<經 id="n616">THIỀN PHÁP YẾU GIẢI Hán dịch: Đời Hậu Tần, Tam tạng Cưu-ma-la-thập. <卷 id="102446590">Quyển thượng Khi hành giả mới đến muốn thọ pháp, thầy hỏi: –Năm giới thanh tịnh chưa? Nếu người nhiều dâm dục thì nên dạy quán bất tịnh. Bất tịnh có hai loại: 1.Bất tịnh nhàm chán. 2.Bất tịnh không nhàm chán. Vì sao? Vì chúng sinh có sáu thứ dục: một là đắm sắc, hai là đắm hình dáng, ba là đắm oai nghi, bốn là đắm âm thanh, năm là đắm sự trơn láng, sáu là đắm tướng người. Đắm năm thứ dục trước, dạy quán bất tịnh nhàm chán. Đắm tướng người, dạy quán xương trắng, lại quán thây chết hoặc vữa nát, hoặc chưa vữa nát. Quán thây chưa vữa nát, đoạn hai loại tham đắm: oai nghi và âm thanh. Quán thây đã vữa nát thì đoạn hết sáu loại tham đắm. Tập quán bất tịnh có hai loại: 1.Quán thây chết hôi hám bất tịnh. Thân ta bất tịnh giống như thây chết không khác. Quán như vậy tâm ta sinh nhàm chán, giữ lấy tướng này rồi đến chỗ thanh vắng hoặc bên cội cây, hoặc nơi nhà vắng, dùng tướng này mà tự quán bất tịnh, quán sát khắp nơi, buộc tâm vào thân, không cho phóng ra ngoài. Nếu tâm tán loạn, thu nhiếp trở về, buộc vào bên trong. 2.Tuy mắt không thấy trực tiếp nhưng nhờ thọ pháp của thầy mà nhớ tưởng phân biệt, tự quán trong thân đầy dẫy ba mươi sáu vật bất tịnh: tóc, lông, móng, răng, nước mắt, nước miếng, mồ hôi, chất bẩn, mỡ, màng, da, thịt, gân mạch, tủy não, tim, gan, lá lách, thận, phổi, dạ dày, ruột, màng bụng, mật, đàm dãi… sinh tạng chứa máu mủ, phân, vi trùng… Các thứ bất tịnh như vậy tụ kết, tạm gọi là thân. Tự quán như thế, đắm chấp thân ngoài cũng quán như thế. Nếu tâm nhàm chán dâm dục thì tâm dừng lặng. Nếu tâm không dừng thì cần phải tinh tấn quở trách tâm mình, nghó như vầy: “Khổ, già, bệnh, chết sắp đến gần, mạng như điện chớp, thân người khó được, thầy lành khó gặp, Phật pháp sắp diệt, như đèn sắp tắt, rất nhiều tai họa phá hoại pháp định. Bên trong thì có các phiền não, ở ngoài thì có dân ma. Cõi nước đói khát tràn lan, già bệnh khắp nơi, sức của giặc chết rất mạnh, phá mất sự tu tập thiền định. Thân ta đáng sợ, ở trong giặc phiền não chưa làm nó bị tổn hại nhỏ, ở trong pháp thiền định ta chưa có sở đắc. Tuy mặc pháp y nhưng bên trong trống rỗng, đồng như người tục, cửa các ác thú tất cả đều mở. Trong các pháp thiện chưa vào chánh định, đối với pháp ác chưa chắc không tạo. Nay ta vì sao tham đắm túi phân mà sinh biếng nhác, không thể tinh cần chế ngự tâm mình? Cái thân tệ này là nơi Hiền thánh quở trách, chín lỗ chảy ra bất tịnh đáng gớm mà sao tham đắm thân này? Chết đồng với súc sinh, đều rơi vào tối tăm, thật là không nên!” Như vậy, tâm tư duy tự trách mà thu nhiếp trở về. Đồng thời cũng nên làm cho tâm vui, nghó như vầy: “Phật là Bậc Nhất Thiết Trí, dạy thẳng đạo pháp dễ hiểu dễ hành, là Đại Sư của ta, như thế không nên lo sợ. Như nương vào vua lớn thì không còn sợ hãi. Các bậc A-la-hán việc làm đã hoàn tất, là đồng bạn của ta.” Tự tư duy như vậy rồi thì điều phục tâm, như tôi tớ trung thành với chủ. Tâm đã điều phục thì có đủ các quả, sáu thông tự tại. “Ta cũng phải tự điều phục tâm mình để mong chứng đắc việc này. Chỉ có đường ấy, không còn đường nào khác.” Tư duy như thế rồi trở lại quán bất tịnh. Lại tự hân hoan suy nghó: “Khi mới thực tập đạo thì gió phiền não thổi đến phá tâm ta. Nếu ta đắc đạo thì năm dục nổi bật còn không thể phá, huống gì là dục tệ lậu. Như Trưởng lão Mục-liên đắc đạo A-la-hán, người vợ cũ tự trang điểm lộng lẫy rồi đem theo kỹ nhạc muốn quấy nhiễu Tôn giả Mục-liên. Khi ấy, Tôn giả Mục-liên nói kệ: Thân ngươi, xương khô đứng Da thịt bó lấy nhau Bất tịnh đầy bên trong Không có một vật sạch Túi da đầy phẩn uế Chín lỗ thường chảy ra Như quỷ, không ngay thẳng Có gì cho là quý? Thân ngươi như hầm xí Da mỏng để tự che Người trí bỏ lánh xa Như người vứt đồ nhớp Nếu người biết thân ngươi Như ta đã nhàm chán Tất cả đều xa lìa Như người tránh hầm xí Thân ngươi tự trang sức Hoa hương và anh lạc Nơi phàm phu tham đắm Chỗ bậc trí không mê Thân ngươi chứa bất tịnh Tụ tập các vật nhơ Như trang hoàng nhà xí Người ngu cho là đẹp Xương sườn mắc xương sống Như đòn tay nương cột Năm tạng ở trong bụng Bất tịnh như hòm phân Thân ngươi như nhà phẩn Kẻ ngu muốn giữ gìn Trang sức châu anh lạc Ngoài đẹp như bình vẽ Nếu người không dục nhiễm Trước sau không tham đắm Ngươi đến nhiễu loạn ta Như thiêu thân vào lửa Tất cả các độc dục Ta nay đã diệt sạch Đã xa lìa năm dục Đã phá thủng lưới ma Tâm ta như hư không Không đắm chấp mọi thứ Giả sử dục cõi trời Tâm ta vẫn không nhiễm. Hành giả tư duy như vậy, kiên cố quyết định trụ tâm vào đề mục, không sợ các dục. Nếu người lợi căn, nhất tâm tinh cần - lâu thì đến bảy ngày - tâm được trụ định. Người trung căn thì đến hai mươi mốt ngày. Người độn căn thì hơi lâu mới đắc. Như khuấy sữa thành bơ, tất có thể được. Nếu không trụ vào sự thực hành thì thân này tuy tập lâu các phương tiện nhưng hoàn toàn không được gì. Như khuấy nước thì rốt cuộc không thể thành bơ được. Hỏi: –Việc gì không được? Đáp: –Nếu người phạm giới cấm không thể sám hối, hoặc tà kiến không bỏ, hoặc đoạn mất căn lành và ba việc chướng ngại, đó là: phiền não sâu dày, tạo năm tội vô gián, quả báo nẻo ác. Các tội như thế không thể thực tập. Trong Đại thừa, Bồ-tát lợi căn thật có nhân duyên trí tuệ phước đức thì việc ấy không đồng. Nếu không thực tập thì nên tụng kinh tu phước, xây tháp cúng dường, thuyết pháp giáo hóa, hành Thập thiện đạo. Hỏi: –Làm sao biết là đạt được tướng nhất tâm? Đáp: –Tướng người trụ tâm thì thân nhẹ nhàng, vui vẻ. Sân hận, buồn rầu, các pháp não tâm đều đã dứt hẳn, tâm được sự diệu lạc chưa từng có, hơn hẳn năm dục. Vì tâm trong sạch không nhơ nên thân có ánh sáng. Như gương trong sạch phát ra ánh sáng. Như hạt minh châu trong nước thanh tịnh, phát ánh sáng rực rỡ. Hành giả thấy tướng này thì tâm tự an ổn, vui vẻ. Ví như người khát nước, đào giếng tìm nước, thấy đất ướt rồi thì biết không lâu sẽ được nước. Như vậy, hành giả khi mới thực tập thì như đào đất khô, đào mãi không nghỉ, thấy được tướng ẩm ướt, tự biết không lâu sẽ được thiền định. Nhất tâm tin ưa, chuyên cần thâu giữ tâm vào sâu trong định, nghó như thế rồi chê trách năm dục, thấy người cầu dục là đáng chán. Như người thấy chó vì không được thức ăn sạch nên ăn phân hôi hám. Do các nhân duyên như vậy nên quở trách dục là tội lỗi, tâm sinh thương xót người thọ năm dục: “Tâm mình có niềm vui mà không biết tìm, lại tìm cái vui bất tịnh tội lỗi bên ngoài.” Hành giả nên thường tinh tấn, ngày đêm tập các pháp thiện để giúp cho việc thành tựu thiền định, làm cho tâm xa lìa các pháp làm chướng ngại thiền. Người tập các pháp thiện quán Dục giới là vô thường, khổ, không, vô ngã; như tật bệnh, như ghẻ lở, như ung nhọt, như tên bắn vào tim. Ba độc thiêu đốt phát sinh khói mù tranh giành, ganh ghét, rất đáng chán. Người quán như vậy gọi là mới tập pháp thiền. Nếu trong khi tập quán mà bị năm thứ ngăn che tâm thì phải diệt trừ. Như sức gió xua tan mây đen che mặt trời, nếu sự ngăn che của dâm dục làm phát sinh tâm nghó về năm dục, liền nên tư duy: “Ta ở trong đạo tự bỏ năm dục, tại sao nay còn nghó lại khác nào người ăn lại thức ăn mửa ra? Đây là tội pháp của thế gian. Nay ta học đạo, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục, cho đến trọn đời tình nguyện mãi mãi xa lìa, đoạn trừ năm dục, vì sao trở lại sinh tham đắm, thật là điều chẳng nên” thì liền trừ diệt. Như không cho loài rắn độc vào nhà vì nó là tai họa lớn. Lại nữa, pháp của năm dục là chỗ cư trú của mọi thứ ác, không thể đảo ngược; lúc đầu thì còn có thể, nhưng lâu về sau sẽ bị nó lừa dối, phải chịu các khổ độc, ganh ghét, sân hận, không ác nào mà không làm. Như túi đựng nhiều dao, dùng tay ôm chặt thì cả hai tay đều bị thương tổn. Lại nữa, giả sử đủ năm dục nhưng còn không cảm thấy đủ, nếu không thấy đủ thì không có vui, như khát uống nước tương, chưa trừ hết khát thì đâu có vui. Như gãi ghẻ lở, bệnh ấy chưa khỏi thì không thể vui. Lại nữa, dục nhiễm vào tâm thì không còn biết tốt xấu, không còn sợ tội báo của đời này đời sau. Vì thế cho nên phải trừ bỏ dâm dục. Đã bỏ dâm dục mà còn sinh tâm sân não, tâm sinh sân não thì nên trừ bỏ. Nghó đến chúng sinh từ trong thai sinh ra, không lúc nào mà không khổ, đủ các thứ khổ, tại sao lại tăng thêm sự khổ não cho họ? Như người sắp bị giết, thì có người hiền nào lại làm tăng thêm sự đau khổ ấy? Lại nữa, người hành đạo phải bỏ hết các kiết như: tôi - ta, ái mạn…, tuy không tạo chướng ngại cho việc sinh nơi cõi trời mà hành giả còn không nên nghó, huống gì là sân hận hủy hoại cội gốc của niềm vui. Lại nữa, như nước sôi sùng sục, không thể thấy hình dáng của mặt, tâm sân hận sinh thì không biết tôn trọng cha mẹ, sư trưởng, thậm chí không thọ nhận lời dạy của Phật. Sân là bệnh lớn, tàn hại vô cùng, giống như La-sát, phải dùng tư duy về tâm Từ để diệt trừ sân hận. Dâm dục, sân hận đã dừng, nếu đắc thiền định thì được vui vẻ. Nếu chưa được niềm vui của thiền mà tình thức tán loạn, buồn rầu, rối rắm, tâm chuyển trầm trọng, khù khờ không biết, thì liền biết là giặc ngủ nghỉ hại tâm. Cái lợi ở đời còn bị nó phá huống chi là việc đạo. Việc ngủ nghỉ so với chết thì như nhau, khác là còn hơi thở. Như vải che mặt nước thì không thấy bóng dáng, ngủ nghỉ che tâm thì không biết tốt xấu; đối với sự thật nơi các pháp cũng vậy. Khi ấy nghó như vầy để trừ bỏ: “Các giặc phiền não đều muốn làm nguy hại, tại sao có thể an nhiên ngủ nghỉ? Như trong chiến trận đối địch, ở giữa mũi nhọn thì không nên ngủ nghỉ. Chưa lìa tai họa già, bệnh, chết, chưa thoát khỏi khổ của ba nẻo ác; ở trong đạo pháp, thậm chí Noãn pháp còn chưa có chỗ đạt được thì không nên ngủ nghỉ.” Nghó như vậy rồi, nếu vẫn còn buồn ngủ thì nên đứng dậy đi lấy nước lạnh rửa mặt, ngó nhìn bốn phương, ngước xem tinh tú; nghó về ba việc trừ diệt ngủ nghỉ, không để che tâm: 1.Sợ hãi, nên tự tư duy: “Vua chết rất mạnh thường muốn giết hại. Nghó tới cái chết kề cận, như giặc đến nhanh không thể ỷ lại; lại như dao bén kề cổ, ngủ liền chém đầu.” 2.An ủi vui thích, nên nghó như vầy: “Phật là Đại Sư, giảng giáo pháp vi diệu chưa từng có, mà ta đã lãnh thọ học tập là sự may mắn đáng mừng” thì tâm ngủ liền mất. 3.Ưu sầu, lại nên nghó: “Đời sau sẽ trải qua bao lần thọ thân, tai họa khổ đau vô lượng vô biên.” Dùng các nhân duyên như thế quở trách sự ngủ nghỉ. Tư duy như vậy thì ngủ nghỉ liền dứt. Nếu bị sự ngăn che của trạo hối thì nên nghó như vầy: “Người đời vì muốn trừ bỏ ưu buồn nên tìm cầu sự vui vẻ mà sinh ra mừng rỡ lăng xăng. Nay ta khổ hạnh tọa thiền cầu đạo mà tại sao tự buông lung mừng rỡ lăng xăng? Thật là không nên!” Phật pháp trọng việc nhiếp tâm, coi đó là gốc thì không nên thô tháo, tự phóng túng tâm. Như sóng nước lăn tăn không thấy bóng dáng, trạo hý làm tâm xao động không biết đẹp xấu. Hối như trong thiền độ đã nói. Hỏi: –Tham dục, sân nhuế, nghi, mỗi cái riêng biệt gọi là ngăn che, gây chướng ngại. Vì sao trạo, hối, thụy, miên hai thứ hợp lại mới gọi là cái? Đáp: –Thụy thuộc phiền não, có năng lực yếu kém, miên không trợ giúp thì không thể che tâm. Trạo hý không có hối thì không thể thành cái. Vì thế hợp hai thứ gọi là cái. Ví như dùng dây chiếc buột vật đơn lẻ thì không đủ lực, hợp lại mới có thể buộc chặt. Lại nữa, tâm pháp thụy, miên thì vì tâm thụy nặng, mà tâm nặng nên thân cũng nặng. Vì sự ngăn che của thụy vi tế, còn sự ngăn che của miên lớn mạnh hơn, có thể ngăn và phá hoại đạo pháp, cho nên hợp cả hai lại gọi là cái. Ngủ đã thức rồi mà tâm không chuyên nhất, giong ruổi, nghó về năm dục, hành các phiền não thì gọi là trạo. Như khỉ được ra khỏi chuồng, tự ý nhảy nhót, đùa giỡn với cây rừng, trạo cũng như thế, đã nghó về năm dục, hành các kết sử thì thêm thân, miệng, ý lầm lỗi, rồi sinh ưu sầu hối hận, nghó như vầy: “Việc không nên làm mà làm, nên làm mà không làm”, cho nên tướng của trạo hối do hợp cả hai, gọi là cái. Hỏi: –Tạo ác có thể ăn năn thì chẳng phải là cái chăng? Đáp: –Như phạm giới mà tự ăn năn: “Từ nay về sau không tái phạm”, như vậy thì chẳng phải là cái. Nếu thường nhớ tâm tạo tội không quên, buồn rầu loạn tâm nên gọi là cái. Dùng các nhân duyên như thế quở trách trạo hối cái, buộc tâm vào duyên, nếu tâm sinh nghi thì nên trừ diệt. Vì sao? Vì nghi là pháp chẳng như ái, mạn nên đời này không sinh tâm vui vẻ và đời sau làm cho rơi vào địa ngục, nghi ngăn che các pháp lành, như gặp đường rẽ, do dự không biết đi theo đường nào, bèn đứng yên. Hành giả cũng thế, pháp trước đã tu tập, vì nghi nên không tập nữa, liền biết tai họa của nghi là ngăn che chánh đạo, phải mau trừ bỏ. Lại nghó: “Phật là Bậc Nhất Thiết Trí, phân biệt pháp là thế gian, là xuất thế gian, là thiện, là bất thiện, là lợi, là hại… rõ ràng phân minh. Nay chỉ thọ nhận thực hành, không nên sinh nghi, cần theo giáo pháp, không nên chống trái. Lại nữa, Phật pháp vi diệu, tu định trí tuệ biết pháp như thật. Ta không có trí này thì làm sao tự tâm suy lường các pháp. Như người tay cầm vũ khí sắc bén thì mới có thể chống cự với giặc. Nếu không nắm binh khí mà chống đối với địch mạnh thì ngược lại sẽ bị hại. Ta nay chưa được trí tuệ tu định thì tại sao muốn lường xét thật tướng các pháp. Đó là việc không nên.” Lại nữa, vì ngoại đạo chẳng phải là đệ tử của Phật nên mới sinh nghi, còn ta là đệ tử của Phật tại sao đối với Phật lại sinh nghi? Phật thường chê trách tai họa của nghi, là phủ, là che, là ngăn, là ngại, là pháp tự dối. Như người đã biết thích khách thì nên bỏ tránh. Nghi cũng như vậy, dối hoặc hành giả; dục cùng với nghi về tuệ hay làm chướng ngại thật trí. Ví như bệnh ghẻ ngứa, càng gãi nhiều càng lây lan đến khắp cả thân, thầy thuốc cho thuốc, bệnh ghẻ liền hết. Hành giả cũng thế, đối với các pháp sinh tưởng nghi ngờ, muốn hiểu việc ấy, tâm nghi càng nhiều, nhờ Phật chỉ thẳng khiến cho đoạn nghi, tâm sinh nghi liền diệt. Các loại nghi ngờ bị quở trách như vậy, phải gấp trừ bỏ. Hành giả tư duy như vậy trừ bỏ năm cái, tập các pháp lành vào sâu nhất tâm, đoạn phiền não nơi Dục giới, được định Sơ thiền. Như kinh Phật dạy: Hành giả lìa dục và pháp ác bất thiện, có giác, có quán lìa dục, sinh hỷ lạc, vào Sơ thiền. Hỏi: –Thế nào là đắc tướng Sơ thiền? Đáp: –Như trước dùng chánh niệm quở trách, ngăn chặn năm dục, đắc vị đáo địa, thân tâm vui thích, nhu hòa, nhẹ nhàng; thân có ánh sáng, được tướng Sơ thiền, lại càng tăng tiến nên bốn đại thuộc sắc giới biến mãn khắp thân, nhu hòa, nhẹ nhàng, lìa dục ác bất thiện, do định nhất tâm nên khiến cho vui thích. Vì tạo sắc của sắc giới có tướng ánh sáng nên hành giả thấy ánh sáng đẹp chiếu trong và ngoài thân. Hành giả như thế tâm ý chuyển khác, là chỗ sân không sân, chỗ vui không vui, tám pháp thế gian không thể làm lay động, tín, kính, hổ thẹn chuyển tăng gấp bội, đối với áo mặc cơm ăn, tâm không tham đắm, chỉ lấy các công đức thiện làm quý, ngoài ra là giặc. Đối với năm dục nơi cõi trời còn không màng đến, huống gì là năm dục bất tịnh của thế gian. Người đắc Sơ thiền được các tướng như vậy. Lại nữa, khi đắc Sơ thiền, tâm rất mừng vui, ví như người nghèo mà được kho báu, tâm hết sức vui mừng, nghó như vầy: “Đầu đêm, giữa đêm, cuối đêm tinh cần khổ hạnh, tập đạo Sơ thiền, nay được quả báo như thật không hư. Cái vui kỳ diệu như vậy mà các chúng sinh cuồng mê, ngu ngơ, đắm trong năm dục bất tịnh, chẳng phải vui. Thật đáng thương xót!” Sơ thiền vui thích trong ngoài khắp thân, như nước ngấm vào đất khô, trong ngoài đều thấm nhuần. Thân thọ vui ở cõi Dục không thể biến khắp. Các thứ lửa dâm, sân cõi Dục thiêu đốt thân, còn vào ao Sơ thiền thì mát mẻ, vui vẻ bậc nhất, trừ các thứ nóng bức. Như nóng bức cùng cực mà vào ao mát mẻ, đã được Sơ thiền thì nghó đến pháp môn tu hành đã tu tập, hoặc các duyên khác, đó là: Tam-muội niệm Phật, niệm bất tịnh, quán tâm Từ… Vì sao? Vì sức tư duy của sự thực hành này khiến được thiền định, dần dần thâm nhập thì pháp quán trước tăng gấp bội sự thanh tịnh sáng suốt. Hành giả được Sơ thiền rồi, tiến cầu Nhị thiền. Nếu đạo hữu lậu ở ranh giới của Nhị thiền thì nhàm chán giác quán. Như năm dục cái ở cõi Dục khiến cho tâm tán loạn, giác quán Sơ thiền não loạn định tâm cũng lại như vậy. Nếu đạo vô lậu lìa dục Sơ thiền, dùng vô lậu Sơ thiền mà quở trách giác quán. Hỏi: –Như kết sử của Sơ thiền cũng hay làm loạn tâm, vì sao chỉ nói giác quán? Đáp: –Kết sử Sơ thiền gọi là giác quán. Vì sao? Vì do giác quán thiện mà sinh tâm đắm chấp, cho nên kết sử cũng gọi là giác quán. Mới được Sơ thiền thì chưa có đắm chấp thứ khác. Lại nữa, vốn chưa từng được cái mừng vui của giác quán, vì quá mừng vui nên phá hoại tâm định. Do phá định nên trước tiên phải trừ bỏ. Lại nữa, muốn vào sâu trong định Nhị thiền thì nên trừ bỏ giác quán. Vì cái lợi lớn nên bỏ cái lợi nhỏ, như bỏ cái vui nhỏ ở Dục giới mà được cái vui lớn. Hỏi: –Sao chỉ nói nên diệt giác quán mà không nói phiền não của Sơ thiền? Đáp: –Giác quán tức là giác quán thiện của Sơ thiền. Ái,… thuộc Sơ thiền cũng gọi là giác quán. Do giác quán làm chướng ngại đạo Nhị thiền cho nên cần phải diệt trừ. Vì thiện giác quán hay giữ hành giả, làm cho tâm trụ trong vui cho nên cần phải diệt trừ. Lại tư duy: “Biết giác quán ác đúng là giặc, còn giác quán thiện tuy giống như thân thiết nhưng cũng lại là giặc cướp mất lợi lớn của ta. Phải tiến đến mong diệt trừ hai giác quán; giác quán não loạn như các âm thanh não loạn sự an ngủ của người mệt mỏi.” Cho nên hành giả trừ diệt giác quán này để cầu đạt Nhị thiền. Ví như gió và đất hay làm nước bị vẩn đục, không soi được bóng mặt mình, năm dục của Dục giới làm vẩn đục tâm như đất làm bẩn nước. Giác quán làm loạn tâm như gió làm lay nước. Vì giác quán diệt nên bên trong được thanh tịnh. Không giác, không quán thì định sinh vui mừng, vào trong Nhị thiền. Hỏi: –Thế nào là tướng Nhị thiền? Đáp: –Trong kinh nói: “Diệt các giác quán hoặc thiện hoặc vô ký, do không có giác quán làm loạn động nên trong tâm thanh tịnh. Như nước lắng yên không có sóng gió thì trăng sao, núi non chiếu vào, thảy đều thấy.” Như thế nội tâm thanh tịnh, gọi là sự tónh lặng của Hiền thánh. Tam thiền, Tứ thiền tuy đều tónh lặng nhưng vì mới được Nhị thiền nên gọi là có giác quán, cũng nói là nhân duyên. Do nhân duyên mới diệt nên được gọi là tónh lặng, định sinh vui mừng, vi diệu hơn Sơ thiền. Vui mừng của Sơ thiền do lìa dục sinh, còn vui mừng ở đây từ định Sơ thiền sinh. Hỏi: –Nhị thiền cũng lìa kết sử của Sơ thiền, tại sao không nói là ly sinh? Đáp: –Tuy cũng là lìa kết sử nhưng ở đây phần nhiều nương vào sức định nên lấy định làm tên. Lại nữa, nói ly dục tức là lìa Dục giới, nói ly Sơ thiền mà chưa lìa Sắc giới cho nên không gọi là ly sinh. Như vậy là tướng Nhị thiền. Hành giả đã được Nhị thiền, lại cầu đi sâu vào định. Định Nhị thiền có phiền não che tâm. Đó là ái, mạn, tà kiến, nghi… phá hoại tâm định, là giặc của Nhị thiền, chắn cửa Tam thiền, cho nên phải mong diệt bỏ họa này để cầu Tam thiền. Hỏi: –Như vậy thì tại sao Phật nói: lìa mừng hành xả được vào Tam thiền? Đáp: –Đắc Nhị thiền rất mừng, mà tâm mừng là tâm tội lỗi, trở thành chấp trước, do mừng sinh các kết sử. Vì thế cho nên mừng là gốc của phiền não. Lại nữa, các kết sử không ích lợi, không nên sinh tâm đắm trước; còn mừng là cái vui rất lợi ích mà đắm chấp thì khó bỏ. Vì thế, Phật nói bỏ mừng thì được vào Tam thiền. Hỏi: –Cái vui tội lỗi của năm dục bất tịnh thì cần phải bỏ, còn cái vui tịnh diệu này chúng sinh ưa thích thì tại sao nói bỏ? Đáp: –Trước đã đáp: Sinh nhân duyên đắm chấp là cửa tội lỗi. Lại nếu không bỏ mừng thì không thể đắc công đức thượng diệu. Vì thế nên bỏ nhỏ được lớn thì đâu có lỗi. Hành giả tiến cầu Tam thiền, quán mừng biết là nhân duyên của đau khổ, sầu ưu, họa hoạn. Điều mà có thể vui mừng là việc vô thường, biến đổi thì sinh sầu khổ. Lại nữa, mừng là cái vui thô. Nay muốn bỏ cái vui thô mà cầu cái vui tế, nên nói là lìa cái mừng, lại vào sâu trong định để cầu cái vui của định khác. Tại sao tướng của Tam thiền diệt bỏ cái mừng? Bỏ cái mừng vi diệu này tâm không hối tiếc, biết mừng là cái tai hại. Ví như người biết vợ là La-sát thì có thể lìa bỏ mà tâm không hối tiếc. Mừng là mê loạn, là pháp thô, chẳng phải là vi diệu. Ở đệ Tam thiền, thân cảm thọ vui thì cái vui nhất ở thế gian không có cái vui nào hơn được. Vì bậc Thánh đã trải qua nên có thể thọ, có thể bỏ cái vui không mừng để niệm cái tuệ tinh tế, thì thân vào khắp Tam thiền. Hỏi: –Nói nhất tâm niệm tuệ thì Sơ thiền, Nhị thiền vì sao không nói? Đáp: –Vì ở đệ Tam thiền thân thọ vui khắp, còn tâm hành pháp xả, không khiến cho tâm phân biệt đẹp xấu nên nói nhất tâm niệm tuệ. Lại nữa, trong Tam thiền có ba lỗi: một là tâm chuyển vi tế trầm trệ, hai là tâm phát động mạnh, ba là tâm sinh mê muội. Hành giả thường phải nhất tâm nghó về ba lỗi này. Nếu khi tâm trầm trệ thì dùng sức trí tuệ và tinh tấn làm cho tâm phấn khởi trở lại. Nếu phát động mạnh thì phải thâu tóm vào tónh lặng. Nếu tâm mê muội thì nên niệm diệu pháp của Phật, làm cho tâm vui trở