<經 id="n1907">BỒ TÁT GIỚI BẢN TRÌ PHẠM YẾU KÝ HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN BỒ-TÁT GIỚI BẢN TRÌ PHẠM YẾU KÝ Sa-môn Nguyên Hiểu nước Tân-la (Triều-tiên) soạn. Giới Bồ-tát là bến lớn ngược dòng về nguồn, là yếu môn bỏ tà về chánh. Nhưng tướng tà chánh dễ lạm, tánh tội phước khó phân. Sao lại trong ý thật tà, mà tính ngoài giống chánh, hoặc biểu nghiệp đồng nhiễm mà trong tâm lại thuận tịnh, hoặc có tạo nghiệp họp với ít phước mà lại gặp nạn lớn, hoặc có tâm làm thuận sâu xa mà trái với cạn gần. Đó là đạo nhân chuyên uế, Sa-môn khắc tư. Vì mãi chuyên giống như dấu vết mà quên mất chánh nhân. Thường khắc giới sâu mà cầu hạnh gần. Nay đem việc trái cạn mà toàn sâu, bỏ giống dấu vết mà theo thật. Vì tự chóng quên nên ghi riêng cốt yếu, mong những kẻ đồng thú biết rõ mà lấy quyết, yếu Trì Phạm có ba môn: Môn khinh trọng. Môn cạn sâu. Môn trì phạm rốt ráo. <詞>1/ Trong môn đầu lại có hai câu: Xếp chung vào nặng nhẹ. Bày riêng khác nhau. Phán chung: Là trong tội cấu nặng nhẹ luận nói khác nhau, loại đầu có tám mươi bốn ngàn, nêu tổng quát các yếu, có ba loại riêng, hoặc bốn mươi bốn như Đạt-ma giới bổn nói. Hoặc có bốn mươi tám như Đa-la giới bổn đã nêu, hoặc có hai trăm bốn mươi sáu khinh, như Kinh Biệt giải thoát giới đã lập. Trong phần thứ hai này có cộng và Bất cộng. Tướng cộng và Bất cộng y theo văn sẽ hiểu. Trong giới trọng, nói chung có mười, nói về loại riêng thì có ba thứ, hoặc có trọng của cộng Tiểu, tức là bốn thứ khác, hoặc có trộng của Bất cộng, tức là bốn thứ sau. Hoặc lập trọng và bất cộng của tại gia Bồ-tát; phán chung nghóa loại khinh trọng là như thế. Nói khác nhau thì nay y theo giới bổn Đạt-ma mà nói về tánh tướng khác nhau. Văn nói: Đối với có trái phạm là nhiễm và chẳng nhiễm. Nhuyến Trung thượng phẩm cần phải hiểu rõ. Dục và Bi tuy là nghiệp đồng mà có phạm và không phạm. Nói có phạm, là do bốn nhân phạm các việc. Còn không trái phạm là do ba duyên mà làm các việc. Ba duyên là gì? Tức là nếu tâm tăng thượng cuống loạn hoặc bị trọng khổ ép bức, hoặc chưa hề thọ tịnh giới luật nghi ba thứ không phạm này chung cho tất cả giới, nói riêng về không phạm như nghóa nói rộng, trong có phạm thì có hai tụ, trong trọng phải biết nhuyến trung thượng phẩm, trong khinh phải biết là nhiễm, chăng nhiễm mà nói chung. Trong bốn nhân, nếu do không biết và do buông lung thì các tội đã phạm là chẳng nhiễm ô. Nếu phiền não mạnh và khinh mạn thì các tội đã phạm là do nhiễm ô. Nói riêng về nhiễm và chẳng nhiễm thì cũng y vào bản văn có thể biết. Tuy nói như thế, một, hai mà luận là ở giới đầu để bày tướng. Ở một khen chê có bốn thứ khác nhau, nếu vì khiến nó đến tín tâm, tự khen chê người khác, khen mình chê người là phước chẳng phạm. Nếu do tâm buông lung vô ký tự khen chê người khác là phạm chẳng nhiễm. Nếu ở người khác có tâm yêu giận, tự khen chê người khác là nhiễm chẳng nặng. Nếu vì tham cầu lợi dưỡng cung kính mà tự khen chê người khác là trọng, chẳng phải khinh. Trong cái thứ tư có ba phẩm thành ba, nguyên do cùng có hai đường tức là do sự và do triền, nếu triền hiện hành chẳng phải rất mạnh