<經 id="n677">kinh giải tiết Hán dịch: Đời Trần, Tạm tạng Pháp sư Chân Đế, người nước Thiên Trúc. <詞 id="116699521">Phẩm 1: bất khả Ngôn, vô nhị Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Thế Tôn ở tại núi Kỳ-xà-quật, thuộc thành Vương xá, cùng đông đủ chúng đại Tỳ-kheo, gồm chín vạn chín ngàn vị, đều là hàng A-la-hán, đã sạch hết các lậu, đã làm xong việc, đã bỏ mọi gánh nặng, đạt được lợi lạc cho mình, không còn phiền não ràng buộc, tâm được tự tại giải thoát, khéo được Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na (Chỉ Quán). Tên của những vị ấy là Tịnh mạng A-nhã Kiều-trần-như… cho đến trụ vào định A-la-na Tam-muội, Trưởng lão Tu-bồ-đề… Lại có đông đủ chúng đại Tỳ-kheo-ni, gồm ba vạn sáu ngàn vị, Ma-ha Ba-xà-ba-đề cho đến Tỳ-kheo-ni Bạt-đà-ca-tỷ-la… làm người dẫn đầu. Lại có vô lượng, vô số Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di,… vua Tần-bà-sa-la, làm người dẫn đầu. Lại có vô lượng trăm ngàn Đại Bồ-tát, các chúng Bồ-tát này, hoặc ở trong Hiền kiếp, hoặc ở cõi này, hoặc từ phương khác đến; các vị Nhất sinh bổ xứ như Bồ-tát Di-lặc, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Bồ-tát Quán Thế Âm… làm người dẫn đầu. Tất cả đều thông đạt pháp tánh sâu xa, điều thuận, dễ giáo hóa, hạnh lành bình đẳng, tu đạo Bồ-tát. Tất cả chúng sinh là bạn lành chân thật, đắc Đà-la-ni vô ngại, chuyển pháp luân không thoái, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật. Những chúng như vậy đều đến tụ hội. Khi ấy, Bồ-tát Như Lý Chánh Văn hỏi Bồ-tát Năng Giải Thậm Thâm Nghóa Tiết: –Này Phật tử! Tất cả pháp không có hai, tất cả pháp không có hai, nói như thế nghóa là sao? Bồ-tát Năng Giải Thậm Thâm Nghóa Tiết đáp: –Này thiện nam! Tất cả pháp ấy không vượt qua hai điều này. Đó là sở tác, phi sở tác. Sở tác là phi sở tác phi phi sở tác. Phi sở tác là phi phi sở tác cũng phi sở tác. Bồ-tát Như Lý Chánh Văn hỏi: –Này Phật tử! Như thế nào gọi sở tác là phi sở tác, phi phi sở tác và phi sở tác là phi phi sở tác cũng phi sở tác? Bồ-tát Năng Giải Thậm Thâm Nghóa Tiết đáp: –Này thiện nam! Sở tác, đó là câu nói của Đại sư chỉ dạy chân chánh. Nếu câu nói của Đại sư chỉ dạy chân chánh, tức là đã lập ngôn thuyết của thế gian, từ phân biệt mà khởi lên. Ngôn thuyết của thế gian này, từ phân biệt khởi lên, mà các loại phân biệt và sở ngôn thuyết nhất hướng không thành, cho nên gọi là phi sở tác. Này thiện nam! Phi sở tác là nhiếp thuộc ngôn giáo. Nếu có pháp lìa sở tác và phi sở tác; thì pháp ấy cũng như vậy, cũng như vậy. Nếu như vậy, là Đại sư thuyết giáo vô nghóa chăng? Chẳng phải không có nghóa. Nếu có nghóa, thì tướng của nghóa như thế nào? Có nghóa là cái thể không thể nói, chỉ là cái điều thông tỏ rõ ràng bằng sự thấy biết vô phân biệt của Thánh nhân, vì muốn khiến cho người khác thấu đạt, như vậy không thể nói cái thể được. Thế nên, Đại sư nói ngôn giáo này, gọi là pháp sở tác. Này thiện nam! Phi sở tác, đó là câu nói của Đại sư chỉ dạy chân