lại. Thường nên hộ trì, đối trị ba tâm này, gọi là nhất tâm thực hành cái vui vào đệ Tam thiền. Hỏi: –Như kinh nói: “Trong đệ Tam thiền có cái vui hai thời”, vậy những gì là hai thời vui? Đáp: –Trước thì nói vui cảm thọ, sau thì nói vui thích thú. Hỏi: –Có ba loại vui: vui cảm thọ, vui thích thú, vui vô não, thì đối với Tam thiền cái vui nào là vui bậc nhất? Đáp: –Vì cái vui ở Tam thiền là thượng diệu, hơn hẳn cái vui ở bậc dưới, bởi vì vui cảm thọ là cái vui bậc nhất nên gọi là bậc vui rốt ráo tận cùng. Còn hai cái vui kia ở trên còn có nên trong đây không gọi tên. Hỏi: –Cái vui mừng, cái vui không mừng có gì khác biệt? Đáp: –Cảm thọ vui có hai loại: một là hỷ căn, hai là lạc căn. Hỷ căn hỷ lạc thuộc Sơ thiền và Nhị thiền. Lạc căn vô hỷ lạc thuộc Tam thiền. Lại nữa, cảm thọ vui thô của Sơ thiền ở Dục giới thì gọi là lạc căn, còn tế thì gọi là hỷ căn. Cảm thọ vui thô của Nhị thiền, Tam thiền thì gọi là hỷ căn, còn tế thì gọi là lạc căn. Ví như nóng bức được nước mát mẻ, lấy rửa tay rửa mặt thì gọi là hỷ, vào trong ao lớn mát mẻ tắm rửa toàn thân là cảm thọ lạc… Sơ thiền do có giác quán nên vui không biến khắp thân. Nhị thiền thì quá mừng sinh kinh sợ nên không thể biến khắp thân. Tam thiền không có chướng ngại nên vui biến khắp thân. Đó gọi là khác biệt. Lại nữa, cảm thọ vui có bốn loại: sáu thức ở Dục giới tương ưng với vui thì gọi là hỷ căn, cũng gọi là lạc căn. Bốn thức Sơ thiền tương ưng với vui thì gọi là lạc căn, cũng gọi là hỷ căn. Ý thức Nhị thiền tương ưng với vui thì gọi là hỷ căn. Vì Tam thiền lìa hỷ ý thức tương ưng với cảm thọ vui, gọi là lạc căn. Hành giả đã được Tam thiền, biết ba loại vui trên nên chuyên tâm giữ gìn, sợ bị mất đi, thì đó là phiền não. Cho nên vui lại là họa, phải mong lìa vui. Ví như người cầu cái vui giàu sang, khi cầu đã khổ, lúc được không chán thì thêm khổ; được rồi giữ gìn cũng lại là khổ. Có người vì cầu cái vui, bị khổ nên bỏ; hoặc có được cái vui, không chán, biết khổ nên bỏ; hoặc đã được, giữ gìn là khổ, nên bỏ. Cái vui tai họa của hành giả cũng lại như vậy, mong cái vui của Sơ thiền thì do giác quán não loạn nên bỏ. Còn Nhị thiền thì cái quá mừng làm động, nên bỏ. Biết cái vui ở Tam thiền là vô thường, khó giữ nên bỏ. Vì thế cho nên phải bỏ cái vui này để cầu chỗ an ổn của Tứ thiền. Hỏi: –Hành giả nương vào cái vui thiền định để bỏ cái vui của dục, thì nay nương vào cái vui gì để bỏ cái vui của thiền? Nếu bỏ cái vui của thiền thì được lợi ích gì? Đáp: –Hành giả nương vào cái vui Niết-bàn thì có thể bỏ cái vui của thiền, được ba lợi ích là: đạo A-la-hán, Bích-chi-phật và Phật. Cho nên bỏ cái vui thiền định mà hành Tứ thiền an ổn diệu lạc, dùng đạo ba thừa tùy ý mà nhập Niết-bàn. Hỏi: –Làm sao biết là tướng của đệ Tứ thiền? Đáp: –Như Phật nói tướng của Tứ thiền: “Tỳ-kheo nào dứt vui, dứt khổ, trước diệt mừng lo, không khổ không vui, giữ niệm thanh tịnh thì nhập vào Tứ thiền. Hỏi: –Đoạn trừ cái vui của Tam thiền thì đương nhiên khi lìa dục đã đoạn khổ rồi, nay vì sao nói đoạn khổ nữa? Đáp: –Có người nói đoạn trừ có hai loại: Một là biệt tướng đoạn, hai là tổng tướng đoạn. Như bậc Tu-đà-hoàn dùng đạo tỷ trí đoạn hết tất cả kết sử để kiến đế. Việc này thì không như vậy. Vì sao? Vì Phật nói: “Dứt khổ dứt vui thì trước tiên diệt mừng lo. Nếu khổ ở Dục giới thì đáng lẽ nói trước đoạn khổ mừng lo, nhưng mà không nói, cho nên biết chẳng phải khổ ở Dục giới, vì cái vui ở Tam thiền là tướng vô thường, nên hay sinh ra khổ, cho nên nói đoạn khổ.” Lại như Phật nói: “Khi thọ vui nên quán là khổ.” Cái vui Tam thiền khi mới sinh, khi trụ là vui, khi diệt là khổ, cho nên nói dứt vui, dứt khổ. Trước tiên diệt mừng lo: Là cái khổ ở trong Dục giới và cái mừng ở Sơ thiền, Nhị thiền. Hỏi: –Ở trong Dục giới có khổ có lo, khi lìa dục thì diệt hết, tại sao chỉ nói dứt lo mà không nói dứt khổ? Đáp: –Khi lìa dục tuy dứt cả hai việc nhưng gốc của lo lại không thành tựu, mà gốc khổ thành tựu. Do thành tựu nên không được nói là diệt. Hỏi: –Nếu cái vui ở trong Tam thiền phát sinh, khi trụ là vui, khi diệt là khổ, thì nay nói cái mừng trong Sơ thiền. Nhị thiền sao lại không như vậy? Đáp: –Trong kinh Phật đã nói: Khi rời Tam thiền thì dứt vui, dứt khổ, không diệt lo mừng, còn Sơ thiền, Nhị thiền thì không nói như vậy. Hỏi: –Vì sao Phật không nói như vậy? Đáp: –Vì cái vui nơi Tam thiền ở trong ba cõi là cái vui vi diệu hơn hết, nên tâm đắm chấp. Do vì tâm đắm chấp, khi vô thường mới sinh ra khổ. Do cái mừng thô nên không thể biến khắp thân, tuy bị mất đi nhưng không sinh ưu buồn, cho nên trong kinh Phật không nói. Không khổ không vui: Trong đệ Tứ thiền chỉ có cảm thọ cái không khổ không vui. Xả: Là bỏ cái vui trong Tam thiền, hành không khổ không vui, thọ cái không nhớ nghó, không hối tiếc. Niệm thanh tịnh: vì diệt bốn việc lo - mừng - khổ - vui nên niệm thanh tịnh. Hỏi: –Trong ba thiền trên không nói thanh tịnh nhưng tại sao ở đây lại nói riêng? Đáp: –Vì Sơ thiền giác quán làm loạn nên niệm không thanh tịnh. Ví như đốt đèn trước gió giữa khoảng đất trống, tuy có tim dầu nhưng vì gió thổi nên ánh sáng không chiếu được. Trong Nhị thiền tuy thâu tóm trong nhận thức nhưng vì vui mừng quá nên định tâm tán loạn, vì thế không gọi là niệm thanh tịnh. Trong Tam thiền vì tâm quá vui làm loạn thiền định này nên không nói là niệm thanh tịnh. Trong Tứ thiền hoàn toàn không có việc đó nên nói là niệm thanh tịnh. Lại nữa, các bậc thiền thấp tuy có tâm định nhưng còn hơi thở ra vào, làm cho khó thâu giữ tâm. Còn trong Tứ thiền không có hơi thở ra vào nên dễ thâu giữ tâm, vì dễ thâu giữ nên niệm thanh tịnh. Vả lại, đệ Tứ thiền mới gọi là chân thiền, còn ba thiền kia là thềm bậc phương tiện. Đệ Tứ thiền ví như đỉnh núi, còn ba thiền định kia như đường lên núi. Cho nên đệ Tứ thiền Phật nói là chỗ bất động. Vì định không còn loạn động nên gọi là chỗ an ổn, điều hòa. Đó là tướng của đệ Tứ thiền. Ví như giỏi điều khiển ngựa, tùy ý đến nơi muốn đến, hành giả đắc Tứ thiền này muốn hành bốn tâm vô lượng thì tùy ý dễ được, muốn tu tập bốn Niệm xứ thì dễ tu, muốn đắc bốn Đế thì mau đắc, không khó, muốn vào bốn Định vô sắc thì vào rất dễ, muốn đắc sáu thông…, cần điều gì cũng dễ được. Vì sao? Vì trong đệ Tứ thiền không khổ không vui, xả niệm thanh tịnh, điều hòa tùy ý. Phật ví dụ: Như thợ vàng gia công vàng, luyện đúng cách thì tùy ý tạo ra đồ trang sức, không gì mà không được. Hỏi: –Làm thế nào hành giả đắc tâm Từ vô lượng? Đáp: –Hành giả nương vào Tứ thiền rồi nghó đến chúng sinh trong một thành, mong cho họ được an lạc; như vậy đến một quốc độ, bốn thiên hạ trong một cõi Diêm-phù-đề, nhất tiểu thiên quốc độ, nhị thiên quốc độ, tam thiên đại thiên quốc độ… cho đến hằng hà sa vô lượng vô biên chúng sinh trong mười phương, tâm Từ che khắp, mong họ đều được an vui. Ví như vào thời thủy kiếp tận, nước cạn dần, hỏa châu diệt, không còn xuất hiện, ở biển lớn Long vương tâm kích động mạnh, từ ý niệm phát sinh ra nước tràn đầy cả biển và trời làm mưa đầy khắp thế giới, khi ấy trời đất lênh láng, tràn đầy nước. Hành giả cũng vậy, dùng nước đại Từ dập tắt sân hận, lòng Từ làm tiêu tan lửa, nước Từ lan tràn dần dần rộng lớn, khắp vô lượng vô biên chúng sinh đều nhờ đó mà thấm nhuần, mãi mãi không dứt. Hoặc nghe thuyết pháp thêm lớn tâm Từ. Ví như mưa lớn khắp nơi, hành giả thương yêu nghó đến chúng sinh, khiến họ được niềm vui thanh tịnh của thế gian. Lại đem sự vui thích của thiền định mà mình đã được ban bố cho chúng sinh; cũng đem cái vui hết khổ của Niết-bàn… cho đến cái vui chân thật đệ nhất của Phật ban cho chúng sinh. Nhờ sức của Từ nên thấy sáu đường chúng sinh trong mười phương không nơi nào mà không vui vẻ. Hỏi: –Như trong A-tỳ-đàm nói: Thế nào là Từ Tam-muội? Đó là quán tất cả chúng sinh thấy họ đều vui vẻ. Lại trong kinh nói: Từ tâm Tam-muội thấy khắp mười phương tất cả đều vui vẻ. Vì sao chỉ mong cho chúng sinh được vui? Đáp: –Mới tập tâm Từ thì mong cho chúng sinh được vui. Thâm nhập Tam-muội từ tâm rồi thì thấy chúng sinh không ai là không vui. Như dùng dụng cụ phát lửa, mới cháy thì bén bùi nhùi cỏ khô, lửa càng cháy mạnh thì cây ướt, núi rừng một lúc đều bốc cháy. Từ cũng như vậy, khi mới nhập pháp quán, thấy sự vui vẻ của người thì mong cho người khổ được sự vui ấy. Sức từ lớn mạnh dần thì thấy tất cả đều được vui. Hỏi: –Chúng sinh thật sự không thể được thì tại sao thấy họ đều được vui mà không phải điên đảo? Đáp: –Định có hai loại: Một là quán thật tướng các pháp, hai là quán tác dụng của pháp. Ví như thợ ngọc, một là biết rành hình dạng quý, tiện, đẹp xấu của ngọc; hai là biết khéo léo mài dũa sử dụng; hoặc biết hình tướng mà không thể biết công dụng; hoặc biết công dụng mà không biết hình tướng; hoặc biết hình tướng cũng biết công dụng. Hành giả cũng vậy, Hiền thánh chưa lìa dục hay quán tướng pháp bốn chân đế… mà không thể biết công dụng, vì không hành bốn Vô lượng. Như phàm phu lìa dục, hành các công đức, có công dụng phát sinh bốn Tâm vô lượng mà không thể quán tướng chân thật. Như các bậc A-la-hán hoàn toàn giải thoát, hay quán thật tướng, đầy đủ thiền định nên sinh bốn Vô lượng. Đắc bốn Vô lượng tức đắc pháp giải. Vì là công dụng nên chẳng phải là điên đảo. Lại nữa, pháp Phật chân thật thì không có chúng sinh. Tại sao quán khổ là thật, vui là điên đảo? Cái mà gọi là điên đảo là cái không có chúng sinh mà chấp có tướng ngã, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc biên hoặc vô biên…, đó là điên đảo. Người hành từ biết chúng sinh là giả danh, như bánh xe và các thứ hợp lại, gọi là chiếc xe. Vì vậy cho nên tâm Từ thanh tịnh của hành giả chẳng phải là điên đảo. Lại nữa, nếu không có chúng sinh mà cho là thật có chúng sinh thọ vui thì đúng là điên đảo. Nhưng có chúng sinh, không có chúng sinh đều là hai bên, thì không nên cho là chỉ có chúng sinh mới là điên đảo. Lại nữa, nhờ sức Tam-muội từ nên hành giả thấy tất cả chúng sinh đều được vui. Như pháp quán nhất thiết nhập, nhờ sức của thiền định duyên vào cảnh giới mà màu xanh chuyển thành màu đỏ, huống gì chúng sinh đều có tướng vui mà không tự thấy. Như thuộc hàng sang hèn, nghèo giàu, cầm thú đều tự có cái vui thương mến lẫn nhau. Cái họa của người giàu sang thì người nghèo hèn không có. Cái họa của người nghèo hèn thì người giàu sang không có. Hỏi: –Các cõi khác có thể như vậy, còn địa ngục thì sao? Đáp: –Chúng sinh ở địa ngục cũng có phần vui, xa trông thấy núi đao, sông tro sinh tưởng vui mừng, ngỡ là rừng cây suối nước. Thấy người nữ trên cây