<經 id="n1550">LUẬN A TỲ ĐÀM TÂM (SỐ 1 ~4) HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1550 LUẬN A TỲ ĐÀM TÂM Tác giả: Tôn giả Pháp Thắng. Hán dịch: Đại sư Tăng Già Đề Bà và Huệ Viễn Đời Đông Tấn. <卷>QUYỂN 1 <詞>Phẩm 1: GIỚI Trước đảnh lễ Tối Thắng Mặt từ thương lìa não Cũng kính thuận giáo chúng Tăng vô trước, ứng chân. Có thuyết nói: Phải biết rõ pháp tướng. Vì sao phải biết rõ pháp tướng? Vì thường định, biết được tướng của thường định. Thuyết đó nói: Định trí có tướng của định trí, đó là quyết định. Vì thế cho nên nói pháp tướng cần phải biết. Hỏi: Thế gian cũng biết pháp tướng, đó là rất ngu si, cũng biết đất là tướng cứng, nước là tướng ẩm ướt, lửa là tướng nóng, gió là tướng xao động, không là tướng chẳng có ngăn cách, thức là tướng chẳng phải sắc. Tất cả điều không nên đã biết lại biết, nếu đã biết lại biết thì đó là vô cùng, mà vô cùng thì việc đó không đúng. Thế nào là pháp tướng cần phải biết? Đáp: Thế gian không biết pháp tướng, nếu thế gian biết được pháp tướng, thì tất cả thế gian cũng nên quyết định, mà không quyết định. Pháp tướng là thường định, biết pháp tướng không thể nói biết pháp tướng mà không quyết định. Vì nếu như vậy thì không quyết định cũng nên quyết định, chỉ vì không như vậy, cho nên thế gian không biết được pháp tướng. Vả lại, đất là tướng cứng, là tướng vô thường, tướng khổ, tướng phi ngã, nếu không đúng, thì tướng cứng lẽ ra có tướng thường, tướng vui, tướng có ngã, mà thật ra không đúng. Cho nên, tướng cứng chắc tức là tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã. Nếu thế gian biết đất là tướng cứng chắc, thì đối với tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, cũng nên biết mà không biết, do vậy, thế gian không biết được tướng cứng chắc của đất. Hỏi: Trước đây nói pháp tướng cần phải biết, vậy pháp này như thế nào? Đáp: Nếu biết tướng các pháp chính giác mở mắt tuệ Cũng vì người hiện rõ Bây giờ ta sẽ nói. Hỏi: Đức Phật biết được pháp gì? Đáp: Có thường, lạc, ngã, tịnh Lìa các hành hữu lậu. Các hành hữu lậu vì chuyển sinh nhau nên xa lìa thường. Vì không tự tại, nên lìa ngã, vì mục nát nên lìa lạc, vì tuệ ghét nên lìa tịnh. Hỏi: Nếu có thường, lạc, ngã, tịnh thì là xa lìa các pháp hữu lậu, làm sao trong đó chúng sinh thọ nhận có thường, lạc, ngã, tịnh? Đáp: Chấp thường là đứng đầu Vọng thấy trong hữu lậu. Chúng sinh đối với pháp hữu lậu, không biết được tướng của chúng, liền cho là có thường, lạc, ngã, tịnh, như người đi đêm thấy có xảy ra giặc trộm, tướng hữu lậu kia cũng như vậy. Hỏi: Thế nào là pháp hữu lậu? Đáp: Nếu sinh các phiền não Là Thánh nói hữu lậu. Nếu đối với pháp, sinh các phiền não: Như thân kiến (chấp thân có thật), v.v… Như phẩm Sử nói pháp này là nói hữu lậu. Vì sao? Cái gọi phiền não lậu Người tuệ tạm gọi vậy. Phiền não gọi là lậu vì các nhập là lậu. Vì tâm lậu rót chảy liên tục, nên lưuu ở trong sanh tử. Như không phải do người nắm giữ, nên nói là hữu lậu. Hỏi: Hữu lậu này còn có tên là gì? Đáp: Hỏi: Vì sao? Đáp: Đây gọi là thọ ấm, Cũng là phiền não tránh Pháp này ấm lẫy lừng Nói lao nhọc nói tránh. Phiền não từ tránh khởi Vì vậy kia phải biết. Các phiền não như thân kiến, v.v…, làm cho chúng sinh mệt nhọc, nên nói là phiền não. Vì thọ thân nên nói là thọ, vì tâm phẫn nộ, nên nói là tránh. Từ thân kiến v.v… mà sinh các pháp hữu lậu, vì sinh ra sự mệt nhọc nên nói là lao, vì sinh ra thọ nên nói là thọ, vì sinh ra cảnh tranh chấp nên nói là cạnh tranh. Đã nói về thạnh ấm, nay sẽ nói về tướng ấm, Nếu xa lìa phiền não Các hữu vi, vô lậu Tất cả tạp thọ ấm Là ấm Thánh đã nói. nghĩa là pháp lìa bỏ các phiền não như thân kiến, v.v… cũng giải thoát các lậu hữu vi, vì từ nhân phát sinh, là tất cả và thạnh ấm trước đây đã nói. Đó là nói chung về ấm, là năm ấm như sắc, thống (nên dịch là giác), tưởng, hành, thức. Hỏi: Sắc ấm là thế nào? Đáp: Mười thứ gọi sắc nhập Cũng vô giáo giả sắc Phân biệt sắc ấm ấy Đấng Mâu-ni đã nói. Mười thứ gọi là sắc nhập, đó là nhãn, sắc, nhó, thanh, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc. Vô giáo giả sắc: Như phẩm Nghiệp đã nói: Sắc này là sắc ấm, lúc phân biệt sắc ấm, Đức Thế Tôn nói: Cái gọi là thức ấm Đây tức là ý nhập Ở trong mười tám giới Cũng lại nói bảy loại. Gọi thức ấm tức là ý nhập, cũng là bảy thứ phân biệt trong mười tám giới: nhãn thức, nhó thức, tỷ, thiệt, thân, ý thức và ý. Ngoài ra có ba ấm Vô giáo, ba vô vi nghĩa là nói pháp nhập Cũng gọi là pháp giới. Ngoài ra còn có ba ấm, là thọ ấm, tưởng ấm và hành ấm. Ba vô vi, vô giáo là hư không, số duyên diệt, phi số duyên diệt, đó là thuyết chung về pháp nhập, cũng là pháp giới. Như thế, pháp này nói về ấm, giới, nhập, như vậy ấm chỉ có một hướng là giới hữu vi, còn nhập thì có hữu vi, vô vi. Đã nói về ấm, giới, nhập, nay sẽ nói về từng tướng một. Trong giới, một được thấy Mười là nói có đối Vô ký nói tám thứ, Còn là thiện, bất thiện. Có thể thấy một trong mười tám giới là Sắc giới. Vì Sắc giới có thể thấy ở nơi này, chỗ khác cho nên nói được thấy. Phải biết mười bảy giới không thể thấy. Mười là nói có đối, nghĩa là mười giới có đối: Sắc đối với mắt, tiếng đối với tai, mùi hương đối với mũi, vị đối với lưỡi, sự xúc chạm đối với thân. Mỗi tướng này đối lập với một tướng chướng ngại. Về xứ sở, nếu có một thì không có hai, nên có đối, phải biết có tám vô đối. Vô ký gồm tám loại là mắt, tai, mũi, hương, lưỡi, vị, thân, xúc, vì các pháp này không phải là quả báo vui đáng ghi nhớ, cũng không phải là quả báo khổ có để ghi nhớ, nên gọi là Vô ký. Ngoài ra là thiện, bất thiện: Là sắc, thanh, ý, pháp và sáu thức. Hành vi của thân thiện là sắc thiện, hành vi của thân bất thiện là sắc bất thiện, sắc khác là vô ký. Như vậy, tiếng là miệng động, tâm tịnh là giới của bảy thức, phiền não thiện, bất thiện tương ứng là bất thiện, ngoài ra là vô ký. Pháp giới thức tâm tương ứng với tâm như đã nói. Nếu không tương ưng thì như phẩm Tạp nói. Hữu lậu có mười lăm Còn hai, ba ba hữu Trong Dục hữu có bốn Mười một ở hai hữu. Hữu lậu có mười lăm là năm giới nội, năm giới ngoại, năm thức giới, vì lậu dừng trụ. Còn có hai, là ý giới, ý thức giới và pháp giới, ba pháp này hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, nếu lậu dừng trụ là hữu lậu, nếu khác đây là vô lậu. Ba thứ ba hữu là ý, pháp, thức giới, là có thể đạt được trong ba hữu: Dục hữu, Sắc hữu, Vô Sắc hữu. Trong Dục hữu có bốn: hương, vị, tỷ thức, thiệt thức đều toàn bộ là Dục hữu, trung hữu gồm nhiếp hữu, phi sắc, Vô Sắc. Vì lìa bỏ đoàn thực của cõi Dục, nên tất cả hương, vị là tính chất của đoàn thực. Mười một ở hai hữu là Dục hữu, Sắc hữu. Mười một là năm sắc thanh trong giới, xúc và là cảnh giới thức. Cảnh giới này không phải trong Vô Sắc vì lìa sắc. Năm: có giác, có quán Ba loại ba còn: không Có duyên nên biết bảy Pháp nhập ít sở nhập. Năm: có giác, có quán: nghĩa là giới của năm thức. Vì cùng có giác quán và đều thô nên tương ưng với giác quán. Ba hành có ba là giới của ý, pháp và thức. Ba hành này, nếu ở cõi Dục và Sơ thiền là có giác, có quán, nếu ở thiền trung gian là không có giác, ít quán, là không có giác, không có quán ở trên. “Còn: không” không có, nghĩa là những giới khác còn lại là chẳng phải giác, cũng chẳng phải quán, đều không tương ưng. Có duyên nên biết có bảy. nghĩa là bảy giới có duyên. Vì có duyên này nên nói là có duyên. Như người có con, gọi là có con. Bảy giới kia cũng như vậy. Tức là nhãn thức duyên với sắc, nhó thức duyên với tiếng, tỷ thức duyên với mùi hương, thiệt thức duyên với vị, thân thức duyên với xúc, ý thức duyên với các pháp và pháp nhập, phần ít sở nhập. Nếu tâm, tâm sở pháp là có duyên, thì ngoài đây là không có duyên. Chín (giới) không thọ, ngoài hai Vô vi, vì chung một Hoàn toàn là hữu vi Nên biết mười bảy giới. Chín giới không thọ: Được gọi là thọ nhận tức là nếu là số của sắc căn, cũng không lìa căn, thì tâm, tâm sở, pháp đã hiệnhành dừng ở trong đó. Nếu khác đây là không thọ. Ở trong đó chín giới không thọ: Bảy tâm giới, thanh giới và pháp giới, không phải là sự dừng lại của tâm, tâm sở pháp trong đó. Ngoài ra có hai là năm giới nội, nếu hiện tại là thọ, trong ấy, pháp tâm, tâm sở dừng trụ. Quá khứ, vị lai không thọ, không phải pháp tâm, tâm sở đó dừng trụ. Sắc, hương, vị, xúc, nếu không lìa căn và hiện tại là thọ, như pháp tâm, tâm sở trong căn. Nơi pháp tâm, tâm sở đó cũng vậy, vì không lìa căn. Ngoài ra, là không thọ. Vô vi là chung một: nghĩa là một pháp giới hữu vi và vô vi, trong đó ba thứ có thường nên không thể nói là hữu vi, pháp giới khác là vô thường, nên là hữu vi. Vì hữu vi và vô vi được gồm lại và đặt ra, cho nên vô vi chung là một. Hoàn toàn là hữu vi, phải biết là mười bảy giới. nghĩa là vì mười bảy giới là vô thường, nên tất cả đều là hữu vi, nên chỉ hoàn toàn là hữu vi. Hỏi: Như vậy là đã phân biệt pháp tướng rồi? Thế nào là pháp gồm nhiếp? Là tự tính hay tha tính? Đáp: Là tự tính. Hỏi: Vì sao? Đáp: Các pháp lìa tha tính. Đều tự trụ tính mình Nên nói tất cả pháp Đều thuộc về tự tính. Các pháp đều lìa tha tính, nghĩa là mắt lìa tai. Như vậy, tất cả pháp không nên nói thuộc về tha tính. Nếu lìa thì mới gồm thâu được, do đó không phải thuộc về tha tính. Mỗi pháp tự an trụ nơi tính của nó. nghĩa là mắt, tự an trụ nơi tính của mắt,… Như vậy, tất cả pháp nên nói là gồm nhiếp, nếu trụ là nhiếp. Vì vậy, nên nói tất cả pháp đều thuộc về tự tính. Đã đặt ra các pháp đều thuộc về tự tính, trong đó, pháp có thể thấy là thuộc về một giới, một ấm, một nhập. Tất cả pháp đều như vậy. Lại nữa, về nghĩa này trong phẩm Khế kinh sẽ nói rộng. ------------------- <詞>Phẩm 2: HÀNH Đã nói tự tướng của các pháp, như sự sinh của pháp, nay sẽ nói: Hỏi: Nếu các pháp đều thuộc về tự tính riêng, thì cũng do sức của mình mà sinh ra chăng? Đáp: Đến cùng, không thể sinh Dụng lìa bạn đồng hành. Tất cả pháp, đều không có khả năng tự sinh. Vì sao? Vì tính của các hành yếu kém, không có thế mạnh, như người bị bệnh gầy ốm, không có khả năng tự đứng lên được bằng sức của mình. Hỏi: Nếu không tự sức mình đứng dậy được làm sao đứng dậy? Đáp: Do sức tất cả duyên Các pháp mới được sinh. Như người bị bệnh gầy yếu phải nhờ người khác nâng đỡ mới đứng dậy nổi. Pháp kia cũng như vậy. Như tâm do bạn mới phát sinh nay sẽ nói qua kệ sau: Nếu tâm có chỗ khởi Tâm ấy phải cùng có Tâm số pháp… tụ họp Và hành bất tương ưng. Tâm là ý, ý là thức, thật sự thì đồng, mà tên có khác. Tâm này hoặc nương dựa, hoặc duyên lấy, hoặc khi dấy khởi cùng có chung tâm số pháp… tụ họp mà sinh khởi. Hỏi: Tâm, số pháp v.v… tụ họp là gì? Đáp: Tưởng, dục, cánh lạc (xúc), tuệ Niệm, tư và giải thoát Tác ý nơi cảnh giới Tam-ma-đề và thọ… Tưởng là lúc việc lập ra được chấp nhận, tưởng tượng theo hình dạng, của việc đó. Dục, là lúc duyên với thọ, muốn lãnh thọ. Cánh lạc (xúc), nghĩa là tâm dựa vào duyên hòa hợp, không lìa nhau. Tuệ, là đối với duyên, quyết định, xét kỹ. Niệm là duyên thì nhớ kỹ không quên. Tư (suy nghó): Là tâm tạo ra các công đức, tội ác, đều trái nhau. Giải thoát, là khi ở trong duyên đó, thọ nhận tư tưởng, thì việc ấy tất nhiên là có. Tác ý, nghĩa là hoạt động mạnh mẽ trong duyên. Định, nghĩa là lúc thọ duyên, tâm không tán loạn. Thọ, là duyên với sự tiếp nhận vui hay không vui đều trái nhau. Lúc tất cả tâm sinh Sinh này Thánh đã nói Đồng chung một duyên hành Cũng lại thường tương ưng. Lúc tất cả tâm sinh, sinh này Thánh đã nói: Đây là mười pháp lúc tất cả tâm sinh thì đều cùng sinh, nên nói là đại địa. Đồng chung một duyên hành, nghĩa là tất cả tâm đều có chung một duyên hành không lìa nhau. Cũng lại thường tương ưng với nhau, nghĩa là mỗi hành đều có chung và hành động chung thường tương ưng với tâm, vì lìa thêm bớt, nên gọi là tương ưng. Đã nói tâm số pháp, nghĩa là chung đối với tất cả tâm, còn không chung nay sẽ nói: si. Các căn và giác quán Tín, ý không buông lung Tinh tiến, hộ phiền não Đôi lúc không tương ưng. Các căn, là các căn thiện, không tham, không giận dữ, không ngu Giác, là tâm thô nối tiếp nhau. Quán, là tâm tinh tế tiếp nối nhau. Tín, là sự thành thật, chân, tịnh. Ỷ (khinh an): Lúc tâm thiện trong thân, tâm đều lìa bỏ điều ác, nên cảm thấy vui sướng. Không buông lung: nghĩa là không bỏ phương tiện lúc làm việc thiện. Tinh tiến, là làm việc chuyên cần, say mê. Hộ (xả), là làm công việc, là làm do không làm, mong cầu do không mong cầu, tự giữ gìn vô vi. Các phiền não, là như phẩm Sử nói: Pháp này không phải trong tất cả tâm mà có thể được, vì đôi lúc tương ưng, đôi lúc lại không tương ưng. Hỏi: Vì sao gọi là tâm sở? Đáp: Ý, nghĩa là tâm, quyến thuộc của tâm đó nên nói là tâm sở. Đã nói tướng của các tâm số, như chỗ sinh nay sẽ nói: Trong phẩm tâm bất thiện Hai mươi mốt tâm số ÔÂ uế hai tổn giảm Cõi dục phi bất thiện. Trong phẩm tâm Bất thiện, hai mươi mốt tâm số gọi là bất thiện, nếu tâm sinh các phiền não cõi Dục, trừ thân kiến và biên kiến cõi Dục, vì đó là chuyển thành quả không đáng ưa thích, nên gọi là bất thiện. Phải biết, trong phẩm tâm này có hai mươi mốt pháp tâm số, mười giác quán đại địa, hai phiền não không hổ, không thẹn, sự ngủ nghỉ, trạo cử, không tin tưởng, sự buông lung, lười biếng, hai sự hao hụt cấu uế. Cõi Dục không phải bất thiện, nghĩa là phẩm tâm là sự cấu uế của cõi Dục, chứ không phải bất thiện, như tâm tương ưng với thân kiến, biên kiến. Trong phẩm tâm này, phải biết có mười chín pháp tâm số, trừ không hổ, không thẹn, hoàn toàn là bất thiện. Thiện, không chung hai mươi Vô ký có mười hai Tâm ăn năn, ngủ nghỉ Là khả năng gia tăng. Thiện, không chung hai mươi: Gọi không chung, là tâm có riêng một phiền não vô minh sinh ra hai mươi tâm số này, trừ một phiền não, còn lại như trước đã nói. Thiện, được gọi là tâm tịnh, có khả năng chuyển biến thành quả đáng ưa thích. Tâm này đều có chung, phải biết có hai mươi, mười giác, quán của đại địa, đức tin, tinh tiến, ỷ (khinh an), không buông lung, căn thiện, hộ (xả), hổ thẹn. Vô ký có mười hai, nghĩa là trong phẩm Tâm không cấu uế, có mười hai pháp tâm sở, mười giác quán của đại địa, tâm ăn năn và sự ngủ nghỉ là khả năng làm cho gia tăng, gọi là ăn năn, là việc không thành, ân hận, vì ăn năn là thiện, bất thiện. Trong phẩm tâm tương ưng kia, có thêm sự ăn năn. Ngoài ra, các tâm số pháp khác, như trước đã nói. Sự ngủ nghỉ gọi là tâm tắt mất, hoàn toàn khiến người ta không tự tại, là ngủ, sự sinh trong tất cả năm phẩm, việc ngủ nghỉ kia đều tăng ích. Ngoài ra các pháp tâm sở khác như trước đã nói. Nếu sự ăn năn, ngủ nghỉ không hoạt động trong ba phẩm thì tăng hai. Các tâm số pháp khác, như trước đã nói. Hỏi: Tâm cõi Dục này nối tiếp nhau, nói cõi Sắc là thế nào? Đáp: Sơ thiền lìa bất thiện Khác biết như cõi Dục Thiền trung gian, trừ giác Với trên quán cũng vậy. Sơ thiền lìa bất thiện, sự biết khác như cõi Dục. nghĩa là Sơ thiền đều là thiện. Trong đó có bốn phẩm: Thiện, cấu uế, không chung và vô ký, là như đã nói trong cõi Dục. Trong đó thiện có hai mươi, vô ký có mười hai, sự cấu uế có mười chín. Đã lìa bất thiện, thì biết cũng lìa xa sự không hổ, không thẹn, vì hoàn toàn bất thiện, chổ nên bất cộng có mười tám. Thiền trung gian trừ giác, nghĩa là thiền trung gian không có giác, thiền đó hoàn toàn trừ giác, ngoài ra như Sơ thiền đã nói. Đối với trên quán cũng vậy, nghĩa là thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư cũng không có quán. Và tất cả trong cõi Vô Sắc, đều trừ quán, giác như trước đã trừ. Đã nói về pháp tâm số pháp, do hỗ trợ sinh sắc, nay sẽ nói: Cực vi ở bốn căn Mười thứ cần phải biết Thân căn có chín thứ Tám thứ khác là hương. Cực vi ở bốn căn, có mười thứ phải biết: nghĩa là cực vi ở trong mắt là biết có mười chủng, là chủng đất, chủng nước, gió, lửa, chủng sắc, chủng hương, vị, xúc, chủng nhãn căn, chủng thân căn. Cực vi của tai, mũi, lưỡi cũng như vậy. Thân căn có chín thứ: nghĩa là ngoài thân căn, cực có chín thứ. Vì thân căn đó đã có một chủng căn, còn lại như trên đã nói. Tám chủng khác là, trong đó còn có tám loại cực vi của không phải sắc, căn sắc căn. Hỏi: Cực vi này là nói ở cõi nào? Đáp: nghĩa là hương, có mùi hương trong cõi Dục. Trong cõi Sắc, lìa bỏ mùi hương, tất cả cõi Sắc đó đều trừ chủng hương, vị. Chủng khác như nói trong cõi Dục. Hỏi: Ở trước đã nói, nếu tâm sinh, thì tâm số pháp và tâm bất tương ưng hành sinh; trong đó đã nói tâm số pháp, vậy thế nào là tâm bất tương ưng? Đáp: Tất cả pháp hữu vi Sinh, trụ, biến dị, hoại. Tất cả pháp hữu vi, mỗi pháp đều có bốn tướng: Sinh, trụ, thay đổi, hư hoại. Vì khởi hiện trong đời, nên sinh. Đã khởi, sự nghiệp của chính pháp ấy được kiến lập, cho nên trụ. Khi thế lực an trụ đã suy yếu thì thay đổi, khi đã thay đổi thì hư hoại. Tướng trên đây là nói tâm bất tương ưng hành. Hỏi: Nếu tất cả pháp hữu vi đều có bốn tướng thì đó là tướng, lại có tướng nữa không? Đáp: Phải, cũng có bốn tướng. Trong tướng kia còn có bốn tướng cùng sinh: Sinh là sinh, trụ là trụ, thay đổi là thay đổi, hư hoại là hư hoại. Hỏi: Nếu vậy là vô cùng? (không có tận cùng) Đáp: Lần lượt lại làm nhau. Mỗi tướng này đều vì nhau. Như sinh sinh đều sinh nhau. Trụ trụ cũng như vậy, mỗi trụ đều sinh nhau. Đổi khác, đổi khác, mỗi sự đổi khác đều đổi khác nhau. Hư hoại, hư hoại, mỗi sự hư hoại đều hoại lẫn nhau. Do vậy, không phải vô cùng. Bốn tướng sau mỗi tướng đều hành một pháp, bốn tướng trước đều hành tám pháp. Sinh, là sinh tám pháp, ba pháp trước, bốn pháp sau và pháp kia, ngoài ra cũng như vậy. Đã nói bạn của các hành, như do bạn sinh, nay sẽ nói: Sở tác, cộng, tự nhiên Phổ biến, báo, tương ưng Từ sáu thứ nhân này Chuyển sinh pháp hữu vi. Hết thảy nhân đều ở trong sáu nhân. Nhân này sinh ra tất cả hành hữu vi. Trong đó, nhân sở tác nghĩa là lúc sinh pháp, không chướng ngại, không lưu trụ, do đó nên sinh pháp không giống nhau, ví như do đất mà muôn vật được sinh. Nhân chung: nghĩa là các hành, mỗi hành đều làm bạn với nhau. Do việc này nên sinh, như tâm, tâm số pháp, tâm bất tương ưng hành và các thứ cực vi. Nhân tự nhiên, nghĩa là nhân đó tự nó đã giống nhau, như huân tập thiện thì sinh thiện, huân tập bất thiện thì sinh bất thiện, huân tập vô ký thì sinh vô ký. Như gieo trồng thực vật, tùy nhân của tướng loại ấy. Nhân nhất thiết biến: Là các phiền não đều chuyển biến, tiếp nối nhau sinh, như chấp ngã, xét nhập, chấp trước. Do kiến chấp này, nên đối với ngã, có sự xét đoán nhập, rồi chấp là thường, vô thường, chê bai tướng ấm, xét đoán nhập, rồi chấp mắc. Đối với tướng ấm, chấp nhận một cách do dự là có thường, lạc, tịnh.v.v… Sinh, các phiền não như vậy nói là nhân tất cả khắp. Như, phẩm Sử đã nói. Nhân tương ưng: Tâm và tâm số pháp, mỗi năng lực ở trong một điều kiện, nhất thời hành lìa nhau thì không sinh. Nhân báo: nghĩa là hành sinh ở trong sự sinh, chuyển thành quả. Như làm việc thiện được quả đáng ưa thích, làm việc bất thiện sẽ được quả không đáng ưa thích. Do đó nên sinh. Đã nói các nhân. Các pháp theo trong nhân nảy sinh, nay sẽ nói: Nếu tâm do báo sinh Tâm số và phiền não Là từ nơi năm nhân Sinh khởi, nên phải biết. Nếu tâm, tâm số pháp, nhân báo sinh khởi và các phiền não thì sinh ra từ năm nhân. Nhân báo sinh, là từ nhân đã tạo tác mà sinh, là từ lúc sinh giống nhau hay không giống nhau, vì vật không chướng ngại nên sinh. Từ nhân cùng sinh, từ sức hỗ trợ của bạn nên sinh. Mỗi nhân đó đều là bạn với nhau và tâm bất tương ưng hành là bạn chung. Từ nhân tự nhiên sinh, nhân đó có sự giống nhau, trước kia sinh pháp vô ký. Từ nhân tương ưng sinh, đều có hành trong cùng một lúc, một. Từ nhân báo sinh thiện, bất thiện kia, quả đó là tâm, tâm số pháp cấu uế, trừ nhân báo, vô ký, đó là từ nhân nhất thiết biến sinh, do đó nên sinh. Ngoài bốn nhân ra, như trước đã nói. Pháp không tương ưng kia Các pháp tương ưng khác Trừ vô lậu đầu tiên Là từ bốn nhân sinh. Pháp không tương ưng kia, nghĩa là nếu sắc từ báo sinh và tâm bất tương ưng hành thì từ bốn nhân sinh: Nhân sở tác, nhân chung, nhân báo và nhân tự nhiên. Nếu sắc cấu uế và tâm bất tương ưng, thì hành cũng từ bốn nhân sinh: Nhân sở tác, nhân chung, nhân tự nhiên, nhân nhất thiết biến. Các pháp tương ưng khác, trừ pháp vô lậu ban đầu kia, đều từ bốn nhân sinh, nghĩa là pháp tâm, tâm sở khác, trừ pháp vô lậu đầu tiên, cũng từ bốn nhân sinh: Nhân sở tác, nhân chung, nhân tự nhiên và nhân tương ưng. Gọi bất tương ưng khác Nhân sinh phải biết ba Và các tương ưng khác Trước sinh pháp vô lậu. nghĩa là trong pháp bất tương ưng trước đây đã nói nếu có nhân tự nhiên, trừ pháp vô lậu ban đầu thì từ ba nhân sinh: Nhân sở tác, nhân tự nhiên và nhân chung. Pháp tương ưng với vô lậu ban đầu, cũng sinh ra từ ba nhân: Nhân sở tác, nhân chung và nhân tương ưng, là không có tự nhiên ở trước. Trong đó bất tương ưng Nên từ hai nhân sinh Nếu sinh từ một nhân Thì sinh sẽ không có. Trong đó bất tương ưng, nên từ hai nhân sinh, nghĩa là sắc, tâm, hành bất tương ưng, trong phẩm vô lậu ban đầu đều sinh ra từ hai nhân: Nhân sở tác và nhân chung. Đã nói tất cả pháp hữu vi, trong đó, nếu sinh ra từ một nhân thì sẽ không có. Đã nói các nhân, như nhân này, Đức Như Lai nhất định biết tường tận các pháp tướng, với năng lực giác ngộ vì giáo hóa, nên nói. Bây giờ sẽ nói duyên: Thứ đệ cũng duyên duyên Tăng thượng cùng với nhân Pháp từ bốn duyên sinh Người trí sáng đã nói. Duyên thứ đệ: Là mỗi tâm nảy sinh đều tuần tự nối tiếp nhau không dứt quãng. Duyên duyên: Là cảnh giới của tâm, tâm số pháp. Vì duyên với cảnh giới kia, nên tâm, tâm số pháp sinh ra. Duyên tăng thượng: Nhân sở tác tạo ra hết thảy vạn vật, lúc vạn vật sinh ra không gây trở ngại, chỉ tự gây tạo là cốt lõi, gọi làduyên tăng thượng. Nhân duyên, là nhân chung, nhân tương ưng, nhân tự nhiên, nhân báo, nhân nhất thiết biến. Đã nói các duyên. Bây giờ sẽ nói về các pháp tùy duyên sinh: Tâm và các tâm số Đều từ bốn duyên sinh Hai chính thọ từ ba Ngoài ra nói có hai. Tâm và các tâm số, đều từ bốn duyên sinh: Là tâm, tâm số pháp đều sinh ra từ bốn duyên. Vì mở mang, dẫn đường trước nên sinh, là duyên thứ đệ. Cảnh giới là duyên duyên kia, trừ cảnh giới của mình. Ngoài ra, hết thảy các pháp khác đều là duyên tăng thượng cho nó. Hai chính thọ từ ba, nghĩa là định Vô tưởng, định Diệt tận đều sinh ra từ ba duyên, trong đó, tâm nhập định là duyên thứ đệ, là địa của mình, trước sinh ra công đức, là nhân duyên kia và nhân duyên đó đều có: Sinh, trụ, thay đổi, hư hoại. Cũng như nhân duyên kia thì duyên tăng thượng, như trước đã nói. Gọi là thuyết khác nói có hai, nghĩa là lìa tâm bất tương ưng hành ấy và sắc, đều từ hai duyên phát sinh, đó là nhân duyên và duyên tăng thượng. Hỏi: Vì sao gọi các pháp trên đây là hành? Đáp: Nhiều pháp sinh một pháp Một cũng sinh ra nhiều Duyên hành tạo ra hành Cần phải biết như vậy. Nhiều pháp sinh ra một pháp, một pháp cũng có khả năng sinh ra nhiều pháp. nghĩa là không có một pháp nào, vật thể nào có khả năng, tự lực sinh, nhưng một pháp phải do nhiều pháp sinh, nhiều pháp cũng do một pháp sản sinh. Vì lý do này, nên nói là duyên với hành rồi tạo ra hành. Như vậy, cần phải biết. -------------------- <詞>Phẩm 3: NGHIỆP Đã nói tính chất của các hành và các hành ấy do các nhân duyên sinh rồi, nay, nói các hành này đều có nhân, có công năng nuôi lớn hạt giống của quả, hạt giống của sinh, sự khác nhau của sinh có thể đạt được, nay sẽ nói: Nghiệp năng tô điểm đời Các đường ở các nơi Nên phải suy nghó nghiệp Cầu xuất thế giải thoát. Nghiệp có công năng tác dụng tô điểm cho đời, các đường ở các nơi: nghĩa là trang sức khác nhau các thứ thân trong năm đường khắp ba đời, là việc trang sức cho đời chỉ là nghiệp. do đấy nên tư duy về nghiệp cầu xa lìa thế gian được giải thoát. Nghiệp thân, nghiệp miệng, ý Hữu, hữu đã gây ra Từ đó sinh các hành Tô điểm vô số thân. Nghiệp thân nghiệp miệng, ý, đã gây ra hữu hữu. nghĩa là nghiệp của thân, miệng, ý đã gây tạo từ đời này sang đời khác, từ nghiệp này sinh ra các hành, tô điểm các thứ thân. Về tướng của nghiệp đó, nay sẽ nói lược: Nghiệp thân: giáo, vô giáo Phải biết đều có hai Nghiệp miệng cũng như vậy Nghiệp ý chỉ vô giáo. Nghiệp của thân dù có giáo, vô giáo, phải biết cả hai đều có. nghĩa là tính của nghiệp thân có hai thứ: Tính giáo và tính vô giáo. Có giáo ở đây, là động tác của thân là thiện, bất thiện, vô ký. Thiện là từ tâm thiện sinh ra. Bất thiện sinh ra từ tâm bất thiện. Vô ký là từ tâm vô ký sinh ra. Vô giáo nghĩa là nếu tạo nghiệp bền chắc thì chủng tử này sinh ra trong tâm chuyển đổi khác. Như người thọ giới thiện thì bất thiện, vô ký trong tâm cũng tùy thuộc theo. Người kia gây nghiệp ác thì giới ác sẽ theo nhau. Nghiệp miệng cũng như vậy, nghĩa là tính chất của nghiệp miệng cũng có hai thứ. Nghiệp ý chỉ vô giáo, nghĩa là tính của ý nghiệp hoàn toàn vô giáo. Vì sao? Vì ý thức không khởi hiện, vì suy nghó tinh vi nối tiếp nhau. Hỏi: Năm nghiệp này, có bao nhiêu là thiện, bất thiện, vô ký? Đáp: Phải biết giáo có ba: Thiện, bất thiện, vô ký Ý vô giáo cũng vậy Ngoài, không nói vô ký. Phải biết giáo có ba: Thiện, bất thiện, vô ký: nghĩa là giáo của thân, miệng nói có ba thứ: Thiện, bất thiện và vô ký, trong đó, thân giáo thiện, nghĩa là tâm thiện thực hành sự vâng giữ giới cấm, v.v… làm nên hành động của thân. Thân giáo bất thiện: nghĩa là giết hại chúng sinh, của không cho mà lấy, không có phạm hạnh, v.v… Tâm bất thiện tạo nên hành động của thân. Thân giáo vô ký, nghĩa là tâm vô ký tác động lên hành động của thân, như oai nghi, nghề nghiệp khéo léo. Như vậy, hành vi thiện của miệng như lời nói không dối trá, tương ưng với việc lợi ích, lời nói đúng lúc v.v… đều sinh ra từ tâm thiện. Nghiệp miệng bất thiện là như nói dối, nói hai lưỡi, nói lời hung dữ, nói lời thêu dệt, thêm thắt v.v… đều từ tâm bất thiện sinh ra. Nghiệp miệng vô ký là từ tâm vô ký sinh. Nghiệp của miệng, ý vô giáo cũng như vậy. nghĩa là nghiệp ý vô giáo cũng có ba thứ: Thiện, bất thiện, vô ký. Tâm thiện tương ưng với sự suy nghó là thiện. Tâm bất thiện tương ưng với suy nghó là bất thiện. Tâm vô ký tương ưng với sự suy nghó là vô ký. Ngoài ra, không nói là vô ký, nghĩa là có hai: thân vô giáo và miệng vô giáo thì có hai thứ thiện, bất thiện, mà không có vô ký. Vì sao? Vì tâm vô ký rất yếu kém, nên nó không có khả năng sinh ra ng- hiệp có thế lực mạnh. nghĩa là trong tâm, sự chuyển biến khác nhau và giống nhau, tùy thuộc nhau. Cho nên, thân vô giáo, miệng vô giáo không có vô ký. Hỏi: Nghiệp vô ký có những tính gì? Và là thuộc xứ nào? Đáp: Sắc có hai vô ký Ẩn mất, không ẩn mất Ẩn mất thuộc cõi Sắc Ngoài ra ở hai cõi. Sắc có hai vô ký: Ẩn mất, không ẩn mất. nghĩa là nghiệp của thân, miệng là tính của sắc, vì nghiệp vốn là tính của sắc. Hai thứ ẩn mất và không ẩn mất. Thứ ẩn mất là bị phiền não che lấp, cũng sinh ra từ các phiền não. Khác với đây là không ẩn mất. Sự ẩn mất hệ thuộc cõi Sắc, nghĩa là sự ẩn mất đó hoàn toàn hệ thuộc cõi Sắc. Vì sao? Vì phiền não thuộc tư duy đoạn có khả năng gây nên nghiệp của thân, miệng. Phiền não thuộc tư duy đoạn của cõi Dục này hoàn toàn là bất thiện, nên không do phiền não bất thiện mà có khả năng khởi nghiệp vô ký. Ngoài ra ở hai cõi, nghĩa là nghiệp vô ký không ẩn mất cũng hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc. Nghiệp ý nói như tâm, là sự phân biệt của chỗ khác, nên ở đây không nói. Nghiệp thân, miệng vô giáo Phải biết thiện, bất thiện Ba tướng: Thiền-Vô lậu Điều ngự oai nghi, giới Nghiệp vô giáo của thân, miệng, phải biết là thiện, bất thiện. nghĩa là nếu nghiệp là tính của sắc, trong đó nếu vô giáo thì tính là thiện, bất thiện. Ba tướng, Thiền-Vô lậu Điều ngự giới, oai nghi, là giới vô giáo có ba tướng: Vô lậu, Thiền sinh và Điều ngự oai nghi giới. Vô lậu, tức là giới và đạo đều đi chung chính ngữ, chính nghiệp và chính mạng. Thiền sinh là thiền đều thực hành lìa bỏ điều ác. Điều ngự oai nghi giới là giới cõi Dục. Vô giáo ở cõi Dục Giáo nương vào hai cõi Nên biết không cùng tâm Ngoài ra nói cũng tâm. nghĩa là Vô giáo của cõi Dục, thì không phải tâm đều cùng hiện hành. Vì sao? Vì lúc thọ giới, dù là tâm thiện, tâm bất thiện, hay tâm vô ký, tùy theo hiện hành, nhưng không chung với thiện, bất thiện, vô ký. Giáo, nghĩa là vừa ở cõi Dục, vừa ở cõi Sắc, nhưng không phải tâm đều cũng hiện hành. Vì sao? Vì có thân. Ở cõi Sắc vô giáo và vô lậu đều cùng hiện hành với tâm. Vì sao? Vì tâm nên vô lậu này không phải tùy thuộc vào hành vi trong tâm khác. Đã phân biệt các nghiệp, nếu thành tựu nghiệp, nay sẽ nói: Luật nghi, giới vô lậu Thấy đế, đã thành tựu Thiền sinh, nếu được thiền Giữ giới sinh cõi Dục. Luật nghi giới vô lậu, thấy đế đã thành tựu: Thấy đế nghĩa là vô lậu thấy Thánh đế. Lúc mới sinh kiến vô lậu, là thấy khổ đế cõi Dục. Thế nên, tất cả bậc Thánh đều thành tựu giới vô lậu. Thiền sinh nếu được thiền, nghĩa là được thiền, là thành tựu giới của thiền. Giữ giới sinh cõi Dục, nghĩa là nếu người thọ giới, người đó sẽ thành tựu giới cõi Dục. Đã nói lược về thành tựu. Như quá khứ, vị lai, hiện tại có thể đạt được, nay sẽ nói: Gọi trụ giới oai nghi Vô giáo ở hiện nay Phải biết thường thành tựu Hoặc cùng tận quá khứ. Gọi là an trụ giới oai nghi, vô giáo ở ngày nay, phải biết thường thành tựu: nghĩa là nếu an trụ giới oai nghi, ở khắp mọi thời thì sẽ thành tựu giới vô giáo. Người đó, trọn không lìa bỏ cho đến gắn bó suốt đến khi cuối đời. Hoặc lại hết ở quá khứ, nghĩa là hoặc thành tựu giới vô giáo ở quá khứ. hoặc hết mà không mất, nghĩa là ngay từ lúc đầu đã xong hết thì đã thành tựu quá khứ. Quá khứ ấy tạm gọi là hết. Nếu có làm ở giáo Tức thời lập đời giữa Phải biết thành quá khứ Đã hết mà không xả. Nếu có làm ở giáo, thì sẽ kiến lập ở đời giữa. Nếu làm nên giáo của thân, miệng thì bấy giờ liền thành tựu giáo hiện tại. Hiện tại gọi là đời giữa. Phải biết thành tựu quá khứ, đã hết mà không xả, nghĩa là nếu giáo kia đã hết mà không mất, bấy giờ tức đã thành tựu quá khứ. Gọi được thiền vô giáo Thành tựu diệt vị chí Giữa, nếu nhập chính thọ Giáo như trước đã nói. Gọi là được thiền vô giáo, thành tựu diệt vị chí, nghĩa là nếu được thiền thì người đó đã thành tựu quá khứ, vị lai. Vì sao? Vì như thiền kia, sự thành tựu giới cũng giống như vậy. Giữa, nếu nhập chính thọ, nghĩa là hiện tại tạm gọi là khoảng giữa. Nếu người kia, nhập định thì lúc ấy đã thành tựu hiện tại vô giáo. Vì sao? Vì cùng có với định. Về giáo cũng như trước đã nói, là như trụ ở giới oai nghi, nếu làm giáo thì bấy giờ sẽ thành tựu giáo của hiện tại. Nếu không làm giáo, thì sẽ không thành tựu giáo. Nếu đều không mất giáo thì lúc đó, người ấy sẽ thành tựu quá khứ. Nếu không cùng tận mà đặt ra cùng tận thì liền mất, lúc ấy sẽ không thành tựu. Sự an trụ giới của thiền, cũng giống như vậy. Phải biết, đều thành tựu Được đạo, hoặc vị chí Trung gian ở tâm đạo Đều không xả đời trước. Phải biết đều thành tựu, được đạo hoặc vị chí, nghĩa là tất cả sự đắc đạo đều thành tựu vô lậu, vô giáo ở vị lai. Vì sao? Vì như tâm vô lậu của người kia, việc thành tựu giới, cũng giống như vậy. Trung gian ở tâm đạo, nghĩa là đã hợp đạo, hoặc nhập định, bấy giờ đã thành tựu hiện tại. Đều không bỏ đời trước: Đời trước là quá khứ, người kia ở hiện tại này vô giáo. Nếu đều không mất, thì như được quả Thánh và lui sụt, thì thành tựu quá khứ vô giáo. Nếu làm ác, bất thiện Lập giới thành tựu hai Đến triền kia ràng buộc Đều phải biết đã hết. Nếu làm ác, bất thiện, kiến lập giới, thành tựu hai. nghĩa là như trụ giới oai nghi này, hoặc trụ giới thiền, hoặc trụ giới vô lậu, hoặc tạo nên sự ràng buộc trầm trọng, vẩn đục, bất thiện, bấy giờ khởi vô giáo trong bất thiện, tức thành tựu giáo và vô giáo. Nếu không phải sự ràng buộc trầm trọng vẩn đục, thì không khởi vô giáo. Hỏi: Đến bao giờ mới thành tựu? Đáp: Đến đối tượng ràng buộc, của triền kia, nếu đối tượng ràng buộc của triền kia thì tùy theo có thể được thành tựu. Phải biết tận, đã tận, nếu sự ràng buộc kia đã hết, thì giáo và vô giáo cũng hết theo. Trong không giới oai nghi Thành tựu vô giáo ác Như quả không đáng yêu Cũng lại quá khứ tận. Ở trong không giới oai nghi, thành tựu vô giáo, vì tạo ác nên quả không đáng ưa, nghĩa là nếu trụ không giới oai nghi, thì bấy giờ sẽ thành tựu bất thiện, vô giáo. Bất thiện, gọi là quả không đáng ưa thích. Cũng lại quá khứ tận, là dứt mất, chứ chẳng phải không dứt mất. Có giáo ở hiện tại, Là nói thành tựu giữa Cũng lại tận quá khứ Thiện trái với ở trên. Có giáo hiển hiện ngay lúc này, là nói đã thành tựu trung gian, cũng lại cùng tận quá khứ: Giáo, như trước đã nói. Thiện trái với ở trên. Như trụ giới oai nghi mà nói. Bất thiện như vậy là trụ không oai nghi, nói thiện là tận cùng cực tâm thiện kia. Nếu ở giữa làm ra Thì thành tựu đời giữa, Cũng lại tận quá khứ Hoặc hai, cũng lại một. Ở giữa, nghĩa là trụ giữa không oai nghi, cũng chẳng phải không oai nghi, kia như khéo trụ nói là thiện, hoặc lại hai: Có giáo và vô giáo, hoặc hoàn toàn có giáo, hoặc thiện, bất thiện, hoặc một. Hỏi: Thế nào là được giới của cõi Sắc? Thế nào là xả? Vì được thiền căn bản, hay vì phương tiện khác? Đáp: Không phải hoàn toàn là thiền căn bản, nếu được. Tâm thiện trong cõi Sắc Được định giới oai nghi Đây mất, kia cũng mất Vô lậu có sáu tâm. Tâm thiện trong cõi Sắc, được giới định oai nghi, nghĩa là nếu được tâm thiện cõi Sắc, hoặc lìa dục, hoặc không lìa dục. Tất cả tâm thiện đó, đều được giới cõi Sắc. Vì sao? Vì tất cả giới trong tâm thiện cõi Sắc, thường đi chung. Hỏi: Thế nào là mất? Đáp: Đây mất, kia cũng mất. Hỏi: Thế nào là vô lậu? Đáp: Vô lậu có giới vô lậu của sáu tâm và tâm của sáu địa vô lậu đều được. Hỏi: Thế nào là mất? Đáp: Đây mất, kia cũng mất. Sáu địa, là thiền vị lai, thiền trung gian và bốn thiền căn bản. Hỏi:: Giới này đến lúc nào mới xả? Đáp: Giới điều ngự oai nghi Xả vào năm thời gian Thiền sinh và vô lậu Hai thời giác đã nói. Giới Điều ngự oai nghi, xả vào năm lúc: Là giới oai nghi được xả trong năm lúc: Lúc bỏ đạo, lúc phạm giới, lúc chết, lúc tà kiến gia tăng và lúc pháp diệt mất. Thiền sinh và vô lậu, hai lúc giác đã nói, nghĩa là giới của thiền có hai lúc xả, là lúc lui sụt và lúc sinh lên cõi trên. Giới vô lậu, cũng có hai lúc xả, là lúc lui sụt và lúc đắc quả. Hỏi: Còn nghiệp khác, xả như thế nào? Đáp: chết. Giới bất thiện có hai Thiện Vô Sắc cũng vậy Nghiệp uế nói một lúc Hoặc nghiệp ở trong ý. Giới bất thiện có hai, là không thực hành phương tiện và lúc Thiện của Vô Sắc cũng vậy. nghĩa là nghiệp thiện của cõi Vô Sắc cũng có hai lúc xả: Lúc căn thiện dứt và lúc sinh lên địa trên. Nghiệp uế nói một lúc, hoặc nghiệp còn ở ý: nghĩa là nghiệp ý cấu uế được xả cùng lúc, đó là lúc lìa bỏ sự ham muốn. Đã nói tính của các nghiệp và sự tạo thành. Như nghiệp này, Đức Thế Tôn đã phân biệt các thứ, nay sẽ nói: Nếu nghiệp cho quả khổ Phải biết là hành ác Ý ác hành tăng thượng Tham, giận dữ, tà kiến. Nếu nghiệp cho quả khổ, phải biết là hành ác, thì nghiệp là bất thiện, đều nói là hành vi ác. Bất thiện là quả khổ. Ý ác hành tăng thượng tham, giận dữ, tà kiến, nghĩa là tư duy, mong muốn bất thiện là hành viác của ý thức. Còn có ba thứ được gọi là hành Ý ác: Tham, giận, tà kiến. Tướng này trái diệu hạnh Do đấng Tối Thắng nói Nếu trên hết trong đó, Thì gọi là mười đạo. Tướng này trái với hạnh tốt đẹp mà đấng Tối thắng đã nói. nghĩa là tướng này trái với tất cả nghiệp thiện và vô tham, không giận, chính kiến. Nếu trên hết trong đó thì đây là mười đạo, nghĩa là nếu ở trong nghiệp bất thiện, hoặc nghiệp trên hết thì gọi là đạo nghiệp. Như sát sinh, không cho mà lấy, hạnh tà, nói dối, nói hai chiều, nói lời hung dữ, nói lời thêu dệt, tham, giận, tà kiến. Sát sinh ở đây, là Ý tưởng chúng sinh, bỏ chúng sinh, cắt đứt thân mạng của chúng sinh, tìm cách đoạn mà thành nghiệp. Không cho mà lấy, là vật của người, nghó là của người, không cho mà lấy. Hạnh tà; như phụ nữ của người mà xâm phạm đạo, hoặc là hiện có của mình, mà cứ luôn luôn xâm phạm, là không phải đạo. Nói dối, là ý nghó khác để lừa dối người. Nói lời hai chiều, là vì ghét người khác, nên tìm cách để chia rẽ người. Miệng nói lời hung dữ, là giận người, nên nói lời không đáng yêu. Nói lời thêu dệt, là với tâm bất thiện, nói lời không có nghĩa. Tham là sự ham muốn của cõi Dục. Giận là sự tức giận, phẫn nộ. Tà kiến là chê bai nhân quả. Đấy là nghiệp đạo, ngoài ra, không phải là nghiệp đạo. nghĩa là hành phương tiện mong cầu và nghiệp bất chính như uống rượu, v.v… thì không phải nghiệp đạo. Tư duy, nguyện làm là nghiệp căn bản. Nghiệp này lấy mười pháp kia làm đạo. Nếu nghiệp hiện pháp báo Thì tiếp thọ sinh báo Hậu báo cũng như vậy Ngoài ra nói bất định. nghĩa là lúc nghiệp có khả năng trở thành quả hiện pháp, thì không nhất định. Hỏi: Như Đức Thế Tôn nói: Ba nghiệp là báo vui, báo khổ và báo không vui không khổ. Nghiệp này thế nào? Nếu thiện trong cõi Dục Và ba địa cõi Sắc Thì nên có báo vui Người thọ, định, bất định. Nếu là thiện trong cõi Dục và ba địa của cõi Sắc thì thuận theo có báo vui, nghĩa là nếu nghiệp thiện của cõi Dục thì sinh báo đi chung với niềm vui. Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền của cõi Sắc cũng là sinh báo và đi chung với vui. Đây là nói chung về báo vui. Hỏi: Báo này cũng là nhất định hay sao? Đáp: Không, vì kẻ nhận lãnh báo, có nhất định và không nhất định. Hoặc nhất định, hoặc không nhất định, thì thiện xảy ra trong bốn địa, còn việc thiện thì tất cả đều có quả báo vui. Sinh báo không khổ, vui Là nghiệp thiện địa trên Nếu người nhận báo khổ Là nói nghiệp bất thiện. Sinh báo không khổ, không vui, là nghiệp thiện ở địa trên: nghiệp thiện của địa Tứ thiền và trong Vô Sắc là báo không khổ, không vui. Đây là sinh báo đi chung với không khổ, không vui. Trong đó, không có thọ vui, nếu thọ báo khổ thì nói là nghiệp bất thiện. Nghiệp bất thiện ấy là quả báo khổ, tất nhiên là đi chung với thọ khổ. Người thọ báo này, cũng nhất định và không nhất định như trên. Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn nghiệp: Báo đen đen, báo trắng trắng, báo đen trắng đen trắng, báo không đen không trắng và không báo. Những nghiệp này như thế nào? Đáp: Trong sắc có nghiệp thiện Trắng thì có báo trắng Đen, trắng ở cõi Dục Báo đen gọi bất tịnh. Trong sắc có nghiệp thiện, trắng thì có báo trắng, nghĩa là nghiệp thiện của cõi Sắc là báo trắng, vì hoàn toàn là tịnh và lìa bất thiện, nên báo của cõi đó hoàn toàn tốt đẹp. Đây là trắng, có báo trắng. Đen, trắng ở trong cõi Dục, nghĩa là nghiệp thiện của cõi Dục, có báo đen trắng, đen trắng. Vì sao? Vì nghiệp bất thiện này, đã bị hư hoại, yếu kém, nên nói là đen trắng. Vì thọ báo xen lẫn đáng yêu, không đáng yêu, nên nói là báo đen trắng. Báo đen gọi là bất tịnh. Bất thiện nghĩa là bất tịnh, là đen, tăng thêm điều ác, vì xấu xa thấp kém, nên gọi là báo đen. Nếu nghó, lìa bỏ được Dứt hết không còn sót Đối với đạo không ngại Gọi là nghiệp thứ tư. Gọi là Đạo có công năng tiêu diệt ba nghiệp này là đạo không ngại. Nếu có suy nghó thì suy nghó này, là nghiệp thứ tư. Trong đó bốn tư duy đạo diệt. Nghiệp thứ hai mười ba hữu hai đạo: Đạo kiến đế có bốn, đạo tư duy có chín, đó là sự suy nghó vô lậu, vì không tăng thêm điều ác, cho nên không đen. Vì không đáng ưa, nên không trắng, vì trái với không cùng tận, nên không có báo. Hỏi: Đức Thế Tôn nói: Sự không ngay thẳng, cấu uế, vẩn đục của thân, miệng, ý, việc này thế nào? Đáp: Không ngay sinh nịnh, dối Bẩn từ giận dữ sinh Dục sinh gọi là đục Đức Thế Tôn đã nói. Sự không ngay thẳng, sinh ra tính dua nịnh, dối trá: nghĩa là nếu nghiệp từ sự dối trá sinh, là vì sự không ngay thẳng và lừa dối. Sự cấu uế sinh ra từ giận dữ, nghĩa là nếu nghiệp từ giận dữ sinh ra thì sự cấu uế này là do một bề tranh chấp nhau. Từ dục vọng sinh, là sự vẩn đục, do Đức Thế Tôn nói, nghĩa là nếu nghiệp sinh ra từ sự ham muốn, là vẩn đục, vì hoàn toàn nhắm vào chỗ cấu uế của trần tục. Hỏi: Đức Thế Tôn nói ba tịnh thân, miệng, ý. Việc này thế nào? Đáp: Tịnh tất cả diệu hạnh Là viên mãn thân miệng Ý vô học viên mãn Tức là tâm vô học. Tịnh tất cả diệu hạnh: nghĩa là nếu diệu hạnh tất cả đều thanh tịnh, vì lìa phiền não bất tịnh. Hỏi: Viên mãn là sao? Đáp: Viên mãn là nói thân, miệng, hạnh tốt đẹp của thân, miệng trong ý của bậc Vô học. Đấy gọi là điều thiện viên mãn, vì đã dứt bỏ hết thảy vật chướng ngại. Nói ý của vô học đã viên mãn, tức là tâm vô học. nghĩa là nếu ý vô học đã viên mãn thì đó là tâm vô học. Vì sao? Vì tâm vô học nghĩa là đã chứng được tướng của đấng Mâu-ni. Đã nói về giả danh của các nghiệp, nay sẽ nói về quả: Thiện, ác, nghiệp bất thiện Đều cùng có hai quả Thiện hoặc thành ba quả Một quả là nói khác. Nghiệp thiện, ác, bất thiện đều có hai quả, nghĩa là nghiệp thiện được thành hai quả: Quả sở y và quả báo. Nghiệp vô lậu cũng có hai quả, là quả sở y và quả giải thoát. Nghiệp bất thiện cũng có hai quả, quả sở y và quả báo. Nghiệp thiện hoặc thành ba quả, là nghiệp thiện hữu lậu có công năng dứt bỏ các phiền não, là ba quả: Quả sở y, quả báo và quả giải thoát. Một quả, gọi là nói khác, gọi là nghiệp vô ký khác là một quả, là quả sở y, không có quả nào khác. Hỏi: Tướng của tạo sắc là nghiệp thân, miệng hay nghiệp của bốn đại tạo? Đáp: Nếu địa mình có đại Dựa vào nghiệp thân, miệng Vô lậu tùy sức được Gọi quả của địa kia. Nếu địa mình có đại, là dựa vào nghiệp thân, miệng, nghĩa là các nghiệp cõi Dục, là dựa vào đại của cõi Dục mà tạo, nghiệp của cõi Sắc cũng như vậy. Hỏi: Thế nào là các nghiệp vô lậu? Đáp: Vô lậu tùy sức mà được, gọi là quả của địa vô lậu đó. nghĩa là nếu sắc vô lậu, dựa vào bốn đại mà được, tức là căn cứ ở địa vô lậu đó. Nếu trụ ở cõi Dục mà được đạo, thì nghiệp của thân, miệng kia là do bốn đại của cõi Dục tạo. Tất cả địa như vậy là năng lực trừ dục cõi Sắc, và cõi Vô Sắc. Nếu người kia chết, sinh lên cõi Vô Sắc, nếu chưa được, mà được nghiệp thân, miệng, thì nghiệp thân, miệng này tức là bốn đại của địa Vô Sắc kia tạo. Hỏi: Như Đức Thế Tôn nói ba chướng, là nghiệp chướng, phiền não chướng và báo chướng. Tướng này thế nào? Nghiệp vô gián không cứu Sinh ra nhiều phiền não Đường ác chịu báo ác Chướng ngại cũng nên biết. Ba pháp này là chướng ngại, vì không thọ nhận Thánh pháp, nên nói là chướng ngại. Hỏi: Trong ba nghiệp này, nghiệp nào là ác lớn hơn hết? Đáp: Nếu nghiệp phá hoại tăng Gọi là ác hơn hết. nghĩa là nghiệp phá hoại tăng là nghiệp ác hơn hết, là nghiệp ác trụ một kiếp trong đại địa ngục A-tỳ. Hỏi: Nghiệp nào là tốt đẹp hơn hết? Đáp: Tư trong đệ nhất hữu Phải biết lớn hơn hết. Ở hữu thứ nhất của phi tưởng, phi phi tưởng xứ. Địa đó, gồm nhiếp sự suy nghó, là quả báo rất tốt đẹp rộng lớn sống lâu đến tám muôn kiếp.  