<經 id="n1787">KINH KIM QUANG MINH SỚÙ HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1787 KINH KIM QUANG MINH SỚ Sa-môn Cát Tạng soạn Pháp thân vắng lặng, tuổi thọ không ngắn dài, bậc Chí nhân dứt lo, có cảm thì có thông. Đại quyền phương tiện gặp cơ ứng nói. Cho nên bốn Đức Phật hiện ra trong thất, giảng nói y chỉ thường trụ. Bồ-tát đều mộng thấy nói pháp sám hối. Nhân gồm hai thiện, bao trùm muôn hạnh, quả lên linh giác, tuổi thọ bằng hư không. Do đó Thập Địa vâng tu lý này, bốn vua khen ngợi giữ gìn đức của kinh. Ý kinh giảng nói chướng nạn tiêu tan, mượn pháp nguyện cầu phước lạc tùy tâm. Cho nên kinh này dùng Chánh pháp Trung đạo làm thể, ba điểm bốn đức làm tông. Nếu giữ nguyên chánh âm Thiên-trúc, lẽ ra nói là Phật-đà-bàn-già Tu- bạt Na-bà-la-bà-tu Tu-đa-la. Phật-đà, Hán dịch là giác. Bàn-già là nói mà lược hai mục Tu-bạt, Na-bà-la-bà-tu là Kim Quang Minh. Tu-đa- la: Hán dịch có năm nghóa, lấy nghóa kinh mà đại diện. Kinh là dạy về pháp, dạy về Thường. Cũng là lý do của kinh nên gọi là kinh Kim Quang Minh. Kinh Kim Quang Minh thuộc về tạng Đại thừa Bồ-tát rốt ráo, là Đốn giáo. Nói về Tông thì biểu thị cho ba thứ ba pháp, một là biểu thị cho ba Thân quả Phật, hai là biểu thị cho ba Đức Niết-bàn, ba là biểu thị cho ba thứ Phật tánh. Biểu thị cho ba thân là thể Kim chân thật dụ cho Pháp thân Phật, Dụng của quang (ánh sáng) chiếu soi là dụ cho ứng Thân Phật; Minh (sáng) là lợi ích cùng khắp cũng dụ cho hóa thân Phật. Dụ cho ba đức: dùng thể Kim (vàng) có bốn nghóa dụ cho bốn đức của Pháp thân, sắc không thay đổi như Thường. Thể không Nhiễm như Tịnh, chuyển thành Vô ngại như Ngã, giúp người giàu sang như Lạc. Kế là quang có hai nghóa, một là chiếu soi năng trừ như Bát-nhã, hai là nói có hai đạo như nghóa không tối tăm và sâu rộng, không có các hoạn nạn tại họa. Tiêu biểu cho ba thứ Phật tánh, thể Kim (vàng) vốn có như Chánh nhân của đạo trước, Dụng của quang mới có như Liễu nhân trong Đạo. Minh là không tối, như chí quả của bậc Đạo. Dùng ba nghóa như Kim v.v… dụ cho ba thử ba pháp, cho nên nói kinh Kim Quang Minh, cùng với phẩm Tựa như thường giải thích. Ba thứ ba nghóa này có trong bảy quyển. Trong quyển bốn này chia làm ba đoạn: Một là phẩm Tựa, tức phần nói về Tựa. Hai là từ phẩm Thọ Lượng đến hết phẩm Xả Thân là phần Chánh Thuyết. Ba là phẩm Tán Phật, là phần Lưu thông. Sở dó có ba đoạn là do hai nghóa, một là nói theo Hóa chủ, nếu không nói Tựa thì người chẳng sinh tín tâm, nếu không có tín tâm mà chợt nói cho nghe thì chúng sinh chẳng nhận. Cho nên Như lai có lỗi không nói, cho nên có Tựa nói. Đã tin Như lai không nói thì có lỗi mất cơ, cho nên có chánh thuyết. Chánh Thuyết đã rõ, nếu không có phần lưu thông thì Như lai có lỗi không Đại Bi, cho nên có thuyết lưu thông. Hai là nói theo Sở hóa. Chúng sinh vào Đạo thì tín tâm làm đầu cho nên có nói Tựa, ý Tín mà sinh hiểu biết nên có Chánh nói. Y theo hiểu mà khởi Hạnh, nên có nói lưu thông. Trong phần nói Tựa có hai: Tôi nghe như vầy là Tựa Chứng tín. Một thời trở đi là tựa phát khởi. Khoa chọn hai Tựa như trong Niết- bàn nghóa Sớ chép. Trong tựa phát khởi có hai: Ba câu như Thời v.v… phát khởi chung. Lúc ấy, Như lai v.v… trở xuống là phát khởi riêng, vì v.v… trở xuống chính là nói các phẩm. Chung là duyên khởi nên gọi là Chung. Riêng là duyên khởi nên gọi là Riêng. Trong phát khởi chung phải có người đồng nghe, chẳng lập là do có ba nghóa: Là phẩm Thọ Lượng là do bốn Đức Phật nói, là nói trong Thất của Tính Tướng, chẳng cùng một ngàn hai trăm người đồng nghe. Phẩm Sám Hối là Tín Tướng thấy nghe trong mộng, cũng không phải một ngàn hai trăm người cùng nghe. Trong phẩm Tán Phật ở sau là Đại Só ở cõi khác đến cõi khác khen Phật, cũng không phải một ngàn hai trăm cùng ở. Vì có ba nghóa này nên không lập chúng đồng nghe. Ở đây thì nói kinh này có bốn thời ba chỗ. Ba chỗ là Tín Tướng Thất, núi quật, cõi khác cho là ba chỗ. Bốn thời là hai ngày một đêm và lúc khen Phật ở cõi khác. Núi Quật là ở thành Vương xá như thường giải thích. Riêng phát khởi thì tựa và tựa các kinh có khác, vì lấy thẳng ba ngầm che chở làm Tựa. Ba mật là thân mật, miệng mật, ý mật. Ý niệm pháp tánh và bốn Đức Phật che chở cho đến các pháp như sám hối v.v… là ý mật. Lại sắp muốn nói pháp sâu xa này tức là khẩu mật. Dùng ba mật này mà ngầm che chở Tín Tướng. Cho nên Tín Tướng nghi niệm cảm quả Thọ Lượng Phật bốn phương. Và do ba mật này mà Tín Tướng cảm mộng nói các pháp như sám hối. Bốn vị vua trời v.v… phát nguyện mở rộng kinh cho đến nói phẩm Xả Thân, nên nói ba mật là tựa phát khởi. Trong tựa Biệt khởi có hai: một là mười chín bài kệ, chính là nói soạn lời tựa; hai là nay ta sẽ nói v.v… trở xuống chín bài rưỡi kệ là lưu thông làm tựa. Trong một có hai: Tám bài kệ Thọ Lượng v.v… trở xuống là thể của kinh, bốn phẩm làm Tựa. Các căn chẳng đủ v.v… trở xuống mười một bài kệ là phẩm Tứ Thiên vương v.v… trở xuống là lực dụng của kinh, mười hai phẩm làm tựa. Lại trong một có hai: một là năm bài kệ là phẩm Thọ Lượng làm tựa. Hai là nay ta sẽ nói v.v… trở xuống có ba bài kệ, phẩm Sám Hối v.v… trở xuống là ba phẩm làm Tựa. Nói lúc ấy, là có ba lúc: một là lúc Như lai muốn nói pháp, hai là lúc chúng muốn nghe, ba là lúc tâm đại chúng không cao thấp. Như lai thì có ba Như lai: một là Pháp thân, hai là Ứng thân, ba là Hóa thân, Pháp Thân Như lai, Đạo trước không đổi khác gọi là Như, Đạo sau hiển hiện gọi là Lai. Ở đây nói Như lai chính là Ứng thân và Hóa thân. Nói Ứng thân soi chiếu Pháp thân thường lạc v.v… là nói theo Hóa thân. Sống trong vô lượng, là Thể của Pháp thân không có hạn lượng kia đây nên nói là Vô lượng. Ứng thân trí tuệ chiếu lực có sống nên nói là sống trong pháp tánh sâu xa. Pháp là pháp thân, tánh là tự tánh, tự tánh chân thật nên nói là pháp tánh. Pháp tánh này rất sâu khó đến đáy nên nói là sâu xa. Ứng thân chư Phật có khả năng thực hành cùng tột, cho nên nói “là chỗ làm của Phật”, hơn các địa vị Hữu học nên nói hơn các Bồ-tát. Lại không khác cảnh trí, hai chướng lìa hẳn nên nói việc làm thanh tịnh. Ấy là Kim Quang Minh, đứng đầu các kinh. Kinh này gọi là nói Pháp thân thường trụ, cũng biểu thị cho ba thứ ba nghóa, nên đặt tên này. Hơn Tiểu thừa nên nói là Vương (Vua). Nếu có người nghe v.v… trở xuống là kế khen dụng của kinh. Nếu có người nghe thì sinh ra Văn tuệ, vì năng suy nghó nên sinh tư tuệ, nghóa Vô thượng nhiệm mầu sâu xa thì sinh tư tuệ. Kinh điển như thế v.v… trở xuống là nói người năng thuyết. Nói Phật bốn phương là hiển bày Chư Phật Đạo đồng. Chỉ nói có bốn là muốn nói lên bốn Đức, nên chẳng phải năm chẳng phải sáu. Phương Đông Bất động là nói lên Đức thường, Phương Nam Thật Tướng, Thật Tướng là châu Như ý có năng lực tự tại, biểu thị cho đức Ngã. Phương Tây Vô Lượng Thọ là nước An lạc, biểu thị cho đức Lạc. Phương Bắc tiếng mầu nhiệm, tiếng không nhơ bẩn, biểu thị cho đức Tịnh. Từ pháp tánh trên nên tên kinh, Dụng kinh có thể nói các pháp như thế v.v… đều là cảnh giới ý niệm Như lai muốn sống trong đó. Nay ta sẽ nói v.v… trở xuống là tựa thứ hai, có ba: Một bài rưỡi là tiêu biểu, hai bài kế là giải thích, một bài rưỡi sau là kết. Nói sám hối là nêu phẩm Sám Hối v.v… các pháp v.v… trở xuống tức là hai phẩm sau. Cũng có thể sám hối là nên sám hối trong năm pháp. Đẳng pháp, là lấy Đẳng mà khuyến thỉnh tùy hỷ hồi hướng phát nguyện. Kế là trong phần giải thích, một bài đầu là nói Nhân hạnh, tức là sinh thiện dứt ác, lại một bài kế là nói quả đức, các pháp khác không thêm nên gọi là vô thượng. Cũng khiến lìa khổ dứt ác nên nói là hoại hết. Đây là không hạnh nào chẳng đủ, không lỗi nào chẳng hết. Nhất-thiết-chủng-trí cũng lấy các pháp sám hối này làm căn bản, ngoài ra các công đức khác cũng là các pháp sám hối trang nghiêm. Đây tức là hai thứ trang nghiêm công đức, trí tuệ. Dứt trừ các khổ, nhổ hết hai thứ sinh tử phần đoạn, Biến dịch. Đây là kết lìa lỗi. Cho vô lượng vui là hai thứ vui Bồ-đề, Niết-bàn. Đây là đức đủ, các căn chẳng đủ v.v… trở xuống một đoạn lớn là Tựa thứ hai là Lực Dụng của kinh. Lại có hai: Một là sáu hàng tựa trước chánh nói về kết phẩm Xả Thân. Nói mở rộng kinh là được lực dụng của kinh. Hai là Hộ Thế Tứ Thiên vương v.v… trở xuống năm bài kệ là tiếp theo Tựa Tứ Thiên vương cho đến hết phẩm Tán chỉ là nói lực dụng của kinh rất lớn. Trong đây muốn trình bày việc mở rộng kinh trên có đức thì được Thiên Thần che chở, sau trong phần chánh thuyết là nêu lý do trời ủng hộ mà được mở rộng kinh. Trong phần tựa chánh, trước sau khác nhau. Ở phần một có hai: Ba bài rưỡi là nói chỗ dứt ác. Hai bài rưỡi là nói hạnh năng diệt. Lại trong một có hai: Hai bài một câu là nói do hiện sự mà sinh ra ác sầu. Năm câu là nói Nhân chưa hiện mà việc sinh não, việc ác thế gian chẳng ngoài hiện và chưa hiện. Cho nên dùng hai thứ này mà nhiếp tất cả. Trong một v.v… trở xuống có một câu là thông khiến thuộc tám câu trên. Như nói các căn chẳng đủ. Sầu lo sợ sệt vì các trời xa lìa nên sầu lo sợ sệt, cho đến tiền của hao tổn cho nên sầu lo sợ sệt như thuộc thông khiến. Trong Ác tinh thứ hai là quái trên trời, trùng Đạo là quái của quỷ thần, Ác mộng là quái của tướng mộng. Nếu có ba chướng ác sự như thế, nếu tịnh tâm nghe kinh thì sẽ được tiêu hết. Nói ba chướng chẳng đủ là nhân khổ tổn giảm, lìa bỏ là báo chướng, giận dữ đấu tranh cho đến sầu khổ là nghiệp phiền não chướng. Lại thêm tổn hao tai quái ác mộng là duyên khởi nghiệp phiền não. Nếu mở rộng kinh này thì diệt khổ sinh vui cho nên lìa Báo chướng, dứt ác sinh thiện tức là lìa nghiệp chướng, dứt hoặc nghe lầm sinh hiểu rõ là lìa phiền não chướng. Tựa kinh thứ hai là năng Lực Lớn có thể hiểu. Trong Tựa Lưu thông có hai: 1. Tám bài rưỡi là Lưu Thông phẩm Thọ Lượng làm tựa, một bài kệ là Lưu thông phẩm Sám Hối làm tựa. Hỏi: Trong đây Phật tự khen kinh, trong phẩm Tán Phật kia chỉ khen công đức của Phật. Nếu được làm Tựa thì giải thích rằng: Kinh sở dó được tôn quý là vì nói công đức của Phật. Cho nên Tán Phật này ở đầu có bốn: Một bài rưỡi là khen được gặp. Bốn bài là nói mở rộng kinh được quả. Hai bài là khuyên tu hành. Một bài là kết thúc người mở rộng kinh. Tám bộ kính Phật, Bồ-tát che chở là nói quả ngoại hộ. Kệ nói Vô Lượng phước tụ là nói Chánh báo của nội tâm. Từ Tâm cúng dường là nói vì chúng sinh cho tâm ưa vui cúng dường. Kinh này như trong Kinh Tịnh Danh vì Bồ-đề mà khởi Từ tâm, ở đây cũng thế. Cúng dường có ba thứ: Một là lợi dưỡng cúng dường, hai là cung kính cúng dường và ba là Tu hành cúng dường. Cúng dường trong đây chỉ là cung kính và Tu hành. Nhập Thân là khác với thân khác, nhân Đạo là khác với Đạo khác. Chánh mạng khác với Tà mạng. Nghe kinh cúng dường là phước tuệ đầy đủ, vượt hơn người khác nên nói là khéo được. Tựa thứ hai là nhân môn rất dễ hiểu. Chẳng nói Lưu Thông Tứ Thiên vương v.v… trở xuống là Tựa lực dụng của kinh. Cho nên nói riêng. Hai là trong chánh thuyết có hai là từ phẩm Thọ Lượng cho đến hết phẩm Không là nói Nhân quả thường trụ tức là Thể của Kinh. Hai là Từ phẩm Thiện Vương cho đến hết phẩm Xả Thân là nói khen kinh khuyên học, tức là lực dụng của kinh. Trong phần một lại có hai: Một, Phẩm Thọ Lượng là nói ba thân thường trụ. Đây tức là quả. Ba, Phẩm Sám Hối v.v… trở xuống là nói tu đạo, tức là Nhân hạnh. Nói Thọ Lượng là dùng vô lượng làm lượng. Chân Như thật tướng lấy vô tướng làm tướng. Thật tế bờ cõi lấy vô tế làm tế. Ở phẩm này có ba: Tín Tướng nghi, nghó rằng bốn Đức Phật giáng hiện, giáng xuống nhà hiện điềm lành nên gọi giáng hiện. Bấy giờ, Tín Tướng v.v… trở xuống là nói Tín Tướng thưa hỏi bốn bốn Phật giảng nói. Văn xuôi sau kệ là nói tọa chúng được lợi ích, bốn Đức Phật chẳng hiện. Phần một ở trước nói nghi niệm, từ lúc nghó nghóa ấy v.v… trở xuống là kế nói giáng hiện. Nói Tín Tướng, đây là Bồ-tát Địa Tiền. Đối với lý quyết định nên gọi là Tín, người này từng cúng dường chư Phật gieo trồng sâu các nhân lành, cho nên nương vào ba mật của Phật mà ngầm nghi Phật tám mươi. Hỏi: Kinh này là lúc nào nói nghi Phật tám mươi? Giải thích rằng: Chưa Niết-bàn trước bốn mươi chín ngày thì nói, do đó mà biết. Từ Như lai ra đời đến thời Pháp Hoa thì chưa có từ ngữ tám mươi. Nói Pháp Hoa xong rồi mới bảo ma Vương rằng: ba tháng sau sẽ Niết-bàn. Lúc này chúng sinh mới biết là tám mươi. Do đây mà biết thuyết chín mươi ngày. Trong chín mươi ngày chưa biết nói là ngày nào mới là sắp. Vào ngày mười lăm tháng hai đã vào tám mươi mà chưa đủ nên gọi là sắp. Lại nghó rằng v.v… trở xuống là nói nghó nhân nghó quả. Bất sát chính là nhân của sống lâu như sinh mẫu (mẹ ruột). Thí Thực là duyên nhân, như mẹ nuôi. Trong giáng hiện ở trước nói bốn Đức Phật giáng xuống