mẽ, hoặc phát sanh hổ thẹn là nhuyến phẩm. Tuy rất mạnh mẻ không có xấu hổ, chưa thấy làm đức và ở trung phẩm đều không hổ thẹn mà càng ưa thích, thấy là công đức, ấy là thượng phẩm. Do sự nếu chê người khác ấy là nhuyến phẩm. Trong thượng phẩm tội chẳng phải một mối, tùy nó khó biết, lược bày ba cặp. Người trong Phật pháp phần nhiều đều y theo ba học mà khởi việc ma, giống như Phật đạo, cũng như giòi trong thân sư tử mới ăn thịt sư tử, các loài khác không thể ăn được, là y vào tâm học thì có hai loại sâu ăn diệt Phật pháp: Một là tham; hai là mạn. Do tham thì như có một loại nhàn cư tịnh lự (Tịnh lự ở chỗ vắng) lìa các tán loạn nhiếp tâm thiền môn do tâm trừng tịnh mà phảng phất có thấy, hoặc do tà thần gia sức cho biết. Lúc đó, do ít học, tùy chỗ thấy biết (kiến thức) khiến người nghe biết. Người tài giỏi ở đời đều nghi là Thánh. Đây là do bày riêng dấu vết giống Thánh, khắp đè các tăng làm không chỗ về để phá Phật pháp, cho nên bị trọng tội, ấy là tên giặc nguy hiểm trong chư tăng. Do mạn là như có một loại ở lâu trong núi sâu có chỗ tâm đắc, tu nghiệp vắng lặng. Ma biết tâm ấy có thể làm động hoại, bèn phát tâm trên hư không có tiếng nói khen việc làm ấy, người này do đó khởi tâm trị cao, đè khắp chư tăng ở nhân gian: Ai đáng khen ngợi việc làm đó, người này tội nặng hơn trước, ấy gọi là Bồ-tát Chiên- đà-la. Cặp thứ hai là y theo giới học, có hai loại sâu ăn diệt Phật pháp: Một là theo tà giới; hai là theo chánh giới. Tà giới là như có một loại tánh không ngay thẳng, hoặc theo giới tà, hoặc tự nghó tà, chẳng mặc áo quần, chẳng ăn cơm khoai, ấy là muốn tham cầu lợi dường cung kính, tự khoe khoang không ai sánh bằng để dối gạt người ngu, mong đám ngu đều kính trọng đức của mình, lấn át khắp tất cả không dấu vết. Do đó trong làm tổn thương chân, ngoài làm loạn người, tội thương loạn là nặng nhất. Về Chánh giới, như có một loại tánh là cạn gần, ở đời đại vận nhiều người biếng trễ thì riêng chánh thân mình oai nghi đầy đủ, liền khởi tâm tự cao mà khinh chê đại chúng, thừa gấp giới chậm. Người này hoàn toàn bất thiện vì hủy đại cấm, chuyễn phước thành hoa chẳng gì nặng hơn. Hỏi: Tội tà giới phải như đã nói, trì chánh giới đâu có gì là tội, sở dó như thế, là như có một loại trong không có các triền, chẳng xem người khác làm và chẳng làm, chỉ xét tâm mình riêng trì chánh giới. Như thế Bồ-tát do đầu thành phạm? Đáp: Nếu không tâm nhiễm chẳng ở trước nói, mà đối với người này cũng phải phân biệt. Nếu do riêng tịnh khiến người đời đối với các tăng không cho là ruộng phước, lợi dưỡng tôn trọng qui về riêng mình, tuy thuận theo tự độ, tâm giới Thanh văn mà trái với tâm giới rộng lớn của Bồ-tát, như giống vô thường… Các quán của Thanh văn tuy đối với sự cạn là không điên đảo mà đối với pháp thân tức là điên đảo. Phải biết trong đây thuận nghịch cũng như thế. Nếu do tịnh riêng khiến các người thế gian chưa tin thì tin tăng trưởng, khắp đối các tăng cúng dường bình đẳng, chẳng phải chỉ không phạm mà còn sinh ra nhiều phước. Nhưng nếu do riêng tịnh mà ở chỗ tạp nhiễm dùng đây để so với chúng chẳng lấn áp các nhiễm, lại muốn cho người khác sinh tâm cung kính, cũng như đầu đội mặt trăng mặt trời mà làm mà muốn cho chẳng mờ tối. Tự chẳng phải biết cơ đại Thánh làm sao được như thế. Vì cớ ấy nên các đại hiền xưa khuyên con rằng: Cẩn thận, chớ làm lành. Người con hỏi: Phải làm ác ư? Cha nói: Điều lành còn chẳng làm huống là làm ác? Cặp thứ ba là y vào Tuệ học. Cũng có hai nhóm tự khen chê người khác: Một là do tăng ích, hai là tổn giảm do tăng ích: là như có một loại tánh là nghe tà, vì hơn người khác nên nhóm họp nhiều các luận, mà chẳng hiểu các pháp đều lìa nói năng chấp có, như nói tự tánh khác nhau, vì được danh lợi mà nói thế này: Ta được ý của chư Phật ba đời, nếu khác đây thì đều là mạn thuyết. Người này ở một khen chê có bốn điên đảo, vì loạn Phật pháp nên thành tội trọng, nghóa là vọng chấp có chỗ được thấy, cách xa ý Phật như trời với đất, mà bảo ta gần ý Phật là một điên đảo. Ý Phật sâu xa, dứt hết các lý luận, đối với tất cả pháp đều không hề được mà dẫn là vọng thấy đồng với mình, là điên đảo thứ hai. Bày dẫn là vọng thấy đồng với mình là điên đảo thứ ba, lấn áp các thuyết lìa biên, đặt dưới thiên chấp là điên đảo thứ tư. Do tổn giảm là như có một loại bản tánh thấp hẹp, chẳng gần bạn lành, chẳng học hỏi rộng, học tập riêng một phần kinh luận sâu xa mà chẳng hiểu ý sâu, theo lời lấy nghóa, bài bác các pháp y theo đạo lý khác nhau khởi kiến chấp như thế mà nói rằng: Ba tánh ba đế chỉ là giáo môn, trong không có gì lập bày giả danh, hiểu như thế bèn cho là chân thật, khác với lời nói này, thì đều là lý luận. Do riêng mình tự thấy không nhận lời người khác nói, nếu gặp kẻ độn căn ít học rơi vào chỗ phá theo lời người ấy nói, liền bảo người này rất sáng suốt, ngay thẳng, nếu gặp kẻ thông minh hiểu văn nghóa thì chỗ khéo lập nghóa chẳng rơi vào chỗ phá liền nói thoát thất, tức là tâm mê lầm chưa biết tự giải các sự tối tăm ám độn, chẳng thể theo ý phá, nghóa là tâm ấy chẳng chánh, chưa bằng ý ta, ở đây giống như chó nhà đuổi? Trông chẳng thể lịp liền bảo đã vượt qua, ngừng mà nhìn lại. Người tổn giảm này lược do hai ngu, mất hoại Phật pháp cho nên thành tội trọng: Một là ngu thấp chê cao; hai là ngu ít chê nhiều. Ngu một kiến tổn giảm này ở trong các kiến là thấp nhất, cũng chẳng bằng ngã kiến của ngoại đạo. Vì sao? Vì người này uống thuốc quá nhiều nên biến thành bệnh nặng. Hình dạng bệnh nặng rất giống như không bệnh, cho nên không có cách trị bệnh nầøy, cũng nào có người tự biết là tai nạn. Cũng như căn bản vô minh rất tối cùng sáng Bát-nhã mà dạng nó rất giống nhau không có năng sở, vì đều không có năng sở. Cho nên vô minh đó sáng rất khó diệt. Phải biết bệnh này khó trị, cũng giống như thế. Như kệ nói: Vì trừ chấp có nên Như Lai nói không, nếu người chấp không, chư Phật chẳng thể độ, lại cái thấy này do hiểu mê lầm, mạn khởi tín tâm. Nếu y vào cái thấy này thì tu tâm sáng danh ắt bác tín tâm mà rơi vào tà kiến vô số kiếp chịu khổ Vô gián, cho nên Bồ- tát rất thương người khác theo nó, cho nên khuyên răn mà nói: Tất cả người có trí đồng phạm hạnh chẳng nên ở chung. Tất cả ngoại đạo khởi ngã kiến, tuy có trái lý mà không phải họa