<經 id="n330">KINH BỒ TÁT TU HÀNH Hán dịch: Đời Tây Tấn, Sa môn Bạch Pháp Tổ. Nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại Tinh xá Kỳ Đà – Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo và năm ngàn vị Bồ-tát, đều là bậc Bồ-tát có thần thông thông suốt, với trí tuệ biến hóa thiện xảo, đi khắp ba ngàn thế giới cứu giúp, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Khi ấy, trong thành thuộc nước Xá-vệ có trưởng giả giàu sang tên Tỳ La Đạt (Đời Tấn dịch là Oai Thí) và năm trăm đại trưởng giả cũng ở trong thành đó. Vào một đêm cùng có ý nghó như nhau, sáng ra họ đều rời khỏi thành Xá-vệ, đi đến Tinh xá Kỳ Đà – Cấp Cô Độc, đến trước Phật, đảnh lễ, nhiễu quanh Phật ba vòng, thăm hỏi Thế Tôn, rồi ngồi qua một bên. Lúc ấy, với trí tuệ vô lượng, Đức Thế Tôn hỏi trưởng giả Oai Thí và các trưởng giả tộc tánh tử: –Các ông suy nghó gì mà đến gặp Như Lai? –Bạch Thế Tôn! Chúng con tập hợp, ngồi ở nơi vắng vẻ đều có ý nghó: “Ở đời khó được gặp Phật, được thân người cũng vậy, được giải thoát thế gian cũng rất khó”. Chúng con trộm nghó: “Nên theo pháp thừa nào để đến Niết-bàn? Nên dùng pháp Thanh văn hay Duyên giác thừa để đạt được Niết-bàn? Hay dùng pháp Đại thừa để đến Niết-bàn?”. Khi chúng con nghó như vậy liền nói: “Nguyện cầu cho chúng con được Niết-bàn Vô thượng thừa. Thân này không thể do pháp Thanh văn, Duyên giác mà giải thoát được”. Bạch Thế Tôn! Chúng con nguyện phát tâm cầu đạo Vô thượng Chánh giác. Nhờ pháp này nên chúng con được đến thân cận Như Lai. Tại sao tâm tánh Bồ-tát đại só thường mong muốn đạo Vô thượng Bình đẳng Chánh chân? Chúng con nên học pháp nào để được an trụ? Nguyện xin Như Lai rủ lòng từ bi thương xót vô hạn, giải rõ chỗ nghi ngờ cho chúng con. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Trưởng giả Oai Thí: –Lành thay! Lành thay! Các đại trưởng giả lại có thể bỏ thế tục, xả bỏ mọi vinh hoa, dục lạc ở đời, phát tâm cầu đạo quả Chánh chân vô thượng, đến thân cận Như Lai. Lại nữa, này Oai Thí và các trưởng giả! Hãy siêng năng lắng nghe và suy nghó, Ta sẽ giảng nói về hạnh của Bồ-tát, đại só chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác, hạnh nguyện nên làm và pháp giác ngộ. Trưởng giả Oai Thí và năm trăm vị kia đều chấp tay cung kính lắng nghe. Khi ấy, Phật bảo các trưởng giả: –Bồ-tát đại só phát tâm mong muốn đạt đạo Vô thượng Chánh giác, tâm hướng đến chúng sinh, phát tâm đại từ vô lượng thường nhớ nghó, cứu giúp, không bỏ, siêng năng tu học không quên. Như vậy mới là phát tâm cầu đạt đạo quả Vô thượng Chánh giác. Lại nữa, các trưởng giả! Nếu có chúng sinh nào tạo ra các nghiệp ác về thân, khẩu, ý, làm những việc phi pháp thì sau khi chết sẽ bị đọa vào địa ngục. Này các trưởng giả! Trong trời đất tập hợp toàn là các thứ khổ. Bồ-tát nhìn thấy các loại chúng sinh với tâm đại bi, đại từ, ra sức cứu giúp họ. Thân mình không tham đắm về y