nhà. Phát ra ánh sáng rực rỡ v.v… trở xuống là hiện điềm lành mong được lợi ích. Vì sao biến nhà nhỏ thành lớn rộng trang nghiêm thanh tịnh? Ngầm hiểu ngắn (yểu) tức là dài (thọ) cũng như nhà này uế mà tức tịnh. Các thứ khác rất dễ hiểu. Bấy giờ, Tín Tướng v.v… trở xuống là đoạn lớn thứ hai. Trong đó, trước nói Tín Tướng bày nghi thưa hỏi. Khi ấy, bốn Đức Phật v.v… trở xuống là nói bốn Đức Phật giảng nói. Trong đó có ba: một là thử sắc lược biểu lúc bốn Như lai v.v… trở xuống là Tập hội thứ hai giải thích rộng. Cho nên Đại Só v.v… trở xuống là song kết thứ ba. Trong phần một, trước là thử. Vì sao thế v.v… trở xuống là lược nêu Thường trụ. Trong phần hai, trước là nói nhóm chúng. Bấy giờ, bốn Đức Phật v.v… trở xuống là dùng kệ giải thích rộng. Các thứ trước, Tu-di, đất bằng, hư không tuy khó biết, nhưng đều là pháp có tướng. Có thể dùng ý mà biết, có thể dùng lời mà nói. Nhưng ba thân quả Phật, ba mà thường một, một mà thường ba. Cho nên không phải một, không phải ba. Thể chẳng thể dùng Trí mà biết, Tướng chẳng thể dùng lời mà nói, không có số lượng nào tính kể được. Lại Pháp thân vốn không có sinh diệt, Báo Phật tương ưng, cũng không sinh diệt. Cho nên Đại Kinh nói thầy của chư Phật là pháp. Vì pháp thường nên chư Phật cũng thường. Lại Hóa thân Như lai dùng hai Phật làm thể, lấy chúng sinh làm Duyên. Thể vô tận nên Hóa thân cũng vô tận. Cho nên nói ba thân thường trụ, như trong kinh loại bảy quyển có nói. Hai Ứng thân, Hóa thân là nối tiếp thường. Vì Bồ-tát nghiệp thức in bóng quang minh nên ba mươi hai tướng mà gọi chung là Báo Phật, đồng tương ưng với nhân cho vui. Nói theo thể thì thật là Hóa thân. Cho nên nói niệm niệm nối nhau là Thường. Nếu nói Báo tương ưng với Lý thì là bất động thường trụ. Vì sao bốn Đức Phật chẳng hiện, vì nói lên pháp thân chẳng khác, Tích tuy có bốn mà chỗ về không khác. Ba phẩm từ phẩm Sám hối v.v… trở xuống là nói về thể của kinh. Thứ hai là nói về môn Tu đạo, quả chẳng tự được thì phải nhờ tu Đạo cho nên nói kế đó. Tức là Tông trong nhân môn nói là Duyên nhân. Nếu nói về chánh nhân trong kinh loại bảy quyển thì ở phẩm Tam Thân. Kinh này lược bỏ không có. Ở Nhân môn này có hai Đoạn. Hai phẩm đâu là nói môn Công Đức tức là Đạo phương tiện, một phẩm sau là nói môn trí tuệ tức là Đạo Bát-nhã. Vì sao nói hai thứ này? Vì tất cả nhân hạnh chẳng ngoài công đức, trí tuệ, cho nên dùng hai môn này mà nhiếp hết. Y nhân tu hai mà được quả ba thân, nghóa nó thế nào? Vì tu công đức nên chẳng phải hạnh Nhị thừa, tu trí tuệ nên chẳng phải hạnh phàm phu. Vì chẳng phải hạnh phàm phu nên không ở trong sinh tử. Không phải Hạnh Nhị thừa nên chẳng trụ Niết-bàn, tức là được hai ứng thân Hóa thân. Chẳng ở sinh tử nên tức là pháp thân rốt ráo. Cho nên nói được quả ba thân. Lại còn tu công đức nên lìa nghiệp chướng, tu trí tuệ nên lìa phiền não chướng. Cho nên tương ưng với Lý thì được Ứng thân, lìa nghiệp chướng nên tùy vật vô ngại, tức có Hóa thân. Hai chướng đã lìa thì quả báo địa ngục liền diệt chẳng khởi. Thể của Pháp thân rốt ráo hiển hiện. Cho nên muốn được ba thân thì phải tu công đức và trí tuệ. Đối ba điểm ba tánh so sánh theo đây có thể biết. Hai phẩm trong môn công đức tức là hai Đoạn. Phẩm Sám Hối là Tín Tướng thuật lại lời Phật nói. Phẩm Tán Thán là Tín Tướng nói lúc xưa. Nay Phật thuật lại vì sao nói hai thứ này, là vì nói về Đạo cảm ứng. Việc thấy nghe trong mộng của Tín Tướng là do Như lai ứng. Cho nên Tín Tướng hướng về Phật mà thuật. Nay chỗ thuật khen Phật xuất nguyện là do Tín Tướng chiêu cảm. Cho nên nay Phật đối Tín Tướng mà thuật là muốn nói lên thấy nghe chẳng dối. Vì vậy nói cảm ứng phù họp nhau. Vì sao trong mộng mà thấy nghe, vì muốn nói đạo Bồ-tát giác mộng chẳng khác. Lại nói lên Phật sự Như lai chẳng ở ngày đêm, lại do nguyện lực của Tín Tướng mà được. --------------------------- <詞>PHẨM SÁM HỐI Sám hối, tiếng Phạm là Sám-ma-tỳ, Hán dịch là Yểm ly (chán lìa) cũng dịch là cải hối. Hồ, Hán ghép chung nên gọi là Sám hối. Trong phẩm này nói đủ năm pháp. Sám hối đứng đầu nên từ đầu làm thứ lớp. Trong phẩm này có hai: một văn xuôi là lời kinh, kệ sau là Tín Tướng tự nói. Ở văn xuôi có hai: một là nói trong mộng Tín Tướng thấy nghe. Hai là từ mộng thức dậy v.v… trở xuống là nói Tín Tướng thức rồi đến chỗ Phật mà nói. Trong phần một có hai: Một là thấy Như lai ứng, hai là thấy có một người là nói thấy chúng sinh chiêu cảm. Tức ở đêm ấy là đêm nói Thọ Lượng xong. Trống vàng dụ cho Pháp thân, thù gọi là khéo, khéo thoát ra danh tướng sinh tử. Đại là khắp gồm muôn đức nên gọi là Đại. Y theo pháp này thì thân thành Ứng thân, Ứng thân chiếu khắp nên nói như ánh sáng mặt trời, sáng tức là quang, không phải là sáng trong ánh sáng, nên cũng như Ứng thân, chẳng phải dụ cho Hóa thân. Lại ở trong ánh sáng v.v… trở xuống là nói thấy Hóa Phật tức là sáng trong ánh sáng. Ở đây thì nói thấy pháp thân và Báo thân chỉ dụ cho vô pháp. Trong thân có pháp không dụ, mà vì nói pháp là nói chỗ nghe. Giống Bà-la-môn, là Bồ-tát Tín Tướng vị ở Địa Tiền chưa được Địa Thượng Chân giải nên nói là giống. Tín Tướng dùng dùi đánh trống pháp thân khiến phát ra tiêng Hóa thân, nói các pháp sám hối là nói dùng dùi đánh trống cho đến nói kệ tụng. Lời văn đoạn thứ hai rất dễ hiểu. Trong kệ có hai: 1.Bốn bài kệ là nói bày chỗ thấy. 2.Thấy tướng này rất dễ hiểu. Trong tiếng trống trở đi là kế nói chỗ nghe. Trong đó có hai: 1. Một bài rưỡi kệ là nêu chung. 2.Năm mươi bảy bài rưỡi kệ là nêu riêng. Trong đó có bốn: 1. Bảy mươi sáu hàng là nói hạnh lìa lỗi. 2. Chư Phật Thế Tôn là chỗ nương cậy của con v.v… trở xuống, gồm bảy mươi hai bài rưỡi kệ là nói hạnh nhiếp Thiện. 3.Nếu có kính lễ trở đi sáu bài rưỡi kệ là nêu lợi khuyên tu. 4. Chẳng phải ở một Phật hai bài rưỡi là nói kinh khó được nghe. Tướng sinh rất dễ hiểu. Ở phần một có hai lệ: 1). Hai mươi hai bài kệ là nói khen giáo thắng dụng, khen dụng cao quý của giáo. 2). Không nương y không qui về v.v… trở xuống năm mươi bốn bài kệ là nói về thể của hạnh lìa lỗi. Ở phần một có ba: 1). mười bài kệ đầu là Dụng cứu khổ cho vui. 2). Nếu có chúng sinh ở địa ngục v.v… trở xuống tám bài kệ là nói đức dứt ác sinh Thiện. 3). Từ nếu có chúng sinh Đọa Đại địa ngục v.v… trở xuống bốn bài kệ là kết. Lại ở phần một gồm có: 1). Hai bài kệ đầu là nói cứu ba thứ khổ. 2). Trông ấy xuất ra v.v… trở xuống tám bài kệ là nói cho ba thứ vui. Ba thứ khổ là: một là ba đời khổ, tức khổ dài vì ở ba đời chịu khổ dài, hai là ba đường khổ tức là khổ nặng vì khổ này rất thô trọng, ba là ba cõi khổ, nghèo hèn là khổ của loài người và các khổ là khổ trên trời, là trong ba cõi khổ đủ hai khổ cả hành và Hoại. Đây tức là khổ sâu. 3). Trong ban vui, hai bài kệ đầu là nói cho vui vô úy (không sợ sệt) Kế là chư Phật bậc Thánh v.v… trở xuống năm bài kệ là nói cho vui Bồ-đề, một bài kệ sau là nói cho vui vắng lặng, tức là vui ngừng dứt. Kinh ấy trị chung các duyên bức ép, tất cả sợ hãi, khiến được không sợ như Phật. Kế là nói vui Bồ-đề tức vui giác trí, trong đó một bài đầu là trước nói chỗ chư Phật chứng, là muốn nói lên kinh này khiến chúng sinh như chỗ chứng của chư Phật, được chứng như chư Phật. Kế là bốn bài kệ, nói về cho vui Bồ-đề. Trong đó hai bài rưỡi kệ đầu là nói tự lợi Bồ-đề, một bài rưỡi sau là nói lợi tha Bồ-đề. Như thế công đức mà được chúng sinh là nói được như chư Phật. Chúng sinh được định và giúp đạo như biển. Định là bốn không, Giúp đạo là ba mươi bảy phẩm v.v… vượt các hạnh Ba-la-mật, vượt cả giúp đạo nên nói Và. Cũng có thể định là chứng đạo, nghóa là giác đạo vượt Bất Trung đạo, cho nên nói Và, một bài này nói Nhân Viên Bồ-đề. Nhân hạnh đã viên thì quả Bồ-đề mãn. Cho nên nói khiến được Phạm âm quả tốt đẹp. Phạm âm là có năm đức là: Một là sâu như sấm sét. Hai là trong suốt nghe xa. Ba là Đế liễu dễ hiểu. Bốn là chúng sinh kính yêu. Năm là người nghe không chán. Có năm đức này gọi là Phạm âm. Đây là Hóa thân Bồ-đề. Quả tốt đẹp, đây là hai thân pháp, báo Bồ-đề. Nói thẳng Hóa Phật Phạm Âm Thể tướng tức là Tự lợi cho nên dùng Hóa thân cũng gọi là Tự lợi Bồ-đề. Ba thân đã đủ chuyển pháp mầu Vô thượng, trao cho chúng sinh trụ vô lượng kiếp vì nói chánh pháp lợi ích rốt ráo. Ba là nói vui vắng lặng là vui Vô Vi, văn tướng rất dễ tìm thấy. Trong Dứt ác sinh Thiện thứ hai có bốn: hai bài kệ đầu là nói sinh Tín, hai bài kệ kế là nói khiến mãn nguyện. 1). Nói sinh Tín, là nếu chúng sinh ở trong địa ngục chịu khổ nghe trống vàng này phát tiếng nói giáo được sinh Tin lễ Phật huống chi là trời người mà chẳng được lợi ích, cho nên nêu khắp người địa ngục. Nói sinh tín hiểu là khiến biết nhân quả Thiện ác đời trước, cũng khiến chánh niệm chư Phật nghe pháp Vô thượng phân biệt tà chánh. Nói sinh hạnh là nói khiến gặp duyên chư Phật tu Đạo, lìa các nghiệp ác. Khiến mãn nguyện là đều đầy đủ tín giải hạnh nguyện trọn vẹn. Vì đã đầy đủ nên các điều ác chẳng tin tự nhiên diệt hết. Cho nên nói dứt ác sinh thiện. Trong kết luận thứ ba chỉ kết cứu khổ. Ngoài ra lược qua chẳng hết. 1). Nói địa ngục khổ nặng. 2). Nêu trôi lăn khổ dài. 3). Nêu ba đường khổ nặng và khổ sâu trong ba cõi. 4). Là nêu tiếng trống, kết chung diệt khổ. Từ vô y vô quy v.v… trở xuống là Đoạn lớn thứ hai nói về hạnh lìa lỗi. Hạnh lìa lỗi, thể chẳng ngoài năm thứ. Năm thứ này, cái gọi là Sám hối là khiến thỉnh tùy hỷ hồi hướng phát nguyện. Vì sao Bồ-tát phải thực hành năm pháp này? Là muốn trái với tâm khởi ác căn bản, khởi tội căn bản cũng có năm thứ: Một là tâm không biết hổ thẹn, hai là tâm không ưa pháp Phật, ba là tâm ganh ghét, bốn là tâm tham đắm ba cõi, năm là tâm biếng lười. Bồ-tát sám hối lấy tâm hổ thẹn làm thể, cho nên đối lại tâm thứ nhất. Nhưng hổ thẹn có ba hạng người, một là hổ thẹn với thầy bạn chỗ thấy thì không phạm, chỗ chẳng thấy thì phạm, đây là người bậc hạ. Hai là hổ thẹn với Phật trời, lúc nhớ thì không phạm, lúc không nhớ thì phạm, đây là người bậc trung. Ba là hổ thẹn với chính mình, đồng tánh với Phật mà chư Phật đã chứng được, riêng tánh mình chưa được cho nên tủi thẹn với tự thân chẳng làm các điều ác. Đây là người bậc Thượng. Ba là khuyến thỉnh, lấy tâm ưa Phật cầu pháp làm thể, cho nên đối lại tâm thứ hai. Ba là tùy hỷ, lấy hỷ trong bốn tâm bình đẳng làm thể để đối lại tâm thứ ba. Bốn là hồi hướng, lấy tâm Bồ-đề làm thể đối lại tâm thứ tư. Năm là phát nguyện vì lấy tâm lợi ích mình người làm thể, nên đối lại tâm thứ năm. Cho nên Thích Luận nói: Bồ- tát trong sáu thời thực hành năm pháp. Trong đoạn này có ba: 1). Mười chín bài kệ là y theo nhân duyên khởi ác để nói Sám hối. 2). Nay ta cúng dường v.v… trở xuống hai mươi bảy kệ rưỡi là nói làm ác để Sám hối. 3). Nếu cõi nước này v.v… trở xuống bảy bài rưỡi là y theo làm ác và quả báo phải chịu để nói Sám hối. Có ba chướng chẳng ngoài nhân duyên, thời gian và nơi chốn, cho nên ba thứ này, nhiếp hết tất cả. Ở phần một, hàng là kệ đầu là nói phát nguyện tức là diệt tội ở nhân bên trong, kế hai bài là nói khuyến thỉnh tức diệt tội ngoại duyên. Từ nay vốn làm v.v… trở xuống mười sáu bài kệ chính là nói Thể Sám hối. Vì sao phần một ở trước nói phát nguyện, là Bồ-tát tu hành phải dùng tâm Bồ-đề làm chỗ nương, chỗ tu các hạnh khác với phàm phu Nhị thừa. Cho nên Nhiếp Luận nói: Bồ-tát Ba-la-mật y chỉ vô đẳng, cho nên trong đây vì các chúng sinh không có chỗ nương khởi nguyện làm chỗ nương. Kế nói khuyến thỉnh, tuy có diệt tội nhân bên trong không ngoài duyên tốt tội ấy khó trị. Cho nên phải thỉnh chư Phật làm chủ Hối Hóa. Như người thế gian trước thỉnh Hối Chủ vì nhân duyên đã đủ. Kế là nói hổ thẹn sám trách. Trong đó một bài kệ đầu là sám chung, từ chẳng biết chư Phật v.v… trở xuống là sám riêng. Trong đó một bài kệ đầu là nói nhân bên trong chẳng khác ngu si, duyên ngoài tốt đẹp, nghó nghiệp lành mà tạo các điều ác. Kế một bài kệ là nói nhân bên trong tham sân, duyên năm dục bên ngoài. Một bài kệ kế là nói nhân bên trong kiêu mạn, biếng nhác dật buông lung, duyên ngoài chủng tánh tài niên. Một bài kệ kế là nói ba nghiệp nhân bên trong, duyên ngoài chẳng thấy lỗi ấy. Kế một bài kệ là nói nhân bên trong ngu si, duyên ngoài gần bạn ác. Kế một bài kệ là nói nhân bên trong tham, sân duyên năm dục bên ngoài. Một bài kệ kế là nói nhân bên trong san tật gian siểm, duyên ngoài không phải Thánh và nghèo cùng. Một bài kệ kế là nói nhân bên trong sợ hãi, ngoài thì lệ thuộc người khác. Kế một bài kệ nữa là nói nhân bên trong ba đôc khát ái, duyên ngoài là các pháp. Kế một bài kệ là nói các kiết nhân bên trong, duyên ngoài là cơm áo, nữ sắc. Một bài kệ kế là nêu chung ba nghiệp mà quở trách. Hai bài kế là nói nhân bên trong ba độc kiêu mạn một duyên ngoài Tam Bảo Tam Thừa. Kế một bài kệ rưỡi là nói nhân bên trong vô trí, duyên ngoài chánh pháp, cha mẹ thầy dạy: 1). Năm bài kệ là nêu chung kết sám. 2). Thời tiết sám hối, có ba: 1- 4). Năm bài kệ đầu là phát nguyện làm nhân bên trong vì nhân bên trong phát nguyện. 