<經 id="n760">KINH DUY NHẬT TẠP NAN Hán dịch: Đời Đông Ngô, Ưu-bà-tắc Chi Khiêm, người nước Nguyệt Chi. Ban đầu thọ đạo Giá-lợi. Bồ-tát Giá-lợi là thọ hành chuyển dần đến A-duy-việt-trí. A-duy-việt-trí là tâm không thoái chuyển. Thứ đến Bồ-tát Bồ-di, là Bồ-tát Phi-hành, tiếp theo là Bồ-tát tác Phật, còn gọi là Độ só. Độ só cũng gọi là Đạo nhân. Người sống hạnh Bồ-tát vượt khỏi mười hai môn, đoạn ba đường ác, sinh vào cõi Phật trong mười phương, không sinh trong cõi trời thứ mười. Người chứng quả Tu-đà-hoàn cũng vượt khỏi mười hai môn, đoạn ba đường ác nhưng sinh vào cõi trời thứ mười. Đều là người vượt khỏi mười hai môn nhưng nơi thọ sinh khác nhau, vì Tu-đà-hoàn tu tập mười sáu tâm, Bồ-tát tu tập ba mươi bốn tâm, vì thế chúng sinh không đồng với Bồ-tát hành ba mươi bốn tâm, là bốn Thánh với mười sáu tâm và mười tám hạnh bất cộng hợp thành ba mươi bốn tâm. Bồ-tát hạnh nhờ ba mươi bốn tâm nên có thể điều phục được tất cả, A-la-hán hạnh thì chỉ có mười sáu tâm, vì oai lực của Bồ-tát nhiều nên nói là điều phục. Còn Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán thì đoạn kiến và tu đạo. Nhờ có đủ ba mươi bốn ý nên Bồ-tát đạt được mười sáu ý của Phật. Từ ý thứ nhất đến ý thứ mười sáu đều có sở chứng riêng, bốn Thiền cũng vậy. Bồ-tát tu hành tinh tấn thì qua hai mươi kiếp sẽ thành Phật. Vì có ba ý nên không thành Phật: 1. Phật ý. 2.Bích-chi-phật ý. 3.A-la-hán ý. Chủ yếu là tùy theo mức độ đạt nhiều. Ở quả vị Phật thì có nhiều ý Phật, ở quả vị Bích-chi-phật thí có nhiều ý Bích-chi-phật, ở quả vị A-la-hán thì có ý A-la-hán. Ví như cân lường thì tùy theo trọng lượng của vật mà biết được. Tại gia cũng có người đạt quả A-la-hán, A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn, có người cũng đạt quả vị Bồ-tát A-duy-việt-trí. Có bốn nguyên nhân để Bồ-tát rời nhà thế tục vào núi tu hành: 1. Sợ người đời cho rằng Bồ-tát còn dâm dục làm sao đắc đạo. 2. Kim luân vương cũng đều rời bỏ đất nước. 3. Sợ ma quấy nhiễu. 4. Vì cầu Phật đạo nên không ở nhà thế tục. Sau khi được thọ ký, Bồ-tát mới vượt qua giai đoạn ban đầu, vừa được thọ ký mà tinh tấn tu hành thì khoảng một trăm kiếp sẽ thành Phật. Người không tinh tấn thì chẳng có thời hạn nhất định nào để thành hay không thành. Bồ-tát được thọ ký không tạo nghiệp mới. Nghóa là từ lúc thọ ký trở về sau thì đoạn trừ hết tội lỗi của lúc chưa thọ ký ở thời quá khứ, hiện tại và trong vô số kiếp. Từ Bồ-tát được thọ ký xuống đến vị Tu-đà-hoàn đều có tội cũ, đến lúc nào đó sẽ lãnh chịu tội ấy nhưng nhớ đạt được đạo ý nên tội lỗi bớt đi. Người nào nói được ý sâu xa của kinh điển là hiểu rõ tội phước. Khi hiển bày ý đạo thì tội không sinh, nghóa là người không còn tạo tội nữa thì đạt rốt ráo hạnh Bồ-tát được thọ ký, khoảng một trăm kiếp sẽ thành Phật. Đức Phật Thích-ca Văn phải qua chín mươi mốt kiếp, nhờ tinh tấn nên vượt qua chín mươi kiếp. Ví như có người ngày mai phải đi một ngàn dặm, nhưng hôm nay đã đi trước chín trăm dặm, tính ra thì dặm đường bằng nhau. Tức là người phải qua một trăm kiếp mới thành Phật, nhưng từ kiếp chín mươi mốt là thành tựu tướng Bồ-tát A-duy-việt-trí. Đầy đủ nhân hạnh trong một trăm kiếp thì không quá một trăm kiếp là thành Phật. Nhưng nếu chưa thành tựu tướng Bồ-tát A-duy-việt-trí thì không thành Phật. Người phát khởi một đạo ý thì phước đức đã hơn một tội ác trong mười vạn kiếp. Đạo ý là gì? Là đặt ý niệm lên trên bốn Thánh đế. Tội ác ví như bóng tối, đạo ý ví như ánh sáng. Giống như mặt trời mọc thì bóng tối mất. Các Bồ-tát nghe lời này đều niệm Nam-mô Phật, phát khởi một ý lành sẽ được phước đức trong trăm kiếp. Bồ-tát đem thân cho hổ đói ăn thì không phải một trăm kiếp. Người mà chín