<經 id="n317">Phật thuyết bào thai KiNh Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Trúc Pháp Hộ, người nước Nguyệt Thị. Nghe như vầy: Một thời, Đức Phật du hóa đến khu lâm viên Kỳ-đà Cấp cô độc, nước Xá-vệ. Lúc đó, Hiền giả Nan-đà đang ngồi suy nghó, rồi bỗng đứng dậy cùng với năm trăm Tỳ-kheo đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, lui ngồi một bên. Đức Phật bảo Nan-đà và các Tỳ-kheo: –Nay ta vì các ông nói kinh đầu, giữa, cuối đều thiện, phân biệt nghóa ấy vi diệu đầy đủ, tu hành phạm hạnh thanh tịnh, vì các ông nói về khi con người thọ thai, hãy lắng nghe và suy nghó kỹ. –Dạ vâng, thưa Thế Tôn! Hiền giả Nan-đà thọ giáo lắng nghe. Đức Phật bảo Nan-đà: –Vì sao người mẹ không thọ thai? Nếu cha mẹ khởi tâm ô nhiễm giao hội nhau, lúc đó tâm mẹ ổn định, thần thức đến. Trước đó, mẹ mất tinh hoặc cha mất tinh, mẹ không mất; hoặc cha trong sạch, mẹ không trong sạch, hoặc mẹ trong sạch, cha không trong sạch; hoặc lúc đó bụng mẹ hoàn toàn không có thọ thai, rốt ráo như vậy; hoặc có lạnh rét, hoặc có tiếng ồn ào thì tinh ấy bị diệt mất; hoặc có đầy đủ, hoặc như thuốc, hoặc như hạt giữa trái; hoặc như hạt lá lốt, hoặc như trái nảy mầm, hoặc như mắt chim, hoặc như mắt Ý-sa, hoặc như mắt Xá-kiệt, hoặc như mắt Chúc-già, hoặc như mắt đứa bé trẻ, hoặc như lá cây, hoặc gom lại như cáu bẩn. Lúc đó, hoặc sâu, hoặc quá sâu, hoặc không có dạ con, hoặc gần âm thanh hoặc cứng như châu, hoặc bị trùng ăn, hoặc gần phía bên trái, hoặc gần phía bên phải, hoặc quá trong, hoặc mạnh bạo, hoặc không quân bình, từ bên trái sang bên phải, hoặc như bình nước, hoặc như trái cây, hoặc như Lang đường, hoặc có các tỳ vết, hoặc quá lạnh, hoặc quá nóng, hoặc cha mẹ quý mà thần thức ty tiện, hoặc thần thức quý mà cha mẹ ty tiện, thế nên không thọ thai. Hoặc cả cha mẹ và thần thức đều quý đều tiện, tâm giống nhau không khác thì mới vào thai mẹ. Tại sao người mẹ không thọ thai? Đời trước không có các việc xen tạp, không có việc điều hòa, ý ngang bằng nhau, cùng quý cùng tiện, nhân duyên đời trước nên mới sinh con, thần thức gặp cha mẹ và sẽ làm con. Lúc đó tinh thần giữ lấy hai tâm, ý niệm đều khác. Việc như vậy tức là không hòa hợp, không được vào thai. Đức Phật bảo A-nan: –Làm thế nào để được vào thai mẹ? Nếu thần thức phước mỏng tự suy nghó: “Có những hiện tượng lạnh lẽo, nước, gió lớn, trời mưa hoặc có nhiều người muốn đánh ta, ta nên chạy vào núp dưới đống cỏ, hoặc vào trong đống rơm lá, hoặc vào khe suối, hang sâu, hoặc lên núi cao, như vậy thì mới mong thoát khỏi sự lạnh lẽo, gió lạnh, mưa lớn, mọi người và được vào nhà.” Còn người phước lớn có thế lực, tâm tự suy nghó: “Nay có gió mà trời lại mưa lớn cùng với mọi người, ta nên vào nhà, lên đại giảng đường, nơi gác bằng phẳng ngồi lên giường ghế.” Này A-nan! Thần thức vào thai có những ý nghó sai khác không giống nhau. Này A-nan! Khi thần thức vào thai liền thành thai tạng. Thai ấy không phải là tinh huyết bất tịnh của cha mẹ, mà nó cũng không phải lìa tinh huyết bất tịnh cha mẹ, lại gá mượn nhân duyên hòa hợp mà thọ thai. Do vậy, cho nên không phải là cha mẹ mà cũng không lìa cha mẹ. Này A-nan! Ví như bình đựng lạc rót sữa vào, nhờ nhân duyên mà thành lạc hoặc là sinh tô. Giả sử chỉ có một thứ thì không thể thành tô. Như vậy là không từ lạc mà có tô, tô cũng không lìa lạc, do nhân duyên hòa hợp thành tô. Như vậy, này A-nan! Không từ tinh huyết bất tịnh của cha mẹ mà thành thân, cũng không lìa tinh huyết bất tịnh cha mẹ mà thành thân, nhân cha mẹ làm duyên mà thành bào thai. Này A-nan! Ví như trùng sinh ra là nhờ cỏ xanh, nhưng trùng không từ cỏ mà có, cũng không lìa cỏ, dựa vào cỏ xanh làm nhân duyên hòa hợp mà sinh trùng, trong môi trường ấy trùng sống tự nhiên. Như vậy, này A-nan! Không từ tinh huyết bất tịnh của cha mẹ, không lìa tinh huyết bất tịnh của cha mẹ mà thành thân, nhân cha mẹ làm duyên mà thành bào thai. Này A-nan! Ví