chánh. Nếu là câu nói của Đại sư chỉ dạy chân chánh, tức là đã lập ngôn thuyết của thế gian, từ phân biệt mà khởi lên. Ngôn thuyết của thế gian thì từ phân biệt mà khởi lên; các loại phân biệt và sở ngôn thuyết thì nhất hướng không thành; nên gọi là phi phi sở tác. Này thiện nam! Sở tác là nhiếp thuộc ngôn giáo, nếu có pháp lìa phi sở tác và sở tác, thì pháp ấy cũng như vậy, cũng như vậy. Nếu như vậy, là Đại sư thuyết giáo vô nghóa chăng? Chẳng phải không có nghóa. Nếu có nghóa, thì tướng của nghóa như thế nào? Có nghóa là không thể nói cái thể, đó chỉ là cái điều thông tỏ rõ ràng bằng thấy biết vô phân biệt của Thánh nhân, vì muốn khiến người khác thấu đạt. Như vậy không thể nói cái thể. Thế nên, Đại sư nói ngôn giáo này, tức là pháp phi sở tác. Này thiện nam! Giống như thầy trò nhà ảo thuật, ở giữa ngã tư đường, hoặc lấy là, cỏ và cây, đá… tụ tập một chỗ, rồi hiện ra tất cả việc huyễn như hình voi, hình ngựa, hình xe, hình người, hình ma-ni, trân châu, san hô, ngọc thạch và kho tàng… Nếu có những đứa nhỏ phàm phu, ngu si trí kém không thể phân biệt, đó là cỏ, lá, cây, đá… vốn là ảo thuật. Kẻ ấy hhoặc thấy, hoặc nghe, suy nghó cho các hình voi: “Tượng hình ngựa, hình xe, hình người và kho tàng… là thật”; hoặc thấy hoặc nghe tùy theo năng lực dính mắc vào sự thấy nghe, nói lời như vầy: “Đó là chân thật! Còn những cái khác không phải là chân thật.” Người này cần suy nghó kỹ lại. Nếu có những kẻ chẳng phải anh nhi phàm phu, ngu si, tà trí, hiểu biết đó là cỏ, lá, cây, đá vốn là ảo thuật; hoặc thấy, hoặc nghe, suy nghó, không cho đó là hình voi, hình ngựa, hình xe, hình người và kho tàng… người này hoặc thấy, hoặc nghe, tùy theo năng lực, không dính mắc vào cái thấy nghe, mà nói: “Như tôi suy nghó, đây là chân thật, khác với đây chẳng phải là chân thật, tùy theo lời nói của thế gian để rõ thật nghóa.” Người này không cần phải suy nghó. Này thiện nam! Như anh nhi phàm phu này, chưa được chân như Thánh tuệ xuất thế, chưa hiểu các pháp, nên không thể nói cái thể; người này hoặc thấy hoặc nghe các pháp sở tác và phi sở tác, suy nghó: “Như vậy, thật có các pháp sở tác và phi sở tác.” Vì sao? Vì có thể thấy, có thể biết vậy. Người ấy hoặc thấy, hoặc nghe, tùy theo năng lực dính mắc vào cái thấy nghe; tùy theo cái thấy nghe, nói đó là chân thật, khác đấy chẳng phải chân thật; người ấy cần phải suy nghó lại. Nếu có những kẻ chẳng phải anh nhi phàm phu, đã thấy chân thật và được chân như Thánh tuệ xuất thế, đã hiểu các pháp, không thể nói cái thể. Hoặc thấy hoặc nghe, suy nghó như vầy: “Như đã thấy biết các pháp sở tác và phi sở tác, đều không thật có; chỉ có tướng giả, từ phân biệt mà khởi lên, giống như việc ảo thuật biến hóa, lừa dối tâm phàm phu, ở trong đó khởi lên cái tên sở tác phi sở tác và những tên khác.” Người này như đã thấy nghe không sinh dính mắc, không nói như vầy: “Đây là chân thật, khác đây thì chẳng phải chân thật”, tùy theo lời nói thế gian, để rõ thật