LUẬN A TỲ ĐÀM TÂM <卷>QUYỂN 2 <詞>Phẩm 4: SỬ Đã nói các nghiệp, nay sẽ nói về các phiền não. Tất cả có cội gốc Bạn nghiệp sinh trăm khổ Chín mươi tám sử kia Mâu-ni nói phải nghó. Thí dụ như kẻ thù, vì không biết nên bị chúng giết hại, nếu biết thì sẽ thoát khỏi, các phiền não cũng như vậy, phải biết chúng như kẻ thù. Hỏi: Làm sao biết được? Đáp: Tất cả các phẩm sử Phải biết lập hai loại: Loại do kiến đế đoạn Cũng do tư duy đoạn Nếu có sử thì đều là do thấy đạo mà dứt và tư duy mà dứt, tức từ thấy đạo là kiến đế đoạn, từ tư duy đạo là tư duy đoạn. Trong đó: Nói hai mươi tám kiết Là thuộc về thấy khổ Là ngay khi thấy khổ Đoạn diệt hết, không sót. Kiến tập, đoạn: mười chín Phải biết diệt cũng vậy Thêm ba, kiến đạo đoạn Mười nói tư duy đoạn. Trên đây là chín mươi tám sử đã nói về loại, nay sẽ nói về giới (cõi). Loại phiền não thứ nhất Cõi dục, biết có mười Hai chủng chủng có bảy Còn tám, kiến đạo dứt Ở cõi Dục, phải biết Bốn do tư duy dứt Còn ở nơi hai cõi Ấy cũng nên phân biệt. Ở cõi Dục, phải biết có bốn là tư duy đoạn. Ba mươi sáu sử này là thuộc về cõi Dục, hai cõi còn lại cũng nên phân biệt: Sáu mươi hai sử còn lại trong đó, ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt sử thuộc cõi Vô Sắc. Đã nói về cõi nay sẽ nói: về các sử. Thọ biên kiến, tà kiến Cùng với năm ngã kiến Hai trộm, phải nên biết Phiền não này gọi kiến. Từ nhân tiếp nối nhau, không biết tính các pháp, trong đó, hoặc có tưởng là thường, hoặc có tư tưởng đoạn. Đoạn, thường là hai bên, Đức Thế Tôn đã nói, trong đó, nếu thấy, thọ một bên gọi là chấp biên kiến, chê bai nghĩa chân thật, kiến này là tà kiến. Nếu loài có tình thức ở trong đó ngu si chấp ngã, đó gọi là thân kiến. Pháp hữu lậu, thọ nhận kiến chấp bậc nhất này, là trộm kiến, không phải nhân, chấp là nhân chấp này là trộm giới. Năm phiền não này là tính của tuệ, nên nói là kiến. Dục do dự, giận dữ Mạn, si, chẳng phải kiến Vì là giới khác nhau Chuyển hành các tên gọi. Dục do dự, giận dữ, kiêu mạn và ngu si, chẳng phải là kiến. Dục gọi là thọ, niệm, tưởng tư đối với các hành, ưa mê đắm. Do dự, gọi là như đã thấy trước đây, trong đó, hoặc tư duy. Giận dữ, gọi là sở tác, trái nghịch, phẫn nộ. Kiêu mạn là tự đề cao. Si mê là không biết tất cả. Năm phiền não này, không phải là kiến mà là tất cả các phiền não. Vì sự khác nhau của giới này, nên chuyển hành các thứ tên gọi. nghĩa là mười phiền não này, hoặc từ hành khổ, hoặc từ tập, hoặc từ diệt, hoặc từ đạo, trong đó, nếu từ hành khổ gọi là kiến khổ đoạn, cứ như vậy cho đến đạo, ngoài ra là Tư duy đoạn. Khổ cõi dưới tất cả Lìa ba kiến, hành hai Đạo dứt, trừ hai kiến Cõi trên không hành sân. Khổ cõi dưới đối với tất cả, nghĩa là khổ cõi dưới là khổ của cõi Dục, trong đó có mười phiền não. Đối với khổ cõi Dục, kẻ phàm phu vì không hiểu rõ nhân nên chấp đoạn. Vì không biết rõ quả, nên chấp thường. Đó là thứ tà kiến chê bai quả, chê bai khổ. Khổ thọ là trộm kiến bậc nhất, nghĩa là pháp đối với pháp, không phải nhân, mà chấp là nhân, đó là trộm giới. Tự chấp, muốn cho người khác chấp, sự tức giận từ kiến chấp, hoặc do nghi ngờ, tự chấp, tự cao, kiêu mạn, không hiểu rõ vô minh. Lìa ba kiến, hành hai, nghĩa là tập và diệt, mỗi thứ đều có bảy hành. Hành vi của thân kiến được biểu hiện ở năm ấm. Tập là nhỏ nhặt, không hiện khởi, nên trong đó, không hoạt động. Diệt cũng như vậy. Thọ lãnh biên kiến, thì cũng hành ở hiện tại. Trộm giới hoạt động ở quả. Biên kiến đó, cũng không phải tập, diệt. Đạo dứt trừ hai kiến, là thân kiến và biên kiến, không hành ở cảnh giới hữu lậu của đạo. Trộm giới là hành đối với đạo, vì giống như đạo, nên cuối cùng không am hiểu rốt ráo, thậm chí không thấy được chính đạo. Ở cõi trên, không có giận như cõi Dục phân biệt. Cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng vậy, đã trừ bỏ giận. Trong các cõi đó không có giận Ý chỉ mềm mỏng, nhu hòa. Các kiến và sự nghi ngờ, chẳng phải do tư duy mà dứt. Ngoài ra, ở cõi Dục có bốn do tư duy mà dứt, cõi Sắc có ba, cõi Vô Sắc có hai tư duy mà dứt. Hỏi: Các cõi đó, duyên với cảnh giới như thế nào? Đáp: Phổ biến ở nhân khổ Nghi, kiến và vô minh Là hết thảy loại sử Ưa thích đối tất cả. Thấy khổ đoạn chủng và thấy tập dứt nghi, kiến và vô minh. phiền não này là cùng khắp. Tất cả năm thứ, đều có ở địa mình. Vì sao? Vì hết thảy pháp hữu lậu là tính của khổ, tập. Hỏi: Vì sao chỉ hoạt động ở địa mình mà không phải ở địa khác? Đáp: Vì không phải là cảnh giới của mình, nên không có ở địa trên. Vì lìa sự ham muốn, nên không có ở địa dưới. Đó gọi là cõi Dục, có mười một phiền não cùng khắp tất cả, cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng vậy. Ngoài ra, vì cảnh giới của chủng loại mình không khắp tất cả. Năm thứ phiền não đầu Bốn gọi là thứ hai Cảnh giới ở cõi trên Không rời tuệ mà nói. Do thấy khổ mà dứt tà kiến ở cõi Dục, chê bai khổ của cõi Sắc, cõi Vô Sắc và trộm kiến. Thọ lãnh trộm giới thứ nhất, thọ lãnh phương tiện giải thoát, nghi hoặc vô minh không hiểu rõ. Thấy tập dứt tà kiến. Chê bai nhận cõi Sắc, cõi Vô Sắc là trộm kiến. Đối với nhân, thọ lãnh sự nghi ngờ thứ nhất, nghi hoặc vô minh không hiểu rõ. Tất cả địa của cõi Sắc, cõi Vô Sắc là như vậy, cho đến Vô sở hữu xứ. Tà, nghi là câu sinh Và vô minh không chung Đạo ngừng dứt hai đoạn Phải biết duyên vô lậu. Thấy diệt, đoạn tà kiến, chê bai diệt, là vì duyên với diệt, nên duyên với vô lậu. Như vậy, sự nghi hoặc đối với diệt và vô minh, tương ưng với sự nghi ngờ đó, duyên với vô lậu. Như vậy, thấy diệt là dứt, vô minh không chung, nghĩa là không muốn Niết-bàn. Thấy diệt đó cũng duyên với vô lậu, thấy đạo đoạn cũng giống như vậy. Mười tám sử này, duyên với vô lậu. Hỏi: Thế nào là chủng loại hữu lậu bị các sử ràng buộc? Đáp: Nếu chủng loại cõi Dục Tất cả các sử khắp Duyên buộc với cõi Sắc Ở cõi trên cũng vậy. Tất cả các sử khắp, là duyên với hết thảy chủng loại sử trong địa mình. Các kiết sử khác đó Nên biết tự chủng duyên Đã khiến ở cõi mình, Và là phẩm tương ưng. Các kiết, sử khác, phải biết nó tự duyên với chủng loại của mình, đã sai khiến ở cõi của mình, nghĩa là tất cả sử không cùng khắp, duyên với các pháp trong chủng loại mình, tức là đã bị sai khiến do các pháp đó và là phẩm tương ưng, thì tất cả cùng khắp và tất cả không cùng khắp, là hết thảy đối tượng sai khiến, đều tương ưng trong phẩm mình. Nếu hành trong vô lậu Địa khác duyên phiền não Sử là chỗ tương ưng Là cảnh giới giải thoát. Nếu vô lậu đã hành và địa khác duyên lấy phiền não, là đã bị tương ưng sai khiến đó. nghĩa là nếu sử duyên lấy vô lậu và duyên lấy địa trên thì sự tương ưng của phẩm mình đã bị sai khiến, chứ chẳng phải duyên lấy sử. Vì sao? Vì sự giải thoát của cảnh giới. Sử này không ràng buộc cảnh giới, vì các pháp vô lậu, đã giải thoát hết thảy phiền não. Các pháp của địa trên, giải thoát phiền não của địa dưới. Hỏi: Sử này phải gọi là bất thiện hay vô ký? Hỏi: Kiến, biên kiến thân ta Đây tương ưng Vô minh Vô ký trong cõi Dục Tất cả Sắc, Vô Sắc. Thân kiến, biên kiến của mình, vô minh tương ưng với các kiến này, là vô ký trong cõi Dục, nghĩa là thân kiến, biên kiến của cõi Dục và vô minh của sự tương ưng là vô ký. Vì sao? Vì thân kiến của mình thường hoạt động. Nếu là người bất thiện, thì chúng sinh cõi Dục, lẽ ra không có niềm vui, vì thường làm việc bất thiện. Lại nữa nếu người bất thiện, trong đây chấp ngã nhân thực hành phước khiến ngã được vui bất thiện trái với thiện, vì lẽ đó, nên thân kiến không phải bất thiện. Đoạn kiến là chấp vô thường, chán ghét sự sống chết, quan niệm này cũng không phải bất thiện. Thế nên, không phải bất thiện, là chấp có thường, cũng không trái với điều thiện, như thân kiến, cho nên không phải bất thiện. Ngoài ra, phiền não cõi Dục hoàn toàn là bất thiện. Tất cả Sắc, Vô Sắc nghĩa là các sử của cõi Sắc, cõi Vô Sắc thảy đều là vô ký. Vì sao? Vì là đối tượng hoại của chính thọ. Bất thiện là lãnh báo khổ thọ, trong cõi Sắc, cõi Vô Sắc không có khổ thọ! Hỏi: Tất cả các phiền não đều ràng buộc cảnh giới mà mình có hay không? Đáp: Tham dục, giận kiêu mạn Biết hoặc Quá khứ buộc Vị lai nhận hết thảy Hai đời khác thọ hết. Tham dục, giận dữ, khinh mạn, biết nghi hoặc là sự ràng buộc của quá khứ, nghĩa là yêu, tức giận, ngạo mạn của quá khứ thì không hẳn khởi sự yêu đối với tất cả cảnh giới trước. Không có khả năng khởi hiện trước đối với tất cả pháp, vì chẳng phải do không chấp mà sinh. Vị lai thọ lãnh tất cả, nghĩa là sự yêu, tức giận, ngạo mạn ở vị lai đều ràng buộc tất cả pháp hữu lậu. Vì sao? Vì duyên với tất cả hữu lậu. Hai đời còn lại đều thọ lãnh, là kiến chấp, nghi ngờ và vô minh đều duyên tất cả pháp. Thế nên, chúng ràng buộc các pháp hữu lậu của quá khứ, vị lai. Sử ở hiện tại, vì không nhất định, nên không nói. Nếu có, là sự nhận lãnh cụ thể (tướng riêng), và sử đó, nên nói là như quá khứ. Đã nói. Về cảnh giới của sử, thứ lớp này sẽ nói: Thứ lớp chuyển biến sinh Tự địa đối tự địa Địa trên sinh địa dưới Việc này nên phân biệt. Theo thứ lớp sự chuyển biến sinh ở địa mình đối với địa mình, nghĩa là tất cả các phiền não, đều tuần tự, duyên với phiền não của địa mình, có thể được mỗi mỗi thứ lớp sinh tất cả. Địa trên cũng sinh địa dưới, việc này sẽ phân biệt, tức là trên trời Phạm chết đi, theo thứ lớp sinh tất cả cõi Dục. Nếu với tâm cấu uế trong cõi Dục kia, chết đi thì trong đó vẫn một mực với tâm cấu uế nối tiếp nhau, tất cả địa đều như vậy. Đã nói tự tướng của các sử. Phiền não này, Đức Thế Tôn khi giáo hóa đã nói có nhiều thứ. Nay sẽ phân biệt. Hỏi: Đức Thế Tôn nói có bảy sử: Ham muốn, yêu, tức giận, ngạo mạn, kiến, nghi và vô minh. Các sử này thế nào? Đáp: Năm thứ dục Cõi Dục Đó là dục, ái, sử Sắc, Vô Sắc như trên Có ái sẽ phân biệt. Năm thứ dục cõi Dục. Đó là dục sử ái, là thấy khổ, tập, diệt, đạo và tư duy mà đoạn. Sắc, Vô Sắc như trên, có ái sẽ phân biệt. nghĩa là ái cõi Sắc có năm thứ, cõi Vô Sắc cũng vậy. Nhuế tức là sử giận Năm thứ, như trước nói Kiêu, mạn và vô minh Mười lăm ở ba cõi. “Nhuế tức là sử giận, năm thứ như trước nói”, nghĩa là sự giận dữ cũng có năm thứ như vậy. “Kiêu mạn và vô minh, mười lăm ở ba cõi,” nghĩa là sự ngạo mạn của cõi Dục có năm thứ, cõi Sắc có năm thứ, cõi Vô Sắc cũng có năm thứ. Vô minh cũng vậy. Sử kiến ba mươi sáu Nói ở khắp ba cõi Sử, nghi có mười hai Bảy sử có tên khác. Sử kiến có ba mươi sáu, nó ở khắp ba cõi, nghĩa là cõi Dục có mười hai kiến với năm kiến khổ đoạn, hai kiến tập đoạn, hai kiến diệt đoạn, ba kiến đạo đoạn. Cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng như vậy. Sử nghi có mười hai, nghĩa là cõi Dục có bốn: kiến khổ, tập, diệt, đạo dứt. Cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng như vậy. Bảy sử nghi này có tên khác, nghĩa là phiền não này còn được gọi là ách, thọ, lưu, lậu. Hỏi: Vì sao? Đáp: Ách buộc và thọ lưu Lậu hết thảy không cùng Các ách và thọ, lưu Phiền não gọi là lậu. Vì trói buộc tất cả chúng sinh, nên nói là ách. Vì thọ sanh đầy đủ nên nói là thọ. Vì cuốn trôi hết thảy chúng sinh đi xuống, nên nói là dòng chảy (lưu). Vì lậu, tất cả đều không cùng tận, nên nói là lậu. Đã nói các thứ tướng của sử, nay sẽ nói về: Căn tương ưng với sử. Các sử ở ba cõi Đều tương ưng căn hộ (xả) Theo địa, sử các căn Tương ưng với Sắc hữu. Các sử ở ba cõi đều tương ưng với hộ căn (xả căn), nghĩa là tất cả chín mươi tám sử đều tương ưng với hộ căn. Các phiền não lúc sau này, đều căn cứ ở sự không mong cầu mà ngừng dứt. Sử của các căn, đều tùy thuộc vào địa, mà tương ưng với hữu của cõi Sắc. Trời Phạm và Quang Diệu đều có hỷ căn. Các sử của địa đó, đều tương ưng với hỷ căn và hộ căn. Biến Tịnh có lạc căn, các sử của địa đó, đều tương ưng với lạc căn và hộ căn. Tà kiến và vô minh Vui, khổ trong cõi Dục Giận, nghi chỉ có khổ Còn lại hoàn toàn vui. Tà kiến và vô minh, vui, khổ trong cõi Dục: nghĩa là tà kiến, vô minh của cõi Dục đều tương ưng với lạc căn. Và khổ tà kiến là lấy nghiệp ác làm mừng, nghiệp, tịnh làm lo buồn, những nghiệp đó đều tương ưng với vô minh cũng vậy. Sự giận dữ, nghi hoặc chỉ có khổ, nghĩa là nỗi hoài nghi và lo buồn là gốc, không quyết định. Không vui, giận dữ cũng vậy.Nói còn lại là hoàn toàn vui nghĩa là các sử còn lại của cõi Dục một hướng tương ưng với vui, chứ không phải khổ. Nó là gốc của hoan hỉ. Hai huân dính chặt vào thân Kiến đoạn, chỉ với ý Các phiền não cõi Dục Căn này là tương ưng. Hai căn được huân tập, dính chặt vào thân, gọi là các phiền não, do tư duy đoạn phiền não kia tương ưng với thân thọ và tâm thọ, trong đó, thân thọ là lạc căn và khổ căn. Tâm thọ là hỷ căn và ưu căn đều đi chung Hộ căn là tất cả thân thọ, do ý tư duy đều có chung. Kiến đoạn chỉ ứng với ý, là kiến đế dứt kiết, chỉ tương ưng với ý. Đối với các phiền não cõi Dục, căn này là sự tương ưng. Đấy gọi là các phiền não cõi Dục. Đã phân biệt căn tương ưng với phiền não. Nay sẽ nói: Các phiền não trên. Không hổ, cũng không thẹn Thùy hối cùng với xan Tật, trạo, miên phiền nhiều Nên lập phiền não trên. Tám việc này, là nói phiền não trên các sử là phiền não. Trong đó, phiền não từ đây sinh khởi gọi là trên. Tức là sử cấu uế này dựa vào sử. Hỏi: Sao gọi là sử cấu uế? Đáp: Đều có các phiền não, Nói Thùy…cùng với Trạo Không hổ, cùng bất thiện Không thẹn cũng như vậy. “ Đều có các phiền não, nói Thùy cùng với Trạo” là nói Trạo tức ở tâm không ngừng dứt, nó tương ưng với hết thảy phiền não. Phiền não là sự không ngừng dứt, Miên là ngủ dù gọi là ý hôn trầm, nhưng sự ngủ đó, cũng tương ưng với tất cả phiền não, vì tâm hôn trầm sinh ra phiền não. “Không hổ cùng bất thiện, không thẹn cũng như vậy”: Không hổ là lúc làm ác, không biết xấu hổ với người khác. Không thẹn là việc tự làm ác không biết nhàm chán, không biết xấu hổ. Hai thứ này là phiền não trên, hoàn toàn tương ưng với bất thiện, không phải vô ký. Gọi khổ ở trong ý, Hối do tư duy đoạn Ngủ nghỉ, ý ham muốn Ngoài ra đều tự lập. “Nói khổ, ở trong ý, hối do tư duy đoạn”. Hối là hối tiếc, tức khi làm lành, làm ác không thành thì hối tiếc. Không thể nói là vui mừng, vì nó hoàn toàn tương ưng với khổ, là tương ưng với ưu căn của ý, vì đều từ hành vi ác mà sinh. Cho nên nói tư duy, đoạn. Vì tương ưng với khổ nên biết là ở cõi Dục. Ngủ nghó ham muốn, là vì lúc ngủ đóng bít ý, nên ngủ là hoàn toàn do lónh vực ý ở cõi Dục. Sự ngủ nghó kia luôn tương ưng với tất cả phiền não của cõi Dục và hết thảy các phiền não, đều hoạt động vào lúc ngủ. Ngoài ra, các phiền não khác đều tự kiến lập, nghĩa là ngoài hai phiền não trên, còn có Xan và Tật. Tật là ganh ghét, thấy người khác vui mà sinh nóng, tức Xan là keo kiệt là giữ chặt, luyến tiếc, mê đắm. Hai phiền não này đều tự mình tạo lập, không tương ưng với phiền não khác. Hỏi: Các phiền não tương ưng với bao nhiêu thức? Đáp: Dục, sân khuể, vô minh Nên biết dựa sáu thức Dục do tư duy đoạn Trong Sắc tùy thuận được. Phải biết ham muốn, giận dữ, vô minh đều dựa vào sáu thức. Ham muốn do tư duy đoạn là cõi Dục do tư duy mà đoạn. Ái, tức giận, vô minh đều tương ưng với sáu thức. Trong cõi Sắc thì tùy theo cõi mà được, nghĩa là ái, vô minh đều tùy thuộc vào cõi Sắc mà có được. Bốn thức trên của trời Phạm. Trong cõi đó, hai phiền não này, tương ưng với bốn thức, các phiền não khác đều ở trong ý thức. Đã nói các phiền não. Như đối tượng dứt, nay sẽ nói: Một lúc dứt phiền não Giải thoát ngay trong đó Vô lượng thời mới được Do bậc chính trí nói. “Một lúc dứt phiền não mà giải thoát trong đó” tức là phiền não này, trong đạo vô ngại, dứt cùng lúc, chứ không phải đã dứt rồi lại dứt nữa! “Trong vô lượng thời gian mà được, do bậc chính trí nói,” nghĩa là các phiền não này, đều được dứt hết, thường như do thấy đạo mà dứt ở cõi Dục. Trong năm thời được dứt hết các phiền não, chứng được tự phần và bốn quả Sa-môn. Như thế, tất cả như trong phẩm Hiền Thánh nói. Giải thoát trong cõi Dục Thánh nói bốn trí đoạn Lìa cõi Sắc, Vô Sắc Phải biết năm trí đoạn. Dứt hết không còn sót, gọi là trí đoạn. Trong đó, nếu cõi Dục thấy Khổ, Tập mà dứt, hoặc dứt hết được giải thoát không còn sót đó là một trí đoạn. Thấy Diệt đoạn là hai, thấy Đạo đoạn là ba, Tư duy đoạn là bốn. Cõi Sắc, cõi Vô Sắc thấy khổ, tập dứt, là một trí đoạn, thấy Diệt đoạn là hai, thấy Đạo đoạn là ba, cõi Sắc Tư duy đoạn là bốn, cõi Vô Sắc Tư duy đoạn là năm. Hỏi: Vì sao dứt gọi là trí dứt? Đáp: Vì quả của trí, nên nói là trí dứt. Như sinh trong họ Cù-đàm cũng gọi là Cù-đàm, trí đoạn này cũng như vậy. Hỏi: Các sử này tương ưng hay không tương ưng với tâm? Đáp: Tương ưng. Vì sao? Tâm là sử phiền não Làm ngăn ngại tính tịnh Trái với thiện có được Biết là tương ưng sử. Tâm là sử phiền não: nghĩa là nếu tâm không tương ưng với sử, thì tâm không bị phiền não. Nếu tâm phiền não thì sẽ tương ưng với sự chướng ngại. Nếu tâm không tương ưng với sử thì không chướng ngại các pháp thiện. Nếu chướng ngại, thì pháp thiện sẽ không phát sinh. Còn nếu không chướng ngại, thì pháp thiện sẽ phát sinh, cho nên tương ưng với tịnh Trái nghịch với điều thiện tốt đẹp có thể được, nghĩa là nếu sử không tương ưng, thì sẽ không trái với điều thiện. Nếu không trái với điều thiện, tất nhiên tâm thiện cũng phát sinh. Nếu không trái nhau, thì tính của phiền não này, cũng không gây ra tai hại. Nếu trái nhau thì thường tùy thuộc vào nhau, không phát sinh việc thiện. Không tùy thuộc nhau mới phát sinh điều thiện. Vì việc này, nên tương ưng với sử. --------------------- <詞>Phẩm 5: HIỀN THÁNH Đã nói về phẩm Sử rồi, bây giờ sẽ nói về phẩm Hiền Thánh. Như Thánh này dứt nhọc Là gốc các thứ sợ Phương tiện đẳng, chính trí Nay nói, hãy lắng nghe. Nếu tâm không dừng lại; sẽ không có khả năng phát khởi chính kiến, cho nên: Bắt đầu ở tự thân Buộc tâm khiến cho định Cũng phải buộc chân thức Diệt hết thù phiền não Là phương tiện, đối thân Tướng chân thật thường, định Các thọ và tâm này Pháp cũng quán như vậy. Tướng bất tịnh, tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã của thân này là tướng nhất định chân thật. Tự thân ấy phải trói buộc tâm vào một