<經 id="n2070">VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG TỊNH ĐỘ THỤY ỨNG TRUYỆN HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 2070 VÃNG SINH TÂY PHƯƠNG TỊNH-ĐỘ THỤY ỨNG TRUYỆN MỤC LỤC 1- Pháp sư Tuệ Viễn. 2- Pháp sư Đàm Loan. 3- Pháp sư Đạo Trân. 4- Tăng Nhai. 5- Thiền sư Tuệ Mạng. 6- Thiền sư Tịnh. 7- Thiền sư Khải. 8- Tăng Đạo Dụ. 9- Pháp sư Đăng. 10- Pháp sư Hồng 1 1- Thiền sư Đạo Xước 1 2- Đại Sư Thiện Đạo 13- Pháp sư Huyền Thiền sư Ngạn Thiền sư Đại Hạnh 1 6- Thiền sư Tạng; Pháp sư Cảm Thiền sư Hoài Ngọc 1 9- Vị Tăng Pháp Tri 20- Vị Tăng Đạo Ngang 2 1- Tăng Hùng Tuấn 2 2- Ni Pháp Tạng 2 3- Ni Tịnh Chân 24- Ni Pháp Thắng 25- Ni Ngộ Tánh 2 6- Ni Đại Minh 27- Hai vị Sa-di 2 8- Đồng Tử A đàm 2 9- Đồng Tử Ngụy Sư 3 0- Quốc Vương Ô Trường 3 1- Hoàng Hậu đời tùy 3 2- Lưu Di Dân 3 3- Quan Sát Sứ; 3 4- Nguyên Tử Bình 3 5- Ngụy Thế Tử Trương Nguyên Tường Người ở Hàng Châu đời Tùy 3 8- Truơng Chung Húc Người Phần Châu 4 0- Phòng Trợ Phòng; Vợ Ôn Văn Tịnh Thôn Ông ở Ước Sơn 4 3- Nữ đệ tử họ Lương 44- Nữ đệ tử họ Bùi 4 5- Nữ đệ tử Diêu Bà 4 6- Vợ Trương Văn 4 7- Ông già ở huyện Phần Dương 4 8- Triệu Nguyện Bảo ***** <詞>LỜI TỰA Chủ Phật đã khởi lòng Từ dùng nhiều phương tiện, nhưng chỉ có vãng sinh là dễ khế họp với mọi cơ duyên. Nói về xưa nay chí thành và có thông cảm ứng hiện các điềm lành thì có Sa-môn Văn Thẩm và Thích Tử Thiếu Khang trong Luận Vãng Sinh và Cao Tăng truyện đã nêu lời tựa chân thật ghi chép các chứng cớ hiếm lạ, các duyên chân thành cảm hóa mà hiển bày cái dụng của Phật lực khó nghó bàn. Khiến xưa nay không đọa lạc, đạo tục quy tâm, nối tiếp huyền phong hưng thạnh việc lớn, khiến người đã phát tâm thì càng bền chắc không nghi ngờ, còn kẻ chưa khởi lòng tin thì có chỗ nương tựa. Khanh Thân kính ghi lời tựa Pháp sư Tuệ Viễn: Người thời Đông Tấn, ở Nhạn Môn, chọn ở Lô Sơn hơn ba mươi năm chưa xuống núi vào nhà thế Tục. Đưa khách chỉ đến Hổ Khê mà thôi. Tuy học rộng các sách, nhưng chỉ hoằng hóa Tây Phương. Dưới núi ngài lập Tịnh độ Đường, sớm chiều lễ sám. Có các quan đương triều như Tạ Linh Vận, cao só Lưu Di Dân v.v… cùng bỏ vinh hoa ở đời đồng tu Tịnh-độ. Người tin theo có đến một trăm hai mươi ba người, ở trước tượng Vô Lượng Thọ mà kiết trai lập thệ. Di Dân làm văn tán tụng cảm đến một Tiên Nhân cưỡi mây nghe tụng. Ngày mồng 6 tháng 8 niên hiệu Nghóa Hi năm 12, Pháp sư được Thánh chúng từ xa đến rước. Khi qua đời ngài dặn dò và nằm nghiêng hông phải mà hóa, thọ tám mươi ba tuổi. Pháp sư Đàm Loan: Người đời Tề, nhà ở gần núi Ngũ Đài, thông suốt các giáo. Nhân được Tiên Kinh ở cõi này mười quyển, muốn tìm hỏi Đào Ẩn Cư để học Tiên Thuật. Sau gặp Tam tạng Bồ-đề-lưu-chi hỏi rằng: Trong Phật Pháp có pháp sống mãi không chết hơn Tiên Kinh ở cõi này chăng? Ngài đáp dầu được sống lâu rốt cuộc rồi cũng phải đọa. Bèn trao Quán Kinh Vô Lượng Thọ cho Loan bảo: Thực hành theo phép Đại Tiên này thì mãi được giải thoát, lìa hẳn sinh tử. Loan bèn đốt hết Kinh Tiên. Bỗng nửa đêm thấy vị Tăng Ấn-độ vào phòng bảo Loan rằng: Ta là Bồ-tát Long Thọ bèn nói kệ rằng: Lá đã rơi rụng thì không thể nương, lúa chưa bó thì không thể vô bao, tìm ngựa trắng qua lỗ nhỏ chẳng thể dừng, đã đi rồi không có thể trở lại, chưa đến chưa thể tìm hay sao, ở đây ngựa khó thể về. Pháp sư biết tuổi thọ của mình đã hết bèn nhóm họp đệ tử hơn ba trăm người. Sư tự cầm lò hương quay mặt hướng Tây khuyên dạy môn đồ tôn kính Tây Phương. Ngày ấy khi mặt về trời mới mọc đồng tiếng niệm Phật thì liền qua đời. Ở cách chùa về phía Tây năm dặm, có