<經 id="n1649">LUẬN TAM DI ĐỂ BỘ HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1649 LUẬN TAM DI ĐỂ BỘ Hán dịch: Mất tên người dịch, nay căn cứ theo bản sao chép đời Tần <卷>QUYỂN THƯỢNG Quy mạng đấng Nhất thiết trí. Nói như thế thì lúc người này lâm chung, thành tâm vô ký, là do nghiệp gì mà vãng sinh? Đáp: Nếu tâm là hữu nghiệp ký, nghiệp hoặc thì đi tới cõi ác. Nếu tâm là vô hoặc ký nghiệp bạch thì sinh vào cõi thiện. Nếu tâm là thể tánh ký thì cũng tùy hành nghiệp mà vãng sinh. Do tâm vô ký khởi ra nghiệp vô ký, vì nghiệp chiêu cảm nên vãng sinh ở các nơi như thế. Do vậy, hành nghiệp không gián đoạn, hoặc chết hoặc lúc ngủ, hoặc lúc mê ngất, hay trong lúc vô tâm, thì hành nghiệp chế phục nên vãng sinh theo nghiệp đạo. Hai đoạn này nêu rõ sự tương ưng, đoạn thứ ba nói về hành nghiệp tự tạo không bao giờ mất. Nghiệp ấy do tự tác rồi tự chiêu cảm. Tự tác là nghóa gì? Nghóa là thọ nhận. Tự chiêu cảm là nghóa gì? Đó là phân chia. Vì sao phải thọ nhận? Vì không vãng sinh ở đâu khác. Vì sao phải sinh? Vì phương tiện, vì hành xứ. Tại sao vậy? Vì nghiệp kia không mất, nên phải thọ nhận. Nay xin giải thích rõ. Đời này tạo nghiệp, nghiệp ấy không mất, do nghiệp báo chiêu cảm nên phải thọ sinh trong bốn nơi. Nếu chết trong cõi Dục này thì sinh trong Hữu xứ của cõi Dục, vãng sinh qua Trung gian Hữu xứ thì thọ nhận Trung gian hữu. Như vậy, dù cõi Dục xứ, hay cõi Sắc xứ, Đệ nhất xứ, Đệ tam xứ, việc thác sinh mỗi nơi mỗi khác. Vì thế, từ Trung gian hữu của cõi Dục thọ nhận Trung gian hữu của cõi Dục, từ Trung gian hữu của cõi Dục thọ nhận Trung gian hữu của cõi Sắc. Như thế, chết trong cõi Dục này thì thọ sinh Trung gian hữu, cứ thế lên đến Đệ tam xứ, từ Trung gian hữu của cõi Sắc thọ sinh Trung gian hữu của cõi Sắc. Chúng ta chết đi, thọ nhận Trung gian hữu cũng như thế. Nếu vậy tại sao Đức Thế Tôn nói: Thanh văn từ Trung gian hữu thọ Trung gian hữu, không phải phàm phu. Vì từ Tu-đà-hoàn bảy lần sinh bảy lần chết, thọ Trung gian hữu cõi Trời, trụ ở đó tu chứng đến Tư-đà-hàm, từ Trung gian hữu cõi Trời thọ Trung gian hữu cõi người, trụ ở cõi người tu chứng hạnh chán ngán cõi Dục, rồi từ Trung gian hữu cõi người này thọ Trung gian hữu của cõi sắc, từ Trung gian hữu ấy vào thẳng Niết-bàn, từ đó thọ nhận Trung gian hữu ở cõi khác. Tuy ở nơi này nhưng kỳ thực là Bát Niết-bàn, nên Thanh văn phải trải qua bốn Trung gian Hữu. Có các bộ phái nói, Tư-đà-hàm từ xứ Trung gian Hữu cõi người lên đến Nhất gian Địa xứ, qua Trung gian Hữu cõi người, từ trời cõi Dục thọ nhận trời cõi Dục như vậy đủ biết. Có người xả xứ năm ấm Sinh hữu, thọ năm ấm Trung gian hữu, như vậy cho đến tất cả. Xin hỏi: Vậy tại sao có ngã và ngã xả bỏ? Ở đây có thật nhận còn cõi kia có như thế nào không? Hỏi: Tại sao ông nghi như vậy. Đáp: Vì thấy ý của các bậc Tiên đức trái ngược nhau nên sinh nghi. Đáp: Có các Bộ khác nói: Thật ra không có ngã, chỉ có ấm, xứ là ngã. Vì sao? Vì có khổ. Do đấy, Đức Thế Tôn nói với Tôn giả Ca-chiên- diên: Chỉ có khổ sinh sinh, chỉ có khổ diệt diệt. Họ chỉ thấy có khổ sinh ra, do đó phải biết, các Bộ khác nói không có ngã là thế. Lại nữa, dựa vào đâu mà nói không có ngã? Đáp: Vì không nói. Đức Thế Tôn lại nói với Phạm chí Tiên Ni: Pháp mà ông thấy đó, rõ ràng là nói về không có ngã. Thấy được như vậy gọi là Thầy, còn gọi Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Điều này ta nói, các Bộ khác cho không nói về ngã, nên nói không có ngã. Lại nữa, dựa vào đâu mà nói không có ngã? Đáp: Vì tự thấy nơi thân mình. Đức Thế Tôn nói: Hàng phàm phu không nghe không biết, thấy sắc là ngã, ngã cũng là sắc, sắc ở trong ngã, ngã ở trong sắc. Như thế bốn chủng bốn ấm cũng vậy. Nếu có ngã thì không nên tự xả, thân mình thấy năm ấm là thể của mình. Ví như có người, tự bỏ thân mình, chấp giữ lấy thân Đề-bà-đạt-đa thấy làm thân của mình, thấy thân mình là Đề-bà-đạt-đa, trong thân mình có Đề-bà-đạt-đa, trong Đề-bà-đạt-đa có thân mình, như bỏ nhãn căn của mình, chấp giữ nhãn căn của Đề-bà- đạt-đa, thấy ngà voi cho là thấy biết con voi, nhưng thật sự không phải. Do vậy, nói không có ngã là thế. Lại nữa, do đâu mà nói không có ngã? Đáp: Vì ngã và ngã sở đều không thể chấp giữ có được. Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có ngã, tức là có ngã sở, nếu có ngã sở, tức là có ngã. Ngã và ngã sở thật sự đều không thể chấp giữ là có được. Do vậy, nên không có ngã. Các Bộ khác thấy ngã và ngã sở đều không chấp giữ được, nên nói không có ngã. Lại nữa, vì sao nói không có ngã? Đáp: Vì không thật mà nói là có. Như Tôn giả Phú-lâu-na nói với các Tỳ-kheo Trưởng Lão: Pháp Phật giảng nói thật là khó lường, nhưng ở trong vật lại không có ngã. Đức Phật tự nói: Ta cũng đã nói như vậy với các Trưởng lão, chỉ biết lời nói ấy không lường được ý nghóa sâu xa nên chỉ giả nói là có. Các Bộ khác thấy nghóa không thật nên nói không có ngã. Lại nữa, các Bộ khác nói: Không thể nói là có ngã, không thể nói là không có ngã. Tại sao? Đáp: Vì tướng của ngã không thể nói được. Nếu có ngã thì có thể nói được, như hành tướng của hành thì nói được, như tướng vô vi của vô vi thì nói được, như tướng ngã của ngã cũng nói được. Các Bộ khác thấy tướng của ngã không thể nói được, nên có ngã hay không có ngã đều không thể nói được. Lại nữa, tại sao không thể nói được là có ngã hay không có ngã? Đáp: Vì bỏ qua câu hỏi và ghi nhận. Vì sao? Vì hỏi ghi nhận có bốn loại: Vừa hỏi ghi nhận ngay. Trước hỏi rồi sau mới ghi nhận. Hỏi lại rồi mới ghi nhận. Chỉ bỏ qua mà không ghi nhận. Nay hỏi ngã tức là bỏ qua câu hỏi ấy mà không ghi nhận. Thế nên không thể nói là có ngã, cũng không thể nói là không có ngã. Lại nữa, tại sao không thể nói được là có ngã hay không có ngã? Đáp: Vì không nhất định. Nếu có ngã thì liền nói nó là hành hay khác hành? Là vô vi hay khác vô vi? Hai loại này đã không nhất định, nên không thể nói có ngã, cũng không thể nói là không có ngã. Lại nữa, tại sao không thể nói là có ngã hay không có ngã? Đáp: Vì thường, vô thường. Nếu có ngã thì nói là thường hay vô thường? Hai kiểu nói này đáng ra phải nhất định nhưng nay thì không nhất định, nên không thể nói là có ngã, cũng không thể nói là không có ngã. Lại nữa, tại sao không thế nói là có ngã hay không có ngã? Đáp: Vì dựa vào “có” và không? Phật bảo Tôn giả Ca-chiên-diên: Thế gian dựa vào hai thứ, vừa dựa vào “có”, vừa dựa vào “không”, do chấp “có” chấp “không”, nên không thể nói có ngã hay không có ngã. Các Bộ khác nói: Thật có ngã là vì sao? Đáp: Vì chấp trên ngôn ngữ. Phật nói: Sắc thọ tưởng hành thức ấy trói buộc từ đời này sang đời khác. Các Bộ khác chấp chặt trên ngôn ngữ, nên nói có ngã. Lại nữa, vì sao có ngã? Đáp: Vì chánh kiến. Phật nói: Có người thấy có Hóa sinh, đó là chánh kiến. Các Bộ khác thấy theo chánh kiến, nên nói có ngã. Lại nữa, vì sao có ngã? Đáp: Vì Phật nói bốn niệm. Phật nói: Quán thấy thân thọ tâm pháp, nếu không có ngã thì không thể thấy được bốn pháp. Các Bộ khác thấy Phật nói bốn niệm, nên thấy có ngã. Lại nữa, vì sao có ngã? Đáp: Vì Phật nói Thanh văn. Phật nói: Có người thờ lửa, tự đốt cháy thân mình, khuyên người khác đốt thân, do vậy nên Phật nói có người. Nếu không có con người thì không có tự đốt thân, đốt thân người khác. Các Bộ khác thấy Phật nói có người nên thấy có ngã. Lại nữa, vì sao các Bộ khác nói có ngã? Đáp: Vì một người xuất thế thì nhiều người được an lạc. Phật bảo các Tỳ-kheo: Hết thảy công đức của một người sinh ở thế gian, nhiều người khác cũng được an lạc, nếu không có con người thì ai tạo tác công đức! Các Bộ khác thấy một người sinh nên nói có ngã. Lại nữa, các Bộ khác nói năm ấm là nhân là ngã. Xin hỏi: Vì sao? Đáp: Vì nói đến môn giới. Phật bảo Tỳ-kheo: Sáu môn giới, sáu xúc là người. Các Bộ khác thấy Phật nói sáu môn giới, sáu xúc là người, nên cho đó là người. Lại nữa, vì sao người không khác người? Đáp: Vì Phật nói: Nước khác có người nữ tối thượng là Tu-đa-la. Phật nói: Người nữ tối thượng ta nói đó là dù trắng, đen, xanh, vàng, dù vuông, dài, ngắn, ốm, mập đều là con người chứ không phải khác người. Lại nữa, Phật bảo Tỳ-kheo: Có người thấy một Tỳ-kheo liền ghét, dù vị ấy