<經 id="n1670a">KINH NA TIÊN TỲ KHEO HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1670 B (BIỆT BẢN) KINH NA TIÊN TỲ KHEO Mất tên người dịch - Dựa theo bản thời Đông Tấn ghi chép. <卷>QUYỂN THƯỢNG Đức Phật an trú tại vườn Kỳ thọ Vấp Cô Độc ở nước Xá Vệ, bấy giờ các Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu bà di, chư Thiên, Đại thần, Trưởng giả, nhân dân, và những người theo chín mươi sáu loại ngoại đạo, tất cả hơn một vạn người, hàng ngày ở trước Phật nghe giảng kinh. Đức Phật tự nghó: “Mọi người ngày càng nhiều, thân không yên ổn được”. Ý Phật muốn rời bỏ mọi người đi đến ngồi nơi yên lặng tư duy đến đạo. Đức Phật liền rời bỏ mọi người ra đi, vào núi đến giữa rừng cây xòe tán như giăng lưới, cây đó có vị thần cư trú. Đức Phật ngồi dưới tán cây tư duy về đạo thanh tịnh. Cách tán cây không xa có đàn voi khoảng trên năm trăm con, ở giữa có voi chúa Hiền Thiện biết rõ mọi điều thiện ác, giống như hình dáng con người. Đàn voi rất đông vây xung quanh bên cạnh voi chúa, trong đó có con voi đực voi cái tuổi lớn, tuổi vừa, tuổi nhỏ. Voi chúa khát nước, lúc muốn đi uống nước, những con voi nhỏ chạy ở phía trước đi đến uống nước, uống rồi ở trong nước di chuyển đùa nghịch khuấy động nước làm cho đục ngầu, voi chúa không thể nào uống được nước trong. Voi chúa đói muốn đi ăn cỏ thì những chú voi con lại chạy ở phía trước ăn những bụi cỏ non, ăn rồi đùa nghịch chạy nhảy giẫm đạp trên bãi cỏ, voi chúa không làm sao có được cỏ sạch để ăn. Voi chúa tự nghó: “Đàn của mình rất nhiều tai họa, là vì những con voi và đàn voi con bé nhỏ của chúng khuấy động nước làm cho ngầu đục, giẫm đạp cỏ làm cho dơ bẩn, mà trái lại thì luôn luôn uống nước đục và ăn cỏ đã bị chân mình giẫm đạp. Voi chúa tự nghó: “Ta muốn rời đàn voi này để đi đến một nơi hoang vắng thư thái hơn!” Voi chúa liền rời đàn voi mà tiếp tục di chuyển đi vào núi đến giữa lùm cây xòe tán như giăng lưới. Voi chúa trông thấy Đức Phật, Đức Phật ngồi dưới tán cây, tâm vô cùng hoan hỷ, voi chúa liền đến trước Đức Phật cúi đầu quỳ gối để làm lễ Đức Phật, sau đó lùi lại đứng ở một bên. Đức Phật tự nghó: “Ta rời bỏ mọi người đến ở giữa tán cây này, voi chúa cũng lại rời bỏ đàn voi để đến giữa rừng cây này, nghóa lý đó thích hợp như nhau!” Đức Phật vì voi chúa thuyết kinh rằng: “Phật ở giữa loài người là tôn quý nhất, voi chúa ở giữa loài voi cũng tôn quý nhất. Tâm Ta và tâm voi chúa trở nên thích hợp với nhau, nay Ta với voi chúa cùng ưa ở dưới tán cây này”. Voi chúa nghe kinh xong tâm ý lập tức khai mở hiểu biết rõ ràng ý Phật. Voi chúa liền nhìn chỗ của đức Phật ngồi thấy hơi giống như chỗ đi kinh hành bèn dùng vòi lấy nước vẫy thấm đất, dùng vòi vơ cỏ quét sạch mặt đất, dùng chân giẫm đất làm cho thật bằng phẳng. Voi chúa hàng ngày sớm tối vẫn thường phục vụ rất chu đáo như vậy, lâu sau Đức Phật đã đến lúc đi vào cảnh giới Niết-bàn vô vi, voi chúa không biết Đức Phật ở đâu, vì thế đi khắp nơi cầu tìm Đức Phật nhưng không có, bèn gầm lên tuôn lệ ưu sầu không vui, không muốn ăn uống gì nữa. Bấy giờ trong nước ấy có ngôi chùa Phật ở trên núi có tên gọi là chùa Ca La Hoàn, trong chùa có năm trăm vị Sa-môn cùng cư trú trong đó, và đều là những vị đã đắc quả A-la-hán, thường lấy sáu ngày trai hàng tháng quy định làm ngày tụng kinh từ đêm cho đến trời sáng. Voi chúa cũng ở trên núi gần bên cạnh chùa, voi chúa biết có tụng kinh vào sáu ngày trai hàng tháng. Đến ngày đó voi chúa đi vào chùa nghe kinh. Các vị Sa-môn biết voi chúa thích nghe kinh, lúc muốn tụng kinh phải đợi voi chúa đến rồi mới tụng. Voi chúa nghe kinh suốt đến sáng không ngủ không nằm không cử động không nhúc nhích, bởi vì voi chúa đã nhiều lần nghe kinh và thường bên cạnh hầu hạ Đức Phật đã thành thói quen. Lâu sau voi chúa cũng đã hết thọ mạng, chết rồi liền được hóa sanh ở cõi người làm con trong một gia đình Bà-la-môn. Bởi vì không tiếp tục nghe được kinh Phật cũng không trông thấy Sa-môn, bèn bỏ nhà đi vào núi sâu theo học đạo Bà-la-môn ở trên núi. Cư trú gần đó cũng có một người tu đạo Bà-la-môn cùng ở trên núi, cùng nhau qua lại tiếp xúc chuyện trò, cùng làm tri thức với nhau. Một người trong họ tự nghó: “Mình chán nản cảnh thế gian nguy hiểm đầy sầu lo khổ đau già bệnh chết, sau đó phải vào trong chốn bần cùng và địa ngục ngạ quỷ súc sanh, vì lý do này mình muốn cạo bỏ râu tóc, mặc ca sa làm Sa-môn tu đạo vô vi để cứu độ thế gian”. Một người còn lại tự nghó: “Mình mong sao được làm Quốc Vương luôn luôn tự tại, khiến cho nhân dân khắp nơi đều thuộc về mình thuận theo sự nhắc nhủ điều khiển của mình”. Cả hai người cùng có nguyện ước như vậy. Lâu sau cả hai người đều lần luợt mạng chung và được sanh vào thế gian làm người. Một người trong đời trước của mình mong cầu làm một vị Quốc Vương, thì sanh vào miền ven biển làm Thái tử của Quốc Vương, cha mẹ liền đặt tên con là Di Lan. Một người trong đời trước của mình muốn tu đạo Niết-bàn vô vi để cứu độ thế gian, thì sanh vào vùng Kế Tân thuộc Thiên Trúc, cha mẹ liền đặt tên là Đà Lạp, lúc sanh ra đã mặc ca sa cùng sanh ra, sở dó có ca sa cùng sanh ra là bởi lời nguyện trong đời trước. Gia đình đó có một voi chúa cũng sanh cùng ngày, ở Thiên Trúc gọi voi là Na, cha mẹ bèn lấy tên voi đặt tên cho con gọi là Na Tiên. Na Tiên lớn lên vào năm mười lăm, mười sáu tuổi có người cậu tên là Lâu Hán, Lâu Hán xuất gia làm Sa-môn, có tài năng tuyệt diệu thế gian không ai sánh được, mắt có thể nhìn xuyên suốt, tai có thể nghe rất xa, tự mình biết những việc từ trước đến nay, sinh sống đi lại thì có thể bay như chim, có thể đi ra từ nơi không có khe hở đi vào nơi không có lỗ hổng, biến hóa tự tại không có điều gì không làm được, nhân dân trên trời dưới đất và các loại bò bay máy cựa, tâm tư nghó gì Lâu Hán đều đoán biết trước. Na Tiên bèn tự mình đi đến nơi người cậu suy nghó tự nói rằng: “Ý con hướng về Phật đạo muốn cạo bỏ râu tóc mặc ca sa làm Sa-môn. Nay con sẽ làm đệ tử của cậu, có thể cậu giữ con làm Sa-môn chăng?” Lâu Hán biết nhân túc mạng của Na Tiên làm thiện có trí tuệ rất sâu sắc nên thương xót thuận ý cho làm Sa-di. Na Tiên mới làm một Sa-di nhỏ thọ mười giới, ngày ngày tụng kinh học hành tham vấn tư duy về kinh pháp, giới luật, đã đạt đến Tứ thiền, biết hết các kinh pháp, chỉ có điều là chưa thọ đại giới của Sa-môn. Vào lúc bấy giờ trong núi ở nước ấy có ngôi chùa Phật tên gọi Hòa Thiền, trong chùa Hòa Thiền có năm trăm vị Sa môn đều đạt đến quả vị A-la-hán, trong đó có vị A-la-hán bậc nhất tên là Át Bì Viết, có thể biết mọi chuyện trên trời dưới đất trong ba đời quá khứ hiện tại và vị lai. Na Tiên năm tròn hai mươi tuổi nhân đó thọ Đại giới Sa-môn trở thành một Đại Sa-môn, liền đến trong chùa Hòa Thiền nơi có Át Bì Viết cư trú, lúc ấy năm trăm vị A-la-hán, vừa đúng vào ngày mười lăm đang ngồi trên giảng đường nghe thuyết về giới kinh của Đại Sa-môn. Các Đại Sa môn đều bước vào, Na Tiên cũng vào trong đó, tất cả Sa- môn đều ngồi. Át Bì Viết đưa mắt nhìn khắp các vị Sa-môn trong chỗ ngồi, tâm họ đều là A-la-hán, chỉ một mình Na Tiên chưa đạt đến quả vị La Hán. Át Bì Viết bèn nói kinh thí dụ rằng: “Nếu như trong thúng gạo trắng muốt không một hạt nào khác biệt mà lẫn vào một hạt gạo đen thì làm cho thúng gạo mất đi sự thuần nhất, nay trong chỗ Ta ngồi đều là những hạt gạo trắng muốt chỉ một mình Na Tiên là hạt gạo đen bởi vì chưa đạt đến quả vị A La Hán”. Na Tiên nghe Át Bì Viết thuyết kinh như vậy thì rất buồn rầu, liền đứng dậy làm lễ năm trăm vị Sa-môn xong lập tức đi ra ngoài. Na Tiên tự nghó: “Mình không nên vào ngồi trong chỗ này, mình cũng chưa được độ thoát mà các vị Sa-môn còn lại đó đều đã độ thoát, ví như trong đàn sư tử xuất hiện một con chó, nay mình cũng như vậy, từ nay mình không đạt được đạo quả thì không trở lại vào ngồi trong chúng”. Át Bì Viết biết ý của Na Tiên liền gọi Na Tiên tiến lại gần, dùng tay xoa đầu Na Tiên và nói: “Nay ông không lâu nữa sẽ đạt được quả vị A-la-hán, chớ ưu sầu gì cả!” Át Bì Viết muốn giữ Na Tiên ngồi lại. Na Tiên lại có một vị Thầy tuổi hơn tám mươi tên gọi là Ca Duy Viết. Trong huyện đó có một Ưu-bà-tắc rất hiền thiện, thường ngày làm cơm cúng dường Ca Duy Viết. Na Tiên được thay thầy ôm bình bát đi lấy bữa cơm đã chuẩn bị sẳn, Thầy bảo Na Tiên miệng ngậm nước đi đến nhà Ưu-bà-tắc lấy cơm và thức ăn. Ưu-bà-tắc trông thấy Na Tiên trẻ tuổi mà đoan chánh đức hạnh khác hẳn so với người ta, vốn có hiểu biết có trí tuệ nên biết rằng là người có chí hướng rõ ràng có thể giảng giải kinh pháp đạo lý. Ưu-bà-tắc thấy Na Tiên đi vào trong nhà đó, lập tức đứng lên tiến tới để làm lễ rồi lùi lại vòng tay nói: “Tôi làm cơm cho các vị Sa-môn đã lâu, nhưng các vị ấy đến lấy chưa hề có vị nào giảng giải kinh pháp cho tôi cả, nay thuận theo tâm nguyện ai cầu của tôi mong được Na Tiên giảng giải kinh pháp cho tôi để cởi bỏ sự ngu si cho tôi!” Na Tiên liền tự nghó: “Mình nhận lời Thầy dặn dò khiến mình miệng ngậm nước không được nói, nay mình nhổ nước ra là vi phạm lời dạy của Thầy, như vậy nên làm thế nào?” Na Tiên nghó rằng Ưu-bà-tắc cũng có tài cao có chí hướng, mình vì người đó giảng giải kinh pháp là muốn người đó lập tức đắc đạo. Na Tiên liền nhổ nước mà ngồi xuống bắt đầu để giảng giải kinh pháp: “Người nào bố thí làm điều thiện vâng mạng thực hành kinh pháp giới luật, thì đời này được an lành đời sau sẽ sanh lên cõi Trời, ra đời trong loài người thì sẽ có trí tuệ sáng suốt và giàu sang, về sau nữa không trở lại đi vào trong địa ngục ngạ quỷ súc sanh. Người nào không vâng mạng thực hành kinh pháp giới luật thì ở tại đời này luôn luôn khổ đau, đời sau lại rơi vào trong ba đường ác không có thời cơ thoát ra. Ưu-bà-tắc nghe kinh thì tâm rất hoan hỷ. Na Tiên biết tâm hoan hỷ của Ưu-bà-tắc, nên tiếp tục giảng về kinh pháp sâu xa rằng: “Mọi vật ở thế gian đều đang là quá khứ không có gì luôn luôn tồn tại cả, mọi vật quá khứ đều là khổ, thân con người ở thế gian cũng như vậy. Người thế gian đều nói là thân của mình mà thân này sai lầm là tại Ngã, vì vậy đều là ràng buộc không ai đạt được đạo quả Niết- bàn tự tại. Niết-bàn là niềm vui bậc nhất bởi vì cảnh giới đó không sanh không già không bệnh không chết không sầu không ưu, tất cả xấu ác lao khổ đau thương thảy đều tiêu diệt. Na Tiên giảng giải kinh pháp xong, Ưu-bà-tắc tức thì đạt đến quả vị thứ nhất Tu đà hoàn, Na Tiên cũng đạt được quả vị Tu đà hoàn. Ưu-bà-tắc vô cùng hoan hỷ, liền làm bữa cơm thịnh soạn mời Na Tiên. Na Tiên bảo với Ưu-bà-tắc trước hết nên lấy mọi thứ đặt vào trong bình bát của Thầy. Na Tiên ăn xong rửa mặt súc miệng rồi mang cơm và thức ăn trở về dâng lên Thầy. Thầy thấy cơm canh đầy đủ liền nói: “Dường như hôm nay ông mang cơm canh về rất ngon, ông đã phạm vào quy ước của mọi người nên đành phải trục xuất ông thôi!” Na Tiên rầu ró không vui. Thầy nói: “Tập hợp tất cả Tỳ-kheo Tăng!” Tỳ-kheo Tăng tập hợp đầy đủ xong. Thầy nói: “Na Tiên đã phạm vào quy ước của mọi người chúng ta, nên trục xuất không được ở lại trong chúng. Át Bì Viết bèn nói thí dụ rằng: “Như người bắn một mũi tên trúng hai đích, người thuộc đẳng cấp như vậy không nên trục xuất. Na Tiên tự mình giảng giải mà đắc đạo cũng làm cho Ưu-bà-tắc đắc đạo, không nên trục xuất Na Tiên!” Thầy Ca Duy Viết nói: “Cho dù dùng một mũi tên bắn trúng trăm đích mà vì quy ước chung mọi người đã hiểu, không được giữ lại!” Người khác đều không có năng lực như Na Tiên đắc đạo, nên chấm dứt, Nếu không trục xuất Na Tiên thì những người còn lại bắt chước, về sau không lấy cách gì mà bỏ được!” Trong chúng ngồi im lặng tùy theo lời Thầy dạy lập tức trục xuất Na Tiên. Na Tiên liền dập đầu mặt lạy dưới chân Thầy, đứng lên làm lễ chúng Tỳ kheo Tăng xung quanh, lễ xong rồi đi vào núi sâu ngồi dưới tán cây, ngày đêm tinh tiến nghó về đạo không lơi lỏng, tự mình thành tựu đạt đến quả vị A-la-hán, có thể bay đi như chim cũng có thể mắt nhìn xuyên suốt, tai nghe cùng khắp, cũng có thể biết mọi ý nghó trong tâm tư người khác, tự biết đời trước đã sanh ra từ đâu sanh đến, Đạt đến quả vị A La Hán. Rồi, lập tức trở về đi vào trong chùa Hòa Thiền, ở giữa đại chúng Tỳ-kheo Tăng giập đầu cầu xin thương xót tự hối hận về sai lầm của mình đối với các vị Tỳ kheo Tăng chùa Hòa Thiền. Các vị Tỳ-kheo Tăng lập tức chấp thuận điều ấy. Na Tiên làm lễ xong thì đi ra ngoài. Na Tiên chuyển hướng đi vào các quận huyện khắp mọi hang cùng ngõ hẻm, giảng giải kinh pháp giới luật cho người ta biết và dạy bảo mọi người làm việc thiện, trong đó có người thọ Năm giới, có người đạt được quả vị Tu đà hoàn, có người đạt được quả vị Tư đà hàm, có người đạt được quả vị A na hàm, có người làm Sa môn đạt được quả vị A La Hán. Tứ thiên vương cõi trời thứ nhất, Đế Thích cõi trời Đao Lợi thứ hai, Phạm Thiên Vương cõi trời thứ bảy đều đến trước Na Tiên làm lễ, cúi đầu mặt lạy dưới chân rồi lùi lại ngồi xuống, Na Tiên đều giảng giải kinh pháp cho tất cả mọi người, danh tiếng vang khắp bốn cõi trời. Những nơi Na Tiên đã đi qua, thì chư Thiên nhân dân quỷ thần, trông thấy Na Tiên không ai là không hoan hỷ, ai cũng có được phước thiện của mình. Na Tiên tiếp tục chuyển đến cư trú trong chùa Tiết Để Ca thuộc nước Xá Kiệt vùng Thiên Trúc. Vì nhân duyên đời trước nên có một người vốn là tri thức, ở miền ven biển làm thái tử của một Quốc Vương tên là Di Lan Đà. Di Lan Đà thuở bé rất thích đọc kinh pháp mà cũng học theo các đạo khác và biết hết các đạo khác, dùng kinh pháp chất vấn người ngoại đạo thì không có người nào có thể hơn được. Phụ vương của Di Lan Đà băng hà, Di Lan Đà lên ngôi làm quốc vương. Nhà vua hỏi quần thần tả hữu rằng: “Người tu hành và nhân dân trong nước ta ai có thể tham gia chất vấn kinh pháp đạo lý cùng với Trẫm?” Cận thần tâu nhà vua rằng: “Thưa có, có người theo học Phật đạo, người ta gọi là Sa môn, người đó trí tuệ thông hiểu mọi điều, có thể cùng với Đại Vương chất vấn kinh pháp đạo lý. Hiện nay tại nước Đại Tần ở phương Bắc, có nước chư hầu tên là Xá Kiệt vốn là cung điện của nhà vua, đất nước đó trong ngoài an bình, nhân dân đều là người lương thiện. Kinh thành đó ở bốn phía đều có đường sá lưu thông, các cổng thành đều chạm trổ hoa văn vô cùng tinh xảo. Trong cung mọi phụ nữ đều có nơi chốn, những đường phố chợ búa dàn ra thành hàng thẳng tắp, đường sá rộng rãi cửa hàng bày ra có sẵn hàng lối ngăn nắp, voi ngựa xe cộ nườm nượp, trai gái nhộn nhịp ra vào, đạo nhân thân thích thợ thầy dân chúng hài hòa với nhau, cho đến các nước nhỏ đều có nhiều người tài giỏi, nhân dân mặc áo quần nhiều màu rực rỡ, phụ nữ trắng hồng đều mang vòng ngọc”. Cõi nước cao ráo rất nhiều châu báu, người buôn bán khắp nơi bán mua đều dùng tiền vàng trao đổi, hoa quả ngũ cốc nhiều mà lại rẻ, nhà nào cũng có tiền của để dành. Cạnh phố chợ bày bán các loại cơm canh ngon lành lúc đói ăn được ngay, khát thì uống những thứ rượu pha lẫn rượu nho, vui không thể tả được”. Quốc vương Di Lan Đà dùng chánh pháp để cai quản đất nước. Vua Di Lan Đà là người tài cao có trí tuệ, hiểu rõ kinh pháp đạo lý thế gian có thể chất vấn mọi điều về quá khứ hiện tại và vị lai, sáng suốt đối với kỹ thuật điều hành việc triều chính, chiến trận, mưu lược tài trí không có gì không thông suốt. Lúc nhà vua ra khỏi kinh thành dạo chơi thì các quan binh đóng quân bao bọc bên ngoài, tâm tư nhà vua lúc đó tự nhiên cao ngạo, cho mình là vua chúa có thể đối đáp kinh pháp đạo lý với chín mươi sáu loại ngoại đạo, người khác đã hỏi rất nhiều người, tâm vừa dấy lên thì biết ngay những lời sắp nói. Nhà vua nói với các cận thần rằng: “Hãy còn sớm, đi vào thành cũng không làm gì, nơi này hẳn là có Sa môn hoặc người tu hành hiểu thông kinh pháp có thể cùng với Trẫm chất vấn kinh pháp giảng giải đạo lý hay không?” Cận thần thân tín của nhà vua tên là Triêm Di Lợi Vọng Quần nghe nhà vua hỏi thì Triêm Di Lợi Vọng Quần tâu với nhà vua rằng: “Tâu Đại Vương!” Đúng là có Sa-môn tên gọi Dã Hòa La rất thông hiểu kinh pháp đạo lý, có thể cùng với Đại Vương chất vấn kinh pháp giảng giải đạo lý. Nhà vua liền truyền Triêm Di Lợi Vọng Quần đi đến nới đó mời về. Triêm Di Lợi Vọng Quần lập tức đi mời Dã Hòa La và nói rằng: “Đại Vương muốn gặp Đại Sư!” Dã Hòa La nói: “Tốt lắm!” Nhà vua muốn gặp nhau thì hãy tự mình đến mà thôi, tôi không đến đâu!” Triêm Di Lợi trở về tâu với nhà vua như vậy. Nhà vua lập tức lên xe cùng với năm trăm kî binh tùy tùng hướng đến chùa. Nhà vua cùng với Dã Hòa La gặp nhau, tiến lên chào hỏi rồi liền ngồi xuống, năm trăm kî binh tùy tùng cũng đồng loạt ngồi xuống. Nhà vua liền hỏi Dã Hòa La rằng: “Khanh vì lý do gì mà rời gia đình xa vợ con cạo râu tóc mặc ca sa làm Sa-môn vậy?” Khanh đã cầu mong những đạo lý nào?” Dã Hòa La trả lời: “Tôi theo học Phật đạo thực hành phẩm đức trung thực hợp với lẽ phải, ở tại đời này có được phước thiện đó, đời sau cũng có được công dụng của phước thiện đó, vì vậy mà tôi cạo bỏ râu tóc mặc ca sa làm Sa-môn”. Nhà vua hỏi Dã Hòa La rằng: “Có người bình thường, ở tại gia đình có vợ con mà thực hành trung thực hợp với lẽ phải, ở đời này có được phước thiện đó không?” Vào đời sau cũng có được phước thiện đó hay không?” Dã Hòa La nói: “Người bình thường ở gia đình có vợ con, có công hạnh trung thực hợp với lẽ phải, ở tại đời này có được phước thiện, vào đời sau cũng có được phước thiện đó”. Nhà vua nói: “Người bình thường ở gia đình có vợ con có công hạnh trung thực hợp với lẽ phải, ở tại đời này và đời sau cùng có được phước thiện đó, khanh vô cớ mà bỏ vợ con cạo râu tóc mặc ca sa làm Sa-môn là sao?” Dã Hòa La liền lặng thinh không thể trả lời nhà vua được. Cận thần tâu rằng: “Vị Sa môn này có trí tuệ rất sáng suốt hơn hẳn bình thường nhưng vì thúc bách quá nên không kịp nói ra mà thôi”, Nói rồi đưa tay lên nói: “Đại Vương thắng rồi!” Dã Hòa La lặng im chấp nhận thất bại. Nhà vua liền quay đầu lại nhìn các vị Ưu-bà-tắc ở hai bên, thấy các vị Ưu-bà-tắc cũng không có gì xấu hổ. Nhà vua nghó rằng nét mặt các vị Ưu-bà-tắc này cũng không hề xấu hổ, hẳn là sẽ có Sa-môn tinh thông kinh pháp hơn người bình thường, có thể cùng với mình chất vấn thôi. Nhà vua nói với Triêm Di Lợi: “Có Sa-môn