<經 id="n712">KINH ĐẠI THỪA ĐẠO VU Hán dịch: Mất tên người dịch. Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Thế Tôn, ở tại núi Kỳ-xà-quật, thuộc thành Vương xá, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị và các Đại Bồ-tát hội đủ. Bấy giờ, Cụ thọ Xá-lợi Tử đi đến chỗ kinh hành của Đại Bồ-tát Di-lặc, đến nơi cùng nhau hỏi han vui vẻ, rồi ngồi trên tảng đá lớn. Lúc ấy, Cụ thọ Xá-lợi Tử hướng về Đại Bồ-tát Di-lặc nói: –Bạch Bồ-tát Di-lặc! Hôm nay Đức Thế Tôn xem thấy cây lúa, cây cỏ, gọi các Tỳ-kheo đến và nói: “Này các Tỳ-kheo! Nếu ai thấy nhân duyên thì người đó thấy pháp. Nếu thấy pháp thì thấy được Phật.” Phật giảng nói như thế rồi im lặng không nói. Bạch Bồ-tát Di-lặc! Vì sao Đức Thiện Thệ nói như vậy? Việc ấy là thế nào? Cái gì là nhân duyên? Cái gì là pháp? Sao gọi là Phật? Sao gọi là thấy nhân duyên thì thấy được pháp? Vì sao thấy pháp thì thấy được Phật? Đại Bồ-tát Di-lặc trả lời Cụ thọ Xá-lợi Tử: –Hôm nay, Đức Phật, Bậc Pháp Vương Chánh Biến Tri bảo các Tỳ-kheo: “Nếu ai thấy nhân duyên thì thấy được pháp. Nếu thấy pháp thì thấy được Phật.” Trong ấy cái gì là nhân duyên? Nói nhân duyên là: “Ở đây có nên ở kia có, ở đây sinh nên ở kia sinh. Tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não từ đó mới sinh khởi. Như thế là hình thành toàn bộ khổ uẩn rất lớn.” Ở đây, nếu vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục nhập diệt, lục nhập diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sinh diệt, sinh diệt nên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não phải diệt. Như thế diệt trừ toàn bộ khổ uẩn rất lớn. Đây là pháp nhân duyên mà Đức Thế Tôn giảng nói. Cái gì là pháp? Là tám phần Thánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là tám Thánh đạo, quả là Niết-bàn. Đức Thế Tôn nói đó là pháp. Sao gọi là Phật? Tức là vị nhận biết tất cả pháp, gọi là Phật. Dùng Tuệ nhãn đó với Pháp thân thì thấy được pháp Bồ-đề nơi bậc Hữu học và Vô học. Vì sao thấy nhân duyên? Như Phật đã nói. Nếu ai thấy được pháp nhân duyên là thường, không thọ mạng, lìa thọ mạng, tánh như thật, tánh không sai lầm, vô sinh, vô khởi, vô tác, vô vi, không chướng ngại, không cảnh giới, vắng lặng, không sợ, không xâm đoạt, chẳng phải tướng vắng lặng là thấy đúng. Nếu đạt được như thế, đối với pháp cũng thấy thường, không thọ mạng, lìa thọ mạng, tánh như thật, tánh không sai lầm, vô sinh, vô khởi, vô tác, vô vi, không chướng ngại, không cảnh giới, vắng lặng, không sợ, không xâm đoạt, chẳng phải tướng vắng lặng thì chứng đắc chánh trí, tỏ ngộ được thắng pháp, dùng Pháp thân vô thượng mà thấy được Phật. Hỏi: –Vì sao gọi là nhân duyên? Đáp: –Có nhân có duyên gọi là nhân duyên, chẳng phải là vô nhân, vô duyên. Cho nên gọi là pháp nhân duyên. Đức Thế Tôn nói vắn tắt về tướng của nhân duyên. Đó là duyên kia sinh. Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện thì pháp tánh vẫn thường trụ, cho đến pháp tánh, pháp tánh trụ, pháp tánh định, khởi lên tánh nhân duyên tương ứng, tánh chân như, tánh không sai lầm, tánh không thay đổi, tánh chân thật, tánh thực tế, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng điên đảo… Nói như vậy, tức pháp nhân duyên này dùng hai loại nhân duyên mới sinh khởi được. Sao gọi là hai? Đó là nhân tương ứng và duyên tương ứng. Mỗi cái còn có hai phần là trong và ngoài. Ở đây, cái gì là nhân tương ứng với pháp nhân duyên bên ngoài? Đó là từ hạt sinh mầm, từ mầm sinh lá, từ lá sinh thân cây, từ thân cây sinh đốt cây, từ đốt cây sinh nụ, từ nụ sinh hoa, từ hoa sinh quả. Nếu không có hạt thì mầm chẳng sinh, cho đến nếu không có hoa thì quả cũng chẳng sinh. Có hạt nên mầm sinh, như thế có hoa thì quả cũng được sinh. Hạt đó chẳng nghó mình có thể sinh mầm, mầm cũng chẳng nghó mình do hạt sinh, cho đến hoa cũng chẳng nghó mình sinh được quả, quả cũng chẳng nghó mình do hoa sinh. Tuy nhiên, có hạt nên mầm mới sinh. Như thế, có hoa thì quả mới thành tựu. Nên quán về nghóa nhân tương ứng với pháp nhân duyên bên ngoài như thế. Nên quán như thế nào nghóa duyên tương ứng với pháp nhân duyên bên ngoài? Quán về sáu giới hòa hợp. Những gì là sáu giới hòa hợp? Đó là đất, nước, lửa, gió, không, thức giới… hòa hợp thì pháp ngoại nhân duyên mới được sinh khởi. Nên quán nghóa duyên tương ứng với pháp ngoại nhân duyên như thế. Địa giới có thể nắm giữ hạt, thủy giới làm thấm nhuần hạt, hỏa giới có thể làm nóng ấm hạt, phong giới làm dao động hạt, không giới thì không ngăn che hạt, thời giới có thể làm thay đổi hạt. Nếu không có các duyên này thì hạt chẳng thể sinh mầm được, cũng như ngoại địa giới thì không thể không đầy đủ. Như thế cho đến nước, lửa, gió, không, thời… không thể không đầy đủ. Tất cả đều phải hòa hợp. Khi hạt giống diệt thì mầm mới nảy sinh. Ở đây địa giới chẳng nghó mình có thể nắm giữ hạt giống. Như thế thủy giới cũng chẳng nghó mình có thể làm thấm nhuần hạt giống. Hỏa giới cũng chẳng nghó mình làm nóng hạt giống. Phong giới cũng chẳng nghó mình có thể làm dao động hạt giống. Không giới cũng chẳng nghó mình không ngăn che hạt giống. Thức giới cũng chẳng nghó mình có thể làm thay đổi hạt giống. Hạt giống cũng chẳng nghó mình có thể sinh mầm, mầm cũng chẳng nghó mình do các duyên ấy mà sinh. Tuy nhiên có các duyên này tới khi hạt diệt thì mầm mới sinh. Như thế khi có hoa thì quả mới sinh. Mầm kia cũng chẳng tự tạo, cũng chẳng do cái khác tạo, cũng chẳng do tự tha cùng tạo, chẳng do trời Tự tại tạo, cũng chẳng phải thời biến, chẳng phải tự tánh sinh, cũng chẳng phải không có nhân mà sinh. Tuy nhiên, địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới… hòa hợp khi hạt giống diệt thì mầm mới sinh. Cho nên phải quán nghóa duyên tương ứng với pháp nhân duyên bên ngoài như thế. Nên dùng năm loại quán pháp nhân duyên bên ngoài kia. Những gì là năm? Đó là chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng di chuyển, từ nơi nhân nhỏ mà sinh quả lớn, tương tự cùng cái kia. Sao gọi là chẳng thường? Vì mầm và hạt mỗi cái khác nhau, mầm kia chẳng phải hạt, chẳng phải khi hạt hư rồi mầm mới sinh, cũng chẳng phải không diệt rồi mới sinh khởi. Khi hạt hư rồi mầm mới sinh. Đó là chẳng thường. Sao gọi là chẳng đoạn? Chẳng phải hạt lúc trước hư rồi mầm mới sinh, cũng chẳng phải không diệt rồi mới sinh khởi, hạt giống cũng hư. Nên lúc ấy như cái cân khi cao khi thấp mà mầm sinh được. Đó là chẳng đoạn. Sao gọi là chẳng di chuyển? Mầm và hạt khác nhau. Mầm chẳng phải hạt. Cho nên chẳng di chuyển. Sao gọi nhân nhỏ sinh quả lớn? Từ hạt giống nhỏ mà sinh quả to. Cho