<經 id="n2057">HÀNH TRẠNG HÒA THƯỢNG TUỆ QUẢ HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN HÀNH TRẠNG HÒA THƯỢNG TUỆ QUẢ 4 Hòa thượng tiên sư húy Tuệ Quả, họ Mã, người gốc ở làng Quy Minh, huyện Vạn Niên, phủ Kinh Triệu. Thuở nhỏ; năm lên chín tuổi, Sư đến viện Thánh Phật, theo Cố Hòa thượng húy Đàm Trinh, là Quốc Sư của ba triều; ở nội đạo tràng chuyên trì niệm được ban tặng y tía, lập chí tập học kinh điển. Năm lên 17 tuổi, có duyên vớ Hòa thượng, thường ở tại Nội Đạo tràng trì niệm kinh sám, chẳng ra bên ngoài. Sư đến Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư Bất Không ở chùa Đại Hưng Thiện xin truyền pháp “Đại Phật Đảnh tùy cầu chân ngôn”, v.v…. Đến năm 19 tuổi, ở bên cạnh Hòa thượng Tam Tạng dạy trao cho Quán Đảnh Tán Hoa, được Bồ-tát Chuyển Pháp Lu- ân Vương, Hòa thượng nói “ngày trước, ta ở tại nước Nam Thiên Trúc, tán hoa, được pháp tôn quý nầy, như nay không khác, chỉ khác là thời gian sau ta vậy. Hoằng truyền Đại giáo Tổng trì như ta không khác”. Vào niên hiệu Đại Lục thứ tám (7 7 3) thượng tuần tháng ba, Hoàng thượng ban sắc đến chùa Từ Ân, đặc dựng phương đẳng đạo tràng, Hòa thượng Đàm Trinh ở viện Thánh Phật vâng sắc đến chùa Từ Ân lập phương đẳng Đạo tràng: Vi Tăng ( Đàm Trinh tôi) có hai đồng tử đã hai mươi tuổi, có thể trao cho giới cụ túc, chưa dám chuyên quyền cho cạo đầu xuất gia, cúi xin Thánh từ hứa cho thần trở lại chùa cho hai đồng tử được truyền giới pháp và y bát. “Hoàng thượng ban sắc cho một con dao, ở trước Điện Đại Phật chùa Thanh Long, trao sắc cho hai đồng tử của Hòa thượng được cạo tóc xuất gia, ban tặng y bát cà sa, mỗi vị hai <大>卐 4 Tiêu đề viết đủ là: Hành trạng cổ Đại Đức Tuệ Quả ở chùa Thanh Long, thời Đại Đường, được ba triều vua Đại Tông; Đức Tông và Thuận Tông cung phụng bộ, độ quan cáo trụ chùa, Hòa thượng Thiên sứ đưa đến chùa Từ Ân xong, trở lại Nội Đạo tràng cảm tạ sắc chiếu: “Thần nhất giới vi tăng cảm tạ Thánh từ cho phép hai đồng tử được xuất gia thọ giới, y bát dao cạo. Quan cáo và thiên sứ đưa đến đạo tràng chùa Từ Ân. Việc truyền giới đã xong, Vi Tăng tôi, vui mừng không thể kềm chế” Sau khi được truyền giới xong, đến năm 22 tuổi, lại ở bên cạnh Hòa thượng Huyền Siêu, đệ tử của Hòa thượng Tam Tạng Thiện Vô Úy, cầu truyền Đại giáo “Đại bi thai tạng Tỳ-lô-giá-na Đại Du-già, pháp Tô-tất-địa Đại Du-già, các pháp Chư tôn Du-già, v.v… Mỗi mỗi đều đích thân trao truyền ý chỉ. Lại ở đến Hòa thượng Tam Tạng Bất Không ở chùa Đại Hưng Thiện, xin truyền” “Kim Cang Đảnh Đại Du- già Đại Giáo Vương Kinh Pháp”, “chư tôn du già mật ấn”, đích thân vâng nhận chỉ bày. Hòa thượng tiên sư (= Tuệ Quả) lúc ở tại nội đạo tràng được ân ban tặng mọi vật, thảy đều đem đến kính dâng Hòa thượng Tam Tạng Bất Không để đền ơn truyền pháp. Thường ở dưới các, vào thời kỳ yêu cầu tiết thực, thì niệm