mươi mốt kiếp thành Phật là vì không nghó đến sự khổ cực nên đã giảm chín kiếp. Bồ-tát đã phát tâm nhằm vì thân mình mà tự bày tỏ sự ngạc nhiên, cũng bày tỏ cho người khác. Lúc Đức Phật còn là Bồ-tát thì không làm phiền người khác. Vì sao gọi là bày tỏ…? Vì lúc nào nghó đến người khác thì tự tán loạn. Không thể lãnh chịu khổ đau thì tự bày tỏ…, vì gây tai họa, quên mất phước đức. Vì thế có thuyết nói: Tai họa lâu che mất căn lành. Đó là tự bày tỏ… Không hay biết đến bao giờ thì người khác tu đạo nên bày tỏ…, vì người khác chính là tự thân. Do vậy, mà có hai lần bày tỏ… Hiện giờ không an ổn, người khác cũng như mình nên bày tỏ… Nói cho người khác biết chính vì tham độc nên bị chế phục trong sinh tử, chính vì tham độc lâu ngày che mất căn lành. Bồ-tát thực hành năm pháp: 1. Dậy sớm. 2. Đợi thời cơ. 3. Không xâm phạm người khác. 4. Luôn chánh niệm. 5. Đền đáp. Vì sao dậy sớm? Vì siêng năng tu đạo. Thế nào là đợi thời cơ? Là đợi có người đến, đợi bậc Hiền thiện đến rồi cùng đi. Thế nào là không xâm phạm người khác? Là tạo lợi ích cho mọi loài. Thế nào là luôn chánh niệm? Vì muốn đem lại lợi ích cho mọi người, nên nếu có người bị quan bắt thì cứu họ thoát khỏi, người bị bệnh thì làm cho họ khỏe mạnh, người nghèo khổ thì bố thì cho họ. Thế nào là đền đáp? Nhận vật của người đáng giá một tiền thì muốn đền đáp gấp trăm ngàn lần. Bồ-tát sống trong sinh tử nhưng không có sự sinh tử, chỉ có ý sinh tử. A-la-hán khi bỏ thế gian thì không còn ý trở lại thế gian. Bồ-tát tuy bỏ thế gian nhưng không bỏ ý. Sở dó Bồ-tát không bỏ ý là mong đạt Phật đạo, độ thoát thế gian. Bồ-tát sợ sự sinh tử thế gian nên đoạn trừ. Bồ-tát đoạn trừ ý sinh tử mà không đoạn trừ sự sinh tử, là ở trong thế gian nhưng không làm ác. Bồ-tát chỉ đoạn năm dục nhưng không đoạn ý. Vì sao? Vì ý của Bồ-tát hợp với sinh tử và vì muốn độ chúng sinh trong mười phương nên không đoạn ý. Sở dó Bồ-tát bố thí, trì giới, xuất gia, tu tuệ, tinh tấn, nhẫn nhục… chí thành, mạnh mẽ, niệm thiện, hy vọng là vì thực hành mười việc này sẽ được trí tuệ của Phật. Bồ-tát sinh vào nhà nghèo thì giữ giới, ở nhà giàu thì bố thí, thuộc dòng quý tộc thì nhẫn nhục, ở trong núi thì thiền định. Bồ-tát dùng bốn Ý chỉ, bảy Giác ý. Vì khi đạt bốn Ý chỉ thì liền được bảy Giác ý. Bồ-tát đi ra đường thấy rõ bốn sự việc: 1.Già. 2.Bệnh. 3.Chết. 4.Khổ. Thấy rõ sự bức thiết ấy nên hành đạo. Con người càng ngày càng đi đến cõi chết, cớ sao không sợ lúc sắp chết! Vì sao? Vì sợ thời kỳ ấy sẽ đến. Bồ-tát đã thành Phật liền giảng thuyết bốn Thánh đế. Vì sao? Có bốn nguyên nhân để thuyết giảng bốn Thánh đế: 1. Vì người đời chưa được nghe. 2. Để tu thiền. 3. Để được đạo nhãn. 4. Để đạt tuệ. Vì già, bệnh, chết, ưu bi khổ não, không thoát khỏi ngục tù lớn nên giảng thuyết bốn Thánh đế. Có bốn nguyên nhân Bồ-tát thuyết giảng kinh: 1.Tạo sự an vui cho quốc vương. 2.Tạo sự an vui cho mọi người. 3.Xứng ý với người thọ. 4.Đúng thời cơ. Thế nào là thời cơ? Vì người đời thích hướng đến thời cơ. Bồ-tát tự suy xét do nhân gì chịu khổ? Biết được từ sinh có khổ. Do nhân gì có sinh? Do hành có sinh. Do nhân gì có hành? Do si có hành. Do nhân gì có si? Do ái có si. Do nhân gì có ái? Do thọ có ái. Không thọ thì không ái. Bồ-tát xem một trăm kiếp như một đêm. Vì sao? Vì người đời không chịu được bệnh khổ trong một ngày. Bồ-tát thì chịu đựng khổ đau trong một trăm kiếp. Ví như người bệnh một ngày thì khổ, Bồ-tát hành đạo một ngày thì được phước đức trăm kiếp không hết, nên nói xem trăm kiếp như một đêm. Có lúc Bồ-tát đi giảng thuyết ý kinh, không sống trong sinh tử nên xem trăm kiếp như một đêm. Do ba việc, Bồ-tát chưa đạt quả Phật: 1. Không gặp bậc Hiền thiện. 