ấy. Như kệ nói rằng: Thà khởi chấp ngã như núi Tu-di Chẳng khởi chấp không dù như hạt bụi. Do hai duyên này ở thấp nhất mà chẳng dứt khởi tăng thượng mạn, giống như Sa-di thấp nhất mà bảo là ở trên Hòa thượng. Do gọi là nêu thấp làm cao ngu. Ngu thứ hai, nhưng Phật đạo rộng thênh thang vô ngại, vô phương, không có chỗ nêu mà đều đúng. Cho nên nói tất cả nghóa khac đều là nghóa Phật. Nói trăm nhà không chỗ nào chẳng phải là tám muôn môn, đều có thể nhập lý mà nó tự ít học nên chỉ thấy hẹp hòi. Đồng cái thấy ấy chính là phải được. Khác với kiến ấy đều gọi là thoát thất. Cũng như trong ống đều chẳng thấy trời xanh, ấy gọi là ngu riêng ít mà chê nhiều. Hỏi: Như kinh nói: Thí như kẻ nghèo đi ăn xin, ngày đêm đếm tiền cho người khác, chẳng thể như lời dạy mà thực hành. Học nhiều cũng giống như thế. Lại nói: Nếu có người phân biệt dâm si và đạo, người ấy cách Phật rất xa cũng như trời và đất. Là biết học nhiều có chỗ thấy được, gần với người xin ăn, cách xa Phật đạo, tuy nói được ý mà chẳng quên lời, thường cầu danh lợi còn hơn người tục. Rơi vào chấp nghiêng lệch, sự quá rõ ràng. Nay đám học trò của ta chẳng khác với kia, chẳng màng danh lợi, bỏ hết việc đời, tin sâu Phật pháp, chuyên cầu vắng lặng. Chỉ vui tùy phần, chẳng phải tà là chánh. Lại chấp có là thêm, chấp không là tổn. Chỗ thú tông của ta có không đều bỏ, lặng im. Không chỗ y cứ, quán hình dạng như thế, đâu được gọi là tai nạn. Đáp: Kẻ đuổi theo danh lợi là trái đạo theo tục, ấy là mất lý, có gì đáng tiếc. Dứt hẳn lưới đời đến với đạo, uống thuốc thành bệnh rất là đáng thương. Lại biết mình mê là không phải mê lớn, tự biết mình tối là không phải cực tối. Nếu như tâm hạnh của ông chẳng trái pháp tướng, thật chẳng bài bác y theo đạo lý khác. Chẳng chấp có mà chẳng rơi vào không. Ông tự lìa biên, khéo hội Trung đạo chẳng ở loại khác, bỗng trốn chạy. Tuy nhiên tự ở trong ống mà chẳng ở người khác, còn rơi vào chấp một bên, cùng chẳng phải tịnh trí. Như bài kệ trong kinh chép: Chẳng chịu nhận pháp khác. Ấy gọi là người ngu. Có các nói suông đều là người rất ngu, nếu y vào thấy ấy mà sinh ra các ký luận. Nếu đây là tịnh trí thì đều là tịnh trí. Nếu kiến giải của ông rơi vào ác chấp không, bài bác duyên có, cũng bác không có, rất là tổn giảm mà chẳng tự biết. Chỉ ông rất xa đạo, bèn gần với kẻ ăn xin, như kẻ ăn xin nói: Nhiều báu là giàu, ít tiền là nghèo, ta không nhiều báu, cũng không ít tiền, an nhiên vô cứ, ta không phải biết không nhiều không ít la rất nghèo cùng. Bác có bác không là rất tổn giảm. Nhưng chí đạo mê mờ, đúng sai chẳng phân, tâm hạnh nghiêm mật, được mất khó biết. Chỉ có gốc lành đời trước, bẩm tánh ngay thẳng, điều phục ngã mạn. Gần thiện tri thức: kính nương Thánh điển, xem là gương tâm, từ trong quán xét thật chín tâm hạnh. Nếu người như thế, may mắn trị bệnh chấp không sai lầm. Vừa nói chỗ chư Phật chẳng thể dạy, là vì muốn khiến người ấy tự sợ sệt sửa đổi, cho nên lại được chư Phật hóa độ, vì nói chẳng hóa là khiến tự hóa. Hỏi: Nếu muốn ở đây tự xét tâm bệnh thì y vào những sách nào là gương sáng nhất? Đáp: Như kinh Thâm Mật chép: Nếu các