tụng kinh sám vài biến. Năm 25 tuổi, đặc biệt vâng theo chiếu chỉ vua vào nội đạo tràng, ở tại Điện Trường Sanh. Bấy giờ có sắc chiếu kêu gọi. Đáp hỏi: “Sư có công hiệu gì?” Giáp Thiên nói: “Bần tăng chưa có công hiệu”. Vâng sắc bèn thành thật, bấy giờ kêu gọi tám đồng tử, khảo triệu gia trì, vua có hỏi gì, thảy đều thành tựu, chuyển bình hợp trúc cũng được thành tựu, Hoàng thượng rất vui mừng. Niên hiệu Đại Lịch thứ mười (7 7 5), ở tại chùa Thanh Long riêng sắc tặng một chỗ ở Đông Tháp viện, dựng đặt đạo tràng Tỳ-lô-giá-na Quán Đảnh, có bảy vị tăng trì tụng kinh sám. Đến niên hiệu Đại Lịch thứ mười một (7 7 6), gia trì cho Hoàng đế Đại Tông, ứng thời nên bệnh thuyên giảm, sắc tặng một chiếc y màu tía để đáp lại. Hòa thượng (= Tuệ Quả) tâu không dám thọ nhận, ứng thời liền dâng. Vua ban sắc bảo: “Trẫm đã tặng sư y tía, không nhận sao được?” Hòa thượng tâu: “Tuệ Quả được tặng y tía cung kính không thể kể xiết, tức hợp bèn nhận. Nhân vì Hòa thượng tôn sư tiên triều đã ban tặng y tía, đệ tử không hợp lễ ngang hàng với thầy!” Hoàng đế nói: “Sư thật đại hiếu! Đó là sai lầm của trẫm”. Lại ban sắc nói rằng: “Tông khác họ khác như trên, tâm còn kính vâng hiếu kính, từ nay về sau, xứng đáng làm Quốc sư!” Bèn ban tặng một chiếc áo vải xấu. Vâng sắc gia trì cho Công chúa Hoa Dương, chỉ ba ngày, bệnh được thuyên giảm. Về sau, khoảng niên hiệu Thân Mùi, Công chúa bỗng nhiên không nói, Hoàng đế cùng mọi người trong cung v.v… một mực hướng về Hòa thượng như trước, Hòa thượng tấu rằng: “Thời tiết nóng bức, mong các quan cùng cung nhân v.v… tạm hướng bần tăng tôi gia trì thì sẽ được lành”. Công chúa bèn được dứt bệnh, nói năng lời lẽ rõ ràng, Hoàng đế rất vui mừng, ban tặng một trăm xấp lụa, một chiếc y. Hòa thượng cảm tạ sắc ban tặng nói: Thần nhất Tuệ Quả tôi cảm tạ thánh từ ban tặng lụa và y, vui mừng không thể kể xiết” (Ba ngày trình tấu dời Công chúa). Cuối niên hiệu Đại Lịch, Hòa thượng được vua ban tiền vật hơn mười ngàn (1 0 0 0) quan, đều đem làm công đức sửa tháp. Niên hiệu Đại Lịch thứ mười ba (7 7 8), trước sau có đến hai lần tấu xin đi đến Nam Đài, Hoàng đế chuẩn y theo lời trình tấu, Hòa thượng bèn đến Đài Quán Âm, trì niệm, đêm tối đã lâu, Đại Thánh Quán Thế Âm ở trong vầng tròn lớn, hiện thân tướng to lớn, ánh sáng tợ giống như mặt trời, mây lành đan nhau. Đồng thời, có đến trăm ngàn người từ xa cùng chiêm lễ. Niên hiệu Đại Lịch thứ mười ba (7 7 8), ban sắc tại Nội đạo tràng ở viện Trường Sanh Hòa thượng Tam Tạng Bất Không là Quốc sư truyền pháp Quán Đảnh cho cả ba triều vua (Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông) thị tịch, sắc bảo Tuệ Quả, sau khi Hòa thượng Tam Tạng Bất Không thị tịch, sẽ làm cho Phật pháp không bị dứt mất. Nghe sư học được Đại pháp, tất cả đều tại có duyên với Quốc sư… ở bên cạnh Hòa thượng, truyền