<經 id="n1953">Ý NGHÓA CỦA TÂM BỒ ĐỀ HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN Ý NGHÓA CỦA TÂM BỒ-ĐỀ Tâm Bồ-đề là gốc thành Phật, là tướng để phát khởi, có nói đầy đủ trong các kinh. Đại sự nhân duyên chẳng gì hơn việc này. Muốn chánh tu giác, chẳng thể không biết. Tùy chỗ thấy nghe, nói lược về tướng này. Ý nghóa của tâm Bồ-đề chia ra năm môn: GIẢI THÍCH Ý NGHÓA TÊN GỌI. BIẾT THỂ TÁNH. NÓI VỀ MỘT KHÁC. NÓI VỀ TƯỚNG TRẠNG. NÓI VỀ HẠNH NGUYỆN. <詞>GIẢI THÍCH Ý NGHÓA TÊN GỌI: Tiếng Phạm là Bồ-đề, Hán dịch là Giác. Chúng sinh mê lầm gọi là bất giác, nay gặp bạn lành, khai mở vô minh, tâm tỉnh ngộ trừ mê lấp, cầu giác ngộ gọi là tâm Bồ-đề. Tâm khởi cầu Bồ-đề gọi là tâm Bồ-đề, thuộc về Y chủ thích. Nếu ngộ gọi là giác, mê là bất giác. Ví như người mê, nương theo phương hướng nên mê là chúng sinh, nương giác nên mê, nếu lìa giác thì không có bất giác, vẫn là nói theo đây. Bồ-đề và tâm không được là hai. Bồ-đề và tâm là Tương vi thích. <詞>GIẢI THÍCH THỂ TÁNH Như nghóa đã nói. <詞>NÓI VỀ MỘT KHÁC Tâm và Bồ-đề tánh không hai. Do không hai, nên chẳng thể phân biệt. Đây là môn lý thể không khác nhau. Nên kinh Hoa Nghiêm nói rằng: Như tâm, Phật cũng vậy, chúng sinh cũng như Phật. Tâm Phật và chúng sinh, ba pháp không khác nhau. Kinh Hư Không Tạng, quyển tư cũng nói: Thế Tôn thường giảng nói pháp vô tận, hữu tình và hư không, tâm Bồ-đề, Phật pháp. Nếu theo đó tiến tu khởi hạnh nguyện môn, tức là phát khởi vọng tâm cầu Bồ-đề nên gọi là tâm Bồ-đề. Nên luận Khởi Tín chép: làm sao huân tập? khởi tịnh pháp không dứt, nghóa là vì có pháp chân như, huân tập vô minh. Vì năng lực huân tập nhân duyên nên khiến vọng tâm nhàm chán sinh tử, cầu vui Niết- bàn. Do vọng tâm có nhân duyên chán cầu, tức là huân tập chân như. Tự tin tánh mình, biết tâm vọng động không cảnh giới trước, tu pháp xa lìa. Vì như thật biết không cảnh giới trước tu pháp xa lìa, dùng như thật biết không cảnh giới trước, các thứ phương tiện, khởi hạnh thuận theo, không chấp không nhớ, cho đến có năng lực huân tập lâu xa thì vô minh sẽ diệt. Vì vô minh diệt nên tâm không khởi, tâm không khởi nên cảnh giới diệt theo. Vì nhân duyên diệt, nên tướng tâm dứt hết, gọi là được Niết-bàn, thành nghiệp tự nhiên v.v… Đây là bỏ vọng thành chân. Phát khởi vọng tâm, cầu khởi chân giác, tức chân vọng khác nhau, mà thật lìa chân không có vọng, thể của vọng tức chân, vì bất giác tức bổn giác, thì chẳng phải khác. <詞>NÓI VỀ TƯỚNG TRẠNG Tướng trạng Bồ-đề có hai: Nói về tướng hạnh vị và biện tướng công dụng. <詞>Tướng hạnh vị là: Tam Tạng Trường Nhó nói: Ban đầu Tập chủng tánh, phát tâm có ba thứ: Phát giả tưởng, phát khinh tưởng