<經 id="n469">KINH VĂN-THÙ VẤN tự mẫu phẩm 14 Hán dịch: Đời Đường, Sa-môn Bất Không. Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật: –Bạch Thế Tôn! Làm thế nào, tất cả các pháp thể nhập vào hết thảy các tự mẫu và các chữ của Đà-la-ni? Đức Phật nói: –Tất cả các pháp thể nhập vào các tự mẫu và các chữ của Đà-la-ni. Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, như: Khi xướng lên chữ “Á” là âm thanh vô thường. Khi xướng lên chữ “Ả” là âm thanh xa lìa ngã. Khi xướng lên chữ “Y” là âm thanh của các căn rộng lớn. Khi xướng lên chữ “Ý” là âm thanh tai hại của thế gian. Khi xướng lên chữ “Ổ” là âm thanh của nhiều sự bức bách. Khi xướng lên chữ “Ô” là âm thanh tổn giảm nhiều chúng sinh ở thế gian. Khi xướng lên chữ “Lữ” là âm thanh ngay thẳng, dịu dàng, liên tục của chúng sinh. Khi xướng lên chữ “Lữ” là âm thanh đoạn trừ ô nhiễm, tán loạn. Khi xướng lên chữ “Lực” là âm thanh sinh khởi pháp tướng. Khi xướng lên chữ “Lự” là âm thanh nơi tướng nhiễm ô của ba cõi. Khi xướng lên chữ “Ế” làm âm thanh khởi lên sự mong cầu. Khi xướng lên chữ “Ái” là âm thanh của oai nghi thù thắng. Khi xướng lên chữ “Ô” là âm thanh chấp giữ. Khi xướng lên chữ “Áo” là âm thanh hóa sinh. Khi xướng lên chữ “Ám” là âm thanh không có ngã sở. Khi xướng lên chữ “Ác” là âm thanh chìm đắm. Khi xướng lên chữ “Già” là âm thanh thọ nhận quả báo của nghiệp. Khi xướng lên chữ “Khư” là âm thanh xuất ra tất cả các pháp bình đẳng như hư không. Khi xướng lên chữ “Nga” là âm thanh sâu xa của pháp. Khi xướng lên chữ “Già” là âm thanh diệt hết vô minh, tối tăm dày đặc. Khi xướng lên chữ “Ngưỡng” là âm thanh của năm cõi thanh tịnh. Khi xướng lên chữ “Tả” là âm thanh của bốn Thánh đế. Khi xướng lên chữ “Tha” là âm thanh không tiêu diệt hết tham dục. Khi xướng lên chữ “Nhạ” là âm thanh vượt trên sự già, chết. Khi xướng lên chữ “Toản” là âm thanh chế ngự các lời ác. Khi xướng lên chữ “Nương” là âm thanh hàng phục các ma. Khi xướng lên chữ “Tra” là âm thanh dứt bặt ngôn ngữ. Khi xướng lên chữ “Trá” là âm thanh phát ra để đối đáp. Khi xướng lên chữ “Noa” là âm thanh phát ra để thu phục ma tranh tụng. Khi xướng lên chữ “Đồ” là âm thanh tiêu diệt hết sự nhơ uế nơi các cảnh giới. Khi xướng lên chữ “Noa” là âm thanh diệt trừ hết các phiền não. Khi xướng lên chữ “Đa” là âm thanh của chân như không hề gián đoạn. Khi xướng lên chữ “Đà” là âm thanh của uy lực tăng trưởng, không sợ hãi. Khi xướng lên chữ “Na” là âm thanh của sự điều phục nơi luật nghi, tịch tónh, an ổn. Khi xướng lên chữ “Đà” là âm thanh của bảy loại tài sản bậc Thánh. Khi xướng lên chữ “Nẵng” là âm thanh biết khắp cả danh và sắc. Khi xướng lên chữ “Bạt” là âm thanh về sự thù thắng của nghóa lý. Khi xướng lên chữ “Pha” là âm thanh chứng đắc quả vị. Khi xướng lên chữ “Ma” là âm thanh giải thoát sự trói buộc. Khi xướng lên chữ “Bà” là âm thanh thoát khỏi ba cõi. Khi xướng lên chữ “Mãng” là âm thanh chấm dứt kiêu mạn. Khi xướng lên chữ “Dã” là âm thanh thông đạt của Phật. Khi xướng lên chữ “La” là âm thanh về ý nghóa thù thắng của an lạc và khổ đau. Khi xướng lên chữ “Kha” là âm thanh đoạn trừ chi phần ái dục. Khi xướng lên chữ “Vả” là âm thanh của thừa tối thượng. Khi xướng lên chữ “Xả” là âm thanh phát ra tín, tấn, niệm, định và tuệ. Khi xướng lên chữ “Sái” là âm thanh chế ngự sáu xứ, chứng đắc sáu trí thần thông. Khi xướng lên chữ “Sa” là âm thanh hiện chứng Nhất thiết trí. Khi xướng lên chữ “Hạ” là âm thanh cắt đứt phiền não, xa lìa tham dục. Khi xướng lên hai chữ “Khất Sái” là âm thanh nêu sự trọn vẹn của tất cả văn tự, bặt dứt mọi ngôn thuyết. Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Đây là ý nghóa của các tự mẫu, tất cả các văn tự đều thể nhập vào trong ấy. <卷 id="117512275">