<經 id="n1857">LUẬN BẢO TẠNG HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN LUẬN BẢO TẠNG Tác giả: Sa-môn Thích Tăng Triệu ở Trường An. <詞>PHẨM THỨ NHẤT: SOI CHIẾU RỘNG CÓ KHÔNG Không mà có thể diễn tả là không thì chẳng phải là cái không chân thật. Sắc mà diễn tả là sắc thì chẳng phải là sắc chân thật. Sắc đích thực thì không hình, không chân thật thì không tên. Không tên là cha của mọi tên gọi. Không sắc là mẹ của mọi sắc tướng. Là côïi nguồn của muôn vật, tạo cái mở đầu của trời đất, trên thì thể hiện các hình tượng u huyền, dưới thì nói bày muôn chốn mờ mịt. Khí chất lúc ban đầu chứa đựng nơi hình tượng tổng quát (Đại Tượng). Đại tượng ẩn giấu ở chỗ vô hình. Là sự linh diệu của nhận thức về muôn vật. Trong sự linh diệu có thần, trong thần có thân. Biến hóa vô vi đều bẩm thọ ở tự nhiên. Từ trong mầu nhiệm mà có sự dụng. Dần dần có hình tướng, tên gọi. Hình hiện ra chưa có chất. Danh dấy khởi chưa có tên. Hình tướng đã lộ rõ, thì dùng khí nổi trôi làm hỗn loạn sự trong lành. Vắng lặng, rộng thoáng, phân biệt! Trên thì có quân vương, dưới thì có thần dân trăm họ. Cha con thân thuộc cùng sống. Tôn quý thấp hèn khác nhau ở thứ bậc ngôi vị. Giáo pháp khởi nói bày về nhân, sau đó đất nước mới phân chia ranh giới. Phần mỗi người nơi gia đình đều phải giữ lấy thứ bậc. Lễ nghóa được phát huy, điều lành nên nói bày, điều ác nên biết rõ. Người lành được coi trọng, kẻ ác bị khinh thường. Do đó mà phải trái tranh nhau xuất phát. Kẻ trí thì hiểu người ngu bị trói buộc. Trên bày ra bao hình tướng nhọc nhằn, dưới dứt hẳn cái vui vắng lặng. Mất đi cái trí của tự nhiên, càng bị lệ thuộc ở ngoại cảnh. Lầm cái vi của vô vi, khuấy động nẻo tạo tác của chốn hành hóa giáo pháp nổi tiếng đã lưu hành, khiến trên dưới đều ứng hợp. Nên thanh lập năm âm, sắc lập năm sắc, hành lập năm hành, đức lập năm đức. Khác nhau dù mảy may. Nhưng lỗi phạm thì sánh bằng đồi núi. Luật cấm chưa tỏ, nhằm ngăn ngừa lòng dục chưa sinh. Không có cái rộng lớn của sự buông lung, chỉ có cái hạn cuộc của nhiều phương. Sỡ dó như thế là vì, làm người mà chẳng biết đủ, thì đó là lúc hỗn loạn. Có trò có thầy, thầy có đối tượng để giảng dạy, trò có chỗ để dựa nương. Trời đất thì vắng lặng, vũ trụ thì mênh mông. Ở giữa có khối bụi, khiến cho sự trong lành thoáng tónh bị bao lớp phủ che. Hình tướng vòi vọi, trong là thần khí, ngoài là linh diệu. Vọng có tưởng nhớ, nghó suy, chân chỉ một nẻo mịt mờ tăm tối. Vọng kia khó biết, chân ấy có lầm, chẳng phải đáng chọn mà chọn lấy. Chẳng phải đạt được mà được. Do đó, lý thì vô cùng, vật thì vô tận. Động, loạn, bên trong phát sinh ba độc. Trông, nghe, bên ngoài thì nhận lấy năm dục. Tâm kia thì vội vàng, thân nọ thì bận rộn. Chạm vật thì lay động, như lửa sáng rực. Nên bậc Thánh lập ra chánh giáo, chỉ rõ chỗ chân không. Khiến không biết nhau mà trở thành bạn bè, trên dưới cùng nương. Tu tập giải thoát, dứt hẳn mọi thứ hệ lụy, dần dần đạt tới cõinhư như. Lý của như như đồng với gốc của pháp tắc chân thật. Chẳng thể do tu tập mà chứng đắc, chẳng thể dùng sự mong cầu, chỉ vì tánh vốn vắng lặng. Hễ gọi thì chân tức chân không chân không bãi, chẳng bạn chẳng bè, không bờ không cõi, không chốn không nơi. Có thể làm tổ tông cho muôn vật, mắt chẳng nhìn thấy, tai chẳng lắng nghe, chẳng phải hình sắc, chẳng phải hồn huyễn hóa. Có thể làm các gốc của ba cõi. Gọi là chánh, trước là lìa hình tướng, tiếp theo là dứt các căn, chẳng nương tựa vật, chẳng bị giới hạn trong sự sinh, có thể hợp với đạo lớn, thông đạt chỗ thần diệu. Có dụng gọi là thần, có hình gọi là thân, vô vi gọi là đạo, không hình tướng gọi là chân, hợp với vật mà có danh hiệu, thuận theo vật mà có tạo tác, thường an trụ, chẳng tồn tại, chẳng sinh ra, chẳng già đi. Lý hợp muôn đức, sự vượt ngàn khéo, sự tuy không cùng, lý trọn một đường. Không có người chứng, chẳng có kẻ đạt. Song chẳng chứng chẳng đạt, thường khiến tâm lầm. Tâm ấy chẳng thật, mê lọan người khác. Thấp thoáng, mập mờ như có hình có bóng, dường như có tư tưởng. Suy, cứu, rõ là không tự thể. Như hư không bỗng đầy mây, như gương sáng bỗng dưng đầy bụi bám. Đây kia duyên nhau sinh khởi mà vọng chấp là còn mãi. Có vọng gọi là ngu, không vọng gọi là chân. Chân là băng tan ra thành nước. Vọng là nước kết lại thành băng. Băng, nước là hai nhưng thể chẳng khác. Mê vọng là ngu, tỉnh chân là trí. Băng kia, mùa Đông chẳng thể tiêu tan. Nước nọ mùa Xuân không thể kết lại. Vậy nên ngu chẳng thể liền sửa đổi, trí chẳng thể liền đợi chờ. Dần thấm, dần tan, nhờ đó mà chung hợp với biển lớn. Điều ấy có thể cho là theo lẽ tự nhiên. Nẻo dụng chuyển biến, xoay vần càng thêm mầu nhiệm, được suy niệm chẳng thể đo lường được. Nên có thể lấy sự yên tónh, chẳng thể dùng sự lo lắng, bồn chồn. Oâi nguyện do của sự tiến tu đạo pháp, trong ấy có muôn đường. Nhưng con cá khốn cùng ở chỗ nước cạn, con chim ốm yếu đậu nhờ trên cành lau sậy. Cả hai đâu biết nơi biển lớn, nơi rừng rậm. Người chỉ biết hướng theo đạo nhỏ thì cũng giống như thế. Đấy thể cho là tốn công sức nhiều ở nơi dừng lại. Nhưng chẳng đạt như lý, bỏ lớn tìm nhỏ, nửa đường phải nương dựa. Lấy sự an ổn nhỏ tự cho là an, chẳngï đạt tới chỗ an vui lớn lao để an trụ. Cái lớn lao ấy mênh mông không bến bờ. Đồng một thể nơi muôn loài, cùng thâu chứa cả muôn vật. Ứng hợp thì có ngàn biến lộ, hóa tác thì có vô số sự hiện bày. Chẳng phô ra, chẳng ẩn mất, công dụng không hề bị ngăn cách. Có tâm mà không hình, có dùng mà không người. Chỉ rõ cái sinh mà không sinh, nói rõ thân tướng mà không tướng. Luôn lượng tình mà chẳng thể dò lường, thường nhận thức mà chẳng nhận biết. Tạo tác mà là không tạo tác. Đạt được mà chẳng đạt được. Hình tượng nơi gương thì ngàn mối, chất của nước thì muôn mầu. Ảnh phân chia khắp cõi trần, nẻo ứng dụng thì vô tận. Không hình mà có hình, không tên nhưng có tên. Loài vật cùng cảm, hòa hợp mà sinh. Sinh nhưng chẳng sinh, cái không ấy mà có tình, mọi người cho là Thánh, cùng gọi là bậc cao minh, vô số danh hiệu được tôn xưng, đều mang lấy tên gọi để làm rõ cái thật. Lấy giải thoát làm tông chỉ, dùng vô tướng làm chốn dung nạp. Ngang với hư không, đồng với vũ trụ. Xét tìm thì không nơi, không chốn mà diệu dụng thì ở ngay trong ấy. Nẻo đạt đến thì chỉ có một, chỗ chứng đắc thì bí mật. Đạt đến thì chẳng phải một, chứng đắc thì chẳng bí mật. Nhưng chẳng phải chẳng một, chẳng phải bí mật. Thể của nó là tónh, lìa mọi hình tướng, hoàn toàn vắng lặng. Dụng của nó thì động, mầu nhiệm, chẳng thể nghó bàn. Ngôn từ chẳng diễn đạt hết lý mầu, hành động cũng không thâu tóm hết mẫu mực, quả là vô cùng tinh diệu, vi tế. Ôi! Núi rừng cỏ cây thì vô cùng, sông suối hồ ao nước vẫn tràn trề tuôn chảy. Gió mang sinh khí vẫn thổi không ngừng. Tiếng chuông vẫn ngân vang không dứt. Muôn vật vẫn còn như thế huống chi là đạo. Có thì chóng mất, không thì còn lâu. Trời đất tuy biến hóa mà hư không thì vẫn riêng thường hằng. Người học đạo thì tu tập vô dư. người chẳng học đạo thì đi theo hữu dư. Vô dư thì gần đạo, hữu dư thì xa đạo. Biết có là hủy hoại, rõ không là không tổn hao, cái biết của sự hiểu biết chân thật thì chẳng vướng chấp nơi có không. Nơi có chẳng có, nơi không chẳng không. Có không chẳng thấy vì tánh tướng là như như. Vắng lặng không người vật mà diệu dụng từ đó xuất phát. Nếu chẳng như thế nhiều sai lắm lỗi. Như trong mộng tưởng, chủ tập quen các thứ nhanh chóng bệnh. Chẳng phải dữ là dữ, chẳng phải lành là lành. Mọi nẻo lành dữ ngăn che chốn thật duy nhất. Vậy nên người học đạo chẳng thể cùng đi với hạng mê lầm. Học đạo có ba hạng: một là chân, hai là lân, ba là văn. Dốc học tập gọi là văn, dứt mọi việc học gọi là Lân. Vượt lên hai thứ ấy thì gọi là Chân. Kẻ chẳng học đạo cũng có ba hạng. Hạng trên gọi là Tường, hạng kế tiếp gọi là Lương. Hạng dưới gọi là Ương. Hết sức vui sướng gọi là lương, vô cùng khổ sở gọi là ương, chẳng khổ chẳng vui gọi là Tường. Nhưng ba hạng này đều chẳng hội nhập được chỗ Chân. Nên đó thường chẳng phải là đạo. Thần khí tỏa lên mênh mông. Gió cuốn làm biển lớp lớp sóng vỗ, tâm luôn bị cảnh khuấy động. Thương thay, buồn thay! Luân hồi trong ba cõi, nẻo sinh tử mãi vào ra, sáu đường cứ tới lui nối tiếp. Chẳng thể dùng đạo để cứu vớt, không thể dùng chân lý để dẫn dắt. Bậc Thánh hành hóa cùng xót thương, khác nào mẹ hiền nhớ nghó đến con trẻ. Do vậy, dứt việc giáo hóa chẳng đúng thời, nhẫn nại chờ có cơ hội. Đạo lớn là như thế, xưa nay cùng một phép tắc, mẫu mực. Chẳng thể lấy cái hấp tấp vội vàng, chẳng thể dùng cái gắng công quá sức, trong thần có trí, trong trí có bi. Bi cứu độ chẳng được, chớ cho là mệt khốn, vì có thể vượt qua. Việc trở lại như cũ. Phân tích làm sáng tỏ, dốc sức tinh chuyên, thường ở nơi mộng tưởng. Sợ hãi, lo tính tìm kiếm ở bên ngoài, thành ra mất đi nẻo huyền diệu.đục thì nhục nhằn, trong thì thoáng tónh; tình chất chứa có nơi có chốn. Khổ thay, thương thay! Chẳng lìa khỏi bao điều phiền nhọc. Như mặt trời ẩn trong đám mây, tuy có ánh sáng mà không soi chiếu. Trí bị che giấu trong mê lầm, tuy chân thật nhưng không diễn đạt được. Sở dó như thế là tự mình chưa ra khỏi sự ràng buộc. Do vậy, xa thì chẳng thể gặp. Gần thì chẳng thể lìa. Nên chưa đến với đạo thì chẳng thể làm dối. Ôi! Quyết định quay trở về mà chẳng đoái nhìn ở phía sau, quyết chiến đấu mà chẳng nhìn rõ phía trước. Kẻ quyết học mà chẳng quý nơi thân. Người quyết dẫn dắt mà chẳng quý nơi sự việc. Nẻo vào ấy không dấu vết, lối ra kia không kiếm tìm. Thông hiểu lý chẳng thật có thì mọi nẻo duyên dựa đều tự vắng lặng. Vắng lặng nên chẳng sinh vì thể vốn không tên, tình chất phát của chỗ không tên, lý không gắn với dục bên ngoài. Hằng sa các công đức, tự dần hiện rõ đủ. Hễ sống trong sự chật hẹp thì chẳng biết chỗ rộng lớn của vũ trụ. Hình tướng hư giả đâu rõ cái bao la của hư không. Nên ở trong tối tăm thì không sáng suốt, ở trong ánh sáng thì không còn tối tăm. Các pháp biến chuyển trong từng sát na, đều chẳng cùng đợi. Vật cách tình lìa, trái với tình khó gặp. Ôi! Quả đỏ mà chứa sâu bọ, trong bị hư mà ngoài vẫn tươi tốt. Tóc và cát sỏi cùng trôi, trên thì trong còn dưới thì sền sệt. Đất nước nằm trong tay kẻ nịnh thì muôn đời không còn khuôn phép. Hình giấu nơi tâm thì muôn vật đều bị khuấy động. Sở dó như thế là vì làm hại nhau. Nên vật có linh, linh thì có quái. Quái tất có dục, dục thì có tâm, tâm thì có tình. Tình động là dục, quái phát là tinh. Tinh làm mê hoặc thần, dục làm mê mờ chân. Nên người vì đạo chẳng nên tới gần. Ôi! Gương xưa soi tinh, tinh nọ tự hiện nguyên hình. Giáo pháp xưa chiếu tâm, tâm kia tự sáng tỏ. Tóm theo trời đất là trên dưới, tóm theo mặt trời mặt trăng là muôn vật. Tóm theo thân tướng là đây kia. Tóm theo tâm ý là phải trái. Như không, đây kia, thì phải trái là gì? Chỉ do vật tùy theo tình biến chuyển. Tình đuổi theo vật dời đổi. Trong ngoài dao động, rõ vật rong ruổi. Sống là người, chết là hồn. Tương tự, tương tục, mộng có hình thân. Kia đúng đây sai, đây đúng kia sai. Dấu chim không vết hiện vẻ lạ lùng. Khó nghó khó bàn, tên báo dương bày, nẻo tăm tối với muôn vàn hình tượng. Nhân quả tự buộc ràng, việc nọ như huyễn hóa, vô số hình trạng. Lửa, nước nơi thành trì hảo, đều không hiện thật. Đó gọi là chẳng chân thật, làm mê loạn bao ngườ, lý của sự trong lành tónh rỗng, rốt ráo và không thân hình. Phàm nói về thần thông biến hóa, khác nào rồng bay lên trời. Che trùm cả vũ trụ, cũng như chỗ mây ngưng tụ. Đấy chưa thể cho là quý, đấy chưa thể cho là chân. Nếu chọn lấy chỗ ấy cho là thật thì chưa đúng với đạo. Hoặc có hình tướng mà tươi đẹp. Hoặc có ngôn ngữ mà giải thích. Hoặc có trí tuệ mà thông thái. Hoặc có công dụng mà khéo léo. Như lấy những điều ấy làm đạo thì cũng chưa phải là tốt. Có thì chẳng thật, tạo tác thì chẳng thường còn. Trời đất vẫn còn bị hủy hoại thì vật dụng làm sao bền được! Chỉ có đạo là không gốc rễ bám víu, trong lặng rỗng thoáng nên mãi tồn tại. Chỉ có đạo, thể là không, mầu nhiệm, luôn là chân thật. Chỉ có đạo là ung dung, xưa nay luôn quý, chỉ có đạo là theo tự nhiên, khiến muôn vật tròn đủ. Nên đạo là không tương không hình, không sự việc, chẳng dấy khởi vọng tâm tà tưởng, mới khéo đem lại lợi lạc cho muôn loài, tạo ơn ích cho con người. Có thể cho rằng tất cả sự vật không có gì là chẳng quen biết. Ôi muôn vật có bạn chỉ mỗi đạo là riêng tồn tại. Bên ngoài thì không có gì khác, bên trong thì chẳng che giấu, chẳng trong chẳng ngoài, bao trùm cả cõi mênh mông duy nhất. Gồm thâu cả tám nẻo tối tăm, đủ khắp cả muôn vật. Hình trạng ấy cũng không trong không ngoài, chẳng phải lớn chẳng phải nhỏ, chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng phải sáng, chẳng phải tối, chẳng phải sinh, chẳng phải diệt, chẳng phải thô, chẳng phải tế, chẳng phải không, chẳng phải có, chẳng phải mở, chẳng phải đóng, chẳng phải trên, chẳng phải dưới, chẳng phải thành, chẳng phải hoại, chẳng phải động, chẳng phải tónh, chẳng phải quay về, chẳng phải đi xa, chẳng phải sâu, chẳng phải cạn, chẳng phải ngu, chẳng phải trí, chẳng phải thuận, chẳng phải nghịch, chẳng phải thông, chẳng phải bít lấp, chẳng phải giàu, chẳng phải nghèo, chẳng phải mới, chẳng phải cũ, chẳng phải tốt, chẳng phải xấu, chẳng phải cứng, chẳng phải mềm, chẳng phải riêng lẻ, chẳng phải đối xứng. Sở dó như thế là vì, như nói về bên trong thì hợp thân cả pháp giới. Như nói về bên ngoài thì hiện đủ cả muôn hình. Nếu nói về cái nhỏ thì bao trùm khắp nẻo. Nếu nói về cái lớn thì hội nhập cả cõi trần. Nếu nói về cái nhất thì đều giữ lấy bản chất, còn nói về cái khác thì thể mầu nhiệm vắng lặng, nói về cái sáng thì sâu xa diệu vợi, nói về cái tối thì tỏa soi càng thông suốt. Như luận về sự sinh thì không dạng không hình. Như nói về sự diệt thì xưa nay luôn mầu nhiệm. Nếu nói về cái thô thì vẫn nhập gọn vào chốn khói bụi. Nếu nói về sâu kín thì chính là dáng vóc của đồi núi. Nếu nói về cái không thì muôn dụng đều ở trong ấy, nói về cái có thì vắng lặng mênh mông. Nói về nẻo mở ra thì chẳng đi vào chốn bụi bặm ô nhiễm, nói về chỗ đóng lại thì bằng nghóa là không bờ bến. Như nói về trên thì bình đẳng vô tướng, Nói về dưới thì mọi vật không thể so sánh, nói về thành thì có thể dập tắt làm tan vỡ các ngôi sao. Nếu nói về hoại thì cái xưavẫn được giữ vững, thường tồn tại. Như bàn về động thì vắng lặng, đoan nghiêm, nói về tónh thì lớp lớp bận bịu, gấp gáp, nói về nẻo quay về thì đi tới mà chẳng bỏ, nói về đi xa thì hợp với vật để trở lại. Nếu nói về chỗ sâu thì muôn vật cùng sử dụng. Nói về chỗ cạn thì gốc rễ chẳng thể tìm. Nói về ngu thì tính toán áp dụng muôn đường, nói về trí tuệ thì im lặng hoàn toàn. Nói về nghịch thì có tin dựa, nói về thuận thì vật chẳng thể kềm chế, nói về thông hợp thì chẳng đạt