<經 id="n488">KINH BẢO THỌ BỒ-TÁT Bồ-đề hạnh Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Pháp Hiền. Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật cùng chúng đại Bí-sô một ngàn hai trăm năm mươi vị, trú tại lầu gác Đại lâm, thuộc thành Quảng nghiêm. Những Bí-sô này đều là Đại A-la-hán, các lậu đã tận, không còn phiền não, dứt các trói buộc, đạt được tự lợi, buông các gánh nặng, việc làm đã xong, như đại Long vương, tâm khéo giải thoát, tuệ khéo giải thoát, đạt được sự giải thoát sâu xa nơi chánh đạo, các căn được điều phục, uy nghi luôn hiện bày, chỉ có Tôn giả A-nan là còn ghi nhận, phụng hành tạng pháp của Phật. Lại có chúng Đại Bồ-tát gồm một ngàn vị, tất cả đều chứng đắc pháp nhẫn bình đẳng, pháp môn Tổng trì nơi địa Không thoái chuyển, đều là bậc đại trí có lòng tin lớn, nói làm tương ưng, đoạn các nghi hoặc, tướng mạo viên mãn, luôn vui vẻ, không còn lo lắng, hành trì tinh tấn. Chư vị đều là các bậc Pháp vương tử, biết tự tánh của các pháp, giảng nói chánh pháp không hề mệt mỏi, giúp diệt trừ mọi thứ hý luận, hóa độ chúng sinh phát khởi trí Phật, không bỏ qua những việc đem lại lợi lạc, đạt nhẫn nhục lớn, lìa các pháp của cảnh giới điên đảo, đầy đủ mười Địa, khéo biết về ba thời, rõ tự tánh là không sinh không diệt, dứt hẳn trói buộc, chứng đắc các Tam-ma-địa Không, Vô tướng, Vô nguyện. Tuy ra khỏi sinh tử nhưng vẫn thị hiện vào nẻo luân hồi để độ sinh, chẳng thích hạnh Thanh văn, Duyên giác, chỉ phát huy tâm đại Bồ-đề, tùy theo căn cơ của chúng sinh mà thuyết pháp. Danh hiệu của chư vị là: Bồ-tát Từ Thị, Bồ-tát Diệu Cát Tường, Bồ-tát Biện Tích, Bồ-tát Bảo Thủ, Bồ-tát Hương Quang, Bồ-tát Vô Biên Quang, Bồ-tát Trừ Cái Chướng, Bồ-tát Thắng Nghóa Tâm, Bồ-tát Đắc Quang Vương, Bồ-tát Đoạn Nhất Thiết Ưu Ám, Bồ-tát Tát-lý-pha-vó-sa-ma-na-lý-thi, Bồ-tát Nội Hạnh, Bồ-tát Vô Biên Ý, Bồ-tát Cụ Đại Tinh Tấn Bộ Ý, Bồ-tát Bảo Hải, Bồ-tát Trang Nghiêm Vương, Bồ-tát Cụ Đại Thần Thông Vương, Bồ-tát Vô Sai Bộ, Bồ-tát Thắng Ý, Bồ-tát Phổ Mãn, Bồ-tát A-na-phạ-la-noa-lý-thi, Bồ-tát Thường Hỷ, Bồ-tát Thượng Kim Quang, Bồ-tát Quán Nhất Thiết Pháp Ý, Bồ-tát A-thuật-nghiễn Đà-na-la Câu-tô-di-đa, Bồ-tát Thủ Tích, Bồ-tát Vô Ưu Cát Tường, Bồ-tát Tu-di Tạng, Bồ-tát Quán Tự Tại, Bồ-tát Hương Tự Tại Vương, Bồ-tát Hoan Hỷ Vương, Bồ-tát Vô Biên Tuệ Tạng, Bồ-tát Trì Nhất Thiết Diệu Pháp Tạng, Bồ-tát Sư Tử Hống Âm. Các Đại Bồ-tát này đều là bậc Thượng thủ. Đến giờ thọ trai, Đức Thế Tôn đắp y mang bát, cùng chúng đại Bí-sô hai ngàn vị trước vây quanh, đi vào thành Quảng nghiêm khất thực. Đến cửa thành, Đức Thế Tôn dùng tâm đại Từ bi thị hiện lực thần thông, phóng ra ánh sáng lớn chiếu tỏa khắp nơi, khiến thành Quảng nghiêm trông như ngọc lưu ly, làm cho bốn ngả đường đều thanh tịnh. Chúng sinh ở những