2). Chư Phật Thế Tôn v.v… trở xuống bảy bài kệ là nói chư Phật làm duyên ngoài. 3). Các điều ác ở quá khứ v.v… trở xuống sáu bài kệ chính là Sám hối. Sinh khởi lệ với ở trên có thể thấy. Ở phần đầu có ba: Một bài kệ đầu là nói nguyện trên cúng dường chư Phật. Hai là Ta sẽ cứu giúp v.v… trở xuống tám bài rưỡi kệ là dưới nguyện hóa chúng sinh. Ba là Ta sẽ an chỉ v.v… trở xuống năm bài kệ là nói nguyện được quả Phật. Ở nguyện thứ hai có: bốn bài đầu là nguyện khiến lìa khổ được vui. Bốn bài rưỡi kế là nguyện khiến dứt ác sinh thiện. Ở phần đầu có ba: một bài kệ đầu là nói khiến lìa khổ, hai bài kế là khiến được vui, một bài kệ kế là kết lìa khổ. Ở dứt ác thứ hai có ba: một bài đầu là xin giảng nói Hối pháp. Hai bài kệ kế là dạy phương pháp sám hối. Năm bài kệ là khen sức kinh có công năng diệt chướng. Ở phần nguyện được quả Phật thứ ba có hai: hai bài đầu là lược nêu nguyện trên được quả Phật dưới hóa độ chúng sinh. Ba bài kế là giải thích rộng. Trụ Thập địa tức là mười thứ pháp giới làm thể. Mười thứ châu báu là mười hạnh Ba-la-mật này hợp với mười thứ pháp giới gọi là Cước túc. Cũng có thể lấy mười Ba-la-mật làm nhân túc. Vì kiến lập quả Phật nên gọi Cước Túc. Pháp Tạng sâu xa là lý Phật biết rất sâu xa có vô lượng đức. Nhất-thiết-chủng-trí là nguyện được quả trí tuệ. Trăm ngàn thiện định v.v… trở xuống là nguyện đến quả công đức. Ở đoạn lớn khuyến thỉnh thứ hai có ba: một bài đầu là nêu, bốn bài rưỡi hàng kế là giải thích, một bài rưỡi sau là kết. Ở giải thích có hai: hai bài rưỡi kệ đầu là nói: con có ác sợ hãi nên thỉnh, hai bài kế là nói Phật có Đại bi năng trị nên thỉnh. Kết thỉnh rất dễ hiểu. Ở phần Chánh Hối quá thứ ba, có ba: hai bài đầu là ở ba đời, hai bài kế là nói có ác, hai bài kế nữa là nêu chung kết sám. Ở đoạn lớn thứ ba nói sám hối có hai: hai bài đều là nói Hồi Hướng, năm bài rưỡi kế chính là nói sám hối. Vì sao trước nói Hồi hướng, là nguyện ở thế gian làm ác chịu báo vốn do đắm mê ba cõi, cho nên phát tâm hồi hướng để đối lại căn cơ ấy. Ở phần thứ hai có hai: ba bài đầu là Sám chung, hai bài rưỡi kế là Sám riêng. Ở phần một có hai: một bài rưỡi đầu là nêu nghiệp ác sáu đường mà sám chung. Một bài rưỡi kế là nêu sinh tử phiền não mà sám chung. Ở phần Sám khinh riêng tham nạn, nghóa là tâm vô chủ tức là tán loạn phiền não, nếu phối với tám nạn tức là thế trí. Nạn gần bạn ác, tức là duyên ác. Nếu phối với tám nạn tức là ngoại đạo như trời Vô tướng v.v… Nạn ba hữu hiểm nghi, tức là chỗ khởi ác, nếu phối với tám nạn tức là Uất-đơn-việt vì không có ý cầu xuất thế. Nạn ba độc tức là nhân bên trong khởi ác. Nếu phối với tám nạn thì tức là ba đường, nhiều si nên sinh làm súc sinh, năng về tham nên đọa làm ngạ quỷ, nặng về sân nên đọa vào đọa ngục. Vô nạn nạn tức là ác báo, nếu phối với tám nạn tức là nạn căn chẳng đầy đủ. Nạn gặp thời tốt v.v… trở xuống là nói lúc làm ác, nếu phối hợp với tám nạn là nạn trước Phật sau Phật. Từ trên đến đây là phần thứ nhất nói hạnh lìa lỗi. Trong ba đoạn sám hối, tuy sám đủ ba chướng. Nếu ẩn hiển nói lẫn nhau đoạn thứ nhất là lấy phiền não làm Tông, đoạn thứ hai lấy nghiệp làm Tông. Đoạn thứ ba lấy chướng làm Tông. Nên dùng ba chướng mà phán văn cũng được. Lại trong năm pháp thì chỉ có bốn pháp là sám hối, khuyến thỉnh, phát nguyện hồi hướng mà không có Tùy hỷ. Nếu theo nghóa mà nói thì gồm nhiếp trông nguyện dưới hóa độ chúng sinh cho nên chẳng nói riêng. Chư Phật, Thế Tôn chỗ con nương cậy v.v… trở xuống là đoạn lớn thứ hai nói về hạnh nhiếp thiện. 2). Tướng tốt trang nghiêm v.v… trở xuống bốn mươi tám kệ rưỡi là phát nguyện. 3). Nếu cõi Diêm-phù-đề này v.v… trở xuống hai bài kệ là nói Tùy hỷ. 4). Nay con dùng v.v… trở xuống hai bài kệ là nói Hồi hướng. Chỉ có bốn pháp sám hối là không có. Vì trong đây chánh là nói hạnh nhiếp thiện. Ở trong văn thứ nhất không có lời chánh khuyến thỉnh, chỉ có lời khen ngợi, vì ở đây làm ng- hóa Thể, nên có đảnh lễ ngợi khen. Ý nói thỉnh trụ thế nói pháp nên gọi là khuyến thỉnh. Văn có hai: Mười bốn bài rưỡi kệ là khen đức của Phật. Kế là như nước biển lớn v.v… trở xuống năm bài rưỡi kệ là nói khen. Chẳng thể được v.v… trở xuống là khen thứ nhất. Trong văn chẳng ngoài Ứng thân và Hóa thân, nếu văn khen sắc tức là khen Hóa thân. Nếu khen Đại Trí Đại Bi v.v… tức là khen Ứng thân, văn tướng rất dễ tìm thấy. Kế là trong Tương tốt trang nghiêm có năm: Một bài kệ đầu là không thực hành tự tha phát nguyện. Văn nói khiến chúng đều được, là nói con và chúng sinh đồng một chúng. Hai là Con vì nghiệp lành v.v… trở xuống chín bài kệ là riêng thực hành tự phát nguyện. Kế là tất cả thế giới v.v… trở xuống ba mươi bốn bài kệ rưỡi là riêng thực hành tha phát nguyện. Văn có hai: Trước mười hai bài kệ rưỡi là nói nguyện cứu khổ. Kế, chúng sinh tướng hiện v.v… trở xuống hai mươi hai bài kệ là nguyện cho vui. Bốn, từ nếu con hiện tại v.v… trở xuống hai bài kế là kết luận thực hành Tự phát nguyện. Năm, từ nếu các chúng sinh v.v… trở xuống hai bài kệ là kết luận thực hành Tha phát nguyện. Tùy hỷ hồi hướng văn tướng rất dễ biết nói hạnh nhiếp thiện xong. Dưới đây là sáu bài kệ rưỡi là đoạn lớn thứ ba nêu lời khuyên tu, có hai: hai bài đầu là nói tu nhân lìa lỗi, bốn bài rưỡi sau là nói tu nhân được quả. Đoạn lớn thứ tư là khen ngợi kinh khó được nghe, tướng văn rất dễ hiểu. ----------------------------- <詞>PHẨM TÁN THÁN Nói là thứ ba trong môn Công Đức: xưa Tín Tướng nói nay Phật thuật lại. Ý đến có hai: một là chứng trong mộng thấy nghe của phẩm Sám Hối ở trên. Do năng lực khen ngợi phát nguyện của Tín Tướng ngày xưa mà có, hai là khen ngợi trong mộng thấy nghe ở trên không phải là tướng luống dối vọng tướng, hai nguyện này cảm ứng phù họp nhau. Đại ý trong phẩm này đều nói đủ năm pháp chỉ khen ngợi ở đầu, nên từ đầu trong phần gọi là phẩm, có ba: Văn xuôi nêu người năng khen ngợi. Sáu mươi bài kệ rưỡi là nói Tín Tướng ngày xưa khen Phật các việc. Hai bài cuối là nói kết hội xưa nay. Vì sao riêng đối với Thần đất mà nói việc của Tín Tướng, vì Thần đất này có duyên nên riêng đối. Trong kệ có ba: một là ba mươi ba bài kệ nói khen ngợi, đây là khuyến thỉnh, hai là nay con dùng lễ v.v… trở xuống hai bài kệ là nói hồi hướng, ba là Vua cõi người Như thế v.v… trở xuống hai mươi lăm bài kệ rưỡi là nói phát nguyện. Nếu tùy nghóa Nhiếp thì Tùy Hỷ ở trong văn hồi hướng phát nguyện. Về Sám hối trong các văn nguyện khác. 1). Trong Tán Thán có ba: 1). Một bài đầu là khen chung. 2). Chư Phật thanh tịnh v.v… trở xuống hai mươi sáu bài kệ rưỡi là rộng khen riêng. Đoạn ba: nếu lấy trăm lưỡi v.v… trở xuống năm bài rưỡi là nói khen chẳng thể hết. Trong khen rộng thứ hai có hai: 1). Hai mươi ba bài kệ rưỡi là nói chánh khen. Kế ba bài kệ là nói ba nghiệp cúng dường. Trong rộng chánh khen là nêu sắc tiếng răng mắt lưỡi, tướng sợi lông trắng, mày nhỏ, mũi cao được vị mao sinh, đều dùng một bài kệ mà khen. Từ lúc sống v.v… trở xuống là nêu riêng lúc sinh phát ra ánh sáng lợi chúng sinh, sắc thân mặt mày sáng đẹp oai nghi, viên quang thân Phật mầu nhiệm, ánh sáng Phật vòi vọi, mặt trời Phật chiếu khắp v.v… mỗi thứ đều khen ngợi. Như thế Vua cõi người v.v… trở xuống là thứ ba nói phát nguyện, trong đó một bài đầu là kết trước khởi sau. Sau hai mươi bốn bài rưỡi là nói về phát nguyện. Trong đó, có mười nguyện tức là mười đoạn: Có hai kệ là trong mộng thấy trống vắng được nghe tiếng Sám hối. Nay chỗ khen ngợi v.v… trở xuống, một bài kệ là nguyện được khuôn mặt thanh tịnh của Như lai. Công đức Chư Phật trở xuống có hai kệ là nguyện mộng thấy Như lai ban ngày nói Như thật. Con sẽ đầy đủ v.v… trở xuống là thứ tư, có hai bài kệ là nói nguyện thực hành sáu Độ trước người sau mình, riêng có nguyện được văn cú của Phật. Trong đây nguyện thành Đạo là ý trước người sau mình. Kính dâng trống vàng v.v… trở xuống có hai bài kệ rưỡi là nguyện gặp Đức Thích-ca được thọ ký. Nếu có chúng sinh v.v… trở xuống ba bài kệ là nói nguyện làm chỗ nương tựa cho chúng sinh. Ta ở vị lai v.v… trở xuống có hai bài kệ rưỡi, là nguyện biển nghiệp phiền não đều dứt hết. Trong đó, bài kệ đầu thề hành đạo, một bài kệ rưỡi sau chính là nguyện. biển công Đức v.v… trở xuống có năm bài kệ rưỡi là nguyện được đầy đủ các đức của Như lai. Sẽ độ chúng sinh v.v… trở xuống một bài kệ là nguyện cứu khổ chúng sinh, ban vui cho chúng sinh. Đời sau nhiều kiếp v.v… trở xuống có ba bài kệ là nguyện được thanh tịnh cõi nước cũng như chư Phật: một bài kệ đầu là thề hành đạo, hai bài kệ sau chính là nguyện, ở đầu các nguyện đều phải thề hành đạo, chỉ có văn lược không có mà thôi. Ba là Tín Tướng phải biết v.v… trở xuống hai bài kệ là kết tội xưa nay. Tướng Bạc v.v… là ở phẩm Thọ Ký sau, tức là tướng Bạc ánh sáng bạc. ------------------------ <詞>PHẨM KHÔNG Là nói về Bát-nhã để dẫn dắt công đức trước. Có bốn mươi lăm bài kệ chia làm ba: Bốn bài kệ rưỡi là tựa lược nói ý. Từ Thân luống dối ấy v.v… trở xuống hai mươi tám bài kệ là nói về lý không. Từ con dứt tất cả v.v… trở xuống mười hai bài kệ rưỡi là nói lợi ích quán Không để khuyên tục. Ở phần một có ba: Một bài đầu là tiêu biểu nay nói lược. Một bài rưỡi là giải thích ý lược nói. Hai bài là nói ở đây nói lược khiến được căn cơ chúng sinh. Vô lượng các kinh khác là chỉ cho trong các kinh Bát-nhã nói rộng có không, các pháp trong ngoài đều không thanh tịnh nên gọi là nói rộng. Nay trong kinh này chỉ có pháp trong không và trong pháp không nên gọi nói lược. Ý rộng lược cũng chẳng thể nhất định. Nếu nói theo Lý thì rộng là lợi căn, lược là độn căn. Nếu đối với giáo mà không chia ra giáo hay lý luận thì rộng là Độn căn, lược là Lợi căn. Lại chớ hỏi giáo và lý, thì rộng là lợi căn, lược là độn căn. Những người độn căn thì không có năng lực Tổng Trì và ít trí tuệ. Nay ở đây ý lược ở câu thứ ba. Trong phần ba, một bài đầu là biết căn Cơ, một bài kế là nói giáo. Phương tiện khác lạ mầu nhiệm, là nói nay nói lược khác xưa nói rộng, công đức xứng với căn cơ chúng sinh nên nói khác lạ mầu nhiệm. Các thứ nhân duyên nghóa là khác sự nói ở văn sau, nếu nói rộng không lợi, nói lược có ích nên nói khởi Đại Bi. Như sự hiểu biết của con là nói nay kinh mầu này như chứng mà nói. Chỉ biết ý chúng sinh ưa lược nên chẳng thể nói rộng. Thân ấy luống dối v.v… trở xuống là thứ hai, chánh nói lý không, ở đâu có hai: Hai mươi mốt bài kệ là nói người không. Từ như thế các đại v.v… trở xuống, bảy bài kệ là nói pháp Không. Ở phần một có: 1). Mười chín bài rưỡi kệ là nói riêng năm môn phi thường, là nói thân chúng sinh vô ngã vô thường, khổ, không, bất tịnh. Đây là quán Tục-đế năm môn phi thường, tức là năm đoạn: 1) Bốn bài kệ rưỡi là nói môn vô ngã, thân cũng như nhóm không, kết giặc mà nương không có thật chủ, tức là trái với lìa ngã, tất cả các căn đối với tự tánh không thể biết nhau, các duyên tự cảnh không thể duyên lẫn nhau, không có tự tại, đây tức là khiển ngã. 2) Từ Tâm như huyển hóa v.v… trở xuống. Năm bài kệ là nói môn Vô thường. Tâm thức như huyển, tự sinh tự diệt đuổi theo phân biệt sáu trần gây hại, lại thường nương tựa sáu căn và cảnh, ở chỗ rình xét thì mất không thể đến chỗ khác, như chim mắc lưới thì chết. 3) Từ thân không luống dối v.v… trở xuống là hai bài kệ rưỡi là nói về không. Nói thân luống dối tuy có ăn mặc nhưng không thể nuôi lớn, cũng không có tự ngã, tranh giành với người khác, cũng không có tự tánh làm chánh chủ của thân, chỉ do nhân duyên vọng tướng khởi lên như người máy. 4) Từ đất, nước, lửa, gió v.v… trở xuống bốn bài kệ là nói môn khổ, bốn đại trái nhau lửa gió bay lên, đất nước đi xuống. Lại tánh lửa, gió là Dương, hướng Đông, hướng Nam. Tánh của đất nước là âm, huớng về Tây và Bắc. Nói các phương cũng có hai. 5) Từ thức hai tánh tâm v.v… trở xuống ba bài rưỡi kệ là nói môn bất tịnh, một bài rưỡi đầu là nói hạt giống bất tịnh, tâm là thức a-lay-da (A-lại- da?), là sáu mươi hai thức tháo động, khởi nghiệp phiền não hạt giống bất tịnh. Chịu thân sáu đường nên nói hạt giống bất tịnh. Một bài kệ kế là nói rốt ráo bất tịnh. Hai là Thiện nữ phải quán v.v… trở xuống là nói Chân-đế. Văn rất dễ hiểu. Các đại như thế v.v… trở xuống là đoạn lớn thứ hai nói về pháp không. Ở phần một, hai bài kệ là nói Sắc pháp không, kế năm bài kệ là nói Sắc tâm pháp không. Tánh không hòa hợp là nói bốn đại vốn bất sinh, vì không thật có nên gọi là giả danh. Vô minh là tìm thể vô minh, tức là Chân Như tịnh Tâm, đâu có chỗ nào có thể tướng vô minh riêng, nên lấy giả danh gọi là Vô minh, cũng như sóng lìa nước chẳng khác. Từ ta dứt tất cả v.v… trở xuống, là đoạn lớn thứ ba: Nêu ích lợi khuyên tu. Trong đó có hai: 1) Tám bài rưỡi kệ là nêu quả ích để khuyên tu. 2) Ở vô lượng kiếp v.v… trở xuống, bốn bài kệ là nêu nhân ích để khuyên tu. Ở phần một có hai: 1) Hai bài kệ đầu là nói quả tư lợi. 2) Sáu bài kệ kế là nói quả lợi tha. Ta dứt tất cả, tức là Phật Thích-ca chứng quả do quán lý không, dứt các triền, dứt các phiền não. Các ông muốn dứt phiền não phải tu quán không nên gọi là khuyên tu. Đây là Đoạn Đức v. v… trở xuống ý khuyên giống như đây dễ tìm. 1) Nhà cửa năm Ấm v. v… trở xuống một bài là nói quả đức trí tuệ, hai là nói quả lợi tha. Trong đó có hai: 1) Hai bài rưỡi đầu là nói quả chuyển pháp luân. 2) Kế bốn bài kệ là nói quả nhiếp hóa chúng sinh. Ở phần một có hai: 1) Một bài rưỡi đầu là ở Lý nói chuyển. 