2. Làm việc không nhân duyên. 3. Không xét phải trái. Lại do ba việc, nên Bồ-tát không đạt Phật đạo: 1. Ở lâu trong thế gian mà không giác ngộ. 2. Không gặp Thiện tri thức. 3. Không diệt hết ý tán loạn. Lại có ba việc, nên Bồ-tát không đạt đạo: 1. Không nghe (đạo). 2. Không dứt ý niệm. 3. Không có bạn tốt. Bồ-tát cũng sống trong tội lỗi, ra khỏi tội lỗi. Tâm ý tùy thuận thế gian là sống trong tội lỗi. Tâm ý ở thế gian là si, ra khỏi thế gian là tuệ. Bồ-tát có hai tâm nguyện: 1. Nguyện mình nằm an ổn, tức là không nghó đến dâm dục. 2. Nguyện mình đi lại yên ổn, tức là không nghó đến sân si. Bồ-tát sống trong phước đức thì ghét phước đức, sống trong tội lỗi thì giữ tội lỗi. Có cả tội, phước là vì không thể xa lìa, chỉ biết rõ được thôi. Bồ-tát không biết được đời trước nên không thành Phật. Vì sao? Vì không biết tội ác đã phạm. Bồ-tát không tạo tội nơi ba đường ác, trả xong tội nơi ba đường ác mới được A-duy-việt-trí. Bồ-tát tính biết tội lỗi nơi ba đường thì gần đủ một trăm kiếp mới được thành Phật. Bồ-tát đã thọ ký thì trừ được chín mươi tám kết sử. Vì sao? Vì người sống hạnh Bồ-tát dùng bốn Đẳng tâm thương xót mười phương chúng sinh trong năm đường, muốn đưa chúng sinh đến chỗ giải thoát. Đem thân cho hổ đói, chim ưng ăn, tự bỏ mạng sống để thành tựu công đức. Nếu kết sử chưa đoạn hết thì khi thành Phật sẽ đoạn hết. Do những ý gì Bồ-tát đem vợ con, đầu, óc cho người? Do hai nguyên nhân: 1. Tự nghó mình không muốn làm giận người khác. 2. Cho thì người ấy được yên định, không cho thì tán loạn. Tham dâm tuy có tội nhưng tội sân hận nặng hơn. Vì sợ người ấy giận nên cho vợ con, đầu, óc. Có ba nguyên nhân Bồ-tát đem thân cho hổ đói, chặt đầu cho người: 1. Biết thân sẽ bị hư hoại nên bố thí thân để tạo phước. 2. Ví như kẻ báo thù, khi kẻ thù chết thì vui vẻ. Bồ-tát biết tất cả tội ác đều từ thân sinh ra, bao nhiêu nỗi khổ đau đều từ thân mà có. Do biết như vậy nên không muốn thấy thân là kẻ thù, không tham ái thân. 3. Muốn siêng năng để thành tự công đức đạt được đạo quả. Bồ-tát đem đầu, mắt, vợ con cho người là vì mắt không tham sắc nên bỏ mắt. Đem đầu cho người là để ngăn chặn điều ác. Đem đầu cho người là để trừ tham dâm, sân hận, ngu si. Bồ-tát hành đạo có hai việc: Một là so sánh; hai là tính toán. So sánh nặng nhẹ, tính toán nhiều ít. Bồ-tát được thọ ký trong một trăm kiếp chỉ làm Sa-môn một kiếp, chín mươi chín kiếp làm người thế tục. Lúc đem vợ con cho người mà bị đánh thì Bồ-tát chỉ nghó là xương thịt chứ không nghó đó là của mình nên đem cho. Bồ-tát cầu quả Phật thì phải thực hành đúng pháp Phật, nên từ ba mươi hai vật của thân thể mà thực hành đúng pháp. Nếu không bỏ được tướng thì không thành Phật đạo. Bồ-tát có một tâm Từ bi mà vượt trăm lần thiền định. Bồ-tát ở thế gian thì có phần trong ba đường mà không đọa vào ba đường. Vì sao? Vì nghiệp lực ở cõi người, cõi trời nhiều nên không có nghiệp nơi ba đường, không đọa trong ba đường. Ba nghiệp thân, khẩu, ý chấm dứt thì ba đường cũng mất. Bồ-tát bỏ năm đường thường có phước tuệ sáng. Con người khi chết nhất định phải sinh ra nơi trong năm đường. Bồ-tát lại có một sự sáng suốt là biết gần xa. Bồ-tát biết họ được phần Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm mà không được phần A-na-hàm. Vì sao? Vì A-na-hàm không còn trở lại cõi người. Một cõi Phật có tam thiên đại thiên thế giới, con người sống chết ở trong đó, không ai thoát khỏi, làm đủ mọi việc. Chỉ trừ vị Tư-đà-hàm chưa thành tựu A-duy-việt-trí, ngoài ra là vô số chúng sinh. Lúc Đức Phật hành hạnh Bồ-tát tự nghó: Thực hành những nghiệp nhân gì trong hiện tại để được phước lớn, dần được túc mạng ý? Đó là do ba việc bố thí, chế