có lùn, ốm, cao, mập cũng vậy. Lại nữa, Phật nói: Ta dùng Thiên nhãn thấy chúng sinh đáng thương cũng như đáng ghét. Lại nữa, nói con người ở địa ngục kia như đốt đống củi, người thiêu đốt địa ngục cũng như vậy. Đoạn trước nói người nữ tối thượng, thấy Tỳ-kheo đáng ghét, Phật nói thấy chúng sinh đáng thương đáng ghét, cho đến người thiêu đốt địa ngục giống như đốt đống củi v.v.. chỉ cho năm ấm là con người chứ không phải khác người. Các Bộ khác thấy Phật nói ấm là con người nên cho là người. Lại nữa, các Bộ khác nói con người khác năm ấm là sao vậy? Đáp: Như người gánh gánh nặng. Phật nói: Gánh nặng là năm ấm, gánh là con người. Vì vậy con người khác với năm ấm. Lại nữa, vì sao con người khác ấm? Phật nói: Con người lấy ái làm đối tượng thứ hai, nên cứ mãi luân hồi, vì vậy con người khác với ái, nên con người và ấm khác nhau. Lại nữa, vì sao con người khác ấm? Đáp: Vì thọ nghiệp quả. Phật nói kệ: Đời nầy vui, hoan hỷ Đời khác cũng vui mừng Làm phước hai đời vui Tự thấy nghiệp mình tịnh. Nghiệp báo đời này hết Đời sau lại phải chịu Ấm hoại theo nghiệp đi Lại thọ thân ấm khác. Các Bộ khác thấy có thọ nghiệp báo, nên nói người và ấm khác nhau. Lại nữa, vì sao con người khác với ấm? Đáp: Vì ta nói. Phật nói: Đời trước, lúc ta làm Chuyển Luân Thánh Vương có tên là Thiện Kiến, còn gọi là Đại Thiên, ấm mới ta thọ trong đời này không khác đời trước, do vậy con người và ấm khác nhau. Lại nữa, vì sao con người khác với ấm? Đáp: Vì nói ở nơi vô ký. Phật nói: Nói ấm vô thường, không nói người vô thường. Có lúc nói ấm là tướng vô thường, ấm là tướng thường. Vì tướng thường khác tướng vô thường, do đó con người và ấm khác nhau. Lại nữa, vì sao các Bộ khác nói con người là thường. Đáp: Vì không có nguồn gốc. Con người chẳng nên lưu chuyển trong sinh tử. Như Phật đã nói, sinh tử không nguồn gốc, chúng sinh bị lưu chuyển, nguồn gốc sinh tử không biết được, nên con người không có nguồn gốc. Nếu con người không có nguồn gốc thì cũng chính là không có ngọn ngành, nên con người là thường. Lại nữa, vì sao con người là thường? Đáp: Vì nhớ những đời quá khứ. Phật nói: Nhớ một đời, cho đến nhớ những đời trong vô số kiếp về quá khứ, ấm tan hoại, tuy lưu chuyển trong sinh tử nhưng con người không tan hoại. Các Bộ khác thấy: Nhớ một đời, cho đến nhớ những đời trong vô số kiếp về quá khứ, nên nói con người là thường. Lại nữa, vì sao con người là thường? Đáp: Vì nói đến xứ. Phật nói: Qua được bờ bên kia, trụ ở đất ấy thì gọi là Bà-la-môn. Phật lại nói: Đã qua đến bờ bên kia, trụ ở nơi ấy, không còn trở lại, đã đến được bên ấy rồi thì không còn sầu não. Nếu người thấy: Qua bờ bên kia, trụ bên ấy, không còn đọa lạc, không còn sầu não, thì thấy con người là thường. Các Bộ khác thấy Phật nói về xứ, nên nói con người là thường. Lại nữa, vì sao con người là thường? Đáp: Vì được cái vui bất động. Đức Phật nói kệ: Chính giải thoát như vậy Vượt qua dòng ái dục Người trí đâu thể lường Được cái vui chẳng động. Các Bộ khác thấy Phật nói được cái vui chẳng động, nên nói con người là thường. Con người đạt đến cái vui chẳng động thì không có ấm, con người không thể biết được xứ sở, nên con người là thường. Lại nữa, các Bộ khác nói: Con người vô thường. Vì sao? Đáp: Vì có nguồn gốc. Phật bảo Tỳ-kheo: Có một người sanh ra, đem lại an lạc cho tất cả người khác. Nếu có sanh tất có nguồn gốc, nếu có nguồn gốc ắt có ngọn ngành, do vậy con người vô thường. Lại nữa, vì sao con người vô thường? Đáp: Vì Phật nói mới sanh. Phật nói: Mới sanh lên cõi trời có hình dung đẹp đẽ, tướng mạo uy nghiêm. Mới sanh tức là pháp vô thường, nên gọi là mới sanh, vì vậy con người là vô thường. Lại nữa, vì sao con người vô thường? Đáp: Vì pháp đảo ngược. Phật nói: Vua Ba-tư-nặc tuy là vua của con người, nhưng trong đời khác thì ngược lại. Nếu có pháp đảo ngược thì thành ra vô thường, vì vậy con người là vô thường. Lại nữa, vì sao con người vô thường? Đáp vì đọa lạc và sanh. Niết-bàn là thường, vì chẳng đọa lạc, chẳng sanh. Như Phật từng nói: Ta thấy chúng sinh đọa lạc, thọ sanh. Dựa trên lời Phật, nên con người là vô thường. Lại nữa, vì sao con người vô thường? Đáp: Vì pháp sanh, lão, bệnh, tử. Phật nói: Vì vô số bốn bộ chúng Thiện tri thức, vì việc sanh tử nên ta đến đây. Ta đã thoát ly sanh tử. Sanh lão bịnh tử là pháp vô thường, vì vậy con người là vô thường. Do đó, lấy kinh điển này làm nền tảng, có lúc nói: Không có thật ngã, có lúc nói: Không thể nói là có ngã, có lúc nói: Có ngã. Vì thế chúng ta sinh nghi, mặc dù đương thật sự có ngã nhưng, đó chỉ là giả thiết mà thôi. Do vậy, có lúc nói: Năm ấm là ngã, có lúc nói: Ngã khác năm ấm, có khi nói là thường, có khi nói là vô thường, vì vậy chúng ta sinh nghi. Hỏi: Vì sao con người xả hữu này lại thọ hữu khác? Đáp: Theo ý của kinh thì, sức giáo hóa có thể biết năm thạnh ấm hình thành con người, rồi cho là con người thật. Do năm thạnh ấm hình thành con người là con người thật, nên không thể nói là thường hay vô thường. Hỏi: Chương trước cho vô ngã là chính, mọi người đều có chỗ chấp, vậy làm thế nào giải thích khiến cho mọi người thông suốt? Đáp: Như trước đã nói: Vì do có khổ, nên nói vô ngã là thế. Nay chúng ta nói: Khổ là khổ; sanh diệt là tánh khổ, Phật muốn hiển bày tánh khổ, nên bảo Tôn giả Ca-chiên-diên: Khổ sanh sanh, khổ diệt diệt, tướng ngã sanh diệt không thể nói được, nên Phật nói vô ngã. Lại nữa, như đoạn trước đã nói: Vì không nói nên không có ngã. Nay chúng ta nói: Tướng của chúng ta, như vậy phải có tín tâm mới chấp nhận. Như Phật nói với ngoại đạo, tuy có ngã nhưng đó là giả danh, chứ không nói có ngã thật, đó là dựa trên ấm hữu lậu mà nói Phật thấy, xưa nay nói pháp là ngã không phải ngã thật. Như Phật nói, dựa vào hành hành nên nói là thọ, vì vậy nên Phật mới nói ngã như thế. Lại nữa, như đoạn trước đã nói: Tự thấy thân mình, nên không có ngã. Nay chúng ta nói: Do vô minh che lấp, năm ấm vốn không có ngã lại bảo là có ngã. Như trẻ con mới sanh chẳng biết gì cả, thấy mẹ người khác lại cho là mẹ mình. Cũng vậy, năm ấm không có ngã, chúng ta lại bảo là có ngã, do vậy nên Phật nói vô ngã. Lại nữa, như đoạn trước đã nói: Ngã, ngã sở đều không thể thủ đắc. Nay chúng ta nói: Phật dựa vào thật tánh không thể thủ đắc của ngã và ngã sở không tự tại bị người khác chế phục, đó không thể gọi là tự chế phục. Nếu là tự chế phục thì không thể gọi là người khác chế phục, vì vậy chỉ đoạn mình chế phục, người chế phục mà không đoạn ngã. Lại nữa, như đoạn trước nói: Vì không thật mà nói là có, cho nên vô ngã. Nay chúng ta nói: Không thật có. Không thật và không có cùng hòa hợp tương ưng là không có; mà nói là có thì khó tin. Thế nên đoạn chấp “không” nói “có” không đoạn ngã. Như các Bộ khác nói trong đoạn trước: Tướng ấy không thể nói được, không thể nói là có ngã hay không có ngã. Nay chúng ta nói: Tướng thường, tướng vô thường của ngã không thể nói được, có ngã v.v.. có thể nói được. Như Phật nói: Có người tự đốt thân mình v.v.. Lại nữa, như Phật nói: Phàm phu không nghe không biết, lấy nghiệp ác làm tướng, người thông minh lấy nghiệp thiện làm tướng, vì vậy, các Bộ khác nói không thể căn cứ là thế. Như các Bộ nói trong đoạn trước: Có ngã, không có ngã là bỏ qua câu hỏi mà không ghi nhận. Nay chúng ta nói vì hỏi không tương ưng, cho nên bỏ qua, còn nói tương ưng, thì không bỏ qua. Như Phật nói: Phàm phu không biết là người bất thiện, người thông minh là thiện, do vậy các Bộ khác nói không thể dựa vào. Như các Bộ khác nói trong đoạn trước: Có ngã hay không có ngã không thể nói vì không nhất định. Nay chúng ta nói, nếu ngã là đúng thì nó là hành hay khác hành, vì chính thức phải nói là hành hay khác hành. Vì vậy nên khiến cho các Bộ khác không thể y cứ. Như các Bộ nói trong đoạn trước: Có ngã, không có ngã, không thể nói là thường, vô thường. Nay chúng ta nói, ở trong “có, không” mà nói được ngã thì thành Đoạn kiến, Thường kiến. Nếu dựa vào hai cái thấy ấy thì Phật không cho phép. Nếu nói không có người thì rơi vào lỗi chẳng ghi nhận, điều này không được. Vì sao? Vì nếu nói không có người thì gọi là tà kiến, nếu nói có người gọi là chánh kiến, do vậy có