và phát tín tưởng Phát giả tưởng. Do ba thứ năng lực: Năng lực bạn lành: Thiện tri thức. Năng lực hành trì: Thọ luật nghi. Năng lực của pháp: Có hai nhân chung và riêng, chung là tánh nội huân của Như Lai tàng, riêng là năm căn: như Tín, v.v… Do ba năng lực này, giả khởi tưởng cầu Bồ-đề. Phát khinh tưởng: Lần lượt tu tập tự lợi, lợi tha, ví như sợi lông nhẹ, không chỗ nương tựa, gọi là phát khinh tưởng. Phát tín tưởng: Sau tu dần dần, lóng sạch tín tâm, được vào Thập Trụ, gọi là phát Tín tưởng. Luận Khởi Tín chép: Phát tâm có ba: Tín thành tựu phát tâm, giải thoát phát tâm và chứng phát tâm. Tín thành tựu phát tâm: Chúng sinh bất định tụ, có huân tập năng lực gốc lành, tin nghiệp quả báo, sinh khởi mười điều lành, chán khổ sinh tử, muốn cầu vô thượng Bồ-đề, cho đến nói: Trải qua muôn kiếp, thành tựu tín tâm, Chư Phật, Bồ-tát dạy khiến cho phát tâm, hoặc do đại bi làm cho tự phát tâm, hoặc pháp chân chánh sắp diệt, vì nhân duyên hộ pháp có thể tự phát tâm, được vào Thập Trụ. Đây là đồng với Tín tưởng phát tâm ở trước. Kinh bổn nghiệp chép: Bồ-tát Tín Tưởng này, trong mười ngàn kiếp, thực hành mười giới pháp, sẽ vào tâm Thập Tín, vào địa vị Sơ Trụ, tức là Phát Tâm trụ. Kinh Nhân Vương chép: Tập chủng tánh có mười Tín, đã vượt tất cả thiện địa của Nhị thừa. Luận Khởi Tín lại nói: Phát các thứ tâm nào? Nói lược có ba: Trực tâm: Chánh nhớ nghó pháp chân như. Thâm tâm: Ưa chứa nhóm tất cả hạnh lành. Tâm Đại bi: Muốn nhổ tất cả gốc khổ của chúng sinh. Cho đến nói: Bồ-tát phát tâm này, sẽ được thấy chút phần pháp thân. Do thấy pháp thân, theo năng lực nguyện kia, làm hiện tám thứ lợi ích chúng sinh… Giải hạnh phát tâm. Nên biết càng cao siêu hơn, Vì Bồ-tát này từ chánh tín đến nay gần trọn A-tăng-kỳ kiếp thứ nhất, đối với pháp chân như, hiểu sâu hiện tiền, chỗ tu lìa tướng, v.v… Chứng phát tâm. Từ tịnh tâm Địa cho đến Bồ-tát Cứu Cánh Địa, chứng cảnh giới nào, gọi là chân như, cho đến nói rằng: Lại tướng phát tâm của Bồ-tát này, có ba tướng sâu kín. Chân tâm: Không phân biệt tên gọi. Phương tiện tâm: Tự nhiên đi khắp vì lợi ích chúng sinh. Nghiệp thức tâm: Sinh diệt nhỏ nhiệm. <詞>Nói về tướng công dụng: Kinh Duy-ma chép: Người muốn được thân Phật, dứt tất cả bệnh của chúng sinh, nên phát tâm A-nậu-đa-la-Tam-miệu-Tam-bồ-đề. Kinh Hoa Nghiêm, phẩm 78 chép: Tâm Bồ-đề giống như hạt giống vì sinh ra tất cả các Phật pháp. Tâm Bồ-đề giống như thửa ruộng tốt vì làm lớn pháp bạch tịnh của chúng sinh. Tâm Bồ-đề giống như mặt đất vì giữ gìn tất cả thế gian. Tâm Bồ-đề giống như nước sạch, vì rửa được tất cả phiền não dơ bẩn. Tâm Bồ-đề giống như gió lớn vì thổi khắp thế gian không