tánh hữu tình không phải ngay thẳng, không phải loại ngay thẳng. Tuy có sức chọn lựa phế lập, mà tự an trụ vào chỗ mình thấy mực trung, thấy nghe chỗ nói mật ý sâu xa mà không có khả năng hiểu như thật. Đối với pháp đó tuy sinh tín hiểu, mà nghóa thì chấp trước lời nói: Tức là tất cả pháp quyết định đều không tự tánh, quyết định chẳng sinh chẳng diệt, xưa nay vắng lặng, tự tánh Niết-bàn. Do nhân duyên này mà đối với tất cả pháp ba thứ tánh tướng đều vô tướng, bài bác ba thứ tánh tướng của các pháp. Vì sao? vì có tướng y tha khởi và tướng Viên thành thật, cho nên: Biến kế sở chấp mới lập bày được. Nếu thấy hai tướng là vô tướng thì nó cũng bác bỏ tướng biến kế sở chấp. Cho nên nói nó bác bỏ ba tướng. Nó tuy ở pháp khởi tín hiểu nên phước đức thêm lớn. Nó tuy đối với pháp khởi tín hiểu, nên phước đức thêm nhiều. Nhưng đối với chẳng phải nghóa mà khởi chấp trước nên lui mất trí tuệ, trí tuệ lui nên mất pháp lành vô thượng rộng lớn. Luận Du-già chép: Như có một loại nghe nói khó hiểu tương ưng với tánh không, chưa hiển bày rõ nghóa của mật ý kinh điển sâu xa, chẳng thể như thật giải thích lời nói, mà khởi luống dối phân biệt chẳng đúng lý. Do chẳng khéo léo suy nghó chỗ trích dẫn mà khởi kiến chấp như thế, lập luận như thế tất cả chỉ là giả, ấy là chân thật. Nếu thực hành quán như thế thì gọi là chánh quán, đâu phải được có tất cả chỉ là giả, ấy là chân thật do đào lý này, nên nó đối với hai thứ chân thật và hư giả đều chê, là đều không thật có, phải biết đó là rốt ráo không. Không như thế thì tất cả người có trí đồng phạm hạnh, chẳng nên ở chung Thế tôn y theo mật ý này mà nói rằng thà như một loại khởi chấp ngã kiến còn hơn, một loại chấp không sai lầm. Thế nào là chấp không sai lầm, nghóa là có Sa-môn, hoặc Bà-la-môn do đó nên cũng chẳng tin nhận không, đối với không cũng chẳng tin nhận nên gọi là ác thủ không. Vì sao? Vì không ấy thật là không, ở đây mà không thì thật này là có. Do đạo lý này có thể nói là không. Nếu nói tất cả đều không thật có thì vì sao nói không. Cũng chẳng nên nói do đây ở tức nói là không. Cho nên gọi là ác thủ không, cho đến nói rộng. Lại chỉ bàn luận, lại kết bản tông, trì phạm khinh trọng lược tướng như trước. <詞>2/ Nói Trì Phạm cạn sâu: Nhân trước nói khen chê giới để hiển bày tướng cạn sâu của trì phạm. Như Đa-la giới bản chép: Thường thay thế chúng sinh chịu các hủy nhục, việc xấu về mình, việc tốt về người khác, nếu tự khen khoe đức mình mà che giấu điều tốt của người khiến người bị hủy nhục ấy là phạm tội Ba-la-di. Y theo văn này thì cạn sâu có thể hiểu, chê mình khen người thì là phước nghiệp, khen mình chê người nhất định là phạm tội. Như thế một mực theo lời chấp mà tu phước thì phước hạnh ít mà tội nghiệp nhiều. Muốn bỏ tội ấy thì tội một mà trừ phước ba. Đó gọi là biết cạn lỗi Trì phạm kẻ thượng só nghe liền hiểu ý thú, nêu một góc liền biết ba góc kia, mà biến ở một văn đều dùng bốn câu mà phán. Do đó xem xét không lạm, không có phước mà sót, không có tội mà biện. Đó gọi là hiểu sâu đức trì phạm. Nói bốn câu mà phán, là hoặc có tự chê mình khen người là phước, khen mình chê người