phục, tụ hợp. Bố thí có hai cách: Pháp thí và tài thí. Giữ gìn thân khẩu là chế phục. Giữ gìn ý là tụ hợp. Lại do bố thí trừ được tham, do chế phục đoạn được sân, loạn, do tụ hợp tự giữ nên bỏ được si. Từ bố thí được chánh ý, từ chế phục được chánh ngữ, từ tự hợp được ý hành an ổn. Từ bố thí được phước thí, từ chế phục được phước niệm, từ tụ hợp được phước ý. Bồ-tát bố thí thường ở trong năm đường làm lợi ích, khác với kẻ phàm phu. Giả sử được làm vua thì có trí tuệ, lại có lòng từ, trừ hết tội lỗi không tạo tác nữa, tuy sống trong chốn tội lỗi mà không tạo tác nữa, tuy sống trong chốn tội lỗi mà không tạo tội, sống ở cõi người cũng vậy. Bồ-tát sống chung với vợ con, năm hai mươi lăm tuổi thì sống chung ba mươi mốt tháng, năm ba mươi tuổi thì một trăm ngày, năm năm mươi tuổi thì một năm. Đối với Bồ-tát chỉ ngăn cấm làm ác chứ không ngăn cấm lập gia đình. Loạn ý là tạo tội lỗi, không được an ổn, trừ bỏ loạn ý là được phước. Dù ở nhà hay ở trong ngục, chỉ cần hiểu rõ tội lỗi, không thích sống nơi vui, đó là Bồ-tát. Người cầu đạo mà không nhẫn nhục, không chịu đựng thì đạt đạo quả Tu-đà-hoàn. Đời trước khi làm Bồ-tát, Phật nói: Phật đạo khó đạt. Chỉ một lời nói đó đã giảm được bốn mươi kiếp. Đem thân cho hổ đói đã vượt các Bồ-tát khác chín kiếp. Làm Tu-đại-noa thọ ký siêng năng hành đạo thì đều thành Phật. Người có vợ thì không thành Phật. Bồ-tát lúc ở nhà thì có vợ. Vì sao? Vì thành Phật là phải xa vợ con sáu năm. Bồ-tát xem vợ con là oan gia. Vì sao? Vì vợ con đem đến khổ đau, não loạn lòng người, tăng thêm tội lỗi, vì chạy theo tham ái nên không đắc đạo. Xem vợ con như oan gia là ý nói đừng chạy theo tham ái. Tâm tham ái vừa khởi là biết ngay, đó là giác ngộ về tâm ý. Xem tài vật, thân thể cũng vậy. Tất cả thế gian trong mười phương đều rực cháy. Vì sao? Vì lửa hữu (sinh tử) đã sẵn có. Có bốn nguyên nhân Bồ-tát cưới vợ: 1. Đời trước cùng làm phước. 2. Hết tội. 3. Phải cùng nhau sinh con cái. 4. Người có trí cưới vợ mau thấy được đạo. Nếu không có bốn nguyên nhân này thì không cưới vợ. Người hành đạo Bồ-tát vì muốn đoạn trừ ba độc của chúng sinh nên đạt Phật đạo. Người hành đạo Bồ-tát vì muốn đoạn trừ ba độc của chính mình thì đạt quả A-la-hán. Bồ-tát tự phá trừ si mê của mình đồng thời phá trừ si mê của chúng sinh trong mười phương. A-la-hán thì tự phá trừ si mê của chính mình chứ không phá trừ si mê của kẻ khác. Bồ-tát dạy dỗ giác ngộ nhiều người để họ hành đạo, đó là phá trừ si mê của người khác. Thương xót chúng sinh trong mười phương là hành đạo Bồ-tát. Người chỉ thương mình không nghó đến người khác là hành đạo A-la-hán. Bồ-tát trừ ác, A-la-hán không trừ ác. Bồ-tát đem giới kinh dạy người để họ sống theo đạo pháp, đó là trừ ác. A-la-hán tự giữ mình nên nói không trừ ác. Bồ-tát đoạn khổ của mình và chúng sinh trong mười phương nên đạt Phật đạo. A-la-hán chỉ đoạn khổ của mình mà không đoạn khổ của người khác nên đạt quả A-la-hán. Người hành đạo Bồ-tát mà chuyển thành A-la-hán là do tâm niệm về Phật đạo và sự sinh tử không sao đếm được, là việc rất khó. Lại nghó, A-la-hán không còn tạo tội, không còn sinh tử, chỉ mong vượt khỏi cõi đời, vì thế chuyển thành A-la-hán. Nếu không có ý này, không chuyển đổi sự sinh tử, không tránh khổ thì thành tựu Phật đạo. Bồ-tát, A-la-hán đều bắt đầu thực hành ba mươi bảy phẩm kinh. Do bốn ý mà Bồ-tát thường làm nên thành Phật: 1. Nghó mình may mắn được uy lực của Phật, gặp Phật, biết Phật, cần phải tu tập như Phật. 2. Đem hết sức bi nguyện đến với chúng sinh trong mười phương, không hề rời bỏ. 3. Nguyện không thay đổi Phật ý. 4. Nguyện ở thế gian cầu đạo, giữ giới, dạy người, tăng trưởng tâm bi, đợi thời cơ. Nhớ bốn