<經 id="n167">PHẬT NÓI KINH THÁI TỬ MỘ PHÁCH (1) Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư An Thế Cao. Như vầy tôi nghe: Một thời Đức Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng Kỳ-đà thuộc nước Xá-vệ. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: –Kiếp trước của Ta là thái tử Mộ Phách, con vua nước Ba-la-nại. Khi mới sinh thái tử đã có tướng khác thường, hình dáng khôi ngô tuấn tú không ai sánh kịp. Thái tử tự biết việc vô số đời trước, các việc tội phước, thiện ác và thọ quả báo dài ngắn, tốt, xấu, chết đi và sinh ra nơi nào thái tử đều biết rõ. Mãi đến năm mười ba tuổi, thái tử vẫn không nói được. Vua cha chỉ có một người con, tương lai sẽ tiếp nối ngôi báu nên nhân dân cả nước đều yêu mến thái tử. Vì nhớ lại vô số kiếp trước, những sự họa phước, mất, còn… Thế nên thái tử vẫn im lặng cho đến năm mười ba tuổi. Thái tử xem thường hình hài, ý chí để nơi vắng lặng, không quan tâm đến sự đói lạnh, sống đạm bạc chất phát, ý như cây khô, tuy có tai mắt nhưng không thèm nghe thấy, trí suy nghó tuy sâu xa mà giống như không tâm chí, không sợ ô nhục cũng không yêu ghét, như mù như điếc không nói việc gì cả, xem cũng như người có mắt mà không thấy đường. Vua cha lo buồn khổ não và rất lấy làm xấu hổ với nước lân cận vì sợ họ biết sẽ chê cười. Do đó nhà vua cho gọi các vị Bà-la-môn trong nước đến hỏi. –Vì sao thái tử không thể nói được? Người Bà-la-môn xem tướng thưa: –Đây là một người con ác, tuy có hình tướng đoan nghiêm tuấn tú nhưng trong lòng ngấm ngầm điều bất thiện, muốn hại phụ vương cho mất nước tiêu diệt tổ tông. Chẳng bao lâu nữa nhà vua không thể nuôi dưỡng được. Thái tử không nói được thì ích lợi gì cho nhà vua? Bây giờ đại vương rõ rồi thì không nên để thái tử sống nữa, những người con ác như thế nên đề phòng cẩn thận. Vì thế đại vương chớ để thái tử sống làm gì, đại vương nên đem thái tử chôn sống cho rồi, lúc ấy đại vương mới có thể bảo vệ quốc gia và an toàn dòng dõi, về sau sẽ sinh được quý tử, nếu không rất là nguy hiểm. Nhà vua tin lời kẻ ngu cuồng, cho rằng quả đúng như vậy, nên trong lòng buồn bã đứng ngồi không yên, không màng xem múa hát, chẳng buồn ăn ngon, mặc đẹp. Nhà vua bàn bạc cùng các quan đại thần và trưởng giả: –Bây giờ chúng ta phải làm cách nào? Có vị quan tâu: –Đem bỏ thái tử vào núi sâu không có người. Hoặc có vị quan tâu: –Ném thái tử xuống dòng nước sâu. Có một vị quan tâu: –Phải như lời thầy tướng Bà-la-môn nói, nhà vua cho làm cái hầm sâu có lối vào như căn phòng, rồi cấp của cải lương thực và cho năm người phục vụ để sống trong hầm đó, mạng sống thái tử lúc đó coi như không còn và chấm dứt tất cả các hành động. Vua cha nghe lời đề nghị của vị quan ấy, sáng sớm sai người phục vụ bằng mọi cách đưa thái tử đi chôn. Thái tử rất xót xa cho hành động ngu si mê muội này, ngài vô cùng thương xót họ. Mẫu hậu thương con đau đớn trong lòng nói: –Ta vô phước sinh con mạng bạc mới gặp phải tai ương này, ruột gan ta đứt đoạn đau đớn biết dường nào, lòng ta thương cảm biết dường nào. Sự bất đắc dó hoàng hậu miễn cưỡng để thái tử đi, bà dặn dò người chở thái tử đi chôn, phải lấy tất cả y phục, chuỗi ngọc, châu báu của thái tử đã dùng đem theo cho ngài. Đến nơi người phục vụ bảo thái tử cởi hết y phục châu báu ra ngoài đem đặt một bên, rồi họ mới bắt đầu làm hầm. Hầm đào chưa