<經 id="n1627">LUẬN ĐẠI THỪA PHÁP GIỚ VÔ SAI BIỆT (2) HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1627 LUẬN ĐẠI THỪA PHÁP GIỚI VÔ SAI BIỆT (2) Tác giả: Bồ-tát Kiên Tuệ. Hán dịch: Tam Tạng Đề-vân Bát-nhã Đời Đường Pháp giới không sinh, cũng không diệt Không già bệnh chết, không chứa lỗi Do phát tâm Bồ-đề thù thắng Cho nên nay ta cung kính lễ. Hữu tình đầy đủ tâm Bồ-đề Hay sinh bậc Thánh và tự nhiên Chỗ nương của tất cả pháp thiện Do như hạt giống đất, biển thảy. Chủng kia chứa đựng trong thai mẹ Cũng như mẹ nuôi nuôi nên biết Tâm tin, trí thắng gốc Bồ-đề Đại định, đại bi cùng dưỡng dục. Tánh tịnh giác tâm thường vô cấu Giống như báu lớn trong hư không Như núi Tu di hơn các núi Chỗ sinh tất cả pháp trắng báu. Tham, sân, si, mạn… đều dứt hết Không bị tội phiền não dẫn dắt Vượt hơn hằng hà sa tài năng Muôn pháp tròn đầy soi thấu suốt. Tịnh, ngã, vui, thường, Ba-la-mật Đắc thành ứng cúng mười phương tôn Lúc nhân tức là tâm Bồ-đề Quả đầy đức tròn gọi chánh giác. Thể kia hàm chứa tướng pháp giới Trí sáng trong suốt không dấu vết Tâm Bồ-đề, pháp không nghó bàn Chư Phật, Như Lai đều khen ngợi. Vô thỉ đến nay chẳng tạo tác Không có trở ngại cũng vô chung Do tuệ, không, vô tướng biết rõ Là cảnh giới của Phật, Như Lai. Tánh kia chỗ nương tất cả pháp Xa lìa hai thứ kiến đoạn thường Pháp thân cùng với cõi chúng sanh Cho nên Phật nói vốn không khác. Bất tịnh cùng với tịnh phi tịnh Cực tịnh thứ lớp phải nên biết Thứ nhất chúng sinh, hai Bồ-tát Thứ ba Như lai rất thanh tịnh. Bị trần cấu nhiễm tánh không sáng Ví như mây dày che mặt trời Lưới mây phiền não đều giải thoát Mặt trời soi sáng khắp hư không. Kiếp lửa bùng phát ở không trung Thái hư vốn không bị thiêu đốt Pháp tánh như vậy không bị đốt Lửa già bệnh chết không thể hoại. Tất cả pháp sinh diệt thế gian Thảy đều chẳng xa lìa hư không Như vậy trong pháp giới vô vi Các căn nương đó mà sinh diệt. Như đèn sáng, nóng, sắc hòa hợp Lìa ba pháp nầy không có đèn Thể và pháp Phật cũng đồng thời Lìa pháp ấy không tự thể riêng . Phiền não khách trần, tánh không có Cùng thể tịnh kia trước cùng lìa Bất không, vô cấu, pháp tương ưng Không có dứt mất thường chuyển theo. Như hoa sen nở cánh bị che Như vàng tánh sạch chìm trong uế Như trăng tròn bị La-hầu nuốt Không thể chiếu thể phiền não che. Như ao nước sạch hoa đẹp nở Núi vàng, bùn cấu không nhiễm ô Như không trung tịnh đầy trăng sao Rõ tuệ tròn lặng cấu tiêu trừ. Ví như trời sáng soi thế gian Hàng ngàn tia sáng soi chiếu khắp Như đất như biển giống báu đầy Được thoát sinh tử nuôi chúng sinh. Thường trong sinh tử phát trí bi Thường, vô thường thảy không trụ chấp Thiền định, tổng trì, nước thanh tịnh Mây chúa Mâu-ni nhân lúa tốt. Tức Pháp thân nầy là Như Lai Cũng gọi thánh đế chân viên tịch Như nước và băng không lìa nhau Quả Phật Niết-bàn cũng như vậy. Luận có nhiếp tụng rằng: Quả, nhân và tự tánh Dị danh và sai khác Dị tướng, tánh bất nhiễm Cũng gọi thường hòa hợp. Có không, nghóa tánh một Nói lược có mười hai Gọi là tâm Bồ-đề Phải biết theo thứ lớp. Ở đây trước hết là hiển bày về quả của tâm Bồ-đề, kế đó nói công năng từ nhân kia khởi. Nhân đã khởi rồi thì ngay tự tánh đó nêu bày tướng mạo, dị danh sai khác, tùy theo thọ thân