<經 id="n1964">TÂY PHƯƠNG YẾU QUYẾT THÍCH NGHI THÔNG QUỸ HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN TÂY PHƯƠNG YẾU QUYẾT THÍCH NGHI THÔNG QUỸ Chùa Đại Từ ân, Sa-môn Khuy Cơ biên soạn Ngửa trông: Đức Thích ca mở vận, lợi ích rộng cho kẻ có duyên giáo pháp xiển dương mà tùy theo phương sở, đều khắp thấm nhuần mưa pháp, người có duyên gần thì được gặp Thánh hóa độ, tỏ ngộ đạo Tam thừa; kẻ phước mỏng, nhân xa thì khuyên trở về Tịnh độ. Những ai tu nghiệp Tịnh này, thì chuyên niệm Đức Phật A-di-đà, tất cả căn lành, hồi hướng để cầu sinh về cõi nước ấy. Bản nguyện của Đức Phật A-di-đà là thề độ cõi Sa-bà, trên khắp hết một đời hiện tại, dưới tận đến mười niệm khi lâm chung, đều có thể quyết định, đều có thể vãng sinh. Những học giả ngày nay đặc biệt hoài nghi suy nghó, vì các kinh luận có chỗ trái nhau. Nếu không thông suốt thì mối nghi ngờ chẳng dứt. Vì thế, trình bày giản lược giải thích mười bốn điều quyết định thông suốt như dòng nước chảy xiết để người có tài năng biết rộng may tìm lấy sự tỏ ngộ vậy. Kinh Kim Cương Bát-nhã nói: Nếu dùng sắc để tìm thấy ta, dùng âm thanh để cầu ta, thì người ấy tu hành tà đạo, không thể thấy Đức Như Lai. Nghi ấy: Kinh Bát-nhã nói: Dùng sắc và âm thanh để cầu Phật thì phân biệt là tà đạo. Kinh A-di-đà v.v… dạy quán thân tướng của Phật, lại niệm danh hiệu của Phật. Đã cầu Phật, không lìa khỏi sắc và âm thanh, thì làm sao mà không lạc vào tà đạo? Nếu trở về con đường chính thì Tịnh độ nơi có thể dựa vào theo kinh Bát nhã pháp định lại là tà. Giả như có đi vào e trở về cảnh ma. Hai đường chẳng thể quyết định, xin phân biệt trắng đen! Giải thích: Bậc Đại sư nói giáo, nghóa có nhiều môn, đều xứng hợp thời cơ mà không sai khác. Kinh Bát nhã nói chính là Nhất môn. Kinh A di đà nói lại là Nhất lý. Vì sao? Vì tất cả các Đức Phật đều có ba thân, nhưng pháp Phật không hình thể, chẳng phải là sắc và âm thanh. Nếu chấp lấy sắc tướng và âm thanh, tức là tà. Bởi vì hạng Nhị thừa và tiểu Bồ-tát nghe nói ba thân không khác nhau, nên liền nói cùng có sắc và âm thanh. Chỉ thấy sắc tướng của hóa thân nên liền chấp pháp thân cũng vậy. Thế là dùng tướng hóa thân để cầu pháp thân, nhưng diệu lý tinh vi cùng âm thanh mãi mãi cách tuyệt không thông. Đã dùng sắc và âm thanh để cầu thấy, vì thế nói là tà. Kinh A-di-đà v.v… khuyên niệm danh hiệu Phật, quán tướng để cầu sinh về Tịnh độ ấy chỉ vì hạng phàm phu chướng nặng. Pháp thân sâu xa mầu nhiệm, pháp thể khó duyên theo, nên lại dạy niệm Phật, quán hình thể, lễ bái, khen ngợi để chướng đoạn phước sinh, nguyện và hạnh giúp nhau để cầu sinh về Tịnh độ, muốn gặp hóa Phật để làm duyên bất thoái. Vì vậy mà những người thông hiểu trước đây đều y theo giáo này quán hình niệm hiệu, cầu thấy hóa thân, muốn khi mạng chung được đức hóa chủ A-di-đà, đích thân tiếp dẫn, quả báo hết rồi ngồi trong hoa sen, liền sinh nơi cõi nước kia. Trước là tâm, sau là cảnh khế lý chẳng trái nghịch. Quán hình niệm hiệu, đều chẳng phải là tà đạo, thì sao được chỉ ôm lòng chấp một không tỏ ngộ Thánh tâm hoặc nói khác xôn xao, khiến cho mọi người mê hoặc? Tìm chỗ thiết yếu quyết định ấy, thì trắng đen đủ để phân biệt. Không còn do dự, tâm hướng về diệu nghiệp, chớ sinh loạn tưởng. Trái lại đọa và ba đường, các khổ bức bách làm tổn thương, hối hận sao kịp? Kinh Phật Tạng nói: Nếu có Tỳ-kheo thấy có Phật, Pháp, Tăng, Giới, mà chấp lấy, thì đó là quyến thuộc của ma, chẳng phải là đệ tử của ta; ta chẳng phải là thầy của vị Tỳ-kheo kia, chẳng phải là chỗ nhiếp thọ của ta. Nghi rằng: Kinh Phật Tạng nói, ấy là ngoài tâm thấy Phật đều là ma. Đức Phật chẳng phải là thầy của người kia; người kia chẳng phải là đệ tử của Phật. Nhưng như giáo pháp Tịnh độ chuyên khiến niệm danh hiệu Phật, quán tướng hảo Phật để cầu sinh về cõi Phật, tức chẳng phải là đệ tử của Phật, Phật chẳng phải là thầy của người kia, thì làm thế nào được Phật hộ niệm sinh về Tịnh độ? Kính ngưỡng hai giáo, đều là lời Phật nói. Hai thuyết đã khác nhau, vì sao chấp lấy để phân biệt? Giải thích: Dấu tích của giáo pháp có muôn chỗ sai khác nhưng cùng trở về nhất thật. Tùy theo căn cơ sai biệt thiết lập mà tuyên bày nghóa có khác nhau. Xét kỹ hai kinh thì văn trái nhau mà lý cùng một. Vì sao? Phật, Pháp, Tăng, Giới có ba thứ bất đồng: Một là Chân đế; hai là biệt tướng; ba là trụ trì. Thể chân thanh tịnh, hai chướng vónh viễn mất. Bản giác viên minh, tức là chân Phật. Giữ tính không đổi phép tắc của thắng trí thành tựu cùng nhân duyên của Đại só, muôn hạnh thì rõ rệt. Tức là Chân Pháp vậy. Hiểu rõ lý, dứt hết ngôn ngữ kiện cãi trái ngược. Đó là Chân Tăng vậy. Tính trong sạch trang nghiêm; thể thanh tịnh vô cấu. Tức là Chân Giới vậy. Căn cứ theo thắng nghóa như thế nói là Chân đế. Kinh Niết-bàn nói: nếu có thể quán Tam bảo thường trụ đồng với Chân đế, đó tức là thề nguyện tối thượng của các Đức Phật. Tức là nghóa Chân đế vậy. Nói biệt tướng ấy là Phật có ba thân: Tức là pháp thân, Báo thân và hoá thân vậy. Pháp có bốn thứ: Tức là lý, giáo, hạnh và quả vậy. Tăng có hai hạng tức là hữu vi và vô vi vậy. Giới tức là tại gia và xuất gia chỉ trì, tác trì tất cả giới phẩm của người tu hành. Mong tu biệt tướng để chứng Chân đế. Những người bắt đầu tu hành chỉ biết biệt tướng liền cho là cứu cánh không hiểu rõ nguồn gốc sự thật học giới đều là trợ đạo. Danh tướng của Phật là ứng hiện chẳng phải là thật, dùng để tiếp dẫn ít hạng phàm phu, quyền phương tiện làm căn nhà nghỉ ngơi mà thôi. Những người hạ căn ngu tối không hiểu liền chấp họ là Chân thật. Vì vậy Đức Phật quở trách, gọi đó là quyến thuộc của ma. Là đệ tử Chân thật của Phật cần phải thông suốt nhị Không, hợp tiến xa đến hợp như như, mới kỳ hẹ nơibản nguyện bạn đầu trụ ở danh tướng. Nếu không ngộ được Chân không, lùi vào làng ma, xa Phật trái pháp. Ấm ma sắp vượt qua, ắt phải nhờ vào pháp thân thường trụ phiền não chướng, muốn trừ cần nhờ vào các định hư không. Muốn ra khỏi cảnh giới thiên ma thì trở lại nhờ đẳng trì Từ lực muốn dứt hết tử ma thì công phải nương cậy vaò định thần tức. Ngửa xem bốn phương chẳng phải là bậc Đại Thánh thì chẳng có ai có khả năng khuất phục, giác sát tường tận bốn ma này. Há kẻ hạ lưu có hiệu dụng ấy? Nếu không nương tinh thần chí đạo thì không thể nào cắt đứt lưới ái, buộc tưởng để trở về chân, xa lìa những phép tắc rối loạn của chúng sanh. Vì vậy mà Đức Phật dạy hạng phàm phu, hãy tạm học những pháp môn chắc chắn. Như tưởng thế giới Tây phương, lạc cầu bất thoái, được sinh hoá độ, thấy Phật hoá thân, đức hoá chủ dìu dắt, được Vô sinh nhẫn, pháp giới bình đẳng, liểu đạt phân minh. Nhờ tinh thần công phu ấy mà phá hoại được các lưới ma; gần thì vượt qua ba cõi, xa thì chứng Bồ-đề. Nếu không như thế thì trở lại chìm đắm trong nảo ác, thời gian dài chịu khổ, chưa mong giải thoát. Rõ ràng hai nhân ấy thì sự khuyên bảosai khác không trái nhau. Chớ theo một chỗ hiểu biết mà vọng chấp sinh ra nghi ngờ. Thuận theo yếu môn ấy mới là tưởng nghó cõi nước, vẫn mong ở đây (cõi này) thì luân hồi bền vững khó