ý này nên thành Phật, không có bốn ý này thì thành A-la-hán. Do ý Phật bình đẳng nên không có hai đạo, nhờ hành theo ý đó nên thành tựu Phật đạo. Nếu chạy theo tham ái thì ở trong năm đường, không giải thoát, sống trong già, bệnh, chết, ưu bi khổ não. Tâm không chạy theo tham ái thì như lấy nước dập tắt lửa, còn chạy theo tham ái là thêm củi vào lửa. Phải suy xét kỹ, thực hành bốn Thánh đế sẽ đắc đạo. Có bốn nguyên nhân Bồ-tát cưới vợ: 1. Sợ người cho rằng: vì không cưới được vợ nên học đạo. 2. Sợ người cho rằng: vì cô độc, không vợ con nên học đạo. 3. Căn nghiệp đời trước chưa hết. 4. Bạn xấu khuyến khích cưới vợ. Bồ-tát có thể đoạn trừ, hoặc không đoạn trừ năm ấm. Thế nào là đoạn? Đoạn trừ mười hai nhân duyên của năm hạnh ấm. Không đoạn trừ là vì Bồ-tát tùy theo nhân duyên để hành đạo, Bồ-tát diệt trừ hết tội thì đạt đạo. Bồ-tát có bốn việc không sợ: 1. Không lấy tiền của người. 2. Không xâm phạm vợ người. 3. Không nói hai lưỡi. 4. Không ganh ghét. Bồ-tát đoạn trừ ba đường ác mà vẫn ở trong đó, nhưng không phải bị đọa trong đó. Bồ-tát chưa khởi ba độc nhưng khi đủ duyên thì có ba độc, đến lúc thành Phật thì không còn ba độc. Bồ-tát tu thiền sáu năm, lúc sắp đắc đạo thì ba độc dâm, nộ, si phát khởi, nhiễu loạn ý niệm: 1. Điều đạt sẽ cưới vợ ta chăng? 2. Vượt hơn ta chăng? 3. Sẽ được tài sản của ta chăng? Ý vừa sinh khởi lập tức diệt ngay. Từ vô số kiếp đến nay ta đã đoạn trừ ba ác. Vì sao? Vì vừa có ý niệm là diệt trừ ngay nên đắc đạo. Bồ-tát ngồi thiền sáu năm, ngày ăn một hạt gạo, một hạt mè là do bốn nguyên nhân: 1. Đoạn tham. 2. Hết tội lỗi. 3. Không thấy đói. 4. Ngăn chặn ý đói khát nên không ăn. Cho rằng người đói đắc đạo, nhưng sợ người do đói mà chết nên phải ăn. Bồ-tát ngồi thiền sáu năm, ngày ăn một hạt gạo, một hạt mè, lại xuống sông tắm rửa, quî cả hai chân không đứng dậy nổi. Nhờ chư Thiên kéo cành cây thấp xuống nên vịn vào đó để đứng dậy. Bồ-tát ngồi thiền sáu năm mà trùng, mọt, muỗi, nhặng không quấy nhiễu là có bốn nguyên nhân: 1. Từ vô số kiếp đến nay không sát sinh. 2. Thực hành tâm bình đẳng. 3. Được chư Thiên, quỷ thần hộ vệ. 4. Đạo lực mạnh nên sống yên tịnh. Bồ-tát thực hành bốn điều không dừng nghỉ: 1. Bố thí. 2. Nghe kinh. 3. Thanh tịnh. 4. Tạo công đức. Lúc Bồ-tát mới xuất gia học đạo, các bậc Đại nhân hỏi: –Bồ-tát hiện đang làm Thái tử, cớ sao bỏ nhà học đạo? Thái tử đáp: –Vì ba khổ già, bệnh, chết nên tôi học đạo. Các vị Đại nhân nói: –Già, bệnh, chết là việc thường tình cớ sao lại bỏ nhà học đạo? Thái tử đáp: –Khi bị bệnh mà không vui vẻ cớ sao cho là việc thường? Lúc vừa sinh ra, Bồ-tát đi bảy bước rồi dừng lại, đưa tay bên phải lên nói: “Ta là thầy của trời, người.” Lúc làm Thái tử, Bồ-tát đến thầy học tập, thầy hỏi: –Con muốn học gì? Thái tử đáp: –Con muốn học sáu mươi bộ sách. Thầy hỏi: –Sáu mươi bộ sách đó là gì? Thái tử tuần tự nói cho thầy nghe. Thầy nói: –Thầy chỉ biết một bộ sách, ngoài ra không biết gì. Thái tử nói: –Điều gì thầy biết nên dạy cho con. Sau khi học thầy rồi, Thái tử liền nói: –Phần đó ít hơn hai chữ. Thầy lại học được hai chữ nên nói: –Sự hiểu biết của Thái tử đã như vậy, cần gì phải theo thầy học! Thái tử nói: –Tuy là như thế, nhưng phải có pháp của thầy. Lúc mới xuất gia, Bồ-tát đi được trăm dặm thì cởi hết y phục, châu báu giao cho Xa-nặc đem về, con ngựa trắng Kiền-trắc rơi lệ, liếm chân Ngài. Xa-nặc nói: –Mong rằng đừng ai có nguyện như Ngài. Thái tử nói: –Trên đời này không ai ngu si như các ngươi. Vì sao? Vì trong thế gian chỉ có già, bệnh, chết, ưu bi khổ não mà còn nguyện gì nữa, như người bị tù thì có ai vui đâu, khi chưa ra khỏi, lại còn mong chuyện khác, thì đến bao giờ mới được thoát! Lại