được dấu vết nhỏ bé, nói về bít lấp thì ra vào rộng thoáng, nói về nghèo thì muôn đức ngàn báu. Nói về giàu thì trống rỗng không ai, nói về mới thì nhân đã tạo từ xưa. Nói về cũ thì vật chẳng thể làm cho dơ bẩn, nói về chỗ tốt thì không vật nào giữ được. Nói về cái xấu thì vật mới đầu tương đồng. Nói về sự cứng thì bẻ gãy chẳng chút tổn thương, nói về mềm thì dùng sức mạnh để khuất phục cũng chẳng nghiêng ngả. Như nói về sự riêng lẻ thì hằng sa vật là họ hàng, nói về vật đối xứng thì chỉ mỗi một mình tụ hội, v.v… Cho nên đạo chẳng dùng một tên để gọi, lý chẳng thể dùng một nghóa để bày. Chỉ xin trình bày tóm lược, sao có thể cho là đạt được tận cùng bờ mé? Thế nên chém đầu, tự đốt thân hình, cái không ấy là làm tổn giảm tự sinh. Thuốc sống lâu đủ loại, cái không ấy là để nuôi dưỡng nẻo sinh. Nên cái sinh chân thật là chẳng diệt, cái diệt chân thật là chẳng sinh, có thể gọi là luôn diệt, có thể gọi là thường sinh. Cái có ấy là yêu sinh ghét diệt, nên đó là chẳng tỏ ngộ về thường diệt. Yêu diệt ghét sinh thì đó là chẳng tỏ ngộ về luôn sinh. Nẻo mê ngộ với hai tên gọi ấy là chẳng thâý được sự thành tựu chân thật. Yù tưởng về sự lấy, bỏ luôn gắn theo tình luống dối, nên luôn không chẳng có, thường có chẳng không. Cả hai chẳng đối đãi nhau, mỗi câu đều là tông chỉ. Vì thế bậc Thánh, thuận có nói có, thuận không giảng không. Không chẳng trái với không, hai lời chẳng làm hại nhau, hai nghóa thông nhau. Cho đến nói ngã cũng chẳng trái với vô ngã, nói sự cũng chẳng trái với vô sự. Do đó chẳng nên bị lệ thuộc vào sự chuyển biến của ngôn ngữ. Ôi! Đúc vàng là người, chỉ xem nơi người, chẳng nhìn thấy vàng, tên ấy là mê, tướng ấy là lầm. Sỡ dó như thế là vì, đều đánh mất chân. Cho nên tất cả đều huyễn, luống dối chẳng thật. Biết huyễn là huyễn, giữ lấy chân, ôm lấy cái duy nhất. Chẳng bị nhiễm bởi vật bên ngoài, trong lành rộng thoáng như cõi mênh mông không gì hơn. Thế thì mất cái gì? Mất tâm mất ý, thể lìa các bệnh. Một tướng chẳng sinh, lành dữ vắng lặng. Lành còn chẳng theo, dữ đâu tạo tác? Việc việc dữ lành, cả hai đều chẳng nương. Con đường đi thẳng vào đạo, trong rỗng ngoài tónh, như nước lắng trong, muôn hình sáng rõ. Ý kia chẳng chìm, tâm nọ chẳng nổi. Chẳng ra chẳng vào, vắng lặng như như, trong ngoài chẳng liên quan, biết vật chẳng liên quan, đều nhận lãnh chỗ duy nhất. Lại nên diễn đạt như thế nào? Lửa không đợi mặt trời mới nóng. Gió chẳng nhờ ánh trăng mới mát. Đá cứng ở dưới nước, ngày đêm phó mặc vẫn còn sáng. Sáng tối tự nhiên, khô ướt cùng chốn. Vật hãy còn chẳng cùng mượn, huống chi là Đạo. Vua xem muôi loài trong vũ trụ là người. Người quy thuận vua. Vua nương tựa nơi người. Hợp lại là đồng nhất, tên gọi ấy là Phật. Ba cõi riêng tôn quý, không vật gì chẳng biết rõ. Chẳng phải tạo tác mà là tạo tác, mọi tạo tác đã hoàn tất, và thầy của trời người đúng là bậc Chánh Biến Tri, quyền biến ứng hiện hình tướng sự việc, dẫn dắt muôn loài đau khổ, lý tónh rỗng không, ánh sáng còn hơn cả mặt trời tỏa chiếu. Soi tỏ khắp mười phương, trên hợp dưới tốt. Chẳng muốn khác người. Chẳng muốn khác cảnh. Chẳng muốn khác nghóa. Chẳng muốn khác duyên. Bình đẳng khônh hai, một thân viên thông, có thể gọi là cái chân của hình tượng chung, lý ấy khó thấyl giả bày phương tiện, nói năng luận bàn, cân nhắc gạn hỏi, dùng vật mà hiện. Ôi! Ngoài dục là cảnh, trong dục là thân, hiểu dục là tâm. Giữ lấy trần cảnh là cõi Dục. Dựa vào thân hình là cõi Sắc. Nương vào suy lường của tâm là cõi Sắc, dứt ba thứ ấy, gọi là Đạo Đế. Sự dứt trừ của Đế là Đạo. Nhưng Đạo ấy chỉ là phương tiện, chưa phải là chân thật. Luống dối, ba cõi chẳng thật. Huyễn, mộng, sáu đường không vật. Chẳng bỏ một pháp, chẳng chứng một pháp. Tánh vốn thanh tịnh như chân lý tự nhiên, mà gọi là Đạo lớn. Do đó nên xem khắp mọi nơi chốn, không đâu chẳng là bậc chân nhân. Ai đạt được lý đó thì cùng bậc cùng hạng. Kẻ học thì ít, người đạt được càng kém, có thể gọi đó là cõi mênh mang mịt mờ khó tỏ. Người hiểu biết là thầy, kẻ được hóa độ là hàng kém cõi. Tâm vắng lặng dứt mọi nẻo biến động tạo tác. Tạo tác mà không làm, không làm mà làm vì không đối tượng nào mà không làm. Hòa với ánh sáng để nhận lấy sự vật, không hề bị sự vật ràng buộc. Ôi! Trời đất, vũ trụ có trong một báu. Bí mật ở chỗ hiện ra dáng núi, biết sự tỏ chiếu linh diệu của vật, trong ngoài đều không. Lặng lẽ khó thấy, gọi đó là sự mầu nhiệm tột bậc. Cái khéo léo hiện rõ nơi dấu hiệu của mầu sắc nhỏ nhiệm. Chỗ diệu dụng ở nơi khoảng hư không. Hóa hiện trang nghiêm không lay động, riêng lẻ mà không gì sánh nổi. Âm thanh phát ra tiếng vang huyền diệu; màu sắc phê bày bao dung mầu tươi đẹp. Cái thấy tận cùng là không nơi chốn, đối tượng, gọi đó là không không. Chỉ giữ lại âm thanh, chẳng thấy dáng hình. Chỉ lưu lại công đức, chẳng còn thấy nghi dung. Chốn tối chốn sáng đều soi chiếu rõ, sự lý cùng thông hợp thênh thang. Sắc báu thâu tóm vô vàn cảnh sắc, là của chân thật muôn vạn hình tượng. Sự tạo tác ấy là hình, sự vắng lặng ấy là sâu xa. Gốc thanh tịnh chẳng phải là ngọc sáng, pháp nhó thành tự tròn đầy. Ánh sáng hơn hẳn mặt trời, mặt trăng, đức độ vượt hẳn cả trời cao. Muôn vật không tạo tác, tất cả là vô danh (không tên gọi). Chuyển biến khắp trời đất, dọc ngang tự tại diệu dụng Hằng sa, lúc đất trời còn mờ mịt đã thành, ai nghe mà chẳng ưa thích, ai biết mà chẳng kinh sợ. Do đâu mà khiến vật báu vô giá ấy, bị chìm khuất nơi hố sâu của Ấm, Nhập. Buồn thay! Thương thay! Chính là tự mình xem thường, tối đâu do sáng vật báu ấy luôn rạng ngời, tỏa chiếu khắp mười phương. Vắng lặng chẳng động, nhưng diệu dụng ứng hiện rõ ràng uy nghiêm. Hợp thanh hợp sắc, thuận âm thuận dương. Kỳ diệu, đặc biệt, không gốc rễ, rỗng lặng luôn tồn tại. Liếc mắt chẳng thấy, lắng tai chẳng nghe. Gốc ấy thì mịt mờ, sự hóa hiện ấy thì thành hình. Sự xử ấy là bậc Thánh, cái dụng ấy thì linh diệu. Có thể gọi đó là chỗ tinh túy của Đạo. Chỗ tinh túy đó là rất chân thật, là nhân của muôn vật. An nhiên thường trụ cùng một bậc với Đạo. Nên kinh nói rõ: Hễ tâm thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh, thể hiện diệu dụng trong vũ trụ với muôn vàn hiện tượng, chính là bậc Thánh. ----------------------------------- <詞>PHẨM THỨ HAI: THỂ LY VI THANH TỊNH Hội nhập là Ly, xuất phát là Vi. Biết nẻo nhập thì bên ngoài Ly, cảnh không còn đối tượng để nương dựa. Rõ lối xuất phát thì bên trong Vi, tâm không có tạo tác. Tâm ở trong không có tạo tác, mọi nhận thức chẳng thể chuyển dời. Cảnh ở ngoài không còn đối tượng để nương dựa, thì muôn vật chẳng thể buộc ràng. Muôn vật không thể ràng buộc thì sự suy nghó chẳng rong ruổi. Mọi nhận thức chẳng thể chuyển dời, thì nẻo vắng lặng chẳng thể bàn luận. Có thể gọi đó là thể vốn thanh tịnh, chính là Ly Vi. Y cứ vào chỗ nhập nên gọi là Ly. Dựa theo chỗ dụng nên gọi là Vi. Lẫn lộn mà là một, nên không Ly không Vi. Thể nơi Ly chẳng hề nhiễm, không nhiễm nên không tịnh. Thể nơi Vi chẳng thể hiện hữu, không hiện hữu nên không nương dựa. Cho nên dụng mà chẳng phải có, vắng lặng mà chẳng phải không. chẳng phải không nên chẳng phải đoạn. Chẳng phải có nên chẳng phải thường. Ôi tánh của Ly, Vi là chẳng phải lấy chẳng phải bỏ, chẳng phải tu chẳng phải học, chẳng phải là xưa không nay có, chẳng phải xưa có nay không, cho đến một pháp chẳng sinh, một pháp chẳng diệt. Chẳng phải