<經 id="n828">KINH VÔ TỰ BẢO kHIẾP Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam tạng Pháp sư Bồ-đề-lưu-chi, người nước Thiên Trúc. Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Thế Tôn đang ở trong núi Kỳ-xà-quật, thuộc thành lớn Vương xá. Bấy giờ, có vô lượng trăm ngàn vạn ức Bồ-tát vây quanh Như Lai, tất cả đều là bậc Đại trí, phương tiện quyền xảo, dũng mãnh tinh tấn, pháp môn Vô tự thông đạt hoàn hảo, khéo léo làm thanh tịnh thị xứ, phi xứ; biết hổ thẹn, giải thoát mọi sự che lấp ràng buộc, điều phục các căn bằng ngà Từ bi. Đem ngà hổ thẹn thương nhớ đến chúng sinh, đắc đại Tam-muội, lấy trí tuệ làm đầu, tôn kính trí tuệ như đảo báu, có kho tàng châu báu lớn, tất cả đều biết hoàn hảo về pháp lành và không lành, hiểu rõ việc ba đời, tất cả đều thành tựu biện tài Vô tự, khéo đạt đến Nhị không, được địa vị thắng diệu. Học hiểu các nghóa lý, thông đạt thật tế, mạnh mẽ vô biên, không chỗ dính mắc, đều thông đạt tự tánh thượng pháp, suy nghó hoàn hảo về hai pháp môn thật và không thật. Sinh bằng thai tạng, vónh viễn thoát ly sinh tử, hiểu hoàn hảo pháp bí mật, rõ biết các tướng. Giúp đỡ các nước, được danh xưng lớn, tiếng tăm vang rộng, đắc vô ngôn tạng, ngủ nghỉ luôn luôn được an ổn, ban phát làm cho tất cả đều được an vui. Ai nghe danh tánh thì rời khỏi ba cõi, có thể cứu chúng sinh đang ở ba cõi, hiểu rõ hoàn hảo về chân như, biểu thị hạnh Phổ Hiền, biến thân cùng khắp, các căn trong sạch, hiểu rõ và thông đạt thân mình, thân người, đều thành tựu được trí tuệ sáng suốt. Đó là Bồ-tát Thắng Hưởng, Bồ-tát Pháp Hưởng, Bồ-tát Thắng Chư Phần, Bồ-tát Pháp Nhãn, Bồ-tát Thiên Tướng, Bồ-tát Biện Tụ, Bồ-tát Thắng Tư Duy, Bồ-tát Trì Địa, Bồ-tát Trì Địa Tế, Bồ-tát Thâm Nhập Địa Tế Hưởng, Bồ-tát Địa Hưởng, Bồ-tát Cụ Biện, Bồ-tát Thượng Tích, Bồ-tát Hoa Mục, Bồ-tát Ưu-bát-la-mục, Bồ-tát Đảnh Kế, Bồ-tát Văn-thù Hưởng. Nhiều Đại Bồ-tát như vậy, không thể tính kể đều là đồng tử từ phương khác đến không thể quán sát hết, vì có tới hằng hà sa các thế giới đến tập hợp. Tất cả đều an trú lãnh thọ Pháp vương, chức vị thái tử. Ở chỗ Bồ-tát Thắng Tư Duy, có vô lượng Thích, Phạm vây quanh. Ở chỗ Bồ-tát Phổ Hiền, Hư Không Tạng với bốn đại thần vương và vô lượng Chuyển luân thánh vương vây quanh. Ở chỗ Bồ-tát Đắc Đại Thế Chí, Quán Thế Tự Tại có vô lượng Phạm chúng vây quanh. Ở chỗ Bồ-tát Bất Không Kiến, có nhiều vô lượng Tỳ-sa-môn vương vây quanh. Ở chỗ Bồ-tát Tinh Tú Vương, có vô lượng tinh tú và các vị bảo vệ đời khác vây quanh. Lại có cả Bồ-tát Phá Nghi, Bồ-tát Diệt Nhất Thiết Chướng, tự thân hiện ra thân Như Lai, vây quanh vô lượng chư Phật. Cùng với Xa-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, Đại Ca-diếp, tất cả đều là đại A-la-hán. Ở chỗ Bồ-tát Chân Luyện, Bồ-tát Thắng Tư Duy, có vô lượng Thiên nữ vây quanh. Ở chỗ Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Dược Thượng, có vô lượng quyến thuộc vây quanh. Trong khắp mười phương hằng hà sa thế giới, có cả mặt trăng mặt