chỗ, xa lìa tâm rối loạn. Đầu tiên là chân thật quán tướng của thân, kế là quán thọ, sau là quán tâm, bao gồm bạn bè của tâm, chổ dựa của tâm đó, và tâm số pháp khác tương ưng, mà quán; cũng như quán các tâm bất tương ưng hành, như tính của tâm đó, như tướng của tâm đó vốn có. Như vậy, ý chỉ của thân, thọ, tâm, pháp kia, đều theo trình tự sinh ra. Vào trong pháp, quán tổng Đồng quán tướng các pháp Bốn quán là: vô thường Không, vô ngã, chẳng vui (khổ). “Vào trong pháp quán tổng, đồng quán tướng các pháp” nghĩa là hội nhập các pháp, ý dừng lại trong đó, các bậc Thánh kia, quán chung các hành tướng, quán các hành tướng rồi, tăng trưởng sự dừng lại của tâm phát sinh mắt trí không nhơ, quán chung tất cả thân, thọ, tâm, pháp. Hỏi: Quán như thế nào? Đáp: Bốn quán là Vô thường, Không, Vô ngã, Chẳng vui. Thân, thọ, tâm pháp này, đều lần lượt phát sinh lẫn nhau nên vô thường. Vì không tự tại, cho nên là không, vì chẳng phải chủ, cho nên vô ngã. Vì tai hại, độc ác, cho nên khổ. Từ đây gọi pháp noãn Tức là sinh trong ý Hạnh là mười sáu hạnh chính quán bốn chân đế. Từ đây được gọi là pháp noãn, tức là sự sinh ra trong ý, nghĩa là các Thánh quán như vậy, sinh ra pháp noãn thiện, trong đó, sẽ phát sinh lửa trí vô lậu, có khả năng đốt cháy hết thảy củi hành. Hỏi: Kia là hành gì? Thuộc cảnh giới nào? Đáp: Hành là mười sáu hành, chính quán bốn chân đế, hành đó là cảnh giới của mười sáu hành. Bốn chân đế, bốn hành, quán khổ đế, thì khổ này có tính yếu kém, vì từ nhân duyên sinh, nên vô thường. Vì bị sức của vô thường làm hư hoại, nên khổ. Vì bên trong lìa bỏ con người, nên không. Vì không tự tại, nên vô ngã. Bốn hành quán tập, thì tập này gây thành quả tương tợ, nên gọi là nhân. Vì hành nối tiếp nhau, nên gọi là Tập. Vì tất cả sự sống, chết không cùng tận, có thể nắm bắt, nên gọi là hữu. Vì việc không giống nhau, mà nối tiếp nhau cho nên duyên. Bốn hành quán diệt, thì diệt này che lấp hết tất cả hoạn nạn, cho nên là diệt. Vì dập tắt tất cả ngọn lửa phiền não, cho nên là chỉ. Vì hơn tất cả pháp, cho nên là diệu. Vì xả sống chết nên là ly. Bốn hành quán đạo, thì đạo này cùng cực không phải phẩm, nên gọi là Đạo, vì không phải điên đảo, nên gọi là Như. Vì tất cả bậc Thánh đã đi qua, nên gọi là Tích (dấu vết). Vì tai họa sinh tử di chuyển ra ngoài nên gọi là Thừa. Do vậy gọi hành kia là cảnh giới của mười sáu hành. Căn thiện của bốn chân đế gọi là pháp noãn. Pháp Noãn đã thành lập Sinh Đảnh và đến Nhẫn Được pháp Thế đệ nhất Nương dựa vào một tướng. Noãn khởi sự đã thành lập, sinh Đảnh rồi đến Nhẫn, nghĩa là nếu đã thành lập pháp Noãn rồi, ở trong đó lại phát sinh căn thiện cõi Dục như Đảnh, cũng với mười sáu hành, quán bốn chân đế, vì tốt đẹp hơn pháp Noãn, nên nói là Đảnh. Đã tăng thượng Đảnh thì sinh ra căn thiện, nên gọi là Nhẫn, cũng với mười sáu hành, quán bốn chân đế, vì có khả năng chịu đựng nên gọi là Nhẫn. Nếu nhẫn đã được thành lập, sẽ được pháp thế đệ nhất, nương vào một tướng và phát sinh căn thiện tốt đẹp hơn hết, trong tất cả công đức thế tục, gọi là pháp bậc nhứt thế gian, mở rộng cổng Niết-bàn. Vì hơn hết trong ý của phàm phu, nên nói là pháp bậc nhất. Hỏi: Vì sao nói nương vào một tướng? Đáp: Trong ý của phàm phu không có so sánh hai công đức. Nếu có, thì lẽ ra phàm phu kia cũng mở cửa Niết-bàn, mà đã không mở, do vậy mới nói là nương vào một tướng. Hỏi: Có bao nhiêu hành kia? Duyên với cái gì? Và thuộc về địa nào? Đáp: Hành khổ có bốn hành Nói gồm nhiếp sáu địa. Hành khổ kia là hành khổ duyên với khổ đế, không phải hành khác. Bốn hành nghĩa là cảnh giới của hành khổ đế, vô thường đứng đầu. Vì sao? Vì tâm vô lậu đầu tiên, duyên với khổ đế kia, cũng giống như vậy. Nói là gồm nhiếp sự nương dựa vào sáu địa, nghĩa là pháp vô lậu kia gồm nhiếp đối với sáu địa, thiền vị lai, thiền trung gian, bốn thiền căn bản chứ không phải cõi Dục là cõi không nhất định, không phải cõi Vô Sắc là không kiến đạo. Hỏi: Căn thiện khác thuộc về địa nào? Đáp: Nhẫn cũng gồm sáu địa Còn lại thì dựa bảy. Nhẫn cũng gồm nhiếp sáu địa, nghĩa là đế - thuận - nhẫn thuộc về sáu địa, như pháp bậc nhất của thế gian. Ngoài ra, phải dựa vào bảy địa, nghĩa là Noãn và Đảnh thuộc về bảy địa. Tức sáu địa này cõi Dục. Chưa dứt trừ dục là cõi Dục, đã trừ dục là cõi Sắc. Kế pháp thế đệ nhất Sẽ hưng khởi pháp nhẫn Kế Nhẫn sinh ra trí Đều quán cả khổ dưới. Kế pháp thế đệ nhất sẽ hưng khởi pháp nhẫn, nghĩa là theo trình tự của pháp bậc nhất thế gian, là phát sinh pháp nhẫn vô lậu, gọi là khổ pháp nhẫn. Hành giả kia chưa từng quán, nay lúc quán thì nhận lấy, giữ gìn- nên gọi là nhẫn. Đấy gọi là đạo vô ngại vô lậu đầu tiên. Kế nhẫn là phát sinh trí, nghĩa là theo thứ tự, nhẫn kia sinh ra khổ pháp trí, đồng cảnh giới, thọ nhận đạo giải thoát có tính chân thật. Hỏi: Nhẫn và trí kia duyên với cái gì? Đáp: Cả hai đều quán về khổ cõi dưới, khổ cõi dưới là khổ cõi Dục, nhẫn, trí kia đồng duyên. Khổ trên cũng như vậy Nhân diệt, đạo cũng thế Là chính quán các pháp Nói mười sáu tâm tịnh. Khổ trên cũng như vậy, khổ trên là khổ cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Nỗi khổ của hai cõi đó cũng như vậy, là sinh nhẫn đạo vô ngại, trí đạo giải thoát. Nhẫn khổ chưa biết và trí khổ chưa biết. Nhân là tập đế. Nhân đó, cũng phát sinh bốn đạo như vậy Như nhẫn khổ tập pháp, trí tập pháp, nhẫn tập chưa biết, trí tập chưa biết. Diệt cũng sinh bốn đạo như thế. Tức là nhẫn diệt pháp, trí diệt pháp, nhẫn diệt chưa biết, trí diệt chưa biết. Đạo cũng như vậy, tức phát sinh bốn đạo: nhẫn đạo pháp, trí đạo pháp, nhẫn đạo chưa biết, trí đạo chưa biết. Đó gọi là chính quán các pháp. Nói mười sáu tâm tịnh nghĩa là thấy pháp, thấy pháp, nghĩa là chính quán, là tên khác của thấy. Pháp hành căn nhạy bén Căn này mười lăm ý Trong đây thấy chậm chạp Ấy là từ Tín hành. Căn cơ nhạy bén từ pháp hành, căn này ở mười lăm ý, nghĩa là trong khoảng mười lăm tâm kia, nếu là căn cơ nhạy bén thì nói là từ pháp hành. Trong đây thấy chập chạp ấy là từ Tín hành, nghĩa là trong khoảng mười lăm tâm kia, nếu là căn cơ chậm lụt thì nói là từ Tín hành. Chưa lìa dục cõi Dục Hướng về quả đầu tiên Bỏ sáu hướng đến hai Ba hướng chín vô lậu. Chưa lìa bỏ dục cõi Dục, hướng về quả đầu tiên, các căn kia từ tín hành và từ pháp hành, lúc hướng đến quả Sa-môn, nếu chưa lìa dục thì đều hướng đến quả Tu-đà-hoàn. Bỏ sáu hướng đến hai, nghĩa là phiền não cõi Dục có chín thứ: Vi vi, vi trung, vi thượng, trung vi, trung trung, trung thượng, thượng vi, trung thượng, thượng thượng. Nếu lúc phàm phu đã lìa bỏ sáu thứ phiền não, sau đó nếu họ hướng về sự tu chứng, thì đều hướng về quả thứ hai. Ba hướng chín vô lậu, nghĩa là đã lìa bỏ chín thứ, đều hướng về quả A-na-hàm. Nếu đến mười sáu tâm Thì gọi trụ ở quả Tín giải thoát nhuyễn kiến Kiến đáo nói lợi kiến. Nếu đến mười sáu tâm, gọi là trụ ở quả. nghĩa là mười sáu tâm được gọi là trí đạo chưa biết. Tâm tương ưng với trí sinh rồi, nói là trụ ở quả. Chưa từng lìa bỏ sự ham muốn của cõi Dục, đều có Tu-đà-hoàn. Đã từng xa lìa sáu phẩm, đều là Tư-đà-hàm, lìa hết chín phẩm đều là A-na-hàm. Tín giải thoát, là nhuyễn kiến (thấy yếu ớt). Kiến đáo, nói là lợi kiến. nghĩa là nếu hành giả kia lúc hướng đến quả từ Tín hành độn căn thì gọi là tín giải thoát. Nếu từ pháp hành lợi căn, thì đó là kiến đáo. Chưa hết tư duy đoạn Cực sinh bảy sinh tử Gia gia có ba tận Cùng ở quả đạo tích. Chưa hết tư duy đoạn rốt sinh trong sinh tử bảy lần, nghĩa là Tín giải thoát và kiến đáo, chưa lìa phiền não do tư duy đoạn của cõi Dục, là bảy lần sinh trong sinh tử. Tu-đà-hoàn, kia có bảy lần, sinh lên cõi trời và trong loài người, nên nói là tối đa sinh bảy lần trong sinh tử. Gia gia có ba thứ dứt sạch, nghĩa là nếu ba thứ dứt hết: Thượng vi, thượng trung, thượng thượng, thì đó gọi là Gia gia. Trên cõi trời và trong loài người, Tu-đà-hoàn kia, hoặc sinh hai nhà, hoặc sinh ba nhà. Về sau, nhập Niết-bàn, nên gọi là Gia gia. Đều là quả ở đạo tích, là cùng cực bảy hữu và Gia gia, nên nói là đều trụ Tu-đà-hoàn. Sáu hết, một qua lại Lìa tám, nói một chủng Chín diệt hết, Bất hoàn Ra khỏi bùn dục nhơ. Sáu thứ dứt hết, một lần qua lại, nghĩa là nếu dứt hết sáu thứ: Ba thứ trên, ba thứ giữa là Tư-đà-hàm. Còn lại kia, một lần sinh lên trời, một lần sinh trong loài người, một lần qua lại, rồi nhập Niết-bàn, nên gọi làTư-đà-hàm. Lìa tám phẩm gọi là một chủng, nghĩa là nếu tám phẩm đều dứt hết thì đó là một chủng. Còn lại kia, nghĩa là vì chỉ có một lần sinh, không có lần nào khác, nên nói là một chủng. Chín phẩm diệt hết không trở lại, nghĩa là nếu tất cả chín phẩm đều dứt hết thì là A-na-hàm, quả vị đó không còn trở lại cõi Dục nữa, nên gọi là A-na-hàm. Vì sao? Vì họ đã thoát khỏi bùn dục nhơ uế. Chín phiền não như vậy Nếu ở tám địa trên Hai đạo kia đã diệt Ấy, doThế Tôn nói. Chín phiền não như vậy, nếu ở tám địa trên, nghĩa là như chín thứ phiền não cõi Dục, Noãn nhuyễn đến cõi trên, cõi trên trên, cũng như vậy. Tám địa trên là Phạm thế, Quang Diệu, Biến tịnh, Quả thật, Vô lượng Không xứ, Vô lượng Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hai đạo kia đã diệt mất, ấy là do Đức Thế Tôn nói, nghĩa là tất cả phiền não cõi Dục này và song đạo của cõi Sắc, cõi Vô Sắc đã diệt mất, vì đạo vô ngại diệt, được chứng đạo giải thoát. Hỏi: Đạo này là thế tục hay vô lậu? Đáp: Đạo có nhơ, không nhơ Có thể lìa tám địa Trụ đó gọi thân chứng Là được định Diệt tận. Địa của cõi Dục có một, địa của cõi Sắc có bốn, địa của cõi Vô Sắc có ba, cũng là đạo thế tục diệt mất, cũng là vô lậu. Phàm phu từ đạo thế tục, mà còn được xa lìa, huống chi là trụ trong Hiền Thánh, cho nên nói là thân chứng. Được gọi là định Diệt tận, nghĩa là trụ trong tám địa, không ham muốn, gọi là học được định Diệt tận đó là thân chứng. Vì sao? Vì pháp giống với Niết-bàn, mà chính thân đã tiếp xúc, nên nói là thân chứng. Sau định Kim Cương dụ Phải đạt được tận trí Sinh ý: Sanh tử hết Là lìa tất cả lậu. Sau định Kim Cương dụ thì sẽ đạt được tận trí, nghĩa là định Kim Cương dụ gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Lúc lìa bỏ sự ham muốn, trong tâm học sau cùng của đạo vô ngại thứ chín, ở đó tất cả các phiền não, đều dứt hết, không sót, tất cả hạnh Thánh đều rốt ráo, nên nói là Tam-ma-đề Kim Cương dụ. Theo thứ lớp sinh Tận trí trí vô học đầu tiên, nảy sinh ý: sanh tử của ta chấm dứt, xa lìa tất cả lậu. nghĩa là hành giả phát sinh ý quyết định: hết thảy đời sống của ta đều dứt hết. Hành giả lúc đó không còn mê đắm, giải thoát tất cả lậu. Hỏi: Không mê đắm có bao nhiêu thứ? Đáp: Không đắm, có sáu thứ Từ tín, sinh ra năm Chứng được hai thứ trí Phải biết thời giải thoát. Không mê đắm có sáu thứ, nghĩa là Đức Thế Tôn nói có sáu thứ vô trước (A-la-hán): Thối pháp, Niệm pháp, Hộ pháp Đẳng trụ, Thăng tấn và pháp Bất động pháp. Trong các loại đó, nếu trí chậm và tiến chậm thì bị thối lui. Vì là thối lui nên nói là Thối lui pháp. Nếu trí chậm và tiến chậm thường là thân làm ác, thân làm ác rồi tâm nhớ nghó, nên nói là pháp nhớ nghó.chán ghét cái thân này, chán ghét rồi nảy sinh ý nghó hủy hoại thân, cho nên nói Niệm pháp. Trí chậm mà tinh tiến rộng, thì sức tinh tiến thường tự giữ được tâm, nên nói là Hộ pháp. Trí trung bình và đều tinh tiến không thêm, không bớt v.v… trụ ở trung đạo, nên nói là Đẳng tru. Vì trí hơi nhạy bén mà tinh tiến rộng, tất nhiên được bất động, nên nói: Thăng tấn, vì lợi trí và sức tinh tiến rộng, thì bắt đầu được bất động, nên nói là Bất động. Từ đức tin, sinh năm, chứng được hai trí, nghĩa là trong đó, năm đã từng từ tín hành. Năm loại có hai trí là Tận trí và các kiến của Vô học. Phải biết thời giải thoát là người kia, phải biết thời giải thoát, mà mong cầu thời gian, không có khả năng theo sự mong muốn học hỏi điều thiện bất cứ lúc nào mà giải thoát. Bất động pháp lợi căn Là bất thời giải thoát Đạt được cả ba trí Thành tựu đẳng giải thoát. Bất động pháp lợi căn là bất thời giải thoát, nghĩa là hoàn toàn căn cơ nhạy bén là loại Bất động pháp Bất thời giải thoát kia, có khả năng tùy ý mình, muốn được học hỏi điều thiện, bất cứ lúc nào. Không cần mong cầu. Đạt được cả ba trí, nghĩa là bất thời giải thoát kia, có ba trí, là Tận trí, Vô sinh trí và các kiến của Vô học. Thành tựu đẳng giải thoát, là nói năm loại vô trước thời giải thoát này, là thành tựu các ý giải thoát. Nói Bất động pháp là thành tựu giải thoát bất động. Phải biết Tuệ giải thoát Không được định Diệt tận Chỉ có Câu giải thoát Thành tựu định Diệt tận. Phải biết Tuệ giải thoát là không được định Diệt tận. nghĩa là sáu thứ vô trước này nếu không thành tựu định Diệt tận, thì đó là nói tuệ giải thoát, là do năng lực của tuệ mà giải thoát, chứ không phải do năng lực của định. Chỉ có Câu giải thoát là thành tựu định Diệt tận. nghĩa là nếu sáu thứ vô trước này, được định Diệt tận, thì gọi là Câu giải thoát. Sáu thứ vô trước kia, đều có hai năng lực của tuệ giải thoát và năng lực của định. Đã nói về Hiền Thánh, nay sẽ nói: về người và pháp: Từ các pháp Tín hành Và từ pháp Pháp hành Thánh đạo, kiến đế đạo Là đều đồng một tướng. Từ pháp Tín hành, từ pháp Pháp hành, là nói về Kiến đạo. Pháp căn trong kiến đạo Gọi là Vị tri căn Gọi pháp Hữu học khác Phật nói Dó tri căn. Các pháp căn trong kiến đạo gọi là Vị tri căn, trong pháp Kiến đạo, gọi là căn căn số như tâm và năm căn như thọ, tín, v.v… đều là Vị tri căn. “Nói pháp hữu học khác, Phật nói Dó tri căn” , nghĩa là lìa pháp học của kiến đạo, trong các pháp học khác, tức là căn hữu học kia, Phật gọi là Dó tri căn. Đương tri vô tri căn Ở ngay trong Vô học Đã được quả liền xả Đạo trước cần phải nói. Đương tri Vô tri căn ở trong Vô học là trong pháp Vô học, căn kia gọi là Vô tri căn. Quả đã được liền xả, đạo trước cần nên nói, nghĩa là pháp vô lậu này, lúc tinh tiến hơn lên sẽ được quả. Xả là thuộc về đạo vô ngại và đạo giải thoát. Đã dứt, vì giải thoát Được gồm nhiếp một quả Không nhơ bẩn. Thứ chín Diệt tận cần nên nói. Đã dứt hết, vì giải thoát được gồm nhiếp về một quả, nghĩa là từ đạo vô ngại đến đạo giải thoát, ở trong khoảng đó, đã dứt hết phiền não, nhưng lúc được quả thì tất cả phiền não hết và được một quả giải thoát không nhơ bẩn. Diệt tận thứ chín, cần nên nói, nghĩa là nói các phiền não chín loại do Đạo diệt không nhơ bẩn nữa, chỉ đạo vô ngại thứ chín, dứt được phiền não trong nhất thời, chứ không phải dần dần. Nếu có hành tương tợ Thì gọi được bất động Vô trước và tín thoát Đồng tính đó tăng đạo. Nếu có hành tương tợ thì gọi đó là có khả năng đạt bất động. nghĩa là âất cả loại Vô trước không phải đều được tính bất động, mà loại Thăng tấn được bất độngâấy gọi là tương tợ. Vô trước và tín thoát, đồng tính đó tăng đạo. nghĩa là tính của Tín giải thoát hoàn toàn một hướng là thăng tấn, tăng ích các căn kịp được kiến đáo, chứ không phải loại nào khác. Hỏi: Làm sao biết dần dần thấy đế? Đáp: Kiến lập công đức, ác Thứ lớp thấy chân đế. Không phải do lúc thấy công đức, mà thấy điều ác, cũng không vì lúc thấy việc ác, mà thấy công đức, cũng không phải lúc đầu quán chung điều ác kia, cũng không phải cùng lúc nhàm chán tất cả, cũng không phải công đức chung, các công đức cũng không phải kết hợp cùng một lúc. Mà là do kiến lập công đức ác thứ lớp thấy chân đế. Hỏi: Làm sao biết quả của hữu vi, vô vi? Đáp: Do năng lực của đạo vô ngại mà được quả hữu vi, vô vi. Năng lực của đạo vô ngại thì được quả hữu vi và quả vô vi. Thế nên, do năng lực của đạo vô ngại mà được quả hữu vi, vô vi.  <卷>QUYỂN 3 <詞>Phẩm 6: TRÍ tính trí tuệ, hiểu rõ Quán sát tất cả hữu Có và không Niết-bàn Tướng ấy nay sẽ nói. nghĩa là ở phẩm Hiền Thánh đã nói lược về trí, nay sẽ nói về cảnh giới của trí có, không có: Ba trí Phật đã nói Ý bậc nhất hơn hết Pháp trí-Vị tri trí Và thế tục đẳng trí. Ba trí này, gồm thâu tất cả trí. Trong ba trí, Pháp trí gọi là cảnh giới. Cảnh giới của trí vô lậu là khổ, tập, diệt, đạo đối với cõi Dục, là đầu tiên thọ lãnh pháp tướng, nên nói là Pháp trí. Từ căn của Pháp trí hiện thấy rồi, không phải căn hiện cũng thấy là Vị tri trí, Vị tri trí được gọi là cảnh giới, cảnh giới của trí vô lậu về khổ, tập, diệt, đạo ở cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Do về sau, trí này tiếp nhận pháp tướng, nên nói là Vị tri trí (chưa biết). Đẳng trí được gọi là trí hữu lậu. Trí này chủ yếu phần nhiều nhận lấy sự hiểu biết về các đế, nam, nữ, dài, ngắn … Khổ, Tập, Ngưng dứt, Đạo Hai trí có thể được Đây gọi cùng bốn trí Bậc thầy giải thoát nói. Hai trí là Pháp trí, Vị tri trí này nếu hành ở đế, thì tương tợ như tên gọi đã nói, tức là cảnh giới khổ đế được nói là Khổ trí, cảnh giới của tập đế gọi là Tập trí, cảnh giới diệt đế gọi là Diệt trí, cảnh giới của đạo đế, nói là Đạo trí và thầy của giải thoát đã nói như vậy. Nếu trí quán tâm người Là nói từ trong ba Tận trí, Vô sinh trí Cảnh giới ở bốn môn. Nếu trí quán tâm của người, là nói từ trong ba, nghĩa là Tha tâm trí là cảnh giới hữu lậu, là cảnh giới của đẳng trí. Cõi Dục thì nói là cảnh giới của Pháp trí, cõi Sắc, thì nói là Vị tri trí. Hai thứ Tận trí, Vô sinh trí, nghĩa là hai trí của bậc Vô học: Tận trí, Vô sinh trí, trong đó, việc phải làm đã làm xong, thọ nhận trí vô học, là Tận trí. Không còn làm nữa, thọ nhận trí vô học, là Vô sinh trí, cũng vừa là Pháp trí và Vị tri trí. Hỏi: Tận trí, Vô sinh trí là cảnh giới của đế nào? Đáp: Là cảnh giới ở bốn môn, hai trí này là cảnh giới của bốn đế: khổ, tập, diệt, đạo. Đã nói mười trí, nay sẽ nói về hành. Hai trí, mười sáu hành Pháp trí, Vị tri trí Hành như vậy, hoặc không Ấy gọi là đẳng trí. Hai trí, mười sáu hành, Pháp trí, Vị tri trí, nghĩa là tính của pháp trí là mười sáu hành, thọ (Sự nhận lãnh) bốn hành, khổ có bốn hành, tập có bốn hành, diệt có bốn hành đạo. Còn Vị tri trí ở cõi Sắc và cõi Vô Sắc cũng vậy. Hành như vậy, hoặc không, ấy gọi là đẳng trí, nghĩa là hành của đẳng trí được gồm nhiếp trong Noãn, Đảnh, Nhẫn, và pháp Thế đệ nhất. Hành vô lậu, thuộc về hai đế. Trong mười sáu hành, pháp thứ nhất gồm nhiếp bốn hành: Nghe, suy nghó và mười sáu hành của tư duy đẳng trí khác, ngoài đẳng trí này, đẳng trí khác không phải là mười sáu hành, nghĩa là thí, giới, từ, so sánh như vậy. Bốn trí có bốn hành Hành quyết định đã nói chính quán tha tâm trí Hoặc phải, hoặc không phải. Bốn trí có bốn hành, hành quyết định như đã nói. nghĩa là Khổ trí có bốn hành như trên đã nói. Trí tập, diệt, đạo cũng như vậy. chính quán tha tâm trí, trí này hoặc phải hoặc không phải. nghĩa là Tha tâm trí vô lậu có bốn hành, như Đạo trí hữu lậu là không phải. Tận, Vô sinh trí Lìa hành không, vô ngã Nói có mười bốn hành Thọ tướng là hơn hết. Tận trí, Vô sinh trí, lìa hành không, vô ngã, nghĩa là có mười bốn hành. Mười bốn hành của Tận trí, Vô sinh trí, trừ hành không và hành vô ngã. Vì sao? Vì kia hành các đế ta đã làm, không còn làm nữa. Không, vô ngã là không do hành này. Thọ tướng là hơn hết, nghĩa là không phải hết thảy trí vô lậu, đều ở mười sáu hành, mười sáu hành là hành chung, lại còn có trí vô lậu thọ nhận mười sáu tướng, như thân, ý dừng lại là trí tự tướng, không ở mười sáu hành, mà là trước đã thọ nhận mười sáu hành. Vì hành của tự tướng này đã thọ nhận trí vô lậu trước hết, cho nên là hơn. Đã nói mười sáu hành, nay sẽ nói sở đắc của trí. Thứ nhất,tâm vô lậu Hoặc có thành tựu một Hai, hoặc thành tựu ba Ở trên tăng ích một. Thứ nhất tâm vô lậu, hoặc có thành tựu một, nghĩa là tâm vô lậu thứ nhất tương ưng với khổ pháp nhẫn. Chưa ly dục thì thành tựu một đẳng trí, đã lìa dục thì thành tựu Tha tâm trí. Hai, hoặc thành tựu ba, nghĩa là tâm vô lậu thứ hai tương ưng với khổ pháp trí. Chưa lìa dục thì thành tựu ba: Pháp trí, Khổ trí và đẳng trí. Đã lìa dục thì thành tựu Tha tâm trí. Ở trên tăng ích một, nghĩa là khi ở bốn địa trên, nói thêm một. Khi ơở bốn địa trên, được khổ Vị tri trí thì được Vị tri trí; Tập pháp trí thìd được Tập trí, Diệt pháp trí thì được Diệt trí, Đạo pháp trí thì được Đạo trí. Trong Nhẫn không được trí. Hỏi: Trí này thuộc về địa nào? Đáp: Chín trí Thánh đã nói Nương dựa ở địa trên Trong thiền có mười trí Tám trong địa Vô Sắc. Chín trí bậc Thánh đã nói, nương vào hai địa trên, nghĩa là thiền vị lai, thiền trung gian không