không bị ô nhiễm, gọi là thường hòa hợp, không có pháp thiện riêng tương ưng, trụ trong phiền não gọi là vô nghóa, ra khởi trói buộc, được thanh tịnh gọi là có nghóa, cũng gọi là Niết-bàn cùng với tánh một. Thứ lớp của mười hai thứ nghóa phải biết, trong đó nghóa nào là quả của tâm Bồ-đề? Đó là Niết-bàn vắng lặng, của chư Phật cũng không phải pháp khác. Vì sao? Vì tập khí nhỏ nhiệm đều đã dứt. Nói không sinh, là có ý nêu các uẩn vốn không sinh. Nói không già, là công năng vắng lặng thêm lớn thù thắng đến biên vực tận cùng. Nói không bệnh, là tất cả phiền não chướng và sở tri chướng đều vónh viễn dứt trừ. Nói không tử, là thay đổi bất tư nghì cuối cùng dứt hết. Nói không chứa, là từ vô thỉ, trụ địa vô minh đều được phá bỏ. Nói không lỗi, là tất cả thân, miệng, ý nghiệp đều không tội lỗi, cũng có thể vượt qua tất cả các công năng. Những thứ đo do đâu mà đạt được từ tâm Bồ-đề? Là từ phương tiện trên hết của nhân không thối thất mới có thể chứng đắc quả Niết- bàn. Thế nào gọi là cõi Niết-bàn? Đó là Pháp thân nơi tánh chuyển y của pháp giới không thể nghó bàn của chư Phật, là cõi Niết-bàn, cho nên ta nay đảnh lễ tâm Bồ-đề không thể nghó bàn kia, nhân, quả thêm lớn dần dần sáng tỏ sung thịnh, như trăng đầu tháng. Lại nữa, hạt giống của tâm Bồ-đề, là chỗ nương của tất cả hạt giống pháp lành của thế gian sinh khởi, như đại địa; là chỗ lưu xuất pháp báu của tất cả bậc thánh, như biển cả; là chỗ cây đạo của tất cả chư Phật nương theo sinh khởi, vì nhân của thứ lớp như hạt giống. Đây là quả của tâm Bồ-đề. Lại nữa, làm sao biết được nhân kia tương ưng? Như con của vua chuyển luân. Nói tịnh tín, tức là hạt giống của tâm Bồ-đề. Nói thắng trí tức là Bát-nhã trên hết có thể hiểu rõ tất cả, gọi là mẹ Tam-ma-địa, là lấy định làm thai, tất cả pháp thiện an trụ trong đó, an vui làm thể. Nói đại bi, là đối với các chúng sinh khởi tâm đại bi, trong sinh tử mệt nhọc và có thể làm tròn đầy tất cả chủng trí, nuôi lớn tâm Bồ-đề vì làm mẹ nuôi. Lại nữa, nhân kia hòa hợp với tâm Bồ-đề, phải biết có hai thứ. Hai thứ là: 1. Tướng bị phiền não nhiễm ô. 2. Tướng tự tánh của pháp trắng. Trong nhiễm, là tâm tự tánh thanh tịnh thường không nhiễm, mà bị phiền não khách trần che ngăn làm nhiễm ô. Cũng như tự tánh của lửa thanh tịnh… bị tro bụi mây che lấp. Ví như tự tánh của ngọc báu lửa, hư không và thủy không nhiễm. Nếu lìa tro bụi… thì tự tánh của ngọc kia đều được thanh tịnh. Tất cả chúng sinh cũng giống như vậy, tâm của tự tánh đều đồng thanh tịnh, vì các thứ phiền não như tham, sân v.v… làm cấu uế. Nếu lìa tham… thì tâm được thanh tịnh. Lại nữa, làm sao biết tướng của pháp trắng cũng đều thanh tịnh? Tự tánh thanh tịnh là chỗ nương của tất cả pháp trắng, tất cả pháp trắng cũng từ tự tánh thanh tịnh kia mà sinh, như núi tô-mê-lô sinh ra các châu báu, tâm Bồ-đề cũng giống như vậy. Tất cả công năng đều được tròn đầy, đạt được bốn thứ đại Ba-la-mật, nên nói là Pháp thân Như Lai. Như trong kinh nói: “Bạch Đức Thế tôn! Pháp thân Như Lai là Ba-la-mật thường, Ba-la-mật vui, Ba-la-mật ngã, Ba-la-mật tịnh, Pháp thân Như Lai kia bị phiền não và tùy phiền não làm nhiễm ô”. Tự tánh tâm thanh tịnh là nói về tên gọi khác, như trong kinh nói: “Nầy Tôn giả