nơi này, nhờ tiếp xúc với ánh sáng ấy, nên người mù được thấy, người điếc được nghe, người câm nói được, người mê hoặc được chánh niệm, trời tuôn hoa như mưa đầy khắp thành, thiên nhạc tự tấu, diệu âm trong lắng, dưới đến địa ngục A-tỳ, trên đến cõi trời A-ca-nị-trá, khiến mọi chúng sinh đều được an vui. Bấy giờ, vua Tinh-hạ-lý-tha-vó trị vì thành Quảng nghiêm có người con tên là Bảo Thọ mới lên ba tuổi, được nhũ mẫu bế đang ở nơi cung điện. Khi ấy, Bảo Thọ bỗng thấy tướng ánh sáng hiếm có và nghe các việc kỳ lạ trong thành, liền từ trên tay nhũ mẫu bước xuống đất, đứng ngay thẳng trước nhũ mẫu nói kệ: Lực oai đức người nào Hiện tướng hy hữu này Như vô lượng mặt trời Chiếu khắp ba ngàn cõi? Trong ấy, các đường ác Tất cả được thanh tịnh Thần thông đó như vậy Vì con mẹ nói rõ. Trời mưa nhiều hoa đẹp Rải khắp nơi cõi Phật Hợp thành lọng vi diệu Hiện bày giữa không trung. Mười phương có chim lạ Bay liệng, hót, tụ tập Nam, nữ đều rất vui Trang điểm đẹp khác thường. Người mù lại thấy rõ Người điếc lại nghe xa Người câm thì nói được Mê hoặc được chánh niệm. Những xấu xí thô lậu Biến thành tướng diệu sắc Tất cả người không thiện Đều phát tâm Từ bi. Ai hành ở thế gian Phát khởi sức thần thông Đây là việc tối thượng Vì con mẹ nói rõ. Nhũ mẫu liền dùng kệ đáp Đồng tử Bảo Thọ: Công đức báu xuất hiện Thanh tịnh khó nghó bàn Hạnh thanh tịnh tối thượng Không cấu, không tăng giảm. Thế Tôn là mắt sáng Xem chúng sinh như mình Hóa độ ở thế gian Không phân biệt thân sơ. Thị hiện đến khất thực Không trụ tướng thế gian Không nhiễm pháp trần tục Như hoa sen trong nước. Đoạn trừ nghi chúng sinh Từ bi thường lợi vật Khổ não của muôn loài Chỉ có Phật trừ sạch. Khen ngợi cũng không mừng Hủy báng cũng không giận Không còn các chướng ngại Vào đời như gió mát. Là bậc thầy thế gian Đại Pháp vương tối thượng Khéo giải pháp thâm diệu Sáng tỏ Đệ nhất nghóa. Thường nói pháp trung đạo Dứt mọi nẻo lấy, bỏ Lời pháp luôn tịch tónh Xa lìa các xứ sở. Trí chứa tướng vô ngã Khối phước lớn tối thượng Thiện Thệ Thế Gian Giải Là bậc vô biên tướng. Thân Phật như Tu-di Cao lớn không ai bằng Cũng như Ni-câu-đà Trên dưới đều tương xứng. Sắc thân như vàng ròng Tỏa sáng đẹp như ngọc Trong sạch như pha lê Như trăng tròn mùa thu. Đảnh đầu tròn như lọng Tóc đen sậm bóng mượt Búi tóc như xoắn ốc Mỗi mỗi xoay về phải. Diện môn như trăng rằm An nhiên và thanh tịnh Lông trắng giữa đôi mày Xoay vòng về bên phải. Hai mắt như sen xanh Long lanh khéo quán sát Môi đỏ như quả táo Răng trắng, thẳng, kín sát. Tướng lưỡi như lá sen Dài, rộng phủ hết mặt Mũi cao dài thẳng đứng Trán rộng mà bằng phẳng. Hai mi màu đen xanh Kéo dài xuống đến tai Hai tai lớn, cân đối Tròn dài tiếp đến vai. Âm thanh Như Lai nói Trong trẻo như Tần-già Dịu êm lại hòa nhã Chúng