thuộc về ba cõi. Chẳng phải đối tượng do sáu cõi biến hóa. Chẳng phải chỗ đổi thay của ngu, trí. Chẳng phải chỗ chuyển biến của chân vọng. Thường bình đẳng hiện khắp, tất cả đều tròn đầy. Hợp lại thành một, chính là khuôn mặt của sự ứng hóa trong pháp giới rộng lớn. Mê lầm thì trãi qua bao kiếp mà cứ mãi tu. Tỏ ngộ thì ứng hợp với Thể mà an định. Phàm vọng có đối tượng ham muốn, do chẳng quán tưởng về Ly, vọng khởi có đối tượng tạo tác, là do chẳng xem xét về Vi, chẳng xem xét về Vi, thì bên trong khởi ác kiến. Chẳng quán tưởng về Ly,thì bên ngoài khởi phiền não cấu uế. Bên ngoài dấy khởi phiền não cấu uế, nên bên ngoài là cảnh phiền não của ma nhiễm loạn, bên trong khởi ác kiến, nên bên trong là tà kiến mê hoặc. Đã rõ trong ngoài thường duyên sinh, nên biết tông chỉ của bản tánh như nhiên còn ẩn khuất. Do vậy, mê lầm về Ly bị vọng nhiễm là phàm phu, mê chấp về chỗ nhiễm vọng nhiễm nơi Ly là Nhị thừa. Thông hiểu bản tánh là Ly, đó là Bồ-tát. Tỏ ngộ, thấy biết Ba thừa không khác, đó chính là Phật, chân thật bình đẳng. Nhưng, Lý rất mực sâu xa mầu nhiệm, chẳng thể dùng ngôn từ diễn đạt mà hiển bày được. Chẳng thể dùng hình tướng chỉ ra để nhận biết được. Hễ muốn chỉ ra tướng ấy thì mê chấp vào không tướng. Muốn làm hiển bày lời giảng nói thì lại mê chấp chỗ không giảng nói. Nhưng muốn chẳng giảng nói, chẳng chỉ bày thì phải khó khăn trong việc truyền đạt ý nghóa. Nên Ly Vi của đạo mầu nhiệm, Lý tột cùng khó hiểu bày. Ôi! Sỡ dó gọi là Ly vì thể chẳng kết hợp với vật, chẳng cùng phân ly với vật, ví như gương sáng thì phản chiếu muôn hình tượng, nhưng gương sáng ấy chẳng kết hợp với các hình ảnh, cũng chẳng chia lìa với Thể. Lại như hư không thu vào tất cả, nhưng không có chỗ nào bị cấu nhiễm vướng mắc. Năm sắc chẳng thể làm ô uế. Năm ấm chẳng thể làm nhiễm loạn. Muôn vật chẳng thể trói buộc. Vô vàn hiện tượng chẳng thể khiến cho lẫn lộn, nên gọi là Ly. Sỡ dó gọi là Vi, vì Thể linh diệu không hình, không sắc, không tướng, nhưng công dụng thì ứng hợp với muôn mối mà chẳng thấy dung mạo, chứa đựng ẩn giấu trăm thứ khéo léo mà chẳng hiển bày công đức. Xem kỷ chẳng thể thấy, lắng nghe chẳng thể nghe. Song có hằng sa muôn đức chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng lìa, chẳng tan. Nên gọi là Vi. Như thế thì hai chữ Ly Vi bao trùm những điểm chính yếu của Đạo. Sáu nhập không chút dấu vết gọi là Ly. Muôn dụng đều vô ngã gọi là Vi, Vi tức là Ly, Ly tức là Vi. Chỉ dựa theo sự việc từ gốc mà nói ra hai tên gọi, nhưng Thể là một. Phàm tu tập đạo pháp đều phải dứt trừ phiền não, mong chứng Bồ-đề, bỏ Tiểu thừa, hướng về dụng rộng lớn. Nhưng trong Lý mầu nhiệm đều không có việc ấy. Thể là Ly, vốn không có phiền não để dứt trừ, không có cổ xe nhỏ để từ bỏ. Thể là Vi, không có Bồ-đề để mong chứng đắc, không có dụng lớn để nhìn về, vì sao? Vì không một pháp nào để tương ứng. Vì vậy nên bậc Thánh chẳng dứt trừ vọng, chẳng chứng đắc chân, có thể gọi là muôn dụng mà tự nhiên. Người cầu pháp không có đối tượng để mong cầu, nên cái vẻ sơ sài chân chất của vô danh, cũng xem như chẳng dục. Đó có thể gọi là Diệu giác. Ôi! nói về Ly Vi, vọng thức chẳng nhận thức được, tà trì chẳng hiểu biết được. Thế nào là vọng thức? Đó là sáu thức. Thế nào là tà trí? Đó là hai Trí. Do đó thể chân thật là một, chẳng thể là đối tượng nhận thức của hai Trí. Thể không có vật nên chẳng phải đối tượng lãnh hội của sáu thức. Không có một pháp từ ngoài tới, chẳng có một pháp từ trong ra. Lại không có pháp nhỏ nào hòa hợp mà sinh. Có thể gọi đó là cảnh giới tái sinh, là cõi chân thần. Thể lìa tất cả mọi nhận thức, nên chẳng thể dùng ý để suy lường. Thể lìa tất cả mọi hạn lượng, nên chẳng thể dùng ngôn từ để thâu tóm. Do vậy mà Duy-ma lặng thinh, Như lai im tiếng. Tuy giảng nói vô số các thừa đều là phương tiện để mở bày, chỉ rõ, tỏ ngộ, hội nhập tri kiến của Phật. Phàm nhận biết là nhận biết về Ly, thấy rõ là thấy rõ về Vi. Nên kinh nói: “Thấy rõ về Vi gọi là Phật, nhận biết về Ly gọi là pháp”. Vì vậy biết về Ly nên chẳng kết hợp với tất cả phiền não. Nhờ thấy rõ về Ly nên chẳng gắn bó với luống dối. Không còn luống dối thì cái lý của bản tánh như nhiên hiển bày, dứt hết phiền não thì ngọc sáng tự nhiên. Ôi nghóa của Ly. Vi chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng thể dùng ngôn từ giảng nói để có thể hiển bày. Chỉ nên dùng tâm sâu xa để lý giải về Thể, soi sáng hiện tiền. Đối cảnh tâm lặng, gặp duyên chẳng động. Chớ nên theo Ly Vi, rong ruổi với thức, miệng nói tâm trái, lý sẽ chẳng thật. Có thể gọi là không ngày không đêm, không yên tónh không huyên náo. Chuyên nhất chẳng dời, mới được kết hợp. Nếu vọng chấp có đối tượng để lấy, vọng chấp có đối tượng để bỏ, vọng chấp có đối tượng để tu, vọng chấp có đối tượng để đạt, đều chẳng hội nhập chỗ chân thật, trái với nghóa của Ly Vi, hủy hoại pháp của đạo lớn. Gọi là chân là do chẳng ứng hợp với mong tìm vì bên ngoài không có đối tượng để đạt đến. Gọi thật là do chẳng ứng hợp với sự tu tập, vì bên trong không có đối tượng để chứng đắc, chỉ dốc dứt sạch vọng tưởng thì Ly Vi mới hiện rõ. Ly là rỗng lặng, Vi là trống rỗng. Rỗng lặng tónh mịch, nên gọi là Ly Vi. Bậc Thánh sở dó không có vọng tưởng vì đã thấu đạt về Ly. Sở dó có được diệu dụng đặc biệt là vì không tỏ về Vi. Vi nên không tâm, Ly nên không thân, thân tâm cùng mất thì trí linh diệu riêng còn. Dứt hẳn bờ mé có không, dứt hết chốn ngụ của ngã sở. Pháp giới như trời, diệu dụng đầy đủ, sáng rõ như lại không sinh. Nên bậc Thánh ở nơi vô vi mà hành hóa, giáo pháp mà không lời, lý sâu xa ứng hợp. Vắng lặng không người, do đó mà gồm chung cả mọi hình tượng tổng quát, bao gồm muôn vật, ví như hư không. Ôi, kẻ mê lầm, vô ngã cho là ngã, nên bên trong sinh điên đảo về ngã. Do trong sinh điên đảo về ngã nên lý mầu của bậc Thánh chẳng thông tỏ. Diệu lý của bậc Thánh chẳng thông tỏ, nên bên ngoài có chỗ được đặt để, bên ngoài có chỗ được đặc để nên trong ngoài sinh chướng ngại. Trong ngoài đã sinh chướng ngại thì sự vật diệu lý chẳng thông hợp. Bèn vọng khởi các dòng. Lẫn lộn ở chỗ soi chiếu nẻo phi, muôn hình tượng chìm mất, nên tông chỉ duy nhất, chân thật trở thành nhiễu loạn. Các thứ kiến chấp tranh nhau dấy lên. Vì trôi giạt vô định, nên mới tạo ra sự bàn luận về Ly Vi, nhằm làm hiển bày thể mầu nhiệm sâu xa. Người học hỏi cố gắng suy nghó, có thể biết được hư thật.