<經 id="n334">KINH TU MA ĐỀ BỒ TÁT (Căn cứ vào Khai Nguyên Lục thì Kinh Tu Ma Đề cũng gọi là Kinh Tu Ma) Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ, người nước Nguyệt Chi. Nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở trên đỉnh núi Linh Điểu, thuộc thành La-duyệt-kỳ, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người, chúng Bồ-tát một vạn người. Bấy giờ, ở nước lớn thành La-duyệt có một trưởng giả, tên là Úc-ca. Úc-ca có một người con gái tên là Tu-ma-đề, tuổi mới lên tám. Trải qua nhiều đời, cô ta đã phụng thờ vô số trăm ngàn chư Phật ở quá khứ, đã tích lũy công đức không thể kể xiết. Khi ấy, Tu-ma-đề từ nước lớn La-duyệt-kỳ đi đến núi Linh Điểu. Khi đến chỗ Đức Phật, cô cung kính năm vóc sát đất lạy dưới chân Ngài. Đảnh lễ xong, đứng qua một bên, chắp tay bạch: –Con có điều muốn hỏi, cúi mong Phật dùng phương tiện quyền xảo giải thuyết những nghi vấn của con. Đức Phật im lặng, liền biết ý của cô gái, Ngài bảo Tu-ma-đề: –Muốn gì cứ hỏi. Nay Như Lai sẽ giải thuyết đầy đủ, phân biệt mọi việc khiến cho người được hoan hỷ. Tu-ma-đề hỏi Đức Phật: –Bồ-tát làm sao đối với nơi chốn sinh ra, mọi người trông thấy thì thường hoan hỷ? Làm sao để được giàu lớn, thường có nhiều của báu? Làm sao để không bị người khác chia cách? Làm sao để khỏi vào thai mẹ? Thường được hóa sinh trong hoa sen ngàn cánh, đứng trước Pháp vương? Làm sao để được thần túc, từ vô số ức quốc độ, đi đến các cõi ấy đảnh lễ chư Phật? Làm sao để được không thù oán, không bị xâm lấn, ghen ghét? Làm sao để lời nói của mình người nghe tin tưởng, vui mừng, thọ hành? Làm sao để khỏi tội ương, hạnh thiện đã làm không ai có thể phá hoại được? Làm sao để ma không thể sai khiến? Làm sao để lúc sắp mạng chung thì có Phật đứng trước mặt, thuyết giảng kinh pháp, khỏi rơi vào chốn khổ đau? Đó là những điều con muốn hỏi. Bấy giờ, Đức Phật bảo Tu-ma-đề: –Như những ý nghóa mà ngươi hỏi Như Lai, lành thay! Thật vô cùng thú vị. Nếu ngươi muốn nghe thì hãy nghe cho rõ, thọ trì cho kỹ, siêng năng suy nghó, Ta sẽ giảng nói. Khi ấy, cô gái liền thưa: –Lành thay! Bạch Thế Tôn! Con rất mong được nghe. Tu-ma-đề thọ giáo, lắng nghe. Đức Phật dạy: –Bồ-tát có bốn pháp nên người thấy đều hoan hỷ. Những gì là bốn? Không khởi tâm sân hận, xem kẻ oan gia như tri thức thiện. Thường có tâm từ với tất cả chúng sinh. Thường thực hành, cầu mong pháp chính yếu vô thượng. Tạo hình tượng Phật. Đó là bốn pháp. Bồ-tát nhờ thực hành bốn việc này nên mọi người trông thấy vị ấy thường sinh tâm hoan hỷ. Đức Phật nói kệ: Căn bản không khởi sân hận Thường hành từ, được pháp yếu Tạo tượng Phật, thân sạch đẹp Tâm hoan hỷ, người thích nhìn. Đức Phật bảo Tu-ma-đề: –Bồ-tát lại có bốn pháp được giàu có lớn. Những gì là bốn? Một: bố thí đúng lúc. Hai: cho xong càng thêm vui. Ba: sau khi cho không hối hận. Bốn: đã cho, không cầu báo đáp. Đó là bốn pháp. Bồ-tát nhờ bốn pháp này nên được giàu có lớn, thường có nhiều của cải. Đức Phật nói kệ: Đúng thời thí, không hối tiếc Vui lòng cho, không mong cầu Khi bố thí, có trí tuệ Dù ở đâu, thường giàu có. Đức Phật bảo Tu-ma-đề: –Bồ-tát lại có bốn pháp, không bị người khác làm biệt ly. Những gì là bốn? Không rao truyền lời ác, làm cho hai bên tranh chấp nhiễu loạn lẫn nhau. Dẫn kẻ ngu si vào Phật đạo. Nếu có ai hủy hoại chánh pháp thì bảo vệ, làm cho chánh pháp được thường còn. Khuyên bảo mọi người phải biết cầu Phật, khiến cho tâm kiên cố, bất động. Đó là bốn pháp. Bồ-tát nhờ bốn