là tội. hoặc có tự chê mình khen người là tội, tự khen mình chê người là phước. Hoặc có khi chê khen hoặc khên chê, hoặc tội hoặc phước, hoặc có chẳng chẳng chê khen chẳng khen chê, hoặc phước hoặc tội. Câu một là như người thương xót chúng sinh chịu nhục, muốn dẫn người khác chịu nhục về mình, suy mình đáng nhận mình cùng người khác. Ý chê mình khen người này là phước. Nếu muốn mình nhận vinh khiến người chịu nhục thì ý khen mình chê người này là tội. Câu hai như biết thời thế, phong tục quen dần nhiều ghét, tự khen mình chê người, thường kính mình gồm khoe người khác. Lại biết chê nó thì nó ắt chê ta, nếu ta khen nó thì nó sẽ nói tốt ta. Do đây mà biết khéo cầu tự cao thì chê mình khen người ấy là phi lý đáng bỏ, mà tự hiểu đó là đạo, phải nên tu trồng, muốn kiến lập Phật pháp lợi ích hữu tình mà tự khen mình chê người thì là phước lớn. Câu ba như có một loại tánh nhiều dối trá, vì muốn gạt lừa mê lầm thế gian mà chê chỗ tốt của người khác, giấu chỗ xấu của mình. Do ý này mà nói lời kiêu loạn, bỏ điều tốt nhỏ của mình là lỗi, khen chỗ xấu của người là công, nói lên điều xấu của mình là đức, vì muốn mở mang dẫn dắt người thế gian biết thiện biết ác, bỏ tội tu phước. Do ý muốn này mà nói thẳng không che giấu, thấy ác mình thì phải chê, nghe thiện người thì phải khen. Biết đức mình mà lại khen đều là phước ngay thẳng. Câu bốn như có người tánh cao só, là ý rộng thầm mở bao gồm, chẳng biết đoan nghê, lẫn lộn họa, phúc, mà không về một, quên kia đây là không hai, là chỗ thần thức thường dạo chơi. Cùng chẳng tự chê mình khen người, cùng chẳng tự khoe mình đè người. Lại có kẻ hạ ngu bẩm tánh ám độn, chẳng biết phải trái, không phân biệt đậu lúa, chẳng biết thiện là thuận, làm ác là ác ý tứ thường mê, quên ca yêu ghét, cũng không tự nhún mình mà nói tốt người khác, lại không khen mình chê người. Đây là tội của kẻ quá ngu độn, kia là phước của bậc thượng trí thuần phác. Đó là bốn câu để nói tội phước, y theo hai câu trước thì phước nghiệp biến thành nạn lớn, tội hạnh lại làm đại thiện. Xem hai câu sau thì lời nói dối và lời nói trung không cách nhau, kẻ thượng trí và hạ ngu đồng dấu vết, cho nên biết cốt yếu người tu trì phạm chỉ phải tự xét kỷ đúng sai, chẳng nên vội nói Đức hoạn của người, trì phạm cạn sâu ý thú như thế. <詞>3/ Nói trì phạm rốt ráo: Tuy ý pháp môn đã nói như trước, nên biết được tánh trọng khinh, gồm biết dạng cạn sâu mà ở giới tướng chẳng hiểu như thật đối với tội và chẳng tội. Người chưa lìa hai bên chẳng thể rốt ráo trì mà không phạm, chẳng ở giới thanh tịnh Ba-la-mật. Vì sao thế? Vì giới chẳng tự sinh, phải nhờ các duyên, cho nên quyết không có tự tướng, tức duyên phi giới, lìa duyên không có giới. Trừ tức trừ lìa, chẳng được khoảng giữa như thế mà cầu giới thì chẳng bao giờ có. Có thể nói tự tánh vì chẳng thành tựu mà nhờ các duyên cũng chẳng không giới, chẳng phải như sừng thỏ vì không nhân duyên. Như nói tướng giới tướng tội cũng thế. Như tướng giới tội, tướng người cũng như thế. Nếu ở trong đây y chẳng phải có mà thấy đều không, tuy nói không phạm mà mất hẳn giới. Bác bỏ giới chỉ là sự tướng. Lại