một chùa Ni nghe trên hư không có tiếng nhạc từ phía Tây đi về Đông rồi từ Đông đi về Tây. Thiền sư Đạo Trân: Người đời Lương, vào Lô Sơn niệm Phật, vì thực hành Thủy Quán cho nên mộng thấy có khoảng trăm người ngồi thuyền sắp sinh về Tây Phương, bèn xin lên thuyền, có vị Thượng Nhân không cho. Trân hỏi: Bần đạo một đời tu Tây Phương vì sao không cho? Vị ấy đáp. Sự nghiệp chưa tròn, chưa tụng kinh Di-đà và xây nhà tắm cho chúng Tăng. Do đó số người trên thuyền thấy Trân không được đi bèn gào khóc. Sư thức giấc, bèn tụng kinh và xây nhà tắm cho Tăng. Lâu sau lại mộng thấy một người ngồi lầu đài bằng bạc trắng giơ tay nói rằng: Thiền sư Trân, ngươi nghiệp đã tròn vì khéo dụng tâm, nay báo rõ chắc chắn sinh Tây Phương. Đêm Sư qua đời trên đỉnh núi sáng lòa như cả ngàn ngọn đuốc, mùi thơm lạ đầy chùa. Sau khi mất thì nhặt được trong tráp kinh tờ ghi tên những người chưa mất mà trước đó chưa hề nói với ai. Tăng Nhai: Là vị tăng thời Hậu Chu, trú tại chùa Đa Bảo ở Ích Châu. Tánh ít nói năng nhưng thường cười đùa. Mỗi khi đi dạo rừng núi suốt ngày trở về người hỏi vì sao thì đáp: Điều ấy ai cũng chịu được, tôi nghó thế. Ông ở thành Tây đốt năm ngón tay. Đạo-Tục cả ngàn người kéo đến khóc lóc. Ngài nói: Tôi chỉ giữ hạnh Bồ-tát, đừng khóc. Người hỏi có đau không? Sư đáp: Tâm đã không đau thì tay đâu có đau. Đốt bàn tay xương tủy sôi sục, người hỏi lý do, Sư đáp: Bởi vì các chúng sinh không thể thực hành nhẫn. Nay quán điều chẳng nhẫn được thì nhẫn, chẳng đốt được thì đốt. Lại bảo chúng rằng Đời mạt pháp khinh lờn không chịu quán tượng Phật, đầu gỗ nghe kinh như gió thổi tai ngựa, đốt tay bỏ thân là muốn cho mọi người tin kính Phật Pháp. Lại bảo đệ tử rằng: Khi ta- diệt độ rồi phải thường cung dưỡng người bệnh, kẻ xấu xí và súc sinh, phần nhiều các người này đều là Chư Phật Bồ-tát hóa thân, nếu không có đại tâm bình đẳng thì làm sao có thể cung kính tất cả? Có người thấy hoa trời và Tăng Nhai đắp y mang tích trượng cùng sáu trăm vị Tăng đi về hướng Tây rồi biến mất. Thiền sư Tuệ Mạng: Ngài ở thời Hậu Chu, người vùng Thái Nguyên, là bạn đao với Thiền sư Tư soạn Sám Phương Đẳng, ở dưới gốc thông nhìn nhau cười bảo rằng: Hai ta qua đời ở đây. Không quá mười ngày thì bị bệnh, ngồi kiết-già xoay mặt về Tây, nói “Phật đến”, rồi chắp tay mà hóa, cả hai đều thọ tám mươi ba tuổi. Mọi người thấy các vị trời cầm cờ phướn nói: Lành thay, đến rước hai Sư ra đi. Thiền sư Tịnh: Ngài ở thời Hậu Chu, khi còn ở thế tục thấy hình Địa ngục biến tướng thì bảo với đồng bạn rằng: Xét về nghiệp thì có ai tránh được khổ này? Bèn thưa mẹ xin xuất gia, thường ở chốn rừng vườn. Tăng chúng hỏi rằng: Sư nên xử thế hóa độ, mà lại giấu đức ở núi rừng? Sư đáp: Đạo quý ở chỗ có hành dụng hay không, tức ở chỗ người mà quán tới lui, còn thì ở ẩn. Đến lúc Chu Võ Đế diệt Phật Pháp, Sư tiếc rằng mình không có năng lực để hộ trì Phật pháp, bèn bảo đệ tử rằng: Ta ở đời vô ích, nên bỏ thân này. Ngồi kiết già trên tảng đá đắp nạp y rồi tự chặt đứt hết tay chân, lại kéo ruột gan treo trên cây, mổ tim đưa lên mà chết. Để thư lại nói rằng: Những kẻ có duyên đối với Phật Pháp không lui sụt sẽ được lợi ích. Ta vì ba duyên mà bỏ thân này, một là tự thấy có nhiều lỗi, hai là chẳng thể nào hộ pháp, ba là muốn mau thấy Phật, bèn nói kệ rằng: Nguyện các chúng sinh , Nghe ta bỏ mạng, Thành tựu Thiên nhó Rốt ráo Bồ-đề, Thân này bất tịnh, Chỉ là cứt đái Chín lỗ chảy đầy, Bỏ thân dơ này, Nguyện sinh Tịnh-độ Một niệm Hoa nở, nơi Phật Di-đà Thiền sư Khải: Ngài là Khải Thiền sư Tông Thiên Thai, đời