2) Kế một bài kệ là y theo giáo nói chuyển. Các câu mở môn Cam lộ v.v… là nói theo người năng hóa, một là lược nói tên, mở ủy đều phân biệt chỉ bày. Cam lộ ví cho quả Niết- bàn. Như người thế gian do ăn Cam lộ trời mà bị quả sinh tử. Niết-bàn cũng giống vậy. Vào thành Cam lộ v.v… trở xuống bốn câu là nói theo người sở hóa. Một câu đều nói Văn tuệ, Văn tuệ chưa chứng gọi là vào thành, Tu tuệ gần chứng gọi là ở nhà, Tu tuệ chứng được gọi là ăn vị. Đồng với Khai Thị, Ngộ nhập trong kinh Pháp Hoa. Khai thị của kinh ấy tức đồng với khai thị của kinh này. Kinh ấy nói nhập thì kinh này gọi là nhập xứ, kinh ấy nói Ngộ thì kinh này nói ăn vị. Thổi loa pháp là như người thế gian muổn đổi niên hiệu thì phải thổi loa. Như lai cũng như thế. Muốn đổi danh tự chương cú Tiểu thừa thì phải nói pháp Đại thừa. Đánh trống pháp là như trống thế gian, tiếng trống gần xa đều nghe mà đồng tâm phá địch. Giáo pháp Đại thừa cũng như thế, khiến tất cả người nghe tiến vào thắng cảnh phá địch phiền não, nên gọi là đánh trống. Đốt đèn pháp: như đèn thế gian chiếu sáng muôn vật khiến tất cả đều thấy. Phật cũng như thế, nói Đại thừa để hiển rõ các pháp, khiến được Nhất thiết trí nên gọi là Đốt đèn. Rưới xuống mưa pháp: như mưa thế gian khiến lúa thóc thêm lớn. Giáo pháp Phật cũng thế, khiến gốc lành thêm lớn, y theo luận Pháp Hoa mà hiểu rõ như thế. Ta khiến tồi phục v.v… trở xuống là thứ hai, nói về quả đức lợi tha, trong đó một bài đầu là nói đức Tồi tà tức là hàng phục Thiên ma. Ba bài kế là nói đức cứu khổ, tức là hóa độ sáu đường. Trong vô lượng kiếp v.v… trở xuống là đoạn lớn thứ hai nói nhân ích để khuyên tu, trong đó có hai: 1). Hai bài kệ là nói khó làm mà làm được, trong đó nửa bài kệ là nói tu dài lâu, nửa hàng kế là nói tu cung kính, nửa hàng kế nữa là nói tu Vô gián, nửa hàng kế là nói tu các hạnh khác, tức là bốn tu trong Nhiếp luận. 2). Có hai bài kệ nói khó bỏ mà bỏ được. Ba câu đầu là nói nội thí, một câu kế là nói ngoại thí, một bài kệ sau là nói ngoại thí. ------------------------- <詞>PHẨM TỨ THIÊN VƯƠNG Trên đây phẩm thứ nhất là nói thể của kinh xong, mười hai phẩm từ phẩm này trở đi là nói Lực dụng của kinh, hiển bày đủ nhân quả thường trụ. Sức đâu chẳng phải lớn, cho nên nói là kế. Trong đây có hai: một là năm phẩm trước nói năng lực lớn của kinh, khuyên chúng sinh mở mang, kế là bảy phẩm như phẩm Chánh Luận về sau nói người hay mở mang được năng lực kinh này để thành ý trước. Đối với năm phẩm trước có hai: Một phẩm đầu nói bốn vị vua trời nguyện mở rộng kinh này, bốn phẩm kế là nói tám Bộ lợi ích người mở rộng kinh. Lại bốn vị vua trời ở bốn phía núi Tu-di gọi là núi Na-can-ha-la, cách mặt đất bốn vạn hai ngàn do-tuần, mỗi bề đều như thế. Trên có bốn vị vua trời, Vị vua Trời phía Đông tên là Đề-đầu-lại-tra. Ở đây dịch là Trì quốc thống lãnh các trời. Hai bộ quỷ thần Càn-thát-bà và Tỳ-xá-xà. Vị vua Trời phía Nam tên là Tỳ-lư-lặc, Hán dịch là Tăng Trưởng chủ lãnh các chúng trời và hai bộ quỷ thần Cưu-bàn-trà, Miệt-lệ-đa. Vị vua Trời phía Tây tên là Tỳ-sa-môn, Hán dịch là Đa Văn, thống lãnh chúng trời và hai bộ quỷ thần rồng, Phú-đơn-na. Vị vua Trời phía Bắc tên là Tỳ-sa- môn, Hán dịch là Đa Văn, thống lãnh chúng trời và hai bộ quỷ thần Dạ- xoa, La-sát nên gọi là phẩm Tứ Thiên Vương. Trong phẩm có ba: Một là nói Tứ Thiên vương nguyện hoằng, Như lai thuật thành năng lực lớn của kinh cho nên Tứ Thiên vương nguyện hoằng. Nguyện hoằng họp lý nên Phật thuật lại. Hai là nói kệ đã xong v.v… trở xuống là nói Tứ Thiên vương khen Phật, kinh năng thành tựu cho người nên Phật khen kinh. Ba là Văn xuôi sau kệ nói Tứ Thiên vương vui mừng cúng dường phát nguyện, vì nghe năng lực lớn của kinh nên sinh tâm vui mừng cúng dường Phật mà phát nguyện. Ở phần một có ba: Nói người năng hoằng. Bạch Phật v.v… trở xuống là khen pháp được hoằng. Kim quang minh v.v… trở xuống là nói pháp được người hoằng. Trong phần thứ ba có hai: một là khen Kinh Đức trọng, Đức trong nên có nhiều tài. Ở phần một có ba: một là chư Phật ái trọng, là nói kinh này hiển bày Nhân của Tánh đức, hai là các vị trời lễ kính, là nói kinh sinh ra Đạo tu đức. Ba là Tứ Thiên vương khen Phật là nói kinh thành quả tu đức. Ở phần đầu là khen pháp. Như Kim quang minh, Pháp thân tánh nhân như kim (vàng) Bát-nhã tánh nhân như Quang, giải thoát nhân như Minh. Ví như Phật tánh của ba thân cũng được, kế là chư Phật, Thế Tôn v.v… trở xuống là nói người. Người là Ứng thân của chư Phật, lấy pháp làm thầy nên nói là hộ niệm. Như Đại kinh nói: Thầy của chư Phật gọi là Pháp. Ở phần hai cũng trước khen pháp, pháp năng sinh ra Đạo của hạnh Bồ-tát, cho nên nói trang nghiêm công đức sâu mầu của Bồ-tát. Kế là nói người, người năng nói đạo tu hành nên được các vị trời cung kính. Ba, Năng khiến v.v… trở xuống cũng trước là khen pháp. Pháp thành bốn đức khiến các trời nguyện ưa thích nên nói vui mừng. Kế là nói người, tâm người vui mừng cho nên miệng khen ngợi. Nên nói cũng là khen ngợi. Ở phần hai khen kinh có nhiều công năng, có ba: một là sinh trí tuệ, hai là cho vui sướng, ba là diệt khổ. Trong đó có hai: một là nói riêng. Nêu chỗ quan trọng v.v… trở xuống là kết chung. Trong riêng có bảy khổ là ba đường, sợ hãi, oán tặc, đói kém, bệnh tật, sao xấu, buồn khổ. Từ Thế Tôn là kim quang minh v.v… trở xuống là đoạn lớn thứ ba nói về pháp, là người hoằng có hai: Nói Tứ Thiên vương nghe kinh được lợi. Tứ Thiên vương chúng ta có khả năng giảng nói chánh pháp v.v… trở xuống là phát nguyện hoằng thông. Phát nguyện mở rộng, do đó được lợi ích. Tâm tiến lên mạnh mẽ là nói trí tuệ. Trong phần hai có năm phen, đại là hai riêng, có hai: Phen đầu là nói Tứ Thiên vương tự nguyện ủng hộ, Phật liền thuật thành. Bốn phen kia khuyên người khác mở rộng, Như lai thuật thành. Ở phần một có hai: một là Tứ Thiên vương nguyện hộ, hai là Như lai thuật. Ở phần đầu lại có: 1) Tứ Thiên vương tự nói có đức mở mang giữ gìn. 2). Nếu cõi nước này v.v… trở xuống chính là phát nguyện. Hay nói là hay nói mười hai bộ. Tu hành là sáu Độ, hai câu này nói đức xuất thế. Là Pháp vương thế gian v.v… trở xuống là nói đức thế gian. Trong chánh phát nguyện thứ hai có hai: Một là nguyện hộ nước. Hai là như các quốc vương v.v… trở xuống là nguyện hộ người. Kế là trong phần Phật kể lại có: 1) Là khen. 2) Nói chánh pháp v.v… trở xuống là nói chánh thuật. Trong phần một nói Tứ Thiên vương ở quá khứ cúng dường chư Phật. Tứ Thiên vương nay lên vị Sơ địa, ba A-tăng-kỳ kiếp thực hành hạnh gieo trồng các gốc lành hơn tâm người đời như kinh Đại Tập nói: Sơ địa làm Tứ Thiên vương, Nhị địa làm vua trời Đạo-lợi, Tam địa làm vua trời Diêm-ma, Tứ địa làm vua trời Đâu- suất, Ngũ địa làm vua trời Hóa-lạc, Lục địa làm vua trời Tha hóa, Thất địa làm vua trời Sơ thiền, Bát địa làm vua trời Nhị thiền, Cửu địa làm vua trời Tam thiền, Thập địa làm vua trời Tứ thiền, Thập hồi hướng làm vua Kim luân, vua bốn thiên hạ, Thập hạnh làm vua Ngân luân vua ba thiên hạ, Thập giải làm vua Đồng luân vua hai thiên hạ, Thập tín làm vua Thiết luân vua một thiên hạ. 3) Trong chánh thuật gồm có: 1) Thuật thành có Đức, vì nghóa ấy nên dưới thuật thành Nguyện hộ, chẳng thuật nghe pháp được lợi. 2) Trong thuật nguyện hộ trước thuật hộ người. 3) Các ông nếu có thể v.v… trở xuống lại thuật hộ nước, văn rất dễ hiểu. Hai là bốn phen khuyên người khác mở rộng, trong đó có ba: Phen đầu khuyên người khác mở rộng kinh. Kế hai phen là bày phương pháp mở rộng kinh. Một phen sau là nói được mất để kết khuyên Bồ-tát chẳng những tự hành mà còn muốn hóa tha nên trước khuyên người khác mở rộng kinh. Mở rộng kinh phải có phương pháp cho nên kế là bày phương pháp. Đã biết phương pháp mà chẳng làm thì mất, làm thì là được nên kế là nói được mất. Trong phen đầu: 1) Tứ Thiên vương khuyên. 2) Như lai thuật. Trong Tứ Thiên vương khuyên có hai: 1) Khuyên quốc vương mở rộng kinh. 2) Vì nhân duyên ấy v.v… trở xuống là nói Tứ Thiên vương ủng hộ. Trong đó có hai: 1) Tứ Thiên vương nghe pháp được lợi, việc được lợi như trên. 2) Cho nên chúng con v.v… trở xuống là nói vua cõi người được hộ. Trong đó có ba: 1) Là nói hộ pháp. 2) Kế cũng phải v.v… trở xuống là hộ người. 3) Lại cõi khác v.v… trở xuống là hộ nước. Hộ nước có ba: 1) Là biểu. 2) Có vua cõi người v.v… trở xuống là giải thích. 3) Khởi các sợ hãi v.v… trở xuống là kết. Hỏi: Kinh và Tứ Thiên vương vốn là lợi tha vì sao lại khiến nước ấy có khổ? Giải thích rằng kinh và Tứ Thiên vương không có tâm chung ấy, nhưng cõi này mở rộng kinh thì cõi này có đức, vua ấy ác ý thì trái với có đức này nên điều ác tự đến. Như người tâm ác thì trái Phật và cha mẹ. Văn có thể hiểu. Kế là trong phần Phật thuật có hai: Một là hai mươi hàng trước thuật Tứ Thiên vương ủng hộ. Hai là nếu ở đời vị lai v.v… trở xuống là thuật đức vua mở rộng kinh. Trong phần một có ba: 1) Thuật thành Hộ pháp. 2) Từ các Vua cõi người v.v… trở xuống là thành hộ người. 3) Từ lại hay ủng hộ v.v… trở xuống là thuật thành hộ cõi nước. Hộ cõi nước có ba: 1) Lược thuật. 2) Từ Tứ Thiên vương phải biết v.v… trở xuống là thuật rộng. 3). Từ nhân duyên ấy v.v… trở xuống là kết, văn rất dễ hiểu. Kế là thuật thành: 1) Vua cõi người mở rộng kinh. 2) Từ vua ấy tức là v.v… trở xuống là Thiên vương được lợi ích. 3) Các Vua cõi người ấy v.v… trở xuống là khuyên. Vua cõi người v.v… trở xuống là khuyên Vua cõi người mở rộng kinh. 4) Từ nhân duyên ấy v.v… trở xuống là khuyên Thiên vương hộ thành. Văn rất dễ hiểu. Ở đoạn lớn thứ hai có hai phen, phen một là nói phương pháp mở rộng kinh, phen thứ hai là phương pháp dụng tâm. Ở phần một có hai: 1) Tứ Thiên vương khuyên. 2) Như lai thuật. Trong phần một lại có hai: 1) Nêu quả báo. 2) Từ Vua cõi người như thế v.v… trở xuống là nói tu nhân. Trong đó có hai: 1) Nói trọng pháp. 2) Từ người nói pháp v.v… trở xuống là nói kính người. Văn rất dễ hiểu. Kế là Trong phần Phật thuật chỉ nói về thực hành nhân, không nói về được quả. Trong phần thuật nhân ở trước nói kính người. Thứ đến Từ thầy nói pháp v.v… trở xuống là thuật trong pháp. Văn rất dễ hiểu. Trong phen hai có hai: 1) Tứ Thiên vương khuyên. 2) Như lai thuật. Ở phần một có hai: 1) Bày nghe pháp vận Tâm. 2) Từ Thế Tôn là các Vua cõi người v.v… trở xuống là bày cúng dường vận tâm. Hỏi: Tứ Thiên vương là Sơ địa trở lên vì sao nói Vua cõi người thuật thiện. Giải thích rằng: Đây là Ứng Tích khiến vật kính ngưỡng sinh Thắng Phước. Văn rất dễ tìm. Tiếp là trong phần Phật thuật chỉ nói về cúng dường vận tâm, không nói về nghe pháp vận tâm. Trong thuật có hai: 1) Cõi này Đức Thích-ca thuật, Vua cõi người cúng dường. 2) Từ chư Phật, Thế Tôn nghe âm mầu ấy v.v… trở xuống là nói chư Phật khen bốn chúng mở rộng kinh. Ở phần một có hai: 1) Nói chẳng phải chỉ chiếu cung trời mà còn xa đến đại thiên, cũng đến khắp cõi Phật mười phương. 2) Trong tám tha phương thứ hai có hai: 1) Là nói nghe thấy khởi thần biến. 2) Từ khác miệng đồng tiếng v.v… trở xuống là khen ngợi, trong đó có hai: 1) Khen bốn chúng mở rộng kinh. 2) Từ bấy giờ mười phương v.v… trở xuống là khen bốn chúng được quả, trong đó có hai: 1) Khen sẽ được. 2) Từ các người đã hay ngồi v.v… trở xuống là khen đã được. Trong nhân nói quả nên gọi là được. Mười hai thứ hạnh là pháp Tiểu thừa. Trống pháp vô thượng tức là pháp Đại thừa. Đoạn lớn thứ ba dùng một phen để nói được mất. Trong đó có hai: một là Tứ Thiên vương, hai là Như lai thuật. Ở phần một có hai: Một là nhắc lại việc Vua cõi người mở rộng kinh ở trên, hai là từ ta vì kính niệm v.v… trở xuống là nhắc lại trên trời nghe nhân. Cùng một hạnh là nói Vua cõi người mở rộng kinh cùng Tứ Thiên vương, đồng hạnh Đại thừa, nên gọi là một hạnh. Không có trái nhau gọi là Hạnh tương ưng. Lại Vua cõi người ấy mở rộng kinh lợi ích Tứ Thiên nên gọi là Thí chủ. Hai là Từ nếu có Vua cõi người v.v… trở xuống là kết khuyên. Trong đó có ba: 1) Nói nếu chẳng mở rộng kinh thì nước sẽ thất bại. 2) Từ nếu có Vua cõi người muốn được tự hộ v.v… trở xuống nói có hoằng kinh thì có đắc là đất nước thịnh vượng. 