<經 id="n1601">LUẬN BIỆN TRUNG BIÊN TỤNG HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1601 LUẬN BIỆN TRUNG BIÊN TỤNG Tác giả: Bồ Tát Di-lặc nói. Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng Đời Đường <詞>Phẩm 1: NÓI VỀ TƯỚNG Chỉ tướng chướng chân thật, Và tu các đối trị, Là tu phần vị này, Đắc quả Thừa Vô thượng. Phân biệt luống dối có , Hai thứ này đều không, Trong đây chỉ có không, Ở kia, cũng có đây. Nên nói tất cả pháp, Phi không, phi bất không, Vì có Vô và hữu, Đó là hợp Trung đạo. Thức sinh, biến nghóa giống, Hữu tình, ngã và rõ, Cảnh nầy thật phi hữu, Cảnh không nên thức không. Tánh phân biệt luống dối, Do đây nghóa được thành, Chẳng thật có, đều không, Thừa nhận diệt, giải thoát. Chỉ cái chấp Y tha, Và Tánh Viên thành thật, Cảnh do có phân biệt, Và hai không mà nói. Nương thức có sở đắc, Cảnh vô sở đắc sinh, Nương cảnh vô sở đắc, Thức vô sở đắc sinh. Do Thức có tánh đắc, Cũng thành vô sở đắc, Nên biết hai hữu đắc, Vô đắc tánh bình đẳng. Tâm, tâm sở ba cõi, Là phân biệt luống dối, Chỉ rõ cảnh gọi tâm, Cũng gọi là Tâm sở. Một gọi là duyên thức, Hai gọi là thọ giả, Năng thọ dụng trong đây, Phân biệt chỉ Tâm sở. Che lấp và an lập, Dẫn đường nhiếp viên mãn, Ba phân biệt, thọ dụng, Dẫn khởi buộc liền nhau. Vì quả khổ hiện tiền, Chỉ đây não thế gian, Ba, hai, bảy tạp nhiễm, Do phân biệt luống dối. Các tướng và môn khác, Nghóa sai khác thành lập, Phải biết tánh hai không, Nói lược chỉ do đấy. Vì chẳng có hữu, vô, Chẳng hữu cũng chẳng vô, Chẳng khác cũng chẳng một, Đó là nói Tướng không Nói lược dị môn không Tức mé thật chân như Vô tướng Tánh thắng nghóa , Các pháp giới nên biết, Do không biến, không đảo. Cảnh Thánh trí tướng diệt, Và nhân pháp các Thánh, Nghóa dị môn như kế, Tạp nhiễm, thanh tịnh này. Do có cấu, vô cấu, Như thủy giới đều không, Tịnh thừa nhận là tịnh, Năng ăn và sở ăn. Chỗ trụ thân nương nầy, Lý năng kiến như vậy, Chỗ cầu hai tịnh không, Thường làm lợi hữu tình. Vì không bỏ sinh tử, Làm thiện không cùng tận, Nên quán đấây là không, Vì chủng tánh thanh tịnh. Vì đắc các tướng tốt, Vì tịnh các Phật pháp, Nên Bồ-tát quán không, Pháp Bổ-đặc-già-la . Thật tánh đều phi hữu, Vô tánh, hữu tánh này, Nên lập riêng hai không, Không nầy chẳng tạp nhiễm. Thì tất cả giải thoát, Không nầy chẳng thanh tịnh, Thì công dụng không quả, Phi nhiễm, phi chẳng nhiễm. Phi tịnh, phi bất tịnh, Tâm tánh vốn thanh tịnh, Do bị nhiễm khách trần. <詞>Phẩm 2: NÓI VỀ CHƯỚNG Đủ phần và một phần, Tăng thịnh và bình đẳng, Đối sinh tử lấy bỏ Nói chướng hai chủng tánh. Chín thứ tướng phiền não , Là chín kết ái thảy Hai chướng đầu chán, bỏ, Bảy chướng kia chân kiến. Là làm chướng thân kiến, Sự đó diệt đạo báu, Lợi dưỡng cung kính thảy, Vì xa lìa biến tri. Không gia hạnh, phi xứ, Không như lý chẳng sinh, Không khởi Chánh tư duy, Tư