<經 id="n1621">LUẬN CHƯỞNG TRUNG HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1621 LUẬN CHƯỞNG TRUNG Tác giả: Bồ-tát Trần-na. Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Nghóa Tịnh Đời Đường. Luận chép: đối với ba cõi chỉ có giả danh, thật ra không có cảnh bên ngoài , vì có vọng chấp. Hiện tại muốn vì những người chưa chứng chân chọn lựa môn tự tánh của các pháp, khiến không điên đảo, nên soạn luận nầy. Tụng rằng: Thấy dây, tưởng là rắn Thấy dây, biết cảnh không Khi hiểu rõ phần nó Biết như rắn là sai. Luận chép: Nếu ở nơi không xa, chỗ không phân biệt rõ, chỉ thấy dây tưởng là rắn, chưa thể hiểu rõ tự tánh khác nhau, vì bị hoặc loạn nên nhất định chấp là rắn. Khi hiểu rõ pháp sai khác, thì biết do vọng chấp sai loạn sinh, chỉ là hiểu lầm không có thật. Lại nữa, đối với chi phần sai khác của sợi dây, khi khéo quán sát tự thể của dây, cũng là không thật có. Như vậy đã biết, tất cả hiểu biết về sợi dây, như biết là rắn thì chỉ có vọng thức. Nếu như sợi dây, có thức hoặc loạn, thì cũng đối với chỗ bé nhỏ kia… biết là tướng giả mượn là không thật đạt được, nên tâm duyên theo sợi dây và phần bé nhỏ ở chỗ có tướng trạng cũng chỉ là vọng thức. Tụng rằng: Việc giả lập các cõi Khi quán rõ tự tánh Từ tha đều giả danh 812 BỘ DU GIÀ 7 <大>卐 Cho đến cảnh thế tục. Luận chép: Như đối với xứ chi phần của sợi dây… phân biệt từng phần, khi quán sát kỹ thì biết chẳng có thật thể, chỉ là tâm vọng, như vậy nên biết, tất cả các pháp chỉ là giả danh. Như các vật bình, áo… nhờ vào đất và chỉ tơ làm thành, cho đến cảnh sở hành của nói năng, thức, chưa đến lúc bị phá vỡ, gọi là bình, áo… nói từ tha: Là từ nói năng của thế tục mà có, chẳng phải đối với thắng nghóa. Tụng rằng: Không phân thì chẳng thấy Đến cực đồng chẳng có Chỉ do hoặc loạn tâm Người trí không nên chấp. Luận chép: Nếu lại chấp: “Việc giả của các cõi, đến vị cực vi thì không thể phân tích, lại không có phương phần là thật có”. Đây giống như hoa đốm và sừng thỏ… vì không thể thấy, vì vô lực nhưng có thể sinh duyên ở thức kia. Sự chấp cực vi, quyết định chẳng phải thật có, nên phải nói là “Không thể thấy nhân”. Do nhân ấy không thể an lập cực vi để thành thật có. Vì sao? Vì có sự sai khác của phương phần, ví như hiện thấy có các vật như bình, áo… vì các phương phần như đông tây bắc… riêng biệt, những thứ đều là hiện hữu, nên chi phần có thể đạt được. Nếu nói cực vi là hiện hữu, thì phải có phương phần riêng khác với tánh, đó là phải thừa nhận Đông, Tây, Bắc… vì chi phần khác nhau, nhưng lý của cực vi thật nầy không thành tựu, cũng không phải một thể, vì nhiều phần làm thành, thấy sự riêng biệt, một cực vi thật nhất định không thật có, như vậy lẽ ra phải xả bỏ luận về cực vi, do đó người trí hiểu rõ ba cõi đều là vọng tình, muốn cầu lý mầu thì không nên chấp thật. Tụng rằng: Vọng tình chẳng phải thật Cùng chỗ thấy bất đồng Do cảnh tướng luống dối Năng duyên cũng phi hữu. Luận chép: Nếu ta cùng đối với các sự của bình, áo, thừa nhận tự tánh của nó là không thật có, đều là sự phân biệt của vọng thức, nhưng duyên theo tướng trạng của nó thì loạn thức chính là thật có. Quán thành Càn-thát-bà và người huyễn… thì thức đó là có, nếu có thức nầy thì cũng chẳng phải thật, vì cùng với sự được thấy biết không tương ưng. Hoặc loạn thức nầy đối với cảnh của sở duyên khởi kiến giải về hữu tánh, thì tự tánh kia đã rõ là phi hữu. Cảnh đã là không có, thì vọng thức của <大>卐 <節>SỐ 1621 - LUẬN CHƯỞNG TRUNG 813 năng duyên cũng chẳng phải thật có. Thế nào là khiến cho vọng thức kia có? Nhưng đối với thế gian chưa hề thấy có hạt giống không thể sinh lại có mầm được sinh… Do đấy, ông nói các thí dụ về thành huyễn hóa… đạo lý đó không thành. Tụng rằng: Đây đều là giả lập Người khéo giác biết được Người trí dứt phiền não Dễ như trừ sợ rắn. Luận chép: Như nói ba cõi chỉ có giả danh, giác thô của bình, áo đã dứt trừ rồi, thì biết từ danh ngôn mà có việc đó. Người khéo quán sát, thì có thể biết rõ, tức ở chỗ có sợi dây mà sự sợ hãi về rắn được dứt trừ. Lại tư duy kỹ đối với sai khác kia ở sự vọng chấp đối với sợi dây… cũng không có. Khi quán như vậy, tất cả pháp tạp nhiễm có thể sinh nhanh dễ được tiêu trừ cả mạng lưới phiền não, và các nghiệp quả tự nó sẽ dứt. Có nhóm riêng rằng: Người trí quán sự tục Nên tùy việc tục làm Muốn cầu dứt phiền não Phải hiểu chân thắng nghóa. Cũng như người thế gian, đối với các sự tục, bình, áo cho là thật có, gọi là bình áo… người trí cũng vậy, phải thuận theo thế gian mà nói, biết chẳng phải thật có, hoặc ưa thích quán sát tội lỗi của phiền não. Người cầu giải thoát, nên đối với chân thắng nghóa như vậy để suy tìm cùng khắp. Như lý tác ý đối với các cảnh xứ, và vọng thức của năng duyên nên phiền não trói buộc không còn sinh trưởng nữa.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 110