<經 id="n1615">LUẬN VƯƠNG PHÁP CHÁNH LÝ HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1615 LUẬN VƯƠNG PHÁP CHÁNH LÝ Tác giả: Bồ-tát Di lặc. Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường. Như kinh Phật, Thế tôn giảng nói cho vua Xuất Ái có nói: Vị vua ấy một hôm đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn! Có Sa-môn hoặc Bà-la-môn đến chỗ con, trước mặt con trách quở can ngăc các lỗi lầm không chân thật. Lúc đó, tâm con không hối hận, buồn lo, vì sao? Vì xét lỗi lầm nầy, đối với tự thân con đều không thấy. Lại có Sa-môn hoặc Bà-la-môn đến chỗ con, trước mặt con khen ngợi khuyến khích các công đức không chân thật. Lúc đó, tâm con cũng không sinh hớn hở mừng vui. Vì sao? Vì xét công đức nầy, đối với tự thân con đều không thấy. Khi các Sa-môn và Bà-la- môn về rồi, con ở trong phòng vắng vẻ một mình, yên tónh, trong tâm nghó rằng: Ta phải làm sao biết rõ lỗi lầm chân thật và công đức chân thật của các vua. Nếu ta biết thì sẽ bỏ lỗi lầm, tu công đức. Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào có khả năng biết rõ lỗi lầm chân thật và công đức chân thật của các vua, có khả năng vì ta mà mở bày, chỉ rõ? Nghó đoạn con liền nhớ: chỉ có Đức Thế tôn của ta là người biết tất cả, thấy tất cả, chắc chắn biết rõ tất cả lỗi lầm chân thật và công đức chân thật của các vua. Ta nay phải đến chỗ của đức Phật Đức Thế tôn để thỉnh vấn nghóa nầy! Nên con hôm nay đến chỗ Phật thỉnh cầu quyết nghi nghóa ấy. Kính mong đức Như lai vì con mà khai thị! Bạch Đức Thế tôn! Thế nào là lỗi lầm chân thật của các vua? Thế nào là công đức chân thật của các vua? Lúc đó, Đức Thế tôn bảo vua Xuất Ái: Nầy đại vương! Hôm nay Đại vương phải nên biết rõ về lỗi lầm của vua, công đức của vua, điều suy tổn của vua, việc phương tiện của vua, pháp đáng ưa thích của vua và có khả năng phát dẫn pháp mà vua ưa thích. Sao gọi là lỗi lầm của vua? Đại vương nên biết! Lỗi lầm của vua, lược có chín thứ. Nếu vua gây ra các lỗi lầm đó, thì dù có quan to coi kho tàng, đại thần phụ tá, có đại quân đông đảo nhưng ai nấy không quay về kính mến vua. Chín thứ lỗi lầm là: 1.Không được tự tại. 2.Lập tánh bạo ác. 3. Giận dữ hung hăng. 4.Ân huệ yếu mỏng. 5.Nghe những lời tà nịnh. 6.Việc làm không suy nghó, không thuận phép tắc. 7.Không đoái hòai đến pháp thiện. 8.Không biết suy xét, quên mất người làm ơn cho mình. 9. Hoàn toàn buông thả, chuyên làm những việc buông lung Thế nào là vua không được tự tại? Là có vị vua nọ, chí tánh không kiên cường, việc làm yếu hèn, bị các đại thần, phụ tướng, quốc sư chế ngự, không làm được việc muốn làm, việc phải làm thì giao cho các quan, đối với năm dục hấp dẫn muốn vui chơi cũng không vừa ý. Như vậy gọi là vua không được tự tại. Thế nào là vua lập tánh bạo ác? Là có vị vua nọ, đối với các quan, hoặc những người khác, một việc gì đó, họ làm có hơi không vừa ý, thì vua liền đổi sắc mặt đuổi đi, nói lời thô ác, la hét, nổi giận bừng bừng, chau mày mà đứng, có khi sinh phẫn nộ, nếu không đối mặt thì cũng sau lưng hoặc hướng tới chỗ khác làm việc đuổi mắng trước đó. Nếu không đối diện, cũng không sau lưng thì hướng tới kẻ khác mà quát mắng, xua đuổi… như trước, tâm ý thì giận dữ kết chặt, ôm tâm não hại, tâm oán hận, nhưng không giữ lâu tâm phẫn nộ nối tiếp không xả, hoặc có khi nóng giận kết chặt không tâm ý, có tâm não hại, tâm oán hận nhưng giữ lâu tâm ấy, nối tiếp không bỏ. Do vậy, nên bạo ác trước mặt, bạo ác sau lưng, bạo ác giận tức, bạo ác tạm thời, bạo ác lâu dài, như thế gọi là vua lập tánh bạo ác. Đại vương nên biết, bạo ác lâu dài gọi là tội lỗi lớn, không tội nào lớn hơn! Sao gọi là vua giận dữ hung hăng? Là có vị vua nọ, đối với các quan, ai phạm lỗi nhỏ, chút ít trái nghịch với vua, vua liền cắt bổng lộc, niêm phong nhà cửa, chiếm đọat thê thiếp, hoặc dùng hình phạt nặng để xử trị. Như vậy gọi là vua giận dữ hung hăng. Sao gọi là vua ban ân huệ yếu mỏng? Là có vị vua nọ, được các quan hầu hạ hộ vệ, tuy rất trong sạch, giỏi xứng hợp tâm vua, nhưng vua chỉ dùng lời mềm mỏng yếu ớt để an ủi, ban cho tước lộc, tặng thưởng công lao một cách tầm thường, không tròn đầy, không thuận theo khuôn phép. Có khi còn làm tổn hao, gây rắc rối hoặc đã đổi đi, hoặc đã oán hận, sau đó mới ban cho. Như vậy gọi là vua ban ân huệ yếu mỏng. Sao gọi là vua nghe những lời tà nịnh? Hoặc có vị vua nọ, có đám các quan thật ra không phải là hạng thông minh sáng suốt, chỉ giả hiện thông minh giả dối, tham lam ô trược, dua theo bè nhóm, không