lương chưa tròn đầy. Thiếu chủng tánh bạn lành, Tâm tánh rất chán mệt, Và thiếu sót hạnh chánh , Ở chung kẻ xấu ác. Còn ba thô đảo nặng, Bát-nhã chưa thành tựu Và bản tánh thô nặng, Tánh biếng nhác buông lung. Đắm hữu, nhiễm tài vật. Và tâm tánh thấp kém, Không tin, không thắng giải, Như lời nói lấy nghóa, Khinh pháp, trọng danh lợi. Không thưong xót hữu tình. Thiếu nghe ít hiểu biết, Không tu trị định mầu, Bồ-đề thiện nhiếp thọ. Có huệ không chướng loạn. Hồi hướng không sợ san, Tự tại gọi thiện thảy, Mười thiện thảy như vậy. Đều có ba chướng trước, Trong giác phần độ địa, Nên biết có chướng riêng, Đối sự không khéo léo. Biếng nhác, định, giảm hai. Không gieo tánh yếu kém, Thấy lỗi lầm thô nặng, Chướng giàu sang, đường lành . Không bỏ các hữu tình, Nơi thất đức giảm tăng, Khiến hướng nhập giải thoát, Chướng các thiện thí thảy. Vô tận cũng vô gián, Việc làm khéo quyết định, Pháp thành thục thọ dụng, Biến hành và tối thắng. Thắng lưu không gồm nhiếp, Nối tiếp không sai khác, Không tạp nhiễm, thanh tịnh. Vô số pháp không khác . Và không thêm không bớt, Gồm vô phân biệt thảy, Bốn tự tại nương nghóa, Trong mười pháp giới nầy. Có vô minh không nhiễm. Chướng công đức mười địa, Cho nên nói mười chướng Đã nói các phiền não. Và các chướng sở tri, Thừa nhận hai thứ hết, Giải thoát tất cả chướng. <詞>Phẩm 3: NÓI VỀ CHÂN THẬT Chân thật chỉ có mười, Là căn bản và tướng, Không nhân quả điên đảo, Và chân thật thô tế. Việc lmà rất thành tịnh, Nhiếp thọ và sai khác, Mười khéo léo chân thật, Đều vì trừ Ngã kiến. Thừa nhận ba tự tánh, Duy nhất thường phi hữu, Một có mà không chân, Một có không chân thật Ở pháp sát thủ thú Và năng thủ, sở thủ. Trong tánh có, chẳng có , Kiến tăng ích, tổn giảm. Biết vậy mà không chuyển. Đó gọi tướng chân thật, Vô tánh và sinh diệt, Cấu, tịnh, ba vô thường, Sở thủ và sự tướng. Hòa hợp ba thứ khổ, Không cũng có ba thứ, Là tự tánh không khác, Vô tướng và dị tướng. Tự tướng, ba vô ngã, Bốn, ba loại như kế, Dựa chân thật căn bản , Ba tướng khổ đã nói. Tập cũng có ba thứ, Là khởi tập khí thảy, Và tướng chưa ly hệ, Tự tánh, hai bất sinh. Cấu, tịch,hai, ba diệt, Biết khắp và dứt hẳn, Chứng được ba đạo đế, Phải biết Thế tục đế. Sai khác có ba thứ, Là mượn hành hiển rõ, Nương kế nương gốc ba, Thắng nghóa đế cũng ba. Là nghóa đắc chánh hạnh, Nương gốc một không đổi, Không đảo hai Viên thật, Thế cực thành nương một. Lý cực thành nương ba, Tịnh chỗ làm có hai, Nương một viên thành thật. Là biến kế sở chấp. Tướng y tha phân biệt , Chân như và chánh trí, Thuộc về viên thành thật, Lưu chuyển và an lập. Tà hạnh nương một, hai, Thật tướng duy thức tịnh, Chánh hạnh nương một sau, Đối uẩn thảy ngã kiến. Chấp một nhân thọ giả, Người tạo tự tại chuyển, Nghóa tăng thượng và thường, Dựa tạp nhiễm thanh tịnh. Quán tánh trói và mở, Chỗ chấp phân biệt nầy, Nghóa pháp tánh ở kia, Chẳng nhất và tổng, lược. Nghóa phần đoạn gọi uẩn, Năng sở thủ kia thủ Nghóa hạt giống gọi giới, Năng nhận cảnh biết rõ. Nghóa môn dụng gọi xứ, Nghóa duyên khởi ở nhân, Quả dụng không thêm bớt, Phi ái và ái tịnh. Câu sinh và thắng chủ, Được hành không tự tại, Là nghóa xứ, phi xứ, Căn trụ liền với thủ. Dụng hai tịnh tăng thượng, Nhân quả đã chưa dùng, Phải biết nghóa thế gian, Thọ và tư lương thọ. Các hạnh chỗ nhân kia, Tịch diệt và đối trị, Là nghóa đế nên biết, Do công đức và tội. Và trí vô phân biệt, Y tha tự xuất ly, Nên biết nghóa thừa nầy, Nghóa hữu vi vô vi. Là hoặc giả hoặc nhân, Hoặc tướng hoặc tịch tónh, Hoặc nghóa sở quán kia. <詞>Phẩm 4: NÓI VỀ TU ĐỐI TRỊ Nhân của ái thô nặng, Việc ta không mê lầm, Vì nhập bốn thánh đế, Nên biết tu niệm trụ. Đã biết khắp chướng trị, Tất cả chủng sai khác, Vì xa lìa tu tập, Siêng tu bốn chánh đoạn. Tánh nương trụ gắng nhận, Vì thành tất cả việc, Dứt trừ năm lỗi lầm, Siêng tu tám hạnh đoạn. Biếng nhác quên lời thánh, Và hôn trầm, trạo cử, Hạnh, chẳng làm khiến làm, Nên biết là năm lỗi. Vì dứt trừ biếng nhác, Tu dục, cần, tín, an, Tức sở y, năng y Và chỗ nhân, năng quả. Dứt bốn lỗi còn lại, Tu niệm, trí , tư, xả, Nhớ nói giác trầm, trạo, Phục hạnh, diệt đẳng lưu. Đã gieo thuận giải thoát, Lại tu năm tăng thượng, Là dục, hành không quên, Không tán loạn, xét chọn. Giảm chướng gọi là lực, Nhân quả lập thứ lớp, Thuận định chọn hai, hai, Ở năm căn, năm lực. Chi giác lược có năm, Là chỗ nương tự tánh, Xuất ly và lợi ích, Và ba chi không nhiễm. Do chỗ dựa nhân duyên, Nghóa tự tánh sai khác, Khinh an, định và xả, Nói là Chi vô nhiễm. Phân biệt và dạy bảo, Khiến người tin có ba, Đối trị chướng cũng ba, Nên chi đạo thành tám. Nên kiến, giới xa lìa, Khiến người tin thọ sâu, Đối trị gốc tùy hoặc, Và trị chướng tự tại. Có đảo thuận vô đảo, vô đảo tùy có đảo, Không đảo tùy không đảo, Là tu trị sai khác. Điều Bồ-tát tu tập Do sở duyên tác ý, Vì chứng đắc thù thắng, Có khác với Nhị thừa. <詞>Phẩm 5: NÓI VỀ TU PHẦN VỊ Đã nói tu đối trị, Phần vị có mười tám, Là nhân nhập hành quả, Tạo, không tạo thù thắng. Giải hành thượng, vô thượng, Xuất nhập lìa ký thuyết Quán đảnh và chứng đắc, Thắng lợi thành việc làm. Nên biết trong pháp giới, Lược có ba phần vị, Bất tịnh, tịnh, bất tịnh, Thanh tịnh tùy thích ứng. Nương vào các vị trước, Tất cả tướng sai khác, Tùy thích ứng kiến lập, Các Bổ-đặc-già-la. <詞>Phẩm 6: NÓI VỀ ĐẮC QUẢ Khí gọi là dị thục, Lực là tăng thượng kia, Ưa thích tăng trưởng tịnh, Tức kế tức năm quả. Lại nói lược quả khác, Sau sau mới thường tập, Rốt ráo thuận chướng diệt, Lìa thắng thượng, vô thượng. <詞>Phẩm 7: NÓI VỀ THỪA VÔ THƯỢNG Đều do ba vô thượng, Nói là Thừavô thượng, Là sở duyên hánh hạnh, Và tu chứng vô thượng. Chánh hạnh có sáu thứ, Là tác