3) Từ do nhân duyên đó v.v… trở xuống là kết khuyên tu hành. Ở phần một có bốn: 1) Nói chẳng mở rộng kinh này. 2) Từ Tứ Thiên vương chúng ta v.v… trở xuống là nói bốn vị vua mất lợi. 3) Từ bọn ta Tứ Thiên vương v.v… trở xuống là nói các trời bỏ nước. 4) Từ nước ấy sẽ có v.v… trở xuống là nước bại vọng. Kế là mở rộng kinh thì được có bốn: 1) Nói Vua cõi người muốn được cả nước yêu mến. 2) Từ Vua cõi người ấy v.v… trở xuống là khuyên Vua cõi người mở rộng kinh. 3) Chúng ta Tứ Thiên vương v.v… trở xuống là nói Tứ Thiên vương được lợi ích. 4) Từ như các Phạm Thiên v.v… trở xuống là nói nước an ổn. Trong đó có ba: 1) Nói kinh này dụng hơn ba luận kia. 2) Từ như thế vô lượng công đức v.v… trở xuống là người nói kinh này hơn người nói luận kia. 3) Từ nếu Diêm-phù-đề v.v… trở xuống là nói lý kinh này hơn lý ba luận kia. Nói muốn luận là bốn Vi-đà kinh nói việc Phạm thiên lìa dục. Nói Đế Thích khéo luận là luận Già-la nói về mười điều lành. Nói luận thần tiên là luận Già-thế-sư-di nói về thuốc tiên năm thần thông. Vì sao pháp này hơn ba luận kia? Vì kinh này Như lai Đại Bi rộng làm lợi ích tất cả chúng sinh mà cho vui cứu khổ nên hơn các luận ấy. Năng lực Đại Bi hơn Phạm thiên, năng lực khổ hạnh hơn Đế Thích. Đây là cùng nêu một bên. Kế đến Trong thuật có hai: 1) Là thuật hộ Vua cõi người. 2) Từ nếu có người v.v… trở xuống là thuật hộ chúng. Văn rất dễ hiểu. Nói kệ xong v.v… trở xuống là đoạn lớn thứ hai, trong phần khen ngợi có hai: một là Tứ Thiên vương thỉnh Phật, hai là Như lai khen kinh. Ở phần một có ba: 1) Là hai câu nêu. 2) Sáu bài kệ khen. 3) Hai bài kệ là kết. Trong hai có hai:Một là bốn bài rưỡi kệ là khen hai Ứng thân, Hóa thân. Hai là một bài rưỡi kệ sau là khen Pháp thân. Ở phần một có hai: 1) Ba bài là lược. 2) Một bài rưỡi là rộng. Trong lược có hai:Một là một bài rưỡi là khen Hoa thân sắc sáng, mặt mắt răng trắng. Kế là một bài rưỡi là khen Thân công đức trí tuệ Tam- muội. Trong rộng có hai: 1) Một bài là nói rộng Hóa thân. 2) Nửa hàng là nói rộng Ứng thân. Trong phần khen pháp thân, nửa hàng đầu là khen thể của Pháp thân. Trong phần hai Như lai khen có bốn: 1) Năm bài kệ là khen năng lực rộng lớn của kinh. 2) Từ cõi Diêm-phù-đề v.v… trở xuống mười hai bài rưỡi kệ là khuyên Vua cõi người mở mang. 3) Từ Kim Quang Minh ấy v.v… trở xuống bốn bài là khiến Tứ Thiên vương giữ gìn. 4) Từ nếu có được nghe v.v… trở xuống ba bài là kết luận ba nghóa ở trên. Ở phần một có hai: Một là hai bài là khen Thể. Kế ba bài là khen dụng. Trong phần một, một bài là nói pháp, kế một bài là nói người. Trong dụng, một bài đầu là nói cho vui. Kế một bài là nói Sinh thiện, một bài sau là cứu khổ. Ở đoạn hai, trong hai mươi hai bài rưỡi có hai: 1) Bốn bài rưỡi là khuyên mở mang. 2) Từ kinh ấy năng làm v.v… trở xuống mười tám hàng là nói được lợi ích. Trong phần mở rộng, hai bài rưỡi đầu là nói người mở mang có lợi, hai bài sau chính là khuyên được lợi ích có hai: Hai bài rưỡi là nói về pháp, có ba: một bài rưỡi đầu là nói sinh Đạo Thiện, một bài kế là nói cứu khổ sinh tử, một bài sau là cho nhân an vui. Là ví dụ nói có ba: 1) Là cây báu. 2) Nước mát lạnh. 3) Châu báu. Văn rất dễ hiểu. Ở phần Thiên hộ thứ ba có bốn: Một bài đầu là các trời cúng dường. Một bài kế là nói Tứ Thiên vương che chở, đây chính là hộ pháp. Một bài là nói chư Phật hộ niệm, một bài kế là nói quỷ thần ủng hộ, hai thứ này chính là hộ người. Đoạn lớn thứ tư là kết luận ba nghóa trên, có ba: 1) Một bài là kết khen năng lực rộng lớn của kinh. 2) Một bài kế là kết luận Vua cõi người nghe nhận. 3) Một bài cuối là kết luận các vua trời ủng hộ. Văn xuôi sau kệ là đoạn lớn thứ ba nói người nghe kinh ưa thích rải hoa cúng dường, nguyện mở rộng kinh. Nói pháp vắng lặng là lãnh hội, hiểu rõ thể Pháp thân ở trên. --------------------------- <詞>PHẨM ĐẠI BIỆN Bốn phẩm dưới đây là đoạn lớn thứ hai, nói Nhân hộ lợi ích cho người mở rộng kinh tức là bốn thứ khác nhau. Một phẩm đầu và phẩm Công Đức là nói lợi ích tiền của. Phẩm Địa Thần cho ăn uống, phẩm Tán Chỉ là lợi ích trí tuệ. Nếu không có biện tài, tiền của, y phục, ăn uống, trí tuệ thì chẳng thể mở mang chánh pháp, cho nên bốn vị Thần thứ lớp làm lợi ích. Đại Biện Thần tích này ở trên cõi trời. Thần vốn là Bồ-tát Cửu địa có đủ bốn biện nên gọi là phẩm Đại Biện. Văn có hai: 1) Lợi ích người nói. 2) Từ sẽ khiến v.v… trở xuống là lợi ích chúng nghe. Ở phần một có hai: Một chính là nói lợi ích người nói. Hai là Từ nếu có chúng sinh v.v… trở xuống là khuyên vì người khác nghe. Lại trong một có hai: một là lợi ích bốn biện, ba câu đầu là ưa thích nói biện, hai câu kế là Từ (lời) biện, một câu sau là nói hai biện pháp, nghóa. Kế là Từ nếu trong kinh ấy v.v… trở xuống là lợi ích của năng lực Tổng trì. Trong phần khuyên vì người khác nói có hai: Một là nói người được giáo hóa có gốc lành. Hai là Từ người nói pháp ấy v.v… trở xuống là khuyên nói cho người khác nói. Trong đoạn lớn thứ hai lợi ích cho chúng nghe có ba: Một là lợi ích phước tuệ, trước cho trí tuệ, sau lợi ích phước báo. Hai là Từ khéo biện luận v.v… trở xuống là cho bốn biện khéo hiểu phương tiện, tức là Từ Biện, hay khéo biện họp các luận là ưa biện luận. Khéo biết kỷ thuật tức là hai biện pháp, nghóa. Ba là Từ ra khỏi sinh tử v.v… trở xuống là nói được quả Phật. Phẩm Công Đức Thiên: Thần Tích này là vua Thần cây, hễ đến chỗ nào cũng đều cho người niềm vui thù thắng, nên gọi là Công Đức. Tiếng nước ngoài gọi là Thần, cũng gọi là Thiện (Trời) Thần này vốn là Sơ Địa. Sơ Địa đầy đủ Đàn ba-la-mật nên có tiền của làm việc tự tại. Phẩm có hai: 1) Cho người nói chỗ cần dùng. 2) Từ ta ở quá khứ v.v… trở xuống là cho chúng nghe tiền của. Trong phẩm này cũng cho ăn uống, nhưng cho tiền của chính là. Trong một có hai: Một chính là cho điều gì cần cho đến khiến tìm được kinh. Hai là Từ nếu có chúng sinh v.v… trở xuống là khuyên khiến mở rộng kinh. Trong đó trước nói gốc lành được hóa độ là nói pháp, sau chánh khuyên mở rộng kinh, các chúng sinh ấy v.v… trở xuống là nói sở hóa được lợi ích. Đoạn lớn thứ hai cho người nghe tiền của, trong đó có hai: 1) Nói Đức có thì cho. 2) Nếu có người v.v… trở xuống là nói ban cho điều gì cần. Trong phần một, trước là nói gốc lành gieo trồng đời trước. Cho nên ta nay v. v… trở xuống là nói nay thân được quả báo tùy ý. Cho nên dùng tâm từ tùy chỗ nghó nhớ, dùng Thiên nhãn chỗ nào cũng nhìn thấy, dùng thân thông đến bất cứ chỗ nào đều khiến cho chúng sinh được vui bảy báu đầy đủ. Ở đoạn lớn thứ hai là nói điều gì cần có ba: 1) Lược nói. 2) Từ phương Bắc này v.v… trở xuống là nói rộng. 3) Từ phải nên dốc lòng v.v… trở xuống là kết khuyên. Trong phần một có hai: Một là khuyên tu Nhân ấy. Tu nhân là khen Kim Quang Minh là trời Công đức cúng dường chư Phật, riêng dùng hương hoa cúng dường Thiên thần. Hai là Phải biết người ấy v.v… trở xuống là nói được quả. Được quả tức là tài bảo, vị đất lúa thóc rau quả sum suê sinh ra các vật; đoạn hai cũng có hai: một là khuyên tu nhân, hai là từ đây ngày đêm v.v… trở xuống là nói được quả. Trong phần một có ba: Một là bày chỗ ở. Hai là nếu có muốn được v.v… trở xuống chính là khuyên tu Nhân. Ba là Từ thực hành thệ nguyện ấy v.v… trở xuống là nói trời đến. Trong phần hai tu nhân có bốn: Tu trị trong ngoài, chỗ ở quét trước thanh tịnh là ngoài, mặc áo thoa thân là trong. Vì ta trí thân v.v… trở xuống là nói cúng dường Tam bảo. Từ lúc đó sẽ nói v.v… trở xuống là nói đọc tụng chú. Từ bảy ngày bảy đêm v.v… trở xuống là nói tu hành phát nguyện. Nói chương cú quán Đảnh tức là thần chú. Nói thần chú gồm có bốn thứ: Một là khen công đức chư Phật. Hai là nói Đệ-nhất-nghóa đế. Ba là nói cây thuốc. Bốn là nói tên quỷ thần. Trong đây là nói công đức chư Phật. Nói công đức chư Phật để rưới trên đầu Tín tâm của chúng sinh mà lên ngôi vị Pháp vương. Từ dụ làm tên nên nói Quán đảnh. Nương vào sức chú này sẽ được quả lành nên nói cát tường chẳng dối. Đẳng đồng chúng sinh là muốn thực hành pháp này phải có người đồng hành. Gốc lành bậc trung, nếu hạ căn thì tâm ít tụng, chẳng được sức chú, Thượng căn thì đức dày chẳng nương vào sức chú. Vậy phải là Trung căn. Tu hành phát nguyện rất dễ hiểu. Ba là trong phần trời đến, trước là khiến khởi niệm. Từ chỗ ở v.v… trở xuống là nói Thiên thần đến. Trong đoạn lớn thứ hai được quả: 1) Nói chỗ cần không tin, đây là vui. 2) Nếu vì mình v.v… trở xuống là nói trước sau phò hộ. Đây là dứt khổ, hai là kết duyên rất dễ hiểu. ----------------------------- <詞>PHẨM KIÊN LAO ĐỊA THẦN Phẩm thứ ba này là bố thí thức uống ăn lợi ích người tu. Thân có khả năng giữ gìn đất đai chẳng để hư hoại, do công đức mà được gọi tên. Thần này cũng là tích ở Thần đất, vốn là từ Sơ địa trở lên cho nên có hạnh thí thức uống ăn tự tại. Trong phẩm có ba: một là nói Thần đất cúng dường người mở rộng kinh. Hai là Từ ta lúc ấy v.v… trở xuống là nói do cúng dường nên được mở rộng kinh. Ba là Từ các chúng sinh ấy v.v… trở xuống là nói do mở rộng nên được quả tốt đẹp cao quý tốt đẹp. Trong phần một có ba: 1) Là biểu thị chỗ ở. 2) Từ Thế Tôn kinh điển v.v… trở xuống là nói về cúng dường. 3) Từ Ta nghe pháp rồi v.v… trở xuống là nói nghe pháp được ích. Một và hai rất dễ hiểu. Trong ba có hai: 1) Nói Thần đất được ích. 2) Từ đất bằng này v.v… trở xuống là nói chúng sinh được lợi ích. Trong đó có ba: 1). Nói đọc tụng đất phì nhiêu thêm lớn trăm vị nuôi sống thân sức, dung nhan đẹp đẽ. Đây là tài lợi. Từ thành tựu như thế v.v… trở xuống là nói pháp lợi ích. 3) Từ cho nên thế gian v.v… trở xuống là kết. 1) Kết tài lợi. 2) Từ các chúng sinh ấy v.v… trở xuống là kết pháp lợi. Văn rất dễ hiểu. Trong đoạn lớn thứ hai nói mở rộng kinh có ba: 1) Nói Thần đất thỉnh nói kinh này. 2) Từ vì sao thế v.v… trở xuống là nói kinh lợi ích chúng sinh. 3). Thế nên Thế Tôn v.v… trở xuống là khuyên người nghe nhận. Một và hai rất dễ hiểu. Trong ba: 1) Nói giáo niệm dạy nghó nhớ. 2) Từ Ta sẽ v.v… trở xuống là khuyên nghe nhận. 3) Từ đã nghe nhận rồi v.v… trở xuống là nói vui mừng có năm việc: 1) Mừng nghe pháp. 2) Từ Đã là nhiếp lấy v.v… trở xuống là mừng nhiếp công đức. 3) Từ gặp được v.v… trở xuống là mừng gặp chư Phật. 4) Từ ba Ác v.v… trở xuống là mừng được khơi đường ác. 5) Từ đời vị lại v.v… trở xuống là mừng được sinh lên làm trời, làm người. Ở đoạn lớn thứ ba nói mở rộng kinh được quả, trong đó có ba: một là Thần đất nói về được quả, hai là Như lai dạy bảo, ba là Thần đất kinh đáp. Trong phần một có hai: một là nói mở rộng kinh, một là Dụ, trong kinh có nói về một thí dụ, một là Duyên, trong kinh có nói một nhân nguyện sự, duyên sự. Hai là Từ Thế Tôn v.v… trở xuống là nói được quả. Đất mầu mỡ, vật sum suê tươi tốt, chúng sinh được vui là nói Báo quả. Nhiều tiền của v.v… trở xuống là nói Tập quả. Trong phần Phật thuật thứ hai có hai: 1) Nói người nghe được báo. 2) Từ Thần đất v.v… trở xuống là nói người cúng dường được quả báo. Trong phần kính đáp có hai: 1) Nói Thần đất cúng dường người nói. 2) Từ nếu có chúng sinh v.v… trở xuống là nói chúng sinh lắng nghe. 3) Từ các chúng sinh ấy v.v… trở xuống là nói chúng sinh được quả: 1). Nói được báo vui. 2). Từ gặp gỡ v.v… trở xuống là nói được quả. Văn rõ ràng không cần giải thích. ----------------------------------- <詞>PHẨM TÁN CHỈ QUỶ THẦN Đây là đoạn lớn thứ tư nói về cho trí tuệ. Tiếng nước phạm là Tán-chỉ-tu-ma, Hán dịch là Mật thần, tích ở quỷ vương, vốn là Thập địa. Cho nên có thể dùng khí lực trí tuệ mà lợi ích người mở rộng kinh. Trong phẩm có ba: Nói làm lợi ích người mở rộng kinh. Do cớ ấy v.v… trở xuống là người nói được ích nên mở rộng kinh. Từ Nam-mô v.v… trở xuống là quy y các Thánh. Do năng lực quy y các Thánh nên có hai tài năng ấy. Trong một có hai: 1) sức Thần ủng hộ dứt ác. 2) Từ nhân duyên nào v.v… trở xuống chính là nói dùng khí lực trí tuệ mà tăng ích người nói. Trong một có ba: Nói người năng hộ. 2) Từ kim quang minh ấy v.v… trở xuống là nói pháp được hộ. 3) Từ Ta sẽ v.v… trở xuống là nói việc thủ hộ. Trong đó, một là hộ người nói, hai là hộ chúng nghe, ba là hộ cõi nước. Văn rất dễ hiểu. Ở đoạn lớn thứ hai có hai: 1). Nói có công năng làm lợi ích. 2) Từ Thế Tôn Tán v.v… trở xuống là nói lợi ích chúng sinh, có ba: 1) Nói đức có công năng biết hai Đế. 2) Từ Ta hiện thấy v.v… trở xuống là nói có Đức biết được hai trí. 3) Từ ta đối với các