<經 id="n1548">LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM (SỐ 1 ~30) HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN BÀI TỰA LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM Thích Đạo Tiêu soạn. A-tỳ-đàm, đời Tần dịch là Vô tỷ pháp, xuất xứ từ tám âm, do bậc Á thánh nói ra, lời văn tuy đơn giản nhưng có công năng thành tựu tuệ mạng đầy đủ, xem trọng việc cứu giúp rộng khắp, thần yếu không gì sánh bằng, thật là gió nhẹ của Kỳ-hoàn, đường rộng để về các dòng, nhưng sau thời Phật thì thế gian tối tăm, tranh chấp bến bờ khác nhau, hoặc có ngã có pháp, hoặc vô ngã có pháp, trái ngược với thuần phong, thiếu mất Thánh đạo. Có Xá-lợi-phất giác ngộ cao sâu huyền diệu, thần cơ che phủ, công đức đầy đủ, trí tuệ chiếu soi, vị này cho là thị phi sanh khởi, đạo lớn sắp ẩn, đã gọi là Tượng pháp, nhiệm vụ càng mang, cho nên gom nhóm kinh pháp đã đích thân nghe Phật nói, trước là xét ngừa, ngăn dứt dòng tà, giúp giảng nói pháp hóa, cho nên nói là kinh. Trước lập chương để nêu gốc, sau rộng bày để nói nghĩa, gọi là thể của nghĩa có bốn, là phần hỏi, phần chẳng phải hỏi, phần nhiếp tương ưng, phần tựa. Phần hỏi là gửi lời gõ kích, rõ ràng ứng hội; phần chẳng phải hỏi là nhờ vận im lặng mà thông, chỉ tuyên bày pháp tướng; phần nhiếp tương ưng là bao gồm tự tha, giải thích chẳng phải tướng là vô; phần tựa là xa nói nhân duyên để làm sáng tỏ tính không, tính không sáng tỏ thì trái với mê. Chẳng phải tướng là vô thì tướng hưng khởi dụng, pháp tướng được tuyên bày thì tôi quán dứt, ứng hội thì cùng cực không sót, bốn thể đầy đủ, nghĩa hai đế đầy đủ, nên gọi là pháp Vô tỷ. Kinh này trước nêu ra A-tỳ-đàm, tuy lời văn dung thông mà ý chỉ đều khác chế, lại dùng tự không để làm sáng tỏ tông cực, có khả năng lấy được sự sang trọng khi giàu có, để lại khuôn phép cho nghìn đời, làm sáng tỏ kinh điển ở phương xa, bốn chúng đều kính ngưỡng, đó là khiến cho người tuần hữu bị mê hoặc vọng kiến, người vừa được giáo hóa thì khởi sự xao động phải làm hưng thịnh rạng rỡ ngay, cho nên đầu mối sót của tông mờ tối được sáng tỏ, trở về chỗ khế hợp với pháp luân. Kinh này nêu rõ nhiều đời, nước linh thấm tận phía Tây, thuần giáo tràn đến đất Mân. Cửa huyền mở cửa ra ở Đông lãnh, chỉ có Thiên vương đời Tần, giúp đở con cháu bậc Thánh. Căn cơ mờ tối nêu ở đã qua, thật tướng kết quả ở Hoàng cực, công đức của vua ứng hợp, mở mang Tam bảo, nghe kinh này cật vấn, mộng tưởng suy nghó, dù nói là xa vằng vặc nhưng cảm đến thì càng động, gom nhóm nghĩa học của các Sa-môn người Thiên-trúc như Đàm-ma-da-xá, Ưu-đàm-quật-đa v.v…, đi đến đất Tần, đã khế hợp tâm xưa, cùng nhau nói về lý kinh, khởi lời trong sạch ở ngôi thành danh xưa, cùng nhau nói về lý kinh, khởi lời trong sạch ở ngôi thành danh giáo, rãi các cực vi ở cảnh tự vô siêu việt phơi phới, thành vận đến phương ngoại rất đổi ảm đạm, che giấu sự thật của khen ngợi. Bấy giờ, vua ban chiếu mời truyền dịch, nhưng được tương thừa thiên triết của Trung Hoa, từ ngữ của Đạo bậc thánh cung kính, vị huyền diệu xa dòng, khéo độ vực sâu cùng cực, giữ thể làm sáng tỏ ý chỉ, bèn khen ngợi việc ấy. Kinh điển sư vốn thuộc lòng, thành thật tuyên bày, cẩn thận đầy đủ. Vào niên hiệu Hoằng Thỉ thứ chín đời Tần, Sư sai gửi thư tiếng Phạm, đến năm thứ mười liền nhận lời mời xuất hiện. Nhưng vì ý thú kinh nhiệm mầu cao xa, chẳng thể luống khai mở mà khế hợp. Nếu kia đây không lónh ngộ nhau mà ủy thác cho người dịch thì e rằng chỗ quan trọng của bến cầu sẽ chưa cùng tận điều thiện. Mãi đến năm thứ mười sáu, các Sư dịch kinh dần quen với tiếng đời Tần khiến họ tự tuyên dịch, Hoàng Trữ đích thân quản lý nên rõ cả lời lẽ, ý vị. Lại khi vừa hết thì sau đó đã ghi chép, tức lại trình lên bên trong. Ở trên giao phó cho rất phiền phức nặng nề, thọ lãnh chỉ quy, cho nên nhờ người giỏi văn trau chuốt, người giỏi nghĩa biên tập hiệu đính mãi đến năm thứ mười bảy mới rồi. Nếu là công phu ngoài văn là chỗ khéo léo của khế hội tốt đẹp. Thật chẳng có thềm bậc, chưa thể biết rõ, đồng thời tìm kiếm các kinh, xem xét các luận, chỗ hay đẹp mới lạ tự tuyên bày trong văn, chỉ thật có pháp trụ. Nếu có trong ngoài vẫn bắt nguồn từ đại thể, dùng cả hữu vô, văn sâu xa dồi dào, ý chỉ nghĩa lý hiển rõ, đây thật là chỗ dứt mất của Hữu bộ, không còn lối đi của Đại thừa, chỗ y cứ đã đạt lúc trước, đáng được sự kính ngưỡng của đàn hậu tiến. Nêu phải gần chất, tông không bằng xa, tình chưa thể thôi dứt. Tham cứu kinh sách này hy vọng cảm thông chân thành, lại mong đề tựa, mong các bậc Hiền triết tha thứ cho chỗ sơ sót. ----------------------- LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v… <卷>QUYỂN 1 <詞>Phẩm 1: PHẨM NHẬP CỦA PHẦN VẤN Hỏi: Có bao nhiêu nhập? Đáp: Có mười hai nhập. Hỏi: Mười hai nhập gồm những gì? Đáp: Sáu nhập trong, sáu nhập ngoài. Thế nào là sáu nhập trong? Đáp: Đó là Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập. Đây gọi là sáu nhập trong. Thế nào là sáu nhập ngoài? Đó là sắc nhập, thanh nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, pháp nhập. Đây gọi là sáu nhập ngoài. Sáu nhập trong, sáu nhập ngoài như thế, gọi là mười hai nhập. Hỏi: Thế nào là nhãn nhập? Đáp: Nhãn căn, gọi là nhãn nhập. Hỏi: Thế nào là nhãn nhập? Đáp: Giới của nhãn, gọi là nhãn nhập. Hỏi: Thế nào là nhãn nhập? Đáp: Như mắt thuộc về phần của (Ngã) thâu tóm các sắc tịnh được tạo do bốn đại ở quá khứ, hiện tại, vị lai, đó gọi là nhãn nhập. Hỏi: Thế nào là nhãn nhập như mắt thuộc về phần của ngã? Đáp: Là sắc tịnh ở quá khứ, hiện tại, vị lai, đó gọi là nhãn nhập. Hỏi: Thế nào là nhãn nhập thuộc về phần Ngã? Là sắc đã thấy, nay thấy, sẽ thấy không nhất định. Như các sắc, ánh sáng thuộc về phần Ngã đã đến, nay đến, sẽ đến không nhất định. Đó gọi là nhãn nhập. Hỏi: Thế nào là nhãn nhập? Đáp: Là các sắc đã đối với mắt thuộc về phần Ngã, đã đối, nay đối, sẽ đối không nhất định. Nếu mắt không trở ngại tức là Nhãn nhập, là nhãn căn là nhãn giới. Tức gọi là ruộng, là vật, là cổng, là chứa cất, là đời, là tịnh, là suối, là biển, là rót vào, là cháy nám, là dòng xoáy, là ghẻ lở, là trói buộc, là mắt, là nhập vào phần ngã, là bờ bên này, là nhập vào trong, mắt thấy sắc, đây gọi là nhãn nhập. Nhó, tỷ, thiệt, thân nhập cũng như thế. Hỏi: Thế nào là ý nhập? Đáp: Ý căn, đây gọi là ý nhập. Hỏi: Thế nào là ý nhập? Đáp: Thức ấm, đây gọi là ý nhập. Hỏi: Thế nào là ý nhập? Đáp: Tâm, ý, thức, sáu thức thân, bảy thức giới, đây gọi là ý nhập. Hỏi: Thế nào là ý nhập? Đáp: Nếu thức quá khứ, vị lai, hiện tại, trong ngoài thô tế, kém hơn, xa, gần, đây gọi là ý nhập. Hỏi: Thế nào là sáu thức thân? Đáp: Nhãn thức, thân, nhó, ý thức thân, tỷ thức thân, thiệt thức thân, thân thức thân, ý thức thân. Hỏi: Thế nào là nhãn thức thân? Đáp: Duyên mắt, duyên sắc, duyên ánh sáng, duyên tư duy. Do bốn duyên này sinh ra thức, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đó gọi là nhãn thức thân. Hỏi: Thế nào là nhó thức thân, tỷ thức thân, thiệt thức thân, thân thức thân, ý thức thân? Đáp: Vì duyên ý, duyên pháp, duyên tư duy. Do ba duyên này, nên thức đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đây gọi là thân ý thức. Đó gọi là sáu thức thân. Hỏi: Thế nào là bảy thức giới? Đáp: Nhãn thức Giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới và ý giới. Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới? Đáp: Nếu thức là chủ nhãn căn, cảnh giới của sắc đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đây gọi là nhãn thức giới. Hỏi: Thế nào là nhó giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, thức giới? Đáp: Nếu thức là chủ thân căn, cảnh giới của xúc, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đây gọi là thân thức giới. Hỏi: Thế nào là ý giới? Đáp: Ý biết pháp, nghó đến pháp. Như tâm ban đầu đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đây gọi là ý giới. Hỏi: Thế nào là ý thức giới? Đáp: Nếu thức tương tự, không lìa cảnh giới kia và tâm tương tự khác, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đây gọi là ý thức giới. Đó gọi là bảy thức giới. Hỏi: Thế nào là thức quá khứ? Đáp: Nếu thức đã diệt, đó gọi là thức quá khứ. Hỏi: Thế nào là thức vị lai? Đáp: Nếu thức chưa sinh, chưa xuất, đây gọi là thức vị lai. Hỏi: Thế nào là thức hiện tại? Đáp: Nếu tâm sinh chưa diệt, đây gọi là thức hiện tại. Hỏi: Thế nào là nội thức? Đáp: Nếu thức cảm nhận, đây gọi là nội thức. Hỏi: Thế nào là ngoại thức? Đáp: Nếu thức không cảm nhận, đây gọi là ngoại thức. Hỏi: Thế nào là thức thô? Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Dục, đây gọi là thức thô. Hỏi: Thế nào là thức tế? Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô Sắc, hoặc không lệ thuộc, đây gọi là thức tế. Hỏi: Thế nào là thức thấp kém? Đáp: Nếu thức bất thiện, sẽ có báo của pháp bất thiện. Nếu thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vì không vừa ý, đây gọi là thức thấp kém. Hỏi: Thế nào là thức cao đẹp? Đáp: Nếu thức thiện, sẽ có báo của pháp thiện, nếu thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vì vừa ý, đây gọi là thức cao đẹp. Hỏi: Thế nào là thức xa? Đáp: Nếu căn của các thức xa, rất xa nhau, không gần, không gần bên cạnh, đây gọi là thức xa. Hỏi: Thế nào là thức gần? Đáp: Nếu các thức gần nhau, rất gần nhau, gần bên cạnh, đây gọi là thức gần. Hỏi: Thế nào là sắc nhập? Đáp: Giới sắc, đây gọi sắc nhập. Hỏi: Thế nào là sắc nhập? Đáp: Tùy hành tướng của sắc, đây gọi là sắc nhập. Hỏi: Thế nào là sắc nhập? Đáp: Nếu sắc có thể thấy, có đối, được nhãn thức nhận biết, đây gọi là sắc nhập. Hỏi: Thế nào là sắc nhập? Đáp: Như pháp nghiệp của sắc nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như: sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, vẻ tuyệt đẹp, không phải vẻ tuyệt đẹp, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, hoặc tâm thiện, hoặc bất thiện hoặc tâm vô ký, (thân giáo) sanh khởi như đi, lại, co duỗi, xoay chuyển… Hoặc các sắc ngoài được nhãn thức nhận biết như: sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, tía, thô tế dài ngắn tròn vuông, nước đất liền ánh sáng, ảnh, khói, mây, sương mù, khí, ánh sáng, bóng tối và sắc ngoài khác, được nhãn thức nhận biết, đây gọi là sắc nhập. Hỏi: Thế nào là thanh nhập? Đáp: Giới thanh, đây gọi là thanh nhập. Hỏi: Thế nào là thanh nhập? Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được nhó thức nhận biết, đây gọi là thanh nhập. Hỏi: Thế nào là thanh nhập? Đáp: Nếu pháp nghiệp của thanh nhập, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã, như: tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, của thân mọi tiếng nhiệm mầu, không phải mọi tiếng nhiệm mầu, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, được tập hợp khởi lên do tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô ký, thể hiện ở miệng (miệng giáo) như âm thanh, ngôn ngữ… Hoặc các tiếng ngoài được nhó thức nhận biết như: tiếng tù và (vỏ ốc), tiếng trống to, tiếng trống nhỏ, tiếng đàn tranh, tiếng đàn sắt, tiếng bạt đồng, tiếng múa, tiếng ca, tiếng kỹ nhạc, tiếng buồn bã, tiếng nam, tiếng nữ, tiếng người, tiếng phi nhân, tiếng chúng sinh, tiếng phi chúng sinh, tiếng đi, tiếng đến, tiếng xúc chạm nhau, tiếng gió, tiếng mưa, tiếng nước, tiếng các đại va đập vào nhau, và tiếng ngoài khác, đều là đối tượng mà nhó thức nhận biết, đây gọi là thanh nhập. Hỏi: Thế nào là hương nhập? Đáp: Giới hương, đó gọi là hương nhập. Hỏi: Thế nào là hương nhập? Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được tỷ thức nhận biết, đây gọi là hương nhập. Hỏi: Thế nào là hương nhập? Đáp: Nếu pháp nghiệp của hương nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã: mùi thơm, không phải mùi thơm, của thân mùi hương mềm dịu, không phải mùi hương mềm dịu, mùi hương vừa ý, không phải mùi hương vừa ý. Hoặc mùi hương bên ngoài, được tỷ thức nhận biết, như mùi hương của rễ cây, hương của lõi cây, hương của nhựa cây, hương của vỏ cây, mùi hương của hoa, của lá, của quả, mùi hương tốt, không phải mùi hương tốt và các hương ngoài khác đều được nhận tỷ thức nhận biết, đây gọi là hương nhập. Hỏi: Thế nào là vị nhập? Đáp: Giới vị, đây gọi là vị nhập. Hỏi: Thế nào là vị nhập? Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được thiệt thức nhận biết, đây gọi là vị nhập. Hỏi: Thế nào là vị nhập? Đáp: Nếu pháp nghiệp của vị nhập, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như: Lưỡi nếm vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước dãi, đàm. Hoặc vị ngoài được thiệt thức nhận biết, như các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước cất, và các vị ngoài khác, đều được thiệt thức nhận biết, đây gọi là vị nhập. Hỏi: Thế nào là xúc nhập? Đáp: Xúc giới, gọi là xúc nhập. Hỏi: Xúc nhập là gì? Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được thân thức nhận biết, đây gọi là xúc nhập. Hỏi: Thế nào là xúc nhập? Đáp: Nếu pháp, nghiệp của xúc nhập, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như: lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm và cảm xúc ngoài khác được thân thức nhận biết như: lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm và các xúc ngoài khác. Đây gọi là xúc nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập? Đáp: Pháp giới là pháp nhập. Hỏi: Pháp nhập là gì? Đáp: Thọ, tưởng, hành ấm, nếu sắc không thể thấy, không có đối, hoặc là vô vi, đây gọi là pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập? Đáp: Thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ, giải thoát, vô tham, vô sân, vô si, thuận tín, hối, không hối, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, tâm trừ, tín, dục, không buông lung, tâm niệm định, xả, nghi, bố, sử, sinh, già chết, mạng, kiết, định Vô tưởng, đắc quả, định Diệt tận, thân, miệng, phi giới, vô giáo hữu lậu, thân miệng hữu lậu vô giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận, phi trí duyên tận, pháp quyết định trụ duyên, trí Không xứ, trí Thức xứ, trí bất dụng xứ, trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Đây gọi là pháp nhập. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng phải sắc? Đáp: Mười nhập có sắc, một nhập chẳng phải sắc, một nhập có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là mười nhập có sắc? Đáp: Đó là nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, sắc nhập, thanh nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, đây gọi là mười sắc. Hỏi: Thế nào là một nhập chẳng phải sắc? Đáp: Ý nhập, đây gọi là một nhập chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là gọi một nhập có hai phần, hoặc sắc hoặc chẳng phải sắc? Đáp: Pháp nhập là một nhập có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là sắc của pháp nhập? Đáp: Là thân, miệng phi giới, vô giáo, thân, miệng, giới hữu lậu, vô giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, đây gọi là sắc của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là chẳng phải sắc của pháp nhập? Đáp: Thọ, tưởng, cho đến định Diệt tận, trí duyên tận, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đây gọi là chẳng phải sắc của pháp nhập. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu thứ có thể thấy, bao nhiêu thứ không thể thấy? Đáp: Một nhập có thể thấy, mười một nhập không thể thấy. Hỏi: Thế nào là một nhập có thể thấy? Đáp: Sắc nhập, đây gọi là một nhập có thể thấy. Hỏi: Thế nào là mười một nhập không thể thấy? Đáp: Chín sắc nhập, ý nhập và pháp nhập, đó gọi là mười một nhập không thể thấy. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu thứ có đối, bao nhiêu thứ không đối? Đáp: Mười nhập có đối, hai nhập không có đối. Hỏi: Thế nào là mười nhập có đối? Đáp: Mười sắc nhập, đó gọi là mười nhập có đối. Hỏi: Thế nào là hai nhập không có đối? Đáp: Ý nhập, pháp nhập, đó gọi là hai nhập không đối. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu Thánh, bao nhiêu chẳng phải Thánh? Đáp: Mười nhập chẳng phải Thánh, hai nhập thì có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là mười nhập chẳng phải Thánh? Đáp: Mười sắc nhập, đây gọi là mười nhập chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là hai nhập có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh? Đáp: Ý nhập, pháp nhập, đây gọi là hai nhập có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu ý nhập hữu lậu, đây gọi là ý nhập chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu ý thức thọ ấm thì đây gọi là ý nhập chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu ý nhập phi học, phi Vô học, nhãn thức cho đến ý thức, đây gọi là ý nhập chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là ý nhập Thánh? Đáp: Nếu ý nhập vô lậu, gọi là ý nhập Thánh. Hỏi: Thế nào là ý nhập Thánh? Đáp: Nếu ý nhập tương ưng với tín căn, ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý nhập Thánh. Hỏi: Thế nào là ý nhập Thánh? Đáp: Nếu ý nhập học, Vô học, người học lìa kiết sử. Tâm Thánh nhập đạo Thánh, như Kiên tín, Kiên pháp, và người, đường khác, thấy được lỗi lầm của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ, tập, tận, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não, tu đạo, người kiến học như Tu-đà- hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ. Hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức chứng quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư- đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được Thánh pháp muốn được, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức chứng quả A-la-hán. Hoặc người thật, hoặc đường, hoặc ý giới, hoặc ý thức giới, đó gọi là ý nhập Thánh. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu pháp nhập hữu lậu, đó gọi là pháp nhập chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải Thánh? Đáp: Thọ thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm. Như sắc không thể thấy, không có đối, hữu lậu. Như không phải vô vi của bậc Thánh, đây gọi là pháp nhập chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải Thánh? Đáp: Là pháp nhập phi học, phi Vô học, thọ, tưởng cho đến định Vô tưởng. Bốn sắc đầu không phải là bảy vô vi của Thánh, đây gọi là pháp nhập chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là pháp nhập Thánh? Đáp: Nếu pháp nhập vô lậu, đây là pháp nhập Thánh. Hỏi: Thế nào là pháp nhập Thánh? Đáp: Nếu tín căn và pháp tâm sở tương ưng với tín căn, như pháp vô duyên, vô lậu, gọi là pháp nhập Thánh. Hỏi: Thế nào là pháp nhập Thánh? Đáp: Nếu pháp nhập học, Vô học, người học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu Kiên tín, Kiên pháp, và người ở đường khác, thấy được lỗi lầm của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ, tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não, tu đạo. Người kiến học, nếu trí quán đầy đủ của Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, hoặc địa trí, nếu quán tâm giải thoát, tức chứng quả Sa-môn, hoặc quả Tu- đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A- la-hán, chưa được pháp bậc Thánh, muốn được, trí quán đầy đủ hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, tức chứng quả A-la-hán. Nếu người thật, hoặc đường, hoặc thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm, xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận quyết định, đây gọi là pháp nhập Thánh. Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu? Đáp: Có mười nhập hữu lậu, hai nhập có hai phần hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hỏi: Thế nào là mười nhập hữu lậu? Đáp: Mười sắc nhập gọi là mười nhập hữu lậu. Hỏi: Thế nào là hai nhập có hai phần, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu? Đáp: Là ý nhập, pháp nhập, gọi là hai nhập có hai phần hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu? Hỏi: Ý nhập hữu lậu là gì? Đáp: Nếu ý nhập có ái, gọi là ý nhập hữu lậu. Hỏi: Ý nhập hữu lậu là thế nào? Đáp: Thức, thọ ấm, gọi là ý nhập hữu lậu. Hỏi: Ý nhập hữu lậu là gì? Đáp: Ý nhập phi học, phi Vô học, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập hữu lậu. Hỏi: Thế nào là ý nhập vô lậu? Đáp: Nếu ý nhập không có ái, gọi là ý nhập vô lậu. Hỏi: Thế nào là ý nhập vô lậu? Đáp: Nếu ý nhập tín căn tương ưng với ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập vô lậu. Hỏi: Thế nào là ý nhập vô lậu? Đáp: Như ý nhập học, hoặc Vô học, người học lìa kiết sử, cho đến tức chứng quả A-la-hán. Nếu người thật, hoặc đường, hoặc ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập vô lậu. Hỏi: Thế nào là pháp nhập hữu lậu? Đáp: Nếu pháp nhập có ái, đó là pháp nhập hữu lậu. Hỏi: Pháp nhập hữu lậu là thế nào? Đáp: Thọ thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm, như sắc không thể thấy, không có đối, có ái, gọi là pháp nhập hữu lậu. Hỏi: Pháp nhập hữu lậu là gì? Đáp: Nếu pháp nhập là thọ, tưởng của phi học, phi Vô học, cho đến định Vô tưởng, bốn sắc đầu, gọi là pháp nhập hữu lậu. Hỏi: Thế nào là pháp nhập vô lậu? Đáp: Nếu pháp nhập không có ái, đó gọi là pháp nhập vô lậu. Hỏi: Thế nào là pháp nhập vô lậu? Đáp: Nếu tín căn, pháp tâm sở tương ưng với tín căn, như pháp không duyên, không ái, đó gọi là pháp nhập vô lậu. Hỏi: Thế nào là pháp nhập vô lậu? Đáp: Nếu pháp nhập là học, hoặc Vô học, hoặc vô vi, người học lìa kiết sử, cho đến tức chứng quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc đường, hoặc thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, tâm trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm, xả, đắc quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận, phi trí duyên tận, pháp quyết định trụ duyên, trí Không xứ, trí Thức xứ, trí bất dụng xứ và trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đó gọi là pháp nhập vô lậu. Có ái, không ái; có cầu, không cầu; nên nhận lấy, không nên nhận lấy; có nhận lấy, không nhận lấy; có hơn, không hơn, cũng như thế. Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu thọ, bao nhiêu chẳng phải thọ? Đáp: Có năm nhập là thọ, bảy nhập có hai phần, hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là năm thọ? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, đó gọi là năm thọ. Hỏi: Thế nào là bảy nhập có hai phần, hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ? Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, ý nhập, pháp nhập, gọi là bảy nhập có hai phần, hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là sắc nhập thọ? Đáp: Nếu sắc nhập, nếu trong, gọi là sắc nhập thọ. Hỏi: Thế nào là sắc nhập thọ? Đáp: Nếu pháp nghiệp của sắc nhập, là báo do phiền não sinh ra, là thuộc về phần ngã sắc tốt đẹp của thân, sắc không phải tốt đẹp, vẻ tuyệt đẹp, không phải vẻ tuyệt đẹp, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm tiếp thọ khởi lên, (thân giáo) co duỗi, xoay chuyển đến đi v.v… gọi là sắc nhập thọ. Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải thọ? Đáp: Như sắc nhập ngoài, gọi là sắc nhập chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải thọ? Đáp: Nếu sắc nhập là thiện, bất thiện, vô ký thì không thuộc về phần ngã như: tâm thiện, tâm bất thiện, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên đi, lại, co, duỗi, xoay chuyển, hoặc sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, đó gọi là sắc nhập chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là thanh nhập thọ? Đáp: Nếu thanh nhập, thanh nhập trong, gọi là thanh nhập thọ. Hỏi: Thanh nhập thọ là thế nào? Đáp: Nếu pháp nghiệp của thanh nhập, là báo do phiền não sinh ra thuộc về phần ngã như: tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các tiếng hay, không phải các tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, được tâm tiếp thọ khởi lên, (miệng giáo) như âm thanh, ngôn ngữ… gọi là thanh nhập thọ. Hỏi: Thế nào là thanh nhập chẳng phải thọ? Đáp: Nếu thanh nhập ngoài, đó gọi là thanh nhập chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là Thanh nhập chẳng phải thọ? Đáp: Nếu thanh nhập là thiện, bất thiện, vô ký thì không thuộc phần của ngã như: tâm thiện, tâm bất thiện, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, được tâm nhóm họp khởi lên biểu hiện ở miệng (miệng giáo) như âm thanh, ngôn ngữ, hoặc như tiếng ngoài được nhó thức nhận biết, gọi là thanh nhập chẳng phải thọ Hỏi: Thế nào là hương nhập thọ? Đáp: Nếu hương nhập, hương nhập trong, đó gọi là hương nhập thọ. Hỏi: Hương nhập thọ là thế nào? Đáp: Nếu pháp nghiệp của hương nhập là báo do phiền não sinh ra, là phần thuộc về ngã, như thân có: Hương tốt đẹp, không có hương tốt đẹp, hương mềm dịu, không có hương mềm dịu, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, gọi là hương nhập thọ. Hỏi: Thế nào là hương nhập chẳng phải thọ? Đáp: Nếu hương nhập ngoài, hoặc hương ngoài được tỷ thức nhận biết: hương của rễ cây, hương của lõi cây, hương của keo cây, hương của vỏ cây, hương của lá, của hoa, của quả, hương thơm, không phải hương thơm, và hương ngoài khác, đều được tỷ thức nhận biết, gọi là hương nhập chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là vị nhập thọ? Đáp: Nếu vị nhập, vị nhập trong, gọi là vị nhập thọ. Hỏi: Vị nhập thọ là thế nào? Đáp: Nếu pháp nghiệp của vị nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như thân: Nếm chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là vị nhập thọ. Hỏi: Thế nào là vị nhập chẳng phải thọ? Đáp: Nếu vị nhập ngoài, hoặc vị ngoài được thiệt thức nhận biết, như chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước, nước cất, và vị ngoài khác đều được nhận thiệt thức nhận biết, đấy gọi là vị nhập chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là xúc nhập thọ? Đáp: Nếu xúc nhập thọ, đó gọi là xúc nhập thọ Hỏi: Thế nào là xúc nhập thọ? Đáp: Nếu pháp nghiệp của xúc nhập, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như thân: có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng mềm, gọi là xúc nhập thọ. Hỏi: Thế nào là xúc nhập chẳng phải thọ. Đáp: Nếu xúc nhập ngoài, được thân thức nhận biết, như lạnh, nóng, nặng, nhẹ, thô, tế, hoặc nhám, trơn, cứng, mềm, và thân xúc ngoài khác, được thân thức nhận biết, đó gọi là xúc nhập chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là ý nhập thọ? Đáp: Nếu ý nhập trong, đó gọi là ý nhập thọ. Hỏi: Ý nhập thọ là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của ý nhập là báo do phiền não sinh ra, là thuộc về phần ngã, nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là ý nhập thọ. Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải thọ? Đáp: Nếu ý nhập ngoài đó gọi là ý nhập chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải thọ? Đáp: Nếu ý nhập là thiện, bất thiện, vô ký, chẳng thuộc thuộc phần ngã từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là pháp nhập thọ? Đáp: Nếu pháp nhập trong, đó gọi là pháp nhập thọ. Hỏi: Pháp nhập thọ là thế nào? Đáp: Nếu pháp nghiệp của pháp nhập, là báo do phiền não sinh ra, là phần thuộc của ngã, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui vẻ, tiến, tín, dục, niệm, sợ hãi, sinh mạng, hữu lậu, tiến. Đó gọi là pháp nhập thọ. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải thọ? Đáp: Nếu pháp nhập ngoài, đó gọi là pháp nhập chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải thọ? Đáp: Nếu pháp nhập là thiện, bất thiện, vô ký thì không thuộc phần ngã trừ mạng, pháp nhập khác không phải thọ, đó gọi là pháp nhập chẳng phải thọ, trong, ngoài cũng như thế. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu thứ có báo, bao nhiêu thứ không có báo? Đáp: Tám nhập không có báo và bốn nhập có hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỏi: Thế nào là tám nhập không có báo? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, gọi là tám nhập không có báo. Hỏi: Thế nào là bốn nhập có hai phần, hoặc có báo, hoặc không có báo? Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, đó gọi là bốn nhập có hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỏi: Thế nào là sắc nhập có báo? Đáp: Nếu là pháp báo của sắc nhập, đó gọi là sắc nhập có báo. Hỏi: Thế nào là sắc nhập có báo? Đáp: Nếu sắc nhập là tâm thiện, bất thiện, do tâm thiện, bất thiện khởi lên do đi đến, co duỗi, xoay chuyển, đây gọi là sắc nhập có báo. Hỏi: Thế nào là sắc nhập không có báo? Đáp: Hoặc là báo của sắc nhập, hoặc chẳng phải báo của sắc nhập. Pháp chẳng phải báo: Sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, vẻ tuyệt đẹp, không phải vẻ tuyệt đẹp, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, do tâm vô ký khởi lên biểu hiện đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết gọi là sắc nhập không có báo? Hỏi: Thế nào là thanh nhập có báo? Đáp: Nếu là pháp báo của thanh nhập, đó gọi là thanh nhập có báo. Hỏi: Thế nào là thanh nhập có báo? Đáp: Nếu thanh nhập là thiện, bất thiện, do tâm thiện, tâm bất thiện nhóm hợp khởi lên biểu hiện ở miệng giáo như: âm thanh, câu nói, gọi là thanh nhập có báo. Hỏi: Thế nào là thanh nhập không có báo? Đáp: Nếu là báo của thanh nhập, hoặc chẳng phải báo của thanh nhập, chẳng phải pháp báo: tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng tinh đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, do tâm vô ký nhóm hợp khởi lên biểu hiện ở miệng giáo như: âm thanh, câu nói. Hoặc như tiếng ngoài được nhó thức nhận biết, đó gọi là thanh nhập không có báo. Hỏi: Thế nào là ý nhập có báo? Đáp: Nếu pháp báo của ý nhập, đó gọi là ý nhập có báo. Hỏi: Ý nhập có báo là gì? Đáp: Trừ báo thiện của ý nhập, ý giới, ý thức giới thiện, bất thiện của ý nhập khác, đây gọi là ý nhập có báo. Hỏi: Thế nào là ý nhập không có báo? Đáp: Nếu báo của ý nhập, hoặc chẳng phải báo của ý nhập, chẳng phải pháp báo, từ nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là ý nhập không có báo. báo. Hỏi: Thế nào là pháp nhập có báo? Đáp: Nếu là pháp báo của pháp nhập, đó gọi là pháp nhập có Hỏi: Pháp nhập có báo là gì? Đáp: Trừ báo thiện của pháp nhập, hữu vi thiện của pháp nhập khác, hoặc tưởng, thọ bất thiện, cho đến phiền não kiết sử, hai pháp định nhập tất cả sắc, gọi là pháp nhập có báo. Hỏi: Thế nào là pháp nhập không có báo? Đáp: Nếu báo của pháp nhập, hoặc chẳng phải báo của pháp nhập, chẳng phải pháp báo, trừ không có tham, không giận dữ, không có si, kiết sử, phiền não, thân, miệng chẳng phải giới, không phải giáo, pháp nhập khác không có báo. Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu tâm, bao nhiêu chẳng phải tâm? Đáp: Một tâm, mười một chẳng phải tâm. Hỏi: Thế nào là một tâm? Đáp: Ý nhập gọi là một tâm. Hỏi: Thế nào là mười một chẳng phải tâm? Đáp: Trừ ý nhập, ngoài ra chẳng phải tâm, đó gọi là mười một chẳng phải tâm. Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu tâm tương ưng, bao nhiêu chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Có mười chẳng phải tâm tương ưng. Một nhập không nói là tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng. Một nhập có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là mười nhập chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Mười sắc nhập gọi là mười chẳng phải tâm tương ưng. Thế nào là một nhập không nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng? Đáp: Ý nhập là một nhập nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc không phải tâm tương ưng? Đáp: Pháp nhập là một nhập có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng của pháp nhập? Đáp: Nếu tâm sở của pháp nhập là thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, đó gọi là tâm tương ưng của pháp nhập. Thế nào là pháp nhập chẳng phải tâm tương ưng? Nếu pháp nhập không phải do tâm sinh ra, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đó gọi là pháp nhập chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở? Đáp: Mười một nhập chẳng phải tâm sở, một nhập có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là mười một nhập chẳng phải tâm sở? Đáp: Mười sắc nhập và ý nhập, đây gọi là mười một nhập chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở? Đáp: Pháp nhập gọi là một nhập có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là tâm sở của pháp nhập? Đáp: Nếu pháp nhập có duyên thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, đó gọi là tâm sở của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải tâm sở? Đáp: Nếu pháp nhập không duyên sinh, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là pháp nhập chẳng phải tâm sở. Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu duyên, bao nhiêu chẳng phải duyên? Đáp: Một duyên, mười không phải duyên, một có hai phần hoặc có duyên, hoặc không phải duyên. Hỏi: Thế nào là một duyên? Đáp: Ý nhập đó gọi là một duyên. Hỏi: Thế nào là mười nhập không có duyên? Đáp: Mười sắc nhập gọi là mười không có duyên. Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên? Đáp: Pháp nhập gọi là một nhập có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên. Hỏi: Thế nào là duyên của pháp nhập? Đáp: Nếu tâm sở của pháp nhập là thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, gọi là duyên của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập không có duyên? Đáp: Nếu pháp nhập không phải do tâm sở sinh, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là pháp nhập không có duyên. Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu tâm chung, bao nhiêu tâm không chung? (cộng và bất cộng) Đáp: Mười một nhập chẳng phải tâm chung, một nhập có hai phần hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung. Hỏi: Thế nào là mười một nhập chẳng phải tâm chung? Đáp: Mười sắc nhập, ý nhập, gọi là mười một nhập chẳng phải tâm chung. Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần, hoặc tâm chung, hoặc chẳng phải tâm chung? Đáp: Pháp nhập là một nhập có hai phần hoặc tâm chung, hoặc chẳng phải tâm chung. Hỏi: Thế nào là tâm chung của pháp nhập? Đáp: Nếu pháp nhập tùy tâm chuyển, thì tâm chung sẽ sinh, cùng trụ cùng diệt, thọ tưởng cho đến sử phiền não. Giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là tâm chung của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải tâm chung? Đáp: Nếu pháp nhập không tùy tâm chuyển vận, tâm không cùng sinh, không trụ chung, không cùng diệt, cho đến trí của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là pháp nhập chẳng phải tâm chung, tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế. Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu nghiệp, bao nhiêu chẳng phải nghiệp? Đáp: Có chín nhập chẳng phải nghiệp và ba nhập có hai phần, hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là chín nhập chẳng phải nghiệp? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập, hương nhập, vị nhập xúc nhập, gọi là chín nhập chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là ba nhập có hai phần, hoặc nghiệp hoặc chẳng phải nghiệp? Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, pháp nhập, là ba nhập có hai phần hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của sắc nhập? Đáp: Nếu tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô ký khởi lên biểu hiện ở thân giáo như đi, lại, co, duỗi, xoay chuyển v.v… gọi là nghiệp của sắc nhập. Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải nghiệp? Đáp: Sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp của thân, vẻ tuyệt đẹp, không phải vẻ tuyệt đẹp, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của thanh nhập? Đáp: Nếu tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô ký khởi lên, nhóm họp miệng giáo âm, thanh lời nói, gọi là nghiệp của thanh nhập. Hỏi: Thế nào là thanh nhập chẳng phải nghiệp? Đáp: Tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp. Các tiếng mầu nhiệm không phải các tiếng mầu nhiệm, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Hoặc như tiếng ngoài nhó thức nhận biết, gọi là thanh nhập chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của pháp nhập? Đáp: Tư duy thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, gọi là nghiệp của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp của pháp nhập? Đáp: Trừ tư, thân, miệng, chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, pháp nhập khác chẳng phải nghiệp, gọi là chẳng phải nghiệp của pháp nhập. Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu tương ưng là nghiệp, bao nhiêu tương ưng chẳng phải nghiệp? Đáp: Một nhập tương ưng nghiệp. Mười nhập tương ưng chẳng phải nghiệp. Một nhập gồm ba phần hoặc tương ưng nghiệp, hoặc tương ưng chẳng phải nghiệp, hoặc không nói tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là một nhập tương ưng nghiệp? Đáp: Ý nhập gọi là một nhập tương ưng nghiệp. Hỏi: Thế nào là mười nhập tương ưng chẳng phải nghiệp? Đáp: Mười sắc nhập là mười nhập tương ưng chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là một nhập gồm ba phần hoặc tương ưng nghiệp, hoặc tương ưng chẳng phải nghiệp, hoặc không nói là tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp? Đáp: Pháp nhập gọi là một nhập gồm ba phần hoặc tương ưng nghiệp, hoặc tương ưng chẳng phải nghiệp, hoặc không nói tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp. Thế nào là pháp nhập tương ưng nghiệp? Đáp: Nếu tương ưng pháp nhập tư, trừ tư, còn lại từ thọ, tưởng cho đến sử phiền não, đó gọi là pháp nhập tương ưng nghiệp. Hỏi: Thế nào là tương ưng chẳng phải nghiệp của pháp nhập? Đáp: Nếu pháp nhập không phải do tương ưng với tư sinh ra, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đó gọi là tương ưng chẳng phải nghiệp của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập không nói tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp? Đáp: Tư là pháp nhập không nói tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu nghiệp chung (cộng nghiệp), bao nhiêu nghiệp không chung (bất cộng nghiệp)? Đáp: Một nghiệp chung, mười nghiệp không chung, một nhập có hai phần hoặc nghiệp chung, nghiệp không phải chung. Hỏi: Thế nào là một nghiệp chung? Đáp: Ý nhập gọi là một nhập có nghiệp chung. Hỏi: Thế nào là mười nghiệp không phải chung? Đáp: Mười sắc nhập là mười nhập nghiệp không phải chung. Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không phải chung? Đáp: Pháp nhập là một nhập có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không phải chung. Hỏi: Thế nào là nghiệp chung của pháp nhập? Đáp: Nếu pháp nhập tùy nghiệp chuyển biến nghiệp chung sinh, trụ chung, diệt chung, thọ, định tưởng, tâm, tư, xúc, cho đến sử phiền não, định Vô tưởng, định Diệt tận, giới của thân miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu, trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là nghiệp chung của pháp nhập. Thế nào nghiệp không phải chung của pháp nhập? Đáp: Nếu pháp nhập không tùy nghiệp chuyển, nghiệp không chung sinh, trụ không chung, không diệt chung, tâm tư không nhất định, sinh, già chết, mạng, kiết, đắc quả, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến đến chín vô vi, đó gọi là pháp nhập chẳng phải nghiệp chung. Tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển cũng như thế. Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu nhân, bao nhiêu chẳng phải nhân? Đáp: Một nhân, bảy chẳng phải nhân, và bốn nhập có hai phần hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là một nhân? Đáp: Ý nhập là một nhân. Hỏi: Thế nào là bảy nhập chẳng phải nhân? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, gọi là bảy nhập chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là bốn nhập có hai phần hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân? Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, xúc nhập, pháp nhập là bốn nhập có hai phần hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là nhân của sắc nhập? Đáp: Nếu sắc nhập là pháp báo, gọi là nhân của sắc nhập. Nhân của sắc nhập là thế nào? Đáp: Sắc nhập nếu do tâm thiện, tâm bất thiện, khởi lên thân giáo như đi, lại, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là nhân của sắc nhập. Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải nhân? Đáp: Sắc nhập hoặc là báo, sắc nhập hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, sắc tốt đẹp của thân chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh, do tâm vô ký, khởi lên thân giáo như đi, lại, xoay, chuyển, co, duỗi. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là nhân của thanh nhập? Đáp: Nếu là pháp báo của thanh nhập, gọi là nhân của thanh nhập. Hỏi: Nhân của thanh nhập là gì? Đáp: Nếu thanh nhập thiện, bất thiện, nếu tâm thiện, tâm bất thiện khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, gọi là nhân của thanh nhập. Hỏi: Thế nào là thanh nhập chẳng phải nhân? Đáp: Nếu thanh nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, mọi tiếng tinh đẹp, không phải mọi tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, tâm vô ký khởi lên nhóm họp âm thanh, lời nói, hoặc tiếng ngoài được nhó thức nhận biết, đây gọi là thanh nhập chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là nhân của xúc nhập? Đáp: Là bốn đại: địa đại, thủy đại, phong đại, hỏa đại, gọi là nhân của xúc nhập. Hỏi: Thế nào là xúc nhập chẳng phải nhân? Đáp: Trừ bốn đại, các pháp xúc nhập khác là xúc nhập chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là nhân của pháp nhập? Đáp: Là duyên của pháp nhập, nếu pháp nhập không phải duyên có báo, trừ đắc quả, pháp nhập khác không phải duyên báo thiện, thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, hai định trói buộc tất cả sắc, gọi là nhân của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải nhân? Đáp: Nếu pháp nhập duyên nhập không có báo, nghiệp không chung sinh, già chết, mạng, đắc quả, thân hữu lậu, tiến, chín vô vi, gọi là pháp nhập không phải nhân. Hỏi: Mười hai nhập, bao nhiêu nhập có nhân, bao nhiêu nhập không có nhân? Đáp: Mười một nhập có nhân, một nhập có hai phần hoặc có nhân, hoặc không có nhân. Hỏi: Thế nào là mười một nhập có nhân? Đáp: Mười sắc nhập, ý nhập, đó là mười một nhập có nhân. Hỏi: Thế nào là một nhập có hai phần hoặc có nhân, hoặc không có nhân? Đáp: Pháp nhập là một nhập có hai phần hoặc có nhân, hoặc không có nhân. Hỏi: Thế nào là pháp nhập có nhân? Đáp: Nếu pháp nhập có đầu mối thọ, tưởng, cho đến chính thân trừ, đó gọi là pháp nhập có nhân. Hỏi: Thế nào là pháp nhập không có nhân? Đáp: Nếu pháp nhập không có chấp mắc, trí duyên tận, cho đến trí của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là pháp nhập không có nhân. Có đầu mối, không có đầu mối, có nhân, không có nhân, có duyên, không có duyên, hữu vi, vô vi, cũng như thế. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng biết? Đáp: Tất cả đều biết, như sự thấy biết. thức? Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu thức, bao nhiêu không phải Đáp: Tất cả đều là thức, ý thức, như sự nhận thức. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu hiểu, bao nhiêu không phải hiểu? Đáp: Tất cả đều hiểu, như sự thấy biết. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu rõ biết, bao nhiêu không phải rõ biết? Đáp: Tất cả đều rõ biết, như sự thấy biết. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu dứt trí biết, có bao nhiêu chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Tám nhập chẳng phải dứt trí biết và bốn nhập có hai phần, hoặc dứt trí biết, hoặc chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là tám nhập chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, gọi là tám chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là bốn nhập có hai phần hoặc dứt trí biết, hoặc chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, là bốn nhập có hai phần hoặc dứt trí biết, hoặc chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là sắc nhập dứt trí biết? Đáp: Nếu sắc nhập bất thiện, tâm bất thiện đã khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là sắc nhập dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Nếu sắc nhập thiện, hoặc vô ký, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm thiện, hoặc tâm vô ký đã khởi lên thân giáo như đến đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài là đối tượng nhận biết của nhãn thức, gọi là sắc nhập chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là thanh nhập dứt trí biết? Đáp: Nếu thanh nhập biết thiện, tâm bất thiện khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, gọi là thanh nhập dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là thanh nhập chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Nếu tiếng thiện, vô ký, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng tinh đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tâm thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên nhóm họp âm thanh miệng giáo như âm thanh, ngôn ngữ. Hoặc tiếng ngoài, được nhó thức nhận biết, gọi là thanh nhập chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là ý nhập dứt trí biết? Đáp: Nếu ý nhập bất thiện, ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Nếu ý nhập là thiện, vô ký, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là pháp nhập dứt trí biết? Đáp: Nếu pháp nhập bất thiện, thọ tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, biết, nghi, sợ sệt, phiền não, sử, kiết, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo thân hữu lậu, tiến, gọi là pháp nhập dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Trừ kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo pháp nhập khác chẳng phải dứt trí biết, gọi là pháp nhập chẳng phải dứt trí biết. Dứt, chẳng phải dứt, cũng như thế. Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu tu, bao nhiêu chẳng phải tu? Đáp: Có Tám nhập chẳng phải tu và bốn nhập có hai phần hoặc tu, hoặc chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là tám nhập chẳng phải tu? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, gọi là tám nhập chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là bốn nhập có hai phần hoặc tu, hoặc chẳng phải tu? Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, là bốn nhập có hai phần hoặc tu hoặc chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là sắc nhập tu? Đáp: Sắc nhập, nếu do tâm thiện khởi lên thân giáo như: Đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là sắc nhập tu. Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải tu? Đáp: Nếu sắc nhập bất thiện, hoặc vô ký, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là thanh nhập tu? Đáp: Nếu thanh nhập là thiện, tâm thiện đã khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, gọi là thanh nhập tu. Hỏi: Thanh nhập chẳng phải tu là gì? Đáp: Nếu thanh nhập bất thiện, hoặc vô ký, tiếng tốt đẹp của thân, tiếng không phải tốt đẹp, các thứ tiếng tinh đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, tiếng không phải mềm dịu. Nếu tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký đã khởi lên nhóm họp miệng giáo âm thanh lời nói. Hoặc tiếng ngoài được do nhó thức nhận biết, gọi là thanh nhập chẳng phải tu. Hỏi: Ý nhập tu là thế nào? Đáp: Nếu ý nhập là thiện, ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập tu. Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải tu? Đáp: Nếu ý nhập bất thiện, vô ký, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là pháp nhập tu? Đáp: Nếu pháp nhập là thiện, thọ, tưởng, cho đến tâm xả, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, thân miệng giới hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận quyết định, đây gọi là pháp nhập tu. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải tu? Đáp: Nếu pháp nhập bất thiện, hoặc vô ký, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ sệt, phiền não, sử, sinh, già chết, mạng, kiết, thân, miệng, chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, không phải bảy vô vi của bậc Thánh, gọi là pháp nhập chẳng phải tu. Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu chứng, bao nhiêu không phải chứng? Đáp: Tất cả là chứng, như sự thấy biết. Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu thiện, bao nhiêu không phải thiện, bao nhiêu vô ký? Đáp: Có Tám nhập vô ký và bốn nhập gồm ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Hỏi: Thế nào là tám nhập vô ký? Đáp: Đó là Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, gọi là tám nhập vô ký. Hỏi: Thế nào là bốn nhập gồm ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký? Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, đây gọi là bốn nhập gồm ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Hỏi: Thế nào là sắc nhập thiện? Đáp: Nếu sắc nhập tu tâm thiện, khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là sắc nhập thiện. Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải thiện? Đáp: Nếu sắc nhập tùy tâm bất thiện mà khởi thân giáo như đến, đi co, duỗi, xoay chuyển, gọi là sắc nhập không phải thiện. Hỏi: Thế nào là sắc nhập vô ký? Đáp: Nếu sắc nhập thọ, sắc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tâm vô ký khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập vô ký. Hỏi: Thế nào là thanh nhập thiện? Nếu thanh nhập tu tâm thiện, khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, gọi là thanh nhập thiện. Hỏi: Thế nào là thanh nhập bất thiện? Đáp: Nếu thanh nhập dứt tâm bất thiện khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, gọi là thanh nhập bất thiện. Hỏi: Thanh nhập vô ký là gì? Đáp: Nếu thanh nhập thọ nhận, hoặc thanh nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng tinh đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, tâm vô ký đã khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói. Hoặc tiếng ngoài nhó thức nhận biết, gọi là thanh nhập vô ký. Hỏi: Thế nào là ý nhập thiện? Đáp: Nếu ý nhập tu, ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập thiện. Hỏi: Thế nào là ý nhập bất thiện? Đáp: Nếu ý nhập dứt ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập bất thiện. Hỏi: Ý nhập vô ký là gì? Đáp: Nếu ý nhập nhận lấy, nếu ý nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập vô ký. Hỏi: Thế nào là pháp nhập thiện? Đáp: Nếu pháp nhập tu thọ, tưởng, cho đến tâm xả, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, giới của thân miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân, tiến, chính thân trừ, trí duyên tận quyết định, đó gọi là pháp nhập thiện. Hỏi: Pháp nhập bất thiện là thế nào? Đáp: Nếu pháp nhập dứt thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, bất hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ sệt, sử, kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là pháp nhập bất thiện. Hỏi: Thế nào là pháp nhập vô ký? Đáp: Nếu pháp nhập thọ, hoặc pháp nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không phải vô vi của bậc Thánh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sệt, sinh, già chết, mạng, thân hữu lậu tiến, không phải bảy vô vi của Thánh, gọi là pháp nhập vô ký. Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu học, bao nhiêu Vô học, bao nhiêu phi học, phi Vô học? Đáp: Mười nhập phi học phi Vô học và hai nhập gồm ba phần hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học phi Vô học. Hỏi: Thế nào là mười nhập phi học, phi Vô học? Đáp: Mười sắc nhập gọi là mười nhập phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là hai nhập gồm ba phần hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học? Đáp: Ý nhập, pháp nhập đó gọi là hai nhập gồm ba phần hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học. Hỏi: Ý nhập học là gì? Đáp: Nếu ý nhập Thánh phi Vô học, gọi là ý nhập học. Hỏi: Ý nhập học là thế nào? Đáp: Nếu ý nhập học với ý giới, ý thức giới tương ưng với tín căn, gọi là ý nhập học. Hỏi: Ý nhập học là gì? Đáp: Người học đã lìa kiết sử, với tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu Kiên tín, Kiên pháp người ở đường khác biết lỗi lầm của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, xa lìa phiền não, tu đạo. Người kiến học hoặc là Tu-đà-hoàn, hoặc Tư-đà-hàm, hoặc A-na-hàm, hoặc trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, sẽ chứng ngay quả vị Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà- hàm, hoặc quả A-na-hàm, nếu thật là người, hoặc đường ý giới, ý thức giới thì gọi là ý nhập học. Hỏi: Thế nào là ý nhập Vô học? Đáp: Nếu ý nhập Thánh phi học, gọi là ý nhập Vô học. Hỏi: Ý nhập Vô học là thế nào? Đáp: Nếu ý nhập Vô học với ý giới, ý thức giới tương ưng với tín căn, gọi là ý nhập Vô học. Hỏi: Ý nhập Vô học là gì? Đáp: nghĩa là người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp bậc Thánh, muốn được tu Đạo, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, nếu quán tâm giải thoát thì sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc đường, hoặc ý giới, ý thức giới, gọi là ý nhập Vô học. Hỏi: Thế nào là ý nhập phi học, phi Vô học? Đáp: Nếu ý nhập không phải là thức thọ ấm của bậc Thánh, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là pháp nhập học? Đáp: Nếu pháp nhập Thánh phi Vô học, gọi là pháp nhập học. Hỏi: Thế nào là pháp nhập học? Đáp: Là tín căn của học và pháp tâm sở tương ưng với tín căn. Nếu pháp chẳng phải duyên vô lậu không phải Vô học, gọi là pháp nhập học. Hỏi: Pháp nhập học là thế nào? Đáp: Người học đã lìa kiết sử, với tâm Thánh nhập đạo Thánh, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ (khinh an), tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm, xả được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận quyết định, gọi là pháp nhập học. Hỏi: Pháp nhập Vô học là thế nào? Đáp: Nếu pháp nhập Thánh phi học, gọi là pháp nhập Vô học. Hỏi: Thế nào là pháp nhập Vô học? Đáp: Tín căn Vô học và pháp tâm sở tương ưng với tín căn. Nếu pháp nhập, hoặc không phải duyên vô lậu không phải học, gọi là pháp nhập Vô học. Hỏi: Pháp nhập Vô học là gì? Đáp: Người Vô học, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc đường, hoặc thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tin, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận, đó gọi là pháp nhập Vô học. Hỏi: Thế nào là pháp nhập phi học, phi Vô học? Đáp: Nếu pháp nhập chẳng phải thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm của bậc Thánh, nếu sắc không thể thấy, không có đối, là hữu lậu, chẳng phải thọ, tưởng vô vi của bậc Thánh, cho đến định Vô tưởng, bốn sắc đầu không phải là bảy vô vi của bậc Thánh, đó gọi là pháp nhập phi học, phi Vô học. Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu báo, bao nhiêu pháp báo, bao nhiêu chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Có năm báo, ba nhập có hai phần hoặc báo, hoặc chẳng phải báo chẳng phải pháp báo, bốn nhập gồm ba phần hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là năm báo? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập và thân nhập, gọi là năm báo. Hỏi: Thế nào là ba nhập có hai phần hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Hương nhập, vị nhập và xúc nhập gọi là ba nhập có hai phần hoặc báo, hoặc chẳng phải báo chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là bốn nhập gồm ba phần hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, gọi là bốn nhập gồm ba phần hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo hương nhập? Đáp: Hương nhập, nếu báo do pháp nghiệp phiền não sinh ra thuộc về phần ngã thân có hương tốt đẹp, không phải hương tốt đẹp, hương mềm, không phải hương mềm, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, gọi là báo hương nhập. Hỏi: Thế nào là hương nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu hương nhập ngoài, nếu hương ngoài tỷ thức nhận biết như: hương rễ cây, hương lõi cây, hương nhựa cây, hương vỏ cây, hương lá, hương hoa, hương quả, hương tốt, hương không phải tốt và hương ngoài khác, tỷ thức nhận biết, gọi là hương nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của vị nhập? Đáp: Nếu vị nhập thọ nhận, gọi là báo của vị nhập. Báo của vị nhập là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của vị nhập là báo do phiền não sinh ra thuộc về phần ngã như thân nếm lấy các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là báo của vị nhập. Hỏi: Thế nào là vị nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu vị nhập ngoài, nếu vị ngoài được thiệt thức nhận biết như các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước cất và vị ngoài khác được thiệt thức nhận biết, gọi là vị nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của xúc nhập? Đáp: Nếu xúc nhập thọ nhận, gọi là báo của xúc nhập. Hỏi: Thế nào là báo của xúc nhập? Đáp: Nếu pháp nghiệp của xúc nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã, như thân cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm, đây gọi là báo của xúc nhập. Hỏi: Thế nào là xúc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu xúc nhập ngoài, hoặc xúc bên ngoài được thân thức nhận biết, như cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm và sự tiếp xúc bên ngoài khác, được thân thức nhận biết, gọi là xúc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của sắc nhập? Đáp: Nếu sắc nhập thọ nhận gọi là báo của sắc nhập. Hỏi: Báo của sắc nhập là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của sắc nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã, như thân có sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh được. Tâm thọ nhận khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là báo của sắc nhập. Hỏi: Thế nào là pháp báo của sắc nhập? Đáp: Là sắc nhập có báo, đó gọi là pháp báo của sắc nhập Hỏi: Thế nào là pháp báo của sắc nhập? Đáp: Nếu sắc nhập là thiện, bất thiện, nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là pháp báo của sắc nhập. Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu sắc nhập vô ký, không phải thuộc phần ngã chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, được tâm khởi lên các thân giáo như: Đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của thanh nhập? Đáp: Nếu thanh nhập thọ nhận, gọi là báo của thanh nhập. Hỏi: Thế nào là báo của thanh nhập? Đáp: Nếu pháp nghiệp của thanh nhập là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân có như tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Tâm thọ nhận khởi lên nhóm họp miệng giáo âm thanh lời nói, gọi là báo của thanh nhập. Hỏi: Thế nào là pháp báo của thanh nhập? Đáp: Nếu thanh nhập có báo, đó gọi là pháp báo của thanh nhập. Hỏi: Pháp báo của thanh nhập là gì? Đáp: Nếu thanh nhập thiện, bất thiện, được tâm thiện, tâm bất thiện khởi lên nhóm họp miệng giáo như: Ngôn ngữ, câu, âm thanh, lời nói gọi là pháp báo của thanh nhập. Hỏi: Thế nào là thanh nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu thanh nhập vô ký, không phải phần của ngã chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, mà tâm đã khởi lên nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu tiếng ngoài nhó thức nhận biết, gọi là thanh nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của ý nhập? Đáp: Nếu ý nhập thọ nhận, hoặc báo thiện của ý nhập, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là báo của ý nhập. Hỏi: Thế nào là pháp báo của ý nhập? Đáp: Nếu ý nhập có báo gọi là pháp báo của ý nhập. Hỏi: Thế nào là pháp báo của ý nhập? Đáp: Trừ báo thiện của ý nhập, còn lại thiện của ý nhập, nếu ý giới, ý thức giới bất thiện, đó gọi là pháp báo của ý nhập. Hỏi: Thế nào là ý nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu ý nhập vô ký, không phải thuộc phần của ngã nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của pháp nhập? Đáp: Nếu pháp nhập thọ nhận, hoặc báo thiện của pháp nhập, trừ không có tham, không giận dữ, còn lại từ thọ, tưởng, cho đến tâm xả, sợ, sinh mạng, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu, tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, đây gọi là báo của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp báo của pháp nhập? Đáp: Nếu pháp nhập có báo, gọi là pháp báo của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp báo của pháp nhập? Đáp: Trừ báo thiện của pháp nhập, còn lại hữu vi thiện của pháp nhập. Nếu thọ, tưởng bất thiện, cho đến phiền não kiết sử, tất cả sắc của hai định, đó gọi là pháp báo của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu pháp nhập vô ký, không phải thuộc phần của ngã. Nếu là vô vi Thánh, thì thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sinh, già chết, thân hữu lậu tiến lên chín vô vi, đây gọi là pháp nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tư duy đoạn, bao nhiêu không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Có tám nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn và bốn nhập gồm ba phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là tám không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập và xúc nhập, đó gọi là tám chẳng phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là bốn nhập gồm ba phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Sắc nhập, thanh nhập, ý nhập, pháp nhập, là bốn nhập gồm ba phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của sắc nhập? Đáp: Nếu sắc nhập bất thiện không phải tư duy đoạn, mà là kiến đoạn, do tâm phiền não khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là kiến đoạn của sắc nhập. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của sắc nhập? Đáp: Nếu sắc nhập bất thiện, không phải kiến đoạn tư duy đoạn do tâm phiền não khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay lại, gọi là tư duy đoạn của sắc nhập. Hỏi: Thế nào là sắc nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu sắc nhập thiện, hoặc vô ký, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm thiện, nếu tâm vô ký, khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay lại. Nếu sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là sắc nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của thanh nhập? Đáp: Nếu thanh nhập bất thiện không phải tư duy đoạn kiến đoạn tâm phiền não khởi lên nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, lời nói đây gọi là kiến đoạn của thanh nhập. Tư duy đoạn của thanh nhập là thế nào? Đáp: Nếu thanh nhập bất thiện không phải kiến đoạn, tư duy đoạn, tâm phiền não khởi lên nhóm họp miệng giáo như: Ngôn ngữ, âm thanh, gọi là tư duy đoạn của thanh nhập. Hỏi: Thế nào là thanh nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu thanh nhập thiện, hoặc vô ký, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng tinh đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tâm thiện, tâm vô ký, đã khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói. Nếu tiếng bên ngoài được nhó thức nhận biết, gọi là thanh nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của ý nhập? Đáp: Nếu ý nhập bất thiện không phải tư duy đoạn, không phải kiến đoạn ý giới, ý thức giới tương ưng với phiền não, gọi là kiến đoạn của ý nhập. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của ý nhập? Đáp: Nếu ý nhập bất thiện thì không phải kiến đoạn, không là tư duy đoạn ý giới, ý thức giới của tâm tương ưng với phiền não, đó gọi là tư duy đoạn của ý nhập. Hỏi: Thế nào là ý nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu ý nhập thiện, nếu vô ký, từ nhãn thức cho đến ý thức, đây gọi là ý nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của pháp nhập? Đáp: Nếu pháp nhập bất thiện không phải tư duy đoạn, không phải kiến đoạn phiền não một lúc đều dứt, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ, giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu, tiến, đây gọi là kiến đoạn của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của pháp nhập? Nếu pháp nhập bất thiện không phải kiến đoạn mà là tư duy đoạn phiền não, trong một lúc đều dứt, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, kiết sử, phiền não, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là tư duy đoạn của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp nhập thiện, hoặc vô ký, trừ nghi, phiền não kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, pháp nhập khác, đó gọi là pháp nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Trong mười hai nhập, có bao nhiêu nhân của kiến đoạn, bao nhiêu nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều có ba phần, hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân của kiến đoạn của nhãn nhập? Đáp: Nếu pháp báo kiến đoạn của nhãn nhập là nhãn nhập của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, gọi là báo nhân của kiến đoạn của nhãn nhập. Hỏi: Thế nào là nhân của tư duy đoạn của nhãn nhập? Đáp: Nếu pháp báo tư duy đoạn của nhãn nhập là nhãn nhập của địa ngục, súc sinh, ngụ quỷ, gọi là nhân của tư duy đoạn của nhãn nhập. Hỏi: Thế nào là nhân của nhãn nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp báo thiện của nhãn nhập là nhãn nhập trong loài người, loài trời thì gọi là nhân của nhãn nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập cũng như thế. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của ý nhập? Đáp: Nếu kiến đoạn của ý nhập, hoặc pháp báo của kiến đoạn của ý nhập, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là nhân kiến đoạn của ý nhập. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của ý nhập? Đáp: Nếu pháp báo của tư duy đoạn của ý nhập, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là nhân tư duy đoạn của ý nhập. Hỏi: Thế nào là nhân của ý nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu ý nhập là thiện, hoặc pháp báo thiện của ý nhập, hoặc ý nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là ý nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của sắc nhập? Đáp: Nếu kiến đoạn của sắc nhập, hpháp báo kiến đoạn của sắc nhập, thì thân chẳng phải sắc tốt đẹp, không phải đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh, nhân của kiến đoạn tâm khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là nhân kiến đoạn của sắc nhập. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của sắc nhập? Đáp: Nếu tư duy đoạn của sắc nhập, hoặc pháp báo của tư duy đoạn, thì thân chẳng phải sắc tốt đẹp, không đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh, nhân của tư duy đoạn, tâm khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là nhân tư duy đoạn của sắc nhập. Hỏi: Thế nào là sắc nhập chẳng phải nhân kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu sắc nhập là thiện, hoặc pháp báo của sắc nhập thiện, hoặc sắc nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì sắc tốt đẹp của thân, đoan nghiêm, da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, tâm khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là nhân của sắc nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của thanh nhập? Đáp: Nếu kiến đoạn của thanh nhập, hoặc pháp báo kiến đoạn của thanh nhập, thì tiếng không tốt đẹp của thân, không phải các thứ tiếng hay, không phải tiếng mềm dịu, nhân của pháp kiến đoạn, tâm khởi lên nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, gọi là nhân kiến đoạn của thanh nhập. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của thanh nhập? Đáp: Nếu thanh nhập, hoặc tư duy đoạn, hoặc pháp báo tư duy đoạn của thanh nhập, thì tiếng không tốt của thân, không phải các thứ tiếng hay, không phải tiếng mềm dịu, nhân của tư duy đoạn, tâm khởi lên nhóm họp miệng giáo như: Âm thanh, lời nói, gọi là nhân của tư duy đoạn của thanh nhập. Hỏi: Thế nào là nhân của thanh nhập không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu thanh nhập thiện, hoặc pháp báo của thanh nhập thiện, hoặc thanh nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng hay, không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, tâm khởi lên tập hợp miệng giáo như âm thanh lời nói. Hoặc tiếng ngoài được nhó thức nhận biết thì gọi là thanh nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của hương nhập? Đáp: Nếu hương nhập, hoặc pháp báo của kiến đoạn, hương không tốt đẹp của thân, hương không phải mềm dịu, hương không vừa ý, gọi là nhân kiến đoạn của hương nhập. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của hương nhập? Đáp: Nếu pháp báo tư duy đoạn của hương nhập, thì hương không tốt của thân, hương không phải mềm, hương không vừa ý, gọi là nhân tư duy đoạn của hương nhập. Hỏi: Thế nào là hương nhập không phải kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp báo thiện của hương nhập, hoặc hương nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì hương tốt đẹp của thân, hương mềm, hương vừa ý. Nếu hương ngoài, được tỷ thức nhận biết, gọi là Hương nhập không phải kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của vị nhập? Đáp: Nếu pháp báo kiến đoạn của vị nhập, thì thân nếm lấy các vị chua đắng cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là nhân kiến đoạn của vị nhập. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của vị nhập? Đáp: Nếu pháp báo tư duy đoạn của vị nhập, thì thân nếm các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là nhân tư duy đoạn của vị nhập. Hỏi: Thế nào là vị nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp báo thiện của vị nhập, hoặc vị nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì thân nếm các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi. Nếu vị ngoài được thiệt thức nhận biết, gọi là vị nhập không phải kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của xúc nhập? Đáp: Nếu pháp báo kiến đoạn của xúc nhập, thì thân có cảm giác lạnh, nóng, thô, nặng, cứng, nhám, gọi là nhân kiến đoạn nơi xúc nhập. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của xúc nhập? Đáp: Nếu pháp báo tư duy đoạn của xúc nhập thì thân sẽ có cảm giác lạnh, nóng, thô, nặng, cứng, nhám, gọi là nhân tư duy đoạn của xúc nhập. Hỏi: Thế nào là xúc nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp báo thiện của xúc nhập, nếu xúc nhập không phải là pháp báo thì thân sẽ có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, mềm, trơn. Nếu xúc ngoài được thân thức nhận biết, đây gọi là xúc nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của pháp nhập? Đáp: Nếu là nhân kiến đoạn của pháp nhập, hoặc pháp nhập, hoặc pháp báo của kiến đoạn là thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ sệt, phiền não, sử, sinh mạng, kiết, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo. Thân hữu lậu tiến, gọi là nhân kiến đoạn của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của pháp nhập? Đáp: Nếu tư duy đoạn của pháp nhập, hoặc pháp báo tư duy đoạn của pháp nhập là thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sệt, phiền não, sử, sinh mạng, kiết, thân, miệng không phải giới, không có giáo, thân hữu lậu, tiến, gọi là nhân tư duy đoạn của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp nhập, hoặc thiện, báo của pháp thiện, hoặc pháp nhập chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, trừ nghi, phiền não, sử, kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo. Pháp nhập khác không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn, đó gọi là pháp nhập không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Mười hai nhập, có bao nhiêu lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu lệ thuộc cõi Vô Sắc và bao nhiêu không lệ thuộc? Đáp: Bốn nhập lệ thuộc cõi Dục, sáu nhập có hai phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hai nhập gồm bốn phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô Sắc, hoặc không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là bốn nhập lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Thiệt nhập, tỷ nhập, hương nhập, vị nhập, gọi là bốn nhập lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là sáu nhập có hai phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, thân nhập, sắc nhập, thanh nhập, xúc nhập, gọi là sáu nhập có hai hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là hai nhập gồm bốn phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc. Đáp: Ý nhập, pháp nhập, là hai nhập gồm bốn phần, hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Dục của nhãn nhập? Đáp: Nếu dục lậu của nhãn nhập, nhãn nhập hữu lậu, gọi là lệ thuộc cõi Dục của nhãn nhập. Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của nhãn nhập? Đáp: Nếu sắc lậu của nhãn nhập, nhãn nhập hữu lậu, gọi là lệ thuộc cõi Sắc của nhãn nhập. Nhó nhập, thân nhập cũng như thế. Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Dục của sắc nhập? Đáp: Nếu hữu lậu, dục lậu của sắc nhập, thì sắc đẹp của thân, chẳng phải sắc đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, da không phải tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Tâm dục hành khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài là dục lậu, hữu lậu, được nhãn thức nhận biết, gọi là lệ thuộc cõi Dục của sắc nhập. Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của sắc nhập? Đáp: Nếu hữu lậu, sắc lậu của sắc nhập, thì sắc đẹp của thân đoan nghiêm, da tươi đẹp nghiêm, tịnh, tâm hành của sắc khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài là sắc lậu hữu lậu, được nhãn thức nhận biết, đây gọi là lệ thuộc cõi Sắc của sắc nhập. Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Dục của thanh nhập? Đáp: Nếu hữu lậu, dục lậu của thanh nhập, thì tiếng tốt đẹp của thân không phải tiếng tốt đẹp, các tiếng tinh đẹp, không phải các tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Tâm hành của dục đã khởi lên tập hợp miệng giáo như: Âm thanh, lời nói. Nếu tiếng ngoài là hữu lậu, dục lậu, được nhó thức nhận biết, gọi là lệ thuộc cõi Dục của thanh nhập. Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của thanh nhập? Nếu sắc lậu, hữu lậu của thanh nhập thì tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu. Tâm hành của sắc khởi lên tập hợp miệng giáo như: Âm thanh lời nói. Nếu tiếng ngoài là sắc lậu, hữu lậu, được nhó thức nhận biết, gọi là lệ thuộc cõi Sắc của thanh nhập. Thế nào là lệ thuộc cõi Dục của xúc nhập? Nếu dục lậu hữu lậu của xúc nhập thì thân sẽ có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm. Nếu xúc ngoài là dục lậu hữu lậu, được thân thức nhận biết, gọi là lệ thuộc cõi Dục của xúc nhập. Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của xúc nhập? Nếu sắc lậu hữu lậu của xúc nhập thì thân sẽ cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, mềm, trơn. Nếu xúc ngoài là sắc lậu hữu lậu, được thân thức nhận biết, gọi là lệ thuộc cõi Sắc của xúc nhập. Thế nào là lệ thuộc cõi Dục của ý nhập? Nếu dục lậu hữu lậu của ý nhập từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là lệ thuộc cõi Dục của ý nhập. Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của ý nhập? Nếu sắc lậu hữu lậu của ý nhập, thì nhãn thức, nhó thức, thân thức, ý thức, gọi là lệ thuộc cõi Sắc của ý nhập. Hỏi: Lệ thuộc cõi Vô Sắc của ý nhập là thế nào? Đáp: Nếu vô sắc lậu hữu lậu của ý nhập là ý giới, ý thức giới, gọi là lệ thuộc cõi Vô Sắc của ý nhập. Hỏi: Ý nhập không lệ thuộc là gì? Đáp: Nếu ý giới, ý thức giới vô lậu Thánh của ý nhập, gọi là ý nhập không lệ thuộc. Hỏi: Lệ thuộc cõi Dục của pháp nhập là thế nào? Đáp: Nếu dục lậu hữu lậu của pháp nhập, thì thọ, tưởng, tư xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có tham, không giận dữ, không có ngu si. Thuận với tín, hối, không hối, tâm vui vẻ, tiến, tín, dục, không buông lung, niệm, nghi, sợ sệt, phiền não, sử, sinh, già chết, mạng, kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là lệ thuộc cõi Dục của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Sắc của pháp nhập? Đáp: Nếu sắc lậu, hữu lậu của pháp nhập, thì thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có ngu si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, tâm niệm, định, xả, nghi, phiền não, sử, sinh, già chết, mạng, kiết, định Vô tưởng, thân, miệng giới hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, đây gọi là lệ thuộc cõi Sắc của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là lệ thuộc cõi Vô sắc của pháp nhập? Đáp: Nếu vô sắc lậu, hữu lậu của pháp nhập, thì, thọ tưởng, tư, xúc, tư duy, kiến, huệ, giải thoát, không có si, thuận với tâm tín, tâm tinh tiến, trừ tín, dục, không buông lung, tâm niệm định, xả, nghi, sử, phiền não, sinh, già chết, mạng, kiết. Giới của thân, miệng hữu lậu, không có biểu hiện thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, gọi là lệ thuộc cõi Vô sắc của pháp nhập. Hỏi: Pháp nhập không lệ thuộc là gì? Đáp: Nếu vô lậu, vô vi của bậc Thánh pháp nhập thì thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, trừ tín, dục, không buông lung, niệm, tâm định, xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, chín vô vi, đó gọi là pháp nhập không lệ thuộc. Hỏi: Trong mười hai nhập, có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại, bao nhiêu không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Mười một nhập gồm ba phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Một nhập gồm bốn phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc không phải quá khứ, vị lai, hiện tại. Hỏi: Thế nào là mười một nhập gồm ba phần hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại? Đáp: Từ nhãn nhập cho đến xúc nhập, đó là mười một nhập gồm ba phần hoặc quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Hỏi: Thế nào gọi là một nhập gồm bốn phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại? Đáp: Pháp nhập là một nhập gồm bốn phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Hỏi: Thế nào là quá khứ của nhãn nhập? Đáp: Nếu nhãn nhập sinh, rồi diệt, nhãn nhập, đó gọi là quá khứ của nhãn nhập. Vị lai của nhãn nhập là thế nào? Đáp: Nếu nhãn nhập chưa sinh chưa xuất, đó gọi là vị lai của nhãn nhập. Hỏi: Thế nào là hiện tại của nhãn nhập? Đáp: Nếu nhãn nhập sinh chưa diệt nhãn nhập, đó gọi là hiện tại của nhãn nhập, cho đến xúc nhập cũng như thế. Hỏi: Thế nào là quá khứ của pháp nhập? Đáp: Nếu pháp nhập đã sinh rồi diệt, thọ, tưởng cho đến chính thân trừ, đó gọi là quá khứ của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là vị lai của pháp nhập? Đáp: Nếu pháp nhập vị lai, chưa sinh, chưa xuất từ, thọ, tưởng cho đến chính thân trừ, gọi là vị lai của pháp nhập. Hiện tại của pháp nhập là gì? Đáp: Nếu pháp nhập sinh, chưa diệt, từ thọ, tưởng, cho đến chính thân trừ, đó gọi là hiện tại của pháp nhập. Hỏi: Thế nào là pháp nhập chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại? Đáp: Nếu pháp nhập vô vi, trí duyên tận, cho đến trí Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng xứ, gọi là pháp nhập chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại.  LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM <卷>QUYỂN 2 <詞>Phẩm 2: PHẨM GIỚI THUỘC PHẦN VẤN Hỏi: Có bao nhiêu giới? Đáp: Có mười tám giới. Hỏi: Thế nào là mười tám giới? Đáp: Đó là Giới nhãn, giới nhó, giới tỷ, giới thiệt, giới thân, giới sắc, giới thanh, giới hương, giới vị, giới xúc, nhãn thức giới, giới nhó thức, giới tỷ thức, giới thiệt thức, thân thức giới, ý giới, ý thức giới, giới pháp. Hỏi: Thế nào là giới nhãn? Đáp: Nhãn căn gọi là giới nhãn. Giới nhãn là gì? Đáp: Nhãn nhập gọi là giới nhãn. Hỏi: Thế nào là giới nhãn? Đáp: Như mắt là sắc tịnh được bốn đại tạo ra thuộc phần ngã, đó gọi là giới nhãn. Nếu nhãn là giới nhãn do bốn đại tạo thuộc về phần của ta, là sắc tịnh quá khứ, vị lai, hiện tại, gọi là giới nhãn. Giới nhãn là gì? Đáp: Nếu nhãn thuộc về phần ngã sắc đã thấy, đang thấy, sẽ thấy không nhất định. Nếu mắt thuộc về phần ngã thì ánh sáng, sắc, đã đến, nay đang đến, sẽ đến không nhất định, gọi là giới nhãn. Hỏi: Thế nào là giới nhãn? Đáp: Nếu nhãn thuộc về phần ngã thì mắt đã đối với sắc, nay đang đối, sẽ đối không nhất định, nếu nhãn thuộc về phần ngã, sắc đã đối mắt, đang đối, sẽ đối, không nhất định đây gọi là giới nhãn. Nếu mắt không có ngăn ngại, là nhãn, là nhãn nhập, là nhãn căn, là giới nhãn, là ruộng, vật, cổng, kho tàng, là đời, tịnh, là suối, là biển, là rót vào, là nước chảy ngược, là ghẻ, là trói buộc, là nhân, là xếp vào phần của ngã, là bờ bên này, là nhập trong, mắt thấy sắc, gọi là giới nhãn. sắc. Giới nhó, giới tỷ, giới thiệt, giới thân cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới sắc? Đáp: Sắc nhập là giới sắc. Giới sắc là gì? Đáp: Nếu sắc tùy hành theo tướng của sắc, đó gọi là giới sắc. Giới sắc là thế nào? Đáp: Nếu sắc có thể thấy, có đối, nhãn thức nhận biết, gọi là giới Giới sắc là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới sắc, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân có: sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài được nhãn thức nhận biết: các màu xanh, vàng, đỏ, trắng, tía, đen, thô, tế, dài, ngắn, vuông tròn, đường sông, đất liền, tia sáng, bóng (ảnh quang), khói, mây, sương mù, khí, sáng, tối và sắc ngoài khác, được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc. Hỏi: Thế nào là giới thanh? Đáp: Thanh nhập gọi là giới thanh. Giới thanh là thế nào? Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh. Hỏi: Thế nào là giới thanh? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới thanh là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân có: tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tâm thiện hoặc tâm bất thiện, tâm vô ký, khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu tiếng ngoài được nhó thức nhận biết: tiếng vỏ ốc, tiếng trống to, tiếng trống nhỏ, tiếng đàn tranh, tiếng đàn sắt, tiếng phèn la đồng, tiếng múa tiếng ca, tiếng hòa nhạc, tiếng cười, tiếng con trai, tiếng con gái, tiếng người, tiếng phi nhân, tiếng chúng sinh, tiếng phi chúng sinh, tiếng đi, tiếng đến, tiếng xúc chạm nhau, tiếng gió reo vi vu, tiếng mưa rơi tí tách, tiếng nước chảy róc rách, tiếng các đại chạm nhau, và tiếng ngoài khác, đều được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh. Giới hương là thế nào? Đáp: Hương nhập gọi là giới hương. Hỏi: Thế nào là giới hương? Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được tỷ thức nhận biết, gọi là giới hương. Giới hương là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới hương là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân có: hương tốt đẹp, không phải hương tốt đẹp, hương dịu dàng, không phải hương dịu dàng, hương vừa ý, không phải hương vừa ý. Nếu hương ngoài được tỷ thức nhận biết: hương rễ cây, hương lõi cây, hương nhựa cây hương vỏ cây, hương của lá, hoa, quả, hương tốt, hương không phải tốt và hương ngoài khác, đều được tỷ thức nhận biết, gọi là giới hương. Hỏi: Thế nào là giới vị? Đáp: Vị nhập là giới vị. Giới vị là thế nào? Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được thiệt thức nhận biết, gọi là giới vị. Giới vị là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới vị là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân có: nếm lấy các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi. Nếu vị ngoài được thiệt thức nhận biết, như nếm lấy các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, như nước, nước cất và vị ngoài khác, được thiệt thức nhận biết, gọi là giới vị. Hỏi: Thế nào là giới xúc? Đáp: Xúc nhập là giới xúc. Giới xúc là thế nào? Đáp: Nếu sắc không thể thấy, có đối, được thân thức nhận biết, gọi là giới xúc. Đáp: Giới xúc là thế nào? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới xúc, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân có: cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm. Nếu xúc ngoài, được thân thức nhận biết, gọi là giới xúc. Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới? Đáp: Nếu thức là do nhãn căn sinh, đối với cảnh giới sắc đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức giới. Hỏi: Thế nào là giới nhó, tỷ, thiệt, thân, thức? Đáp: Nếu thức do thân căn sinh ra đối với cảnh giới xúc, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là thân thức giới. Hỏi: Thế nào là giới ý? Đáp: Ý biết pháp, tư duy pháp, nhớ nghó pháp. Nếu tâm ban đầu đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định đó là giới ý. Hỏi: Thế nào là giới ý thức? Đáp: Nếu thức tương tự không lìa cảnh giới thức kia và tâm tương tự khác đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định đó gọi là giới ý thức. Hỏi: Thế nào là giới pháp? Đáp: Nếu pháp nhập, gọi là giới pháp. Giới pháp là thế nào? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm. Nếu sắc không thể thấy, không có đối, nếu vô vi, gọi là giới pháp. Giới pháp là gì? Đáp: Thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có tham, không có giận, không có si. Thuận với tín, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tâm, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm định, xả, nghi, sợ, sử phiền não, sinh, già chết, mạng, kiết, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận, không phải trí duyên tận, pháp quyết định trụ duyên, Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đó là giới pháp. Mười tám giới có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng phải sắc? Đáp: Mười giới sắc, bảy giới chẳng phải sắc, một giới có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc (phi sắc). Hỏi: Thế nào là mười giới sắc? Đáp: Giới nhãn, giới nhó, giới tỷ, giới thiệt, giới thân, giới sắc, giới thanh, giới hương, giới vị và giới xúc. Hỏi: Thế nào là bảy giới chẳng phải sắc? Đáp: Nhãn thức giới, nhó thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới và ý thức giới, là bảy giới chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là một giới có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc? sắc. Đáp: Giới pháp là một giới có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải Hỏi: Thế nào là sắc của giới pháp? Đáp: Thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc của giới pháp. Chẳng phải sắc của giới pháp là gì? Đáp: Thọ, tưởng, cho đến định Diệt tận, trí duyên tận, cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là giới pháp chẳng phải sắc. Mười tám giới có bao nhiêu có thể thấy, bao nhiêu không thể thấy? Đáp: Một giới có thể thấy, mười bảy giới không thể thấy. Một giới có thể thấy là gì? Đáp: Giới sắc là một giới có thể thấy. Hỏi: Thế nào là mười bảy giới không thể thấy? Đáp: Trừ giới sắc, các giới còn lại là không thể thấy. Mười tám giới bao nhiêu có đối, bao nhiêu không có đối? Đáp: Mười giới có đối, tám giới không có đối. Hỏi: Thế nào là mười giới có đối? Đáp: Giới mười sắc là mười giới có đối. Tám giới không có đối là gì? Đáp: Bảy thức giới, giới pháp, gọi là tám giới không có đối. Mười tám giới, có bao nhiêu Thánh, bao nhiêu chẳng phải Thánh? Đáp: Mười lăm giới chẳng phải Thánh, ba giới có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là mười lăm giới chẳng phải Thánh? Đáp: Giới mười sắc, giới năm thức, là mười lăm giới chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là ba giới có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh? Đáp: Giới ý, giới ý thức, giới pháp, là ba giới có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là giới ý chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu giới ý hữu lậu thì gọi là giới ý chẳng phải Thánh. Giới ý chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Nếu giới ý là giới ý của phi học, phi Vô học, đó gọi là giới ý chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là giới ý Thánh? Đáp: Nếu giới ý vô lậu đó gọi là giới ý của bậc Thánh. Giới ý của bậc Thánh là gì? Đáp: Nếu giới ý là giới ý tương ưng với tín căn, thì gọi là giới ý của bậc Thánh. Hỏi: Thế nào là giới ý của bậc Thánh? Đáp: Nếu giới ý học, hoặc Vô học, thì người học lìa kiết sử, với tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu Kiên tín, hoặc Kiên Pháp, và người, của đường khác thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ, tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa giải muốn giải, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não tu đạo. Bậc kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, hoặc là Tư-đà-hàm, hoặc A-na-hàm, với trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, tức chứng quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà-hàm, hoặc quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp bậc Thánh, muốn được, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, nếu quán tâm giải thoát, liền được quả A-la- hán. Nếu thật là người, hoặc đường, hoặc giới, ý thì đây gọi là giới ý Thánh, giới ý thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới pháp chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu giới pháp hữu lậu thì gọi là giới pháp chẳng phải Thánh. Giới pháp chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Thọ thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm, nếu sắc không thể thấy, không có đối, hữu lậu, nếu chẳng phải Thánh vô vi thì gọi là giới pháp chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là giới pháp chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu giới pháp, hoặc phi học phi Vô học, từ thọ, tưởng, cho đến định Vô tưởng. Bốn sắc ban đầu chẳng phải là bảy vô vi của Thánh, gọi là giới pháp chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là giới pháp của bậc Thánh? Đáp: Nếu pháp vô lậu gọi là giới pháp của bậc Thánh. Giới pháp của bậc Thánh là gì? Đáp: Tín căn và pháp tâm sở tương ưng với tín căn. Nếu pháp chẳng duyên vô lậu, gọi là giới pháp của bậc Thánh. Hỏi: Thế nào là giới pháp của bậc Thánh? Đáp: Nếu giới pháp của bậc Thánh, nếu giới pháp của học, hoặc Vô học, người Học lìa kiết sử, cho đến tức dược quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tin, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm định, xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận quyết định, gọi là giới pháp của bậc Thánh. Mười tám giới, có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu? Đáp: Có mười lăm giới hữu lậu và ba giới có hai phần hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hỏi: Thế nào là mười lăm giới hữu lậu? Đáp: Mười sắc Giới, năm giới thức, gọi là mười lăm giới hữu lậu. Hỏi: Thế nào là ba giới có hai phần hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu? Đáp: Giới ý, giới ý thức, giới pháp, là ba giới có hai phần hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hỏi: Thế nào là giới ý hữu lậu? Đáp: Nếu giới ý có ái, đó gọi là giới ý hữu lậu. Hỏi: Thế nào là giới ý hữu lậu? Đáp: Nếu giới ý phi học, phi Vô học, gọi là giới ý hữu lậu. Hỏi: Thế nào là giới ý vô lậu? Đáp: Nếu giới ý không có ái, là giới ý vô lậu. Hỏi: Thế nào là giới ý vô lậu? Đáp: Nếu giới ý tương ưng với tín căn, gọi là giới ý vô lậu. Giới ý vô lậu là gì? Đáp: Nếu giới ý, hoặc người Học, người Vô học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc đường, hoặc giới, ý, là giới ý vô lậu, giới ý thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới pháp hữu lậu? Đáp: Nếu giới pháp có ái thì gọi là giới pháp hữu lậu. Hỏi: Thế nào là giới pháp hữu lậu? Đáp: Thọ thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm. Nếu sắc không thể thấy, không có đối, có ái, gọi là giới pháp hữu lậu. Hỏi: Thế nào là giới pháp hữu lậu? Đáp: Nếu giới pháp phi học, phi Vô học, thọ, tưởng cho đến bốn sắc đầu của định Vô tưởng, gọi là giới pháp hữu lậu. Hỏi: Thế nào là giới pháp vô lậu? Đáp: Nếu giới pháp không có ái, gọi là giới pháp vô lậu. Hỏi: Thế nào là giới pháp vô lậu? Đáp: Tín căn và pháp tâm sở tương ưng. Nếu pháp chẳng phải duyên, không có ái, gọi là giới pháp vô lậu. Hỏi: Thế nào là giới pháp vô lậu? Đáp: Nếu giới pháp, hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc chẳng phải Thánh, vô vi, thì người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc đường, nếu thọ, tưởng, tư xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm định, xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận, không phải trí duyên tận, pháp quyết định trụ, duyên trí Không xứ, trí Thức xứ, trí Bất dụng xứ, trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là giới pháp vô lậu. Có ái, không có ái, có cầu, không có cầu, sẽ nhận lấy, chẳng phải sẽ nhận lấy, có nhận lấy, không nhận lấy, có hơn, không hơn cũng như thế. Mười tám giới có bao nhiêu thọ, bao nhiêu chẳng phải thọ? Đáp: Năm giới thọ và mười ba giới có hai phần hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là năm giới thọ? Đáp: Giới nhãn, giới nhó, giới tỷ, giới thiệt, giới thân là năm giới có thọ. Hỏi: Thế nào là mười ba giới có hai phần hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ? Đáp: Giới sắc, giới thanh, giới hương, giới vị, giới xúc, nhãn thức giới, giới nhó thức, giới tỷ thức, giới thiệt thức, thân thức giới, giới ý, giới ý thức, giới pháp, gọi là mười ba giới có hai phần hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là giới sắc thọ? Đáp: Giới sắc nếu trong, gọi là giới sắc thọ. Hỏi: Thế nào là giới sắc thọ? