và tâm ngộ thực tướng bằng tuệ giác Không sinh. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Di-lặc vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn bảo: –Lành thay! Vô thỉ đến giờ, chúng sinh vì có mọi thứ ái dục nên có luân hồi. Mọi loài chúng sinh trong mọi thứ thế giới, sinh bằng trứng, sinh bằng thai, sinh bằng thấp khí, sinh bằng biến hóa, tất cả toàn do dâm dục làm động lực chính mà có tánh mạng. Do đó mà biết gốc rễ luân hồi là ái. Ái được dục hỗ trợ nên làm cho sinh tử liên tục: Dục do ái, mạng do dục; chúng sinh ái mạng nên quay lại ái dục, ái dục là nhân, ái mạng là quả. Vì đối với đối cảnh của dục mà nổi dậy sự chống đối hay sự thích ứng. Đối cảnh trái với ái thì chống đối bằng sự ghét bỏ, gây ra mọi thứ nghiệp ác, đó là lý do có địa ngục, có ngạ quỷ, có súc sinh. Biết dục đáng chán ghét, ái sự chán ghét ba đường đi của nghiệp ác, ghét bỏ nghiệp ác mà ưa thích nghiệp lành, nên có chư Thiên, có nhân loại. Lại biết mọi sự ái đều đáng ghét bỏ, ghét bỏ cái ái và ưa thích cái bỏ, nghóa là vẫn trở lại thêm cho gốc ái, nên có những thiện quả hơn lên và vẫn là nghiệp tạo ra, nên toàn là luân hồi, không thành đường đi của các Thánh giả. Vì vậy, chúng sinh muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi thì trước hết phải hủy diệt dục và ái. Còn Bồ-tát sinh trong luân hồi thì không phải do ái mà là do Từ bi, muốn làm cho chúng sinh bỏ ái nên mượn dục để vào lại sinh tử luân hồi. Những người thời kỳ cuối cùng bỏ được dục, trừ được ái gồm cả sự ghét bỏ và sự ưa thích của nó, hủy diệt luân hồi vónh viễn, bằng cách siêng cầu viên giác của Như Lai chứng ngộ, thì thế là đối với tâm thể trong sáng ấy họ được tỏ ngộ. Này thiện nam! Chúng sinh do ái dục phát triển vô minh mà hình thành năm chủng tánh khác nhau và do hai chướng ngại mà trình bày sâu cạn. Hai chướng ngại là gì? 1. Chướng ngại chân lý, chướng ngại cho sự thấy biết chính xác. 2. Chướng ngại sự dụng, tiếp nối cho sự sinh tử luân hồi. Năm chủng tánh là gì? Nếu cả hai chướng ngại chưa được hủy diệt, thì gọi là những kẻ chưa thành Phật-đà. Nếu vónh viễn bỏ ái dục, hủy diệt chướng ngại sự dụng mà chưa hủy diệt chướng ngại chân lý, thì chỉ nhập vào Thanh văn, Duyên giác, chưa nhập vào Bồ-tát. nếu muốn du nhập biển cả viên giác vó đại của Như Lai chứng ngộ nên trước đó lập chí nỗ lực hủy diệt hai chướng ngại, hai chướng ngại đã hàng phục thì nhập vào Bồ-tát, còn lại hai chướng ngại đã hủy diệt vónh viễn thì nhập vào viên giác của Như Lai, tròn đầy đại Bồ-đề và đại Niết-bàn. Tất cả chúng sinh đều có khả năng chứng ngộ viên giác, nhưng gặp thầy bạn tốt và tu tập theo pháp hạnh căn bản sơ khởi của họ, nên sự tu tập ấy có liền liền và có dần dần, nếu gặp Như Lai chỉ dẫn con đường tu tập chính xác về tuệ giác Vô thượng, thì bất kể trình độ cao thấp, toàn là thành tựu quả vị Phật-đà. Nếu người nào dẫu cũng đi tìm thầy bạn tốt, nhưng gặp phải kẻ kiến thức sai lầm, thì người ấy chưa được tỏ ngộ chính xác, như thế gọi là chủng tánh ngoại đạo và đó là lỗi của thầy bạn sai lầm, không phải của người ấy. Như thế đó gọi là năm chủng tánh khác nhau của chúng sinh. Này thiện nam! Bồ-tát chỉ lấy đại Bi làm phương tiện mà vào các thế giới luân hồi, khai phát cho những người chưa tỏ ngộ. Đến nỗi biểu hiện thân thể đủ mọi thứ hình tướng, biểu hiện cảnh ngộ đủ mọi sự thuận nghịch, biểu hiện đồng việc với họ mà giáo hóa cho họ trở thành Phật-đà. Tất cả sự biểu hiện này toàn là sức mạnh của đại nguyện xuất từ đại Bi. Những người thời kỳ cuối cùng, nếu nổi lên tâm chí tăng thượng đối với đại viên giác, thì phải phát đại nguyện trong sáng của Bồ-tát. Nên nói như vầy: Cầu nguyện cho con này đứng trong viên giác của Phật, tìm và gặp được thầy bạn tốt, không gặp phải ngoại đạo và Nhị thừa. Rồi y theo đại nguyện như vậy mà tu tập, thì dần dần hủy diệt hai chướng ngại. Hai chướng ngại hủy diệt hết cả thì đại nguyện tròn đầy, thế là bước lên chánh điện trong sáng của đại giải thoát, nhập vào thành trì tráng lệ của đại viên giác. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Di-lặc nên biết! Chúng sinh không được Giải thoát vó đại Là vì ái dục Làm cho sa vào Sinh tử luân hồi. Nếu diệt ái dục Gồm cả ưa ghét Của ái dục ấy Là tham, sân, si, Thì bất kể đến Chủng tánh dị diệt, Tất cả vẫn được Tuệ giác Phật-đà. Muốn diệt vónh viễn Hai loại chướng ngại, Nên tìm và gặp Vị thầy xứng đáng, Thì sẽ có được Tỏ ngộ chính xác, Thuận với đại nguyện Của các Bồ-tát, Và rồi trú ở Trong đại Niết-bàn. Bồ-tát vận dụng Đại Bi đại nguyện, Thị hiện nhập vào Sinh tử luân hồi. Những người tu tập Trong thời hiện tại, Và người tu tập Trong thời cuối cùng, Nếu biết nỗ lực Hủy diệt ái kiến, Thế là quy về Viên giác quảng đại. Lúc ấy, Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Thế Tôn đã nói cho chúng con, một cách rộng rãi về những sự ngoài tầm tư duy thảo luận mà trước đây chúng con chưa được nghe thấy. Ngày nay chúng con nhờ sự huấn dụ khéo léo của Đức Thế Tôn mà thân thể và tâm trí đều thư thái, được đại ích lợi. Con thỉnh cầu Đức Thế Tôn chỉ dạy thêm nữa cho đại chúng này biết, đối với viên giác của Đấng Pháp Vương, các loại chúng sinh, các vị Bồ-tát và các Đức Thế Tôn, thực hiện khác nhau thế nào? Sự chỉ dạy này của Đức Thế Tôn sẽ làm cho người thời kỳ cuối cùng, đối với viên giác, có thể tùy thuận, tỉnh, ngộ và tuần tự mà nhập vào. Tác bạch rồi, Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ năm vóc gieo xuống đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể vì các vị Bồ-tát và những người sau này, mà hỏi Như Lai về thứ tự sai biệt trong sự thực hiện viên giác. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn bảo: –Thiện nam! Bản thể viên giác không phải là các chủng tánh, nhưng chủng tánh nào cũng có viên giác, nên tùy các chủng tánh phát khởi mà có sai biệt, chứ thật ra không có thủ chứng gì hết. Vì lẽ trong viên giác, Bồ-tát và chúng sinh không phải có thật; Bồ-tát và chúng sinh toàn là huyễn ảo: Khi huyễn ảo hủy diệt thì không có ai là kẻ thủ chứng, tựa như con mắt đâu có tự thấy con mắt. Nên đặc tánh của viên giác là không sai biệt, một sự không sai biệt không phải do ai tạo ra. Nhưng chúng sinh mê mờ, điên đảo, chưa thể hoàn toàn hủy diệt huyễn ảo và trong giai đoạn chưa hủy diệt mà đang hủy diệt đó, công phu tự lộ ra sai biệt. Đến khi thích ứng được với viên giác dứt bặt của Như Lai thì không còn sự dứt bặt, không còn người dứt bặt. Này thiện nam! Vô thỉ đến giờ, chúng sinh ảo tưởng nơi tự ngã và đam mê tự ngã, không bao giờ tự biết tự ngã chỉ là trạng thái phát sinh và hủy diệt liên tiếp trong từng đơn vị ngắn nhất của thế gian, do đó mà nổi lên mặt thì ghét bỏ mặt thì ưa thích, vướng mắc năm thứ dục lạc. Nếu gặp được thầy bạn tốt dạy cho biết bản thể viên giác trong sáng, phát giác thực chất của sự nổi lên và sự hủy diệt, tức thì thấu hiểu đời sống này tự nó tạo ra tư tưởng mệt nhọc và ước mong hủy diệt tư tưởng mệt nhọc ấy bằng cái biết bản thể viên giác trong sáng. Nhưng cái biết này tự chướng ngại cho họ, nên họ không được tự tại đối với viên giác. Đó là sự thích ứng viên giác của phàm phu. Này thiện nam! Các Bồ-tát thì biết cái biết trên là chướng ngại, dẫu hủy diệt chướng ngại của cái biết trên, nhưng còn đứng nơi cái biết của mình, nên cái biết biết sự chướng ngại này lại thành chướng ngại mà chưa được tự tại. Đó là sự thích ứng viên giác của các Bồ-tát bước chưa tới Thập địa. Này thiện nam! Cái biết nào cũng là chướng ngại, nên các Bồ-tát thường biết mà không đứng lại nơi cái biết, thì cái biết và người biết cùng lúc vắng lặng, tựa như có người tự chặt đầu mình, đầu đứt rồi kẻ chặt dứt cũng không: Đem cái biết biết sự chướng ngại mà tự diệt sự chướng ngại, sự chướng ngại diệt rồi, cái biết diệt chướng ngại cũng không. Biết kinh pháp cũng chỉ như ngón tay chỉ mặt trăng, hãy nhìn mặt trăng và biết ngón tay không bao giờ là mặt trăng; biết mọi ngôn ngữ của Như Lai chỉ dạy cho Bồ-tát toàn là như vậy. Đó là sự thích ứng viên giác của Bồ-tát bước đã tới mười địa. Này thiện nam! Biết một cách triệt để về mọi sự chướng ngại: Chánh niệm với vọng niệm toàn là giải thoát; hoàn thành với thoái thất toàn là Niết-bàn; tuệ giác với u mê toàn là Bát-nhã; Bồ-tát thành đạt với ngoại đạo thành đạt toàn là Bồ-đề; chân như với vô minh toàn là bản thể; giới, định, tuệ với dâm, nộ, si toàn là phạm hạnh; chúng sinh với quốc độ toàn là pháp tánh; địa ngục với Thiên cung toàn là Tịnh độ; có chủng tánh với không chủng tánh toàn thành Phật-đà; tất cả phiền não cứu cánh là giải thoát; biển cả tuệ giác soi tỏ những khái niệm đối lập lẫn nhau toàn như không gian. Đó là sự thích ứng viên giác của Như Lai. Này thiện nam! Các Bồ-tát và những người thời kỳ cuối cùng, nếu có ai không lúc nào nổi lên vọng niệm, đối với vọng niệm cũng không trừ khử, sống trong vọng cảnh mà không phân biệt, cũng không nói không phân biệt là thật, thì người này nghe pháp thoại viên giác này sẽ tin tưởng, lý giải, tiếp nhận, ghi nhớ, không kinh ngạc và như thế chính là thích ứng viên giác. Thiện nam! Ông nên biết người này đã hiến cúng trăm ngàn vạn ức hằng sa Phật-đà và Đại só, gieo trồng gốc rễ công đức và Như Lai gọi người này là người thành tựu tuệ giác Biết tất cả chủng loại. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Thanh Tịnh Tuệ này, Nên biết bản thể Tuệ giác viên mãn Không có thủ chứng, Không có Bồ-tát Không có chúng sinh; Vì đang chứng ngộ Hay đã chứng ngộ, Do đó mà có Thứ tự khác nhau. Phàm phu thì bị Cái biết chướng ngại; Bồ-tát cấp thấp Chưa rời cái biết; Bồ-tát mười địa Vónh viễn dứt bặt, Không còn đứng lại Mọi cái biết trên; Như Lai đại giác Mới trọn thích ứng. Những ai sau này Tâm không vọng niệm, Như Lai tuyên bố Những người như vậy Hiện tại đã là Một vị Bồ-tát, Quá khứ hiến cúng Hằng sa Phật-đà, Và có đủ cả Mọi phẩm trên đây Đều được gọi là Thích ứng viên giác. Lúc ấy, Bồ-tát Uy Đức Tự Tại ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Thế Tôn đã vì chúng con mà phân tách những sự thích ứng viên giác như vậy, làm cho các vị Bồ-tát tuệ giác sáng tỏ, nhờ tiếng nói tròn đầy của Thế Tôn mà không qua sự tu tập vẫn được ích lợi tốt đẹp. Bạch Thế Tôn! Ví như thành trì to lớn, phía ngoài có bốn cửa, ai cũng có thể tùy phương hướng mình muốn mà đi vào thành trì ấy, chứ không phải chỉ có một đường. Các Bồ-tát cũng vậy, trang hoàng quốc độ và hoàn thiện tuệ giác, hai sự đó không phải chỉ bằng phương tiện duy nhất. Do đó, con thỉnh cầu Thế Tôn dạy cho chúng con biết, có bao nhiêu phương tiện và người thực hành phương tiện ấy? Dạy về điều này, Thế Tôn sẽ làm cho các Bồ-tát trong đại hội này và những người thời kỳ cuối cùng cầu pháp Đại thừa, mau chóng tỏ ngộ, du ngoạn trong biển cả vắng lặng mênh mông của Thế Tôn. Tác bạch rồi, Bồ-tát Uy Đức Tự Tại năm vóc gieo xuống đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn dạy Bồ-tát Uy Đức Tự Tại: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể vì các Bồ-tát và những người sau này, mà hỏi Như Lai về các phương tiện như vậy. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Uy Đức Tự Tại vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn nói: –Thiện nam! Viên giác vô thượng, khắp cả mười phương, xuất sinh Như Lai và các pháp, nên bản thể vốn đồng đẳng. Bản thể ấy, đối với những người tu hành, thật là nhất trí; nhưng phương tiện thích ứng bản thể ấy thì có vô số và qui nạp lại, phân loại theo khuynh hướng của người tu hành thì có ba. Này thiện nam! Các Bồ-tát tỏ ngộ viên giác trong sáng, đem cái tuệ giác tỏ ngộ ấy nắm lấy sưu cực tónh làm chủ yếu, làm cho các vọng niệm lắng xuống, nên thấy rõ tâm thức là phiền động, tuệ giác cực tónh phát sinh. Bụi bặm thân tâm từ đây diệt hẳn, bên trong liền phát ra sự thư thái tónh lặng. Do tónh lặng như vậy mà tâm thể Như Lai mười phương quốc độ biểu hiện trong đó như hình ảnh trong đài gương. Phương tiện như vậy gọi là mặt cực tónh Xa-ma-tha. Này thiện nam! Các Bồ-tát tỏ ngộ viên giác trong sáng, đem cái tuệ giác tỏ ngộ ấy biết tâm thức và căn cảnh toàn huyễn ảo, nên nổi lên huyễn ảo để diệt trừ huyễn ảo, biểu hiện mọi phương tiện huyễn ảo mà hóa độ cho chúng sinh huyễn ảo. Vì nổi lên huyễn ảo như vậy nên bên trong phát ra sự thư thái đại Bi. Các Bồ-tát đều từ đại Bi này mà khởi lên việc làm, tuần tự tiến tới. Biết sự quán sát huyễn ảo là không phải huyễn ảo, rồi biết sự quán sát không phải huyễn ảo đó cũng là huyễn ảo: như vậy là huyễn ảo vónh viễn thoát bỏ. Việc làm tinh tế như thế này của các Bồ-tát tựa như đất đai tăng trưởng lúa má. Phương tiện như vầy gọi là mặt cực động Tam-ma-bát-đề. Này thiện nam! Các Bồ-tát tỏ ngộ viên giác trong sáng, đem cái tuệ giác tỏ ngộ ấy, không nắm lấy biểu hiện và tónh lặng, mà biết thân tâm toàn là chướng ngại. Cái biết ấy không như cái biết của các giác quan, không dựa vào thân tâm chướng ngại, nên vónh viễn siêu việt sự bị chướng ngại và sự không chướng ngại, thụ hưởng được trạng thái này: Thân tâm và thế giới của thân tâm tuy còn ở trong lónh vực bụi bặm, nhưng, như tiếng ở trong hồng chung đã được đánh lên, kêu vang ra ngoài, phiền não với Niết-bàn không thể chận giữ người ấy và bên trong phát ra sự thư thái vắng lặng. Vắng lặng như vậy là cảnh giới thích ứng của tuệ giác tinh tế, thân tâm của mình hay của người đều không thấu được, tướng chúng sinh hay tướng thọ giả, những khái niệm ấy toàn là ảo tưởng. Phương tiện như vậy gọi là mặt cực thuần Thiền-na. Này thiện nam! Ba phương tiện trên đây toàn là sự thích ứng thân nhất đối với viên giác. Mười phương Như Lai do ba phương tiện ấy mà trở thành Phật-đà. Bao nhiêu phương tiện của mười phương Bồ-tát và tất cả sự đồng nhất hay sự dị biệt của bao nhiêu phương tiện ấy, toàn y cứ ba phương tiện như vầy. Ba phương tiện như vầy viên chứng được là được viên giác. Thiện nam! Giả sử có người tu tập tuệ giác thuần khiết, giáo hóa thành tựu trăm ngàn vạn ức La-hán và Duyên giác, không bằng có ai nghe ba pháp môn vô ngại này của viên giác mà thích ứng tu tập, dầu chỉ trong một đơn vị ngắn nhất của thì gian. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Uy Đức Tự Tại Ông nên biết rằng Viên giác Vô thượng Bản thể đồng nhất, Phương tiện thích ứng Lại có vô lượng. Như Lai bao quát Thành ra ba mặt: Về mặt cực tónh Như gương soi hình, Về mặt cực động Như đất lớn lúa, Về mặt cực thuần Như tiếng hồng chung. Cả ba pháp môn Tinh tế như vầy Toàn là phương tiện Thích ứng viên giác. Mười phương Như Lai Cùng các Đại só Nhờ phương tiện ấy Thành Vô thượng giác Ba phương tiện ấy Nếu viên chứng được Là được viên chứng Niết-bàn cứu cánh. Lúc ấy, Bồ-tát Biện Âm ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Phương tiện mà Thế Tôn khai thị trên đây thật là hiếm có. Bạch Thế Tôn! Đối với phương tiện ấy, nghóa là đối với cửa ngõ của viên giác, các Bồ-tát có mấy cách tu tập để nhập vào? Con thỉnh cầu Thế Tôn khai thị cho đại chúng này và cho cả những người thời kỳ cuối cùng, làm cho ai cũng tỏ ngộ đích thực. Tác bạch rồi, Bồ-tát Biện Âm năm ấm gieo xuống đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Biện Âm: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể vì các Bồ-tát và vì cả những người sau này, mà hỏi Như Lai cách thức tu tập ba phương tiện. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Biện Âm vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn bảo: –Thiện nam! Viên giác trong sáng mà chư Như Lai chứng ngộ vốn không có sự tu tập và người tu tập. Các Bồ-tát và người sau này, dựa vào năng lực huyễn ảo của tuệ giác tỏ ngộ nhưng chưa hoàn toàn tỏ ngộ mà tu tập, thì khi ấy có ra hai mươi lăm bánh xe thiền quán trong sáng. 1. Nếu Bồ-tát chỉ nắm cực tónh, do sức mạnh cực tónh mà diệt hẳn phiền não một cách cứu cánh hoàn thiện, không rời khỏi chỗ của mình mà nhập Niết-bàn liền, đó là Bồ-tát tu riêng mặt cực tónh. 2. Nếu Bồ-tát tu riêng chỉ quán như huyễn, do sức mạnh Phật-đà mà biểu hiện mọi thứ thân cảnh tùy theo nhu cầu của các thế giới chúng sinh, làm đủ mọi thứ việc làm trong sáng tinh tế của Bồ-tát mà không mất cái nhớ cực thuần và cái biết cực tónh đối với các pháp Tổng trì, đó là Bồ-tát tu riêng mặt cực động. 3. Nếu Bồ-tát chỉ diệt trừ mọi sự huyễn ảo, nghóa là không nắm lấy sự biểu hiện mà chỉ triệt đoạn phiền não, phiền não triệt đoạn là chứng ngộ thật tướng, đó là Bồ-tát tu riêng mặt cực thuần. 4. Nếu Bồ-tát trước nắm cực tónh, sau đem tuệ giác cực tónh chiếu soi huyễn ảo, thì trong sự chiếu soi này nổi lên việc làm Bồ-tát, đó là Bồ-tát trước tu cực tónh, sau tu cực động. 5. Nếu Bồ-tát đem tuệ giác cực tónh chứng ngộ bản thể cực tónh, thì phiền não dứt liền, sinh tử thoát hẳn, đó là Bồ-tát trước tu cực tónh, sau tu cực thuần. 6. Nếu Bồ-tát đem tuệ giác cực tónh, lại dùng sức mạnh huyễn ảo biểu hiện đủ cách mà hóa độ chúng sinh, rồi hủy diệt phiền não mà nhập vào Niết-bàn, đó là Bồ-tát trước tu cực tónh, giữa tu cực động, sau tu cực thuần. 