nên từ nơi nhân nhỏ mà sinh quả lớn. Sao gọi tương tự với cái kia? Như hạt được trồng sinh quả giống nó. Cho nên tương tự cùng cái kia. Đó là dùng năm loại quán về pháp nhân duyên bên ngoài. Như thế pháp nhân duyên bên trong cũng dùng hai loại mà được sinh khởi. Những gì là hai? Đó là nhân tương ứng và duyên tương ứng. Cái gì là nghóa nhân tương ứng với pháp nhân duyên bên trong? Đó là bắt đầu từ vô minh duyên hành cho đến sinh duyên lão tử. Nếu vô minh chẳng sinh thì hành cũng chẳng có, cho đến nếu không có sinh thì lão tử chẳng có. Như thế có vô minh nên hành mới sinh được, cho đến có sinh nên lão tử có được. Vô minh cũng chẳng nghó mình sinh được hành, hành cũng chẳng nghó mình do vô minh sinh, cho đến sinh cũng chẳng nghó mình có thể sinh lão tử, lão tử cũng chẳng nghó mình do sinh mà có. Tuy nhiên, có vô minh nên hành mới sinh. Như thế có sinh nên lão tử có mặt. Vì vậy nên quán nghóa nhân tương ứng với pháp nhân duyên bên trong như thế. Phải quán như thế nào việc duyên tương ứng với pháp nhân duyên bên trong? Nên quán sáu giới hòa hợp. Những gì là sáu giới hòa hợp? Đó là địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới… hòa hợp. Nên quán việc duyên tương ứng với pháp nhân duyên bên trong như thế. Cái gì là tướng của địa giới nơi pháp nhân duyên bên trong? Đó là cái tạo sự bền vững, chắc chắn ở trong thân này gọi là địa giới; là cái khiến cho thân này kết dính gọi là thủy giới; là những cái mà thân ăn, uống, nhai, nuốt, có thể tiêu hóa được gọi là hỏa giới; là sự tạo hơi thở vào trong ra ngoài trong thân này gọi là phong giới; là cái tạo ra khoảng trống trong thân này gọi là không giới; ngũ thức thân (năm thức trước) tương ứng với ý thức hữu lậu giống như bó lau (lục căn, lục trần), thành tựu được thân này là mầm danh sắc gọi là thức giới. Nếu không có các duyên ấy thì thân chẳng sinh, như nội địa giới không thể không đầy đủ; như thế cho đến thủy, hỏa, phong, không, thức giới… không thể không đầy đủ. Tất cả hòa hợp thì thân được sinh. Địa giới kia cũng chẳng nghó mình có thể tạo sự bền chắc trong thân; thủy giới cũng chẳng nghó mình làm cho thân được kết dính; hỏa giới cũng chẳng nghó mình có thể tiêu hóa những thứ mà thân ăn, uống, nhai, nuốt; phong giới cũng chẳng nghó mình có thể tạo được cái khoảng trống trong thân; thức giới cũng chẳng nghó mình có thể tạo thành tựu mầm danh sắc nơi thân này; thân cũng chẳng nghó mình do các duyên mà sinh. Tuy nhiên, khi có các duyên này thì thân mới sinh. Địa giới kia, cũng chẳng phải là ta, chẳng phải là chúng sinh, chẳng phải là thọ mạng, chẳng phải là sự sinh, chẳng phải là nho đồng, chẳng phải là tác giả, chẳng phải nam, chẳng phải nữ, chẳng phải hoàng môn, chẳng phải trời Tự tại, chẳng phải ngã sở, cũng chẳng phải cái gì khác. Như thế cho đến thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới, cũng chẳng phải là ta, chẳng phải là chúng sinh, chẳng phải là thọ mạng, chẳng phải là sự sinh, chẳng phải là nho đồng, chẳng phải là tác giả, chẳng phải nam, chẳng phải nữ, chẳng phải hoàng môn, chẳng phải trời Tự tại, chẳng phải ngã sở, cũng chẳng phải cái gì khác. Cái gì là vô minh? Đối với sáu giới này khởi lên tưởng một, tưởng nhiều, tưởng thường, tưởng bền chắc, tưởng chẳng hoại, tưởng an lạc, tưởng chúng sinh, thọ mạng, sinh khởi, dưỡng dục, só phu, nho đồng, tác giả, ngã, ngã sở… và còn chẳng biết nhiều thứ. Đây là vô minh. Có vô minh nên đối với các cảnh giới khởi lêm tham, sân, si. Đối với các cảnh giới khởi lên tham, sân, si, đây là vô minh duyên hành, mà đối với các việc có thể phân biệt rõ, gọi đó là thức. Thức cùng sinh với bốn thủ uẩn thì đó là danh sắc. Các căn nương nơi danh sắc gọi là lục nhập. Ba pháp hòa hợp gọi là xúc. Biết thọ nhận xúc ấy gọi đó là thọ. Thọ tham chấp gọi đó là ái. Ái tăng trưởng gọi đó là thủ. Từ thủ sinh ra nghiệp gọi đó là hữu. Rồi nhân đó uẩn sinh gọi đó là sinh. Đã sinh rồi uẩn thành thục gọi đó là lão. Đã già rồi thì uẩn hoại diệt gọi đó là tử. Khi lâm chung, nội tâm đầy tham đắm và bức bách thân tâm gọi đó là sầu. Do sầu não nên sinh ra các ngôn từ gọi đó là bi ai. Năm thức trước chịu khổ gọi đó là khổ, ý thức tác ý chịu các khổ gọi đó là ưu, đầy đủ như thế cùng với tùy phiền não gọi đó là não. Tối tăm dày đặc nên gọi là vô minh. Tạo tác nên gọi là hành. Phân biệt nên gọi là thức. Nương nhau nên gọi là danh sắc. Làm cửa sinh gọi là lục nhập. Tiếp xúc và chạm nên gọi là xúc. Thọ nhận nên gọi là thọ. Khao khát nên gọi là ái. Chấp giữ nên gọi là thủ. Có sự sinh đời sau đó gọi là hữu. Năm uẩn được sinh gọi là sinh. Uẩn thành thục gọi là lão. Uẩn hư hoại gọi là tử, sầu muộn gọi là sầu. Bi thán gọi là bi ai. Thân phiền não gọi là khổ. Tâm phiền não gọi là ưu, phiền não quấy nhiễu nên gọi là não. Lại nữa, chẳng rõ về chân tánh, điên đảo, không biết gọi là vô minh. Như thế có vô minh nên tạo được ba hành: Phước hành, tội hành, bất động hành. Từ nơi phước hành mà sinh thức phước hành, đó là vô minh duyên hành. Từ nơi tội hành mà sinh thức tội hành, thì đó gọi là hành duyên thức. Từ nơi bất động hành mà sinh thức bất động hành thì đó gọi là thức duyên danh sắc. Danh sắc phát triển nên từ trong cửa lục nhập thành tựu được mọi việc, đó là danh sắc duyên lục nhập. Từ nơi lục nhập mà sinh lục xứ đó là lục nhập duyên xúc. Từ nơi xúc sinh cảm thọ đó thì đó gọi là xúc duyên thọ. Đã biết thọ rồi sinh nhiễm ái, tham đắm, đó gọi là thọ duyên ái. Biết rồi mà sinh nhiễm ái tham đắm chẳng muốn xa rời sắc đẹp, sự an vui và cùng đắm các vui nơi ấy, đó là ái duyên thủ. Đã cầu được cái vui đó, từ thân miệng, ý tạo ra nghiệp cho thân sau này, đó gọi là thủ duyên hữu. Từ nơi nghiệp đó sinh ra uẩn, đó là hữu duyên sinh. Đã sinh, rồi các uẩn thành thục và hoại diệt thì đó gọi là sinh duyên lão tử. Cho nên mười hai pháp Nhân duyên đó hỗ tương làm nhân, hỗ tương làm duyên, chẳng thường, chẳng vô thường, chẳng hữu vi, chẳng vô vi, chẳng vô nhân, chẳng vô duyên, chẳng có thọ nhận, chẳng có pháp tận cùng, chẳng có pháp hoại, chẳng có pháp diệt. Từ vô thủy đến nay như dòng nước chảy mạnh không bao giờ dừng. Tuy nhiên, pháp mười hai phần nhân duyên này, hỗ tương làm nhân, hỗ tương làm duyên chẳng thường, chẳng vô thường, chẳng hữu vi, chẳng vô vi, chẳng vô nhân, chẳng vô duyên, chẳng có thọ nhận, chẳng phải pháp tận cùng, chẳng phải pháp hoại, chẳng phải pháp diệt. Từ vô thủy đến nay như dòng nước chảy mạnh không bao giờ dừng. Có bốn phần của chúng có thể thâu tóm pháp mười hai Nhân duyên. Những gì là bốn? Đó là vô minh, ái, nghiệp, thức. Thức là