Ôi! sắc pháp như hình bóng, thanh pháp như tiếng vang, nhưhg dùng hình bóng, tiếng vang nhằm nói bày, chỉ rõ, vẫn chưa đủ để cho là chân thật. Nên ngón tay chẳng phải mặt trăng, ngôn từ chẳng phải là đạo. Hội nhập đạo thì không còn ngôn từ. Thấy mặt trăng thì không còn ngón tay. Bởi vậy, kẻ mê lầm về Ly tức là các thứ ma. Yêu thích giữ lấy các cảnh nên tham đắm sinh tử. Mê lầm về Vi tức là ngoại đạo. Chẳng phân biệt suy tìm mà các thứ kiến chấp xuất hiện đầy dẫy. Về gốc rễ của các thứ kiến chấp thì chẳng ngoài có không. Thế nào là có? Đó là chỗ tạo tác của chỗ có vọng. Thế nào là không? Là xem xét chỗ không đạt được chính do nơi hai kiến chấp có không, liền khởi vô số các thứ kiến chấp, các kiến chấp đã dấy là tà kiến, chẳng chân thật, nên gọi là ngoại đạo, còn về gốc rễ của sinh tử, đó là còn mất. Thân còn là sinh, thân mất là diệt. Vọng tưởng chấp trước, giữ lấy cảnh giới bên ngoài gồm đủ thân kiến. Tham ái nơi chốn sinh ra cao quý ở vị lai, sẻ thọ nhận quả báo tốt đẹp. Nên gọi đó là ma. Nếu lấy giải thể là Ly thì đối với tất cả các pháp chẳng chấp trước không có sự tham ái cấu nhiễu, tức vượt khỏi cảnh giới ma. Nếu thông tỏ thể là Vi thì tất cả các pháp đều vắng lặng, không có vọng tưởng tức vượt qua vô số các thứ tà kiến của ngoại đạo. Nên kinh dạy: “lìa tự tánh, rất sâu xa mầu nhiệm”. Do vậy, Vi là không có kiến chấp, Ly là không có vướng mắc. Không kiến chấp, không vướng mắc, tịnh diệt là an vui. Thế nào là khổ? Do chẳng thông tỏ về Vi nên bên trong có đối tượng để nhớ nghó. Chẳng thấu đạt về ly thì bên ngoài có đối tượng nương tựa, bên ngoài có đối tượng nương dựa tức là tham, bên trong có đối tượng để nhớ nghó tức là duyên. Tham duyên đã khởi, thì đó là chỗ bị sai khiến theo cảnh giới ma. Ngày đêm càng hiện rõ, không lúc nào ngừng, chịu đủ các thứ phiền não nhọc nhằn, nên gọi là khổ. Thế nào là vui? Vì thông hiểu về vi, nên bên trong không có đối tượng để nhớ nghó. Do thấu đạt về Ly, nên bên ngoài không có đối tượng để nương dựa. Bên ngoài không có đối tượng nương dựa nên không tham, bên trong không có đối tượng nhớ nghó nên không duyên, không duyên nên không bị muôn vật trói buộc, cũng không bị các thứ phiền não sai khiến. Thanh tịnh, rỗng lặng, tịnh mịch, không còn bị trói buộc, tự tánh giải thoát, nên gọi là vui. Ôi, Ly tức là lý, vi tức là mật. Thế nào là Lý? Chẳng lìa tất cả các vật. Thế nào gọi là mật? Cái dụng hiển bày được ấn giấu khéo léo. Lại nữa, Ly tức là không, vi tức là có. Không nên vô tướng, có nên nhiều hình. Vì thế chẳng phải có chẳng phải không là tông chỉ của muôn pháp. Chẳng phải không chẳng phải có là mẹ của muôn vật. Chỗ ra thì không phương, chỗ vào thì không chốn. Chứa đựng muôn loài mà chẳng tạo việc, ứng hóa muôn mối mà chảng làm chủ. Vì vậy, ngôi nhà nhỏ mà dung lượng mênh mông, chỉ một niệm mà thông đạt khắp. Tâm chẳng phải lường tính được, ý chẳng thể nhận thức, có thể gọi đó là an trụ nơi diệu lực của sự giải thoát chẳng thể nghó bàn. Sao cho chẳng nghó bàn là thể nơi Ly V? Sao gọi giải thoát là không còn bị ràng buộc? Ly là pháp, vi là Phật. Hòa hợp chảng hai thì gọi là Tăng. Nên ba tên gọi mà là một thể, một thể mà ba tên gọi. Hòa hợp nên không phân biệt, quay về gốc không tên. Lại nữa, Ly là Dung, Vi là dụng. Dung nên chứa đựng cả cấu uế, dụng nên không có bạn bè. Không có bạn đồng hành tức là luôn thể hiện sự biến hóa mầu nhiệm. Chứa đựng cả cấu uế nên muôn loài đều có thể cùng ở. Lại, không mắt không tay là Ly, có thấy có nghe là Vi. Vô ngã không tạo tác là Ly, có trí có dụng là Vi. Không tâm không ý là Ly, có thông có đạt là Vi. Thêm nữa, Ly là Niết-bàn, Vi là Bát-nhã. Bát-nhã nên công dụng lớn được phát huy mở rộng. Niết-bàn nên vắng lặng hoàn toàn. Hoàn toàn tuyệt đối nên phiền não mãi mãi dứt sạch. Diệu dụng lớn nên sự giáo hóa của bậc Thánh là vô cùng. Nếu người không thấu đạt về Ly Vi, thì dốc tu khổ hạnh đầu đà, xa lìa trần cảnh, dứt trừ tham sân si, thể hiện thành tựu nhẫn nhục, trải qua Vô lượng kiếp, rốt cuộc không hội nhập chỗ chân thật. Vì sao? Vì đều dựa vào chỗ hành hóa chấp là chíùnh, trụ nơi chứng đắc chấp là có, chẳng lìa bỏ các thứ kiến chấp mộng tưởng, điên đảo. Nếu lại có người hiểu về Thể là Ly Vi, tuy vẫn còn vọng tưởng tập khí hiện hành cùng phiền não, nhưng thường xuyên hiểu biết về nghóa mầu của Ly Vi, thì người ấy chẳng bao lâu sẽ hội nhập nẻo chân thật nơi đạo pháp vô thượng. Vì sao? Vì đã thông tỏ cội rễ của chánh kiến. Hơn nữa, nói về Ly là đối với sáu nhập, nói về Vi là đối với sáu thức. Nếu hợp chung sáu thành một, vắng tónh không vật, chẳng phải là năm, bốn, ba, chẳng phải là chín, tám, bảy. Chỉ vì bậc Thánh trong việc ứng hợp với căn cơ nói bày giáo pháp, nhằm đối trị mê chấp không giống nhau, nhưng trong lý rốt ráo thì hoàn toàn không có danh tự. Ví như hư không, lìa số lượng, chẳng phải số lượng, lìa tánh, chẳng phải tánh. Chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng phải cảnh giới, chẳng phải lìa cảnh giới, chẳng phải dùng ngôn từ giảng nói. Vượt quá giới hạn của văn tự, ra ngoài dùng so lường của tâm, chẳng có đến đi, chẳng có ra vào. Ôi về kinh luận thì, đều dựa theo nẻo thường tình để phá trừ sự lượng tính của các căn. Dùng vô số phương tiện đều chẳng trụ chấp nơi hình tướng sự việc. Như chẳng trụ chấp nơi hình tướng sự việc thì chẳng cần tới tất cả ngôn từ giảng nói, cùng sử dụng ý nghóa của Ly, Vi. Nên kinh nói rõ: “Tùy nghi giảng nói giáo pháp, diệu dụng sâu xa khó lãnh hội!”. Tuy nói về vô số các thừa, đều là pháp quyền biến tiếp ứng tạo phương tiện giúp đạo, rõ ràng chẳng phải Niết-bàn, giải thoát rốt ráo. Ví như có người ở trong hư không vẽ ra vô số hình sắc, tạo ra vô vàn âm thanh, nhưng hư kia thật sự không có hình tướng đổi khác, cũng không nhận sự biến động gì cả. Nên biết hóa thân Chư Phật, cũng nói pháp giống như thế. Đối với “Thật Đế” hoàn toàn chẳng có một khác. Vì vậy, trời đất chứa đựng Ly, hư không bao gồm Vi; muôn vật dao động, tạo sự biến hóa như là vô Vi. Ôi! Trong thần có trí, trong trí có thông. Thông có năm thứ, Trí có ba thứ. Năm thông gồm: Một là đạo Thông, hai là Thần thông, ba là y Thông, bốn là báo Thông, năm là yêu Thông. Thế nào là yêu Thông? Như loài Hồ Ly già biến thành tinh của cây đá, dựa giẫm vào thân người có sự thông hiểu kỳ lạ, đó là yêu thông. Thế nào là Báo Thông? Như qủy thần biết chống lại sự biến hóa của các vị trời, rõ về Trung ấm, sinh làm rồng thần biến hóa. Đó là Báo thông, thế nào là Y thông? Dựa theo pháp mà biết duyên nơi thân thể sử dụng, nương theo bùa phép mà qua lại, biến hóa mầu nhiệm, dùng thuốc cứu người đó là Y thông, thế nào là Thần thông? Tâm vắng lặng soi tỏ các vật, vận mạng từ đời trước đã nắm rõ, vô số sự phân biệt đều tùy theo diệu lực của định, đó là Thần thông. Thế nào là Đạo thông? Tâm không định ứng hợp với vật, theo duyên biến hóa hiện trong muôn loài, rõ muôn pháp như bóng trăng đáy nước, hoa đớm trong hư không, là hình bóng, v.v không chủ, đó là Đạo thông. Thế nào là Ba Trí? Đó là: a/ Chân Trí. b/ Nội Trí. c/ Ngoại Trí Ngoại trí là sự phân biệt các căn, biết rõ trần cảnh, xem rộng xưa nay, thâu tóm mọi sự việc ở thế gian. Nội trí là tự biết nhận về vô minh, dứt trừ phiền não, tâm ý tịnh tónh, dứt sạch mọi thứ có không. Chân trí là thấu tỏ về Thể vốn không vật, xưa nay vắng lặng, sự thông đạt không bến bờ, sạch nhỏ là không hai, nên chân Trí không tỏ về đạo, chẳng thể dùng tên để gọi. Mọi thứ có còn lại đều là tà ngụy. Ngụy tức là chẳng chân. Tà tức là chẳng chánh. Tâm bì lầm loạn sinh mê chấp nơi Thể tánh. Vì thế, lãnh hội sâu xa về Ly Vi thì thấu đạt muôn vật. Tự tánh vốn chân vượt hơn muôn loài. Phàm nhận biết thì có tà chánh, thông đạt thì có chân ngụy. Nếu chẳng phải là mắt pháp tinh tường thì khó có thể giải thích. Do đó nơi thế tục phần nhiều tin theo tà ngụy, ít tin theo nẻo chánh, chân. Giáo pháp lớn phải dừng việc hành hóa, còn cổ xe nhỏ thì hiện được sử dụng. Nên biết, lý mầu nhiệm thật khó hiển bày. Phàm ly là không thân, Vi là không tâm. Không thân nên thân lớn, không tâm nên tâm lớn. Tâm lớn nên bao trùm cả muôn vật, thân lớn nên ứng hiện đầy khắp không cùng. Cho nên, chấp thân là thân thì mất đi sự ứng hiện rộng lớn. Chấp tâm là tâm thì mất đi trí tuệ lớn. Nên ngàn kinh muôn luận đều nói giảng là nên lìa bỏ chấp đối với thân tâm. Phá