có Tha tâm trí vì thuộc về thiền căn bản. Trong thiền có mười trí, nghĩa là trong bốn thiền căn bản có mười trí, trong địa Vô Sắc có tám, nghĩa là trong địa Vô Sắc có tám trí, trừ Pháp trí và tha tâm trí. Cảnh giới của Pháp trí là cõi Dục không dùng cảnh giới Vô sắc. Hành của Tha tâm trí ở cõi Dục nương vào Sắc; trong địa Vô sắc, thì không có sắc. Đã nói địa xong, nay sẽ nói:về tu. Tu có hai thứ: Đắc tu và Hành tu. Đắc tu là công đức chưa từng được mà được. Được rồi thì các công đức khác sẽ nương tựa, cũng có khi được rồi, thời gian về sau không cầu mong mà vẫn sinh ra. Hành tu là đã từng được công đức, nay hành ở hiện tại. Hỏi: Các trí này tu thế nào? Đáp: Nếu trí do Đắc tu Tức là các Thánh thấy Cũng tức tu đương lai Các nhẫn cũng như vậy. Nếu trí do Đắc tu, tức là các Thánh thấy,cũng tức là tu ở vị lai: Hiện trong Đạo kiến đế gọi là trí tri hiện tiền cũng chính là tu Pháp trí ở vị lai, cho đến Đạo trí. Các nhẫn cũng như vậy, nghĩa là nhẫn thì cũng như vậy, cũng tu khổ pháp nhẫn hiện ở trước mặt, Là tu khổ pháp nhẫn ở đương lai, không phải trí, không phải nhẫn nào khác,mà tất cả là như vậy. Là ở trong ba tâm Được tu ở Đẳng trí Hoặc tu bảy, hoặc sáu Tâm sau cùng đã nói. Đắc tu trong ba tâm này là đối với đẳng trí, nghĩa là ba tâm trong đạo kiến đế là tu đẳng trí ở đương lai: Khổ Vị tri trí, Tập vị tri trí và Diệt vị tri trí. Lúc thực hành ba đế này là Đẳng trí của Đắc tu. Vì sao? Vì ba đế ấy từng đã quán, không phải Đạo đế. nnghĩa là kiến đạo của địa, chính là Đẳng trí của địa đó và cõi Dục. Hoặc tu bảy hoặc sáu, tâm sau cùng đã nói, nghĩa là Đạo vị tri trí, lìa dục, tu bảy trí, gọi là thuộc về quả A-na-hàm. Chưa lìa bỏ dục thì tu sáu trí, trừ Tha tâm trí. Trong đó Phi tưởng Phi phi tưởng nói là được quả Sa-môn, là do không tu Đẳng trí. Mười bảy tâm vô lậu Ở trên, tư duy đạo Phải biết tu bảy trí Lợi ích căn tu sáu. Mười bảy tâm vô lậu, ở trên tư duy đạo, phải biết tu bảy trí, nghĩa là đạo tư duy đạo trên quả Tu-đà-hoàn, trong khoảng mười bảy tâm tu bảy trí. Đạo này thuộc về thiền vị lai, là do không có tha tâm, trí còn Tận trí, Vô sinh trí là trí Vô học. Vì thế cho nên không có gì ngoài bảy trí cần phải tu. Vì sao? Vì ý vô lậu kia và công đức này là thường chẳng không. Nếu người không tu từng được, đã xả mà không được lại. Khoảng trung gian, lẽ ra là không mà chẳng không vì phải tu. Tru sáu, lợi ích căn gọi là Tín giải thoát, lợi ích các căn, sẽ đạt được kiến đáo. Căn tăng ích, có chín đạo vô ngại, chín đạo giải thoát, là hết thảy đạo vô ngại, hết thảy đạo giải thoát đều tu sáu trí. Đây nói là chưa lìa dục, là do không có tha tâm trí. Bấy giờ, học đạo mà chẳng học, đoạn phiền não. Hành giả kia, chưa từng được tu công đức, không phải đã từng được, là do không tu đẳng trí. Lúc được quả Bất hoàn Xa lìa cả bảy địa Tư học các thần thông Giải thoát tu tập tám. Lúc được quả Bất hoàn, nghĩa là nếu tu tám trí, sẽ được quả Bất hoàn, trong quả đó cốt yếu là được thiền căn bản do tu tha tâm trí, còn các trí khác, như trước đã nói. Xa lìa cả bảy địa, tức là lúc ba Vô sắc và bốn thiền lìa bỏ dục, tất cả chín đạo giải thoát đều tu tám trí, trong số đó, tất cả đều tu thiền của địa dưới. Tư học các đạo thần thông, đạo giải thoát, tu tập tám. nghĩa là ba thần thông: Như ý túc, thiên nhãn, thiên nhó. Tất cả chín đạo giải thoát đều tu tám trí. Vì sao? Vì gồm nhiếp thiền căn bản. Trong đạo vô ngại này Diệt mất hữu bậc nhất Tám đạo giải thoát kia Nói là tu tập bảy. Lúc bảy địa lìa dục, trong tất cả đạo vô ngại thì tu bảy trí, trừ tha tâm trí. Vì sao? Vì đạo vô ngại này tu diệt kiết, tập tha tâm trí chẳng phải diệt kiết. Vì thế nên không tu hữu bậc nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Khi hành giả kia lìa dục thì, tu bảy trí trong tám đạo giải thoát, trừ đẳng trí. Vì sao? Vì đẳng trí, chuyển biến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ chuyển trở lại, chứ chẳng phải lìa bỏ. Lìa bỏ hữu bậc nhất Tu sáu đạo vô ngại Phải biết nương địa trên Mà tu tập địa dưới. Lìa bỏ hữu bậc nhất, tu sáu trí trong đạo vô ngại. nghĩa là lúc đạo thứ nhất lìa dục trong chín đạo vô ngại thì tu sáu trí, trừ tha tâm trí và đẳng trí. Nên biết nương địa trên tu tập địa dưới, nghĩa là tu tất cả địa này phải biết là tu các trí của địa mình và thuộc về địa dưới, gọi là căn cứ sự lìa dục ở Sơ thiền, tu công đức của hai địa kia, thuộc về địa mình và thiền vị lai, như vậy cho đến Vô sở hữu xứ. Tất cả lậu, vô lậu Các địa tu công đức Trong tâm vô học đầu Là ý vị tri trí. Tất cả các địa, lậu, vô lậu, tu công đức, trong tâm vô học lúc ban đầu, nghĩa là chín địa và địa mình, lúc được quả vô trước, cũng đều tu trong tất cả các địa. Vì sao? Vì trái nghịch với phiền não của địa Phi tưởng Phi phi tưởng. Tất cả địa, có phiền não ý, không trong sạch,ù không có phiền não, ý sáng suốt, thanh tịnh, đó là do sự lìa bỏ phiền não, tu tất cả địa ấy. Hỏi: Tâm ban đầu của Vô học này tương ưng với trí nào? Đáp: Ý của vì tri trí ấy là tâm của Vô học ban đầu, tương ưng với vị tri trí Vô học đó, nghó rằng: Sanh tử của ta đã hết, là sanh duyên của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Vì sao? Vì sự tận diệt sau cùng, là do tương ưng với khổ vị tri trí. Hỏi: Đức Thế Tôn có nói: Kiến, trí, tuệ, ba thứ này là một thứ hay là nhiều thứ? Đáp: Ba thứ này là sự khác nhau của tuệ, là tính sở hữu của tuệ, nhưng vì sự nên Đức Thế Tôn đôi khi nói là kiến, hoặc có lúc nói là trí. Hỏi: nghĩa này thế nào? Đáp: Là quyết định biết được Các nhẫn phi tính trí Tận trí không phải kiến Vô sinh trí cũng vậy. Quyết định mà biết được, các nhẫn không phải tính của trí, nghĩa là vì tu hành tám nhẫn, nên có khả năng mong cầu, vì thấy nên có khả năng quán sát, gọi là tuệ, nhưng không phải trí, không quyết định. Vì sao? Vì tác dụng duyên ngay từ đầu. Trí tận thì không phải kiến, Vô sinh trí cũng vậy, nghĩa là Tận trí, Vô sinh trí vì quán sát, vì do tuệ quyết định nên là trí, chỉ không phải kiến, vì không mong cầu, nên không có làm gì. Ngoài ra, ba tính của loại tuệ vô lậu vốn có kiến, trí và tuệ. Tục thiện, trí hữu lậu Ở ý và các kiến Nên biết đây là Kiến Nói tất cả là tuệ. Thế tục thiện, trí hữu lậu là ở ý và các kiến, phải biết trí này là kiến. nghĩa là thiện trong địa của ý thức là hữu lậu tuệ ba tính: Kiến, trí và tuệ, là tính phiền não của năm kiến, vì kiến này mà có quán sát, nhưng cũng không ngoài trí và tuệ. Chủng loại tuệ hữu lậu khác, không phải tính kiến vốn có. Vì sao? Vì chủng loại tuệ tương ưng với ý thức vô ký, không phải những tính kiến vốn có không quán sát. Chủng loại tuệ cấu uế, cũng không phải là tính kiến vốn có phiền não làm hư hoại, chủng loại tuệ tương ưng với năm thức, cũng không phải là tính kiến vốn có không quán sát, và cũng không ngoài tính của trí. Nói tất cả là tuệ, nghĩa là như trước đã nói lìa như lìa trí trong nhẫn. Tận trí, Vô sinh trí lìa kiến, trừ địa của ý thức thiện và năm kiến rồi, ngoài ra, tuệ hữu lậu và tuệ lìa kiến đều không như vậy. Vì sao? Vì tất cả chủng loại trí, tất cả chủng loại kiến, tức là chủng loại tuệ. Hỏi: Mỗi trí có bao nhiêu duyên của trí? Đáp: Pháp trí, Vị tri trí Hiểu rõ về chín trí Nhân trí và quả trí Là cảnh giới hai trí. Pháp trí, Vị tri trí hiểu rất rõ về chín trí. nghĩa là Pháp trí quán chín trí, duyên với chín trí, trừ Vị tri trí. Vì sao? Vì Vị tri trí là không phải quả của cõi Dục, không phải nhân của cõi Dục, không phải diệt của cõi Dục, không phải đạo của cõi Dục. Vị tri trí cũng duyên với chín trí như vậy, trừ pháp trí. Nhân trí và quả trí là hai cảnh giới của trí: Tập trí là nhân trí, Tha tâm hữu lậu trí và đẳng trí, đồng duyên với tập. Ngoài ra, không duyên với vô lậu, Khổ trí cũng như vậy, đây tức là quả trí. Đạo trí là chín trí Giải thoát trí không duyên Tất cả cảnh giới khác Trí quyết định đã nói. Đạo trí là chín trí, nghĩa là chín trí, tứcø cảnh giới của Đạo trí. Chín trí không duyên với đẳng trí, vì hữu lậu. Ngoài ra đều duyên lấy, vì đồng là đạo đế. Giải thoát trí không duyên: Giải thoát trí là Diệt trí. Không duyên với trí, mà duyên với vô vi. Ngoài ra, tất cả cảnh giới khác mà trí quyết định đã nói, nghĩa là còn có bốn trí duyên với tất cả mười trí. Đẳng trí duyên với tất cả pháp của cảnh giới mười trí. Tha tâm trí cũng duyên với mười trí, vì hội đủ cảnh giới của tha tâm. Tận trí, Vô sinh trí cũng duyên với tất cả cảnh giới hữu vi của mười trí. Hỏi: Đức Thế Tôn có nói: Vị tri trí, như lìa Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, được quả Vô trước. Vị tri trí là đạo kia, không phải do trí này mà có thể biết. Vị tri trí là đạo kia, không phải cái gì khác chăng? Đáp: Cũng có pháp trí là đạo của cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Hỏi: Vậy là sao? Đáp: Nếu ngừng dứt và đạo Chỗ hành của pháp trí Là diệt trừ ba cõi Không phải dục vị tri (trí). Nếu ngừng dứt và đạo, chỗ hành của pháp trí thì dứt mất ba cõi, nghĩa là diệt pháp trí và đạo pháp trí đang trong tư duy đạo là diệt kiết của ba cõi. Hoặc có pháp trí, lìa sự ham muốn của cõi Sắc, cõi Vô Sắc, gọi là thấy lại mà chán ghét tức là tư duy diệt và đạo của cõi Dục, lìa bỏ sự ham muốn của cõi Sắc, Vô Sắc, không phải khổ trí, không phải tập trí. Vì sao? Vì không đồng với khổ, tập mà đồng với diệt, đạo. Hỏi: Từng có Vị tri trí làm diệt mất cõi Dục không? Đáp: Không phải Vị tri trí của cõi Dục vì không có Vị tri trí có khả năng diệt ở cõi Dục. Vì sao? Vì không có Vị tri trí thấy lại, chán ghét, mà không phải cõi Dục này. Hỏi: tính của trí thần thông vốn có Vị tri trí, cũng phải nói mỗi thần thông có bao nhiêu trí? Đáp: Như ý túc, đẳng trí Thiên nhãn, nhó cũng vậy Sáu trí trong túc mạng Năm, gọi trí tha tâm. Như ý túc, đẳng trí, thiên nhãn, nhó cũng vậy: nghĩa là như ý túc gọi là đẳng trí, thiên nhãn, thiên nhó cũng vậy. Trí vô lậu không do hành này. Sáu trí trong túc mạng, nghĩa là túc mạng gồm có sáu trí. Pháp trí ghi nhớ phần pháp trí, vị tri trí ghi nhớ phần vị tri trí, đẳng trí ghi nhớ thế tục, khổ trí ghi nhớ khổ quá khứ, tập trí ghi nhớ tập quá khứ, đạo trí ghi nhớ đạo quá khứ. Năm, là nói tha tâm trí, nghĩa là tha tâm trí chung thành năm trí. Pháp trí biết pháp trí trong tâm người khác và tâm, tâm số pháp tương ưng với pháp trí đó. Vị tri trí chưa biết cũng như thế, đẳng trí biết tâm, tâm số pháp thế tục của người khác. Đạo trí biết tâm, tâm số pháp vô lậu của người khác. Và tha tâm trí là năm. Chín trí, lậu tận thông Do bậc Thánh nói ra Tám cảnh giới ở thân Pháp mười, chín trí hai. Chín trí, lậu tận thông, do bậc Thánh nói ra, nghĩa là lậu tận thông thì có chín trí vô lậu, đều trái với tất cả lậu. Hỏi: Đức Thế Tôn có nói: Ý chỉ quán quán thân thân, với tuệ, ý chỉ này trí nào có? Đáp: Tám cảnh giới đối với tám trí của thân. Quán sắc thân giả gọi là thân, là đối tượng của tám trí, trừ tha tâm trí và diệt trí. Nếu trí duyên với sắc thì là ý chỉ của thân. Hai trí này không duyên với sắc. Pháp có mười, nghĩa là ý chỉ của pháp có mười trí, lìa sắc, tâm, còn thọ pháp. Gọi pháp là cảnh giới, có mười trí; cảnh giới tự tướng và tất cả trí, là ý chỉ của pháp. Chín trí có hai, là thọ và tâm, chín trí trừ diệt trí, gọi là trí duyên với thọ là ý chỉ của thọ, trí duyên với tâm là ý chỉ của tâm. Hỏi: Các Như Lai có Trí lực, sao lực của Như Lai mà thiết lập trí? Và bốn pháp Vô sở úy thuộc tính trí của Như lai vốn có như đã nói: “Ta, Bậc đẳng chính giác” Các pháp này, khi chưa thành Đẳng chính giác thì không thấy tướng pháp này. Như vậy, hết thảy pháp này cũng cần phải phân biệt, mỗi pháp có bao nhiêu tất cả trí tính? Đáp: Thị xứ, phi xứ lực Và Vô úy thứ nhất Đây là mười trí Phật Ngoài ra, khác mười trí. Thị xứ, phi xứ lực và vô úy thứ nhất, đấy là mười trí của Phật. nghĩa là Đức Phật có mười trí, thị xứ, phi xứ lực. Thị xứ trí gọi là sự thọ nhận tướng chân thật, hành chân thật của các pháp. Thọ biết pháp này có tướng như vậy, hành như vậy. đó gọi là trí thị xứ, trí Phi xứ trí là tướng khác, hành khác của các pháp, đều không thể nắm bắt, tức biết không phải là pháp này có tướng như vậy, hành như vậy. Pháp vô úy là đầu tiên trong mười trí của Phật, cũng gọi là mười trí cùng chính thọ. Ngoài ra còn có khác biệt trong mười trí, nghĩa là sự khác nhau của Thị xứ, phi xứ, lực có mười lực. Sự khác nhau của pháp Vô úy đầu tiên có bốn pháp Vô úy.Thị xứ, phi xứ trí là sự khác nhau của cảnh giới, nên có mười thứ phân biệt. Vì pháp không sợ hãi ban đầu cũng là sự khác nhau của cảnh giới, nên có bốn thứ phân biệt. Hỏi: Bốn biện tài cũng là tính trí vốn có, điều này cũng nên phân biệt, mỗi biện tài cần bao nhiêu trí? Đáp: Pháp biện, Từ biện, một Ứng, nghĩa nói đều mười Nguyện trí là bảy trí Trí hơn hết đã nói. Pháp biện, Từ biện một: Pháp biện gọi là biết rõ tên gọi, các pháp là đẳng trí, không phải do trí vô lậu. Tiếp nhận tên gọi trong thế tục là giả hiệu, trí vô lậu không dùng hành này. Từ biện gọi là biết rõ nói đúng, việc ấy đều là trí giả trong thế tục. Ứng nghĩa nói đều mười, nghĩa là ứng biện tên gọi quán và hiện trí phương tiện không có trở ngại là mười trí. nghĩa biện là biết rõ các pháp chân thật. Nó cũng do mười trí mà tiếp nhận tướng chân thật. (Kinh sư nói: Từ, Ứng biệt tài tương ưng một Đẳng trí. Pháp, nghĩa biện tài tương ưng mưới trí). Hỏi: Nguyện trí có bao nhiêu trí? Đáp: Nguyện trí là bảy trí sự hơn hết của trí đã nói. Nguyện trí có bảy trí, trừ Tha tâm trí, Tận trí và Vô sinh trí. Nguyện trí là cảnh giới nhạy bén, nhanh chóng, thọ nhận hết thảy các pháp của ba đời, là tính của bảy trí vốn có (Kinh sư nói: Một đẳng trí). --------------------- <詞>Phẩm 7: ĐỊNH Hỏi: Biết các trí như vậy, trí đó phải như thế nào? Đáp: Trí nương dựa các định Hành hạnh không ngăn ngại Cho nên tư duy định Mong cầu chỗ chân thật. Trí dựa vào các định, thực hành hạnh không trở ngại, nghĩa là ví như đèn thì phải dựa vào dầu, tránh chỗ có gió thì ánh sáng đèn sẽ rất sáng. Cũng vậy, trí dựa vào định, ở đó ý lìa bỏ mọi tán loạn, ánh sáng của trí thật sáng suốt, nhất định không có hoài nghi ở hành động đối với cảnh được duyên, đó là do tư duy định, muốn mong cầu sự chân thật của định đó. Quyết định nói bốn thiền Cùng với định Vô Sắc Trong mỗi thiền này nói Vị tạp, tịnh vô lậu. Quyết định nói bốn thiền cùng với định Vô Sắc, là có tám định, bốn thiền và bốn định Vô Sắc. Trong định này, mỗi mỗi đều nói vị tạp, tịnh vô lậu, nghĩa là Sơ thiền có ba thứ vị, tương ưng với tịnh vô lậu. Tất cả các môn định đều như vậy. Hỏi: Thế nào là vị tương ưng? Thế nào là tịnh? Thế nào là vô lậu? Đáp: Thiện hữu lậu là tịnh Không nóng là vô lậu Khí vị tương ưng ái Trên hết không vô lậu. Thiện hữu lậu là tịnh: nghĩa là vì thiện là tịnh, nên nói là tịnh. Không nóng bức là nói vô lậu, nghĩa là phiền não giả gọi là nóng, chắc chắn không có phiền não là vô lậu. Khí vị tương ưng với ái, nghĩa là thiền của định Vô Sắc tương ưng với ái, là do có đầy đủ sự tương ưng chung, thực hành chung, là nói sự tương ưng với vị. Trên hết không vô lậu, nghĩa là trên hết thì không có vô lậu, ở trong cái trên hết của Phi tưởng phi phi tưởng xứ đó không có vô lậu. Vì hành động không nhanh nhẹn nên có hai thứ. Ngoài ra, đều có ba thứ. Hỏi: Thiền sở hữu tính gì? Đáp: Năm chi có giác quán Cũng lại có ba thống (thọ) Ngần ấy thứ bốn tâm Gọi đó là Sơ thiền. Năm chi, nghĩa là năm chi thu nhiếp Sơ thiền, khiến cho vững chắc. Cũng từ ý nghĩa này mà được gọi là giác-quán hỷ-lạc-nhất tâm. Giác là khi đang nhập định, bắt đầu sinh công đức thiện, thì tâm thô bắt đầu tư duy. Quán là khiến cho tâm vi tế nối tiếp liên tục. Hỷ là sự vui vẻ ở trong định. Lạc tức đã vui ở thân còn an ổn, hoan hỷ trong tâm. Nhất tâm là tâm chuyên chú không tán loạn trong các cảnh duyên. Chủng loại này lúc trụ nơi định là chi và khi nhận, khi xả, nên gọi là năm chi. Sơ thiền có giác, có quán, nghĩa là có giác, có quán tức là Sơ thiền. Hỏi: Do thọ nhận năm chi, nay giác quán có công dụng gì? Đáp: Chi có nghĩa là thiện. Còn nói sự uế tạp và vô ký trong năm chi, cũng có giác, có quán mà không phải thiện. Cũng lại có ba thọ, là Sơ thiền có ba thọ: Lạc căn, Hỷ căn và Hộ căn. Ở trong thọ, Lạc căn là thọ của thân. Hỷ căn là giới của ý; Hộ (xả) căn, ở bốn thức. Ngần ấy thứ cũng là ngần ấy thứ trong Phạm thế, có trên có dưới, nên nói là đầy đủ nơi sinh. Bốn tâm nghĩa là Sơ thiền thì có bốn tâm: Nhãn thức, nhó thức, thân thức và ý thức. Gọi đó là Sơ thiền, nghĩa là tất cả các pháp này được gọi là Sơ thiền. Đã nói Sơ thiền, nay sẽ nói: thiền thứ hai. Hai thọ ngần ấy thứ Nhị thiền có bốn chi Năm chi là thứ ba Thiền này gọi hai thọ. Hai thọ, nghĩa là thiền thứ hai có hai thọ, đó là Hỷ căn và Hộ căn Ngần ấy thứ, nghĩa là bên trong thân, có ngần ấy thứ, đã lìa giác, quán thì có ngần ấy tâm, có lúc thể nhập Hỷ căn hoặc đôi khi thể nhập Hộ căn Nhưng Hỷ là căn bản, bên cạnh có Hộ căn. Nhị thiền có bốn chi, nghĩa là thiền thứ hai có bốn chi: Nội tịnh, hỷ, lạc, nhất tâm. Nội tịnh được gọi là tín. Trong sự chia lìa nảy sinh ra tín. Đã được lìa Sơ thiền bèn nghó: Tất cả có thể lìa bỏ, các chi còn lại như trước đã nói. Chủng loại này, ở Nhị thiền là chi. Năm chi là Tam thiền, nghĩa là thiền thứ ba có năm chi: Lạc, Hộ, Niệm, Trí và Nhất tâm. Lạc là lạc căn trong địa ý thức. Hộ là đã vui trong ý thức, mà còn vui không cầu mong gì nữa. (Có thuyết nói: Hộ tuy có nghĩa nhưng không nên nói đó là chi). Niệm là phương tiện hộ trì không bỏ. Trí là không làm cho ưa thích. Nhất tâm tức là định. Những loại này ở trong thiền thứ ba là chi. Thiền này được nói là hai thọ, nghĩa là thiền thứ ba có hai thứ thọ, là Lạc căn và Hộ căn. Lạc căn là căn bản; Hộ căn là bên. Lìa hơi thở vào, ra Tứ thiền có bốn chi Chi này gọi là thiện Cũng lại phân biệt loại. Lìa hơi thở ra vào, nghĩa là hít vào là đến, thở ra là đi, là việc không có trong thiền thứ tư. Vì sao? Vì do sức của định, nên các lỗ chân lông khép lại. Tứ thiền có bốn chi: Không khổ, không vui, Hộ-Tỉnh-Niệm-Nhất tâm. Vónh viễn lìa bỏ khổ vui là không khổ, không vui. Ngoài ra như trước đã nói. Hỏi: Sao thiền là chi tương ưng? Đáp: Chi này được gọi là thiện, thiện là chi tương ưng với chi thiền, không phải sự cấu uế, cũng không phải vô ký. Cũng lại phân biệt, loại nghĩa là tùy theo chỗ như đã nói. Phải biết là chỗ khác thì không nên có. Như Sơ thiền có giác, có quán; bốn tâm thì nói ở Sơ thiền này, hết thảy địa khác không có. Thiền thứ tư đã lìa hơi thở ra vào là việc không có trong thiền thứ ba, nên không nói. Đã nói bốn thiền; bốn định Vô Sắc, nay sẽ nói: Về vấn đề khác. Hỏi: Đức Thế Tôn nói: Có căn bản y, nếu chưa lìa dục thì chưa có được căn bản y mà vẫn có công đức vô lậu. Vậy công đức vô lậu này thuộc về địa nào? Đáp: Thuộc về thiền vị lai. Hơn nữa, Đức Thế Tôn nói: Có ba định: Có giác, có quán, không có giác và một ít quán không có giác, không có quán. Trong Sơ thiền là có giác, có quán. Thiền hai là không có giác, không có quán. Còn nói không có giác, một ít quán, thì định thuộc về địa nào? Đáp: Là thuộc về thiền trung gian. Về tướng của thiền vị lai, và thiền trung gian, nay sẽ nói: Tương ưng có giác, quán Đều ở Vị lai thiền Quán tương ưng: Trung gian Người trí sáng đã nói. Tương ưng có giác, có quán, đều tồn tại trong thiền vị lai, nghĩa là có giác có quán trong thiền vị lai. Thiền trung gian tương ưng với quán, là lời người có trí sáng suốt đã nói. nghĩa là thiền trung gian chỉ có một ít quán mà không có giác. Do tâm của hành giả dần dần tạm nghỉ ngơi. Không dựa mà hai thứ Trừ tương ưng với vị Thiền trung gian: ba thứ Đều là nói một thọ. Không có chỗ dựa mà có hai thứ, trừ tương ưng với vị, nghĩa là thiền vị lai hoàn toàn là thiện hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu là tịnh, vô lậu tức vô lậu. Thiền trung gian có ba thứ: thiền trung gian có ba thứ là: có vị, tịnh, vô lậu ở trong sinh tử. Đều là nói một thọ, nghĩa là thiền vị lai và thiền trung gian đều có chung một thọ, vì là hộ căn (xả) chứ không phải là địa căn bản. Đã nói các định. còn công đức được gồm thâu trong định nay sẽ nói. Tam-ma-đề có thông Vô lượng, tu nhất thiết Trừ nhập và các trí Giải thoát khởi trong đó. Tam-ma-đề là ba Tam-ma-đề Không-Vô nguyện-Vô tướng, bị tâm vô lậu ràng buộc. Có thông là có sáu thông: Như ý túc trí, thiên