như nhân nơi tiểu mạch sinh ra trùng, trùng không có từ tiểu mạch mà cũng không rời tiểu mạch, nhân tiểu mạch làm duyên mà sinh ra trùng, từ sự hòa hợp đó tự nhiên sinh trùng. Như vậy, này A-nan! Không từ tinh huyết bất tịnh cha mẹ, không lìa tinh huyết bất tịnh cha mẹ mà thành thân, nhân cha mẹ làm duyên mà thành bào thai, được thành lập các căn và bốn đại. Này A-nan! Ví như nhân trái Ba-đạt mà sinh ra trùng, trùng không từ trái Ba-đạt mà có, cũng không lìa trái Ba-đạt, nhân trái Ba-đạt làm duyên, tự nhiên được sinh. Như vậy, này A-nan! Không từ tinh huyết bất tịnh cha mẹ, không lìa tinh huyết bất tịnh của cha mẹ mà thành thân, nhân cha mẹ làm duyên mà thành bào thai, được thành lập các căn và bốn đại. Này A-nan! Ví như nhân nơi lạc sinh trùng, trùng không từ lạc mà có, cũng không lìa lạc, do lạc làm duyên tự nhiên sinh trùng. Như vậy, này A-nan! Không từ tinh huyết bất tịnh của cha mẹ, cũng không lìa tinh huyết bất tịnh của cha mẹ mà thành thân, nhân cha mẹ làm duyên mà thành bào thai, được thành lập các căn và bốn đại. Nhân duyên cha mẹ thành lập địa chủng là các chất cứng, ẩm ướt là thủy chủng, hơi ấm là hỏa chủng, hơi thở là phong chủng. Này A-nan! Nhân cha mẹ cho nên thành bào thai, nếu chỉ có địa chủng mà không có thủy chủng thì tan rã ra. Cũng như bột gạo nếu không gặp dầu mỡ thì bị rã ra. Giả sử nhân cha mẹ thành bào thai, nếu chỉ có thủy chủng mà không có địa chủng, thì cũng như dùng vật mỏng để chỗ ẩm ướt, cũng như váng dầu trên mặt nước vậy. Lại nữa, này A-nan! Thủy chủng nương vào địa chủng không bị tan rã, địa chủng nương vào thủy chủng không bị trôi đi. Này A-nan! Giả sử nhân duyên cha mẹ thành bào thai, nếu chỉ có địa chủng và thủy chủng mà không có hỏa chủng thì sẽ bị hoại khô mục. Thí như tháng năm mùa hạ rất nóng, cục thịt được để chỗ thiếu hỏa chủng thì nó sẽ bị tan rã hôi hám. Như vậy, này A-nan! Giả sử nhân thai cha mẹ mà thành, nếu chỉ có địa chủng và thủy chủng, mà không có hỏa chủng thì bị mục nát và mất hẳn. Này A-nan! Giả sử nhân thai cha mẹ thành địa chủng, thủy chủng và hỏa chủng mà không có phong chủng. Nếu phong chủng không thành lập thì không thể lớn được, như vậy thì không thành tựu. Lại nữa, này A-nan! Thần thức ở trong thai nương vào tội phước mà thành bốn đại địa, thủy, hỏa, phong. Địa chủng rốt ráo nhiếp trì, thủy chủng phân biệt, hỏa chủng nhân hiệu, phong chủng liền được to lớn, nhân đó mà được thành tựu. Này A-nan! Ví như ngó sen sống ở trong ao trong sạch đầy đủ, có nhiều hoa búp chưa nở, gió thổi đến làm cho hoa nở to lớn được thành tựu. Như vậy, này A-nan! Thần thức trong thai nhân theo tội phước mà thành bốn đại, thành tựu địa chủng nhiếp trì, thủy chủng phân biệt, hỏa chủng nhân hiệu, phong chủng làm to lớn, lần lần được thành tựu. Chẳng phải là nương vào thai cha mẹ mà thần thức sinh, chẳng phải phước của cha mẹ, không phải thể của cha, cũng không phải thể của mẹ, mà là do nhân duyên được hợp lại; cũng không phải không nhân duyên, không phải các duyên, cũng không phải tha duyên, mà phải đủ các yếu tố đồng chí nguyện thì mới được hợp hội thành phôi trong bào thai. Này A-nan! Ví như các thứ giống ngũ cốc được cất giữ tốt thì chắc chắn không bị mục, không bị trùng mọt, gieo xuống đất đã được cày xới tốt thì nó sẽ nảy mầm tươi tốt. Này A-nan! Ý ông nghó sao? hạt giống ấy nếu chỉ có địa thủy chủng thì nó có phát triển rễ nhánh cành lá hoa quả không? A-nan bạch Phật: –Bạch Thế Tôn! Không thể nảy mầm được. Đức Phật nói: –Đúng vậy, này A-nan! Không từ tinh cấu cha mẹ mà thành bào thai, không chỉ riêng di thể cha mẹ, cũng không từ không nhân duyên, mà phải do đầy đủ nhân duyên hợp hội mới thành. Bốn đại cùng hợp, nhân duyên cùng có, có hơi ấm trong bụng mẹ thì mới thành phôi thai. Này A-nan! Như người mắt sáng đem ngọc ma-ni đặt dưới ánh sáng nắng gắt của mặt trời và đồng thời lấy phân bò khô, cây ngãi cứu, hoặc bông vải để phía dưới, thì