nghóa. Người này không cần phải suy nghó. Này thiện nam! Như Thánh nhân nhờ vào cái thấy biết của bậc Thánh đã hiểu rõ ràng; không thể nói cái thể, vì muốn khiến người khác thấy thật tướng của pháp, nên nói giáo cú, tức là sở tác, phi sở tác… Khi ấy, Bồ-tát Năng Giải Thậm Thâm Nghóa Tiết nói kệ: Phật thuyết pháp dứt lời Không hai, phi phàm cảnh Phàm phu ở trong mê Chấp hai duyên, hý luận. Không quyết tà hay chánh Thường luân chuyển các cõi Người trí lìa thấy nghe Lựa chọn nghóa chân thật.  <詞 id="116699522">Phẩm 2: vượt hơn cảnh giới giác quán Lúc đó, Bồ-tát Đàm-vô-kiệt bạch: –Bạch Thế Tôn! Từ thế giới Sa-ha này, về hướng Đông rất xa, tận thế giới phương Đông, qua bảy mươi bảy hằng hà sa số thế giới, có thế giới tên là Thiện danh văn, chỗ ở của Đức Phật hiệu là Quảng Đại Thiện Văn Tu-già-đà. Một thời, con đi đến chỗ Đức Phật đó, vào được trong đó, con thấy một tại nơi, có bảy mươi bảy ngàn các chúng ngoại đạo, cùng với thầy tụ tập, ngồi ở đó, để cùng suy nghó về thật tướng của các pháp. Khi ấy, chúng ngoại đạo suy nghó, đề cao, chọn lựa, an lập thật tướng của các pháp, nương vào sở học của họ để tìm cầu thật tướng, nhưng không thể tìm được, lại khởi lên đủ các loại dính mắc chống trái nhau, đấu tranh nhau, cho đến dùng cả lời nói để hại lẫn nhau; nói toàn những lời giống như dao, gậy để hủy hoại làm tổn thương lẩn nhau, nên cuối cùng phân tán. Con thấy sự việc này rồi, liền suy nghó: “Chư Phật Thế Tôn đã xuất hiện ở thế gian thì thật là điều hiếm có, thật là hiếm có, do Phật ra đời, nên thông đạt và hiểu rõ pháp tướng sâu xa hơn cảnh giới giác quán; và sẽ được hiện ra rõ ràng.” Bồ-tát nói xong, Đức Phật liền bảo: –Đúng vậy! Này Pháp Thượng! Thật tướng là như thế, nó vượt hơn cảnh giới giác quan; ta hiểu rõ, rồi giải nói cho người khác, an lập chánh giáo, mở bày rõ ràng làm cho nghóa được dễ hiểu. Vì sao? Vì ta nói chân thật, chỉ có Thánh nhân tự mình chứng thấy được. Nếu là cảnh giới giác quán của phàm phu thì ta và người có thể chứng. Này Pháp Thượng! Với nghóa như vậy, nên biết thật tướng luôn vượt hơn tất cả cảnh giới giác quán. Lại nữa, này Pháp Thượng! Ta nói chân thật, tức chẳng phải chỗ hành tướng, vì tất cả giác quán đều duyên với chỗ hành tướng. Vì lý do đó, nên biết, thật tướng vượt hơn cảnh giới giác quán. Lại nữa, này Pháp Thượng! Ta nói chân thật; tức không thể nói năng, vì tất cả giác quán chỉ do nói năng; nên biết, thật tướng vượt hơn cảnh giác quán. Lại nữa, này Pháp Thượng! Ta nói chân thật, tức dứt hẳn bốn việc: thấy, nghe, hay, biết; vì tất cả giác quán duyên với bốn việc khởi lên. Lại nữa, này Pháp Thượng! Ta nói tướng chân thật lìa mọi đấu tranh, tất cả cảnh giới giác quán là cảnh giới đấu tranh. Vì lý do đó, nên biết, thật tướng vượt hơn cảnh giới giác quán. Này Pháp Thượng! Ví như có người, suốt một đời, luôn ăn uống cực khổ, thì làm sao có thể giác quán, so lường, nhớ nghó đến những vị ngon ngọt, không bao giờ có chuyện đó. Lại nữa, ví