dứt. Nghiệm đây, theo đó mà hành trì nhân quán sâu hay cạn, lợi ích tự nhiên phân thành khác biệt. Xét rõ nhân, nghó đến lý rồi, thì khế hợp bản đầu có sai khác?! Kinh Vô Lượng Thọ nói: Tu đạo một ngày một đêm của cõi này hơn hẳn một trăm năm của các cõi Phật khác. Kinh Duy-ma-cật nói: cõi nước Sa-bà có mười việc thiện pháp, mà các cõi Phật khác vốn không có. Đó là dùng pháp bố thí để thu nhiếp bần cùng v.v… Nghi: Theo Kinh ấy nói: Tu đạo của cõi Sa-bà là hơn các phương khác, thì mệt nhọc gì chuyên niệm Đức Phật A-di-đà để nguyện sinh về thế giới Cực lạc? Bỏ hơn lấy kém, nghiệp tu hành khó thành? Hai con đường lấy và bỏ, mong giải thích rõ ràng những chỗ khúc mắc này. Giải thích: Đức Thiện thệ mở rộng môn quy (giáo pháp) đều mang đến lợi ích cho các nẻo. Tuy thuận theo một nẻo (cõi) nào đó, mà không hề trái lý. Vì sao? Vì căn tu hành gồm có hai địa vị. Chưa lên địa vị bất thoái thì khó ở cõi uế, tự mình tu hành có nhiều duyên thoái chuyển. Tiếp xúc tình cảm trái hoặc thuận, liền sinh sự buồn vui, yêu ghét cạnh tranh phát sinh, nghiệp ác lại dấy lên, không có phương pháp tự bình an, trở lại chìm đắm vào nẻo ác. Nếu vậy tu nhân vạn kiếp, pháp nhẫn đã thành, thì cõi uế có thể chịu đựng ở được, mới có thể lợi ích cho người khác. Tự mình tu hành đã thành, đã thoát khỏi luân hồi. Mười việc lợi tha, các phương chẳng bằng, là các cõi Phật khác. Y báo tinh hoa vật dụng chẳng thiếu, tùy ý cần có. Đã không có ai thiếu thốn, thì đây mong muốn bố thí ? Chín việc còn lại theo đây mà suy luận. Vì vậy, tự biết. Lên được địa vị bất thoái, thì trụ ở Sa bà không trở ngại gì rộng làm lợi ích mọi người hơn các nước Phật. Những học giả ngày nay cách Thánh thời gian xa, ba độc đốt cháy mạnh, chưa thể tự tại. Nếu sinh về Tịnh độ, nhờ vào những nhân duyên thù thắng kia, nhờ Phật gia bị mới được địa vị bất thoái. Thế cho nên cần phải sinh vào cõi nước kia để thành tựu nhân tự lợi. Căn cứ theo đây để nói thì tuy giáo của hai kinh khác nhau, mà không trái nghịch. Kinh Di-lạc Vấn nói: Người niệm Phật chẳng phải là hạng phàm phu ngu si, không có các kết sử tạp, thì mới thành tựu tịnh nghiệp. Nghi: Nay hành giả tu hành, Thánh chưa lên địa vị, các thứ kiết sử không trừ, thì như thế nào để được vãng sinh? Nay ngươi niệm Phật, công phu không uổng phí đặt ra, nhưng lưới nghi ngờ rộng lớn, xin rủ lòng phân tích nói rõ. Giải thích: Giáo mở tùy theo căn cơ, nhưng ý chỉ bí mật khó tỏ ngộ. Như sợi tơ màu đẹp, người mắt tỏ thấy ngay. Cho nên nếu lấy, bỏ không rõ ràng, thì càng sinh chấp trước nghi ngờ. Vì sao? Vì Đức Phật dạy Tịnh nghiệp đều là vì hạng phàm phu. Nếu tin sâu lý nhân quả, thì đâu thể là ngu si? Nay giải thích hạng phàm phu ngu si nên phân thành bốn loại: Phàm phu nhưng không phải ngu si. Gọi là từ cõi thú thiệncho đến tâm cuối cùng của địa vị Thập Tín. Vì không đắc trí duy thức tương tự, nên gọi là phàm phu. Nhưng đối với đế đạo và duyên sinh mang lòng tin ngưỡng mộ sâu xa, vận dụng tâm thủ xả thêm bớt có thể biết. Đây tức là phàm mà không ngu. Ngu nhưng không phải phàm phu: là Bồ-tát từ địa vị Thập Giải (Trụ) trở lên đối với cảnh chân như chưa thể chứng thấy, vì thế nói là ngu . Đắc trí vô lậu tương tự, đều so sánh biết hai thứ vô ngã, không theo sinh tử của hạng phàm phu, nên cũng được nghóa nói chẳng phải là hạng phàm phu . Lại có giải thích, Bồ-tát từ Sơ địa trở lên đối với phần thắng tấn, vì vô minh chướng nên theo đó gọi là ngu si. Và vì do đắc Thánh pháp, nên chẳng phải phàm phu. Cũng là phàm phu cũng là ngu: là từ cõi Thiện trở về trước, tất cả chúng sinh chưa thuận theo Thánh lý, gọi đó là phàm phu. Và vì không hiểu rõ lý nhân quả, nên lại nói là ngu . Chẳng phải phàm phu chẳng phải ngu si. Đó gọi là đầy đủ Thánh trí của đức Như Lai, hai chướng đều hết. Vì thế chẳng phải phàm phu ngu . Chỗ nói phàm phu ấy là chung vậy. Chuẩn đức làm người, tổn hại, ích lợi chẳng phân biệt, trôi nổi thọ sinh, đều cùng như một loại phàm phu. Thiện ác xưa nay nặng nhẹ chẳng biết. Đó là ngu si vậy. Nay muốn sinh về Tịnh độ, người tác nghiệp, biết cõi Sa-bà này, khổ não tràn đầy, chỉ sinh sự chán bỏ, không thể ở lâu. Nghe nói thế giới Tây phương là cõi nước an vui vô tận, nên chuyên chú thành thực tưởng nhớ, thề nguyện vãng sinh không còn nghi ngờ. Đã có thể trừ diệt mãi mãi dòng khổ, từ chối lâu dài cõi nhiễm, tức chẳng phải nông cạn để tùy sinh trôi nổi như vậy. Chỉ có thể niệm Phật để cầu sinh về phương kia, ngộ đạo Vô sinh, đời sau làm Phật, ý chuyên rộng độ chúng sinh trong pháp giới. Có thể vận dụng tâm ấy thì nhất định sinh về cõi màu nhiệm. Có chỗ hiểu biết thù thắng ấy, vì thế chẳng phải là ngu si vậy. Nói không các tạp kết sử ấy là: Sử tức là mười sử. Kết là chín kết. Tâm niệm Phật tức là thức thứ sáu. Khi tâm vương đang khởi lên muốn làm việc ác, thì các thứ phiền não kết sử dễ có thể được sinh ra. Nhưng khi đang niệm Phật thì cùng với năm thứ biến hành tâm sở và mười một thứ thiện tâm sở không động, các thứ kết sử, vì do không có nhân khởi lên, cho nên tâm duyên theo cảnh khác và các thứ kết sử sinh ra chỗ nào? Và khi chuyên chú tưởng Phật thì các thứ kết sử chìm lắng nên nói niệm không xen tạp các kết sử. Người nguyện cầu sinh về Tịnh độ, tức không nên nói xen lẫn khởi lên. Đó là vì do chưa đoạn trừ, cho nên bấy giờ mới có xen tạp sinh ra. Nếu đã diệt trừ, thì không thể xen tạp khởi lên, do vì chưa đoạn trừ nên bấy giờ mới có hiện hành. Tịnh tâm niệm Phật, tính trái với các thứ kết sử. Khi tâm đang niệm Phật thì các thứ kết sử không hiện hành nhưng khi có sự gián đoạn, không đề phòng thì liền khởi lên, chẳng phải nói là diệt hết mà nói là không xen lẫn vậy. Thánh nhân các hoặc đều hết nên cõi này đủ sự bình an, chẳng mệt nhọc niệm Phật để cầu sinh về cõi nước kia. Kinh Tối Thắng Diệu Định nói: có người tạo vô số các loại chuà tháp, nhưng chẳng bằng ở trong thời gian chốc lát đoan tâm chính ý để yên tónh suy nghó. Lại như trong các bộ kinh Đại thừa nói lý vô sinh, khiến người tu đạo và học tuệ. Nghi: Y theo giáo này thì Đức Phật khen ngợi vô sinh, trong ng- hiệp tu hành thì nó đặc biệt là tôn thắng. Còn Kinh A-di-đà v.v… thì khuyên rằng sinh Tây phương, yếm hoạn cõi Sa-bà, nguyện sinh về Tịnh độ. Sinh là chủ của tai hoạn, sinh hết thì tai hoạn trừ. Bỏ sinh để cầu sinh, nhân của tai hoạn dần dần rộng, thì sao không làm hạnh vô sinh để tỏ ngộ pháp thân, niệm sắc hình của Phật? Nhân của sinh không hiểu rõ, thì giả sử sinh về cõi nước kia cùng với ở cõi này có khác gì? Phương quán vô sinh thì cách Phật không xa. Tâm tức là Phật, thì cần gì phải cầu riêng? Nghiệp này đã chuyên, mong chỉ bày nghóa sâu xa ấy. Giải thích: Nhân duyên tu hành và lý do thành lập giáo pháp đều vì sự lợi ích cho chúng sinh. Giáo pháp bất đồng bởi do căn khí khác nhau Vì sao? Bàn luận chung về căn khí giản lược có hai ý: Một là nghiệp sâu; hai là hành cạn. Kẻ nghiệp sâu thì có thể học vô sinh; hạng hành cạn thì cần phải sinh về Tịnh độ. Luận về tác nghiệp gồm có hai điều: Một là đảo hoàn; hai là xuất ly. Nói đảo hoàn