lửa bốc lên và phát sáng ra. Như vậy, lửa không phải từ mặt trời mà có, không từ ngọc ma-ni, cũng không phải từ vật lấy lửa, cây ngải cứu mà có, nhưng cũng không lìa nó. Lại nữa, này A-nan! Nhân duyên hợp hội, nhân duyên đều đến đồng nhau không tăng giảm thì lửa mới phát ra. Phôi thai cũng lại như vậy, không từ cha mẹ cũng không lìa cha mẹ. Lại nương tinh huyết bất tịnh của cha mẹ mà được thành bào thai, nhân đó mà thành sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhân đó mà có được hiệu tự, duyên vào đó mà có danh, do gốc mà thành sắc. Vì đó cho nên gọi là danh sắc. Lại nữa, này A-nan! Việc từ duyên khởi ta không nói hết, nó cứ qua lại xoay vòng. Này A-nan! Ví như người bị bệnh mụt nhọt nhỏ nhưng hôi hám. Nhỏ như vậy mà không ai ưa thích, huống nữa là nhiều ư? Ít mà còn chảy rỉ dơ dáy, huống là nhiều ư? Như vậy, này A-nan! Ít mà quay tròn lui tới, chẳng phải là ta đã than thở, huống nữa là lâu dài ư? Vì sao? Vì đã có các hoạn xoay qua trở lại rất là đau khổ, cực nhọc. Vậy ai lại ham thích chỗ hôi thối mà vào thai mẹ ư? Này A-nan! Tuần đầu thai trong bụng mẹ, làm sao tự nhiên được thành thai? Là lúc mới ngưng đọng chưa ổn định. Thai tự nhiên ấy cũng lại như vậy, bảy ngày ở trong thai ngưng đọng không tăng không giảm, lần lần chuyển đổi thành hơi ấm, rồi chuyển đến cứng, tức là thành lập địa chủng, ẩm ướt là thủy chủng, hơi ấm là hỏa chủng, hơi thở là phong chủng. Này A-nan! Đến tuần thứ hai có gió tên là Triển chuyển, từ từ thổi vào thai, hướng đến hông bên trái, hoặc hông bên phải, hoặc hướng lên thân, ngưng đọng thành bào thai, cũng như váng sữa. Tinh ấy lần lần chuyển cứng cũng lại như vậy, bảy ngày chuyển hóa như thục tô. Trong đó chất cứng thành lập địa chủng, chất ướt thành thủy chủng, hơi ấm thành hỏa chủng, hơi thở thành phong chủng. Phật bảo A-nan: –Đến tuần thứ ba, thai trong bụng mẹ có gió tên là Thinh môn, thổi vào bào thai, khiến thai ấy chuyển đổi ngưng cứng. Ngưng cứng như thế nào? Giống như thịt mụt nhọt bị rã ra. Tinh biến cũng như vậy, trong bảy ngày chuyển hóa thành thục tô. Trong đó tánh cứng là địa chủng, tánh ướt là thủy chủng, tánh nóng là hỏa chủng hơi thở thông suốt là phong chủng. Này A-nan! Đến tuần thứ tư, thai trong bụng mẹ nổi lên gió tên là Ẩm thực, thổi vào bào thai khiến nó trở nên cứng. Chất cứng ấy như thế nào? Ví như loại Hàm huyết có con, gọi là Bất chú (đời Tấn gọi là Cận). Chất cứng ấy cũng như vậy, trong bảy ngày ấy chuyển hóa thành thục, tánh cứng là địa chủng, tánh ướt là thủy chủng, hơi ấm là hỏa chủng, hơi thở thông suốt vào bên trong là phong chủng. Này A-nan! Đến tuần thứ năm, thai trong bụng mẹ lại có gió nổi lên tên là Đạo ngự, thổi vào tinh cứng ấy, biến thành hình thể, hiện ra năm tướng, đó là hai chi đùi, hai vai và đầu. Ví như mùa xuân trời đổ mưa làm cây cối phát triển nhành lá. Thai ấy cũng lại như vậy, trong bụng mẹ hóa thành năm tướng hai đùi, hai vai và đầu. Này A-nan! Đến tuần thứ sáu, thai trong bụng mẹ tự nhiên hóa gió tên là Vị thủy, thổi vào thai làm cho thân biến hóa thành bốn tướng, đó là hai đầu gối, hai khuỷu tay. Này A-nan! Đến tuần thứ bảy, thai trong bụng mẹ tự nhiên hóa gió tên là Hồi chuyển, thổi vào thai hiện ra bốn tướng, là hai bàn tay, hai bàn chân, nó tự lớn dần mềm mại. Thí như bọt nước tụ khô. Trong phôi thai bốn tướng hiện hai bàn tay và hai bàn chân. Này A-nan! Đến tuần thứ tám, thai trong bụng mẹ tự nhiên hóa gió tên là Thoái chuyển, thổi vào thai hiện ra hai mươi tướng, đó là mười ngón tay và mười ngón chân. Thí như trời mưa, nước thấm sâu vào lòng đất, làm cho gốc rễ nhành lá phát triển tươi tốt. Lúc đó, thai trong bụng mẹ hiện ra hai mươi tướng, đó là mười ngón tay và mười ngón chân. Này A-nan! Đến tuần thứ chín, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió nổi lên, thổi vào thai biến thành chín lỗ trạng hiện ra, đó là hai mắt, hai tai, hai mũi, miệng và hai nơi đại tiểu