trời, những kẻ nương nhờ vào oai đức của mình, sinh lòng ngã mạn. Tất cả đều đến chỗ Phật. Đến chỗ Phật rồi, đứng sang một bên, ở trước Như Lai, liền tự thấy thân mình, như không có ánh sáng, giống như màu đen ở gần bên vàng Diêm-phù-na-đề vậy. Các mặt trăng, mặt trời này, ở trước Như Lai cũng như vậy, không tự lộ rõ ánh sáng của mình. Không còn lòng dạ đứng vững cũng không muốn nói, không có oai đức, không thể hiện rõ; ngoài ra còn có Na-la-diên vây quanh nữa. Đại thần, Rồng thần, Đắc-xoa-ca-a-na-bà-đạt-đa các vua rồng lớn có vô lượng loài rồng vây quanh. Thiện Âm Càn-thát-bà vương cũng có vô lượng ức Càn-thát-bà vây quanh. Vô Yểm Túc Ca-lầu-la vương, cũng có bảy ức Ca-lầu-la vây quanh, tất cả đều đến chỗ Phật. Bấy giờ, tam thiên đại thiên thế giới, các Bồ-tát ở trong hằng hà sa thế giới. Các vị ở các cõi ấy đều cung thỉnh Đức Phật. Thỉnh Phật rồi, bốn chúng vây quanh cùng đến cõi Ta-bà. Đem phẩm vật xuất thế gian, đến chỗ Phật, cúng dường. Các vị Bồ-tát cúng dường Phật rồi, mỗi vị tự ngồi trên tòa hoa sen. Bấy giờ, có Đại Bồ-tát, tên là Thắng Tư Duy, đến chỗ Phật, bạch: –Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn cho phép và lắng nghe con, con mới dám hỏi Như Lai hai điều. Phật bảo Bồ-tát Thắng Tư Duy: –Ta lắng nghe đây, ông cứ tùy ý hỏi; Như Lai đã vì tất cả chúng sinh, nên thành đạo ở đây; chính vì các vị, các đại long tượng, mà Ta xuất hiện ở đây. Bồ-tát Thắng Tư Duy bạch Phật: –Bạch Thế Tôn! Có một loại pháp gì mà Bồ-tát nên diệt trừ? Có một loại pháp gì là sự chứng ngộ của Như Lai? Thế Tôn khen ngợi Đại Bồ-tát Thắng Tư Duy: –Lành thay, lành thay! Phạm thiên! Ông đã thuần thục vô lượng căn lành, nhờ chư Phật giúp đỡ nên hỏi được nghóa này. Thiện nam! Nay ông lắng nghe và khéo suy nghó. Ta sẽ vì ông mà nói. Bồ-tát Thắng Tư Duy, đảnh lễ sát chân Như Lai chờ nhận sự chỉ dạy. Phật nói: –Thiện nam! Có một loại pháp, Bồ-tát nên diệt trừ. Đó là pháp tham. Thiện nam! Đấy là một pháp, phải nên diệt trừ vónh viễn. Thiện nam! Lại có một pháp, Bồ-tát nên diệt trừ, đó là pháp sân. Thiện nam! Đấy là một pháp, phải nên diệt trừ vónh viễn. Thiện nam! Lại có một pháp, Bồ-tát nên diệt trừ, đó là pháp si. Thiện nam! Đấy là một pháp, phải nên diệt trừ vónh viễn. Thiện nam! Lại có một pháp, Bồ-tát nên diệt trừ, đó là ngã kiến. Thiện nam! Đấy là một pháp, phải nên diệt trừ vónh viễn. Thiện nam! Lại có một pháp, Bồ-tát nên diệt trừ, đó là lười biếng. Thiện nam! Đó là một pháp, phải nên diệt trừ vónh viễn. Thiện nam! Lại có một pháp, Bồ-tát nên diệt trừ, đó là chỉ ưa ngủ nghỉ. Thiện nam! Đấy là một pháp, phải nên diệt trừ vónh viễn. Thiện nam! Lại có một pháp, Bồ-tát nên diệt trừ, đó là tham ái. Thiện nam! Đó là một pháp, phải nên diệt trừ vónh viễn. Thiện nam! Bồ-tát lại phải diệt trừ một pháp, đó là vô minh. Thiện nam! Đấy là một pháp, phải nên diệt trừ vónh viễn. Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật: –Bạch Thế Tôn! Một pháp gì mà các Bồ-tát ngày đêm thường đề phòng bảo vệ? Thế Tôn bảo Bồ-tát Thắng Tư Duy: –Này thiện nam! Điều gì mà Bồ-tát không muốn đến với mình chớ nên bảo người khác làm. Thiện nam! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, bảo vệ giữ gìn, pháp này thì thiện nam, thiện nữ kia coi như đã bảo vệ, giữ gìn tất cả giới tạng của Như Lai. Vì sao? Thiện nam! Vì có yêu mến thân mạng mình, thì không sát sinh; có tiếc mến tài sản mình, thì mới không trộm cướp; có yêu thương vợ mình, thì không xâm hại đến vợ người. Thiện nam! Các chúng sinh này, phát tâm như vầy: “Ta kính thuận chánh pháp của Như Lai”. Thiện nam kia, luôn siêng năng để tâm đề phòng và bảo vệ pháp này. Nghóa này thế nào? Thiện nam, nếu có thiện nam, thiện nữ nào, muốn cầu đại Bồ-đề Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức là người ấy đã cầu sự an vui, chớ không cầu sự khổ não nơi thân. Ở thế gian, chỉ có vui, người phải hưởng thọ niềm vui. Chính là nghóa này. Ta đã nói: “Các vị nên biết, điều không muốn đến với mình, chớ nên đem đến cho người khác”. Thiện nam! Đấy là một pháp, Bồ-tát ngày đêm phải luôn bảo vệ điều đó. Này thiện nam! Theo chỗ ông hỏi, một pháp gì là sự chứng ngộ của Như Lai? Thiện nam! Không có một pháp gì là sự giác ngộ của Như Lai. Thiện nam! Đối với pháp không ngộ, thì Như Lai ngộ. Thiện nam! Tất cả pháp không sinh thì Như Lai chứng ngộ. Tất cả pháp không diệt thì Như Lai chứng ngộ. Lại nữa, thiện nam! Pháp tánh xa lìa hai bên, thì Như Lai chứng ngộ, tất cả pháp không thật thì Như Lai chứng ngộ. Thiện nam! Như Lai khéo nói về nhân duyên nghiệp báo. Như Lai khéo chứng nhân duyên nghiệp báo. Sự trói buộc của tất cả pháp nhân duyên thì Như Lai chứng ngộ. Thiện nam! Nhân duyên ấy giống như ánh chớp mà Như Lai chứng ngộ, thì xa lìa nhân, xa lìa duyên. Như Lai nói là không có nghiệp báo, đã được thọ ký để thành Chánh giác. Tất cả pháp sâu rộng trang nghiêm. Đây là sự thuyết pháp của Như Lai. Này thiện nam! Dùng nghóa gì, để giảng nói về sự trang nghiêm sâu rộng. Trí tuệ có được của thế gian và xuất thế gian từ đâu sinh? Khi trí tuệ đó, dùng chân thật xem xét kỹ, để thấy đúng đắn Bát-nhã ba-la-mật là sâu dày, thì bấy giờ, pháp ấy, được gọi là tạng. Này thiện nam! Ta cũng lại nói: Tất cả pháp như huyễn như ánh lửa. Sự giác ngộ của Phật, Pháp của tánh tướng là một vị giải thoát. Sự giác ngộ của Phật, cái có được tánh tướng là một vị giải thoát. Tất cả đó là pháp sâu rộng trang nghiêm. Này thiện nam! Nếu thiện nam, thiện nữ nào lại có một pháp là sự giác ngộ của Phật, thì thiện nam! Đó là các pháp không đi, không đến, không nhân, không duyên, không sinh, không diệt, không suy nghó cái chẳng suy nghó, không thêm, không bớt. Này thiện nam! Nếu pháp rốt ráo, thì pháp tánh của tự tánh, chẳng phải là tự tánh. Pháp thí dụ, không thể nói. Nếu dùng danh tự, cũng không thể nói. Đấy là một pháp mà Như Lai đã giác ngộ. Khi Phật nói pháp môn Quảng nghiêm thượng vương vô tự bảo khiếp quang nghiêm này, có sự chứng đắc an trụ nơi Địa thứ mười của Bồ-tát, nhiều