<經 id="n1909">LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM <卷>QUYỂN 1 (Phiên âm) HUÂN TU LƯƠNG HOÀNG SÁM PHÁP KHAI ĐÀN KHOA NGHI Cử thủy tán : Dương chi tịnh thủy, Biến sái tam thiên, Tánh không bát đức lợi nhơn thiên, Pháp giới quảng tăng diên, Diệt tội tiêu khiên, Hỏa diệm hóa hồng liên. Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ-tát Ma Ha Tát. (3 lần) Cung thỉnh tán: Trí huệ hoằng thâm đại biện tài, Đoan cư ba thượng tuyệt trần ai. Tường quang thước phá thiên sanh bệnh. Cam lộ năng trừ vạn kiếp tai, Túy liểu phất khai kim thế giới, Hồng liên dũng xuất ngọc lâu đài. Ngã kim khể thủ phần hương thỉnh, Nguyện hướng nhơn gian ứng hiện lai. Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ-tát Ma ha tát (3 lần) Gia trì pháp thủy: CUNG VĂN Viên Thông Giáo Chủ, mãn nguyệt kim dung, thi di đà ư cực lạc quốc trung, Thích Ca ư Tà Bà giới nội; xử thiên diệp hồng liên chi tọa, cư lưu chi chúng bảo chi sơn; quá khứ Chánh Pháp Minh, hiện tiền Quan Tự Tại. Ta thập nhị ứng, quảng độ quần sanh; thất nạn nhị cầu, đa phương ứng vật; thù thắng diệu lực, tát mạc năng cùng. Ngưỡng khấu hồng từ, phủ chương đổng giám: Kim thời phụng vì kiến sám mỗ giáp ……..… bẩm Phật di huấn, kiến sám tỳ kheo mỗ giáp… kî lãnh thập phương só thứ nhân dân đẳng… thỉnh mạng Tăng chúng tựu vưu mỗ xứ…. Tu lễ Lương Hoàng Bảo Sám, phổ biến đạo tràng. Thượng lai sở kiến chi sơ, cẩn phần tín hương cung thỉnh: Bồ-tát thùy dương liểu nhi biến sái cam lồ, trừ nhiệt não dó đắc thanh lương; tầm thanh cứu khổ ư tứ sanh, thuyết pháp độ thoát ư lục đạo. Tận văn bất trú, kiên cố chi tâm. Không giác cực viên, cụ tự tại đoan nghiêm chi tướng. Hữu cầu giai ứng vô nguyện bất tùng. Cố ngã truy lưu đoan bỉnh tịnh quán, thành tụng mật ngôn gia trì pháp thủy. Thị thủy giả, phương viên tùy khí, dinh hư nhậm thời, xuân phán đông ngưng, khảm lưu trấn chỉ. Họa họa hồ diệu nguyên mạc trắc, thao thao hồ linh phái nan cùng, bích giáng tạng long, hàn đàm xâm nguyệt. Hoặc tại quân vương long bút hạ tán tác ân ba, hoặc cư Bồ-tát liểu chi đầu sái vi cam lộ. Nhất đích tài triêm, thập phương câu tịnh. Phù thử thủy giả, bát công đức thủy, tự thiên chơn, tiên tẩy chúng sanh nghiệp cấu trần, biến nhập tỳ lô ba tạng giới. Cá trung vô xứ bất siêu luân. Thủy bất tẩy thủy diệu cực pháp thân. Trần bất nhiễm trần phản tác tự kỹ. Quyên trừ cấu uế, đản địch đàng tràng. Sái khô mộc nhi tác dương xuân, khiết uế ban nhi thành Tịnh độ. Sở vị nội ngoại trung gian vô trược uế, Thánh phàm u hiển tổng thanh lương. Bồ-tát liểu đầu cam lộ thủy, Năng linh nhất trích biến thập phương, Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ, Linh thử đàn tràng tất thanh tịnh: -------------------------- <詞>TỤNG CHÚ ĐẠI BI Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ-tát. (3 lần) Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bác ra da, Bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Aùn tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết luật đỏa y mông a lị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê lị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát thiệt tha. Aùn, a bà lô hê, lô ca đế, ca la đế, di hê lî, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, yết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, giá ra giá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô, hê lî, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ dề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế lî dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ,ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà da,ï ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà da,ï ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn già ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na , đa ra dạ da. Nam mô a lî da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án, tất điện đô mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần) Án nại ma ba cát ngỏa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tả ra tể giả, đát tháp khả đạt giả, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt giả, đát nể giả tháp. Án tát rị ba, tang tư cát rị, bát rị thuật đạp, đạt ra mả đế, cả cả nại tang mả ngột ngỏa đế, tát ba ngỏa tỷ thuật đế, mã hắc nại giả, bát rị ngỏa rị tóa ha. (3 lần) --------------------------------- Nguyện tương dó thử thắng công đức chúc tán Phật nhật Tăng huy, pháp luân thường chuyển, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Phục vị vong linh tiêu tội chướng, tiêu tội chướng sanh Tịnh độ, An dưỡng giới, đông phó Long Hoa hội. Nam mô An dưỡng giới, đồng phó Long Hoa hội (3 lần) Dỉ thử kinh chú công đức hồi hướng Hộ pháp Long thiên Tam giới, nhạc độc linh thông, thủ hộ đạo tràng chơn tể kỳ phước bảo an bình thiện, trang nghiêm hữu vị tiên vong, phổ nguện pháp giới oan thân, cộng nhập Tỳ Lô tánh hải. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng minh công đức. (3 lần) Huỳnh kim mãn nguyệt tướng, Tam giới độc xưng tôn, Hàng phục nhất thế ma ; Chư thiên giai cung thủ. Ngưỡng lao đại chúng tán dương tam bảo - Phật bảo thán nan cùng, công thành vô lượng, vô lượng kiếp trung, nguy nguy trượng lục tử kim dung, giác đạo tuyết sơn phong, mi tế ngọc hào quang sáng lạn, chiếu khai lục đạo, lục đạo hôn mong. Long hoa tam hội nguyện tương phùng, diển thuyết pháp chánh tông. Quy y thường trú Phật đà da, nguy nguy vạn đức Phật đà da. - Pháp bảo thật nan lường, Như lai kim khẩu, kim khẩu tuyên dương, Long cung hải tạng tán thiên hương, giác giả tụng hương hàm ngọc trục hà điều, kim tả tự tợ bài thu nhạn, thu nhạn thành hàng, chỉ nhân Tam tạng thỉnh lai đàn, vạn cỗ vónh phu dương. Quy y thường trú Đạt mạ da, hạo hạo tam thừa Đạt mạ da. Tăng bảo bất tư nghì, thân phi tam nhuế, tam nhuê vân y, phù bôi chấn tích sát na thì, phó cảm ứng quần ky, kham tác nhơn gian công đức chủ, kiên trì giới hạnh, giới hạnh vô vi, ngã kim khể thủ nguyện diêu tri, chấn tích trượng đề huề. Quy y thường trú Tăng già da, minh minh lục thông Tăng già da. Nam mô Vân Lai Tập Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) (Tán Vi Đà, niệm thiên nữ chú hoàn tuyên sớ). Vi Đà Thiên Tướng, Hộ Pháp Hóa Thân, Ủng hộ Phật pháp, thệ hoằng thâm, Bảo xử trấn ma quân, Công đức nan lường, Nam mô Phổ Nhãn Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) <詞>CỬ HƯƠNG TÁN : Giới định chân hương, Phần khởi xung thiên thượng, Trai chủ kiền thành, Nhiệt tại kim lô phóng, Khoảnh khắc nhân huân, Tức biến mãn thập phương, Tích nhật Gia Du miễn nạn tiêu tai chướng. Nam mô Hương Vân Cái Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) Nguyện khải văn : CUNG VĂN Lương hoàng khải kiến, Di Lặc đề danh, Chí Công lập Hoa tạng chi huyền văn, quần kinh lục chư Phật chi Thánh hiệu, đại tập sa môn, hoằng tuyên sám pháp. Sám văn cảm mọng ư Lương triều, thoại khí đằng huy ư Võ Đế. Do thị cảnh cảnh kim quang bất muội, hoàng hoàng bảo diệm phân phương, úc úc hương yên huân nội khuyết, trùng trùng hoa nhụy diệu vương cung. Thanh tiêu vân lý, thiên nhân hiện báo thể chi đoan nghiêm. Bạch ngọc giai tiền, Hy Thị thoát mãng thân chi khổ nạn; dó thử tiên tai; tiêu tai cát chí. Nhân tư diệt tội, tội diệt phước sanh. Nãi phá ám chi minh đăng, chân cứu bệnh chi diệu dược. Ân triêm cửu hữu, đức bị tứ sanh; sám chi công đức tán mạc năng cùng. Tư giả sám văn triệu khởi, ngưỡng khấu Phổ Hiền Hạnh Vương, vận tưởng hương hoa cúng dường Thập phương Điệu Ngự.dục nghiêm thanh tịnh chi sám đàn, tiên tụng bí mật chi chương cú. Yếu kỳ thiện qủa dó châu long, tất sử tội hoa nhi điêu tạ.ngưỡng khấu hồng từ đại chương linh ứng. Phổ Hiền Bồ-tát tượng giá quan lâm. Hửu nhất Bồ-tát kiết gìa phu tọa, danh viết Phổ Hiền, thân bạch ngọc sắc, ngũ thập chủng quang ngũ thập chủng sắc, dó vi hạng quang, thân chi mao khổng, lưu xuất kim quang. Kỳ kim quang đoan, vô lượng hóa Phật, chư hóa Bồ-tát, dó vi quyến thuộc; an tường từ bộ, vũ đại bảo hoa, chí thành giả tiền. Kỳ tượng khai khẩu, ư tượng nha thượng, chư tỳ ngọc nữ, cổ nhạc huyền ca, kỳ thanh vi diệu, tán thán Đại thừa, nhất thực chi đạo. Hành giả kiến dó, hoan hỷ kỉnh lễ, phục cánh đọc tụng, thậm thâm kinh điển, biến lễ thập phương, vô lượng hóa Phật, lễ Đa Bảo Phật tháp, cập Thích Ca Mâu Ni, tịnh lễ Phổ Hiền chư đại Bồ-tát; phát thị thệ nguyện; nhược ngã túc phước, ưng kiến Phổ Hiền. Nguyện Tôn giả biến kiết, thị ngã sắc thân. Nam mô Phổ Hiền Vương Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) Nhất tâm đảnh lễ thập phương pháp giới thường trú chư Phật . Nhất tâm đảnh lễ thập phương Pháp giới thường trú Tôn Pháp. Nhất tam đảnh lễ thập phương pháp giới thường trú Hiền Thánh Tăng. (Chủ lễ xướng:) (Thị chư chúng đẳng các các hồ quỳ, nghiêm trì hương hoa, như pháp cúng dường). Nguyện thử hương hoa biến thập phương, dó vi vi diệu quang minh đài. Chư thiên âm nhạc thiên bảo hương. Chư thiên hào thiện thiên bảo y. bất khả tư nghì diệu pháp trần. Nhất nhất trần xuất nhất thiết trần. Nhất nhất trần xuất nhất thiết pháp. Triển chuyển vô ngại hộ trang nghiêm, biến chí thập phương tam bảo tiền, tức hữu ngã thân tu cúng dường. Nhất nhất giai tất biến pháp giới, bỉ bỉ vô tạp vô chướng ngại. Tận vị lai tế tác Phật sự, phổ huân pháp giới chư chúng sanh. Mông huân giai phát bồ đề tâm. Đồng nhập vô sanh chứng Phật trí . Nguyện thử hương hoa vân, Biến mãn thập phương giới. Cúng dường nhất thế Phật, Tôn pháp, chư Bồ-tát, Vô biên Thanh văn chúng, Cập nhất thiết Thiên tiên. Dó khởi quang minh đài, Quá ư vô biên giới, Vô biên Phật độ trung, Thọ dụng tác Phật sự. Phổ huân chư chúng sanh, Giai phát bồ đề tâm, Dung nhan thậm kỳ diệu, Quang minh chiếu thập phương, Ngã thích tằng cúng dường, Kim phục hoàn thanh tịnh, Thánh chúa thiên trung vương, Cung thỉnh: Ca lăng tần già thanh, Ai mẫn chúng sanh giả, Ngã đẳng kim đảnh lễ. Phật nhiếp kim liên hạ thứu phong. Pháp khai Bảo tạng ly long cung, Tăng tùng Nội Uyển biệt thiền định, Tam Bảo lâm đàn pháp hội đồng. Nam mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo (3 lần) Cúng hương: (2 lần) Hương tại nhiệt, lô phần bảo đỉnh trung, Chiên đàn trầm nhũ chơn kham cúng, Hương yên liêu nhiểu liên hoa động, Thập phương chư Phật hạ thiên cung, Thanh Lương Sơn La hán, nạp thọ nhân thiên cúng. Nam mô Phổ Hiền Vương Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) Nhập sám văn: CÁI VĂN Nhất thể hóa thân, phổ ứng thập phương quốc độ. Nhất âm thuyết pháp, thanh văn tam giơi nhơn thiên. Nhất thế Vô Ngại Nhân, giai tùng nhất Đạo, nhất sanh, nhi xuất sanh tử hải. Nhất thừa viên đốn giáo, giai nhơn nhất tướng, nhất vị, nhi chứng Niết bàn sơn. Tùy cơ như nguyệt ứng thiên gian, ưng vật tợ xuân hồi đại địa, biến duyên pháp giới, phổ tọa đạo trường. Hy đạo nhãn dó chứng tri, giám phàm tình chi vi khổn. Phụng vì kim thời cầu sám hối, đệ tử…… đẳng khởi kiến: Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, tư đương đệ nhất quyển, nhập đàn duyên khởi. Ngã chư chúng đẳng đoan khác nhất tâm, túc thanh tam ng- hiệp, y khoa diển phạm, thiêu hương, tán hoa, cúng dường thập phương Tam Bảo, xưng xướng chư Phật hồng danh. Ngũ thể đầu địa, dó quy y phát lộ sám trừ chư nghiệp chướng. Thiết niệm đệ tử chúng đẳng, tự tùng vô thỉ dó lai, chí ư kim nhật, nhơn mê nhất tánh, lý muội nhất thừa, nhất ế tại nhãn, thời không hoa nhi loạn trụy. Nhất âu tài khỏi xứ huyển hải dó ba phiên. Nhất chơn tam muội quái vi, nhất điểm vô minh tư túng; ý hàm tam độc, nghiệp tạo vạn đoan, khai trần lao bát vạn chi môn, khởi khiên não bách thiên chi chướng. Đam hoan dục cảnh, như cuồn tượng dó vô cấu. Xu trục vọng duyên tợ phi nga phí hỏa tội nhược kheo sơn chi chướng, nghiệp như thương hải chi thâm. Ký vi thử ư thiện căn, khủng nan đào ư ác quả. Kim tắc ưu cần tại niệm, thoan cách vu tâm. Ngoại thác thắng duyên, nội hoài tàm quý. Tập thử hiện tiền Thánh chúng, phi duyệt sám hối linh văn.trượng thiên Phật chi oai quang, tẩy đa sanh chi tội cấu. Ngã nguyện như tư, Phật tức ai lân; ngưỡng khấu hồng từ, minh huân gia bị. Thiên thượng thiên hạ vô như Phật, Thập phương thế giới diệc vô tỷ, Thế gian sở hữu ngã tận kiến, Nhất thiết vô hữu như Phật giả. Khởi vận Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, nhất tâm quy mạng lễ tam thế chư Phật : Nam mô Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật, Nam mô Thi Khí Phật, Nam mô Tỳ Xá Phù Phật, Nam mô Câu Lưu Tôn Phật, Nam mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Nam mô Ca Diếp Phật, Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. (đến đây, nếu muốn nghỉ thì tụng hồi hướng mà ra rồi sẽ vào tụng tiếp tụng quyển thứ nhất. Cũng như lễ khai kinh vừa xong. Nếu không muốn nghỉ, thì tụng quyển thứ nhất). Phần nghi thức khai Đạo Tràng Sám Pháp, đầu quyển thứ nhất, phiên âm Hán văn đến đây là hết. --------------------------------- NGHI THỨC TỤNG LƯƠNG HOÀNG SÁM <詞>(Việt dịch) Sái tịnh: Nhành dương nước tịnh, Rưới khắp ba ngàn. Tánh không tám đức lợi trời người Thế giới thênh thang, Diệt sạch tai nàn. Lửu dữ hóa sen vàng. Nam mô Thanh Lương Địa Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) Cung thỉnh: Trí huệ rộng sâu đại biện tài, Ngồi trên hoa báu tuyệt trần ai. Hào quang tỏa phá ngàn đời bệnh, Cam lồ trừ sạch vạn kiếp tai. Thế giới vàng kim, liểu xanh phất, Lâu đài châu ngọc, sen hồng khai. Hương trần cung thỉnh, con xin lễ, Nguyện ngài thương xót, hiện lại đây. Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ-tát (3 lần) Cúng hương: Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương. Cúng dường Ngôi Tam Bảo. Thề trọn đời giữ đạo; Theo tự tánh làm lành. Cùng pháp giới chúng sanh. Cầu phật từ gia hộ, Tâm bồ đề kiên cố. Xa bể khổ nguồn mê, Chóng quay về bờ Giác. Nam mô Hương Cúng Dường Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) Tán thán Phật: Đấng Pháp Vương vô thượng, Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp tời người, Cha lành cả chúng sanh, Quy y trọn một niệm, Diệt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, Ức kiếp không cùng tận. Quán tưởng: Phật, chúng sanh, tánh thường rỗng lặng, Đạo cảm thông không kể nghó bàn, Lưới đế châu ví Đạo Tràng, Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời. Trước bảo tọa thân con ảnh hiện, Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. Đảnh lễ: Nhất Tâm Đảnh Lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai. Thập phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường Trú Tam Bảo. (1 lạy) Nhất Tâm Đảnh Lễ: Nam mô ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Ton Phật; Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy) Nhất Tâm Đảnh Lễ: Tây phương Cực Lạc thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ-tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bố Tát. (1 lạy) Kỳ nguyện: Đệ tử chúng con ………. Pháp danh ………tuổi ……. hiện trú ………. Nguyện xin ngôi Tam BảoThường trú trong mười phương, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Biến Pháp Giới Chư Tôn Bồ-tát Ma ha tát và hết thẩy Thánh Hiền Tăng, từ bi gia hộ, chứng minh cho chúng con. Chúng con lâu đời lâu kiếp, vì tánh hôn mê, không kể chánh tà, gây nhiều tội ác, tổn người hại vật, hủy báng Phật Pháp Tăng. Hôm nay một dạ chí thành, cầu xin sám hối, tụng trì lễ bái Lương Hoàng Bảo Sám, ăn năn tội lỗi; không dám che giấu, hầu mong nghiệp chướng tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia đình cát khánh, hạnh phúc tăng long, bồ đề kiên cố, hiện tiền phước huệ trang nghiêm. Một hậu được sanh về Cực Lạc quốc, cùng với pháp giới chúng sanh đồng thành phật đạo. (3 lạy) Phát đại nguyện: Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô thượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. Tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ, Tự tánh phiền não thệ nguyện đoạn, Tự tánh pháp môn thệ nguyện học, Tự tánh phật đạo thệ nguyện thành. Nam mô Chúng Minh Sư Bồ-tát Ma Ha Tát. (3 lần) -------------------------------- <詞>TỤNG CHÚ ĐẠI BI Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ-tát. (3 lần) Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bác ra da, Bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Aùn tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết luật đỏa, y mông a lị da,bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê lị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng. a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát thiệt tha. Aùn, a bà lô hê, lô ca đế, di hê lî, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, yết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, giá ra giá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô, hế lị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ. Bồ đà dạ, di đế lị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giải kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra già ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án, tất điền đô mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần) Án nại ma ba cát ngỏa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tả ra tể giả, đát tháp khả đạt giả, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt giả, đát nể giả tháp. Án tát rị ba, tang tư cát rị, bát rị thuật đạp, đạt ra mả đế, cả cả nại, tang mả ngột ngỏa đế, tát ba ngỏa tỷ thuật đế mã hắc nại giả, bát rị ngỏa rị tóa ha. (3 lần) Đảnh lễ: Đại từ đại bi mẩn chúng sanh, Đại hỷ đại xả tế hàm thức, Tướng hảo quang minh dó tự nghiêm, Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ: Nhất tâm đảnh lễ Nam mô Thập phương tận hư không biến pháp giới vi trần sát độ trung quá, hiện, vị lai, thường trú Phật Pháp Tăng Tam Bảo. (1 lạy) <詞>NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ Nam mô Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật. Nam mô Thi Khí Phật. Nam mô Tỳ Xá Phù Phật. Nam mô Câu Lưu Tôn Phật. Nam mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật. Nam mô Ca Diếp Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Di Lặc Tôn Phật. Kệ khai kinh: Phật pháp cao siêu, lý ẩn sâu, Trăm nghìn ức kiếp khó tìm cầu, Duyên lành nghe thấy xin trì tụng, Nguyện tỏ Như Lai nghóa nhiệm mầu. Nam mô Khai Bảo Tạng Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần và 3 lạy) <卷>QUYỂN THỨ NHẤT Từ bi đạo tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối này. Nhơn vì cảm thấy Đức Phật Di Lặc, dũ lòng từ bi, thương đời hiện tại và đời vị lai, ứng mộng dạy bảo, đặt tên như thế, đúng như sự thật, không dám đổi thay. Nay vâng lời dạy bảo của Đấng Từ Bi ấy là vì muốn hộ trì Tam bảo: làm cho ma quân ẩn hình, khiến người tự cao tự đại và người tăng thượng mạn (1) phải tự chiết phục; khiến người chưa trồng căn lành phải trồng căn lành; người đã trồng rồi, thì làm cho căn lành thêm lớn; khiến người hay chấp lấy chỗ sở đắc (2) đắm trước tà kiến (3), phải phát tâm xả bỏ chấp trước; khiến người ưa tiểu thừa (4) không nghi đại thừa (5); người ưa đại thừa sanh tâm hoan hỷ tiểu thừa. Vả lại, pháp sám từ bi này lớn hơn tất cả các việc lành khác. Pháp này là chỗ quy y của hết thẩy chúng sanh; như mặt trời sống ban ngày; như mặt trăng sống ban đêm. Pháp này là tròng con mắt, là đạo sư, là cha mẹ, là anh em, là chơn thiện tri thức của người tu hành, đồng đi đến đạo tràng. Pháp sám nầy thân thích hơn huyết nhục; đời đời theo nhau, dầu đến chết cũng không rời nhau. Vì thế nên gọi pháp sám nầy là Từ Bi Đạo Tràng. Hôm nay đại chúng ẩn thân hay hiện hình trong đạo tràng, lập ra pháp sám nầy đều phát đại tâm, vì có mười hai nhơn duyên lớn. Những gì là mười hai? Một là nguyện hóa độ sáu đường chúng sanh không có hạn lượng. Hai là nguyện báo đáp tứ ân không có hạn lượng. Ba là nguyện nhờ thần lực của pháp sám này, khiến chúng sanh thọ cấm giới của Phật không sanh tâm hủy phạm. Bốn là nguyện nhờ thần lực của pháp sám này, khiến các chúng sanh, đối với các bậc tôn trương không sanh tâm kiêu mạn. Năm là nguyện nhờ thần lực của pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, sanh ra nơi nào cũng không khởi tâm giận hờn. Sáu là nguyệ nhờ thần lực của pháp sám nầy, khiến các chúng sanh đối với sắc thân người khác, không khởi tâm ghen ghét. Bảy là nguyện nhờ thần lực của pháp sám này, khiến các chúng sanh, đối với các pháp trong thân, ngoài thân, không sanh tâm keo rít, mến tiếc. Tám là nguyện nhờ thần lực của pháp sám này, khiến các chúng sanh, hễ làm được phước thiện gì, đều không phải vì mình mà làm, chỉ vì những người không có ai ủng hộ, không có ai giúp đỡ mà làm. Chín là nguyện nhờ thần lực của pháp sám này, khiến các chúng sanh không vì mình mà tu pháp tứ nhiếp (7) mà chỉ vì hết thẩy chúng sanh. Mười là nguyện nhờ thần lực của pháp sám này, khiến các chúng sanh, thấy người cô độc, tù tội, tật bệnh, thì sanh tâm cứu giúp, cho họ an vui. Mười một là nguyện nhờ thần lực của pháp sám nầy, khiến người tu hành, thấy có chúng sanh nào đáng chiết phục thì chiết phục, đáng nhiếp thọ thì nhiếp thọ. Mười hai là nguyện nhờ thần lực của pháp sám này, khiến các chúng sanh, sanh ra nơi nào, cũng tự nghó nhớ đến sự phát tâm bồ đề hôm nay, làm tâm bồ đề tương tục mãi mãi không bị gián đoạn. Ngưỡng mong đại chúng hoặc phàm hoặc Thánh, hoặc ẩn thân hay hiện hình trong đạo tràng này, đồng gia tâm phù hộ, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến đệ tử chúng con tên… sám hối được thanh tịnh, thệ nguyện được thành tựu, tâm đồng tâm chư Phật, nguyện đồng nguyện chư Phật. Chúng sanh trong bốn loài (8). Sáu đường do đó mà được mãn bồ đề nguyện. ------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ NHẤT: QUY Y TAM BẢO Hôm nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng mọi người đều nên sanh tâm giái ngộ; biết đời là vô thường, thân không sống lâu, trẻ mạnh rồi phải già yếu; chớ ỷ hình dung tốt đẹp mà không tự giữ gìn tịnh hạnh. Vạn vật cũng vô thường thẩy đều tiêu diệt. Trên trời dưới đất, không có vật gì tồn tại mãi mãi. Lúc cò trẻ, nhan sắc tốt đẹp, da thịt mịn màng, thơm tho trong sạch. Nhưng thân này cũng vô thường. Người sống có hợp có tan. Sanh già bệnh chết không hẹn mà đến, ai sẽ trừ khử khổ ấy cho ta. Tai họa thình lình đưa đến biết đâu mà tránh, không thể thoát được. Sang hèn,giàu nghèo, thảy đều nhơ vậy mà chết. Chết rồi thân thể sình thối không chịu nổi. Vậy luyến tiếc thân nầy nào có ích gì. Nếu không lo tu nghiệp lành thù thắng, thì do đâu, mà thoát ly sanh tử. Đệ tử chúng con tên… tự nghó rằng: hình tợ sương mai, mạng như nắng chiều; đời sống mong manh; chưa biết chết lúc nào. Lại thêm nghèo thiếu, không có phước đức đáng xưng; không có trí tuệ sáng suốt, không hiểu biết như đại nhơn thần Thánh; lời nói không tốt đẹp, không trung hòa, nhơn nghóa, hạnh kiểm tiến thối không có lễ độ, tôn ty. Nếu lầm lập chí như vậy, càng thêm mệt nhọc cho sự tu hành. Ngưỡng mong đại chúng sanh lòng hổ thẹn, sợ hãi. Pháp hội này pập có kỳ hạn, nếu không lo sám hối sau luyến tiếc, hối hận cũng không thể được. Từ nay trở đi nguyện phải nỗ lực, sớm tối chuyên tâm, phụng sự cúng dường càng thêm tinh tấn. Chỉ có việc ấy là khoan khoái, cần làm hơn hết. Ngưỡng mong đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, nên phải ân cần, thận trọng. Phát tâm dõng mãnh, tâm không buông lung, tâm an trú, tâm quãng đại, tâm thù thắng, tâm đại từ bi, tâm lạc thiện, tâm hoan hỷ, tâm báo ân, tâm tế độ, tâm giữ gìn hết thẩy chúng sanh; tâm cứu hộ hết thảy chúng sanh, tâm đồng tâm Bồ-tát; tâm đồng tâm chư Phật! Nhất tâm nhất ý, chí thành đảnh lễ Tam bảo. Nguyện xin thay thế quốc vương, đế chúa, thổ địa, nhơn dân, thế cho cha mẹ, sư trưởng thượng, trung, hạ tòa, thệin ác tri thức, chư thiên, chư tiên, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần bát bộ, và hết thẩy chúng sanh vô cùng vô tận, trong mười phương, có tâm linh, có thần thức, hoặc ở dưới nước, hoặc ở trên khô, hoặc ở giữa hư không; nguyện thế cho hết thẩy chúng sanh ấy mà. Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật. (1 lạy) Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Tôn Pháp. (1 lạy) Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Hiền Thánh Tăng. (1 lạy) Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên biết vì cớ gì mà phải quy y Tam bảo. Vì các Đức Phật, các vị Bồ-tát có lòng đại từ vô lượng độ thoát thế gian, có lòng từ bi vô lượng, an ủi thế gian, thương hết thảy chúng sanh như con đỏ. Lòng đại từ đại bi ấy thương không biết mỏi mệt, hằng cầu việc lành lợi ích cho tất cả, thề dập tắc lửa tham sân si cho tất cả, giáo hoá khiến cho tất cả đều được quả vô thượng bồ đề. Nếu chúng sanh không chứng quả bồ đề. Phật thề không thành chánh giác, vì duyên cớ ấy nên đại chúng cần phải quy y Tam bảo. Vả lại các đức Phật thương xót chúng sanh quá hơn cha mẹ thương con. Trong kinh dạy rằng: “Cha mẹ thương con chỉ một đời. Phật thương chúng sanh tâm không cùng tận. Lại nữa cha mẹ thấy con vong ân bội nghóa, thì sanh lòng giận hờn, tình thương giảm xuống. Phật và Bồ-tát thương chúng sanh, lòng không như vậy. Thấy chúng sanh bội nghịch lòng thương của Phật và Bồ-tát càng tăng lên mãi”. Các Ngài còn vào trong địa ngục Hỏa luân, địa ngục Vô gián mà chịu vô lượng khổ, thế cho chúng sanh. Vì thế nên biết rằng chư Phật và Bồ-tát thương xót chúng sanh hơn cha mẹ thương con. Vậy mà chúng sanh vì vô minh ( 10) che lấp trí huệ, phiền não che lấp tâm tánh, đối với Phật và Bồ-tát không biết quay đầu lại mà quy y, không biết ngưỡng mộ. Thuyết pháp giáo hoá, chúng sanh cũng không tin, không chịu mà còn thô lỗ, phỉ báng, chưa từng phát tâm niệm ơn Phật. Vì chúng sanh không tin nên ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; khắp trong ba đường ác ấy, chịu vô lượng khổ. Tội hết được ra, tạm sanh làm người, tai mắt không đủ, thân thể xấu xa, không tu thiền định, không tu trí tuệ. Chúng sanh có những quả báo chướng ngại như vậy là do không có lòng tin. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng biết tội không tin nặng hơn các tội, khiến người tu hành lâu không thấy Phật. Hôm nay đại chúng tự phải cùng nhau khắn khái tu hành, chiết ý tỏa tình, sinh tâm tăng thượng, khởi lòng hổ thẹn, cúi đầu cầu xin sám hối tội củ. Nghiệp lụy hết rồi, trong ngoài thanh tịnh, sau mới vận tâm quay về đức tính, phát lòng tin tưởng Tam Bảo. Nếu không khởi tâm như vậy, sợ lòng tin phải cách tuyệt, chướng ngại khó thông. Một khi đã mất nẻo xu hướng, thì mờ mịt không biết về đâu! Vậy thì chúng con không thể không tin mà phải đầu thành đảnh lễ quy y Tam Bảo, không dám nghi ngờ. Đệ tử chúng con tên… nay nhờ sức từ bi của chư Phật, chư đại Bồ- tát mới mong hiểu biết, rất lấy làm hổ thẹn. Những tội đã làm nguyện xin trừ diệt. Những tội chưa làm không dám làm nữa. Từ nay trở đi, cho đến ngày thành Phật, khởi lòng tin kiên cố, không dám thối lui. Xả thân nay hoặc sanh vào địa ngục, hoặc sanh vào ngạ quỷ, hoặc sanh vào súc sanh, hoặc sanh làm người, hoặc sanh làm trời, ở trong ba cỏi, hoặc thọ nam thân, hoặc thọ nữ thân, hoặc thọ phi nam phi nữ thân. v.v… hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc lên hoặc xuống, chịu đủ khổ não, không thể chịu nổi, chúng con xin thề: không vì khổ ấy mà thối mất lòng tin ngày nay. Thà chịu bao nhiêu khổ luî trong muôn ngàn ức kiếp, chúng con xin thề; không vì khổ mà thối mất lòng tin hôm nay. Nguyện xin chư Phật, chư đại Bồ-tát, đồng gia tâm cứu hộ, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến đệ tử chúng con tên …; tín tâm được kiên cố đồng như tâm của chư Phật, đồng như nguyện của chư Phật, tà ma ngoại đạo không thể phá hoại tín tâm của chúng con. Chúng con cùng nhau chí tâm một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ: Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật. Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Tôn Pháp. Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Hiền Thánh Tăng. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng hãy lắng lòng mà nghe. Than ôi! Cõi Trời, cõi người đều huyễn hoặc, thế giới là giả dối. Do vì huyễn hoặc, không chân thật, nên kết quả cũng không chân thật. Giả dối mong manh nên biến hoá vô cùng. Kết quả không chơn, sở dó phải chìm đắm mãi trong vòng sanh tử. Biến hoá không cùng, sở dó phải trôn lăn hoài trong biển ái khổ đau. Thấy chúng sanh đau khổ như vậy, Phật rất thương xót. Kinh Bi Hoa dạy rằng: “Các vị Bồ-tát thành Phật đều có bổn nguyện”. Đức Thích tôn không hiện thân sống ở đời lâu dài, thọ mạng Ngài ngắn ngủi là vì thương chúng sanh cõi này, sống yểu uổn trong nháy mắt rồi chết, như biến hoá, chìm mãi trong biển khổ không ra được. Vì thế nên Phật ở cõi này cứu chúng sanh tệ ác, phải tạm dùng lời cứng rắn khổ khắc, thiết tha mà dạy bảo. Ngài ở trong biển khổ, cứu độ chúng sanh, chưa từ khi nào không lưu tâm đến sự hoằng hóa, tế độ, lợi ích cho chúng sanh, bằng cách ứng dụng thiện pháp làm phương tiện. Sở dó kinh tam muội dạy rằng: “tâm chư Phật là một tâm đại từ; chỗ tâm từ bi của Phật soi đến là chỗ chúng sanh đau khổ”. Phật thấy chúng sanh chịu khổ não như tên bắn vào lòng Phật, như phá tròng mắt Phật. Thấy rồi thương xót, tâm không tạm yên. Cho nên phật muốn diệt khổ ngay cho chúng sanh được an vui. Lại nữa, trí huệ của chư Phật là trí huệ bình đẳng, nên Phật hóa độ chúng sanh cũng bình đẳng như đích Thích Tôn ai cũng xưng ngài là Đấùng Bình đẳng. Ngài dõng mãnh, chịu khổ độ thoát chúng sanh, cho nên biết ân đức Bổn sư rất nặng. Ngài hay ở trong khổ não thuyết pháp, lợi ích cho hết thảy chúng sanh. Ngày nay chúng sanh không được giải thoát là vì trước kia không nghe được âm thanh vi diệu của phật thuyết pháp; về sau không thấy Phật Niết bàn. Chúng sanh vì nghiệp chướng ngăn che nên xa cách lòng thương của Phật. Bây giờ chúng con hãy cùng nhau sanh tâm thương tiếc. Vì thương tiếc nên thiện tâm nồng hậu, ở trong đau khổ chúng con nhớ ơn chư Phật, kêu cầu thảm thiết, áo não khóc lóc, chí thành đảnh lễ. Năm vóc sát đất, nguyện vì quốc vương và quyến thuộc của quốc vương, thổ địa nhơn dân, phụ mẫu, sư trưởng , tín thí đàn việt, thiện ác tri thức, chư thiên… chư tiên, thông minh, chánh trực, thiên địa hư không, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần bát bộ ( 11), cùng khắp hết thảy chúng sanh vô cùng vô tận trong mười phương mà. Quy y mười phương tận hư không giối hết thảy chư Phật. (1 lạy) Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Tôn Pháp. (1 lạy) Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Hiền Thánh Tăng. (1 lạy) (Toàn thể đều quỳ chắp tay tâm niệm và tiếp tụng): Chư Phật đại Thánh tôn, Thấu rõ tất cả pháp, Đạo sư của Trời người, Cho nên nguyện quy y. Trong Pháp tánh thường trú, Thanh tịnh tu đa la ( 12) Hay trừ bệnh thân tâm, Cho nên nguyện quy y. Đại địa chư Bồ-tát ( 13) Vô trước tứ Sa môn ( 14) Hay cứu hết thảy khổ, Cho nên nguyện quy y. Tam Bảo cứu thế gian, Vì sáu đường chúng sanh, Con nay xin đảnh lễ, Quy y thế cho tất cả. Từ bi che hết thảy, Khiến đồng được an vui. Thương xót cả muôn loài, Chúng con đồng quy y. (mọi người đều đảnh lễ sát đất và tự niệm rằng): Nguyện xin hết thảy mười phương Tam Bảo đem từ bi lực, bổn thệ nguyện lực, bất tư nghị lực, vô lượng tự tại lực, độ thoát chúng sanh lực, phù hộ chúng sanh lực an ủi chúng sanh lực. Đem những năng lực ấy khiến các chúng sanh đều giác ngộ, chúng con tên … ngày nay vì các chúng sanh ấy mà quy y Tam Bảo. Chúng con xin nhờ công đức này có năng lực khiến các chúng sanh ấy đều được mãn nguyện. Nếu các chúng sanh ấy hoặc ở trong loài Trời, loài Tiên thì được sạch hết nghiệp lậu ( 15) Nếu các chúng sanh ấy ở trong loài A-tu-la thì khiến họ xả bỏ tánh kiêu mạn. Nếu các chúng sanh ấy ở trong loài người thì khiến cho hết khổ đau. Nếu các chúng sanh ấy ở trong các loài địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì khiến cho liền được giải thoát. Lại nữa, ngày nay người nào nghe được danh hiệu của Tam Bảo, và người không nghe được cũng nhờ thần lực của Phật mà giải thoát, hoàn toàn thành tựu vô thượng bồ đề, đồng với các đại Bồ-tát thành bậc Chánh giác. ---------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ HAI: DỨT NGHI NGỜ Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lắng lòng mà nghe. Luận rằng: Nhơn quả ảnh hưởng lẩn nhau, cảm ứng tương sanh ( 15); đạo lý tự nhiên như vậy không sai lầm. Nhưng vì hạnh nghiệp ( 16) của chúng sanh, mỗi người mỗi khác không giống nhau, nên qủa báo cũng không giống nhau; hoặc tinh thô, hoặc sanh hèn, hoặc thiện, hoặc ác sai khác muôn vàn. Đã có sai khác thì không rõ nguyên nhơn sự sai khác ấy do đâu. Vì không rõ nên sanh ra nghi ngờ, lầm lạc, hoặc nói người tinh tấn tu hành, giữ giới trong sạch, đáng lẽ được sống lâu, sao lại chết sớm. Người hàng thịt (đồ tể), đáng lẽ chết sớm sao lại sống lâu. Người thanh liêm đáng lẽ được sang giàu, sao lại thấy nghèo thiếu. Người tham lam trộm cướp đáng lẽ nghèo thiếu khốn khổ, sao lại giàu có phong lưu! Nghi ngờ sai lầm như vậy ai cũng có nghó đến không tránh khỏi. Do vì không rõ việc của mình đã làm từ bao kiếp trước, hột giống của mình đã gieo đều không thuần, nên ngày nay đem lại kết quả bất nhất như vậy. Kinh Bát Nhã dạy rằng: “Nếu người nào đọc tụng kinh này, bị kẽ khác khinh chê, là vì người ấy đời trước có tội nghiệp nặng, đáng đọa vào đường ác. Ngày nay nhờ người khinh chê nên tội nghiệp đời trước được tiêu diệt”. Bởi chúng sanh không hết lòng thâm tín lời Phật dạy, mới có tâm nghi ngờ. Chúng sanh bị vô minh mê hoặc, che lấp tâm tánh nên luống sanh tâm nghi ngờ điên đảo như vậy. Chúng sanh lại cũng không tin: Còn ở trong ba cõi là khổ, ra khỏi ba cõi là vui. Những người thường say đắm thế gian đều cho đời là vui. Chúng ta thử hỏi: Nếu đời thật là vui, cớ sao trong tâm biết vui ấy lại có tâm biết khổ. Ăn uống quá độ liền sanh tật bệnh; ban sởi, ho han, khí tức, cổ trướng, đau đớn, khó chịu. Nói đến y phục, càng thấy khổ nhiều. Lạnh được áo mỏng thì bạc ơn người cho, lòng nghó nông nỗi. Nắng được áo kép, lông chiên, khổ não càng nhiều. Nếu y phục là vui, cớ sao lại sanh khổ não. Nếu cho gia đình quyến thuộc là vui, lẽ ra cùng nhau vui mãi, hoan lạc ca cười không dứt, cớ sao thoạt vậy vô thường, qua đời trong nháy mắt ! vừa có đó liền không đó. Sớm còn tối mất, kêu trời van đất, can trường đoạn đoạn! Chúng sanh lại cũng không tự biết mình từ đâu đến đây? Chết rồi đi đâu. Người còn khóc kẻ mất, ôm lòng thương xót, tống táng đưa nhau, thẳng đến sơn cùng, chắp tay vónh biệt, nhất từ vạn kiếp, đau đớn biết bao? Những điều như vậy, sầu khổ vô lượng, chúng sanh mê chấp,cho đó an vui. Trái lại, gây nhơ vui xuất thế, chúng sanh đều cho việc ấy là khổ. Thấy người trai giới, tương dưa, nuôi thân qua buổi, không mặc lụa là, quen bận phấn tảo ( 17) ăn mặc nâu sồng, chúng sanh đều cho các việc ấy là tự ép xác, khốn khổ, không biêt làm như thế là gây nhơn giải thoát, gieo giống an vui. Hoặc thấy người bố thí trù giới, nhẫn nhục, tinh tấn, kinh hành lễ bái, tụng tập chuyên cần, chúng sanh đều cho là khổ; không biết làm như vậy là tu tâm xuất thế để được an vui. Thoảng hoặc thấy có người tật bệnh mà chết, liền sanh tâm nghi rằng: người ấy bắt buộc thân tâm nầy làm việc qúa độ, trọn ngày không được tạm nghỉ. Sức lực con người không thể nào kham nổi. Nếu người tu hành không siêng năng khó nhọc thì đâu đến nỗi luống mất thân mạng với việc làm vô ích như vậy. Hoặc có người chấp nhặt lý thuyết của mình, tự cho mình là đúng, chứ không biết suy quả tầm nhơn, luống sanh tâm mê chấp, luống làm việc sai lầm. Nếu may gặp được Thiện tri thức thì có thể hết mê lầm. Nếu không may, gặp phải bạn ác thầy tà thì si mê càng lắm. Nhơn vì nghi ngờ mê hoặc nên đọa vào ba đường ác, ở trong ấy, ăn năn không kịp. Hôm nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên hiểu rõ. Phàm nghi ngờ như vậy có vô lượng nhơn duyên. Vả chăng hột giống nghi ngờ lầm lạc ấy, tu hành thoát ra khỏi ba cõi luân hồi còn chưa hết, huống gì thân phàm này làm sao trừ ngay cho được. Đời này không lo đoạn trừ, đời sau càng thêm. Đại chúng cùng nhau vừa mới tu tập, đường hãy còn dài, tự tu khổ hạnh, nên căn cứ vào lời Phật dạy, đúng pháp mà tu, không nên nghi ngờ, từ chối sự mệt nhọc. Chư Phật Thánh nhơn, sở dó ra khỏi được sanh tử, đến bờ giải thoát bên kia, là nhờ công tích thiện, nên được quả giải thoát vô ngại tự tại. Chúng con ngày nay chưa lìa khỏi sanh tử, nghó cũng tự đáng thương; làm sao còn ham muốnở trong đời ác ngũ trược này nữa. Nay đây may được tứ đại chưa suy đồi; ngũ phước còn thạnh, tới lui thong thả, động chuyển tự do mà không nỗ lực tu hành, còn đợi gì nữa. Đời trước đã không thấy đạo; đời nầy cũng luống qua, không chứng ngộ gì, thì làm sao tế độ chúng sanh. Xem lại tự tâm, thật cũng đau lòng. Ngày nay đại chúng chỉ nên khuyên nhau nỗ lực siêng tu, không nên nói rằng, phải có tin tức chúng ngộ gì mới chịu tu tập; vì Phật đạo lâu dài, không thể một mai mà làm xong được. Nếu cứ chờ tin tức, như vậy một mai thì biết bao giờ chứng quả. Nay hoặc có người nhơn tụng kinh, ngồi thiền, siêng tu khổ hạnh, hơi có chút tật bệnh liền nói: vì tụng tập siêng năng khổ hạnh quá nhiều nên sanh bệnh hoạn. Người nói như thế là vì họ không tự biết. Nếu họ không làm như vậy thì cũng đã chết sớm mất rồi. Nhờ tu hành có phước đức mới mong sống đến hôm nay. Vả lại, bốn đại tăng giảm tật bệnh là thường, cho đến già chết còn không thể tránh. Sanh ở thế gian này chung cuộc rồi ai cũng tận số. Nếu muốn được đạo, phải y lời Phật dạy mà tu, trái lời Phật mà đắc đạo thì không có lẽ ấy. Chúng sanh vì trái lời Phật nên xoay chuyển trong ba đường, chịu đủ thống khổ. Nếu đứng như lời Phật dạy mà tu hàng không thôi nghỉ, siêng năng tinh tấn, như cứu lửa cháy đầu, thì đâu đến nỗi một đời luống qua, không có lợi ích gì. Mọi người cùng nhau nhất tâm tha thiết, đầu thành đảnh lễ như Thái Sơn đổ, nguyện vì những người sau đây mà đảnh lễ thế cho họ. Kể từ khi có tâm thức cho đến ngày nay, cha mẹ nhiều đời, bà con nhiều kiếp, Hoà thượng, A-xà-lê, đồng đàn tôn chứng, thượng trung hạ tòa, tín thí đàn việt, thiện ác tri thức, chư thiên, chư tiên, hộ thế tứ thiên vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần bát bộ khắp đến mười phương vô cùng vô tận, hết thẩy chúng sanh mà quy y thế gian Đại Từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Duy Vệ Phật. Nam mô Thi Khí Phật. Nam mô Tùy Diệp Phật. Nam mô Câu Lưu Tôn Phật. Nam mô Câu Na Hàm Mâu Ni phật. Nam mô Ca Diếp Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo, nguyện xin Tam Bảo dùng sức tù bi, đồng gia tâm nhiếp thọ; dùng sức thần thông che chở cứu vớt chúng con; khiến chúng con từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, tứ vô lượng tâm ( 18), lục Ba-la-mật ( 19) thường được hiện tiền, tứ vô ngại trí (2 0), lục thần thông lực (2 1), được như ý tự tại; tu đạo Bồ-tát, vào trí huệ Phật, hóa độ mười phương, thành bậc chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại khéo nhiếp tâm, suy nghó cho kỹ: Đã được cùng nhau sanh lòng tin rồi thì nên giữ ý thanh tịnh, lấy điều ấy làm nẽo xu hướng đối với các pháp trong thân ngoài thân chớ cho trở ngại. Nếu không biết rõ việc lành hay tự mình không thể làm thì lúc thấy người làm việc phước thiện, chỉ nên khuyến khích, chấp tay tán thán công đức của người không nên sanh tâm trở ngại, khiến người tu hành phải thối chí. Nếu người không thối chí họ cứ tinh tấn như thường, việc người không giảm, chỉ mình bị tổn phước, luống gây thị phi, đối với bản thân nào có ích gì? Nếu đối với việc lành mình không trở ngại thì cò thể gọi là hợp đạo, hữu lực đại nhơn. Nếu đời này mình hay trở ngại việc phước thiện của người thì đời sau làm sao thông đạt được Phật đạo. Cứ lý mà suy, tổn hại ấy rất nặng. Trở ngại thiện căn của người, tội ấy rất lớn. Như Kinh Hộ khẩu dạy rằng: “Có một ngạ quỷ thân hình xấu ác, thấy phải rùng mình, không ai không sợ. Thân xuất lửa dữ như đám cháy lớn. Trong miệng có sâu dòi rúc ra mãi mãi, máu mủ tanh hôi, đầy cả thân hình, mùi thối bay ra, không ai có thể đến gần. Miệng khạc ra lửa, thân phần lửa đốt, cất tiếng kêu khóc, tuôn chạy cùng khắp. Bấy giờ có Ngài Mãn Túc La Hán hỏi ngạ quỷ rằng; Xưa kia ngươi mắc phải tội gì mà nay chịu khổ như thế? Ngạ quỉ đáp rằng: Tôi ngày xưa đã từng làm Sa môn, tham đắm sự nuôi sống, xan tham không bỏ, không giữ oai nghi, nói lời thô ác. Nếu thấy người giữ giới tinh tấn lại liền mắng nhiếc, liếc mắt háy nguýt, ỷ mình giàu mạnh, tưởng sống lâu không chết, tạo ra vô lượng tội ác căn bản. Ngày nay nhớ lại, hối hận cũng không ích gì. Thà cầm dao bén tự cắt lưỡi mình, kiếp này sang kiếp khác, cam tâm chịu khổ, không nên nói một lời phỉ báng việc lành của người. Nguyện xin Ngài trở về Dương thế, đem hình trạng xấu ác của tôi răng dạy các thầy Tỳ kheo và các Phật tử, khéo giữ gìn lỗ miệng, chớ buông lời nói ác. Dầu thấy người giữ giới hay không giữ giới cũng nên tuyên dương công đức của người. Tôi làm quỉ đói đã vài ngàn kiếp, trọn ngày thâu đêm, chịu đủ điều đau khổ. Quả báo này hết rồi lại vào địa ngục. Bấy giờ ngạ quỉ nói lời ấy rồi, cất tiếng kêu khóc, tự gieo mình xuống đất như núi Thái sơm sụp đổ. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất đáng sợ hãi. Chỉ vì lỗi của miệng mà mang tội nhiều kiếp, huống nữa là còn bao nhiêu điều ác khác. Xả thân này thọ thân khác mà chịu khổ đều do nghiệp ác của mình đã làm. Nếu không gây nhơn thì làm sao có chịu quả. Đã gây nhơn quyết định phải trả quả. Tội phước không xa, mình làm mình chịu, như bóng theo hình, không thể rời nhau. Do vô minh mà sanh thì cũng do vô minh mà diệt. Đời này đời sau, bao giờ cũng vậy, chưa từng thấy người tu hành buông lung, lười biếng mà được giải thoát. Trái lại, người hay tinh tấn giữ gìn tu hành, được phước đức vô lượng. Ngày nay đại chúng đều biết hổ thẹn rửa sạch thâm tâm, sám hối tội cũ. Tội cũ hết rồi, không gây thêm tội mới nữa thì được các đức Phật khen ngợi. Cùng nhau trở đi, nếu thấy người làm thiện, chớ nói thành hay không thành, lâu hay không lâu. Dầu cho họ chỉ là lành trong một niệm, một thời, một khắc, một ngày, một tháng, nửa năm, hay một năm cũng đã hơn người không làm. Sở dó kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Hoặc có người tâm tán loạn vào trong tháp miếu, xưng một câu Nam mô Phật , người ấy cũng đã thành Phật đạo”. Huống nữa có người phát tâm rộng lớn, siêng làm phước thiện. Nếu chúng ta không tùy hỷ thì Thánh nhơn rất thương xót. Chúng con tên… tự nghó mình từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay lẽ ra cũng đã có vô lượng ác tâm trở ngại việc lành tốt đẹp của người. Vì sao mà biết? Nếu không như vậy, cớ sao ngày nay việc lành của chúng con phần nhiều hay trở ngại. Thiền định không hay tập, trí huệ không hay tu. Vừa mới lễ bái liền nói khổ lắm. Vừa cầm đến kinh liền sanh tâm nhàm chán. Trọn ngày chỉ ưa khó nhọc làm các nghiệp ác khiến cho thân này không được giải thoát, như tần kéo kén, tự ràng, tự buộc, như phù u vào lửa, tự thiêu tự đốt. Những chướng ngại ấy vô lượng vô biên, chướng Bồ đề tâm, chướng Bồ đề nguyện, chướng Bồ đề hạnh, chướng ngại như vậy đều do ác tâm, phỉ báng việc thiện của người. Nay mới giác ngộ, rất là hổ thẹn, cúi đầu cầu xin sám hối tội ấy. Nguyện xin chư Phật, chư đại Bồ-tát, đem lòng từ bi, đồng gia thần lực khiến đệ tử tên… những điều sám đều được trừ diệt, những điều hối đều được thanh tịnh. Vô lượng chướng ngại, vô lượng tội nghiệp đều nhờ sám hối này mà được sạch hết. Mọi người cùng nhau nhất tâm thống thiết năm vóc sát đất, quy y thế gian Đại Từ Bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật . Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô Thiện Đức Phật. Nam mô Vô Ưu Đức Phật . Nam mô Chiên Đàn Đức Phật . Nam mô Bảo ThÍ Phật . Nam mô Vô Lượng Minh Phật . Nam mô Hoa Đức Phật . Nam mô Tướng Đức Phật . Nam mô Tam Thừa Hạnh Phật . Nam mô Quảng Chúng Đức Phật . Nam mô Minh Đức Phật . Nam mô Sư Tử Du Hý Bồ-tát . Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát. Lại xin quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thẩy Tam Bảo . (cùng nhau quỳ chắp tay, tâm niệm và tụng tiếp): Đệ tử chúng con tên… từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, chưa thể đắc đạo, thọ lấu báo thân này thì tham bốn món cúng dường chưa từng xả bỏ. Tham sân tật đố, ba độc hừng hẫy sanh ra các ác nghiệp. Thấy người bố thí, trì giới, tự mình không thể làm, không hay tùy hỷ. Thấy người nhẫn nhục tinh ấtn, tự mình không thể làm, không hay tùy hỷ. Thấy người tọa thiền, tu nghiệp trí huệ, tự mình không thể làm, không hay tùy hỷ. Những tội như vậy, vô lượng vô biên ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, thấy người làm lành, tu các công đức không hay tùy hỷ, đi đứng nằm ngồi, trong bốn oai nghi ấy không biết hổ thẹn, không nghó vô thường, không biết xả thân này phải vào địa ngục. Đối với sắc thân người kác, khởi ra điều ác. Chướng ngại người xây dựng và cúng dường Tam Bảo, chướng ngại người tu tập hết thảy công đức. Tội chướng như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt. Lại nữa, từ vô thỉ cho đến ngày nay không tin Tam Bảo là chỗ quy y, chướng ngại người xuất gia, chướng ngại người trì giới, chướng ngại người bố thí, chướng ngại người nhẫn nhục, chướng ngại người tinh tấn, chướng ngại người tọa thiền, chướng ngại người tụng kinh, chướng ngại người làm chay, chướng ngại người tạo tượng, chướng ngại người cúng dường, chướng ngại người khổ hạnh, chướng ngại người hành đạo, cho đến mảy may việc thiện của người chúng con cũng chướng ngại, không tin xuất gia là pháp viễn ly, không tin nhẫn nhục là hạnh An lạc, không biết bình đẳng là đạo Bồ đề, không biết xa lìa vọng tưởng là tâm xuất thế. Vì những tội ấy cho nên ngày nay sanh ra nơi nào cũng gặp nhiều chướng ngại. Tội chướng như vậy, vô lượng vô biên, chỉ có chư Phật, chư Đại Bồ-tát mới thấy hết biết hết. Như chỗ chư Phật và Bồ-tát đã thấy đã biết, tội lượng nhiều ít, ngày nay hổ thẹn, tỏ bày sám hối, tất cả tội nhơn, khổ qủa, nguyện xin trừ diệt. Từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo tu đạo Bồ-tát, không biết nhàm chán. Tài thí, pháp thí không cùng, không tận, trí huệ phương tiện làm gì cũng được. Hết thảy người thấy, người nghe đều được giải thoát. Chúng con cùng nhau chí tâm, đầu thành đảnh lễ, năm vóc sát đấtnguyện xin mười phương hết thảy chư Phật, chư Đại Bồ-tát hết thảy Hiền Thánh, dũ lòng từ bi, đồng gia thần lực, làm cho hết thảy chúng sanh trong sáu đường, nhờ sức sám hối nầy mà đoạn trừ được hết thảy tội khổ, xa lìa được hết thảy duyên điên đảo, không sanh ác tâm, xả nghiệp bốn thú (2 2) phát sanh trí huệ, tu đạo Bồ đề không thôi không nghỉ; hạnh nguyện chóng viên mãn, mau lên ngôi Thập địa, vào tâm kim cang thành Đẳng chánh giác. <詞>CHƯƠNG THỨ BA: SÁM HỐI Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lắng tai nghe kỹ lời kinh dạy sau đây: “Còn phàm phu thì gọi là buộc. Đã chứng qủa Thánh thì gọi là giải”. Buộc tức là kết quả ác do hành động bạo ác của ba nghiệp ác đã gây ra. Giải tức là qủa báo lành vô ngại giải thoát của ba nghiệp lành đã gây ra. Hết thảy Thánh nhơn đều để lòng nơi đạo giải thoát, và nhờ thần thông trí huệ, vô lượng pháp môn, nên Thánh nhơn thấy hết thảy nghiệp báo thiện hay ác của tất cả chúng sanh. Các Ngài hay dùng một thân hiện ra vô lượng thân, hay dùng một hình hiện ra vô lượng hình; có thể rút ngắn một kiếp làm một ngày; có thể kéo dài một ngày làm một kiếp. Muốn đình thọ mạng thì vónh viễn không diệt độ; muốn thi hiện vô thường thì nhập niết bàn; thần thông trí huệ, vào ra tự tại, bay đi tùy ý, ngồi nằm trên không. Đi đứng dưới nước như ở trên khô, không thấy nguy hiểm. Lấy cảnh vắng lặng, viên tịch niết bàn làm chỗ nghỉ ngơi, thông đạt vạn pháp, có, không đều rõ biết, biện tài thành tựu, trí huệ vô ngại. Những pháp lành ấy không phải từ tong nghiệp ác mà ra, không phải từ trong tham sân tật đố mà ra, không phải từ ngu si tà kiến mà ra, không phải từ trong lười biếng mà ra, không phải từ trong kiêu mạn, tự cao tự đại mà ra. Các pháp lành ấy chỉ trừ trong sự thận trọng không làm ác mà ra, các pháp lành ấy đều do các nghiệp làng mà ra. Không nơi nào có người tu các nghiệp lành, vâng lời phật dạy mà mắc phải ác báo, bần cùng xấu xa tàn tật, bệnh hoạn, không được tự do, thấp hèn bị kẻ khác khinh chê, lời nói không ai tin dùng bao giờ. Nay đem thân tôi để làm chứng (lời tác giả). Nếu có người nào vâng lời Phật dạy, tu các công đức, không ích kỷ hại nhơ mà bị quả báo xấu ác thì thà để tôi bị đọa vào a tỳ địa ngục chịu thống khổ, chớ để cho người làm lành kia chịu quả báo xấu ác thì phi lý. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng muốn bỏ phàm làm Thánh thì nên y lời Phật dạy, như lý mà tu hành. Không nên từ chối một việc khổ nhỏ mà sanh tâm lười biếng nên tự nỗ lực cố gắng sám hối cho tiêu tội lỗi. Trong kinh Phật dạy: “tội do nhơn duyên mà sanh thì cũng do nhơn duyên mà diệt”. Đang còn thân phàm thì gặp cảnh sanh mê tâm. Vậy ngoài phương pháp sám hối ra, không có phương pháp nào hơn nữa để mong giải thoát. Ngày nay đại chúng phải cùng nhau phát khởi tâm dõng mãnh, phát khởi ý sám hối. Sức mạnh của pháp sám hối không thể nghó bàn. Vì sao mà biết?- vì vua A Xà Thế phạm đại tội ngũ nghịch (2 3), nhưng sau vua biết sanh tâm hổ thẹn, tự trách, tự ăn năng, tên tội nặng thành nhẹ. Vả lại pháp sám hối nầy khiến người tu hành được an vui. Nếu có người nào tự mình hay định thời khóa, nỗ lực hết lòng, khấu đầu lễ bái, sám hối quy ycho đến khi hoàn toàn trong sạch mà không cảm được mười phương Phật thì không có lý. Ác nghiệp và quả báo theo sau, ảnh hưởng lẫn nhau, không sai mảy may cho nên phải hết lòng sợ hãi, cố gắng chịu khổ mà sám hối. Mọi người đều nên một lòng tha thiết gieo mình xuống đất như núi thái sơn sụp đỗ, tâm niệm miệng nói lời nầy; để cầu thỉnh mười phương chư Phật gia tâm thương xót. Nguyện xin chư Phật cứu chúng con ra khỏi khổ ách, dũ lòng đại bi che khắp tất cả. Phóng hoà quang thanh tịnh, soi khắp mười phương; diệt sạch mê mờ và trừ si ám. Nghó đến chúng con và các chúng sanh đang bị đọa đày, trong địa ngục đau khổ. Xin Phật đến đây, cứu vớt chúng con. Ban bố hạnh phúc cho chúng con được thoát khổ. Chúng con nhất tâm đầu thành đảnh lễ, Đấng Đại Từ bi nghe tên liền cứu khổ. Nay chúng con nhất tâm quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca mâu Ni Phật Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật . Nam mô Bảo Quang Phật . Nam mô Long Tôn Vương Phật . Nam mô Tinh Tấn Quân Phật . Nam mô Tinh Tấ Hỷ Phật . Nam mô Bảo Hỏa Phật . Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật . Nam mô Hiện Vô Ngu Phật . Nam mô Bảo Nguyệt Phật . Nam mô Vô Cấu Phật . Nam mô Ly cấu Phật . Nam mô Sư Tử Phan Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Lại quy y như vậy mười phương tận hư khong giới hết thảy Tam Bảo, nguyện xin Tam Bảo quyết định đến đây cứu vớt chúng con, đang bọ đoạ đày bởi tham sân si, làm đau khổ, nguyện cho chúng con được an vui và được đại Niết bàn; nguyện xin lấy nước đại bi tẩy trừ tội lỗi cho chúng con được thanh tịnh mau chứng quả bồ đề. Bốn loài chúng sanh trong sáu đường, nếu có một chúng sanh nào mắc phải tội lỗi, đều được nhờ Tam Bảo mà thanh tịnh; đều được thành tựu quả vô lượng bồ đề, thành bậc chánh giác, hoà toàn giải thoát. Đại chúng cùng nhau một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ, tâm niệm miệng nói lời nầy: Đệ tử chúng con tên …… từø vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, bị vô minh che lấp tâm tánh, bị ái nhiễm ràng buộc, nên tinh thần sa vào lứơi ngu si, loanh quanh ba cõi, cùng khắp sáu đường, chìm đắm bể khổ, không có ngày ra; không thể biết được nghiệp đời trước của mình, không thể hiểu được nhơn duyên đã qua. Hoặc mình tự phá tịnh mạng và phá tịnh mạng của người. Mình tự phá phạm hạnh và phá phạm hạnh của người. Mình tự phá tịnh giới và phá tịnh giới của người. Tội ác như vậy vô lượng vô biên, ngày nay hổ thẹn sám hối nguyện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con tên ……. lại chí thành đảnh lễ sát đất, cầu xin sám hối, những tội lỗi từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, do thân khẩu ý tạo ra mười ác nghiệp. Thân sát đạo, dâm, miệng nói láo, nói lời thêu dệt, nói lời hai lưỡi, nói lời độc ác, ý tham sân si. Mình tự làm mười điều ác, dạy người làm mười điều ác, khen ngợi người làm mười điều ác. Như vậy trong một khoảng khắc trong một niệm tâm, khởi ra bốn mươi điều ác. Những tội như thế vô lượng vô biên, ngày sám hối, ngyuện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con tên …….. lại chí thành đảnh lễ sát đất, cầu xin sám hối những tội từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay. Nương nơi sáu căn rồi phát ra sáu thức, chấp lấy sáu trần. Mắt đắm sắc, tai ưa tiếng, mũi trước hương, lưỡi ưa vị, thân ưa trơn láng, mịm màng, ý ưa pháp trần. Sáu căn ấy sanh ra bao nhiêu tội nghiệp, mở cửa cho tám vạn bốn ngàn trần lao. Tội ác như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối nguyện xin từ diệt. Đệ tử chúng con tên…… lại chí thành đảnh lễ, cầu xin sám hối những tội từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, do thân, khẩu, ý gây ra nhiều nỗi bất bình, như chỉ biết có thân mình, không biết có thân người, chỉ biết có mình khổ, không biết có người khổ, chỉ biết có mình cầu an vui, không biết có người cầu an vui, chỉ biết có mình cầu giải thoát, không biết có người cầu giải thoát, chỉ biết có gia đình mình, có quyến thuộc mình, không biết có gia đình người, có quyến thuộc người, chỉ biết thân mình hơi ngứa một chút, hơi đau một chút đã chịu không nổi, thế mà khi làm cho thân người khác đau thì sợ họ không đau, ít đau, không thấm thía, chỉ biết sợ khổ một chút nơi đời hiện tại mà không biết sợ khổ vô lượng kiếp nơi đời vị lai. Bởi vì làm ác chết rồi phải đoạ vào địa ngục, chịu đủ thống khổ, cho đến không biết sợ khổ vô lượng trong đường ngạ quỉ, trong đường súc sanh, trong đường A-tu-la. Cõi người và cõi trời cũng có vô lượng thống khổ mà không tự biết, chỉ vì tâm không bình đẳng, có phân bỉ ngả, có niệm oán thân, làm cho oán thù tràn khắp lục đạo. Những tội như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con tên …… lại chí thành cầu xin sám hối những tội từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay do tâm điên đảo, thấy biết điên đảo, nên thường xa lìa bạn lành (thiện tri thức) gần gủi bạn ác, trái nghịch bát chánh đạo, tu theo bát tà đạo, phi pháp nói chánh pháp, chánh pháp nói phi pháp, bất thiện nói là thiện, thiện nói là bất thiện, dựng cờ kiệu mạn, giăng buồm ngu si, theo dòng vô minh vào biển sanh tử. Những tội như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con tên …….. lại chí thành đảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay vì tham sân si khởi ra bốn điên đảo (2 4) tạo nên năm tội nghịch làm đủ mười ác, ba độc hừng hẫy, tám khổ càng nhiều, gieo giống địa ngục bát hàn, bát nhiệt; gieo giống 8 4.000 ngăn cách địa ngục, gieo giống súc sanh, gieo giống ngạ quỷ, gieo giống sanh già bệnh chết, ưu bi khổ não ở cõi trời cõi người để chịu quả báo đau khổ, không thể kể xiết, không thể chịu được, không thể thấy được, không thể nghe được. Những tội ác như vậy, vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con tên …… lại chí thành đảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vô thỉ kiếp trở lạii cho đến ngày nay, ví ba độc tham sân si ở trong ba cõi, trải khắp hai mươi lăm loài (2 5) khởi ra các tội ác, cùng khắp mọi nơi, thuận chiều gió nghiệp mà … không tự biết. Hoặc chướng ngại người trì giới, tu định, tu huệ, tu các công đức, tu các thần thông. Những tội chướng như vậy vô lượng vô biên, chướng bồ đề tâm, chướng bồ đề nguyện, chướng bồ đề hạnh, ngày nay sán hối nguyện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con tên … lại chí thành đảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vô thỉ kiếp trở lại cho đến ngày nay, vì tâm tham sân si, phát khởi ra sáu thức (2 6), duyên theo sáu trần (2 7), gây tội cho chúng sanh. Hoặc đối với chúng sanh mà khởi tội; hoặc đối với phi chúng sanh mà khởi tội; hoặc đối với người vô lậu (2 8) mà khởi tội; hoặc đối với pháp vô lậu (2 9) mà khởi tội. Những tội ác như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại nữa, chúng con vì tâm ngu si mà khởi hạnh điên đảo, tin theo thầy tà, thọ lời tà giáo, chấp đạon (3 0), chấp thường (3 1), trước ngã (3 2), trước kiến (3 3), làm theo si mê, khởi ra vô lượng tội lỗi. Những nhơn duyên ấy chướng bồ đề tâm, chướng bồ đề nguyện, chướng bồ đề hạnh, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con tên… lại chí thành đảnh lễ sám hối những tội từ vô thỉ kiếp trở lại cho đến ngày nay, thân ba nghiệp ác, miệng bốn nghuệp ác, ý ba nghiệp ác, vô thỉ vô minh trú địa phiền não, hằng sa thượng phiền não, tứ trú địa phiền não, tam độc (3 4), tứ thủ (3 5), ngũ cái (3 6), lục thọ (3 7), thất lậu (3 8), bát cấu (3 9), cửu kiết (4 0), thập sử (4 1). Những phiền não ấy vô lượng vô biên, hay chướng bồ đề tâm, hay chướng bồ đề nguyện, hay chướng bồ đề hạnh, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con tên…… lại chí thành đảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vô thỉ kiếp trở lại cho đến ngày nay, không hay tu tâm từ bi, không hay tu tâm hỷ xả, không hay tu tâm bố thí, không hay tu tâm trì giới, không hay tu tâm nhẫn nhục, không hay tu tâm tinh tấn, không hay tu tâm thiền định, không hay tu tâm trí huệ, không hay hết thảy pháp trợ bồ đề. Vì thế nên không có phương tiện, không có trí huệ, làm chướng ngại bồ đề tâm, chướng ngại bồ đề nguyện, chướng ngại vồ đề hạnh, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diêt. Đệ tử chúng con tên…… lại chí thành đảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ vô thỉ kiếp cho đến ngày nay, vì tội nghiệp nên cứ xoay vừng trong ba cõi, trải khắp sáu đường, thọ thân bốn loài, hoặc nam hoặc nữ, hoặc phi nam phi nữ, cùng khắp mọi nơi tạo vô lượng tội. Hoặc làm chúng sanh thân hình to lớn ăn nuốt lẫn nhau; hoặc làm chúng sanh thân hình bé nhỏ ăn nuốt lẫn nhau. Những tội sát hại như vậy vô lượng vô biên hay chướng bồ đề tâm, hay chướng bồ đề nguyện, hay chướng bồ đề hạnh. Ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con tên… lại chí thành đảnh lễ cầu xin sám hối những tội từ khi có tâm thức trở lại cho đến ngày nay, ở trong sáu đường, thọ thân bốn loài. Ở trong bốn loài ấy tạo ra vô lượng vô biên tội ác. Những tội ác như vậy, chỉ có hết thảy chư Phật, chư Đại Bồ-tát trong mười phương mớ thấy hết biết hết. Tội lượng nhiều ít hoặc khinh hoặc trọng như chư Phật và Bồ-tát đã thấy đã biết. Ngày nay chí thành, cúi đầu đảnh lễ, hổ thẹn cầu xin sám hối. Những tội đã làm, nguyện tiêu diệt hết, những tội chưa làm, không dám phạm. Ngày nay chúng con nguyện xin hết thảy chư Phật trong mười phương dũ lòng đại từ cho đệ tử chúng con tên… thành tâm sám hối, nguyện xin đem nước đại bi rửa sạch tội lỗi sai lầm cho chúng con được hoàn toàn thanh tịnh, thẳng đến đạo tràng không bị chướng ngại nữa. Lại nguyện xin hết thảy mười phương chư Phật dùng bất tư nghị lực, bổn thệ nguyện lực, độ thoát chúng sanh lực, phù hộ chúng sanh lực, khiến đệ tử tên… ngày nay khởi thệ nguyện, phát tâm Bồ đề. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật kiến lập đạo tâm được kiên cố, hoàn toàn không trở lại sa đoạ nữa. Những lời thệ nguyện của chúng con cũng đồng như lời thệ nguyện của chư Phật, chư đại Bồ-tát đã thực hành thệ nguyện. Nguyện xin hết thảy mười phương chư Phật, chư đại Bồ-tát đồng dũ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ cho chúng con tên… được như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện. Hết thảy chúng sanh cũng đều được như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện. Cung Văn Cuối Quyển Nhất Lương Hoàng Bảo Sám, Võ Đế lưu nhơn, Hy Thị phu nhân đọa xà thân, cứu bạt xuất pháp tân, thể tập kinh văn, khể thủ lễ năng nhân. Lương Hoàng Bảo Sám vạn đức hồng danh, Linh văn nhất quyển tối hoằng thâm, tự tự miễn tai truân, đảnh lễ Phật danh, tiêu tai bảo an ninh. Nam mô Hoa Hỷ Địa Bồ-tát Ma Ha Tát. (3 lần) <詞>CUNG VĂN Thiên thượng nhân gian Chánh Biến Tri Giác, quang siêu nhật nguyệt, đức việt thái hư, vô khứ vô lai, ẩn ẩn thường cư hoa tạng giới. Bất sanh bất diệt, nguy nguy tọa đoạn Niết bàn thành. Ứng vậy hiện hình, tùy cơ phó cảm, nhược hồng chu chi đại khấu, tợ tương cốc dó truyền thanh. Nguyện thuỳ vô cực chi đại bi, giám thử nhất thời chi Phật sự. Thượng lai phụng vì cầu sám đệ tử… đẳng, tu sùng từ bi Đạo Tràng Sám Pháp, kim đương đệ nhất quyển, công đức khắ hài viên mãn ư nội, tu thiết đàn tràng, phô thư cám tượng; đăng nhiên hoả thọ, hương phún trầm đàn, tán ngũ sắc chi danh hoa, hiến thời tân chi diệu quả. Ca dương phạm bối, xưng tán hồng danh, hành đạo nhập thiền, phúng kinh trì chú, sở tập công đức, chuyên thân hồi hướng: Thường Trú Chơn Từ Tam Bảo hội hạ, Hộ pháp chư thiên, thượng trung hạ giới thần kỳ, viễn cận vô biên linh huống. Phổ Hiền giám thử công đức, hàm sanh hoan hỷ chi tâm, lưu ân trạch ư thiên thượng nhơn gian. Tuyên hóa nhật ư thử phương tha giới; viên mãn đạo tràng, xuất sanh thù lợi. Thiết niệm kim thời cầu sám, đệ tử… đẳng, sám thích tội khiên, nghinh tường tập phước, cầu sanh tịnh độ. <詞>PHỤC NGUYỆN: Nhất sanh tội cấu băng tiêu, nhất thế nghiệp duyên tuyết tịnh, nhất tâm giải ngộ hướng nhất lý chi Chơn Như. Nhất niệm hồi quang, tháo nhất thừa chi Diệu đạo. Chuyển khổ duyên nhi thành lạc cụ, sái nhiệt não dó tác thanh lương; tổ nể tôn thân, quyết định vãng sanh ư Tịnh độ. Hiệp môn nhơn quyến, phương đương vónh hưởng ư hà linh; đẳng oan thân nhi cọng mộc ân ba, dự phàm Thánh nhi đồng tê Bảo địa. Kim tắc y văn sám hối, do khủng vi tế tội nghiệp nan đào, tái lao tôn chúng đồng cầu sám hối. Nam mô Sám Hối Sư Bồ-Tát Ma Ha Tát (3 lần). (Nếu có sớ hay biểu thì hỏa hóa) Lương Hoàng Bảo Sám nhất quyển công đức lực, nguyện diệt đệ tử…… đẳng nhất thiết tội chướng, thân chứng Bồ-Tát Hoan Hỷ Địa. Sám văn cử xứ tội hoa phi, Giải liễu oan sám liễu tội, Tiêu tai tăng phước huệ, Thoát khổ sanh Đao Lợi, Giải liễu oan sám liễu tội, Tiêu diuê trực nhập Long Hoa hội, Long Hoa tam hội nguyện tương phùng Di Lặc Phật tiền thân thọ ký. Nam mô Long Hoa Hội Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) Hồi đàn tán: Lương Hoàng Bảo Sám, Nhất quyển dó toàn châu, Hồi hướng tứ ân tịnh tam hữu, Bái sám chúng đẳng tăng phước thọ. Nguyện tương pháp thủy tẩy khiên vưu, Duy nguyện vong giả vãng Tây du. Hoan Hỷ Địa Bồ-tát duy nguyện ai nạp thọ. Nam mô đăng Vân Lộ Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) Hồi hướng tịnh độ: Ma Ha Bát Nhã Ba-la-mật đa Tâm kinh.  LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM <卷> ĐẦU QUYỂN HAI Hoa phụng hiến Văn thù cộng Phổ Hiền, Mẫu đơn thược dược chơn kham tiến, Bách hóa hiến thượnghùynh kim điện, Hoa khai hoa tạ đính kim liên. Thanh y đồng tử đặc thân đổ từ Tôn diện. Nam Mô Phổ Hiền Vương Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) <詞>CUNG VĂN Dục đắc nhơn pháp chi lưỡng không, tu chứng nhị nghiêm chi cực qủa,chí minh chơn tục chi nhị đế, tấc liễu sanh tử chi vọng duyên, long thần bát bộ dó tham tùy, u viễn linh thông nhi mật hựu. Hung tạng đề ư vạn tự, túc luân ấn ư thiên hoa, duy phật đức dó nan thù, dục tán dương chi mạc cực. Bất vi bổn thệ phổ lợi hữu tình,cao phu bách bảo chi liên đài, giám thử nhị thời chi Phật sự. Kim thời cầu sám đệ tử đẳng…, khởi kiến Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp. Kim đương đệ nhị quyển, nhập đàn duyên khởi. Ngã chư chúng đẳng… tuyết thanh tam nghiệp, băng khiết lục căn phần đâu lâu bà, tán phân bà lợi, diện phụng thập phương chí Thánh xưng dương chư Phật hồng danh; sái trích trích chi cam tuyền, đản ban ban chi tội cấu. Thiết niệm cầu sám đệ tử đẳng… viễn tùng khoáng kiếp, chí ư kim sanh. Nhị chướng oanh triền, tục chư sanh tử. Nhị không vị ngộ, bột khởi ái tăng, tùy tà kiến chi nhị biên, tuần khổ lạc chi nhị đạo. Vô minh dón khởi, dâm sát đạo vọng nhi niệm niệm thiên lưu. Phiền não nhậït tăng, thân khẩu ý nghiệp nhi trùng trùng tạo tội. Huống thăng trầm chi giao báo, tợ cấp tỉnh luân. Duy nghiệp quả chi chiếu nhiên, như ác xoa tụ. Phỉ giả khẩn tu ư sám địch, hà do miễn ly khiên vưu. Do thị ý khởi kiền thành, tâm hòai tàm quý. Dó thử hiện tiền chi cảnh phước, vónh vi diệt tội chi lương quy, ngã nguyện như tư, Phật tất ai lân, ngưỡng khấu hồng từ, minh huân gia bị. Phật diện do như tịnh mãn nguyệt, Duyệt như thiên nhật phóng quang minh, Viên quang phổ chiếu ư thập phương, Hỷ xả từ bi giai cụ túc. Khởi vận Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Nhất tâm quy mạng tam thế chư phật: Nam mô Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật, Nam mô Thi Khí Phật, Nam mô Tỳ Xá Phù Phật, Nam mô Câu Lưu Tôn Phật, Nam mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Nam mô Ca Diếp Phật, Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. -------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ TƯ: PHÁT BỒ ĐỀ TÂM Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đã cùng nhau rửa sạch tâm ô uế rồi, thập ác, (1) trọng chướng (2) không còn, nghiệp lụy đã hết, trong ngoài đều thanh tịnh. Thứ lại xin học các vị Bồ-tát tu hành trực đạo, công dức trí huệ do đó mà sanh. Bởi vậy chư Phật thường khen ngợi sự phát tâm là đạo tràng, vì hay thành tựu đạo quả vậy. Nguyện xin đại chúng đều nên kiên tâm trì chí, chớ tưởng sống lâu là đợi ngày lậu tận (3) chớ luống qua, sau ăn năn không kịp. Bây giờ đã cùng nhau gặp thời buổi tốt, ngày đêm chớ để phiền não che lấp tâm tánh, phải nên nỗ lực phát tâm bồ đề. Tâm bồ đề tức là tâm Phật, công đức trí huệ vô lượng, không thể nghó bàn. Phát tâm một niệm còn được công đức như vậy huống gì phát tâm luôn luôn. Giả sử lịch kiếp tu hành vô lượng phước đức, làm đủ hết thãy việc lành, không bằng một niệm phát tâm bồ đề trong muôn một. Toán số thí dụ cũng không thể so lường được công đức phát tâm bồ đề. Lại như có người chỉ làm việc phước đức chớ không phát tâm vô thượng bồ đề; người ấy cũng giống như kẻ cày ruộng không gieo giống. Mầm mống đã không gieo thì làm sao có lúa thóc. Vì lý do ấy nên phải phát tâm bồ đề để làm nhơn duyên cho việc chứng quả; trước là báo ân chư, sau là cứu vớt muôn loài. Sở dó Phật khen ngợi các thiên tử rằng: “lành thay! Lành thay! Như lời các ngươi nói là vì muốn lợi ích cho hết thảy chúng sanh”. Phát tâm bồ đề là cách cúng dường lớn hơn tất cả. Phát tâm bồ đề, không phải chỉ phát qua một phen mà phải phát luôn luôn, làm cho tâm bồ đề tương tục rộng lớn mãi mãi, vì thế nên trong kinh Phật dạy rằng: “Ở nơi chỗ Na do tha hằng hà sa số đức Phật phát đại thiện nguyện”. Vậy nên biết số phát tâm ấy là vô lượng. Lại nữa tâm bồ đề chỉ gặp thiện tri thức liền phát, vị tất phải gặp Phật xuất thế. Như Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, lúc đầu hướng về bồ đề là nhờ gặp được nữ nhân mà phát. Nhưng phát sơ tâm huệ thức không phải kẻ phàm dung, tâm chí hạ liệt mà phát được. Phải là người có thật tâm khát ngưỡng Đại thừa, tham cầu Phật pháp, ỷ y các kinh, xem thường thế sự, oán thân bình đẳng, lục đạo như nhau. Nguyện cho hết thảy chúng sanh nhờ sự phát tâm ấy mà được giải thóat, đều đồng tín giải. Nên biết sự phát tâm không phải là việc nói chơi, người tầm thường mà phát tâm được. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đã phát bồ đề tâmthì quyết phải quán tưởng. Trước hết tưởng đến thân nhơn. Trong lúc trì niệm, chuyên tâm tưởng đến cha mẹ, sư trưởng của mình; rồi niệm tưởng đến địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh; lại niệm tưởng đến chư thiên, chư tiên, hết thảy thiện thần. Lại nghó đến nhơn đạo, hết thảy nhơn lọai, có người đang chịu khổ làm sao mà cứu. Thấy rồi lại tưởng, nên nghó thế này: chỉ có cách phát tâm rộng lớn, tâm bồ đề mới có thể cứu được. Nếu tưởng đến một người đã thành rồi thì nên tưởng đến hai người. Hai người thành rồi thì tưởng đến ba người. Ba người thành rồi thì tưởng đầy một nhà. Một nhà thành rồi thì tưởng đến một do tuần. Một do tuần thành rồi thì tưởng đến đầy cõi Diêm phù đề. Diêm phù đề thành rồi thì tưởng đến cả bốn châu thiên hạ. Quán tưởng như vậy lần lần rộng khắp mười phương thế giới. Thấy chúng sanh ở phương Đông là cha mình. Chúng sanh ở phương Tây là mẹ mình, Chúng sanh ở phương Nam là anh mình, Chúng sanh ở phương Bắc là em mình, Chúng sanh ở phương dưới là chị em mình. Chúng sanh ở phương trên là sư trưởng mình. Chúng sanh ở bốn phương góc kia (4) là sa môn, Bà la môn. Thấy rồi nghó rằng: “Nếu lúc nào những người ấy chịu khổ, tưởng ta đã đến nơi các người ấy mà thoa bóp thân thể cho họ, thề diệt hết đau khổ cho họ được giải thoát, rồi ta sẽ nói pháp cho họ nghe, bằng cách tán thán công đức của Phật, Pháp, Tăng”. Tán thán rồi, sanh lòng vui mừng thấy họ an vui như ta không khác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng phát bồ đề tâm đều phải làm như vậy; ở trong đau khổ mà độ chúng sanh. Mọi người đều phải nhất tâm thống thiết, đầu thành đảnh lễ, tâm niệm miệng nói, phát lời thệ nguyện như thế này: Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi cho đến ngày thành phật, trong khpảng thời gian ấy, sanh ở chỗ nào, cũng thường gặp được thiện tri thức, phát tâm vô thượng bồ đề. Nếu chúng con thọ trong ba đường ác, hay lâm phải tám nạn (5) thường khiến chúng con nhớ tưởng phát tâm bồ đề tương tục kông gián đọan. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên phát tâm dõng mãnh, tâm ân trọng, tâm bồ đề; nhất tâm tha thiết, đầu thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại từ Bi phụ: bảo. Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Dõng Thí Phật. Nam mô Thanh Tịnh Phật. Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật. Nam mô Ta Lưu Na Phật Nam mô Thủy Thiên Phật. Nam mô Kiên Đức Phật. Nam mô Chiên Dàn Công Đức Phật. Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật. Nam mô Quang Đức Phật. Nam mô Vô Ưu Đức Phật. Nam mô Na La Diên Phật. Nam mô Công Đức Hoa Phật. Nam mô Kiên Dõng Tinh Tấn Bồ-tát. Nam mô Kim Cang Huệ Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy, mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Đệ tử chúng con tên… ngày nay ở trước mười phương Tam bảo, phát tâm bồ đề, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, tu đạo Bồ-tát, thề không thối lui; hằng sanh tâm độ thoát chúng sanh, hằng sanh tâm an lập chúng sanh, hằng sanh tâm che chở chúng sanh; chúng sanh không thành Phật, chúng con xin thề không chịu chứng quả Niết bàn trước chúng sanh. Nguyện xin hết thảy mười phương chư Phật, chư Đại Bồ-tát, hết thảy Thánh Hiền, hiện tiền chứng minh cho chúng con, khiến chúng con tên… hết thảy hạnh nguyện đều được viên mãn. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, dầu trải qua nhiều kiếp làm nhiều điều thiện mới được phước báo ở cõi người, cõi trời, chứ chưa chứng được quả xuất thế; chết rồi hết phước, trở lại đọa vào đường ác. Thân hình tan rã, tự mình chưa khỏi khổ não, chưa khỏi bức bách. Nếu không lập thệ nguyện rộng lớn, không phát tâm bồ đề thì phước đâu mà trang nghiêm Pháp thân để xa lìa được khổ não. Ngày nay cùng nhau nhất tâm nhất ý… tưởng nhớ chư Phật, khởi lòng tin kiên cố, phát tâm đại bồ đề. Công đức phát tâm rất rộng lớn sâu xa, không thể so lường. Chư Phật và Bồ-tát nói cũng không thể hết. Thiện lưc như vậy vô lượng vô biên không thể nghó bàn. Thế nên chúng con đâu được không hết lòng chuyên tâm chú ý mà phát quảng đại bồ đề tâm. Kinh Đại tập dạy rằng: “Ví như trong một cái nhà tối trăm năm, chỉ thấp một ngọn đèn, cũng có thể phá tan mờ ám”. Vậy nên chớ cho một niệm phát tâm là nhỏ, là không quan trọng, mà không nỗ lực. Đại chúng cùng nhau quỳ gối chấp tay nhất tâm tưởng nhớ đến hết thảy mười phương Tam bảo tâm niệm miệng nói lời này: “Đệ tử chúng con tên… nay đối trước hết thảy mười phương chư Phật, trước hết thảy mười phương Tôn Pháp, trước hết thảy mười phương Hiền Thánh, lòng ngay dạ thẳng, khởi tâm ân cần, trịnh trọng tâm không buông lung, tâm an trú, tâm ưa điều thiện, tâm độ thóat hết thảy, tâm che chở hết thảy, tâm như tâm chư Phật, tâm phát tâm bồ đề. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi cho đến ngày thành phật tâm không đắm trước cõi trời, cõi người, tâm không cầu chứng tiểu quả Thanh văn, Duyên giác mà chỉ phát tâm đại thừa, phát tâm cầu được nhất thiết chủng trí, tâm cầu thành tựu quả vô thượng bồ đề, thành bậc chánh giác. Nguyện xin mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật, Đại địa Bồ-tát, hết thảy Thánh Hiền, đem sức bổn nguyện hiện tiềnchứng giám cho chúng con, đem sức từ bi, gia tâm hộ trợ, nhiếp thọ chúng con, cho chúng con tên… ngày nay phát tâm, tại chỗ sở sanh, kiên cố không thối lui. Nếu chúng con bị đọa vào ba đường ác, hoặc lâm phải tám nạn, ở trong ba cõi, chịu đủ thân hình, chịu đủ khổ sở không thể chịu được. Chúng con xin thề, không vì khổ ấy mà thối mất tâm bồ đề ngày nay. Thà chúng con chịu vào trong Đại hỏa luân, vô gián địa ngục, chịu các thống khổ; chúng con không vì khổ mà thối mất tâm đại bồ đề ngày nay. Tâm ấy, nguyện ấy đồng với tâm của chư Phật, đồng với nguyện của chư Phật. Lại xin chí thành đảnh lễ Tam bảo, chúng con tên… từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật không bỏ hai pháp sau đây: -“Một là biết tự tánh các pháp vốn không. - Hai là độ thóat hết thảy mười phương chúng sanh”. Cùng nhau chí thành nhất tâm tha thiết năm vóc sát đất, tâm niệm miệng nói: Đệ tử chúng con tên… không vì mình mà cầu vô thượng bồ đề, chính vì muốn cứu độ hết thảy chúng sanh, cho nên cầu vô thượng bồ đề. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Đạo, chúng con sẽ nâng đỡ hết thảy vô lượng vô biên chúng sanh; chúng con sanh lòng đại từ bi, cùng tận đời vị lai đối với tất cả chúng sanh. Nếu có chúng sanh nào bị các ách nạn, trọng tôi trong ba đường, sáu nẻo, chúng con tên… thề không lánh khổ mà lại đem thân ra cứu hộ, làm cho các chúng sanh ấy được an ổn. Nguyện xin mười phương cùng tận hư không giới, hết thảy Tam bảo chứng minh cho chúng con. Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Liên Hoa Quang Du Hý Thầ Thông Phật. Nam mô Tài Công Đức Phật. Nam mô Đức Niệm Phật. Nam mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật. Nam mô Hồng Diệm Đế Tràng Vương Phật. Nam mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật. Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật. Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật. Nam mô Thiện Du Bộ Phât. Nam mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Đức Phật. Nam mô Khí Ấm Cái Bồ-tát. Nam mô Tịch Căn Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Nguyện xin chư Phật, đem đại từ bi lực, hiện tiền chứng giám cho chúng con tên… ngày nay phát tâm bồ đề, tu đạo Bồ-tát, tại chỗ sở sanh, thành tựu được hết thảy điều thệ nguyện. Chúng con đi đến đâu hết thảy chúng sanh đều được giải thóat. Chúng con lại xin đầu thành đảnh lễ hết thảy mười phương Tam bảo. Chúng con tên… không vì từ thân mà cầu đạo vô thượng bồ đề. Chỉ vì hết thảy chúng sanh trong mười phương mà cầu chứng quả vô thượng bồ đề. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật nếu có chúng sanh nào ngu si, ám độn, không biết chánh phápsanh tâm tà kiến và có chúng sanh nào tuy tu đạo hạnh mà không thông đạt pháp tướng. Những chúng sanh như vậy cho đến cùng tận đời vị lai, chúng con tên… xin thệ nguyện nhờ Phật lực, Pháp lực, Hiền Thánh lực và bao nhiêu phương tiện khác, khiến các chúng sanh ấy điều được nhờ Phật lực hoàn toàn đầy đủ thành tựu nhất thế chủng trí. Chúng con cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ quy y mười phương tận hư không giới, hết thảy chư Phật. Phật. Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Phổ Quang Phật. Nam mô Phổ Minh Phật. Nam mô Phổ Tịnh Phật. Nam mô Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật. Nam mô Chiên Đàn Quang Phật. Nam mô Ma Ni Tràng Phật. Nam mô Hoan Hỉ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật. Nam mô Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng Đại Tinh Tấn Nam mô Ma Ni Tràng Đăng Quang Phật. Nam mô Huệ Cự Chiếu Phật. Nam mô Hải Đức Quang Minh Phật. Nam mô Kim Cang Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật. Nam mô Đại Cường Tinh Tấn Dõng Mãnh Phật. Nam mô Đại Bi Quang Phật. Nam mô Từ Lực Vương Phật. Nam mô Từ Tạng Phật. Nam mô Huệ Thượng Bồ-tát. Nam mô Thường Bất Ly Thế Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Nguyện xin chư Phật chư đại Bồ-tát đem đại từ bi lực, đại trí huệ lực, bất tư nghì lực, vô lượng tự tại lực, hàng phục tứ ma (6) lực đọan trừ ngũ cái (7) lực, diệt trừ phiền não lực, vô lượng thanh tịnh nghiệp trần lực, vô lượng khai phát quán trí lực, vô lượng khai phát vô lậu huệ lực, vô lượng vô biên thần thông lực, vô lượng độ thóat chúng sanh lực, vô lượng phù hộ chúng sanh lực, vô lượng an ổn chúng sanh lực, vô lượng đoạn trừ khổ não lực, vô lượng giải thóat địa ngục lực, vô lượng tế độ ngạ quỉ lực, vô lượng cứu bạt chúng sanh lực, vô lượng nhiếp hóa A-tu -la lực, vô lượng nhiếp thọ nhơn đạo lực, vô lậu tận chư thiên chư tiên lậu lực, cụ túc trang nghiêm thập địa lực. Cụ túc trang nghiêm tịnh độ lực, Cụ túc trang nghiêm đạo tràng lực, Cụ túc trang nghiêm Phật quả công đức lực, Cụ túc trang nghiêm phật quả trí huệ lực, Cụ túc trang nghiêm Pháp thân lực, Cụ túc trang nghiêm vô thượng bồ đề lực, Cụ túc trang nghiêm đại niết bàn lực,vô lượng vô tận công đức lực. Nguyện xin mười phương tận hư không giới, hết thảy cư Phật, chư đại Bồ-tát, đem những năng lực vô lượng vô biên tự tại không thể nghó bàn ấy, không trái với thề xưa, không trái với nguyện xưa, mà bố thí cho hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường cùng khắp mười phương và cho tất cả chúng sanh đồng đang phát tâm hôm nay. Quyết định khiến cho tất cả chúng sanh ấy hoàn toàn đầy đủ các công đức lực, hoàn toàn thành tựu bồ đề nguyện lực, hoàn toàn thành tựu bồ đề hạnh lực. Ngày nay hết thảy chúng sanh trong đời vị lai cùng tận đời vị lai, hoặc ẩn, hoặc hiện, hoặc oán, hoặc thân, hoặc không phải oán, thân ở trong sáu loài sáu đường có duyên hay vô duyên với Phật pháp, hết thảy điều nhờ pháp sám này hằng được thanh tịnh. Các chúng sanh ấy ở nơi nào cũng đồng được như sở nguyện; một lòng kiên cố, tâm không thối chuyển; đồng như chư phật, đồng thành chánh giác; cho đến những chúng sanh đời sau, dầu trái với lời nguyện này cũng đều khiến các chúng sanh ấy được vào trong bể đại nguyện liền được đấy đủ,hoàn toàn thành tựu công đức, trí huệ các chúng sanh ấy đồng với chư vị Bồ- tát, viên mãn hạnh thập địa (8) hoàn toàn nhất thế chủng trí (9) trang nghiêm vô thượng Bồ đề, thành bậc chánh giác. --------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ NĂM: PHÁT NGUYỆN Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, đã được cùng nhau phát đại bồ đề tâm rồi, vui mừng vô lượng. Bây giờ nên phát đại nguyện như sau này và nhất tâm tha thiết đầu thành đảnh lễ quy ythế gian Đại Từ Bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Chiên Đàn Khốt Trang Nghiêm Thắng Phật. Nam mô Hiền Thiện Thủ Phật. Nam mô Thiện Yù Phật. Nam mô Quảng Trang Nghiêm Vương Phật. Nam mô Kim Hoa Quang Phật. Nam mô Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương Phật. Nam mô Hư Không Bảo Hoa Quang Phật. Nam mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật. Nam mô Phổ Hiền Sắc Thân Quang Phật. Nam mô Bất Động Trí Quang Phật. Nam mô Hàng Phục Chúng Ma Vương Phật. Nam mô Tài Quang Minh Phật. Nam mô Trí Huệ Thắng Phật. Nam mô Di Lặc Tiên Quang Phật. Nam mô Dược Vương Bồ-tát. Nam mô Dược Thượng Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Nguyện đem tam bảo đem sức bật khả tư nghị lực, gia tâm che chở cho chúng con tên… có những thệ nguyện gì, đều được thành tựu. Chúng con sanh ra ở đâu thường cũng không quên mất các lời nguyện hôm nay, và được viên mãn vô thượng bồ đề, thành đẳng chánh giác. Chúng con tên… ngày nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, thường tưởng nhớ sự phát tâm bồ đề, khiến tâm bồ đề tương tục không đọan. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiềp kiếp, cùng khắp mọi nơi, thường được phụng sự vô lượng vô biện hết thảy Đức Phật, thường được cúng dường chư Phật, lễ phẩm cúng dường đều được đầy đủ. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, thường được hộ trì hết thảy kinh điển đại thừa phương đẳng, lễ phẩm cúng dường kinh điển, đều được đầy đủ. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi nguyện đời đời kiếp kiếp cùng khắp mọi nơi,thường gặp được hết thảy mười phương vô lượng vô biên chư vị Bồ-tát, lễ phẩm cúng dường đều được đầy đủ. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, thường gặp được hết thảy mười phương vô lượng vô biên Hiền Thánh, lễ phẩm cúng dường đều được đầy đủ. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, thường được phụng dưỡng báo bổ ơn sâu của cha mẹ, muốn được dâng cúng gì cũng không thiếu. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, cũng thường gặp được hết thảy chư vị Hòa thượng A-xà- lê và muốn dâng cúng gì cũng có đầy đủ tùy tâm sở nguyện. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện xin đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, thường được cung phụng và gặp gỡ hết thảy vị quốc chủcó đại thế lực cùng với chúng con hưng hiển Tam bảo, làm cho Phật pháp không đọan tuyệt. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, thường được trang nghiêm cõi nước của chư Phật các cõi ấy không có những danh từ tam ác, bát nạn. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, bốn vô ngại trí, sáu sức thần thông hằng được hiện tiền, thường không quên mất, dùng để giáo hóa hết thảy chúng sanh. Chúng con cùng nhau nhất tâm thống thiết năm vóc sát đất, đảnh lễ quy y thế gian Đại Từ Bi phụ. Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Thế Tịnh Quang Phật. Nam mô Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương Phật. Nam mô Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật. Nam mô Nhật Nguyệt Quang Phật. Nam mô Nhật Nguyệt Châu Quang Phật. Nam mô Huệ Tràng Thắng Vương Phật. Nam mô Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương Phật. Nam mô Diệu Âm Thắng Phật. Nam mô Thường Quang Tràng Phật. Nam mô Quang Thế Đăng Phật. Nam mô Huệ Oai Đăng Vương Phật Nam mô Pháp Thắng Vương Phật. Nam mô Tu Di Quang Phật. Nam mô Tu Ma Na Hoa Quang Phật. Nam mô Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương Phật. Nam mô Đại Huệ Lực Vương Phật. Nam mô A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang Phật. Nam mô Vô Lượng Âm Thinh Vương Phật. Nam mô Sơn Hải Huệ Tư Tại Thông Vương Phật. Nam mô Đại Thông Quang Phật. Nam mô Tài Quang Phật. Nam mô Kim Hải Quang Phật. Nam mô Nhất Thiết Pháp Tràng Mãn Vương Phật. Nam mô Đại Thế Chí Bồ-tát. Nam mô Phổ Hiến Vương Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy muời phương tận hư không giới hết thảy tam bảo. Nguyện xin nhờ sức oai đức từ bi của chư Phật, chư vị Bồ-tát và hết thảy Hiền Thánh Tăng khiến chúng con tên… sanh ra nơi nào những thệ nguyện đã phát ra, đều được tùy tâm tự tại. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, nếu có chúng sanh nào thấy sắc thân của chúng con liền được giải thóat. Nếu chúng con vào Địa ngục, hết thảy Địa ngục đều biến thành tịnh độ; hết thảy khổ não biến thành an vui. Khiến các chúng sanh sáu căn thanh tịnh, thân tâm an lạc, vui như ở đệ tam thuyền, dứt sạch nghi ngờ, phát sơ vô lậu huệ. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, nếu có chúng sanh nào nghe được âm thanh của chúng con, tâm liền được an ổn, diệt trừ tội cấu, được Đà-la-ni ( 10) giải thóat tam muội, đầy đủ đại nhẫn, biện tài vô cùng, vào pháp vân địa, thành bậc chánh giác. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, hết thảy chúng sanh, nghe được tên chúng con thảy đều hoan hỷ, như được việc chưa từng có. Nếu chúng con đến tam đồ thì tam đồ dứt hết khổ não; nếu chúng con ở các cõi trời, cõi người thì các cõi ấy dứt hết các pháp hữu lậu, đến đâu cũng được tự do, không có gì ràng buộc, thảy đều được giải thóat. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, đối với hết thảy chúng sinh, không có tâm cho và lấy, không có tưởng oán và thân; đoạn trừ tham, sân, si là ba gốc độc ác; lìa ngã và ngã sở, tin ưa pháp đại thừa; đồng tu hạnh từ bi, hòa hợp với hết thảy như các Thánh chúng. Đệ tử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, đối với hết thảy chúng sinh tâm thường bình đẳng như hư không, khen chê không động lòng; oán thân như nhau, đi xem vào tâm địa rộng lớn, học trí huệ chư Phật, xem chúng sinh đồng như La Hầu La, đầy đủ nghiệp thập trú, xa lìa tâm chấp có, xả bỏ tâm chấp không, thường tu theo trung đạo. Cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, đầu thành lễ, quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ. Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Bảo Hải Phật. Nam mô Bảo Anh Phật. Nam mô Bảo Thành Phật. Nam mô Bảo Quang Phật. Nam mô Bảo Tràng Phan Phật. Nam mô Bảo Quang Minh Phật. Nam mô A Súc Phật. Nam mô Đại Quang Minh Phật. Nam mô Vô Lượng Âm Phật. Nam mô Đại Danh Xưng Phật. Nam mô Đắc Đại An Ổn Phật. Nam mô Chánh Âm Thanh Phật. Nam mô Vô Hạn Tịnh Phật. Nam mô Nguyệt Âm Phật. Nam mô Vô Hạn Danh Xưng Phật. Nam mô Nhựt Nguyện Quang Minh Phật. Nam mô Vô Cấu Phật. Nam mô Tịnh Quang Phật. bảo. Nam mô Kim Cang Tạng Bồ-tát. Nam mô Hư Không Tạng Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy tam Chúng con tên…… nguyện xin nhờ công đức nhơn duyên phát nguyện sám hối hôm nay, mà bốn loài chúng sinh trong sáu đường, từ nay trở đi cho đến ngày thành phật, tu đạo bồ đề không biết mõi mệt, nhàm chán; tài thí không cùng, pháp thí không tận, trí huệ phương tiện làm gì cũng được; tùy căn cơ của chúng sanh, cho uống thuốc pháp, người thấy người nghe, đều được giải thóat. Đệ tử chúng con tên…… lại nguyện xin từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, tu đạo Bồ-tát, không bị các chướng nạn trở ngại. Chúng con đến đâu cũng thường kiến lập đạo tràng, làm các đại Phật sự; tâm được tự tại, hay vào được hết thảy các môn thiền định, mở cửa tổng trì, rõ bày phật quả, ở pháp vân địa, rưới nước cam lồ, trừ bốn ma oán cho các chúng sanh; khiến các chúng sanh được pháp thân thanh tịnh nhiệm mầu. Đệ tử chúng con tên… xin có bao nhiêu thệ nguyện, nguyện nào cũng như nguyện của mười phương chư Phật, chư Đại Bồ-tát đã phát ra trong lúc tu hành, rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không. Đệ tử chúng con tên… xin đều được như sở nguyện mãn bồ đề nguyện. Nguyện cho hết thảy chúng sinh đều theo đó, đều được như sở nguyện. Nguyện xin muời phương chư Phật, hết thảy chư Bồ-tát và hết thảy Thánh hiền đều đem sức từ bi, hiện tiền chứng giám cho chúng con. Lại nguyện xin cho chúng sinh hết thảy thiên chủ, hết thảy tiên chủ, hết thảy thiện thần, hết thảy long thần đem từ thiện căn lực, vì ủng hộ tam bảo mà hiện tiền chứng giám cho chúng con, khiến chúng con hết thảy hạnh nguyện đều được viên mãn, tùy theo ý muốn. ----------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ SÁU: PHÁT TÂM HỒI HƯỚNG Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đã phát bồ đề tâm rồi, đã phát đại thệ nguyện rồi, bây giờ lại nên phát tâm hồi hướng. Cùng nhau chí thành đảnh lễ, nhất tâm tha thiết, năm vóc sát đất, quy y thế gian Đại từ Bi phụ. Phật. Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Nhật Quang Phật. Nam mô Vô Lượng Bảo Phật. Nam mô Liên Hoa Tối Tôn Phật. Nam mô Thân Tôn Phật. Nam mô Kim Quang Phật. Nam mô Phạm Tự Tại Vương Phật. Nam mô Kim Quang Minh Phật. Nam mô Kim Hải Phật. Nam mô Long Tự Tại Vương Phật. Nam mô Thọ Vương Phật. Nam mô Nhất Thế Hoa Hương Tự Tại Vương Phật. Nam mô Dõng Mãnh Chấp Trì Lao Trượng Khí Xả Chiến Đấu Nam mô Nội Phong Châu Quang Phật. Nam mô Vô Lượng Hương Quang Minh Phật. Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát. Nam mô Diệu Âm Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quang Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy tam bảo, nguyện xin tam bảo, đem sức từ bi hiện tiền chứng giám cho chúng con. Chúng con tên…… quá khứ đã khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, hiện tại đang khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc khinh hoặc trọng, thảy đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, trong bốn loài, sáu đường, làm cho các chúng sanh ấy đều được đại đạo tâm, không hướng về nhị thừa, không hướng về ba cõi, cùng nhau hướng về vô thượng bồ đề. Lại nguyện xin cho tất cả chúng sinh ấy đã khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai đều không hướng về nhị thừa, đều không hướng về ba cõi, mà cùng nhau hướng về vô thượng bồ đề. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đã cùng phát tâm bồ đề rồi, đã phát đại thệ nguyện rồi, đã phát tâm hồi hướng rồi rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không. Hết thảy chư Phật, chư Đại Bồ-tát cùng chư vị Thánh Hiền quá khứ, hiện tại và vị lai đều chứng minh cho chúng con. Chúng con lại chí thành đảnh lễ Tam bảo. (1 lạy) Chúng con tên…… phát tâm, phát nguyện việc ấy đã rồi,vui mừng vô lượng,. Nay chúng con lại chí tâm đầu thành đảnh lễ thế cho; quốc chủ, nhân dân, phụ mẫu, sư trưởng bà con nhiều đời, quyến thuộc nhiều kiếp, thiện ác tri thức, chư thiên chư tiên, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần, bát bộ hét thảy linh kỳ, quá khứ, hiện tại cùng vị lai hết thảy người oán kẻ thân và không phải oán thân, hết thảy chúng sanh trong bốn loài, sáu đường mà quy y thế gian Đại Từ Bi phụ. Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Sư Tử Hưởng Phật. Nam mô Đại Cường Tinh Tấn Dõng Lực Phật. Nam mô Quá Khứ Kiên Trú Phật. Nam mô Cổ Âm Vương Phật. Nam mô Nhật Nguyệt Anh Phật. Nam mô Siêu Xuất Chúng Hoa Phật. Nam mô Thế Đăng Minh Phật. Nam mô Hưu Đa Dị Ninh Phật. Nam mô Bảo Luân Phật. Nam mô Thường Diệt Độ Phật. Nam mô Tịnh Giác Phật. Nam mô Vô Lượng Bảo Hoa Minh Phật. Nam mô Tu Di Bộ Phật. Nam mô Bảo Liên Hoa Phật. Nam mô Nhất Thế Chúng Bảo Phổ Tập Phật. Nam mô Pháp Luân Chúng Bảo Phổ Tập Phong Doanh Phật. Nam mô Thọ Vương Phong Trường Phật. Nam mô Vi Nhiễu Đặc Tôn đức Tịnh Phật. Nam mô Vô Cấu Phật. Nam mô Nhật Quang Phật. <詞>VÀ QUY Y KỈNH LỄ: Quá khứ vô số kiếp chư Phật. Đại Sư Hải Đức Như Lai. Kỉnh lễ vô lượng vô biên tận hư không giới vô sanh pháp thân Bồ-tát. Kỉnh lễ vô lượng vô biên tận hư không giới vô lậu sắc thân Bồ-tát. Kỉnh lễ vô lượng vô biên tận hư không giới phát tâm Bồ đề. Kỉnh lễ hưng chánh pháp Mã Minh đại sư Bồ-tát. Kỉnh lễ hưng tương pháp Long Thọ đại sư Bồ-tát. Kỉnh lễ mười phương tận hư không giới Vô Biên Thân Bồ-tát. Kỉnh lễ mười phương tận hư không giới cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ-tát. <詞>TÁN THÁN PHẬT VÀ CHÚ NGUYỆN: Đại Thánh Thế Tôn. Uy nghiêm rực rỡ, Thần trí nhiệm mầu, Lớn hơn các Thánh, Thân khắp lục đạo, Thể cùng mười phương, Đảng có nhục kế, Trán tỏa hào quang, Mặt như trăng tròn, Thân vàng sắc đẹp, Nghi dungđỉnh đạc, Đi đứng khoan thai, Oai nghi pháp giới, Ma quân kinh hòan. Tam đạt ( 11) sáng tỏa, Chúng tà tiềm tàng, Thấy ác liền cứu Tế khổ tư lương ( 12) Độ thoát sanh tử, Sẵn có từ hàng ( 13) Nên Hiệu Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng só, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế Tôn, độ chúng vô lượng, diệt khổ sanh tử. Chúng con nguyện xin nhờ công đức nhơn duyên phát tâm này mà quốc chủ hiện tại và gia thân quyến thuộc của người từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật quên mình vì đạo như: Tát Đà Bà Luân Bồ-tát Đại Bi diệt tội như: Hư không Tạng Bồ-tát. Hay ở xa nghe pháp như: Lưu ly quang Bồ-tát Hay khéo giải đáp vấn nạn như: Vô Cấu Tạng Bồ-tát. Lại nguyện xin cho đệ tử chúng con tên… thân sanh phụ mẫu, nhiều kiếp bà con, xa gần nội ngoại, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, biến thân ra giữa hư không thế giới như ngài: Vô Biên Thân Bồ-tát. Có đủ mười công đức như: Ngài Cao Quý Đức Vương Bồ-tát. Nghe pháp sanh tâm vui mừng như: Ngài Vô Úy Bồ-tát. Lại nguyện xin các Hòa Thượng, A-xà-lê, những bà con đồng tu, đồng học, thượng, trung hạ tòa, hết thảy tri thức của chúng con, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, mọi người được phép vô úy như: Ngài Sư Tử Vương Bồ-tát. Giáo hóa được ảnh hưởng lớn như: Ngài Bảo Tích Bồ-tát. Nghe tiếng liền cứu khổ như: Ngài quán Thế Âm Bồ-tát. Hay khéo thưa thỉnh giáo pháp như: Ngài Đại Ca Diếp Bồ-tát. Lại nguyện xin những người xuất gia, tại gia, tín thí đàn việc thiện ác tri thức và quyến thuộc của các người ấy, từ nay trở đi cho đến ngày thành phật, cởi mở ngay được nguy ách, như ngài: Cứu Thóat Bồ-tát. Tướng mạo trang nghiêm như: Ngài Văn Thù Bồ-tát. Hay xả nghiệp chướng như; Ngài Khí Ấm Cái Bồ-tát. Hiến tối hậu cúng như: Ngài Thuần Đà Bồ-tát. Lại nguyện xin chư thiên, chư tiên hộ thế tứ vương, thông minh chánh trực, thiện địa hư không, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương Long vương, Long thần bát bộ, u hiển linh kỳ và bà con quyến thuộc của các vị ấy, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, có lòng Đại từ che khắp chúng sinh như: Ngài A Dật Đa Bồ-tát. Tinh Tấn Hộ pháp như: Ngài Bất Hưu Tức Bồ-tát. Ở xa mà chứng minh cho sự đọc tụng như: Ngài Phổ Hiền Bồ-tát. Vì Phật pháp mà thiêu thân như: Ngài Dược Vương Bồ-tát. Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh và quyến thuộc của các chúng sanh, hoặc oán, hoặc thân hay không phải oán thân, trong bốn loài, sáu đường cùng khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, tâm không ái nhiễm, như: Ngài Ly Ý Nũ Bồ-tát. Nói lời nhiệm mầu khôn khéo như lời của Thắng Man Phu Nhơn. Tu hành tinh tấn như đức thích ca văn. Có thiện nguyện lớn như Phật Vô Lượng Thọ. Có oai thần như các thiên vương. Bất khả tư nghì như Ngài Duy Ma Cật. Thành tựu hết thảy chúng sinh, trang nghiêm hết thảy Phật độ. Nguyện xin mười phương tận hư không giới vô lượng vô biên chư Phật, chư Đại Bồ-tát, và hết thảy Hiền Thánh đều đem lòng từ bi, đồng gia tâm che chở phù hộ cứu vớt chúng con, và chúng sanh, chúng con được mãn nguyện, tín tâm được kiên cố, phước đức ngày một cao dày, có từ tâm, nuôi dưỡng chúng sanh như nuôi đứa con một. Khiến các chúng sanh ấy được bốn vô lượng tâm, sáu ba-la-mật, thập thọ tu thiền, tam nguyện đầy đủ móng tâm liền được thấy phật như bà Thắng Man Phu Nhơn. Hết thảy hanh nguyện hoàn toàn thành tựu, đồng như chư Phật, đồng đến đạo tràng, thành bậc chánh giác. TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP QUYỂN THỨ HAI (HẾT) Cung Văn Cuối Quyển Hai Lương Hoàng Bảo Sám, Vạn đức hồng danh, Linh văn nhị quyển tối hoằng thâm, Tự tự miễn tai truân, Đảnh lễ Phật danh, Tiêu tai bảo an ninh. Nam Mô Ly Cấu Địa Bồ-tát Ma Ha Tát. (3 lần). <詞>CUNG VĂN: Vạn đức trang nghiêm chi diệu thể, vị ly Đâu Suất dó giáng hoàng cung. Bách phước tướng hảo chi Từ Tôn, bất khởi thọ vương nhi thăng Đao Lợi: duy nguyện Giáng Vương thùy từ lân mẫn. Đại ai khoàng tế, bạt trệ nịch chi trầm lưu. Pháp nhãn viên minh, giám ngu tình chi khẩn thiết. Thượng lai phụng vì cầu sám, đệ tử… đẳng, tu lễ Từ Bi Đạo Tràng Bảo Sám, kim đương đệ nhị quyển, công đức tương hoàn. Đàn nội thanh chúng, xuất sám nhập sám, hành đạo triền nhiễu, thiêu hương tán hoa, phúng kinh trì chú…. Nhiên tương nhị quyển chi công huân, tác thử nhị thời chi hồi hướng. Nhất chơn chi nội Phật Đà, Đạt Ma, Tăng Già. Tam giới chi trung thiên tiên, địa kỳ thủy phủ, hàm sanh hoan hỷ chi tâm, giám thử đầu thành chi chí. Hưng nhất tử chi bi ai, mãn nhị nghiêm chi cụ bị. Xuất sanh công đức, phụng vì cầu sán đệ tử đẳng…. Tẩy không tam nghiệp, tăng trưởng nhị nghiêm. Phục nguyện: sự chướng, lý chướng dó tiêu dung; nhân không pháp không nhi thanh tịnh. Điên đảo nhị tâm bất khởi, phước huệ nhị chủng trang nghiêm; nhập bất nhị chi pháp môn, chứng chân thường chi diệu lý. Phổ triêm ân hữu, pháp giới oan thân. Hoạch nhơn pháp chi lưỡng không, đắc vô sanh chi nhị nhẫn. Nhị huệ viên minh, nhị hạnh viên mãn; ưu du ư pháp hải từ hàng; thường lạc ư tát bà nhã quả. Tuy tắc y văn sám hối, do khủng vị tận; kiền thành tái laoThánh chúng, đồng cầu sám hối. Nam Mô Sám Hối Sư Bồ-tát Ma Ha Ta (3lần) Lương Hoàng Bảo Sám nhị quyển công đức lực. Nguyện diệt ngã đẳng tộ chướng, thân chứng Bồ-tát Ly Cấu Địa. Sám văn cử xứ tội hoa phi, Giải liễu oan sám liễu tội, Tiêu tai tăng phước huệ, Thoát khổ sanh Đao lợi, Giải liễu oan sám liễu tội, Tiêu diêu trực nhập Long Hoa hội, Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, Di Lặc Phật tiền thân thọ ký. Nam Mô Long Hoa Hội Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) Hồi đàn tán Lương Hoàng Bảo Sám, Nhị quyển dó toàn châu, Hồi hướng tứ ân tịnh tam hữu, Bái sám chúng đẳng tăng phước thọ, Nguyện tương pháp thủy tẩy khiên vưu, Duy nguyêẹn vong giả vãng Tây du. Ly Cấu Địa Bồ-tát duy nguyện ai nạp thọ. Nam Mô Đăng Vân Lộ Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) Hồi hướng tịnh độ: Ma Ha Bát Nhã Ba-la-mật Đa Tâm Kinh… (Tiếp Tịnh độ và hồi hướng) <篇>  LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM <卷>ĐẦU QUYỂN BA Đăng hoảng diệu, Oanh hoàng liệt bảo đài, Quang minh biến chiếu châu sa giới, Hôn cù chiếu diệu câu vô ngại. Diệm Ma chiêm lễ tử kim đài. Nhiên Đăng Phật thành đạo, Tằng thọ nhân thiên bái. Nam Mô Phổ HiềnVương Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) <詞>CUNG VĂN : Tam kỳ quả mãn, hiện xuất thế chi Ưu đàm, Tam loại hóa thân diễn nan tuyên chi giáo hải, Tam xa dụ dẩn tân lương ư tam giới hàm linh, Tam quán trừng minh tuyên dương ư tam thiên giới nội. Nghịch hạnh thuận hạnh vô phi Phật sự. Cử túc hạ túc tức thị Đạo Tràng. Duy nguyện Từ Tôn giám thử đơn thành. Thượng lai cầu sám đệ tử đẳng … khởi kiến Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, kim đương đệ tam quyển, nhập đàn duyên khởi ngã chư chúng đẳng… Kiều cần tác lễ, khẩn thiết đầu thành, quán tưởng Từ Dung, xưng dương Giác hiệu; phụng Hươgn Tích chi trân tu, hiến danh viên chi hoa quả, vọngchư Phật dó thùy từ, Xá đa sanh chi tội cấu. Thiết niệm câu sám đệ tử đẳng… tự tùng cô thỉ đãi chí kim sanh, tam hải mê tâm, tạo tam hữu thăng trầm chi cốt một. Tam không vị ngộ, tác tam đồ khổ thú chi nhân do khởi tam hoặc tâm, nhi tam nghiệp di thâm, trần trần cách ngại ; muội tam tu tập nhi tam nghiệp vi tiêu. Niệm niệm phan duyên như tàn tác kiển, lọai tượng nịch nê, trầm trụy oanh triền, vô do giải thóat. Kim tắc giác thân tâm chi thị khổ, tín nghiệp quả chi nan đào, phát lộ hướng ư Chân Từ phi thành đầu ư Giái Hải. Nguyện Phật nhật dó đương không, chiếu u đồ chi khổ thú. Cưu taam học chi truy lưu, lễ tam thiên chi Đạo giác. Ngã tâm cánh cánh, Phật đức nguy nguy, kỳ khấu Hồng từ, minh huân gia bị. Tam thiên giới nội Từ Bi Chủ, Bách ức sát trung Đại Pháp Vương, Nguyện khai liên mục giám pháp tình… Chúng sanh hữu cầu giai cảm ứng. Khởi vận từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, nhất tâm quy mạng Tam Thế chư Phật: Nam Mô Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật. Nam Mô Thi Khí Phật. Nam Mô Tỳ Xá Phù Phật. Nam Mô Câu Lưu Tôn Phật. Nam Mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật. Nam Mô Ca Diếp Phật. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. -------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ BẢY: NÓI RÕ QUẢ BÁO Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng trước đã thuật rõ tội báo của ác nghiệp. Vì hoạn lụy của ác báo cho nên trái nghiệp thù thắng tốt đẹp. Vì ác nghieệp nên phải đọa trong ba đường dữ trải khắp ác thú và sanh ra ở nhơn gian để chịu trả quả bao đau khổ. Quả báo đau khổ như thế đều do nhơn duyên túc đối đời trước đem lại. bây giờ xả thân này chịu thân khác để chịu trả quả báo mãi không thôi. Bởi thế chư Phật và chư Đại Bồ-tát dùng sức thần thông thiên nhãn, thất hết thảy chúng sanh trong ba cõi khi hết phước rồi, cứ theo nghiệp báo mà đạo vào các chỗ khổ. Thấy chúng sanh từ cõi trời vô sắc giới, do tâm đắm trước thiền định, thoặc vậy mạng chung, hết phước đọa xuống cõi trời dục giới. Vì hết phước nên cũng có khi đọa làm cầm thú. Những chúng sanh ở cõi trời sắc giới, khi hết phước cũng phải sa đọa như vậy. Từ chỗ thanh tịnh đọa xuống dục giới là chỗ không thanh tịnh, vì ở chỗ không thanh tịnh nên trở lại thọ lấy dục lạc. Chúng sanh ở sáu cõi trời dục giới khi hết phước đọa xuống địa ngục chịu vô lượng khổ. Chư Phật và Bồ-tát lại thấy chúng sanh ở trong nhơn đạo, nhờ sức tu thập thiện được sanh làm người. Ngay trong thân người cũng có lắm khổ, khi mạng chung phần nhiều lại đọa vào các đường ác. Lại thấy chúng sanh trong đường súc sanh chịu lắm khổ não, bị đánh đập xua đuổi, chở nặng, đi xa, đau đớn khốn khổ, trầy vại trợt cổ, sắt nóng thiêu thân. Lại thấy chúng sanh trong đường ngạ quỷ thường bị đói khát khổ sở, bị lửa thiêu thân như ở thời mạt kiếp. Nếu không nhờ một mảy căn lành để cứu vớt thì vónh kiếp không thể giải thoát. Nếu có được chút phước thì được sanh lên làm người, nhưng thân hình ốm yếu, nhiều tật bệnh và sống yểu chết non. Vậy đại chúng nên biết thiện ác như hai bánh xe theo nhau, chưa từng tạm nghỉ, thì quả báo cũng do đó mà liên tiếp không thôi, xoay vần như sợi dây xích chuyền nối mãi mãi. Sang hèn giàu nghèo đều tùy hạnh nghiệp của mỗi người mà chịu trả quả báo. Không phải sang hèn như vậy mà không có nguyên nhơn, không lẽ vô cớ mà có quả báo sang hèn như vậy, thì rất phi lý. Trong kinh Phật dạy rằng: Làm người giàu sang, quốc vương, trưởng giả là do cái nhơn đời trước lễ bái phụng sự Tam bảo mà ra. Làm người giàu có to lớn là do cái nhơn đời trước bố thí mà ra. Làm người sống lâu là do cái nhơn đời trước không sát sanh mà ra. ra. Làm người đoan chánh là do cái nhơn đời trước nhẫn nhục mà Làm người siêng tu là do cái nhơn đời trước không biếng nhác mà ra. Làm người có tài ba sáng suốt, hiểu rộng thấy xa là do cái nhơn đời trước tu trí huệ mà ra. Làm người có âm thanh trong trẻo là do cái nhơn đời trước ca vịnh tán thán Tam bảo mà ra. Làm người sạch sẽ không tật bệnh là do cái nhơn đời trước từ tâm mà ra. Làm người thân hình cao lớn tốt đẹp là do cái nhơn đời trước kính nhường người mà ra. Làm người thân hình thấp hèn nhỏ bé là do cái nhơn đời trước khinh khi người mà ra. Làm người thân hình xấu xa là do cái nhơn đời trước hay giận hờn mà ra. Làm người vô tri không hiểu biết gì hết là do cái nhơn đời trước không học hỏi mà ra. Làm người ngu xuẩn đần độn là do cái nhơn đời trước không dạy bảo người mà ra. Làm người câm ngọng là do cái nhơn đờ trước hay hủy báng người mà ra. Làm người hay bị kẻ khác sai khiến là do cái nhơn đời trước mắc nợ người không trả mà ra. Làm người da đen xấu xí là do cái nhơn đời trước che ánh quang minh của Phật mà ra. Làm người sanh vào nước lõa hình là do cai nhơn đời trước ăn mặc quần áo mỏng manh, suồng sã, cho mình là hơn người mà ra. Làm người sanh ra trong nước móng ngựa là do cái nhơn đời trước đi giày dép tưởng mình là hơn người, giành đi trước mà ra. Làm người sanh vào nước xuyên ngực là do cái nhơn đời trước bố thí làm phước, rồi sanh tâm hối hận tiếc của mà ra. Làm người sanh trong loài hươu nai là do cai nhơn đời trước dọa nạt người, làm người khiếp sợ mà ra. Làm người sanh trong loài rồng là do cái nhơn đời trước ưa giỡn cợt múa nhảy mà ra. Làm người thân hình sinh lỡ ghẻ dữ là do cái nhơn đời trước hay đánh đập chúng sanh mà ra. Làm người được người thấy mình liền sanh tâm hoan hỷ là do cái nhơn đời trước thấy người cũng sanh tâm hoan hỷ. Làm người hay bị quan bắt giam cầm là do cái nhơn đời trước hay bắt giam cầm chúng sanh trong lòng trong chậu mà ra. Làm người ngồi nghe thuyết pháp mà nói chuyêïn làm loạn động tâm người khác, sau sẽ đọa trong loài chó trập trai. Làm người ngồi nghe thuyết pháp mà không để ý nghe cho hiểu sau sẽ đọc trong loài lừa dài tai. Làm người tham ăn một mình, keo rít, bỏn xẻn, sau sẽ đọa loài quỷ đói. Hết kiếp quỷ đói sanh làm người bần cùng đói khát. Làm người đem đồ ăn dở cho người khác, sau sanh làm heo lợn, loài bọ hung. Làm người hay cướp giựt của kẻ khác, sau đọa làm dê, bị kẻ khác lột da ăn thịt. Làm người ưa trộm cướp của kẻ khác, sau đọa làm trâu ngựa, bị người sai khiến. Làm người ưa nói vọng ngữ, tuyên truyền điều xấu của kẻ khác, sau đọa địa ngục, bị quỷ sứ rót nước đồng sôi vào miệng, kéo dài lưỡi ra cho trâu cày. Tội hết rồi, người ấy sanh làm chim cù dục, chim cú, người nghe tiếng nó kêu, ai cũng sợ hãi, cho là yêu quái, đều nguyền rủa cho nó chết. Làm người ưa uống rượu say, sau đọa vào địa ngục phất xí. (Nước phẩn sôi trào) tội hết rồi người ấy sinh vào loài tinh tinh. Hết nghiệp tinh tinh được sanh làm người, ngoan độn, ngu si, không ai đếm xỉa đến. Làm người tham lường sức mạnh của kẻ khác, sau sẽ đọa làm voi. Than ôi! Ở địa vị giàu sang, làm người trên trước mà đánh đập kẻ dưới. Kẻ dưới không biết thưa kiện với ai. Những người như thế, chết vào địa ngục, kể cả ngàn vạn năm chịu quả báo đau khổ. Từ địa ngục ra, lại đọa làm trâu, bị xâu xỏ mũi miệng dắt thuyền kéo xe, roi gậy to lớn đánh đập khổ sở, để đền lại nợ ngày xưa. Lại nữa, người ăn ở dơ bẩn là từ trong loài heo mà đầu thai ra. Người xan tham keo kiết, không tự xét mình là từ trong loài chó mà đầu thai ra. Những người gầm gừ, tự dụng một mình, là từ trong loài dê mà ra. Người có tánh tạo bạo, nóng nảy, không hay nhẩn nhục là từ trong loài khỉ, vượn, hầu mà đầu thai ra. Người có thân hình tanh hôi là từ trong loài cá trạch mà đầu thai ra. Người có tâm thâm hiểm, độc ác là từ trong loài rắn độc mà đầu thai ra. Người không có từ tâm, tàn nhẫn, bạo hại là từ trong loài hổ báo, sài lang mà đầu thai ra. Ngay nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, đã sanh ra làm người trong thế gian bị nhiều bệnh, chết sớm, biết bao thống khổ không thể kể xiết, như thế là do ba nghiệp gây ra, nên khiến người “tu hành” phải mắc lấy quả báo trong ba đường dữ. Sở dó có ba đường dữ là vì có tham sân si. Vả lại cũng vì có ba độc tham sân si ấy mà người tự thiêu đốt lấy mình, miệng thường nói ác, tâm thường nghó ác, thân thường làm ác. Do các điều ấy làm cho thân người thường chịu các khổ não, không cùng tận. Đến khi mạng chung, hồn côi bơ vơ. Mình làm mình chịu, cha mẹ vợ con không thể cứu được. Thoạt vậy trong nháy mắt đến chốn diêm vương, ngưu đầu ngục tốtở trong địa ngục không kể tôn ti, chỉ xét sổ tội phước, kiểm điểm nặng nhẹ, thiện ác nhiều ít, trong lúc sanh tiền đã làm thế nào thì thần thức tự thú tội, không dám che giấu. Do vì nhơn duyên ấy nên phải theo nghiệp mà chịu trả quả báo, đến chỗ khổ hay vui là do mình làm mình chịu, mờ mờ mịt mịt ly biệt lâu dài, đường ai nấy đi, không bao giờ gặp nhau trở lại. Vả lại, các vị thiên thần ghi chép thiện ác của người không thiếu sót mảy may. Người thiện làm lành được phước thêm tuổi, người ác làm dữ, giảm thọ thêm khổ. Cứ xoay vần như vậy, mãi mãi rồi lại đọa làm quỷ đói. Hết kiếp quỷ đói, thoát ra làm súc sanh. Tội khổ vô lượng không thể chịu nổi, không bao giờ cùng. Ngày nay đại chúng trong đạo tràng đều nên phải tự tỉnh ngộ mà sanh tâm hổ thẹn. Trong kinh Phật dạy rằng: “Làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ”. Nhưng trong đời ngũ trược ác thế, chúng ta không nên làm ác; làm lành không mất quả lành, làm ác tự rước lấy tai họa. Chớ cho khinh thoát lập ra pháp sám này. Kinh dạy rằng: “Chớ khinh điều thiện nhỏ cho là không phước, giọt nước tuy nhỏ, chảy lâu cũng đầy bát to”. Không chức thiện nhỏ lấy gì có phước to để thành Thánh thành Phật, chớ khinh ác nhỏ mà nói là không có tội. Ác nhỏ chức lại lâu ngày cũng đủ mất thân. Đại chúng nên biết: Lành dữ họa phước đều do tâm tạo. Nếu không tạo nhơn thì không có kết quả. “Ương họa chứa lại, tội thành to lớn”. Chúng ta mắt thịt không thể thấy. Đó là lời Phật dạy ai dám không tin. Chúng con đã cùng nhau vô phước, sanh vào đời mạt pháp, nếu không siên năng học tập tu hành, không tự sức mình làm lành, đến phút cuối cùng, tắt thở, khi ấy ăn năn đã muộn. Tuy vậy bây giờ đã cùng nhau thấy biết hết thảy tội lỗi như trong kinh Phật đã dạy: Người đã biết tội mình há lại không biết bỏ ác theo lành hay sao? Đời nay nếu không dụng tâm xả thân cầu đạo quyết phải đọa địa ngục. Vì sao mà biết? Vì trong lúc làm tội ôm lòng độc ác, mạnh mẽ nóng nảy, giận hờn, gắt gao, sâu sắc. Như giận một người nào quyết muốn cho người ấy chết. Nếu ghét một người nào, không ưa thấy điều tốt của người ấy. Nếu hủy báng một người nào, quyết khiến cho người ấy lâm vào cảnh khổ. Nếu đánh một người nào, quyết khiến cbho người ấy đau thấu trời thấu đất. Khi giận hờn tàn bạo tai hại thì không thể kể tôn ti thượng hạ, dùng lời xấu hổ, mắng nhiếc đủ điều; có khi la vang như sấm dậy, mắt như đổ lửa. Còn khi làm phước thì thiện tâm rất yếu ớt. Lúc đầu muốn làm nhiều, sau lần lần giảm ít lại. Lúc đầu muốn kinh doanh cho mau chóng, sau lại thả lỏng buông trôi. Tâm đã không chí quyết ngày thángtrôi qua, lần lượt tới lui cho đến khi quên mất việc thiện là xong. Xét như thế thì biết lúc làm tội tâm lực rất mãnh liệt cường thạnh; lúc làm phước thì chí ý bạc nhược yếu hèn. Nay đem cái nhơn làm phước yếu hèn ấy mà cầu xa lìa quả báo làm ác mãnh liệt cương cường kia thì không thể được. Kinh dạy rằng: “Sám hối thì tội gì cũng tiêu diệt hết”. Nhưng than ôi! Đến lúc sám hối, quyết phải đầu thành đảnh lễ, năm vóc sát đất như núi Thái Sơn sụp đổ, không tiếc thân mạng thì mới mong diệt được tội. Vì diệt được tội nên phải ân cần, thành khẩn cùng nhau xét mình từ khi sinh ra cho đến ngày nay đã gây ra bao nhiêu tội lỗi. Phải tự xét trách như thế mới không tiếc thân mạng, chịu khó nhọc mà sám hối. Thoạt vậy giận hờn, sân tâm liền khởi, tập thành tánh quen, khó có thể sửa đổi mau chóng, không thể buông tâm phóng ý mà không ngăn ngừa. Nếu hay đè nèn nhẫn nhịn thì phiền não có thể trừ. Người nào giãi đãi lười biếng, buông lung thì không thể tế độ được. Đệ tử chúng con tên… ngay nay mong nhờ sức từ bi hộ niệm của chư Phật, chư đại Bồ-tát, sức bổn thệ nguyện lực mà nói kinh: “TỘI NGHIỆP, BÁO ỨNG, ĐỊA NGỤC” nên chúng con hết lòng lắng nghe. “Ta nghe đức A Nan thuật lại như thế này: Một hôm Phật ở thành Vương xá, trong núi Kỳ xà Quật, cùng với chư Đại Bồ-tát ma ha tát, các vị Thanh văn và quyến thuộc của Ngài đông đủ; cũng có các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư thiên, quỷ thần, thảy đều đến dự đông đủ”. Lúc bấy giờ có Ngài Tín Tướng Bồ-tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay có đủ chúng sanh ở các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sang, hèn, giàu, nghèo không biết bao nhiêu chủng loại … Phàm có chúng sanh nào được nghe Phật thuyết pháp thì cũng như con thơ gặp mẹ, như bệnh gặp thuốc, như lạnh có áo, như tối có đèn. Thế Tôn thuyết pháp lợi ích cho chúng sanh cũng như thế”. Lúc bấy giờ Phật thấy thời cơ đã đến; biết các vị Bồ-tát khuyến mời Phật thuyết pháp rất ân cần, Phật liền phóng đạo hào quang trắng giữa hai chân mày, soi khắp mười phương vô lượng thế giới, địa ngục không còn, thống khổ cũng hết. Lúc bấy giời hết thảy chúng sanh đang chịu tội, tìm ánh sáng quang minh của Phật mà tới; nhiễu quanh Phật bảy vòng, nhất tâm lạy Phật, khuyến mời Phật thuyết pháp, rộng giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh mong nhờ nghe pháp mà được giải thoát. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng cũng nên chí thành khuyến mời chư Phật thuyết pháp như vậy; nguyện cho chúng sanh đều được giải thoát. Chúng con cùng nhau, một lòng tha thiết, đảnh lễ Thế Tôn, năm vóc sát đất như núi Thái sơn sụp đổ, mà khuyên thỉnh mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật thuyết pháp. Nguyện Phật đem sức từ bi, cứu các khổ não cho chúngsanh được an vui. Lại xin khuyến thỉnh quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Phạm Thiên Phật. Nam mô Bất Thối Chuyển Luân Thành Thủ Phật. Nam mô Đại Hưng Quang Vương Phật. Nam mô Pháp Chủng Tôn Phật. Nam mô Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật. Nam mô Tu Di Phật. Nam mô Đại Tu Di Phật. Nam mô Siêu Xuất Tu Di Phật. Nam mô Dụ Như Tu Di Phật. Nam mô Hương Tượng Phật. Nam mô Vi Nhiễu Hương Huân Phật. Nam mô Tịnh Quang Phật. Nam mô Pháp Tối Phật. Nam mô Hương Tự Tại Vương Phật. Nam mô Đại Tập Phật. Nam mô Hương Quang Minh Phật. Nam mô Hỏa Quang Minh Phật. Nam mô Vô Lượng Quang Minh Phật. Nam mô Sư Tử Du Hí Bồ-tát. Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ-tát. Nam mô Kiên Dõng Tinh Tấn Bồ-tát. Nam mô Kim Cang Huệ Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát. Nam mô Phật Đà. Nam mô Đạt Mạ. Nam mô Tăng Già. Lại quy y như vậy mười phương tận hư giới hết thảy Tam bảo. Nguện xin Tam bảo cứu hộ hết thảy chúng sanh, diệt trừ hết thảy khổ não, khiến các chúng sanh liền được giải thoát, bỏ ác theo lành không làm ác nữa; từ nay trở đi không còn đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh nữa; thân khẩu ý đều thanh tịnh; không nghó đến việc ác của người; xa lìa các nghiệp chướng; được các nghiệp thanh tịnh; hết thảy tà ma không thể lay chuyển; thường tu bốn món vô lượng tâm; tinh tiến dõng mãnh, trồng các căn lành vô lượng vô biên; xả thân àny thọ thân khác đều được thường sanh nơi phước địa; nhớ ba đường khổ, phát tâm bồ đề, tu đạo Bồ-tát không thôi không dứt. Lục độ, tứ đẳng thường được hiện tiền. Tam minh lục thông, thường được như ý tự tại. Ra vào cảnh giới của chư Phật, chơi giỡn tự do cùng các vị Bồ-tát thành bậc Chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên sanh tâm sợ hãi, sanh tâm từ bi nhất tâm nhất ý, lắng lòng mà nghe và suy nghó cho kỹ: Lúc bấy giờ đức Thế Tôn phóng đại bạch hào tướng quang ở giữa hai chân mày soi sáng khắp hết thảy chúng sanh trong sáu đường. Khi ấy Ngài Tín Tướng Bồ-tát vì thương xót hết thảy chúng sanh, liền từ tòa ngồi đứng dậy đến trước Phật quỳ gối chắp tay, bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Nay có chúng sanh bị các ngục tốt cắt chặt bằm chém thân thể từ đầu đến chân. Chúng sanh ấy bị chặt và chết ngất thì có gió xảo phong thổi sống lại. Sống rồi lại bị chặt, chịu khổ báo như thế vô cùng vô tận không bao giờ ngừng là vì tội gì vậy? Phật bảo: “Những chúng sanh ấy ở các đời trước không tin Tam bảo, không biết cúng dường, bất hiếu với cha mẹ, sanh tâm ác nghịch; làm nghề hàng thịt, cắt chặt chúng sanh, ví các nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”. Lại có chúng sanh, thân thể sần sượng tê cứng cả người, mày râu rụng hết, toàn thân bầm đỏ, bạn với chim muông, vắng vẻ bóng người, bà con xa bỏ, không ai muốn thấy. Ác báo như thế là bệnh phong hủi. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì đời trước người ấy không tin Tam bảo, bất hiếu với cha mẹ, phá tháp hủy chùa, bóc lột của người tu hành, chém bắn Thánh Hiền, tổn thương sư trưởng, chưa từng biết quấy; vong ơn bội nghóa, hành động như cẩu khuyển (chó) làm xấu người trên, không kể thân sơ, không biết hổ thẹn, vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”. Lại có chúng sanh thân hình dài lớn, tai điếc, chân không có, quằn quại bò lết mà đi, chỉ ăn đất cát mà sống, bị các sâu trùng nhỏ nhiệm cắn rứt, ngày đêm chịu khổ vô cùng không gián đoạn; vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy? Phật dạy: “Vì đời trước làm người chỉ biết có mình, không tin lời hay, lời lành của kẻ khác. Bất hiếu với cha mẹ, trái ý phản nghịch, hoặc làm địa chủ hay làm quan to, trấn nhậm bốn phương, hoặc làm châu trưởng quận trưởng cai trị đốc suất dân chúng mà cậy oai ỷ thế, xâm đoạt của người một cách vô lý, không đạo đức, làm cho dân chúng cùng khổ. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”. Lại có chúng sanh đui cả hai mắt, không thấy biết gì, hoặc bị cây đè, hoặc sa hầm hố mà chết, chết rồi sống lại, sống lại rồi chết, cứ như thế mãi. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì đời trước không tin tội phước, che ánh sáng của Phật, may bít mắt người, giam nhốt chúng sanh, lấy bao lấy đãy bao đấu chúng sanh, không cho trong thấy. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất đáng sợ hãi. Chúng con cũng có thể đã làm những tội như thế. Nhưng vì vô minh che lấp tâm tánh nên không tự nhớ biết đó mà thôi. Những tôi như vậy vô lượng vô biên đến đời sau sẽ chịu khổ báo. Ngày nay chí tâm, một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ, năm vóc sát đất như núi Thái sơn sụp đổ, cầu xin sám hối , hổ thẹn ăn năn, cải đổi tâm tánh. Những tội đã làm rồi, nhờ sám hối mà trừ diệt. Những tội chưa làm, từ nay thanh tịnh. Nguyện xin quy y hết thảy mười phương chư Phật: Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Khai Quang Minh Phật. Nam mô Nhật Nguyệt Quang Phật. Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật. Nam mô Hỏa Quang Minh Phật. Nam mô Tập Âm Phật. Nam mô Tối Oai Nghi Phật. Nam mô Quang Minh Tôn Phật. Nam mô Liên Hoa Quân Phật. Nam mô Liên Hoa Hưởng Phật. Nam mô Đa Bảo Phật. Nam mô Sư Tử Hống Phật. Nam mô Sư Tử Âm Vương Phật. Nam mô Tinh Tấn Quân Phật. Nam mô Kim Cang Dõng Dược Phật. Nam mô Độ Nhất Thế Thuyền Tuyệt Chúng Nghi Phật. Nam mô Bảo Đại Thị Tùng Phật. Nam mô Vô Ưu Phật. Nam mô Đại Lực Trì Dõng Phật. Nam mô Tối Dõng Dược Phật. Nam mô Sư Tử Tác Bồ-tát. Nam mô Khí Ấm Cái Bồ-tát . Nam mô Tịch Căn Bồ-tát . Nam mô Thường Bất Ly Thế Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Nam mô Phật Đà. Nam mô Đạt Mạ. Nam mô Tăng Già. Lại quy y như vậy mười phưong tận hư không giới hết thảy Tam Bảo, nguyện xin Tam bảo dũ lòng đại từ đại bi, gia hộ cứu vớt, khiến các chúng sanh liền được giải thoát. Vì các chúng sanh mà diệt trừ những nghiệp địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, khiến các chúng sanh rốt ráo không chịu các quả báo dữ nữa, khiến các chúng sanh bỏ khổ trong ba đường ác, đồng đến chỗ trí tuệ, đều được yên ổn, hoàn toàn an vui. Nguyện xin Tam bảo đem ánh sáng đại quang minh, diệt trừ mê mờ rất si ám cho chúng sanh, phân biệt rộng rãi, giải thích rõ ràng pháp môn vi diệu, thậm thâm nhiệm mầu, cho chúng sanh nghe, khiến chúng sanh đều được chứng quả vô thượng bồ đề, thành bậc chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại nên chí thành nhất tâm mà nghe, suy nghó cho kỹ: Tín Tướng Bồ-tát bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn! Lại có chúng sanh ngọng lịu ấm á, miệng không thể nói, dầu có nói cũng không rõ ràng. Vì nhân duyên gì, mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì đời trước người ấy phỉ báng Tam bảo, khinh hủy Thánh đạo, bàn luận việc xấu tốt của người, tìm việc hay dỡ của người, vu oan cho kẻ lương thiện, ghen ghét người hiền. Vì nhân duyên ấy, nên mắc phải tội như vậy”. Lại có chúng sanh bụng lớn như trống, cổ nhỏ như kim, không thể ăn nuốt được. Nếu có đồ ăn, đồ ăn biếng thành máu mũ, vì nhân duyên gì mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì đời trước người ấy trộm cướp đồ ăn của chúng. Khi có đại hội sắm các thức ăn, thức ăn ngon, người ấy lấy riêng mà ăn, hoặc lấy mè muối, gạo cơm ra chỗ khuất mà ăn. Lại thêm keo rít, tiếc của mình, tham của người, thường ôm lòng độc ác, cho người uống thuốc độc, nghẹt thở không thông. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”. Lại có chúng sanh thường bị ngục tốt thiêu đốt, dội nước sắt nóng vào thân, đóng rồi tự nhiên hỏa bóc thiêu cháy thân thể thảy đều phỏng đỏ. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy? Phật đáp: “ Vì đời trước làm thầy châm, lễ, tổn thương thân thể của người. Châm chích không lành, gạt người lấy của, làm cho người đau khổ. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”. Lại có chúng sanh thường ở trong cái vạc (cái chảo nấu) nước sôi ngưu đầu ngục tốt, tay cầm xao sắt, móc bỏ vào vạc nấu chín rục, rồi thổi cho sống lại. Sống lại rồi nấu nữa. Vì nhơn duyên gì nên mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì đời trước người ấy làm nghề hàng thịt, giết chúng sanh trụng nước sôi, nhổ sạch lông giết hại rất nhiều không thể kể xiết. Vì nhơn duyên ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy”. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất đáng sợ hãi. Chúng con không biết ở trong đường ác nào đã làm vô lượng tội nghiệp như thế. Đời sau quyết phải mắc quả báo ác nghiệt ấy. Ngay trong đời hiện tại chúng con cũng có thể mắc phải quả báo ác nghiệt ấy. Ấp úng, ngọng lịu, miệng không thể nói, hoặc bụng lớn cổ nhỏ, không thể ăn nuốt, mạng sống vô thường. Ngày nay tuy an vui, ngày mai thế nào không thể biết được. Thình lình gặp phải quả báo đến, không thể thoát được. Mọi người đền nên hiểu rõ ý ấy, nhất tâm chánh niệm, chớ tư tưởng gì nữa, chỉ một lòng tha thiết, năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, nguyện vì hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường, ngày nay đang chịu khổ, hay sẽ chịu khổ mà quy y Thế gian Đại Từ Bi Phụ: Nam mô Di Lặc Phật . Nam mô Thích ca Mâu Ni Phật . Nam mô Tự Tại Vương Phật . Nam mô Vô Lượng Âm Phật . Nam mô Định Quang Minh Phật . Nam mô Bảo Quang Minh Phật . Nam mô Bảo Cái Chiếu Không Phật . Nam mô Diệu Bảo Phật . Nam mô Đế Tràng Phật . Nam mô Phạm Tràng Phật . Nam mô A Di Đà Phật . Nam mô Thù Thắng Phật . Nam mô Tập Âm Phật . Nam mô Kim Cang Bộ Tinh Tấn Phật . Nam mô Tự Tại Vương Thần Thông Phật . Nam mô Bảo Hỏa Phật . Nam mô Tịnh Nguyệt Tràng Xưng Quang Minh Phật . Nam mô Diệu Lạc Phật . Nam mô Vô Lượng Tràng Phan Phật . Nam mô Vô Lượng Phan Phật . Nam mô Đại Quang Phổ Chiếu Phật . Nam mô Bảo Tràng Phật . Nam mô Huệ Thượng Bồ-tát . Nam mô Thường Bất Ly Thế Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Nam mô Phật Đà. Nam mô Đạt Mạ. Nam mô Tăng Già. Lại quy y nhưvậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo, nguyện xin chư Phật, chư Đại Bồ-tát, đem sức đại từ đại bi, cứu độ hết thảy chúng sanh đang chịu khổ, dùng sức thần thông diệt trừ ác nghiệp cho các chúng sanh, hoàn toàn không trở lại trong ba đường khổ, đến được chỗ an vui thanh tịnh, sanh ra chỗ nào cũng được thanh tịnh, công đức đầy đủ không thể cùng tận. Xả thân thọ thân hằng gặp chư Phật, đồng với các vị Đại Bồ-tát thành đẳng chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại gia tâm lực lắng tai nghe kỹ. Tín Tướng Bồ-tát lại bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Lại có chúng sanh ở trong hõa thành tâm can bị thiêu đốt, bốn cửa thành tuy mở, nhưng chạy đến thì cửa liền tự đóng, chạy khắp đông tây cũng không ra được, bị lửa thiêu sạch. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?” Phật đáp: “Vì đời trước làm người thiêu đốt rừng núi, phá vỡ bờ đê, chiên rán các thứ trứng gà vịt làm chúng sanh bị thiêu, bị đốt mà chết nên phải mắc tội như vậy.” Lại có chúng sanh thường ở núi Tuyết sơn bị gió lạnh thổi, da thịt nứt nở, cầu sống không được, cầu chết không được, khổ sở vô cùng không thể chịu nổi. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Người ấy đời trước làm giặc, đón đường bóc lột áo quần của người khác để tự tư dưỡng, mùa đông giá lạnh lột truồng hình người khác, làm cho họ phải chết lạnh và lột da xẻ thịt trâu dê, làm cho chúng sanh đau khổ vô lượng. Vì nhơn duyên ấy nên phải mắc tội như vậy.” Lại có chúng sanh thường ở trên núi dao, rừng kiếm, rờ đụng vào đâu thì liền bị cắt đứt đó, thân thể tay chân đều bị chặt nát, đau đớn khổ sở, không thể chịu nổi. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì người ấy đời trước làm nghề sát sanh, phanh thây xẻ thịt chúng sanh, cắt xẻo bóc lôt, cốt nhục chia lìa, đầu mình tan rã, trèo lên trên cao, cân lường mà bán, hoặc treo sống mà bán, đau đớn vô cùng chúng sanh không thể chịu nổi. Vì nhơn duyên ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy.” Lại có chúng sanh tai mắt v.v… năm căn không đủ. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì đời trước nuôi chim bay chó chạy để săn bắn. Bắn chim bắn thú, hoặc bắn bể đầu, hoặc bẫy đứt chân, nhổ sống lông cánh, làm chúng sanh đau khổ vô cùng không thể chịu nổi. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy.” Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất đáng sợ hãi. Cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, nguyện vì hết thảy chúng sanh trong mười phương hoặc đã chịu khổ, hoặc đang chịu khổ, hoặc sẽ chịu khổ mà quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật . Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô Tịnh Quang Phật . Nam mô Bảo Vương Phật . Nam mô Thọ Căn Hoa Vương Phật . Nam mô Duy Vệ Trang Nghiêm Phật . Nam mô Khai Hóa Bồ-tát Phật . Nam mô Kiến Vô Khủng Cụ Phật . Nam mô Nhất Thừa Độ Phật . Nam mô Đức Nội Phong Nghiêm Vương Phật . Nam mô Kim Cang Kiên Cường Tiêu Phục Họai Tán Phật . Nam mô Bảo Hỏa Phật . Nam mô Bảo Nguyệt Quang Minh Phật . Nam mô Hiền Tối Phật . Nam mô Bảo Liên Hoa Bộ Phật . Nam mô Hoại Ma La Võng Độc Bộ Phật . Nam mô Sư Tử Hống Lực Phật . Nam mô Bi Tinh Tấn Phật . Nam mô Kim Bảo Quang Minh Phật . Nam mô Vô Lượng Tôn Phong Phật. Nam mô Vô Lượng Tôn Ly Cấu Vương Phật . Nam mô Đức Thủ Phật . Nam mô Dược Vương Bồ-tát . Nam mô Dược Thượng Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo, nguyện xin Tam Bảo đem lòng đại từ, đại bi cứu hộ hết thảy chúng sanh trong mười phương khiến các chúng sanh hiện đang chịu khổ liền được giải thoát; chúng sanh sẽ chịu khổ hoàn toàn đoạn trừ phiền não, rốt ráo không sa đọa trở lại trong ba đường ác nữa. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, trừ sạch ba nghiệp chướng, diệt hết năm sợ hãi; hoàn toàn đầy đủ công đức trang nghiêm; nhiếp hóa hết thảy chúng sanh hướng về vô thượng đạo, thành bậc chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại lắng lòng mà nghe: Tín Tướng Bồ-tát bạch Phật : “Bạch đức Thế Tôn! Lại có chúng sanh què trệt, lưng cong tay chân co quắp, không thể cầm nắm, không thể đi đứng. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì đời trước làm người độc ác, để binh klhí giữa đường, đặt súng, đặt gươm, đào hầm, đào hố, hãm hại chúng sanh. Vì ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy.” Lại có chúng sanh bị các ngục tốt trói buộc thân thể, gông cùm khổ ách, không thể thoát được. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì đời trước người ấy chài lưới chúng sanh, buộc nhốt lục súc, hoặc làm chủ tể, quyền hành địa phương, cai trị dân chúng, tham lam vơ vét, giam oan người vô tội, lương thiện oán hận không biết kêu ai. Vì ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy”. Lại có chúng sanh hoặc điên, hoặc si, hoặc cuồng, hoặc sợ, không phân biệt được tốt xấu. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì đời trước làm người uống rượu say sưa, loạn trí loạn tâm, phạm ba mươi sáu lỗi nên sanh làm người ngu si, cũng như người say không phân biệt được tốt xấu, thượng hạ, tôn ty. Vì ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy”. Lại có chúng sanh thân lùn, hình nhỏ, âm tạng rất lớn, thả xuống thì thân đau, phải vắt ra sau lưng mà đi, đi đứng nằm ngồi đều bị trở ngại. Vì nhơn duyên mắc phải tội ấy? Phật đáp: “Vì đời trước luôn bán vàng ngọc, khen của báu của mình, chê vật báu của người, thay đổi thăng đấu vặn cân bẻ móc, (gian lận thước tấc). Vì ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy.” Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời Phật dạy như vậy rất đáng sợ hãi. Cùng nhau nhất tâm, một lòng tha thiết, năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, nguyện vì hết thảy chúng sanh đã chịu khổ ; hết thảy chúng sanh sẽ phải chịu khổ, hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ trong sáu đường ; và nguyện vì cha mẹ, sư trưởng, tín th1i đàn việt, thiện ác tri thứ, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh khắp trong mười phương mà quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ. Nam mô Di Lặc Phật . Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô Vô Số Tinh Tấn Hưng Phong Phật . Nam mô Vô Ngôn Thắng Phật . Nam mô Vô Ngu Phong Phật . Nam mô Nguyệt Anh Phong Phật . Nam mô Vô Dị Quang Phong Phật . Nam mô Nghịch Không Quang Minh Phật. Nam mô Tối Thanh Tịnh Vô Lượng Phan Phật . Nam mô Hiếu Đế Trú Duy Vương Phật . Nam mô Thành Tựu Nhất Thế Chư Sát Phong Phật . Nam mô Tịnh Huệ Đức Phong Phật . Nam mô Tịnh Luân Phan Phật . Nam mô Lưu Ly Quang Tối Phong Phật . Nam mô Bảo Đức Bộ Phật . Nam mô Tối Thanh Tịnh Đức Bảo Trú Phật . Nam mô Độ Bảo Quang Minh Tháp Phật . Nam mô Vô Lượng Tàm Quý Kim Tối Phong Phật . Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát . Nam mô Phổ Hiền Vương Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không hết thảy Tam Đệ tử chúng con tên …… ngày nay mong nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ-tát lực, nguyện vì hết thảy chúng sanh mà đảnh lễ quy y cầu xin sám hối. Những chúng sanh đã chịu khổ rồi, xin nhờ sức đại từ bi của chư Phật, chư Bồ-tát liền được giải thoát. Những chúng sanh chưa chịu khổ, từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, rốt ráo không đọa trở lại trong các đường ác, xa lìa tám nạn khổ; bẩm thọ tám phước sanh; được các căn lành, thành tựu bìnnh đẳng đầy đủ trí tuệ, thành tựu biện tài, thanh tịnh tự tại, cùng với chư Phật thành bậc cháng giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên biết dụng tâm, lắng lòng mà nghe, Tín Tướng Bồ-tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Lại có chúng sanh hình trạng rất xấu, thân đen như mực, hai tai lại xanh, hai vai nổi lên, mặt phẳng, mũi dẹp, mắt đỏ vàng ngầu, răng nướu thưa sún, hơi miệng tanh hôi, vế ngắn và ung thủng; bụng lớn lưng nhỏ, tay chân co quắp xương sườn, xương sống nổi lên, tốn vải; ăn nhiều ghẻ dữ tanh hôi, máu mủ nhơ nhớp; bệnh thủy thủng, càn tiêu, phung hủi ung thư, bao nhiêu điều ác độc hung dữ đều dồn vào thân. Dầu muốn thân cận người không để ý. Nếu người khác làm tội vô cớ mình cũng liên can mang họa. Hằng không được thấy Phật, nghe Pháp, không biết Bồ-tát, không biết Thánh Hiền. Ra vào nơi đau khổ, không bao giờ cùng. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy? Phật dạy: “ Vì đời trước làm con bất hiếu với cha mẹ, làm tôi khôn trung chánh với vua, làm người trên không thương kẻ dưới, làm người dưới không biết kíng kẻ trên, không thành thật, không thủ tín với bạn bè, không nhơn nghóa với làng xóm, không chức tước với triều đình, không đạo đức trong sự xử đoán, không độ lượng mà lòng dạ đảo điên, sát hại quần thần, khinh khi tôn trưởng , bán nước buôn dân, phá thành phá lũy, cướp giựt trộm cắp, ác nghiệp vô luợng. Lại khen mình chê người, xâm lấn già nua, lấn hiếp cô độc, báng bổ người hiền, khinh mạn sư trưởng, khi dối kẻ hạn tiện. Tóm lại là phạm hết thảy tội. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải ác báo, tội nghiệp như vậy”. Lúc bấy giờ những người bị tội nghe Phật dạy như vậy, khóc lóc động địa, nước mắt trào như mưa, bèn bạch Phật rằng: “Nguyện xin Thế Tôn sống mãi ở đời, thuyết pháp giáo hóa cho chúng con mong được giải thoát”. Phật đáp: “Nếu ta sống mãi ở đời, những người bạc phước, không trồng căn lành. Họ bảo ta còn sống mà không nghó đến vô thường, tự do tạo vô lượng tội ác sau ăn năn không kịp.” Thiện nam tử ôi! Ví như con thơ, mẹ thường ở bên mình con không nghó đến sự gặp mẹ là khó. Lúc nào mẹ đi vắng, con mới liền sanh tâm nhớ tưởng, khao khát luyến mẹ. Lúc ấy mẹ trở lại con mới vui mừng. Thiện nam tử ôi! Ta nay cũng như vậy. Ta biết chúng sanh không tìm cầu sự thật, thường trú chơn tâm, cho nên ta nhập Niết bàn. Lúc bấy giờ Phật đối trước những chúng sanh đang chịu tội đó mà nói bài kệ rằng: Nước chảy không thường đầy, Lửa mạnh không thường đốt, Mặt trời mọc rồi lặn, Mặt trăng tròn rồi khuyết, Sự tôn trọng giàu sang, Càng vô thường hơn nữa, Nghó lại phải siêng năng, Đảnh lễ ngôi Tam Bảo. Lúc bấy giờ Phật nói lời kệ ấy rồi, các người tội kia thảy đều buồn rầu mà bạch Phật rằng: “ Hết thảy chúng sanh làm những việc lành gì mà xa lìa được những tội khổ ấy?” Phật dạy: “Này, thiện nam tử! Phải siêng năng hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, quy y Tam bảo, siêng tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, từ bi, hỷ xả, xem kẻ oán người thân như nhau, không có thân sơ, không khinh người già nua, cô quả, không khinh kẻ nghèo hèn, ủng hộ người giúp đỡ mình, không có tâm ác đối với người. Nếu các người hay tu hành được như vậy thời cũng đã báo được ơn chư Phật; hằng xa lìa ba đường ác, không còn đau khổ nữa”. Phật dạy kinh này rồi các vị đại Bồ-tát liền được quả vô thượng bồ đề. Các hàng Thanh văn, Duyên giác liền chứng được lục thông, tam minh và tám pháp giải thoát. Còn các đại chúng khác đều được pháp nhãn tịnh. Nếu có chúng sanh nào, nghe được kinh này thì không đọa vào ba đường ác, và không mắc phải tám nạn, địa ngục trống rỗng rỗng, thống khổ không còn. Tín Tướng Bồ-tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Kinh này gọi là kinh gì? Bồ-tát ma ha tát phải phụng trì bằng cách nào?’ Phật bảo Tín Tướng Bồ-tát: “Thiện nam tử! Kinh này gọi là “Báo ứng giáo hóa địa ngục kinh”. Các ngươi nên phụng trì và lưu truyền cùng khắp, công đức vô lượng.” Bấy giờ đại chúng nghe Phật dạy lời ấy rồi hết lòng vui mừng, đảnh lễ vâng lời làm theo. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời Phật dạy như vậy, rất đáng sợ hãi, sanh tâm từ bi, nương nhờ thần lực của chư Phật, tu đạo Bồ-tát, nhớ địa ngục khổ, phát tâm bồ đề, vì hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ ở đường địa ngục, hết thảy chúng sanh đang chịu khồ ở đường ngạ quỷ, hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ ở đường súc sanh; rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh ở trong mười phương hiện đang chịu khổ trong sáu đường ; nhất tâm nhất ý vì những chúng sanh ấy mà sám hối, khiến chúng sanh được giải thoát. Nếu đại chúng không siêng làm phương tiện, chuyển họa thành phước, thì ở trong mỗi mỗi địa ngục, đại chúng đều có tội phần. Cùng nhau chí tâm nghó đến cha mẹ, sư trưởng, bà con thân thích sẽ chịu khổ báo về sau và cũng nghó đến tự thân đại chúng hiện tại và vị lai cũng phải chịu khổ báo như vậy. Cho nên đại chúng phảio cùng nhau nhất tâm tha thiết, năm vóc sát đất, chí thành ân cần vận dụng tư tưởng, nguyện xin một niệm cảm thấu mười phương Phật; một lạy đoạn trừ vô lượng tội khổ. Những chúng sanh đã chịu khổ trong sáu đường, xin nhờ Phật lực, pháp lực, Hiền Thánh lực khiến các chúng sanh ấy liền được giải thoát. Nếu trong sáu đường chúng sanh nào chưa chịu khổ, xin nhờ Phật lực, Pháp lực, Hiền Thánh lực làm cho chúng sanh ấy vónh viễn đoạn trừ sáu đường đau khổ. Từ nay trở đi rốt ráo không trở lại trong các đường ác; trừ ba nghiệp chướng, tùy ý vãng sinh diệt trừ năm điều sợ hãi, tự tại giải thoat, siêng tu đạo nghiệp, không thôi không nghỉ. Diệu hạnh trang nghiêm quá Pháp vân địa, vào Kim cang tâm, thành đẳng chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại nhất tâm lưu ý, lắng lòng mà nghe và suy nghó cho kỹ: Kinh Tạp Tạng chép: Bấy giờ có một con quỷ bạch với Ngài Mục Kiền Liên rằng: “Thân tôi hai vai có mắt, ngực có mũi có miệng mà không có đầu. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy?” Ngài Mục Liên đáp: “Đời trước ngươi làm học trò, nhà hàng thịt khi giết trâu bò thì ngươi vui mừng, lấy dây trói buộc mà lôi kéo. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy. Đó là tội báo mới nụ hoa, kết quả sẽ ở địa ngục”. Lại có một con quỷ khác bạch Ngài Mục Liên rằng: “Thân hình tôi như có khối thịt, không có tay chân, tai, mắt, mũi, lưỡi,.v.v… Thân thường bị trùng rúc chim mổ, cắn rứt mà ăn, đau đớn vôn cùng, không thể chịu nổi. Vì nhơn duuyên gì mà mắc phải tội ấy?” Ngài Mục Liên đáp: “Đời trước ngươi cho người uống thuốc độc đọa thai, phá sản, khiến chúng sanh mạng sống không hoàn toàn. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy.” Lại có một con quỷ bạch Ngài Mục Liên rằng: “Bụng tôi thật lớn, yết hầu như kim. Cùng năm mãn kiếp không thể ăn uống. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?” Ngài Mục Liên đáp: “Đời trước ngươi làm chủ làng xóm, tự ỷ mình hào quý, say sưa tung hoành, khinh khi kẻ khác, cướp giựt thức ăn uống của người làm cho đói khát, khốn khổ hết thảy nhơn dân. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy. Đó là quả báo mới đơm hoa, kết quả ở địa ngục”. Lại có một con quỷ bạch Ngài Mục Liên rằng: “Tôi một đời lại đây, có hai vành sắt nóng ở dưới hai nách, toàn thân cháy rụi. Vì tội gì đến nỗi như thế? Ngài Mục Liên đáp: “Đời trước ngươi chia bánh cho chúng, ngươi lấy trộm hai cái kẹp dưới hai nách. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy. Đó là tội mới đơm hoa, kết quả sẽ ở địa ngục.” Lại có một con quỷ bạch Ngài Mục Liên rằng: “Tôi thường lấy đồ tự bao bọc đầu lại, sợ người đến giết, sanh tâm sợ hãi. Vì tội gì đến nỗi như thế?” Ngài Mục Liên đáp: “Đời trước ngươi dâm phạm hoại sắc, thường sợ người thấy, hoặc sợ chồng con người bắt được trói trăn, đánh giết, thường ôm lòng sợ hãi, cho nên mắc phải tội này. Đó là tội mới đơm hoa, nó sẽ kết quả ở địa ngục.” Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời kinh dạy, đâu được không sợ hãi. Từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay chúng con cũng đã làm vô lượng tội ác như thế. Những tội ấy đều do vì không có tâm từ bi, ỷ mạnh hiếp yếu, tổn hại chúng sanh, cho đến tội trộm cắp Phật của người, mê hoặc, vô đạo, nịnh hót, bài báng người hiền lành, gây biết bao tội lỗi. Những tội báo như vậy ở trong địa ngục, quyết phải chịu thống khổ trong ba đường dữ. Ngày nay chí tâm một lòng tha thiết, năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ thay thế cho chúng sanh khắp mười phương, đã chịu khổ báo trong sáu đường, đang chịu khổ báo trong sáu đường mà cầu xin sám hối. Cũng nguyện xin thay thế cho cha mẹ, sư trưởng và hết thảy bà con quyến thuộc mà cầu xin sám hối và cũng tự vì bản thân mà cầu xin sám hối. Những tội đã làm, nguyện xin trừ diệt hết. Những tội chưa làm, không dám làm nữa. Nguyện xin quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ. Nam mô Di Lặc Phật . Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô Liên Hoa Tôn Phong Phật . Nam mô Tịnh Bảo Hưng Phong Phật . Nam mô Điện Đăng Phan Vương Phật . Nam mô Pháp Không Đăng Phật . Nam mô Nhất Thế Chúng Đức Thành Phật . Nam mô Hiền Phan Tràng Vương Phật . Nam mô Nhất Thế Bảo Trí Sắc Trì Phật . Nam mô Đoạn Nghi Bạc Dục Trừ Minh Phật . Nam mô Ý Vô Khủng Cụ Oai Mao Bất Thọ Phật . Nam mô Sư Tử Phật . Nam mô Danh Xưng Viễn Văn Phật. Nam mô Pháp Danh Hiệu Phật . Nam mô Phụng Pháp Phật . Nam mô Pháp Tràng Phật . Nam mô Tu Di Đăng Quang Minh Phật . Nam mô Bảo Tạng Trang Nghiêm Phật . Nam mô Chiên Đàn Ma Ni Quang Phật . Nam mô Kim Hải Tự Tại Vương Phật . Nam mô Đại Bi Quang Minh Vương Phật . Nam mô Ưu Bát La Liên Hoa Thắng Phật . Nam mô Liên Hoa Tu Trang Nghiêm Vương Phật . Nam mô Kim Cang Kiên Cường Tự Tại Vương Phật . Nam mô Thù Thắng Nguyệt Vương Phật . Nam mô Nhật Nguyệt Quang Vương Phật . Nam mô Đại Thế Chí Bồ-tát . Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ-tát . Nam mô Bất Hưu Tức Bồ-tát . Nam mô Hư Không Tạng Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo, nguyện xin Tam bảo dũ lòng đại từ, đại bi cứu hộ hết thảy chúng sanh, hiện đang chịu khổ và sẽ chịu khổ trong sáu đường, khiến các chúng sanh ấy liền được giải thoát, đem sức thần thông diệt trừ ba đường ác và nghiệp địa ngục, khiến các chúng sanh ấy từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật hoàn toàn không đọa trở lại trong ba đường ác, xả thân khổ báo được thân kim cang, tứ vô lượng tâm, lục Ba-la-mật, thường được hiện tiền, tứ vô ngại biện, sáu sức thần thông như ý tự tại, dõng mãnh tinh tấn, không thôi không nghó, cho đến khi mãn hạnh Thập địa, trở lại độ thoát hết thảy chúng sanh . TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP QUYỂN THỨ BA (HẾT) <詞>CUỐI QUYỂN BA Lương Hoàng Bảo Sám. Võ Đế bi đề. Xà thân sổ trượng nhiễu đơn trì. Lưỡng nhãn hỏa quang phi. Khải cáo Từ bi. Độ thoát xuất A tỳ. Lương Hoàng Bảo Sám. Vạn đức hồng danh. Linh văn tam quyển tối hoằng thâm. Tự tự miễn tai truân. Đảnh lễ Phật danh. Tiêu tai bảo an ninh. Nam mô Phát Quang Địa Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) <詞>CUNG VĂN Phật thân tướng hảo, nguy nguy hoảng nhược tử kim sơn. Pháp hải trừng thanh, kiểu kiểu do như Ngân Hán nguyệt. Bồ-tát Hiền Thánh, ứng cúng ư nhơn gian thiên thượng. Bích Chi La Hán, thuyết pháp ư thử giới tha phương. Tam thiên sát hải chi minh đăng; bách ức hôn cù chi nhật nguyệt. Công thâm mạc trắc, đức bất khả lượng. Tác tam giới chi quyện hoành, kiến tam thời chi Phật sự. Thượng lai phụng vì cầu sám đệ tử đẳng… tu sùng Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, kim đương đệ tam quyển công khóa viên mãn, tam muội hành nhơn, xuất nhập tam thời, quy mạng Tam bảo, đoan bỉnh nhất tâm, nhiệt ngũ phận chi chơn hương, tán tam xuân chi hoa nhụy. Bàn trìng diệu cúng, âu phiếm tiên trà chung khánh hòa minh, nhi phạm âm thanh diệu. Phúng kinh hành đạo nhi yến mặc thuyền tư. Sở tác tùng tâm, tổng thân hồi hướng Lạc Bang vô lượng thọ Giáo chủ, Thích Ca Văn, Quán Âm tịnh Địa Tạng, La Hán dữ Thanh Văn, Thiên Tào cập Địa Phủ, Tam giới chúng cao chơn, hàm sanh hoan hỷ niệm, giám thử thắng công huân. Bi tâm vô giải quyện, phú hộ ư quần sanh. Dó tư bất tận công đức phụng vì cầu sám đệ tử đẳng… Liệt tam độc căn, việt tam giới võng. Phục nguyện tam nghiệp thanh tịnh, tam giải thoát môn chi thành tựu. Tam không đốn ngộ tam vô lậu học dó tuyên minh. Vónh thoát tam đồ chi báo, thường sanh Tam Bảo chi gia. Tam không đốn hiệp ư sắc tâm, tam chướng toàn cai ư giải thoát. Tam kỳ quả mãn, tam giác công viên. Tam thừa đắc đạo chi Thánh hiền; tam hữu đồng triêm ư lợi lạc. Sám văn tuy diễn, khẩn thiết vị thành, thỉnh chúng kiền chung, tái cầu sám hối. Nam mô Sám Hối Sư Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần). Lương Hoàng Bảo Sám, Tam quyển công đức lực, nguyện diệt đệ tử đẳng tội chướng Thân Chứng Bồ-tát Phát Quang Địa. Sám căn cử xứ, tội hoa phi, Giải liễu oan, sám liễu tội, Tiêu tai tăng phước huệ, Thoát khổ sanh Đao Lợi. Giải liễu oan, sám liễu tội, Tiêu diêu trực nhập Long Hoa hội, Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, Di Lặc Phật tiền thân thọ ký. Nam mô Long Hoa Hội Bồ-tát Ma Ha Tát. (3 lần) Lương Hoàng Bảo Sám, Tam quyển dó toàn châu, Hồi hướng tứ ân tịnh tam hữu, Bái sám chúng đẳng tăng phước thọ, Nguyện tương pháp thủy tẩy khiên vưu, Duy nguyện vong giả vãng Tây du. Ly Cấu Địa Bồ-tát ma ha tát, duy nguyện ai nạp thọ. Nam mô Đăng Vân Lộ Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần) Ma ha Bát Nhã Ba-la-mật đa tâm kinh. <篇>  <卷>ĐẦU QUYỂN TƯ Tào Khê Thủy. Nhất phái hướng Đông lưu. Quan Âm bình nội trừ tai cựu. Đề hồ quán đãnh địch trần cấu. Dương chi sái xứ nhuận tiêu khô. Yết hầu trung cam lộ tự hữu quỳnh tương thấu. Nam mô Phổ Hiền Vương Bồ-tát Ma Ha Tát. (3 lần) <詞>CUNG VĂN Tứ trí viên minh chi diệu thể, nghiêm nhược tinh trung chi kiểu nguyệt. Tự vô ngại biện chi huyền âm, cao siâu kiếp ngoại chi không đàm. Vận tứ tâm ư tứ tác thú trung; ly tư tướng ư tứ sanh giới nội. Tín Phật ân chi quảng bố. Ngưỡng Thánh đức chi di cao. Duy nguyện hồng ân giám nạp thành khẩn. Thượng lai phụng vì kim thời cầu sám đệ tử đẳng… khải kiến Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, tư đương đệ tứ quyển nhập đàn duyên khởi. Tứ tất đàn nhân tam nghiệp thanh tịnh. Khắc niệm nhiếp niệm dó đầu thành, tâm chánh thân chánh nhi tác lễ. Bình trâm tam đảo chi xuân quang, lô nhiệt lục thù chi hương cái. Đăng nhiên huệ cự cúng hiến Thuần Đà, lễ bái truyền nhiễu, phúng vịnh tán dương, phát lộ phi thành, khắc cần sám hối. Thiết niệm cầu sám đệ tử đẳng… tự tùng vónh kiếp, trực chí kim sanh, mê tứ đại chi sắc thân, thọ tứ sanh chi luân chuyển, khởi tứ tướng chi điên đảo, phạm tứ chủng chi oai nghi. Tùng mê chí mê, do khổ nhập khổ, tùy cảnh phong chi nghịch thuận. Nịch ái thủy chi trầm luân. Vô minh duy trọng duy thâm, phiền não như dao như tất. Bằng đại pháp dó hồng tuyên, trượng chân thuyên nhi giải thích. Kim tắc thốn tâm khánh khoái, khắc cốt minh cơ. Tập đại đưc chi cao lưu, vận nhất tâm nhi sám hối. Ngưỡng khấu hồng ân từ minh huân gia bị. Tứ bát đoan nghiêm vi diệu tướng. Tăng kỳ tam đại kiếp tu lai. Diện như mãn nguyệt mục như liên. Thiên thượng nhân gian hàm cung kỉnh. Khởi vận Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, nhất tâm quy mạng tam thế chư Phật : Nam mô Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật . Nam mô Thi Khí Phật . Nam mô Tỳ Xá Phù Phật . Nam mô Câu Lưu Tôn Phật . Nam mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật . Nam mô Ca Diếp Phật . Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật . ----------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ BẢY: NÓI RÕ QUẢ BÁO (Tiếp Theo) Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại phải chí thành đảnh lễ, nhất tâm lắng nghe. Lúc bấy giờ Phật ở Thành Vương Xá, trong vườn trúc Ca-lan-đà, Ngài Mụv Kiền Liên từ thiền định đứng dậy đi dạo trên bờ sông Hằng thấy các Ngạ quỷ chịu tội không đồng nhau. Khi ấy các Ngạ quỷ đồng sanh lòng cung kính đến hỏi Ngài Mục Liên về nhơn duyên đời trước. Một Ngạ quỷ hỏi rằng: “Tôi một đời lại đây, thường bị đói khát , muốn vào nhà xí lấy phẩn mà ăn; trên nhà xí đã có con đại lực quỷ lấy gậy đánh tôi; tôi không đấn gần nhà xí được. Vì cớ gì mà tôi mắc phải tội ấy?” Ngài Mục Liên đáp rằng: “Đời trước lúc làm người, ngươi làm chủ chùa, có khách Tỳ kheo đến xin ăn. Ngươi keo kiết không đãi khách ăn. Chờ khách đi rồi mới cho các thầy thường ở trong chùa ăn. Vì ngươi vô đạo, tham tiếc của chúng, do nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy. Đó là hoa báo, quả báo sẽ ở địa ngục”. Lại có một Ngạ quỷ hỏi Ngài Mục Liên rằng: “Tôi một đời lại đây, trên vai có cái bình đồng lớn, đựng đầy nước sôi. Tôi tự lấy gáo múc xối từ trên đầu xuống, đau khổ vô cùng, không thể chịu được. Tôi vì tội gì mà phải như thế?” Ngài Mục Liên đáp rằng: “Lúc ngươi làm người, ngươi làm Duy na trong chùa, xem việc trong đại chúng. Có một bình sữa ngươi giấu chỗ kín, đúng giờ không đem chia cho chúng, đợi khách đi rồi mới đem chia cho các người trong chùa. Sữa là vật chiêu đề, thuộc của chúng Tăng trong mười phương, mọi người đều có phần; vì duyên ấy, nên mắc phải tội như vậy. Đó là hoa bao, quả báo sẽ ở địa ngục”. Lại có một Ngạ quỷ hỏi Ngài Mục Liên rằng: “Tôi một đời trở lại đây, thường nuốt những hoàn sắt nóng. Vì những tội gì mà phải như vậy?” Ngài Mục Liên đáp rằng: “Lúc làm người, ngươi làm một vị Sa di nhỏ, lấy nước trong sạch khuấy đường phèn cho chúng. Đường phèn cứng rắn, ngươi sanh tâm trộm cắp, đập nhỏ lấy chút ít. Đại chúng chưa uống, ngươi đã uống trộm trước một hớp. Do nhơn duyên ấy nên mắc phại tôi như vậy. Đó là hoa báo, quả báo sẽ ở địa ngục.” Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe những việc Ngài Mục Liên đã nghe đã thấy, rất đáng sợ hãi. Chúng con có thể làm những tội ấy. Vì vô minh ngăn che, chúng con không tự nhớ biết. Giả sử như chúng con đã tạo vô lượng tội nghiệp như vậy, đời sau quyết phải lãnh thọ quả báo đau khổ ấy. Vậy nên bây giờ phải chí tâm tha thiết, đầu thành đảnh lễ, hổ thẹn cầu xin sám hối. Nguyện trừ diệt sạch những tội lỗi ấy và nguyện xin sám hối thế cho hết thảy Ngạ quỷ khắp mười phương tận hư không giới. Lại nguyện xin sám hối thế cho các cha mẹ và các sư trưởng, nguyện xin sám hối thế cho các bậc đồng đàn tôn chứng; thượng trung hạ tòa. Nguyện xin sám hối thế cho tất cả thiện ác tri thức, rộng ra cho đến khắp cả mười phương tận hư không giới vô cùng vô tận hết thảy chúng sanh, trong tứ sanh lục đạo. Những tội đã làm nhơn nay sám hối mà được trừ diệt. Những tội chưa làm thề không dám làm. Nguyện xin mười phương chư Phật chứng biết cho chúng con. Nam mô Di Lặc Phật . Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô Câu Lưu Tôn Phật . Nam mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật . Nam mô Ca Diếp Phật . Nam mô Sư Tử Phật . Nam mô Minh Viêm Phật . Nam mô Mâu Ni Phật . Nam mô Diệu Hoa Phật . Nam mô Hoa Thị Phật . Nam mô Thiện Túc Phật . Nam mô Đạo Sư Phật . Nam mô Đại Tý Phật . Nam mô Đại Lực Phật . Nam mô Túc Vương Phật . Nam mô Tu Dược Phật . Nam mô Danh Tướng Phật . Nam mô Đại Minh Phật . Nam mô Viêm Kiên Phật . Nam mô Chiếu Diệu Phật . Nam mô Nhật Tạng Phật . Nam mô Nguyệt Thị Phật . Nam mô Chúng Viêm Phật . Nam mô Thiện Minh Phật . Nam mô Vô Ưu Phật . Nam mô Sư Tử Du Hý Bồ-tát . Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Nam mô Phật Đà. Nam mô Đạt Mạ. Nam mô Tăng Già. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dũ lòng đại từ bi cứu vớt hết thảy chúng sanh khắp mười phương hiện đang chịu khổ trong đường Ngạ quỷ. Lại nguyện xin cứu vớt hết thảy chúng sanh khắp mười phương hiện đương chịu khổ vô lượng trong đường địa ngục; trong đường súc sanh và trong nhân loại; làm cho các chúng sanh ấy liền được giải thoát đoạn ba nghiệp chướng, trừ năm sợ hãi, chứng tam giải thoát, dùng bốn hoằng thệ độ thoát chúng sanh, đảnh lẽ Thế Tôn, thưa thỉnh giáo lý vi diệu; không rời đương xứ, sạch hết hữu lậu, tùy tâm tự tại, dạo khắp cõi Phật , hạnh nguyện viên mãn, chóng thành chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, lại chí thành lắng lòng mà nghe. Lúc bấy giờ Phật ở thành Vương Xá, phía đông nam có một hồ nước, bao nhiêu tiểu dãi ô uế đều chảy vào hồ ấy, hôi thúi không thể đến gần được. Có một cvon trùng lớn sanh ở trong hồ ấy, thân dài mấy trượng không tay chân, quằn quại lăn lóc, hàng ngàn người đến xem. Ngài A Nan thấy vậy về bạch Phật. Phật và đại chúng cùng nhau đến hồ ấy xem. Đại chúng nghó rằng: “Nay đây đức Như Lai sẽ nói rõ đầu đuôi việc con trùng ấy cho mọi người nghe. Phật bảo đại chúng: “Sau khi đức Phật Duy Vệ nhập Niết Bàn rồi, có năm trăm thầy Tỳ kheo đi qua một ngôi chùa. Lúc ghé vào chùa, chủ chùa rất hoan hỷ vui mừng, mời đại chúng ở lại để cúng dường. Ông hết lòng thiết đãi không tiếc món gì. Sau đó có năm trăm người đi buôn vào biển lấy ngọc, lúc về cũng ghé lại chùa. Các người ấy thấy năm trăm thầy Tỳ kheo tu hành tinh tấn liền hân hoan, phát tâm cúng dường, mới cùng nhau nghó rằng: “Phước điền khó gặp chúng ta nên cúng dường lễ mọn.” Mỗi người cúng mỗi viên ngọc, cộng được năm trăm ma ni châu, đem gửi chủ chùa. Sau đó chủ chùa sanh tâm không tốt, lập mưu muốn đoạt lấy một mình, không đem ra cúng dường chúng tăng. Đại chúng mới hỏi: Ngọc châu của khách buôn bố thí nên đem ra cúng dường đại chúng? Chủ chùa đáp rằng: “Ngọc châu ấy cúng cho ta, nếu các ngươi muốn đọat thì có phẩn uế cho các ngươi. Nếu các ngươi không đi ngay bây giờ ta sẽ chặt tay chân quẳng vào hầm phẩn”. Đại chúng thương người ấy quá ngu si bèn làm thinh bỏ đi. Vì tội ác ấy nên nay chủ chùa kia phải làm thân trùng này, sau sẽ vào địa ngục chịu vô lượng đau khổ”. -Lại nữa, khi ấy Phật ở thành Vương Xá, thấy một chúng sanh có một các lưỡi rất dài lớn, có đinh sắt đóng vào lưỡi, lửa phát cháy hừng hực, chịu đau khổ suốt ngày đêm. Ngài Mục Liên bèn hỏi Phật: “Chúng sanh ấy vì tội gì mà chịu khổ như vậy?” Phật đáp: “Người ấy xưa kia từng làm chủ chùa, hay mắng nhiếc xua đuổi các thầy Tỳ kheo ở lâu trong chùa hay khách Tăng mới đến cũng vậy mà không cho ăn uống. Không bình đẳng cúng dường. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”. -Lại có một chúng sanh thân thể dài lớn, trên đầu có cái vạc nước đồng sôi, bốc lửa cháy hừng hực, nước đồng sôi chảy tràn ra tứ phía, chảy khắp thân thể, chúng sanh ấy nương hư không mà đi mãi không nghó. Ngài Mục Liên hỏi Phật: “Chúng sanh ấy vì tội gì mà phải chịu khổ như thế?” Phật đáp: “Người ấy đời xưa làm Tri sự trong chùa, Đàn việt cúng dầu thắp, Tri sự không chia cho khách Tăng. Đợi khách Tăng đi rồi mới chia cho các thầy thường ở trong chùa. Vì nhơn duyên ấy nên nay người ấy mắc phải tội như vậy”. -Lại có một chúng sanh bị các hoàn sắt cháy đỏ hừng hực, từ trên đầu mà vào, từ dưới chân mà ra, nương hư không mà đi, người ấy đau khổ vô cùng không thể chịu được. Ngài Mục Liên hỏi Phật : “Chúng sanh ấy vì tội gì mà phải chịu khổ như vậy?” Phật đáp rằng: “Người ấy đời trước làm ông Sa di có trộm bảy trái me trong vườn chúng Tăng. Sau khi chết rồi, Sa di ấy đã chịu vô lượng khổ trong địa ngục. Nay nghiệp báo chưa hết, hảy còn dư ươn, nên phải chịu khổ như vậy”. Lại có một con cá lớn, một thân trăm đầu, mỗi đầu mỗi khác, bị sa vào lưới người. Thế Tôn thấy vậy bèn nhập định “Từ tâm Tam muội” gọi con cá ấy. Cá ấy tức thời ứng khẩu trả lời. Thế Tôn hỏi cá: Mẹ ngươi ở đâu? Mẹ tôi làm con trùng rúc trong nhà xí! Phật bảo các Tỳ kheo: Lúc Phật Ca Diếp ra đời, con cá lớn này làm vị Tam Tạng Tỳ Kheo; vì ác khẩu nên chịu quả báo nhiều đầu. Mẹ nó bấy giờ thọ hưởng lợi dưỡng của nó, nên đọa làm con trùng rúc trong cầu tiêu. Phật dạy tiếp rằng: Mắc phải báo ấy đều do chúng sanh ác khẩu, nói lời thô tháo cứng xẳng, tuyên truyền bỉ thử, làm cho hai bên tranh đấu loạn lạc lẫn nhau. Chết rồi vào địa ngục, bị ngục tốt đốt đỏ cái bể sắt trong ngoài nóng đỏ như nước đồng sôi để nung cái lưỡi người có tội. Quỉ lại đốt đỏ móc sắt, móc có ba lưỡi sắt bén như mũi nhọn để đoạn cái lưỡi của tội nhơn. Lại kéo dài cái lưỡi ra như trâu kéo cày. Lại đốt đỏ cái chày sắt dộng vào yết hầu, trải qua ngàn vạn kiếp, tội hết mới ra khỏi địa ngục, làm loài chim muông. Phật dạy: “Nếu có chúng sanh nào đàm luận việc vua chúa, chánh trị, cha mẹ và sư trưởng, thì tội lại còn nặng hơn”. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe Phật dạy lời ấy, rất đáng sợ hãi. Bấy giờ đại chúng đã thấy rõ ràng: thiện ác hai đường không sai, tội phứơc và quả báo chắc thật, quyết định không còn nghi ngờ gì nữa. Vậy nên hết lòng hổ thẹn, siêng năng tu hành, cầu xin sám hối. Đại chúng đã cùng nhau xem kinh, đã đồng thấy những việc như trên, nếu không cố gắng, lười biếng muốn thối lui thì việc tu hành không do đâu có kết quả. Ví như người nghèo thiếu, lòng thèm khát các vị cao lương mà thật tế không có một vị nào thì rốt cuộc cũng không có ích gì cho sự thèm khát khổ não kia. Cho nên biết rằng: Người nào muốn cầu có pháp môn nhiệm mầu thù thắng, muốn độ thoát hết thảy chúng sanh, người ấy không thể nói suông rằng: Tôi chỉ tu tâm mà được. Người ấy cần phải có tâm mà cũng cần thực hành bằng sự tướng nữa mới được. Cần phải có sự, có lý. Sự lý đi đôi công việc mới có kết quả hoàn toàn, thành tựu viên mãn. Vậy nên đại chúng phải nỗ lực tinh tấn tu hành cầu xin sám hối. Cùng nhau chí tâm tha thiết, đầu thành đảnh lễ Tam bảo. Nguyện xin thay thế hết thảy chúng sanh trong đường địa ngục, đường ngạ quỷ, đường súc sinh và đường nhơn loại mà cầu xin sám hối. Lại nguyện vì cha mẹ, sư trưởng, thiện ác tri thức và cùng hết thảy bà con mà cầu xin sám hối. Những tội đã làm rồi nguyện xin trừ diệt. Những tội chưa làm thề không dám làm. Nhất tâm đảnh lễ quy y thế gian Đại Từ Bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật . Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô Đề Sa Phật . Nam mô Minh Diệu Phật . Nam mô Trì Man Phật . Nam mô Công Đức Minh Phật . Nam mô Thị Nghóa Phật . Nam mô Đăng Diệu Phật . Nam mô Hưng Thịnh Phật . Nam mô Dược Sư Phật . Nam mô Thiện Nhu Phật . Nam mô Bạch Hào Phật . Nam mô Kiên Cố Phật . Nam mô Phước Oai Đức Phật . Nam mô Bất Khả Hoại Phật . Nam mô Đức Tướng Phật . Nam mô La Hầu Phật . Nam mô Chúng Chủ Phật . Nam mô Phạm Thanh Phật . Nam mô Kiên Tế Phật . Nam mô Bất Cao Phật . Nam mô Tác Minh Phật . Nam mô Đại Sơn Phật . Nam mô Kim Cang Phật . Nam mô Tương Chúng Phật . Nam mô Vô Úy Phật . Nam mô Chân Bảo Phật . Nam mô Sư Tử Phan Bồ-tát . Nam mô Sư Tử Tác Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Lại quy y như vậy, mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dùng đại từ bi lực, đại trí huệ lực, vô lượng tự tại thần lực, không thể tư nghị, độ thoát nhất thế chúng sanh lực trong lục đạo, diệt trừ hết thảy đau khổ cho chúng sanh trong lục đạo; khiến các chúng sanh ấy đoạn trừ hết tội nghiệp trong ba đường ác, rốt ráo không tạo năm tội nghịch, không tạo mười ác nghiệp nữa. Từ nay trở đi các chúng sanh ấy không sanh vào chỗ khổ báo, được sanh về tịnh độ, bỏ mạng sống khổ báo được mạng sống trí tuệ, bỏ thân khổ báo được thân kim cang, bỏ khổ ác thú được vui Niết Bàn, nhớ khổ trong ác thú, phát tâm bồ đề. Bốn vô lượng tâm, sáu Ba-la-mật thường được hiện tiền. Bốn vô ngại biện, sáu sức thần thông được tự tại như ý, dõng mãnh tinh tấn, không thôi không nghó và thắng tấn tu hành cho đến khi mãn hạnh Thập địa, trở lại độ thoát hết thảy chúng sanh. ------------------------------ <詞>CHƯƠNG THỨ TÁM: RA KHỎI ĐỊA NGỤC Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên biết rằng: Vạn pháp không đồng, công dụng bất nhất, như sáng và tối đối đãi nhau. Tuy nhiên chỉ có thiện và ác là gồm thâu tất cả. Làm thiện được các quả báo tốt đẹp ở các cõi trời cõi người, làm ác thời mắc quả báo xấu xa, đau khổ kịch liệt trong ba đường ác. Đó là hai sự thật rõ ràng trên đời, không phải giả dối. Nhưng người ngu si lầm lạc phần nhiều sanh tâm nghi ngờ, hoặc cho cõi trời là chuyện bịa đặt, địa ngục là lời nói dối không có. Những người ấy không biết suy nhơn, nghiệm quả, không biết xét quả tìm nhơn. Người không biết phân biệt nhơn quả, thì cứ chấp lấy sự hiểu biết sai lầm của thế gian. Không những chấp không, chấp có mà còn làm thơ, làm bài để biếm xích. Tâm họ trái với điều thiện lợi mà không hề tự biết sai lầm. Giả như có người chỉ bảo cho thì họ càng chấp chặt lấy thiên kiến, sai lầm còn kiên cố hơn nữa. Những người như thế là họ tự gieo đầu vào đường ác. Trong nháy mắt thường thẳng xuống địa ngục, từ thân hiếu tử không thể cứu được. Họ đi vào hầm lửa, vạc dầu trước hơn ai hết. Họ đi thiêu thân trong lửa nóng vạc dầu sôi mà không tự biết. Thân tâm tan nát, tinh tần thống khổ, khi ấy ăn năn không kịp. Ngày nay đại chúng trong đạo tràng thấy rõ thiện ác nương nhau như bóng theo hình, như vang theo tiếng. Tội phước hai đường tuy khác nhau nhưng cũng phải đợi kỳ trả quả báo nghiêm ngặt, mong sao mọi người đều sáng suốt tin tưởng không sanh tâm nghi ngờ. Sao lại là địa ngục? Kinh dạy rằng: Trong tam thiên đại thiên thế giới, ở giữa khoảng hai núi Thiết vi, chỗ tối tăm nhất gọi là địa ngục, thành bằng sắt, dài rộng một ngàn sáu trăm vạn dặm. Trong thành chia ra tám vạn bốn ngàn ngăn. Dưới lấy sắt làm đất, trên lấy sắt làm lưới. Lửa đốt thành ấy trong ngoài cháy đỏ chảy ra nước. Lửa trên chảy suốt xuống dưới, lửa dưới cháy suốt bốc lên trên. Tên của mỗi ngục là: Ngục nhóm họp, Ngục tối tăm, Ngục xe dao, Ngục rừng kiếm, Ngục máy sắt, Ngục rừng gai, Ngục võng sắt, Ngục hang sắt, Ngục hoàn sắt, Ngục đá nhọn, Ngục hầm than, Ngục rừng cháy, Ngục hổ lang, Ngục kêu la, Ngục nước sôi, Ngục than nóng, Ngục núi dao, Ngục rừng kiếm, Ngục đá mài lửa, Ngục thành lửa, Ngục cột trụ đồng, Ngục giường sắt, Ngục xe lửa, Ngục bánh xe lửa, Ngục uống nứơc đồng sôi, Ngục khạc ra lửa, Ngục hết sức nóng, Ngục hết sức lạnh, Ngục rút lưỡi, Ngục đóng đinh vào thân, Ngục trâu cày, Ngục chém chặt, Ngục đao binh, Ngục mổ xẻ, Ngục sông tro, Ngục tiểu dãi trào lên, Ngục giá lạnh, Ngục bùn lầy, Ngục ngu si, Ngục khóc lóc, Ngục đui điếc, Ngục câm ngọng, Ngục lưỡi câu sắt, Ngục mỏ nhọn sắt, Lại có những đại tiểu nê lê A tỳ địa ngục. Phật bảo đức A Nan: A: nghóa là vô. Tỳ: nghóa là già. A: nghóa là vô. Tỳ: nghóa là cứu. Nói chung lại: A tỳ nghóa là vô già, vô cứu; không ngăn dứt, không cứu vớt được. Lại nữa: A : Là không gián đoạn. Tỳ : Là không lay động. A : Là hết sức nóng nhiệt. Tỳ : Là hết sức khổ não. A : Là không an nhàn. Tỳ : Là không an trú. Tóm lại: A tỳ là hết sức hành hạ, không tạm nghó, không gián đoạn, không lay chuyển, hết sức khổ não, như nung như nấu, không an nhàn, không chấm dứt, cứ hành hạ mãi mãi nên gọi là A tỳ. Lại nữa: A : là đại diệm: là lữa dữ. Tỳ : là mãnh nhiệt: là nóng dữ. Lửa dữ nhập tâm, gọi là A tỳ địa ngục. Phật dạy Ngài A Nan: Địa ngục A tỳ dài rộng bằng nhau ba mươi hai vạn dặm. Bảy lớp thành sắt bao bọc ngục A tỳ. Dưới có mười tám ngăn, xung quanh có bảy lớp thành, đều có đặt rừng dao. Trong bảy lớp thành lại có rừng gươm. Dưới mười tám ngăn, ngăn có tám vạn bốn ngàn lớp. Bốn góc đều có bốn đại đồng cẩu, thân dài lớn đến một vạn sáu ngàn dặm, mắt như điện chớp, răng như cây gươm, nanh như núi dao, lưỡi như mũi sắt nhọn, toàn thân chân lông phun lửa dữ, hơi bay như khói, như thúi khó chịu, thế gian không có vật gì thúi bằng. Lại có mười tám ngục tốt, đầu như đầu La sát, miệng như miệng Dạ xoa. Chó có sáu mươi bốn con mắt, mắt tung ra xa những hoàn sắt nóng, như xe chạy xa mười dặm. Răng phía trên cao một trăm sáu mươi dặm. Trên đầu răng tuôn ra lửa dữ, đốt cháy xe sắt phía trước, làm cho xe kia mỗi lỗ lưới tròn, hóa làm một ức con dao lửa, kiếm xích sắc bén, những lưỡi nhọn đền từ trong lửa dữ ấy lưu xuất. Lửa ra như suối chảy đốt cháy ngục thành A tỳ. Thành cháy đỏ như nước đồng sôi. Bọn ngục tốt kia đầu có tám đầu trâu, mỗi mỗi đầu đều có mười tám cái sừng. Trên đầu mỗi sừng tuôn ra một đống lửa lớn. Đống lửa lớn lại hóa ra bánh xe dao lớn. Như bao nhiêu bánh xe, mỗi bánh xe như lớp theo nhau chạy trong lửa dữ ghê gớm, đầy cả A tỳ địa ngục. Ở dưới đất thì có chó đại đồng cẩu há miệng lè lưỡi. Lưỡi như đòn xóc nhọn, le ra thì hóa thành vô lượng lưỡi, đầy cả A tỳ địa ngục. Ở trong bảy lớp thành có bảy lớp cờ. Ở đầu mỗi cờ, lửa tuôn ra như suối trào vọt, nước sắt chảy cả A tỳ địa ngục. Bốn cửa thành ngục A tỳ, ở trên mỗi ngưỡng cửa có mười tám chảo nước đồng sôi trào ra rồi chảy tràn đầy cả thành A tỳ. Trong mỗi ngăn Địa ngục lại có tám vạn bốn ngàn rắn mãng xà sắt, phun độc, phun lửa, thân hình lớn đần thành, kêu la như sấm dậy, mưa xuống những hoàn sắt nóng lớn đầy cả thành A tỳ. Nỗi khổ trong thành kể đến tám vạn ức thiên. Bao nhiêu thống khổ trong những thống khổ đều tích tụ ở trong thành này. Lại có năm trăm ức con trùng ở trong thành, mỗi con trùng có tam vạn bốn ngàn mỏ nhọn. Đầu mỗi mỏ nhọn có lửa tuôn như mưa xối, đầy cả thành A tỳ. Mỗi khi trùng ấy rơi xuống thì lửa dữ trong thành A tỳ bốc ngọn lên dữ dội, hừng hực sáng choang. Lửa mạnh ấy chiếu đến ba trăm ba mươi sáu vạn dặm. Từ A tỳ ngục xong lên biển cả, dưới núi ốc tiêu nước biển cả giọt xuống, một giọt lớn bằng trục bánh xe to, thành ra những mũi nhọn sắt lớn, đầy cả thành A tỳ. Phật bảo Ngài A Nan: “Như chúng sanh nào giết cha hại mẹ, nhục nhã sáu dòng bà con, người ấy khi mạng chung chó sắt hả miệng, hóa làm mười tám chiếc xe, gióng như xe vàng có bảo cái che trên. Hết thảy mũi lửa nhọn kia hóa làm ngọc nữ. Người có tội kia xa trong thấy, sanh tâm vui mừng. Nghó rằng: “Ta muốn đến đó chơi, ta muốn đến đó chơi”. Khi đến rồi thì bị gió phong đao xẻ thân, lạnh quá chừng. Tội nhơn lại nghó: Há được lửa tốt, ngồi trên xe đốt lên mà hơ! Nghó như thế rồi liền chết. Trong giây phút lại thấy mình ngôi trên xe vàng ngắm xem ngọc nữ. Nhưng bị ngọc nữ cầm búa sắt chém thân. Dưới thân lửa bốc hừng hực, mau như chớp nhoáng, trong nháy mắt lại rơi vào A tỳ địa ngục. Từ ngăn trên, chớp mắt đọa xuống ngăn dưới. Thân lớn đầy ngăn. Chó đồng cẩu lớn tiếng sủa lên và nhai xương nuốt tủy. Ngục tốt la sát cầm xoa sắt lớn xoa đầu bắt đứng dậy; lửa cháy khắp thân, cháy luôn thành A tỳ. Lưới sắt tuôn mưa dao, dao theo lỗ chân lông vào trong thân thể, hóa làm vua Diêm Vương. Vua lớn tiếng bảo rằng: “Kẻ ngu si giống ngục tốt kia, ngươi ở dương gian bất hiếu với cha mẹ, tà mạng không đạo đức nên phải đoạ vào chỗ này, gọi là A tỳ địa ngục. Ngươi là người không biết ơn, không hổ thẹn. Ngươi chịu khổ não như thế có sướng không?” Nói rồi, biến mất. Bấy giờ ngục tốt lại đuổi tội nhơn từ ngăn dưới lên ngăn trên. Phải trải qua tám vạn bốn ngàn ngăn giữa mới qua khỏi lớp lưới sắt cuối cùng, một ngày một đêm mới khắp A tỳ địa ngục. Một ngày một đêm ở địa ngục bằng sáu chục tiểu kiếp ở dương gian. Tội nhơn sống như vậy trong địa ngục một đại kiếp. Người phạm tội ngũ nghịch không biết hổ thẹn nên gây tội ấy. Vì tội ngũ nghịch nên khi lâm chung có mười tám thứ phong đao như xe lửa sắt cắt xẻ thân thể. Tội nhơn vì nóng bức nên nói thế này: “Nếu ta có các thứ hoa sắc đẹp ấy, cây đại thọ mát mẻ kia, ở đó dạo chơi há không vui sao!”. Nghó như thế rồi thì có tám vạn bốn ngàn rừng ác kiếm hóa làm cây báu, hoa quả tốt tươi, sắp bày ra trước mắt, lửa nóng hừng hực, hóa làm hoa sen nơi gốc cây kia. Tội nhơn liền nghó thầm: “Ta đã mãn nguyện”. Trong nháy mắt, tội nhơn liền ngồi trên hoa sen. Trong khoảnh khắc các trùng mỏ nhọn từ trong hoa lửa sanh ra rúc ráy cốt tủy, thấu suốt tâm can. Tội nhơn phải vịn cây đứng dậy. Các nhành cây hóa thành lưỡi kiếm, róc thịt chẻ xương. Vô lượng rừng đao từ không trung rơi xuống. Những lò hồng, xe lửa, mười tám điều đau khổ nhất thời đưa đến. Những tội này hiện ra thì tội nhơn bị hãm xuống địa ngục từng dưới, rồi từ từng dưới lên rừng trên. Thân hình lột hết như hoa nở. Trải khắp ngăn dưới rồi lên ngăn trên, bị lửa mạnh thiêu đốt dữ dội. Đến ngăn trên rồi thân hình tràn khắp ngăn ấy, bị khổ não nung nấu vô cùng. Tội nhơn phải trợn mắt le lưỡi. Vì phạm tội ngũ nghịch, nên bị vạn ức đồng sôi, trăm ngàn đao luân, từ trên không rơi xuống, vào trên đầu, ra dưới chân; đau khổ còn gấp bội hơn trước một trăm, một ngàn vạn phần. Người phạm đủ năm nghịch tội phải chịu tội đủ năm kiếp. Lại nữa, nếu người nào phá cấm giới của Phật, luống ăn dùng của tín thí, phỉ báng Tam bảo, tà kiến, không biết nhơn quả, không học trí huệ Bát Nhã, khinh chê mười phương Phật, trộm cắp của Pháp, làm việc ô uế bất tịnh hạnh, không hổ thẹn, hủy nhục bà con, tạo các điều ác, người ấy khi sắp lâm chung, tội báo bị phong đao xẻ thân, nằm ngửa bất tỉnh như bị đánh đập. Tư tưởng hoang mang, si mê lầm lẩn. Thấy nhà cửa và con cái nam nữ và lớn nhỏ, cùng tất cả sự vật của mình đều bất tịnh. Tiểu dãi hôi thúi, tràn đầy thân thể. Bấy giờ người ấy nghó rằng: “ Sao đây không có thành quách và núi rừng tốt đẹp, để ta dạo chơi mà lại ở giữa đám bất tịnh ô uế này ư? Nghó như thế rồi, liền bị ngục tốt La sát lấy cái xoa sắt lớn đánh ngục A tỳ, các rừng dao hóa làm cây báu và ao hồ mát mẻ, lửa dữ hóa làm hoa sen lá vàng; những con trùng sắt mỏ nhọn hóa làm chim phù nhạn. Những tiếng thống khổ trong địa ngục như âm thanh ca vịnh. Tội nhơn trong thấy tốt đẹp như vậy liền nghó rằng: “Ta mau đến đó dạo chơi”. Nghó xong liền thấy mình ngồi trên hoa sen lửa. Các trùng sắt mỏ nhọn từ các lỗ chân long trong chân rúc ra, cắn rứt thân thể. Trăm ngàn bánh xe sắt từ trên đảnh vào thân, hằng hà sa số xoa sắt, khiêu múc tròng mắt. Chó đồng cẩu trong địa ngục hóa làm trăm ức chó sắt dành nhau cấu xé thân hình tội nhơn, lấy trái tim mà ăn. Trong nháy mắt, thân thể đã thành cánh hoa sắt, tràn khắp mười tám ngăn ngục, mỗi mỗi hoa có tám vạn bốn ngàn lá, mỗi mỗi lá, đầu mình tay chơn chi tiết đều ở trong một ngăn, địa ngục không lớn, thân này không nhỏ, cho nên biến khắp địa ngục. Những tội nhơn này đọa vào địa ngục ấy tám vạn bốn ngàn đại kiếp. Ngục này tiêu diệt rồi lại vào trong mười tám ngăn ngục khác, chịu khổ như trên. A tỳ ngục này về phương Nam cũng có mười tám ngăn; phương Tây cũng có mười tám ngăn; phương Bắc cũng có mười tám ngăn. Hủy báng các kinh Phương đẳng Đại thừa, tạo đủ năm tội nghich, phá hoại Hiền Thánh, đoạn các căn lành. Những người như vậy chịu đủ tội lỗi. Thân lớn khắp A tỳ địa ngục; tứ chi trải khắp cả mười tám ngăn. A tỳ địa ngục này chỉ thiêu đốt những chúng sanh tạo giống địa ngục như trên. Khi kiếp địa ngục sắp hết thì thấy cửa địa ngục phương Đông liền mở. Tội nhơn nhìn thấy ngoài cửa ấy có dòng nước trong chảy mát mẻ; có rừng cây hoa qua tốt tươi hiện ra, những tội nhơn ở ngăn dưới nhìn thấy thì mắt tạm bớt đổ lửa. Từ ngăn dưới vươn mình lên quằn quại bò đi, tuột cả thân hình mà chạy lên ngăn trên, tay vịn bánh xe đao. Bấy giờ trên không trung mưa xuống những hoàn sắt nóng. Tội nhơn chạy đến cửa phương Đông, vừa đến cổng thì ngục tốt La sát cầm xoa sắt đâm ngược vào tròng mắt của tội nhơn. Chó đồng cẩu nhai ngầu trái tim; tội nhơn phải chết ngất. Chết rồi sống lại, thấy cửa phương Nam mở như cửa phương Đông trước kia không khác. Cửa phương Tây, phương Bắc cũng đều như vậy. Trải qua thời gian nữa kiếp, tội nhơn phải chết trong A tỳ địa ngục. Chết rồi sống lại sanh vào địa ngục giá lạnh, rồi chết trong địa ngục hàn băng nầy. Chết rồi lại sống, sống rồi lại sanh vào địa ngục hắc ám, một trăm, một ngàn vạn năm, mắt không trông thấy, thân làm con đại trùng quằn quại bò đi; các căn ám độn, không hiểu biết gì phải quấy; lại bị một trăm, một ngàn hổ lang lôi kéo dành ăn. Chết rồi lại sanh vào loài súc sinh, năm ngàn vạn năm làm thân chim muông. Khổ sở như thế cho đến khi hết tội, được sanh làm người. Nhưng lại phải đui, điếc, ngọng, lịu, phong hủi, ung thư, bần cùng hạ tiện. Bao nhiêu suy đồi khổ sở mình phải tự rước lấy. Làm thân hèn hạ như vậy năm trăm lần sống thác. Lại sanh vào loài quỷ đói. Ở trong Ngạ quỷ gặp được Thiện tri thức các vị đại Bồ-tát quở trách nói rằng: “Ngươi ở trong vô lượng đời về trước đã tạo ra vô lượng tội, phỉ báng Tam bảo, không tin nhơn quả nên đọa vào A tỳ địa ngục, chịu nhiều khổ não không thể kể xiết. Nay ngươi nên phát tâm từ bi”. Bấy giờ Ngạ quỷ nghe lời ấy rồi liền xưng Nam mô Phật. Nhờ sức hồng ân của chư Phật, liền được mạng chung, sanh lên cõi trời tứ thiên. Sanh lên đó rồi, ăn năn tự trách, phát tâm Bồ đề. Tâm quang của chư Phật không bỏ những người phát tâm nầy, thâu nhiếp các người phát tâm như vậy và thương mến như La Hầu La. Dạy bảo tránh xa địa ngục, không cho thân sa đọa như quý tròng con mắt. Phật bảo Đại vương: “Muốn biết hào quang chư Phật thường chiếu nơi nào thì hãy xem hào quang ấy thường chiếu những nơi chúng sanh đau khổ như vậy không gián đoạn, không người cứu vớt. Tâm Phật thường biết nơi đâu? Thường biết những nơi chúng sanh chịu hành phạt cực hình, cực ác như vậy. Vậy đem tâm Phật mà trau dồi tâm mình, trải qua nhiều số kiếp, khiến các người ác kia phát tâm Bồ đề”. Hôm nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời Phật Thế Tôn nói các thống khổ như trên thì gia tâm giữ ý, chớ sanh lòng buông lung. Nếu đại chúng không siêng năng lập phương tiện tu hành Bồ-tát đạo thì ở trong mỗi địa ngục đều có tội phần. Ngày nay đại chúng nên vì hết thảy chúng sanh hiện đang chịu thống khổ trong A tỳ địa ngục, vì hết thảy chúng sanh sẽ chịu thống khổ trong A tỳ địa ngục, và rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh hiện chịu và sẽ chịu vô cùng tận thống khổ trong hết thảy địa ngục ở mười phương mà đầu thành đảnh lễ quy y thế gian Đại Từ Bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật . Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô Quá Khứ Thất Phật . Nam mô Thập Phương Thập Phật . Nam mô Tam Thập Ngũ Phật . Nam mô Ngũ Thập Tam Phật . Nam mô Bách Thất Thập Phật . Nam mô Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật . Nam mô Hiền Kiếp Thiên Phật . Nam mô Tinh Tú Kiếp Thiên Phật . Nam mô Thập Phương Bồ-tát Ma Ha Tát. Nam mô Thập Nhị Bồ-tát . Nam mô Địa Tạng Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Lại xin quy y mười phương tận hư không giới vô lượng hình tượng: Tượng vàng và tượng chiên đàn của vua Ưu Điền. Tượng đồng của vua A Dục Tượng đá của Ngô Trung Tượng ngọc của nước Sư Tử. Tượng vàng, tượng bạc, tượng lưu ly, tượng san hô, tượng hổ phách, tượng xa cừ, tượng mã não, tượng trân châu, tượng ma ni, tượng vàng tử ma thượng sắc diêm phù đàn ở trong các quốc độ. (1 lạy) Lại Quy y hết thảy các tháp thờ tóc của mười phương Phật: Quy y hết thảy các tháp thờ hàm răng. Quy y hết thảy các tháp thờ răng. Quy y hết thảy các tháp thờ móng tay. Quy y hết thảy các tháp thờ xương trên đảnh. Quy y hết thảy các tháp thờ xá lợi trong thân. Quy y hết thảy các tháp thờ cà sa. Quy y hết thảy các tháp thờ muỗng, bình bát. Quy y hết thảy các tháp thờ bình tắm rửa. Quy y hết thảy các tháp thờ tích trượng. Quy y hết thảy các nơi làm Phật sự như vậy. (1lạy) Lại Quy y nơi tháp Phật giáng sinh. Quy y tháp Phật đắc đạo: Quy y tháp Phật chuyển pháp luân. Quy y tháp Phật nhập Niết Bàn. Quy y tháp Phật Đa Bửu và tám vạn bốn ngàn tháp của vua A Dục tạo ra. Quy y tháp trên trời, tháp ở nhân gian và tất cả bảo tháp ở trong cung Long Vương. (1 lạy) Lại Quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật . Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Tôn Pháp. Quy y mười phương tận hư giới hết thảy Hiền Thánh Tăng. (1 lạy) Nguyện xin Tam bảo đồng đem từ bi lực an ủi chúng sanh lực, vô lượng đại tự tại lực, vô lượng đại thần thông lực, thâu nhiếp thọ lãnh chúng con, ngày nay sám hối thế cho hết thảy chúng sanh đang chịu khổ trong A tỳ đại địa ngục, sám hối thế rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh trong tất cả địa ngục ở mười phương, nhiều không thể kể xiết: Sám hối thế cho cha mẹ, sư trưởng và tất cả bà con quyến thuộc. Nguyện xin Tam bảo dùng nước đại bi tẩy trừ tội lỗi cho hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ trong A tỳ địa ngục và trong những địa ngục khác, khiến chúng sanh được thanh tịnh. Nguyện xin Tam bảo tẩy trừ tội lỗi cho chúng sanh, hiện đồng sám hối trong đạo tràng hôm nay; tẩy trừ tội lỗi cho tất cả cha mẹ sư trưởng, cho hết thảy bà con quyến thuộc của chúng con, khiến tội lỗi được thanh tịnh. Lại xin tẩy trừ tội lỗi cho tất cả chúng sanh trong sáu đường, khiến chúng sanh thẳng đến đạo tràng hoàn toàn thanh tịnh. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, chúng sanh đều đoạn trừ được hết khổ não trong A tỳ địa ngục. Rộng ra nữa là đoạn trừ hết thảy thống khổ nhiều không thể nói, không thể nói trong các địa ngục, ở mười phương tận hư không giới. Chúng sanh ấy rốt ráo không còn đọa trở lại trong ba đường ác, rốt ráo không đọa trở lại trong các địa ngục, rốt ráo không còn tạo trở lại mười ác nghiệp; không còn tạo trở lại năm tội nghịch để chịu khổ não. Tất cả các tội nguyện đều tiêu diệt, bỏ sống địa ngục, được sống tịnh độ, bỏ mạng địa ngục, dược mạng trí tuệ, bỏ thân địa ngục, được thân kim cang, bỏ khổ địa ngục, được thân Niết Bàn; nhớ khổ địa ngục, phát tâm Bồ đề, tứ đẳng lục độ thường được hiện tiền; tứ biện lục thông đều được tự tại như ý; đầy đủ trí tuệ tu đạo Bồ-tát , dõng mãnh tinh tấn, kkhông thôi không nghó, tu hành mãi lên cho đến mãn hạnh Thập địa vào tâm kim cang, thành đẳng chánh giác để trở lại đời này, độ thoát hết thảy chúng sanh trong mười phương. Hôm nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng còn có các địa ngục khác, chịu khổ rất phức tạp, không thể ghi chép. Danh hiệu như vậy, khổ sở vô cùng, đại chúng giở xem trong kinh sẽ thấy rõ việc ấy. Trong kinh Phật dạy rằng : “Một niệm ác của vua Diêm Vương sanh ra đủ các việc trong địa ngục. Tự thân Diêm Vương chịu khổ cũng không thể kể xiết”. Diêm la Đại Vương xưa kia làm vị Tỳ sa quốc vương, nhơn vì cùng với Duy Đà thủy chúa chiến đấu thất bại, bèn lập thệ nguyện : “Nguyện ta đời sau làm chủ ngục trị tội nhơn vậy”. Mười tám vị đại thần và trăm vạn tùy tùng đồng phát nguyện như vậy. Tỳ sa vương ấy nay là Diêm la vương, mười tám vị đại thần nay là mười tám vị ngục vương vậy. Trăm vạn chúng tùy tùng nay là ngưu đầu ngục tốt vậy. Bọn quan thuộc này đều lệ thuộc Bắc phương Tỳ sa môn thiên vương. Kinh Trường A Hàm chép: “Chỗ ở của Diêm La Đại Vương, tại Diêm phù đề trong núi Kim cang, về phương Nam, Vương cung dài rộng sáu ngàn do tuần”. Kinh đại địa ngục dạy rằng : “Thành quách cung vua Diêm vương, ở trong địa ngục rộng dài ba vạn dặm; dùng sắt và đồng mà xây dựng”. Ngày đêm ba thời có chảo đồng lớn đựng đầy nước đồng sôi, tự nhiên để phía trước vua. Có ngục tốt to lớn nằm trên giường sắt nóng của vua, lấy móc sắt đánh miệng vua, rót nước đồng sôi vào miệng vua. Từ yết hầu trở xuống đều cháy tiêu tan. Các Đại thần kia cũng phải chịu khổ như vậy. Mười tám ngục vương ấy tên là : Ca Diên giữ ngục Nê lê. Khuất Tôn giữ ngục Đạo Sơn. Phí Thọ giữ ngục Phí sa. Phí Khúc giữ ngục Phất sí. Ca Thế giữ ngục Hắc nhó. Hạp Sai giữ ngục Hỏa xa. Than Vị giữ ngục Hoạch than. Thích Ca Nhiên giữ ngục Thiết sàng. Ác Sanh giữ ngục Hạp Sơn. Thân Ngâm giữ ngục Hàn băng. Tỳ Ca giữ ngục Bác bì. Diêu Đầu giữ ngục Súc sanh. Đề Bạt giữ ngục Đao binh. Di Đại giữ ngục Thiết ma. Duyệt Đầu giữ ngục Khôi hà. Xuyên Cốt giữ ngục Thiết sách. Danh Thân giữ ngục Thơ trùng. Quán Thân giữ ngục Dương đồng. Những ngục như vậy đều có vô lượng địa ngục khác làm quyến thuộc; mỗi ngục đều có chủ ngục. Ngưu đầu ngục tốt tánh tình bạo ngược không có một mảy từ tâm. Thấy chúng sanh chịu ác báo như vậy chỉ sợ chúng sanh không khổ mà thôi. Nếu hỏi ngục tốt: “Chúng sanh chịu khổ như vậy rất đáng thương xót, sao các ngươi cứ ôm lòng độc ác khốc liệt, không chút thương tâm?” Ngục tốt liền đáp : Những người cịu khổ ấy tội ác như thế này: “Bất hiếu với cha mẹ, bài báng Phật Pháp Tăng, chê bai Thánh Hiền, nhục mạ lục thân, khinh mạn sư trưởng, hủy hoại tất cả, nói lời độc ác, nói lời hai lưỡi, nịnh hót, tật đố, chia rẽ tình cốt nhục của người, giận hờn nóng nảy, sát hại tham dục, dối gạt khinh khi, tà mạng, tà cầu, lại do vì tà kiến, giải đãi buông lung, gây kết nhiều thù oán”. Những người như vậy, đến đây chịu khổ rồi, mỗi khi được thoát ra chúng tôi thường khuyên bảo rằng : “Ở đây cực khổ lắm, không thể chịu được. Các người nay được ra rồi chớ nên tạo tội mà phải trở vào đây nữa.” Nhưng các tội nhơn ấy không chịu chừa bỏ ăn năn, ngày nay ra rồi thoạt vậy lại vào. Lần lựa luân hồi không biết thống khổ, làm cho chúng tôi phải mỏi mệt vì các chúng sanh ấy. Kiếp này kiếp khác, cứ đối đầu nhau mãi. Vì duyên cớ ấy nên chúng tôi đối với tội nhơn không có chút thương tâm, mà còn cố ý làm cho khổ sở thêm nữa. Chúng tôi mong sao họ biết khổ, biết hổ, biết thẹn, không trở lại đây nữa. Nhưng chúng tôi xem các chúng sanh ấy thật là chỉ khổ mà không chịu tránh, không chí quyết làm lành để vào Niết bàn. “Họ đã là vật vô tri, không biết tránh khổ tìm vui, sở dó họ phải chịu đau khổ hơn ở nhơn gian, thì làm sao chúng tôi có thể dung thứ mà sanh tâm thương được.” Hôm nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng hãy đem việc lao ngục ở thế gian mà so sánh thì có thể biết ngay, tin chắc rằng việc này không phải là luống dối. Giả sử có người ba phen đến cửa ngục tuy bà con thân tộc nhưng thấy người ấy cứ vào ra cửa ngục mãi cũng đã chán ngán, không có lòng buồn thương. Huống gì ngưu đầu ngục tốt thấy các chúng sanh đã ra lại vào để chịu thống khổ mãi mãi. Vậy đã thoát khỏi địa ngục rồi thì nên tu tâm dưỡng tánh, cải cách tập quán. Nếu không chừa bỏ thì nhiều kiếp chìm trong biển khổ. Đã vào trong ấy rồi, cứ thứ lớp mà qua, hết khổ này đến chỗ khác, không bao giờ ngừng nghó. Vì vậy nên oán thù ba đời, nhơn quả theo nhau, hai vừng thiện ác chưa từng tạm nghó. Việc báo ứng trình bày rõ ràng rất dễ trông thấy. Làm ác gặp khổ, lấy ác trả ác, ở trong địa ngục cùng năm mãn kiếp, chịu thống khổ đủ điều. Hết tội địa ngục lại làm súc sanh. Hết làm súc sanh lại làm quỷ đói ; trải qua vô lượng sanh tử, vô lượng thống khổ. Như thế đại chúng há có thể không lo tu hành Bồ-tát đạo cho kịp thời sao? Chúng con ngày nay nhất tâm đầu thành đảnh lễ Tam bảo, nguyện vì hết thảy chúng sanh trong đường địa ngục, ngục vương, đại thần, ngưu đầu, ngục tốt, và quyến thuộc của chúng khắp mười phương, nguyện vì hết thảy chúng sanh trong đường Ngạ quỷ, ngạ quỷ vương, ngạ quỷ thần v.v.. và quyến thuộc của ngạ quỷ ở khắp mười phương; nguyện vì hết thảy chúng sanh trong đường súc sanh, súc sanh thần v.v… và quyến thuộc của súc sanh khắp mười phương; rộng ra nguyện vì hết thảy chúng sanh vô cùng vô tận trong mười phương mà cầu xin sám hối, cải vãng tu lai, không làm ác nữa. Những tội đã làm nguyện xin diệt trừ, những tội chưa làm thề không dám làm. Nguyện xin hết thảy chư Phật trong mười phương dùng bất khả tư nghì tự tại thần lực gia tâm cứu hộ thương xót nhiếp thọ, khiến tất cả chúng sanh tức thời giải thoát. Nguyện xin quy y thế gian Đại Từ Bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật . Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật . Nam mô Hoa Nhật Phật . Nam mô Quân Lực Phật . Nam mô Hoa Quang Phật . Nam mô Nhơn Ái Phật . Nam mô Đại Oai Đức Phật . Nam mô Phạm Vương Phật . Nam mô Vô Lượng Minh Phật . Nam mô Long Đức Phật . Nam mô Kiên Bộ Phật . Nam mô Bất Hư Kiến Phật . Nam mô Tinh Tấn Đức Phật . Nam mô Thiện Thủ Phật . Nam mô Hoan Hỷ Phật . Nam mô Bất Thối Phật . Nam mô Sư Tử Tướng Phật . Nam mô Thắng Tri Phật . Nam mô Pháp Thị Phật . Nam mô Hỷ Vương Phật . Nam mô Sa Ngự Phật . Nam mô Ái Tác Phật . Nam mô Đức Tý Phật . Nam mô Hương Tượng Phật . Nam mô Quán Thị Phật . Nam mô Vân Âm Phật . Nam mô Thiện Tư Phật . Nam mô Sư Tử Phan Bồ-tát . Nam mô Sư Tử Tác Bồ-tát . Nam mô Địa Tạng Bồ-tát . Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát . Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát . Lại Quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dũ lòng Từ bi, tự tại thần lực cứu vớt chúng sanh trong đường địa ngục, ngục vương đại thần và quyến thuộc của các vị ấy cùng mười tám địa ngục. Mười tám ngăn địa ngục nầy đều có nhiều địa ngục khác làm quyến thuộc. Nguyện xin Tam bảo cứu vớt hết thảy ngưu đầu ngục tốt và tất cả chúng sanh chịu khổ trong đường địa ngục, khiến các chúng sanh ấy đều được giải thoát. Tội nhơn khổ quả đồng thời tiêu diệt. Từ nay trở đi, rốt ráo vónh viễn đoạn trừ hết nghiệp địa ngục, rốt ráo không đọa trong ba đường ác, bỏ sống địa ngục dược sống tịnh độ, bỏ mạng địa ngục, được mạng trí huệ, bỏ thân địa ngục, được thân kim cang, bỏ khổ địa ngục, được vui Niết bàn. Nhớ khổ địa ngục phát tâm Bồ đề; tứ đẳng lục độ thường được hiện tiền. Tứ biện lục thông như ý tự tại. Dõng mãnh tinh tấn, không thôi không nghó, tiến lên cho đến mãn hạnh Thập địa, trở lại độ thoát hết thảy chúng sanh, đồng nhập Kim cang, thành đẳng Chánh giác. TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP QUYỂN THỨ TƯ (HẾT). -------------------------- <詞>CUỐI QUYỂN TƯ Lương Hoàng Bảo Sám, Sắc mạng Sa môn, Huỳnh kim điện thương diễn huyền văn, Cung các ái tường vân, Pháp võ tân phân, Trần thế cảm hoàng ân. Lương Hoàng Bảo Sám vạn đức hồng danh, Linh văn tứ quyển tối hoằng thâm, Tự tự miễn tai truân. Đảnh lễ Phật danh, Tiêu tai bảo an ninh. Nam mô Diệm Huệ Địa Bồ-tát Ma Ha Tát. (3lần) <詞>CUNG VĂN: Thiên thượng thiên hạ duy Phật độc tôn, thế xuất thế gian, thử pháp tối thắng. Cam lộ phổ triêm ư sa giới, Bồ đề hương tán ư nhơn gian. Đảnh thư bạch ngọc chi hào quang. Thể lộ huỳnh kim chi diệu tướng. Phàm tình khẩn đảo, ứng niệm hiện tiền. Duy nguyện Hồng từ ai lân nhiếp thọ. Thượng lai phụng vì cầu sám đệ tử đẳng… tu sùng Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, kim đương đệ tứ quyển, lễ tụng tương hoàn, công huân cáo tất. Bi tâm trùng vận khắc niệm kiền thành : hương đàn trầm thuỷ chi tường vân, chúc thổ ưu đàm chi hoa nhụy. Hiến thiên trù chi diệu cúng, liệt thuyền duyệt chi tô đà. Chung khánh tiếp thiên nhạc chi tề minh ; phạm âm hòa Diệu Âm chi diễn xướng. Tập tư thiện lợi phổ ích hữu tình. Hồi hướng Giác Thiên kim tướng, mãn nguyệt năng nhơn. Mãn bán mãn chi chơn thuyên, học vô học chi Thượng só, Thiên địa Minh dương Linh triết, nhân gian, liệt miếu âu cơ, giám thử quỳ hoát chi tâm, phổ giáng ân quang chi tỳ. Xuất sanh công đức, phụng vì cầu sám đệ tử đẳng… Sám trừ tứ chủng chi thâm khiên, đắc nhập tứ không chi chánh định. Phục nguyện tứ sanh căn bổn nhơn do, như than ốc tuyết; tứ trú phiền não chướng cấu, tợ nhật dung sương. Hánh xuất tứ lưu, ly ái hà chi cốt một, tốc thành tức đức, thú lạc độ chi huyền do. Tứ an lạc hạnh dó hiện tiền, tứ hoằng thệ nguyện nhi kiên cố. Đa sanh phụ mẫu đồng đăng giải thoát chi môn. Lụy kiếp oan thân, cọng chứng Bồ đề chi quả. Thị tắc y văn sám hối, thành khẩn túc nghiệp vị trừ ; tái lao tôn chúng, đồng cầu sám hối. Nam mô Sám Hối Sư Bồ-tát Ma Ha Tát. (3 lần) Lương Hoàng Bảo Sám, tứ quyển công đức lực, nguyện diệt đệ tử đẳng tội chướng, thân chứng Bồ-tát Diệm Huệ Địa. Sám văn cử xứ tội hoa phi, Giải liễu oan, sám liễu tội, Tiêu tai tăng phước huệ, Thoát khổ sanh Đao Lợi. Giải liễu oan, sám liễu tội, Tiêu diêu trực nhập Long Hoa Hội, Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, Di Lặc Phật tiền thân thọ ký. Nam mô Long Hoa Hội Bồ-tát Ma Ha Tát. (3lần) Lương Hoàng Bảo Sám, Tứ quyển dó vân châu, Hồi hướng tứ ân tịnh tam hữu, Bái sám chúng đẳng tăng phước thọ, Nguyện tương pháp thủy tẩy khiên vưu, Duy nguyện vong giả vãng Tây du. Diệm Huệ Địa Bồ-tát Duy nguyện ai nạp thọ. Nam mô Đăng Vân Lộ Bồ-tát Ma Ha Tát. (3lần) Ma ha Bát nhã Ba-la-mật đa tâm kinh…  TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP <卷>ĐẦU QUYỂN NĂM Kỳ viên quả tư vị thâm kham thường, Thanh qua, hồng thị, a lê dạng, Hiệp chi, long nhãn kham cúng dường. Yêm ma la quả thế vô song, Bà la môn tiên, nhơn, Thân hiến liên đài thượng. Nam Mô Phổ Hiền Vương Bồ-tát Ma Ha Tát. (3 lần) <詞>CUNG VĂN: Tịnh ngũ nhãn chi Từ Tôn, hách hách hiện quang minh chi diệu tướng, khai ngũ thừa chi giáo hải lảng lảng tuyên bát nhã chi huyền thâm. Ngũ thập ngũ vị chi Thánh, niệm niệm bồ đề qủa mãn. Ngũ căn ngũ lực chi Đại só, trần trần giải thoát nhân duyên. Quy y tắc tăng trưởng phước điền, lễ niệm tắc năng tiêu tội cấu. Tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông. Nguyện tứ Từ quang chứng minh tu phụng. Thượng lai phụng vì cầu sám đệ tử đẳng… tu kiến Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, kim đương đệ ngũ quyển, nhập đàn duyên khởi. Cẩn bị hương đăng qủa bỉnh, phỉ cúng trân tu. Phổ phụng chư Phật Thánh Hiền, xưng dương hồng danh bảo hiệu. Khể tạng, lễ bái, Phát lộ, đầu thành. Thiết niệm cầu sám đệ tử đẳng… tùng tích luî kiếp, trực chí kim sanh, mê ngũ uẩn chi khứ lai, tùy ngũ trược chi lưu chuyển. Ngũ dục oanh triền, ngũ trần giao tế. Ngũ nghịch vị trừ, khởi nhơn ngã ái tắng chi niệm. Ngũ pháp vị ngộ, tăng tự tha phiền não chi tình. Nhơn duyên ký dó vô sai, qủa báo thật nan đào tị. Kim tắc pháp chúng kiền thành chi chí, các khai giải thoát chi môn. Quy y ư Đại vương cảnh trung, tẩy địch ư Bồ Đề hải nội. Tìng ý như tư, phật tất ai lân. Ngưỡng khấu Hồng từ, minh huân gia bị. Phật thân thanh tịnh tợ lưu ly, Phật diện do như mãn nguyệt huy, Phật tại thế gian thường cứu khổ, Phật tâm vô xứ bất từ bi. Khải vận Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, nhất tâm quy mạng tam thế chư phật: Nam mô Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật, Nam mô Thi Khí Phật, Nam mô Tỳ Xá Phù Phật, Nam mô Câu Lưu Tôn Phật, Nam mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Phật. ----------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ CHÍN: GIẢI OAN THÍCH KIẾT Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng hiểu rõ tất cả chúng sanh đều có oán thù với nhau. Vì sao mà biết? Vì không có oán thù thì không có ác đạo. Nay ác đạo không dứt, ba đường còn mãi, nên biết oán thù không bao giờ cùng tận. Kinh dạy rằng: “Hết thảy chúng sanh đều có tâm. Vì có tâm nên được làm phật”. Nhưng chúnh sanh tâm tưởng điên đảo, tham đắm thế gian, không biết lối ra, cứ vun trồng gốc rễ khổ não, bồi đắp cội oán thù. Sở dó phải luân hồi ba cõi qua lại sáu đường, xả thân lại thọ thân không bao giờ cùng tận. Vì sao vậy? Vì hết thảy chúng sanh từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, mê muội mãi mãi, vô minh che lấp, nước ái nhận chìm, nên khởi ra ba độc căn, khởi ra bốn điên đảo. Từ ba độc ấy sinh ra mười phiền não (1). Y nơi thân khiến khởi ra ngũ kiến (2). Y nơi ngũ kiến khởi ra sáu mươi hai kiến (3). Y nơi thân, khẩu, ý khởi ra mười hai hạnh ác. Thân sát, đạo, dâm; miệng vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu; ý tham. Sân, si. Tự mình làm mười điều ác, dạy người làm mười điều ác, khen ngợi người làm mười điều ác. Như vậy, y nơi thân, khẩu, ý khởi ra bốn chục điều ác. Lại y nơi sáu căn tham đắm sáu trần, hơn nữa là mở rộng cửa ác cho tám vạn bốn ngàn trần lao xâm nhập. Trong khoảng một niệm, khởi ra sáu mươi hai kiến chấp. Trong khoảng một niệm, tạo đủ bốn chục điều ác. Trong kgoảng một niệm, mở cửa cho tám vạn bốn ngàn trần lao, huống nữa trong khoảng một ngày, thì khởi ra biết bao tội ác; huống nữa trong khoảng một tháng, khởi ra biết bao tội ác; huống nữa trong khoảng một năm, khởi ra biết bao tội ác; huống nữa chung thân lịch kiếp khởi ra biết bao tội ác. Tội ác như vậy, vô lượng vô biên, oán thù theo nhau không bao giờ cùng tận. Nhưng chúng sanh đồng sanh với ngu si, vô minh che lấp trí huệ, phiền não che lấp tâm tánh, chúng sanh không tự hiểu biết. Tư tưởng điên đảo, không tin lời kinh, không tin lời Phật, không biết giải oan, không trông giải thoát. Chúng sanh tự gieo mình vào đường ác, như phù du tự gieo mình vào đèn sáng, nhiều kiếp mê muội, chịu vô lượng khổ. Giả sử nghiệp báo hết rồi, được trở lại làm người, thì người ác như thế, trọn không cải cách. Nên Thánh nhơn phải sanh tâm thương xót. Như vậy cũng chỉ vì chúng sanh có oán thù với nhau mà ra. Chúng con nay đã phát tâm Bồ đề, tu Bồ-tát đạo, thấy Bồ-tát ma ha tát, lấy việc cứu khổ làm tư lương, lấy việc oan kiết làm yếu hạnh. Bồ-tát không xả ỏ chúng sanh mà lấy việc cứu khổ, chịu khổ thế cho chúng sanh làm nền tảng. Chúng con ngày nay cũng phải như vậy; phải khởi tâm dõng mãnh, khởi tâm từ bi, tâm đồng như tâm Phật, nương nhờ Phật lực, dựng phan đạo tràng, đánh trống cam lồ, cầm cung trí huệ, nắm tên kiên cố, nguyện vì hết thẩy chúng sanh, lục đạo, oán thù ba đời, cha mẹ, sư trưởng, lục thân quyến thuộc mà cởi mở oán thu. Những oán thù đã kết đều xả bỏ, những oán thù chưa kết, rốt ráo không kết nữa. Nguyện xin chư Phật, chư Đại Bồ-tát, dùng từ bi lực, dùng bổn nguyện lực, dùng thần thông lực, đồng gia tâm che chở, chiết phục, nhiếp thọ, làm cho vô lượng oán thù ba đời, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật cởi mở sạch hết, không còn kết oán thù trở lại, hếy thảy khổ não hoàn toàn đoạn trừ. Cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ Tam bảo, nguyện xin thế cho hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường, oán thù ba đời; nguyện xin thế cho cha mẹ, sư trưởg và hết thảy bà con quyến thuộc mà quy y Thế Gian Đại Từ Bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Thiện Yù Phật. Nam mô Ly Cấu Phật. Nam mô Nguyệt Tướng Phật. Nam mô Đại Danh Phật. Nam mô Châu Kế Phật. Nam mô Oai Mãnh Phật. Nam mô Sư Tử Bộ Phật. Nam mô Đức Thọ Phật. Nam mô Hoan Thích Phật. Nam mô Huệ Tụ Phật. Nam mô An Trú Phật. Nam mô Hữu Yù Phật. Nam mô Ương Già Đà Phật. Nam mô Vô Lượng Yù Phật. Nam mô Diệu Sắc Phật. Nam mô Đa Trí Phật. Nam mô Quang Minh Phật. Nam mô Kiên Giới Phật. Nam mô Cát Tường Phật. Nam mô Bảo Tướng Phật. Nam mô Liên Hoa Phật. Nam mô Na La Diên Phật. Nam mô An Lạc Phật. Nam mô Trí Tích Phật. Nam mô Đức Kỉnh Phật. Nam mô Kiên Dõng Tinh Tấn Bồ-tát, Nam mô Kim Cang Huệ Bồ-tát, Nam mô Vô Biên Thân Bố Tát, Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Tất cả oán thù như vậy nay ở trong lục đạo, những người đã chịu trả oán rồi, nguyện xin nhờ phật lực, Pháp lực, Hiền Thánh lực, khiến các chúng sanh ấy đề được giải thoát. Hoặc có chúng sanh nào ở trong lục đạo đang chịu trả oán, hoặc chưa chịu trả oán, nguyện xin nhờ Phật lực, Pháp lực, Hiền Thánh lực, khiến các chúng sanh ấy hoàn toàn không trở lạitrong các đường ác nữa, hoàn toàn không còn ác tâm đến với nhau nữa, hoàn toàn không làm độc hại khổ sở nhau nữa; tất cả đều xả bỏ, không còn phân biệt oán thân nữa. Tất cả tội lỗi đều được tiêu trừ. Tất cả oán thù đều được giải thoát, cùng nhau đồng tâm, hòa hiệp như nước với sữa, tất cả đều được hoan hỷ như ở sơ địa (4). Thọ mạng vô cùng, thân tâm an lạc mãi, tùy ý sanh lên thiên cung hay vãng sanh về tịnh độ. Tưởng ăn có ăn, tưởng mặc có mặc, không còn nghe tiếng oán thù đấu tranh nữa. Thân không bị biến diệt xâm lăng, tâm không bị ngoại trần mê hoặc nhiễm trước. Điều lành tranh nhau nhóm họp, điều ác tranh nhau tiêu tan; phát tâm Đại thừa tu đạo Bố tát. Tứ đẳng lục độ đầy đủ, xả bỏ qủa báo sanh tử, đồng đăng đạo tràng, thành bậc Chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng biết cái gì là nguồn gốc của oán thù đau khổ? Chính vì mắt tham sắc, tai tham tiếng, mũi tham hương, lưỡi tham vị, thân tham xúc tế nhị, nên chúng sanh thường bị năm ngoại trần ràng buộc, nhiều kiếp ở trong đêm dài mờ mịt, không được giác ngộ và giải thoát. Lại nữa, sáu dòng bà con, tất cả quyến thuộc đều là nguồn gốc oán thù ba đời của chúng ta vậy. Tất cả oán thù đều do thân nhơn khởi ra. Nếu không có thân thì không có oán. Vậy ly thân tức là ly được oán. Vì cớ gì vậy? Mỗi người ở một xứ, xa cách tha hương, như thế thì trọn không thể sanh tâm oán hận. Tâm oán hận sanh ra được đu do thân cận với nhau. Vì gốc ba độc tham, sân, si nên súc não nhau; vì xúc não nhau nên phần nhiều hay sanh tâm oán hận. Sở dó bà con thân thích hay trách lẫn nhau. Hoặc cha mẹ trách con, hoặc con trách cha mẹ; anh em chị em hết thẩy đều hay trách lẫn nhau, và hiềm hận lẫn nhau. Có chút gì không bằng lòng liền sanh tâm giận dữ. Nếu giàu sang phú qúy thì nhìn nhận bà con, đua nhau đến xin; khi nghèo thiếu thì không ai để ý. Lại nữa, càng xin càng lấy làm thiếu; càng được càng lấy làm không đủ. Trăm lần xin, trăm lần được cũng không lấy làm ơn, hơi không vừa lòng trở lại giận hờn. Từ đó đã bắt đầu ôm lòng ác niệm, nghó tìm cách cố ý kết thù liên họa, đời đời không thôi. Suy ra mà biết, oán thù ba đời, thật không ai xa lạ, đều là bà con thân thích, quyến thuộc chúng ta cả. Vậy nên biết, quyến thuộc là nhóm oan gia, chúng con không thể không hết lòng ân cần sám hối, chí tâm đầu thành đảnh lễ Tam bảo. Nguyện vì từ khi có thần thức trở lại cho đến ngày nay, cha mẹ nhiều đời, bà con nhiều kiếp, ở trong sáu đường, đã kết oán thù cùng nhau, hoặc là oán thù hay khong phải oán thù, hoặc khinh hoặc trọng, hôm nay hoặc ở trong đường địa ngục, đường ngạ quỷ, đường súc sanh, đường A-tu-la, hay ở trong nhơn đạo; hoặc ở trên các cõi Trời, hoặc ở trong các loài Tiên hay ở trong vòng bà con quyến thuộc của chúng con; như thế những người oán thù và quyến thuộc của các người ấy trong ba đời, ngày nay chúng con tên… xin đem tâmtừ bi, tâm không phân biệt oán thân, tâm như tâm Phật, nguyện như nguyện Phật, xin thay thế hết thẩy chúng sanh ấy mà quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ : Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Phạm Đức Phật. Nam mô Bảo Tích Phật. Nam mô Hoa Thiên Phật. Nam mô Thiện Tư Nghị Phật. Nam mô Pháp Tự Tại Phật. Nam mô Danh Văn Yù Phật. Nam mô Lạc Thuyết Tụ Phật. Nam mô Kim Cang Tướng Phật. Nam mô Cầu Lợi Ích Phật. Nam mô Du Hý Thần Thông Phật. Nam mô Ly Ám Phật. Nam mô Đa Thiên Phật. Nam mô Di Lâu Tướng Phật. Nam mô Chúng Minh Phật. Nam mô Bảo Tạng Phật. Nam mô Cực Cao Hạnh Phật. Nam mô Đề Sa Phật. Nam mô Châu Giác Phật. Nam mô Đức Tán Phật. Nam mô Nhựt Nguyệt Minh Phật. Nam mô Nhựt Minh Phật. Nam mô Tinh Tú Phật. Nam mô Sư Tử Tướng Phật. Nam mô Vi Lam Vương Phật. Nam mô Phước Tạng Phật. Nam mô Khí Ấm Cái Bồ-tát. Nam mô Tịch Căn Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy muời phương tận hư không giới hết thẩy Tam bảo, nguyện xin nhờ Phật lực, Pháp lực, Đại địa Bồ-tát lực, hết thẩy Hiền Thánh lực, khiến cho cha mẹ bà con chúng con ở trong sáu đường, nếu người nào có oán thù và quyến thuộc các người ấy đều đồng thời vân tập đến đạo tràng này, cùng nhau sám hối tội đời trước, giải các oán thù đã kết. Nếu người nào thân hình bị câu thúc, trở ngại không thể đến được, nguyện xin nhờ thần lực của Tam bảo, thâu nhiếp tinh thần của các người ấy, khiến họ đến được đạo tràng, đem lòng từ bi thọ lãnh sự sám hối của chúng con ngày nay, nguyện mong giải thoát oán thù. Đại chúng trong đạo tràng đều nên tâm niệm, miệng nói lời này: Chúng con tên… từ vô thỉ, khi có thần thức trở lại cho đến ngày nay, đối với cha mẹ nhiều đời, bà con nhiều kiếp, chú bác cô dì, quyến thuộc nội ngoại, vì gốc ba độc (5) khởi ra mười nghiệp ác, hoặc vì không biết, hoặc vì không tin, hoặc vì không tu, bởi vô minh che lấp trí huệ nên sanh ra oán kết, đối với cha mẹ, bà con cho đến trong lục đạo cũng có oán thù. Những tội như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, hoặc vì giận hờn, hoặc vì tham ái, hoặc vì ngu si, do gốc ba độc mà tạo ra các tội. Tội ác như vậy, vô lượng vô biên, hổ thẹn, sám hối, nguyện xin xả thí hết. Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, hoặc vì ruộng vườn, hoặc vì nhà cửa, hoặc vì tiền của mà sanh ra nghiệp oán thù, đối với bà con, cha mẹ đem tâm sát hại đủ điều. Những tội sát bấy không thể kể xiết, sanh ra oán thù không bao giờ hết. Ngày nay hổ thẹn tỏ bày sám hối, nguyện xin cha mẹ, sáu dòng bà con, hết thẩy quyến thuộc, đem lòng từ bi cho chúng con sám hối, xả bỏ tất cả tội lỗi, không còn tâm oán hận nữa. Cho đến trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, thập ác, ngũ nghịch, chúng con đều có làm cả; vì vọng tưởng điên đảo, phan duyên các cảnh, tạo ra hết thẩy tội. Những tội như vậy vô lượng vô biên, hoặc đối với cha mẹ mà khởi ra, hoặc đối với anh em, chị em mà khởi ra, hoặc đối với cô dì, chú bác mà khởi ra, từ khi có thần thức trở lại cho đến ngày nay, đối với lục thân quyến thuộc mà khởi ra oán thù. Những tội như vậy vô lượng vô biên. Tội nhơn khổ quả như thế phải trả báo, chịu hành phạt, kiếp số lâu mau, oán kiết nhiều ít. Chỉ có hết thẩy chư Phật, chư Đại Bồ-tát trong mười phương mới hết thấy hết, biết hết. Như chỗ chư Phật và Bồ-tát đã thấy, đã biết, tội lượng nhiều ít, oán thù bao nhiêu, thời gian dài ngắn, đến đời vị lai mới thọ lãnh sự trả thù ấy; ngày nay chúng sinh rất hỗ thẹn, nghẹn ngào, đau khổ, tự trách, tự hối, xin cải ác tùng thiện, không dám làm nữa. Nguyện xin cha mẹ, bà con quyến thuộc, tất cả thân nhơn, đem tâm nhu nhuyến, tâm điều hòa, tâm lạc thiện, tâm hoan hỷ, tâm phò hộ, tâm như tâm Phật, cho chúng con tên… sám hối; xả bỏ tất cả tội lỗi cho chúng con, không tưởng đến oán thân nữa. Lại nguyện xin cho cha mẹ bà con tất cả quyến thuộc, nếu có bị ai oán thù trong lục đạo, cũng nguyện xin tất cả chúng sanh trong lục đạo, đồng chung xả bỏ oán thù. Hết thẩy oán thù trong ba đời nhất thời sạch hết. Từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, vónh biệt tam đồ, tuyệt bốn ác thú; tất cả điều hòa hiệp như nước với sữa, tất cả đều không chướng ngại, như hư không rộng rãi, hằng làm bà con Phật pháp, quyến thuộc từ bi. Mọi người đều tu tập vô lượng trí huệ, thành tựu tất cả công đức, dõng mãnh tinh tấn, không thôi không nghỉ, tu Bồ-tát đạo không biết mỏi mệt. Tâm đồng như tâm Phật, nguyện đồng như nguyện Phật, được pháp Tam mật (6) của chư Phật, đủ năm phần Pháp thân, cứu cánh vô thượng Bồ đề, thành bậc Chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, đã giải oán kết với cha mẹ rồi, thứ lại nên giải oán kết với Sư trưởng. Từ bậc đại Thánh trở xuống, tâm thể chưa được hoàn toàn viên tịch, vô sanh pháp nhẫn (7), còn bị ba tướng thiên diệt. Ở địa vị Đẳng giác rồi, Phật còn phương tiện dùng lời khổ khắc, để cho những chúng sanh ác độc nhơn đó mà ngộ đạo. Bậc minh đức giáo hóa quần sanh còn nhờ lời khổ khắc ấy, huống gì phàm phu, cách tuyệt cảnh thanh tọnh, làm sao khỏi oán. Nay thiện ác còn phức tạp, minh bạch chưa phân, làm sao tránh khỏi sự sai lầm của tam nghiệp, cho nên nghe lời này phải hỗ thẹn. Đối với ân đức sư trưởng phải tự trách mình, lòng nên hỗ thẹn, không nên nghi ngờ mà sanh ác tâm. Trong kinh phật dạy: “Tuy xuất gia, nhưng chưa được giải thoát, dầu được xuất gia cũng không nên tự phụ mình không có điều ác; người tại gia cũng không nên tự cho mình hoàn toàn không có điều thiện”. Vã thôi, không nên nói việc ấy nữa. Hãy nghe lời Phật dạy trong kinh: Phật bảo đại chúng: “Các ngươi nên nhớ ơn Sư trưởng. Cha mẹ tuy sanh thân này, nuôi dưỡng, dạy bảo, nhưng không thể làm cho thân này ra khỏi ba đường ác. Lòng từ của sư trưởng rất lớn, khuyến dụ, dắt dẫn kẽ sơ cơ, cho được xuất gia, rồi truyền trao cho đại giới (giới tỳ kheo). Đó là kẽ sơ cơ đã hoài Thai La Hán, sẽ sanh qủa la hán, xa lìa đau khổ sanh tử và được yên vui Niết bàn. Sư trưởng có ân đức xuất thế ấy, ai hay báo đáp? Nếu người nào chung thân hành đạo, đó chỉ là tự lợi, chớ chưa phải báo đáp ân thầy”. Phật dạy: “Bạn lành trong thiên hạ không ai bằng Sư trưởng”. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe Phật dạy ơn đức sư trưởng nặng như thế, nhưng chúng con chưa từng khi nào phát tâm nghó đến. Trái lại, có khi Sư trưởng dạy bảo còn khôg tin, không lãnh, cho đến còn nói lời thô tháo sanh tâm phỉ báng ngang ngược thị phi, làm suy đồi Chánh pháp. Những tội lỗi như thế làm sao thoát được Tam đồ. Khổ báo ấy không ai thay thế ! Đến lúc chết rồi, vui đi khổ đến; tinh thần thảm não, tâm ý hôn mê, tinh thần không sáng suốt, năm căn tán loạn, muốn đi chân không thể bước; muốn ngồi thân không thể yên; giả sử muốn nghe thuyết pháp tai không thể nghe; muốn xem cảnh đẹp, mắt không thể thấy. Ngay lúc bấy giờ muốn nhớ lại sự lễ sám hôm nay cũng không được, chỉ có những cảnh tượng rùng rợn hung ác trong địa ngục hiện ra mà thôi. Sở dó trong kinh Phật dạy: “Người ngu si tự thị không tin tội phước, hủy báng Sư trưởng, ghen ghét tật đố. Những người như vậy là ma vương trong Phật pháp, là dòng giống địa ngục, tự kết oán thù, chịu qủa đau khổ vô cùng”. Như Hoa Quang Tỳ kheo khéo thuyết pháp bí yếu, có một đệ tử thường ôm lòng kiêu mạn, Hòa thượng dạy bảo không tin, không nghe, lại nói thế nầy: “Đại Hòa thượng tôi không có trí huệ, thường hay tán thán những việc trống rỗng như hư không. Tôi nguyện đời sau không thấy Ngài nữa”. Người đệ tử ấy, từ ngày đó pháp nói phi pháp, phi phá nói là pháp. Tuy trì cấm giới không hủy phạm, nhưng vì hiểu lầm lời thấy nên sau chết rồi, trong một nháy mắt, liền đọa A tỳ địa ngục, tám mươi ức kiếp, thường chịu đại thống khổ. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời kinh dạy như thế ấy, mọi người há không sợ hãi sao ? Chỉ đối với Hòa thượng sanh một lời ác, còn đạo xuống A tỳ địa ngục tám chục ức kiếp, huống nữa từ khi xuất gia trở lại cho đến ngày nay, tội lỗi đối với Hòa thương đã sanh ra ác nghiệp vô lượng vô biên. Quyết định bỏ thân này sẽ đồng tội với người đệ tử kia, sa xuống địa ngục, không còn nghi gì nữa. Vì sao vậy? Vì Hòa thượng và A-xà-lê thường đem tâm dạy bảo, nhưng chúng con chưatừng đúng như pháp mà tu hành. Đối các bậc Sư trưởng phần nhiều chúng con hay sanh lòng trái nghịch hoặc các Ngài cung cấp cho mà không tự biết chán, biết đủ, hoặc thầy giận đệ tử, hoặc đệ tử giận thầy, trong ba đời, sự hỷ nộ vô lượng. Những tội như vậy không thể kể xiết. Trong kinh Phật dạy : “Sanh một lòng sân, oán hận vô lượng”. Nhựng oán thù ấy không những trong sáu dòng bà con, mà sư đồ, đệ tử cũng hiềm hận lắm lắm. Lại còn những lúc đồng phòng chung ở, đối với các bậc thượng tọa, trung hạ, hạ tọa, chúng con không thâm tín sự xuất gia là pháp viễn ly sanh tử, không biết nhẫn nhục là hạnh an lạc, không biết bình đẳng là đường vào Bồ đề, không biết xa lìa vọng tưởng là tâm xuất thế, thầy trò đồng phòng chung ở, vì kết sử phiền não, nghiệ[ chướng chưa hết nên hay trái chống nhau, tâm phân biệt đột nhiên loạn khởi, nên tranh cãi nhau, sở dó vì vậy mà đời đời không hòa hiệp. Lại nữa người xuất gia, hoặc là đồng học nghiệp, hoặc là đồng sư chung học trong những ngày ấy, thấy người thắng tấn, chúng con liền ôm lòng độc hại, sân hận vì ganh tị mà không tự biết đó là sức trí huệ đời trước, cho nên người có phước đức, chúng con không có thiện căn, tâm hữu lậu của chúng con hay sanh cao hạ, hay khởi đấu tranh, ít khi hòa hiệp, không thể nhường nhịn người dày đức, chúng con bạc phước, bèn hiềm hận nhau, mình quấy chỉ nói xấu người, hoặc vì ba độc mà sàm báng nhau, không có tâm trung tín, không có ý cung kỉnh, không khi nào nghó lại đều trái của chúng con. Cho đến cao tiếng lớn lời, nói đều thô lỗ là đều phật cấm ; những điều sư trưởng dạy bảo cũng không tin. Các bậc thượng, trung, hạ tòa, ai cũng ôm lòng phẩn hận chúng con cả. Vì phẩn hận nên lại thị phi nhau, thành ra trong ba đường ác phần nhiều điều có oán thù. Thị phi oán thù như thế đều do thầy trò đệ tử chúng con gây ra. Trong lúc đồng học, chung ở, thượng, trung, hạ tòa, khởi lên một niệm tâm sân hận, oán thù đã vô lượng. Sở dó trong kinh phật dạy : “Đời nay có ý giận nhau, ghen ghét nhau, tật đố nhau một chút, đời sau các xấu ấy càng thêm kịch liệt, thành ra oán thù lớn, huống nữa ác ý đã phát ra trọn đời thì nghiệp báo ấy kể sao cho xiết”. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng điều không tự biết, trong lục đạo đã gây thù kết oán với các bậc sư trưởng, thượng, trung, hạ tòa. Oán thù âý không có ngày cùng tận. Sự oán thù ấy không có hình tướng ; thời gian chịu khổ không có kỳ hạn, không có kiếp số, không thể chịu được. Vậy nên Bồ-tát ma ha tát xả tâm oán thân, dùng tâm từ hi, tâm bình đẳng mà thâu nhiếp tất cả chúng sanh. Ngày nay đại chúng đã cùng nhau phát Bồ đề tâm, phát Bồ đề nguyện, nên phải tu hạnh Bồ-tát, Tứ vô lượng tâm, Lục Ba-la-mật, Tứ hoằng thệ nguyện, Tứ nhiếp Pháp. Đó là sự tu hành căn bổn của chư Phật và Bố tát đã làm. Như chư Phật và Bồ-tát đã làm, chúng con ngày nay cũng tâp làm, oán thân bình đẳng, hết thẩy không ngại nhau. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, thề phải cứu hộ hết thẩy chúng sanh, khiến các chúng sanh đều được giải thoát. Cùng nhau chí tâm đầu thành đảnh lễ Tam bảo, chúng con nguyện vì hết thẩy chúng sanh, trở từ khi có thần thức trở lại đây, trải qua bao nhiêu đời xuất gia, đối với các bậc Hòa Thượng, A-xà-lê, mà có oán thù, đối với các bậc đồng đàn tôn chứng, mà có oán thù, đối với quyến thuộc đồng học, thượng, trung, hạ tòa, mà có oán thù, hoặc đối với người có duyên hay vô duyên với Phật pháp mà có oán thù; rộng ra cho đến oán thù ba đời, trong tứ sanh lục đạo, khắp cùng mười phương, hoặc có oán thù hay không phải oán thù hoặc khinh hoặc trọng; đối với quyến thuộc của các người oán thù âý, đệ tử chúng con tên… nếu có oán thù với tất cả chúng sanh trong lục đạo, đến đời vị lai hay trong hiện tại, chúng con chịu trả quả báo, hôm nay chúng con nguyện xin sám hối trừ diệt hết. Nếu tất cả chúng sanh trong lục đạo, mỗi mỗi đều oán thù với nhau, ngày nay đệ tử chúng con tên… xin đem lòng từ bi, không không phân biệt oán thân, khắp vì oán thù ba đời mà cầu xin sám hối. Nguyện xin cho các chúng sanh ấy xả bỏ oán thù, không còn nghó đến điều ác độc để hại nhau nữa, không còn ôm lòng độc ác đến với nhau nữa. Nguyện xin hết thẩy chúng sanh, trong lục đạo cũng đồng xả bỏ oán thù, hết thẩy đều hoan hỷ với nhau. Từ nay đã giải oán thù rồi, không còn sân hận nhau, mà cung kỉnh nhau, tâm nghỉ báo ơn nhau, như tâm chư Phật, như nguyện chư Phật; mọi người đều nhất tâm đảnh lễ quy y thế gian đại từ bi phụ : Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Kiến Hữu Biên Phật. Nam mô Điện Minh Phật. Nam mô Kim Sơn Phật. Nam mô Sư Tử Đức Phật. Nam mô Thắng Tướng Phật. Nam mô Minh Tán Phật. Nam mô Kiên Tinh Tấn Phật. Nam mô Cụ Túc Tán Phật. Nam mô Ly Uý Sư Phật. Nam mô Ứng Thiên Phật. Nam mô Đại Đăng Phật. Nam mô Thế Minh Phật. Nam mô Diệu Âm Phật. Nam mô Trì Thượng Công Đức Phật. Nam mô Ly Ám Phật. Nam mô Bảo Tán Phật. Nam mô Sư Tử Giáp Phật. Nam mô Diệt Quá Phật. Nam mô Trì Cam Lồ Phật. Nam mô Nhơn Nguyệt Phật. Nam mô Hỷ Kiến Phật. Nam mô Trang Nghiêm Phật. Nam mô Châu Minh Phật. Nam mô Sơn Đảnh Phật. Nam mô Danh Tướng Phật. Nam mô Pháp Tích Phật. Nam mô Huệ Thượng Bồ-tát. Nam mô Thường Bất Ly Thế Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thẩy Tam bảo, nguyện xin nhờ Phật lực, Pháp lực, hết thẩy Hiền Thánh lực, khiến vô lượng oán thù ba đời, hoặc oán thù hay không phải oán thù và hết thảy chúng sanh trong hư không pháp giới, đều phát tâm sám hối, cởi mở oán kết; tất cả oán thù đều xả bỏ, không còn phân biệt oán thân, tất cả đều hòa hiệp như nước với sữa, tất cả đều hoan hỷ như ở Sơ địa, tất cả đều vô ngại như hư không. Từ nay cho đến ngày thành Phật, hằng làm bà con Phật Pháp, quyến thuộc từ bi, như chư Bồ-tát. Lại nữa, chúng con xin nhờ công đức nhơn duyên lễ bái sám hối hôm nay để cởi mở oán kết. Nguyện vì chư vị Hòa thượng các bậc A-xà -lê, đồng đàn tôn chứng, các vị đồng học và hết thẩy quyến thuộc của các bậc thượng, trung, hạ tòa, có oán thù, cho đến các chúng sanh trong bốn loài sáu đường, mỗi mỗi đều có oán thù ba đời, chưa được giải thoát, ngày nay hoặc còn ở trong thiên đạo, ở trong tiên đạo, còn ở trong A-tu- la đạo, còn ở trong địa ngục đạo, còn ở trong ngạ quỉ đạo, còn ở trong súc sanh đạo, còn ở trong nhơn đạo hay còn ở trong bà con quyến thuộc, mười phương ba đời oán thù như vậy, hoặc oán thù hay không phải oán thù, mỗi người ấy và bà con quyến thuộc của các người ấy, từ nay trở đi cho đến ngày thành phật, tất cả tội chướng, đều được tiêu diệt, tất cả oán thù đều được giải thoát, kiết tập phiền não hằng được thanh tịnh; tránh xa bốn ác thú, tự tại thọ sanh, niệm niệm giải thoát, tâm tâm tự tại, sáu Ba-la-mật đầy đủ trang nghiêm, hạnh nguyện thập địa, hoàn toàn viên mãn, được mười trí lực ccủa phật, (8), thần thông vô ngại, chứng qủa Bồ đề, thành bậc Chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, biết rõ trên đây đã vì oán thù ba đời mà giải oan thích kiết rồi. Từ đây trở xuống, riêng từng cá nhân phải tự trong sạch, phải hết lòng cùng nhau tự xét ? Vì sao mà không được giải thoát ? Nghó về trước, không thấy được đức Phật đối diện thọ ký cho mình, suy về sau cũng không nghe được một pháp âm của Phật phô diễn. Bởi vì nghiệp chướng sâu dày, oán kiết kiên cố cho nên không những không thấy được Phật đời trước, Phật đời sau, các vị Bồ-tát và Hiề Thánh, mà còn sợ e không nghe được âm thanh truyền hưởng, vang dội của Tam Tạng kinh điển nữa là khác. Xa cách Phật pháp thì ác đạo và thù oán không do đâu mà giải thoát. Bỏ thân mạng nầy rồi chìm xuống biển khổ luân chuyển ba đường, trải khắp ác thú, biết bao giờ trở lại thân người ? Suy nghó như vậy mới thật là đau lòng, tâm tư như thế mới thấy là khổ trí. Chúng con được hạng phúc may mắn, may nhờ thuần phong của Phật, nên cắt aí từ thân, xả gia ly tục, không còn tưởng nhớ gì nữa, há lại không tranh thủ thời gian, để cầu giải thoát. Nếu ý chí không kiên cường, quyết liệt chịu khổ, không lòng lo sợ, thoạt vậy thân lâm trọng bịnh, thân trung ấm hiện ra, thì ngưu đầu, ngục tốt, la sát, a bàng, hình tướng dễ sợ, thình lình tìm đến, gió phong đao xẻ thân, tinh thần sợ hãi,tán loạn, bà con khóc lóc cũng không hay biết. Ngay lúc bấy giờ sanh một niệm thiện tâm, cầu lễ sám hối như ngày nay cũng không thể được, chỉ thấy vô lượng đau khổ trong ba đường ác hiện ra. Ngày nay đại chúng đều phải nổ lực tu tập cho kịp thời, nếu cứ tùy ý phóng túng thì ý chí hướng thượng phải chậm trễ, cho nên phải cố gắng chịu khổ mà dõng mãnh tiến lên. Vì thế trong kinh có dạy: “Từ bi là đạo tràng vì nhẫn nhục chịu khổ vậy. Phát tâm tu theo đạo tràng nầy thì mọi việc đều xong xuôi”. Vậy nên biết rằng : “Vạn thiện được trang nghiêm đều nhờ sự cố gắng nhẫn nại, cũng như muốn qua bể cả, phải nương nhờ ghe thuyền. Nếu có tâm cầu an vui thì không thể có kết qủa an vui. Lý và sự phải đi đôi với nhau. Người hết lương thực mà chỉ mơ tưởng cao lương mỹ vị, tưởng suông như vậy nào có ích gì cho sự đói khát, cần phải làm thế nào cho có cao lương mỹ vị thật sự mới được. Vậy muốn cầu có qủa tốt đẹp nhiệm mầu quyết phải lý và sự đồng hành, không thể thiếu một. Đại chúng phải cùng nhau sanh tâm tăng thượng, phát ý hỗ thẹn mà sám hối diệt tội giải các oán kiết. Trái cứ mê mờ theo thói cũ thì chưa biết ngày nào tỏ ngộ. Nếu mọi người đều giải thoát mà ta còn trầm luân thì ăn năng không kịp. Đại chúng nhất tâm đầu thành đảnh lễ quy y thế gian Đại Từ Bi phụ. Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Định Nghóa Phật. Nam mô Thí Nguyện Phật. Nam mô Bảo Chúng Phật. Nam mô Chúng Vương Phật. Nam mô Du Bộ Phật. Nam mô An Ổn Phật. Nam mô Pháp Sai Biệt Phật. Nam mô Thượng Tôn Phật. Nam mô Cực Cao Đức Phật. Nam mô Thượng Sư Tử Aâm Phật. Nam mô Lạc Hý Phật. Nam mô Long Minh Phật. Nam mô Hoa Sơn Phật. Nam mô Long Hỷ Phật. Nam mô Hương Tự Tại Vương Phật. Nam mô Đại Danh Phật. Nam mô Thiên Lực Phật. Nam mô Đức Man Phật. Nam mô Long Thủ Phật. Nam mô Thiện Hành Yù Phật. Nam mô Nhơn Trang Nghiêm Phật. Nam mô Trí Thắng Phật. Nam mô Vô Lượng Nguyệt Phật. Nam mô Thực Ngữ Phật. Nam mô Nhật Minh Phật. Nam mô Dược Vương Bồ-tát. Nam mô Dược Thượng Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thẩy Tam bảo, đệ tử chúng con tên… tích tập tội chướng sâu dày hơn đại địa bị vô minh che lấp tâm tánh, trong đêm dài mờ mịt, do ba độc mà tạo nhơn thù oán, nên mê muội, chìm sâu trong ba cõi không có ngày ra. Ngay nay nhờ sức từ bi của chư Phật, chư đại Bồ-tát mới mong giác ngộ, sanh tâm hổ thẹn, chí thành cầu xin tỏ bày sám hối. Nguyện xin chư Phật, chư đại Bồ-tát dũ lòng từ bi thâu nhiếp chúng con, đem sức đại trí huệâ, sức bất tư nghì, sức vô lượng tự tại, sức hàng phục tứ ma, sức diệt trừ phiền não, sức giải oan kiết, sức độ thoát chúng sanh, sức an ổn chúng sanh, sức giải thoát địa ngục, sức tế độ ngạ quỉ, sức cứu vớt súc sanh, sức nhiếp hóa A-tu-la, sức nhiếp thọ nhơn đạo, sức tận chư Thiên chư Tiên hữu lậu, sức vô lượng vô biên công đức, vô lượng vô tận trí huệ, nhờ những sức lực ấy khiến các chúng sanh có oán thù trong bốn loài sáu đường, đồng đến đạo tràng thọ lãnh sự sám hối của chúng con hôm nay. Chúng con tên… xả bỏ tất cả sự thù oán, không còn tư tưởng oán thù. Những nghiệp oán thù đã kết đều được giải thoát. Hằng lìa tám nạn khổ, không còn bốn ác thú, thường gặp được chư Phật, nghe Pháp, ngộ Đạo, phát tâm Bồ đề, tu nghiệp xuất thế. Tứ vô lượng tâm, sáu Ba-la- mật hết lòng tu tập, tất cả hạnh nguyện đều được viên mãn, đồng lên Thập địa, đồng vào Kim cang, đồng thành Chánh giác. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên nhận thấy rằng : Oán thù theo nhau đều do ba nghiệp (9) đày đạo con nguười tu hành phải chịu khổ báo, khó chứng đạo qủa. Đã biết nguồn gốc đau khổ, đều do ba nghiệp thì phải dõng mãnh diệt trừ ba nghiệp. Điều khiện thiết yếu dùng để diệt khổ, duy chỉ có phương pháp sám hối. Cho nên trong kinh Phật khen ngợi rằng : “Ở đời chỉ có hai hạng người mạnh nhất: Một hạng người không tạo tội, hai là người tạo tội rồi, mà biết ăn năng sám hối”. Ngày nay đại chúng muốn sám hối, thân tâm đều phải trong sạch, y phục chỉnh tề, sanh lòng hổ thẹn, buồn thảm áo não, sanh hai niệm tâm thì tội gì cũng diệt, phước gì cũng sanh. Những gì là hai? Một là biết hổ, hai là biết thẹn. Hổ là xấu hổ với trời, thẹn là thẹn thùng với người. Hổ là tự mình hay sám hối, diệt trừ các oán thù. Thẹn là hay dạy bảo người cởi mở các sự trói buộc. Hổ là hay làm các điều thiện. Thiện là hay tùy hỷ cá việc thiện của người. Hổ là tự xấu hổ trong tâm. Thẹn là phát lồ, tỏ bày tội lỗi với người. Nhờ hai pháp ấy mà người tu hành dược pháp an vui vô ngại. Ngày nay đã sanh tâm hổ thẹn, làm lễ đại sám hối, nên phải hết lòng cầu xin tứ sanh lục đạo. Vì sao vậy? Vì trong kinh Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều là bà con quyến thuộc với nhau, hoặc đã từng làm cha mẹ, hoặc đã từng làm Sư trưởng, cho đến hoặc đã làm anh em chị em với nhau. Hết thẩy chúng sanh đều như thế. Bởi vô minh che lấp chơn tánh nên không biết nhau. Vì không biết nên hay sanh ra súc não và oán thù nhau mãi mãi”. Ngày nay đại chúng đã hiểu biết ý ấy, nên phải hết lòng cầu khẩn tha thiết dụng tâm, quyết khiến một niệm tâm cảm mười phương Phật, một lạy đoạn trừ vô lượng oán thù. Đại chúng nhất tâm đầu thành đảnh lễ quy y thế gian Đại Từ Bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Định Yù Phật. Nam mô Vô Lượng Hình Phật. Nam mô Minh Chiếu Phật. Nam mô Bảo Tướng Phật. Nam mô Đoạn Nghi Phật. Nam mô Thiện Minh Phật. bảo. Nam mô Bất Hư Bộ Phật. Nam mô Giác Ngộ Phật. Nam mô Hoa Tướng Phật. Nam mô Sơn Chủ Vương Phật. Nam mô Đại Oai Đức Phật. Nam mô Biến Kiến Phật. Nam mô Vô Lượng Danh Phật. Nam mô Bảo Thiên Phật. Nam mô Trú Nghóa Phật. Nam mô Mãn Ý Phật. Nam mô Thượng Tán Phật. Nam mô Vô Ưu Phật. Nam mô Vô Cấu Phật. Nam mô Phạm Thiên Phật. Nam mô Hoa Minh Phật. Nam mô Thân Sai Biệt Phật. Nam mô Pháp Minh Phật. Nam mô Tận Kiến Phật. Nam mô Đức Tịnh Phật. Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát. Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thẩy Tam Nguyện xin Tam bảo đồng gia tâm nhiếp thọ cho chúng con. Chúng con tên… cầu xin: Những điều sám hối đều được diệt trừ, đều được thanh tịnh. Lại nguyện xin cho những người đồng sám hối hôm nay từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, tất cả oán thù đều được giải thoát, tất cả thống khổ đều được tiêu diệt hoàn toàn; kiết tập phiền não hằng được thanh tịnh. Xa lìa bốn ác thú, tự tại thọ sanh đích thân hầu hạ chư Phật, được Phật thọ ký, lục độ, tứ đẳng, nhất thời đồng tu, đủ bốn biện tài, được mười trí lực, tướng tốt nghiêm thân, thần thông vô ngại, vào kim cang tâm, thành bậc Chánh giác. TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP QUYỂN THỨ TƯ (HẾT) <詞>CUỐI QUYỂN NĂM Lương Hoàng Bảo Sám. Chí công tuyên dương, Cửu trùng cung điện phóng hòa quang. Hy thị miễn tai ương. Cảm tạ quân vương. Thoát khổ thượng thiên đường. Lương Hoàng Bảo Sám, Vạn đức hồng danh. Linh văn ngũ quyển tối hoằng thâm. Tự tại miễn tai truân. Đảnh lễ Phật danh. Tiêu tai an bảo ninh. Nam Mô Nan Thắng Địa Bồ-tát Ma Ha Tát. (3 lần) <詞>CUNG VĂN: Diệu tướng nguy nguy, lệ trung thiên chi cảo nhật. Từ phong đản đản chấn đại địa chi xuân lôi. Sái cam lộ ư trần tâm, quán đề hồ ư sa giới. Hữu cầu giai ứng, vô nguyện bất tòng. Như lai thư ngũ nhãn chi quang minh, dung hội tác ngũ thời chi Phật sự. Thượng lai phụng vì cầu sám đệ tử đẳng… tu sùng từ bi đạo tràng sám pháp, kim đương đệ tử ngũ quyển, lễ tụng cáo chung, công huân tương bị. Tập ngũ đức chi cao lưu, chiêm ngũ thiên chi diệu tướng, nhiên ngũ phận chi chơn hương, điểm ngũ phương chi huệ cự. Kệ tán nhất âm, hoa phi ngũ sắc, cúng bỉnh gia vi cần hiến, lễ phật hiệu ư quy khuynh. Tác quán, tụng kinh, thù công, dị đức; tiên thân hồi hướng Phật Bồ đề, nhiên hậu phổ huân châu sa giới, xuất sanh thù lợi, phụng vì cầu sám đệ tử đẳng… Sám vị sám chi tội cấu, tập vị tập chi thắng nhơn. Phục nguyện ngũ uẩn chi vân tự không, ngũ suy chi tướng bất hiện. Ngũ căn ngũ lực nhi cụ túc. ngũ cái ngũ triền dó tiêu dung. Phát minh ngũ chủng chi tâm hoa. Trì thủ ngũ chi tịnh giới. Hiện tồn quyến thuộc hy ngũ phước dó hàm trân. Qúa khứ tôn thân đắc ngũ minh nhi thành tựu. Minh minh u trầm chi loại khổ luân tức, nhi cọng chứng Bồ đề. Cừu thù chấp đối chi đồ, oan nghiệp giải nhi đồng sanh thiện đạo. Lược lược vi văn hối quá, tế tế nghiệp quả nan trừ. Nhất nhất ngưỡng ư truy lưu, trùng trùng cầu ư sám hối. Nam Mô Sám Hối Sư Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần). Lương Hoàng Bảo Sám. Ngũ quyển công đức lực, nguyện diệt công đức đẳng… ngũ chướng tội, thân chứng Bồ-tát Nan Thắng Địa. Sám vân cử xứ tội hoa phi. Giải liểu oan, sám liểu tội. Tiệu tai tăng phước thọ. Thoát khổ sanh Đao lợi. Giải liểu oan, sám liểu tội. Triêu diêu trực nhập Long Hoa hội. Long hoa tam hội nguyện tương phùng. Di Lặc Phật tiền thân thọ ký. Nam Mô Long Hoa Hội Bồ-tát Ma Ha Tát (3 lần). Lương Hoàng Bảo Sám. Ngũ quyển dó toàn châu. Hồi hướng tứ ân tịnh tam hữu. Bái sám chúng đẳng tăng phước thọ. Nguyện tương pháp thủy tẩy khiên vưu. Duy nguyện vong giả vãng Tây du. Nan Thắng Địa Bồ-tát. Duy nguyện ai nạp thọ. Nam Mô Đăng Vân Lộ Bồ-tát Ma Ha Tát. (3 lần) Ma Ha Bát Nhã Ba-la-mật Đa tâm kinh… <篇>  TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP <卷>QUYỂN THỨ SÁU CHƯƠNG THỨ CHÍN: GIẢI OAN THÍCH KIẾT (Tiếp Theo) Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng trước hết là hướng về nơi tứ sanh lục đạo mà sám hối ác nghiệp của thân. Kinh dạy rằng: “Có thân thời có khổ không thân thời không khổ” Thế thì thân này là nguồn gốc của khổ. Những ác báo khốc liệt trong ba đường dữ đều do thân mà có. Chứ chưa thấy việc gì người làm mình chịu, hay mình làm người chịu. Mình làm mình chịu. Mình gây nhơn mình tự chịu quả. Nếu tạo thành một nghiệp, tội đã không bờ bến, huống nữa chung thân làm ác, tội biết bao nhiêu? Nay ta chỉ biết có thân ta, không biết có thân người, chỉ biết có ta đau khổ, không biết có người đau khổ. Chỉ biết có ta cầu an vui, không biết người cùng cầu an vui. Vì ngu si nên chúng ta sanh tâm bỉ ngã, sanh tưởng oán thân, nên có oán thù cùng khắp lục đạo. Nếu không giải oán kiết thì biết lúc nào ra khỏi lục đạo, cứ ở mãi trong ấy kiếp này sang kiếp khác, há không đau lòng sao? Hôm nay Đại chúng khởi tâm dõng mãnh sanh đại hổ thẹn, làm lễ đại sám hối, quyết lòng khiến một niệm cảm mười phương Phật, một lạy đoạn trừ vô lượng oán kiết. Đồng nhau một lòng tha thiết đảnh lễ quy y Thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Nguyệt Diện Phật Nam mô Bảo Đăng Phật Nam mô Bảo Tứ Phật Nam mô Thượng Danh Phật Nam mô Tác Danh Phật Nam mô Vô Lượng Âm Phật Nam mô Vi Lam Phật Nam mô Sư Tử Thân Phật Nam mô Minh Ý Phật Nam mô Vô Năng Thắng Phật Nam mô Công Đức Phẩm Phật Nam mô Nguyệt Tứ Phật Nam mô Đắc Thế Phật Nam mô Vô Biên Hạnh Phật Nam mô Khai Hoa Phật Nam mô Tịnh Cấu Phật Nam mô Kiến Nhất Thế Nghóa Phật Nam mô Dõng Lực Phật Nam mô Phú Túc Phật Nam mô Phước Đức Phật Nam mô Tùy Thời Phật Nam mô Quảng Ý Phật Nam mô Công Đức Kỉnh Phật Nam mô Thiện Tịnh Diêt Phật Nam mô tài Thiện Phật Nam mô Khánh Âm Phật Nam mô Đại Thế Chí Bồ-tát Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin nhờ Phật lực, pháp lực, Bồ-tát lực và hết thảy hiền Thánh lực khiến tất cả chúng sanh có oán thù trong tứ sanh lục đạo đồng đến đạo tràng. Mọi người trong Đại chúng đều sám tạ, tâm niệm miệng nói lời như thế này: Chúng con tên… từ vô thỉ vô minh chú địa trở lại cho đến ngày nay do vì nhơn duyên ác nghiệp của thân, hoặc đối với các cõi trời, cõi người mà gây thù kết oán, hoặc đối với loài A-tu-la loài địa ngục mà gây thù kết oán, nguyện nhờ Phật lực, pháp lực, Bồ-tát lực, và hết thảy hiền Thánh lực, khiến các chúng sanh có tâm oán hận ba đời, ở trong tứ sanh lục đạo, hoặc có oán thù hay không, phải oán thù hoặc khinh hoặc trọng, nhờ sự sám hối hôm nay mà tội lỗi đều tiêu diệt, thân tâm được thanh tịnh, không còn chịu đau khổ trong ba cõi. Sanh ra nơi nào cũng thường gặp được chư Phật. Lại nữa, những người hiện đồng sám hối hôm nay, từ vô thỉ sanh tử trở lại cho đến ngày nay vì nhơn duyên ác nghiệp của thân mà gây oán kết thù với hết thảy chúng sanh trong ác đạo, hoặc do vì sân hận, hoặc do vì tham ái, hoặc do vì ngu si, từ ba độc căn ấy mà sanh ra mười ác nghiệp: ưa giết hại gia cầm thú, đoạn mang trâu dê…. hoặc vì ruộng vườn, hoặc vì nhà cửa, hoặc vì tiền tài, trở lại giết hại lẫn nhau. Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, hoặc vì lợi dưỡng mà giết lầm chúng sanh, hoặc giả làm thầy thuốc châm chích bách tánh, những tội như vậy, oán thù vô lượng, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt. Lại nữa, từ vô thỉ cho đến ngày nay, hoặc làm chúng sanh đói khát, hoặc dựt lương thực của người, hoặc bức ép chúng sanh uông mặn, nuốt đắng, hoặc đoạn nước uống của người; bao nhiêu nghiệp ác như vậy, sanh ra oán thù, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, xa lìa minh thư thân cận bạc ác, do thân ba nghiệp tạo bao nhiêu tội, buông lòng giết hại người vô tội cách yểu uổng; hoặc phá triệt ao hồ, bít lấp ngòi rảnh, não hại các loài lớn bé dưới nước, hoặc thiêu đốt núi rừng, hoặc bủa răng chài lưới sát hại tất cả chúng sanh dưới nước. Oán thù như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, tâm không từ bi, hạnh không bình đẳng, vặn càn bẻ móc, vào già ra non, (đong đầy gạt lưng) xâm lấn người hèn hạ, hoặc phá hoại làng xóm của người, dành dựt cướp đoạt, cắp trộm của người để cung cấp cho mình, thiếu lòng thành tín, sát hại lẫn nhau. Những oán thù như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay tâm không từ bi, hạnh không từ bi, đối với chúng sanh trong sáu đường làm đủ mọi điều khổ sở, hoặc đánh đập bà con, không kể đạo tình quyến thuộc, hoặc trói buộc giam cầm ngục tối, hoặc tra khảo ngửa nghiêng, đấm bắn thương tích, hủy hoại thân thể, chém chặt tàn hại, lột da xẻ thịt, nấu nướng chiên xào. Những oán thù như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay do ba ác nghiệp của thân, bốn ác nghiệp của miệng, ba ác nghiệp của ý, tạo ra những tội tứ trọng ngũ nghịch, bao nhiêu tội ác đều làm hết. Tự ỷ mình tuổi cao mạng lớn, không sợ quỉ thần, chỉ sợ mình không hơn người, sợ người hơn mình, hoặc ỷ thế cao dòng lớn họ mà khinh người ngạo vật, gây ra oàn thù như vậy, hoặc ỷ mình nghe nhiều hiểu rộng mà khinh người ngạo vật, gây ra oán thù như vậy, hoặc vì văn chương kỹ nghệ mà khinh người ngạo vật, gây ra oán thù như vậy, hoặc vì khoe giàu, xa xỉ mà khinh người ngạo vật gây ra oán thù như vậy, hoặc vì ăn nói sắc sảo mà khinh người ngạo vật gây ra oán thù như vậy. Những oán thù ấy hoặc đối bên hình tượng Phật Thánh, không tâm cung kỉnh mà sanh ra, hoặc đối với Hòa thượng, A-xà-lê mà sanh ra, hoặc đối với các bậc thượng tọa, Trung tọa, Hạ tọa chung ở với nhau mà sanh ra, Hoặc với quyến thuộc của những người đồng tu học mà sanh ra, hoặc đối với cha mẹ bà con thân thích mà sanh ra. Những oán thù như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, hoặc đối với các loài trời, loài người mà sanh ra thù kết oán, hoặc đối với loài A-tu-la, loài địa ngục mà sanh ra thù kết oán, hoặc đối với loài súc sanh, loài ngạ quỉ mà sanh ra thù kết oán, rộng ra cho đến đối với hết thảy các loài chúng sanh trong mười phương mà gây ra thù kết oán. Những tội ác ấy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt. Lại nữa, chúng con tên…. từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, hoặc vì tật đố, hoặc vì siểm khúc để cầu mình hơn người, hoặc vì danh dự, hoặc vì quyền lợi mà theo ngoại đạo tà kiến không biết hổ thẹn, gây thù kết oán như vậy, hoặc nặng hoặc nhẹ, tội nhơn khổ quả, số lượng nhiều ít, chỉ có chư Phật, chư đại Bồ-tát mới thấy hết, biết hết. Nguyện xin chư Phật chư đại Bồ-tát dủ lòng thương xót chúng con. Như chúng con từ vô thỉ trở lại đây đã tạo ra bao nhiêu tội lỗi, hoặc tự làm, hoặc dạy người làm, hoạc thấy người làm sanh tâm tùy hỷ; hoặc chúng con tự lấy của Tam bảo, hặoc dạy người lấy của Tam bảo, hặoc thấy người lấy mà sanh tâm tùy hỷ, hoặc có che giấu hoặc không che giấu, các tội nói trên, như chỗ chư Phật, chư Đại Bồ-tát đã thấy, đã biết, tội lượng nhiều ít. Dáng đọa đóa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, sa vào các đường ác, biên địa hạ tiện để chia các oán thù, ngày nay chúng con sám hối nguyện xin trừ diệt hết. Thần lực của chư Phật không thể nghó bàn, xin Phật dủ lòng từ bi cứu vớt hết thảy chúng sanh. Chúng con tên…. nay hướng vế tứ sanh lục đạo, cha mẹ, Sư trưởng hết thảy bà con quyến thuộc mà sám hối tội đã làm cởi mở oán thù. Nguyện xin Tam bảo khiến hết thảy chúng sanh trong lục đạo, có tâm oán thù chúng con, đều hoan hỷ xả bỏ tất cả oán thù, không còn sanh tâm phân biệt oán thân, đối với nhau đều vô ngại như hư không. Nguyện xin từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật đoạn trừ hết kiết tập phiền não…. Ba nghiệp thanh tịnh không còn oán hận, tùy ý sanh lên thiên cung bảo điện, tứ vô lượng tâm, lục Ba-la-mật thường hay tu hành, trăm phước nghiêm thân, vạn thiện đầy đủ, an trú vào nơi đại định Thủ lăng nghiêm, chứng thân kim cang. Trong khoảng một niệm, hiện thân khắp sáu đường, tế độ hết thảy chúng sanh đồng lên Đạo tràng, thành bậc Chánh giác. Hôm nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã sám hối được thân tội, thì thân nghiệp được thanh tịnh. Còn lỗi của khẩu nghiệp nay phải sám hối. Khẩu nghiệp là cái họa môn của hết thảy oán thù. Cho nên các đức Phật đều dạy không được nói hai lưỡi, nói hung ác, nói dối, nói thêu dệt. Nên biết lời nói dua nịnh quanh co, hoa mî hay đem lại thị phi tai họa không phải là ít, mắc phải quả báo rất nặng. Than ôi! Người đời, tâm ôm lòng ác độc, miệng nói lời ác độc, thân làm việc ác độc, do ba điều ấy mà hại chúng sanh bị độc hại liền kết oán hận, thề quyết báo thù, hoặc đời này toại nguyện, hoặc chết rồi mang theo. Chúng sanh kết oán như vậy khắp cả lục đạo để báo thù nhau, không bao giờ cùng tận. Báo thù nhau như vậy đều do túc nghiệp đời trước đã gây ra, chớ không phải vô cớ, không có nguyên nhơn. Thân ba nghiệp, miệng bốn nghiệp. Những nghiệp ấy mới thật là nguồn gốc của tội ác. Người tại gia không trung hiếu chết vào núi Thái sơn, chịu sự thảm khốc của lửa nóng, nước sôi. Người xuất gia không vì Phật pháp sau sẽ sanh về chỗ của người ác thường ở để chịu oán thù. Oán thù theo nhau như thế đều do ba nghiệp. Trong ba nghiệp ấy khẩu nghiệp nặng nhất, cho nên phải mắc đủ thứ quả báo đau khổ, trong đêm dài mù mịt mà không hay biết. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng biết rằng chúng ta sở dó luân hồi mãi trong lục đạo đều do khẩu nghiệp, hoặc buông lời khinh khi thô tháo, miệng nói sắc xảo biện bác xảo lanh, nói lời phù phiếm, dối trá quỉ quyệt, lời nói không đi đôi với việc làm, nên mắc phải ác báo nhiều kiếp không thôi. Vậy Đại chúng đâu có thể không sợ hãi, không hết lòng sám hối, không tẩy trừ tội lỗi ấy đi. Chúng con từ khi có thần thức trở lại cho đến ngày nay khẩu nghiệp bất thiện, không tốt với tứ sanh lục đạo, cha mẹ Sư trưởng tất cả bà con, không có điều ác gì của các người ấy mà chúng con không tuyên truyền. Chúng con nói lời thô xẳn phát tiếng bạo hoạnh hủy báng chê bai, bạn bè chơi nhỏi nhóm họp mà nói xấu, nói lời vô nghóa. Chỉ không nói có, chỉ có nói không, thấy nói không, không thấy nói có. Nghe nói không nghe, không nghe nói nghe, làm nói không làm, không làm nói làm. Nói ngược nói xuôi như vậy, đảo lộn trời đất, để lợi mình hại người dèm chê lẫn nhau. Nói đến mình thì bao nhiêu phước đức đều quy tụ về cho mình. Nói đến người thì bao nhiêu đều ác độc đều đổ xô về cho người. Cho đến khen chế tố cáo Thánh Hiền, so lường vua tôi, cân nhắc cha con, cơ hiềm Sư trưởng, hủy báng thiện tri thức, vô đạo, vô nghóa, không ngó lại tai nạn u ách ở đời tán hình mất mạng, đời sau thống khổ vónh kiếp mắc phải quả báo ác. Vả chăng vừa cười giỡn đó, trong khoảnh khắc liền chịu vô lượng trọng tội, huống nữa, dùng lời ác mà làm hại cho tất cả. Đệ tử chúng con, cùng nhau từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay do khẩu ác nghiệp, đối với các loài trời, loài người mà có oán thù đối với loài A-tu-la loài địa ngục mà oán thù, đối với loài ngạ quỉ, loài súc sanh mà có oán thù, đối với cha mẹ, Sư trưởng và tất cả bà con mà có oán thù, đệ tử chúng con tên…. do lòng từ bi, đồng tu như Bồ-tát, đồng nguyện như Bồ-tát, xin thay thế cho tất cả chúng sanh mà đảnh lễ quy y, thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Tịnh Đoạn Nghi Phật Nam mô Vô Lượng Trì Phật Nam mô Diệu Lạc Phật Nam mô Bật Phụ Phật Nam mô Vô Trú Phật Nam mô Đắc Xoa Ca Phật Nam mô Chúng Thủ Phật Nam mô Thế Quang Phật Nam mô Đa Đức Phật Nam mô Phất Sa Phật Nam mô Vô Biên Oai Đức Phật Nam mô Ý Nghóa Phật Nam mô Dược Vương Phật Nam mô Doạn Ác Phật Nam mô Vô Nhiệt Phật Nam mô Thiện Điều Phật Nam mô Danh Đức Phật Nam mô Dõng Đức Phật Nam mô Hoa Đức Phật Nam mô Kim Cang Quân Phật Nam mô Đại Đức Phật Nam mô Tịch Diệt Ý Phật Nam mô Hương Tượng Phật Nam mô Na La Diên Phật Nam mô Thiện Trú Phật Nam mô Bất Hưu Tức Bồ-tát Nam mô Diệu Âm Bồ-tát Nam mô Vô biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ-tát lực, Hiền Thánh lực, khiến tất cả chúng sanh trong tứ sanh lục đạo giác ngộ trở lại mà đến Đạo tràng. Nếu người nào có thân hình bị câu thúc trở ngại, có tâm mà không đến được, nguyện xin nhờ Phật lực, Bồ-tát lực, Hiền Thánh lực thâu nhiếp tinh thần của những người ấy khiến tất cả đều đến được Đạo tràng nầy, thọ lãnh sự sám hối khẩu nghiệp của chúng con; từ vô thỉ vô minh trú địa trở lại cho đến ngày nay vì nhơn duyên của nghiệp ác khẩu, đối với chúng sanh trong lục đạo, tạo ra đủ mối oán thù, nguyện xin nhờ sức oai thần của Tam bảo khiến cho tất cả oán thù kết lại trong ba đời của tứ sanh lục đạo, nhơn sám hối này mà được trừ diệt. Chúng con tên… từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay hoặc vì sân khuể, hoặc vì tham ái, hoặc vì ngu si, từ ba độc căn, tạo mười ác hạnh do bốn ác nghiệp của miệng tạo ra vô lượng tội. Hoặc do ác khẩu mà não loạn cha mẹ, Sư trưởng quyến thuộc, và tất cả chúng sanh; hoặc đối với cha mẹ khởi ra nghiệp nói dối; hoặc đối với Sư trưởng khởi ra nghiệp nói dối; hoặc đối với quyến thuộc khởi ra nghiệp nói dối; hoặc đối với tất cả chúng sanh khởi ra nghiệp nói dối; hoặc thấy nói không thấy, không thấy nói thấy; hoặc nghe nói không nghe, không nghe nói nghe; hoặc biết nói không biết, không biết nói biết; hoặc vì kiêu mạn, hoặc vì tật đố khởi ra nghiệp nói dối. Những tội ác như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay khởi ra nghiệp hai lưỡi, thọ lãnh lời ác của người khác không thể che giấu; đến người này nói người kia, đến người kia nói người này; làm cho người này chia rẽ người kia, làm cho người kia đau khổ; hoặc vì cười giỡn, làm cho hai bên đấu tranh nhau, cốt nhục chia lìa; phá quyến thuộc của người, sàm loạn quân thần nhiễu hại tất cả. Những tội như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, tạo tội ỷ ngữ, nói lời vô nghóa, lời không lợi ích hoặc làm phiền não cha mẹ; hoặc làm phiền não Sư trưởng; hoặc làm phiền não bạn đồng học, cho đến đối với hết thảy chúng sanh trong lục đạo khởi tâm não hại. Như vậy khẩu nghiệp khởi ra oán thù vô lượng vô biên ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Nguyện nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ-tát lực và hết thảy Hiền Thánh lực, ngày nay chúng con sám hối, khiến cho tất cả oán thù ba đời trong bốn loài sáu đường, hết thảy sự gây thù kết oán hoàn toàn giải thoát, bao nhiêu tội nghiệp đều tiêu trừ, hoàn toàn không trở lại gây thù kết oán nữa, không đọa trở lại trong ba đường kết oán nữa, rốt ráo không trở lại trong lục đạo hòng làm khổ sở độc hại nhau nữa. Từ nay trở đi xả bỏ tất cả oán thù không còn phân biệt oán, thân, tất cả đều hòa hiệp như nước và sữa hằng lám pháp thân, từ bi quyến thuộc. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, không còn trở lại chịu quả báo trong ba cõi, đoạn ba nghiệp chướng, trừ năm bố úy, tứ vô lượng tâm, lục Ba-la-mật tăng tấn thâm tu, hành đạo đại thừa, vào trí huệ Phật. Hết thảy hạnh nguyện đầy như biển cả. Lục thông Tam minh, thảy đều thông suốt, chứng pháp Tam mật đủ năm phần pháp thân, phát kim cang huệ, thành quả chủng trí. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã được sám hối thân nghiệp rồi; khẩu nghiệp rồi; thứ lại sám hối ý nghiệp cho được thanh tịnh. Hết thảy chúng sanh luân hồi sanh tử, không được giải thoát đều do ý nghiệp. Thập ác ngũ nghịch kiết tập kiên cố quyết định đều do ý nghiệp. Cho nên Phật dạy rằng: Không đoạn được tham dục sân nhuể và ngu si tà kiến, thì sau phải đọa địa ngục chịu khổ vô cùng. Ngày nay Đại chúng đã cùng nhau nhận thấy rằng: Cái tâm nó thúc đẩy cái thức làm việc cũng như vua chỉ huy tất cả đình thần. Miệng nói lời ác, thân làm việc ác, nên hay chiêu tập quả báo khổ kịch liệt trong sáu đường. Nên biết rằng; Thân bị hủy diệt tan mất, việc ấy là do tâm đạo. Nay muốn sám hối trước phải đoạn trừ cái tâm, sau mới đánh dẹp cái ý. Vì cớ gì vậy? Kinh dạy rằng: “Chế ngự tâm lại một chỗ thì việc gì cũng xong”. Vậy thì tâm trong sạch đó là nguồn gốc của giải thoát; ý thanh khiết đó là nền tảng của tiến hóa. Được như thế thì quả báo kịch luệt nơi tam đồ không lại, mà thống khổ vô cùng trong ác đạo cũng chẳng qua. Nhưng thân nghiệp, khẩu nghiệp thô thiển bên ngoài dễ trừ. Yù nghiệp rất vi tế bên trong thật là khó trừ. Như Lai là bậc Đại Thánh, nhất thế trí. Nhơn đối với thân, khẩu, ý mới không cần giữ gìn, phàm phu ngu muội mê lắm, dám không cẩn thận hay sao? Nếu không đánh dẹp ba nghiệp làm cho ba nghiệp thanh tịnh, thì chưa thấy điều lành của ba nghiệp. Vì thế nên kinh dạy rằng: “Phòng ngừa cái ý như canh gác cửa thành, gữi gìn cái miệng như bưng kín miệng binh”. Như thế chúng con không giám gữi gìn ba nghiệp hay sao. Chúng con từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, thọ thân này do vô minh phát khởi ra ái dục, làm cho thêm lớn đường sanh tử và cũng hay làm đầy đủ mười hai điều đau khổ tám tà tám nạn, luân hồi lưu chuyển trong tâm đồ lục đạo, không có chỗ nào là không trải qua. Chịu vô lượng khổ trong những chỗ như vậy đều do ý nghiệp cấu tạo, sanh ra oán thù. Ý nghiệp niệm niệm phan duyên, chưa từng tạm xả, kích động lục căn, chạy khắp ngũ thể. Những ác nghiệp nặng hay nhẹ đều do ý tạo ra cả. Nếu thân và khẩu chưa vừa ý thì tâm càng thêm giận dữ độc ác, bèn sát hại nhau, không thương xót. Như chúng con hơi có chút ghẻ ngứa đã không thể chịu được, giả sử việc ấy ở nơi người khác thì cho sự đau khổ không bao nhiêu. Thấy lỗi của người lòng muốn tuyên truyền nói ra, tự mình có lỗi không muốn người khác nghe biết. Có tâm niệm như vậy thật là xấu hổ. Lại nữa ý khởi sân hận là mở đường rộng lớn, rước oán tặc vào tâm. Sở dó trong kinh Phật dạy rằng: “Giặc cướp công đức không gì hơn sân khuể”. Lại nữa Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: Phật tử khởi lên một niệm sân tâm, thì trong tất cả ác tâm không có tâm nào ác hơn nữa. Vì sao vậy? Vì khởi lên một niệm sân thì phải chịu một trăm ngàn vạn sự chướng ngại. Chướng không thấy Bồ Đề Chướng không nghe được chánh pháp Chướng làm cho sanh vào đường ác Chướng sanh ra nhiều tật bịnh Chướng bị người hủy báng Chướng sanh ra ám độn Chướng làm mất chánh niệm Chướng làm cho ít trí huệ Chướng làm cho gần ác tri thức Chướng không ưa việc hiền lành Chướng làm cho xa chánh kiến. Cho đến xa lìa chánh giáo của Phật, vào cảnh giới của ma, trái với thiện tri thức , các căn khiếm khuyết, sanh vào các nhà làm nghiệp ác, ở nơi biên địa. Những chướng như vậy đều do sàn hận, nhiều không thể kể xiết. Chúng con từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, lẽ ra cũng có vô lượng vô biên ác tâm sân hận cho đến khởi sân hận không kể gì bà con họ hàng, huống nữa là đối với các chúng sanh trong lục đạo. Cho đến do sân hận mà gây ra phiền não mãnh liệt độc ác mà mình không tự biết. Chỉ về phần sự tướng bên ngoài không thực hiện được như ý muốn, chớ về tam tưởng thì không có việc gì không nghó đến. Giá như điều ác gì tâm đã nghó được đã thực hiện được như ý muốn thì không ai là không khỏi bị khốn khổ. Bởi thế cho nên một phen thiên tử (vua) nổi giận thì thấy phơi đầy đường ngàn dặm. Từ vua trở xuống thì tự do ngang tàng qấy nhiễm chúng sanh, đánh đập, trói buộc những người có tội. Ngay lúc bấy giờ thì không thể chỉ vào đâu mà nói rằng: ta làm lành được, chỉ sợ đánh người không đau, không nặng, không khốc liệt mà thôi. Đó là sự ác độc của ý nghiệp chung cho tất cả loài hữu tình, trí ngu đều không khỏi. Giàu sang nghèo hèn như nhau mà chưa có một ngày nào biết hổ thẹn ăn năn. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nhận thấy phiền não sân hận của ý nghiệp rất sâu kín. Dầu chúng ta có muốn xả bỏ, nhưng gặp cảnh nó cũng sanh tâm, cúng với ác ý hoạt động, niệm niệm xúc chạm nhau,biết lúc nào thoát ly được khổ não ấy. Đại chúng đã biết tội này không thể để yên vậy mà không lo sám hối, thì ngày nay phải khấu đầu lễ bái, tỏ hết lòng sám hối tôi sân hận, nguyện xin trừ diệt. Mọi người phải đầu thành đảnh lễ quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích ca Mâu Ni Phật Nam mô Vô Sở Phụ Phật Nam mô Nguyệt Tướng Phật Nam mô Cung Kỉnh Phật Nam mô Oai Đức Thủ Phật Nam mô Trí Nhật Phật Nam mô Thượng Lợi Phật Nam mô Tu Di Đảnh Lễ Nam mô Trị Oán Tặc Phật Nam mô Liên Hoa Phật Nam mô Ứng tán Phật Nam mô Trí Thứ Phật Nam mô Ly Kiêu Phật Nam mô Na La Diên Phật Nam mô Thường Lạc Phật Nam mô Bất Thiểu Quốc Phật Nam mô Thiện Danh Phật Nam mô Kiên Hữu Biên Phật Nam mô Thậm Lương Phật Nam mô Đa Công Đức Phật Nam mô Bảo Nguyệt Phật Nam mô Sư Tử Tướng Phật Nam mô Nhạo Thuyền Phật Nam mô Vô Sở Thiểu Phật Nam mô Du Hý Phật Nam mô Sư Tử Du Hý Bồ-tát Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy tam Nguyện xin Tam bảo đem từ bi lực, vô lượng vô biên tự tại lực, nạp thọ chúng con tên… ngày nay hướng về tứ sanh lục đạo, cha mẹ, Sư trưởng, hết thảy bà con mà sám hối bao nhiêu oán thù do ý nghiệp đã kết lại, hoặc có oán thù hay không phải oán thù, hoặc khinh hoặc trọng, những oán đã kết rồi, nguyện xin sám hối trừ diệt, những oán chưa kết quyết không dám kết. Nguyện xin nhờ sức Tam bảo đồng gia tâm nhiếp thọ, thương xót, che chở cho chúng con được giải thoát. Đệ tử chúng con tên…. từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, do vì nhơn duyên ác nghiệp của ý, nên đối với tứ sanh, lục đạo, cha mẹ, Sư trưởng và tất cả bà con, mà kết các oán thù, hoặc khinh hoặc trọng, ngày nay hổ thẹn, tỏ bày sám hối, nguyện xin trừ diệt tất cả oán thù. Lại từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, y nơi gốc ba độc, khởi ra tâm tham, nhơn nơi tham sữ, khởi ra tham nghiệp, hoặc u ẩn hay hiển hiện, cùng tận hư không giới, hễ nơi nào, lúc nào thấy người có của thì sanh tâm ác, nghó rằng: Ta sẽ lấy của ấy, cho đến của cha mẹ, của Sư trưởng của bà con, của hết thảy chúng sanh, của chư Thiên, của chư Tiên, những của ấy đều cho là thuộc về ta cả. Tội ác như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, khởi ra sân nghiệp, ngày đêm luôn luôn thiêu đốt thân tâm không có một giờ phút nào tạm thời ngừng nghỉ. Có chút gì không bằng lòng, liền nổi giận đùng đùng, đem chúng sanh ra mà não hại đủ điều, hoặc roi gậy đánh đập, hoặc nhận chìm xuống nước, cho đến dùng cách xua đuổi, bỏ đói khát, trói buộc, treo lên trên cao hay nhốt vào phòng tối cho đến chết. Những tội sân hận như thế vô lượng vô biên, gây ra oán thù không thể kể xiết, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, tùy thuận vô minh, làm những việc ngu si, tạo tất cả điều ác; không có trí huệ chơn chánh, tin theo lời tà, thọ lãnh pháp tà, những nghiệp si mê như vậy tạo ra oán thù vô lượng vô, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt. Lại từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, làm mười tà đạo, kết hết thảy oán thù, tạo ra tất cả ác nghiệp, niệm niệm phan duyên, chưa từng tạm xả, kích động sáu căn khởi các kiết nghiệp,hoặc thơi thân khẩu chưa thỏa mãn thì tâm càng thêm độc ác, cho đến giỡn cười, gây ra thị phi. Không dùng tâm ngay thẳng làm việc theo người, thường ôm lòng siểm khúc, không biết hổ thẹn. Những tội như vậy vô lượng vô biên, ở trong lục đạo, chịu đại khổ não, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con tên… từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, thân nghiệp bất thiện, khẩu nghiệp bất thiện, ý nghiệp bất thiện. Những ác nghiệp như vậy đối với Phật khởi ra tất cả tội chướng, đối với Pháp khởi ra tất cả tội chướng, đối với Bồ-tát và Hiền Thánh khởi ra tất cả tội chướng. Những tội chướng như vậy vô lượng vô biên, ngày nay chí thành cầu khẩn xin sám hối, nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, thân ba ác nghiệp, miệng bốn ác nghiệp, ý ba ác nghiệp, tạo ra tất cả tội ngũ nghịch, tứ trọng, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, sáu căn, sáu trần, sáu thức, vọng tưởng điên đảo, phan duyên các cảnh, tạo ra tất cả các tội, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Lại nữa từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, đối với nhiếp oai nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiếp chúng sanh pháp giới, phần nhiều có hủy phạm, sau nầy thân hoại mạng chung phải đọa ba đường ác, ở trong địa ngục vô lượng vô biên hằng sa thống khổ. Sau lại đọa vào ngạ quỉ sẽ ngu si, không hiểu biết gì, thường bị đói khát, chịu các nhiệt não, rồi lại đọa vào súc sanh chụi vô lượng khổ, ăn uống vật bất tịnh, cơ hàn khốn khổ. Tội hết được sanh làm người, đạo vào nhà tà kiến, tâm thường siểm khúc, tin lời Tà, mất chánh đạo, chìm vào biển sanh tử không hẹn ngày ra. Tất cả tội ác, oán thù ba đời như thế nói không thể xiết, chỉ có chư Phật mới thấy hết biết hết. Như chỗ chư Phật đã thấy đã biết, tội báo nhiều ít, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt. Nguyện xin chư Phật, chư Đại Bồ-tát đem đại từ bi lực, đại thần thông lực, như pháp điều phục chánh sanh lục khiến chúng con tên… ngày nay sám hối tất cả oán thù liền được trừ diệt. Hết tất cả chúng sanh trong lục đạo đã chịu trả oán thù rồi, hay chưa chịu trả oán thù, nguyện xin nhờ sức đại từ bi lực của chư Phật, chư đại Bồ-tát và tất cả Hiền Thánh, khiến hết thảy kẻ oán thù ấy hoàn toàn giải thoát. Từ nay trở đi cho đến ngày chứng quả Bồ đề, tất cả tội chướng hoàn toàn thanh tịnh, không sanh vào đường ác, sanh về tịnh độ, bỏ sống oán thù, được sống trí huệ, bỏ thên oán thù được thân kim cang, bỏ ác đạo khổ, được niết bàn vui, nhớ ác đạo khổ, phát Bồ đề tâm, tứ đẳng lục độ thường được hiện tiền, tứ biện lục thông được tự tại như ý, dõng mãnh tinh tấn, không thôi không nghỉ tu lên cho đến mãn hạnh thập địa, trở lại độ thoát vô biên chúng sanh. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nguyện xin cho tất cả chúng sanh đời quá khứ, đời hiện tại và cùng tận đời vị lai ở trong bốn loài, sáu đường, đều được nhờ sự sám hối hôm nay mà thanh tịnh, đồng được giải thoát, đồng đủ trí huệ, thần thông tự tại. Nguyện xin cho các chúng ấy từ nay trờ cho đến ngày thành Phật, thường thấy được pháp tâm của chư Phật khắp mười phương, tận hư không giới, thường thấy thân tử ma kim sắc, ba mươi hai tướng tốt và tám chục vẻ đẹp của chư Phật, phân tán ra khắp mười phương cứu độ chúng sanh; thường thấy chư Phật phóng bạch hào tướng quang ở giữa hai chặn mày, tế độ chúng sanh đau khổ trong địa ngục. Lại nguyện xin cho Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, nhờ công đức nhơn duyên sám hối thanh tịnh hôm nay mà từ nay trở đi bỏ thân này thọ thân khác, cũng không vào trong địa ngục để chịu những thống khổ, tiêu hình hoại thể, trong vạc nước sôi, lò lửa nóng không trải qua đường ngạ quỉ mà chịu các thống khổ đói khát; cổ nhỏ bằng kim, bụng to bằng trống chầu; không trải qua đường súc sanh để đền nợ cũ, trả mạng xưa, chịu các sự phanh thây xẻ thịt, lôi kéo khốn khổ. Lại nguyện xin Đại chúng từ nay trở đi gữi gìn trong sạch, không làm ô uế đạo tâm, thường tu nhơn nghóa, niệm tưởng báo ơn, cúng dường cha me như cúng dường Phật không khác, phụng sự Sư trưởng như đối chư Phật, kỉnh trọng quốc chủ như thường trú Pháp thân, đối với mọi người như mình không khác. Lại nguyện xin Đại chúng từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, hiểu thấu nghóa lý sắc mầu của chư Phật, tâm trí không sợ hãi, rõ thông Đại thừa, thấy suốt chánh pháp liền tự khai giải, không phải nhờ ai chỉ bày, một lòng kiên cố cầu đạo Bồ đề trở lại hóa độ vô biên chúng sanh, đồng như bậc chư phật, thành bậc chánh giác. Ngày nay Đại chúng an thân hay hiện thân trong Đạo tràng xin chứng minh cho lời phát nguyện mảy mọn sau nầy: Chúng con tên… chánh nguyện: Nguyện sanh về cảnh của chánh nhơn ở, thường hay kiên lập Đạo tràng, hưng hiển cùng dường, làm lợi ích rộng lớn cho tất cả chúng sanh. Nguyện thường được Tam bảo từ bi nhiếp thọ, thường có thế lực giáo hóa dìu dắt được dễ dàng, thường tu hành tinh tấn, không say đắm dục lạc ở đời; thường biết các pháp đều không có tự tánh; đối với người oán kẻ thân đều đem điều lành bình đẳng hóa độ cho đến Bồ đề tâm không thối chuyển. Từ nay trở đi, một mảy thiện tâm nào cũng nhờ thiện lực này mà thành tựu. Lại nguyện sanh trong loài người, sanh vào nhà từ thiện; lại lập từ bi Đạo tràng, cúng dường tam bảo, điều thiện nhỏ nhiệm nào cũng đem bố thí hồi hướng cho tất cả chúng sanh. Nguyện cùng với Hòa thượng, A-xà-lê chung lo tu hành, không xa lìa nhau, trường trai khổ hạnh tâm không ái nhiễm, không lập gia đình, trung tín thanh bạch nhơn nhượng hào bình, tổn mình lợi người, không cầu danh lợi. Lại nguyện xin xả thân nầy, không mong giải thoát, sanh trong loài quỷ thần; nguyện làm vị đại lực Hộ pháp thiện thần, tế khổ thiện thần, không cần cơm áo, tự nhiên đầy đủ. Lại nguyện xin xả thân nầy không mong giải thoát, sanh trong loài súc sanh, thường ở núi sâu hang thẳm ăn cỏ uống nước không thấy thống khổ, khi ra khỏi rừng thì được an lành, không bị bắt nhốt trói buộc. Lại nguyện xin xả thân nầy rồi không mong giải thoát, sanh trong loài ủi đói, nguyện thân tâm an vui, không có các điều khổ não, giáo hóa những ngạ quỉ đồng khổ, sám hối tội lỗi, phát tâm Bồ đề. Lại nguyện xin xả thân nầy không mong giải thoát, sanh vào địa ngục, tự biết đời trước của mình, giáo hóa những người đồng khổ sám hối tội lỗi phát tâm Bồ đề. Đệ tử chúng con tên……… nguyện thường tự nhớ sự phát tâm Bồ đề, làm cho tâm Bồ đề tương tục không gián đoạn. Nguyện xin hết thảy chư Phật, chư Đại Bồ-tát và hết thảy Thánh Hiền cùng khắp mười phương, dủ lòng từ bi chứng giám cho chúng con. Lại nguyện cho chư Thiên, chư Tiên, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần bát bộ, chứng giám cho chúng con chí thành đảnh lễ quy y mười phương Tam bảo. <詞>TÁN THÁN PHẬT VÀ CHÚ NGUYỆN Đại Thánh Thế Tôn Nguy nga rực rỡ, Tam đạt chiếu suốt Vua trong các Thánh Phân thân tế vật Hiện tọa Đạo tràng Trời người chiêm ngưỡng, Thọ pháp vô cùng Bát âm vang dội Ma quân kinh hoàng Oai chấn Đại thiên Từ hóa lưu phương Bi lực độ khắp Thâu nhiếp mười phương Từ hẳn tám khổ Đến Bồ đề hương. Cho nên gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, độ người vô lượng, hết khổ sanh tử. Nay chúng con nhờ công đức nhơn duyên sám hối thanh tịnh và tán thán chư Phật nguyện cho tất cả chúng sanh trong tứ sanh lục đạo, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật đều nhờ thần lực của Phật mà được tùy tâm tự tại. TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP QUYỂN THỨ SÁU (HẾT) <卷>QUYỂN THỨ BẢY LỜI THUẬT KHUYẾN CỦA SÁM CHỦ nghe: Ngày nay, Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng hết lòng lắng Luận rằng: “Chỗ trí đức nhiệm mầu trạm tịch, vốn không thể nói; không thể nghó bàn. Nhưng phải tạm dùng lời để diễn tả trình bày chỗ chí đức không thể trình bày diễn tả ấy. Lời nói là con đường tát, là phương tiện dắt người vào đạo. Lời nói là cấp bậc, là thềm thang tạm mượn để di đến chỗ chí lý, chí đức ấy. Lời nói là phương tiện của Thánh nhơn tạm dùng để giáo hóa chúng sanh. Sở dó vì vậy nên tạm mượn lời nói để tả rõ chơn lý. Khi chơn lý đã được diễn tả rõ ràng rồi thì chơn lý hẳn không phải là lời nói. Nhưng chơn lý đã do lời nói mà hiểu rõ được thì lời nói không ra ngoài chơn lý. Tuy lời nói và chơn lý hai điều trái nhau nhưng mà ảnh hưởng lẫn nhau, chưa từng sai lầm. Đối với những người sơ cơ hữu học cần phải nhơn nơi nói hiểu đạo; đến địa vị vô học, thể nhập chơn lý rồi thì lời nói trở nên vô dụng. Chỉ vì phàm ngu mê muội, nghiệp chướng sâu dày nên đối với mọi việc không thể không dùng lời nói. Hiện tại trí thức thô thiển, không hiểu được thấu lý nhiệm mầu; khiến giải cạn cợt không thông đạt được lẽ cùng cực. Nhưng nói thì dễ làm cực khó. Chỉ có Thánh với Thánh mới được hoàn toàn. Nay có lời vấn nạn rằng: “Tự mình không chơn chánh làm sao khiến người chơn chánh được”. Ba nghiệp của mình uế trược, làm sao khuyên người thanh tịnh được? Tự mình không thanh tịnh, muốn khiến người thanh tịnh thì không có lý. Tự mình không kiến cố, lấy gì khuyên người kiên cố. Lời nói và việc làm khác nhau càng làm cho người sanh phiền não. Đã làm cho người sanh phiền não thì không nói còn hơn. Nghó cho kỹ tự mình há không sanh tâm hổ thẹn sao? Tôi là Thiện tri thức nên phát ra lời ấy. Đến đây thì nên sửa sang y phục, thúc niêm dung nghi, không nên nói một lời gì nữa. Nay tôi là tác giả nghe Thiện tri thức nói như trên, lòng tôi rất hổ thẹn; tự biết mình có lỗi nhiều, không dám khinh Thánh nhơn mà tự che giấu tội lỗi. Nay tôi muốn bỏ qua không nói pháp sám nữa, nhưng sợ có người nhơn nghe lời tôi mà thêm phước. Nếu tôi không bỏ qua, cứ giữ ý kiến này lại, thì sợ có người nhơn đó mà sanh tội khinh chê hủy báng. Tấn thối lưỡng nan, tôi không biết làm thế nào nên mới lập ra pháp sám này. Tâm đã thiện thì đối các thiện pháp đều vô ngại. Đại chúng nên nỗ lực mà sám hối, không nên chấp trước các lời vấn nạn trên kia, mà phải một lòng nhờ đấng Đại từ bi phụ che chở nhiếp thọ cho. Đã có lời như thế thì không thể bỏ qua mà không sám hối; cần phải sanh tâm hổ thẹn. Nguyện xin Đại chúng chớ xúc nào nhau. Như lời tôi có chút hợp lý thì cùng nhau nhơn đó mà cải ác tùng thiện, làm Thiện tri thức với nhau. Nếu lời nói không hợp ý Đại chúng thì xin Đại chúng hoan hỷ bố thí, dừng trở lại làm ác tri thức mà nên cùng nhau kết thành Bồ đề quyến thuộc. --------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ MƯỜI: TỰ VUI MỪNG Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, từ khi quy y trở lại đây, biết chỗ chí đức là nơi nương tựa của tất cả. Đoạn nghi, sám hối thì tội ác mê lầm đều tiêu diệt. Tiếp đến phát tâm dìu dắt nhau tu hành thì cởi mở được oán thù được tiêu diêu tự tại. Như thế thời Đại chúng há lại không hớn hở vui mừng hay sao? Nay nói ý nghóa những điều đáng vui mừng sung sướng thì trong kinh chép rằng: “Có tám nạn khổ: Một là Địa ngục, hai là Ngạ quỉ, ba là Súc sanh, bốn là Biên địa, năm là trường thọ Thiên, sáu là tuy được thân người mà câm điếc, ngọng liệu, tàn tật, bảy là sanh vào nhà Tà kiến, tám là sanh trước Phật hay sau Phật. Vì có tám nạn ấy nên chúng sanh cứ chìm đắm trong biển luân hồi sanh tử, không thể ra được. Nay chúng con sanh đời tượng pháp tuy không gặp Phật, nhưng sự vui mừng còn nhiều: Phàm có nạn là tại tâm, nếu tâm sanh nghi ngờ thì không phải nạn cũng thành nạn. Nếu tâm không sanh nghi ngờ thì nạn gì cũng thành ra phi nạn. Vì sao biết được? Ví như nạn thứ tám, nói rằng sanh trước Phật hoặc sanh sau Phật là nạn. Nhưng bà già ở thành đông, đồng sanh với Phật một thời, đồng ở với Phật một xứ mà bà già ấy không thấy Phật. Cho nên biết rằng tâm nghi ngờ là nạn, vị ấy không đồng thời với Phật mà cho là nạn. Ma Ba tuần ôm lòng ác độc trong khi còn sống đã dọa vào địa ngục. Rồng nghe thuyết pháp còn ngộ được đạo Bồ đề. Vậy chắc gì có nhơn gian hay thiên thượng mà liền cho không có nạn. Tâm nếu biết điều thiện thì quả báo bình đẳng. Cõi trời lục dục là cao quý mà đọa địa ngục, súc sanh là thấp hèn mà lên được Đạo tràng. Thế nên tâm tà thì khinh nạn thành trọng. Tâm chánh thì trọng nạn thành vô ngại. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng vì tâm nghi nên gặp việc không phải nạn thành ra nạn. Nếu tâm chánh thì nạn thành phi nạn. Nay cử ra một điều ấy cũng đủ hiểu rõ; trước Phật hay sau Phật đều là Chánh pháp; Biên địa, súc sanh đều là Đạo tràng. Nếu tâm chánh thì không có nạn nữa; bằng tâm còn nghi ngờ thì nạn thành ra vô lượng. Những điều vui mừng như thế sự thực thật không phải là ít, trong nhật dụng hằng ngày Đại chúng không tự biết công đức của mình. Nay tôi sơ lược trình bày qua sự vui mừng theo thiển kiến của tôi để Đại chúng tự suy nghó. Nếu biết được sự vui mừng của mình thì cần phải tu tâm xuất thế. Tự vui mừng những gì? Phật dạy: “Địa ngục khó thoát khỏi; nay chúng ta đã cùng nhau xa lìa được khổ Địa ngục. Đó là sự vui mừng thứ nhất. Ngạ quỉ khó thoát khỏi; nay chúng ta đã thoát được những thống khổ đói khát của Ngạ quỉ. Đó là sự vui mừng thứ hai. Súc sanh khó xả bỏ; nay chúng ta đã thoát được quả báo súc sanh. Đó là sự vui mừng thứ ba. Sinh ở Biên địa, không biết nhơn nghóa; nay chúng ta đồng được chung ở giữa quốc độ có Phật, Pháp lưu hành; đích thân thừa hưởng được giáo lý nhiệm mầu của chư Phật. Đó là sự vui mừng thứ tư. Sanh lên cõi trời trường thọ, không biết trồng cội phúc; nay chúng ta ở đây đều được trồng căn lành. Đó là sự vui mừng thứ năm. Thân người khó được, một phen mất khó có trở lại; nay chúng ta đều được làm người. Đó là sự vui mừng thứ sáu. Sáu căn không đầy đủ thì không trồng được căn lành, nay chúng ta đều được thanh tịnh, hướng về pháp môn thâm diệu của Phật. Đó là vui mừng thứ bảy. Có thế trí biện thông tức là không phải nạn mà thành nạn. Nay chúng ta nhất tâm nương về chánh pháp. Đó là sự vui mừng thứ tám. Trước Phật sau Phật đều là nạn; hoặc cho rằng mắt mình không thấy Phật là đại nạn. Nay chúng ta đã cùng nhau phát đại thiện nguyện, thệ độ hết thảy chúng sanh cùng tận đời vị lai; không chấp việc không thấy Phật là nạn. Chỉ một phen thấy hình tướng Phật, một phen nghe được Chánh Pháp, cũng tự cho đông như ngày xưa được thấy nghe đức Phật thuyết pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển. Việc làm của chúng ta mục đích là diệt được tội, sanh được phước là quý; chứ không phải vì không thấy Phật mà cho là nạn. Phật dạy: “ Thấy được Phật là khó”. Nay chúng ta cùng nhau chiêm ngưỡng được hình tướng Phật. Đó là sự vui mừng thứ chín. Phật dạy:” Nghe được pháp Phật là khó”. Nay chúng ta đã cùng nhau hưởng được Cam lồ pháp vị của Phật. Đó là sự vui mừng thứ mười. Phật dạy:” Xuất gia được là khó”. Nay chúng ta được từ thân cát ái trở về với Đạo. Đó là sự vui mừng thứ mười một. Phật dạy:” Lợi cho mình là dễ, lợi cho người là khó”. Nay chúng ta một lạy, một bái đều vì tất cả chúng sanh khắp mười phương mà hồi hướng công đức. Đó là sự vui mừng thứ mười hai Phật dạy:”Chịu khổ, chịu cực được là khó”. Nay chúng ta, mọi người đều kiều cần, siêng năng làm lành không nghỉ, không nhút nhát. Đó là sự vui mừng thứ mười ba. Phật dạy: “Đọc tụng được kỉnh điển được là khó”. Nay chúng ta giờ phút này đang đọc tụng kinh điển của Phật. Đó là sự vui mừng thứ mười bốn. Phật dạy: “Tọa thiền là khó”. Nay chúng ta có người tức tâm định ý. Đó là sự vui mừng thứ mười lăm. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng thấy có nhiểu sự vui mừng như vậy vô lượng vô biên, không phải bấy nhiêu lời đó mà có thể kể hết được. Phàm người ở đời vui ít khổ nhiều. Được một điều vui mừng còn hớn hở thay, huống gì nay chúng ta có nhiều điểu vui vô ngại. Được vô ngại này đều nhờ sức oai thần của mười phương Tam bảo. Chúng ta mọi người đều nên nhớ tưởng ơn đức Phật, Pháp, Tăng. Đại chúng nên tha thiết đầu thành đảnh lễ Tam bảo, nguyện xin thay thế hết thảy Quốc vương, Đế chúa, Thổ cảnh, nhơn dân, cha mẹ. Sư trưởng, thượng, trung, hạ tọa, tín thí đàn việt, thiện ác tri thức, chư Thiên, chư Tiên, hộ thế Tứ vương, thông minh chánh trực, Thiên địa, hư không, chủ thiện, phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương Long vương, Long thần, Bát bộ, chư đại Ma vương, ngũ đế Đại ma, nhất thiết Ma vương, Diêm la vương. Thái sơn Phủ quấn, ngũ đạo Đại thần, Thập bát Ngục vương và các quan thuộc trong địa ngục; rộng ra cho đến vô cùng vô tận các loài hữu tình, có thận thức, có Phật tánh trong ba cõi sáu đường; nguyện vì các chúng sanh ấy mà quy y tận hư không giới hết thảy mười phương Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dũ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, đồng đem thần lực tự tại bất khả tư nghị mà che chở cứu vớt, làm cho hết thảy chư Thiên, chư Tiên, hết thảy Thần vương, Thần tướng, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh trong sáu đường từ đây trở đi vượt khỏi biển sanh tử, đến bờ giải thoát bên kia, hạnh nguyện sớm viên mãn, đồng lên Thập địa, vào Kim cang tâm, thành bậc Chánh giác. <詞>CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT: TƯỞNG NHỚ ƠN TAM BẢO Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đều nên nhớ tưởng ơn Tam bảo. Vì sao vậy? - Bởi vì giả sử như không biết Tam bảo, thì làm sao sanh khởi từ tâm, thương xót chúng sanh. Giả sử không biết Tam bảo thì làm sao sanh khỏi bi tâm, cứu hộ nhiếp thọ hết thảy chúng sanh. Giả sử không biết tam bảo thì làm sao sanh khỏi tâm bình đẳng quan sát oán thân như nhau. Giả sử không biết Tam bảo thì làm sao có được diệu trí chứng đạo vô thượng. Giả sử không biết Tam bảo thì làm sao hiểu rõ được lý nhị không ( Nhơn không, Pháp không) là chơn không chơn thật, vô tướng mà tu hành. Phật dạy: “Thân người khó được, nay đã được, lòng tin khó sanh, nay đã sanh”. Chúng ta ngày nay nhờ quy y Tam bảo, mắt không thấy sắc lửa phun, cảnh rút lưỡi ở địa nguc, ngạ quỉ; tai không nghe tiếng kêu la nhiệt não, khổ sở ở cảnh địa ngục, ngạ quỉ; mũi không ngửi mùi máu mủ tanh hôi, lột da xẻ thịt ở cảnh địa ngục, ngạ quỉ; lưỡi không ném mùi hôi tanh thúi, hư nát; thân không xúc chạm cảnh giá lạnh, lò than hồng, vạc dầu sôi ở địa ngục; ý thường biết Phật là đấng cha lành, từ bi vô thượng, là đấng Đại Y vương; ý biết tất cả Phật pháp, là thuốc hay để trị bệnh cho tất cả chúng sanh; biết các vị Hiền Thánh là từ mẫu săn sóc bệnh hoạn cho tất cả chúng sanh. Ý thường biết nghó tưởng Tam bảo là ngôi báu ủng hộ thế gian; ý thường tưởng nghó gi chúng ta đều biết được hết. Chúng ta ngày nay tuy sanh ra không gặp Phật, nhằm đời mạt pháp, nhưng có đủ tín tâm, sáu căn thanh tịnh, không có suy não, đi lại vừa ý, đứng ngồi tự do, vô ngại. Những quả báo tốt đẹp ấy do duyên lành đời trước, nhờ ơn Tam bảo khiến phát tâm Bồ đề. Những lợi ích như thế vô lượng vô biên, không thể kể xiết. Vậy chúng ta há lại không lo báo ơn, cúng dường Tam bảo hay sao? Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nên biết rằng: Cúng dường là công đức lớn hơn hết thảy trong tất cả các công đức. Trong kinh dạy: “Nhớ lại đời quá khứ chỉ cúng dường Tam bảo một mảy may, nhờ phước báo ấy, nay gặp được Phật Thế Tôn”. Lại nữa, trong kinh cũng chép rằng: “Nếu muốn được quả báo tốt mà xây tháp, lập tịnh xá, cúng dầu đèn, tràng - phan, bảo - cái, hoa hương, nệm gối và bao nhiêu thứ cúng dường khác … cũng chưa phải là báo ơn đức Phật.” “ Muốn báo ơn đức Phật, cần phải phát tâm Bồ đề, lập bốn lời thệ nguyện rộng lớn, tạo vô lượng duyên lành, trau dồi thân tâm tu hạnh tịnh độ. Ấy là kẻ trí biết bao ơn đức Phật vậy”. Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nhận thấy ân đức từ bi vô lượng của đức Phật không thể báo đáp. Các vị Đại Bồ-tát nghiền thân cúng dường mà còn chưa thể báo ơn đức Phật muôn một, huống gì chúng ta là phàm phu mà có thể báo ơn đức Phật được sao. Đại chúng chỉ y theo lời kinh dạy mà làm việc lợi ích cho người là hơn hết. Mọi người nên hết lòng đầu thành đảnh lễ Tam bảo khắp vì hết thảy chúng sanh, vô cùng, vô tận trong bốn loài sáu đường mà quy y Thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mộ Thích Ca Mậu Ni Phật Nam mô Đức Bảo Phật Nam mô Ưng Danh Xưng Phật Nam mô Hoa Thân Phật Nam mô Đại Âm Thanh Phật Nam mô Biện Tài Tán Phật Nam mô Kim Cang Châu Phật Nam mô Vô Thượng Thọ Phật Nam mô Châu Trang Nghiêm Phật Nam mô Đạo Vương Phật Nam mô Đức Cao Hạnh Phật Nam mô Cao Danh Phật Nam mô Bách Quan Phật Nam mô Hỷ Diệt Phật Nam mô Long Bộ Phật Nam mô Ý Nguyện Phật Nam mô Bảo Nguyệt Phật Nam mô Diệt Hỷ Phật Nam mô Hỷ Vương Phật Nam mô Điều Ngự Phật Nam mô Hỷ Tự Tại Phật Nam mô Bảo Kế Phật Nam mô Ly Úy Phật Nam mô Bảo Tạng Phật Nam mô Nguyệt Diện Phật bảo. Nam mô Tịnh Danh phật Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam --------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI: CHỦ SÁM LỄ TẠ ĐẠI CHÚNG Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã cùng nhau sanh lòng tin kiên cố phát tâm Bồ đề thề không thối chuyển. Đó là một trí khí có năng lực mạnh không thể nghó bàn. Tâm ấy chí ấy chư Phật rất ngợi khen. Ngày nay tác giả tôi cũng hết lòng tùy hỷ và nguyện đời sau sẽ được gặp nhau lại. Xả thân nầy thọ thân khác nguyện không rời nhau, chó đến ngày thành Phật, hằng làm bà con Phật pháp, quyến thuộc từ bi. Ngày nay tôi lập ra Pháp Sám này như giả dối; trí không sáng suốt, thân trái với hạnh, khinh suất tỏ bày ý ấy. Thật đàng lo sợ, đối với sự thấy nghe của người. Sức người hữu hạn monh manh; công việc thì quan trọng rộng lớn, như nước lửa trái nhau, nên tôi rất ngại ngùng. Nếu không nương nhờ một nguyên nhơn cường tráng thì không thể có kết quả thắng diệu. Thành thật, tôi biết có sai lầm, nhưng lòng tôi không quên việc thiện. Mong nhờ sức hộ niệm của Đại chúng đồng làm tử thân. Ngưỡng xin Đại chúng giáng đức xuống Đạo tràng. Thời giờ mau chóng thoặt vậy trôi qua, nếu để duyên nghiệp lôi cuốn thì khó gặp thắng hội. Vậy tự mình nên phải cố gắng siêng năng khóa le, lợi mình lợi người, chớ hiên ngang bài xích sau không hối hận kịp. Pháp Âm của Phật một phen lọt vào tai thì công đức phước báo vónh kiếp vẫn còn hoài; một niệm thiện tâm lợi ích cho thân tâm mãi mãi. Nếu người nào có chí hướng cương quyết thì không có nguyện gì mà không thành tựu viên mãn. Đại chúng cùng nhau chí tâm đảnh lễ quy y thế gian Đại Từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Oai Đức Tịnh Diệt Phật Nam mô Thọ Tướng Phật Nam mô Đa Thiên Phật Nam mô Tu Diệm Ma Phật Nam mô Thiên Ái Phật bảo Nam mô Bảo Chúng Phật Nam mô Bảo Bộ Phật Nam mô Sư Tử Phân Phật Nam mô Cựu Cao Hạnh Phật Nam mô Nhân Vương Phật Nam mô Thiện Ý Phật Nam mô Thế Minh Phật Nam mô Bảo Oai Đức Phật Nam mô Đức Thừa Phật Nam mô Giác Tưởng Phật Nam mô Hỷ Trang Nghiêm Phật Nam mô Hương Tế Phật Nam mô Hương Tượng Phật Nam mô Chúng Diệm Phật Nam mô Từ Tướng Phật Nam mô Diệu Hương Phật Nam mô Khiên Khải Phật Nam mô Oai Đức Mãnh Phật Nam mô Châu Khải Phật Nam mô Nhơn Hiển Phật Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam ---------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ MƯỜI BA: TỔNG PHÁT ĐẠI NGUYỆN Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo trànglại cùng nhau nhờ công đức nhơn duyên sám hối, phát tâm, nguyện cho mười phương tận hư không giới hết thảy Thiên chủ hết thảy chư Thần, quyến thuộc của chư Thiên, nguyện cho Tiên chủ, hết thảy nhơn Tiên, quyến thuộc của chơn Tiên; nguyện cho Phạm vương, Đế thích, hộ thế Tứ thiên vương Thần vương, Thần tướng và quyến thuộc của các vị ấy; nguyện cho các vị thông minh chánh trực, thiện địa hư không, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, hết thảy Thần vương, hết thảy Thần tướng và quyến thuộc của các vị ấy; nguyện cho các vị Diệu hóa Long vương, Dầu hóa đề Long vương, Ngũ phương Long vương Long thần bát bộ, bát bộ Thần vương, bát bộ Thần tướng va quyến thuộc của các vị ấy; nguyện cho A- tu-la vương, hết thảy Thần vương, hết thảy Thần tướng và quyến thuộc của các vị ấy; nguyện cho nhơn đạo, hết thảy nhơn vương, thần dân tướng soái và quyến thuộc của các vị ấy; lại nguyện cho mười phương Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa ma na, Sa di, sa di ni và quyến thuộc của các vị ấy; nguyện cho Diêm la vương Thái sơn phủ quân, ngũ đạo Đại thần, mười tám ngục vương, hết thảy Thần vương, hết thảy Thần tướng và quyến thuộc của các vị ấy; lại nguyện cho hết thảy chúng sanh trong đường địa ngục; hết thảy chúng sanh trong đường ngạ quỉ, hết thảy chúng snah trong đường súc sanh và quyến thuộc của các vị ấy; lại nguyện cho hết thảy chúng sanh hoặc lớn hoặc nhỏ, cùng tận đời vị lai trong mười phương, tận hư không giới và quyến của các chúng sanh ấy; lại nguyện cho hết thảy chúng sanh đời sau này nếu trái với lời đại nguyện hôm nay, tất cả đều được trở lại trong bể đại nguyện này, mỗi mỗi đều đầy đủ công đức trí huệ. Những chúng sanh như vậy vô cùng vô tận ở trong ba cõi hay ngoài ba cõi, nhiếp thuộc vào danh sắc và có Phật tánh thì ngày nay đệ tử tên……. mong nhờ sức đại từ đại bi của mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật, mong nhờ bổn thệ nguyện lực, vô lượng vô tận trí huệ lực, vô lượng vô tận công đức lực, vô lượng vô tận tự tại thần thông lực, mong nhờ phú hộ chúng sanh lực, an ủy chúng sanh lực tận chư Thiên chư Tiện lậu lực; nhiếp hóa nhất thế thiện thần lực, cứu bạt nhất thế địa ngục lực, tế độ nhất thế ngạ quỉ lực; độ thoát nhất thế súc sanh lực của chư Phật, chư Đại Bồ-tát và hết Thánh Hiền, mong nhờ những năng lực ấy cho hết thảy chúng sanh đều được như nguyện. Ngày nay đệ tử tên…. lại mong nhờ năng lực của Từ bi Đạo tràng, năng lực quy y Tam bảo, năng lực đạo nghi sanh tín, năng lực sám hối phát tâm, năng lực giải oan thích kiết, năng lực tự khánh hoan hỷ, năng lự hớn hở chí tâm. Năng lực phát nguyện hồi hướng thiện căn, làm cho hết thảy chúng sanh đều được như nguyện. Ngày nay đệ tử chúng con……. lại mong nhờ năng lực đại từ tâm của bảy Đức Phật, năng lực đại bi tâm của mười phương chư Phật, năng lực diệt trừ phiền não của ba mươi lăm đức Phật, năng lực hàng phục ma quân của năm mươi ba đức Phật, năng lực hộ sanh của một trăm bảy chục đức Phật, năng lực nhiếp thọ chúng sanh của một ngàn đức Phật, năng lực che chở chúng sanh của mười hai vị Bồ-tát, năng lực lưu thông sám pháp của Vô biên thân Bồ-tát và của Quán Thế Âm; nguyện khiến cho tất cả chúng sanh ở trong mười phương, ba cõi, sáu đường, cùng tận đời vị lai, hoặc lớn, hợc nhỏ, hoặc thăng hoặc giáng nhiếp thuộc vào danh sắc có Phật tánh, sau ngày sám hối này rồi đều được thân như thân chư Phật, chư Đại Bồ-tát thân có trí huệ rộng lơn, không thể nghó bàn; thân có vô lượng thần lực tự tại, thân lục độ, chánh hướng bồ đề, thân tứ nhiếp nhiếp thọ hết thảy chúng sanh, thân đại bi diệt trừ tất cả tội khổ, thân đại từ, cho tất cả an vui, thân công đức lợi ích cho tất cả; thân trí huệ, thuyết pháp không cùng tận; thân kim cang vật không thể phá hoại thân; thanh tịnh xa lìa sanh tử; thân phương tiện hiện thần lực tự tại; thân bồ đề tùy hết thảy thời gian mà hiện ra ba thân bồ đề. Nguyện cho tất cả chúng sanh trong tứ sanh lục đạo đều được đầy đủ thân như vậy, thành tựu hoàn toàn thân vô thượng đại trí huệ của chư Phật. Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh trong mười phương từ nay trở đi, sanh ra nơi nào cũng như chư Phật và Bồ-tát đều được miệng có công đức bất khả tư nghị; miệng nói lời nhu nhuyến; làm an vui tất cả chúng sanh; miệng như nước cam lồ, làm mát mẻ hết thảy chúng sanh; miệng không nói lời hư dối, nói lời chơn thật; miệng nói lời uyển chuyển đúng như sự thật, dầu trong mộng cũng không có lời nói dối; miệng được tông trọng; Phạm vương Đế thích, Tứ thiên vương đều cung kỉnh tôn trọng; miệng nói pháp thậm thâm, giải rõ pháp tánh; miệng nói lời kiên cố, nói pháp bất thối; miệng nói lời ngay thẳng, đầy đủ tài hùng biện; miệng trang nghiêm, hay tùy thời, tùy nghiệp mà thị hiện cùng khắp; miệng của đấng Nhất thế trí hay tùy theo tất cả chúng sanh đáng độ thoát thì độ thoát ngay. Nguyện cho tất cả chúng sanh trong bốn loài, sáu đường đều được khẩu nghiệp hoàn toàn thanh tịnh như chư Phật và Bồ-tát. Lại nguyện cho tất cả chúng sanh trong mười phương, từ nay trở đi, sanh ra nơi nào đều được như chư Phật và Bố tát; có tậm đại sáng suốt, trí huệ không thể nghó bàn; tâm thường nhàm chán phiền não, xa lìa phiền não; tâm manh lợi, tâm kiên cường, tâm kim cang, tâm bất thối, tâm thanh tịnh, tâm minh liễu, tâm cầu thiện, tâm trang nghiêm, tâm quảng đại, tâm có sức đại trí huệ, nghe được chánh pháp liền tự hiểu ro; tâm hiền từ đến với người, đoạn trừ oán kết, thường biết só nhục, thường biết hổ thẹn, không chấp nhơn ngã, đồng xem nhau như thiện tri thức. Tâm thấy có người tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ đều sanh tâm hoan hỷ; oán thân bình đẳng, tâm không kiêu mạn, không nói việc thiện ác, xấu tốt của người; không tuyên truyền bỉ thử hòa hiệp phân ly của người; lời nói mềm mỏng, khong ác độc, tán thán công đức của Phật; ưa học kinh điển cao sâu thương xót che chở chúng sanh như thương mình không khác; thấy người làm phước không phỉ báng; tâm nhơn từ hòa hiệp như các Thánh nhơn, đồng với Bồ-tát, thành bậc chánh giác. ------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN: LỄ PHẬT THẾ CÁC CÕI TRỜI Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng biết rằng chư Thiên, chư Tiên, hết thảy Thiện thần đối với chúng sanh có vô lượng ơn đức, không thể nghó bàn; các Ngài muốn cho chúng sanh an vui mãi mãi, thương xót chúng sanh, ân cần, phù hộ, chỉ biết làm lành cho chúng sanh mà thôi. Vì sao mà biết? Vì theo sắc lệnh của Phật thì Phật dạy các vị: Đề đầu Lại tra tứ thiên vương nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh, khiến người nghe danh hiệu Đấng từ bi, như quần thần hộ Thiên tử vậy. Lại sắc hải long Y bạt la nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh như giữ tròng mắt, thương con đỏ, ngày đêm sáu thời không xa lìa. Lại sắc Diêm bà la sát tử vô số độc long và long nữ nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh, như quý đầu não khong dám động chạm. Lại sắc Tỳ Lưu Lặc Ca Vương nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh, như mẹ hiền thương con lòng không chán, ngày đêm ủng hộ, đứng ngồi như nhau. Lại sắc Nan Đà, Bạt Nan Đà, Ta Già La Vương, Ưu Ba Đà, nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh, cung kính cúng dường, đảnh lễ sát đất; cũng như chư Thiên thờ Đế thích; cũng như con thảo thờ cha mẹ. Đạo tràng từ bi thí an vui, dạy chúng sanh thân cận Phật pháp, đời sau ở trước Phậtnhập Tam muội, quyết định được pháp bất thôi chuyển. Nếu nghe được danh hiệu đức Phật và các Ngài Vô Biên và Quán Thế Aâm thì ba chướng đều tiêu trừ, ác nghiệp cũng hết, ngũ nhãn đầy đủ, chứng quả bồ đề. Các Thiện, thần vương thương tất cả và thường hay ủng hộ, giúp oai thần. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, biết chư Thiên, Thần, Vương có ơn đức che chở như vậy mà chúng sanh chưa từng phát tâm nhớ tưởng báo đáp ơn đức ấy. Cổ nhơn còn có thể xả thân chỉ vì nhớ ơn của một bữa cơm no lòng. Huống gì chư Thiên, chư Thần, bát bộ Thần vương, bát bộ Thần tướng đối với chúng sanh có ơn đức thế ấy! Công đức ơn huệ này rộng có ơn đức thế ấy! Công đức ơn huệ này rộng lớn vô cùng, không bờ bến. Chúng con ngày nay sám hối phát tâm v.v… đều nhờ ơn các Thiên vương ấy thầm gia hộ thần lực giúp đỡ cho kẻ tu hành, khiến thiện tâm được Thánh tựu. Nếu các Ngài không hộ trợ thì những thiện ấy đã thối chyển sớm mất rồi. Bởi thế nên các vị Đại Bồ-tát ma-ha-tát thường tán thán thiện tri thức là nhơn duyên rất lớn, hay khiến chúng con thẳng đến Đạo tràng. Nếu không có thiện tri thức chúng con làm sao thấy được chư Phật, vậy nên dù tan sương nát thịt cũng không thể báo đáp lòng từ bi rộng lớn ấy; cũng không thể báo đáp thâm ơn cao cả ấy. Các vị đại Bồ-tát ma-ha-tát còn tỏ lời cám ơn như vậy, huống gì những hạng dưới hàng Bồ-tát, thấp kém hơn mà không biết lo báo ơn sao? Chúng con cùng nhau hết sức vận tâm tri ân báo ân, không thể bỏ qua sau ăn năn không kịp. Như trong phần tự vui mừng ở đoạn trước đã nói rằng; được tái ngộ trùng phùng là khó, khó được kết quả như ngày nay, còn muốn đợi gì nữa mà không lo báo ơn. Như hội sám hối này mất rồi thì biết hội nào gặp lại. Vậy nên dõng mãnh hy sinh vì người; sự thành có bại, xuân qua đông về, thời gian biến chuyển, không chờ đợi một ai. Nhơn mạng vô thường, chỉ sống trong hơi thở đâu có lâu dài! Nghó lại, một phen này xa nhau, biết bao giờ gặp lại. Mọi người nên tự nỗ lực, nhất tâm tha thiết năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, nguyện xin thay thế hết thảy thiên chủ, hết thảy chư Tiên, và quyến thuộc của các vị ấy, khắp mười phương, tận hư không giới mà quy y kỉnh lễ thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Thiện Thệ Nguyệt Phật Nam mô Phạm Tự Tại Vương Phật Nam mô Sư Tử Nguyệt Phật Nam mô Phước Thành Đức Phật Nam mô Chánh Chủ Phật Nam mô Vô Thắng Phật Nam mô Nhật Quang Phật Nam mô Bảo Danh Phật Nam mô Đại Tinh Tấn Phật Nam mô Sơn Quang Vương Phật Nam mô Thế Minh Phật Nam mô Điện Đức Phật Nam mô Dức Tụ Vương Phật Nam mô Cúng Dường Danh Phật Nam mô Pháp Tán Phật Nam mô Bảo Ngữ Phật Nam mô Cứu Mạng Phật Nam mô Thiện Giới Phật Nam mô Thiện Chúng Phật Nam mô Định Ý Phật Nam mô Hỷ Thắng Vương Phật Nam mô Sư Tử Quang Phật Nam mô Phá Hữu Ám Phật Nam mô Chiếu Minh Phật Nam mô Thượng Danh Phật Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ; nguyện cho mười phương tận hư không giới hết thảy Thiên chủ, hết thảy chư Thiên và quyến thuộc của các vị ấy, hiện tiền thường không huệ bình đẳng, được sức trí huệ phương tiện khai thác vô lậu đạo; hạnh nguyện thập địa đều được ngày càng sáng tỏ, tâm tu lục độ, tứ đẳng, thật hành Bồ-tát đạo, vào Phật hành xứ do tứ hoằng thệ nguyện, không bỏ chúng sanh; biện tài vô ngại, lạc thuyết vô cùng quyền xảo hóa độ, lợi ích chúng sanh; đồng lên Pháp vân. Chứng quả thường trú. --------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM: LỄ PHẬT THẾ CÁC VỊ TIÊN Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đều nên chí tâm một lòng tha thiết đầu thành đảnh lễ Tam bảo, nguyện vì hết thảy Tiên chủ, hết thảy chơn Tiên và quyến thuộc của Tiên, cùng khắp muời phương tận hư không giới mà quy mạng kỉnh lễ thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Lợi Huệ Vương Phật Nam mô Châu Nguyệt Quang Phật Nam mô Oai Quang Vương Phật Nam mô Bất Phá Luận Phật Nam mô Quang Minh Vương Phật Nam mô Châu Luân Phật Nam mô Thế Sư Phật Nam mô Các Thủ Phật Nam mô Thiện Nguyệt Phật Nam mô Bảo Diệm Phật Nam mô La Hầu Thủ Phật Nam mô Lạc Bồ Đề Phật Nam mô Đẳng Quang Phật Nam mô Chí Tịch Diệt Phật Nam mo Thế Tối Diệu Phật Nam mô Vô Ưu Phật Nam mô Thập Thế Lực Phật Nam mô Hỷ Lực Vương Phật Nam mô Đức Thế Phật Nam mô Đại Thế Lực Phật Nam mô Công Đức Tạng Phật Nam mô Chơn Hạnh Phật Nam mô Thượng An Phật Nam mô Đề Sa Phật Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, nguyện cho các Tiên chủ, hết thảy chơn Tiên và quyến thuộc của Tiên đều được giải thoát khách trần phiền não đều được thanh tịnh, hết các duyên chướng ngại, đều được diệu sắc trạm nhiên như thân tướng của Phật; tứ vô lượng tâm, lục Ba-la-mật thường được hiện tiền, tứ vô ngại trí, lục thần thông lực đều được tự tại như ý; ra vào, dạo chơi cảnh giới Bồ-tát, lên Pháp vân địa, vào Kim cang tâm, dùng sức thần thông bất khả tư nghị, trở lại độ thoát hết thảy sáu đường chúng sanh. --------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁU: LỄ PHẬT THẾ CÁC VỊ TRỜI PHẠM VƯƠNG, ĐẾ THÍCH V.V… Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại trí thành đảnh lễ Tam bảo, nguyện vì các vị trời Phạm vương, trời Đế thích, Hộ thế tứ Thiên vương và quyến thuộc của các vị trời ấy mà quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Đại Quang Phật Nam mô Diện Minh Phật Nam mô Quảng Đức Phật Nam mô Trân Bảo Phật Nam mô Phước Đức Minh Phật Nam mô Tạo Khải Phật Nam mô Thành Thủ Phật Nam mô Thiện Hoa Phật Nam mô Tập Bảo Phật Nam mô Đại Hải Phật Nam mô Trì Đại Phật Nam mô Nghóa Ý Phật Nam mô Thiện Tư Duy Phật Nam mô Đức Luân Phật Nam mô Bảo Quang Phật Nam mô Lợi Ích Phật Namj mô Thế Nguyệt Phật Nam mô Mỹ Âm Phật Nam mô Phạm Tướng Phật Nam mô Chúng Sư Thử Phật Nam mô Sư Tử Hạnh Phật Nam mô nan Thí Phật Nam mô Ứng Cúng Phật Nam mô Minh Oai Đức Phật Nam mô Đại Quang Vương Phật Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dũ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, nguyện cho các Trời Phạm vương Đế Thích, Hộ Thế Tứ Thiên vương và quyến thuộc của các vị ấy được các pháp lục độ, tứ đẳng, ngày càng sáng tỏ, tứ vô ngại biện lạc thuyết vô cùng, được bát tự tại đủ lục thần thông tam muội và tổng trì móng tâm liền có, từ bi bủa khắp, bách phước trang nghiêm, vạn thiện viên mãn, tam đạt sáng suốt, ngũ nhãn hoàn toàn, làm Chuyển luân pháp vương nhiếp hóa lục đạo chúng sanh. TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP QUYỂN THỨ BẢY (HẾT)  <卷>QUYỂN THỨ TÁM CHƯƠNG THỨ MƯỜI BẢY: LỄ PHẬT THẾ A TU LA VÀ HẾT THẢY THIỆN THẦN Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại chí thành đảnh lễ tam bảo, năm vóc sát đất, nguyện xin thay thế hết thảy A-tu-la Vương, hết thảy A-tu-la và quyến thuộc của A-tu-la khắp mười phương tận hư không giới, lại nguyện vì hết thảy các vị thông minh, chánh trực, thiên địa hư không, chư thiện, phạt ác, thủ hộ, trì chú, bát bộ thần vương, bát bộ thần tướng, rộng ra cho đến, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc xa hoặc gần, Đông Tây Nam Bắc, tứ duy thượng hạ, cùng khắp pháp giới, các vị có sức đại thần thông, có sức đại oai đức như vậy, chúng con nguyện thay thế cho tất cả các vị ấy mà quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ: Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Bảo Danh Phật. Nam mô Chúng Thanh Tịnh Phật. Nam mô Vô Biên Danh Phật. Nam mô Bất Hư Quang Phật. Nam mô Thánh Thiên. Nam mô Chi Vương Phật. Nam mô Kim Cang chúng Phật. Nam mô Thiện Chướng Phật. Nam mô Kiến Từ Phật. Nam mô Hoa Quốc Phật. Nam mô Pháp Ý Phật. Nam mô Phong Hành Phật. Nam mô Thiện Tư Danh Phật. Nam mô Đa Minh Phật. Nam mô Mật Chúng Phật. Nam mô Công Đức Thủ Phật. Nam mô Lợi Ý Phật. Nam mô Vô Cụ Phật. Nam mô Kiên Quán Phật. Nam mô Trù Pháp Phật. Nam mô Châu Túc Phật. Nam mô Giải Thoát Đức Phật. Nam mô Diệu Thân Phật. Nam mô Thiện Ý Phật. Nam mô Phổ Đức Phật. Nam mô Quang Vương Phật. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm ủng hộ che chở, nguyện A-tu-la Vương, hết thảy A-tu-la và quyến thuộc của A-tu-la. Lại xin nguyện cho các vị thông minh chánh trực, thiên địa hư không, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, bát bộ thần vương, bát bộ thần tướng và quyến thuộc của các vị ấy, thoát được khách trần phiền não, thanh tịnh được các chuyện chướng, phát tâm đại thừa, tu đạo vô ngại, tứ vô lượng tâm, lục Ba-la-mật thường được hiện tiền, tứ vô ngại biên, sáu thức thần thông đều được như ý muốn, hằng đem từ bi cứu độ chúng sanh, tu đạo Bồ-tát, vào trí huệ Phật, chứng tâm kim cang thành bậc Chánh giác. ---------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ MƯỜI TÁM: LỄ PHẬT THẾ CÁC LONG VƯƠNG Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại chí thành đảnh lễ, năm vóc sát đất, nguyện vì mười phương tận hư không giới hết thảy Long Vương nhiều không thể nghỉ bàn: Diệu Hóa Long Vương, Đầu Hóa Đề Long Vương, Ngũ Phương Long Vương, Thiên Long Vương,Địa Long Vương, Sơn Long Vương, Hải Long Vương, Nhật Cung Long Vương, Nguyệt Cung Long Vương, Tinh Cung Long Vương, Tuế Thời Long Vương, Thanh Hải Long Vương, Hộ Hình Mạng Long Vương, Hộ Chúng Sanh Long Vương. Rộng ra cho đến mười phương Long Vương, hoặc xa hoặc gần, hoặc trong hoặc ngoài, Đông Tây Nam Bắc, tứ duy thượng hạ, cùng hư không, tận pháp giới, có sức đại thần thông, có sức đại oai đức, nguyện vì tất cả những Long Vương, tất cả những Long thần. Như vậy và quyến thuộc của các vị ấy mà quy y kỉnh lễ hết thảy thế gian Đại Từ Bi Phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Nam mô Diệu Trí Phật Nam mô Phạm Tài Phật Nam mô Thật Âm Phật Nam mô Chánh Trí Phật Nam mô Lực Đắc Phật Nam mô Sư Tử Ý Phật Nam mô Hoa Tướng Phật Nam mô Trí Tích Phật Nam mô Hoa Xỉ Phật Nam mô Công Đức Tạng Phật Nam mô Danh Bảo Phật Nam mô Hy Hửu Danh Phật Nam mô Thượng Giới Phật Nam mô Vô Úy Phật Nam mô Nhật Minh Phật Nam mô Phạm Thọ Phật Nam mô Nhất Thế Thiên Phật Nam mô Nhạo Trí Phật Nam mô Bảo Thiên Phật Nam mô Châu Tạng Phật Nam mô Đức Lưu Bố Phật Nam mô Trí Vương Phật Nam mô Vô Phược Phật Nam mô Kiên Pháp Phật Nam mô Thiên Đức Phật Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam Bảo dủ lòng từ bi, đồng tâm nhiếp thọ, nguyện cho các Long Vươngvà quyến thuộc của Long Vương, hào quang ngày càng thêm sáng thần lực tự tại, dùng vô ngại giải đoạn trừ chướng duyên, hằng xa lìa ác thú, thường được sanh về Tịnh độ; tứ vô lượng tâm, lục Ba-la-mậtthường được hiện tiền, tứ vô ngại trí, lục thần thông lực, tùy tâm tự tại đem tâm từ bi, tiếp độ chúng sanh; diệu hạnh trang nghiêm vào pháp vân địa, nhập kim cang tâm, thành bậc chánh giác. ------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ MƯỜI CHÍN: LỄ PHẬT THẾ MA VƯƠNG Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại chí thành đảnh lễ, năm vóc sát đất, nguyện vì đại ma vương, ngũ đế đại ma, cho đến Đông Tây Nam Bắc, tứ duy thượng hạ, tận hư không giới, hết thảy ma vương và bà con của ma mà quy y kỉnh lễ… Nhất thế thế gian Đại Từ Bi Phụ: Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni. Nam mô Phạm Mâu Ni Phật. Nam mô An Tường Hạnh Phật. Nam mô Cận Tinh Tấn Phật. Nam mô Diệm Kiên Phật. Nam mô Đại Oai Đức Phật. Nam mô Chiêm Bặc Hoa Phật. Nam mô Hoan Hỷ Phật. Nam mô Thiện Chúng Phật. Nam mô Đế Tràng Phật. Nam mô Đại Ái Phật. Nam mô Tu Mạn Sắc Phật. Nam mô Khả Lạc Phật. Nam mô Thiện Định Nghóa Phật. Nam mô Ngưu Vương Phật. Nam mô Diệu Tý Phật. Nam mô Đại Xa Phật. Nam mô Mãn Nguyện Phật. Nam mô Đức Quang Phật. Nam mô Bảo Âm Phật. Nam mô Kim Cang Quân Phật. Nam mô Phú Quý Phật. Nam mô Thế Lực Hạnh Phật. Nam mô Sư Tử Lực Phật. Nam mô Tịnh Mục Phật. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo. Nguyện xin Tam Bảo dũ lòng từ bi, đồng gia tâm che chở, nguyện cho đại ma vương, ngũ đế đại ma, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, bao nhiêu chướng duyên thảy điều thanh tịnh, bao nhiêu tội nghiệp thảy đều tiêu trừ, tất cả khổ não đều được giải thoát, bốn vô lượng tâm, sáu Ba-la-mật thường được hiện tiện, bốn vô ngại trí, sáu sức thần thông, như ý tự tại, tu đạo Bồ-tát không thôi không nghỉ, trước độ chúng sanh sau thành Phật đạo. ---------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI: LỄ PHẬT THẾ CHO NHƠN ĐẠO, QUỐC VƯƠNG V.V… Ngày nay Đại Chúng đồng nghiệp trong Đạo Tràng đã cùng nhau nguyện vì chư thiên, chư tiên long thần bát bộ mà lễ Phật rồi. Nay đây nguyện vì nhân đạo, hết thảy nhân vương, lễ Phật mà báo ơn nhân loại. Lại nguyện cha mẹ, Sư Trưởng và hết thảy nhân dân mà lễ Phật. Vì sao vậy? Vì nếu không có Quốc Chủ thì hết thảy chúng sanh không biết nương nhờ vào đâu. Nhờ có Quốc Chủ nên tất cả mọi người đều an cư lạc nghiệp; đi lại trên đất Quốc Chủ và được nhiều lợi ích khác không thể kể xiết; cho nên Đại Chúng phải có lòng biết ơn và báo ơn. Kinh dạy rằng: Nếu người nào, ngày đêm sáu thời hay chịu khổ, vì muốn lợi ích nên nguyện báo ơn, thì phải phát tâm nghó như thế ấy tu tập hạnh từ bi. Do nguyện lực ấy nên nghó báo ơn che chở của Quốc Chủ, nghó báo ơn cung cấp của Quốc Chủ, nghó báo ơn cung cấp của thí chủ, nghó báo ơn sanh thành của cha mẹ; nghó báo ơn dạy bảo của Sư trưởng, nghó báo ơn tế độ của chư Phật. Nếu người nào hay chí tâm thường niệm tưởng như vậy, người ấy nhập đạo rất mau. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nhận thấy ơn lành càu chư Phật, Đại Thánh khai hóa dụ dỗ chúng ta, ân cần như thế, khiến chúng ta phải biết báo ơn. Ngày nay chúng ta sanh vào thời mạt pháp, mong nhờ ơn Quốc chủ mà hưng hiền được Phật pháp; nhờ Quốc chủcúng dường đầy đủ, không tiếc của báu, làm cho khắp cả nhơn dân đều noi gương Quốc chủ và sanh tâm quy kỉnh Phật Pháp Tăng. Lại nữa người xuất gia được an thân hành đạo, đi đứng nằm ngồi được tự do, không bị trở ngại, Quốc chủ không chom người xuất gia tham dự việc đời; chỉ lo khuyên người làm lành, nguyện cho chúng sanh mau thoát khỏi sanh tử khổ đau; chỉ lo xiễn dương vô lượng Pháp môn, chỉ bày đường chơn nẽo chánh cho trời và người. Nhờ ơn quốc chủ nhiều như vậy chúng ta đâu được không hết lòng lề Phật để báo ơn quốc chủ, phải cùng nhau chí thành đảnh lễ nguyện vì quốc chủ mà quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ. Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Ca Diếp Phật. Nam mô Tịnh Ý Phật. Nam mô Tri Thức Đệ Phật. Nam mô Mãnh Oai Đức Phật. Nam mô Đại Quang Minh Phật. Nam mô Phật Quang Diệu Phật. Nam mô Tịnh Tạng Phật. Nam mô Phân Biệt Oai Phật. Nam mô Vô Tổn Phật. Nam mô Mật Nhật Phật. Nam mô Nguyệt Quang Phật. Nam mô Trí Minh Phật. Nam mô Thiện Tịch Hạnh Phật. Nam mô Bất Đồng Phật. Nam mô Đại Thỉnh Phật. Nam mô Đức Pháp Phật. Nam mô Trang Nghiêm Vương Phật. Nam mô Cao Xuất Phật. Nam mô Diệm Xí Phật. Nam mô Hoa Đức Phật. Nam mô Bảo Nghiêm Phật. Nam mô Thượng Thiện Phật. Nam mô Bảo Thượng Phật. Nam mô Lợi Thế Phật. Nam mô Nghiêm Độ Phật. Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam Bảo dủ lòng từ bi, gia tâm nhiếp thọ nguyện cho quốc chủ hiện tại thân thể khương kiện, oai đức vang lừng sự nghiệp vónh viễn, huệ mạng vô cùng, từ tâm vô tận, hữu tình quy tâm, Bồ-tát thạnh hóa, trời người ngợi khen, ngưỡng mộ. Tứ đẳng lục độ, ngày càng thêm sáng, tứ vô ngại biện lạc thuyết vô cùng; được tâm tự tại, đủ sáu thần thông, tam muội tông tri móng tâm liền có; từ bi thương đời, ân khắp lục đạo, vạn hạnh sớm viên, Phật đạo chóng thành. ---------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI MỐT: LỄ PHẬT THẾ QUYẾN THUỘC CỦA QUỐC CHỦ Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại đầu thành đảnh lễ Tam Bảo, nguyện vì quyến thuộc của quốc chủ và bá quan cùng quyến thuộc của bá quan mà quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ. Nam mô Di Lặc Phật. Nam mô Thích Ca Mau Ni. Nam mô Hải Đức Phật. Nam mô Phạm Tướng Quân. Nam mô Nguyệt Cái Phật. Nam mô Da Diệm Phật. Nam mô Di Lam Vương Phật. Nam mô Trí Xung Phật. Nam mô Giác Tưởng Phật. Nam mô Công Đức Quang Phật. Nam mô Thanh Lưu Bố Phật. Nam mô Mãn Nguyệt Phật. Nam mô Hoa Quang Phật. Nam mô Thiện Giới Phật. Nam mô Đăng Quang Phật. Nam mô Điện Quang Phật. Nam mô Quang Vương Phật. Nam mô Quang Minh Phật. Nam mô Cụ Túc Tán Phật. Nam mô Hoa Tạng Phật. Nam mô Phất Sa Phật. Nam mô Thân Đoan Nghiêm Phật Nam mô Tịnh Nghóa Phật. Nam mô Oai Mảnh Quân Phật. Nam mô Phước Oai Đức Phật. Nam mô Lực Hành Phật. Nam mô La Hầu Thiên Phật Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát. Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy mười phương tận hư khơng giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm phù hộ, nguyện cho quyến thuộc của quốc chủ, bá quan và quyến thuộc của các vị ấy thân tâm an lạc, sống lâu vô cùng, tu đạo đại thừa, vào trí huệ Phật; giữ bốn hoằng thệ, không xả bỏ chúng sanh, tứ vô lượng tâm, lục ba-la-mật thường được hiện tiền; lục thông tám đạt, thấu rõ căn tánh đủ nhị trang nghiêm, thần lực tự tại, từ tâm nhu Phật nhiếp hóa chúng sanh. ----------------------------------- <卷>QUYỂN THỨ HAI MƯƠI HAI: LỄ PHẬT THẾ CHA MẸ Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng kể lại nên nghó nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ; hoài thai bú mớm, ái trọng tình thâm, thà cha mẹ chịu nguy thân để con được yên ổn. Đến khi con khôn lớn, cha mẹ lại lo dạy bảo cho con biết nhơn biết lễ, hết lòng cầu thầy dạy bảo cho con học hành, nguyện cho con đạt nghóa lý, thấy rộng hiểu sâu, luôn luôn mong muốn cho con theo kịp với người. Con muốn gì cha mẹ cũng cung cấp không tiếc gia bửu. Ngày đêm lo âu, có khi vì con cha mẹ phải sanh bệnh khổ, ngủ không yên giấc. Khi con đi xa, cha mẹ càng trông tưởng. Trong thiên hạ, ơn cha mẹ là nặng hơn hết. Sở dó Phật dạy: “Trong thiên hạ, không có ơn nào bằng ơn Cha Mẹ” Than ôi! Người xuất gia và tại tục chưa thể đắc đạo phải siêng lo tu học, làm lành không nghỉ chứa đức không thôi, mới mong báo đáp ơn đức cù lao của cha mẹ. Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ Tam bảo mỗi người tự mình nguyện vì từ khi có thần thức trở lại cho đến ngày nay, cha mẹ nhiều đời bà con nhiêu kiếp và hết thảy quyến thuộc mà quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Trí Tụ Phật Nam mô Diều Ngự Phật Nam mô Như Vương Phật Nam mô Hoa Tướng Phật Nam mô La Hầu La Phật Nam mô Đại Dược Phật Nam mô Túc Vương Phật Nam mô Dược Vương Phật Nam mô Đức Thủ Phật Nam mô Đắc Ca Xoa Phật Nam mô Lưu Bố Dương Phật Nam mô Phật Quang Phật Nam mô Pháp Tang Phật Nam mô Diệu Ý Phật Nam mô Đức Chủ Phật Nam mô Kim Cang Chúng Phật Nam mô Huệ Đảnh Phật Nam mô Thiện Trú Phật Nam mô Ý Hạnh Phật Nam mô Phạm Âm Phật Nam mô Sư Tử Phật Nam mô Lôi Âm Phật Nam mô Thông Tướng Phật Nam mô An Ổn Phật Nam mô Huệ Long Phật Nam mô Vô Biên thản Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát Bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, nguyện cho cha mẹ bà con chúng con và quyến thuộc của cha mẹ bà con chúng con từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, hết thảy tội chướng đều được tiêu trừ, hết thảy thống khổ đều được giải thoát, kiết tập phiền não hằng được thanh tịnh, từ dài tứ thú, tự tại vãng sanh, thân cận chư Phật, được Phật thọ ký, tứ vô lượng tâm lục Ba-la-mật thường được hiện tiền, tứ vô ngại biện, lục thần thông lực, tự tại như ý, được mười trí lực, tướng tốt nghiêm thân, đồng nên Đạo tràng, thành bậc chánh giác. ------------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BA: LỄ PHẬT THẾ CHA MẸ CÁC ĐỜI TRƯỚC Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng hoặc có người Cha Mẹ mất sớm, không thề gặp lại luống tưởng vậy thôi. Khi chưa được thần thông thiên nhãn, không biết Cha Mẹ sau khi mất rồi thần hồn sanh về đâu. Chỉ nên vội nhờ sức phước đức truy niệm với tưởng mà báo ơn; làm lành không nghỉ, lâu ngày thành công thì quyết được toại nguyện. Kinh dạy rằng: “Vì vong nhơn mà làm phước cũng như gởi lương hướng cho người đi xa. Nếu người ấy đã sanh lên trời thì công đức của người ấy ngày càng lợi ích. Nếu người ấy đọa lạc tam đồ ác đạo, hoặc mắc phải tám nạn thì được vónh viễn xa lìa khổ não. Nếu người ấy sanh ra gặp Phật, thọ lãnh chánh pháp thì liền được siêu thoát tỏ ngộ. Cha mẹ bảy đời bà con nhiều kiếp thì trừ hết những điều lo sợ, đồng được giải thoát. Đó là cách báo ơn tối tôn tối thượng, chí từ chí hiếu của người con trí thức vậy. Ngày nay đại chúng nên phải cùng nhau đau thương hoài niệm, ảo não khóc lóc, nghẹn ngào, gieo mình xuống đất, nguyện gì cha mẹ nhiều đời, bà con nhiều kiếp mà quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Phạm Vương Phật Nam mô Ngưu Vương Phật Nam mô Lợi Đà Mục Phật Nam mô Long Đức Phật Nam mô Thuật Tướng Phật Nam mô Trang Nghiêm Phật Nam mô Bất Một Âm Phật Nam mô Hoa Đức Phật Nam mô Âm Đức Phật Nam mô Sư Tử Phật Nam mô Trang Nghiêm Từ Phật Nam mô Dõng Trí Phật Nam mô Hoa Tích Phật Nam mô Hoa Khai Phật Nam mô Lực Hành Phật Nam mô Đức Tích Phật Nam mô Thượng Hình Sắc Phật Nam mô Minh Diệu Phật Nam mô Nguyệt Đăng Phật Nam mô Oai Đức Vương Phật Nam mô Bồ Đề Vương Phật Nam mô Vô Tận Phật Nam mô Bồ Đề Nãhn Phật Nam mô Thân Sung Phật Nam mô Huệ Quốc Phật Nam mô Vô Biên Thân Phật Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, cứu vớt tiếp độ cha mẹ và bà con chúng con nhiều đời nhiều kiếp về quá khứ, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật Đạo, hết thảy tội nhơn đều được tiêu trừ, hết thảy khổ quả đều được sạch hết, phiền não kiếp nghiệp hoàn toàn thanh tịnh, đoạn ba chướng duyên trừ năm bố úy, tu đạo Bồ-tát rộng độ chúng sanh, bát giài tu tâm, tứ hoằng lợi vật, thân cận Như Lai, được Phật thọ ký, không rời khỏi chỗ, chứng quả vô sanh, tùy niệm tiêu diêu, dạo khắp cõi Phật, hạnh nguyện chóng thành, mau chứng Chánh giác. ------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BỐN: LỄ PHẬT THẾ SƯ TRƯỞNG Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã vì cha mẹ và bà con mà lễ Phật rồi. Thứ lại nên nghó đến ơn đức Sư trưởng. Vì sao vậy?. Vì cha mẹ tuy có công sanh thành dưỡng dục chúng ta, nhưng không thể làm thế nào cho chúng ta mau xa lìa đường ác. Cho nên Sư trưởng đối với chúng ta có ơn đức vô lượng. Sư trưởng có lòng đại từ dìu dắt khuyên đổ, hằng dạy chúng ta tu thiện muốn chúng ta ra khỏi biển sanh tử, đến bờ giải thoát bên kia. Mọi điều lợi ích đều khiến chúng ta thấy Phật, trừ hết phiền não kiết tập an trú vào đạo vô vi. Ơn đức như vậy, ai hay báo đáp cho cùng tận. Dầu trọn đời tu hành đó chỉ là tự lợi chớ chưa phải báo đáp ơn Sư trưởng. Sở dó Phật dạy: “Thiện tri thức trong thiên hạ, không ai hơn Sư trưởng, đã tự độ mình lại hay tự độ người”. Chúng ta ngày nay được xuất gia thọ đại giới, hạnh phúc này là nhờ ơn Sư trưởng mà được. Như thế, mọi người há lại không lo đền đáp nhớ tưởng ơn thầy sao?. Vậy Đại chúng cùng nhau chí tâm một lòng tha thiết, nằm vóc sát đất, nguyện vì Hòa thượng, A-xà-lê, đồng đàn tôn chứng thượng, trung, hạ tòa và quyến thuộc cùa các vị ấy mà quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Tối Thượng Phật Nam mô Thanh Tịnh Chiếu Phật Nam mô Huệ Đức Phật Nam mô Diệu Âm Thanh Phật Nam mô Đạo Sư Phật Nam mô Vô Ngại Tang Phật Nam mô Thượng Thí Phật Nam mô Đại Tôn Phật Nam mô Trí Thế Phật Nam mô Đại Diệm Phật Nam mô Đế Vương Phật Nam mô Chế Lực Phật Nam mô Oai Đức Phật Nam mô Thiện Minh Phật Nam mô Danh Văn Phật Nam mô Đoan Nghiêm Phật Nam mô Vô Trần Cấu Phật Nam mô Oai Nghi Phật Nam mô Sư Tử Quân Phật Nam mô Thiên Vương Phật Nam mô Danh Thanh Phật Nam mô Thù Thắng Phật Nam mô Đại Tạng Phật Nam mô Phước Đức Quang Phật Nam mô Phạm Văn Phật Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dù lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, nguyện Hòa Thượng, A-xà-lê, đồng đàn tôn chứng, thượng, trung, hạ tòa và quyến thuộc của các vị ấy, từ nay trở đia cho đến ngày thành Phật, tất cả tội chứng đều được thanh tịnh tất cả thống khổ đều được giải thoát, tất cả phiền não đều được đoạn trừ; tùy ý sanh về tịnh độ của chư Phật hạnh nguyện Bồ-tát đều được hoàn toàn, tài thí vô tận, pháp thí vô tận, phước đức vô tận, an lạc vô tận, thọ mạng vô tận, trí huệ vô tận, tứ vô lượng tâm, lục Ba-la-mật thường được hiện tiền, tứ vô ngại trí, lục thần thông lục, tự tại như ý, vào định Lăng Nghiêm, được tâm kim cang, không bỏ thề xưa, trở lại đời này, hóa độ chúng sanh. ---------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI LĂM: LỄ PHẬT THẾ MƯỜI PHƯƠNG TỲ KHEO VÀ TỲ KHEO NI Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã vì Hoa thượng A-xà-lê v.v… mà lễ Phật rồi, sau đây lại phải chí thành đảnh lễ Tam bảo, khắp vì mưởi phương tận hư không giới, hiện tại và vị lai hết thảy Tỳ Kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa ma na, Sa di, Sa di ni cùng quyến thuộc của các vị ấy mà lễ Phật, lại nguyện vì mười phương, tận hư không giới hết thảy Ưu bà tắc, Ưu bà di và quyến thuộc của các vị ấy mà lễ Phật; lại nguyện vì từ xưa đến nay hế thảy các nhà tín thí đàn việt, thiện ác tri thức với Phật pháp, cùng quyến thuộc của các vị ấy mà lễ Phật. Như thế, hết thảy nhơn loại trong nhơn đạo và quyến thuộc của nhơn đạo, ngày nay Đại chúng do từ bi tâm khắp vì hết thảy mà quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Đăng Vương Phật Nam mô Trí Đảnh Phật Nam mô Thượng Vương Phật Nam mô Địa Vương Phật Nam mô Chí Giải Thoát Phật Nam mô Kim Kế Phật Nam mô La Hầu Nhật Phật Nam mô Mạc Năng Thắng Phật Nam mô Mâu Ni Tịnh Phật Nam mô Thiện Quang Phật Nam mô Kim Tế Phật Nam mô Chủng Đức Thiên Vương Phật Nam mô Pháp Cái Phật Nam mô Đức Tý Phật Nam mô Ương Già Đà Phật Nam mô Mỹ Diệu Huệ Phật Nam mô Vô Ý Phật Nam mô Chư Oai Đức Phật Nam mô Sư Tử Kế Phật Nham mô Giải Thoát Tướng Phật Nam mô Oai Tướng Phật Nam mô Đoạn Lưu Phật Nam mô Huệ Tạng Phật Nam mô Trí Tụ Phật Nam mô Vô Ngại Tán Phật Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm che chở, nguyện cho mười phương tận hư không giới hết thảy Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thức xoa ma na, sa di, sa di ni va quyến thuộc của các vị ấy; lại nguyện cho mười phương hết thảy Ưu bà tắc, Ưu bà di và quyến thuộc của các vị ấy, lại nguyện cho từ xưa đến nay hết thảy các nhà tín thí, đàn việt, thiện hữu, ác hữu, cùng các người có duyên hay vô duyên với Phật pháp và quyến thuộc của các vị ấy, rộng ra cho đến nhơn loại, hết thảy nhơn đạo, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, bao nhiêu phiền não đều được đoạn trừ, bao nhiêu duyên chướng đều được thanh tịnh, bao nhiêu tội nghiệp đều được sạch hết bao nhiêu thống khổ đều được giải thoát; xa lìa ba nghiệp, trừ năm sợ hãi; bốn vô lượng tâm, sáu Ba-la-mật thường được hiện tiền; bốn vô ngại trí, sáu sức thần thông đều được tự tại, tu Bồ-tát hạnh, vào đạo nhất thừa, độ thoát chúng sanh. --------------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI SÁU: LỄ PHẬT THẾ TỨ CHÚNG QUÁ KHỨ Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại hết lòng đảnh lễ Tam bảo, nguyện vì mười phương tận hư không giới hết thảy Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa ma na, Sa di, Sa di ni đã qua đời rồi; hết thảy Ưu bà tắc, Ưu bà di, rộng ra cho đến mười phương hết thảy nhơn đạo, hết thảy nhơn loại đã qua đời rồi và quyến thuộc của các vị ấy, ngày nay Đại chúng do tâm từ bi đồng chư tâm của chư Phật, đồng như nguyện của chư Phật, khắp vì các người ấy mà quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Bảo Tụ Phật Nam mô Thiện Âm phật Nam mô Sơn Vương Tướng Phật Nam mô Pháp Đảnh Phật Nam mô Giải Thoát Đức Phật Nam mô Thiện Đoan Nghiêm Phật Nam mô Cát Thân Phật Nam mô Ái Ngữ Nam mô Sư Tử Lợi Phật Nam mô Hòa Lâu Na Phật Nam mô Sư Tử Pháp Phật Nam mô Pháp Lực Phật Nam mô Ái Nhạo Phật Nam mô Tán Bật Động Phật Nam mô Chúng Minh Vương Phật Nam mô Giác Ngộ Phật Nam mô Diệu Minh Phật Nam mô Ý Trụ Nghóa Phật Nam mô Quang Chiếu Phật Nam mô Hương Đức Phật Nam mô Linh Hỷ Phật Nam mô Bất Hư Hạnh Phật Nam mô Diệt Khuể Phật Nam mô Thượng Sắc Phật Nam mô Thiện Bộ Phật Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dùng sức từ bi, cứu hộ nhiếp thọ, nguyện cho hết thảy Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thức xoa ma na, sa di, sa di ni và quyến thuộc của các vị ấy trong đời quá khứ; và nguyện cho hết thảy Ưu bà tắc, Ưu bà di cùng quyến thuộc của các vị ấy trong đời quá khứ; nếu có người nào bị thống khổ trong đường địa ngục, ngày nay liền được giải thoát; hoặc có người nào bị thống khổ trong đường ngạ quỉ, ngày nay liền được giải thoát; hoặc có người nào bị thống khổ trong đường súc sanh, ngày nay liền được giải thoát; ra khỏi tám nạn, sanh vào tám phước, hằng xa lìa đường ác, hằng sanh về tịnh độ; tài thí vô tận, pháp thí vô tận, phước đức vô tận, an lạc vộ tận, thọ mạng vô tận, trí huệ vô tận tứ vô lượng tâm. Lục ba-la-mật, thường được hiện tiền, tứ vô ngại trí, lục thần thông lực, như ý tự tại; thường được thầy Phật, nghe pháp, tu Bồ-tát đạo, dõng mãnh, tinh tấn, không thôi không nghỉ, tiến lên cho đến địa vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, rộng độ hết thảy chúng sanh. TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP QUYỂN THỨ TÁM (HẾT)  TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP <卷>QUYỂN THỨ CHÍN CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BẢY: LỄ PHẬT THẾ CHÚNG SANH TRONG ĐỊA NGỤC A TỲ Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nhận thấy từ phần quy y trở đi cho đến phần này về sau đều trình bày vạn pháp sai biệt, tội phước bất nhất, nhưng cũng rõ ràng như sáng và tối, tóm lại mà nói thì chỉ có thiện và ác mà thôi. Thiện là con đường tốt đẹp, đi đến các cõi trên, ác là nẽo sấu xa, đọa xuống các cõi dưới, trong ba đường ác. Tu nhơn nghóa thì đi về cảnh giới an vui tốt đẹp, gây tàn hại thì đọa xuống cảnh giới khổ đau hạ tiện. Người ở cảnh thù thắng an vui mà người quả báo tốt đẹp, chứ không phải do sự cạnh tranh đua vô đạo, tàn ác bất nhơn mà được. Người ta cảnh thắng thọ hưởng vui thú nhiệm màu, tự nhiên, tiêu diêu tự tại, thẳng đến đạo Bồ đề giác ngộ. Người ở cảnh hạ liệt đau khổ là do nghiệp xấu xa, hạ liệt, tàn ác bất nhơn gây ra. Người ấy ở trong hỏa thành lưới sắt; ăn thời ăn hoàn sắt nóng mãnh liệt; uống thời uống nước đồng sôi dữ dội. Thọ mạng vô tận kiếp số vô cùng chịu đủ thống khổ. Thống khổ trong địa ngục không thể kể xiết, không thể chịu nổi. Tinh thần lìa khỏi thân mạng này liền sa vào Địa ngục hỏa thành. Quả báo thì có đao luân gia hình, đền nnợ thì có đá lửa mài thân. Mạng sống kéo dài ôm khổ mà chịu. Dầu thoát khỏi địa ngục cũng vào ngạ quỉ. Thân hình tiều tụy, ôm lòng đói khát, miệng khạt ra lửa, mạng sống mong manh. Chết rồi lại đọa làm súc sanh chịu bao khổ sở. Da thịt dùng làm đồ ăn thân hình bị chia xẻ nấu nướng, yến tiệc ninh đình. Hoặc là trở nặng đi xa, làm việc nguy hiểm. Đó là một nỗi khổ nặng nhất trong ba đường ác. Đau đớn thay cho những kẻ ở trong đêm dài của dục vọng mờ mịt không có ngày ra mà không tự biết!. Vui khổ rõ ràng như vậy, mà nói không ai tin! Cũng chỉ vì chúng sanh hay chấp lấy cái bản ngã nhỏ nhen của mình nên không tin, lại nghi ngờ mê muội. Bởi nghi ngờ mê muội nên có lắm người không ưa điều lành. Sở dó Phật dạy: “ Đời có mười việc, chết đọa Địa ngục: 1- Vui khổ rõ ràng như vậy, mà nói không ai tin! Cũng chỉ vì chúng sanh hay chấp lấy cái bản ngã nhỏ nhen của mình nên không tin, lại nghi ngờ mê muội. Bởi nghi ngờ mê muội nên có lắm người không ưa điều lành. Sở dó Phật dạy: “ Đời có mười việc, chết đọa Địa ngục: 1- Ý không chuyên làm lành, không tu tích đức. 2-Tham ăn như cọp đói kia không khác. 3-Say mê tửusắc, ôm lòng độc hại. 4-Thường tập ngusi, khônhgnghe lời can gián. 5- Tựỷ sức mình làm các việc ác. 6- Ưa giết chúngsanh, lấn hiếp người côquả. 7- Thường làm bạn với kẻ ác. 8- Xâm lấn phạm vi của người. 9-Lời nói không chơn thật. 1 0- không thương mọiloài, làm các nghiệp ác. Những người như thế không thể sống lâu, chết vào đường ác”. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nhận thấy: Theo lời Phật dạy, mấy ai thoát được. Nếu không thoát được thì ở trong địa ngục đều có tội phần. Đại chúng mọi người đều lãnh hội được ý ấy, thì tự mình không nên buông lung phải gấp tu Bồ-tát đạo; cần cầu Phật pháp, lợi ích chúng sanh. Trước là tự diệt tội cho mình. Sau là sanh phước cho người. Đó là tự lợi lợi tha, mình và người không khác. Ngày nay cùng nhau khởi tâm dõng mãnh, tâm kiên cố, tâm từ bi, tâm độ hết thảy, tâm cứu hết thảy. Phát tâm như vậy cho đến khi thành Phật, không quên bổn nguyện. Nguyện xin hết thảy mười phương tân hư không giới chư Phật, chư Đại Bồ-tát, đem đại thần thông lực, đại từ bi lực, đại giải thoát địa ngục lực, tế độ ngạ quỷ lực, cứu tế chúng sanh lực, đại thần chí lực, đại oai mãnh lực, khiến chúng con tên…. Việc làm đều được kết quả lợi ích, lời nguyện đều được thành tựu viên mãn. Chúng con một lòng tha thiết đầu thành đảnh lễ Tam bảo, nguyện vì hết thảy chúng sanh đang chịu khổ trong địa ngục A tỳ, cho đến hết thảy chúng sanh đang chịu khổ trong hắc ám địa ngục, trong mười tám địa ngục lạnh, trong mười tám địa ngục nóng, trong mười tám địa ngục đao luân, địa ngục rừng kiếm, địa ngục hỏa xa, địa ngục phát sí, Địa ngục hầm than mà quy y Tam bảo. Những địa ngục ấy lại có tám vạn bốn ngàn địa ngục khác làm quyến thuộc. Trong ấy có bao nhiêu chúng sanh chịu khổ, chúng con nguyện do Bồ đề tâm, Bồ đề hạnh, Bồ đề nguyện, xin vì hết thảy chúng sanh ấy mà đảnh lễ quy y Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Đại Âm Tán Phật Nam mô Tịnh Nguyện Phật Nam mô Nhật Thiên Phật Nam mô Lạc Huệ Phật Nam mô Nhiếp Thân Phật Nam mô Oai Đức Thế Phật Nam mô Sát Lợi Phật Nam mô Đức Thừa Phật Nam mô Thượng Kim Phật Nam mô Giải Thoát Kế Phật Nam mô Nhạo Pháp Phật Nam mô Trú Hạnh Phật Nam mô Xả Kiêu Mạn Phật Nam mô Trí Tạng Phật Nam mô Phạm Hạnh Phật Nam mô Chiên Đàn Phật Nam mô Vô Ưu Danh Phật Nam mô Đoạn Nghiêm Thân Phật Nam mô Tướng Quốc Phật Nam mô Liên Hoa Phật Nam mô Vô Biên Thân Đức Bồ-tát Nam mô Thiên Quang Phật Nam mô Huệ Hoa Phật Nam mô Tần Đầu Ma Phật Nam mô Trì Phú Phật Nam mô Sư Tử Du Hý Bồ-tát Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ-tát Nam mô Địa Tạng Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát Lại quy y như vậy mười phương tận hư khômg giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dũ lòng từ bi cứu độ dẫn tiếp các chúng sanh chịu khổ trong A tỳ địa ngục, cho đến trong hắc ám Địa ngục, đao luân Địa ngục, hỏa xa Địa ngục, phất sí Địa ngục và trong các Địa ngục quyến thuộc v.v… Xin nguyện nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ-tát lực, nhất thế Thánh Hiền lực, khiến những chúng sanh hiện đang chịu khổ, ngày nay liến được giải thoát; hoàn toàn không đọa trở lại trong các địa ngục, hết thảy tội chứng đều được tiều trừ, rốt ráo không tạo nghiệp địa ngục, không sanh vào địa ngục, được sống trí huệ, bỏ thân địa ngục được thân Kim cang, bỏ khổ địa ngục, được vui Niết bàn; nhớ Địa ngục khổ, phát bồ đề tâm; tứ vô lượng tâm, lục Ba-la-mật thường được hiện tiền, bốn vô ngại trí, sáu sức thân thông tự tại như ý. Đầy đủ trí huệ, tu đạo Bồ- tát, dõng mãnh tinh tấn không thôi không nghỉ, tiến đến hạnh Thập địa vào tâm Kim cang, thành bậc Chánh giác. ------------------------------ <詞>CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI TÁM: LỄ PHẬT THẾ CÁC CHÚNG SANH TRONG ĐỊA NGỤC KHÔI HÀ, ĐỊA NGỤC THIẾT - HOÀN V.V… Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại chí thành đảnh lễ Tam bảo nguyện xin vì những chúng sanh trong: Địa ngục khôi hà, Địa ngục rừng kiếm, Địa ngục rừng gai, Địa ngục cột đồng, Điạ ngục máy sắt, Địa ngục lưới sắt, Địa ngục hang sắt, Địa ngục hang sắt, địa ngục hoàn sắt, Địa ngục đá nhọn. Những địa ngục như vậy đầy khắp mười phương tận hư không giới. Ngày nay chúng con nguyện vì hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ trong các địa ngục ấy phát tâm bồ đề mà quy y đảnh lễ thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu ni Nam mô Phạm Tài Phật Nam mô Bảo Thủ Phật Nam mô Tịnh Căn Phật Nam mô Cụ Túc Luân Phật Nam mô Thượng Luân Phật Nam mô Phất Sa Phật Nam mô Đề Sa Phật Nam mô Hữu Nhật Phật Nam mô Xuất Nê Phật Nam mô Đắc Trí Phật Nam mô Mô La Phật Nam mô Thượng Cát Phật Nam mô Pháp Lạc Phật Nam mô Cầu Thắng Phật Nam mô Trí Huệ Phật Nam mô Thiện Thánh Phật Nam mô Võng Quang Phật Nam mô Lưu Ly Tạng Phật Nam mô Danh Văn Phật Nam mô Lợi Tịch Phật Nam mô Giáo Hóa Phật Nam mô Nhật Minh Phật Nam mô Thiện Minh Phật Nam mô Chúng Đức Thượng Minh Phật Nam mô Bảo Đức Phật Nam mô Sư Tử Phan Bồ-tát Nam mô Sư Tử Tác Bồ-tát Nam mô Địa Tạng Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy, mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo. Nguyện xin Tam bảo, dùng sức từ bi, đồng gia tâm cứu hộ, cho các chúng sanh hiện nay đang chịu khổ trong những địa ngục khôi hà, địa ngục rừng kiếm v.v… Liền được giải thoát, hết thảy khổ quả đều được tiêu trừ. Những nghiệp địa ngục rốt ráo thanh tịnh; bỏ thân địa ngục được thân kim cang, bỏ khổ địa ngục, được vui niết bàn; nhớ địa ngục khổ, phát bồ đề tâm, đồng gia khỏi nhà lửa, thẳng đến Đạo tràng; cùng với các vị Bồ-tát thành bậc Chánh giác. -------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI CHÍN: LỄ PHẬT THẾ CHÚNG SANH TRONG NHỮNG ĐỊA NGỤC UỐNG NƯỚC ĐỒNG SÔI, ĐỊA NGỤC HẦM HỐ V.V… Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại chí thành đảnh lễ Tam Bảo, nguyện khắp vì hết thảy chúng sanh đọa địa ngục trong mười phương tận hư không giới. Địa ngục uống nước đồng sôi, Địa ngục chúng hiệp, Địa ngục khiếu hoán, Điạ ngục Đại khiếu hoán, Địa ngục nóng, Địa ngục đại nóng, Địa ngục hầm than, Địa ngục rừng cháy, v.v… Những địa ngục ấy có vô lượng vô biên Địa ngục khác làm quyến thuộc. Trong các địa ngục ấy chúng sanh đang chịu khổ, chúng con nguyện xin đem sức bồ đề tâm, thay thế hết thảy chúng sanh ấy mà đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Nhơn Nguyện Phật Nam mô La hầu Phật Nam mô Cam Lồ Minh Phật Nam mô Diệu Ý Phật Nam mô Đại Minh Phật Nam mô Nhất Thế Chủ Phật Nam mô Lạc Trí Phật Nam mô Sơn Vương Phật Nam mô Tịch Diệt Phật Nam mô Đức Tụ Phật Nam mô Thiên Vương Phật Nam mô Diệu Âm Thanh Phật Nam mô Diệu Hoa Phật Nam mô Trú Nghóa Phật Nam mô Công Đức Oai Tụ Phật Nam mô Trí Vô Đẳng Phật Nam mô Cam Lồ Âm Phật Nam mô Thiện Thủ Phật Nam mô Lợi Huệ Phật Nam mô Trí Giải Thoát Nghóa Phật Nam mô Thắng Âm Phật Nam mô Lê Đà Hạnh Phật Nam mô Thiện Nghóa Phật Nam mô Vô Quá Phật Nam mô Hành Thiện Phật Nam mô Kim Dõng Tinh Tấn Bồ-tát Nam mô Kim Cang Huệ Bồ-tát Nam mô Đại Tạng Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam Bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm cứu hộ, nguyện cho hết thảy chúng sanh hiện nay đang chịu khổ trong những địa ngục uống nước đồng sôi v.v… Hết thảy tội chướng đều được tiêu trừ, hết thảy khồ não đều được tiêu trừ, từ nay về sau không còn đọa lại trong các địa ngục, sanh về tịnh độ; bỏ mạng địa ngục được mạng trí huệ, tứ vô lượng tâm lục Ba-la-mật thường được hiện tiền, bốn vô ngại trí sáu sức thần thông, tự tại như ý; ra lhỏi địa ngục, được vào niết bàn, đồng chư Phật thành đẳng Chánh giác. ------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI: LỄ PHẬT THẾ CHÚNG SANH TRONG CÁC ĐỊA NGỤC, ĐAO BINH, ĐỒNG PHỦ V.V… Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại chí thành đảnh lễ, nguyện vì hết thảy chúng sanh khắp mười phương, tận hư không giới, hiện đang chịu khổ trong các địa ngục: Địa ngục tưởng tượng, Địa ngục Hắc sa, Địa ngục đóng đinh vào thân, Địa ngục giếng lửa, Địa ngục cối đá, Địa ngục sõi bay, Địa ngục đao binh, Địa ngục đói khát, Địa ngục chảo đồng sôi, v.v… Những địa ngục như thế ấy vô lượng vô biên. Ngày nay chúng con nguyện xin vì hết thảy chúng sanh trong các địa ngục ấy, đem sức bồ đề tâm thay thế các chúng sanh ấy mà quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Hoa Tạng Phật Nam mô Diệu Quang phật Nam mô Nhạo Thuyết Phật Nam mô Thiện Tế Phật Nam mô Chúng Vương Phật Nam mô Ly Úy Phật Nam mô Biện Tài Phật Nam mô Danh Văn Phật Nam mô Bảo Nguyệt Minh Phật Nam mô Thượng Ý Phật Nam mô Vô Úy Phật Nam mô Đại Kiến Phật Nam mô Phạm Âm Phật Nam mô Thiện Âm Phật Nam mô Huệ Tế Phật Nam mô Vô Đảng Ý Phật Nam mô Kim Cang Quân Phật Nam mô Bồ Đề Ý Phật Nam mô Thọ Vương Phật Nam mô Bàn Đà Âm Phật Nam mô Phước Đức Lực Phật Nam mô Thế Đức Phật Nam mô Thánh Ái Phật Nam mô Thế Hạnh Phật Nam mô Hổ Phách Phật Nam mô Lạc Tri Phật Nam mô Khí Âm Cái Bồ-tát Nam mô Tịnh Căn Bồ-tát Nam mô Địa Tạng Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư khơng giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam Bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm cứu hộ, nguyện cho hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ trong các Địa ngục đao binh v.v… Và trong hết thảy địa ngục quyến thuộc, ngày nay liền được giải thoát, bao nhiêu khổ não đểu được đoạn trừ, không sanh vào địa ngục được sanh về tịnh độ; bỏ sống địa ngục được sống trí huệ, nhớ địa ngục khổ phát tâm bồ đề, tu Bồ-tát hạnh không thôi không nghó; vào đạo ngất thừa, đủ hạnh thập địa, dùng sức thần thông, tiếp độ chúng sanh, đồng lên Đạo tràng thành bậc Chánh giác. CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI MỐT LỄ PHẬT THẾ CHÚNG SANH TRONG CÁC ĐỊA NGỤC HỎA THÀNH, ĐAO SƠN v.v… Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nguyện vì hết thảy chúng sanh trong các địa ngục cùng khắp mười phương tận hư không giới mà chí thành đảnh lễ Tam bảo. Địa ngục thành lửa, Địa ngục hang đá, Địa ngục nước sôi, Địa ngục núi đao, Địa ngục hổ lang, Địa ngục gường sắt, Địa ngục gió nóng, Địa ngục phun lửa. Những địa ngục ấy vô lượng vô biên khác làm quyến thuộc. Ngày nay chúng con nguyện xin vì hết thảy chúng sanh đang chịu khổ trong các địa ngục ấy đem sức bồ đề mà quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích ca Mâu Ni Phật Nam mô Lôi Âm Vân Phật Nam mô Thiện Ái Mục Phật Nam mô Thiện Tri Phật Nam mô Cụ Túc Phật Nam mô Đức Tích Phật Nam mô Đại Âm Phật Nam mô Pháp Tướng Phật Nam mô Trí Âm Phật Nam mô Vô Hư Không Phật Nam mô Từ Âm Phật Nam mô Huệ Âm Sai Biệt Phật Nam mô Công Đức Quag Phật Nam mô Thánh Vương Phật Nam mô Chúng Ý Phật Nam mô Biệt Tài Luân Phật Nam mô Thiện Tịch Phật Nam mô Nguyệt Diện Phật Nam mô Nhật Danh Phật Nam mô Vô Cấu Phật Nam mô Công Đức Tập Phật Nam mô Hoa Đức Tướng Phật Nam mô Biệt Tài Quốc Phật Nam mô Bảo Thí Phật Nam mô Ái Nguyệt Phật Nam mô Bất Cao Phật Nam mô Huệ Thượng Bồ-tát Nam mô Thường Bất Ly Bồ-tát Nam mô Đại Tạng Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam Bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, cho những chúng sanh hiện đang chịu khổ trong những địa ngục trên ấy, liền được giải thoát, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ trong những địa ngục nhiều không thể kể xiết ở khắp mười phương đều nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ-tát lực, và Hiền Thánh lực, khiến các chúng sanh ấy liền được giải thoát hằng đoạn trư øhết nghiệp địa ngục trong mười phương. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, rốt ráo không đọa lại trong đường ác, xả thân thọ thân thường được gặp chư Phật, đầy đủ trí huệ, thanh tịch tự tại, dõng mãnh tinh tấn, không thôi không nghó, tu lên cho đến mãn hạnh thập đại, vào tâm Kim cang, viên thành giống trí, do thần lực của Phật tuy tâm tự tại. ---------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI HAI: LỄ PHẬT THẾ CHÚNG SANH TRONG ĐƯỜNG NGẠ QUỈ Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại chí thành đảnh lễ, nguyện vì mười phương tận hư không giới hết thảy thần ngạ quỉ, ngạ quỉ và quyến thuộc của ngạ quỉ trong đường quỉ đói đem sức tâm Bồ đề ma quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích ca Mâu Ni Phật Nam mô Sư Tử Lực Phật Nam mô Tự Tại Vương Phật Nam mô Vô Lượng Tịch Phật Nam mô Đẳng Định Phật Nam mô Diệt Cấu Phật Nam mô Bất Thất Phương Tiện Phật Nam mô Vô Nhiêu Phật Nam mô Diệu Diện Phật Nam mô Trí Chế Trú Phật Nam mô Pháp Sư Vương Phật Nam mô Đại Thiên Phật Nam mô Thâm Ý Phật Nam mô Vô Lượng Phật Nam mô Pháp Lực Phật Nam mô Thế Cúng Dường Phật Nam mô Hoa Quang Phật Nam mô Tam Thế Cúng Phật Nam mô Ứng Nhật Tam Tạng Phật Nam mô Thiên Cúng Dường Phật Nam mô Thượng Trí nhơn Phật Nam mô Chơn Kế Phật Nam mô Tín Cam Lồ Phật Nam mô Kim Cang Phật Nam mô Kiện Cố Phật Nam mô Dược Vương Bồ-tát Nam mô Dược Thượng Bồ-tát Nam mô Địa Tạng Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y mười phuơng tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dùng sức từ bi đồng gia tâm nhiếp thọ. Nguyện cho hết thảy thần ngạ quỉ, ngạ quỉ và quyến thuộc của ngạ quỉ, trong tất cả đường quì đói ở mười phương, tận hư không giới, bao nhiêu tội chướng đều được tiêu trừ; bao nhiêu khổ nạn đều được giải thoát thân tâm thanh tịnh, không còn khổ não; thân tâm no đủ, không còn đói khát, được pháo vị tam lồ; mắt trí huệ mở; tứ vô lượng tâm, lục Ba-la-mật, thường dược hiện tiền, sáu sức thần thông như ý tự tại, xa lìa đường ngạ quỉ, vào cõi niết bàn, đồng với chư Phật thành bậc Chánh giác. ------------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI BA: LỄ PHẬT THẾ CHÚNG SANH TRONG ĐƯỜNG SÚC SANH Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại chí thành đảnh lễ Tam bảo, nguyện khắp vì mười phương tận hư không giới hết thảy đường súc sanh trong bốn loài súc sanh, hoặc lớn, hoặc nhỏ, dưới nước trên khô, giữa hư không; hết thảy chúng sanh và quyến thuộc của tất cả chúng sanh ấy, ngay nay chúng con do sức của tâm bồ đề mà đảnh lễ quy y Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Bảo Kiên Minh Phật Nam mô Lê Đà Bộ Phật Nam mô Tùy Nhật Phật Nam mô Thanh Tịnh Phật Nam mô Minh Lực Phật Nam mô Công Đức Tụ Phật Nam mô Cụ Đức Túc Phật Nam mô Sư Tử Hạnh Phật Nam mô Cao Xuất Phật Nam mô Hoa Thí Phật Nam mô Châu Minh Phật Nam mô Liên Hoa Phật Nam mô Ái Trí Phật Nam mô Quy Đà Nghiêm Phật Nam mô Bất Hư Hạnh Phật Nam mô Sanh Pháp Phật Nam mô Tương Minh Phật Nam mô Tư Duy Nhạo Phật Nam mô Lạc Giải Pháp Phật Nam mô Tri Đạo Lý Phật Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ-tát Nam mô Bất Hưu Tức Bồ-tát Nam mô Đại Tạng Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dùng sức Từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, cho hết thảy súc sanh trong bốn loài chúng và quyến thuộc của chúng, trong tất cả đường súc sanh ở khắp mười phương tận hư không giới, bao nhiêu tội chướng đều được tiêu trừ, bao nhiêu khổ não đều được giải thoát, đồng xả bỏ ác thú, đồng chứng được đạo quả; thân tâm an vui như ở đệ tam thuyền; Tứ vô lượng tâm, lục Ba-la-mật thường được hiện tiền; bốn vô ngại trí, sáu sức thần thông, như ý tự tại; xa lìa đường súc sanh, vào đường Niết bàn, nhập Kim Cang tâm, thành bậc Chánh giác. --------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI BỐN: VÌ SÁU ĐƯỜNG CHÚNG SANH MÀ PHÁT NGUYỆN Chúng con ngày nay xin nhờ công đức nhơn duyên lễ Phật, sám hối thế cho các vị Trời, các vi Tiên, Long thần, Bát bộ; nguyện xin cho hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường, khắp mười phương, tận hư không giới, cùng tận đời vị lai, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật,không thọ thân hình cách lầm lạc, oan uổng, không chịu các khổ sở độc hại, không tạo năm tội nghịch , mười tội ác, không đọa vào ba đường ác nữa. Nhờ công đức nhơn duyên lễ Phật hôm nay đều được thân nghiệp thanh tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh, như chư đại Bồ-tát ma ha tát; đều như chư Đại Bồ-tát ma-ha-tát được đại tâm; tâm như đại địa, sanh ra các căn lành; tâm như biển cả, giữ gìn pháp đại trí huệ của chư Phật; tâm như núi Tu di, khiến tất cả các chúng sanh đều an trú nơi vô thượng Bồ đề: tâm như ngọc báu ma ni, xa lìa tất cả phiền não; tâm như ngọc báu Kim cang, quyết định được tất cả các pháp; tâm kiên cố tà ma ngoại đạo không thể ngăn trờ phá hoại; tâm như liên hoa, hết thảy các pháp không thể làm nhiễm nhớp; tâm như hoa Ưu đàm bát, trong bao nhiêu kiếp khó gặp được; tâm như hư không hết thảy chúng sanh không thể lường được. Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh trong bốn loài, sáu đường từ nay trở đi, so lường được tánh biết cùa mình, so lường được tánh quyết định tin hiểu của mình,trừ bỏ hết các pháp giả dối, thường nghó nhớ lời pháp ngữ. Có gì đều bố thí, tâm không luyến tiếc; tâm dõng mãnh, không sợ hãi. Công đức tu hành đều bố thí, cho tất cã chúng sanh, không đọa lại đường tà; chuyên tâm một bề chánh đạo ; thấy thiện như huyền hóa, thấy ác như chiêm bao; xa lìa sanh tử mau ra ba cõi quan sát rõ ràng, thấu đáo pháp môn, thậm thâm vi diệu, của chư Phật; tất cả đều được cúng dường hết thảy chư Phật; lễ phẩm cúng dường đều được đầy đủ; tất cả đều được cúng dường hết thảy Tôn pháp; lễ phẩm cúng dường đều được đầy đủ; tất cả đều được cúng dường hết thảy Bồ-tát; lễ phẩm cúng dường đều được đầy đủ; tất cả đều được cúng dường hết thảy Hiền Thánh, lễ phẩm cúng dường đều được đầy đủ. Nếu tất cà chúng sanh đời vị lai trái với lời đại nguyện của chúng con hôm nay, đều xin nhờ ơn đức Tam bảo, khiến tất cả chúng con sanh ấy đồng được vào trong bể đại nguyện nầy; liền được thành tựu công đức trí huệ; nhờ thần lực của Phật mà tùy tâm tự tại, đồng như chư Phật đều thành Chánh giác. <詞>CHƯƠNG THƯ BA MƯƠI LĂM: CẢNH TÓNH VÔ THƯỜNG Ngày nay Đại chúng trong đồng nghiệp trong Đạo tràng đã cúng nhau lễ Phật, sám hối pháp nguyện thế cho hết thảy chúng sanh trong lục đạo rồi; bây giờ cần phải tỉnh ngộ vô thường. Than ôi! Tội phước trong ba cõi, nhơn quả sanh nhau ở ngay tại tâm, không rời đương niệm, nhơn quả ảnh hưởng lẫn nhau, không ngoài thiện ác;không thể sai lầm. Nguyện xin Đại chúng nên giác ngộ lý vô thường; phải siêng lo tu hành để tự cứu lấy bản thân, chớ sanh tâm lười biếng mà không cố gắng. Người tri thức thường than: “Giả sử người hưởng thú dục lạc trăm, ngàn, vạn, ức năm, rốt cuộc cũng không thể tránh được ba đường ác”. Huống gì chúng ta trong thời gian ngắn ngủi một trăn năm, nhưng mấy ai sống được một nửa. Thế thì chúng ta không thể tự dung túng qua ngày không lo tu tập. Vả lại thế gian huyễn hóa, rốt cuộc tất cả đều tiêu ma. Có rồi hoàn không, lên cao rồi phải xuống thấp; có sum họp phải có chia ly; có sanh quyết có tử; cha mẹ vợ con chồng bạn, anh em quyến thuôïc, thương yêu đến tận cốt tủy, đến giờ phút lâm chung, không ai có thể chết thế cho ai. Quyền cao chức trọng,vinh hoa phú quý, tiền tài bảo vật cũng không thể kéo dài đời sống, cũng không thể dùng lời lẽ, ăn uống cầu phúc để mong thoát khỏi tử thần. Sống chết là việc vô hình, không ai có thể lưu lại được!. Kinh dạy rằng: “Chết là hết”. Tắt hơi thở rồi, thần thức thoát ly, thân hình tan rã, nhơn vật như nhau, không ai sống mà không chết. Nhưng trong lúc bỏ thân mạng sống này, khổ não vô cùng. Sáu dòng bà con nội ngoại, vây quanh khóc lóc. Người chết khi ấy sợ lắm; không biết nương nhờ ai. Lúc hơi thở cuối cùng sắp tàn, người chết nhớ lại hết thảy việc thiện ác mình đã làm trong một đời qua; hành tướng quả báo sum la hiện ra trước mắt. Người làm lành được thiên thần (thần trời) phù hộ. Người làm ác có ngưu đầu ngục tối xua đuổi. Ngục tối la sát hằng không khoan dung tha thứ. Từ thân, hiếu tử không thể cứu giúp; vợ chồng ân ái chỉ nhìn nhau, xem cái chết đến. Gió phong đao xẻ thân đau khổ không thể nói được Người chết lúc ấy ruột đau như dao cắt, bao nhiêu thống khổ đồng thời dồn dập; tinh thần hoảng hốt như điên như cuồng. Dầu muốn khởi tâm nghó một niệm hành làm một mảy phước, lễ Phật một lạy cũng không thể được. Lòng càng hối hận, khổ não như vậy, không ai chịu thế cho ai. Kinh Niết Bàn dạy rằng:” Người chết ở nơi chốn hiểm nạn, không có lương thực; đường đi mờ mịt xa săm lại không có bạn bè; ngày đêm đi mãi không biết về đâu, không có phương hướng ; thâm thúy tối tăm, không có ánh sáng; vào vô gián địa ngục; đến rồi không thoát ra được. Sống trong tu phước chết về chỗ khổ, sâu thẳm chua cay, không thể liệu trị. Việc ấy không có hình sắc nen không thể biết trước mà lo sợ”. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã biết quả báo của sự sống chết như sợi dây xích, không có mối manh, không bao giờ cúng tận. Chết có thần hồn đi ngơ ngác, thui thủi một, không biết về đâu, không ai thấy biết, không thể tỉm kiếm, không thể ghi nhớ. Chỉ một mình tự nỗ lực siêng năng chịu khổ, chăm lo tu tập, thật hành lục độ, tứ vô lượng tâm vv…để làm tư lương riêng về xứ sở. Chớ tự mình còn mạnh khỏe mà tự yên tâm. Phải nên hết lòng tha thiết, đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Đa Văn Hải Phật Nam mô Trì Hao Phật Nam mô Bất Tùy Thế Phật Nam mô Hỷ Chúng Phật Nam mô Khổng Tước Aâm Phật Nam mô Bất Thối Một Phật Nam mô Đoạn Hữu Ái Cấu Phật Nam mô Oai Nghi Tế Phật Nam mô Vô Động Phật Nam mô Chư Thiên Lưu Bố Phật Nam mô Bảo Bộ Phật Nam mô Hoa Thủ Phật Nam mô Oai Đức Phật Nam mô Phá Oán Tặc Phật Nam mô Phú Gia Văn Phật Nam mô Diệu Quốc Phật Nam mô Hoa Minh Phật Nam mô Sư Tử Trí Phật Nam mô Nguyện Xuất Phật Nam mô Diệt Ám Phật Nam mô Sư Tử Du Hý Bồ-tát Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Bảo: Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo đồng gia tâm che chở nguyện cho Đại chúng đồng sám hối trong Đạo tràng từ nay cho đến ngày thảnh Phật, bao nhiêu tội nhơn, vô lượng khổ quả đều được đoạn trừ, phiền não kiết nghiệp hoàn toàn thanh tịnh. Thường được đích thân tham dự các hội thuyết pháp của chư Phật; tu đao Bồ-tát, tự tại thọ sanh, tứ đẳng lục độ như pháp tu hành; tứ biện lục thông hoàn toàn đấy đủ, trăm ngàn tam muội, ứng niệm hiện tiền, các môn tông trì đều hay chứng nhập, chóng lên Đạo tràng, thành bậc Chánh giác. -------------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI SÁU: LỄ PHẬT THẾ NGƯỜI LÀM CÔNG QUẢ Ở CHÙA Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại trí thành đảnh lễ Tam bảo, khời tâm từ bi, không phân biệt oán thân; nguyện vì những người ngày nay chuyển thân trở lại vào chùa làm việc nấu ăn, gánh nước, bửa củi, tùy hỷ công đức, vận hết năng lực làm giúp công việc về phước nghiệp khó nhọc, nguyện khắp vì bà con quyến thuộc các người ấy, lại nguyện vì hết thảy những người hiện đời này bị lao ngục, ách nạn khốn khổ, giam cấm trói buộc và những người bị hành phật đói khổ sở. Nghó thương các người ấy ở đời tuy được làm người, nhưng vui ít khổ nhiều, gông cúm xiềng xích chia thể lìa thân; hoặc là đời nay tạo ác hoặc là đới trước tạo ác, nghiệp báo còn theo dõi, hoặc đáng được phóng thích rồi, nhưng không biết do đâu giãi bầy, tội nặng bị sử tử, không người cứu. Chúng con tên ……. Ngày nay do tâm từ bi nguyện vì các người ấy và quyến thuộc của các người ấy, mà quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Thứ Đệ Hành Phật Nam mô Phước Đức Đăng Phật Nam mô Âm Thanh Trị Phật Nam mô Kiều Đàm Phật Nam mô Thế Lực Phật Nam mô Thân Tâm Trú Phật Nam mô Thiện Nguyện Phật Nam mô Giác Ý Hoa Phật Nam mô Thượng Cát Phật Nam mô Thiện Oai Đức Phật Nam mô Trí Lực Đức Phật Nam mô Thiện Đăng Phật Nam mô Kiên Hạnh Phật Nam mô Thiện Âm Phật Nam mô An Lạc Phật Nam mô Nhật Diện Phật Nam mô Lạc Giải Thoát Phật Nam mô Giới Minh Phật Nam mô Trú Giới Phật Nam mô Vô Cấu Phật Nam mô Sư Tử Phan Bồ-tát Nam mô Sư Tử Tác Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam Bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, nguîen cho những người “chấp lao phục dịch” (gánh nước hàng củi), tùy hỷ công đức va quyến thuộc của các người ấy, từ nay trở đi cho đến ngay thành Phật, hết thảy tội chứng đều được tiêu trừ, hết thảy khổ não đều được giải thoát thọ mạng diên trường, thân tâm an lạc, hằng lìa tai ách, không còn phiển não chướng ngại nữa, phát tâm đại thừa, tu Bồ-tát đạo, lục độ, tứ đẳng đều được hoàn toàn xả lý sanh tử, đồng được an vui Niết Bàn. Lại nguyện trong thiên hạ những người bi hình phạt tù đầy, cầm cố trói trăn, ách nạn khốn khổ, những người bệnh tật, không được tự tại, và quyến thuộc của các người ấy, đều nhờ oai lực công đức của chúng con lễ Phật sám hối hôm nay mà được giải thoát khổ não, những nghiệp nhơn độc ác hoàn toàn đoạn trừ; ra khỏi lao ngục, vào thiêïn pháp môn; thọ mạng vô cùng trí huệ vô tận, thân tâm an lạc như ở đệ tam thiền; nhớ lao ngục khổ tưởng báo ơn Phật; cài ác tùng thiện, phát tâm đại thừa, hành đạo Bồ-tát, vào tâm Kim cương, trở lại độ thoát hết thảy chúng sanh đồng thành Chánh giác thần lực tự tại. -------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI BẢY: PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã phát tâm rồi, công việc sám hối đã xong. Thứ lại nên đem công đức này phát nguyện hồi hướng cho hết thảy chúng sanh. Vì sao vậy? Vì hết thảy chúng sanh sở dó không được giải thoát đều do đắm trước quả báo, không thể xả bỏ. Nếu có chút thiện mảy phước mà hay hồi hướng được thì đối với quả báo không sanh tâm đắm trước, liền được giải thoát thống thả tự tại. Vì vậy nên trong kinh tán thán sự tu hành biết hồi hướng là việc địa lợi ích. Cho nên bây giờ Đại chúng cũng phải phát nguyện hồi hướng và khuyến khích mọi người không nên đắm trước quả báo. Chúng con cúng nhau trước hết là chí tâm đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Kiên Xuất Phật Nam mô An Xà Na Phật Nam mô Tăng Ích Phật Nam mô Hương Minh Phật Nam mô Vi Lam Minh Phật Nam mô Niệm Vương Phật Nam mô Mật Bát Phật Nam mô Vô Ngại Tướng Phật Nam mô Tin Giới Phật Nam mô Chí Diệu Dạo Phật Nam mô Nhạo Thật Phật Nam mô Minh Pháp Phật Nam mô Cụ Oai Đức Phật Nam mô Chí Tịch Diệt Phật Nam mô Thượng Từ Phật Nam mô Đại Từ Phật Nam mô Cam Lồ Vương Phật Nam mô Di Lâu Minh Phật Nam mô Thánh Tán Phật Nam mô Quảng Chiếu Phật Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bố Tát Nam mô Phổ Hiền Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm phù hộ cho chúng con hết thảy hạnh nguyện đều được viên mãn. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng từ nay cho đến ngày thành Phật tu Bồ-tát đạo không thôi không nghó, trước độ chúng sanh, sau sẽ thành Phật. Nếu trong lúc chưa đắc đạo, còn đọa sanh tử, xin nhờ nguyện lực này, khiến chúng con sanh ra nơi nào ba nghiệp thân, khẩu, ý đều được thanh tịnh, thường phát tâm nhu nhuyên, tâm điều hòa, tâm không buông lung, tâm tịnh diệt, tâm chơn thật, tâm không tạp loạn, tâm không tham lam, không kéo rít, tâm đại thù thẳng, tâm đại từ bi, tâm an trú, tâm hoan hỷ, tâm đô hết thảy chúng sanh, tâm giữ gìn bồ đề, tâm thể đồng như tâm chư Phật, phát những tâm nhiệm màu thù thẳng rộng lớn như vậy để chuyên cầu nghe nhiều, tu định ky dục, lợi ích an lạc hết thảy chúng sanh, nguyện không bỏ đạo Bồ đề, thành bậc Chánh giác. <詞>PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG THỂ CHO CHÚNG SANH Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng chí thành dảnh lễ, quỳ gối chắp tay, tâm niệm miệng nói theo lời này. Mười phương chư Thiện chư Tiên có công đức hạnh nghiệp gì, chúng con nay xin hồi hướng thế, đồng quy Chánh giác đạo. Mười phương Long vương quỷ thần có thiện gì thù thắng, chúng con nay xin hồi hương thế, đồng quy nhất thừa đạo. Mười phương các Nhơn vương. Có tu hạnh nghiệp gì về đọa bồ đề, chúng con nay xin hồi hướng thế, đồng quy y vô thượng đạo. Các loài chúng sanh trong lục đạo có mảy may thiện nghiệp gì, chúng con nay xin hối hướng thế, đồng quy y vô thượng đạo. Mười phương đệ tử Phật, thiện lai chúng tỳ kheo vô trước tứ sa môn và những vị cầu Duyên giác thừa, ẩn hiện hóa chúng sanh, hiểu rõ pháp nhơn duyên, như vật và hết thảy đều hồi hướng Phật đạo. Mười phương chư Bồ-tát, đọc tụng thọ trì kinh, nhập thiền, xuất thiền, khuyến hóa chúng sanh làm hềt thảy điều phước thiện như vậy, hết thảy tam thửa Thánh chúng, có bao nhiêu cội phước đức, đều xin hồi hướng cho hết thảy chúng sanh đồng quy vô thượng đạo. Các vị trên trời và dưới nhơn gian, tu Thánh đạo có bao nhiêu công đứcthiện nhiệp, nay chúng khuyên hồi hướng vô thượng đạo. Những vị phát tâm và sám hối, tự mình tu và khuyên người tu, dẫu được mảy may phước như vi trần, cũng đem thí hết cho chúng sanh. Nếu chúng sanh không thành Phật, chúng con thề không bỏ bồ đề nguyện. Bao giờ chúng sanh thành Phật hết, chúng con mới chứng quả vô thượng bồ đề. Nguyện xin chư Phật chư Đại Bồ-tát, vô lậu các Thánh nhơn, đời này và đời sau, duy nguyện xin nhiếp thọ. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng cùng nhau trí tâm đảnh lễ Tam bảo, nguyện xin thay thế các vị quốc chủ và quyến thuộc của quốc chủ mà hồi hướng; nguyện xin thay thế cha mẹ và bà con mà hồi hướng. Nguyện thay thế Sư trưởng và chư vị dồng học mà hồi hướng. Nguyện xin thay thế các tín thí đàn việt, thiện ác tri thức mà hồi hướng. Nguyện xin thay thế Hộ thế tứ Thiên vương mà hồi hướng. Nguyện xin thay thế ma vương trong mười mà hồi hướng. Nguyện xin thay thế các vị thông minh chánh trực, thiên địa hư không, chủ thiện ohạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần bát bộ mà hồi hướng. Nguyện xin thay thế các vị Linh kỳ, u hiền mà hồi hướng. Nguyện xin hồi hướng thế cho mười phương tận hư không giới hết thảy chúng sanh. Nguyện xin chư Thiên, chư Tiên, Long thần bát bộ, hết thảy chúng sanh, từ nay trở đi cho đến ngày chứng quả boề đề, hằng thế hội được pháp môn vô tướng, không còn có tâm đắm trước quả báo nữa. TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP QUYỂN THỨ CHÍN (HẾT) <篇>  TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP <卷>QUYỂN THỨ MƯỜI CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI TÁM: BỒ TÁT HỒI HƯỚNG Ngày nay Đại chúng ta đã cùng nhau chịu khó nhọc, chịu cực khổ tu tập được vô lượng căn lành như vậy, bây giờ mỗi người lại nên suy nghó như thế này: Chúng con đã tu tập được bao nhiêu căn lành đều vì lợi ích cho hềt thảy chúng sanh, khiến các chúng sanh hoàn toàn thanh tịnh. Chúng con nhờ các căn lành tu tập sám hối khiến chúng sanh trừ diệt được vô lượng khổ não ở các cảnh địa ngục, nga quỉ, súc sanh, diêm la vương vv…, đem công đức sám hối này làm nhà cửa rộng lớn cho chúng sanh cho chúng sanh, khiến chúng sanh diệt trừ được khổ ấm, làm việc đại cứu hộ, khiến chúng sanh thoát phiền não; làm chỗ đại quy y; khiến chúng sanh xa lìa sợ hãi; làm chỗ đại chỉ thú, khiến chúng sanh được trí huệ; làm chỗ đại an ổn; làm đuốc lớn soi sáng khiến chúng sanh diệt trừ si ám; làm ngọn đèn đại minh đăng, khiến chúng sanh được an trú hoàn toàn cảnh giới thanh tịnh; làm vị đại đạo sư, khiến chúng sanh vào pháp môn phương tiện, được thân trí thanh tịnh. Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nhận thấy các pháp như vậy là các vị Bồ-tát ma ha tát vì kẻ oán người thân mà tu hành, đem các căn lành đồng chung hồi hướng cho tất cả chúng sanh, đối với các chúng sanh bình đẳng không sai khác, vào pháp quán bình đẳng, không có tư tưởng oán thân, thường đem con mắt từ ái mà ngó chúng sanh. Nếu chúng sanh ôm lòng oán giận Bồ-tát, sanh tâm ác ng- hịch, thì Bồ-tát là bậc Thiện tri thức khó điều phục tâm tánh của chúng sanh, bằng cách khéo nói pháp tâm diệu. Ví như biển cả, các thứ độc hại của chúng sanh không thể phá hoại. Tâm Bồ-tát cũng vậy những chúng sanh ngu si, không trí huệ, không biết báo ơn, không thể phá hoại tâm của Bồ-tát. Những chúng sanh ấy sanh ra vô lượng ác độc cũng không thể làm động loạn đạo tâm của Bồ-tát. Ví như mặt trời sáng chiếu khắp tất cả chúng sanh; mặt trời không vì kẻ mắt mù mà không chiếu. Đạo tâm của Bồ-tát cũng vậy, không vì người ác mà thối tâm. Bồ-tát không vì chúng sanh khó điều phục mà thôi bỏ căn lành. Bồ-tát ma-ha-tát đối với các căn lành, lòng tin rất thanh tịnh, trưởng dưỡng đại bi, đem các căn lành ấy, dùng thâm tâm mà hồi hướng khắp cho hết thảy chúng sanh. Bồ-tát không phải nói suông hơi miệng mà đối với các chúng sanh đều phát tâm hoan hỷ, tâm minh tịnh, tâm nhu nhuyến, tâm từ bi, tâm ái niệm, tâm nhiếp thủ, tâm nhiều ích, tâm an lạc, tâm tối thắng, đem các căn lành hối hướng cho chúng sanh. Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm hồi hướng căn lành như vậy, chúng con nay cũng phải mong học phương pháp hồi hướng ấy, cho nên tâm niệm miệng nói lời này: “ Nếu chúng con có bao nhiêu công đức đều hồi hướng cho chúng sanh; khiến chúng sanh đồng được thanh tịnh thú, được thanh tịnh sanh, đầy đủ công đức, hết thảy các pháp thế gian không thể phá hoại; công dức trí huệ vô cùng, vô tận, thần khẩu ý nghiệp hoàn toàn trang nghiêm, thường thấy chư Phật đem hết lòng tin, kiên cố lãnh thọ chánh pháp; xa lìa các điều ghi ngờ; nhớ giữ không quên chánh pháp, thân, khẩu, ý nghiệp thanh tịnh, tâm thường an trú nơi thiện căn thắng diệu, hằng xa lìa sự nghèo thiếu, đầy đủ thất Thánh tài; tu học hết thảy các pháp Bồ-tát đã học, được các căn lành; thành tựu pháp bình đẳng, được giải thoát nhiệm màu nhất thế chủng trí. Đối với các chúng sanh được mắt từ ái; thân căn thanh tịnh; lời nói biện tài, trí huệ sámh suốt, phát sanh các phép lành, tâm không đắm nhiễm; vào pháp thậm thâm, thâu nhiếp hết thảy chúng sanh, đồng an trú nơi cảnh vô sở trú của chư Phật. Những điều hồi hướng đồng như mười phương Bồ-tát ma-ha-tát đã hồi hướng; rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không. Nguyện xin cho chúng con tên…. đồng được như sở nguyện mãn Bồ đề nguyện… tứ sanh, lục đạo, chúng sanh cũng được đồng như sở nguyện. Lại nguyện xin chí thành đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Oai Đức Phật Nam mô Kiến Minh Phật Nam mô Thiện Hành Báo Phật Nam mô Thiện Hỷ Phật Nam mô Vô Ưu Phật Nam mô Bảo Minh Phật Nam mô Oai Nghi Phật Nam mô Lạc Phước Đức Phật Nam mô Tận Tướng Phật Nam mô Đoạn Ma Phật Nam mô Tận Ma Phật Nam mô Quá Suy Đạo Phật Nam mô Bất Hoại Ý Phật Nam mô Thủy Vương Phật Nam mô Tịch Ma Phật Nam mô Chúng Thượng Vương Phật Nam mô Ái Minh Phật Nam mô Phước Đăng Phật Nam mô Bồ Đề Tướng Phật Nam mô Trí Âm Phật Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ-tát Nam mô Bất Hưu Tức Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát Bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ khiến cho tâm hồi hướng của chúng con được thành tựu hoàn toàn. Nếu chúng con tên…. có đủ vô lượng tội, đại ác nghiệp, đáng thọ vô lượng vô biện thống khổ trong đường ác, không thể thoát được, trái với tâm Bồ Đề, trái với hạnh Bồ Đề, trái với nguyện Bồ Đề, nguyện xin mười phương chư đại Bồ-tát. Hết thảy Thánh hiền, vì từ bi tâm, không tái với bồn nguyện, giúp đỡ chúng con tên…. ở trong ba đường ác kia cứu các chúng sanh làm cho các chúng sanh đều được giải thoát thề không vì khổ mà bỏ chúng sanh. Nguyện xin Bồ-tát gánh nặng cho chúng con, chúng con được mãn nguyện bình đẳng độ thoát hết thảy chúng sanh, khỏi sanh lão bệnh tử, ưu bi khổ não, vô lượng ách nạn. Nguyện khác chúng sanh đều được thanh tịnh, đầy đủ căn lành, rốt ráo giải thoát, xả bỏ ma quân, xa lìa bạn ác gần gũi bạn lành, chân thật quyến thuộc, thành tựu tịnh nghiệp, diệt hết các khổ, đầy đủ vô lượng hạnh nguyện của Bồ-tát, thấy Phật hoan hỷ, chứng nhất thế trí, trở lại độ thoát hết thảy chúng sanh. --------------------------------- <詞>CHƯƠNG THỨ BA MƯƠI CHÍN: PHÁT NGUYỆN Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã phát tâm hồim hướng rồi, thứ lại phải phát nguyện như thế này: Luận ra: Các điều ác phát sanh đều do sáu căn. Vậy biết sáu căn là cội gốc của tai họa. Tuy vậy nếu biết dùng sáu căn, thì sáu căn cũng hay chiêu tập vô lượng phước nghiệp, cho nên kinh “Thắng Man” dạy rằng: “Gữi gìn sáu căn, cho trong sạch thân khẩu ý”. “Căn cứ vào lẽ ấy để chứng minh sáu căn là cội gốc sanh ra các điều lành”. Vậy nên đối với sáu căn phát đại thệ nguyện: Trước hết phát nguyện về nhân căn (con mắt). Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng và hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường ở khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngỳa thành Phật, mắt thường không thấy sắc huyễn, hoặc dối trá tham dục không nhàm chán; mắt không thấy sắc siểm nịnh khuất khúc ủy mî, không thấy sắc xanh vàng trắng đỏ v.v… mê hoặc người đời; mắt không thấy sắc có hình trạng xấu xa, sân hận đấu tranh; không thấy sắc đánh đập làm tổn hại người khác; mắt không thấy sắc làm người ngu si, không tin mà nghi ngờ ám muội; mắt không sắc kiêu mạn, không khiêm tốn, không kỉnh nhường, mắt không thấy sắc tà kiến của chín mười sáu môn ngoại đạo. Nguyện cho hết thảy chúng sanh từ nay trở đi, mắt thường thấy sắc vắng lặng pháp thân thường trú của mười phương chư Phật; mắt thường thấy ba mươi hai tướng tốt, tử ma kim sắc và tám chục vẻ đẹp của chư Phật, mắt thường thấy sắc của chư Thiên chư Tiên dâng ngọc báu, rải hoa trời cúng Phật; mắt thường thấy năm sắc hào quang trong miệng Phật tuôn ra thuyết pháp độ người; mắt thường thấy sắc Phật phân thân tán thể cùng khắp mười phương; mắt thường thấy chư Phật phóng hào quang trên ngục kế cảm triệu người có duyên đến pháp hội; mắt thường thấy sắc của mười phương Bồ-tát, Bích chi, La hán, Thánh chúng; mắt thường được chúng sanh và quyến thuộc, quan sát sắc thân của Phật; mắt thường thấy chúng thiện vô giáo giả sắc; mắt thường thấy sắc thất giác tịnh hoa; mắt thường thấy sắc diêïu quả giải thoát, mắt thường thấy sắc của Đại chúng trong Đạo tràng ngày nay hoan hỷ tán thán phật pháp, đảnh lễ thọ trì; mắt thường thấy tứ chúng vây quanh Phật để nghe Pháp, sanh tâm khát ngưỡng; mắt thường thấy hết thảy người tu bố thí trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn; mắt thường thấy hết thảy các vị tịnh mặc, thiền tư, tu tập trí huệ; mắt thường thấy sắc của hết thảy chúng sanh được pháp vô sanh nhẫn; hiện tiền được thọ ký thì sanh tâm hoan hỷ; mắt thường thấy sắc bổ xứ của hết thảy các vị chứng được Kim cang huệ, đoạn trừ vô minh, u ám; mắt thường thấy hết thảy sắc mộc dục pháp lưu bất thối. Đã phát nguyện về mắt rồi, Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Thiện Diệt Phật Nam mô Phạm Tướng Phật Nam mô Trí Hỷ Phật Nam mô Thần Tướng Phật Nam mô Như Chúng Vương Phật Nam mô Trì Địa Phật Nam mô Ái Nhật Phật Nam mô La Hầu Nguyệt Phật Nam mô Hoa Minh Phật Nam mô Dược Sư Thượng phật Nam mô Trì Thế Lực Phật Nam mô Phước Đức Minh Phật Nam mô Hỷ Minh Phật Nam mô Hảo Âm Phật Nam mô Pháp Tự Phật Nam mô Phạm Âm Phật Nam mô Diệu Âm Bồ-tát Nam mô Đại Thế Chí Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm che chở, khiến đệ tử tên …. được như sở nguyện mãn Bồ đề nguyện. <詞>THỨ LẠI PHÁT NGUYỆN VỀ NHÓ CĂN (LỖ TAI) Lại nguyện ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng và rộng ra khắp hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường ở khắp mười phương từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, tai thường không nghe thấy tiếng khóc lóc buồn rấu đau khổ; tai không nghe thấy tiếng kêu la thống thiết trong địa ngục; tai không nghe thấy vạc nước sôi trào vọt trong địa ngục; tai không nghe tiếng cắt xẻ, mũi nhọn, núi đao, rừng kiếm; tai không tiếng vô lượng khổ sở trong mười phương tám ngăn địa ngục; tai không nghe tiếng nhiệt não đói khát của ngạ quỉ kiếm ăn không được; tai không nghe tiếng ngạ quỉ hành động, thân thể chi tiết bị lửa đót vang dội như tiếng năm trăm tiếng cỗ xe kêu; tai không nghe tiếng của súc sanh thân dài năm trăm do tuần, bị các sâu trùng nhỏ rúc rỉa khổ sở; tai không nghe tiếng kêu la đau khổ của trâu, ngựa, lừa, lạc đà v.v… thường chở nặng đi xa, bị roi, gậy đánh đập. Bởi kiếp trước mắc nợ người không trả; tai không nghe tiếng đau thương của các cảnh ái ân ly biệt, của oán thù gặp gỡ, của tám nỗi khổ v.v… hành hạ kiếp người; tai không nghe tiếng của hết thảy điều ác hành hạ chúng sanh; tai không nghe tiếng chuông, linh, ốc, trống, cầm, sắc, không hầu, lâm, lang, ngọc bội làm hê họăc chúng sanh. Nguyện xin hết thảy chúng sanh từ nay trở đi, tai thường nghe thấy tám thứ âm thanh của chư Phật thuyết pháp; tai thướng nghe được những tiếng: “Khổ, không, vô thường, vô ngã”; tai thường nghe được bốn ngàn pháp Ba-la-mật; tai thường được nghe nói các pháp chỉ là giả danh; tai thường nghe chư Phật thuyệt pháp chỉ dùng một âm thanh, mà vô lượng chúng sanh tùy theo nghiệp báo của mỗi loài mà tự hiểu; tai thường nghe nói hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh; Phật tánh ấy là Pháp thân thường trú bất diệt; tai thường nghe tiếng mười phương Bố tát tu hạnh nhẫn nhục, tinh tấn; tai thường nghe nói: được pháp vô sanh giải, khéo nhập Phật huệ, vượt ra ba cõi; tai thường nghe tiếng các vị pháp thân Bồ-tát vào dòng pháp lưu, chơn tục đồng quán, niệm niệm đầy đủ môn hạnh; tai thường nghe tiếng của các vị Bích Chi, La Hán và bốn quả Thanh văn thuyết pháp; tai thường nghe Trời Đế Thích thuyết bát nhã; tai thường nghe các vị đại só trên hàng thập địa bổ xứ trên cùng trời Đâu Suất thuyết pháp, bất thôi chuyển địa hạnh; tai thường nghe nói vạn hạnh đồng qui về cõi Phật; tai thường nghe chư Phật khen ngợi hết thảy chúng sanh hay tu tập thập thiện, tùy hỷ. Nguyện xin cho chúng sanh thường được nghe tiếng chư Phật khen ngợi: “ Lành thay! Người ấy không bao lâu sẽ thành Phật!” Đã phát nguyện về nhó căn rồi; Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Thiện Nghiệp Phật Nam mô Ý Vô Mậu Phật Nam mô Đại Thí Phật Nam mô Minh Tán Phật Nam mô Chúng Tướng Phật Nam mô Đức Lưu Bố Phật Nam mô Thế Tự Tại Phật Nam mô Đức Thọ Phật Nam mô Đoạn Nghi Phật Nam mô Vô Lượng Phật Nam mô Thiện Nguyệt Phật Nam mô Vô Biên Biện Tướng Phật Nam mô Bảo Nguyệt Bồ-tát Nam mô Nguyệt Quang Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến đệ tử chúng con tên … được như sở nguyện mãn bồ đề nguyện. <詞>KẾ ĐẾN NGUYỆN VỀ TỶ CĂN (LỖ MŨI) Ngày nay nguyện xin Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng rộng ra khắp hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường, cùng tận mười phương , từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, mũi thường không nghe mùi ăn uống ngon lành do sự sát sanh hại mạng; mũi thường không nghe mùi săn bắn, thiêu đốt, sát hại chúng sanh; mũi thường không nghe mùi ba mươi sáu vật thân thể như dầy da hôi thối; mũi thường không nghe mùi gấm vóc lục là mê hoặc lòng người; mũi thường không nghe mùi lột da, xẻ thịt, thui nướng trong địa ngục; mũi thường không nghe mủi ngạ quỷ đói khát ăn uống phần uế máu mủ tanh hôi; mũi thường không nghe mùi tanh tao bất tịnh của chúng sanh; mũi thường không nghe mùi hôi hám của bệnh nhơn lở loét nằm trên giường chiếu ô uế, không người chăm non săn sóc, không thể lại gần; mũi thường không nghe mùi hôi thúi của thây mà chướng lên, sâu dòi rứt rỉa thối nát. Nguyện xin Đại chúng, chúng sanh trong sáu đường từ nay trở đi, mũi thường không ngửi mùi hương chiên đàn vô giá, thơm khắp mười phương thế giới; mũi thường được ngửi mùi hương thơm của hoa ưu đàm bát năm sắc; mũi thường được ngửi mùi hương thơm của các thứ hoa trong vườn hoan hỷ của chư thiên; mũi thường được ngửi mùi hương thơm trong thời thuyết pháp ờ cung Trời Đầu suất; mũi thường được ngửi mùi hương trong khi chư Thiên chơi giỡn ở Diệu pháp đường; mũi thường được ngửi mùi hương ngũ giới, thập Thiên, lục niệm của chúng sanh tu hành ở mười phương; mũi thương được ngửi mùi hương của những người tu hành thất phương tiện, thập lục hạnh; mũi thường được ngửi mùi hương phước đức của các vị Bích chi Phật, của các bậc hữu học, vô học trong mười phương; mũi thường đước ngửi mùi hương của các bậc Tứ Hướng, Từ quả chứng pháp vô lậu; mũi thường được ngửi mùi hương của vô lượng Bồ-tát lên các địe vị hoan hỷ, ly cấu, Phát quang, Diệm huệ, Nan Thắng, Hiện Tiền, Viễn Hành, Bất Động, Thiên Huệ, Pháp Vân; mũi thường được ngửi mùi hương năm phân pháp thân giới; định, huệ, giả thoát, giải thoát tri kiến của các Thánh nhơn; mũi thường được ngửi mùi hương Bồ đế của chư Phật; mũi thường được ngửi mùi hương của ba mươi bẩy phẩm trợ đạo, mười nhân duyên quán, và sau pháp Ba-la-mật, mũi thường ngửi mùi hương của các pháp đại từ bi, tam niệm thập lực tứ vô sở úy và mười tám pháp bất cọng của chư Phật; mũi thường được ngửi mùi hương của tám vạn bốn ngàn pháp Ba- la-mật; mũi thường được ngửi mùi hương của pháp thân thường trú vô lượng nhiệm màu cùng khắp mười phương của chư Phật. Đã phát nguyện về tỉ căn rồi, Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ thế gian Đại từ bi phụ: am mô Di Lặc Phật Nam mô Thích ca Mâu ni Phật Nam mô Lê Đà Pháp Phật Nam mô Ứng Cúng Dường Phật Nam mô Độ Ưu Phật Nam mô Nhạo An Phật Nam mô Thế Ý Phật Nam mô Ái Thân Phật Nam mô Diệu Túc Phật Nam mô Ưu Bác La Phật Nam mô Hoa Anh Phật Nam mô Vô Biên Biện Quang Phật Nam mô Tín Thánh Phật Naqm mô Đức Tinh Tấn Phật Nam mô Diệu Đức Bồ-tát Nam mô Kim Cang Tạng Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến cho đệ tử tên …. được như sở nguyện, mãn bồ đế nguyện. <詞>THỨ LẠI PHÁT NGUYỆN VỀ THIỆT CĂN (LƯỠI) Lại nguyện xin ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, rộng ra cho hết thảy chúng sanh trong sáu đường, khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, lưỡi không nếm vị nơi thân thể của hết thảy chúng sanh bị thương hay bị giết; lưỡi không nếm hết thảy vị bị tự tử; lưỡi không nếm vị huyết tủy của các loài chúng sanh; lưỡi không nếm vị thuốc độc của oan gia đối đầu; lưỡi không nếm vị ngon lành hay sanh tham ái phiền não. Nguyện xin lưỡi không nếm trăm món cam lồ mỹ vị; lưỡi thường hay nếm vị uống tự nhiên của chư thiên; lưỡi thường hay nếm vị cơm thơm ngon ở cõi Phật Hương Tích; lưỡi thường hay nếm các vị ăn uống của chư Phật; lưỡi thường hay nếm các vị đồ ăn do sức huân tu giới, định, huệ của pháp thân hiện ra; lưỡi thường hay nếm pháp hỷ, thiền duyệt thực; lưỡi thưởng hay nếm vị ngon ngọt điều hòa của vô lượng công đức bồi bổ tư nhuần huệ mạng; lưỡi thường hay nếm vị giả thoát bình đẳng một màu; lưỡi thường hay nếm vị thù thắng nhiệm màu, tối thượng an vui Niết bàn, của chư Phật. Đã phát nguyện về Thiệt căn rồi, Đại chúng sanh cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di lặc Phật Nam mô Thích Ca Mau Ni Phật Nam mô Chơn Thật Phật Nam mô Thiên Chủ Phật Nam mô Lạc Cao Âm Phật Nam mô Tín Tịnh Phật Nam mô Bà Kỳ La Đà Phật Nam mô Phước Đức Ý Phật Nam mô Diệm Xí Phật Nam mô Vô Biên Đức Phật Nam mô Tu Thành Phật Nam mô Sư Tử Du Phật Nam mô Bất Động Phật Nam mô Tín Thành Tịnh Phật Nam mô Hư Không Tạng Bồ-tát Nam mô Tát Đà Bà Lôn Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dũ lòng từ bi, thương xót che chở, khiến chúng con tên….được như sở nguyện, mãn Bồ đề nguyện. <詞>THỨ LẠI PHÁT NGUYỆN VỀ THÂN CĂN Lại nguyện ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, rộng ra cho hết thảy chúng sanh trong bốn loài, sáu đường ở khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, thân thường không giác xúc các cảnh ngũ dục tà my; thân thường không xúc các cảnh ngũ dục tà my; thân thường không giác xúc các cảnh vạc nước sôi, lò than nóng, nước giá lạnh trong địa ngục; thân thường không giác xúc các cảnh ngạ quỉ đói khát, trên đầu lửa đốt, miệng nuốt nước đồng sôi, cháy nát tâm can, thân thể; thân thường không giác xúc các cảnh súc sanh bị lột da xẻ thịt đau đớn khổ sở; than thường không giác xúc các cảnh khổ não, do bốn trăm lẻ bốn bẹnh hoành hành; thân thường không giác xúc các cảnh đại hàn, đại nhiệt, không thể kham chịu; thân thường không giác xúc các cảnh muỗi mòng rận chí, sâu trùng cắn rứt; thân thường không giác xúc các dao gậy, thuốc độc làm hại; thân thường không giác xúc các cảnh đói khát khốn khổ đủ điều. Nguyện xin thân thường giác xúc y phục nhiệm màu của chư thiên; thân thường giác xúc vị cam lồ tự nhiên; thân thường giác xúc cảnh tham lương, không lạnh không nóng; thân thường giác xúc cảnh không đói không khát, không bệnh, không não; thân thường giác xúc cảnh không dao gậy khổ sở; thân thường giac xúc cảnh thức ngủ đều yên ổn, không lo không sợ; thân thường giác xúc cảnh gió nhẹ thổi mát ở các cõi Tịnh độ của mười phương chư Phật; thân thường giác xúc cảnh tắm rửa thân tâm trong ao thất bảo ở các cõi Tịnh độ của mười phương Phật; thân thường giác xúc cảnh không đau khổ vì sanh, già, bệnh, chết; thân thường giác xúc cảnh thân bay đi nghe pháp với vị Bồ-tát một cánh tự tại; thân thường giác xúc cảnh chư Phật nhập Niết bàn cách tự tại. Đã phát nguyện về thân căn rồi, Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Hạnh Minh Phật Nam mô Long Âm Phật Nam mô Trì Luân Phật Nam mô Tài Thành Phật Nam mô Thế Ái Phật Nam mô Pháp Danh Phật Nam mô Vô Lượng Bảo Minh Phật Nam mô Vân Tướng Phật Nam mô Huệ Đạo Phật Nam mô Diệu Hương Phật Nam mô Hư Không Âm Phật Nam mô Hư Không Phật Nam mô Việt Tam Giới Bồ-tát Nam mô Bạt Đà Bà La Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dũ lòng từ bi, đồng gia tâm phù hộ, nhiếp thọ, khiến chúng con tên…. được như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện. <詞>THỨ LẠI PHÁT NGUYỆN VỀ Ý CĂN Lại nguyện ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường, ở khắp mười phương, từ nay trờ đi cho đến ngày thành đạo, ý thường được biết thân sát đạo dâm; khẩu vọng ngôn, ỷ ngử, lưỡng thiết, ác khẩu là hoạn nạn; ý thường được biết giết hại cha mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật xuất huyết, phá sự hòa hiệp của chúng Tăng, hủy báng Tam bảo, không tin nhơn quả đều là tội đọa vô gián địa ngục; ý thường được biết người chết rồi không mất; ý tin có nhơn quả và sự báo ứng; ý thường được biết xa ác tri thức, tra gần thiện tri thức; ý thường được biết theo tà sư ngoại đạo là phi pháp; ý thường được biết các pháp tam lậu, ngũ cái thập triền là hay chướng ngại đạo; ý thường được biết tam đồ là chỗ khổ báo kịch liệt, tàn khốc của sanh tử đáng sợ. Nguyện xin ý thường biết hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh; ý thường biết chư Phật là Đấng Cha lành, Đại Từ bi, là Đấng Vô thượng Y Vương; ý thường biết hết thảy Tôn pháp là thuốc hay dùng trị bệnh của chúng sanh; ý thường biết hết thay Hiền Thánh là mẹ lành săn sóc bệnh hoạn cho chúng sanh; ý thường biết quy y Tam bảo, thọ năm câm giới, rồi thu thiện là những pháp hay chiêu tập quả báo tốt đẹp ở cõi người và cõi Trời; ý thường biết chưa khỏi sanh tư ûnên tu theo bảy pháp phương tiện, nên quan sát các pháp noản, đảnh; v.v… ý thường biết nên tu các phap vô lậu, khổ nhẫn, mười sau Thánh tâm thì trước phải tu mười sáu quán hạnh quán sát tứ đế; ý thường biết tứ biết tứ đế là bình đẳng vô tướng cho nên chứng được tứ quả; ý thường biết tổng tướng biệt tướng của tất cả các pháp; ý thường biết mười hai nhơn duyên, nhơn quả ba đời, xoay vần luân chuyển không bao giờ ngưng; ý thường biết tu hành lục độ, tám vạn tế hạnh; ý thường biết đoạn trừ tám vạn bốn ngàn trần lao; ý thường biết thể nhập được vô sanh nhẫn thì quyết định dứt được sanh tử; ý thường biết được thứ lớp, đầy đủ phẩm vị, giai cấp của các bậc Thập trú Bồ-tát; ý thường biết dùng tâm Kim cang đoạn trừ si ám vô minh mà chứng được quả Phật vô thượng; ý thường biết thể tánh một phen chiếu sáng cùng cực rồi thì muôn đức đầy đủ; hoạn lụy nhiều kiếp đều sạch hết; chứng quả Đại Niết bàn; ý thường biết được mười trí lực bốn vô úy mươi tám bất cọng vô lượng công đức, vô lượng trí huệ, vô lượng thiện pháp của chư Phật. Đả phát nguyện về ý căn rồi, Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Thiên Vương Phật Nam mô Châu Tịnh Phật Nam mô Thiện Tài Phật Nam mô Đăng Diệm Phật Nam mô Bảo Am Thanh Phật Nam mô Nhân Trụ Vương Phật Nam mô La Hầu Thủ Phật Nam mô An Ổn Phật Nam mô Sư Tử Ý Phật Nam mô Bảo Danh Văn Phật Nam mô Đắc Lợi Phật Nam mô Biến Kiến Phật Nam mô Mã Minh Bồ-tát Nam mô Long Thọ Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. bảo. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Nguyện xin Tam bảo dũ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến chúng con tên… được như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện. <詞>THỨ LẠI PHÁT NGUYỆN VỀ KHẨU NGHIỆP Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, rộng ra cho đền hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, miệng thường không huỷ báng Tam bảo; miệng không hủy báng người hoằng thông giáo pháp, không nói việc xấu ác của người ấy; miệng không nói làm lành không được quả báo an vui; làm ác không được quả báo khổ sở; miệng không nói người chết mất hẳn, không chuyển sanh, không luân hồi; miệng không nói việc không lợi ích, có tổn hại cho người; miệng không nói kinh sách của tà ma, ngoại đạo làm ra; miệng không dạy người làm mười ác nghiệp, không dạy người tạo tội ngũ nghịch; miệng không tán dương người làm ác; miệng không nói việc chơi cười giỡn cợt, không lý thú của thế tục; miệng không dạy người tin theo thầy tà, quỉ thần, đồng bóng; miệng không bình luận nhơn vật xầu tốt; không giận hờn mắng nhiếc cha mẹ, Sư trưởng, Thiện tri thức; miệng không khuyên người tạo tội, không cấm người làm phước. Nguyện xin miệng thường tán thân Tam bảo; tán thán người hoằng thông giáo pháp, nêu cao công đức tuyền giáo ấy; chỉ bày quả báo thiện ác lành dữ cho người; miệng thường giác ngộ cho người biết rằng thân này chết rồi, thần thức không mất; miệng thường phát ra lời lành khiến người nghe được lợi ích; miệng thường diễn nói mười hai bộ kinh của Phật; miệng thường nói hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, sẽ được thường, lạc, ngã, tịnh; miệng thường dạy người hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ Sư trưởng; thường khuyên người quy y Tam bảo, thọ trì năm giới, thập thiện lục niệm; miệng thường tán tụng kinh điển; nói các việc lành; miệng thường dạy người gần thiện tri thức; xa ác tri thức; miệng thường nói vô lượng công đức của hàng thập trú Bồ-tát va Phật địa; miệng thường người tu hạnh Tịnh độ; trang nghiêm quả Phật; miệng thường dạy người lễ bái Tam bảo; miệng thường dạy người xây dựng hình tượng, làm các việc cúng dường; miệng thường dạy người làm các việc thiện gấp như cứu lửa cháy dầu; miệng thường dạy người cứu giúp người nghèo khổ, không tạm nghỉ. Đã phát nguyện về miệng rồi, Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Thế Hoa Phật Nam mô Cao Đảnh Phật Nam mô Vô Biên Biệt Tài Thành Phật Nam mô Sai Biệt Tri Kiến Phật Nam mô Sư Tử Nha Phật Nam mô Lê Đà Bộ Phật Nam mô Phước Đức Phật Nam mô Pháp Đăng Cái Phật Nam mô Mục Kiền Liên Phật Nam mô Vô Ưu Quốc Phật Nam mô Ý Tứ Phật Nam mô Lạc Bồ Đề Phật Nam mô Sư Tử Du Hý Bồ-tát Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo, dũ lòng từ bi che chở nhiếp thọ, khiến chúng con tên….., được như sở nguyện, mãn Bồ Đề nguyện. <詞>CHƯ HẠNH PHÁP MÔN Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường khắp mười phương, từ khi phát nguyện này về sau, tất cả chúng sanh đều đầy đủ chư hạnh phát môn: -Muốn có lòng tin Tam bảo cương quyết thì có cung kỉnh pháp môn. Muốn không có lòng nghi ngờ thì có kiên cố pháp môn. Muốn đoạn sự sanh tâm làm ác thị có sám hối pháp môn. Muốn lời nguyện thanh tịnh thì có niệm hồi pháp môn. Muốn không hủy phá ba nghiệp thì có hộ thân pháp môn. Muốn tịnh bốn nghiệp thì có hộ khẩu pháp môn. Muốn tâm thanh tịnh thì hộ ý pháp môn. Muốn nguyện vọng được đầy đủ thỉ có bồ đề pháp môn Muốn tất cả không hại thì có bi tâm pháp môn. Muôn lập đức hóa độ thì có từ tâm pháp môn Muốn không huỷ báng người khác thì có hoan hỷ pháp môn. Muốn không khinh dễ người khác thì có chí thành pháp môn. Muốn diệt ba đường ác thì có Tam bảo pháp môn. Muốn hoàn toàn không giả dối thì có chơn thật pháp môn. Muốn không lòng bỉ ngã thì xả hại pháp môn. Muốn không do dự thì có tâm bỏ sự ràng buộc pháp môn. Muốn diệt trừ đấu tranh kiện tụng thì có ý vô tránh pháp môn. Muốn tu hạnh bình đẳng thì có ứng chánh pháp môn. Lại nguyện xin cho hết thảy chúng sanh đầy đủ vô lượng pháp môn sau này: Tâm xu hướng pháp môn là quán tâm như huyễn. Ý đoạn pháp môn là xả bỏ cội gốc bất thiện. Thần túc pháp môn là thân tâm đều khinh tiện. Tín căn pháp môn là nguyện không thối chuyển. Tấn căn pháp môn là không xả pháp lành. Niệm căn pháp môn là khéo tạo đạo nghiệp. Định căn pháp môn là nhiếp tâm vào chánh đạo. Huệ căn pháp môn là quản lý vô thường khổ, không v.v… Tín lực pháp môn là vượt hẳn oai thế của ma vương. khác. Tấn lực pháp môn là một phen tới không bao giờ lui. Niệm lực pháp môn là chưa tằng bỏ quên thiện niệm. Định lực pháp môn là diệt các vọng tưởng. Huệ lực pháp môn là xoay vần qua lại. Truy giác pháp môn là tích cực tu hành đạo Phật Chánh định pháp môn là nhập được tam muội. Tịnh tánh pháp môn là không ưa tu theo các thừa giáo pháp Nguyện xin cho chúng sanh đệu được một trăm lẻ tám pháp môn như vậy của Bồ-tát ma ha tát; thanh tịnh Phật độ, khuyến hóa người xan tham, tật đố, thảy đều thoát khỏi tám nạn; thảy đều nhiếp phục được người tranh tụng, sân khuể; siêng làm các việc lành, khéo nhiếp phục người lười biếng; thảy đều được định ý thần thông; thâu nhiếp các loạn tưởng, không cho vọng động. Đã phát nguyện về ý căn rồi, Đại chúng lại cùng nhau trí thành đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ: Nam mô Di Lặc Phật Nam mô Tích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Pháp Thiên Kỉnh Phật Nam mô Đoạn Thế Lực Phật Nam mô Cực Thế Lực Phật Nam mô Huệ Hoa Phật Nam mô Kiên Âm Phật Nam mô An Lạc Phật Nam mô Diệm Nghóa Phật Nam mô Ái Tịnh Phật Nam mô Tàm Quý Nham Phật Nam mô Diệu Kế Phật Nam mô Dục Lạc Phật Nam mô Lâu Chí Phật Nam mô Dược Vương Bồ-tát Nam mô Dược Thượng Bồ-tát Nam mô Vô Biên Thân Bồ-tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát. Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo dũ lòng từ bi cứu độ nhiếp thọ khiến cho chúng sanh trong bốn loài sáu đường, khắp ba cõi, nhờ sức công đức nhơn duyên phát tâm, phát nguyện của Đạo tràng sám hối này, đều đầy đủ phước đức trí huệ, nhờ sức thần thông mà được tùy tâm tự tại. <詞>PHẦN CHÚC LỤY Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, đã vì chúng sanh trong bốn loại, sáu đường mà phát thệ nguyện rồi; thứ lại xin đem các chúng sanh ấy phó chúc cho các vị Bồ-tát. Nguyện xin chư đại Bồ- tát dũ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ cho chúng sanh được nhờ công đức sám hối phát nguyện này. Lại nguyện xin dũ lòng từ bi niệm lực khiến hết thảy chúng sanh ấy đều muốn cầu vô thượng phước điền; hết lòng tin rằng: cúng dường Phật được vô lượng phước báo; khiến hết thảy chúng sanh một lòng hướng về đức Phật được vô lượng quả báo thù thắng thanh tịnh; nguyện xin cho chúng sanh đối với các Phật sự không có tâm keo rít mà phát tâm đại bố thí, không luyến tiếc gì. Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh đối với hết thảy cơ sở Phật giáo, phát tâm làm các việc phước điền vô thượng, xa lìa hạnh nguyện của Tiểu thừa; tu Bồ-tát đạo được vô ngai giải thoát, thành nhất thế chủng trí của chư Phật. Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh đối các cơ sở Phật giáo trồng vô lượng căn lành; được vô lượng phước đức, trí huệ của Phật. Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh thâu nhiếp lấy trí huệ sâu xa, nhìn vào vô thượng trí vương được đầy đủ thanh tịnh. Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh được thần lực vô ngại tự tại, dạo chơi khắp hết thảy chỗ của chư Phật đã đến. Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh nhiếp thủ lấy giáo lý Đại thừa, được vô lượng chủng trí, an trú bất động. Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh thành tựu hoàn toàn phước điền đệ nhất, hay xuất sanh hết thảy trí huệ. Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh đối với hết thảy chư Phật không có tâm hiềm khích, ân hận mà lại trồng các căn lành, tham cầu trí huệ của Phật. Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh dùng được phương tiện nhiệm màu đi đến hết thảy cõi nước trang nghiêm của chư Phật; trong một niệm đã đi sâu vào pháp giới không biết mỏi mệt. Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh được thân tướng trang nghiêm, không ai có thể so sánh kịp; hay đi khắp hết thảy mười phương thế giới không nhàm chán. Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh đều thành tựu được thân tướng rộng lớn, đi lại túy ý; đều được thần lực của Phật; trang nghiêm hoàn toàn cảnh giới giải thoát, trong khoảng một niệm thực hiện được rõ ràng sức thần thông tự tại của chư Phật, khắp hư không pháp giới. Đã phát những đại nguyện như thế ấy rồi, rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không; nguyện cho các chúng sanh đồng được như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện. Đại chúng sanh cùng nhau chí thành đảnh lễ Tam bảo. Thoảng hoặc như đệ tử tên….. bị các quả báo khổ sở không thể cứu chúng sanh, nguyện xin đem các chúng sanh ấy phó thác cho: Vô lượng vô biên, tận hư không giới pháp thân Bồ-tát. Vô lượng vô biên tận hư không giới vô lậu sắc than Bồ-tát Vô lượng vô biên tận hư không giới phát tâm Bồ-tát Hưng chánh Pháp Mã Minh Đại sư Bồ-tát Hưng tượng Pháp Long Thọ Đại sư Bồ-tát Mười phương tận hư không giới Vô Biên Thân Bồ-tát. Mười phương tận hư không giới Quan Thế Âm Bồ-tát. Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát Phổ Hiền Bồ-tát Sư Tử Du Hý Bồ-tát Sư Tử Phấn Tấn Bồ-tát Sư Tử Phan Bồ-tát Sư Tử Tác Bồ-tát Kiên Dõng Tinh Tấn Bồ-tát Kim Cang Huệ Bồ-tát Khí Ấm Cái Bồ-tát Tịnh Căn Bồ-tát Huệ Thượng Bồ-tát Thường Bất Ly Thế Bồ-tát Dược Vương Bồ-tát Dược Thượng Bồ-tát Hư Không Tạng Bồ-tát Kim Cang Tạng Bồ-tát Thường Tinh Tấn Bồ-tát Bất Hưu Tức Bồ-tát Diệu Âm Bồ-tát Bảo Nguyệt Bồ-tát Nguyệt Quang Bồ-tát Bạt Đà Bà Lôn Bồ-tát Việt Tam Giới Bồ-tát Lại xin phú chúc hết thảy chúng sanh ấy cho tất cả mười phương tận hư không giới chư Đại Bồ-tát. Nguyện xin chư Đại Bồ-tát-ma-ha tát dùng bổn nguyện lực, thế độ chúng sanh lực mà nhiếp thọ mười phương vô cùng vô tận hết thảy chúng sanh; nguyện xin chư Bồ-tát ma-ha-tát không xả bỏ chúng sanh, xem chúng sanh đồng như thiện tri thức, không có quan niệm chia rẻ; nguyện cho chúng sanh biết ơn chư Bồ-tát, thân cận cúng dường chư Bồ-tát. Nguyện xin chư Bồ-tát thường xót nhiếp thọ, khiến các chúng sanh ấy được tâm ngay thẳng, theo dõi Bồ-tát, không xa lìa Bồ-tát. Nguyện xin cho chúng sanh biết vâng lời Bồ-tát dạy bảo, không dám trái nghịch; được tâm kiến cố, không bỏ thiện tri thức, xa lìa tội lỗi, tâm không thôi chuyển; khiến chúng sanh vì thiện tri thức, không tiếc thân mạng, xả bỏ hết thảy, không trái ý thiện tri thức. Nguyện cho chúng sanh tu tập đại từ, xa lìa các điều ác; nghe chánh pháp của Phật đều hay thọ trì; nguyện khiến chúng sanh thiện căn nghiệp báo đồng như Bồ-tát; hạnh nguyện đồng như Bồ-tát; rốt ráo thanh tịnh, đầy đủ thần thông, túy ý tự tại; tu đạo Đại thừa cho đến khi chứng được hoàn toàn nhất thế chủng trí; ở trong thời gian ấy không có lười biếng; cỡn nghiệp trí huệ đến chỗ an ổn, được vô ngại đạo, hoàn toàn tự tại. Trước hết là quy y Tam bảo, đoản nghi, sanh tín, sám hối, phát tâm, hiển quả báo, xuất địa ngục, giải oan, tự khánh (vui mừng) phát nguyện, hồi hướng, cho đến cuối cùng là phần chúc lụy này, như thế, có bao nhiêu công đức đều đem bố thí cho hết thảy chúng sanh, tận hư không giới, khắp mười phương. Nguyện xin Đức Di Lặc Thế Tôn chứng giám cho chúng con, mười phương chư Phật, thương xót che chở cho chúng con. Những điều chúng con sám hối đều được thành tựu; nguyện cho chúng sanh đồng tâm từ bi phụ. Sanh đến cõi này tham dự Hội Phật thuyết pháp đầu tiên; nghe pháp ngộ đạo; công đức trí huệ hết thảy đều đẩy đủ; cùng với chư Bồ-tát, bình đẳng không sai khác, nhập kim cang, thành bậc Chánh giác. <詞>TÁN PHẬT CHÚ NGUYỆN Đa già a già độ, a la ha tam miệu tam Phật đà, mười hiệu đầy đủ, độ người vô lượng dứt sạch sanh tử. Nguyện xin nhờ công đức nhơn duyên sám hối hôm nay cho các chúng sanh và mọi người đều được hoàn toàn như sở nguyện, mãn Bồ đề nguyện: Đệ tử chúng con tên …những lời thệ nguyện hôm nay đã phát ra, nguyện xin nguyện nào cũng đồng như mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật, chư Đại Bồ-tát đã phát thệ nguyện; Chư Phật, chư Đại Bồ-tát đã có phát thệ nguyện không thể cùng tận, chúng con hôm nay thệ nguyện cũng như vậy, rộng như pháp tánh, cứu cánh như hư không; cùng tận đời vị lai, hết thảy số kiếp, chúng sanh không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận; Thế giới không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận; tận; tận; tận; tận; Hư không không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể Pháp tánh không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể Niết bàn không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể Phật ra đời không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể Trí huệ chư Phật không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận; Tâm tưởng không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận; Trí sanh khởi không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận. Thế gian đạo chủng, Pháp đạo chủng, trí huệ đạo chủng không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận. Nếu mười điều ấy có thể cùng tận, lời nguyện của chúng con mới có thể cùng tận. Mười điều ấy không cùng tận, nguyện chúng con không bao giờ cùng tận. Hết thảy đều Hòa nam Tam thừa Thánh chúng. TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP QUYỂN THỨ MƯỜI (HẾT) <篇>LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 166