giữ phép nước, chỉ lo việc mưu phản, không tu sửa nền cai trị tốt. Vua nghe và tin dùng những lời can ngăn mà đám người ấy đưa lên, tiếng tăm về chính sách thiện trị của vua đều bị suy tổn. Như vậy gọi là vua nghe những lời tà nịnh. Sao gọi là vua làm các điều không suy nghó, không thuận phép tắc? Là có vị vua nọ, không có khả năng cứu xét, không chịu cứu xét rõ, không thể suy nghó lựa chọn, cũng không thể suy nghó lựa chọn kỹ đối với các quan, trong các việc cơ mật, người không đáng giao phó lại giao phó cho họ, người đáng giao phó thì không giao phó, người đáng sai khiến thì lại không sai khiến, người không đáng sai khiến lại sai khiến, người đáng ban thưởng lại dùng hình phạt, người đáng dùng hình phạt thì lại ban thưởng. Lại nữa, đối với các quan, vua không khéo giữ đúng nghi tắc đối với tiên vương, nên các quan vào chầu trong riều đình, lời luận bàn chưa xong thì họ nói lên làm đứt quãng, không kính không sợ mà phát sinh can ngăn hay tranh cãi, không y theo giáo lệnh để khéo vâng làm, hành sử giáo lệnh của vua không đúng đắn. Như vậy gọi là vua làm không suy nghó, không thuận theo phép tắc. Sao gọi là vua không đoái hòai đến pháp thiện? Là có vị vua nọ, không tin đời sau, cũng không tỏ ngộ. Do không tin không ngộ đời sau, thì liền đối với nghiệp thiện - bất thiện, quả ái - quả phi ái tương lai không thể tin hiểu, không hiểu nên không xấu hổ, tùy theo tình thức tạo tác ba hành vi ác của nghiệp thân ngữ ý, không thể thường bố thí, thọ trai, học giới. Như vậy gọi là vua không đoái hòai đến pháp thiện. Thế nào là vua không biết suy xét, quên mất người làm ơn cho mình? Là có vị vua nọ, đối với đại thần, phụ tướng, quốc sư và các quan, tâm vua điên đảo không khéo hiểu rõ sự trung tín, tài nghệ, mưu trí khác nhau. Vì không biết, nên chẳng phải trung tín mà ngỡ là trung tín, đối với kẻ trung tín lại ngỡ là không trung tín. Không có tài nghệ thì ngỡ là tài nghệ. Có tài nghệ lại ngỡ là không. Đối với tuệ ác lại ngỡ là tuệ thiện. Đối với tuệ thiện lại ngỡ là tuệ ác. Do tâm điên đảo như vậy, nên vua ấy đối với các quan chẳng phải trung tín, chẳng phải tài nghệ và tuệ ác thì họ được kính nặng, ái dưỡng, còn các quan trung tín, tài nghệ, tuệ thiện thì họ bị vua coi thường, chê trách. Lại các quan tuổi tác già yếu, cả đời đã hầu hạ gần gũi, vua biết họ giờ đây không thế, không lực, không có dũng, nên không kính ái, không ban tước lộc, không ban thưởng. Nếu các quan như vậy mà bị khinh miệt, buông bỏ không hỏi tới, thì gọi là vua không biết suy xét và quên mất người làm ơn cho mình. Sao gọi là vua hoàn toàn buông thả, chuyên làm những việc buông lung? Là có vị vua nọ, đối với năm dục hấp dẫn hoàn toàn chìm đắm, đam mê, ưa thích thọ hưởng, không thể thường làm những việc đáng làm, khiến cho các quan lao nhọc. Như vậy gọi là vua hoàn toàn buông thả chuyên làm những việc buông lung. Nếu có vị vua nọ gây ra chín thứ tội lỗi như vậy, thì tuy có quan trông coi kho tàng tài giỏi, đại thần phụ tá hết lòng, có đại quân đông đảo, nhưng ai nấy không quay về kính mến vua. Đại vương nên biết, chín lỗi lầm nầy là lỗi lầm tự tánh của vua. Thế nào gọi là công đức của vua? Đại vương nên biết, công đức của vua lược có chín thứ, nếu thành tựu các cong đức như vậy, tuy không có quan trông coi kho tàng tài giỏi, không có đại quan phụ tá hết lòng, không có đại quân đông đảo, nhưng có thể được nhiều người quy về kính mến, chín thứ công đức là: 1.Được tự tại hoàn toàn. 2.Tánh không bạo ác. 3. Giận dữ phát khởi nhẹ. 4. Ân huệ dồi dào. 5. Nghe lời ngay thẳng. 6.Việc làm thường suy nghó kỹ, thuận phép tắc. 7.Dốc lòng đến pháp thiện. 8.Khéo rõ điều sai khác, biết chỗ thi ân. 9.Không tự buông thả tùy ý, không hành buông lung. Thế nào gọi là vua được tự tại hoàn toàn? Là có vị vua nọ, tự tùy theo ý muốn, làm việc nên làm, thương cho các quan lao nhọc, đối với năm dục hấp dẫn, đối với các đại thần, phụ tướng, quốc sư và các quan, phàm các giáo lệnh mà vua ban bố đều không trở ngại. Như vậy gọi là vua được tự tại hoàn toàn. Thế nào gọi là vua tánh không bạo ác? Là có vị vua nọ, đối với các quan tùy ở nơi nào, dù họ làm những việc tăng thượng không vừa ý, nhưng tánh vua có thể bao dung nhẫn nại, không đuổi mắng, trách cứ, la rầy, nói rộng cho đến phẫn nộ, cũng không sau lưng, cũng không ở trước mặt làm các việc như trước, cũng không kết hận giấu kín trong ý, cũng không cả đời chứa nhóm tâm hận xấu nối tiếp không xả, không hiện bày bạo ác trước mặt, không hiện bày bạo ác sau