như có người luôn ham muốn những dục trần tức sẽ bị dục trần thiêu đốt nóng bức, thì làm sao có thể giác quán, so lường, nhớ nghó để không duyên với trần tướng nữa, mà nương vào cái vui đang lìa bỏ ở trong lòng, không bao giờ có chuyện như vậy. Lại nữa, ví như có người chỉ ưa thích đấu tranh, đàm luận những việc không chính đáng, lý lẽ giỡn chơi, không thật, mà lại có thể giác quán, so sánh, nhớ nghó đến cái lặng lẽ tự nhiên, cái định mặc trong thiền của bậc Thánh; thì không bao giờ có chuyện đó. Lại nữa, ví như có người luôn ưa thích thực hành, thấy, nghe, hay, biết; mà lại có thể giác quán, so lường, nhớ nghó, dứt hẳn bốn việc, trừ diệt xa lìa thân kiến, được Bát-niết-bàn; thì không bao giờ có chuyện đó. Lại nữa, này Pháp Thượng! Ví như có người tự mình lo dự trữ của cải, để làm việc chinh phạt, mà lại có thể giác quán, so lường, nhớ nghó đến Bắc Câu-lô châu, nơi không có ngã sở, không có sự tích trữ, không xảy ra đấu tranh, luôn hiện ra pháp vui, không bao giờ có chuyện như vậy. Này Pháp Thượng! Như vậy, người đang ở trong giác quán, lại hay lo nghó tính toán, so sánh, nhớ nghó đến cảnh giới chẳng phải giác quán; thì không bao giờ có. Đức Phật nói xong liền nói bài kệ: Tự chứng pháp vô tướng Lìa ngôn, dứt bốn việc Không tranh luận pháp tướng Vượt hơn cảnh giác quán.  <詞 id="116699523">Phẩm 3: QUÁN NHẤT DỊ Khi ấy, Bồ-tát Tịnh Tuệ bạch: –Bạch Thế Tôn! Lời nói này là chân chánh sâu xa, hiếm có, như Đức Thế Tôn nói lý chân thật này rất tinh tế vi diệu và sâu dày, khó có thể thông đạt; nó vượt lên tướng một và khác. Bạch Thế Tôn! Một thời, con thấy ở một nơi có chúng Đại Bồ-tát, tu hạnh Bồ-đề, ở địa vị nguyện lạc; đối với nơi này, họ tụ tập và ngồi lại với nhau, vì muốn lo nghó tính toán về thật tướng của các pháp, cùng với các pháp hành, là một hay là khác? Khi ấy, trong chúng có các Bồ-tát nói lời như vầy: “Tướng chân thật này không khác các hành.” Lại có Bồ-tát nói: “Tướng chân thật cùng với các hành, chẳng phải một.” Lại có Bồ-tát khởi tâm nghi hoặc, không tin là một hay là khác, nói lời như vầy: “Trong một và khác đó, người nào nói đúng, người nào nói sai? Sao lại là chánh hạnh? Sao lại là tà hành? Vì sao phải cho là một, vì sao phải cho là khác?” Bạch Thế Tôn! Con thấy việc ấy, nên suy nghó: “Các thiện nam là những anh nhi ngu si; họ không hiểu, không rõ, chẳng hành như lý. Vì sao? Vì thiện nam này chưa có thể không đạt pháp chân thật vi diệu sâu xa tinh tế cùng với các hành, vượt qua tướng một và khác.” Bồ-tát nói xong, Đức Phật liền bảo: –Đúng vậy! Này Tịnh Tuệ! Đúng thật là các thiện nam anh nhi ngu si, không hiểu, không rõ, chẳng thực hành như lý. Như Lai thông đạt pháp vi diệu sâu xa tinh tế chân thật, vượt lên tướng một, tướng khác của các hành. Vì sao? Này Tịnh Tuệ! Nếu cứ ôm giữ như vậy, mà nương vào các pháp hành, để tu quán chân thật rồi có thể thấu đạt, có thể chứng đắc được lý của chân như sao, không bao giờ có như vậy. Vì sao? Này Tịnh Tuệ! Nếu