sinh nghe liền vui. Có các Khẩn-na-la Khổng tước, ngỗng, anh vũ Chim sáo Câu-chỉ-la Uyên ương Câu-na-la. Nhó-mẫu-đa, mạng mạng… Các âm thanh như vậy Cùng âm nhạc chư Thiên Tất cả tiếng vi diệu. Chẳng bằng tiếng Như Lai Ở trong mười sáu phần Một phần còn chẳng được Cổ nhỏ lại tròn đủ. Hai tay dài quá gối Mười ngón cùng thon đều Đủ các tướng đẹp quý Mềm như Đâu-la-miên. Màu đồng đỏ vi diệu Lồng ngực rộng và bằng Rốn nhỏ tròn sâu kín Âm tàng như mã vương. Được che nên chẳng lộ Cho đến xuống hai chân Màu sắc như sen hồng Bằng phẳng lại mềm mại. Nổi lên ngàn hoa văn Cùng màn lưới nối kết Đủ các tướng như vậy Trăm phước đều trang nghiêm. Đại trượng phu đủ lực Thầy tất cả thế gian Thường gầm tiếng sư tử Thuyết giảng pháp bất nhị. Những lời Phật nói ra Chân thật không sai lầm Lời ái ngữ thuận hợp Chúng sinh nghe liền vui. Giác ngộ cho muôn loài Ứng căn liền mở bày Có công đức lợi lạc Là tối thượng bậc nhất. Trang nghiêm đủ như vậy Gọi là Phật Thế Tôn Trong mười phương thế giới Phàm, Thánh không thể sánh. Đồng tử Bảo Thọ nghe nhũ mẫu nói kệ tán thán Đức Phật rồi, liền nói: –Thưa mẹ, con làm thế nào để được thấy Đức Phật? Lúc này, Đức Phật biết được ý của Đồng tử Bảo Thọ, liền hiện thân đứng trước cung môn. Nhũ mẫu đưa tay chỉ ra cửa, nói: –Này Bảo Thọ, vị kia là Đức Phật! Từ trên cung điện trông thấy Đức Thế Tôn, Đồng tử Bảo Thọ chắp tay đảnh lễ và suy nghó: “Nếu có chúng sinh được thấy tướng của Như Lai đầy đủ công đức như vậy mà không phát tâm đại Bồ-đề thì khó được lợi lạc cho chính mình.” Bảo Thọ lại suy nghó: “ Trải qua trăm ngàn câu-chi kiếp khó được gặp Phật. Nay ta được gặp Phật thật là hy hữu, ta nên xả thân này để cúng dường.” Nghó vậy, đồng tử tay cầm đóa sen vàng ngàn cánh, từ trên cung điện nhảy xuống. Khi đó, Phật dùng thần lực gia trì nên đồng tử trụ giữa không trung, cầm hoa sen vàng dâng cúng Phật. Hoa sen vàng vừa rời khỏi tay đồng tử liền biến thành lọng hoa, do các báu trang nghiêm tươi đẹp hết mực, trụ giữa không trung bên trên chỗ Đức Phật. Bấy giờ, Đồng tử Bảo Thọ ở giữa không trung chắp tay hướng về Đức Phật, nói kệ: Con dâng cúng hoa sen Không vì đoạn phiền não Cùng tất cả các pháp Chỉ vì Bồ-đề Phật. Như Bồ-đề không sinh Chẳng có cũng chẳng không Chẳng lấy cũng chẳng bỏ Con hóa hiện từ Phật. Chẳng ngu mê đắm chấp Các tướng cùng không tướng Con lìa tất cả tướng Cúng dường Phật Thế Tôn. Các công đức đạt được Cũng lìa tất cả tướng Nay dâng cúng hoa này Không mong chứng Nhị thừa. Chỉ vì đệ nhất thừa Thường chuyển ở cõi Phật. Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đứng hầu bên phải Phật, thấy sự việc như vậy, liền dùng kệ hỏi Đồng tử Bảo Thọ: Phật Thích-ca như vậy Ngươi kính tin, cúng dường Sao tâm lại điên đảo Bảo Bồ-đề không sinh? Bảo Thọ liền dùng kệ thưa Tôn giả Mục-liên: Các pháp vốn không sinh Chỗ thí không, vô vi Pháp tánh vốn như vậy Tại sao nói có sinh? Đầu tròn mặc ca-sa Trụ vào tướng La-hán Nếu chẳng thể biết “không” Sao rõ được trí Phật? Nếu Tôn giả có vọng tưởng Cúng dường vô lượng Phật Tuy cúng Phật như vậy Thật chưa phải cúng dường. Tôn giả cho đến nay Còn chưa đoạn vọng tưởng Tâm Tôn giả nghó sao Không tướng nói có tướng. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên lại hỏi đồng tử: –Như Lai không chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Cũng chẳng giảng nói pháp sao? Đồng tử Bảo Thọ đáp: –Phàm là bậc đại trí thì chẳng trụ nơi tướng Bồ-đề, chẳng trụ nơi tướng Như Lai, tánh của các pháp là vô vi, vốn không có sinh. Nếu biết rõ như vậy, tức biết được pháp tánh, chẳng có kinh sợ, xa lìa thân sơ, không đến không đi, không hành không tướng, chẳng trụ nơi pháp Phật, chẳng trụ nơi pháp Duyên giác, chẳng trụ nơi pháp Thanh văn, cũng chẳng trụ nơi pháp tham, chẳng trụ nơi pháp sân, chẳng trụ nơi pháp si, cho đến chẳng trụ nơi các pháp phiền não, vô minh, ngu mê của chúng sinh. Cũng lại chẳng trụ nơi có sắc không sắc, có tưởng không tưởng, có tướng không tướng, thanh tịnh hay không thanh tịnh, thân khẩu ý bình đẳng hay không bình đẳng, vì tất cả các pháp đều không có chỗ trụ. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên lại hỏi: –Này Đồng tử Bảo Thọ! Như Lai đối với đạo quả Bồ-đề vô thượng chẳng chứng đắc chăng? Đồng tử đáp: –Không có chứng đắc. Nếu có chỗ chứng đắc tức là trụ nơi tướng Như Lai, trụ nơi tướng Bồ-đề, trụ nơi tướng giải thoát. Nếu trụ nơi tướng ấy tức là ngu mê. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói: –Đồng tử! Tôi cũng vô tướng, đồng tử cho là có tướng. Lại nói: Chỗ hỏi của tôi lúc nãy là theo tục đế. Đồng tử Bảo Thọ thưa: –Này Tôn giả Đại Mục-kiền-liên! Tất cả chúng sinh ngu mê, hư vọng liền sinh các căn chẳng thể điều phục. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói: –Nếu chúng sinh đầy đủ sự hư vọng thì pháp cũng lại hư vọng, nếu đã hư vọng thì làm sao đồng tử nêu bày? Đồng tử đáp: –Này Tôn giả Đại Mục-kiền-liên! Nói pháp vô tướng mới là nói pháp. Giảng nói như vậy là không có chỗ đến, cũng không có chỗ chứng đắc, cũng không có chỗ biết, cũng không có chỗ thấy. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói: –Này đồng tử! Nếu nói như vậy, thì nay cớ gì đồng tử lại cúng dường Như Lai? Đồng tử đáp: –Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên! Nếu Tôn giả thấy như thế là thấy tướng Như Lai, thấy tướng người dâng cúng. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghe Đồng tử Bảo Thọ nói vậy thì im lặng đứng yên. Đồng tử lại nói: –Này Tôn giả Đại Mục-kiền-liên! Nếu chúng sinh thấy có tướng ấy thì chẳng thể giải thoát, chẳng được tự lợi, xa lìa Niết-bàn tịch tónh của Như Lai, chắc sẽ hướng đến Thanh văn thừa. Lúc đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói kệ: Đồng tử tuy tuổi nhỏ Trí tuệ như biển lớn Trải qua bao thời gian Thành tựu pháp vô sinh. Đồng tử Bảo Thọ dùng kệ trả lời: Học tức chẳng phải học Tất cả học vô tánh Đại trí học như vậy Con học cũng như vậy. Những điều Tôn giả hỏi Chấp vào tướng chúng sinh Chúng sinh vốn vô tướng Các pháp không thủ đắc. Nói có tướng Bồ-đề Ngu mê chẳng chánh kiến Nay tại sao Tôn giả Còn trụ vào các kiến? Người trí đối các kiến Tất cả đều thanh tịnh Pháp Phật, pháp ngu mê Và cùng tất cả pháp. Đều quán “không” như vậy Là biết tánh các pháp Nếu trụ tướng có không Để cầu chứng Bồ-đề. Pháp vốn chẳng có không Bồ-đề sao đắc được! Thuyết pháp không biên vực Chúng sinh cũng như vậy. Chẳng trụ tướng sai biệt Ấy gọi là Niết-bàn Hành luân hồi như vậy Người tu không thật có. Trong pháp vô tướng ấy Người trí chẳng ngu mê Ngu mê nói chứng đắc Ấy đều trụ luân hồi. Vô minh càng thêm lớn Tức bị ma mê hoặc Ngồi đạo tràng Bồ-đề Vì chỉ bày tục đế. Chỗ chứng của chư Phật Lìa tục, lìa tịch tónh Bồ-đề chẳng thể nói Xa lìa thấy, chẳng thấy Nếu thấy thật như vậy Mới biết rõ pháp diệu. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật: –Thưa Thế Tôn! Đồng tử Bảo Thọ này tu hành pháp ấy từ lúc nào? Phật đáp: –Này Tôn giả Xá-lợi-phất! Khi ta bắt đầu phát tâm Bồ-đề vô thượng thì Đồng tử Bảo Thọ đã chứng pháp Nhẫn vô sinh, trải qua ba trăm ngàn kiếp. Lại nữa, này Tôn giả Xá-lợi-phất! Khi xưa, ta ở chỗ Phật Nhiên Đăng được thọ ký, ta mới chứng đắc pháp Nhẫn vô sinh thì Đồng tử Bảo Thọ ở trong pháp hội đó là Đại Bồ-tát hiểu rõ về pháp “không” bậc nhất. Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật: –Thưa Thế Tôn! Vì nhân duyên gì, trải qua thời gian như vậy, Bồ-tát Bảo Thọ vẫn chẳng chứng đắc Bồ-đề vô thượng? Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: –Ông đem nghóa này hỏi Bồ-tát Bảo Thọ, chắc hẳn Bảo Thọ sẽ trả lời cho ông. Tôn giả Xá-lợi-phất vâng lời Phật dạy liền hỏi thẳng Bồ-tát Bảo Thọ: –Tại sao nay ông chưa thành Phật? Bồ-tát Bảo Thọ đáp: –Thưa Tôn giả! Vì Bồ-đề vô thượng là không thể thủ đắc nên con không thành Phật. Tôn giả Xá-lợi-phất nói: –Bồ-tát Bảo Thọ, ý ông nghó sao? Như Lai thành Phật chẳng có tướng chăng? Bồ-tát Bảo Thọ đáp: –Nếu Như Lai đối với Bồ-đề mà có chứng đắc tức là chấp giữ tướng, nếu chấp giữ tướng thì là vọng tưởng. Tôn giả Xá-lợi-phất nói: –Này Bồ-tát Bảo Thọ! Từ trước đến nay Bồ-tát trụ nơi hạnh gì? Trụ nơi nhẫn gì? Lại dùng pháp gì để hóa độ bình đẳng? Bồ-tát Bảo Thọ đáp: –Đối với một pháp con hãy còn không trụ, huống nữa là có bốn pháp. Này Tôn giả Xá-lợi-phất! Tôn giả chớ nói con là có thuyết pháp, có chứng Bồ-đề, là Như Lai, được giải