lưng, không che giấu điều bạo ác, không bạo ác lâu dài. Như vậy gọi là vua tánh không bạo ác. Thế nào gọi là vua giận dữ phát khởi nhẹ? Là có vị vua nọ, đối với các quan tuy có lỗi lớn, có trái nghịch lớn, nhưng vua không tước đọat bổng lộc, không chiếm lấy thê thiếp của họ, không dùng hình phạt nặng để xử trị, chỉ tùy theo lỗi nặng nhẹ mà trách phạt. Như vậy gọi là vua giận dữ phát khởi nhẹ. Thế nào gọi là vua ân huệ dồi dào? Là có vị vua nọ, được các quan ngay thẳng trước mặt cung kính hộ vệ. Tâm vua thanh tịnh, điều hòa, thường dùng lời nói mềm dịu an ủi, dẫn dắt, ban cho các quan đầy đủ tước lộc, tặng thưởng theo công trạng không khiến cho các quan bị tổn hao, oán hận, rắc rối, mệt nhọc, nên họ hết lòng phụng sự các việc khó thừa hành. Như vậy gọi là vua ân huệ dồi dào. Thế nào là vua nghe lời ngay thẳng? Là có vị vua nọ, đối với các quan thật sự thông minh, không có thông minh kiêu mạn, không tham lam ô trược, không theo bè nhóm, khéo hành sử đúng pháp luật, tâm không trái nghịch, ưa tu pháp thiện, vua thường nghe nhận tin dùng những lời đề nghị của họ đưa lên, nên công vụ, tài sản của quốc gia, uy tín và pháp thiện đều được lớn mạnh. Như vậy gọi là vua nghe lời ngay thẳng. Thế nào là vua có điều suy nghó kỹ, khéo thuận phép tắc? Là có vị vua nọ, tánh giỏi cứu xét, tư duy, quyết chọn, trong các quan, đối với các công vụ cơ mật, kẻ không đáng giao phó thì không giao phó, người đáng giao phó thì giao phó, người không đáng sai khiến thì không sai khiến, người đáng sai khiến mới sai khiến, người đáng ban thưởng mới ban thưởng, người đáng trị phạt mới trị phạt. Hễ định làm việc gì thì suy xét kỹ, quyết định, sau đó mới làm, không vội vàng. Lại nữa, đối với các quan, vua khéo giữ đúng phép tắc đối với tiên vương, nên các quan nơi yến ẩm cũng hoàn toàn không ngắt lời bàn luận mà phải chờ nói xong mới cung kính mà nêu lên những lời, can ngăn, thi hành đúng giáo lệnh của vua, giỏi sống theo lệnh vua dạy. Như vậy gọi là vua có điều suy nghó kỹ khéo thuận phép tắc. Thế nào là vua để tâm đến pháp thiện? Là có vị vua nọ, tin biết có đời sau, do tin thiện, nên đối với các nghiệp tịnh, nghiệp bất tịnh và các quả báo tốt xấu trong vị lai đều có thể khéo tin hiểu. Do tin hiểu nên có hổ thẹn, không buông thả tình cảm tạo ba thứ hành ác của thân ngữ ý, thường tư duy quyết đoán thực hành bố thí, tu phước, thọ trai, học giới. Như vậy gọi là vua để tâm đến pháp thiện. Thế nào là vua khéo rõ về sự sai khác, biết kẻ đã thi ân cho mình? Là có vị vua nọ, đối với các đại thần, phụ tướng, quốc sư và các quan, tâm không điên đảo, có thể khéo biết rõ sự trung tín, tài nghệ, mưu trí khác nhau, các quan trung tín, tài nghệ và trí tuệ, ai có ai không vua đều biết rõ . Đối với những người bất tài thì vua coi thường và xa lánh họ, còn đối với người có tài thì vua kính yêu và nặng dụng. Lại các quan tuổi cao sức yếu, đã từng suốt đời hầu hạ hộ vệ, tuy biết các quan nầy không còn thế lực sức mạnh, nhưng nghó đến ân trước nên thường ôm lòng kính ái, không khinh khi, tước lộc và huân công ban thưởng không thay đổi. Như vậy gọi là vua khéo rõ về sự sai khác, biết kẻ đã thi ơn cho mình. Thế nào là vua không tự buông thả tùy ý, không hành buông lung? Là có vị vua nọ, đối với năm thứ dục vui hấp dẫn không chìm đắm, đam mê ưa thích thọ hưởng, luôn có thể cố gắng tạo phương tiện làm chuyện đáng làm, ban phát thuận hợp cho các quan. Như vậy gọi là vua không buông thả tùy ý, không hành buông lung. Nếu vua thành tựu các công đức như vậy, tuy không có quan trông coi kho tàng tài giỏi, đại quan phụ tá hết hết lòng, không có đại quân đông đảo nhưng có thể được mọi người quy về kính mến. Đại vương nên biết, đó là công đức tự tánh của vua. Thế nào là điều suy tổn của vua? Đại vương nên biết, việc suy tổn của vua lược có năm thứ: 1. Không khéo quán sát thâu nhiếp các quan. Tuy khéo quán sát thâu nhiếp các quan, nhưng không có hành thiện thi ân, nếu có thì hành sử không đúng thời. 3. Chuyên sống buông lung không nghó đến cơ vụ. 4.Chuyên sống buông lung không gìn giữ tài sản kho báu. 5. Chuyên sống buông lung không tu pháp hạnh. Năm thứ như vậy đều gọi là điều suy tổn của vua. Thế nào là vua không khéo quán sát thâu nhiếp các quan? Là có vị vua nọ, đối với các quan, không thể cứu xét, không cứu xét kỹ, không thể tư duy chọn lựa, không tư duy chọn lựa kỹ, các bậc trung tín, tài nghệ, mưu trí khác nhau đều nhận vào làm đám gần gũi hầu hạ, lại thêm sủng ái, ban tước lộc, tặng thưởng theo