<經 id="n1575">LUẬN LỤC THẬP TỤNG NHƯ LÝ HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1575 LUẬN LỤC THẬP TỤNG NHƯ LÝ Tác giả: Bồ-tát Long Thọ. Hán dịch: Đời Triệu Tống, Đại sư Thi Hộ. Quy mạng ba đời đấng Tịch Mặc Lời chính pháp diễn nói duyên sinh Nếu hiểu các pháp lìa duyên sinh Pháp hành đã tạo lìa như thế. Lìa hai bên có - không Người trí có chỗ dựa Sâu xa không chốn duyên nghĩa duyên sinh thành lập. Nếu nói pháp vô tính Tức sinh các sai lầm Người trí nên như lý Quán sát pháp hữu tính. Nếu thật đạt hữu tính Như người ngu phân biệt Vô tính thì không nhân nghĩa giải thoát nào lập? Không thể nói hữu tính Không thể nói vô tính Biết rõ tính vô tính Đại trí như lý nói. Niết-bàn và sinh tử Chớ quán tính sai khác Chẳng Niết-bàn sinh tử Hai tính có sai biệt. Sinh tử và Niết-bàn Cả hai không thực có Nếu hiểu rõ sinh tử Đây chính là Niết-bàn. Phá hữu tính sinh kia Phân biệt diệt cũng vậy Việc được tạo như huyễn Hiện tiền diệt không thật. Nếu diệt có chỗ hoại Biết kia là hữu vi Pháp hiện còn không đạt Pháp hoại sao lại biết? Các uẩn kia không diệt Hết nhiễm tức Niết-bàn Nếu hiểu rõ tính diệt Sẽ đạt đến giải thoát. Nếu pháp sinh pháp diệt Cả hai không thể đạt Dùng chính trí quán xét Từ vô minh duyên sinh. Nếu thấy pháp tịch tónh Các tạo tác cũng vậy Biết pháp nầy tối thắng Đạt pháp trí vô biên. tính duyên sinh thấy được Không thấy nghĩa nầy sai tính vi diệu trong nầy Chẳng duyên sinh phân biệt. chính giác Phật đã nói Có nói chẳng không nhân Nếu sạch nguồn phiền não Tướng luân hồi sẽ tan. Các pháp hành nhất định Thấy có tạo có giữ Tại sao lúc trước sau Từ duyên mà an lập? Vì sao trước đã sinh Sau đó lại chuyển khác Nên giới hạn trước sau Nhìn thấy như sự huyễn. Vì sao huyễn được sinh Vì sao có chấp trước Si mê ở trong huyễn Cầu huyễn cho là thật. Trước chẳng phải là sau Chấp thấy nên không xả Trí quán tính vô tính Như hình ảnh huyễn ảo. Nếu nói sinh chẳng diệt Là phân biệt hữu vi Nên vòng duyên sinh kia Xoay theo không chỗ hiện. Nếu đã sinh chưa sinh Tự tính kia không sinh Nếu tự tính không sinh Gọi sinh thế nào được? Nhân lặng thì pháp tận Tận nầy không thể đạt Nếu tự tính không tận Tên tận làm sao lập? Không pháp nào được sinh Không pháp nào được diệt Hai đường sinh diệt kia Tùy sự tùy nghĩa hiện. Biết sinh thì biết diệt Biết diệt biết vô thường tính vô thường nếu biết Không đạt gốc các pháp. Các pháp từ duyên sinh Tuy sinh tức lìa diệt Như người đến bờ kia Liền thấy việc biển lớn. Nếu tự tâm không hiểu Phàm phu chấp tính ngã tính không, tính điên đảo Liền sinh các lỗi lầm. Các pháp là vô thường Khổ, không và vô ngã Trong ấy thấy lìa pháp Trí quán tính, không tính. Không trụ, không chỗ duyên Không căn cũng chẳng lập Từ chủng vô minh sinh Lìa phần trước, giữa, sau. Thành đại ác si ám Như cây chuối không thật Như thành Càn-thát-ba Đều hiện bày huyễn ảo. Cõi nầy đầu Phạm vương Phật chính thuyết như thật Sau các Thánh không vọng Nói cũng không sai khác. Thế gian bị si ám Ái lưu chuyển không dứt Người trí biết các ái Nên bình đẳng khéo nói. Trước nói các pháp có Cầu tính thật nơi có Sau tính cầu cũng không Liền lìa tính không chấp. Nếu không biết nghĩa lìa Nghe xong liền có chấp Nên phước nghiệp đã tạo Hạng phàm ngu tự phá. Như trước nói bình đẳng Pháp nghiệp kia chân thật Nếu hiểu rõ tự tính Nói vậy tức không sinh. Tôi đã nói như thế Đều y theo lời Phật Như chỗ tuyên dương đó Tức pháp uẩn xứ giới. Đại chủng và các thức Đã nói đều bình đẳng Lúc trí ấy hiện chứng Không còn vọng phân biệt. Một nầy nếu như thật Phật nói là Niết-bàn Tối thắng nầy không vọng Là trí không phân biệt. Nếu tâm có tán loạn Cùng các ma tạo tác Nếu như thật lìa lỗi Tức không có sinh nầy. Vô minh duyên như vậy Phật vì thế gian nói Nếu đời không phân biệt Tại sao đây không sinh? Nếu vô minh bị diệt Diệt rồi tức chẳng sinh Tên sinh, diệt trái ngược Vô trí sinh phân biệt. Có nhân thì có sinh Không duyên tức chẳng trụ Lìa duyên nếu có tính Có nầy cũng đâu được? Nếu có tính đáng giữ Tức nói có sinh – trụ Trong nầy nghi lại nhiều Nói có pháp được trụ. Nếu Bồ-đề được chứng Tức khắp nơi thường nói Nếu tính trụ giữ được Đây nói lại có sinh. Nếu nói pháp thật có Vô trí nói như vậy Nếu nói pháp có xứ Giữ cũng không thể được. Pháp không sinh không ngã Trí ngộ nhận thật tính Các tướng thường - vô thường Đều do tâm hiện khởi. Nếu thành lập nhiều tính Tức muốn thành thật tính Kia tại sao khác đây Thường - vô thường sai lầm. Nếu thành lập một tính Chỗ muốn như trăng – nước Chẳng thật chẳng không thật Đều do tâm khởi hiện. Pháp tham sân rất nặng Do đó sinh kiến chấp Nên tranh luận an lập Lìa tính mà chấp thật. Nên nhân khởi các kiến Kiến nên sinh phiền não Nếu biết đúng điều ấy Thấy phiền não đều sạch. Nên biết pháp vô thường Từ duyên sinh nên hiện Duyên sinh cũng không sinh Đây thật ngữ tối thượng. Trí chúng sinh tà vọng Không thật tưởng cho thật Tranh luận với người khác Tự hành chuyển điên đảo. Tự phần không thể lập Phần khác làm sao có Tự - tha đều không phần Trí hiểu không tranh luận. Có pháp nào đáng nương Phiền não như rắn độc Nếu không tịch không động Tâm liền không chỗ dựa. Phiền não như rắn độc Sinh sai lầm rất nặng Độc phiền não che lấp Làm sao thấy các tâm? Như ngu thấy hình ảnh Liền vọng sinh tưởng thật Đời ràng buộc cũng vậy Tuệ bị ngu si trùm. tính dụ như hình ảnh Chẳng phải cảnh mắt trí Đại trí vốn không sinh Cảnh giới tưởng vi tế. Chấp sắc gọi phàm phu Lìa tham là tiểu Thánh Biết rõ tự tính sắc Đó là trí tối thượng. Nếu chấp các pháp thiện Như lìa tham, điên đảo Như đã thấy người huyễn Lìa tạo tác cầu thể. Biết nghĩa nầy là sai Không quán tính - vô tính Phiền não không thể đạt tính sáng phá trí tà. Trí lìa nhiễm, thanh tịnh Cũng không nương vào tịnh Có nương tức có nhiễm Tịnh kia lại sinh lỗi. Pháp phiền não cực ác Nếu thấy lìa tự tính Thì tâm chẳng loạn động Vượt qua biển sinh tử. Pháp thiện cam lồ nầy Từ Đại Bi sinh ra Theo lời Như Lai nói Không phần hạn, phân biệt. Như vậy trong nầy khó nói được Tùy người trí thấy liền thành tựu Người trí tùy quán thuận theo pháp Như vậy đều từ Đại Bi chuyển. tính chân thật trong tất cả pháp Người trí theo đó quán như lý Chỗ hướng do đấy tín được sinh Cứu chúng sinh kia lìa các khổ. nghĩa nầy sâu xa lại rộng lớn Tôi vì lợi ích nên ngợi ca Như lời đại trí nay đã nêu Si ám tự – tha đều phá trừ. Phá hết phiền não si ám rồi Như như chỗ tạo lìa ma chướng Do đó thường mở cửa đường thiện Các sự giải thoát lại đâu sai. Người trì tịnh giới được sinh thiên Câu nầy là chắc chắn chân thật Ví như phá giới trụ chính tâm Tuy hoại giới nhưng không hoại kiến. Chủng tử lớn lên chẳng vô nghĩa Thấy nghĩa lợi ích rộng thực hành Không lấy Đại Bi làm nhân chính Người trí đâu thể muốn sinh pháp.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 103