như con thỏ đã thoát khỏi lưới thợ săn, lại mong trở vào không chịu ra. Như con thỏ thoát khỏi lưới thợ săn thì không trở lại. Lúc ở nhà, ta đã từng mong ước được ngày này và cũng từ vô số kiếp đến nay ta đều có ý này, chẳng phải chỉ hôm nay. Bồ-tát sinh ra được bảy ngày thì thân mẫu qua đời, là có bốn nguyên nhân: 1. Nhờ mang thai Bồ-tát, được chư Thiên chăm sóc và cung cấp thức ăn. 2. Theo pháp sinh tử thì Bồ-tát phải lễ lạy mẹ, nhưng vì tôn kính Bồ-tát nên bảy ngày sau thân mẫu qua đời. 3. Kiếp trước của thân mẫu là như vậy. 4. Ví như người có công sẽ được phong thưởng, nên thân mẫu được sinh lên cõi trời. Lúc chưa đạt Phật đạo, Bồ-tát nằm mộng thấy năm điều: 1. Lấy núi Tu-di làm núi. 2. Lấy đất làm giường. 3. Lấy tay chặn nước biển. 4. Đi trên phân bùn mà không dơ chân. 5. Ngay nơi ngực mọc cây cao đến tầng trời hai mươi bảy. Mộng gối núi Tu-di nghóa là trên trời dưới đất không ai hơn Phật. Lấy đất làm giường nghóa là thân Phật có thể cao đến hai mươi tám tầng trời. Lấy tay chặn nước biển là không ai giảng kinh hơn Phật. Đi trên phân bùn mà không dơ chân nghóa là tất cả ái dục trong đời không làm nhiễm ô tâm Phật. Cây mọc nơi ngực nghóa là giáo pháp Phật giảng vang đến hai mươi bảy tầng trời. Có bốn nguyên nhân Bồ-tát gần gũi người nữ: 1. Khuyên người nữ tinh tấn. 2. Muốn người nữ thực hành theo mình. 3. Tùy theo những dư tội từ vô số kiếp ở quá khứ. 4. Đời trước nguyện độ người nữ. Có ba nguyên nhân chư Thiên thử Bồ-tát: 1. Người sắp thành Phật thì không tham tiếc. 2. Nếu Bồ-tát khởi tâm tham liền nói: “Ngài sắp thành Phật đạo cớ sao làm ngược!” Nhờ đó Bồ-tát thêm tinh tấn. 3. Thành Phật sẽ độ thoát nhau nên đến thử thách. Bồ-tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật, A-la-hán cũng thực hành sáu việc đó nhưng tướng không thành là vì A-la-hán chỉ có Đàn mà không có Ba-la-mật. “Đàn” là bố thí, “Ba-la” là vượt khỏi sinh tử, “mật” là không cùng cực. A-la-hán chỉ có bố thí cho chúng sinh, chứ không nguyện độ chúng sinh trong mười phương nên chỉ có bố thí. Bồ-tát nguyện độ nhân, phi nhân trong mười phương nên có Ba-la-mật. Sáu pháp đều như vậy. Lúc làm Bồ-tát, nguyện cúng dường thức ăn cho Phật, nên đem năm miếng đậu nhỏ đặt trong bình bát của Phật, có một miếng bị rơi xuống đất, nên về sau được làm Kim luân vương trong tám mươi kiếp, làm chủ bốn cõi. Do được bốn miếng đậu phước, còn miếng đậu không nằm trong bát, lại được sinh lên cõi trời tám tháng, vì thế có Đàn ba-la-mật. Bồ-tát bố thí pháp, vật cho người là mong người thọ nhận được an ổn. Nếu có ý mong được phước thì liền nghó: “Vì những người đói lạnh, nghèo khổ mà cho, để họ được an ổn.” Đó là bố thí đúng pháp. Bố thí vật giá trị một đồng tiền thì còn hơn là mười ngàn vạn mà không đem cho. Nên tuy ít mà hơn nhiều vì bằng đạo tâm mong họ được an ổn. Có người lúc sắp chết lại nghó đến vô thường, khổ, không, vô ngã thì thành A-duy-việt-trí, được thọ ký. Nếu vốn mong cầu thành A-la-hán thì được quả A-na-hàm. Có bốn ý phi thường khó được, nhưng nếu được là do đời trước tinh tấn tu hành. Lúc Bồ-tát tọa thiền bên gốc cây có ba con quạ, bồ câu, rắn hổ mang hỏi nhau: Những gì khổ nhất? Quạ nói: Đói là khổ nhất. Vì sao biết đói là khổ? Vì đói không đi được và cũng không làm gì được, con người do đói khát mà chết nên biết đói là khổ. Bồ câu nói: Sắc là khổ. Vì sao biết sắc là khổ? Vì lòng người luôn tham sắc, con người do tham sắc mà chết nên biết sắc là khổ. Rắn nói: Sân là khổ. Vì sao biết sân là khổ? Con người sân hận thì không tránh một điều gì, muốn giết cả mình và người nên biết sân là khổ. Bồ-tát nói: Chúng ta đều kể một chuyện, giờ ta nói cho các ngươi nghe. Không sinh thì không