phục, thức ăn, uống, các thứ lợi dưỡng, nên bố thí hết các đồ quý báu, ưa thích, thường nghó đến các chúng sinh ấy, thận trọng thực hành giới luật, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Như vậy, này các trưởng giả! Bồ-tát đại só muốn phát tâm Chánh chân vô thượng nên tu tập quán pháp ngay nơi thân hành. Bấy giờ, Oai Thí và các trưởng giả thưa: –Bạch Thế Tôn! Chúng con nên tu pháp thân có ba, khẩu có bốn, ý có ba. Tại sao Bồ-tát đại só nên quán pháp thân hành? Đức Thế Tôn bảo Oai Thí và các trưởng giả: –Như vậy, này các trưởng giả! Bồ-tát đại só có bốn mươi hai pháp quán thân. Sau khi quán sẽ lìa bỏ mọi tướng ràng buộc của thân, tâm, ý thức, tham đắm về cái ta, tham mạng sống ô trược, tán loạn, đoạn trừ hết thảy các điều sai quấy. Khi ấy, Oai Thí và các trưởng giả vâng lời lắng nghe. Đức Phật dạy: –Bồ-tát đại só quán thân ô uế vốn là bất tịnh. Quán thân là chỗ hội chứa toàn đồ hôi thối. Quán thân nguy khốn sẽ bị hủy hoại. Quán thân không bền vững, sẽ tan nát như bụi. Quán thân như huyễn do các đại biến hóa. Quán thân có chín lỗ thường tiết ra chất bẩn. Quán thân bị lửa dâm dục thiêu đốt. Quán thân bị lửa sân giận đốt cháy. Quán thân bị lửa ngu si làm mê mờ. Quán thân bị lưới ân ái ràng buộc. Quán thân như mụt nhọt, bị các khổ bức bách. Quán thân có thể bị bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh. Quán thân là nhà ô uế chứa các loại trùng. Quán thân vô thường, chết trở về cát bụi. Quán thân ngu muội không thấu đạt pháp thể. Quán thân không yên định, không tồn tại lâu dài. Quán thân không lợi ích, thường ôm lòng ưu sầu. Quán thân không bền chắc, đến già rất cực khổ. Quán thân không đáng tin, chỉ là do các thứ trang sức lừa dối. Quán thân khó biết đủ, thọ nhiều mà không chán. Quán thân như hang ổ chịu các sắc ái. Quán thân tham lam, mê hoặc đắm chấp nơi năm dục lạc. Quán thân ngu muội, chỉ lo vui chơi. Quán thân không an trụ, bị sinh tử trong các đường. Quán thân nơi tâm niệm thường nghó tưởng đến các điều hạ tiện. Quán thân không có bạn bè giúp đỡ, nuôi dưỡng, hội họp rồi chia ly. Quán thân như các loài cáo, sói, tranh giành ăn nuốt thức ăn. Quán thân với các cơ quan thay đổi liên tục. Quán thân lệ thuộc nhiều vào việc ăn uống. Quán thân máu mủ chảy tràn, hôi thối không ai dám nhìn. Quán thân bị hủy diệt, chẳng phải là pháp thường còn. Quán thân như báo thù bị nhiều oán hại. Quán thân đầy những nóng bức,thường ôm lòng ưu sầu. Quán thân là tập hợp tai ương do sai lầm của năm ấm. Quán thân bị nạn khổ theo sinh tử. Quán thân chẳng có ngã, do các duyên tập họp. Quán thân không có tánh nam, nữ; chỉ là hợp tan. Quán thân là không, chỉ là các căn thọ nhận các trần. Quán thân không thật chỉ như huyễn hóa. Quán thân giả dối, hiện ra như mộng. Quán thân hư giả ví như dợn nắng. Quán thân dối trá như tiếng vang, như hình bóng. Này trưởng giả! Đó là bốn mươi hai pháp quán thân hành của