thoát? Tôn giả Xá-lợi-phất nói: –Thật hiếm có, này thiện nam! Nếu đồng tử đối với pháp có khả năng biết rõ như vậy thì hãy đến với Phật xin xuất gia, rất hợp. Bồ-tát Bảo Thọ liền nói kệ: Có những người xuất gia Đắm chấp tướng xuất gia Tâm vọng tưởng mê hoặc Xưng là có chứng đắc. Kiến chấp đối các pháp Tu hành nhân bố thí Muốn cầu quả vô vi Chỗ chứng là hữu vi. Chẳng rõ địa vô tướng Thấy có sinh, không sinh Cùng tướng đắc, không đắc Nói được vị cam lộ. Người này đối pháp Phật Gọi là người phá pháp Như Lai Thích Sư Tử Nói pháp tịch, vô tướng. Chẳng trụ tâm, phi tâm Chẳng trụ tánh, vô tánh Nếu thấy nói như vậy Tức là thấy Phật nói. Nếu người thấy có tướng Người ấy mắt chẳng tịnh Ngã kiến chẳng giải thoát Người trí chẳng nên hành. Ngã kiến là ngu mê Chấp thấy có tướng thường Vì tự có tướng chấp Nên nói đắc Niết-bàn. Chẳng biết tánh mộng huyễn Cùng trái không, vô tướng Phật nói người như vậy Là kẻ đại vô trí. Cho đến điều các căn Trì giới, chấp thiền định Khởi lên tâm vọng tưởng Trụ tướng mê cầu quả. Đây là giặc trong pháp Người trí phải nên biết Dùng các pháp như vậy Xuất gia nào ích gì. Pháp giới vốn vắng lặng Các pháp không phân biệt Như âm vang trong núi Người trí chẳng thấy tướng. Nên trụ vào như như Không phân biệt tánh, tướng Biết rõ pháp như vậy Sao trụ tướng xuất gia. Lúc đó, Bồ-tát Diệu Cát Tường hỏi Bồ-tát Bảo Thọ: –Thế nào gọi là Bồ-đề? Bồ-tát Bảo Thọ đáp: –Lìa các nói năng gọi là Bồ-đề. Bồ-tát Diệu Cát Tường hỏi: –Đồng tử nói như vậy nghóa là thế nào? Bồ-tát Bảo Thọ đáp: –Vì pháp vốn vô ngôn nên nói như vậy. Bồ-tát Diệu Cát Tường hỏi: –Là Bồ-tát ở Địa thứ nhất nên nói điều gì? Nên học thế nào? Bồ-tát Bảo Thọ đáp: –Nên nói như vầy: Chẳng đoạn tham dục, sân hận, chẳng bỏ ngu si, chẳng đoạn phiền não, cho đến chẳng bỏ năm uẩn, sáu xứ… Lại nữa, đối với trí tuệ, ngu si chẳng hề sinh nghi hoặc, không tâm niệm Phật, chẳng tư duy pháp, chẳng cúng dường chúng Tăng, cũng chẳng trì giới, đối với bạn bè chẳng cầu tịch tónh, cho đến cũng chẳng vượt thoát các nạn. Này Bồ-tát Diệu Cát Tường! Vì Bồ-tát ở Địa thứ nhất nên nói như vậy, nên học như vậy. Ý Bồ-tát nghó sao? Này Bồ-tát Diệu Cát Tường! Không nên đối với các pháp mà có tướng trụ, nếu trụ nơi tướng tức là trụ nơi pháp, người đó là kẻ ngu mê, khởi pháp sinh diệt. Nếu đối với pháp được nói ấy không hề nghi hoặc, tức là biết rõ tánh của pháp giới. Nếu người có thể biết rõ pháp tánh như vậy thì được gọi là nói về Bồ-đề. Này Bồ-tát Diệu Cát Tường! Nếu có Bồ-tát nào nghe pháp này rồi mà không kinh sợ thì nên biết vị ấy đã chứng đắc không thoái chuyển. Bấy giờ, trong chúng hội có tám Bí-sô vừa nghe nói về chánh pháp vô tướng này thì tâm chẳng ưa thích, liền ra khỏi pháp hội và thổ huyết mạng chung. Tất cả các Bí-sô này đều bị đọa vào đại địa ngục