<經 id="n1675">TÁN PHÁP GIỚI TỤNG HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1675 TÁN PHÁP GIỚI TỤNG Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ Hán dịch: Sa-môn Thi Hộ Quy mạng mười phương Phật Pháp thân và Báo, Hóa Nguyện cùng các chúng sanh Mau thành Pháp giới tánh Luân hồi ba đường ác Lý Pháp giới ngưng lặng Xưa nay thường thanh tịnh Các tướng không hay đổi Tịch tịnh như hư không Nơi nơi thảy biến khắp Thể đều lìa kia, đây Chẳng sâu, lại chẳng cạn Sữa lúc chưa chuyễn biến Tô, đề hồ không thấy Phiền não chưa phục trừ Pháp giới không sao hiện Như tô ở trong sữa Tô vốn trong sáng diệu Pháp giới, phiền não che Viên mãn, thể thanh tịnh Như đèn bị ngăn che Chẳng thể soi vật khác Vô minh hằng che tâm Pháp giới chẳng sáng rõ Như đèn lìa che chắn Nơi nơi muôn vật soi Lúc phiền não phá hoại Chơn như luôn hiển hiện Đầu, giữa và sau chót Hai chướng không thể quấy Như châu lưu ly sạch Luôn luôn tỏa ánh sáng Vật sáng tỏ bị che Bị che, sáng chẳng thấy Pháp giới, phiền não che Lý Chơn như khó hiển Viên tịch thể sáng sạch Luân hồi không thể nhiễm Siêng cầu đến pháp giới Luân hồi chẳng thể cướp Như gạo, trong vỏ trấu Thể lúa gạo chẳng không Phiền não che Chơn như Chơn như phiền não có Như lúa bỏ vỏ trấu Thể gạo tự nhiên thấy Nếu lìa vỏ phiền não Lý Pháp giới mới hiển Vọng chấp có thế gian Cây chuối trọn không thật Pháp giới chẳng thế gian Cũng chẳng hư vọng thấy Như người uống cam lồ Nóng bức thảy đều trừ Nếu chứng pháp giới tánh Lửa phiền não đều bỏ Diệt trừ lửa phiền não Cam lồ pháp giới hiện Trong hết thảy hữu tình Cao thấp đều bình đẳng Quả thật thể không sanh Chấp giống quả chẳng có Lúc trí tuệ phát sanh Hữu vi chẳng pháp giới Pháp giới vốn vô xứ Cứu cánh mới thể chứng Thanh tịnh luôn sáng sạch Nhật nguyệt đều trong sạch Pháp giới không cấu nhiễm Như rồng đêm mưa bụi Sánh tợ mặt La-hầu Quang minh luôn rực rỡ Ví như lửa, giặt vải Đặt vào lửa, lìa dơ Dơ trừ vải vẫn còn Quang minh chuyển sáng sạch Tham ái khiến tâm dơ Hư vọng có luân hồi Cũng như lửa giặt vải Chơn không, vọng chẳng có Tam độc, sanh tử gốc Lửa trí tuệ hay đốt Pháp giới thểù thường có Sáng rỡ luôn chiếu soi Phiền não nhiễm gọi cấu Điều Thế Tôn luôn dạy Cấu diệt, Chơn Như hiện Như múc suối trong đất Thể pháp giới không nhơ Căn theo hay ẩn dấu Nếu trừ hết phiền não Sáng sạch thật khó lường Pháp giới vốn vô ngã Hai hình và nữ nam Thể không chấp hư vọng Chỗ nào lại tư duy? Pháp giới lìa yêu ghét Căn, trần, cảnh vốn không Hư vọng chấp làm nhân Sai biệt từ đây sanh Chơn không chẳng khổ não Tham ái nhân khổ não Đắm nhiễm do vọng tưởng Tam giới là luân hồi Mang thai ở trong bụng Hài nhi chưa thấy nói Hai chướng che Chơn như Pháp giới không thể chứng Đủ thứ sanh ngờ lo Kiến, mạn và sân si Vọng chấp có chơn