thể nói là có người. Như trong kinh chép: Nếu nói không có người thì gọi là tà kiến, nếu nói có người thì gọi là ngã kiến. Nếu nói có thì nó là thường, vô thường, nếu vậy thì hành ấy trở thành thường, vô thường. Nếu đồng với hữu, thì hành vô thường, vô vi thường, mà con người thì không như vậy, nên biết con người đồng với có mà không đồng với thường, vô thường. Như các Bộ nói trong đoạn trước: Không thể nói là có ngã hay không có ngã, vì dựa vào trong có, không. Nay chúng ta nói, nếu không có ngã thì Phật không nên nói “có” để người ta dựa vào, nay Phật đã nói có để người ta dựa vào, nên có thể nói là có ngã. Như các Bộ nói trong đoạn trước: Có ngã là do chấp chặt trên ngôn ngữ. Nay chúng ta nói: Không có người nhưng có trói có buộc, như có dây thì có trói, không dây thì không trói. Vì vậy, không có ngã nhưng có ngôn ngữ trói chặt. Như các Bộ nói trong đoạn trước: Có ngã vì Phật nói bốn niệm. Phật bảo Tôn giả Ca-chiên-diên: Chỉ do tâm mà thôi. Vì nêu bày Thân Thọ Tâm Pháp, nên nói chỉ do tâm mà có các pháp, chứ không do cái gì khác. Như các Bộ nói trong đoạn trước: Có ngã vì Phật nói Thanh văn. Nói Thanh văn tức là dựa trên pháp Thanh văn mà nói chứ không phải dựa vào cái gì khác. Như các Bộ nói trong đoạn trước: Có ngã vì có nói. Phật nói có người chỉ là giả danh, đó chỉ là bạn. Nếu quả thật không có ngã thì không có sát sinh. Người giết đã không thì đối tương bị giết cũng không có. Trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu cũng như vậy. Nếu không có ngã thì tội năm nghịch cũng không tồn tại, các căn không khởi thiện ác thì không có trói buộc, không có mở trói thì không bị trói, không tạo tác thì không có nghiệp, không có quả báo. Nghiệp đã không thì quả báo cũng không, nghiệp quả báo đã không thì không có sinh tử, thế nhưng chúng sinh vì nghiệp quả báo nên lưu chuyển trong sinh tử. Nếu không có sinh tử thì các nhân sinh tử cũng không. Nếu nhân đã không thì diệt các nhân cũng không, diệt nhân đã không thì hướng đến đạo cũng không, như vậy Tứ đế cũng không có. Nếu Tứ đế không có thì không có Phật nói Tứ đế. Nếu không có Phật thì không có Tăng, như vậy là không có con người. Không có con người thì Tam bảo, Tứ Đế cũng không có, đã vậy thì các thuyết trên đều không hợp lý. Do đó, không có con người thì rơi vào lỗi trước, mắc phải lỗi sau. Nếu có con người, có ngã thì những điều vừa nói ở trên không lỗi. Như Phật thuyết kinh là chân thật, do vậy thật có ngã. Như các Bộ nói ở đoạn trước: Năm ấm là nhơn là ngã là môn giới. Nay chúng ta nói, thân mạng, con người khác với ngã, điều này trong kinh không nói. Có ngã thì ấm là ngã, ngã là ấm, nếu ấm là ngã thì ấm nói được mà ngã cũng nói được. Nếu ngã là ấm thì chỉ có thể nói ngã mà không thể nói ấm, cũng có thể nói cả hai đều không phải năm ấm. Như các Bộ nói ở đoạn trước: Người khác năm ấm, như người gánh gánh nặng. Nay ta nói, dựa vào gánh nên nói có gánh, nếu ngã khác với ấm, thì lúc tan hoại, lúc khởi thì ngã cũng khởi cũng diệt. Như chặt một phần cơ thể, thì ngã cũng có một phần. Như vậy một phần thành nhiều phần, một phần nhiều phần lại thành một cơ thể. Lúc thân còn thì mạng còn, lúc mạng còn thì thân còn, do vậy ấm tức là ngã, điều này hợp lý. Như các Bộ nói ở đoạn trước: Con người khác với ấm vì nhận ái làm đối tượng thứ hai. Nay ta nói, nếu con người có chánh kiến thì không sao, còn như người bị ái trói buộc, lưu chuyển trong sinh tử thì Phật mới chỉ bày. Phật nói: Con người nhận ái làm đối tượng thứ hai nên lưu chuyển mãi trong sinh tử, nếu đoạn được ái thì không còn lưu chuyển nữa, do đó ngã không khác ấm. Như các Bộ nói ở đoạn trước: Con người khác với ấm vì phải thọ nghiệp quả. Nay ta nói, dựa vào Hữu lậu sinh tử nên đời này đời sau đều chịu quả báo, do vậy con người khác với ấm. Lại nữa, như các Bộ nói ở đoạn trước: Con người khác với ấm vì ta nói thế. Nay ta nói, đó là dựa vào những gì đã qua mà nói. Phật nói: Trong vô số A-tăng-kỳ nơi quá khứ, ta từng làm vua Đảnh sinh. Do vậy con người không khác ấm. Lại nữa, như các Bộ nói ở đoạn trước: Con người khác với ấm vì nói ở nơi bất ký (không ghi nhận). Nay ta nói, không thể nói ấm khác hay không khác với ngã. Do vậy không thể nói, pháp tướng lấy thường, vô thường làm chính, và ngã cũng không thể nói được là khác ấm. Phật nói: Ngã khác ấm, thân khác ấm, điều này Phật không nói, kinh không chép, nếu ngã khác với ấm, thì ngã có thể ở trong ấm, cũng có thể ở khắp mọi nơi. Nếu ở trong ấm thì lúc chặt thân, lúc thân hoại, ngã cũng phải thấy. Như con muỗi ở trong trái Ưu-đàm-bà-la, lúc chẻ trái này ra thì phải thấy con muỗi. ngã ở trong ấm cũng giống như thế. Nếu ngã khác thân, thì thân nóng hay lạnh ngã cũng phải biết. Lại nữa, như lúc nhướng mắt thì phải thấy, vậy lúc các căn hoại thì ngã cũng phải biết sắc, thanh, hương, vị xúc. Lại nữa, nếu ngã khác thân, thì từ thân này vào thân kia, rồi trở lại nhập vào thân này. Như người từ nhà này qua nhà kia rồi trở về lại, nếu ngã khác thân thì phải như vậy. Lại nữa, nếu ngã khác ấm thì ngã không phải thọ sinh ở mọi nơi, nếu thọ sinh ở mọi nơi thì một niệm liền thọ sinh khắp, do vậy ngã không nên thường ở trong thân, và giải thoát cũng khó được. Nếu nó đi khắp mọi nơi thì phải không tạo nghiệp, nếu không có nghiệp quả, thì cũng không có nghiệp lực, không có trói mở, không có hành Thiền, mà liền được giải thoát. Nếu nói vậy thì không đúng. Cho nên con người khác với thân, lời này đáng trừ bỏ.  LUẬN TAM DI ĐỂ BỘ <卷>QUYỂN TRUNG Như các Bộ nói ở đoạn trước: Con người là thường, vì không có nguồn gốc. Nay ta nói; nếu không có nguồn gốc thì thành ra thường, vậy sinh tử không có nguồn gốc thì phải thành ra thường. Điều này không đúng, nên không thể nói con người không có nguồn gốc. Như các Bộ nói ở đoạn trước: Con người là thường vì nhớ được đời quá khứ. Như vậy, nay ta nói: nếu ngã chắc chắn khác ấm, thì lúc ấm hoại, con người không mất và phải nhớ được đời quá khứ, chỉ có người này mà không phải có người khác; nhưng lại có lưu chuyển không ngừng trong sinh tử, vì vậy điều này không đúng. Như các Bộ nói ở đoạn trước: Con người là thường vì nói đến xứ. Nay ta nói, đoạn sạch dòng khổ, đạt đến Niết-bàn Hữu dư, thân vẫn còn trụ nhưng được gọi là trụ ở bờ bên kia. Bà-la-môn đến Niết-bàn Vô dư vì đã đạt đến được Niết-bàn Vô dư, đó là Phật nói, do vậy không nói con người là thường. Như các Bộ nói ở đoạn trước: Con người là thường vì đạt được cái vui bất động. Nay ta nói, đạt đến Niết-bàn Vô dư tức là đạt được cái vui bất động. Nếu con người là thường thì phải như Niết-bàn không sinh không diệt, và thân con người cũng như thế, trí tuệ của họ ở bất cứ nơi nào cũng như vậy. Ăn hay không ăn, khổ vui đều như nhau vì là thường. Việc trong đời quá khứ không quên, vì là thường, không thay đổi, cũng không trói buộc, không giải thoát. Vì vậy nói con người là thường, lời này nên bỏ. Như các Bộ nói ở đoạn trước: Con người là thường, vì có nguồn gốc. Nay ta nói, do hữu lậu dấy khởi nên tên gọi ấy nói là con người. Vì vậy, không thể nói ấm khác con người. Cũng vậy không thể nói con người dấy khởi, do đó giả lập ra nói tức để trả lời giải thích phần trước. Tiếp đến Phật nói mới sanh v.v… Nếu con người vô thường thì chúng sinh lưu chuyển, nghiệp thiện nghiệp ác đã tạo tan hoại, không tạo nghiệp thiện nghiệp ác, xưa nay không có cái nhân tạo nghiệp, tất cả chúng sinh đồng nhau một loại, không tạo nghiệp, phải giải thoát, không phải do nghiệp mà tự thành. Đã không do nghiệp mà tự thành thì công đức cũng không phải do tạo tác mà có, đời sống kiếp trước cũng không thể nhớ. Thế nên con người vô thường, lời nói này nên bỏ. Dùng giả lập này để trả lời tuần tự ở phần trước và phần sau nói pháp đảo ngược, đọa lạc, thọ sinh, pháp sinh lão bệnh tử, giải thích con người là vô thường cũng vậy. Hỏi: Tại sao nói có người? Đáp: Phật nói có ba loại người. Hỏi: Ba loại ấy là ai? Đáp: Là Y thuyết nhân, Độ thuyết nhân, và Diệt thuyết nhân (Thuyết còn gọi là An, là Chế, là Giả danh). Hỏi: Thế nào là Y thuyết nhân? (Vì nương tựa để nói con người). Đáp: Như lời Phật nói với Bạt-bà-da: Hành ấy là chỗ dựa để thuyết, còn gọi là