Tùy, người ở Dónh Xuyên, họ Trần. Sư giảng Kinh Tịnh Danh thấy ba thềm báu từ hư không hạ xuống, có mấy mươi vị Phạm tăng cầm lò hương đi vào Thiền đường, nhiễu quanh Khải ba vòng. Khải bảo rằng: “Ta từ khi sinh đến nay, ngồi xoay mặt về hướng Tây, niệm Phật A-di-đà, Ma-ha Bát-nhã Quán Âm-Thế Chí năng lực oai thần cũng không hơn ở đây. Ta nhiều phen thỉnh Quan Âm mà sám hối. Từ khi bị bệnh niệm Tây Phương rất tha thiết, ta đi đây. Có người đưa thuốc thì Sư bảo: “Binh không hợp với thân, tuổi không hợp với tâm, thuốc lẽ nào có thể trừ được bệnh ư? Ta sống nhọc sinh khí độc, chết thoát nghỉ về, Quân Âm Thế Chí nay đến rước rước ta”. Rồi bảo đọc Kinh Pháp Hoa, khen rằng Pháp môn là cha mẹ, Tuệ giải do đây mà sinh, mầu nhiệm khó lường, như mặt trời sáng. Lại đọc Kinh Vô Lượng Thọ, khen rằng: Bốn mươi tám nguyện trang nghiệm Tịnh-độ, hồ sen cây báu dễ đến không có người. Lại bảo Duy- Na rằng: Khi qua đời mà nghe chuông thì tăng thêm Chánh Niệm mọi người hãy im lặng. Ta sắp đi đây. Nói xong thì hóa, thọ sáu mươi tuổi, nhằm niên hiệu Khai Hoàng thứ 17, ngày 24 tháng 1 1. Ngài xây dựng bốn mươi lăm chùa , độ Tăng hơn bốn ngàn người, trải qua mười lăm năm tạo các tượng Vàng Bạc, Chiên Đàn phân phó khắp mười phương. Đây là Trí Giả, Pháp Không Đại Sư. Tăng Đạo Dụ: Ngài là người đời Tùy, trú tại chùa Khai Giác, niệm Phật A-di-đà tạo tượng Chiên đàn cao ba tấc. Sau Đạo Dụ bỗng nhiên chết, bảy ngày sống lại mà bảo rằng: Thấy một bậc Hiền, vãng sinh đến bên ao báu. Người Hiền đi quanh hoa ba vòng, hoa nở ra bèn ngồi vào đó. Đạo Dụ cũng đi nhiễu quanh nhưng hoa không nở, bèn lấy tay kéo thì hoa héo rụng. Phật A-di-đà bảo rằng: Ngươi hãy trở về cõi ấy mà sám hối các tội, tắm gội nước thơm, khi sao Mai mọc Ta sẽ đón ngươi, ngươi tạo tượng Ta vì sao quá nhỏ. Dụ thưa: Tâm lớn thì lớn, tâm nhỏ thì nhỏ nói xong thì tượng bay lên hư không. Rồi y lời tắm nước thơm một lòng sám hối, nói rõ với mọi người rằng: Vì tôi mà niệm Phật, khi sao Mai mọc thì hóa Phật đến rước. Ánh sáng chiếu soi đầy nhà, mọi người đều nghe thấy, bèn qua đời. Lúc đó là niên hiệu Khai Hoàng năm thứ tám. Pháp sư Đăng: Ngài là người đời Tùy, trú tại chùa Hưng Quốc ở Tính Châu, giảng Kinh Niết-bàn. Đạo Tục đến nghe hoặc già hoặc trẻ đều khuyên niệm Phật A-di-đà và cầu vãng sinh. Đến niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 12 thì mùi thơm lạ đến rước, ngày đưa đi chôn thì mây thơm vần vũ khắp xóm làng. 1 0. Pháp sư Hồng: Ngài là người đời Tùy, người ở Tính Châu. Sư một đời tinh tấn không nắm giữ tiền bạc của báu, luôn niệm Tây Phương mong thấy Phật A-di-đà. Khi qua đời thấy Đồng nam Đồng nữ ở trời Đâu-suất đến rước. Pháp sư nói: Tôi mong sinh về Tây Phương không muốn sinh lên cõi trời. Rồi bảo đồ chúng niệm Phật. Miệng nói Phật tây Phương đến rước. Nói rồi qua đời. Lúc đó là niên hiệu Nhân Thọ năm thứ 4. Thiền sư Đạo Xước: Ngài là người đời Đường, người ở Tính Châu, trú tại chùa Huyền Trung, giảng Quán Kinh đến hai trăm lượt. Từ bảy tuổi đã biết niệm Phật, tự xỏ chuỗi khuyên người niệm Phật. Nói chuyện thường mỉm cười, không hề quay lưng về hướng Tây, thưa với Thiện Đạo rằng: Đạo Xước sợ chẳng được Vãng sinh, xin thầy nhập Định làm Phật được chăng? Thiện Đạo nhập Định thấy Phật cao hơn trăm thước bạch rằng: Đạo Xước hiện tu Tam-muội niệm Phật chẳng biết bỏ thân này có được vãng sinh chăng? Lại hỏi năm tháng nào được sinh? Phật đáp rằng: Chém cây liền bỏ búa, không duyên chớ nói cho về nhà chớ từ khổ. Lại bảo Đạo Xước sám hối: Một là để kinh tượng ở chỗ thấp kém, còn mình