Bồ-tát Đại só. Người nào không quán như vậy thì hoặc tham đắm nơi thân, tâm, ý thức, do đây sinh diệt. Bồ-tát nào quán như vậy rồi thì mọi tham ái về thân mạng, tham ái về ngã, các nghi ngờ, điên đảo, sai lầm, các dục lạc, kiến chấp về có, thường đều đoạn trừ hết. Một lòng giữ đạo không tiếc mạng sống. Như vậy, mau đầy đủ sáu độ vô cực. Này trưởng giả! Bồ-tát Đại só do đấy nên đạt đầy đủ sáu đức phương tiện, hóa độ rộng khắp, nên mau chứng đạo Vô thượng Chánh giác. Lúc đó, Đức Thế Tôn muốn nhắc lại về pháp thân hành, nên nói kệ: Được làm người rất là khó Không đem thân làm việc ác Khi chết ném ra gò mả Cáo sói ăn, hoặc thối nát. Tự lừa dối, thường mê hoặc Thường nhớ nghó tham sắc dục Thân này cầu không xét lại Ngày đêm chịu các khổ đau. Do khổ đau thành phiền não Thân ung nhọt đầy bất tịnh Thường khổ cực, chịu đói khát Bậc trí sao tham mạng sống? Thường mến thân không nhàm chán Hết lòng nuôi dưỡng thân ấy Do thấy sắc, phạm các tội Nên nhận chịu khổ địa ngục. Thân không thể như Kim cang Không nên dùng tạo nghiệp ác Tuy sống lâu cũng sẽ chết Ngay bây giờ hãy niệm Phật. Giả sử thường nuôi dưỡng thân Ăn ngon ngọt, trang sức hoa Gặp đói khát, không no đủ Dầu gắng sức có ích gì. Trải vô số kiếp mới gặp Đức Phật oai hùng thế gian Phát tâm tin, chớ phạm tội Đọa ba đường chịu khổ đau. Ở đó chịu ngàn ức năm Tự gắng sức như cứu lửa Huống là người thọ trăm tuổi Buông lung tạo nhân địa ngục. Nếu ai tưởng nghó đến ngã Được thân người rất là khó Thường buông lung năm dục lạc Chỉ vui chơi, sao biết sau. Dục lạc này không lâu dài Các khổ đau đến không xa Mau lìa các thói xan, tham Có thể được phước lộc lớn. Có, không của đều như mộng Đem điều này dối chúng sinh Một khi có, liền mất hết Người có trí không bỏn sẻn. Sắc mê hoặc như huyễn hóa Hiện dối trá như hoa đẹp Muốn của cải, tự dối mình Ngu mê lầm bị điên đảo. Đem các khổ cho đến phước Dùng thân này nghó nhớ tới Có, không của thuộc năm nhà Người trí nào lại mê của. Sai lầm theo vợ và con Vua ỷ thế lấy của cải Hiểu rõ nghóa vô thường ấy Hoàn toàn không ưa lợi lạc. Do ân ái gây khổ não Không tham đắm vào gia đình Cha mẹ, của cải, vợ con Đều để lại, đi một mình. Có tham tiếc, không tự giác Sợ của cải theo ta mất Người ngu si cầu của cải Người có trí tin, không tham. Tham, không tin, không thể theo Tự hèn hạ như đứa ở Ngoài tham lam, trong nóng đốt Các Hiền Thánh không khen ngợi. Hội đàm, đọc, tụng, ngâm thơ Mê hoặc chúng như dâm nữ Tánh hung dữ và thô bạo Người bỏn sẻn hay ganh ghét. Tánh tham lam không bạn bè Tánh khiêm nhường, nhiều người thân Vì ham của, khổ theo sau Người trí nghó, chớ nên tin. Theo của cải, sinh việc này Và phát sinh tâm độc hại Là người trí nên quán sát Bỏ xan, tham, ganh, tà vạy. Vàng, châu báu, các ngọc quý Do phước lộc mà được đó Do đây nên sinh tranh cãi Chế pháp này điều tâm ý. Có thể gặp đấng tối tôn Đức Như Lai Phật Từ Thị Mới có đất