An. (an lập) Gọi là Y thuyết, dụ như lửa. Như Phật nói với Tôn giả Xá-lợi-phất: Có người tên là Tượng Bạch Tịnh rất khả ái. Bốn đại hình thành gọi là ngã, như vậy tất cả đều dụ như sữa. Dựa vào những gì kinh điển đã chép gọi là Y thuyết. Như sắc nhận được sắc, con người nhận được sắc người, đều không thể nói được, sắc của sắc khác cũng không nói được. Cái khác nhận được sắc, con người dựa vào sắc mà nhận được, đây gọi là Y sắc nhân. Nếu con người nói là sắc là ngã, là sắc đó thì trở thành kiến chấp ngã. Nếu người nói sắc là ngã thì rơi vào lỗi con người là năm ấm, vậy những gì đoạn trước nói đều rơi vào lỗi. Lại nữa, nếu nói con người nhận được sắc đó khác với sắc thì đây là kiến chấp ngã khác, nếu nói khác với ngã thì rơi vào lỗi con người khác với năm ấm. Người nhận được sắc chỉ là lệ thuộc mà thôi, không phải là thật nói. Nếu người nói sắc và người nhận được sắc chỉ là lệ thuộc thì thành ra tà kiến. Nếu là tà kiến tức là cho không có ngã, vậy thì những gì đoạn trước nói đều rơi vào lỗi. Đây là ba lỗi. Do vậy đối với thật, khác và tà kiến, chúng ta không theo thật, khác, không theo Tà kiến thì người dựa vào sắc mà nhận được sắc có thể nói được, nên có thể nói, người nhận được sắc giống như sắc. Do đó lúc sắc khởi, thì người nhận được sắc cũng khởi; lúc sắc diệt, người nhận được sắc cũng diệt, điều này không phải là không nói được. Như vậy, năm ấm, mười hai môn và năm nẻo, cõi A-tu-la, Trung ấm là bảy nẻo (đạo). Sanh hữu của người ở Ca-la-la, A-phù-đà-na, Nhục đoàn chi, vừa mới sinh, đồng tử, thiếu niên, trung niên, già, tâm thiện, ác, vô ký, giới, phạm giới v.v.. tất cả hợp, không hợp ở trên, nương vào các pháp ấy gọi là Y thuyết nhân. Hỏi: Thế nào là Độ thuyết nhân? (Vì hóa độ nói là con người) Đáp: Dùng lúc này độ lúc khác, như Phật nói độ chúng sinh. Vì sao nói độ chúng sinh? Vì có nói trong quá khứ, nói trong vị lai và nói trong hiện tại. Thế nào là nói trong quá khứ? Như trời sai Thiên sứ đem kinh do Phật nói xuống khai thị cho Diêm La. Người này vốn không biết cha mẹ anh em, không biết công đức, không biết thiện ác v.v.. nên phải dạy họ. Như Phật nói: Trong đời quá khứ ta từng làm vua Đảnh Sinh. Đó gọi là nói về quá khứ. Thế nào là nói về vị lai? Như Phật nói: Lúc Chuyển Luân Thánh Vương còn trong thân Trung ấm, trước tiên vào thai mẹ như vào điện đường. Hay Phật nói với Bồ-tát Di Lặc: A-dật-đa! Về sau ông sẽ thành Phật hiệu là Từ Thị. Đó gọi là nói về vị lai. Thế nào là nói trong hiện tại? Đáp: Như Phật nói: Người An Già đeo tai cùng vô số vật quí trang sức ở cánh tay. Hay như Phật nói: Trưởng giả Đại Phú có rất nhiều của báu, có hạt châu Đại như ý. Đó là là nói trong hiện tại. Phật dựa vào ba đời mà đặt ra ba cách nói như thế. Vì vậy, nên biết dùng công hạnh mà độ, nên gọi là Độ thuyết. Thế nào là Diệt thuyết nhân? Đáp: Theo Y thuyết nhân và Độ thuyết nhân mà Phật nói Diệt thuyết nhân. Như nói: Lúc thân trong quá khứ hoại diệt, đó gọi là Diệt thuyết. Như Phật nói: Hàng Tỳ-kheo lậu dứt hết, năm ấm vô thường đã diệt. Đó gọi là Diệt thuyết. Như Phật nói kệ: Người trí đâu thể lường Được cái vui chẳng động. Đó gọi là Diệt thuyết. Vì vậy, do thấy Y thuyết, Độ thuyết, nên nói. Có người xả xứ sinh hữu năm ấm thọ Trung gian hữu năm ấm. Thấy Diệt thuyết, nên Phật nói: Không thọ lại ấm xứ. Hỏi: Xả năm ấm hết sạch, sao vẫn còn? Vì sao lại nghi như vậy? Đáp: Vì thấy ý của Tiên đức trái ngược nhau nên sinh nghi. Các Bộ khác thấy năm ấm từ Hữu này qua Hữu kia, vì sao lại như vậy? Vì biết sẽ sinh lên. Phật nói: Người biết hương thơm của giới của định tức là biết sẽ sinh lên nơi thù thắng. Phật lại nói kệ: Hai loại nghiệp thiện ác Đều do người đời tạo Nghiệp nào thì vật nấy Tự nắm tự đi theo. Ấm thô là nghiệp ác Ấm tế là hạnh thiện Tạo cả nghiệp thiện ác Phải tùy nghiệp thọ thân. Người này vãng sinh nhưng còn thọ nghóa căn, do đó còn phải độ. Người có Thiên nhãn sẽ thấy việc độ họ. Như Phật bảo Tỳ-kheo: Ta thấy chúng sinh đọa lạc, thác sinh tất cả đều như thế. Do vậy, các Bộ khác thấy chỉ có năm ấm từ Hữu này sinh qua Hữu kia là thế. Lại nữa, các Bộ thấy con người từ Hữu này sinh qua Hữu kia mà không phải ấm. Vì sao? Vì như Phật nói kệ: Đời này thích hoan hỷ Đời sau cũng vui mừng Làm phước hai đời vui Tự thấy nghiệp mình tịnh Giữ căn, sinh đường thiện Không giữ, đọa đường ác. Phật lại nói, do chết, đọa lạc, thác sinh như vậy, nên các Bộ khác thấy con người từ Hữu này sinh qua Hữu kia mà không phải là ấm. Lại nữa, Các Bộ khác nói: Không có con người từ Hữu này đến Hữu kia. Vì sao? Vì như Phật nói vừa mới sinh trời người, con người thấy như vậy. Phật lại nói: Hành này là Hành nương dựa, cứ thế mà có tên gọi. Như lửa dựa vào củi mà có tên là lửa. Phật lại nói: Tất cả người có đức sinh xuống thế gian có rất nhiều người nhận được sự an lạc. Như vậy đời trước sinh rồi không còn sinh nữa, nên nói không có con người xả Hữu này qua Hữu kia, vì vậy sinh nghi xả năm ấm hết sạch tại sao vẫn còn. Nay nói xả năm ấm tức là không còn sót năm ấm. Từ Hữu này qua Hữu kia, như Phật nói kệ: Xả bỏ hình người này Thọ đủ thân trời kia. Như Phật nói: Con người không có của cải, xả bỏ tất cả, tùy ý mà đi. Như Phật nói: Lúc sắp chết, xả thân ấy, một mình ra đi. Lúc còn sống thì đều thấy có ngã, có sở hữu, lúc sắp chết thì xả bỏ tất cả, một mình ra đi. Giới, định thấm vào tâm, nhờ nghiệp thiện này mà sinh lên cõi trên. Vì vậy, Phật nói: Nhờ tâm thiện mà sinh vào nơi thù thắng. Do đó, xả năm ấm hết sạch thì sinh qua nơi thù thắng. Do nghiệp chưa hết, như Phật nói kệ: Nghiệp nào thì vật nấy Tự nắm tự đi theo. Do có căn của năm ấm nên vãng sinh nơi ấy, nhận thọ nghóa căn, qua lại trong Trung ấm. Thiên nhãn thấy được sắc của Trung ấm. Như các Bộ khác chỉ thấy Trung ấm từ Hữu này sinh qua Hữu kia, nên không chấp nhận điều này. Như trước đã nói: Con người từ Hữu này sinh qua hữu kia, chỉ có con người mà thôi, vậy thì chỉ đến đạo quả mà không vãng sinh đâu khác. Nếu thật có khác, thì dù là thường, vô thường đều thành tà kiến. Do vậy không thể nói con người chắc chắn khác với ấm. Nếu chỉ có con người mà thôi, thì cũng không thể nói được nơi vãng sinh. Hỏi: Vì sao lúc thân con người diệt thì Trung ấm của năm ấm khởi? Đáp: Lúc con người sắp chết, cũng là lúc Trung hữu khởi Trung hữu dựa vào năm ấm, có thể nói con người Trung hữu năm ấm. Nói về quá khứ, thì dựa vào Độ thuyết nhân. Cho nên không thể nương tựa để nói người, không là nghóa, nương tựa không đúng là con người mà nói được. Như vậy, thấy pháp niệm niệm diệt mất, nhưng hành chẳng niệm niệm diệt mất, đó gọi là Phật thuyết. Vì thế mà nói: Xả sạch thân năm ấm, con người từ Hữu này qua Hữu kia, nên đoạn trước nói: Có người xả xứ sinh hữu năm ấm thọ trung gian hữu năm ấm là thế. Hỏi: Có phải trước thọ năm ấm xứ rồi sau mới xả năm ấm của con người? Đáp: Không phải! Vì nếu hỏi như vậy thì sinh thành ra có khoảng cách. Nếu sinh mà có khoảng cách thì Thánh nhân nhập diệt phải thọ Hữu nữa, mà không phải là diệt cả bốn thủ. Nếu ấm và con người khác nhau là không đúng. Hỏi: Có phải trước xả năm ấm của con người rồi mới thọ thân Trung ấm? Đáp: Không phải! Vì nếu hỏi như vậy, thì trong một niệm, một người thành ra hai loại. Điều này không đúng. Hỏi: Vậy xả thân người, thọ thân năm ấm là trong một lúc hay không phải một lúc? Đáp: Cùng một lúc. Hỏi: Vì sao? Đáp: Con người khi sắp chết, lúc tâm của một niệm sau cùng hiện khởi thì tâm Trung ấm chưa khởi. Lúc tâm của một niệm sau cùng diệt thì tâm Trung ấm mới khởi. Lúc tâm Trung ấm khởi tức là thành người Trung ấm, vì vậy nên nói: Xả ấm con người thọ Trung ấm. Vì sao? Vì lúc tâm của Trung ấm khởi lên thì người đó từ cõi người rơi vào Trung gian Hữu xứ (cõi Trung ấm). Lúc tâm trụ nơi này rồi thì gọi là sinh xuống, vì vậy phải biết nó xảy ra cùng một lúc là thế. Do đó ngay lúc tương ưng, thì xả xứ sinh hữu năm ấm, thọ Trung gian hữu năm ấm. Hỏi: Ấm có nguồn gốc không? Từ thứ lớp của ấm thác sinh đến nay có gốc hay không có gốc? Hỏi: Vì sao lại nghi như vậy? Đáp: Vì Phật bảo Tỳ-kheo: Sinh tử không có nguồn gốc, chúng sinh lưu chuyển trong sinh tử, nhưng ngọn nguồn của nó không thể biết