cũng sinh tưởng vui. Lại tâm ta điên đảo nên yêu mến thân này. Nếu khi sắp bị giết thì chạy trốn, khóc lóc, van xin ngục tốt, mong cho được thả ra. Nếu ngục tốt nói tha cho ngươi được thoát khổ này thì tâm họ cũng rất vui. Như vậy, các chúng sinh ấy đều có phần vui. Lại nữa, nhờ sức thần thông nên trong mỗi loại biến hóa với tâm hành từ, đều khiến cho chúng sinh được vui. Hoặc ban cho những sở hữu của mình bằng hành động, lời nói, giúp đỡ họ thành tựu lợi ích. Như thâm tâm của chư Phật, Bồ-tát nghó thương chúng sinh mà phá tan các nẻo ác, thật khiến cho họ được các thứ vui. Vì vậy cho nên không những mong cho họ vui mà còn làm cho được vui. Hỏi: –Người hành Từ được công đức gì? Đáp: –Người hành Từ thì các ác không thể tăng trưởng, như khéo phòng bị thì giặc bên ngoài không thể gây hại. Nếu muốn gây hại thì tự chuốc lấy tai họa, như dùng tay vỗ vào mũi nhọn thì tay bị thương tổn, còn mũi nhọn thì không hề gì. Năm thứ tà ngữ không thể phá tâm vị ấy. Năm thứ là: 1.Lỗi nói hư dối. 2.Lỗi nói ác khẩu. 3.Lỗi nói không đúng lúc. 4.Lỗi nói tâm ác. 5.Lỗi nói không lợi ích. Ví như đại địa, không thể phá được, mọi thứ sân hận, vu khống… không thể hủy hoại. Ví như hư không, không thể làm tổn hại. Tâm trí người ấy nhu hòa, giống như áo chư Thiên. Lại nữa, hành giả nhập Từ thì các loài thú độc như cọp, sói, rắn hổ mang… đều không thể gây hại. Như vào ngục tù cũng không bị tổn hại. Vị ấy được vô lượng công đức như vậy. Hỏi: –Đức từ như vậy, còn thế nào là pháp từ? Đáp: –Nghó thương chúng sinh, thấy họ đều được vui. Tâm ấy tương ưng với pháp thuộc về hành ấm, gọi là pháp Từ, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc không thuộc, là pháp tâm sở, tâm cộng sinh, theo tâm hành, chẳng phải sắc pháp, chẳng phải nghiệp, tương ưng nghiệp, cộng sinh nghiệp, theo nghiệp hành, chẳng phải sinh hóa, là phải tu, đắc tu, hành tu, phải chứng thân chứng và tuệ chứng. Hoặc tư duy để đoạn, hoặc không đoạn, hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán; hoặc có mừng hoặc không mừng, hoặc có hơi thở ra vào, hoặc không hơi thở ra vào, hoặc Hiền thánh hoặc phàm phu, hoặc tương ưng với cảm giác vui, hoặc tương ưng với cảm giác không khổ không vui, chẳng phải đạo phẩm, trước duyên tướng sau duyên pháp, ở Tứ thiền cũng như ở các địa. Vì duyên với vô lượng chúng sinh nên gọi là vô lượng. Vì thanh tịnh, vì từ niệm, vì thương yêu làm lợi ích nên gọi là phạm hạnh, phạm thừa, vì có thể đến cõi phạm thế nên gọi là phạm đạo, là chỗ hành đạo của chư Phật trong quá khứ. Hỏi: –Tu tập tâm từ như thế nào? Đáp: –Hành giả nào nghó như vầy: “Ta bỏ râu tóc, không còn trang sức đẹp để phá tướng kiêu mạn.” Nếu nghó như thế thì phải nên hành từ. Nay mặc y nhuộm thì phải hành Từ, khiến tâm không ô nhiễm, thì ăn thức ăn của người mới không luống uổng. Như trong kinh nói: “Nếu Tỳ-kheo tập tu tâm Từ, tức là làm theo lời Phật dạy, như vậy mới không uổng của tín thí.” Lại nữa, hành giả hoặc xuất gia hay tại gia mà nghó như vầy: “Nhờ sức của tâm Từ nên trong đời ác được an ổn, không hoạn nạn, ở trong chúng phá pháp mà riêng mình vẫn nương pháp tu hành, ở nơi phiền não thiêu đốt mà vẫn khiến cho tâm được mát mẻ, như gần thôn xóm có ao mát mẻ.” Lại nữa, nhờ sức hành Từ nên oan gia độc hại không thể gây hại. Như mang giày da, gai nhọn không thể làm tổn thương. Hành giả ở trong cõi Dục có nhiều tổn hại do sân hận như tranh chấp, xâu xé, oán độc, đủ các loại tổn hại… nhờ sức của tâm Từ nên không bị thương tổn. Ví như lực só mặc giáp kim cương, cầm binh khí bén, tuy vào trong trận lớn nhưng không hề bị tổn thương. Lại nữa, Từ hay làm lợi ích cho ba hạng người: Phàm phu hành từ trừ các sân hận, được phước vô lượng, sinh vào cõi tịnh, phước đức thế gian không thể hơn được. Người cầu Thanh văn và Bích-chi-phật: Sức từ hay phá sự sân hận của cõi Dục, các phiền não khác cũng theo đó diệt, được lìa cõi Dục, dần dần ra khỏi ba cõi. Như Phật đã nói: “Tâm Từ gần như bao quát sự tu tập của bảy giác.” Phát tâm Đại thừa vì độ chúng sinh nên lấy tâm Từ làm gốc. Như vậy, tâm Từ đối với ba hạng người có vô lượng lợi ích. Lại, ban đầu tập Từ có mười sáu hạnh làm cho mau đắc Từ, lại khiến cho vững chãi, cũng thường tu hành: 1.Trì giới thanh tịnh. 2.Tâm không hối hận. 3.Sinh vui mừng trong pháp lành. 4.Vui thích. 5.Thu nhiếp, phòng hộ năm căn. 6.Khéo niệm tuệ phương tiện. 7.Lìa thân lìa tâm. 8.Đồng hành cùng trụ. 9.Hoặc nghe hoặc nói thuận theo pháp từ. 10.Không làm não loạn người. 11.Ăn biết điều độ. 12.Ít ngủ nghỉ. 13.Nói năng tỉnh thức. 14.Bốn oai nghi của thân an ổn, thoải mái. 15.Vật cần dùng tùy ý không thiếu. 16.Không hý luận về các pháp hành. Đó là mười sáu pháp hỗ trợ Từ Tam-muội. Bi là quán cái khổ của chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, thế gian, các khổ như gia hình, đói khát, lạnh lẽo, bệnh hoạn… Vì giữ tướng khổ ấy nên tâm Bi phát triển, thậm chí thấy người vui cũng có cái khổ này. Hỏi: –Vì sao cho vui là khổ? Đáp: –Vì vui là vô thường, vui không lúc chán, từ nhân duyên sinh, niệm niệm sinh diệt không có lúc dừng, vì thế nên khổ. Lại nữa, như trời cõi Dục thọ vui như cuồng, như say, không còn biết phân biệt, khi chết mới biết. Chúng sinh cõi Sắc và Vô sắc thì tâm đắm chấp nơi thiền định sâu xa; thọ mạng hết, theo nhân duyên của nghiệp chịu quả báo. Như vậy chúng sinh có gì vui? Ở địa ngục thuộc ba nẻo ác là nơi thường trú của họ, trong cõi trời người thì họ như khách tạm dừng nghỉ. Do nhân duyên này nên Phật chỉ nói Khổ đế mà không nói Lạc đế. Vì thế, tất cả chúng sinh chỉ có khổ. Thật đáng thương cho chúng sinh không biết thật khổ, ở trong điên đảo mà sinh tưởng vui; đời này đời sau chịu bao thứ sầu não mà không nhàm chán. Tuy tạm lìa khổ nhưng lại cầu cái vui mà gây ra các sự khổ, nhưng lại cầu cái vui mà gây ra các sự khổ. Tư duy như vậy thấy các chúng sinh đều thọ khổ. Đó là tâm Bi. Ngoài nghóa tâm Bi thì như trong bốn Vô lượng của luận Đại thừa còn nói: Mừng là hành giả biết thật tướng các pháp, quán chúng sinh khổ đều là tướng vui, quán chúng sinh vui đều là tướng khổ. Như vậy, các pháp không có tướng nhất định, tùy theo sức của tâm mà chuyển biến. Nếu các pháp không có tướng nhất định thì thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác còn không khó, huống gì các đạo quả khác. Vì tùy ý có thể đắc nên sinh tâm hoan hỷ. Lại nữa, hành giả nghó như vầy: “Ta nhờ trì giới tinh tấn… chút ít, liền được lìa dục, đạt được vô lượng công đức của các thiền định.” Nhờ nghó về các công đức nên tâm sinh hoan hỷ. Ví như khách buôn đem đổi một ít đồ vật mà được lợi gấp trăm ngàn lần. Tâm hành giả rất hoan hỷ, lại nghó như vầy: “Pháp lợi như vậy đều nhờ ân Phật. Phật tự nhiên đắc đạo, giảng thuyết cho mọi người, theo lời dạy tu hành thì được lợi ích như vậy.” Khi ấy tâm nghó đến thân cuả mười phương chư Phật có sắc như vàng ròng, tướng hảo trang nghiêm và pháp thân có mười lực… vô lượng công đức. Nhờ nghó đến Phật như thế nên tâm sinh hoan hỷ. Lại nữa, ở trong chín mươi sáu đạo, Phật là hơn hết, hay diệt các khổ, hướng đến thường lạc, tâm sinh hoan hỷ. Lại phân biệt ba loại pháp Phật: 1.Tướng thường vô lượng Niết-bàn, là pháp bất hoại, rốt ráo. 2.Tám Thánh đạo, phương tiện Niết-bàn. 3.Mười hai bộ loại kinh điển trình bày tám Thánh đạo. Niệm pháp như thế, tâm sinh hoan hỷ. Lại nữa, biết thật tướng như vậy, thực hành chánh đạo, lìa các đường tà, đó là người chánh. Nghóa là trong tất cả chúng, chúng đệ tử Phật là bậc nhất. Tự tư duy: “Ta đã ở trong chúng này, là bạn chân thật của ta, họ có thể giúp ích cho ta.” Vì nhân duyên ấy nên tâm sinh hoan hỷ, lại mong cho chúng sinh thảy đều hoan hỷ. Nhờ định lực chuyển thành nên thấy chúng sinh đều được cái mừng ấy. Xả: Hành giả như người hơi mệt mỏi, tâm tạm nghỉ ngơi, chỉ quán một tướng chúng sinh, không quán khổ vui thì tướng mừng giống như trẻ thơ; nếu thường thương yêu, cưng chiều thì sẽ hư hỏng; nếu thường áp bức, làm sợ hãi thì sẽ ốm gầy. Cho nên có lúc buông xả, không thương không ghét. Như vậy, hành giả nếu thường hành cái mừng của Từ thì tâm phóng túng, vì vui mừng. Nếu thường hành Bi thì tâm sinh sầu não vì nghó khổ nhiều. Vì thế hành Xả không để khổ vui thái quá. Lại nữa, hành giả vào đạo, đắc vị thiền định, phân biệt chúng sinh tốt xấu, là thiện, là bất thiện. Đối với người thiện thì cung kính, thương nhớ; người bất thiện thì sinh khinh mạn. Như người được nhiều châu báu mà xem thường người nghèo, còn thấy người có của báu thì cung kính, thương nhớ. Vì để phá hai tướng này nên hành tâm Xả. Như trong kinh nói: “Tu tập tâm Từ thì phá trừ sân hận, còn tu tập tâm Bi thì trừ sự não hại chúng sinh, tu tập tâm Hỷ thì trừ ưu sầu, tu tập tâm Xả thì phá trừ thương ghét; chỉ quán chúng sinh được giải thoát nên làm theo ý muốn, như người quán rừng mà không quán cây.” Lại như người đời khi lạnh được ấm, khi nóng được mát, của cải tùy ý sinh thì gọi là vui. Nếu được chức quan, kho báu, ca múa, vui đùa thì gọi là mừng. Nếu mất những thứ này thì gọi là sầu khổ. Nếu không có ba việc ấy thì gọi là Xả. Hành giả cũng vậy, có đủ bốn tâm, tự thân thọ vui, mong niềm vui ấy đến với chúng sinh. Tâm đã nhuần nhuyễn thì thấy tất cả chúng sinh đều được vui. Lại thấy chư Thiên và thế gian giàu sang thì giữ tướng vui ấy, nguyện cho chúng sinh tâm đã nhuần nhuyễn thì thấy tất cả chúng sinh đều được cái vui này. Khi tu tập pháp Từ thì tâm rất mừng, đem sự vui mừng này mà ban cho chúng sinh. Hoặc từ định xuất, đảnh lễ Phật, Pháp, Tăng, khen ngợi, cúng dường cũng được tâm mừng, thì nguyện cho chúng sinh và lấy cái mừng bên ngoài nguyện ban cho chúng sinh. Hoặc khi gặp các khổ như: già, bệnh, buồn rầu, đói khát, lạnh lẽo, khốn khổ… thì mong cho chúng sinh lìa các khổ não này. Nghó rằng: “Ta có thể phân biệt, liệu định, có tâm nhẫn mà còn khổ não, huống gì chúng sinh không có trí tuệ, nhẫn nhục mà chịu các khổ thì sao không khổ não?”, liền sinh tâm Bi. Lại thấy có người bị phanh thây, đánh đập; lại nghe trong kinh nói sự khổ đau ở đường ác thì giữ tướng khổ này, quán tất cả đều khổ mà sinh tâm Bi. Xả là từ bỏ thương ghét, cũng quán chúng sinh không có thương ghét và giữ tướng không thọ khổ vui của chúng sinh. Từ đệ Tứ thiền cho đến cõi Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng và khi Dục giới không khổ không vui, giữ tướng này rồi quán tất cả chúng sinh cũng đều như thế, không khổ không vui. Lại như người giàu có, chỉ có một đứa con nên hết mực thương yêu và thường nhớ đến, các thứ vui ở thế gian nguyện cho nó đều được; thứ mình có được cũng đều ban cho nó. Hoặc khi đứa con ấy gặp các buồn phiền thì cha rất thương xót. Nếu con không còn khổ sở thì cha rất vui mừng. Tâm sinh vui mừng rồi thì mới buông bỏ trách nhiệm để con tự trưởng thành, cha được nghỉ ngơi. Như vậy, hành giả trong bốn Tâm vô lượng, quán các chúng sinh cũng như con mình, tùy theo các thứ vui mà mình có và các thú vui thế gian nguyện cho họ được niềm vui ấy. Nhờ định lực của Từ nên thấy tất cả đều vui vẻ. Hành giả rời tâm Từ, nếu thấy chúng sinh chịu các khổ đau thì giữ tướng này, rồi sinh tâm Bi. Nhờ sức tâm Bi nên thấy chúng sinh thảy đều thọ khổ, thấy rồi thì nguyện cho chúng sinh đều lìa khổ ấy. Ra khỏi Bi Tam-muội, nếu thấy chúng sinh cảm thọ vui đắc đạo, nhập Niết-bàn thì giữ tướng này rồi sinh tâm mừng, mong cho họ đạt được. Tâm thức nhu hòa thì thấy chúng sinh đều được vui mừng. Ra khỏi định này thấy chúng sinh không khổ, không vui, không lo, không mừng thì giữ tướng này, rồi sinh tâm Xả, nguyện cho chúng sinh không khổ, không vui, không mừng, không lo. Vì khéo tu định lực xả nên thấy chúng sinh đều không khổ, không vui, không mừng, không lo, được lìa sự thiêu đốt của phiền não. Lại nữa, nếu chúng sinh có các lỗi lầm thì bỏ qua mà không tra hỏi. Nếu được cung kính, yêu mến thì không vì thế mà mừng, gọi là tâm Xả. Đó là nghóa bốn Tâm vô lượng như trong Đại thừa nói. Tịnh quán có ba bậc: 1.Mới thực tập. 2.