ấy là tuy học Phật pháp nhưng chỉ vì danh dự, không sợ sinh tử nguy hiểm trong đời sau, tham cầu hiểu rộng chuyển thành chấp ngã nhân, tự cho mình đứng người khác, thì sai, không thọ ba nghiệp, miệng tuyên vô tướng, đắm trước tướng, như lửa cháy. Giả sử học lý vô sinh thì xem như kỹ nghệ. Thấy người khác niệm Phật liền giận dữ hiềm nghi ngang ngược. Khiến cho người tu hành, lòng dạ thối mất. Miệng nói ra diệu dược, nhưng sợ không thể uống. Trái lại, uống các thứ độc dược gây bệnh khác. Tâm ấy là nghiệp tâm mới ngao du. Tâm đã không xét kỹ, chưa thể xem giữ. Tự nói mình hiểu, nhưng hoàn toàn không kiểm xét, bất giác mạng sống cắt đứt, liền chìm đắm vào trong sinh tử, đắp đổi chịu khổ, chưa mong giải thoát. Đó là đảo hoàn . Nói xuất ly là có hai môn: Một là vô sinh; hai là hữu tướng. Nói vô sinh ấy là nói giữ coi sự điềm tónh phân biệt rõ các ngoại duyên, hai tướng Có và Không khéo biết để thủ xả, chế tâm tùy ý, không trụ hai bên, miệng nói tâm hành, tùy theo việc để kiểm xét. Hoặc trái hoặc thuận, tâm được quân bình. Lại như ăn nuốt lửa than, miệng ăn nuốt vui thích không có than thở, ăn lưả ăn than không khác thức ngon. Các cảnh trái thuận đều được như thế, thì có thể chịu được cõi Sa-bà, ở lâu địa vị bất thoái, trở về cõi uế này, trở ngược thành Tịnh độ. Công lực đã như vậy, tức là trở thành xuất ly. Nói hữu tướng ấy là nhân duyên cấu uế chương nặng thì vô tướng khó thành. Hoặc ở phương này các khổ càng tích lại, thì sự yên tónh trong tâm bị những cảnh tán loạn bên ngoài dẫn dắt. Tâm đuổi theo cảnh dời đổi nên vô sinh không thể tỏ ngộ. Tâm duyên theo một Đức Phật để tưởng niệm Đức Phật A-di-đà, nghiệp ác không làm để cầu sinh về Tịnh độ. Thấy biệt nghiệp của người khác thì khen ngợi để biểu dương. Nghe nói lỗi của người khác thì không sinh sự khinh thị phỉ báng. Buộc tâm ở một chỗ để tưởng xa thế giới Tây phương. Ba nghiệp giúp nhau thì nhất định sinh về cõi nước kia và cũng trở thành xuất ly vậy. Mong mọi người đều dùng căn cơ để nghiệm xem giáo pháp. Người khế hợp thì nên tu hành. Tự mình tích tụ nghiệp sâu, địa vị ở bất thoái, không mệt gì chấp lấy các tướng. Nguyện sinh về thế giới Tây phương, người hành cạn thì không tránh khỏi sự lãng phí. Vô sinh cần phải chứng mới được ra khỏi sự ràng buộc. Miệng tụng vô sinh người làm chẳng phải một; nhưng căn cứ theo người chứng ngộ ấy thì trăm người không có một. Muốn được vô sinh thì cần phải do thắng cảnh. Vì vậy mà cầu vô sinh để thấy Phật. Dùng các nhân duyên để tu chứng, ở lâu Diêm-phù-đề, thường gặp thiện hữu. Tuy nghe theo chính pháp, người nói là phàm phu, ngày đêm thường nghe mà chưa chứng lý. Kinh Duy-ma-cật nói: Cả ngày nói pháp nhưng không thể khiến cho người khác tu đạo chứng vị tịch diệt, tức là hý luận, chẳng phải cầu pháp vậy. Giả sử đời sau gặp Thiện hữu, phát khởi nhân này, vẫn lại là hý luận. Chẳng bằng cầu sinh về Tịnh độ, lại dứt hết luân hồi, bước vào rừng báu, một khi nghe chính ngữ, trần diệu pháp nhẫn, thì nên nghó nhớ Viên minh. Rõ ràng hai duyên ấy thì chẳng nhọc do dự vậy. Kinh Niết-bàn nói: Ngài A-nan gặp khốn ách ma, ngài Văn-thù đi cứu giúp. Kinh Đại Phẩm nói: Ma vương biến làm Phật v.v… nhưng mọi người không thể biết. Kinh Ưu-ba-cúc-đa nói: Ma biên làm Phật, Tôn giả đảnh lễ. Nghi : Ngài A-nan quả chứng Dự Lưu mà còn bị ma quấy nhiễu. Đức Phật khiến Ngài Văn-thù đi cứu giúp và hốt nhiên được bản tâm? Lại nữa, ma có thể biến hoá thành thân Phật, làm người nói pháp, các Bồ-tát tu hành cạn đều không biết được? Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa là bậc chứng đạo, vô học, thấy ma biến làm Phật cũng không thể tránh khỏi việc quy y. Nay muốn tưởng Đức Phật A-di-đà, khi lâm chung thấy Phật. Đó đều là cảnh ma, thì sao lại có thể nương tựa vào? Chỗ thấy nếu thật thì đặc biệt là yếu dược; còn nếu gặp hình tượng ma thì quyết định tà ma hư vọng. Nghi tình chưa trừ thì nhất định hiếm có thể nói. Giải thích: Đấng Đại Giác quyền hình, thần tượng siêu xuất. Ma tuy giả dạng náo loạn, nhưng hình tượng ấy khác nhau cách xa. Nhiều kiếp siêng năng tu hành, thắng nhân đầy đủ được, quả thành vạn đức, tứơng hảo siêu việt kỳ lạ, thì sao lại có ma gian dối, liền có thể sánh nổi? Vì sao? Vì thân thể của Đức Như Lai sắc vàng tử ma, các tướng đầy đủ rõ ràng vậy, sáng suả như minh châu, ánh sáng vượt qua vạn mặt trời. Ma vương giả sử biến hóa thì các tướng cũng không thành. Các việc đều kém vậy, so với vị chúa tể quý trọng. Ngài A-nan quyền ở địa vị tiểu Thánh, hiện tướng ở quả Dự lưu. Căn cứ theo sự thực hành ấy thì Ngài đã lên Sơ địa từ lâu. Nhưng lo nghó sau khi Đức Phật nhập diệt, những người tu hành bị ma phá hoại tịnh tâm, không có phương pháp để chế phục. Vì vậy mà ngài thị hiện bị bắt vào lưới ma, thỉnh Phật gia bị và đã được nói ra thần chú. Đó là sự khởi lên giáo pháp, rộng lưu truyền đến những đời xa. Những học giả cần phá tan các ma chẳng phải là nói Thánh nhân, mà những hạng phàm phu gặp khốn ách lưới ma vậy. Kinh Đại Phẩm nói: Ma biến hoá làm Phật để mê hoặc hạng phàm phu hạ căn. Bồ-tát tu hành cạn, không thể hiểu rõ nên nói Kinh Đại phẩm. Chưa phân biệt quyền khởi, trong hội Niết-bàn, nhân thỉnh pháp mà Phật nói. Ngài Ca-diếp thỉnh rằng: Đức Phật nói và ma Ba-tuần nói: làm thế nào phân biệt biết? Đức Phật bảo ngài Ca-diếp: Ví như con chó ăn trộm, ban đêm vào nhà của người khác, mà kẻ nô tỳ sai khiến của nhà ấy nếu đã biết được rồi, thì lập tức liền lui đi. Hành giả cũng vậy, đã vào nhà của Phật để bảo vệ bữa cơm ngon thì không để cho ma lẫn lộn. Hình dáng linh hiển của Phật đoan nghiêm khác lạ. Nếu ma lạm dụng làm chính thì nên khéo phân biệt: Tướng lông trắng giữa hai chặn mày xoay lượn quanh về bên phải, bên ngoài đặc bên trong rỗng, phóng ra luồng ánh sáng trắng. Ánh sáng ấy sạch bóng, sạch như ngọc lưu ly. Diện mạo tròn sánh giống như mặt trời tu hợp, đảnh có nhục kế cao và rõ, tóc màu xanh sẫm ánh đỏ. Một sợi tóc là một hình võ sò, uyển chuyển xoay về bên phải. Thấy những tướng thù thắng ấy thì đều là chân hình của Phật. Còn nếu khác với môn này thì đều là ma vậy. Nói Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa không biết đó là ma, Tôn giả Ưu-ba- cúc-đa sinh ở sau Đức Phật. Theo thứ tự truyền pháp là vị sư thứ năm. Nói pháp độ người, số ấy rất đông. Ma vương xấu bẩn, Pháp hội mưa hoa, quấy nhiễu làm động tâm của mọi người, không thể lónh ngộ. Lại làm thêm sự mê hoặc, dùng mũ báu để bố thí. Thánh giả rủ lòng thương xót nhìn, nhân nói với ma rằng: Ta vâng theo lời Phật dạy nên biết nghóa, ân. Thánh giả nói: Ngươi đã bố thí mũ báu thì ta cũng có chuỗi anh lạc báu dùng để tạ ân nhau. Thánh giả mới dùng ba thứ xác chết của người, rắn và chó, biến hóa làm thành chuỗi anh lạc, rồi buộc vào dưới cổ của ma. Ma Ba Tuần vui mừng nói: Thánh giả Cúc-đa, thần lực khó gọi, hoá đạo quần cơ, quả tập Thánh lữ. Ma chúng của tôi trăn trở để mong cầu sự can gián. Nay đã chịu nhận mũ báu của tôi, lại dùng chuỗi anh lạc để đáp trả lại tôi thì Thánh giả Cúc-đa đã rơi vào lưới ma, cõi ác chuyển