<經 id="n1669">LUẬN ĐẠI TÔNG ĐỊA HUYỀN VĂN BỔN HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1669 LUẬN ĐẠI TÔNG ĐỊA HUYỀN VĂN BỔN Bồ-tát Mã Minh tạo luận Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế. <卷>QUYỂN 1 <詞>Phần thứ 1: ĐẠI QUYẾT TRẠCH QUY Y ĐỨC XỨ VÔ BIÊN Đảnh lễ tất cả minh vô dư Các “Tắc địa” phi nhất phi nhất Chẳng đếm, chẳng suy vô lượng một Cùng các chủng loại sanh và nẻo. Vốn vô lượng số phẩm đoạn mạng Cùng rất nhiều các pháp không có Cùng không thể nói không thật có Chung cùng phi thị nơi các pháp. Luận nói: Ở trong hai hàng kệ này tức có tám phần. Thế nào là tám phần? Đó là: Phần hiển thị người chủ đứng giữa Trung đạo. Phần hiển thị phép tắc của con đường. Phần hiển thị xa rời hỗn tạp hợp lại làm một. Phần hiển thị chúng sanh ngu tối không kể xiết. Phần hiển thị các loại xa rời thức. Phần hiển thị giả có chứ không thật. Phần hiển thị không hề có điều gì. Phần hiển thị có đầy đủ không ngăn ngại. Đây gọi là tám phần. Ở trong phần hiển thị người chủ đứng giữa Trung đạo, có năm loại. Thế nào là năm loại? Một là Ứng thân của người chủ tùy thuận và tùy chuyển. Hai là Biến thân của người chủ có và không vô ngại. Ba là Pháp thân của người chủ là bản thể, bản tánh. Bốn là người chủ đầy đủ đạo thì gốc và ngọn đều bặt dứt. Năm là người chủ tùy ý ứng hiện tự nhiên vô ngại. Đây gọi là năm loại. Trong Kinh Tu Tập Hành Nhân Đại Đà La Ni nói như vầy: “Bấy giờ, Thiên tử Hoa Luân Bảo Quang Minh liền bạch Phật: Thưa Thế Tôn! Bậc thầy dẫn dắt quan trọng nhất có bao nhiêu số lượng có thể nghó bàn và không thể nghó bàn, chỉ mong Thế Tôn giảng giải rõ để khai mở cho đệ tử chúng con, đệ tử chúng con nghe tên gọi ấy và thường chuyên lòng tụng niệm, ra khỏi kho vô minh đến được thành trì Niết- bàn! Đức Thế Tôn bảo Thiên tử: Nếu ta dùng sức thần thông, trong vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, nói về tên gọi đó cũng không thể nói hết được, nay sẽ lược nói, vì đại chúng các ông Ta sẽ tuyên thuyết về nội dung quan trọng đó. Này người thiện nam! Bậc Giác ngộ đó kể ra thì bao la vó đại đầy đủ trọn vẹn vượt quá hằng sa số, nói sơ lược có năm loại. Thế nào là năm loại? Đó là: Tùy thể Phật. Biến thể Phật. Pháp thể Phật. Mạc trắc Phật. Ứng chuyển Phật. Cho đến nói rộng, như kệ tụng: “Đảnh lễ tất cả minh vô dư”. Do nghóa gì mà tất cả các bậc Đạo sư đều gọi là Người chủ? Vì có ba nghóa. Thế nào là ba nghóa? Một là nghóa Tự tại, vì là vua của các pháp. Hai là nghóa Đảnh thượng, vì độc nhất trong ba cõi. Ba là nghóa Châu biến, vì không nơi nào là không đến được. Đây gọi là ba nghóa. Như vậy đã nói về phần hiển thị người chủ đứng giữa Trung đạo. Tiếp theo nói về phần hiển thị phép tắc của con đường. Ở trong phần nầy có sáu loại. Thế nào là sáu loại? Đó là: Phép tắc về âm thanh lời nói dẫn dắt chính xác tự tại vô ngại. Phép tắc về bổn địa đã dựa vào bình đẳng cùng một loại xa rời các hư vọng. Phép tắc về xuất hiện năng lực sanh trưởng mọi thứ trang ng- hiêm. Phép tắc về viên mãn hoàn toàn thâu tóm tất cả không sót lại gì. Phép tắc về chẳng danh - chẳng tướng - chẳng thể - chẳng dụng không hề có tạo tác. Phép tắc tự nhiên hiện rõ trước mắt luôn luôn tồn tại không thay đổi - không có giải thích rõ mà rốt ráo hoàn toàn trong sáng. Đây gọi là sáu loại. Trong Kinh Kim Cang Tam Muội Vô Ngại Giải Thoát Bổn Trí Thật Tánh, nói như vầy: “Lại nữa, này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Nếu ta nói rộng, thì toàn bộ có mười ức bảy vạn ba ngàn năm mươi pháp môn, hành giả thực hiện không cố định theo một quy tắc nào của con đường. Nếu Ta nói tóm lược, thì toàn bộ có sáu loại quy tắc chuẩn mực, hành giả thực hiện nương theo. Như vậy, sáu quy tắc thâu tóm thông suốt hết thảy vô lượng vô biên tạng biển phép tắc. Thế nào là sáu loại? Đó là: Quy tắc thuyết giảng. Quy tắc bình đẳng. Quy tắc chủng loại. Quy tắc hướng thượng. Quy tắc trái lại. Quy tắc không đổi. Cho đến nói rộng, như kệ tụng: “Các “Tắc địa” phi nhất phi nhất”. Do nghóa gì tất cả các pháp tạng đều gọi là phép tắc? Vì ba nghóa. Thế nào là ba nghóa? Một là nghóa về khu vực quý như vàng, phù hợp với người đương thời dễ dàng chuyển đổi pháp môn nhưng luôn luôn không thay đổi, như là khu vực kia. Hai là nghóa về dẫn dắt, là thâu tóm dẫn dắt hành giả khiến hướng về lộ trình yên ổn, giống như người dẫn dắt. Ba là nghóa về có năng lực giữ gìn, là khéo giữ gìn tự tướng, không phá hủy mất, giống như giữ gìn chu đáo. Đây gọi là ba nghóa. Như vậy đã nói về phần hiển thị phép tắc của con đường. Tiếp theo sẽ nói về phần hiển thị xa rời hỗn tạp hợp lại làm một. Ở trong phần này thì có ba loại. Thế nào là ba loại? Đó là: Phiền não ràng buộc hợp lại làm một, là hết thảy vô lượng vô biên chủng loại phiền não vô minh tiếp tục phát sanh. Tuy bên trong không có hợp làm một mà bên ngoài lại có hợp làm một, vì số lượng như nhau, thành lập phù hợp với nghóa một. Giải thoát hợp làm một, là tất cả vô lượng vô biên các bậc Thánh nhân nơi Tam thừa, bên trong có nghóa hợp nhất của đạo lý, bên ngoài có nghóa hợp nhất của đồng trần. Đầy đủ đều không phải (câu phi) hợp làm một, là tất cả vô lượng vô biên các chúng Đại Thánh bên trong phần vị kim cang, đầy đủ hai nghóa của chủ thể phù hợp và đối tượng được phù hợp. Đây gọi là ba loại. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi trong Kinh Luận Nghị Đệ Nhất Vô Cực Vô Tận nói như vầy: “Đại dương Tăng chúng tuy không có số lượng, nhưng bản thể đó chỉ có ba loại. Thế nào là ba loại? Một là địa Vô căn vô tránh. Hai là địa Câu căn vô tránh. Ba là địa Hữu căn căn vô tránh”. Cho đến nói rộng. Như kệ tụng: “Chẳng đếm, chẳng suy vô lượng, một”. Do nghóa gì mà tất cả các Tăng đều gọi là hợp làm một? Vì có hai nghóa. Thế nào là hai nghóa? Một là nghóa về tích lũy tụ tập, là tập hợp vô lượng vô biên tất cả các trần rời rạc hỗn loạn. Hai là nghóa về chủng loại như nhau, là làm cho dừng lại vô lượng vô biên tất cả sóng nước của thức. Đây gọi là hai nghóa. Như vậy đã nói về phần hiển thị xa rời hỗn tạp hợp lại làm một. Tiếp theo sẽ nói về phần hiển thị chúng sanh ngu tối không kể xiết. Trong phần này có ba phần. Thế nào là ba phần? Đó là: Phần Hữu loại mao sanh vô biên. Phần Không loại mao sanh vô biên. Phần Tự loại mao sanh vô biên. Đây gọi là ba phần. Nơi phần thứ nhất có bốn loại. Thế nào là bốn loại? Một là Noãn sanh. Hai là Thai sanh. Ba là Thấp sanh. Bốn là Hóa sanh. Đây gọi là bốn loại. Như vậy, bốn loại chúng sanh này có thể thâu tóm tất cả vô lượng danh số căn bản của hữu loại. Ở trong phần thứ hai có ba loại. Thế nào là ba loại? Một là Không loại ẩn náu trong ánh sáng. Hai là Không loại ẩn náu trong trạng thái tối tăm. Ba là Không loại ẩn náu trong gió mây. Đây gọi là ba loại. Như vậy, ba loại chúng sanh này, không vốn là chẳng phải không mà vì ẩn đi nên không, thuận theo đó quán sát kỹ về quyến thuộc của không loại, số đó rất nhiều không thể đưa ra mức lượng này được. Nơi phần thứ ba cũng có ba loại. Thế nào là ba loại? Một là chú thuật huyễn hóa tạo ra các tướng trạng vô lý nhưng tương tự chủng loại. Hai là làm thay đổi phương thuốc cấm tạo ra các tướng trạng vô lý mà tương tự chủng loại. Ba là thuận theo vốn có ngay trước mắt hiện ra hình bóng tương tự với chủng loại. Đây gọi là ba loại tương tự. Như vậy, ba loại chúng sanh này có thể thâu tóm hết thảy vô lượng vô biên các loại danh số căn bản của chủng loại tương tự (Tự loại). Trong Kinh Tập Loại Pháp Môn giải thích như vầy: Chủng loại có thức nói rộng thì có mười loại, nói tóm lược thì có ba loại. Thế nào là ba loại? Một là loại chúng sanh có tâm thức gần gũi đang có. Hai là loại chúng sanh không thể nhìn thấy nơi ẩn giấu. Ba là loại chúng sanh có tâm thức xa, dường như có chuyển động. Đây gọi là ba loại, cho đến nói rộng. Như kệ tụng: “Cùng các chủng loại sanh và nẻo”. Do nghóa gì mà tất cả chúng sanh đều gọi là Mao sanh? Vì có hai nghóa. Thế nào là hai nghóa? Một là nghóa về động chuyển không ổn định, vì tùy theo nơi thọ sanh không có pháp nào nhất định. Hai là nghóa về rất nhiều không tính được, vì các phương diện không hề có số lượng. Đây gọi là hai nghóa. Nay trong phần này, là muốn hiển thị hàng Thánh ít ỏi giống như sừng mà hạng phàm phu thì nhiều giống như lông. Như vậy đã nói về phần hiển thị chúng sanh ngu si không kể xiết. Tiếp theo sẽ nói về phần hiển thị các loại xa rời thức. Phần này có hai loại. Thế nào là hai loại? Đó là: Cộng nghiệp kiến lập chủng loại đoạn mạng. Biệt nghiệp kiến lập chủng loại đoạn mạng. Đây gọi là hai loại. Trong phần thứ nhất có bốn loại. Thế nào là bốn loại? Một là chủng loại đoạn mạng do Phong luân trên mặt đất. Hai là chủng loại đoạn mạng do Thủy luân trên mặt đất. Ba là chủng loại đoạn mạng do Kim luân trên mặt đất. Bốn là chủng loại đoạn mạng do Hỏa luân trên mặt đất. Đây gọi là bốn loại cọng nghiệp. Bốn luân như vậy, có thể thâu tóm tất cả danh số căn bản của vô lượng vô biên cộng nghiệp để kiến lập phẩm loại đoạn mạng. Nói về biệt nghiệp kiến lập chủng loại đoạn mạng, nghóa là thân chúng sanh, không phải là các loại phải nhận chịu nghiệp báo mang lông đội sừng… Trong Kinh Nghiệp Hạnh Bổn Nhân nói như vầy: “Lại nữa, này Văn-thù-sư-lợi! Nói về chúng sanh cư trú ở thế gian này có hai loại: Thế nào là hai loại? Một là Tổng luân thế gian. Hai là Biệt trì thế gian. Đây gọi là hai loại thế gian. Hai loại thế gian này, khéo có thể thâu tóm chủ quản vô lượng vô biên chúng sanh y chỉ cư trú ở thế gian, cho đến nói rộng”. Như kệ tụng: “Vốn vô lượng số phẩm đoạn mạng”. Do nghóa gì mà tất cả các loại xa rời thức đều gọi là đoạn mạng? Đó là chủng loại không có trí phân biệt rõ. Như vậy đã nói về phần hiển thị các loại xa rời Thức. Tiếp theo sẽ nói về phần hiển thị giả có chứ không thật. Phần này có năm loại. Thế nào là năm loại? Đó là: Giả có giống như ánh trăng trong nước. Giả có giống như thành trì của Càn-thát-bà. Giả có giống như thấy sóng nắng, dợn nắng. Giả có giống như biến hóa huyền ảo tạo ra. Giả có giống như âm thanh vọng lại trong hang động. Đây gọi là năm loại giả có. Trong Kinh Đại Bảo Vô Tận Liên Hoa Địa Địa nói như sau: “Năm loại hư giả như ánh trăng trong nước… là nói về thí dụ, thâu tóm toàn bộ năm vạn năm ngàn năm trăm năm mươi danh số căn bản giải thích về sự giả tạo bằng cách nói thí dụ”. Cho đến nói rộng, như kệ tụng: “Cùng rất nhiều pháp không và có”. Do nghóa gì mà tất cả vô lượng pháp giả có nói theo thí dụ, đều trình bày về không có? Nghóa là tự tánh không có thật nên gọi đó là không, không có cái thật ấy chứ không phải là hoàn toàn không có nên gọi đó là có. Như vậy đã nói về phần hiển thị giả có chứ không thật. Tiếp theo sẽ nói về phần hiển thị không hề có điều gì. Phần này có bốn loại. Thế nào là bốn loại? Đó là: Không hề có sự việc giống như người nữ vô sanh mà có con. Không hề có sự việc giống như ngựa - thỏ mà lại có sừng. Không hề có sự việc giống như rùa - ba ba mà lại có lông. Không hề có sự việc giống như La-hán mà lại nhiễm vướng. Đây gọi là bốn loại không hề có. Trong Kinh Bổn Địa nói như vầy: “Lại nữa, này Phật tử! Trước đây ông đã hỏi pháp như thế nào gọi là phẩm loại không hề có, ấy là bốn loại như người nữ vô sanh mà có con… đang giải thích này, nếu Ta nói rộng thì số đó là vô lượng”. Cho đến nói rộng, như kệ tụng: “Cùng không thể nói không thật có”. Do nghóa gì mà tất cả các pháp thuộc về lý không đều gọi là sự việc không có? Vì có hai loại. Thế nào là hai loại? Một là thể tánh của pháp thuộc về lý không hoàn toàn trống không chẳng có gì (không không) giống như bốn thí dụ đang nói ở đây. Hai là cái không này nếu không giải thích thì pháp không kia đúng là không. Đây gọi là hai loại không. Như vậy đã nói về phần hiển thị không có điều gì. Tiếp theo sẽ nói về phần hiển thị có đầy đủ không ngăn ngại. Trong phần này có mười loại. Thế nào là mười loại? Đó là: Tâm chủ pháp. Tâm niệm pháp. Sắc chủ pháp. Sắc tử pháp. Chẳng phù hợp với pháp. Pháp vô vi. Chẳng phải hữu vi chẳng phải pháp vô vi. Cũng là hữu vi cũng là pháp vô vi. Câu câu pháp. Câu phi pháp. Đây gọi là mười loại pháp. Nói về Tâm chủ pháp, là pháp căn bản của tâm thức có thể là một thức, tám thức v.v… Nói về Tâm niệm pháp, là tất cả các pháp số tương ưng cùng với tâm này. Nói về Sắc chủ pháp, là thích hợp với một chủ thể tạo ra đại chủng (Địa Thủy Hỏa Phong) của các pháp. Nói về Sắc tử pháp, là thích hợp với một đối tượng tạo ra các loại sắc pháp. Nói về Chẳng phù hợp với pháp, là các pháp thích hợp với một pháp chẳng phải sắc chẳng phải tâm. Nói về Pháp vô vi, là bốn loại pháp vô vi: Hư không v.v… Nói về chẳng phải hữu vi chẳng phải pháp vô vi, là bổn tánh các pháp bình đẳng với một tâm. Nói về cũng là hữu vi cũng là pháp vô vi, là tướng tác nghiệp dụng của một tâm bình đẳng với các pháp của bổn tánh. Nói về Câu câu pháp, là phần thứ nhất của pháp đại bổn. Nói về Câu phi pháp, là phần rốt ráo của pháp đại bổn. Như vậy mười pháp, nay trong phần này là một có một không có, một sanh một diệt, một nghịch một thuận, một phẩm một loại, không tách rời nhau, vì vậy nói hiển thị có đầy đủ không ngăn ngại. Trong Kinh Tối Thắng Đức Vương Quảng Đại Hư Không giải thích như vầy: “Bất khả thuyết, bất khả thuyết, bất khả thuyết về số vi trần của mười phương thế giới, biển lớn có vô lượng vô biên pháp môn, một cố định một dấy lên - một cư trú - một dừng lại, rốt ráo không thể phân tách và cũng không thể rời bỏ. Do nghóa này cho nên kiến lập gọi là môn Quảng đại viên mãn hư không địa địa vô tận vô cực pháp giới đại hải”. Cho đến nói rộng, như kệ tụng: “Chung cùng phi thị nơi các pháp”. <詞>Phần thứ 2: ĐẠI QUYẾT TRẠCH QUY Y ĐỨC XỨ NHÂN DUYÊN Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch quy y đức xứ vô biên. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch quy y đức xứ nhân duyên. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Vì có mười loại nhân duyên lớn Tạo thành biển quy y đức xứ Đó là lễ, ân và gia lực Quảng đại - thù thắng cùng vô ngã Quyết định - đại hải và tán hóa Bao gồm thị hiện thân mình có Như vậy mười loại nhân duyên lớn Đại só viên mãn mới đầy đủ Không phải cảnh giới phàm - Thánh nghó Bồ-tát tùy vào phần cũng không thể. Luận nói: Vì nhân duyên gì mà quy y đức xứ? Do có mười loại nhân duyên lớn, làm thành nơi quy y. Như kệ tụng: “Vì có mười loại nhân duyên lớn, tạo thành biển quy y đức xứ”. Thế nào gọi là mười loại nhân duyên? Đó là: Nhân duyên lễ kính tôn trọng sâu xa có thể thực hành sự lễ kính đối với xứ sở công đức quy y, phá vỡ tâm kiêu mạn khiến phải hàng phục để thiện căn được tăng thêm, như kệ nói: “Lễ”. Nhân duyên nhớ lại và nghó đến ân đức để đền đáp trân trọng, có thể tạo tác những luận giáo thù thắng vi diệu, nói rõ cho tất cả chúng sanh cuồng loạn biết về tất cả mọi nơi công đức để hết thảy đều hoan hỷ, như kệ nói “Ân”. Nhân duyên cầu mong tiếp thêm năng lực để thành tựu mọi việc làm, nếu để tạo tác pháp môn luận bàn về Đại thừa, những đức xứ ấy không tiếp thêm năng lực giúp đỡ, thì không thể nào phân biệt được biển cả của pháp môn, như kệ nói: “Và gia lực”. Nhân duyên khai mở phân rộng làm cho biết rõ, dùng ngôn từ vi diệu chỉ ra các giải thích thông sáng, hiện rõ, văn nghóa bí mật vi diệu, rất sâu xa trong các kinh pháp ấy nhiều như biển lớn khiến rộng lớn hơn nữa, như kệ nói: “Quảng đại”. Nhân duyên khuyến khích mọi người làm cho phát sanh thù thắng, là với những luận giáo mở bày rõ mọi văn nghóa đã tạo ra, nếu không quy y vào đó thì chúng sanh kia, rốt ráo không thể tin tưởng tiếp nhận để vâng mạng thực hành, như kệ nói: “Thù thắng”. Nhân duyên tu tập công hạnh nhẫn nhục vô ngã, phát khởi tâm niệm rộng lớn để hoan hỷ tôn trọng và quy hướng, như kệ nói: “Cùng với vô ngã”. Nhân duyên sanh ra công đức quyết định, quy y đức xứ như với những luận giáo, đã tạo ra, hoặc thấy, hoặc nghe, hoặc thấy người thấy, hoặc nghe người nghe, hoặc cư trú cùng một cõi nước, hết thảy mọi người đều không thay đổi, sanh ra, tăng thêm vô lượng vô biên hết thảy mọi phẩm loại công đức thiện căn, quyết định và quyết định không sai lầm trái ngược, như kệ nói “Quyết định”. Nhân duyên kho tàng quý báu vô tận của biển lớn, tích tập vô lượng vô biên tất cả các loại năng lực khác nhau, tạo thành đại dương thù thắng viên mãn, có đủ bảo luân như ý - tạng kim cang đức, vì mong muốn cứu độ vô lượng vô biên các loại chúng sanh đang nghèo khốn và đau khổ, như kệ nói: “Đại hải”. Nhân duyên của phương tiện khéo để giáo hóa, trong sự đầy đủ tuy không quy y nơi nào khác, mà phân tán ra giáo hóa làm lợi ích cho chúng sanh, như kệ nói: “Và cả tán hóa”. Nhân duyên hiện bày rõ thân vốn có thời quá khứ, là tất cả đức xứ đã quy y thảy đều thâu tóm chủ quản từ nơi tự thân, như kệ nói: “Bao gồm thị hiện thân mình có”. Đây gọi là tướng trạng của mười loại nhân duyên lớn. Nhân duyên thù thắng và rộng lớn như vậy, người nào đã thực hiện được? Phật hay Bồ-tát thực hiện? Bồ-tát và Bồ-tát tương đương không thể thực hiện được, huống là hạng phàm phu, Nhị thừa? Như kệ nói: “Như vậy mười loại nhân duyên lớn, Đại só viên mãn mới đầy đủ, không phải cảnh giới phàm - Thánh nghó, Bồ-tát tùy phần cũng không thể”.  LUẬN ĐẠI TÔNG ĐỊA HUYỀN VĂN BỔN <卷>QUYỂN 2 <詞>Phần thứ 3: ĐẠI QUYẾT TRẠCH MỘT LOẠI KIM CANG ĐẠO LỘ Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch quy y đức xứ nhân duyên. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch một loại kim cang đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Địa nhất chủng kim cang Gồm có năm thứ vị Là lần lượt rốt ráo Cho đến viên mãn cùng Cùng với phần câu thị Như vậy, năm loại vị Ở trong các kinh điển Giải thích đủ không sót. Luận nói: Trong địa Pháp thân (Bổn địa) vô ngại trên con đường của một loại kim cang, toàn bộ có bao nhiêu phần vị? Nói rộng tuy có vô lượng, nhưng nói tóm lược thì có năm loại. Như vậy, năm phần vị này là quy tắc chung cho tất cả, là căn bản của tất cả, là tàng trữ trong tất cả, là sanh ra tất cả. Như kệ nói: “Địa nhất chủng kim cang, gồm có năm thứ vị”. Thế nào gọi là năm loại phần vị vốn có? Đó là: Phần vị không vượt quá mà theo thứ tự dần dần chuyển đổi. Phần vị chủ quản bộ rốt ráo không còn sót. Phần vị rộng lớn viên mãn khắp nơi. Phần vị tất cả các pháp đều chẳng phải (câu phi). Phần vị tất cả các pháp đều chính là câu thị. Đây gọi là năm loại phần vị căn bản. Như kệ nói: “Là lần lượt và rốt ráo, cho đến viên mãn cùng, cùng với phần câu thị”. Như vậy, năm phần chỉ là tự các nhà tạo luận tuyên thuyết mẫu mực nhất định để so sánh. Năm phần vị như thế, dứt khoát là so sánh nói chứ không phải muốn tuyên nói về lượng. Như kệ nói: “Như vậy, năm loại vị, ở trong các kinh điển, giải thích đủ không sót”. Số lượng danh tự chủ yếu của phần vị y chỉ vào, tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Số căn bản y chỉ Gồm có năm mốt loại Là hư giả quang minh Bốn mươi loại danh tự Chân kim cang bất động Mười danh tự căn bản Cùng với địa Đại cực Là số lượng nương dựa. Luận nói: Danh tự đã nương dựa của năm loại phần vị vốn có đều sai biệt, số lượng đó có bao nhiêu? Nói rộng tuy có vô lượng, nhưng nói tóm lược thì có năm mươi mốt loại danh tự. Như vậy, năm mươi mốt loại danh tự căn bản, chính là tất cả trời đất - tất cả cha mẹ - tất cả thể tánh - tất cả chỗ dựa. Như kệ nói: “Số căn bản y chỉ, gồm có năm mốt loại”. Thế nào gọi là năm mươi mốt số? Đó là trong phần hư giả quang minh có bốn mươi loại, trong phần Chân kim cang có mười loại. Trong năm mươi loại này, thêm vào địa Đại cực tự nhiên Đà-la-ni, vì vậy thành lập số năm mươi mốt. Trong phần danh tự, số lượng bốn mươi loại ấy có những tướng thế nào? Đó là mười loại tâm ái lạc, mười loại tâm thức tri, mười loại tâm tu đạo, mười loại tâm bất thoái, tất cả đều sai biệt. Thế nào gọi là mười loại tâm ái lạc? Đó là: Tất-xoa-đa. A-ma-kha-thi. Đế-độ-tỳ-lê-da. Hòa-la-chỉ-độ. Xa-ma-đà-đề-thi. Ma-ha-a-tỳ-bạt-trí-đa. A-la-bà-ha-ni. Bà-di-đa-a-lê-la-ha-đế. Thi-la-câu-thi-a-thi-la. Ma-ha-tỳ-kha-a-tăng-na. Đây gọi là mười tâm ái lạc. Thế nào gọi là mười loại tâm thức tri? Đó là: Lư-già-độ. Lưu-đế-ca-độ. Lưu-la-già. Lưu-ma-ha. An-bà-sa. Tỳ-bạt-trí. A-tỳ-bạt-trí. Tất-xoa-già. Tất-a-la. Lưu-san-ca. Đây gọi là mười tâm thức tri. Thế nào gọi là mười tâm tu đạo? Đó là: Độ-già-kha. Độ-an-nhó. Độ-chỉ-la. Độ-hòa-sai. Độ-lợi-tha. Độ-sanh-bà-đế. Độ-sa-tất. Độ-a-ha. Độ-Phật-a. Độ-xoa-nhất-bà. Đây gọi là mười tâm tu đạo. Thế nào gọi là mười tâm bất thoái? Đó là: La-đế-lưu-sa. La-đàm-sa. Tất-tự-già. Pháp-tất-tha. Phật-độ-đà. La-xoa-tất. Sư-la-văn-già. Bà-ha-đế. Bà-la-đề-phất-đà. Đạt-ma-biên-già. Đây gọi là mười tâm bất thối. Như kệ nói: “Phần hư giả quang minh, bốn mươi loại danh tự”. Thế nào là mười tâm chân kim cang? Đó là: Cưu-ma-la-già. Tu-hà-già-nhất-bà. Tu-na-ca. Tu-đà-hoàn. Tư-đà-hàm. A-na-hàm. A-la-hán. A-ni-la-hán. A-na-ha-ha. A-ha-la-phất. Đây gọi là mười tâm chân kim cang. Như kệ nói: “Chân kim cang bất động, mười danh tự căn bản”. Trong năm mươi danh tự này, lại thêm vào danh tự Bà Già Bà Phật Đà, hãy quán sát kỹ. Đây gọi là năm mươi mốt loại danh tự. Như kệ nói: “Cùng với địa Đại cực, là số lượng nương dựa”. Trong năm mươi mốt loại tâm như vậy, phần vị kia không vượt quá nhưng theo thứ tự dần dần chuyển đổi, an lập thuộc về tướng trạng thế nào? Kệ nói: Trong năm mốt phần vị Thứ tự chuyển không vượt Trong một đủ tất cả Gọi là vị dần chuyển. Luận nói: Chỉ một hành giả, trong tướng vị sai khác của năm mươi mốt loại hồi hướng tiến vào, như thứ tự ấy không vượt bỏ pháp nào. Vì sao như vậy? Vì phần nầy địa có lượng pháp như thế. Như kệ nói: “Trong năm mốt phần vị, thứ tự chuyển không vượt”. Như vậy thì hành giả dùng hành tướng nào dần dần chuyển đổi? Đó là vốn có chuyển đổi đầy đủ. Thế nào gọi là tướng chuyển đổi đầy đủ? Nghóa là trong phần vị của một tâm tín vốn có năm mươi tâm còn lại chuyển đổi, cho đến trong địa Đại cực vốn có năm mươi tâm còn lại chuyển đổi. Nếu vậy thì nội dung như nhau hay là nội dung khác nhau? Thực sự thì nội dung khác nhau nhưng lại đồng nhất. Vì sao như vậy? Vì trong một tâm tín vốn có tất cả các phần vị, không sót bất cứ phần vị nào. Nhưng trong một tín vốn có tất cả các phần vị, trong phần vị khác còn lại như nhau có đủ tất cả các phần vị, do nghóa gì trong một tâm tín có đủ các phần vị còn lại, lại cần phải chuyển đổi dần dần? Do đầy đủ trong một vốn có mà không thể nào đầy đủ trong nhiều vốn có, do đó cần phải chuyển đổi. Nay trong năm mươi mốt phần vị nơi phần này, tất cả vốn có đầy đủ thảy đều đầy đủ, mới gọi là phần vị dần dần chuyển. Như kệ nói: “Trong một đủ tất cả, gọi là vị dần chuyển”. Trong Kinh Ma Ha Diễn Kim Cang Chủng Tử nói như vầy: “Hành giả bước chân đi trên con đường kim cang, dùng hai việc lớn mà quyết định chuyển đổi. Thế nào gọi là hai quyết định chuyển? Một là Biến độ thông đạt chuyển. Hai là Cụ cụ tăng trưởng chuyển. Đây gọi là hai quyết định chuyển. Nói về Biến độ thông đạt chuyển, là con đường lớn thông suốt khắp nơi trải qua năm mươi mốt loại. Nói về Cụ cụ tăng trưởng chuyển, là trong mỗi một phần vị thâu tóm nhiều phần vị”. Cho đến nói rộng. Như vậy, đã nói về phần không vượt bỏ qua mà theo thứ tự dần dần chuyển đổi. Tiếp theo sẽ nói về phần chủ quản toàn bộ rốt ráo không còn sót. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong năm mốt phần vị Tùy theo trước được vào Thâu tóm được tất cả Gọi rốt ráo không sót. Luận nói: Trong phần vị có năm mươi mốt Biệt tướng, hoặc có hành giả dùng tín để tiến vào. Hoặc có hành giả lấy địa Chân kim cang mà tiến vào. Hoặc có hành giả lấy địa Đại cực mà tiến vào. Như vậy, những hành giả đều tùy theo số lượng trước đó được đi vào phần vị, thâu tóm hết tất cả và tất cả mọi vị, rốt ráo không sót lại, cũng không có di chuyển, cũng không có ra vào, từng phần vị một đều hết sức rõ, vì vậy nói là phần vị môn Tổng trì. Như kệ nói: “Trong năm mốt phần vị, tùy theo trước được vào, thâu tóm được tất cả, gọi rốt ráo không sót”. Trong Kinh Nan Nhập Vi Tằng Hữu Hội giải thích như vầy: Hồi hướng tức tâm tín Tâm tín tức Phật địa Phật địa là Thập địa Cuối cùng, thứ tự gì? Cho đến nói rộng. Như vậy là đã nói về phần chủ quản toàn bộ rốt ráo không còn sót. Tiếp theo sẽ nói về phần rộng lớn viên mãn khắp nơi. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Năm mốt loại phần vị Một lúc, không trước sau Vì cùng chuyển, cùng hành Gọi viên mãn khắp chốn. Luận nói: Năm mươi mốt phần vị không có trước sau mà ngay một lúc cùng chuyển đổi, ngay một lúc cùng thực hành không có sót lại. Cũng trong phần vị của năm mươi mốt Biệt tướng, vốn có vô lượng vô biên các phần vị, không có trước sau mà ngay một lúc cùng chuyển đổi, ngay một lúc cùng thực hành không sót, vì vậy nói là phần vị viên mãn. Như kệ nói: “Năm mốt loại phần vị, một lúc không trước sau, vì cùng chuyển cùng hành, gọi viên mãn khắp chốn”. Trong Kinh Pháp Giới Pháp Luân Vô Tận Trung Tạng nói như vầy: “Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nghe Đức Thế Tôn giảng giải, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay đảnh lễ đến trước bạch Phật: Thưa Thế Tôn! Thế nào gọi là người chuyển đổi vượt ngang không hướng về tu đạo? Nếu như thích hợp thỉnh cầu Thế Tôn vì các đại chúng, tuyên thuyết khai thị đại sự như vậy. Đức Thế Tôn liền bảo Văn-thù-sư-lợi: Một con đường, một khu vực cùng một loại không khác, rất nhiều hình ảnh cùng hành đạo, không trước không sau mà phát khởi ngay một lúc, trong một lúc cùng chuyển đổi - trong một lúc dừng lại nắm giữ - trong một lúc chứng nhập - trong một lúc an lập, gọi là người chuyển đổi vượt ngang không hướng về tu đạo”. Cho đến nói rộng. Như vậy đã nói về phần rộng lớn viên mãn khắp nơi. Tiếp theo sẽ nói về phần tất cả các pháp đều chẳng phải (câu phi). Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Vô lượng vô biên pháp Hết thảy các loại vị Đều chẳng phải kiến lập Gọi nơi phần câu phi. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị về phần câu phi, là chẳng phải nhân - chẳng phải quả - chẳng phải vị - chẳng phải địa - chẳng phải hữu - chẳng phải vô - chẳng phải danh chẳng phải nghóa - chẳng phải sự - chẳng phải lý - chẳng phải hoại chẳng phải thường - chẳng phải sanh - chẳng phải diệt, tất cả và tất cả hết thảy đều chẳng phải. Như kệ nói: “Vô lượng vô biên pháp, hết thảy các loại vị, đều chẳng phải kiến lập, gọi nơi phần câu phi”. Nếu vậy thì do nghóa gì mà kiến lập phần vị danh tự? Vì nghóa chẳng phải (Phi) mới thiết lập thành những phần vị. Trong Kinh Đại Minh nói như sau: “Không có từng phần vị một mà chỉ có một địa quan trọng nhất”. Cho đến nói rộng. Như vậy đã nói về phần tất cả các pháp đều chẳng phải (câu phi). Tiếp theo sẽ nói về phần tất cả các pháp đều chính là (câu thị). Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Tất cả vô số pháp Cũng là thân kim cang Do nghóa thân như nhau Gọi là phần câu thị. Luận nói: Vô lượng vô biên tất cả mọi phần vị - tất cả các pháp, tất cả đều là thân kim cang, bình đẳng không có sai biệt và chỉ dựa theo một thân, vì vậy nói là phần câu thị. Vì sao như vậy? Vì nay trong phần này, không có một pháp nào không phải là thân kim cang chân thật. Như kệ nói: “Tất cả vô số pháp, cũng là thân kim cang, do nghóa thân như nhau, gọi là phần câu thị”. Trong Kinh Chủng Kim Đại Địa nói như sau: “Đạo nhân không có bệnh nên chỉ thấy hình bóng tích tụ chứ không trông thấy thân phân tán”. <詞>Phần thứ 4: ĐẠI QUYẾT TRẠCH KIM CANG BẢO LUÂN SƠN VƯƠNG Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch nhất chủng kim cang đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch Kim Cang Bảo Luân Sơn Vương. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Tiệm - Thị - Tận - Mãn - Phi Một lúc, cùng trước sau Với câu thị câu phi Một khác, thời - xứ chuyển. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị về thân bình đẳng không sai biệt, trong thể của Kim Cang Đại Lực Bảo Luân Sơn Vương có năm phần vị căn bản, đó là Chuyển dần dần theo thứ tự - Các pháp bình đẳng như vậy - Rốt ráo không còn sót Viên mãn khắp mọi nơi - Bặt dứt tất cả - hoàn toàn chẳng phải. Năm loại phần vị này, chuyển trong một lúc - chuyển có trước sau, đồng thời có chuyển - đồng thời chẳng phải chuyển, cũng ngay một lúc chuyển cũng chuyển vào lúc khác nhau, cũng cùng một xứ chuyển - cũng chuyển ở nơi khác nhau, đầy đủ trong đầy đủ - tự tại giữa tự tại không có chướng ngại. Trong Kinh Đại Nghiêm Tận Địa Hư Không Pháp Giới nói như vầy: “Lại nữa, này Long Minh! Điều ông hỏi trước đây, thế nào gọi là kim cang bổn thân quảng đại địa là địa vô chướng vô ngại hằng sa công đức phẩm, là điều thù thắng vi diệu vô cùng không thể nghó bàn, không thể nghó bàn được, con đường của năm loại kim cang đi đến tất cả mọi nơi, tự tánh căn bản tàng trữ trong vô tận, sanh ra và nuôi lớn lên kho tàng của sở y chỉ”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 3 <詞>Phần thứ 5: ĐẠI QUYẾT TRẠCH KIM LUÂN SƠN VƯƠNG ĐẠO LỘ Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Kim Cang Bảo Luân Sơn Vương. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch Kim Luân Sơn Vương đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong con đường Sơn Vương Gồm mười lăm phần vị Trong thể của năm loại Đều có ba tác dụng. Luận nói: Trong phần Đại quyết trạch Kim Luân Sơn Vương đạo lộ, kiến lập mấy phần vị làm số lượng cho con đường? Nói rộng ra tuy là vô lượng, nhưng nói tóm lược thì có phần vị của mười lăm loại, lấy phần vị như vậy làm phần lượng cho con đường. Như kệ nói: “Trong con đường Sơn Vương, gồm mười lăm phần vị”. Vì nhân duyên gì mà biết rõ trong con đường này có mười lăm loại phần vị căn bản? Nghóa là trong năm loại phần vị của Thể Kim Cang Đại Lực Bảo Luân Sơn Vương kia, tất cả mọi phần vị đều có ba loại tác dụng tự tại, vì nghóa này nên thành lập danh số sai biệt của mười lăm loại. Như kệ nói: “Trong thể của loại, đều có ba tác dụng”. Vì thế nơi Kinh Phương Đẳng nói như vầy: “Trong một khu vực, nhà vua và dân chúng phân chia theo từng địa điểm, chỉ có mười lăm loại thể mà phần nghiệp số vị không hề để sót vị trí nào”. Cho đến nói rộng. Nhưng trong Kinh Minh Thần Diệu Lý nói như vầy: “Có hai mươi lăm loại phần vị sai biệt, chọn lấy Vương gia để chuyển chứ không phải chọn lấy sự tạo tác chuyển”. Tạo tác chuyển thâu tóm mười lăm loại phần vị, danh tự hình tướng sẽ như thế nào? Kệ nói: Hiểu rõ ràng xa đến vô số Nối tiếp nhau cùng với ba hợp Khắp nơi động - khắp nơi bất động Câu chữ văn từ đều rộng lớn Đến khắp nơi - đến không cùng khắp Loại trừ - thành lập cùng bặt dứt Đây gọi là mười lăm danh tự Như thứ tự thuận theo quán sát. Luận nói: Ở trong thể chuyển dần dần theo thứ tự, thì có ba loại tác dụng. Thế nào là ba loại? Một là tác dụng thông hiểu rõ ràng đích xác địa vị, không làm hỗn loạn mà theo thứ tự kiến lập các địa vị, vì hành đạo rõ danh nghóa đều hiểu chính xác. Như kệ nói: “Hiểu rõ ràng”. Hai là tác dụng của vô số công hạnh tu tập từ lâu xa, trải qua vô lượng kiếp vượt qua các phần vị này, tu tập công đức không cùng tận. Như kệ nói: “Xa đến vô số”. Ba là tác dụng luôn luôn chuyển không gián đoạn không cùng tận, trong từng sát na trong từng thời gian, tất cả đều luôn luôn không dừng lại, tự nhiên chuyển tiếp. Như kệ nói: “Nối tiếp nhau”. Đây gọi là ba loại tác dụng. Ở trong thể của các pháp bình đẳng như vậy, cũng có ba loại tác dụng. Thế nào là ba loại? Một là tác dụng chủ động giải thích chủ động biết rõ phù hợp như nhau, ngôn thuyết khéo léo, giác tuệ vô ngại, số đó vô lượng mà cùng một kim cang. Hai là tác dụng về đối tượng giải thích, đối tượng chứng đạt phù hợp như nhau, nghóa đạt tới tột cùng sâu thẳm - lý huyền diệu, thù thắng, chỉ là một khu vực - chỉ là một thân tướng, không có hai loại khác nhau. Ba là tác dụng thuận theo danh tự phát sanh phù hợp như nhau, thuận theo đối tượng đó thích ứng với tất cả mọi danh tự phát sanh, tất cả đều là thân kim cang như nhau. Đây gọi là ba loại tác dụng. Như kệ nói: “Cùng với ba hợp”. Ở trong thể rốt ráo không còn sót, cũng có ba loại tác dụng. Thế nào là ba loại? Một là tác dụng chuyển động viên mãn khắp mọi nơi, trong thời thứ nhất dựa vào trong một phần vị, thâu tóm thông suốt hết thảy, chuyển đến cứu cánh. Như kệ nói: “Khắp nơi động”. Hai là tác dụng không biến động viên mãn khắp mọi nơi, như vậy chuyển đổi là những gì còn lại trong hết thảy vô lượng phần vị, không hề biến động dời chuyển mà luôn luôn quyết định. Như kệ nói: “Khắp nơi bất động”. Ba là tác dụng về danh cú văn tự không phân biệt, là thuận theo trước đó xướng lên cùng với số còn lại như nhau. Như kệ nói: “Câu chữ văn từ”. Đây gọi là ba tác dụng. Ở trong thể viên mãn khắp mọi nơi, cũng có ba loại tác dụng. Thế nào là ba loại? Một là tác dụng rộng lớn vô lượng vô biên, là tự thể của pháp xuất hiện nghiệp tướng, đạt sự rộng lớn tận cùng không có ranh giới phạm vi. Như kệ nói: “Rộng lớn”. Hai là tác dụng vô ngại thông suốt đến khắp nơi, là kiến lập hết thảy phần vị ngay một lúc. Như kệ nói: “Đến khắp nơi”. Ba là tác dụng đạt tới cực điểm tột cùng vô số không đầy khắp, là trải qua tất cả mọi nơi chỉ có một phía. Như kệ nói: “Đến không cùng khắp”. Đây gọi là ba loại tác dụng. Ở trong thể bặt dứt tất cả hoàn toàn chẳng phải, cũng có ba loại tác dụng. Thế nào là ba loại? Một là tác dụng làm tiêu tan không có kiến lập, là tất cả các pháp thảy đều loại trừ không có thừa nhận. Như kệ nói: “Loại trừ”. Hai là tác dụng kiến lập các pháp chủ quản tất cả, là hết thảy các pháp dùng nghóa “Câu phi” để thành tựu lý này. Như kệ nói: “Thành lập”. Ba là tác dụng làm tiêu tan, kiến lập đều bặt dứt, là đạo lý rốt ráo bặt dứt để kiến lập rộng hơn. Như kệ nói: “Cùng bặt dứt”. Đây gọi là ba loại tác dụng. Đó chính là danh tự của mười lăm loại phần vị. Phần vị con đường này, bậc đại lợi căn mới có năng lực thông suốt, hạng chúng sanh độn căn nhất định là khó hiểu nổi. Như kệ nói: “Đây gọi là mười lăm danh tự, như thứ tự thuận theo quán sát”. Như vậy, các phần vị cũng cùng lúc dấy lên, cũng xuất hiện trong thời gian khác nhau, cũng đồng thời xuất hiện, cũng chuyển cùng một nơi, cũng khác nơi mà chuyển, cũng chuyển hoàn toàn mọi nơi, cũng không xuất hiện - cũng không di chuyển, cũng chỉ một loại - cũng là nhiều loại. Đối với pháp căn bản ấy có công dụng thực hiện, có phương tiện thực hiện, kiến lập tạo tác rất tự nhiên tự tại, hãy quán sát kỹ. <詞>Phần thứ 6: ĐẠI QUYẾT TRẠCH ĐỘC NHẤT SƠN VƯƠNG MA HA SƠN VƯƠNG Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Kim Luân Sơn Vương đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch Độc Nhất Sơn Vương - Ma Ha Sơn Vương. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong thể của Ma Ha Sơn Vương Tổng quát có một ngàn hai trăm Bảy mươi lăm chủng loại phần vị Nghóa là trong phần vị căn bản Từ năm mươi mốt chủng loại lớn Mỗi một chủng loại đều có đủ Năm phần vị là dần dần chuyển Tất cả đều an lập đầy đủ. Luận nói: Trong thể của Độc Nhất Sơn Vương - Ma Ha Sơn Vương này, kiến lập bao nhiêu phần vị để làm phần lượng của thể? Nói rộng ra tuy là vô lượng, nhưng nói tóm lược về nội dung chủ yếu, chỉ có một ngàn hai trăm bảy mươi lăm loại phần vị quyết định. Như kệ nói: “Trong thể của Ma Ha Sơn Vương, tổng quát có một ngàn hai trăm bảy mươi lăm chủng loại phần vị”. Vì nhân duyên gì mà tức thời biết rõ trong thể của Sơn Vương có một ngàn hai trăm bảy mươi lăm phần vị? Điều ấy nghóa là luôn luôn trong năm mươi mốt loại phần vị căn bản, mỗi một loại đều có năm loại phần vị chuyển đổi đầy đủ, là chuyển dần dần theo thứ tự, các pháp bình đẳng như vậy, rốt ráo không còn sót, viên mãn khắp mọi nơi, bặt dứt tất cả hoàn toàn chẳng phải. Cũng trong năm loại phần vị này, mỗi phần vị đều mở ra năm loại phần vị riêng biệt như chuyển dần dần…, vì vậy nên thành lập toàn bộ là một ngàn hai trăm bảy mươi lăm phần vị. Như kệ nói: “Nghóa là trong phần vị căn bản, từ năm mươi mốt chủng loại lớn, mỗi một chủng loại đều có đủ, năm phần vị là dần dần chuyển…, tất cả đều an lập đầy đủ”. Vì thế, trong thể của Độc Nhất Sơn Vương - Ma Ha Sơn Vương này, một ngàn hai trăm bảy mươi lăm phần vị như vậy, cũng chuyển một lúc như nhau, cũng chuyển một lúc khác nhau, cũng chuyển một lúc hoàn toàn, cũng đều chẳng phải là chuyển, cũng chuyển cùng lúc cùng nơi, cũng chuyển cùng lúc khác nơi, cũng chuyển khác lúc khác nơi, cũng đều chẳng phải là chuyển, tự tại vô cùng tự nhiên như vậy không có chướng ngại. Vì thế nên nói là Vô Tận Hư Không Đại Đà Đà Phiệt La Pháp Giới Bổn Tạng Địa Địa Xuất Sanh Vô Cùng Vô Cực Quảng Đức Đại Hải Pháp Môn Tạng. Trong Kinh Đại Trí Trang Nghiêm Pháp Giới Tánh Thân Thậm Thâm nói như vầy: “Không phải so sánh, không phải thí dụ thì khó suy nghó diễn tả được, một thể của biển lớn ẩn tàng trong biển lớn, chủng loại của ba phẩm Đức trong từng địa vốn có, đầy đủ trọn vẹn không thiếu sót. Thế nào là ba phẩm? Một là Đức thuộc loại Thượng phẩm, vì danh tự phần vị đó rất nhiều không tính được, số lượng đó chẳng khác gì so với số vi trần mười phương thế giới. Hai là Đức thuộc loại Trung phẩm, vì danh tự phần vị đó, số lượng ấy chẳng khác gì so với số vi trần của trăm trăm trăm ức Tam thiên đại thiên thế giới. Ba là Đức thuộc loại Hạ phẩm, vì danh tự phần vị đó, có một ngàn hai trăm bảy mươi lăm phần vị. Đây gọi là ba phẩm. Như vậy, các phần vị khởi đầu từ một - một - một - một - một - một, cho đến số vô lượng - vô lượng - vô lượng - vô lượng - vô lượng - vô lượng”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 4 <詞>Phần thứ 7: ĐẠI QUYẾT TRẠCH ĐẠI HẢI BỘ TẠNG ĐẠO LỘ Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Độc Nhất Sơn Vương - Ma Ha Sơn Vương. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch đại hải bộ tạng đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phạm vi Đại hải bộ tạng Toàn bộ phát sanh mười loại pháp Nghóa là có năm loại phi không Cho đến năm loại vô thường. Luận nói: Trong phần Đại hải bộ tạng đạo lộ này, kiến lập bao nhiêu pháp để làm phần lượng của bộ tạng? Đó gọi là kiến lập thể của mười loại pháp, lấy đó làm phạm vi của Đại Hải Bộ Tạng. Trong kinh Ma-ha-diễn Địa nói như vầy: “Trong phần thực hiện tu đạo đối với Câu Câu Hải Tạng, chỉ có mười pháp chứ không có pháp nào khác”. Cho đến nói rộng. Như kệ nói: “Trong phạm vi Đại hải bộ tạng, toàn bộ phát sanh mười loại pháp”. Vì nghóa nào mà thuận theo biết có mười loại? Do năm loại phi không và năm loại vô thường, tất cả đều sai biệt. Như kệ nói: “Nghóa là có năm loại phi không, cho đến có năm loại vô thường”. Mười loại pháp ấy, danh tự hình tướng của nó sẽ như thế nào? Kệ nói: Xa rời chướng ngại và có thật Tánh lửa và ánh sáng hiện tại Dấy lên phát ra ở bên trong Lòng đất ẩn tàng Đại Long Vương. Như vậy là năm loại danh tự Gọi là phi không và bất cộng Động khởi, chỉ trì và dị biến Tán hoại cùng đại lực vô minh. Như vậy là năm loại danh tự Gọi là vô thường và bất cộng Mỗi loại đều có một thứ nhất Do vì để cầu xin sức lực Lập môn thật sự vốn thâu tóm Giống như pháp thuận theo quán sát. Luận nói: Thế nào gọi là năm loại phi không quyết định trú pháp? Đó là: Xa rời chướng ngại phi không quyết định trú pháp. Có thật phi không quyết định trú pháp. Tánh lửa phi không quyết định trú pháp. Ánh sáng hiện tại phi không quyết định trú pháp. Dấy lên phát ra sâu bên trong quyết định trú pháp. Đây gọi là năm loại phi không. Như kệ nói: “Xa rời chướng ngại và có thật, Tánh lửa và ánh sáng hiện tại, Dấy lên phát khởi ở bên trong, Lòng đất ẩn tàng Đại Long Vương”. Như vậy, năm tên gọi là năm loại phi không quyết định trú pháp, danh tự sai biệt không cùng nhau, chuyển đổi khác nhau. Như kệ nói: “Như vậy là năm loại danh tự, Gọi là phi không và bất cộng”. Thế nào gọi là năm loại vô thường hư giả chuyển pháp? Đó là: Động khởi vô thường hư giả chuyển pháp. Chỉ trì vô thường hư giả chuyển pháp. Dị biến vô thường hư giả chuyển pháp. Tán hoại vô thường hư giả chuyển pháp. Đại lực vô thường hư giả chuyển pháp. Đây gọi là năm loại vô thường. Như kệ nói: “Động khởi - chỉ trì và dị biến, Tán hoại cùng đại lực vô minh”. Như vậy, năm tên gọi là năm loại vô thường hư giả chuyển pháp, danh tự sai biệt không cùng nhau, chuyển đổi khác nhau. Như kệ nói: “Như vậy là năm loại danh tự, gọi là vô thường và bất cộng”. Ẩn tàng sâu bên trong và đại lực vô minh là hai pháp như vậy, khí lực lập môn không phải chọn lấy thật thể, hãy quán sát kỹ càng! Như kệ nói: “Mỗi loại đều có một thứ nhất, vì để cầu xin sức lực, lập môn thật sự vốn thâu gồm, giống như pháp nên quán sát”. Như vậy đã nói về phần kiến lập danh tự không như nhau. Tiếp theo sẽ nói về phần sai biệt của nghóa lý đã giải thích. Như thế, năm loại phi không quyết định trú pháp, mỗi loại đều có bao nhiêu số? Đó là tất cả mỗi pháp đều có hai loại của nó. Thế nào gọi là hai loại xa rời chướng ngại? Một là giữ thân xa rời chướng ngại. Hai là biến chuyển xa rời chướng ngại. Nói về giữ thân xa rời chướng ngại, là không có chướng ngại nên thân luôn luôn quyết định không hủy hoại sai lầm. Nói về biến chuyển xa rời chướng ngại, là kiến lập vạn hữu làm cho tự tại. Đây gọi là hai loại xa rời chướng ngại. Thế nào gọi là hai loại có thật? Một là giữ thân có thật. Hai là biến chuyển có thật. Nói về giữ thân có thật, là thân thường bình đẳng và luôn luôn quyết định không hủy hoại sai lầm. Nói về biến chuyển có thật, là kiến lập sai biệt làm cho an trú. Đây gọi là hai loại có thật. Thế nào gọi là hai loại tánh lửa? Một là giữ thân theo tánh lửa. Hai là biến chuyển theo tánh lửa. Nói về giữ thân theo tánh lửa, là thân tàng trữ công đức trong sáng luôn luôn quyết định không hủy hoại sai lầm. Nói về biến chuyển theo tánh lửa, là trần lụy đồng thời chuyển hóa tùy thuận mà thành tựu. Đây gọi là hai loại tánh lửa. Thế nào gọi là hai loại ánh sáng hiện tại? Một là giữ thân theo ánh sáng hiện tại. Hai là biến chuyển theo ánh sáng hiện tại. Nói về giữ thân theo ánh sáng hiện tại, là thân bắt đầu trở nên nồng đượm thì quyết định luôn luôn không hủy hoại sai lầm. Nói về biến chuyển theo ánh sáng hiện tại, là tùy thuận lưu chuyển không hề ngăn ngại. Đây gọi là hai loại ánh sáng hiện tại. Thế nào gọi là hai loại sâu bên trong? Một là giữ thân sâu bên trong. Hai là biến chuyển sâu bên trong. Nói về giữ thân sâu bên trong, là trong phạm vi xa rời bặt dứt mà thân luôn luôn quyết định không hủy hoại sai lầm. Nói về biến chuyển sâu bên trong, là trong các pháp vô vi có được sự tự tại. Đây gọi là hai loại sâu bên trong. Như đã nói ở trước, nghiệp dụng sai biệt của năm loại vô thường, tất cả mỗi loại như thế nào? Đó là như thứ tự sanh ra mọi sai lầm vô lượng vô biên lỗi lầm lớn, không để sót điều gì. Nắm giữ chắc chắn mọi sai lầm nghiêm trọng nhiều đến mức vô lượng vô biên, không để sót điều gì. Biến đổi hết thảy lượng vô biên biển công đức lớn, hoàn toàn không sót lại gì. Hoại diệt hết thảy vô lượng vô biên biển công đức lớn, hoàn toàn không sót lại gì, thân tự tại trong che đậy, chướng ngại chẳng phải công đức - chẳng phải lỗi lầm, đều không có sót lại. Năm pháp như vậy, tự Thể và phẩm chất mỗi loại đều sai biệt, hãy quán sát tường tận. Như vậy đã nói về phần sai biệt của nghóa lý được giải thích. Tiếp theo sẽ nói về phần dựa vào địa vị quyết định an lập. Như trước đã nói, năm mươi mốt phần vị Chân kim cang, hiện bày khắp bao nhiêu xứ? Kệ nói: Như vậy năm mươi mốt phần vị Đầy khắp đối