khổ. (Việc này được ví dụ trong kinh Một Trăm Lẻ Tám Ái Hành Của Bồ-tát). Lúc chưa đắc đạo, Bồ-tát có năm vị thầy: 1. Nê-kiền. 2. Mạc-kiền. 3. A-di. 4. La-kiền. 5. La-hòa-kiền. Giảng kinh pháp không được nhận người lạy. Bồ-tát mua một bài kệ năm trăm vạn. Mua có ba hạng: 1. Mua theo thứ lớp. 2. Mua bằng đền bù. 3. Mua bằng ban tặng. Bồ-tát nghó đến ân đức nên ban tặng, người nhận cũng không có tội. Bồ-tát thực hành pháp phải chú nguyện cho chúng sinh khắp mười phương nhưng phải định ý nhất tâm, nếu ý không định thì không có chú nguyện. Vì sao? Vì ý ở trong sinh tử, nếu ý mình không định thì không thể định ý người khác. Đàm-ma là pháp, A-kiệt là đương lai, Tát là thường, Ba-luân là rơi lệ, A-vu-đà là mạng, không đếm được. Bồ-tát Tát-ba-luân thường thương xót khóc than là do bốn nguyên nhân: 1. Không hiểu được ý kinh. 2. Con người không biết từ nhân duyên mà đạt đạo. 3. Nghó đến chúng sinh trong mười phương. 4. Mong độ chúng sinh trong mười phương. Nhưng đến bao giờ thành Phật? Bồ-tát nói: Phải giữ trí sáng, biết ý sinh diệt. Thực hành đạo vô vi là chỉ cần giữ tâm thực hành ba mươi bảy phẩm kinh, nhưng lại bố thí, trì giới là vì Bồ-tát thương xót chúng sinh. Nếu sớm đoạn trừ sinh tử thì phước đức chưa đủ, nên bố thí để đời sau không sinh trong nhà nghèo. Sinh trong nhà nghèo thì không có tài vật gì, đó là nhân đọa đường ác. Sinh trong nhà giàu thì an ổn, không làm ác, vì vậy mà tu bố thí. Giữ giới là mong sống lâu để hành đạo, không sống lâu sẽ không hành đạo được. Vì sao? Vì nếu sống mười tuổi thì chưa biết gì mà tuổi thọ đã hết, cho nên giữ giới không sát sinh để được sống lâu. Không trộm là vì sợ người chủ biết được sẽ đánh đập, nếu có ý ác sẽ chịu tai ương. Vì sao không nói hai lưỡi? Vì Phật đạo chí thành, nếu nói hai lưỡi sẽ không hợp đạo, về sau mọi người không tin tưởng, hiện giờ biết rõ đó là điều ác. Vì sao không dâm? Ví như người nhìn về phía đông thì không thấy phía Tây, tâm dâm dục thì không hợp đạo. Vì sao không uống rượu? Vì khi say sẽ nói ác, nói hai lưỡi, là việc phi pháp, dù người tốt cũng vẫn bị loạn tâm. Bồ-tát từ giã song thân là Sa-môn, cha mẹ nói: –Con làm việc điên đảo. Người hành đạo Bồ-tát là mong chúng sinh trong mười phương được giải thoát, nay con cớ sao lại làm cho cha mẹ buồn lo? Bồ-tát đáp: –Con buồn lo nên cha mẹ buồn lo, con đắc đạo thì không buồn lo, nên cha mẹ cũng không buồn lo. Ví như bà con đau khổ thì bản thân cũng đau khổ. Lại ví như hai người cùng đi mà một người buồn khổ thì người kia cũng buồn khổ? Con buồn khổ không giải thoát, nên làm cha mẹ buồn khổ. Con đã đắc đạo thì cha mẹ sẽ thoát khỏi buồn khổ. Cô Duy-ma-la-đạt-đạt hỏi Văn-thù-sư-lợi: –Văn-thù-sư-lợi là người hiểu sâu sự tùy hành, là Bồ-tát đã thọ ký. Đó là nhân duyên sâu xa, không có người hành theo nhân duyên. Như vậy nhân duyên không đến, cũng không đi, không thể dùng mắt xem, cũng không dùng ý để quan sát, không thể biết cũng không thể thực hành. Nhân duyên sâu xa thì không có sở hữu cũng không có sở thuộc. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi liền đáp: –Cái gốc chủ yếu là sâu xa thì sâu xa. Duy-ma-la-đạt-đạt lại nói: –Vì không có gốc nên không có chủ yếu. Như vậy Văn-thù-sư-lợi là sáng hay không sáng? Văn-thù-sư-lợi nói: –Việc này nên nói như thế nào? Duy-ma-la-đạt-đạt đáp: –Có nói là thuộc về quá khứ. Văn-thù-sư-lợi nói: –Như chưa giác ngộ thì không thấy sinh tử. Văn-thù-sư-lợi liền ngăn lại, không nói với Bồ-tát Duy-ma-la-đạt-đạt nữa. Có một người tên là Xuất-cấu hỏi Xá-lợi rằng: –Vì thương xót mình chăng? Xá-lợi nói: –Trí sáng nhất của ông có không? Nếu có sẽ trống rỗng, là hư vọng, vì hư vọng nên nói không. Đã không có thì