dùng tánh của chủng tử làm nhân. Nghiệp là dùng tánh của ruộng làm nhân. Vô minh và ái dùng tánh của phiền não làm nhân. Trong ấy, nghiệp và phiền não có thể sinh thức của hạt giống. Nghiệp thì có thể tạo ra đám ruộng thức của hạt giống. Ái có thể làm thấm nhuần thức của hạt giống. Vô minh có thể gieo trồng thức của hạt giống. Nếu không có các duyên này thì thức của hạt giống không thể thành. Nghiệp kia cũng chẳng nghó mình có thể tạo ra đám ruộng thức của chủng tử (hạt giống). Ái cũng chẳng nghó mình có thể làm thấm nhuần thức của chủng tử. Vô minh cũng chẳng nghó mình có thể gieo trồng thức của chủng tử. Thức của hạt giống kia cũng chẳng nghó mình do các duyên này mà sinh. Tuy nhiên, thức của hạt giống nương nơi đám ruộng nghiệp kia và sự thấm nhuần của ái, là nơi chốn được sinh từ sự hoại nát của vô minh. Vào nơi thai mẹ có thể sinh mầm của danh sắc. Mầm của danh sắc kia cũng chẳng tự tạo, cũng chẳng phải tha tạo, chẳng phải tự tha cùng tạo, chẳng phải trời Tự tại biến hóa, cũng chẳng phải thời biến, chẳng phải tự tánh sinh, chẳng phải nhờ tạo ra, cũng chẳng phải vô nhân mà sinh. Tuy nhiên, lúc cha mẹ hòa hợp và lúc các duyên khác hòa hợp, nên pháp vô ngã, không có ngã, ngã sở, giống như hư không. Các pháp huyễn hóa ấy, nhân và các duyên không thể không đầy đủ, y vào đó mà sinh, vào thai mẹ thì thức của chủng tử thành tựu chấp thọ nơi mầm của danh sắc. Như khi nhãn thức sinh, nếu đầy đủ năm duyên thì sinh được. Những gì là năm? Đó là nương vào nhãn, sắc, ánh sáng, hư không, nương vào tác ý nên nhãn thức được sinh. Trong đấy nhãn thì có thể tạo chỗ dựa của nhãn thức, sắc làm cảnh cho nhãn thức. Ánh sáng làm cho vật hiện rõ. Hư không làm cho các vật không bị chướng ngại. Tác ý thì phóng tâm đến các việc. Nếu không có các duyên này thì nhãn thức chẳng sinh. Như bên trong mắt không thể không đầy đủ, như thế cho đến, sắc, ánh sáng, hư không, tác ý không thể không đầy đủ. Lúc tất cả các thứ ấy hòa hợp thì nhãn thức sinh. Mắt kia cũng chẳng nghó mình làm chỗ dựa cho nhãn thức. Sắc kia cũng chẳng nghó mình làm cảnh cho nhãn thức. Ánh sáng cũng chẳng nghó mình làm các vật hiện rõ cho nhãn thức. Hư không cũng chẳng nghó mình làm các vật không bị chướng ngại cho nhãn thức. Tác ý cũng chẳng nghó mình tạo suy nghó cho nhãn thức. Nhãn thức kia cũng chẳng nghó mình do các duyên này mà có. Tuy nhiên, có các duyên ấy, nhãn thức mới sinh, cho đến các căn còn lại, tùy loại mà biết. Như thế không có pháp nhỏ ít nào mà từ đời này di chuyển đến đời khác. Tuy nhiên, nhân và các duyên không thể không đầy đủ nên nghiệp quả cũng hiện. Ví như nơi tấm gương sáng hiện hình dáng của mặt. Tuy hình dáng của mặt kia không di chuyển vào trong gương, nhưng nhân và các duyên không thể không đầy đủ thì hình dáng của mặt cũng hiện. Như thế không có pháp nhỏ bé nào được cho là từ nơi này diệt để sinh ở chỗ khác. Nhân và các duyên không thể không đầy đủ nên nghiệp quả cũng hiện. Như vầng trăng cách bốn vạn hai ngàn do-tuần mà hiện bày ở đây. Hình tượng của vầng trăng kia hiện rõ trong các đồ vật nhỏ có chứa nước. Vầng trăng kia cũng chẳng từ nơi đó di chuyển đến nơi đồ vật có nước. Tuy nhiên, nhân và các duyên không thể không đầy đủ, nên vầng trăng cũng hiện. Như thế không có pháp nhỏ ít nào