xong, Mộ Phách ở trên xe một mình miên man suy nghó và tự nói: –Từ vua cha cho đến nhân dân, ai cũng cho rằng ta là người câm điếc không thể nói được. Sở dó ta không nói là chính vì muốn xả bỏ những duyên ràng buộc ở đời, tránh bao điều phiền toái để được an thân cứu giúp chúng sinh thoát khổ. Nay ngược lại, ta lại bị kẻ cuồng si dối trá làm hại, đã mất thân mạng còn bị người khác đem chôn sống. Thái tử lặng im lấy y phục và châu báu đem đi. Bọn người làm huyệt không biết Mộ Phách đã đem đồ đạc ra đi. Khi ấy Mộ Phách đi đến bên bờ sông tắm gội sạch sẽ và dùng hương xoa thân thể, rồi đem tất cả y phục chuỗi ngọc đến chỗ đào huyệt hỏi: –Các ông đào hầm cho ai thế? Những người đào huyệt đáp: Quốc vương có một người con tên Mộ Phách bị câm điếc, đến mười ba tuổi vẫn không biết nói. Nhà vua hỏi ông Bà-la-môn, vị thầy Bà-la-môn bảo nên đem thái tử chôn sống thì đất nước mới được phồn vinh, con cháu sau này mới được giàu có an vui. Vì lý do đó nên sai chúng tôi đào huyệt để chôn Mộ Phách. Mộ Phách nói: –Ta chính là thái tử Mộ Phách đây. Mọi người kinh hãi lông tóc dựng ngược vội vã chạy lại chiếc xe tìm nhưng họ không thấy Mộ Phách trên xe. Họ chạy lại chỗ đào huyệt để nhìn cho kỹ thái tử, lắng nghe thái tử nói âm thanh thật đặc biệt trong trẻo, rõ ràng như ánh trăng rằm, mà xưa nay người đời ít ai nghe thấy làm vang động cả hai bên. Những người đang đi đều dừng lại người đang ngồi đều đứng lên, các loài chim bay, thú chạy đều quây quần bên thái tử, tất cả đều cúi đầu để nghe thái tử nói: –Quan sát tay chân và hình dáng của ta, tại sao bị bọn người ngu mê dối trá làm mê hoặc, dùng lời nói bậy cho là đúng rồi đem bỏ mạng sống của ta? Những lời trình bày của thái tử phát xuất từ tâm đều thành văn chương. Mọi người nghe xong lộ vẻ hoảng sợ vô cùng, cả trên lẫn dưới không ai dám trái lời. Dung nghi của thái tử đã chinh phục, khiến mọi người run sợ, hai bên nhìn nhau mặt mày xanh ngắt sợ hãi, nói: –Thái tử chính là một vị thần nên mới như vậy. Họ đến trước thái tử cúi đầu đảnh lễ cầu xin thương xót và xá tội cho họ để cùng nhau trở về hoàng cung tâu với phụ vương. Mộ Phách nói: –Phụ vương đã bỏ ta nên ta không trở về nữa, các ngươi hãy về tâu lại cho phụ vương ta biết. Bọn phục vụ tức tốc chạy về tâu nhà vua. Mẫu hậu thương xót sai người đến hỏi tình hình thế nào. Một người thưa: –Thái tử xuất thần khai khẩu nói được tất cả làm ai cũng kinh ngạc. Người nghe thái tử nói kéo đến rất đông. Nhà vua cuống cuồng mừng mừng tủi tủi rất lấy làm ngạc nhiên trước sự kiện này, vua và phu nhân đi rước thái tử. Nhân dân cả nước ai cũng hân hoan vui mừng đến thăm thái tử đầy khắp các nẻo đường. Có người nói: –Trông Thái tử giống như các vị thần. Trong lúc vua cha chưa đến, Mộ Phách suy nghó: “Ta phải nên học đạo”. Ngay lúc thái tử phát tâm như thế, trời Đế Thích liền hóa ra cảnh vườn tược, ao tắm, các loại cây hoa quả vô cùng khoái lạc không đâu sánh bằng. Mộ Phách liền cởi bỏ những y phục ngọc ngà châu báu trên trên thân, điềm nhiên khoác lên mình y phục của một đạo nhân. Nhà vua đến nơi, thấy Mộ Phách ngồi dưới gốc cây. Mộ Phách trông thấy vua cha đến liền đứng dậy nghênh đón và làm lễ. Mộ Phách thưa: –Mời đại vương ngồi. Nhà vua nghe lời Mộ Phách nói, âm thanh trong trẻo oai thần chấn động, khắp cả trời đất không ai sánh bằng, nên rất hoan hỷ bảo Mộ Phách