tiện. Này A-nan! Đến tuần thứ mười, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Tọa đoản nổi lên, thổi vào thai, làm cho chuyển động mạnh, trong bảy ngày đó rất cứng chắc. Bảy ngày đêm đó tự nhiên có gió tên là Phổ môn nổi lên, chỉnh đốn cơ thể ấy, cũng như chất cứng chắc đầy đủ âm thanh. Này A-nan! Đến tuần thứ mười một, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Lý hoại, thổi vào thai chỉnh đốn hình thể, làm ngay ngắn lại các căn còn rời rạc, khiến cho mẹ phải chạy tới chạy lui không yên, buồn phiền, vội vàng, cự động chậm chạp mệt mề, ưa cười, ưa nói, giỡn cợt ca múa, gió thổi làm nước mắt chảy ra. Như vậy ngồi trong bào thai, đến khi thành thục lại duỗi tay chân ra, thai ấy chuyển hướng. Khi thành thục làm cho căn rời rạc được hợp lại, có gió tên Trụ chuyển thổi cho thông suốt từ trên đảnh trở xuống và ngược lại. Ví như thợ rèn quạt ống bể thổi từ trên xuống. Như vậy, này A-nan! Gió Trụ chuyển ấy thổi từ trên xuống cổ, rồi từ cổ chuyển ngược trở lại, gió ấy xoay tròn nơi cổ khai thông yết khẩu rồi đến rún, đến các bàn tay, khiến được lưu thông và làm cho sự chuyển đổi được thành tựu. Lại nữa, này A-nan! Đến tuần thứ mười hai, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Phu diện, thổi vào thai thành ra dạ dày, ruột quấn vào bên phải và bên trái trong thân. Ví như rễ sen bám xuống đất, ruột ấy thành tựu nương tựa vào thân cũng lại như vậy, làm thành mười tám lỗ thông suốt. Trong bảy ngày này tự nhiên hóa gió tên là Khí mao thổi vào thai, liền mọc ra lưỡi và mở mắt, thân thành tựu đầy đủ một trăm chi tiết không giảm, nương tựa vào sinh ra một vạn ngàn chi tiết. Này A-nan! Đến tuần thứ mười ba, thai nhi trong bụng mẹ biết đau ốm đói khát. Khi mẹ ăn uống, thức ăn vào trong thân thai nhi, thai nhi ở trong bụng nhận được thức ăn của mẹ, nhờ đó mà lớn lên. Này A-nan! Đến tuần thứ mười bốn, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Kinh lũ môn, thổi vào tinh thể sinh ra chín vạn sợi gân. Trước thân hai vạn hai ngàn năm trăm sợi, sau lưng hai vạn hai ngàn năm trăm sợi, bên trái hai vạn hai ngàn năm trăm sợi, bên phải hai vạn hai ngàn năm trăm sợi. Này A-nan! Đến tuần thứ mười lăm, thai trong bụng mẹ tự nhiên hóa gió tên là Hường liên hoa, gọi là Ba đàm, thổi vào thai nhi khiến đủ hai mươi loại mạch. Trước thân có năm, sau lưng có năm, bên phải có năm, bên trái có năm. Các mạch này có nhiều tên và màu sắc không thể nói hết. Hoặc là tên Hiện mục, hoặc tên Lực thế, hoặc tên Trụ lập, hoặc tên Kiên cường; các màu sắc như sắc xanh lẫn sắc trắng, hoặc sắc trắng lẫn đỏ, hoặc sắc đỏ lẫn trắng, hoặc có sắc trắng lẫn vàng, hoặc màu lụa luôn biến đổi, hoặc màu đậu tô, màu dầu lạc, các màu xen lẫn nhau. Hai mươi mạch ấy mỗi mỗi lại có bốn mươi mạch phụ, hợp thành tám trăm mạch. Trước thân hai trăm, sau lưng hai trăm, bên trái hai trăm, bên phải hai trăm. Gọi là hai trăm, hai lực, hai tôn, hai lực thế. Này A-nan! Tám trăm mạch ấy, mỗi mỗi mạch lại có một vạn mạch phụ hợp thành tám vạn mạch. Trước ngực bụng hai vạn, sau lưng hai vạn, bên trái hai vạn, bên phải hai vạn. Tám vạn mạch này có rất nhiều lỗ không thể kể hết, từ một, hai, ba cho đến bảy lỗ. Ví như ngó sen có nhiều lỗ trống, lần lượt sinh từ một lỗ, hai lỗ, ba lỗ cho đến bảy lỗ. Như vậy, này A-nan! Tám vạn mạch này cũng lại như vậy, có vô số căn trống không thể kể hết, từ một, hai, ba cho đến bảy. Này A-nan! Các mạch ấy nối theo lỗ chân lông nương tựa lẫn nhau. Này A-nan! Đến tuần thứ mười sáu, thai trong bụng mẹ tự nhiên hóa gió tên là Vô lượng, thổi vào thai nhi, chỉnh đốn gân cốt ở các nơi trong thân, khai thông hai mắt, hai tai, mũi, miệng và cuống họng, làm cho tất cả đều được ổn định, khiến thức ăn được thông suốt không bị cản trở, làm cho các lỗ thông suốt, ra vào nghịch thuận tùy theo cơ thể khiến không sai lạc, đầy đủ không bị câu trệ. Ví như thợ gốm hoặc học trò thợ gốm nhồi đất thật nhuyễn, đắp