được. Nó không có thật cho nên không biết, hay là có thật nhưng không biết? Như nói mười hai môn, nếu nói mười ba môn thì không có thật nên không biết, hay không có trí nên không biết? Vì sao vậy? Vì người trong cõi Vô sắc, hai giới kia không có trí nên không biết. Như thế giới thành, chẳng thành, thì bỏ qua không trả lời. Nếu nó có ngọn nguồn lần lượt thì phải nói được điểm khởi đầu của nó, vì thế mà chúng tôi sinh nghi. Hỏi: Nguồn gốc đời trước của con người, không thể biết được là thật có hay thật không, nếu có thì phải thấy, phải biết, phải nói được? Đáp: Thật có nhưng không biết được. Vì Sao? Vì ví như thật có vật mà bị che khuất nên không biết, lại nhỏ như mảy vi trần nên không biết, lại lớn như đại địa nên không biết, lại như da của con mắt quá gần con mắt nên không biết, lại như bờ biển mênh mông nên không biết, lại như nhãn căn quá yếu nên không biết. Lại như đầu sợi lông, như đem một hạt cải bỏ vào trong đống hạt cải, do màu sắc giống nhau nên không nhận biết được. Lại như nước sông Hằng đang chảy, cầm một hạt muối ném vào trong ấy, do nước quá nhiều nên chẳng biết vị mặn là bao nhiêu. Lại như của báu nằm trong vách, do bị ngăn che nên không thấy. Như quỷ thần ẩn hình nên không thấy. Như không biết người, không biết diện mạo hình dáng v.v.. nên không nhận ra. Vật báu nằm trong vách là có thật nhưng do bị ngăn cách nên chúng ta không biết được. Từ nguồn gốc này, dù nhỏ như vi trần, đầu sợi lông v.v.. đều có thật nhưng không thể biết được. Thế nhưng, người khác thấy được, chẳng hạn như người có Thiên nhãn thấy được đầu sợi lông. Lại như bờ mé của đại địa chỉ người có Thiên nhãn mới thấy được. Lại như da của con mắt quá gần con mắt nên con mắt không nhìn thấy, nhưng người bên cạnh thấy ngay. Như đầu sợi lông, người sáng mắt sẽ nhìn thấy. Lại như bỏ một hạt cải vào trong đống hạt cải, người sáng mắt sẽ nhận ra. Như ném hạt muốn vào nước sông Hằng, chỉ có con cá bơi gần đó biết. Như của báu bị che khuất, người có Thiên nhãn nhìn thấy. Như quỷ thần ẩn hình, chỉ có đồng loại nó nhìn thấy. Như người dùng phép thuật thấy người khác nhưng không biết được, nhưng người có Tha tâm trí sẽ thấy rõ. Tất cả những điều vừa nêu trên đều nói là không thể biết, không thể thấy, thế nhưng tất cả đều được nhìn thấy, đều biết được. Con người không biết được nguồn gốc cũng vậy. Như của báu bị che khuất v.v.. của báu có thật nhưng ta lại không biết. Nó có thật nhưng vì sao ta không biết? Vì không thể suy lường. Cũng như Tuyết Sơn có thật, nhưng không thể lường tính, không thể cân đo được. Hỏi: Nếu cân đo được Tuyết Sơn thì biết được không? Đáp: Nếu đất đá trên Tuyết Sơn mà cân đo, tính toán được thì khối lượng, trọng lượng của nó sẽ được biết ngay. Còn như nay thì không thể đo lường được nên không thể biết. Hỏi: Nếu cân đo mà biết được thì đâu thể gọi là biết? Đáp: Nếu cân đo mà biết, đó không phải là cái biết như thật suy lường, cho nên mờ mịt không nhận ra. Hỏi: Có phải vì không thật, nên không biết hạn lượng của nó? Đáp: Không thật thuần thục thì không thể biết. Vì sao? Vì như trong kinh ghi: Phật nói: Vật không có nơi chốn thật thì không nhận biết được tiếng của nó. Như Phật bảo Tỳ-kheo: Giống như đèn dầu tắt rồi, chúng ta không biết được khói đèn, bấc đèn. Lại như lúc kiếp hỏa thiêu sạch cả núi Tu- di, đại địa, biển cả, tất cả đều thành tro bụi, nhưng tu đâu thể biết được cái màu đen của nó. Phật nói: Con người không biết được nguồn gốc cũng vậy. Như đèn dầu tắt rồi, bụi đen của nó không có thật nên ta không biết. Hỏi: Như vật có thật, có xứ sở, tại sao Phật nói không thể biết được tiếng nó? Đáp: Như trong Luật ghi: Như người uống rượu, tay cầm đồ đựng rượu bỏ đầy thức ăn, rồi dâng cho Tỳ-kheo. Tỳ-kheo ăn xong nhưng không biết mình ăn bằng đồ đựng rượu, nên không có tội. Do vậy, đây không phải là nguyên nhân. Hỏi: Không thật nên không biết, nếu nguồn gốc có thật, thì Phật dùng Thật trí khai mở ngay trong nguồn gốc chứ không nên nói không biết. Nhưng Phật nói không thể biết nên nguồn gốc ấy là không có thật. Đáp: Điều này không phải như vậy. Thật trí của Phật không bắt buộc phải nói từ nguồn gốc. Chẳng hạn khi thế gian hỏi về thường, vô thường v.v.. Phật không trả lời, vì đó không phải là nguyên nhân, nên Phật nói không thể biết được nguồn gốc của nó. Nếu Phật nói thẳng không có nguồn gốc, thì thành ra Đoạn kiến; nếu nói có nguồn gốc thì thành ra Thường kiến, do vậy Phật không nói theo hai loại này, mà nói không thể biết. Hỏi: Nếu sinh tử có nguồn gốc thì thành Thường kiến, nếu không có nguồn gốc thì thành Đoạn kiến, như vậy gốc sinh tử của Thánh nhân đã đoạn xong, gốc khác khởi nữa. Phải biết, gốc khác, nếu không khởi nữa như vậy tức thành ra Đoạn kiến. Nguồn gốc sinh tử không có thật, không thể biết. Vì sao? Vì sinh tử lưu chuyển vô cùng. Phật bảo Tỳ- kheo: Có nương gốc ái mà không biết, từ đó khởi ra ái rồi mất trong quá khứ, cũng từ đó khởi ra ái trong vị lai, cứ thế mà diệt rồi khởi, do vậy không có gốc ái, nên sinh tử không thật, không thể biết được gốc sinh tử. Lại nữa, sinh tử thường khởi, nếu không có sinh tử thì cũng không có Niết-bàn, như Phật bảo Tôn giả A-nan: Lúc năm ấm hữu lậu đoạn diệt sạch, thì đó gọi là diệt, hay còn gọi là Niết-bàn. Phật lại bảo Tôn giả A-nan: Niết-bàn tuy là diệt tận nhưng không phải là không có nguồn gốc. Vì vậy sinh tử hết vẫn có gốc. Nhưng gốc của sinh tử không thật, nên không thể biết được. Lại nữa, do nhân lần lượt hòa hợp. Tất cả mọi người không lấy ngã làm gốc của nhân, nếu lấy ngã làm gốc của nhân thì sinh tử không bao giờ dứt, vì vậy nói không có gốc là thế. Lại nữa, vì nhớ biết vô số thế giới trong quá khứ. Như Phật nói: Muốn biết được các pháp trong thời quá khứ, thì theo Thức dấy khởi, biết do đó Thức vô số, cảnh giới cũng vô số, nên điều mình biết cũng vô số, do vậy nên nói: Sinh tử không có gốc. Lại nữa, vì sinh tử không có nguồn gốc, nếu sinh tử có nguồn gốc thì gốc trong đời quá khứ cũng phải có, cho nên quá khứ không thật có, nguồn gốc ấy cũng không thể biết được. Lại nữa, do Ái lần lượt xoay vần. Phật nói gốc trong đời quá khứ không thể biết được, nếu gốc sinh tử không có thì tên gọi này cũng không, vậy không có pháp thì phải không có tên gọi. Đáp: Không có pháp thì không có tên gọi, không có tên gọi thì tên gọi ấy không thật. Tuy không có tên gọi, nhưng cũng vì không có tên gọi cho nên mới đặt ra tên gọi. Từ đó có tên gọi nhưng tên ấy không thật. Như nói: Tên gọi nguồn gốc của quá khứ là thật, thì nguồn gốc cũng phải thật. Điều này không đúng. Như nói: Không có pháp, nhưng có tên gọi. Nếu có thật là có pháp có tên gọi thì cũng nên không có tên gọi là không thật. Vì sao? Vì không có tên gọi. Nếu thế, không có pháp là không thật tên gọi ấy cũng phải không thật. Pháp thật có thì tên gọi cũng thật có; không có pháp thì tên gọi cũng không thật. Do vậy gốc sinh tử không thật có là đúng. Hỏi: Nếu là thật, không thật, thì thành ra không nhất định. Đã vậy thì, không thật thành ra thật, thật thành ra không thật. Đáp: Điều này không đúng. Lại nữa, có pháp là ngăn chấp nói, không có pháp không có pháp mới hiển bày sự hàng phục tối thắng nơi thật và không thật được thấy. Vì chỗ ấy nói “không” là để ngăn chấp “có” đó gọi là thật, như đánh vào vật thì phát ra âm thanh. Âm thanh này không có gốc. Cho nên như vậy nguồn gốc sinh ra có thể nói giống như sừng thỏ. Vì thế sinh tử là nguồn gốc. Hỏi: Nếu sinh tử không có nguồn gốc, thì cũng không có ngọn, như vậy, không có gốc không có ngọn thì đồng với Niết-bàn. Điều này cũng không đúng. Đáp: Quả thật là không có gốc, chỉ do năm ấm xoay vần rồi sinh ra thôi, thế nên nó vô thường, cái nhân đã xoay vần thì cái quả cũng xoay vần. Hỏi: Nếu sinh tử không có gốc thì đoạn giữa, và ngọn cũng không. Đoạn giữa và ngọn đã không thì sinh tử cũng không, giống như cây không có gốc, không có ngọn, không có đoạn giữa, như vậy là không có cây, vì vậy không sinh tử. Đáp: Không đúng! Vì sao? Vì như vật hình tròn, nó không có gốc, không có đoạn giữa, không có ngọn nhưng không phải không có vật tròn? Sinh tử cũng giống như vậy. Hỏi: Nếu vật hình tròn không có gốc, không có đoạn giữa, không có ngọn, có nhưng mà không, thì đối tượng thứ hai chưa thể hoại diệt, sinh tử cũng như thế. Đáp: Sợ nếu vậy thì sinh tử chẳng diệt, như chấp nguồn gốc không có, tất cả các pháp đều không, đây là hạ chấp vì cho rằng cái Nhân đời trước xoay vần, nên không có nguồn gốc. Nhân hoại diệt thì sinh tử mới dứt, sinh tử hoại diệt thì Nhân cũng dứt. Do nhớ biết vô số thế giới trong quá khứ, nên Phật nói không có nguồn gốc. Nếu sinh tử không có nguồn gốc, ấm xoay vần không có nguồn gốc thì thành thường kiến. Dựa vào ấm và độ mà Phật nói có chúng sinh. Như vậy nói, ấm xoay vần không có nguồn gốc nghóa là chúng sinh xoay vần cũng không có nguồn gốc, chúng sinh không phải xoay vần. Vì sao? Vì Phật đã nói sinh tử không có nguồn gốc. Hỏi: Nếu sinh tử không có nguồn gốc thì tại sao Phật nói không thể biết mà không nói thẳng là không có? Đáp: Nếu Phật nói thẳng là không có thì họ sẽ không khởi lên ba thứ Tà kiến. Ba thứ ấy là: 1.Tiền thân ta từng sinh chưa? 2.Sau này phải sinh nữa không? 