trí tuệ sáng suốt, nào có thể cùng với Trẫm chất vấn kinh pháp giảng giải đạo lý hay không vậy?” Lúc bấy giờ Na Tiên là thầy của các vị Sa-môn, luôn luôn cùng với các vị Sa-môn ra vào gần gũi, các vị Sa-môn đều thỉnh cầu giảng giải kinh pháp. Na Tiên thì biết tất cả các kinh đều có nội dung quan trọng và khó hiểu, có thể giảng giải mười hai bộ kinh, giảng giải kinh pháp mà hiểu rõ các cách phân tích chương mục ngắt ngừng câu từ khác biệt, biết rõ đạo lý của Niết-bàn, không có ai có năng lực thông suốt, không có ai có năng lực thắng được, có thể giải tỏa mọi nghi ngờ, có thể thông hiểu mọi tư tưởng, đó gọi là bậc trí tuệ như sông biển có năng lực làm cho chín mươi sáu loại ngoại đạo phải hàng phục, được bốn chúng đệ tử Phật rất tôn kính, là nơi quy phục và ngưỡng mộ của những người trí tuệ, luôn luôn lấy kinh pháp đạo lý để giảng dạy trao truyền cho người khác. Na Tiên đã đến nước Xá Kiệt, đệ tử ở nước đó thuận theo nhau đều là những người tài giỏi, mà Na Tiên lại giống như con sư tử uy mãnh.” Triêm Di Lợi tâu với nhà vua: “Tâu Đại Vương!” Có một vị Sa- môn, tên là Na Tiên có trí tuệ sâu sắc tuyệt vời thông hiểu nội dung quan trọng của các kinh pháp, có thể giải tỏa mọi nghi ngờ không có điều gì không thông suốt, có thể cùng với Đại Vương chất vấn kinh pháp đạo lý. Nhà vua hỏi Triêm Di Lợi: “Đích xác là có thể cùng với Trẫm chất vấn về kinh pháp đạo lý hay không?” Triêm Di Lợi tâu: “Vâng, đúng là có thể cùng với đại vương chất vấn về kinh pháp đạo lý!” Phạm Thiên cõi trời thứ bảy hãy còn có thể cùng nhau chất vấn kinh pháp đạo lý với Sa môn ấy huống hồ đối với hàng đế vương giữa cõi người! Nhà vua lập tức truyền cho Triêm Di Lợi gấp rút đi mời Na Tiên đến. Triêm Di Lợi tuân lệnh tức tốc hướng đến trú xứ của Na Tiên và thưa rằng: “Đại Vương muốn gặp Ngài!” Na Tiên liền cùng với các đệ tử đi theo đến nơi của nhà vua. Nhà vua tuy chưa từng cùng với Na Tiên gặp mặt nhau, nhưng khi Na Tiên khoác pháp phục bước đi ở giữa mọi người, thì dáng dấp khác hẳn so với người khác. Nhà vua từ xa trông thấy ngầm biết chính là Na Tiên, nhà vua tự nhủ: “Từ trước đến nay mình đã gặp qua rất nhiều người, đã nhiều lần vào giữa chỗ ngồi quan trọng vô cùng, mà chưa hề tự mình cảm thấy sợ hãi như hôm nay trông thấy Na Tiên. Hôm nay Na Tiên chắc chắn thắng mình, mình nhất định không bằng Na Tiên rồi!” Tại sao tâm tư mình thấp thỏm lo sợ không yên vậy?” Triêm Di Lợi tâu với nhà vua rằng: “Tâu đại vương!” Na Tiên đã đến. Ở bên ngoài Na Tiên đã đến rồi. Nhà vua hỏi Triêm Di Lợi: “Người nào chính là Na Tiên vậy?” Triêm Di Lợi nhân đó chỉ ra rõ ràng cho nhà vua biết, nhà vua vô cùng hoan hỷ bởi vì đúng như ý mình đã ngầm biết người này chính là Na Tiên. Nhà vua đã trông thấy Na Tiên khoác pháp phục bước đi với dáng dấp khác hẳn so với mọi người. Na Tiên đã đến phía trước, nhà vua liền tiến lên cùng nhau chào hỏi đôi lời, nhà vua rất hoan hỷ và nhân đó cùng nhau ngồi đối đáp. Na Tiên nói với nhà vua rằng trong kinh Đức Phật dạy: “Con người an ổn đó là lợi ích lớn nhất, con người biết vừa đủ đó là sự giàu có lớn nhất, con người có niềm tin chính xác đó là giá trị lớn nhất, đạt được quả vị Niết-bàn đó là niềm vui sướng lớn nhất”. Nhà vua liền hỏi Na Tiên: “Tên gọi của khanh như thế nào?” Na Tiên nói: “Cha mẹ đặt tên cho tôi là Na Tiên, bèn gọi tôi là Na Tiên. Có lúc cha mẹ gọi tôi là Duy Tiên, có lúc cha mẹ gọi tôi là Thủ La Tiên, có lúc cha mẹ gọi tôi là Duy Ca Tiên. Bởi vì như vậy cho nên mọi người đều biết đến bần đạo, mọi người ở thế gian này đều có tên gọi của mỗi người như vậy mà thôi.” Nhà vua hỏi Na Tiên: “Ai là Na Tiên vậy?” Cái đầu là Na Tiên chăng?” Na Tiên nói: “Cái đầu không phải là Na Tiên”. Nhà vua lại hỏi: “Mắt tai mũi miệng là Na Tiên chẳng?” Na Tiên nói: “Mắt tai mũi miệng không phải là Na Tiên”. Nhà vua lại hỏi: “Cổ gáy vai cánh tay - chân là Na Tiên chăng?” Na Tiên nói: “Không phải là Na Tiên”. Nhà vua lại hỏi: “Đùi vế chân là Na tiên chăng?” Na Tiên nói: “Không phải là Na tiên. Nhà vua lại hỏi: “Nhan sắc là Na Tiên chăng?” Na Tiên nói: “Không phải là Na Tiên”. Nhà vua lại hỏi: “Khổ vui là Na Tiên chăng?” Na Tiên nói: “Không phải là Na Tiên”. Nhà vua lại hỏi: “Thiện ác là Na Tiên chăng?” Na Tiên nói: “Không phải là Na Tiên. Nhà vua lại hỏi: “Tim gan phổi thận dạ dày là lách lòng ruột là Na Tiên chăng?” Na Tiên nói: “Không phải là Na Tiên”. Nhà vua lại hỏi: “Nhan sắc, khổ vui, thiện ác thân và tâm, cả năm việc này hợp lại hẳn là Na Tiên chăng?” Na Tiên nói: “Không phải là Na Tiên. Nhà vua lại hỏi: “Giả sử không có nhan sắc, khổ vui, thiện ác, thân và tâm, cả năm việc này đều không có thì lẽ nào là Na Tiên chăng?” Na Tiên nói: “Không phải là Na Tiên”. Nhà vua lại hỏi: “Tiếng vang của hơi thở vào ra là Na Tiên chăng?” Na Tiên nói: “Không phải là Na Tiên. Nhà vua lại hỏi: “Vậy thì nơi nào là Na Tiên chứ?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Nói rằng là xe vậy thì nơi nào là xe?” Cái trục là xe chăng?” Nhà vua nói: “Cái trục không phải là xe”. Na Tiên nói: “Vành bánh xe là xe chăng?” Nhà vua nói: “Vành bánh xe không phải là xe. Na Tiên nói: “Nan xe là xe chăng?” Nhà vua nói: “Nan xe không phải là xe”. Na Tiên nói: “Ổ bánh xe là xe chăng?” Nhà vua nói: “Ổ bánh xe không phải là xe. Na Tiên nói: “Cái càng xe là xe chăng?” Nhà vua nói: “Cái càng xe không phải là xe. Na Tiên nói: “Cái ách xe là xe chăng?” Nhà vua nói: “Cái ách xe không phải là xe”. Na Tiên nói: “Cái thùng xe là xe chăng?” Nhà vua nói: “Cái thùng xe không phải là xe”. Na Tiên nói: “Cái giàn xe là xe chăng?” Nhà vua nói: “Cái giàn xe không phải là xe”. Na Tiên nói: “Cái mui xe là xe chăng?” Nhà vua nói: “Cái mui xe không phải là xe. Na Tiên nói: “Tập hợp tất cả các loại bằng gỗ này lại thành một đống hẳn là xe chăng? ” Nhà vua nói: “Tập hợp tất cả các loại bằng gỗ này lại một đống không phải là xe. Na Tiên nói: “Giả sử làm cho các loại bằng gỗ này rời ra hẳn là xe chăng?” Nhà vua nói: “Các loại bằng gỗ này rời ra không phải là xe. Na Tiên nói: “Tiếng lộc cộc là xe chăng?” Nhà vua nói: “Tiếng lộc cộc không phải là xe. Na Tiên nói. Vậy thì nơi nào là xe?” Nhà vua liền lặng im không nói lời nào. Na Tiên nói: “Trong kinh Đức Phật dạy rằng: “Nếu như tập hợp các loại đồ gỗ này lại dùng để làm xe thì nhờ đó có được chiếc xe; con người cũng như vậy, tập hợp tất cả đầu mặt tai mũi miệng, cổ gáy vai đùi, xương thịt tay chân, tim gan phổi thận dạ dày lá lách lòng ruột, nhan sắc, tiếng động hơi thở vào ra, khổ vui thiện ác thì gọi là con người”. Nhà vua nói: “Hay quá!Hay quá!” Nhà vua lại hỏi: “Na Tiên có thể cùng với Trẫm chất vấn kinh pháp giảng giải đạo lý hay không?” Na Tiên nói: “Nếu như nhà vua mang tâm tư của người có trí tuệ cùng với tôi căn vặn lẫn nhau thì có thể chất vấn với nhau, nếu như nhà vua mang tâm lý của người cao quý kiêu ngạo thì không thể chất vấn với nhau được. Nhà vua hỏi Na Tiên: “Nói là người trí thì những loại người thế nào?” Na Tiên nói: “Người trí tuệ là người dùng lời nói để căn vặn nhau bàn luận với nhau tôn trọng nhau, nhường nhau, có lúc thắng có lúc thua, lời nói đúng hay lời nói không đúng, tự mình biết rõ phải trái trắng đen, là người có trí thì trí là quan trọng nhất, không cần sử dụng các tâm lý nóng giận thù hận; như vậy chính là người có trí”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Nói là lời nói của hàng vua chúa thì loại ấy như thế nào?” Na Tiên nói: “Lời nói của hàng vua chúa thì tự mình ngang nhiên nói càn, người nào dám có điều gì chống đối không chấp nhận lời nói của vua chúa thì hàng vua chúa lập tức sử dụng uy quyền để trách phạt; như vậy chính là lời nói của hàng vua chúa”. Nhà vua nói: “Trẫm xin dùng lời nói của người có trí chứ không dùng lời nói của hàng vua chúa, khanh chớ giữ ý đối với hàng vua chúa mà nói với Trẫm, hãy nói với Trẫm như nói với các vị Sa-môn, như nói với các đệ tử, như nói với những Ưu-bà-tắc, nên dùng lời nói đối với người sai khiến của các vị Sa-môn, không còn có gì đáng sợ hãi mà tâm thật thẳng thắn, hãy vì khai ngộ cho nhau!” Na Tiên nói: “Tốt lành lắm!” Nhà vua nói: “Trẫm có những vấn đề muốn hỏi. Na Tiên nói: “Nhà vua cứ hỏi. Nhà vua nói: “Trẫm đã hỏi rồi”. Na Tiên nói: “Tôi đã trả lời rồi. Nhà vua nói: “Trả lời Trẫm những điều gì?” Na Tiên nói: “Nhà vua cũng đã hỏi tôi những điều gì?” Nhà vua nói: “Trẫm không hỏi gì cả”. Na Tiên nói: “Tôi cũng không trả lời gì cả”. Trong tâm tư nhà vua tự suy nghó rằng vị Sa-môn này là bậc trí tuệ rất cao siêu, mình vừa nảy sinh nhiều vấn đề sẽ hỏi. Ý nhà vua tự nghó ngày sắp tối rồi nên làm thế nào để thỉnh cầu Na Tiên vào ngày mai, đến hoàng cung để dễ dàng chất vấn hơn. Nhà vua bảo với Triêm Di Lợi: “Thưa với Na Tiên là hôm nay trời sắp tối, ngày mai thỉnh cầu đi vào hoàng cung để được thưa hỏi thuận tiện hơn. Triêm Di Lợi Vọng Quần lập tức thưa với Ngài rằng: “Ngày đã sắp tối, nhà vua phải hồi cung, ngày mai nhà vua muốn mời Na Tiên vào hoàng cung!” Na Tiên nói: “Tốt lắm!” Nhà vua đã lên xe trở về hoàng cung, ngồi trên xe ngựa mà nhà vua mãi nghó đến cái tên Na Tiên, ý nghó muốn bật lên gọi Na Tiên. Nhà vua thao thức nghó về Na Tiên mãi đến trời sáng. Trời đã sáng nên Triêm Di Lợi Vọng Quần và các cận thần tâu với nhà vua: “Tâu Đại Vương!” Thực sự là nên thỉnh cầu Na Tiên hay không?” Nhà vua nói: “Nên thỉnh cầu Na Tiên!” Triêm Di Lợi Vọng Quần thưa: “Thỉnh cầu Na Tiên nên mang theo bao nhiêu Sa-môn cùng đến?” Nhà vua nói: “Do Na Tiên quyết định muốn cho bao nhiêu Sa-môn cùng đến cũng được”. Quan trông coi kho tàng của nhà vua tên là Xan, Xan tâu với nhà vua rằng: “Hãy để Na Tiên mang theo mười Sa-môn cùng đến là thích hợp”. Nhà vua lại nói: “Tùy theo Na Tiên muốn mang theo bao nhiêu Sa-môn cùng đến cũng được”. Xan lại tâu với nhà vua: “Hãy để Na Tiên mang theo mười Sa-môn cùng đến là thích hợp. Nhà vua lại nói: “Tùy theo Na Tiên tự nhiên muốn mang theo bao nhiêu Sa-môn cùng đến cũng được”. Xan lại tâu với nhà vua: “Hãy để Na Tiên mang theo mười Sa-môn cùng đến là thích hợp. Nhà vua nghe Xan nói nhiều lần nên vua liền nổi giận mắng Xan: “Không có ai thực sự keo kiệt bằng ngươi, tên của người là Xan (bủn xỉn keo kiệt) sao không quay về tiếc của nhà ngươi mà lại keo kiệt đối với đồ vật của nhà vua, đối với đồ vật của bản thân nhà ngươi thì sẽ thế nào?” Nhà ngươi không biết là chống lại ý vua sẽ có tội đáng bị trách phạt hay sao?” Nhưng tội của ngươi có thể thương xót tha cho, bây giờ Trẫm làm vua tại sao lại không có thể thiết đãi các vị Sa-môn một bữa cơm?” Xan quá hổ thẹn nên im lặng không dám thưa trình gì nữa. Triêm Di Lợi Vọng Quần liền đi đến chỗ ở của Na Tiên, tiến lên làm lễ xong thưa với Na Tiên rằng: “Đại Vương thỉnh cầu”. Na Tiên nói: “Nhà vua cho phép tôi mang theo bao nhiêu Sa-môn cùng đi?” Triêm Di Lợi Vọng Quần nói: “Tùy ý muốn mang theo bao nhiêu vị Sa-môn cũng được!” Na Tiên liền cùng với Dã Hòa La và tám mươi Sa-môn cùng đi. Triêm Di Lợi Vọng Quần và tất cả cùng lên đường, nhưng khi sắp vào thành, Triêm Di Lợi Vọng Quần giữa đường đi hỏi Na Tiên rằng: “Hôm qua đối đáp với nhà vua, Đại sư nói không có gì là Na Tiên cả, điều ấy là sao?” Na Tiên hỏi Triêm Di Lợi Vọng Quần: “Theo ý ông thì nơi nào là Na Tiên vậy?” Triêm Di Lợi Vọng Quần nói: “Tôi cho rằng hơi thở vào ra duy trì được mạng sống là Na Tiên. Na Tiên hỏi Triêm Di Lợi Vọng Quần: “Nói rằng con người thở ra mà không hít vào lại thì người đó lẽ nào sống lại hay không?” Triêm Di Lợi Vọng Quần nói: “Hơi thở ra không trở vào lại thì nhất định là chết thôi”. Na Tiên nói: “Như người thổi sáo thì hơi thở vừa đi ra không tiếp tục trở vào lại, như người thợ rèn dùng ống thổi hơi cho lửa cháy to để rèn các loại dụng cụ thì lúc vừa đi ra có thể trở vào lại hay không?” Triêm Di Lợi Vọng Quần nói: “Không trở vào lại. Như người dùng tù và để thổi thì khi hơi thở vừa đi ra há tiếp tục đi vào lại hay không?” Triêm Di Lợi Vọng Quần nói: “Không trở vào lại. Na Tiên nói: “Cùng là hơi thở ra không trở vào lại thì tại vì sao những người đó còn sống chứ không chết?” Triêm Di Lợi Vọng Quần nói: “Trong khoảng giữa hai hơi thở ra vào tôi không thể nào biết được, xin Ngài giải thích cho chúng tôi hiểu được điều ấy!” Na Tiên nói: “Hơi thở ra vào đều là quan hệ ở trong thân, giống như tâm người ta có những ý nghó gì thì lưỡi nói ra điều ấy, đó là chuyện của lưỡi. Ý có những nghi ngờ nên tâm nghó đến điều ấy, đó là chuyện của tâm. Tất cả mỗi nơi đều có tính chất quan trọng, phân biệt nhìn thấy nó đều là trống rỗng chẳng có gì là Na Tiên cả. Triêm Di Lợi Vọng Quần mở thông tâm tư hiểu được điều ấy nên phát tâm thọ trì năm giới làm một vị Ưu-bà-tắc. Na Tiên tiến lên đi vào cung đến nơi chính điện của nhà vua, vua lập tức làm lễ Na Tiên rồi lùi lại. Na Tiên đã ngồi và tám mươi vị Sa-môn đều cùng nhau ngồi xuống. Nhà vua chuẩn bị bữa cơm rất thịnh soạn, vua tự tay bưng cơm nước đặt ở phía trước Na Tiên rất kính trọng. Các vị Sa-môn đã dùng xong bữa cơm, rửa tay súc miệng đã xong, nhà vua liền ban tặng các vị Sa-môn mỗi người một chiếc ca sa và một đôi giày da, ban tặng Na Tiên và Dã Hòa La mỗi vị ba chiếc ca sa và một đôi giày da. Nhà vua nói với Na Tiên và Dã Hòa La rằng: “Để mười người cùng ở lại, những người khác hãy bảo họ về chùa nghỉ ngơi!” Na Tiên liền cho phép những người khác về trước, để mười người cùng ở lại. Nhà vua truyền cho các quý nhân, mỹ nữ ở hậu cung, tất cả vào trong chính điện ngồi sau rèm nghe vua và Na Tiên cùng nhau chất vấn kinh pháp đạo lý. Lúc ấy các quý nhân, mỹ nữ đều xuất hiện và tiến vào trong chính điện ngồi sau rèm nghe Na Tiên giảng giải kinh pháp. Bấy giờ nhà vua mang ghế ngồi đặt ở phía trước Na Tiên, nhà vua nói: “Nên nói về điều gì đây?” Na Tiên nói: “Nhà vua muốn nghe những lời quan trọng thì sẽ nói những lời quan trọng. Nhà vua nói: “Theo khanh thì đạo lý như thế nào là quan trọng nhất và vì lý do như thế nào mà làm Sa-môn?” Na Tiên nói: “Tôi muốn từ bỏ nỗi khổ triền miên của thế gian và không muốn đời sau lại phải triền miên đau khổ, vì lý do này mà tôi làm Sa-môn, tôi lấy điều này làm điều tốt đẹp và quan trọng nhất. Nhà vua nói: “Các vị Sa-môn đều không muốn đời này và đời sau trải qua nỗi khổ triền miên cho nên làm Sa-môn chăng?” Na Tiên nói: “Không hoàn toàn vì lý do này mà làm Sa-môn, Sa-môn có bốn hạng khác nhau. Nhà vua nói: “Bốn hạng như thế nào?” Na Tiên nói: “Trong hàng ngũ đệ tử xuất gia của Phật có người vì mang nhiều nợ nần mà làm Sa-môn, có người vì sợ quan quyền áp bức mà làm Sa-môn, có người vì nghèo hèn túng quẫn mà làm Sa- môn, có người thật sự muốn loại bỏ sạch mọi nỗi đau khổ triền miên của đời này và cả đời sau mà làm Sa-môn. Tôi vốn chỉ có tâm nguyện cầu đạo cho nên làm Sa-môn mà thôi”. Nhà vua nói: “Nay khanh vì đạo lý nào mà làm Sa-môn vậy?” Na Tiên nói: “Tôi làm Sa-môn lúc còn trẻ, có kinh pháp đạo lý của Phật và đệ tử của Ngài, các vị Sa-môn đều là những người cao siêu, tôi bắt đầu từ học tập kinh pháp giới luật đi vào trong tâm mình, vì vậy cho nên từ bỏ nỗi khổ triền miên của đời này và cả đời sau mà làm Sa-môn. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua hỏi rằng: “Có người nào sau khi chết thì vónh viễn không sanh trở lại hay không?” Na Tiên nói: “Trong đó có người sanh ra vào đời sau, có người không sanh trở lại. Nhà vua nói: “Ai là người sanh ra vào đời sau, ai là người không sanh trở lại?” Na Tiên nói: “Người nào còn ân ái tham dục thì đời sau sẽ sanh trở lại, người không còn tham dục ân ái thì đời sau không sanh trở lại”. Nhà vua nói: “Người nào dùng tâm tư chuyên nhất nghó đến Chánh pháp và điều thiện thì đời sau không sanh trở lại chăng?” Na Tiên nói: “Người nào dùng tâm tư chuyên nhất nghó đến Chánh pháp, nghó đến điều thiện, nghó về trí tuệ đạt tới những điều thiện khác thì đời sau sẽ không sanh trở lại. Nhà vua nói: “Người nào dùng tâm chuyên nhất nghó đến Chánh pháp, nghó đến điều thiện cùng với trí tuệ thì hai sự việc này nghóa lý có như nhau hay không?” Na Tiên nói: “Nghóa lý đó đều khác nhau chứ không giống nhau. Nhà vua hỏi Na Tiên: “Trâu bò voi ngựa và các loại gia súc cũng có trí hay không có trí. Na Tiên nói: “Trâu bò dê ngựa và các loại gia súc mỗi loại đều có trí của mình nhưng tâm của chúng không giống nhau. Na Tiên nói: “Nhà vua đã từng thấy người làm ruộng thu hoạch lúa hay không?” Tay trái họ gom những thân lúa còn tay phải dùng lưỡi hái cắt thân lúa. Trí tuệ con người cắt đứt mọi ái dục, ví như là thu hoạch lúa chín vậy. Nhà vua nói: “Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là những điều thiện khác?” Na Tiên nói: “Niềm tin đúng đắn, hiếu thuận cha mẹ, siêng năng tiến lên, nghó về điều thiện, chuyên nhất tâm tư và trí tuệ chính là điều thiện. Nhà vua nói: “Như thế nào là niềm tin đúng đắn?” Na Tiên nói: “Niềm tin đúng đắn là không hề có nghi ngờ gì, tin rằng có Đức Phật, có kinh Pháp của Đức Phật, tin rằng có Tỳ kheo Tăng phạm hạnh, tin rằng có các vị A La Hán, tin rằng có đời này, tin rằng có đời sau, tin rằng có hiếu thuận với cha mẹ mới đúng là người đầy đủ nhân cách, tin rằng có làm điều thiện thì được phước thiện, tin rằng có làm điều ác thì sẽ nhận lấy quả ác. Có được niềm tin thì về sau tâm hồn sẽ thanh tịnh, đã xa rời năm nẽo đường xấu ác. Như thế nào là năm nẽo đường xấu ác?” Đó là: Tham dâm. Sân giận. Ham ngủ. Thích chơi bời. Những nghi ngờ. Người nào không loại trừ năm điều xấu ác này thì tâm ý không ổn định, loại trừ được năm điều xấu ác này thì tâm ý sẽ thanh tịnh. Na Tiên nói: “Ví như Giá Ca Việt Vương dẫn đoàn người ngựa xe cộ theo nhau vượt qua con rạch, nước cuộn đất cát lên làm cho nước đục ngầu dơ bẩn, khi vượt qua hết rồi thì nhà vua khát nước muốn có được nước uống. Nhà vua có viên ngọc làm sạch nước nên lấy ngọc đặt vào trong nước thì nước trở thành trong veo, nhà vua đã có được nước sạch để uống. Na Tiên nói: “Tâm con người có điều ác ví như nước đục, các đệ tử Phật được thoát khỏi con đường sanh tử thì tâm đã thanh tịnh giống như viên ngọc làm sạch nước, con người từ bỏ những điều ác thì niềm tin đúng đắn càng thanh tịnh, giống như viên ngọc sáng dưới ánh trăng rạng ngời. Nhà vua nói: “Hay quá! hay quá!” Nhà vua hỏi rằng: “Người có niềm tin đúng đắn siêng năng tiến lên là thế nào?” Na Tiên nói: “Các đệ tử Phật từ trong thế hệ của mình tiếp xúc với nhau để thoát khỏi những tâm xấu ác, có người đạt đến quả vị Tu-đà-hoàn, có người đạt được quả vị Tư-đà-hàm, có người đạt được quả vị A-na-hàm, có người đạt được quả vị A-la-hán, có người nhờ vào nhau để học theo vâng mạng thực hành niềm tin đúng đắn, tất cả đều đạt được đạo lý vượt khỏi thế gian. Ví như trên núi cao mưa lớn thì nước trên núi chảy xuống mênh mông, người ở hai bên bờ đều không biết mức nước sâu cạn nên sợ hãi không dám lội qua. Nếu như có người từ nơi xa đến nhìn mức nước ngầm biết dòng chảy rộng hẹp cạn sâu, tự biết sức mình dựa vào hình thế có thể đi vào dòng nước thì vượt qua được. Người ở hai bên bờ liền học theo người đó tiếp tục đàng sau cũng được vượt qua. Các đệ tử Phật cũng như vậy, thấy người đi trước tâm tư thanh tịnh đạt đến quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, đều thuận theo thiện tâm tinh tiến nên đã được độ thoát. Kinh Phật dạy rằng: “Người có tâm tin tưởng đúng đắn, có thể tự mình đạt được đạo quả xuất thế, người có thể kềm chế chặn đứng đẩy lùi năm điều ham muốn thì tự biết rõ thân là khổ, mới có thể đạt được đạo quả xuất thế, mọi người đều thuận theo trí tuệ để thành tựu đạo đức của chính mình. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua nói: “Như thế nào là người hiếu thuận?” Na Tiên nói: “Những người hiền thiện đều là hiếu thuận, tất cả ba mươi bảy đạo phẩm đều căn cứ vào hiếu thuận làm căn bản. Nhà vua nói: “Như thế nào là ba mươi bảy đạo phẩm?” Na Tiên nói: “Có Bốn ý chỉ, có Bốn ý đoạn, có Bốn thần túc, có năm Căn, có năm lực, có bảy giác ý, có tám chánh đạo. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là Bốn ý chỉ?” Na Tiên trả lời nhà vua rằng: “Đức Phật dạy một là quán xét các thân làm cho dừng lại, hai là quán xét mọi sự đau khổ làm cho dừng lại, ba là quán xét từng ý một làm cho dừng lại, bốn là quán xét từng pháp một làm cho dừng lại. Đây là Bốn ý chỉ. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là Bốn ý đoạn?” Na Tiên nói: “Đức Phật dạy rằng đã phân biệt làm cho bốn sự việc dừng lại không tiếp tục vọng niệm, chính là bốn ý về đoạn. Bởi đã đạt được Bốn ý đoạn thì tự nhiên đạt đến Bốn thần túc niệm. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là Bốn thần túc niệm?” Na Tiên nói: “Một là mắt có năng lực nhìn xuyên suốt, hai là tai có năng lực nghe rất xa, ba là có năng lực biết rõ mọi ý niệm trong tâm người khác, bốn là thân có năng lực bay đi tự tại. Đây là bốn thần túc niệm. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là năm căn?” Na Tiên nói: “Một là mắt thấy hình sắc đẹp xấu mà ý không tham đắm, chính là căn; hai là tai nghe tiếng khen, tiếng chửi mắng tàn ác mà ý vẫn tự nhiên, chính là căn; ba là mũi ngửi mùi thơm - hôi mà ý không vướng mắc, chính là căn; bốn là miệng cảm nhận ngon dở đắng cay mà ý không vướng mắc, chính là căn; năm là thân được tiếp xúc mịn màng trơn láng mà ý cũng không thích, thân phải va chạm thô thiển cứng chắc mà ý cũng không chê, chính là căn. Đây là năm căn. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là năm lực?” Na Tiên nói: “Một là có năng lực kiềm chế mắt, hai là có năng lực kiềm chế tai, ba là có năng lực kiềm chế mũi, bốn là có năng lực kiềm chế miệng, năm là có năng lực kiềm chế thân, làm cho ý không rơi vào những phạm vi xấu ác; đây là năm lực. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là bảy giác Ý?” Na Tiên nói: “Một là ý giác ý; hai là phân biệt giác ý; ba là tinh tiến giác ý; bốn là hỷ giác ý, năm là khinh an giác ý; sáu là định giác ý; bảy là hành xả giác ý. Đây là bảy giác ý”. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là tám chánh đạo?” Na Tiên nói: “Một là nhận thức chánh đáng, hai là suy nghó chánh đáng, ba là lời nói chánh đáng, bốn là nghề nghiệp chánh đáng, năm là cách sống chánh đáng, sáu là siêng năng tiến lên chánh đáng, Bảy là ý nghó chánh đáng, tám là thiền định chánh đáng. Đây là tám chánh đạo. Tất cả ba mươi bảy đạo phẩm này đều căn cứ vào hiếu thuận làm căn bản. Người bình thường vác nặng đến nơi xa xôi có được sự vững vàng đều dựa vào mặt đất mà đạt được. Ngũ cốc và các loại cây cối ở thế gian cho đến cỏ hoa gai góc mọc lên đều do đất nuôi lớn. Ví như người thợ bậc thầy dự tính xây dựng khu thành rộng lớn thì trước tiên phải đo đạc tính toán làm nền móng vững chắc rồi mới có thể xây thành lên cao. Ví như người ca kỹ muốn biểu diễn thì trước tiên phải dọn sạch sẽ, mặt đất bằng phẳng mới có thể biểu diễn. Đệ tử Phật cầu đạo, trước tiên phải thực hành kinh pháp giới luật, luôn nghó đến điều thiện, nhờ đó biết rõ nỗi khổ triền miên mà loại bỏ các ái dục, chuyên tâm suy nghó thực hành tám phần chánh đạo. Nhà vua nói: “Nên dùng những cách gì để loại bỏ các ái dục?” Na Tiên nói: “Chuyên nhất tâm tư nghó về đạo thì ái dục sẽ tự nhiên trừ diệt. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi rằng: “Như thế nào là tinh tiến?” Na Tiên nói: “Giữ gìn điều thiện giúp cho điều thiện chính là tinh tiến. Ví như bức tường bằng phẳng, sắp đổ sập thì phải xây trụ chống đỡ từ bên cạnh, ngôi nhà sắp đổ thì cũng dùng trụ chống đỡ để khỏi hư hỏng, chính là tinh tiến. Na Tiên nói: “Ví như Quốc Vương điều binh khiển tướng khi chiến cuộc xảy ra, thế trận ác hiểm quân lính suy yếu sắp thua đến nơi, nhà vua tiếp tục điều thêm quân lính đến hỗ trợ thì quân lính mạnh lên nhất định thắng trận. Con người có những điều ác giống như lúc binh lính ít mà lại yếu, người giữ chặt thiện tâm tiêu diệt ác tâm, ví như nhà vua tăng thêm quân được thắng trận. Lấy năm thiện tâm loại trừ năm ác tâm, ví như chiến trận được toàn thắng, đây chính là tinh tiến hỗ trợ điều thiện. Như vậy, tinh tiến đã hỗ trợ khiến cho người hiền thiện bước đến con đường tốt đẹp, đã đạt được quả vị xuất thế thì không còn có kỳ hạn quay trở lại. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là ý đang nghó đến các điều thiện?” Na Tiên nói: “Ví như người hái nhiều loại hoa khác nhau dùng sợi tơ kết lại thành chuỗi nối liền, dù gió thổi vào cũng không thể rơi vãi được. Na Tiên lại nói: “Ví như người giữ kho tàng của vua biết rõ trong kho có bao nhiêu tiền của vàng bạc ngọc ngà châu báu, tường tận từng loại một. Người tu đạo muốn đắc đạo thì phải chú ý nghó đến ba mươi bảy đạo phẩm, giống như đây chính là điều kiện duy nhất để tiến vào con đường thoát khỏi luân hồi sanh tử. Người có ý nghó về đạo nhờ đó biết rõ thiện ác, biết điều gì nên làm và điều gì không nên làm, phân biệt được tốt xấu đúng sai từ nơi tư duy về sau sẽ bỏ ác hướng thiện. Ví như người gác cổng cho nhà vua, biết người nào có sự tôn kính đối với nhà vua, biết người nào có sự bất kính đối với nhà vua, biết người nào có lợi đối với nhà vua, biết người nào có những bất lợi đối với nhà vua; người gác cổng biết người có sự tôn kính đối với nhà vua, biết người có lợi đối với nhà vua thì cho họ đi vào, biết người bất kính đối với nhà vua, biết người bất lợi đối với nhà vua thì lập tức ngăn lại không cho đi vào. Người giữ chặt ý cũng như vậy, các điều thiện sẽ mở rộng đón vào, những điều bất thiện dứt khoát ngăn cản không để xâm nhập; canh giữ ý niệm khống chế tâm tư cũng giống như vậy. Giảng giải lời kinh rằng: “Người hãy tự mình kiên quyết canh giữ bảo vệ ý niệm và luôn luôn biết rõ sáu ái dục trong thân, duy trì ý niệm kiên quyết canh phòng thì tự mình sẽ có lúc được độ thoát. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua hỏi Na Tiên: “Như thế nào là tâm tư chuyên nhất?” Na Tiên nói: “Trong mọi điều thiện chỉ có nhất tâm là quan trọng nhất, người có thể chuyên nhất tâm thì các điều thiện đều thuận theo. Ví như bậc thang lên gác cao phải có nơi tựa vào, thì những gì là thiện đều gắn chặt vào nhất tâm. Ví như nhà vua điều khiển bốn loại quân binh lên đường chiến đấu, tất cả lính voi, lính ngựa, lính xe, lính bộ đều có thứ tự trước sau theo sự hướng dẫn của nhà vua. Mọi kinh pháp giới luật của Phật và tất cả mọi điều thiện đều thuận theo nhất tâm cũng giống như quân binh vậy”. Na Tiên giảng giải lời kinh rằng: “Trong mọi điều thiện thì nhất tâm là căn bản, người học đạo rất nhiều đều nên trước tiên quy về nhất tâm. Thân người sống chết từ quá khứ đến nay, như dòng nước chảy mãi trước sau liên tục nối theo nhau không có lúc nào dừng lại. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là trí tuệ?” Na Tiên nói: “Trước đây tôi đã nói người có trí tuệ có thể đoạn trừ mọi nghi ngờ, sáng tỏ mọi điều thiện, đây chính là trí tuệ. Ví như cầm ngọn đèn đi vào căn nhà tối, ánh đèn vừa đi vào thì căn nhà không còn tối tăm mà tự nhiên bừng sáng; người có trí tuệ sáng suốt ví như ánh sáng ngọn đèn vậy. Na Tiên nói: “Ví như người cầm dao sắc chặt cây, người có trí tuệ có thể chặt đứt mọi điều ác ví như dùng dao sắc chặt cây. Con người ở thế gian thì trí tuệ là quan trọng nhất, người có trí tuệ thì có năng lực thoát khỏi mọi khổ đau của sanh tử. Nhà vua nói: “Hay quá!” Nhà vua hỏi Na Tiên: “Từ đầu đến nay đã giảng giải về nhiều loại sai khác trong kinh pháp, chỉ là hy vọng hướng đến loại trừ tất cả điều ác chăng?” Na Tiên nói: “Đúng vậy!” Kinh Phật đã thuyết ra rất nhiều các điều thiện, chỉ mong muốn loại trừ tất cả mọi điều ác. Ví như nhà vua phát lệnh cho bốn loại lính, tuy là lên đường chiến đấu nhưng lúc bắt đầu phát lệnh lên đường thì chỉ muốn tấn công đối phương mà thôi. Đức Phật đã thuyết ra kinh pháp nói về rất nhiều loại các điều thiện, chỉ muốn cùng nhau tấn công loại trừ tất cả điều ác mà thôi. Nhà vua nói: “Hay quá!” Hay quá!” Na Tiên giảng giải kinh pháp thật là thích thú!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người chết đã hướng về đường thiện hoặc đường ác, liên tục giữ lấy thần thức của thân cũ đi đầu thai chăng?” Hay là thay đổi thần thức của thân khác mà đi đầu thai chăng?” Na Tiên nói: “Cũng không phải thần thức của thân vốn có, cũng không xa rời thần thức của thân vốn có”. Na Tiên nhân đó hỏi nhà vua: “Thân nhà vua lúc bé với thân lúc bú vú mẹ đến lúc trưởng thành là một chuỗi liên tục thì thân có khác nhau không?” Nhà vua nói: “Thân lúc bé khác với thân bây giờ. Na Tiên nói: “Con người ở trong bụng mẹ lúc ban đầu là tinh, đến lúc tinh trộn lẫn thì là tinh cũ hay khác?” Lúc cứng lại trở thành xương thịt, là tinh cũ hay khác?” Lúc mới sinh ra đến lúc lớn lên được vài tuổi là tinh cũ hay khác?” Như lúc người học sách, người bên cạnh há có thể thay thế công sức của người kia không?” Nhà vua nói: “Không thể nào được. Na Tiên nói: “Như người phạm pháp có tội lẽ nào có thể lấy người vô tội thay thế hay không?” Nhà vua nói: “Không thể nào. Na Tiên dùng tinh thần, tội pháp để nói với nhà vua nhưng ý nhà vua không hiểu rõ. Nhà vua nhân đó nói: “Nếu như người ta hỏi Na Tiên thì Na Tiên giải thích điều đó thế nào?” Na Tiên nói: “Tôi trước đây lúc còn bé thì chính thân này mà thôi, từ bé đến lớn liên tục chỉ một thân vốn có như vậy. Lớn lên cùng với lúc còn bé hợp lại làm thành một thân, là mạng sống được nuôi dưỡng trải qua suốt cuộc đời của một con người”. Na Tiên hỏi nhà vua: “Ví như người ta thắp sáng một ngọn đèn thì có thể cháy mãi đến lúc trời sáng hay không?” Nhà vua nói: “Có đủ dầu thì đèn cháy đến tận trời sáng. Na Tiên nói: “Ngọn lửa thắp trong cây đèn liên tục cháy suốt đêm là ánh lửa thắp từ ban đầu phải không?” Đến lúc nữa đêm là ánh lửa ban đầu phải không?” Đến tận lúc trời sáng vẫn là ánh lửa ban đầu phải không?” Nhà vua nói: “Không phải là ánh lửa ban đầu. Na Tiên nói: “Như vậy ngọn đèn đốt từ đầu đêm đến nửa đêm lại phải đốt thêm ngọn đèn nào nữa không?” Cho đến lúc trời sáng lại phải đốt thêm nữa không?” Nhà vua nói: “Không, trong một đêm ngọn lửa đã thắp lên cháy liên tục cho đến lúc trời sáng chỉ là ngọn lửa đốt từ ban đầu mà thôi”. Na Tiên nói: “Tinh thần con người triển chuyển tương tục cũng giống như vậy, pháp thứ nhất đi thì pháp thứ hai đến, con người bắt đầu từ tinh thần sanh ra đến lão tử, sau khi chết thì tinh thần lại hướng về một đời sống khác, sự triển chuyển tương tục này không phải tinh thần trước kia, mà cũng không thể xa rời với tinh thần trước kia. Sau khi con người chết đi tinh thần mới có nơi chốn hướng đến đầu thai. Ví như sữa tươi ủ lâu thay đổi trở thành sữa đặc, lấy lớp váng sữa phía trên sữa đã nấu chín sắc lại thành đề hồ, há có thể lấy đề hồ cùng với váng sữa phía trên sữa đã nấu chín trộn lẫn trở lại gọi là sữa tươi mới vắt hay sao?” Người ta nói vậy có thể dùng được không?” Nhà vua nói: “Người đó nói rằng không thể sử dụng được. Na Tiên nói: “Thần thức con người giống như sữa tươi mới vắt, từ sữa tươi mới vắt ủ thành sữa đặc, từ sữa đặc nấu thành bơ, từ bơ sắc lại thành đề hồ. Con người cũng như vậy, bắt đầu từ tinh thần trôi nổi đến sanh ra, từ sanh ra đến trưởng thành, từ trưởng thành đến già yếu, từ già yếu đến chết, sau khi chết thần thức lại tiếp tục đón nhận thân thể khác sinh ra, chết rồi sẽ lại tiếp tục đón nhận một thân khác, ví như hai bấc đèn lại châm đốt thắp sáng cho nhau. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Con người có ai không sanh trở lại đời sau, người đó há có thể tự biết hay không?” Na Tiên nói: “Đúng là có người có năng lực tự biết như vậy”. Nhà vua nói: “Bằng cách nào biết được điều ấy?” Na Tiên nói: “Người đó tự biết mình không còn ân ái, không còn tham dục, không có những tác dụng của mọi điều ác, vì vậy tự biết mình đời sau không sanh trở lại. Na Tiên hỏi nhà vua: “Ví như người nông phu cày bừa ruộng đất gieo trồng lúa mè ngũ cốc, được mùa thu hoạch nhiều gom lại chứa trong kho vựa; đến năm sau không tiếp tục cày bừa không tiếp tục gieo trồng, chỉ ngồi ăn nhờ thóc lúa trong kho, người nông phu đó há lại hy vọng có được thóc lúa mới hay không?” Nhà vua nói: “Người nông phu đó không có gì để mong đợi cả. Na Tiên nói: “Người nông phu đó vì sao biết không có thóc lúa để thu hoạch?” Nhà vua nói: “Người nông phu đó không tiếp tục cày bừa, không tiếp tục gieo giống cho nên không có gì để mong đợi. Na Tiên nói: “Người tu hành đắc đạo cũng như vậy, tự biết mình đã loại bỏ ân ái khổ vui không còn tâm tham đắm, vì vậy cho nên tự biết đời sau không sanh trở lại. Nhà vua lại nói: “Người đó ở đời sau không sanh trở lại thì ở đời này có trí khác với người khác phải không?” Na Tiên nói: “Đúng vậy, họ có trí khác với người thường. Nhà vua nói: “Có thông minh (thông minh) hay không?” Na Tiên nói: “Đúng vậy, họ rất thông minh. Nhà vua nói: “Trí và minh có gì khác nhau hay là như nhau?” Na Tiên nói: “Trí và minh cùng như nhau mà thôi”. Nhà vua nói: “Người có trí thông minh hẳn là biết rõ mọi chuyện phải không?” Hay là có những điều không thể biết đến được?” Na Tiên nói: “Người trí có những điều đạt tới cũng có những điều không đạt tới được. Nhà vua nói: “Như thế nào là trí có những điều đạt tới cũng có những điều không đạt tới được?” Na Tiên nói: “Người trước kia vốn không học gì thì trước kia vốn không biết đến điều gì, người trước kia đã học hỏi thì biết những điều mình đã học. Người có trí đã thấy con người và mọi vật đều đang là quá khứ trở về rỗng không, chẳng có gì tự tại được, tâm con người vốn tham đắm ưa thích đều là gieo trồng gốc rễ khổ đau và bắt đầu từ đây dẫn đến khổ đau. Người có trí biết mọi sự việc luôn luôn là thành bại chứ không phải là thường hằng, đây chính là sự khác nhau giữa người trí và người bình thường. Nhà vua hỏi rằng: “Người có trí tuệ thì ngu si có tồn tại không?” Na Tiên nói: “Người có trí tuệ thì mọi ngu si đều tự nhiên tiêu diệt. Ví như người cầm cây đèn đi vào căn nhà tối tăm, trong căn nhà đều sáng tỏ thì bóng tối lập tức tiêu diệt; trí tuệ cũng như vậy, người có trí tuệ thì mọi sự ngu si thảy đều tiêu diệt. Nhà vua nói: “Trí tuệ con người nay đang ở đâu?” Na Tiên nói: “Người thực hành trí tuệ về sau trí tuệ mất đi mà những gì tạo tác thuộc về trí vẫn chính là tạo tác ban đầu. Na Tiên nói: “Ví như người trong đêm thắp đèn đọc sách, đèn tắt mà chữ trong sách vẫn còn; người trí tuệ cũng như vậy có những điều đã làm xong thì trí tuệ tiêu diệt nhưng những gì đã làm đó vẫn còn tồn tại. Nhà vua nói: “Trí tuệ có những điều đã làm xong thì tự nhiên không còn, lời nói này như thế nào?” Na Tiên nói: “Ví như người chuẩn bị năm chum nước đầy đề phòng trước tai họa lửa cháy, nếu có sơ suất xảy ra thì ngọn lửa bùng lên, người đó mang năm chum nước dập đám cháy, nước tưới vào thì lửa tắt, sau khi lửa tắt thì người cứu đám cháy đó lẽ nào lại hy vọng có được những chiếc chum nguyên vẹn trở về nhà sử dụng hay sao?” Nhà vua nói: “Người đó không mong giữ lại những chiếc chum vỡ, lửa tắt rồi lại mong gì nơi chum vỡ nát?” Na Tiên nói: “Người tu hành giữ năm thiện tâm để tiêu diệt mọi điều ác cũng giống như chum nước dập lửa. Nhà vua nói: “Như thế nào là năm điều thiện?” Na Tiên nói: “Một là tin thiện có ác, hai là không phỉ báng kinh giới, ba là tinh tiến, bốn là có tuệ nghó đến thiện, năm là nhất tâm nghó về đạo. Đây là năm điều thiện. Người nào có thể vâng mạng thực hành năm điều thiện này thì đạt được trí tuệ, sẽ biết rõ thân người và mọi vật không phải là thường hằng, biết khổ đau không được tự tại, biết rỗng không chẳng hề có gì. Ví như thầy thuốc mang năm loại thuốc đến nhà người bệnh cho người bệnh uống thuốc, người bệnh uống thuốc rồi thì được khỏi bệnh, thầy thuốc há lại hy vọng được mang thuốc cũ chữa bệnh cho người hay không?” Nhà vua nói: “Không thể hy vọng được mang thuốc. Na Tiên nói: “Năm loại thuốc ấy giống như trí của năm điều thiện, người thầy thuốc đó giống như người cầu đạo, người bệnh ấy giống như những điều ác, những người ngu si giống như người bệnh, người đắc đạo thoát khỏi sanh tử giống như người bệnh được chữa lành, trí tuệ đã thành tựu khiến cho con người thoát khỏi sanh tử, người tu hành đã đắc đạo thì trí tuệ cũng tự nhiên tiêu diệt. Ví như người khỏe mạnh chiến đấu nắm cung cầm tên đi phía trước hướng về đối phương, dùng năm mũi tên bắn vào đối phương mà giành được thắng lợi, người đó há lại hy vọng từng mũi tên quay về hay không?” Nhà vua nói: “Không hề hy vọng mũi tên quay lại. Na Tiên nói: “Năm mũi tên ấy là năm trí của con người. Người trí thuận theo trí đắc đạo giống như người khỏe mạnh chiến đấu giành được thắng lợi trước đối phương. Những điều ác giống như các đường ác, bị người tu hành giữ chặt năm thiện tâm để diệt trừ các điều ác, các điều ác bị tiêu diệt thì thiện trí lập tức phát sanh. Người thuận theo thiện trí được thành tựu đạo quả xuất thế thì thường tại bất diệt. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua nói: “Như người đắc đạo vào đời sau không sanh trở lại thì đời sau có tiếp tục trải qua đau khổ hay không?” Na Tiên nói: “Hoặc có người trải qua đau khổ, hoặc có người không trải qua đau khổ. Nhà vua nói: “Trải qua đau khổ và không trải qua đau khổ là thế nào?” Na Tiên nói: “Thân trải qua đau khổ mà thôi chứ tâm ý không trải qua đau khổ. Nhà vua nói: “Thân trải qua đau khổ mà tâm ý không trải qua đau khổ là thế nào?” Na Tiên nói: “Sở dó thân trải qua đau khổ ấy là bởi vì thân đó thấy còn tồn tại cho nên trải qua đau khổ, tâm ý loại trừ mọi điều ác và không còn các tham dục, vì vậy không tiếp tục trải qua đau khổ. Giả sử người đắc đạo không có năng lực xa rời nỗi khổ của thân ấy là bởi vì chưa đạt được đạo quả Niết-bàn chăng?” Nhà vua nói: “Người đắc đạo rồi thì không còn gì ân ái, thân đau khổ nhưng ý an nhiên thì đâu cần thiết phải là đắc đạo?” Nhà vua nói: “Giả sử người đắc đạo rồi sự thành tựu sẽ tiếp tục giữ lại điều gì?” Na Tiên nói: “Ví như trái cây chưa chín muồi thì không cưỡng ép làm cho chín muồi được, khi đã chín muồi cũng không có gì có thể giữ lại. Na Tiên nói: “Nhà vua có một người thân thuộc tu đạo tên là Xá Lê Viết đã nói lúc Xá Lê Viết còn sống nói rằng: “Tôi cũng không cầu cái chết, tôi cũng chẳng cầu sự sống, tôi chỉ đợi đến lúc, lúc nào đến thì đi thôi. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!”  KINH NA TIÊN TỲ KHEO <卷>QUYỂN TRUNG Nhà vua hỏi: “: “Người trải qua vui sướng là thiện hay là bất thiện vậy?” Người trải qua đau khổ là thiện hay là bất thiện?” Đức Phật đã chứng đắc không có gì không thể nói là có vui sướng hoặc là có đau khổ. Nếu như khiến cho có trở thành không có đau khổ thì sao?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Như có người đốt hòn sắt nắm trong tay thì có đốt nóng tay người hay không?” Lại lấy hòn băng lạnh đặt trong tay thì hòn băng đó có trở lại đốt nóng tay người hay không?” Nhà vua nói: “Như vậy hai tay đều có uy lực của mình. Na Tiên hỏi nhà vua: “Như vậy vật nắm trong hai tay đều nóng ư?” Nhà vua nói: “Không phải cả hai đều nóng. Na Tiên nói: “Cả hai đều lạnh chăng?” Nhà vua nói: “Không phải cả hai đều lạnh. Na Tiên nói: “Trong hai tay đều nóng?” Na Tiên nói: “Tôi lại hỏi nhà vua: “Hai vật nóng trước sau nhà vua cho rằng hai vật nóng, hai vật lạnh cho cho rằng hai vật lạnh, nguyên cớ gì mà một lạnh một nóng lại có thể cùng nói là đốt nóng tay người vậy?” Nhà vua nói: “Trí tuệ suy nghó của Trẫm rất nông cạn không thể hiểu vấn đề này được, xin Na Tiên giải thích cho Trẫm hiểu điều đó!” Na Tiên nói: “Trong kinh Đức Phật dạy rằng: “Tất cả có sáu điều, khiến cho người ta vui bên trong, có sáu điều khiến cho người ta buồn bên trong. Lại có sáu điều, khiến cho người ta không vui cũng không buồn. Bên ngoài lại có sáu điều, khiến cho người ta buồn lo. Nhà vua hỏi: “Như thế nào là sáu điều khiến cho người ta vui bên trong?” Na Tiên nói: “Một là mắt có đối tượng nhìn thấy lại có đối tượng để hy vọng, vì vậy làm cho người ta có niềm vui bên trong; hai là tai nghe thấy tiếng hay lại có nơi để hy vọng, vì vậy làm cho người ta có niềm vui bên trong; ba là mũi ngửi thấy mùi thơm tốt lành lại có nơi để hy vọng, vì vậy làm cho người ta có niềm vui bên trong; bốn là lưỡi nếm được mùi vị ngon lành lại có nơi để hy vọng, vì vậy làm cho người ta có niềm vui bên trong; năm là thân xúc chạm mịn màng trơn bóng lại có nơi để hy vọng, vì vậy làm cho người ta có niềm vui bên trong; sáu là tâm cảm nhận có được niềm vui sướng lại có nơi để hy vọng, vì vậy làm cho người ta có niềm vui bên trong. Như vậy là sáu diều làm cho người ta có được niềm vui từ bên trong. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là sáu điều bên ngoài, làm cho người ta vui?” Na Tiên nói: “Một là mắt nhìn thấy cảnh sắc tốt đẹp, nghó điều đó không thể luôn luôn có được, đều phải hoại diệt thì tự mình tư duy xem xét đúng là vô thường, vì vậy làm cho người ta có niềm vui từ bên ngoài. Hai là tai nghe thấy âm thanh tốt lành, nghó điều ấy không thể luôn luôn có được, đều đang bị tiêu trừ dần dần, vì vậy làm cho người ta có niềm vui từ bên ngoài. Ba là mũi ngửi thấy mùi thơm tốt lành, nghó điều ấy không thể luôn luôn có được, đều đang bị tiêu trừ, vì vậy làm cho người ta có niềm vui từ bên ngoài. Bốn là miệng nếm được mùi vị ngon lành, nghó điều ấy không thể luôn luôn có được, đều đang bị hoại diệt, vì vậy làm cho người ta có niềm từ bên ngoài. Năm là thân được tiếp xúc mịn màng trơn láng, nghó điều ấy không thể luôn luôn có được, đều đang bị loại trừ, vì vậy làm cho người ta có niềm vui từ bên ngoài. Sáu là tâm nghó đến ái dục, mà suy nghó ái dục đó đều là vô thường đều sẽ trừ bỏ, nghó như vậy rồi về sau càng vui hơn. Đây là sáu điều làm cho người ta vui từ bên ngoài.” Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là sáu điều bên trong khiến cho người ta buồn bên trong?” Na Tiên nói: “Một là điều khiến cho người ta buồn bên trong ấy là mắt vốn không thích mà lại thấy cảnh ấy, khiến cho người ta buồn bên trong. Hai là tai không muốn nghe mà lại phải nghe điều ấy, khiến cho người ta buồn bên trong. Ba là mũi không muốn ngửi mà lại phải ngửi cái ấy, khiến cho người ta buồn bên trong. Năm là thân không muốn xúc chạm mà lại phải xúc chạm vật ấy, khiến cho người ta buồn bên trong. Sáu là tâm không thể vui mà lại phải có điều ấy, khiến cho người ta buồn bên trong. Đây là sáu điều khiến cho người ta buồn bên trong.” Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là sáu điều bên ngoài, khiến cho người ta không vui?” Na Tiên nói: “Một là mắt thấy cảnh sắc xấu ác khiến cho người ta không vui. Hai là tai nghe thấy âm thanh độc địa khiến cho người ta không vui. Ba là mũi ngửi thấy mùi tanh hôi khiến cho người ta không vui. Bốn là lưỡi phải nếm vị đắng cay khiến cho người ta không vui. Năm là thân xúc chạm với vật thô cứng khiến người ta không vui. Sáu là tâm có những ghét bỏ khiến cho người ta không vui. Đây là sáu điều bên ngoài khiến cho người ta không vui.” Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là sáu điều khiến cho người ta không buồn cũng không vui?” Na Tiên nói: Một là mắt có những cảnh sắc thấy cũng không vui không buồn. Hai là tai có những âm thanh nghe cũng không vui cũng không buồn. Ba là mũi có những mùi ngửi cũng không vui cũng không buồn. Năm là thân có những va chạm cũng không vui cũng không buồn. Sáu là tâm có những ý niệm cũng không vui cũng không buồn. Đây là sáu điều bên trong khiến cho người ta không vui không buồn. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là sáu điều bên ngoài khiến cho người ta buồn?” Na Tiên nói: “Một là mắt đã trông thấy người chết, nhân đó tự nghó đến thân mình và mọi vật là vô thường, người đó tự nghó rằng mình có ý nghó này vì sao không đắc đạo, là nhân tố buồn do bên ngoài. Hai là tai không vui với âm thanh hay, người đó tự nghó rằng mình có ý nghó này vì sao không đắc đạo, là nhân tố buồn do bên ngoài. Ba là mũi không thích ngửi mùi thơm, người đó tự nghó rằng mình có ý nghó này vì sao không đắc đạo, là nhân tố buồn do bên ngoài. Bốn là miệng không phân biệt đắng ngọt, người đó tự nghó rằng mình có ý nghó này vì sao không đắc đạo, là nhân tố buồn do bên ngoài. Năm là thân không thích mịn màng trơn láng cũng không vừa lòng với thô rít cứng chắc, người đó tự nghó rằng mình có ý nghó này vì sao không đắc đạo, là nhân tố buồn do bên ngoài. Sáu là tâm không thích ái dục, người đó tự nghó rằng mình có ý nghó này vì sao không đắc đạo, là nhân tố buồn do bên ngoài. Đây là sáu điều khiến cho người ta buồn từ bên ngoài. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Con người sau khi chết thì ai là ngườii sanh trở lại đời sau?” Na Tiên nói: “Danh và thân sanh vào đời sau. Nhà vua hỏi Na Tiên: “Danh và thân của người chết đi đầu thai chăng?” Na Tiên nói: “Không phải vậy, không phải danh trước kia cũng không phải thân trước kia, mà giữ lấy danh thân này ở tại đời hiện tại làm điều thiện hay điều ác mới sanh vào đời sau mà thôi. Nhà vua nói: “Nếu như đời hiện tại dùng danh thân này làm điều thiện hay điều ác, không sanh trở lại ở đời sau, thì rất có thể làm thiện ác cũng có thể được giải thoát, không tiếp tục trải qua những khổ đau chăng?” Na Tiên nói: “Ở đời này làm điều thiện đời sau không sanh trở lại có thể được giải thoát thì không có vậy Người làm điều thiện hay điều ác không thể dừng lại nên có đời sau mà thôi, vì vậy không giải thoát được. Na Tiên nói: “Ví như người ăn trộm quả dưa của người khác, người chủ bắt được người hái trộm dưa đem đến trước nhà vua tâu rằng: “Người này ăn trộm quả dưa của tôi. Người ăn trộm đó nói: “Tôi không ăn trộm quả dưa của người này, người này đã gieo trồng hạt dưa xuống mà thôi, chứ lúc đầu không trồng quả dưa”. Tôi tự lấy quả dưa, tôi đâu cần phải làm kẻ ăn trộm, tôi không ăn trộm quả dưa của người này, tôi không đồng ý là mình có tội lỗi”. Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Hai người cùng tranh cãi như vậy, ai là người đúng lý, ai là người không đúng lý?” Nhà vua nói: “Người gieo trồng hạt dưa là đúng, bởi vì người này đã gieo trồng ra quả dưa, người ăn trộm không có công trạng gì thì phải là người có tội. Na Tiên nói: “Ăn trộm vì sao trở thành có tội?” Nhà vua nói: “Sở dó người ăn trộm có tội là bởi người gieo trồng ban đầu đã gieo trồng từ hạt giống nên gốc rễ phát sanh và đến thời gian mà có quả dưa. Na Tiên nói: “Con người sanh ra cũng giống như vậy, người đời nay dùng danh thân này làm điều thiện điều ác mới sanh ra ở đời sau, đời này làm điều thiện điều ác chính là nguồn gốc vậy”. Na Tiên nói: “Ví như người ăn trộm bông lúa của người ta, người chủ bị ăn trộm liền bắt giữ tra hỏi: Tại sao ông ăn trộm bông lúa của ta?” Người làm kẻ ăn trộm nói: “Tôi không ăn trộm bông lúa của ông, tôi tự mình trồng cây mạ, tôi tự mình lấy bông lúa, tôi vì sao trở thành kẻ phạm tội ăn trộm?” Hai người dắt nhau đến trước nhà vua tâu trình như vậy, ai là người đúng lý, ai là người không đúng lý?” Nhà vua nói: “Người gieo trồng hạt lúa là đúng lý, người ăn trộm là không đúng lý. Na Tiên nói: “Vì sao biết người ăn trộm bông lúa là không đúng lý?” Nhà vua nói: “Người gieo cây mạ này là nguồn gốc phát sinh, người không gieo cây mạ là không có duyên làm sao có bông lúa?” Na Tiên nói: “Con người sinh ra cũng giống như vậy, người đời này dùng danh thân này làm điều thiện điều ác chính là nguồn gốc đó vậy. Ví như người vào mùa Đông giá lạnh ở trong một ngôi nhà nhóm lửa muốn tự mình sưởi ấm, người đó bỏ lửa mà đi, lửa cháy lan đến tường nhà thiêu cháy cả phòng cho đến cả lầu gác. Chủ nhà nhân đó nói lỗi do người nhóm lửa và dẫn đến trước nhà vua tâu rằng: “Người này nhóm lửa cháy lan đến thiêu rụi lầu gác của tôi. Người nhóm lửa nói: “Tôi nhóm đống lửa nhỏ để tự sưởi ấm mà thôi, tôi không đốt cháy lầu gác. Na Tiên hỏi nhà vua: “Ai là người đúng lý?” Nhà vua nói: “Người nhóm lửa ban đầu là không đúng lý, bởi vì đó là nguồn gốc đã phát ra cháy”. Na Tiên nói: “Con người sinh ra cũng như vậy, ví như người đời này dùng danh thân này làm điều thiện điều ác, mới sanh ra ở đời sau, đời này làm điều thiện điều ác chính là gốc rễ ban đầu vậy. Na Tiên nói: “Ví như người vào đêm đốt đuốc treo lên tường muốn nhờ đó tự soi sáng để ăn cơm, ngọn đuốc hơi bập bùng cháy lan trên tường đến các vật liệu bằng tre gỗ, đã thiêu cháy một ngôi nhà mà ngọn lửa bừng bừng cháy lớn, lan ra thiêu cháy trong toàn khu thành. Nhân dân trong thành cùng nhau trách mắng rằng: “Vì sao ông thiêu rụi nhà cửa trong toàn khu thành như vậy?” Người đốt lửa nói: “Tôi chỉ đốt ngọn đuốc nhỏ để tự soi sáng mà ăn cơm thôi, lửa cháy lớn này không phải là lửa của tôi. Như vậy cứ mãi cùng nhau tranh tụng và dẫn nhau đến trước nhà vua. Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Như vậy ai là người đúng lý, ai là người không đúng lý?” Nhà vua nói: “Người đốt lửa là không đúng lý”. Na Tiên nói: “Tại sao biết?” Nhà vua nói: “Nguồn gốc từ ngọn lửa này mà phát sanh. Người kia ăn cơm xong không tắt lửa ngay nên đã khiến cho ngọn lửa thiêu rụi trong cả khu thành. Na Tiên nói: “Con người sanh ra cũng giống như vậy, đời này người ta dùng danh thân này làm điều thiện điều ác, mới sanh ra ở đời sau, đời này làm điều thiện điều ác chính là gốc rẽ ban đầu vậy. Bởi vì con người không biết làm điều thiện điều ác cho nên không thể nào độ thoát được.” Na Tiên nói: “Ví như người ta đem tiền bạc kết thân với con gái nhỏ nhà người ta (tảo hôn), về sau cô gái lớn lên thì người khác đến cầu kết thân xin cưới cô gái và cưới được cô gái về làm vợ. Người đã kết thân trước đây đến tự mình nói rằng: “Sao ông lại lấy vợ tôi làm vợ ông?” Người kết thân sau nói rằng: “Ông kết thân con gái người ta từ lúc còn bé, tôi xin cưới con gái người ta lúc trưởng thành đã là một phụ nữ, tôi đâu có lấy đứa bé của ông làm vợ mình. Thế là dắt nhau đến trước nhà vua. Na Tiên nói: “Như vậy nhà vua xử ai là người có lý, ai là người phi lý?” Nhà vua nói: “Người cầu kết thân trước là người có lý”. Na Tiên nói: “Vì sao nhà vua biết có lý?” Nhà vua nói: “Cô gái này ngày xưa còn bé, nay đã trường thành hẳn lên, vì vậy biết là có lý, là vợ của người cầu kết thân trước kia. Na Tiên nói: “Con người sinh ra cũng ví như vậy, đời này người ta dùng danh thân này làm điều thiện điều ác, mới sanh ra ở đời sau, đời này làm điều thiện điều ác chính là gốc rễ ban đầu vậy. Na Tiên nói: “Ví như người bưng bình đi theo người chăn bò mua sữa tươi, mua được sữa rồi trở lại gửi người chủ đó và nói rằng: “Chốc nữa tôi sẽ trở lại. Không bao lâu người đó trở lại lấy bình sữa tươi, sữa tươi đã chuyển thành sữa đặc. Người mua sữa tươi nói: “Tôi mang sữa tươi gửi ông, nay tôi lại mang sữa đặc trở về hay sao?” Người chăn bò nói: “Đó là sữa của ông đã gửi nay tự chuyển đổi thành sữa đặc mà thôi”. Hai người vì thế cùng tranh cãi dắt nhau đến trước nhà vua. Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Như vậy ai là ngườ có lý?” Nhà vua nói: “Người chăn bò có lý. Na Tiên nói: “Sao nhà vua biết có lý?” Nhà vua nói: “Người ấy tự mua sữa tươi mà còn gửi lại một lúc nữa thì sữa tươi tự chuyển thành sữa đặc, chứ người chăn bò nào có lỗi gì đâu!” Na Tiên nói: “Con người sinh ra cũng ví như vậy, đời này người ta dùng danh thân này làm điều thiện điều ác, mới sanh ra ở đời sau, đời này làm điều thiện điều ác chính là gốc rễ ban đầu.” Nhà vua lại hỏi: “Nay Na Tiên sẽ sanh trở lại ở đời sau chăng?” Na Tiên trả lời nhà vua rằng: “Câu hỏi này thì tôi đã nói ở trước, nếu như tôi còn tham ái thì đời sau sẽ sanh trở lại, nếu như tôi không còn tham ái thì không sanh trở lại. Na Tiên nói: “Ví như người hết lòng tôn thờ nhà vua, nhà vua biết được thiện ý của người đó liền truyền ban tặng của cải tiền bạc cho người đó. Người đó có được tiền của thì rất vui mừng tự mình sử dụng để mua sắm áo quần ăn uống, vui mừng trong niềm vui của mình. Người đó suy nghó nhìn nhận rằng: “Mình có công lao đối với nhà vua, nhà vua chưa từng có ban thưởng gì cho mình cả!” Na Tiên hỏi nhà vua: “Lời nói của người đó không thể nào đúng được”. Na Tiên nói: “Vì vậy tôi nói với nhà vua rằng: “Nếu như tôi còn tham ái thì sẽ tiếp tục sanh vào đời sau, nếu như tôi không còn tham ái thì không sanh trở lại ở đời sau. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua hỏi Na Tiên rằng: “Trước đây Đại sư đã nói về danh và thân của con người, thì như thế nào là danh, như thế nào là thân?” Na Tiên nói: “Nay thấy đang tồn tại là thân, những ý niệm trong tâm là danh. Nhà vua lại hỏi: “Vì sao con người có danh đi đầu thai ở đời sau mà thân không đi đầu thai?” Na Tiên nói: “Thân con người dùng danh nối liền với nhau từ trước đến sau, ví như chất lỏng và màng mỏng phía trên trong quả trứng kết hợp với nhau thành ra con gà, danh và thân của con người nối liền với nhau như vậy không thể phân ly. Nhà vua nói: “Hay quá!” Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là lâu dài?” Na Tiên nói: “Dùng sự việc quá khứ làm lâu dài, sự việc tương lai cũng là lâu dài, sự việc hiện tại thì không có gì lâu dài. Nhà vua nói: “Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên rằng: “Đích xác là có lâu dài hay không?” Na Tiên nói: “Hoặc là có lúc lâu dài, hoặc có lúc không có gì là lâu dài”. Nhà vua lại nói: “Như thế nào là có lâu dài, như thế nào là không có gì lâu dài?” Na Tiên nói: “Người đạt được đạo quả Niết bàn ấy chính là không có thời gian lâu dài, người chưa đạt được đạo quả sẽ trở lại trải qua sanh tử ấy chính là có thời gian lâu dài. Người ở tại đời này thích làm việc bố thí, hiếu thảo với cha mẹ thì ở đời vị lai sẽ có được phước thiện ấy”. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên rằng: “Theo các sự việc quá khứ , sự việc vị lai và sự việc hiện tại trước mắt, thì ba sự việc này sự việc nào là căn bản?” Na Tiên nói: “Đã là sự việc quá khứ , sự việc vị lai, sự việc hiện tại trước mắt thì ngu si chính là điều căn bản nhất. Ngu si phát sinh lập tức sanh ra thần thức, thần thức sanh ra thân, thân sanh ra danh, danh sanh ra sắc, sắc sanh ra sáu nhận thức: “Một là nhận thức của mắt, hai là nhận thức của tai, ba là nhận thức của mũi, bốn là nhận thức của miệng, năm là nhận thức của thân, sáu là nhận thức của tâm. Đây là sáu nhận thức, sáu điều này đều hướng về bên ngoài. Như thế nào là hướng về bên ngoài?” Đó là mắt hướng về cảnh sắc, tai hướng về âm thanh, mũi hướng về mùi hương, miệng hướng về mùi vị, thân hướng về tiếp xúc, tâm hướng về tham dục. Đây là sáu loại hướng về bên ngoài. Hướng về gọi là Bái, Bái là Hợp bái thì biết khổ biết vui, từ khổ vui sinh ra ân ái, từ ân ái nảy sinh tham dục, từ tham dục nảy sinh hữu dẫn đến sanh là nhân tố của già yếu, từ già yếu mà bệnh tật, từ bệnh tật mà dẫn đến cái chết, từ sự chết chóc làm cho khóc lóc, từ nhân tố khóc lóc sinh ra buồn rầu, từ buồn rầu làm cho tâm tư đau đớn. Tất cả hợp lại chính là nỗi khổ triên miên, toàn bộ điều đó gọi là con người. Con người vì vậy mà sanh tử không có lúc nào chấm dứt. Con người do đó không thể có được thân ban đầu. Na Tiên nói: “Ví như người gieo ngũ cốc sinh ra gốc rễ, từ gốc rễ sinh ra cành lá hoa trái đến cuối cùng thu hoạch quả hạt rồi, năm sau lại gieo và thu hoạch quả hạt rất nhiều”. Na Tiên hỏi nhà vua: “Như người gieo hạt hàng năm tiếp tục gieo hạt há có lúc nào chấm dứt không sinh ra hay không?” Nhà vua nói: “Hàng năm cứ gieo hạt thì không có lúc nào chấm dứt được. Na Tiên nói: “Con người sinh ra cũng như vậy, xoay vần lần lượt sinh ra nhau không lúc nào chấm dứt. Ví như con gà đẻ ra trứng, trứng nở thành con gà, từ gà sanh ra gà; con người sinh ra và chết đi cũng như vậy không có lúc nào chấm dứt.” Na Tiên liền vẽ trên đất thành một bánh xe và hỏi nhà vua rằng: “Vòng tròn trước mắt này há có góc cạnh hay không?” Nhà vua nói: “Đúng là tròn vạnh không có góc cạnh. Na Tiên nói: “Trong kinh Đức Phật dạy rằng: “Con người sinh ra và chết đi giống như bánh xe xoay vần lần lượt sinh ra nhau không có lúc nào chấm dứt. Na Tiên nói: “Con người từ mắt nhìn cảnh sắc vạn vật nảy sinh nhận thức, mà hiểu biết chính là ba điều này hợp lại. Từ hợp lại nảy sinh khổ vui, từ khổ vui nảy sinh ân ái, từ ân ái nảy sinh tham dục, từ tham dục nảy sinh nhân hữu (có) dẫn đến từ hữu dẫn đến nhân sanh, từ nhân sanh làm điều thiện điều ác, từ điều thiện điều ác lại tiếp tục sanh ra. Tai nghe thấy âm thanh nảy sinh nhận thức tức là sự hiểu biết hợp lại từ ba điều này. Từ hợp lại nảy sinh khổ vui, từ khổ vui nảy sinh ân ái, từ ân ái nảy sinh tham dục, từ tham dục nảy sinh nhân hữu, dẫn đến nhân sanh, từ nhân sinh làm điều thiện điều ác, từ điều thiện điều ác lại tiếp tục sinh ra. Mũi ngửi thấy mùi hương nảy sinh nhận thức tức là sự hiểu biết hợp lại từ ba điều này, từ hợp lại nảy sinh khổ vui, từ khổ vui nảy sinh ân ái, từ ân ái nảy sinh tham dục, từ tham dục nảy sinh nhân hữu, từ hữu dẫn đến nhân sanh từ nhân sanh, sanh làm điều thiện điều ác, từ điều thiện điều ác lại tiếp tục sanh ra. Miệng nếm được mùi vị nảy sinh nhận thức tức là sự hiểu biết hợp lại từ ba điều này. Từ hợp lại nảy sinh khổ vui, từ khổ vui nảy sinh ân ái, từ ân ái nảy sinh tham dục, từ tham dục nảy sinh nhân hữu, từ hữu dẫn đến nhân sanh, từ sanh làm điều thiện điều ác, từ điều thiện điều ác lại tiếp tục sanh ra. Thân xúc chạm mịn màng trơn láng nảy sinh nhận thức tức là sự hiểu biết hợp lại từ ba điều này. Từ hợp lại nảy sinh khổ vui, từ khổ vui nảy sinh ân ái, từ ân ái nảy sinh tham dục, từ tham dục nảy sinh nhân hữu, từ hữu dẫn đến nhân sanh, từ sanh làm điều thiện điều ác, từ điều thiện điều ác lại tiếp tục sinh ra. Ý có những suy niệm nảy sinh nhận thức chính là sự hiểu biết hợp lại từ ba điều này. Từ hợp lại nảy sinh khổ vui, từ khổ vui nảy sinh ân ái, từ ân ái nảy tham dục, từ tham dục nảy sinh nhân tố có hứng thú, từ lúc có hứng thú làm nhân tố sinh ra, từ nhân tố sinh ra làm điều thiện điều ác, từ điều thiện điều ác lại tiếp tục sinh ra. Con người xoay vần lần lượt sinh ra nhau không có lúc nào chấm dứt. Nhà vua nói: “Hay thay!” Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Đại sư nói con người sanh ra và chết đi không thể có được thân ban đầu, ý nghóa không thể có được thân ban đầu là thế nào?” Na Tiên nói: “Có ban đầu ấy là sẽ không sanh trở lại. Có ban đầu ấy là sẽ trở lại quá khứ, chính là dùng nơi này làm nguồn gốc. Nhà vua nói: “Không có ban đầu ấy là sẽ không sanh trở lại, thấy có ban đầu ấy là sẽ trở lại quá khứ, như vậy ban đầu là chưa chấm dứt chăng?” Na Tiên nói: “Đúng!” Đều đang là quá khứ”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Con người sinh ra và chết đi há có thuận theo điều gì khác mà tăng thêm hay không?” Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Người thế gian và các loài bò bay máy cựa há có thuận theo điều gì khác mà tăng thêm hay không?” Nhà vua nói: “Trẫm không hỏi Na Tiên về người thế gian và các loài bò bay máy cựa, Trẫm chỉ muốn hỏi Đại sư về nguồn gốc sinh ra và chết đi của con người thôi”. Na Tiên nói: “Cây cối sinh ra lấy sự ươm trồng làm nguồn gốc, mọi vật trên thế gian tất cả đều theo chủng loại của mình làm nguồn gốc sinh ra, con người thuận theo sáu tâm lý tình cảm ân ái làm nguồn gốc. Con người có mắt có sắc có thức, có tai có thanh có thức, có mũi có hương có thức, có lưỡi có vị có thức, có thân có xúc có thức, có niệm có pháp có thức. Từ đây sanh ra khổ vui, từ khổ vui sanh ra ân ái, tứ ân ái sanh ra tham dục, từ tham dục sanh ra tất cả, từ các nỗi khổ này mới trở thành con người mà thôi. Mắt tai mũi miệng thân, thần thức, ý niệm khiến cho có hữu, dẫn đến cùng kết hợp trở thành tràn đầy, từ tràn đầy sanh ra khổ vui, từ khổ vui sanh ra ân ái, từ ân ái sanh ra tham dục, từ tham dục làm nhân sanh ra hữu, từ hữu dẫn đến nhân sanh từ nhân sanh làm nhân già yếu, từ già yếu làm nhân bệnh tật, từ bệnh tật làm nhân cái chết, từ cái chết làm nhân buồn rầu, từ buồn rầu làm nhân khóc lóc, từ khóc lóc làm nhân trong lòng đau đớn, cuộc đời con người là như vậy”. Na Tiên nói: “Không có mắt thì không thấy cảnh sắc không hiểu không biết, từ nơi không hiểu không biết không có gì hòa hợp, không có gì hòa hợp thì không có khổ vui, không có khổ vui thì không sinh ra ân ái, không có ân ái thì không sinh ra tham dục, không có tham dục thì không có hữu, không có hữu thì không có sanh, không có sanh thì không già yếu, không già yếu thì không bệnh tật, không bệnh tật thì không chết chóc, không chết chóc thì không buồn rầu, không buồn rầu thì không khóc than, không khóc than thì trong lòng không đau xót, không có những nỗi khổ này thì được giải thoát đạt đến đạo quả Niết bàn. Không có tai không nghe thấy gì, không có mũi không ngửi thấy gì, không có miệng không nếm vị gì, không có thân không xúc chạm gì, không có thức không phân biệt gì. Không phân biệt gì thì không tràn đầy, không tràn đầy thì không khổ vui, không khổ vui thì không ân ái, không ân ái thì không tham dục, không tham dục thì không bào thai. Không có bào thai thì không hề sanh ra, không sanh ra thì không già yếu, không già yếu thì không bệnh tật, không bệnh tật thì không chết chóc, không chết chóc thì không buồn rầu, không buồn rầu thì không khóc than, không khóc than thì trong lòng không đau xót. Loại bỏ mọi nỗi khổ thì đạt đến đạo Niết bàn được giải thoát tự tại. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Thế gian há có loài nào tự nhiên sanh ra hay không?” Na Tiên nói: “Không có loài nào tự nhiên sanh ra mà tất cả đều phải có nhân tố của mình. Na Tiên nhân đó hỏi nhà vua: “Chỗ ngồi của nhà vua ở tại cung điện này là có công sức con người làm ra hay là tự nhiên xuất hiện vậy?” Nhà vua nói: “Là do công sức con người làm ra, rui mè gỗ gạc làm ra từ cây cối, tường vách bằng phẳng làm ra từ đất đá”. Na Tiên nói: “Con người sinh ra cũng như vậy, có đủ mười giới mười Như cùng với ba đời hòa hợp mới thành ra con người, vì vậy không có vật gì tự nhiên sanh ra, mà đều có nhân tố của mình vậy. Na Tiên nói: “Ví như thợ gốm làm đồ gốm lấy đất nước trộn lại để làm nhão rồi làm ra các loại đồ dùng nung chín mới sử dụng được, chứ bùn nhão đó không thể nào tự nhiên trở thành đồ dùng, phải hội đủ các yếu tố cần thiết là công người, có củi lửa mới thành tựu được đồ dùng mà thôi. Thế gian không có vật gì tự nhiên sanh ra là vậy. Ví như đàn Không hầu không có dây không có trụ đỡ không có người gảy thì há có thể phát ra âm thanh hay không?” Nhà vua nói: “Không thể tự nhiên phát ra âm thanh được. Na Tiên nói: “Nếu như đàn Không hầu có dây đàn có trụ đỡ có nhạc công gảy vào thì âm thanh đó há phát ra hay không?” Nhà vua nói: “Có âm thanh phát ra. Na Tiên nói: “Như vậy trên thế gian không có vật gì tự nhiên sanh ra mà đều phải có nhân tố tạo ra.” Na Tiên hỏi nhà vua: “Nếu như dùi vật để lấy lửa mà không có hai cây gỗ không có người dùi thì có thể phát ra lửa hay không?” Nhà vua nói: “Không thể phát ra lửa được. Na Tiên nói: “Giả sử có hai cây gỗ có người dùi gỗ thì có thể phát ra lửa hay không?” Nhà vua nói: “Như vậy thì sẽ phát ra lửa. Na Tiên nói: “Trên thế gian không có vật gì tự nhiên sanh ra mà đều phải có nhân tố tạo ra. Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Ví như cái mâm gương lấy lửa mặt trời (Dương toại câu) mà không có người cầm giữ cũng không có mặt trời không có không gian thì có thể lấy được lửa hay không?” Nhà vua nói: “Không thể lấy được lửa. Na Tiên nói: “Như mâm gương lấy lửa mặt trời mà có người cầm giữ, có không gian có mặt trời, thì có thể lấy được lửa hay không?” Nhà vua nói: “Lấy được lửa. Na Tiên nói: “Trên thế gian không có vật gì tự nhiên sanh ra mà đều phải có nhân tố. Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Nếu như người không có đài gương không có gương sáng mà người ấy muốn tự mình soi bóng thì có thể tự nhìn thấy hình đáng của mình hay không?” Nhà vua nói: “Không thế nào tự nhìn thấy. Na Tiên nói: “Nếu như có đài gương có gương sáng mà người ấy tự mình soi bóng há có thể tự nhìn thấy hình dáng hay không?” Nhà vua nói: “Như vậy thì có thể tự mình nhìn thấy. Na Tiên nói: “Trên thế gian không có vật gì tự nhiên sanh ra mà đều phải có nhân tố tạo ra. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua hỏi Na Tiên: “Người thế gian có phải là có người có hay không có người?” Na Tiên nói: “Thế gian không thể nào xét là có người nhưng cũng thích hợp gọi người nào đó là người. Nhà vua nói: “Mạng trong thân chính là người phải không?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Mạng trong thân người có thể dùng mắt nhìn cảnh sắc, nhưng không thể dùng tai nghe âm thanh, không thể dùng mũi ngửi thấy hương, không thể dùng lưỡi nhận biết mùi vị, không thể dùng thân nhận biết xúc chạm, không thể dùng ý nảy sinh cái biết phải không?” Nhà vua nói: “Có thể. Na Tiên nói: “Nay tôi cùng với nhà vua ở trong cung điện này bốn phía có cửa sổ tùy ý muốn nhìn từ cửa sổ nào cũng có thể trông thấy hay không?” Nhà vua nói: “Trông thấy được. Na Tiên nói: “Giả sử khiến mạng người ở trong thân tự tại muốn nhìn từ lỗ hổng nào đó thì tai có thể dùng mắt nhìn sắc, mà không thể dùng tai nhìn sắc, không thể nào dùng mũi nhìn sắc, không thể dùng miệng nhìn sắc, không thể nào dùng thân nhìn sắc, không thể dùng ý nhìn sắc phải không?” Nhà vua nói: “Không thể nào. Na Tiên nói: “Giả sử mạng ở trong tai thì có thể dùng tai phát sinh cái nghe, nhưng không thể dùng tai phát sinh cái thấyk- hông thể nào dùng tai biết được thơm hôi, không thể dùng tai biết được mùi vị, không thể nào dùng tai biết được xúc chạm, không thể dùng tai phát sinh ý niệm phải không?” Na Tiên nói: “Giả sử mạng ở trong mũi thì có thể dùng mũi biết được thơm hôi, nhưng không thể dùng mũi nghe âm thanh, không thể dùng mũi biết được vị mặn nhạt, không thể dùng mũi biết được xúc chạm, không thể dùng mũi phát sinh ý niệm phải không?” Na Tiên nói: “Giả sử mạng ở trong miệng thì có thể dùng miệng biết được vị mặn nhạt, nhưng không thể dùng miệng phát sinh cái thấy, không thể dùng miệng nghe được âm thanh, không thể dùng miệng ngửi được thơm hôi, không thể dùng miệng biết được xúc chạm, không thể dùng miệng phát sinh ý niệm phải không?” Na Tiên nói: “Giả sử mạng ở trong thân thì có thể dùng thân biết được xúc chạm, nhưng không thể nào dùng thân phát sinh cái thấy, không thể dùng thân nghe được âm thanh, không thể dùng thân biết được thơm hôi, không thể dùng thân biết được vị mặn nhạt, không thể dùng thân phát sinh ý niệm phải không?” Na Tiên nói: “Giả sử mạng ở trong thức thì có thể dùng thức phát sinh ý niệm, nhưng không thể dùng thức biết được xúc chạm phải không?” Nhà vua nói: “Không thể nào biết được. Na Tiên nói: “Nhà vua đã nói rằng trước sau không phù hợp với nhau. Na Tiên nói: “Nếu như tôi và nhà vua cùng ngồi ở trong cung điện gỡ bỏ bốn cửa sổ thì tầm nhìn có xa rộng hơn hay không?” Nhà vua nói: “Đương nhiên là xa rộng hơn. Na Tiên nói: “Giả sử mạng ở trong thân thì móc mắt đi để nhìn cái nhìn đó xa rộng hơn hay không? ” Khoét lỗ tai làm cho rộng ra thì cái nghe có thể xa hơn hay không?” Khoét lỗ mũi làm cho lớn hơn thì ngửi thấy mùi có thể xa hơn hay không?” Banh lỗ miệng làm cho to hơn thì thì biết được vị há có thể nhiều hơn hay không?” Lột da bày thịt biết được sự xúc chạm có nhiều hơn hay không?” Quyết định gạt bỏ ý nghó thì thì ý nghó đó có lớn hơn hay không?” Nhà vua nói: “Không thể nào. Na Tiên nói: “Nhà vua cũng nói trước sau không phù hợp với nhau!” Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Người giữ kho tàng cho nhà vua đi vào đứng ở trước nhà vua, thì nhà vua có biết người đó đứng ở phía trước hay không?” Nhà vua nói: “Biết là đang phía trước. Na Tiên nói: “Người giữ kho đã đi vào trong thì nhà vua biết là đi vào trong hay không?” Nhà vua nói: “Biết là đi vào trong. Na Tiên nói: “Giả sử mạng người ở trong thân thì người ta cầm vị nếm bỏ vào trong miệng có thể biết được ngọt chua mặn nhạt cay đắng hay không?” Nhà vua nói: “Biết được rõ ràng. Na Tiên nói: “Nhà vua đã nói trước sau không phù hợp với nhau!” Như người mua rượu ngon chứa vào trong bình lớn vội vàng nút chặt miệng bình một người lộn ngược miệng bình làm cho rượu trong bình chảy ra mà nếm vị rượu, ngưới đó có biết mùi vị của rượu hay không?” Nhà vua nói: “Người đó không biết được. Na Tiên nói: “Tại vì sao không biết vị rượu?” Nhà vua nói: “Không vào trong miệng và không đến trên lưỡi cho nên không biết được mùi vị của rượu”. Na Tiên nói: “Lời nói của nhà vua trước sau không phù hợp với nhau!” Nhà vua nói: “Trẫm ngu si nên trí chưa đạt tới chỗ này, xin Đại sư giải thích rõ ràng vấn đề khó hiểu đó!” Na Tiên nói: “Con người từ nơi mắt trông thấy sắc cho nên thần thức biến động. Thần thức biến động thì phát sinh khổ vui, ý niệm cùng tai mũi miệng thân ý đều cùng nhau hợp lại làm cho ý nảy sinh phân biệt dẫn đến thần thức biến động. Thần thức biến động thì nảy sinh khổ vui, từ khổ vui nảy sinh ý niệm, từ nơi vọng niệm phát sanh xoay chuyển liên tục tác thành lẫn nhau theo sự chi phối của vô thường. Nhà vua nói: “Hay thay!” Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Con người sinh ra mắt thì mắt và thần thức cùng lúc sinh ra chăng?” Na Tiên nói: “Đúng là đồng thời cùng sinh ra. Nhà vua lại hỏi: “Mắt sanh ra trước hay là thần thức sanh ra trước?” Na Tiên nói: “Mắt sanh ra trước, thần thức sanh ra sau”. Nhà vua nói: “Mắt bảo với thần thức rằng: “Tôi đi đến nơi sanh ra, ông hãy đi theo và sanh ra sau tôi, cả hai cùng nói với nhau vậy chăng?” Hay là thần thức nói với mắt rằng nơi sanh ra của ông, tôi sẽ đi theo sanh ra sau ông, cả hai nói với nhau như vậy hay không?” Na Tiên nói: “Cả hai không hề nói gì với nhau. Nhà vua nói: “Không phải Đại sư nói là đồng thời cùng sanh ra, tại vì sao không nói gì với nhau?” Na Tiên nói: “Có bốn quan hệ về cùng sanh ra và không nói gì với nhau. Những gì là bốn?” Đó là: “Một là chuyển xuống phía dưới, hai là hướng đến lối ra, ba là đi theo dấu vết, bốn là đi qua nhiều lần. Đây là bốn quan hệ cùng sanh ra nhưng không nói gì với nhau. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là chuyển xuống phía dưới?” Na Tiên trả lời nhà vua rằng: “Trời mưa trên núi cao thì nước mưa thuận theo chảy xuống sẽ như thế nào?” Nhà vua nói: “Chảy xuống phía dưới. Na Tiên nói: “Về sau trời lại đổ mưa thì nước mưa lưu chuyển sẽ tiếp tục như thế nào?” Nhà vua nói: “Sẽ thuận theo con đường của dòng nước chảy trước kia. Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Dòng nước trước lẽ nào nói với dòng nước sau rằng ông hãy đến sau theo tôi, dòng nước sau lẽ nào nói với dòng nước trước rằng tôi sẽ xuôi dòng đi theo với ông; Dòng nước sau và dòng nước trước cùng nói với nhau như vậy hay không?” Nhà vua nói: “Dòng nước chảy đều tự mình thực hiện, trước và sau không hề nói gì với nhau. Na Tiên nói: “Mắt cũng giống như nước, mắt không nói với thần thức là ông hãy sinh ra sau theo tôi, thần thức cũng không nói với mắt là tôi sẽ đi sau sanh ra theo ông. Mắt và thần thức cùng sanh ra nhưng không nói gì với nhau, đây gọi là chuyển xuống phía dưới. Tai mắt mũi miệng thân ý cũng như vậy.” Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là hướng đến lối ra?” Na Tiên nói: “Ví như bốn phía của thành lớn đều có một cửa, trong thành đó có một người muốn ra ngoài mà thôi. Sau đó lại có một người muốn ra ngoài thì phải theo chỗ nào để hướng ra ngoài?” Nhà vua nói: “: “Vẫn phải đi theo cửa thành người trước đã đi ra mà thôi”. Na Tiên nói với nhà vua: “Người đi ra trước nói với ngưới sau rằng ông nên theo sau tôi mà đi ra, người sau nói với người trước rằng tôi sẽ theo ông đi ra từ cửa thành, hai người có trao đổi với nhau như vậy hay không?” Nhà vua nói: “Người trước người sau hoàn toàn không nói gì với nhau. Na Tiên nói: “Mắt cũng như cửa thành, mắt không nói với thần thức là ông hãy theo sau tôi mà sanh ra, mắt và thần thức hoàn toàn không nói gì với nhau, đây gọi là hướng đến lối ra. Tai mũi miệng thân ý cũng như vậy.” Nhà vua lại hỏi Na Tiên rằng: “Như thế nào là đi theo dấu vết?” Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Xe trước đi qua có để lại lằn xe, xe sau lưu thông nên đi theo từ nơi nào?” Nhà vua nói: “Xe sau nên thuận theo đi trong dấu để lại của xe trước. Na Tiên nói: “Bánh xe trước có nói với bánh xe sau là ông hãy theo sau dấu tôi để lại mà đi, bánh xe sau há nói với bánh xe trước là tôi sẽ đi theo dấu của ông, có sự trao đổi với nhau như vậy hay không?” Nhà vua nói: “Hoàn toàn không nói gì với nhau. Na Tiên nói: “Con người cũng như vậy, mắt không nói với thần thức là nơi tôi đã sanh ra thì ông hãy sanh ra theo tôi, thần thức cũng không nói với mắt là tôi sẽ sanh ra sau theo ông. Tai mũi miệng thân thức hoàn toàn cũng không nói gì với nhau.” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là đi qua nhiều lần?” Na Tiên nói: “Đi qua nhiều lần ấy là tính toán so sánh cũng là ghi chép giải thích (thư sớ), nói chung là về học vấn thì phải đi qua nhiều lần. Tai mắt mũi miệng thân thần thức quen biết sơ sơ cùng nhau hợp lại, sáu quan hệ này chính là sự phát sinh những hiểu biết, chứ không phải từ một quan hệ nào mà phát sinh những hiểu biết”. Nhà vua nói: “Hay thay!” Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Lúc mắt con người sinh ra thì khổ vui cùng lúc sanh ra phải không?” Na Tiên nói: “Mắt và khổ vui cùng sanh ra đều là thuận theo căn hợp lại mà nảy sinh. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là hợp lại?” Na Tiên nói: “Hai bên tiếp xúc với nhau chính là hợp lại. Hợp là ví như hai con dê đến với nhau thì hợp lại với nhau. Một con dê giống như mắt, một con khác như sắc, hợp lại gọi là đầy đủ. Ví như một tay là mắt, một tay kia là sắc, hai tay hợp lại thành ra đầy đủ. Ví như hai hòn đá, một hòn là mắt, một hòn kia là sắc, hai hòn đá hợp lại là đầy đủ. Tai mắt mũi thân thần thức đều cùng nhau hợp lại trở thành đầy đủ. Ví như hai hòn đá, một hòn giống như thần thức, một hòn giống như ý chí, hai hòn đá hợp lại làm cho đầy đủ. Thần thức và ý chí hợp lại như vậy, thì gọi là đầy đủ”. Nhà vua nói: “Hay thay!” Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Vui là tương tự như thế nào?” Na Tiên nói: “Tự mình biết được là vui. Ví như người ta trung thành với Quốc Vương, người dó có đức có tài và chính nghóa, nhà vua ban thưởng tiền bạc của cải cho người ấy, người ấy có được tiền bạc chi dùng tự nhiên vui sướng hơn nhiều. Ở trong những lúc vui sướng, người đó tự nghó rằng mình dốc lòng với nhà vua nên được ban tặng nhiều đồ vật, nay được vui sướng sung túc như vậy. Ví như người ta trong lòng nghó đến điều thiện, miệng nói điều thiện, thân làm điều thiện, vì thế cho nên mình tự nhiên sanh đến chốn này, có được niềm vui rất vui sướng. Đây chính là biết. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là hiểu biết?” Na Tiên nói: “Bắt đầu từ tri thức (Tri ) mà trở thành hiểu biết (Giác). Ví như nhà vua có người giữ kho đi vào trong nhà kho, từ trong nhà kho nhìn thấy, tự mình biết rõ có bao nhiêu của cải vàng bạc ngọc ngà châu báu, lụa là gấm vóc đủ loại hương sắc, tất cả đều biết rõ mặc dù xen lẫn nhiều chỗ. Đây chính là biết được (Giác tri)”. Nhà vua nói: “Hay thay!” Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Con người có những ý nghó tương tự như thế nào?” Na Tiên nói: “Con người có những ý nghó nhờ vào những việc đã làm ra. Ví như người pha chế thuốc độc tự mình uống, cũng lại mang đi cho người ta uống, thân mình đau khổ lại làm cho thân người khác cũng đau khổ. Ví như người làm điều ác sau khi chết phải vào trong địa ngục, những người mà họ đã dẫn dắt đều đi vào trong địa ngục, người ác có những ý nghó những việc làm lời nói như vậy. Nhà vua nói: “Hay thay!” Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là biến động bên trong?” Na Tiên nói: “Ý chí nghó đến bên trong thì biến động. Nhà vua nói: “Lúc biến động thì thế nào?” Na Tiên nói: “Ví như nồi đồng chum đồng, khi có người mang đi sử dụng thì các vật đó phát ra tiếng, giơ tay đụng vào thì có âm thanh vẳng lại, mà người thực hành như vậy thì ý chí biến động vọng niệm nhân đó dấy lên. Na Tiên nói: “Lúc đun nấu là động, có âm thanh vẳng lại là hành. Nhà vua nói: “Hay thay!” Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Có thể hợp lại lấy điều ấy phân biệt đây là hợp, đây là trí, đây là niệm, đây là ý, đây là động hay không?” Na Tiên nói: “Giả sử đã hòa hợp thì không thể phân biệt được”. Na Tiên nói: “Giả sử nhà vua sai đầu bếp nấu món canh ngon, trong món canh có nước, có thịt, có hành, có tỏi, có gừng, có muối, có chao, có nếp, nhà vua truyền lệnh cho người dưới nhà bếp rằng: “Hãy nấu món canh ngon như trước rồi lấy vị nước trong canh mang đến đây, tiếp đến lấy vị thịt, hãy lấy vị hành, hãy lấy vị gừng, hãy lấy vị muối, hãy lấy vị chao, hãy lấy vị nếp, riêng biệt từng vị mang đến đây. Canh đã nấu chín thì người ta há có thể lấy từng vị một được nữa. Na Tiên nói: “Mọi sự việc cũng như vậy, một khi đã kết hợp thì không thể phân biệt được đây là khổ vui, đây là trí, đây là động, đây là niệm. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người ta dùng mắt nhìn vị muối há có thể phân biệt biết được hay không?” Na Tiên nói: “Nhà vua biết là như vậy chăng?” Có thể dùng mắt nhìn biết vị muối hay sao?” Nhà vua nói: “Mắt không biết được vị muối chăng?” Na Tiên nói: “Người ta dùng lưỡi có thể biết được vị muối, chứ không thề nào dùng mắt biết vị của muối được. Nhà vua lại nói: “Người ta dùng lưỡi để biết phân biệt mùi vị sao?” Na Tiên nói: “Mọi người đều dùng lưỡi để phân biệt biết được mùi vị”. Nhà vua nói: “Các vị muối đều phải dùng lưỡi để phân biệt biết được chăng?” Na Tiên nói: “Đúng vậy!” Các vị muối đều phải dùng lưỡi để phân biệt biết được mà thôi.” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Xe chở muối trâu kéo muối, xe và trâu há có thể phân biệt biết vị của muối hay không?” Na Tiên nói: “Xe và trâu không thể phân biệt biết được vị của muối được. Nhà vua hỏi Na Tiên rằng: “Vị của muối há có thể nói được hay không?” Na Tiên nói: “Trí của nhà vua là như vậy mới có thể nói được vị của muối. Nhà vua hỏi Na Tiên: “Vị của muối không thể nói được, nhưng muối nặng nhẹ thì có thể nói được mà thôi phải không?” Na tiên nói: “Đúng vậy!” Nhà vua nói: “Hay quá!” Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Tất cả năm sự hiểu biết trong thân người làm mọi sự việc đều thành tựu chăng?” Hay là làm một sự việc thành tựu năm sự hiểu biết?” Na Tiên nói: “Làm nhiều sự việc thì được thành tựu, chứ không phải là một sự việc được thành tựu. Ví như một mảnh đất gieo năm loại hạt, lúc được nảy mầm lớn lên thì tất cả đều tự sinh ra chủng loại làm cho có tác dụng của mình, năm sự hiểu biết trong thân người đều sử dụng nhiều sự việc để sanh ra tất cả tùy theo mỗi loại. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người thế gian đều có đủ đầu trán tóc da mặt má mắt tai mũi miệng tay chân thân thể như nhau, tại vì sao trong đó lại có người sống lâu, có người chết non, có người nhiều bệnh, có người ít bệnh, có người nghèo hèn, có người giàu sang, có người cao quý, có người hèn mọn, có người đức hạnh lớn, có người đức hạnh nhỏ, có người đoan chánh, có người xấu xí, có người làm cho người tin tưởng, có người làm cho người nghi ngờ, có người thông minh, có người ngu dốt. Tại sao không giống nhau?” Na Tiên nói: “Ví như trong các cây cho ra quả lớn, có quả chua ngọt, cay, đắng, có rất ngọt, rất chua… Xin hỏi nhà vua vì sao chúng không giống nhau?” Vua nói: “Vì do gieo trồng mỗi chủng loại khác nhau. Na Tiên nói: “Con người cũng vậy. Tâm đã nghó đến mỗi điều khác nhau, vì thế người thế gian không thể giống nhau. Trong đó có người yểu mệnh, có người sống lâu, có người nhiều bệnh, ít bệnh; giàu nghèo, sang, hèn, đức hạnh lớn, đức hạnh nhỏ, đoan chính, xấu xí, có người lời nói có uy tín, có người lời nói không hữu ích, có người thông minh, ngu si… Vì lý do đó Đức Phật đã dạy rằng tùy theo việc làm thiện ác của mỗi người mà tự mình sẽ nhận lấy báo ứng không sai. Trong thế gian có người giàu sang cao quý, có người nghèo hèn khốn khổ, đều là do ở vào đời sống từ đời kiếp trước làm những nghiệp thiện ác, tất cả tự nhiên tùy theo phẩm đức đó mà nhận lấy báo ứng”. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Con người có ham muốn làm điều thiện thì phải làm từ trước hay là về sau hãy làm?” Na Tiên nói: “Hãy làm trước, làm sau không thể lợi ích cho người làm trước thì có lợi ích ở người”. Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Lúc nhà vua khát nước muốn uống nước mới sai người đào đất làm giếng, thì nhà vua có thể hết khát hay không?” Nhà vua nói: “Không hết khát được, phải trước hết lo làm giếng mà thôi”. Na Tiên nói: “Con người cũng như vậy, chỗ ở phải lo từ trước, sau làm chẳng ích lợi gì. Na Tiên hỏi nhà vua: “Lúc nhà vua đói mới sai người cày bừa bón phân cho đất để gieo thóc lúa hoa màu, cơn đói há vì thế mà qua được chăng?” Hay là phải có cất trữ từ trước?” Nhà vua nói: “Không thể qua được, phải có tích trữ đề phòng từ trước. Na Tiên nói: “Con người cũng như vậy, trước hết nên làm điều thiện, chứ khi xảy ra cấp bách mới làm điều thiện thì không ích gì cho bản thân mình đâu. Na Tiên hỏi nhà vua: “Ví như nhà vua có giặc thù, nên đợi đến lúc xuất binh đánh nhau, nhà vua mới sai người huấn luyện voi ngựa binh lính và rèn đúc giáo mác gươm dao để đánh nhau chăng?” Nhà vua nói: “Không thể, phải chuẩn bị tất cả từ trước, lúc cấp bách thì có thể chiến đấu được, chứ đến lúc đó mới huấn luyện voi ngựa binh lính thì chẳng ích gì. Na Tiên nói: “Đức Phật thuyết kinh rằng: “Con người trước tiên nên tự nghó mình phải làm điều thiện, về sau mới làm điều thiện thì chẳng lợi ích gì. Na Tiên nói: “Nhà vua không nên bỏ Đại đạo theo tà đạo, không bắt chước theo người ngu mà lại bỏ thiện làm ác, về sau ngồi khóc nỉ non chẳng lợi ích gì. Người ta từ bỏ trung nghóa chính trực hướng về bất chánh, lúc đối diện cái chết có hối hận nhưng đã muộn rồi. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Các vị Sa-môn như Đại sư nói: “Ngọn lửa thế gian không bằng ngọn lửa hừng hực trong địa ngục. Các vị ấy lại nói: “Mang hòn đá nhỏ bỏ vào trong ngọn lửa thế gian, từ sáng đến tối không tiêu đi được. Các vị ấy lại nói: “Lấy tảng đá lớn nhất bỏ vào trong ngọn lửa nơi địa ngục thì tiêu tan tất cả. Vì thế Trẫm không tin điều này. Các vị ấy lại nói: “Người làm điều ác chết rồi vào trong địa ngục, trải qua ngàn vạn năm mà người đó không chết, mất. Vì vậy Trẫm lại không tin lời nói này. Na Tiên hỏi nhà vua: “Nhà vua hẳn là nghe thấy trong nước có loài mãnh xà cái, thuồng luồng cái, ba ba cái, cua cái mang thai mà lấy cát đá làm thức ăn hay không?” Nhà vua nói: “Đúng vậy, chúng đều lấy cát đá làm thức ăn. Na Tiên hỏi nhà vua: “Cát đá ở trong bụng há có tiêu hay không?” Nhà vua nói: “Đúng là đều tiêu hết. Na Tiên nói: “Trong bụng loài đó mang thai có tiêu mất hay không?” Nhà vua nói: “Không tiêu được. Na Tiên nói: “Tại vì sao không tiêu mất?” Nhà vua nói: “Chỉ có duyên nghiệp với nhau nên như thế không tiêu mất. Na Tiên nói: “Người trong địa ngục cũng như vậy, người chết trải qua ngàn vạn năm mà không tiêu mất, bởi vì tội ác người đó đã tạo ra chưa trừ hết cho nên không tiêu được”. Na Tiên hỏi nhà vua: “Sư tử cái, cọp cái, chó cái, mèo cái đang mang thai, chúng đều ăn thịt nuốt xương thì lúc vào trong bụng há có tiêu hết hay không?” Nhà vua nói: “Đều tiêu hết. Na Tiên hỏi nhà vua: “Bụng nó mang thai há có tiêu mất hay không?” Nhà vua nói: “Không tiêu được. Na Tiên nói: “Vì sao mà không tiêu mất?” Nhà vua nói: “Chỉ vì duyên nghiệp với nhau cho nên không tiêu mất. Na Tiên nói: “Người trong địa ngục cũng như vậy, chết trải qua ngàn vạn năm nhưng không tiêu mất, bởi vì người trong địa ngục đã làm những tội ác chưa giải trừ hết cho nên không tiêu mất. Na Tiên hỏi nhà vua: “Trâu cái, ngựa cái, lừa cái, nai cái, hươu cái đang mang thai, chúng đều ăn cỏ và luôn luôn dùng cỏ làm thức ăn phải không?” Nhà vua nói: “Đúng vậy, chúng đều lấy cỏ làm thức ăn. Na Tiên nói: “Rơm cỏ đó hẳn là vào trong bụng thì tiêu hết phải không?” Nhà vua nói: “Đều tiêu hết. Na Tiên nói: “Con nhỏ trong bụng chúng có tiêu mất hay không?” Nhà vua nói: “Không tiêu mất. Na Tiên nói: “Vì sao không tiêu mất?” Nhà vua nói: “Chỉ bởi vì nghiệp duyên với nhau nên như thế làm cho không tiêu mất. Na Tiên nói: “Người trong địa ngục cũng như vậy, đều do tội lỗi chưa sạch cho nên không tiêu mất”. Na Tiên hỏi nhà vua: “Các vị phu nhân và và con gái nhà trưởng giả giàu có, đồ ăn thức uống của họ đều là những món cao lương mỹ vị, ăn vào trong bụng hẳn là tiêu hết phải không?” Nhà vua nói: “Đều tiêu hết. Na Tiên hỏi nhà vua: “Thai nhi mang trong bụng có tiêu mất hay không?” Nhà vua nói: “Không tiêu được. Na Tiên nói: “Tại vì sao không tiêu mất?” Nhà vua nói: “Chỉ do nghiệp duyên với nhau cho nên khiến không tiêu mất. Na Tiên nói: “Người trong địa ngục cũng như vậy, sở dó trải qua ngàn năm mà không tiêu mất, là bởi vì đời trước làm điều ác chưa diệt trừ sạch cho nên không tiêu mất. Người ở trong địa ngục lớn lên ở trong địa ngục đến già và khi tội lỗi không còn mới nhận được cái chết. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Các vị Sa-môn nói rằng: “Mặt đất trên thế giới đều ở trên nước, nước ở trên gió, gió ở trên hư không; Trẫm không tin điều này. Na Tiên liền lấy nước viết phía trước nhà vua đồng thời dùng câu hỏi để tóm tắt lại và chỉ ra cho nhà vua biết về ba điều trước: “Nước ở giữa đó là do gió đã giữ lấy phải chăng?” Nhà vua nói: “Đúng vậy, là gió do đã giữ nước. Na Tiên nói: “Gió giữ nước cũng như vậy. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Đạo Niết bàn đều là quá khứ không hề có gì trở lại chăng?” Na Tiên nói: “Đạo Niết bàn đều không có gì trở lại. Người ngu si cứ mãi tìm kiếm ái dục trong ngoài thân tướng, vì thế cho nên không thể nào giải thoát được nỗi khổ già bệnh chết. Người có trí là người học đạo không đắm theo thân tướng trong ngoài, họ là Người không còn ân ái. Người không còn ân ái thì không có tham dục, không có tham dục thì không có bào thai, không có bào thai thì không sanh ra không già đi, không sanh ra, không già đi thì không bệnh tật không chết chóc, không bệnh tật không chết chóc thì không buồn rầu không khóc than, không buồn rầu không khóc than thì trong lòng không đau đớn, thanh thảnh tự tại thì đạt đến đạo Niết bàn. Nhà vua nói: “Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Những người học đạo đều có thể đạt được đạo Niết bàn hay không?” Na Tiên nói: “Không hẳn là tất cả đều đạt được đạo Niết bàn. Người đích thực hướng về đường thiện học hỏi biết mọi điều hợp với lẽ phải, những điều gì nên phụng hành thì cố gắng phụng hành, không nên phụng hành thì lập tức rời xa, điều gì nên nghó nhớ thì luôn luôn nghó nhớ, không nên nghó nhớ thì loại bỏ ngay, người học đạo như vậy thì sẽ đạt đến đạo Niết bàn. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người không đạt đến đạo Niết bàn, có biết đạo Niết bàn là an lạc hay không?” Na Tiên nói: “Biết chứ, tuy chưa đạt đến đạo Niết bàn, nhưng vẫn biết đạo Niết bàn là an lạc. Nhà vua nói: “Người chưa đạt đến đạo Niết bàn, tại sao biết là an lạc vậy?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Người sanh ra chưa từng bị cắt đứt tay chân có biết là tay chân bị cắt đứt thì đau đớn thế nào không?” Nhà vua nói: “Người ta tuy chưa từng trải qua bị cắt đứt tay chân, nhưng vẫn biết là đau đớn vô cùng. Na Tiên nói: “Vì sao biết là đau đớn vô cùng?” Nhà vua nói: “Lúc người đó bị cắt đứt tay chân thì gào thét vật vã, vì vậy biết là đau đớn vô cùng. Na tiên nói: “Con người cũng như vậy, trước khi đạt đến quả vị Niết bàn cùng nói cho nhau biết là quả vị Niết bàn thật an lạc, vì vậy cho nên tin chắc điều đó”. Nhà vua nói: “Hay quá! hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Na Tiên đã từng thấy Đức Phật hay không?” Na Tiên nói: “Chưa từng được thấy. Nhà vua nói: “Những vị Thầy của Na Tiên đã từng thấy Đức Phật hay không?” Na Tiên nói: “Các vị Thầy của tôi cũng không được thấy Đức Phật. Nhà vua nói: “Nếu như Na Tiên và các vị Thầy không thấy được Đức Phật thì chắc chắn là không có Đức Phật thật sự?” Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Nhà vua thấy nơi hội tụ của năm trăm dòng nước hay không?” Nhà vua nói: “Trẫm không thấy”. Na Tiên nói: “Thân phụ và Tổ phụ nhà vua đều thấy nơi hội tụ của những dòng nước này hay không?” Nhà vua nói: “Đều không thấy”. Na tiên nói: “Thân phụ và Tổ phụ nhà vua đều không thấy nơi hội tụ của năm trăm dòng nước này, thì thế giới chắc chắn là không có nơi hội tụ của năm trăm dòng nước này chăng?” Nhà vua nói: “Tuy thân phụ và Tổ phụ Trẫm đều không thấy nơi hội tụ của những dòng nước này, nhưng thật sự là có như vậy”. Na Tiên nói: “Tuy tôi và các Thầy của tôi không thấy được Đức Phật, nhưng thật sự là có Đức Phật. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!”  <卷>QUYỂN HẠ Nhà vua lại hỏi rằng: “Không có ai sánh bằng Đức Phật chăng?” Na Tiên nói: “Không sai, không có ai sánh bằng Đức Phật. Nhà vua lại hỏi: “Vì sao biết là không có ai sánh bằng Đức Phật?” Na Tiên hỏi nhà vua rằng: “Nếu như người chưa từng vào giữa biển lớn, thì có biết nước trong biển là mênh mông hay không?” Có năm dòng sông, mỗi dòng sông có năm trăm dòng sông nhỏ chảy hòa vào dòng sông lớn, những con sông đó có tên gọi là: Hằng Hà. Tín Tha, Tư Tha. Bác Xoa. Thí Phi Di. Nước của năm dòng sông như thế ngày đêm chảy hòa vào biển, mà nước biển cũng không thêm không bớt. Nhà vua hẳn có thể nghe biết hay không?” Nhà vua nói: “Quả là có biết. Na Tiên nói: “Bởi vì người đắc đạo cùng trò chuyện với nhau và nói không có ai có năng lực sánh bằng Đức Phật, vì vậy tôi tin chắc điều đó. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Làm sao biết không có ai có năng lực sánh bằng Đức Phật?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Bậc thầy chế tác ra sách vở ấy là ai?” Nhà vua nói: “Bậc thầy chế tác ra sách vở ấy tên là Chất. Na Tiên nói: “Nhà vua hẳn đã từng thấy người tên là Chất hay không?” Nhà vua nói: “Người tên Chất đã chết lâu rồi nên chưa từng trông thấy”. Na Tiên nói: “Nhà vua chưa từng trông thấy người tên Chất, làm sao biết Chất là bậc thầy chế tác ra sách vở?” Nhà vua nói: “Mọi người giữ sách vở chữ viết thời xưa chuyển cho nhau và nói cho nhau biết, vì vậy cho nên Trẫm biết tên gọi là Chất”. Na Tiên nói: “Vì nguyên nhân này nên Tôi thấy kinh giới của Đức Phật để lại, giống như được thấy Đức Phật không có gì kỳ lạ. Kinh pháp đạo lý Đức Phật đã thuyết ra rất sâu sắc và làm cho người ta bình an, người nào biết được kinh pháp giới luật của Phật rồi thì về sau chuyển tiếp chỉ dạy cho nhau, vì vậy cho nên chúng tôi biết là không có ai có năng lực sánh bằng Đức Phật”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Đại sư tự mình xem kinh pháp đạo lý của Phật có thể thực hành lâu không?” Na Tiên nói: “Đức Phật đã thiết lập giáo pháp giới luật kinh điển thực hành rất nhanh, hãy vâng mạng thực hành cho đến trọn đời!” Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Con người sau khi chết thì thân không theo đến đời sau để sanh chăng?” Na Tiên nói: “Con người sau khi chết thì tiếp nhận một thân mới cho nên thân này không đi theo”. Na Tiên nói: “Ví như bấc đèn trong cây đèn trải qua nhiều lần châm đốt thắp sáng cho nhau, bấc đèn cũ nối bấc đèn mới lại thắp sáng. Thân con người cũng như vậy, thân cũ không đi theo mà thay đổi tiếp nhận thân mới”. Na Tiên hỏi nhà vua: “Thuở bé nhà vua học hành đọc kinh xem sách theo lời thầy khuyên nhủ phải không?” Nhà vua nói: “Đúng vậy, Trẫm luôn luôn nghó đến điều đó. Na Tiên hỏi nhà vua: “Nhà vua đã tiếp nhận sự hiểu biết kinh sách từ thầy dạy, thầy dạy có biết rõ kinh sách ban đầu hay không?” Nhà vua biết được kinh sách ban đầu hay không?” Nhà vua nói: “Không thể nhớ được, chỉ có thầy dạy nối tiếp tự mình biết kinh sách ban đầu mà thôi”. Na Tiên nói: “Thân con người cũng như vậy, dựa trên thân cũ sắp xếp lại tiếp lấy thân mới”. Nhà vua nói: “Hay thay!” Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Đích xác là có trí hay không?” Na Tiên nói: “Không có trí”. Na Tiên nói: “Ví như người ăn trộm quả dưa của người ta, thì người ăn trộm có lỗi lầm hay không?” Nhà vua nói: “Có lỗi lầm rõ ràng. Na Tiên nói: “Lúc ban đầu gieo hạt thì trong hạt không có quả dưa, cớ gì người ăn trộm phải có lỗi lầm?” Nhà vua nói: “Giả sử không gieo hạt thì do đâu mà có quả, vì thế người ăn trộm chẳng có gì để hái trộm”. Na Tiên nói: “Con người cũng như vậy, bởi vì đời này làm các nghiệp thiện ác, sanh vào đời sau lại tiếp nhận thân mới”. Nhà vua nói: “Con người vì nguyên nhân này mà các việc làm thiện ác của thân trước vẫn còn tồn tại, chết rồi lại phải nhận lấy thân mới hay sao?” Na Tiên nói: “Con người đã làm những nghiệp thiện ác thì những nghiệp này đi theo con người giống như hình với bóng, con người chết đi chỉ mất thân hình của mình chứ hành nghiệp đã tạo không mất được. Ví như thắp đèn đọc sách trong đêm, đèn tắt nhưng chữ trong sách vẫn còn không mất, châm đèn lên lại thì chữ trong sách đã có sẵn. Nghiệp hành đã làm ở đời này đến đời sau có sẵn như vậy, và cứ thế mà nhận lấy. Nhà vua nói: “Hay quá! hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Há có thể phân biệt chỉ ra rõ ràng tất cả thiện ác ở nơi nào hay không vậy?” Na Tiên nói: “Không thể nào biết được thiện ác ở nơi nào”. Na Tiên hỏi nhà vua: “Lúc cây cối chưa có trái, người ta có thể phân biệt rõ ràng và nói rằng trong cành đó không có trái, ở cành kia có trái không?” Có thể biết trước những điều ấy hay không vậy?” Nhà vua nói: “Không thể biết được. Na Tiên nói: “Người chưa đắc đạo không có năng lực biết trước được thiện ác ở nơi nào. Nhà vua nói: “Hay thay!” Hay thay!” Nhà vua lại hỏi: “Con người sẽ sanh ở đời sau, há có thể tự biết được hay không?” Na Tiên nói: “Người sẽ sanh ấy tự biết được”. Nhà vua nói: “Làm cách gì biết được điều ấy?” Na Tiên nói: “Ví như người nông phu cày bừa gieo trồng nhìn thời tiết mưa nắng thế nào thì người ấy có thể biết trước là sẽ được mùa hay mất mùa không?” Nhà vua nói: “Đúng vậy, họ còn biết là sẽ thu hoạch nhiều hay ít nữa kia. Na Tiên nói: “Con người cũng như vậy, người nào sẽ sanh trở lại đời sau thì tự mình đã biết trước. Nhà vua nói: “Hay thay!” Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Đích xác là có Niết-bàn hay không?” Na Tiên nói: “Thật sự là có. Nhà vua nói: “Na Tiên có thể chỉ ra rõ ràng Đức Phật của chúng ta đang ở nơi nào hay không?” Na Tiên nói: “Không thể nào chỉ ra cho người ta thấy rõ Đức Phật đang ở nơi nào được, Đức Phật đã đi vào cảnh giới Niết-bàn, cảnh giới ấy không thể chỉ ra rõ ràng được và không thể nhìn thấy được. Ví như người ta đốt một đống lửa lớn, khi đống lửa đó đã không còn, có thể chỉ ra rõ ràng cho mọi người biết là ánh sáng đó ở nơi nào hay không?” Nhà vua nói: “Không thể biết được nơi nào!” Na Tiên nói: “Đức Phật đã đi vào cảnh giới Niết-bàn thì không thể nào biết được nơi đâu. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Hàng Sa môn có tự yêu quý thân thể của mình hay không?” Na Tiên nói: “Là Sa-môn thì không tự yêu quý thân thể của mình”. Nhà vua nói: “ Nếu như hàng Sa-môn không tự yêu quý thân thể của mình, thì tại vì sao tự mình đối với sự ngủ nghỉ muốn phải êm ấm thoải mái, tại vì sao đối với sự ăn uống lại ham muốn có được những thức ngon lành do chính mình chọn lựa?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Hẳn nhà vua đã từng vào trong chiến trận phải không?” Nhà vua nói: “Đúng vậy, Trẫm đã từng vào trong chiến trận”. Na Tiên nói: “Ở trong chiến trận, nhà vua đã từng bị cung tên giáo mác làm tổn thương phải không?” Nhà vua nói: “Trẫm đã từng nhiều lần bị giáo mác làm tổn thương”. Na Tiên hỏi nhà vua: “Vết thương do giáo mác cung tên thì phải làm thế nào?” Nhà vua nói: “Trẫm dùng cao thuốc và bông tơ rịt vào mà thôi”. Na Tiên hỏi nhà vua: “Nhà vua vì yêu quý vết thương cho nên dùng cao thuốc và bông tơ rịt vào phải không?” Nhà vua nói: “Trẫm không yêu quý vết thương”. Na Tiên nói: “Thật không yêu quý vết thương, vì sao lấy cao thuốc và bông tơ rịt vào để bảo vệ vết thương?” Nhà vua nói: “Trẫm chỉ mong làm cho vết thương mau lành mà thôi, chứ chẳng phải yêu quý gì vết thương!” Na Tiên nói: “Sa-môn cũng như vậy, không yêu quý gì thân thể, tuy là ăn uống nhưng tâm không vui thích, không cần phải làm cho ngon, không cần phải làm cho tốt, không cần phải làm cho hình sắc béo phì, chỉ hy vọng giữ gìn thân thể khỏe mạnh để phụng hành kinh pháp giới luật của Phật mà thôi. Trong kinh Đức Phật dạy rằng: “Thân người có chín lỗ, là chín vết thương do giáo mác, các lỗ này đều chảy ra những thứ tanh hôi bất tịnh”. Nhà vua nói: “Hay thay! Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Đức Phật là bậc thật sự có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp và toàn thân có sắc vàng sáng rực, có ánh sáng phát ra chăng?” Na Tiên nói: “Đức Phật đích xác là bậc có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp - toàn thân có sắc vàng sáng rực và có ánh sáng phát ra. Nhà vua nói: “Cha mẹ của Đức Phật hẳn là có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, toàn thân có sắc vàng sáng rực và có ánh sáng phát ra?” Na Tiên nói: “Cha mẹ của Đức Phật không có những tướng này. Nhà vua nói: “Nếu như cha mẹ không có những tướng này thì Đức Phật cũng không có những tướng này. Mọi người sanh ra con cái thì giống với dòng giống cha mẹ sinh ra mình, cha mẹ không có những tướng này, thì Đức Phật nhất định không có những tướng này. Na Tiên nói: “Cha mẹ Đức Phật tuy là không có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp và thân sắc vàng như vậy, nhưng Đức Phật đích xác là có những tướng này. Na Tiên hỏi nhà vua: “Nhà vua đã từng thấy hoa sen phải không?” Nhà vua nói: “Trẫm thấy hoa sen rồi. Na Tiên nói: “Hoa sen này mọc ở trong đất, lớn lên ở trong nước bùn, màu sắc thanh nhã và rất thơm há lại giống với màu sắc của nước bùn hay sao?” Nhà vua nói: “Không giống như chủng loại của đất và màu sắc của nước bùn. Na Tiên nói: “Tuy cha mẹ của Đức Phật không có những tướng như thế, mà Đức Phật đích xác là có những tướng như vậy, Đức Phật sanh ra giữa thế gian và lớn lên giữa thế gian, nhưng không giống như hiện tượng của thế gian. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Đức Phật quả thực có những phạm hạnh giống như Thiên Vương cõi trời thứ bảy, không hề giao hội cùng với phụ nữ phải không?” Na Tiên nói: “Đúng như vậy, đích thực xa rời phụ nữ, thanh tịnh thuần khiết không vấy nhiễm như ngọc sáng không tỳ vết”. Nhà vua nói: “Giả sử Đức Phật có phạm hạnh trong sáng giống như phạm hạnh của Thiên Vương cõi trời thứ bảy, thì Đức Phật là đệ tử của Thiên Vương cõi trời thứ bảy chăng?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Thiên Vương cõi trời thứ bảy có tâm niệm hay không có tâm niệm?” Nhà vua nói: “Thiên Vương cõi trời thứ bảy có tâm niệm”. Na Tiên nói: “Vậy thì Thiên Vương cõi trời thứ bảy và các cõi trời phía trên đều là đệ tử của Phật. Na Tiên hỏi nhà vua: “Tiếng chim hót giống như những loài nào?” Nhà vua nói: “Tiếng chim hót giống như tiếng chim nhạn. Na Tiên nói: “Như vậy chim là đệ tử của chim nhạn này, nhưng mỗi loài đều có chủng loại riêng biệt của mình, Đức Phật cũng như vậy, không phải là đệ tử của Thiên Vương cõi trời thứ bảy. Nhà vua nói: “Hay thay! Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Đức Phật hẳn là học biết tất cả mọi điều và phụng hành tất cả kinh giới phải không?” Na Tiên nói: “Đức Phật học biết tất cả và phụng hành tất cả kinh giới. Nhà vua nói: “Đức Phật thuận theo ai làm Thầy để thọ trì kinh giới?” Na Tiên nói: “Đức Phật không có thầy, lúc Đức Phật đắc đạo thì tự mình biết hết tất cả kinh pháp đạo lý, Đức Phật không như các đệ tử có học mới biết được, Đức Phật đã dạy các đệ tử là tất cả phải vâng theo thực hành cho đến trọn đời”. Nhà vua nói: “Hay quá! Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Lúc cha mẹ chết thì người ta đau buồn khóc lóc nỉ non tuôn trào nước mắt, có người nghe kinh Phật cũng đau buồn khóc lóc tuôn trào nước mắt, cùng là tuôn trào nước mắt nhưng điều gì khác nhau không?” Na Tiên nói: “Người có cha mẹ chết đi mà khóc lóc rơi lệ đều là cảm đến ân ái suy nghó trở nên ưu sầu đau khổ tiếc thương, tâm lý ưu sầu như vậy chỉ là sự ưu sầu ngu si mà thôi. Có người nghe kinh pháp đạo lý của Phật mà tuôn trào nước mắt, đó là người có tâm từ bi thương xót, nghó đến thế gian triền miên đau khổ, vì thế cho nên tuôn trào nước mắt, phước thiện người đó có được thật to lớn”. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người đã được độ thoát và người chưa được độ thoát, có sai biệt như thế nào?” Na Tiên nói: “Người chưa được độ thoát là người còn có tâm niệm tham dục, người được độ thoát là người không còn tâm niệm tham dục, chỉ mong muốn có thể ăn uống được để duy trì tánh mạng mà thôi”. Nhà vua nói: “Trẫm thấy người thế gian đều muốn thân sung sướng, muốn được ăn ngon mà không biết chán, đủ”. Na Tiên nói: “Người chưa được độ thoát thì đồ ăn thức uống phải làm từ những thứ cao lương mỹ vị mới thỏa mãn được họ; còn người đã được độ thoát thì tuy ăn uống nhưng không lấy đó làm ham thích, không lấy đó làm thỏa mãn, chỉ cốt để duy trì mạng sống. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người ta có những việc làm, khiến cho nhớ lại sự việc xảy ra đã lâu hay không?” Na Tiên nói: “Khi người ta ưu sầu, thường thường nhớ lại sự việc xảy ra đã lâu. Nhà vua nói: “Dùng cái gì để nhớ lại, dùng ý chí để nhớ lại hay dùng ý niệm để nhớ lại?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Nhà vua hẳn từng có những điều đã học đã biết về sau nhớ lại hay không?” Nhà vua nói: “Đúng vậy, Trẫm từng có những điều đã học đã biết, về sau lại bỗng nhiên quên mất. Na Tiên nói: “Lúc ấy nhà vua không có ý chí mà quên mất chăng?” Nhà vua nói: “Lúc ấy Trẫm quên nhớ lại”. Na Tiên nói: “Có mường tượng nhưng có thể vua nhầm. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người có những việc làm đều nhớ lại, như vừa mới bắt đầu có những việc làm, hiện tại trước mắt đang thực hiện đều sử dụng ý nhớ lại được chăng?” Na Tiên nói: “Sự việc đã đi qua đều sự dụng ý nhớ lại được, sự việc hiện tại trước mắt cũng sử dụng ý nhớ lại được nó”. Nhà vua nói: “Như vậy con người chỉ nhớ lại việc đã qua, không thể nào nhớ lại việc mới phát sinh. Na Tiên nói: “Giả sử sự việc mới có làm, nhưng không thể nhớ lại cũng như vậy. Nhà vua nói: “Người mới học chữ và các nghề có nhiều kỷ xảo là uổng công vô ích chăng?” Na Tiên nói: “Người mới đi học chữ hay học vẽ đều có ý nhớ lại, cho nên thầy dạy cố gắng chỉ dẫn khiến cho đệ tử theo học đều có hiểu biết, bởi vì tất cả đều có ý nhớ lại mà thôi”. Nhà vua nói: “Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Con người sử dụng bao nhiêu sự việc để phát sanh nhớ lại?” Na Tiên nói: “Con người gồm có mười sáu điều kiện để phát sinh nhớ lại. Đó là: Việc đã làm từ lâu sẽ phát sinh nhớ lại. Có những điều mới học sẽ phát sanh nhớ lại. Nếu có sự việc quan trọng sẽ làm cho nhớ lại. Nghó đến điều tốt sẽ làm cho nhớ lại. Đã từng trải qua đau khổ sẽ làm cho nhớ lại. Tự mình tư duy sẽ làm cho nhớ lại. Đã từng làm nhiều việc khác nhau sẽ làm cho nhớ lại. Dạy dỗ người khác sẽ làm cho nhớ lại. Dáng vẻ sẽ làm cho nhớ lại. Đã từng có những điều quên mất sẽ làm cho nhớ lại. Nhờ vào hiểu biết sẽ làm cho nhớ lại. Dạy dỗ tính toán sẽ làm cho nhớ lại; Gánh vác trách nhiệm sẽ làm cho nhớ lại. Chuyên nhất tâm ý sẽ làm cho nhớ lại. Đọc sách và học hành sẽ làm cho nhớ lại. Đã từng có sự truyền đạt thấy lại sẽ làm cho nhớ lại. Đây là mười sáu điều kiện để phát sanh nhớ lại.” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là nhớ lâu?” Na Tiên nói: “Đệ tử Phật là A-nan và nữ đệ tử Ưu bà di tên Cưu thù-đan-bãi, nhớ sự việc vốn có từ ức đời kiếp trước, và những người tu hành khác đã có chứng đắc đều có năng lực nhớ lại sự việc của đời quá khứ, như A-nan và nữ đệ tử, thế hệ ấy rất nhiều người như vậy, nghó đến nơi này thì sẽ làm cho nhớ lại. Nhà vua lại hỏi: “Như thế nào là những điều mới học sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Như người đã từng học đã biết tính toán, về sau lại quên mất, thấy người khác tính toán thì lại làm cho nhớ ra”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là sự việc quan trọng sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Ví như lúc Thái tử lên ngôi làm vua, tự nhớ lại mình là con cháu hàng Đế Vương khí phách cao quý; đây là sự việc quan trọng sẽ làm cho nhớ lại. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là nghó đến điều tốt sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Ví như đã được người ta mời mọc với ý vô cùng hữu hảo như là đãi khách, người ấy tự nghó rằng: “Ngày xưa vì mình đã được mời mọc với ý thân mật tiếp đãi” đây là nghó đến điều tốt sẽ làm cho nhớ lại?” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là trải qua đau khổ sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Ví như người đã từng bị người ta đánh đập khốn khổ trong chốn tù ngục; đây là trải qua đau khổ sẽ làm cho nhớ lại. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là tự mình tư duy sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Ví như đã từng có những cái thấy quen thuộc, hoặc là cha mẹ anh chị em bà con thân thích cho đến các loài gia cầm trong nhà; đây là tự mình tư duy sẽ làm cho nhớ lại”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là đã từng làm nhiều việc khác nhau sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Ví như tên con người, tên mọi vật, các loại màu sắc và các mùi vị thơm hôi ngọt đắng; nhớ lại sự việc và nói những loại như vậy; đây là xen lẫn trong nhau sẽ làm cho nhớ lại. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là có người dạy dỗ sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Khi người ta vui quá thì quên mất người khác bên cạnh, hoặc là có người nhớ, hoặc có người quên bẳng. Nếu được người ta nhắc thì cần phải để ý; đây là người khác dạy bảo sẽ làm cho nhớ lại. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là dáng vẻ sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Người ngựa trâu bò đều có hình dáng của chủng loại mình; đây là dáng vẻ sẽ làm cho nhớ lại. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là từng có những lần quên mất sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Ví như người bổng nhiên có những điều quên mất, nhiều lần ngồi một mình nhớ lại được những điều đó; đây là từng có những quên mất sẽ làm cho nhớ lại”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là nhờ vào hiểu biết sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Người học chữ có thể luyện chữ viết đó; đây là nhờ vào hiểu biết sẽ làm cho nhớ lại”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là dạy dỗ tính toán sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Như người cùng nhau dạy dỗ tính toán biết kế sách thủ thuật rõ ràng; đây là dạy dỗ tính toán sẽ làm cho nhớ lại. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là gánh vác trách nhiệm sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Ví như nhìn thấy sự cổ vũ mà quay về gánh vác trách nhiệm; đây là trách nhiệm câu thúc làm cho nhớ lại. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là chuyên nhất tâm tư sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Sa môn chuyên nhất tâm ý mình, tự nghó đến mọi việc đã xảy ra từ ngàn vạn đời kiếp quá khứ đến nay đều là do mình; đây là chuyên nhất tâm ý sẽ làm cho nhớ lại. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là đọc sách và học hành sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Đế vương có sánh vở rất cổ xưa, nghó rằng đó là sách nói về vị hoàng đế nào đó hay là thời đại nào đó; đây là đọc sách và học hành sẽ làm cho nhớ lại. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Như thế nào là từng có sự truyền đạt nay thấy lại sẽ làm cho nhớ lại?” Na Tiên nói: “Như người đã có những sự sự truyền đạt, nay thấy lại những sự việc đó thì làm cho nhớ lại; đây là từng có sự truyền đạt nay thấy lại sẽ làm cho nhớ lại. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Đức Phật hẳn là biết hết mọi việc đã xảy ra, vừa mới xảy ra và sẽ xảy ra chăng?” Na Tiên nói: “Đúng vậy, Đức Phật biết tất cả mọi sự việc. Nhà vua nói: “Giả sử Đức Phật đã biết hết mọi sự việc, tại vì sao Ngài không giáo hóa các đệ tử ngay một lúc, tại sao lại giáo hóa dần dần?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Trong nước có thầy thuốc giỏi hay không?” Nhà vua nói: “Có thầy thuốc giỏi đấy. Na Tiên nói: “Có thể biết hết mọi vị thuốc trên thiên hạ này hay không?” Nhà vua nói: “Có thể biết rõ hết các vị thuốc. Na Tiên hỏi nhà vua: “Vị thầy thuốc giỏi đó trị bệnh cho người ta, là cho thuốc uống ngay một lúc hay là cho uống dần dần?” Nhà vua nói: “Người nào không bệnh tật thì không thể cho thuốc trước, đúng bệnh mới cho thuốc để chữa trị mà thôi. Na Tiên nói: “Đức Phật tuy biết hết mọi chuyện quá khứ hiện tại và vị lai, nhưng cũng không thể nào giáo hóa người khắp thiên hạ ngay một lúc được, phải từ từ để giảng dạy kinh pháp giới luật khiến cho họ vâng theo thực hành chính xác mà thôi. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Các vị Sa-môn nói: “Con người ở tại thế gian làm nghiệp ác, đến lúc trăm tuổi đứng trước ngưỡng cửa của cái chết thì hãy niệm Phật, sau khi chết sẽ được sanh lên cõi trời. Trẫm không tin lời nói này. Lại nói: “Giết hại một mạng sống thì chết đi sẽ vào trong địa ngục. Trẫm không tin lời nói này. Na Tiên hỏi nhà vua: “Nếu như người cầm hòn đá nhỏ bỏ vào trong nước, thì hòn đá nổi hay chìm?” Nhà vua nói: “Hòn đá đó sẽ chìm mất. Na Tiên nói: “Nếu như mang một tấm đá lớn bằng trăm gốc cây xếp lên trên thuyền, thì thuyền đá ấy há có chìm hay không?” Nhà vua nói: “Không chìm được. Na Tiên nói: “Trong thuyền có tấm đá lớn bằng trăm gốc cây nhưng do thuyền nên không chìm được?” Con người tuy vốn có tạo ra nghiệp ác, nhưng trong một lúc niệm Phật tâm họ ân hận và được uy lực của Phật gia hộ, vì vậy cho nên không rơi vào trong địa ngục, chỉ có được sanh lên cõi trời. Hòn đá nhỏ chìm xuống ấy là giống như người làm nghiệp ác, không biết niệm Phật thì sau khi chết rơi vào trong địa ngục nhận lấy báo ứng đã tạo ra”. Nhà vua nói: “Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Các vị Sa-môn vì những lý do gì mà thực hành học đạo làm Sa-môn?” Na Tiên nói: “Chúng tôi vì quá khứ khổ đau, hiện tại khổ đau, vị lai khổ đau, mong muốn loại bỏ nỗi khổ đau này, không muốn trở lại nhận chịu thêm nữa, vì vậy mà thực hành học đạo làm Sa-môn. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Khổ đau là ở đời sau, tại sao phải học đạo làm Sa môn trước như vậy?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Nhà vua hẳn là có kẻ thù đối địch ở nước khác đang muốn tấn công lẫn nhau phải không?” Nhà vua nói: “Đúng như vậy, có nhiều kẻ thù đối địch ở nước khác, luôn luôn có ý định tấn công lẫn nhau. Na Tiên hỏi nhà vua: “Lúc quân địch tấn công đến nơi thì nhà vua mới rèn binh khí đào hào đắp lũy để chống cự, hay là phải lo phòng bị từ trước vậy?” Nhà vua nói: “Phải lo chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ trước chứ!” Na Tiên hỏi nhà vua: “Tại vì sao phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ trước khi mà quân địch chưa tấn công?” Nhà vua nói: “Chuẩn bị trước bởi vì quân địch sẽ tấn công bất ngờ. Na Tiên hỏi nhà vua: “Quân địch hãy còn chưa đến vì sao phải chuẩn bị mọi thứ từ trước?” Na Tiên lại hỏi nhà vua: “Lúc đói mới cày ruộng gieo lúa, lúc khát mới đào đất làm giếng cũng được chứ?” Nhà vua nói: “Tất cả đều phải làm từ trước khi xảy ra”. Na Tiên nói: “Hãy còn chưa đói chưa khát, tại sao điều động làm trước để làm gì?” Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Cõi trời thứ bảy cách nơi chúng ta cư trú bao nhiêu xa?” Na Tiên nói: “Rất xa, giả sử mang một tảng đá lớn bằng cung điện của nhà vua, từ tầng trời thứ bảy đẩy xuống, trong thời gian sáu tháng mới rơi xuống mặt đất của thế gian này”. Nhà vua nói: “Các vị Sa-môn nói rằng: “Đạt đến quả vị La Hán, chỉ trong thời gian bằng người ta co duỗi cánh tay, đã bay lên trên tầng trời thứ bảy. Trẫm không tin điều này, bởi vì đi mấy ngàn vạn ức dặm, tại sao nhanh chóng đến như vậy?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Nhà vua vốn sanh ở nước nào?” Nhà vua nói: “Trẫm vốn sanh ra ở nước Đại Tần, trong một nước nhỏ tên là A-lệ-tán. Na Tiên hỏi nhà vua: “A-lệ-tán cách nơi này bao nhiêu dặm?” Nhà vua nói: “Cách xa nơi này hai ngàn do tuần tức là khoảng tám vạn dặm”. Na Tiên hỏi nhà vua: “Có khi nào nhà vua nghó đến những sự việc xảy ra trong đất nước mình từ nơi xa xôi này không?” Nhà vua nói: “Đương nhiên rồi, Trẫm luôn luôn nhớ đến những sự việc xảy ra trong đất nước mình”. Na Tiên nói: “Nhà vua hãy thử nhớ lại những sự việc xảy ra trong đất nước mình, nhà vua đã từng làm một việc gì đó chẳng hạn!” Nhà vua nói: “Trẫm đã nhớ rồi. Na Tiên nói: “Nhà vua đi tám vạn dặm, sao trở về nhanh chóng như vậy?” Nhà vua nói: “Hay quá!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Nếu như có hai người ở tại đây cùng chết một lúc, một người sanh lên cõi trời thứ bảy, một người sanh đến nước Kế Tân cách nơi này bảy trăm hai mươi dặm, thì người nào sẽ là người đến trước?” Na Tiên nói: “Hai người đến cùng một lúc mà thôi”. Nhà vua nói: “Xa gần cách nhau rất nhiều tại vì sao đến cùng một lúc?” Na Tiên nói với nhà vua: “Hãy thử nghó đến nước A-lệ-tán!” Nhà vua nói: “Trẫm đã nghó rồi”. Na Tiên lại nói: “Nhà vua hãy thử tiếp tục nghó đến nước Kế Tân!” Nhà vua nói: “Trẫm đã nghó rồi”. Na Tiên hỏi: “Nhà vua nghó đến hai nước này thì nước nào nhanh hơn?” Nhà vua nói: “Đều như nhau mà thôi!” Na Tiên nói: “Hai người chết một lúc, một người sanh lên trên cõi trời thứ bảy, một người sanh đến nước Kế Tân, cũng như nhau mà thôi. Na Tiên hỏi nhà vua: “Nếu có một đôi chim cùng bay, một con chim hướng về đậu trên cây lớn, một con khác hướng về đậu trên cây nhỏ, hai con chim cùng đậu, bóng con chim nào in xuống mặt đất trước vậy?” Nhà vua nói: “Bóng hai con chim đó cùng in xuống mặt đất một lượt như nhau mà thôi. Na Tiên nói: “Hai người chết một lúc, một người sanh lên cõi trời thứ bảy, một người sanh đến nước Kế Tân, cũng đến cùng một lúc mà thôi. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Con người phải dùng bao nhiêu điều kiện để học đạo và biết đạo?” Na Tiên nói: “Sử dụng bảy điều kiện để học đạo và biết đạo. Những gì là bảy điều kiện?” Đó là: Phân biệt được điều thiện điều ác. Luôn luôn siêng năng. Vui với đạo. Buộc ý phải làm điều thiện. Luôn nghó đến đạo. Chuyên nhất tâm ý. Tự nhiên không có gì yêu ghét”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Con người sự dụng bảy điều kiện này thì học và biết được đạo chăng?” Na Tiên nói: “Không phải người nào dùng bảy điều kiện này cũng học và biết được đạo, người có trí nắm giữ trí để phân biệt biết rõ thiện ác, sử dụng một điều kiện này để phân biệt biết rõ mà thôi”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Giả sử dùng một điều kiện để nhận biết, thì tại sao phải nói ra bảy loại làm gì?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Như người cầm gươm đút gươm vào trong bao da đứng tựa lưng vào tường, lưỡi gươm có thể tự nhiên cắt đứt những đồ vật xung quanh hay không?” Nhà vua nói: “Không thể cắt đứt được cái gì cả. Na Tiên nói: “Tâm con người tuy sáng suốt, nhưng cần phải hội tụ được sáu điều kiện như vậy để cùng nhau thành tựu trí tuệ mà thôi”. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người ta làm điều thiện có được phước thiện to lớn chăng, làm điều ác nhận chịu tai họa to lớn chăng?” Na Tiên nói: “Người làm điều thiện có được phước thiện to lớn, nhưng làm điều ác thì nhận chịu tai họa nhỏ thôi. Bởi vì người ta làm ác rồi thì ngày ngày tự hối hận về lỗi lầm của mình đã tạo ra, cho nên lỗi lầm của họ ngày càng ít lại; người làm điều thiện tuy nhỏ mà ngày đêm tự suy nghó và rất vui vẻ, vì thế cho nên có được phước thiện to lớn. Ngày xưa, thời Đức Phật còn tại thế, trong nước đó có người tật nguyền không toàn vẹn tay chân, nhưng lại hái hoa sen mang đến dâng lên Đức Phật. Đức Phật liền bảo các vị Tỳ kheo biết rằng: “Người này không toàn vẹn tay chân nhưng trong chín mươi mốt kiếp sau này không rơi vào trong địa ngục, không vào trong đường súc sanh ngạ quỷ, sẽ được sanh lên cõi trời, đến khi thọ mạng cõi trời kết thúc thì trở lại tiếp tục làm người. Vì thế mà tôi biết rằng người làm điều thiện nhỏ có được phước thiện to lớn. Người làm điều ác thì tự mình hối hận về lỗi lầm đã gây ra nên dần dần tiêu diệt mà hết sạch, vì vậy mà tôi biết rằng người làm điều ác nhận chịu tai họa nhỏ thôi. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người trí làm điều ác và người ngu làm điều ác, lỗi lầm tai họa của hai người này, thì ai nhận chịu nhiều hơn ai?” Na Tiên nói: “Người ngu làm điều ác thì nhận chịu tai họa lớn hơn, người trí làm điều ác nhận chịu tai họa nhỏ thôi. Nhà vua nói: “Không thích hợp, Na Tiên nói Trẫm không đồng ý. Trong nước Trẫm dùng chánh pháp để sửa trị, nếu quan lớn có sai lầm thì xử tội rất nặng, dân thường có lỗi lầm thì xử tội nhẹ hơn, vì vậy người trí làm điều ác phải chịu tai họa lớn hơn, người ngu làm điều ác nhận chịu tai họa nhỏ thôi!” Na Tiên hỏi nhà vua: “Ví như hòn sắt nằm trên đất, một người biết là hòn sắt nóng, một người không biết gì cả, hai người cùng tiến đến cầm lấy hòn sắt nóng thì người nào bỏng tay nhiều hơn người nào vậy?” Nhà vua nói: “Người không biết gì bỏng tay nhiều hơn”. Na Tiên nói: “Người ngu làm điều ác không luôn luôn tự mình hối hận cho nên tai họa của họ lớn hơn; người trí làm điều ác biết rằng mình đã làm điều không đúng, nên ngày đêm tự hối hận về sai lầm của mình, do đó tai họa của họ ít hơn”. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Có người nào có thể mang thân này bay lên phía trên đến cõi Phạm Thiên ở tầng trời thứ bảy, và đến Bắc Cu Lô Châu, cho đến muốn tùy ý đến nơi nào cũng được hay không?” Na Tiên nói: “Có thể”. Nhà vua nói: “Làm thế nào mang thân này lên cõi Phạm Thiên ở tầng trời thứ bảy, đến Bắc Cu Lô Châu, cho đến muốn tùy ý đến nơi nào cũng được:” Na Tiên hỏi nhà vua: “Nhà vua hẳn là nhớ lúc còn thơ ấu chơi trò nhảy lên cách mặt đất một trượng (= mười thước Tàu) hay không?” Nhà vua nói: “Lúc trẫm còn bé trong ý nghó muốn nhảy lên thì nhảy lên cách mặt đất hơn một trượng”. Na Tiên nói: “Người đắc đạo trong ý muốn nhảy lên đến trên cõi Phạm Thiên ở tầng trời thứ bảy, cho đến Bắc Cu Lô Châu thì cũng như vậy. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Các vị Sa-môn nói: “Có khúc xương dài bốn ngàn dặm. Thân như thế nào mà xương lại dài bốn ngàn dặm?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Nhà vua từng nghe trong biển lớn có loài cá lớn tên là Chất, thân dài hai vạn tám ngàn dặm hay không?” Nhà vua nói: “Đúng là có nghe điều này, Trẫm nghe có loài cá như vậy”. Na Tiên nói: “Loài cá dài hai vạn tám ngàn dặm như vậy thì xương sườn của nó dài bốn ngàn dặm, nhà vua nào cảm thấy quái lạ!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Các vị Sa-môn nói rằng: “Tôi có thể ngưng được sự hoạt động của hơi thở. Làm sao ngưng được hơi thở lưu thông?” Na Tiên hỏi nhà vua: “Nhà vua từng nghe đến ý chí hay không?” Nhà vua nói: “Trẫm có nghe điều đó. Na Tiên nói: “Nhà vua cho rằng ý chí ở trong thân người chăng?” Nhà vua nói: “Trẫm cho rằng ý chí ở trong thân người. Na Tiên nói: “Nhà vua cho rằng người ngu không thể nào khống chế thân miệng của họ, không thể nào thọ trì kinh giới, thì hạng người như vậy cũng không vui gì với thân thể của họ. Người học đạo có thể khống chế thân miệng, có thể thọ trì kinh giới, có thể chuyên nhất tâm ý của mình, đạt đến Tứ thiền thì có thể ngưng được hơi thở vậy thôi. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua hỏi Na Tiên: “Gọi là biển, biển là tên gọi của nước hay biển?” Vì sao dùng việc khác để nói là biển?” Na Tiên nói: “Sở dó con người gọi là biển, bởi vì nước và muối hòa với nhau mỗi bên đều một nửa, vì vậy gọi là biển mà thôi. Nhà vua hỏi Na Tiên: “Tại vì sao biển đều mặn giống như vị muối?” Na Tiên nói: “Sở dó nước biển mặn là bởi vì tích chứa từ xa xưa đến nay, và có rất nhiều loài tôm cá cua rùa . . . chết ngâm trong nước tiết ra các chất khác nhau hòa lẫn với nhau, vì thế làm cho nước biển trở thành mặn mà thôi. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người đắc đạo rồi hẳn là có thể tư duy biết nhiều sự việc sâu sắc phải không?” Na Tiên nói: “Đúng vậy, người đắc đạo rồi có thể tư duy biết mọi điều sâu sắc. Kinh Phật sâu sắc nhất, phân tích biết rõ mọi điều, những sự việc không thể diễn tả không thể suy nghó, đều dùng trí tuệ để bình xét rõ ràng”. Nhà vua nói: “Hay thay!” Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Thần thức của con người, trí và pháp (tự nhiên), ba điều này giống nhau hay là đều khác nhau?” Na Tiên nói: “Thần thức của con người (Nhân thần) là chủ thể giác, trí là hiểu rõ đạo lý, pháp là hư không chẳng có con người trong đó”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Người ta nói được làm thân người, thì như thế nào là được làm thân người?” Mắt nhìn cảnh sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi hương, miệng biết mùi vị, thân biết cứng mềm, ý biết thiện ác, những sự việc như vậy thì nơi nào là được làm thân người?” Na Tiên hỏi Nhà vua: “Nếu khiến cho mắt người có thể tự nhìn, thì móc con ngươi ra có thể nhìn xa rộng không?” Banh lớn lỗ tai ra thì âm thanh nghe được há có xa rộng hơn không?” Khoét lỗ mũi cho rộng ra thì mùi hương ngửi được đó có nhiều hơn không?” Vạch lỗ miệng làm cho to ra thì mùi vị biết được há có nhiều hơn không?” Lột da xẻ thịt có làm cho biết đích xác là được mềm cứng không?” Rút bỏ ý chí thì có thể nghó được nhiều hay không?” Nhà vua nói: “Không thể nào!” Na Tiên nói: “Đức Phật đã làm việc rất khó làm, Đức Phật đã biết việc rất vi diệu”. Nhà vua lại hỏi Na Tiên: “Đã làm việc rất khó làm như thế nào, đã biết việc rất vi diệu như thế nào?” Na Tiên nói: “Đức Phật có năng lực biết rõ trong bụng con người, mắt đã nhìn thấy sự việc và biết rõ mọi điều, tất cả đều hiểu rõ. Ngài có năng lực hiểu rõ sự việc của mắt thấy, Ngài có năng lực hiểu rõ sự việc của tai nghe, Ngài có năng lực hiểu rõ sự việc của mũi ngửi, Ngài có năng lực hiểu rõ sự việc của miệng nếm, Ngài có năng lực hiểu rõ sự việc của thân xúc, Ngài có năng lực hiểu rõ sự việc của sự thất bại, Ngài có năng lực hiểu rõ sự việc của mối nghi ngờ, Ngài có năng lực hiểu rõ sự việc của những ý niệm, Ngài có năng lực hiểu rõ sự việc của thần thức. Ví như có người lấy nước biển ngậm trong miệng, thì có thể phân biệt biết được nước đang ngậm trong miệng là nước suối nào đó, là nước khe nào đó, là nước sông nào đó hay không?” Nhà vua nói: “Các loại nước hòa lại làm một, khó phân biệt biết rõ từng loại được”. Na Tiên nói: “Đức Phật đã làm việc rất khó làm, Ngài có năng lực phân biệt biết rõ tất cả các vị của các loại nước này. Sự việc như nước biển này thấy ở trước mắt, nhà vua hãy còn không có thể phân biệt biết được, nay thần thức của con người không thấy trong thân người có sáu quan hệ tinh tế không thể thấy được, vậy mà Đức Phật có năng lực phân biệt biết rõ tất cả. Đức Phật có năng lực hiểu rõ tất cả, từ tâm niệm đến mắt nhìn thấy được, từ tâm niệm đến tai nghe thấy được, từ tâm niệm đến mũi ngửi được, từ tâm niệm đến miệng biết rõ mùi vị, từ tâm niệm đến thân biết rõ khổ vui lạnh ấm thô cứng, từ tâm niệm có những nơi hướng đến, Đức Phật đều biết rõ và Ngài phân biệt giảng giải rõ ràng từng pháp một thật tường tận”. Nhà vua nói: “Diệu kỳ thay!” Đức Thế Tôn!” Na Tiên nói: “Đã nửa đêm, tôi muốn trở về!” Nhà vua liền truyền cho cận thần lấy bốn xấp vải bông quấn lại tẩm dầu vừng trong đó để làm đuốc, đưa tiễn Na Tiên trở về, cung kính lo lắng cho Na Tiên giống như lo lắng cho bản thân mình, các cận thần đều răm rắp tuân lệnh không chút chậm trễ. Nhà vua nói: “Có được vị Thầy như Na Tiên, làm đệ tử như Trẫm, thì có thể mau chóng hiểu được đạo lý!” Những câu hỏi của nhà vua đều được Na Tiên nhanh chóng trả lời tường tận từng điều một, nhà vua vô cùng hoan hỷ. Nhà vua liền truyền lệnh mở kho lấy chiếc áo tốt nhất trị giá mười vạn tiền dâng cúng Na Tiên. Nhà vua nói với Na Tiên: “Từ hôm nay về sau nguyện xin cúng dường Na Tiên hàng ngày và xin được cúng dường bữa cơm cho tám trăm vị Sa môn ở tại cung điện này, hễ muốn điều gì thì Trẫm thuận lòng lấy ngay thứ đó. Na Tiên trả lời nhà vua: “Bần đạo là người tu hành chẳng có ham muốn gì cả. Nhà vua nói: “Na Tiên nên tự bảo vệ, cũng nên bảo vệ cho Trẫm. Na Tiên nói: “Như thế nào là tự bảo vệ và bảo vệ cho cả nhà vua?” Nhà vua trả lời rằng: “Sợ rằng mọi người bàn tán gọi Trẫm là người keo kiệt, Na Tiên đã giải thích rõ ràng mọi điều thắc mắc, mà không thể ban tặng để đền đáp; hoặc là sợ người ta nói Na Tiên không thể giải thích mọi nghi ngờ của Trẫm cho nên Trẫm không ban thưởng. Na Tiên nhận sự cúng dường là làm cho Trẫm có được phước thiện ấy, Na Tiên cũng bảo vệ được danh tiếng của mình. Ví như con sư tử ở trong chuồng bằng vàng, bởi vì bị giam giữ cho nên luôn luôn có tâm niệm muốn được thoát ra, nay Trẫm tuy là địa vị Quốc Vương ở trong cung điện vẫn tỉnh ngộ được, nhưng ý Trẫm không vui được, chỉ muốn rời bỏ quyền uy danh vị để thực hành tu học đạo pháp!” Nhà vua nói xong, Na Tiên liền đứng dậy cáo từ trở về chùa. Na Tiên vừa rời khỏi cung điện thì nhà vua âm thầm tự nghó: “Mình đã hỏi Na Tiên những điều như thế nào?” Na Tiên đã giải thích cho mình những điều như thế nào?” Những gì mình hỏi Na Tiên đều giải thích rõ ràng làm cho tâm ý mình được sáng tỏ nhiều lắm.” Na Tiên trở về chùa cũng tự nghó: “Nhà vua hỏi mình những điều gì?” Mình cũng trả lời nhà vua những điều gì?” Những gì nhà vua hỏi mình cũng giải thích cho nhà vua cả rồi. Suy nghó việc này cho đến lúc trời sáng. Sáng hôm ấy Na Tiên khoác ca sa ôm bình bát đi thẳng vào cung lên chính điện ngồi nơi chỗ hôm qua. Nhà vua tiến lên làm lễ với Na Tiên rồi lùi lại ngồi xuống. Nhà vua thưa với Na Tiên: “Hôm qua Na Tiên vừa rời cung điện thì Trẫm tự nghó mình đã hỏi Na Tiên những lời gì Na Tiên đã trả lời mình những lời gìTrẫm lại tự nghó những điều mình đã hỏi Na Tiên, Na Tiên đều giải thích rõ ràng làm cho tâm ý mình được sáng tỏ nhiều lắm. Trẫm nghó đến những điều này thì vô cùng hoan hỷ ngủ yên giấc đến sáng. Na Tiên nói: “Tôi đi về chùa cũng tự nghó: “Nhà vua đã hỏi mình những điều gì Mình cũng đã giải thích cho nhà vua những điều gì Nhà vua đã hỏi điều gì thì bần đạo đã giải thích rõ ràng điều ấy rồi. Vì lý do này mà hoan hỷ mãi đến trời sáng”. Chia xẻ với nhau xong, Na Tiên ngỏ ý muốn trở về, nhà vua liền đứng lên làm lễ và cung kính tiễn bước Na Tiên. LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 114