Xá-lợi-phất! Pháp thiện nầy là tâm như thật của chân như pháp giới, tự tánh thanh tịnh tương ưng với thế pháp của ta nương vào tự tánh nơi tâm thanh tịnh nầy, vì chúng sinh mà nói là không thể nghó bàn. Lại nữa, tâm kia đối với các chúng sinh, làm mười loại sự tướng không sai khác, đó là vô tác, là vô thỉ vì không sinh, là vô chung vì không diệt, là vô ngại vì tự tánh sáng tỏ, dùng trí không để biết tướng một vị của tất cả pháp, cũng như vô tánh. Vô tánh tức là vô tướng vì lìa cảnh giới của các căn, là chỗ thực hành của bậc thánh, là cảnh giới của chư Phật, là chỗ nương gồm nhiễm, tịnh của tất cả pháp, vì là đối tượng nương cậy của các pháp, là xa lìa đối với đường thường vì pháp nhiễm là vô thường, là xa lìa đường đoạn vì pháp trắng không dứt mất sai khác nầy lược có ba tướng: 1. Bất tịnh, tức thứ nhất gọi là cõi chúng sanh. 2. Tịnh, bất tịnh, tức là thứ hai gọi là Bồ-tát. 3. Cực thanh tịnh, tức là Như Lai. Như chỗ trong kinh nói: “Nầy Tôn giả Xá-lợi-phất! Ngay pháp giới nầy vượt qua hằng hà sa chỗ vây buộc của vô biên phiền não, từ vô thỉ đến nay thường bị trôi nổi theo sóng to sinh tử, sinh diệt qua lại trong xứ thường trôi lăn gọi là chúng sinh. Xá-lợi-phất! Ngay pháp giới vô biên nầy, chán lìa sinh tử, không trụ Niết-bàn, trụ trong tất cả cõi Dục mà thực hành mười Ba-la-mật gồm nhiếp tám vạn bốn ngàn pháp môn, khi hành trì hạnh Bồ-đề, thì gọi là Bồ-tát. Xá-lợi-phất! Ngay nơi pháp giới nầy, tất cả vô số thứ phiền não đều giải thoát, vượt qua tất cả khổ, xa lìa tất cả tùy miên phiền não trói buộc cấu uế, chứng đắc thanh tịnh, trụ trong pháp tánh thanh tịnh tối cực, là nơi chiêm ngưỡng của tất cả chúng sinh, trụ nơi tất cả địa trí cảnh, đại thế lực, không chướng ngại không vướng mắc, đối với tất cả pháp đạt được lực tự tại, gọi là Như Lai ứng chánh đẳng giác. Cho nên, nầy Tôn giả Xá-lợi-phất! Không có cõi chúng sanh khác, không có Pháp thân khác, cõi chúng sanh tức là Pháp thân, Pháp thân tức là cõi chúng sanh”. Nghóa không hai nầy, về văn tự có sai khác. Điều nầy thế nào? Là khi bất tịnh thì bị phiền não nhiễm, cũng như lớp mây dầy che ánh sáng mặt trời, tự tánh tâm thanh tịnh thì không bị nhiễm, phiền não khách trần khi đã dứt rồi, thì mặt trời chiếu sáng khắp hư không. Đã có sinh, già, bệnh, chết, vì sao lại nói tánh nầy là thường? Cũng như hỏa kiếp tận, lửa thiêu đốt khắp hư không, nhưng không giới vô vi vốn không có tướng thiêu đốt. Pháp giới vô vi cũng lại như vậy, lửa của già bệnh chết kia không thể thiêu hoại, cho nên kinh nói: “Bạch Đức Thế tôn! Nói năng của thế gian có tử có sinh, không phải là Như Lai tạng có sinh tử. Bạch Đức Thế tôn! Như Lai tạng lìa tướng của cảnh giới hữu vi, thường trụ nơi vắng lặng. Tánh của tạng nầy đã thường trụ bất biến, chưa thể phát khởi thì làm sao cùng tương ưng với pháp Phật được? Cũng như ánh sáng đèn, cùng với nóng ấm và màu sắc không có tướng riêng. Pháp và Pháp thân cũng giống như vậy. Như Phật nói: “Xá-lợi-phất! Ví như đèn không có hai pháp, công năng không có khác, sự tạo ra ánh sáng, nóng ấm và màu sắc không lìa nhau, hoặc như ngọc báu hình sắc sáng rõ. Đúng vậy, đúng vậy! Nầy Xá-lợi-phất! Như Lai nói về Pháp thân là pháp không lìa nhau, sự tạo tác của công năng