3. Nay có phải là ta sinh chăng? Phải để họ sanh nghi, nên Phật nói không thể biết, và Phật nói: Đó là điều chúng ta cần biết. Phật thuyết pháp có hai loại: Một là vì pháp. Hai là vì chúng sinh. Hỏi: Thế nào là vì pháp? Đáp: Như Phật nói: Nguồn gốc sinh ra không thể biết, Hữu ái là nguồn gốc không thể biết, đó là vì pháp, nên nói không có nguồn gốc sinh tử để nói. Hỏi Thế nào là vì chúng sinh? Đáp: Do vô minh che lấp nên chúng sinh lưu chuyển trong sinh tử, Phật vì thương chúng sinh nên thuyết pháp. Do chúng sinh lưu chuyển trong sinh tử nên Phật mới nói. Như nói: Lúc pháp đến được tâm họ, họ nhờ đó mà được độ thoát. Khi Phật nói như vậy, là Phật vì chúng sinh. Hỏi: Vì sao Phật nói có pháp, mà nguồn gốc sinh ra không thể biết được? Đáp: Phật không Phật vì chúng sinh nói không có nguồn gốc. Như thế, pháp lúc ấy để chúng sinh nương tựa mà được giải thoát, lúc ấy là Phật nói chúng sinh, pháp lúc ấy có thể nói là vô thường, chứ không phải nói chúng sinh là thường, vô thường. Nguồn gốc sinh ra như vậy là có thể nói và không thể nói. Đủ biết sinh tử không có nguồn gốc là đúng.  <卷>QUYỂN HẠ Vì vậy nên nói: Có người sinh trong ấm xứ, xả năm ấm thọ năm ấm của Trung ấm. Hỏi: Do đâu biết có Trung ấm? Vì sao lại nghi như vậy? Đáp: Vì sao Bộ khác nói không có Trung ấm. Vì sao? Vì đạo không nói đến. Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: Ta biết địa ngục. Chúng sinh đọa trong địa ngục, ta cũng biết. Ai sẽ đọa trong địa ngục, ta cũng biết cho đến chúng sinh thể nhập trong Niết-bàn, ta cũng biết. Phật không nói, ta biết Trung gian Hữu. Không nói ta biết chúng sinh sinh trong Trung gian Hữu, không nói ai sẽ sinh trong Trung gian Hữu. Các Bộ khác thấy trong kinh này Phật không nói, như vậy nên cho không có Trung ấm. Lại nữa, Phật không nói đến sinh xứ, nhưng Phật nói đến năm xứ sinh. Như Phật nói: Điều-đạt phải đọa địa ngục, Bà-la-môn Đô-đề sẽ sinh trong loài súc sinh, Cô-la-kha sẽ sinh trong loài ngạ quỷ, ông Cấp- cô-độc sẽ sinh thiên, vua Nhương Khư sẽ sinh trong loài người. Phật nói những nơi như vậy, nhưng không nói người nào sinh trong Trung gian Hữu. Các Bộ khác thấy Phật nói năm nơi thọ sinh ấy (Năm sinh xứ) nên cho không có Trung gian Hữu. Lại nữa, Phật nói về nghiệp. Nghiệp này phải vào Địa ngục, ng- hiệp này phải vào súc sinh, ngạ quỷ, trời, người cả thảy năm nơi, nhưng Phật không nói Trung gian Hữu, không nói nghiệp gì thì thọ sinh trong Trung gian Hữu, nên các Bộ khác cho không có Trung gian Hữu. Lại nữa, Phật nói nhất định sinh, năm đường ấy có thật, là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, trời, người, chứ không nói nhất định sinh trong Trung gian Hữu. Các Bộ khác thấy Phật không nói đến Trung gian Hữu nên cho không có Trung gian Hữu. Lại nữa vì sinh trong địa ngục Vô gián. Phật nói: Người tạo tội Ngũ nghịch, thân hoại thì đọa thẳng vào địa ngục Vô gián. Nếu có Trung gian Hữu thì Phật không nói đọa thẳng vào Địa ngục Vô gián. Vì vậy các Bộ khác cho không có Trung gian Hữu. Lại nữa, vì không có định. Sinh hữu, Tử hữu đều có xứ sở, khoảng giữa của sinh và tử được gọi là Trung gian Hữu, Trung gian Hữu ở trong xứ sinh hữu thì trong ấy lại có thêm Trung gian Hữu nữa. Vì vậy các Bộ khác cho không có Trung gian Hữu. Lại nữa, vì vô dụng. Như nói có Trung ấm, nhưng thành ra vô dụng. Vì sao? Vì Trung gian Hữu xứ không có thọ mạng dài ngắn, bệnh và không bệnh cũng không, chịu khổ hay không chịu khổ nghiệp cũng không, Ái hay không ái sắc thanh hương vị xúc pháp cũng không, phục sức trang nghiêm cũng không, nên nếu nói có Trung gian Hữu thật ra cũng vô dụng. Lại nữa, vì cùng pháp sinh và không cùng pháp sinh. Nếu Trung gian Hữu cùng sinh với một phát nữa, thì đây là sinh hữu mà không phải là Trung gian Hữu. Nếu không cùng sinh với pháp thì thành ra tên gọi của đạo khác, như tám chánh đạo chẳng hạn. Như vậy cùng pháp sinh hay không cùng pháp sinh đều rơi vào lỗi, nên nói, không có Trung gian Hữu là thế. Lại nữa, vì không nói đến tướng. Phật nói tướng của năm đường nhưng không nói đến tướng của Trung gian Hữu. Các Bộ khác thấy Phật không nói đến tướng nên cho không có Trung gian Hữu. Lại nữa, do tự thân sinh ra. Phật nói có chúng sinh từ thân ấy đọa vào Vô gián, chỉ trong một niệm liền thọ sinh. Phật nói chỉ trong một niệm liền thọ sinh mà không nói sinh trong xứ Trung gian Hữu. Các Bộ thấy, một niệm từ thân ấy đọa lạc rồi thọ sinh, nên cho không có Trung gian Hữu. Từ những nguyên nhân đó, nên các Bộ cho không có Trung gian Hữu. Nay nói thọ năm ấm Trung gian Hữu xứ thì các Bộ chấp chặt phải diệt Trung gian Hữu. Hỏi: Vì trừ bỏ chỗ chấp, hay vì nguyên nhân hình thành Trung gian Hữu? Đáp: Lắng nghe nay nói: Các Bộ khác chấp chặt phải diệt Trung gian Hữu, nên muốn làm cho nhân ấy trở lại thành có Trung gian Hữu. Hỏi: Như các Bộ khác nói: Do không nói đến năm nẻo thọ sinh nên không có Trung gian Hữu phải không? Đáp: Do không nói đến phương tiện, con đường đi tới năm nẻo nên Phật không nói Trung gian Hữu, chứ không phải là không có Trung gian Hữu. Như từ thành này qua thành kia không nói phương tiện cần đến được nơi đó. Không thể vì không nói phương tiện để đến được nơi ấy nên gọi là không có phương tiện, Trung gian Hữu cũng như vậy. Lại nữa, như các Bộ nói: Phật không nói sinh xứ nên không có Trung gian Hữu, do không phải trụ xứ nên Phật không nói Trung gian Hữu. Vì mạng căn của chúng sinh, khổ, vui, pháp, phi pháp v.v.. ở xứ này có quan hệ mạnh hơn xứ Trung gian hữu kia, nên Phật không nói Trung gian Hữu. Lại nữa như các Bộ nói: Phật nói nghiệp cho nên không có Trung gian Hữu. Người này tích chứa nhiều nghiệp, nên phải thọ sinh trong sáu đường, cõi Sắc và cõi Vô sắc là con đường họ hướng tới. Do ng- hiệp này thành Trung gian Hữu di chuyển đến chỗ thọ sinh. Do đó Phật không nói nghiệp của Trung gian hữu. Cho nên nói không có Trung gian hữu là không đúng. Lại nữa, như các Bộ nói: Phật nói năm đường ấy là có thật nên không có Trung gian Hữu. Đó là vì cần nói mà không nói. Như Phật nói: Ở nước Diệp Ba có nhiều điều cần bảo nhưng ta không nói. Không thể vì Phật không định nói, mà cho là không có pháp để nói. Do đó, Phật không quyết định nói Trung gian Hữu; thế nên không thể nói là không có Trung gian Hữu. Lại nữa, như các Bộ nói: Do sinh Vô gián nên không có Trung gian Hữu. Vì đoạn sinh các nẻo khác nên Phật nói đến Vô gián. Vì vậy, không thể nói là không có Trung gian Hữu. Lại nữa vì không có Định nên không có Trung gian Hữu. Như Phật nói: Có Trung gian thiền, không phải là không có định, như giữ thiền thứ nhất và thiền thứ hai. Phật nói có Trung gian thiền nhưng trong Trung gian thiền Phật không nói là có thêm Trung gian thiền nữa. Vì thế nên biết, Trung gian Hữu không phải là không có định. Lại nữa, như các Bộ nói: Vì vô dụng nên không có Trung gian Hữu. Phải đến chỗ kia rồi thì mới hữu dụng. Dùng Trung gian Hữu nên mới qua đó thọ sinh, vì vậy Trung gian Hữu không phải là vô dụng. Lại nữa, như các Bộ nói: Vì cùng pháp sinh và không cùng pháp sinh, nên không có Trung gian Hữu. Vì hai chỗ sinh nên sinh ra xứ Trung gian Hữu, qua xứ thọ sinh. Hai xứ này là