pháp v.v… trở xuống là song kết hai việc trên. Nói hai Đế đều có Sự Lý, vọng pháp sai khác là Sự Tục-đế. Duyên Tập luống dối là Lý Tục-đế. Chân pháp hằng sa là Sự Chân-đế. Hằng sa tức như thế là Lý Chân-đế. Ta biết tất cả pháp tức là biết Sự Tục-đế. Tất cả duyên pháp tức là Lý Tục-đế. Trong phần một, hai chữ ta biết chung cho hai câu dưới. Hiểu rõ tất cả pháp là biết giới hạn của pháp. Đây là lại hiểu biết giới hạn của pháp mà nói. Cho nên nói rõ tất cả pháp là hiểu ở câu đầu. Biết pháp thế đế lấy luống dối làm giới hạn, nên nói giới hạn của pháp hiển bày ở câu sau. Tất cả pháp như tánh, tức là Lý Chân-đế. Lý không hai nên gọi là Như, chẳng thay đổi gọi là tánh. Cũng là tánh tức là cụ thể. Đối với tất cả pháp đều chứa đựng tất cả pháp tức là Sự Chân-đế. Trong mỗi đức nhiếp tất cả đức nên nói chứa đựng. Trong phần một, bốn chữ Như pháp An Trụ chung cho hai câu dưới. Như lý mà chứng, như Sự mà biết, không có công dụng động tâm nên nói là như pháp an trụ. Trong phần hai nói biết hai Trí thì bốn câu đầu là nói biết thể của trí một câu sau là nói biết dụng của trí. Nói Trí quang là nói Thật Trí. Đương pháp mà chiếu không có tối ngại như ánh sáng mặt trời. Nói đuốc trí là nói Trí phương tiện tùy duyên mà chiếu như ánh sáng của đuốc. Nói Trí hạnh là nói hai trí sau dưới chẳng làm mà làm. Trí tụ, là nói hai trí trên các đức chứa nhóm nên gọi là Tụ. Nói Trí thể xong rồi thì nói Trí Cảnh, là y hai trí trên làm cảnh biến hóa. Như hóa thân nên gọi là cảnh. Nên Đại Kinh nói: các cảnh giới Phật đều vô thường. Cả trí thể, trí dụng này đều không tên không hình tướng. Không hình tướng nên chẳng thể nghó, không tên nên chẳng thể bàn. Quỷ vương chứng biết không phải là cảnh tướng của vọng tâm, cho nên nói hiện thấy. Ở trong kết thứ ba chánh giải, là biết sự thế đế chẳng phải tà nên nói chánh giải, chẳng phải Tỷ lượng nên gọi chính là quán, chẳng phải biết tướng chung nên gọi chính là phân biệt. Đã là kết luận ở trên biết sự thế đế. Chánh giải đối với duyên là kết ở trên biết Lý Tục-đế. Chánh có công năng giác liễu. Đây là kết chung biết Sự Lý Chân-đế và cảnh của trí thể, trí dụng. Ở đoạn lớn thứ hai chánh nói lợi ích chúng sinh, có hai: 1) Nói ích Sự, tức là đầy đủ năm việc: biện tài, thân lực, bén nhạy, trí tuệ và ức niệm. 2) Từ Tâm không v.v… trở xuống là nói ích tướng, tức là không có ba việc mỏi mệt, thọ vui, hoan hỷ. Trong đoạn lớn thứ hai nói người nói được ích nên có khả năng mở rộng kinh, trong đó có bốn: 1) Người nói có Trí năng thuyết. 2) Từ nếu có chúng sinh v.v… trở xuống là nói người nghe khéo kham nhận. 3) Từ người nói pháp v.v… trở xuống là khuyên vì vật nói thành một thứ trên. 4) Từ Vô lượng chúng sinh v.v… trở xuống Là nói người nghe được lợi. Đó tức là năm thứ lợi ích trí tuệ, công đức, thọ vui, Bồ-đề và lìa khổ. Đoạn lớn thứ ba là quy y rất dễ hiểu. ---------------------------------- <詞>PHẨM CHÁNH LUẬN Phẩm sau là đoạn lớn thứ hai, nói người mở rộng kinh được năng lực kinh này. Trong đó, có hai: một là ba phẩm đầu nói người mở rộng kinh được như ích, hai là bốn phẩm sau nói được quả ích. Ba phẩm đầu là ba đoạn. Phẩm Chánh Luận nói Bồ-tát Tín Tướng giảng nói. Phẩm Thiện Tập nói Thích-ca giảng nói. Phẩm Quỷ Thần nói bốn chúng giảng nói. Nói chánh luận là Tứ Thiên vương và Phạm Thiên hỏi đáp nói về Trị Hóa chánh pháp, nên gọi là phẩm Chánh Luận. Hỏi: Trị quốc chánh pháp là luận Thế gian vì sao nói mở rộng kinh này được nhân ích? Giải thích rằng: Đức Trị Hóa tức là Tâm Bát-nhã, Đại Bi, Bình Đẳng, nếu không kinh tu hành thì do đâu mà được chẳng chọn oán thân, bình đẳng trị hóa. Phẩm này có hai: 1) Khuyên khởi. 2) Từ thế nào là v.v… trở xuống chính là nói về thuyết giới. Trong đó có ba: 1) Hai bài kệ đầu là giới hứa. 2) Từ các Vương hòa hợp v.v… trở xuống bốn bài kệ là thỉnh nói. 3) Từ Hộ Thế Tứ Thiên vương v.v… trở xuống bảy mươi sáu bài kệ là giải thích. Giới hứa là vua cha Tín Tướng Thái Tử hứa nói chánh luận. Trong phần thưa hỏi thứ hai có hai: 1) Hai bài kệ đầu là Tứ Thiên vương khen thỉnh. 2) Hai bài kế là Tứ Thiên vương khen thỉnh. Trong đó có hai: một bài đầu là hỏi, một bài sau là kết. Trong phần hỏi, có ba việc: 1) Hỏi vì sao người mà gọi là trời. 2) Một câu kế hỏi vì sao người mà gọi riêng là vua. 3). Một câu sau hỏi vì sao vua mà gọi là Thiên tử. 4) Một bài cuối là kết chung. Hỏi rằng có phải ở trong loài người dùng chánh pháp cai trị thế gian nên gọi là trời hay chăng? Đây là kết câu hỏi một; câu hỏi hai và ba bỏ chẳng kết. Trong giải thích thứ hai có hai: 1) Hai bài rưỡi là hứa nói. 2) Từ Nhân tập nghiệp v.v… trở xuống bảy mươi ba bài rưỡi chính là đáp. Trong đó có hai: 1). Sáu hàng là đáp lược câu hỏi về Thể chánh luận. 2) Từ gọi Vua cõi người nửa tên gọi v.v… trở xuống sáu mươi bảy bài rưỡi là rộng đáp hiển bày tướng Chánh luận. Ở phần một có ba: 1). Một bài đầu là đáp câu hỏi hai rằng tuy đồng là người mà thống lãnh cõi nước thì gọi là Vua. 2) Từ ở trong thai v.v… trở xuống ba bài rưỡi là đáp câu hỏi thứ ba. Trong đó, hai bài đầu là nói ở trong thai được trời hộ vệ nên gọi là Thiên tử. Một bài kế nói ra ngoài thai là trời nuôi dưỡng nên gọi là Thiên tử. Nửa hàng sau là kết. Được năng lực Thiên thần che chở nên được tự tại mà gọi là trời. 3 Từ xa lìa pháp ác v.v… trở xuống một bài rưỡi là truy đáp câu hỏi một. Trong đó có ba: 1) Nửa hàng đầu là nói dùng luật trời mà dứt ác nên gọi là trời. 2) Nửa hàng sau là nói dùng luật mà sinh ra điều lành nên khiến sinh lên cõi trời mà làm Trời. 3) Nửa hàng cuối là nói dùng luật trời khiến sinh lên cõi trời, nên gọi là trời. Vua cõi người nửa tên gọi v.v… trở xuống là đoạn lớn thứ hai nói rộng. Trong đó có hai: 1) Ba bài là người đức rộng cai trị giáo hóa. 2) Từ nếu có việc ác v.v… trở xuống sáu mươi bốn bài rưỡi chánh luận là rộng cai trị giáo hóa. Trong phần một có hai: 1) Một bài rưỡi là y tên hiện đức. 2) Một bài rưỡi kế là giải thích nghi hiển bày Đức. Vua cõi người nửa tên gọi là nói một bên tên gọi trời, một bên tên gọi người, nên gọi là nửa, hai tên trời người là một cặp cũng gọi là người chấp nhạc là người cầm lễ nhạc ở đời. Vì dạy người an vui nên gọi là người chấp nhạc. Cũng gọi La-sát là người làm ác. Đối với vua mà sinh sợ nên gọi La-sát, hai tên cho vui và sinh sợ là một cặp. Nói khôi cối, cúng cá gọi là cối, cúng heo gọi là khôi, cải bằng cá thì Điển tể gọi là cối, của cải bằng heo Điển Tể gọi là khôi. Chú nguyện vua nước dứt ác và quấy nên nói làm ngăn các điều ác. Tên gọi cha mẹ là dạy tu pháp lành nên gọi cha mẹ. Đây là ngăn ác dạy thiện là một cặp. Y tên gọi biện đức đã xong. Bỏ nghi bày đức thứ hai có hai: 1.Nghi. Nghi rằng: Nếu vua cõi người như La-sát cối khôi khiến cho người sợ, vì sao lại được làm trời mà che chở? Giải thích rằng: Vua cõi người thị hiện làm ác thì bị quả báo nên có đánh đập khiến sợ hãi mà bỏ tâm ác. Làm trời mà hộ là nói thị hiện quả báo các trời che chở. Các nghiệp thiện ác v.v… trở xuống là giải thích cái nghi thứ hai. Nghi rằng: Nếu đánh đập các khổ chỉ khiến sợ hãi, còn đây hiển bày khổ không nhân mà được ư? Giải thích rằng: Nghiệp thiện ác thì quả ở hiện tại và vị lai. Các khổ đánh đập là quả báo hiện tại chịu khổ, chẳng phải không có nhân. Nếu có việc ác v.v… trở xuống là đoạn thứ hai nói rộng trị hóa chánh pháp. Trong đó có ba: 1) Ba mươi lăm hàng là nói Vua cõi người nếu buông lung làm ác thì họa sinh nước bại. 2) Nếu được các trời hộ sinh v.v… trở xuống hai mươi mốt bài rưỡi là nói: Nếu Vua cõi người tu điều lành thì phước sinh nước thịnh. 3). Từ vì nhân duyên ấy v.v… trở xuống tám hàng là kết khuyên bỏ ác làm lành, ở phần một có bốn: 1) Sáu bài rưỡi là nói người dân làm ác. 2) Từ gió bão chợt nổi lên v.v… trở xuống mười hai bài rưỡi là nói vua làm ác. 3) Từ các người được yêu thương v.v… trở xuống mười ba bài kệ là kết chung đều do vua ấy. Trong phần Một, hai bài đầu là nhân làm ác, ba bài kế là bị quả khổ, tức là mưa gió chẳng hòa, sao đổi ngôi, rau cỏ chẳng mọc ba thứ quả. Hai, Từ do vua bỏ chánh v.v… trở xuống ba bài kệ là nhân làm ác. Ba, Từ Vi Trời giận v.v… trở xuống tám bài kệ là nói rộng quả ác. Trong đó một bài rưỡi kệ là nói chung nước bại. Kế bảy bài rưỡi là nói riêng quả ác. Đó là tật bệnh, nước bại, quyến thuộc chia lìa tai quái, ác tặc, đói kém, chết chóc, chánh tài vật hao tán, sao đổi ngôi v.v… Ở đoạn lớn thứ ba bầy tôi làm ác có ba: 1) Hàng đầu là bầy tôi làm phi pháp. 2) Từ làm ác như thế v.v… trở xuống hai bài kệ là nói Vua cõi người cho phép. Cho phép nghóa là bầy tôi ác được vua kính yêu, bầy tôi hiền suy diệt cũng chẳng lãnh ghi. 3) Từ nên khiến thế gian ba tai ương v.v… trở xuống mười hàng, là bị quả báo khổ. Trong đó, hai bài đầu là mở chương môn. Tám hàng sau là giải thích. Trong một lại có hai: một bài đầu là nói bị tướng ác. Tướng ác là ba dị cùng nổi lên. Ba dị là sao đổi ngôi, bão tố và mưa dữ (mưa đá). Kế một bài là nói có quả ác. Quả ác là hư hoại chánh pháp xuất thế, hư hoại, chúng sinh chánh báo và địa phì y báo của thế gian. Trong phần giải thích có ba: 1) Nửa hàng đầu là nêu Nhân ác. 2) Từ cho nên trời giáng mưa đá v.v… trở xuống sáu bài rưỡi là nói bị quả. Bị quả tức là mưa đá, đói kém, bệnh tật, chết chóc. Lúa thóc cây trái héo hết, bệnh tật dẫy đầy cả nước, cây trái ngọt giảm cây trái đắng tăng. Chỗ dạo chơi v.v… trở xuống là giải thích rộng, rất dễ hiểu. 3). Từ có nhiều bệnh khổ v.v… trở xuống, một bài là kết. 4) Từ nếu có Vua cõi người v.v… trở xuống là nói đều do vua mà như thế. Trong đó có ba: 1). Một bài đầu là nói khiến vua dân làm ác. 2) Hai câu là nói khiến bị khổ. 3) Một bài rưỡi sau là nói đều do vua mà như thế. Từ nếu là các trời v.v… trở xuống là đoạn hai nói Vua cõi người tu điều lành thì phước đến nước thịnh. Trong đó có ba: một bài rưỡi đầu là nói Vua chẳng làm ác thì người dân làm lành sinh lên cõi trời. Từ người làm bất thiện v.v… trở xuống hai bài rưỡi là nói người dân làm ác bị khổ, do vua làm ác chẳng trị. Ba là Từ khởi các gian ác v.v… trở xuống mười bảy bài rưỡi là nói nước vua trị thì liền được vui nước thịnh. Các phần khác rất dễ hiểu. Trong ba có ba: 1) Năm bài rưỡi đầu là răn ác khuyên thiện chung. 2) Từ chẳng nên làm ác v.v… trở xuống bốn bài là riêng nói làm ác thì nước bại. 3) Từ dùng Thiện trị nước v.v… trở xuống tám hàng là riêng nói làm lành thì nước thịnh. Ba kế dùng nhân duyên v.v… trở xuống tám hàng là đoạn lớn thứ ba là kết khuyên bỏ ác làm lành. Văn rõ ràng chẳng phiền giải thích. <詞>PHẨM THIỆN TẬP Thiện Tập tức là bản thân Phật Thích-ca. Bảo Minh tức là bản thân Phật A-súc. Trong phẩm chính nói việc vua Thiện Tập, đều lấy đó làm tên. Trong phẩm có hai: 1) Văn xuôi là biểu, sau dùng kệ giải thích. Trong kệ có hai: 1) Năm mươi mốt bài rưỡi là nói Nhân. 2) Từ bấy giờ vì Vua nói pháp v.v… trở xuống mười hai bài rưỡi là nói được quả. Trong phần làm nhân có hai: 1) Bốn bài là nói hạnh Bố thí. 2) Từ lại đời quá khứ v.v… trở xuống mười bảy bài rưỡi là nói hạnh trí tuệ. Hạnh bố thí có bốn: 1) Một bài là xả thí đất nước thành quách. 2) Kế một bài là xả bỏ châu báu. 3) Một bài là xả quyến thuộc. 4) Kế một bài là xả thân mạng. Trong phần ba, được trí tuệ có hai: 1) Mười tám hàng là nói nhân duyên cầu pháp. 2) Từ lúc đó Bảo Minh v.v… trở xuống hai mươi chín bài rưỡi là nghe pháp. Trong đó có bốn: 1) Mười một bài là nói nhận lời thỉnh. 2) Từ lúc đó Bảo Minh v.v… trở xuống tám hàng là nói kinh. 3) Bấy giờ, Đại Vương v.v… trở xuống hai bài rưỡi là nói nghe pháp vui mừng. 4) Từ vì muốn cúng dường v.v… trở xuống tám hàng là nói Báo ân cúng dường. Ở phần ba nói pháp được quả có ba: 1). Hai bài kệ là kết hội xưa nay. 2) Từ ta lúc ấy v.v… trở xuống tám bài rưỡi là nói được quả. 3) Từ Công đức có được v.v… trở xuống ba bài là kết hợp nhân quả. ---------------------------------- <詞>PHẨM QUỶ THẦN Phẩm này nói bốn chúng nghe nhận thì có Thắng Thiện là quỷ thần ủng hộ, nên do đó đặt tên là phẩm Quỷ Thần. Trong phẩm có ba: Từ hai mươi sáu kệ đầu phẩm là khuyến chúng nghe nhận. 2) Từ Đại phạm Thiên vương v.v… trở xuống bốn mươi tám bài rưỡi kệ là nói tám Bộ thủ hộ. 3) Từ kinh điển ấy v.v… trở xuống hai mươi bảy bài rưỡi là nói đủ các quả tốt đẹp. Ở phần một có hai: 1) Văn xuôi và hai bài kệ là khuyên nghe nhận. 2) Từ kinh điển diệu ấy v.v… trở xuống hai mươi bốn bài kệ là khen kinh có công năng lớn. Ở phần một có hai: văn xuôi và kệ trong văn xuôi: 1) Nêu công đức cúng dường chư Phật. 2) Nêu Trí. Chỗ Phật làm là Đệ-nhất-nghóa xứ. Sau khuyên rằng: muốn biết được công đức trí tuệ thì trên phải nghe kinh ấy. Kệ tụng rất dễ hiểu. Ở phần hai khen năng lực kinh có hai: 1) Chín bài kệ chính là khen năng lực kinh. 2) Từ tùy chỗ đến v.v… trở xuống mười lăm bài kệ là nêu ích khuyên nghe. Trong phần một có hai: 1) Hai bài khuyên năng lực cứu khổ. 2) Từ kinh ấy sâu xa v.v… trở xuống bảy hàng là khen sinh phước tuệ. Trong phần một, một bài là khen năng lực kinh, một bài nói về cứu khổ não. Phần hai cũng thế. Hai bài rưỡi đầu khen Đức của kinh. Trước, giữa, sau đều lành là nói ba thứ giới, định, tuệ, cũng có thể là ba thứ tựa, chánh thuyết, lưu thông. Hai, Từ nếu vào kinh ấy v.v… trở xuống bốn bài rưỡi là nói sinh phước tuệ. Trong một, hai bài là nói sinh trí tuệ. Vào pháp tánh là nói chứng Pháp thân. Được thấy ta tức là thấy hai Ứng thân, Hóa thân, kế hai bài rưỡi là nói sinh công đức. Ở phần hai Ích khuyên nghe có hai: 1) Hai bài chính là khuyên chịu khổ mà nghe nhận. 2) Từ nghe kinh ấy v.v… trở xuống mười ba bài là nói nghe kinh có ích, trong đó có ba: 1) Một bài rưỡi là nói người nghe diệt tướng ác. 2) Từ ở chỗ nói pháp v.v… trở xuống năm bài kệ là người nói được tướng tốt. Tướng tốt là nói nếu ở dưới pháp tòa là Đại chúng thì ở trên pháp tòa cũng thấy sắc tượng của Phật Bồ-tát và các hình sắc khác như trước không khác. Nói lúc đó vốn không có tướng này thì khi mất rồi cũng không phải như trước. 