thành mô hình cho giống, vuốt sửa trên dưới không cho lũng chảy rồi đem đặt chỗ an ổn. Như vậy, này A-nan! Tội phước nhân duyên tự nhiên có gió, biến đổi hình thể, khai cho mở mắt, tai, mũi, miệng, yết hầu, cổ họng, khai thông tim, ruột, làm cho thức ăn được lưu thông, các lỗ thông ra vào không bị tắc nghẽn, chứa đựng thức ăn uống. Này A-nan! Đến tuần thứ mười bảy, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Lê ngưu diện thổi vào thai nhi, làm cho mắt mở ra trong sáng sạch sẽ, hai tai, hai mũi, miệng đều được sạch sẽ thông suốt không còn dơ uế. Này A-nan! Ví như thợ làm gương hoặc học trò của ông ta, dùng dầu lau chùi tấm gương bị bụi đóng dày đặc, làm cho sáng từ trong ra ngoài. Như vậy, này A-nan! Tội phước nhân duyên, tự nhiên hóa gió khai thông mắt, tai, mũi, miệng cho trong sạch không còn dơ uế. Này A-nan! Đến tuần thứ mười tám, thai trong bụng mẹ, trừ khử các dơ uế để được trong sạch. Ví như thành quách cung điện có người ở, có gió tên là Đại kiên cường thổi mạnh vào cung điện, cuốn đi các bụi bặm, tự nhiên được sạch sẽ không còn dơ uế. Thai ấy cũng lại như vậy, các tinh trong bụng mẹ bị gió thổi tự nhiên trong sáng đầy đủ rốt ráo. Này A-nan! Đến tuần thứ mười chín, phôi thai lại hình thành bốn căn, là nhãn căn, nhó căn, tỷ căn và thiệt căn. Thai ở trong bụng mẹ trước tiên được ba căn là thân căn, ý căn và mạng căn. Này A-nan! Đến tuần thứ hai mươi, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Ngưỡng kháng thổi vào chân trái thai nhi, khiến sinh ra đốt xương, thổi vào chân phải cũng thành xương, ở gối bốn xương, ở đùi hai xương, sau cổ ba xương, lưng mười tám xương, sườn mười tám xương, bàn tay mười ba xương, hai chân phải trái có hai mươi xương, khuỷu tay bốn xương, bọng chân hai xương, vai có hai xương, trước cổ mười tám xương, vành tai có ba xương, răng có ba mươi hai cái, đầu có bốn xương. Này A-nan! Ví như người thợ mộc, hoặc họa só, muốn làm người bằng gỗ, trước hết tập hợp các vật liệu lại rồi bào gỗ cho láng, lắp ghép lại thành sườn, lấy dây buộc xung quanh, nhờ dây bó buộc đó mà thành ra hình tượng không khác gì người thật. Như vậy, này A-nan! Tội phước tự nhiên hóa gió thổi vào thành hình sắc diện mạo, đốt xương, nhân duyên biến hóa mà thành. Trong tuần thứ hai mươi này, thai trong bụng mẹ sinh ra hai trăm xương nhỏ dính liền với thịt. Này A-nan! Đến tuần thứ hai mươi mốt, thai trong bụng mẹ tự nhiên hóa gió tên là Sở hữu, thổi vào thai nhi sinh ra da thịt. Này A-nan! Ví như người thợ gốm muốn làm ngói, gạch, chum, vò, bồn, chậu cho tốt đẹp trọn vẹn. Này A-nan! Gió ấy thổi vào thai nhi sinh ra da thịt cũng lại như vậy. Này A-nan! Đến tuần thứ hai mươi hai, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Độ ác, thổi vào thai nhi khiến sinh âm thanh. Này A-nan! Đến tuần thứ hai mươi ba, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Châm khổng thanh tịnh, thổi vào làm thai nhi sinh ra da, lần lần được đầy đủ. Này A-nan! Đến tuần thứ hai mươi bốn, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Kiên trì thổi vào thai nhi, làm cho da được quân bình. Này A-nan! Đến tuần hai mươi lăm, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Văn tại trì, thổi vào thai nhi vuốt sạch, làm cho da trơn láng. Này A-nan! Đến tuần hai mươi sáu, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió, thổi vào thai nhi. Giả sử nghiệp gây ra trước đây của thai nhi là tội ác, làm các việc tai ương, đối với mười điều ác hoặc xan tham, luyến tiếc của cải, không thể đem bố thí, không nghe lời dạy của thầy tổ, cha mẹ, thì lẽ ra được thân thanh tịnh cao lớn lại phải chịu ngắn ngủi; lẽ ra là to lớn lại thành nhỏ nhoi; lẽ ra trong sáng lâu dài lại thành thô lậu; lẽ ra nhiều thanh tịnh thì lại được ít; lẽ ra được ít thì lại nhiều; lẽ ra trong sạch thì lại nhơ bẩn; lẽ ra nhơ bẩn lại được trong sạch; lẽ ra dũng mãnh trở lại không dũng mãnh; lẽ ra không thích dũng