cùng pháp sinh và không cùng pháp sinh. Thế nào là cùng pháp? Đó là cùng một cõi. Thế nào là không cùng pháp. Đó là phương tiện và nơi thọ sinh khác nhau. Do vậy không thể nói là không có Trung gian Hữu. Lại nữa, như các Bộ nói: Không nói về tướng nên không có Trung gian Hữu. Nhiều chỗ để luận không cần nói lời này. Nếu Phật nói có Trung gian Hữu tất phát sinh nhiều nơi tranh luận ở những nơi ấy không nên nói là có Trung gian Hữu hay không có Trung gian Hữu, vì vậy không thể nói là không có Trung gian Hữu. Lại nữa, như các Bộ nói: Do tự thân sinh nên không có Trung gian Hữu. Chưa sinh ra cõi ấy nên thân phải tự sinh ra, nhưng chưa sinh đến Trung gian Hữu mà chỉ theo chủng loại đọa lạc và thọ sinh trong Trung gian Hữu của Không xứ, tự thấy thân mình xúc vô cùng vi tế, vẫn ở ngay cõi này chứ không cõi nào khác, do ái dẫn dắt, do nguyện mà thấy thích thân mình. Vì vậy ở đây không phủ định Trung gian Hữu mà là có Trung gian Hữu. Vì sao? Vì đoạn xứ trung gian. Như Phật bảo Ma-lâu-kha-tử: Lúc ấy, ông thấy nghe hiểu biết; lúc ấy ông không ở thế giới này cũng không ở thế giới kia, cũng không ở cõi trung gian. Đó gọi là khổ dứt hết. Chúng ta thấy Phật nói đến cõi trung gian, nên thấy có Trung gian Hữu. Lại nữa, có Trung gian Hữu. Như Phật nói trong kinh Bạt Sa Da Na: Lúc đó, Phật bảo Bạt Sa Da Na: Bỏ thân này nhưng chưa đến cõi kia, lúc ấy ý sinh thân hòa hợp với ái, thủ, ta gọi đó là chúng sinh. Chúng ta thấy Phật nói kinh Bạt Sa Da Na, nên thấy có Trung gian Hữu. Lại nữa, có Trung gian Hữu vì ngay trung gian nhập Niết-bàn. Phật bảo Tỳ-kheo: Có năm hạng người được mệnh danh là Long câu mã. Trung gian nhập Niết-bàn. Sinh nhập Niết-bàn. Hành nhập Niết-bàn. Bất hành nhập Niết-bàn. Thượng hành nhập Niết-bàn. Chúng ta thấy Phật nói đến trung gian nhập Niết-bàn, nên có Trung gian Hữu. Lại nữa, vì thân không đến được. Thức không có thân thì không đến được cõi kia. Chúng ta thấy thân không đến được cõi kia, nên thấy có Trung gian Hữu. Lại nữa, vì sức của Thiên nhãn. Như Phật nói: Ta dùng Thiên nhãn thấy chúng sinh đọa lạc thọ sinh, tất cả đều như vậy. Nếu không có Trung gian Hữu thì Phật không nói Ta dùng Thiên nhãn thấy chúng sinh đọa lạc thọ sinh. Chúng ta thấy Phật nói: Thiên nhãn thấy chúng sinh đọa lạc thọ sinh nên thấy có Trung gian Hữu. Lại nữa, vì Phật nói đến xứ Càn-thát-bà. Phật nói: Lúc ba xứ hòa hợp, sau đó mới vào thai. Ba xứ hòa hợp nghóa là gì? Đó là cha mẹ hòa hợp và Càn-thát-bà đến đứng trước đó. Lúc ba việc này xảy ra như vậy, sau đó mới vào thai. Đó gọi là ba xứ hòa hợp. Nếu không có Trung gian Hữu thì Phật không nói đến xứ Càn-thát-bà. Chúng ta thấy Phật nói đến xứ Càn-thát-bà, nên thấy có Trung gian Hữu. Lại nữa, do có tương quan, lấy Kha-la-la làm gốc cho đến lão, không có trung gian sắc tương quan. Chúng ta thấy có tương quan, đương nhiên phải có chỗ trải qua. Từ Tử Hữu thọ Trung gian Hữu, tất nhiên phải có sự tương quan. Lại nữa, dụ như mầm lúa. Từ lúa sinh ra mầm, mầm sinh ra lúa. Pháp nhất định của sắc ấy những gì là lúa? Đó là Hữu đời trước. Cái gì là mầm? Đó là Trung gian Hữu. Lại nữa Sinh hữu (đối lại với Tử hữu) cũng là lúa. Chúng ta thấy dụ như mầm lúa, nên nói có Trung gian Hữu. Lại nữa do ánh sáng chiếu thế gian. Như Tôn giả A-nan nói: Tôi nghe lúc Đức Thế Tôn còn làm Bồ-tát, từ cõi trời Đâu Suất, nhớ đến Bồ-tát Trí Minh liền hạ phàm thác thai. Lúc ấy, tất cả thế giới có ánh sáng chiếu khắp, Bồ-tát đang ở trong xứ Trung gian Hữu, ánh sáng chiếu khắp, sau đó mới nhập thai. Chúng ta thấy do ánh sáng chiếu khắp thế gian, nên nói có Trung gian Hữu. Lại nữa, do con người sắp chuyển biến thọ sinh. Người này có thể đã đi gần sát đường rồi, tâm muốn thọ sinh chuyển biến, vì không chuyển biến thì không thọ sinh. Cũng như một người từ nước Ban-trù- ma-thâu-la lại sinh ngay trong nước này. Vì sao? Vì không thấy con đường khác để sinh, thì không có chuyển biến. Nếu không có Trung gian Hữu thì không thành chuyển biến, không nên thấy con đường người ấy vãng sinh. Phải nơi xứ sở người ấy gá nương chỗ đó thấy con đường họ vãng sinh. Như Thiên nhãn thấy đi trên hư không, như thần thông. Chúng ta thấy con người sắp chuyển biến thọ sinh, nên thấy có Trung gian Hữu. Như đoạn trước đã nói, vì đoạn xứ trung gian nên có Trung gian Hữu. Do đoạn ba thứ trói buộc nên có Trung gian Hữu. Lúc đó, ở trong ba xứ (Ba xứ hòa hợp) mà đoạn ba thứ trói buộc nên không có cõi này. Hỏi: Thế nào là không có cõi này? Đáp: Là không chấp bên trong, không chấp cõi kia. Hỏi: Thế nào là không có cõi kia? Đáp: Là không chấp bên ngoài, không chấp khoảng giữa. Hỏi: Thế nào là không chấp Trung gian Hữu? Đáp: Là không chấp sáu thức. Những điều Phật nói không phải làm rõ Trung gian Hữu. Lại nữa, như trước đã nói: Vì Phật thuyết kinh Bạt Sa Da Na, vì Phật đã nói đến ba cõi. Hỏi: Thế nào là xả thân này? Đáp: Là xả cõi Dục. Hỏi: Thế nào là chưa sinh cõi kia? Đáp: Là chưa sinh vào cõi Sắc. Hỏi: Nói lúc đó có nghóa là gì? Đáp: Là ý sinh thân, sinh vào cõi Sắc. Hỏi: Ái thủ hòa hợp nghóa là gì? Đáp: Là đắm chấp vị thiền, thích tướng hòa hợp. Những điều Phật nói không phải nêu rõ Trung gian Hữu. Lại nữa, như đoạn trước nói, vì Trung gian nhập Niết-bàn. Hành trong quá khứ, nếu nói Trung gian nhập Niết-bàn thì thành ra sinh trong Trung gian Hữu. Như vậy sợ hành nhập Niết-bàn trở thành sinh cộng lực dũng mãnh, cho nên ở đây không đúng, không nói rõ Trung gian Hữu. Lại nữa như đoạn trước nói: Vì thân không đến được, đó chỉ là bóng hiện, như người soi mặt vào giếng, giếng hiện lên khuôn mặt, như chết rồi thọ trong xứ sinh. Vì thế ở đây không nói rõ Trung gian Hữu. Lại nữa, như đoạn trước nói: Vì sức Thiên nhãn, vì con đường ấy rất vi tế. Có những con đường rất vi tế, người khác không thể thấy được, chỉ có sức Thiên nhãn mới thấy. Nên ở đây nói đến sức Thiên nhãn mà không nói rõ Trung gian Hữu. Lại nữa, như đoạn trước nói: Vì xứ Càn-thát-bà là con đường họ hướng tới. Người này do trước tạo nghiệp thiện ác, đến lúc lâm chung tùy nghiệp thiện ác mà có đường để hướng tới. Cho nên ở đây Phật nói đến xứ Càn-thát-bà mà không nói rõ Trung gian Hữu. Lại như đoạn trước nói: Do có tương quan. Vì sao? Vì như lời ông nói, từ Tử hữu này sinh trong Trung gian Hữu, nó tương quan như ta chết đi rồi thọ sinh. Ở đây chỉ nói đến tương quan mà không nói rõ Trung gian Hữu. Lại đoạn trước nói: Dụ như mầm lúa. Con đường này không dễ dàng. Vì sao? Vì dụ như mầm lúa nên con đường này thành ra không dễ dàng. Vì sao? Vì tánh của lúa sinh ra mầm, sinh ra mầm rồi lại có thể trở thành lúa. Từ con người rơi vào Trung gian Hữu thì không thể sinh lại con người, Cho nên ở đây dụ cho cái rất khó chứ không nói rõ Trung gian Hữu. Lại như đoạn trước nói: Vì ánh sáng chiếu thế gian. Điều này Tôn giả A-nan đã từng nói rồi, Tôn giả nói: Tôi thấy lúc Thế Tôn còn làm Bồ-tát chứng đắc đạo quả Bồ-đề vô thượng, quang minh chiếu sáng tất cả thế gian. Sợ ánh sáng này là quang minh trong khoảng Bồ-tát thành Phật, chứ không phải quang minh lúc thành Phật. Cho nên ở đây không đúng, không nói rõ về Trung gian Hữu. Lại như đoạn trước nói: Do con người sắp chuyển biến thọ sinh. Đây là thấy trong mộng. Như người trong nước Ban Trù Ma Thâu La thấy Ma Thâu La bị các nước phương Bắc cai trị. Như vậy là không có Trung gian Hữu. Con người sắp chuyển biến thọ sinh cũng như thế. nên ở đây không nói rõ về Trung gian Hữu. Do vậy, nếu không có Trung gian Hữu, thì Phật không nên nói với các Tỳ-kheo: Như hai ngôi nhà có rất nhiều cửa sổ, nhưng chỉ có một cửa chính. Có một người đứng giữ cửa chính ấy nhìn thấy người ra vào. Ta dùng Thiên nhãn thấy chúng sinh đọa lạc thác sinh cũng như vậy. Nếu không có Trung gian Hữu, thì rõ ràng trái ngược với những gì Kinh đã chép. Nếu dùng Thiên nhãn thấy chúng sinh tới lui, lẽ đâu lại không có chúng sinh? Lại nữa, nếu không có Trung gian Hữu thì không có việc từ con người thọ sinh trong đường khác. Vì sao? Vì lúc đời này diệt thì người ấy thọ sinh vào nơi khác. Nếu không có Trung gian Hữu, thì Thiên nhãn không nên biết người này tạo nghiệp thiện ác thọ sinh trong đường thiện đường ác. Thế nhưng như Phật đã