biến tăng lên, quân chúng của tôi lại không giảm bớt, thân tâm mừng vui, rồi liền lập tức trở về cung. Khi đến cõi trời Tứ Thiên vương, Thánh giả Cúc-đa liền thu nhiếp thần lực, nên chuỗi ngọc châu anh lạc báu trở lại làm xác chết thối nát, mủ máu cũng thay nhau rơi xuống. Ma Ba-tuần buồn bực, chỗ nào cũng keó đi khắp cõi trời để muốn xin trừ bỏ. Các cõi trời đều trả lời rằng: Chẳng phải khả năng của tôi. Đó là Thánh giả Ưu-ba-cúc-đa, đệ tử của đức Như Lai Thích-ca. Vì ngươi không biết, quấy nhiễu hỗn, loạn nên tạm thời dùng việc ấy để bẻ gãy thân tâm của ngươi, phải nhanh chóng quy y mới tránh được khốn ách ấy. Ma Ba-tuần trở xuống, đến trước Thánh giả, năm vóc thành kính, buồn thương sám hối tạ lỗi. Tôn giả Cúc-đa thương xót mà trừ bỏ cho, lại nói với ma kia rằng: Ta sinh ở sau Đức Phật, nên không thấy được Đức Như Lai. Ngươi có thể vì ta biến hóa làm hình Phật để xem tướng mạo. Ma vào thôn lâm biến hóa thân giống như Phật. Thánh giả Cúc-đa thấy rồi, trải tòa để đảnh lễ. Ma kinh sợ, nên hướng về Thánh giả Cúc-đa nói: Đệ tử phàm phu ngu si, không trái với lệnh dạy của Tôn giả. Tuy biến hóa làm Phật nhưng vẫn ở hạng tầm thường. Thánh giả hòa nam thì diệt hết vô luợng phước. Tôn giả trả lời: ta gần thì đảnh lễ hình tượng Phật, xa thì cung kính bậc Đại sư. Ngươi là ma xấu, chẳng phải là chỗ cung kính của ta. Nay ngươi chớ sợ hãi, dối sợ phước mất. Thế là Ma vương vui mừng sâu xa, bỏ các tạp hạnh, trở về với Phật, Pháp, Tăng, đảnh lễ dưới chân Thánh giả Cúc-đa, rồi trở về cung không hiện ra nữa. Sao lại được phép nghi ngờ nói là không biết ma vậy? Lại như rất nhiều vị chúa tể cao quý dùng sức để giúp đỡ kẻ trượng phu thì người hung ác chẳng thể lấn chiếm quấy nhiễu. Người tu nghiệp cũng lại như thế. Việc tu niệm chí thành thì quyết định sinh về cõi nước kia. Các Đức Phật trong mười phương oai linh đều giúp đỡ. Trong thời kỳ quả báo tận, ma không thể phá hoại. Đức Phật A-di-đà và hoá chúng đều mở ánh sáng từ bi, tiếp dẫn hồn tình, khiến lên thế giới Cực lạc. Vì thế chớ sợ ma quấy nhiễu, mà không tu tập nhân lành. So sánh sự hơn, kém giữa Tịnh độ Tây phương và thiên cung của Bồ-tát Di-lặc. Nghi rằng: Tịnh độ của Đức Phật A-di-đà cách xa ở đây; còn thiên cung của đức Di-lặc Bồ-tát hiện tại ở cõi dục, thì sao không nguyện sinh lên thiên cung Đâu-suất, mà bèn hướng tới thế giới Tây phương, bỏ dễ cầu khó, sao chẳng phải là bị ngắn trệ ư? Giải thích: So sánh hai nhân duyên thì gồm có nhiều thứ nhưng chỉ trình bày sơ lược mười thứ khác nhau để cùng giải thích các nghi ngờ: Mạng có dài ngắn: Tuổi thọ của Thiên cung Đâu-suất chỉ có bốn ngàn năm. Còn tuổi thọ của thế giới Tây phương là một trăm nghìn vạn ức na-do-tha A- tăng-kỳ kiếp. Chỗ ở trong ngoài ấy là: Thiên cung Đâu-suất, tuệ nghiệp nếu nhiều tức là sinh ở nội xứ, đích thân hầu hạ Bồ-tát Di-lặc . Tuệ nghiệp nếu ít, phước nhiều tức là sinh ở ngoại xứ, không thấy được Đức Từ Tôn. Còn trong Tịnh độ thì không có tí gì là trong và ngoài. Quả báo tuy là hơn kém nhưng đều là những bậc Thánh hiền. Cảnh phân tịnh uế: Nếu sinh lên ở nội viện của thiên cung Đâu- suất thì thấy được cảnh Thánh hội của Bồ-tát Di-lặc và có thể phát huy những tịnh duyên. Sinh ở ngoại viện thì các thứ hương, hoa, lầu, đài, âm nhạc đều sinh tưởng nhiễm trước. Còn sinh về thế giới Tây phương thì các thứ cây, chim, nước, lưới, âm nhạc tiếp xúc đối với sáu căn chỉ là để tăng trưởng đạo. Thân báo khác nhau: Chính báo trong cõi trời là hai hạng nam và nữ khác nhau, lại đắm nhiễm nhau chướng ngại nghiệp đạo. Còn những người sinh về thế giới Tây phương đều là những kẻ trượng phu. Đối với thân của tự mình và kẻ khác đều thanh khiết không đắm nhiễm nhau. Chủng tử hiện hành phân khác: Nếu sinh lên trên cõi trời thì các hoặc chủng tử hiện hành đều hiện hành. Nhưng sinh về thế giới Tây phương thì chỉ có chủng tử, mà mãi mãi không có hiện hành các hoặc. Tiến, thoái tu khác nhau: Nếu sinh lên trên trời thì có nhiều nam nữ, sức trí tuệ yếu ớt. Phần nhiều không tránh khỏi sự thối lui. Còn sinh về thế giới Cực lạc thì sức trí tuệ tăng thêm mạnh, đã dứt hết các hành dục , chỉ có sự tiến tu. Giới phi giới khác biệt: Lên sinh ở Thiên cung Đâu-suất là chưa lìa khỏi cỏi dục. Khi các hỏa tai nếu nổi lên thì không tránh khỏi sự thiêu đốt, còn nếu sinh về thế giới Tây phương thì mãi mãi từ biệt ba cõi. Thủy, hỏa, phong v.v… đều không có thể làm hại. Vì trong cõi nước kia có hình chất, nên chẳng là cõi Vô sắc. Vì y theo nơi ở, không phải cảnh nhiễm sắc, nên chẳng phải là cõi Sắc. Vì không có dâm dục, và đoàn thực, nên chẳng phải là cõi Dục. Đẹp xấu hình khác: Sinh ở trong cõi trời thì nam nữ bất đồng, xấu tốt khác nhau. Còn sinh về Tịnh độ thì thân sắc vàng tử ma, một loại sáng loáng oai nghiêm và có đủ các tướng trượng phu. Xả sinh bất đồng: Khi xả mạng sống để sinh lên cõi trời thì không có người khác tiếp dẫn. Còn nếu sinh về Tịnh độ thì Thánh chúng đến nghênh tiếp. Kinh khuyên nhiều-ít: Khuyên sinh lên thiên cung Đâu-suất thì chỉ có văn kinh Di-lặc Thượng Sinh. Nhưng không đến nỗi ân cần, mà chỉ khuyên tác nghiệp. Còn khuyên sinh về Tịnh độ thì các kinh luận rất nhiều. Các bậc Đại Thánh ân cần chuyên thành khiến vãng sinh. Lại hỏi: Tịnh độ Tây phương, thắng xứ thời an. Tất cả những hạng hạ lưu như thế nào mà đều được vãng sinh? Đáp: Phương kia tinh vi, muốn vãng sinh thì thật là khó. Nhưng do nhờ sức Phật gia trì nên đi đến rất dễ. Kinh Vô Lượng Thọ nói: Những người sinh về cõi nước kia, đều an trụ ở Chính định tụ. Kinh A-di-đà nói: Những chúng sinh về cõi nước Cực lạc, đều là những bậc A-bệ-bạt trí. Nghi: Bàn luận chung về địa vị bất thoái thì cần phải nói sự tu hành công đức trong muôn kiếp. Nhưng như thế nào niệm Phật trong một đời, xuống đến mười niệm khi lâm chung, đều được Đức Phật A-di- đà tiếp dẫn, sinh về cõi nước kia được địa vị bất thoái? Bàn luận về công phu tu hành thì có chỗ khác biệt, nếu là phù khế hợp. Giải thích: Bất thoái và chính định là hai tên gọi khác nhau nhưng nghóa thì giống nhau. Và người tu hành thì gồm có hai hạng: Ở uế độ. Ở Tịnh độ. Ở uế độ tu nhân thì cần nhờ vào trong muôn kiếp. Còn ở Tịnh độ khởi sự tu hành thì tự có nhiều đường Nay nói rõ bất thoái có bốn hạng: Luận Thập trụ Tỳ-bà-sa nói: Vị bất thoái. Tức là tu nhân trong vạn kiếp. Ý nói là quán duy thức thành tựu. Lại không thối đoạ vaò ác luật nghi hạnh để lưu chuyển trong sinh tử. Hạnh bất thoái. Đã được sơ địa thì chân thật quán duy thức. Xả tâm nhị thừa, đối với hạnh lợi tha để được bất thoái vậy. Niệm bất thoái. Đã được vào Bát địa trở đi thì chân thật được trí tuệ tự tại “Vô công dụng” ở trong định tâm và tán tâm. Và vị được tự tại, cho nên không có niệm thoái chuyển vậy. Xứ bất thoái. Tuy không có văn làm chứng nhưng theo lý để thành tựu. Vì sao? Như luận Bà-sa nói: Hạng căn cơ A-la-hán thoái chuyển ở trong loài người của cõi dục mà đắc quả, có đủ năm nhân duyên thoái chuyển. Và vì sợ mất Thánh quả nên phát khởi tu đạo hoặc gọi là đi xa, nhiều bệnh, yêu thích đọc kinh điển, yêu