trừ sự chấp trước ấy thì mới hội nhập cảnh giới chân thật. Ví như thợ chuyên đúc kim loại phải nung chảy quặng, lựa lấy kim loại thì mới tạo ra các đồ dùng. Nếu chấp có thân thì có sự ngăn ngại của thân. Do thân bị ngăn ngại nên pháp thân ẩn giấu trong hình tướng lờ mờ. Như chấp có tâm thì có sự chướng ngại của tâm. Tâm bị chướng ngại nên chân trí ẩn tàng trong suy nghó, nhớ tưởng. Cho nên đạo lớn chẳng thông, lý mầu bị chìm khuất. Trong thì sáu thần loạn động, ngoài thì sáu cảnh duyên dựa, ngày đêm cứ tiếp nối không hề dừng nghỉ. Ôi! Chẳng quán tưởng trong tâm thì chẳng thấy được Vi, chẳng xem xét nơi thân thì chẳng thấy được Ly. Nếu chẳng thấy được Ly Vi thì đã đánh mất nẻo chủ yếu của đạo. Nên kinh chép: “Phật giảng nói chẳng phải thân mới gọi là thân lớn” cũng là ý ấy. Đó gọi là phá trừ quyền để quay về thật, hủy bỏ giả để trở về chân. Ví như người làm nghề kim hoàn nấu chảy vàng để làm các nữ trang: ở đây là diệt hình tướng, tạo nên một hỗn hợp để dẫn tới việc nặn đúc lớn lao. Nói sự nặn đúc lớn lao chính là đạo lớn, ở trong sự nặn đúc của đạo lớn ấy, biến tạo vô cùng, dẫn ra muôn ngàn nẻo chính. Hoặc thành hoặc hoại thì thể vẫn không thêm bớt. Nên kinh nói: “có Phật hay không Phật thì tánh tướng vẫn thường trụ”. Sở dó nói tướng dung hợp chỉ vì người ngu muội chấp có tướng, sợ không tướng, cho nên nói về tướng là nhằm phá trừ ngoại đạo chấp vô tướng, sợ hữu tướng. Sở dó nói về Trung đạo là nhằm khiến cho thấy hữu tướng chỉ là một. Đây đều là phá chấp trừ nghi, ngôn từ chẳng thể diễn đạt hết lý. Nếu có người hiểu rõ tướng là không, các pháp đều bình đẳng không hai, không lấy không bỏ, không đây không kia, cũng không có khoảng giữa, thì chẳng nhờ bậc Thánh giảng nói mà tự thông đạt. Phàm cho tướng là không tướng tức tướng mà là không tướng, nên kinh chép: “Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt trừ không.” Ví như nước chảy, gió thổi mạnh tạo nên bọt nước, thì bọt nước ấy là nước, chẳng phải bọt nước ấy diệt trừ nước. Phàm cho vô tướng là tướng thì không tướng mà có tướng. Kinh chép: “Không tức là sắc, sắc là vô tận”. Ví như bọt nước bị vỡ thì trở lại thành nước, nước là bọt nước, chẳng phải nước lìa bọt nước. Phàm yêu thích hữu tướng sợ vô tướng là do chẳng rõ có tướng tức là không tướng. Yêu thích vô tướng sợ hữu tướng là do chẳng rõ không tướng tức là có tướng. Do đó, có tướng và không tướng, tất cả đều ở chỗ cái Trung ấy. Giác ngộ điều đó gọi là Phật, tức mê vọng chẳng còn khởi. Mê vọng đã dứt hết thì gốc là chân thật. Ôi tướng của vô tướng gọi là Ly. Thể của Ly là vô tướng. Tướng tức là vô tướng gọi là Vi, thể của vi chẳng phải vô tướng. Do vậy người hành đạo, sống cũng chẳng vui, chết cũng chẳng buồn. Vì sao? Vì sinh là nổi trôi, chết là dừng nghó. Vì sống là biến hóa, chết là chân thật. Nên kinh chỉ rõ: “Dấy khởi thì chỉ có pháp dấy khởi, dứt diệt thì chỉ có pháp dứt diệt.” Lại nữa, pháp ấy đều chẳng biết. Khi dấy khởi chẳng nói là ta dấy khởi. Lúc dứt diệt chẳng cho là ta dứt diệt. Ôi! Trí lớn là không trí, giác ngộ rộng lớn là không giác ngộ. Lý của cõi chân là không, chẳng thể nói bày, chỉ gọi. Vì thế, Niết-bàn là vắng lặng lớn, Bát-nhã là vô tri. Pháp thân tròn đầy, tất cả mọi hình tướng về hạn lượng đều vắng lặng. ----------------------------------------------- <詞>PHẨM THỨ BA: BẢN TẾ RỖNG LẶNG HUYỀN DIỆU Nói về bản Tế tức tánh Niết-bàn vô ngại của tất cả chúng sinh. Thế nào là bỗng dưng có tâm vọng và vô số các thứ điên đảo như thế? Chỉ vì một niệm mê lầm. Niệm ấy từ một dấy khởi, cái một đó thì từ nơi chẳng thể nghó bàn dấy khởi, mà nghó bàn tức là không có đối tượng để dấy khởi. Nên kinh chép: “Đạo mới đều sinh ra một. Một là vô vi, một sinh hai. Hai là vọng tâm. Do biết một tức chia làm hai. Hai sinh âm dương, âm dương là động tónh. Do dương là trong, âm là đục nên khí trong suốt bên trong vắng lặng là tâm. Khí đục bên ngoài ngưng đọng là sắc. Túc có hai pháp tâm, sắc. Tâm ứng hợp ở dương, dương ứng hợp ở động sắc, ứng hợp ở âm, âm ứng hợp ở tónh. Do tónh nên mới cùng với sự thần hóa tự nhiên (Huyền Tẫn) thông hợp. Trời đất giao hòa kết hợp, chính là chỗ tất cả chúng sinh đều bẩm thọ khí vắng lặng của âm dương mà sinh. Vì thế do một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh ra muôn pháp. Đã duyên vào vô vi mà có tâm, lại duyên vào có tâm mà có sắc. Nên kinh chép: “vô số thứ tâm sắc”. Như thế thì tâm sinh muôn điều nghó, sắc khởi muôn mối. Nhân nghiệp hòa hợp nên thành hạt giống của ba cõi. Sở dó có ba cõi, là do chấp tâm là gốc, mê lầm bản tánh như nhiên (chân nhất). Tức có ô trược, nhục nhằn sinh ra khí vọng. Khí vọng được gạn lọc trở nên trong lặng là cõi Vô Sắc. Đó gọi là tâm. Đục được lắng dần, hiện rõ là cõi sắc, đó gọi là Thân. Phần cận đục nhơ bẩn được phân tán là cõi Dục, đó gọi là trần cảnh. Kinh chép: “Ba cõi luống dối chẳng thật, chỉ một tâm vọng biến hóa.” Hễ trong có một sinh thì ngoài có vô vi. Trong có hai sinh thì ngoài có hữu vi. Trong có ba sinh tức ngoài có ba cõi. Đã có trong ngoài tương ứng nên sinh ra vô số các pháp và hằng sa phiền não. Nếu một chẳng sinh thì có vô vi. Nếu có người cho rằng ta đã chứng đắc vô vi tức là luống dối. Hai chẳng sinh thì không có hữu vi. Như có người nói ta đã chứng đắc hữu vi tức là luống dối. Nếu ba chẳng sinh thì không có ba cõi. Như có người bảo chắc chắn có ba cõi tức là luống dối. Do vậy kinh chép: “Có tức là quả của khổ. Không có tức là Niết-bàn. Những người thuộc Thanh văn chọn lấy sự chứng đắc vô vi, cũng như cái hữu dư của cái có. Cho đến Bồ-tát Thập Địa đều có chướng ngại nhỏ nhiệm là Trụ Địa vô minh. Vậy nên gọi một là vô vi, gọi hai là hữu vi, gọi ba là ba cõi. Nói về vô vi thì có hai thứ: một là chứng diệt vô vi, hai là tánh bản vô vi, chứng diệt vô vi, là tất cả các bậc Thánh tu tập đạo, dứt trừ chướng ngại, chứng thể như như. Kinh chỉ rõ: “Tất cả các bậc Thánh Hiền đều do pháp vô vi mà có tánh khác nhau.” Tánh vốn vô vi là pháp như như xưa nay chẳng phải tu, chẳng phải chứng, chẳng phải là đối tượng sự kết hợp của người, chẳng phải là kết hợp của pháp, người và pháp vốn không thể làm thanh tịnh nghóa đế đệ nhất. Nên kinh chép: “Lý của thật tướng chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải bờ này, chẳng phải bờ kia, chẳng phải giữa dòng. Do chẳng phải hữu vi nên chẳng thể tu học, do chẳng phải vô vi nên chẳng thể chứng đắc. Nếu có tu có chứng thì chẳng phải là tánh vốn vô Kinh chép: Tất cả các pháp chẳng sinh là gốc.” Gốc như chẳng sinh thì vô không sinh. Không sinh, chẳng sinh nên chẳng thể chứng. Vì sao? Như có chứng thì có sinh, nếu không chứng thì không sinh, nương dựa trời gốc nơi cõi cực Âm. Phàm chẳng sinh tức là bản tế, chẳng hiện ra chẳng mất đi, cũng như hư không, chẳng vật nào so sánh được. Nhưng tất cả các pháp hữu vi đều luống dối chẳng thật, duyên dựa vào tướng giả mà có sự còn mất. Tận cùng nơi cội gốc quay về nơi gốc là thật tế, như tất cả chúng sinh đã đánh mất cái gốc ấy, bên ngoài thì cần tìm nẻo đi không đúng hướng, tu tập khổ cực nhiều kiếp mà chẳng tỏ ngộ được cõi chân. Vì thế, đem gốc tìm ngọn, ngọn là vọng chẳng phải chân, đem ngọn tìm gốc, gốc là hư chẳng phải thật. Hễ là gốc thì chẳng hợp với sự cần tìm. Vì sao? Vì gốc thì chẳng cần tìm nơi gốc, ví như vàng thì chẳng cần tìm vàng. Vọng chẳng hợp với việc tu tập. Vì sao? Vì vọng