chướng ngại. Tâm Bồ-đề giống như lửa mạnh vì thiêu đốt tất cả củi kiến chấp. Tâm Bồ-đề giống như mặt trời thanh tịnh, vì chiếu khắp tất cả thế gian. Tâm Bồ-đề giống như trăng tròn vì các pháp bạch tịnh đều tròn đầy. Tâm Bồ-đề giống như đèn sáng vì đèn phát ra các thứ ánh sáng trong sạch. Tâm Bồ-đề giống như mắt trong vì thấy hết tất cả chỗ an nguy. Tâm Bồ-đề giống như đường lớn vì khiến khắp được vào thành đại trí. Tâm Bồ-đề giống như chánh tế, khiến kia được lìa các tà pháp. Cho đến nói: này người thiện nam! Nếu có người phát tâm A- nậu-đa-la-Tam-miệu-Tam-bồ-đề, thì đã phát sinh vô lượng công đức, có công năng gồm thâu, giữ gìn tất cả trí đạo. Người thiện nam! Ví như có người được thuốc vô úy, lìa năm thứ lo sợ, năm thứ gồm: Lửa không thể cháy, độc không thể trúng, dao không làm thương tổn, nước không thể trôi, khói không thể hun xông. Đại Bồ-tát cũng giống như thế, được thuốc tâm Bồ-đề nhất thiết trí, tâm giải thoát: lửa tham không thiêu, độc sân không trúng, dao mê lầm không thương tổn, vào nước “hữu” không trôi, các mây mù giác quán không xông hại được. Này người thiện nam! Ví như có người được thuốc giải thoát, không bao giờ gặp nạn bất ngờ. Đại Bồ-tát cũng giống như thế, được thuốc tâm Bồ-đề, trí giải thoát, lìa hẳn tất cả tai nạn sinh tử bất ngờ. Này người thiện nam, thí như có người cầm thuốc ma-ha-ứng-già, trùng độc nghe hơi liền tránh xa, Đại Bồ-tát cũng giống như thế, cầm thuốc Ma-ha-ứng-già tâm Bồ-đề, các thứ trùng độc, tất cả phiền não, nghe hơi thảy đều lánh xa. <詞>NÓI VỀ HẠNH NGUYỆN Kinh Hiển Dương chép: Người thế tục phát tâm, đồi trước người trí, phát nguyện rộng lớn. Cho đến nói: Con từ ngày nay, phát tâm vô thượng Bồ-đề, vì muốn làm lợi ích tất cả loài hữu tình. Từ nay về sau, hễ con tu sáu Ba-la-mật, đều vì chứng được vô thượng Bồ-đề. Nay con cùng các vị Bồ-tát lớn, hòa hợp xuất gia, nguyện Ngài chứng biết con là Bồ-tát. Tỳ-lô-giá-na Sớ chép rằng: Phát tâm Bồ-đề là sinh thệ nguyện vững chắc. Một lòng cầu trí nhất thiết trí, sẽ rộng độ chúng sinh trong khắp pháp giới. Tâm này giống như cờ xí, dẫn đầu các hạnh, giống như hạt giống, là gốc của muôn đức. Nếu không phát tâm này, cũng như chưa gá vào ca-la-la thì thai tạng đại bi làm sao được nuôi lớn? Lại nói, mặt trời dụ tâm Bồ-đề vốn thanh tịnh, tức tự thể Ty-lô-giá-na. Mặt trăng dụ cho hạnh Bồ-đề, mười lăm ngày sáng trăng, các hạnh tròn đầy, dụ cho thành Bồ-đề, mười lăm ngày tối trăng, các hạnh đều dừng, dụ cho Bát Niết-bàn. trong khoảng thời gian lên, xuống, dụ cho các phương tiện khéo léo. Kinh phát tâm Bồ-đề chép: Nếu Bồ-tát gần gũi thiện tri thức, cúng dường Chư Phật, tu tập gốc lành, chí cầu