<經 id="n368">THẦN CHÚ BẠT NHẤT THIẾT NGHIỆP CHƯỚNG CĂN BẢN ĐẮC SINH TỊNH ĐỘ (Trích từ Kinh Tiểu Vô Lượng Thọ) Hán dịch: Đời Lưu Tống, Tam tạng Cầu Na Bạt Đà La, người nước Thiên Trúc. Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa, dạ đa địa, dạ tha a di rị, đô bà tỳ, a di rị đa, tất đam bà tỳ, a di rị đa, tỳ ca lan đế, a di rị đa, tỳ ca lan đa, đà di nị, dà dà na, chỉ đa ca, lệ ta bà ha. Nếu có thiện nam, thiện nữ hay tụng thần chú này thì Đức Phật A-di-đà thường ở trên đỉnh đầu họ ngày đêm ủng hộ, khiến họ không gặp oan gia quấy rối, đời hiện tại được an ổn, khi lâm chung thì tự tại vãng sinh.  TRUYỆN THẦN LỰC CHẲNG THỂ NGHÓ BÀN CỦA KINH A DI ĐÀ Thuở xưa, tại Trường An có các vị Pháp sư Tăng Duệ, Tuệ Sùng, Tăng Hiển, Tuệ Thông v.v… cho đến gần đây có Thiền sư Châu Thật, Thiền sư Cảnh, Pháp sư Loan ở Tây Hà v.v… hơn trăm vị, đều được vãng sinh Tây Phương. Thiền sư Xước ở Tây Hà nhận thấy Pháp sư Loan được sinh về Tịnh độ, nên mọi người khuyến khích, thúc đẩy nhau chuyên tu pháp môn Tịnh độ. Thiền sư Xước lại soạn bộ Tây Phương Ký Nghiệm tên là An Lạc Tập để truyền bá khắp nơi. Đời Tấn, Pháp sư Viễn vào Lô Sơn, ba mươi năm không ra khỏi núi. Pháp sư bảo những người đồng tu, kẻ tăng người tục gồm một trăm hai mươi ba người cùng lập thệ hẹn nhau sinh về cõi Tây Phương. Họ đục núi để khắc lời nguyện. Cho đến niên hiệu Thiên Gia đời Trần, Thiền sư Trân ở Lô Sơn, khi tọa thiền thấy có hơn trăm người, cùng ngồi trên chiếc thuyền hoa quý báu đi đến Tây Phương. Thiền sư Trân liền xin đi theo, những người trên thuyền bảo: –Pháp sư tuy giảng được kinh Niết Bàn, cũng là có duyên lớn chẳng thể nghó bàn, nhưng Pháp sư chưa tụng được kinh A-di-đà và thần chú, vì thế không thể cùng đi với chúng tôi. Pháp sư Trân liền đình việc giảng kinh, ngày đêm chuyên tụng kinh A-di-đà và thần chú, tính đủ hại vạn lượt. Chưa hết bốn mươi bảy ngày, thì vào canh tư đêm vừa rồi, có một thần nhân từ phương Tây tới, đưa sang một cái đài bằng bạc trắng đến giữa không trung, sáng tỏa hơn cả ánh mặt trời, vị ấy bảo: –Lúc Pháp sư lâm chung, sẽ ngồi trên đài này để đến cõi nước Phật A-di-đà. Thế nên tôi đến đây là để chỉ cho Pháp sư biết về chỗ sinh. Đến khi Pháp sư Trân lâm chung, mọi người đều nghe nơi không trung như có âm nhạc tấu lên, và có mùi hương lạ. Mùi hương ấy đến vài tháng vẫn chưa hết. Một đêm kia, chúng Tăng nơi ngôi chùa trên đỉnh núi đều thấy bên trong một cái hang có vài mươi ngọn đuốc lớn như bánh xe. Chứng nghiệm từ xưa đến nay cho thấy, những người được vãng sinh về thế giới An lạc chẳng phải là một, phần nhiều đều thấy hóa Phật và các Thánh chúng đến tiếp rước, ứng hiện điềm lành. Những chuyện như thế xảy ra trong đời rất nhiều không thể ghi chép hết. Nhân nơi việc Thiền sư Trân đối với kinh này có sự ứng nghiệm nên lược thuật một điều ấy để cảnh tỉnh những người có trí, giúp họ thành tựu được chí nguyện vãng sinh, đoạn trừ tất cả cội gốc nghiệp chướng, có thể sinh về cõi Tịnh. Thần chú này cho đến cuối niên hiệu Nguyên Gia đời Lưu Tống, Pháp sư Cầu-na-bạt-đà đã phụng chiếu dịch lại. Tổng cộng có mười lăm câu, năm mươi chín chữ. Bồ-tát Long Thọ nguyện sinh về cõi An Dưỡng, trong mộng đã cảm ứng với thần chú này. Tam tạng Pháp sư Da-xá tụng chú này. Pháp sư Tú ở chùa Thiên Bình theo Pháp sư Da-xá và được khẩu truyền về thần chú này. Vị ấy bảo: –Kinh này vốn được truyền vào từ ngoại quốc. Nếu muốn thọ trì pháp chú, phải xỉa răng, súc miệng, tắm gội, đốt hương, ở trước tượng Phật quỳ gối, chấp tay, ngày đêm sáu thời, mỗi lần tụng hai mươi mốt biến, liền diệt được các tội thuộc loại bốn trọng, ngũ nghịch, mười ác, tội phỉ báng kinh Phương Đẳng. Các tội như thế cùng được diệt trừ, đời hiện tại mọi thứ cầu mong đều được toại nguyện, không bị quỷ thần xấu ác quấy rối. Nếu tụng đủ hai mươi vạn biến tức cảm ứng được cây Bồ-đề tươi tốt, hoặc tụng đến ba mươi vạn biến liền tận mắt thấy Đức Phật A-di-đà.