Đã thực tập. 3.Thực tập đã lâu. Nếu người mới thực tập thì nên dạy: Phá bỏ lớp da bất tịnh nên quán bộ xương trắng, buộc ý tại pháp quán, không cho nghó bên ngoài, nghó các duyên ngoài liền thu nhiếp trở về. Nếu đã thực tập thì nên dạy: Tâm trừ hết da thịt, quán toàn bộ xương đầu, không cho nghó bên ngoài, nghó các duyên ngoài thì thu nhiếp trở về. Nếu người đã tập lâu thì nên dạy: Bỏ một tấc da thịt trong thân, buộc ý năm chỗ: trên đảnh, trên trán, giữa hai chân mày, sống mũi, tim. Các chỗ như thế trụ ý tại xương, không cho nghó bên ngoài, nghó các duyên ngoài thì thu nhiếp trở về. Lại nên quán tâm, nếu tâm mệt mỏi thì bỏ các tướng bên ngoài, trụ niệm ở duyên. Ví như khỉ bị buộc tại trụ cây, suốt ngày chạy nhảy nhưng vẫn bị buộc lại một chỗ, mệt nhoài mới yên nghỉ. Đối tượng được duyên như trụ cây, niệm như xiềng xích, tâm dụ con khỉ. Cũng như người vú nuôi, trông coi đứa bé không cho rơi té, hành giả quán tâm cũng như vậy, dần dần chế phục tâm, làm cho trụ vào duyên. Nếu tâm trụ lâu thì hợp với pháp thiền. Nếu đắc thiền định thì có ba tướng: 1.Thân thể hòa vui, mềm mại, nhẹ nhàng. 2.Xương trắng tỏa sáng như ngọc kha trắng. 3.Tâm được trụ yên. Đó là tịnh quán. Khi ấy liền được tâm trong sắc giới. Đó gọi là mới học pháp môn thiền. Nếu tại định được thắng tâm thì không cần chế phục nó khiến cho an trụ. Đó gọi là nhất tâm. Nếu có thể trụ trong một tấc thì liền được lột khắp, không chỉ quán xương người màu đỏ, mà đắc pháp quán này rồi thì bỏ xương đỏ, quán tiếp xương trắng, không nghó bên ngoài, nghó các duyên ngoài liền thu nhiếp trở về. Nếu tâm thanh tịnh trụ trong pháp quán xương thì thấy quanh xương có ánh sáng trắng phát ra quanh thân, như ánh mặt trời sáng trong giữa trời trong. Ánh sáng này đã xuất hiện mà dùng mắt tâm quán thì thấy rõ tất cả. Nhờ sức ánh sáng nên thấy tướng trong xương người giống như các pháp sinh diệt của tâm và tương ưng với tâm, như nước chảy trong ống ngọc Tỳ-lưu-ly. Khi ấy, tâm liền được diệu lạc mà dục lạc của người dâm dục không thể ví dụ. Quán thân bên ngoài cũng như vậy. Như thế, quán một thân, lần lượt quán đến nhiều thân,… cho đến một cõi Diêm-phù-đề, lại từ một Diêm-phù-đề trở lại một tâm cũng được tự tại, thì đó là pháp Tam-muội tịnh trong bất tịnh. Lại nữa, thân này rỗng không, xương nhờ lớp da mỏng che phủ thì có gì đáng ưa? Rất đáng lo ngại vậy. THIỀN PHÁP YẾU GIẢI <卷 id="102446591">Quyển hạ Nếu hành giả muốn cầu định hư không thì nên nghó như vầy: “Sắc là công cụ tạo ra đủ mọi thứ đau khổ; như đánh đập, cắt chặt, giết hại, đói lạnh, già, bệnh… đều do sắc.” Tư duy như thế thì liền xa lìa sắc, đắc hư không xứ. Hỏi: –Hành giả nay lấy sắc làm thân, thì làm sao lìa bỏ được? Đáp: –Các phiền não là nhân duyên của sắc, lại hay trói buộc sắc. Vì phiền não này diệt nên gọi là lìa sắc. Lại nữa, tập thực hành pháp quán hư không phá sắc thì được lìa sắc. Lại nữa, như Phật đã nói: Tỳ-kheo quán năm ấm trong đệ Tứ thiền như bệnh, như mụt ghẻ, như ung nhọt, như mũi nhọn, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Quán như vậy thì lìa năm ấm trong đệ Tứ thiền. Vì các ấm nương vào sắc nên chỉ nói lìa sắc. Vì sao? Vì sắc rốt ráo diệt tận. Lại nữa, hành giả quán sắc từng phần tách rời thì không có sắc. Như thân thì có phần đầu, chân, vai, tay…. phân ra từng phần riêng rẽ thì không còn thân nữa. Như đầu thì có mắt, tai, mũi, lưỡi, râu, tóc, xương, thịt… tách ra từng phần riêng rẽ thì không có đầu nữa. Như mắt thì gồm bốn đại, bốn trần, thân căn, nhãn căn, mười sự hòa hợp, trắng đen… thành cục thịt gọi là mắt, phân tách ra từng thứ thì không có mắt. Đất,… phân ra từng phần cũng vậy. Hỏi: –Nhãn căn do bốn đại tạo, sắc không thể định thì làm sao phân biệt? Đáp: –Bốn đại và bốn đại tạo vì là tịnh sắc hòa hợp nên gọi là mắt. Nếu bỏ sắc này thì không có mắt. Lại tịnh sắc này tuy không thể thấy, nhưng vì hữu đối nên có thể phân tách. Do có thể phân tách nên không có mắt. Lại nữa, cái có thể thấy sắc nên gọi là mắt. Nếu trừ bỏ bốn đại và bốn đại tạo sắc thì không có mắt. Nếu không có mắt mà có thể thấy sắc thì tai cũng có thể là mắt. Nếu mắt là sắc pháp thì tất cả sắc pháp có chỗ để phân tách nên có thể phân biệt. Nếu có thể phân biệt thì là nhiều mắt. Nếu nói bốn đại sở tạo, các vi trần là mắt thì không phải một mắt. Nếu hoàn toàn chẳng có mắt thì một mắt cũng không có. Còn nếu nói vi trần là mắt thì cũng không đúng. Vì sao? Vì nếu vi trần có sắc thì cả mười phương không gọi là vi trần. Nếu chẳng phải sắc thì không gọi là mắt. Lại nữa, thể của vi trần phân định có bốn phần: sắc, hương, vị, xúc. Mắt này chẳng phải bốn việc ấy. Vì sao? Vì mắt thuộc về nội nhập, còn bốn đại thuộc về ngoại nhập. Cho nên không được lấy các vi trần làm mắt. Như Phật nói các việc hòa hợp, thấy sắc tạm gọi là mắt, chứ không có chắc thật. Tai, mũi, lưỡi, da, thịt, xương,… cũng phá như vậy. Đó gọi là phá tướng trong thân. Sắc bên ngoài như cung điện, tài vật, vợ con… cũng đều phân biệt phá như vậy. Như Phật bảo La-đà: “Kể từ ngày nay nên phá tan sắc, hủy hoại sắc, làm cho không còn sắc. Hay phân biệt như vậy thì gọi là lìa sắc.” Lại nữa, như Phật nói: Nếu Tỳ-kheo muốn lìa sắc, vượt qua tất cả sắc tướng, diệt tất cả tướng đối, không nghó tất cả tướng khác thì vào cõi hư không vô lượng. Vượt qua tất cả sắc tướng là có thể thấy sắc, diệt tất cả tướng đối là sắc hữu đối mà không thể thấy, không nghó tất cả tướng khác là không thể thấy sắc không đối. Lại nữa, vượt qua tất cả tướng sắc là xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía… các loại sắc tướng; diệt hữu đối là thanh, hương, vị, xúc,…; không nghó tất cả tướng khác là lớn, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tròn, xa, gần… Lìa tất cả sắc tướng như thế thì được vào cõi hư không. Lại nữa, hành giả buộc tâm vào hư không trong thân, đó là miệng, mũi, yết hầu, mắt, tai, ngực, bụng… Đã biết sắc là các phiền muộn, là họa nên tâm thích hư không. Nếu tâm tại sắc thì thu nhiếp khiến về với hư không. Tâm trở nên nhu hòa thì làm cho hư không trong thân dần dần rộng lớn, tự thấy sắc thân như lỗ ngó sen, thực tập càng nhạy bén thì thấy thân toàn là hư không, không còn có sắc. Sắc ngoài cũng vậy, hư không trong ngoài đồng một hư không. Khi ấy tâm duyên với hư không vô lượng vô biên, lìa cái tưởng về sắc mà được an ổn vui thích. Như chim ở trong bình, bình vỡ được thoát ra, bay lượn trong hư không, không bị chướng ngại. Đó gọi là định vô sắc ban đầu. Hành giả biết thọ, tưởng, hành, thức trong hư không như bệnh, như mụt ghẻ, như ung nhọt, như mũi nhọn, là vô thường, khổ, không, vô ngã, lại cầu định vi diệu liền lìa duyên không. Vì sao? Vì biết tâm sở này tưởng hư không là hư dối, không thật, trước không nay có, có lại hoàn không. Đã biết họa ấy là hư không, từ thức mà có, nghóa là thức là chân nên chỉ quán thức bỏ duyên không. Khi tập quán thức thì dần dần thấy tướng của thức sinh khởi tương tục như nước chảy, như đèn sáng. Thức quá khứ, hiện tại, vị lai tương tục vô biên vô lượng. Hỏi: –Vì sao Phật nói cảnh giới của thức vô biên vô lượng? Đáp: –Vì thức có thể duyên xa nên vô biên, duyên vô biên pháp nên vô lượng. Lại nữa, trước duyên hư không vô biên nên phá hư không vô biên thì thức mới thuận với vô biên. Do tâm hành giả nhu hòa nên có thể làm cho thức rộng đến vô biên. Đó là cảnh giới của thức vô biên. Hỏi: –Cảnh giới của thức này đủ cả bốn ấm, vì sao chỉ nói đến thức? Đáp: –Tất cả pháp bên trong đều lấy thức làm chủ. Các pháp tâm sở đều tùy thuộc thức. Nếu nói đến thức tức là nói các việc khác. Lại trong Dục giới, sắc ấm làm chủ, trong Sắc giới thọ ấm làm chủ, Hư không xứ, Thức xứ thì thức ấm làm chủ, vô sở hữu xứ tưởng ấm làm chủ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì hành ấm làm chủ. Lại nữa, ba pháp: thân, tâm, tâm sở pháp thì ở Dục giới, Sắc giới vì lấy thân làm chủ nên tâm theo thân. Nếu không có thân thì chỉ dùng sức của tâm. Tâm có hai phần: một phần duyên không, còn một phần tự duyên nên phải có hai xứ: không, thức. Vì ban đầu phá sắc nên lấy hư không gọi tên. Do phá hư không nên chỉ lấy thức làm tên. Tâm sở pháp cũng có hai phần: một phần thuộc Tưởng, một phần thuộc Hành. Vì vậy cũng có hai xứ: Tưởng vô sở hữu và Hành phi tưởng phi phi tưởng. Lại nữa, do duyên với thức nên lìa được hư không. Vì thế, tuy có các ấm khác nhưng chỉ lấy thức làm tên. Hành giả đã được thức xứ rồi, lại cầu định vi diệu, quán thức là huyễn, như trên đã nói. Lại nữa, quán thức như huyễn, là hư dối, thuộc về các nhân duyên nên không tự tại; có duyên thì sinh, không duyên thì diệt. Thức không trụ tình, không trụ duyên, cũng không trụ khoảng giữa, chẳng có chỗ trụ, chẳng phải không có chỗ trụ. Tướng thức như vậy, nên Thế Tôn nói thức như huyễn hóa. Hành giả đã tư duy như thế thì lìa được thức xứ. Lại nữa, hành giả lại tư duy: “Như năm dục là hư dối thì sắc cũng như vậy. Như sắc hư dối thì hư không cũng như thế. Hư không hư dối thì tướng của thức cũng vậy đều là hư dối. Nhưng chúng sinh mê hoặc, đắm chấp gọi là các pháp, chỉ có rỗng không, không có gì là chỗ an ổn.” Nghó như thế