thì ở an ổn trong phòng - hai là làm công đức khiến người xuất gia đối với mười phương tăng mà sám hối; ba là vì tu mà tạo thương tổn cho hàm sinh, nên đối với chúng sinh mà sám hối. Lại hỏi khi qua đời có điềm lành nào khiến người thấy nghe? Đáp rằng ngày mất thì Ta phát ra ánh sáng trắng chiếu xa đến phương Đông, khi ánh sáng này hiện ra thì sinh về nước Ta. Quả nhiên đến ngày mất thì có ba luồng ánh sáng trắng chiếu trong phòng. Lại thấy Pháp sư Đàm Loan ở trong ao bảy báu, bảo rằng: Tịnh-độ đã thành nhưng dư báo chưa hết. Mây tím hiện ra 3 lần. Thiền sư Thiện Đạo: Ngài thuộc đời Đường, họ Chu, người ở Tứ Châu, thuở nhỏ xuất gia thấy Tây Phương biến tướng thì than rằng: Làm sao gởi chất Liên Đài gá thần Tịnh-độ? Đến khi thọ giới Cụ túc, Luật sư Diệu Khai cùng xem Quán Kinh thì vui buồn giao nhau cùng khen rằng: Tu các hạnh khác thì lòng vòng khó thành, chỉ có Quan Môn này là chắc chắn vượt sinh tử. Bèn đến chỗ Thiền sư Xước hỏi rằng: niệm Phật thật được vãng sinh hay chăng? Sư đáp: Làm một hoa sen hành đạo bảy ngày mà không héo thì được vãng sinh. Lại Pháp sư Anh ở Đông Đô giảng Kinh Hoa Nghiêm bốn mươi lượt vào đạo tràng của Thiền sư Xước sống trong Tam-muội mà than rằng: Tự tiếc nhiều năm chỉ huống uổng công tìm Văn Sớ nhọc thân tâm, sao bằng mong niệm Phật không thể nghó bàn! Thiền sư nói: Kinh nói thật Phật đâu nói dối. Thiền sư bình thường ưa thích Khất thực, thường tự trách rằng: Phật Thích-ca hãy còn khất thực, Thiện Đạo là ai mà thích ở yên đòi cúng dường? Ngay cả Sa-di cũng chẳng cho lạy, viết Kinh Di-đà mười vạn quyển, vẽ Tịnh-độ biến tướng ba trăm bức, gặp tháp miếu thì đều sửa sang tu bổ. Phật Pháp truyền sang Đông Độ chưa ai làm hưng thịnh bằng Thiền sư. Pháp sư Huyền: Người đời Đường, ở Tính Châu. Gặp Thiền sư Xước giảng Quán Kinh mới biết hồi tâm. Năm năm chuyên niệm Phật, một ngày một đêm lễ một ngàn lạy niệm Phật bảy vạn câu, sợ không trọn vẹn cho nên càng thêm tinh tiến. Mộng thấy Phật Thích-ca và Bồ-tát Văn-thù khen ngợi kinh Pháp Hoa. Lại thấy ba con đường từ hướng Tây đến, một đường dành cho kẻ tục, một đường cho cả Tục và Đạo, đường thứ ba chỉ có chư Tăng, đều là người Vãng sinh. Thiền sư Ngạn: Người đời Đường, ở Tính Châu. Ngài tu nghiệp Vãng sinh thường thực hành Sám Phương Đẳng. Khi qua đời thì thấy hai Bồ-tát Quán Âm- Thế Chí hiện giữa hư không, mời thợ vẽ mà không ai vẽ được. Bỗng cảm hai người nói: Từ Tây Kinh đến muốn tới Đài Sơn. Rồi vẽ cho một bức không trở ngại Sư bảo đệ tử rằng: Ai muốn theo ta đến Tây Phương. Cậu bé nhỏ nhất thưa: Con nguyện xin theo! Liền vào đạo tràng ngồi thẳng mà hóa. Sư nói: Nếu đi thật thì hãy đợi nhau sao trở về trước ta. Bèn sai môn đồ giúp mình niệm Phật rồi ngồi thẳng mà hóa, thọ tám mươi tuổi, nhằm mùng 7 tháng giêng niên hiệu Thùy Củng thứ nhất. Thiền sư Đại Hạnh: Ngài là người ở Tề Châu, vào Thái Sơn ăn cỏ mặc vỏ cây cầu Tam-muội Pháp Hoa, cảm Bồ-tát Phổ Hiền hiện thân, dạy sư niệm Phật A-di-đà trải qua hai mươi mốt ngày. Đến nửa đêm bỗng thấy đất lưu ly, mắt tâm rỗng sáng thấy cả mười phương Phật. Sau bị bệnh nằm nghiêng bên hông phải mà mất. Sau khi chôn thì quan quách vẫn thơm ngát mấy ngày không tan, dung mạo chẳng khác lúc còn sống. Thiền sư Tạng: Ngài là người Phần Châu. Mỗi khi ra cửa lạy khắp Tháp miếu, không nhận đạo tục lạy mình, trước khởi việc chế tâm và ngăn sáu giặc, một niệm mà không lỗi. Thường làm việc Tăng thay cho đầy tớ. Thấy áo dơ ngâm đều lấy giặt và vá lại mùa Hạ nóng thì cởi áo nằm cỏ để nuôi ve muỗi. Ngày Sư qua đời, các trời đến mời Sư