được pháp môn niệm tụng, phần nhiều bị phế bỏ quên mất. Ngày khác ban khắp hỏi đạo, tức là ngôi vị của sư. Niên hiệu Đại Lịch thứ mười ba (7 7 8), ngày 15 tháng 10 Cao Lý Hiến Thành tuyên. Đầu năm Kiến Trung (7 8 0), có Sa-môn Biện Hoằng người nước Ha-lăng, từ bổn quốc, đem đến một cái bạt bằng đồng, dâng cúng viện thánh Phật, hai ốc pháp, Đồng, bốn bình, dâng cúng dường lên Hòa thượng, xin truyền đại pháp “Thai Tạng Tỳ-lô-giá-na”. Niên hiệu Kiến Trung thứ hai (7 8 1), có Sa-môn Tuệ Nhật, người nước Tân-la, đem tín vật từ bổn quốc dâng lên Hòa thượng, xin truyền “Thai tạng Kim cương giới Tô-tất-địa v.v…” và “chư tôn Du-già” ba mươi bản. Sau khi được trao, Sư tinh thông, sau đó trở về bổn quốc, mở mang Đại giáo, tinh tấn siêng năng trì niệm, tất-địa hiện tiền, bèn giữa ban ngày vọt thẳng lên không trung đến chiêm lễ trong cung vua nước Trung Thiên Trúc, cầu xin pháp ấy, giữa không trung… nói: Ở phương Tây tại nước Đại Đường (= Trung Hoa) có pháp bí mật, pháp đó ở chùa Thanh Long có. Cũng trong năm đó, ở nước Tân-la, có Sa-môn Ngộ Chân trao truyền “Thai Tạng Tỳ-lô-giá-na” và “Chư tôn trì niệm giáo pháp” v.v… Đến niên hiệu Trinh Nguyên thứ năm (7 8 9), qua nước Trung Thiên Trúc, tìm cầu “Đại Tỳ-lô-giá-na kinh” bằng tiếng Phạm và các kinh khác, vừa đến nước Thổ-phiên thì thị tịch. Các đệ tử tăng ở tại bổn viện như Nghóa Minh, Nghóa Mãn, Nghóa Trừng đồng thời ở nơi Hòa thượng xin truyền các kinh: “Tỳ-lô-giá-na thai tạng Tô-tất-địa v.v…” ba mươi bản. Niên hiệu Trinh Nguyên thứ năm (7 8 9), vâng sắc, ở tại bổn tự (= chùa Thanh Long), Đại Phật điện thỉnh bảy vị tăng cầu mưa, đến đêm ngày thứ bảy mưa xuống tràn trề, mỗi vị được tặng một xấp lụa, mười gói trà và biểu cảm tạ. Vâng sắc ở bên phải ngã tư đường cái đón rước chân thân vào nội cung. Tháng tư, niên hiệu Trinh Nguyên thứ sáu (7 9 0), vâng sắc bảo Sa-môn Tuệ Quả vào nội cung, ở Điện Trường Sanh, vì nước nhà niệm tụng cầu an cho nước nhà, ở tại nội cung hơn bảy mươi ngày, đến lúc trở về, mỗi vị được tăng ba mươi xấp lụa, hai mươi gói trà, sau mới phân chia trên dưới, tặng y vật bốn mùa, đồ dùng trong ba tiết, cũng năm ấy, Đỗ Tướng Công, Hoàng Chung Vó Tướng Công đích thân đến thọ Quán đảnh, học trì niệm, lại tấu xin đến tuần đài, vâng sắc nên y cứ, sung thêm các vị Đại Đức ở chùa Quán Âm. Từ niên hiệu Trinh Nguyên thứ chín (7 9 3) đến niên hiệu thứ mười ba (7 9 7), các vị đệ tử tăng: Nghóa Hằng, Nghóa Nhất, Nghóa Chánh, Ng- hóa, Nghóa Thao, Nghóa Vân, Trí Hưng, Nghóa Mẫn, Hạnh Kiên, Viên thông, Nghóa Luân, Nghóa Bá, Nghóa Nhuận. Đệ tử tại gia có: Ngô Ân, Khai Phi v.v… khoảng năm mươi vị học pháp. Đến tháng năm, niên hiệu Trinh Nguyên thứ mười bốn (7 9 8), trời nắng hạn nên trong thượng tuần tháng năm, vâng sắc cầu mưa, bảy ngày, tại Nội đạo tràng chuyên tinh trì niệm, cầu mưa đủ ngày. Vua ban tặng một xấp lụa hai mươi gói trà để cảm tạ, Hòa thượng tâu rằng: “Bần tăng v.v… vốn không công hạnh, trời ban mưa móc, Hoàng đế cảm hóa, bần tăng v.v… cảm tạ được ban tặng lụa, trà, vui mừng không thể kể xiết”. Hạ tuần tháng tám niên hiệu Trinh Nguyên thứ mười lăm (7 9 9), ia trì cho Hoàng Thái Tử, trong ba ngày bệnh được thuyên giảm, mỗi vị được ban tặng hai mươi xấp lụa; năm mươi xấp lụa mỏng nước ngô, hai mươi gói trà. Hòa thượng tâu rằng: Bần tăng cảm tạ thánh từ, ban tặng lụa sống lụa mỏng và trà, vui mừng không thể kể xiết. Ngày 16 tháng 11 mùa Đông niên hiệu Trinh Nguyên thứ mười sáu (8 0 0), Thần Uy Quân, Tiêu Hộ Quân thỉnh Hòa thượng vào trong quân trạch để cúng dường, và tả chân Hòa thượng, trang sức đưa về bổn viện. Niên hiệu Trinh Nguyên thứ 18 (8 0 2), Hòa thượng bị bệnh ngày càng nặng dần, bèn dâng trạng văn xin lui, vua ban chấp thuận, vả lại, bảo Bổn tự cùng an ủy, ý trẫm muốn có thỉ có chung, khen ngợi không được. Trung tuần tháng tám năm ấy, Hòa thượng xả y bát, giao phó cho bảy vị như Nghóa Minh v.v… trao. Niên hiệu Trinh Nguyên thứ mười chín (8 0 3), có Sa-môn Không Hải, vị tăng người Nhật, vâng sắc, đem Ma-nạp và tín vật của quốc gia trị giá hơn năm trăm quan văn đến dâng lên Hòa thượng, dùng hết để tu sửa trang nghiêm đạo tràng cúng dường, xin truyền “Đại Bi thai tạng Kim cương giới” và “Chư tôn Du-già giáo pháp” năm mươi bản kinh. Đến lúc cảnh giới Phạm, chữ A (……) Nhật Nguyệt luân hiện vào trong miệng. Ngày mồng năm tháng tám niên hiệu Trinh Nguyên thứ 21 (8 0 5) đổi thành niên hiệu Vónh Trinh thứ nhất ( 8 0 5- 806). Đến ngày 15 tháng 12 (năm 8 0 5), Hòa thượng gối đầu về hướng Bắc thị tịch. Đến niên hiệu ngày 17 tháng giêng Nguyên Hòa thứ nhất (8 0 6), các hàng đệ tử kẻ tăng người tục hơn ngàn vị, cử hành lễ an táng ở bên cạnh tháp thờ Đại sư Long Nguyên ở thôn mạnh. Sau đó, đến niên hiệu Bảo Lịch thứ hai (8 2 7), các vị Nghóa Nhất, Thâm Đạt, Nghóa Đan ở thôn Biểu giản, bên cạnh sản châu, xây dựng tháp và dời về an táng. Niên hiệu Khai Thành thứ nhất (8 3 6) Sa-môn Viên Hạnh vị tăng người Nhật đến xin pháp y và tín vật. (Bản ghi tả phê bình rằng): Niên hiệu Thừa An thứ nhất (…..) (Đại tuế Tân mão) giờ Tuất ngày 15 tháng 8 viết xong bản trung xuyên. Ngày 30 tháng 9 niên hiệu Quan ứng thứ nhất (……). Ở tại Tăng Phòng Tây Viện phía đông chùa, ghi chép xong, là một bản sao đầy đủ trong các bản sao. Đại Pháp sư Bạt-tha-la-ma chỉ một lần xem xét xong văn tự sai lầm nhiều. Niên hiệu Minh Lịch thứ tư (Mậu Tuất) trung tuần cô tẩy, sửa thêm sửa lại hoàn tất, không thể đưa ra ngoài thấy vậy. (Sửa đổi nhanh). Quyền Thiếu Tăng Đô là Liễu Thâm. * Trong tập này có các niên hiệu như: Ứng An, Diên Hưởng, Thừa An, Quan Ứng, Minh Lịch v.v…, tra tìm không ra.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 184