công trạng, các việc cơ mật thường giao phó, dùng lời an ủi dẫn dụ, nhưng tài sản kho báu giao phó cho những vị nầy thường bị tổn phí. Nếu gặp kẻ thù, bạn ác hay chiến trận thì họ đầu hàng tháo lui, run sợ tan tác bị kẻ khác chiến thắng. Họ đưa người giữ tạm sau đó chạy đi, không luyến gì, giả làm chính sách xấu khiến sự cai trị của vua bê bết. Như vậy gọi là vua không khéo quán sát thâu nhiếp các quan. Thế nào là vua tuy khéo quán sát thâu nhiếp các quan, nhưng không có hành thiện thi ân, nếu có thì hành sử không đúng thời? Là có vị vua nọ, tuy đối với các quan có thể cứu xét, tư duy lựa chọn các hạng trung tín, tài nghệ, mưu trí khác nhau, nhận làm gần gũi, hộ vệ nhưng không sủng ái, không đúng như năng lực của họ mà ban phát tước lộc đầy đủ, những việc cơ mật cũng không giao phó, không thường dùng lời dịu dàng hiện tướng an ủi dẫn dụ, chỉ đến khi gặp cảnh nguy khốn bức ngặt, vua mới thực hành các hành vi thiện. Lúc đó, các quan bảo nhau: vua hôm nay do nguy nạn cấp bách mới đối với chúng ta tạm thời thi hành ân đức, chẳng phải có tâm lâu dài! Đã biết chuyện như vậy, nên tuy có trung tín, tài nghệ, mưu trí cũng ẩn giấu không thể hiện. Như vậy gọi là vua tuy khéo quán sát thâu nhiếp các quan, nhưng không có thi ân và thiện hạnh, nếu có thì cũng hành xử không đúng thời. Thế nào là vua chuyên sống buông lung không nghó đến cơ vụ? Là có vị vua nọ, đối với các sự việc phải hoàn thành công vụ hòa hợp tốt đẹp, nhưng vua không thường ở riêng chốn vắng lặng hoặc cùng với người trí chánh tư duy, đúng lượng quán sát tạo phương tiện làm cho việc hòa hợp thành được. Như vậy, đối với các việc phải hoàn thành công vụ khiến mọi chống đối dứt bặt, đối với các việc phải hoàn thành công vụ như thi ân, bố thí, đối với các việc phải hoàn thành công vụ trong quân trận, đối với các sự việc phải hoàn thành công vụ như thâu nhiếp bè nhóm có thế lực lớn, vua đều không thường ở riêng chỗ vắng lặng cùng các bậc trí chánh tư duy, xứng với lượng quán sát tạo phương tiện khiến mọi sự chống đối dứt tuyệt, cho đến tạo phương tiện thâu nhiếp bè nhóm có thế lực. Như vậy gọi là vua chuyên sống buông lung không nghó đến cơ vụ. Thế nào là vua chuyên sống buông lung, không gìn giữ tài sản kho báu? Là có vị vua nọ, ít theo sự nghiệp kinh doanh, vụng về đối với sự nghiệp kinh doanh, không gìn giữ sự nghiệp, không quán sát sự nghiệp, không có biện pháp bảo vệ vương cung, không ngăn giữ kho tàng, thường hành sử xa xỉ nơi kỹ nhạc, ca múa, cờ bạc… tổn phí vô chừng mực tài sản vốn có. Như vậy gọi là vua chuyên sống buông lung không gìn giữ tài sản kho báu. Thế nào là vua chuyên sống buông lung không tu pháp hạnh? Là có vị vua nọ, đối với sự hiểu biết thông thường ở thế gian tỏ ra là bậc thông minh, biện tài đạt lý giải thoát, làm phương tiện khéo léo vô hại, ưa thích pháp vô hại, tất cả Sa-môn hoặc Bà-la-môn, vua không thường xuyên đến lễ kính thăm hỏi: thế nào là thiện, thế nào là bất thiện, thế nào là có tội, thế nào là vô tội, làm những nghiệp gì có thể đưa đến an lành xa lìa các điều ác. Nếu được nghe rồi cũng không cố gắng như thuyết tu hành, cũng không thường ban ân huệ, bố thí, trồng phước, thọ trai, học giới. Như vậy gọi là vua chuyên sống buông lung không tu pháp hạnh. Nếu có vị vua nọ gây ra năm điều suy tổn, như thế phải biết vua nầy đã lui sụt nghóa lợi của hiện pháp và hậu pháp: Bốn lãnh vực trước là lui sụt lợi ích của hiện pháp, một lãnh vực sau cùng là lui sụt lợi ích của hậu pháp. Thế nào là môn phương tiện của vua? Đại vương nên biết, môn phương tiện của vua lược có năm thứ. Năm thứ là: 1.Khéo quán sát nhiếp thọ các quan. 2. Có thể thi hành ân huệ và hạnh diệu đúng thời. Không buông lung, chuyên nghó đến công vụ. 4. Không buông lung, khéo gìn giữ tài sản kho tàng. 5. Không buông lung, chuyên hành pháp hạnh. Thế nào là vua khéo quán sát nhiếp thọ các quan? Là có vị vua nọ, đối với tánh các quan có thể cứu xét kỹ, có thể tư duy quyết đoán lựa chọn nơi sự trung tín, tài nghệ, mưu trí khác nhau, thâu làm gần gũi hộ vệ. Như vậy gọi là vua có thể khéo quán sát nhiếp thọ các quan. Thế nào là vua có thể thi hành ân huệ diệu hạnh đúng thời? Là có vị vua nọ, đối với các quan đã khéo quán sát nhiếp thọ làm gần gũi hộ vệ, sủng ái, theo năng lực ban thưởng họ giao phó chuyện tối cơ mật, lại thêm ái kính dùng lời mềm dịu hiện tướng an ủi. Các quan kia cùng lúc vua gặp kẻ thù, bạn ác, quân trận… các sự rất kinh sợ, mạng khó an toàn, họ hết lòng bày tỏ sự trung tín, tài nghệ và mưu trí. Như vậy gọi là vua có thể thi hành ân huệ diệu hạnh đúng thời. Thế nào là vua không buông lung, chuyên nghó đến cơ vụ? Là như có vị vua nọ, đối với các việc phải hoàn thành công vụ hòa hợp tốt đẹp, có thể thường ở riêng chỗ vắng lặng, hoặc cùng với người trí chánh tư duy, đúng lượng quán sát tạo phương tiện làm cho hòa hợp thành tựu. Như vậy, đối với các việc phải hoàn thành công vụ thi ân bố thí, đối với các việc phải hoàn thành công vụ trong quân trận, đối với các sự phải hoàn thành công vụ thâu nhiếp bè nhóm có thế lực lớn, vua đều có thể ở riêng chỗ vắng lặng hoặc cùng các bậc trí chánh tư duy, xứng với lượng quán sát, tạo phương tiện khiến cho mọi chống đối dứt bặt, cho đến tạo phương tiện thâu nhiếp bè nhóm có thế lực. Như vậy gọi là vua không buông lung, chuyên nghó đến cơ vụ. Thế nào là vua không buông lung, khéo gìn giữ tài sản kho báu? Là có vị vua nọ, mở rộng sự nghiệp kinh doanh, khéo hành sự nghiệp kinh doanh, khéo gìn giữ sự nghiệp, khéo quán sát sự nghiệp, khéo bảo vệ cửa vua, cung vua, khéo bảo vệ kho tàng, xa lánh mọi thứ đam mê về kỹ nhạc, ca múa, cờ bạc làm hao tốn tài sản đất nước. Như vậy gọi là vua không buông lung, khéo gìn giữ tài sản kho báu. Thế nào là vua không buông lung, chuyên tu pháp hạnh? Là có vị vua nọ, đối với sự hiểu biết nhu hòa thuận hợp của thế gian, là bậc thông minh, biện tài đắc lý giải thoát, tạo phương tiện khéo léo vô hại, ưa thích pháp vô hại, đối với các Sa-môn hoặc Bà-la-môn thường đến lễ kính thưa hỏi: thế nào là thiện, thế nào là bất thiện, thế nào là có tội, thế nào là vô tội, làm những việc gì có thể đưa đến an lành, xa lìa các ác! Vua được nghe rồi, khéo cố gắng như lời dạy tu hành, cũng có thể thường ban ân huệ, bố thí, trồng phước, thọ trai, học giới. Như vậy gọi là vua không buông lung, chuyên tu pháp hạnh. Nếu có vị vua nọ, tạo thành năm việc đối với môn phương tiện như thế, phải biết vua nầy không lui sụt nghóa lợi của hiện pháp và hậu pháp, bốn lãnh vực trước là không lui sụt tất cả nghóa lợi của hiện pháp, một lãnh vực sau cùng là không lui sụt tất cả nghóa lợi của hậu pháp. Thế nào là pháp đáng ưa thích của vua? Đại vương phải biết, có năm pháp đáng ưa thích, tạo vui vẻ hợp ý của vua. Năm pháp là: 1. Được sự kính ái của thế gian. 2.Tự tại tăng thượng. 3.Có thể phá trừ kẻ thù. 4. Khéo nhiếp giữ thân. 5. Có thể sinh đến đường lành. Như vậy, năm pháp ấy là pháp đáng ưa thích, tạo vui vẻ hợp ý của vua. Thế nào là có thể dẫn pháp đáng ưa thích của vua? Đại vương nên biết, lược có năm thứ có thể dẫn đến pháp đáng ưa thích của vua. Những gì là năm thứ: 1.Ân dưỡng thế gian. 2.Anh dũng gồm đủ. 3. Khéo tạo phương tiện quyền biến. 4. Cảnh giới chánh thọ. 5. Siêng tu pháp hạnh. Thế nào là vua ân dưỡng thế gian? Là có vị vua nọ, tánh vốn biết đủ đối với các thứ của cải châu báu, tánh cẩn thận không tham chấp tà vạy, như sự thích ứng mà chứa để của báu, không mở rộng kinh doanh. Lại có vị vua nọ, tánh không tham lam bỏn sẻn, thành tựu các pháp vô tham, bạch tịnh. Tự lấy các thứ rất qúy báu trong kho chứa, tùy sức theo khả năng bố thí cho tất cả những người nghèo cùng cô độc. Lại có vị vua nọ, nhu hòa nhẫn nhục, phần nhiều dùng lời hòa dịu dẫn quốc dân, thường tùy theo sự thích ứng ban cho tước lộc, không bao giờ giao trách nhiệm cho kẻ thiếu năng lực, hoặc các kẻ tạo nghiệp ác hoặc nghiệp nặng. Đối với các quan, những người sai phạm đáng thương xót, tha tội thì liền tha tội. Những người nghịch phạm không đáng tha tội thì lấy chứng thực, lấy thời gian phạm tội, như lý trị phạt. Như vậy gọi là vua dùng chánh pháp giáo hóa ân dưỡng thế gian. Do vua thọ hành pháp ân dưỡng thế gian như vậy, nên tạo được sự kính ái của thế gian. Thế nào là vua anh dũng đầy đủ? Là có vị vua nọ, kế sách không hề biếng nhác, võ lược đầy đủ, người chưa hàng phục thì hàng phục, người đã hàng phục thì thâu nhiếp che chở, mở rộng kinh doanh sự nghiệp như trước, cho đến không đắm mê kỹ nhạc, cờ bạc, cũng khéo quán sát nên hay không nên, ân cần đối với trăm quan và thứ dân, người đáng xử trị thì ngay thẳng trừng trị, người đáng nhiếp dưỡng thì ngay thẳng thâu nhiếp, như vậy gọi là vua anh dũng đầy đủ. Do vua thọ hành pháp anh dũng đầy đủ như vậy nên có thể tạo được tự tại tăng thượng. Thế nào là vua khéo phương tiện quyền biến? Là có vị vua nọ, đối với các sự việc phải hoàn thành công vụ phải hòa hợp tốt đẹp như trước, cho đến các sự việc phải hoàn thành cơ vụ thâu nhiếp bè nhóm thế lực lớn, có thể biết rõ phương tiện khiến cho hòa hợp thành tựu, cho đến phương tiện thâu nhiếp các bè nhóm có thế lực mạnh. Như vậy là vua khéo phương tiện quyền biến. Do vua thọ hành pháp khéo phương tiện quyền biến như vậy nên có thể hàng phục thứ kẻ thù. Thế nào là vua chánh thọ cảnh giới? Là có vị vua nọ, khéo tính toán về kho tàng thêm bớt, không xa xỉ, không keo kiệt, bình đẳng tự xử lý thanh bạch, ngay thẳng thọ dụng, nhiều người cùng thọ dụng, thọ dụng thắng diệu, đều tùy theo hoàn cảnh thích nghi mà thọ dụng, cùng với các quan quan phụ tá và thân thuộc thọ dụng, ở các chỗ thù thắng mà thọ dụng, tấu các kỹ nhạc mà thọ dụng, không có lỗi lầm mà thọ dụng. Như vậy gọi là cảnh giới chánh thọ của vua. Do vua thọ hành pháp cảnh giới chánh thọ như vậy nên có thể khéo thâu nhiếp tự thân. Thế nào là vua siêng tu pháp hạnh? Là có vị vua nọ, đầy đủ tịnh tín, tịnh giới, tịnh văn, tịnh xả và tịnh tuệ. Thế nào là vua đầy đủ tịnh tín? Là có vị vua nọ, tin có đời sau, hiểu rõ nghiệp tịnh, nghiệp bất tịnh, quả tốt, quả xấu và quả dị thục ở vị lai, như vậy gọi là vua đầy đủ tịnh tín. Thế nào gọi là vua đầy đủ tịnh giới? Là có vị vua nọ, lìa bỏ các việc sát sanh, không cho mà lấy, hạnh tà, nói dối, uống rượu và các nơi chỗ buông lung, như vậy gọi là vua đầy đủ tịnh giới. Thế nào là vua đầy đủ tịnh văn? Là có vị vua nọ, đối với nghóa hiện pháp, nghóa hậu pháp, đối với pháp môn chúng diệu của nghóa hiện pháp và hậu pháp, khéo nghe, khéo thọ, tu tập, đọc tụng, thông suốt lợi ích, chuyên ý nghiên cứu, khéo thấy khéo đạt, như vậy gọi là vua đầy đủ tịnh văn. Thế nào là vua đầy đủ tịnh xả? Là có vị vua nọ, tuy bị nhiều trói buộc, trong san tham cấu nhiễm, nhưng tâm hằng thanh tịnh, xa lìa mọi uế tạp ở tại gia, thường hành buông xả, ưa thích bố thí, lập đền cầu phước, ban ân thí xả tròn đầy, khi bố thí thì chuộng bình đẳng, như vậy gọi là vua đầy đủ tịnh xả. Thế nào là vua đầy đủ tịnh tuệ? Là có vị vua nọ, biết rõ như thật về pháp thiện và pháp bất thiện, có tội và không tội, tu và bất tu, hơn kém và đen trắng, mở rộng phân biệt các pháp duyên sinh, cũng hiểu biết như thật. Giả sử vua có bị mất chánh niệm sinh ác, tham dục, sân hận v.v… nhưng tâm liền giác ngộ, đều không trụ chấp theo phiền não kia, như vậy gọi là vua đầy đủ tịnh tuệ. Đó gọi là vua siêng tu pháp hạnh. Do vua thọ hành pháp hạnh nầy nên có thể đi đến cõi thiên. Bốn thứ như vậy có thể dẫn phát pháp đáng ưa thích của vua, có thể dẫn tới lợi ích nơi hiện pháp và hậu pháp của các vua. Bốn pháp đầu có thể dẫn đến lợi ích hiện pháp, một pháp sau có thể dẫn đến lợi ích hậu pháp. Lại nữa, đại vương nên biết! Ta đã lược nói về lỗi lầm, công đức điều suy tổn, lãnh vực phương tiện của vua, pháp đáng ưa thích và sự dẫn phát pháp đáng ưa thích của vua. Do đó, nầy đại vương, phải nên tu học. Lỗi lầm của vua phải nên xa lìa, công đức của vua phải nên tu tập, điều suy tổn phải nên xa lìa, lãnh vực phương tiện phải nên tu học, pháp đáng ưa thích phải nên kính mến, sự dẫn đến pháp đáng ưa thích của vua phải nên thọ hành. Nầy đại vương, nếu có thể tu học như vậy, sẽ đạt được tất cả lợi ích an vui. Lại nương vào hạnh sai khác mà lập ra ba bậc só, là hạ só, trung só và thượng só. Không có hạnh tự lợi cũng không có hạnh lợi tha, đó là hạ só. Có hạnh tự lợi, không có hạnh lợi tha, đó là trung só. Có hạnh tự lợi, có hạnh lợi tha, đó là thượng só. Lại có bốn thứ Bổ-đặc-già-la (chúng sanh) có kẻ làm ác mà không phải ưa điều ác. Có kẻ vui ác mà không phải làm ác. Có kẻ làm ác mà cũng là vui ác. Có kẻ chẳng làm ác cũng chẳng vui ác. Nếu tin các ác có thể chiêu cảm quả báo xấu nơi vị lai. Do mất chánh niệm hoặc buông lung, gần bạn ác nên tạo tác làm ác, gọi làm ác mà không phải ưa điều ác. Nếu người từ đời trước đến nay đã quen tập ác, ưa thích các ác, bị dục ác kéo dắt, người đó do gần thiện trượng phu nên được nghe chánh pháp, như lý tác ý làm sự nương tựa, thấy việc làm ác có thể chiêu cảm quả báo xấu nơi vị lai, tự cố gắng, tự sách tấn xa lìa các ác, đó là vui ác mà không phải làm ác. Nếu tánh vui ác mà không xa lìa, gọi làm ác mà cũng là vui ác. Nếu có tánh không ưa thích các ác lại cũng có thể xa lìa gọi là phi hành ác cũng phi vui ác. Trong đây, người làm ác cũng vui ác, gọi là hạ só. Nếu có làm ác mà không phải ưa điều ác, có kẻ vui ác mà không phải làm ác, gọi là trung só. Nếu chẳng làm ác cũng chẳng vui ác, gọi là thượng só. Lại có ba só: 1.Nặng thọ dục. 2.Nặng sự vụ. 3.Nặng chánh pháp. Thứ nhất gọi là hạ só, thứ hai gọi là trung