bằng vàng bạc Biết nơi nào sẽ sinh đến. Năm dục lạc đều giả dối Ngu mê hoặc lừa dối tâm Dục như nóng bức mùa Hạ Khổ, lao nhọc như sóng nắng. Tham sắc dục bị mê hoặc Do say mê, mất ý chí Theo thói dục bị đảo điên Đến lúc nào được gặp Phật? Vào khoảng chín mươi mốt kiếp Mới có Phật hiện ở đời Thiêu hủy hết núi Tu-di Sau do đâu sẽ được gặp? Biển, ao, hồ đều khô cạn Cả trời đất không còn nước Dục thiêu đốt cũng như vậy Bậc trí nào lại đắm dục. Các bậc trí hiểu thông suốt Nên xét biết, trú tịch diệt Tham dục lạc đâu vui gì Hiểu như vậy không mắc lưới. Quán, thực hành pháp tối thượng Chớ luyến tiếc ngục gia đình Tâm ô uế tham ân ái Không thể nào thoát khổ ngục. Vợ con rồi hợp cũng tan Việc mình làm, tự mình lãnh Đơn độc chịu các khổ đau Không có ai thay thế cho. Ba cõi này rất khổ não Không gì hơn vợ và con Lúc thương yêu, gần vui vẻ Ngược lại thành buồn khổ não. Duyên đọa vào ba đường khổ Độc chua cay thật thảm thương Nếu phải chịu các khổ não Vợ con không thể thay được. Chớ vì cha mẹ, quyến thuộc Mà gây tạo các việc ác Không thoát khỏi khổ A-tỳ Chẳng bằng thân làm việc thiện. Diêm la vương cùng ngục tốt Không hỏi việc của cha mẹ Anh em, vợ con, bè bạn Chỉ hỏi có làm thiện ác. Nay được thọ làm thân người Do đó nên không nghó ác Diệt trừ hết các tội lỗi Sửa đổi việc bất thiện trước. Tự ngăn ngừa việc xấu ác Chớ tin làm không quả báo Đấng pháp vương đang thuyết giảng Giải phân biệt hạnh thanh tịnh. Tạo nghiệp gì, quả tương ứng Ý buông lung, chịu khổ não Thân tạo tác chịu tai ương Ví như là bóng theo hình. Lúc lãnh chịu các khổ đau Cha mẹ cũng không thay được Người thân lắm cũng không thay Nên người trí không luyến dục. Muốn thoát khỏi khổ địa ngục Và các cùm gông, xiềng xích Nên siêng nghó xa lìa dục Mau thực hành giáo pháp Phật. Ngôi nhà lửa nhiều phiền não Lửa bừng cháy vẫn an nhiên Bậc trí tuệ sao an vui Rơi vào trong ngọn lửa dữ. Người tại gia lo lợi dưỡng Ở thế tục nghiệp vợ con Có hàng vạn mối lo âu Bậc trí sao không bỏ nhà. Pháp mười lực rất an lạc Không như vậy chịu khổ đau Lo cho con mất ý chí Người mê hoặc, đọa địa ngục. Người mê muội trong thế gian Nghó nhớ tưởng vợ con mình Ngu si cho là thường còn Không biết thân như huyễn hóa. Lúc Phật Thế Tôn giảng nói pháp này, Oai Thí và năm trăm trưởng giả liền đắc pháp nhẫn nhu thuận. Do đắc nhẫn này, thần thông đầy đủ đạt được Thánh trí biết rõ quá khứ, vị lai và hoằng truyền trí tuệ nhiệm mầu không hề bị chướng ngại, hiểu rõ ý muốn của chúng sinh, phát sinh tâm quán xét tất cả chúng sinh nơi chúng hội, liền nói kệ: Lành thay làm lợi lớn Tối thượng trong các lợi Là phát tâm thực hành Mong cầu Phật, Bồ-tát. Tâm Đại thừa an lạc Chỉ làm vui chúng sinh Vì người sửa cầu đường Chí mong cầu Đại thừa. Chúng sinh vì ưa thích Hình dáng người ưa nhìn Có người nào phát tâm Chí cầu đạo Bồ-tát. Người phát tâm Bồ-đề Gieo đức nơi ruộng phước Người ưa thích Bồ-tát