nhó trí, tha tâm thông trí, ức túc mạng trí, sinh tử trí và lậu tận thông trí. Vô lượng là bốn vô lượng: Từ, bi, hỷ, (hộ) xả. Vì cảnh giới của chúng sinh là vô lượng, nên nói là vô lượng. Tu nhất thiết, nghĩa là Mười nhất thiết nhập: Đất nhất thiết nhập, nước, lửa, gió, các màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng nhất thiết nhập, vô lượng không xứ nhất thiết nhập, vô lượng thức xứ nhất thiết nhập, vì đầy đủ giải thoát nên tất cả nhập. Trừ nhập, là tám trừ nhập: Bên trong chưa trừ sự tưởng tượng về sắc, một ít cảnh giới của quán bất tịnh là một. Vô lượng cảnh giới là hai. Trừ bỏ một ít cảnh giới của tưởng về sắclà ba. Vô lượng cảnh giới là bốn. Lại bỏ tưởng về màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng. Quán trừ nhập: Trừ cảnh giới tịnh, nên nói là trừ nhập. Và các trí, là các trí có mười, như trước đã nói. Giải thoát là tám giải thoát: Chưa loại bỏ tưởng về sắc, tư duy bất tịnh là một. Dứt trừ tưởng về sắc, tư duy bất tịnh là hai. Tư duy tịnh là ba. Bốn Vô Sắc và định Diệt tận, vì trái với cảnh giới, không hướng theo nên nói là giải thoát. Khởi sự trong đó là các công đức này, có thể được trong chín địa và khởi sự trong chín địa đó (Kinh Sư nói: Nên nói mười địa). Đã nói về các công đức, thuận theo địa có thể được, nay sẽ nói: Một tuệ Bi-Hộ-Từ Cũng đều có năm thông Nói khắp trong bốn thiền Trong sáu có hiện trí. Một tuệ bi-hộ-từ cũng đều có năm thông, nói khắp trong bốn thiền: Một tuệ là Tha tâm trí. Bi-Từ-Hộ (xả) là ba Vô lượng tâm. Và đều có năm thông tất cả công đức trong bốn thiền căn bản, chẳng phải thiền nào khác. Trong sáu có hiện trí: Hiện trí là Pháp trí. Trong sáu địa có bốn thiền căn bản, thiền vị lai và thiền trung gian. Trong trừ nhập nói bốn Trong đó cũng có hỷ Giải thoát đầu và hai Công đức sơ-nhị thiền. Bốn trừ nhập ở trước và Hỷ, v.v… là giải thoát Sơ thiền, Nhị thiền. Công đức đó trong Sơ thiền, Nhị thiền, không phải thiền nào khác. Bốn trừ nhập còn lại Cùng với một giải thoát Cũng tám, nhất thiết nhập Phật nói thiền trên hết. Tịnh giải thoát của bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập trước, là công đức trong Tứ thiền, không phải thiền nào khác. Thoát khác tức tên gọi Hai, nhất thiết cũng vậy Diệt tận ở sau cùng Chín khác nói vô lậu. Sự giải thoát khác tức là danh từ được gọi là hai tất cả cũng vậy, nghĩa là bốn giải thoát còn lại tự gọi tên mình mà nói và hai, tất cả nhập cũng như vậy. Vô lượng không xứ, giải thoát vô lượng không xứ, tất cả nhập, thuộc về vô lượng không xứ. Như vậy, cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Diệt tận ở sau cùng, nghĩa là định Diệt tận, thuộc về Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Vì sao? Vì chưa lìa sự dục kia cũng nhập. Chín địa khác gọi là vô lậu, nghĩa là pháp vô lậu khác, thuộc về chín địa, như ba Tam-ma-đề, bảy trí, lậu tận thông là thuộc về chín địa. Vị lai và trung gian đẳng trí bốn thiền ba Vô Sắc là thuộc về mười địa. Đẳng trí này ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng có thể có được, vì là số nhất định. Hỏi: Công đức này có bao nhiêu hữu lậu, vô lậu? Đáp: Ba giải thoát, phải biết Hữu lậu và vô lậu Trí định đã phân biệt Cái khác đều hữu lậu. Ba giải thoát, phải biết là hữu lậu và vô lậu, nghĩa là giải thoát vô lượng không xứ, vô lượng thức xứ, vô sở hữu xứ đều là hữu lậu, vô lậu. Trí định đã phân biệt: Định như phẩm trong Khế kinh nói, trí vô lậu và các thần thông như phẩm Trí đã nói. Cái khác đều hữu lậu: nghĩa là tất cả công đức khác đều hoàn toàn hữu lậu, và như ba pháp thần thông oai nghi, vì sắc, tiếng được tướng, vì vô lượng chúng sinh đều duyên, vì tất cả nhập ý giải hy vọng. Ba giải thoát cũng giống như vậy, vì Phi tưởng Phi phi tưởng xứ không phải là sự hoạt động nhanh chóng, vì tưởng trí, là sự tắt mất, lìa bỏ giác quán, trừ nhập, cũng là ý giải, hy vọng. Đã nói tướng thành tựu công đức, nay sẽ nói: Chưa thể vượt qua dục Thành tựu vị tương ưng Vượt dưới, chưa đến trên Thành tựu các định tịnh. Chưa có khả năng vượt qua sự ham muốn, thành tựu vị tương ưng. nghĩa là nếu địa nào chưa lìa bỏ sự ham muốn, thì địa đó, sẽ thành tựu sự vượt qua tương ưng với vị. Dưới là vị chí, trên là thành tựu các thanh tịnh định. nghĩa là xa rời sự ham muốn của cõi Dục, nếu chưa sinh lên địa trên của Phạm thế, người đó sẽ thành tựu tịnh Sơ thiền và công đức hữu lậu của địa Sơ thiền. Tất cả đều phải biết như vậy. Phải biết trụ địa trên Vô lậu thành tựu thiền Cầu được các công đức Biết là còn ham muốn. Trụ địa trên phải biết vô lậu thành tựu thiền, là lìa sự ham muốn của địa dưới, người đó trụ địa trên cũng thành tựu vô lậu của địa dưới. Như kiến đế lìa bỏ sự ham muốn, an trụ địa trên của Phạm thế, thành tựu Sơ thiền vô lậu và địa định của Sơ thiền, đều là các công đức vô lậu, tất cả đều phải biết như vậy. Công đức thế tục trói buộc, ở chỗ thuận theo thì phát sinh, vô lậu thì tồn tại trong đoạn, vì rời bỏ nơi sinh, xả công đức hữu lậu, không xả vô lậu, mong cầu được các công đức, biết chẳng phải không có trong sự ham muốn. Đã nói là lìa bỏ sự ham muốn của địa dưới, thì thành tựu công đức của địa trên, phải biết, không phải tất cả mọi công đức thu tóm được là lúc lìa bỏ sự ham muốn. Như trí như ý túc, trí thiên nhãn, trí thiên nhó, vì tính của vô ký mà nên tất cả dục và định diệt tận, ở đây mong cầu được công đức này, không phải đợi đến lúc rời bỏ sự ham muốn của địa dưới, mới có được. Đã nói thành tựu, nay sẽ nói:Về nhân duyên. Có hai mươi ba chủng loại, định, pháp tương ưng với vị có tám, tám tịnh, bảy vô lậu. Hỏi: Những pháp này mỗi thứ như vậy có bao nhiêu nhân? Đáp: Diệu vô lậu không nhiễm Bảy thứ gọi là nhân Thiền tịnh, vị tương ưng Nên biết có một nhân. Vô lậu mầu nhiệm, không nhiễm, bảy thứ được gọi là nhân, ng- hóa là Mỗi vô lậu có bảy thứ nhân tự nhiên. Nhân tương ưng với địa mình, là nhân chung. Tứ thiền tương ưng với vị tịnh, phải biết chỉ có một nhân, nghĩa là Sơ Tứ thiền tương ưng với vị. Nhân của Sơ Tứ thiền tương ưng với vị, không phải nhân, không phải nhân thiện, vì không giống nhau, không phải là nhân cấu uế của địa khác, vì trái với hành. Tịnh Sơ thiền là nhân của tịnh Sơ thiền, không phải là nhân cấu uế, vì không giống nhau. Không phải là nhân vô lậu, vì cũng không giống nhau. Không phải là nhân của địa tịnh khác, vì là quả báo của địa mình, vì sự ràng buộc của địa mình, Tất cả như vậy, đều nên biết. Đã nói về nhân duyên, nay sẽ nói: Về tuần tự duyên. Hỏi: Mỗi thứ lớp sinh có bao nhiêu thứ? Đáp: Thứ lớp thiền vô lậu Hưng khởi sáu thứ thiền Bảy, tám, chín, có mười Khởi thiền, cũng Không định. Sơ thiền là vô lậu, theo thứ lớp, sinh ra sáu thứ tịnh của địa mình và vô lậu. Như vậy, theo thứ lớp của thiền thứ hai thiền thứ ba, vô lậu, Vô sở hữu xứ thứ lớp phát sinh bảy thứ thiền: Địa của mình hai, địa dưới bốn và địa trên một. Trình tự của thiền thứ ba vô lậu phát sinh tám: Địa mình hai, địa dưới hai và địa trên có bốn. Theo thứ lớp của vô lậu vô lượng Thức xứ, sinh ra chín: Địa mình hai, địa dưới bốn và địa trên ba. Thứ lớp của vô lậu khác, sinh ra mười: Địa mình hai, địa dưới bốn và địa trên bốn. Tịnh sáu, có bảy, tám Chín mười sinh mười một Các thiền tương ưng vị Phát sinh hai đến mười. Tịnh sáu có bảy, tám, chín, mười, phát sinh mười một, nghĩa là theo thứ lớp của tịnh Phi tưởng Phi phi tưởng xứ phát sinh sáu: Địa mình tương ưng với vị và tịnh địa dưới có bốn, vô lậu tịnh Vô sở hữu xứ, vô lượng thức xứ, không phải lìa ham muốn tương ưng với vị. Tất cả đều như vậy, cần phải biết. Tất cả địa mình đều tương ưng với vị. Các Tứ thiềnơng ưng với vị, đều phát sinh hai cho đến mười thứ, nghĩa là theo thứ lớp của Tứ thiềnơng ưng với vị, phát sinh hai vị tương ưng với địa mình và tịnh, không sinh ra thứ thiền khác, vì mỗi thứ thiền đều trái nhau. Như vậy, tất cả địa của mình có hai, địa dưới có một tịnh (Kinh Sư nói: Không nên có địa dưới một tịnh) tất cả đều tương ưng với vị, phát sinh lúc chết. Đã nói duyên thứ lớp, nay sẽ nói: Về duyên duyên. Hỏi: Mỗi thứ có bao nhiêu thứ duyên? Đáp: Thiền tịnh đến vô lậu Phải duyên tất cả địa Thiền tương ưng uế nhiễm Chỉ duyên lấy địa mình. Thiền tịnh đến vô lậu, phải duyên tất cả địa, nghĩa là tịnh và tất cả địa của Sơ thiền vô lậu, tất cả địa duyên với tất cả các thứ thiền. Thiền tương ưng với sự cấu uế, vì chỉ duyên với địa mình. nghĩa là Thiền tương ưng với vị, duyên lấy thiền tịnh tương ưng với vị của địa mình, không phải ái, vô lậu, không có vô lậu duyên, cũng không ưa thích địa của người khác. Vô Sắc không có sức Duyên địa hữu lậu dưới Thiện có địa căn bản Cấu uế như thiền vị. Vô Sắc không có sức, duyên với địa hữu lậu dưới, nghĩa là định Vô Sắc không có khả năng duyên với pháp hữu lậu của địa dưới, vì rất vắng lặng. Hỏi: Tại sao nói là Vô Sắc không có khả năng duyên với pháp hữu lậu của địa dưới? Đáp: Thiện, có tịnh địa căn bản và Vô Sắc của căn bản vô lậu là sự duyên của địa mình và địa trên, không phải địa dưới duyên lấy sự cấu uế như thiền vị, nghĩa là như Tứ thiền tương ưng với vị, nói Vô Sắc cũng vậy. Nói thứ khác cõi Sắc Công đức như Vô lượng v.v… Là phải duyên cõi Dục Là lời Thế Tôn nói. Nói công đức khác của cõi Sắc, như vô lượng đẳng. Tất cả nhập, trừ nhập và giải thoát, chỉ duyên với cõi Dục, duyên với các sắc xanh, v.v… của vô lượng chúng sinh đau khổ. Đấy là cõi Dục. Vì sao? Vì thần thông duyên với hai cõi. Hỏi: Đức Thế Tôn nói: Thế nào là huân tu thiền? Đáp: Là huân tu tất cả bốn thiền vô lậu, nghĩa là huân tập hữu lậu là vì sức của vô lậu, thọ nhận quả báo của Tịnh Cư. Hỏi: Nếu tất cả bốn thiền đều huân tu, thì vì sao, không có quả của Tịnh Cư trong ba thiền dưới? Đáp: Nếu huân tu các thiền Là nương thiền thứ tư Ái ba địa đã dứt Quả Tịnh Cư chắc thật. Nếu được thiền thứ tư, là có khả năng huân tu thiền, thì niệm của thiền thứ tư trước phải huân tu, về sau mới tu thiền khác. nghĩa là được thiền thứ tư thì lìa sự ham muốn của thiền thứ ba. Vì lý do này, nên ở địa dưới không có quả chắc thật của Tịnh cư. Có người hỏi: Đức Thế Tôn nói có nguyện trí là thế nào? Đáp: tính vô trước, bất động Đã được tất cả định Đó là do sức định Năng khởi đảnh Tứ thiền. Ở trong định, nếu ý của người tu định kia sinh ra công đức, thì Nguyện trí, Vô tránh, và biện tài, đó là các công đức hàng đầu. Nguyện trí, là như điều mình đã mong muốn, mà nhập định, hoặc trong quá khứ, hiện tại, vị lai, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, tất cả đều biết. Vô tránh, là muốn cho ý của người khác không khởi tranh chấp, tức là không khởi biện luận. Mọ pháp nghĩa và vị quyết định, không chướng ngại, không sợ hãi. Hỏi: Nguyện trí, Vô tránh và Biện tài này, thuộc về địa nào? Đáp: Ba địa có Nguyện trí Vô tránh nương năm địa Pháp Từ biện nương hai Hai biện nương vào chín. Ba địa có Nguyện trí. Nguyện trí thuộc về ba địa: Thiền thứ tư, Sơ thiền và cõi Dục. Nhập Tứ thiền biết Sơ thiền và cõi Dục. Nói Vô tránh dựa vào năm địa, nghĩa là năm địa có Vô tránh, là bốn Thiền căn bản và cõi Dục. Muốn cho tất cả không tranh chấp. Pháp Từ biện nương vào hai: nghĩa là biện luận về pháp, được gọi là duyên với vị, là cõi Dục và trời Phạm thế, không phải địa trên vì lìa giác quán. Từ biện gọi là trí của sự lựa chọn vị. Trí đó, cũng có thể được trong hai địa: Cõi Dục và trời Phạm Thế. Hai biện tài nương vào chín địa: nghĩa biện và ứng biện trong chín địa: Bốn thiền, bốn Vô Sắc và cõi Dục. Đã nói Sơ thiền, phải biết đã nói thiền vị lai và thiền trung gian, vì hai thiền này là quyến thuộc của Sơ thiền. Hỏi: Làm thế nào được định này? Đáp: Dứt dục, cũng lại sinh Vẫn được ở thiền tịnh Ô uế thối lại sinh Vô lậu chỉ dứt dục. Dứt sự ham muốn, cũng lại sinh, mà vẫn được ở thiền tịnh, nghĩa là tịnh Sơ thiền có hai thời mà được, là lúc lìa cõi dục và mất ở địa trên, sinh lên trời Phạm Thế. Như vậy, tất cả đều phải biết rõ. Cấu uế vui và sinh, nghĩa là sự cấu uế, tương ưng với vị, có được là lúc thối lui. Nếu thối lui bị ràng buộc của cõi Dục và đời Phạm thiên, bấy giờ mới được. Sơ thiền tương ưng với vị lúc sinh thì mới được, nghĩa là nếu địa trên chết, sinh cõi Dục và trời Phạm thế, bấy giờ mới được, Sơ thiền tương ưng với vị. Tất cả đều phải biết như vậy. Vô lậu chỉ dứt dục, nghĩa là vô lậu chỉ có được lúc dứt trừ sự ham muốn, mới được gọi là Thánh được lìa sự ham muốn, và lúc ấy mới được Sơ thiền vô lậu. Như vậy, tất cả đều phải biết. Hỏi: Công đức gì mà có khả năng dứt trừ phiền não? Đáp: Vô lậu dứt phiền não Cũng là định trung gian Tất cả định trung gian Đều tương ưng xả căn. Vô lậu trừ phiền não: nghĩa là tám địa của Sơ thiền vô lậu sẽ dứt trừ phiền não. Như vậy, tất cả đều phải biết. Cũng lại là định trung gian. Định trung gian còn gọi là sự dứt trừ ham muốn của địa dưới. Vì dùng đạo phương tiện, nên chung quy không được căn bản, đến nỗi chưa lìa bỏ được sự ham muốn. Ngoài ra, không có khả năng dứt trừ. Trung gian của tất cả định đều tương ưng với Hộ căn. nghĩa là tất cả định trung gian tương ưng với Hộ căn, rốt cuộc không được hỷ cho đến không được nghĩa. Hỏi: Có bao nhiêu tâm biến hóa? nghĩa là có như ý túc, có khả năng biến hóa? Đáp: Có tám: Quả của bốn thiền Cõi Dục và quả của bốn thiền của địa Sơ thiền. Hỏi: Địa nào thành tựu tâm biến hóa đó? Đáp: Ý, biến hóa địa dưới Thành tựu quả loại kia Nếu hợp ba thứ tâm Địa trên cần phải nói. Ý biến hóa của địa dưới, thành tựu quả của thiền kia, nghĩa là nếu thành tựu thiền là thành tựu quả của thiền đó, là tâm biến hóa của địa dưới. Hỏi: Nói Sơ thiền có bốn tâm, trụ ở địa trên, muốn nghe, muốn thấy. Địa đó làm sao thấy, nghe? Đáp: Thức của địa Phạm thế hiện ở trước mặt. Hỏi: Tâm của địa kia được thành tựu vào lúc nào? Đáp: Nếu hòa hợp ba thứ tâm, thì địa trên phải nên nói: Nếu vào lúc, mà thức của địa Phạm thế kia, hiện ra ở trước mặt, hoặc là nhãn thức, hoặc là nhó thức, nếu là thân thức, bấy giờ sẽ thành tựu thức của địa đó. Nếu thức của địa Phạm thế kia, không hiện ở trước mặt, tức là diệt mất, thì bấy giờ sẽ không thành tựu.  <卷>QUYỂN 4 <詞>Phẩm 8: KHẾ KINH Đã nói xong về phẩm Định, bấy giờ sẽ nói: Về Phẩm Khế kinh. Đấng Nhất Thiết Trí nói nghĩa mầu nhiệm khế kinh Bây giờ tôi sẽ nói Hãy dùng tâm thiện nghe. Mặc dù đã có nghĩa của Khế kinh, của tất cả A-tỳ-đàm, nhưng các Khế kinh cũng nên phân biệt đủ, nay sẽ nói về vấn đề này. Đức Thế Tôn nói ba cõi: Cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc. Hỏi: Ba cõi này, như thế nào? Đáp: Dục có mười cư trú Cõi Sắc nói mười bảy Cõi Vô Sắc có bốn Ba hữu cũng như vậy. Cõi Dục có mười chỗ cư trú, nghĩa là cõi Dục này có mười chỗ cư ngụ là: Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người và sáu tầng trời cõi Dục: Trời Tứ Thiên Vương, trời Ba Mươi Ba, trời Diệm-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa-lạc, trời Tha-hóa-tự-tại, là chỗ chúng sinh khởi lên ý tưởng ham muốn. Trong xứ sở này hoặc vật có thể được, đều là sở hữu của sự dâm dục nên nói là cõi Dục. Hỏi: Thế nào là cõi Sắc? Đáp: Cõi Sắc nói mười bảy, nghĩa là nói cõi Sắc có mười bảy chỗ ở: Phạm Thân, Phạm-Phú-Lâu, Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Quang Diệu, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biến Tịnh, Vô Quái Ngại, Thọ Phước, Quả Thật, Vô Tưởng, Chúng Sinh Bất Phiền, Bất Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện và Sắc Cứu Cánh. Những xứ sở trên đây, không sinh khởi tưởng ham muốn, chỉ thành sắc rất mầu nhiệm. Vì không phải hình nam, không phải hình nữ nên nói là cõi Sắc. Trong cõi Vô Sắc có bốn, nghĩa là cõi Vô Sắc có bốn nơi cư trú: Vô lượng không xứ, Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Xứ sở này không có sắc. Họ đã lìa sắc dục, nên gọi là cõi Vô Sắc. Hỏi: Đức Thế Tôn nói: Ba hữu là Dục hữu, Sắc hữu, Vô Sắc hữu. Ba hữu này như thế nào? Đáp: Ba hữu cũng giống như vậy, nghĩa là chia ba cõi trước, tức là ba hữu. Hỏi: Đức Thế Tôn đã nói bảy thức trụ, thức trụ này là sao? Đáp: Nẻo thiện là cõi Dục Và ba địa cõi Sắc Vô Sắc cũng như vậy Tuệ biết các thức trụ. Trong cõi Dục này, số nẻo thiện, như người, sáu tầng trời cõi Dục, ba địa trước của cõi Sắc, ba địa trước của cõi Vô Sắc. Địa trên của Sơ thiền, địa Nhị thiền có ba. Địa trên của Nhị thiền, địa Tam thiền có ba. Trên địa của Tam thiền, địa Tứ thiền có chín. Trong đó, ba địa trước và ba địa trước của Vô Sắc, là nói bảy thức trụ. Vì sao? Vì thức không hoại, khổ thọ trong đường ác đã làm cho thức bị hư hoại, nên không lập được thức trụ. Ở thiền thứ tư, bị định Vô tưởng đã làm hư hoại thức, nên cũng không lập được thức trụ. Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì định Diệt tận làm hư hoại thức, nên không lập được thức trụ, cho nên không nói. Đệ nhất hữu, Vô tưởng Chúng sinh cư có chín Bốn ấm, các hữu lậu Là nói bốn thức trụ. Đệ nhất hữu, Vô tưởng, nơi chúng sinh cư trú, nói là chín, nghĩa là bảy thức trụ này và chúng sinh Vô tưởng, Phi tưởng Phi phi tưởng, là nói nơi cư trú của chín loài chúng sinh. Vì ở trong đó chúng sinh cư trú nên nói là chúng sinh cư trú. Bốn ấm của các hữu lậu, được gọi là bốn thức trụ. nghĩa là Sắc hữu lậu, thọ, tưởng, hành, nếu thức nối tiếp nhau, sẽ có bạn này, nên nói là thức trụ. Hỏi: Đức Thế Tôn nói mười hai chi duyên khởi, về tướng của mười hai duyên khởi này, cũng nên nói về tướng? Đáp: Các phiền não và nghiệp Có thể sinh dần dần Đấy gọi là chi hữu Chúng sinh tất cả sinh. Trong đó, phiền não là vô minh, ái, thủ, gọi là nghiệp, nghĩa là hành và hữu được gọi là thể. Chi khác là sự sinh dần dần của tất cả chúng sinh, dựa vào thể để lập ra phiền não. Nghiệp do phiền não tạo ra, thể do nghiệp tạo nên.Thế nên chia ra mười hai thứ. Hỏi: Các chi này diễn ra cùng lúc hay dần dần? Đáp: Không phải cùng lúc. Mười hai ấm, khổ, nói là mười hai chi, vô minh đứng đầu. Chi hữu lớp thứ lập Thọ lãnh sự sống, chết Quá khứ và vị lai Ở giữa nói có tám. Chi hữu kia được lập theo trình tự, trong đó trước khi sinh, tất cả phiền não đều có chung và là bạn bè với nhau, được gọi là vô minh. Do vô minh này, nên tạo ra nghiệp, nghiệp tạo nên quả là hành. Hành sinh ra tâm của hạt giống là thức. Thức đó chung sinh bốn ấm nối tiếp nhau là Danh sắc. Trong danh sắc này, mắt là nơi nương dựa đứng đầu, các căn là sáu nhập. Căn, cảnh giới tâm cùng hòa hợp với nhau là cánh lạc (xúc). Xúc khiến sinh ra thọ nhận là thống (thọ), ái, thống mê đắm là ái. Thống (thọ) có đủ phiền muộn, nhọc nhằn, là thọ (thủ). Thủ đã phải vất vả gây tạo nghiệp là hữu. Trong hữu đó lại thọ nhận quả là sinh. Từ sinh kia lại sinh vô lượng tai ương, hoạn nạn là già, chết. Như vậy, chi hữu này, hiện diện trong tất cả sự sống, hai thuộc về đời quá khứ và hai thuộc về vị lai, tám hữu thuộc đời hiện tại. Hỏi: Đức Thế Tôn nói sáu cõi. Những cõi này như thế nào? Đáp: Các đại, nói có bốn Và với thức hữu lậu Cũng sắc trung gian, biết Cõi này nói gốc sinh. Các đại, có bốn và thức hữu lậu cũng là trung gian của sắc biết, nghĩa là bốn đại: Đất, nước, lửa, gió, thức hữu lậu và trung gian của sắc có thể biết. Nói mắt đã tiếp nhận sáu pháp này, là nói về cõi. Hỏi: Vì sao chỉ nói có sáu giới trong rất nhiều pháp? Đáp: Vì cõi này được gọi là gốc của sự sống. Sáu pháp ấy là gốc của sự sống, chết, trong ấy có tưởng của con người. Ở đây, thân do đất sinh ra, nước làm cho thấm nhuần, lửa làm cho thành thục trừ bỏ thức ăn bị thối, gió làm khởi động nguồn uống ăn trong không gian, do gió vận hành ra vào, mà thức được thành lập. Trong thức này, khởi tưởng của con người, vì là tính của sự sống, chết, cho nên nói là giới. Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn Thánh Đế. Tướng bốn Thánh đế này thế nào? Đáp: Nếu các hành có quả Hữu lậu, là nói khổ Nếu có nhân là tập Nếu dứt hết là diệt. Nếu các hành có quả hữu lậu, là nói khổ. nghĩa là tất cả hành hữu lậu đều từ trong nhân sinh ra thì cũng sẽ tác động đến tất cả tai họa khốn khổ, thế nên, hết thảy hành đều gọi là khổ đế. Nếu có nhân là tập, nghĩa là tất cả hành hữu lậu đều nói là nhân. Vì lý do này, nên hết thảy hành đều gọi là tập đế. Như một cô gái, vừa gọi là mẹ, cũng gọi là thiếu nữ, chỉ có trước và sau. Như vậy, hành hữu lậu cũng vừa gọi là khổ đế, cũng vừa gọi là tập đế, vì đã sinh và sẽ sinh. Nỗi đau khổ đã chấm dứt, gọi là diệt, nghĩa là tất cả hành hữu lậu đều dứt trừ, dừng nghỉ, gọi là diệt đế. Nếu có hành vô lậu Đó gọi là đạo đế Đạo đế đó, hai việc Thấy vướng, biết vi tế. Nếu có hành vô lậu, phải gọi là đạo đế, nghĩa là hết thảy hành vô lậu đều gọi là đạo đế. Vì sao? Vì lúc đã dứt khổ, đều là Đạo. Hỏi: Vì sao gọi là đế? Đáp: Vì Đế kia, có hai việc, vì hai việc này nên gọi là đế. Vì tự tướng chân thật, không điên đảo, và vì nhận thấy tự tướng đó mà được ý không điên đảo. Hỏi: Như nhân trước, quả sau. Vì sao, Đức Thế Tôn trước nói quả, rồi sau mới nói nhân? Đáp: Thấy sự vướng mắc là biết nguyên nhân vi tế. Mặc dù Thánh Đế có nói trước tập, sau khổ, là trước tu đạo, sau mới được diệt, nhưng lẽ ra trước nên thấy khổ đế, sau thấy tập đế. Như vậy, trước nên thấy diệt đế, rồi sau mới thấy đạo đế. Vì sao? Vì khổ thì to, tập thì nhỏ, diệt thì thô, cạn, mà đạo thì rất vi tế, sâu xa. Thế nên, Đức Thế Tôn trước nói khổ đế, sau mới nói tập đế, trước nói diệt đế sau mới nói đạo đế. Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn quả Thánh Sa-môn, quả này có bao nhiêu thứ? Đáp: Quả Thánh có sáu thứ Hơn hết ở chín địa Thứ ba ở sáu địa Hai đều nương vị lai. Thánh quả có sáu thứ, nghĩa là sáu thứ bốn quả Sa-môn, năm ấm vô lậu và số duyên diệt. Hỏi: Bốn quả Sa-môn thuộc về địa nào? Đáp: Hơn hết là ở chín địa, hơn hết là quả Vô trước (A-la-hán) là thuộc về chín địa. Bốn thiền căn bản, ba Vô sắc, Vị lai và Trung gian. Thứ ba ở sáu địa, nghĩa là quả Bất hoàn thuộc về sáu địa, đầy đủ bốn thiền, vị lai và trung gian, không phải Vô sắc, vì không có Pháp trí. Thứ hai đều dựa vào vị lai, nghĩa là quả Tu-đà-hoàn và Tu-đà- hàm đều thuộc về thiền vị lai, do chưa lìa sự ham muốn. Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn đạo: Khổ không phải là đạo nhanh chóng, khổ là đạo nhanh chóng, niềm vui là đạo không nhanh chóng, niềm vui là đạo nhanh chóng. Tướng của bốn đạo này ra sao? Đáp: Các pháp từ tín, hành Tưởng chậm: không phiền não Các pháp từ pháp hành Tưởng nhanh không phiền não. Các pháp từ tín, hành, tưởng chậm không phiền não, nghĩa là pháp vô lậu từ tín hành không phải nhanh chóng, do thuộc về nhóm căn độn nên chậm. Nếu thọ nhận căn này, thì phải biết đến lúc có được niềm tin và sự giải thoát thì mới giải thoát, vì thọ nhận cũng đồng với căn độn. Các pháp từ pháp hành, tưởng nhanh không phiền não. nghĩa là pháp vô lậu xuất sinh từ pháp hành, là thuộc về chúng có căn cơ nhạy bén, cho nên nhanh chóng. Nếu thọ nhận căn cơ nhạy bén này phải thấy biết, đến bất thời giải thoát, vì thọ nhận cũng đồng thời với lợi căn này. Trong địa thiền căn bản Biết giả gọi tưởng vui Vô ích và khó được Ngoài ra là tưởng khổ. Biết giả gọi là tưởng vui, trong địa của thiền căn bản, nghĩa là căn cơ nhạy bén và pháp của căn độn, chậm lụt trong bốn thiền căn bản, gọi là vui với đạo. Vì sao? Vì đạo chỉ quán nên đạt được hành vui. Vì ít và khó được, ngoài ra, đều là tưởng khổ: nghĩa là địa khác gồm nhiếp vô lậu là tưởng khổ. Vì sao? Vì ít. Đạo chỉ trong thiền trung gian, thiền vị lai ít, và quán trong Vô sắc cũng ít, nên rất khổ. Vì hoàn toàn khó được và vì ít, nên nói là khổ. Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn tịnh không hư hoại, là đối với Phật tịnh không hư hoại, đối với Giới, Pháp, Thánh Tăng tịnh không hư hoại. Việc này thế nào? Đáp: Tự giác, pháp Thanh văn Giải thoát cũng nhân khác Tin thanh tịnh vó cấu Giới Thánh và quyết định. Tự giác, pháp của Thanh văn, sự giải thoát cũng là nhân khác, với đức tín thanh tịnh không có cấu uế, nghĩa là tự giác là Phật. Đức Phật đó thuộc về quả Vô trước. Công đức vô học là pháp của Phật. Đối với pháp này, nếu có niềm tin vô lậu, thì nói là đã được thanh tịnh không hư hoại, đối với Đức Phật và dó nhiên đã chứng quả Thanh văn. Và công đức của Hữu học, vô học kia được gọi là pháp Thanh văn. Đối với pháp này, nếu có niềm tin vô lậu, thì đối với tăng, được gọi là sự thanh tịnh không hư hoại. Niềm tin vô lậu trong Niết-bàn và những pháp hữu vi khác, như tin tưởng ở khổ đế, tập đế. Tin tưởng ở công đức vô lậu của Bồ-tát, tin tưởng vào pháp Hữu học, Vô học, Bích-chi-Phật thì gọi là được tịnh không hư hoại đối với pháp. Giới của Thánh, là giới vô lậu. Đây là nói sự thanh tịnh không hư hoại đối với giới. Hỏi: Vì sao gọi là tịnh không hư hoại? Hoàn toàn là vô lậu, không phải hữu lậu? Đáp: Đạt được quyết định! Đấy là sự quyết định, vì sinh từ trong chính kiến, nên là tưởng vô lậu, giới vô lậu và định vô lậu. Niềm tin hữu lậu, là niềm tin bị phá hoại vì bất tín. Giới hữu lậu, là giới đã bị phi giới phá bỏ, do vậy, không quyết định, còn vô lậu không hư hoại cho đến đời sau, là do sự quyết định, nên tịnh không hư hoại, là hoàn toàn vô lậu. Hỏi: Đức Thế Tôn nói: Tu định có bốn: Có khi tu định, được yên vui trong hiện pháp. Có khi tu định, được tri kiến. Có khi tu định, được tuệ phân biệt. Có khi tu định, được dứt hết lậu. Tướng của tu định này ra sao? Đáp: Sơ thiền nếu có thiện Nói hiện pháp là vui Nếu biết việc sống, chết Đó gọi là tri kiến. Nếu Sơ thiền có điều thiện, nói hiện pháp là niềm vui: nghĩa là Sơ thiền tịnh và Sơ thiền vô lậu có khả năng được ở trong niềm vui hiện pháp. Nếu biết được sanh tử thì gọi là tri kiến, nghĩa là sanh tử trí thông là nói tri kiến của tu định cùng nương vào năm ấm. Tuệ phân biệt phải biết Mong cầu các công đức Kim Cương dụ, bốn thiền Đó gọi là lậu tận. Tuệ phân biệt, phải biết mong cầu được các công đức. nghĩa là phương tiện sinh ra công đức, gọi là giới cõi Dục. Công đức của nghe, nghó, tu là tất cả pháp thiện của cõi Sắc, cõi Vô sắc. Tất cả pháp hữu vi, vô lậu, hết thảy đều là tu định phân biệt tuệ. Bốn thiền, định Kim Cương dụ được gọi là lậu tận. Kim Cương dụ gọi là tâm học sau cùng. Cùng tương ưng, cùng có thuộc về Tứ thiền, là nói tu định lậu tận. nghĩa là gì? Đấy là Đức Như Lai đã tự nói. Hỏi: Đức Thế Tôn nói về bốn như ý túc, bốn chính đoạn và bốn ý chỉ. Các pháp đó cũng cần nói về tướng chăng? Đáp: Các pháp thiện hữu vi Cầu phương tiện đẳng khởi Phật nói như ý túc Cũng hiện chính ý đoạn. Các pháp hữu vi thiện, mong cầu phương tiện đều khởi, Phật nói như ý túc, nghĩa là mong cầu phương tiện đẳng khởi, thì như trước kia đã tu định tuệ phân biệt, nói là tất cả như ý túc, là đồ đựng thừa như ý. Cũng thể hiện chính ý đoạn, nghĩa là tất cả công đức này gọi là chính đoạn. chính đoạn là ý chỉ Bốn Thánh chủng cũng vậy Nói có sức nghó sinh Do bậc Thánh kia nói. chính đoạn kia cũng là ý chỉ, tức là pháp chính đoạn này cũng nói là ý chỉ. Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn Thánh chủng, bốn Thánh chủng này như thế nào? Đáp: Bốn Thánh chủng cũng vậy, tức là chính pháp này cũng gọi là bốn Thánh chủng. Hỏi: Vì sao hết thảy công đức này đều gọi là ý chỉ, chính đoạn, như ý túc, của Thánh chủng? Đáp: Vì có sức suy nghó mà phát sinh, lời bậc Thánh kia nói. Các pháp này được gọi là định, vì sức lo nghó nảy sinh, do định phát sinh, nên gọi là như ý túc. Tinh tiến vì nhờ sức suy nghó phát sinh, nên nói là chính đoạn. Sự nhớ nghó, vì nhờ sức suy nghó sinh khởi, nên gọi là ý chỉ. Sự ít ham muốn và biết đủ là, do sức suy nghó sinh ra, nên gọi là của Thánh chủng. Đã cùng phân biệt phẩm Đạo, nay sẽ nói về tự tướng: Tịnh tín, tinh tiến niệm Hỷ, tuệ, và ỷ giác Hộ (xả), suy nghó, giới, định Pháp này là phẩm đạo. Mười pháp này được nói là phẩm đạo, chẳng phải pháp nào khác. Trong đó, Tín là Tín căn, Tín lực. Tinh tiến là bốn chính đoạn. Căn Tinh tiến, căn Tinh tiến, Lực Tinh tiến, giác chi là chính phương tiện. Niệm (sự nhớ nghó) là Niệm căn, Niệm lực, Niệm giác chi, chính niệm. Hỷ, là Hỷ giác chi. Tuệ là bốn ý chỉ, Tuệ căn, Tuệ lực tuệ, Trạch pháp, Giác chi, chính kiến là chính kiến. Ỷ (khinh an) là Ỷ giác chi. Hộ (xả) là Hộ giác chi. Tư duy là chính chí. Giới là chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng. Định là bốn như ý túc: Định căn, Định lực định, Định chi giác, chính định. Hỏi: Vì sao pháp này lại phân biệt có nhiều thứ như vậy? Đáp: Xứ phương tiện, một ý Độn căn và lợi cănKiến đạo, tư duy đạo Phật nói ba bảy phẩm. Xứ: chính niệm, được lập trong duyên, nên gọi là ý chỉ. Phương tiện: Là phương tiện chân chính, nên gọi là chính đoạn. Một ý: Vì lập một ý, nên gọi là như ý túc. Sự yếu kém, chậm lụt: ý được nên nói là Căn. Căn cơ nhạy bén: Ý của căn cơ nhạy bén mà được, nên gọi là lực. Thấy đạo: Vì thấy đạo mà được nên gọi là chi đạo. Tư duy đạo: Vì đạo tư duy mà được nên gọi là Giác chi. Vì đây là phân biệt sự, nên Đức Phật nói ba mươi bảy phẩm, vì mười pháp sự này, nên Đức Phật nói ba mươi bảy phẩm. Hỏi: Phẩm đạo này thuộc về địa nào? Đáp: Nhị thiền vị lai thiền Là nói ba mươi sáu Tam, Tứ (thiền), ba mươi lăm Trung gian thiền cũng vậy. Thiền thứ hai, vị lai, là nói ba mươi sáu: nghĩa là thiền thứ hai không có chính chí, thiền vị lai không có Hỷ giác chi. Ngoài ra, còn có ba mươi bốn, ba mươi lăm. Thiền trung gian cũng vậy, nghĩa là thiền thứ ba, thiền thứ tư và thiền trung gian đều không có Hỷ giác chi, không có chính chí, ngoài ra thì có. Sơ thiền, nói tất cả Ba không, ba mươi mốt Trên hết hai mươi mốt Cõi Dục hai mươi hai. Thứ nhất là nói tất cả, nghĩa là Sơ thiền có đủ ba mươi bảy. Ba không có ba mươi mốt, nghĩa là có ba mươi mốt trong ba không. Hỷ, chính chí (chính tư duy), chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, thân ý chỉ, trong đó không có pháp khác. Trên hết có hai mươi mốt: Phi tưởng Phi phi tưởng xứ không có bảy giác, tám đạo và ý chỉ của thân. Cõi Dục có hai mươi hai: Trừ chi giác, chi đạo, ngoài ra là có. Hỏi: Đức Thế Tôn nói: Có bốn cách ăn: Ăn vốc, ăn bằng xúc chạm, ăn bằng ý suy nghó, ăn bằng sự nhận thức. Những cách ăn này là thế nào? Đáp: Đoàn thực, trong các ăn Ba cách ăn cõi Dục Thức, Tư và Cánh lạc (xúc) Ăn ấy là hữu lậu. Đoàn thực: Ăn bằng nắm vốc, trong các cách ăn, là ba cách ăn ở cõi Dục, nghĩa là ăn vốc ở cõi Dục có ba cách: Dùng hương vị, xúc để trừ bỏ cơn đói khát, nên nói là ăn. Nhận thức, suy nghó, cánh lạc (xúc) gọi là ăn. Nói là hữu lậu; nghĩa là thức hữu lậu, lo nghó hữu lậu, xúc hữu lậu gọi là ăn. Có nghĩa gì? Vì đời sau cứ tiếp nối nhau không dứt, nên gọi là ăn. Hỏi: Đức Thế Tôn nói Tam-ma-đề: Không, Vô Nguyện, Vô Tướng. Tam-ma-đề này thực hành bao nhiêu hành? Vô nguyện có mười hành Hai hành là định Không Bốn hành trong hạnh Thánh Nói là định Vô tướng. Vô nguyện có mười hành: Tam-ma-đề vô nguyện thực hành mười hành: Hành vô thường, khổ hạnh, bốn hành tập đế, bốn hành đạo đế. Hai hành là định Không: nghĩa là Tam-ma-đề Không, hai hành không và hành vô ngã. Bốn hành trong hạnh Thánh, được gọi là định vô tướng: Bốn hành của diệt đế là Tam-ma-đề vô tướng. Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn điên đảo: Đối với vô thường tưởng có thường, tâm tưởng điên đảo, điên đảo thấy điên đảo. Khổ có tưởng vui, bất tịnh có tưởng tịnh, phi ngã có tưởng là ngã. Tâm tưởng điên đảo, điên đảo thấy điên đảo, những điên đảo này, pháp nào là đoạn, pháp thế nào là tính? Hiểu rõ thấy khổ dứt, Bốn thứ là điên đảo Tất cả thấy ba tính Bỏ kiến nói chính kiến. Hiểu rõ thấy khổ dứt bốn thứ đều là điên đảo, nghĩa là tất cả bốn thứ điên đảo do thấy khổ mà dứt, đều lấy làm chỗ hành khổ. Tất cả tính ba kiến gọi là bỏ kiến, chính kiến: Tức điên đảo là tính kiến của ba kiến. Trên hết trong ba kiến chấp, tức là nói điên đảo. Thân kiến là nói chấp ngã, vì ngã là ngã kiến. Biên kiến là chấp có thường và đoạn, trộm kiến thì bất tịnh chấp là tịnh. Những kiến chấp đó, là chỗ của tất cả hành khổ. Và do tính của kiến mà chấp có tâm, tưởng và kiến chấp làm cho rối loạn, nên gọi là tâm tưởng điên đảo, điên đảo thấy điên đảo, nhưng không phải tính điên đảo. Hỏi: Đức Thế Tôn nói có rất nhiều kiến, sáu mươi hai kiến là đứng đầu, thì thuộc kiến nào? Đáp: Tất cả kiến đều thuộc về năm kiến, thân kiến là đứng đầu. Hỏi: Làm sao biết được? Đáp: Chê bai sự chân thật Đó gọi là tà kiến Không thật chấp là thật Hai kiến này và trí. Chê bai sự chân thật, điều đó là tà kiến, nghĩa là kiến chấp chê bai pháp chân thật cho là không. Chẳng hạn như nói: Không có bố thí, không có trai giới, không có nói pháp. Tất cả lối nói như vậy đều gọi là tà kiến. Không phải thật mà chấp là thật, hai kiến này và trí: nghĩa là ngã kiến không chân thật trong năm ấm. Quán ngã là có thật, gọi là thân kiến. Nó không phải lạc, tịnh chân thật, mà thấy là lạc tịnh, đó là kiến chấp. Trộm kiến và các tà trí khác, đều do tư duy mà dứt. Như ban đêm, thoáng thấy một pho tượng người bằng gỗ , rồi cho là kẻ trộm! Thấy tịnh là trộm giới Không nhân chấp là nhân Thọ biên, nói thấy này Nhưng đoạn diệt có thường. Thấy tịnh là trộm giới, không phải nhân, chấp là nhân: Pháp này không phải là nhân pháp kia mà chấp là nhân. Kiến chấp như vậy gọi trộm giới, như khổ hạnh đến giải thoát. Thọ nhận một bên, gọi kiến này là dựa vào đoạn diệt mà có thường. Thấy việc vô thường, chấp là thường, đấy là chấp có thường. Nhân duyên tiếp nối nhau, không nhận biết rồi chấp là đoạn, đó là chấp đoạn, gọi là thọ lãnh biên kiến. Đặt ra các chê bai Do dựa vào hai bên Nếu có việc chuyển hành Là chính kiến nên đoạn. Đặt ra các chê bai, gọi là tà kiến. Nếu tà kiến đó, chê bai khổ, là do thấy khổ mà dứt. Nếu chê bai tập, thì do thấy tập mà dứt. Nếu chê bai diệt, thì do thấy diệt mà dứt. Nếu chê bai đạo thì do thấy đạo mà dứt. Thân kiến lập ra khổ ngã là ngã, là thấy khổ mà dứt. Trộm kiến, đặt ra chấp khổ là vui, là do thấy khổ mà dứt. Nếu tập là thấy tập mà dứt. Nếu chấp diệt, là thấy diệt mà dứt. Không thọ lãnh chính pháp, nên thấy diệt mà dứt. Đạo cũng như vậy. Nếu giới trộm hoạt động ở chỗ hữu lậu, là do thấy khổ mà dứt. Nếu hoạt động ở chỗ vô lậu, là do thấy đạo mà dứt. Chấp đoạn diệt, chấp thường còn, thì cũng do thấy khổ mà dứt. Năm ấm hiện có, là thọ đoạn diệt mà chấp là thường không phải không hiện. Trong đây là đã phân biệt tất cả các kiến. Hỏi: Đức Thế Tôn nói hai mươi hai căn, các căn này thế nào? Đáp: Các giới ở bên trong Thân ba, và mạng căn Căn này dựa sống chết Do bậc Thánh nói ra. Các giới ở bên trong, là mắt, tai, mũi, lưỡi, ý. Thân ba, nghĩa là thân căn có ba thứ: Là thân căn, nam căn, nữ căn. Mạng căn: Mạng căn thứ chín, căn này là chỗ nương dựa của sự sống, chết. Do bậc Thánh nói ra: nghĩa là chín căn này làm nơi nương dựa của sinh tử, nên nói gốc chúng sinh, là tư tưởng về sự sống chết. Các phiền não từ thọ Tin đầu dựa thanh tịnh Chín căn gọi vô lậu Ba căn dựa vào đạo. Các phiền não từ thọ: nghĩa là với căn vui, căn khổ, căn mừng, căn lo và căn hộ (xả), thì các thọ này đều bắt nguồn từ các phiền não này nên nói là gốc. Tín đứng đầu, dựa vào thanh tịnh, nghĩa là tín căn, tinh tiến, niệm, định, tuệ căn, đều dựa vào đó mà giải thoát, nên gọi là gốc. Chín căn gọi vô lậu, là ba căn dựa vào đạo, nghĩa là niềm tin đứng đầu năm căn, ba thọ và ý căn, như vô lậu dựa vào đạo, nên gọi là gốc. Tín hành, pháp hành thuộc về đạo, là căn chưa biết, tư duy thuộc về đạo là căn đã biết. Vô học thuộc về đạo là căn không biết. Hỏi: Trong các căn này, có bao nhiêu thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thuộc cõi Vô Sắc? Đáp: Cõi Dục bốn, thiện tám Chủng tính sắc có bảy Các tâm sở, có mười Một tâm, tuệ, đã nói. Cõi Dục có bốn: Là nam căn, nữ căn, khổ căn, ưu căn là hoàn toàn thuộc cõi Dục. Ngoài ra, như đã nói trong phẩm giới. Thiện có tám: Tín căn đứng đầu trong năm căn và ba vô lậu. Chủng tính của sắc có bảy, nghĩa là sắc căn có bảy: Là năm sắc căn, nam căn và nữ căn. Ngoài ra không phải sắc. Hỏi: Có bao nhiêu tâm tính, bao nhiêu số của tâm tính, có bao nhiêu không phải tâm tính và có bao nhiêu không phải số của tâm tính? Đáp: Các tâm sở: Mười đức tin, đứng đầu trong năm căn và năm thọ. Nhất tâm, tuệ đã nói ấy là Ý căn. Căn khác, không phải tâm tính, không phải là số tâm tính. Hỏi: Có bao nhiêu căn có báo, căn không có báo? Đáp: Một và mười có báo Là do tuệ nói ra Mười ba căn có báo Thấy thật là phân biệt. Một là ưu căn nhất định có báo, vì hoàn toàn là thiện, bất thiện. Trong hiện tại, khởi phương tiện, là không từ sinh báo, không phải oai nghi, không phải nghề khéo, là do không phải vô ký, nên hoàn toàn có báo. Và mười căn có báo, là do người tuệ đã nói, nghĩa là đức tin đứng đầu trong năm căn, nói hữu lậu thì có báo, vô lậu thì không có báo. Ý căn và ba thọ là vô ký và vô lậu thì không có báo. Thiện, bất thiện khác là có báo. Khổ căn gọi là vô ký thì không có báo, ngoài ra căn khác thì có báo. Hỏi: Có bao nhiêu căn là báo, bao nhiêu căn không phải báo? Đáp: Mười ba là báo, trông thấy thật, nghĩa là phân biệt, trong mười ba căn, hoặc tính là báo, hoặc không phải sắc căn, bảy mạng căn, ý căn và bốn thọ, pháp vô ký, nghĩa là sinh ra trong thiện, bất thiện, nên có báo. Hỏi: Lúc sinh lần đầu tiên có bao nhiêu căn được báo trước? Đáp: Hai, sáu, bảy, tám căn Lúc đầu có được báo Trong Dục có tưởng báo Cũng sáu và trên một. Hai hoặc sáu, bảy, tám căn, nghĩa là lúc đầu thì có thể được báo, dần dần mới thành căn, như các loài sinh bằng trứng, sinh nơi ẩm ướt, sinh bằng thai, là ngay từ đầu có hai căn sinh là thân căn và mạng căn. Loài hóa sinh, vô hình có sáu căn: Năm sắc căn và mạng căn. Loài một hình có bảy loài hai hình có tám căn. Trong Dục có tưởng về báo: Đấy là hoàn toàn nói chúng sinh của cõi Dục. Cũng có sáu và cõi trên có một căn, nghĩa là lúc sinh lần đầu ở cõi Sắc được sáu căn, cõi Vô Sắc có một căn. Bấy giờ, hoàn toàn là tâm cấu uế, đấy là do trên hoàn toàn cấu uế mà được pháp tâm, tâm sở, chứ không phải báo. Hỏi: Lúc chết có bao nhiêu căn được xả sau cùng? Đáp: Bốn xả tám và chín Hoặc lại xả đến mười Lúc chết dần dần diệt Thiện xả đều thêm năm. Bốn xả tám và chín, hoặc lại xả đến mười, lúc chết dần dần diệt: nghĩa là các tâm vô ký dần dần qua đời, sau cùng mới xả bốn căn: Thân, ý, mạng và xả căn . Vô hình: Tâm vô ký trong lúc chết, xả tám căn. Một hình: Xả chín, hai hình xả mười. Thiện, xả thì mỗi căn đều tăng thêm năm, nghĩa là tâm thiện của người đó, cộng thêm tín đứng đầu trong năm căn. Như vậy, cõi Sắc, Vô Sắc tùy thuộc vào căn có thể được, cũng như vậy. Hỏi: Có bao nhiêu căn do thấy đạo mà dứt, do tư duy mà dứt và không có dứt? Đáp: Hai dứt, bốn không dứt Hai thứ căn có sáu Ba vi diệu không dứt Là tư duy khác dứt. Hai dứt, bốn không dứt, tức là bốn căn do thấy đạo mà dứt, do tư duy mà dứt. Bốn không dứt là ý căn và ba thọ. Hai thứ căn có sáu: Là Tín căn đứng đầu năm căn và Ưu căn. Ba vi diệu không dứt: nghĩa là ba vô lậu là không dứt. Nói khác tư duy khác dứt, là chín căn, do tư duy mà dứt. Mạng căn… tám và khổ căn. Đã nói về các Khế kinh, bây giờ sẽ nói: Về môn. Hỏi: Đức Thế Tôn nói sáu thức: Nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân và ý thức, các thức này biết pháp nào? Nếu chấp nghĩa các căn Là năm thứ tâm giới Thọ nhận tất cả pháp Đó là ý thức giới. Nếu chấp nghĩa các căn là năm thứ tâm giới, là danh nghĩa năm thứ sắc, là năm thức biết, nhãn thức biết sắc, cho đến thân thức, biết xúc, thọ nhận tất cả pháp, đó là giới ý thức, nghĩa là ý thức biết hết thảy các pháp. Cảnh giới này là tất cả các pháp. Hỏi: Có mười pháp tương ưng, không tương ưng với cõi Dục, tương ưng, không tương ưng với cõi Sắc, tương ưng, không tương ưng với cõi Vô Sắc, tương ưng, không tương ưng với hữu vi, vô lậu. Vô vi có hai thứ là thiện và vô ký. Trong đấy, nên dùng trí phân biệt. Cảnh giới của mỗi trí có bao nhiêu pháp? Đáp: Phải nên biết năm pháp Là cảnh giới pháp trí Trí vị tri là bảy Cảnh giới tha tâm, ba. Năm pháp, nên biết là cảnh giới của pháp trí, nghĩa là năm pháp là cảnh giới của pháp trí. Tương ưng, không tương ưng với cõi Dục, là vô vi thiện, tương ưng, không tương ưng với vô lậu. Trí vị tri là bảy, nghĩa là cảnh giới của trí vị tri có bảy pháp, là vô vi thiện tương ưng, không tương ưng với vô lậu và cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Cảnh giới của tha tâm là ba, nghĩa là cảnh giới của trí tha tâm có ba pháp tương ưng với cõi Dục, cõi Sắc và vô lậu. Trí hữu lậu có mười Cảnh giới nhân quả sáu Trí giải thoát một pháp Đạo hai, trí khác chín. Trí hữu lậu có mười, đó là trí hữu lậu là đẳng trí. Vì tất cả cảnh giới của mười pháp là cảnh giới của tất cả pháp. Cảnh giới