mau trở về hoàng cung lên ngôi trị nước. –Ta xin mời con, chớ nên lẫn tránh. Mộ Phách thưa: –Tâu phụ vương, không thể được, không thể được. Con đã nhàm chán trăm mối sầu lo đau đớn nơi địa ngục. Kiếp trước con đã từng làm quốc vương nước này tên là Tu Niệm, lấy chánh pháp trị nước, phụng hành các điều thiện. Trong suốt hai mươi lăm năm trong nước của vua đó không ai bị lao ngục tù đày, không có đao binh và sử dụng hình phạt roi gậy, đức nhân ái được ban bố khắp mọi nơi, cứu giúp khắp cùng không một chút tham tiếc. Tuy con đã thực hành tất cả những hạnh lành này nhưng còn phạm một tội nhỏ cuối cùng phải đọa vào địa ngục hơn sáu vạn năm, bị rang, nấu, bằm, chặt, đau khổ không chịu nổi, cầu sống không được mà muốn chết cũng không được. Ngay lúc ấy cha mẹ ở tại nước này, tuy có của cải tài sản vô số, giàu sang sung sướng vô cùng đâu biết con ở nơi địa ngục bị tra khảo kịch liệt! Cha mẹ đâu thể đến san sẻ bớt nỗi khổ đau cho con được. Phụ vương biết vì sao con bị đọa như thế không? Thuở xưa con làm vua ở nước lớn này, thống trị tất cả tiểu quốc vùng phụ cận. Nhà vua tánh tình nhân từ đức độ đến nỗi luật nước không nghiêm, cho nên các vua tiểu quốc dễ coi thường, họ cùng bàn với nhau: –Đại vương này chỉ được hiền lành nhưng nhu nhược, không có đức oai hùng nên không thể thống lãnh đại quốc. Bây giờ chúng ta nên đem quân chinh phạt và truất phế ông ta cho rồi. Các tiểu quốc kéo quân đến chinh phạt đại quốc. Lúc ấy vua Tu Niệm dốc hết vàng bạc, châu báu ban cho các tiểu quốc. Nhà vua lại ban cho chức tước, bổng lộc để phủ dụ an ủi họ. Vì thế mà vua các tiểu quốc đều rút lui về bổn quốc. Như thế chẳng bao lâu các tiểu quốc lại kéo vô số quân đến chinh phạt đại quốc. Các quan lại của đại quốc nổi giận tâu lên đại vương: –Bề tôi ở các tiểu quốc ngu si vô nghóa, không nghó đến tội khi quân coi thường đại quốc, chúng là những kẻ phản nghịch dám xúc phạm đến kẻ bề trên. Xin đại vương nên hạ lệnh cho dân chúng mau chống cự lại và hãy luôn đề phòng đối phó. Chúng ta nên đánh dẹp để trừ khử bọn giặc phá hại. Nhà vua đáp: –Ta làm cha làm mẹ của dân nên phải có trách nhiệm dạy dân lòng nhân ái, tha thứ cứu mạng cho họ khỏi bị nguy khốn. Ta thương tưởng những tiểu quốc kia cũng giống như những đứa bé chưa hiểu biết, hãy từ từ khuyên bảo họ chứ không nỡ thêm sự giết hại. Nhà vua luôn có lòng Từ quảng đại thương mạng sống của mọi loài chưa bao giờ có tâm giết hại. Quần thần không đành lòng trông thấy thành trì của các đại quốc bị các tiểu quốc xâm chiếm dễ dàng thuộc về tay họ, không thể nén giận, quan quân của đại quốc lén cất binh đi chinh phạt các tiểu quốc, do đó nhân dân bị giết hại rất nhiều. Đại vương nghe được sự việc như vậy vô cùng đau xót, ngài khóc như mưa. Đại vương đem nhân dân các nước bị tử vong làm lễ tống táng và hết lòng lo lắng thương xót như lo cho con của ngài. Các tiểu quốc thấy đại quốc vương tâm Từ thương tưởng nhân dân như thế mới đến xin hàng và quy thuận với đại vương. Khi các tiểu quốc đã theo về hàng phục đại vương, đại vương liền ra lệnh bày tiệc chiêu đãi họ. Quan đầu bếp làm tiệc, muốn làm đủ các thức ăn cần phải làm thịt lục súc trâu dê. Khi nhà bếp muốn nấu món gì liền thời tâu lên nhà vua trước, nhà vua tuy có Từ tâm nhưng sự bất đắc dó phải gật đầu đồng ý. Vì nguyên nhân mà mắc phải tội như thế. Mỗi khi nhớ đến việc này, con không khỏi bị dựng tóc gáy và toàn thân toát mồ hôi lạnh. Sở dó con không nói vì nhớ lại những sự tốt xấu, an ổn ngu khốn, thành bại lo sợ đã đến với con trong đời quá khứ, cho nên đến mười ba tuổi con vẫn không nói. Nhờ sống trong tónh lặng, con thoát khỏi bao điều xấu ác, vượt hẳn trần lao, xa lìa thế tục, không còn gặp ách nạn. Nay vì muốn tịnh khẩu không nói mà phải bị vua cha chôn sống. Con sợ sau khi vua cha qua đời lại bị tai ương, vì một khi đọa vào địa ngục không có ngày ra. Ý con không muốn khiến cho vua cha đắc tội cho nên phải nói mà thôi. Con chỉ muốn trọn đời học đạo giữ ý vô vi, chứ không thích làm vua. Người sống ở đời mê mờ trong mộng, vui chơi trong nhà chỉ có thoáng chốc mà phải chịu biết bao lo âu buồn sợ trong miên viễn, vui ít khổ nhiều các não phiền muôn mối. Vì thế bậc trí cho rằng ngôi vị, tiền tài, ân ái là hệ lụy, các dục là trần lao. Nếu con làm vua sẽ sinh tâm phóng túng, tham cầu ái lạc khiến dân ưu phiền là mối họa lớn cho thiên hạ. Vì thế người muốn thoát khỏi ưu phiền phải xa lìa trần lụy, ngược dòng sinh tử trở lại nguồn chân cứu giúp muôn loài, đời sống tạm bợ không thể nương nhờ khi tuổi già suy đến phải tiếp xúc với bệnh tật, mỗi ngày cách đạo một xa, không thể tiến tu đạo nghiệp. Con không tham phú quý, xem thường của cải, xả bỏ vinh hoa ở đời, chí hướng đại đạo du hóa khắp bốn phương trời để cứu giúp quần sinh. Phụ vương đáp: –Thật đúng như vậy. Con là bậc trí không ai sánh bằng, nếu không như thế thì không bỏ ta đi tầm đạo. Tâm vua vừa vui vừa buồn, rất lấy làm hối hận việc làm đã qua. Thái tử nói tiếp: –Phụ vương có nghe sống trong đời cha con phải chia lìa, ân nghóa đã trái đường, cốt nhục đã cách xa. Vì nghiệp oan khiên con không thể nghe thấy, làm cho cha phải chịu khổ lại đón thêm lao phiền. Cha nghe con nói, biết ý chí con mình kiên cố, tự nhiên cảm thấy hổ thẹn không biết dùng từ nào đáp lại. Nhà vua nói: –Như kiếp trước con làm vua liên tục thực hành các điều thiện, chỉ một chút thiếu sót chẳng đáng kể mà còn khổ sở đến như vậy, huống gì ta trị nước không phụng trì chánh pháp, đã không có một điều thiện, trái lại chạy theo điều sai trái, kiêu mạn buông lung chuyên làm việc xấu ác, tội biết dường nào? Vua cha liền cho phép thái tử đi học đạo. Lúc đó thái tử từ giã vua cha, rời tổ quốc, không luyến tiếc một vật gì, nhất tâm chuyên tinh, niệm đạo tu đức, tích lũy công đức, đạt thành Chánh giác. Đức Phật hóa đạo chúng sinh khắp mười phương cõi, nhiều không tính xiết, trải qua vô số kiếp không lấy đó làm nhọc mệt. Bồ-tát đã chịu biết bao gian khổ như thế. Đức Phật dạy: –Thái tử Mộ Phách thuở đó chính là Ta, phụ vương của thái tử nay là Duyệt-đầu-đàn, mẹ là Ma-da. Thầy tướng Bà-la-môn tức Điều-đạt, còn các người đào hầm mướn nay là năm ông A-nhã-câu-lân… Những người muốn học đạo đều phải tuân hành vâng theo lời Phật dạy, không phạm một giới nhỏ nào. Hành đạo tuy gian nan nhưng sẽ vượt khỏi ba đường ác và tám chỗ khổ nạn. Trái lại, nếu phạm giới cấm về sau bị đọa đường ác, nếu được làm người sẽ sinh vào nơi bần khổ, hoặc làm nô tỳ ước muốn không được tự do. Người giữ giới hành thiện mới đạt được ba ngôi cao quý. Đức Phật nói kinh này xong, các thầy Tỳ-kheo, các chúng trời, người thảy đều hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ Đức Phật. <卷 id="33414379">