cho là từ nơi này diệt mà sinh ra ở chỗ khác. Nhưng nhân và các duyên không thể không đầy đủ nên nghiệp quả cũng hiện. Ví như lửa kia, nhân và các duyên nếu không đầy đủ thì không thể thiêu đốt. Khi nhân và các duyên đầy đủ mới có thể đốt thiêu được. Pháp vô ngã như thế là không có ngã, ngã sở, giống như hư không, nương nơi pháp huyễn đó, nhân và các duyên không thể không đầy đủ. Nơi chốn được sinh ra, vào thai mẹ thì có thể thành tựu được thức của chủng tử. Nghiệp và phiền não sinh ra mầm của danh sắc. Cho nên phải quán việc duyên tương ứng với pháp nội nhân duyên như thế. Phải dùng năm loại pháp để quán nhân duyên bên trong. Những gì là năm? Đó là chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng di chuyển, từ nơi nhân nhỏ mà sinh quả lớn tương tự với cái khác. Sao gọi là chẳng thường? Tức là uẩn kia sau khi diệt cùng với phần uẩn sinh kia, mỗi thứ khác nhau. Vì uẩn kia sau khi diệt chẳng phải là phần uẩn sinh. Uẩn kia sau khi diệt cũng diệt thì phần uẩn sinh mới được hiện hữu, nên là chẳng thường. Sao gọi là chẳng đoạn? Chẳng phải nương vào lúc hoại diệt của uẩn kia sau khi diệt mà uẩn của phần sinh được có, cũng chẳng phải là không diệt. Uẩn kia sau khi diệt cũng diệt, nên lúc đó, uẩn của phần sinh giống như cái cân khi cao khi thấp mà được sinh, nên là chẳng đoạn. Sao gọi là chẳng di chuyển? Vì các hữu tình, từ chỗ không có chúng đồng phận, có thể sinh nơi chúng đồng phận, nên chẳng di chuyển. Sao gọi là từ nơi nhân nhỏ mà sinh quả lớn? Tạo nơi nghiệp nhỏ mà chiêu cảm quả báo lớn, nên từ nơi nhân nhỏ mà sinh quả lớn. Như chỗ tạo nhân nào thì gặt được quả đó tức tương tợ cùng với cái kia. Cho nên phải dùng năm loại pháp để quán nhân duyên bên trong. Này Tôn giả Xá-lợi Tử! Như lại có người, có thể dùng chánh trí, thường quán pháp nhân duyên mà Như Lai đã giảng nói là: Không có thọ mạng, xa lìa thọ mạng, tánh như thật, tánh không sai lầm, vô sinh, vô khởi, vô tác, vô vi, không chướng ngại, không cảnh giới, vắng lặng, không sợ, không xâm đoạt, không tận cùng, tướng chẳng vắng lặng, không có hư dối, không chắc thật, như bệnh, như ung nhọt, như mũi tên, lầm lỗi, vô thường, khổ, không, vô ngã. Ta ở quá khứ có sinh chăng hay không sinh chăng? Chẳng phân biệt biên vực của quá khứ. Ở đời vị lai sinh ở nơi chốn nào? Cũng chẳng phân biệt biên vực của vị lai. Đây là đâu? Sao ta lại ở đây? Tạo ra vật gì? Các hữu tình này do đâu mà đến? Từ nơi này diệt thì sinh vào chỗ nào? Cũng chẳng phân biệt sự hiện hữu của hiện tại, lại có thể diệt. Ở thế gian, Sa-môn, Bà-la-môn chẳng đồng nơi các kiến chấp. Kiến chấp về ngã, về chúng sinh, về thọ mạng, về người, về sự hy hữu, về chỗ an lành, về sự chia hợp, thảy đều khéo biết rõ, như cây đa-la biết rõ đoạn trừ sạch các gốc rễ, thì đời vị lai chứng được pháp vô sinh, vô diệt. Này Tôn giả Xá-lợi Tử! Nếu lại có người đạt đầy đủ Vô sinh pháp nhẫn như thế, khéo biết rõ được pháp nhân duyên này thì được Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn liền thọ ký đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bấy giờ, Đại Bồ-tát Di-lặc đã giảng nói như thế. Tôn giả Xá-lợi Tử và tám bộ chúng Trời, Người, A-tu-la, Càn-thát-bà… nghe Đại Bồ-tát Di-lặc giảng nói thảy đều hoan hỷ, tín thọ phụng hành. <卷 id="116699627">