đều không đi, đến khi Hóa Phật ở Tịnh độ đến đón, mới bắt đầu ra đi. Pháp sư Cảm: Ngài trú tại chùa Thiên Phước ở Trường An, làu thông kinh điển, không tin niệm Phật, có hỏi Hòa-Thượng Thiện Đạo rằng Việc niệm Phật ở môn nào? Đáp rằng: Anh hãy cứ niệm Phật sẽ có chứng nghiệm. Lại hỏi: Có từng thấy Phật chăng? Sư đáp: Phật nói còn nghi gì? Bèn hai mươi mốt ngày vào Đạo Tràng, không có cảm ứng gì. Tự tiếc tội nặng muốn bỏ ăn dứt mạng. Sư ngăn lại không cho. Suốt ba năm chuyên chí liền được thấy thân ngọc hào sắc vàng của Phật, chứng được Tam-muội. Bèn tự soạn Luận Vãng Sinh Quyết Nghi bảy quyển. Khi qua đời được Phật rước, chắp tay hướng về Tây mà mất. Thiền sư Hoài Ngọc: Ngài họ Cao, trú tại chùa Dũng Tuyền ở Thai Châu. Khi ăn chẳng ăn cơm, không mặc áo tơ tằm, thường tự thật thà sám hối hơn vạn vạn lần, tụng Kinh Di-đà Quán ba mươi vạn biến, khóa tụng hằng ngày niệm năm vạn câu, phóng sinh ruồi muỗi, ngồi mãi chẳng nằm. Ngày 9 tháng 6 niên hiệu Thiên Bảo năm thứ 6 thấy Thánh chúng ở Phương Tây số đông như cát sông Hằng. Thấy một người mang đài bạc theo cửa sổ mà vào. Thiền sư nói: Công khóa của tôi đáng được đài vàng, bèn gia công niệm Phật. Trên hư không có tiếng nói Viên Quang trên đảnh chiếu sáng khắp hư không. Bảo với môn đồ lui ra sau chớ chạm ánh sáng. Đến khi qua đời thì ánh sáng càng mạnh, bèn nói kệ rằng: Thanh tịnh sáng sạch không bụi nhơ, hoa sen hóa sinh là cha mẹ, Ta tu hành nay đã mười kiếp, thị hiện Diêm-phù chịu các khổ, Một đời khổ hạnh vượt mười kiếp, Lìa hẳn Ta-bà về Tịnh-độ. Nói xong thì thấy đài vàng tím rồi mỉm cười mà mất. Nhục thân hiện ở tại chùa Dõng Tuyền ở Thai Châu. Tăng Pháp Trí: Tăng Pháp Trí ở tại Thiên Thai chuyên nghiệp niệm Phật. Tánh Sư thô suất không câu chấp luật nghi, người bảo phạm tội Cát-la phải bốn trăm năm vào địa ngục, liền tin. Nghe Kinh nói niệm Phật A-di-đà một câu thì diệt hết tám mươi ức kiếp tội nặng sinh tử, bèn ở chùa Quốc Thanh vào đài Đâu-suất niệm Phật ngày đêm. Người thời đó không tin. Bỗng Sư từ giả khắp đạo tục rằng: Tôi sắp vãng sinh. Khiến các người thân biết để thiết trai một ngày. Đến ngày thì vào nửa đêm không bệnh mà mất. Ánh sáng màu vàng chiếu đến hơn mấy trăm dặm. Loài tró đồng sợ hãi kêu lớn, người trên thuyền gọi nhau trời sáng. Tăng Đạo Ngang: Tăng Đạo Ngang ở Tương Châu giảng Kinh Pháp Hoa, bỗng nhiên thấy các vị trời tấu nhạc từ hư không đến bảo rằng: Đây là trời Đâu-suất xuống đón rước. Đạo Ngang bảo: Cõi trời còn là cội gốc sinh tử, do đó không ham đến chỉ nguyện Tây Phương mà thôi. Nói xong thì thấy Tây Phương đờn ca vây quanh đến rước. Tin đến không được dừng lâu. Nói xong thì tay cầm lò hương lên tòa cao ngồi thẳng im lặng mà hóa. Tăng Hùng Tuấn: Tăng Hùng Tuấn họ Chu, người ở Thành Đô, giỏi giảng nói, không có giới hạnh, được bố thí thì dùng phi pháp lại hoàn tục vào trại lính giết chóc cướp của, rồi chạy vào Tăng lánh nạn. Trong niên hiệu Đại Lịch thấy vua Diêm La bắt dẫn vào địa ngục Tuấn kêu lớn: Hùng Tuấn này mà vào địa ngục thì Chư Phật ba đời là nói dối. Vua bảo Phật không hề nói dối. Tuấn nói: Hạ Phẩm Hạ Sinh trong Quán Kinh nói kẻ gây ra năm tội nghịch, khi qua đời mười niệm còn được vãng sinh. Hùng Tuấn tuy gây tội mà không phải là năm tội nghịch, nếu nói về niệm Phật thì không biết là bao nhiêu. Nói xong thì vãng sinh Tây Phương, nương đài mà đi. Ni Pháp Tạng: Ni Pháp Tạng đời Tống, trú tại chùa Kiến Phước ở Kim Lăng theo Thiền nghiệp cao xa, bảo bạn đồng học là Đàm Kỉnh rằng Ta lập thân hành Đạo chí ở Tây Phương. Sau bỗng nhiên bị bệnh, lúc