3) Từ thành tựu như thế v.v… trở xuống sáu bài rưỡi kệ là khiến được quả tốt đẹp. Quả tốt đẹp là nói trong thì có chư Phật khen ngợi oai đức, tên gọi, ngoài thì phá oán địch ác mộng, ác nghiệp, nói bày các việc hơn người khác. Kế là tiếng khen vang khắp v.v… trở xuống hai bài kệ là hết. Ở đoạn lớn thứ hai nói tám Bộ che chở có bốn: 1) Bốn bài rưỡi đầu là nói cúng dường. 2) Từ sinh không nghó bàn v.v… trở xuống năm bài rưỡi là nói cung kính. 3) Từ Đại Bi như thế v.v… trở xuống bốn bài là nói khen ngợi. 4) Từ chúng sanh ấy, v.v… trở xuống ba mươi bốn bài tụng là nói về sự ủng hộ Văn rất dễ thấy. Từ kinh điển ấy v.v… trở xuống hai mươi tám bài kệ là đoạn lớn thứ ba nói đủ các quả tốt, trong đó có hai: 1) hai mươi sáu hàng là nói riêng tám việc. Tám việc là một hạnh trước nhất là một câu tăng sắc lực, cú tăng sắc lực. 2) Hai bài là nói trừ tai họa. 3) Bốn bài là nói đất mầu mỡ. 4) Hai bài là nói chúng sinh vui sướng. 5) Ba bài là nói sinh lúa thóc cây cỏ. 6) Ba bài ba câu là nói sinh hoa đẹp. 7) Tám hàng là nói lợi ích ánh sáng chiếu soi. 8) Hai bài là nói âm dương điều hòa. 9) Hai bài kệ là kết chung thứ hai. ----------------------------- <詞>PHẨM THỌ KÝ Ba phẩm trước là nói được lợi ích về nhân. Từ đây trở xuống bốn phẩm là đoạn lớn thứ hai, nói người mở rộng kinh được quả. Trong đó có hai: 1) Một phẩm là nói được quả. 2) Ba phẩm sau là nói nghóa nêu duyên tu nhân thành được quả. Từ phẩm Chánh Luận ở trước tuy nói người được quả nhưng chưa nói về thọ ký, nay một phẩm này là nói được thọ ký. Được thọ ký là do nhân tốt. Và ba phẩm sau là trình bày rộng nghóa nhân xưa thành được thọ ký. Thọ là cho, ký là quyết chắc. Chân Tín Tướng v.v… chắc chắn được quả Phật nên gọi là phẩm Thọ Ký. Trong phẩm có bốn: 1) Nói chúng được thọ ký nhóm họp. 2) Từ Phật bảo v.v… trở xuống là nói thọ ký, trước nói thọ ký Tín Tướng, kế là nói thọ ký hai con, sau nói thọ ký các vị trời. 3) Từ Khi ấy Đạo tràng v.v… trở xuống là nói Thần cây sinh Nghi, có ba: 1) lược biểu. 2) Từ Thế Tôn v.v… trở xuống là nói giải thích rộng. 3) Từ Thế Tôn là Thiên Tử v.v… trở xuống là kết thỉnh. 4) Từ bấy giờ Phật v.v… trở xuống là Như lai giải thích nghi. Trong đó có ba: 1) Lược biểu. 2) Từ vì sao thế v.v… trở xuống là giải thích. 3) Từ Thế nên v.v… trở xuống là kết. Nhân duyên là nói Thiên tử trong có tu hành nhân lành, ngoài có duyên Như lai bản nguyện nên gọi là Nhân duyên. Lại có người lành nghe kinh sinh tâm thanh tịnh, y duyên nghe Đại Só thọ ký nên được thọ ký. Dùng tùy tướng mà tu tức là sáu hạnh Ba-la-mật, là nói Thiên tử này ở quá khứ tùy duyên tướng tạo mà tu hành. --------------------------- <詞>PHẨM TRỊ BỆNH Từ đây đến ba phẩm sau là đoạn lớn thứ hai nói về nghóa nêu nhân tu xưa thành mà được quả. Tức là nói rộng nhân duyên thọ ký khiến giải thích nghi trên. Trong đó có hai, tức hai phẩm đầu chính là thành phẩm thọ ký, phụ hiển bày phẩm Thọ Lượng. Phẩm Xả Thân sau chính là thành phẩm Thọ lượng mà phụ thành phẩm Thọ Ký. Hai phẩm đầu chánh nói một vạn vị trời làm cá, nhờ nghe pháp này mà nay được thọ ký, cho nên nói chánh thành Thọ ký. Tức nói lên Thích-ca từng làm Trưởng giả, tu hạnh Từ bi khiến được thành Phật, nên nói phụ hiển bày Thọ Lượng. Một phẩm sau là nói Đức Thích-ca từng làm Vương tử tu nhân Đại Bi nay được thành Phật, nên nói chánh hiển bày Thọ Lượng. Phật đã tu nhân được quả, Tín Tướng vì sao không như thế. Cho nên nói phụ thành Thọ Ký. Trong hai phẩm, Phẩm Trị Bệnh này là nói duyên xa được Thọ ký. Phẩm Lưu Thủy là nói duyên gần được thọ ký, gần xa rất dễ tìm thấy. Phẩm này nói Đức Thích-ca ngày xưa Đại Bi trị bệnh nên gọi là phẩm Trị Bệnh. Trong phẩm có hai: 1) khuyên răn hứa nói. Từ quá khứ v.v… trở xuống chính là nói. Chánh nói có hai: 1) là thuật Bản sinh. 2) Từ lúc ấy trong nước v.v… trở xuống là nói Bản Sự. Ở một có hai: Một là nói không gian và thời gian của Bản sinh. Hai là Từ trong vương quốc ấy v.v… trở xuống chính là nói Bản Sinh. Trong Đoạn lớn hai nói về Bản Sự có hai: 1) Từ hết kệ đầu và một bài rưỡi văn xuôi là nói về thể Từ Bi. 2) Từ lúc đó Trưởng giả Tử v.v… trở xuống là nói dụng từ bi. Ở phần một có năm: 1) Là nói người trong nước bị bệnh. Từ Thiện nữ Thiên v.v… trở xuống là nói suy nghó muốn cứu. 3) Từ lúc ấy, trưởng giả Tử v.v… trở xuống là nói thỉnh hỏi phương thuốc. 4) Từ lúc ấy Trưởng giả v.v… trở xuống là cha nói. 5) Từ Thiện Nữ Thiên v.v… trở xuống là nghe nói được hiểu. Một, hai rất dễ hiểu. Trong phần ba, trước dùng văn xuôi phát khởi, kế bốn bài chính là hỏi. Chánh hỏi có bốn việc: một bài đầu là hỏi nhân duyên bệnh. Kế một bài là hỏi về việc ăn uống của người bệnh. Một bài kế là hỏi thuốc men trị bệnh. Một bài kế nữa là hỏi thời tiết. Nhân duyên bệnh là duyên bốn đại, năm tạng. Bốn đại chẳng điều hòa. Năm Tạng thương tổn khiến các căn bị bệnh. Như gan xấu thì bệnh mắt, thận xấu thì bệnh tai. Duyên sinh bệnh rất nhiều như ngồi nhiều, ngủ nhiều là bệnh thủy, đi nhiều dựa nhiều nói nhiều là bệnh phong, ngồi nhiều thì sinh bệnh nóng, nặng về dâm thì sinh tất cả bệnh, là đẳng phần bệnh. Lại lửa ít thì khiến đàm ẩm nhiều, nếu hỏa nhiều thì khiến nhiều hơi nóng. Nếu gió nhiều thì sinh lửa thêm nóng, nước nhiều thì tăng đàm và lạnh. Bệnh ăn uống có sáu: một là ăn quá độ, hai là ăn thiếu kém, ba là ăn quá thời, đói quá mới ăn, bốn là ăn trái thời, năm là ăn phương ngại, ăn thịt xong rồi uống sữa sống, sáu là vật chưa từng ăn mà ép ăn. Như người phương Nam uống nước trái cây ép, người phương Bắc uống sữa. Lại tô mật v.v… uống vào thì chết. Lại rau đắng hòa mật ăn vào thì bất lực, đều là thức ăn có hại cả. Lại người bệnh phong mà ăn đồ lạnh ướt thì giảm thọ, nếu bệnh nóng mà uống rượu, ăn lúa mì sống với thịt trâu thì làm cho người mất ngủ ói ra máu. Nếu bệnh đàm mà ăn béo ngọt chua cay thì khiến nghẹt mũi và nhiều nước mũi. Văn nói thân hỏa chẳng diệt, nếu bệnh nhiệt mà ăn no phải thở mà không thở là bị bệnh cũ. Nước nhiều thì tổn phổi tức là bệnh đàm. Thuốc trị Bệnh: Bệnh khó có bốn: một là gió, hai là Đàm, ba là nóng, bốn là Đẳng phần. Bốn thứ này đều có ba trường hợp. 1) Có thể trị được, đây là bệnh mới, bốn đại còn mạnh. 2) Trị hoài không hết, đây là bốn đại quá thương tổn. 3) Chẳng trị được, thấy có tướng ắt chết. Nếu nói về thuốc thì như văn sau nói. Bệnh thời tiết tháng bốn đến tháng năm là thời gió sinh, tháng sáu tháng bảy là thời bệnh gió khởi, tháng tám tháng chín là thời nóng bức khởi, tháng mười đến tháng giêng là thời nóng bức diệt. Kế tháng mười đến tháng giêng là thời nước sinh, thàng hai tháng ba là thời bệnh nước khởi, tháng tư đến tháng bảy là thời bệnh nước diệt. Ở đoạn lớn thứ tư là đáp, có hai: 1) Hàng đầu là thời Phật tự kể lại cha đáp, mười sáu hàng sau là cha đáp. Trong đó có: 1) Ba bài đầu là định thời tiết. 2) mười ba bài sau là là phương thuốc trị bệnh. 3) Ba bổn nhiếp, giải có hai thầy: 1). Giải thích rằng một năm có bốn mùa là Xuân Hạ Thu Đông. Xuân là đầu khí, Đông là cuối khí. Trong một mùa đều có ba giai đoạn là mạnh, trọng, quý. Tháng giêng là mạnh xuân, tháng hai là trọng xuân, tháng ba là quý xuân. Ba mùa sau cũng so sánh theo đây. Tháng giêng là Bản nhiếp, hai tháng sau đều thuộc về Hạ phân. Tháng bảy là Bản nhiếp, hai tháng sau đều thuộc Thu phân. Tháng mười là Bản nhiếp, hai tháng sau đều thuộc Đông phân. Bốn mùa đều có ba tháng nên nói là ba ba. Tháng đầu là Bản nhiếp ba tháng sau, nên nói ba ba Bản nhiếp. Đây là Bản nhiếp cuối. Lại nói tháng một, tháng hai chính là mùa xuân, Vua ở trong Mộc, trong Hỏa, trong Kim, Mộc Vương trong đó, Thổ mượn tháng ba thuộc về mùa Xuân. Tháng tư tháng năm chính là mùa Hạ, Vua ở trong hỏa, Thổ mượn tháng sáu nhiếp thuộc mùa Hạ. Tháng bảy tháng tám chính là mùa Thu, Vua ở trong kim, trong Hỏa, trong Kim, trong đó Kim Vương, Thổ mượn tháng chín thuộc về mùa Thu. Tháng mười, tháng mười một chính là mùa Đông, trong đó Thủy vương, Thổ mượn tháng chạp thuộc về mùa Đông. Thổ mượn bốn quý (bốn tháng cuối mùa) dùng chánh mùa làm gốc. Mỗi ba tháng đều cùng nhiếp trong Thổ nên nói ba ba Bản nhiếp. Đây là chủ nhiếp khách. Khách là độ (cõi). Giải thích rằng: Y theo Phật pháp một năm có ba mùa là Đông, Xuân, Hạ. Đông là đầu khí, Hạ là cuối khí. Trong mỗi mùa đều có bốn tháng, bỏ mùa Thu ba mùa kia đều có một tháng Nhiếp thu. Trong một mùa có bốn tháng bốn ngày, nên nói ba ba Bản nhiếp. Chữ ba đầu là nêu ba tháng mùa Thu. Chữ ba Bản kế tức là trong Đông, Xuân, Hạ vốn là ba tháng. Trong bốn mùa vì sao chỉ bỏ mùa thu? Giải thích rằng có hai nghóa: 1) Phá chấp bảo vệ thường, muốn phá chấp ấy nên bỏ mùa Thu. 2) Mở Hậu An Cư lập tháng Ca-đề, an cư vốn gọi là Hạ tọa. Nửa tháng tám trở lại nếu là mùa Thu thì thành Thu tọa, cho nên phải bỏ. Hai là Hiện thời, cũng có hai cách giải thích: Giải thích một rằng: Trong bốn mùa, cứ hai tháng hai ngày dùng làm chánh mùa. Thổ mượn bốn quý đều dùng ngày tháng nhiếp thuộc Âm Dương hợp thành sáu thời. Sáu Thời, tháng giêng tháng hai là thời vua mộc, hiện thời vua mộc hiện, tháng tư tháng năm là thời vua Hỏa hiện. Tháng bảy tháng tám là thời vua kim hiện, tháng mười, tháng mười một là thời vua Thủy hiện. Tháng mười hai tháng ba là Dương Thổ mượn vua ký vương. Tháng sáu, tháng chín là Ẩm thổ. Vượng gọi là Hiện, nên nói hai hai, Hiện thời đầy đủ sáu Thời. Giải thích hai rằng: y pháp ba mùa, mùa có sơ phận hiện bốn tháng, đều có chia đều phần sau hợp thành sáu thời. Sáu thời là từ ngày mười sáu tháng chạp đến rằm tháng hai, hai tháng này là mùa Xuân phần đầu hiện, từ mười sáu tháng hai đến rằm tháng tư, hai tháng này là mùa xuân phần sau hiện. Từ mười sáu tháng tư đến rằm tháng sáu, hai tháng này là mùa Hạ phần đầu hiện. Từ mười sáu tháng sáu đến rằm tháng tám, hai tháng này là mùa Hạ phần sau hiện. Từ mười sáu tháng tám đến rằm tháng mười, hai tháng này là mùa Đông phần đầu hiện. Từ mười sáu tháng mười đến rằm tháng chạp, hai tháng này là mùa Đông phần sau hiện. Cho nên nói: Nếu hai hai nói đầy đủa sáu thời. Phần hai là Đáp có hai: Mười một bài rưỡi đầu là nói tùy thời mà phát bệnh. Kế một bài rưỡi là nói trái thời tiết thì bệnh sinh. Ở phần một có bảy: 1) Một bài là hỏi đáp bệnh ăn uống thứ hai ở trên. 2) Một bài là hỏi đáp nhân duyên bệnh thứ nhất ở trên. 3) Một bài rưỡi là hỏi đáp thuốc thang thứ ba ở trên. 4) Hai bài là hỏi đáp bệnh thời tiết thứ tư ở trên. 5) Hai bài rưỡi là lại hỏi đáp trị bệnh thứ ba trên. 6) Hai bài là lại hỏi đáp việc ăn uống của bệnh thứ hai ở trên. 7) Hai bài rưỡi là lại hỏi đáp thuốc trị bệnh thứ ba ở trên. Do đó, qua ba lần lại hỏi đáp về thuốc trị bệnh: Một đoạn đầu là nói khi chưa bị bệnh nên dùng thuốc mà ngăn ngừa. Đoạn kế là nói khi bị bệnh mà dùng thuốc để trị. Đoạn cuối là nói trị bệnh rồi thì dùng thuốc bổ. Sở dó hai lần đáp câu hỏi hai: Lần một, nói ăn có công năng nuôi thân không bệnh. Lần hai nói ăn dục tổn thân thì sinh bệnh. Thứ nhất, văn bảo: Nói thuốc men tức là trong cỏ cây có các phương thuốc ăn uống đúng cách và không đúng cách. Không đúng cách thì chẳng nương theo. Trong phần hai nói Đại trường tăng tổn, nghóa là bốn mùa tới lui, bốn đại tăng tổn. Ba là nói sáu Đại tức là sáu phủ: 1. Đại Tràng. 2. Tiểu Tràng. 