nhân quả có sáu, đó là khổ trí và tập trí là sáu pháp của cảnh giới, tương ưng, không tương ưng với ba cõi. Trí giải thoát có một pháp, nghĩa là cảnh giới diệt trí có một pháp là chỉ có thiện vô vi. Đạo có hai nghĩa là cảnh giới đạo trí có hai pháp tương ưng, không tương ưng với hữu vi, vô lậu. Nói trí khác có chín: nghĩa là Tận trí, Vô sinh trí khác có chín pháp của cảnh giới, trừ vô vi, vô ký của cảnh giới đó, gọi là trí giải. Phiền não ở địa mình Định sử ở địa mình Khắp tất cả là chủng Đều thuộc loại sử kia. Phiền não ở địa mình, định, sử địa mình, nghĩa là các phiền não cõi Dục sai khiến ở cõi Dục. Các phiền não của Phạm Thế đã sai khiến ở Phạm thế. Như vậy, đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ đều phải biết. Khắp tất cả là chủng, đều tùy thuộc ở loại sử kia, nghĩa là thông suốt tất cả cùng khắp hay không thông suốt tất cả cùng khắp, các phiền não sai khiến thì tùy ở chủng loại mà chung cho tất cả cùng khắp, cũng với chủng loại khác. Như thân kiến do thấy khổ mà dứt, trong đó, khổ đế đã dứt hết thảy sử sai khiến và thấy tập mà dứt nên chung cho tất cả. Như vậy, cho đến mạng căn, do tư duy mà dứt. Tư duy này dứt tất cả đối tượng sai khiến và chung cho tất cả. Phiền não ba cõi định Định tồn tại ba cõi Hai cõi cần phải biết Một cõi cũng như vậy. Phiền não cõi nhất định, chắc chắn tồn tại ở ba cõi, nghĩa là pháp thuộc về ba cõi chắc chắn ở khắp ba cõi, ở đó tất cả là sử đối tượng sai khiến của ba cõi. Như ý căn, nhất định tồn tại ở ba cõi, trong đó tất cả là sử đối tượng sai khiến. Hai cõi cần nên biết, nghĩa là pháp thuộc về hai cõi thì nhất định ở hai cõi, trong đó hết thảy là sử, đối tượng sai khiến của hai cõi, tùy thuộc vào cõi mà có thể được, như giác quán thì nhất định ở cõi Dục, cõi Sắc, trong đó, cõi Dục cõi Sắc là tất cả sử, đối tượng sai khiến. Một cõi cũng giống như vậy, nghĩa là pháp nhất định ở một cõi, trong cõi này, tất cả sử đối tượng sai khiến. Như căn ưu thì nhất định ở cõi Dục, trong đây cõi Dục là tất cả sử đối tượng sai khiến. Phật nói Khế kinh này Là chỉ rõ các pháp Thức, trí và các sử Phân biệt ba môn này. Nếu trong Khế kinh của Phật nói các pháp là ba môn, thì lẽ ra chia làm: Môn thức, môn trí, môn sử. Như nghĩa của năm căn trong Dục, hữu là sự nhận biết của sáu thức, bốn thức của cõi Sắc, trừ tỷ thức, thiệt thức, vì sự tương ưng, không tương ưng nên biết bảy trí, vì năm chủng loại đều là sử của đối tượng của sử ở cõi Dục, cõi Sắc. ----------------------- <詞>Phẩm 9: PHẨM TẠP Đã nói về phẩm Khế kinh, bây giờ nói về phẩm Tạp. Đã nói tùy, tương ưng Mỗi mỗi phân biệt pháp Các nghĩa phức tạp trên Nay nói lược khéo nghe, Có duyên cũng tương ưng Có hành hoặc nương dựa Pháp tâm và tâm sở Là nói đồng một nghĩa. Pháp tâm và tâm sở, đó gọi là khác nhau. Một duyên của tất cả hành nên nói là có duyên. Vả lại, tương ưng lẫn nhau nên nói là tương ưng. Vì sự cảnh giới hành nên nói là hành. Vì nương dựa mà sinh, nên nói là nương dựa. Duyên sinh cũng là nhân Có nhân và hữu vi Nói xứ, có đường đi Có quả nên phải biết. Đấy gọi là sự khác nhau trong pháp hữu vi: Do dựa vào duyên nên nói là duyên. Vì sinh từ cái khác, nên nói là nhân. Do dựa vào nhân, nên nói là có nhân. Do dựa vào tạo tác mà có, nên nói là hữu vi. Vì sử dụng nhiều phương tiện, khéo léo chỉ rõ, nên nói là Xứ. Vì căn cứ vào con đường ở quá khứ, hiện tại, vị lai, nên nói là đường đi. Và vì có sự chuyển biến thành quả, nên nói là có quả. Có ác cũng ẩn mất Cấu uế và thấp hèn Thiện, hữu vi và tập Cũng gọi là tu học. Có điều ác cũng ẩn mất, cấu uế và thấp hèn: nghĩa là điều bất thiện và pháp vô ký ẩn mất, đấy gọi là sự khác nhau. Vì không thể nói lên sự thiết lập trong đồng nhóm, nên nói là có ác. Vì bị phiền não che lấp, nên nói là ẩn mất. Vì bị phiền não làm cấu uế nên nói là cấu uế. Tâm thường thô bỉ, nên nói là thấp hèn. Vì không có trí, tối tăm, rối loạn, nên nói là đen tối. Thiện, hữu vi và tập, nghĩa là pháp hữu vi thiện gọi là sự khác nhau. Vì sinh trong tuệ, nên nói là thiện. Lúc thực hành, vì được công đức và có thể làm, nên nói tập và tu. Đã nói về tâm tương ưng hành, bây giờ nói tâm bất tương ưng hành. Không tư tưởng, hai định Cũng chủng loại chúng sinh Cú thân, vị, danh thân Mạng căn và pháp đắc. Tất cả tính phàm phu Và bốn tướng các pháp Chẳng sắc, không tương ưng Gọi là hành hữu vi. Không có tư tưởng là sinh cõi trời vô tưởng, pháp tâm, tâm sở không sanh khởi. Hai định là định Vô tưởng và định Diệt tận. Định Vô tưởng gọi là nhàm chán sanh tử, tưởng đến sự giải thoát, do tâm tiếp nối nhau của Tứ thiền đã dứt trong một lúc. Định Diệt tận gọi là chán ghét việc mệt nhọc, nên tưởng tượng đến sự dừng nghỉ. Vì tâm của Phi tưởng phi phi tưởng được nối tiếp nhau, được cắt đứt trong một lúc. Cũng là chủng loại chúng sinh: nghĩa là chỗ sinh đã sinh, chúng sinh ở nơi này nương dựa và tâm giống nhau. Câu là danh từ hợp với lời đã nói, như việc đã làm, không phải thường mà cho là pháp thịnh suy. Vị: Câu hợp với việc, nói rộng như bài kệ và Khế kinh. Danh từ: Chữ hội thuyết nghĩa. Như: Mạng căn thường nói, nghĩa là căn và các đại v.v… đều nối tiếp nhau, không dứt. Đắc: Thành tựu các pháp không bỏ. tính của phàm phu: Chưa thọ nhận sự chính chứng và lìa bỏ Thánh pháp, là tính của phàm phu. Tất cả bốn tướng: Sinh, trụ, già, vô thường. Không phải sắc: Tất cả các này pháp như đã nói trên, đều chẳng phải sắc, chẳng phải thuộc về sắc. Không tương ưng, là không có duyên. Nói là hành hữu vi, vì là hữu vi tạo tác, nên nói là hành hữu vi. Hỏi: Trong hành hữu vi này, có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký? Đáp: Thiện hai, ba thứ năm Bảy lẽ ra vô ký Hai ở sắc, nên biết Một ở địa Vô Sắc. Thiện hai là định vô tưởng và định diệt tận. Ba thứ có năm là đắc, sinh, già, trụ, vô thường. Thiện trong thiện, bất thiện trong bất thiện, vô ký trong vô ký. Bảy lẽ ra vô ký, là bảy vô ký, là chủng loại của chúng sinh ở cõi trời Vô Tưởng. Câu, vị, danh, mạng là tính sẵn có của phàm phu. Hỏi: Trong bảy vô ký này, có bao nhiêu thuộc cõi Dục, bao nhiêu thuộc cõi Sắc, bao nhiêu thuộc cõi Vô Sắc? Đáp: Hai ở cõi Sắc phải biết, một ở địa Vô Sắc, hai ở cõi Sắc phải biết, nghĩa là định Vô Tưởng và trời Vô Tưởng là cõi Sắc. Một ở địa Vô Sắc nghĩa là định Diệt tận ở cõi Vô Sắc. Hai cõi nói ở ba Chúng sinh khác ở ba cõi Hữu lậu, vô lậu, năm Ngoài ra, định hữu lậu. Hai cõi nói ở ba, nghĩa là câu, vị, danh cũng có ở cõi Dục, cũng có ở cõi Sắc, không có ở cõi Vô Sắc, vì lìa bỏ lời nói. Nói chúng sinh khác ở tại ba cõi, nghĩa là mạng, chủng loại của chúng sinh, đã có được tính của phàm phu sẵn có và bốn tướng chung ở ba cõi. Trong đây có bao nhiêu là hữu lậu, bao nhiêu là vô lậu? Đáp: Hữu lậu, vô lậu có năm, ngoài ra, định hữu lậu có Năm: nghĩa là đắc, sinh, già, trụ, vô thường. Ở hữu lậu trong hữu lậu, ở vô lậu trong vô lậu. Ngoài ra là định hữu lậu, nghĩa là tất cả các định hữu lậu khác. Hỏi: Đấy là lìa Thánh pháp, giả gọi là phàm phu vô ký trong ba cõi, việc này thế nào là xả, thế nào là dứt? Đáp: Trong tâm vô lậu đầu Thánh không thành tựu xả Phàm phu trôi các cõi Lúc lìa dục dứt hết. Thánh không thành tựu xả trong tâm vô lậu lúc đầu, nghĩa là trong tâm vô lậu thứ nhất lúc được Thánh pháp, là được bất thành tựu xả. Phàm phu bị trôi dạt trong các cõi, nghĩa là lúc trôi dạt trong các cõi, là nơi mạng chung xả bỏ xứ sở đó, là nơi sinh thì ở xứ sở đó, được vô ký. Lúc xa lìa dục thì dứt hết, nghĩa là hết thảy địa phàm phu sẳn có, nếu địa này lìa dục, thì bấy giờ dứt được tính phàm phu. Đã nói về tâm bất tương ưng hành, nay sẽ nói: Về vô vi Ba pháp vô vi là pháp số duyên diệt, phi số duyên và hư không, ở trong số duyên diệt: Là giải thoát các phiền não. Căn cứ ở số duyên diệt này, nên pháp hữu lậu được lìa phiền não và giải thoát. Do sức của số duyên, nên sức trí tính toán, so sánh sự việc có mà không, gọi là số duyên diệt, tướng không gây trở ngại, gọi là hư không, nghĩa là không trở ngại sắc, đó là hư không. Các pháp nhiều duyên sinh Cũng nương dựa với duyên Không đủ, nên không sinh Diệt này không phải sáng. Tất cả pháp hữu vi đều từ các duyên sinh ra, nếu không có duyên thì không sinh. Như nhãn thức phải nương vào mắt, dựa vào sắc, dựa vào hư không, dựa vào ánh sáng, nương dựa vào đất, dựa vào sự vắng lặng. Nếu tất cả yếu tố này, cùng hòa hợp chung, thì được sinh. Ngoài ra nếu không đủ thì không sinh được. Như cơn buồn ngủ sẽ sinh bất cứ lúc nào cho mắt, bấy giờ, việc khác không đủ thì nhãn thức sẽ không được sinh. Nhãn thức kia, đáng lẽ phải sinh mà không sinh. Mắt đã sinh rồi, sẽ không bao giờ sinh nữa, vì đã lìa duyên này, có vị lai, thì không còn sẽ sinh. Nhãn thức nọ sinh khởi, hội đủ việc sai trái, không hòa hợp, là phi số duyên diệt. như vậy, tất cả hành phải biết hết. Đã nói về vô vi, nay sẽ nói: Về nguyên nhân của vô vi Hỏi: Pháp hữu vi được gọi là nhân. Trong đấy, thế nào là nhân? Thế nào là không nhân? Đáp: Nhân trước dường như tăng Hoặc đều nương dựa sinh Hai nhân và một duyên Gọi hoàn toàn đã sinh. Nhân trước dường như tăng, nghĩa là pháp sinh trước và sinh sau giống nhau, tương tự như nhân chuyển biến tăng thêm, như khéo ở địa mình, khéo ở nhân thiện và nhân giữa, nhân trên, nhân giữa thì ở giữa và nhân trên thì ở trên, chỉ có nhân trên. Lúc pháp hành thì vẫn có sự an trụ, có sự gia tăng, cuối cùng không giảm bớt. Do vậy, nên không phải vì nhân mềm mỏng. Hoặc đều nương nhau mà sinh: nghĩa là hoặc nhân cùng sinh, như nhân tương ưng và nhân cùng có. Hai nhân và một duyên, nói là hoàn toàn đã sinh, nghĩa là nhân tự nhiên đã sinh, phải nói là nhân, trước chẳng phải không sinh, nghĩa là nhân sau và chưa sinh, nghĩa là không có trước sau. Nếu có, thì lẽ nên tùy lúc mà sinh, không từ nhân, nhưng không như vậy cho nên không có tất cả. Nhân cùng khắp cũng như vậy và thứ lớp duyên. Hỏi: Báo này là số chúng sinh hay không phải ø số chúng sinh? Hỏi: Báo là số chúng sinh. Báo, nghĩa là trong pháp số chúng sinh, mà nói chẳng phải không là số chúng sinh. Vì sao? Vì số chúng sinh, nghĩa là không có sự cùng chung, vì không phải là số chúng sinh có chung, cho nên chẳng phải báo. Hỏi: Pháp của quả này như thế nào? Đáp: Là quả giải thoát hữu vi, là quả của hết thảy pháp tính hữu vi, hết thảy do nhân duyên, cho nên giải thoát vô vi cũng nên nói là quả của đạo. Hỏi: Pháp có duyên, thế nào là hành duyên? Đáp: Có duyên, nghĩa là pháp có chung duyên. Là tương ưng, là có chung hành trong một duyên, không khác nhau. Hỏi: Hành ở chỗ nào? Đáp: Hành ở cảnh giới khác, hành ở cảnh giới khác, không phải tự tính, là lìa hành của mình và duyên khác nhau. Hỏi: Pháp tâm, tâm sở, có xứ sở hay không có xứ sở? Đáp: Không có xứ sở. Vì sao? Vì nhân phổ biến, nhân phổ biến sinh pháp tâm, tâm sở nhân hai mắt, sinh ra một thức. Nếu có chỗ ở, thì lẽ ra, phải ở trong một mắt, vì là một thức. Nếu vậy, thì mắt thứ hai, lẽ ra không thấy sắc, mà vẫn thấy! Vì thế, nên không phải ở trong một mắt. Như thế, tất cả đều biết, và nếu như vậy thì không có chỗ ở. Hỏi: Đức Thế Tôn nói tâm giải thoát như thế nào? Tâm giải thoát là quá khứ, vị lai hay hiện tại? Đáp: Lúc sinh, lúc đạo giải thoát sinh là giải thoát. Vì sao? Vì lúc đạo giải thoát sinh, thì các phiền não diệt, cho nên lúc sinh là giải thoát. Hỏi: Có phải lúc sinh là dứt phiền não không? Đáp: Lúc đạo diệt, diệt kiết Người tuệ sáng đã nói. Lúc đạo diệt là đã dứt trừ các phiền não, chứ không phải lúc đạo sinh. Vì sao? Vì lúc đạo sinh là vị lai, mà đạo ở vị lai thì không thể làm việc. Chính vì lý do này, nên lúc đạo vô ngại diệt, thì dứt mọi phiền não, lúc đạo giải thoát sinh thì giải thoát. Hỏi: Đức Thế Tôn nói có ái, không có ái, có bao nhiêu thứ có ái, bao nhiêu thứ không có ái? Đáp: Có ái, có năm thứ Không có, một tướng riêng. Có ái có năm thứ. Có ái, gọi là đối với sự vật sinh, bất sinh. Nếu ái, đó gọi là có ái. Năm thứ ái này, do khổ dứt mà thấy tập, diệt, đạo dứt và tư duy dứt. Không có một tướng riêng, là không có ái, gọi là đã thấy dứt. Vui với đoạn, đó gọi là không có ái, đó hoàn toàn là tư duy dứt. Vì sao? Vì từ thấy ái, mới tư duy dứt. Đấy là hành không chuyển biến, trong sự nối tiếp nhau, vì chấp ái, chẳng phải, nên tư duy dứt. Hỏi: Đức Thế Tôn nói có ba cõi: Cõi dứt, cõi không có sự ham muốn và cõi diệt, tướng của các cõi này thế nào? Ái xứ phiền não khác Diệt tận là ba cõi. Ái cắt đứt, là cõi không có sự ham muốn, chỗ dứt là cõi diệt, phiền não khác dứt là cõi dứt. Hỏi: Với mười tâm là thiện, cấu uế, vô ký của cõi Dục, thiện, cấu uế, vô ký của cõi Sắc, thiện, cấu uế, vô ký và vô lậu của cõi Vô Sắc. Tâm này có bao nhiêu sự cấu uế có thể được trong tâm, bao nhiêu thiện có được trong tâm, bao nhiêu vô ký trong tâm? Đáp: Tâm cấu uế có mười Lời chính giác đã nói Trong tâm thiện có sáu Vô ký tức vô ký. Tâm cấu uế có mười, là lời đấng chính giác đã nói, nghĩa là cõi mười tâm được hết thảy trong tâm cấu uế và thiện, cấu uế, vô ký của ba cõi là lúc địa trở lại. Lúc tất cả đều được sự thối lui được vô lậu của tâm này. Trong tâm thiện có sáu: nghĩa là trong tâm thiện có sáu tâm. Thiện của cõi Dục, là do sự mong cầu học hỏi mà được và do hành vi của thân, miệng, và cũng là vô ký của tâm biến hóa, Vô ký của tâm biến hóa, thiện cõi Sắc. Tâm thiện và vô lậu, của cõi Vô Sắc. Vô ký tức vô ký, là tâm vô ký thì chỉ có được vô ký, vì yếu kém. Hỏi: Ở trước đã nói mười pháp trong phẩm Đạo. Trong phẩm Đạo này có tất cả bao nhiêu căn tính và bao nhiêu không phải căn tính? Đáp: Phẩm đạo có sáu pháp Phải biết đây là căn. Căn tính của sáu pháp trong đấy, đã có đức tin đứng đầu trong năm căn và hỷ căn. Ngoài ra, không phải điều mà căn có. Hỏi: Các pháp tương ưng với tự tính hay tính khác? Đáp: Tương ưng với các pháp Đây gọi là tính khác. Các pháp tương ưng với tính khác, chứ không phải với tự tính, không phải là tự tính đối với trợ bạn của tự tính. Hỏi: Nếu đây là giải thoát thì phải thế nào? Đáp: Trong duyên mở trói buộc Là lời Đại Tiên nói. Các phiền não ở trong duyên là sự ngu si, tức là phiền não, không khởi lên sự ngu si. Sự trói buộc ở trong duyên tức là ngay trong đó cởi mở. Không thể đem sự tương ưng để giải tỏa sự tương ưng, vì sao? Vì là không! Hỏi: Dứt phiền não, tức giải thoát là khác nhau phải không? Đáp: Đúng vậy! Vì nếu đã giải thoát, tức là đã dứt phiền não rồi. Hỏi: Có khi nào đã dứt phiền não rồi, mà không phải là giải thoát chăng? Đáp: Có. Vì đôi khi đã cắt đứt dây phiền não, thì lại bị trói buộc nữa. Thấy đạo và tư duy, trí khổ đã sinh, tập trí chưa sinh. Thấy khổ mà dứt, là phiền não sẽ bị dứt, nhưng thấy tập mà dứt, thì phiền não lại trói buộc. Tư duy như vậy là đã cắt đứt tất cả chủng, lại làm duyên lẫn nhau. Hỏi: Thấy bốn chân đế, được tịnh không hư hoại là thế nào? Đáp: Hai giải thoát, ba đế Bốn do thấy chính đạo Phát khởi tín thanh tịnh Tu tập ở hai đời. Hai sự giải thoát ở ba đế, nghĩa là quán khổ, tập, diệt, được pháp thanh tịnh không hư hoại, niềm tin tương ưng với trí khổ tập, diệt. Đó gọi là được thanh tịnh không hư hoại và là giới của Thánh. Bốn do thấy chính đạo, hưng khởi niềm tin thanh tịnh, nghĩa là lúc thấy đạo có đủ được bốn. Hỏi: Tu bao nhiêu đời? Đáp: Tu tập hai đời. Các pháp được tu ở hai đời: Tu hành ở hiện tại, tu hành ở vị lai, đều được tu. Hỏi: Tâm với pháp hành chung như thế nào? Đáp: Tất cả pháp tâm sở Nói là tâm hành chung Tướng này và pháp khác Tạo tác cần phải biết. Tất cả pháp tâm sở, được gọi là tâm cộng hành, nghĩa là tất cả pháp tâm sở được gọi là tâm hành chung, vì gần với tâm. Tướng của tâm này, tức là tâm này có bốn tướng: Sinh, trụ, già, vô thường, vì cũng gần với tâm. Và pháp khác là tướng của pháp tâm sở khác cũng là tâm hành chung. Sự tạo tác cũng cần phải biết: nghĩa là không có sự dạy răn, như trước đã nói. Hỏi: Thế nào là pháp dứt? Đáp: Là dứt các pháp hữu lậu, vì tất cả pháp hữu lậu đều dứt do lẫn lộn điều ác. Hỏi: Thế nào là biết pháp? Đáp: Biết các hữu lậu không có cấu uế và vô lậu, là Nhất thiết tri pháp, là cảnh giới của Nhất thiết trí. Hỏi: Thế nào là pháp xa? Đáp: Quá khứ, vị lai là nói xa, vì là việc không làm. Hỏi: Thế nào là pháp gần? Đáp: Pháp khác gọi là gần, vì gần với hiện tại, vì việc đã làm xong, vì được nhanh chóng gần với vô vi. Hỏi: Thế nào là pháp định? Đáp: Vô gián, nghiệp không cứu Và các hạnh vô lậu Người tuệ nói là định. Năm nghiệp Vô gián thì chắc chắn phải đọa địa ngục. Hành vô lậu cũng là định, tất nhiên sẽ đến quả giải thoát. Nghiệp khác thì không định. Hỏi: Thế nào là kiến xứ? Đáp: Kiến xứ tất nhiên là hữu lậu. Kiến xứ của tất cả pháp hữu lậu, là xứ sở của năm kiến. Hỏi: Nếu thành tựu căn thì thành tựu bao nhiêu căn? Đáp: Nói có mười chín căn Là thành tựu rất nhiều Thành tựu ít nhất tám Hiểu rõ căn đã nói. Nói có mười chín căn là thành tựu nhiều nhất, nghĩa là thành tựu mười chín căn là nhiều nhất, như hai hình và người đủ căn, chưa lìa bỏ sự mong muốn thấy đế. Thành tựu ít nhất là tám căn, hiểu rõ căn đã nói, nghĩa là thành tựu tám căn, như không đủ thân căn, đoạn căn thiện và phàm phu sinh trong cõi Vô Sắc. Hỏi: Có bao nhiêu thứ cánh lạc (xúc)? Đáp: Có năm thứ: Thêm, có đối, vô minh Trong đó nói về xúc, Thánh đạo đều có hai Hưng khởi lên thành quả. Xúc tương ưng với ý thức, là nói tăng xúc. Năm thức tương ưng xúc, đó gọi là xúc có đối. Xúc cấu uế là nói xúc vô minh. Xúc vô lậu, là nói xúc của minh. Hữu lậu không phải là xúc cấu uế, là nói xúc của chẳng phải minh, chẳng phải vô minh. Hỏi: Đạo nào đắc quả? Là đạo vô ngại hay đạo giải thoát? Đáp: Thánh đạo có cả hai, có khả năng hưng khởi thành quả, cả hai đạo, đều đắc quả: Cởi mở sự ràng buộc. Được giải thoát. Đó là hai đạo thành quả. Hỏi: Sự không chấp mắc trụ ở tâm nào để nhập Niết-bàn? Đáp: Không vướng mắc trong tâm, là được Niết-bàn vô vi. Không vướng bận tất cả việc, không có tạo tác, không có làm gì, không có mong cầu được an trụ. Từ trong tâm quả báo đó, mà nhập Niết-bàn. Hỏi: Có bao nhiêu hữu? Đáp: Sinh hữu và tử hữu Căn bản cũng ở giữa. Sinh hữu tức là lúc ấm mới sinh, nên gọi là sinh hữu. Tử hữu tức là ấm lúc chết, gọi là tử hữu. Căn bản hữu, tức là trừ sinh hữu và tử hữu. Ấm ở khoảng giữa, gọi là căn bản hữu. Trung hữu, nghĩa là ấm có chỗ đến, gọi đó là Trung hữu. Hỏi: Nói có sự nhàm chán, có sự lìa bỏ ham muốn. Thế nào là nhàm chán? Thế nào là lìa bỏ ham muốn? Đáp: Các trí ở nhân khổ Nhẫn này tu nhàm chán Diệt dục được vô dục Nói phổ biến trong bốn. Các trí ở nhân khổ, nhẫn này tu ở sự nhàm chán. nghĩa là nếu trí và nhẫn duyên với khổ, tập là nói nhàm chán tu hành, nhàm chán xứ sở. Dập tắt ham muốn thì được vô dục. Nói khắp trong bốn, tức là trí và nhẫn trong bốn đế, nên mới nói: Lìa bỏ ham muốn, có công năng dứt bặt ham muốn. --------------------- <詞>Phẩm 10: LUẬN Oai nghi, không oai nghi Nếu lìa rồi lại được Không do đấy đến hơn Người năng quyết định đáp. Đáp: Có, từ Vô Sắc sinh sắc Lúc chứng được quả Thánh Tất cả lìa các ác Pháp hữu vi tịnh lành. Được rồi mà không tu? Đáp: Có, lúc lui sụt được quá khứ Đạo giả lúc hưng khởi Chưa xa lìa các ác Giải thoát lìa bỏ ác. Xin đáp rồi nhất định? Đáp: Có, là tu ở đương lai Sáng mặt chiếu phiền não Lúc hưng khởi ra định trong Sơ thiền thanh tịnh. Đạt được đọa suy thoái? Đáp: Có, quả vô trước tu và huân tu Từng trong đạo kiến đế Có được các pháp thiện Pháp này cũng có duyên Bậc thánh không thấy duyên? Đáp: Có, khi trong cõi Dục tu hành đẳng trí Quả trí tuệ hữu lậu Xa lìa công đức tịnh Không lìa từ nơi ý Đây cũng là quả kia? Đáp: Có, tâm biến hóa ở cõi Dục. Khi trụ đạo vô ngại Thành tựu được các diệt Các phiền não từ đó Chẳng như vô lậu kiến? Đáp: Có, lúc tu học các thần thông. Có kiết không giải thoát Người không nhơ thì được Không dứt trừ phiền não Gọi đó, vô cấu hết. Đáp: Có, khi từ trong ánh sáng mà Sinh lên Phạm thiên. Có địa vô lậu tịnh Chưa từng được, đã được Không lìa dục, chẳng lui Không dựa vào kiến đạo? Đáp: Có khi lìa sắc, dục mà chứng ngộ, được đạo tư duy Vô Sắc vô lậu. Vả chưa được các pháp Mà chứng được pháp này Không xả nó không được Nếu người biết thì đáp? Đáp: Có. Phẩm tâm vô lậu thứ nhất khác được công đức vô lậu khác, xả việc của phàm phu. Ngoài ra, tất cả đều không được.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 98