ý, tối thắng, Tùy pháp lìa hai bên, Sai khác, không sai khác. Tối thắng có mười hai, Là rộng lớn, lâu dài, Y, xứ và vô tận, Tánh vô gián, vô nan, Tự tại, gồm, phát khởi, Đắc Đẳng lưu rốt ráo. Do đây nói mười độ, Gọi Ba-la-mật-đa, Mười Ba-la-mật-đa, Là Thí, Giới, An, Nhẫn, Tinh tấn, định, Bát-nhã, Phương tienä , Nguyenä , Lưcï , Trí, Lợi ích không hại thọ, Thêm đức năng giải thoát. Thường khởi định vô tận, Thọ dụng thành thục tha, Bồ-tát lấy ba huệ, Thường tư duy Đại thừa. Như pháp đã lập bày, Là Tác ý chánh hạnh, Tăng trưởng giới thiện nầy, Nhập nghóa và sự thành. Nên biết giúp đỡ nầy, Là mười thứ pháp hạnh, Tức biên chép, cúng dường, Thí, kính nghe mở đọc. Thọ trì, khai giảng đúng, Phúng tụng và Tư, Tu, Người hành mười pháp hạnh, Được nhóm phước vô lượng. Thù thắng nên vô tận, Do nhiếp tha không ngừng, Tùy hai thứ pháp hành, Không có các tán loạn, Không chuyển biến điên đảo, Các Bồ-tát nên biết. Xuất định ở dòng cảnh, Trầm, trạo dạy sửa lại, Ngã chấp, tâm thấp kém, Các bậc trí nên biết. Trí thấy ở văn nghóa, Tác ý và bất động, Tướng nhiễm, tịnh là khách, Không sợ, mạn, không đảo. Biết chỉ do tương ưng, Luyện tập hoặc chuyển đổi Có nghóa và không có, Cho nên văn không đảo. Dường hai tánh hiển hiện, Như hiện thật phi hữu, Biết lìa hữu, phi hữu, Cho nên nghóa thuận hợp. Đối tác ý không đảo, Biết kia nói huân tập, Nói tác ý kia nương, Vì hiện tự hai nhân. Chẳng động và không đảo, Là biết nghóa phi hữu, Phi vô như huyễn thảy, Có, không đều chẳng động, Nơi tự tướng không đảo Biết tất cả chỉ danh Lìa tất cả phân biệt, Nương tự tướng thắng nghóa, Vì lìa chân pháp giới, Không có một pháp riêng! Người thông đạt pháp nầy, Đối cộng tướng không đảo, Biết tác ý điên đảo, Chưa diệt và đã diệt. Đối pháp giới tạp nhiễm, Thanh tịnh không điên đảo, Biết bản tánh pháp giới, Thanh tịnh như hư không. Nhiễm tịnh chẳng phải chủ, Do đó Khách không đảo, Pháp hữu tình là không, Tánh nhiễm tịnh đều không. Biết vậy, không sợ, mạn, Cho nên hai không đảo, Tánh khác và tánh một, Ngoại đạo và Thanh Văn. Bên tăng ích, tổn giảm, Pháp hữu tình đều hai, Sở trị và năng trị, Thường tru ïvà đoạn diệt. Bên sở thủ, năng thủ, Nhiễm tịnh hai ba thứ, Tánh phân biệt hai bên, Nên biết lại có bảy Là bên hữu, phi hữu, Sở năng tịch kinh sợ, Sở, năng thủ, chánh, tà, Hữu dụng gồm vô dụng. Không khởi và thời thảy, Là phân biệt hai bên, Sai khác, không sai khác, Nên biết trong mười địa. Mười Ba-la-mật-đa, Tu tập tăng thượng thảy, Sở duyên là cõi an, Sở năng lập nhậm trì. Giữ thông đạt trong ấn, Chứng thêm vận tối thắng, Tu chứng là không thiếu, Không hủy, động, tròn đầy. Khởi bền chắc, điều phục, Chẳng trụ, không chướng dứt, Luận Biện Trung Biên nầy, Nghóa sâu kín chắc thật, Tất cả nghóa rộng lớn, Trừ các thứ chẳng lành.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 109