thích tranh tụng và yêu thích làm Tăng sự. Nhưng nếu ở trong cõi Tây phương đắc quả thì không gặp những nhân duyên thoái chuyển, liền được bất thoái, vào Bát vô dư Niết-bàn. Hành giả cũng vậy. Ba hạng bất thoái trước chưa được vào, thì ở cõi Sa-bà lang bạt trong sinh tử, đó là việc thường. Do ở cõi nhiễm này gặp năm nhân duyên thoái chuyển: Mạng sống ngắn và nhiều bệnh. Nhân duyên ác lớn làm bạn, phá hoại tịnh tâm. Ngoại đạo xen lẫn thiện, phá hoại sự tu hành chân chính. Cảnh giới sáu trần làm náo động tịnh tâm. Không thường thấy Phật, không gặp Thánh giáo hóa. Nếu thường ở cõi này thì gặp năm nhân duyên thoái chuyển. Nhưng nếu sinh về Tịnh độ thì gặp năm việc thù thắng: Mạng sống dài và không có bệnh. Thắng lữ dìu dắt. Thuần chính không có tà. Chỉ có tịnh không có nhiễm. Thường thờ Thánh Tôn. Vì do năm nhân duyên này nên được bất thoái. Căn cứ theo những địa vị tu hành ấy thì chưa thể liền ngang nhau. Những địa vị thù thắng và nhân duyên mạnh lại không có những nhân duyên thoái chuyển vậy. Ví như người ác làm những điều bất thiện, gặp được thắng hữu thương xót dìu dắt và khen thưởng, cắt đứt việc giao tiếp với bạn ác, thường theo bạn lành đến ở một đời không có phát khởi những nhân duyên lỗi lầm vậy. Kinh A-di-đà nói: Không thể dùng ít nhân duyên thiện căn phước đức để được sinh về cõi nước kia. Nghi: Vãng sinh Tịnh độ cần phải có thiện căn lớn, tu hành đầy đủ các nghiệp mới có thể vãng sinh. Nhưng chỉ niệm Phật rỗng không thì như thế nào để được sinh về cõi nước kia? Giải thích: Luận về thiện căn nhiều ít chỉ căn cứ ở niệm Phật là để nói rõ trong quá khứ không có duyên thiện đã gây ra từ trước, đời này không nghe danh hiệu Phật. Tuy nhiên được nghe Tịnh độ, Chuyên tâm niệm Phật, tức là nhân thiện trong quá khứ, tưởng niệm thế giới Tây phương mới có thể quyết định. Đó là thiện căn lớn vậy. Tuy nghe Tịnh độ của Đức Phật A-di-đà phát ý để nguyện sinh, nhưng tiến thối chưa thường, tâm không quyết định tức là có ít thiện căn, không sinh về Tịnh độ . Lại nghi: Căn cứ theo niệm Phật, chỉ niệm danh hiệu Phật. Giả sử tâm chuyên chú mà chưa thành thiện căn lớn, thì dù xưng danh hiệu Phật sao được vãng sinh? Đáp: Nay nói rõ niệm Phật, đó là phân biệt về chỗ tu hành chung. bởi vì chúng sinh nhận sự lợi ích không đồng nhau, nên hạnh nguyện của các Đức Phật thành tựu tên quả ấy. Và chỉ có thể niệm danh hiệu là bao hàm đầy đủ các đức. Vì thế thành tựu thiện căn lớn và không bỏ việc vãng sinh. Vì thế, kinh Duy-ma-cật nói: Ba danh hiệu trước của Phật. Nếu Phật nói rộng ra thì ngài A-nan trải qua thời gian kiếp số mà không thể lónh ngộ. Luận Thành Thật giải thích danh hiệu Phật thì chín danh hiệu trước đều theo nghóa riêng. Còn chung thì nghóa công đức của chín danh hiệu trước là Phật Thế Tôn. Nói ba danh hiệu trước trải qua thời gian kiếp số khó khăn. Đó là sự lónh ngộ của ngài A-nan chẳng thể biết hết đầy đủ, nên lại thêm sáu danh hiệu để làm danh hiệu Phật. Và công đức thù thắng đã đầy đủ thì niệm danh hiệu ấy là thiện căn lớn vậy. Kinh A-di-đà lại nói: Này thiện nam, thiện nữ! Niệm Phật sinh về cõi nước kia, số lượng chúng Thanh văn vô lượng vô biên. Luận Tịnh độ nói: Cõi thiện căn Đại thừa đều không có tên gọi cơ hiềm, nữ nhân và căn khuyết, hạng nhị thừa bất sinh. Nghi: Như luận Tịnh độ nói không có hạng nữ nhân và căn khuyết, hạng tiểu Thánh bất sinh. Còn kinh A-di-đà đều nói sinh về cõi nước kia, cả hai đều là Thánh giáo vì sao đều khác nhau? Giải thích: Xét tìm các kinh luận, đều thuận theo một nhân duyên. Xét kỹ cho rõ ràng thì đều không sai khác. Nói nữ nhân vãng sinh ấy là chí hướng, tính khéo quyết định, hết sức chán ghét thân nữ, chuyên niệm danh hiệu Phật để cầu sinh về Tịnh độ. Vì thế khi quả báo của cõi Sa-bà hết, chuyên làm kẻ trượng phu ở trong đài hoa mầu nhiệm, liền sinh về Tịnh độ vậy. Nói căn khuyết ấy là có năm hạng: Sinh. Kiền. Bán nguyệt. Đố. Hai hình. Những hạng căn khuyết như thế, thì chí hướng, tính tình không thường. Nhưng có thể phát tâm, quyết ý dũng mãnh, xả căn cơ tàn tật không toàn vẹn để cảm được căn thân đầy đủ, thì liền sinh về cõi nước kia vậy. Nhị thừa có hai loại: Gọi là hạng ngu pháp. Chứng lý nhân (người) không, được Tiểu quả, nhưng không hiểu rõ pháp không, vì thế nói là ngu pháp. Chỉ cấu tự ích, không thể lợi tha, nên không thể sinh về Tịnh độ. Gọi là hạng không ngu pháp. Tuy chứng A-la-hán nhưng không an trụ ở Tiểu quả. Theo các vị Bồ-tát, phát khởi tâm Đại thừa, nguyện sinh ra gặp Phật, phát hạnh lợi tha. Vì thế sinh về cõi nước kia vậy. Lại nữa, kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói: Người trung sinh khi đến cõi nước kia mới chứng Tiểu quả. Nghi: Luận Tịnh độ nói: Hạng nhị thừa bất sinh, vì sao sinh về cõi nước kia và sau đó chứng Tiểu quả? Đáp: Hạng người này trước có chủng tử Tiểu thừa nhưng gặp được Thiện tri thức, nên phát tâm Đại thừa. Tức là vì sự tu tập Tiểu thừa truớc, tỏ ngộ bốn phi thường và phát khởi nhân đã gây ra từ trước, nên liền chứng Tiểu quả. Bậc Thiện hữu Đại thừa vừa sức để dìu dắt và khen thưởng, hưng khởi lại niệm Đại thừa. Vì thế chẳng phải là Tiểu thừa vậy. Căn tuy là nữ nhưng có thể cầu Bồ-đề. Tin sâu Phật tính của tự mình và kẻ khác đều bình đẳng, liền mở rộng đại nguyện, thề sẽ thành Phật, độ rộng chúng sinh, nghó nhớ xả thân nữ, liền sinh về Tịnh độ. Đến khi quả báo hết, các hoá Phật đến nghênh tiếp, thành bậc Đại trượng phu, vào tòa hoa sen, liền sinh về cõi nước kia, và Đức Phật khiến cho tinh thần được bình an. Kinh thì theo môn này, vì thế nói đều vãng sinh. Còn luận thì căn cứ theo không thể như thế, vì thế nói không vãng sinh . Hạng người Tiểu thừa muốn sinh chí hướng Đại thừa, lấy đó làm nghiệp mà liền được vãng sinh. Và theo tên gọi cũ kia, nên tên hiệu là Thanh văn vậy. Nghi rằng: Tiểu thừa vốn cơ hiềm, vì sao phương kia gọi tên gọi ấy? Đáp rằng: Hạng Thanh văn ngu pháp, lỗi tự lợi sâu không thể lợi ích cho người khác, gọi là cơ hiềm vậy. Tuy còn tên gọi cũ, tức là đại Thanh văn, nhưng sự lợi ích đối với người khác đã mở rộng, thì đó là tên gọi tốt. Vì thế nên kinh Pháp Hoa nói: Nay chúng tôi thật là hạng Thanh văn, dùng âm thanh Phật đạo, khiến tất cả đều nghe. Thế giới Tây phương cũng vậy. Tuy có Tiểu thừa nhưng đều là những hạng chân Thanh văn. Vì thế không có lỗi cơ hiềm v.v… vậy. Giải thích ba giai đoạn đối với hành giả và năm thứ nghi ngờ nhỏ. Nghi ngờ : Chúng sinh lang bạt, những việc khổ đều trải qua. Suy cứu nguyên nhân ấy là đều do khởi ba thứ độc tà. Nay chuyên tâm niệm Phật để nguyện vãng sinh Tây phương, thì những thứ tà độc chuyển tăng lên há không vọng kiến điên đảo hay sao? Vì sao? Vì cõi Sa-bà uế trược đáng lý nên thường ở, mà chỉ sinh sự chán bỏ, tức là tà sân vậy. Tịnh độ Tây phương, Thánh giả có thể dạo chơi, không phải sự đo lường đối với hạng phàm phu ở dưới, mà phát nguyện sinh về cõi nước kia, tức là tà tham. Sở dó như thế ấy là đều vì vô minh, tức là tà si chướng . Ba thứ độc ấy tích lại trong ruộng tâm. Giả sử niệm Phật cảm được thần, quỷ, ma thì