thì chẳng cần tìm vọng. Ví như hòn đất thì chẳng thể trở thành vàng được. Ôi pháp của thân tâm giả dối chẳng thật. Người thế gian phần nhiều lấy việc tu tập thân tâm để tìm đạo, khác nào hòn đất mà tìm kiếm vàng! Nếu bó buộc thân tâm tức là đạo thì vì sao bậc Thánh lại nói phải lìa bỏ thân tâm. Nên biết đó chẳng phải đạo. Nếu gốc là chân cũng chẳng hợp với việc tu tập, vì sao? Vì không có hai pháp. Nên bậc Thánh sinh mà chẳng có, tử mà chẳng không. Tức không có tâm vọng tưởng lấy bỏ, cái gọi là muôn sinh vạn chết là hoàn toàn chung, không riêng tư; pháp như như tự nhiên, trong ấy không có sự tao tác của ngã. Chỉ do phàm ngu kia vọng tưởng, bên trong dấy khởi tâm mê lầm, phát sinh vô số kiến chấp, nên chẳng phải chân thật, chẳng thể thấu tỏ nẻo sáng. Nhưng “bản tế” ấy tự tánh là thanh tịnh, rất mực sâu mầu, thể không chút bụi cấu uế. Do vậy mà ngàn Thánh muôn hiền với muôn vàn ngôn từ biện luận, đều là sự giảng nói nhằm giáo hóa về nẻo chân, chẳng phải là sự giảng nói chân thật, vì giáo hóa chẳng phải giáo hóa. Vì thế, bản tế là vô danh, danh ở nơi vô danh. Bản tế là vô tướng, danh ở chỗ vô tướng. Danh tướng đã lập thì mê vọng liền sinh. Lý của bản tánh như nhiên bị chìm khuất thì sự ở tông chỉ của đạo cũng ẩn giấu. Chính vì vậy mà cái chân chất của vô danh thông hợp khắp tất cả, chẳng thể nói gọi, vượt quá mọi hạn lượng, cảnh giới, là một thể không hai. Nên kinh chép: “muôn hình vạn tượng là đối tượng in dấu của một pháp”. In dấu tức bản tế, nhưng lý của bản tế là chẳng phải tự mình, chẳng phải cái khác, chẳng phải là một, chẳng phải là khác, bao gồm cả phần khí chưa phân biệt, thâu tóm cả muôn vật. Như lại có người tự tánh thanh tịnh, hợp nhất mà sinh, trong ấy không có vọng tưởng, tức là bậc Thánh. Nhưng trong thật tế cũng không có pháp của bậc Thánh, như vi trần dấy lên mà có sự khác nhau, nếu lại có người tự tánh thanh tịnh, hợp nhất mà sinh, trong ấy có vọng tưởng, tự thể bị loạn, trược, tức là phàm phu. Nhưng trong thật tế cũng không có pháp của phàm phu. Như vi trần dấy lên mà có sự khác nhau. Kinh nói rõ: “Phật tánh bình đẳng, rộng lớn khó lường”. Phàm, Thánh chẳng hai, tất cả đều tròn đầy, gồm đủ cả cỏ cây, cùng khắp tới loài sâu kiến, cho đến vi trần, lông tóc, không gì là chẳng hợp nhất mà có. Nên kinh chép: “Thông hiểu có thể biết một mà muôn sự hoàn tất.” Do đó tất cả chúng sinh đều từ “Nhất thừa” mà sinh, nên gọi đó là Nhất thừa. Nếu mê lầm thì cho là khác, giác ngộ thì là một. Kinh chỉ rõ: “Niệm trước là phàm, niệm sau là Thánh”. Lại nói: “Một niệm là biết tất cả các pháp”. Như thế thì một là tất cả, tất cả tức là một. Nên cho rằng tất cả do công sức của một pháp mà thành muôn hình tượng. Kinh có câu: “Tất cả nếu có, có tâm tức mê, tất cả nếu không, không tâm thì gồm khắp mười phương. Nên cái chân nhất (Bản tánh như nhiên) là muôn sự khác nhau, muôn sự khác nhau là cái chân nhất. Ví như biển vọt lên muôn ngàn lớp sóng, ngàn lớp sóng ấy tức là biển. Nên tất cả đều là một, không có sự khác nhau. Hễ nói một tức là nhằm đối ứng với cái khác kia. Khác đã chẳng phải khác thì một cũng chẳng phải một. Chẳng phải một, chẳng một giả gọi là chân nhất. Về chân nhất thì ngôn từ chẳng thể gọi tên. Vì vậy, chẳng phải là một thấy một. Nếu có đối tượng được nhận thức tức là có hai, chẳng gọi là chân nhất. Lại như, chẳng gọi là biết một. Nếu một biết một thì gọi là hai, cũng chẳng gọi là một. Nếu có đối tượng được nhận biết thì có vô tri. Có biết, chẳng biết tức là có hai. Do đó nên trí lớn là không biết mà chẳng gì là không nhận biết. Thường biết rõ ràng. Thường biết không biết giả gọi là biết. Chẳng phải ngã, chẳng phải nơi chốn, chẳng phải tâm, chẳng phải ý. Hễ tính toán về các pháp hữu vi, thì có đối tượng được nhận thức. Nếu là pháp vô vi thì cũng giống như hư không chẳng có bến bờ giới hạn, tức không biết, chẳng biết. Ôi, bậc Thánh sở dó nói là biết, là vì có tâm, có tính toán, có tạo tác, có pháp, nên có thể biết. Còn sở dó nói là không biết (Vô tri) là vì không tâm, không tính toán, không tạo tác, không pháp, nên không thể biết. Nếu dùng cái có biết nhận thức đối với cái không biết, thì đó là đều không thể được. Ví như có người suốt ngày nói về cái không, chỉ có người nói về không chứ chẳng phải là cái không kia giảng nói. Nếu dùng cái kia để nhận thức về cái không biết thì cũng giống như vậy. Nên bậc Thánh sở dó nói “Ta nhận biết” đều là do đối trị mê lầm mà nói bày sự việc, dứt bệnh trừ nghi, thật sự là không có hai chỗ biết, không biết. Sở dó nói là không biết là vì người ngu kia chẳng thông tỏ cõi chân nhất (Bản tánh như nhiên) tham chấp ngã, ngã sở, phân biệt luống dối chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, nên giảng nói về không nhận thức, không phân biệt. Hàng ngu muội kia được nghe thuyết giảng như vậy tức sẻ học hỏi về không nhận biết. (Vô tri) cũng giống như người ngu si kia được nghe như thế thì sẽ học hỏi về có nhận thức (Hữu tri). Do đó (Hữu Tri) sẽ có chướng ngại của (Hữu tri) cũng gọi là “Hữu tri”, “vọng tri”, sự nhận biết như vậy trở thành chẳng phải đạo. Nên kinh ghi rõ: “Chúng sinh gần gũi với các tri thức xấu ác, càng làm tăng thêm những tri kiến xấu ác”. Vì sao? Như các phái ngoại đạo kia trước thì nhận biết về vị lai, sau thì biết về quá khứ, khoảng giữa thì biết về thân tâm. Thân tâm chẳng thanh tịnh nên chẳng thoát khỏi sinh tử. Tất cả những người học hỏi về “Vô tri”, đều lìa bỏ “Hữu tri” mà học “Vô tri”, nhưng “Vô tri” tức là “Tri”, chỉ vì tự mình không nhận biết (Hữu giác). Hữu giác nên tâm sinh muôn điều lo nghó, ý dấy trăm suy, lại chẳng rời được khổ. Sự nhận thức ấy theo “Nhị kiến” đều chẳng thể thích ứng với thể rỗng lặng dung thông, kết hợp một cách sâu xa như lý, nên chẳng thể nhập vào cảnh giới chân thật. Hễ là chân thật thì lìa cả “Tri” và “Vô tri”, thường vượt quá tất cả mọi hạn lượng. Hễ thấy thì có phương, nghe thì có chốn, biết thì có tâm, tri thì có lượng. Đâu rõ “Bản Tế” là không phương, không chốn không tâm không lượng, tức không có thấy, nghe, hay biết. Sở dó ở cõi “chân nhất” không hai mà hiện ra chẳng giống nhau, hoặc có người, niệm Phật, Phật hiện, niệm Tăng. Tăng hiện. Nhưng đó chẳng phải Phật, chẳng phải phi Phật, nhưng hiện rõ ở Phật, cho đến chẳng phải tăng, chẳng phải phi tăng mà hiện rõ nơi Tăng. Vì sao? Vì người kia khi niệm, tâm mong cầu được hiện ra, nên chẳng biết đó là đối tượng chỗ hiện ra của tự tâm. Tính chất duyên khởi của bậc Thánh hoàn toàn là do cảnh giới bên ngoài mà có sự khác nhau, thật sự chẳng phải là Phật Tăng mà có khác nhau. Kinh chép: “Kẻ thấy cõi nước của Chư Phật và sắc thân mà cho là có được bấy nhiêu. Nhưng với trí tuệ vô ngại thì không có huyễn thuật hóa ra vô số các hình tượng màu sắc. Nhà ảo thuật kia lại si mê nên cho rằng trong cõi không ấy đã có các việc đó. Người niệm Phật.tăng cũng giống như vậy. Đối với pháp Không, có sức mạnh của thuật niệm tụng, hóa ra vô số sắc tướng, khởi kiến chấp vọng tưởng. Nên kinh cho rằng như người thợ bé nhỏ tài giỏi, ý như người có tài hòa hợp, năm thức là bạn bè với vọng tưởng xem xét các thứ khéo léo kia. Ví như có người ở một chỗ rộng lớn, tự tạo ra các khuôn vuông tròn to nhỏ, tự nói là muốn cho dung dịch kim loại kia chảy vào khuôn của mình để thành các hình tượng. Thế thì chất vàng được nung chảy ấy tự thực hiện lấy công việc, tạo thành