A-tỳ. Bồ-tát Diệu Cát Tường bạch Phật: –Thưa Thế Tôn! Tại sao tám Bí-sô này vừa nghe chánh pháp ở đây liền sinh tướng không tốt như vậy? Phật nói: –Này Bồ-tát Diệu Cát Tường! Ông chớ nói như vậy. Những Bí-sô này, đã trải qua hàng mười ngàn kiếp không được nghe chánh pháp, không được gần thiện hữu, do vậy, ngày nay vừa nghe chánh pháp như thế nên tâm họ chẳng ưa thích. Này Bồ-tát Diệu Cát Tường! Tám Bí-sô này, vào đời vị lai, ở trong ngục A-tỳ bỗng nhớ nghó về chánh pháp, liền đó mạng chung, sinh lên cõi trời Đâu-suất-đà làm Thiên tử, hoặc sinh trong nhân gian làm Chuyển luân vương, trải qua sáu mươi tám kiếp, sẽ được phụng sự cúng dường mười na-do-tha Phật. Cuối kiếp đó sẽ có Phật xuất hiện hiệu là Như Lai Vô Cấu Quang, Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phật Vô Cấu Quang cũng như ta ngày nay, trụ ở thành Quảng nghiêm, rộng vì hàng trời người thuyết pháp, thọ ký. Khi ấy, các Thiên tử đó từ xa dùng Thiên nhó nghe Phật thuyết pháp, thọ ký, liền cùng tám vạn Thiên tử đồng đến chỗ Phật. Đến nơi, các Thiên tử đều tung rải các loại hoa trời đầy khắp thành Quảng nghiêm, lễ bái cúng dường Đức Thế Tôn rồi lui ra ngồi một bên, bạch Phật: Thưa Thế Tôn! Chúng con vui thích nghe nhận chánh pháp. Cúi mong Thế Tôn hãy vì chúng con giảng nói về hạnh Bồ-đề. Bấy giờ, Như Lai Vô Cấu Quang vì những Thiên tử ấy mà giảng nói chánh pháp, khiến họ phát khởi tâm đại Bồ-đề. Các Thiên tử này vừa phát tâm, lập tức đối với quả vị Bồ-đề vô thượng đều đạt không thoái chuyển. Lúc này, trong thành Quảng nghiêm cũng có tám vạn bốn ngàn người đối với quả vị Bồ-đề vô thượng đạt được không thoái chuyển. Lại có một ngàn hai trăm người xa lìa trần cấu, đắc Pháp nhãn thanh tịnh. Đức Thế Tôn lại bảo Bồ-tát Diệu Cát Tường: –Giả sử có Bồ-tát tu hành sáu Độ Ba-la-mật không có tuệ phương tiện trong trăm ngàn kiếp, cũng không bằng trong giây lát được nghe chánh pháp này. Vì sao? Vì người nghe chánh pháp này là đạt được công đức vô lượng, huống nữa là ưa thích ghi nhận cho đến biên chép, thọ trì, đọc tụng, vì người khác giảng nói rộng. Này Bồ-tát Diệu Cát Tường! Nếu có người thích cầu quả vị A-la-hán và Bích-chi-phật thì đối với pháp này họ chẳng nên tu học. Nếu người thích cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì nên tu học pháp này. Bấy giờ, Bồ-tát Bảo Thọ biết Phật Thế Tôn cùng chúng Bí-sô chưa có nơi thọ thực, liền thưa nhũ mẫu: –Nhũ mẫu hãy vào trong cung, lấy nhanh đủ các thức ăn để cúng dường Phật và chúng Tăng. Nhũ mẫu liền vào trong cung lấy một bát đựng đầy trăm vị thức ăn, uống đưa cho Bồ-tát Bảo Thọ. Bồ-tát liền mang bát thức ăn đến trước Phật, phát nguyện: “Như Lai giảng nói tất cả pháp là vô tận, nếu lời nói ấy chân thật thì thức ăn này cũng vô tận, cho đến chúng Bí-sô cũng đều được no