só, thứ ba gọi là hạ só. Lại có ba thứ Bổ-đặc-già-la: 1. Lấy phi sự làm tự sự. 2.Lấy tự sự làm tự sự. 3. Lấy tha sự làm tự sự. Hoặc người làm điều ác để tự nuôi sống, đó là lấy phi sự làm tự sự. Hoặc người sợ làm ác tu hành hạnh lành, gọi là lấy tự sự làm tự sự. Hoặc các Bồ-tát lấy tha sự làm tự sự… loại thứ nhất là hạ só, loại thứ hai là trung só, loại thứ ba là thượng só. Lại nữa, các quốc vương có ba thứ tròn đầy: 1. Quả báo tròn đầy. 2. Só dụng tròn đầy. 3. Công đức tròn đầy. Hoặc các quốc vương sinh trong nhà giàu sang, sống lâu ít bệnh, có dòng họ danh tiếng lâu đời, thành tựu cả hai thứ, trí tuệ thông lợi thì vua đó được gọi là quả báo tròn đầy. Hoặc các quốc vương, sự thâu nhiếp khéo theo phương tiện quyền biến, thường thành tựu tròn đầy các thứ anh dũng, vua đó gọi là só dụng tròn đầy. Hoặc các quốc vương, thọ trì chánh pháp, gọi là pháp vương an trụ chánh pháp, gọi là đại vương, cùng với vương tử, các quan trong cung và những người tài giỏi trong nước, cùng tu ân huệ bố thí, tạo phước, thọ trai, giữ chắc giới cấm, thì vua đó gọi là công đức tròn đầy. Quả báo tròn đầy là thọ dụng quả báo tịnh nghiệp ở đời trước, só dụng tròn đầy là thọ quả đáng ưa thích của hiện pháp, công đức tròn đầy là thọ dụng quả báo của tịnh nghiệp ở vị lai. Nếu các quốc vương, ba thứ tròn đầy ấy đều không đầy đủ, thì gọi là hạ só. Nếu có quả báo tròn đầy hoặc só dụng tròn đầy, hoặc cả hai đều tròn đầy thì gọi là trung só. Nếu ba thứ tròn đầy đều được đầy đủ thì gọi là thượng só. Lại có ba thứ quan: 1. Có trung tín, không có tài năng, mưu trí. 2. Có trung tín, có tài năng, không có mưu trí. 3. Có đủ trung tín, tài năng và mưu trí. Loại thứ nhất là hạ só, loại thứ hai là trung só, loại thứ ba là thượng só. Nếu không có trung tín, không có tài năng, cũng không có mưu trí, phải biết loại quan nầy là loại thấp nhất trong hạ só. Lại có bốn thứ ngữ: 1.Phi ái tự ái (không ưa thích tợ như ưa thích). 2.Ái tự phi ái (ưa thích tợ như không ưa thích). 3.Phi ái tự phi ái (không ưa thích tợ như không ưa thích). 4.Ái tự ái (ưa thích tợ như ưa thích). Những người có ngữ ngôn, câu lời khéo thuận, nhưng không thích nghi, thuộc loại ngữ thứ nhất. Hoặc người có ngữ ngôn, câu lời trái nghịch, nhưng không thích nghi, thuộc loại ngữ thứ hai. Hoặc người có ngữ ngôn, câu lời trái nghịch, nhưng không thích nghi, thuộc loại ngữ thứ ba. Hoặc người có ngữ ngôn, câu lời khéo thuận, cũng là sự thích nghi, thuộc loại ngữ thứ tư. Nếu có người nêu nói phi ái ngữ dường như tự phi ái ngữ và phi ái ngữ dường như tự ái ngữ, là hạ só. Nếu có người nói nêu ái ngữ dường như tự phi ái ngữ, là trung só. Nếu có người nói ái ngữ dường như tự ái ngữ, là thượng só. Lại có ba hạng người thọ các dục: 1.Hoặc có người thọ dục, chứa để tài sản vật báu phi pháp, không thể an vui, chính để nuôi dưỡng tự thân và vợ con, cho đến không gieo trồng ruộng phước đối với các bậc Sa-môn hay Bà-la-môn. 2. Hoặc có người thọ dục, dùng của cải đúng pháp hoặc phi pháp, không phải chứa để tài sản vật báu để an vui, chính vì nuôi dưỡng tự thân, vợ con, quyến thuộc và bạn bè quen biết, không tu trồng ruộng phước đối với các bậc Sa-môn hay Bà-la-môn. 3.Hoặc có người thọ dục, hoàn toàn dùng của cải đúng pháp và không chứa để tài sản vật báu, có thể an vui, chính vì nuôi dưỡng tự thân, nói rộng cho đến có thể đối với các bậc Sa-môn hay Bà-la-môn gieo trồng ruộng phước. Trong ba hạng nầy, thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại có ba hạng người: 1. Có người tham chấp mà ăn, mê đắm mà ăn, cho đến đam mê không thấy tội lỗi, không biết thoát ly. 2.Có người suy nghó chọn lựa mà ăn, không nhiễm không đắm cũng không thèm thuồng, nhịn được đam mê trong khoảnh khắc rồi lại giữ chắc lấy đam mê, tuy thấy sâu tội lỗi, khéo biết thoát ly, nhưng đối với sự ăn uống thì chưa dứt, chưa biết. 3. Có người suy nghó chọn lựa mà ăn uống, không sinh tham nhiễm, nói rộng cho đến thấy sâu tội lỗi, khéo biết thoát ly, cũng đối với sự ăn uống ấy đã lìa đã biết. Thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại nữa, dựa vào vật bố thí mà nói có ba hạng người: 1.Có người vật đem bố thí chỉ có đủ hương thơm, không đủ vị ngon và xúc êm ái. 2. Có người vật đem bố thí có đủ hương thơm, vị ngon nhưng không có xúc êm ái. 3.Có người vật đem bố thí có đủ mỹ hương thơm vị và xúc êm ái thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại nữa, nói theo thí ruộng đất mà nói, có ba hạng người: 1.Có người đối với ruộng ái và ruộng ân