mãnh lại là dũng mãnh. Những điều mong cầu lại không được, cái không mong cầu thì tự nhiên đến. Muốn trắng trở thành vàng; muốn vàng trở thành đen. Này A-nan! Các nghiệp ác đời trước tự nhiên đưa đến như: mù, điếc, câm, ngọng, ngu si, thân mọc ghẻ chóc, mắt không mở được, miệng không nói được, các căn bế tắc, chân cẳng què quặt. Bởi do nghiệp đời trước nên phải chịu lấy, cha mẹ chán ghét, trái mất nghóa chánh pháp. Vì sao? Này A-nan! Là vì tạo nghiệp phi pháp đời trước. Này A-nan! Giả sử thai nhi trước đây tu hành phước đức, không phạm các ác, chuyên làm điều thiện, đó là mười đức hạnh, luôn vui bố thí, không có tâm keo kiệt, vâng lời thầy tổ cha mẹ, thì thân hình được đầy đủ như ý. Như muốn dài thì liền được dài; muốn tươi sáng tự nhiên được tươi sáng; muốn thô thanh tịnh thì được thô thanh tịnh; muốn nhỏ thì liền được rất nhỏ; muốn nhiều thanh tịnh thì được nhiều thanh tịnh; muốn ít thanh tịnh thì được ít thanh tịnh; muốn trơn láng tươi sáng, trong sạch thì liền được trơn láng tươi sáng, trong sạch; muốn nhẫn ít thì được nhẫn ít, muốn hùng dũng liền thành hùng dũng; muốn tiếng hay liền được tiếng hay, thích anh lạc thì được anh lạc, ưa đen thì được đen, thích nói năng thì như sở thích. Như vậy, này A-nan! Tùy theo công đức đời trước mà các điều thiện tự nhiên đến, ai nấy cũng thích nhìn, đoan chánh đẹp đẽ, sắc tướng không ai bằng, thân khẩu ý mong cầu điều gì cũng đều được toại nguyện. Vì sao? Vì do nghiệp thiện đời trước mà họ đã tạo ra, cho nên nay được như vậy. Này A-nan! Nếu thai ấy là trai thì nó ngồi xổm bên hông phải mẹ, hai tay ôm mặt, lưng hướng ra ngoài, mặt hướng vào mẹ, dưới sinh tạng trên thục tạng, năm dây tự buộc như trong túi da. Nếu thai ấy là gái, thì ngồi xổm bên hông trái mẹ, hai tay ôm mặt, dưới sinh tạng trên thục tạng, năm dây tự buộc, như ở trong túi da. Giả sử mẹ ăn nhiều thì thai nhi không yên, ăn quá ít thì cũng không yên; nếu mẹ ăn nhiều chất béo thì thai nhi cũng không yên; nếu ăn không có chất béo thì cũng không yên; hoặc ăn quá nóng, hoặc quá lạnh, muốn được lợi thì không lợi, thức ăn ngọt, chua, thô, tế, hoặc ăn nhiều ít không quân bình thì thai nhi không yên, ham sắc dục quá lắm thì thai nhi cũng không yên; hoặc gió nhiều quá thai nhi không yên; hoặc đi chạy nhiều, hoặc leo cây thì thai nhi không yên. Này A-nan! Thai nhi trong bụng mẹ phải chịu các khổ não hoạn nạn như vậy. Người đời lại cho đó là bình thường mà còn khổ như thế, huống nữa là các hoạn của ác thú khổ kịch, các khổ gian nan không thể thí dụ, vậy ai lại thích ở trong bào thai? Này A-nan! Đến tuần hai mươi tám, thai trong bụng mẹ sinh khởi tám ý niệm như tưởng đi xe, tưởng xem vườn, tưởng lầu gác, tưởng đi chơi, tưởng giường chõng, tưởng sông ngòi, tưởng suối nước, tưởng ao hồ. Này A-nan! Đến tuần hai mười chín, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió tên là Tủy trung gian, thổi vào da làm cho sáng sạch thân hình, nhan sắc đều theo nghiệp đời trước. Nếu đời trước tạo nghiệp đen thì nay chịu sắc đen, thân thể đen đủi; nếu đời trước tạo nghiệp không trắng không đen, thì nay chịu sắc không trắng không đen, thân tướng quân bình, nếu đời trước tạo nghiệp trắng không tươi nhuần, thì nay chịu sắc trắng không tươi nhuần, toàn thân là một màu; đời trước tạo nghiệp trắng thì nay diện mạo đều trắng, toàn thân cũng như vậy; đời trước tạo nghiệp vàng thì diện mạo màu vàng, toàn thân cũng vậy. Này A-nan! Người đời có sáu sắc tùy theo sự gieo trồng nghiệp đời trước thì nay phải chịu như vậy. Này A-nan! Đến tuần ba mươi, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió nổi lên, thổi vào thai nhi sinh ra lông tóc. Tùy nghiệp đời trước hoặc khiến thai nhi lông tóc đen bóng tốt đẹp vô lượng, hoặc sinh tóc vàng hoe ai thấy cũng không ưa. Này A-nan! Đến tuần ba mươi mốt, thai nhi trong bụng mẹ phát triển đầy đủ. Này A-nan! Đến tuần ba mươi hai, thai nhi trong bụng mẹ tự hình