rồi thì liền nhập vào Vô sở hữu xứ. Hỏi: –Hư không xứ với Vô sở hữu xứ có gì khác nhau? Đáp: –Trước thì tâm lấy tưởng hư không làm duyên, ở đây tâm tưởng Vô sở hữu làm duyên. Đó là sự khác nhau. Hành giả đã vào Vô sở hữu xứ, nếu là bậc lợi căn thì biết trong ấy còn có thọ, tưởng, hành, thức nên nhàm chán họa ấy, như trước đã nói. Còn người độn căn thì không thể biết. Lại nữa, nhân lìa Vô sở hữu xứ có ba kiến giải: một là hữu kiến, hai là vô kiến, ba là phi hữu kiến phi vô kiến. Hữu kiến: từ Dục giới cho đến Thức xứ. Vô kiến: tức là Vô sở hữu xứ. Phi hữu phi vô kiến: tưởng phi phi tưởng xứ. Vô kiến này cần phải lìa bỏ. Vì sao? Vì Phi tưởng phi phi tưởng tuy vi tế mà còn phải bỏ, huống gì Vô sở hữu xứ. Nghó như vậy rồi thì lìa Vô sở hữu xứ. Hỏi: –Như trong Phật pháp cũng có rỗng không, không sở hữu. Nếu đó là thật thì vì sao nói là tà kiến cần phải lìa bỏ? Đáp: –Trong Phật pháp vì dùng để phá chấp trước nên nói không phải là thật. Còn cho rằng Vô sở hữu xứ là thật thì rơi vào tà kiến, trong đó chúng sinh sau khi thọ quả báo tùy theo nhân duyên của nghiệp lại thọ quả báo khác. Vì thế nên phải trừ bỏ. Tên tuy giống nhưng thật ra thì khác hẳn. Lại nữa, hành giả nghó như vầy: “Tất cả cảnh giới tưởng đều thô, đáng lo lắng, như bệnh, như mụt, như ung nhọt, như trúng tên. Còn cảnh giới không tưởng là chỗ ngu si. Nay chỗ tónh lặng vi diệu đệ nhất là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.” Quán như vậy rồi thì lìa cảnh giới tưởng về Vô sở hữu xứ mà nhập vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hỏi: –Trong ấy là Hữu tưởng hay Vô tưởng? Đáp: –Trong ấy là Hữu tưởng. Hỏi: –Nếu là Hữu tưởng thì bảy địa dưới sao không gọi là tưởng định? Đáp: –Vì trong các địa này phần tưởng vi tế, không sắc bén; dụng của tưởng không nổi bật, nên không gọi là tưởng. Vì tâm hành giả ở Phi hữu tưởng phi vô tưởng nên Phật nương theo gốc của định mà gọi tên, gọi là Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Người độn căn không biết trong đó có bốn ấm, bèn cho là cảnh giới Niết-bàn an ổn mà sinh tăng thượng mạn, sống được tám vạn kiếp rồi trở lại rơi vào các cảnh giới khác. Bốn ấm trong ấy tuy vi tế, sâu xa, vi diệu, như bậc lợi căn thì có thể hiểu rõ, hiểu rồi nhàm chán mà nghó như vầy: “Đây cũng là pháp tạo tác hòa hợp, pháp do nhân duyên sinh, là hư dối không thật, như bệnh, như mụt, như ung nhọt, như trúng tên, là vô thường, khổ, không, vô ngã, cũng là làm nhân duyên cho đời sau, cần phải lìa bỏ. Do cái họa ấy nên phải học bốn Đế.” Hỏi: –Khi bỏ các địa khác, vì sao không nói học bốn Đế? Đáp: –Vì trước đã nói như bệnh, như mụt, như ung nhọt, như trúng tên, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đó là lược nói bốn Đế, chỉ chưa nói rộng mà thôi. Lại các địa kia không ngăn ngại, không khó khăn nên phàm phu hữu lậu cũng có thể vượt qua. Còn đây là tột đỉnh thế gian, chỉ có Thánh nhân học đạo Vô lậu mới có thể vượt qua. Ví như chim bị cột dây ở chân, ban đầu tuy được bay đi nhưng hết dây rồi cũng bị kéo trở lại. Người phàm phu cũng vậy, tuy vượt qua các địa nhưng Ma vương không vì thế mà sợ hãi. Nếu vượt qua địa vị Hữu đảnh thì Ma vương rất sợ hãi. Như dây đứt, chim bay mất. Vì thế, khi lìa các địa ấy, không nói bốn đế. Địa vị Hữu đảnh là cửa trọng yếu của ba cõi, muốn vượt qua cửa này thì phải học bốn Đế. Hỏi: –Thế nào là bốn Đế? Đáp: –Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Khổ có hai: một là khổ thân, hai là khổ tâm. Tập cũng có hai: một là sử, hai là phiền não. Diệt cũng có hai: một là Niết-bàn Hữu dư y, hai là Niết-bàn Vô dư y. Đạo cũng có hai: một là Định, hai là Tuệ. Lại nữa, Khổ đế có hai thứ: một là Khổ đế, hai là Khổ thánh đế. Khổ đế là tướng của phiền não, nghóa là năm thọ ấm gọi là Khổ đế. Khổ thánh đế là nhờ hiểu biết nên tu đạo, gọi là Khổ thánh đế. Tập đế có hai: một là Tập đế, hai là Tập thánh đế. Tập đế là tướng phát sinh, nghóa là ái v.v.., các phiền não gọi là Tập đế. Tập thánh đế là vì đoạn trừ (phiền não) nên tu đạo, đó là Tập thánh đế. Diệt đế có hai: một là Diệt đế, hai là Diệt thánh đế. Diệt đế là tướng vắng lặng, nghóa là bốn quả Sa-môn, gọi là Diệt đế. Diệt thánh đế là vì để chứng tịch diệt nên hành đạo, đó là Diệt thánh đế. Đạo đế có hai: một là Đạo đế, hai là Đạo thánh đế. Đạo đế là tướng xuất phát hướng đến, nghóa là tám Thánh đạo, gọi là Đạo đế. Lại nữa, đế có hai thứ: tổng tướng và biệt tướng. Tổng tướng khổ là năm thọ ấm. Biệt tướng khổ là phân biệt rộng về sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm. Tổng tướng tập có khả năng sinh ái cho thân đời sau. Biệt tướng tập: phân biệt rộng về ái…, các phiền não và nhân duyên năm thọ ấm của nghiệp hữu lậu. Tổng tướng diệt: có khả năng sinh sự đoạn tận ái của thân sau. Biệt tướng diệt: phân biệt rộng rãi về sự đoạn tận tám mươi chín thứ kết sử. Tổng tướng đạo: tám Thánh đạo, biệt tướng đạo, phân biệt rộng từ khổ pháp nhẫn cho đến vô học đạo. Nếu không thông hiểu bốn đế thì xoay vần trong năm đường, qua lại sinh tử không lúc nào dừng nghỉ. Vì nhân duyên này nên hành giả phải suy niệm về sinh, già, bệnh, chết… tất cả khổ não đều do có thân. Ví như tất cả cỏ cây đều từ đất phát sinh, như trong kinh nói: “Chúng sinh trong mười phương sở dó có thân đều bị khổ là do có sinh. Ví như thức ăn độc dù ngon hay dở đều làm chết người. Nếu không có thân tâm thì khổ chết không nơi nương tựa. Như gió dữ bẻ gãy cây lớn, nếu không có cây thì không bị hủy hoại.” Như vậy, lược nói căn bản thọ khổ của thân tâm. Như hư không là gốc của gió, cây là gốc của lửa, đất là gốc của nước, thân là gốc của khổ. Lại nữa, như đất thường là tướng cứng chắc, nước thường có tướng ẩm ướt, lửa thường là tướng nóng, gió thường là tướng động, thân tâm thường là tướng khổ. Vì sao? Vì có thân nên các khổ như: già, chết, đói, khát, nóng, lạnh, gió, mưa… thường bám theo. Vì có tâm nên các khổ như ưu sầu, sợ hãi, sân hận, ganh ghét… thường bám theo. Nếu biết khổ của thân hiện tại thì khổ quá khứ cũng như vậy. Như khổ của thân hiện tại, quá khứ thì vị lai cũng vậy. Ví như hiện nay thấy thóc giống sinh lúa thì xét biết quá khứ, vị lai cũng đều như vậy. Lại như hiện tại thấy lửa là tướng nóng thì xét biết lửa quá khứ, vị lai cũng lại nóng như vậy. Nếu không có thân tâm thì trước không khổ, nay cũng không khổ và sau cũng không khổ. Phải biết, đau khổ trong ba đời đều từ thân tâm mà có, cho nên phải quán khổ đế. Như vậy, tâm sinh nhàm chán. Nhân duyên của khổ ấy chỉ từ các phiền não như ái,… phát sinh, chẳng phải trời, chẳng phải thời, chẳng phải tự nhiên, cũng chẳng phải không nhân duyên. Nếu lìa phiền não thì không có sinh, nên biết thế gian đều từ phiền não như ái,… sinh ra. Như người làm một việc gì thì trước tiên đều từ mong muốn. Vì vậy các phiền não là nhân duyên của khổ. Lại nữa, do nước ái nên mới thọ thân, nếu không có nước ái thì không có thọ thân; như đất khô không thể trét vách, lấy nước hòa vào thì có thể trét. Lại nữa, vì các phiền não nên sự thọ thân mỗi mỗi không đồng. Như người nhiều dục thì thọ thân nhiều tướng dục. Người nhiều sân hận thì thọ thân có nhiều tướng sân. Người nhiều ngu si thì thọ thân có nhiều tướng si. Người ít phiền não thì thọ thân ít phiền não. Vì thấy quả báo hiện nay khác nhau nên biết nhân duyên xưa khác biệt, đời sau theo phiền não thọ thân sai khác cũng như thế, tùy theo nghiệp mà thọ thân. Nếu không sân giận thì không thọ thân rắn độc, tất cả thân khác cũng vậy. Vì vậy nên biết các phiền não như ái,… là nhân duyên của tất cả khổ. Vì nhân duyên của khổ diệt nên khổ liền dứt, đó là Niết-bàn. Niết-bàn gọi là Ly dục, đoạn trừ các phiền não, thường hằng không biến đổi, trong đó không có sinh, không có già, không bệnh, không chết, không có khổ thương yêu mà chia lìa, oán ghét mà gặp nhau, an vui mãi mãi. Hành giả khi đắc Niết-bàn diệt độ thì hoàn toàn không đi về đâu, gọi là Tịch diệt. Như đèn cháy dầu hết thì tắt, không đến các phương, gọi đó là Diệt đế. Đắc đạo Niết-bàn phương tiện thì Định phân làm ba loại, Tuệ phân làm hai loại, Giới phân làm ba loại. Trụ trong Giới này tu hành định tuệ; nghóa là đối với bốn Đế, Tuệ hay quyết định, đó là Chánh kiến. Nương vào chánh kiến mà sự hiểu biết pháp phát sinh, đó là Chánh tư duy. Gọi là Tuệ phân làm hai loại. Chánh định, Chánh niệm, Chánh tinh tấn, gọi là Định, phân làm ba loại. Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, gọi là Giới, phân làm ba loại. Trụ vào giới tịnh nên các mầm phiền não không phát triển thì thế lực nó suy kém dần. Như gieo giống không đúng thời tiết thì mầm không phát triển, sức các phiền não đến thì phần định có thể ngăn chặn, như núi lớn ngăn nước, nước không thể phá nổi. Ví như chú thuật có thể cấm chế rắn độc, tuy nó có độc nhưng không thể hại người, phần định cũng như vậy. Tuệ có khả năng nhổ tận cội gốc phiền não, như nước lớn chảy mạnh, cây trên ven bờ đều bị nhổ trôi. Thực hành ba phần này là đường chân chánh ngay thẳng của tám Chánh đạo, có khả năng diệt trừ nhân của khổ, an ổn rốt ráo, thường lạc vô vi. Nếu phương tiện ban đầu mà tập pháp môn này thì có mười việc: 1.Tâm chuyên chánh: Tâm chuyên chánh thì mọi việc bên ngoài dù đến phá hoại không lay chuyển. Như gió bốn phía nổi dậy mà núi không lay động. 2.Chất trực: Người chất trực nghe thầy nói pháp không nhìn chỗ ưu khuyết, tâm không tăng giảm, nương vào lời dạy không nghi ngờ. Ví như vào rừng rậm chặt củi, cây thẳng thì dễ kéo ra, cây cong khó ra. Như vậy rừng rậm ba cõi, người chất trực dễ thoát ra, người quanh co khó thoát. Ở trong Phật pháp chỉ có người chất trực là được dùng, người quanh co thì loại bỏ. 3.Hổ thẹn: Đó là phục sức đẹp đẽ, trang nghiêm hơn hết. Hổ thẹn là móc sắt chế phục tâm ác. Có hổ có thẹn mới thật là người. Nếu không hổ không thẹn thì không khác gì súc sinh. 4.Không phóng dật: Đó là gốc của tất cả pháp thiện. Thế gian phóng túng, mất các việc lợi. Hành giả phóng dật, mất lợi Niết-bàn. Nên biết, phóng dật như oán, như giặc, tâm thường xa lìa. Nên biết, không phóng dật như vua, cha, thầy, phải tôn trọng, thừa sự không rời. 5.Xa lìa: Nhờ sự xa lìa này mà thành tựu không phóng dật. Nếu gần năm dục, các tình phát khởi thì trước hết thân phải lìa thôn xóm, kế đến tâm xa lìa không nghó việc đời. 6.