làm sao được vãng sinh Tịnh độ để thọ sinh? Giải thích: Giáo chỉ rất thường, đều muốn lợi ích cho người khác. Khéo biết lấy, bỏ, đều tùy theo cơ duyên. Vì sao? Vì nếu cũng chẳng ngộ đạo vô sinh thì lý có thể ở lâu cõi Sa-bà. Nhưng chưa lên địa vị bất thoái thì cõi uế khó ở. Nếu khế hợp vô sinh thì Cực lạc cùng với Sa-bà không hai, chưa cần nhàm chán cõi tạp này, mà đã riêng kính ngưỡng Tịnh phương, địa vị ở luân hồi, cần phải sinh về cõi nước kia. Chỗ ở của Đại só trong cõi uế, theo lý mà hiểu là thường dạo chơi chẳng ngăn cách. Hạng phàm phu hạ căn chưa thành tựu phép quán thù thắng, thì tạm thời dừng lại trở ở trở lại dòng khổ lâu dài Vì vậy bỏ cõi nhiễm mà không tăng thêm tà sân-yêu thích Tây phương. Mà tà tham không khởi; đồng thời phân biệt mà tương ưng trí tuệ. Bên trong tích lại ba thiện căn, bên ngoài vời lấy sự giúp đỡ của các Thánh và hậu báo của phương này mất thì tịnh hoa của cõi mầu nghênh tiếp. Chớ sợ thần, quỷ, ma, mà không siêng năng tu hành chính nghiệp. Nghi ngờ: Nghiệp đạo như cái cân, thiện ác ắt báo trả, chiêu cảm từ cha sinh mẹ đẻ tới nay, sự tạo ác chẳng phải một, thì như thế nào không chịu nhận lấy mà trực tiếp vãng sinh Tây phương? Giả sử muốn vãng sinh há không phải là chuớng ngại hay sao? Giải thích: Người tạo nghiệp thì quả báo khổ vui nhất định sinh ra. Đã cùng hạng phàm phu ngu si lâu ngày tích chứa nhân tội lỗi, thì chẳng sai lầm nào mà không theo. Chiêu cảm quả báo nghiệp ác của người đời nay được đoạn trừ hay không? Nếu nói đã đoạn trừ thì nay tức là không có ác để có thể đoạn trừ. Còn nếu quả báo nghiệp ác của những người ấy chưa diệt thì nhân thọ sinh nhân đâu không có chướng ngại ba hạng hành giả? Bởi xót thương như vậy mà nói: Khi thọ sinh trong cõi này, các ác chưa đoạn trừ là do nghiệp của người trội hơn. Ác không thể ngăn chận thì quả báo thiện đã hết và quả khổ phải chịu vậy. Lại nên chỉ bày rằng: Ác tuy chưa đoạn trừ nhưng nghiệp của người trội hơn, cho nên không bỏ đi sự chiêu sinh, tịnh nghiệp chuyển mạnh, thì sao có thể dấy khởi chướng ngại? Vì sao? Vì tam quy và ngũ giới, là nhân thiện hữu lậu, nhưng bị tuởng điên đảo lôi dắt vào trong thai tạng mẹ. Tuy tu hành kém ấy mà ác không thể ngăn cản có được thân ngưòi, tội lỗi đã không có sức, từ vô thỉ tu hành chính đáng, đến nay phát tâm, thề hết gốc khổ, tương lai làm Phật, tinh cần khắc niệm, nguyện sinh Tây phương. Thời kỳ quả báo hết, thiện hữu từ bi thương xót hộ niệm, khiến tâm an trụ . Thánh chúng hiện tiền, riêng sinh lòng khát ngưỡng. Nương vào những thù thắng ấy vãng sinh về cõi nước kia sao lại khó? Chớ hoài nghi mà không tu hành tịnh nghiệp Nghi ngờ: Theo chỗ tu hành này thì tu học rộng khắp làm tông. Còn niệm riêng Đức Phật A-di-đà thì trở thành hiểu biết khúc mắc trái lại còn chướng ngại đạo, không thoát khỏi luân hồi, vậy sao không bỏ chỗ tu hành riêng để theo chỗ tu hành rộng khắp? Giải thích: Ngưỡng mộ để tìm chỗ tu hành rộng khắp là lợi ích rất lớn. Trí tuệ lớn thông tới các bậc hiền mới có thể lưu ý, còn sức nhỏ trí kém thì khó tu hành. Bậc đại Thánh tùy theo căn cơ, khiến tu biệt hạnh vì xứng với căn tính, cho nên đối với lý không tổn thương và mượn biệt làm nhân để tu thành phổ nghiệp. Nghi ngờ: Muốn tu đạo thì truớc tiên phải biết nguyên nhân của khổ? Nguồn gốc khổ đều do nghiệp ác mới khởi cảnh ác. Nhưng ở cõi Sa-bà này không gặp lý tánh tướng của chư Thánh nên tạo các nghiệp ác số lượng vô biên. Tất cả các chúng sinh gồm có hai loại: Một là thật báo; hai là ứng hình. Nói thật báo ấy là thể chỉ Phật tính, tướng tức thân gồm rộng khắp. Nhưng vì do mê ở thể cho nên hư vọng sinh ra tham sân trên Như Lai tạng ngang ngược khởi tâm ngu si. Theo tướng tuy khác nhưng thị hiện thân gần rộng khắp thì không khác. Cách sinh chẳng biết nên hư vọng khởi sự tham ái, thường đối với Phật tính và cha mẹ duyên theo để làm những việc giết hại, trộm cắp, dâm dục v.v… Thánh chúng của tam thừa xót thương nghó nhớ đến chúng sinh nên thể cùng như phàm phu vậy. Nhưng sinh ra làm mù quáng chẳng biết nên liền ôm lòng khinh thị ức chế, tăng trưởng duyên ác. Do ngày xưa không biết mới sinh tưởng điên đảo. Ngày nay được khải ngộ, đối cảnh mà suy xét tội lỗi. Trừ bỏ việc ác đã làm, sẽ không khởi lên những lỗi lầm. Tuy nhiên chỉ ở phương này sám hối tạ tội thì tội có thể trừ bỏ hết, nhàm chán cõi này để vui mừng thế giới Tây phương, thì sao có thể mất sự oán kết? Giải thích: Sắp tìm đến đạo cần dứt hết gốc khổ chấm dứt nguyên nhân của khổ thì không ngoài đoạn ác. Cảnh tội ác. Thật ở cõi Sa-bà chứa góp những oán hiềm ấy đã trở thành ái kết. Ngày nay xem xét kỹ là chỗ ràng rịt của những đảo tưởng. Nếu muốm hiểu rõ đầy đủ thể của chúng sinh là Phật tính, tướng tức là thân gần rộng khắp, chư Phật đại bi quyền xảo ứng hiện tùy theo hình tướng trong lục đạo, tích thị hiện cũng như phàm phu. Dùng tâm để hiểu như thế thì mọi người đều cùng theo. Như chỗ bàn luận để khởi sự tu hành, thực nghiệm hoàn toàn không có, biết điều đó chẳng phải là khó mà thực hành là khó vậy. Chỉ có thể tưởng pháp này, tín ngưỡng ngợi khen điều đó là không dối gạt. Sinh tâm hối hận vô cùng vì những nghiệp ác đã tạo, thề không tái phạm, chuyên niệm danh hiệu Phật và tu các hạnh, hồi hướng sinh Tịnh độ như cứu lửa đốt đầu. Than ôi lạc đường phải trầm luân cõi này. Nay đặt hết tinh thần vào Cực lạc, chứng quả Vô sinh. Tự tu hành đã xong, lại quay về chốn năm trược, khởi tâm đại bi giáo hóa chúng sinh, cứu tế mọi căn cơ. Chớ dừng lại ở một con đường mà không tiến lên ở những con đường thẳng khác. Nhưng cần phải vận động tâm niệm là trước tiên vì báo trả oán hiềm. Nguyện bỏ nhân khổ để cùng sinh về thế giới Cực lạc. Cõi nước kia đều lãnh thọ, liền bỏ sự oán hiềm, không thể duyên cõi này mà ôm lòng hoài nghi. Nghi ngờ: Đời đang bây giờ cách Thánh thời gian xa. Hạng phàm phu ngu si của hạ phẩm phù hợp chính đáng là lễ bái và sám hối đức Địa Tạng Bồ-tát. Ngày nay có duyên đáng lý nên chuyên tâm xưng danh hiệu cùng nghó nhớ Tam bảo. Tịnh độ của Đức Phật A-di-đà là chỗ tu hành của người thựơng hạnh. Và căn cơ của giai đoạn thứ hai mới có thể được sinh niệm. Nay đã là thời gian đang khi trược ác, tính tham muốn thấp kém, thì sao có thể liền tu hành pháp của bậc thượng nhân? Bậc trên học pháp bậc dưới thì gặp ngăn trở. Bậc dưới phát khởi tu hành của bậc trên là chướng ngại đạo chịu khổ. Pháp và căn cơ không phù hợp thì sao được thành công? Giải thích: Lời Nhân giả nói chẳng phải không có giáo chỉ. Nhưng sự tụ tập mà chưa lâu thì mới phát ra chỗ nghi ngờ ấy. Dừng vọng tưởng là thông suốt và nhất định bắt đầu chỗ tu gần. Đó là gì? Một là dẫn chứng Thánh giáo, hai là phân biệt nghóa môn. Nói Thánh giáo thì các bộ loại đã nhiều, lại sao chép đủ nên khó nghiên cứu. Vì thế trình bày sơ lược năm chỗ thiết yếu để khai sáng người nghe. Một là kinh Đại Tập Hiền Hộ nói: Đức Phật bảo Bồ-tát Hiền Hộ: Sau khi ta nhập Niết-bàn, các đệ tử truyền pháp Tam-muội này, các Tỳ-kheo ác không thể tin nhận, mà phỉ báng nói là ma nói. Lại bảo Bồ-tát Hiền Hộ: Khi các Tỳ-kheo làm ác, khi các nước đánh nhau, khi lại huỷ báng nhau, khi chúng sinh trược ác, thì có bốn chúng đệ tử, có thể truyền pháp này để lợi ích chúng sinh. Kinh Dược Sư nói: Bồ-tát Văn-thù vì những chúng sinh trong đời tượng pháp mà thỉnh giáo rằng: Bốn chúng đệ tử cầu vãng sinh Tây phương không nhất định thì niệm danh hiệu của đức Dược Sư, liền đoạn trừ được lưới nghi ngờ. Khi lâm chung, tám vị Đại Bồ-tát chỉ đường vãng sinh Kinh A-di-đà nói: Các Đức Phật trong các phương khác cùng khen ngợi Đức Thích-ca, có thể ở trong đời ác đủ năm thứ trược để nói pháp khó tin. Các Đức Phật trong sáu phương đều hiện làm tướng lưỡi rộng dài để chứng minh chỗ nói là xác thật không sai lầm. Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói: Phu nhân Vi-đề-hy vì những chúng sinh trong đời ác đủ năm thứ trược bất thiện, bị năm thứ khổ bức bách, mà xin về Tịnh độ. Lại nữa, ba phẩm của bậc hạ tạo đủ nghiệp ác, đều được vãng sinh vậy. Kinh Vô Lượng Thọ nói: Đức Thích-ca Như Lai vì những chúng sinh ở trong đời ác đủ năm thứ trược để nói pháp, khiến lià khỏi năm thứ ác, trừ năm thứ thống khổ, diệt năm sự thiêu đốt. Lại nữa, trong đời vị lai, kinh đạo diệt tận, ta vì lòng Từ bi xót thương mà đặc biệt lưu lại kinh này chỉ ở trong một trăm năm. Những chúng sinh bấy giờ, khởi một niệm tin tưởng, liền sinh về cõi nước kia. Nghi: Các Kinh giáo đã dẫn chứng trên đều là lời đức Phật nói chẳng sai dối, nhưng chưa biết đây là nói môn phương tiện hay là nói hết lý? Giải thích: Chỗ nói của đấng Đại nhân thì nhất định phù hợp với nghóa thật xưa nay vin vào các kinh giáo đều là môn cứu cánh. Vì vậy mà biết người ấy không hiểu rõ giáo. Hội Niết-bàn giải thích thông suốt, thì một môn Tịnh độ và Song lâm là quyết định không còn nghi ngờ. Các Đức Phật trong mười phương duỗi lưỡi để chứng minh thành tựu. Và căn cứ theo hai nghóa ấy, biết chẳng phải là phương tiện vậy. Phần đã nói ở trên là dẫn chứng sơ lược về Thánh giáo để chỉ bày nguyên nhân nói pháp; từ đây xuống dưới là giải thích thô thiển về nghóa môn. Đình chỉ vọng tâm xoá bỏ sự ngờ vực, thì một âm thanh diễn xướng đều hiểu rõ, vạn văn cơ khác nhau không ai là không khế hợp. Thệ nguyện rộng lớn của đức Địa Tạng Bồ-tát cứu độ những chúng sinh trong nẻo ác ; lòng đại Bi của Đức Phật A-di-đà cứu giúp những người khác trong mười niệm. Vì thế không cầu Tịnh độ vì sợ đọa lạc vào trong ba đường; niệm danh hiệu của đức Địa Tạng Bồ-tát mong sự cứu giúp trong mỗi cảnh khổ. Nay chuyên tâm niệm Phật, thề nguyện vãng sinh thế giới Tây phương, thì khi đại mạng sắp hết, các Đức Phật ứng hiện đến, đã sinh về Tịnh độ, vónh viễn cắt đứt ba đường, những việc khổ không trải qua, không mệt nhọc cầu xin giúp. Tông chỉ chủ yếu của giai đoạn là theo thời gian và căn cơ để nói, sau một nghìn năm trăm năm không tu tịnh nghiệp. Nhưng giả sử có người tu các hạnh thành tựu đầy đủ, tức là căn cơ của giai đoạn thứ hai mà chẳng phải là nghiệp của hạng phàm phu hạ trí. Nay xem ý này là nói thượng hạnh, chỉ nói rõ người sinh về thượng phẩm và trung phẩm trong ba bực. Pháp môn Tịnh độ, định và tán đều thông suốt. Nghiệp tạo tác sâu hoặc cạn, đều đồng sinh về thế giới Cực lạc. Chúng xuất gia thanh tịnh, về thế tục tôn trọng là những người có tài năng đức hạnh hơn người. Ở ẩn để trừ đi sự lo nghó, điềm tónh tinh thần để ngừng tâm tán loạn, và có thể tu hành nghiệp quán, gọi là định thiện vãng sinh. Chí hướng dứt hết sự vinh hoa. Ngoài những việc công và tư, không tham những việc của thế tục. Hỏi đạo và siêng năng tu tập để có thể có đủ nhân tán thiện của ba thứ phước, thì nhất định sinh về cõi nước kia. Cuả cải trong nhà thiếu thốn, những công việc trói buộc. Nhưng có thể tùy theo một hạnh thì cũng sinh về cõi báu. Đời này tạo tội, cho đến nhất xiển đề, thì khi đại mạng sắp hết, các thứ khổ đến bức bách. Đột nhiên gặp được thiện hữu, dạy niệm danh hiệu Phật, các tướng ác đã trừ, liền sinh về diệu sát. Hạng thiện căn Đại thừa, dưới đến từ những chúng sinh không có lỗi lầm, trên đến tâm cuối cùng của địa vị hồi hướng, theo nghiệp tạo tác sâu hoặc cạn để chia làm ba phẩm của bậc thượng. Hạng căn cơ Tiểu Thừa, trước từ địa vị cõi trời, trên đến địa vị Thế đệ nhất pháp để chia làm ba hạng chúng sinh của trung bối. Hạng căn cơ Đại thừa và Tiểu thừa, theo lỗi nặng hoặc nhẹ để chia làm ba địa vị ở dưới. Đó tức là chỗ hành đạo sâu hoặc cạn, sự tạo ác nặng hoặc nhẹ, đều phát tâm Bồ-đề, nguyện sinh về Tịnh độ. Và tùy theo nghiệp nhiều hoặc ít, đều được vãng sinh. Không thể thiên chấp theo một góc để phỉ báng và nghi ngờ Tịnh nghiệp. Lại nói thời nay trược ác, không phù hợp với người niệm Phật để nguyện sinh về thế giới Tây phương. Đó chẳng phải là chỗ hiểu biết rộng. Kinh Đại Vô Lượng Thọ nói: Trong đời vị lai, kinh đạo diệt tận, Đức Phật vì lòng từ bi xót thương mà đặc biệt lưu lại kinh này ở chỉ trong một trăm năm. Những chúng sinh bấy giờ nghe tên gọi, sinh lòng tin tưởng, đều sinh về cõi nứơc kia. Nghóa là nói: Đức Như Lai nói giáo, thấm nhuần lợi ích có thời gian. Một vạn năm mạt pháp, các kinh khác đều tuyệt diệt. Đặc biệt chỉ riêng giáo môn của Đức Phật A-di-đà tăng trưởng lợi ích cho người, nên đức Đại Thánh đặc biệt lưu lại trong một trăm năm. Bấy giờ trải qua thời kỳ mạt pháp đủ một vạn năm, thì tất cả các kinh đều theo đó mà diệt hết, và Đức Thích-ca ân trọng lưu lại giáo pháp trong một trăm năm. Khi ấy những người tu nhân, sinh lên Tịnh độ thì sao còn do dự phán đoán, mà không khiến nguyện sinh? Rõ ràng Kinh này đủ để trừ bỏ những lo lắng và hối hận. Chớ mang ý kiến nông cạn hẹp hòi, mà không thông đạt nghóa kinh. 12.Y theo luận Nhiếp Đại thừa, giải thích thông suốt nghóa biệt thời ấy là luận nói: Chỉ do phát nguyện, liền vãng sinh cõi nước An lạc ấy là biệt thời ý. Nghi: Nhất định y theo luận Nhiếp Đại thừa, phân biệt dùng biệt thời. Và nay dạy niệm Phật, thì như thế nào liền được vãng sinh? Giải thích: Nay y theo luận Nhiếp Đại thừa để phân biệt và giải thích biệt thời, thì cùng với môn Tịnh độ không có tý gì sai khác. Vì sao? Do chỉ phát nguyện thì chưa thể liền sinh. Nhưng y theo nguyện niệm Phật thì mới thành tựu Tịnh nghiệp. Trước sau nguyện và hạnh, vì thế nói là biệt thời, mà chẳng phải là nói niệm Phật không liền vãng sinh vậy. Giải thích kinh Pháp Hoa: Nếu người tâm tán loạn vào ở trong tháp miếu, một khi xưng Nam-mô Phật, đều đã thành Phật đạo. Nghi: Tâm tán loạn một khi xưng hiệu Phật, thì quả Phật chưa liền thành; một đời niệm danh hiệu Phật thì sao sinh về Tịnh độ? Giải thích: Tâm tán loạn một khi xưng danh hiệu Phật, đều đã thành Phật đạo. Vì đạo là nhân không hư hão, thì niệm Phật sinh về Tịnh độ khi quả báo hết được vãng sinh chẳng phải là sai lầm. Sơ lược nói rõ những phương pháp và phép tắc của tác nghiệp. Nghi: Tông nói rõ niệm Phật là dùng nhân vãng sinh. Nhưng chưa biết tâm lo nghó, thì dùng loại gì để hiểu? Phương pháp và phép tắc niệm Phật, hình trạng của nó thế nào? Giải thích: Nhiều kiếp vô cùng, trở đi trở lại, giả sử tu nhân thì