nói: Ta dùng Thiên nhãn thấy chúng sinh đọa lạc, thọ sinh, tất cả đều như vậy. Từ đó, ta thấy từ con người đọa lạc có chỗ có thể dựa vào thọ sinh, vì thế chắc chắn phải có Trung gian Hữu. Hỏi: Như trên vừa nói: Có người xả xứ sinh hữu năm mấ thọ xứ Trung gian Hữu năm ấm, người kia có làm như vậy không? Đáp: Hạng phàm phu thứ nhất chưa chán năm ấm của Dục gới, mang đủ năm giới thọ sinh trong xứ Kha-la-la. Xứ Kha-la-la ấy không có “không” giới mà có hai môn là môn thân môn ý. Xứ hóa sinh kia tại sáu giới sáu môn. Xứ hóa sinh ấy không điếc không đui, nên có thể nhận biết. Có chín thiện căn và bất thiện căn, trong ba cõi có bảy phiền não, của Kiến đế bảy phiền não của Tư duy tổng cộng là mười bốn. Chín mươi tám kiết sử phiền não được phân thành năm loại nơi ba cõi. Hạng phàm phu thứ hai lìa cõi Dục sinh ở cõi trời Vô Tưởng thọ hai ấm, năm giới, năm môn. cõi đó không có hợp ấm, nương vào môn ý giới mà sinh xuống. Cõi đó chán lìa cõi Dục như thế. Hạng phàm phu thứ ba chán lìa cõi Sắc, từ cõi Sắc sinh xuống cõi Dục. Hỏi: Như từ cõi Vô sắc đọa lạc, nghiệp và thiền định do họ tạo từ trước hợp với cõi Sắc, sinh ở trời Hữu tưởng, tại sao không hợp với nghiệp họ đã tạo, hợp với Tam-ma-đề Vô tưởng, từ cõi Vô sắc thác sinh trong trời Vô tưởng? Đáp: Không có có thể nói, từ cõi Vô sắc thác sinh trong trời Vô Tưởng, vậy phải tư duy. Tướng trong cõi Dục hoại rồi thì sinh lên cõi trời Vô Tưởng và cõi Sắc, như vậy có một cõi riêng biệt hủy hoại dục, giác, hỷ, lạc, từ cõi Vô sắc thác sinh xuống trời hữu tưởng trong cõi Sắc, như vậy cũng riêng có xứ hủy tướng. Từ cõi Vô sắc sinh xuống trời Vô tưởng là trong cõi Sắc, thì như đã nói người khác sinh vào một nơi thù thắng thì có cảnh giới để nói, còn như từ cõi Vô sắc sinh xuống trời Vô tưởng trong cõi Sắc thì không có cõi để nói. Nghiệp tướng trong Tam-ma-đề hữu tưởng khác nhau, nghiệp tướng trong Tam-ma-đề vô tưởng khác nhau, nên phải tìm xứ sở để nói. Thứ tư là A-la-hán. Hỏi: Nói như vậy thì người sắp chuyển biến thọ sinh không có đường để sinh, không có người thì chẳng thọ sinh. Vì sao? Vì nói như vậy là đoạn chín mươi tám kiết sử, không có người thọ nhận khổ kết sử sinh? Đáp: Có ba Hữu, là Sinh hữu, Tử hữu và Nghiệp hữu. Đó gọi là ba Hữu. Trong đây nói sinh hữu. Thứ năm: Có hai người. Một người là Tu-đà-hoàn gồm bảy lần chết, bảy lần tái sinh. Một người là Tư-đà-hàm. Thứ sáu: Có một người là Trung gian Hữu nhập Niết-bàn. Thứ bảy: Có hai người : Một người sinh xong thì nhập Niết-bàn, một người là hành nhập Niết-bàn. Thứ tám: Là bất hành nhập Niết-bàn. Ở đây chỉ nói sơ về cõi Vô sắc, không nói đầy đủ. Như vậy, nói theo cõi ng thì tất cả phàm phu không chấp, mười ba hạng người dưới đây là có thể làm được. Những gì là mười ba ? Thứ nhất: Phàm phu chưa chán cõi Dục. Thứ hai: Phàm phu đã chán cõi Dục. Thứ ba: Phàm phu chán cõi Sắc. Thứ tư: Bảy lần sinh bảy lần tử (Tu-đà-hoàn). Thứ năm: Tư-đà-hàm. Thứ sáu: Gia gia Tư-đà-hàm (Hướng Nhất lai). Thứ bảy: Nhất gián Tư-đà-hàm (còn thọ sinh một đời). Thứ tám: A-na-hàm thượng sinh chán cõi Dục. Thứ chín: Có ba người: Sinh xong liền nhập Niết-bàn, Hành nhập Niết-bàn và Bất hành nhập Niết-bàn. Thứ mười: Trung gian nhập Niết-bàn. Thứ mười một: Chán cõi Sắc sinh lên trên. Thứ mười hai: Sinh hành nhập Niết-bàn. Thứ mười ba: A-la-hán. Phàm phu thứ nhất có hai loại: Sinh cõi thiện và sinh cõi ác. Phàm phu thứ hai có hai loại: Sinh cõi Dục và sinh cõi Sắc. Phàm phu thứ ba có ba loại: Sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Thanh văn của Đức Thế Tôn chưa chán cõi Dục có hai loại: Sinh cõi trời và cõi người thuộc cõi Dục. Chán cõi Dục có hai loại : Sinh cõi Dục và cõi Vô sắc. Chán cõi Sắc có ba loại : Sinh cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. A-la-hán có ba loại: Sinh cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Phàm phu chưa chán năm ấm xứ của cõi Dục kia có đủ tám loại năm ấm giới xứ. Hỏi: Vậy là thế nào ? Đáp: Hết thảy xứ trung gian hữu của cõi Dục, năm ấm, sáu giới, sáu môn. thế nên tạo trung gian thành tựu xong. Sinh hữu, chúng ta nay nói : Có người xả sáu giới xứ sinh hữu, thọ sáu giới xứ sinh hữu. Xả năm giới xứ sinh hữu, thọ sáu giới xứ sinh hữu. Xả sáu giới xứ sinh hữu, thọ năm, sáu giới xứ sinh hữu. Xả sáu giới xứ sinh hữu, thọ sáu, năm giới xứ sinh hữu. Xả năm giới xứ sinh hữu, thọ năm, sáu giới xứ sinh hữu. Xả năm giới xứ sinh hữu, thọ sáu, năm giới xứ sinh hữu. Xả sáu giới xứ sinh hữu, thọ năm, năm giới xứ sinh hữu. Xả năm giới xứ sinh hữu, thọ năm, năm giới xứ sinh hữu. Loại thứ nhất: Từ Hữu của thể căn đầy đủ đọa lạc, từ Hữu của Hóa sinh qua Hữu của Hóa sinh. Loại thứ hai: Từ Kha-la-la, A-phù-đà, Già na, Nhục đoàn mà đọa lạc, từ Hữu của Hóa sinh đến Hữu của Hóa sinh. Loại thứ ba: Từ Hữu của thể căn, đầy đủ đọa lạc, từ Kha-la-la v.v.. đến Hữu của Hóa sinh. Loại thứ tư: Từ Hữu của thể căn, đầy đủ đọa lạc, từ Hữu của Hóa sinh đến Kha-la-la. Loại thứ năm: Từ Kha-la-la v.v.. đọa lạc, từ Kha-la-la đến Hữu của Hóa sinh. Loại thứ sáu: Từ Kha-la-la v.v.. đọa lạc, từ Hữu của Hóa sinh đến Kha-la-la. Loại thứ bảy: Từ Hữu của thể căn, đầy đủ đọa lạc, từ Kha-la-la đến Kha-la-la. Loại thứ tám: Từ Kha-la-la v.v.. đọa lạc, từ Kha-la-la đến Kha- la-la. hữu. Như thế là tám thứ môn, xứ. Thiện căn xứ gồm: Nhất Thiết xứ: Có chín loại. Không có người xả thiện căn xứ sinh hữu, thọ chín, chín xứ sinh Lại có từ Hữu của địa ngục, Hữu của đoạn thiện căn mà đọa lạc. Từ Hữu của cộng thiện căn đọa lạc, từ Hữu của cộng thiện căn qua Hữu của cộng thiện căn. Như vậy, nên tạo năm thứ của thứ năm không có thứ bảy, thứ tám. Có các Luận sư cho, chỉ có người đoạn thiện căn, từ địa ngục sinh lại địa ngục, tám loại ấy được liệt vào xứ bất thiện căn một loại với xứ kết sử. Chán xứ năm ấm của cõi Dục. Loại này gồm: Chán tất cả năm ấm. Xả xứ sinh hữu, thọ của hai ấm xứ sinh hữu của năm ấm. Lại có người từ Hữu của trời Vô Tưởng đọa lạc, từ Hữu của trời Hữu Tưởng qua Hữu của trời Hữu tưởng v.v.. cả thảy năm loại. Có các Luận sư cho: Theo nghiệp đã tạo tác từ trước cùng với thiền định mà người này sinh liên tục ở cõi trời Hữu Tưởng. Lại nữa, do nghiệp đã tạo tác từ trước nhưng không có tưởng và định, nên người này sinh liên tục ở cõi trời Vô Tưởng. Hạng này có cả thảy tám loại. Giới môn xứ và hai môn có bốn loại: Xả sáu nhập xứ sinh hữu, thọ sáu, hai xứ sinh hữu. Xả sáu giới xứ sinh hữu, thọ năm, hai xứ sinh hữu. Xả năm giới xứ sinh hữu, thọ sáu, hai xứ sinh hữu. Xả năm giới xứ sinh hữu, thọ năm, hai xứ sinh hữu. Thế nên, phàm phu ở trong thai không chán có bốn loại chung với thiện căn, chung với bất thiện căn, chung với kết sử. Loại thứ năm có năm loại, không có thứ bảy, thứ tám. Chán ấm xứ của cõi Sắc có năm loại, chung với năm loại của sáu giới. Hai loại tại sao chung năm ? Đáp: Có người xả xứ sinh hữu của một giới, thọ một năm xứ sinh hữu. Có người xả xứ sinh hữu của sáu giới, thọ một, năm xứ sinh hữu. Cộng nhập có bảy loại. Cộng hai nhập có hai loại. Như vậy, thiện căn xứ, bất thiện căn xứ, sử xứ có mười một loại. Năm ấm xứ của Tu-đà-hoàn có hết thảy năm. Giới xứ môn xứ có năm loại. Thiện căn xứ v.v… có một loại. Tư-đà-hàm, bất thiện căn xứ gồm hết thảy một. Sử xứ gồm hết thảy mười. Trường gia gia ấm xứ gồm một loại. Giới môn xứ có tám loại. Thiện căn xứ v.v… giống như Tư-đà-hàm. Nhất gián ấm xứ gồm một loại. Giới môn xứ gồm bốn loại. Thiện căn xứ có một loại. Bất thiện căn xứ, sử xứ, Tư-đà-hàm có hai loại. Chán ấm xứ của cõi Dục có một loại. Giới môn xứ có hai loại. Thiện căn xứ sinh lên cõi trên v.v… có một loại. Hành xứ, Thành xứ v.v… có hai loại. A-la-hán chán năm ấm xứ của cõi Sắc có hai loại. Giới môn xứ có ba loại. Thiện căn xứ có ba loại. Bất thiện căn xứ, Sử xứ có bốn loại. Như vậy xứ trung gian hữu phải biết. Xứ hữu đầu, xứ hữu thứ hai: Chưa lìa dục. Xứ hữu thứ ba: Lìa dục. Xứ hữu đầu lìa dục. Xứ thứ hai, xứ thứ ba lìa dục. Đó là mười tám giới và mười hai môn, ấm hữu lậu. Phải biết ấm xoay vần kết hợp với nhân duyên mà khởi, nên muốn trừ ấm, diệt ấm phải gắng hành chánh tinh tấn, như pháp tu hành.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 113