thành không còn khiếm khuyết. Này A-nan! Đến tuần ba mươi ba, ba mươi bốn, ba mươi lăm, ba mươi sáu, thai nhi thành tựu đầy đủ, xương cốt chắc chắn, đến lúc đó, không còn thích ở trong thai nữa. Này A-nan! Đến tuần ba mươi bảy, thai trong bụng mẹ tự sinh ý nghó như mình đang ở trong lưới, muốn thoát ra ngoài, vì tưởng bất tịnh, tưởng dơ dáy, tưởng lao ngục, tưởng tối tăm không vui thích gì. Này A-nan! Đến tuần ba mươi tám, thai trong bụng mẹ tự nhiên có gió hoa, tên là Hà sở tùy thú, thổi vào thai nhi, khiến cho di chuyển, hai tay duỗi xuống đợi đến ngày sinh. Tùy theo duyên quả ấy thổi vào thai nhi, chân hướng lên trên, đầu quay xuống dưới hướng về sinh môn. Giả sử như đời trước tạo các nghiệp ác, thì khi sắp sinh, tay chân ngang ngược tréo hèo, làm cho mẹ phải chịu khốn đốn áo não đau đớn vô lượng có khi phải mất mạng. Giả sử đời trước cả đời tu nhân tích đức thì không có ngang ngược, mạng sống ổn định, người mẹ nhờ đó mà không gặp các hoạn nạn khổ não. Trong tuần ba mươi tám này, người mẹ gặp phải đau khổ, sầu não, lo buồn, không vui. Này A-nan! Khổ của sinh tử rất là kịch liệt, thai nhi hoặc nam hay nữ, khi mới lọt khỏi lòng mẹ đau đớn không thể nói. Thật bất thiện thay, thật buồn rầu đắng cay, hoặc dùng áo mà quấn thân thể, hoặc cho nằm trên khăn, hoặc trên giường, trên đất, hoặc che lại, hoặc để trần truồng, hoặc hơ bên lửa, hoặc tắm nước lạnh, gặp phải những khổ hoạn khốc liệt như vậy thật khó mà nói hết. Này A-nan! Ví như da rắn, da trâu được treo trên vách, thì sinh ra trùng trở lại ăn da ấy. Nếu bỏ trên cỏ cây, hoặc kênh rạch, hoặc bỏ chỗ trống, tức tự sinh trùng trở lại ăn da hình ấy, treo bất cứ chỗ nào cũng sinh trùng trở lại ăn da ấy. Bé mới sinh cũng vậy, dùng tay tiếp cận, đau đớn khỗ não không thể kể hết, hoặc dùng áo quần như trước. Thân thể ấy lớn dần lên, đói khát lạnh nóng mẹ phải cẩn thận, tránh chỗ nóng để chỗ mát, nuôi dưỡng chu đáo, lau chùi dơ dáy. Đó chính là cái ân bú mớm mà trong pháp luật Tiên thánh đã nói. Này A-nan! Đau khổ như vậy, ai lại thích ở trong thai mẹ. Thai nhi sinh ra chưa được bao lâu, nuôi bằng bột cháo, trong thân sinh sản tám vạn hộ trùng, hoành hành rỉa rúc khắp toàn thân thể. Trùng ở chân tóc tên là Thiệt chỉ, sống ở chân tóc và ăn tóc. Có ba loại trùng: Một tên là Thiệt chỉ, hai là Trùng chỉ, ba là Kiên cố, ở trên đầu làm thương tổn hủy hoại. Này A-nan! Thân người khổ não như vậy, tám vạn hộ trùng rỉa rúc thân thể ngày đêm, khiến con người phải ốm gầy, khí lực hao giảm, thân phải mắc bệnh, hoặc thành sốt rét; các hoạn khổ não không thể đếm hết, phiền toái khổ cực, đói cũng cực, đi cũng cực, đứng cũng cực. Nếu như thân này bị bệnh thì phải mời thầy thuốc chữa bệnh, khi còn trong thai mẹ, khổ không thể nói, đến khi sinh ra sống lâu trăm tuổi cũng cực, hoặc lâu hoặc mau. Trong một trăm năm gồm có một trăm mùa xuân, một trăm mùa hạ, một trăm mùa thu, một trăm mùa đông. Trong một trăm năm, gồm có một ngàn hai trăm tháng, Xuân ba tháng, Hạ ba tháng, Thu ba tháng, Đông ba tháng. Trong một trăm năm, phân chia ngày đêm rõ ràng, gồm có hai ngàn bốn trăm mười lăm ngày. Mùa Xuân sáu trăm mười lăm ngày, mùa Hạ sáu trăm mười lăm ngày, mùa Thu sáu trăm mười lăm ngày, mùa Đông sáu trăm mười lăm ngày. Trong một trăm năm gồm bảy vạn hai ngàn lần ăn, mùa xuân một vạn tám ngàn lần ăn, mùa hạ một vạn tám ngàn lần ăn, mùa thu một vạn tám ngàn lần ăn, mùa đông một vạn tám ngàn lần ăn. Có những lý do không ăn như: sợ không ăn, sân không ăn, thiếu thốn không ăn, hoặc làm không ăn, hoặc say quá không ăn, hoặc giữ trai giới không ăn, cũng đều cùng chung trong bảy vạn hai ngàn lần ăn. Như vậy, này A-nan! Khổ não như thế, ai lại muốn ở trong thai mẹ, các khổ hoạn như vậy song song ập đến, chưa có lúc nào được yên. Các duyên trói buộc hoặc mắc đau bệnh, hoặc tai, mũi, miệng, lưỡi, răng đau nhức, chân, đùi, yết hầu nghẽn khí, eo, cột sống, tay, khuỷu, nắm