pháp này nên không bị người khác làm biệt ly. Đức Phật nói kệ: Không truyền nêu việc tranh chấp Dẫn kẻ ngu, hộ chánh pháp Khuyên bảo người cầu Phật đạo Không ai làm biệt ly được. Đức Phật bảo Tu-ma-đề: –Bồ-tát lại có bốn pháp, nên được hóa sinh trong hoa sen ngàn cánh, đứng trước Pháp vương. Những gì là bốn? Giã nhuyễn các thứ hoa sen hồng, hoa sen xanh, hoa sen vàng và hoa sen trắng. Hợp bốn thứ bột này như bụi, làm thành diệu hoa tròn trịa, mềm mại, đem cúng dường Thế Tôn hay nơi tháp hoặc xá-lợi. Không làm cho người khác khởi tâm sân hận. Làm hình tượng Phật ngồi trên hoa sen. Dốc tâm cầu đạt được chánh giác tối thượng, hoan hỷ an trụ. Đó là bốn pháp. Bồ-tát dùng bốn pháp này nên thường được hóa sinh trong hoa sen ngàn cánh, đứng trước Pháp vương. Đức Phật nói kệ: Khắp thí bốn hoa mềm đẹp Bỏ sân hận, thọ pháp nghóa Được thượng giác, đứng trước Phật Tạo hình tượng, sinh trong hoa. Đức Phật bảo Tu-ma-đề: –Bồ-tát lại có bốn pháp nên được thần túc, từ một nước Phật lại đi đến một nước Phật. Những gì là bốn? Thấy người tạo công đức, không làm cho họ bị đoạn tuyệt. Thấy người thuyết pháp, không cấm ngăn nửa chừng. Thường đốt đèn trong các chùa, tháp. Mong cầu các pháp Tam-muội. Đó là bốn pháp, Bồ-tát dùng bốn pháp này nên được thần túc, từ một nước Phật lại đi đến một nước Phật khác để đảnh lễ, cúng dường. Đức Phật nói kệ: Hành công đức là pháp thí Nghe thuyết kinh không cấm ngăn Thường thắp đèn nơi chùa, tháp Nhập Tam-muội, dạo các nước. Đức Phật bảo Tu-ma-đề: –Bồ-tát lại có bốn pháp khiến không bị thù oán, không bị xâm phạm, ganh ghét. Những gì là bốn? Đối với tri thức thiện, không có tâm dua nịnh, dối trá. Không tham lam keo kiệt, đố kî với của cải người khác. Thấy người bố thí thì giúp cho họ được hoan hỷ. Thấy các việc làm của Bồ-tát, không sinh tâm phỉ báng. Đó là bốn pháp, Bồ-tát nhờ sử dụng bốn pháp này thường hành hạnh đó nên không bị thù oán, không bị xâm phạm, ganh ghét. Đức Phật nói kệ: Với thiện hữu không dua nịnh Không tham tiếc vật người khác Thấy người thí, giúp người vui Hạnh Bồ-tát không thù oán. Đức Phật bảo Tu-ma-đề: –Bồ-tát lại có bốn pháp làm cho lời nói ra, người nghe tin theo, vui mừng thọ trì, thực hành. Những gì là bốn? Những điều miệng nói ra thế nào thì tâm cũng như vậy. Đối với tri thức thiện thường có tâm chí thành. Nghe người thuyết pháp, không có tâm chê bai. Nếu thấy người khác được mời thuyết pháp, mình không nên xét tìm chỗ yếu của họ. Đó là bốn pháp. Bồ-tát nhờ dùng bốn pháp này nên hễ nói điều gì, người nghe tin theo, vui mừng thọ trì, thực hành. Đức Phật nói kệ: Nghó thế nào nói thế ấy Với thiện hữu luôn chí thành Nghe giảng pháp không chê bai Hoặc nói kinh tâm hoan hỷ. Đức Phật bảo Tu-ma-đề: –Bồ-tát lại có bốn pháp làm cho không bị tai ương, hạnh thiện đã làm mau được tịnh trụ. Những gì là bốn? Điều tâm ý nhớ nghó, thường là điều thiện. Thường giữ giới, hành Tam-muội theo trí tuệ. Mới phát tâm Bồ-đề, Bồ-tát liền khởi Nhất thiết trí, độ thoát nhiều chúng sinh. Thường có ân từ lớn đối với tất cả. Đó là bốn pháp. Bồ-tát nhờ dùng bốn pháp này nên không bị tai ương, hạnh thiện đã làm mau được tịnh trụ. Đức Phật nói kệ: Thường chí thiện, muốn độ hết Giới bằng định, không lìa tuệ Phải dạy người Nhất thiết trí Hành ý từ, được tịnh trụ. Đức Phật bảo Tu-ma-đề: –Bồ-tát lại có bốn pháp khiến các ma không thể lợi dụng được. Những gì là bốn? Thường niệm Phật Luôn tinh tấn. Thường niệm kinh pháp Thường tạo công đức. Đó là bốn