chân như cùng với hành tướng là chẳng khác nhau, thì tất cả phàm phu lẽ ra cũng thấy chân như sao. Lại nữa, tất cả chúng sinh, chính tại địa vị phàm phu, lẽ ra cũng được vô thượng như an Niết-bàn. Lại nữa, tất cả chúng sinh ở trong địa vị phàm phu, cũng có khả năng có thể đạt được Vô thượng Bồ-đề. Nếu tướng của chân như, khác với hình tướng; tất cả Thánh nhân đã thấy chân như, thì không thể hàng phục diệt trừ được hành tướng. Do không hàng phục, diệt trừ các hành tướng; nên tuy thấy chân như, nhưng không thể giải thoát các tướng ràng buộc. Nếu đối với các tướng, không được giải thoát; cũng không giải thoát thô trọng ràng buộc; nếu không giải thoát hai thứ ràng buộc, thì không thể đựơc Vô thượng như an Vô dư Niết-bàn, cũng không được Vô thượng Bồ-đề. Này Tịnh Tuệ! Do các phàm phu không thấy chân như, ở địa vị phàm phu không được Vô thượng như an Niết-bàn, cũng không có khả năng được Vô thượng Bồ-đề; vì lý do đó, nên lý của chân như cùng với các hành là một, nghóa này không đúng. Nếu có người nói chân như cùng với hành tướng không khác, do nghóa này, nên biết, người ấy không thưc hành như lý. Lại nữa, này Tịnh Tuệ! Tất cả Thánh nhân do thấy chân như, rồi có thể hàng phục diệt trừ các tướng hành, chẳng phải là không thể được; đã có thể giãi thoát tất cả tướng kết và các nghi hoặc thô trọng chẳng phải là không giải thoát. Do hai giải thoát, nên được Vô thượng như an Niết-bàn, cho đến được Vô thượng Bồ-đề. Thế nên, chân như cùng với hành tướng là khác; nghóa này không đúng. Nếu có người nói, chân như khác hành tướng, vì lý do đó, nên biết, người này không thực hành như lý. Lại nữa, này Tịnh Tuệ! Nếu như chân cùng với hành tướng không khác; giống như hành tướng rơi vào tướng hoặc, tướng chân cũng rơi vào tướng hoặc vậy. Lại nữa, này Tịnh Tuệ! Nếu tướng chân như khác với hành tướng, thì tướng chân như chẳng phải thông với các hành. Này Tịnh Tuệ! Vì chân như này, không rơi vào tướng nghi hoặc, lại thông với tướng của tất cả các hành; do nghóa này, nên chân như cùng với hành cũng một, cũng khác, nghóa này không đúng. Nếu có người nói, chân như cùng với hành cũng một, cũng khác, vì lý do đó, nên biết, người này không thực hành như lý. Lại nữa, này Tịnh Tuệ! Nếu chân như cùng với hành tướng không khác; thật tướng của chân như ở trong các hành, thông suốt không sai khác; hành tướng cũng vậy, thông suốt không sai khác. Thế nên, người tu quán hạnh, ở trong các hành, không nên vượt qua thấy, nghe, hay, biết mà tu quán thắng chân. Lại nữa, tướng của chân như khác với hành tướng; vì lý do đó, nên tất cả các hành chỉ là vô ngã và vô tánh, chẳng phải chân thật. Lại nữa, đồng thời phẩm sạch và không sạch mỗi mỗi tướng sai khác. Này Tịnh Tuệ! Do các hành tướng chỉ khác không thông; do người quán hạnh, ở trong các hành vượt qua thấy, nghe, hay, biết mà tu quán thù thắng chân thật. Do các hành vô ngã, vô tánh, tỏ rõ là chân, cho đến phẩm sạch và không sạch cũng chẳng đồng thời, mỗi