Là bậc trí ba cõi. Tâm kính thánh Bồ-tát Vượt qua các loại tâm Tất cả đều đầy đủ Có thể độ chúng sinh. Chúng sinh vui được lợi Ưa muốn phát tâm này Gặp được Phật Năng Nhân Sư tử Tối chánh giác. Liền được nghe pháp ấy Bồ-tát quán thân, pháp Chí mong cầu Đại thừa Đạt đến nhẫn nhu thuận. Khi ấy, Phật liền mỉm cười. Lúc Đức Thế Tôn mỉm cười, hào quang năm sắc từ kim khẩu phóng ra, rực rỡ như ánh sáng mặt trời, mỗi màu sắc đều khác nhau, vô số ánh sáng chiếu khắp các quốc độ trong mười phương, oai lực của ánh sáng ấy che mờ ánh sáng cung điện của tất cả Thích, Phạm, mặt trời, mặt trăng, thiên, ma. Khi Phật mỉm cười và che ánh sáng, chư Thiên, long thần và người thế gian gồm bảy vạn hai ngàn người thấy thần thông biến hóa, ánh sáng chiếu rực rỡ của Phật, đều tự giác, được Như Lai chiếu ánh sáng làm thân thể an ổn, đều ngay tại chỗ ngồi bỗng nhiên chứng đắc pháp nhẫn Vô sinh. Ngoài ra, vô số người đều phát tâm Vô thượng Chánh giác. Sau đó, ánh sáng vòng quanh thân Phật ba vòng rồi bỗng nhiên trở vào lại đỉnh đầu. Bấy giờ, Hiền giả A-nan bạch Phật: –Chư Phật Như Lai xuất hiện ở đời, đem giáo pháp rộng lớn hóa độ chúng sinh, trọn không dối gạt. Nay do đâu Thế Tôn hiện tướng oai nghi lại vui vẻ mỉm cười? Lành thay Thế Tôn! Như Lai ban đức, thương tưởng tất cả vô lượng chư Thiên và người thế gian, làm cho họ đều được an vui. Các loài súc sinh, cầm thú, côn trùng đều được độ thoát. Nguyện xin giải rõ ý Ngài mỉm cười. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Hiền giả A-nan. –Ông có thấy trưởng giả Oai Thí và năm trăm trưởng giả không? –Bạch Thế Tôn! Con có thấy. Đức Thế Tôn bảo: –Các trưởng giả này ở thời chư Phật quá khứ đã gieo trồng phước đức. Như vậy, này A-nan! Trưởng giả Oai Thí và năm trăm trưởng giả từ lúc phát tâm Vô thượng Chánh giác trở về sau trải qua bảy mươi sáu kiếp không đọa trong ba đường khổ, sau đấy sẽ thành Phật cùng một kiếp, kiếp tên Dũng Mãnh, đều cùng một tên là Hoa Cát Tạng Vương gồm đủ các tôn hiệu Như Lai, Vô Sở Trước, Bình Đẳng Đẳng Chánh Giác, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Mỗi vị đều độ chúng sinh đến vô lượng. Hiền giả A-nan lại bạch Phật: –Bạch Thế Tôn! Thật là sâu xa vi diệu chưa từng có. Như Lai thuyết giảng chánh pháp thâm diệu vô lượng. Kinh này tên là gì? Nên phụng trì như thế nào? Đức Phật dạy: –Này A-nan! Kinh này tên là “Bồ Tát Tu Hành”, cũng gọi là “Kinh Đại Só Oai Thí Sở Vấn Quán Thân Hành”. Lại nữa, này A-nan! Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại thành đạo, hoằng hóa đều nhờ nơi pháp quán ấy. Ta nay thành Phật, có thân tướng tốt đẹp, giáo hóa người trong vòng sinh tử cũng nhờ pháp ấy. Các ông hãy khéo ghi chép, thọ trì, đọc tụng, giảng giải cho tất cả chúng sinh. Phật giảng nói kinh này xong, Hiền giả A-nan, Đại só Oai Thí và năm trăm người, chư Thiên, Long thần và người nghe kinh đều hoan hỷ cung kính đảnh lễ Phật.