7. Nếu Bồ-tát dùng sức mạnh cực tónh mà hủy diệt phiền não, rồi nổi lên việc làm tinh tế và trong sáng của Bồ-tát mà hóa độ chúng sinh, đó là Bồ-tát trước tu cực tónh, giữa tu cực thuần, sau tu cực động. 8. Nếu Bồ-tát dùng sức mạnh cực tónh, rồi hóa độ chúng sinh và xây dựng quốc độ mà hủy diệt phiền não, đó là Bồ-tát trước tu cực tónh, sau cùng lúc tu cực động và cực thuần. 9. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh cực tónh giúp cho sự nổi lên mọi cách biểu hiện, sau đó hủy diệt phiền não, đó là Bồ-tát cùng lúc tu cực tónh và cực động, sau tu cực thuần. 10. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh cực tónh giúp cho sự dứt bặt, sau đó nổi lên mọi cách biểu hiện, đó là Bồ-tát cùng lúc tu cực tónh và cực thuần, sau tu cực động. 11. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh biến ảo thích ứng đủ cả, sau đó nắm lấy sự cực tónh, đó là Bồ-tát trước tu cực động, sau tu cực tónh. 12. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh biến ảo biểu hiện đủ cả, sau đó nắm lấy sự dứt bặt, đó là Bồ-tát trước tu cực động, sau tu cực thuần. 13. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh biến ảo làm mọi việc Phật làm, rồi đứng trong sự tónh lặng mà hủy diệt phiền não, đó là Bồ-tát trước tu cực động, giữa tu cực tónh, sau tu cực thuần. 14. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh biến ảo mà hoạt động vô ngại, rồi hủy diệt phiền não và sống trong sự cực tónh, đó là Bồ-tát trước tu cực động, giữa tu cực thuần, sau tu cực tónh. 15. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh biến ảo mà hoạt động bằng mọi phương tiện, rồi thích ứng với sự cực tónh và sự dứt bặt, đó là Bồ-tát trước tu cực động, sau cùng lúc tu cực tónh và cực thuần. 16. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh biến ảo nổi lên đủ mọi tác dụng giúp cho sự cực tónh, sau đó hủy diệt phiền não, đó là Bồ-tát cùng lúc tu cực động và cực tónh, sau tu cực thuần. 17. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh biến ảo giúp cho sự dứt bặt, sau đó sống trong sự tónh tâm trong sáng và bất động, đó là Bồ-tát cùng lúc tu cực động và cực thuần, sau tu cực tónh. 18. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh dứt bặt mà phát cực tónh và sống trong sáng, đó là Bồ-tát trước tu cực thuần, sau tu cực tónh. 19. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh dứt bặt mà nổi lên hoạt động, sự hoạt động đối với cảnh ngộ nào cũng vẫn thích ứng cực thuần, đó là Bồ-tát trước tu cực thuần, sau tu cực động. 20. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh dứt bặt mà đặt mọi tánh cách biểu hiện vào trong sự tónh tâm, rồi nổi lên mọi sự biểu hiện, đó là Bồ-tát trước tu cực thuần, giữa tu cực tónh, sau tu cực động. 21. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh dứt bặt, từ bản thể bất động mà nổi lên hoạt động, hoạt động có đặc tánh trong sáng ấy lại quy về sự tónh tâm cả, đó là Bồ-tát trước tu cực thuần, giữa tu cực động, sau tu cực tónh. 22. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh dứt bặt làm cho mọi sự đều trong sạch, rồi đứng trong sự tónh tâm mà nổi lên mọi sự biểu hiện, đó là Bồ-tát trước tu cực thuần, sau cùng lúc tu cực tónh và cực động. 23. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh dứt bặt giúp cho sự cực tónh mà nổi lên mọi sự biểu hiện, đó là Bồ-tát cùng lúc tu cực thuần và cực tónh, sau tu cực động. 24. Nếu Bồ-tát đem sức mạnh dứt bặt giúp cho sự biểu hiện, rồi từ đó phát sinh đối cảnh và tuệ giác trong sáng của sự cực tónh, đó là Bồ-tát cùng lúc tu cực thuần và cực động, sau tu cực tónh. 25. Nếu Bồ-tát đem trí tuệ viên giác mà hóa hợp tất cả, tất cả đặc tánh và sự dụng không rời viên giác, đó là Bồ-tát tu cả ba phương tiện thích ứng trong sáng và viên giác. Này thiện nam! Hai mươi lăm bánh xe của Thiền quán mà tất cả Bồ-tát tu tập là như vậy. Nếu các vị Bồ-tát và những người sau này, muốn y cứ vào hai mươi lăm bánh xe ấy, thì trước phải giữ phạm hạnh, lắng tónh tư duy, khẩn thiết sám hối. Ba tuần bảy ngày làm như vậy, đem hai mươi lăm bánh xe này mỗi thứ ghi riêng, gấp lại, chí thành khẩn cầu tha thiết, dùng tay mà lấy, mở ra thì biết bánh xe lấy được là tính cách tu tập liền liền hay tính cách tu tập dần dần. Làm như vậy mà len vào một thoáng ngờ vực là bất thành. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Biện Âm nên biết, Tuệ giác trong sáng Của các Bồ-tát Sinh từ thiền quán, Thiền quán ba mặt Cực tónh cực động Cùng với cực thuần, Tu tập liền liền Hay là dần dần Thành hăm lăm cách. Chư vị Như Lai Trong mười phương hướng, Những người tu hành Thuộc ba thì gian, Không ai không nhờ Phương tiện như vầy Mà được thành tựu Tuệ giác Bồ-đề. Chỉ trừ những người Tỉnh ngộ liền liền Cùng với những kẻ Không chịu Phật pháp, Còn các Bồ-tát Và người sau này Thường xuyên nắm giữ Phương tiện như vầy, Thích ứng, nỗ lực, Và tu tập theo, Thì nhờ sức mạnh Từ bi của Phật, Sẽ không bao lâu Chứng được Niết-bàn. Lúc ấy, Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Thế Tôn đã nói cho chúng con một cách rộng rãi về những sự ngoài tầm tư duy và thảo luận, đó là nói về căn bản sơ khởi của Đức Thế Tôn và những gì liên hệ đến căn bản sơ khởi ấy. Thế Tôn đã làm cho chúng con được sự chưa từng có: thấy được mọi việc siêng khó của Đức Thế Tôn trong bao kiếp như cát sông Hằng, thấy rõ như mới xảy ra một thoáng trước đây. Do vậy mà chúng con vui mừng và được an ủi một cách sâu xa. Bạch Thế Tôn! Bản thể viên giác là trong sáng, vì sao lại có cái nhược điểm là làm cho chúng sinh mê loạn không thể nhập vào? Con thỉnh cầu Đức Thế Tôn dạy cho tất cả chúng con biết được thực chất việc ấy. Xin Thế Tôn tạo con mắt tương lai cho chúng con và cho cả những người sau này. Tác bạch rồi, Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng năm vóc gieo xuống đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể vì các vị Bồ-tát và những người thời kỳ cuối cùng, mà hỏi Như Lai về yếu tố tu chứng như vậy. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn nói: –Thiện nam! Vô thỉ đến giờ, chúng sinh vì tưởng lầm nên cố chấp nơi tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, nhận bốn khái niệm điên đảo này làm cái ngã thật của mình. Do đó mà tự nhiên sinh ra hai sự ghét bỏ và ưa thích. Vậy là điên đảo thêm điên đảo. Hai lớp điên đảo này hợp lực tạo ra nghiệp và đường đi của nghiệp, nghóa là có cái nghiệp điên đảo nên có cái thấy điên đảo là thấy luân hồi. Rồi chán bỏ luân hồi thì có cái thấy điên đảo khác là thấy Niết-bàn. Do vậy mà không thể nhập vào viên giác trong sáng. Chứ không phải viên giác kháng cự những người nhập vào. Vì có ai nhập vào thì cũng không phải do viên giác làm cho nhập vào. Thế nên dấy động nghó nhớ cùng với ngăn chận nghó nhớ đi đến sảng loạn, vì sao, vì có vô minh chủ động trong đó. Chúng sinh sinh ra là đã không có con mắt tuệ giác, thân thể và tâm trí toàn là vô minh: vô minh không chịu diệt trừ vô minh, cũng như có kẻ không chịu tự chặt thân mạng của mình. Do đó, phải hiểu thương yêu tự ngã ngã ghét, ưa ghét đó nuôi dưỡng vô minh, nên làm cho sự liên tục thì hợp với ngã ngã ưa, trái với ngã tìm cách chứng ngộ viên giác không thể thành tựu. Này thiện nam! Tướng ngã là tự biết về tự ngã. Ví dụ có kẻ cơ thể điều hòa thì như quên mình đi, nhưng chích đốt chút xíu là thấy có ngã liền. Vậy là chính tự biết mới hiện ra tự ngã. Thiện nam! Tự biết như vậy biết đến Niết-bàn đi nữa cũng là tướng ngã. Này thiện nam! Tướng nhân là tự hiểu về sự tự biết nói trên. Nhưng hiểu rằng tự biết mới có tự ngã, thì hiểu tự ngã ấy không đáng nhận; lại hiểu rằng tự ngã không đáng nhận, thì hiểu tự biết mới có tự ngã, sự tự biết ấy cũng không đáng nhận. Cái hiểu vượt hết những cái đã biết như vậy gọi là nhân tướng. Thiện nam! Cái hiểu ấy hiểu đến Niết-bàn của sự tự biết cũng là ngã tướng đi nữa, vẫn còn sự tự hiểu tinh tế để hiểu hết cái lý của sự tự biết, nên toàn là tướng nhân. Này thiện nam! Tướng chúng sinh là tự rõ cái mà sự tự biết và sự tự hiểu đều không thấu đến. Ví dụ có người nói tôi là chúng sinh, thì chúng sinh mà người này nói là không phải ngã không phải nhân: tôi là chúng sinh thì chúng sinh ấy không phải tự ngã của tôi, tôi là chúng sinh thì chúng sinh ấy không phải tự ngã của ai. Thiện nam! Tự biết cái ta là ngã tướng, tự hiểu sự tự biết ấy là nhân tướng, tướng ngã và tướng nhân không thấu mà vẫn tự rõ sự không thấy ấy, là tướng chúng sinh. Như thế nào, tướng thọ giả là tuệ giác trong sáng của chúng sinh, giác ngộ sự tự rõ cái không thấu nói trên. Tuệ giác còn tánh biến động như vậy thì giác ngộ tất cả mà không tự giác ngộ, tuệ giác ấy là tướng thọ giả. Thiện nam! Tuệ giác ấy cũng là một thứ bị bụi bặm làm cho nhơ bẩn, vì còn giác ngộ và còn những cái được giác ngộ thì vẫn thuộc lónh vực bụi bặm, tuệ giác ấy cũng phải lọc cho sạch. Nên, y như đun sôi để làm rã cả khối nước đá, thì không thể còn để chút ít nước đá nào trong khối nước đá ấy để biết khối nước đá ấy rã hết; nếu còn tự ngã để giác ngộ tự ngã tận diệt, thì cũng như còn để chút ít nước đá. Này thiện nam! Những người thời kỳ cuối cùng không thấu triệt bốn tướng, nên siêng khó tu tập mấy kiếp đi nữa, cũng chỉ là sự tạo tác chứ không thành sự chứng ngộ, vì thế mà gọi là thời kỳ cuối cùng của Phật pháp. Bởi lẽ họ nhận những sắc thái biến tướng của ngã làm Niết-bàn, họ cho sự tự biết tự hiểu những sắc thái ấy là tuệ giác, khác nào nhận giặc làm con, nên tài sản vàng ngọc không bao giờ tạo được. Yêu thích tự ngã mà yêu thích Niết-bàn, thì cho tạm dẹp yêu thích tự ngã đã là Niết-bàn; ghét bỏ tự ngã nên ghét bỏ sinh tử, đâu biết đó cũng là một cách yêu thích tự ngã và sự yêu thích này thật là gốc gác sinh tử, nên ghét bỏ sinh tử như vậy không gọi là giải thoát. Còn yêu thích Niết-bàn tại sao cũng không gọi là giải thoát? Thiện nam! Vì những người thời kỳ cuối cùng tu tập tuệ giác Bồ-đề mà cho cái biết chút ít của mình đã là trong sáng, thì thế là vẫn chưa loại hết gốc gác ngã tướng. Ai khen cái biết của họ thì họ mừng và thích hóa độ, ai chê cái biết của họ thì họ giận và muốn cự tuyệt. Như thế thì biết tướng ngã vẫn được giữ chặt, ẩn núp trong tạng thức và ngao du nơi các giác quan, chưa gián đoạn bao giờ. Những kẻ tu tập tuệ giác mà tướng ngã như vậy không trừ bỏ đi, thì không thể nhập vào viên giác trong sáng. Này thiện nam! Nếu biết tướng ngã là không thì không thấy ai là người chê ngã. Nếu thấy ngã thuyết pháp thì biết tướng ngã đang còn. Tướng nhân, tướng chúng sinh và tướng thọ giả cũng y như vậy. Thế nên, thiện nam! Những người thời kỳ cuối cùng thuyết về bệnh mà cho đó là pháp thì thật đáng thương và nỗ lực tinh tiến thì chỉ tăng thêm bệnh hoạn, không thể nhập vào viên giác trong sáng. Này thiện nam! Những người thời kỳ cuối cùng không thấu triệt bốn tướng, nên dẫu đem cái hiểu cái làm của Như Lai làm cái hiểu cái làm của mình mà không bao giờ thành tựu. Có kẻ chưa được tự cho đã được, chưa chứng tự cho đã chứng, thấy ai hơn lên thì lòng sinh ganh ghét, ấy là vì họ chưa loại trừ sự yêu thích tự ngã, nên không thể nhập vào viên giác trong sáng. Này thiện nam! Những người thời kỳ cuối cùng ước mong thành đạt tuệ giác, thì đừng cố cầu sự tỏ ngộ bằng cách chỉ tăng thêm đa văn để lớn thêm tướng ngã, mà phải siêng năng tinh tiến để loại trừ phiền não; phải dũng mãnh lớn lao để được cái chưa được, mất cái chưa mất; tham lam, sân hận, yêu thích, ngạo mạn, dua nịnh, ganh ghét, những thứ này đối cảnh không sinh ra nữa, bỉ, thử ân oán dứt bặt tất cả. Như Lai nói những người như vậy sẽ tuần tự thành đạt tuệ giác và tìm gặp thầy bạn tốt thì không gặp phải những kẻ kiến thức sai lầm. Tìm gặp thầy bạn tốt thì đừng thiên kiến mà sinh ra ghét bỏ hay ưa thích, bởi vì như thế thì không thể nhập vào biển cả viên giác trong sáng. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Tịnh Chư Nghiệp Chướng Ông nên biết rằng Chúng sinh giai do Cố chấp tự ngã, Vô thỉ đến giờ Luân hồi vô lối. Thế nên chưa trừ Bố tướng chấp ngã, Thì không thành đạt Tuệ giác viên giác. Tâm sinh ưa ghét Lòng còn cong queo, Nên có lắm kẻ Đâm ra bối rối, Không thể nhập vào Thành trì viên giác. Muốn về cho thấu Đất nước viên giác, Thì phải trừ khử Cả tham sân si, Và ghét sinh tử Hay ưa Niết-bàn, Cả hai sự ấy Không còn trong lòng, Thì mới tuần tự Thành đạt tuệ giác. Tự ngã tự thân Vốn không có thật, Thì ưa với ghét Có ra từ đâu? Những người như vầy Tìm thầy bạn tốt Thì không bao giờ Gặp phải tà kiến, Tìm mà thiên kiến Không thành gì cả. Lúc ấy, Bồ-tát Phổ Giác ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Thế Tôn đã chỉ dạy một cách thích thú về bệnh hoạn của Thiền quán, làm cho đại chúng này được sự chưa từng có, tâm ý thư thái và ổn định lớn lao. Bạch Thế Tôn! Những người thời kỳ cuối cùng cách thời đại của Thế Tôn quá xa, Hiền thánh ẩn giấu, lý thuyết sai lầm bùng cháy thêm lên; để làm cho những người mù mờ trong thời kỳ ấy khỏi sa vào lý thuyết sai lầm, con xin Thế Tôn dạy cho họ biết nên tìm người nào? Nên cứ pháp nào? Nên làm việc gì? Nên trừ bệnh gì? Nên phát tâm nào? Tác bạch rồi, Bồ-tát Phổ Giác năm vóc gieo xuống đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Phổ Giác: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể hỏi Như Lai về sự tu hành như vậy, khiến cho những người thời kỳ cuối cùng con mắt tuệ giác không còn e sợ, làm cho họ thành được tuệ giác của các vị Thánh giả. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Phổ Giác vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn nói: –Thiện nam! Người thời kỳ cuối cùng, khi sắp phát tâm vó đại và tìm thầy bạn tốt để tu hành, thì nên tìm người thấy biết chính xác: lòng không sống theo khuôn khổ phàm phu, không vướng vào lónh vực Nhị thừa, biểu hiện bụi bặm mà tâm thường trong sáng, biểu hiện tội lỗi mà tán dương phạm hạnh, không làm cho người sống không giới luật. Tìm được người như vậy thì được tuệ giác Vô thượng. Người thời kỳ cuối cùng gặp người như vậy thì nên phụng sự đến tánh mạng cũng không tiếc. Người thầy bạn tốt này đi, đứng, nằm, ngồi luôn luôn trong sáng thì nên kính trọng, giả sử biểu hiện tội lỗi thì đừng khinh thường, huống chi chỉ quan tâm đến của cải thân thuộc. Thiện nam nào không có ý xấu đối với thầy bạn tốt thì có năng lực thành đạt trọn vẹn tuệ giác chính xác, bông hoa tâm trí phát sáng, chiếu soi tất cả. Này thiện nam! Hãy y cứ vào pháp của thầy bạn tốt, cái pháp phải tách rời bốn thứ bệnh. 1. Bệnh làm, là nếu ai nói tôi chủ tâm làm mọi việc để cầu viên giác; nhưng viên giác không phải làm như thế mà được, nên nói như thế là bệnh đó. 2. Bệnh buông, là nếu ai nói tôi không loại sinh tử không cầu Niết-bàn, đối với Niết-bàn và sinh tử tôi không có ý niệm phát động hay hủy diệt, tôi buông thả tất cả, mặc kệ các pháp để cầu viên giác; nhưng viên giác không phải buông như thế mà có, nên nói như thế là bệnh đó. 3. Bệnh ngưng, là nếu ai nói tôi ngừng mọi ý niệm, nắm lấy vắng lặng của toàn bộ các pháp để cầu viên giác; nhưng viên giác không phải ngừng như thế mà hợp, nên nói như thế là bệnh đó. 4. Bệnh dứt, là nếu ai nói tôi dứt bỏ phiền não, không cả thân tâm, huống chi những thứ căn cảnh huyễn ảo, tôi dứt bặt hết thảy để cầu viên giác; nhưng viên giác không phải dứt như thế mà chứng, nên nói như thế là bệnh đó. Pháp của ai tách rời bốn bệnh như vậy thì biết pháp ấy trong sáng. Và xét như vậy là xét chính xác, xét khác đi là xét sai lầm. Này thiện nam! Những người thời kỳ cuối cùng muốn tu hành thì phải suốt đời phụng sự thầy bạn tốt có cái pháp tách rời cả bốn bệnh như vậy. Thầy bạn tốt muốn thân gần thì đừng khinh lờn, muốn rời xa thì đừng oán hận. Trước cảnh nghịch hay cảnh thuận lòng như không gian, với thân thể và tâm trí biết toàn không thật, coi tất cả chúng sinh đồng bản thể với mình. Làm như vậy mới mong nhập vào viên giác. Này thiện nam! Những người thời kỳ cuối cùng không thành đạt tuệ giác là vì chưa loại bỏ những hạt giống ghét ưa đối với bản thân cũng như đối với người khác, đã có từ vô thỉ. Ai nhìn kẻ thù như nhìn cha mẹ, lòng không bỉ, thử, thì trừ khử được mọi thứ bệnh hoạn trong sự tu hành. Những sự ghét ưa đối với các pháp cũng phải trừ khử như vậy. Này thiện nam! Những người thời kỳ cuối cùng muốn cầu viên giác thì phải phát tâm, bằng cách nói như vầy: Cùng tận không gian, bao nhiêu chúng sinh trong đó, con nguyện làm cho họ nhập được viên giác; trong viên giác, con không chấp có người chứng ngộ, con nguyện loại trừ mọi sắc thái nơi tướng ngã, tướng nhân. Phát tâm như vậy thì không rơi vào kiến thức sai lầm. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Phổ Giác nên biết, Những người sau này Cầu thầy bạn tốt Phải cầu những người Thấy biết chính xác Tâm vượt Nhị thừa. Đối với pháp tu Phải loại bốn bệnh Bệnh làm bệnh ngưng Bệnh buông bệnh dứt. Và thầy bạn tốt Thân, mình đừng kiêu Sơ, mình không hận, Và nhìn mọi sự Của thầy bạn tốt Lòng thấy hiếm có; Có thầy bạn tốt Như Phật xuất hiện. Không phạm những gì Trái với uy nghi, Gốc rễ giới luật Vónh viễn trong sáng. Nguyện độ chúng sinh Nhập vào viên giác, Không có ngã tướng Nhân tướng cũng không, Y cứ tuệ giác Chính xác như vậy Thì vượt qua được Mọi thứ tà kiến: Tuệ giác chính xác Thì nhập Niết-bàn. Lúc ấy, Bồ-tát Viên Giác ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Thế Tôn đã dạy cho chúng con một cách rộng rãi về những phương tiện của viên giác trong sáng, làm cho những người thời kỳ cuối cùng được lợi ích tăng thêm một cách lớn lao. Bạch Thế Tôn! Hiện tại chúng con đã được tỏ ngộ, nhưng Ngài diệt độ rồi, thời kỳ cuối cùng, những người chưa được tỏ ngộ thì họ nên thiết lập đạo tràng an cư như thế nào để tu tập viên giác? Cách đầu tiên tu ba mặt thiền quán trong sáng của viên giác là gì? Con thỉnh cầu Thế Tôn, với lòng thương cao cả, chỉ dạy những điều ấy, ban cho đại chúng này và người sau này, sự ích lợi lớn lao. Tác bạch rồi, Bồ-tát Viên Giác năm vóc gieo xuống đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Viên Giác: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể hỏi Như Lai về phương tiện như vậy của viên giác, cống hiến ích lợi lớn lao cho bao chúng sinh. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Viên Giác vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn nói: –Thiện nam! Hoặc thời kỳ Như Lai đang còn ở đời, hoặc thời kỳ Như Lai đã diệt độ, hoặc thời kỳ cuối cùng của Phật pháp, tất cả mọi người ai có chủng tánh Đại thừa, tin và muốn tu viên giác vó đại của Như Lai chứng ngộ, mà ở nơi tự viện, nếu có việc phải lo cho Tăng chúng và tín đồ, thì tùy khả năng của mình, hãy tư duy thiền quán theo những cách thức Như Lai đã chỉ ở trước. Nếu không có việc gì, thì thiết lập đạo tràng mà an cư, với ba kỳ hạn: kỳ hạn dài một trăm hai mươi ngày, kỳ hạn vừa một trăm ngày, kỳ hạn ngắn tám mươi ngày. Bằng cách nếu Như Lai đang ở đời thì hãy suy nghó chính xác đến Như Lai, nếu Như Lai đã diệt độ thì treo cờ, chưng hoa, thiết trí hình tượng của Như Lai, chủ tâm nơi hình tượng ấy, mắt nhìn cho rõ rồi nhắm lại tưởng tượng hình tượng ấy, tâm trí nghó nhớ chính xác đến Như Lai, như thế thì cũng như ngày Như Lai còn ở đời. Trải qua ba tuần bảy ngày, kính lạy hồng danh Phật-đà mười phương, tha thiết sám hối, cảm được hiện tượng tốt thì tâm trí thư thái. Qua ba tuần bảy ngày này rồi, vẫn một mạch tập trung tư duy để tu tập những cách đầu tiên của ba thiền quán. Nếu kỳ hạn như trên mà gặp đầu hạ ba tháng an cư, thì phải làm theo sự an cư trong sáng của Bồ-tát, bằng cách trong tâm tách rời Thanh văn, không dựa đồng chúng. Đến ngày an cư thì đối trước hình tượng Như Lai mà tác bạch như vầy: Nay con là Tỳ-kheo, hay Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, có tên như vậy, nguyện nương Bồ-tát thừa mà tu tịch diệt hạnh, để được đồng nhập thật tướng trong sáng. Vì bản thể Niết-bàn không tùy thuộc đâu cả, nên con nguyện lấy viên giác vó đại làm chốn tự viện, cả thân thể lẫn tâm trí đều an cư trong viên giác bình đẳng ấy. Con kính xin không nương tựa các Thanh văn, chỉ nương tựa chư Thế Tôn và Đại só để an cư ba tháng và vì lý do to lớn là tu tập viên giác vô thượng như các vị Bồ-tát đang tu, nên con không tùy thuộc đồng chúng. Này thiện nam! Như thế đó là thiết lập đạo tràng mà an cư và mỗi năm hết một trong ba kỳ hạn rồi, đi lại tùy ý. Này thiện nam! Những người thời kỳ cuối cùng đi theo đường đi của Bồ-tát, bước vào một trong ba kỳ hạn an cư, thì hiện tượng nào không phải cái họ đã nghe, họ tuyệt đối không nên chấp nhận. Này thiện nam! Ai tu cực tónh Xa-ma-tha, trước hết nắm sự tónh lặng, bằng cách không nổi dậy mọi sự nghó nhớ, thì tónh cực là giác phát. Trạng thái tónh đầu tiên này phát triển từ một bản thân đến một thế giới, thì trạng thái giác cũng phát triển như vậy. Trạng thái giác cùng khắp một thế giới, thì trong thế giới ấy một chúng sinh nào nổi lên một ý niệm gì cũng biết được cả. Trạng thái tónh và giác cùng khắp trăm hay ngàn thế giới thì cũng y như vậy. Thế nhưng hiện tượng nào không phải cái họ đã nghe, họ tuyệt đối không nên chấp nhận. Này thiện nam! Ai tu cực động Tam-ma-bát-đề, trước hết tưởng nhớ mười phương Như Lai và Đại só, y theo những môn Tổng trì của chư vị đã tuần tự tu tập về tinh tấn, khổ hạnh và thiền quán, mà phát nguyện cao cả, thì tự huân tập thành cá tánh của mình…. Thế nhưng hiện tượng nào không phải cái họ đã nghe, họ tuyệt đối không nên chấp nhận. Thiện nam! Ai tu cực thuần Thiền-na, trước hết nắm lấy sự đếm kể, bằng cách trong tâm tự biết rõ số lượng của ý nghó phát sinh, tồn tại và diệt mất. Cứ như vậy, mọi cử động đi, đứng, nằm, ngồi đều biết rành rẽ số lượng của ý nghó, không một ý nghó nào không biết. Rồi tuần tự bước tới, cho đến lúc biết được cả một giọt mưa trong trăm ngàn thế giới mà y như nhìn thấy đồ dùng trước mắt. Thế nhưng hiện tượng nào không phải cái họ đã nghe, họ tuyệt đối không nên chấp nhận. Như thế đó là những cách đầu tiên của ba thiền quán. Ai tu khắp cả ba thiền quán ấy một cách siêng năng tinh tấn, thì đối với người ấy Như Lai xuất thế. Trong thời kỳ cuối cùng, những người trình độ chậm chạp, muốn cầu tuệ giác mà không thành đạt, ấy là vì nghiệp cũ gây ra chướng ngại. Họ phải siêng năng sám hối, phải luôn luôn hy vọng và trước đó phải đoạn tuyệt những sự ghét bỏ, yêu thích, ganh ghét, dua nịnh và luyện tập tâm lý thắng thượng. Rồi trong ba thiền quán, tùy khả năng mà tu lấy một. Một thiền quán ấy không thành thì tu thiền quán khác. Quyết ý không buông không bỏ, tuần tự mà cầu chứng ngộ. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Viên Giác nên biết, Chúng sinh muốn cầu Tuệ giác Vô thượng, Trước hết họ phải Ấn định lấy một Trong ba kỳ hạn. Rồi trong ba tuần Đầu mỗi kỳ hạn, Họ phải sám hối Nghiệp chướng lâu đời; Sau đó tư duy Thiền quán chính xác (Mà hiện tượng nào Không phải đã nghe, Thì họ tuyệt đối Không nên chấp nhận): Thiền quán cực tónh Tónh lặng hết mức, Thiền quán cực động Tưởng nhớ chính xác, Thiền quán cực thuần Đếm kể rõ ràng. Đó, cách đầu tiên Của ba thiền quán; Siêng tu tập cả Như Phật xuất hiện. Trình độ chậm chạp Tu tập không thành, Thì phải siêng khó Sám hối tội chướng; Tội chướng tan biến Cảnh Phật hiện ra. Lúc ấy, Bồ-tát Hiền Thiện Thủ ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi quỳ thẳng, chắp tay tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Lòng thương cao cả! Thế Tôn đã khai thị một cách rộng rãi như trên, cho chúng con và những người thời kỳ cuối cùng, về những sự ngoài tầm tư duy và thảo luận. Bạch Thế Tôn! Kinh pháp Đại thừa này nên mệnh danh là gì? Nên phụng trì cách nào? Ai tu tập thì được công đức gì? Chúng con hộ trì cách nào cho những người phụng trì kinh này? Kinh này đi đến đâu? Tác bạch rồi, Bồ-tát Hiền Thiện Thủ năm vóc gieo xuống đất kính lạy Đức Thế Tôn. Bồ-tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Hiền Thiện Thủ: –Lành thay! Thiện nam! Ông có thể vì các vị Bồ-tát và những người sau này mà hỏi Như Lai về danh hiệu, công đức và những gì liên hệ đến kinh pháp như thế này. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ nói cho. Bồ-tát Hiền Thiện Thủ vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe. Đức Thế Tôn nói: –Thiện nam! Kinh này được trăm ngàn vạn ức hằng sa Phật-đà tuyên thuyết, được Phật-đà quá khứ, hiện tại và vị lai hộ trì, được Bồ-tát mười phương quy y, vì là con mắt trong sáng của cả mười hai loại khế kinh. Kinh này gọi là kinh nói về Tổng Trì Viên Giác, thuộc loại cực kỳ cao rộng; cũng gọi là kinh Nói Về Nghóa Lý Cứu Cánh Của Khế Kinh; kinh Nói Về Chánh Định Chúa Tể Bí Mật; kinh Nói Về Cảnh Giới Quyết Định Của Như Lai; kinh Nói Về Đặc Tánh Và Sắc Thái Của Như Lai Tạng. Các ông hãy nhớ như vậy. Này thiện nam! Kinh này chỉ nói cảnh giới của Như Lai, chỉ Như Lai mới nói cùng tận. Các vị Bồ-tát và những người thời kỳ cuối cùng, y cứ kinh này mà tu hành thì tuần tự bước tới, đến tận địa vị Phật-đà. Này thiện nam! Kinh này là Đại thừa Đốn giáo, nên chúng sinh đốn cơ thì tỏ ngộ do kinh này. Nhưng kinh này cũng bao gồm các loại tiệm cơ. Bể cả thì đâu có kén sông bé, muỗi mòng hay Tu-la, loài nào uống nước biển cả cũng no đủ hết thảy. Này thiện nam! Giả sử có ai đem bảy thứ quý báu chất đầy cả đại thiên thế giới mà bố thí, cũng không bằng có người nghe danh hiệu hay một câu một nghóa của kinh này. Lại giả sử có ai giáo hóa một trăm hằng sa chúng sinh được tuệ giác La-hán, cũng không bằng có người tuyên thuyết kinh này bằng cách phân tích nửa bài kệ. Này thiện nam! Ai nghe danh hiệu kinh này mà thôi, mà tin một cách không còn bị mê hoặc, thì ông phải biết người ấy không phải chỉ gieo trồng phước đức và tuệ giác nơi một vài Đức Phật, mà đã gieo trồng những căn lành như vậy và đã nghe kinh này, nơi hằng sa Phật-đà. Thiện nam! Các ông nên hộ trì người ấy, đừng để ma vương và ngoại đạo quấy rối thân thể và tâm trí của họ, làm cho họ lùi bước, khuất phục. Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghóa đã nói, nên nói kệ sau đây: Hiền Thiện Thủ này, Ông nên nhận thức Kinh này là do Chư Phật tuyên thuyết, Và do Như Lai Cùng chư Như Lai Trân trọng giữ gìn, Vì là con mắt Của mười hai loại Khế kinh của Phật. Kinh này tên là Tổng Trì Viên Giác, Thuộc về thể loại Pháp đại Phương quảng, Nói về cảnh giới Của chư Như Lai. Những ai tu hành Y theo kinh này Thì tăng tiến lên Đến địa vị Phật, Y như đại dương Nạp hết sông ngòi, Ai uống nước ấy Cũng sung mãn cả. Giả sử bố thí Bảy thứ quý báu Nhiều bằng cái lượng Đại thiên thế giới, Cũng không bằng phước Được nghe kinh này. Và nếu giáo hóa Hằng sa chúng sinh Đều thực hiện được Tuệ giác La-hán, Cũng không bằng phước Nói nửa bài kệ. Trong thì vị lai Các người hãy giữ Cho người tuyên thuyết Duy trì kinh này, Đừng để cho họ Phải bị thoái thất. Bấy giờ, trong đại hội có tám mươi ngàn Kim cang lực só, đứng đầu do Kim cang lực só Hỏa Thủ, Kim cang lực só Tồi Toái, Kim cang lực só Ni-lam-bà. Các Kim cang lực só đứng đầu này, cùng thuộc hạ của họ, tức thì từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Thời kỳ cuối cùng sau này, có ai phụng trì được kinh pháp Đại thừa quyết định như thế này, thì chúng con nguyện giữ người ấy như giữ con mắt của mình. Những chỗ người ấy thiết lập đạo tràng thì chúng con tự thống suất bộ hạ sớm tối giữ gìn, không để họ bị thoái chuyển. Chỗ họ cư trú thì không bao giờ bị tai nạn và mọi sự chướng ngại khác, những loại bệnh truyền nhiễm cũng tan biến, tài vật phong phú, sung túc, không bao giờ thiếu thốn gì cả. Cũng vào lúc Đại phạm Thiên vương và hai mươi tám vị Thiên vương khác; chúa tể Tu-di sơn là Đế Thích Thiên vương, cùng bốn vị Thiên vương hộ vệ thế giới loài người, cũng tức thì từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng nguyện hộ trì cho những người phụng trì kinh này, làm cho họ luôn luôn yên ổn, không thoái chuyển tâm trí. Lại có Đại lực quỷ vương tên Cát-bàn-trà cùng với mười vạn Quỷ vương, cũng tức thì từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân Đức Thế Tôn, theo chiều bên phải đi quanh ba vòng, rồi tác bạch: –Bạch Thế Tôn! Chúng con nguyện hộ trì những người phụng trì kinh này, sớm tối hầu hạ gìn giữ, làm cho những người ấy không thoái chí, khuất phục. Những người ấy ở đâu thì trong chu vi một do-tuần của chỗ ấy, nếu có quỷ thần độc ác xâm phạm, chúng con sẽ làm cho họ nát như vi trần. Khi Đức Thế Tôn nói kinh này xong các Bồ-tát, tám bộ chúng Thiên, Long mà trong đó có Đế Thích Thiên vương và Đại phạm Thiên vương, cùng tùy thuộc của họ, toàn thể đại hội nghe những điều tuyên thuyết của Đức Thế Tôn, ai cũng rất hoan hỷ, tín thọ và phụng hành. <卷 id="109368873">