đầu thấy Phật A-di-đà cùng các Thánh chúng đến thăm hỏi bệnh tình Pháp Tạng, ánh sáng chiếu sáng cả chùa, đại chúng đều trông thấy, rồi Ni sư qua đời. Ni Tịnh Chân: Ni chùa Tích Thiện ở Trường An, đắp y khất thực, một đời không tức giận, giảng Kinh Kim cang mười vạn lần, chuyên ròng niệm Phật, tháng 7 niên hiệu Hiển Khánh thứ 5 thì Ni bị bệnh, bảo đệ tử rằng: Trong tháng 5 này mười lần ta thấy Phật A-di-đà, hai lần thấy thế giới Cực Lạc, trên hoa sen báu đồng tử dạo chơi, lại có Thánh Tăng 5 lần thọ ký rằng ta sẽ thành Phật, lại bảo ta được vãng sinh Thượng phẩm. Rồi ngồi kiết già mà mất. Qua một đêm tỉnh lại bảo đệ tử rằng: Ta được địa vị Bồ-tát, đi khắp mười phương cúng dường Chư Phật. Nói xong thì mất. Ánh sáng chiếu khắp chùa. Ni Pháp Thắng: Ni là người ở Huyện Ngô, tiến tu Thiền định, theo nghiệp niệm Phật. Dạy dỗ đạo tục khuyên cầu vãng sinh. Bà bị bệnh tự biết không qua khỏi. Nằm thấy một vị Tăng đến báo rằng: Bệnh này không thể lành, nên chuyên niệm Phật. Lại thấy hai vị Tăng đắp y cầm hoa đứng ở trước giường chiếu ánh sáng vào thân mình. Nói xong thì mất. Ni Ngộ Tánh: Ni là người Lạc Dương ở Hành Châu, gặp Xà-lê Chiếu, phát nguyện niệm Phật một vạn lần. Niên hiệu Đại Lịch như 6 bà vào Đài Sơn, bỗng nhiên bị bệnh, nghe trên hư không có tiếng nhạc, bà bảo: Ta được Trung phẩm Thượng sinh, thấy người đồng niệm Phật ở Tây Phương đều có Hoa sen, thân mầu vàng chiếu sáng. Lúc ấy vào năm hai mươi bốn tuổi. 2 6. Ni Đại Minh: Ni là người ở duyên Châu. Gặp Thiền sư Xước giảng Kinh Vô Lượng Thọ dạy nghiệp niệm Phật. Trước khi niệm thì bà mặc áo sạch, súc miệng xông trầm đốt hương tịnh thất. Khóa tụng ba, bốn năm tiếp tục không đứt quãng. Khi Ni qua đời, đại chúng thấy ánh sáng nghe tiếng nước có hơi trầm hương đến rước, lúc đó Ni qua đời. Hai Sa-di: Có hai Sa-di trú tại chùa Khai Hóa ở Tính Châu. Sa-di nhỏ bảo Sa-di lớn rằng: Huynh thử thực hành nghiệp Tinh Độ xem sao? Cả hai vui mừng cùng đồng chí. Mười lăm năm sau, Sa-di lớn chết trước đến Tây Phương thấy Phật A-di-đà thưa rằng: Em con có được sinh lên đây hay chăng? Phật bảo: con nhờ cậu ta mà phát tâm, con còn được vãng sinh, cậu ta có nghi gì? Hãy trở về Diêm Phù khuyên niệm danh hiệu Ta, ba năm sau sẽ cùng đến gặp ta. Bèn trở về sống lại kể đủ mọi việc. Năm sau hai Sa-di tâm khai nhãn tịnh, cùng thấy Bồ-tát đến rước. Đất đai rung chuyển, trời rải hoa như mưa trên không, đồng thời cùng mất tùy nguyện vãng sinh. Đồng tử A Đàm Viễn: Đồng Tử ở thời Tống, mười tám tuổi giữ giới Bồ-tát thờ Thiền sư Hàm tu nghiệp Tịnh-độ, luôn hướng về Sư mà sám hối. Đêm vào canh tư bỗng nhiên tự tụng niệm. Sư kinh hãi hỏi con thấy màu gì? Đáp: Con thấy Phật màu vàng ròng, hư không đầy phướn hoa từ Tây Phương mà đến. Bỗng nhiên qua đời. Mùi thơm lạ mấy ngày không tan. Đồng tử Ngụy Sư Tán: Đồng tử mười bốn tuổi ở Ung Châu, thờ Thiền sư Tịnh phát tâm niệm Phật, ngày đêm nối tiếp. Niên hiệu Vónh Huy thứ 3 bị bệnh chết rồi sống lại thưa với mẹ rằng: Con đã thấy Phật A-di-đà, con sẽ vãng sinh. Nói xong thì mất. Người hàng xóm xung quanh thấy trên nóc nhà người mất, có ánh sáng năm màu chiếu lên mây bay về hướng Tây. Quốc Vương Ô Trường: Quốc Vương nước Ô Trường là Vạn Cơ Chi Hà, gọi những người hầu bảo rằng: Ta là Quốc chủ cũng không tránh khỏi Vô thường, nghe Tây Phương là nơi gá thần, ngày đêm sáu thời niệm Phật hành đạo và tấu nhạc. Mỗi ngày thiết đãi trăm vị Tăng. Vua cùng phu nhân chính tay làm thức ăn, hơn ba mươi năm chuyên tinh không thay đổi. Khi qua đời thì thần sắc vui vẻ an hòa. Thánh Chúng Tây