với năm loại xứ Hành giả căn trí rất thông minh Tự mình khéo biết để quyết trạch. Luận nói: Như trước đã nói, năm mươi mốt phần vị trong năm loại xứ: Biến - Ly - Ngại v.v… không đâu là không đến được, không đâu không thông suốt. Vì nghóa này mà phần vị Đại kim cang có năm loại nên biết. Như kệ nói: “Như vậy năm mươi mốt phần vị, Đầy khắp đối với năm loại xứ”. Phần vị như vậy hàng lợi căn có thể biết được, không phải là cảnh giới của hàng độn căn, nguyên cớ do đâu? Vì đạt tới cực điểm rất sâu xa, hết sức nhanh nhạy rõ ràng, vô cùng bí mật. Như kệ nói: “Hành giả căn trí rất thông minh, Tự mình khéo biết để quyết trạch”. Lại cũng là hai xứ nên phần vị cũng là hai, phải nhận biết! Vì thế đầy đủ có mười loại. Nhưng nay đã nói là biến đổi chẳng phải thân, kiến lập phần vị khác hẳn tổng quát có bao nhiêu số? Bản thân của chữ sai biệt thì tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Kiến lập riêng phần vị - số lượng Tổng quát có mười loại phần vị Dần dần cho đến hết - không hết Không biến động và đồng thời diệt Phần vị một không và một có Địa vị của trí trí - đoạn trí Gặp nhau cùng gạt bỏ - thiết lập Từng phía từng phía chuyển tụ hội Đầy đủ mười loại phần vị này Môn - giới - lượng thảy đều viên mãn. Luận nói: Kiến lập riêng về phần vị, tổng quát có mười loại. Thế nào là mười loại? Đó là: Phần vị dần dần luôn luôn không vượt quá. Phần vị cuối cùng khắp nơi hết - không hết. Phần vị không biến động trong mọi thời gian. Phần vị cả hai tồn tại các pháp đều diệt. Phần vị dường như một “không” thích hợp với một “có”. Phần vị chủ thể đoạn - đối tượng đoạn toàn là trí. Phần vị lực huân tập đối lập nhau - phù hợp nhau. Phần vị thuận theo nơi loại trừ chướng ngại lập nên địa vị. Phần vị chân - vọng thích hợp với giới hạn có - không. Phần vị các pháp cùng một loại tụ hội như nhau. Đây gọi là mười loại. Như kệ nói: “Kiến lập riêng phần vị và số lượng, tổng quát có mười loại phần vị, dần dần cho đến hết - không hết, không biến động và đồng thời diệt, phần vị một không và một có, địa vị của trí trí - đoạn trí, gặp nhau cùng gạt bỏ - thiết lập, từng phía từng phía chuyển tụ hội”. Tùy theo có một Biệt tướng để kiến lập Tổng tướng, chắc chắn phải đầy đủ tất cả phần vị Biệt tướng, mới có thể kiến lập phần vị đạt Tổng tướng hay sao? Chắc chắn phải đầy đủ Biệt - Tổng thì mới thành tựu. Như kệ nói: “Đầy đủ mười loại phần vị này, môn - giới - lượng thảy đều viên mãn”. Như vậy, phần vị của mười loại Biệt - Tổng, phủ khắp bao nhiêu xứ? Phủ khắp năm xứ, đó là chuyển hóa thâu gồm trong phạm vi năm loại xứ, mỗi xứ vốn có năm mươi mốt phần vị kim cang, trải qua các phần vị cũng có phần vị của mười loại Biệt tướng. Phần vị đại Tổng tướng toàn bộ có bao nhiêu số, phủ khắp bao nhiêu xứ? Kệ nói: Phần vị tổng quát có ba loại Đó là ba bậc thượng trung hạ Chỉ phủ khắp trong năm loại xứ Nên biết chẳng phải phần vị khác. Luận nói: Phần vị của thể đại tánh tổng địa căn bản, tổng quát có ba loại. Thế nào là ba loại? Một là phần vị hướng lên cao chuyển tiếp cao lên hơn nữa. Hai là phần vị an trú tự nhiên trong phạm vi ở giữa. Ba là phần vị xưa nay chuyển tiếp xuống phía dưới. Đây gọi là ba loại. Như kệ nói: “Phần vị tổng quát có ba loại, đó là ba bậc thượng trung hạ”. Như vậy, ba loại Tổng tướng tùy theo Biệt tướng phát sanh mà có, chỉ phủ khắp và chuyển trong năm xứ chứ không phải là những phần vị khác. Hãy quán sát kỹ! Như kệ nói: “Chỉ phủ khắp trong năm loại xứ, nên biết chẳng phải phần vị khác”. Như vậy đã nói về phần dựa vào địa vị quyết định an lập. Tiếp theo sẽ nói về phần dựa vào địa vị biết số pháp đủ - thiếu. Như trước đã nói về hai loại giữ thân và biến chuyển của mười loại pháp căn bản, thì trong phần vị kim cang là tận hay bất tận? Nghóa là nếu ở trong phần vị giữ thân, thì chỉ có năm đức mà không hề có năm pháp nào khác, nếu ở trong phần vị biến chuyển, thì mười pháp đầy đủ không hề thiếu đi loại nào. Do vì nghóa này mà hai phần Tổng - Biệt có và không có cũng rõ. Như vậy đã nói về phần dựa vào địa vị biết số pháp đủ - thiếu. Tiếp theo sẽ nói về phần so sánh mức lượng công đức và sai lầm để hiển bày tông chỉ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Khởi - tánh - chỉ cùng với hiện tại Biến - không - hoại cùng với có thật Lực - long như thứ tự đối chiếu Có tương tự mà chọn lấy nhiều. Luận nói: Hình tướng đối chiếu mức lượng đối trị chướng ngại - soi chiếu che lấp, nếu như theo thứ tự động khởi vô thường, tánh lửa trú pháp - chỉ trì vô thường, ánh sáng hiện tại trú pháp - dị biến vô thường, xa rời chướng ngại trú pháp - tán hoại vô thường, có thật trú pháp - đại lực vô thường, xuất hiện Long vương, thì lấy đó làm mức lượng. Như kệ nói: “Khởi - tánh - chỉ cùng với hiện tại, Biến - không - hoại cùng với có thật, Lực - long như thứ tự đối chiếu”. Đối chiếu mức lượng như vậy, luôn luôn chuyển hay sao? Cùng lượng chuyển hay sao? Cùng lượng chuyển nên biết! Như kệ nói: “Có tương tự mà chọn lấy nhiều”. Như vậy đã nói phần so sánh mức lượng công đức và sai lầm để hiển bày tông chỉ. Tiếp theo sẽ nói phần thuận theo thứ tự giải thích riêng để nói rộng. Và phần xa rời chướng ngại an bày hình tướng hiển thị thế nào? Chủ - bạn đối trị chướng ngại sẽ như thế nào? Kệ nói: Trong thân thể xa rời chướng ngại Có năm mươi mốt loại phần vị Trong năm mươi mốt loại phần vị Có ba loại Tổng tướng căn bản. Trong ba loại Tổng tướng căn bản Có phần vị mười loại Biệt tướng Trong năm mươi mốt loại thứ nhất Từng loại một đều là tất cả. Có đầy đủ mười số căn bản Số đầu là chủ - sau là bạn Tiếp theo đầu tiên chủ - sau bạn Như thứ tự thuận theo quán sát. Luận nói: Ở trong vị xa rời chướng ngại, có năm mươi mốt loại phần vị kim cang. Ở trong phần vị này, có ba loại phần vị Tổng tướng căn bản. Ngay trong Tổng tướng này, có mười loại phần vị Biệt tướng tách ra. Như kệ nói: “Trong thân thể xa rời chướng ngại, có năm mươi mốt loại phần vị, trong năm mươi mốt loại phần vị, có ba loại Tổng tướng căn bản, trong ba loại Tổng tướng căn bản, có phần vị mười loại Biệt tướng”. Trong các địa vị kim cang thì từng phần vị một đều có đủ số căn bản. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt loại thứ nhất, từng loại một đều là tất cả, có đầy đủ mười số căn bản”. Chủ và bạn đều có hai. Thế nào là hai chủ? Một là chủ chủ. Hai là bạn chủ. Thế nào là hai bạn? Một là bạn bạn. Hai là chủ bạn. Nói chủ chủ, là vì xa rời chướng ngại. Nói bạn chủ, là chuyển sang bậc hai. Nói bạn bạn, là trừ ra năm pháp căn bản chỉ còn lại quyến thuộc. Nói chủ bạn, là trừ ra pháp xa rời chướng ngại chỉ còn lại bốn pháp. Như kệ nói: “Số đầu là chủ-sau là bạn, tiếp theo đầu tiên chủ-sau bạn, như thứ tự thuận theo quán sát”. Trong địa Kim cang thì ba loại Tổng tướng an lập thế nào? Nghóa là tâm tín ban đầu lấy đó làm bắt đầu, Đà Địa về sau lấy đó làm kết thúc, theo thứ tự dần dần chuyển đổi, vì thế kiến lập phần vị hướng lên cao, từ cao chuyển tiếp đi. Đà Địa về sau lấy đó làm khởi đầu, tâm tín thứ nhất lấy đó làm kết thúc, theo thứ tự dần dần chuyển đổi, vì thế kiến lập phần vị hướng xuống phía dưới từ dưới chuyển đi. Hai phần thượng-hạ từng phần vị một đều xa rời giới hạn trú vào trung đạo để quyết định an lập, vì thế kiến lập phần vị an trú tự nhiên trong phạm vi ở giữa. Do nghóa này nên mười loại Biệt tướng chỉ có bậc thượng-bậc hạ mà không có bậc trung. Vả lại, dựa vào phần bậc Thượng kiến lập mười phần vị, hình tướng thế nào? Kệ nói: Niềm tin đã trải qua năm sự Cho đến phần vị lúc cuối cùng Một việc đến kết quả cuối cùng Chuyển đổi trong phạm vi bình đẳng. Đối trị-chướng ngại diệt như nhau Đối trị-chướng ngại không đồng thời Là dùng trí để đoạn trừ trí Trên dưới cùng chiếu rọi lẫn nhau. Lúc đầu không có mà nay có Đối trị-chướng ngại tự phân rõ Chuyển đổi như nhau không sai khác Như thứ tự thuận theo quán sát. Luận nói: Dựa vào phần vị hướng lên cao từ trên cao chuyển đi, thấy có mười phần vị khác biệt, hình tướng như thế nào? Nghóa là dùng năm loại phi không trú pháp, đối trị với năm loại pháp hư giả chuyển. Như thứ tự ấy không vượt lên trước mà dần dần chuyển đổi, kiến lập phần vị luôn luôn không vượt quá thứ tự. Như kệ nói: “Niềm tin đã trải qua năm sự, cho đến phần vị lúc cuối cùng”. Vì lấy năm sự đối trị năm sự tùy theo những gì thích hợp với một kết quả cuối cùng, nên kiến lập phần vị cuối cùng khắp nơi hết-không hết. Như kệ nói: “Một việc đến kết quả cuối cùng. Do dùng năm sự đối trị năm sự, không thêm không bớt không lớn không nhỏ một mực bình đẳng Trung đạo Thật tướng, cho nên kiến lập phần vị không biến động trong mọi thời gian. Như kệ nói: “Chuyển đổi trong phạm vi bình đẳng”. Vì dùng năm sự sửa trị năm sự, thì tùy theo lúc chướng ngại không còn thì thể trí tuệ ấy cũng lập tức không còn, kiến lập phần vị cả hai tồn tại các pháp đều diệt. Như kệ nói: “Đối trị-chướng ngại diệt như nhau”. Vì dùng năm sự đối trị năm sự, nên đối trị khởi lên thì không có chướng ngại, chướng ngại xảy ra lại không có đối trị, do đó không thể nào tiếp cận-không thể nào cùng tiến hành-không thể nào đạt đến được, nên kiến lập phần vị dường như một “Không” thích hợp với một có. Như kệ nói: “Đối trị-chướng ngại không đồng thời”. Do dùng năm sự đối trị năm sự, sức lực của sửa trị thắng được thì thay đổi tất cả chướng ngại làm thành quyến thuộc sửa trị, cũng dùng năng lực hơn hẳn để đoạn trừ quyến thuộc, kiến lập phần vị chủ thể đoạn, đối tượng đoạn toàn là trí. Như kệ nói: “Là dùng trí để đoạn trừ trí”. Vì thế dùng năm sự đối trị năm sự, tùy theo những gì thích hợp để phần vị bậc thượng và phần vị bậc hạ soi chiếu thông suốt lẫn nhau, tùy theo chúng thích ứng đoạn trừ chướng ngại nhau nên, kiến lập phần vị lực huân tập đối lập nhau-phù hợp nhau. Như kệ nói: “Trên dưới cùng chiếu rọi lẫn nhau”, nên dùng năm sự đối trị năm sự. Lại tùy theo chướng ngại đã đoạn là hư vọng vốn không có, nên địa vị an lập cũng vốn không có, kiến lập phần vị là thuận theo nơi loại trừ chướng ngại mà lập nên địa vị. Như kệ nói: “Lúc đầu không có mà nay có”, nên dùng năm sự đối trị năm sự. Lại sửa trị đều là trong sáng mà chướng ngại đều là đen tối, đối trị đoạn trừ mọi sự việc kia đều đã được phân rõ, tác dụng chướng ngại che lấp này đều đã đầy đủ, kiến lập phần vị chân -vọng thích hợp với giới hạn có-không. Như kệ nói: “Đối trị- chướng ngại tự phân rõ”, nên dùng năm sự đối trị năm sự. Lại hai pháp đối trị và chướng ngại không có hai-không tách biệt, chỉ một vị bình đẳng cùng một thể-một tánh-một nghiệp-một dụng, nên kiến lập phần vị các pháp cùng một loại tụ hội như nhau. Như kệ nói: “Chuyển đổi như nhau không sai khác”. Cho nên các phần vị như kệ giải thích, như thế mà chuyên tâm quán sát thì lý ấy rõ và nguồn gốc nơi chốn ngay lúc đó có đủ. Như kệ nói: “Như thứ tự thuận theo quán sát”. Đây gọi là dựa vào phần xa rời chướng ngại an lập các phần vị Tổng-Biệt để hiển thị sự sai biệt ở bậc Thượng. Tiếp theo dựa vào phần bậc hạ để kiến lập mười môn, hình tướng thế nào? Kệ nói: Như trước đã nói về mười nghóa Thuận theo thích hợp với Như Như Hủy hoại-đạt được Thể về Không Dần dần theo thứ tự chuyển đổi. Luận nói: Dựa vào hướng xuống dưới, từ dưới chuyển đi thấy có mười phần vị khác biệt, hình tướng như thế nào? Nghóa là như trước đã nói trong mười loại nghóa, tùy theo chúng thích hợp lần lượt thuận theo với Như Như, hủy hoại chúng để đạt được thể đó trở về Không tồn tại vốn có. Như kệ nói: “Như trước đã nói về mười nghóa, thuận theo thích hợp với như như, hủy hoại-đạt được thể về không”. Như vậy, các phần vị là đồng thời chuyển, hay là chuyển, có trước sau? Vì chuyển có trước sau chứ không phải là đồng thời, như kệ nói: “Dần dần theo thứ tự chuyển đổi”. Vì thế đối với các pháp còn lại đều như vậy và như vậy, lần lượt thuận theo như như. Nếu nói rõ về tạo tác của chúng thì nên quán sát tướng trạng chuyển biến riêng biệt. Do sự tồn tại vốn có, vì là chủ vốn có, vì là chủ vốn có nên mỗi tướng thảy đều có hai chuyển như vậy. Đồng thời chuyển và chuyển có trước sau có hai nghóa. Thế nào là hai? Một là kiến lập chuyển, là xác định trước sau. Hai là bổn tánh chuyển, vì không có trước sau. Đây gọi là hai chuyển. Như trước đã nói các phần thuộc các loại sai biệt, tên gọi giống nhau mà nội dung khác nhau, hãy tư duy thuận theo quán sát! <詞>Phần thứ 8: ĐẠI QUYẾT TRẠCH THÂM LÝ XUẤT HƯNG ĐỊA TẠNG ĐẠI LONG VƯƠNG (Phần quyết trạch về Đại Long Vương xuất hiện trong lòng đất sâu) Như đã nói về phần Đại quyết trạch đại hải bộ tạng đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch thâm lý xuất hưng địa tạng Đại Long Vương. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong thể của Địa Tạng Long Vương Tổng quát phát sanh hai loại nghóa Đó là nghóa về tạng công đức Cùng với nghóa về tạng lỗi lầm. Luận nói: Ở trong thể của Địa Tạng Đại Long Vương xuất hiện trong lòng đất sâu, có hai nghóa. Thế nào là hai? Một là nghóa kho tàng công đức căn bản. Hai là nghóa kho tàng lỗi lầm căn bản. Nói nghóa kho tàng công đức căn bản, vì Đại Long Vương này làm kho tàng căn bản của bốn loại phi không. Nói nghóa kho tàng lỗi lầm căn bản, vì Đại Long Vương này làm kho tàng căn bản của bốn loại vô thường. Như kệ nói: “Trong thể của Địa Tạng Long Vương, tổng quát phát sanh hai loại nghóa, đó là nghóa về tạng công đức, cùng với nghóa về tạng lỗi lầm”. Có đủ nghóa của hai tạng, thì Địa Tạng Long Vương cư trú nơi nào? Phần lượng đó bao nhiêu lý (dặm), các hình tướng dài ngắn lớn nhỏ… sẽ như thế nào? Kệ nói: Cư trú trong Án-bà-thi-ni Khoảng cách là năm mươi mốt lý Thân dài số một ngàn do tuần Đầu có lông nhỏ Bà-đa-đề. Luôn luôn phun ra bốn loại nước Đuôi có lông mềm Xá-già-tất Luôn luôn phát ra bốn loại gió Màu sắc giống như ngọc pha lê. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị đưa ra Sự hiện rõ lý để khai triển đại dương của pháp vốn có. Đại Long Vương này cư trú nơi nào? Nghóa là ở trong phạm vi Án-bà-thi-ni. Như kệ nói: “Cư trú trong Án-bà-thi-ni”. Ra khỏi nước đi vào đất liền thì khoảng cách là bao nhiêu? Nghóa là từ đáy nước hướng đi vào đất liền, khoảng cách là năm mươi mốt do tuần. Như kệ nói: “Khoảng cách là năm mươi mốt lý”. Thân của Đại Long Vương kia dài có số lượng bao nhiêu? Một ngàn do tuần không thêm bớt gì. Như kệ nói: “Thân dài số một ngàn do tuần”. Đại Long Vương ấy ở trên đầu của mình, có lông dài nhỏ màu trắng tinh khiết gọi là Bà-đa-đề, từ đầu của lông này phun ra bốn loại nước. Thế nào là bốn loại? Đó là: Loại nước Trung không, nước này vượt ra ngoài các nước bụi bặm (Trần tục) Không lấy làm bên trong - Có lấy làm bên ngoài, do đó mà sanh ra. Loại nước Phương đẳng, vượt ra ngoài nước trần tục, bốn góc cách đều nhau không sai khác. Loại nước Thường thục, vượt ra ngoài nước trần tục, trong tất cả mọi nơi-vào tất cả mọi lúc, luôn luôn ấm áp. Loại nước Diệu minh, vượt ra ngoài nước trần tục, ánh sáng trắng tinh khiết luôn luôn trước mắt. Đây gọi là bốn loại nước. Như kệ nói: “Đầu có lông nhỏ Bà-đa-đề, luôn luôn phun ra bốn loại nước”. Cũng từ mút đuôi của Long vương ấy, có một sợi lông mềm gọi là Xá- già-tất, cũng từ mút lông này, phát ra bốn loại gió. Thế nào là bốn loại? Đó là: Loại gió Phát trần, lúc làn gió này dấy lên đi qua nhiều trung gian, phát khởi vô lượng vô biên loại trần (pháp trần). Loại gió Trì trần, lúc làn gió này phát ra, làm cho các trần dừng lại hoàn toàn an trú. Loại gió Biến trần, lúc làn gió này xuất hiện đi qua nhiều trung gian, thay đổi các loại vàng ngọc trở thành sỏi đá. Loại gió Hoại trần, lúc làn gió này xuất hiện đi qua nhiều trung gian, hủy hoại hết mọi thứ vàng ngọc trở thành không có. Đây gọi là bốn loại gió. Như kệ nói: “Đuôi có lông mềm Bà-đa-đề, luôn luôn phát ra bốn loại gió”. Màu sắc nơi thân Long vương kia ví như pha lê không có màu sắc nhất định. Như kệ nói: “Màu sắc giống như ngọc pha lê”. Cư trú trong Án-bà-thi-ni, là dụ cho bổn tánh của Vương không trú trong bổn xứ. Khoảng cách là năm mươi mốt lý, là dụ cho địa vị Chân kim cang xác định về số lượng phẩm loại. Thân dài số một ngàn do tuần, là dụ cho bổn tánh của Vương có đủ ngàn loại công đức. Đầu có lông nhọn Bà-đa-đề, là dụ cho bổn tánh của Vương đối với những phẩm loại thanh tịnh phát sanh ra mọi phương tiện. Luôn luôn phát ra bốn loại nước, là dụ cho bốn loại phi không trú pháp. Đuôi có lông mềm Xá-già-tất, là dụ cho bổn tánh của Vương đối với những phẩm loại nhiễm trước phát sanh các loại nghiệp dụng. Luôn luôn phát ra bốn loại gió, là dụ cho bốn sắc thái vô thường. Màu sắc giống như ngọc pha lê, là dụ cho bổn tánh của Vương không thâu tóm nhiễm, tịnh. Như thứ tự ấy thuận theo tư duy kỹ càng để chọn lựa! Lại nữa, khoảng cách giữa nơi đến và đáy nước biển lớn của trụ xứ, là dụ cho năm mươi mốt loại phần vị kim cang đã đầy đủ. Lúc xuất hiện đến biển lớn, là dụ cho các loại chúng sanh không thuần nhất. Lúc sóng biển ngừng lặng là dụ cho lúc tâm thiện phát sanh, lúc sóng luôn luôn cuộn lên là dụ cho lúc tâm ác phát động, cũng là an trú tâm, phải nên quán sát kỹ. Trong Kinh Bổn Hạnh Thượng Địa Nhất Vị Bình Đẳng Diệu Pháp Vô Biên Nghiệp Dụng Cụ Túc Đại Hải Bảo Luân Diệu Nghiêm Vương Tử, có nói như vầy: “Sanh ra pháp bốn đạo, không thể là bốn đạo, tâm trong sự bặt dứt của xa rời và thâu tóm. Sanh ra pháp, bốn luân, không thể là bốn luân, tâm trong sự bặt dứt của xa rời và thâu tóm”. Nhưng thiết lập danh tự, nói về đại lực vô minh ấy, là thuận theo pháp đã phát sanh để kiến lập danh tự”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 5 <詞>Phần thứ 9: ĐẠI QUYẾT TRẠCH THÂM LÝ XUẤT HƯNG ĐỊA TẠNG ĐẠI LONG VƯƠNG ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường của Đại Long Vương xuất hiện trong lòng đất sâu) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch thâm lý xuất hưng địa tạng Đại Long Vương. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch thâm lý xuất hưng địa tạng Đại Long Vương đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong con đường của Đại Long Vương Tổng quát có hai mươi loại pháp Nghóa là trong hai tạng căn bản Mỗi tạng đều có mười loại pháp. Luận nói: Căn cứ ở trong con đường của đại long vương xuất hiện giữa lòng đất sâu thì bao gồm chung các pháp tự tại trong hai mươi loại. Vì sao? Vì hai thứ công đức lỗi lầm, mỗi loại đều có mười pháp. Như kệ nói: “Ở trong con đường của địa tạng Đại Long Vương xuất hiện trong lòng đất sâu, tổng quát có hai mươi loại pháp, nghóa là trong hai tạng căn bản, mỗi tạng đều có mười loại pháp”. Vì thế hai mươi loại pháp ấy, danh tự hình tướng sẽ như thế nào? Kệ nói: Mười loại trong bổn tạng công đức Đó là thường-hoại-câu và phi Tự-tha-câu và phi như vậy Vô ngại bao gồm một hoàn toàn. Mười loại trong bổn tạng lỗi lầm Đó là như-nhất-vi-vô-hữu Cùng với đối lợi-dung-thượng-hạ Như thứ tự thuận theo quán sát. Như vậy trong hai mươi loại pháp Mỗi một pháp đều đủ tất cả Rộng lớn và viên mãn hoàn toàn Đồng lượng với bổn tạng vốn có. Luận nói: Ở trong thể của tạng công đức căn bản, thì có mười loại pháp, có năng lực thâu gồm tất cả vô lượng công đức. Thế nào là mười loại? Đó là: Phẩm loại công đức của bản thể tự tánh, quyết định thường trú, bất sanh bất diệt, xa rời lưu chuyển. Phẩm loại công đức của bản thể tự tánh, thường hằng di chuyển và sự lưu chuyển của sanh này diệt này cùng hiện hành. Phẩm loại công đức quyết định thường trú, thường hằng và vô thường cùng chuyển trong một lúc, không có trước sau tách biệt. Phẩm loại công đức vượt ra thường và vô thường, hai sự không thể thâu gồm, bổn tánh tự thể là thoát ly không còn lưu hành. Phẩm loại công đức của tất cả các pháp thuộc mỗi tự loại trong mười loại. Không có các pháp nào khác, chỉ một không khác chỉ một chủng loại một hành tướng. Phẩm loại công đức vô thể vô tánh, từ nhân duyên phát khởi cũng có, cũng không có, tùy tương ưng mà biến chuyển. Phẩm loại công đức vô dư cứu cánh, cũng chuyển, cùng hiện hành không tách rời nhau. Phẩm loại công đức chẳng tự chẳng tha, bặt dứt tên gọi trú vào vắng lặng hoàn toàn (phi phi), tự tánh được quyết định. Phẩm loại công đức đối với tất cả các pháp tùy thuận vô ngại, tự thể tự tánh pháp vốn như vậy, đạo lý tánh tạo vốn như vậy. Phẩm loại công đức năm căn trong mỗi một căn, năm trần trong mỗi một trần, tất cả các pháp cũng lại như vậy. Đây gọi là mười loại. Như kệ nói: “Mười loại trong bổn tạng công đức, đó là thường- hoại-câu và phi, tự-tha-câu và phi như vậy, vô ngại bao gồm một hoàn toàn”. Ở trong thể của bổn tạng sai lầm, cũng có mười loại pháp, có năng lực thâu gồm tất cả vô lượng sai lầm. Thế nào là mười loại? Đó là: Phẩm loại sai lầm vì đối với tất cả các pháp tùy thuận Như Như, giống như làm cho sự việc ngược lại. Phẩm loại sai lầm vì tạo tác các pháp cùng một nghiệp dụng, như nhau làm cho sự việc ngược lại. Phẩm loại sai lầm vì lúc đối trị đạo dấy lên không có thể ổn định, xa cách làm cho sự việc ngược lại. Phẩm loại sai lầm vì các pháp nhiễm-tịnh đều là không hề có gì, không làm cho sự việc ngược lại. Phẩm loại sai lầm vì tất cả các pháp đều là có thì chung quy vẫn có, có làm cho sự việc ngược lại. Phẩm loại sai lầm vì thuận theo đối trị cùng mức lượng Như Như hiện tiền, đối đãi làm cho sự việc ngược lại. Phẩm loại sai lầm vì căn cứ vào lực đối trị với tự loại tăng thêm ích lợi mà làm cho sự việc ngược lại. Phẩm loại sai lầm vì đạo đối trị dừng lại, dụng của tự nó phát khởi tiêu tan mà làm cho sự việc ngược lại. Phẩm loại sai lầm vì chờ đợi phần Thượng chuyển biến mới có thể khởi lên tác dụng tiến lên mà làm cho sự việc ngược lại. Phẩm loại sai lầm vì lúc ẩn tàng mới có thể khởi lên tác dụng hướng xuống mà làm cho sự việc trái ngược. Đây gọi là mười loại. Như thứ tự đó trú trong tư duy làm cho tâm dừng lại, chuyên tâm quán sát thì lý đó sẽ sáng tỏ. Như kệ nói: “Mười loại trong bổn tạng sai lầm, đó là Như-Nhất-Vi-Vo-Hữu, cùng với Đối-Lợi-Dung-Thượng-Hạ, như thứ tự thuận theo quán sát”. Như vậy, hai mươi loại pháp cùng với căn bản kia mới bằng nhau không có sai biệt, vì thế có hai mươi loại Bổn Tạng, chẳng có gì trái ngược lẫn nhau. Vì sao như vậy? Vì trong Bổn Tạng ấy thường có đạo lý tự nhiên như vậy, chứ không phải là từ Bổn tạng mới có sự kiến lập. Tại vì sao khắp nơi đều giữ lại chữ Phẩm? Do như trước đã nói về hai mươi loại pháp, tất cả đều có cả trăm loại quyến thuộc, do đó nói là Phẩm, theo như trước nói nên hiểu rõ. Như kệ nói: “Như vậy trong hai mươi loại pháp, mỗi một pháp đều đủ tất cả, rộng lớn và viên mãn hoàn toàn, cùng với Bổn tạng đồng như nhau”. Như vậy đã nói về phần kiến lập danh tự. Tiếp theo sẽ nói về phần nghóa lý đã giải thích. Vả lại, sửa trị và chướng ngại đối với mức lượng sai biệt như thế nào? Kệ nói: Như vậy trong hai mươi loại pháp Mỗi một pháp đều đủ tất cả Một đức đối trị nhiều sai lầm Nhiều sai lầm chướng ngại một đức Không có thứ tự nào nhất định Mà số lượng phẩm loại tương xứng Không sai lầm vượt quá đối lượng Hãy như lý thuận theo quán sát Như nói pháp Bổn tạng vốn có Nói về phẩm loại cũng như vậy. Luận nói: Như trước đã nói về hai mươi loại pháp, mỗi một loại đều đủ tất cả, một đức đối trị tất cả các chướng ngại, tất cả các chướng ngại cản trở một đức, không có mức lượng đối nhau nào khác. Như kệ nói: “Như vậy trong hai mươi loại pháp, mỗi một pháp đều đủ tất cả, một đức đối trị nhiều sai lầm, nhiều sai lầm chướng ngại một đức, không có thứ tự nào nhất định”. Nếu nói như vậy, nay trong phần này thì quy tắc đối lượng trộn lẫn nhau thành ra lộn xộn? Tuy không có mức lượng đối riêng biệt nhưng mà có mức lượng đối tổng quát, vì vậy không sai lầm gì. Như kệ nói: “Mà số lượng phẩm loại tương xứng, không sai lầm vượt qua đối lượng, hãy như lý thuận theo quán sát”. Như phẩm loại căn bản này theo như trước nói nên hiểu rõ. Như kệ nói: “Như nói pháp Bổn Tạng vốn có, nói về phẩm loại cũng như vậy”. Như vậy đã nói về phần sai biệt về mức lượng so sánh giữa sửa trị và chướng ngại. Tiếp theo sẽ nói về phần an lập địa kim cang. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Ở trong phần pháp căn bản này Cũng có các phần vị kim cang Dựa vào phần vị có ba phần Gọi là ba bậc thượng-trung-hạ. Luận nói: Ở trong phần pháp căn bản này, cũng có năm mươi mốt phần vị kim cang, như trên đã nói về hai mươi loại pháp, dựa vào phần vị mà an lập. An lập thế nào? Nghóa là trong các phần vị đều có đủ hai mươi loại, không có trước sau mà đồng thời chuyển. Vậy thì trong này có ba loại phần vị. Thế nào là ba loại? Một là phần vị luôn luôn chuyển lên cao. Hai là phần vị luôn luôn chuyển xuống thấp. Ba là phần vị luôn luôn chuyển ở giữa. Đây gọi là ba loại. Như vậy, tất cả mỗi một phần vị trong ba phần vị có đầy đủ và đồng thời chuyển, không cần đến thời gian trước sau. Như nói về pháp căn bản, phẩm loại cũng vậy. Dùng phần vị nhỏ bé này quay lại nắm giữ phần rộng lớn, thuận theo thông suốt rộng ra. Như kệ nói: “Ở trong phần pháp căn bản này, cũng có các phần vị kim cang, dựa vào phần vị có ba phần, gọi là ba bậc thượng- trung-hạ”. <詞>Phần thứ 10: ĐẠI QUYẾT TRẠCH ĐẠI LONG VƯƠNG TRÙNG TRÙNG QUẢNG HẢI VÔ TẬN ĐẠI TẠNG (Phần quyết trạch về lớp lớp biển rộng là kho tàng vó đại và vô tận của Đại Long Vương). Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch thâm lý xuất hưng địa tạng Đại Long Vương đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch Đại Long Vương trùng trùng quảng hải vô tận đại tạng. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong kho tàng lớn giữa biển rộng Tổng quát có ba loại quan trọng Đó là ba tầng đầu-giữa-sau Tầng thứ nhất có một đại dương. Lượng pháp môn bằng mười phương giới Tính số là hai mươi hai ức Hai mươi loại trong tạng căn bản Tất cả sanh ra một vạn loại. Đều có riêng một trăm quyến thuộc Mỗi loại sanh ra một ngàn loại Vì vậy số lượng đều viên mãn Trú vào tâm thuận theo quán sát. Tầng giữa-sau gấp bội tầng này Thích ứng mở rộng ra thông suốt. Luận nói: Ở trong kho tàng vó đại và vô tận lớp lớp biển rộng của bản thân Đại Long Vương, tổng quát có ba tầng quan trọng, có năng lực thâu tóm các phần vị. Thế nào là ba tầng? Một là tầng đầu Đệ nhất hữu. Hai là tầng giữa An trú cư. Ba là tầng sau Kiến lập chuyển. Đây gọi là ba tầng. Ở trong tầng thứ nhất có số lượng của hai mươi hai ức thế giới mười phương và các loại biển lớn với vô số pháp môn thù thắng vi diệu. Nghóa này thế nào? Nghóa là trong hai mươi loại pháp của Bổn Tạng, tất cả mỗi loại đều sanh ra một vạn pháp môn, trong tất cả mỗi loại riêng biệt đều có một trăm loại quyến thuộc, mỗi một loại này tất cả đều sanh ra một ngàn pháp môn tùy thuộc. Vì nghóa này cho nên danh tự viên mãn-nghóa lý đầy đủ. Như thứ tự đó an trú vào tâm ấy làm cho mọi tư duy lắng lại, thông minh quán sát lý lẽ của số lượng đó đạt tới ý nghóa đã giải thích ngay nơi ấy hoàn toàn rõ ràng. Như kệ nói: “Trong kho tàng lớn giữa biển rộng, tổng quát có ba loại quan trọng, đó là ba tầng đầu-giữa-sau, tầng thứ nhất có một đại dương, lượng pháp môn bằng mười phương giới, tính số là hai mươi hai ức. Hai mươi loại trong tạng căn bản, tất cả sanh ra một vạn loại, đều có riêng một trăm quyến thuộc, mỗi loại sanh ra một ngàn loại. Vì vậy số lượng đều viên mãn, trú vào tâm thuận theo quán sát”. Tiếp đến hai tầng giữa và sau, như thứ tự đó gấp bội tầng trước phân bố khắp nơi thuận theo mở rộng thông suốt. Như kệ nói: “Tầng giữa-sau gấp bội tầng này, thích ứng mở rộng ra thông suốt”. Do đó, trong Kinh Đại Ma Ni Bảo Tạng Đà La Ni Tu Tập nói như vầy: “Trong kho tàng biển cả vô tận và vó đại của từng Long Vương, của từng địa vị, có nhiều số lượng về pháp môn-phép tắc và phẩm loại của mười phương. Đầu tiên gọi là chuyển đại pháp luận bàn đầy đủ một biển cả, không có đỉnh điểm không có tận cùng, dẫn dắt ánh sáng ngay lúc đó chiếu rọi bổn nghiệp bổn dụng của từng địa vị, sanh ra và tăng thêm phép tắc đối với đại dương pháp môn. Cuối cùng gọi là lý về hữu tánh-vô tánh-vô ngã-không, lợi ích rộng lớn ánh sáng bao la, cũng tách rời cũng hợp lại, đầy đủ và đầy đủ vô biên công hạnh vó đại, trong kho tàng vốn có chủng tử địa vị, làn mưa giáo pháp tưới thấm lớn lên vùn vụt bắt đầu phát ra ý vị thượng đẳng đối với phẩm loại pháp môn. Chỉ chọn lấy một phạm vị để làm thí dụ chứ không chọn lấy các trần”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 6 <詞>Phần thứ 11: ĐẠI QUYẾT TRẠCH VÔ TẬN VÔ CÙNG TRẦN TRẦN SỐ LƯỢNG ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về số lượng vô cùng vô tận không thể kể xiết của con đường) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Đại Long Vương trùng trùng quảng hải vô tận đại tạng. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch vô tận vô cùng trần trần số lượng đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong hằng hà sa số con đường Số lượng như trước đây đã nói Cũng có năm mươi mốt địa vị Quyết định là phần vị kim cang Dựa vào phần vị nay lập tướng Thì cò mười tầng về chủng loại Lấy đó làm số lượng con đường Như các loại hai nhân một quả… Luận nói: Ở trong phần này có bao nhiêu số lượng phần vị? Có năm mươi mốt loại phần vị Chân kim cang, đầy đủ trọn vẹn không thiếu sót. Như kệ nói: “Trong hằng hà sa số con đường, số lượng như trước đây đã nói, cũng có năm mươi mốt địa vị, quyết định là phần vị kim cang”. Ở phần vị này, có mười loại pháp môn đối nhau biến đổi, có thể thâu tóm số lượng pháp môn. Thế nào là mười loại? Đó là: Loại hai nhân một quả. Loại một nhân một quả. Loại ít nhân nhiều quả. Loại nhân quả một vị. Loại vô nhân vô quả. Loại an trú tự nhiên. Loại nhân quả. Loại quả nhân. Loại ngôn thuyết. Loại ngôn nhân (người - nói về người). Đây gọi là mười loại. Mười loại như vậy lấy đó làm số lượng pháp môn. Như kệ nói: “Dựa vào phần vị này lập tướng, thì có mười tầng về chủng loại, lấy đó làm số lượng con đường, như các loại hai nhân một quả…” Loại thứ nhất kia hình tướng như thế nào? Kệ nói: Lấy tâm tín làm điểm khởi đầu Như thứ tự dẫn chủng loại mình Ban đầu lấy phần vị còn lại Đạt đến phần vị của tâm định Thì nên chọn lấy địa Như Lai Cũng giống như theo thứ tự ấy Lấy tâm bất thoái làm thứ nhất Dẫn theo bậc cùng chủng loại mình Chọn phần vị khác làm thứ hai Đạt đến phần vị của tâm nguyện Cũng lại chọn lấy địa Như Lai Phần vị tu hành làm thứ nhất Như thứ tự dẫn chủng loại mình Chọn phần vị khác làm thứ ba Đạt đến phần vị của chánh tâm Cũng lại chọn lấy địa Như Lai Phần vị bất thoái làm thứ nhất Như thứ tự dẫn chủng loại mình Chọn phần vị khác làm thứ tư Tức đạt đến địa trú quán đảnh Cũng nên chọn lấy địa Như Lai Thực hành lìa si là thứ nhất Như thứ tự dẫn chủng loại mình Chọn phần vị khác làm thứ năm Đạt đến phần vị hành vô trước Cũng nên chọn lấy địa Như Lai Thực hành tôn trọng là thứ nhất Như thứ tự dẫn chủng loại mình Chọn phần vị khác làm thứ sáu Đạt đến phần vị hành chân thật Cũng nên chọn lấy địa Như Lai Tùy thuận quán sát mọi chúng sanh Hồi hướng theo đó là thứ nhất Như thứ tự dẫn chủng loại mình Chọn lấy bốn phần vị còn lại Tất cả số lượng đều phù hợp Ngoài ra còn có địa Như Lai Lấy các địa như nhau làm bạn Trang nghiêm một biển giác mênh mông Tất cả gọi là nhân và quả Phối hợp giải thích quán sát rộng Lý đó sẽ phân biệt rõ ràng. Luận nói: Nay trong phần này là trình bày về nghóa gì? Vì muốn hiển thị năm mươi mốt phần vị đều có số lượng như nhau, dùng hai loại nhân tố cảm được một quả, mở rộng biển cả Tam bảo đến vô cùng vô tận. Nghóa này thế nào? Điều ấy có nghóa là hai loại nhân tố của địa tâm tín và phát tâm, cùng một hành tướng không tách rời nhau, cùng thực hành hợp lại chuyển hóa trú vào một sở tác mà khởi, lên vô lượng, đầy đủ-sanh ra vô biên công đức, trang nghiêm đầy đủ một biển cả Đại Giác, là nhân chủ động sanh ra và lớn lên, gọi là tâm tối thượng bậc nhất đã sanh ra và tăng trưởng quyết định chân thật, là mẹ nguyên sơ của Bổn tạng, xa rời sự trang nghiêm ràng buộc, là biển hội tụ sự trang nghiêm của chủng tử Vô thắng địa. Quả gọi là đầy đủ phần vị kim cang chân thật, Pháp thân viên mãn Đại từ bi sánh bằng hư không bao la không có sai biệt, là địa trong quả địa đầu tiên nhất không gì trên, như biển tột cùng chỉ một, tận cùng đại giáo, như không có hai núi chúa. Tiếp theo là hai loại pháp của địa tâm niệm và hạnh hoan hỷ, là nhân năng sanh và nuôi lớn, trang nghiêm đầy đủ cả một đại dương Đại Giác. Nhân gọi là an lạc thường sáng suốt quyết định tăng trưởng, là biển quy tụ chủng tử của không khổ đau không hư vọng tự nhiên chiếu rọi thông suốt tất cả pháp tánh, không có chướng ngại. Quả gọi là thường an lạc và thông minh như hư không thế giới rộng lớn sâu xa cùng cực luôn luôn biết rõ, như không có hai núi chúa. Tiếp theo là hai loại pháp của địa tinh tấn tâm cứu hộ tất cả chúng sanh và địa hồi hướng là nhân năng sanh ra và nuôi lớn, trang nghiêm đầy đủ cả một đại dương Đại Giác. Nhân gọi là nhân tố phát khởi dòng nước và ánh sáng của tâm đại bi thù thắng rời xa tâm lười nhác lơi lỏng, thường thường vượt qua, thường thực hành bổn địa, tự tánh đầy đủ thông suốt đại dương quy tụ mọi chủng tử. Quả gọi là ánh sáng từ bi luôn luôn đạt được trí tuệ là không hề có hai núi chúa. Tiếp theo là hai loại pháp của địa tuệ tâm và địa nghịch lưu hoan hỷ, là nhân có thể sanh ra và nuôi lớn, trang nghiêm đầy đủ cho một đại dương Đại Giác. Nhân gọi là đại dương quy tụ mọi chủng tử của đại tâm kim cang chân thật sáng ngời như mặt trăng mặt trời, tự tánh xa rời đau khổ đoạn trừ biển phẩm loại đen tối. Quả gọi là địa tầng cao nhất đạt tới cực điểm, một thể tánh vô thượng tự nhiên vô cùng rõ ràng không có hai núi chúa. Tiếp theo là hai loại pháp của địa định tâm và địa đại cực địa, là nhân có thể sanh ra và nuôi lớn, trang nghiêm đầy đủ cho một đại dương Đại Giác. Nhân gọi là là đại dương quy tụ mọi chủng tử quyết định an tịch rời xa tán loạn, chiếu rọi vô cùng vô tận mọi đại chủng nước-lửa. Quả gọi là địa váng lặng hoàn toàn, địa sáng suốt hoàn toàn, đầy đủ mọi công đức tàng ẩn và tuyệt đối không có hai núi chúa. Như vậy, chư Phật đều thực hiện ba việc lớn. Thế nào là ba việc? Một là hưng hóa. Hai là thuyết pháp. Ba là thắng tiến. Nói hưng hóa, là phát khởi xuất hiện một thân biến hóa số lượng tính bằng vi trần thế giới mười phương. Nói về Thuyết pháp, là tuyên thuyết cả một đại dương pháp môn về địa phát tâm và tâm tín với số lượng tính bằng vi trần của thế giới mười phương. Nói về thắng tiến, là hướng về phần vị tiến lên phía trước, như thứ tự mà đi vào. Đây gọi là ba việc lớn. Ở trong thân biến hóa thì tất cả mỗi thân cũng đều có ba sự việc này, thuận theo thông suốt mở rộng, phù hợp như vậy và hoàn toàn như vậy lần lượt thuận theo Như Như, các phần vị về sau nữa theo ví dụ trước nên biết! Như kệ nói: “Lấy tâm tín làm điểm khởi đầu, như thứ tự dẫn chủng loại mình, ban đầu lấy những phần vị khác, đạt đến phần vị của tâm định, thì lại chọn lấy địa Như Lai”. Như vậy đã nói về chủng loại hai nhân một quả. Tiếp theo nói về chủng loại một nhân một quả, tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong năm mươi mốt loại phần vị Tất cả không cần đến lực khác Chỉ một mình an trú chính mình Cho nên cảm ứng được một quả Trong danh tự của nhân và quả Bởi vì giống như thứ tự đó Thêm tên gọi chủng tử Đại Giác Phối hợp giải thích biết rõ ràng Theo thứ tự giống như trước nói Tăng giảm không như nhau mà thôi. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị hai pháp nhân quả có số lượng phù hợp trang nghiêm giác đạo, để cho đại dương Tam bảo chuyển thành rộng lớn hơn. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt loại phần vị, tất cả không cần đến lực khác, chỉ một mình an trú chính mình, cho nên cảm ứng được một quả”. Do nhân và quả xứng với danh tự vốn có, thêm vào tên gọi của chủng tử Đại Giác. Như kệ nói: “Trong danh tự của nhân và quả, vì giống như thứ tự đó, thêm tên gọi chủng tử Đại Giác, phối hợp giải thích biết rõ”. Tướng trạng chuyển đổi theo thứ tự cùng với trước kia đã nói như nhau không có sai biệt, chỉ sai khác ở chỗ tăng số lượng hay giảm số lượng mỗi loại không giống nhau. Như kệ nói: “Theo thứ tự giống như trước nói, tăng giảm không như nhau mà thôi”. Vì như vậy mà hết thảy chư Phật đều thực hiện ba sự việc lớn, tên gọi giống như trước đã nói mà nghóa lý thì có điểm không như nhau. Nói về Hưng hóa, là lưu hành xuất hiện thân biến hóa số lượng tính bằng vi trần của mười thế giới mười phương. Nói về Thuyết pháp, là tuyên thuyết về đại dương pháp môn nhân vị tất cả đều có số lượng tính bằng vi trần của mười thế giới mười phương. Nói về Thắng tiến, là hướng về phần vị tiến lên phía trước như thứ tự hội nhập. Ở trong thân Biến hóa, cũng có ba sự việc này, thuận theo thông suốt mở rộng. Như vậy đã nói về chủng loại một nhân một quả. Tiếp theo sẽ nói về chủng loại ít nhân nhiều quả, tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong năm mươi mốt loại phần vị Từng loại một đều đủ tất cả Cảm ứng phần vị năm mươi quả Gọi là ít nhân mà nhiều quả. Luận nói: Nay trong phần này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị chỉ có một loại nhân mà cảm đến năm mươi quả, tự tại vô ngại không có gì thiếu sót, do đó đại dương Tam bảo chuyển thành rộng lớn hơn. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt loại phần vị, từng loại một đều đủ tất cả, cảm ứng phần vị năm mươi quả, gọi là ít nhân mà nhiều quả”. Như vậy tất cả chư Phật thảy đều thực hiện ba sự việc lớn, tên gọi giống như trước mà nghóa lý có điểm không như nhau. Nói về Hưng hóa, là lưu hành xuất hiện ra thân Biến hóa số lượng tính bằng vi trần của trăm thế giới mười phương. Nói về Thuyết pháp, là tuyên thuyết về đại dương pháp môn nhân vị tất cả đều có số lượng tính bằng vi trần của thế giới mười phương. Nói về Thắng tiến, là hướng về phần vị tiến lên phía trước như thứ tự hội nhập. Ở trong thân Biến hóa có ba sự việc này, thuận theo thông suốt mở rộng. Như vậy đã nói về chủng loại ít nhân nhiều quả. Tiếp theo sẽ nói về chủng loại nhân quả chỉ một, vị tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong năm mươi mốt loại phần vị Từng loại một đều đủ tất cả Biển rộng có năm trăm quả vị Trong biển rộng năm trăm quả vị. Từng quả một đều đủ tất cả Có biển rộng năm trăm nhân tố Bởi nhân quả bình đẳng như vậy Gọi là nhân quả chỉ một vị. Luận nói: Nay trong phần này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị số lượng của hai pháp nhân quả phù hợp với nhau không có thêm bớt, do đó đại dương Tam bảo chuyển thành rộng lớn hơn. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt loại phần vị, từng loại một đều đủ tất cả, biển rộng có năm trăm quả vị, trong biển rộng năm trăm quả vị, từng quả một đều đủ tất cả, có biển rộng năm trăm nhân tố, do nhân quả bình đẳng như vậy, gọi là nhân quả chỉ có một”. Như vậy, chư Phật đã thực hiện ba sự việc, cũng lại giống như trước chỉ riêng nghóa lý khác nhau. Điều ấy có nghóa là tính đến số ngàn, thân tướng biến hóa cũng lại như vậy. Như vậy đã nói về chủng loại nhân quả chỉ một. Tiếp theo sẽ nói về chủng loại vô nhân vô quả, tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Pháp của năm mươi mốt phần vị Không phải nhân cũng không phải quả Pháp nảy sanh ngàn nhân - ngàn quả Gọi là vô nhân và vô quả. Luận nói: Nay trong phần này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị nhân tố của năm mươi mốt phần vị mà không có quả, nhân sanh ra biển lớn của ngàn nhân, quả mà lại không có nhân, quả sanh ra biển lớn của ngàn quả, do đó đại dương Tam bảo chuyển thành rộng lớn hơn. Như kệ nói: “Pháp của năm mươi mốt phần vị, không phải nhân cũng không phải quả , pháp nảy sanh ngàn nhân - ngàn quả, gọi là vô nhân và vô quả”. Như vậy, chư Phật đã thực hiện ba sự việc, cũng lại giống như truớc chỉ có nghóa lý khác nhau. Điều ấy có nghóa là tính đến số vạn. Như vậy đã nói về chủng loại không nhân không quả. Tiếp theo sẽ nói về chủng loại an trú tự nhiên, tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong năm mươi mốt loại phần vị Từng loại một đều đủ tất cả Trải qua vô lượng kiếp chuyển đổi Không ra ngoài phần vị của mình. Luận nói: Nay trong phần này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị từng phần vị một đều trải qua vô lượng kiếp để tu hành thành đạo, những sự việc chuyển thành rộng lớn hơn. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt loại phần vị, từng loại một đều đủ tất cả, trải qua vô lượng kiếp chuyển đổi, không ra ngoài phần vị của mình”. Vì như vậy mà chư Phật đã thực hiện ba sự việc, cũng lại giống như trước chỉ có nghóa lý khác nhau. Điều đó có nghóa là tính đến số ức. Như vậy đã nói về chủng loại an trú tự nhiên. Tiếp theo sẽ nói về chủng loại nhân quả, tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Phát sanh năm mươi mốt phần vị Phát sanh năm mươi mốt phần vị Năng sanh-sở sanh không cùng tận Gọi là chủng loại của nhân quả. Luận nói: Nay trong phần này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị về chủ thể sanh-đối tượng sanh không cùng tận, đối tượng sanh -đối tượng sanh không cùng tận, do đó đại dương Tam bảo chuyển thành rộng lớn. Như kệ nói: “Phát sanh năm mươi mốt phần vị, phát sanh năm mươi mốt phần vị, chủ thể sanh-đối tượng sanh không cùng tận, gọi là chủng loại của nhân quả”. Như vậy, chư Phật đã thực hiện ba sự việc, cũng lại giống như trước chỉ có nghóa lý khác nhau. Nghóa là đến số mười ức. Như vậy đã nói về chủng loại nhân quả. Tiếp theo sẽ nói về chủng loại quả nhân, tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Nghóa này ví dụ trước rõ ràng Ý thú không sai khác gì trước Chỉ có số lượng là tăng thêm Trú vào tâm thuận theo quán sát. Luận nói: Nay trong phần này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị năm mươi mốt phần vị cũng là nhân cũng là quả, tất cả phát sanh vô tận vô tận nhân quả trong đại dương pháp môn, vì vậy đại dương Tam bảo chuyển thành rộng lớn hơn. Như kệ nói: “Chỉ có số lượng là tăng thêm”. Như vậy, chư Phật đã thực hiện ba sự việc, cũng lại giống như trước chỉ có nghóa lý khác nhau. Nghóa là đến số một trăm ức. Như vậy đã nói về chủng loại quả nhân. Tiếp theo sẽ nói về chủng loại ngôn thuyết, tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Hết thảy mọi đại dương Tam bảo, Thảy đều bắt đầu từ ngôn thuyết Bởi vì không có gì cùng tận Gọi là chủng loại của ngôn thuyết. Luận nói: Nay trong phần này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị tất cả Tam bảo thảy đều tuyên thuyết riêng biệt từng phần về đại dương Tăng vô tận-đại dương Pháp vô tận-đại dương Giác vô tận, do đó đại dương Tam bảo chuyển thành rộng lớn hơn. Như kệ nói: “Hết thảy mọi đại dương Tam bảo, thảy đều bắt đầu từ ngôn thuyết, bởi vì không có gì cùng tận, gọi là chủng loại của ngôn thuyết”. Như vậy, các Tam bảo đã thực hiện ba sự việc, lại cũng giống như trước chỉ có nghóa lý khác nhau. Nghóa là đến số một ngàn ức. Như vậy đã nói về chủng loại ngôn thuyết. Tiếp theo sẽ nói về chủng loại ngôn nhân (nói về người), tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Hết thảy ngôn thuyết của Tam bảo Người tạo tác số lượng như thuyết Bởi vì không có gì cùng tận Gọi là chủng loại của ngôn nhân. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị như trước đã nói về nhiều loại Tam bảo thuyết pháp giống như số lượng đã nói, vì hành giả tạo tác không cùng tận, do đó đại dương Tam bảo chuyển thành rộng lớn hơn. Như kệ nói: “Hết thảy ngôn thuyết của Tam bảo, người tạo tác số lượng như thuyết, bởi vì không có gì cùng tận, gọi là chủng loại của ngôn nhân”. Như vậy, các bậc đã thành đạo rồi đã thực hiện ba sự việc, lại cũng giống như trước chỉ có nghóa khác nhau. Nghóa là đến số vạn ức. Trong Kinh Đại Minh Tổng Trì Cụ Túc Tâm Địa nói như vầy: “Ví dụ như đạo hạnh khắp mười phương không ranh giới-không nguồn gốc-không bắt đầu-không kết thúc mà chân đi trong từng địa vị một của pháp tạng, thì có mười loại thù thắng chuyển tiếp nhau tăng lên gấp bội, đại dương quy tụ pháp môn đầy đủ gấp bội và tròn đầy rộng lớn hơn”. Cho đến nói rộng. <詞>Phần thứ 12: ĐẠI QUYẾT TRẠCH BẤT KHẢ TƯ NGHỊ BẤT KHẢ XƯNG LƯỢNG CÂU CÂU VI TRẦN BỔN ĐẠI SƠN VƯƠNG (Phần quyết trạch về số lượng hoàn toàn không thể nghó bàn-không thể nói được của Bổn Đại Sơn Vương). Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch vô tận vô cùng trần trần số lượng đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch bất khả tư nghị bất khả xưng lượng câu câu vi trần Bổn Đại Sơn Vương. Sắc thái đó thế nào? Kệ nói: Trong đại dương không nghó bàn được Do phát sanh ra ba loại pháp Nghóa là có ba lần gấp bội Phối hợp giải thích biết rõ ràng. Luận nói: Ở trong thể tánh không thể nghó bàn của Bổn Đại Sơn Vương, có ba loại. Thế nào là ba loại? Một là số lượng của Pháp bảo gấp bội. Hai là số lượng của Tăng bảo gấp bội. Ba là số lượng của Phật bảo gấp bội. Đây gọi là ba loại gấp bội. Tăng lên số lượng bao nhiêu để trở thành nghóa gấp bội? Nghóa là đại dương Tam bảo tăng thêm số lượng vi trần của ức ức thế giới mười phương. Như thứ tự ấy, dựa vào đạo lộ một loại gấp bội lên thêm mười lần, hãy quán sát tường tận! Như kệ nói: “Trong đại dương không nghó bàn được, do phát sanh ra ba loại pháp, nghóa là có ba lần gấp bội, phối hợp giải thích biết rõ ràng”. Cuối đầu ngọn của ba lần gấp bội dựa vào bản thân nó mà nói, thuận theo mở rộng thông suốt. Trong Kinh Tâm Địa nói như vầy: “Trong phạm vi tánh hải căn bổn có câu trần vô thượng không thể nghó bàn được, đầy đủ trọn vẹn ức ức đại phương trong đại dương của ba đức, lấy phạm vi của đại phương để kiến lập đại phương. Cho đến nói rộng”.  <卷>QUYỂN 7 <詞>Phần thứ 13: ĐẠI QUYẾT TRẠCH BẤT KHẢ TƯ NGHỊ CÂU CÂU VI TRẦN NHẤT THIẾT SƠN VƯƠNG ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về tất cả số lượng không thể nghó bàn là trên con đường của hết thảy Sơn Vương) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch bất khả tư nghị bất khả xưng lượng câu câu vi trần Bổn Đại Sơn Vương. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch bất khả tư nghị câu câu vi trần nhất thiết Sơn Vương đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong hằng sa số những con đường Có năm mươi mốt phần vị chính Số lượng của mười phương thế giới Danh tự cùng trước nói như nhau. Trong năm mươi mốt phần vị một Từng phần vị đều đủ tất cả Số lượng của mười phương thế gới Và đại dương Chướng-Trị-Tam bảo. Như một-số còn lại cũng vậy Phối hợp điều này biết rõ ràng. Luận nói: Ở trong hằng sa số con đường, thì có năm mươi mốt phần vị căn bản là số lượng của một thế giới hệ khắp mười phương, số lượng danh tự đó cùng với những số đã nói trước đây không có sai biệt. Như kệ nói: “Trong hằng sa số những con đường, có năm mươi mốt phần vị chính, số lượng của mười phương thế giới, danh tự cùng trước nói như nhau”. Ở trong năm mươi mốt phần vị của một loại, từng phần vị một đều có đủ tất cả số lượng của mười phương thế giới, đại dương phiền não-đại dương Tăng bảo-đại dương Pháp bảo-đại dương Phật bảo, do đó mà chuyển đổi đầy đủ. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt phần vị một, từng phần vị đều đầy đủ tất cả, số lượng của mười phương thế giới, và đại dương Chướng-Trị-Tam bảo”. Giống như nói về năm mươi mốt phần vị của một loại, hết thảy phần vị khác cũng lại như vậy. Như kệ nói: “Như một-số còn lại cũng vậy, phối hợp điều này biết rõ ràng”. Như vậy đã nói về phần hiển thị bổn thể an lập. Tiếp theo sẽ nói về phần hiển thị thượng mạt tướng chuyển. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trước mắt con đường Đức Phật này Lưu hành xuất hiện Tiểu vô lượng Đại dương Pháp thân và Hóa thân Chuyển sang bậc Giác ngộ thứ hai Lưu hành xuất hiện Trung vô lượng Đại dương Pháp thân và Hóa thân Chuyển sang bậc Giác ngộ thứ ba Lưu hành xuất hiện Đại vô lượng Đại dương Pháp thân và Hóa thân Trong những lần chuyển đổi về sau Như thứ tự không vượt lên trước Mà dần dần tăng lên số lượng. Luận nói: Dựa vào một tâm tín căn bản phát sanh ra Giác ngộ, tổng quát có số lượng của một thế giới mười phương, trong đó có một Đức Phật đã thành đạo rồi, sẽ lưu hành xuất hiện vi trần số lượng của Tiểu vô lượng thế giới mười phương và đại dương của Hóa thân tự tại vô ngại, giống như là số lượng đại dương của tâm tín. Như kệ nói: “Trước mắt con đường Đức Phật này, lưu hành xuất hiện Tiểu vô lượng, đại dương Pháp thân và Hóa thân”. Dựa vào thân Phật này mà Hóa thân lưu hành xuất hiện, toàn bộ có vi trần số lượng của Tiểu vô lượng thế giới hệ khắp mười phương, trong đó có một Đức Phật đã lưu hành xuất hiện rồi, thì sẽ lưu hành xuất hiện vi trần số lượng của Trung vô lượng thế giới mười phương và đại dương của Hóa thân tự tại vô ngại, giống như là số lượng đại dương của tín địa. Như kệ nói: “Chuyển sang bậc Giác ngộ thứ hai, lưu hành xuất hiện Trung vô lượng, đại dương Pháp thân và Hóa thân”. Dựa vào Hóa thân này lưu hành xuất hiện Hóa thân, toàn bộ có vi trần số lượng của Trung vô lượng thế giới mười phương, trong đó có một Đức Phật đã lưu hành xuất hiện rồi, sẽ lưu hành xuất hiện vi trần số lượng của Đại vô lượng thế giới mười phương và đại dương của Hóa thân tự tại vô ngại, giống như là số lượng đại dương của Tín địa. Như kệ nói: “Chuyển sang bậc Giác ngộ thứ ba, lưu hành xuất hiện Đại vô lượng, đại dương Pháp thân và Hóa thân”. Phù hợp như vậy và hoàn toàn như vậy lần lượt thuận theo Như Như, trong các lần chuyển đổi về sau như thứ tự không vượt lên trước mà dần dần tăng lên số lượng. Như kệ nói: “Trong những lần chuyển đổi về sau, như thứ tự không vượt lên trước, mà dần dần tăng thêm số lượng”. Đưa ra một góc độ này theo đó nhân rộng ra thông suốt. Trong Kinh Bổn Phẩm Túc Địa Trí nói như vầy: “Đại địa vi trần thí dụ cho đại dương, là thực hiện pháp môn Vô Trú. Trong lần chuyển thứ nhất là số phẩm của Tiểu vô lượng Đại phương vi trần, trong lần chuyển thứ hai là Trung vô lượng phẩm, trong lần chuyển thứ ba là Đại vô lượng phẩm, trong lần chyển thứ tư là Vô biên vô lượng phẩm, trong lần chuyển thứ năm là Vô số vô lượng phẩm, trong lần chuyển thứ sáu là Vô lượng vô lượng phẩm, trong lần chuyển thứ bảy là Bất khả kế lượng vô lượng phẩm, trong lần chuyển thứ tám là Cụ túc vô lượng phẩm, trong lần chuyển thứ chín là Bất khả thuyết vô lượng phẩm, trong lần chuyển thứ mười là Bất khả tư nghị vô lượng phẩm. Cho đến nói rộng”. <詞>Phần thứ 14: ĐẠI QUYẾT TRẠCH NHẤT THIẾT HƯ KHÔNG NHẤT THIẾT VI TRẦN SỐ LƯỢNG CAO VƯƠNG (Phần quyết trạch về số lượng của Cao Vương trong hết thảy hư không-hết thảy vi trần). Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch bất khả tư nghị câu câu vi trần nhất thiết Sơn Vương đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch nhất thiết hư không nhất thiết vi trần số lượng Cao Vương. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong hết thảy hư không vi trần Có năm mươi mốt phần vị chính Thuộc số lượng hư không mười phương Và số lượng thế giới mười phương. Trong năm mươi mốt của một loại Mỗi một đều đầy đủ tất cả Có số lượng như trước đã nói Đại dương của Chướng-Trị-Tam bảo. Luận nói: Ở trong phần hết thảy hư không-hết thảy vi trần số lượng Cao Vương, thì có năm mươi mốt loại phần vị căn bản thuộc vi trần số lượng của thế giới mười phương trong vi trần số lượng thế giới mười phương, có năm mươi mốt phần vị căn bản thuộc vi trần số lượng của hư không mười phương trong vi trần số lượng thế giới mười phương. Như kệ nói: “Trong hết thảy hư không vi trần, có năm mươi mốt phần vị chính, thuộc số lượng hư không mười phương, và số lượng thế giới mười phương”. Ở trong năm mươi mốt loại phần vị căn bản của một thế giới, mỗi một phần vị đều có đủ tất cả vi trần số lượng của thế giới mười phương trong vi trần số lượng thế giới mười phương, có đủ tất cả vi trần số lượng của hư không mười phương trong vi trần số lượng thế giới mười phương, đại dương phiền não, đại dương đối trị, đại dương Tăng bảo, đại dương Pháp bảo, đại dương Phật bảo, do đó mà chuyển đổi đầy đủ. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt của một loại, mỗi một đều đầy đủ tất cả, có số lượng như trước đã nói, đại dương của Chướng -Trị-Tam bảo”. Như vậy đã nói về phần hiển thị Bản thể an lập. Tiếp theo sẽ nói về phần hiển thị Thượng mạt tướng chuyển. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Ban đầu từ vị vua Giác ngộ Số trước gấp bội lên mười tầng Đó là Hưng-Hóa-Tuyên thuyết pháp Vô cùng thông minh mới hiểu được. Trong những lần chuyển tiếp sau cuối Như thứ tự không vượt lên trước Số lượng dần dần tăng thêm lên Chuyển thành tốt đẹp rộng lớn hơn. Luận nói: Nay trong phần này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị dựa vào một niềm tin căn bản để phát sanh ra giác ngộ, trong đó thí dụ về một vị Phật, số lượng của thí dụ tăng lên mười lần, đó là lưu hành xuất hiện-biến hóa-tuyên thuyết và Tín địa, trong những lần chuyển đổi về sau cuối số lượng dần dần tăng thêm, các số trăm ngàn vạn ức cho đến vô lượng vô cùng tận. Như kệ nói: “Ban đầu từ vị vua Giác ngộ, số trước gấp bội lên mười tầng, đó là Hưng-Hóa-Tuyên thuyết pháp, vô cùng thông minh mới hiểu được. Trong những lần chuyển tiếp sau cuối, như thứ tự không vượt lên trước, số lượng dần dần tăng thêm lên, chuyển thành tốt đẹp rộng lớn hơn”. Trong Kinh Địa Trí giải thích như vầy: “Tự thể của vương hợp với một tổng trì thật là bao la, chuyển tiếp nhau đến vô lượng vô biên, thí dụ về lượng là nói về thời gian chuyển hóa, dần dần tăng lên số lượng đến số lượng hoàn toàn sâu xa khó hiểu. Cho đến nói rộng”.  <卷>QUYỂN 8 <詞>Phần thứ 15: ĐẠI QUYẾT TRẠCH ĐỘC ĐỊA PHI LOẠN NHẤT ĐỊNH NHẤT ĐỊNH ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường nhất định không thay đổi không hỗn loạn của địa vị độc nhất) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Nhất thiết hư không nhất thiết vi trần số lượng Cao Vương. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch độc địa phi loạn nhất định nhất định đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong con đường không hề hỗn loạn Cũng có những phần vị kim cang Mỗi một phần vị đều đầy đủ Có giữ lại một loại căn bản. Thành lập số một trăm lẻ hai Dựa vào phần vị lập tướng chuyển Thì có năm loại nối tiếp nhau Đó là Thượng nhất và Bổn nhất Câu hành chuyển và Bất tạp chuyển Cùng phần vị Viên mãn cụ túc. Luận nói: Ở trong phần con đường nhất định không thay đổi không hỗn loạn của địa vị độc nhất, cũng có năm mươi mốt loại phần vị chân kim cang, mỗi một phần vị tất cả đều có giữ lại một phần vị căn bản, vì nghóa này cho nên thành lập số một trăm lẻ hai. Như kệ nói: “Trong con đường không hề hỗn loạn, cũng có những phần vị kim cang, mỗi một phần vị đều đầy đủ, có giữ lại một loại căn bản, thành lập số một trăm lẻ hai”. Dựa vào phần vị như vậy, kiến lập tướng chuyển thì có năm loại. Thế nào là năm loại? Một là phần trên nhất chuyển từng tướng một. Hai là phần theo trước chuyển từng tướng một. Ba là phần đồng thời thực hiện tướng chuyển không xa rời. Bốn là phần phân chai tách biệt tướng chuyển không lẫn lộn. Năm là phần tướng chuyển đầy đủ trọn vẹn. Đây gọi là năm loại. Như kệ nói: “Dựa vào phần vị lập tướng chuyển, thì có năm loại nối tiếp nhau, đó là Thượng nhất và Bổn nhất, Câu hành chuyển và Bất tạp chuyển, cùng phần vị Viên mãn cụ túc”. Tướng chuyển thứ nhất có hình tướng như thế nào? Kệ nói: Trong năm mươi mốt loại phần vị Mỗi loại đều thâu gồm năm mươi Một thời một xứ và một chuyển Nhưng không thể hợp lại thành một. Luận nói: Thế nào gọi là Thượng nhất nhất môn? Đó gọi là năm mươi mốt loại phần vị, từng phần vị một đều thâu tóm năm mươi mốt thời - xứ - chuyển. Nếu vậy thì tập hợp lại sẽ làm thành một thể. Vì một chuyển khác nhau cho nên không thể hợp lại thành một. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt loại phần vị, mỗi loại đều thâu tóm năm mươi, một thời, một xứ và một chuyển, nhưng không thể hợp lại thành một”. Như vậy đã nói về phần tốt nhất chuyển từng tướng một. Tiếp theo sẽ nói về phần theo trước chuyển từng tướng một. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Năm mươi mốt căn bản có một Mỗi một đều thâu gồm năm mươi Một thời một xứ và một chuyển Nhưng không thể hợp lại thành một. Luận nói: Thế nào gọi là Bổn nhất nhất môn? Đó gọi là năm mươi mốt loại căn bản, mỗi một loại căn bản tất cả đều thâu gồm năm mươi mốt thời - xứ - chuyển. Nếu vậy thì tập hợp lại sẽ làm thành một thể. Nhưng vì một chuyển khác nhau cho nên không thể hợp lại thành một. Như kệ nói: “Năm mươi mốt căn bản có một, mỗi một đều thâu gồm năm mươi, một thời một xứ và một chuyển, nhưng không thể hợp lại thành một”. Như vậy đã nói về phần theo trước chuyển từng tướng một. Tiếp theo sẽ nói về phần đồng thời thực hiện tướng chuyển không xa rời. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Một căn bản và một phía trên Tất cả thâu gồm các phần vị Đồng thời chuyển không rời bỏ nhau Nhưng không thể hợp lại thành một. Luận nói: Thế nào gọi là Câu hành chuyển môn? Đó gọi là một căn bản có năm mươi mốt pháp, tất cả mỗi một pháp đều thâu tóm năm mươi mốt pháp của một phần vị phía trên. Một phần vị phía trên có năm mươi mốt pháp, cũng có thể thâu tóm phần vị căn bản kia, vì thế đồng thời thực hành đồng thời chuyển không xa rời nhau, nhưng tất cả đều khác nhau vì một thời - xứ - chuyển, do đó không thể hợp lại thành một. Như kệ nói: “Một căn bản và một phía trên, tất cả thâu tóm các phần vị, đồng thời chuyển không rời bỏ nhau, nhưng không thể hợp lại thành một”. Như vậy đã nói về phần đồng thời thực hiện tướng chuyển không xa rời. Tiếp theo sẽ nói về phần khu biệt tướng chuyển không lẫn lộn. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Tất cả phần vị Bổn và Thượng Tất cả mỗi một đều đầy đủ An trú trong phạm vi của mình Không thâu tóm pháp từ nơi khác. Luận nói: Thế nào gọi là phần khu biệt không lẫn lộn? Đó gọi là tất cả các loại vốn có và các phần vị Bổn thượng, hết thảy mỗi một tự thể đều an trú trong phạm vi của mình, cũng không di chuyển cũng không ra vào, cũng không thâu tóm nơi khác cũng không luôn luôn ổn định, mà thường hằng đầy đủ rộng lớn khắp nơi. Như kệ nói: “Tất cả phần vị Bổn và Thượng, tất cả mỗi một đều đầy đủ, an trú trong phạm vi của mình, không thâu tóm pháp từ nơi khác”. Như vậy đã nói về phần khu biệt tướng chuyển không lẫn lộn. Tiếp theo sẽ nói về phần tướng chuyển đầy đủ trọn vẹn. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong bốn môn đã nói ở trước Tất cả các phạm vi thời - xứ… Chuyển hoàn toàn tự tại vô ngại Gọi là Chuyển đầy đủ trọn vẹn. Luận nói: Thế nào gọi là Cụ túc chuyển môn? Đó có nghóa là như trước đã nói về bốn môn, thời chuyển như nhau - xứ chuyển như nhau, thời chuyển khác nhau - xứ chuyển khác nhau, đồng nhất chuyển - xa rời chuyển - toàn bộ chuyển - tách biệt chuyển, hoàn toàn tự tại vô ngại. Như kệ nói: “Trong bốn môn đã nói ở trước, tất cả các phạm vi thời - xứ…, chuyển hoàn toàn tự tại vô ngại, gọi là chuyển đầy đủ trọn vẹn”. Trong Kinh Ma Ha Diễn Đại Đà La Ni Kim Cang Thần Chú giải thích như vầy: “Trong đại dương của pháp tạng thì mỗi một pháp - tất cả và tất cả các loại tách rời - lẫn tạp - có - không - cùng tên gọi - cùng số lượng, tổng quát lại có hai pháp. Thế nào là hai pháp? Mổt là Tổng. Hai là Biệt. Nói về biệt, đó là bốn loại địa câu luân. Nói về tổng, đó là bốn loại câu luân tự tại chuyển”. Cho đến nói rộng. <詞>Phần thứ 16: ĐẠI QUYẾT TRẠCH ĐỘC ĐỊA ĐỘC THIÊN NHẤT CHỦNG QUẢNG ĐẠI VÔ NHỊ SƠN VƯƠNG (Phần quyết trạch về một loại tuyệt đối chỉ có một Sơn Vương vó đại) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch độc địa phi loạn nhất định nhất định đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch độc địa độc nhiên nhất chủng quảng đại vô nhị Sơn Vương. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong thể tánh của Sơn Vương này Thì xuất hiện hai loại căn bản Gọi là tự tánh và bổn bổn Như thứ tự thuận theo quán sát. Luận nói: Ở trong thể của một loại Sơn Vương vó đại và tuyệt đối độc nhất vô nhị này, có hai phần. Thế nào là hai phần? Một là phần địa thuộc một tự tánh căn bản. Hai là phần địa thuộc căn bản của một loại căn bản. Đây gọi là hai phần. Như thứ tự ấy thuận theo quán sát tường tận! Như kệ nói: “Trong thể tánh của Sơn Vương này, xuất hiện hai loại căn bản, gọi là tự tánh và bổn bổn, như thứ tự thuận theo quán sát”. Địa của tự tánh có hình tướng như thế nào? Kệ nói: Ở trong một pháp căn bản kia Tự nhiên không cần đến nơi khác Có đủ năm mươi mốt phần vị Đây gọi là địa vị tự tánh. Như vậy năm mươi mốt phần vị Tất cả mỗi một đều đầy đủ Có biển rộng năm trăm pháp môn Chuyển khắp nơi và chuyển rộng lớn. Luận nói: Thế nào gọi là địa vị của tự tánh? Đó là như trước đã nói về năm mươi mốt loại trong một pháp căn bản, tất cả các loại hoàn toàn không cần đến năng lực của nơi khác, mà tự tánh tự nhiên có đủ năm mươi mốt phần vị Chân kim cang, vì thế nói là địa vị của tự tánh. Như kệ nói: “Ở trong một pháp căn bản kia, tự nhiên không cần đến nơi khác, có đủ năm mươi mốt phần vị, đây gọi là địa tự tánh”. Như vậy, tất cả đều có năm mươi mốt phần vị, tất cả mỗi phần vị một đều có đại dương của năm trăm pháp môn, cũng chuyển khắp nơi cũng chuyển rộng lớn. Như kệ nói: “Như vậy năm mươi mốt phần vị, tất cả mỗi một đều đầy đủ, có biển rộng năm trăm pháp môn, chuyển khắp nơi và chuyển rộng lớn”. Ở trong phần vị này cũng như trước đã nói về năm loại Đại Môn, đầy đủ hoàn toàn và trọn vẹn đến mức tuyệt đối nhất, nên tư duy tường tận để chọn lựa! Như vậy đã nói về phần vị thuộc một tự tánh căn bản. Tiếp theo sẽ nói về phần vị thuộc căn bản của một loại căn bản. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Năm mươi mốt loại pháp căn bản Tất cả cũng có pháp căn bản Gọi là không - không - không và nhất Trong này cũng phát sanh phần vị. Luận nói: Một pháp căn bản của chỗ dựa trong không không - không nhất, cũng có các phần vị, mỗi một phần vị đều có đủ tất cả mười vạn pháp môn, đầy đủ trọn vẹn không có Chuyển nào thiếu sót. Ở trong phần vị này cũng có năm loại Đại Môn nói trước đây, đầy đủ hoàn toàn và trọn vẹn đến mức tuyệt đối nhất, hãy tư duy tường tận để chọn lựa! Trong Kinh Phẩm Luận nói như vầy: “Trong thể thiền định của Ma-ha-diễn, có ba Đại Môn. Thế nào là ba? Một là Thượng địa an lập quảng đại hải hội môn. Hai là Tông bổn hữu hữu hữu nhất môn. Ba là Căn bản không không không nhất môn. Ba môn như vậy đều có các phần vị, đầy đủ trọn vẹn - chuyển như nhau - chuyển khác nhau …” cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 9 <詞>Phần thứ 17: ĐẠI QUYẾT TRẠCH ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ SƠN VƯƠNG TỰ TẠI ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường tự tại độc nhất vô nhị của Sơn Vương) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch độc địa độc thiên nhất chủng quảng đại vô nhị Sơn Vương. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch độc nhất vô nhị Sơn Vương tự tại đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phạm vi con đường tự tại Tổng quát có ngàn lớp tướng chuyển Đó là trong một loại Bổn - Thượng Tất cả đều có số năm trăm. Luận nói: Ở trong phần nói về con đường tự tại duy nhất của Sơn Vương này, tổng quát có ngàn lớp sai biệt về tướng chuyển, đó có nghóa là trong phạm vi căn bản và phía trên cao đều có năm trăm phần vị. Như kệ nói: “Trong phạm vi con đường tự tại, tổng quát có ngàn lớp tướng chuyển, đó là trong một loại Bổn - Thượng, tất cả đều có số năm trăm”. Căn bản Chuyển có hình tướng như thế nào? Kệ nói: Hướng về một căn bản chuyển xuống Chuyển tiếp một không và một có Chuyển dần cho đến thứ năm trăm Những phần vị khác cũng như vậy. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị dựa vào một môn căn bản hướng về phía dưới mà chuyển, có một kim cang và không một kim cang, như thứ tự ấy từng loại một hiện rõ trước mắt, dần dần chuyển đi vào, cho đến thứ năm trăm, không cùng tận - không giới hạn và không trước sau, đầy đủ hoàn toàn và trọn vẹn bao la mà luôn luôn chuyển tiếp. Như kệ nói: “Hướng về một căn bản chuyển xuống, chuyển tiếp một không và một có, chuyển dần cho đến thứ năm trăm, những phần vị khác cũng như vậy”. Hướng lên trên chuyển có hình tướng cũng theo lệ này nên biết. Trong kinh Nhân Minh Tánh Đức giải thích như vầy: “Không khác nào cha con Pháp Tạng suốt ngày hướng lên trên chuyển đi, có trước sau nhưng mà không cùng tận, hướng về phía dưới chuyển vào, có trước sau nhưng không cùng tận. Có trước sau, là bắt đầu từ phần vị của tín… cho đến số lượng năm trăm. Không cùng tận, là biển cả pháp tạng rộng lớn vô cùng”. Cho đến nói rộng. <詞>Phần thứ 18: ĐẠI QUYẾT TRẠCH MA HA VÔ NHỊ SƠN VƯƠNG TỐI THẮNG CAO ĐẢNH NHẤT ĐỊA (Phần quyết trạch về một địa vị rất cao đẹp đẽ nhất của Sơn Vương độc nhất) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch độc nhất vô nhị Sơn Vương tự tại đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch ma ha vô nhị Sơn Vương tối thắng cao đỉnh nhất địa. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Bổn - Thượng không có gì cùng tận Kiến lập những tên gọi như vậy Tất cả những phần vị còn lại Cũng như vậy thuận theo biết rõ. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị Bổn bổn vô cùng tận - Thượng thượng vô cùng tận, Bổn thượng vô cùng tận - Thượng bổn vô cùng tận, một với một vô cùng tận - nhiều với nhiều vô cùng tận, cùng nhau với cùng nhau vô cùng tận - khác nhau với khác nhau vô cùng tận, bằng nhau với bằng nhau vô cùng tận - riêng biệt với riêng biệt vô cùng tận, có cùng tận vô cùng tận - không cùng tận vô cùng tận, rộng lớn bao la đầy đủ trọn vẹn tất cả. Như kệ nói: “Bổn - Thượng không có gì cùng tận, kiến lập những tên gọi như vậy, tất cả những phần vị còn lại, cũng như thế thuận theo biết rõ”. Trong Kinh Ma Ha Diễn Hải giải thích như vầy: “Trong biển cả của thiền định Ma-ha-diễn, có một ngàn hai trăm phẩm loại vô cùng tận, đồng thời chuyển đầy đủ”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 10 <詞>Phần thứ 19: ĐẠI QUYẾT TRẠCH SAN HỒI ĐÀ THI PHẠM CA NẶC ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường “San hồi” đà thi phạm ca nặc) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch ma ha vô nhị Sơn Vương tối thắng cao đảnh nhất địa. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch “San hồi” đà thi phạm ca nặc đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phạm vi con đường “San hồi” Dùng bảy loại biến đối tu hành Để làm số lượng cho con đường Chứ không có hành tướng nào khác. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị trong phạm vi con đường “San hồi”, chỉ dùng bảy biến đối để làm số lượng giới hạn của nó, chứ không có tướng trạng nào khác. Như kệ nói: “Trong phạm vi con đường “San hồi”, dùng bảy loại biến đối tu hành, để làm số lượng cho con đường, chứ không có hành tướng nào khác”. Thế nào gọi là thất biến tu hành, hình tướng như thế nào? Kệ nói: Trong bảy biến đổi có ba loại Công đức cùng lỗi lầm, đẳng lượng Trong năm mươi mốt loại phần vị Thượng - hạ chuyển có bảy biến đổi Tăng thêm phẩm loại của công đức Và biển cả của các phiền não. Luận nói: Bảy biến đổi trong tu hành tổng quát có số lượng bao nhiêu? Có ba loại. Thế nào là ba loại? Một là bảy biến đổi về công đức. Hai là bảy biến đổi về lỗi lầm. Ba là bảy biến đổi về mức lượng đồng đẳng. Đây gọi là ba loại. Như kệ nói: “Trong bảy biến đổi có ba loại, công đức - lỗi lầm và đẳng lượng”. Nói về biến tướng, là trong năm mươi mốt loại phần vị kim cang, hướng lên phía trên nữa chuyển đổi và hướng về phía dưới thấp chuyển đổi có đầy đủ bảy biến đổi, tăng thêm công đức tăng thêm lỗi lầm chuyển sang rộng lớn. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt loại phần vị, thượng - hạ chuyển có bảy biến đổi, tăng thêm phẩm loại của công đức, và biển cả của các phiền não”. Bảy biến đổi về lỗi lầm có hình tướng như thế nào? Kệ nói: Đầu tiên trong biến đổi thứ nhất Phía trên đều tăng lên số trăm Phía dưới đều tăng đến số ngàn Tất cả ngăn cách một - hai đức. Sáu biến đổi sau như thứ tự Tăng gấp bội chuyển thành số lớn. Luận nói: Trong biến đổi thứ nhất tăng lên chuyển thành mấy số, chướng ngại mấy pháp thanh tịnh? Nghóa là trong lúc chuyển lên phía trên, mỗi một phần vị đều tăng phẩm loại phiền não lên số trăm, chướng ngại một pháp thanh tịnh. Nếu trong lúc chuyển về phía dưới, thì mỗi một phần vị đều tăng phẩm loại phiền não lên số ngàn, chướng ngại hai pháp thanh tịnh. Như kệ nói: “Đầu tiên trong biến đổi thứ nhất, phía trên đều tăng lên số trăm, phía dưới đều tăng lên số ngàn, tất cả ngăn cách một - hai đức”. Trong sáu biến đổi sau đó thì công đức - lỗi lầm, như thứ tự đó tăng lên số gấp bội. Như kệ nói: “Sáu biến đổi sau như thứ tự, tăng gấp bội chuyển thành số lớn”. Như vậy đã nói về phần hiển thị bảy biến đổi của lỗi lầm. Tiếp theo sẽ nói về phần hiển thị bảy biến đổi của công đức. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Đầu tiên trong biến đổi thứ nhất Phía trên đều tăng thêm một ức Phía dưới đều tăng lên hai ức Dần dần chuyển tiếp theo thứ tự. Sáu biến đổi sau như thứ tự Tăng gấp bội chuyển thành số lớn Không hủy hoại số lượng lỗi lầm Vì công đức biến đổi tạo ra. Luận nói: Trong biến đổi thứ nhất tăng lên chuyển thành mấy số? Nghóa là trong lúc chuyển lên phía trên, mỗi một phần vị đều tăng phẩm loại công đức lên số một ức, dần dần mà chuyển tiếp. Nếu trong lúc chuyển xuống phía dưới, thì mỗi một phần vị đều tăng phẩm loại công đức lên số hai ức, dần dần chuyển tiếp. Như kệ nói: “Đầu tiên trong biến đổi thứ nhất, phía trên đều tăng thêm một ức, phía dưới đều tăng lên hai ức, dần dần chuyển tiếp theo thứ tự”. Trong sáu biến đổi về sau, như thứ tự ấy tăng lên số gấp bội. Như kệ nói: “Sáu biến đổi sau như thứ tự, tăng gấp bội chuyển thành số lớn”. Như vậy, phẩm loại phiền não được công đức làm cho đoạn trừ hay không đoạn trừ? Chỉ biến đổi làm cho chyển hóa, chứ không làm cho có tác dụng hủy hoại. Như kệ nói: “Không hủy hoại số lượng lỗi lầm, vì công đức biến đổi tạo ra”. Như vậy đã nói về phần hiển thị bảy biến đổi của công đức. Tiếp theo sẽ nói về phần hiển thị bảy biến đổi của đẳng lượng. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Đầu tiên trong biến đổi thứ nhất Tất cả phía trên tăng một ngàn Tất cả phía dưới tăng hai vạn Số lượng bình đẳng dần chuyển tiếp. Sáu biến đổi sau như thứ tự Tăng gấp bội chuyển thành số lớn Không hề sai biệt về đoạn - chướng Chỉ đối chiếu số lượng kiến lập. Luận nói: Trong biến đổi thứ nhất tăng lên mấy số chuyển tiếp? Nghóa là trong lúc chuyển lên phía trên, mỗi một phần vị đều tăng thêm một ngàn. Nếu trong lúc chuyển xuống phía dưới, thì mỗi một phần vị đều tăng lên hai vạn, như thứ tự chuyển tiếp lên. Như kệ nói: “Đầu tiên trong biến đổi thứ nhất, tất cả phía trên tăng một ngàn, tất cả phía dưới tăng hai vạn”. Số lượng phẩm loại đó có tăng giảm hay không? Chỉ có số lượng bình đẳng chứ không phải là số lượng sai biệt. Như kệ nói: “Số lượng bình đẳng dần chuyển tiếp”. Trong sáu biến đổi về sau, như thứ tự ấy tăng lên chuyển thành số lớn, nghóa là một gấp bội. Như kệ nói: “Sáu biến đổi sau như thứ tự, tăng gấp bội chuyển thành số lớn”. Bảy biến đổi như vậy, cũng không có tướng soi sáng - cũng không có tướng che lấp, chỉ có bình đẳng tùy theo từng phần một mà kiến lập. Như kệ nói: “Không hề sai biệt về đoạn - chướng, chỉ đối chiếu số lượng kiến lập”. Trong này theo thứ tự bảy biến đổi của công đức để làm cuối cùng, thuận theo quán sát tường tận! Trong Kinh Thậm Thâm Chủng Tử nói như vầy: “Thấu triệt rõ trong tạng chỉ có ba biến đổi, lấy số bảy làm mức lượng không thêm không bớt, ví như rắn bò bảy bước - cây ra bảy lá đều là lý lẽ của pháp vốn như vậy. Ban đầu chỉ có phẩm loại ô nhiễm, trung gian có đủ ô nhiễm và thanh tịnh, về sau chỉ có phẩm loại thanh tịnh”. Cho đến nói rộng. <詞>Phần thứ 20: ĐẠI QUYẾT TRẠCH “SAN HỒI” ĐÀ THI PHẠM CA NẶC BỔN VƯƠNG BỔN ĐỊA (Phần quyết trạch về địa vị vốn có của Bổn Vương “San hồi” đà thi phạm ca nặc) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch “San hồi” đà thi phạm ca nặc đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch “San hồi” đà thi phạm ca nặc Bổn Vương bổn địa. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Nơi thể căn bản vị vương này Có ba loại biến đổi số trăm Tên gọi thứ tự giống như trước Bình đẳng không có gì sai biệt. Luận nói: Ở trong thể căn bản của vị vương này, có ba loại bách biến tu hành, tên gọi và thứ tự giống như trước đã nói. Như kệ nói: “Nơi thể căn bản vị vương này, có ba loại biến đổi số trăm, tên gọi thứ tự giống như trước, bình đẳng không có gì sai biệt”. Như vậy, hình tướng của ba loại biến đổi thế nào? Kệ nói: Trong ba loại biến đổi như vậy Ban đầu tất cả như thứ tự Theo số từ mười - ngàn - trăm ức Chín mươi chín lần biến đổi sau Như thứ tự số tăng gấp bội Dần dần theo thứ tự chuyển tiếp. Luận nói: Trong phần lỗi lầm biến đổi hàng trăm, đối với phía trên và phía dưới, trong lần biến đổi thứ nhất tăng lên số mười ức và theo thứ tự dần dần chuyển tiếp. Nơi phần công đức biến đổi hàng trăm, đối với phía trên và phía dưới, trong lần biến đổi thứ nhất tăng lên số ngàn ức và theo thứ tự dần dần chuyển tiếp. Trong phần Đẳng lượng biến đổi hàng trăm, đối với trên và dưới, trong lần biến đổi thứ nhất tăng lên số trăm ức và theo thứ tự dần chuyển tiếp. Như kệ nói: “Trong ba loại biến đổi như vậy, ban đầu tất cả như thứ tự, theo số từ mười - ngàn - trăm ức”. Trong chín mươi chín lần biến đổi về sau, tất cả đều y theo thứ tự đó mà tăng lên chuyển thành số lớn. Như kệ nói: “Chín mươi chín lần biến đổi sau, như thứ tự số tăng gấp bộ, dần dần theo thứ tự chuyển tiếp”. Trong kinh Đại Hải Sơn Vương Địa Địa Phẩm Loại giải thích như vầy: “Trong thể của Như Lai Tạng có ba phẩm loại lưu chuyển, lấy số trăm làm hạng lượng, không vượt quá mà theo thứ tự dần dần chuyển tiếp. Như vậy, trong ba phẩm loại lưu chuyển, loại thứ nhất công đức ít mà lỗi lầm nhiều, loại thứ hai có số lượng như nhau, loại thứ ba chỉ có công đức”. Cho đến nói rộng. <卷>QUYỂN 11 <詞>Phần thứ 21: ĐẠI QUYẾT TRẠCH THI PHẠM NẶC BỔN VƯƠNG ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường của Bổn Vương thi phạm nặc) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch “San hồi” đà thi phạm nặc Bổn Vương bổn địa. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch thi phạm nặc Bổn Vương đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phạm vi con đường Bổn Vương Có ba loại biến đổi số ngàn Tên gọi - số lượng như trước nói Mọi biến đổi đầu như thứ tự Tăng theo số trăm - ngàn - vạn ức Tất cả mọi biến đổi sau đó Như thứ tự chuyển thành số lớn Trú vào tâm thuận theo quán sát! Luận nói: Ở trong phạm vi con đường của Bổn Vương (chữ hán) thi phạm ca nặc, thì có ba loại tu hành biến đổi theo số ngàn, tên gọi và thứ tự ấy giống như trước đã nói. Như kệ nói: “Trong phạm vi con đường Bổn Vương, có ba loại biến đổi số ngàn, tên gọi - số lượng như trước nói”. Ba loại như vậy, trong phạm vi biến đổi thứ nhất chiếu theo thứ tự đó tăng lên số trăm ức - ngàn ức - vạn ức, phía trên và phía dưới cùng một hạn lượng dần dần chuyển tiếp. Như kệ nói: “Mọi biến đổi đầu như thứ tự, tăng theo số trăm - ngàn - vạn ức”. Tất cả các biến đổi sau đó chiếu theo thứ tự ấy tăng lên chuyển thành số lớn, thuận theo tư duy tường tận để chọn lựa! Như kệ nói: “Tất cả mọi biến đổi sau đó, như thứ tự chuyển thành số lớn, trú vào tâm thuận theo quán sát”. Trong kinh giải thích như vầy: “Trong pháp môn thượng và hạ của Như Lai Tạng Phật, có ba loại tu hành, số lấy ngàn làm hạn lượng. Ba phẩm loại như vậy, vì chuyển tiếp nhiều số ức nên sanh ra và tăng thêm kho tàng bao la của pháp môn rộng lớn khắp nơi, không đâu thiếu sót”. Cho đến nói rộng. <詞>Phần thứ 22: ĐẠI QUYẾT TRẠCH MA HA THI PHẠM NẶC MẪU NGUYÊN CHỦ THIÊN VƯƠNG (Phần quyết trạch về Ma ha thi phạm nặc Mẫu là nguyên chủ Thiên vương) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch thi phạm nặc Bổn Vương đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch Ma ha thi phạm nặc Mẫu nguyên chủ Thiên vương. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phạm vi Ma ha Thiên vương Có ba loại biến đổi số ức Tên gọi theo thứ tự như trước Tất cả biến đổi đầu như thứ tự. Chuyển từ số lượng một - hai - ba Thế giới hệ khắp cả mười phương Hết thảy lần biến đổi còn lại Như thứ tự chuyển thành số lớn. Luận nói: Ở trong thể của Ma ha Chủ Thiên Vương, có ba loại tu hành biến đổi theo số ức, tên gọi và thứ tự giống như trước đã nói. Như kệ nói: “Trong phạm vi Ma ha Thiên vương, có ba loại biến đổi số ức, tên gọi theo thứ tự như trứớc”. Ba loại như vậy, trong phạm vi biến đổi thứ nhất chiếu theo thứ tự ấy, tăng lên chuyển thành số một thập phương - hai thập phương - ba thập phương. Như kệ nói: “Tất cả biến đổi đầu như thứ tự, chuyển từ số lượng một - hai - ba, thế giới hệ khắp cả mười phương”. Tất cả mọi biến đổi còn lại, chiếu theo thứ tự đó chuyển thành số lớn hơn. Như kệ nói: “Hết thảy lần biến đổi còn lại, như thứ tự chuyển thành số lớn”. Trong Kinh Tổng Tự Pháp Chuyển Đại Luận giải thích như vầy: “Trong từng địa vị Ma Ha Bổn Tạng Vương của Phật Đà, thì có ba bậc. Thế nào là ba bậc? Một là bậc chuyển số ức xuống thấp. Hai là bậc chuyển số ức vào giữa. Ba là bậc chuyển số ức lên cao. Bậc đầu sanh ra một Đại Phương trong phạm vi tùy theo biển cả của quyến thuộc bậc thấp. Bậc giữa sanh ra hai Đại Phương trong phạm vi số lượng biển cả như nhau đồng thời chuyển. Bậc sau sanh ra ba Đại Phương trong phạm vi tùy theo biển cả của quyến thuộc bậc cao”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 12 <詞>Phần thứ 23: ĐẠI QUYẾT TRẠCH NHẤT CHỦNG CÔNG ĐỨC THUẦN THUẦN VÔ TẠP ĐẠI VIÊN MÃN ĐỊA ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường hoàn toàn thuần nhất không lẫn tạp một loại nào khác của địa vị đại viên mãn công đức) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Ma ha thi phạm nặc Mẫu nguyên chủ Thiên Vương. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch nhất chủng công đức thuần thuần vô tạp đại viên mãn địa đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong con đường công đức thuần nhất Có biển cả pháp môn đầy đủ Hai ngàn năm trăm năm mươi loại Ở trong năm mươi mốt phần vị Mỗi một phần vị đều có đủ Tất cả năm mươi loại phần vị Cũng trong mỗi một phần vị ấy Có các pháp Tánh - Tướng - Bổn - Mạt Số lượng gồm một vạn hai trăm. Trong kinh đã giải thích như vầy: Toàn bộ có số lượng một vạn hai ngàn bảy trăm năm mươi loại Chọn lấy số căn bản cuối cùng ấy Đúng như pháp thuận theo quán sát Lấy số lượng tổng quát như vậy Làm phạm vi hạn lượng con đường. Luận nói: Ở trong phần Nhất chủng công đức thuần thuần vô tạp đại viên mãn địa đạo lộ, toàn bộ biển cả pháp môn có hai ngàn năm trăm năm mươi loại, sâu xa cùng cực và rộng lớn mênh mông. Như kệ nói: “Trong con đường công đức thuần nhất, có biển cả pháp môn đầy đủ, hai ngàn năm trăm năm mươi loại”. Do nghóa gì mà có số lượng như vậy? Thuận theo sự thành tựu có thể biết rõ ràng, điều ấy có nghóa là trong năm mươi mốt loại phần vị, mỗi một vị đều có đủ năm mươi loại. Nghóa này thế nào? Đó có nghóa là năm mươi tâm tín, năm mươi tâm niệm, cho đến năm mươi Như Lai địa đều sai biệt. Như kệ nói: “Ở trong năm mươi mốt phần vị, mỗi một phần vị đều có đủ, tất cả năm mươi loại phần vị”. Cũng vì mỗi một phần vị, tất cả đều có đủ bốn pháp của Tánh - Tướng - Bổn - Mạt, cho nên số lượng một vạn hai trăm được thành lập. Như vậy, bốn sự việc trong này sai biệt thế nào? Nghóa là như thứ tự ấy nói về pháp không thể nghó bàn, nói về pháp rõ ngay lúc ấy giác ngộ, nói về nhân năng sanh trưởng, nói về quả được sanh ra và nuôi lớn. Như kệ nói: “Cũng trong mỗi một phần vị ấy, có các pháp Tánh - Tướng - Bổn - Mạt, số lượng gồm một vạn hai trăm”. Nếu vậy đây so sánh nói làm sao thông được? Trong Kinh Kim Cang Đẳng Địa Nhất Hành Tam Muội giải thích như vầy: “Trong phần phép tắc không có lẫn tạp không hề hỗn loạn, tất cả hoàn toàn như nhau, chẳng xấu ác chẳng tai họa, nơi nào cũng tốt lành, toàn bộ có mười hai ngàn bảy trăm năm mươi pháp môn”. Trong kinh ấy nói như vậy là vì tổng hợp cả Tổng và Biệt. Như kệ nói: “Trong kinh đã giải thích như vầy: Toàn bộ có số lượng một vạn hai ngàn bảy trăm năm mươi loại, chọn lấy số căn bản cuối cùng ấy, đúng như pháp thuận theo quán sát”. Nay con đường này lấy đó làm hạn lượng có pháp môn nào khác? Như kệ nói: “Lấy số lượng tổng quát như vậy, làm phạm vi hạn lượng con đường”. <詞>Phần thứ 24: ĐẠI QUYẾT TRẠCH NHẤT CHỦNG CÔNG ĐỨC MA HA BỔN ĐỊA MINH BẠCH LY ÁC PHẨM TẠNG (Phần quyết trạch về một loại công đức của Ma ha bổn địa rõ ràng xa rời phẩm loại ẩn tàng nghiệp ác). Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch nhất chủng công đức thu- ần thuần vô tạp đại viên mãn địa đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch nhất chủng công đức Ma-ha-bổn-địa minh bạch ly phẩm ác tạng. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Ở trong phẩm tạng của Bổn Địa Có biển cả pháp môn rộng lớn Chứa số lượng một ức ba vạn Bảy ngàn năm trăm loại pháp môn. Trước đây nói trong các phần vị Mỗi một đều có đủ tất cả Thâu gồm năm mươi phần vị khác Nên biển pháp môn rộng như vậy. Bốn pháp về Tánh - Tướng - Bổn - Mạt Thể lệ này mở rộng thông suốt. Luận nói: Ở trong Nhất chủng công đức Ma ha bổn địa minh bạch ly phẩm ác tạng, biển pháp môn tổng quát rộng lớn có một ức ba vạn bảy ngàn năm trăm số, sâu xa cùng cực và bát ngát mênh mông. Như kệ nói: “Ở trong phẩm tạng của Bổn Địa, có biển cả pháp môn rộng lớn, chứa số lượng một ức ba vạn, bảy ngàn năm trăm loại pháp môn”. Do nghóa gì mà số lượng đạt được như vậy? Như trước đã nói trong tất cả phần vị, mỗi một phần vị đều thâu tóm sai biệt chuyển tiếp đầy đủ năm mươi phần vị khác, biển cả pháp môn trở nên rộng lớn như vậy. Như kệ nói: “Trước đây nói trong các phần vị, mỗi một đều có đủ tất cả, thâu tóm năm mươi phần vị khác, nên biển pháp môn rộng như vậy”. Trong quan hệ của bốn loại Tánh - Tướng - Bổn - Mạt, theo như trên phối hợp tương xứng, lại tiếp tục tăng số lượng chuyển thành rộng lớn hơn nữa, hãy tư duy tường tận để chọn lựa! Như kệ nói: “Bốn pháp về Tánh - Tướng - Mạt, thể lệ này mở rộng thông suốt”.  <卷>QUYỂN 13 <詞>Phần thứ 25: ĐẠI QUYẾT TRẠCH MA HA BỔN ĐỊA CỤ TÚC PHẨM TẠNG PHI HOẠN ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường Ma ha bổn địa đầy đủ phẩm tạng không phải là tai họa) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch nhất chủng công đức Ma ha bổn địa minh bạch ly phẩm ác tạng. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch Ma ha bổn địa cụ túc phẩm tạng phi hoạn đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phạm vi con đường Bổn Địa Chuẩn mực phát sanh hai loại môn Đó là hoành chuyển và thọ chuyển Lấy đó làm hạn lượng của mình. Luận nói: Ở trong phần Ma ha bổn địa cụ túc phẩm tạng phi hoạn đạo lộ này có hai môn. Thế nào là hai môn? Một là chuyển theo chiều ngang cùng lưu thông đến khắp nơi. Hai là chuyển theo chiều dọc cùng một loại không hỗn tạp. Đây gọi là hai môn. Như vậy, hai môn theo đó làm thành hạn lượng của mỗi loại. Như kệ nói: “Trong phạm vi con đường Bổn Địa, chuẩn mực phát sanh hai loại môn, đó là hoành chuyển và thọ chuyển, lấy đó làm hạn lượng của mình”. Vả lại, Môn chuyển theo chiều ngang có hình tướng như thế nào? Kệ nói: Trong phần vị bốn loại sự việc Trong đó gồm có Tổng và Biệt Tất cả chuyển tăng lên mười lần Ngay một lúc không có trước sau Số lượng pháp môn tăng lên đó Theo lệ trước tiếp thu biết rõ. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị trong bốn loại quan hệ về Tánh - Tướng - Bổn - Mạt, trong tất cả đều có phần vị của Tổng và Biệt, mỗi một phần vị đều đầy đủ các số tăng lên mười lần, ngay một lúc cùng chuyển không có tách biệt trước sau. Đây chính là hình tướng của môn chuyển theo chiều ngang cùng lưu thông đến khắp nơi. Như kệ nói: “Trong phần vị bốn loại sự việc, trong đó gồm có Tổng và Biệt, tất cả chuyển tăng lên mười lần, ngay một lúc không có trước sau”. Số lượng trong này cũng tiếp tục chuyển thành hơn hẳn vượt qua số lượng trước đó, phối hợp như trên sẽ rõ ràng. Như kệ nói: “Số lượng pháp môn tăng lên đó, theo lệ trước tiếp thu biết rõ”. Như vậy đã nói về Môn chuyển theo chiều ngang cùng lưu thông đến khắp nơi. Tiếp theo sẽ nói về Môn chuyển theo chiều dọc cùng một loại không lẫn tạp. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong các phần vị nói trứớc đây Như thứ tự không vượt hơn trước Tất cả chuyển tăng lên mười lần Rõ ràng và trọn vẹn như nhau. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị trong phần vị Tổng - Biệt đã nói như trước, như thứ tự ấy không vượt lên trước, tất cả mọi phần vị đều chuyển tăng lên mười lần, cùng rõ ràng và cùng trọn vẹn như nhau, cũng không tạp loạn cũng không tập hợp với nhau, luôn luôn chuyển rõ. Đây chính là hình tướng của Môn chuyển theo chiều dọc cùng một loại không lẫn tạp. Như kệ nói: “Trong các phần vị nói trước đây, như thứ tự không vượt lên trước, tất cả chuyển tăng lên mười lần, rõ ràng và trọn vẹn như nhau”. Vì thế trong Kinh Đại Kim Cang Bảo Vương Pháp Giới Ấn Tạng giải thích như vầy: “Lại nữa, này Văn-thù-sư-lợi! Bảo vương đạo phẩm ấy là chuyển theo hai trạng thái. Thế nào là hai? Một là chuyển trong một khu vực. Hai là chuyển trên mọi phương diện. Nói về trong một khu vực, thì đạo lý tuy rất nhiều nhưng trước hết tùy theo chỉ một đạo lý, vì vónh viễn hoàn hảo. Nói về trên mọi phương diện, là vì tất cả các đạo lý cùng thực hành trong một lúc”. Cho đến nói rộng. <詞>Phần thứ 26: ĐẠI QUYẾT TRẠCH MA HA BẢO LUÂN VƯƠNG QUẢNG ĐẠI VIÊN MÃN VÔ THƯỢNG ĐỊA ĐỊA (Phần quyết trạch về các địa vị vô thượng rộng lớn viên mãn của Đại bảo luân vương). Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Ma ha bổn địa cụ túc phẩm tạng phi hoạn đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch Ma ha bảo luân vương quảng đại viên mãn vô thượng địa địa. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Vì Tổng - Biệt không cùng tận Cho nên kiến lập thể bổn pháp. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị trong thể của pháp vốn có dùng Tổng thâu tóm Biệt, lấy Biệt thâu tóm Tổng, lấy Tổng thâu tóm Tổng, lấy Biệt thâu tóm Biệt, chủ thể thâu tóm, đối tượng thâu tóm không có cùng tận, đại dương pháp môn sâu thẳm rộng lớn, nghóa lý giải thích ý thú trọn vẹn khắp nơi, vì hoàn toàn tự tại vô ngại. Như kệ nói: “Do vì Tổng - Biệt không cùng tận, cho nên kiến lập Thể bổn pháp”. Trong Kinh Ma Ha Diễn Địa Tạng Vô Thượng Cực Thuyết Bất Khả Tư Nghị Tâm Địa Phẩm Luận giải thích như vầy: “Núi báu giữa biển khơi, cùng loại vô tận - khác loại vô tận, đầy đủ tròn vẹn hoàn toàn, không cùng tận - không có trước sau, không có giới hạn - không có ranh giới, cũng là tướng rộng lớn - cũng là tướng nhỏ hẹp”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 14 <詞>Phần thứ 27: ĐẠI QUYẾT TRẠCH HỆ PHƯỢC ĐỊA ĐỊA PHẨM LOẠI BẤT CÁT TƯỜNG ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường không tốt lành vì phẩm loại phiền não đầy khắp nơi) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Ma ha bảo luân vương quảng đại viên mãn vô thượng địa địa. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch hệ phược địa địa phẩm loại bất cát tường đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phạm vi con đường phiền não Cũng phát sanh phần vị kim cang Dựa vào phần vị lập tướng chuyển Thì xuất hiện bốn loại của pháp Gọi là năng, sở, chướng và quả Bốn loại pháp như vậy xuất hiện Đều là hạn lượng thuộc hữu vi Đúng như pháp thuận theo quán sát. Luận nói: Ở trong phần Hệ phược địa địa phẩm loại bất cát tường đạo lộ, cũng có năm mươi mốt phần vị kim cang. Dựa vào các phần vị này để kiến lập tướng chuyển, thì có bốn loại pháp. Thế nào là bốn loại? Một là pháp của trí là chủ thể chứng. Hai là pháp thuộc lý của đối tượng được chứng. Ba là pháp thuộc sự chướng ngại. Bốn là pháp thuộc quả chứng đắc. Đây gọi là bốn loại. Bốn pháp như vậy đều là hạn lượng thuộc hữu vi, hãy tư duy tường tận để chọn lựa! Như kệ nói: “Trong phạm vi con đường phiền não, cũng phát sanh phần vị kim cang, dựa vào phần vị lập tướng chuyển, thì xuất hiện bốn loại của pháp, gọi là chủ thể, đối tượng, chướng và quả, bốn loại pháp như vậy xuất hiện, đều là hạn lượng thuộc hữu vi, đúng như pháp thuận theo quán sát”. Bốn pháp như vậy tất cả có số lượng bao nhiêu? Hình tướng chuyển của chúng sẽ như thế nào? Kệ nói: Mỗi pháp đều có hai loại pháp Đó là thể tướng của bổn - thỉ Sanh diệt chướng cùng tăng giảm quả Tướng chuyển chỉ có lên phía trên. Luận nói: Trong bốn loại pháp mỗi pháp đều có hai loại. Thế nào là hai trí? Một là trí của tánh đức vốn có xưa nay. Hai là trí của đức nay mới khởi. Đó là hai trí. Thế nào là hai lý? Một là . Hai là lý về tướng có thật. Đây gọi là hai lý. Thế nào là hai chướng? Một là bổn sanh chướng ngại đến bổn sanh. Hai là bổn diệt chướng ngại đến bổn diệt. Đây gọi là hai chướng. Thế nào là hai quả? Một là tăng thêm quả của công đức. Hai là giảm bớt quả của lỗi lầm. Đây gọi là hai quả. Như kệ nói: “Mỗi pháp đều có hai loại pháp, đó là thể tướng của bổn - thỉ, sanh diệt chướng cùng tăng giảm quả”. Tu hành tướng chuyển chỉ có hướng lên phía trên (Thượng thượng). Như kệ nói: “Tướng chuyển chỉ có lên phía trên”. Đối trị chướng ngại và chứng quả có hạn lượng đối đãi sai biệt, hình tướng như thế nào? Kệ nói: Bổn sanh đối với thể tăng thêm Thỉ diệt đối với tướng giảm đi Dù nhiều cũng thông suốt rõ ràng Như pháp hãy tiếp thu quán sát. Luận nói: Trí của tánh đức vốn có xưa nay, đoạn trừ bổn sanh chướng ngại đến bổn sanh, chứng được lý về thể có thật, thành tựu và tăng thêm quả của công đức. Như kệ nói: “Bổn sanh đối với thể tăng thêm”. Trí do đức nay mới phát khởi, đoạn trừ bổn diệt chướng ngại đến bổn diệt, chứng được lý về tướng có thật, thành tựu và giảm bớt quả của lỗi lầm. Như kệ nói: “Thỉ diệt đối với tướng giảm đi”. Như vậy bốn pháp, trong năm mươi mốt loại phần vị chân kim cang thảy đều đầy đủ, hãy tư duy tường tận để chọn lựa! Chỉ có luôn luôn chuyển hay là cùng loại chuyển? Là cùng loại chuyển, như kệ nói: “Dù nhiều cũng thông suốt rõ ràng, như pháp hãy tiếp thu quán sát”. Hai chướng sanh - diệt có nghiệp dụng sai biệt, hình tướng như thế nào? Kệ nói: Lúc ban đầu chủ định sanh diệt Do vì đảm nhận được sanh diệt. Luận nói: Công đức thiện căn phát khởi mạnh lên, đối trị chuyển sang tốt đẹp phát triển mạnh lên, chuyển sang đảm nhận đối trị tiêu diệt mọi sự việc xảy ra trái ngược. Như kệ nói: “Lúc ban đầu chủ định sanh diệt, do vì đảm nhận được sanh diệt”. Vì thế trong Kinh Đại Kim Cang Sơn Bảo Hải Hội Chúng nói như vầy: “Lại nữa, này Văn-thù-sư- lợi! Trước đây ông đã hỏi, thế nào gọi là các pháp vô thường cùng một loại như nhau, mà chuyển môn thứ nhất ấy là vì bốn loại vô thường? Ta đã nói như vầy: Thế nào là bốn loại? Một là trí vô thường. Hai là lý vô thường. Ba là vô thường vô thường. Bốn là thượng quả vô thường. Đây gọi là bốn loại. Này Văn-thù-sư-lợi! Nói là trí vô thường, vì đoạn phiền não. Nói là lý vô thường, đó là trí sở chứng. Nói là vô thuờng vô thường, vì bị đoạn trừ. Nói là thượng quả vô thường, vì tiếp đãi với năng lực của nhân”. Cho đến nói rộng. <詞>Phần thứ 28: ĐẠI QUYẾT TRẠCH HỆ PHƯỢC ĐỊA ĐỊA TỰ NHIÊN BỔN VƯƠNG MA HA… PHẨM (Phần quyết trạch về Ma ha… phẩm của Bổn Vương tự nhiên đối với tất cả các chủng loại phiền não) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch hệ phược địa địa phẩm loại bất cát tường đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch hệ phược địa địa tự nhiên Bổn Vương Ma Ha… phẩm. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phạm vi Bổn Vương tự nhiên Có các pháp hữu vi - vô vi Chuyển tiếp đầy đủ và viên mãn Trong này có thượng chuyển, hạ chuyển. Luận nói: Ở trong phần Tự nhiên Bổn Vương Ma Ha… phẩm, thì có hai chuyển. Thế nào là hai chuyển? Một là hữu vi chuyển. Hai là vô vi chuyển. Đây gọi là hai chuyển. Như kệ nói: “Trong phạm vi Bổn Vương tự nhiên, có các pháp hữu vi - vô vi, chuyển tiếp đầy đủ và viên mãn”. Cũng có hai chuyển. Thế nào là hai chuyển? Một là thượng chuyển. Hai là hạ chuyển. Đây gọi là hai chuyển. Như kệ nói: “Trong này có thượng chuyển, hạ chuyển”. Hữu vi vô vi tất cả có số lượng bao nhiêu? Tướng trạng của thượng chuyển - hạ chuyển như thế nào? Kệ nói: Pháp vô vi chỉ có một loại Pháp hữu vi thì có hai loại Như thứ tự thật và bổn, thỉ Pháp vô vi chi phối thuợng - hạ Sanh ra hai loại pháp hữu vi Chuyển tiếp trở thành rộng lớn hơn. Luận nói: Pháp vô vi có một loại, pháp hữu vi có hai loại, một nghóa là vì có thật. Hai là vì vốn có và mới có. Như kệ nói: “Pháp vô vi chỉ có một loại, pháp hữu vi thì có hai loại, như thứ tự thật và bổn, thỉ”. Như vậy ba pháp này trong năm mươi mốt loại phần vị kim cang cũng có tướng chuyển tăng thêm công đức ở phần trên và phần dưới. Tướng chuyển ở phần trên thế nào? Nghóa là trong thời gian hướng lên trên, pháp vô vi chi phối hết thảy mọi phần vị, tất cả đều sanh ra và tăng thêm một vạn bổn - thỉ tuệ giác thanh tịnh vi diệu, trong thời gian hướng xuống dưới, hết thảy mọi phần vị đều sanh ra và tăng thêm đầy đủ trọn vẹn hai ức bổn - thỉ tuệ giác thanh tịnh vi diệu, như vậy và hoàn toàn như vậy đều là Như Như từ thượng hạ đến vô lượng bé nhỏ. Như nói về quyến thuộc của căn bản giữ lại cũng như vậy. Như kệ nói: “Pháp vô vi chi phối thượng, hạ, sanh ra hai loại pháp hữu vi, chuyển tiếp trở thành rộng lớn hơn”. Như thứ tự ấy, số lượng tăng lên thuận theo biết rõ. Trong Kinh Phẩm Địa Kinh Luận giải thích như vầy: “Trong biển cả của Bổn Vương ẩn tàng nơi thế gian, công đức vô thường rất nhiều không tính được, công đức thường trú thì số đó rất ít ỏi, vì vậy cho nên nói là tạng địa thế gian”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 15 <詞>Phần thứ 29: ĐẠI QUYẾT TRẠCH TỰ NHIÊN BỔN VƯƠNG QUẢNG ĐẠI CHUYỂN ĐỊA VÔ CHƯỚNG VÔ NGẠI CÂU HÀNH ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường tự nhiên rộng lớn cùng lúc lưu thông không hề chướng ngại đến Bổn Vương) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch hệ phược địa địa tự nhiên Bổn Vương Ma Ha… phẩm. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch tự nhiên Bổn Vương quảng đại chuyển địa vô chướng vô ngại câu hành đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Ở trong con đường của Bổn Vương Dựa vào phần vị dần dần chuyển Một người chủ có hai người bạn Cho đến phạm vi trung vô lượng Số lượng biến đổi đều thông suốt Như pháp hãy thuận theo quán sát. Luận nói: Ở trong phần Tự nhiên Bổn Vương quảng đại chuyển địa vô chướng vô ngại câu hành đạo lộ này, dựa vào năm mươi mốt phần vị, như thứ tự ấy cũng hướng lên trên cũng hướng xuống dưới dần dần chuyển hành. Pháp vô vi là chủ phát sanh hai pháp hữu vi, hoặc hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới tăng thêm số trung vô lượng, đến mức biến đổi trung vô lượng. Như kệ nói: “Ở trong con đường của Bổn Vương, dựa vào phần vị dần dần chuyển, một người chủ có hai người bạn, cho đến phạm vi trung vô lượng, số lượng biến đổi đều thông suốt, như pháp hãy thuận theo quán sát”. Trong Kinh Bộ Tông Hoa Phẩm nói như vầy: “Trong biển cả tàng trữ các hành có một phẩm đức thường trú với số vô lượng, trong biển cả tàng trữ các hành có hai phẩm loại công đức vô thường với số vô lượng, lên cao hay xuống thấp số đó cũng vô lượng”. Cho đến nói rộng ra. <詞>Phần thứ 30: ĐẠI QUYẾT TRẠCH TỐI CỰC QUẢNG ĐẠI CÂU HÀNH SƠN VƯƠNG VÔ TẬN HẢI HẢI (Phần quyết trạch về lớp lớp biển cả vô tận bao la cùng cực đồng thời lưu thông của Sơn Vương) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch tự nhiên Bổn Vương quảng đại chuyển địa vô chướng vô ngại câu hành đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch tối cực quảng đại câu hành Sơn Vương vô tận hải hải. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong lớp lớp biển cả vô tận dựa vào phần vị dần dần chuyển Một người chủ có hai người bạn Cho đến phạm vi đại vô lượng Số lượng - biến đổi theo lệ trước Thuận theo mở rộng ra thông suốt. Luận nói: Ở trong kho tàng vô tận của lớp lớp biển cả, dựa vào năm mươi mốt phần vị, như thứ tự ấy cũng hướng lên trên cũng hướng xuống, pháp vô vi là chủ sanh ra và tăng trưởng hai pháp hữu vi, tăng đến số đại vô lượng, đến mức biến đổi đại vô lượng. Như kệ nói: “Trong lớp lớp biển cả vô tận, dựa vào phần vị dần dần chuyển, một người chủ có hai người bạn, cho đến phạm vi đại vô lượng, số lượng - biến đổi theo lệ trước, thuận theo mở rộng thông suốt”. Trong Kinh Bộ Tông Hoa Phẩm giải thích như vầy: “Trong biển cả các hành thường trú của Sơn Vương, có ba loại đại vô lượng. Thế nào là ba loại? Một là đại vô lượng về thường. Hai là đại vô lượng về vô thường. Ba là đại vô lượng về chuyển biến”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 16 <詞>Phần thứ 31: ĐẠI QUYẾT TRẠCH XUẤT LY HỆ PHƯỢC ĐỊA THANH BẠCH GIẢI THOÁT ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường giải thoát thuần khiết vượt khỏi chốn phiền não trói buộc) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch tối cực quảng đại câu hành Sơn Vương vô tận hải hải. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch xuất ly hệ phược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phạm vi con đường giải thoát Có hai mươi loại pháp vô vi Gọi là mười không và mười có Các loại pháp vô vi như vậy. Ở trong năm mươi mốt phần vị Tất cả đều phát sanh đầy đủ, Dựa vào pháp - vị lập tướng chuyển Có hai loại trùng trùng - vượt qua. Luận nói: Ở trong phần Xuất ly hệ phược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ, có hai mươi pháp vô vi thường trú, đó gọi là mười Không vô vi và mười Hữu vô vi, tất cả đều sai biệt. Thế nào gọi là mười Không vô vi? Đó là: Hư không bao la thường trú tự nhiên xa rời tạo tác là Không vô vi. Hình ảnh của hư không mênh mông là Không vô vi. Hư không bàng bạc xa rời là Không vô vi. Chân tướng hình ảnh không hề có gì là Không vô vi. Trống rỗng không đều chẳng phải là Không vô vi. Xa rời ngôn từ bặt dứt diễn tả là Không vô vi. Tuyệt đối xa rời chưa hoàn toàn là Không vô vi. Tuyệt đối xa rời tâm hiểu biết là Không vô vi. Tuyệt đối xa rời triệt để cùng tận là Không vô vi. Không có chướng ngại tuyệt đối rỗng không mênh mông bát ngát là Không vô vi. Đây gọi là mười Không vô vi. Thế nào gọi là mười Hữu vô vi? Đó là: Tất cả ngôn từ diễn tả quyết định thường trú không phá bỏ là chẳng phải Không vô vi. Tất cả tâm thức quyết định thường trú không phá bỏ là chẳng phải Không vô vi. Tất cả đại chủng quyết định thường trú không phá bỏ là chẳng phải Không vô vi. Tất cả đều chẳng phải mà quyết định thường trú không phá bỏ là chẳng phải Không vô vi. Tất cả có thật quyết định thường trú không phá bỏ là chẳng phải Không vô vi. Tất cả tánh đại quyết định thường trú không phá bỏ là chẳng phải Không vô vi. Tất cả cảnh vật trước mắt (Kim quang) quyết định thường trú không phá bỏ là chẳng phải Không vô vi. Tất cả mọi tên gọi phát sanh quyết định thường trú không phá bỏ là chẳng phải Không vô vi. Tất cả không có tên gọi quyết định thường trú không phá bỏ là chẳng phải không vô vi. Tự tánh rộng lớn tròn đầy vốn có tất cả các loại hiện hữu quyết định thường trú không phá bỏ là chẳng phải Không vô vi. Đây gọi là mười Hữu vô vi. Như kệ nói: “Trong phạm vi con đường giải thoát, có hai mươi loại pháp vô vi, gọi là mười Không và mười Có”. Như vậy, hai mươi loại pháp vô vi, trong năm mươi mốt loại phần vị kim cang, chuyển biến đầy đủ trọn vẹn không gì thiếu sót. Như kệ nói: “Các loại pháp vô vi như vậy, ở trong năm mươi mốt phần vị, tất cả đều phát sanh đầy đủ”. Dựa vào hai mươi loại pháp vô vi như vậy, kiến lập tướng chuyển của năm mươi mốt phần vị, thì có hai loại. Thế nào là hai loại? Một là loại trùng trùng thâu tóm trọn vẹn không có chướng ngại. Hai là loại làm hỗn loạn thứ tự chuyển vượt lên trước. Đây gọi là hai loại. Như kệ nói: “Dựa vào pháp - vị lập tướng chuyển, có hai loại trùng trùng - vượt qua”. Vả lại, loại trùng trùng thâu tóm trọn vẹn không có chướng ngại, hình tướng như thế nào? Kệ nói: Mỗi một pháp trong hai mươi pháp Đều thâu gồm hai mươi loại sau Trong năm mươi mốt loại phần vị Tất cả mỗi loại đều có đủ. Thâu gồm năm mươi mốt phần vị Cũng thâu gồm trái lại với nhau Do vì dựa theo nhân duyên này Kiến lập loại trùng trùng thâu tóm. Luận nói: Thế nào gọi là hình tướng của loại trùng trùng? Vì có nghóa là thâu gồm trọn vẹn. Thế nào gọi là thâu gồm trọn vẹn? Có nghóa là hai mươi loại pháp vô vi thường trú có đầy đủ tâm tín, tất cả mỗi một loại đều thâu tóm các phần vị sau, đều có hai mươi loại pháp vô vi. Như nói về tâm tín, các phần vị khác cũng vậy. Như kệ nói: “Mỗi một pháp trong hai mươi pháp, đều thâu tóm hai mươi loại sau”. Năm mươi mốt loại phần vị, tất cả thâu gồm năm mươi mốt loại, cũng không có chướng ngại. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt loại phần vị, tất cả mỗi loại đều có đủ, thâu tóm năm mươi mốt phần vị”. Cũng chính mỗi một pháp thâu gồm tất cả mọi phần vị, mỗi một phần vị thâu gồm tất cả các pháp, cũng không có chướng ngại. Như kệ nói: “Cũng thâu gồm trái lại với nhau”. Dùng hai loại thâu gồm trọn vẹn như vậy, kiến lập tên gọi Trùng Trùng. Như kệ nói: Do vì dựa theo nhân duyên này, kiến lập loại trùng trùng thâu gồm”. Như vậy đã nói về loại trùng trùng thâu gồm trọn vẹn không có chướng ngại. Tiếp theo sẽ nói về loại làm hỗn loạn thứ tự chuyển vượt qua. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong năm mươi mốt loại phần vị Tùy theo một trải qua năm mươi Dần dần tăng lên số lượng pháp Chuyển thành rộng lớn đến khắp nơi. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị trong năm mươi mốt loại phần vị kim cang, lấy tín làm đầu để trải qua năm mươi phần vị, lấy phát tâm trú để làm bước đầu trải qua năm mươi phần vị, cho đến lấy vị cao nhất để làm điểm khởi đầu trải qua năm mươi phần vị. Nếu chuyển lần thứ nhất, tăng lên bốn mươi mốt phần vị chuyển pháp đến số trăm, nếu chuyển lần thứ hai, tăng lên tám mươi hai phần vị chuyển pháp đến số trăm, cho đến vị cuối cùng. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt loại phần vị, thuận theo một trải qua năm mươi, dần dần tăng số lượng của pháp, chuyển thành rộng lớn đến khắp nơi”. Trong Kinh Uẩn Cao Sơn Vương Phẩm Loại giải thích như vầy: “Trong cánh cổng vô phá địa địa, số vật báu của hữu tịch tónh rất nhiều, số vật báu của Không tịch tónh cũng rất nhiều. Nếu có hành giả nào đi vào trong cánh cổng này, thông suốt con đường rộng lớn của các pháp vô vi, không có chướng ngại, không có nghi ngờ sợ hãi, thì tâm hành giả ấy tự tại quyết dịnh thường trú vô cùng an lạc, dần dần tăng thêm biển cả công đức không thay đổi”. Cho đến nói rộng. <詞>Phần thứ 32: ĐẠI QUYẾT TRẠCH GIẢI THOÁT SƠN VƯƠNG CĂN BẢN ĐỊA ĐỊA VÔ NGẠI TỰ TẠI (Phần quyết trạch về khắp nơi tự tại vô ngại là căn bản của Giải Thoát Sơn Vương). Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch xuất ly hệ phược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch Giải Thoát Sơn Vương căn bản địa địa vô ngại tự tại. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phạm vi căn bản Sơn Vương Không và Hữu phát sanh lẫn nhau Các phần vị phát sanh lẫn nhau Chuyển tiếp trở thành rộng lớn hơn. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị về mười Không vô vi, tất cả từng pháp một đều sanh ra mười pháp thường trú Hữu vô vi. Mười Hữu vô vi, tất cả từng pháp một đều sanh ra mười pháp thường trú Không vô vi. Năm mươi mốt phần vị, tất cả từng vị một đều sanh ra năm mươi phần vị dựa vào các loại trùng trùng và vượt qua, do đó chuyển thành đầy đủ trọn vẹn và rộng lớn vô cùng. Như kệ nói: “Trong phạm vi căn bản Sơn Vương, Không và Hữu phát sanh lẫn nhau, các phần vị phát sanh lẫn nhau, chuyển tiếp trở thành rộng lớn hơn”. Trong kinh Ma-ha-diễn giải thích như vầy: “Trong biển cả giải thoát, cũng có không hữu cũng có hữu không, số lượng đó rất nhiều. Như vậy không hữu chỉ là thường diệt chứ không phải là hạn lượng vô thường, chỉ là công đức chứ không phải là phẩm loại sai lầm. Vì thế nên nói là biển cả ẩn chứa giải thoát (Giải thoát tạng hải)”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 17 <詞>Phần thứ 33: ĐẠI QUYẾT TRẠCH GIẢI THOÁT SƠN VƯƠNG ĐẠI ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường vó đại của Giải Thoát Sơn Vương) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Giải Thoát Sơn Vương căn bản địa địa vô ngại tự tại. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch Giải Thoát Sơn Vương đại đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong con đường lớn của Sơn Vương Trước đã nói ở trong số lượng Tăng thêm không không và hữu hữu Từng phần vị chuyển tiếp phát sanh. Luận nói: Ở trong phần Giải Thoát Sơn Vương đại đạo lộ có ba loại chuyển. Thế nào là ba loại? Một là không không chuyển, là mười không vô vi, tất cả mỗi một không đều sanh ra mười không. Hai là hữu hữu chuyển, là mười hữu vô vi tất cả mỗi một hữu đều sanh ra mười hữu. Ba là vị vị chuyển, là năm mươi mốt phần vị tất cả mỗi một phần vị đều sanh ra năm mươi phần vị. Đây gọi là ba loại chuyển. Do vì chọn lấy tự tướng phát sanh chứ không phải là tha tướng. Như kệ nói: “Trong con đường lớn của Sơn Vương, trước đã nói ở trong số lượng, tăng thêm không không và hữu hữu, từng phần vị chuyển tiếp phát sanh”. Các loại môn còn lại chuyển tiếp liên tục tăng thêm số lượng, thuận theo mở rộng ra thông suốt. <詞>Phần thứ 34: ĐẠI QUYẾT TRẠCH QUẢNG ĐẠI VÔ TẬN GIẢI THOÁT HẢI HẢI MA HA SƠN VƯƠNG (Phần quyết trạch về lớp lớp biển cả giải thoát bao la vô cùng tận của Ma Ha Sơn Vương) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Giải Thoát Sơn Vương đại đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch quảng đại vô tận giải thoát hải hải Ma Ha Sơn Vương. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Các phần chuyển đã nói trước đây. Chẳng bao giờ có điểm cùng tận. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị không phát sanh từ nơi không, chẳng bao giờ cùng tận. Không phát sanh ra không khác, chẳng bao giờ cùng tận. Không phát sanh các hữu, chẳng bao giờ cùng tận. Hữu cũng như vậy chẳng bao giờ cùng tận. Phần vị cũng như vậy chẳng bao giờ cùng tận. Trùng trùng vô cùng tận và loạn chuyển vô cùng tận, không hề có giới hạn và không hề có trước sau, thăm thẳm mênh mông đạt tới cực điểm chuyển biến lưu thông rộng lớn vô cùng. Đây chính là thể - tướng - dụng tự tại vô ngại trong lớp lớp biển cả giải thoát của Sơn Vương. Như kệ nói: “Các phần chuyển đã nói trước đây, chẳng bao giờ có điểm cùng tận”.  <卷>QUYỂN 18 <詞>Phần thứ 35: ĐẠI QUYẾT TRẠCH MA HA KHÔNG TRẦN HẢI TẠNG VƯƠNG ĐẠO LỘ (Phần quyết trạch về con đường Ma Ha Không Trần Hải Tạng Vương) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch quảng đại vô tận giải thoát hải hải Ma Ha Sơn Vương. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch Ma Ha Không Trần Hải Tạng Vương đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong con đường của Hải Tạng Vương Có đầy đủ trăm pháp tự tại Do vì dựa theo nhân duyên này Kiến lập tên gọi Hải Tạng Vương. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị trong kho tàng của Hải Vương không có pháp nào khác ngoài pháp tự tại. Có bao nhiêu pháp tự tại? Có một trăm loại? Đó là: Thời tự tại, có ba mươi hai pháp, cũng chuyển cùng thời - cũng chuyển khác thời, cũng chuyển trong lúc không chuyển, cũng không chuyển trong lúc chuyển, cũng chuyển xa thời, cũng chuyển gần thời, cho đến vô lượng. Xứ tự tại, là xứ chuyển như nhau - khác nhau…, cho đến vô lượng. Vật tự tại, là hoạt dụng như nhau - khác nhau…, cho đến vô lượng. Châu biến tự tại, là không có nơi nào không thông suốt…, cho đến vô lượng. Đại tiểu tự tại, là rất nặng rất nhỏ…, cho đến vô lượng. Hữu vô tự tại, là cũng hiện rõ cũng ẩn kín…, cho đến vô lượng. Tịch động tự tại, là cũng định cũng tán…, cho đến vô lượng. Thậm thâm tự tại, là những sự việc không thể nghó bàn được…, cho đến vô lượng. Bất tự tại tự tại, là vì những sự việc trái ngược…, cho đến vô lượng. Vô ngại tự tại, là tự tại với những sự việc thuận nghịch…, cho đến vô lượng. Cho đến tự tại tự tại số trăm, vô tận các pháp tự tại thảy đều tự tại, cả đến vô lượng, như ba mươi hai pháp tự tại đã nói trước đây. Pháp tự tại như vậy đầy đủ tuyệt đối trọn vẹn không có chuyển nào thiếu sót. Vì nghóa này cho nên lập thành tên gọi Hải Vương, hãy tư duy tường tận để chọn! Như kệ nói: “Trong con đường của Hải Tạng Vương, có đầy đủ trăm pháp tự tại, vì dựa theo nhân duyên này, kiến lập tên gọi Hải Tạng Vương”. Trong Kinh Giác Hoa nói như vầy: “Trong chủng loại đại hải mở rộng phạm vi thứ nhất, nếu nói rộng ra thì có số lượng tự tại bằng số vi trần của một thế giới mười phương. Nếu nói tóm lược thì có một trăm pháp tự tại”. Cho đến nói rộng. <詞>Phần thứ 36: ĐẠI QUYẾT TRẠCH ĐẠI BẤT KHẢ TƯ NGHỊ TRÙNG TRÙNG BẤT KHẢ XỨNG LƯỢNG A THUYẾT BỔN VƯƠNG (Phần quyết trạch về A Thuyết vó đại không thể nghó bàn trùng trùng không thể xứng lượng của Bổn Vương) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Ma Ha Không Trần Hải Tạng Vương đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch đại bất khả tự nghị trùng trùng bất khả xứng lượng A Thuyết Bổn Vương. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Trong phần A Thuyết của Bổn Vương Có số lượng pháp trần mười phương Số lượng hư không khắp mười phương Ba mươi ba biển pháp có đủ. Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghóa gì? Là muốn hiển thị trong biển cả A Thuyết đầy đủ trọn vẹn số pháp trần của mười phương thế giới, số pháp trần của mười phương thế giới có đủ trong ba mươi ba biển cả giáo pháp. Số pháp trần của mười phương thế giới, số pháp trần của mười phương hư không, hàm chứa trong ba mươi ba biển cả giáo pháp. Như kệ nói: “Trong phần A Thuyết của Bổn Vương, có số lượng pháp trần mười phương, số lượng hư không khắp mười phương, ba mươi ba biển pháp có đủ”. Trong Kinh Bổn Vương nói như vầy: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với đại chúng: Ta dùng ba trí đạt được, thông suốt tất cả các pháp, không có chướng ngại, không có thiếu sót, nhưng có một biển khơi không thể nghó bàn được, không thể nghó bàn được và không thể cùng tận được, đó là Biển Không Trần Bổn Vương tánh đức viện mãn tự tại tự tại vô tận tạng”. Cho đến nói rộng.  <卷>QUYỂN 19 <詞>Phần thứ 37: ĐẠI QUYẾT TRẠCH GIẢO LƯỢNG CÔNG ĐỨC TÁN THÁN TÍN HÀNH HIỆN THỊ LỢI ÍCH (Phần quyết trạch về so sánh công đức, ca ngợi tín hành, hiển bày rõ ràng lợi ích) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch đại bất khả tư nghị trùng trùng bất khả xứng lượng A Thuyết Bổn Vương. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch giảo lượng công đức tán thán tín hành hiện thị lợi ích. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Ví như ngọn lửa bốc ngùn ngụt Tuy có những nơi rất xa xăm Nhờ vào thế lực của ánh sáng Có thể phá bóng tối nơi xa. Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì Nếu như có những loại chúng sanh Cùng cư trú trong một thế giới. Tuy chưa được tiếp xúc học hỏi Nhờ ánh sáng ngọn lửa Luận này Có thể phá tâm tưởng u mê bất giác Của chúng sanh còn xa pháp Phật. Khiến thích ứng điều phục pháp nhiễm Nhận được sự giác ngộ rõ ràng Ví như ngọn lửa bốc ngùn ngụt Chuyển mạnh hơn tiến gần nơi ấy. Ánh sáng đã dần dần rõ ràng Tăng thêm năng lực phá màn đen Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì. Nếu như có nhiều loại chúng sanh Cùng cư trú chung một quốc gia Tuy chưa được tiếp xúc học tập Nhờ ánh sáng ngọn lửa Luận này. Loại trừ ngu dốt của chúng sanh Lần lượt chuyển đổi khiến rõ ràng Ví như ngọn lửa bốc ngùn ngụt Chuyển tiếp nhau đến gần nơi ấy. Ánh sáng chiếu rọi càng tăng lên Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì Nếu như có những loại chúng sanh. Cùng cư trú trong một thành thị Tuy chưa được tiếp xúc học tập Nhờ ánh sáng ngọn lửa Luận này Loại trừ ngu dốt của chúng sanh. Khiến họ trở thành người sáng suốt Ví như ngọn lửa bốc ngùn ngụt Càng chuyển đến gần hẳn nơi ấy Ánh sáng tăng lên lớp lớp nữa. Hơi nóng sưởi ấm thân thể họ Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì Nếu như có những loại chúng sanh. Cùng cư trú chung ở một nhà Tuy chưa được tiếp xúc học tập Nhờ ánh sáng ngọn lửa Luận này Loại trừ tâm tưởng đầy mê hoặc. Bảo vệ hình hài luôn bình an Chuyển tiếp lần lượt tăng lên mãi Ví như có một người nào Gặp được ngọn lửa sáng bừng ấy. Thì người này nhất định đạt được Sáu loại lợi ích rất lớn lao Đó là có thể chắn khí lạnh Có thể đầy đủ mọi vật dụng. Không bị các loại độc xâm phạm Phá tan ám muội luôn hiểu rõ Tùy người cầu xin cho tất cả Thiêu đốt hết sạch mọi nhiễm ô. Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì Nếu như có những loại chúng sanh Gặp được Huyền Văn Bổn Luận này. Thì người này lập tức có được Sáu loại lợi ích rất to lớn Đó là ngăn được giặc phiền não Thành tựu các phẩm loại công đức. Không vào nơi có nhiều tà ma Phá tan mọi phẩm loại vô minh Tuệ Bát Nhã hiện rõ trước mặt Chúng sanh nghèo túng về pháp Phật. Đến để cầu xin được Thánh tài Tùy thuận giúp cho không tiếc rẻ Đốt sạch mọi uế tạp phiền não Ví như đóa hoa kỳ diệu. Vươn thẳng lên giữa hồ nước sâu Có tên gọi là hoa sen xanh Có người trong khoảnh khắc thời gian Trông thấy hình tướng hoa sen này. Trong một trăm lẻ bảy ngày đêm Đôi mắt người ấy luôn rõ ràng Hoàn toàn không hề bị mờ tối Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn. Cũng lại như vậy chẳng khác gì Nếu như có những loại chúng sanh Tuy không biết đến Bổn Luận này Là đại dương văn từ nghóa lý. Mà mắt trông thấy Bổn Luận này Thì đôi mắt người ấy thanh tịnh Nhìn thấy chư Phật suốt ba đời Có ánh mắt dấy lên phương diện. Ví dụ như có chiếc trống trời Treo cao trên ngọn cây Viên Sanh Có tên gọi là Diệu Thanh Giác Vô lượng những nam nữ cõi trời. Nghe âm thanh tiếng trống này rồi Trong thời gian hai ngàn bảy ngày (2 0 0 7) Tai của họ nhanh nhạy rõ ràng Không có điều gì ngăn cản được. Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì Nếu như có những loại chúng sanh Tuy không thể biết được văn nghóa Mà tai nghe thấy Bổn Luận này Thì tai của họ được thanh tịnh Nghe Phạm âm chư Phật vang lên Có tai nghe dấy lên phương diện Ví như có vị thuốc rất hay Sanh ra trên đỉnh cao núi Tuyết Có tên gọi là Thượng vị thường Có người hái được cây thuốc ấy Chạm vào đầu chót lưỡi của mình Thân hình tỏa mùi thơm ngào ngạt Không cần dùng đồ ăn thức uống Thọ mạng người ấy rất lâu dài Cũng bay vút lên giữa hư không Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì Nếu như có những chúng sanh nào Dùng lưỡi mình đọc tụng trải qua? Một chữ - một câu hoặc một hàng Hoặc một phần nội dung quyết trạch Hoặc một quyển trong Bổn Luận này Tuy không biết gì về nghóa lý Mà có được phẩm loại công đức Bằng số lượng trải qua đọc tụng Của hết thảy biển cả các kinh pháp Ví dụ như có vị Bồ-tát Với tên gọi là Bất Tư Nghị Đại Lực Giải Thoát Bất Tư Nghị Bậc Bồ-tát Đại só như vậy Có đầy đủ thần thông tự tại Đối với tất cả mọi việc làm Hoàn toàn không có gì chướng ngại Thuận theo tâm tưởng đều hiện rõ Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì Nếu như có những chúng sanh nào Quán xét thông hiểu nghóa lý đó Giác ngộ văn từ được giải thích Thì thông suốt hết thảy pháp môn Hoàn toàn không có gì chướng ngại Giác ngộ rõ ràng từng pháp một Ví dụ như có vị Thần Vương Có tên gọi là Đại An Lạc Có người cần đến chút đồ dùng Thờ phụng cúng tế Thần Vương ấy Có thể sanh ra kho bảy báu, Khiến cho đạt được Đại an lạc Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì Nếu như có người nam - người nữ Siêng năng thọ trì và đọc tụng Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Có người muốn cần chút vật dụng Chuyên tâm cúng dường người trì luận Sẽ đạt được vật báu trí tuệ Và phước đức không hề cùng tận Không hề có tâm lý nghi sợ Ví như có loại hương rất nhiệm mầu Tên gọi là Phân Mãn Bố Hương Có người gìn giữ loại hương ấy Thường xuyên đi khắp mọi nơi xa Những nơi người ấy đã đi qua Trong thời gian bốn mươi chín ngày Có mùi thơm ngào ngạt không hết Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì Nếu như có người nam, người nữ Trên vai gánh một bộ Luận này Đi lang thang khắp mọi nơi xa Nếu như vượt qua sông biển lớn Hết thảy các chủng loại chúng sanh Đều có được lợi ích to lớn Nếu như đi qua nơi núi đồng… Tất cả các chủng loại chúng sanh Cũng có được lợi ích to lớn Ví như có hạt châu kỳ diệu Tên gọi là Bảo Châu Như Ý Tùy nơi hạt châu này dừng lại Vô lượng các ngọc ngà quyến thuộc Khắp nơi tụ về vây xung quanh Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Cũng lại như vậy chẳng khác gì Tùy theo nơi Bổn Luận dừng lại Có vô số các Đại Thần Vương Trong mọi thế giới khắp mười phương Hết thảy các vị Đại Thần Vương Đều dẫn theo Thần Vương quyến thuộc Số lượng không thể nào nói hết Đến bảo vệ bộ Luận quý này Nếu đến lúc chánh pháp hoại diệt Làm cho tán hoại như cát bụi, Hết thảy các Thần Vương quyến thuộc Đau lòng khóc to lên thành tiếng Thuận theo mảy bụi dừng nơi nào Hướng đến để luôn luôn bảo vệ Người tiếp nhận giữ gìn Luận này Số lượng các Thần Vương như vậy Hoặc sanh ra hoặc sau khi chết Luôn luôn bảo vệ không xa rời Công đức người tiếp nhận giữ gìn Tuy vô lượng không nghó bàn được Mà diễn tả sơ lược như vậy. <詞>Phần thứ 38: ĐẠI QUYẾT TRẠCH GIẢO LƯỢNG QUÁ HOẠN HA TRÁCH PHỈ BÁNG HIỆN THỊ TỘI NGHIỆP (Phần quyết trạch về so sánh sai lầm trách mắng phỉ báng để hiển bày rõ ràng tội lỗi nghiệp chướng) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch giảo lượng công đức tán thán Tín hành hiện thị lợi ích. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch giảo lượng quá hoạn ha trách phỉ báng hiện thị tội nghiệp. Sắc thái đó thế nào? Kệ nói: Ví dụ như có một hòn núi Tên gọi là Bảo Luân Thượng Sơn Núi này vốn có bảy thứ báu Lại không hề có sự cạn kiệt. Hạng bần cùng tìm cầu vật báu Vô lượng vô biên không tính được Có hạt châu có thể giữ vật báu Tên gọi là Đảnh Pha Lê Châu. Nếu người nào có hạt châu này Thì có thể lấy được bảy báu Rời xa nỗi khốn khổ nghèo túng Đạt được sự an lạc to lớn. Nếu người không có hạt châu này Không thể giữ được vật quý báu Suốt đời không thể nào có được Hỏi là: Nguyên do vì sao vậy? Nếu người không có hạt châu đến Chỉ thấy toàn cọp beo lang sói Và toàn là rắn dỏ rắn xanh, Cùng đủ loại sâu độc lẫn lộn. Cuối cùng không thấy đâu châu báu Bởi vì thấy toàn loại độc hại Tâm người ấy hết sức nghi sợ Điên cuồng hỗn loạn nên bỏ chạy. Thậm chí làm cho phải mất mạng Châu báu ngọc ngà tự nhiên có Mà người cầu tìm vật báu kia Vì phước mỏng manh - tội sâu dày. Rốt cuộc không thể nào thấy được Tất cả chúng sanh cũng như vậy Người có thiện căn rất sâu xa Nâng hạt châu tâm tín kiên cố. Đi vào biển sâu của Đại Thừa Nhận lấy vật báu của công đức Ra khỏi vòng sanh tử khổ đau Người thiện căn quá ư ít ỏi. Được thấy bộ Luận rất sâu này Do vì tâm tín không thật chắc Dựa vào chánh dấy lên tà giải Nhận lấy khổ đau không thời hạn. Ví như người sống trong mù lòa Được đồ vật trang nghiêm vi diệu Không có điều gì vui mừng cả Người ngu si cũng giống như vậy. Tuy được bộ Luận rất sâu xa Bởi vì họ hết sức ngu si Không biết là vật báu xuất thế Không có tâm tiến vào học tập. Ví như rồng sống ở giếng nhỏ Theo dòng nước chảy ra đến biển Do vì quá mê muội hỗn loạn Bài báng biển cả mà bỏ mạng. Người ngu si cũng giống như vậy Tự mình đã quen thói cố chấp Nhất định không thể nào thay đổi Nghe được giáo pháp chưa từng có. Bởi vì quá mê muội hỗn loạn Phỉ báng giáo pháp rộng lớn này Rơi vào trong đường ác khốn cùng Không có hạn kỳ thoát ra được. Nếu như có những chúng sanh nào Thấy nghe giáo pháp trong Luận này Tâm không tin tưởng mà phỉ báng Thì chính người này đã phỉ báng. Hết thảy chư Phật trong ba đời Hết thảy Pháp tạng trong ba đời Hết thảy Tăng già trong ba đời Người này đã chuốc lấy tội lỗi. Tính đến số vô lượng vô lượng Không thể nào biết được giới hạn Số lượng vi trần mười phương thế giới Chư Phật và chư Đại Bồ-tát. Thảy đều xuất hiện trong một lúc Tuyên thuyết đại dương của pháp môn Với số lượng vô biên như vậy Chuyên giáo hóa cho hạng người này. Trải qua vô lượng vô biên kiếp Cuối cùng không thể giáo hóa được Hỏi: Nguyên cớ ấy vì sao? Chỉ có tuyên thuyết về pháp này? Bởi vì không còn đạo nào khác Những loại chúng sanh như thế Hết thảy chư Phật - Đại Bồ-tát Lượng như vi trần mười phương giới. Dùng năng lực thần thông rất lớn Hướng về kiếp vị lai xa xăm Quán sát thấy rõ giới hạn ấy Không có hạn kỳ giác ngộ đạo. Hỏi: Nguyên cớ ấy vì sao? Vì không học ba mươi tư phép tắc Của các phần vị Đại Kim Cang Mà đến được bến bờ Đại Niết-bàn. Thật sự không hề có điều này Vì thế cho nên các hành giả Dùng phương tiện chịu khó tu tập Thuận theo quán sát biển pháp ấy. Không thể thông hiểu nguồn gốc ấy Vọng sanh ra tâm phỉ báng Rơi vào trong đường ác khốn cùng Không có hạn kỳ thoát ra được. Quyết định không thể tùy ý làm Quyết định đừng bằng lòng tạo tác Tội lỗi nghiệp chướng tuy vô lượng Mà chỉ nói sơ lược như vậy.  <卷>QUYỂN 20 <詞>Phần thứ 39: ĐẠI QUYẾT TRẠCH HIỆN THỊ BỔN NHÂN QUYẾT ĐỊNH CHỨNG THÀNH TRỪ NGHI SANH TÍN (Phần quyết trạch về hiển bày rõ ràng nhân tố căn bản quyết định chứng đắc thành tựu để loại trừ nghi ngờ phát sanh niềm tin) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch giảo lượng quá hoạn ha trách phỉ báng hiện thị tội nghiệp. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch hiện thị bổn nhân quyết định chứng thành trừ nghi sanh tín. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Tôi ở tại vô lượng vô biên kiếp xưa kia Đi theo Đức Thế Tôn tu hành hạnh Bồ-tát Một thời Đức Thế Tôn làm tôi tớ Vương gia Cõi nước đó có tên gọi là nước Kim Thủy Nhà vua đó tên gọi là Bảo Kim Luân Tạng Đại Vương này có ba mươi ức loại nô tỳ Có đàn ngựa lớn gồm sáu mươi ức Bạch Mã Vàng bạc ngọc ngà châu báu cũng không kể xiết Có một tôi tớ sau cùng tên gọi Thường Tín Một hôm Đại vương gọi Thường Tín và bảo: Nhà ngươi tiếp nhận sáu mươi ức Bạch Mã này Luôn luôn trông coi bảo vệ đừng làm tổn hại Bấy giờ tôi tớ kia tiếp nhận đàn Bạch Mã Thường xuyên bên cạnh bảo vệ không để tổn hại Đàn Bạch Mã đã có sáu mươi ức con như vậy Trải qua một ngày nuôi ăn hết trăm lượng vàng Lúc ấy Thường Tín khởi lên ý niệm như vầy: Mình chỉ có một thân mà đàn ngựa rất nhiều Để không tổn hại chúng, khó thay! Khó thay! Những con ngựa này dữ tợn khó ngăn chúng chạy Nay có cách gì có thể bảo vệ tốt nhất? Sau khi Thường Tín khởi lên ý niệm này rồi Liền đến nương nhờ thầy học pháp thuật biến hóa Năng lực pháp thuật biến hóa thành vạn Bạch Mã Hóa Mã hiện thân yên lặng sừng sững trang nghiêm Đứng giữa trung tâm của sáu mươi ức Bạch Mã Phát ra âm thanh vang dội nói lên như vầy: Này tất cả các ngựa, hãy lần lượt hành lễ Lúc ấy có những Hóa Mã đứng giữa trung tâm, Thảy đều tiến lên thực hiện lễ bái đầu tiên Những chú ngựa trong đàn đều thuận theo hành lễ Sau khi sự việc như vậy đã thực hiện xong Hóa Mã quở trách ngựa nhỏ sai lầm bị đánh Những chú ngựa trong đàn càng phục tùng Hóa Mã Những tâm nguyện của Thường Tín thảy đều thành tựu Tâm hoàn toàn không có gì buồn rầu trách móc Thường Tín lại tiếp tục khởi lên ý niệm này: Những chú ngựa này đều thuận theo mình cảm hóa Trừ bớt số vàng bạc tiền của tốn vì chúng Tạo tác nghiệp thiện thay đổi báo ứng xấu ác Xướng to lên nói với các chú ngựa như vầy: Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, này các súc sanh Thân ta cùng với thân của tất cả các ngươi Ở vào đời quá khứ vì tâm không hối hận Vốn có gây ra tất cả nghiệp chướng xấu ác Sanh ra nơi này làm tôi tớ làm loài ngựa Tất cả mọi lúc thường không được tự tại Bệnh khổ bức bách đói lạnh làm cho hỗn loạn Không được một chút thời gian an vui Nếu như trong đời này không làm những điều thiện Thì đời sau cũng nhận chịu quả báo như vậy Cứ tiếp tục không có hạn kỳ thoát ra được Nếu như thích hợp thì những súc sanh các ngươi Trừ bỏ nơi ân huệ cung cấp nuôi sống mình Đói khát trong chốc lát mà cảm niềm vui lâu dài Ta là người mà tâm có suy nghó muốn tu Không để thời gian ấy trôi qua chẳng được gì Huống hồ các người đang mang thân hình súc sanh Thân tâm cấu uế thô trược lúc nào mới tu? Nếu như thích hợp thì hãy bắt đầu từ đây Thuận theo Ta giáo hóa không làm điều ngược lại Trong cõi nước đó có con chim rất lạ kỳ Lạ kỳ với tên gọi Nhã Âm Thanh Giác Ngộ Tiếng hót chim này không thể nghó bàn được Người nghe âm thanh đó tâm Đại Bi dâng tràn Bấy giờ, sáu mươi ức con Bạch Mã kia Nghe được những lời nói của Thường Tín xong rồi Đồng loạt phát ra tiếng khóc rất đau buồn Cho đến suốt mười ngày mà không chịu dừng lại Âm vang thương xót của đàn ngựa như vậy Cùng với tiếng chim Nhã Âm Thanh Giác Ngộ Bình đẳng và bình đẳng không có gì sai biệt Bấy giờ, Thường Tín và đàn ngựa đều vui Một trăm lạng vàng ròng chai ra thành hai phần Một phần dùng để chu cấp cho sự sanh trưởng Một phần dùng để vun bồi cho ruộng phước đức Năm mươi lạng vàng ròng vun bồi ruộng phước đức Tạo thành một hình tượng Đức Phật bằng kim cang Toàn bộ có sáu mươi ức hình tượng Đức Phật Thứ nhất trên hết là tượng Đại Bạch Mã Được mang tên gọi là Trường Nghiêm Tạp Sắc Kiến Thường Tín cùng với những ngựa kia đều đã chết Trong đời kiếp thứ hai tất cả đều làm người Cùng chung một quyến thuộc không xa rời lẫn nhau Xuất gia học đạo thường xuyên tu hành phạm hạnh Tất cả sáu mươi ức người đã xuất gia kia Đều gọi là Mã Minh chứ không khác tên gọi Vì thuận theo quá khứ lập thành tên gọi Thường Tín đời quá khứ nay chính là Thích Ca Sáu mươi ức Bạch Mã trong thời quá khứ kia Chính là sáu mươi ức Mã Minh đời hiện tại Đại Bạch Mã thứ nhất Trường nghiêm tạp sắc kiến Chính là thân tôi trong thời hiện tại mà thôi Trong đời kiếp thứ ba cũng được làm thân người Đi theo Đức Thế Tôn thực hành hạnh Bồ-tát Trong đời kiếp thứ tư cũng được làm thân người Đi theo Đức Thế Tôn rèn luyện hạnh nhẫn nhục Lần lượt chuyển đổi trải qua năm trăm đời sống Trong đời sống tiếp theo vì nhân duyên sân hận Phải làm thân rắn nặng nề chịu khổ vô cùng Trong đời sống tiếp theo chịu làm thân cá lớn Trong đời sống tiếp theo cũng phải làm thân rắn Dùng thân hình loài rắn đến nơi Đức Thế Tôn Gieo mình sám hối phát tâm tàm quý Dùng kệ bày tỏ ý nguyện phát tâm rộng lớn: Trong đời sống tiếp đó được làm người Đồng Phần Đi theo Đức Thế Tôn phát nguyện làm quyến thuộc Thì Đức Thế Tôn phát ra lời nguyện như vầy: Nếu như Ta thành tựu viên mãn Đạo Chánh Giác Sẽ tuyên thuyết đầy đủ trăm ức Tu-đa-la Lợi ích rộng khắp cho tất cả mọi chúng sanh Thì tôi cũng phát ra lời thệ nguyện như sau: Tạo tác một trăm bộ luận giải thích rõ ràng Lợi ích phân ra cho tất cả mọi chúng sanh Như thứ tự trải qua nhiều đời sống về sau Đức Thế Tôn đầy đủ tất cả mọi hành nhân An trú nơi địa vị Sơn Vương của pháp giới Tôi cũng dần dần tu tập tất cả nhân hạnh Chứng thực đi vào địa vị Bất Động thứ tám Tôi đã hướng đến trú sở của Đức Thế Tôn Cúi đầu thành kính đảnh lễ đứng về một bên Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền bảo với tôi: Ta nhớ lại từ vô lượng đời kiếp xưa kia Ông và Ta cùng cư trú trong một xứ sở Phát nguyện làm nhân duyên có hệ thuộc với nhau Nếu như thích hợp thì ông tạo tác Luận giáo Sau khi Ta diệt độ mà chấn hưng chánh pháp Tôi theo phép tắc cúi đầu đảnh lễ vâng mạng Hướng về Đức Thế Tôn thưa rõ ràng như vầy: Trước mắt Con không biết tạo tác Luận thế nào Trí tối, non kém hoàn toàn không thông hiểu gì Chỉ mong ước Đức Thế Tôn vì kẻ mê muội, Nói rõ ra những phương pháp tạo tác Luận giáo Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo với tôi: Lành thay! Lành thay! Này người thiện nam! Hãy lắng nghe kỹ càng và cố gắng suy nghó Ta sẽ giảng giải phân biệt rõ ràng cho ông Này người thiện nam! Mọi pháp tạng của chư Phật Vô lượng vô biên đời kiếp không nói hết được Vô cùng vô tận cũng không có gì giới hạn Đại dương pháp tạng rộng lớn mênh mông như vậy Nếu luận bàn giảng giải rộng ra hoặc tóm lược Đều đầy đủ tất cả thâu tóm không sót gì Đây gọi là phương pháp để tạo tác Luận giáo Tôi cũng còn nghi ngờ lại khởi lên thỉnh cầu: Đại dương pháp môn vô lượng vô biên như vậy Biển phước trí của Con hiện tại chưa đầy đủ Ở trong địa vị học hỏi chưa được trọn vẹn Làm sao có thể thâu tóm giữ gìn không sót? Lúc bấygiờ Đức Thế Tôn bảo với tôi: Đại dương pháp môn tuy là vô biên, vô lượng Mà lại có Tông Bổn Pháp này thâu gồm, vô lượng Nếu như thâu tóm đủ Tông Bổn Pháp này Thì gọi là thuyết về kho tàng thâu gồm các pháp Tôi cũng lại khởi lên trình bày rõ như vầy: Thưa Thế Tôn! Thế nào gọi là Tông Bổn Pháp? Số lượng thế nào, có thể cho tôi biết không? Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo với tôi: Điều Ta đã nói là thể của Tông Bổn Pháp Có nghóa là đại dương của ba mươi tư pháp Nếu như có Luận giả đầy đủ pháp này Gọi là luận về đại dương giáo pháp viên mãn Nếu như có Luận giả nào không có đủ pháp này Thì gọi là luận của một phần Trí nhỏ bé Vì nhân duyên vô cùng quan trọng như thế Nay tôi dựa vào tất cả ba mươi tư pháp Thâu gồm trọn vẹn an lập không sót điều gì Nói về phẩm loại nhân duyên tuy là vô lượng Nhưng mà nói chung giải thích sơ lược như vậy. <詞>Phần thứ 40: ĐẠI QUYẾT TRẠCH KHUYẾN TRÌ LƯU THÔNG PHÁT ĐẠI NGUYỆN HẢI (Phần quyết trạch về khuyến khích giữ gìn lưu thông phát đại nguyện bao la) Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch hiện thị bổn nhân quyết định chứng thành trừ nghi sanh tín. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch khuyến trì lưu thông phát đại nguyện hải. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói: Nguyện cầu Luận này như đại dương viên mãn Khắp nơi trong vô lượng vô biên quốc độ Sanh ra vô lượng mặt trời trí tuệ Tiêu trừ vô biên bóng tối vô minh Chuyển làm thành đại dương Tam bảo Được thấm nhuần kho tàng công đức mưa pháp Chẳng thỉnh cầu mà cảm tương ứng khắp nơi Chẳng khuyến khích mà thành tựu tự nhiên.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 114