pháp. Bồ-tát nhờ dùng bốn pháp này nên các ma không thể lợi dụng được. Đức Phật nói kệ: Thường ý tịnh, niệm Hồng danh Chí tinh tấn, học pháp sâu Tự siêng năng lập công đức Ma vì vậy không lợi dụng. Đức Phật bảo Tu-ma-đề: –Bồ-tát lại có bốn pháp, khiến lúc sắp mạng chung có chư Phật đứng ở trước thuyết kinh pháp, giúp cho người ấy không bị rơi vào chốn khổ não. Những gì là bốn? Vì tất cả mọi người hành đầy đủ các nguyện. Nếu có người bố thí cho kẻ nghèo khó luôn mong họ được đầy đủ. Thấy có người bố thí lẫn lộn, hoặc ít ỏi, thiếu hụt, liền hỗ trợ. Thường nghó tới việc cúng dường Tam bảo. Đó là bốn pháp, nhờ có bốn pháp nên lúc sắp mạng chung có chư Phật đứng ở trước thuyết kinh pháp, giúp cho người ấy không bị rơi vào chốn khổ não. Đức Phật nói kệ: Vì tất cả, tròn sở nguyện. Kẻ cùng cực, khuyên thí đủ Kẻ tạp thí, mình hỗ trợ Cúng Tam bảo, được thành Phật. Bấy giờ, Tu-ma-đề bạch Phật: –Bạch Thế Tôn! Ngài đã giảng nói bốn mươi việc, con sẽ phải phụng hành để không bị thiếu sót, khiến cho đầy đủ, không chống trái một việc nào cả. Nếu để mất một, nghóa là con đã làm đứt mất thọ mạng của pháp Phật và giảm bớt chúng đệ tử. Lúc này, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang ngồi trong chúng hội, liền hỏi Tu-ma-đề: –Bốn mươi việc này là việc làm của bậc đại só, Bồ-tát, chư vị ấy còn thấy khó khăn thay, huống chi ngươi là cô bé gái thì làm sao có thể hoàn tất được? Tu-ma-đề trả lời Tôn giả Mục-liên: –Giả sử bây giờ tôi có thể thực hành được bốn mươi việc này thì cả ba ngàn đại thiên quốc độ sẽ chấn đôïng đủ sáu cách, trời tuôn mưa hoa, các dụng cụ âm nhạc không tấu mà tự vang lên. Tu-ma-đề vừa nói lời ấy xong, ba ngàn đại thiên quốc độ hiện đủ sáu cách, trời tuôn mưa hoa, nhạc khí tự vang lên. Cô gái nói với Tôn giả Mục-liên: –Điều đó chứng minh cho lời nói của tôi là chí thành. Nếu vào đời vị lai có người nào phát khởi tâm Bồ-tát thì cũng sẽ linh cảm như vậy. Không bao lâu nữa, tôi cũng sẽ như Đức Như Lai, bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. Người nào tin lời tôi nói là không hư vọng thì ở trong chúng hội đồng loạt đều có màu sắc vàng ròng. Đúng như lời cô gái nói, cả chúng hội đều có màu sắc vàng ròng. Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, quỳ gối phải, chắp tay đảnh lễ Phật, bạch: –Hiện nay tất cả Bồ-tát mới phát tâm Bồ-đề, con sẽ tự quy, đảnh lễ các vị ấy. Vì sao? Vì cô gái mới tám tuổi này mà có sự cảm ứng như vậy, huống chi là các bậc Cao só Ma-ha-tát? Lúc ấy, ở trong chúng hội có một vị Đại só tên là Văn-thù-sư-lợi, nói với Tu-ma-đề: –Ngươi trụ nơi pháp gì mà hiện được sự cảm ứng như vậy? Tu-ma-đề đáp: –Các pháp nhiều không thể kể xiết, cũng không có chỗ trụ, vậy sao đại só hỏi tôi trụ nơi pháp gì? Đại só hỏi như vậy chẳng hơn là đừng hỏi. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi lại hỏi Tu-ma-đề: –Lời nói ấy, nên hiểu thế nào? Tu-ma-đề thưa: –Không nên đối với các pháp có chỗ trụ, cũng không nghi ngờ, cũng không nói thị phi. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi: –Như Lai vốn không có tạo hành nghiệp chăng? Tu-ma-đề đáp: –Ví như bóng trăng hiện trong nước, như mộng, như dợn nắng, như tiếng vang trong núi sâu. Bản hạnh của Đức Như Lai cũng như vậy. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi: –Như ngươi đã nói, hòa hợp các việc này có thể thành Phật chăng? Tu-ma-đề đáp: –Thế nào thưa Nhân giả, nên gọi ba việc: ngu si, trí tuệ và hành động là khác nhau hay không khác nhau? Tất cả các pháp đều hòa hợp nhau. Vì sao vậy? Hoặc chánh pháp hay không chánh pháp thì đừng nên trụ, cũng đừng giữ lấy, cũng đừng buông bỏ là không, không có hình sắc. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi lại hỏi: –Có bao nhiêu người hiểu được nghóa này? Tu-ma-đề đáp: –Phàm người làm huyễn thuật, tùy ý biến hóa, lẽ nào lại có giới hạn sao? Nếu nhà ảo thuật biến hóa còn không bị giới hạn, thì người tin hiểu pháp này cũng như vậy. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi: –Như tôi không huyễn không hóa, vậy phải hành pháp gì được hợp với đạo? Tu-ma-đề đáp: –Như lời Đại só nói thật hết sức hay. Tất cả pháp xứ không phải có, cũng không phải không có, đến như Đức Như Lai cũng không hợp không tan. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nghe cô gái nói xong, rất vui mừng, khen ngợi: –Lành thay! Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật: –Rất hay! Những điều Tu-ma-đề giảng nói thật là vi diệu, rất kỳ lạ, nên mới có thể đạt được pháp nhẫn ấy. Vậy từ lúc cô ta phát tâm Bồ-đề đến nay là bao lâu? Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: –Tu-ma-đề từ lúc phát tâm bình đẳng vô thượng độ ý đẳng trụ đến nay, chứa nhóm không thể tính kể, ba mươi ức kiếp về trước của ngươi, nhờ cô ta mà phát tâm vô thượng bình đẳng độ ý, liền nhập được pháp nhẫn chẳng từ đâu sinh. Vậy cô ta là thầy của ngươi, lúc ngươi mới phát tâm. Bồ-tát Văn-thù nghe Phật nói như vậy, liền đến trước đảnh lễ, bạch Tu-ma-đề: –Tôi đã xa cách thầy từ lâu, nay mới gặp nhau để hầu hạ, cùng thầy tương kiến, được nghe lời dạy. Tu-ma-đề đáp: –Đừng nghó như vậy. Vì sao? Vì không có từ đâu sinh ra pháp nhẫn, cũng không có chỗ nhớ nghó, cũng không có thầy. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi: –Tại sao thầy không chuyển tướng người nữ? Tu-ma-đề đáp: –Tướng ấy là không thể thủ đắc. Vì sao? Vì pháp không có nam, không có nữ. Nay tôi sẽ cắt đứt mối nghi của đại só. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói: –Lành thay! Tôi rất muốn nghe. Tu-ma-đề nói với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: –Như khiến cho tôi sau này gặp được Đức Như Lai, bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Thành Tuệ Hành, An Định, Thế Gian Phụ, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật – Thiên Trung Thiên. Xét kỹ như vậy thì nay tôi sẽ biến thành nam tử liền. Cô gái vừa nói lời ấy xong thì liền biến thành nam tử, tóc trên đầu tự rụng, thân mặc ca-sa, liền thành Sa-di. Lúc ấy, Tu-ma-đề nói với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: –Hãy xem lúc tôi sẽ thành Phật ở đời sau, làm cho nước của tôi không có ba việc. Những gì là ba? Một: việc của ma. Hai: địa ngục. Ba: tật xấu của tâm nữ nhân. Nếu như lời của tôi là chí thành thì thân của tôi giống như Sa-môn lúc ba mươi tuổi. Khi Tu-ma-đề vừa nói lời này xong, thân nhan sắc như ba mươi tuổi. Tu-ma-đề lại nói với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: –Khi tôi thành Phật thì khiến cho người trong nước tôi đều có sắc thân vàng ròng, thành quách đất đai chung quanh đều bằng bảy báu, có cây bảy báu mọc thành tám hàng, có ao nước bằng bảy báu, bốn bên trong và ngoài đều sinh hoa sen bảy báu đủ màu, và các thứ ngọc báu xen lẫn, không nhiều, không ít, thảy đều bằng nhau. Tu-ma-đề nói: –Như nước của Nhân giả, quốc độ của tôi cũng sẽ như vậy. Nếu như lời của tôi mà chí thành thì bây giờ những người trong chúng hội đều có sắc vàng ròng. Cô ta vừa nói lời ấy thì tất cả mọi người trong chúng hội đều có sắc thân vàng ròng. Lúc ấy, vị thần Trì Địa từ dưới đất hiện ra, hóa thành hình dáng một vị trời, cất tiếng xiển dương, tán thán Tu-ma-đề ba lần: –Ma-ha Tu-ma-đề Bồ-tát Ma-ha-tát khi thành Phật thì tất cả vật hiện có trong cõi, ao nước bảy báu, cây cối và hoa quả cũng đều giống như vậy. Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: –Bồ-tát Ma-ha-tát Tu-ma-đề này không lâu nữa sẽ thành Phật hiệu là Bảo Đức Hợp Cát Tường, gồm đủ mười tôn hiệu: Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Thành Tuệ Hành, An Định, Thế Gian, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật – Thiên Trung Thiên. Khi Phật giảng nói kinh này, thọ ký cho Tu-ma-đề, ba mươi ức người phát tâm cầu đạo quả vô thượng bình đẳng, đều được quả vị Bất thoái chuyển, sáu vạn Thiên tử đều được sinh khởi các pháp nhãn. Có năm trăm Bồ-tát ngồi trong tòa nghe Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi giảng nói pháp sâu xa, vì không hiểu muốn sinh tâm thoái thất, nay thấy lời Tu-ma-đề nói là chân thành, thảy đều có sự ứng hợp. Các vị ấy liền cởi y trên người để dâng lên Đức Phật, cũng không phải vì dua theo, cũng không có tâm mong cầu, nhưng làm công đức này là để tự tâm mình được vững chắc, đối với đạo quả giác ngộ vô thượng bình đẳng, vì vậy các vị được an trụ nơi bậc không thoái chuyển, vượt khỏi chín mươi kiếp, không còn sinh tử nữa. Bấy giờ, Đức Phật thọ ký cho năm trăm người, quyết định sau mười kiếp, kiếp tên là Vô Trần Cấu, Phật tên Như Lai Cố Thọ, bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. Năm trăm vị này sẽ sinh vào nước ấy, nước tên là Diệm Khí, cùng trong một kiếp đều được thành Phật, đều đồng một tên là Trang Sức, Dự Tri Nhân Ý, gồm đủ mười tôn hiệu Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác v.v… Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: –Kinh như vậy có đem lại nhiều lợi ích như thế chăng? Nếu từ nay cho đến tận cùng đời vị lai có Bồ-tát Ma-ha-tát và Sa-môn, hoặc thiện nam, thiện nữ nào cầu đạo Bồ-tát, phụng hành sáu Ba-la-mật, chưa rõ về phương tiện quyền xảo, không bằng có người biên chép kinh này, trì tụng, đọc cho người khác nghe, lại dạy cho mọi người, thường nhớ nghó những điều trong kinh ấy, hãy giải thuyết rộng khắp cho những người muốn nghe. Đức Phật lại bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: –Những vị trước đây chưa được nghe pháp này nên cũng không thực hành, những Bồ-tát như vậy phải nhớ nghó, thực tập, hành trì. Vì sao? Vì như Chuyển luân Thánh vương trị vì thế gian, khi ấy liền có bảy báu không hề thiếu sót, khi nhà vua mạng chung thì bảy báu mới mất. Như vậy, này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Nếu kinh, đạo Phật trụ ở thế gian thì bảy giác ý của Phật không bao giờ bị tiêu diệt. Nếu pháp Phật bị hủy diệt thì giác ý, các pháp đều bị tiêu diệt hết. Đức Phật lại nói với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: –Hãy nên cầu đạt được vô số phương tiện, tìm đủ các kinh, siêng năng học tập, biên chép, thuyết giảng cho người khác nghe, dạy cho tất cả rộng hiểu nghóa kinh, thường nên tinh tấn. Đó là pháp giáo. Nếu thiện nam, thiện nữ muốn cầu đạo, chớ có nửa chừng thoái lui. Phật thuyết giảng kinh này xong, Bồ-tát Tu-ma-đề, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, chư Thiên và mọi người ở trong chúng hội, A-tu-la, Kiền-đạp-hòa, Trì-thế v.v… thảy đều hoan hỷ lãnh hội.