các hình tượng. Nhưng thật sự thì chất vàng dung hợp kia chẳng phải hình tượng, chẳng phải phi hình tượng mà hiện ra hình tượng. Việc niệm Phật, tăng kia cũng giống như thế, chất vàng dung hợp là như lớn, dụ cho đức Như lai. Các khuôn của pháp thân là dụ cho chúng sinh, hy vọng được thấy Phật nên dùng sự niệm Phật, các nhân duyên hòa hợp dấy khởi vô số các thứ thân tướng. Nhưng pháp thân kia chẳng phải hình tướng, chẳng phải phi hình tướng. Thế nào là “chẳng phải hình tướng”? Đó là gốc, là hình tướng vô định. Sao gọi là “chẳng phải chẳng hình tướng”. Vì các hình tướng là duyên khởi. Thế nên pháp thân chẳng hiện ra, chẳng phải chẳng hiện ra, lìa tánh, không tánh, chẳng phải có, chẳng phải không, không tâm không ý, chẳng thể dùng tất cả mọi thứ để tính lượng. Chỉ vì phàm phu theo tâm mà có, tức sinh tưởng về việc thấy Phật, hoàn toàn cho rằng ngoài tâm ấy có Phật, chẳng biết tự nơi tâm hòa hợp mà có. Hoặc có ý kiến cho rằng ngoài tâm không có Phật tức là hủy báng chánh pháp. Nên kinh chép: “Cảnh giới của bậc Thánh lìa mọi thứ chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải chỗ có thể trình bày tính lượng”. Nếu chấp trước vào có không tức là lối nhận thức theo hai bên, cũng là luống dối. Vì sao? Vì vọng sinh nhị kiến là trái với chân lý. Ví như có người ở trong kho chứa kim loại, thường xem thể chất của kim loại mà chẳng thấy các hình tướng của nó. Tuy thấy được hình tướng cũng là một hình tướng giống với kim loại, tức chẳng bị lầm về hình tướng, là lìa bỏ sự phân biệt, thường xem xét thể chất của kim loại không có lầm lẫn. Dụ cho các bậc “chân nhân” cũng giống như vậy, thường quán tưởng về “chân nhất” chẳng thấy các hình tướng. Tuy thấy rõ các hình tướng thì cũng là chân nhất, xa lìa mọi vọng tưởng, điên đảo về có không, an trụ trong cảnh giới chân thật, gọi là bậc Thánh. Nếu lại có người ở trong kho chứa kim loại, thường tấy các hình tướng, chẳng thấy thể chất kim loại, phân biệt thiện ác, dấy khởi vô số kiến chấp, mà mất đi tánh của kim loại, nên có sự tranh luận, dụ cho người ngu si cũng giống như thế. Thường xem xét về sắc tướng nam nữ, tốt xấu, dấy lên muôn ngàn khác nhau. Tức mê lầm đối với cảnh tánh, chấp trước hình tướng của tâm, lấy bỏ yêu, ghét, dấy lên vô số điên đảo, trôi giạt theo dòng sinh tử, thọ nhận vô số thân hình, vọng tưởng về thế giới muôn hình tượng che khuất chỗ “chân nhất”. Do đó, người có hoài bão đối với đạo pháp, người quân tử đạt nhân thông hiểu, sáng suốt, thường xem xét chỗ sâu mầu xa lìa chốn phồn tạp, khế hợp với chân nhất, tương ứng với lý mầu. Ôi! Chỗ “chân nhất” thật khó diễn đạt. Dùng dụ để nói bày, như tông chỉ rốt ráo của đạo ngôn từ chẳng thể chỉ rõ được. Hễ mất tạo sự lãnh hội ở mắt tức sinh ra sự điên đảo của mắt. Mắt tạo ra không có sự lãnh hội của mắt, tức sinh ra không có sự điên đảo của mắt, đều là vọng tưởng. Nếu chấp có mắt tức mê ở không mắt. Do có mắt nên cái thấy mầu nhiệm chẳng thông tỏ. Kinh chép: “không mắt, không sắc, lại có mê lầm ở mắt.” Nên không mắt tức là mất đi mắt chân thật. Như người mù bẩm sinh chẳng thể giải thích màu sắc. Nên kinh chép: ví như người bị hỏng các căn, nên đối với năm thứ dục chẳng thể đạt được thuận lợi. Những người thuộc Thanh văn cũng giống như vậy, chỉ có đức như lai đạt được thiên nhãn chân thật, thường ở trong pháp tam-muội thấy các cõi nước của Chư Phật. Chẳng dùng hai tướng nên chẳng giống với “Hữu sở kiến” của phàm phu, đều có thể thấy nên chẳng giống với “Vô sở kiến” của Thanh văn. Hai lối nhận thức ấy là vọng kiến về có không. Nhưng trong cõi “chân nhất” thì thể tánh ấy chẳng phải có không, chỉ vì vọng tưởng luống dối tạo ra pháp có không. Bậc Thánh nói “Ta thấy rõ mọi thứ” hoặc nói là “chẳng thấy” chỉ nhằm phá trừ bệnh nên nói thấy, chẳng thấy, nhưng trong lý mầu của cõi “chân nhất” luôn lìa khỏi sự thấy, chẳng thấy vượt quá mọi hạn lượng, cảnh giới, mọi quả vị phàm Thánh. Nên có khả năng thấy rõ mọi thứ chẳng phải luống dối, vì thế, chẳng phải sắc pháp, nên chẳng phải đối tượng nhận thức của mắt pháp. Chỉ có mắt Phật thanh tịnh, chẳng phải thấy, chẳng phải chẳng thấy nên nhận thức một cách rốt ráo. Chẳng thể nghó bàn, chẳng thể tính lường. Phàm phu dứt hẳn phần, Nhị thừa trở thành quá nhỏ bé, Bồ-tát vẫn còn bị ngăn cách dù chỉ mỏng manh, nên biết Phật tánh khó có thể nhận thức. Tuy nhiên đúng như thế nên kinh cho rằng: “Phật tánh bao trùm khắp, không thể phàm Thánh.” Nhưng trong tự thân thể nhập cõi chân nhất. Đều phải tìm kiếm từ bên ngoài. Tức ngày đêm suy nghó sâu xa, nội tâm tự chứng đắc. Kinh nói rõ: “Quán về thật tướng của thân, quán về Phật cũng thế.” Gọi là quán thật tướng của thân tức là một tướng. Một tướng ấy tức là tướng không. Nhưng đã là không, vô tướng nên chẳng cấu uế, chẳng thanh tịnh, chẳng phàm, chẳng Thánh, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải tà, chẳng phải chánh. Thể tánh vốn thường trụ, chẳng sinh chẳng diệt tức bản tế. Do đâu pháp thân của Như lai với mắt, tai, mũi, lưỡi, cho đến thân ý, nói chung là các căn đều cùng thể hiện diệu dụng? vì thể là “chân nhất”, do đó không có hạn lượng không có phân chia rõ rệt cố định tức pháp thân rỗng lặng, hợp chung với tất cả không bị ngăn ngại. Còn do đâu như mắt, tai, v.v… của phàm phu chẳng hợp chung nên chẳng cùng hạn diệu dụng: Là vì các căn thường vọng tưởng phân biệt, ngăn cách, tinh thần có hạn lượng, phân chia rạch ròi, lý của “chân nhất” bị mê chấp nên chẳng cùng thể hiện diệu dụng. Nên kinh chép rằng: “Tư tưởng, nhận thức của phàm phu luôn bị mê vọng, chẳng hợp chung, chấp trước căn trần mà có vô số khác nhau”. Vì thế, bậc Thánh thông đạt “chân nhất” tức thuần là chân, chẳng khác. Vì không khác nên muôn vật cùng kết hợp mà sinh, tức muôn vật kia cũng là một. Vì sao? Vì gốc là một, tức chẳng hai. Ví như loại cây đàn sinh ra các thứ cành nhánh. Rốt cuộc chẳng phải là thứ gỗ của cây xuân, rõ ràng là chỗ “chân nhất” ấy tuy là một mà có vô số tên gọi. Dù có vô số tên gọi như rốt lại là đồng một nghóa. Hoặc gọi là pháp tánh, pháp thân, chân như, thật tế, hư không, Phật tánh, Niết-bàn, pháp giới, cho đến bản tế, Như lai tạng, đối với vô lượng tên gọi như vậy đều là cách gọi khác của chân nhất, cùng dẫn đến một diệu nghóa. Tóm lại, như tên của ba phẩm đã nói ở trước cũng giống như thế. Sao gọi là phẩm Quảng Chiếu? Là vì trí soi thấu hợp chung khắp cõi rộng lớn, mặt trời tuệ tỏa chiếu tròn đầy, bao gồm lý của sự vật rỗng lặng thông hợp cả muôn loài, nên gọi là Quảng Chiếu. Sao gọi là phẩm Ly Vi? Đó là tánh gồm thâu chân lý, nguồn huyền diệu rốt ráo, thật tế bao la vốn thanh tịnh không chút cấu nhiễm, nên gọi là ly vi, còn thế nào là phẩm bản tế? Đấy là lý mầu của chân tánh như nhiên, thể hằng trong suốt chẳng phải tu tập mà có, tánh vốn rỗng lặng, hợp chung, gồm thâu muôn vật, nên gọi là bản tế. Vì vậy hợp ba phẩm đã nói ở trước, là một nghóa gồm thâu dẫn ra diệu dụng vô cùng nên gọi chung là kho báu, như thế là mở rộng về nghóa của của muôn hình; luận bàn, nhận rõ về cội nguồn của muôn vật. Cõi hư không rỗng lặng thông suốt, ứng hợp một cách sâu xa với lý mầu. Về hình tướng thì thể hợp với cõi nhất chân. Về nhận biết thì sự tỏ ngộ kia thông suốt cả cõi huyền vi. Vậy nên, làm sáng tỏ lý như như của pháp giới, dốc hiển bày yếu chỉ của đạo lớn. LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 163