thật Chơn thật chấp chẳng có Sừng thỏ thể chẳng có Vọng chấp khiến chơn thật Pháp giới lìa vọng chấp Vọng chấp thật chẳng có Như sắc ắt hư hoại Vi trần còn khá biết Pháp giới chẳng phá hoại Ba thời không thể được Có sanh lại có diệt Vinh nhục cũng đều theo Pháp giới chẳng sanh diệt Thế nào nói Sở tri? Sừng thỏ vốn chẳng có Ba thời còn thể nghó Chơn không chẳng sừng thỏ Suy nghó không thể biết Chơn không gọi Thiện thệ Sắc tướng thảy đều mất Ứng hóa tùy duyên có Tu nhân lìa chấp phi Viên thông như nhật nguyệt Nước hiện bóng đều đồng Sắc thinh cả hai dứt Sai biệt có thế nào ? Ba thời khá tìm nghó Khi sanh duyên quyết định Nếu ngộ pháp thân mình Thân mình làm gì có! Như nước ở chỗ nóng Ở nóng hiểu biết không Nơi bờ lạnh cũng vậy Viên thông đều như thế Tâm luôn phiền não che Mê hoặc không thể hiểu Nếu lìa phiền não triền Giác ngộ mà chẳng có Như mắt nhìn các sắc Lìa chướng hay soi rõ Lý Chơn không cũng vậy Soi rõ, lìa sanh diệt Nhó thức nghe nơi tiếng Lìa vọng và phân biệt Pháp giới tánh cũng vậy Phân biệt, vọng chẳng có Mũi hay ngữi các hương Tánh vọng chấp chẳng có Sắc tướng cả hai mất Chơn không cũng như thế Thiệt căn, tự tánh không Vị giới luôn xa lìa Thức không thể cũng vậy Pháp giới lý như thế Thân căn tự tánh tịnh Xúc lạnh, nóng chẳng có Pháp giới, lý cũng vậy Xúc xứ thường xa lìa Ý duyên pháp hơn hết Tự tánh luôn xa lìa Các Pháp tánh vốn không Viên thông lý như thế Kiến văn và giác tri Pháp tương ưng cũng không Rõ hết các vọng tưởng Kiến văn, lý cũng không Căn trần khởi vọng chấp Thanh tịnh thể vốn không Mê chấp có căn trần Căn trần lý chẳng có Thế gian cùng xuất thế Tánh không vốn không sai Ngã, Pháp do mê khởi Biến kế tự luân hồi Pháp giới, lý thanh tịnh Tham, sân, si vốn không Mê ngộ từ tâm khởi Pháp tam độc giả danh Mê chấp tự trói buộc Biết rõ trí giả danh Bồ-đề chẳng gần xa Lý ba đời chẳng có Lòng phiền não mê chấp Kinh Thế Tôn đã nói Trí sanh, hoặc nhiễm diệt Vọng chấp chớ buộc nhau Chấp khứ lai hơn hết Thể không còn khá nghó Bồ-đề chẳng vọng chấp Chứng chánh cũng biết không Nước sữa cùng một chỗ Ngỗng uống sữa chẳng tạp Sanh không phiền não lìa Hai chướng cũng chẳng tạp Vọng chấp Ngã chẳng không Hiểu rõ vốn chẳng có Niết-bàn lý thanh tịnh Hai Ngã đều chẳng lập Ba đàn đều tu thí Thi-la lìa lỗi lầm Nhân nhẫn quả đoan chánh Tinh tấn, mạnh siêng nương Tịnh lự khiến tâm dừng Dụng Bát-nhã không nghi Nguyện kiêm sức phương tiện An trú Bồ-đề thắng Bồ-đề khó vọng chấp Chơn không, sanh diệt không Hiểu rõ bản tánh không Hai tướng cũng chẳng có Sữa đường lìa cây mía Lìa mía, đường chẳng có Ba Thừa đến Bồ-đề Lìa giống, thể chẳng có Giữ gìn giống lúa mạch Mầm, thân ắt được sanh Giữ gìn giống Bồ-đề Bồ-đề từ đây khởi Ví như lúc trăng tối Ánh sáng chưa thể thấy Hữu tình, phiền não