Ít muốn: Đồ vật giúp cho sự sống, tâm không mong cầu nhiều. Cầu mong nhiều thì rơi vào các lo âu. 7.Biết đủ: Có người tuy ít muốn nhưng ưa đắm vật đẹp nên tâm đạo bị lụn bại. Vì thế, người trí chỉ mong vừa đủ mà thôi. 8.Tâm không đắm chấp: Nếu có đệ tử, đàn-việt, trí thức, thân thuộc thăm hỏi hoặc đưa rước thì có nhiều việc phiền toái… Các việc như vậy hủy hoại đạo nghiệp, cho nên không nên tham đắm. 9.Không thích cái vui ở đời: Như ca múa, âm nhạc, giờ lành, ngày tốt, chọn lựa tốt xấu,… tất cả việc đời đều không ưa thích. 10.Nhẫn nhục: Khi hành giả cầu đạo phải nhẫn mười việc: -Sự xâm hại của muỗi mòng. -Rắn rết có nộc độc. -Loài thú độc. -Mắng chửi, phỉ báng. -Đánh, ném, gia hại. -Đau bệnh. -Đói. -Khát. -Lạnh. -Nóng. Những việc khổ não như thế hành giả nhẫn chịu, chớ để bị lung lạc, luôn thắng vượt những việc này. Lại nữa, như người hiểu biết tướng bệnh, biết nguyên nhân của bệnh, biết thuốc trị lành bệnh, được khám bệnh nhân tùy theo nhu cầu mà bổ thuốc, không lâu sẽ lành; hành giả cũng vậy, biết thật tướng của khổ, biết nguyên nhân của khổ, biết đạo hết khổ, biết được thầy lành để học, như vậy không lâu được an ổn, tónh lặng. Hỏi: –Đã đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vào sâu trong thiền định, chỉ còn kết sử yếu ớt bậc thượng, tâm dễ nhu hòa, không cần các nhân duyên, các ví dụ để quán bốn Đế thì khác gì chẳng tăng thêm? Đáp: –Chẳng phải nói riêng về một vị Hữu đảnh mà bao gồm tất cả các vị Hữu đảnh, đều quán bốn ấm thuộc sắc giới là vô thường, khổ, không, vô ngã, như bệnh, như ung nhọt, như mũi tên găm vào tim. Vô thường, khổ, không, vô ngã đều là pháp nhân duyên, hư dối tạo tác. Quán Niết-bàn thượng diệu ổn định an lạc, chẳng phải là pháp tạo tác, chân thật không dối. Diệt ba độc ba suy thì khổ của thân tâm diệt. Thường quở trách bốn ấm và nhân duyên của chúng thì gọi là Khổ đế, Tập đế; khen ngợi Niết-bàn và đạo Niết-bàn gọi là Diệt đế, Đạo đế. Hành giả đắc bốn Thiền, bốn Định vô sắc, tâm đã nhu hòa, nếu cần năm thần thông mà nương vào Tứ thiền thì dễ đắc, nếu nương vào Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, tuy có thể được nhưng cầu rất khó, mà có được cũng không kiên cố. Vì sao? Vì Sơ thiền thì giác quán làm loạn định, còn Nhị thiền thì quá mừng, Tam thiền thì quá vui, cùng định trái nhau. Bốn Như ý đều là tướng định, chỉ có Tứ thiền không khổ, không vui, không lo, không mừng, hơi thở không ra vào, là nơi các Thánh trụ, an ổn diệu lạc. Cho nên hành giả phải nương vào Tứ thiền để tu bốn Như ý. Đó là: dục định hành pháp thành tựu như ý, tinh tấn định, tâm định, tư duy định hành pháp thành tựu như ý. Nương vào đây mà an trụ thì không việc gì là không thành tựu. Hỏi: –Thế nào là dục định hành pháp thành tựu như ý? Đáp: –Dục là tên gọi của sự mong muốn. Định là tên gọi của nhất tâm không có tăng giảm. Hành pháp là tên gọi của tín, niệm, xảo tuệ, hỷ lạc… hỗ trợ thành tựu dục định. Nhờ dục là chủ mà được định, nên gọi là Dục định. Tinh tấn định, Tâm định, Tư duy định cũng như vậy. Hành giả quán dục đừng cho tăng giảm, chớ nhiếp vào trong lắm mà bề ngoài nhiều tán loạn, phải dịu dàng bình đẳng điều hòa mới có thể sử dụng. Giống như điều chỉnh dây đàn không căng lắm, không dùn lắm thì tùy ý đàn theo khúc ca; Tinh tấn, Tâm, Tư duy cũng vậy. Như hành giả học bay, muốn bay gọi là dục, nhiếp thu các tâm tán loạn, tập hợp các pháp trợ hành, gọi là tâm tinh tấn, có thể nhấc thân lên, lìa thân tâm thô nặng như ngủ, trạo cử thì tâm liền nhẹ nhàng. Nhờ tâm nhẹ nhàng nên có thể nhấc thân lên, đó gọi là tâm; trù liệu dục, tinh tấn tâm nhiều ít có thể nhấc thân lên, nhưng chưa phá hết sắc cuối cùng trong và ngoài, gọi là tư duy. Nương vào bốn phần như ý có thể đạt đầy đủ tất cả công đức, huống gì năm thần thông. Hỏi: –Năm thần thông, pháp nào sinh trước? Đáp: –Tùy theo sở thích mà sinh trước. Hỏi: –Nếu vậy thì tại sao biến hóa thần thông thần thông lại nêu trước? Đáp: –Sử dụng năm thần thông phần nhiều là vì chúng sinh. Vì sao? Vì như bậc tuệ giải thoát A-la-hán, sau khi đắc A-la-hán nghó như vầy: “Có nhiều chúng sinh độn căn, không tin việc đạo, khinh mạn pháp. Ta được thần thông dủ sạch lậu hoặc là việc khó, thì tại sao không phát khởi thần thông giáo hóa mà để họ rơi vào tội lỗi? Vả lại, Đức Phật đại Bi làm lợi ích cho chúng sinh, ta là đệ tử, phải dùng thần thông giúp ích cho chúng sinh.” Như vậy, các chúng sinh phần nhiều nhờ sự hóa hiện đó mà được lợi ích, sự thần biến cảm động sang hèn, đại chúng đều phục tùng, các thần thông khác không được như vậy. Vì thế cho nên biến hóa thần thông được nêu trước. Hỏi: –Thân nơi cõi trời hỏa đại nhiều nên có ánh sáng, cũng có thể đi mau trên hư không. Quỷ thần phong đại nhiều nên thân nhẹ nhàng, không bị chướng ngại. Thân rồng thủy đại nhiều nên tâm niệm sinh nước, cũng có thể biến hóa chuyển động. Thân người địa đại nhiều nên tướng động và nhẹ ít thì làm sao có thể bay? Đáp: –Do địa đại của thân người có tướng động và nhẹ ít nên mới cầu học thần thông. Như trời, rồng dùng thần thông làm gì? Như đất tuy nặng mà nhờ sức của nước nên đất chuyển động. Như thế thì nhờ sức của tâm nên có thể nhấc thân lên. Ví như khỉ từ trên cao rơi xuống mà thân không bị tổn thương, còn người rớt thì bị thương. Khỉ nhờ sức tâm nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, mạnh mẽ nên không bị thương tổn. Nên biết, thần thông của thân cũng như thế, vì sức tâm mạnh mẽ, lại như người nổi, tuy ở chỗ nước sâu mà không bị chìm và nhờ sức phương tiện của tâm nên có thể giữ thân mình. Vì thế nên biết, thân người tuy nặng nhưng nhờ sức tâm mạnh mẽ mà thân bay trên hư không. Hỏi: –Như vậy thì có thể tin, nhưng học như thế nào? Đáp: –Nếu hành giả trụ ở đệ Tứ thiền, nương vào bốn phần như ý, nhất tâm thâu tóm niệm, quán thân đâu đâu cũng là hư không, như lỗ trống của củ sen, giữ tướng thân nhẹ nhàng, tập mãi không dừng thì thân cùng hợp với tâm, như sắt hợp với lửa. Diệt tướng thân nặng nề, chỉ còn thân nhẹ nhàng, hợp với Dục, Tinh tấn, Tư duy và hợp với pháp trợ hành. Nhờ của sức hạnh thiện như Dục… nên thân liền thuận theo, như thép ở trong lửa, mềm dẻo, dễ sử dụng. Vả lại, bốn đại tạo sắc thuộc sắc giới hòa hợp ở trong thân này, làm cho thân nhẹ, tùy ý có thể bay đi. Như người uống thuốc, tâm trở nên sáng suốt thì thân dễ chịu; ví như nhờ bốn đại tạo sắc của sắc giới trong sạch, ở trong thân này nên mắt sáng trong. Như người học khiêu vũ, tập mãi dần dần nhuần nhuyễn hơn mọi người. Như chim con học bay, dần dần bay xa hơn; thần thông của thân cũng vậy, khi mới được thì bay một trượng hoặc hai trượng, dần dần có thể bay xa. Thần thông biến hóa này có bốn loại: 1.Thân bay trên hư không như chim bay. 2.Xa làm cho gần. 3.Biến mất nơi này xuất hiện nơi kia. 4.Mau lẹ như ý nghó. Trong khoảnh khắc khảy móng tay có sáu mươi ý niệm, trong khoảng một niệm có thể vượt qua vô lượng a-tăng-kỳ hằng hà sa cõi nước, tùy theo niệm liền đến. Dùng thần thông này thân được tự tại, một thân phân làm nhiều thân, nhiều thân hợp thành một thân, lớn hóa thành nhỏ, nhỏ hóa ra lớn, nặng bằng Tu-di, nhẹ như lông hồng… Các việc như vậy làm theo ý muốn. Lại nữa, Bồ-tát đắc thần thông về thân này, trong khoảng một niệm vượt qua hằng hà sa cõi nước, tuy chúng sinh thấy Bồ-tát đến với họ nhưng Bồ-tát vẫn bất động nơi xứ sở của mình, thuyết pháp giáo hóa nơi ấy mà cũng không bỏ nơi này. Hoặc có trời, người điên đảo chấp thường, có thể dùng thần thông độ họ bằng cách hóa hiện thiêu đốt tam thiên đại thiên thế giới. Chúng sinh thấy tam thiên đại thiên thế giới bị đốt cháy tan rã mà cõi nước không bị tổn hại. Nếu có chúng sinh sinh tâm kiêu mạn thì hiện ra tay cầm chày Kim cang, từ trong chày phát ra lửa, người thấy sợ hãi, quy phục, lễ kính. Có người thích thân Chuyển luân thánh vương, liền hiện thân Chuyển luân thánh vương mà thuyết pháp cho họ, hoặc hiện thân Thích Đề-hoàn Nhân, hoặc hiện Ma vương, hoặc hiện Thanh văn, Bích-chi-phật, hoặc hiện thân Phật… tùy theo thân mà họ ưa thích, hiện ra thuyết pháp cho họ. Hoặc Bồ-tát ngồi kiết già trên hư không, bốn phía thân phóng ra các thứ ánh sáng rồi thuyết pháp cho họ. Hoặc có khi chúng sinh thích nhiều màu sắc đẹp đẽ liền hiện tam thiên đại thiên thế giới bằng bảy báu, trang nghiêm bằng cờ phướn, lọng hoa, trăm thứ kỹ nhạc, ở trong đó thuyết pháp. Hoặc làm cho tam thiên đại thiên thế giới thành một biển nước có hoa sen màu xanh, màu hồng che kín mặt nước, ở trên ấy thuyết pháp. Hoặc ngồi trên núi Tu-di dùng tiếng Phạm âm thuyết pháp, các cõi nước đều nghe. Hoặc có lúc chúng sinh không thấy hình tướng mà chỉ nghe tiếng thuyết pháp; hoặc hiện thân Càn-thát-bà dùng âm thanh kỹ nhạc làm cho tâm họ vui, sau đó mới thuyết pháp. Hoặc hiện làm Long vương điện chớp, sấm sét dùng để thuyết pháp. Dùng các thứ nhân duyên phương tiện hiện thần biến như vậy để khai mở, dẫn dắt chúng sinh. Hỏi: –Thần thông ấy biến hóa các vật thì tại sao không phải là hư vọng? Đáp: –Hành giả trước đã biết các pháp là hư dối, như huyễn, như hóa. Ví như nắn đất mềm tùy theo ý muốn, như người phước đức còn có thể làm cho mùa hạ có tuyết, mùa đông hoa sinh, dòng sông ngừng chảy… Lại như Tiên nhân sân giận, làm cho cọp, sói, sư tử biến thành đá, huống chi định lực thần thông mà không biến hóa ra vật. Lại nữa, trong tất cả vật đều có phần của khí, giữ tướng phần này, dùng thần lực khuếch đại nó thì các phần khác ẩn mất. Như kinh nói: “Các vị Tỳ-kheo có thần lực, tâm được tự tại, thấy có cây lớn, muốn làm thành đất thì cây liền thành đất. Vì sao? Vì cây có thành phần của đất. Hoặc nước, lửa, gió cũng như vậy. Nếu là vàng, bạc, các thứ vật báu, tùy ý đều làm được. Vì sao? Vì cây có phần tịnh.” Hỏi: –Vật biến hóa như vậy không có gốc ngọn, thì việc đó thế nào? Đáp: –Đã nói trong hư không có vi trần do bốn đại tạo, nhờ tâm lực làm cho các vi trần hợp lại, hoặc hóa ra người. Ví như người chết, hoặc sinh cõi trời, hoặc sinh vào địa ngục là do nhân duyên tội phước, hòa hợp vi trần hóa làm thân cũng vậy. Những vật đó là tướng biến hóa thần thông. Hành giả nào muốn cầu Thiên nhó thì cũng lấy đệ Tứ thiền làm gốc, tu tập bốn phần như ý như trên đã nói; điều hòa làm tâm nhu hòa, thâu tóm niệm vào âm thanh của đại chúng, giữ các thứ tướng âm thanh, âm thanh đã nghe phải thường tưởng niệm. Nếu tâm duyên việc khác thì thu nhiếp trở về, thường phải nhất tâm tu niệm thì trong tai liền được sắc thanh tịnh do bốn đại sắc giới tạo. Đó gọi là tu tập Thiên nhó. Dùng Thiên nhó này nghe âm thanh của vô lượng cõi nước ở mười phương, đó là: tiếng Trời, tiếng Người, tiếng Rồng, tiếng A-tu-la, tiếng Càn-thát-bà, tiếng Chiên-đà-la, tiếng Ma-hầu-lặc và tiếng của ngạ quỷ, súc sinh… Các âm thanh đau khổ, lớn, nhỏ, thô, tế… ở địa ngục thảy đều nghe rõ. Tâm định của