Phương đến rước có rất nhiều điềm lành. Hoàng Hậu đời Tùy: Hoàng hậu Tùy Văn Đế tuy ở trong cung, nhưng rất nhàm chán thân nữ, hằng ngày niệm Tây Phương. Đến khi qua đời thì mùi thơm lạ đầy cung từ hư không đến. Vua Văn Đế hỏi Xà Đề Tư Na ấy là điềm lành gì? Đáp rằng Tây Phương có Phật hiệu A-di-đà, Hoàng hậu nghiệp cao thần thức sinh về nước ấy, nên có điềm lành này, Lưu Di Dân đời Tấn: Lưu Di Dân đời Tấn làm huyện lệnh ở hai huyện Tử và Tang, nương Đại Sư Viễn ở Lô Sơn tu đạo tu Tam-muội niệm Phật. Mới được nửa năm ở trong Tam-muội thấy ánh sáng Phật duỗi tay tiếp dẫn. Bèn thỉnh Phật cầu tăng nguyện mau bỏ thân mạng này mà sinh Tịnh-độ. Ở núi mười lăm năm, tự biết trước ngày giờ chết, bèn từ biệt chúng ngồi thẳng mà hóa, đó là niên hiệu Nghóa Hy năm thứ 15, thọ năm mươi bảy tuổi. Quán Sát Sứ Vi Chi Tấn đời Đường: Vi Chi Tấn đời Đường lập hạnh Từ, lập đạo tràng Tây Phương niệm Phật A-di-đà, sám hối nguyện sinh Tây Phương, hành đạo Bồ-tát, giữ gìn Phật Pháp, xoay bánh xe Chánh Pháp, độ thoát hàm thức. Đến tháng 6 ngồi kiết già chắp tay xoay mặt về hướng Tây, niệm Phật A-di- đà sáu mươi câu, bỗng nhiên tạ thế. Mùi thơm lạ đầy nhà trong ngoài đều nghe điềm lành không thể kể hết. Nguyên Tử Bình đời Đường: Nguyên Tử Bình đời Đường, niên hiệu Đại Lịch năm thứ 9 trú tại chùa Quán Âm ở Nhuận Châu phát tâm niệm Phật A-di-đà một vạn câu, trải qua ba tháng bỗng nhiên bị bệnh. Nghe trên hư không có mùi thơm lạ và tiếng nhạc. Người bệnh vui mừng vô cùng trong hư không có tiếng người bảo: Vui thô đã qua, vui tế kế đến, trải qua một ngày niệm Phật cuối cùng sinh Tịnh-độ. Mùi thơm lạ mấy ngày. Ngụy Thế Tử đời Tống: Ba cha con Ngụy Thế Tử tu nghiệp Tây Phương, chỉ có vợ là không tin. Con gái mười bốn tuổi chết rồi bảy ngày trở lại thưa với mẹ rằng: Con thấy Tây Phương, cha anh ba người đã có hoa sen, sau sẽ hóa sinh. Chỉ có mẹ không có, nay con về báo tin sẽ đến sau. Mẹ nghe lời con nhiều ngày niệm Phật, để cả bốn người đều được vãng sinh. Trương Nguyên Tường: Trương Nguyên Tường đời Đường, là người ở Thượng Đô, bẩm tánh thuần trực mỗi ngày luôn niệm Tây Phương. Niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 2, giờ Thìn ngày 3 tháng 6 đòi ăn cơm chay, bảo rằng Hiền Thánh đang đợi. Ăn xong thì đốt hương đối trước Tây Phương Chánh niệm mà mất, khi đưa đến mộ thì mùi thơm lạ và ánh sáng bao trùm cả mộ. Người đời Tùy ở Hằng Châu: Người ở Hằng Châu không họ tên, niệm Phật dùng đậu để đếm số, đủ ba mươi sáu Thạch thì thiết trai ăn mừng, rồi đem đậu cho người ăn chay. Quán Âm Thế Chí hóa thành hai người hình dung xấu xí ốm gầy đến xin ăn. Đáp rằng Đệ tử nguyện sinh Tây Phương không còn chướng ngại gì, quý vị đến khất thực rất đúng tâm nguyện của con. Ăn xong thì chỉ nghe mùi thơm lạ và hai người bay lên hư không mà đi. Lúc đó nhằm tháng 9 niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 8. Trương Chung Húc: Trương Chung Húc là người ở Đồng Châu, làm nghề mua bán gà. Vào niên hiện Vónh Huy năm thứ 9 qua đời thấy ở phía Nam nhà có bầy gà tụ tập. Bỗng thấy một người mặc áo lụa đỏ sậm cởi gà bảo mổ mổ, gà ấy mổ bốn lần cả hai mắt đều chảy máu ở trên giường. Đến giờ Dậu tới chùa Thiện Quang niệm Phật, Tăng Hoằng Đạo bảo bày tượng Thánh niệm Phật A-di-đà. Bỗng nhiên có mùi thơm lạ an nhiên mà mất. Người ở Phần Châu: Người Phần Châu không rõ tên họ, làm nghề giết trâu bò, bị bệnh nặng thấy mây con trâu bức hiếp mình. Bèn bảo vợ thỉnh Tăng cứu mình. Khi Tăng đến người bệnh hỏi: Thầy tụng kinh Phật nếu tôi bị tội nặng có cứu được chăng? Thầy đáp: Trong Quán Kinh nói khi qua đời niệm mười câu Phật hiệu còn được vãng sinh, há Phật nói dối. Bỗng nhiên lúc ấy mùi thơm lạ đầy nhà rồi mất. Mọi người đều thấy mùi thơm lạ sắc sáng mây lành ở trên nhà người ấy. Phòng Trợ: Phòng Trợ ở Đại Châu có khuyên một cụ già niệm Phật. Cụ già được sinh Tây Phương vào âm phủ gặp vua Diêm La, vua thả cho về, bảo rằng ông sẽ sinh Tịnh-độ. Trợ tụng một vạn biến Kinh Kim cang, nguyện kính lễ cả núi Ngũ Đài, tâm này chưa toại chưa muốn vãng sinh. 4 1. Vợ Ôn Văn Tịnh: Vợ Ôn Văn Tịnh người ở Tính Châu, bệnh nằm trên giường chồng bảo: Nàng nên niệm Phật A-di-đà! Miệng niệm Phật không dứt, liền thấy cõi nước Phật. Sau bảo chồng thiết trai, sắp vãng sinh Tây Phương. Ăn xong bảo chồng hãy cố gắng niệm Phật. Hai ông bà thôn Ước Sơn ở Tùy Châu: Ông Bà hiểu rõ tất cả đều như không có? Mỗi tháng vào ngày 29 thỉnh hai vị Sơn Tăng đến hành đạo niệm Phật, thiết trai cúng dường. Bà tự làm lấy. Ông hỏi sao không nhờ người. Bà nói có bao nhiêu việc thì tự làm lấy, bảo người khác làm là phước của họ. Khi qua đời có ánh sáng đầy nhà, nửa đêm mà như ban ngày. Nữ đệ tử họ Lương: Nàng họ Lương ở Hạo Châu hai mắt đều mù, được vị Tăng khuyên niệm Phật A-di-đà. Từ khi theo lời thì niệm suốt ba năm không dứt, rồi cả hai mắt đều sáng, người trong làng đều nhìn thấy. Đến khi qua đời thì thấy Phật và Bồ-tát đến rước. Sau khi chết thì xây tháp miếu để thờ, người tới lui đều cung kính. Trai gái cả quận đều hồi tâm niệm Phật. Nữ đệ tử họ Bùi: Nàng họ Bùi vào niên hiệu Trịnh Quán, được vị Tăng dạy niệm Phật, dùng đậu để đếm số. Niệm đủ mười ba thạch (60 kg) thì tự biết chỗ sinh bèn từ giã người thân. Sau đó trang sức đẹp đẽ rồi niệm Phật mà mất và vãng sinh Cực Lạc. Nữ đệ tử họ Diêu: Diêu Bà người ở Thượng Độ, vào niên hiệu Trinh Quán được Phạm Bà khuyên nhủ, lấy niệm Phật A-di-đà làm đầu, lâm chung thấy Phật Bồ tát đến đón, vì cho rằng chưa gặp Phạm bà thỉnh Phật tạm dừng lại để đợi nhau. Phật ở trên Hư không đợi Phạm bà đến tay cầm lò hương, an nhiên mà qua đời. Tuân Thị vợ của Trương Văn Xí: Tuần Thị phát tâm niệm Phật trọn hai năm. Có vị Tăng thấy trong ao bảy báu có hoa sen thưa với Phật: Ngắt một cành đem cho con gái không có tội chăng? Nói xong thì cảnh thấy tan mất. Ngày qua đời thì có mùi thơm lạ đến rước mà vãng sinh Tịnh-độ. Cụ già ở huyện Phần Dương: Niên hiệu Trinh Quán năm thứ 5, cụ già ở huyện Phần Dương tại Tính Châu thường tụng Tây Phương đem lương khô lên núi Pháp Nhẫn mượn một phòng trống nghỉ qua đêm niệm Phật mà mất. Lúc đó ánh sáng chiếu sáng rực, quay mặt về phía Tây mà mất, rồi lên đài sen mà đi. Thiệu Nguyện Bảo: Thiệu Nguyện Bảo người ở Ung Châu, phát tâm niệm Phật từng tiếng không dứt và tự thật thà sám hối. Đêm nằm mộng thấy hoa sen báu bị trâu kéo, bèn đánh trâu bảo: Ta đã tụng ba quyển Kinh Di-đà và niệm Phật trăm câu. Trâu bèn mừng rỡ sau gặp đài vàng cỡi trên không mà đi. Vãng Sinh Tây Phương Tịnh Độ Thụy Ứng Truyện-Hết Nước Ngô Việt, Thủy Tâm Thiền Viện, Trụ Trì Chủ Hưng Phước, Tư Lợi Đại Sư được Vua ban thưởng- Tử Đạo sằn cung kính biên soạn. Niên hiệu Thiên Đức năm thứ 2, ngày 29 tháng 4 ở Chùa Diên Lịch, Sa môn Độ Hải khuyên bảo viết truyện này truyền ra. Truyện bốn mươi tám vị này để chứng tông lập giáo được in ra bản đầu tiên để Bố thí khắp cho mọi người. Nguyện đem công đức này, Bình đẳng thí tất cả, Đồng phát tâm Bồ-đề, Vãng sinh nước An Lạc. Niên hiệu Trinh Vónh năm thứ nhất, ngày 27 tháng 3 bắt đầu viết, viết xong ngày 21 tháng 4.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 187