vây Chơn như chưa hiện rõ Trăng non, sáng tuy có Dần dần lại sáng thêm Sơ địa chứng Bồ-đề Bồ-đề chưa viên mãn Trăng mười lăm tròn đầy Nơi nơi đều sáng tỏ Giải thoát hiển Pháp thân Pháp thân lý không khuyết Ý nhiễm ô tương ưng Trói buộc cùng sanh diệt Giải thoát hết thảy chướng Ba đời ngộ chẳng có Đại tăng kỳ đầu hết Tam đàn tu rộng khắp Đoạn trừ chướng phân biệt Trí hoan hỷ khó đồng Ba nghiệp lầm lại phạm Phòng lỗi nặng và nhẹ Thi-la viên mãn Giới Lìa cấu riêng nêu danh Hai chướng luôn thời nhiễm Dùng đao không tuệ trừ Phát sáng hay chiếu soi Phá diệt dần không sót Xa lìa căn theo nhiễm Tăng dần tuệ uy sáng Bồ-đề gọi tối thắng Đốt soi chuyển sáng chói Chơn, Tục gọi hai trí Tương ưng cùng khởi lỗi Hợp khiến không chỗ ngại Việc thù thắng mọi lúc Trí mười hai duyên sanh Tuần hoàn lý thú đủ Thậm thâm gọi tối thắng Bát-nhã hiện ra trước Thế tục Nhị thừa hành Tu đạo lâu đã rõ Tướng không dụng công đủ Sau cùng gọi viễn hành Dụng Trí vô phân biệt Luôn luôn tự nhiên thành Chúng ma phục, lui tan Bất động, riêng rạng danh Thiện tuệ gọi vô ngại Mười phương diễn pháp hiếm Mây thân mưa cam lồ Xứng vật khá nên nương Các đức giống như nước Hư không dụ tợ thân Thô trọng đều che lấp Trí đại pháp gọi mây Xét kỹ việc luân hồi Nào ai khỏi nghiệp dẫn Phải biết không khổ não Tịnh độ chớ buộc nhau Đệ tử Phật quy mạng Vị lên mây trí tuệ Nhỏ nhiệm đều đoạn sạch Vượt khổ lìa các trần Quán đảnh muôn sáng soi Căn trần cùng khắp thân Đại định Kim cang tịch Các khổ chớ thân nhau Vương tòa hoa báu lớn Muôn ngàn diệu bảo thành Trang nghiêm đều rộng khắp Công đức thật khó lường Thập lực kiêm vô úy Tam thân, Tứ trí tròn Lục thông hằng tự tại Ứng vật, cơ duyên độ Tỏa sáng như trăng tròn Lửa hừng hực cháy luôn Mười phương đâu cũng khắp Xán lạn thêm rực rỡ Dứt hẳn nhiễm duyên sanh Luôn an trú Niết-bàn Bồ-đề gọi tối thắng Hóa vật lợi tình vui Trí dụng sâu như biển Tuỳ cơ hiện Ứng thân Nước trong tỏ bóng nguyệt Nơi nơi qua bến mê Sánh tợ báu Phả-chi Theo duyên hiện bóng đồng Căn tình vật có cảm Rộng khắp sự không cùng Ngạ quỷ luôn đói khát Không thể thấy suối nước Chúng sanh không chút tin Nghiệp xưa tự ràng buộc Hóa hiện các tướng thân Quang minh đều rực rỡ Phật tuy luôn tại thế Xưa vô duyên không thấy Hiểu rõ trần sa giới Căn theo nhiễm không lâu Trí thù thắng hai không Diệu dụng hoá trẻ khờ Thanh tịnh dứt các nhơ Tự, Tha thọ dụng thân Luôn ở Sắc cứu cánh Lợi ích chúng Năm thừa Cứu giúp khổ chúng sanh Thọ mạng lâu muôn ức Nhị nghiêm không cùng tận Công đức thật khó lường Phật diễn pháp Nhất thừa Tùy cơ, ngộ cạn sâu Hoa sen không nhiễm nhơ Ngọc vốn tuyệt tỳ vết Xưng tán một phần nhỏ Rộng tuyên lý thú mầu Nguyện đem các công đức Rộng lợi khắp người Trời.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 114