tay, trăm đốt đau nhức. Các gió lạnh, nóng, ghẻ lỡ, bệnh tró, ung nhọt, phong vàng, ho hen, điên cuồng, đui điếc, câm ngọng, ngu si, bứu bọc, lưng gù, trăm đốt đau nhức, bụng trướng, thân thể phù thủng. Như vậy, này A-nan! Địa, thủy, hỏa, phong, nếu một đại mà tăng thì một trăm bệnh sinh, phong đại lấn hơn thì một trăm bệnh sinh, nóng nhiều hơn thì một trăm bệnh sinh, lạnh nhiều hơn thì một trăm bệnh sinh, ăn nhiều thì một trăm bệnh sinh, ba thứ gió, lạnh, nóng hợp lại thì bốn trăm lẽ bốn bệnh đồng thời nổi lên, huống nữa là các thứ khác nổi lên thì cái hoạn ấy không thể kể. Hoặc cắt tay, hoặc cắt chân, tai, mũi, hoặc chém đầu, hoặc trói buộc đánh đập, tống vào trong ngục, tra khảo gia hình, hoặc sợ những nạn như người, không phải người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đã thế còn gặp phải nạn khổ đồng hoang muỗi mòng, bọ chét, ong cắn đốt, còn phải sợ đến những loài cọp, sói, sư tử, rắn, rít, những khổ như vậy không thể kể hết. Có rất nhiều việc mong cầu khổ cực, nếu cầu không được thì lo, có những cái ham thích mà không được như ý, nhưng khi được rồi thì lại bảo hộ, cuộc sống có những nghề nghiệp, khổ cực, nhưng khi được rồi thì đuổi mãi chí nguyện, không chán trần lao khổ não cần phải đề phòng. Này A-nan! Nói tóm lại, năm uẩn là khổ, các nhập các suy, suy nghó lung tung do vậy mà sinh khổ. Từ đó lại khởi lên kiêu mạn cống cao, tâm cứ chạy mãi không yên, mỗi mỗi các nghóa nên quán tự nhiên. Thí như bánh xe lăn mãi không đứng yên một chỗ. Một khi ngủ dậy hoặc trên giường, dưới đất, ca múa, cười giỡn cũng phải quán tưởng khổ. Giả sử đi đứng, nằm, ngồi thường nên suy nghó về khổ, các hoạn áo não không thể kể hết, không có gì là vui thích cả. Dù ở chỗ kinh hành cũng không tưởng yên, chỉ thích ngồi mà không muốn đi, không ngồi giường ghế thì cũng nên biết đó là khổ. Này A-nan! Chớ khởi tưởng cho là an lạc. Này A-nan! Nếu thường trụ trong oai nghi, mà gặp phải vô lượng khổ đi nữa, nhưng tâm nghó an lạc thì là không khổ. Như vậy, này A-nan! Sinh tử có gì vui, lại có hai hoạn, là tự quán thân khổ, quán thân người khác cũng khổ. Khi quán hai nghóa này rồi thì nên xét lại chính mình. Ta tuy xuất gia nhờ đâu mà được trí tuệ, được quả báo tốt, an ổn không có hoạn nạn, tất cả sự thọ thực, y áo, giường ghế, thuốc thang và mọi vật dụng đều từ đàn na thí chủ. Do vậy, khi thọ dụng phải cầu nguyện cho thí chủ được quả báo lớn, được sáng suốt không có các hoạn nạn. Này A-nan! Nên học như vậy, ý ông nghó sao? Sắc là thường hay vô thường. A-nan thưa: –Là vô thường thưa Thế Tôn. Đức Phật hỏi: –Nếu là vô thường thì khổ hay không khổ? A-nan thưa: –Rất khổ, thưa Thế Tôn! Đức Phật hỏi: –Việc vô thường là pháp ly biệt không có thường tại, đệ tử Hiền thánh nghe giảng nghóa này rồi có nên khởi ý nghó có ta có của ta là ngã sở không? A-nan thưa: –Dạ không, thưa Thế Tôn! Đức Phật hỏi: –Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường? A-nan thưa: –Là vô thường, thưa Thế Tôn! Đức Phật hỏi: –Nếu là vô thường thì khổ, hay vui đệ tử Hiền thánh nghe giảng nghóa này rồi, còn cho rằng có ta, có của ta, là ngã sở không? A-nan thưa: –Dạ không, thưa Thế Tôn! Đức Phật hỏi: –Thế nên, này A-nan! Tính ra tất cả sắc quá khứ, tương lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, vi diệu, dơ uế, hoặc gần hoặc xa, đều không ngã, không bỉ, cũng không phải là thân ta. Người trí sáng suốt có quán bình đẳng hay không bình đẳng? Này A-nan! Giả sử đệ tử Hiền thánh nhàm chán sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì lìa trần cấu; lìa trần cấu thì là được vượt qua, từ bờ này vượt qua bờ kia. Khi thấy được trí tuệ thì dứt sạch sinh tử, xưng dương phạm hạnh, thân được thành tựu, vượt qua bờ bên kia chính là từ đây. Khi Phật nói kinh này rồi, Hiền giả A-nan sinh các Pháp nhãn, năm trăm Tỳ-kheo lậu tận ý giải. Hiền giả A-nan, năm trăm đệ tử cùng các trời, rồng, thần nghe rồi hoan hỷ. 