mỗi tướng sai khác. Vì lý do đó, nên chân như cùng với hành; cũng một, cũng khác, nghóa này không đúng. Nếu có người nói chân như cùng với hành cũng một, cũng khác, nên biết, người ấy không thực hành như lý. Này Tịnh Tuệ! Ví như con ốc báu màu trắng, không thể an lập cùng với một con ốc khác màu đỏ, cùng với màu vàng không một không khác, cũng lại như vậy. Ví như âm thanh của Tỳ-noa rất hay, không thể an lập cùng với Tỳ-noa một cùng Tỳ-noa khác. Lại như hương khí của trầm hương rất đáng yêu, thì không thể an lập cùng với một trầm hương khác. Cũng như mùi vị của Ma-lê-giá cay đắng, không thể an lập cùng với Ma-lê-giá là một là khác. Ma-lê-lặc chát, cũng lại như vậy. Lại như xúc chạm bông tơ mền mại, không thể an lập cùng với một bông tơ khác. Sữa cùng với đề-hồ không một, không khác; cũng lại như vậy. Lại như, tất cả các cõi đều là khổ, tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã. Như vậy, những nỗi khổ, không thể an lập cùng với một pháp khác. Cũng như tham dục, sân giận, ngu si, ngã mạn, … tướng không vắng lặng; không thể an lập, cùng với một cái gì khác. Này Tịnh Tuệ! Như vậy chân như, cùng với tất cả hành, không thể an lập, là một, là khác. Này Tịnh Tuệ! Như vậy, chân như vi diệu tinh tế, sâu xa, khó có thể thông đạt. Ta hiểu rõ, rồi giải nói, an lập chánh giáo, mở bày cho rõ ràng cái nghóa, để cho người khác dễ hiểu. Đức Phật nói kinh này xong, liền nói bài kệ: Chân thật cùng hành pháp Tướng không một, không khác Nếu chấp một và khác Nói hành không như lý.  <詞 id="116699524">Phẩm 4: NHẤT VỊ Bấy giờ, Đức Phật bảo Tu-bồ-đề: –Này Tu-bồ-đề! Như chỗ ông thấy biết thì có bao nhiêu chúng sinh, ở trong cõi chúng sinh có tăng thượng mạn? Do tâm tăng thượng mạn này, tự cho là mình có được? Lại nữa, như chỗ ông thấy biết, có bao nhiêu chúng sinh, ở trong cõi chúng sinh không tăng thượng mạn? Do tâm không tăng thượng mạn, tự cho là mình có được? Tu-bồ-đề thưa: –Bạch Thế Tôn! Như chỗ thấy biết của con, có một số ít chúng sinh, ở trong chỗ chúng sinh không tăng thượng mạn, do tâm không tăng thượng mạn, tự cho là mình có được. Bạch Thế Tôn! Như chỗ thấy biết của con, có vô lượng, vô số không thể kể hết các chúng sinh, ở trong cõi chúng sinh có tăng thượng mạn, do tâm tăng thượng mạn này, tự cho là mình có được. Bạch Thế Tôn! Một thời, con ở trong A-luyện-nhã xa lìa mọi ồn ào, ở trong rừng vắng lặng; có nhiều chúng đại Tỳ-kheo tụ tập ở chỗ A-luyện-nhã, cách chỗ con không xa. Phần sau trong một ngày, có lúc con lại thấy đại chúng này, cùng nhau tụ tập, tùy chỗ chứng được, các ngài nói đủ các loại pháp tướng, nói rồi thì tu hành theo những gì mình có được. Có Tỳ-kheo do chứng thấy ấm, liền nhớ nghó đến cái có được đó. Hoặc có Tỳ-kheo chứng thấy tướng ấm. Hoặc có Tỳ-kheo chứng thấy ấm sinh. Hoặc có Tỳ-kheo chứng ấm biến đổi khác lạ. Hoặc có Tỳ-kheo chứng thấy ấm diệt. Hoặc có Tỳ-kheo chứng được con đường ấm diệt, như ở trong ấm có sáu tướng chứng. Hoặc có Tỳ-kheo