mà hành tuệ thí. 2.Có người đối với ruộng người nghèo khổ mà hành tuệ thí. 3. Có người đối với ruộng phước công đức trên hết gồm đủ mà hành tuệ thí. Thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại có sai khác là thí đối với sự được ưa thích gọi là hạ só, thí đối với người có ân là trung só, thí đối với sự nghèo khổ và có đủ điền phước đức trên hết là thượng só. Lại nữa, nói theo tâm thí thì, có ba hạng người: 1.Có người khi sắp thi ân bố thí thì tâm vui vẻ, khi đang bố thí thì tâm không thanh tịnh, khi bố thí rồi thì sinh tâm hối hận. 2. Có người trước có tâm vui mừng, khi bố thí rồi thì tâm thanh tịnh, khi bố thí thì tâm hối hận. 3. Có người trước đã có tâm vui mừng, khi thí thì tâm thanh tịnh, khi thí rồi thì tâm không có hối hận. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại đối với phước nghiệp của người thọ trì giới luật lập ra ba hạng người: 1. Có người chỉ lìa một phần, không phải là mọi lúc, thường có thể xa lìa thì chỉ tự xa lìa, không khuyến khích người khác xa lìa, cũng không khen ngợi, thấy những người tu đồng pháp thì tâm không vui mừng, gọi là hạ só. 2. Có người lìa tất cả phần, tất cả thời, chỉ tự xa lìa mà không khuyến khích người khác, cũng không khen ngợi, thấy người tu đồng pháp thì tâm không vui mừng, gọi là trung só. 3.Có người tất cả đều đồng thời hiện tiền, gọi là thượng só. Lại nữa, đối với xứ của người thọ trì giới cấm, lập ra ba hạng người: 1.Có người trụ nơi nói pháp ác trong tỳ-nại-da mà thọ trì giới cấm. 2. Có người trụ nơi nói pháp thiện trong tỳ-nại-da mà thọ trì giới cấm, nhưng có thiếu sót. 3. Có người trụ trong thọ trì giới cấm nhưng không thiếu sót. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại đối với tâm của người thọ trì giới, lập ra ba hạng người: 1.Có người vì nuôi sống mà thọ trì giới cấm. 2. Có người vì cầu sinh cõi trời mà thọ trì giới cấm. 3.Có người vì cầu Niết-bàn mà thọ trì giới cấm. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại nữa, đối với người thọ trì luật nghi biệt giải thoát mà nói có ba hạng người: 1. Có người chỉ có thể thọ trì luật nghi cận trụ. 2. Có người có thể thọ trì cả luật nghi cận trụ và cận sự. 3. Có người có thể thọ trì cả luật nghi cận trụ, cận sự và Bí-sô. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại nói theo người thọ trì luật nghi Bí-sô thì có ba hạng: 1.Có người chỉ có thể thành tựu thọ chi cụ túc nhưng không thể thọ các chi học xứ của tùy pháp, cũng không có chi tùy hộ tâm người, cũng không có chi tùy hộ các học xứ như trước đã thọ. 2. Có người thành tựu ba chi trên, không có một chi sau. 3.Có người thành tựu đầy đủ bốn chi. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại có ba hạng người: 1.Có người chỉ thành tựu luật nghi biệt giải thoát. 2.Có người thành tựu hai luật nghi biệt giải thoát và tónh lự. 3. Có người thành tựu cả ba thứ luật nghi biệt giải thoát, tónh lự và vô lậu. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại có ba hạng người: 1. Có người chỉ có thể thành tựu giới luật nghi đã thọ thuộc về phi luật nghi và phi bất luật nghi. 2.Có người cũng có thể thành tựu giới luật nghi đã thọ tương ưng của Thanh văn… 3.Có người có thể thành tựu giới luật nghi đã thọ của bồ-đề-tát-đỏa. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại dựa vào phương tiện tư duy tu tập mà lập ra ba hạng người: Có người chỉ có thể gắng sức vận chuyển tư duy. 2.Có người thì vận chuyển tư duy gián đoạn, nếu không gián đoạn thì phải khởi công dụng mới có thể vận chuyển. 3. Có người thành tựu được nhậm vận tư duy. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại nương vào sai khác đã có thể tu tập lập ra ba hạng người: 1. Có người đã đạt được Xa-ma-tha nội tâm định, chưa được tỳ-bát-xá-na tăng thượng tuệ pháp. 2. Có người đã được Tỳ-bát-xá-na tăng thượng tuệ pháp, chưa được Xa-ma-tha nội tâm định. 3. Có người đạt được cả hai thứ. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại có ba hạng người: 1. Có người đạt được Tam-ma-địa có tầm và có tứ. 2. Có người đạt được Tam-ma-địa không có tầm chỉ có tứ. 3. Có người đã đạt được Tam-ma-địa không tầm không tứ. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só. Lại dựa vào trụ sai khác để tu tập lập ra ba hạng người: 1.Có người trụ trong tónh lự nhiễm ô. 2.Có người trụ trong tónh lự thế gian thanh tịnh. 3. Có người trụ trong tónh lự vô lâu. Hạng thứ nhất là hạ só, thứ hai là trung só, thứ ba là thượng só.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 110