Bồ-tát dần dần sâu hơn nên mới nghe âm thanh của chư Phật nơi mười phương, nghe pháp từ Phật nói mà không nắm giữ tướng, do pháp là chân thật, pháp là tối thượng, nên không nương vào lời nói mà nương vào nghóa sâu xa. Thế nào là nghóa sâu xa? Đó là biết các pháp là không, vô tướng, vô tác, nên không sinh tà kiến. Đối với nghóa thì cũng không thủ đắc nghóa, trong cái không thể thủ đắc, cũng không có tướng thủ đắc. Đó là y vào nghóa sâu xa mà không dựa vào lời nói. Lại nữa, hành giả căn cứ vào kinh liễu nghóa, chứ không căn cứ vào kinh chẳng liễu nghóa. Người thấu tỏ diệu nghóa của kinh, nếu có thể y vào nghóa thì tất cả các kinh đều liễu nghóa, nghóa rốt ráo là không, vì không thể nói về tướng. Do đó các kinh đều là thấu tỏ về ý nghóa. Ai không y vào nghóa thì người đó đối với các kinh đều không liễu nghóa. Vì sao? Vì không có trí sâu xa nên chạy theo âm thanh, mà thật tướng của âm thanh này cũng nhập vào nghóa sâu xa, đều không thể nói. Đó là phân biệt kinh liễu nghóa. Lại nữa, hành giả y vào trí mà không y vào thức. Vì sao? Vì hành giả biết tướng của thức này từ nhân duyên hòa hợp sinh ra, nên không có tự tánh, không sắc, không đối, không thể thấy, không hay, không biết, dư hối như huyễn. Biết tướng của thức như thế thì thức tức là trí. Vì thế y vào trí mà không y vào thức. Hành giả tuy cũng sinh hiểu biết, hoặc thuộc thức, hoặc thuộc trí, nhưng không sinh đắm chấp, biết tướng như của thức thì thức tức là tướng của trí. Do đó, tướng của trí này là vì chúng sinh mà nói. Lại nữa, hành giả y vào pháp mà không y vào người. Vì sao? Vì trong pháp Phật quả thật có người không thanh tịnh, không được giải thoát. Nhưng tất cả pháp không có ngã, không có nhân, chỉ tùy thuộc thế tục mà nói có nhân có ngã. Vì thế, hành giả y vào pháp mà không y vào người. Pháp này nghóa là tánh của các pháp. Tánh của pháp là tánh vô sinh. Tánh vô sinh ấy là cái không rốt ráo. Cái không rốt ráo ấy là cái không thể nêu bày. Vì sao? Vì dùng lời nói pháp, trong pháp không có lời, trong lời không có pháp. Lời thì không có tướng lời, tất cả lời nói chẳng phải là tướng của lời nói. Vì thế, trong kinh nói: “Không chỉ bày, không nói năng là pháp Phật.” Hành giả dùng Thiên nhó nghe các pháp Phật thì đối với người hoặc pháp không sinh chấp trước cái thấy. Nếu phân biệt hai tướng thì chẳng phải là pháp Phật. Nếu không thấy hai tướng thì là pháp Phật. Hành giả nhờ nương vào sức của Thiên nhó nên nghe được pháp sâu xa, rồi giáo hóa chúng sinh. Đó là thần thông Thiên nhó. Nếu hành giả muốn được Tha tâm trí thì trước nên quán tâm mình, giữ tướng sinh, tướng trụ, tướng diệt của tâm, cũng biết tướng dơ, tướng sạch, tướng định, tướng loạn… của tâm. Lại quán sự dơ sạch, gần xa, nhiều ít… nơi đối tượng được duyên của tâm tự nắm bắt tướng trong và ngoài tâm rồi, sau đó quán sắc chúng sinh, giữ tướng tâm dục, tướng tâm sân, tướng tâm kiêu mạn, tướng tâm keo kiệt, tướng tâm ganh ghét, tướng tâm buồn rầu, tướng tâm sợ hãi, âm thanh lời nói các thứ tạo ra tướng tâm…, và nghó như vầy: “Phật như tâm ta lúc sinh, lúc trụ, lúc diệt, người kia cũng như vậy.” Mình biết tâm sở duyên của mình thì người khác cũng như vậy. Tâm ta có sắc tướng, lời nói, tướng tạo tác như vậy, thường tu học tướng tâm. Tu tập như vậy rồi thì đắc Tha tâm thông, khi ấy chỉ duyên vào tâm và tâm sở pháp của người kia thì như người mắt sáng nhìn thấy cá trong nước trong, lớn nhỏ, đẹp xấu đều thấy cả. Tuy bị nước che lấp nhưng vì nước trong nên nhìn không bị chướng ngại. Hành giả như thế, nhờ sức biết của Tha tâm thông nên tâm chúng sinh tuy bị thân che nhưng có thể thấy được. Đã được tâm thông thì lúc ở trong đại chúng nói pháp, trước phải biết tâm họ, biết chúng sinh ấy dùng thân tâm hành pháp gì, nhân duyên gì, có tướng gì, ưa việc gì? Vì biết là nhờ tự tâm thanh tịnh nên biết tâm chúng sinh cũng có thể thanh tịnh. Như trong tấm gương sáng, tùy theo hình sắc mà hiện ra có dài ngắn, vuông tròn, thô tế… hiện ra đúng như tướng đó, không tăng không giảm. Vì sao? Vì gương trong sáng. Gương tuy không phân biệt mà hiển bày tướng ấy. Hành giả cũng như vậy, nhờ tâm mình thanh tịnh, các pháp không có tướng nhất định, vì thường thanh tịnh nên biết hết tâm và tâm sở pháp của chúng sinh. Nếu ở trong chúng có người nhiều dâm dục, liền biết tâm họ mà thuyết pháp để họ lìa dâm dục; sân hận cũng như vậy. Vì sao? Vì thật tướng của tâm không ô nhiễm, không sân hận, không si mê. Hoặc trong chúng có người cầu Thanh văn thừa thì cũng biết tâm ấy mà thuyết pháp cho họ, tuy thuyết pháp nhưng biết tánh pháp không có cái nhỏ. Người cầu Bích-chi-phật thì cũng biết tâm họ mà thuyết pháp, tuy thuyết pháp nhưng biết tánh pháp cũng không có cái bậc trung. Người nào cầu Đại thừa thì cũng biết tâm họ mà thuyết pháp, tuy thuyết pháp nhưng biết tánh pháp không có cái lớn. Cứ như vậy hành giả tùy theo tâm chúng sinh mà thuyết pháp cho họ, cũng không phân biệt tướng tâm. Tuy thuyết pháp phân biệt ba thừa mà không hủy hoại pháp tánh. Vì không hủy hoại pháp tánh nên biết hết mọi nẻo hành hóa nơi tâm của tất cả chúng sinh. Tuy dùng tâm mình mà biết tâm người, nhưng đối với tâm này tâm kia không thuận không nghịch. Cũng biết tâm tâm nối nhau của tất cả chúng sinh như nước chảy. Như biết tâm tánh thì pháp tánh cũng như vậy, dùng Tha tâm trí biết tâm chúng sinh mà thuyết pháp cho họ thì không có hại vậy. Đó gọi là biết thần thông Tha tâm trí. Hành giả muốn biết túc mạng, trước tự mình biết rõ việc đang qua, việc vừa qua, dần dần đêm qua, ngày qua, ngày trước nữa…, như vậy một tháng, từ năm nay lùi về hồi còn bé. Như người đi đường, đi đến nơi muốn đến, rồi tư duy nhớ lại những chỗ đã đi qua. Tập như thế rồi, khéo tu sức định, nhớ lại lúc sinh, lúc còn trong thai, biết chết nơi kia mà sinh vào thai này, biết được một đời, hai đời, ba đời, cho đến trăm đời, ngàn đời, vạn đời, vô lượng ức đời. Dùng trí túc mạng tự biết việc đã qua của mình và người: những việc đã trải qua từ hằng hà sa kiếp thảy đều nhớ biết, dùng túc mạng để giáo hóa chúng sinh, nói như vầy: “Ta ở nơi kia có dòng họ và tên như vậy, sống như vậy, trải qua sự khổ vui và tuổi thọ như vậy.” Cũng nói cái việc mà họ đã trải qua. Hành giả nhờ sức túc mạng nên biết được nhân duyên tội phước đời trước của chúng sinh, nghóa là nhân duyên của hàng Thanh văn, nhân duyên của Bích-chi-phật, nhân duyên của Phật, tùy theo nhân duyên ấy mà thuyết pháp. Lại nữa, hành giả nhờ sức của trí túc mạng nên biết mình theo chư Phật trồng căn lành mà không hồi hướng về Vô thượng Chánh đẳng giác, nay sẽ hồi hướng về Vô thượng Chánh đẳng giác. Hành giả cũng biết các pháp quá khứ khi diệt không đi về đâu, biết các pháp vị lai khi sinh không từ đâu đến. Tuy biết đời quá khứ không có khởi đầu, nhưng không sinh kiến chấp không khởi đầu. Tuy thấy chúng sinh đời vị lai diệt vào Niết-bàn nhưng cũng không sinh biên kiến. Khi hành giả niệm về túc mạng thì các căn lành tăng trưởng và nhân duyên tội lỗi vô lượng đời đều tiêu hết. Vì sao? Vì biết tất cả các pháp không có tướng mới và cũ. Được trí tuệ như vậy rồi, quán tất cả pháp hữu vi và sự khổ vui đã trải qua trong sinh tử như thấy việc trong mộng. Vì thế nên ở trong sinh tử tâm không nhàm chán mà sinh tâm thương xót tất cả chúng sinh, biết tất cả các pháp đều là tướng tạo tác, nghó như vầy: “Như ta đã qua lại trong sinh tử ngàn vạn ức vô lượng kiếp đều là hư vọng chẳng thật. Tất cả chúng sinh qua lại sinh tử cũng đều như vậy. Nếu không có bốn đại, bốn ấm thì đó là thật. Bốn đại, bốn ấm rốt cuộc cũng không sinh.” Lại nữa, hành giả dùng trí túc mạng nhớ đã từng làm Chuyển luân thánh vương, cái vui đã hưởng thọ đã bị vô thường tiêu diệt, cái vui của Thích Đề-hoàn Nhân cũng bị vô thường tiêu diệt. Có các cõi nước thanh tịnh, đẹp đẽ và có chư Phật, Bồ-tát sắc tướng tuyệt đẹp chuyển theo bánh xe pháp, thảy đều vô thường, huống gì việc khác. Nghó như vậy rồi, tâm nhàm chán, xa lìa. Hành giả nương trí túc mạng nhập vào vô thường, không; quán tất cả các pháp đều rỗng không, vô thường mà chúng sinh điên đảo nên tham đắm. Vì chúng sinh ấy mà sinh lòng thương xót. Hành tâm Bi này, dần dần được thành tựu đại Bi. Sau khi được Đại Bi thì được mười phương chư Phật nhớ nghó và các Bồ-tát khen ngợi công đức ấy. Đó gọi là Thần thông túc mạng. Hành giả nào muốn cầu Thiên nhãn thì trước giữ tướng ánh sáng, đó là ánh sáng của đèn, lửa, hạt châu, mặt trời, mặt trăng, sao đêm… Giữ tướng ánh sáng này rồi, ban ngày thì nhắm mắt lại, đêm thì không, chỉ đặt niệm trên tướng ánh sáng như mắt đã thấy, thường tu tập niệm ánh sáng, buộc tâm tại ánh sáng, không nhớ nghó gì khác; nếu nó chạy đi thì thu nhiếp về, tâm trụ một chỗ. Khi ấy, bốn đại sở tạo sắc giới là sắc thanh tịnh, ở trong mắt này thì mắt này gọi là Thiên. Vì bốn Đại thiên tạo ra nên gọi là Thiên nhãn. Mắt thanh tịnh của các Hiền thánh cũng gọi là Thiên nhãn. Hành giả đã được Thiên nhãn này thì các núi như Tu-di, Thiết vi,… cây lớn và các cõi nước đều không làm ngăn ngại. Dùng mắt không chướng ngại có thể thấy mười phương vô lượng, vô số chư Phật và nước đẹp đẽ. Bấy giờ, hành giả có thể biết tất cả Phật là một Đức Phật. Lại thấy một Đức Phật là tất cả Phật. Vì pháp tánh không hoại vậy. Như thấy tướng Phật, tự thấy tướng thân cũng như vậy, vì tướng của tự thân tịnh nên tướng tất cả pháp cũng lại như vậy. Như thấy Phật thanh tịnh thì đệ tử cũng vậy, không có hai tướng và chúng sinh trong cõi nước nơi mười phương như: địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, trời, người, trừ chúng sinh cõi Vô sắc, sống chết, đẹp xấu đều thấy hết. Biết tất cả nhân duyên và quả báo của chúng sinh trong sáu đường ở mười phương. Chúng sinh ấy nhờ nhân duyên nghiệp lành nên được sinh trong trời người. Chúng sinh đây vì nghiệp ác nên sinh trong ba đường ác. Hành giả ở trong Thiên nhãn này được sức trí tuệ nên tuy thấy chúng sinh mà không sinh tưởng về chúng sinh. Tất cả pháp không có tưởng chúng sinh. Tuy thấy nghiệp và quả báo liền nhau nhưng cũng nhập vào tất cả pháp, không nghiệp, không quả báo. Tuy Thiên nhãn thấy tất cả sắc nhưng vì dùng sức trí tuệ nên không giữ tướng sắc, sắc này thảy đều không. Lại nữa, hoặc ngăn ngại, hoặc không ngăn ngại, xa, gần, trên, dưới, thảy đều thấy hết. Hành giả thấy được thân hình đẹp đẽ, tinh tế, thanh tịnh của chư Thiên ở Sắc giới mà họ không thấy, thậm chí đại thiên cũng không thấy vị ấy. Như vậy là tất cả nghóa của thần thông, như đã nói rộng trong nghóa thần thông của Đại thừa. <卷 id="102446592">