không sinh, đã không sinh thì không gặp. Xuất-cấu hỏi: –Nếu có? Xá-lợi nói: –Không có trí sáng. Có Bồ-tát tên là Hòa-tu-mật hỏi kinh với một vị A-la-hán. A-la-hán không hiểu nên nhập định hỏi lên ngài Di-lặc. Hỏi xong bảo Hòa-tu-mật: Việc ông hỏi ta sẽ tuần tự giải rõ. Hòa-tu-mật hiểu được liền hỏi A-la-hán: –Ông vừa nhập định hỏi ngài Di-lặc phải không? A-la-hán nói: –Đúng vậy! Có ba nguyên nhân ta nhập định hỏi ngài Di-lặc: 1. Tâm tâm hiểu nhau. 2. Hóa thân để hỏi. 3. Đời trước đã từng nghe nên hiểu được. Bồ-tát Hòa-tu-mật thờ thầy đã ba lần tụng bốn bộ A-hàm, rải hoa cúng dường thầy, thưa: Con đã tụng bốn bộ A-hàm. Vì thầy không nhớ nên Hòa-tu-mật nghó: Ta muốn gom những lời cốt yếu của bộ A-hàm làm thành một quyển để có thể thuyết giảng cho bốn hàng đệ tử, những người nghe được sẽ hoan hỷ, đến học hỏi mà không được ngồi thiền. Những người nghe kinh nói: –Những kinh nghe được chúng tôi chỉ cần thực hành, bấy giờ chúng tôi đều hành đạo nên không cần nghe kinh. Rồi họ bỏ đi. Biết được tâm niệm của họ, Hòa-tu-mật đưa tay vào lửa nhưng không bị cháy, hỏi: –Đây không phải là tinh tấn sao? Những người nghe kinh nói: –Ông hãy ngồi trên tòa đá này, nếu là người hành đạo thì tòa này sẽ thành tòa mềm. Hòa-tu-mật nói: –Trong khoảng thời gian tôi nâng hòn đá lên nhưng chưa rơi xuống thì đắc quả A-la-hán. Ông liền nâng, nhưng hòn đá không lên, lúc đó chư Thiên ở trên nâng hòn đá lên và giữ lại, nói: –Ông cầu đạo Bồ-tát, chúng tôi đã biết, sẽ theo ông học đạo giải thoát, sau hai mươi kiếp ông sẽ thành Phật, chớ bỏ ý lành này. Bấy giờ trong chúng có một Sa-môn chưa đạt đạo, nói: –Đây là kẻ ác không nên để ở trong nước, rồi viết thư rao truyền. Hòa-tu-mật sai người tìm thư, rồi viết thư trả lời: –Người tốt này giáo hóa, khai ngộ tâm người, chẳng phải muốn cao ngạo, chỉ sợ kẻ ác phải tội. Lại muốn hóa, độ chúng sinh trong mười phương nên hoặc lấy cát sông Hằng để ví dụ quốc độ của Phật, Đấng Như Lai, Vô Sở Trước, Chánh Giác. Những gì ta giảng thuyết là vì các Bồ-tát trong mười phương, chứ không có ý vọng cầu đạt được, không ngoài những gì Phật đạt được. Bồ-tát thực hành bốn thứ để sớm được thanh tịnh: 1. Người thanh tịnh. 2. Pháp thanh tịnh. 3. Khả năng thanh tịnh. 4. Ý thanh tịnh. Ở cõi Phật nên được thanh tịnh. Bồ-tát có bốn pháp khả ái cần đạt được: Thân, khẩu, ý, ý chỉ cũng gọi là Tứ trì: Dạy người sớm được nhẫn nhục, dạy người sớm biết điều thiện, dạy người biết thực hành phước đức, dạy đệ tử làm lành. Xá-lợi nói: Ý niệm, sự mong muốn xét hỏi của Phật không khác gì trí tuệ của Bồ-tát tịnh hạnh. Ở phía Nam có thành rộng một vạn sáu ngàn dặm, trong thành có các Bồ-tát, trong số đó Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi là bậc tối tôn, dạy dỗ cho người đã thành Phật thì không thể kể được, phước đức của Ngài gấp mười lần. Thành của Bồ-tát Đàm-ma-a-kệ đều bằng bảy báu, rộng một vạn sáu ngàn dặm, mặt đất bằng bảy báu. Ở phía Bắc có các Bồ-tát, trong đó có Bồ-tát Hòa-lâu, phước đức của ngài kém hơn Bồ-tát Đàm-ma-a-kệ. Đức Phật có mười tám pháp Bất cộng từ lúc mới thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi hóa độ thế gian, sau đó nhập Vô dư Niết-bàn. 1. Không có tội lỗi. 2. Không lậu hoặc. 3. Ý chánh niệm. 4. Ý không rời định 5. Không thay đổi. 6. Quán sát không ngại. 7. Thành tựu ý nguyện. 8. Tinh tấn không giảm. 9. Ý niệm không ngừng. 10. Định lực không giảm. 11. Trí tuệ không ai bằng. 12. Độ hết chúng sinh đạt giải thoát. 13. Biết pháp quá khứ. 14. Biết pháp vị lai. 15. biết pháp hiện tại. 16. Thân nghiệp hành theo trí tuệ. 17. Khẩu nghiệp hành theo trí tuệ. 18. Ý nghiệp hành theo trí tuệ. Đó là mười tám pháp Bất cộng. <卷 id="96838265">