pháp thắng diệu, tâm thường mầm mỏng, gặp khổ năng nhẫn, từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, ưa thích Đại thừa, cầu trí tuệ Phật. Nếu người có đầy đủ mười phương tiện như thế, thì sẽ phát tâm vô thượng Bồ-đề. Lại có bốn duyên hay phát tâm này: Tư duy Chư Phật, quán lỗi lầm hoạn nạn của thân, thương xót chúng sinh va cầu quả tối thắng. Tư duy chư Phật. Chư Phật ba đời lúc mới phát tâm, có tánh phiền não, cũng như chúng ta ngày nay, Phát trí tuệ rộng lớn sáng suốt, bỏ vỏ vô minh, lập ra thắng tâm, chứa nhóm khổ hạnh, qua biển sinh tử, bỏ thân mạng tài sản, cầu nhất thiết trí, nay đều thành tựu. Nếu Bồ-đề này là pháp đáng được, ta cũng nên được, vì thế phát tâm Bồ-đề. Quán lỗi lầm của thân. Tự quán thân ta, chín lỗ thường chảy ra chất bất tịnh, xú uế, nên sinh tâm nhàm chán xa lìa. Lại quán bốn đại, năm ấm, đều tạo ra vô lượng nghiệp ác, đầy đủ tham, sân, si, vô lượng phiền não, như bóng như bọt, niệm niệm vô thường, cầu xả bỏ nên phát tâm Bồ-đề. Thương xót chúng sinh. Thấy các chúng sinh, vô minh trói buộc, các khổ buộc ràng, chứa nhóm nghiệp bất thiện, chịu khổ dữ dội, xa lìa chánh pháp, tin nhận tà đạo, chìm trong sông phiền não, không cầu giải thoát, lại gây ra các điều ác, nên thương xót họ mà phát tâm Bồ-đề. Cầu quả tối thắng. Thấy các Như Lai, tướng tốt trang nghiêm, có giới, định, tuệ, tri kiến thanh tịnh, mười lực vô úy, ba niệm đại bi, đầy đủ nhất thiết trí, thương xót chúng sinh, thường trụ pháp thân, thanh tịnh vô nhiễm, nên vì tu tập mà phát tâm Bồ-đề. Lại nói: Người phát tâm Bồ-đề, trước nên kiên cố phát chánh nguyện, là bốn nguyện rộng lớn v.v…, lập chí vững chắc, lập lời thệ quan trọng, thường tu chánh hạnh như sáu Ba-la-mật v.v… Nên trong kinh Phật Sát này nói Hư Không Vương lập thệ rằng: Đối trước đại chúng, ta phát tâm Bồ-đề, thệ độ các chúng sinh, đều lìa khỏi các khổ. Nguyện từ nay về sau, nếu ta có tâm nhiễm ô, sân nhuế ganh ghét và ngã mạn, tham ái là đối gạt Chư Phật mười phương và hiện tại. Cho đến nói: Do lời thành thật này, mặt đất rung chuyển sáu cách, nếu ta không có lời thật, bốn đại dời đổi lẫn nhau, v.v… Lại kinh phát Bồ-đề Tâm chép: Lập thệ quyết định, nên giữ gìn năm việc: Làm cho tâm kia vững chắc. Chế phục được phiền não. Ngăn chận được buông lung. Phá được năm cái. Siêng tu sáu hạnh Ba-la-mật, v.v… Nếu đầy đủ thệ nguyện như thế, bền chắc mạnh mẽ tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, từ bi, hỷ xả, không lui sụt, thì gọi là chân phát tâm Bồ-đề. Kinh Duy-Ma nói: Phát tâm A-nậu-đa- la Tam-miệu Tam-bồ-đề, tức là xuất gia, tức là Tỳ-kheo.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 170