đủ.” Bồ-tát Bảo Thọ liền đem bát đầy thức ăn, thức uống dâng lên Phật, rồi thưa với các Bí-sô: –Các Tôn giả thương xót con mà thọ thực. Con cúng dường chẳng dùng thân, chẳng dùng tâm, lìa xa ba nghiệp, chẳng cầu quả phước, chẳng trụ nơi pháp hữu vi, chẳng trụ nơi pháp vô vi, cũng chẳng chấp trước nơi pháp thế gian, cũng chẳng trụ nơi quả vị Thanh văn, Duyên giác cùng Bồ-đề Phật. Khi ấy, chúng Bí-sô không một vị nào đưa bát nhận thức ăn. Bồ-tát Bảo Thọ nói tiếp: –Các Tôn giả nên thọ nhận thức ăn này. Tôn giả vui thích khất thực, nay con cũng vui thích cúng dường, con không mong cầu gì ở các Tôn giả. Bồ-tát Bảo Thọ lại phát nguyện: “Như lời chân thật của Phật, như Bồ-tát Diệu Cát Tường và trăm ngàn câu-chi Bồ-tát nơi đời vị lai, ở nơi cõi Phật Công Đức Trang Nghiêm Vương, đều được thành Phật, đồng một danh hiệu. Nếu lời này là chân thật thì nơi bát của các Bí-sô đang cầm đều được tràn đầy đồ ăn, thức uống. Nguyện thức ăn thức uống trong bát của các Bí-sô này là vô tận.” Do nguyện lực ấy, nên trong bát của các Bí-sô tự nhiên thức ăn được đầy đủ. Lúc này, Bồ-tát Bảo Thọ bèn đem thức ăn còn lại nơi đồ đựng, bố thí cho tất cả dân chúng trong thành Quảng nghiêm, đều khiến họ được no đủ. Vậy mà thức ăn, thức uống trong đồ đựng của Bồ-tát Bảo Thọ vẫn vô tận. Bấy giờ, Đức Thế Tôn dạy Bồ-tát Bảo Thọ: –Có năm loại pháp bảo, đối với Bồ-tát hành thí có thể khiến được thanh tịnh. Những gì là năm? Một là hành thí không có mong cầu. Hai là tâm không vướng mắc vào việc bố thí. Ba là chẳng khởi tướng đối với việc bố thí. Bốn là chẳng thấy quả báo của thí. Năm là không khiến người thọ thí trả ân mình. Phật nói: –Lại có bốn loại pháp bảo nơi hành thí, Bồ-tát phải thường nên nhớ nghó: Một là thường niệm về Tam-ma-địa không. Hai là thường niệm Phật. Ba là thường niệm đại Bi. Bốn là thường niệm chẳng mong cầu quả báo cho mình. Nếu Bồ-tát hành bố ví như vậy, gọi là tịnh thí. Phật bảo Bồ-tát Diệu Cát Tường: –Sau ba mươi kiếp trong đời vị lai, Bồ-tát Bảo Thọ sẽ chứng đắc đạo quả Bồ-đề vô thượng, hiệu là Bất Không Lực xứng gồm đủ mười tôn hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn xuất hiện ở đời. Chúng hội của Phật đó có vô biên Bồ-tát, đều trụ nơi địa Không thoái chuyển, oai lực vô biên, thọ mạng vô lượng. Bấy giờ, Đức Thế Tôn và chúng đại Bí-sô thọ thực xong cùng trở về bản xứ. Bồ-tát Diệu Cát Tường bạch Phật: –Thưa Thế Tôn! Kinh này nên gọi là gì? Chúng con thọ trì như thế nào? Phật nói: –Kinh này gọi là Hành Bồ-đề, cũng gọi là Pháp Đứng Đầu Trong Tất Cả Các Pháp, các ông nên theo như vậy mà thọ trì. Phật giảng nói kinh này rồi, Bồ-tát Bảo Thọ cùng các đại chúng Trời, Rồng, Người, A-tu-la, Càn-thát-bà… nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng, tín thọ phụng hành. <卷 id="117512397">