cũng nhiều hư vọng và ít chân thật. Chỉ cầu danh lợi, vọng chấp ngã và nhân. Rộng làm duyên thiện thì không vì chính lý, trầm luân nẻo ác, chịu khổ vô cùng. Đức Thánh chủ A-di-đà lưu truyền danh hiệu để nhiếp hóa, quả thành là Phật đã trải qua trong mười kiếp. Chúng ta ngu si, chỉ tham taọ ác. Tuy học Phật pháp nhưng để cầu danh trong hiện đời. Tự mình thị phi với người khác, thường sinh ngạo mạn, truy cầu y thực. Ngày đêm siêng năng mệt nhọc, dù có cũng dư công, dụng tâm theo ác đảng. Nếu cũng không gặp thiện hữu thì Tịnh độ sao nghe? Một mai vô thường, nhanh chóng trở về ác đạo. Nay gặp bậc Thiện tri thức lớn cùng ta có duyên. Dạy ta tư duy, bỏ các ác hạnh, được nghe bản nguyện và lòng từ bi của Đức Phật A-di-đà. Từ mười kiếp tới nay, thường lưu truyền chính pháp. Ta vì do chướng ngại cho nên ngày nay mới nghe; thương xót trong đời ngũ trược, chỉ sinh lòng hổ thẹn và oán giận, cho nên sân nổi lên, tham lam và si sinh ra. Chỉ tu bốn pháp, dùng làm chính nghiệp. Trường thời tu: Trước tiên là khi sơ phát tâm, cho đến khi đoạn tuyệt phiền não của thế gian để thành tựu trí tuệ Niết-bàn, thường tu ba thứ nhân thanh tịnh của thân và tâm, cuối cùng không thoái chuyển. Nhược cung kính tu: Ở đây lại có năm: Cung kính với Thánh nhân có duyên. Gọi là hành, trụ, tọa, ngọa, không quay lưng về phương tây; khạc nhổ, nước mũi, tiện lợi, không hướng về phương tây vậy. Cung kính với tượng giáo có duyên. Gọi là làm thay đổi hình tượng của Đức Phật A-di-đà ở thế giới Tây phương. Không thể làm rộng, mà chỉ làm một hình tượng Phật và hai hình tượng Bồ-tát cũng được. Giáo ấy là kinh A-di-đà v.v… Dùng những cái túi ngũ sắc để đựng, tự mình đọc và dạy cho người khác. Các kinh và hình tượng này đều an trí ở trong nhà, sáu thời đều lễ bái và sám hối. Dùng hương hoa để cúng dường, và chỉ sinh lòng tôn trọng. Cung kính bậc Thiện tri thức có duyên. Gọi là những người tuyên dương giáo pháp Tịnh độ. Hoặc từ một nghìn do-tuần đến mười do-tuần trở lại đều phải kính trọng và thân cận để cúng dường. Những người tu học riêng đều khởi tâm cung kính. Cùng với mình bất đồng nhưng chỉ biết cung kính sâu xa vậy. Nếu sinh lòng khinh mạng là mắc tội vô cùng, vì thế cần phải cung kính chung, tức là để trừ bỏ sự chướng ngại chỗ tu hành. Cung kính với bạn cùng duyên. Gọi là những người cùng tu nghiệp. Tự mình tuy chướng nặng nghiệp riêng mà không thành, nên cần phải nhờ vào bạn lành mới có thể tu hành. Giúp ách cứu nguy, trợ lực nương nhờ nhau, cùng bạn thiện duyên, bảo trọng nhau sâu xa. Cung kính Tam bảo. Đồng thể Tam bảo và biệt tướng Tam bảo đều phù hợp với lòng cung kính sâu xa. Nhưng không thể ghi chép đầy đủ, vì chỗ nông cạn đối với hành giả, không phải quả quyết y theo để tu hành. Trụ trì Tam bảo ấy là cùng với những người hiểu biết nông cạn ngày nay, dùng làm nhân duyên lớn. Nay thô thiển phân biệt và chọn lựa: Nói Phật bảo ấy là những dung mạo được chạm trổ bằng gỗ cây Chiên-đàn, thêu lụa thành năm màu, những chất tơ trắng, sắc vàng, ngọc chạm khắc, tranh vẽ, đá mài, đất gọt. Những hình tượng này chỉ có thể tôn phụng. Tạm thời quán những hình tượng ấy thì tội tiêu và tăng phước. Nếu sinh ra chút ít sự khinh thường thì tăng thêm ác và thiện mất. Nhưng chỉ quán tưởng tôn dung thì sẽ thấy Phật thật. Nói pháp bảo ấy là ý chỉ giáo pháp Tam thừa, lưu hành trong pháp giới, danh cú nói ra, có thể sinh ra nhân duyên hiểu biết. Vì thế cần phải trân trọng và kính mến để phát triển nền tảng trí tuệ. Sao chép và tôn trọng kinh, thường an trí ở trong tịnh thất; đựng chứa vào trong những cái hộp đều phù hợp với lòng cung kính trang nghiêm. Khi đọc tụng, thân và tay đều sạch sẽ. Nói Tăng bảo ấy là các vị Thánh tăng và Bồ-tát những hạng phá giới đều khởi tâm cung kính, mà chớ sinh tâm nghó tới khinh thường. Vô gián tu: Gọi là thường niệm Phật, tu tâm vãng sinh. Đối với tất cả thời gian, tâm thường kéo quán tưởng. Thí như có người bị người khác trộm cướp, thân trở thành kẻ hà tiện, chịu đủ sự khó nhọc, bỗng nhiên nghó đến cha mẹ và muốn đi về nước. Nhưng hành trang chưa đủ, còn ở tha phương, ngày đêm suy nghó, khổ không thể chịu đựng được, không có thời gian nào tạm bỏ. Sau đó, không nghó nhớ cha mẹ, vì sinh kế đã thành, nên liền về đến được, thân cân cha mẹ mà tha hồ vui vẻ. Hành giả cũng vậy. Thường bị phiền não phá hoại làm rối loạn thiện tâm, của báu phước và trí đều tan tác mất đi. Lưu chuyển mãi trong sinh tử, hạn chế không được tự do, thường làm người đầy tớ bị ma vương sai khiến, theo đuổi trong sáu đường, khổ thiết thân tâm. Nay gặp được thiện duyên, bỗng nhiên nghe đức từ phụ A-di-đà, không trái vơí thệ nguyện rộng lớn để cứu bạt quần sinh, nên ngày đêm sợ hãi và bận rộn, phát tâm mong muốn vãng sinh. Vì vậy mà siêng năng không mỏi mệt, nên nghó nhớ ân Đức Phật. Vì quả báo hết là đến hẹn nên tâm thường mưu kế và nghó nhớ. Vô chư tu: Gọi là chuyên cầu thế giới Cực lạc, lễ niệm Đức Phật A-di-đà. Nhưng các nghiệp tu hành khác thì khởi tâm xen tạp. Chỗ tạo tác nghiệp, thường ngày phân biệt và cần phải tu niệm Phật và đọc kinh, mà không lưu tâm đến những khóa học khác vậy. Vì sinh ở cuối thời tượng pháp, cách Thánh thì xa, đạo dựa vào Tam thừa. Nhưng không có phương pháp nhất định để tỏ ngộ khế hợp. Hai địa vị nhân và thiên, xao động bất an. Nhưng trí lớn tình rộng thì có thể chịu đựng được để ở lâu. Nếu cũng biết ngu si và tu hành cạn, thì sợ rằng chìm đắm trong đường tối. Cần phải xa dấu vết đối với cõi Sa-bà, và lưu lại tinh thần nơi Tịnh độ. Ngưỡng nguyện cùng duyên với chính sự, cung kính để phát thân tâm. Y theo một Tông này thì nhất định từ chối và cắt đứt. Mong chớ vấn vương tâm theo cái lợi của thế gian sợ hãi vô cùng. Tiếng khen đuổi theo phong tiết của Đại sư Đạo An và Pháp sư Tuệ Viễn, thì sao khác với điện ảnh? Đạo đức vượt qua phong tiết của Pháp sư Tăng Triệu và Đại sư Đạo Sinh, thì há từ chối thành Càn-thát-bà. Văn của tam không, cửu đoạn, lý sâu xa lời rộng. Giáo của thập địa, ngũ tu, nghóa uyên áo lời văn nhiều. Công chẳng phải chỉ một sọt đựng đất mà có thể, nghiệp thành tựu phải trải qua vài ba năm tónh lự, thì sao chia làm sát na? Nghó nhớ chứa góp trần sa mới nói ra chỗ kỳ diệu của cửu hữu. Tâm thường tạo cảnh, cảnh thuật ra chỗ màu nhiệm của nhị vô. Thức tham luyến tà ma, là do tôn sùng hư vọng. Đời sống ngắn ngủi, đợi chồng trí hiểu chân, thì con đường tử chẳng phải là vận số. Nếu chưa trừ đi những tư lự để trì trai và chấm dứt nghiệp rộng đa văn, thì an thần nơi bờ tuệ để hưng thịnh chỉ tu mà ít học. Vận số hết ở uế phương thì bước đến vườn thượng uyển của cõi nước Lạc bang. Linh hồn ở Tịnh độ, thác vào diệu chất ở kim đài, cùng hơi đạo với đức Từ nhan để hủy đi sự nghi ngờ không dừng nghỉ? Cảm được âm thanh đại bi ở Thánh đức để hiểu chứng Vô sinh, lợi ích rộng lớn. Có thể nói sơ lược như vậy. Trình bày thô thiển, dùng bầu lọ suy xét để phân biệt nước lành. Phát khởi tu hành công phu đầy đủ, chẳng có ai có thể tích chứa mà thành.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 171