ở trong đây y theo chẳng không mà tính là có, thì tuy nói năng trì, mà trì tức là phạm. Vì giới trái nghịch với tướng như thật. Bồ-tát tu giới thì chẳng phải như thế. Tuy chẳng có tính năng trì, sở trì, mà chỉ việc chẳng bác bỏ giới. Cho nên không hề có lỗi lớn mất giới. Tuy chẳng thấy vô tội cùng chẳng phải tội, mà chẳng trái nghịch tướng thật của giới, cho nên lìa hẳn tội nhỏ phạm giới. Do phương tiện khéo léo trí sâu ấy mà quên hẳn ba luân, chẳng vào hai bên, nói là đầy đủ giới Ba-la-mật như kinh nói: Tội, chẳng phải tội, chẳng thật có, mà phải đầy đủ giới Ba-la-mật. Giới bổn chép: Ánh sáng giới từ miệng ra. Có duyên chẳng phải không nhân, chẳng phải sắc, chẳng phải tâm, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải nhân quả, là nguồn gốc chư Phật, là nguồn gốc Bồ-tát. Trong đây nói ánh sáng giới là hiển bày giới và ánh sáng chẳng hai, chẳng khác, vì Minh tịnh và tạp nhiễm đồng một vị. Cho nên duyên với ánh sáng giới để hiển bày thật tướng giới. Giới không tự tánh, phải nhờ duyên khác nên nói có duyên. Nói có duyên, không phải cứ là có mà hiển thẳng nó từ nhân chẳng phải không, nên nói chẳng phải không nhân. Tánh giới chẳng phải không có nhân, chẳng phải chất ngại cũng chẳng phải duyên lự, nên nói là chẳng phải sắc, chẳng phải tâm, tuy chẳng phải sắc tâm mà lìa sắc tâm thì không thật có. Tuy chẳng thật có mà chẳng phải không có giới, nên nói là chẳng thật có, chẳng phải không. Tuy chẳng phải không giới mà lìa quả thì không nhân. Giới là tánh nhân, tuy chẳng thể được mà các quả Phật phải nhờ nhân giới, tuy chẳng thật có mà giới phải nhờ nhân tâm Bồ-đề, nên nói là nguồn gốc Bồ-tát. Hỏi: Giới tướng như thế, sâu xa khó hiểu, hiểu còn khó huống chi là tu. Cho nên biết như hành tướng nói trước, chỉ là chỗ tu của Đại địa Bồ-tát, chẳng quan hệ gì đến chỗ làm của người mới phát tâm? Đáp: Trong kinh chánh đáp như ông hỏi, nói Bồ-tát từ khi mới phát tâm đến nay thường thực hành pháp vô sở đắc (không thật có). Vì pháp vô sở đắc mà tu bố thí trì giới cho đến nhân pháp vô sở đắc nên tu trí tuệ. Đáp ý này nếu khiến kia làm cho chừa từng tu thì khó thể làm. Cho nên nay người chẳng tu, chẳng tập thì sau cũng chẳng tu tập. Như thế lâu dần thì lại càng khó. Cho nên khiến từ đầu mà quen với tập khó, tập làm càng ngày càng tăng thì sẽ thành dễ. Đó gọi là đại ý phát thú hạnh mới. Rốt ráo trì phạm nói lược như thế. Kính nương Thánh điển hiểu nghóa văn, noi theo giới tạng mở yếu môn. Khắp vì pháp giới đốt ngọn đèn, Nguyện để truyền đèn khắp mười phương Bốn câu, ba tụ giới đầy đủ Xa lìa hai biên diệt các tội Nói qua giới tạng mở yếu môn Sáu ý năm tu đều làm thành Ăn đồng một vị dạo phương ngoài. - ------------------------ Niên hiệu Khoan Nguyên Năm thứ 2, Giáp Thìn Ngày 24 Tháng 11 Công đức đã xong Khuyến Tấn, Tăng Tín Nhẫn chùa Đại An. Chuyển pháp luân tạng Chùa Bát-nhã. Niên hiệu Khoan Vónh thứ 16, lúc du học ở Nam kinh, dùng Cổ Bản tại Viện Thượng Sinh ở chùa Đông Đại viết ra Chiên Bối Khiến Luật Đính Truyền chư vô cùng. Ngụ tại Tuyền Dũøng, Tiểu Tỳ-kheo, kính ghi.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 166