3. Tỳ. 4. Tam Tiêu. 5. Phế. 6. Hai bàng quang. Trong bốn nói bệnh Phong mùa Hạ thì động. Mùa Hạ thì lỗ lông mở lớn thông gió bên ngoài vào. Bệnh nóng mùa Thu thì động. Mùa Thu thì lỗ chân lông đóng lại, nhiệt núp bên trong chẳng thông ra ngoài. Ba là bệnh Đẳng phần phát vào mùa Đông. Mùa xuân động nước, bệnh phổi chẳng lành. Đến mùa Thu động Nhiệt, bệnh nóng không bớt. Đến mùa Đông thì động đủ tất cả bệnh. Bệnh phổi mùa Xuân tăng vì tháng hai, tháng ba là hai, Âm là lúc bệnh thì kéo Đàm. Phần năm nói về bệnh Phong. Hạ phục phì nị v.v… là tháng Hạ thì lỗ chân lông mở nên phải dùng phì nị mà lấp lại. Gian tặc tánh nóng tiêu mất nước, khiến cho thể cứng chắc khiến gió chẳng vào. Lạnh ngọt tức là bơ sữa v.v… trị được bệnh nóng. Đẳng phần thì mùa Đông (núp), ngọt cay phì nị. Phì nị trị phong. Bệnh phổi phục phì nị là lỗ lông làm cho nước chẳng vào, cay nóng tiêu mất nước nên trị được bệnh phổi. Trong phần sáu nói ăn no bị bệnh phổi. Ăn no thì ruột và dạ dày đầy ắp nên phát bệnh phổi. Lúc tiêu phát nhiệt mới ăn thì nhão nát, đốt nóng thì tiêu thức ăn. Sau gió nhóm chỗ trống, nên phát ra bệnh gió. Phần bảy nói phong dùng Tô nị, vì phong hư sơ nên lấy nị mà bổ, thế nóng chưa hết muốn hốt thuốc thang trị tim gan nên phải uống thuốc đưa xuống. Bệnh Đẳng phần phải dùng Tô Nị mà trị phong, dùng chất ngọt mà trừ nóng, dùng cay trừ nước. Bệnh phổi là nước nên phải uống thuốc nôn ra. Kế một bài rưỡi là trừ bệnh trái thời, thì y theo tin tức trước. Từ khi ấy trưởng giả tử v.v… trở xuống là Đoạn lớn thứ hai. Trong đó có ba: một là khéo lời an ủi khuyên bảo, bệnh nhẹ thì lành, bệnh nặng thì cho thuốc mới lành. Ba là họp kết. Văn rất dễ thấy. ------------------------------- <詞>PHẨM LƯU THỦY TRƯỞNG GIẢ TỬ Đây là phẩm thứ hai nói Nhân gần của việc thọ ký khác với ba phẩm trước: Trước là đồng loại con người sinh từ, còn ở đây là dị loại súc sinh sinh từ (Trước là Từ bi với loài người, đây là Từ bi với loài vật). Trước là từ trị bệnh thân, đây là từ trị bệnh tâm. Trước nói từ của thế gian, đây là nói từ xuất thế gian. Có ba điều khác nhau này nên phẩm này gọi là nói về nhân gần của thọ ký. Phẩm này có ba: Khen đức trừ bệnh. Nói công đức cứu đàn cá. Kết hội xưa nay. Ở phần đầu có hai: Nói việc Trưởng giả trừ bệnh. Từ hết bệnh v.v… trở xuống là nói chúng sinh tu phước, cung kính khen ngợi để báo ân. Ở đoạn hai cũng có hai: Nói trưởng giả cứu đàn cá. Từ say rượu nằm v.v… trở xuống là nói một muôn con cá báo ân. Ở phần một có hai: Nói Bản sinh của vợ chồng và hai con. Từ đó Trưởng giả Tử v.v… trở xuống là nói việc Bản sinh. Trong đó, có hai: một là nói trưởng giả thấy đàn cá, Thần cây dạy sinh tâm Từ bi mà cứu tức là nói Thể của Từ bi. Từ lúc ấy ở ao v.v… trở xuống là nói dụng của Từ bi. Trong đó có hai: Nói về tài thí. Từ cho cá ăn v.v… trở xuống là nói pháp Thí. Ở đoạn lớn thứ hai là báo ân, có ba: Nói sinh lên cõi trời. Từ lúc đó v.v… trở xuống là nói về báo ân. Từ lúc ấy cõi Diêm-phù-đề v.v… trở xuống là nói nhà vua thức tỉnh giác ngộ. Văn rất dễ hiểu. --------------------------- <詞>PHẨM XẢ THÂN Phẩm này nói Phật Thích-ca khổ hành để thành quả Thọ lượng, phụ hiển bày việc thọ ký. Trong phẩm có hai: trước hỏi sau đáp. Trong đáp có ba: Hiện tháp báu. Từ bấy giờ Thế Tôn v.v… trở xuống là nói nhân duyên tháp báu. Từ đó gọi là lễ tháp v.v… trở xuống là kết đáp câu hỏi ở trên. Trong phần một có hai: Nói hiện tháp chúng mừng, vị thần hỏi, Phật giải thích. Từ bấy giờ Phật bảo v.v… trở xuống là nói hiện xá-lợi khen ngợi lễ bái. - Trong đoạn lớn thứ hai nói về duyên khởi có hai: Từ hết kệ đầu là nói xá-lợi nhân duyên. Từ trong văn xuôi sau kệ. Trong văn xuôi có hai: 1. Kính nêu. 2. Từ A-nan v.v… trở xuống là Như lai nói. Trong đó có hai: 1. Nói Bản sinh. 2. Từ ba vương tử ấy v.v… trở xuống là nói Bản sự. Trong đó có ba: 1.Nói nhân duyên xả thân. 2.Từ bấy giờ vương tử v.v… trở xuống là nói về xả thân. 3. Từ lúc đó vương tử một v.v… trở xuống là nói quyến thuộc buồn khổ. Trong một có ba: 1.Nói dạo núi cũng bàn. 2.Từ khi ấy các vương tử v.v… trở xuống là thấy Hổ cũng bàn. 3. Từ bấy giờ vương tử thứ ba v.v… trở xuống là nói suy nghó xả thân. Do đâu được biết mới sinh con bảy ngày, có bốn nghóa: 1.Hổ con trên trán có bảy chấm. 2. Thấy mắt mới mở. 3. Hổ đói gần chết là biết bảy ngày không ăn. 4. Quỷ thần nói như Thần cây dắt một vạn con cá chỉ đi qua mà không hiện ra. Đoạn ba nói suy nghó xả thân có ba: 1- Suy nghó xả thân nếu gặp dịp. 2.Từ vì sao thế v.v… trở xuống là suy nghó muốn xả thân. 3.Từ mạnh mẽ nhậm vận v.v… trở xuống là phát khiển hai anh. Ở phần hai muốn xả thân có hai: 1.Suy nghó xả thân tu nhân Niết- bàn. 2.Từ lại nữa nếu v.v… trở xuống là suy nghó xả thân cầu quả Niết- bàn. Ở phần này có hai: 1- Suy nghó thân này có bốn thứ phi thường. 2. Từ ngày nay ta v.v… trở xuống là suy nghó tu nhân. Trong một, trước là nói khổ. Từ nhưng lại chẳng khởi v.v… trở xuống là nói vô thường. Từ thân ấy chẳng bền v.v… trở xuống là nói không, vô ngã. Từ có thể ác như cướp v.v… trở xuống là nói Bất tịnh. Trong thứ hai nói về nhân trước nói tự làm (tự lợi). Đối với sinh tử v.v… trở xuống là nói hạnh hóa tha. Trong phần hai là cầu quả Niết-bàn, có hai: 1. Nói suy nghó thân bệnh hoạn. 2.Từ cho nên ta nay v.v… trở xuống là cầu quả Niết-bàn. Trong một, trước là nói khổ, vô thường. 2. Từ chỉ có v.v… trở xuống là nói không, vô ngã. 3.Từ Thân ấy bất tịnh v.v… trở xuống là nói Bất tịnh. Trong phần hai là cầu Niết-bàn, có hai: 1.Nói Tự chứng. 2.Từ chứng thành như thế v.v… trở xuống là nói hóa tha. Ở trong một có hai: 1.Nói chung cầu Niết-bàn. 2.Từ lìa hẳn v.v… trở xuống là riêng nói cầu ba điểm, có ba: 1.Cầu giải thoát. 2.Từ không v.v… trở xuống là cầu Bát-nhã. 3.Từ đầy đủ v.v… trở xuống là cầu pháp thân. Ở đoạn lớn thứ hai nói về xả thân, có hai: 1.Nói về vương tử phát nguyện xả thân hiện các điềm lành. 2.Từ bấy giờ hổ ấy v.v… trở xuống là nói bị hổ ăn. Ở đoạn lớn ba nói về quyến thuộc buồn khổ, có ba: 1.Nói hai anh buồn khổ. 2.Từ Tiểu vương tử v.v… trở xuống là nói người hầu buồn khổ. 3. Từ bấy giờ Vương phi v.v… trở xuống là nói cha mẹ buồn khổ. Ở đoạn lớn là hai kệ tụng, có ba: 1. Hai bài là nói chung ý lớn xả thân. 2. Từ ta nhớ v.v… trở xuống chính là tụng văn xuôi ở trên. 3.Từ Phật bảo v.v… trở xuống năm bài rưỡi kệ là nói kết hội xưa nay. Văn đã rõ không cần nói nhiều. ------------------------ <詞>PHẨM TÁN PHẬT Đoạn lớn thứ ba nói về phần Lưu thông, y theo bản kinh loại bảy quyển có hai phẩm, một phẩm đầu là khen ngợi công đức người Năng thuyết, tức là khen ngợi lưu thông. Một phẩm sau là nói giáo pháp được hoằng hóa, tức là phó chúc dặn dò lưu thông. Bốn quyển kinh này chỉ có phần khen khen ngợi lưu thông mà không có phó chúc. Trong phẩm có hai: 1.Nói Bồ-tát cõi khác khen ngợi Phật cõi khác. 2.Nói Đại só cõi này khen ngợi Phật cõi này. Vì sao kia đây đều khen? Vì khen để hiển bày công đức người năng thuyết, kia đây không khác nhau. Ở cõi khác khen ngợi thì trước là văn xuôi khen ngợi người năng thuyết, còn kệ sau khen việc được nói. Trong đó có hai: 1. mười chín hàng là khen ngợi. 2. Một bài là hồi hướng. Trong phần một có ba: 1.Hàng đầu là khen sắc thinh. 2.Từ trí tuệ vắng lặng v.v… trở xuống bảy hàng sau là khen trí tuệ. 3. Từ Như lai Thế Tôn năm hàng là hợp kết. Trong phần một có ba: 1.Ba bài rưỡi đầu là khen tướng sắc hảo. 2.Một bài rưỡi kế là khen âm thịnh. Sáu thứ thanh tịnh: 1. Đại Bi Quán Thế Âm. 2. Âm thanh tiếng đại từ êm dịu. Âm thanh đại phạm thanh tịnh. 4.Âm thanh đại quang chiếu khắp. 5.Âm thanh Sư Tử Vô Úy. 6.Âm thanh Thiên nhân trượng phu. Kế hai bài là kết. Trong đó một bài là kết thanh, một bài là kết sắc. Trong thứ hai khen phước tuệ có hai: 1. Một bài rưỡi đầu là khen đức bên trong. 2.Từ vì các chúng sinh năm bài rưỡi sau là khen đức ngoại hóa. Trong đức bên trong một bài rưỡi đầu là khen trí tuệ, nửa hàng kế là khen công đức, nửa hàng sau là nói thí dụ. Trong khen ngoại hóa thì một bài đầu là tiêu biểu, nửa trên là tiêu biểu cứu khổ, nửa dưới là tiêu biểu cho vui. Sau bốn bài rưỡi là giải thích rộng. Trong đó, một bài rưỡi đầu là nói thể cứu khổ cho vui. Trong đoạn lớn thứ ba hợp kết thì hai bài đầu là nói công đức của Phật vô lượng. Kế hai bài là nói không ai biết được. Sau một bài là nói khen chẳng thể biết. Văn rất dễ hiểu. Ở đoạn lớn thứ hai là phần Đại só này khen, có hai: 1. Tín Tướng khen. 2.Thần cây khen. Ở Tín Tướng khen có hai: 1.Mười bài rưỡi đầu là khen riêng. 2.Từ Như lai đều biết gồm sáu bài rưỡi sau là khen chung. Trong một có ba: 1.Tám hàng là khen sắc thân. 2. Một bài rưỡi kế là khen phước tuệ. 3.Một bài sau là kết. Trong một có hai: 1. Bốn bài là khen thể của sắc thân. 2. Khen Phước tuệ, rất dễ thấy. Trong phần thứ ba kết chung, trên là kết sắc thân, dưới là kết phước tuệ. Đoạn lớn thứ ba kết chung thì hai bài đầu là khen phước tuệ, bốn bài rưỡi kế là khen sắc thân. Trong phần hai, có hai: một bài khen ngoại hóa, một bài khen đức bên trong. Ở sau cũng có hai: hai bài đầu là ngoại hóa, một bài khen đức bên trong. Văn rất dễ thấy. Trong phần hai, Thần cây khen: 1. Nói người năng khen. 2.Từ Nam-mô v.v… trở xuống là nói việc được khen. Trong đó có hai: 1.Hai mươi lăm bài rưỡi đầu là Thần cây khen. 2.Hai bài sau là Như lai thuật. Trong một lại có ba: 1. Mười chín bài rưỡi đầu là họp khen hai Ứng thân, Hóa thân. 2.Từ Thân Thanh văn v.v… trở xuống năm hàng sau là khen riêng Pháp thân. 3. Từ Ta nay chẳng nghi v.v… trở xuống một bài là kết thỉnh. Trong một có hai: 1.Mười hai bài rưỡi đầu chính là khen. 2. Từ Ta thường niệm Phật v.v… trở xuống bảy hàng là nói khát ngưỡng. Trong một có hai: 1. Bốn bài rưỡi là khen thể của ba thân. 2. Từ Phật ra đời v.v… trở xuống tám hàng là khen dụng. Trong một có hai: 1.Hai bài rưỡi là khen trí tuệ. 2. Hai bài kế là khen công đức. Trong một có hai: một bài là nêu khen, bài rưỡi kế là giải thích. Phi pháp tức là Tà pháp. Phi đạo tức là tà đạo. Biết hữu là biết Thế đế, biết không là biết Chân-đế. Bản tánh thanh tịnh là biết Nhất Thật đế. Trong phần khen dụng thứ hai có hai: 1.Một bài đầu là nêu chung xuất thế ít có. 2. Bảy hàng kế là nói việc ít có, trong đó có hai: Hai bài đầu là khen đức hóa độ bên ngoài. Từ hay thay v.v… trở xuống năm hàng là khen đức nội chứng. - Trong đó có hai: Hai bài là nói Trí năng chứng. Từ tất cả v.v… trở xuống ba bài là nói lý sở chứng. Các căn vắng lặng là nói trong các phiền não chẳng khởi là số diệt vô vi. Thành lớn vắng lặng là nói Đại Niết-bàn tức là đức diệt vô Tam-muội sâu xa tức là thiền định. Vào chỗ đi của chư Phật tức là trí tuệ, trí tuệ thiền định này tức là đức Bồ-đề. Đối với lý sở chứng thứ hai có ba: Một bài đầu là nói Thánh đạo không. Một bài kế là nói muôn pháp không. Một bài sau là nói chúng sinh không. Thân đều vắng lặng là nói Nhị thừa Đạo không. Hành xứ cũng không là nói Đạo Đại thừa là chỗ thục Hành của Như lai, Đạo không này cũng không. Tánh Tướng cũng không là nói chân thật y tha lìa không vì thế là không, phân biệt vô tướng nên tướng cũng không. Ở đoạn lớn nói khát ngưỡng thứ hai có hai: 1. Bốn bài đầu là nói khát ngưỡng nguyện thấy. 2. Từ cúi mong v.v… trở xuống là nguyện Phật Từ Bi nhiếp thọ. Trong một, thì một bài đầu là nêu nguyện Phật Từ Bi nhiếp thọ. Trong một, thì một bài đầu là nêu Niệm Phật thiện để nguyện thấy. Hai là một bài kế là nêu lễ bái thiện để nguyện Thấy. Ba là một bài kế là nêu tu Bi hạnh để nguyện thấy. Bốn là một bài kế là nêu khát ngưỡng lửa ưu để nguyện thấy. Ở phần hai nguyện Phật nhiếp thọ thì một bài đầu là nguyện nói nước pháp, khiến diệt lửa ưu. Một bài kệ là nguyện Phật hiện thân khiến con thường thấy. Một bài kệ kế là kết thỉnh. Đoạn lớn thứ hai khen riêng pháp thân, có hai: Ba bài đầu là khen Pháp thân trí sâu. Từ Như lai hành xứ v.v… trở xuống hai bài là nói người chẳng thể biết. - Ở một có hai: Một bài rưỡi đầu là nói sinh tử luống dối. Từ Như lai v.v… trở xuống một bài rưỡi là nói pháp thân chân thật. Tịnh như lưu ly là nói thể Pháp thân lìa muôn tượng nên gọi là tịnh, tức là lý tánh ba không. Ở đoạn lớn thứ ba là kết, nửa trên là kết pháp thân, Ưùng thân. Phật là Ứng thân, chỗ thực hành là Pháp thân, nửa dưới là thỉnh hiện hóa thân. --------------------------- LỜI BẠT VỀ KINH KIM QUANG MINH SỚ Quyển Sớ kinh Kim Quang Minh trên là do Đại sư Gia Tường đời Tùy giải thích kinh bản dịch loại bốn quyển của ngài Đàm-vô-sám, văn gọn mà nghóa rõ, khoa tiết rất tinh, giúp ích cho người học, có người đến xin khắc bản in ra để truyền rộng. Than ôi, văn này tuy xưa truyền trong nước nhưng thất lạc đã lâu, nay hiện ra để diệt tà thuyết. Tiếc rằng bản chép lại có nhiều lỗi, bèn tìm bản gốc khảo sát sửa đúng lại theo lời bàn, giao cho người in ở cuối quyển mà biết được năm tháng. Niên hiệu Chánh Đức đổi tên, năm Tân mão, đầu Đông. Núi Tỷ Duệ, Sa-môn Tuấn Tịnh ở Đông Khê, viện Bản giác kính ghi lời bạt.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 139