trí tuệ vượt hơn hằng hà sa pháp của Như Lai”. Như nói: “Bạch Đức Thế tôn! Có hai thứ Như Lai tạng trí không, bất không là vượt qua pháp Phật nhiều như số cát sông Hằng không thể nghó bàn. Bất ly, bất thoát, không khác mà thành tựu, là nói Pháp thân Như Lai. Vì sao Pháp thân muôn đức tròn đầy, công đức đầy đủ, nhưng chúng sinh do đâu lại không được giải thoát? Thí dụ như hoa sen bị mạng lưới lá tà kiến che đậy, cũng như vàng ròng bị rơi vào nơi cấu uế bất tịnh là nghi ngờ, cũng như trăng đầy bị la-hầu ngã mạn nuốt, như ao nước sạch bị bụi nhơ là tham dục làm bẩn đục. Ví như núi vàng kia bị bụi bặm sân hận nhiễm bám, như hư không, bị mây ngu si che trùm đầy khắp, như mặt trời chưa mọc, vì bị trụ địa vô minh che ngăn, sáu xứ, đại và uẩn trụ trong thai tạng, như tướng của khí thế gian chưa thành, như vậy không có mưa, vì duyên chưa hợp. Hoa sen vàng, trăng đầy Ao nước, núi vàng, không Như nhật, mặt đất, mây Phật tánh, khách trần, nhiễm Phiền não che công năng Phật sự không thể tạo Lược nói chín thí dụ Nhiễm, tịnh trái nên biết. Do đấy mà Pháp thân Như Lai cũng giống như vậy, tất cả khách trần phiền não đều lìa vì chướng đã hết, công năng của tự tánh đầy đủ, chứng đắc thành ứng cúng, tất cả chúng sinh đều thọ dụng chung, chứng đắc cõi Niết-bàn thường trụ, vắng lặng, trong mát không thể nghó bàn, đó là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không khác với Pháp thân Như Lai, riêng có Niết-bàn bên ngoài. Lại nữa, như đã nói: “Cõi chúng sanh khi được thanh tịnh, phải biết tức là Pháp thân, Pháp thân tức là cõi Niết-bàn, Niết-bàn tức là Như Lai”. Như trong kinh nói: “Bạch Đức Thế tôn! Chánh đẳng giác tức là vô thượng Niết-bàn. Bạch Đức Thế tôn! cõi Niết-bàn tức là Pháp thân Như Lai. Bạch Đức Thế tôn! Ngoài Pháp thân ra thì không có riêng Như Lai. Bạch Đức Thế tôn! Như Lai tức là Pháp thân”. Điều nầy không có gì khác, tức là khổ diệt… nên kinh nói: “Bạch Đức Thế tôn! Không phải là hoại pháp nên gọi là khổ diệt, nhưng khổ diệt vì là vô thỉ, vô tác, vô sinh, vô khởi, vô diệt, vô tận và lìa tận, thường trụ bất động, vắng lặng, tự tánh thanh tịnh, phá trừ tất cả phiền não vây buộc, vượt qua pháp Phật nhiều như số cát sông Hằng không lìa không thoát chẳng thể nghó bàn, đầy đủ là nói Pháp thân Như Lai. Bạch Đức Thế tôn! Như Lai tạng là không trí của chân Như Lai. Bạch Đức Thế tôn! Như Lai tạng, gọi là hàng Thanh văn, Duyên giác không thể thấy , trước kia chưa từng thấy, xưa kia chưa từng chứng đắc, chỉ có Như Lai mới chứng được, và phá trừ các thứ phiền não trói buộc, tu tập tất cả khổ diệt đạo, nên như nước cùng với băng, giác tánh và Niết-bàn không hai, không khác”. Hoặc nói tánh dục nhất thừa, hoặc nói không nhập Niết-bàn. Lại nói pháp giới đồng nhất, hoặc tiểu Niết-bàn, hoặc trung Niết- bàn, hoặc đại Niết-bàn, chẳng phải như vậy, vì trong nhân của hạ, trung, thượng chuyển thành quả chỉ là một, nhân đã sai khác thì quả cũng sai khác, nên nói: “Bạch Đức Thế tôn! Không có hạ trung thượng khi chứng đắc Niết-bàn. Bạch Đức Thế tôn! Pháp bình đẳng, trí bình đẳng, giải thoát bình đẳng, là giải thoát tri kiến, tức chứng đắc Niết-bàn. Cho nên, Bạch Đức Thế tôn! Vị trong một vị của cõi Niết-bàn, là nói về vị giải thoát.