chứng thấy các nhập, tự cho là mình có được, cho đến diệt các nhập và con đường diệt các nhập. Hoặc có Tỳ-kheo chứng thấy duyên sinh, tự cho là mình có được, cho đến diệt các duyên sinh và con đường diệt duyên sinh. Hoặc có Tỳ-kheo chứng thấy các thực. Hoặc có Tỳ-kheo chứng thấy bốn Đế. Hoặc có Tỳ-kheo chứng thấy các cõi và tất cả các cõi sai khác, cho đến diệt các cõi và con đường diệt các cõi. Hoặc có Tỳ-kheo chứng thấy niệm xứ; niệm xứ, tướng niệm xứ; đối trị niệm xứ, đối trị đạo niệm xứ; tu tập chưa sinh niệm xứ; chứng thấy niệm sinh rồi sinh niệm xứ; chứng thấy niệm trụ và tăng trưởng tròn đầy không quên mất, tự cho là mình có được; như là chứng được Niệm xứ, Chánh cần, Như ý túc, Căn, Lực, Giác phần, Thánh đạo; Thánh đạo tướng Thánh đạo, đối trị Thánh đạo, đối trị đạo Thánh đạo, tu tập chưa sinh Thánh đạo, chứng sinh Thánh đạo rồi sinh Thánh đạo, chứng Thánh đạo trụ và tăng trưởng tròn đầy không quên mất, tự cho là mình có được. Bạch Thế Tôn! Con thấy việc này rồi, con liền suy nghó: “Như vậy, các trưởng lão này đã theo chỗ chứng thấy tất cả pháp tướng, rồi tự cho là mình có được. Các trưởng lão này, có tăng thượng mạn, do tâm thượng mạn này, mà tự cho là mình có được; việc này đúng là như vậy. Vì sao? Vì như đã nói, pháp là tự chứng thấy; nên biết, người ấy chưa có thể phân biệt rõ nhất vị chân như biến Nhất thiết xứ.” Bạch Thế Tôn! Như Thế Tôn nói: “Nhất vị chân thật biến nhất thiết xứ, nó vi diệu sâu xa tinh tế, khó thể thông đạt”, lời này thật hiếm có, là lời nói vô đối. Bạch Thế Tôn! Nếu trong chánh giáo của Đức Thế Tôn, có các Tỳ-kheo… siêng năng tu quán hạnh, nhất vị chân thật biến nhất thuyết xứ còn khó thông đạt, huống nữa là các ngoại đạo ở ngoài chánh giáo, làm sao có thể chứng biến nhất vị chân thật. Đức Phật khen: –Đúng vậy! Này Tu-bồ-đề! Như vậy vi tế càng vi tế, sâu xa càng sâu xa, khó thấy càng khó thấy đối với nhất vị chân thật biến nhất thiết xứ. Ta hiểu rõ rồi, vì người khác giảng nói, an lập chánh giáo, mở bày chỉ cho rõ cái nghóa, khiến người khác dễ hiểu. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Ở trong năm ấm là cảnh giới trong sạch, thì ta nói là chân thật. Này Tu-bồ-đề! Trong cảnh giới thanh tịnh, đối với mười hai nhập, mười hai Duyên sinh, bốn Thực (đoàn, xúc, ý chí, thức), bốn Đế, các cõi, Niệm xứ, Chánh cần, Như ý túc, Căn, Lực, Giác phần, tám Thánh đạo thì ta nói là chân thật. Cảnh giới thanh tịnh này, tất cả ấm xứ bình đẳng một vị, tướng không sai khác. Như ở trong ấm, cho đến Thánh đạo phần, trong cảnh giới thanh tịnh bình đẳng, một vị đều không sai khác. Này Tu-bồ-đề! Vì lý do đó, nên biết, nhất vị chân như biến Nhất thiết xứ. Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu Tỳ-kheo tu hành, đã thông đạt một ấm chân như, nhân, pháp, vô ngã, không còn lao nhọc, xem xét mỗi một ấm khác, mà có được chân như đối với mười hai nhập, mười hai Duyên sinh, bốn Thực (đoàn, xúc, ý chí và thức), bốn Đế, các cõi, Niệm xứ, Chánh cần, Như ý túc, Căn, Lực, Giác phần, tám Thánh đạo phần; còn nếu đã thông đạt một phần chân như, nhân, pháp, vô ngã, không còn lao nhọc; xem xét Thánh đạo phần khác mà có được chân như, xa lìa vô phân biệt hậu trí, quán không còn phân biệt, thì có thể thuận theo quán chân như. Ngoài ra, pháp nhất vị chân thật, biến nhất thiết xứ, chỉ dùng vô phân biệt hậu trí, tùy thuận tiền vô phân biệt trí, quán tất cả pháp nhất vị chân thật, từ nhớ nghó cho đến đạt được. Này Tu-bồ-đề! Vì lý do đó, ông phải nên biết, lý của chân thật biến nhất thiết xứ, chỉ có tướng nhất vị. Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Giống như các ấm hỗ trợ nhau mà có tướng sai khác. Như vậy, mười hai nhập, mười hai Duyên sinh, bốn Thực (đoàn, xúc, ý thức, thức), bốn Đế, các cõi, Niệm xứ, Chánh cần, Như ý túc, Căn, Lực, Giác phần, Thánh đạo phần, cũng hỗ trợ nhau để có tướng sai khác. Nếu các pháp chân như, nhân, pháp, vô ngã, hỗ trợ để có tướng sai khác; thì các pháp như như, nhân, pháp, vô ngã, không thành chân thật, phải do nhân duyên sinh. Nếu do nhân duyên sinh thì thành hữu vi. Nếu là hữu vi thì chẳng phải là chân thật. Nếu chẳng phải là chân thật, thì ở đây sẽ phải cầu chân thật khác. Này Tu-bồ-đề! Do chân thật này không từ nhân duyên sinh, chẳng phải là hữu vi, chẳng phải không chân thật, ở trong đó, không lao nhọc, tìm cầu chân thật khác. Vì sao? Vì pháp này luôn như vậy, nếu Phật xuất hiện ở đời, hay không xuất hiện ở đời; thì pháp tánh, pháp giới, pháp trụ đều là thường trụ. Này Tu-bồ-đề! Vì lý do đó, ông phải nên biết, nhất vị chân thật bình đẳng nhất thiết xứ. Này Tu-bồ-đề! Ví như các sắc, mỗi mỗi đều sai khác, xen lẫn không đồng. Đối với các sắc, trong hư không, nó vô tướng không có sai khác, không có thay đổi; đối với nhất thiết xứ cùng tướng nhất vị. Như vậy, các pháp mỗi mỗi đều sai khác. Ông phải nên biết, đối với nhất vị chân như trong các pháp, đều không sai khác, cũng lại như vậy. Đức Thế Tôn nói kinh này rồi, liền nói bài kệ: Thông pháp tướng nhất vị Chư Phật nói bình đẳng Nếu ở trong, chấp khác Là người tăng thượng mạn. Ngược con đường sinh tử Vi tế, rất khó thấy Nhiễm dục si che lấp Người phàm không thể thấy. Lúc đó, Bồ-tát Quán Thế Âm, gối phải quỳ sát đất, chắp tay, cung kính, bạch: –Bạch Thế Tôn! Nay con nghe pháp Giải tiết sâu dày, từ Đức Phật như vậy, đó là việc chưa từng có, con cúi đầu thọ lãnh tu hành. Bạch Thế Tôn! Kinh này tên là gì? Phụng hành như thế nào? Đức Phật bảo Bồ-tát Quán Thế Âm: –Kinh này tên là Liễu Nghóa Chánh Thuyết, cũng tên là Chân Thật Cảnh Trí Chánh Thuyết, cũng tên là Thập Địa Ba-la-mật Y Chỉ Chánh Thuyết, các ông phải nên như vậy mà thọ trì. Phật nói kinh này xong, có tám vạn Bồ-tát đạt được Đại thừa oai đức Tam-muội; vô lượng, vô biên các chúng Bồ-tát, đối với pháp vô thượng, được Vô sinh pháp nhẫn; vô số chúng sinh còn trôi nổi, tâm được giải thoát, vô số chúng sinh đối với pháp Đại thừa sinh tâm tin vui. <卷 id="116699525">