như số vi trần, mắt thường cũng không thể thấy hết. Các chúng như vậy, đều được tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các chúng sinh như vậy, đều chứng quả A-la-hán. Lại hơn số chúng sinh này, xả bỏ khổ địa ngục, sinh vào trong cõi trời. Vô lượng chư vị Bồ-tát hiện có mặt, chứng trăm ngàn vạn các pháp môn Tam-muội. Huống chi nói nhiều mà không được lợi ích. Bấy giờ, Phật bảo La-hầu-la: –Thầy có thể nhận giữ gìn nghóa chánh pháp này, mà ta đã nói không? Khi Phật nói lời này, do thần lực của Phật, làm cho chín ức Bồ-tát trong hằng hà sa thế giới, từ chỗ ngồi, đứng dậy, bạch với Phật: –Bạch Thế Tôn! Chúng con đều có thể nhận giữ gìn pháp môn này. Ngay trong thế giới Ta-bà này, trong thế giới vị lai cũng sẽ vì các chúng sinh mà lưu truyền không dứt, để biết đó là Bồ-tát, là người trí tuệ tài năng. Bấy giờ, bốn Đại thần vương bạch Phật: –Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng có thể nhận giữ gìn pháp nghóa Như Lai đã nói, khiến cho điều mong cầu của Bồ-tát đó được đầy đủ, ở trong đấy là bậc trí tuệ tài năng. Khi ấy, Thế Tôn xem xét tất cả chúng sinh ở cùng khắp, rồi nói như vầy: –Thiện nam! Ta chẳng phải chỉ tu chút đỉnh căn lành mà thành Chánh giác. Các chúng sinh kia nếu có thể nghe chánh pháp này, cũng chẳng phải chỉ tu chút ít căn lành. Mà phải nên nhận giữ gìn pháp môn Quảng bác nghiêm thượng vương vô tự bảo khiếp. Nếu ai nghe kinh này, thì người ấy đã cung kính, tôn trọng, ca ngợi ta rồi. Thiện nam! Thiện nam, thiện nữ này, hai vai gánh vác Bồ-đề, người ấy sẽ được biện tài không dứt, khéo được trong sạch các cảnh giới Phật. Khi chết sẽ được thấy Phật A-di-đà, đại chúng Thanh văn, Bồ-tát vây quanh, hiện ở trước người đó, cũng thấy thân ta ở trong núi Kỳ-xà-quật và thấy chúng Bồ-tát này. Thiện nam! Thiện nam, thiện nữ đó sẽ tự mình chứng đắc đại pháp bảo tạng, không thể dứt tận, được Túc mạng trí không sinh vào đường ác. Này thiện nam! Nay ta nói điều chưa từng có trên thế gian, là pháp môn khó tin này. Thiện nam! Nếu thiện nam, thiện nữ nào, giả sử có phạm tội nghịch, thì nên đọc tụng, nhận giữ gìn pháp môn cao cả này một cách hoàn hảo. Hoặc tự viết chép hoặc khuyên bảo người viết chép. Tự mình đọc tụng, khuyên người đọc tụng. Tự mình nhận giữ, khuyên người nhận giữ. Thiện nam! Ta nói người này sẽ không còn thấy đường ác nữa, được tất cả chư Phật thọ ký. Các Bồ-tát kia đều đắc năm nhãn, các căn đầy đủ, được tất cả chư Phật nhớ nghó bảo vệ, được tất cả Bồ-tát thu nhận. Làm cho diệt trừ được vô lượng phiền não, nghiệp chướng, liền được trong sạch. Thiện nam! Những lời nói pháp của ta, là sự nói pháp sau cùng. Từ khi ta đắc đạo thành Chánh giác đến nay chưa nói lời này. Phật thuyết kinh này rồi, Bồ-tát Thắng Tư Duy và các Đại Bồ-tát, vua Đế Thích, các trời và bốn Đại thiên vương, Người, Trời, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Càn-thát-bà, tất cả thế gian, nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng. <卷 id="109368841">