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới sắc, phiền não sinh ra báo, thuộc về phần ngã, thân có: Sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm thọ nhận khởi lên thân giáo như: Đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là giới sắc thọ. Hỏi: Thế nào là giới sắc chẳng phải thọ? Đáp: Nếu ngoài sắc giới, đó gọi là sắc giới chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào gọi là sắc giới chẳng phải thọ? Đáp: Nếu giới sắc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, không thuộc về phần ngã thâu tóm. Nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên thân giáo như: Đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là giới thanh thọ? Đáp: Nếu giới thanh ở trong, gọi là giới thanh thọ. Hỏi: Thế nào là giới thanh thọ? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới thanh là báo do phiền não sinh ra, là thuộc về phần ngã, như thân có: Tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, tâm thọ nhận khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là giới thanh thọ. Hỏi: Thế nào là giới thanh chẳng phải thọ? Đáp: Nếu giới thanh ngoài, gọi là giới thanh chẳng phải thọ. Giới thanh chẳng phải thọ là gì? Đáp: Nếu giới thanh là thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, chẳng phải thuộc về ngã. Nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu thanh ngoài nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là giới hương thọ? Đáp: Nếu giới hương bên trong thì gọi là giới hương thọ. Giới hương thọ là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới hương là báo do phiền não sinh ra thuộc về phần ngã, thân có: hương tốt đẹp, không phải hương tốt đẹp, hương mềm, không phải hương mềm, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, gọi là giới hương thọ. Hỏi: Thế nào là giới hương chẳng phải thọ? Đáp: Nếu giới hương ngoài, hương ngoài tỷ thức nhận biết như: hương rễ cây, hương lõi cây, hương nhựa cây, hương vỏ cây, hương lá, hoa, quả, hương tốt, hương chẳng phải tốt, và hương ngoài khác, được tỷ thức nhận biết, gọi là giới hương chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là giới vị thọ? Đáp: Nếu giới vị trong, đó gọi là giới vị thọ. Giới vị thọ là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới vị là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân: nếm các thức chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là giới vị thọ. Hỏi: Thế nào là giới vị chẳng phải thọ? Đáp: Nếu giới vị ngoài, vị ngoài được thiệt thức nhận biết. Như nếm chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước, nước cất và vị ngoài khác, được thiệt thức nhận biết, là giới vị chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là giới xúc thọ? Đáp: Nếu giới xúc trong, là giới xúc thọ. Hỏi: Thế nào là giới xúc thọ? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới xúc là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân có: cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm, gọi là giới xúc thọ. Hỏi: Thế nào là giới xúc chẳng phải thọ? Đáp: Nếu giới xúc ngoài, xúc ngoài thì được thân thức nhận biết, như: lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm và xúc bên ngoài khác, được thân thức nhận biết, gọi là giới xúc chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới thọ? Đáp: Nếu nhãn thức giới trong, gọi là nhãn thức giới thọ. Nhãn thức giới thọ là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của nhãn thức giới, là báo do phiền não sinh ra, là nhãn thức giới thuộc về phần ngã, gọi là nhãn thức giới thọ. Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới chẳng phải thọ? Đáp: Nếu nhãn thức giới ngoài nhãn thức giới, đó gọi là nhãn thức giới chẳng phải thọ. Giới nhó thức, giới tỷ thức, giới thiệt thức, thân thức giới cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới ý thọ? Đáp: Nếu giới ý trong gọi là giới ý thọ. Hỏi: Thế nào là giới ý thọ? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới ý, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã, gọi là giới ý thọ. Hỏi: Thế nào là giới ý chẳng phải thọ? Đáp: Nếu giới ý ngoài, gọi là giới ý chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là giới ý chẳng phải thọ? Đáp: Nếu giới ý thiện, bất thiện, nếu vô ký chẳng phải giới ý thuộc về phần ngã gọi là giới ý chẳng phải thọ, giới ý thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới pháp thọ? Đáp: Nếu trong giới pháp, đó gọi là giới pháp thọ. Hỏi: Thế nào là giới pháp thọ? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới pháp là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã từ thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui vẻ, tiến, tín, dục, niệm, sợ sệt, sinh mạng, thân hữu lậu tiến, gọi là giới pháp chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là giới pháp chẳng phải thọ? Đáp: Hoặc ngoài giới pháp, đó gọi là giới pháp chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là giới pháp chẳng phải thọ? Đáp: Nếu giới pháp thiện, nếu bất thiện, nếu vô ký, thì không phải thuộc về phần ngã và giới pháp khác chẳng phải thọ, gọi là giới pháp chẳng phải thọ, trong, ngoài cũng như thế. Mười tám giới, bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Đáp: Mười ba giới không có báo, năm giới có hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỏi: Thế nào là mười ba giới không có báo? Đáp: Tám giới sắc, năm giới thức, gọi là mười ba giới không có báo. Hỏi: Thế nào là năm giới có hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo? Đáp: Giới sắc, giới thanh, giới ý, giới ý thức, giới pháp, là năm giới có hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo. Giới sắc có báo là gì? Đáp: Nếu pháp báo của giới sắc, gọi là giới sắc có báo. Hỏi: Thế nào là giới sắc có báo? Đáp: Nếu giới sắc thiện, hoặc bất thiện, hoặc tâm thiện, nếu tâm bất thiện khởi lên thân giáo như xoay chuyển, co duỗi, đến đi, gọi là giới sắc có báo. Hỏi: Thế nào là giới sắc không có báo? Đáp: Nếu báo của giới sắc, giới sắc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh, tâm vô ký khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc không có báo. Hỏi: Thế nào là giới thanh có báo? Đáp: Nếu pháp báo của giới thanh, gọi là giới thanh có báo. Hỏi: Thế nào là giới thanh có báo? Đáp: Nếu giới thanh thiện, bất thiện, hoặc tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, khởi lên nhóm hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là giới thanh có báo. Hỏi: Thế nào là giới thanh không có báo? Đáp: Nếu báo của giới thanh, hoặc giới thanh chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, tâm vô ký khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Tiếng ngoài, được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh không có báo. Thế nào giới ý có báo? Đáp: Nếu pháp báo của giới ý, đó gọi là giới ý có báo. Giới ý có báo là gì? Đáp: Trừ báo thiện của giới ý, giới ý khác thiện, hoặc giới ý bất thiện thì gọi là giới ý có báo. Thế nào là giới ý không có báo? Đáp: Nếu báo của giới ý, hoặc chẳng phải báo của giới ý, chẳng phải giới ý của pháp báo, gọi là giới ý không có báo. Giới ý thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới pháp có báo? Đáp: Nếu pháp báo của giới pháp, gọi là giới pháp có báo. Giới pháp có báo là gì? Đáp: Trừ báo thiện của giới pháp còn lại giới pháp thiện, hoặc hữu vi, hoặc bất thiện thọ, tưởng, cho đến phiền não kiết sử, tất cả sắc của hai định, đó gọi là giới pháp có báo. Hỏi: Thế nào là giới pháp không có báo? Đáp: Nếu báo của giới pháp, hoặc chẳng phải báo của giới pháp, chẳng phải pháp báo, trừ không có tham, không giận dữ, không có si, phiền não kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo. Còn lại Giới pháp không có báo, đó gọi là giới pháp không có báo. Mười tám giới, có bao nhiêu tâm, bao nhiêu chẳng phải tâm? Đáp: Có bảy giới tâm, mười một giới chẳng phải tâm (phi tâm). Hỏi: Thế nào là bảy giới tâm? Đáp: Bảy thức giới gọi là bảy giới tâm. Hỏi: Thế nào là mười một giới chẳng phải tâm? Đáp: Giới mười sắc, giới pháp, đó gọi là mười một giới chẳng phải tâm. Mười tám giới, có bao nhiêu tâm tương ưng, bao nhiêu chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Mười giới chẳng phải tâm tương ưng; bảy giới không nói là tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng; một giới có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là mười giới chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Mười giới sắc là mười giới chẳng phải tâm tương ưng. Bảy giới không nói là tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng là gì? Đáp: Bảy thức giới là bảy giới không nói tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là một giới có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Đáp: Giới pháp là một giới có hai phần hoặc tâm tương ưng hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với giới pháp? Đáp: Nếu tâm sở của giới pháp: thọ, tưởng cho đến sử phiền não, gọi là tâm tương ưng của giới pháp. Hỏi: Thế nào là giới pháp chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Nếu giới pháp hoặc không phải do tâm sinh, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng, xứ, gọi là giới pháp không phải tâm tương ưng. Mười tám giới có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở? Đáp: Mười bảy giới chẳng phải tâm sở, một giới có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là mười bảy giới chẳng phải tâm sở? Đáp: Mười giới sắc, bảy giới thức, gọi là mười bảy giới chẳng phải tâm sở. Một giới có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở là gì? Đáp: Giới pháp là một giới có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là giới pháp là tâm sở? Đáp: Nếu giới pháp có duyên thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, đó gọi là giới pháp là tâm sở. Giới pháp chẳng phải tâm sở là gì? Đáp: Nếu giới pháp chẳng phải duyên sinh, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, là giới pháp chẳng phải tâm sở. Mười tám giới, có bao nhiêu có duyên, bao nhiêu không duyên? Đáp: Bảy giới có duyên, mười giới không có duyên, một giới có hai phần hoặc có duyên, hoặc không có duyên. Hỏi: Thế nào là bảy giới có duyên? Đáp: Bảy thức giới gọi là bảy giới có duyên. Mười giới không có duyên là gì? Đáp: Giới mười sắc là mười giới không có duyên. Hỏi: Thế nào là một giới có hai phần hoặc có duyên, hoặc không có duyên? Đáp: Giới pháp là một giới có hai phần hoặc có duyên, hoặc không có duyên. Giới pháp có duyên là gì? Đáp: Nếu giới pháp là tâm sở thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, đó gọi là giới pháp có duyên. Hỏi: Thế nào là giới pháp không có duyên? Đáp: Nếu giới pháp không phải do tâm sở sinh, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đó gọi là giới pháp không có duyên. Mười tám giới, có bao nhiêu tâm chung, bao nhiêu tâm không chung? Đáp: Mười bảy giới có tâm không chung, một giới có hai phần hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung. Hỏi: Thế nào là mười bảy giới có tâm không chung? Đáp: Giới mười sắc, bảy thức giới, gọi là mười bảy giới có tâm không chung. Một giới có hai phần hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung là gì? Đáp: Giới pháp là một giới có hai phần hoặc tâm chung hoặc tâm không chung. Hỏi: Thế nào là giới pháp là tâm chung? Đáp: Nếu giới pháp tùy tâm chuyển biến, tâm cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, thọ, tưởng cho đến sử phiền não, giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là tâm chung của giới pháp. Hỏi: Thế nào là giới pháp là tâm không chung? Đáp: Nếu giới pháp không tùy tâm chuyển biến, tâm không chung sinh, không trụ chung, không diệt chung, sinh cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là giới pháp với tâm không chung, tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế. Mười tám giới có bao nhiêu nghiệp, bao nhiêu chẳng phải nghiệp? Đáp: Có mười lăm giới chẳng phải nghiệp, ba giới có hai phần là nghiệp hoặc chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là mười lăm giới chẳng phải nghiệp? Đáp: Tám sắc giới, bảy thức giới, là mười lăm giới chẳng phải nghiệp. Ba giới có hai phần hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp là gì? Đáp: Giới sắc, giới thanh, giới pháp, là ba giới có hai phần hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của giới sắc? Đáp: Nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, tâm vô ký, khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là nghiệp của giới sắc. Hỏi: Thế nào là giới sắc chẳng phải nghiệp? Đáp: Sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của giới thanh? Đáp: Nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, tâm vô ký khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là nghiệp của giới thanh. Hỏi: Thế nào là giới thanh chẳng phải nghiệp? Đáp: Tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tiếng ngoài, được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của giới pháp? Đáp: Tư duy thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo. chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, là nghiệp của giới pháp. Hỏi: Thế nào là giới pháp chẳng phải nghiệp? Đáp: Trừ tư duy thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, giới của pháp khác chẳng phải nghiệp, gọi là giới pháp chẳng phải nghiệp. Mười tám giới, có bao nhiêu tương ưng nghiệp, bao nhiêu không phải tương ưng nghiệp? Đáp: Có bảy giới tương ưng với nghiệp, mười giới không phải tương ưng nghiệp, một giới gồm ba phần hoặc tương ưng nghiệp, hoặc tương ưng chẳng phải nghiệp, hoặc không nói là tương ưng nghiệp, tương ưng chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là bảy giới tương ưng với nghiệp? Đáp: Giới bảy thức là bảy giới tương ưng với nghiệp. Hỏi: Thế nào là mười giới chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Giới mười sắc là mười giới chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là một giới gồm ba phần, hoặc tương ưng nghiệp, hoặc tương ưng chẳng phải nghiệp, hoặc không nói tương ưng với nghiệp, tương ưng với chẳng phải nghiệp? Đáp: Giới pháp là một giới gồm ba phần, hoặc tương ưng nghiệp, hoặc tương ưng với chẳng phải nghiệp, hoặc không nói là tương ưng nghiệp, tương ưng với chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là tương ưng nghiệp của giới pháp? Đáp: Nếu giới pháp tư duy tương ưng, trừ tư, các thọ, tưởng khác, cho đến sử phiền não, gọi là tương ưng nghiệp của giới pháp. Hỏi: Thế nào là giới pháp tương ưng với chẳng phải nghiệp? Đáp: Nếu giới pháp không phải tương ưng với tư, sinh, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là giới pháp tương ưng với chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là Giới pháp không nói là nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Tư là giới pháp, không nói là nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Mười tám giới có bao nhiêu nghiệp chung (cộng nghiệp), bao nhiêu nghiệp chẳng phải chung (bất cộng nghiệp)? Đáp: Bảy giới có nghiệp chung, mười giới là nghiệp không chung, một giới có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung. Hỏi: Thế nào là bảy giới có nghiệp chung? Đáp: Bảy thức Giới gọi là bảy giới có nghiệp chung. Mười nghiệp không chung là gì? Đáp: Giới mười sắc là mười giới nghiệp không chung. Hỏi: Thế nào là một giới có hai phần hoặc là nghiệp chung, hoặc là nghiệp không chung? Đáp: Giới pháp là một giới có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung. Hỏi: Thế nào là giới pháp là nghiệp chung. Đáp: Nếu giới pháp tùy nghiệp chuyển biến, nghiệp chung sinh, trụ, chung, diệt chung, tâm, tư, xúc của định thọ tưởng, cho đến sử phiền não. Giới thân, miệng hữu lậu của hai định, không có giáo, nơi thân, hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, là nghiệp chung của giới pháp. Giới pháp với nghiệp không chung là gì? Đáp: Nếu giới pháp không tùy nghiệp chuyển, không chung sinh, không chung trụ, không chung diệt, với tâm bất định tư duy sinh, già chết, mạng, kiết, đắc quả, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến tới chín vô vi, gọi là nghiệp không chung của giới pháp. Tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển cũng như thế. Mười tám giới có bao nhiêu nhân, bao nhiêu chẳng phải nhân? Đáp: Bảy giới là nhân, bảy giới chẳng phải nhân, bốn giới có hai phần hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là bảy nhân? Đáp: Bảy thức giới gọi là bảy nhân. Hỏi: Thế nào là bảy thứ chẳng phải nhân? Đáp: Giới nhãn, giới nhó, giới tỷ, giới thiệt, giới thân, giới hương, giới vị là bảy giới chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là bốn giới có hai phần hoặc nhân, hoặc phi nhân? Đáp: Giới sắc, giới thanh, giới xúc, giới pháp, đó là bốn giới có hai phần hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là nhân của giới sắc? Đáp: Nếu pháp báo của giới sắc, gọi là nhân của giới sắc. Nhân của giới sắc là gì? Đáp: Nếu giới sắc thiện, bất thiện, hoặc tâm thiện, tâm bất thiện đã khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là nhân của giới sắc. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của giới sắc? Đáp: Nếu báo của giới sắc, hoặc phải báo của giới sắc, chẳng phải pháp báo, thì sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là chẳng phải nhân của giới sắc. Hỏi: Thế nào là nhân của giới thanh? Đáp: Nếu pháp báo của giới thanh, đó gọi là nhân của giới thanh. Nhân của giới thanh là gì? Đáp: Nếu giới thanh là thiện, bất thiện, hoặc tâm thiện, tâm bất thiện khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là nhân của giới thanh. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của giới thanh? Đáp: Nếu báo của giới thanh, hoặc chẳng phải báo của giới thanh, chẳng phải pháp báo, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, tâm vô ký khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Hoặc tiếng ngoài được nhó thức nhận biết, là chẳng phải nhân của giới thanh. Hỏi: Thế nào là nhân của xúc giới? Đáp: Bốn địa đại: địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, là nhân của giới xúc. Chẳng phải nhân của giới xúc là gì? Đáp: Trừ bốn đại, pháp thuộc về giới xúc khác, đó gọi là chẳng phải nhân của giới xúc. Hỏi: Thế nào là nhân của giới pháp? Đáp: Nếu giới pháp duyên, hoặc giới pháp không phải duyên, có báo, trừ đắc quả, giới pháp khác không phải duyên, nếu có báo: thọ, tưởng, cho đến phiền não kiết sử, tất cả sắc của hai định, gọi là nhân của giới pháp. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của giới pháp? Đáp: Nếu không phải duyên, không có báo, nghiệp không chung, sinh, già chết, mạng, được quả, thân hữu lậu tiến chín vô vi, đó gọi là chẳng phải nhân của giới pháp. Mười tám giới, bao nhiêu có nhân, bao nhiêu không có nhân? Đáp: Mười bảy giới có nhân, một giới có hai phần hoặc có nhân, hoặc không có nhân. Hỏi: Thế nào là mười bảy giới có nhân? Đáp: Mười giới sắc, bảy giới thức, đó gọi là mười bảy giới có nhân. Hỏi: Thế nào là một giới có hai phần hoặc có nhân, hoặc không có nhân? Đáp: Giới pháp là một giới có hai phần hoặc có nhân, hoặc không có nhân. Hỏi: Thế nào là giới pháp có nhân? Đáp: Nếu giới pháp có đầu mối thọ, tưởng, cho đến chính thân trừ (khinh an) thì gọi là giới pháp có nhân. Giới pháp không có nhân là gì? Đáp: Nếu giới pháp không có đầu mối thì trí duyên tận, cho đến trí Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là giới pháp không có nhân. Có đầu mối, không có đầu mối, có duyên, không có duyên, hữu vi, vô vi cũng như thế. Mười tám giới, có bao nhiêu có thể biết (tri), bao nhiêu không thể biết? Đáp: Tất cả đều được biết, như sự thấy biết. Mười tám giới có bao nhiêu có thể phân biệt, bao nhiêu chẳng thể phân biệt? Đáp: Tất cả đều phân biệt, như sự phân biệt. Mười tám giới có bao nhiêu giải (rõ biết), bao nhiêu không phải giải? Đáp: Tất cả đều giải, như sự thấy biết. Mười tám giới có bao nhiêu thấu rõ, bao nhiêu không thấu rõ (hiểu)? Đáp: Tất cả đều thấu rõ, như sự thấy biết. Mười tám giới, có bao nhiêu là trí biết thuộc đoạn, bao nhiêu là trí biết thuộc chẳng phải đoạn? Đáp: Mười ba giới là trí biết thuộc chẳng phải đoạn, năm giới có hai phần hoặc là trí biết thuộc đoạn, hoặc trí biết thuộc chẳng phải đoạn. Hỏi: Thế nào là mười ba giới là trí biết thuộc cêẳng phải đoạn? Đáp: Tám giới sắc, năm giới thức, đó gọi là mười ba giới là trí biết thuộc chẳng phải đoạn. Hỏi: Thế nào là năm giới có hai phần hoặc dứt trí biết, hoặc chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Giới sắc, giới thanh, giới ý, giới ý thức, giới pháp, là năm giới có hai phần hoặc trí biết thuộc đoạn, hoặc trí biết thuộc chẳng phải đoạn. Hỏi: Thế nào là giới sắc do trí biết thuộc đoạn? Đáp: Nếu giới sắc bất thiện, hoặc tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là giới sắc do trí biết thuộc đoạn. Hỏi: Thế nào là giới sắc do trí biết thuộc chẳng phải đoạn? Đáp: Nếu giới sắc thiện, hoặc vô ký, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Hoặc sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc do trí biết thuộc chẳng phải đoạn. Hỏi: Thế nào là giới thanh do trí biết thuộc đoạn? Đáp: Nếu giới thanh bất thiện, tâm bất thiện khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là giới thanh do trí biết thuộc đoạn. Hỏi: Thế nào là giới thanh do trí biết thuộc chẳng phải đoạn? Đáp: Nếu giới thanh thiện, hoặc vô ký, thì tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tâm thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Hoặc- tiếng ngoài được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh do trí biết thuộc chẳng phải đoạn. Hỏi: Thế nào là giới ý do trí biết thuộc đoạn? Đáp: Nếu giới ý, giới ý bất thiện, gọi là giới ý do trí biết thuộc đoạn. Hỏi: Giới ý do trí biết thuộc chẳng phải đoạn là gì? Đáp: Nếu giới ý thiện, hoặc giới ý vô ký, gọi là giới ý do trí biết, thuộc chẳng phải đoạn. giới ý thức cũng vậy. Hỏi: Thế nào là giới pháp do trí biết thuộc đoạn? Đáp: Nếu giới pháp bất thiện, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, hối, không hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi sợ sệt, phiền não kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, đây gọi là giới pháp do trí biết thuộc đoạn. Hỏi: Thế nào là giới pháp do trí biết thuộc chẳng phải đoạn? Đáp: Nếu giới pháp thiện, hoặc vô ký, trừ nghi, phiền não, kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo. Giới pháp khác, do trí biết thuộc chẳng phải đoạn. Đoạn và chẳng phải đoạn cũng như thế. Mười tám giới, có bao nhiêu tu, bao nhiêu chẳng phải tu? Đáp: Mười ba giới chẳng phải tu, năm giới có hai phần hoặc tu, hoặc chẳng phải tu? Hỏi: Thế nào là mười ba giới chẳng phải tu? Đáp: Tám giới sắc, năm giới thức, là mười ba giới chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là năm giới có hai phần hoặc tu, hoặc chẳng phải tu? Đáp: Giới sắc, giới thanh, giới ý, giới ý thức, giới pháp, là năm giới có hai phần hoặc tu, hoặc chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là giới sắc tu? Đáp: Nếu giới sắc thiện, hoặc tâm thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, là giới sắc tu. Giới sắc chẳng phải tu là gì? Đáp: Nếu giới sắc bất thiện, hoặc vô ký, thì sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký đã khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc chẳng phải tu. Giới thanh tu là gì? Đáp: Nếu giới thanh thiện, hoặc tâm thiện khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là giới thanh tu. Hỏi: Thế nào là giới thanh chẳng phải tu? Đáp: Nếu giới thanh bất thiện, hoặc vô ký, thì tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu tiếng ngoài, được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là giới ý tu? Đáp: Nếu giới ý, giới ý thiện thì gọi là giới ý tu. Giới ý chẳng phải tu là gì? Đáp: Nếu giới ý bất thiện, hoặc giới ý vô ký, đó gọi là giới ý chẳng phải tu. Giới ý thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới pháp tu? Đáp: Nếu giới pháp là thiện, thọ, tưởng, cho đến tâm xả định Vô tưởng đắc quả, định Diệt tận, thì giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính, ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận quyết định, gọi là giới pháp tu. Giới pháp chẳng phải tu là gì? Đáp: Giới pháp bất thiện, nếu vô ký, thọ tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ sệt, sử phiền não, sinh, già chết, mạng, kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, không phải bảy vô vi của bậc Thánh, gọi là giới pháp chẳng phải tu. Mười tám giới có bao nhiêu chứng, bao nhiêu không phải chứng? Đáp: Tất cả đều là chứng, như sự thấy biết. Mười tám giới, có bao nhiêu thiện, bao nhiêu không phải thiện, bao nhiêu vô ký? Đáp: Mười ba giới vô ký, năm giới gồm ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Hỏi: Thế nào là mười ba giới vô ký? Đáp: Tám giới sắc, năm giới thức, đó gọi là mười ba giới vô ký. Hỏi: Thế nào là năm giới gồm ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký? Đáp: Giới sắc, giới thanh, giới ý, giới ý thức, giới pháp, là năm giới gồm ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Hỏi: Thế nào là giới sắc thiện? Đáp: Nếu giới sắc tu tâm thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, là giới sắc thiện. Hỏi: Thế nào là giới sắc bất thiện? Đáp: Nếu giới sắc dứt, tâm bất thiện, đã khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, đó là giới sắc bất thiện. Hỏi: Thế nào là giới sắc vô ký? Đáp: Nếu giới sắc thọ, hoặc chẳng phải báo của giới sắc, chẳng phải pháp báo, thì sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tâm vô ký đã khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc vô ký. Hỏi: Thế nào là giới thanh thiện? Đáp: Nếu giới thanh tu tâm thiện khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là giới thanh thiện. Hỏi: Thế nào là giới thanh bất thiện? Đáp: Nếu giới thanh dứt, tâm bất thiện khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là giới thanh bất thiện. Hỏi: Thế nào là giới thanh vô ký? Đáp: Nếu giới thanh thọ, hoặc chẳng phải báo của giới thanh, chẳng phải pháp báo, thì tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, tâm vô ký khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu tiếng ngoài được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh vô ký. Hỏi: Thế nào là giới ý thiện? Đáp: Nếu giới ý tu, đó gọi là giới ý thiện. Hỏi: Thế nào là giới ý bất thiện? Đáp: Nếu giới ý dứt giới ý đó gọi là giới ý bất thiện. Hỏi: Thế nào là giới ý vô ký? Đáp: Nếu giới ý thọ, nếu chẳng phải báo của giới ý, chẳng phải pháp báo, gọi là giới ý vô ký. Giới ý thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới pháp thiện? Đáp: Nếu giới pháp tu, thọ, tưởng, cho đến tâm xả định Vô tưởng, được quả định Diệt tận, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận quyết định, gọi là giới pháp thiện. Hỏi: Thế nào là giới pháp bất thiện? Đáp: Nếu giới pháp dứt thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ sệt, phiền não kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến đó gọi là giới pháp bất thiện. Hỏi: Thế nào là giới pháp vô ký? Đáp: Nếu giới pháp thọ chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không phải vô vi của bậc Thánh”, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sệt, sinh, già chết mạng, thân hữu lậu tiến, không phải bảy vô vi của bậc Thánh, gọi là giới pháp vô ký. Mười tám giới, có bao nhiêu Học, bao nhiêu Vô học, bao nhiêu Phi học, Phi Vô học? Đáp: Mười lăm giới phi học, phi Vô học và ba giới gồm ba phần hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là mười lăm giới phi học, phi Vô học? Đáp: Mười giới sắc, năm giới thức, đó gọi là mười lăm giới phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là ba giới gồm ba phần hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc Phi học, Phi Vô học? Đáp: Giới ý, giới ý thức, giới pháp, đó gọi là ba giới gồm ba phần hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc Phi học, Phi Vô học. Hỏi: Thế nào là giới ý học? Đáp: Nếu giới ý của bậc Thánh chẳng phải Vô học, đó gọi là giới ý học. Hỏi: Thế nào là giới ý học? Đáp: Hoặc giới ý học tương ưng với ý giới của tín căn. Hỏi: Thế nào là giới ý học? Đáp: Người học lìa kiết sử, đem tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc là Kiên tín, hoặc Kiên pháp, và người, đường khác thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật khổ, tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa giải muốn giải, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não, tu đạo. Người Kiến học nếu là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A- na-hàm với trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, tức chứng quả Sa-môn. Nếu quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na- hàm, nếu thật là người, hoặc thú hướng ý giới, đó gọi là giới ý học. Hỏi: Thế nào là giới ý Vô học? Đáp: Nếu giới ý Thánh phi học, là giới ý Vô học. Giới ý Vô học là gì? Đáp: Nếu giới ý Vô học, là giới ý tương ưng với tín căn, gọi là giới ý Vô học. Hỏi: Thế nào là giới ý Vô học? Đáp: Người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, giới, ý, gọi là giới ý Vô học. Hỏi: Thế nào là giới ý phi học, phi Vô học? Đáp: Nếu giới ý không phải là giới ý Thánh, đó gọi là giới ý phi học, phi Vô học. Giới ý thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới pháp học? Đáp: Nếu giới pháp của bậc Thánh phi Vô học, đó gọi là giới pháp học. Giới pháp học là gì? Đáp: Tín căn của học và pháp tâm sở tương ưng. Nếu giới pháp duyên vô lậu phi Vô học, gọi là giới pháp học. Hỏi: Thế nào là giới pháp học? Đáp: Người học đã lìa kiết sử với tâm Thánh nhập đạo Thánh, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận quyết định, đó gọi là giới pháp học. Hỏi: Thế nào là giới pháp Vô học? Đáp: Nếu giới pháp của bậc Thánh phi học, đó gọi là giới pháp Vô học. Hỏi: Thế nào là giới pháp Vô học? Đáp: Tín căn Vô học và pháp tâm sở tương ưng, nếu giới pháp không phải duyên phi học vô lậu, đó gọi là giới pháp Vô học. Giới pháp Vô học là gì? Đáp: Người Vô học, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, trí duyên tận, gọi là giới pháp Vô học. Hỏi: Thế nào là giới pháp phi học, phi Vô học? Đáp: Nếu giới pháp chẳng phải của bậc Thánh, thọ thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm. Nếu sắc không thể thấy, không có đối hữu lậu. Nếu chẳng phải định thọ tưởng vô vi của bậc Thánh thì bốn sắc đầu chẳng phải là bảy vô vi của bậc Thánh, gọi là giới pháp Phi học, Phi Vô học. Mười tám giới, có bao nhiêu báo, bao nhiêu pháp báo, bao nhiêu chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Có năm giới báo, tám giới có hai phần hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, năm giới gồm ba phần hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là năm báo? Đáp: Giới nhãn, giới nhó, giới tỷ, giới thiệt, giới thân, đó gọi là năm giới báo. Hỏi: Thế nào là tám giới có hai phần hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Giới hương, giới vị, giới xúc, nhãn thức giới, giới nhó thức, giới tỷ thức, giới thiệt thức và thân thức giới, gọi là tám giới có hai phần hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là năm giới gồm ba phần hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Giới sắc, giới thanh, giới ý, giới ý thức, giới pháp, là năm giới gồm ba phần hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của giới hương? Đáp: Nếu giới hương thọ nhận, gọi là báo của giới hương. Báo của giới hương là thế nào? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới hương là báo do phiền não sinh ra là thuộc về phần ngã thân có: hương tốt đẹp, không phải hương tốt đẹp, hương dịu dàng, không phải hương dịu dàng, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, gọi là báo của giới hương. Hỏi: Thế nào là giới hương chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu giới hương ngoài, nếu hương ngoài được tỷ thức nhận biết: hương rễ cây, hương lõi cây, hương nhựa cây, hương vỏ cây, hương lá, hoa, quả. Hương tốt không phải hương tốt. Và hương ngoài khác, được tỷ thức nhận biết, đó gọi là giới hương chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của giới vị? Đáp: Nếu giới vị là thọ, đó gọi là báo của giới vị. Hỏi: Thế nào là báo của giới vị? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới vị là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân: nếm đắng, cay, mặn, lạt, nước bọt, đàm dãi, là báo của giới vị. Hỏi: Thế nào là giới vị chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu ngoài giới vị, hoặc vị ngoài được thiệt thức nhận biết, nếu các vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước cất và vị ngoài khác, được thiệt thức nhận biết, gọi là giới vị chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của giới xúc? Đáp: Nếu giới xúc thọ nhận thì gọi là báo của giới xúc. Báo của giới xúc là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới xúc là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân có: cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm, gọi là báo của giới xúc. Hỏi: Thế nào là giới xúc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu ngoài giới xúc, nếu xúc ngoài, được thân thức nhận biết: sự lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm và xúc khác, được thân thức nhận biết, gọi là giới xúc chẳng phải báo, không phải pháp báo. Hỏi: Báo của nhãn thức giới là gì? Đáp: Nếu thọ của giới nhãn thức, đó gọi là báo của giới nhãn thức. Hỏi: Thế nào là báo của giới nhãn thức? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới thức là báo do phiền não sinh ra, là nhãn thức giới thuộc về phần ngã thì gọi là báo của nhãn thức giới. Nhãn thức giới chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì? Đáp: Nếu nhãn thức giới ngoài nhãn thức giới thì gọi là nhãn thức giới, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, giới nhó thức, giới tỷ thức, giới thiệt thức, thân thức giới cũng như thế. Hỏi: Thế nào là báo của giới sắc? Đáp: Nếu giới sắc thọ nhận thì gọi là báo của giới sắc. Báo của giới sắc là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới sắc là báo được sinh ra do phiền não, thuộc về phần ngã như: sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, nếu tâm thọ khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là báo của giới sắc. Pháp báo của giới sắc là gì? Đáp: Nếu giới sắc có báo thì gọi là pháp báo của giới sắc. Hỏi: Thế nào là pháp báo của giới sắc? Đáp: Nếu giới sắc thiện, bất thiện, hoặc tâm thiện, tâm bất thiện, khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là pháp báo của giới sắc. Hỏi: Thế nào là giới sắc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu giới sắc là vô ký, không thuộc về phần ngã, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của giới thanh? Đáp: Nếu giới thanh thọ nhận thì gọi là báo của giới thanh. Báo của giới thanh là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của giới thanh là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã thân: tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tâm thọ tập hợp khởi lên miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là báo của giới thanh. Pháp báo của giới thanh là gì? Đáp: Nếu giới thanh có báo, đó gọi là pháp báo của giới thanh. Hỏi: Thế nào là pháp báo của giới thanh? Đáp: Nếu giới thanh thiện, bất thiện, hoặc tâm thiện, tâm bất thiện khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là pháp báo của giới thanh. Hỏi: Thế nào là Giới thanh chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu giới thanh vô ký, không thuộc về phần ngã thì sẽ chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, nếu tiếng ngoài, được nhó thức nhận biết thì gọi là giới thanh chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của giới ý? Đáp: Nếu giới ý, hoặc thọ nhận, hoặc báo thiện của giới ý thì gọi là báo của giới ý. Pháp báo của giới ý là gì? Đáp: Nếu giới ý có báo, đó gọi là pháp báo của giới ý. Hỏi: Thế nào là pháp báo của giới ý? Đáp: Trừ báo thiện của giới ý, giới ý thiện khác, nếu giới ý bất thiện thì gọi là pháp báo của giới ý. Hỏi: Thế nào là giới ý chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu giới ý là vô ký thức, không phải là giới ý thuộc về phần ngã thì gọi là giới ý chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, giới ý thức cũng như thế. Báo của giới pháp là gì? Đáp: Nếu giới pháp là báo thiện, trừ không có tham, không giận dữ, thọ, tưởng khác, cho đến tâm xả, sợ sệt sinh mạng, định Vô tưởng được quả định Diệt tận, giới của thân, miệng hữu lậu không có biểu hiện thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, đó gọi là báo của giới pháp. Hỏi: Thế nào là pháp báo của giới pháp? Đáp: Nếu giới pháp có báo, gọi là pháp báo của giới pháp. Pháp báo của giới pháp là gì? Đáp: Trừ báo thiện của giới pháp, hữu vi thiện của giới pháp khác, hoặc thọ, tưởng bất thiện, cho đến phiền não kiết sử, tất cả sắc của hai định, gọi là pháp báo của giới pháp. Hỏi: Thế nào là giới pháp chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu giới pháp vô ký, không phải thuộc về phần ngã nếu vô vi của bậc Thánh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ, sinh, già chết, thân hữu lậu tiến đến chín vô vi, gọi là giới pháp chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Mười tám giới có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tư duy đoạn, bao nhiêu không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Có mười ba giới không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Có năm giới gồm ba phần, hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là mười ba giới không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tám giới sắc, năm giới thức, đó gọi là mười ba giới không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là năm giới gồm ba phần hoặc kiến đoạn hoặc tư duy đoạn hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Giới sắc, giới thanh, giới ý, giới ý thức, giới pháp, là năm giới gồm ba phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của giới sắc? Đáp: Nếu giới sắc bất thiện, không phải tư duy đoạn, mà là do kiến đoạn phiền não do tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là kiến đoạn của giới sắc. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của giới sắc? Đáp: Nếu giới sắc bất thiện không phải kiến đoạn, mà là tư duy đoạn phiền não do tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là tư duy đoạn của giới sắc. Hỏi: Thế nào là giới sắc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu giới sắc là thiện, hoặc vô ký, thì sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Nếu tâm thiện, hoặc tâm vô ký đã khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của giới thanh? Đáp: Nếu giới thanh bất thiện, không phải tư duy đoạn, mà là tâm phiền não kiến đoạn khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là kiến đoạn của giới thanh. Giới thanh do tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu giới thanh bất thiện, không phải kiến đoạn, mà là tâm phiền não tư duy đoạn do tâm tập hợp khởi lên nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, gọi là tư duy đoạn của giới thanh. Hỏi: Thế nào là giới thanh không phải do kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu giới thanh thiện, hoặc vô ký: tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tâm thiện, hoặc vô ký khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu âm thanh ngoài được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Thế nào giới ý là kiến đoạn? Đáp: Nếu giới ý bất thiện, không phải do tư duy đoạn, mà là kiến đoạn giới ý của tâm tương ưng phiền não, đó gọi là kiến đoạn của giới ý. Thế nào giới ý là tư duy đoạn? Đáp: Nếu giới ý bất thiện, không phải do kiến đoạn, mà là tư duy đoạn giới ý tương ưng với phiền não, đó gọi là tư duy đoạn của giới ý. Giới ý không phải do kiến đoạn, không phải tư duy đoạn là thế nào? Đáp: Nếu giới ý thiện, nếu giới ý vô ký, gọi là giới ý không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Giới ý thức cũng như thế. Thế nào giới pháp là kiến đoạn? Đáp: Nếu giới pháp bất thiện, không phải tư duy đoạn, mà là do kiến đoạn phiền não dứt bỏ trong một lúc, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ phiền não kiết sử thân, miệng chẳng phải giới, không có biểu hiện thân hữu lậu tiến, đó gọi là kiến đoạn của giới pháp. Giới pháp do tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu giới pháp bất thiện, không phải kiến đoạn, mà là do tư duy đoạn phiền não, cùng lúc đều dứt, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, với tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ phiền não kiết sử, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo thân hữu lậu tiến, đó gọi là giới pháp do tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là giới pháp không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu giới pháp thiện, hoặc vô ký, trừ nghi, sử phiền não, kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, các giới pháp khác, đó gọi là giới pháp không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Mười tám giới, có bao nhiêu nhân của kiến đoạn, bao nhiêu nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tất cả có ba phần hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân nơi kiến đoạn của giới nhãn? Đáp: Nếu giới nhãn là pháp báo của kiến đoạn thì giới nhãn của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, gọi là nhân kiến đoạn của giới nhãn. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của giới nhãn? Đáp: Nếu nhãn giới là pháp báo của tư duy đoạn thì giới nhãn của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ gọi là nhân tư duy đoạn của giới nhãn. Hỏi: Vì sao giới nhãn chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu giới nhãn là báo của pháp thiện, giới nhãn trong loài người, loài trời, đó gọi là giới nhãn chẳng phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn, giới nhó, giới tỷ, giới thiệt, giới thân cũng như thế. Hỏi: Thế nào là nhân của kiến đoạn của giới sắc? Đáp: Nếu kiến đoạn của giới sắc, nếu giới sắc là pháp báo của kiến đoạn, thì thân không phải là sắc tốt đẹp, không phải đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh, tâm của nhân kiến đoạn khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là nhân kiến đoạn của giới sắc. Hỏi: Thế nào là nhân của tư duy đoạn của giới sắc? Đáp: Nếu giới sắc, hoặc tư duy đoạn, nếu là pháp báo của tư duy đoạn thì thân sẽ chẳng phải sắc tốt đẹp, không phải nghiêm tịnh, không phải do tư duy đoạn, nhân tươi đẹp tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, gọi là nhân tư duy đoạn của giới sắc. Hỏi: Thế nào là giới sắc không phải nhân kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu giới sắc thiện, hoặc pháp báo thiện của giới sắc, hoặc giới sắc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì sắc tốt đẹp của thân, đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn, tâm khởi lên thân giáo như đến, đi co duỗi, hồi chuyển, nếu ngoại sắc được nhãn thức nhận biết, đó gọi là giới sắc chẳng phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn. Giới thanh là nhân của kiến đoạn là gì? Đáp: Nếu giới thanh là do kiến đoạn, hoặc giới thanh là pháp báo của kiến đoạn, thì thân không phải tiếng tốt đẹp, không phải các thứ tiếng hay, không phải tiếng mềm dịu, tâm của nhân kiến đoạn khởi lên nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, đó gọi là nhân kiến đoạn của giới thanh. Giới thanh, nhân của tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu giới thanh do tư duy đoạn, hoặc giới thanh là pháp báo của tư duy đoạn, thì thân không phải tốt đẹp, tiếng không phải các thứ tiếng hay, không phải tiếng nói mềm dịu, nhân tâm của tư duy đoạn, tập hợp khởi lên nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, lời nói, là nhân của tư duy đoạn của giới thanh. Hỏi: Thế nào là giới thanh không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu giới thanh là báo của pháp thiện, hoặc giới thanh chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải do kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn, do tâm khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu tiếng ngoài, được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh không phải do kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn. Giới hương, nhân của kiến đoạn là gì? Đáp: Nếu giới hương là pháp báo của kiến đoạn thì thân không phải là hương tốt đẹp, không phải hương mềm dịu, không phải hương vừa ý, đó gọi là nhân kiến đoạn của giới hương. Giới hương, nhân của tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu giới hương là pháp báo của tư duy đoạn, thì thân không phải hương tốt đẹp, không phải hương mềm dịu, không phải hương vừa ý, gọi là nhân của tư duy đoạn của giới hương. Hỏi: Thế nào là giới hương, không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu giới hương là báo của pháp thiện, nếu giới hương chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo thì thân có hương tốt đẹp, hương mềm dịu, hương vừa ý. Nếu hương ngoài, được tỷ thức nhận biết, gọi là giới hương không phải kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân của kiến đoạn của giới vị? Đáp: Nếu giới vị là pháp báo của kiến đoạn, thì thân nếm vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là nhân kiến đoạn của giới vị. Nhân tư duy đoạn của giới vị là gì? Đáp: Nếu giới vị là pháp báo của tư duy đoạn, thì thân nếm vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, gọi là nhân của tư duy đoạn của giới vị. Hỏi: Thế nào là giới vị không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu giới vị là báo của pháp thiện, nếu giới vị chẳng phải báo, chẳng phải pháp của báo thì thân nếm vị chua đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi. Nếu vị ngoài được thiệt thức nhận biết, gọi là giới vị không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Nhân kiến đoạn của giới xúc là gì? Đáp: Nếu giới xúc là pháp báo của kiến đoạn, thì thân có cảm giác lạnh, nóng, thô, nặng, cứng, nhám, gọi là nhân kiến đoạn của giới xúc. Nhân tư duy đoạn của giới xúc là gì? Đáp: Nếu giới xúc là pháp báo của tư duy đoạn, thì thân có cảm giác lạnh, nóng, thô, nặng, cứng, nhám, gọi là nhân của tư duy đoạn của giới xúc. Giới xúc không phải kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu giới xúc là báo của pháp thiện, hoặc quả xúc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, tế, mềm, trơn. Nếu xúc ngoài, được thân thức nhận biết, gọi là giới xúc không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân của kiến đoạn của nhãn thức giới? Đáp: Nếu nhãn thức giới là pháp báo kiến đoạn thì nhãn thức giới của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, gọi là nhân kiến đoạn của nhãn thức giới. Nhân tư duy đoạn của nhãn thức giới là gì? Đáp: Nếu nhãn thức giới là pháp báo của tư duy đoạn, thì nhãn thức giới của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ gọi là nhân của tư duy đoạn của nhãn thức giới. Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu nhãn thức giới là báo của pháp thiện, hoặc nhãn thức giới chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, thì nhãn thức giới trong loài người, loài trời, gọi là nhãn thức giới không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Giới nhó thức, giới tỷ thức, giới thiệt thức, thân thức giới cũng như thế. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của giới ý? Đáp: Nếu giới ý, hoặc kiến đoạn của giới ý, hoặc giới ý là pháp báo của kiến đoạn, gọi là nhân kiến đoạn của giới ý. Nhân tư duy đoạn của giới ý là gì? Đáp: Nếu giới ý, hoặc tư duy đoạn của giới ý, hoặc giới ý là pháp báo tư duy đoạn thì gọi là nhân của tư duy đoạn của giới ý. Hỏi: Thế nào là giới ý không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu giới ý thiện, hoặc pháp báo thiện của giới ý, hoặc giới ý chẳng phải báo, chẳng phải giới ý của pháp báo, đó gọi là giới ý không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, giới ý thức cũng như thế. Nhân kiến đoạn của giới pháp là gì? Đáp: Nếu giới pháp là pháp báo của kiến đoạn, thì thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi sợ phiền não, sử, sinh mạng kiết, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, đó gọi là nhân kiến đoạn của giới pháp. Nhân của tư duy đoạn của giới pháp là gì? Đáp: Nếu tư duy đoạn của giới pháp, pháp báo của tư duy đoạn, thì thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ phiền não, sử, sinh mạng kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, đó gọi là nhân tư duy đoạn của giới pháp. Giới pháp không phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu giới pháp là thiện, hoặc pháp báo của giới pháp là thiện, hoặc giới pháp chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, trừ nghi, phiền não kiết sử, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo. Giới pháp khác không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, đó gọi là giới pháp không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Mười tám giới, có bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu giới không lệ thuộc? Đáp: Có sáu giới lệ thuộc cõi Dục, chín giới có hai phần hoặc lệ thuộc cõi Dục hoặc lệ thuộc cõi Sắc, ba giới gồm bốn phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc. Sáu giới lệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Giới tỷ, giới hương, giới tỷ thức, giới thiệt, giới vị, giới thiệt thức, là sáu giới lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là chín giới có hai phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Giới nhãn, giới nhó, giới thân, giới sắc, giới thanh, giới xúc, nhãn thức giới, giới nhó thức, thân thức giới, là chín giới có hai phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là ba giới gồm bốn phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc? Đáp: Giới ý, giới ý thức, giới pháp, là ba giới gồm bốn phần hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc. Giới nhãn lệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Nếu dục lậu của giới nhãn là giới nhãn hữu lậu, gọi là giới nhãn lệ thuộc cõi Dục. Giới nhãn lệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Nếu sắc lậu của giới nhãn, là giới nhãn hữu lậu đó gọi là giới nhãn lệ thuộc cõi Sắc: giới nhó, giới thân cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới sắc lệ thuộc cõi Dục? Nếu giới sắc là hữu lậu, dục lậu thì sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh. Tâm hành dục khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài là hữu lậu, dục lậu, được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc lệ thuộc cõi Dục. Giới sắc lệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Nếu hữu lậu sắc lậu của cõi Sắc, thì sắc tốt đẹp của thân đoan nghiêm, da tươi đẹp, nghiêm tịnh, tâm hành sắc khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển. Nếu sắc ngoài là hữu lậu sắc lậu, được nhãn thức nhận biết, gọi là giới sắc lệ thuộc cõi Sắc. Giới thanh lệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Nếu giới thanh là dục lậu, hữu lậu thì thân có tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, tâm dục hành khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu tiếng ngoài là hữu lậu, dục lậu, được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh lệ thuộc cõi Dục. Giới thanh lệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Nếu giới thanh là hữu lậu, sắc lậu thì tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, tâm hành sắc, khởi lên tập hợp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu tiếng ngoài là hữu lậu sắc lậu, được nhó thức nhận biết, gọi là giới thanh lệ thuộc cõi Sắc. Đáp: Giới xúc lệ thuộc cõi Dục là gì? Nếu giới xúc là dục lậu hữu lậu thì thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm. Nếu xúc bên ngoài là hữu lậu, dục lậu, được thân thức nhận biết, gọi là giới xúc lệ thuộc cõi Dục. Giới xúc lệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Nếu giới xúc là hữu lậu sắc lậu thì thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, tế, mềm, trơn. Nếu xúc ngoài, là hữu lậu sắc lậu, được thân thức nhận biết thì gọi là giới xúc lệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Nếu nhãn thức giới hữu lậu, dục lậu của nhãn thức giới, đó gọi là nhãn thức giới lệ thuộc cõi Dục. Nhãn thức giới lệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Nếu sắc lậu của nhãn thức giới là nhãn thức giới hữu lậu, đó gọi là nhãn thức giới lệ thuộc cõi Sắc, giới nhó thức, thân thức giới cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới ý lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Nếu giới ý là giới ý hữu lậu, dục lậu thì gọi là giới ý lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là giới ý, lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Nếu sắc lậu của giới ý là giới ý hữu lậu, đó gọi là giới ý lệ thuộc cõi Sắc. Giới ý lệ thuộc cõi Vô sắc là gì? Đáp: Nếu lậu Vô sắc của giới ý là Giới ý hữu lậu, thì đó gọi là giới ý lệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là giới ý không lệ thuộc? Đáp: Nếu giới ý là giới ý vô lậu của bậc Thánh thì gọi là giới ý không lệ thuộc, giới ý thức cũng như thế. Giới pháp lệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Nếu giới pháp là hữu lậu, dục lậu: thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát không có tham, không giận dữ, không có si, thuận với tín, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, không buông lung, niệm, nghi, sợ, sử phiền nảo, sinh, già chết, mạng kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu, không có biểu hiện, thân hữu lậu tiến, gọi là giới pháp lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là giới pháp lệ thuộc cõi Sắc? Nếu giới pháp là sắc lậu hữu lậu: thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến tín, dục, không buông lung, niệm, nghi, sợ, sử phiền nảo, sinh, già chết, mạng kiết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu, không có biểu hiện, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, gọi là giới pháp lệ thuộc cõi Sắc. Giới pháp lệ thuộc cõi Vô sắc là gì? Đáp: Nếu giới pháp là hữu lậu, vô sắc lậu: thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tâm tín, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả, nghi, phiền não, sử, sinh, già chết, mạng, kiết, giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, gọi là giới pháp lệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là giới pháp không lệ thuộc? Đáp: Nếu giới pháp là vô vi, vô lậu của bậc Thánh: thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, chín vô vi, gọi là giới pháp không lệ thuộc. Mười tám giới, có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại, bao nhiêu không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Có mười bảy giới gồm ba phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Một giới gồm bốn phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Mười bảy giới gồm ba phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại là gì? Đáp: Giới nhãn cho đến giới ý thức, đó là mười bảy giới gồm ba phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Thế nào là một giới gồm bốn phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Giới pháp là một giới gồm bốn phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Hỏi: Thế nào là giới nhãn quá khứ? Đáp: Nếu giới nhãn sinh rồi diệt giới nhãn, đó gọi là giới nhãn quá khứ. Giới nhãn vị lai là gì? Đáp: Nếu giới nhãn chưa sinh, chưa xuất giới nhãn, đó gọi là giới nhãn vị lai. Hỏi: Thế nào là giới nhãn hiện tại? Đáp: Nếu giới nhãn sinh, chưa diệt giới nhãn, gọi là giới nhãn hiện tại, cho đến giới ý thức cũng như thế. Giới pháp quá khứ là gì? Đáp: Nếu giới pháp sinh rồi diệt thọ tưởng, cho đến chính thân trừ, gọi là giới pháp quá khứ. Hỏi: Thế nào là giới pháp vị lai? Đáp: Nếu giới pháp chưa sinh, chưa có ra thọ, tưởng, cho đến chính thân trừ, đó gọi là giới pháp vị lai. Giới pháp hiện tại là gì? Đáp: Nếu giới pháp sinh, chưa diệt thọ, tưởng, cho đến chính thân trừ, đó gọi là giới pháp hiện tại. Hỏi: Thế nào là giới pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Nếu giới pháp vô vi, trí duyên tận, cho đến trí Phi hữu tưởng, Phi phi tưởng xứ, gọi là giới pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại.  <卷>QUYỂN 3 <詞>Phẩm 3: PHẨM ẤM THUỘC PHẦN VẤN Hỏi: Có bao nhiêu ấm? Đáp: Có năm ấm. Hỏi: Năm ấm là gì? Đáp: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm. Sắc ấm là gì? Đáp: Như sắc pháp đó gọi là sắc ấm. Hỏi: Thế nào là sắc ấm? Đáp: Mười sắc nhập, hoặc pháp nhập nơi sắc thì gọi là sắc ấm. Sắc ấm là gì? Đáp: Là bốn đại, hoặc sắc do bốn đại tạo ra thì gọi là sắc ấm. Sắc ấm là thế nào? Đáp: Ba hành sắc, sắc có thể thấy, có đối, sắc có đối không thể thấy, sắc không có đối không thể thấy, đó gọi là sắc ấm. Hỏi: Thế nào là sắc ấm? Đáp: Nếu sắc quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, thấp, cao, xa, gần, gọi là sắc ấm. Hỏi: Thế nào là sắc pháp? Đáp: Nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân nhập, sắc, thanh, hương vị xúc nhập. Thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân, miệng hữu lậu, giới không có giáo. Thân hữu lậu tiến thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, đó gọi là sắc pháp. Hỏi: Thế nào là mười sắc nhập? Đáp: Nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân nhập, sắc, thanh, hương, vị, xúc nhập, gọi là mười sắc nhập. Hỏi: Thế nào là sắc của pháp nhập? Đáp: Thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân, miệng giới hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc của pháp nhập. Bốn đại gồm có gì? Đáp: Gồm Địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, gọi là bốn đại. Sắc do bốn đại tạo ra là gì? Đáp: Nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc do bốn đại tạo ra. Sắc có đối có thể thấy là gì? Đáp: Đó là Sắc nhập, được gọi là sắc có đối có thể thấy. Sắc có đối không thể thấy là những gì? Đáp: Nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân, thanh, hương, vị xúc nhập, gọi là sắc có đối không thể thấy. Sắc không có đối không thể thấy là gì? Đáp: Thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc không có đối, không thể thấy. Sắc quá khứ là gì? Đáp: Nếu sắc sinh rồi diệt, gọi là sắc quá khứ. Sắc vị lai là thế nào? Đáp: Nếu sắc chưa sinh, chưa xuất ra, đó gọi là sắc vị lai. Sắc hiện tại là gì? Đáp: Nếu sắc đã sinh, chưa diệt, gọi là sắc hiện tại. Sắc nội là gì? Đáp: Nếu sắc là thọ thì gọi là sắc nội. Sắc ngoại là gì? Đáp: Nếu sắc không phải thọ thì gọi là sắc ngoại. Sắc thô là gì? Đáp: Nếu sắc lệ thuộc cõi Dục, gọi là sắc thô. Hỏi: Thế nào là sắc tế? Đáp: Nếu sắc lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc và không lệ thuộc, gọi là sắc tế. Hỏi: Thế nào là sắc thấp kém? Đáp: Nếu sắc bất thiện, hoặc là pháp báo của sắc bất thiện, nếu sắc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, sắc không vừa ý thì gọi là sắc thấp kém. Sắc cao thượng là gì? Đáp: Nếu sắc thiện, hoặc pháp báo của sắc thiện, hoặc sắc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, sắc vừa ý, gọi là sắc cao thượng. Sắc xa là gì? Đáp: Nếu các sắc xa nhau, rất xa nhau, không gần, không gần bên, gọi là sắc xa. Sắc gần là thế nào? Đáp: Nếu sắc gần nhau, rất gần nhau, gần sát bên nhau thì gọi là sắc gần. Thọ ấm là gì? Đáp: Một thọ, thọ ấm, nếu tâm thọ, đó gọi là thọ ấm. Hỏi: Thế nào là thọ ấm? Đáp: Hai thọ thọ ấm: thân thọ, tâm thọ, đó gọi là thọ ấm. Thọ ấm là gì? Ba thọ thọ ấm: Lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ, đó gọi là thọ ấm. Hỏi: Thế nào là thọ ấm? Đáp: Bốn thọ thọ ấm: Thọ lệ thuộc cõi Dục, thọ lệ thuộc cõi Sắc, thọ lệ thuộc cõi Vô sắc, thọ không lệ thuộc, gọi là thọ ấm. Thọ ấm là gì? Đáp: Năm thọ thọ ấm: Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, gọi là thọ ấm. Hỏi: Thế nào là thọ ấm? Đáp: Sáu thọ thọ ấm: Nhãn xúc thọ, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, xúc thọ, đó gọi là thọ ấm. Thọ ấm là gì? Đáp: Bảy thọ thọ ấm: Thọ tương ưng với nhãn thức giới, thọ tương ưng với giới nhó, tỷ, thiệt, thân, giới, ý thức, gọi là thọ ấm. Thọ ấm là thế nào? Đáp: Mười tám ý hành và ý thọ khác, đó gọi là thọ ấm. Thọ ấm là gì? Đáp: Ba mươi sáu câu tôn và ý thọ khác, đó gọi là thọ ấm. Hỏi: Thế nào là thọ ấm? Đáp: Một trăm lẻ tám thọ và ý thọ khác, đó gọi là thọ ấm. Thọ ấm là gì? Đáp: Nếu thọ quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, thấp kém, vượt hơn, xa, gần, gọi là thọ ấm. Hỏi: Thế nào là thân thọ? Đáp: Nếu thọ tương ưng với thân thức, đó gọi là thân thọ. Tâm thọ là gì? Đáp: Nếu thọ tương ưng với ý thức, đó gọi là Tâm thọ. Thân thọ là gì? Đáp: Nếu thọ tương ưng với năm thức thân: là nhãn thức, nhó thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, gọi là thân thọ. Tâm thọ là gì? Đáp: Nếu thọ tương ưng với ý thức, đó gọi là tâm thọ. Lạc thọ là thế nào? Đáp: Nếu lạc thọ của thân, tâm, đó gọi là lạc thọ. Khổ thọ là gì? Đáp: Nếu khổ thọ của thân, tâm đó gọi là khổ thọ. Hỏi: Thế nào là phi khổ, phi lạc thọ? Đáp: Nếu thân, tâm chẳng phải khổ, chẳng phải lạc thọ, gọi là phi khổ, phi lạc thọ. Thọ lệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Nếu thọ (thọ nhận) dục lậu, hữu lậu, gọi là thọ lệ thuộc cõi Dục. sắc. Thọ lệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Nếu thọ sắc lậu hữu lậu, đó gọi là thọ lệ thuộc cõi Sắc. Thọ lệ thuộc cõi Vô sắc là gì? Đáp: Nếu thọ Vô sắc lậu hữu lậu, đó gọi là thọ lệ thuộc cõi Vô Hỏi: Thế nào là thọ không lệ thuộc? Đáp: Nếu thọ vô lậu của bậc Thánh, gọi là thọ không lệ thuộc. Lạc căn là gì? Đáp: Nếu lạc thọ của thân, lạc thọ của nhãn xúc, lạc giới, lạc thọ của nhó, tỷ, thiệt thân xúc, gọi là lạc căn. Khổ căn là thế nào? Đáp: Nếu khổ thọ của thân, khổ thọ của nhãn xúc, khổ giới, khổ thọ cũa nhó, tỷ, thiệt, thân xúc, gọi là khổ căn. Hỷ căn là gì? Đáp: Nếu lạc thọ của thân, tâm, lạc thọ của ý xúc là giới hỷ, gọi là hỷ căn. Ưu căn là gì? Đáp: Nếu khổ thọ của thân, tâm, khổ thọ của ý xúc là giới ưu, gọi là ưu căn. Hỏi: Thế nào là xả căn? Đáp: Nếu thân, tâm phi khổ, phi lạc thọ, phi khổ, phi lạc thọ của nhãn xúc, phi khổ, phi lạc thọ của nhó, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là giới xả, gọi là xả căn. Thọ của nhãn xúc là gì? Đáp: Nếu thọ tương ưng với nhãn thức, gọi là thọ nhãn xúc. Hỏi: Thế nào là thọ của nhó, tỷ, thiệt, thân, ý xúc? Nếu thọ tương ưng với ý thức thì gọi là thọ của ý xúc. Thọ của nhãn xúc là gì? Đáp: Duyên mắt, duyên sắc, sinh ra nhãn thức. Ba pháp hòa hợp xúc duyên xúc thọ, gọi là thọ của nhãn xúc. Hỏi: Thế nào là thọ của nhó, tỷ, thiệt, thân, ý xúc? Đáp: Duyên ý, duyên pháp, sinh ra ý thức. Ba pháp hòa hợp xúc duyên xúc thọ, gọi là thọ của ý xúc. Hỏi: Thế nào là thọ tương ưng với nhãn thức giới? Đáp: Nếu thọ cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với nhãn thức giới, gọi là thọ tương ưng với nhãn thức giới. Hỏi: Thế nào là thọ tương ưng với giới ý thức, giới nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý? Đáp: Nếu thọ cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với giới ý thức, gọi là thọ tương ưng với giới ý thức. Hỏi: Thế nào là mười tám ý hành? Đáp: Đó là sáu hỷ, hành sáu ưu, hành sáu xả hạnh, sáu hỷ hạnh, sáu ưu hạnh, sáu xả hạnh như thế, gọi là mười tám ý hành. Hỏi: Thế nào là trừ mười tám ý hành, ý thọ khác? Đáp: Trừ mười tám ý hành, ý thọ khác, gọi là trừ mười tám ý hành, ý thọ khác. Hỏi: Thế nào là ba mươi sáu câu tôn? Đáp: Dựa vào sáu tham hỷ, dựa vào sáu xuất ly hỷ. Dựa vào sáu tham ưu, dựa vào sáu xuất ly ưu. Dựa vào sáu tham xả, dựa vào sáu xuất ly xả. Dựa vào sáu tham hỷ là gì? Đáp: Mắt biết sắc, yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc tương ưng với dục nhiễm, đang được, sẽ được, đã được, quá khứ đổi thay, tiêu diệt, nhớ nghó sinh ra nỗi mừng, vui mừng như thế, gọi là dựa vào tham hỷ. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý biết pháp, yêu, mừng vừa ý, yêu pháp tương ưng với dục nhiễm, đang được, sẽ được đã được, quá khứ đã biến diệt, nhớ nghó lại, sinh ra vui mừng. Sinh vui mừng như thế gọi là dựa vào tham hỷ, gọi là dựa vào sáu tham hỷ. Dựa vào sáu xuất ly hỷ là gì? Đáp: Sắc không có ngã, biết vô thường, biến đổi khác, lìa dục, diệt. Quán như thật sắc quá khứ vô thường, khổ, đổi thay như thế, quán như thật, sinh ra hỷ. Hỷ như thế, gọi là nương tựa xuất ly hỷ. Thanh, hương, vị, xúc, pháp không có ngã, biết vô thường, đổi thay khác, lìa dục, diệt, quán như thật pháp quá khứ như thế là vô thường, khổ, đổi thay. Quán như thật sinh ra hỷ, hỷ như thế, gọi là nương tựa xuất ly hỷ, đó gọi là dựa vào sáu xuất ly hỷ. Dựa vào sáu tham ưu là gì? Đáp: Mắt biết sắc, yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc tương ưng với dục nhiễm, chưa được, sẽ được, đã được, thì đổi thay, diệt mất, nhớ nghó, sinh lo. Lo lắng như thế, gọi là dựa vào sự tham ưu. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý biết pháp, yêu, mừng vừa ý, yêu pháp tương ưng với dục nhiễm, nay chưa được, sẽ được, đã được, biến đổi, tiêu diệt, nhớ nghó sinh ra ưu, ưu như thế, gọi là nương tựa tham ưu, tức gọi là dựa vào sáu tham ưu. Dựa vào sáu xuất ly ưu là gì? Đáp: Sắc vô ngã, biết vô thường biến đổi khác, lìa dục, diệt. Quán như thật sắc quá khứ, sắc như đây là vô thường, khổ, đổi thay. Quán như thật rồi, đối với pháp thù thắng giải thoát vắng lặng, rất mong cầu đến lúc nào đó sẽ chứng nhập, như công hạnh các bậc Thánh đã thành tựu, duyên quán này sinh ra lo lắng. Sự lo lắng như thế được gọi là dựa vào sáu xuất ly ưu. Thanh, hương, vị, xúc pháp vô ngã, biết vô thường, biến đổi khác, lìa dục, diệt. Quán như thật pháp quá khứ như thế là vô thường, khổ, đổi thay. Quán như thật rồi, đối với pháp cao đẹp của giải thoát vắng lặng, rất mong cầu, đến một lúc nào đó sẽ chứng nhập, như các bậc Thánh đã thành tựu công hạnh. Duyên vào quán này mà sinh âu lo. Sự lo âu như thế, tức là dựa vào xuất ly ưu, đó gọi là dựa vào sáu xuất ly ưu. Dựa vào sáu tham xả là gì? Đáp: Mắt thấy sắc, người phàm phu sinh ra xả, ngu si như trẻ con, không thấy lỗi lầm tai hại, không biết báo. Như thế, không biết được xả, đối với sắc không có phương tiện, gọi là dựa vào tham, xảû. Mắt thấy sắc, người phàm phu sinh ra xả, ngu si như trẻ con, không thấy lỗi lầm tai hại, không biết quả báo. Như thế, không biết được xả bỏ, đối với pháp không có phương tiện, đó gọi là dựa vào tham mà xả, gọi là dựa vào sáu tham xả. Nương tựa sáu xuất ly xả là gì? Đáp: Sắc vô ngã, biết vô thường, biến đổi khác, lìa dục, diệt. Quán như thật sắc quá khứ, sắc như thế là vô thường, khổ, biến đổi khác. Quán như thật rồi, sinh xả. Như thế, biết được xả đối với sắc có phương tiện, đó gọi là nương tựa xuất ly, xả. Thanh, hương, vị xúc pháp vô ngã, biết vô thường, biến đổi khác, lìa dục, tiêu diệt. Quán như thật pháp quá khứ như thế, là vô thường, khổ đổi thay khác. Quán như thật rồi, sinh xả. Như thế, biết được xả, đối với pháp có phương tiện, gọi là dựa vào sáu xuất ly xả. Dựa vào sáu tham sinh hỷ, nương tựa sáu xuất ly sinh hỷ, như thế, dựa vào sáu tham ưu, dựa vào sáu xuất ly ưu, như thế, dựa vào sáu tham xả, dựa vào sáu xuất ly xả, như thế, hòa hợp như thế gọi là ba mươi sáu câu tôn. Trừ ba mươi sáu câu tôn, ý thọ khác là gì? Đáp: Trừ ba mươi sáu câu tôn, ý thọ khác, gọi là trừ ba mươi sáu câu tôn, ý thọ khác. Một trăm lẻ tám thọ là gì? Đáp: Ba mươi sáu câu tôn quá khứ, ba mươi sáu câu tôn vị lai, ba mươi sáu câu tôn hiện tại. Hòa hợp như thế, gọi là một trăm lẻ tám thọ. Hỏi: Thế nào là trừ một trăm lẻ tám thọ, ý, thọ khác? Đáp: Trừ một trăm lẻ tám thọ, ý thọ khác, gọi là trừ một trăm lẻ tám thọ, ý thọ khác. Thọ quá khứ là gì? Đáp: Nếu thọ sinh rồi diệt, gọi là thọ quá khứ. Thọ vị lai là gì? Đáp: Nếu thọ chưa sinh, chưa xuất, gọi là thọ vị lai. Thọ hiện tại là gì? Đáp: Nếu thọ sinh chưa diệt đó gọi là thọ hiện tại. Hỏi: Thế nào là thọ trong? Đáp: Nếu thọ là thọ, đó gọi là thọ trong. Hỏi: Thế nào là thọ ngoài? Đáp: Nếu thọ chẳng phải thọ, gọi là thọ ngoài. Thọ thô là gì? Đáp: Nếu thọ lệ thuộc cõi Dục, gọi là thọ thô. Thọ tế là gì? Đáp: Nếu thọ lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc và không lệ thuộc, gọi là thọ tế. Thọ thấp kém là gì? Đáp: Nếu thọ bất thiện, nếu thọ pháp báo bất thiện, nếu thọ chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không vừa ý, gọi là thọ thấp kém. Thọ cao đẹp hơn là gì? Đáp: Nếu thọ báo của pháp thiện, hoặc thọ chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vừa ý, gọi là thọ cao đẹp hơn. Thọ xa là gì? Đáp: Nếu thọ các thọ xa nhau, rất xa nhau, không gần, không gần kề bên nhau, gọi là thọ xa. Thọ gần là gì? Đáp: Nếu thọ gần nhau, rất gần với nhau, gần bên nhau, đó gọi là thọ gần. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm? Đáp: Một tưởng là tưởng ấm, nếu tưởng thức tưởng, rốt ráo thức tưởng, gọi là Tưởng ấm. Tưởng ấm là gì? Đáp: Hai tưởng là tưởng ấm: Tưởng tương ưng với thân thọ, tưởng tương ưng với tâm thọ đó gọi là tưởng ấm. Thế nào là tưởng ấm? Đáp: Ba tưởng là tưởng ấm: Tưởng tương ưng với lạc thọ, tưởng tương ưng với khổ thọ, tưởng tương ưng với phi khổ, phi lạc thọ, đó gọi là tưởng ấm. Tưởng ấm là gì? Đáp: Bốn tưởng là tưởng ấm: Tưởng lệ thuộc cõi Dục, tưởng lệ thuộc cõi Sắc, tưởng lệ thuộc cõi Vô sắc và tưởng không lệ thuộc tưởng, đó gọi là tưởng ấm. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm? Đáp: Năm tưởng là tưởng ấm: Tưởng tương ưng với lạc căn, tưởng tương ưng với khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, đó gọi là tưởng ấm. Tưởng ấm là gì? Đáp: Sáu tưởng là tưởng ấm: tưởng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là tưởng ấm. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm? Đáp: Bảy tưởng là tưởng ấm: tưởng tương ưng với nhãn thức giới, tưởng tương ưng với giới nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, giới ý thức, đó gọi là tưởng ấm. Tưởng ấm là gì? Đáp: Tưởng tương ưng với mười tám ý hành, và thức tưởng các tưởng khác, của rốt ráo là thức tưởng, đó gọi là tưởng ấm. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm? Đáp: Tưởng tương ưng với ba mươi sáu câu tôn và thức tưởng, của tưởng khác là thức tưởng rốt ráo, đó gọi là Tưởng ấm. Tưởng ấm là gì? Đáp: Tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ và thức tưởng, của tưởng khác là thức tưởng rốt ráo, gọi là tưởng ấm. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm? Đáp: Nếu tưởng quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, thấp, cao, xa, gần, gọi là tưởng ấm. Tưởng tương ưng với thân thọ là gì? Đáp: Nếu tưởng cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với thân thọ, gọi là tưởng tương ưng với thân thọ. Tưởng tương ưng với tâm thọ là gì? Đáp: Nếu tưởng với tâm thọ cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tưởng tương ưng với tâm thọ. Tưởng tương ưng với tâm thọ là gì? Đáp: Nếu tưởng với tâm thọ cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tưởng tương ưng với tâm thọ. Hỏi: Thế nào là tưởng tương ưng với lạc thọ? Đáp: Nếu tưởng và lạc thọ cùng sanh cùng, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là tưởng tương ưng với lạc thọ. Hỏi: Thế nào là tưởng tương ưng với khổ thọ, phi lạc phi khổ thọ? Đáp: Nếu tưởng và khổ thọ, phi lạc phi khổ thọ cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tưởng tương ưng với khổ thọ, phi lạc phi khổ thọ. Tưởng lệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Nếu tưởng dục lậu, hữu lậu, đó gọi là tưởng lệ thuộc cõi Dục. Sắc. Tưởng lệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Nếu tưởng là hữu lậu, sắc lậu, đó gọi là tưởng lệ thuộc cõi Tưởng lệ thuộc cõi Vô sắc là gì? Đáp: Nếu tưởng là hữu lậu, vô sắc lậu, đó gọi là tưởng lệ thuộc cõi Vô sắc. Tưởng không lệ thuộc là gì? Đáp: Nếu tưởng vô lậu Thánh, đó gọi là tưởng không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là tưởng tương ưng với lạc căn? Đáp: Nếu tưởng với lạc căn cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là tưởng tương ưng với lạc căn. Tưởng tương ưng với khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn là gì? Đáp: Nếu tưởng với xả căn cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là tưởng tương ưng với phi khổ, phi lạc căn. Tưởng sắc là gì? Đáp: Nếu tưởng tương ưng với nhãn thức tưởng thì gọi là sắc tưởng. Tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp là gì? Đáp: Nếu tưởng tương ưng với ý thức tưởng đó gọi là tưởng pháp. Tưởng sắc là gì? Đáp: Với cảnh giới sắc, tư duy sắc, nếu tưởng thức tưởng, rốt ráo thức tưởng, gọi là tưởng sắc. Hỏi: Thế nào là tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp? Đáp: Với cảnh giới pháp thì tư duy pháp, nếu tưởng thức tưởng, rốt ráo thức tưởng, gọi là tưởng pháp. Tưởng tương ưng với nhãn thức giới là gì? Đáp: Nếu tưởng cùng cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với nhãn thức giới, gọi là tưởng tương ưng với nhãn thức giới. Tưởng tương ưng với giới nhó, tỷ, thiệt, thân ý, giới ý thức là gì? Đáp: Nếu tưởng với giới ý thức cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tưởng tương ưng với giới ý thức. Hỏi: Thế nào là tưởng tương ưng với mười tám ý hành? Đáp: Nếu tưởng cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với mười tám ý hành, gọi là tưởng tương ưng với mười tám ý hành. Tưởng tương ưng với trừ mười tám ý hành là gì? Đáp: Thức tưởng của tưởng khác, rốt ráo thức tưởng, tưởng khác của tưởng tương ưng với trừ mười tám ý hành, gọi là tưởng rốt ráo thức, tưởng thức, tưởng khác của tưởng tương ưng với trừ mười tám ý hành, đó gọi là thức tưởng của tưởng khác rốt ráo thức tưởng, tưởng khác của tưởng tương ưng với trừ mười tám ý hành. Tưởng tương ưng với ba mươi sáu câu tôn là gì? Đáp: Nếu tưởng cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với ba mươi sáu câu tôn, đó gọi là tưởng tương ưng với ba mươi sáu câu tôn. Hỏi: Thế nào là trừ tưởng tương ưng với ba mươi sáu câu tôn, tưởng thức của tưởng khác, tưởng thức rốt ráo? Đáp: Trừ tưởng khác của tưởng tương ưng ba mươi sáu câu tôn, đó gọi là trừ tưởng thức, tưởng rốt ráo thức, tưởng khác của tưởng tương ưng với ba mươi sáu câu tôn. Tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ là gì? Đáp: Nếu tưởng cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với một trăm lẻ tám thọ, đó gọi là tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ. Hỏi: Thế nào là trừ tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ, tưởng thức của tưởng khác, tưởng rốt ráo thức? Đáp: Trừ tưởng khác của tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ, gọi là trừ tưởng rốt ráo thức, tưởng thức, tưởng khác của tưởng tương ưng với một trăm lẻ tám thọ. Tưởng quá khứ là gì? Đáp: Nếu tưởng sinh rồi diệt, đó gọi là tưởng quá khứ. Hỏi: Thế nào là tưởng vị lai? Đáp: Nếu tưởng chưa sinh, chưa xuất, đó gọi là tưởng vị lai. Tưởng hiện tại là gì? Đáp: Nếu tưởng sinh chưa diệt, gọi là tưởng hiện tại. Hỏi: Tưởng nội là gì? Đáp: Nếu tưởng thọ, gọi là tưởng nội. Tưởng ngoại là gì? Đáp: Nếu tưởng chẳng phải thọ, gọi là tưởng ngoại. Hỏi: Thế nào là tưởng thô? Đáp: Nếu tưởng lệ thuộc cõi Dục, gọi là tưởng thô. Hỏi: Thế nào là tưởng tế? Đáp: Nếu tưởng lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc và không lệ thuộc, gọi là tưởng tế. Hỏi: Thế nào là tưởng thấp kém? Đáp: Nếu tưởng bất thiện, nếu tưởng báo của pháp bất thiện. Nếu tưởng chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không vừa ý, gọi là tưởng thấp kém. Hỏi: Thế nào là tưởng cao đẹp hơn? Đáp: Nếu tưởng thiện, nếu tưởng báo của pháp thiện. Nếu tưởng chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vừa ý, gọi là tưởng cao đẹp hơn. Tưởng xa là gì? Đáp: Nếu tưởng đến các tưởng xa, rất xa, không gần, không gần bên, đó gọi là tưởng xa. Tưởng gần là gì? Đáp: Nếu tưởng gần nhau, rất gần, gần bên nhau, đó gọi là tưởng gần. Hành ấm là thế nào? Đáp: Trừ thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, các pháp khác chẳng phải sắc, hữu vi, đó gọi là hành ấm. Hỏi: Thế nào là hành ấm? Đáp: Tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát không có tham, không giận dữ, không có si, thuận với tín, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả, nghi, sợ, sử phiền não, sinh, già chết, mạng, kiết, định Vô tưởng, được quả định Diệt tận, gọi là hành ấm. Hỏi: Thế nào là thức ấm? Đáp: Ý nhập, gọi là thức ấm. Thức ấm là gì? Đáp: Ý căn gọi là thức ấm. Thức ấm là gì? Đáp: Nếu tâm, ý, thức, sáu thức thân, bảy thức giới, đó gọi là thức ấm. Hỏi: Thế nào là thức ấm? Đáp: Nếu thức quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, hơn kém, xa, gần, gọi là thức ấm. Sáu thức thân là gì? Đáp: Nhãn thức thân, nhó, tỷ, thiệt, thân, thân ý thức. Nhãn thức thân là gì? Đáp: Duyên mắt, duyên sắc, duyên ánh sáng, duyên tư duy. Do bốn duyên này, mà thức đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức thân. Hỏi: Thế nào là nhó thức thân, tỷ thức thân, thiệt thức thân, thân thức thân, ý thức thân Đáp: Duyên ý, duyên pháp, duyên tư duy. Do ba duyên này, nên thức đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, đó gọi là thân ý thức, gọi là sáu thức thân. Bảy thức giới là gì? Đáp: Nhãn thức giới, giới nhó, giới tỷ thức, giới thiệt thức, giới thân thức và giới ý thức. Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới? Đáp: Nếu căn của nhãn thức sinh cảnh giới sắc, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức giới. Giới nhó, tỷ, thiệt, thân thức là gì? Đáp: Nếu căn của thân thức sinh cảnh giới xúc, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là thân thức giới. Giới ý là gì? Đáp: Ý biết pháp, tư duy pháp. Nếu sở tâm đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới ý. Hỏi: Thế nào là giới ý thức? Đáp: Nếu thức tương tự không lìa cảnh giới kia và tâm tương tự khác đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới ý thức, gọi là bảy thức giới. Thức quá khứ là gì? Đáp: Nếu thức sinh rồi diệt, gọi là thức quá khứ. Thức vị lai là gì? Đáp: Nếu thức chưa sinh chưa xuất, gọi là thức vị lai. Thức hiện tại là gì? Đáp: Nếu thức sinh chưa diệt thì gọi là thức hiện tại. Hỏi: Thế nào là thức nội? Đáp: Nếu thức thọ gọi là thức nội. Thức ngoại là gì? Đáp: Nếu thức chẳng phải thọ, gọi là thức ngoại. Hỏi: Thế nào là thức thô? Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Dục, gọi là thức thô. Thức tế là gì? Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc và không lệ thuộc, gọi là thức tế. Thức thấp kém là gì? Đáp: Nếu thức bất thiện, hoặc pháp báo bất thiện của thức, hoặc thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không vừa ý, gọi là thức thấp kém. Thức cao đẹp là thế nào? Đáp: Nếu thức thiện, hoặc pháp báo của thức thiện, hoặc thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vừa ý, đó gọi là thức cao đẹp hơn. Thức xa là gì? Đáp: Nếu nhận thức các thức xa nhau, rất xa nhau, không gần, không gần bên, gọi là thức xa. Thức gần là gì? Đáp: Nếu thức gần nhau, rất gần nhau, gần kề bên nhau, gọi là thức gần. Năm ấm có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng phải sắc? Đáp: Một ấm là sắc, bốn ấm không phải sắc. Hỏi: Thế nào là một sắc? Đáp: Sắc ấm gọi là một sắc. Hỏi: Thế nào là bốn ấm chẳng phải sắc? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm, gọi là bốn ấm chẳng phải sắc. Hỏi: Năm ấm có bao nhiêu ấm có thể thấy, bao nhiêu ấm không thể thấy? Đáp: Bốn ấm không thể thấy, một ấm có hai phần, hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Hỏi: Thế nào là bốn ấm không thể thấy? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm, gọi là bốn ấm không thể thấy. Hỏi: Thế nào là một ấm có hai phần hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy? Đáp: Sắc ấm gọi là một ấm có hai phần hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Sắc ấm có thể thấy là gì? Đáp: Sắc nhập gọi là sắc ấm có thể thấy. Hỏi: Thế nào là sắc ấm không thể thấy? Đáp: Trừ sắc nhập, sắc ấm khác không thể thấy, gọi là sắc ấm không thể thấy. Năm ấm bao nhiêu ấm có đối, bao nhiêu ấm không có đối? Đáp: Bốn ấm không có đối, một ấm có hai phần hoặc có đối, hoặc không có đối. Bốn ấm không có đối là gì? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm, gọi là bốn ấm không có đối. Hỏi: Thế nào là một ấm có hai phần hoặc có đối, hoặc không có đối? Đáp: Sắc ấm gọi là một ấm có hai phần hoặc có đối, hoặc không có đối. Sắc ấm có đối là gì? Đáp: Mười sắc nhập gọi là sắc ấm có đối. Hỏi: Thế nào là sắc ấm không có đối? Đáp: Sắc pháp nhập được gọi là sắc ấm không có đối. Năm ấm có bao nhiêu Thánh, bao nhiêu chẳng phải Thánh? Đáp: Tất cả đều có hai phần hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là sắc ấm chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu sắc ấm hữu lậu, gọi là sắc ấm chẳng phải Thánh. Sắc ấm chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Sắc thọ ấm gọi là sắc ấm chẳng phải Thánh. Sắc ấm chẳng phải Thánh là thế nào? Đáp: Nếu sắc ấm phi Học, phi Vô học, bốn sắc đầu trong mười sắc nhập gọi là sắc ấm chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là sắc ấm Thánh? Đáp: Nếu sắc ấm vô lậu, gọi là sắc ấm Thánh. Sắc ấm Thánh là gì? Đáp: Nếu sắc ấm là Học, hoặc Vô học, người học đã lìa kiết sử, với tâm Thánh nhập đạo Thánh. Hoặc Kiên tín, hoặc Kiên pháp và người đường khác thấy lỗi lầm tai hại của hành, quán trạng thái vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ, tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não tu đạo. Bậc kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền chứng quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Bậc Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí, nếu quán tâm giải thoát, liền chứng quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng được chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc ấm Thánh. Thọ ấm chẳng phải Thánh là gì? Nếu thọ ấm hữu lậu, gọi là thọ ấm chẳng phải Thánh. Thọ ấm chẳng phải Thánh là gì? Nếu thọ thọ ấm thì gọi là thọ ấm chẳng phải Thánh. Thọ ấm chẳng phải Thánh là gì? Nếu thọ ấm phi học, phi Vô học, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm chẳng phải Thánh. Thọ ấm Thánh là gì? Đáp: Nếu thọ ấm vô lậu, gọi là thọ ấm Thánh. Hỏi: Thế nào là thọ ấm Thánh? Đáp: Thọ ý xúc tương ưng với tín căn, gọi là thọ ấm Thánh. Thọ ấm Thánh là gì? Đáp: Nếu thọ ấm Học, hoặc Vô học, người học đã lìa kiết sử, cho đến muốn được chứng quả A-la-hán, nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc ý xúc, gọi là thọ ấm Thánh. Tưởng ấm chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Nếu tưởng ấm hữu lậu, gọi là tưởng ấm chẳng phải Thánh. Tưởng ấm chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Tưởng thọ ấm, gọi là tưởng ấm chẳng phải Thánh. Tưởng ấm chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Nếu tưởng ấm phi Học, phi Vô học, thì tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị xúc, pháp, gọi là tưởng ấm chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm Thánh? Đáp: Nếu Tưởng ấm Thánh vô lậu, đó gọi là Tưởng ấm Thánh. Tưởng ấm Thánh là gì? Đáp: Nếu tưởng ấm là tưởng pháp tương ưng với tín căn, gọi là Tưởng ấm Thánh. Hỏi: Thế nào là Tưởng ấm Thánh? Đáp: Nếu tưởng ấm Học, hoặc Vô học: người học lìa kiết sử, cho đến tức chứng quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc tưởng pháp, gọi là tưởng ấm Thánh. Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu hành ấm hữu lậu, gọi là hành ấm chẳng phải Thánh. Hành ấm chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Nếu hành thọ ấm, gọi là hành ấm chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu hành ấm phi Học, phi Vô học, tư cho đến định Vô tưởng, gọi là hành ấm chẳng phải Thánh. Hành ấm Thánh là gì? Đáp: Nếu hành ấm vô lậu, thì gọi là hành ấm Thánh. Hành ấm Thánh là gì? Đáp: Nếu pháp tâm sở tương ưng với tín căn của hành ấm, hoặc duyên thuộc về hành ấm vô lậu đó gọi là hành ấm Thánh. Hỏi: Thế nào là hành ấm Thánh? Đáp: Nếu hành ấm của bậc Học, hoặc Vô học, người Học lìa kiết sử, cho đến liền chứng quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si mê, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả đắc quả định Diệt tận, gọi là hành ấm Thánh. Hỏi: Thế nào là thức ấm chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu thức ấm hữu lậu thì gọi là thức ấm chẳng phải Thánh. Thức ấm chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Thức thọ ấm gọi là thức ấm chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là thức ấm chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu thức ấm của phi Học, phi Vô học, từ nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là thức ấm chẳng phải Thánh. Thức ấm Thánh là thế nào? Đáp: Nếu thức ấm vô lậu thì gọi là thức ấm Thánh. Thức ấm Thánh là gì? Đáp: Nếu thức ấm là giới ý thức tương ưng với tín căn, thì gọi là thức ấm Thánh. Hỏi: Thế nào là thức ấm Thánh? Đáp: Nếu thức ấm của bậc Học, hoặc Vô học, người học lìa kiết sử, cho đến liền chứng quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm Thánh. Hữu lậu, vô lậu, có ái, không có ái, có mong cầu, không có mong cầu, sẽ nhận lấy, không phải sẽ nhận lấy, có nhận lấy, không có nhận lấy, có vượt hơn, không có vượt hơn, cũng như thế. Năm ấm có bao nhiêu thọ, bao nhiêu chẳng phải thọ? Đáp: Tất cả đều có hai phần hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là sắc ấm thọ? Đáp: Là sắc ấm trong. Hỏi: Thế nào là sắc ấm thọ? Đáp: Nếu pháp nghiệp của sắc ấm, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã như nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, hương tốt đẹp của thân, không phải hương tốt đẹp, hương dịu dàng, không phải hương dịu dàng, hương vừa ý, không phải vừa ý, thân nếm vị chua đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng mềm, tâm thọ khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân hữu lậu tiến, gọi là sắc ấm thọ. Sắc ấm chẳng phải thọ là gì? Đáp: Nếu sắc ấm ngoài gọi là sắc ấm chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là sắc ấm chẳng phải thọ? Đáp: Nếu sắc ấm thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, không phải thuộc về phần ngã, nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài được nhãn thức nhận biết, hoặc thanh hương, vị xúc, hoặc xúc chạm bên ngoài, được thân thức nhận biết: thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc ấm chẳng phải thọ. Thọ ấm thọ là gì? Đáp: Nếu trong ấm thọ gọi là thọ ấm thọ. Hỏi: Thế nào là thọ ấm thọ? Đáp: Nếu pháp nghiệp của thọ ấm, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã là xúc thọ của nhãn, xúc thọ của nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm thọ. Thọ ấm chẳng phải thọ là gì? Đáp: Nếu thọ ấm ngoài, gọi là thọ ấm chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là thọ ấm chẳng phải thọ? Đáp: Nếu thọ ấm thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, không phải thuộc về phần ngã, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm thọ? Đáp: Nếu tưởng ấm trong, gọi là tưởng ấm thọ. Tưởng ấm thọ là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của tưởng ấm, là báo do phiền não sảnh sinh ra, thuộc về phần ngã, tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị xúc pháp, gọi là tưởng ấm thọ. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm chẳng phải thọ? Đáp: Nếu tưởng ấm ngoài, đó gọi là Tưởng ấm chẳng phải thọ. Tưởng ấm chẳng phải thọ là gì? Đáp: Nếu tưởng ấm thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, không thuộc về phần ngã tưởng sắc, tưởng thanh, hương vị, xúc, pháp, gọi là tưởng ấm chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là hành ấm thọ? Đáp: Nếu hành ấm trong thì gọi là hành ấm thọ. Hành ấm thọ là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của hành ấm là báo do phiền não sinh ra thuộc phần ngã, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tâm tiến, tín, dục, niệm, sợ, sinh, mạng, đó gọi là hành ấm thọ. Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải thọ? Đáp: Nếu hành ấm ngoài, gọi là hành ấm chẳng phải thọ. Hành ấm chẳng phải thọ là gì? Đáp: Nếu hành ấm thiện, bất thiện, hoặc vô ký, không thuộc về phần ngã, trừ mạng, các hành ấm khác chẳng phải thọ, gọi là hành ấm chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là thức ấm thọ? Đáp: Nếu thức ấm trong, đó gọi là thức ấm thọ. Thức ấm thọ là gì? Đáp: Nếu pháp nghiệp của thức ấm, là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã, từ nhãn thức, cho đến ý thức, đó gọi là thức ấm thọ. Hỏi: Thế nào là thức ấm chẳng phải thọ? Đáp: Nếu thức ấm ngoài, gọi là thức ấm chẳng phải thọ. Thức ấm chẳng phải thọ là gì? Đáp: Nếu thức ấm thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, không thuộc về phần ngã, từ nhãn thức, cho đến ý thức, gọi là thức ấm chẳng phải thọ, trong, ngoài cũng như thế. Năm ấm có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Đáp: Tất cả đều có hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỏi: Thế nào là sắc ấm có báo? Đáp: Trừ báo thiện của sắc ấm, còn sắc ấm thiện, bất thiện khác. Nếu tâm thiện, tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển nhóm họp miệng giáo như: âm thanh, câu, nói năng, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc ấm có báo. Hỏi: Thế nào là sắc ấm không có báo? Đáp: Nếu sắc ấm chẳng có báo, chẳng có pháp báo, từ nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập cho đến thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập: sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng êm ái, không phải tiếng êm ái, với tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, nếu thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, đó gọi là sắc ấm không có báo. Thọ ấm có báo là gì? Đáp: Nếu là pháp báo của thọ ấm thì gọi là thọ ấm có báo. Hỏi: Thế nào là thọ ấm có báo? Đáp: Trừ báo thiện của thọ ấm, thọ ấm thiện khác, hoặc xúc thọ ý bất thiện, đó gọi là thọ ấm có báo. Hỏi: Thế nào là thọ ấm không có báo? Đáp: Nếu báo của thọ ấm, hoặc thọ ấm chẳng phải báo, không phải pháp báo với xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm không có báo. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm có báo? Đáp: Nếu là pháp báo của tưởng ấm, đó gọi là tưởng ấm có báo. Tưởng ấm có báo là gì? Đáp: Trừ báo của tưởng ấm thiện, tưởng ấm thiện khác hoặc tưởng của pháp bất thiện, gọi là tưởng ấm có báo. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm không có báo? Đáp: Nếu tưởng ấm có báo, hoặc tưởng ấm chẳng có báo, chẳng phải pháp báo, với tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là tưởng ấm không có báo. Hỏi: Thế nào là hành ấm có báo? Đáp: Nếu pháp báo của hành ấm thì gọi là hành ấm có báo. Hành ấm có báo là gì? Đáp: Trừ báo thiện của hành ấm, hành ấm thiện khác, hoặc tư bất thiện, cho đến phiền não kiết sử, hai định, đó gọi là hành ấm có báo. Hỏi: Thế nào là hành ấm không có báo? Đáp: Hành ấm, nếu quả báo của hành ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, trừ không có tham, không giận dữ, nghi, phiền não kiết sử, hành ấm khác không có báo, đó gọi là hành ấm không có báo. Hỏi: Thế nào là thức ấm có báo? Đáp: Nếu pháp báo của Thức ấm thì gọi là thức ấm có báo. Thức ấm có báo là gì? Đáp: Trừ báo thiện của thức ấm, thức ấm thiện khác, hoặc giới ý thức, giới ý bất thiện, đó gọi là thức ấm có báo. Thức ấm không có báo là gì? Đáp: Nếu báo của thức ấm, hoặc thức ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là thức ấm không có báo. Năm ấm có bao nhiêu tâm, bao nhiêu chẳng phải tâm? Đáp: Có một ấm là tâm, bốn ấm chẳng phải tâm. Hỏi: Thế nào là một ấm là tâm? Đáp: Thức ấm gọi là một ấm là tâm. Hỏi: Thế nào là bốn ấm chẳng phải tâm? Đáp: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, đó gọi là bốn ấm chẳng phải tâm. Năm ấm có bao nhiêu tâm tương ưng, bao nhiêu chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Có hai ấm là tâm tương ưng, một ấm chẳng phải tâm tương ưng, một ấm không nói là tâm tương ưng chẳng phải tâm tương ưng, một ấm có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Hai ấm tâm tương ưng là gì? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, gọi là hai ấm tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là một ấm chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Sắc ấm gọi là một ấm chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là một ấm không nói là tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Thức ấm gọi là một ấm không nói tâm tương ưng, không phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là một ấm có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Hành ấm gọi là một ấm có hai phần hoặc tâm tương ưng hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng của hành ấm? Đáp: Nếu tâm sở tư của hành ấm, cho đến sử phiền não, gọi là tâm tương ưng của hành ấm. Hành ấm chẳng phải tâm tương ưng là gì? Đáp: Nếu hành ấm chẳng phải tâm sở sinh, cho đến định Diệt tận, gọi là hành ấm chẳng phải tâm tương ưng. Năm ấm có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở? Đáp: Có hai ấm là tâm sở, hai ấm chẳng phải tâm sở, một ấm có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Hai ấm là tâm sở là gì? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, gọi là hai ấm tâm sở. Hỏi: Thế nào là hai ấm chẳng phải tâm sở? Đáp: Sắc ấm, thức ấm gọi là hai ấm chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là một ấm có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở? Đáp: Hành ấm gọi là một ấm có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Hỏi: Tâm sở hành ấm là gì? Đáp: Còn hành ấm nếu duyên theo tư cho đến sử phiền não thì gọi là hành ấm thuộc tâm sở. Hành ấm chẳng phải tâm sở là gì? Đáp: Nếu hành ấm không phải duyên sinh, cho đến định Diệt tận, gọi là hành ấm chẳng phải tâm sở. Năm ấm có bao nhiêu ấm có duyên, bao nhiêu ấm không phải duyên? Đáp: Có ba ấm có duyên, một ấm không phải duyên, một ấm có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên. Hỏi: Thế nào là ba ấm có duyên? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, gọi là ba ấm có duyên. Hỏi: Thế nào là một ấm không duyên? Đáp: Sắc ấm gọi là một ấm không duyên. Hỏi: Thế nào là một ấm có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên? Đáp: Hành ấm gọi là một ấm có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên. Duyên của hành ấm là gì? Đáp: Nếu tâm sở tư của hành ấm, cho đến sử phiền não, đó gọi là duyên của hành ấm. Hỏi: Thế nào là hành ấm không duyên? Đáp: Nếu hành ấm không phải do tâm sở sinh, cho đến định Diệt tận, gọi là hành ấm không duyên. Năm ấm có bao nhiêu tâm chung, bao nhiêu chẳng phải tâm chung? Đáp: Có hai ấm là tâm chung, một ấm chẳng phải tâm chung, hai ấm có hai phần hoặc tâm chung, hoặc chẳng phải tâm chung. Hai ấm có tâm chung là gì? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, đó gọi là hai ấm có tâm chung. Hỏi: Thế nào là một ấm chẳng phải tâm chung? Đáp: Thức ấm gọi là một ấm chẳng phải tâm chung. Hỏi: Thế nào là hai ấm có hai phần, hoặc tâm chung, hoặc chẳng phải tâm chung? Đáp: Sắc ấm và hành ấm là hai ấm có hai phần, hoặc tâm chung, hoặc chẳng phải tâm chung. Tâm chung của sắc ấm là gì? Đáp: Nếu tùy tâm chuyển tâm chung sinh, trụ chung diệt chung, giới của thân, miệng, hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ (khinh an), chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là tâm chung của sắc ấm. Hỏi: Thế nào là tâm không chung của sắc ấm? Đáp: Nếu không tùy tâm chuyển biến, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, mười sắc nhập, sắc của tất cả pháp nhập, gọi là sắc ấm chẳng phải tâm chung. Tâm chung của hành ấm là thế nào? Đáp: Nếu hành ấm tùy tâm chuyển tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, tư cho đến sử phiền não, gọi là tâm chung của hành ấm. Hỏi: Thế nào là tâm không chung của hành ấm? Đáp: Nếu hành ấm không tùy tâm chuyển tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, sinh, cho đến định Diệt tận thì gọi là tâm không chung của hành ấm. Tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế. Năm ấm có bao nhiêu ấm là nghiệp, bao nhiêu ấm chẳng phải nghiệp? Đáp: Có ba ấm chẳng phải nghiệp, hai ấm có hai phần hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp. Ba ấm chẳng phải nghiệp là gì? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, gọi là ba ấm chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là hai ấm có hai phần hoặc nghiệp hoặc chẳng phải nghiệp? Đáp: Sắc ấm, hành ấm, đó gọi là hai ấm có hai phần hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của sắc ấm? Đáp: Nếu tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, gọi là nghiệp của sắc ấm. Hỏi: Thế nào là sắc ấm chẳng phải nghiệp? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ, thiệt, thân nhập, hương, vị, xúc nhập, với sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng dịu dàng, không phải tiếng dịu dàng. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, nếu tiếng bên ngoài, được nhó thức nhận biết, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc ấm chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của hành ấm? Đáp: Tư gọi là nghiệp của hành ấm. Hành ấm chẳng phải nghiệp là gì? Đáp: Trừ tư, hành ấm khác, đó gọi là hành ấm chẳng phải nghiệp. Năm ấm có bao nhiêu nghiệp tương ưng, bao nhiêu chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Có ba ấm là nghiệp tương ưng, một ấm không phải nghiệp tương ưng, một ấm gồm ba phần hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng có nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là ba ấm có nghiệp tương ưng? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, gọi là ba ấm có nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là một ấm chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Sắc ấm gọi là một ấm chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là một ấm có ba phần hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Hành ấm gọi là một ấm gồm ba phần hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói là nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng của hành ấm? Đáp: Hành ấm, nếu tư tương ưng với xúc, cho đến sử phiền não, gọi là nghiệp tương ưng của hành ấm. Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Nếu Hành ấm không tương ưng với tư, sinh cho đến định Diệt tận, thì gọi là hành ấm chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là hành ấm không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Tư gọi là hành ấm không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Năm ấm có bao nhiêu nghiệp chung, bao nhiêu nghiệp không chung? Đáp: Ba ấm có nghiệp chung, hai ấm có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung. Hỏi: Thế nào là ba ấm có nghiệp chung? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, gọi là ba ấm có nghiệp chung. Hỏi: Thế nào là hai ấm có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung? Đáp: Sắc ấm, hành ấm, gọi là hai ấm có hai phần hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung. Nghiệp chung của sắc ấm là gì? Đáp: Nếu sắc ấm tùy nghiệp chuyển nghiệp chung sinh, trụ chung, diệt chung, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là nghiệp chung của sắc ấm. Nghiệp không chung của sắc ấm là gì? Đáp: Nếu sắc ấm không tùy nghiệp chuyển biến, nghiệp không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, ba sắc đầu trong mười sắc nhập, gọi là nghiệp của sắc ấm? Hỏi: Thế nào là nghiệp chung của hành ấm? Đáp: Nếu hành ấm tùy nghiệp chuyển cộng nghiệp sinh trụ chung, diệt chung. Lại tâm định tư xúc, cho đến sử phiền não, định Vô tưởng, định Diệt tận, gọi là nghiệp chung của hành ấm. Nghiệp không chung của hành ấm là gì? Đáp: Nếu hành ấm không tùy nghiệp chuyển không cộng nghiệp sinh không chung trụ diệt không chung, với tâm bất định, tư duy, sinh, già chết, mạng, kiết, đắc quả, gọi là nghiệp không chung của hành ấm, tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển cũng như thế. Năm ấm có bao nhiêu nhân, bao nhiêu chẳng phải nhân? Đáp: Có ba ấm là nhân, hai ấm có hai phần hoặc nhân, hoặc không phải nhân. Hỏi: Thế nào là ba ấm có nhân? Đáp: Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, gọi là ba ấm có nhân. Hỏi: Thế nào là hai ấm có hai phần hoặc nhân, hoặc không phải nhân? Đáp: Sắc ấm, hành ấm, gọi là hai ấm có hai phần hoặc nhân, hoặc không phải nhân. Hỏi: Thế nào là nhân của sắc ấm? Đáp: Nếu là pháp báo của sắc ấm thì gọi là nhân của sắc ấm. Nhân của sắc ấm là gì? Đáp: Sắc ấm thiện, hoặc bất thiện, và bốn đại tâm thiện, hoặc tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, và nhóm họp âm thanh, câu ngôn ngữ, địa, thủy, hỏa, phong đại, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có biểu hiện, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là nhân của sắc ấm. Chẳng phải nhân của sắc ấm là gì? Đáp: Nếu báo của sắc ấm chẳng phải báo của sắc ấm, chẳng phải pháp báo từ nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương vị nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải làm da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng dịu dàng, không phải tiếng dịu dàng, với tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển và miệng giáo như âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, nếu thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, trừ bốn đại, thân hữu lậu tiến thuộc về xúc nhập khác, đó gọi là chẳng phải nhân của sắc ấm. Hỏi: Thế nào là nhân của hành ấm? Đáp: Hành ấm duyên hành ấm, không phải duyên có báo, trừ đắc quả, hành ấm khác chẳng phải báo thiện của duyên, tư cho đến phiền não kiết sử, hai định, đó gọi là nhân của hành ấm. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của hành ấm? Đáp: Hành ấm duyên theo nghiệp không chung không có báo, sinh, già chết, mạng, được quả, gọi là hành ấm chẳng phải nhân. Năm ấm, có bao nhiêu ấm có nhân, có bao nhiêu ấm không nhân? Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả có đầu mối, tất cả đều có duyên, tất cả là hữu vi. Năm ấm có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng biết? Đáp: Tất cả đều là biết, như sự thấy biết, tất cả thức, ý thức như sự nhận thức, tất cả giải, như sự thấy, biết tất cả rõ biết, như sự thấy biết. Năm ấm có bao nhiêu dứt trí biết, có bao nhiêu chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Tất cả đều có hai phần hoặc dứt trí biết, hoặc chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là dứt trí biết của sắc ấm? Đáp: Sắc ấm bất thiện, tâm bất thiện, khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là dứt trí biết của sắc ấm. Sắc ấm chẳng phải dứt trí biết là gì? Đáp: Sắc ấm thiện, vô ký, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, hương, vị, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng êm dịu, không phải tiếng êm dịu. Tâm thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, hoặc thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc ấm chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là thọ ấm dứt trí biết? Đáp: Thọ ấm bất thiện, tư xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ phiền não kiết sử, gọi là thọ ấm dứt trí biết. Thọ ấm chẳng phải dứt trí biết là gì? Đáp: Thọ ấm thiện, vô ký, xúc thọ của nhãn, xúc thọ của nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm dứt trí biết? Đáp: Tưởng pháp bất thiện của tưởng ấm, gọi là tưởng ấm dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Tưởng ấm thiện, vô ký, tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc pháp, gọi là tưởng ấm chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là hành ấm dứt trí biết? Đáp: Hành ấm bất thiện, tư xúc tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ phiền não kiết sử, gọi là hành ấm dứt trí biết. Hành ấm chẳng phải dứt trí biết là gì? Hành ấm thiện, vô ký, trừ nghi, phiền não kiết sử, hành ấm khác chẳng phải dứt trí biết, gọi là hành ấm chẳng phải dứt trí biết. biết. Hỏi: Thế nào là thức ấm dứt trí biết? Đáp: Vì thức ấm là giới ý bất thiện, nên gọi là thức ấm dứt trí Thức ấm chẳng phải dứt trí biết là gì? Đáp: Thức ấm thiện, vô ký từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là thức ấm chẳng phải dứt trí biết, dứt, phi dứt cũng như thế. Năm ấm có bao nhiêu ấm là tu, bao nhiêu ấm chẳng phải tu? Đáp: Tất cả đều có hai phần hoặc tu, hoặc chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là sắc ấm tu? Đáp: Sắc ấm, nếu tâm thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển và miệng giáo như: âm thanh, lời nói, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, đó gọi là sắc ấm tu. Sắc ấm chẳng phải tu là gì? Đáp: Đó là sắc ấm bất thiện, vô ký, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng êm dịu, không phải tiếng êm dịu. Tâm bất thiện, tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển miệng giáo như âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, nếu thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là sắc ấm chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là thọ ấm tu? Đáp: Xúc thọ ý của thọ ấm thiện, gọi là thọ ấm tu. Thọ ấm chẳng phải tu là gì? Đáp: Thọ ấm bất thiện, vô ký, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là Tưởng ấm tu? Đáp: Tưởng pháp thiện của Tưởng ấm, gọi là Tưởng ấm tu. Tưởng ấm chẳng phải tu là gì? Đáp: Tưởng ấm bất thiện, vô ký, tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là Tưởng ấm chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là hành ấm tu? Đáp: Hành ấm thiện, tư cho đến tâm xả, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, gọi là hành ấm tu. Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải tu? Đáp: Hành ấm bất thiện, vô ký, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, sử phiền nảo, sinh, già chết, mạng, gọi là hành ấm chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là thức ấm tu? Đáp: Giới ý thức, giới ý của thức ấm thiện, gọi là thức ấm tu. Thức ấm chẳng phải tu là gì? Đáp: Thức ấm bất thiện, vô ký, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là thức ấm chẳng phải tu. Năm ấm có bao nhiêu ấm chứng, bao nhiêu ấm chẳng phải chứng? Đáp: Tất cả chứng, như sự, thấy biết. Năm ấm có bao nhiêu ấm thiện, bao nhiêu ấm bất thiện, bao nhiêu ấm vô ký? Đáp: Tất cả đều có đủ ba phần hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Hỏi: Thế nào là sắc ấm thiện? Đáp: Nếu sắc ấm tu thiện, tâm khởi lên thân giáo miệng như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển và miệng giáo như: âm thanh, lời nói, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ thì gọi là sắc ấm thiện. Sắc ấm bất thiện là gì? Đáp: Nếu sắc ấm dứt tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến đi, co, duỗi, xoay chuyển và miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo. Thân hữu lậu thì gọi là sắc ấm bất thiện. Hỏi: Thế nào là sắc ấm vô ký? Đáp: Thọ của sắc ấm, sắc ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng êm dịu, không phải tiếng êm dịu. Tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển và miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, tiếng ngoài, được nhó thức nhận biết, thân hữu lậu tiến, gọi là sắc ấm vô ký. Hỏi: Thế nào là thọ ấm thiện? Đáp: Nếu thọ ấm tu xúc thọ ý, gọi là thọ ấm thiện. Thọ ấm bất thiện là gì? Đáp: Thọ ấm dứt thọ của ý xúc, gọi là thọ ấm bất thiện. Hỏi: Thế nào là thọ ấm vô ký? Đáp: Thọ ấm thọ nhận thọ ấm, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm vô ký. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm thiện? Đáp: Nếu tưởng ấm tu tưởng pháp, gọi là tưởng ấm thiện. Tưởng ấm bất thiện là gì? Đáp: Tưởng ấm dứt tưởng pháp, gọi là tưởng ấm bất thiện. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm vô ký? Đáp: Tưởng ấm thọ nhận tưởng ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là tưởng ấm vô ký. Hỏi: Thế nào là hành ấm thiện? Đáp: Hành ấm tu, tư cho đến tâm xả, định Vô tưởng, đắc quả định Diệt tận, gọi là hành ấm thiện. Hành ấm bất thiện là gì? Đáp: Hành ấm dứt tư xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, đó gọi là hành ấm bất thiện. Hỏi: Thế nào là hành ấm vô ký? Đáp: Hành ấm thọ nhận hành ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sinh, già chết, mạng, gọi là hành ấm vô ký. Thức ấm thiện là gì? Đáp: Thức ấm tu giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm thiện. Hỏi: Thế nào là thức ấm bất thiện? Đáp: Thức ấm dứt giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm bất thiện. Thức ấm vô ký là gì? Đáp: Thức ấm thọ nhận thức ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là thức ấm vô ký. Năm ấm có bao nhiêu ấm học, bao nhiêu ấm Vô học, bao nhiêu ấm phi học, phi Vô học? Đáp: Tất cả đều có đủ ba phần, hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc Phi học, Phi Vô học. Hỏi: Thế nào là sắc ấm học? Đáp: Sắc ấm, nếu bậc Thánh là phi Vô học, đó gọi là sắc ấm học. Sắc ấm học là gì? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, hoặc Kiên pháp, và người ở đường khác, nhận thấy lỗi lầm của hành, quán vắng lặng của Niết-bàn. Quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, lìa phiền não, tu đạo. Người học đã kiến đạo, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền chứng quả Sa-môn. Nếu quả Tu- đà -hoàn, hoặc quả Tư-đà- hàm, hoặc quả A-na-hàm, nếu thật là người, hoặc thú hướng chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc ấm học. Hỏi: Thế nào là sắc ấm Vô học? Đáp: Về sắc ấm nếu bậc Thánh là phi học, gọi là sắc ấm Vô học. Sắc ấm Vô học là gì? Đáp: Người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc ấm Vô học. Hỏi: Thế nào là sắc ấm phi học, phi Vô học? Đáp: Sắc ấm không phải bốn sắc đầu trong mười sắc nhập của sắc thọ ấm bậc Thánh, gọi là sắc ấm phi học, phi Vô học. Thọ ấm học là gì? Đáp: Là thọ ấm của bậc Thánh phi Vô học. Hỏi: Thế nào là thọ ấm học? Đáp: Thọ ấm học là xúc thọ ý tương ưng với tín căn, đó gọi là thọ ấm học. Hỏi: Thế nào là thọ ấm học? Đáp: Người học đã lìa kiết sử cho đến liền chứng quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc thú hướng xúc thọ ý, đó gọi là thọ ấm học. Thọ ấm Vô học là gì? Đáp: Là thọ ấm của bậc Thánh phi học. Hỏi: Thế nào là thọ ấm Vô học? Đáp: Xúc thọ ý tương ưng với tín căn của thọ ấm Vô học, đó gọi là thọ ấm Vô học. Hỏi: Thế nào là thọ ấm Vô học? Đáp: Người Vô học sắp được quả A-la-hán, cho đến liền đắc quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng xúc thọ ý, gọi là thọ ấm Vô học. Hỏi: Thế nào là thọ ấm phi học, phi Vô học? Đáp: Thọ ấm, chẳng phải Thánh thọ nhận thọ ấm nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý của thọ ấm, gọi là thọ ấm phi học, phi Vô học. Tưởng ấm học là gì? Đáp: Tưởng ấm Thánh phi Vô học, gọi là tưởng ấm học. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm học? Đáp: Tưởng pháp tương ưng với tín căn của tưởng ấm học, đó gọi là tưởng ấm học. Tưởng ấm học là gì? Đáp: Người Học đã lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc thú hướng tưởng pháp, gọi là tưởng ấm học. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm Vô học? Đáp: Tưởng ấm của bậc Thánh, phi học, gọi là tưởng ấm Vô học. Tưởng ấm Vô học là gì? Đáp: Tưởng pháp tương ưng với tín căn của tưởng ấm Vô học gọi là tưởng ấm Vô học. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm Vô học? Đáp: Người Vô học sắp được A-la-hán, cho đến liền đắc quả A- la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng tưởng pháp thì gọi là tưởng ấm Vô học. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm phi học, phi Vô học? Đáp: Tưởng ấm không phải tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp của tưởng thọ ấm bậc Thánh, gọi là tưởng ấm phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là hành ấm học? Đáp: Hành ấm Thánh phi Vô học, đó gọi là hành ấm học. Hành ấm học là gì? Đáp: Pháp tâm sở tương ưng với tín căn của hành ấm học. Nếu pháp không phải duyên vô lậu, phi Vô học thuộc về hành ấm, gọi là hành ấm học. Hỏi: Thế nào là hành ấm học? Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc thú hướng nếu xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định tâm xả, được quả định Diệt tận, gọi là hành ấm học. Hành ấm Vô học là gì? Đáp: Hành ấm Thánh phi học, gọi là hành ấm Vô học. Hỏi: Thế nào là hành ấm Vô học? Đáp: Pháp tâm sở tương ưng với tín căn của Vô học, hoặc pháp không phải duyên vô lậu phi học thuộc về hành ấm, gọi là hành ấm Vô học. Hành ấm Vô học là gì? Đáp: Người Vô học sắp được A-la-hán, cho đến liền đắc quả A-la- hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận tín với tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả, được quả định Diệt tận, gọi là hành ấm Vô học. Hỏi: Thế nào là hành ấm phi học, phi Vô học? Đáp: Nếu hành ấm không phải tư duy thọ ấm Thánh, cho đến định Vô tưởng thì gọi là hành ấm phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là thức ấm học? Đáp: Nếu thức ấm Thánh phi Vô học, gọi là thức ấm học. Thức ấm học là gì? Đáp: Giới ý, giới ý thức tương ưng với tín căn của thức ấm học, đó gọi là thức ấm học. Hỏi: Thế nào là thức ấm học? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm học. Hỏi: Thế nào là thức ấm Vô học? Đáp: Nếu thức ấm Thánh phi học, gọi là thức ấm Vô học. Thức ấm Vô học là gì? Đáp: Tín căn của thức ấm Vô học tương ưng với giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm Vô học. Hỏi: Thế nào là thức ấm Vô học? Đáp: Người Vô học sắp được A-la-hán, cho đến liền được quả A- la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, nếu giới ý, giới ý thức, gọi là thức ấm Vô học. Hỏi: Thế nào là thức ấm phi học, phi Vô học? Đáp: Thức ấm chẳng phải nhãn thức cho đến ý thức của thức thọ ấm bậc Thánh, gọi là thức ấm phi học, phi Vô học. Năm ấm có bao nhiêu báo, bao nhiêu pháp báo, bao nhiêu chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Tất cả đều có ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của sắc ấm? Đáp: Nếu sắc ấm thọ nhận báo thiện của sắc ấm, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt thân nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ âm thanh hay, không phải mọi âm thanh hay, tiếng dịu dàng, không phải tiếng dịu dàng, hương tốt đẹp của thân, không phải hương tốt đẹp, hương dịu dàng, chẳng phải hương dịu dàng, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, thân nếm thức chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, nhám, trơn, cứng, mềm, tâm thọ khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là báo của sắc ấm. Hỏi: Thế nào là pháp báo của sắc ấm? Đáp: Nếu sắc ấm có báo, gọi là pháp báo của sắc ấm. Pháp báo của sắc ấm là gì? Đáp: Trừ báo thiện của sắc ấm, sắc ấm khác là thiện, bất thiện, hoặc tâm thiện, nếu tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữ lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là pháp báo của sắc ấm. Hỏi: Thế nào là sắc ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu sắc ấm vô ký, không thuộc phần ngã chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoại, được nhãn thức nhận biết, nếu thanh, hương, vị, xúc ngoài, hoặc sự xúc chạm ngoài được thân thức nhận biết, thân hữu lậu tiến, gọi là sắc ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của thọ ấm? Đáp: Nếu thọ ấm thọ nhận xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, là báo thiện của thọ ấm, gọi là báo của tho ấm. Pháp báo của thọ ấm là gì? Đáp: Thọ ấm có báo, gọi là pháp báo của thọ ấm. Hỏi: Thế nào là pháp báo của thọ ấm? Đáp: Trừ báo thiện của thọ ấm, xúc thọ ý thiện, bất thiện của thọ ấm khác, gọi là pháp báo của thọ ấm. Hỏi: Thế nào là thọ ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Thọ ấm vô ký, không thuộc về phần ngã: Xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của tưởng ấm? Đáp: Nếu tưởng ấm thọ nhận tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp của báo thiện của tưởng ấm, gọi là báo của tưởng ấm. Hỏi: Thế nào là pháp báo của tưởng ấm? Đáp: Nếu Tưởng ấm có báo, gọi là pháp báo của tưởng ấm. Pháp báo của tưởng ấm là gì? Đáp: Trừ pháp thiện, bất thiện của tưởng ấm khác, gọi là pháp báo của tưởng ấm. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Tưởng ấm vô ký, không thuộc về phần ngã, không phải tưởng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp gọi là tưởng ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Báo của hành ấm là gì? Đáp: Hành ấm thọ nhận báo thiện của hành ấm, trừ không có tham, không giận dữ, còn tư, cho đến tâm xả sợ sinh, già chết, mạng, định Vô tưởng, được quả định Diệt tận, gọi là báo của hành ấm. Hỏi: Thế nào là pháp báo của hành ấm? Đáp: Hành ấm có báo, gọi là pháp báo của hành ấm. Pháp báo của hành ấm là gì? Đáp: Trừ báo thiện của hành ấm, hành ấm khác là tư duy thiện, bất thiện, cho đến phiền não kiết sử và hai định, gọi là pháp báo của hành ấm. Hỏi: Thế nào là hành ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Hành ấm vô ký, không thuộc về phần ngã tư xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ sinh, già chết, gọi là hành ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của thức ấm? Đáp: Nếu Thức ấm thọ nhận nhãn thức cho đến ý thức, báo thiện của thức ấm, gọi là báo của thức ấm. Hỏi: Thế nào là pháp báo của thức ấm? Đáp: Thức ấm có báo, gọi là pháp báo của thức ấm. Pháp báo của thức ấm là gì? Đáp: Trừ báo thiện của thức ấm, giới ý, giới ý thức thiện, bất thiện của thức ấm khác, gọi là pháp báo của thức ấm. Hỏi: Thế nào là thức ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Thức ấm vô ký, không thuộc về phần ngã, nhãn thức cho đến ý thức gọi là thức ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Năm ấm có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu ấm là tư duy đoạn, bao nhiêu ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều có ba phần, hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là sắc ấm kiến đoạn? Đáp: Sắc ấm bất thiện, không phải tư duy đoạn, kiến đoạn tâm phiền não khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là kiến đoạn của sắc ấm. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của sắc ấm? Đáp: Sắc ấm bất thiện, không phải kiến đoạn, tư duy đoạn, tâm phiền não khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay lại và miệng giáo như tập hợp âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có biểu hiện thân hữu lậu tiến, gọi là tư duy đoạn sắc ấm. Hỏi: Thế nào là sắc ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Sắc ấm thiện, vô ký, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, tiếng mềm dịu dịu dàng, không phải tiếng mềm dịu dịu dàng. Tâm thiện, vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của thọ ấm? Đáp: Thọ ấm bất thiện, không phải tư duy đoạn, mà là kiến đoạn xúc thọ ý tương ưng với phiền não, gọi là kiến đoạn của thọ ấm. Thọ ấm do tư duy đoạn là gì? Đáp: Thọ ấm bất thiện không phải kiến đoạn, mà là tư duy đoạn xúc thọ ý tương ưng với phiền não, gọi là thọ ấm tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là thọ ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý của thọ ấm thiện, vô ký, gọi là thọ ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Kiến đoạn của tưởng ấm là gì? Đáp: Tưởng ấm bất thiện, không phải tư duy đoạn, mà là tưởng pháp tương ưng với kiến đoạn phiền não, gọi là kiến đoạn của tưởng ấm. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của tưởng ấm? Đáp: Tưởng ấm bất thiện, không phải kiến đoạn, mà là tưởng pháp tương ưng với tư duy đoạn phiền não, gọi là tư duy đoạn của tưởng ấm. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp của tưởng ấm thiện, vô ký, gọi là tưởng ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hành ấm kiến đoạn là gì? Đáp: Hành ấm bất thiện, không phải tư duy đoạn, mà là kiến đoạn phiền não, cùng lúc đều dứt, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, với tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, gọi là kiến đoạn của hành ấm. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của hành ấm? Đáp: Hành ấm bất thiện, không phải kiến đoạn, mà là tư duy đoạn phiền não, cùng lúc đều dứt, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn với tâm vui mừng, tiến, tín dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, gọi là hành ấm tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là hành ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Hành ấm thiện, vô ký, trừ nghi, phiền não kiết sử, hành ấm khác không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, gọi là hành ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của thức ấm? Đáp: Nếu thức ấm bất thiện không phải tư duy đoạn, mà kiến đoạn giới ý, giới ý thức tương ưng với phiền não, gọi là kiến đoạn của thức ấm. Hỏi: Thế nào là thức ấm tư duy đoạn? Đáp: Thức ấm bất thiện, không phải do kiến đoạn, tư duy đoạn phiền não tương ưng với giới ý, giới ý thức, gọi là tư duy đoạn thức ấm. Hỏi: Thế nào là thức ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Thức ấm thiện, vô ký, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là thức ấm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Năm ấm có bao nhiêu nhân của kiến đoạn, mấy nhân của tư duy đoạn? Mấy nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều có ba phần, hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc nhân của không phải kiến đoạn không phải tư duy đoạn. Thế nào là nhân kiến đoạn của sắc ấm? Đáp: Báo của pháp kiến đoạn thuộc sắc ấm, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt thân nhập, thân chẳng phải sắc tốt đẹp, không phải đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh, thân không phải tiếng tốt đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, không phải tiếng mềm dịu, thân không phải hương tinh đẹp, không phải hương dịu dàng, không phải hương vừa ý, thân nếm lấy vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, thô, nặng, cứng, nhám, kiến đoạn nhân nơi tâm tập hợp khởi lên thân giáo, miệng như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là nhân của kiến đoạn của sắc ấm. Thế nào nhân tư duy đoạn của sắc ấm? Đáp: Pháp báo tư duy đoạn của sắc ấm, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, thân chẳng phải sắc tốt đẹp, không phải đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh. Thân không phải tiếng tốt đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, không phải dịu dàng, thân chẳng phải hương tốt, chẳng phải hương dịu dàng không phải hương vừa ý, thân nếm lấy vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, thô, nặng, cứng, nhám, tư duy đoạn nhân nơi tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là nhân tư duy đoạn của sắc ấm. Hỏi: Thế nào là sắc ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Sắc ấm thiện, pháp báo của sắc ấm thiện, sắc ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt thân nhập, sắc tốt đẹp của thân, đoan nghiêm, làm da tươi đẹp, nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, hương tốt đẹp của thân, hương dịu dàng, mùi hương vừa ý, thân nếm vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, mịn, mềm, trơn, không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Tâm đã tập hợp khởi lên thân giáo miệng như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh, hương, vị ngoài, sự chạm thân bên ngoài, được thân thức nhận biết, giới thân, miệng hữu lậu là không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, gọi là sắc ấm không phải kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của thọ ấm? Đáp: Thọ ấm, nếu kiến đoạn, là pháp báo kiến đoạn của thọ ấm, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là nhân kiến đoạn của thọ ấm. Hỏi: Thế nào là nhân của tư duy đoạn của thọ ấm? Đáp: Tư duy đoạn của thọ ấm, là pháp báo của tư duy đoạn của thọ ấm, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là nhân của tư duy đoạn của thọ ấm. Hỏi: Thế nào là thọ ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Thọ ấm thiện, pháp báo của thọ ấm thiện, thọ ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thọ ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của tưởng ấm? Đáp: Tưởng ấm bất thiện, không phải tương ưng của tư duy đoạn, mà kiến đoạn tưởng pháp tương ưng với phiền não, gọi là nhân kiến đoạn của tưởng ấm. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của tưởng ấm? Đáp: Tưởng ấm bất thiện không phải kiến đoạn, mà là tư duy đoạn tưởng pháp tương ưng với phiền não, gọi là nhân tư duy đoạn của tưởng ấm. Tưởng ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu tưởng ấm thiện, pháp báo thiện của tưởng ấm, nếu tưởng ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là tưởng ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của hành ấm? Đáp: Kiến đoạn của hành ấm, là pháp báo kiến đoạn của hành ấm, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, phiền não kiết sử, sinh, già chết, mạng, gọi là nhân kiến đoạn của hành ấm. Hỏi: Thế nào là nhân của tư duy đoạn của hành ấm?’ Đáp: Nếu tư duy đoạn hành ấm là pháp báo tư duy đoạn của hành ấm, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, sử phiền nảo, sinh mạng, kiết, gọi là nhân tư duy đoạn của hành ấm. Hỏi: Thế nào là hành ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu hành ấm là pháp báo thiện của hành ấm thiện, hành ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, trừ nghi, phiền não kiết sử, hành ấm khác không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, gọi là hành ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Nhân kiến đoạn của thức ấm là gì? Đáp: Thức ấm nếu kiến đoạn, là pháp báo kiến đoạn của thức ấm, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là nhân kiếndứt của thức ấm. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của thức ấm? Đáp: Tư duy đoạn của thức ấm, là pháp báo tư duy đoạn của thức ấm, nhãn thức, cho đến ý thức, gọi là nhân tư duy đoạn của thức ấm. Hỏi: Thế nào là thức ấm không phải kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Thức ấm thiện, pháp báo của thức ấm thiện, thức ấm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là thức ấm không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Năm ấm có bao nhiêu ấm lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu ấm lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu ấm lệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu ấm không lệ thuộc? Đáp: Tất cả đều có bốn phần, hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là sắc ấm lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Hữu lậu, dục lậu của sắc ấm, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô tế, nhám, trơn, cứng, mềm. Tâm sắp đế khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, hữu lậu, dục lậu, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, xúc ngoài, là hữu lậu, dục lậu, được nhận biết của thân thức, thân miệng dục lậu, hữu lậu, không phải giới, không có giáo, giới thân miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, gọi là sắc ấm lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là sắc ấm lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Sắc lậu của sắc ấm: nhãn nhập, nhó nhập, thân sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, da tươi đẹp, nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng hay, tiếng dịu dàng, thân có cảm giác mát lạnh, nhẹ, mịn, mềm, trơn. Tâm hành sắc khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, là sắc lậu, hữu lậu, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, xúc chạm ngoài, là sắc lậu hữu lậu, được thân thức nhận biết, giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu trừ, gọi là sắc ấm lệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là sắc ấm lệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Hữu lậu, vô sắc lậu của sắc ấm, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, gọi là sắc ấm lệ thuộc cõi Vô sắc. Sắc ấm không lệ thuộc là gì? Đáp: Nếu sắc ấm Thánh thì vô lậu, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, chính thân trừ, gọi là sắc ấm không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là thọ ấm lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý hữu lậu, dục lậu của thọ ấm, gọi là thọ ấm lệ thuộc cõi Dục. Thọ ấm lệ thuộc cõi Sắc ra sao? Đáp: Xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý hữu lậu, sắc lậu của thọ ấm, gọi là thọ ấm lệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là thọ ấm lệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Xúc thọ ý hữu lậu, vô sắc lậu của thọ ấm, gọi là thọ ấm lệ thuộc cõi Vô sắc. Thọ ấm không lệ thuộc là gì? Đáp: Xúc thọ ý vô lậu Thánh của thọ ấm gọi là thọ ấm không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vi, xúc, pháp hữu lậu, dục lậu của tưởng ấm, gọi là tưởng ấm lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là Tưởng ấm lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp hữu lậu, sắc lậu của tưởng ấm, gọi là tưởng ấm lệ thuộc cõi Sắc. Tưởng ấm lệ thuộc cõi Vô sắc là gì? Đáp: Tưởng pháp hữu lậu, vô sắc lậu của tưởng ấm, gọi là tưởng ấm lệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm không lệ thuộc? Đáp: Tưởng pháp vô lậu Thánh của tưởng ấm, gọi là tưởng ấm không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là hành ấm lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Nếu xúc tư hữu lậu, dục lậu của hành ấm tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có tham, không giận dữ, không có si, thuận với tín, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, không buông lung, niệm, nghi, sợ, sử phiền nảo, sinh, già chết, mạng kiết, gọi là hành ấm lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là hành ấm lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Nếu xúc tư hữu lậu, sắc lậu của hành ấm, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, định, tâm xả, nghi, sử phiền não, sinh, già chết, mạng, kiết định Vô tưởng, gọi là hành ấm lệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là hành ấm lệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Nếu xúc tư hữu lậu, vô sắc lậu của hành ấm, tư duy kiến huệ giải thoát không có si, thuận với tâm tín, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm tâm định, xả, nghi, sử phiền não, sinh, già chết, mạng kiết, gọi là hành ấm lệ thuộc cõi Vô sắc. Hành ấm không lệ thuộc là gì? Đáp: Xúc tư vô lậu Thánh của hành ấm, tư duy, giác quán, kiến hụê giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục không buông lung, niệm, tâm định, xả, được quả định Diệt tận, gọi là hành ấm không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là thức ấm lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Nếu nhãn thức cho đến ý thức hữu lậu, dục lậu của thức ấm, gọi là thức ấm lệ thuộc cõi Dục. Thức ấm lệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Nhãn thức, nhó thức, thân thức, ý thức hữu lậu, sắc lậu của thức ấm, gọi là thức ấm lệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là thức ấm lệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Giới ý thức, giới ý hữu lậu vô sắc lậu của thức ấm, gọi là thức ấm lệ thuộc cõi Vô sắc. Thức ấm không lệ thuộc là gì? Đáp: Giới ý thức, giới ý vô lậu Thánh của thức ấm, gọi là thức ấm không lệ thuộc. Năm ấm có bao nhiêu ấm quá khứ, bao nhiêu ấm vị lai, bao nhiêu ấm hiện tại, bao nhiêu ấm không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Tất cả đều có ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Thế nào là sắc ấm quá khứ? Đáp: Sắc ấm sinh rồi diệt, gọi là sắc ấm quá khứ. Sắc ấm vị lai là gì? Đáp: Sắc ấm chưa sinh, chưa xuất, gọi là sắc ấm vị lai. Hỏi: Thế nào là sắc ấm hiện tại? Đáp: Sắc ấm sinh chưa diệt, gọi là sắc ấm hiện tại, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm cũng như thế.  <卷>QUYỂN 4 <詞>Phẩm 4: PHẨM BỐN THÁNH ĐẾ THUỘC PHẦN VẤN Hỏi: Có bao nhiêu Thánh đế? Đáp: Có bốn, đó là khổ Thánh đế, khổ tập Thánh đếù, khổ diệt Thánh đế, khổ diệt đạo Thánh đế. Khổ Thánh đế là thế nào? Đáp: Khổ sinh, khổ già, khổ bệnh, khổ chết, khổ không yêu thích gặp gỡ, khổ ái biệt ly, khổ mong cầu không được, trừ ái, chung năm thọ ấm khổ, đó gọi là khổ Thánh đế. Khổ Thánh đế này chân thật như vậy, không phải không như vậy, không khác, không là vật khác. Như Đức Như lai đã giảng nói, vì là chân lý của bậc Thánh, nên gọi là Thánh đế. Sinh là gì? Nếu các chúng sinh, sinh trong các chúng, sinh lại, tăng trưởng sinh ấm, được mọi hòa hợp của các nhập, gọi là sinh. Già là gì? Nếu các chúng sinh, suy yếu, run rẩy xâm hại trong các chúng, các căn thành thục, mạng giảm vì hành, gọi là già. Bệnh là gì? Nếu các chúng sinh, bệnh trong các chúng, tạo ra bệnh, bệnh khách trần, bệnh khổ: vì nóng sinh bệnh, vì lạnh, khi gió từ đất biến đổi các đại tăng, giảm, và những bệnh khác do nghiệp báo khác nhau tạo ra, gọi là bệnh. Hỏi: Thế nào là chết? Nếu các chúng sinh, trong các chúng, cuối cùng khi chết, ấm quá khứ tan rã, bỏ thân, biến chuyển hoại diệt, lìa chúng, gọi là chết. Không ưa thích mà gặp gỡ là gì? Nếu không ưa, không vui thích, không vừa ý, như thú dữ, sâu độc v.v…, như những gai nhọn, mọc trên bờ, hầm nhơ nhớp, xấu xí, trong núi non hiểm trở v.v…, như những sắc, thanh, hương, vị xúc, pháp không vừa ý, nếu chúng sinh ở gần chúng, không sống riêng cùng chung lẫn lộn không rời, không rời vì không có tướng trạng khác, nên không cách biệt, gọi là không ưa mà gặp gỡ. Yêu mà phải chia lìa là gì? Nếu yêu thích, vừa ý như cha, mẹ, anh em, chị em, vợ con hoặc thân thiết như các quán, bà con, và các pháp sắc, thanh, hương, vị, xúc vừa ý, nếu chúng sinh không được ở chung với họ, không được gần gũi, phải ở một mình không phải vì xen lẫn khác, không tương ưng mà phải chia lìa. Đây gọi là yêu mà phải chia lìa. Hỏi: Thế nào là khổ vì mong cầu không được? Đáp: Nếu mong muốn nhất định được, mà chưa được, hoặc sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, nếu chúng sinh không được người kia lại, không được, không cao sang, không tự tại, không tự do, mọi điều mong muốn đều không thành tựu, gọi là khổ vì mong cầu không được. Trừ ái, chung nỗi khổ của năm thọ ấm là gì? Thọ ấm sắc, thọ ấm thọ, thọ ấm tưởng, thọ ấm hành, thọ ấm thức. Thế nào là thọ ấm sắc? Nếu tất cả sắc đều nhận lấy hữu lậu, gọi là thọ ấm sắc. Thọ ấm của thọ, tưởng, hành, thức là gì? Nếu tất cả thức đều nhận lấy hữu lậu thì gọi là thọ ấm thức, gọi là trừ ái, chung nỗi khổ của năm thọ ấm. Hỏi: Thế nào là khổ tập Thánh đế? Đáp: Là ái này, lại có hỷ, dục, các thứ nhiễm, gọi là khổ tập Thánh đế. Hai ái của khổ tập Thánh đế là gì? Đáp: Nội ái, ngoại ái, đó gọi là khổ tập Thánh đế. Hỏi: Thế nào là ba ái khổ tập Thánh đế? Đáp: Đó là dục ái, hữu ái và phi hữu ái, gọi là khổ tập Thánh đế. Bốn nhiễm của khổ tập Thánh đế là gì? Đáp: nghĩa là dục nhiễm, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, kiến nhiễm, gọi là khổ tập Thánh đế. Hỏi: Thế nào là sáu ái của khổ tập Thánh đế? Đáp: Sắc ái, thanh, hương, vị, xúc, pháp ái, gọi là khổ tập Thánh đế. Ba mươi sáu ái hành của khổ tập Thánh đế là gì? Đáp: Mười tám ái hành đã tạo ra bên trong, mười tám ái hành đã tạo ra bên ngoài, gọi là khổ tập Thánh đế. Khổ tập Thánh đế này chân thật như thế, không thể không như thế, không khác, không khác vật, như Như lai đã nói thích đáng, là chân lý của bậc Thánh nên nói là Thánh đế. Nội ái là gì? Đáp: Dục nhiễm trong nội pháp, dục nhiễm nặng, yêu mến sự không trái, ưa dục lạc có thể trầm trọng, có thể cuối cùng, có thể không đủ, không thỏa mãn, đắm nặng, đắm ở bến si mê (lậu) gần gũi chi ái sinh ra gốc khổ, sinh khát khao hy vọng, là nhà ở, chịu đựng có thể sinh ra ái nhiều hơn, gọi là nội ái. Hỏi: Thế nào là ngoại ái? Đáp: Dục nhiễm, trong ngoại pháp nặng dục nhiễm, yêu mến không trái, ưa dục lạc có thể nặng, có thể cuối cùng, có thể không đủ, không thỏa mãn, đắm nặng, đắm ở bến si mê (lậu) gần gũi chi ái có thể sinh ra cội gốc khổ, sinh khát khao hy vọng, là nhà ở, chịu đựng có thể sinh ra ái nhiều hơn, gọi là ngoại ái. Dục ái là gì? Đáp: Dục nhiễm trong pháp cõi Dục, dục nhiễm nặng, yêu mến không trái, ưa thích dục lạc có thể nặng, có thể cuối cùng, có thể không đủ, không thỏa mãn, đắm nặng, đắm ở bến si mê (lậu) gần gũi lưới chi ái có thể sinh ra cội gốc khổ, sinh khát khao hy vọng, là nhà ở chịu đựng có thể sinh ra ái nhiều hơn, gọi là Dục ái. Hỏi: Thế nào là Hữu ái? Đáp: Dục nhiễm trong cõi Sắc, cõi Vô sắc, cho đến sinh ra ái nhiều hơn, gọi là hữu ái. Phi hữu ái là gì? Đáp: Nếu có người gượng nói là có ngã, như dựa vào sự sợ sệt bệnh khổ v.v…, bèn hy vọng ngã dứt, hư hoại, không thật có, là dục nhiễm trong pháp cõi Sắc, Vô sắc kia, cho đến sinh ra ái nhiều hơn, gọi là phi hữu ái. Hỏi: Thế nào là Dục nhiễm? Đáp: Như dục, cất béo của dục, niềm vui của dục, ái của dục, chi của dục, đam mê của dục, trạng thái của dục, khao khát của dục, lủa đốt của dục, lưới vây của dục. Đó gọi là dục nhiễm. Hỏi: Thế nào là Sắc nhiễm? Đáp: Như sắc, chất béo của sắc, niềm vui của sắc, ái của sắc, chi của sắc, đam mê của sắc, trạng thái của sắc, khao khát của sắc, lửa đốt của sắc,lưới vây của sắc. Đó gọi là sắc nhiễm. Thế nào là Vô sắc nhiễm? Đáp: Như dục của vô sắc, chất béo của vô sắc, niềm vui của vô sắc, ái của vô sắc, chi của vô sắc, đam mê của vô sắc, trạng thái của vô sắc, khao khát của vô sắc, lưới vây của vô sắc. Đó gọi là vô sắc nhiễm. Hỏi: Thế nào là Kiến nhiễm? Đáp: Như dục của kiến, chất béo của kiến, niềm vui của kiến, ái của kiến, chi của kiến, đam mê của kiến, trạng thái của kiến, khát khao của kiến, lửa cháy của kiến, lưới vây của kiến. Đó gọi là Kiến nhiễm. Sắc ái là gì? Đáp: Mắt biết sắc, trong pháp kia, như dục nhiễm, nói rộng cho đến sinh ái nhiễm, gọi là sắc ái. Hỏi: Thế nào là thanh, hương, vị, xúc, pháp ái? Đáp: Ý biết pháp, trong pháp ấy nếu dục nhiễm, nói rộng cho đến sinh ái nhiễm, gọi là pháp ái. Hỏi: Thế nào là mười tám thứ được gây tạo bên trong ái hành? Đáp: Như Thế Tôn đã nói: Nhân đây mà có kia. Nhân kia mà có đây. Nhân như vậy mà có. Nhân đổi khác mà có. Nh6an thường mà có. Nhân không thường mà có. Ngã sẽ có. Ngã kia sẽ có. Ngã như vậy sẽ có. Ngã đổi khác sẽ có. Nhân đây mà được (đắc). Nhân kia mà được. Nhân như vậy mà được. Nhân đổi khác mà được. Hy vọng sẽ có. Hy vọng kia sẽ có. Hy vọng như vậy sẽ có. Hỏi: Thế nào là mười tám thứ được gây tạo bên ngoài ái hành? Đáp: Như Thế Tôn đã nói: Là nhân đây mà có kia. Là nhân kia mà có đây. Là nhân như vậy mà có. là nhân đổi khác mà có. Là nhân tương ưng mà có. Là nhân không tương ưng mà có. Là ngã sẽ có. Là ngã kia sẽ có. Là ngã đổi khác sẽ có. Là nhân đây mà được. Là nhân kia mà được. Là nhân như vậy mà được. Là nhân đổi khác mà được. Là hy vọng sẽ có. Là hy vọng kia sẽ có. Là hy vọng như vậy sẽ có. Khổ diệt Thánh đế là gì? Đáp: Ái kia không còn sót, lìa dục, diệt, xả, xuất ly, giải thoát, không có nhà, đã cắt đứt, không còn sinh nữa, gọi là khổ diệt Thánh đế. Hỏi: Thế nào là khổ diệt Thánh đế? Đáp: Trí duyên tận, gọi là khổ diệt Thánh đế. Khổ diệt Thánh đế này chân thật như thế, chẳng thể không như thế, không khác không là vật khác. Như Như lai chính thuyết chân đế của bậc Thánh, đó gọi là Thánh đế. Trí duyên tận là gì? Đáp: Nếu pháp trí hết thì pháp kia sẽ hết, gọi là trí duyên tận. Hỏi: Thế nào là trí duyên tận? Đáp: Nếu pháp được, Thánh đạo diệt, thì pháp kia sẽ diệt, gọi là trí duyên tận. Trí duyên tận là gì? Đáp: Thường nói là biết trí kia nếu biết pháp diệt, thì kiết kia diệt, gọi là trí duyên tận. Hỏi: Thế nào là trí duyên tận? Đáp: Bốn quả Sa-môn: Quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A- na-hàm, quả A-la-hán, gọi là trí duyên tận. Hỏi: Thế nào là quả Tu-đà-hoàn? Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não, dứt thân kiến, nghi, giới đạo, gọi là quả Tu-đà-hoàn. Quả Tu-đà-hoàn là gì? Đáp: Kiến đoạn ba phiền não: Dứt thân kiến, nghi, giới đạo, nếu được cam lộ, gọi là quả Tu-đà-hoàn. Hỏi: Thế nào là quả Tu-đà-hoàn? Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: dứt thân kiến, nghi, giới đạo, cùng lúc đều dứt phiền não, gọi là quả Tu-đà-hoàn. Quả Tu-đà-hoàn là gì? Đáp: Kiến đoạn ba phiền não: Dứt trừ thân kiến, nghi, giới đạo, Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não, nếu được cam lộ thì gọi là quả Tu-đà-hoàn. Hỏi: Thế nào là quả Tư-đà-hàm? Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: dứt thân kiến, nghi, giới đạo, phiền não, và tư duy đoạn từng phần các phiền não: dục, ái, giận dữ, gọi là quả Tư-đà-hàm. Quả Tư-đà-hàm là gì? Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: dứt thân kiến, nghi, giới đạo; tư duy đoạn từng phần dục ái, giận dữ; nếu được cam lộ thì gọi là quả Tư-đà-hàm. Hỏi: Thế nào là quả Tư-đà-hàm? Đáp: Nếu kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não và tư duy đoạn từng phần dục, ái, phiền não giận dữ do phần dứt, Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não, gọi là quả Tư-đà-hàm. Quả Tư-đà-hàm là gì? Đáp: Kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não và tư duy đoạn từng phần phiền não: dục, ái, giận, dữ, cho đến Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não, nếu được cam lộ thì gọi là quả Tư-đà-hàm. Hỏi: Thế nào là quả A-na-hàm? Đáp: Nếu đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục, ái, giận dữ, gọi là quả A-na-hàm. Quả A-na-hàm là gì? Đáp: Đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục, ái, giận dữ, nếu được cam lộ thì gọi là quả A-na-hàm. Hỏi: Thế nào là quả A-na-hàm? Đáp: Dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục, ái, giận dữ, Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não, gọi là quả A-na- hàm. Quả A-na-hàm là gì? Đáp: Dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục, ái, giận dữ, một thời điểm, Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não, nếu được cam lộ, gọi là quả A-na-hàm. Hỏi: Thế nào là quả A-la-hán? Đáp: Nếu tư duy đoạn, phiền não cõi Sắc, Vô sắc, dứt không còn sót, gọi là quả A-la-hán. Quả A-la-hán là gì? Đáp: Tư duy đoạn phiền não cõi Sắc, cõi Vô sắc, dứt không còn sót, nếu được cam lộ, gọi là quả A-la-hán. Hỏi: Thế nào là quả A-la-hán? Đáp: Nếu tất cả phiền não đều hết, gọi là quả A-la-hán. Quả A-la-hán là gì? Đáp: Tất cả phiền não đều hết, nếu được cam lộ thì gọi là quả A-la-hán. Hỏi: Thế nào là khổ diệt đạo Thánh đế? Đáp: Đây là tám chi Thánh đạo: chính kiến, chính giác, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tiến, chính niệm, chính định, gọi là khổ diệt đạo Thánh đế. Khổ diệt đạo Thánh đế này chân thật như vậy, chẳng thể không như vậy, không khác, không là vật khác, như Như lai đã nói đế lý của bậc Thánh, gọi là Thánh đế. Hỏi: Thế nào là chính kiến? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Bậc kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, nếu trí quán đầy đủ, nếu ở địa trí, nếu quán tâm giải thoát, thì liền được quả Sa-môn hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Bậc Vô học muốn được A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được Tu đạo, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài, hoặc chọn trong pháp, chọn rốt ráo chọn pháp, chọn tư duy nhận biết, thấu đạt tự tướng, tha tướng, cộng tướng, suy nghó, gìn giữ biện quán, tinh tiến huệ biện, trí kiến, giải sạ, phương tiện thuật, ánh sáng rực rỡ, đuốc tuệ soi sáng, tuệ nhãn, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp, chính giác, không si, gọi là chính kiến. Hỏi: Thế nào là chính giác? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, nếu nhận biết, nhận biết lại, nhớ tưởng chân chính, duyên theo tâm tỏ ngộ, gọi là chính giác. chính ngữ là gì? Đáp: Người học lìa kiết sử cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, nếu bốn điều bất thiện của miệng, không ưa, lìa hết lỗi lầm của kiến, răn cấm, cẩn thận không làm, không chấp nhận, dứt căn hết không còn sót, có thể hành thiện trong pháp bất thiện, gọi là chính ngữ. chính nghiệp là gì? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài, hoặc ba việc bất thiện của thân, không ưa, xa lìa lỗi kiến, răn dè không làm, không chấp nhận, dứt căn hết không còn sót, có thể hành thiện ngay trong pháp bất thiện kia, gọi là chính nghiệp. Hỏi: Thế nào là chính mạng? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài, loại trừ bất thiện, tà mạng khác của thân, miệng: không ưa xa lìa lỗi chấp, cẩn thận, răn nhắc không làm, không chấp nhận, dứt căn hết không còn sót, có thể hành thiện trong pháp bất thiện kia, gọi là chính mạng. Hỏi: Thế nào là chính tiến? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài, hoặc thân, tâm xuất phát, vượt qua, có thể nhẫn, không thối lui, với sức siêng năng, tinh tiến, không lìa, không lười biếng, không trì hoãn, không trễ nãi, với căn tiến, lực tiến, giác tiến, gọi là chính tiến. chính niệm là gì? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc nghó, nhớ nghó, nghó vi tế, nghó cẩn thận, trụ lại không quên, như lời nói, nhớ nghó nối tiếp nhau, không lỗi, không bị mất, không chậm lụt, căn không chậm lụt, niệm căn, niệm lực, niệm giác, gọi là chính niệm. Hỏi: Thế nào là chính định? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tâm trụ lại, trụ chân chính, chuyên tâm trụ, tâm hoàn toàn một tâm hỷ lạc, không tán loạn, dựa vào tâm, ý, chỉ có định, căn định, lực định, định giác, gọi là chính định. Bốn Thánh đế có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng phải sắc? Đáp: Hai đế chẳng phải sắc, hai đế có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là hai đế chẳng phải sắc? Đáp: Tập Thánh đế, Diệt Thánh đế, gọi là hai đế chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là hai đế có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc? Đáp: Khổ Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là hai đế có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc. Sắc của khổ Thánh đế là gì? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, sắc nhập, thanh nhập, hương, vị, xúc nhập, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, gọi là sắc của khổ Thánh đế. Khổ Thánh đế chẳng phải sắc là gì? Đáp: Thọ, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến tuệ giải thoát, không có tham, không giận dữ, không có si, thuận với tín, ăn năn, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm định, xả, nghi, sợ, sử phiền não, sinh, già chết, mạng, kiết, định Vô tưởng, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là khổ Thánh đế chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế sắc? Đáp: chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, gọi là đạo Thánh đế sắc. Đạo Thánh đế chẳng phải sắc là gì? Đáp: chính kiến, chính giác, chính tiến, chính niệm, chính định, gọi là đạo Thánh đế chẳng phải sắc. Bốn Thánh đế có bao nhiêu có thể thấy, bao nhiêu không thể thấy? Đáp: Có ba đế không thể thấy, một đế có hai phần hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Hỏi: Thế nào là ba đế không thể thấy? Đáp: Tập Thánh đế, Diệt Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là ba đế không thể thấy. Hỏi: Thế nào là một đế có hai phần hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy? Đáp: Khổ Thánh đế là một đế có hai phần: hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Khổ Thánh đế có thể thấy là gì? Đáp: Sắc nhập gọi là khổ Thánh đế có thể thấy. Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không thể thấy? Đáp: Trừ sắc nhập, khổ Thánh đế khác không thể thấy, gọi là khổ Thánh đế không thể thấy. Bốn Thánh đế có bao nhiêu có đối, bao nhiêu không có đối? Đáp: Có ba đế không có đối, một đế có hai phần hoặc có đối, hoặc không có đối. Hỏi: Thế nào là ba đế không có đối? Đáp: Tập Thánh đế, Diệt Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là ba đế không có đối. Một đế có hai phần hoặc có đối, hoặc không có đối là gì? Đáp: Khổ Thánh đế gọi là một đế có hai phần hoặc có đối, hoặc không có đối. Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế có đối? Đáp: Mười sắc nhập gọi là khổ Thánh đế có đối. Đáp: Khổ Thánh đế không có đối là gì? Đáp: Thọ, tưởng của bốn sắc đầu, cho đến định Vô tưởng, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là khổ Thánh đế không có đối. Bốn Thánh đế có bao nhiêu đế là Thánh, bao nhiêu đế không phải Thánh? Đáp: Có hai đế là Thánh, hai đế không phải Thánh. Hai đế là Thánh tức diệt Thánh đế và đạo đế, đó gọi hai đế là Thánh. Thế nào là hai đế chẳng phải thánh? Khổ thánh đế, Tập thánh đế, đó gọi là hai đế chẳng phải thánh. Hữu lậu vô lậu, hữu ái vô ái, hữu cầu vô cầu, nên thủ chẳng nên thủ, hữu thủ vô thủ, hữu thắng vô thắng cũng như thế. Bốn Thánh đế có bao nhiêu thọ, bao nhiêu chẳng phải thọ? Đáp: Có ba đế chẳng phải thọ, một đế có hai phần hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là ba đế chẳng phải thọ? Đáp: Tập Thánh đế, diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, gọi là ba đế chẳng phải thọ. Một đế có hai phần hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ là gì? Đáp: Khổ Thánh đế gọi là một đế có hai phần hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế thọ? Đáp: Nếu khổ Thánh đế bên trong thì gọi là khổ Thánh đế thọ. Khổ Thánh đế thọ là gì? Đáp: Pháp nghiệp của khổ Thánh đế là báo do phiền não sinh ra, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập thuộc về phần ngã: sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, thân nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, hương tốt đẹp của thân, không phải hương tốt đẹp, hương dịu dàng, không phải hương dịu dàng, hương vừa ý, không phải hương vừa ý, thân nếm vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, nặng, thô tế, nhám, trơn, cứng, mềm, tâm thọ khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân hữu lậu tiến, xúc tư thọ, tưởng, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tâm tiến, tín, dục, niệm, sợ, sinh, mạng, nhãn thức, cho đến ý thức, gọi là khổ Thánh đế thọ. Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế chẳng phải thọ? Đáp: Là khổ Thánh đế ngoài, đó gọi là khổ thánh đế chẳng phải thọ. Khổ Thánh đế chẳng phải thọ là gì? Đáp: Khổ Thánh đế thiện, hoặc bất thiện, vô ký không thuộc về phần ngã. Nếu tâm thiện, tâm bất thiện, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, tâm khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Nếu sắc ngoài, thanh, hương vị, được biết do nhãn thúc, hoặc sự tiếp xúc bên ngoài: thân, miệng chẳng phải giới, không có biểu hiện, được thân thức nhận biết, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, trừ mạng, thọ, tưởng khác, cho đến định Vô tưởng, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là khổ Thánh đế chẳng phải thọ. Nội, ngoại cũng như thế. Bốn Thánh đế, bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Đáp: Một đế có báo, một đế không có báo, hai đế có cả hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỏi: Thế nào là một đế có báo? Đáp: Tập Thánh đế là một đế có báo. Một đế không có báo là gì? Đáp: Diệt Thánh đế là một đế không có báo. Hỏi: Thế nào là hai đế có cả hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo? Đáp: Khổ Thánh đế, Đạo Thánh đế, là hai đế có cả hai phần hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế có báo? Đáp: Pháp báo của khổ Thánh đế, gọi là khổ Thánh đế có báo. Khổ Thánh đế có báo là gì? Đáp: Trừ báo thiện của khổ Thánh đế, khổ Thánh đế thiện, bất thiện khác, tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, thọ tưởng cho đến giới ý thức, giới ý của định Vô tưởng của phiền não kiết sử, gọi là khổ Thánh đế có báo. Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế không có báo? Đáp: Khổ Thánh đế nếu báo, khổ Thánh đế chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, thân nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng êm dịu, không phải tiếng êm dịu, tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, câu ngôn ngữ. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, giới của thân, miệng hữu lậu không bỉểu hiện, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, trừ không có tham, không giận dữ, si, phiền não kiết sử, tưởng, thọ khác, cho đến nhãn thức đến ý thức của định Vô tưởng, gọi là khổ Thánh đế không có báo. Đạo Thánh đế có báo là gì? Đáp: Pháp báo của đạo Thánh đế, gọi là đạo Thánh đế có báo. Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế có báo? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, nếu Kiên tín, Kiên pháp và người cùng các loài khác thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu, đạo, lìa phiền não. Người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo. Nếu thật là người, hoặc các loài, mà chính kiến, chính giác, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tiến, chính niệm, chính định, gọi là đạo Thánh đế có báo. Đạo Thánh đế không có báo là gì? Đáp: Đạo Thánh đế không có báo, gọi là đạo Thánh đế không có báo. Hỏi: Thế nào là đạo Thánh đế không có báo? Đáp: Người kiến học, hoặc trí quán đầy đủ của Tu-đà-hoàn, Tư- đà-hàm, A-na-hàm, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát liền được quả Sa-môn. Nếu quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, bậc Vô học với trí quán của A-la-hán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, tức sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài mà chính kiến, cho đến chính định, gọi là đạo Thánh đế không có báo. Bốn Thánh đế có bao nhiêu tâm, bao nhiêu chẳng phải tâm? Đáp: Có ba đế phi tâm, một đế có hai phần hoặc tâm, hoặc phi tâm. Hỏi: Thế nào là ba đế phi tâm? Đáp: Tập Thánh đế, diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, gọi là ba đế phi tâm. Hỏi: Thế nào là một đế gồm cả hai phần hoặc tâm, hoặc phi tâm? Đáp: Khổ Thánh đế gọi là một đế gồm cả hai phần hoặc tâm, hoặc phi tâm? Khổ Thánh đế tâm là gì? Đáp: Nhãn thức cho đến ý thức gọi là khổ Thánh đế tâm. Hỏi: Thế nào là khổ Thánh đế phi tâm? Đáp: Thọ, tưởng của bốn sắc đầu trong mười sắc nhập, cho đến định Vô tưởng, gọi là khổ Thánh đế phi tâm. Bốn Thánh đế có bao nhiêu tâm tương ưng, bao nhiêu chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Một đế là tâm tương ưng, một đế chẳng phải tâm tương ưng: một đế có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc không phải tâm tương ưng, một đế gồm cả ba phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng, hoặc không nói tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là một đế tâm tương ưng? Đáp: Tập Thánh đế gọi là một đế tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là một đế chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Diệt Thánh đế gọi là một đế chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là một đế có cả hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Đạo Thánh đế là một đế có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là một đế gồm cả ba phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng, hoặc không nói tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Khổ Thánh đế gọi là một đế gồm cả ba phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng, hoặc không nói tâm tương ưng, chẳng phảitâm tương ưng. Tâm tương ưng của Đạo Thánh đế là gì? Đáp: Đạo Thánh đế, nếu tâm sở như chính kiến, chính giác, chính tâm tiến, chính niệm, chính định, gọi là tâm tương ưng của đạo Thánh đế. Hỏi: Thế nào là Đạo Thánh đế chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Đạo Thánh đế chẳng phải tâm sở như chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, gọi là đạo Thánh đế chẳng phải tâm tương ưng. Tâm tương ưng của khổ Thánh đế là gì? Đáp: Khổ Thánh đế, nếu tâm sở như thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, gọi là tâm tương ưng của khổ Thánh đế. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Nếu khổ Thánh đế chẳng phải tâm sở: Là như mười sắc nhập và bốn sắc đầu sinh cho đến định Vô tưởng, gọi là khổ Thánh đế chẳng phải tâm tương ưng. Đáp: Thế nào là Khổ Thánh đế không nói là tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Từ nhãn thức, cho đến ý thức, gọi là khổ Thánh đế không nói tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng. Bốn Thánh đế có bao nhiêu tâm sở (tâm số), bao nhiêu không phải tâm sở? Đáp: Một đế là tâm sở, một đế chẳng phải tâm sở, hai đế có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là một đế có tâm sở? Đáp: Tập Thánh đế gọi là một đế có tâm sở. Hỏi: Thế nào là một đế chẳng phải tâm sở? Đáp: Diệt Thánh đế là một đế chẳng phải tâm sở. Hai đế có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở là gì? Đáp: Khổ Thánh đế, Đạo Thánh đế, là hai đế có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là tâm sở của Khổ Thánh đế? Đáp: Trừ tâm, khổ Thánh đế còn lại duyên thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, gọi là tâm sở của khổ Thánh đế. Hỏi: Khổ Thánh đế chẳng phải tâm sở là gì? Đáp: Nếu khổ Thánh đế không phải duyên và tâm, mà là mười sắc nhập và bốn sắc đầu sinh, cho đến nhãn thức đến ý thức của định Vô tưởng, gọi là Khổ Thánh đế chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là tâm sở của Đạo Thánh đế? Đáp: Nếu Đạo Thánh đế duyên chính kiến, chính giác, chính tâm tiến, chính niệm, chính định, gọi là tâm sở của đạo Thánh đế. Đạo Thánh đế chẳng phải tâm sở là gì? Đáp: Nếu đạo Thánh đế không phải duyên chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, gọi là đạo Thánh đế chẳng phải tâm sở. Bốn Thánh đế có bao nhiêu duyên, bao nhiêu chẳng phải duyên? Đáp: Một đế có duyên, một đế chẳng có duyên, hai đế có hai phần: hoặc có duyên, hoặc không códuyên. Hỏi: Thế nào là một đế có duyên? Đáp: Tập Thánh đế gọi là một đế có duyên. Hỏi: Thế nào là một đế chẳng có duyên? Đáp: Diệt Thánh đế gọi là một đế chẳng có duyên. Hai đế có hai phần hoặc có duyên, hoặc chẳng có duyên là gì? Đáp: Khổ Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là hai đế có hai phần hoặc có duyên, hoặc không có duyên. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế có duyên? Đáp: Nếu tâm sở của Khổ Thánh đế và tâm, thọ, tưởng, cho đến nhãn thức đến ý thức của sử phiền não, gọi là duyên của khổ Thánh đế. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế không phải duyên? Đáp: Trừ tâm còn lại Khổ Thánh đế chẳng phải tâm sở, như mười sắc nhập và bốn sắc đầu sinh, cho đến định Vô tưởng, gọi là khổ Thánh đế không phải duyên. Hỏi: Thế nào là Đạo Thánh đế duyên? Đáp: Tâm sở của đạo Thánh đế chính kiến, chính giác, chính tiến, chính niệm, chính định, gọi là duyên của đạo Thánh đế. Đạo Thánh đế không phải duyên là gì? Đáp: Nếu đạo Thánh đế chẳng phải tâm sở như chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng chính thân tiến thì gọi là đạo Thánh đế chẳng phải duyên. Bốn Thánh đế có bao nhiêu tâm chung, bao nhiêu tâm không chung? Một đế có tâm chung, một đế tâm không chung, hai đế gồm cả hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung. Hỏi: Thế nào là một đế có tâm chung? Đáp: Tập Thánh đế gọi là một đế tâm chung. Hỏi: Thế nào là một đế tâm không chung? Đáp: Diệt Thánh đế gọi là một đế tâm không chung. Hỏi: Thế nào là hai đế gồm cả hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung? Đáp: Khổ Thánh đế, đạo Thánh đế, gọi là hai đế gồm cả hai phần hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung. Tâm chung của khổ Thánh đế là gì? Đáp: Nếu khổ Thánh đế tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, thọ, tưởng, cho đến sử phiền não, gọi là tâm chung của khổ Thánh đế. Hỏi: Thế nào là tâm không chung của khổ Thánh đế? Đáp: Khổ Thánh đế không tùy tâm chuyển, tâm không chung sinh, không trụ chung, không diệt chung, bốn sắc đầu trong mười sắc nhập sinh, cho đến nhãn thức đến ý thức của định Vô tưởng, gọi là tâm không chung của khổ Thánh đế. Tâm chung của đạo Thánh đế là gì? Đáp: Đạo Thánh đế tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, chính kiến, cho đến chính định, gọi là tâm chung của đạo Thánh đế. Hỏi: Thế nào là tâm không chung của đạo Thánh đế? Đáp: Đạo Thánh đế không tùy tâm chuyển, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, gọi là tâm không chung của đạo Thánh đế, tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế. Bốn Thánh đế có bao nhiêu nghiệp, bao nhiêu chẳng phải nghiệp? Đáp: Có hai đế chẳng phải nghiệp, hai đế có hai phần: hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là hai đế chẳng phải nghiệp? Đáp: Tập Thánh đế, Diệt Thánh đế, gọi là hai đế chẳng phải nghiệp. Hai đế có hai phần: hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp là gì? Đáp: Khổ Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là hai đế có hai phần: hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của Khổ Thánh đế? Đáp: Tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô ký, khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay lại, âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo tư duy, gọi là nghiệp của khổ Thánh đế. Khổ Thánh đế chẳng phải nghiệp là gì? Đáp: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, hương, vị, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải thân nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng dịu dàng, không phải tiếng dịu dàng. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, trừ tư, thọ, tưởng khác, cho đến định Vô tưởng, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là khổ Thánh đế chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của Đạo Thánh đế? Đáp: chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, gọi là nghiệp của đạo Thánh đế. Đạo Thánh đế chẳng phải nghiệp là sao? Đáp: chính kiến, chính giác, chính tiến, chính niệm, chính định, gọi là đạo Thánh đế chẳng phải nghiệp. Bốn Thánh đế có bao nhiêu nghiệp tương ưng, bao nhiêu chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Một đế có nghiệp tương ưng, một đế chẳng phải nghiệp tương ưng, một đế có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, một đế gồm cả ba phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là một đế có nghiệp tương ưng? Đáp: Tập Thánh đế gọi là một đế có nghiệp tương ưng. Một đế chẳng phải nghiệp tương ưng là gì? Đáp: Diệt Thánh đế gọi là một đế chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là một đế có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Đạo Thánh đế gọi là một đế có hai phần hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là một đế gồm ba phần: hoặc nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Khổ Thánh đế là một đế gồm ba phần: hoặc nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Nghiệp tương ưng của Đạo Thánh đế là gì? Đáp: Đạo Thánh đế, nếu tư tương ưng với chính kiến, chính giác, chính tiến, chính niệm, chính định, gọi là nghiệp tương ưng của Đạo Thánh đế. Hỏi: Thế nào là Đạo Thánh đế chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Nếu Đạo Thánh đế không phải tư tương ưng với chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân tiến, gọi là Đạo Thánh đế chẳng phải nghiệp tương ưng. Nghiệp tương ưng với Khổ Thánh đế là gì? Đáp: Nếu Khổ Thánh đế tương ưng với tư, trừ tư, tưởng ưu cho đến sử phiền não, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là nghiệp tương ưng của khổ Thánh đế. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Nếu Khổ Thánh đế không phải bốn sắc đầu trong mười sắc nhập tương ưng với tư sinh, cho đến định Vô tưởng, gọi là khổ Thánh đế chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng với tư? Đáp: Gọi là Khổ Thánh đế không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Bốn Thánh đế có bao nhiêu nghiệp chung, bao nhiêu chẳng phải nghiệp chung? Đáp: Có hai đế có nghiệp chung, một đế nghiệp không chung, một đế có hai phần: hoặc nghiệp chung, hoặc chẳng phải nghiệp chung. Hỏi: Thế nào là hai đế có nghiệp chung? Đáp: Tập Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là hai đế có nghiệp chung. Một đế nghiệp không chung là gì? Đáp: Diệt Thánh đế gọi là một đế nghiệp không chung. Một đế có hai phần: hoặc nghiệp chung hoặc nghiệp không chung là gì? Đáp: Khổ Thánh đế gọi là một đế có hai phần: hoặc nghiệp chung hoặc nghiệp không chung. Hỏi: Thế nào là nghiệp chung của Khổ Thánh đế? Đáp: Nếu khổ Thánh đế tùy nghiệp chuyển, nghiệp chung, sinh, trụ chung, diệt chung, giới của thân miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, xúc tư của tâm thọ tưởng định, cho đến sử phiền não, nhãn thức của định Vô tưởng cho đến ý thức, gọi là nghiệp chung của Khổ Thánh đế. Nghiệp không chung của Khổ Thánh đế là gì? Đáp: Khổ Thánh đế không tùy nghiệp chuyển, nghiệp không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, thân, miệng của mười sắc nhập chẳng phải giới, không có biểu hiện giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, tâm bất định, tư duy kiết của sinh, già chết, mạng, gọi là nghiệp không chung của Khổ Thánh đế. Tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển, cũng như thế. Bốn Thánh đế có bao nhiêu nhân, bao nhiêu chẳng phải nhân? Đáp: Có hai đế có nhân, một đế chẳng phải nhân, một đế có hai phần: hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là một nhân? Đáp: Tập thánh đế, Đạo thánh đế, đó gọi là hai nhân. Hỏi: Thế nào là một chẳng phải nhân? Đáp: Diệt Thánh đế là một chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là một nhân có hai phần hoặc nhân hoặc chẳng phải nhân? Đáp: Khổ Thánh đế gọi là một nhân có hai phần: hoặc nhân hoặc chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là nhân của Khổ Thánh đế? Đáp: Khổ Thánh đế duyên Khổ Thánh đế, chứ không phải duyên có báo. Khổ Thánh đế không phải duyên báo thiện bốn đại Tâm thiện, tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, địa đại, thủy, hỏa, phong đại, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, thọ, tưởng cho đến sử phiền não, định Vô tưởng từ nhãn thức, cho đến ý thức, gọi là nhân của Khổ Thánh đế. Khổ Thánh đế chẳng phải nhân là gì? Đáp: Khổ Thánh đế không phải duyên, không có báo, là nghiệp không chung: nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập. Sắc tốt đẹp của thân chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, thân nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, trừ bốn đại, thuộc về xúc nhập khác và thân hữu lậu tiến, sinh, già chết, mạng, gọi là Khổ Thánh đế chẳng phải nhân. Bốn Thánh đế bao nhiêu có nhân, bao nhiêu không có nhân? Đáp: Ba đế có nhân, một đế không có nhân. Hỏi: Thế nào là ba đế có nhân? Đáp: Khổ Thánh đế, Tập Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là ba đế có nhân. Một đế không có nhân là gì? Đáp: Diệt Thánh đế gọi là một đế không có nhân. Có đầu mối, không có đầu mối, có duyên, không có duyên, hữu vi, vô vi cũng như thế. biết? Bốn Thánh đế có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng biết? Đáp: Tất cả đều biết, như sự thấy biết. Bốn Thánh đế có bao nhiêu thức, bao nhiêu không phải thức? Đáp: Tất cả đều là thức, ý thức, như sự nhận biết. Bốn Thánh đế có bao nhiêu hiểu, bao nhiêu không phải hiểu? Đáp: Tất cả đều hiểu, như sự hiểu. Bốn Thánh đế có bao nhiêu rõ biết, bao nhiêu chẳng phải rõ Đáp: Tất cả đều rõ biết, như sự rõ biết. Bốn Thánh đế có bao nhiêu là trí biết thuộc đoạn, bao nhiêu là trí biết thuộc chẳng đoạn? Đáp: Một đế là trí biết thuộc đoạn, hai đế là trí biết thuộc chẳng đoạn và, một đế có hai phần: hoặc trí biết thuộc đoạn, hoặc trí biết thuộc chẳng đoạn. Hỏi: Thế nào một đế là có trí biết thuộc đoạn? Đáp: Tập Thánh đế gọi là một đế có trí biết thuộc đoạn. Hỏi: Thế nào là hai đế có trí biết thuộc chẳng đoạn? Đáp: Diệt Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là hai để có trí biết thuộc chẳng đoạn. Hỏi: Thế nào là một đế có hai phần: hoặc trí biết thuộc đoạn, hoặc trí biết thuộc chẳng đoạn? Đáp: Khổ Thánh đế, gọi là một đế có hai phần: hoặc trí biết thuộc đoạn, hoặc trí biết thuộc chẳng đoạn. Khổ Thánh đế có trí biết thuộc đoạn là gì? Đáp: Khổ Thánh đế bất thiện, tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến giới ý giới ý thức, thọ, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín dục, niệm, nghi, sợ phiền não kiết sử, gọi là Khổ Thánh đế có trí biết thuộc đoạn. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế có trí biết thuộc chẳng đoạn? Đáp: Khổ Thánh đế thiện, vô ký, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm không phải đoan nghiêm, da dẻ mịn màng không phải da dẻ mịn màng nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp không phải tiếng tốt đẹp, tiếng êm dịu không phải tiếng êm dịu. Tâm thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu, trừ nghi, phiền não kiết sử, thọ, tưởng khác cho đến định Vô tưởng, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là Khổ Thánh đế có trí biết, thuộc đoạn. Đoạn chẳng phải đoạn cũng như thế. Bốn Thánh đế, có bao nhiêu tu, bao nhiêu chẳng phải tu? Đáp: Có hai đế là tu, một đế chẳng phải tu, một đế có hai phần: hoặc tu, hoặc chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là hai đế thuộc tu? Đáp: Diệt Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là hai đế tu. Một đế chẳng phải tu là gì? Đáp: Tập Thánh đế gọi là một đế chẳng phải tu. Thế nào một đế có hai phần: hoặc tu, hoặc chẳng phải tu? Đáp: Khổ Thánh đế gọi là một đế có hai phần: hoặc tu, hoặc chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế tu? Đáp: Khổ Thánh đế thiện, tâm thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, cho đến tâm nghi, giới ý thức, giới ý của định Vô tưởng, gọi là khổ Thánh đế tu. Khổ Thánh đế chẳng phải tu là gì? Đáp: Khổ Thánh đế bất thiện, vô ký, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, tâm bất thiện, tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thọ tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, sử phiền nảo, sinh, già chết, mạng, kiết, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là Khổ Thánh đế chẳng phải tu. Bốn Thánh đế có bao nhiêu chứng, bao nhiêu không phải chứng? Đáp: Tất cả đều chứng, như sự thấy biết. Bốn Thánh đế có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký? Đáp: Có hai đế là thiện, một đế bất thiện, một đế gồm cả ba phần: hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Hỏi: Thế nào là hai đế thiện? Đáp: Diệt Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là hai đế thiện. Một đế bất thiện là gì? Đáp: Tập Thánh đế gọi là một đế bất thiện. Hỏi: Thế nào là một đế gồm ba phần: hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký? Đáp: Khổ Thánh đế gọi là một đế gồm cả ba phần: hoặc thiện, bất thiện, hoặc vô ký. Khổ Thánh đế thiện là gì? Đáp: Khổ Thánh đế tu tâm thiện, khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, cho đến tâm xả giới ý, giới ý thức của vô tưởng, gọi là khổ Thánh đế thiện. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế bất thiện? Đáp: Khổ Thánh đế dứt thọ tưởng xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tâm tiến. Với tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu, giới ý thức, giới ý tiến, tín dục, niệm, nghi, sợ phiền não kiết sử, gọi là Khổ Thánh đế bất thiện. Khổ Thánh đế vô ký là gì? Đáp: Khổ Thánh đế thọ nhận khổ Thánh đế chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo: nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu không phải tiếng mềm dịu. Tâm vô ký khởi lên thân giáo như: đến đi, co, duỗi, xoay chyển, âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, thân hữu lậu tiến, thọ, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sinh già chết mang, nhãn thức cho đến thức, gọi là Khổ Thánh đế vô ký. Hỏi: Bốn Thánh đế có bao nhiêu học, bao nhiêu Vô học, bao nhiêu phi học, phi Vô học? Đáp: Hai đế là phi học, phi Vô học, hai đế có hai phần: hoặc học, hoặc Vô học. Hỏi: Thế nào là hai đế phi học, phi Vô học? Đáp: Khổ Thánh đế, Tập Thánh đế, gọi là hai đế phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là hai đế có hai phần: hoặc học, hoặc Vô học. Đáp: Diệt Thánh đế và Đạo Thánh đế gọi là hai đế có hai phần: hoặc học, hoặc Vô học. Hỏi: Thế nào là Diệt Thánh đế học? Quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, gọi là Diệt Thánh đế học (học của diệt Thánh đế). Vô học của Diệt Thánh đế là gì? Đáp: Quả A-la-hán gọi là Vô học diệt Thánh đế. Hỏi: Thế nào là học của Đạo Thánh đế? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu Kiên tín, hoặc Kiên pháp và người, cùng các loài khác thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa chấp phiền não. Người học hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ hoặc Trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà-hàm, quả A- na-hàm. Nếu thật là người, hoặc thú hướng chính kiến, cho đến chính định, gọi là Học của Đạo Thánh đế. Vô học của Đạo Thánh đế là gì? Đáp: Người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo trí quán đầy đủ. Nếu trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, thì tâm liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc thú hướng chính kiến cho đến chính định thì gọi là Đạo Thánh đế Vô học. Bốn Thánh đế có bao nhiêu báo, bao nhiêu pháp báo, bao nhiêu chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Một đế là pháp báo, một đế chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, một đế có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, một đế gồm cả ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là một đế pháp báo? Đáp: Tập Thánh đế gọi là một đế pháp báo. Một đế chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì? Đáp: Diệt Thánh đế gọi là một đế chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là một đế có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo? Đáp: Đó là Đạo Thánh đế, đó là một đế gồm hai phần hoặc báo, hoặc pháp báo. Hỏi: Thế nào là một đế gồm ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Đó là Khổ Thánh đế, gọi là một đế gồm ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của đạo Thánh đế? Đáp: Đạo Thánh đế không có báo, đây gọi là báo của đạo Thánh đế. Báo của đạo Thánh đế là gì? Đáp: Bậc kiến học, hoặc là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ, hoặc Địa trí, hoặc quán tâm giải thoát liền được quả Sa-môn, nếu là quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, thì trí quán của người Vô học đã đầy đủ. Nếu là địa trí, hoặc đã quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài chính kiến cho đến chính định, gọi là báo của Đạo Thánh đế. Hỏi: Thế nào là pháp báo của Đạo Thánh đế? Đáp: Báo thiện của đạo Thánh đế, được gọi là pháp báo của Đạo Thánh đế. Pháp báo của Đạo Thánh đế là gì? Đáp: Người học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác thấy lỗi của hành quán cảnh vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa giải muốn giải, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, xa lìa phiền não. Người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được Tu đạo. Nếu thật là người hoặc thú hướng chính kiến, cho đến chính định, gọi là pháp báo của Đạo Thánh đế. Hỏi: Thế nào là báo của Khổ Thánh đế? Đáp: Báo thiện của Khổ Thánh đế: Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, sắc tốt đẹp của thân chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu, hương tốt đẹp của thân, không phải hương tốt đẹp, mùi hương êm dịu không phải hương êm dịu, hương vừa ý không phải hương vừa ý, thân nếm lấy vị chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ nặng, thô tế, nhám, trơn, cứng, mềm. Tâm thọ khởi lên thân giáo như: đến đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ (khinh an), trừ không có tham, không giận dữ, thọ tưởng khác, cho đến tâm xả, sợ sinh, mạng, định Vô tưởng nhãn thức, cho đến ý thức, đây gọi là báo của Khổ Thánh đế. Pháp báo của Khổ Thánh đế là gì? Đáp: Khổ Thánh đế có báo, gọi là pháp báo của Khổ Thánh đế. Hỏi: Thế nào là pháp báo của Khổ Thánh đế? Đáp: Trừ báo thiện của Khổ Thánh đế, Khổ Thánh đế thiện, bất thiện khác, tâm thiện, hoặc tâm bất thiện khởi lên thân giáo như: co, duỗi, đến đi, xoay chuyển âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có biểu hiện giới của thân, miệng hữu lậu không có biểu hiện thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, thọ, tưởng, cho đến giới ý thức, giới ý của định Vô tưởng của phiền não kiết sử, gọi là pháp báo của Khổ Thánh đế. Khổ Thánh đế chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì? Đáp: Khổ Thánh đế vô ký, không thuộc về phần ngã với tâm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo khởi lên thân giáo như: co, duỗi, đến, đi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh, hương, vị ngoài, sự xúc chạm bên ngoài, được thân thức nhận biết là thân hữu lậu tiến, thọ, tưởng, xúc tư, tư duy giác quán, kiến huệ giải thoát, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ sinh, già chết, là từ nhãn thức cho đến ý thức, gọi là Khổ Thánh đế chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Bốn Thánh đế có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tư duy đoạn, bao nhiêu không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Có hai đế không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, một đế có hai phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, một đế gồm ba phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là hai đế không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?’ Đáp: Diệt Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là hai đế không phải kiến đoạn không phải tư duy đoạn. Một đế có hai phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn là gì? Đáp: Đó là Tập Thánh đế, gồm hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là một đế gồm ba phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Đó là Khổ Thánh đế, gồm ba phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Kiến đoạn của Tập Thánh đế là gì? Đáp: Tập Thánh đế, nếu kiến đoạn gọi Tập Thánh đế, thì đó là kiến đoạn của Tập Thánh đế. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của Tập Thánh đế? Đáp: Tư duy đoạn của Tập Thánh đế, gọi Tập Thánh đế, gọi là Tập Thánh đế tư duy đoạn. Kiến đoạn của Khổ Thánh đế là gì? Đáp: Bất thiện của Khổ Thánh đế không phải do tư duy đoạn mà là kiến đoạn, tâm phiền não khởi lên thân giáo như: co, duỗi, đến đi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, giới ý, giới ý thức thọ, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến Tuệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ phiền não kiết sử, gọi là kiến đoạn của khổ Thánh đế. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của Khổ Thánh đế? Đáp: Bất thiện của Khổ Thánh đế không phải kiến đoạn mà là tu duy dứt, tâm phiền não khởi lên thân giáo như: co, duỗi, đến, đi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, giới ý thức, giới ý thọ, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến Tuệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ phiền não kiết sử, gọi là tư duy đoạn của Khổ Thánh đế. Khổ Thánh đế không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn là gì? Đáp: Khổ Thánh đế thiện, vô ký, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương, vị, xúc, nhập, sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, thân nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng mềm dịu, không phải tiếng mềm dịu. Nếu tâm thiện, hoặc tâm vô ký khởi lên thân giáo như: co, duỗi đến, đi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, thanh ngoài, được nhó thức nhận biết, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, trừ nghi, phiền não kiết sử, thọ, tưởng khác, cho đến Định Vô tưởng, nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là Khổ Thánh đế không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Bốn Thánh đế có bao nhiêu nhân kiến đoạn, bao nhiêu nhân tư duy đoạn, bao nhiêu không phải là nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Hai đế chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, một đế có hai phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, một đế gồm cả ba phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là hai đế không phải là nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Diệt Thánh đế, Đạo Thánh đế, gọi là hai đế không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Một đế có hai phần hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn là gì? Đáp: Tập Thánh đế gọi là một đế có hai phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là một đế gồm cả ba phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Khổ Thánh đế, gọi là một đế gồm ba phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tưd uy dứt, hoặc chẳg phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Nhân của kiến đoạn của Tập Thánh đế là gì? Đáp: Tập Thánh đế, kiến đoạn của tập Thánh đế, gọi là nhân nơi kiến đoạn của Tập Thánh đế. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Tập Thánh đế? Đáp: Tập Thánh đế, tư duy đoạn của tập Thánh đế, gọi là nhân tư duy đoạn của Tập Thánh đế. Nhân kiến đoạn của Khổ Thánh đế là gì? Đáp: Kiến đoạn của Khổ Thánh đế, pháp báo kiến đoạn của Khổ Thánh đế. Nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, thân chẳng phải sắc tốt đẹp, không phải đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh. Thân không phải tiếng tốt đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, không phải tiếng mềm dịu, thân không phải hương tốt đẹp, không phải hương thơm, không phải hương vừa ý. Thân nếm vị ngọt chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân lạnh, nóng, nặng, thô, nhám, cứng. Tâm thọ khởi lên thân giáo như: đến đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thọ, tưởng xúc tư tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, nghi, sợ, sử phiền não, sinh mạng kiết, nhãn thức cho đến ý thức, gọi là nhân kiến đoạn của Khổ Thánh đế. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Khổ Thánh đế? Đáp: Tư duy đoạn Khổ Thánh đế, báo của pháp tư duy đoạn của khổ Thánh đế: nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, thân chẳng phải sắc tốt đẹp, không phải đoan nghiêm, không phải da tươi đẹp, không phải nghiêm tịnh, thân không phải tiếng tốt đẹp, không phải các thứ tiếng tinh đẹp, không phải tiếng mềm dịu, thân không phải hương tốt đẹp, không phải hương êm dịu, không phải hương vừa ý, thân nếm vị ngọt chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, có cảm giác lạnh, nóng, nặng, thô, nhám, là nhân của tư duy đoạn. Tâm khởi lên thân giáo như: đến đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thọ, tưởng, xúc, tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, nhãn thức cho đến ý thức, tiến, tín, dục, niệm, sợ, sử phiền não, kiết sinh mạng, gọi là nhân tư duy đoạn của khổ Thánh đế. Đáp: Khổ Thánh đế không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn là gì? Đáp: Khổ Thánh đế thiện, báo của pháp khổ Thánh đế thiện, khổ Thánh đế chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân nhập, sắc tốt đẹp của thân, đoan nghiêm, da tươi đẹp, nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng mềm dịu, hương tốt đẹp của thân, hương thơm, hương vừa ý, thân nếm vị ngọt chua, đắng, cay, mặn, lạt, nước miếng, đàm dãi, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ, mịn, trơn láng, không phải nhân kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Tâm khởi lên thân giáo như: đến đi, co, duỗi, chuyển, âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được thân thức nhận biết, giới thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, dứt bỏ nghi, phiền não kiết sử, thọ tưởng khác, cho đến nhãn thức đến ý thức của định Vô tưởng, gọi là Khổ Thánh đế không phải nhân kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Bốn Thánh đế có bao nhiêu đế hệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu đế hệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu đế hệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu đế không hệ thuộc? Đáp: Có hai đế không hệ thuộc, hai đế gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là hai đế không hệ thuộc? Đáp: Diệt Thánh đế, đạo Thánh đế, gọi là hai đế không hệ thuộc. Hỏi: Thế nào là hai đế gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Khổ Thánh đế, tập Thánh đế, gọi là hai đế gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế hệ thuộc cõi Dục? Đáp: Hữu lậu, dục lậu của khổ Thánh đế: nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hương nhập, vị nhập. Sắc tốt đẹp của thân, chẳng phải sắc tốt đẹp, đoan nghiêm, không phải đoan nghiêm, da tươi đẹp, không phải da tươi đẹp, nghiêm tịnh, không phải nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, không phải tiếng tốt đẹp, các thứ tiếng hay, không phải các thứ tiếng hay, tiếng êm ái, không phải tiếng êm ái, thân có cảm giác, nóng, nhẹ, nặng, thô, tế, cứng, mềm, nhám, trơn, tâm dục hành khởi lên thân giáo như: đến, đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài, được nhãn thức nhận biết, dục lậu, hữu lậu, xúc chạm ngoài, được thân thức nhận biết: thân, miệng hữu lậu dục lậu chẳng phải giới, không có giáo, giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thọ, tưởng, xúc tư duy, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận vối tín, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục không buông lung, niệm, nghi, sợ phiền não kiết sử sinh, già chết, mạng, nhãn thức và sắc được nhận biết do thức thứ hai và ba, gọi là khổ Thánh đế hệ thuộc cõi Dục. Khổ Thánh đế hệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Hữu lậu, sắc lậu của Khổ Thánh đế: nhãn nhập, nhó nhập, thân nhập, sắc tốt đẹp của thân đoan nghiêm, da tươi đẹp, nghiêm tịnh, tiếng tốt đẹp của thân, các thứ tiếng tinh đẹp, tiếng êm ái, thân có cảm giác lạnh, nóng, nhẹ nhàng, mịn, mềm, trơn. Tâm sắc hành khởi lên thân giáo như: đến đi, co, duỗi, xoay chuyển, miệng giáo như: âm thanh, lời nói. Sắc ngoài: hữu lậu sắc lậu, được nhãn thức nhận biết. Nếu thanh, hoặc xúcbên ngoài là sắc lậu, được thân thức nhận biết, giới của thân, miệng hữu lậu không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ. Thọ, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm định, xả nghi, sử phiền não, kiết sinh, già chết, mạng, nhãn thức, nhó thức, thân thức, ý thức của định Vô tưởng, gọi là Khổ Thánh đế hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế hệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Khổ Thánh đế, nếu hữu lậu vô sắc lậu, thì giới thân, miệng hữu lậu, không có giáo, thân hữu lậu tiến, thân hữu lậu trừ, thọ, tưởng, xúc tư, tư duy kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tâm tín, tâm tiến, trừ, giới ý thức, giới ý dục, không buông lung, niệm, tâm định, xả, sử nghi, phiền não, kiết sinh, già chết, mạng, gọi là Khổ Thánh đế hệ thuộc cõi Vô sắc. Tập Thánh đế hệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Ái hành dục hữu lậu, dục lậu của Tập Thánh đế, đó gọi là Tập Thánh đế hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là Tập Thánh đế hệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Ái hành sắc hữu lậu, sắc lậu của Tập Thánh đế, đó gọi là Tập Thánh đế hệ thuộc cõi Sắc. Đáp: Ái hành vô sắc hữu lậu vô sắc lậu của Tập Thánh đế, gọi là tập Thánh đế hệ thuộc cõi Vô sắc. Bốn Thánh đế có bao nhiêu đế quá khứ, bao nhiêu đế vị lai, bao nhiêu đế hiện tại, bao nhiêu đế không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Có một đế không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, ba đế kia có cả ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Thế nào là một đế không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Diệt Thánh đế gọi là một đế không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Ba đế gồm cả ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại là gì? Đáp: Khổ Thánh đế, Tập Thánh đế, Đạo Thánh đế, đó gọi là ba đế gồm cả ba phần hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế quá khứ? Đáp: Khổ Thánh đế sinh rồi diệt Khổ Thánh đế, gọi là Khổ Thánh đế quá khứ. Khổ Thánh đế vị lai là gì? Đáp: Khổ Thánh đế chưa sinh, chưa xuất ra Khổ Thánh đế, gọi là Khổ Thánh đế vị lai. Hỏi: Thế nào là Khổ Thánh đế hiện tại? Đáp: Khổ Thánh đế sinh, chưa diệt Khổ Thánh đế, gọi là Khổ Thánh đế hiện tại. Tập Thánh đế, Đạo Thánh đế cũng như thế.  <卷>QUYỂN 5 <詞>Phẩm 5: PHẨM CĂN THUỘC PHẦN VẤN Hỏi: Có bao nhiêu căn? Đáp: Có hai mươi hai căn. Hỏi: hai mươi hai căn là những gì? Đáp: Nhãn căn, nhó căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri dục tri căn, tri căn và dó tri căn. Hỏi: Thế nào là nhãn căn? Đáp: Nhãn nhập gọi là nhãn căn. Hỏi: Thế nào là nhãn căn? Đáp: Nhãn giới gọi là nhãn căn. Hỏi: Thế nào là nhãn căn? Đáp: Mắt là sắc tịnh do bốn đại tạo, thuộc một phần của ngã gọi là nhãn căn. Nhãn căn là gì? Đáp: Mắt là sắc tịnh quá khứ, vị lai, hiện tại, do bốn đại tạo, thuộc một phần của ngã gọi là nhãn căn. Hỏi: Thế nào là nhãn căn? Đáp: Nếu mắt thuộc một phần của ngã thâu gồm sắc đã thấy, đang thấy, sẽ thấy không nhất định. Nếu mắt, thuộc một phần của ngã thâu gồm ánh sáng sắc đã đến, đang đến, sẽ đến không nhất định, gọi là nhãn căn. Nhãn căn là gì? Đáp: Nếu mắt thuộc một phần của ngã thâu gồm sắc đã đối, đang đối, sẽ đối không nhất định. Nếu mắt thuộc một phần của ngã thâu gồm sắc đã đối, đang đối, sẽ đối không nhất định, gọi là nhãn căn. Nếu mắt không có ngăn ngại thì mắt này là nhãn nhập, là nhãn căn, là nhãn giới, là ruộng, là vật, là cửa, là kho tàng, là đời, là tịnh, là suối, là biển, là rót vào, là cháy sém, là nước chảy ngược, là ghẻ lở, là trói buộc, là mặt trời, là vào phần của ngã, là bờ bên này, là nội nhập. Mắt thấy sắc, gọi là nhãn căn. Nhó căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn cũng như thế. Nữ căn là gì? Đáp: Nếu là nữ, thì có tính nữ, hình nữ, tướng nữ, gọi là nữ căn. Hỏi: Thế nào là nam căn? Đáp: Nếu là người nam, thì có tính nam, hình nam, tướng nam, gọi là nam căn. Mạng căn là gì? Đáp: Tuổi thọ gọi là mạng căn. Hỏi: Thế nào là mạng căn? Đáp: Nếu chúng sinh trụ thì gọi là mạng căn. Mạng căn là gì? Đáp: Các chúng sinh, trong các chúng sinh không sau cùng, không lùi sụt, không mất, không lúc chết, chưa đi qua, tồn tại, gìn giữ, gọi là mạng căn. Hỏi: Thế nào là lạc căn? Đáp: Nếu thân lạc thọ, thì mắt tiếp xúc với lạc thọ, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với lạc thọ, giới lạc, gọi là lạc căn. Khổ căn là gì? Đáp: Nếu thân khổ thọ, mắt tiếp xúc với khổ thọ, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với giới khổ, khổ thọ, gọi là khổ căn. Hỏi: Thế nào là hỷ căn? Đáp: Nếu tâm lạc thọ, ý tiếp xúc với giới hỷ của lạc thọ, gọi là hỷ căn. Hỏi: Thế nào là ưu căn? Đáp: Nếu tâm khổ thọ, ý tiếp xúc với giới ưu của khổ thọ, gọi là ưu căn. Hỏi: Thế nào là xả căn? Đáp: Nếu thân, tâm không khổ, không lạc thọ, mắt tiếp xúc với không khổ, không lạc thọ, tai, mũi, lưỡi, thân ý tiếp xúc với giới xả không khổ không lạc thọ, gọi là xả căn. Ý căn là gì? Đáp: Ý nhập gọi là ý căn. Hỏi: Thế nào là ý căn? Đáp: Thức ấm gọi là ý căn. Ý căn là gì? Đáp: Nếu tâm ý, thức, sáu thức thân, bảy thức giới, gọi là ý căn. Thế nào là ý căn? Đáp: Nếu thức quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, thấp, cao, xa gần, gọi là ý căn. Sáu thức thân là gì? Đáp: Nhãn thức thân, thân nhó, tỷ, thiệt, ý thức thân. Hỏi: Thế nào là nhãn thức thân? Đáp: Duyên mắt, duyên sắc, duyên ánh sáng, duyên tư duy, do bốn duyên này, nên thức sinh, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức thân. Nhó thức thân, tỷ, thiệt, thân, ý thức thân là gì? Đáp: Duyên ý, duyên pháp, duyên tư duy, do ba duyên này, nên thức đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, bất định, gọi là thân ý thức, gọi là sáu thức thân. Hỏi: Thế nào là bảy thức giới? Đáp: Đó là giới nhãn, nhó, tỷ, thiệt thân, giới ý, giới ý thức. Nhãn thức giới là gì? Đáp: Nếu nhãn căn của thức sinh, đối với cảnh giới sắc đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức giới. Hỏi: Thế nào là giới của nhó thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức? Đáp: Nếu thân căn của thức sinh, đối với cảnh giới của xúc đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới thân thúc. Giới ý là gì? Đáp: Ý biết pháp, nghó đến pháp. Nếu tâm ban đầu đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới ý. Hỏi: Thế nào là giới ý thức? Đáp: Nếu thức tương tự không lìa cảnh giới của thức kia, và tâm thức tương tự khác đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới ý thức, đây gọi là bảy thức giới. Thức quá khứ là gì? Đáp: Nếu thức sinh rồi diệt, gọi là thức quá khứ. Hỏi: Thế nào là thức vị lai? Đáp: Nếu thức chưa sinh, chưa xuất ra, gọi là thức vị lai. Thức hiện tại là gì? Đáp: Nếu thức sinh chưa diệt, gọi là thức hiện tại. Hỏi: Thế nào là thức trong? Đáp: Nếu thức thọ nhận gọi là thức trong. Thức ngoài là gì? Đáp: Nếu thức chẳng phải thọ gọi là thức ngoài. Hỏi: Thế nào là thức thô? Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Dục, gọi là thức thô. Thức tế là gì? Đáp: Nếu thức lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc và không lệ thuộc, gọi là thức tế. Hỏi: Thế nào là thức thấp kém? Đáp: Nếu thức bất thiện, hoặc pháp báo bất thiện của thức, hoặc thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, không vừa ý, gọi là thức thấp kém. Thức vượt hơn là gì? Đáp: Nếu thức thiện, hoặc pháp báo của thức thiện, hoặc thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, vừa ý, gọi là thức vượt hơn. Hỏi: Thế nào là thức xa? Đáp: Nếu thức xa nhau, rất xa nhau, không gần, không gần bên, gọi là thức xa. Thức gần là gì? Đáp: Nếu thức gần nhau, rất gần nhau, gần kề bên nhau, gọi là thức gần. Hỏi: Thế nào là tín căn? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Hoặc Kiên tín, Kiên pháp, cho đến người, các loài khác nhận thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn. Quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa hiểu muốn hiểu, chưa được muốn được, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Bậc kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà- hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn. Nếu quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A- na-hàm, Bậc Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo, lìa phiền não, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài hoặc tín nhập, tín rốt ráo, nhập tín chân, nhập tín tâm tịnh, gọi là tín căn. Tiến căn là gì? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài với, thân tâm xuất phát vượt qua, có thể nhẫn, không tụt hậu, với sức siêng năng, tinh tiến, không rời, không lười biếng, trễ nải, chậm chạp, với năng lực tinh tiến, tiến giác, chính tiến, gọi là tiến căn. Hỏi: Thế nào là niệm căn? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Như thật là người, hoặc các loài, nếu nhớ nghó, niệm vi tế, nhớ nghó thuận, nhớ nghó trụ, không quên, nhớ nghó nối tiếp nhau không lỗi, không bị mất, không chậm lụt, căn không chậm lụt, sức niệm niệm, niệm giác, chính niệm, gọi là niệm căn. Định căn là gì? Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Như thật là người hoặc các loài, nếu tâm trụ, chính trụ, chuyên trụ tâm, lạc không tán loạn, dựa vào niệm, chỉ có định, lực định, định học, chính định, gọi là định căn. Hỏi: Thế nào là tuệ căn? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Như thật là người hoặc các loài, nếu lựa chọn trong pháp, chọn lựa lại, lựa chọn cuối cùng, trạch pháp, tư duy giác ngộ thấu đạt tướng mình tướng người, tướng chung, tư duy, gìn giữ, biện minh, tiến đến phân biệt tuệ, trí kiến, thuật phương tiện giải thoát, ánh sáng ngọn lửa, ánh sáng rực rỡ, tuệ nhãn, tuệ lực, trạch pháp, chính giác không mỏng yếu, gọi là tuệ căn. Vị tri, dục tri căn là thế nào? Đáp: Người Kiên tín, Kiên pháp. Hoặc pháp, vô lậu Thánh không phải căn, mà được gọi là căn Trừ. Xúc tưởng tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, trong vị tri dục tri căn thì gọi là vị tri, dục tri căn. Hỏi: Thế nào là tri căn? Đáp: Người kiến học. Hoặc pháp, vô lậu Thánh không phải căn, được gọi là căn Trừ. Xúc tưởng tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ trong tri căn thì gọi là tri căn. Dó tri căn là gì? Đáp: Quả A-la-hán của bậc Vô học. Hoặc pháp vô lậu Thánh không phải căn, được gọi là căn Trừ. Xúc tưởng tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp chính mạng, chính thân trừ trong dó tri căn thì gọi là dó tri căn. Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng phải sắc? Đáp: Có bảy căn là sắc, mười một căn chẳng phải sắc, bốn căn có hai phần: hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là bảy căn có sắc? Đáp: Nhãn căn, nhó căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, gọi là bảy căn có sắc. Mười một căn chẳng phải sắc là gì? Đáp: Mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, tín căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, gọi là mười một căn chẳng phải sắc. sắc? Hỏi: Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc sắc, hoặc chẳng phải Đáp: Tiến căn, vị tri dục tri căn, tri căn, dó tri căn, gọi là bốn căn có hai phần: hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc. Sắc của Tiến căn là gì? Đáp: Thân xuất phát vượt qua, gọi là sắc của Tiến căn. Hỏi: Thế nào là Tiến căn chẳng phải sắc? Đáp: Tâm xuất phát vượt qua, gọi là Tiến căn chẳng phải sắc. Sắc của Vị tri, dục tri căn là gì? Đáp: chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là sắc của Vị tri, dục tri căn. Hỏi: Thế nào là Vị tri, dục tri căn chẳng phải sắc? Đáp: Tưởng, tư xúc tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là Vị tri, dục Tri căn chẳng phải sắc. Sắc của Tri căn là gì? Đáp: chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là sắc của Tri căn. Hỏi: Thế nào là tri căn chẳng phải sắc? Đáp: Tưởng, xúc tư, tư duy giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, gọi là Tri căn chẳng phải sắc. Sắc của Dó tri căn là sao? Đáp: chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là sắc của Dó tri căn. Hỏi: Thế nào là Dó tri căn chẳng phải sắc? Đáp: Tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, gọi là Dó tri căn chẳng phải sắc. Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn có thể thấy, bao nhiêu căn không thể thấy? Đáp: Tất cả đều không thể thấy. Hai mươi hai căn, bao nhiêu căn có đối, bao nhiêu căn không có đối? Đáp: Bảy căn có đối, mười lăm căn không có đối. Hỏi: Thế nào là bảy căn có đối? Đáp: Nhãn căn cho đến nam căn, là bảy căn có đối. Mười lăm căn không có đối là gì? Đáp: Mạng căn cho đến Dó tri căn, là mười lăm căn không có đối. Trong hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn Thánh, bao nhiêu căn chẳng phải Thánh? Đáp: Có tám căn là Thánh, mười một căn chẳng phải Thánh, ba căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là tám căn Thánh? Đáp: Tín căn cho đến Dó tri căn gọi là tám căn Thánh. Mười một căn chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn và Ưu căn, gọi là mười một căn chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là ba căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh? Đáp: Hỷ căn, Xả căn, Ý căn, gọi là ba căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh. Hỷ căn chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Vì Hỷ căn hữu lậu, nên là Hỷ căn chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là hỷ căn chẳng phải Thánh? Đáp: Hỷ căn lạc chẳng phải của người Học và Vô học, mà là Ý Tiếp xúc sinh lạc thọ là hỷ căn chẳng phải Thánh. Hỷ căn Thánh là gì? Đáp: Hỷ căn vô lậu, là hỷ căn Thánh. Hỏi: Thế nào là hỷ căn Thánh? Đáp: Hỷ căn, Tín căn tương ưng với Ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn Thánh. Hỷ căn Thánh là gì? Đáp: Hỷ căn học, hoặc người Học, Vô học, lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người cũng như loài khác thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa kiết sử. Người kiến học, hoặc Tu-đà- hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư- đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài, hoặc ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn Thánh. Hỏi: Thế nào là Xả căn chẳng phải Thánh? Đáp: Xả căn hữu lậu, gọi là Xả căn chẳng phải Thánh. Xả căn chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Xả căn không phải của bậc Học, Vô học, mà nhãn tiếp xúc cảnh bất khổ bất lạc thọ, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là xả căn Thánh? Đáp: Xả căn vô lậu gọi là xả căn Thánh. Xả căn Thánh là gì? Đáp: Tín căn Xả căn tương ưng với ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn Thánh. Hỏi: Thế nào là xả căn Thánh? Đáp: Xả căn của Học, Vô học, người đã lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn Thánh. Ý căn chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Ý căn hữu lậu gọi Ý căn chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là Ý căn chẳng phải Thánh? Đáp: Thức thọ ấm, gọi là Ý căn chẳng phải Thánh. Ý căn chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Nhãn thức cho đến ý thức của ý căn chẳng phải Học, và Vô học, gọi là Ý căn chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là Ý căn Thánh? Đáp: Ý căn vô lậu gọi là ý căn Thánh. Ý căn Thánh là thế nào? Đáp: Tín căn Ý căn tương ưng với Ý giới, ý thức giới gọi là Ý căn Thánh. Hỏi: Thế nào là ý căn Thánh? Đáp: Ý căn của Học, Vô học, người đã lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc với ý giới, ý thức giới gọi là Ý căn Thánh. Hữu lậu, vô lậu, có ái, không có ái, có mong cầu, không có mong cầu, sẽ nhận lấy, sẽ không nhận lấy, có nhận lấy, không có nhận lấy, có vượt hơn, không có vượt hơn, cũng như thế. Hai mươi hai căn có bao nhiêu thọ, bao nhiêu không phải thọ? Đáp: Có tám căn là thọ, tám căn chẳng phải thọ, sáu căn có hai phần: hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ. Thế nào là tám căn có thọ? Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn gọi là tám căn có thọ. Tám căn chẳng phải thọ là gì? Đáp: Tín căn cho đến Dó tri căn gọi là tám căn chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là sáu căn có hai phần: hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ? Đáp: Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, gọi là sáu căn có hai phần: hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ. Lạc căn thọ là gì? Lạc căn nội gọi là lạc căn thọ. Hỏi: Thế nào là lạc căn thọ? Đáp: Pháp nghiệp của lạc căn là báo do phiền não sinh ra thuộc một phần của ngã, nhãn tiếp xúc sinh lạc thọ, nhó, tỷ, thiệt, thân tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là lạc căn thọ. Lạc căn chẳng phải thọ là gì? Đáp: Như nhãn xúc, nhó, tỷ, thiệt thân xúc sinh lạc thọ ngoài lạc căn gọi là lạc căn chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là Khổ căn thọ? Đáp: Trong Khổ căn, gọi là Khổ căn thọ. Khổ căn thọ là gì? Đáp: Pháp nghiệp của khổ căn là báo do phiền não sinh ra, thuộc một phần của ngã, gồm nhãn, nhó, tỷ, thiệt thân tiếp xúc sinh khổ thọ gọi là khổ căn thọ. Hỏi: Thế nào là khổ căn chẳng phải thọ? Đáp: Như nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân tiếp xúc sinh khổ thọ bên ngoài Khổ căn gọi là khổ căn chẳng phải thọ. Hỷ căn thọ là gì? Đáp: Là trong Hỷ căn, gọi là Hỷ căn thọ. Hỏi: Thế nào là Hỷ căn thọ? Đáp: Pháp nghiệp của Hỷ căn là báo do phiền não sinh ra thuộc một phần của ngã gồm ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn thọ. Hỷ căn chẳng phải thọ là gì? Đáp: Bên ngoài Hỷ căn gọi là Hỷ căn chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là hỷ căn chẳng phải thọ? Đáp: Hỷ căn thiện, bất thiện, hoặc vô ký thì không phải là phần của ngã thâu gồm Ý tiếp xúc sinh lạc thọ thì gọi là hỷ căn chẳng phải thọ. Ưu căn thọ là gì? Đáp: Trong Ưu căn, gọi là Ưu căn thọ. Hỏi: Thế nào là Ưu căn thọ? Đáp: Pháp nghiệp của ưu căn, là báo do phiền não sinh ra phần của Ngã thâu gồm Ý tiếp xúc sinh Khổ thọ thì gọi là Ưu căn thọ. Hỏi: Thế nào là ưu căn chẳng phải thọ? Đáp: Ngoài Ưu căn, gọi là ưu căn chẳng phải thọ. Ưu căn chẳng phải thọ là gì? Đáp: Ưu căn thiện, bất thiện, hoặc vô ký không phải là phần của Ngã thâu gồm Ý tiếp xúc sinh Khổ thọ gọi là ưu căn chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là Xả căn thọ? Đáp: Trong Xả căn gọi là Xả căn thọ. Xả căn thọ là gì? Đáp: Pháp nghiệp của xả căn, là báo do phiền não sinh ra thuộc phần của ngã thâu gồm nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý tiếp xúc sinh bát khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn thọ. Hỏi: Thế nào là Xả căn chẳng phải thọ? Đáp: Ngoài Xả căn gọi là xả căn chẳng phải thọ. Xả căn chẳng phải thọ là gì? Đáp: Xả căn, nếu vô ký, thiện, bất thiện, không thâộc phần ngã gồm thâu nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là Ý căn thọ? Đáp: Trong Ý căn gọi là Ý căn thọ. Ý căn thọ là gì? Đáp: Pháp nghiệp của Ý căn là báo do phiền não sinh ra thuộc phần ngã gồm nhãn thức cho đến Ý thức gọi là Ý căn thọ. Hỏi: Thế nào là ý căn chẳng phải thọ? Đáp: Nếu ngoài ý căn gọi là ý căn chẳng phải thọ. Ýù căn chẳng phải thọ là gì? Đáp: Ý căn thiện, bất thiện, vô ký, không thuộc phần ngã gồm thâu nhãn thức, cho đến ý thức gọi là ý căn chẳng phải thọ. Trong, ngoài cũng như thế. báo? Hai mươi hai căn, bao nhiêu căn có báo, bao nhiêu căn không có Đáp: Một căn có báo, mười căn không có báo, mười một căn có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỏi: Thế nào là một căn có báo? Đáp: Vị tri dục tri căn gọi là một căn có báo. Mười căn không có báo là gì? Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn gọi là mười căn không có báo. Hỏi: Thế nào là mười một căn có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo? Đáp: Trừ Vị tri dục tri căn, còn lại từ hỷ căn cho đến dó tri căn, gọi là mười một căn có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỷ căn có báo là gì? Đáp: Pháp báo của hỷ căn, gọi là hỷ căn có báo. Hỏi: Thế nào là hỷ căn có báo? Đáp: Hỷ căn, trừ báo thiện, còn lại là ý thiện, bất thiện tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là hỷ căn có báo. Hỷ căn không có báo là gì? Đáp: Hỷ căn có báo, hoặc hỷ căn chẳng phải báo là không phải pháp báo, không phải ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là hỷ căn không có báo. Hỏi: Thế nào là Ưu căn có báo? Đáp: Pháp báo của Ưu căn, gọi là Ưu căn có báo. Ưu căn có báo là gì? Đáp: ý thiện, bất thiện của Ưu căn tiếp xúc sinh khổ thọ, gọi là Ưu căn có báo. Ưu căn không có báo là gì? Đáp: Ưu căn hoặc báo, hoặc chẳng phải báo là không phải pháp báo, không phải ý tiếp xúc sinh khổ thọ, gọi là Ưu căn không có báo. Hỏi: Thế nào là Xả căn có báo? Đáp: Pháp báo của Xả căn, gọi là Xả căn có báo. Xả căn có báo là gì? Đáp: Xả căn, trừ báo thiện, còn lại là ý thiện, bất thiện của Xả căn tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn có báo. Hỏi: Thế nào là Xả căn không có báo? Đáp: Xả căn hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, là không phải pháp không phải nhãn nhỉ tị thiệt thân ý, tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ,gọi là Xả căn không có báo. Ý căn có báo là gì? Đáp: Pháp báo của Ý căn gọi là ý căn có báo. Hỏi: Thế nào là Ý căn có báo? Đáp: Trừ báo thiện của ý căn còn lại là, giới ý thức, giới ý thiện, bất thiện của ý căn, gọi là ý căn có báo. Ý căn không có báo là gì? Đáp: Báo hoặc chẳng phải báo của Ý căn, không phải pháp báo, không phải nhãn thức cho đến ý thức, gọi là Ý căn không có báo. Hỏi: Thế nào là Tín căn có báo? Đáp: Pháp báo của Tín căn, gọi là Tín căn có báo. Tín căn có báo là gì? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, bậc Kiên tín, Kiên pháp, người và các loài thấy lỗi của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán khổ, tập, diệt, đạo chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não, người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, nếu thật là người hoặc thú hướng tín, nhập tín rốt ráo, nhập chân tín, lòng tin tịnh, gọi là tín căn có báo. Hỏi: Thế nào là Tín căn không có báo? Đáp: Báo của Tín căn gọi là Tín căn không có báo. Tín căn không có báo là gì? Đáp: Người Kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc tâm giải thoát liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài tín nhập rốt ráo tín, nhập chân tín, lòng tin tịnh, gọi là tín căn không có báo. Tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn cũng như thế. Hỏi: Thế nào là Tri căn có báo? Đáp: Pháp báo của Tri căn gọi là tri căn có báo. Tri căn có báo là gì? Đáp: Người Kiến học, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán Khổ, tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Nếu thật là người, hoặc các loài, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ dục, tâm không buông lung, xả, được định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là Tri căn có báo. Hỏi: Thế nào là Tri căn không có báo? Đáp: Báo của Tri căn gọi là Tri căn không có báo. Tri căn không có báo là gì? Đáp: Người Kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, với trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, sẽ được quả Sa- môn. Như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, nếu thật là người, hoặc các loài, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ dục, tâm không buông lung, xả được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là Tri căn không có báo. Hỏi: Thế nào là Dó tri căn có báo? Đáp: Pháp báo của Dó tri căn, gọi là Dó tri căn có báo. Dó tri căn có báo là gì? Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo. Nếu thật là người, hoặc các loài, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ dục, tâm không buông lung, xả, định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là Dó tri căn có báo. Hỏi: Thế nào là Dó tri căn không có báo? Đáp: Báo của Dó tri căn gọi là Dó tri căn không có báo. Dó tri căn không có báo là gì? Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là Dó tri căn không có báo. Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là tâm, bao nhiêu căn chẳng phải tâm? Đáp: Một căn là tâm, hai mươi mốt căn chẳng phải tâm. Hỏi: Một căn thuộc tâm là sao? Đáp: Ý căn là một căn thuộc tâm. Hai mươi mốt căn chẳng phải tâm là thế nào? Đáp: Trừ ý căn, tất cả căn còn lại đều chẳng phải tâm. Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là tâm tương ưng, bao nhiêu căn chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Chín căn là tâm tương ưng, tám căn chẳng phải tâm tương ưng, một căn không nói tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng, bốn căn có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là chín căn thuộc tâm tương ưng? Đáp: Trừ Ý căn, Tiến căn còn lại từ Lạc căn cho đến Tuệ căn, gọi là chín căn thuộc tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là tám căn chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn, gọi là tám căn chẳng phải tâm tương ưng. Một căn không nói tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng là gì? Đáp: Ý căn gọi là một căn không nói tâm tương ưng, chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Tiến căn, Vị tri dục tri căn, Tri căn, Dó tri căn, gọi là bốn căn có hai phần hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Thế nào là tâm tương ưng của Tiến căn? Đáp: Tâm sở của Tiến căn, tâm xuất phát vượt qua, gọi là tâm tương ưng của Tiến căn. Tiến căn chẳng phải tâm tương ưng là sao? Đáp: Tiến căn chẳng phải tâm sở, thân xuất phát vượt qua, gọi là Tiến căn chẳng phải tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng của Vị tri, dục tri căn? Đáp: Vị tri, dục tri căn, nếu tâm sở tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là tâm tương ưng của trị tri, dục tri căn. Hỏi: Thế nào là Vị tri, dục tri căn chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Do Vị tri, dục tri căn, chẳng phải tâm sở, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, nên gọi là Vị tri, dục tri căn chẳng phải tâm tương ưng. Thế nào là tâm tương ưng của Tri căn? Đáp: Tri căn, nếu tâm sở tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là tâm tương ưng của tri căn. Hỏi: Thế nào là Tri căn chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Tri căn chẳng phải tâm sở, đắc quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là Tri căn chẳng phải tâm tương ưng. Dó tri căn cũng như thế. Hai mươi hai căn có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở? Đáp: Có chín căn là tâm sở, chín căn chẳng phải tâm sở, bốn căn có hai phần hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là chín căn thuộc tâm sở? Đáp: Trừ Ý căn và Tiến căn còn lại từ Lạc căn đến Tuệ căn gọi là chín căn thuộc tâm sở. Chín căn chẳng phải tâm sở là gì? Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn, Ý căn, gọi là chín căn chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở? Đáp: Tiến căn, Vị tri dục tri căn, Tri căn, Dó tri căn, gọi là bốn căn có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Tâm sở Tiến căn là gì? Đáp: Tiến căn, nếu duyên tâm xuất phát vượt qua gọi là tâm sở Tiến căn. Thế nào là Tiến căn chẳng phải tâm sở? Đáp: Tiến căn không phải duyên thân xuất phát vượt qua gọi là tiến căn chẳng phải tâm sở. Tâm sở của Vị tri, dục tri căn là gì? Đáp: Vị tri, dục tri căn duyên tưởng, xúc, tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là tâm sở của Vị tri, dục tri căn. Hỏi: Thế nào là Vị tri, dục tri căn chẳng phải tâm sở? Đáp: Vị tri, dục tri căn, không phải duyên chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là vị tri, dục tri căn chẳng phải tâm sở. Tâm sở của Tri căn là gì? Đáp: Tri căn duyên tưởng, xúc tư, tư duy giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là tâm sở của Tri căn. Hỏi: Thế nào là Tri căn chẳng phải tâm sở? Đáp: Tri căn không phải duyên đắc quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là Tri căn chẳng phải tâm sở. Dó tri căn cũng như thế. Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là duyên, bao nhiêu căn không phải duyên? Đáp: Mười căn là duyên, tám căn không phải duyên, bốn căn có hai phần: hoặc duyên, hoặc không phải duyên. Hỏi: Thế nào là mười căn là duyên? Đáp: Trừ Tiến căn còn lại từ Lạc căn khác cho đến Tuệ căn và Ý căn, gọi là mười căn có duyên. Tám căn không phải duyên là gì? Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn gọi là tám căn không phải duyên. Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc duyên, hoặc không phải duyên? Đáp: Tiến căn, Vị tri dục tri căn, Tri căn, Dó tri căn, gọi là bốn căn có hai phần: hoặc duyên, hoặc không phải duyên. Duyên của Tiến căn là gì? Đáp: Tâm sở của Tiến căn xuất phát, vượt qua, gọi là duyên của Tiến căn. Hỏi: Thế nào là Tiến căn chẳng phải duyên? Đáp: Tiến căn chẳng phải tâm sở thân xuất phát vượt qua, gọi là Tiến căn không phải duyên. Duyên của Vị tri dục tri căn là gì? Đáp: Vị tri dục tri căn, hoặc tâm sở tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là duyên của Vị tri, Dục tri căn. Hỏi: Thế nào là Vị tri dục tri căn không phải duyên? Đáp: Là chẳng phải tâm sở, mà là chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính thân trừ của Vị tri dục tri căn gọi là Vị tri dục tri căn không phải duyên. Duyên của Tri căn là gì? Đáp: Là tâm sở tường, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là duyên của Tri căn. Tri căn không phải duyên là gì? Đáp: Tri căn chẳng phải tâm sở đắc quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là tri căn không phải duyên. Dó tri căn cũng như thế. Hai mươi hai căn có bao nhiêu tâm chung, bao nhiêu tâm không chung? Đáp: Mười căn là tâm chung, chín căn là tâm không chung, ba căn có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung. Hỏi: Thế nào mười căn là tâm chung? Đáp: Trừ Ý căn, Tiến căn còn lại từ Lạc căn đến Vị tri dục tri căn, gọi là mười căn có tâm chung. Chín căn là tâm không chung là gì? Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn và Ý căn, gọi là chín căn có tâm không chung. Hỏi: Thế nào là ba căn có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung? Đáp: Tiến căn, Tri căn, Dó tri căn gọi ba căn có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung. Đáp: Tâm chung của Tiến căn là gì? Đáp: Nếu Tiến căn tùy tâm chuyển tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, tâm xuất phát vượt qua, gọi là tâm chung của Tiến căn. Hỏi: Thế nào là tâm không chung của Tiến căn? Đáp: Tiến căn không tùy tâm chuyển, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, thân xuất phát vượt qua, gọi là tâm không chung của Tiến căn. Tâm chung của tri căn là thế nào? Đáp: Tri căn tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, tưởng trụ chung, diệt chung, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là tâm chung của Tri căn. Hỏi: Thế nào là tâm không chung của tri căn? Đáp: Nếu Tri căn không tùy tâm chuyển biến, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là tâm không chung của tri căn. Dó tri căn cũng như thế. Tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế. Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là nghiệp, bao nhiêu căn chẳng phải nghiệp? Đáp: Mười chín căn chẳng phải nghiệp, ba căn có hai phần: hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là mười chín căn chẳng phải nghiệp? Đáp: Nhãn căn cho đến Tuệ căn gọi là mười chín căn chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là ba căn có hai phần: hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp? Đáp: Vị tri, dục tri căn, Tri căn, Dó tri căn, gọi là ba căn có hai phần: hoặc nghiệp, hoặc chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của Vị tri dục tri căn? Đáp: Tư duy chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, gọi là nghiệp của Vị tri dục tri căn. Vị tri dục tri căn chẳng phải nghiệp là gì? Đáp: Xúc, tưởng, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng trừ, dục, tâm không buông lung, xả, chính thân trừ, gọi là vi tri dục tri căn chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của Tri căn? Đáp: Tư, chính ngữ chính nghiệp, chính mạng, gọi là nghiệp của Tri căn. Tri căn chẳng phải nghiệp là gì? Đáp: Xúc tưởng tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chính thân trừ, gọi là Tri căn chẳng phải nghiệp. Dó tri căn cũng như thế. Hai mươi hai căn, có bao nhiêu nghiệp tương ưng, bao nhiêu chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Có mười căn là nghiệp tương ưng, tám căn là chẳng phải nghiệp tương ưng, một căn có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, ba căn gồm ba phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói là nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Thế nào là mười căn có nghiệp tương ưng? Đáp: Trừ Tiến căn còn lại từ Lạc căn đến Tuệ căn và Ý căn, gọi là mười căn là nghiệp tương ưng. Tám căn chẳng phải nghiệp tương ưng là gì? Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn gọi là tám căn chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là một căn có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Tiến căn gọi là một căn có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là ba căn gồm ba phần hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Vị tri dục tri căn, Tri căn, Dó tri căn, gọi là ba căn có ba phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng, hoặc không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Nghiệp tương ưng của tiến căn là sao? Đáp: Tâm tương ưng tư của Tiến căn, xuất phát vượt qua, gọi nghiệp tương ưng của Tiến căn. Tiến căn chẳng phải nghiệp tương ưng là sao? Đáp: Tiến căn không phải tương ưng tư, thân xuất phát vượt qua, gọi là tiến căn chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng của Vị tri dục tri căn? Đáp: Tương ưng tư của Vị tri dục tri căn, xúc tưởng tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là nghiệp tương ưng của Vị tri dục tri căn. Vị tri dục tri căn chẳng phải nghiệp tương ưng là sao? Đáp: Vị tri dục tri căn không phải tư tương ưng với chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là Vị tri, Dục tri căn chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là Vị tri dục tri căn không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Tư gọi là Vị tri dục tri căn, không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Nghiệp tương ưng của Tri căn là gì? Đáp: Tương ưng tư của Tri căn, xúc, tưởng, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, gọi là nghiệp tương ưng của Tri căn. Hỏi: Thế nào là Tri căn chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Tri căn không phải tương ưng tư, đắc quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là Tri căn chẳng phải nghiệp tương ưng. Tri căn không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng là gì? Đáp: Tư gọi là Tri căn không nói nghiệp tương ưng, chẳng phải nghiệp tương ưng. Dó tri căn cũng như thế. Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn là nghiệp chung, bao nhiêu căn là nghiệp không chung? Đáp: Mười hai căn có nghiệp chung, tám căn có nghiệp không chung, hai căn có hai phần: hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung. Hỏi: Thế nào là mười hai căn có nghiệp chung? Đáp: Lạc căn cho đến Vị tri dục tri căn gọi là mười hai căn có nghiệp chung. Tám căn có nghiệp không chung là sao? Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn gọi là tám căn có nghiệp không chung. Hai căn có hai phần: hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung là sao? Đáp: Tri căn, Dó tri căn, gọi là hai căn có hai phần: hoặc nghiệp chung, hoặc nghiệp không chung. Hỏi: Thế nào là nghiệp chung của Tri căn? Đáp: Tri căn tùy nghiệp chuyển nghiệp chung sinh trụ chung, diệt chung, tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là nghiệp chung của Tri căn. Nghiệp không chung của Tri căn là gì? Đáp: Tri căn không theo nghiệp chuyển nghiệp không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, đắc quả, gọi là nghiệp không chung của Tri căn. Dó tri căn cũng như thế. Tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển cũng như thế. Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là nhân, bao nhiêu căn chẳng phải nhân? Đáp: Mười hai căn là nhân, tám căn chẳng phải nhân, hai căn có hai phần: hoặc nhân, hoặc phi nhân. Hỏi: Thế nào là mười hai căn là nhân? Đáp: Lạc căn cho đến Vị tri dục tri căn gọi là mười hai căn là nhân. Tám căn chẳng phải nhân là gì? Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn gọi là tám căn chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là hai căn có hai phần: hoặc nhân, hoặc phi nhân? Đáp: Tri căn, Dó tri căn là hai căn có hai phần: hoặc nhân, hoặc chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là nhân của Tri căn có? Đáp: Tri căn duyên, tri căn không phải duyên có báo, trừ đắc quả còn lại từ báo của tri căn: tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là nhân của Tri căn. Tri căn chẳng phải nhân là sao? Đáp: Tri căn không phải duyên, không có báo, nghiệp không chung, đắc quả, gọi là chẳng phải nhân của Tri căn. Dó tri căn cũng như thế. Hai mươi hai căn, bao nhiêu căn có nhân, bao nhiêu căn không có nhân? Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả đều có đầu mối, tất cả có duyên, tất cả hữu vi. Hai mươi hai căn có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng phải biết? Đáp: Tất cả đều là biết, thấy, biết như sự. Hai mươi hai căn có bao nhiêu thức, bao nhiêu chẳng phải thức? Đáp: Tất cả đều là thức, ý thức như sự nhận thức. Hai mươi hai căn có bao nhiêu giải, bao nhiêu không phải giải? Đáp: Tất cả đều là giải, như sự thấy biết. Hai mươi hai căn có bao nhiêu rõ biết, bao nhiêu không phải rõ biết? Đáp: Tất cả đều là rõ biết, như sự thấy biết. Hai mươi hai căn có bao nhiêu là do đoạn mà trí biết, bao nhiêu là do chẳng phải đoạn mà trí biết? Đáp: Mười tám căn chẳng phải đoạn mà trí biết, bốn căn có hai phần: hoặc do đoạn mà trí biết, hoặc chẳng phải đoạn mà trí biết. Hỏi: Thế nào là mười tám căn chẳng phải đoạn mà trí biết? Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn, Tín căn cho đến Dó tri căn, là mười tám căn chẳng phải đoạn mà trí biết. Bốn căn có hai phần: hoặc đoạn mà trí biết, hoặc chẳng phải đoạn mà trí biết là sao? Đáp: Đó là Hỷ căn, Ưu căn, Xả căn, Ý căn, gọi là bốn căn gồm hai phần: hoặc đoạn mà trí biết, hoặc không phải đoạn mà trí biết. Hỏi: Thế nào là Hỷ căn do đoạn mà trí biết? Đáp: Ý tiếp xúc sinh lạc thọ của Hỷ căn bất thiện, gọi là Hỷ căn do đoạn mà trí biết. Hỷ căn chẳng phải do đoạn mà trí biết là gì? Đáp: Ý tiếp xúc sinh lạc thọ của Hỷ căn thiện, vô ký, gọi là Hỷ căn chẳng phải do đoạn mà trí biết. Hỏi: Thế nào là Ưu căn do đoạn mà trí biết? Đáp: Ý tiếp xúc sinh khổ thọ của Ưu căn bất thiện, gọi là Ưu căn do đoạn mà trí biết. Ưu căn chẳng phải đoạn mà trí biết là gì? Đáp: Ý tiếp xúc sinh khổ thọ của Ưu căn thiện, vô ký, gọi là Ưu căn chẳng phải do đoạn mà trí biết. Hỏi: Thế nào là Xả căn do đoạn mà trí biết? Đáp: Ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ của Xả căn bất thiện, gọi là Xả căn do đoạn mà trí biết. Xả căn chẳng phải đoạn mà trí biết là gì? Đáp: Nhãn tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ của xả căn thiện, vô ký, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn chẳng phải do đoạn mà trí biết. Hỏi: Thế nào là ý căn do đoạn mà trí biết? Đáp: Giới ý thức, giới ý của Ý căn bất thiện, gọi là ý căn do đoạn mà trí biết. Ý căn chẳng phải đoạn mà trí biết là gì? Đáp: Nhãn thức cho đến ý thức của ý căn thiện, vô ký, gọi là ý căn chẳng phải đoạn mà trí biết. Đoạn chẳng phải đoạn cũng như thế. Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn là tu, bao nhiêu căn chẳng phải tu? Đáp: Có tám căn là tu, mười căn chẳng phải tu. Bốn căn có hai phần: hoặc tu, hoặc chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là tám căn là tu? Đáp: Tín căn cho đến dó tri căn, gọi là tám căn là tu. Mười căn chẳng phải tu là gì? Đáp: Nhãn căn cho đến khổ căn, gọi là mười căn chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc tu, hoặc chẳng phải tu? Đáp: Hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, gọi là bốn căn có hai phần: hoặc tu, hoặc chẳng phải tu. Hỷ căn tu là gì? Đáp: Hỷ căn nếu thiện, ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn tu. Hỏi: Thế nào là Hỷ căn chẳng phải tu? Đáp: Ý tiếp xúc sinh lạc thọ của hỷ căn không phải thiện và vô ký, gọi là Hỷ căn chẳng phải tu. Ưu căn tu là sao? Đáp: Ý tiếp xúc sinh khổ thọ của ưu căn thiện, gọi là ưu căn tu. Hỏi: Thế nào là ưu căn chẳng phải tu? Đáp: Xúc ý khổ thọ của ưu căn bất thiện, vô ký, gọi là Ưu căn chẳng phải tu. Xả căn tu là thế nào? Đáp: Ý tiếp xúc sinh, bất khổ bất lạc thọ của Xả căn thiện, gọi là Xả căn tu. Hỏi: Thế nào là Xả căn chẳng phải tu? Đáp: Nhãn của Xả căn bất thiện, vô ký tâếp xúc sinh, bất khổ bất lạc thọ và nhó, tỷ, thiệt, thân ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn chẳng phải tu. Ý căn tu là gì? Đáp: Giới ý, giới ý thức của ý căn thiện, gọi là ý căn tu. Hỏi: Thế nào là ý căn chẳng phải tu? Đáp: Nhãn thức cho đến ý thức của ý căn bất thiện, vô ký, gọi là ý căn chẳng phải tu. Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là chứng, bao nhiêu căn không phải chứng? Đáp: Tất cả đều chứng, như sự thấy biết. Hai mươi hai căn, có bao nhiêu thiện, bao nhiêu căn bất thiện, bao nhiêu căn vô ký? Đáp: Tám căn là thiện, mười căn vô ký, bốn căn gồm ba phần: hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Hỏi: Thế nào là tám căn thiện? Đáp: Từ Tín căn đến Dó tri căn, gọi là tám căn thiện. Hỏi: Thế nào là mười căn vô ký? Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn gọi là mười căn vô ký. Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm ba phần, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký? Đáp: Hỷ căn, Ưu căn, Xả căn, Ý căn, gọi là bốn căn gồm ba phần: hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Hỷ căn thiện là gì? Đáp: Hỷ căn nếu tu Ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn thiện. Hỏi: Thế nào là Hỷ căn bất thiện? Đáp: Hỷ căn nếu đoạn, Ý tiếp xúc sinh lạc thọ gọi là hỷ căn bất thiện. Hỷ căn vô ký là gì? Đáp: Hỷ căn thọ nhận lạc thọ của xúc ý chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của hỷ căn, gọi là hỷ căn vô ký. Hỏi: Thế nào là Ưu căn thiện? Đáp: Ưu căn nếu tu, Ý tiếp xúc sinh khổ thọ, gọi là ưu căn thiện. Hỏi: Thế nào là Ưu căn bất thiện? Đáp: Ưu căn nếu đoạn, Ý tiếp xúc sinh khổ thọ, gọi là ưu căn bất thiện. Ưu căn vô ký là gì? Đáp: Ưu căn tiếp nhập khổ thọ của xúc ý chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của ưu căn, gọi là Ưu căn vô ký. Hỏi: Thế nào là Xả căn thiện? Đáp: Xả căn nếu tu, Ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn thiện. Xả căn bất thiện là gì? Đáp: Xả căn nếu đoạn, Ý tiếp xúc sinh bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn bất thiện. Hỏi: Thế nào là Xả căn vô ký? Đáp: Xả căn thọ nhận xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý bất khổ bất lạc thọ chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của xả căn, gọi là xả căn vô ký. Ý căn thiện là gì? Đáp: Ý căn tu giới ý, giới ý thức, gọi là ý căn thiện. Hỏi: Thế nào là ý căn bất thiện? Đáp: Ý căn dứt giới ý, giới ý thức, gọi là ý căn bất thiện. Ý căn vô ký là gì? Đáp: Nếu ý căn thọ nhận nhãn thức cho đến ý thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của ý căn, gọi là ý căn vô ký. Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn là học, bao nhiêu căn Vô học, bao nhiêu chẳng phải học, chẳng phải Vô học? Đáp: Có hai căn là Học, một căn là Vô học, mười một căn là chẳng phải học, chẳng phải Vô học, năm căn có hai phần: hoặc Học, hoặc Vô học, ba căn gồm ba phần: hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc chẳng phải học, chẳng phải Vô học. Hai căn Học là gì? Đáp: Vi tri dục tri căn và Tri căn gọi là hai căn Học. Thế nào là một căn Vô học? Đáp: Dó tri căn gọi là một căn Vô học. Mười một căn chẳng phải học, chẳng phải Vô học là gì? Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn, Ưu căn, gọi là mười một căn chẳng phải học,chẳng phải Vô học. Hỏi: Thế nào là năm căn có hai phần: hoặc Học, hoặc Vô học? Đáp: Tín căn, Tiến căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn, gọi là năm căn có hai phần: hoặc hoặc Học, hoặc Vô học. Ba căn gồm ba phần: hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc chẳng phải học, chẳng phải Vô học là gì? Đáp: Hỷ căn, Xả căn, Ý căn, gọi là ba căn gồm ba phần hoặc Học, hoặc Vô học, hoặc chẳng phải học, chẳng phải Vô học. Hỏi: Thế nào là Tín căn học? Đáp: Người Hữu học chưa lìa kiết sử, tâm Thánh nhập Thánh đạo, nếu Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Bậc kiến học, hoặc là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na- hàm trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát thì liền chứng quả Sa-môn, quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tín nhập tín, rốt ráo tín, chân tín, nhập chân tín, tâm tịnh, gọi là tín căn học. Tín căn Vô học là thế nào? Đáp: Người Học muốn được A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tín nhập tín, rốt ráo nhập tín, chân nhập tín, tâm tịnh, gọi là Tín căn Vô học. Tiến căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn cũng như thế. Hỏi: Thế nào là Hỷ căn học? Đáp: Nếu Hỷ căn là pháp của bậc Thánh chẳng phải Vô học, gọi là Hỷ căn học. Hỷ căn học là gì? Đáp: Tín căn của Hỷ căn học tương ưng với lạc thọ của xúc ý, gọi là hỷ căn của bậc Học. Hỏi: Thế nào là Hỷ căn học? Đáp: Người Học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, hoặc kiên pháp và người, các loài thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng, muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Bậc Kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa- môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, hoặc thật là người, hoặc các loài có ý tiếp xúc sinh lạc thọ, gọi là Hỷ căn Học. Hỷ căn Vô học là gì? Đáp: Hỷ căn, nếu của Thánh chẳng phải Học, thì gọi là Hỷ căn Vô học. Hỏi: Thế nào là Hỷ căn Vô học? Đáp: Tín căn của Vô học hỷ căn tương ưng với lạc thọ của xúc ý, gọi là Hỷ căn Vô học. Hỏi: Thế nào là Hỷ căn Vô học? Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được Thánh pháp, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, có lạc thọ của xúc ý, gọi là Hỷ căn Vô học. Hỷ căn chẳng phải Học, chẳng phải Vô học là gì? Đáp: Hỷ căn không phải lạc thọ xúc ý của bậc Thánh, gọi là Hỷ căn chẳng phải Học, chẳng phải Vô học. Hỏi: Thế nào là Xả căn Học? Đáp: Xả căn, nếu của Thánh chẳng phải Vô học, thì gọi là Xả căn Học. Xả căn Học là thế nào? Đáp: Tín căn của Xả căn Học tương ưng với bất khổ bất lạc của xúc ý, gọi là Xả căn Học. Hỏi: Thế nào là Xả căn Học? Đáp: Người Học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc các loài, có xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn Học. Xả căn Vô học là gì? Đáp: Xả căn bậc Thánh chẳng phải học, gọi là Xả căn Vô học. Hỏi: Thế nào là Xả căn Vô học? Đáp: Tín căn của xả căn Vô học tương ưng với bất khổ bất lạc của xúc ý, gọi là Xả căn Vô học. Xả căn Vô học là gì? Đáp: Người Vô học sắp được quả A-la-hán, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, có xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn Vô học. Hỏi: Thế nào là xả căn chẳng phải học, chẳng phải Vô học? Đáp: Xả căn không phải xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ của bậc Thánh, xúc bất khổ bất lạc thọ của nhó, tỷ, thiệt, thân ý, gọi là xả căn chẳng phải Học, chẳng phải Vô học. Ý căn Học là thế nào? Đáp: Ý căn của bậc Thánh phichẳng phải Vô học, gọi là Ý căn Học. Hỏi: Thế nào là Ý căn Học? Đáp: Ý căn của bậc Thánh phi Vô học, gọi là ý căn học. Ý căn học là gì? Đáp: Tín căn của Ý căn Học tương ưng với giới ý, giới ý thức, gọi là Ý căn Học. Hỏi: Thế nào là Ý căn Học? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc giới ý, giới ý thức, gọi là Ýcăn Học. Ý căn Vô học là gì? Đáp: Ý căn Thánh chẳng phải Học, gọi là Ý căn Vô học. Hỏi: Thế nào là ý căn Vô học? Đáp: Tín căn của ý căn Vô học tương ưng với giới ý thức, giới ý, gọi là ý căn Vô học. Ý căn Vô học là gì? Đáp: Người Vô học sắp được quả A-la-hán, cho đến liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài với giới ý, giới ý thức, gọi là ý căn Vô học. Hỏi: Thế nào là ý căn chẳng phải học, chẳng phải Vô học? Đáp: Ý căn không phải nhãn thức cho đến ý thức của thọ, ấm thức của bậc Thánh, gọi là ý căn chẳng phải học, chẳng phải Vô học. Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn báo, bao nhiêu căn pháp báo, bao nhiêu căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Có tám căn là báo, một căn là pháp báo, bảy căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hai căn có hai phần: hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, bốn căn gồm ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là tám căn là báo? Đáp: Nhãn căn cho đến Mạng căn, gọi là tám căn là báo. Một căn là pháp báo là sao? Đáp: Vị tri dục tri căn gọi là một căn là pháp báo. Hỏi: Thế nào là bảy căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo? Đáp: Trừ Vị tri dục tri căn, còn lại từ Tín căn đến Dó tri căn, gọi là bảy căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo. Hai căn có hai phần: hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì? Đáp: Lạc căn, khổ căn, gọi là hai căn có hai phần: hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Hỷ căn, Ưu căn, Xả căn, Ý căn, gọi là bốn căn gồm ba phần: hoặc báo, hoặc pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của Tín căn? Đáp: Tín căn không có báo, gọi báo của Tín căn. Báo của Tín căn là gì? Đáp: Người Kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người Vô học sắp được quả A-la-hán, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, nếu quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tín nhập tín, rốt ráo, nhập tín, chân tín nhập chân, tín tâm tịnh, gọi báo của tín căn. Hỏi: Thế nào là pháp báo của Tín căn? Đáp: Tín căn có báo, gọi là pháp báo của Tín căn. Hỏi: Thế nào là pháp báo của Tín căn? Đáp: Người học lìa kiết sử tâm Thánh nhập đạo Thánh, Kiên tín, Kiên pháp, và người, các loài thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo chưa được, muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng, muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Vô học sắp được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc tín nhập tín, rốt ráo, nhập tín, chân tín, nhập chân tín, tâm tịnh, gọi là pháp báo của Tín căn. Tiến căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn cũng như thế. Báo của Tri căn là thế nào? Đáp: Tri căn không có báo gọi là báo của Tri căn. Hỏi: Thế nào là báo của tri căn? Đáp: Người kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn, quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là báo của tri căn. Hỏi: Thế nào là pháp báo của Tri căn? Đáp: Tri căn có báo gọi là pháp báo của Tri căn. Pháp báo của Tri căn là gì? Đáp: Người Hữu học thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, tâm không buông lung, xả, định Diệt tận chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là pháp báo của tri căn. Hỏi: Thế nào là báo của Dó tri căn? Dó tri căn không có báo gọi là báo của Dó tri căn. Báo của Dó tri căn là thế nào? Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, trí quán đầy đủ, hoặc Địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc các loài, hoặc tưởng, xúc tư, tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng trừ, dục, tâm không buông lung, xả, được quả định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là báo của Dó tri căn. Hỏi: Thế nào là pháp báo của Dó tri căn? Đáp: Dó tri căn có báo gọi là pháp báo của Dó tri căn. Pháp báo của Dó tri căn là gì? Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Nếu thật là người hoặc các loài với tưởng tư xúc tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng trừ dục, tâm không buông lung, xả, định Diệt tận, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính thân trừ, gọi là pháp báo của Dó tri căn. Hỏi: Thế nào là báo của Lạc căn? Đáp: Lạc căn thọ nhận gọi là báo của Lạc căn. Báo của Lạc căn ra sao? Đáp: Pháp nghiệp của lạc căn là báo do phiền não sinh ra thuộc về phần ngã, lạc thọ của xúc nhãn, lạc thọ của xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, gọi là báo của Lạc căn. Hỏi: Thế nào là Lạc căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Lạc căn vô ký, không phải thuộc về phần ngã của lạc thọ của xúc nhãn, lạc thọ của xúc nhó, tỷ, thân, , gọi là lạc căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Báo của Khổ căn là gì? Đáp: Khổ căn thọ nhận, gọi là báo của Khổ căn. Hỏi: Thế nào là báo của Khổ căn? Đáp: Pháp nghiệp của Khổ căn, là báo do phiền não sinh ra: khổ thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhó, tỷ, thiệt thân, thuộc về phần ngã gọi là báo của Khổ căn. Hỏi: Thế nào là Khổ căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Khổ căn vô ký, không phải khổ thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhó, tỷ, thiệt thuộc về phần ngã, gọi là Khổ căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Báo của Hỷ căn là gì? Đáp: Hỷ căn thọ nhận lạc thọ của xúc ý, báo thiện của Hỷ căn, gọi là báo của Hỷ căn. Hỏi: Thế nào là pháp báo của Hỷ căn? Đáp: Hỷ căn có báo gọi là pháp báo của Hỷ căn. Pháp báo của Hỷ căn là gì? Đáp: Trừ báo thiện của Hỷ căn còn lại là lạc thọ của xúc ý thiện, bất thiện của Hỷ căn, gọi là pháp báo của Hỷ căn. Hỷ căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì? Đáp: Hỷ căn vô ký, không phải lạc thọ của xúc ý, thuộc về phần ngã, gọi là Hỷ căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của Ưu căn? Đáp: Ưu căn thọ nhận gọi là báo của Ưu căn. Báo của Ưu căn là gì? Đáp: Pháp nghiệp của Ưu căn là báo do phiền não sinh ra, khổ thọ của xúc ý thuộc về phần của ta, gọi là báo của Ưu căn. Hỏi: Thế nào là pháp báo của Ưu căn? Đáp: Ưu căn có báo gọi là pháp báo của Ưu căn. Pháp báo của Ưu căn là gì? Đáp: Khổ thọ của xúc ý thiện, bất thiện của Ưu căn, gọi là pháp báo của Ưu căn. Hỏi: Thế nào là Ưu căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Ưu căn vô ký không phải khổ thọ của xúc ý thuộc về phần ngã, gọi là Ưu căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của Xả căn? Đáp: Xả căn thọ nhận xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc nhó, tỷ, thiệt, thân ý bất khổ bất lạc thọ, báo thiện của Xả căn, gọi là báo của Xả căn. Pháp báo của Xả căn là sao? Đáp: Xả căn có báo gọi là pháp báo của Xả căn. Hỏi: Thế nào là pháp báo của Xả căn? Đáp: Trừ báo thiện của Xả căn còn lại là bất khổ bất lạc thọ của xúc ý thiện, bất thiện của Xả căn, gọi là pháp báo của Xả căn. Xả căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì? Đáp: Xả căn vô ký không phải xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, ý bất khổ bất lạc thọ, thuộc về phần ngã gọi là Xả căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của Ý căn? Đáp: Ý căn thọ nhận nhãn thức, cho đến ý thức, báo thiện của ý căn, gọi là báo của Ý căn. Pháp báo của Ý căn là gì? Đáp: Ý căn có báo gọi là pháp báo của Ý căn. Hỏi: Thế nào là pháp báo của Ý căn? Đáp: Trừ báo thiện của Ý căn còn lại là giới ý thức, giới ý thiện, bất thiện của Ý căn, gọi là pháp báo của Ý căn. Ý căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì? Đáp: Nếu Ý căn vô ký không phải nhãn thức cho đến ý thức thuộc về phần ngã, gọi là Ý căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hai mươi hai căn có bao nhiêu căn kiến đoạn, bao nhiêu căn tư duy đoạn, bao nhiêu căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Mười tám căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, bốn căn gồm ba phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là mười tám căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nhãn căn cho đến Khổ căn, Tín căn, cho đến Dó tri căn, gọi là mười tám căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm ba phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Hỷ căn, Ưu căn, Xả căn, Ý căn, là bốn căn gồm có ba phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn, hoặc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của Hỷ căn? Đáp: Bất thiện của hỷ căn không phải tư duy đoạn, mà là kiến đoạn phiền não tương ưng xúc ý lạc thọ, gọi là kiến đoạn của Hỷ căn. Tư duy đoạn của Hỷ căn là sao? Đáp: Hỷ căn bất thiện không phải kiến đoạn tư duy đoạn xúc ý lạc thọ tương ưng với phiền não, gọi là tư duy đoạn của hỷ căn. Hỷ căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn là gì? Đáp: Xúc ý lạc thọ thiện của vô ký, Hỷ căn, gọi là Hỷ căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của Ưu căn? Đáp: Ưu căn bất thiện, không phải tư duy đoạn, không phải kiến đoạn khổ thọ của xúc ý tương ưng với phiền não, gọi là kiến đoạn của Ưu căn. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của Ưu căn? Đáp: Ưu căn bất thiện, không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn xúc ý khổ thọ tương ưng với phiền não, gọi là tư duy đoạn của Ưu căn. Hỏi: Thế nào là Ưu căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Xúc ý khổ thọ thiện, vô ký của Ưu căn, gọi là Ưu căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Kiến đoạn của Xả căn là gì? Đáp: Xả căn bất thiện, không phải tư duy đoạn, không phải kiến đoạn tương ưng với phiền não xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là kiến đoạn của Xả căn. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của Xả căn? Đáp: Xả căn bất thiện, không phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn tương ưng với phiền não xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là tư duy đoạn của Xả căn. Hỏi: Thế nào là Xả căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, ý bất khổ bất lạc thọ của Xả căn thiện, vô ký, gọi là Xả căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Kiến đoạn của Ýcăn là gì? Đáp: Ý căn bất thiện, không phải tư duy đoạn, không phải kiến đoạn tương ưng với phiền não, ý giới, ý thức, gọi là kiến đoạn của Ý- căn. Hỏi: Thế nào là tư duy đoạn của Ý căn? Đáp: Ý căn tương ưng với bất thiện, không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, tương ưng với phiền não, giới ý, giới ý thức, gọi là tư duy đoạn của Ý căn. Ý căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn là gì? Đáp: Nhãn thức cho đến ý thức của Ý căn thiện, vô ký, gọi là Ý- căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn là nhân của kiến đoạn, bao nhiêu căn là nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu căn chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Có chín căn chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, có mười ba căn gồm cả ba phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là chín căn chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Lạc căn, Tín căn, cho đến Dó tri căn, gọi là chín căn chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là mười ba căn gồm ba phần, hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Trừ Lạc căn còn lại từ Nhãn căn đến Ý căn, gọi là mười ba căn gồm ba phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Nhân kiến đoạn của Nhãn căn là thế nào? Đáp: Pháp báo kiến đoạn của Nhãn căn là Nhãn căn của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, gọi là nhân của kiến đoạn của Nhãn căn. Hỏi: Thế nào là nhân của tư duy đoạn của Nhãn căn? Đáp: Nhãn căn của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, pháp báo tư duy đoạn của Nhãn căn, gọi là nhân của tư duy đoạn của Nhãn căn. Hỏi: Thế nào là Nhãn căn chẳng phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Pháp báo thiện của nhãn căn là Nhãn căn trong cõi người, trên cõi trời, gọi là Nhãn căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Nhó, tỷ, thiệt, thân căn, nữ căn, nam căn cũng như thế. Hỏi: Thế nào là nhân của kiến đoạn của Khổ căn? Đáp: Khổ thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhó, tỷ, thiệt thân, báo pháp kiến đoạn của Khổ căn, gọi là nhân của kiến đoạn của Khổ căn. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Khổ căn? Đáp: Khổ căn, hoặc khổ thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhó, tỷ, thiệt thân, pháp báo của tư duy đoạn, gọi là nhân tư duy đoạn của Khổ căn. Hỏi: Thế nào là Khổ căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Pháp báo thiện của Khổ căn, khổ thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhó, tỷ, thiệt, thân chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của khổ căn, gọi là Khổ căn không phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của Hỷ căn? Đáp: Hỷ căn nếu là lạc thọ xúc ý của kiến đoạn, thì gọi là nhân kiến đoạn của Hỷ căn. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Hỷ căn? Đáp: Xúc ý lạc thọ tư duy đoạn của Hỷ căn, gọi là nhân tư duy đoạn của Hỷ căn. Hỏi: Thế nào là Hỷ căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Pháp báo thiện của Hỷ căn, nếu Hỷ căn lạc thọ xúc ý, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là Hỷ căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của Ưu căn? Đáp: Kiến đoạn của Ưu căn là khổ thọ xúc ý, pháp báo kiến đoạn của Ưu căn, gọi là nhân kiến đoạn của Ưu căn. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Ưu căn? Đáp: Tư duy đoạn của Ưu căn là khổ thọ xúc ý, pháp báo tư duy đoạn của Ưu căn, gọi là nhân tư duy đoạn của Ưu căn. Hỏi: Thế nào là Ưu căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn? Đáp: Ưu căn thiện, báo pháp của ưu căn thiện, khổ thọ xúc ý chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của Ưu căn, gọi là Ưu căn không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nhân kiến đoạn của Xả căn? Đáp: Kiến đoạn của Xả căn, xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, báo pháp kiến đoạn của Xả căn, gọi là nhân của kiến đoạn của Xả căn. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Xả căn? Đáp: Tư duy đoạn của Xả căn, xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, báo pháp tư duy đoạn của Xả căn, gọi là nhân của tư duy đoạn của Xả căn. Hỏi: Thế nào là Xả căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Xả căn thiện, pháp báo thiện của Xả căn, xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, bất khổ bất lạc thọ chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của Xả căn, gọi là Xả căn không phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Nhân kiến đoạn của Ý căn là gì? Đáp: Kiến đoạn của Ý căn, nhãn thức cho đến ý thức, pháp báo kiến đoạn của Ý căn, gọi là nhân kiến đoạn của Ý căn. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của Ý căn? Đáp: Tư duy đoạn của Ý căn, nhãn thức cho đến ý thức, pháp báo tư duy đoạn của Ý căn, gọi là nhân của tư duy đoạn của Ý căn. Hỏi: Thế nào là Ý căn không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Ý căn thiện, pháp báo của Ý căn thiện, nhãn thức cho đến ý thức chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo của Ý căn, gọi là Ý căn không phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn hệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu căn lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu căn hệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu căn không hệ thuộc? Đáp: Sáu căn hệ thuộc cõi Dục, tám căn không hệ thuộc, bốn căn có hai phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại, một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc, hai căn gồm bốn phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Hỏi: Thế nào là sáu căn hệ thuộc cõi Dục? Đáp: Tỷ căn, Thiệt căn, Nữ căn, Nam căn, Khổ căn, Ưu căn, gọi là sáu căn hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là tám căn không hệ thuộc? Đáp: Tín căn cho đến Dó tri căn, gọi là tám căn không hệ thuộc. Hỏi: Thế nào là bốn căn có hai phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Nhãn căn, Nhó căn, Thân căn, Lạc căn, gọi là bốn căn có hai phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Mạng căn gọi là một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc? Đáp: Hỷ căn gọi là một căn gồm ba phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc. Hỏi: Thế nào là hai căn gồm bốn phần: hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc? Đáp: Xả căn, Ý căn, là hai căn gồm bốn phần hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Hỏi: Thế nào là Nhãn căn hệ thuộc cõi Dục? Đáp: Nhãn căn dục lậu, Nhãn căn hữu lậu, gọi là Nhãn căn hệ thuộc cõi Dục. Nhãn căn hệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Nhãn căn sắc lậu, Nhãn căn hữu lậu, gọi là Nhãn căn hệ thuộc cõi Sắc. Nhó căn, Thân căn cũng như vậy. Hỏi: Thế nào là Lạc căn hệ thuộc cõi Dục? Đáp: Lạc căn dục lậu hữu lậu, lạc thọ của xúc nhãn, lạc thọ xúc của nhó, tỷ, thiệt, thân, gọi là Lạc căn hệ thuộc cõi Dục. Lạc căn hệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Sắc lậu của Lạc căn, lạc thọ của xúc nhãn lạc thọ của xúc nhó, thân hữu lậu, gọi là Lạc căn hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là Mạng căn hệ thuộc cõi Dục? Đáp: Dục lậu của Mạng căn, thọ dục hành hữu lậu, gọi là Mạng căn hệ thuộc cõi Dục. Mạng căn hệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Sắc lậu của Mạng căn, tuổi thọ của sắc hành hữu lậu, gọi là Mạng căn hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là Mạng căn hệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Vô sắc lậu của Mạng căn, tuổi thọ của hành vô sắc hữu lậu, gọi là Mạng căn hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là hỷ căn hệ thuộc cõi Dục? Đáp: Dục lậu của Hỷ căn, lạc thọ của xúc ý hữu lậu, gọi là Hỷ căn hệ thuộc cõi Dục. Hỷ căn hệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Sắc lậu của Hỷ căn, lạc thọ của xúc ý hữu lậu, gọi là Hỷ căn hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là Hỷ căn không hệ thuộc? Đáp: Hỷ căn Thánh, lạc thọ xúc ý vô lậu, gọi là Hỷ căn không hệ thuộc. Xả căn hệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Dục lậu của Xả căn, bất khổ bất lạc thọ của xúc nhãn, bất khổ bất lạc thọ của xúc nhó, tỷ, thiệt, thân hữu lậu, gọi là xả căn hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là Xả căn hệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Xả căn, nếu sắc lậu, bất khổ bất lạc thọ của xúc nhãn hữu lậu, bất khổ bất lạc thọ của xúc ý, xúc nhó, thân, gọi là xả căn hệ thuộc cõi Sắc. Xả căn hệ thuộc cõi Vô sắc là gì? Đáp: Xả căn Vô sắc lậu, xúc ý hữu lậu bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là Xả căn không hệ thuộc? Đáp: Xả căn Thánh, giới ý thức, giới ý vô lậu, xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là Xả căn không hệ thuộc. Ý căn hệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Ý căn dục lậu, nhãn thức hữu lậu, cho đến ý thức, gọi là Ý căn lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là Ý căn hệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Ý căn sắc lậu, nhãn thức, nhó thức, thân thức, ý thức hữu lậu, gọi là ý căn hệ thuộc cõi Sắc. Ý căn hệ thuộc cõi Vô sắc là gì? Đáp: Ý căn Vô sắc lậu, giới ý thức, giới ý hữu lậu, gọi là Ý căn hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là Ý căn không hệ thuộc? Đáp: Giới ý thức, giới ý vô lậu của Ý căn Thánh, gọi là Ý căn không hệ thuộc. Hai mươi hai căn, có bao nhiêu căn quá khứ, bao nhiêu căn vị lai, bao nhiêu căn hiện tại, bao nhiêu căn không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Tất cả đều có ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Thế nào là Nhãn căn quá khứ? Đáp: Nhãn căn sinh rồi diệt gọi là quá khứ. Nhãn căn vị lai là gì? Đáp: Nhãn căn chưa sinh, chưa có ra, gọi là vị lai. Hỏi: Thế nào là nhãn căn hiện tại? Đáp: Nhãn căn sinh chưa diệt, gọi là hiện tại. Nhó căn cho đến Dó tri căn cũng như thế.  <卷>QUYỂN 6 <詞>Phẩm 6: PHẨM BẢY GIÁC THUỘC VỀ PHẦN VẤN Hỏi: Có bao nhiêu giác? Đáp: Có bảy. Hỏi: Những gì là bảy? Đáp: Niệm giác, Trạch pháp giác, Hỷ giác, Tinh tiến giác, Trừ giác (khinh an), Định giác và Xả giác. Hỏi: Thế nào là Niệm giác? Đáp: Người học lìa kiết sử, với tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, , quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa giải muốn giải, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Kiến học, hoặc là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na- hàm, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo trí quán, đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Hoặc thật là người, hoặc các loài nếu nghó, nhớ nghó vi tế, nghó thuận, nghỉ dừng, không quên, nhớ nghó nối tiếp nhau không mất, không chung mất, không chậm lụt, không là căn chậm lụt, nghó đến niệm căn, niệm lực, chính niệm, gọi là Niệm giác. Hỏi: Thế nào là Trạch pháp giác? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán, hoặc thật là người, hoặc các loài, hoặc lựa chọn trong pháp, chọn lưa lại, lựa chọn rốt ráo trạch pháp, tư duy nhận biết, thấu đạt tướng mình, tướng người, tướng chung, tư duy, gìn giữ, phân biệt, quán sát, tiến đến huệ biện, trí kiến, thuật phương tiện giải thoát, tia sáng ngọn lửa soi rọi rực rỡ, tuệ nhãn, tuệ căn, tuệ lực, không có si, chính kiến, gọi là Trạch pháp giác. Hỏi: Thế nào là Tiến giác? Đáp: Người học xa lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán, hoặc người thật, hoặc các loài, nếu thân tâm xuất phát vượt qua, có thể chịu đựng, không lui sụt, sức siêng năng, tinh tiến không rời, không trễ nải, lười biếng, tiến đến tiến căn, tiến lực, chính tinh tiến, gọi là Tiến giác. Hỏi: Hỷ giác là gì? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán, hoặc thật là người, hoặc các loài, nếu hoan hỷ, phấn khởi, phấn khởi hơn, phấn khởi rốt ráo đối trị, tịnh đầy đủ, tâm hoan hỷ, gọi là Hỷ giác. Hỏi: Thế nào là Trừ giác? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Hoặc thật là người, hoặc các loài, nếu thân vui, tâm vui, thân nhu hòa, tâm nhu hòa, thân nhẹ nhàng, tâm nhẹ nhàng, thân mềm dịu, tâm mềm dịu, thân trừ, tâm trừ, gọi là Trừ giác. Hỏi: Thế nào là định giác? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Hoặc thật là người, hoặc các loài, tâm trụ chính trụ, chuyên trụ, tâm hoàn toàn, một tâm hỷ lạc, không tán loạn, dựa vào ý, tâm chỉ có định, định căn, định lực, chính định, gọi là Định giác. Hỏi: Thế nào là Xả giác? Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán, hoặc thật là người, hoặc các loài, nếu tâm buông bỏ, không vướng chấp, bình đẳng, ngay thẳng, không dua nịnh, không cao sang, không phải thọ, gọi là Xả giác. Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu giác sắc, bao nhiêu giác chẳng phải sắc? Đáp: Có năm giác chẳng phải sắc, hai giác có hai phần: hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là năm giác chẳng phải sắc? Đáp: Niệm giác, trạch pháp, hỷ giác, định giác, xả giác, đó gọi là năm giác chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là hai giác có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc? Đáp: Tiến giác, trừ giác, gọi là hai giác có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là sắc của Tiến giác? Đáp: Thân xuất phát vượt qua, gọi là sắc của Tiến giác. giác. Hỏi: Tiến giác chẳng phải sắc là gì? Đáp: Tâm xuất phát vượt qua, gọi là chẳng phải sắc của Tiến Hỏi: Thế nào là sắc của Trừ giác? Đáp: Thân vui, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, gọi là sắc của trừ giác. Hỏi: Trừ giác chẳng phải sắc là gì? Đáp: Tâm vui, tâm nhu hòa, tâm nhẹ nhàng (khinh an), tâm mềm mỏng, tâm trừ, gọi là trừ giác chẳng phải sắc. Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu giác có thể thấy, bao nhiêu giác không thể thấy? Đáp: Tất cả đều không thể thấy. Bảy giác, bao nhiêu giác có đối, bao nhiêu giác không có đối? Đáp: Tất cả đều không có đối. Bảy giác có bao nhiêu giác Thánh, bao nhiêu giác chẳng phải Thánh? Đáp: Tất cả đều là Thánh. Bảy giác có bao nhiêu giác hữu lậu, bao nhiêu giác vô lậu? Đáp: Tất cả là vô lậu, tất cả không có thọ, tất cả không có mong cầu, tất cả không phải sẽ giữ lấy, tất cả không có giữ lấy, tất cả không có vượt hơn. Bảy giác có bao nhiêu thọ, bao nhiêu chẳng phải thọ? Đáp: Tất cả đều chẳng phải thọ, tất cả đều là ngoài. Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỏi: Thế nào là Niệm giác có báo? Đáp: Pháp báo của niệm giác, gọi là niệm giác có báo. Niệm giác có báo là gì? Đáp: Người Hữu học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc người Kiên tín, Kiên pháp và ngườiở đường khác thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Nếu thật là người hoặc các loài, nếu nghó, nghó nhớ, nghó vi tế, nghó nhớ thuận với niệm trụ, niệm trụ không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không bị đoạt, không chậm lụt, căn niệm, niệm căn, niệm lực, chính niệm, gọi là Niệm giác có báo. Hỏi: Thế nào là Niệm giác không có báo? Đáp: Báo của niệm giác, gọi là Niệm giác không có báo. Niệm giác không có báo là gì? Đáp: Người Kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được, quả A-la-hán trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền sẽ được quả A-la-hán. Hoặc thật là người hoặc các loài, nếu niệm nhớ nghó, niệm vi tế, thuận với niệm trụ không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không bị đoạt, không chậm lụt, căn nghó đến, niệm căn, niệm lực, chính niệm, gọi là Niệm giác không có báo. Trạch pháp, tiến, hỷ, trừ, định, xả giác cũng như vậy. Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu giác là tâm, bao nhiêu giác chẳng phải tâm? Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm. Bảy giác có bao nhiêu giác là tâm tương ưng, bao nhiêu giác chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Bảy giác có năm tâm tương ưng, hai giác có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Năm giác có tâm tương ưng là gì? Đáp: Niệm giác, trạch pháp giác, hỷ giác, định giác, xả giác, gọi là năm giác có tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là hai giác có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Tiến giác, Trừ giác, gọi là hai giác có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng. Tâm tương ưng của Tiến giác là gì? Đáp: Tiến giác, nếu tâm sở xuất phát vượt qua, đó gọi là tâm tương ưng của Tiến giác. Hỏi: Thế nào là Tiến giác chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Nếu Tiến giác chẳng phải tâm sở, thân xuất phát vượt qua, đó gọi là Tiến giác không tương ưng với tâm. Tâm tương ưng của trừ giác là gì? Đáp: Trừ giác, nếu tâm sở, tâm lạc, tâm nhu hòa, tâm khinh an, tâm mềm mỏng, tâm trừ, gọi là tâm tương ưng của Trừ giác. Hỏi: Thế nào là Trừ giác chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Nếu Trừ giác chẳng phải tâm sở, thân lạc, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mỏng, thân trừ, đó gọi là Trừ giác chẳng phải tâm tương ưng. Bảy giác có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở? Đáp: Có năm giác là tâm sở, hai giác có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Năm giác tâm sở là gì? Đáp: Niệm giác, trạch pháp giác, hỷ giác, định giác, xả giác, là năm giác tâm sở. Hỏi: Thế nào là hai giác có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở? Đáp: Tiến giác, Trừ giác, gọi là hai giác có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở. Tâm sở của Tiến giác là gì? Đáp: Nếu Tiến giác duyên tâm, xuất phát vượt qua, gọi là tâm sở của Tiến giác. Hỏi: Thế nào là Tiến giác chẳng phải tâm sở? Nếu Tiến giác không phải duyên thân, xuất phát vượt qua, gọi là Tiến giác chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là tâm sở trừ giác? Đáp: Nếu trừ giác duyên tâm, tâm lạc, tâm nhu hòa, tâm khinh an, tâm mềm dịu, tâm trừ, gọi là tâm sở trừ giác. Trừ giác chẳng phải tâm sở là gì? Đáp: Nếu Trừ giác không phải duyên thân, thân lạc, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, gọi là Trừ giác chẳng phải tâm sở. Bảy giác có bao nhiêu duyên, bao nhiêu không phải duyên? Đáp: Có năm giác là duyên, hai giác có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên. Hỏi: Thế nào là năm giác là duyên? Đáp: Niệm giác, trạch pháp giác, hỷ giác, định giác, xả giác, đó gọi là năm giác là duyên. Hai giác có hai phần: hoặc duyên, hoặc không phải duyên là gì? Đáp: Tiến giác, Trừ giác, gọi là hai giác có hai phần: hoặc duyên, hoặc không phải duyên. Tiến giác duyên là gì? Đáp: Nếu Tiến giác là tâm sở, tâm xuất phát vượt qua, gọi là Tiến giác duyên. Hỏi: Thế nào là Tiến giác không phải duyên? Đáp: Nếu Tiến giác chẳng phải tâm sở, thân xuất phát vượt qua, gọi là Tiến giác không phải duyên. Trừ giác duyên là gì? Đáp: Nếu Trừ giác là tâm sở, tâm lạc, tâm nhu hòa, tâm nhẹ nhàng, tâm mềm mỏng, tâm trừ, gọi là Trừ giác duyên. Hỏi: Thế nào là Trừ giác không phải duyên? Đáp: Nếu Trừ giác chẳng phải tâm sở, thân lạc, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, gọi là Trừ giác không phải duyên. Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu tâm chung, bao nhiêu tâm không chung? Đáp: Có năm giác là tâm chung, hai giác có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung. Hỏi: Thế nào là năm giác tâm chung? Đáp: Niệm giác, trạch pháp giác, hỷ giác, định giác, xả giác, gọi là năm giác tâm chung. Hai giác có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung là gì? Đáp: Tiến giác, Trừ giác, gọi là hai giác có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung. Hỏi: Thế nào là tâm chung của Tiến giác? Đáp: Tiến giác tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, tâm xuất phát vượt qua, gọi là tâm chung của Tiến giác. Tâm không chung của Tiến giác là gì? Đáp: Nếu Tiến giác không tùy tâm chuyển, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, thân xuất phát vượt qua, gọi là tâm không chung của Tiến giác. Hỏi: Thế nào là tâm chung của Trừ giác? Đáp: Nếu trừ giác tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, trụ chung sang, trụ không chung, diệt không chung, thân xuất phát vượt qua, gọi là tâm không chung của Tiến giác. Hỏi: Thế nào là tâm chung của Trừ giác? Đáp: Nếu trừ giác tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, thân lạc, tâm lạc, thân nhu hòa, tâm nhu hòa, thân nhẹ nhàng, tâm nhẹ nhàng, thân mềm mại, tâm mềm mỏng, thân trừ, tâm trừ, gọi là tâm chung của trừ giác. Tâm không chung của Trừ giác là gì? Đáp: Nếu Trừ giác không tùy tâm chuyển, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, thân lạc, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, gọi là tâm không chung của Trừ giác. Tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế. Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu nghiệp, bao nhiêu chẳng phải nghiệp? Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp. Bảy giác có bao nhiêu nghiệp tương ưng, bao nhiêu chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Có năm giác là nghiệp tương ưng, hai giác có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là năm giác là nghiệp tương ưng? Đáp: Niệm giác, trạch pháp giác, hỷ giác, định giác, xả giác, đó gọi là năm giác nghiệp tương ưng. Thế nào là hai giác có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Tiến giác, Trừ giác, gọi là hai giác có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng. Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng của Tiến giác? Đáp: Tâm tương ưng “tư” của Tiến giác, xuất phát vượt qua, đó gọi là nghiệp tương ưng của Tiến giác. Thế nào là chẳng phải nghiệp tương ưng của Tiến giác? Đáp: Nếu Tiến giác không phải tương ưng “tư”, thân xuất phát vượt qua, gọi là chẳng phải nghiệp tương ưng của Tiến giác. Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng của Trừ giác? Đáp: Nếu Trừ giác tâm tương ưng với “tư”, tâm lạc, tâm nhu hòa, tâm khinh an, tâm mềm dịu, tâm trừ, gọi là nghiệp tương ưng của Trừ giác. Thế nào là chẳng phải nghiệp tương ưng của Trừ giác? Đáp: Nếu trừ giác không phải thân tương ưng “tư”, thân lạc, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, đó gọi là chẳng phải nghiệp tương ưng của Trừ giác. Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu nghiệp chung, bao nhiêu chẳng phải nghiệp chung? Đáp: Tất cả đều là nghiệp chung, tất cả đều tùy nghiệp chuyển. Bảy giác có bao nhiêu nhân, bao nhiêu chẳng phải nhân? Đáp: Tất cả đều là nhân. Bảy giác có bao nhiêu giác có nhân, bao nhiêu giác không có nhân? Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả có đầu mối, tất cả có duyên, tất cả là hữu vi. Bảy giác có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng biết? biết? Đáp: Tất cả đều là biết, như sự thấy biết. Bảy giác có bao nhiêu thức, bao nhiêu không phải thức? Đáp: Tất cả đều là ý thức, như sự nhận thức. Bảy giác có bao nhiêu giải, bao nhiêu không phải giải? Đáp: Tất cả đều là giải, như sự thấy biết. Bảy giác có bao nhiêu rõ biết, bao nhiêu không phải rõ biết? Đáp: Tất cả đều là rõ biết, như sự thấy biết. Bảy giác có bao nhiêu dứt trí biết, bao nhiêu chẳng phải dứt trí Đáp: Tất cả đều chẳng phải dứt trí biết. Bảy giác có bao nhiêu tu, bao nhiêu chẳng phải tu? Đáp: Tất cả đều là tu. Bảy giác có bao nhiêu chứng, bao nhiêu không phải chứng? Đáp: Tất cả đều là chứng, như sự thấy biết. Bảy giác có bao nhiêu giác là thiện, bao nhiêu giác là bất thiện, bao nhiêu giác là vô ký? Đáp: Tất cả đều là thiện. Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu giác là học, bao nhiêu giác là Vô học, bao nhiêu giác là Phi học, phi Vô học? Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc học, hoặc Vô học. Hỏi: Thế nào là Niệm giác học? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người, đường khác, thấy lỗi của hành, quán vắng lặng của Niết-bàn sự, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, xa lìa phiền não. Người Kiến học hoặc là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ chứng quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm nếu thật là người, hoặc thú hướng các loài, nếu nhớ nghó quả A-na-hàm, niệm vi tế, niệm trụ thuận không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không bị đoạt, không chậm lụt, không phải căn chậm lụt, nghó đến niệm căn, niệm lực, chính niệm, gọi là Niệm giác học. Hỏi: Thế nào là Niệm giác Vô học? Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài, nếu niệm nhớ nghó, niệm vi tế, niệm thuận, niệm trụ không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không đoạt, không chậm lụt, căn cơ không chậm lụt, nghó đến niệm căn, niệm lực, chính niệm, gọi là Niệm giác Vô học. Trạch pháp, tiến, hỷ, trừ, định, xả giác cũng như thế. Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu báo, bao nhiêu pháp báo, bao nhiêu chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của Niệm giác? Đáp: Niệm giác không có báo, gọi là báo của Niệm giác. Báo của niệm giác là gì? Đáp: Người Kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được quả A-la-hán, hoặc thật là người, hoặc các loài, nếu niệm nhớ nghó, niệm vi tế, niệm trụ thuận, không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không bị đoạt, không chậm lụt, căn cơ không chậm lụt, nghó đến niệm căn, niệm lực, chính niệm, gọi báo của Niệm giác. Thế nào pháp báo của Niệm giác? Đáp: Niệm giác có báo, gọi là pháp báo của Niệm giác. Pháp báo của Niệm giác là gì? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người, cõi khác, quán sự vắng lặng của Niết- bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa giải muốn giải, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Hoặc thật là người, hoặc các loài, nếu nghó nhớ, niệm vi tế, niệm trụ thuận không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không bị đoạt, không chậm lụt, căn cơ không chậm lụt, nghó đến niệm căn, niệm lực, chính niệm, gọi là pháp báo của Niệm giác. Trạch pháp, tiến, hỷ, trừ, định, xả giác cũng như vậy. Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu giác là kiến đoạn, bao nhiêu giác là tư duy đoạn, bao nhiêu giác không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Bảy giác có bao nhiêu nhân của kiến đoạn, bao nhiêu nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Bảy giác có bao nhiêu giác hệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu giác hệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu giác hệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu giác không hệ thuộc? Đáp: Tất cả đều không hệ thuộc. Bảy giác có bao nhiêu giác thuộc quá khứ, bao nhiêu giác thuộc vị lai, bao nhiêu giác thuộc hiện tại? Bao nhiêu giác không thuộc quá khứ, không thuộc vị lai, không thuộc hiện tại? Đáp: Tất cả đều gồm ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Thế nào là Niệm giác quá khứ? Đáp: Nếu niệm giác sinh rồi diệt, gọi là niệm giác quá khứ. Niệm giác vị lai là gì? Đáp: Niệm giác chưa sinh, chưa phát ra, gọi là niệm giác vị lai. Hỏi: Thế nào là niệm giác hiện tại? Đáp: Niệm giác sinh chưa diệt, gọi là niệm giác hiện tại. Trạch pháp giác cho đến xả giác, cũng như vậy. ---------------------- <詞>Phẩm 7: PHẨM BẤT THIỆN CĂN THUỘC PHẦN VẤN Hỏi: Có bao nhiêu căn bất thiện? Đáp: Có ba. Những gì là ba? Đáp: Căn bất thiện tham, căn bất thiện sân, căn bất thiện si. Hỏi: Thế nào là căn bất thiện tham? Đáp: Trông mong gọi là căn bất thiện tham. Căn bất thiện tham là gì? Đáp: Ái, hỷ trong năm dục, ái sắc vừa ý, dục nhiễm nối tiếp nhau. Nhãn thức ái hỷ sắc, sắc ái vừa ý, dục nhiễm nối tiếp nhau, thức xúc của nhó, tỷ, thiệt, thân hỷ ái vừa ý, ái sắc dục nhiễm nối nhau. Dục của người khác, sắc của người khác, của cải của người khác, vợ người khác, đồng nữ của người khác mà trông mong được. Nếu tâm tham, tham đắm tương ưng với tham, trông mong ái, tức tâm nhiễm dục, nhiễm đến tột đỉnh và còn nhiều hơn nữa những pháp có thể tham. Nếu tham, tham nhiều, tham đến tận cùng, tham trông mong ái, tâm dục nhiễm, nhiễm nặng, nhiễm đến tột đỉnh nhiễm dục, đó gọi là căn bất thiện tham. Hỏi: Thế nào là căn bất thiện sân? Đáp: Phẫn nộ gọi là căn bất thiện sân. Căn bất thiện sân là gì? Đáp: Nếu ít chúng sinh, hoặc nhiều chúng sinh gây ra tổn hại, trói buộc, tạo nên mọi nỗi khốn khổ, nếu giận dữ, càng giận dữ, giận dữ đến tột đỉnh, tương ưng với căm giận, tức giận, với tâm oán ghét, hận thù nhau, không yêu thương, không xót thương, không có lợi ích cho chúng sinh và các pháp giận dữ khác. Nếu sự giận dữ, giận dữ nặng, giận dữ đến tột đỉnh, tương ưng với căm giận, tức giận, với lòng oán ghét não hại, giận dữ căm ghét nhau, không yêu thương, không xót thương, không có pháp lợi ích, gọi là căn bất thiện sân. Hỏi: Thế nào là căn bất thiện si? Đáp: Vô minh gọi là căn bất thiện si. Căn bất thiện si là gì? Đáp: Không biết khổ, tập, diệt, đạo, không biết quá khứ, không biết vị lai, không biết quá khứ, vị lai, không biết trong, không biết ngoài, không biết những lỗi lầm tai hại của vị tập, diệt, của sáu xúc nhập trong, ngoài, không biết xuất ly như thật, không biết như vậy. Không biết nghiệp báo, không biết duyên thiện, bất thiện, vô ký, đen, trắng, có duyên, không có duyên, có ánh sáng, không có ánh sáng, tạo tác, không tạo tác, thân không thân. Nếu si đoạt tâm trong pháp ấy, thì đúng là tâm bị đoạt, bị ngăn ngại che lấp tối tăm, hoang sơ, cấu uế ràng buộc tâm, ngu si, vẩn đục, vô minh, dòng chảy vô minh, vực thẳm vô minh sử vô minh, không biết, không thấy, không có giải, không có thoát, không có phương tiện và trong pháp khác, nếu si đoạt tâm, tức là tâm đã bị đoạt, bị ngăn ngại, che lấp, mờ tối, cho đến không biết, không thấy, không có giải, không có thoát, không có phương tiện, gọi là căn bất thiện si. Ba căn bất thiện có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng phải sắc? Đáp: Tất cả đều chẳng phải sắc. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn có thể thấy, bao nhiêu căn không thể thấy? Đáp: Tất cả đều không thể thấy. Ba căn bất thiện có bao nhiêu có đối, bao nhiêu không có đối? Đáp: Tất cả đều không có đối. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn Thánh, bao nhiêu căn không phải Thánh? Đáp: Tất cả đều chẳng phải Thánh. Ba căn bất thiện có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu? Đáp: Tất cả đều hữu lậu, tất cả đều có ái, tất cả đều có mong cầu, tất cả sẽ mong cầu, tất cả có nhận lấy, tất cả có vượt hơn. Ba căn bất thiện có bao nhiêu thọ lãnh, bao nhiêu không thọ lãnh? Đáp: Tất cả đều không thọ lãnh, tất cả đều là ngoài. Ba căn bất thiện có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Đáp: Tất cả đều có báo. Ba căn bất thiện có bao nhiêu tâm, bao nhiêu chẳng phải tâm? Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là tâm tương ưng, bao nhiêu căn không phải tâm tương ưng? Đáp: Tất cả đều là tâm tương ưng. Ba căn bất thiện có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở? Đáp: Tất cả đều là tâm sở. Ba căn bất thiện có bao nhiêu duyên, bao nhiêu không phải duyên? Đáp: Tất cả đều là duyên. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là tâm chung, bao nhiêu căn là tâm không chung? Đáp: Tất cả đều là tâm chung, tất cả đều tùy tâm chuyển. Ba căn bất thiện có bao nhiêu nghiệp, bao nhiêu chẳng phải nghiệp? Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp. Ba căn bất thiện có bao nhiêu nghiệp tương ưng, bao nhiêu chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Tất cả đều là nghiệp tương ưng. Ba căn bất thiện có bao nhiêu nghiệp chung, bao nhiêu nghiệp không chung? Đáp: Tất cả đều là nghiệp chung, tất đều tùy nghiệp chuyển. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn có nhân, bao nhiêu căn không có nhân? Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả có đầu mối, tất cả đều có duyên, tất cả đều là hữu vi. Ba căn bất thiện có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng biết? Đáp: Tất cả đều là thấy, biết biết như sự, tất cả thức, ý thức như sự tất cả giải, tất cả liễu. Ba căn bất thiện có bao nhiêu dứt trí biết, bao nhiêu chẳng phải dứt trí biết? Đáp: Tất cả đều là dứt trí biết, tất cả dứt. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là tu, bao nhiêu căn không phải tu? Đáp: Tất cả đều chẳng phải tu. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là chứng, bao nhiêu căn không phải chứng? Đáp: Tất cả đều là chứng, thấy biết như sự. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là thiện, bao nhiêu căn là bất thiện, bao nhiêu căn là vô ký? Đáp: Tất cả đều là bất thiện. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là hữu học, bao nhiêu căn là Vô học, bao nhiêu căn là Phi học, phi Vô học? Đáp: Tất cả đều là phi học, phi Vô học. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là báo, bao nhiêu căn là pháp báo, bao nhiêu căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Tất cả đều là pháp báo. Ba căn bất thiện có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tư duy đoạn, bao nhiêu không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của căn bất thiện tham? Đáp: Là căn bất thiện tham, là nhân của kiến đoạn, căn bất thiện tham, gọi là kiến đoạn của căn bất thiện tham. Tư duy đoạn của căn bất thiện tham là gì? Đáp: Là căn bất thiện tham, nhân tư duy đoạn của căn bất thiện tham, gọi là tư duy đoạn của căn bất thiện tham. Căn bất thiện sân, si cũng như vậy. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu căn lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu căn lệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Có Hai căn là thuộc cõi Dục, một căn gồm ba phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc. Hai căn lệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Căn bất thiện tham, căn bất thiện sân, gọi là hai căn lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là một căn gồm ba phần: hoặc là thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Căn bất thiện si gọi là một căn gồm ba phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc. Căn bất thiện si lệ thuộc cõi Dục là sao? Đáp: Căn bất thiện si hữu lậu, dục lậu, gọi là lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là căn bất thiện si lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Căn bất thiện si hữu lậu, sắc lậu, gọi là lệ thuộc cõi Sắc. Căn bất thiện si lệ thuộc cõi Vô sắc là sao? Đáp: Căn bất thiện si hữu lậu, vô sắc lậu, gọi là lệ thuộc cõi Vô sắc. Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn quá khứ, bao nhiêu căn vị lai, bao nhiêu căn hiện tại, bao nhiêu căn không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Tất cả đều gồm ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Thế nào là căn bất thiện tham quá khứ? Đáp: Căn bất thiện tham, sinh rồi diệt, gọi là quá khứ. Căn bất thiện tham vị lai là gì? Đáp: Căn bất thiện tham chưa sinh, chưa phát ra, gọi là vị lai. Hỏi: Thế nào là căn bất thiện tham hiện tại? Đáp: Căn bất thiện tham sinh chưa diệt, gọi là hiện tại. Căn bất thiện sân, si cũng như vậy. --------------------- <詞>Phẩm 8: PHẨM THIỆN CĂN THUỘC PHẦN VẤN Hỏi: Có bao nhiêu căn thiện? Đáp: Có ba. Hỏi: Những gì là ba? Đáp: Căn thiện vô tham, căn thiện vô sân, căn thiện vô si. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô tham? Đáp: Không mong mỏi gọi là căn thiện vô tham (căn thiện không có tham). Căn thiện vô tham là gì? Đáp: Tâm có thể chịu đựng lìa tham, gọi là căn thiện vô tham. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô tham? Đáp: Dục nhiễm của ái sắc vừa ý, hỷ ái trong năm dục nối tiếp nhau. Ái hỷ sắc của nhãn thức, dục nhiễm của ái sắc vừa ý nối tiếp nhau. Ái hỷ xúc của nhãn thức, dục nhiễm của ái sắc vừa ý nối tiếp nhau cho đến nhó, tỷ, thiệt thân thức cũng vậy. Dục của người khác, sắc của người khác, của cải, thê, thiếp, con gái, vật cần dùng của người khác, không trông mong được, không tham, tâm không vướng bận, không tham mong mỏi, không yêu, không nhiễm dục, không là tâm dục nhiễm nặng, cuối cùng không nhiễm dục và pháp khác, không tham, không tham nữa, cuối cùng không tham, không trông mong, không ái, không dục nhiễm, không dục nhiễm lại, rốt ráo không tham, không trông mong, không ái, không dục nhiễm, không dục nhiễm lại, rốt ráo không dục nhiễm, gọi là căn thiện vô tham. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô sân? Đáp: Tâm có thể chịu đựng, lìa giận dữ, gọi là căn thiện vô sân. Hỏi: Căn thiện vô sân là sao? Đáp: Tâm chịu đụng được lìa sân, gọi là gốc thiện vô sân. Hỏi: Thế nào là gốc thiện vô sân Đáp: Nếu ít chúng sinh, nhiều chúng sinh, chúng sinh này không gây tổn hại, không đóng nhốt, không trói buộc, không gây ra mọi nỗi khổ, không giận, không lại giận, rốt ráo tâm không giận, không nên giận, không phẫn nộ, không giận tức, không oán ghét, tâm không não loạn, không oán ghét nhau, thương xót, làm lợi ích cho chúng sinh, và các pháp khác, không giận dữ, không còn giận dữ, rốt ráo tâm không giận dữ, không nên giận dữ, không phẫn nộ, không giận tức, không oán ghét, tâm không não loạn, không giận dữ, không oán ghét nhau, thương xót, làm lợi ích cho chúng sinh, gọi là căn thiện vô sân. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si? Đáp: Lìa vô minh gọi là căn thiện vô si. Căn thiện vô si là gì? Đáp: Tâm chịu đựng được lìa si, gọi là căn thiện vô si. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si? Đáp: Biết khổ, tập, diệt, đạo, biết quá khứ, biết vị lai, biết quá khứ, vị lai, biết trong, biết ngoài, biết trong, ngoài, nhận biết lỗi lầm tai hại của vị tập, diệt, thuộc sáu xúc nhập, nhận biết xuất ly như thật, biết như thế. Biết nghiệp báo, biết duyên, biết thiện, bất thiện, vô ký, biết đen, trắng, có duyên, không có duyên, có ánh sáng, không có ánh sáng, làm, không làm, thân, không thân. Trong pháp quá khứ, không có si, không đoạt, không đoạt tâm, không tương ưng, không ngăn ngại, không che lấp, không mờ tối, không có rối loạn, không có triền buộc ràng, tâm không si mê, không vẩn đục, sáng suốt, ánh sáng ngọn lửa soi rọi tri kiến, phương tiện giải thoát, huệ nhãn, huệ căn, huệ lực, trạch pháp, chính giác, chính kiến. Va trong pháp khác, không có si, không đoạt, không đoạt tâm, tương ưng với không có chướng ngại, không có che lấp, không có tối tăm, cho đến chính giác, chính kiến, gọi là căn thiện vô si. Ba căn thiện có bao nhiêu căn sắc, bao nhiêu căn chẳng phải sắc? Đáp: Tất cả đều chẳng phải sắc. Ba căn thiện có bao nhiêu căn có thể thấy, bao nhiêu căn không thể thấy? Đáp: Tất cả đều không thể thấy. Ba căn thiện, bao nhiêu căn có đối, bao nhiêu căn không có đối? Đáp: Tất cả đều không có đối. Ba căn thiện có bao nhiêu Thánh, bao nhiêu chẳng phải Thánh? Đáp: Hai căn chẳng phải Thánh, một căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh. Hai căn chẳng phải Thánh là gì? Đáp: Căn thiện vô tham, căn thiện vô sân, đó gọi là hai căn chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là một căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh? Đáp: Căn thiện vô si gọi là một căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh. Căn thiện vô si chẳng phải Thánh là sao? Đáp: Căn thiện vô si là hữu lậu, gọi là căn thiện vô si chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si chẳng phải Thánh? Đáp: Căn thiện vô si của phi học, phi Vô học, gọi là căn thiện vô si chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si của Thánh? Đáp: Căn thiện vô si vô lậu, gọi là căn thiện vô si của Thánh. Căn thiện vô si của Thánh là sao? Đáp: Tín căn tương ưng với căn thiện vô si, gọi là căn thiện vô si của bậc Thánh. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si của bậc Thánh? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, Kiên tín, Kiên pháp, và người, ở đường khác, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, xa lìa phiền não. Người kiến học hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán, hoặc thú hướng, hoặc không có si, gọi là căn thiện vô si của bậc Thánh. Hữu lậu, vô lậu, có ái, không có ái, có mong cầu, không có mong cầu, sẽ nhận lấy, không phải sẽ nhận lấy, có nhận lấy, không có nhận lấy, có vượt hơn, không có vượt hơn, cũng như vậy. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là thọ, bao nhiêu căn chẳng phải thọ? Đáp: Tất cả đều chẳng phải thọ, tất cả đều là ngoài. Ba căn thiện bao nhiêu căn có báo, bao nhiêu căn không có báo? Đáp: Hai căn có báo, một căn có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỏi: Thế nào là hai căn có báo? Đáp: Vô tham, vô sân là hai căn có báo. Một căn hai gồm phần: hoặc có báo, hoặc không có báo là gì? Đáp: Căn thiện Vô si gọi là một căn có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si có báo? Đáp: Pháp báo của căn thiện vô si gọi là có báo của căn thiện vô si. Căn thiện vô si có báo là gì? Đáp: Người Hữu học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Nếu thật là người hoặc thú hướng, hoặc không có si, gọi là căn thiện vô si có báo. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si không có báo? Đáp: Báo của căn thiện vô si gọi là căn thiện vô si không có báo. Căn thiện vô si không có báo là gì? Đáp: Người kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn, như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc cõi không có si, gọi là căn thiện vô si không có báo. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là tâm, bao nhiêu căn chẳng phải tâm? Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm. Ba căn thiện có bao nhiêu tâm tương ưng, bao nhiêu chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Tất cả đều là tâm tương ưng. Ba căn thiện có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở? Đáp: Tất cả đều là tâm sở. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là duyên, bao nhiêu căn không phải duyên? Đáp: Tất cả đều là duyên. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là tâm chung, bao nhiêu căn là tâm không chung? Đáp: Tất cả đều là tâm chung, tất cả đều tùy tâm chuyển. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là nghiệp, bao nhiêu căn chẳng phải nghiệp? Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là nghiệp tương ưng, bao nhiêu căn chẳng phải nghiệp tương ưng? Đáp: Tất cả đều là nghiệp tương ưng. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là nghiệp chung, bao nhiêu căn chẳng phải nghiệp chung? Đáp: Tất cả đều là nghiệp chung, tất cả đều tùy nghiệp chuyển. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là nhân, bao nhiêu căn chẳng phải nhân? Đáp: Tất cả đều là nhân. Ba căn thiện bao nhiêu căn có nhân, bao nhiêu căn không có nhân? Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả có đầu mối, tất cả có duyên, tất cả đều là hữu vi. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là biết, bao nhiêu căn không biết? Đáp: Tất cả đều là biết, như sự thấy biết. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là thức, bao nhiêu căn không phải thức? Đáp: Tất cả đều là thức, ý thức như sự nhận thức, tất cả giải, tất cả đều rõ biết. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là dứt trí biết, bao nhiêu căn không phải dứt trí biết? Đáp: Tất cả đều chẳng phải dứt trí biết, tất cả đều chẳng phải dứt. tu? Ba căn thiện có bao nhiêu căn là tu, bao nhiêu căn không phải Đáp: Tất cả đều là tu. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là chứng, bao nhiêu căn không phải chứng? Đáp: Tất cả đều là chứng, như sự thấy biết. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là thiện, bao nhiêu căn là phi thiện, bao nhiêu căn là vô ký? Đáp: Tất cả đều là thiện. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là học, bao nhiêu căn là Vô học, bao nhiêu phi học, phi Vô học? Đáp: Hai căn là phi học, phi Vô học, một căn gồm ba phần: hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là hai căn phi học, phi Vô học? Đáp: Vô tham, vô sân gọi là hai căn phi học, phi Vô học. Thế nào là một căn gồm ba phần, hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học? Đáp: Căn thiện vô si gọi là một căn gồm ba phần: hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si học? Đáp: Căn thiện vô si, nếu Thánh phi Vô học, gọi là căn thiện vô si học. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si học? Đáp: Là tín căn tương ưng với căn thiện vô si. Căn thiện vô si học là gì? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn, như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Nếu thật là người hoặc thú hướng, hoặc căn thiện vô si, gọi là căn thiện vô si học. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si Vô học? Đáp: Căn thiện vô si, nếu là Thánh phi học, đó gọi là căn thiện vô si Vô học. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si Vô học? Đáp: Tín căn của Vô học tương ưng với căn thiện vô si, gọi là căn thiện vô si Vô học. Căn thiện vô si Vô học là gì? Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được pháp của bậc Thánh, tu đạo, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc cõi không có si, gọi là căn thiện vô si Vô học. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si phi học, phi Vô học? Đáp: Là căn thiện vô si chẳng phải bậc Thánh, gọi là căn thiện vô si phi học, phi Vô học. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là báo, bao nhiêu căn là pháp báo, bao nhiêu căn là không phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Có hai căn là pháp báo, một căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo. Hỏi: Thế nào là hai căn là pháp báo? Đáp: Vô tham, vô sân gọi là hai pháp báo. Một căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo là gì? Đáp: Căn thiện vô si là một căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của căn thiện vô si? si. Đáp: Căn thiện vô si không có báo, gọi là báo của căn thiện vô Hỏi: Thế nào là báo của căn thiện vô si? Đáp: Người Kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa- môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc thú hướng không có si, gọi là báo của căn thiện vô si. Hỏi: Thế nào là pháp báo của căn thiện vô si? Đáp: Căn thiện vô si có báo, gọi là pháp báo của căn thiện vô si. Pháp báo của căn thiện vô si là gì? Đáp: Người Hữu học lìa kiết sử tâm Thánh nhập đạo Thánh, bậc Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Nếu thật là người hoặc hướng về không có si, gọi là pháp báo của căn thiện vô si. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là kiến đoạn, bao nhiêu căn là tư duy đoạn, bao nhiêu căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Ba căn thiện có bao nhiêu nhân của kiến đoạn, bao nhiêu nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Ba căn thiện có bao nhiêu căn là lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu căn là lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu lệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu căn không lệ thuộc? Đáp: Hai căn lệ thuộc cõi Dục, một căn gồm bốn phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là hai căn lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Vô tham, vô sân gọi là hai căn lệ thuộc cõi Dục. Thế nào là một căn gồm bốn phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc? Đáp: Căn thiện vô si gọi là một căn gồm bốn phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc. Căn thiện vô si lệ thuộc cõi Dục là gì? Đáp: Căn thiện vô si hữu lậu, dục lậu, gọi là lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Căn thiện vô si hữu lậu, sắc lậu, gọi là lệ thuộc cõi Sắc. Căn thiện vô si lệ thuộc cõi Vô sắc là gì? Đáp: Căn thiện vô si hữu lậu, vô sắc lậu, gọi là lệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si không lệ thuộc? Đáp: Căn thiện vô si vô lậu của bậc Thánh, gọi là không lệ thuộc. Ba căn thiện có bao nhiêu căn quá khứ, bao nhiêu căn vị lai, bao nhiêu căn hiện tại, bao nhiêu căn không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Tất cả đều gồm ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tai. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô tham quá khứ? Đáp: Căn thiện vô tham sinh, rồi diệt, gọi là quá khứ. Căn thiện vô tham vị lai là gì? Đáp: Căn thiện vô tham chưa sinh, chưa phát ra, gọi là vị lai. Hỏi: Thế nào là căn thiện vô tham hiện tại? Đáp: Căn thiện vô tham sinh mà chưa diệt, gọi là hiện tại. Căn thiện vô sân, vô si cũng vậy. --------------------- <詞>Phẩm 9: PHẨM ĐẠI THUỘC PHẦN VẤN Hỏi: Có bao nhiêu đại? Đáp: Có bốn. Bốn đại ấy là gì? Đáp: Địa, thủy, hỏa, phong đại. Hỏi: Thế nào là địa đại? Đáp: Có hai thứ địa đại: Địa đại bên trong, và địa đại bên ngoài. Địa đại bên trong là thế nào? Đáp: Nếu trong thân tách riêng phần cứng, thọ nhận phần cứng như: xương, răng, móng, tóc, lông, da tươi đẹp, da thịt, gân, lá lách, thận, gan, phổi, tim, ruột, dạ dày, đại tràng, tiểu tràng, bụng lớn, bụng nhỏ, phân cứt. Thân này và trong những phần khác của thân thọ nhận phần cứng gọi là địa đại phần trong. Địa đại bên ngoài là thế nào? Đáp: Ngoài thân này, không phải thọ nhận phần cứng, như là: tính chất đồng, sắt, chì, thiếc, bạch lạp, vàng, bạc, chân châu, lưu ly, vỏ ốc, bích ngọc, san hô, bảo bối, ngọc châu, cát, đá, đất, ruộng muối, đá, phân, rác, tro, đất đai, cỏ, cây, nhánh, lá, cọng, lóng và không phải thọ nhận chất cứng ngoài khác, gọi là địa đại bên ngoài. Địa đại bên trong, địa đại bên ngoài như thế, gọi là địa đại. Hỏi: Thế nào là thủy đại? Đáp: Có hai thứ thủy đại: thủy đại bên trong và thủy đại bên ngoài. Thủy đại bên trong là gì? Đáp: Thọ nhận bên trong thân như: nước, mồ hôi, nước miếng, đàm dãi, mật, gan, mỡ, tủy, não, mỡ lá, nước mắt, nước mũi, mủ, máu, tiểu tiện và trong những phần khác của thân có thọ nhận sự thấm ướt v.v…, gọi là thủy đại bên trong. Thủy đại bên ngoài là thế nào? Đáp: Ngoài những chất nước không phải trong thân thọ nhận như: bỏ dầu, bơ sống, hắc mật, thạch mật, sữa, lạc, rượu cất, rượu mía, rượu mật, và nước, chất béo, ngoài khác, không phải trong thân thọ nhận, gọi là thủy đại bên ngoài. Thủy đại bên trong, thủy đại bên ngoài như thế, gọi là thủy đại. Hỏi: Thế nào là hỏa đại? Đáp: Có hai thứ hỏa đại: hỏa đại bên trong, và hỏa đại bên ngoài. Hỏa đại bên trong là gì? Đáp: Là phần nóng, chịu nóng ở trong thân, như hơi nóng có thể đốt, hơi nóng trong thân như ăn, uống, tiêu hóa v.v… và những phần khác trong thân có nhận tính nóng này, gọi là hỏa đại bên trong. Hỏa đại bên ngoài là thế nào? Đáp: Ngoài những phần nóng, chịu nóng thọ nhận trong thân là nhiệt của lửa, nhiệt lượng của mặt trời, nhiệt của ngọc châu, nhiệt của nhà, nhiệt của tường, nhiệt của núi, hơi nóng của lúa, nhiệt của cỏ, nhiệt của gỗ, nhiệt của phân, nước tiểu bò và nhiệt lượng của thứ khác không phải trong thân thọ nhận, gọi là hỏa đại bên ngoài. Hỏa đại bên trong, hỏa đại bên ngoài như thế, gọi là hỏa đại. Hỏi: Thế nào là phong đại? Đáp: Có hai thứ phong đại: phong đại bên trong và phong đại bên ngoài. Hỏi: Thế nào là phong đại bên trong? Đáp: Thân thọ nhận gió: gió trên, gió dưới, gió theo khớp xương, gió xoắn hai chân, gió trong gân cốt, gió thở ra gió thở vào, và những phần khác trong thân riêng thọ nhận gió, gọi là phong đại bên trong. Hỏi: Thế nào là phong đại bên ngoài? Đáp: Gió ngoài không phải trong thân thọ nhận: gió Đông, gió Nam, gió Tây, gió Bắc, gió có bụi xen lẫn, gió không có bụi xen lẫn, gió lạnh, gió nóng, gió đen, gió, gió xoáy, ẩm ướt, gió của đất chuyển động và gió ngoài khác không phải trong thân thọ nhận, gọi là phong đại bên ngoài. Phong đại bên trong, và phong đại bên ngoài như thế, gọi là phong đại. Bốn đại có bao nhiêu đại là sắc, bao nhiêu đại chẳng phải sắc? Đáp: Tất cả đều là sắc. Bốn đại có bao nhiêu đại có thể thấy, bao nhiêu đại không thể thấy? Đáp: Tất cả đều không thể thấy. Bốn đại có bao nhiêu có đối, bao nhiêu không có đối? Đáp: Tất cả đều có đối. Bốn đại, có bao nhiêu đại là Thánh, bao nhiêu đại chẳng phải Thánh? Đáp: Tất cả đều chẳng phải Thánh. Bốn đại có bao nhiêu đại hữu lậu, bao nhiêu đại vô lậu? Đáp: Tất cả đều hữu lậu, tất cả có ái, tất cả có mong cầu, tất cả sẽ nhận lấy, tất cả có nhận lấy, tất cả có vượt hơn. Bốn đại có bao nhiêu đại là thọ, bao nhiêu đại chẳng phải thọ? Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là thọ của địa đại? Đáp: Địa đại nếu bên trong là thọ của địa đại. Thọ của địa đại là gì? Đáp: Pháp nghiệp của địa đại, báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã gọi là thọ của địa đại. Hỏi: Thế nào là địa đại chẳng phải thọ? Đáp: Địa đại bên ngoài, gọi là địa đại chẳng phải thọ. Thủy, hỏa, phong đại cũng như thế. Bốn đại bao nhiêu đại có báo, bao nhiêu đại không có báo? Đáp: Tất cả đều không có báo. Bốn đại có bao nhiêu đại là tâm, bao nhiêu đại không phải tâm? Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm. Bốn đại có bao nhiêu đại là tâm tương ưng, bao nhiêu đại không phải tâm tương ưng? Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm tương ưng. Bốn đại có bao nhiêu đại là tâm sở, bao nhiêu đại chẳng phải tâm sở? Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm sở. Bốn đại có bao nhiêu đại duyên, bao nhiêu đại không phải duyên? Đáp: Tất cả đều không phải duyên. Bốn đại có bao nhiêu đại là tâm chung, bao nhiêu đại tâm không chung? Đáp: Tất cả đều là tâm không chung, tất cả đều không tùy tâm chuyển. Bốn đại có bao nhiêu đại là nghiệp, bao nhiêu đại không phải nghiệp? Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp. Bốn đại có bao nhiêu đại là nghiệp tương ưng, bao nhiêu đại không phải nghiệp tương ưng? Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp tương ưng. Bốn đại, có bao nhiêu đại là nghiệp chung, bao nhiêu đại không phải nghiệp chung? Đáp: Tất cả đều là nghiệp không chung, tất cả đều không tùy nghiệp chuyển. Bốn đại có bao nhiêu đại là nhân, bao nhiêu đại không phải nhân? Đáp: Tất cả đều là nhân. Bốn đại có bao nhiêu đại có nhân, bao nhiêu đại không có nhân? Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả đều có đầu mối, tất cả đều có duyên, tất cả đều hữu vi. Bốn đại có bao nhiêu đại là biết, bao nhiêu đại không biết? Đáp: Tất cả đều là biết, như sự thấy biết. Bốn đại có bao nhiêu đại là thức, bao nhiêu đại không phải thức? Đáp: Tất cả đều là thức, như sự nhận thức, tất cả liễu, như sự thấy biết. Bốn đại có bao nhiêu đại là dứt trí biết, bao nhiêu đại không phải dứt trí biết? Đáp: Tất cả đều chẳng phải dứt trí biết. Bốn đại có bao nhiêu đại là tu, bao nhiêu đại không phải tu? Đáp: Tất cả đều chẳng phải tu. Bốn đại có bao nhiêu đại là chứng, bao nhiêu đại không phải chứng? Đáp: Tất cả đều là chứng, như sự thấy biết. Bốn đại có bao nhiêu đại là thiện, bao nhiêu đại là bất thiện, bao nhiêu đại là vô ký? Đáp: Tất cả đều vô ký. Bốn đại có bao nhiêu đại là học, bao nhiêu đại là Vô học, bao nhiêu đại là Phi học, phi Vô học? Đáp: Tất cả đều phi học, phi Vô học. Bốn đại có bao nhiêu đại là báo, bao nhiêu đại là pháp báo, bao nhiêu đại không phải báo, không phải pháp báo? Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là báo của địa đại? Đáp: Thọ của địa đại, gọi báo của địa đại. Báo của địa đại là gì? Đáp: Pháp nghiệp của địa đại là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã gọi là báo của địa đại. Hỏi: Thế nào là địa đại chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Địa đại bên ngoài, gọi địa đại chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Thủy, hỏa, phong đại cũng như thế. Bốn đại có bao nhiêu đại là kiến đoạn, bao nhiêu đại là tư duy đoạn, bao nhiêu đại không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Bốn đại có bao nhiêu đại là nhân của kiến đoạn, bao nhiêu đại là nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu đại không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều gồm ba phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Thế nào là nhân kiến đoạn của địa đại? Đáp: Nếu là pháp báo kiến đoạn của địa đại, gọi là nhân của kiến đoạn của địa đại. Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của địa đại? Đáp: Pháp báo nhân tư duy đoạn của địa đại, gọi là nhân tư duy đoạn của địa đại. Thế nào là chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn của đại địa ? Đáp: Địa đại, báo của pháp thiện chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn của đại địa. Thủy, hỏa, phong đại cũng như thế. Bốn đại có bao nhiêu đại lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu đại lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu đại lệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu đại không lệ thuộc? Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là địa đại lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Địa đại hữu lậu, dục lậu, gọi là lệ thuộc cõi Dục. Địa đại lệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Địa đại hữu lậu, sắc lậu, gọi là lệ thuộc cõi Sắc. Thủy, hỏa, phong đại cũng như vậy. Bốn đại có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại? tại. Đáp: Tất cả đều có ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện Hỏi: Thế nào là địa đại quá khứ? Đáp: Địa đại sinh rồi diệt, gọi là quá khứ. Địa đại vị lai ra sao? Đáp: Là địa đại chưa sinh, chưa phát ra, gọi là vị lai. Địa đại hiện tại là thế nào? Đáp: Địa đại sinh chưa diệt, gọi là hiện tại. Thủy đại, hỏa đại, phong đại cũng như vậy. ----------------------- <詞>Phẩm 10: PHẨM ƯU-BÀ-TẮC THUỘC PHẦN VẤN Hỏi: Là Ưu-bà-tắc chăng? Đáp: Phải. Là Ưu-bà-tắc của ai? Đáp: Là Ưu-bà-tắc của Phật. Là Phật nào? Đáp: Phật Thích Ca Mâu Ni. Cái gì huân tập (hun đúc) Ưu-bà-tắc này? Đáp: Là pháp. Pháp nào? Đáp: Lìa dục. Lìa dục là gì? Đáp: Diện tận. Diệt tận là gì? Đáp: Là Niết-bàn. Có những điều kiện nào mới được gọi là Ưu-bà-tắc? Đáp: Nếu người nam có các căn đầy đủ, tâm không lầm lẫn, không bị khổ ép ngặt, muốn làm Ưu-bà-tắc, hướng về tâm tôn thượng, hướng về tâm ấy làm chính, dựa vào sự buông xả người kia được tâm hỷ lạc. Pháp luân của Phật kia chưa xoay chuyển, chưa có chúng tăng, người kia miệng thọ lãnh hai giáo: Quy y Phật, quy y Pháp. Thọ nhận hai ngữ này rồi, liền được gọi là Ưu-bà-tắc, như kệ nói: Lìa phiền não sử nhơ Chứng thường tịch bậc nhất Hàng phục xứng vô lượng Nói cho Đề-vị kia Quy Phật và quy Pháp Báu vô thượng lìa nhơ, Chưa có báu thứ ba Dạy cho nương hai báu. Không bị dục tổn hại Đại tiên không bỏn sẻn nghĩa pháp này nên thế Đại tiên không hủy tăng. Bánh xe Pháp đã xoay, tức là có Thánh chúng, tức nói ba ngữ. Miệng thọ lãnh ba giáo: Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Thọ nhận ba ngữ này rồi, liền được gọi là Ưu-bà-tắc, như Đức Phật đã nói: Chốn quy y rất nhiều: Núi non và cây cối Vườn rừng và thần, thảy Đó do khổ ép ngặt Quy này không yên ổn Quy này không là trên Không quy y chỗ này Lìa được tất cả khổ Quy y Phật, Pháp, Tăng chính quán bốn chân đế: Khổ do nơi tập sinh, Năng diệt trừ khổ, tập Tám đường chính yên ổn Sẽ đến nơi cam lộ Quy đây an vui nhất Quy này là trên hết Quy y ở chốn này Lìa được tất cả khổ! Hỏi: Ưu-bà-tắc có bao nhiêu giới? Đáp: Có năm. Năm giới ấy là gì? Năm giới đó là: Trọn đời không sát sinh, là giới Ưu-bà-tắc. Trọn đời không trộm cắp, là giới Ưu-bà-tắc. Trọn đời không tà dâm, là giới Ưu-bà-tắc. Trọn đời không nói dối, là giới Ưu-bà-tắc. Trọn đời không uống rượu, là giới Ưu-bà-tắc. Năm giới Ưu-bà-tắc ấy, vâng giữ trọn đời, không được trái phạm. Phạm vi giữ giới Ưu-bà-tắc? Đáp: Nếu Ưu-bà-tắc đối với năm giới này, thường gìn giữ giới, bảo hộ giới mà hành, gần gũi mà hành, hành không thiếu, hành không rối loạn, hành không vẩn đục, hành không lẫn lộn thuận theo giới mà hành, được như thế, gọi là Ưu-bà-tắc giữ giới, như kệ nói: Người trí thường giữ giới Hy vọng được ba vui Tôn trọng, được lợi ích Sau được vui cõi trời Thấy những chốn như thế Người trí luôn lìa ác Lợi căn giữ giới tịnh Thường được vui bậc nhất. Hỏi: Thế nào là sát sinh? Đáp: Nếu nghó là chúng sinh, cố tình đoạn mạng sống chúng sinh, khi chúng chưa đến lúc chết, hoặc đến lúc chết mà chưa chết. Nếu bảo người khác giết, đoạn mạng sống chúng sinh chớ để sống sót. Người này bảo, người khác nghe rồi, diệt chúng sinh kia chết lăn ra đất. Thân nghiệp, miệng nghiệp như thế là chúng sinh nầy cố đoạn mạng sống chúng sinh, sẽ đoạn, và đoạn bất cứ lúc nào( bất định). Đó là nghiệp sát sinh. Nếu người làm nghiệp ấy, gọi là người sát sinh. Hỏi: Thế nào là giới Ưu-bà-tắc không sát sinh? Đáp: Nếu đối với nghiệp sát kia, không ưa, xa lìa không làm, giữ gìn không trái phạm, đoạn trừ tận gốc, dứt bỏû bất thiện, có thể nhẫn chịu thực hành điều thiện, gọi là không sát sinh, là giới Ưu-bà-tắc, như Phật đã nói: Không giết cũng không dạy Cũng không khuyên người giết Các định và sợ hãi Cùng với danh tiếng lớn Với tất cả chúng sinh Bỏ hết các đao, gậy. Hỏi: Thế nào là không cho mà lấy? Đáp: Nếu có người, không cho mà lấy, hoặc trong thôn xóm, hoặc ở núi, đầm không cho, mà tâm, lấy vật của người. Nếu cùng người khác làm, nếu cùng giao kết với giặc cướp, lấy vật của người, tưởng khởi tâm trộm cắp, hy vọng ưa thích, giữ làm của mình. Thân nghiệp, miệng nghiệp như thế, đi lấy, đến lấy, lìa chỗ cũ, dời đến chỗ khác, xé rách cờ hiệu che chắn, vượt khỏi biên giới. Nghiệp ấy là không cho mà lấy. Nếu người làm nghiệp đó, gọi là người không cho mà lấy. Thế nào không trộm là giới Ưu-bà-tắc? Đáp: Đối với nghiệp trộm kia, không ưa thích, xa lìa, không làm, giữ giới không phạm, dứt bỏ tận gốc, bỏ việc làm bất thiện, thực hành việc thiện, gọi là không trộm cắp, giới của Ưu-bà-tắc, như Đức Phật đã nói: Không trộm, cũng không dạy Không lấy, không mang đi Không khuyên người khác lấy Lìa không cho mà lấy. Hỏi: Thế nào là tà dâm? Đáp: Nếu có kẻ tà hạnh, đối với người có cha, mẹ giữ gìn, anh, em, chị em gái giữ gìn, pháp tự giữ gìn, dòng họ giữ gìn, bà con giữ gìn, người thân tín giữ gìn, cho đến giữ gìn tràng hoa. Nếu ngủ chung với người ấy qua đêm, hoặc cùng làm pháp dâm dục hoặc hành dân ở chỗ phi đạo với vợ mình, thì nghiệp ấy là tà hạnh. Nếu người làm nghiệp ấy gọi là người tà hạnh. Hỏi: Thế nào không tà dâm là giới Ưu-bà-tắc? Nếu không ưa nghiệp kia, xa lìa không làm, giữ giới không phạm, dứt bỏ tận gốc, bỏ việc bất thiện, thực hành việc thiện, gọi là không tà dâm, là giới Ưu-bà-tắc, như Đức Phật đã nói: Lìa hạnh dâm, bất tịnh, Quán dục như hầm lửa Dù chưa thể lìa dục, Cũng không phạm vợ người. Hỏi: Thế nào là nói dối? Đáp: Nếu có người nói dối, hoặc trong chúng, trong bạn, trong bà con thân thuộc, trong cõi người cao quý, trước mặt vua chúa, thay họ làm chứng, biết sao nói vậy, người kia không biết, nói biết, biết nói không thấy, biết, nói không thấy, không thấy, nói thấy. Nếu tự làm vì người khác làm, nếu vì của cải ở trong chúng, cố tình nói dối, che giấu sự chịu đựng, che giấu điều mình muốn, những gì mình biết, điều mình đã tưởng, che giấu sự hiểu biết trong tâm, không thấy, nói thấy, thấy nói không thấy, không nghe, nói nghe, nghe nói không nghe, không hay nói hay, hay nói không hay, không biết, nói biết, nhận thức nói không biết. Trước, muốn nói dối, khi nói, biết mình nói dối, nói rồi, biết nói dối. Ý lừa dối như thế là vì của cải, nếu tập hợp tất cả những âm thanh, câu từ, ngôn ngữ được miệng thể hiện như thế là nghiệp nói dối. Nếu người hành vi nghiệp ấy gọi là người nói dối. Thế nào không nói dối là giới Ưu-bà-tắc? Đáp: Đối với nghiệp nói dối kia, không ưa, xa lìa không làm, giữ giới không trái phạm, dứt bỏ tận gốc, từ bỏ việc bất thiện, thực hành điều thiện, gọi là không nói dối, là giới của Ưu-bà-tắc, như Đức Phật đã nói: Hoặc bạn, hoặc trong chúng Các thứ không nói dối Không nói, không khuyên nói Lìa tất cả luống dối. Hỏi: Thế nào là chỗ uống rượu, buông thả lung? Đáp: Nếu có chỗ uống rượu buông thả. Nếu rượu rượu nồng rượu mía, rượu nho, rượu mật và rượu vật khác. Nếu uống rượu, nếu yêu thích rượu, rưới rượu, cho đến dùng lá cỏ nếm một giọt, nghiệp ấy là chỗ uống rượu, buông lung. Nếu làm nghiệp ấy, gọi là người buông lung uống rượu buông lung. Thế nào là không uống rượu, không buông lung, là giới của Ưu- bà-tắc? Đáp: Nếu không ưa nghiệp uống rượu kia, xa lìa không làm, giữ giới không phạm, dứt bỏ tận gốc, buông bỏ bất thiện, thực hành điều thiện, gọi là chỗ không uống rượu, không buông lung, là giới của Ưu- bà-tắc, như Đức Phật đã nói. Thánh dạy nên bỏ rượu Cũng đừng cho người rượu Không uống, không khuyên uống Biết chỗ buông lung ấy Biết nẻo bất thiện này Người ngu, kiêu ngạo thế Biết chỗ đó bất thiện Giới đức, tự ngăn ngừa Không giết, cũng không trộm Lời thật, không uống rượu Pháp không dâm, dứt dục Phi thời không ăn đêm Khiêm cung không giường cao Vui dứt nghe, chỉ quán Không tràng hoa, xoa hương Tám trai giới như thế, Tùy theo lúc giữ trai, Người trí tùy thực thí Cúng dường tăng thức, ăn Không buông lung, tham đắm Cúng dường cho cha, mẹ Như pháp, cầu của cải Để tự tu nghiệp nhà, Được sinh trời Nhật Quang. Năm giới có bao nhiêu giới là sắc, bao nhiêu giới không phải sắc? Đáp: Tất cả đều là sắc. Năm giới có bao nhiêu giới có thể thấy, bao nhiêu giới không thể thấy? Đáp: Tất cả đều không thể thấy. Năm giới có bao nhiêu giới có đối, bao nhiêu giới không có đối? Đáp: Tất cả đều không có đối. Năm giới có bao nhiêu giới thuộc Thánh, bao nhiêu giới không thuộc Thánh? Đáp: Tất cả đều chẳng phải Thánh. Năm giới có bao nhiêu giới là hữu lậu, bao nhiêu giới là vô lậu? Đáp: Tất cả đều là hữu lậu, tất cả có ái, tất cả có mong cầu. Tất cả sẽ nhận lấy, tất cả có nhận lấy, tất cả có vượt hơn. Năm giới có bao nhiêu giới là thọ, bao nhiêu giới không phải thọ? tâm? Đáp: Tất cả đều chẳng phải thọ, tất cả đều là bên ngoài. Năm giới có bao nhiêu giới có báo, bao nhiêu giới không có báo? Đáp: Tất cả đều có báo. Năm giới có bao nhiêu giới là tâm, bao nhiêu giới chẳng phải Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm. Năm giới có bao nhiêu giới là tâm tương ưng, bao nhiêu giới không phải tâm tương ưng? Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm tương ưng. Năm giới có bao nhiêu giới là tâm sở, bao nhiêu giới không phải tâm sở? Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm sở. Hỏi: Năm giới có bao nhiêu giới là duyên, bao nhiêu giới chẳng phải duyên? Đáp: Tất cả đều chẳng phải duyên. Năm giới có bao nhiêu giới là tâm chung, bao nhiêu giới là tâm không chung? Đáp: Tất cả đều là tâm không chung, tất cả đều không tùy tâm chuyển. Năm giới có bao nhiêu giới là nghiệp, bao nhiêu giới không phải nghiệp? Đáp: Tất cả đều là nghiệp. Năm giới có bao nhiêu giới là nghiệp tương ưng, bao nhiêu giới không phải nghiệp tương ưng? Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp tương ưng. Năm giới có bao nhiêu giới là nghiệp chung, bao nhiêu giới không phải nghiệp chung? Đáp: Tất cả đều là nghiệp không chung, tất cả đều không tùy nghiệp chuyển. Năm giới có bao nhiêu giới là nhân, bao nhiêu giới không phải nhân? Đáp: Tất cả đều là nhân. Năm giới có bao nhiêu giới có nhân, bao nhiêu giới không có nhân? Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả đều có đầu mối, tất cả đều có duyên, tất cả đều là hữu vi. Năm giới có bao nhiêu giới là biết, bao nhiêu giới không biết? Đáp: Tất cả đều là biết, như sự thấy biết. Năm giới có bao nhiêu giới là thức, bao nhiêu giới không phải thức? Đáp: Tất cả đều là thức, ý thức như sự nhận thức, tất cả đều giải (hiểu), tất cả rõ biết (thấu rõ). Năm giới có bao nhiêu giới là dứt trí biết, bao nhiêu giới không phải dứt trí biết? Đáp: Tất cả đều chẳng phải dứt trí biết. Năm giới có bao nhiêu giới là tu, bao nhiêu giới không phải tu? Đáp: Tất cả đều là tu. Năm giới có bao nhiêu giới là chứng, bao nhiêu giới không phải chứng? Đáp: Tất cả đều là chứng, thấy biết như sự. Năm giới có bao nhiêu giới là thiện, bao nhiêu giới là bất thiện, bao nhiêu giới là vô ký? Đáp: Tất cả đều là thiện. Năm giới có bao nhiêu giới là học, bao nhiêu giới là Vô học, bao nhiêu giới là phi học, phi Vô học? Đáp: Tất cả đều là phi học, phi Vô học. Năm giới có bao nhiêu giới là báo, bao nhiêu giới là pháp báo, bao nhiêu giới không phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Tất cả đều là pháp báo. Năm giới có bao nhiêu giới là kiến đoạn, bao nhiêu giới là tư duy đoạn, bao nhiêu giới không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Năm giới có bao nhiêu giới là nhân của kiến đoạn, bao nhiêu giới là nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu giới không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Tất cả đều chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Năm giới có bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu giới không hệ thuộc? Đáp: Tất cả đều lệ thuộc cõi Dục. Năm giới có bao nhiêu giới thuộc quá khứ, bao nhiêu giới thuộc vị lai, bao nhiêu giới thuộc hiện tại, bao nhiêu giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Tất cả đều có ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Thế nào là giới không sát ở quá khứ? Đáp: Giới không sát, sinh rồi diệt, gọi là quá khứ. Giới không sát ở vị lai là gì? Đáp: Giới không sát chưa sinh, chưa phát ra, gọi là vị lai. Hỏi: Thế nào là giới không sát ở hiện tại? Đáp: Giới không sát sinh, sinh chưa diệt, gọi là hiện tại, cho đến giới không uống rượu, không buông lung, cũng như vậy. (Phần hỏi có 10 phẩm, xong)  <卷>QUYỂN 7 <詞>Phẩm 1: PHẨM GIỚI THUỘC VỀ PHẦN PHI VẤN Giới sắc, giới chẳng phải sắc; giới có thể thấy, giới không thể thấy; giới có đối, giới không có đối; giới Thánh, giới chẳng phải Thánh; giới hữu lậu, giới vô lậu; giới có ái, giới không có ái; giới có cầu, giới không có cầu; giới sẽ nhận lấy, giới không phải sẽ nhận lấy; giới có lấy, giới không có lấy; giới có hơn, giới không có hơn; giới có thọ, giới không có thọ; giới nội, giới ngoại; giới có báo, giới không có báo; giới tâm, giới chẳng phải tâm; giới của tâm tương ưng, giới chẳng phải tâm tương ưng; giới tâm sở, giới chẳng phải tâm sở; giới duyên, giới không phải duyên; giới tâm chung, giới chẳng phải tâm chung; giới tùy tâm chuyển, giới không tùy tâm chuyển; giới nghiệp, giới không phải nghiệp; giới của báo nghiệp, giới chẳng phải báo nghiệp; giới của nghiệp tương ưng, giới không phải nghiệp tương ưng; giới không phải nghiệp tương ưng, không phải nghiệp tương ưng; giới của nghiệp chung, giới của nghiệp không chung; giới tùy nghiệp chuyển, giới không phải tùy nghiệp chuyển; giới là nhân, giới không phải nhân; giới có nhân, giới không có nhân; giới có đầu mối, giới không có đầu mối; giới có duyên, giới không có duyên; giới hữu vi, giới vô vi; giới trí, giới không phải trí; giới thức, giới không phải thức; giới giải, giới không phải giải; giới liễu, giới phi liễu; giới dứt trí biết, giới chẳng phải dứt trí biết; giới dứt, giới không phải dứt; giới tu, giới không phải tu; giới chứng, giới không phải chứng; giới Niết-bàn hữu dư, giới Niết-bàn vô dư; giới thiện, giới bất thiện, giới vô ký; giới học, giới Vô học, giới phi học, phi Vô học; giới báo, giới pháp báo, giới không phải báo, giới chẳng phải pháp báo; giới kiến đoạn, giới tư duy đoạn, giới chẳng phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn; giới của nhân kiến đoạn, giới của nhân tư duy đoạn, giới chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn; giới thấp, giới trung bình, giới cao vượt hơn; giới thô, giới tế, giới vi, giới phát, giới sắc, giới vượt qua; giới huân tập, giới giữ gìn, giới xuất, giới dứt, giới lìa dục, giới diệt; giới dục, giới sắc, giới vô sắc; giới sắc, giới chẳng phải sắc, giới diệt, giới ba xuất, giới quá khứ, giới vị lai, giới hiện tại; giới chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại; giới của cảnh giới quá khứ, giới của cảnh giới vị lai, giới của cảnh giới hiện tại, giới của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại; giới lệ thuộc cõi Dục, giới lệ thuộc cõi Sắc, giới lệ thuộc cõi Vô sắc, giới không lệ thuộc. Giới sắc, giới thọ, giới tưởng, giới hành, giới thức; giới năm xuất, giới sáu xuất, giới địa, giới thủy, giới hỏa, giới phong, giới không, giới thức, giới vui, giới khổ, giới hỷ, giới ưu, giới xả, giới vô minh, giới dục, giới giận dữ, giới hại, giới xuất, giới không giận dữ, giới không hại, giới ánh sáng, giới tịnh, giới sắc, giới Không xứ, giới Thức xứ, giới bất dụng xứ, giới Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, mười tám giới. Hỏi: Thế nào là pháp của giới sắc? Đáp: Nếu sắc thì đó gọi là giới sắc. Chẳng phải pháp của giới sắc là gì? Đáp: Chẳng phải sắc, gọi là giới chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là giới có thể thấy? Đáp: Sắc nhập, gọi là giới có thể thấy. Giới không thể thấy ra sao? Đáp: Trừ sắc nhập, pháp khác gọi là giới không thể thấy. Hỏi: Thế nào là giới có đối? Đáp: Mười sắc nhập, gọi là giới có đối. Giới không có đối là gì? Đáp: Ý nhập, pháp nhập, gọi là giới không có đối. Hỏi: Thế nào là giới Thánh? Đáp: Nếu pháp vô lậu, gọi là giới Thánh. Chẳng phải giới Thánh là gì? Đáp: Nếu pháp hữu lậu, gọi là giới chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là giới hữu lậu? Đáp: Nếu pháp có ái, gọi là giới hữu lậu. Giới vô lậu là gì? Đáp: Nếu pháp không có ái gọi là giới vô lậu. Hỏi: Thế nào là giới có ái? Đáp: Nếu pháp có mong cầu gọi là giới có ái. Hỏi: Thế nào là giới không có ái? Đáp: Nếu pháp không có mong cầu gọi là giới không có ái. Giới có mong cầu là thế nào? cầu. lấy. lấy. hơn. Đáp: Nếu pháp sẽ nhận lấy, gọi là giới có cầu mong. Giới không có mong cầu là gì? Đáp: Nếu pháp không phải sẽ nhận lấy, gọi là giới không có mong Hỏi: Thế nào là giới sẽ nhận lấy? Đáp: Nếu pháp có nhận lấy gọi là giới sẽ nhận lấy. Hỏi: Thế nào là giới không phải sẽ nhận lấy? Đáp: Nếu pháp không có nhận lấy gọi là giới không phải sẽ nhận Giới có nhận lấy là gì? Đáp: Nếu pháp có vượt hơn gọi là giới có nhận lấy. Hỏi: Thế nào là giới không có nhận lấy? Đáp: Nếu pháp không có vượt hơn, gọi là giới không có nhận Giới có vượt hơn là gì? Đáp: Nếu pháp có nhận lấy gọi là giới có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là giới không có vượt hơn? Đáp: Nếu pháp không có nhận lấy, gọi là giới không có vượt Giới có vượt hơn là gì? Đáp: Nếu giới pháp có giới khác nhiệm mầu vượt hơn ở trên, gọi là giới có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là giới không có vượt hơn? Đáp: Nếu giới pháp không có giới khác, nhiệm màu vượt hơn, vượt qua trên, gọi là giới không có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là giới của thọ? Đáp: Nếu là pháp trong, gọi là giới thọ. Chẳng phải giới của thọ là gì? Đáp: Nếu pháp ngoài gọi là giới chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là giới trong? Đáp: Nếu pháp thọ gọi là giới trong. Giới ngoài là gì? Đáp: Nếu pháp chẳng phải thọ đó gọi là giới ngoài. Hỏi: Thế nào là giới có báo? Đáp: Nếu pháp của pháp báo, gọi là giới có báo. Giới không có báo là gì? Đáp: Nếu pháp báo, hoặc chẳng phải pháp báo gọi là giới không có báo. Hỏi: Thế nào là giới tâm? Đáp: Ý nhập, gọi là giới tâm. Hỏi: Thế nào là giới chẳng phải tâm? Đáp: Trừ ý nhập, pháp khác gọi là giới chẳng phải tâm. Giới của tâm tương ưng là gì? Đáp: Nếu pháp tâm sở gọi là giới của tâm tương ưng. Hỏi: Thế nào là giới chẳng phải tâm tương ưng? Đáp: Nếu pháp chẳng phải tâm sở, gọi là giới chẳng phải tâm tương ưng. Giới của tâm sở là gì? Đáp: Trừ tâm, pháp duyên khác gọi là giới tâm sở. Giới chẳng phải tâm sở là thế nào? Đáp: Nếu pháp không phải duyên và tâm, gọi là giới chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là giới duyên? Đáp: Nếu pháp nhận lấy tướng và tâm, gọi là giới của duyên. Giới không phải duyên là gì? Đáp: Trừ tâm, chẳng phải pháp tâm sở khác, gọi là giới không phải duyên. Hỏi: Thế nào là giới của tâm chung? Đáp: Nếu pháp tùy tâm chuyển thì tâm chung sinh trụ chung, diệt chung, gọi là giới của tâm chung. Giới chẳng phải tâm chung là gì? Đáp: Nếu pháp không tùy tâm chuyển thì tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, gọi là giới của tâm không chung. Hỏi: Thế nào là giới của tùy tâm chuyển? Đáp: Nếu pháp do tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, thì gọi là giới tùy tâm chuyển. Giới không tùy tâm chuyển là gì? Đáp: Nếu pháp là tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, thì gọi là giới không tùy tâm chuyển. Hỏi: Thế nào là giới nghiệp? Đáp: Thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp, gọi là giới nghiệp. Giới chẳng phải nghiệp là thế nào? Đáp: Trừ thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp, pháp khác, gọi là giới chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là giới của báo nghiệp? Đáp: Nếu pháp thiện, hoặc báo của pháp thiện, thì gọi là giới của báo nghiệp. Giới chẳng phải báo nghiệp là gì? Đáp: Nếu pháp báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là giới chẳng phải nghiệp báo. Hỏi: Thế nào là giới tương ưng với nghiệp? Đáp: Nếu giới pháp tương ưng với “Tư” gọi là giới tương ưng nghiệp. Hỏi: Thế nào là giới không phải tương ưng với nghiệp? Đáp: Nếu pháp không phải tương ưng với “Tư” gọi là giới không phải tương ưng với nghiệp. Hỏi: Thế nào là tương ưng của chẳng phải nghiệp chẳng phải là giới tương ưng với chẳng phải nghiệp? Đáp: Tư gọi là tương ưng của chẳng phải nghiệp không phải giới tương ưng của chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là giới của nghiệp chung? Đáp: Nếu pháp tùy nghiệp chuyển thì nghiệp chung sinh, trụ chung, diệt chung, gọi là giới của nghiệp chung. Giới của nghiệp không chung là gì? Đáp: Nếu pháp không tùy nghiệp chuyển thì nghiệp không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, gọi là giới của nghiệp không chung. Hỏi: Thế nào là giới của tùy nghiệp chuyển? Đáp: Nếu pháp do nghiệp chung sinh, trụ chung, diệt chung, gọi là giới tùy nghiệp chuyển. Giới không tùy nghiệp chuyển là gì? Đáp: Nếu pháp là nghiệp thì không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, gọi là giới không tùy nghiệp chuyển. Hỏi: Thế nào là giới của nhân? Đáp: Nếu pháp duyên, hoặc pháp không phải duyên có báo, hoặc pháp không phải duyên, trừ đắc quả, còn lại báo thiện và bốn đại, gọi là giới của nhân. Chẳng phải giới của nhân là gì? Đáp: Nếu pháp chẳng phải duyên, không có báo, thì nghiệp không chung, được quả, gọi là chẳng phải giới của nhân. Hỏi: Thế nào là giới có nhân? Đáp: Nếu pháp có đầu mối gọi là giới có nhân. Giới không có nhân là gì? Đáp: Nếu pháp không có đầu mối đó gọi là giới không có nhân. Hỏi: Thế nào là giới có đầu mối? Đáp: Nếu pháp có duyên, gọi là giới có đầu mối. Giới không có đầu mối là gì? Đáp: Nếu pháp không có duyên, gọi là giới không có đầu mối. Giới có duyên là thế nào? Đáp: Nếu pháp hữu vi, gọi là giới có duyên. Giới không có duyên là gì? Đáp: Nếu pháp vô vi, gọi là giới không có duyên. Hỏi: Thế nào là giới hữu vi? Đáp: Nếu pháp có duyên gọi là giới hữu vi. Thế nào là giới vô vi? Đáp: Nếu pháp không có duyên thì gọi là giới vô vi. Hỏi: Thế nào là giới biết? Đáp: Tất cả pháp biết, như sự thấy biết, gọi là giới biết. Hỏi: Thế nào là giới chẳng biết? Đáp: Đều là giới biết. Lại nữa, nói tất cả pháp chẳng biết, như sự thấy biết, gọi là giới chẳng biết. Hỏi: Thế nào là giới thức? Đáp: Tất cả pháp thức, ý thức như sự nhận thức, đó gọi là giới thức. Chẳng phải giới thức là gì? Đáp: Đều là giới thức. Lại nữa, nói tất cả pháp không phải thức, ý thức như sự nhận thức, gọi là chẳng phải giới thức. Hỏi: Thế nào là giới giải? Đáp: Tất cả pháp giải, như sự thấy biết, gọi là giới giải. Giới không phải giải là gì? Đáp: Đều là giới giải. Lại nữa, nói Tất cả pháp không phải giải, như sự thấy biết, gọi là giới không phải giải. Hỏi: Thế nào là giới liễu? Đáp: Tất cả pháp thấu tỏ, như sự thấy biết, gọi là giới liễu (thấu tỏ). Giới không phải liễu là gì? Đáp: Đều là giới liễu, lại nữa nói: Tất cả pháp không phải liễu, như sự thấy biết, gọi là giới không phải liễu. Hỏi: Thế nào là giới dứt trí biết? Đáp: Nếu pháp bất thiện, gọi là giới dứt trí biết. Giới chẳng phải dứt trí biết là gì? Đáp: Nếu pháp thiện, hoặc vô ký, gọi là giới chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là giới dứt? Đáp: Nếu pháp bất thiện, gọi là giới dứt. Giới chẳng phải dứt là gì? Đáp: Nếu pháp thiện, hoặc vô ký, gọi là giới chẳng phải dứt. Hỏi: Thế nào là giới tu? Đáp: Nếu pháp thiện, gọi là giới tu. Giới chẳng phải tu là gì? Đáp: Nếu pháp bất thiện, vô ký, gọi là giới chẳng phải tu. Hỏi: Thế nào là giới chứng? Đáp: Tất cả pháp chứng, như sự thấy biết, gọi là giới chứng. Giới không phải chứng là gì? Đáp: Đều là giới chứng. Lại nữa, nói: Tất cả pháp không phải chứng, như sự thấy biết, gọi là giới không phải chứng. Hỏi: Thế nào là giới Niết-bàn Hữu dư? Đáp: Như Đức Thế tôn nói: Thế nào kia là giới của hai Niết-bàn? Những gì là hai thứ giới Niết-bàn hữu dư, giới Niết-bàn vô dư? Giới Niết-bàn hữu dư là gì? Đáp: Là Tỳ-kheo A-la-hán này, các lậu đã hết, việc làm đã rồi, buông bỏ gánh nặng, đạt được lợi mình, là hết phiền não hữu, chính trí được giải thoát các ấm giới, nhập, vì nghiệp duyên đời trước, mà trụ vì tâm chịu các nỗi khổ, vui, có vừa ý, không vừa ý, gọi là giới Niết-bàn hữu dư. Hỏi: Thế nào là giới Niết-bàn vô dư? Đáp: Là năm ấm của Tỳ-kheo đã diệt, năm ấm vị lai không còn nối nhau sinh nữa, gọi là giới Niết-bàn vô dư. Giới thiện là gì? Đáp: Nếu pháp tu gọi là giới thiện. Hỏi: Thế nào là giới bất thiện? Đáp: Nếu pháp dứt, gọi là giới bất thiện. Hỏi: Thế nào là giới vô ký? Đáp: Nếu pháp thọ, hoặc pháp chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là giới vô ký. Giới học là gì? Đáp: Nếu pháp của bậc Thánh phi Vô học, gọi là giới học. Hỏi: Thế nào là giới Vô học? Đáp: Nếu pháp của bậc Thánh phi học, gọi là giới Vô học. Giới phi học, phi Vô học là thế nào? học. Đáp: Nếu pháp chẳng phải Thánh, gọi là giới phi học, phi Vô Hỏi: Thế nào là giới báo? Đáp: Nếu pháp thọ, hoặc pháp là báo thiện, gọi là giới báo. Giới của pháp báo là gì? Đáp: Nếu pháp có báo, gọi là giới của pháp báo. Hỏi: Thế nào là giới chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu pháp vô ký, không thuộc về phần ngã gọi là giới chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là giới của kiến đoạn? Đáp: Nếu pháp bất thiện, không phải tư duy đoạn, gọi là giới kiến đoạn. Hỏi: Thế nào là giới của tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp bất thiện không phải kiến đoạn, gọi là giới của Tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là giới không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp thiện, vô ký, gọi là giới chẳng phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là giới nhân của kiến đoạn? Đáp: Nếu pháp là pháp báo của kiến đoạn, gọi là giới của nhân kiến đoạn. Giới nhân của tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu pháp là tư duy đoạn, hoặc pháp là pháp báo của tư duy đoạn thì gọi là giới nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là giới nhân không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp thiện, hoặc pháp là báo của pháp thiện, hoặc pháp báo chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là giới nhân không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là giới thấp kém? Đáp: Nếu pháp bất thiện, gọi là giới thấp kém. Giới vừa chừng là gì? Đáp: Nếu pháp vô ký, gọi là giới vừa chừng. Hỏi: Thế nào là giới vượt hơn? Đáp: Nếu pháp thiện gọi là giới vượt hơn. Giới thấp kém là sao? Đáp: Nếu pháp bất thiện, hoặc pháp vô ký, gọi là giới thấp kém. thô. Hỏi: Thế nào là giới vừa chừng? Đáp: Nếu pháp chẳng phải Thánh thiện, gọi là giới vừa chừng. Giới vượt hơn là gì? Đáp: Nếu pháp của bậc Thánh vô lậu, gọi là giới vượt hơn. Hỏi: Thế nào là giới thô? Đáp: Nếu pháp lệ thuộc cõi Dục, lệ thuộc cõi Sắc, gọi là giới Giới tế là gì? Đáp: Nếu pháp lệ thuộc Không xứ, lệ thuộc Thức xứ, lệ thuộc Bất dụng xứ, hoặc không lệ thuộc, đều gọi là giới tế. Hỏi: Thế nào là giới vi? Đáp: Nếu pháp lệ thuộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là giới vi. Lại nữa, giới thô, nếu pháp lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc Không xứ, hoặc lệ thuộc Thức xứ, hoặc lệ thuộc Bất dụng xứ, gọi là giới thô. Lại nữa, giới tế, nếu pháp không lệ thuộc, gọi là giới tế. Thế nào là giới vi? Đáp: Nếu pháp lệ thuộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là giới vi. Hỏi: Thế nào là giới phát? Đáp: Tiến, nếu phát chính, phát sinh khởi xúc chứng, gọi là giới phát. Giới xuất là gì? Đáp: Tiến, nếu tiến rộng, chưa vượt qua, đó gọi là giới xuất. Hỏi: Thế nào là giới vượt qua? Đáp: Nếu tinh tiến vượt qua, vượt qua rộng, đã vượt qua, đó gọi là giới độ. Hỏi: Thế nào là giới siêng năng? Đáp: Giới của sức siêng năng, gọi là giới siêng năng. Giới trì là gì? Đáp: Giới trì của Tổng trì, gọi là giới trì. Hỏi: Thế nào là giới xuất? Đáp: Giới xuất của xuất, gọi là giới xuất. Lại nữa, giới siêng năng, nghĩa là siêng năng, tinh tiến. Thế nào là tinh tiến? Đáp: Nếu thân, tâm xuất phát vượt qua, dụng tâm không lui sụt, với sức siêng năng, chính tiến, gọi là giới siêng năng. Lại nữa, giới trì, nghĩa là niệm. Thế nào là niệm? Đáp: Như pháp đã nghe, đã thực hành, gìn giữ pháp đó, giữ gìn chân chính cho tồn tại, tưởng không quên, niệm niệm nối nhau, gọi là giới trì. Lại nữa, giới xuất, nghĩa là buông bỏ hết tất cả lậu, dứt ái, nhập Niết-bàn, gọi là giới xuất. Hỏi: Thế nào là giới dứt? Đáp: Nếu Tỳ-kheo ở chỗ vắng trong rừng cây, như thế, quán hành ác báo ác của thân, báo đời nay, báo đời sau, bỏ hành ác của thân, tu việc thiện của thân. Như thế, quán hành ác báo ác của miệng, ý, báo đời nay, báo đời sau, bỏ hành ác của miệng, ý, tu hành điều thiện của miệng, ý, gọi là giới dứt. Giới lìa dục là thế nào? Đáp: Ái hết, lìa dục, Niết-bàn, gọi là giới lìa dục. Hỏi: Thế nào là giới diệt? Đáp: Ái hết, lìa diệt, đạt Niết-bàn, gọi là giới diệt. Hỏi: Thế nào là cõi Dục? Đáp: Nếu phần của sắc, thọ, tưởng, hành, thức từ đại địa ngục A- tỳ lên đến trời Tha Hóa Tự Tại gọi là cõi Dục. Hỏi: Thế nào là cõi sắc? Đáp: Nếu phần của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, từ Phạm thiên đến tầng trời A-ca-nị-trá gọi là cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là cõi Vô sắc? Đáp: Nếu phần của thọ, tưởng, hành, thức, từ tầng trời Không xứ, đến tầng trời Phi tưởng Phi phi tưởng xứ gọi là cõi Vô sắc. Cõi sắc là gì? Đáp: Nếu pháp sắc gọi là cõi sắc. Hỏi: Thế nào là cõi không phải sắc? Đáp: Trừ hai diệt, còn lại là giới của pháp chẳng phải sắc, gọi là giới chẳng phải sắc. Hỏi: Thế nào là giới diệt? Đáp: Hai diệt: Trí duyên diệt, phi trí duyên diệt, gọi là giới diệt. Hỏi: Thế nào là giới ba xuất? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Giới ba xuất. Những gì là giới ba xuất? Là ra khỏi dục đến sắc, ra khỏi sắc đến vô sắc, nếu đã tạo ra, đã tập, diệt, gọi là ra khỏi. Ra khỏi dục đến sắc là gì? Nếu duyên dục sinh hữu lậu, nhiệt cháy sém không có trong sắc kia, nói là ra khỏi dục đến sắc. Sao nói là ra khỏi sắc đến vô sắc? Nếu duyên sắc sinh hữu lậu, nhiệt cháy sém không có trong vô sắc kia, nói là ra khỏi sắc đến vô sắc. Nói đã tạo ra, đã tập, diệt là gì? Nếu duyên hành sinh hữu lậu, nhiệt cháy sém không có trong Niết-bàn kia, thì nói là cái tạo ra đã tập, diệt, nói là xuất, gọi là giới ba xuất. Hỏi: Thế nào là giới quá khứ? Đáp: Nếu pháp sinh rồi diệt, gọi là giới quá khứ. Hỏi: Thế nào là giới vị lai? Đáp: Nếu pháp chưa sinh chưa phát ra, gọi là giới vị lai. Hỏi: Thế nào là giới hiện tại? Đáp: Nếu pháp chưa diệt, gọi là giới hiện tại. Hỏi: Thế nào là giới chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại? Đáp: Nếu pháp vô vi gọi là giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Giới của cảnh giới quá khứ là gì? Đáp: Tư duy quá khứ, nếu pháp sinh, gọi là giới của cảnh giới quá khứ. Hỏi: Thế nào là giới của cảnh giới vị lai? Đáp: Tư duy vị lai, nếu pháp chưa sinh, gọi là giới của cảnh giới vị lai. Giới của cảnh giới hiện tại là gì? Đáp: Tư duy pháp hiện tại, nếu pháp sinh thì gọi là giới của cảnh giới hiện tại. Hỏi: Thế nào là giới không phải cảnh giới quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Tư duy không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, nếu pháp sinh thì gọi là giới không phải cảnh giới quá khứ, không phải cảnh vị lai, không phải cảnh hiện tại. Hỏi: Thế nào là giới lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Nếu pháp hữu lậu, dục lậu, gọi là giới lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là giới lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Nếu pháp sắc lậu hữu lậu thì gọi là giới lệ thuộc cõi Sắc. Giới lệ thuộc cõi Vô sắc là sao? Đáp: Nếu pháp vô sắc lậu hữu lậu, thì gọi là giới lệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là giới không lệ thuộc? Đáp: Nếu giới pháp của bậc của bậc Thánh vô lậu, gọi là giới không lệ thuộc. Hỏi: Giới sắc là sao? Đáp: Sắc ấm gọi là giới sắc. Hỏi: Giới thọ là sao? Đáp: Thọ ấm gọi là giới thọ. Giới tưởng là gì? Đáp: Tưởng ấm gọi là giới tưởng. Hỏi: Thế nào là giới hành? Đáp: Hành ấm gọi là giới hành. Giới thức là gì? Đáp: Thức ấm gọi là giới thức. Hỏi: Thế nào là giới năm xuất? Đáp: Như Đức Thế tôn nói: Giới năm xuất. Năm giới ấy là: Lúc Tỳ-kheo nghó đến dục, tâm không hướng dục, không thanh tịnh, không dừng lại, không hiểu, nghó đến xuất, tâm xuất. Tâm hướng đến thanh, trụ, giải, tâm thiện, chí thiện, điều phục thiện tu tâm. Nếu đối với dục, khởi lên hiểu, duyên dục sinh ra nhiệt cháy sém hữu lậu, hiểu rồi bỏ không thọ nhận đau khổ ấy, gọi là giới xuất dục. Lại nữa, Tỳ-kheo lúc nghó đến sự giận dữ, tâm không hướng vì giận dữ không thanh tịnh, không dừng lại, không hiểu. Tâm niệm không giận dữ, tâm hướng đến thanh tịnh, dừng lại, hiểu biết, tâm thiện, chí thiện, điều hòa thiện, tu tâm. Nếu đối với cơn giận dữ, khởi lên hiểu duyên của cơn giận dữ sinh ra sức nóng cháy sém, hiểu rồi lìa, không thọ nhận đau khổ ấy, gọi là giới phát ra giận dữ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó đến hại, khi nghó đến hại, tâm không hướng về hại không thanh tịnh, không dừng lại, không hiểu. Niệm không hại, tâm không hại, hướng đến thanh tịnh, dừng lại, hiểu biết, tâm thiện, chí thiện, điều hòa thiện, tu tâm. Nếu đối với hại, khởi lên hiểu, duyên theo hại, sinh ra sức nóng cháy sém hữu lậu, hiểu rồi bỏ không thọ nhận khổ ấy, gọi là giới xuất hại. Lại nữa, Tỳ-kheo! Lúc nghó đến sắc, tâm không hướng sắc không thanh tịnh, không dừng lại, không hiểu. Niệm vô sắc, vô sắc tâm hướng đến thanh tịnh, dừng lại, giải thoát, tâm thiện, chí thiện, điều hòa thiện, tu tâm, đối với sắc, khởi lên hiểu, duyên theo sắc, sinh ra nhiệt cháy sém hữu lậu, hiểu rồi lìa bỏ, không nhận khổ ấy, gọi là giới xuất sắc. Lại nữa, Tỳ-kheo! Lúc nghó đến thân mình, tâm không hướng thân mình không thanh tịnh, không dừng lại, không giải. Nghó đến thân mình diệt, diệt thân mình, tâm hướng đến thanh tịnh, dừng lại, giải thoát, tâm thiện, chí thiện điều hòa thiện, tu tâm. Nếu đối với thân mình, khởi lên hiểu, duyên thân mình sinh ra sức nóng cháy sém hữu lậu, hiểu rồi bỏ, không nhận khổ ấy, gọi là giới xuất tự thân, gọi là năm giới xuất. Hỏi: Thế nào là sáu giới xuất? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói “Sáu giới xuất, như Tỳ-kheo hướng Tỳ-kheo kia nói rằng: Tỳ-kheo! Tâm từ, giải của tôi gần gũi, thường tu học, tạo ra thừa, tạo ra vật, nhận thức cẩn thận, tinh tiến tốt đẹp, tôi bị tâm giận dữ che lấp! Vị Tỳ-kheo kia trách Tỳ-kheo này: Thầy đừng nói như thế! Chớ chê bai Đức Thế Tôn, chê bai Thế Tôn không tốt, Đức Thế Tôn là không nói như thế. Tỳ-kheo! Đây không phải là chỗ hy vọng. Nếu tâm từ, giải, gần gũi, thường tu học rồi, tạo ra thừa, tạo ra vật rồi, cẩn thận rồi, nhận thức rồi, tinh tiến tốt đẹp rồi. Nếu bị tâm giận dữ che lấp thì không có việc đó! Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo! Ra khỏi tâm giận dữ, tâm khéo từ giải hoặc thường tu học, vô lượng. Lại nữa, Tỳ-kheo này hướng Tỳ-kheo kia nói rằng: Tỳ-kheo! Tâm bi, giải của tôi, gần gũi, thường tu học, tạo ra thừa, tạo ra vật, nhận thức cẩn thận, tinh tiến tốt, vì tôi đã bị tâm hại che lấp! Vị Tỳ-kheo kia trách vị Tỳ-kheo này: Thầy đừng nói như thế! Đừng chê bai Đức Thế Tôn, chê bai Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không nói như thế. Tỳ-kheo! Đây không phải là chỗ hy vọng. Nếu tâm bi, giải, gần gũi, thường tu học rồi, tạo ra thừa, tạo ra vật rồi, cẩn thận rồi, nhận thức rồi, tinh tiến tốt rồi mà bị hại che lấp tâm thì không có việc ấy. Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo ra khỏi tâm hại, hoặc tâm bi, giải, nếu thường tu học, vô lượng. Lại nữa, Tỳ-kheo hướng về Tỳ-kheo kia nói rằng: Tâm hỷ, giải của tôi, gần gũi, thường tu học, tạo ra thừa, tạo ra vật, nhận thức cẩn thận, tinh tiến tốt đẹp, vì tôi bị tâm không vui che lấp! Vị Tỳ-kheo kia trách Tỳ-kheo này rằng: Thầy! Chớ nói như thế, chớ chê bai Thế Tôn, chê bai Thế Tôn là không tốt! Đức Thế Tôn không nói như thế: Tỳ- kheo! Đây không phải là chỗ hy vọng. Nếu tâm hỷ, giải gần gũi rồi, thường tu học rồi, tạo ra thừa, tạo ra vật rồi, cẩn thận rồi, nhận thức rồi, khéo tiến tới rồi mà bị tâm không vui che lấp thì không có việc ấy. Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo ra khỏi tâm không vui. Nếu tâm hỷ, giải, khéo thường tu học, vô lượng. Lại nữa, Tỳ-kheo hướng về Tỳ-kheo kia nói rằng: Tôi đã xả, tâm giải, gần gũi thường tu học, tạo ra thừa, tạo ra vật, nhận thức cẩn thận, tinh tiến tốt đẹp, mà tôi vẫn bị tâm yêu, giận che lấp! Vị Tỳ-kheo kia trách Tỳ-kheo này: “Đừng nói như thế! Đừng chê bai Đức Thế Tôn, chê bai Đức Thế Tôn là không tốt! Đức Thế Tôn không nói như thế: Tỳ-kheo, đây không phải là chỗ hy vọng. Nếu buông bỏ, tâm giải, gần gũi, thường tu học, tạo ra thừa, tạo ra vật rồi, cẩn thận rồi, nhận thức rồi, khéo tinh tiến rồi, nếu có sự yêu, giận che lấp tâm thì không có việc đó! Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo xuất ra khỏi tâm yêu, giận, nếu xả, tâm giải, khéo tu nhiều, học vô lượng! Lại nữa, Tỳ-kheo hướng về Tỳ-kheo kia nói rằng: Tâm định Vô tưởng của tôi, gần gũi, thường tu học, tạo ra thừa, tạo ra vật, nhận thức cẩn thận, khéo tinh tiến, vì tôi có niệm, tưởng, nhận thức. Vị Tỳ-kheo kia trách Tỳ-kheo này: Thầy chớ nên nói như thế, chớ nên chê bai Đức Thế Tôn, chê bai Thế Tôn là không tốt! Đức Thế Tôn không nói như thế: Tỳ-kheo! Đây không phải là chỗ hy vọng. Nếu tâm định Vô tưởng gần gũi rồi, thường tu học rồi, tạo ra thừa, tạo ra vật rồi, cẩn thận rồi, nhận thức rồi, khéo tinh tiến rồi, nếu có niệm, tưởng nhận thức thì không có việc đó! Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo ra khỏi tất cả tưởng, nếu tâm định Vô tưởng, tu nhiều điều thiện, học vô lượng! Lại nữa, Tỳ-kheo, hướng về Tỳ-kheo kia nói rằng: Tôi đã diệt ngã và ngã sở mà vẫn còn có mũi tên nghi hoặc, che lấp tâm. Vị Tỳ- kheo kia trách Tỳ-kheo này: Thầy chớ nói như thế! Chớ chê bai Đức Thế Tôn, chê bai Đức Thế Tôn là không phải tốt, vì lẽ Đức Thế Tôn không nói như thế: Tỳ-kheo! Đây không phải là cho mong mỏi hy vọng. Nếu vì diệt ngã và ngã sở, nên như có mũi tên nghi ngờ che lấp tâm thì không có việc này, mà Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo ra khỏi mũi tên nghi ngờ, nếu dứt ngã mạn gọi là giới sáu xuất. Hỏi: Thế nào là giới địa? Đáp: Có hai giới địa: giới địa trong, và giới địa ngoài. Giới địa trong là gì? Nếu trong thân này, nhận phần cứng: xương, răng, tóc, lông, da mỏng, cơ bắp, thịt, gân, mạch, lá lách, thận, gan, phổi, tim, dạ dày, đại tràng, tiểu tràng, bụng lớn, bụng nhỏ. Phần cứng trong thân này và chỗ khác trong thân, gọi là giới địa trong. Thế nào là giới địa ngoài? Nếu ngoài, thì không phải phần nhận cứng chắc trong thân: Tính chất đồng, sắt, chì, thiếc, bạch lạp, vàng, bạc, chân châu, lưu ly, kha bối, bích ngọc, lưu ly, tiền bảo bối, châu sa, đá, cỏ, cây, cành, lá, cọng, lóng và những phần cứng ngoài khác, không phải trong thân, gọi là giới địa ngoài. Như thế, giới địa trong, giới địa ngoài, gọi là giới địa. Hỏi: Thế nào là giới thủy? Đáp: Có hai thứ giới thủy: giới thủy trong, và giới thủy ngoài. Thế nào là giới thủy trong? Nếu thọ nhận trong thân này: nước miếng, đàm dãi, nước mật, mồ hôi, nước mở của tủy, não, nước mắt, nước mũi, mủ, máu, tiểu tiện và những phần khác trong thân nhận sự thấm ướt, gọi là giới thủy trong. Thế nào là giới thủy ngoài? Nếu ngoài, không phải trong thân thọ nhận như: Dầu tô, thạch mật (đường phèn), mật thạch đen, sữa, lạc, nước lạc, rượu nồng, rượu mía, rượu mật và thủy ngoài khác không phải trong thân thọ nhận, gọi là giới thủy ngoài. Như thế, giới thủy trong, giới thủy ngoài, gọi là giới thủy. Giới hỏa là gì? Đáp: Có hai giới hỏa: giới hỏa trong, giới hỏa ngoài. Thế nào là giới hỏa trong? Nếu sức nóng của lửa thọ nhận trong thân này, nếu nhiệt năng làm cho nóng, khiến thân nóng, làm cháy sém bên trong. hăn uống, tiêu hóa các thức ăn uống v.v… và lửa được thọ nhận trong những phần khác của thân, này gọi là giới hỏa trong. Thế nào là giới hỏa ngoài? Nếu lửa ngoài không phải là nhiệt được nhận trong thân, hoặc nhiệt của lửa, nhiệt của mặt trời, nhiệt của ngọc châu, nhiệt của nhà, của tường, của núi, nhiệt của hơi lúa, nhiệt của cỏ, nhiệt của gỗ, nhiệt của phân bò, và nhiệt năng của lửa ngoài khác chẳng phải thọ nhận trong thân, gọi là giới hỏa ngoài. Như thế, giới hỏa trong, và giới hỏa ngoài, gọi là giới hỏa. Hỏi: Thế nào là giới phong? Đáp: Có hai thứ giới phong: giới phong trong, và giới phong ngoài. Giới phong trong là gì? Nếu phong được thọ nhận trong thân này, gió trên, gió dưới, gió trong các khớp, gió khoèo cả hai chân, gió trong đốt xương, gió hơi thở ra, vào, và gió được thọ nhận của những phần khác trong thân, gọi là giới phong trong. Giới phong ngoài là gì? Nếu gió ngoài không phải trong thân thọ nhận: Như gió đông tây, gió nam, bắc, gió bụi xen lẫn, gió bụi không xen lẫn, gió lạnh, gió nóng, gió đen, gió tỳ phong, gió chuyển động đất, và gió ngoài khác không phải trong thân thọ nhận, gọi là giới phong ngoài. Như thế, giới phong trong, và giới phong ngoài, gọi là giới phong. Hỏi: Thế nào là giới không? Đáp: Có hai thứ giới không: giới không trong, và giới không ngoài. Giới không trong là gì? Nếu hư không được thọ nhận trong thân này, thì không bị bốn đại che lấp. Như lỗ tai, lỗ mũi và lỗ miệng, chỗ do đã ăn uống, chỗ dừng lại của thức ăn uống, chỗ thải ra của thức ăn uống và không được thọ nhận từ các phần khác trong thân này, không bị bốn đại che lấp, gọi là giới không trong. Thế nào là giới không ngoài? Nếu không ngoài, không phải trong thân thọ nhận, không bị bốn đại che lấp: như gò nổng, giếng, bình, chậu sành, chén nhỏ, hang và khoảng không ngoài khác không phải trong thân thọ nhận, không bị bốn đại che lấp, gọi là giới không ngoài. Giới không trong, giới không ngoài như thế, gọi là giới không. Hỏi: Thế nào là giới thức? Đáp: Sáu thức thân: Nhãn thức thân, thân nhó thức, thân tỷ thức, thân thiệt thức, thân thân thức, và thân ý thức, gọi là giới thức. Hỏi: Thế nào là giới lạc? Đáp: Lạc căn nơi lạc thọ của xúc nhãn, của xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, gọi là giới lạc. Giới khổ là gì? Đáp: Khổ thọ của xúc nhãn, khổ căn của khổ thọ của xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, gọi là giới khổ. Hỏi: Thế nào là giới hỷ? Đáp: Nếu hỷ căn, lạc thọ của tâm gọi là giới hỷ. Giới ưu là gì? Đáp: Nếu ưu căn, khổ thọ của tâm, gọi là giới ưu. Hỏi: Thế nào là giới xả? Đáp: Thân, tâm phi khổ, phi lạc thọ, nghĩa là xả căn, phi khổ, phi lạc thọ của xúc nhãn, phi khổ, phi lạc thọ của xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, gọi là giới xả. Hỏi: Thế nào là giới vô minh? Đáp: Căn bất thiện si gọi là giới vô minh? Giới dục là gì? Đáp: Giới dục của dục gọi là giới dục. Hỏi: Thế nào là giới giận dữ? Đáp: Giới giận dữ của sự giận dữ, gọi là giới giận dữ. Giới hại là gì? Đáp: Giới hại của hại, gọi là giới hại. Hỏi: Thế nào là giới dục? Đáp: Nếu dục của dục, chất bẩn dục, ái dục, hỷ dục, chi dục, nhà dục, trạng thái dục, khát dục, sự cháy sém của dục, lưới dục, gọi là giới dục. Thế nào là giới giận dữ? Đáp: Nếu gây xúc não chúng sinh, xâm đoạt, hy vọng, chẳng phải dứt mạng căn, gọi là giới giận dữ. Hỏi: Thế nào là giới hại? Đáp: Nếu làm hại chúng sinh, lấn hiếp, cắt đứt mạng căn, gọi là giới hại. Hỏi: Thế nào là giới dục? Đáp: Năm dục: Yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc, nhiễm dục thường nối tiếp nhau. Mắt nhận biết sắc, yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc nhiễm dục nối tiếp nhau, tai, mũi, lưỡi thân thức tiếp xúc với yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc, nhiễm dục nối tiếp nhau. Nếu dục của người phong ấp của người, phụ nữ của người, vật của người, làm cho mình được. Nếu tham, tham nặng, tham tột cùng tương ưng với hy vọng ái dục, nhiễm nặng, dục nhiễm tột đỉnh, dục nhiễm và các pháp đáng tham khác. Nếu tham nặng, tham rốt ráo, tham hy vọng, ái dục, nhiễm nặng, dục nhiễm tột đỉnh, dục nhiễm, gọi là giới dục. Hỏi: Thế nào là giới giận dữ? Đáp: Nếu ít chúng sinh, hoặc nhiều chúng sinh, gây tổn hại cho chúng sinh này, ràng buộc khiến chúng chịu các thứ khổ. Nếu giận dữ, giận dữ trầm trọng, giận dữ cuối cùng tương ưng với cơn phẫn nộ, với lòng oán ghét, não hại, hung tợn, không thương, xót, không lợi ích, gọi là giới giận dữ. Hỏi: Thế nào là giới hại? Đáp: Nếu làm chúng sinh phiền não, dùng tay nắm gạch đá, dao, gậy và các vật xúc não khác. Như thế, khi dể, hãm hại, lấn hiếp chúng sinh với ý muốn dứt mạng, gọi là giới hại. Hỏi: Thế nào là giới xuất? Đáp: Trừ từ, bi, các pháp xuất thế tốt khác, gọi là giới xuất. Hỏi: Thế nào là giới không giận dữ? Đáp: Từ là giới không giận dữ. Giới không hại là gì? Đáp: Bi là giới không hại. Hỏi: Thế nào là giới ánh sáng? Đáp: Ánh sáng sắc, ánh sáng huệ. Ánh sáng của sắc là gì? Đáp: Ánh sáng lửa, ánh sáng mặt trời, ánh sáng mặt trăng, ánh sáng của hạt ngọc, ánh sáng của các vì sao, ánh sáng Phật, ánh sáng chúng sinh và ngoài ánh sáng được bốn đại soi sáng, gọi là ánh sáng của sắc. Ánh sáng huệ là gì? Đáp: Ba huệ: Tư tuệ, văn tuệ, tu tuệ, gọi là ánh sáng tuệ. Ánh sáng sắc, ánh sáng tuệ như thế, gọi là giới ánh sáng. Hỏi: Thế nào là giới tịnh? Đáp: Tịnh, giải thoát và sắc tịnh khác, sắc năng tịnh, vừa ý, nhìn ngắm không chán, gọi là giới tịnh. Hỏi: Thế nào là giới sắc? Đáp: Sắc nhập, sắc ấm, gọi là giới sắc. Thế nào là giới Không xứ? Đáp: Hai giới Không xứ: hoặc giới Không xứ hữu vi, hoặc giới Không xứ vô vi. Hỏi: Thế nào là giới Không xứ hữu vi? Đáp: Định của Không xứ, sinh lên cõi Không xứ. Định của Không xứ là gì? Đáp: Nếu Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thì sẽ thành tựu vô biên Không xứ. Hỏi: Thế nào là sinh lên cõi Không xứ? Đáp: Nếu gần gũi định này, vì thường tu học nên thọ, tưởng, hành, thức thuộc phần ngã của bốn hạng Không xứ thiên gọi là sinh lên cõi Không xứ. Định Không xứ như thế, sinh Không xứ như thế, gọi là giới Không xứ hữu vi. Giới Không xứ vô vi là gì? Đáp: Nếu dùng trí dứt, giới Không xứ nếu dứt, đó gọi là Không xứ. Giới Thức xứ vô vi, giới bất dụng xứ, giới Phi tưởng Phi phi tưởng xứ cũng như thế. Hỏi: Thế nào là mười tám giới? Đáp: Giới nhãn, giới sắc, nhãn thức giới, giới nhó, giới thanh, giới nhó thức, giới tỷ, giới hương, giới tỷ thức, giới thiệt, giới vị, giới thiệt thức, giới thân, giới xúc, thân thức giới, giới ý, giới pháp, giới ý thức, gọi là mười tám giới. ---------------------- <詞>Phẩm 2: PHẨM NGHIỆP THUỘC PHẦN PHI VẤN Nghiệp tư, nghiệp tư dó, nghiệp cố tạo, nghiệp không phải cố tạo, nghiệp nhận lấy, nghiệp không phải nhận lấy, nghiệp nhận lấy phần ít, nghiệp nhận lấy phần nhiều. Nghiệp thành thục, nghiệp không thành thục; nghiệp sắc, nghiệp chẳng phải sắc, nghiệp có thể thấy, nghiệp không thể thấy; nghiệp có đối, nghiệp không có đối; nghiệp Thánh, nghiệp chẳng phải Thánh; nghiệp hữu lậu, nghiệp vô lậu; nghiệp có ái, nghiệp không có ái; nghiệp có mong cầu, nghiệp không có mong cầu; nghiệp sẽ nhận, nghiệp không phải sẽ nhận; nghiệp có nhận lấy, nghiệp không có nhận lấy; nghiệp có vượt hơn, nghiệp không có vượt hơn; nghiệp thọ, nghiệp chẳng phải thọ; nghiệp trong, nghiệp ngoài; nghiệp có báo, nghiệp không có báo; nghiệp của tâm tương ưng, nghiệp chẳng phải tâm tương ưng; nghiệp của tâm sở, nghiệp của chẳng phải tâm sở; nghiệp duyên, nghiệp không phải duyên; nghiệp của tâm chung, nghiệp của tâm không chung; nghiệp tùy tâm chuyển, nghiệp không tùy tâm chuyển; nghiệp tương ưng với phi nghiệp, phi phi nghiệp tương ưng với phi nghiệp, nghiệp tương ưng, nghiệp chung, nghiệp chẳng phải chung, nghiệp tùy, nghiệp chuyển, nghiệp không tùy nghiệp chuyển, nghiệp nhân, nghiệp chẳng phải nhân, nghiệp có nhân, nghiệp có đầu mối, nghiệp có duyên, nghiệp hữu vi, nghiệp biết, nghiệp chẳng biết, nghiệp thức, nghiệp phi thức, nghiệp giải, nghiệp không phải giải, nghiệp liễu, nghiệp phi liễu, nghiệp dứt trí biết, nghiệp chẳng phải dứt trí biết, nghiệp dứt, nghiệp chẳng phải dứt, nghiệp tu, nghiệp chẳng phải tu, nghiệp chứng, nghiệp không phải chứng, nghiệp giáo, nghiệp không phải giáo, nghiệp thân có giáo có giáo, vô giáo của thân, nghiệp miệng có giáo vô giáo, nghiệp thân, nghiệp miệng, nghiệp ý, nghiệp giới, nghiệp không có giới, nghiệp chẳng phải giới, nghiệp chẳng phải không có giới, nghiệp của giới thân, không có giới, chẳng phải giới, chẳng phải không không có giới, nghiệp của giới miệng, không có giới, chẳng phải giới, chẳng phải không có giới, nghiệp của giới ý, không có giới, chẳng phải giới, không phải không có giới, nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp vô ký; nghiệp học, nghiệp Vô học, nghiệp phi học, phi Vô học; nghiệp báo, nghiệp của pháp báo, nghiệp chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo; nghiệp của kiến đoạn, nghiệp của tư duy đoạn, nghiệp không phải kiến đoạn, nghiệp không phải tư duy đoạn; nghiệp nhân của kiến đoạn, nghiệp nhân của tư duy đoạn, nghiệp nhân không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn; nghiệp thấp kém, nghiệp ở giữa, nghiệp vượt hơn; nghiệp thô, nghiệp tế, nghiệp vi; nghiệp lạc thọ, nghiệp khổ thọ; nghiệp xả thọ, nghiệp lạc thọ, nghiệp khổ thọ, nghiệp phi khổ, phi lạc thọ, nghiệp hỷ xứ, nghiệp ưu xứ, nghiệp xả xứ, nghiệp hỷ xứ, nghiệp ưu xứ, nghiệp không phải hỷ, không phải ưu xứ, nghiệp hiện pháp thọ, nghiệp sinh thọ, nghiệp hậu thọ, nghiệp cho vui, nghiệp nhổ gốc khổ, nghiệp cho không khổ, không vui, nghiệp quả vui, nghiệp quả Khổ, nghiệp quả không khổ, không vui, nghiệp báo vui, nghiệp báo khổ, nghiệp báo không khổ, không vui, nghiệp quá khứ, nghiệp vị lai, nghiệp hiện tại, nghiệp của cảnh giới quá khứ, nghiệp của cảnh giới vị lai, nghiệp của cảnh giới hiện tại, nghiệp của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, nghiệp lệ thuộc cõi Dục, nghiệp lệ thuộc cõi Sắc, nghiệp lệ thuộc cõi Vô sắc, nghiệp không lệ thuộc. Bốn nghiệp, bốn nghiệp thọ, năm sợ sệt, năm oán, năm vô gián. Nghiệp năm giới vượt qua năm giới, nhân tham, nghiệp nhân giận dữ, nghiệp nhân si; nghiệp của nhân không tham, nghiệp của nhân không giận dữ, nghiệp của nhân không si; nghiệp hướng đến địa ngục, nghiệp hướng đến súc sinh, nghiệp hướng đến ngạ quỷ, nghiệp hướng đến cõi người, nghiệp hướng đến cõi trời, nghiệp hướng đến Niết-bàn. Bảy pháp bất thiện, bảy pháp thiện, tám Thánh ngữ, không phải tám Thánh ngữ. Thân nghiệp, miệng nghiệp ý nghiệp nhân tham; thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp nhân giận dữ; thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp nhân si; thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp. Thân thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp nhân không tham. Thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp nhân không giận dữ; thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp nhân không si. Mười nghiệp đạo bất thiện, mười nghiệp đường thiện, mười pháp thành tựu, đọa địa ngục nhanh như giáo đâm, mười pháp thành tựu, sinh lên cõi trời, nhanh như giáo đâm, hai mươi pháp thành tựu, đọa địa ngục, nhanh chóng như giáo đâm. Hai mươi pháp thành tựu sanh lên cõi trời nhanh như giáo đâm ba mươi pháp thành tựu, đọa địa ngục nhanh như giáo đâm, ba mươi pháp thành tựu, sinh lên cõi trời, nhanh như giáo đâm; bốn mươi pháp thành tựu, đọa địa ngục nhanh như giáo đâm; bốn mươi pháp thành tựu, sinh lên cõi trời, nhanh như giáo đâm. Hỏi: Thế nào là nghiệp tư? Đáp: Ý nghiệp, gọi là nghiệp tư. Nghiệp tư dó là gì? Đáp: Thân nghiệp, miệng nghiệp, gọi là nghiệp tư dó. Hỏi: Thế nào là nghiệp cố tạo ra? Đáp: Nếu nghiệp cố ý tạo thì sẽ nhận lãnh báo, gọi là nghiệp cố tạo ra. Nghiệp không cố tạo là gì? Đáp: Nếu nghiệp không cố tạo thì sẽ không nhận báo, gọi là nghiệp không cố tạo ra. Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ? Đáp: Nếu nghiệp có báo gọi là nghiệp thọ. Thế nào là nghiệp chẳng phải thọ? Đáp: Nếu nghiệp không có báo, gọi là nghiệp chẳng phải thọ. Lại nữa, nghiệp thọ, nếu nghiệp có báo và không có báo của tư, gọi là nghiệp thọ. Lại nữa, nghiệp chẳng phải thọ, nếu nghiệp không có báo của thân nghiệp, miệng nghiệp, gọi là nghiệp chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ một ít? Đáp: Nếu nghiệp phải chịu một ít báo thì gọi là nghiệp thọ một ít. Nghiệp thọ nhiều là gì? Đáp: Nếu nghiệp không phải chịu một ít báo thì gọi là nghiệp thọ nhiều. Hỏi: Thế nào là nghiệp thành thục? Đáp: Nếu nghiệp phải chịu báo gần, gọi là nghiệp thành thục. Thế nào là nghiệp không phải thành thục? Đáp: Nếu nghiệp không thọ báo gần, gọi là nghiệp không phải thành thục. Hỏi: Thế nào là nghiệp sắc? Đáp: Thân nghiệp, miệng nghiệp, gọi là nghiệp sắc. Thế nào là nghiệp phi sắc? Đáp: Ý nghiệp, gọi là nghiệp phi sắc. Thế nào là nghiệp có thể thấy? Đáp: Nếu nghiệp thuộc sắc nhập, gọi là nghiệp có thể thấy. Hỏi: Thế nào là nghiệp không thể thấy? Đáp: Nếu nghiệp thuộc về pháp nhập, gọi là nghiệp không thể thấy. đối. Nghiệp có đối là gì? Đáp: Nếu nghiệp thuộc thanh nhập, sắc nhập, gọi là nghiệp có đối. Nghiệp không có đối là gì? Đáp: Nếu nghiệp thuộc về pháp nhập, gọi là nghiệp không có Hỏi: Thế nào là nghiệp Thánh? Đáp: Nếu nghiệp vô lậu thì gọi là nghiệp Thánh. Hỏi: Thế nào là nghiệp chẳng phải Thánh? Đáp: Nếu nghiệp hữu lậu, gọi là nghiệp chẳng phải Thánh. Hỏi: Thế nào là nghiệp hữu lậu? Đáp: Nếu nghiệp có ái, gọi là nghiệp hữu lậu. Hỏi: Thế nào là nghiệp vô lậu? Đáp: Nếu nghiệp không có ái, gọi là nghiệp vô lậu. Nghiệp có ái là sao? Đáp: Nếu nghiệp có mong cầu, gọi là nghiệp có ái. Nghiệp không có ái là sao? Đáp: Nếu nghiệp không có mong cầu, gọi là nghiệp không có ái. Hỏi: Thế nào là nghiệp có mong cầu? Đáp: Nếu nghiệp sẽ nhận lấy, gọi là nghiệp có mong cầu. Hỏi: Thế nào là nghiệp không có mong cầu? Đáp: Nếu nghiệp không phải sẽ nhận lấy, gọi là nghiệp không có mong cầu. Nghiệp sẽ nhận lấy là sao? Đáp: Nếu nghiệp có nhận lấy, gọi là nghiệp sẽ nhận lấy. Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải sẽ nhận lấy? Đáp: Nếu nghiệp không có nhận lấy, gọi là nghiệp không phải sẽ nhận lấy. Nghiệp có nhận lấy là sao? Đáp: Nếu nghiệp có vượt hơn thì gọi là nghiệp có nhận lấy. Nghiệp không có nhận lấy là thế nào? Đáp: Nếu nghiệp không có vượt hơn, gọi là nghiệp không có nhận lấy. hơn. Hỏi: Thế nào là nghiệp có vượt hơn? Đáp: Nếu nghiệp có nhận lấy, gọi là nghiệp có vượt hơn. Nghiệp không có vượt hơn là sao? Đáp: Nếu nghiệp không có nhận lấy, gọi là nghiệp không có vượt Lại nữa, nghiệp có vượt hơn, nếu nghiệp này là nghiệp hữu dư, tinh đẹp vượt hơn, vượt qua trên, gọi là nghiệp có vượt hơn. Lại nữa, nghiệp không có vượt hơn, nếu nghiệp này là nghiệp vô dư, tinh đẹp vượt hơn, vượt qua trên, gọi là nghiệp không có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ? Đáp: Nếu nghiệp nội, gọi là nghiệp thọ. Hỏi: Thế nào là nghiệp chẳng phải thọ? Đáp: Nếu nghiệp ngoài, gọi là nghiệp chẳng phải thọ. Nghiệp nội là sao? Đáp: Nếu nghiệp thọ thì gọi là nghiệp nội. Nghiệp ngoài là thế nào? Đáp: Nếu nghiệp chẳng phải thọ, gọi là nghiệp ngoài. Hỏi: Thế nào là nghiệp có báo? Đáp: Nếu nghiệp có báo, gọi là nghiệp có báo. Hỏi: Thế nào là nghiệp không có báo? Đáp: Nếu nghiệp chẳng phải báo, gọi là nghiệp không có báo. Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng của tâm? Đáp: Nếu tâm sở của nghiệp, gọi là nghiệp tương ưng tâm. Chẳng phải nghiệp tương ưng của tâm là gì? Đáp: Nếu nghiệp chẳng phải tâm sở, gọi là nghiệp không tương ưng với tâm. Hỏi: Thế nào là nghiệp của tâm sở. Đáp: Nếu nghiệp duyên thì gọi là nghiệp của tâm sở. Thế nào không phải là nghiệp của tâm sở? Đáp: Nếu nghiệp chẳng phải duyên, gọi là chẳng phải nghiệp của tâm sở. Hỏi: Thế nào là nghiệp duyên? Đáp: Nếu tâm sở của nghiệp, gọi là nghiệp duyên. Thế nào là chẳng phải nghiệp duyên? Đáp: Nếu nghiệp chẳng phải tâm sở, gọi là chẳng phải nghiệp duyên. Hỏi: Thế nào là nghiệp của tâm chung? Đáp: Nếu nghiệp tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, Trụ chung, diệt chung, gọi là nghiệp của tâm chung. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp của tâm chung? Đáp: Nếu nghiệp do tâm không chung chuyển tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, gọi là nghiệp của tâm không chung. Hỏi: Thế nào là nghiệp tùy tâm chuyển? Đáp: Nếu tâm chung của nghiệp sinh, trụ chung, diệt chung, gọi là Nghiệp tùy tâm chuyển. Hỏi: Thế nào là nghiệp không tùy tâm chuyển? Đáp: Nếu nghiệp do tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, gọi là nghiệp không tùy tâm chuyển. Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng của chẳng phải nghiệp? Đáp: Nếu nghiệp không phải tương ưng tư thì gọi nghiệp tương ưng của chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là tương ưng của chẳng phải nghiệp không phải nghiệp tương ưng của chẳng phải nghiệp? Đáp: Tư, gọi là tương ưng của chẳng phải nghiệp, không phải là nghiệp tương ưng của chẳng phải nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp chung? Đáp: Nếu nghiệp tùy nghiệp chuyển, nghiệp chung sinh, trụ chung, diệt chung, gọi là nghiệp chung. Nghiệp không chung là gì? Đáp: Nếu nghiệp không tùy nghiệp chuyển, nghiệp không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, gọi là nghiệp không chung. Hỏi: Thế nào là nghiệp tùy nghiệp chuyển? Đáp: Nếu nghiệp là nghiệp chung sinh, trụ chung, diệt chung, gọi là nghiệp tùy nghiệp chuyển. Hỏi: Thế nào là nghiệp không tùy nghiệp chuyển? Đáp: Nghiệp không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, gọi là nghiệp không tùy nghiệp chuyển. Hỏi: Thế nào là nghiệp nhân? Đáp: Nếu nghiệp duyên theo nghiệp, hoặc nghiệp không phải duyên có báo, thì gọi là nghiệp nhân. Chẳng phải nghiệp nhân là gì? Đáp: Nếu nghiệp không phải duyên không có báo, thì nghiệp không chung, gọi là nghiệp chẳng phải nhân. Hỏi: Thế nào là nghiệp có nhân? Đáp: Nếu nghiệp có đầu mối, gọi là nghiệp có nhân. Nghiệp có đầu mối là gì? Đáp: Nếu nghiệp có duyên chuyển nghiệp, hoặc nghiệp là nghiệp chung, gọi là nghiệp có đầu mối. Hỏi: Thế nào là nghiệp có duyên? Đáp: Nếu nghiệp hữu vi, gọi là nghiệp có duyên. Nghiệp hữu vi là gì? Đáp: Nếu nghiệp có duyên, gọi là nghiệp hữu vi. Hỏi: Thế nào là nghiệp biết? Đáp: Tất cả nghiệp biết, như sự thấy biết, gọi là nghiệp biết. Chẳng phải nghiệp biết là gì? Đáp: Đều là nghiệp biết. Lại nữa, nói tất cả nghiệp chẳng biết, như sự thấy biết, gọi là nghiệp chẳng biết. Hỏi: Thế nào là nghiệp thức? Đáp: Ý thức của tất cả nghiệp thức, nhận thức như sự, gọi là nghiệp thức. Chẳng phải nghiệp thức là gì? Đáp: Chẳng phải không nghiệp thức. Lại nữa, nói tất cả nghiệp không phải thức, ý thức như sự nhận thức, gọi là nghiệp không phải thức. Hỏi: Thế nào là nghiệp giải? Đáp: Như sự thấy biết, gọi là nghiệp giải. Nghiệp không phải giải là gì? Đáp: Đều là nghiệp giải. Lại nữa, nói tất cả nghiệp không phải giải, như sự thấy biết, gọi là nghiệp không phải giải. Hỏi: Thế nào là nghiệp rõ biết? Đáp: Tất cả nghiệp rõ biết, như sự thấy biết, gọi là nghiệp rõ biết. Nghiệp không phải rõ biết là gì? Đáp: Đều là nghiệp rõ biết. Hỏi: Thế nào là nghiệp dứt trí biết? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện, gọi là nghiệp dứt trí biết. Nghiệp chẳng phải dứt trí biết là gì? Đáp: Nếu nghiệp thiện, hoặc vô ký, gọi là nghiệp chẳng phải dứt trí biết. Hỏi: Thế nào là nghiệp dứt? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện thì gọi là nghiệp dứt. Nghiệp chẳng phải dứt là gì? Đáp: Nếu nghiệp thiện, hoặc vô ký, gọi là nghiệp chẳng phải dứt. tu. Hỏi: Thế nào là nghiệp tu? Đáp: Nếu nghiệp thiện, đó gọi là nghiệp tu. Nghiệp không tu là gì? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện, vô ký, đó gọi là nghiệp chẳng phải Hỏi: Thế nào là nghiệp chứng? Đáp: Tất cả nghiệp chứng, như sự thấy biết, gọi là nghiệp chứng. Nghiệp không phải chứng là gì? Đáp: Đều là nghiệp chứng. Lại nữa, nói tất cả nghiệp không phải chứng, như sự thấy biết, gọi là nghiệp không phải chứng. Hỏi: Thế nào là nghiệp giáo? Đáp: Thân nghiệp, miệng nghiệp, gọi là nghiệp giáo. Hỏi: Thế nào là nghiệp vô giáo? Đáp: Ý nghiệp, gọi là nghiệp vô giáo. Nghiệp thân giáo là gì? Đáp: Nếu thân nghiệp thuộc về sắc nhập thì gọi là nghiệp thân giáo. Hỏi: Thế nào là nghiệp vô giáo của thân? Đáp: Nếu thân nghiệp thuộc về pháp nhập, gọi là nghiệp vô giáo của thân. Nghiệp vô giáo của khẩu là sao? Đáp: Nếu khẩu nghiệp thuộc về thanh nhập, gọi là nghiệp vô giáo của khẩu. Hỏi: Thế nào là nghiệp vô giáo của khẩu (miệng)? Đáp: Nếu miệng nghiệp thuộc về pháp nhập, gọi là nghiệp vô giáo của miệng. Hỏi: Thế nào là thân nghiệp? Đáp: Nếu nghiệp không phải duyên, không phải miệng nghiệp, gọi là thân nghiệp. Hỏi: Thế nào là miệng nghiệp? Đáp: Nếu nghiệp không phải duyên, không phải thân nghiệp, gọi là miệng nghiệp. Hỏi: Thế nào là ý nghiệp? Đáp: Nếu nghiệp duyên, gọi là ý nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp giới? Đáp: Nếu tâm thiện của nghiệp đã khởi lên thân giáo như đi đến, co duỗi, xoay trở, nhóm họp miệng giáo như tập hợp âm thanh, lời nói, giới của thân, miệng hữu lậu, không có giáo, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng và khéo tư duy, gọi là nghiệp của giới. Hỏi: Thế nào là nghiệp không có giới? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện, tâm bất thiện khởi lên thân giáo như đến, đi, co duỗi xoay trở, nhóm họp miệng giáo như tập hợp âm thanh, lời nói, thân, miệng chẳng phải giới, không có giáo, và tư duy bất thiện, gọi là nghiệp không có giới. Hỏi: Thế nào là chẳng phải giới, chẳng phải nghiệp không có giới? Đáp: Nếu tâm vô ký của nghiệp đã khởi thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay trở, nhóm họp khẩu giáo như nhóm hợp âm thanh, lời nói và tư vô ký, gọi là chẳng phảigiới, chẳng phải nghiệp không có giới. Hỏi: Thế nào là nghiệp của giới thân? Đáp: Nếu thân nghiệp thiện, tâm thiện lên khởi thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay trở, giới của thân hữu lậu không là vô giáo, chính nghiệp, thân, chính mạng, gọi là nghiệp của giới thân. Hỏi: Thế nào là nghiệp không có giới của thân? Đáp: Nếu thân nghiệp bất thiện, tâm bất thiện khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi xoay trở, thân chẳng phải giới, không có giáo, gọi là nghiệp không có giới của thân. Hỏi: Thế nào là thân nghiệp chẳng phải giới, không phải thân nghiệp không có giới? Đáp: Nếu thân nghiệp vô ký, tâm vô ký khởi lên thân giáo như đến, đi, co duỗi, xoay trở, gọi là thân chẳng phải giới, chẳng phải nghiệp không có giới. Hỏi: Thế nào là nghiệp của khẩu? Đáp: Nếu miệng nghiệp thiện, tâm thiện đã khởi nhóm họp miệng giáo như âm thanh, lời nói, giới miệng hữu lậu, không có giáo, miệng chính ngữ, chính mạng, gọi là nghiệp giới của khẩu. Hỏi: Thế nào là nghiệp không có giới của khẩu? Đáp: Nếu miệng nghiệp bất thiện, tâm bất thiện khởi lên tập hợp nhóm họp miệng giáo như tập hợp âm thanh, lời nói, miệng chẳng phải giới, không có giáo, gọi là nghiệp không có giới của miệng. Hỏi: Thế nào là miệng chẳng phải giới, chẳng phải nghiệp không có giới? Đáp: Nếu miệng nghiệp vô ký, tâm vô ký khởi lên nhóm họp miệng giáo như nhóm hợp âm thanh, lời nói, gọi là miệng nghiệp chẳng phải giới, không phải là nghiệp không có giới. Hỏi: Thế nào là nghiệp của giới ý? Đáp: Nếu ý nghiệp thiện, tâm thiện tương ưng với tư, gọi là nghiệp của giới ý. Nghiệp không có giới của ý là gì? Đáp: Nếu ý nghiệp bất thiện, tâm bất thiện tương ưng với tư, gọi là nghiệp không có giới của ý. Hỏi: Thế nào là ý chẳng phải giới, chẳng phải nghiệp không có giới? Đáp: Nếu ý nghiệp vô ký, tâm vô ký tương ưng với tư, gọi là ý chẳng phải giới, không phải nghiệp không có giới. Hỏi: Thế nào là nghiệp thiện? Đáp: Nếu nghiệp tu thì gọi là nghiệp thiện. Nghiệp bất thiện là gì? Đáp: Nếu nghiệp dứt, gọi là nghiệp bất thiện. Hỏi: Thế nào là nghiệp vô ký? Đáp: Nếu nghiệp thọ, hoặc nghiệp chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là nghiệp vô ký. Nghiệp học là gì? Đáp: Nếu nghiệp Thánh phi Vô học, gọi là nghiệp học. Nghiệp Vô học là thế nào? Đáp: Nếu nghiệp Thánh phi học, gọi là nghiệp Vô học. Hỏi: Thế nào là nghiệp phi học, phi Vô học? Đáp: Nếu nghiệp chẳng phải Thánh, gọi là nghiệp phi học, phi Vô học. Báo nghiệp là sao? Đáp: Nếu nghiệp thọ, hoặc báo thiện của nghiệp, gọi là báo nghiệp. Nghiệp pháp báo là thế nào? Đáp: Nếu nghiệp có báo, gọi là nghiệp pháp báo. Thế nào là chẳng phải báo, chẳng phải nghiệp pháp báo? Đáp: Nếu nghiệp vô ký, không thuộc về phần ngã thì gọi là chẳng phải báo, chẳng phải nghiệp pháp báo. Hỏi: Thế nào là nghiệp của kiến đoạn? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện, không phải tư duy đoạn, gọi là nghiệp của kiến đoạn. Nghiệp của tư duy đoạn là thế nào? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện, không phải kiến đoạn, gọi là nghiệp của tư duy đoạn. Thế nào là nghiệp không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu nghiệp thiện, vô ký, gọi là không phải nghiệp kiến đoạn, chẳng phải nghiệp tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là nghiệp nhân của kiến đoạn? Đáp: Nếu nghiệp kiến đoạn, hoặc pháp báo của kiến đoạn, gọi là nghiệp nhân của kiến đoạn. Hỏi: Nghiệp nhân của tư duy đoạn là sao? Đáp: Nếu là nghiệp của tư duy đoạn, hoặc pháp báo của tư duy đoạn, gọi là nghiệp nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp nhân của kiến đoạn, chẳng phải nghiệp nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu nghiệp thiện, hoặc pháp báo của nghiệp thiện, hoặc báo nghiệp chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là chẳng phải nghiệp nhân của kiến đoạn, chẳng phải nghiệp nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Nghiệp thấp kém là sao? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện thì gọi là nghiệp thấp kém. Hỏi: Nghiệp ở giữa là sao? Đáp: Nếu nghiệp vô ký, gọi là nghiệp ở giữa. Hỏi: Thế nào là nghiệp vượt hơn? Đáp: Nếu nghiệp thiện, gọi là nghiệp vượt hơn. Lại nữa, nghiệp thấp kém, nếu nghiệp bất thiện, vô ký, gọi là nghiệp thấp kém. Lại nữa, nghiệp chính giữa, hoặc nghiệp chẳng phải Thánh thiện, gọi là nghiệp ở giữa. Lại nữa, nghiệp vượt hơn, hoặc nghiệp Thánh vô lậu, gọi là nghiệp vượt vượt hơn. Hỏi: Thế nào là nghiệp thô? Đáp: Nếu nghiệp lệ thuộc cõi Dục, gọi là nghiệp thô. Nghiệp tế là gì? Đáp: Nếu nghiệp lệ thuộc cõi Sắc, hoặc không lệ thuộc, gọi là nghiệp tế. Hỏi: Thế nào là nghiệp vi? Đáp: Nếu nghiệp lệ thuộc cõi Vô sắc, gọi là nghiệp vi. Lại nữa, nghiệp thô, nếu nghiệp lệ thuộc cõi Dục, lệ thuộc cõi Sắc, gọi là nghiệp thô. Lại nữa, nghiệp tế, nếu nghiệp lệ thuộc Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, nếu không lệ thuộc thì gọi là nghiệp tế. Lại nữa, nghiệp vi, nếu nghiệp lệ thuộc phi tưởng Phi Phi tưởng xứ, gọi là nghiệp vi. Lại nữa, nghiệp thô, nếu nghiệp lệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc, Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, gọi là nghiệp thô. Lại nữa, nghiệp tế, nếu nghiệp không lệ thuộc, gọi là nghiệp tế. Lại nữa, nghiệp vi, nếu nghiệp lệ thuộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là nghiệp vi. Hỏi: Thế nào là nghiệp lạc thọ? Đáp: Nếu nghiệp tương ưng với lạc thọ, gọi là nghiệp của lạc thọ. thọ. Hỏi: Thế nào là nghiệp khổ thọ? Đáp: Nếu nghiệp tương ưng với khổ thọ, gọi là nghiệp của khổ Hỏi: Thế nào là nghiệp xả thọ? Đáp: Nếu nghiệp tương ưng với bất khổ bất lạc thọ, gọi là nghiệp xả thọ. Nghiệp của lạc thọ là sao? Đáp: Nếu nghiệp thọ nhận báo vui, gọi là nghiệp lạc thọ. Hỏi: Thế nào là nghiệp của khổ thọ? Đáp: Nếu nghiệp chịu báo khổ thì gọi là nghiệp khổ thọ. Hỏi: Thế nào là nghiệp xả thọ? Đáp: Nếu nghiệp thọ báo không khổ, không vui, gọi là nghiệp xả thọ. Hỏi: Nghiệp lạc thọ là thế nào? Đáp: Trừ nghiệp của khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ, còn thì nghiệp khác, nếu thiện có báo thì gọi là nghiệp lạc thọ. Hỏi: Thế nào là nghiệp khổ thọ? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện thì gọi là nghiệp khổ thọ. Hỏi: Nghiệp của phi khổ, phi lạc thọ là sao? Đáp: Trừ nghiệp lạc thọ, khổ thọ, nếu nghiệp khác, gọi là nghiệp phi khổ, phi lạc thọ. Thế nào là nghiệp của xứ hỷ? Đáp: Nếu nghiệp phát ra rồi, sinh hỷ, gọi là nghiệp của xứ hỷ. Hỏi: Thế nào là nghiệp của xứ ưu? Đáp: Nếu nghiệp phát ra rồi, sinh ưu, gọi là nghiệp của xứ ưu. Nghiệp của xứ xả là gì? Đáp: Nếu nghiệp phát rồi, sinh xả, gọi là nghiệp của xứ xả. Lại nữa, nghiệp của xứ hỷ, trừ nghiệp của xứ xả, còn nghiệp của xứ khác, nếu thiện có báo, gọi là nghiệp của xứ hỷ. Lại nữa, nghiệp của xứ ưu, nếu là nghiệp bất thiện, gọi là nghiệp của xứ ưu. Lại nữa, nghiệp của xứ xả, trừ nghiệp của xứ hỷ, còn lại nghiệp, nếu thiện có báo, thì gọi là nghiệp của xứ xả. Lại nữa, nghiệp của xứ hỷ, nếu nghiệp thiện có báo, gọi là nghiệp của xứ hỷ. Lại nữa, nghiệp của xứ ưu, nếu nghiệp bất thiện có báo, gọi là nghiệp của xứ ưu. Lại nữa, không phải xứ hỷ, không phải là nghiệp của xứ ưu, trừ nghiệp xứ hỷ, và xứ ưu, nếu các nghiệp khác, gọi là không phải xứ hỷ, chẳng phải nghiệp của xứ ưu. Hỏi: Thế nào là nghiệp hiện pháp thọ? Nếu nghiệp sinh ra phần ngã, hoặc đã tạo ra lớn, nhỏ, thành tựu nghiệp này, thì đối với sự sống ở đây, thân ta sẽ cảm nhận báo lớn, nhỏ, gọi là nghiệp thọ hiện pháp. Hỏi: Thế nào là nghiệp của sinh thọ? Đáp: Nếu nghiệp sinh ra phần ngã đã tạo ra lớn, bé, thành tựu báo sinh thọ của nghiệp này, gọi là nghiệp sinh thọ. Nghiệp của hậu thọ là sao? Đáp: Nếu nghiệp sinh ra phần của ta, nếu lớn, bé đã tạo ra, thành tựu nghiệp này, báo sinh thọ thứ ba, thứ tư, hoặc nhiều, gọi là nghiệp của hậu thọ. Hỏi: Thế nào là nghiệp cho vui? Đáp: Nếu quả của nghiệp cho vui, gọi là nghiệp cho vui. Nghiệp cho khổ là gì? Nếu quả của nghiệp cho khổ, gọi là nghiệp cho khổ. Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải cho vui, không phải cho khổ? Đáp: Trừ nghiệp cho vui, cho khổ, còn nghiệp khác, gọi là nghiệp không phải cho vui, cho khổ. Hỏi: Thế nào là nghiệp của quả vui? Đáp: Nếu nghiệp thiện có báo vui, gọi là nghiệp quả vui. Nghiệp quả khổ là gì? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện, gọi là nghiệp quả khổ. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp quả vui, chẳng phải nghiệp quả khổ? Đáp: Trừ nghiệp quả vui, nghiệp quả khổ, còn nghiệp khác gọi là chẳng phải nghiệp quả vui, chẳng phải nghiệp quả khổ. Hỏi: Thế nào là nghiệp báo vui? Đáp: Nếu quả vui của nghiệp, gọi là nghiệp báo vui. Hỏi: Thế nào là nghiệp báo khổ? Đáp: Nếu quả khổ của nghiệp, gọi là nghiệp báo khổ. Hỏi: Thế nào là nghiệp báo không phải vui, không phải khổ? Đáp: Trừ nghiệp báo vui, nghiệp báo khổ, còn nghiệp khác, gọi là chẳng phải nghiệp báo vui, chẳng phải nghiệp báo khổ. Nghiệp báo vui là gì? Đáp: Nếu nghiệp thiện có báo thì gọi là nghiệp báo vui. Hỏi: Thế nào là nghiệp báo khổ? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện, gọi là nghiệp báo khổ. Nghiệp báo phi lạc, phi khổ là gì? Đáp: Trừ nghiệp báo vui, nghiệp báo khổ, nếu nghiệp khác, gọi là nghiệp báo phi lạc, phi khổ. Hỏi: Thế nào là nghiệp quá khứ? Đáp: Nếu nghiệp sinh rồi diệt, gọi là nghiệp quá khứ. Hỏi: Thế nào là nghiệp vị lai? Đáp: Nếu nghiệp chưa sinh, chưa phát ra, gọi là nghiệp vị lai. Hỏi: Thế nào là nghiệp hiện tại? Đáp: Nếu nghiệp sinh chưa diệt, gọi là nghiệp hiện tại. Hỏi: Nghiệp của cảnh giới quá khứ là gì? Đáp: Tư duy pháp quá khứ, nếu nghiệp sinh, gọi là nghiệp của cảnh giới quá khứ. Hỏi: Thế nào là nghiệp của cảnh giới vị lai? Đáp: Tư duy pháp vị lai, nếu nghiệp sinh, gọi là nghiệp của cảnh giới vị lai. Hỏi: Thế nào là nghiệp của cảnh giới hiện tại? Đáp: Tư duy pháp hiện tại, nếu nghiệp sinh, gọi là nghiệp của cảnh giới hiện tại. Hỏi: Thế nào là nghiệp của cảnh giới chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại? Đáp: Tư duy không phải quá khứ, không phải vị lai, chẳng phải pháp hiện tại, nếu nghiệp sinh, gọi là nghiệp của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Hỏi: Thế nào là nghiệp lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Nếu nghiệp dục lậu, hữu lậu, gọi là nghiệp lệ thuộc cõi Dục. Nghiệp lệ thuộc cõi Sắc là gì? Đáp: Nếu nghiệp sắc lậu, hữu lậu, gọi là nghiệp lệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là nghiệp lệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Nếu nghiệp vô sắc lậu, hữu lậu, thì sẽ gọi là nghiệp lệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là nghiệp không lệ thuộc? Đáp: Nếu nghiệp Thánh vô lậu, gọi là nghiệp không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là bốn nghiệp? Đáp: Nghiệp đen, báo đen; nghiệp trắng, báo trắng; nghiệp đen trắng, báo đen trắng; nghiệp không phải đen, không phải trắng, báo không phải đen, không phải trắng. Hỏi: Thế nào là nghiệp đen, báo đen? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện có báo thì gọi là nghiệp đen, báo đen. Nghiệp trắng, báo trắng là gì? Đáp: Nếu nghiệp thiện có báo, gọi là nghiệp trắng, báo trắng. Hỏi: Thế nào là nghiệp đen trắng, báo đen trắng? Đáp: Không có một nghiệp, nếu đen trắng, báo đen trắng. Báo kia, nếu nghiệp đen, báo đen, nếu nghiệp trắng, báo trắng, gọi là nghiệp đen trắng, báo đen trắng. Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải đen, không phải trắng, báo không phải đen, không phải trắng? Đáp: Nếu bậc Thánh có báo dứt phiền não, gọi là nghiệp không phải đen, không phải trắng, báo không phải đen, không phải trắng. Nghiệp đen, báo đen là gì? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện có báo, thì nghiệp báo này được gọi là nghiệp đen, báo đen. Hỏi: Thế nào là nghiệp trắng, báo trắng? Đáp: Nếu nghiệp thiện có báo, thì nghiệp báo này gọi là nghiệp trắng, báo trắng. Nghiệp đen trắng, báo đen trắng là gì? Đáp: Không có một nghiệp đen, trắng, báo đen, trắng. Báo kia, nếu nghiệp đen, báo đen, là nghiệp báo này, nếu nghiệp trắng, báo trắng là nghiệp báo này, gọi là nghiệp đen trắng, báo đen trắng. Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải đen, không phải trắng, báo không phải đen, không phải trắng? Đáp: Nếu pháp của bậc Thánh có báo, dứt trừ phiền não, gọi là nghiệp chẳng phải đen, trắng, báo không phải đen, trắng. Nghiệp đen, báo đen là gì? Đáp: Như Đức Thế tôn nói: Ta chính tự biết, nói bốn nghiệp, bốn nghiệp đó là: Nghiệp đen, báo đen. Nghiệp trắng, báo trắng. Nghiệp đen trắng, báo đen trắng. Nghiệp không phải đen, không phải trắng, báo không phải đen, không phải trắng. Nghiệp có thể dứt hết nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp đen, báo đen? Đáp: Nếu người gây ra hành vi của thân không thanh tịnh, tạo nên hành vi của miệng không thanh tịnh, tạo ra hành vi của ý không thanh tịnh, thành tựu nghiệp không thanh tịnh kia thực hành hành vi của thân, miệng, ý không thanh tịnh, đã thành tựu nghiệp không thanh tịnh, đã sinh vào xứ không thanh tịnh, người kia đã sinh vào chốn không thanh tịnh rồi, tiếp xúc với xúc không thanh tịnh, tiếp xúc với xúc không thanh tịnh rồi, thọ nhận thọ không thanh tịnh, hoàn toàn bị khổ ép ngặt, hoàn toàn chịu khổ cháy sém, hoàn toàn bất thiện, hoàn toàn không ái, hỷ, vừa ý, hoàn toàn bị oán ghét, trời, người chẳng hy vọng. Như chúng sinh địa ngục. Chúng sinh này sinh về nơi nào, tùy theo nghiệp đã làm mà sinh, sinh rồi tiếp xúc với xúc. Ta biết chúng sinh do nghiệp cho khổ, gọi là nghiệp đen, báo đen. Hỏi: Thế nào là nghiệp trắng, báo trắng? Đáp: Nếu người tạo ra hành vi thân thanh tịnh, tạo ra hành vi miệng thanh tịnh, tạo ra hành vi ý thanh tịnh, thành tựu nghiệp thanh tịnh, thực hành hành vi của thân, miệng, ý thanh tịnh rồi, tạo thành nghiệp thanh tịnh rồi, sinh vào chỗ thanh tịnh, sinh vào chỗ thanh tịnh rồi, tiếp xúc với xúc thanh tịnh, tiếp xúc với xúc thanh tịnh rồi, thọ nhận thọ thanh tịnh, hoàn toàn vui, ái, hỷ, vừa ý, hoàn toàn không bị oán ghét, trời, người, hy vọng ở giống như chúng sinh của trời Biến Tịnh. Nếu chúng sinh sinh về nơi nào, tùy nghiệp đã tạo mà sinh, sinh rồi, tiếp xúc với xúc, ta biết chúng sinh do nghiệp cho vui, gọi là nghiệp trắng, báo trắng. Hỏi: Thế nào là nghiệp đen trắng, báo đen trắng? Đáp: Nếu người có thân hành thanh tịnh, không thanh tịnh, thực hành khẩu hạnh thanh tịnh, không thanh tịnh, thực hành ý hạnh thanh tịnh, không thanh tịnh, thành tưụ nghiệp thanh tịnh, không thanh tịnh. Người ấy thực hành hành vi thân, miệng, ý thanh tịnh, không thanh tịnh kia rồi, thành tựu nghiệp thanh tịnh, không thanh tịnh rồi, sinh vào xứ thanh tịnh, không thanh tịnh, sinh vào xứ thanh tịnh, không thanh tịnh rồi, tiếp xúc xúc thanh tịnh, không thanh tịnh, tiếp xúc xúc thanh tịnh, không thanh tịnh rồi, thọ nhận thọ thanh tịnh, không thanh tịnh, thọ xen lẫn khổ, vui, như người, như trời. Nếu chúng sinh sanh về cõi nào đó, tùy nghiệp đã tạo mà sinh, sinh rồi, tiếp xúc với xúc, ta biết chúng sinh do nghiệp cho khổ, vui, gọi là nghiệp đen trắng, báo đen trắng. Hỏi: Thế nào là nghiệp không phải đen trắng, báo không phải đen trắng. Đáp: Nghiệp có thể dứt hết nghiệp, nếu nghiệp đen, báo đen, nếu dứt tư, nếu nghiệp trắng, báo trắng, nếu dứt tư, nếu nghiệp đen trắng, thì báo đen trắng, nếu dứt tư, gọi là nghiệp không phải đen trắng, báo không phải đen trắng, nghiệp có thể dứt hết nghiệp, gọi là bốn nghiệp. Hỏi: Thế nào là bốn nghiệp thọ? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Bốn nghiệp thọ, bốn nghiệp ấy là: Nghiệp hữu hiện khổ, báo khổ của hữu sau; nghiệp hữu hiện vui, hữu sau báo khổ; nghiệp hữu hiện khổ, hữu sau báo vui; nghiệp hữu hiện vui, hữu sau báo vui. Hỏi: Thế nào là nghiệp tho, hiện khổ, báo khổ của hữu sau? Đáp: Nếu người nhẫn ưu, nhẫn khổ, vì sát sinh duyên sát sinh, nên đã dùng các thứ tâm để chịu nỗi khổ ưu, nhẫn ưu, nhẫn khổ, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung dữ, nói thêu dệt, tham dục, giận dữ, vì tà kiến duyên tà kiến, nên do các thứ tâm thọ nhận khổ ưu, thân tan rã, khi chết, đọa đường ác địa ngục. Đây là hiện khổ của nghiệp thọ, báo khổ của hữu sau. Hỏi: Thế nào là hiện vui của nghiệp thọ, báo khổ của hữu sau? Đáp: Nếu người nhẫn hỷ, nhẫn lạc, vì sát sinh duyên sát sinh, nên đã dùng các thứ tâm, tâm để nhận sự mừng, vui, nhẫn mừng, nhẫn vui, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung dữ, nói thêu dệt, tham dục, giận dữ vì tà kiến duyên tà kiến, nên đã dùng các thứ tâm để nhận mừng, vui, khi chết, đọa đường ác địa ngục. Đây là hiện vui của nghiệp thọ, báo khổ của hữu sau. Hỏi: Thế nào là hiện khổ của nghiệp thọ, báo vui của hữu sau? Đáp: Nếu người nhẫn ưu, nhẫn khổ, vì không sát sinh duyên không sát sinh, nên đã dùng các thứ tâm để thọ ưu, khổ, nhẫn ưu, nhẫn khổ, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung dữ, vì chính kiến duyên chính kiến, nên đã dùng các thứ tâm thọ nhận ưu khổ, khi chết sinh đường lành cõi trời. Đây là hiện khổ của nghiệp thọ, báo vui của hữu sau. Hỏi: Thế nào là hiện vui của nghiệp thọ, báo vui của hữu sau? Đáp: Nếu người nhẫn mừng, nhẫn vui, vì không sát sinh duyên không sát sinh, nên dùng các thứ tâm để nhận lấy mừng, vui, nhẫn mừng, nhẫn vui, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung dữ, không nói thêu dệt, không tham dục, không giận dữ, vì chính kiến duyên chính kiến, nên dùng các thứ tâm thọ nhận sự mừng, vui, khi qua đời sẽ sinh lên đường lành cõi trời. Đây là hiện vui của nghiệp thọ, báo vui của hữu sau, gọi là bốn nghiệp thọ. Hỏi: Thế nào là năm sự sợ? Nếu vì sát sinh duyên sát sinh, nên thân hiện tại sinh khởi sợ sệt, thân sau sinh sợ sệt. Vì trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, nên thân hiện tại sinh khởi sợ sệt, thân sau sinh sợ sệt, gọi là năm sự sợ sệt. Hỏi: Thế nào là năm oán? Đáp: Nếu vì sát sinh duyên sát sinh, nên thân hiện tại sinh khởi thù oán, thân sau sinh oán. Trộm cắp, tà dâm, nói dối, chỗ buông lung uống rượu duyên theo chỗ buông lung uống rượu, nên thân hiện tại sinh thù oán, thân sau sinh oán, gọi là năm oán. Hỏi: Thế nào là năm vô gián? Đáp: Vô gián hại mẹ, vô gián hại cha, vô gián hại A-la-hán, vô gián phá hoại Tăng, vô gián với tâm ác làm cho thân Như lai, chảy máu. Thế nào là vô gián hại mẹ? Nếu mẹ mà nghó là mẹ, nên dứt mạng, gọi là vô gián hại mẹ. Thế nào là vô gián hại cha? Nếu cha mà tưởng là cha, nên dứt mạng, gọi là vô gián hại cha. Thế nào là vô gián hại A-la-hán? Cố ý dứt mạng của Thanh văn A-la-hán, gọi là vô gián hại A-la-hán. Thế nào là vô gián phá hoại Tăng? Một mặt, thỉnh bốn Tỳ-kheo, hoặc nhiều, mặt khác, thỉnh bốn Tỳ-kheo, hoặc nhiều, làm thẻ, xướng lịnh, gọi là vô gián phá hoại Tăng. Thế nào là vô gián đối với thân Như lai? Có tâm ác làm chảy máu? Nếu cố ý với tâm ác làm cho thân Như lai chảy máu, tạo thành nghiệp cho đến gây tổn hại như đầu sợi tóc, gọi là vô gián với tâm ác làm cho thân Như lai chảy máu, gọi là năm vô gián. Hỏi: Thế nào là năm giới? Đáp: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu chỗ buông lung, gọi là năm giới. Hỏi: Thế nào là vượt qua năm giới? Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, chỗ buông lung uống rượu, gọi là vượt qua năm giới. Hỏi: Thế nào là nhân nghiệp tham? Đáp: Nếu nghiệp tham nhân của tham, đầu mối của tham, tập tham duyên thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp, gọi là nhân nghiệp tham. Hỏi: Thế nào là nhân nghiệp giận dữ? Đáp: Nghiệp nếu nhân của sự giận dữ, đầu mối của sự giận dữ, gom góp sự giận dữ, sự giận dữ duyên thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp, gọi là nhân nghiệp giận dữ. Hỏi: Thế nào là nhân nghiệp si? Đáp: Nếu nghiệp si nhân đầu mối của si, si nhóm hợp si duyên thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp, gọi là nhân nghiệp si. Hỏi: Thế nào là không tham nhân nghiệp? Đáp: Nếu không tham nhân đầu mối không tham, nhóm họp không tham, không tham duyên thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp, gọi là không tham nhân nghiệp. Hỏi: Thế nào là không giận dữ nhân nghiệp? Đáp: Nếu không giận dữ nhân đầu mối không giận dữ, nhóm hợp không giận dữ, không giận dữ duyên thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp thì gọi là không giận dữ nhân nghiệp. Không si nhân nghiệp là sao? Đáp: Nếu không si nhân đầu mối không si, không si gom góp không si, duyên thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp, gọi là không si nhân nghiệp. Hỏi: Thế nào là hướng về nghiệp địa ngục? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện tăng, có thể khiến cho đọa địa ngục, gọi là hướng về nghiệp địa ngục. Hỏi: Thế nào là hướng về nghiệp súc sinh? Đáp: Nếu trong nghiệp thiện bất thiện, có thể khiến đọa vào súc sinh, gọi là hướng về nghiệp súc sinh. Hỏi: Thế nào là hướng về nghiệp ngạ quỷ? Đáp: Nếu nghiệp bất thiện yếu, có thể khiến đọa ngạ quỷ, gọi là hướng về nghiệp ngạ quỷ. Hỏi: Thế nào là hướng về nghiệp người? Đáp: Nếu nghiệp thiện không tăng, có thể khiến sinh trong loài người, gọi là hướng đến nghiệp người. Hỏi: Thế nào là hướng đến nghiệp trời? Đáp: Nếu nghiệp thiện tăng, có thể khiến sinh lên cõi trời, gọi là hướng đến nghiệp trời. Hỏi: Thế nào là hướng nghiệp Niết-bàn? Đáp: Nếu nghiệp Thánh có báo, dứt được phiền não, gọi là hướng về nghiệp Niết-bàn. Hỏi: Thế nào là bảy pháp bất thiện? Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác, nói thêu dệt, gọi là bảy pháp bất thiện. Thế nào là bảy pháp thiện? Đáp: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không nói lời thêu dệt, gọi là bảy pháp thiện. Hỏi: Thế nào là tám thứ chẳng phải Thánh ngữ? Đáp: Không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, không nghe nói nghe, nghe nói không nghe, không hay nói hay, hay nói không hay, không biết nói biết, biết nói không biết, gọi là tám thứ chẳng phải Thánh ngữ. Thế nào là tám Thánh ngữ? Đáp: Không thấy nói không thấy, thấy nói thấy, không nghe nói không nghe, nghe nói nghe, không hay nói không hay, hay nói hay, không biết nói không biết, biết nói biết, gọi là tám thứ Thánh ngữ. Hỏi: Thế nào là thân nghiệp nhân tham? Đáp: Nếu thân nghiệp bất thiện nhân tham, không lìa tham, bị tham che lấp tâm, khởi lên thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay trở, thân chẳng phải giới, không có biểu hiện gọi là thân nghiệp nhân tham. Hỏi: Thế nào là miệng nghiệp nhân tham? Đáp: Nếu miệng nghiệp bất thiện, nhân tham, không rời tham, bị tham che lấp tâm, khởi lên nhóm họp miệng giáo như tập hợp âm thanh, lời nói, miệng chẳng phải giới, không có biểu hiện gọi là miệng nghiệp nhân tham. Hỏi: Thế nào là ý nghiệp nhân tham? Đáp: Nếu ý nghiệp bất thiện nhân tham, không tham, tham che lấp tâm, tương ưng với tư, gọi là ý nghiệp nhân tham. Hỏi: Thế nào là thân nghiệp nhân giận dữ? Đáp: Nếu thân nghiệp bất thiện, nhân giận dữ, không lìa giận dữ, bị sự giận dữ che lấp tâm mà khởi lên thân nghiệp như đến, đi, co, duỗi, xoay trở, thân chẳng phải giới, không có giáo, gọi là thân nghiệp nhân sự giận dữ. Khẩu nghiệp nhân giận dữ là sao? Đáp: Nếu miệng nghiệp bất thiện, nhân si, không lìa cơn giận dữ, bị sự giận dữ che lấp tâm, mà tương ưng tư, đó gọi là ý nghiệp nhân giận dữ. Hỏi: Thế nào là thân nghiệp nhân si mê? Đáp: Nếu thân nghiệp bất thiện, nhân si không lìa si, bị si che lấp tâm, khởi nhóm họp miệng giáo như gom góp âm thanh, lời nói, miệng chẳng phải giới, không có biểu hiện gọi là miệng nghiệp nhân giận dữ. Hỏi: Thế nào là ý nghiệp nhân giận dữ? Đáp: Nếu ý nghiệp bất thiện, nhân si, không lìa si, bị si che lấp tâm, tương ưng tư, đó gọi là ý nghiệp nhân si. Hỏi: Thế nào là thân nghiệp nhân si mê? Đáp: Nếu thân nghiệp bất thiện, nhân si không lìa si. Bị si che lấp tâm, khởi thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay trở, thân chẳng phải giới, không có biểu hiện gọi là thân nghiệp nhân si? Miệng nghiệp nhân si là gì? Đáp: Nếu miệng nghiệp bất thiện nhân si, không rời si, bị si che lấp tâm, đã khởi nhóm họp miệng giáo như tập hợp âm thanh, lời nói, miệng chẳng phải giới, không có biểu hiện gọi là miệng nghiệp nhân si. Ý nghiệp nhân si là thế nào? Đáp: Nếu ý nghiệp bất thiện, nhân si, không rời si, bọ si che lấp tâm, tương ưng với tư, gọi là ý nghiệp nhân si. Hỏi: Thế nào là thân nghiệp nhân không tham? Đáp: Nếu thân nghiệp thiện nhân không tham, xa lìa tính tham, không phải tham che lấp tâm, đã khởi thân giáo như đến đi, co, duỗi, xoay trở, giới của thân hữu lậu, không có giáo, gọi là nhân thân nghiệp không tham. Hỏi: Thế nào là miệng nghiệp nhân không tham? Đáp: Nếu miệng nghiệp thiện nhân không tham, xa lìa tham, không bị tham che lấp tâm, khởi lên nhóm họp miệng giáo như tập hợp âm thanh, lời nói, miệng giới hữu lậu, không có giáo, gọi là miệng nghiệp nhân không tham. Ý nghiệp nhân không tham là gì? Đáp: Nếu ý nghiệp thiện nhân không tham, lìa tham, không bị tham che lấp tâm, tương ưng với tư, gọi là nhân ý nghiệp không tham. Hỏi: Thế nào là thân nghiệp nhân không giận dữ? Đáp: Nếu thân nghiệp là thiện, nhân không giận dữ, lìa giận dữ, không bị sự giận dữ che lấp tâm khởi thân giáo như đến, đi, co, duỗi, xoay trở, giới của thân hữu lậu, không có giáo, gọi là thân nghiệp nhân không giận dữ. Hỏi: Thế nào là miệng nghiệp nhân không giận dữ? Đáp: Nếu khẩu nghiệp là nhân thiện, không giận dữ, lìa giận dữ, không bị giận dữ che lấp tâm khởi nhóm họp miệng giáo như, tập hợp âm thanh, lời nói, giới của miệng hữu lậu không có giáo, gọi là miệng nghiệp nhân không giận dữ. Ý nghiệp nhân không giận dữ là sao? Đáp: Nếu ý nghiệp thiện, nhân không giận dữ, lìa giận dữ không bị giận dữ che lấp tâm, tương ưng với tư, gọi là ý nghiệp nhân không giận dữ. Hỏi: Thế nào là thân nghiệp nhân không si? Đáp: Nếu thân nghiệp là thiện, nhân không si, lìa sự ngu si, không bị si che lấp tâm khởi lên thân giáo như đến đi, co duỗi, xoay trở, giới thân hữu lậu, không có giáo, chính nghiệp thân, chính mạng, đó gọi là thân nghiệp nhân không si. Hỏi: Thế nào là miệng nghiệp nhân không si? Đáp: Nếu miệng nghiệp thiện, nhân không si, lìa si, không bị si che lấp tâm mà khởi nhóm họp miệng giáo như, ngôn ngữ, câu, âm thanh, miệng giới hữu lậu, không có giáo, miệng chính ngữ, chính mạng, đó gọi là miệng nghiệp nhân không si. Ý nghiệp nhân không si là sao? Đáp: Nếu ý nghiệp thiện, nhân không si, lìa si, chẳng phải si che lấp tâm, tương ưng với tư, gọi là ý nghiệp nhân không si. Hỏi: Thế nào là mười nghiệp đạo bất thiện? Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác, nói lời thêu dệt, tham dục, giận dữ tà kiến, gọi là mười nghiệp đạo bất thiện. Hỏi: Thế nào là mười nghiệp đường thiện? Đáp: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không nói thêu dệt, không tham dục, không giận dữ, hành chính kiến, gọi là mười nghiệp đường thiện. Hỏi: Thế nào là mười pháp làm cho, đọa địa ngục, nhanh như giáo đâm? Đáp: Sát sinh cho đến tà kiến, là mười pháp làm cho, đọa địa ngục, nhanh như giáo đâm. Hỏi: Thế nào là mười pháp làm cho được sinh về cõi lành, nhanh như giáo đâm? Đáp: Không sát sinh, cho đến hành chính kiến, là mười pháp làm cho, sinh về cõi lành nhanh như giáo đâm. Hỏi: Thế nào là hai mươi pháp làm cho, đọa địa ngục, nhanh như giáo đâm? Đáp: Tự sát sinh, xúi người khác sát sinh, cho đến chính mình tà kiến, xúi giục người khác tà kiến, đó gọi là hai mươi pháp làm cho, đọa địa ngục, nhanh như giáo đâm. Hỏi: Thế nào là hai mươi pháp làm cho, sinh về cõi lành, nhanh như giáo đâm? Đáp: Tự mình không sát sinh, khuyên người khác không sát sinh, cho đến tự chính kiến, khuyên người khác thực hành chính kiến, đó gọi là hai mươi pháp làm cho, sinh về cõi lành, nhanh như giáo đâm. Hỏi: Thế nào là ba mươi pháp làm cho, đọa địa ngục, nhanh như giáo đâm? Đáp: Tự sát sinh, bảo người khác sát sinh, khen ngợi sát sinh, cho đến tự tà kiến, bảo kẻ khác tà kiến, ca tụng tà kiến, đó gọi là ba mươi pháp làm cho, đọa địa ngục, nhanh như giáo đâm. Hỏi: Thế nào là ba mươi pháp làm cho, sinh về đường lành, nhanh như giáo đâm? Đáp: Tự không sát sinh, khuyên người khác không sát sinh, khen ngợi sự không sát sinh cho đến tự chính kiến, khuyên người khác chính kiến, khen ngợi hành chính kiến, đó gọi là ba mươi pháp làm cho, sinh vào về đường lành, nhanh như giáo đâm. Hỏi: Thế nào là bốn mươi pháp làm cho, đọa địa ngục, nhanh như giáo đâm? Đáp: Tự sát sinh, khuyên kẻ khác sát sinh, ca tụng sát sinh, mong muốn ưa sát sinh, cho đến tự tà kiến khuyên người khác tà kiến, khen ngợi tà kiến, nguyện ưa tà kiến, là bốn mươi pháp làm cho, đọa địa ngục, nhanh chóng như giáo đâm. Hỏi: Thế nào là bốn mươi pháp làm cho, sinh về đường lành, nhanh như giáo đâm? Đáp: Tự không sát sinh, khuyên người không sát sinh, ca tụng không sát sinh, không mong muốn ưa sát sinh, cho đến tự chính kiến, khuyên người khác hành chính kiến, khen ngợi chính kiến, nguyện ưa hành chính kiến, đó là bốn mươi pháp tạo thành, sinh về đường lành, nhanh như giáo đâm.  <卷>QUYỂN 8 <詞>Phẩm 3: PHẨM NHÂN THUỘC PHẦN PHI VẤN Người phàm phu, không phải người phàm phu, người có tính, người Thanh văn, người Bồ-tát, người Duyên giác, người chính giác, người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn, người Tu-đà-hoàn, người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm, người Tư-đà-hàm, người hướng đến chứng quả A-na-hàm, người A-na-hàm, người hướng đến chứng quả A-la-hán, người A-la-hán, người tự đủ, người khiến cho người khác đủ, người Hữu học, người Vô học, người phi học, người phi Vô học, người chính định, người tà định, người bất định; người mù, người một mắt, người hai mắt; người hạnh từ, người hạnh bi, người hạnh hỷ, người hạnh xả; người hạnh không, người hạnh vô tướng, người hạnh vô nguyện; người hành vô não, người hành thắng nhập, người hành nhất thiết nhập, người tu tám giải thoát, người sáu thông, người có năm thứ cứu cánh này, người có năm thứ kia cứu cánh, người một phần giải thoát, người hai phần giải thoát, người huệ giải thoát, người thân chứng, người kiến đắc, người tín giải thoát, người kiên tín, người kiên pháp, người dứt năm chi, người thành tựu sáu chi, người một hộ, người bốn y, người thật diệt trừ duyên khác, người cầu hơn hết, người tưởng không vẩn đục, người trừ thân hành, người tâm khéo giải thoát, người tuệ khéo giải thoát, người giải thoát chung, người không phải giải thoát chung, người có lui sụt, người không có lui, người tư duy hữu, người thủ hộ vi tế, người tư duy bất thoái, người không tư duy thoái, người gìn giữ không lui sụt, không gìn giữ lui sụt sụt, người có duyên tìm tòi, người pháp không phát khởi, người kiếp trụ, người bằng nhau hàng đầu, người vượt qua hào, người phá bỏ hào, người nhân tinh tiến, người không có nhiễm ô, người biếng nhác, ngã mạn. Hỏi: Thế nào là người phàm phu? Đáp: Nếu người chưa có chính quyết định trên, đó gọi là người phàm phu. Hỏi: Không phải người phàm phu là gì? Đáp: Nếu người được chính quyết định trên, đó gọi là người không phải phàm phu. Lại nữa, người phàm phu, nếu người chưa được chính quyết định, gọi là người phàm phu. Hỏi: Thế nào là người không phải phàm phu? Đáp: Nếu người được chính quyết định trên, gọi là người không phải phàm phu. Lại nữa, người phàm phu, nếu người chưa được Thánh, năm căn chưa từng được, gọi là người phàm phu. Lại nữa, người không phải phàm phu, nếu người đã được quả Thánh, năm căn từng được, đó gọi là không phải phàm phu. Hỏi: Thế nào là người có tính? Đáp: Nếu người theo trình tự dừng lại ở pháp vượt hơn của phàm phu, pháp ấy liền diệt lên chính quyết định, đó gọi là người có tính. Người có tính là gì? Nếu người thành tựu pháp tính, là những pháp tính nào? Nếu vô thường, khổ, không, vô ngã, tư duy sự vắng lặng của Niết- bàn, tâm không nhất định, chưa được chính quyết định trên, như người thật, nếu thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, không buông lung, niệm, giới ý thức, giới ý, nếu giới thân, giới miệng như thật, đó gọi là pháp tính. Nếu người và pháp này thành tựu, gọi là người có tính. Hỏi: Thế nào là người Thanh văn? Đáp: Nếu người nghe từ người khác, thọ nhận giáo huấn của người khác, thỉnh người khác nói, nghe pháp của người khác, không phải tự tư duy, không phải tự giác, không phải tự quán, là chính quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người Thanh văn. Hỏi: Thế nào là người Bồ-tát? Đáp: Nếu người thành tựu ba mươi hai tướng, không nghe từ người khác, không thọ nhận giáo huấn của người khác, không thỉnh người khác nói, không nghe pháp người khác, tự tư duy, tự giác, tự quán, đối với tất cả pháp, thấy biết, không ngăn ngại, được tự lực tự tại, tôn quý tự tại hơn hết, được tri kiến chính giác vô thượng, thành tựu mười lực, bốn vô sở úy của Như Lai, thành tựu đại từ, chuyển vận pháp luân, gọi là người Bồ-tát. Hỏi: Thế nào là người Duyên giác? Đáp: Người không thành tựu ba mươi hai tướng, không từ người khác nghe, không thọ nhận giáo hóa của người khác, không thỉnh người khác nói, không nghe pháp người khác, tự tư duy, giác tự quán là người đã chính thức quyết định bên trên, đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán đối với tất cả pháp không được tri kiến vô ngại, không được tự tại, không phải được tự do tự tại, không phải tự tại trong hàng cao quý, không phải tri kiến vô thượng tối thắng chính giác, không phải thành tựu đại từ, mười lực bốn vô sở úy của Như Lai và chuyển pháp luân. Đây gọi là người Duyên giác. Hỏi: Lại thế nào là người Duyên giác? Đáp: Người không thành tựu ba mươi hai tướng cũng không từ người khác nghe, không thọ nhận giáo hóa của người khác, không thỉnh người khác nói, không nghe pháp người khác, tự tư, tự giác, tự quán là người đã chính thức quyết định bên trên, đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà- hàm, A-na-hàm, A-la-hán, đối với tất cả pháp, tâm được tri kiến vô ngại, tâm được tự tại, tâm được tự do, tự tại, tâm được tự tại trong hàng cao quý, không phải tri kiến vô thượng tối thắng chính giác, không thành tựu đại từ, mười lực bốn vô sở úy của Như Lai và chuyển pháp luân. Đây gọi là người Duyên giác. Hỏi: Thế nào là người chính giác? Đáp: Nếu người thành tựu ba mươi hai tướng, không từ người khác nghe, không thọ nhận giáo huấn của người khác, không thỉnh người khác nói, không nghe pháp của người khác, tự tư duy, tự giác, tư quán, thấy biết không ngăn ngại đối với tất cả pháp, được sức tư do, tự tại, tri kiến cao quý tự tại, vô thượng tối thắng chính giác thành tựu, thành tựu mười lực, bốn sở úy của Như Lai, thành tựu đại từ, tự tại chuyển pháp luân, gọi là người chính giác. Hỏi: Thế nào là người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn? Đáp: Nếu người chứng được đạo quả Tu-đà-hoàn, chưa được quả Tu-đà-hoàn, chưa xúc, chưa chứng, gọi là người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn. Hỏi: Thế nào là người Tu-đà-hoàn? Đáp: Nếu người xúc chứng quả Tu-đà-hoàn rồi, trụ nơi quả, chưa được đạo trên hướng đến quả Tư-đà-hàm, đó gọi là người Tu-đà-hoàn. Hỏi: Thế nào là người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm? Đáp: Nếu người chứng được đạo quả Tư-đà-hàm, chưa được xúc chứng quả Tư-đà-hàm, gọi là người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm. Hỏi: Thế nào là người Tư-đà-hàm? Đáp: Nếu người được xúc chứng quả Tư-đà-hàm rồi, trụ ở quả đó, chưa được đạo trên, hướng đến quả A-na-hàm, gọi là người Tư-đà- hàm. Hỏi: Thế nào là người hướng đến chứng quả A-na-hàm? Đáp: Nếu người chứng được đạo quả A-na-hàm, chưa được quả A-na-hàm, chưa xúc chứng, đó gọi là người hướng đến chứng quả A- na-hàm. Hỏi: Thế nào là người A-na-hàm? Đáp: Nếu người được xúc chứng quả A-na-hàm rồi, trụ ở quả, chưa được đạo trên, hướng đến quả A-la-hán, đó gọi là người A-na-hàm. Hỏi: Thế nào là người hướng đến quả A-la-hán? Đáp: Nếu người chứng được đạo quả A-la-hán, chưa được A-la- hán, chưa xúc chứng, đó gọi là người hướng đến chứng quả A-la-hán. Hỏi: Thế nào là người A-la-hán? Đáp: Nếu người được xúc chứng đạo quả A-la-hán rồi, gọi là người A-la-hán. Lại nữa, người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn, Kiên tín, Kiên pháp, gọi là người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn. Hỏi: Thế nào là người Tu-đà-hoàn? Đáp: Nếu người kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi và giới thủ vì Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não. Người ấy dứt trụ chưa được lên đạo của tư duy đoạn phần dứt (dứt từng phần) phiền não dục ái, sân hận. Đây gọi là người Tu-đà-hoàn Lại nữa người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm, nếu người kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới thủ, do Thánh đạo cùng dứt lúc đều phiền não. Người kia trụ ở dứt, chưa được đạo trên, tư duy đoạn phần dứt phiền não dục ái, giận dữ, gọi là người chứng quả Tư-đà- hàm. Lại nữa, người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm, nếu người kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, do Thánh đạo cùng lúc đều dứt phiền não ấy nổi được tư duy đoạn của đạo trên các phần phiền não: dục ái, giận dữ, đã dứt chư dứt, đó gọi là người thú hướng chứng quả Tư- đà-hàm lại nữa, người Tư-đà-hàm, nếu người kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới thủ, do Thánh đạo một lúc đều cùng dứt, phần dứt các phiền não dục ái, sân nhuế của tư duy đoạn, vì Thánh đạo cùng lúc đều dứt. Người kia dừng lại dứt chưa được đạo trên, tư duy đoạn còn lại dục ái, giận dữ, dứt không còn sót, chưa dứt, gọi là người Tư-đà-hàm. Lại nữa, người hướng đến chứng quả A-na-hàm, nếu người do kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới thủ, do Thánh đạo trong một lúc đều dứt, tư duy đoạn phiền não: dục ái, giận dữ, Thánh đạo một lúc đều dứt, được đạo trên, tư duy còn lại, dứt dục ái, giận dữ. Dứt không còn sót: chưa dứt, gọi là người hướng đến quả A-na-hàm. Lại nữa, người A-na-hàm, nếu dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới thủ, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo một lúc đều dứt, người kia dừng lại dứt chưa được đạo trên, tư duy đoạn phiền não của hành sắc, hành vô sắc, dứt không còn sót, gọi là người A-na-hàm. Lại nữa, người hướng đến chứng quả A-la-hán, nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới thủ, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo một lúc đều dứt, được đạo trên, tư duy đoạn phiền não của hành sắc, hành vô sắc, dứt không còn sót: chưa dứt, đó gọi là người hướng đến chứng quả A-la-hán. Lại nữa, người A-la-hán, nếu người tư duy đoạn phiền não của hành sắc, phiền não của hành vô sắc, dứt không còn sót, đó gọi là người A-la-hán. Lại nữa, người A-la-hán, nếu người dứt tất cả phiền não, gọi là người A-la-hán, tất cả phiền não hết, là quả A-la-hán. Nếu người được xúc chứng, đó gọi là người A-la-hán. Hỏi: Thế nào là người tự đủ? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Thế gian có hai hạng người khó được: Tự mình đủ, làm cho người khác đủ. Hỏi: Thế nào là người khiến cho người khác đủ? Đáp: Nếu người thí thức ăn cho Sa-môn, Bà-la-môn không có nhàm chán, người nghèo cùng, kẻ hành khất các thức ăn uống, xe cộ, y phục, hương hoa, hương thoa, dụng cụ nằm: giường nệm, nhà cửa, chỗ nương tựa đèn sáng, gọi là người làm cho người khác đủ. Hỏi: Thế nào là người tự đủ? Đáp: Nếu Tỳ-kheo đã dứt hết hữu lậu, cho đến việc phải làm đã làm rồi, không còn trở lại, gọi là người tự đủ. Hai hạng người như thế, ai đã nói. tính Như Lai nhân nói: Gọi tự đủ, khác đủ Thế gian rất ít có Người cho như ao trong Thường trụ thân giới sạch. Lại bố thí uống, ăn, Khó được người như thế Lìa dục, dứt giận dữ Diệt si được vô lậu. Pháp Thánh để tự đủ Khó được người như thế Hỏi: Thế nào là người Hữu học? Đáp: Người hướng đến chứng quả Tu-đà-hoàn, người Tu-đà-hoàn, người hướng đến chứng quả Tư-đà-hàm, người Tư-đà-hàm, người hướng đến chứng quả A-na-hàm, người A-na-hàm, người hướng đến chứng quả A-la-hán, gọi là người Hữu học. Hỏi: Thế nào là người Vô học? Đáp: A-la-hán là người Vô học. Hỏi: Thế nào là người phi học, phi Vô học? Đáp: Người phàm phu gọi là người phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là người chính định? Đáp: Nếu là chính quyết định bên trên, đó gọi là người chính định. Hỏi: Thế nào là người tà định? Đáp: Nếu người nhập tà định, đó gọi là người tà định. Hỏi: Thế nào là người bất định? Đáp: Nếu người không chính quyết định trên, không nhập tà định, đó gọi là người bất định. Người chính định là thế nào? Đáp: Nếu người được chính quyết định, đó gọi là người chính định. Người tà định là gì? Đáp: Nếu người được tà định, đó gọi là người tà định. Người bất định là gì? Đáp: Nếu người không được chính quyết định, không được tà định, gọi là người bất định. Hỏi: Thế nào là người chính định? Đáp: Nếu người được năm căn của bậc Thánh đã từng được, gọi là người chính định. Hỏi: Thế nào là người tà định? Đáp: Nếu người gây ra nghiệp năm vô gián gây ra rồi mà chưa thọ báo, đối với năm nghiệp vô gián, nếu một, hoặc hai chưa thọ báo, gọi là người tà định. Hỏi: Thế nào là người bất định? Đáp: Nếu người chưa được năm căn của bậc Thánh chưa từng được, không gây ra nghiệp năm vô gián, không gây ra, không nhận báo. Đối với năm nghiệp vô gián không tạo thành, nếu một, hoặc hai không chịu báo, gọi là người bất định. Hỏi: Thế nào là người mù? Đáp: Nếu người thành tựu mắt, chưa được của báu, có thể được, được rồi mở rộng, sẽ không có mắt như thế. Nếu người thành tựu mắt, chưa sinh pháp thiện, có thể sinh, sinh rồi thì mở rộng nếu không có mắt như thế, thì gọi là người mù. Hỏi: Thế nào là người một mắt? Đáp: Như người thành tựu mắt, chưa được của báu, có thể được, được rồi mở rộng, có mắt như thế. Như người thành tựu mắt, chưa sinh pháp thiện, có thể sinh, sinh rồi mở rộng, nếu không có mắt như thế, thì gọi là người một mắt. Người hai mắt là gì? Đáp: Nếu người thành tựu mắt, chưa được của báu, có thể được, được rồi mở rộng, có mắt như thế. Như người thành tựu mắt, chưa sinh pháp thiện, có thể sinh, sinh rồi mở rộng, có mắt như thế, gọi là người hai mắt. Hỏi: Thế nào là người có hạnh từ? Đáp: Nếu người được tâm giải từ, thường thực hành hạnh ấy, gọi là người có hạnh từ. Hỏi: Thế nào là người có hạnh bi? Đáp: Nếu người được tâm giải bi, thường thực hành theo hạnh ấy, gọi là người có hạnh bi. Người có hạnh hỷ là thế nào? Đáp: Nếu người được tâm giải hỷ, thường thực hành theo hạnh ấy, gọi là người có hạnh hỷ. Người hạnh xả là sao? Đáp: Nếu người được tâm giải xả, thường thực hành theo hạnh ấy, gọi là người có hạnh xả. Lại nữa, người có hạnh từ, nếu người được tâm từ giải, điều phục tâm rồi, tu hành nhu hòa rồi, theo trình tự chính quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh từ. Lại nữa, người hạnh bi, nếu người được tâm điều giải bi rồi, tu hành nhu hòa rồi, theo trình tự được chính quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh bi. Lại nữa, người hạnh hỷ, nếu người được tâm điều giải hỷ rồi, tu hành nhu hòa rồi, chính quyết định trên theo trình tự được quả Tu-đà- hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh hỷ. Hỏi: Thế nào là người có hạnh xả? Nếu người được tâm điều giải xả rồi, tu hành nhu hòa rồi, theo trình tự quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A- na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người hạnh xả. Hỏi: Thế nào là người có hạnh không? Đáp: Nếu người được định không, thường thực hành hạnh này, gọi là người có hạnh không. Hỏi: Thế nào là người có hạnh vô tướng? Đáp: Nếu người được định Vô tướng, thường thực hành theo định này, gọi là người có hạnh vô tướng. Hỏi: Thế nào là người có hạnh vô nguyện? Đáp: Nếu người được định vô nguyện, thường thực hành theo định này, gọi là người có hạnh vô nguyện. Lại nữa, người có hạnh không, nếu người được chính quyết định trên của hạnh không được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na- hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh không. Lại nữa, người hạnh vô tướng, nếu người được chính quyết định trên của định Vô tướng, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A- na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh vô tướng. Thế nào là người có hạnh vô nguyện? Đáp: Nếu người được chính quyết định trên của định vô nguyện, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là người có hạnh vô nguyện. Hỏi: Thế nào là người có hạnh vô não? Đáp: Nếu người được pháp vô não, pháp vô não là gì? Nếu người biết khuyên khen, biết không khuyên khen, biết khuyên khen, không khuyên khen rồi, chẳng phải khuyên khen, chẳng phải không khuyên khen, nói pháp sáng rõ, biết pháp sáng rõ, biết pháp rồi, bên trong ưa tinh tiến, sau lưng không nói xấu, trước mặt không khen tốt, xứng với pháp viên mãn, thảy đều viên mãn, không cần câu nệ ngôn ngữ địa phương hoặc lễ nghi phải trái của người thế tục, tùy nơi nói pháp. Lại nữa, tu căn, lực, giác, thiền, giải thoát, định, tu rồi, được xả vô lậu của bậc Thánh. Nếu xả thì hợp với pháp luật, không hành dục lạc, hành vi thấp kém của phàm phu, không thực hành khổ hạnh vô nghĩa chẳng phải của bậc Thánh, thường buông xả hai biên, nhập, hợp với hành trung đạo, biết khuyên khen, biết không khuyên khen, biết khuyên khen, không phải không khuyên khen rồi, không khuyên khen không phải không khuyên khen, nói pháp sáng rõ, biết pháp rõ sáng. Biết pháp rồi, trong tâm ưa tinh tiến, sau lưng không nói xấu, trước mặt không khen tốt, xứng với pháp viên mãn thảy đều viên mãn, không cần câu nệ ngôn ngữ địa phương, hoặc lễ nghi phải trái của người thế tục, tùy phương nói pháp, không có não hại, xa lìa phiền não, đối với giải thoát, nhập pháp vô não. Lại nữa, đây là một số nét chung được đặt ra đối với người kia, gọi là vô não, đó gọi là người hành vô não. Hỏi: Thế nào là người có hành thắng nhập? Đáp: Nếu người được tám thắng nhập, thường thực hành theo hạnh này gọi là người có hành thắng nhập. Hỏi: Thế nào là người có hành nhất thiết nhập? Đáp: Nếu người được mười nhất thiết nhập, thì thường thực hành hạnh này, gọi là người có hành nhất thiết nhập. Hỏi: Thế nào là người tu tám giải thoát? Đáp: Nếu người được tám giải thoát, thì thường thực hành hạnh này, gọi là người tu tám giải thoát. Hỏi: Thế nào là người có sáu thông? Đáp: Nếu người thành tựu sáu thông, thì thường thực hành hạnh này, gọi là người có sáu thông. Hỏi: Thế nào là người có năm rốt ráo này? Đáp: Người bảy lần sinh, người gia gia, người Tư-đà-hàm, người một chủng, hoặc người hiện đời được quả A-la-hán. Thế nào là người bảy lần sinh? Tu-đà-hoàn gọi là người bảy lần sinh. Lại nữa, người bảy lần sinh, nếu người do kiến đoạn, dứt ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo. Thánh đạo cùng dứt lúc đều, người kia dừng dứt chưa được đạo trên, tư duy đoạn, dứt phần phiền não dục ái, giận dữ, theo nghiệp tạo tác sẽ thọ sinh thân bảy lần ở nhân gian, bảy lần trên cõi trời. Hành thọ bảy lần này rồi, dứt hết mé khổ, gọi là người bảy lần sinh. Thế nào là người Gia gia? Nếu người kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, nghi, giới đạo. Do Thánh đạo cùng lúc đều dứt, được lên đạo của Tư duy đoạn, phần dứt phiền não Dục ái, sân hận, chưa dứt nghiệp đã tạo, tất nhiên sẽ sinh, hoặc thọ hai, ba thân người, người Tu-đà-hoàn kia hoặc thọ hai, ba thân người rồi, hết mé khổ, gọi là người Gia gia. Lại nữa, người Gia gia, nếu người kiến đoạn ba phiền não, dứt thân kiến, nghi, giới đạo, cùng lúc Thánh đạo đều dứt, tư duy đoạn, dứt phần phiền não: dục ái, giận dữ, nhưng chưa như tác nghiệp mà Tư-đà- hàm đã tạo ra, tất nhiên sẽ sinh, hoặc thọ nhận hai, ba thân người, thọ hành hai, ba thân người rồi, hết biên khổ, gọi là người Gia gia. Thế nào là người Tư-đà-hàm? Nếu người kiến đoạn, dứt ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, do Thánh đạo cùng lúc đều dứt, tư duy đoạn, phần dứt phiền não: dục ái, giận dữ. Do Thánh đạo đều dứt cùng lúc, người kia trụ ở dứt, chưa được đạo trên: tư duy còn, dứt dục ái, giận dữ không còn sót, nghiệp đã gây ra, tất nhiên sẽ sinh thọ thân một lần: ở cõi trời, một lần ở cõi người, thọ hành thân một lần ở cõi trời, một lần ở cõi người, rồi dứt hết mé khổ, gọi là người Tư-đà-hàm. Lại nữa, người Tư-đà-hàm, nếu người kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, do Thánh đạo cùng lúc đều dứt, tư duy đoạn, phần dứt phiền não: dục ái, giận dữ, vượt qua người Gia gia, không phải như một hạng người. Tạo nghiệp, thì tất nhiên sẽ sinh thọ một thân ở cõi trời, một thân ở cõi người, thọ hành một thân ở cõi trời, một ở cõi người rồi, hết mé khổ, gọi là người Tư-đà-hàm. Thế nào gọi là một hạng người? Nếu người kiến đoạn ba phiền não: Thân kiến, Nghi, giới đạo, dùng Thánh đạo dứt cùng lúc, Tư duy đoạn, phần dứt phiền não Aùi dục, sân hận dùng Thánh đạo dứt cùng lúc, được đạo trên, tức phần còn lại của tư duy đoạn phiền não ái dục, sân hận dứt, không còn sót chưa dứt, tác nghiệp sẽ sinh lại một lần thân người, thọ hành một lần thân người rồi, dứt hết mé khổ, đó gọi là một hạng người. Lại nữa, một hạng người, nếu người do kiến đoạn, dứt ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, do Thánh đạo đều dứt cùng lúc, tư duy đoạn, dục ái, giận dữ, được thường dứt vượt qua Tư-đà-hàm, không phải như nghiệp mà A-na-hàm đã tạo ra, sẽ sinh thọ một thân người, thọ hành một thân người rồi, hết mé khổ, gọi là một hạng người. Thế nào là người hiện đời được A-la-hán? Nếu người vì thân phần ngã, hoặc lớn tuổi, nhỏ tuổi, được chính quyết định trên, thì người này, đời này thân phần ngã, hoặc già, hoặc trẻ được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, được quả A-la-hán, gọi là người hiện đời được quả A-la-hán. Đây gọi là năm người hạng cứu cánh này. Hỏi: Thế nào là năm người cứu cánh kia? Đáp: Đó là Người trung bát Niết-bàn, người nhanh chóng bát Niết- bàn, người vô hành bát Niết-bàn, người hữu hành bát Niết-bàn, người thượng lưu bát Niết-bàn. Thế nào là người trung bát Niết-bàn? Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái và giận dữ, do đạo Thánh đều cùng dứt một lúc, vì tác dụng nhạy bén của năm căn bậc Thánh kia rất mạnh: đó là tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Nếu đạo Thánh này ưa giải thoát nhanh chóng, thì tu đạo ấy rồi sẽ được quả A-la-hán. Người đó có lưu lại hiện thân, không được quả A-la-hán, hoặc đa số các duyên hạnh thương xót thân thuộc, nghiệp đời trước tất nhiên sẽ sinh thọ một thân cõi trời, ở thân cõi trời đó có khi không vừa ý: sinh không vừa ý, trụ không vừa ý, hành không vừa ý, ở thân cõi trời kia bát Niết-bàn. Sao nói là trung bát Niết-bàn? Đáp: Qua đời ở cõi Dục, nếu sinh lên các tầng trời cõi Sắc, ở trong tuổi thọ của trời đó, bát Niết-bàn trong pháp dứt ở cõi trời ấy, gọi là trung bát Niết-bàn. Lại nữa, đây là đặt ra nói chung số của người kia, gọi là Trung bát Niết-bàn, gọi là người trung bát Niết-bàn. Thế nào là người nhanh chóng bát Niết-bàn? Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo đều dứt một lúc. Năm căn nhạy bén của bậc Thánh này không như trung bát Niết-bàn. Năm căn đó là: tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Đạo này hoặc giải thoát nhanh chóng, nếu tu đạo đó, sẽ được quả A-la-hán vị ấy lưu lại hiện thân, không đắc quả A-la-hán. Do có nhiều các duyên hạnh xót thương thân thuộc, do nghiệp đời trước, tất nhiên, cảm thọ một thân cõi trời. Ở thân cõi trời đó có khi không vừa ý: sinh không vừa ý, trụ không vừa ý, hành không vừa ý, bát Niết-bàn nhanh chóng đối với thân trời kia. Sao nói là bát Niết-bàn nhanh chóng? Đáp: Qua đời ở cõi Dục, sinh lên các tầng trời cõi Sắc, tuổi thọ của các tầng trời ấy vui ít, ly tán nhiều, nhanh chóng bát Niết-bàn, gọi là nhanh chóng bát Niết-bàn. Lại nữa, đây là đặt ra chung cho số người ở cõi ấy, gọi bát Niết- bàn nhanh chóng, gọi là người bát Niết-bàn nhanh chóng. Hỏi: Thế nào là người vô hành bát Niết-bàn? Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo đều dứt một lúc vì năm căn yếu đuối của bậc Thánh này. Năm căn ấy là: Tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Nếu vui đạo này khó giải thoát, nếu tu đạo kia được quả A-la-hán, thì đạo kia sẽ có trở ngại, hiện đời không được quả A-la- hán, do phần nhiều các duyên hạnh thương xót thân thuộc, do nghiệp đời trước, sẽ sinh thọ một thân cõi trời, thân cõi trời ấy có khi vừa ý: sinh vừa ý, trụ không vừa ý, hạnh không vừa ý, không có hành Niết-bàn ở thân trời kia. Sao nói là vô hành bát Niết-bàn? Đáp: Qua đời ở cõi Dục, nếu sinh lên các tầng trời cõi Sắc, ở cõi ấy không thực hành được đạo vô gián, được rồi, liền bát Niết-bàn ở trong đó, gọi là vô hành bát Niết-bàn. Lại nữa, đây là đặt ra chung cho số người ấy, phần nhiều là vô hành bát Niết-bàn, gọi là người vô hành bát Niết-bàn. Hỏi: Thế nào là người hữu hành bát Niết-bàn? Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, giới đạo, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo đều dứt một lúc, nếu năm căn mềm yếu của bậc Thánh này, năm căn ấy là: Tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Nếu nỗi khổ của đạo này khó giải, nếu tu đạo Thánh kia rồi, sẽ được quả A-la-hán. Đạo kia có trở ngại, hiện đời không được quả A-la-hán, do nhiều nghiệp duyên nghiệp hành xót thương thân thuộc, do nghiệp đời trước, tất nhiên sẽ sinh thọ một thân cõi trời, vị trời đó có sự vừa ý: sinh vừa ý, trụ vừa ý, hành không vừa ý, nên thân có hành bát Niết-bàn ở thân trời kia. Sao nói là hữu hành bát Niết-bàn? Đáp: Qua đời ở cõi Dục, nếu sinh lên các tầng trời cõi Sắc, cõi ấy có thực hành đạo vô gián khó được, được rồi, thì liền bát Niết-bàn ở cõi ấy, gọi là hữu hành bát Niết-bàn. Lại nữa, đây là đặt ra chung cho số người ấy, gọi là hữu hành bát Niết-bàn, đó gọi là người hữu hành bát Niết-bàn. Hỏi: Thế nào là hướng dòng lên đến tầng trời A-ca-nị-trá? Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: Thân kiến, nghi, trộm giới, dục ái, giận dữ, do Thánh đạo đều dứt một lúc. Năm căn của bậc Thánh này mềm yếu này: Tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Nếu đạo này, hoặc niềm vui khó giải, hoặc nỗi khổ khó giải, tu đạo ấy rồi, sẽ được quả A-la-hán, vì đạo ấy có trở ngại, nên hiện đời không được quả A-la-hán, do nhiều các duyên hành xót thương thân thuộc, do nghiệp đời trước, sẽ sinh thọ năm thân ở cõi trời. Ở trên cõi trời đó có sự vừa ý: sinh vừa ý, trụ vừa ý, hành vừa ý. Ở đây, nếu qua đời ở dòng trên thì đến A-ca-nị-trá. Sao nói là dòng trên thì đến A-ca-nị-trá? Đáp: Qua đời ở cõi Dục, sinh lên tầng trời Vô Thắng ở cõi Sắc, như tuổi thọ của ở trời kia, trụ ở tuổi thọ của cõi trời kia, trụ rồi, qua đời ở tầng trời đó, chuyển sinh lên tầng trời Vô Nhiệt, sinh lên tầng trời Vô Nhiệt rồi, qua đời ở cõi trời ấy, chuyển sinh lên tầng trời Thiện Kiến, sinh lên tầng trời Thiện Kiến rồi, qua đời ở cõi trời đó, chuyển sinh lên tầng trời Diệu Thiện Kiến, sinh lên tầng trời Diệu Thiện Kiến rồi, qua đời ở tầng trời đó, chuyển sinh lên tầng trời A-ca-nị-trá, như ở tuổi thọ của trời ấy, như ở tuổi thọ của trời ấy rồi, kiến lập đạo Vô gián được quả A-la-hán. Được quả A-la-hán rồi, liền bát Niết-bàn ở quả đó, gọi là thượng lưu đến A-ca-nị-trá. Lại nữa, đây là đặt ra chung vì số người ấy, gọi là thượng lưu đến A-ca-nị-trá, gọi là thượng lưu đến người A-ca-nị-trá, đó gọi là người của năm rốt ráo kia. Hỏi: Thế nào là người một phần giải thoát? Đáp: Nếu người lúc trước học được tám giải thoát, định Diệt tận, không phải lúc Vô học, ở sau được tám giải thoát, định Diệt tận. Lúc Vô học sau, được tám giải thoát, định Diệt tạân, lúc phi học được tám giải thoát, định Diệt tận, gọi là người một phần giải thoát. Hỏi: Thế nào là người hai phần giải thoát? Đáp: Nếu khi người học được tám giải thoát, định Diệt tận, lúc Vô học sau, cũng được tám giải thoát định Diệt tận, gọi là người hai phần giải thoát. Lại nữa, người một phần giải thoát, nếu người tận trí sinh, không phải trí Vô sinh, gọi là người một phần giải thoát. Lại nữa, người hai phần giải thoát, nếu tận trí sinh, trí vô sinh sinh, gọi là người hai phần giải thoát. Hỏi: Thế nào là người huệ giải thoát? Đáp: Nếu người giải thoát vắng lặng vượt qua Sắc, Vô sắc, người ấy không phải hành xúc thân, kiến huệ dứt hữu lậu, gọi là người huệ giải thoát. Hỏi: Thế nào là người thân chứng? Đáp: Nếu người giải thoát vắng lặng vượt qua Sắc, Vô sắc, tu hành xúc của thân, không phải huệ kiến đoạn hữu lậu, gọi là người thân chứng. Hỏi: Thế nào là người kiến đắc? Đáp: Nếu người giải thoát vắng lặng vượt qua Sắc, Vô sắc, người ấy không phải hành xúc của thân, không phải huệ kiến đoạn hữu lậu, như pháp Đức Thế Tôn đã truyền bá khắp, phần nhiều đều dùng huệ để chọn lựa hành vi, đây gọi là người kiến đắc. Hỏi: Thế nào là người Tín giải thoát? Đáp: Nếu người giải thoát vắng lặng vượt qua sắc, vô sắc, người ấy không phải hành xúc thân, không phải huệ kiến đoạn hữu lậu, như pháp mà Đức Thế Tôn đã truyền bá, dùng huệ chọn lựa hành vi không bằng kiến đắc, gọi là người Tín giải thoát. Hỏi: Thế nào là người kiến đắc? Đáp: Nếu người đã được chính quyết định ở trên, của Kiên pháp sẽ được quả Tu-đà-hoàn, được quả Tư-đà-hàm, được quả A-na-hàm, chưa được tám giải thoát, định Diệt tận, gọi là người Kiến đắc. Thế nào là người Tín giải thoát? Đáp: Nếu người được chính quyết định ở trên, của Kiên tín, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, được quả Tư-đà-hàm, được quả A-na-hàm, chưa được tám giải thoát, định Diệt tận, gọi là người Tín giải thoát. Hỏi: Thế nào là người Kiên tín? Đáp: Nếu người vắng lặng, giải thoát, vượt qua sắc, vô sắc, người ấy không phải hành xúc thân, không phải huệ kiến đoạn hữu lậu, mà là tín thọ ở Đức Thế Tôn, gọi là người giải thoát, Kiên tín. Người Kiên pháp là sao? Đáp: Nếu người giải thoát vắng lặng, vượt qua Sắc, Vô sắc, người ấy không phải do hành xúc thân, không phải do huệ kiến đoạn hữu lậu, như pháp Đức Thế Tôn đã truyền bá khắp huệ quán mà ể nhẫn được, gọi là người Kiên pháp. Người Kiên tín là thế nào? Đáp: Nếu người tính ưa tin, tin nhiều, chính quyết định trên, chưa được bốn quả Sa-môn, từng xúc chứng một, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà-hàm, hoặc quả A-na-hàm, nếu qủa A-la-hán, người ấy tín căn nhiều trong năm căn này, bốn căn còn lại thì ít, chưa được tám giải thoát, định Diệt tận, gọi là người Kiên tín. Hỏi: Thế nào là người Kiên pháp? Đáp: Nếu người tính ưa chọn lựa pháp, phần nhiều chọn pháp chính quyết định ở trên, chưa được từng xúc chứng một của bốn quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà-hàm, hoặc quả A-na- hàm, nếu quả A-la-hán, người ấy nhiều huệ căn trong năm căn này, bốn căn còn lại ít, chưa được tám giải thoát, định Diệt tận, gọi là người Kiên pháp. Hỏi: Thế nào là người dứt năm chi? Đáp: Nếu người dứt trừ năm cái: cái dục ái, cái sân hận, cái thùy miên, cái trạo, hối, cái nghi, gọi là người dứt bỏ năm chi. Lại nữa, người dứt năm chi, nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới: thân kiến, nghi, trộm, dục ái, giận dữ, gọi là người dứt bỏ năm chi. Người thành tựu sáu chi là thế nào? Đáp: Nếu người đã thành tựu sáu xả, mắt họ thấy sắc, không có lo, không có mừng, xả, hành, niệm, biết, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân giác xúc, ý biết pháp, không có lo, không có mừng, xả, hành, niệm, biết, gọi là người thành tựu sáu chi. Hỏi: Thế nào là người một hộ? Đáp: Nếu người dùng ý niệm để giữ gìn tâm thành tựu, gọi là người một hộ. Hỏi: Thế nào là người bốn y? Đáp: Nếu người biết chịu đựng, biết gần gũi, biết xa lìa, biết xả bỏ, gọi là người bốn y. Người thật diệt trừ duyên khác là gì? Đáp: Nếu người đối với bên ngoài này, hoặc có Sa-môn, Bà-la- môn với kiến chấp khác nhau cuộc đời của ta là thường, điều này thật, ngoài ra là giả dối. Cuộc đời của ta chẳng phải thường, điều này thật, ngoài ra là giả dối. Cuộc đời của ta là thường, chẳng phải thường, điều này là thật, những thứ khác đều giả dối. Cuộc đời của ta chẳng phải thường, chẳng phải phi thường, đây là thật, những thứ khác đều giả dối. Cuộc đời của ta là hữu biên, đây là thật, những thứ khác đều giả dối. Đời của ta là vô biên, đây là thật, những thứ khác đều giả dối. Đời của ta là hữu biên, vô biên, là thật, ngoài ra là giả dối. Đời của ta không phải hữu biên, không phải vô biên, đây là thật, ngoài ra đều giả dối. Thân là mạng, mạng này là thật, ngoài ra là giả dối. Mạng là thân, thân này thật, ngoài ra là giả dối. Thân khác, mạng khác, đây là thật, ngoài ra là giả dối. Không có mạng, không có thân, điều này thật, ngoài ra là giả dối. Có Niết-bàn như khứ, Niết-bàn này là thật, Niết-bàn khác là giả dối. Không có Niết-bàn như khứ, đây là thật, Niết-bàn khác là giả dối. Có Niết-bàn như khứ, không như khứ, đây là thật, Niết-bàn khác đều giả dối. Có Niết-bàn như khứ, phi không như khứ, đây là thật, Niết- bàn khác đều giả dối. Đối với các duyên đó, tất cả đều diệt, hại, xả, giải, đều lìa bỏ hết rồi, gọi là người thật diệt duyên khác. Hỏi: Thế nào là người mong cầu vượt hơn hết? Đáp: Nếu người dục cầu dứt, hữu cầu dứt, cầu phạm tịnh hạnh, việc làm đã rồi. Sao nói là dục cầu? Cõi Dục chưa giác, chưa biết. Pháp chưa dứt của cõi Dục, hoặc ấm, giới, nhập cõi Dục, hoặc sắc, thanh, hương, vị, xúc của cõi Sắc, hoặc chúng sinh, hoặc pháp, hoặc cầu kia, hy vọng tụ tập các pháp đó, cầu hết ái cầu rồi, hy vọng rồi, tụ tập, đều cầu rồi, gọi là dục cầu. Hữu cầu là gì? Cõi Sắc, cõi Vô sắc chưa giác, chưa biết, cõi Sắc, cõi Vô sắc chưa dứt, hoặc ấm, giới, nhập của cõi Sắc, cõi Vô sắc, hoặc thiền, hoặc giải thoát, hoặc định, hoặc Tam-ma-bạt- đề, hoặc cầu hy vọng này tụ tập, cầu hết ái, cầu rồi, hy vọng rồi, tụ tập, hết cầu rồi, gọi là hữu cầu. Hỏi: Thế nào là cầu phạm tịnh hạnh? Đáp: Là tám Thánh, nếu cầu, hy vọng tám Thánh kia tụ tập, cầu hết ái, cầu rồi, hy vọng rồi, tụ tập cầu hết rồi, gọi là người cầu phạm tịnh hạnh. Nếu người dục cầu dứt, hữu cầu dứt, cầu phạm tịnh hạnh, việc phải làm đã làm rồi, gọi là người mong cầu vượt hơn hết. Hỏi: Thế nào là người tưởng không vẩn đục? Đáp: Tưởng vẩn đục, là tưởng dục, tưởng giận dữ, tưởng hại. Tưởng không vẩn đục, là tưởng xuất ly, tưởng không giận dữ, tưởng không phải hại. Nếu người từ bỏ tưởng dục, nhớ nghó đến tưởng xuất ly, buông bỏ tưởng giận dữ, nhớ nghó đến tưởng không phải giận dữ, buông bỏ tưởng hại, nhớ nghó đến tưởng không phải hại, gọi là người tưởng không vẩn đục. Hỏi: Thế nào là người loại trừ hành vi của thân? Đáp: Thân, là hơi thở ra vào, nếu người kia nhập vắng lặng, diệt trừ, gọi là người dứt trừ hành vi của thân. Lại nữa, người loại trừ hành vi thân, nếu Tỳ-kheo này dứt khổ, dứt lạc, thì trước hết diệt tưởng ưu, hỷ, và bất khổ bất lạc, xả niệm thanh tịnh, thành tựu hạnh bốn thiền, gọi là người dứt trừ hành vi của thân. Hỏi: Thế nào là người tâm khéo giải thoát? Đáp: Nếu người tâm giải thoát dục, tâm giải thoát sự giận dữ, ngu si, gọi là người tâm khéo giải thoát. Thế nào là người huệ khéo giải thoát? Đáp: Nếu người tự biết pháp: dứt ngã dục, tất không sinh, dứt sự giận dữ, ngu si, tất không sinh, gọi là người huệ khéo giải thoát. Hỏi: Thế nào là người tâm khéo giải thoát? Đáp: Nếu người tâm giải thoát dục, không có dục, được xúc chứng rồi, gọi là người tâm khéo giải thoát. Thế nào là người huệ khéo giải thoát? Đáp: Nếu người xa lìa vô minh, huệ giải thoát được xúc chứng rồi, gọi là người huệ khéo giải thoát. Thế nào là người tâm hoàn toàn giải thoát? Đáp: Nếu người tận trí sinh, không phải trí vô sinh, gọi là người tâm hoàn toàn giải thoát. Hỏi: Thế nào là người huệ hoàn toàn giải thoát? Nếu người tận trí và trí vô sinh sinh, gọi là người huệ hoàn toàn giải thoát. Hỏi: Thế nào là người giải thoát chung? Đáp: Nếu người đối với sự giải thoát chung, tâm trụ, phát khởi, gọi là người giải thoát chung. Người giải thoát không chung là gì? Đáp: Nếu người giải thoát không chung, tâm trụ, không phát khởi, gọi là người giải thoát không chung. Hỏi: Thế nào là người có lui sụt? Đáp: Nếu người trụ ở tâm giải thoát chung, mà phát khởi, người kia có tâm giải thoát chung, lùi sụt chuyển biến, gọi là người có lui sụt. Người không có lui sụt là gì? Đáp: Nếu người đối với giải thoát không chung, tâm trụ không phát khởi, người ấy không có giải thoát chung, tâm không lùi sụt, thay đổi, gọi là người không có lui sụt. Hỏi: Thế nào là người tư duy hữu? Đáp: Nếu người trụ ở tâm giải thoát chung, mà phát khởi, người đó có tư duy hữu, ở tâm giải thoát chung, khiến ta không sau cùng, không lùi sụt, không thay đổi, gọi là người tư duy hữu. Hỏi: Thế nào là người gìn giữ vi tế? Đáp: Nếu người trụ ở tâm giải thoát chung, mà phát khởi, nếu người ấy gìn giữ khiến ta không lùi sụt, không thay đổi đối với tâm giải thoát chung, người kia đối với tâm giải thoát chung, không lùi sụt, không đổi thay, gọi là người có gìn giữ vi tế. Thế nào là hoặc có người nếu tư duy không lùi sụt, không tư duy bèn lùi sụt? Nếu người trụ ở tâm giải thoát chung, mà phát khởi. Nếu người kia tư duy hại ta, khiến ta không lùi sụt, không thay đổi đối với tâm giải thoát chung. Người ấy đối với tâm giải thoát chung, không lùi sụt không đổi thay, không tư duy hại ta, khiến ta không lùi sụt, không biến đổi đối với tâm giải thoát chung, người kia lùi sụt, đổi thay đối với sự giải thoát chung, gọi là hoặc có người tư duy không lùi sụt, người không tư duy, bèn lùi sụt. Thế nào hoặc có người nếu giữ gìn vi tế thì không lùi sụt, không gìn giữ vi tế thì lùi sụt? Nếu người trụ ở tâm giải thoát, mà phát khởi, nếu người đó gìn giữ khiến cho ta không lùi sụt, không đổi thay đối với tâm giải thoát chung, bèn đối với tâm giải thoát chung, không lùi sụt, không thay đổi. Nếu không gìn giữ khiến cho ta không lùi sụt, không đổi thay đối với tâm giải thoát chung, thì người ấy không lùi sụt, không đổi thay đối với tâm giải thoát chung, người kia lùi sụt, thay đổi đối với tâm giải thoát chung, gọi là hoặc có người gìn giữ vi tế, không lùi sụt, không gìn giữ vi tế thì lùi sụt. Hỏi: Thế nào là người có duyên tìm xét? Đáp: Nếu người tận trí sinh, không phải trí vô sinh, thì sẽ sinh trí vô sinh, sẽ duyên tìm xét, đối với tâm giải thoát, sau cùng không phát khởi, gọi là người có duyên tìm xét. Hỏi: Thế nào là người của pháp không phát khởi? Đáp: Nếu người tâm giải thoát đối với dục, giận dữ, ngu si, gọi là người của pháp không phát khởi. Sao nói là người của pháp không phát khởi? Đáp: Dục không phát khởi, sự giận dữ, ngu si không phát khởi, gọi là người của pháp không phát khởi. Hỏi: Thế nào là người kiếp Trụ? Đáp: Nếu người Kiên tín, Kiên pháp, nếu lại có hạnh lành, nếu người hiện đời được A-la-hán, gọi là người kiếp trụ. Sao nói là kiếp Trụ? Đáp: Cho đến tất cả thế giới, phiền não không làm hư hoại, tất nhiên, khiến người kia được bốn quả Sa-môn, được ba xúc chứng, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà-hàm, hoặc quả A-la-hán, gọi là người kiếp trụ. Hỏi: Thế nào là ngang với người đứng đầu? Đáp: Nếu người chưa hành đạo, hoặc hữu lậu, hoặc thọ mạng đều cùng dứt một thời điểm. Lại nữa, dứt vô gián lậu, mạng liền dứt, gọi là người ngang với đứng đầu. Hỏi: Thế nào là người vượt qua hào? Đáp: Nếu người dứt bỏ vô minh, gọi là người vượt qua hào. Người phá hủy hào là sao? Đáp: Nếu người dứt sinh chết, gọi là người phá hủy hào. Hỏi: Thế nào là người thừa tiến? Đáp: Nếu người dứt hữu ái, gọi là người thừa tiến. Hỏi: Thế nào là người không có dính nhơ? Đáp: Nếu người đã dứt năm phiền não phần dưới, gọi là người không dính nhơ. Người biếng nhác ngã mạn là sao? Đáp: Nếu người dứt trừ ngã mạn, gọi là người biếng nhác ngã mạn.  <卷>QUYỂN 9 <詞>Phẩm 4: PHẨM TRÍ THUỘC PHẦN PHI VẤN chính kiến, chính trí, huệ căn, huệ lực, trạch pháp, chính giác, trí giải thoát, trí chính giác, trí tà, trí Thánh, trí chẳng phải Thánh, trí hữu lậu, trí vô lậu, trí có ái, trí không có ái, trí có cầu, trí không có cầu, trí sẽ nhận lấy, trí không phải sẽ nhận lấy, trí có nhận lấy, trí không có nhận lấy, trí có vượt hơn, trí không có vượt hơn, trí thọ, trí phi thọ, trí nội, trí ngoại, trí có báo, trí không có báo, trí chung của phàm phu, trí không chung của phàm phu, trí chung của Thanh văn, trí không chung của Thanh văn, trí chung của phi Thanh văn, trí không chung của phi Thanh văn, trí chung của phi Thanh văn, trí không chung của phi Thanh văn, trí như ánh chớp, trí như kim cương, trí không định được, trí định được, trí có hành trì vượt hơn, trí không có hành, trì vượt hơn, trí tu một phần, trí tu hai phần, trí tận, trí vô sinh, trí pháp trụ, trí Niết-bàn. Phương tiện giới, phương tiện tư duy, phương tiện phi pháp, phương tiện trừ phi pháp, phương tiện nhập định, phương tiện xuất định. Trí có giác, trí không có giác, trí có quán, trí không có quán, trí có hỷ, trí không có hỷ, trí có vị, trí có xả chung, trí có ánh sáng, trí không có ánh sáng, trí thiện, trí bất thiện, trí vô ký, trí Hữu học, trí Vô học, trí phi học, phi Vô học, trí báo, trí pháp báo, trí phi báo, phi pháp báo, trí kiến đoạn, trí tư duy đoạn, trí chẳng phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn, trí nhân của kiến đoạn, trí nhân của tư duy đoạn, trí chẳng phải nhân của kiến đoạn, trí chẳng phải nhân của tư duy đoạn, trí thấp kém, trí chính giữa, trí vượt hơn, trí thô, trí tế, trí vi. Ba minh, ba huệ, ba nhãn, trí thân quán thân trong, trí thân quán thân ngoài, trí thân quán thân trong, ngoài, trí thọ quán thọ trong, trí thọ quán thọ ngoài, trí thọ quán, trí thọ trong, ngoài quán thọ trong, ngoài, trí tâm quán nội tâm, trí tâm quán ngoại tâm, trí tâm nội, ngoại, quán tâm nội, ngoại, trí pháp nội quán trong pháp nội, pháp trí ngoại quán trong pháp ngoại, pháp trí nội, ngoại quán trong pháp nội, ngoại, trí của cảnh giới nội, trí của cảnh giới ngoại, trí của cảnh giới nội, ngoại, trí của cảnh giới chúng sinh, trí của cảnh giới sắc, trí của cảnh giới chẳng phải sắc, trí của cảnh giới chúng sinh, trí của cảnh giới hữu vi, trí của cảnh giới vô vi, trí của cảnh giới chúng sinh, trí của cảnh giới pháp, trí của cảnh giới không, trí của cảnh giới chúng sinh, trí ít, trí giữa, trí vô lượng, trí của cảnh giới ít, trí của cảnh giới giữa, trí của cảnh giới vô lượng, trí ít, trí ít của cảnh giới ít, trí ít của cảnh giới giữa, trí giữa của cảnh giới vô lượng, trí giữa của cảnh giới ít, trí giữa của cảnh giới giữa, trí vô lượng của cảnh giới vô lượng, trí vô lượng của cảnh giới ít, trí vô lượng của cảnh giới giữa, trí trụ ít của cảnh giới vô lượng, trí trụ ở giữa, trí trụ vô lượng, trí ít, trí ít trụ ít, trí ít trụ giữa, trí giữa trụ vô lượng, trí giữa trụ ít, trí giữa trụ ở giữa, trí vô lượng trụ vô lượng, trí vô lượng trú ít, trí vô lượng trụ ở giữa. Phương tiện của đường thiện trụ vô lượng, phương tiện của đường ác, phương tiện thiện, phương tiện ác, phương tiện siêng năng, phương tiện vắng lặng, phương tiện nhận lấy, phương tiện buông xả. Trí quá khứ, trí vị lai, trí hiện tại, trí của cảnh giới quá khứ, trí của cảnh giới vị lai, trí của cảnh giới hiện tại, trí của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, trí lệ thuộc cõi Dục, trí lệ thuộc cõi Sắc, trí lệ thuộc cõi Vô sắc, trí không lệ thuộc. khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, pháp trí, tỷ trí, thế trí, tha tâm trí, pháp biện, nghĩa biện, từ biện, ứng biện, trí tác, trí không phải lìa, trí lìa, trí phi tác, trí tác ly, trí phi tác, phi lìa, trí chẳng phải nhận lấy, chẳng phải xuất, trí có nhiễm, trí chẳng phải tạp, chẳng phải tạp nhiễm, trí không phải có nhiễm, có nhiễm, có lìa nhiễm, trí không phải có nhiễm, không phải lìa nhiễm, trí ách, trí không phải lìa ách, lìa ách, trí không phải ách, không phải lìa ách, trí quả của trí, trí của quả chẳng phải dứt, trí của quả dứt, trí chẳng phải quả trí, trí của quả dứt, trí của quả phi trí, trí của quả dứt, quả trí, trí của không phải quả trí, không phải quả dứt, trí của quả trí, trí của không phải được quả, được quả, trí của quả không phải trí, trí của quả được quả, trí của quả phi trí, quả phi đắùc, trí tận, trí giác, phi giác, trí phi tận, tận giác, trí phi tận, phi giác, trí giải, trí thoát, phi thoát, trí không phải giải, giải thoát, trí không phải giải, không phải thoát, trí của phần lùi sụt, trí của phần trụ, trí của phần tăng trưởng, trí của phần giải, trí của phần lùi sụt, trí của phần trụ, không phải phần trụ, trí của phần lùi sụt, không phải phần lùi sụt, phần trụ, trí không phải phần lùi sụt, không phải phần trụ, trí của phần lùi sụt, trí của phần tăng trưởng, không phải phần tăng trưởng, trí không phải phần lùi sụt, phần lùi sụt, phần tăng trưởng, trí của không phải phần lùi sụt, không phải phần tăng trưởng, trí của phần lùi sụt, trí của phần giải, phần không phải giải, trí của phần giải, phần lùi sụt, không phải phần lùi sụt, trí của không phải phần lùi sụt, không phải phần giải, trí của phần trụ, trú của phần tăng trưởng, chẳng phải phần tăng trưởng, trí của phần tăng trưởng, phần trụ, không phải phần trụ, trí không phải phần trụ, không phải phần tăng trưởng, trí của phần trụ, trí của phần trụ, trí của phần giải, không phải phần giải, trí của phần giải, phần trụ, không phải phần trụ, trí không phải phần trụ, không phải phần giải, trí của phần tăng, trí của phần giải, không phải phần giải, trí của phần giải, phần tăng, không phải phần tăng, trí của không phải phần tăng, không phải phần giải. Năm trí, sáu thông, bảy phương tiện, khổ pháp trí, khổ tỷ trí, tập pháp trí, tập tỷ trí, diệt pháp trí, diệt tỷ trí, đạo pháp trí, đạo tỷ trí. Chín phương tiện, mười lực, mười trí tính bốn mươi bốn trí tính, bảy mươi bảy trí tính của Như lai. Hỏi: Thế nào là chính kiến? Đáp: Kiến giải nếu thiện, thuận theo không trái thì gọi là chính kiến. Thế nào là chính kiến? Đáp: Nếu trí thiện, thuận theo không trái, gọi là chính kiến. chính kiến là gì? Đáp: Nếu nhẫn thiện, thuận theo không trái, gọi là chính kiến. chính trí là thế nào? Đáp: Nếu trí thiện, thuận theo không trái, gọi là chính trí. Hỏi: Thế nào là chính kiến? Đáp: Trừ tận trí, trí vô sinh, nếu kiến giải khác là thiện, thuận theo không trái nghịch, gọi là chính kiến. Hỏi: Thế nào là chính trí? Đáp: Tận trí, trí vô sinh, gọi là chính trí. Hỏi: Thế nào là huệ căn? Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, nếu Kiên tín, hoặc Kiên pháp, hoặc người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán trạng thái vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa giải muốn giải, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, hoặc Tư-đà- hàm, hoặc A-na-hàm, quán trí đầy đủ, nếu địa trí, nếu quán tâm giải thoát, liền chứng mỗi quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư- đà-hàm, hoặc quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người, hoặc thú hướng, hoặc pháp lựa chọn, lựa chọn lại cuối cùng, chọn lựa trạch pháp, tư duy, nhận biết, thấu đạt tướng mình, tướng người, tướng chung, nhớ nghó, biện quán, sinh trí huệ tự tại, tri kiến, thuật phương tiện, giải thoát, ánh sáng của ngọn lửa soi tỏ rực rỡ, huệ nhãn, huệ căn, huệ lực, trạch pháp chính giác, không có si, chính kiến, gọi là huệ căn. Huệ lực là thế nào? Đáp: Huệ căn, gọi là huệ lực. Hỏi: Thế nào là trạch pháp chính giác? Đáp: Huệ lực, gọi là trạch pháp chính giác. Trí giải thoát là thế nào? Đáp: Nếu phương tiện giải thoát của trí kiến trong giải thoát, tâm giải thoát đối với tham dục, giận dữ, tâm ta giải thoát tham dục, giận dữ, tức trí kiến, phương tiện giải thoát kia, gọi là trí giải thoát. Hỏi: Thế nào là giác? Đáp: Như Lai, nếu trí sinh, trí kiến vô ngại tất cả pháp, được năng lực tự do, tự tại, tôn quý, tri kiến tự tại, cao quý vượt hơn, chính giác vô thượng, mười lực của Như lai, thành tựu bốn vô sở úy đại từ, thành tựu chuyển pháp luân tự tại, gọi là giác. Hỏi: Thế nào là chính trí? Đáp: Nếu trí thiện, thuận theo không trái nghịch, gọi là chính trí. Tà trí là sao? Đáp: Nếu trí bất thiện, không thuận, nghịch, gọi là tà trí. Hỏi: Thế nào là Thánh trí? Đáp: Nếu trí vô lậu, gọi là Thánh trí. Chẳng phải Thánh trí là sao? Đáp: Nếu trí hữu lậu, gọi là chẳng phải Thánh trí. Hỏi: Thế nào là trí hữu lậu? Đáp: Nếu trí có ái thì gọi là trí hữu lậu. Hỏi: Thế nào là trí vô lậu? Đáp: Nếu trí không có ái, gọi là trí vô lậu. Trí có ái là gì? Đáp: Nếu trí có cầu mong thì gọi là trí có ái. Hỏi: Thế nào là trí không có ái? Đáp: Nếu trí không có mong cầu, thì gọi là trí không có ái. lấy. Trí có mong cầu là sao? Đáp: Nếu trí sẽ nhận lấy, gọi là trí có mong cầu. Hỏi: Thế nào là trí không mong cầu? Đáp: Nếu trí không phải sẽ nhận lấy, gọi là trí không mong cầu. Trí sẽ nhận lấy là gì? Đáp: Nếu trí có nhận lấy, gọi là trí sẽ nhận lấy. Hỏi: Thế nào là trí không phải sẽ nhận lấy? Đáp: Nếu trí không có nhận lấy thì gọi là trí không phải sẽ nhận Hỏi: Thế nào là trí có nhận lấy? Đáp: Nếu trí có vượt hơn, gọi là trí có nhận lấy. Trí không có nhận lấy là sao? Đáp: Nếu trí không có vượt hơn thì gọi là trí không có nhận lấy. Hỏi: Thế nào là trí có vượt hơn? Đáp: Nếu trí có nhận lấy, gọi là trí có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là trí không có vượt hơn? Đáp: Nếu trí không có nhận lấy, gọi là trí không có vượt hơn. Trí có vượt hơn là sao? Đáp: Nếu đối với trí này, có trí khác mầu nhiệm vượt hơn, vượt qua trí trên, gọi là trí có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là trí không có vượt hơn? Đáp: Trí này, đối với trí khác, thì mầu nhiệm vượt hơn, trí trên, gọi là trí không có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là trí có vượt hơn? Đáp: Nếu Như lai sinh trí thì không có trí kiến trở ngại đối với tất cả pháp, là trí kiến được tự tại, tôn quý của sức tự do, tôn quý tự tại, thù thắng trội tự tại. chính giác tối thắng vô thượng, mười lực của Như Lai, thành tựu bốn vô sở úy, đại từ tự tại, thành tựu chuyển pháp luân, trừ trí kia, nếu trí khác, gọi là trí có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là trí không có vượt hơn? Đáp: Nếu trí khác ở trước, gọi là trí không có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là trí thọ? Đáp: Nếu trí là nội trí, gọi là trí thọ. Hỏi: Thế nào là không phải trí thọ? Đáp: Nếu trí là ngoại trí, gọi là không phải trí thọ. Hỏi: Thế nào là trí nội? Đáp: Nếu trí là trí thọ, gọi là trí nội. Trí ngoại là gì? Đáp: Nếu trí chẳng phải thọ, gọi là trí ngoại. Hỏi: Thế nào là trí có báo? Đáp: Nếu pháp báo của trí, gọi là trí có báo. Thế nào là trí không có báo? Đáp: Nếu trí chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là trí không có báo. Hỏi: Thế nào là trí chung của phàm phu? Đáp: Trí không phải sinh đắc của phàm phu, phàm phu cũng sinh được, gọi là trí chung của phàm phu. Hỏi: Thế nào là trí không chung của phàm phu? Đáp: Nếu trí không phải sinh được của phàm phu, phàm phu sinh không được, gọi là trí không chung của phàm phu. Không phải trí chung của phàm phu là gì? Đáp: Nếu trí là sinh đắc của phàm phu, chẳng phải phàm phu cũng sinh được, gọi là không phải trí chung của phàm phu. Không phải trí không chung của phàm phu là gì? Đáp: Nếu trí là sinh đắc của phàm phu, chẳng phải là phàm phu không sinh, không đắc, gọi là không phải trí không chung của phàm phu. Hỏi: Thế nào là trí chung của Thanh văn? Đáp: Nếu trí không phải sinh được của Thanh văn, Thanh văn cũng sinh được, gọi là trí chung của Thanh văn. Trí không chung của Thanh văn là gì? Đáp: Nếu trí không phải sinh được của Thanh văn, Thanh văn không sinh, không được, gọi là trí không chung của Thanh văn. Không phải trí chung của Thanh văn là gì? Đáp: Nếu trí là sinh được của Thanh văn, thì không phải Thanh văn cũng sinh đắc, gọi là không phải trí chung của Thanh văn. Không phải trí không chung của Thanh văn là sao? Đáp: Nếu trí là Thanh văn sinh đắc chẳng phải Thanh văn bất sinh thì bất đắc đó gọi là không phải trí chung của Thanh văn. Hỏi: Thế nào là trí như ánh chớp? Đáp: Nếu trí một ít, một ít dừng lại, dừng lại trong một ít, như ánh chớp một ít, một ít dừng lại, dừng lại trong một ít, trí cũng như thế, một ít, một ít dừng lại, dừng lại trong một ít, đó gọi là trí như ánh chớp. Trí như kim cương là sao? Đáp: Nếu trí vô lượng, trụ vô lượng, trụ trong thời gian vô lượng, giống như kim cương vô lượng, trụ vô lượng, trụ trong thời gian vô lượng, trí cũng như thế, vô lượng, trụ vô lượng, trụ trong thời gian vô lượng, đó gọi là như trí kim cương. Lại nữa, trí như ánh chớp, nếu trí sinh, dứt đi một ít phần phiền não, giống như ánh chớp xẹt ra phần ít ở trong mây rồi vụt tắt nhanh chóng, trí cũng như thế, dứt đi một ít phần phiền não, đó gọi là trí như ánh chớp. Lại nữa, trí như kim cương, nếu trí sinh dứt tất cả phiền não không còn sót chút nào, đều dứt một cách nhanh chóng, như kim cương gieo vào ngọc đá, đều khiến tan nát, trí cũng như thế. Nếu sinh rồi dứt tất cả phiền não, không có thô, tế nào không dứt, không hết, gọi là trí như kim cương. Lại nữa, trí như ánh chớp, nghĩa là trí sinh đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, gọi là trí như ánh chớp. Lại nữa, trí như kim cương, nếu trí sinh đắc quả A-la-hán, gọi là trí như kim cương. Lại nữa, trí như ánh chớp, nghĩa là trí sinh đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, được quả A-la-hán, quả Bích-chi Phật, gọi là trí như ánh chớp. Lại nữa, trí như kim cương, Như Lai nói là trí sinh, là tri kiến không có ngăn ngại đối với tất cả pháp, được năng lực tự tại, tự do, trí kiến tự tại tôn quý, thù thắng, giác vô thượng, mười lực của Như Lai, thành tựu bốn vô số úy, đại từ, thành tựu chuyển pháp luân tự tại. Trí như thế, gọi là trí như kim cương. Hỏi: Thế nào là trí được bất định? Đáp: Nếu trí được bất định, được khó được, đó gọi là trí được bất định. Trí được nhất định là gì? Đáp: Nếu trí được nhất định, thì được không khó được, gọi là trí được nhất định. Hỏi: Thế nào là trí hành tiến hộ trì? Đáp: Nếu trí được, không phải nhất định được khó được, không phải là sức tự do, không phải tôn quý, không phải tự tại, không phải điều đã muốn, không như điều đã muốn, không hết cái đã muốn, đi tới sinh khó được, cũng như thuyền đi ngược dòng là khó. Nếu được trí như thế, thì chẳng phải nhất định được, khó được, không phải do sức mình, không phải tôn quý, không phải tự tại, không phải điều đã muốn, không như điều đã muốn, không hết cái đã muốn, đi tới sinh khó được, gọi là trí hành tiến hộ trì. Không phải trí hành tiến hộ trì là sao? Đáp: Nếu trí được, quyết định được, thì không phải khó được sức tự do, tự tại tôn quý, điều đã muốn, như điều đã muốn, hết những điều muốn, dễ thực hành, không khó sinh được, giống như thuyền xuôi dòng không khó. Nếu được trí như thế, trí quyết định, trí không khó, sức tự do, tự tại tôn quý, chỗ đã muốn, như điều đã muốn, hết những điều muốn, thực hành không phải khó sinh được, gọi là không phải trí hành tiến hộ trì. Hỏi: Thế nào là trí tu một phần? Đáp: Nếu trí sinh, tưởng có ánh sáng, không thấy sắc, nếu thấy sắc, không tưởng có ánh sáng, gọi là trí tu một phần. Trí tu hai phần là gì? Đáp: Nếu trí sinh, tưởng có ánh sáng, cũng thấy sắc, đó gọi là trí tu hai phần. Lại nữa, trí tu một phần, nếu trí không dứt phiền não, hoặc dứt phiền não mà không sinh trí, gọi là trí tu một phần. Lại nữa trí tu hai phần, nếu trí sinh, gọi là trí tu hai phần. Lại nữa, trí tu một phần, nếu trí là tận trí sinh, không phải trí vô sinh, gọi là trí tu một phần. Lại nữa, trí tu hai phần, nếu trí sinh là tận trí, trí vô sinh, gọi là trí tu hai phần. Hỏi: Thế nào là tận trí? Đáp: Sự tham dục, giận dữ, ngu si đều dứt hết rồi, sự tham dục, giận dữ, ngu si của ta đã hết, tức là phương tiện giải thoát của trí kiến kia, gọi là tận trí. Hỏi: Thế nào là trí vô sinh? Đáp: Sự tham dục, giận dữ, ngu si đã diệt mất, không còn sinh, sự tham dục, giận dữ, ngu si của ta đã hết, không còn sinh, tức là phương tiện giải thoát của trí kiến kia, gọi là trí vô sinh. Hỏi: Thế nào là pháp trụ trí? Đáp: Nếu cảnh giới hữu vi của Thánh trí, gọi là pháp trụ trí. Hỏi: Thế nào là trí Niết-bàn? Đáp: Nếu cảnh giới Niết-bàn của Thánh trí, gọi là trí Niết-bàn. Lại nữa, trí pháp trụ, trừ duyên như thế, nếu pháp khác như thế, chẳng phải không như thế, không phải khác, không phải vật khác, pháp thường, pháp thật, pháp trụ, pháp định không phải duyên, gọi là trí pháp trụ. Lại nữa, trí Niết-bàn, Niết-bàn vắng lặng kia là nhà, là thủ hộ, là đèn, là nương tựa, là không lặn mất, là độ, là không nóng, là không cháy sém, là không có lo, là không có phiền não, là không có khổ đau và còn hành quán Niết-bàn khác, nếu trí sinh, gọi là trí Niết-bàn. Hỏi: Thế nào là giới phương tiện? Đáp: Giới chúng, giới so sánh, giới xúc, giới tư duy, giới sắc này, giới vô sắc này, giới có thể thấy này, giới không thể thấy này, giới có đối này, giới không có đối này, giới Thánh này, giới chẳng phải Thánh này. Giới này là phương tiện giải thoát của giới kia, đó gọi là giới phương tiện. Thế nào là giới phương tiện tư duy? Đáp: Nếu tư duy, tư duy chúng, tư duy so sánh, tư duy nhớ nghó xúc, tư duy thiện này, tư duy bất thiện này, nhớ nghó chính, nhớ nghó tà. Sự nhớ nghó này, tức là phương tiện giải thoát của tri kiến của sự nhớ nghó kia, gọi là phương tiện tư duy. Hỏi: Thế nào là phương tiện phi pháp? Đáp: Chúng phi pháp, so sánh phi pháp, xúc phi pháp, tư duy phi pháp. Tội khinh này, tội trọng này, tội hữu dư này, tội vô dư này, tạo ác này, không tạo ác này, các tội này, tức phương tiện giải thoát của tri kiến kia, gọi là phương tiện phi pháp. Thế nào là phương tiện trừ phi pháp? Đáp: Các phương tiện trừ phi pháp, phương tiện so sánh trừ phi pháp, phương tiện tư duy xúc trừ phi pháp, phương tiện trừ phi pháp. Như thế, được trừ tội nhẹ phi pháp. Như thế, trừ tội nặng, như thế trừ tội hữu dư, vô dư như thế, trừ làm ác như thế, trừ không phải tạo tội ác như thế, trừ các tội như thế, trừ các tội rồi. Trừ tội của pháp vượt hơn như thế, tức là phương tiện giải thoát đối với tri kiến kia, gọi là phương tiện trừ phi pháp. Hỏi: Thế nào là phương tiện nhập định? Đáp: Chúng nhập định, so sánh nhập định, xúc nhập định, tư duy nhập định. Nhập định tưởng, định Vô tưởng này. Ở đây nhập này định tùy tưởng, định không tùy tưởng. Ở đây nhập định lìa sắc, ở đây nhập định, thắng nhập ở đây nhập định nhất thiết nhập. Nhập các định như thế, nhập các định như thế rồi, nhập định của pháp vượt hơn như thế, tức phương tiện giải thoát ở tri kiến, gọi là phương tiện nhập định. Hỏi: Thế nào là phương tiện xuất định? Đáp: Chúng xuất định, so sánh xuất định, xúc xuất định, tư duy xuất định. Xuất định Tưởng, định Vô tưởng như thế. Tùy định tưởng xuất, không tùy định tưởng như thế. Xuất ly định sắc, xuất không lìa định sắc như thế, xuất nhập định vượt hơn như thế, nhập định nhất thiết nhập. Xuất các định như thế, xuất các định như thế rồi, xuất định của pháp vượt hơn như thế, tức ở phương tiện giải thoát của tri kiến kia, gọi là phương tiện xuất định. Hỏi: Thế nào là trí có giác? Đáp: Nếu trí tương ưng với giác, cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là trí có giác. Thế nào là trí không có giác? Đáp: Nếu trí không tương ưng với giác, giác sinh không chung, trụ không chung, diệt không chung, gọi là trí không có giác. Hỏi: Thế nào là trí có quán? Đáp: Nếu trí tương ưng quán, sinh chung, trụ chung, diệt, chung thì gọi là trí có quán. Trí không có quán là sao? Đáp: Nếu trí không phải tương ưng với quán, không cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là trí không có quán. Hỏi: Thế nào là trí có hỷ? Đáp: Nếu trí tương ưng với hỷ, cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là trí có hỷ. Trí không có hỷ là sao? Đáp: Nếu trí không phải tương ưng với hỷ, không sinh chung, không trụ chung, diệt chung, gọi là trí không có hỷ. Hỏi: Thế nào là trí có vị? Nếu trí tương ưng với lạc thọ, gọi là trí có vị. Đáp: Trí xả là gì? Nếu trí tương ưng với bất khổ bất lạc thọ, gọi là trí xả. Hỏi: Thế nào là trí có dụng? Đáp: Nếu trí sinh có cảnh giới, gọi là trí có dụng. Trí không có dụng là sao? Đáp: Nếu trí sinh, không có cảnh giới, đó gọi là trí không có dụng. Lại nữa, nếu trí sinh, dứt vô minh, đó gọi là trí không có dụng. Hỏi: Thế nào là trí thiện? Đáp: Nếu trí tu, gọi là trí thiện. Trí bất thiện là sao? Đáp: Nếu trí dứt, gọi là trí bất thiện. Trí vô ký là thế nào? Đáp: Nếu trí là trí thọ, hoặc trí chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là trí vô ký. Hỏi: Thế nào là trí học? Đáp: Nếu trí Thánh phi Vô học, gọi là trí hữu học. Hỏi: Thế nào là trí Vô học? Đáp: Nếu trí Thánh phi học thì gọi là trí Vô học. Hỏi: Thế nào là trí phi học, phi Vô học? Đáp: Nếu trí chẳng phải Thánh, gọi là trí phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là trí báo? Đáp: Nếu trí thọ, hoặc báo thiện của trí, đó gọi là trí báo. Hỏi: Thế nào là trí của pháp báo? Đáp: Nếu trí có báo, gọi là trí của pháp báo. Hỏi: Thế nào là trí chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu trú vô ký, không huộc phần ngã thì gọi là trí chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là trí của kiến đoạn? Đáp: Nếu trí bất thiện, không phải tư duy đoạn, gọi là trí kiến đoạn. Hỏi: Thế nào là trí của tư duy đoạn? Đáp: Nếu trí bất thiện, không phải kiến đoạn, gọi là trí tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là trí không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu trí vô ký, gọi là trí không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là trí nhân của kiến đoạn? Đáp: Nếu kiến đoạn của trí, hoặc pháp báo kiến đoạn của trí, gọi là trí của nhân kiến đoạn. Thế nào là trí nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu trí do tư duy đoạn, hoặc pháp báo tư duy đoạn của trí, gọi là trí nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là trí chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu trí thiện, hoặc pháp báo của trí thiện, nếu trí chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là trí chẳng phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là trí thấp kém? Đáp: Nếu trí bất thiện, gọi là trí thấp kém. kém. Hỏi: Thế nào là trí ở giữa? Đáp: Nếu trí vô ký, gọi là trí ở giữa. Trí vượt hơn là gì? Đáp: Nếu trí thiện, gọi là trí vượt hơn. Lại nữa, trí thấp kém, nếu trí bất thiện, hoặc vô ký, gọi là trí thấp Lại nữa, trí giữa, hoặc trí chẳng phải Thánh thiện gọi là trí giữa. Lại nữa, trí vượt hơn, nếu Thánh trí vô lậu gọi là trí vượt hơn. Hỏi: Thế nào là trí thô? Đáp: Nếu trí lệ thuộc cõi Dục, gọi là trí thô. Trí tế là gì? Đáp: Nếu trí lệ thuộc cõi Sắc, hoặc không lệ thuộc, gọi là trí tế. Hỏi: Thế nào là trí vi? Đáp: Nếu trí lệ thuộc cõi Vô sắc, gọi là trí vi. Lại nữa, trí thô, hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, gọi là trí thô. Lại nữa, trí tế, nếu trí lệ thuộc Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, hoặc không lệ thuộc, gọi là trí tế. Lại nữa, trí vi, nếu trí lệ thuộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là trí vi. Lại nữa, trí thô, nếu trí lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, gọi là trí thô. Lại nữa, trí tế, hoặc trí lệ thuộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là trí tế. Lại nữa, trí vi, nếu trí không lệ thuộc, gọi là trí vi. Hỏi: Thế nào là ba minh? Đáp: Nhớ nghó mạng đời trước chứng trí minh, chúng sinh sinh chết chứng trí minh và lậu tận chứng trí minh. Thế nào là nhớ nghó mạng đời trước chứng trí minh? Nếu trí sinh, nhớ nghó vô lượng mạng sống đời trước, nhớ lại một đời, hai, ba, bốn, năm, mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm, mười trăm ngàn đời, ngàn vạn đời, mười vạn đời, vô lượng trăm đời, vô lượng ngàn đời, vô lượng vạn đời, hoặc vô lượng kiếp hoại, hoặc vô lượng kiếp thành, ta vốn ở chỗ kia, như tên này, như họ này, như đời sống này, như thức ăn này, như mạng này, như mạng này ngắn ngủi, mạng này sống lâu, như chỗ này khổ, vui, từ chỗ kia, sau cùng lại sinh chỗ khác. Nhớ lại một cách đầy đủ như thế với ngần ấy mạng đời trước, gọi là nhớ nghó lại mạng đời trước, trí chứng minh. Thế nào là chúng sinh sinh chết chứng trí minh? Nếu trí sinh thiên nhãn thanh tịnh, vượt qua mắt người, nhận thấy sự sinh chết của chúng sinh, sắc đẹp, sắc xấu, đường ác, đường thiện, thấp, cao, biết chúng sinh, như nghiệp đã gây ra. Hạnh ác của thân chúng sinh này thành tựu, miệng làm ác đã thành, hành vi ác của ý đã thành, tà kiến chê bai bậc Thánh thực hành nghiệp tà kiến, khi chết đọa vào đường ác: địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Hạnh lành thân chúng sinh này đã làm thành tựu, hành vi thiện của miệng thành tựu, hành vi thiện của ý thành tựu, chính kiến, không chê bai bậc Thánh, thực hành nghiệp nhân chính kiến, thân khi chết sinh vào đường lành trong loài người, trên cõi trời, thiên nhãn thanh tịnh như thế, vượt qua sự trông thấy của mắt người, gọi là sự sinh chết của chúng sinh, sắc đẹp sắc xấu, đường thiện, đường ác, hơn kém, biết chúng sinh như nghiệp đã gây ra, gọi là chúng sinh sinh sinh chết trí chứng minh. Thế nào là lậu tận chứng trí minh? Nếu trí sinh thì lậu hết, sinh giải thoát vô lậu, tâm giải thoát, huệ giải thoát, hiện thân tự chứng biết thành tựu hạnh, sự sanh chết của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, tiếng khen đồn xa, việc phải làm đã làm rồi, không còn thân sau, gọi là lậu tận chứng trí minh. Đó gọi là ba minh. Hỏi: Thế nào là ba huệ? Đáp: Đó là Tư huệ, văn huệ, tu huệ. Thế nào là tư huệ? Không do người khác nghe, không nhận giáo huấn của người khác, không thỉnh người khác nói, không nghe pháp người khác, tự tư duy, tự giác ngộ, tự quán sát, nếu trí sinh, chẳng phải tu hành, gọi là tư huệ. Thế nào là văn huệ? Từ người khác, nghe, thọ nhận sự giáo hóa của người, thỉnh người khác nói, nghe pháp của người khác, không phải tự tư duy, không phải tự giác, không phải tự quán, nếu trí sinh, gọi là văn huệ. Thế nào là tu huệ? Nếu tu căn, lực, giác, thiền, giải thoát định, nhập định. Nếu tu rồi tu, nếu trí sinh, gọi là tu huệ. Đó gọi là ba huệ. Hỏi: Thế nào là ba nhãn? Đáp: Đó Nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn. Thế nào là nhục nhãn? Nếu mắt do bốn đại tạo ra thanh tịnh, thuộc về phần ngã, gọi là nhục nhãn. Thế nào là thiên nhãn? Nếu thiên nhãn thuộc về phần ngã thì gọi là thiên nhãn. Thế nào là huệ nhãn? Ba huệ: Tư huệ, văn huệ, tu huệ, gọi là huệ nhãn. Lại nữa, nhục nhãn, trừ thiên nhãn thuộc về phần ngã, nếu nhãn khác do bốn đại tạo ra thanh tịnh, gọi là nhục nhãn. Lại nữa, thiên nhãn, nếu thiên nhãn thuộc về phần ngã và tu thiên nhãn, gọi là thiên nhãn. Lại nữa, huệ nhãn trừ tu thiên nhãn, nếu ba huệ khác: Tư huệ, văn huệ, tu huệ, gọi là huệ nhãn. Đây gọi là ba nhãn. Hỏi: Thế nào là trí thân trong, quán trong thân? Đáp: Tất cả pháp thuộc về sắc thân của bốn đại bên trong, một xứ pháp thuộc về sắc thân của bốn đại bên trong, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí thân trong quán trong thân. Hỏi: Thế nào là trí thân ngoài, quán ngoài thân? Đáp: Tất cả pháp thuộc sắc thân bốn đại bên ngoài, một xứ pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên ngoài, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí thân ngoài, quán ngoài thân. Hỏi: Thế nào là trí thân trong ngoài, quán thân trong ngoài? Đáp: Tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên trong, ngoài, một xứ pháp thuộc về sắc thân của bốn đại bên trong, ngoài, quán vô thường, khổ, không vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí của thân trong ngoài, quán thân trong ngoài. Hỏi: Thế nào là trí thọ trong quán thọ trong? Đáp: Tất cả thọ trong, tất cả chỗ thọ trong, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí thọ trong quán thọ trong. Hỏi: Thế nào là trí thọ ngoài, quán thọ ngoài? Đáp: Tất cả thọ ngoài, một chỗ thọ ngoài, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí thọ ngoài, quán thọ ngoài. Hỏi: Thế nào là trí thọ trong ngoài, quán thọ trong ngoài? Đáp: Tất cả thọ trong ngoài, một chỗ thọ trong ngoài, quán vô thường, khổ không, vô ngã. Nếu trí sinh thì gọi là bốn thọ trong ngoài, quán thọ trong ngoài. Hỏi: Thế nào là trí nội tâm quán nội tâm? Đáp: Tất cả nội tâm, một chỗ nội tâm, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí nội tâm quán nội tâm. Hỏi: Thế nào là trí của tâm ngoài, quán tâm ngoài? Đáp: Tất cả tâm ngoài, một chỗ tâm ngoài, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí của tâm ngoài, quán tâm ngoài. Trí của tâm trong ngoài, quán tâm trong ngoài là gì? Đáp: Tất cả tâm trong, ngoài, một chỗ tâm trong, ngoài, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí của tâm trong ngoài, quán tâm trong ngoài. Hỏi: Thế nào là trí pháp trong quán pháp trong? Đáp: Trừ tâm thọ pháp thuộc về sắc thân bốn đại, tất cả pháp trong khác, một chỗ pháp trong, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí pháp trong quán pháp trong. Trí pháp ngoài quán pháp ngoài là gì? Đáp: Trừ tâm thọ pháp thuộc sắc thân bốn đại, tất cả pháp ngoài khác, một chỗ pháp ngoài, người kia như sự quán vô thường, khổ, không, vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí pháp ngoài quán pháp ngoài. Hỏi: Thế nào là trí pháp trong, ngoài quán pháp trong, ngoài? Đáp: Trừ tâm thọ, pháp thuộc về sắc thân bốn đại, tất cả pháp trong, ngoài khác, một xứ pháp trong, ngoài, như sự, quán vô thường, khổ, không vô ngã, nếu trí sinh, gọi là trí pháp trong ngoài, quán pháp trong ngoài. Trí của cảnh giới trong là sao? Đáp: Tư duy pháp trong, nếu trí sinh, gọi là trí của cảnh giới trong. Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới ngoài? Đáp: Tư duy pháp ngoài, trí sinh, gọi là trí của cảnh giới ngoài. Trí của cảnh giới trong, ngoài là sao? Đáp: Tư duy pháp trong ngoài, nếu trí sinh, gọi là trí của cảnh giới trong, ngoài. Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới chúng sinh? Đáp: Không có trí của cảnh giới chúng sinh. Lại nữa, hạnh từ, hạnh bi, hỷ, xả của chúng sinh, do trí tư duy sinh, gọi là trí của cảnh giới chúng sinh. Trí của cảnh giới sắc là sao? Đáp: Do tư duy pháp sắc mà trí sinh, gọi là trí của cảnh giới sắc. Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới vô sắc? Đáp: Do tư duy mà trí của pháp vô sắc sinh, gọi là trí của cảnh giới vô sắc. Trí của cảnh giới chúng sinh là sao? Đáp: Trí không có cảnh giới của chúng sinh. Lại nữa, chúng sinh hành từ, hành bi, hỷ, xả, nếu trí sinh, gọi là trí của cảnh giới chúng sinh. Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới hữu vi? Đáp: Do tư duy pháp hữu vi sinh trí gọi là trí của cảnh giới hữu vi. vi. Trí của cảnh giới vô vi là gì? Đáp: Do tư duy pháp vô vi mà sinh trí gọi là trí của cảnh giới vô Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới chúng sinh? Đáp: Trí không có cảnh giới của chúng sinh. Lại nữa, tư duy hạnh từ, hạnh bi, hỷ, xả của chúng sinh, mà trí sinh, gọi là trí của cảnh giới chúng sinh. Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới pháp? Đáp: Do tư duy pháp mà sinh trí gọi là trí của cảnh giới pháp. Hỏi: Thế nào là trí không có cảnh giới? Đáp: Không có cảnh giới không có trí cảnh giới. Lại nữa, tư duy pháp quá khứ, vị lai mà Trí sinh, gọi là trí không có cảnh giới. Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới chúng sinh? Đáp: Trí không có cảnh giới chúng sinh. Lại nữa, hạnh từ, hành bi, hỷ, xả của chúng sinh, gọi là trí của cảnh giới chúng sinh. Hỏi: Thế nào là trí ít? Đáp: Nếu ít, trụ ít, trụ trong ít, gọi là trí ít. Hỏi: Thế nào là trí giữa? Đáp: Nếu trí giữa, trụ ở giữa, trụ trung gian, gọi là trí giữa. Hỏi: Thế nào là vô lượng trí? Đáp: Nếu vô lượng trí, trụ vô lượng, trụ trong vô lượng, gọi là trí vô lượng. Lại nữa, trí ít, trụ ít, nhuyến ít, cảnh giới ít, gọi là trí ít. Lại nữa, trí giữa, nếu cảnh giới trí giữa, trụ giữa, nhuyến giữa, gọi là trí giữa. Lại nữa, trí vô lượng, nếu trí trụ vô lượng, lợi vô lượng, cảnh giới vô lượng thì gọi là vô lượng trí. Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới ít? Đáp: Nếu trí, một chúng sinh, hoặc một pháp, hoặc một hạnh, mới sinh, trừ Niết-bàn của Như Lai, gọi là trí của cảnh giới ít. Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới giữa? Đáp: Nếu trí chúng sinh đếm được, hoặc pháp mới sinh, trừ Niết- bàn của Như Lai, gọi là trí của cảnh giới giữa. Trí của cảnh giới vô lượng là gì? Đáp: Nếu trí của vô lượng chúng sinh, hoặc pháp mới sinh, nếu Niết-bàn của Như Lai, gọi là trí của cảnh giới vô lượng. Hỏi: Thế nào là trí ít, cảnh giới ít? Đáp: Nếu trí, trụ ít, nhuyến ít, hoặc một chúng sinh, hoặc một pháp, hoặc một hạnh mới sinh, trừ Niết-bàn của Như Lai, gọi là trí ít, cảnh giới ít. Hỏi: Thế nào là cảnh giới giữa của trí ít? Đáp: Nếu trụ ít, nhuyến ít của trí, hoặc số chúng sinh, hoặc pháp mới sinh, trừ Niết-bàn của Như lai, gọi là cảnh giới của trí ít. Hỏi: Thế nào là cảnh giới vô lượng của trí ít? Đáp: Nếu trụ ít, nhuyến ít của trí, hoặc pháp của chúng sinh vô lượng mới sinh, hoặc Niết-bàn của Như Lai, gọi là cảnh giới vô lượng của trí ít. Hỏi: Thế nào là cảnh giới ít của trí giữa? Đáp: Nếu trí, nếu trụ giữa, nhuyến giữa, hoặc ột chúng sinh, hoặc một pháp, một hạnh mới sinh, không phải Niết-bàn của Như Lai, gọi là cảnh giới ít của trí giữa. Hỏi: Thế nào là cảnh giới giữa của trí giữa? Đáp: Nếu trí giữa, trụ giữa, nhuyễn giữa, các chúng sinh nếu pháp mới sinh, không phải Niết-bàn của Như Lai, gọi là cảnh giới giữa của trí giữa. Cảnh giới vô lượng của trí giữa là gì? Đáp: Nếu nhuyến giữa, trụ giữa của trí, hoặc pháp của chúng sinh vô lượng mới sinh, nếu Niết-bàn của Như Lai, gọi là cảnh giới vô lượng của trí giữa. Hỏi: Thế nào là cảnh giới ít của trí vô lượng? Đáp: Nếu trí, trụ vô lượng, lợi vô lượng, hoặc một chung sinh, một pháp, một hạnh, mới sinh, trừ Niết-bàn của Như Lai, gọi là cảnh giới ít của trí vô lượng. Cảnh giới giữa của trí vô lượng là gì? Đáp: Nếu lợi vô lượng, trụ vô lượng của trí, hoặc số chúng sinh nếu pháp mới sinh, trừ Niết-bàn của Như Lai, gọi là cảnh giới giữa của trí vô lượng. Hỏi: Thế nào là trí vô lượng cảnh giới vô lượng? Đáp: Nếu lợi vô lượng, trụ vô lượng của trí, hoặc pháp của chúng sinh vô lượng mới sinh, hoặc Niết-bàn của Như Lai, gọi là trí vô lượng, cảnh giới vô lượng. Hỏi: Thế nào là trí trụ ít? Đáp: Nếu trụ trong trí ít, một khoảnh khắc búng ngón tay, hoặc trụ nhiều, khoảng một hạt lúa, hoặc nhiều, gọi là trí trụ ít. Hỏi: Thế nào là trí trụ giữa? Đáp: Nếu trụ trung gian của trí, khoảng một hạt lúa, hoặc nhiều, không phải bảy ngày, hoặc nhiều, gọi là trí trụ ở giữa. Trí trụ vô lượng là gì? Đáp: Nếu trí trụ trong vô lượng, bảy ngày, hoặc nhiều, gọi là trí trụ vô lượng. Hỏi: Thế nào là trí ít, trụ ít? Đáp: Nếu trí ít, nhuyến ít của cảnh giới, hoặc trụ trong một ít, khoảng búng ngón tay, hoặc nhiều, không phải trong khoảng một hạt lúa hoặc nhiều, gọi là trí ít, trụ ít. Hỏi: Thế nào là trụ giữa của trí ít? Đáp: Nếu nhuyến ít, cảnh giới ít của trí, hoặc khoảng một hạt lúa của trụ ở giữa, hoặc nhiều, gọi là trụ ở giữa của trí ít. Hỏi: Thế nào là trụ vô lượng của trí ít? Đáp: Nếu nhuyến ít, cảnh giới ít của trí, hoặc trụ trong vô lượng, bảy ngày, hoặc nhiều, gọi là trụ vô lượng của trí ít. Trụ ít của trí giữa là gì? Đáp: Nếu nhuyến giữa, cảnh giới giữa của trí, hoặc trụ trong ít, khoảng thời gian búng ngón tay, hoặc không phải trong khoảng một hạt lúa, hoặc nhiều, gọi là trụ ít của trí ở giữa. Hỏi: Thế nào là trụ ở giữa của trí giữa? Đáp: Nếu nhuyến giữa, cảnh giới ở giữa của trí, khoảng một hạt lúa của trụ trung gian, hoặc nhiều, không phải bảy ngày, hoặc nhiều, gọi là trụ giữa của trí ở giữa. Hỏi: Thế nào là trụ vô lượng của trí giữa? Đáp: Nếu nhuyến giữa, cảnh giữa giữa của trí, hoặc trụ trong vô lượng, bảy ngày hoặc nhiều, gọi là trụ vô lượng của trí ở giữa. Trụ ít, trí vô lượng là gì? Đáp: Nếu lợi vô lượng, cảnh giới vô lượng của trí, hoặc trụ trong một ít, khoảng thời gian búng ngón tay, hoặc nhiều, chẳng phải trong khoảng một hạt lúa, hoặc nhiều, gọi là trụ ít của trí vô lượng. Hỏi: Thế nào là trụ ở giữa của trí vô lượng? Đáp: Nếu lợi vô lượng, cảnh giới vô lượng của trí, hoặc trụ trung gian, khoảng một hạt lúa, hoặc nhiều, không phải bảy ngày, hoặc nhiều, gọi là trụ ở giữa của trí vô lượng. Trụ vô lượng của trí vô lượng là gì? Đáp: Nếu lợi vô lượng, cảnh giới vô lượng của trí, hoặc trụ trong vô lượng, bảy ngày hoặc nhiều thì gọi là trụ vô lượng của trí vô lượng. Hỏi: Thế nào là phương tiện của đường thiện? Đáp: Đường thiện, nghĩa là pháp thiện và người, trời. Nếu làm phương tiện giải thoát của trí kiến ở đây, gọi là phương tiện của đường thiện. Hỏi: Thế nào là phương tiện của đường ác? Đáp: Đường ác, nghĩa là pháp bất thiện, và địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Nếu làm phương tiện giải thoát của trí kiến ở đây, gọi là phương tiện của đường ác. Thế nào là phương tiện thiện? Đáp: Nhân này, duyên sắc này, nhân này, duyên thọ, tưởng, hành, thức này. Nhân này, duyên nhập định Sơ thiền này, nhập đệ nhị, đệ tam, đệ Tứ thiền định, dứt trừ pháp ác bất thiện, thành tựu pháp thiện. Nếu làm phương tiện giải thoát của trí kiến ở đây, gọi là phương tiện thiện. Hỏi: Thế nào là phương tiện vắng lặng? Đáp: Vắng lặng, là định. Nếu làm phương tiện giải thoát của trí kiến ở đây, gọi là phương tiện vắng lặng. Thế nào là phương tiện thủ? Đáp: Thủ nghĩa là tiến, nếu làm phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là phương tiện thủ. Hỏi: Thế nào là phương tiện xả? Đáp: Hai xả là: xả căn và xả tâm, nếu làm phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là phương tiện xả. Lại nữa, phương tiện vắng lặng, tâm vượt qua trạo cử, vắng lặng như thế, như diệt nhau. Nếu làm phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là phương tiện vắng lặng. Lại nữa, phương tiện thủ, hoặc tinh tiến nhu hòa thì phải siêng năng nhận lấy, tùy duyên thủ chính thủ, khuyên cố gắng chính, khuyên cố gắng chính hoan hỷ. Nếu làm phương tiện giải thoát của Trí kiến, gọi là phương tiện thủ Lại nữa, phương tiện xả như là: tâm định, xả hết tham dục, giận dữ, ngu si, nếu làm phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là phương tiện xả. Hỏi: Thế nào là trí quá khứ? Đáp: Nếu trí sinh rồi diệt, gọi là trí quá khứ. Hỏi: Thế nào là trí vị lai? Đáp: Nếu trí chưa sinh, chưa xuất, gọi là trí vị lai. Hỏi: Thế nào là trí hiện tại? Đáp: Nếu trí sinh, chưa diệt, gọi là trí hiện tại. Trí của cảnh giới quá khứ là gì? khứ. tại. Đáp: Trí tư duy pháp quá khứ sinh, gọi là trí của cảnh giới quá Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới vị lai? Đáp: Trí tư duy pháp vị lai, sinh, gọi là trí của cảnh giới vị lai. Trí của cảnh giới hiện tại là gì? Đáp: Trí tư duy pháp hiện tại, sinh, gọi là trí của cảnh giới hiện Hỏi: Thế nào là trí của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Trí tư duy pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, sinh, gọi là trí của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Hỏi: Thế nào là trí lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Nếu trí dục lậu, hữu lậu, gọi là trí lệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Thế nào là trí lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Nếu trí sắc lậu, hữu lậu, gọi là trí lệ thuộc cõi Sắc. Trí lệ thuộc cõi Vô sắc là gì? Đáp: Nếu trí vô sắc lậu, hữu lậu, gọi là trí hiệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là trí không lệ thuộc? Đáp: Nếu trí Thánh vô lậu, gọi là trí không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là khổ trí? Đáp: Thánh đế khổ này, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là khổ trí. Hỏi: Thế nào là tập trí? Đáp: Tập thánh đế này, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là Tập trí. Hỏi: Thế nào là diệt trí? Đáp: Diệt thánh đế này, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là diệt trí. Hỏi: Thế nào là đạo trí? Đáp: Đạo thánh đế này, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là đạo trí. Lại nữa, khổ trí, khổ sinh, khổ già, khổ bệnh, khổ chết, khổ không yêu mà hội ngộ, khổ vì yêu mà phải ly biệt, khổ vì mong cầu không được. Trừ ái, khổ chung của năm thọ ấm. nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là khổ trí. Lại nữa, tập trí, ái này lại có chỗ hy vọng, nối tiếp nhau của dục nhiễm. Nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là tập trí. Hỏi: Thế nào là diệt trí? Đáp: Nếu lìa, diệt hết ái dục, buông bỏ, xuất ly, giải thoát, không có nương tựa, dứt hẳn không còn sót. Nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là diệt trí. Lại nữa, đạo trí là: tám Thánh đạo: chính kiến, chính giác, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tiến, chính niệm, chính định, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là đạo trí. Lại nữa, khổ trí: Tất cả hữu vi là pháp hữu lậu, thuộc về khổ đế, hoặc một chỗ pháp hữu lậu, hữu vi. Như kiến khổ, kiến vô ngã, tư duy khổ. Nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là khổ trí. Lại nữa tập trí: Là nhân khổ, nguyên nhân khổ (khổ tập), hoặc từ một chỗ là nhân khổ, đầu mối khổ, nguyên nhân khổ mà thấy nguyên nhân khổ (kiến tập), thấy vô ngã (kiến vô ngã), tư duy nguyên nhân khổ (Tư duy tập): nhân này, duyên này thành tựu tất cả khổ. Nếu làm phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là tập trí. Lại nữa, diệt trí: Hết tất cả khổ, hết phiền não, hết pháp lậu. Nếu tất cả chỗ đều hết khổ, hết phiền não, hết pháp lậu, thì kiến diệt, kiến vô ngã, tư duy diệt. Nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là diệt trí. Lại nữa, đạo trí: Tất cả Thánh đạo, xuất yếu, chính diệt khổ, hoặc một chỗ Thánh đạo, xuất yếu, chính diệt khổ, mà kiến đạo, kiến vô ngã, tư duy đạo. Nhân này, duyên này, hết tất cả khổ, nếu làm phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là đạo trí. Hỏi: Thế nào là pháp trí? Đáp: Nếu Thánh trí vô lậu, không phải so sánh với tất cả tướng của loại trí đó gọi là pháp trí. Hỏi: Thế nào là tỷ trí (trí so sánh)? Đáp: Nếu Thánh trí vô lậu, so sánh với tất cả tướng của loại trí không sót, gọi là tỷ trí. Thế trí là gì? Đáp: Nếu biết các chúng sinh, hoặc biết danh, tự ngôn ngữ của pháp, hoặc biết ngữ quá khứ, ngữ vị lai, ngữ hiện tại, tiếng nói của nam, nữ, không phải nam, nữ, một ngữ, hai ngữ, ba ngữ, các thứ ngữ, vô lượng ngữ, tất cả ngôn ngữ, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là thế trí. Hỏi: Thế nào là tha tâm trí? Đáp: Nếu dùng trí biết tâm người khác, hoặc là phương tiện giải, xả của trí kiến, gọi là tha tâm trí. Lại nữa, pháp trí, nếu pháp thuộc về khổ đế hữu lậu, hữu vi, thấy khổ, thấy vô ngã, tư duy khổ, nếu nhân khổ, đầu mối khổ, tập khổ, thấy tập, thấy vô ngã, tư duy tập, hết khổ, hết phiền não, hết hữu lậu, thấy lậu, thấy vô ngã, tư duy diệt. Nếu Thánh đạo thấy vô ngã, tư duy đạo và tư duy pháp khác, nếu đối với trí vô lậu Thánh kia không phải là tất cả tướng của trí tỷ loại, gọi là pháp trí. Lại nữa, tỷ trí, nếu người đã thực hành trong pháp sinh pháp trí, thì trong pháp khác ấy, trông giống như sự sinh kia, như tướng kia, như sự so sánh kia, đây như kia, kia như đây. Nếu trí vô lậu của bậc Thánh, tất cả tướng của tư loại trí, gọi là tỷ trí. Lại nữa, thế trí, nếu biết các chúng sinh, hoặc biết pháp số, hoặc biết thiết lập chung danh tự, ngữ ngôn, hoặc sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nếu khổ, tập, diệt, đạo, hoặc địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là thế trí. Lại nữa, tha tâm trí, nếu dùng trí biết được tâm sở và tâm của người khác, chúng sinh khác, có tâm ái, biết như thật có tâm ái, không có tâm ái, biết như thật không có tâm ái, có tâm giận dữ, biết như thật có tâm giận dữ, không có tâm giận dữ, biết như thật không có tâm giận dữ, có tâm ngu si, biết như thật có tâm ngu si, không có tâm ngu si, biết như thật không có tâm ngu si, có tâm ganh tî, biết như thật có tâm ganh tî, tâm rối loạn, biết như thật có tâm rối loại, tâm ít, biết như thật tâm ít, tâm thật, biết như thật có tâm thật, tâm bất định, biết như thật tâm bất định, tâm định, biết như thật tâm định, chẳng phải tâm giải thoát, biết như thật chẳng phải tâm giải thoát, tâm giải thoát, biết như thật tâm giải thoát, tâm có vượt hơn, biết như thật tâm có vượt hơn, tâm không có vượt hơn, biết như thật tâm không có vượt hơn. Nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là tha tâm trí. Hỏi: Thế nào là pháp biện? Đáp: Pháp chúng, pháp tỷ, pháp xúc, nếu Thánh trí không sót, gọi là pháp biện. Hỏi: Thế nào là nghĩa biện? Đáp: nghĩa chúng, nghĩa tỷ, nghĩa xúc, nếu Thánh trí không sót, gọi là nghĩa biện. Từ biện là gì? Đáp: Từ chúng, từ tỷ, từ xúc, nếu Thánh trí không khác, gọi là từ biện. Hỏi: Thế nào là ứng biện? Đáp: Ứng chúng, ứng tỷ, ứng xúc, nếu Thánh trí không khác, gọi là ứng biện. Lại nữa, pháp biện, trừ từ biện, ứng biện, còn trí vô lậu Thánh nếu không phải so với tướng biết của loại trí không khác, gọi là pháp biện. Lại nữa, nghĩa biện, trừ từ biện, ứng biện, nếu trí vô lậu của bậc Thánh khác so với loại trí tướng biết không khác, gọi là nghĩa biện. Lại nữa, từ biện, nếu sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hoặc khổ, tập, diệt, đạo, nếu địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời, nếu sẽ nói như thế, từ như thế, phân biệt như thế, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là từ biện. Lại nữa, ứng biện, lẽ ra phải nói là trí, do trí biết như thế, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là ứng biện. Lại nữa, pháp biện, nếu sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hoặc khổ, tập, diệt, đạo, thì chẳng phải nghĩa xúc, chẳng phải nhân xúc, không phải đầu mối xúc, không phải duyên xúc. Nếu đối với trí vô lậu của bậc Thánh, không phải so với loại trí, tướng biết không khác, đó gọi là pháp biện. Lại nữa, nghĩa biện, nghĩa xúc, nhân xúc, tự xúc, duyên xúc, do nghĩa này, nếu sắc, thọ, tưởng, hành thức, hoặc khổ, tập, diệt, đạo, hoặc đối với trí vô lậu, trí tỷ loại tướng biết không khác, gọi là nghĩa biện. Lại nữa, từ biện do được ba biện: pháp biện, nghĩa biện, từ biện. Nếu dùng ngôn ngữ triển khai, giảng giải không ngăn ngại, không ràng buộc, không bị đuối lý, khéo khế hợp sáng rõ, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là từ biện. Lại nữa, ứng biện: Do được ba biện: Pháp biện, nghĩa biện, từ biện, hoặc tùy thuận, triển khai, giảng giải, không có trở ngại, không có buộc ràng, vô biên, vô lượng, vô tận, không thể nghó, bàn, không thể tính kể, nếu là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là ứng biện. Lại nữa, pháp biện: Pháp trí, gọi là khác biện. Lại nữa, nghĩa biện: Tỷ trí, gọi là nghĩa biện. Lại nữa, nếu phân biệt pháp không thể tư duy, bàn luận, gọi là pháp biện. Lại nữa, nghĩa biện, hoặc tư duy phân biệt nghĩa tư, đó gọi là nghĩa biện. Sao nói là biện? Đáp: Biện, nghĩa là duyên. Trí, nghĩa là trí lực, trí, là trí vượt hơn, nói trí kim cương, là trí vô dư. Bốn biện như thế thành tựu phương tiện pháp, phương tiện nghĩa, phương tiện kinh, phương tiện từ, phương tiện ứng, phương tiện quá khứ, phương tiện vị lai, phương tiện quá khứ, vị lai. Nếu người kia thành tựu bốn biện này, hoặc có người muốn tường tận nghĩa kinh, thì không có việc này, gọi là bốn biện. Hỏi: Thế nào là trí tác, trí không phải lìa? Đáp: Nếu chẳng phải Thánh, có báo, gọi là trí tác, trí không phải lìa. Hỏi: Thế nào là trí lìa, trí không phải tác? Đáp: Nếu Thánh có báo, có thể dứt phiền não, gọi là trí lìa, trí không phải tác. Trí tác, lìa là thế nào? Đáp: Không có một trí nào hoặc là tác, hoặc là lìa. Người kia hoặc là trí không phải lìa, trí tác và trí không phải tác, trí lìa, gọi là trí tác và lìa. lìa. Thế nào trí không phải tác lìa? Đáp: Trừ trí tác, lìa ra còn lại gọi là trí không phải tác, không phải Lại nữa, trí tác, trí không phải lìa, là nếu ở cõi Dục có báo, gọi là trí tác, trí không phải lìa. Hỏi: Thế nào là trí lìa không phải tác? Đáp: Nếu Thánh có báo, có thể dứt phiền não gọi là trí lìa không phải tác. Lại nữa, trí tác, lìa là như trí sinh dứt phiền não cõi dục, thọ hữu của cõi sắc và cõi vô sắc, gọi là trí tác, lìa. Lại nữa, trí không phải tác, không phải lìa là nếu trí không có báo, hoặc Thánh có báo chẳng phải dứt phiền não gọi là trí không phải tác, không phải lìa, có nhiễm, không nhiễm, có ách, không ách cũng như thế. Hỏi: Thế nào là trí của quả trí, không phải trí của quả dứt? Đáp: Nếu trí sinh, rồi sinh trí, chẳng phải dứt phiền não, gọi là trí của quả trí, không phải trí của quả dứt. Trí của quả dứt không phải quả trí là gì? Đáp: Nếu trí sinh dứt phiền não, không phải sinh trí, gọi là trí của quả dứt, không phải quả trí. Hỏi: Thế nào là trí của quả dứt, quả trí? Đáp: Nếu trí sinh rồi, trí sinh dứt phiền não, gọi là trí của quả dứt và quả trí. Trí không phải quả trí, không phải quả dứt là gì? Đáp: Trừ trí của quả dứt, quả trí, nếu trí khác, gọi là không phải trí của quả trí, không phải trí của quả dứt. Lại nữa, trí của quả trí, không phải trí của quả dứt, nếu trí sinh, thì đắc năm thông của không phải Thánh, nếu năm thông của không phải Thánh hoặc được một, hai thông (thần thông) gọi là trí của quả trí, không phải của quả dứt. Lại nữa, trí của quả dứt không phải của quả trí, nếu trí sinh được quả Tư-đà-hàm, gọi là trí của quả dứt, không phải quả trí. Lại nữa, trí của quả trí, trí của quả dứt, nếu trí sinh được quả Tu- đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là trí của quả trí và quả dứt. Lại nữa, không phải trí của quả trí, không phải trí của quả dứt, hoặc trí không có báo, hoặc trí có báo, không phải trí sinh thì không thể dứt phiền não, gọi là không phải trí của quả trí, không phải trí của quả dứt, quả trí, quả đắc, cũng như thế. Hỏi: Thế nào là tận trí không phải giác? Đáp: Nếu trí sinh hết phiền não, thì không phải trí giác, trừ tận trí, nếu trí khác, gọi là không phải tận trí không phải giác. Trí giác không phải tận trí là gì? Đáp: Nếu trí sinh, đắc năm thông của không phải Thánh, hoặc đắc một, hai thông, gọi là trí giác không phải tận. Hỏi: Thế nào là trí giác tận? Đáp: Nếu trí sinh, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A- na-hàm, quả A-la-hán, gọi là trí giác tận. Không phải tận, không phải trí giác là gì? Đáp: Nếu không có báo, hoặc trí có báo, không phải có thể dứt phiền não, chẳng phải sinh trí, gọi là không phải tận, không phải trí giác, giải thoát cũng như vậy.  <卷>QUYỂN 10 <詞>Phẩm 4: PHẨM TRÍ THUỘC PHẦN PHI VẤN, PHẦN CUỐI Hỏi: Thế nào là trí của phần lui sụt? Đáp: Nếu trí bất thiện, gọi là trí của phần lui sụt. Trí của phần trụ là gì? Đáp: Nếu trí vô ký, gọi là trí của phần trụ. Hỏi: Thế nào là trí của phần tăng trưởng? Đáp: Nếu trí là pháp thiện của phi Thánh (chẳng phải Thánh), gọi là trí của phần tăng trưởng. Hỏi: Thế nào là trí của phần giải? Đáp: Nếu trí Thánh có báo, dứt được phiền não, gọi là trí của phần giải. Hỏi: Thế nào là trí của phần lui sụt? Đáp: Nếu trí sinh, lùi sụt, đối với pháp thiện của chẳng phải Thánh, không phải trụ, không phải tăng trưởng, gọi là trí của phần lui sụt. Hỏi: Thế nào là trí của phần trụ? Đáp: Nếu trí sinh, trụ ở pháp thiện của chẳng phải Thánh, không lùi sụt, không tăng trưởng, gọi là trí của phần trụ. Trí của phần tăng trưởng là gì? Đáp: Nếu trí sinh tăng trưởng pháp thiện của chẳng phải Thánh, không lui sụt, không trụ, gọi là trí của phần tăng trưởng. Hỏi: Thế nào là trí của phần giải? Đáp: Nếu là giải chung, tương ưng với giải, gọi là trí của phần giải. Trí của phần lui sụt, không phải trí của phần trụ là gì? Đáp: Nếu có lùi sụt thì không trụ, gọi là trí của phần lùi sụt, không phải phần trụ. Hỏi: Thế nào là trí của phần trụ không phải trí của phần lui sụt? Đáp: Nếu có trụ, thì không lui sụt, nên gọi là trí của phần trụ không phải lui sụt. Hỏi: Thế nào là trí của phần trụ, phần thoái? Đáp: Không có một trí nào vừa lui sụt vừa trụ. Bậc Thánh kia, nếu trí của phần trụ thì không phải phần lui sụt, nếu là trí của phần lui sụt thì không phải là trí của phần trụ, gọi là trí phần lui sụt phần trụ. Hỏi: Thế nào là trí không phải lui sụt, không phải trí của phần trụ? Đáp: Trừ trí phần lui sụt, phần trụ, nếu trí kiến khác, gọi là không phải lui sụt, không phải trí của phần trụ. Hỏi: Trí của phần lui sụt không phải là trí của phần tăng trưởng là sao? Đáp: Nếu có lui sụt không có tăng trưởng, đó gọi là trí của phần lui sụt, không phải của tăng trưởng. Hỏi: Thế nào là trí của phần tăng trưởng không phải lui sụt? Đáp: Nếu trí đã tăng trưởng thì không phải lui sụt, gọi là trí của phần tăng trưởng không phải lui sụt. Trí của phần tăng trưởng, phần lui sụt là sao? Đáp: Không có một trí nào vừa tăng trưởng, vừa lui sụt. Nếu trí là phần lui sụt, thì không phải trí của phần tăng trưởng, trí của phần tăng trưởng thì không phải của phần lui sụt, gọi là trí của phần tăng trưởng, phần lui sụt. Hỏi: Thế nào là không phải phần lui sụt, không phải trí của phần tăng trưởng? Đáp: Trừ trí của phần lui sụt, phần tăng trưởng, nếu trí khác, gọi là không phải phần lui sụt, không phải của phần tăng trưởng. Trí của phần trụ không phải trí của phần giải là sao? Đáp: Nếu có phần trụ không phải giải, gọi là trí của phần trụ không phải giải. Hỏi: Thế nào là trí của phần giải không phải trí của phần trụ? Đáp: Nếu có giải không phải trụ, gọi là trí của phần giải, không phải trụ. Hỏi: Thế nào là trí của phần trụ và trí của phần giải, không phải là một trí? Đáp: Hoặc là phần trụ, phần giải, hoặc trí của phần trụ, trí của phần không phải giải, trí của phần giải không phải của phần trụ, trí của phần giải của phần trụ. Gọi là trí của phần trụ và trí của phần giải. Hỏi: Thế nào là trí của phần không phải trụ không phải giải? Đáp: Trừ trí của phần trụ, phần giải, nếu trí khác, gọi là trí không phải phần trụ, không phải phần giải. Trí của phần tăng trưởng, không phải trí của phần giải là gì? Đáp: Nếu có tăng trưởng không phải giải, gọi là trí của phần tăng trưởng, không phải phần giải. Hỏi: Thế nào là trí của phần giải, không phải trí của phần tăng trưởng? Đáp: Nếu có giải không phải tăng trưởng, gọi là trí của giải, không phải phần tăng trưởng. Trí của phần tăng trưởng phần giải, là sao? Đáp: Không có một trí nào vừa là phần tăng trưởng, phần giải. Nếu trí của phần tăng trưởng thì không phải là phần giải, trí của phần giải, thì không phải là phần tăng trưởng, đó gọi là trí của phần tăng trưởng, phần giải. Hỏi: Thế nào là trí không phải phần tăng trưởng, không phải của phần giải? Đáp: Trừ trí của phần tăng trưởng, phần giải, nếu trí khác, gọi là trí của không phải phần tăng trưởng, không phải phần giải. Hỏi: Thế nào là năm trí? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Tu định vô lượng tâm đẳng nghĩa soi sáng. Tỳ-kheo tu định này rồi, định tâm đẳng vô lượng nghĩa soi sáng rồi phát sinh năm trí bên trong. Năm trí ấy là: Đáp: Niềm vui hiện đời của định này, về sau, nhận báo vui, bên trong sinh trí, định này, Thánh không có nhiễm, bên trong sinh trí. Định này, bậc Thánh gần gũi, bên trong sinh trí. Định này vắng lặng, tinh đẹp vượt hơn, tâm Thánh được giải thoát, được trừ pháp ác, bên trong sinh trí. Nhớ nghó nhập định này, nhớ nghĩa xuất định này, bên trong sinh trí. Tu vô lượng định, tâm vô lượng đẳng soi sáng. Tỳ-kheo tu định rồi, tâm vô lượng đồng soi sáng, sinh năm trí này, gọi là năm trí. Hỏi: Thế nào là sáu thông? Đáp: Thần túc trí chứng thông, thiên nhó trí chứng thông, quán pháp tâm, tâm sở trí chứng thông, nhớ nghó mạng đời trước trí chứng thông, chúng sinh sinh chết trí chứng thông và lậu tận trí chứng thông. Thần túc trí chứng thông là sao? Đáp: Nếu trí sinh, thọ nhận vô lượng thần túc, làm rung chuyển mặt đất, lấy một làm nhiều, dùng nhiều làm một, chỗ gần, chỗ xa, tường, vách, núi non, đều thông suốt qua không ngăn ngại, như hư không, ngồi kiết già qua, lại trong không, như chim bay, vào trong đất, như lội xuống nước, lội dưới nước như đi trên đất liền, thân phát ra ngọn lửa, như đống lửa to, oai đức, thần lực của mặt trời, mặt trăng khó lường, tay có thể sờ chạm, cho đến thân Phạm thiên được tự tại, gọi là thần túc trí chứng thông. Hỏi: Thế nào là thiên nhó trí chứng thông? Đáp: Nếu trí sinh thiên nhó vượt qua tai người, nghe hai thứ tiếng: tiếng nhân, và phi nhân, gọi là thiên nhó trí chứng thông. Quán pháp tâm, tâm sở trí chứng thông là sao? Đáp: Nếu khi trí sinh, biết tâm, tâm sở của người của chúng sinh. Nếu có tâm dục, thì sẽ biết như thật có tâm dục. Không có lòng ham muốn, biết như thật không có lòng ham muốn. Có tâm giận dữ, biết như thật có tâm giận dữ. Không có tâm giận dữ, biết như thật không có tâm giận dữ. Có tâm si, biết như thật có tâm si. Không có tâm si, biết như thật không có tâm si. Tâm nhanh chóng biết như thật tâm nhanh chóng. Tâm lăng xăng, biết như thật tâm lăng xăng. Tâm ít, biết như thật tâm ít. Tâm rối loạn, biết như thật tâm rối loạn. Tâm bất định, biết như thật tâm bất định. Tâm định, biết như thật tâm định. Tâm không phải giải thoát, biết như thật tâm không phải giải thoát. Tâm giải thoát, biết như thật tâm giải thoát. Tâm có vượt hơn, biết như thật tâm có vượt hơn. Tâm không có vượt hơn, biết như thật tâm không có vượt hơn, gọi là quán tâm, tâm sở trí chứng thông. Hỏi: Thế nào là nhớ nghó lại mạng đời trước trí chứng thông? Đáp: Nếu trí sinh, nhớ nghó lại vô lượng ngần ấy thọ mạng đời trước: nhớ lại một đời, hai, ba, bốn, năm, mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm, mười, trăm ngàn đời, vạn đời, mười vạn đời, vô lượng mười vạn đời, vô lượng trăm đời, vô lượng ngàn đời, vô lượng trăm ngàn vạn đời, cho đến hoặc kiếp Thành, kiếp Hoại, hoặc kiếp Thành, Hoại, vô lượng kiếp thành, vô lượng kiếp hoại, vô lượng kiếp thành, hoại. Ta vốn ở chỗ ấy, tên, họ như thế, cuộc đời như thế, ăn như thế, mạng như thế, sống lâu như thế, chết yểu như vậy. Đã cảm nhận khổ, vui như thế. Ta đã từ nơi đó chết, sinh nơi đó, chết từ chỗ kia, sinh chỗ kia rồi, về sau, từ chết, sinh nơi đó, từ chết, sinh nơi đây. Như vậy, có hành thành tựu, nhớ nghó lại ngần ấy thọ mạng đời trước, gọi là túc mạng trí chứng thông. Chúng sinh, sinh chết trí chứng thông là gì? Đáp: Nếu trí sinh, thiên nhãn thanh tịnh, vượt quá con người: thấy chúng sinh sinh, chết, sắc đẹp, sắc xấu, đường lành, đường ác, thấp, cao, biết nghiệp mà chúng sinh đã gây ra, chúng sinh thân làm ác đã thành, miệng làm ác đã thành, vì duyên tà kiến, nên khi chết đọa vào đường ác: địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Thân chúng sinh, hành vi thiện, miệng hành vi thiện, ý hành vi thiện thành tựu, không chê bai bậc Thánh, thực hành chính kiến, vì duyên chính kiến, nên khi qua đời sinh lên đường lành, trong loài người, trên cõi trời. Thiên nhãn thanh tịnh, hơn người như thế, đó gọi là chúng sinh sinh chết trí chứng thông. Hỏi: Thế nào là lậu tận trí chứng thông? Đáp: Nếu trí sinh, hữu lậu hết, được tâm vô lậu, giải thoát, huệ giải thoát, hiện đời tự chứng biết đã thành tựu công hạnh: Sanh chết của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm rồi, không còn trở lại hữu nữa, gọi là lậu tận trí chứng thông. Đây gọi là sáu thông. Hỏi: Thế nào là bảy phương tiện? Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Này Tỳ-kheo! Có bảy chỗ phương tiện, ba thứ quán. Việc thiện thuần túy, trong pháp này được đồn xa: Là bậc Trượng phu tôn quý. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo có bảy chỗ phương tiện? Đáp: Như Tỳ-kheo biết sắc, biết sắc tập, biết sắc diệt, biết sắc diệt, đạo. Biết vị sắc, biết lỗi lầm tai hại của sắc, biết ra khỏi sắc. Biết thọ, biết tập thọ, biết diệt thọ, biết diệt, đạo thọ, biết vị thọ, biết lỗi lầm tai hại của thọ, biết ra khỏi thọ. Biết tưởng, biết tập tưởng, biết diệt tưởng, biết diệt đạo tường, biết vị tưởng, biết lỗi lầm tai hại của tưởng, biết ra khỏi tưởng. Biết hành, biết tập hành, biết diệt hành, biết diệt, đạo hành, biết vị hành, biết lỗi lầm tai hại của hành, biết ra khỏi hành. biết thức, biết tập thức, biết diệt thức, biết diệt đạo của thức, biết vị thức, biết lỗi lầm tai hại của thức, biết ra khỏi thức (xuất ly). Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết sắc? Đáp: Như Tỳ-kheo biết như thật bốn đại, sắc do bốn đại tạo, Tỳ- kheo biết sắc như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết tập sắc? Đáp: Như Tỳ-kheo do tập ái, biết tập sắc. Như thế, Tỳ-kheo biết sắc, biết tập sắc. Tỳ-kheo biết diệt sắc là gì? Đáp: Như Tỳ-kheo, ái đã diệt, do ái diệt, biết sắc diệt. Tỳ-kheo biết sắc diệt như thế. Tỳ-kheo biết như thật diệt, đạo của sắc là gì? Đáp: Như Tỳ-kheo biết như thật về tám Thánh đạo: chính kiến, chính giác, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tiến, chính niệm, chính định. Như vậy, Tỳ-kheo biết như thật đạo diệt sắc. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết vị sắc? Đáp: Nếu duyên sắc này sinh ra sự vui mừng, gọi là vị sắc. Như thế, Tỳ-kheo biết vị sắc. Tỳ-kheo nhận biết lỗi lầm tai hại của sắc là gì? Đáp: Nếu sắc là pháp vô thường, khổ, đổi khác, là lỗi lầm của sắc. Như thế, Tỳ-kheo biết lỗi lầm của sắc. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết sự xuất ly của sắc? Đáp: Nếu nhiễm sắc dục, điều phục nhiễm dục, dứt diệt, gọi là xuất. Như thế Tỳ-kheo biết sự xuất ly của sắc. Nếu có Sa-môn, Bà- la-môn biết sắc như thế, biết tập sắc, biết diệt sắc, biết diệt, đạo sắc, biết vị sắc, biết lỗi của sắc, biết sự xuất ly của sắc. Nếu chán sắc, lìa dục, diệt, hướng đến đạo. Nếu khéo hướng tới, hoặc khéo hướng tới cõi người, đối với pháp này sẽ biết rõ. Và Sa-môn, Bà-la-môn khác, như thế, biết sắc, biết sắc tập, biết sắc diệt, biết sắc diệt đạo. Biết vị sắc, biết lỗi lầm của sắc, biết xuất ly của sắc. Nếu nhàm chán sắc, lìa dục, chứng diệt, giải thoát, không sinh lại, khéo giải thoát, hoặc là người khéo giải thoát thuần là thiện hoặc người thuần thiện, không có chỗ sinh lại. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết thọ? Đáp: Thân sáu thọ: xúc thọ nhãn, xúc thọ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, gọi là thân sáu thọ. Tỳ-kheo biết thọ như thế. Tỳ-kheo biết tập thọ là sao Đáp: Như Tỳ-kheo do tập xúc, biết tập thọ. Biết tập thọ như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết diệt thọ? Đáp: Như Tỳ-kheo do diệt xúc, biết diệt thọ. Tỳ-kheo biết diệt thọ như thế. Tỳ-kheo biết đạo diệt thọ là sao? Đáp: Như Tỳ-kheo biết như thật về tám Thánh đạo: chính kiến, chính giác, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tiến, chính niệm, chính định. Tỳ-kheo biết đạo diệt thọ như thế. Tỳ-kheo biết vị thọ là sao? Đáp: Nếu duyên thọ, sinh ra vui, mừng, gọi là vị thọ. Tỳ-kheo biết vị thọ như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết lỗi của thọ? Đáp: Thọ là pháp vô thường, khổ, đổi khác, là lỗi của thọ. Tỳ- kheo biết lỗi của thọ như thế. Tỳ-kheo biết xuất ly của thọ là sao? Đáp: Dục nhiễm của thọ, điều phục dục nhiễm, dứt diệt, là sự xuất ly của thọ. Tỳ-kheo biết thọ xuất ly như thế. Nếu có Sa-môn, Bà-la- môn, biết thọ như thế, biết tập thọ, biết diệt thọ, biết đạo diệt thọ, biết vị thọ, biết lỗi của thọ, biết sự xuất ly của thọ, nhàm chán thọ, lìa dục, chứng diệt, hướng đến đạo. Khéo hướng đến, hoặc hướng đến thiện cõi người, được biết rõ trong pháp này. Và Sa-môn, Bà-la-môn khác như thế, biết thọ, biết tập thọ, biết diệt thọ, biết đạo diệt thọ, biết vị thọ, biết lỗi của thọ, biết sự xuất ly của thọ, chán thọ, lìa dục, chứng diệt, giải thoát, không sinh lại nữa khéo giải thoát, hoặc người khéo giải thoát là thiện thuần túy, hoặc người thiện thuần túy, không có chỗ sinh lại. Hỏi: Tỳ-kheo biết tưởng thế nào? Đáp: Thân sáu tưởng: Tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là thân sáu tưởng. Tỳ-kheo biết tưởng như thế. Tỳ-kheo biết tập tưởng là sao? Đáp: Như Tỳ-kheo do tập xúc biết tập tưởng. Tỳ-kheo biết tập tưởng như thế. Tỳ-kheo biết diệt tưởng là thế nào? Đáp: Tỳ-kheo do diệt xúc, biết diệt tưởng. Như thế là Tỳ-kheo biết diệt tưởng. Hỏi: Tỳ-kheo biết đạo diệt tưởng thế nào? Đáp: Như Tỳ-kheo biết như thật về tám Thánh đạo: chính kiến cho đến chính định. Như thế là Tỳ-kheo biết đạo diệt tưởng. Tỳ-kheo biết vị tưởng là sao? Đáp: Nếu duyên tưởng, nẩy sinh vui mừng, thì là vị tưởng. Tỳ- kheo biết vị tưởng như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết lỗi lầm tai hại của tưởng? Đáp: Tưởng, pháp vô thường, khổ, biến đổi khác, là lỗi lầm tai hại của tưởng. Như thế là Tỳ-kheo biết lỗi của tưởng. Tỳ-kheo biết xuất ly của tưởng là sao? Đáp: Nếu tưởng dục nhiễm, điều phục dục nhiễm, dứt diệt, là sự xuất ly của tưởng. Như thế là Tỳ-kheo biết xuất ly tưởng. Nếu có Sa- môn, Bà-la-môn, như thế, biết tưởng, biết tập tưởng, biết diệt tưởng, biết đạo diệt tưởng, biết vị tưởng, biết lỗi lầm tai hại của tưởng, biết xuất ly tưởng, nhàm chán tưởng, lìa dục chứng diệt, hướng về đạo. Khéo hướng đến hoặc người khéo hướng đến cõi người, được biết rõ trong pháp này. Và Sa-môn, Bà-la-môn khác như thế biết tưởng, biết tập tưởng, biết diệt tưởng, biết đạo diệt tưởng, biết vị tưởng, biết lỗi của tưởng, biết sự xuất ly của tưởng, tưởng nhàm chán, lìa dục, chứng diệt, giải thoát, không sinh lại, khéo giải thoát, hoặc người khéo giải thoát, thiện thuần túy, hoặc người thuần thiện không có chỗ sinh lại. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết hành? Đáp: Thân sáu tư: tư sắc, tư thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là thân sáu tư. Tỳ-kheo biết hành như thế. Tỳ-kheo biết tập hành là sao? Đáp: Như Tỳ-kheo do tập vô minh biết tập hành. Như thế là Tỳ- kheo biết tập hành. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết diệt hành? Đáp: Như Tỳ-kheo do vô minh diệt, biết hành diệt. Tỳ-kheo biết diệt hành như thế. Tỳ-kheo biết đạo diệt hành là sao? Đáp: Tỳ-kheo biết như thật về tám Thánh đạo: chính kiến đến chính định. Tỳ-kheo biết như thật đạo diệt hành như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết vị hành? Đáp: Nếu duyên hành, sinh ra nỗi vui mừng, thì nói là vị hành. Tỳ-kheo biết vị hành như thế. Tỳ-kheo biết lỗi lầm tai hại của hành là sao? Đáp: Hành là pháp vô thường, khổ, biến khác, là lỗi của hành. Tỳ- kheo biết lỗi lầm tai hại của hành như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết sự xuất ly của hành? Đáp: Nếu dục nhiễm của hành, điều phục dục nhiễm, dứt diệt. Tỳ- kheo biết sự xuất ly của hành như thế. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, biết hành, biết tập hành, biết diệt hành, biết đạo diệt hành, biết vị hành, biết lỗi của hành, biết sự xuất ly của hành, như thế nhàm chán hành, lìa dục, chứng diệt, hướng đạo. Khéo hướng hướng tới, hoặc người khéo hướng tới đều được biết rõ trong pháp này. Và Sa-môn, Bà-la-môn khác, biết hành, biết tập hành, biết diệt hành, biết đạo diệt hành, biết vị hành, biết lỗi lầm tai hại của hành, biết sự xuất ly của hành, nhàm chán hành, lìa dục, chứng diệt, khéo giải thoát, hoặc người khéo giải thoát thuần thiện, hoặc người thuần thiện, không có chỗ sinh lại. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết thức? Đáp: Sáu thức thân: Nhãn thức thân, thân nhó, tỷ, thiệt, thân, ý thức, là sáu thức thân. Như thế là Tỳ-kheo biết thức. Tỳ-kheo biết tập thức là sao? Đáp: Như Tỳ-kheo do tập danh sắc, biết tập thức. Tỳ-kheo biết tập thức như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết thức diệt? Đáp: Như Tỳ-kheo do diệt danh sắc, biết thức diệt. Tỳ-kheo biết diệt thức như thế. Tỳ-kheo biết đạo thức diệt là sao? Đáp: Tỳ-kheo biết như thật về tám Thánh đạo: chính kiến cho đến chính định. Tỳ-kheo biết đạo thức diệt như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết vị thức? Đáp: Duyên thức sinh vui, mừng, là vị thức. Tỳ-kheo biết vị thức như thế. Tỳ-kheo biết lỗi của thức là sao? Đáp: Thức là pháp vô thường, khổ, đổi khác, là lỗi của thức. Tỳ- kheo biết lỗi của thức như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết sự xuất ly của thức? Đáp: Nếu thức dục nhiễm, điều phục dục nhiễm, dứt diệt, là sự xuất ly của thức. Tỳ-kheo biết sự xuất ly của thức như thế. Nếu có Sa- môn, Bà-la-môn, biết thức, biết tập thức, biết diệt thức, biết đạo diệt thức, biết vị thức, biết lỗi của thức, biết sự xuất ly của thức, như thế nhàm chán thức, lìa dục, chứng diệt, hướng đến đạo. Khéo hướng tới, hoặc người khéo hướng tới, đều được biết rõ trong pháp này. Và Sa- môn, Bà-la-môn khác, biết thức, biết tập thức, biết diệt thức, biết đạo, diệt thức, biết vị thức, biết lỗi của thức, biết sự xuất ly của thức, như thế nhàm chán thức, lìa dục, chứng diệt, giải thoát, không sinh lại, khéo giải thoát, hoặc người khéo giải thoát thuần thiện, hoặc người thuần thiện không có chỗ sinh lại. Đó là bảy chỗ phương tiện của Tỳ-kheo. Hỏi: Thế nào là ba thứ quán của Tỳ-kheo? Đáp: Như Tỳ-kheo quán giới, quán nhập, quán duyên. Đó là ba thứ quán của Tỳ-kheo với bảy chỗ phương tiện, ba thứ quán, Tỳ-kheo thuần thiện ở trong pháp này, được tiếng đồn xa, đó gọi là Trượng phu Tôn, gọi là bảy chỗ phương tiện. Hỏi: Thế nào là khổ pháp trí? Đáp: Nếu pháp thuộc về khổ đế, hữu vi, hữu lậu, hoặc thấy khổ, thấy vô ngã, tư duy khổ, đối với trí vô lậu Thánh, không phải trí tỷ loại, tướng không khác, đó gọi là khổ pháp trí. Khổ tỷ trí là gì? Đáp: Nếu người đã thực hành sinh khổ pháp trí và trong pháp thuộc khổ đế khác, như sự sinh của trí kia, như tướng của trí kia, như trí tỷ loại kia: đây như kia, kia như đây, nếu đối với trí vô lậu của bậc Thánh kia, với tướng của trí tỷ loại không khác, gọi là khổ tỷ trí. Hỏi: Thế nào là tập pháp trí? Đáp: Nếu nguyên nhân của khổ, đầu mối khổ, tập khổ, nếu thấy tập, thấy vô ngã, tư duy tập, đối với trí vô lậu của bậc Thánh, thì không phải trí tỷ loại, tướng không khác, gọi là tập pháp trí. Hỏi: Thế nào là tập tỷ trí? Đáp: Nếu người do hành sinh tập pháp trí và trong pháp thuộc về tập đế khác, như sự sinh của trí kia, như tướng của trí kia, như trí tỷ loại kia, đây như kia, kia như đây, tướng của trí tỷ loại đối với trí vô lậu của bậc Thánh, không khác, gọi là tập tỷ trí. Diệt pháp trí là gì? Đáp: Nếu đối với tận khổ, tận phiền não lậu pháp, mà thấy diệt, thấy vô ngã, tư duy diệt, đối với trí trí vô lậu của bậc Thánh, không phải trí tỷ loại, không khác tướng, gọi là diệt pháp trí. Hỏi: Thế nào là diệt tỷ trí? Đáp: Nếu người đã thực hành sinh ra diệt pháp trí và trong pháp thuộc về diệt đế khác, như sự sinh của trí kia, như tướng của bậc Thánh kia, như trí tỷ loại kia, diệt tỷ trí này như trí vô lậu của bậc Thánh kia, Trí vô lậu kia như diệt tỷ trí này. Nếu tướng của trí tỷ loại so với trí vô lậu của bậc Thánh không khác, gọi là diệt tỷ trí. Đạo pháp trí là sao? Đáp: Trong pháp chính diệt khổ xuất ly của Thánh đạo thì kiến đạo, kiến vô ngã, tư duy đạo, không phải là trí tỷ loại tướng, không khác, gọi là đạo pháp trí. Hỏi: Thế nào là đạo tỷ trí? Đáp: Nếu người do pháp hành sinh ra đạo pháp trí và trong pháp thuộc về đạo đế khác, như sự sinh của đạo pháp trí kia, như tướng của đạo pháp trí kia, như sự trí tỷ loại kia, đây như kia, kia như đây, tướng của trí tỷ loại so với trí vô lậu của bậc Thánh không khác, gọi là đạo tỷ trí. Hỏi: Thế nào là chín phương tiện? Đáp: Phương tiện định của định, phương tiện định của nhập định, phương tiện của trụ định, phương tiện của xuất định, phương tiện của cảnh giới định, phương tiện của hành xứ định, phương tiện của niềm vui định, phương tiện của chuyển định, pháp thuận, không thuận, tướng của pháp thiện, khéo tư duy, khéo hiểu. Thế nào là phương tiện định của định? Chúng định của định, danh tự định của định, xúc định của định, tư duy định của định, là định có giác, có quán, là định không có giác, có quán, là định không có giác, không có quán, là định không, là định vô tướng, là định vô nguyện, định này, nếu thấy biết phương tiện kiến giải, tìm xét. Thế nào là phương tiện định của nhập định? Nhập chúng định, nhập danh tự định, nhập xúc định, nhập tư duy định, là có giác, có quán, là không có giác, có quán, là định không có giác, không có quán, là định của không, vô tướng, vô nguyện. Nhập của nhập định là định, nhập định này rồi, là pháp nhập định vượt hơn. Nếu phương tiện giải tìm của tri kiến thì gọi là phương tiện của định nhập định. Hỏi: Thế nào là phương tiện của trụ định? Chúng trụ định, danh tự trụ định, xúc trụ định, tư duy trụ định, là trụ định có giác, có quán, là không có giác, có quán, là không có giác, không có quán, là định của không, vô tướng, vô nguyện, là trụ định, trụ định rồi, là trụ định của pháp vượt hơn. Nếu phương tiện giải thoát của tri kiến thì gọi là phương tiện của trụ định. Thế nào là phương tiện của xuất định? Chúng xuất định, danh tự xuất định, xúc xuất định, tư duy xuất định, là xuất định có giác, có quán, là không có giác, có quán, là không có giác, không có quán, là không là vô tướng, là vô nguyện, là xuất định, là xuất định rồi, là xuất định của pháp vượt hơn. Nếu là phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là phương tiện của xuất định. Hỏi: Thế nào là phương tiện của cảnh giới định? Đáp: Nếu tư duy pháp, thì định sinh nếu pháp là cảnh giới của định, nếu là phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là phương tiện của cảnh giới định. Thế nào là phương tiện hành xứ của định? Hành của định, là bốn niệm xứ, nếu là phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là phương tiện hành xứ của định. Hỏi: Thế nào là phương tiện của niềm vui định? Đáp: Niềm vui định, nghĩa là chúng lạc trừ (khinh an), danh tự là niềm vui định, xúc là niềm vui định, tư duy là niềm vui định, là có giác, có quán, niềm vui định là không có giác, có quán, là không có giác, không có quán, là không, là vô tướng, là vô nguyện. Định là niềm vui định, là niềm vui định của pháp vượt hơn. Nếu là phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là phương tiện của niềm vui định. Phương tiện chuyển định là gì? Đáp: Ở tâm Sơ thiền khởi nhập trụ tâm Nhị thiền, ở tâm Sơ thiền khởi nhập trụ tâm Tam thiền. Ở tâm Sơ thiền khởi nhập trụ tâm Tứ thiền, ở tâm Nhị thiền khởi nhập trụ tam Tam thiền, ở tâm Nhị thiền khởi nhập trụ nơi tâm Tứ thiền, ở tâm Tam thiền khởi nhập trụ tâm Tứ thiền. Nếu là phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là phương tiện chuyển định. Sao nói là khéo thủ? Đáp: Đối với tướng pháp thuận và không thuận, khéo khéo tư duy, khéo giải. Thế nào không phải là pháp thuận với định? Đáp: Nếu pháp bất thiện thì gọi là chẳng phải pháp thuận với định. Pháp thuận của định là sao? Đáp: Nếu pháp thiện, gọi là pháp thuận của định. Lại nữa, không phải là pháp thuận với định, nếu pháp có vượt hơn, thì gọi là chẳng phải pháp thuận của định. Lại nữa, pháp thuận với định, nếu pháp không có vượt hơn, gọi là pháp thuận với định. Lại nữa, chẳng phải pháp thuận với định, nếu tư duy pháp, mà định không sinh thì gọi là chẳng phải pháp thuận với định. Lại nữa, là pháp thuận với định, nếu tư duy pháp, thì định sinh, gọi là pháp thuận với định. Tướng của pháp khéo thủ, khéo khéo tư duy, khéo giải, tức là khéo thủ, pháp tướng thuận không thuận khéo tư duy, khéo hiểu, gọi là chín phương tiện. Hỏi: Thế nào là mười lực của Như Lai? Đáp: Đó là Xứ, phi xứ, trí lực của Như Lai. Nghiệp, nơi nhận lãnh nghiệp, báo nhân trong quá khứ, vị lai, hiện tại, trí lực của Như Lai. Trí lực của Như Lai của căn vượt hơn, không phải vượt hơn của người khác, chúng sinh khác. Trí lực của Như Lai của ngần ấy giải của người khác, chúng sinh khác. Trí lực của Như Lai, chỗ đến của tất cả đạo. Thiền định giải thoát, nhập định nhơ, sạch, khởi trí lực của Như Lai. Nhớ nghó lại thọ mạng đời trước, chứng trí lực của Như Lai. Sinh chết của chúng sinh, chứng trí lực của Như Lai. Trí lực của Như Lai hết hữu lậu. Sao nói là trí lực xứ, phi xứ của Như Lai? Thế nào là xứ, phi xứ? Phi xứ, nghĩa là thân làm ác miệng nói ác, ý nghó ác, thọ nhận phi xứ của báo ái, hỷ, vừa ý. Nếu thân, làm ác, minệg nói ác, ý nghó ác thì sẽ nhận lãnh xứ của báo không mừng, không yêu, không vừa ý. Phi xứ, nghĩa là thân làm lành, miệng nói lành, ý nghó điều thiện, là thọ nhận phi xứ của báo không yêu, không mừng, không vừa ý. Nếu thân làm lành, miệng nói lành, ý nghó điều thiện, thì sẽ thọ nhận là xứ của báo ái, hỷ, vừa ý. Phi xứ, nghĩa là thân, miệng, ý hành vi bất thiện, tạo thành nghiệp tà kiến chê bai bậc Thánh. Do nhân duyên ấy, khi chết đi sẽ đọa vào phi xứ trong đường lành trời, người. Nếu thân, miệng, ý hành vi bất thiện, thì thành tựu hành vi tà kiến chê bai bậc Thánh, do nghiệp tà kiến và vì nhân duyên ấy, nên khi chết đọa vào đường ác địa ngục, là có việc ấy. Phi xứ, nếu thân, miệng, ý hành vi thiện, đã thành tựu hành chính kiến không chê bai bậc Thánh, do nhân duyên duyên nghiệp chính kiến, nên khi chết sẽ đọa vào phi xứ trong đường ác địa ngục. Nếu thân, miệng, ý thực hành điều thiện, thì thành tựu hành chính kiến, không chê bai bậc Thánh, do duyên theo thực hành nhân duyên nghiệp chính kiến, nên khi chết sẽ sinh trong trời, người thuộc đường lành. Phi xứ: Nếu thấy người đầy đủ cố đoạt mạng mẹ mình, thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người phàm phu cố đoạt mạng mẹ mình thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu thấy người đầy đủ, cố đoạt mạng cha mình thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu có người phàm phu cố đoạt mạng cha mình thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu thấy có người đầy đủ kiến giải, cố đoạt mạng Thanh văn và A-la-hán thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu có người phàm phu cố đoạt mạng Thanh văn và A-la- hán thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu người có đầy đủ kiến giải phá hoại chúng Tăng thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người phàm phu phá hoại chúng Tăng thì không có việc ấy. Phi xứ: Nếu người có đầy đủ kiến giải có tâm ác làm thân Như Lai chảy máu thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người phàm phu có tâm ác làm thân Như Lai chảy máu thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu người đầy đủ kiến giải, cầu mong sự tôn thắng khác ở ngoài pháp thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người phàm phu cầu mong sự tôn thắng khác ở ngoài pháp thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ cầu là người thọ cúng dường khác ở ngoài pháp thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người phàm phu cầu là người thọ cúng dường khác ở ngoài pháp thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ, ngoài pháp này cầu có Sa- môn Bà-la-môn khác nói chính kiến thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người phàm phu, ngoài pháp này, cầu có Sa-môn, Bà- la-môn khác nói chính kiến thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu người đầy đủ kiến giải, ngoài pháp này ra nếu là Sa- môn, Bà-la-môn khác nói pháp khen ngợi: Đây là Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người phàm phu ở ngoài pháp, nếu là Sa-môn, Bà-la- môn khác nói pháp ngợi khen đây là Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến thì có việc ấy . Phi xứ: Nếu người có kiến giải đầy đủ, ở ngoài pháp này nếu có Sa-môn, Bà-la-môn với duyên thật khác biệt cho: Đời ta là thường, đây là thực ngoài ra là giả dối. Đời ta không phải thường, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Đời ta là thường, là không phải thường, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Đời ta không phải thường, không phải vô thường, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Đời ta là hữu biên, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Đời ta là vô biên, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Đời ta là hữu biên, vô biên, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Đời ta không phải hữu biên, không phải vô biên, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Thân ta là mạng, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Thân khác, mạng khác, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Không có mạng, không có thân, đây là thực ngoài ra là giả dối. Có Niết-bàn như khứ, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Không có Niết-bàn như khứ đây là thực, ngoài ra là giả dối. Có và không có Niết-bàn như khứ, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Không phải có, không phải không Niết-bàn như khứ, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Tức lấy duyên khác thực làm chân thực là không có việc ấy. Là xứ: Nếu người phàm phu ở ngoài pháp này, như là Sa-môn Bà-la-môn với duyên khác thật: Cho rằng đời ta là thường, đây là thực, ngoài ra là giả dối… cho đến: không phải có, không phải không có Niết- bàn như khứ tức gọi là xứ duyên khác thật làm chân thật, có việc ấy, không có việc ấy.  <卷>QUYỂN 11 <詞>Phẩm 4: PHẨM TRÍ THUỘC PHẦN PHI VẤN Nếu người có đầy đủ kiến giải, cho giới trộm cắp(giới đạo) là thanh tịnh, duyên tà, mong cầu điều tốt, bị đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, được thân của người thứ tám thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người phàm phu, cho giới trộm là thanh tịnh, duyên tà, cầu điều tốt đẹp, bị đọa vào ba đường ác, mà được thọ thân người thứ tám, là có điều ấy. Phi xứ: Chưa từng có hai Chuyển luân Thánh vương ra đời, nếu có thì không có điều ấy. Là xứ: Từng có một Chuyển luân Thánh vương xuất thế, thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh nơi biên giới, thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh ở giữa nước, thì có xứ ấy. Phi xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh vào nhà thấp hèn, hoặc nhà Chiên-đồ-la và nhà của các thợ, hoặc đui, điếc, câm, ngọng, khoèo hai chân, đi khập khểnh, thân hình gầy gò, các căn không đầy đủ và các bệnh khác, thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu chuyển Luân Thánh vương sinh vào nhà tôn quý, hoặc nhà thuộc dòng họ lớn Sát-lợi, hoặc nhà dòng họ lớn Bà-la-môn, hoặc nhà dòng họ lớn Trưởng giả, hoặc thành tựu tướng thân đoan nghiêm, tuyệt đẹp, thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh vào nhà nghèo hèn, túng thiếu, không có tài sản, thức ăn uống, y phục, thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu Chuyển luân Thánh vương sinh vào nhà có tài sản nhiều, có vàng, bạc, tiền, của, bội ngọc, san hô, Ma ni, chân châu, lưu ly, voi, ngựa, xe giá, tôi tớ, sứ giả, kho lẫm đầy dẫy lúa gạo, gấm lụa, thì có xứ ấy. Phi xứ: Chưa từng có hai Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác ra đời, thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu một Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác ra đời thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác sinh biên giới của nước thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác sinh vào giữa nước thì có việc ấy. Là phi xứ: Nếu Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác sinh vào nhà hèn hạ, hoặc nhà Chiên-đà-la và các nhà thợ, đui, điếc, câm, ngọng, khoèo cả tay, chân, thân hình cằn cỗi, đi khập khểnh, các căn không đầy đủ và các bệnh tật khác, thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác sinh vào nhà giàu sang, cao quý, nhà dòng dõi lớn Sát Lợi, nhà dòng họ lớn Bà-la- môn, với thân tướng thành tựu đoan nghiêm xinh đẹp, nhan sắc bậc nhất, thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác sinh vào nhà nghèo hèn, thường bị thiếu thốn thức uống ăn, y phục, thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác sinh vào nhà có nhiều của báu vàng, bạc, tài sản, ngọc bội, san hô, ma ni, chân châu, lưu ly, voi, ngựa, xe giá, tôi tớ, sứ giả, kho lẫm đầy dẫy lúa gạo, gấm vóc lụa là thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu người nữ làm Chuyển luân Thánh vương, thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người nam làm Chuyển luân Thánh vương thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu người nữ làm Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Giác, thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người nam làm Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác, thì có việc ấy. Phi xứ: Nếu người nữ làm trời Đế thích, Ma vương, Phạm vương, thì không có việc ấy. Là xứ: Nếu người nam làm trời Đế thích, Ma vương, Phạm vương, thì có việc ấy. Phi xứ: Như không có nhân, như không có cửa, như không có vật, như không có hy vọng, như không có, như thế là không có việc ấy. Như biết nhân, cửa, vật thể, hy vọng, như có cái có. Như thế là xứ, phi xứ. Đức Như Lai biết như thật. Như thế, Đức Như Lai phân biệt như thật về xứ, phi xứ, hiểu như thật. Như thế, duyên nơi tuệ, phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là năng lực Như Lai trí xứ phi xứ. Sao nói là năng lực của Như Lai? Đáp: Xứ này của Như Lai do trí lực, tôn tự tại, tôn vượt hơn, trên hết, không có đại nhân, người thiện nào vượt hơn. Với năng lực như thế của Như Lai đã thành tựu, những điều mong muốn, như chỗ muốn, đều được, nhập định, xuất định, gọi là năng lực của Như Lai. Vì sao nói báo của nhân xứ nghiệp thọ, nghiệp quá khứ hiện tại, vị lai là trí lực của Như Lai? Hỏi: Thế nào là nghiệp quá khứ? Đáp: Nếu nghiệp sinh rồi diệt, gọi là nghiệp quá khứ. Nghiệp vị lai là sao? Đáp: Nếu nghiệp chưa sinh, chưa phát ra, gọi là nghiệp vị lai. Hỏi: Thế nào là nghiệp hiện tại? Đáp: Nếu nghiệp sinh chưa diệt, gọi là nghiệp hiện tại. Những gì là nghiệp? Đáp: Là nghiệp tư, nghiệp tư dó, nghiệp cố tạo ra, nghiệp không phải cố tạo ra, nghiệp thọ, nghiệp chẳng phải thọ, nghiệp thọ ít, nghiệp thọ nhiều, nghiệp thành thục, nghiệp không phải thành thục, nghiệp sắc, nghiệp chẳng phải sắc, nghiệp có thể thấy, nghiệp không thể thấy, nghiệp có đối, nghiệp không có đối, nghiệp Thánh, nghiệp chẳng phải Thánh, đó gọi là nghiệp. Hỏi: Thế nào là nghiệp thọ? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Bốn nghiệp thọ: Có nghiệp thọ hiện khổ, báo khổ của hữu sau. Có nghiệp thọ vui hiện tại, báo khổ của hữu sau. Có nghiệp thọ hiện khổ, báo vui của hữu sau. Có nghiệp thọ vui hiện tại, báo vui của hữu sau. Những gì là nghiệp thọ hiện khổ, báo khổ của hữu sau? Đáp: Nếu có người chịu lo, chịu khổ, mà sát sinh, vì duyên sát sinh, nên đã dùng các thứ tâm chịu lo, chịu khổ, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung dữ, thêu dệt, tham đắm, giận dữ, tà kiến. Vì duyên tà kiến, nên đã dùng các thứ tâm thọ nhận nỗi khổ lo lắng. Khi chết sẽ đọa vào đường ác địa ngục. Đây là hiện khổ của nghiệp thọ, báo khổ của hữu sau. Thế nào là hiện vui của nghiệp thọ, báo khổ của hữu sau? Đáp: Nếu người nhẫn mừng, nhẫn vui mà sát sinh, vì duyên sát sinh, nên đã dùng các thứ tâm để nhẫn mừng, nhẫn vui, cho đến tà kiến, vì duyên tà kiến, nên dùng các thứ tâm để nhẫn mừng, nhẫn vui, đến khi thân hoại, khi chết sẽ đọa vào địa ngục đường ác. Đây là hiện vui của nghiệp thọ, báo khổ của hữu sau. Thế nào là hiện khổ của nghiệp thọ, báo vui của hữu sau? Đáp: Nếu người chịu lo, chịu khổ, nhà không sát sinh, vì không sát sinh, nên đã dùng các thứ tâm cam chịu nỗi khổ âu lo, nhẫn lo, nhẫn khổ, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không thốt lời hung dữ, không nói thêu dệt, không tham lam chấp mắc, không giận dữ, hành chính kiến. Nhờ thực chính kiến, nên đã dùng các thứ tâm để chịu nỗi khổ lo âu, đến khi qua đời, sẽ sinh lên đường lành cõi trời. Đây là hiện khổ của nghiệp thọ, báo vui của hữu sau. Thế nào là nghiệp thọ hiện vui, báo vui của hữu sau? Đáp: Nếu người nhẫn mừng, nhẫn vui, mà không sát sinh, nhờ không sát sinh, nên đã dùng các thứ tâm để nhận nỗi vui mừng, nhẫn mừng, nhẫn vui, cho đến chính kiến. Nhờ chính kiến, nên đã dùng các thứ tâm nhẫn mừng, nhẫn vui, đến khi qua đời được sinh lên đường lành cõi trời. Đây là nghiệp thọ hiện vui, báo vui của hữu sau, gọi là thọ nghiệp. Lại nữa, do nghiệp thọ nghiệp, biểu hiện nhận lấy, biểu hiện nhận lấy rồi, thọ báo, đây nói là nghiệp thọ của nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. Sao nói là xứ? Đáp: Nếu thân làm ác, miệng nói ác, ý nghó ác sẽ thọ quả báo không yêu, không mừng, không vừa ý, đó gọi là xứ. Nếu thân làm lành, miệng nói lời lành, ý nghó điều lành thì sẽ được báo đáng yêu, mừng, vừa ý, nói là xứ. Nếu thân, miệng, ý làm việc ác, thành tựu hành vi tà kiến chê bai bậc Thánh, vì duyên theo duyên của nghiệp nhân tà kiến, nên khi chết sẽ đọa vào đường ác địa ngục, gọi là xứ. Nếu thân, miệng, ý thực hành điều thiện, thành tựu hành chính kiến, không chê bai bậc Thánh, vì duyên nơi nhân duyên của nghiệp chính kiến, nên khi qua đời sẽ sinh lên đường lành cõi trời, gọi là xứ. Nếu người phàm phu cố cắt đứt mạng sống của mẹ, cố cắt dứt mạng sống của cha, mạng Thanh văn La hán, cố phá chúng Tăng, cố ý làm thân Như Lai chảy máu với tâm ác, đó gọi là xứ. Nếu người phàm phu mong cầu tôn thắng khác ngoài pháp này, cầu thọ cúng dường khác, cầu Sa-môn, Bà-la-môn nói chính kiến, khen ngợi Sa-môn, Bà-la-môn khác: “Là bực Nhất thiết trí, nhất thiết kiến”, thì gọi là Xứ. Nếu người phàm phu ở ngoài pháp này, hoặc có Sa-môn, Bà-la- môn duyên khác biệt cho rằng: Ngã là thật, đời là thường, đây là thật, ngoài ra là giả dối, cho đến Niết-bàn phi hữu như khứ, có Niết-bàn phi vô như khứ, lấy duyên khác thật làm chân thật, thì gọi là xứ. Nếu người phàm phu cho giới trộm là thanh tịnh, dùng duyên tà để cầu sự tốt đẹp, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ thân người thứ tám, thì gọi là xứ. Nếu một Chuyển luân Thánh vương, hoặc huyển luân Thánh vương sinh ở giữa nước, hoặc Chuyển luân Thánh vương sinh vào nhà tôn quý, hoặc sinh vào nhà dòng họ lớn Sát-lợi, hoặc sinh vào nhà dòng họ lớn Bà-la-môn, hoặc sinh nơi nhà dòng họ lớn của Trưởng giả, hoặc thân tướng tốt đẹp đoan nghiêm thành tựu, hoặc Chuyển luân Thánh vương sinh vào nhà có nhiều của báu, vàng, bạc, ngọc kha, san hô, chân châu, lưu ly, voi, ngựa, xe giá, tôi tớ, sứ giả, kho lẫm đầy dẫy lúa, tơ lụa, đây nói là xứ. Nếu một Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác ra đời, hoặc Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác sinh ở giữa nước, hoặc Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác sinh vào nhà tôn quý, nhà dòng họ lớn Sát-lợi, nhà dòng họ lớn Bà-la-môn, thành tựu thân tướng tuyệt đẹp trang nghiêm. Nếu Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác sinh vào nhà có nhiều của báu, có vàng, bạc, tài sản, ngọc bội, voi, ngựa, xe, giá, tôi tớ, sứ giả, kho lẫm đầy dẫy lúa thóc, tơ lụa, thì gọi là xứ. Nếu người nam làm Chuyển luân Thánh vương, nếu người nam làm Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác, nếu người nam làm trời Đế thích, Ma vương, Phạm vương, thì gọi là xứ. Lại nữa, Đức Như Lai nói: Như thời điểm này ở trong địa ngục, như lúc ấy ở trong súc sinh, như lúc ấy ở trong ngạ quỷ, như lúc ấy ở trong cõi người, như lúc ấy ở trên cõi trời, thì nói là xứ. Sao nói là nhân? Đáp: Nếu nghiệp nhân tham, hoặc nghiệp nhân giận dữ, hoặc nghiệp nhân si, hoặc nghiệp nhân không tham, hoặc nghiệp nhân không giận dữ, hoặc nghiệp nhân không si, thì nói là nhân. Lại nữa, sắc có nhân này, phương tiện này, thọ, tưởng, hành, thức có nhân này, phương tiện này, nhập sơ định, có nhân này, phương tiện này, nhập định đệ nhị, đệ tam, đệ Tứ thiền, dứt bỏ pháp ác, thành tựu pháp thiện, đây nói là nhân. Sao nói là báo? Đáp: Nếu pháp nghiệp thọ thọ báo trong năm đường: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời, được gọi là báo. Báo nhân nghiệp thọ nghiệp xứ quá khứ vị lai hiện tại kia Đức Như Lai đã biết như thật, phân biệt như thật, hiểu như thật về báo nhân của xứ thọ nghiệp, của nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại ở chúng sinh kia. Như thế, duyên với tuệ là phương tiện giải thoát của trí kiến, gọi là trí lực của Như Lai, của báo nhân, chỗ thọ nghiệp của nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. Sao nói là lực của Như Lai? Đáp: Như Lai ở xứ này, do trí lực tôn quý tự tại, tôn quý vượt hơn, tối thượng, không có thiện nhân, đại nhân nào vượt hơn. Như Lai như lực này thành tựu, những chỗ được muốn, như chỗ muốn, đều được như ý muốn, nhập định, xuất định, đó gọi là lực của Như Lai. Sao nói là căn của người khác, chúng sinh khác, vượt hơn, không phải trí lực của Như Lai vượt hơn? Thế nào là chúng sinh khác, người khác? Trừ chư Phật, Thế Tôn, nếu chúng sinh khác, gọi là người khác chúng sinh khác. Thế nào là căn? Hai mươi hai căn: Nhãn căn, nhó căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn vị tri dục tri căn, tri căn, dó tri căn, gọi là căn. Không phải căn vượt hơn là gì? Nếu căn bất thiện, đó gọi là không phải căn vượt hơn. Thế nào là căn vượt hơn? Nếu căn thiện thì gọi là căn vượt hơn. Lại nữa, không phải căn vượt hơn, nếu căn không phải Thánh, gọi là không phải căn vượt hơn. Lại nữa, căn thù thắng, nếu là căn Thánh thì đó là căn thù thắng. Lại nữa, không phải căn vượt hơn, nếu căn Thánh yếu, gọi là không phải căn vượt hơn. Lại nữa, căn vượt hơn, hoặc căn Thánh nhạy bén, gọi là căn vượt hơn. Đức Như Lai biết như thật đối với căn người khác của chúng sinh khác vượt hơn, không phải vượt hơn. Căn nhạy bén của chúng sinh này, hay căn yếu kém, khéo kính, khéo giải, e về sau sẽ chìm mất, như kim cương, do không nghe pháp nên lùi sụt. Hay sẽ có người biết pháp. Ví như ao hoa Ưu-bát-la, ao hoa Bát-đầu-ma, ao hoa Câu-đầu-ma, ao hoa Phân-đà-lợi, hoặc hoa Ưu-bát-la, hoa Ba-đầu-ma, hoa Câu-đầu-ma, hoa Phân-đà-lợi. Có hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-đầu-ma, hoa Phân-đà-lợi từ bùn mọc lên, chưa ra khỏi nước. Có hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-đầu-ma, hoa Phân-đà-lợi, từ bùn xuất hiện ngang bằng mặt nước. Có hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-đầu-ma, hoa Phân-đà-lợi, đã lên khỏi mặt nước, ở giữa hư không, không dính nước. Cũng thế, Như Lai biết như thật về căn cơ của người khác của chúng sinh khác vượt hơn không phải vượt hơn. Chúng sinh này với căn nhạy bén, căn yếu kém khéo kính, khéo giải, e về sau sẽ chìm mất, như kim cương, do không nghe pháp, bèn lùi sụt, nên có người biết pháp. Nếu căn cơ của chúng sinh này đã thành tựu, thì sẽ có người dứt mạng mẹ, có người dứt mạng cha, có người dứt mạng Thanh văn A-la-hán, có người phá chúng Tăng, có tâm ác làm thân Như Lai chảy máu. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, sẽ có ở ngoài pháp này, nếu tìm kiếm bực tôn thắng khác, có người mong cầu người khác nhận cúng dường, nghĩa là Sa-môn, Bà-la-môn khác, có thể nói chính kiến, có người khen ngợi Sa-môn, Bà-la-môn khác: Những người này là bực Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến. Chúng sinh ấy, nếu căn cơ đã thành tựu, thì sẽ có người ở ngoài pháp này, nếu có Sa-môn, Bà-la-môn khác duyên khác cho rằng: Ngã là thật, đời là thường, cái khác đều là giả dối, cho đến Niết- bàn phi hữu như khứ, Niết-bàn phi vô như khứ. Đây là thật, ngoài ra là giả dối, nghĩa là cho duyên khác là chân thật. Hạng chúng sinh này, nếu căn đã thành tựu thì sẽ có người cho giới trộm là thanh tịnh, duyên tà, cầu điều tốt đẹp, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ nhận thân người thứ tám. Nếu căn cơ chúng sinh này thành tựu, sẽ sinh vào nhà họ lớn Sát-lợi, nhà họ lớn Bà-la-môn, nhà họ lớn cư só. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, thì sẽ có người sinh lên cõi trời Tứ Thiên vương, trời Ba mươi ba, trời Diệm ma, trời Đâu suất, trời Hoá Lạc, trời Tha hóa Tự Tại. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, sẽ có người sinh lên trời Phạm thiên, trời Phạm phụ trời, Phạm chúng trời, Đại Phạm. Nếu căn cơ chúng sinh này đã thành tựu, thì sẽ sinh lên trời Quang Âm, trời Thiểu quang, trời Vô Lượng quang, trời Quang Âm. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu thì sẽ sinh lên trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô Lượng tịnh, trời Biến tịnh. Nếu căn cơ chúng sinh này đã thành tựu thì sẽ sinh lên trời Thật, trời Thiểu thật, trời Vô lượng thật, trời Quả thật. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, sẽ có người sinh lên trời Vô Thắng, trời Vô nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Diệu thiện kiến , trời A Ca Nị Trá. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu sẽ có người sinh lên trời Không xứ, trời Thức xứ, trời Bất dụng xứ, trời Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Nếu căn cơ chúng sinh này thành tựu, tất sẽ có người lìa pháp bất thiện dục ái, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, sẽ có người diệt giác, quán, nội chính tín, nhất tâm, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, sẽ có người lìa hỷ, hành, xả, niệm trí thân thọ lạc, như các Thánh nhân nói hạnh xả, niệm lạc, thành tựu hạnh đệ Tam thiền. Chúng sinh này nếu căn cơ thành tựu, sẽ có người dứt khổ, vui, trước diệt ưu, hỷ, xả, niệm thanh tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Chúng sinh này nếu căn cơ thành tựu sẽ có người lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, sẽ có người lìa Nhất thiết Không xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, thì sẽ có người lìa tất cả Thức xứ, thành tựu hạnh Bất dụng xứ. Chúng sinh này, nếu căn thành tựu, sẽ có người lìa tất cả Bất dụng xứ, thành tựu hạnh Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Chúng sinh này, nếu căn thành tựu, thì sẽ có người thọ vô lượng ngần ấy thần túc, có thể làm rung chuyển mặt đất, như lấy một làm nhiều, dùng nhiều làm một, cho đến thân Phạm thiên được tự tại. Chúng sinh này, nếu căn thành tựu, thì sẽ có thiên nhó, thanh tịnh hơn người, nghe hai thứ tiếng: tiếng nhân, và tiếng phi nhân. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, thì sẽ biết tâm người khác và chúng sinh khác: người có tâm dục, biết như thật có tâm dục, người không có tâm dục, biết như thật không có tâm dục, cho đến biết người có tâm vượt hơn, biết như thật có tâm vượt hơn, người không có tâm vượt hơn, biết như thật không có tâm vượt hơn. Chúng sinh này nếu căn cơ thành tựu, thì sẽ có người nhớ lại ngần ấy túc mạng nhớ lại một đời, hai đời, ba đời, cho đến thành tựu hạnh này, chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, thì thiên nhãn thanh tịnh vượt qua con người, thấy chúng sinh sống, chết, sắc đẹp, sắc xấu, đường thiện, đường ác, thấp hèn, cao quý, cho đến biết như thật những nghiệp mà chúng sinh đã gây ra. Chúng sinh này, nếu căn cơ thành tựu, thì sẽ có chính quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, được quả A-la-hán. Chúng sinh này nếu căn đã thành tựu thì sẽ có năng lực, do có năng lực tự tại, nên thành tựu công hạnh. Chúng sinh này, nếu căn thành tựu, thì sẽ không có việc dứt mạng mẹ, cho đến do năng lực tự tại thành tựu hạnh Như Lai đối với căn vượt hơn, không phải vượt hơn của người khác, chúng sinh khác này, chọn lực, như thật, phân biệt, duyên nơi tuệ làm phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là căn người khác của chúng sinh khác vượt hơn, chứ không phải vượt hơn trí lực của Như Lai. Sao nói là lực của Như Lai? Đáp: Như Lai kia, ở xứ này, do trí lực tôn quý, lực tự tại, lực vượt hơn, hơn hết, trên hết, không có thiện nhân, đại nhân nào vượt qua. Đức Như Lai đã thành tựu lực này, những chỗ được muốn, như chỗ muốn, tất cả được muốn, xuất định, nhập định, gọi là lực của Như Lai. Sao nói là trí lực của Như Lai đã am hiểu từng số ấy người khác của chúng sinh khác? Thế nào là chúng sinh khác người khác? Trừ chư Phật, Thế Tôn, nếu chúng sinh khác, gọi là người khác chúng sinh khác. Hỏi: Thế nào là hiểu? Nếu tâm hướng về tâm người kia, đến với tôn thượng của người kia, người kia hiểu người kia, gọi là hiểu. Đức Như Lai đã biết như thật, hiểu ngần ấy người khác của chúng sinh khác. Chúng sinh này có sự hiểu biết thấp kém, có kiến giải vượt hơn. Chúng sinh có người hiểu biết ác, có người hiểu biết thiện, có hiểu sinh chết, có người hiểu Niết- bàn. Chúng sinh có người hiểu về sắc, có người hiểu về thanh hương, vị, xúc, pháp. Chúng sinh có người hiểu về họ lớn Sát-lợi, họ lớn Bà- la-môn, đại gia cư só. Chúng sinh có người nhận hiểu về bốn vị trời Đại Thiên vương, trời Ba mươi ba, trời Diệm, trời Đâu suất, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại. Chúng sinh có người hiểu trời Phạm, trời Phạm phụ, trời Phạm chúng, trời Đại phạm. Chúng sinh có người hiểu trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Quang Âm. Chúng sinh có người hiểu trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến Tịnh. Chúng sinh có người hiểu trời Thật, trời Thiểu thật, trời Vô lượng thật, trời Quả thật. Chúng sinh có người hiểu trời Vô tướng, chúng sinh có người hiểu trời Vô Thắng, trời Vô Nhiệt, trời Thiện kiến, trời Diệu thiên kiến, trời A ca nị trá. Chúng sinh có người hiễu trời Không xứ, trời Thức xứ, trời Bất dụng xứ, trời Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Chúng sinh có người hiểu nhập Sơ thiền, đệ nhị, đệ tam, đệ thứ thiền. Chúng sinh cóng hiểu nhập định Không xứ, định Thức xứ, định Bất dụng xứ, định nhập Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Chúng sinh có người hiểu thần túc chứng trí, có người hiểu thiên nhó chứng trí, có người hiểu tâm lựa chọn chứng trí, có người hiểu sự nhớ nghó lại thọ mạng đời trước chứng trí, có người hiểu chúng sinh sinh chết chứng trí. Chúng sinh có hiểu chính quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán. Chúng sinh có người hiểu do lực tôn tự tại. Nếu chúng sinh có thể hiểu kiến, dứt mạng mẹ, có dứt mạng cha, có dứt mạng A-la-hán Thanh văn, có phá hoại Tăng, có tâm ác làm thân Như Lai chảy máu. Nếu chúng sinh hiểu có người ở ngoài pháp này, mong cầu bậc tôn thắng khác, cầu mong có thể thọ cúng dường, có người khen ngợi Sa-môn, Bà-la-môn khác: Có thể nói chính kiến, khen Sa-môn, Bà-la-môn: Đây là bực Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến. Nếu chúng sinh hiểu có thể ngoài pháp này, có Sa-môn, Bà- la-môn duyên khác, thật, cho đời ta là thường còn: đây là thật, ngoài ra là giả dối, cho đến Niết-bàn Phi hữu như khứ, Phi vô như khứ: đây là thật, ngoài ra là giả dối. Nếu chúng sinh hiểu có người cho giới trộm là thanh tịnh, duyên tà, mưu cầu điều tốt, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, được thân người thứ tám. Nếu chúng sinh hiểu có người sinh trong nhà họ lớn Sát-lợi, nhà họ lớn Bà-la-môn, đại gia cư só. Nếu chúng sinh hiểu sinh lên tầng trời Tứ Thiên vương, trời Tam thập tam, trời Diệm, trời Đâu Suất n, trời Hóa lạc, trời Tha hóa Tự tại. Nếu chúng sinh hiểu có người sinh cõi trời Phạm, trời Phạm phụ, trời Phạm chúng, trời Đại phạm. Nếu chúng sinh hiểu có người sinh cõi trời Quang, trời Thiểu Quang, trời Vô lượng quang, trời Quang Âm. Nếu chúng sinh hiểu có người sinh cõi trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh. Nếu chúng sinh hiểu có người sinh cõi trời Thật, trời Thiểu thật, trời Vô lượng thật, trời Quả thật. Nếu chúng sinh hiểu có người sinh cõi trời Vô tưởng. Nếu chúng sinh hiểu có người sinh cõi trời Vô Thắng, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Diệu thiện kiến, trời A-ca-nị-trá. Nếu chúng sinh hiểu có người sinh cõi trời Không xứ, trời Thức xứ, trời Bất dụng xứ, trời Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Nếu chúng sinh hiểu có người lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu chúng sinh hiểu có người diệt giác quán, nội tịnh tín, nhất tâm không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Nếu chúng sinh hiểu có hạnh lìa hỷ, xả niệm biết thân cảm nhận niềm vui, như các bậc Thánh hiểu hạnh xả niệm lạc, thành tựu công hạnh của Tam thiền. Nếu chúng sinh hiểu có dứt khổ, vui, trước diệt sự lo, mừng, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu công hạnh của Tứ thiền. Nếu chúng sinh hiểu có người lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ. Có người lìa tất cả Không xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ. Có người lìa tất cả Thức xứ, thành tựu hạnh Bất dụng xứ. Có người lìa tất cả Bất dụng xứ, thành tựu hạnh Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Nếu chúng sinh hiểu có người được thần túc ngần ấy, có thể làm rung chuyển mặt đất, dùng một làm nhiều, dùng nhiều làm một, cho đến thân Phạm thiên tự tại. Nếu chúng sinh hiểu có thiên nhó thanh tịnh hơn người, nghe hai thứ tiếng: Tiếng nhân, phi nhân. Nếu chúng sinh hiểu có người khác của chúng sinh khác, biết tâm của chúng sinh khác, có tâm dục, biết như thật có tâm dục, không có tâm dục, biết như thật không có tâm dục, cho đến có tâm vượt hơn, biết như thật có tâm vượt hơn, không có tâm vượt hơn, biết như thật không có tâm vượt hơn. Nếu chúng sinh hiểu có sự nhớ lại mạng đời trước ngần ấy, nhớ nghó một thân, hai thân, ba thân, cho đến thành tựu hạnh này. Nếu chúng sinh hiểu có thiên nhãn thanh tịnh, hơn người, thấy sự sinh chết, sắc đẹp, sắc xấu, đường thiện, đường ác, hơn, kém của chúng sinh, cho đến biết chúng sinh như nghiệp đã gây ra. Nếu chúng sinh hiểu có chính quyết định trên, được quả Tu-đà- hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán. Nếu chúng sinh hiểu do năng lực tôn quý tự tại. Nếu chúng sinh hiểu không có dứt mạng của mẹ. Nếu chúng sinh hiểu không có, cho đến do năng lực tôn quý tự tại. Như thế, Như Lai đã hiểu ngần ấy người khác của chúng sinh khác, lựa chọn phân biệt như thật, duyên nơi tuệ, phương tiện giải thoát tri kiến, gọi là trí lực Như Lai đã hiểu ngần ấy người khác chúng sinh khác. Sao nói là năng lực của Như Lai? Đáp: Như Lai ở cõi này, do trí lực tôn quý, lực tự tại, lực vượt hơn, rất vượt hơn, trên hết, không có thiện nhân, đại nhân nào vượt hơn. Như Lai thành tựu năng lực này, những điều mong muốn, như chỗ muốn, tất cả đều được, xuất định, nhập định, đó gọi là năng lực của Như Lai. Lai? Sao nói là ngần ấy giới? Giới vô lượng và thế trí lực của Như Hỏi: Thế nào là ngần ấy giới? Giới sắc, giới chẳng phải sắc, cho đến mười tám giới như phẩm Giới đã nói gọi là giới vô lượng. Thế là gì? Có hai thứ thế: Thế giới của chúng sinh, và thế giới của hành. Hỏi: Thế nào là thế giới của chúng sinh? Chúng sinh: Sinh trong địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người trời trong năm đường, gọi là thế giới chúng sinh. Thế giới của hành là gì? Hành, nghĩa là năm thọ ấm: thọ ấm sắc, thọ ấm thọ tưởng, hành, thức, gọi là thế giới của hành.. Đức Như Lai đã biết như thật về ngần ấy thế giới, vô lượng giới. Như thế, Đức Như Lai đã lựa chọn như thật về ngần ấy giới, vô lượng giới và thế, phân biệt duyên nơi tuệ làm phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là thế trí lực của Như Lai về ngần ấy giới, vô lượng giới. Sao nói là lực của Như Lai? Đáp: Ở cõi này, trí Như Lai do năng lực tôn quý, lực tự tại, lực vượt hơn, rất vượt hơn, trên hết, không có thiện nhân, đại nhân nào có thể vượt hơn. Đức Như Lai đã thành tựu lực này, những chỗ được muốn, như chỗ muốn, tất cả đều được, xuất định, nhập định, đó gọi là lực của Như Lai. Sao nói là Trí lực của Như Lai đến tất cả đạo? Đến tất cả đạo là thế nào? Không có một chúng sinh, một pháp, một trí, một đạo có thể đến tất cả đạo, chỉ có pháp báo của Như Lai, được gọi là đến tất cả đạo, vì Như Lai đã biết như thật đến tất cả đạo. Nếu thành đạo hạnh này, thì có thể dẫn đến mạng chết yểu, mạng sống lâu. Nếu thành đạo hạnh này, thì sẽ dẫn đến bệnh nhiều, bệnh ít. Nếu thành đạo hạnh này, thì sẽ dẫn đến sự hèn hạ, tôn quý. Nếu hoàn thành đạo hạnh này, thì có thể sẽ dẫn đến thân thể xấu xí, tốt đẹp. Nếu thành tựu đạo hạnh này, thì sẽ dẫn dắt đến sự thấp kém ít, thấp kém nhiều. Nếu thành tựu đạo hạnh này, thì sẽ dẫn đến không có trí huệ, có trí huệ. Nếu thành đạo hạnh này, thì sẽ dẫn đến dòng họ lớn Sát-lợi, dòng họ lớn Bà-la-môn, đại gia cư só. Nếu thành tựu đạo hạnh này, thì sẽ dẫn đến cõi trời Tứ Thiên vương, trời Ba mươi ba, trời Diệm, trời Đâu Suất, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại. Thường tu đạo này, sẽ dẫn đến trời Phạm, trời Phạm phụ, trời Phạm chúng, trời Đại phạm. Thường tu đạo này, sẽ dẫn dắt đến trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Quang âm. Thường tu hành nhiều đạo này, sẽ dẫn đến trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh. Thường tu đạo này, sẽ dẫn đến trời Vô tưởng. Thường tu đạo này, sẽ dẫn đến trời Vô thắng, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Diệu Thiện kiến, trời A-ca-nị-trá. Thường tu đạo này, sẽ dẫn đến trời Không xứ n, trời Thức xứ, trời Bất dụng xứ, trời Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Thường tu đạo này, có thể nhập định Sơ thiền, định Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Thường tu hành đạo này, có thể nhập định Không xứ, định Thức xứ, Bất dụng xứ, Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Thường tu hành đạo này, sẽ được trí chứng thần túc, được trí chứng thiên nhó, được trí chứng của tâm lựa chọn, được trí chứng nhớ lại mạng đời trước của mình, được trí chứng sinh chết của chúng sinh. Nỗi khổ của đạo này khó hiểu, nỗi khổ của đạo này, sẽ hiểu nhanh chóng. Niềm vui của đạo này khó hiểu, niềm vui của đạo này sẽ hiểu nhanh chóng Thường tu hành đạo này, có thể được chính quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán. Thường tu hành đạo này, sẽ được sức tự do, tự tại tôn quý. Nếu chúng sinh thực hành có người dứt mạng mẹ, có người dứt mạng cha, có người dứt mạng Thanh văn A-la-hán, có người phá chúng Tăng, có người tâm ác làm cho thân Như Lai chảy máu. Chúng sinh có người ngoài pháp này, cầu bực tôn thắng khác, có người mong cầu người cúng dường khác, có người cầu Sa-môn, Bà-la- môn khác, có người nói được chính kiến, có người khen ngợi Sa-môn, Bà-la-môn khác rằng: “Các vị là bực Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến”. Nếu chúng sinh thực hành có người thỉnh cầu Sa-môn, Bà-la-môn khác ngoài pháp này, duyên khác cho rằng: Đời ta là thường còn, đây là thật, ngoài ra là giả dối. Đời ta không phải thường, đây là thật, ngoài ra là giả dối, cho đến Niết-bàn phi hữu như khứ, phi vô như khứ. Đây là thật, ngoài ra là giả dối, nghĩa là duyên khác thật làm chân thật. Nếu chúng sinh thực hành có người cho giới trộm là thanh tịnh, duyên tà mong cầu điều tốt, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ thân người thứ tám. Nếu chúng sinh thực hành có người sinh vào nhà họ lớn Sát-lợi, họ lớn Bà-la-môn, đại gia cư só. Nếu chúng sinh thực hành có người sinh lên cõi trời Tứ Thiên vương, cõi trời Ba mươi ba, cõi trời Diệm, cõi trời Đâu Suất, cõi trời Hóa lạc, cõi trời Tha hóa tự tại. Nếu chúng sinh thực hành, có người sinh cõi trời Phạm, cõi trời Phạm phụ, cõi trời Phạm chúng, cõi trời Đại phạm, hữu sẽ sinh cõi trời Quang, cõi trời Thiểu Quang, cõi trời Vô lượng Quang, cõi Quang Âm. Nếu chúng sinh thực hành, có người sinh cõi trời Tịnh, cõi trời Thiểu tịnh, cõi trời Vô lượng tịnh, cõi trời Biến tịnh. Thường tu hành đạo này sẽ sanh lên cõi trời Thật, trời Thiểu Thật, trời Vô lượng Thật, trời Quả Thật. Nếu chúng sinh thực hành có sinh trời Thật, trời Thiểu thật, trời Vô lượng thật, trời Quả thật, có sinh Vô tưởng thiên. Chúng sinh này nếu thực hành có sinh Vô thắng thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Diệu Thiện kiến thiên, A ca nị trá thiên. Chúng sinh nếu thực hành, có sinh Không xứ thiên, Thức xứ thiên, Bất dụng xứ thiên, Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên. Chúng sinh nếu thực hành, có người lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hành Sơ thiền, có diệt, giác quán nội tín tịnh, nhất tâm, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu: hành, Nhị thiền, hạnh ly hỷ, xả, niệm biết thân thọ vui, như hạnh giải, xả niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền, có dứt khổ, vui, trước diệt lo, mừng, không khổ không vui, xả niệm tịnh, thành tựu hạnh Tứ thiền. Nếu chúng sinh thực hành, có người lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ, có người lìa tất cả Không xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ, có lìa tất cả Thức xứ, thành tựu hạnh Bất dụng xứ. Nếu chúng sinh, thực hành, có người thọ nhận vô lượng ngần ấy thần túc, có thể làm lay động đại địa, dùng một làm nhiều, dùng nhiều làm một, cho đến thân Phạm thiên được tự tại, có thiên nhó thanh tịnh hơn người, nghe hai thứ tiếng: tiếng nhân, và phi nhân, có người biết tâm người khác tâm chúng sinh khác: có tâm dục, biết như thật có tâm dục, không có tâm dục, biết như thật không có tâm dục, cho đến có tâm vượt hơn, biết như thật có tâm vượt hơn, không có tâm vượt hơn, biết như thật không có tâm vượt hơn. Nếu nhớ lại vô lượng thọ mạng đời trước ngần ấy, một đời, hai đời, ba đời, cho đến thành tựu pháp hạnh. Nếu thiên nhãn thanh tịnh, hơn người, quán sự sinh chết của chúng sinh, sắc đẹp, sắc xấu, dục thiện, dục ác, hơn, kém cho đến biết nghiệp như chúng sinh đã gây ra. Nếu Chúng sinh thực hành có người được chính quyết định trên, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán. Nếu chúng sinh thực hành thì được năng lực tự do, tự tại tôn quý nếu chúng sinh thực hành không có dứt mạng mẹ, cho đến không có được lực tự do tự tại tôn quý. Như thế, Như Lai đến tất cả xứ đạo, đã lựa chọn như thật, phân biệt duyên nơi tuệ là phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là trí lực của Như Lai đến tất cả xứ đạo. Sao nói là lực của Như Lai? Đáp: Xứ này của Như Lai do năng lực tôn quý, lực tự tại, lực vượt hơn, rất vượt hơn, trên hết, không có thiện nhân, đại nhân nào vượt hơn. Như Lai đã thành tựu lực này, những chỗ được muốn, như chỗ muốn, hết thảy đều như ý muốn, xuất định, nhập định, đó là lực của Như Lai. Sao nói là thiền định giải thoát, nhập định nhơ, sạch, khởi trí lực của Như Lai? Hỏi: Thế nào là thiền? Như Tỳ-kheo đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, diệt giác, quán, nội tịnh tín nhất tâm, không có giác, không có quán, định sinh hỷ, lục, thành tựu hạnh Nhị thiền, lìa hạnh hỷ, xả, niệm, biết thân thọ vui, như các bậc Thánh đã giải thoát hạnh xả niệm lạc, thành tựu Tam thiền, dứt khổ, vui, trước hết diệt lo, mừng, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền, đó gọi là thiền. Giải thoát là sao? Sắc quán sắc, là giải thoát đầu tiên. Trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc là hai giải thoát. Tịnh giải thoát là ba giải thoát. Lìa tất cả tưởng sắc, tiêu diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ là bốn giải thoát. Lìa tất cả Không xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ là năm giải thoát. Lìa nhất thiết Thức xứ, thành tựu hành Vô sở hữu xứ là sáu giải thoát. Lìa tất cả Bất dụng xứ, thành tựu hạnh Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, là bảy giải thoát. Lìa tất cả Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, thành tựu hạnh Diệt thọ tưởng, là tám giải thoát, đó gọi là giải thoát. Hỏi: Thế nào là định? Định có giác, có quán, định không có giác, có quán, định không có giác, không có quán. Định không, định vô tướng, định vô nguyện, gọi là định. Nhập định là gì? Nhập định tưởng, định Vô tưởng, định tùy tưởng, định không tùy tưởng, định sắc không chung, định sắc chung, định Vô thắng, định của nhất thiết nhập, đó gọi là nhập định. Hỏi: Thế nào là cấu (nhơ)? Nhơ dục, nhơ giận dữ, nhơ ngu si, nhơ phiền não, nhơ chướng cái, ràng buộc hành ác, và pháp nhơ khác. Nếu thiền định giải thoát nhập định nhơ bất tịnh, không khởi. Bất tịnh là không trong sạch, không tốt đẹp, nghiệp nhiễm ô không có ánh sáng, tức là nhơ. Hỏi: Thế nào là sạch? Nếu dục hết, sự giận dữ hết, ngu si hết, phiền não hết, chướng, cái ràng buộc việc ác hết và pháp nhơ khác hết, nếu thiền định giải thoát, nhập định không có nhơ, sạch, khởi nghiệp tịnh diệu không nhiễm ô, có ánh sáng, đó gọi là sạch. Khởi là sao? Như Sơ thiền khởi tâm nhập Nhị thiền, như Sơ thiền khởi tâm nhập Tam thiền, như Sơ thiền khổi tâm nhập Tứ thiền. Như Nhị thiền khởi tâm nhập Tam thiền, như Nhị thiền khởi tâm nhập Tứ thiền, như Tam thiền khởi tâm nhập Tứ thiền, đó gọi là khởi. Lại nữa, nếu tịnh tức là khởi, nếu khởi tức là tịnh, gọi là tịnh khởi. Như Lai kia ở thiền, định giải thoát, nhập định nhơ, sạch, khởi biết như thật. Như thế, Như Lai nhập định nhơ sạch nơi thiền định giải thoát, khởi phân biệt lựa chọn duyên nơi tuệ là phương tiện giải thoát của tri kiến, đó gọi là nhập định nhơ, sạch ở thiền định giải thoát, khởi trí lực của Như Lai. Hỏi: Thế nào là lực của Như Lai? Như lai ở cõi này trí lực do tôn tự tại lực, thắng lực tối thnắg tối thượng, không có ai hơn, là thiện nhân, đại nhân. Như lai thành tựu năng lực này, những điều mong muốn như ý muốn, đều như ý muốn, xuất định nhập định, đó gọi là lực của Như lai. Thế nào là lực của Như lai của trí chứng nhớ lại túc mạng? Như Lai nhớ nghó lại ngần ấy mạng đời trước của mình và người, nhớ lại, hoặc một đời, hai đời, ba, bốn, năm đời, hoặc mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm, mười trăm đời, hoặc một ngàn đời, trăm ngàn đời, vô lượng một trăm đời, vô lượng một ngàn đời. Hoặc như kiếp thành, kiếp hoại, hoặc kiếp thành, hoại, vô lượng kiếp thành, hoại, ta vốn ở kiếp ấy, có tên, họ như thế, với đời sống như thế, ăn uống như thế, mạng như thế, mạng dài, mạng ngắn như thế, thọ khổ, vui như thế. Từ đời đó, sau cùng, sinh vào đời đó, từ đời đó, chết đi, sinh vào đời này, thành tựu công hạnh nhớ nghó lại ngần ấy mạng đời trước của mình. Như người từ thôn xóm mình đến thôn xóm người, ở thôn xóm ấy, hoặc đi, đứng, hoặc ngồi, nói năng hoặc yên lặng, thì thôn xóm ấy đến thôn xóm khác, ở thôn xóm ấy, hoặc đi, đứng, ngồi, nói năng yên lặng. Từ thôn xóm đó, đến thôn xóm khác, hoặc đi, đứng, ngồi, yên lặng, người này sau đó lại đi đến thôn xóm của mình, nhớ lại tất cả thôn xóm trước kia, không có khó gì: Là ta đã từ xóm mình đến xóm người, ta đã ở thôn xóm kia, đã đi như thế, đứng như thế, ngồi như thế, nói năng như thế, yên lặng như thế. Ta đã từ thôn xóm đó đến thôn xóm khác, ta đã ở thôn xóm đó, đã đi như thế, đứng như thế, ngồi như thế, nói năng như thế, yên lặng như thế. Ta từ thôn xóm kia lại đến thôn xóm khác, đi như thế, đứng như thế, ngồi như thế, nói như thế, nín như thế. Ta đã từ thôn xóm đó lại thôn xóm khác, đã đi như thế, đứng, ngồi như thế, nói năng như thế, yên lặng như thế. Ta đã trở lại đến thôn xóm của mình. Như thế, Đức Như Lai nhớ lại vô lượng thọ mạng đời trước ngần ấy của mình và người. Nhớ nghó lại hoặc một đời, hai, ba đời, cho đến thành tựu công hạnh. Như thế, trí chứng nhớ nghó lại thọ mạng đời trước của Như Lai, lựa chọn như thật, phân biệt duyên nơi tuệ làm phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là lực của Như Lai của trí chứng nhớ nghó lại thọ mạng đời trước. Sao nói là lực của Như Lai? Đáp: Như Lai ở xứ này, do trí lực, lực tự tại tôn quý, lực vượt hơn, rất vượt hơn, trên hết, không có ai hơn, là thiện nhân, đại nhân, lực của Như Lai này đã thành tựu chỗ được muốn, như được muốn, tất cả được muốn, xuất định, nhập định, nói là lực của Như Lai. Sao nói là lực của Như Lai trí chứng sinh chết của chúng sinh? Đáp: Đúng thế, Như Lai dùng thiên nhãn thanh tịnh hơn người, thấy sự hơn, kém của đường thiện, đường ác, sắc đẹp, sắc xấu, sự sinh chết của chúng sinh, biết chúng sinh như nghiệp đã tạo, hành vi ác của thân, miệng, ý của chúng sinh, tạo thành hành vi tà kiến chê bai bậc Thánh, vì duyên theo nghiệp tà kiến, nên khi chết bị đọa vào đường ác: địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Hành vi thiện của thân, miệng, ý của chúng sinh này đã thành tựu hành chính kiến không chê bai Thánh nhân, vì duyên theo nghiệp chính kiến, nên khi qua đời sẽ được sinh vào đường lành cõi người, cõi trời. Như thế, thiên nhãn thanh tịnh hơn người, thấy sự hơn kém của đường thiện, đường ác, sắc đẹp, sắc xấu, sinh chết của chúng sinh, biết chúng sinh như nghiệp đã tạo, như trong thành ấp, thôn xóm, có đài cao, người mắt trong sạch, đứng ở trên đài, trông thấy chúng sinh ở hướng đông, qua lại, hướng Tây, thấy chúng sinh ở hướng Tây qua lại hướng Đông thấy chúng sinh ở phương Nam qua lại phương Bắc và ngược lại. Như thế, thiên nhãn của Như Lai thanh tịnh hơn người, thấy sự hơn kém của đường thiện, đường ác, sắc đẹp, sắc xấu, sự sinh chết của chúng sinh, cho đến biết chúng sinh như nghiệp đã tạo. Như thế, Như Lai trí chứng sự sinh chết của chúng sinh, đã phân biệt lựa chọn như thật, duyên nơi tuệ làm phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là lực của Như Lai, trí chứng sự sinh chết của chúng sinh. Sao nói là lực của Như Lai? Đáp: Như Lai, ở cõi này, do trí lực, lực tự tại tôn quý, lực rất vượt hơn, trên hết không có ai hơn, là bậc thiện nhân, đại nhân Như Lai thành tựu này, chỗ được muốn, như được muốn, tất cả được muốn, xuất định nhập định, gọi là lực của Như Lai. Sao nói là trí lực của Như Lai hữu lậu tận? Sao nói là hữu lậu? Hữu lậu có bảy: Lậu kiến đoạn. Lậu nhẫn dứt. Lậu gần gũi dứt. Lậu viễn ly dứt. Lậu điều phục dứt. Lậu giới dứt. Lậu tư duy đoạn. Đó gọi là lậu. Hỏi: Thế nào là lậu tận? Nếu lậu hết, duyên hết, điều phục duyên, điều phục lìa bỏ chính, lìa xả, nhổ, dứt và xuất, đó gọi là lậu tận. Như thế, thân Như Lai và của người khác, Lậu tận Như Lai biết như thật, như nước suối trong sạch không đục. Nếu suối nọ có cát, đá, ốc sên, rùa trạnh cá, ba ba v.v… bơi lội trong đó. Ven nước suối mắt người trong sạch, nhìn thấy chúng rõ. Nếu các sinh vật đó bơi lội chỗ cát đá trong suối, người kia sẽ thấy chúng đang di chuyển trong cát đá này. Như thế, Như Lai, đã biết như thật mình và người, lậu đã hết. Như thế, Như Lai đã hết lậu, biết như thật, phân biệt chọn lựa, duyên theo tuệ làm phương tiện giải thoát của tri kiến, gọi là trí lực của Như Lai hữu lậu tận. Sao nói là lực của Như Lai? Đáp: Xứ này, do trí lục lực tôn quý tự tại, lực vượt hơn rất vượt hơn, trên hết, không có ai hơn, là bậc thiên nhân, đại nhân. Lực này Như Lai đã thành tựu, chỗ được muốn, như được muốn, tất cả được muốn, xuất định, nhập định, nói là lực của Như Lai, đây là mười lực của Như Lai. Hỏi: Thế nào là mười hai trí tính? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo! Ta sẽ nói mười hai trí tính, các thầy hãy lắng nghe cho kỹ, khéo thọ nhận, khéo tư duy! Ta sẽ nói. Các Tỳ-kheo nói: Xin vâng. Các Tỳ-kheo dốc lòng lắng nghe. Đức Thế Tôn nói rằng: Những gì là mười hai trí? Tỳ-kheo! Khổ Thánh đế này, pháp này trước chưa nghe, Ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Các Tỳ-kheo nên biết, khổ Thánh đế này, pháp trước chưa nghe, ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Ta đã biết khổ Thánh đế này rồi, pháp trước chưa nghe, ta đã sinh trí sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Đây là tập Thánh đế, pháp trước chưa nghe, ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Các Tỳ-kheo nên biết, tập Thánh đế này nên dứt, pháp trước chưa nghe, sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Ta đã dứt tập Thánh đế này rồi, pháp trước chưa nghe, sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Diệt Thánh đế này, pháp trước chưa nghe, ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Các Tỳ-kheo! Nên chứng diệt Thánh đế này, pháp trước chưa nghe, sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Ta đã chứng diệt Thánh đế này rồi, pháp trước chưa nghe, sinh trí, sinh nhãn, giác, minh, thuật huệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Đạo Thánh đế này, pháp trước chưa nghe, ta đã sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Các Tỳ-kheo! Nên tu đạo Thánh đế này, pháp trước chưa nghe, sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Ta đã tu đạo Thánh đế này, pháp trước chưa nghe, sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thuật, sinh huệ, sinh giải. Tỳ-kheo! Ba phần mười hai hạnh của bốn Thánh đế này, nếu ta không biết như thật, thì sẽ không đạt được chính giác vô thượng, cũng không nói là được. Tỳ-kheo! Ba phần mười hai hành của bốn Thánh đế này, vì ta đã biết như thật, nên nay, ta đã được chính giác vô thượng, cũng nói là được, đó gọi là mười hai trí tính. Hỏi: Thế nào là bốn mươi bốn trí tính? Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Tỳ-kheo! Ta sẽ nói bốn mươi bốn trí tính. Các thầy hãy lắng nghe, lắng nghe cho kỹ, khéo thọ nhận, khéo tư duy, Ta sẽ giảng nói! Các Tỳ-kheo nói: Xin vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỳ-kheo dốc lòng lấy nghe, Đức Thế Tôn nói rằng: Bốn mươi bốn trí? Gồm có: Đúng thế, Tỳ-kheo, biết già chết, biết tập già chết, biết diệt của già chết, biết đạo diệt của già chết. Sinh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu nhập, gọi là sắc, thức. Biết hành, biết tập của hành, biết diệt của hành, biết diệt đạo của hành. Thế nào là Tỳ-kheo biết già chết? Đáp: Thế nào là già? nghĩa là các chúng sinh, sự sống hao mòn, các căn run rẩy, mặt nhăn, mạng thành thục, vì hành gấp vội, nên gọi là già. Chết là gì? nghĩa là các chúng sinh, các chúng sinh sau cùng, chết mất, đều, tan rã, bỏ ấm, vật này biến đổi khác, lìa đời, gọi là chết. Tỳ- kheo! Nên biết lão chết như thế,. Thế nào là Tỳ-kheo biết tập của già chết? Đáp: Như Tỳ-kheo do tập của sinh, biết tập của già chết. Tỳ-kheo biết tập của lão chết như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết diệt của lão chết? Đáp: Như Tỳ-kheo do diệt của sinh, biết diệt của già chết. Tỳ- kheo biết diệt của lão tử như thế, û. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết đạo diệt của lão chết? Đáp: Như Tỳ-kheo biết như thật về tám Thánh đạo: chính kiến, chính giác, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tiến, chính niệm, chính định. Tỳ-kheo biết đạo diệt của lão chết như thế. Nếu Tỳ-kheo biết già chết, biết tập của già chết, biết diệt của già chết, biết đạo diệt của già chết. Đây là pháp trí. Tỳ-kheo đối với trí hiện tại, sáng rõ, thường hiểu do quá khứ, vị lai mà giữ lấy trí tỷ loại. Như quá khứ Sa-môn, Bà-la-môn đã biết già chết, đã biết tập của già chết, đã biết diệt của già chết, đã biết đạo diệt của già chết. Tất cả Tỳ-kheo kia, đã biết như ta tự biết, như Sa-môn, Bà-la- môn, vị lai, sẽ biết khổ già chết, sẽ biết tập của già chết, sẽ biết diệt của già chết, sẽ biết đạo diệt của già chết. Sa-môn, Bà-la-môn kia, tất cả sẽ biết, như ta đã tự biết. Đây là tỷ trí. Nếu Tỳ-kheo với hai trí sáng rõ: pháp trí, và tỷ trí, nói là kiến giải của Tỳ-kheo đầy đủ, được gắng nhẫn, được pháp vượt hơn, được vô úy. Hướng về sự điều phục của pháp này, biết sự điều phục của pháp này, thấy sự điều phục của pháp này. Học biết, học thuật, truyền hướng về pháp, đối với phạm tịnh hạnh, sẽ được thường trụ, tự tại giải thoát đối với môn cam lộ. Tỳ-kheo! Thế nào là hành, thức nhận biết, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ hữu, sinh. Thế nào là hành? Có Ba hành: thân hành, miệng hành, ý hành, gọi là hành. Tỳ-kheo biết hành như thế. Thế nào là Tỳ-kheo biết tập của hành? Như Tỳ-kheo do Tập của vô minh, biết tập của hành. Biết tập của hành như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết diệt của hành? Như Tỳ-kheo do vô minh diệt biết diệt của hành. Tỳ-kheo biết diệt của hành như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo biết đạo diệt của hành? Như Tỳ-kheo biết như thật về tám Thánh đạo: chính kiến, chính giác, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tiến, chính niệm, chính định. Tỳ-kheo biết đạo diệt của hành như thế. Tỳ-kheo biết hành tập, biết hành diệt, biết hành đạo diệt như thế, đó gọi là pháp trí. Tỳ-kheo đối với trí hiện tại, thường hiểu do quá khứ, vị lai mà giữ lấy trí tỷ loại, như Sa-môn, Bà-la-môn quá khứ đã biết hành tập của hành, diệt của hành, đạo diệt của hành. Sa-môn, Bà-la-môn kia, tất cả đã biết, như ta tự biết. Như Sa-môn, Bà-la-môn vị lai sẽ biết hành, sẽ biết tập của hành, sẽ biết diệt của hành, sẽ diệt đạo diệt của hành. Nếu tất cả sẽ biết, như ta tự biết, đó gọi là tỷ trí. Tỳ-kheo! Nếu hai trí sáng rõ, nghĩa là pháp trí, tỷ trí, thì nói là kiến giải của Tỳ-kheo đầy đủ, được kham nhẫn, được pháp vượt hơn, được vô úy. Hướng về sự điều phục của pháp này, biết sự điều phục nầy thấy sự điều phục của pháp, học biết học thuật, thành tựu, dòng pháp hướng đến pháp phạm hạnh tịnh hạnh, sẽ được thường trụ, đối với môn cam lộ, được tự tại giải thoát, gọi là bốn mươi bốn trí tính. Hỏi: Thế nào là bảy mươi bảy trí tính? Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Các Tỳ-kheo! Ta sẽ nói bảy mươi bảy trí tính, các thầy hãy lắng nghe, nghe cho kỹ, khéo thọ nhận, khéo tư duy. Các Tỳ-kheo bạch: Xin vâng, thưa Thế Tôn! Các Tỳ-kheo dốc lòng lắng nghe, Thế Tôn nói rằng: Thế nào là bảy mươi bảy trí? Trí vô minh duyên hành, trí không có vô minh, không có hành. Như trí vô minh duyên hành trong quá khứ, trí không có vô minh, không có hành. Như trí vô minh duyên hành ở vị lai, trí không có vô minh, không có hành. Nếu trí pháp trụ, trí ấy cũng là pháp tận, pháp đổi thay, pháp lìa dục, pháp diệt, cho đến trí sinh duyên già chết, trí không sinh không già chết. Như trí sinh quá khứ duyên già chết, trí sinh không già chết. Trí sinh vị lai duyên già chết, trí không sinh không già chết. Nếu trí của pháp trụ kia cũng là pháp tận, pháp đổi thay, pháp lìa dục, pháp diệt, gọi là bảy mươi bảy trí tính.  <卷>QUYỂN 12 <詞>Phẩm 5: PHẨM DUYÊN THUỘC PHẦN PHI VẤN Phương tiện duyên thiện phương tiện thiện duyên giải hữu duyên phương tiện Thánh nhẫn không phải trí hữu trí. Phương tiện trí Thánh không phải nhẫn duyên. Thọ nhận vấn đáp, nhân pháp câu sinh (cùng sinh): Nếu nhân đây có đây, nếu không nhân thì không có đây. Nếu sinh ở đây thì có sinh ở đây, nếu diệt ở đây sẽ có diệt ở đây. Nếu vô minh duyên hành, cho đến sinh duyên già chết, ưu khổ, lo buồn nhóm khổ thành tựu. Như thế, thuần khổ đầy đủ. vô minh diệt thì hành diệt, cho đến sinh diệt thì nhóm lão chết, ưu bi khổ não diệt. Như thế nhóm khổ diệt là phương tiên duyên thành tựu. Nếu vô minh kia ở quá khứ duyên nghi hoặc: Quá khứ của ta có, không phải quá khứ của ta có, quá khứ có họ gì? Quá khứ có nhân gì? Nếu duyên nghi hoặc ở vị lai: Có vị lai của ta, cho đến đâu nhân vị lai mà có? Nếu nhân duyên nghi hoặc kia thì làm sao Ngã có? Làm sao ta không phải có? Nhân nào? Có chỗ sinh nào? Chúng sinh này từ đâu đến, sẽ đi về đâu? Nếu nghi hoặc đối với Phật rằng: Là Phật, Thế Tôn hay không phải Phật, Thế Tôn? Thế Tôn khéo nói pháp, hay Thế Tôn không khéo nói pháp? Thế Tôn, được chúng Thanh văn khéo hướng về, hay Thế Tôn, không được chúng Thanh văn khéo hướng về? Hành là thường hay hành vô thường? Hành là khổ hay hành không phải khổ? Pháp của ta hay chẳng phải pháp của ta? Niết-bàn vắng lặng, hay không phải Niết-bàn vắng lặng? Có cho hay không cho? Có thí hay không có thí? Hữu ký hay vô ký? Có quá báo của nghiệp thiện, ác, hay không có quả báo của nghiệp thiện, ác? Có đời nay hay không có đời nay? Có đời sau hay không có đời sau? Có cha mẹ, hay không có cha mẹ? Có trời hay không có trời? Chúng sinh có hóa sinh, hay không có hóa sinh? Đời có Sa-môn, Bà-la- môn hướng về chính, đến nơi chính. Đời nay, đời sau, tự chứng biết và nói. Đời không có Sa-môn, Bà-la-môn hướng về chính, đến chỗ chính. Đời nay, đời sau, tự chứng biết và nói, nếu nghi hoặc đối với pháp, tâm không quyết định, hai tâm do dự,: tâm nghi không hiểu rõ, vô lượng nghi không hết, không phải giải thoát, thời điểm đó không có. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn duyên khác mà, cho rằng: Ngã là thật, đời là thường, đây là thật, ngoài ra là giả, cho đến như khứ, không như khứ, thời điểm đó cũng không có, huống chi là Thánh duyên phương tiện thành tựu, cuối cùng không có phiền não cấu uế này. Hỏi: Thế nào là duyên? Đáp: Như Phật bảo các Tỳ-kheo: Ta sẽ nói pháp duyên sinh của duyên. Hỏi: Thế nào là duyên? Vô minh duyên hành. Nếu Chư Phật ra đời, hoặc không ra đời, thì pháp vẫn trụ pháp giới. Trụ pháp giới kia, Như Lai chính giác, chính giải rồi, giảng nói mở bày, phân biệt, hiển hiện, nói vô minh duyên hành, cho đến sinh duyên già chết. Nếu như pháp này như thế, chẳng phải không như thế, không khác, không là vật khác, pháp thường, pháp thật, pháp trụ, pháp định. Duyên như thế, gọi là duyên. Hỏi: Thế nào là pháp duyên sinh? Đáp: Già chết vô thường, hữu vi, duyên sinh, pháp tận, pháp biến đổi khác, pháp lìa dục, pháp diệt, cho đến vô minh vô thường, pháp hữu vi, duyên sinh, pháp tận, pháp biến đổi khác, pháp lìa dục, pháp diệt, gọi là pháp duyên sinh. Hỏi: Thế nào là phương tiện duyên? Đáp: Như duyên kia, như duyên này sinh ra pháp, nếu là phương tiện giải thoát của kiến, gọi là phương tiện duyên. Tỳ-kheo, có bao nhiêu giới hạn, gọi là phương tiện khéo duyên? Duyên đó, duyên này sinh ra pháp, biết như thật, thấy như thật, đều gọi là phương tiện khéo duyên. Hỏi: Thế nào là vô minh? Đáp: Căn bất thiện si, gọi là vô minh. Hỏi: Thế nào là vô minh duyên hành? Đáp: Vô minh duyên hành phước, hành phi phước, hành bất động. Hỏi: Thế nào là hành phi phước? Đáp: Hành vi bất thiện của thân, hành vi bất thiện của miệng, hành vi bất thiện của ý. Hỏi: Thế nào là thân hành vi bất thiện? Đáp: Nếu người không có tuệ, vô minh không dứt, làm việc sát sinh, trộm cắp, dâm dục và hành vi bất thiện khác của thân, gọi là thân hạnh bất thiện. Hỏi: Thế nào là khẩu hành bất thiện? Đáp: Nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác, nói thêu dệt, và hành vi bất thiện khác của miệng, gọi là khẩu hành bất thiện. Thế nào là ý hành vi bất thiện? Đáp: Nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, khởi tham dục, giận dữ, tà kiến, gọi là ý hạnh bất thiện. Hành vi bất thiện của thân, miệng, ý này, gọi là phi phước hành, do vô minh duyên hành ở đời này. Hỏi: Thế nào là hành phước? Đáp: Là hành vi thiện của thân, hành vi thiện của miệng, hành vi thiện của ý. Thế nào là hành vi thiện của thân? Đáp: Nếu người không có huệ, vô minh chưa dứt, không sát sinh, trộm cắp, dâm dục và việc làm tốt đẹp khác của thân, gọi là hành vi thiện của thân. Hỏi: Thế nào là hành vi thiện của miệng? Đáp: Nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác, nói thêu dệt và hành vi thiện khác của miệng, gọi là hành vi thiện của miệng. Thế nào là hành vi thiện của ý? Đáp: Nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, không có tham, không giận dữ, chính kiến, gọi là hành vi thiện của ý. Hành vi thiện của thân, miệng, ý này được gọi là hạnh phước, do vô minh duyên hành nơi đời nay. Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Thân nghiệp kia không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc pháp nhập, miệng nghiệp không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc pháp nhập, ý nghiệp do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy. Hành vi thiện của thân, miệng, ý như thế gọi là hạnh phước, là vô minh duyên hành ở đời hiện tại. Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, diệt giác, quán, tín tâm bên trong không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc về pháp nhập, miệng nghiệp không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc về pháp nhập, ý nghiệp do ý sinh thọ, tưởng, tư xúc tư duy. Hành vi thiện của nghiệp thân, miệng, ý như thế gọi là hành phước, là vô minh duyên hành ở đời nay. Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, hành ly hỷ, xả niệm, biết thân thọ vui, như hạnh giải xả niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc về pháp nhập. Khẩu nghiệp không có giáo, giới, đối tượng nhận thức của ý thức thuộc về pháp nhập, ý nghiệp thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, do ý sinh. Hành vi thiện của thân, miệng, ý như thế gọi là hạnh phước, là vô minh duyên hành ở đời hiện tại. Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, đã dứt khổ, vui, trước diệt lo, mừng, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, miệng nghiệp không có giáo, giới, đối tượng nhận biết của ý thức, ý nghiệp thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, do ý sinh. Hành vi thiện của thân, miệng, ý như thế gọi là hành phước, là vô minh duyên hành ở đời nay, gọi là phước hành. Hỏi: Thế nào là hành bất động? Đáp: Nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, miệng nghiệp không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, ý nghiệp do ý sinh thọ tưởng tư, xúc tư duy. Hành vi thiện của thân, miệng, ý như thế, gọi là hành bất động, là vô minh duyên hành ở đời nay. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, lìa tất cả Thức xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, miệng nghiệp không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức ý nghiệp thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, do ý sinh. Hành vi thiện của thân, miệng ý như thế, gọi là hành bất động, là vô minh duyên hành ở đời nay. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã lìa tất cả Vô sở hữu xứ, thành tựu hạnh phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ. Thân nghiệp người ấy không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, miệng nghiệp không có giáo, giới, pháp xếp vào sự nhận biết của ý thức, ý nghiệp do ý sinh thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy. Hành vi thiện của thân, miệng, ý như thế, gọi là hành bất động, là vô minh duyên hành ở đời nay, gọi là hành bất động. Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, tạo ra hành vi của thân, miệng, ý bất thiện. Vì tạo nên hành vi bất thiện, nên khi chết, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Do đầu mối ở duyên, nên phải đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ thân năm ấm. Như thế, duyên hành đời nay nhận hành vị lai, nên gọi là vô minh duyên hành vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vi thiện của miệng, hành vi thiện của ý hữu lậu, sẽ phải thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vị thiện rồi, khi qua đời sinh trong cõi người, hoặc trên các tầng trời cõi Dục, do đầu mối ở duyên, nên sinh trong cõi người, trên các trời cõi Dục, thọ năm ấm, như thế, duyên hành ở đời nay, thọ nhận hành vị lai, gọi là vô minh duyên hành vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, hành vi thiện của ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời, sẽ sinh trên các trời cõi Sắc, do đầu mối nhân duyên, nên thọ thân năm ấm trên các trời cõi Sắc. Như thế, duyên hành ở đời nay sẽ thọ nhận hành vị lai, gọi là vô minh duyên hành vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân, miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Vô sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời sẽ sinh trên các tầng trời cõi Vô sắc, do đầu mối ở duyên, nên thọ thân bốn ấm trên các trời cõi Vô sắc. Như thế, duyên hành ở đời nay thọ nhận hành vị lai, gọi là vô minh duyên hành vị lai. Như Đức Phật nói: A-nan! Hành có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi, có đáp: Hành duyên gì? Vô minh duyên hành, đây là đáp. A-nan! Nếu không có vô minh, thì có hành hay không? Bạch Đức Thế Tôn, không có. A-nan! Do đầu mối ở duyên, nên hành, như vô minh duyên hành, như ở trước vừa nói, do đó nên nói. Hỏi: Thế nào là hành duyên thức? Đáp: Có duyên tư (suy nghó): dục chung, sinh ra thức dục chung. Như thế, duyên hành hiện tại, sinh thức hiện tại, gọi là hành duyên thức hiện tại, có giận dữ chung, có ngu si chung, không dục chung, không giận dữ chung, không ngu si chung. Thiện, bất thiện có duyên tư vô ký, có sinh thức vô ký. Như thế, duyên hành hiện tại, sinh thức hiện tại, đó gọi là hành duyên thức hiện tại. Nhãn duyên sắc sinh ra thức. Hành của nhãn, hành của sắc kia, duyên với thức. Như thế, duyên hành hiện tại sinh thức hiện tại, là vì hành hiện tại duyên thức hiện tại. Nhó, tỷ, thiệt, thân duyên ý, duyên pháp sinh ra thức, ý hành, pháp hành kia duyên thức, như thế duyên hành hiện tại sanh ra thức hiện tại, đó gọi là hành hiện tại duyên thức hiện tại. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, khởi hành vi thân bất thiện, hành vi miệng bất thiện, hành vi ý bất thiện. Tạo ra hành vi bất thiện rồi, khi chết đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Do đầu mối ở duyên, nên đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Thức đầu tiên do nghiệp, do đầu mối tập duyên, sinh nhãn thức, cho đến ý thức và liễu thức ở sau. Như thế, duyên hành hiện tại, sinh thức vị lai, đó là hành duyên thức vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, thì sẽ thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời, sinh trong cõi người, hoặc sinh trên các trời cõi Dục, do vì nhân đầu mối ở duyên. Hoặc sinh trong cõi người, sinh ở sáu trời cõi Dục, thì thức đầu tiên do nghiệp, vì đầu mối tập duyên sinh nhãn thức, cho đến ý thức và liễu thức ở sau. Như thế, duyên hành hiện tại, sinh thức vị lai, là vì hành duyên thức. Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, hành hữu lậu, hành vi thiện của thân, sẽ thọ sinh cõi Sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời, sinh trên các trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên trên các trời cõi Sắc, thọ nhận nghiệp thức ban đầu, nhân đầu mối tập duyên sinh nhãn thức, cho đến ý thức và liễu thức ở sau. Như thế, duyên hành hiện tại sinh thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Vô sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Vô sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời, sinh trên các trời cõi Vô sắc. Do đầu mối ở duyên, nên đã thọ nhận nghiệp thức đầu tiên trên các trời cõi Vô sắc, do đầu mối tập duyên, sinh giới ý, giới ý thức và liễu thức ở sau. Như thế, duyên hành hiện tại, sinh thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt, tạo ra hành vi ác của thân, miệng, ý. Tạo ra hành vi ác rồi, khi chết, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, do đầu mối ở duyên, nên đọa địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, có tư bất thiện, chung với thức tư duy kia. Như thế, duyên hành vị lai, thọ nhận thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, nếu sinh trong cõi người, sinh trên cõi trời cõi Dục, do đầu mối ở duyên, hoặc trong cõi người, trên các trời cõi Dục. Người kia có tư duy thiện, chung với thức tư duy. Như thế, duyên hành vị lai, thọ nhận thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, sinh trên các tầng trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên nên sinh trên các trời cõi Sắc, có tư chung với thức tư duy. Như thế, duyên hành vị lai, sinh ra thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Vô sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Vô sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, sẽ sinh lên các trời cõi Vô sắc. Do đầu mối ở duyên, nên trên các trời cõi Vô sắc, có tư bất động chung với thức tư của người kia. Như thế, duyên hành vị lai, sinh thức vị lai, gọi là hành duyên thức vị lai. Lại nữa, nếu hành sau cùng, chưa biết, mà diệt, nếu hành vô gián diệt rồi, thì thức nối tiếp với đạo khác sinh, hành kia là duyên vô gián của duyên kia. Nếu nhân thức nối tiếp đạo khác sinh, thì duyên của hành kia là nhân duyên của thức kia. Nếu tư duy hành, thức kia nối tiếp đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên ở duyên cảnh giới của thức kia. Nếu hành, thức kia nối tiếp đạo khác sinh thì hành kia sẽ duyên với y duyên (chỗ duyên dựa) của thức. Nếu báo, hành, thức nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên với duyên báo của thức kia. Nếu khởi hành, thức nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên với thức kia mà khởi duyên. Nếu hành tương ưng với thức, nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên với duyên khác của thức kia. Nếu hành, thức tăng thượng nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên với duyên tăng thượng của thức kia. Thức sau cùng này diệt, thức đầu tiên nối tiếp với đạo khác sinh. Thức sau cùng diệt rồi, thức ban đầu liền sinh, không có trung gian, dụ như bóng di chuyển, thì mặt trời nối tiếp, mặt trời di chuyển, thì bóng nối tiếp, bóng và mặt trời không có trung gian. Như thế, thức sau cùng diệt, thức đầu tiên nối tiếp với đạo khác sinh, thức sau diệt rồi, liền thọ nhận thức ban đầu, không có trung gian. Nếu thức đầu tiên, hoặc thức sau cùng là pháp tương ưng thì sẽ không đến thức sau, dụ như nhãn thức diệt rồi, sinh nhó thức, nhó thức diệt rồi sinh nhãn thức, pháp tương ưng của nhãn thức không đến với nhó thức, pháp tương ưng của nhó thức không đến với nhãn thức. Như thế, thức sau cùng, pháp tương ưng của thức sau cùng không đến với thức ban đầu, pháp tương ưng của thức ban đầu không đến với thức sau, thức sau diệt rồi, liền sinh thức ban đầu, nghĩa là thời điểm này đi qua, nghĩa là ở đây diệt, ở kia sinh, là sau cùng ở đây tức là mới ở kia, không phải là mạng kia, thân kia, không phải mạng khác, thân khác, không phải thường, chẳng phải dứt, không phải đi, không phải đến, không phải thay đổi, chẳng phải không có nhân, chẳng phải không có tạo ra, không phải tạo ra ở đây, nhận lãnh ở đây, không phải tạo ra khác, nhận lãnh khác. Biết có đến, đi, biết có sinh, chết, biết có nghiệp nối tiếp nhau, biết có thuyết pháp, biết có duyên, không có người từ nơi này, đến nơi kia, không có người chỗ kia đến chỗ này. Vì sao thế? Vì duyên nối tiếp nhau sinh, như Đức Phật bảo: A-nan! Thức có duyên, cũng thế, A-nan hỏi rồi, có đáp: Thức có duyên gì? Duyên hành, đây là đáp. A-nan! Nếu không có hành thì có thức hay không? Bạch Thế Tôn, không có. A-nan đáp. Do vậy, A-nan, đây là do đầu mối duyên thức, nếu hành duyên thức thì như trước vừa nói, do đó nên nói. Hỏi: Thế nào là thức duyên danh sắc? Đáp: Có duyên dục chung, thức sinh, thân nghiệp có dục sinh, miệng nghiệp có dục sinh, ý nghiệp có dục, sinh. Thân nghiệp, miệng nghiệp có dục chung, đó gọi là sắc, ý nghiệp có dục chung, do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, gọi là danh. Như thế, thức hiện tại sinh danh sắc hiện tại, gọi là thức duyên danh sắc hiện tại. Có giận dữ chung, có ngu si chung, không có dục chung, không có sự giận dữ chung, không có ngu si chung. Thiện, bất thiện có duyên thức vô ký, thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp vô ký. Thân nghiệp, miệng nghiệp vô ký, gọi là sắc, ý nghiệp vô ký, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh. Như thế, duyên thức hiện tại sinh danh sắc hiện tại, gọi là thức hiện tại duyên danh sắc hiện tại. Lại nữa, nếu người không có tuệ, vô minh chưa dứt tạo ra thức bất thiện. Người kia đã tạo ra thức bất thiện rồi, khi chết, đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, do đầu mối ở duyên, nên đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, gọi là sắc. Bốn đại, và sắc do bốn đại tạo, là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy do ý sinh, gọi là Danh. Đó, gọi là duyên thức hiện tại sinh danh sắc vị lai, là vì thức duyên danh sắc vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã tạo ra thức thiện hữu lậu, đương nhiên sẽ thọ sinh cõi Dục. Tạo nên thức thiện rồi, khi qua đời hoặc sinh trong cõi người, hoặc sinh trên các tầng trời cõi Dục, do đầu mối ở duyên, nên thọ sinh trong cõi người, hoặc sanh lên các tầng cõi Dục, bốn đại, sắc do bốn đại tạo, là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, do ý sinh, là Danh. Như thế, gọi là duyên thức hiện tại, sinh danh sắc vị lai, đó là thức duyên danh sắc vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra thức thiện hữu lậu, sẽ thọ sanh ở cõi Dục, tạo ra thức thiện rồi, khi qua đời sẽ sanh làm người, hoặc sanh lên các tầng trời cõi Dục. Do đầu mối các duyên, thọ danh sắc trong cõi người hoặc trên các tầng trời cõi Dục. Bốn đại và sắc do bốn đại tạo ra là Sắc, thọ tưởng tư xúc tư duy do ý sanh là Danh, như thế duyên với thức hiện tại sanh ra danh sắc vị lai. Lại nữa nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Hỷ lạc kia bậc trên Sơ thiền, có thể nhẫn trụ hỷ lạc. Bậc trên Sơ thiền gắng nhẫn trụ rồi, thức dựa vào nhận lấy thú vui, người ấy khi qua đời sẽ sinh trên các trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh lên các tầng trời cõi Sắc, gọi là Sắc bốn đại, và sắc do bốn đại tạo, là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, do ý sinh, là Danh. Như thế, duyên thức hiện tại, sinh danh sắc vị lai đó gọi là thức duyên danh sắc vị lai, cho đến. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt trừ vô minh, đã lìa tất cả Vô sở hữu xứ, thành tựu hành hỷ lạc của Phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ. Bậc trên Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ kia, gắng nhẫn trụ hỷ lạc. Bậc trên của Phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ gắng nhẫn trụ nhiều rồi, thức dựa vào nhận lấy thú vui, thường tu hành, khi qua đời, sẽ sinh trên cõi trời Phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ, do đầu mối ở duyên, nên sinh lên cõi trời Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, do ý sinh, gọi là Danh. Như thế, duyên thức hiện tại, sinh danh vị lai, đó gọi là thức duyên danh vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt trừ vô minh, đã tạo ra hành vi thân bất thiện, hành vi miệng bất thiện, hành vi ý bất thiện, tạo ra hành vi bất thiện rồi, khi chết, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ vì đầu mối là duyên nên địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Thức đầu tiên chung với danh sắc của thức kia: bốn đại, và sắc do bốn đại tạo, là Sắc, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là duyên thức vị lai, sinh danh sắc vị lai, gọi là Danh. Như thế thức duyên danh sắc vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện hữu lậu của thân, miệng, ý, thì sẽ thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, nếu sinh lên làm cõi người, trên các trời cõi Dục, do đầu mối ở duyên, nên sinh trong loài cõi người, hoặc sinh trên các tầng trời cõi Dục, thì thức ban đầu, sẽ chung với danh sắc của thức kia, bốn đại, và sắc do bốn đại tạo là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh gọi là danh. Như thế, duyên thức vị lai sinh danh sắc vị lai, gọi là thức duyên danh sắc vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, thì sẽ sinh cõi Sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý, thì sẽ sinh cõi Sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, sinh lên các tầng trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh lên cõi Sắc. Thức đầu tiên cùng với thức kia gọi là sắc của, bốn đại, và sắc do bốn đại tạo là sắc, do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, gọi là danh. Như thế, duyên thức vị lai, sinh danh sắc vị lai, gọi là thức duyên sắc vị lai. Lại nữa, nếu người không có huệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, thì sẽ sinh cõi Vô sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, ý hữu lậu, sẽ sinh cõi Vô sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, sẽ sinh trên các tầng trời cõi Vô sắc, thức đầu mối ở duyên, nên sinh lên các tầng trời cõi Vô sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh lên các tầng trời cõi Vô sắc, thức ban đầu chung với danh của thức kia, do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, gọi là danh. Như thế, duyên thức vị lai, sinh danh vị lai, gọi là thức duyên danh vị lai. Như Đức Phật nói: A-nan! Danh sắc có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi, có lời đáp. Danh sắc duyên sao? Thức duyên danh sắc, đây là đáp. A-nan! Thức không vào thai, thì có danh sắc sinh hay không? Bạch Thế Tôn, không. A-nan đáp. A-nan! Thức nhập thai, không xuất, có danh sắc nhóm hợp hay không? Bạch Thế Tôn, không, A-nan đáp. A-nan! Nếu thức của trẻ con dứt hoại, không phải có thức đó có danh sắc tăng trưởng rộng lớn hay không? Bạch Thế Tôn, không. A-nan! Không có tất cả thức, thì có danh sắc hay không? Bạch Thế Tôn, không. Do vậy, A-nan, do đầu mối ở duyên danh sắc, A-nan! Nếu thức duyên danh sắc, thì như đã nói trước kia, do đó nên nói. Hỏi: Thế nào là danh sắc duyên sáu nhập, duyên dứt thực? Đáp: Nhãn căn hiện tại nhuận ích tăng trưởng, nhó, tỷ, thiệt thân ý nhuận ích, tăng trưởng. Dứt thực, là Sắc, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy do ý sinh, là Danh. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh sáu nhập hiện tại, đó gọi là danh sắc duyên sáu nhập hiện tại, duyên y phục, tắm gội, điều thân. Nhãn căn hiện tại nhuận ích tăng trưởng, nhó tỷ thiệt thân ý, căn nhuận ích tăng tưởng, y phục, tắm gội, điều thân, dứt thực, gọi là sắc, thọ tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh. Như thế duyên danh sắc hiện tại, sinh sáu nhập hiện tại, đó gọi là danh sắc duyên sáu nhập hiện tại, duyên sắc của xứ hỷ. Nhãn căn hiện tại, nhuận ích, tăng trưởng, căn nhãn, tỷ, thiệt, thân, ý, nhuận ích, tăng trưởng. Sắc của xứ hỷ, nói là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh. Như thế, danh sắc duyên sáu nhập hiện tại. Lại nữa, nếu có A-la-hán Tỳ-kheo, các lậu đã hết, việc phải làm đã làm rồi, bỏ xuống gánh nặng, đầy đủ lợi mình, có phiền não hết, chính giải thoát rồi, nghiệp thọ vượt hơn thành tựu. Nhãn căn hiện tại kia nhuận ích tăng trưởng, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý căn nhuận ích tăng trưởng. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của thật là người gọi là sắc, ý nghiệp tưởng, tư xúc, tư duy, do ý sinh thọ, gọi là danh. Như thế duyên danh sắc hiện tại sinh sáu nhập hiện tại, đó gọi là danh sắc duyên sáu nhập hiện tại. Lại nữa, nếu có Tỳ-kheo có đại thần túc, đại oai lực, ở thân mình, khởi tâm hóa thành sắc thân khác, tất cả chi tiết các căn thành tựu nhuận ích tăng trưởng hiện tại, nhãn căn, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý căn nhuận ích tăng trưởng. Nếu thật là ngườiï thân nghiệp, miệng nghiệp gọi là sắc, hoặc ý nghiệp của thật là người, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh sáu nhập hiện tại, đó gọi là danh sắc duyên sáu nhập hiện tại. Lại nữa, nếu có Tỳ-kheo được thần túc, tâm được tự tại, mạng đi, đứng, như một kiếp, hoặc dưới một kiếp. Sự nhuận ích tăng trưởng của nhãn căn hiện tại kia, nhó, tỷ, thiệt thân ý căn nhuận ích tăng trưởng, nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của thật là người nói là sắc, nếu ý nghiệp của con người thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, thì gọi là danh. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh sáu nhập hiện tại, gọi là danh sắc duyên sáu nhập hiện tại. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thân, miệng, ý bất thiện, hành vi của thân, miệng bất thiện, gọi là sắc, hành vi của ý bất thiện, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh. Tạo ra danh sắc bất thiện rồi, khi chết, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, do đầu mối ở duyên, nên sẽ sinh ra nhãn căn, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý căn ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Như thế, duyên danh sắc hiện tại sinh sáu nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên sáu nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục, tao ra hành vi thiện của miệng, hành vi thiện của ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục. Hành vi thiện của thân, miệng nói là Sắc, hành vi thiện của ý thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh. Tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời, hoặc sinh trên các trời cõi Dục, trong loài người do đầu mối ở duyên, nên sinh nhãn, căn nhó, tỷ, thiệt thân ý căn trên các trời cõi Dục, trong cõi người. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh sáu nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên sáu nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu hành vi thân nghiệp, miệng nghiệp của con người thì gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy do ý sinh, thì gọi là Danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời sẽ sinh trên các trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh nhãn, nhó thân, ý căn trên các trời cõi Sắc. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra sáu nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên sáu nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có huệ, chưa dứt vô minh đã diệt giác, quán, tâm tín nội tịnh, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Nếu hành vi thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh. Người kia tạo ra danh sắc thiện rồi, khi chết sẽ sinh trên các tầng trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh nhãn, nhó thân ý căn trên các tầng trời cõi Sắc. Như thế, duyên danh sắc hiện tại sinh sáu nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có huệ, chưa dứt vô minh, lìa hạnh hỷ, xả niệm, thân trí thọ vui, như các bậc Thánh có khả năng động xả hành vui, thành tựu hạnh Tam thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu, gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, thì gọi là Danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, do đầu mối ở duyên, sinh ra nhãn, căn nhó, thân, ý căn trên các tầng trời cõi Sắc. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, đó gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có huệ, chưa dứt vô minh, đã dứt khổ, vui, trước diệt lo, mừng, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu, thì gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư xúc tư duy do ý sinh, thì gọi là danh. Tạo nên danh sắc thiện rồi, khi qua đời sẽ sinh lên trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, nên sinh ra nhãn, nhó, thân, ý căn trên các trời cõi Sắc. Như thế, duyên danh sắc hiện tại sinh ra nhập vị lai, đó gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có huệ, chưa dứt vô minh, tư duy như thế, tưởng là tai hại, là ung thư, là mũi tên độc Ngã, vô tưởng là sự vắng lặng tốt, có thể thành tựu hạnh định Vô tưởng. Nếu hành vi thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu gọi là sắc, thì định Vô tưởng, sẽ gọi là Danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, qua đời sẽ sinh lên trời Vô tưởng, do đầu mối ở duyên, nên sinh ra nhãn, nhó thân ý căn trên cõi trời Vô tưởng. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, đó gọi là danh sắc duyên nhập ở vị lai. Lại nữa, nếu người nương tựa giác chung của bậc Thánh, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người thật thì gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người thật, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi chết, sẽ sinh lên trời Tịnh Cư, do đầu mối ở duyên, nên sinh ra nhãn, nhó, thân, ý căn trên cõi trời Tịnh cư. Như thế, duyên danh sắc hiện tại sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên, nhập vị lai. Lại nữa, nếu người dựa vào giác chung của bậc Thánh, diệt giác quán, tâm tín nội tịnh, không có giác, không có quán, dựa vào định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người thật thì gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người thật, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh thì gọi là danh. Người ấy đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi chết, sẽ sinh trên cõi trời Tịnh Cư, do đầu mối ở duyên, nên được nhãn căn, nhó căn, thân căn, ý căn trên cõi trời Tịnh cư. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, đó gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người dựa vào sự giác ngộ chung của bậc Thánh, thì lìa hạnh hỷ, xả niệm, biết thân thọ vui, như các bậc Thánh có thể xả hạnh nghó đến niềm vui, thành tựu hạnh Tam thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người thật thì gọi là sắc, nếu nghiệp của người thật thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, thì gọi là Danh. Người ấy tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời, sẽ sinh lên trời Tịnh cư, do đầu mối ở duyên, được nhãn căn, nhó, thân, ý căn trên cõi trời Tịnh Cư. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người dựa vào giác chung của bậc Thánh dứt khổ, vui, trước diệt lo mừng, xả, niệm tịnh không khổ không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người thật thì gọi là Sắc, nếu ý nghiệp của người thật thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, thì gọi là Danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời, sẽ sinh trên cõi trời Tịnh Cư, do đầu mối ở duyên, được nhãn, nhó, thân ý căn trên cõi trời Tịnh Cư. Như thế, duyên danh sắc hiện tại sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh đã lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ. Nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, do ý sinh, gọi là Sắc ý nghiệp của người tu hành, thọ tưởng, tư xúc, tư duy do ý sanh gọi là Danh. Người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời, sinh lên trời Không xứ, do đầu mối ở duyên được ý căn trên cõi trời Không xứ. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh lìa tất cả Không xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ. Nếu hành vi thân nghiệp, miệng nghiệp của người thật gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh, người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi chết, sẽ sinh lên cõi trời Thức xứ, do đầu mối ở duyên, nên được ý căn trên cõi trời Thức xứ. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã lìa tất cả Thức xứ, thành tựu hạnh Vô sở hữu xứ, nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu thọ, tưởng, tư, xúc tư duy, do ý sinh, gọi là Danh, người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi chết, sẽ sinh lên cõi trời Vô sở hữu xứ do đầu mối ở duyên, nên được ý căn trên cõi Vô sở hữu xứ. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã lìa tất cả Vô sở hữu xứ, thành tựu hạnh Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng xứ, nếu thân nghiệp, miệng nghiệp của người tu, gọi là sắc, nếu ý nghiệp của người tu, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh, người kia đã tạo ra danh sắc thiện rồi, khi qua đời, sẽ sinh lên cõi trời Phi hữu tưởng, phi vô tưởng, do đầu mối ở duyên, nên được ý căn trên cõi trời Phi hữu tưởng, phi vô tưởng. Như thế, duyên danh sắc hiện tại, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo nên hành vi của thân, miệng ý bất thiện, tạo ra hành vi bất thiện rồi, khi chết, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, do đầu mối ở duyên, nên được danh sắc của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Bốn đại, và sắc do bốn đại tạo là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh. Danh sắc tăng trưởng, được nhãn căn, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý căn của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Như thế, duyên danh sắc vị lai, sinh ra sáu nhập vị lai, đó gọi là danh sắc duyên sáu nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Dục, tạo ra hành vi thiện của miệng, của ý hữu lậu, thì sẽ thọ sinh cõi Dục. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời, nếu sinh trong cõi người, hoặc trên các trời cõi Dục, do đầu mối duyên, được danh sắc trên các tầng trời cõi Dục, do đầu mối nhân duyên, được danh sắc cõi trời và các trên cõi trời cõi Dục, bốn đại, và sắc do bốn đại tạo là Sắc, do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, gọi là Danh. Danh sắc tăng trưởng, được nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý căn trong cõi người, hoặc trên các trời cõi Dục. Như thế, duyên danh sắc vị lai, sinh ra sáu nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên sáu nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, tạo ra hành vi thiện của thân hữu lậu, thì sẽ thọ sinh cõi Sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, của ý ý hữu lậu, sẽ thọ sinh cõi Sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi qua đời sẽ sinh lên các tầng trời cõi Sắc, do đầu mối ở duyên, được danh sắc trên các tầng trời cõi Sắc. Bốn đại, và sắc do bốn đại tạo ra là sắc, thọ, tưởng, tư, xúc tư duy do ý sinh, gọi là Danh. Danh sắc tăng trưởng, được nhãn, nhó, thân, ý căn trên các tầng trời cõi Sắc. Như thế, duyên danh sắc vị lai, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Lại nữa, nếu người không có tuệ, chưa dứt vô minh, đã tạo hành vi thiện của thân hữu lậu, sẽ thọ sinh ở cõi Vô sắc, tạo ra hành vi thiện của miệng, hành vi thiện của ý hữu lậu, sẽ thọ sinh ở cõi Vô sắc. Tạo ra hành vi thiện rồi, khi chết, sẽ sinh lên các tầng trời cõi Vô sắc, do đầu mối ở duyên, nên được danh trên các tầng trời cõi Vô sắc, do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, gọi là Danh. Danh sắc tăng trưởng, được ý căn trên các tầng trời cõi Vô sắc. Như thế, duyên danh sắc vị lai, sinh ra nhập vị lai, gọi là danh sắc duyên nhập vị lai. Như Đức Phật đã nói: A-nan! Sáu nhập có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi, có đáp. Sáu nhập duyên gì gọi là Danh sắc duyên sáu nhập, đây là đáp. A-nan! Không có tất cả danh sắc, thì có sáu nhập hay không? Bạch Thế Tôn, không. Như thế, A-nan! Do đầu mối ở duyên sáu nhập, A-nan! Danh sắc duyên sáu nhập, như đã nói trước đây, do vậy nên nói. Hỏi: Thế nào là sáu nhập duyên xúc? Đáp: Sáu nhập duyên hai xúc: thân xúc, và tâm xúc, gọi là sáu nhập duyên xúc. Lại nữa, sáu nhập duyên ba xúc: lạc xúc, khổ xúc, và bất khổ bất lạc xúc, đó gọi là sáu nhập duyên xúc. Lại nữa, sáu nhập duyên ba xúc: xúc lệ thuộc cõi Dục, xúc lệ thuộc cõi Sắc, xúc lệ thuộc cõi Vô sắc, gọi là sáu nhập duyên xúc. Lại nữa, sáu nhập duyên năm xúc: năm thọ căn tương ưng với xúc, đó gọi là sáu nhập duyên xúc. Lại nữa, sáu nhập duyên sáu xúc: Nhãn xúc, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, gọi là sáu nhập duyên xúc. Lại nữa, sáu nhập duyên bảy xúc: Nhãn thức giới tương ưng với xúc, giới ý thức, giới ý của nhó, tỷ, thiệt, thân, tương ưng với xúc, gọi là sáu nhập duyên xúc. Lại nữa, sáu nhập duyên mười tám xúc: Xúc vui, xúc khổ, xúc không vui, không khổ của mắt; xúc vui, xúc khổ, xúc không vui, không khổ của tai, mũi, lưỡi, thân, ý, gọi là sáu nhập duyên xúc. Như Đức Phật đã nói: A-nan! Xúc có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi, có đáp. Xúc có duyên gì? Sáu nhập duyên xúc, đây là đáp. A-nan! Nếu không có sáu nhập thì có xúc hay không? Bạch Thế Tôn, không, A-nan đáp. A-nan! Do đầu mối ở duyên xúc, A-nan! Sáu nhập duyên xúc, như vừa nói ở trên. Do đấy nên nói. Hỏi: Thế nào là xúc duyên thọ? Đáp: Xúc duyên hai thọ: Thân thọ, và tâm thọ, gọi là xúc duyên thọ. Lại nữa, xúc duyên ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, và bất khổ bất lạc thọ, gọi là xúc duyên thọ, cho đến xúc duyên mười tám thọ, như đã nói ở trên, gọi là xúc duyên thọ. Như Đức Phật nói: A-nan! Thọ có duyên. A-nan hỏi rồi, có đáp. Thọ có duyên gì? Xúc duyên thọ, đây là đáp. A-nan! Nếu không có tất cả xúc, thì có thọ hay không? Bạch Thế Tôn, không. A-nan! Do đầu mối ở duyên thọ, A-nan! Xúc duyên thọ, như trước vừa nói. Do đó, nên nói. Hỏi: Thế nào là thọ duyên ái? Đáp: Xúc lạc thọ duyên mắt, sinh ra xúc lạc thọ của mắt, xúc kia, xúc lạc thọ của mắt rồi, xúc lạc thọ của mắt kia, hỷ lạc, ái chấp mắc gắng nhẫn trụ, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc lạc thọ duyên mắt, sinh xúc lạc thọ của mắt, xúc kia, xúc lạc thọ của mắt rồi, đối với xúc lạc thọ của mắt có khác, hy vọng, hoặc giống nhau, hoặc tốt đẹp hơn, đó gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc lạc thọ duyên mắt, sinh xúc lạc thọ của mắt. Xúc kia, xúc lạc thọ của mắt rồi, đối với xúc bất khổ bất lạc thọ của nhãn, hy vọng gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc khổ thọ duyên mắt, sinh xúc khổ thọ của mắt. Xúc kia, xúc khổ thọ của mắt rồi, hy vọng ở xúc lạc thọ của mắt, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc khổ thọ duyên mắt, sinh xúc khổ thọ của mắt. Nếu xúc, xúc khổ thọ của mắt rồi, hy vọng sao cho sự dứt hoại của ta không có, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc khổ thọ duyên mắt, sinh xúc khổ thọ của mắt. Nếu xúc, xúc khổ thọ của mắt rồi, hy vọng ở xúc không khổ, không lạc thọ của mắt, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc bất khổ bất lạc thọ duyên mắt, sinh xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt, xúc kia, xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt rồi, đối với mừng, vui, ái, ở xúc lạc thọ của mắt, yêu đắm, chịu đựng trụ trong thọ này, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc bất khổ bất lạc thọ duyên mắt, sinh ra xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt. Nếu tiếp xúc với xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt rồi, hy vọng ở xúc bất khổ bất lạc của mắt khác, hoặc giống nhau, hoặc tốt đẹp hơn, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc bất khổ bất lạc thọ duyên mắt, sinh ra xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt. Nếu tiếp xúc với xúc bất khổ bất lạc thọ của mắt rồi, hy vọng ở xúc lạc thọ của mắt, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý duyên xúc lạc thọ của ý, sinh ra xúc lạc thọ của ý rồi, xúc lạc thọ của ý mừng, vui, ái đắm vướng, chịu trụ lại trong thọ này, đó gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc lạc thọ của ý, mừng, vui yêu đắm vướng, trụ trong thọ này gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc lạc thọ duyên ý, sinh xúc lạc thọ của ý. Nếu tiếp xúc với xúc lạc thọ của ý rồi, đối với xúc lạc thọ của ý có khác, hy vọng hoặc giống nhau, hoặc tốt đẹp hơn, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc lạc thọ duyên ý, sinh xúc lạc thọ của ý, người kia tiếp xúc với lạc thọ của ý rồi, còn hy vọng ở bất khổ bất lạc thọ, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc khổ thọ duyên ý, sinh xúc khổ thọ của ý. Người kia tiếp xúc với xúc khổ thọ của ý rồi, hy vọng ở xúc lạc thọ của ý, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc khổ thọ duyên ý, sinh ra xúc khổ thọ của ý. Người kia tiếp xúc với xúc khổ thọ của ý rồi, hy vọng khiến cho ngã dứt hoại không có, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc khổ thọ duyên ý sinh ra xúc khổ thọ của ý. Người kia tiếp xúc với xúc khổ thọ của ý rồi, hy vọng ở xúc bất khổ bất lạc thọ của ý, gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, Xúc bất khổ bất lạc thọ duyên ý, sinh ra xúc bất khổ bất lạc thọ của ý. Nếu xúc bất khổ bất lạc thọ của ý rồi, hy vọng có thể trụ lại trong bất khổ bất lạc thọ của ý xúc, đó gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, xúc bất khổ bất lạc thọ duyên ý, sinh ra xúc bất khổ bất lạc thọ của ý. Nếu xúc bất khổ bất lạc thọ của ý rồi, hy vọng ở xúc bất khổ bất lạc thọ của ý, hoặc giống nhau, hoặc tốt đẹp hơn, đó gọi là thọ duyên ái. Lại nữa, duyên xúc bất khổ bất lạc thọ của ý, sinh ra xúc bất khổ bất lạc của ý. Nếu xúc bất khổ bất lạc thọ duyên ý rồi, hy vọng ở xúc lạc thọ của ý, gọi là thọ duyên ái. Như Đức Phật đã nói: A-nan! Ái có duyên. A-nan hỏi rồi, có lời đáp. Ái duyên gì? Thọ duyên ái. Đây là đáp. A-nan! Nếu không có tất cả thọ, thì có ái hay không? Bạch Đức Thế Tôn, không! A-nan đáp. A-nan! Do đầu mối ở duyên ái. A-nan! Thọ duyên ái, như trước vừa nói, do đó nên nói. Thế nào là ái duyên thủ? Đáp: Ái chưa dứt ái dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ, gọi là ái duyên thủ. Thế nào là dục thủ? Trừ xúc ban đầu của ái cõi Dục, nếu còn lại ái của cõi Dục được mở rộng, gọi là dục thủ. Kiến thủ là gì? Trừ giới thủ, hoặc kiến thủ khác. Thế nào là giới thủ? Giới đạo, gọi là giới thủ. Thế nào là ngã thủ? Trừ xúc đầu tiên của ái cõi Sắc, Vô sắc, nếu còn lại ái của cõi Sắc, vô sắc được mở rộng, gọi là ngã thủ. Thế nào là dục thủ? Trừ xúc đầu tiên của ái cõi Dục, kiến thủ, giới thủ, nếu còn lại phiền não của cõi Dục, gọi là dục thủ. Thế nào là kiến thủ? Sáu mươi hai kiến và tà kiến, gọi là kiến thủ. Thế nào là giới thủ? Giới tịnh, đạo tịnh, cả hai đều tịnh, giải thoát không dựa vào hết bờ mé khổ, nếu nhẫn được dục ái đối với giới kia. Giới, nghĩa là giới của thân, miệng. Đạo, nghĩa là đạo tà cầu mong điều tốt lành, nuôi tóc, lội xuống nước, thờ lửa, thờ mặt trời, mặt trăng, đi như bò, đi như nai, đi như chó, đi lặng lẽ, tìm sức đi, cầu đại nhân đi, các thứ khổ hạnh và tìm kiếm điểu tốt bất chính khác, đó gọi là Đạo. Nếu giới kia, đạo này, tìm kiếm, tìm kiếm lại, tìm kiếm cuối cùng, đều cho là tịnh, là giải thoát, chỉ là giới tịnh, cho là Ngã giải thoát, là Thánh, là A-la-hán, là bát Niết-bàn. Nếu muốn trọng giới kia, muốn đến rốt ráo, muốn gắng nhẫn, đó gọi là giới thủ. Thế nào là ngã thủ? Trừ xúc ái đầu tiên của cõi Sắc, Vô sắc, giới thủ, kiến thủ, còn lại phiền não của cõi Sắc, Vô sắc, gọi là ngã thủ. Như Đức Phật đã nói: A-nan! Thủ có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi có đáp. Thủ do duyên gì? Ái duyên thủ, đây là đáp. A-nan! Nếu không có tất cả ái, thì có thủ hay không? Bạch Thế Tôn! không. A-nan! Do đầu mối ở duyên thủ, A-nan! Ái duyên thủ, như đã nói ở trước, vì lý do này nên nói. Thế nào là thủ duyên hữu? Đáp: Duyên của dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ chưa dứt, nếu tạo ra dục hành, sắc hành, vô sắc hành. Có nghiệp báo của thân, miệng, ý, gọi là thủ duyên hữu. Lại nữa, thủ duyên ba hữu: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Thế nào là dục hữu? Có hai thứ dục hữu: hoặc dục hữu tức nghiệp hữu, hoặc dục hữu tức sinh hữu. Dục hữu tức nghiệp hữu là gì? Hành dục chưa rồi, chưa biết, chưa dứt. Nếu tạo ra hành dục, sẽ có báo của nghiệp thân, miệng, ý, gọi là dục hữu tức nghiệp hữu. Thế nào là dục hữu tức sinh hữu? Nếu tạo nghiệp thành tựu rồi ở các tầng trời cõi Dục thọ năm thứ thân phần của ngã: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, gọi là dục hữu tức sinh hữu. Hữu này, nghĩa là thọ hữu, hữu này là báo hữu, hữu này là hậu hữu. Như thế, dục hành nghiệp hữu, như thế dục hành sinh hữu, gọi là dục hữu. Thế nào là sắc hữu? Có hai thứ sắc hữu: hoặc sắc hữu tức nghiệp hữu, hoặc sắc hữu tức sinh hữu. Sắc hữu tức nghiệp hữu là gì? Sắc hành chưa rồi, chưa biết, chưa dứt. Nếu tạo ra hành sắc có báo, nghiệp của thân, miệng, ý, gọi là sắc hữu tức nghiệp hữu. Thế nào là sắc hữu tức sinh hữu? Nếu tạo nghiệp thành tựu rồi, thì sẽ sinh lên các tầng trời cõi Sắc, nếu thọ năm ấm, thuộc phần của ngã, sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì gọi là sắc hữu tức sinh hữu. Hữu này nói là thọ hữu, hữu này nói là báo hữu, hữu này nói là hậu hữu. Nghiệp hữu của sắc hành như thế, sinh hữu của sắc hành như thế, gọi là sắc hữu. Vô sắc hữu là gì? Có hai thứ vô sắc hữu: hoặc vô sắc hữu tức nghiệp hữu, hoặc vô sắc hữu tức sinh hữu. Thế nào là vô sắc hữu tức nghiệp hữu? Hành vô sắc chưa rồi, chưa biết, chưa dứt. Nếu tạo ra hành vô sắc có báo của nghiệp thân, miệng ý, gọi là vô sắc hữu tức nghiệp hữu. Vô sắc hữu tức sinh hữu là gì? Nếu tạo nghiệp thành tựu rồi, thọ nhận bốn thứ thân phần của ngã: thọ, tưởng, hành, thức, trên các tầng trời cõi Vô sắc, gọi là vô sắc hữu tức sinh hữu. Đây gọi là thọ hữu, đây gọi là báo hữu, đây gọi là hậu hữu. Nghiệp hữu của hành vô sắc như thế, sinh hữu của hành vô sắc như thế, đó gọi là vô sắc hữu. Như Phật nói: A-nan! Hữu có duyên. Như thế, A-nan hỏi rồi, có giải đáp. Có duyên gì? Thủ duyên hữu, đây là đáp. A-nan! Nếu không có tất cả thủ, thì có hữu hay không? Bạch Thế Tôn, không. A-nan đáp. A-nan! Do đầu mối ở duyên, A-nan! Thủ duyên hữu, như đã nói ở trước do đó nên nói. Hỏi: Thế nào là hữu duyên sinh? Đáp: Nếu các chúng sinh, sinh trong chúng, sinh lại, trụ thai, xuất thai, được sinh ấm đủ chúng hòa hợp của các nhập, gọi là sinh. Như Phật nói: A-nan! Sinh có duyên. Câu hỏi của A-nan đã có lời đáp. Sinh duyên gì? Có duyên sinh, đây là đáp. A-nan! Nếu không có tất cả hữu, thì có sinh hay không? Bạch Thế Tôn, không, A-nan đáp. A-nan! Do đầu mối ở duyên, có duyên sinh, như đã nói ở trước do đó nên nói. Thế nào là sinh duyên nhóm khổ lớn già chết, ưu, bi, khổ não? Hỏi: Thế nào là già? Đáp: Chúng sinh già cả suy yếu, các căn run rẩy, mạng thành thục, hành kém bớt, nên gọi là già. Chết là gì? Đáp: Như các chúng sinh, cuối cùng chết đi, thời gian qua, ấm tan rã, buông xả thân. Ấm này đổi khác, biệt ly với chúng, gọi là chết. Hỏi: Thế nào là ưu? Đáp: Chúng sinh va chạm với ngần ấy pháp khổ, nếu lo, lo nặng, lo cuối cùng, nỗi lo âu nội tâm, bứt rứt bên trong, gọi là ưu. Bi là gì? Đáp: Nỗi lo ràng buộc, ép ngặt, nung nấu đủ các thứ lo rầu, tâm rối loạn, khóc than cùng cực, nhớ nghó đeo đẳng, lời nói nghẹn ngào, khổ sở, hoặc tự thốt nên lời nói tạp loạn, gọi là bi. Hỏi: Thế nào là khổ? Đáp: Như thân biết khổ, mắt tiếp xúc với khổ thọ, cho đến thân xúc chạm khổ thọ, gọi là khổ. Não là sao? Đáp: Nếu tâm biết khổ, ý xúc khổ thọ, gọi là não. Hỏi: Thế nào là nhóm khổ lớn? Đáp: Nếu các khổ, như khổ vì bị mắng nhiếc, hạ nhục, như tâm bất định đó gọi là nhóm khổ lớn. Như Phật nói: A-nan! Nhóm khổ lớn: già chết, ưu, bi, khổ não có duyên. A-nan hỏi rồi có lời đáp. Nhóm khổ lớn già chết, ưu, bi, khổ não có duyên gì? Sinh duyên nhóm khổ lớn: già chết, ưu, bi, khổ não. Đây là lời đáp. A-nan! Nếu không có sinh, thì có nhóm khổ lớn: già chết, ưu, bi, khổ não hay không? Không, bạch Thế Tôn, A-nan đáp. A-nan! Do đầu mối ở duyên, nên có nhóm khổ lớn: sinh, già chết, ưu, bi, khổ não. Nếu sinh duyên nhóm khổ lớn: già chết, ưu, bi, khổ não, thì như trên đã nói. Hỏi: Thế nào là nhóm khổ thuần như thế tập hợp? nghĩa là bảy pháp khổ: Nhóm khổ lớn, sinh, già chết, ưu, bi, khổ não, gọi là ấm thuần khổ. Lại nữa, mười một pháp khổ: vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu và sinh, gọi là ấm thuần khổ. Lại nữa, cũng mười tám pháp khổ: đó là nhóm khổ lớn vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh,: sinh, già chết, ưu, bi khổ não, gọi là ấm thuần khổ. Như thế, ấm thuần khổ có tập hòa hợp sinh, cùng sinh. Sinh rồi, cùng sinh rồi, xuất, cùng xuất, xuất rồi, đều cùng xuất rồi, được thành tựu, đây nói là tập của ấm thuần khổ. Thế nào là vô minh diệt thì hành diệt? Đáp: Nếu vô minh sinh thì hành sinh, nếu vô minh diệt thì hành diệt, đây là nói vô minh diệt thì hành diệt, cho đến nếu có sinh thì có già chết, nếu sinh diệt thì già chết diệt, nói là sinh diệt thì già chết diệt. Hỏi: Thế nào là ấm thuần khổ diệt? Đáp: Ấm thuần khổ: nghĩa là bảy pháp khổ: nhóm khổ lớn: sinh, già chết, ưu, bi, khổ não, gọi là ấm thuần khổ. Lại nữa, mười một khổ gọi là ấm thuần khổ. Lại nữa, mười tám pháp khổ: từ vô minh… cho đến nhóm khổ lớn, gọi là ấm thuần khổ. Như thế, ấm thuần khổ hết, biến khác, vắng lặng, diệt mất, gọi là ấm thuần khổ diệt.  <卷>QUYỂN 13 <詞>Phẩm 6: PHẨM NIỆM XỨ THUỘC PHẦN PHI VẤN Thực hành một đạo, chúng sinh thanh tịnh, xa lìa ưu bi, diệt hết khổ não, được chứng Niết-bàn, dứt trừ năm cái, tu bốn niệm xứ. Sao nói là một đạo? Đáp: Một mình ở chốn vắng lặng, ưa siêng năng, tinh tiến không ưa các nghiệp, không ưa chẳng phải nghiệp, không thực hành ngữ vô nghĩa, không ưa ngữ vô nghĩa, không hành ngủ nghỉ, không ưa ngủ nghó, không thực hành tập ngữ, không ưa tập ngữ, không thực hành y chỉ, không ưa y chỉ, không hành buông lung, không ưa buông lung, không hành gần gũi, không ưa gần gũi. Như thế đạo sinh chính, sinh khởi chính, khởi xúc chứng, gọi là một đạo. Lại nữa, một mình lìa, bỏ việc ác, xa lìa không xen lẫn cấu uế, các dục ác, như thế là đạo sinh chính, sinh khởi chính, khởi xúc chứng. Đó gọi là một đạo. Lại nữa, không chung với các phiền não như tham dục, sân hận, ngu si, với các hạnh ác bị ràng buộc do cái, chướng ngăn ngại. Như thế là đạo sinh chính, sinh khởi chính, khởi xúc chứng, gọi là một đạo. Lại nữa, một mình không buông lung, siêng năng nhớ nghó, biết tu hạnh xa lìa, như thế là đạo sinh chính, sinh khởi chính, khởi xúc chứng, gọi là một đạo. Lại nữa, ở một mình nơi vắng lặng, gần gũi tùy ngồi, hoặc nơi hoang vắng hang núi, cụm rừng, trong gò mả, ngồi trên bãi cỏ nơi trống trải, hay bên dòng nước, xa lìa xóm làng. Đạo như thế sinh, chính sinh, khởi, chính khởi, xúc chứng, gọi là một đạo. Lại nữa, tâm trụ riêng, chính trụ, chính chỉ, một nhập định, gọi là một đạo. Lại nữa, hoàn toàn nhu hòa, điều phục thanh tịnh, gọi là một đạo. Lại nữa, phiền não tham dục, giận dữ, ngu si chướng ngại, cái che lấp, hành ác ràng buộc đều dứt hết, đó gọi là một đạo. Lại nữa, lìa dục, vắng lặng, tu chính giác, diệt ác, được Niết-bàn, gọi là một đạo. Sao nói là Đạo? Đáp: Một chi đạo cho đến mười một chi đạo, đó gọi là đạo. Đạo là cầu, là nhân, là cửa, là căn, là hướng đến, là đầu mối, là biện minh, sinh chính, sinh khởi, chính khởi, xuất chính, xuất pháp thiện hòa hợp, thành tựu, gọi là Đạo. Sao nói là chúng sinh thanh tịnh? Đáp: Chúng sinh, là năm đường sinh. Vì chúng sinh của người, trời, nên nói gần gũi bốn niệm xứ, tu hành nhiều học, được tâm thanh tịnh, giới thanh tịnh, kiến thanh tịnh, thọ ký thanh tịnh, vượt qua nghi thanh tịnh, thấy biết đạo, phi đạo thanh tịnh, hướng đến tri kiến thanh tịnh của đạo, được tri kiến thanh tịnh. Như khiến cho chúng sinh không thanh tịnh được thanh tịnh, khiến cho chúng sinh cấu uế được không cấu uế, gọi là chúng sinh thanh tịnh. Sao nói là xa lìa ưu, bi? Thế nào là ưu? Chúng sinh tiếp xúc với biết bao pháp khổ. Nếu lo, càng lo, cháy sém bên trong, bên trong nóng bức, tâm ray rứt, gọi là ưu. Thế nào là bi? nghĩa là nỗi ưu tư của chúng sinh ràng buộc, ép ngặt, như bị trúng mũi tên ưu, đầy đủ các ưu sầu, tâm ưu não rối loạn, thở than khóc lóc tột cùng, vừa hồi ức, vừa kể lể, hoặc tự giày vò tự đánh đập, miệng nói lung tung, gọi là bi. Nếu gần gũi bốn niệm xứ, tu học xa lìa bi, ưu, gọi là xa lìa ưu, bi. Hỏi: Thế nào là diệt hết khổ não? Đáp: Khổ là nếu thân biết khổ, như từ thọ khổ của nhãn xúc cho đến thọ khổ của thân xúc, gọi là khổ. Não là gì? Nếu tâm biết khổ là thọ khổ của ý xúc, gọi là não. Nếu gần gũi bốn niệm xứ tu học diệt khổ não, gọi là diệt hết khổ não. Hỏi: Thế nào là được Niết-bàn? Đáp: Niết-bàn là bốn quả Sa-môn, gần gũi bốn niệm xứ tu học, được bốn quả Sa-môn, gọi là được Niết-bàn. Nói dứt năm cái là sao? Đáp: Nếu diệt năm cái đó là dứt năm cái. Sao nói là tu bốn Niệm xứ? Đáp: nghĩa là thân trong, quán hành thân, siêng năng, tinh tiến, đúng với chính trí, niệm, trừ tham ưu của thế gian: Thân, ngoài quán hành vi của thân, siêng năng, tinh tiến, đúng với chính trí, niệm, trừ tham ưu của thế gian. Thân trong, ngoài, quán thân hành vi siêng năng, tinh tiến đúng với chính trí, niệm trừ tham ưu thế gian. Thọ, tâm, pháp cũng như thế. Hỏi: Thế nào là thân quán hành của thân? Đáp: Thân, là sắc thân bốn đại, do nhân duyên cha, mẹ có ăn uống, nuôi lớn, y phục, ï vừa ý, thoa dầu nhuận thân, là pháp vô thường hư hoại, đổi thay, gọi là thân. Lại nữa, gọi là thân: tức sắc thân. Lại nữa, thân địa, thân thủy, hỏa, phong, gọi là thân. Lại nữa, chúng voi, chúng ngựa, chúng xa, chúng bộ, gọi là thân. Lại nữa, sáu thức thân, thân sáu xúc, thân sáu thọ, thân sáu tưởng, thân sáu tư, thân sáu ái, thân sáu giác và thân sáu quán, gọi là Thân. Hỏi: Thế nào là thân trong quán hành của thân? Đáp: Nếu Tỳ-kheo, tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên trong. Nếu pháp thuộc về sắc thân bốn đại của một xứ trong, thì sẽ tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Như thế, quán không buông lung, được tâm định, trụ chính trụ, gọi là thân trong quán hành thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại của thân trong, nếu pháp thuộc về sắc thân bốn đại của một chỗ trong, tư duy bệnh khốn khổ ung nhọt, mũi tên, bệnh tham vị, là duyên dựa vào pháp hư hoại, không nhất định, không đầy đủ, có thể hoại, là khổ, không, vô ngã, tư duy duyên biết duyên, hiểu duyên, thọ nhận duyên, tức vô minh duyên hành, cho đến danh sắc duyên sáu nhập, cho đến gọi là thân trong quán hành thân. Lại nữa, Tỳ-kheo tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại của thân trong, nếu pháp thuộc về sắc thân bốn đại của một chỗ trong, tư duy diệt biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt, thì hành diệt, cho đến danh sắc diệt thì sáu nhập diệt, cho đến gọi là thân trong quán hành của thân. Lại nữa, Tỳ-kheo đi vui, biết đi vui, cho đến nằm vui, biết nằm vui, thân trụ vui, biết như thật, cho đến gọi là thân trong quán hành của thân. Lại nữa, Tỳ-kheo đến, đi, co duỗi, xoay trở, chính biết, cho đến ngủ, thức, nói nín, biết hành, cho đến đó gọi là thân trong quán hành của thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, hơi thở ra dài, biết dài, hơi thở vào dài, biết dài, hơi thở ra ngắn, biết ngắn, hơi thở vào ngắn biết ngắn. Như thợ quấn dây ngắn biết ngắn, dài biết dài, cho đến thân trong của danh gọi là quán hành thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, thấy các bất tịnh, quán trong thân có lông, tóc, móng, răng, da mỏng, dạ dày, máu thịt, gân mạch, lá lách, thận, tim, phổi, tạng nhơ, đại tiểu tiện lợi, nước mắt, mũi dãi, mủ, máu, mở lá, não, mô, mồ hơi, tủy xương. Như người mắt sạch, quan sát về hai môn thức ăn, thấy các thứ lúa, mè, gạo, đậu to, đậu nhỏ, đậu ép, lúa mì to, lúa mì nhỏ. Như thế, Tỳ-kheo quán trong thân, từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, đủ các bất tịnh, cho đến thân trong của danh gọi là quán hành thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, quán các đại của thân: trong thân này chỉ có các đại đất, nước, lửa, gió, như thợ mổ bò khéo, học trò của thợ mổ bò, xẻ con bò ra làm bốn phần. Nếu ngồi, đứng, đi, dừng chỉ thấy bốn phần. Cũng thế, Tỳ-kheo quán các đại này, thân này chỉ có địa đại, thủy, hỏa, phong đại, nhưng các đại này chỉ dựa vào tính nước, lửa sinh, trái nhau. Thức ăn uống nuôi lớn thân, ốm yếu, không có sức, không vững, không mạnh, niệm niệm không dừng, cho đến thân trong của danh gọi là quán hành thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, quán thân, thức ăn dừng, thức ăn nhóm họp, nhờ ăn mà được sống còn, không có cái ăn, không có sự tồn tại, như lửa duyên củi được cháy, không có củi thì lửa tắt. Cũng thế, Tỳ-kheo, quán thân do thức ăn trụ, do thức ăn nhóm hợp, duyên thức ăn được trụ, không có ăn, không trụ, như Phật nói: Quán khổ do thân nhóm, Tất cả do nhờ ăn Nếu trừ diệt được ăn Thì không các khổ ấy Biết tai hại như thế Ăn là tạo nỗi khổ Tỳ-kheo diệt ăn rồi Chắc chắn đạt Niết-bàn. Gọi là thân trong quán hành của thân. Lại nữa, Tỳ-kheo! Quán thân đều không, thảy là không, do niệm biết khắp giải hạnh, cho đến là thân trong của danh quán hành của thân. Lại nữa, Tỳ-kheo! Quán thân là ung nhọt: Thân này có chín mụt nhọt, có miệng tiết ra chất nước dãi, nếu thấm nhuần chảy ra, đều là bất tịnh, cho đến như Ma ha Ca-diếp nói: Sắc thân bốn đại là sự suy yếu, hao hụt, trái với dịch vị tiết ra, cho đến mạng sống, gấp rút ngắn ngủi, cho đến gọi là thân trong của danh quán hành của thân, và các hành khác, tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên trong, pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên trong của một chỗ, tư duy, được tâm định trụ nơi chính trụ, gọi là thân trong quán hành thân. Hỏi: Thế nào là trong? Đáp: Thân, thân nếu thọ, nghĩa là nếu tự tính của duyên sinh trong, phần mình, gọi là trong. Quán là sao? Đáp: Như người thật có sự quan sát vi tế, giác ngộ đúng, duyên quán giải, gọi là quán. Hỏi: Thế nào là hạnh? Đáp: Quán vi tế như thế, thành tựu, không trái với pháp, gìn giữ, thực hành hạnh tinh vi, gọi là hạnh. Hỏi: Thế nào là siêng năng, tinh tiến? Đáp: Như người thật, hoặc thuận với pháp, thường hành tinh tiến, gọi là siêng năng, tinh tiến. Lại nữa, nếu thân, tâm phát khởi, sáng tỏ, vượt qua, không lùi lại, gọi là siêng năng, tinh tiến. Hỏi: Thế nào là chính trí? Đáp: Như người thật, thấy biết phương tiện giải thoát, đó gọi là chính trí. Niệm là gì? Đáp: Như người thật có nhớ nghó, nghó tinh vi duyên niệm, trụ không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không đoạt, gọi là niệm. Thế gian là gì? Đáp: Có hai thứ thế gian: chúng sinh thế gian, và hành thế gian. Năm đường thọ sinh gọi là chúng sinh thế gian, năm thọ ấm gọi là hành thế gian. Hỏi: Thế nào là tham? Đáp: Căn bất thiện tham, gọi là tham. Ưu là sao? Đáp: Xúc khổ thọ của ý, gọi là ưu. Hỏi: Thế nào là trừ? Đáp: Che lấp, giải tỏa, bỏ hẳn, gọi là trừ. Thế nào thân ngoài quán hành của thân? Đáp: Nếu Tỳ-kheo, tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại, nếu pháp thuộc về sắc thân bốn đại của một chỗ ngoài, nếu tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Như thế, quán không buông lung, được tâm định, trụ nơi chính trụ, gọi là thân ngoài quán hành của thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên ngoài, nếu pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên ngoài của một chỗ, nếu quán khổ đau, ung nhọt, tên độc, bệnh chấp mắc tham vị, dựa vào duyên làm hư hoại pháp, không nhất định, không đầy đủ, có thể hủy hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên biết, duyên giải, duyên thọ, duyên tức vô minh duyên hành, cho đến danh sắc duyên sáu nhập, cho đến gọi là thân ngoài quán hành của thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên ngoài, pháp thuộc về sắc thân bốn đại của một chỗ ngoài, tư duy diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt. vô minh diệt thì hành diệt, cho đến danh sắc diệt, thì sáu nhập diệt, cho đến gọi là thân ngoài quán hành của thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu thấy đốt xương của chết thi liền nhau, gân mạch được che chở do da, máu khác chưa dứt, cho đến gọi là quán thân của thân trong ngoài. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu thấy đốt xương của chết thi đã hư hoại, chưa rời chỗ cũ, cho đến gọi là thân trong ngoài quán hành của thân. Lại nữa, Tỳ-kheo nếu thấy đốt xương của chết thi đứt, rã ra, lìa chỗ cũ, các xương ống chân, xương chân, xương đùi, xương sống, xương sườn, xương hông, xương tay, chân, vai, cánh tay, cổ, đầu lâu, đều tự di chuyên ở vị trí khác, cho đến gọi là thân trong ngoài quán hành của thân. Lại nữa, Tỳ-kheo nếu thấy đốt xương của chết thi vì đã lâu, nên có màu trắng giống như màu vỏ ốc, xanh như chim bồ câu, mục rã tan nát, cho đến gọi là thân trong ngoài quán hành của thân. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy chết thi ở trên đống lửa, tóc, lông, da, máu, thịt, gân, mạch, xương, tủy, tất cả tóc, lông, bị đốt cho đến tuỷ xương tiêu rụi dần. Quán pháp này, không đến dừng lại ở phương Đông, Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên dưới, pháp này vốn không mà sinh, đã sinh lại diệt, cho đến gọi là thân trong ngoài quán hành của thân, và tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại của các hành khác. Nếu pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên trong, ngoài của một chỗ, thì sẽ tư duy được tâm định trụ ở chính trụ, gọi là thân trong ngoài quán hành của thân. Hỏi: Thế nào là thân trong, ngoài? Đáp: Nếu thọ, hoặc chẳng phải thọ, gọi là thân trong, ngoài, về nghĩa khác như trên đã nói. Tỳ-kheo quán hành duyên khởi của thân, pháp, quán hành duyên diệt của thân, pháp. Tỳ-kheo, như thế, quán hành của duyên diệt, duyên khởi của thân, pháp, có thân khởi niệm trong, dùng trí, dùng minh, thức không dựa vào thân, không có hành nương tựa, không thọ nhận ở đời. Như thế, Tỳ-kheo, thân trong quán hành của thân, siêng năng, tinh tiến với chính trí, chính niệm, trừ tham ưu của đời, thân ngoài, thân trong ngoài cũng như vậy. Hỏi: Thế nào là thọ quán thọ hành? Đáp: Thọ, là sáu thọ: xúc thọ của mắt, cho đến xúc thọ của ý, gọi là thọ. Thọ trong quán hành của thọ là sao? Đáp: Như tất cả thọ trong của Tỳ-kheo, nếu thọ trong của một chỗ, tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Như thế, quán không buông lung, được tâm định trụ chính trụ, gọi là thọ trong quán hành của thọ. Lại nữa, tất cả thọ trong của Tỳ-kheo, hoặc thọ trong của một chỗ, tư duy bệnh khổ, ung nhọt, tên độc, bệnh tham vị, dựa vào pháp duyên hư hoại, bất định, không viên mãn, có thể làm hư hoại, khổ, không vô ngã, tư duy duyên biết duyên, hiểu duyên. Thọ duyên tức vô minh duyên hành, cho đến xúc duyên thọ, cho đến gọi là thọ trong quán hành của thọ. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tất cả thọ trong, hoặc thọ trong của một chỗ, tư duy diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt thì hành diệt, cho đến xúc diệt thì thọ diệt, cho đến gọi là thọ trong quán hành của thọ. Và thọ trong của một chỗ của tất cả thọ của các hành khác, tư duy được tâm định trụ chính trụ, đó gọi là thọ trong quán hành của thọ. Sao nói là trong? Đáp: Thọ, nghĩa là trong, là trong, là duyên, là tự tính, là phần mình, đó gọi là trong, về nghĩa khác, như trên đã nói. Hỏi: Thế nào là thọ ngoài của Tỳ-kheo quán hành của thọ? Đáp: Như tất cả thọ ngoài của Tỳ-kheo, hoặc thọ ngoài của một chỗ, tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Như thế, quán không buông lung được tâm định trụ chính trụ, đó gọi là thọ ngoài quán hành của thọ. Lại nữa, tất cả thọ ngoài của Tỳ-kheo, hoặc thọ ngoài của một chỗ, tư duy bệnh khổ, ung nhọt, tên độc, bệnh tham vị, dựa vào duyên pháp hư hoại bất định, không viên mãn, có thể hủy hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, cho đến xúc duyên thọ, cho đến gọi là thọ ngoài quán hành của thọ. Lại nữa, tất cả thọ ngoài của Tỳ-kheo, hoặc thọ ngoài của một chỗ tư duy diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt thì hành diệt, cho đến xúc diệt thì thọ diệt, gọi là thọ ngoài quán hành của thọ, và tất cả thọ ngoài của các hành khác, hoặc thọ ngoài của một chỗ tư duy được định, tâm trụ, chính trụ, đó gọi là thọ ngoài quán hành của thọ. Ngoài là gì? Đáp: Hành của thọ, thọ, chẳng phải thọ, nghĩa là ngoài, không phảitrong, không phải duyên, không phải tự tính, không phải phần mình, gọi là ngoài, về nghĩa khác, như trên đã nói. Hỏi: Thế nào là thọ trong, ngoài quán hành của thọ? Đáp: Như tất cả thọ trong, ngoài của Tỳ-kheo, nếu thọ trong ngoài của một chỗ, tư duy vô thường, khổ vô thường, xúc vô thường. Như thế, quán không buông lung được tâm định, trụ chính trụ, gọi là thọ trong, ngoái quán hành của thọ. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tất cả thọ trong, ngoài, hoặc thọ trong, ngoài, của một chỗ, tư duy bệnh khổ, ung nhọt, mũi tên, bệnh tham đắm vị, dựa vào duyên pháp hư hoại không nhất định, không viên mãn, có thể hủy hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, hiểu duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, cho đến xúc duyên thọ, cho đến gọi là thọ trong, ngoài quán hành của thọ. Lại nữa, tất cả thọ trong ngoài của Tỳ-kheo, hoặc thọ trong, ngoài của một chỗ, tư duy diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt, cho đến xúc diệt thì thọ diệt, cho đến gọi là thọ trong, ngoài quán hành của thọ. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu thọ nhận lạc thọ, biết lạc thọ của ngã, thì thọ nhận bất khổ bất lạc thọ cũng như thế. Nếu thọ có nhiễm lạc thọ, thì biết ta có nhiễm lạc thọ. Nếu thọ không có nhiễm lạc thọ, thì biết ngã không có nhiễm lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ cũng như thế, đó gọi là thọ trong, ngoài quán hành của thọ và các hành khác, tất cả thọ trong, ngoài, hoặc thọ trong, ngoài của một chỗ, tư duy được tâm định, trụ chính trụ, đó gọi là thọ trong ngoài quán hành của thọ. Hỏi: Thế nào là thọ trong, ngoài? Đáp: Nếu thọ chẳng phải thọ, đó gọi là trong, ngoài, về nghĩa khác, như trên đã nói. Như thế, Tỳ-kheo quán hành, duyên khởi của pháp thọ, quán hành duyên diệt của pháp thọ. Như thế, Tỳ-kheo quán hành khởi, diệt của pháp thọ, có thọ niệm trong do trí, do minh, thức không dựa vàothọ, không có hành, đối tượng nương tựa, không thọ nhận tất cả thế gian. Như thế, thọ trong của Tỳ-kheo quán hành của thọ, siêng năng, tinh tiến, chính trí, chính niệm, trừ tham ưu của đời, thọ ngoài, thọ trong ngoài cũng như thế. Hỏi: Thế nào là tâm quán hành của tâm? Thế nào là tâm? Đáp: Là tâm, ý, thức, là sáu thức thân, bảy thức giới, đó gọi là tâm. Thế nào là tâm trong, quán hành của tâm? Như tất cả tâm trong của Tỳ-kheo, hoặc một chỗ tâm trong tư duy vô thường, biết vô thường giải vô thường, thọ vô thường. Như thế quán không buông lung, được định, tâm trụ chính trụ, gọi là tâm trong quán hành của tâm. Lại nữa, tất cả tâm trong, hoặc một chỗ tâm trong tư duy như bệnh khổ, ung nhọt, tên độc, bệnh tham vị, dựa duyên, hoại pháp, bất định, không đầy đủ, có thể hoại, khổ, không, vô ngã. Tư duy về duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, hành duy thức, cho đến gọi là tâm trong quán hành của tâm. Lại nữa, tất cả tâm trong của Tỳ-kheo, hoặc tâm trong của một chỗ, tư duy diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, gọi là tâm trong của Tỳ-kheo quán hành của tâm và tất cả tâm trong của hành pháp khác, nếu tâm trong của một chỗ, tư duy được định tâm, trụ ở chính trụ. Như thế, tâm trong Tỳ-kheo quán hành của tâm. Tâm trong là sao? Đáp: Nếu tâm thọ gọi là trong, là trong, là duyên, là tự tính, là phần mình, gọi là nội, nghĩa khác, như trên đã nói. Tâm ngoài của Tỳ-kheo quán hành của tâm, như tất cả tâm ngoài của Tỳ-kheo, nếu tâm ngoài của một chỗ, tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Như thế, quán không buông lung được định tâm, trụ chính trụ, gọi là tâm ngoài quán hành của tâm. Lại nữa, tất cả tâm ngoài của Tỳ-kheo, hoặc tâm ngoài của một chỗ, tư duy bệnh khổ, ung nhọt, mũi tên, bệnh tham đắm vị, dựa vào duyên pháp hư hoại, bất định, không viên mãn, có thể hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, cho đến gọi là tâm ngoài quán hành tâm. Lại nữa, tất cả tâm ngoài của Tỳ-kheo, tâm ngoài một chỗ, tư duy diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, cho đến gọi là tâm ngoài quán hành tâm. Và tất cả tâm ngoài của hành tâm khác, tâm ngoài của một chỗ, tư duy được định tâm, trụ ở chính trụ, đó gọi là tâm ngoài quán hành tâm. Tâm ngoài là sao? Đáp: Tâm chẳng phải thọ, gọi là ngoài. Chẳng phải trong chẳng phải duyên, chẳng phải tự tính, chẳng phải phần mình, gọi là ngoại, về nghĩa khác, như trên đã nói. Hỏi: Thế nào là tâm trong ngoài của Tỳ-kheo quán hành tâm? Đáp: Như một chỗ tâm trong ngoài của tất cả tâm trong ngoài của Tỳ-kheo, tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Quán không buông lung như thế, được định tâm, trụ chính trụ, đó gọi là tâm trong ngoài quán hành tâm. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tất cả tâm trong ngoài tâm trong ngoài của một chỗ quán bệnh khổ: ung nhọt, mũi tên, bệnh tham vị, dựa vào duyên pháp hư hoại, bất định, không hoàn mãn, có thể hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, cho đến đó gọi là tâm trong ngoài quán hành tâm. Lại nữa, Tỳ-kheo tất cả tâm trong ngoài tâm trong ngoài của một chỗ, tư duy diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, cho đến gọi là tâm trong ngoài quán hành tâm. Lại nữa, Tỳ-kheo có tâm dục, biết như thật có tâm dục, không có tâm dục, biết như thật không có tâm dục, cho đến có tâm vượt hơn, biết như thật có tâm vượt hơn, không có tâm vượt hơn, biết như thật không có tâm vượt hơn. Quán không buông lung như thế, được tâm định, tâm trụ chính trụ, gọi là tâm trong ngoài quán hành tâm. Và tất cả tâm trong ngoài của các hành khác, nếu tâm trong ngoài của một chỗ, tư duy được định tâm, trụ chính trụ, đó gọi là tâm trong ngoài quán hành của tâm. Hỏi: Thế nào là tâm trong ngoài? Đáp: Nếu tâm thọ, chẳng phải thọ, nghĩa khác, như trên đã nói. Tỳ-kheo như thế, quán hành, duyên khởi của tâm, pháp. Như thế, duyên diệt hành của tâm, Tỳ-kheo, duyên khởi diệt hành của tâm, có tâm khởi niệm bên trong, do trí, do minh, thức không dựa vào tâm, không có đối tượng nương tựa hành, không thọ nhận thế gian. Cũng thế Tỳ-kheo, nội tâm quán hành của tâm, siêng năng, tinh tiến, chính trí, chính niệm, trừ tham ưu của đời. Tâm ngoài, tâm trong ngoài cũng như thế. Hỏi: Thế nào là pháp quán hành của pháp? Đáp: Pháp, nghĩa là trừ pháp thuộc về sắc thân bốn đại, tâm thọ, và ngoài ra, hoặc sắc, chẳng phải sắc có thể thấy, không thể thấy, có đối, không có đối, Thánh, chẳng phải Thánh, đó gọi là pháp. Pháp trong của Tỳ-kheo quán hành của pháp là thế nào? Đáp: Nếu Tỳ-kheo, trừ tâm thọ pháp thuộc về sắc thân bốn đại, hoặc tất cả pháp trong khác, hoặc pháp trong của một chỗ tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Như thế, quán không buông lung, được tâm định, trụ chính trụ, gọi là pháp trong quán hành của pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo, trừ tâm thọ của pháp thuộc về sắc thân bốn đại, hoặc tất cả pháp trong khác, hoặc pháp trong của một chỗ, tư duy bệnh ưu khổ, ung nhọt, mũi tên, bệnh tham vị, dựa vào duyên hoại pháp, bất định, không viên mãn, có thể hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, cho đến sinh duyên các khổ nhóm họp, già chết, ưu, bi, khổ não, cho đến gọi là pháp trong quán hành pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo, trừ tâm, thọ, pháp thuộc về sắc thân bốn đại và tất cả pháp bên trong khác, nếu pháp trong của một chỗ, tư duy diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt thì hành diệt, cho đến sinh diệt thì các nhóm khổ não, tư, ưu, bi, khổ não diệt, cho đến đó gọi là hạnh nội pháp quán pháp, và các hành khác, trừ tâm thọ pháp thuộc về sắc thân bốn đại. Nếu tất cả pháp trong, hoặc pháp bên trong của một chỗ, tư duy được tâm định trụ chính trụ, gọi là pháp trong quán hành của pháp. Pháp trong là gì? Đáp: Pháp thọ, nói là trong, là trong, là duyên, là tự tính, là phần mình, gọi là trong, nghĩa khác như trên đã nói. Hạnh pháp ngoài quán pháp của Tỳ-kheo là sao? Đáp: Như Tỳ-kheo, trừ tâm, thọ, pháp thuộc về sắc thân bốn đại, nếu tất cả pháp ngoài, hoặc pháp của một chỗ ngoài, như tư sự duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Quán không buông lung như thế, được tâm định, trụ chính trụ, gọi là pháp ngoài quán hành pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo, trừ tâm thọ pháp thuộc về sắc thân bốn đại, tất cả pháp ngoài khác, nếu pháp ngoài của một chỗ, như tư duy khổ não, bệnh tham vị, ung nhọt, tên độc, dựa vào pháp hư hoại của duyên không nhất định, không viên mãn, có thể làm hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, cho đến sinh duyên nhóm tập các khổ: già chết, ưu, bi, khổ não, cho đến gọi là pháp ngoài quán hành pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo, trừ tâm thọ pháp thuộc về sắc thân bốn đại, và tất cả pháp ngoài khác, hoặc pháp ngoài của một chỗ, như tư duy diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt thì hành diệt, cho đến sinh diệt thì nhóm họp các khổ: già chết, ưu, bi, khổ não, diệt, cho đến gọi là pháp ngoài quán hành của pháp. Và các hành khác, trừ tâm, thọ pháp thuộc về sắc thân bốn đại, tất cả pháp ngoài khác, hoặc pháp ngoài của một chỗ, như sự tư duy được tâm định trụ chính trụ, đó gọi là pháp, ngoài quán hành của pháp. Pháp ngoài là gì? Đáp: Pháp chẳng phải thọ, gọi là ngoài, không phải trong, không phải duyên, không phải tự tính, không phải phần mình, đó gọi là ngoại, về nghĩa khác, như trên đã nói. Hỏi: Thế nào là pháp trong, ngoài của Tỳ-kheo quán hành của pháp, như Tỳ-kheo, trừ tâm, thọ pháp thuộc về sắc thân bốn đại, tất cả pháp trong, ngoài, khác hoặc pháp trong, ngoài của một chỗ, như tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Quán không buông lung như thế, được tâm định trụ chính trụ, gọi là pháp nội, ngoài quán hành pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo, trừ tâm thọ pháp thuộc về sắc thân bốn đại, tất cả pháp trong, ngoài khác, nếu pháp trong, ngoài của một chỗ, như sự tư duy khổ não: ung nhọt, mũi tên, tham đắm vị, dựa vào duyên hư hoại, duyên pháp bất định, không viên mãn, có thể hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, cho đến Sinh duyên nhóm họp các khổ: già chết, ưu, bi, khổ não, cho đến gọi là pháp nội, ngoại quán hành pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo, trừ tâm, thọ pháp thuộc về sắc thân bốn đại. Và tất cả pháp trong, ngoài khác, nếu pháp trong, ngoài của một chỗ, như sự tư duy diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt thì hành diệt, cho đến sinh diệt thì nhóm họp khổ: già chết, ưu, bi, khổ não, cho đến gọi là pháp trong, ngoài quán hành của pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo, trong ta có dục, biết như thật trong ngã có dục, trong ngã không có dục, biết như thật trong ngã không có dục. Nếu dục chưa sinh, biết như thật dục chưa sinh, nếu dục sẽ sinh, biết như thật dục sẽ sinh, nếu dục đang sinh, biết như thật dục đang sinh, nếu dục dứt rồi, biết như thật không sinh lại, giận dữ, ngu si, thùy miên, trạo cử, hối, nghi cũng như thế, cho đến gọi là pháp trong, ngoài quán hành pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo, trong ngã có nhãn thức, sắc dục giận dữ, biết như thật trong ngã có nhãn thức, sắc dục, giận dữ, trong ngã không có nhãn thức, sắc dục, giận dữ, như thật biết trong ta không có nhãn thức, sắc dục, giận dữ. Như nhãn thức, sắc chưa sinh, dục, giận dữ, biết như thật chưa sinh, như nhãn thức, sắc chư sinh dục, giận dữ, biết như thật sẽ sinh, như nhãn thức, sắc hiện tại, sinh ra dục, giận dữ, biết như thật sẽ dứt, như nhãn thức, sắc đã dứt dục, giận dữ, biết như thật không sinh lại. Nhó, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế, cho đến gọi là pháp trong, ngoài quán hành pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo, trong ngã có niệm giác, biết như thật trong ngã có niệm giác, trong ngã không có niệm giác, biết như thật trong ngã không có niệm giác. Như niệm giác chưa sinh, biết như thật chưa sinh, như thật biết sẽ sinh, như niệm giác sinh rồi, biết như thật có đầy đủ, tu sáu giác còn lại cũng như thế, cho đến đó gọi là pháp trong, ngoài quán hành pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo, biết như thật về khổ, tập khổ, diệt khổ, đạo diệt khổ, biết như thật lậu, tập lậu, diệt lậu, đạo diệt lậu, cho đến gọi là pháp trong, ngoài quán hành pháp. Lại nữa, Tỳ-kheo đã chán lìa tất cả hành, nhập cõi cam lộ, là vắng lặng, sự vượt hơn này diệt tất cả hành, được Niết-bàn vắng lặng, cho đến gọi là pháp trong, ngoài quán hành của pháp, và các hành khác, trừ tâm thọ pháp thuộc về sắc thân bốn đại và trừ tất cả pháp trong, ngoài, nếu pháp trong, ngoài của một chỗ, như tư duy tâm định, trụ chính trụ, gọi là pháp trong, ngoài quán hành pháp. Hỏi: Thế nào là pháp trong, ngoài? Đáp: Nếu pháp thọ, hoặc không thọ, gọi là pháp trong, ngoài, về nghĩa khác, như trên đã nói. Như thế, Tỳ-kheo quán pháp, hành của pháp duyên khởi, quán pháp, hành của pháp duyên diệt. Như thế, Tỳ-kheo quán hành của pháp khởi, diệt, có pháp khởi niệm trong, do trí, do minh, thức không có pháp nương tựa, không có hành, nương tựa, không thọ nhận thế gian. Như thế, pháp trong của Tỳ-kheo quán hành pháp, siêng năng, tinh tiến, chính trí, chính niệm, trừ tham ưu của thế gian, pháp ngoài, pháp trong, ngoài cũng như thế. Tu học như thật bốn niệm xứ, sẽ có sự sợ sệt này: Hành thường vô ngã của tất cả thế gian, tâm không cao, không thấp, cũng không có trú xứ. Nếu có tưởng ngã, tưởng chúng sinh, tưởng mạng, tưởng nhân, thì không có việc ấy. Thường thích ứng với hành không bậc nhất. Nếu được tâm sau này, sẽ không vô ích. Không thọ nhận, không đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc, không có trở ngại đối với ba đời, giải thoát cõi Dục, giải thoát cõi Sắc, Vô sắc, diệt, không sinh lại, đây là biên vực khổ. Như thời tiết cực nóng oi bức vào tháng cuối xuân, không có mây, sương mù, một ít nước đọng lại trong chậu sành, bị bốc hơi, khô cạn một cách nhanh chóng. Cũng thế, Tỳ-kheo, nếu được tâm sau, thì sẽ không hóa ra vô ích, không thọ nhận, không mê đắm sắc, thanh, hương, vị xúc, cho đến diệt không sinh lại, đây gọi là bờ mé khổ. Như gió thổi lửa dữ Lúc tắt không dời chỗ Do quạt giác danh sắc Đều không đến đâu cả Như thợ rèn sắt nóng Sao chuyển tắt, không hình Nắn, đúc dần về không Cầu, tin nhau khó được. Như mưa tuôn xuống biển Giọt cũ há lại còn Giải thoát cũng đâu có Vì không, vắng lặng vui. Xả thân, lìa các tưởng Các thọ không có biết Chỗ hành đều vắng lặng Thức cũng tự nhiên diệt. ----------------------- <詞>Phẩm 7: PHẨM chính CẦN THUỘC PHẦN PHI VẤN Hỏi: Có bao nhiêu chính cần? Đáp: Có bốn. chính cần là gì? Đáp: Nếu Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện chưa sinh, thì làm cho không sinh, khởi dục (muốn), tự cố gắng thắng tiến, thâu nhiếp tâm chính dứt. Pháp ác bất thiện đã sinh, thì sẽ dứt, khởi dục, tự cố gắng tiến vượt hơn, thâu nhiếp tâm chính dứt. Pháp thiện chưa sinh, muốn cho nó sinh thì khởi dục, tự cố gắng tiến vượt hơn, thâu nhiếp tâm chính dứt. Pháp thiện đã sinh, thì muốn cho nó trụ lại, tu đầy đủ, không quên rộng thêm, khởi dục, tự cố gắng tiến vượt hơn, thâu nhiếp tâm chính dứt. Hỏi: Thế nào là pháp ác chưa sinh, muốn cho không sinh? Đáp: Hành vi ác của thân, miệng, ý, gọi là pháp ác bất thiện. Lại nữa, mười đạo nghiệp bất thiện, gọi là pháp ác bất thiện. Lại nữa, căn bất thiện tương ưng với căn bất thiện, là pháp mà căn bất thiện khởi, không phải duyên, chẳng phải thọ, đó gọi là pháp ác bất thiện. Lại nữa, tham dục, giận dữ, ngu si, phẫn nộ, oán thù, ngờ vực, nói dối, ganh ghét, keo kiệt, dua nịnh, lừa dối, che giấu việc xấu ác, không có hổ, không có thẹn, tự cao, kiện tụng, thô bạo, buông lung, ngã mạn, tăng thượng mạn v.v…, đều gọi là pháp ác bất thiện. Lại nữa, mười pháp tà, gọi là pháp ác bất thiện. Như thế, pháp ác bất thiện chưa sinh, chưa khởi, chưa hòa hợp, ta không để cho sinh, không khởi, không hòa hợp, gọi là pháp ác bất thiện chưa sinh, muốn cho không sinh. Sao nói là khởi dục? Đáp: Nếu muốn lại muốn, muốn làm, muốn khởi, muốn biểu lộ rõ ra, muốn vượt qua, muốn được, muốn xúc, muốn chứng, gọi là khởi dục. Nói tự cố gắng là gì? Đáp: Tự cố gắng chịu đựng, chưa được, muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng, muốn chứng, gọi là tự cố gắng. Sao nói là thắng tiến? Đáp: Thân, tâm phát khởi, tỏ rõ ra, vượt qua, có thể chịu đựng, không lùi sụt, ra sức siêng năng, tu tiến, gọi là tiến. Tinh tiến này khởi chính khởi, chính sinh, xúc chứng, gọi là thắng tiến. Sao nói là nhiếp giữ tâm? Đáp: Sáu thức thân, tâm, ý, thức, bảy thức giới, gọi là tâm, tâm này nhiếp chính, nhiếp duyên, thâu nhiếp khuyến khích, cố gắng, cố gắng chính, hăng hái vui mừng, gọi là nhiếp giữ tâm. Sao nói là chính? Đáp: chính nhân, chính tư duy, chính phương tiện, gọi là chính. Sao nói là dứt? Đáp: Bỏ pháp ác, sinh pháp thiện, pháp thanh bạch, hạnh vui hiện đời, huệ tri kiến phân biệt dứt, lậu tận tất cả bờ mé khổ, đó gọi là dứt. Pháp ác bất thiện đã sinh, thì phải dứt, khởi dục, tự cố gắng thắng tiến, thâu nhiếp tâm. chính dứt cũng nói như thế, chỉ khác ở chỗ đã sinh. Nói là pháp thiện chưa sinh, muốn cho sinh, hành vi thiện của thân, miệng ý, gọi là pháp thiện, cho đến: Sao nói là dứt? Bỏ pháp ác sinh pháp thiện, thực hành niềm vui hiện đời của pháp thanh bạch, huệ tri kiến phân biệt dứt lậu tận bờ mé tất cả khổ, đó gọi là dứt. Sao nói là pháp thiện sinh rồi, muốn cho trụ? Đáp: Hành vi thiện của thân, miệng, ý, gọi là pháp thiện, cho đến lại có mười chính pháp, chính kiến, cho đến chính trí và những pháp, tùy chính khác, đó gọi là pháp thiện. Như pháp thiện này sinh hòa hợp, khiến ta trụ không mất, không quên, khiến ta được rốt ráo, nên gọi là pháp thiện sinh rồi trụ. Đầy đủ là gì? Đáp: Các giới chưa đầy đủ, muốn cho đầy đủ, cho đến giải thoát tri kiến, các giới chưa đầy đủ, muốn cho đầy đủ, gọi là đầy đủ. Hỏi: Thế nào là Tu? Đáp: Nếu gần gũi pháp thiện, gần gũi chân chính, nương theo sự chân chính, siêng năng hành trì, tu học, gọi là tu. Hỏi: Thế nào là không quên? Đáp: Là muốn cho pháp thiện không mất, không bị đoạt, nối tiếp nhớ nghó không quên, gọi là không quên. Hỏi: Thế nào là thêm rộng? Đáp: Là muốn cho pháp thiện tăng trưởng, rộng tiến đó gọi là thêm rộng, cho đến thế nào gọi là dứt? Là bỏ pháp ác, sinh pháp thiện, pháp thanh bạch, pháp vui ở đời, tri kiến tuệ phân biệt, dứt các lậu, hết tất cả bờ mé khổ, gọi là dứt. ---------------------- <詞>Phẩm 8: PHẨM THẦN TÚC THUỘC PHẦN PHI VẤN Hỏi: Có bao nhiêu thần túc? Đáp: Có bốn. Là dục định dứt hành thành tựu tu thần túc, tinh tiến định, tuệ định dứt hành thành tựu tu thần túc. Hỏi: Thế nào là dục? Đáp: Là dục trọng, dục tạo tác, dục phát khởi, dục hiện ra, dục vượt qua, dục được, dục xúc, dục giải, dục chứng, đó gọi là dục. Định là gì? Đáp: Nếu tâm trụ, chính trụ, đó gọi là định. Dục như thế, định như thế, đó gọi là dục định. Lại nữa, quý trọng, dục hướng đến, dục nương tựa, dục hướng về, dục tăng thượng, lấy dục làm chính được định, tâm trụ, chính trụ, đó gọi là dục định. Lại nữa, khéo muốn phát khởi được định, tâm trụ, chính trụ, mong muốn bất thiện khởi được định, tâm trụ, chính trụ, mong muốn vô ký phát khởi được định, tâm trụ, chính trụđó gọi là dục định. Lại nữa, không muốn làm thiện, tức tự tư duy: Đây không phải những điều thiện của ta, không phải điều tốt đẹp, không phải điều thích ứng, không phải điều thực hành, không phải thời gian ta tu hành. Vì sao ta không muốn làm thiện? Bèn dùng dục là trên hết để được định, tâm trụ, chính trụ, đó gọi là dục định. Lại nữa, muốn thực hành pháp thiện, liền tự suy nghó: Là việc thiện của ta, là điều tốt đẹp, là việc thích ứng, là điều được thực hành, là thời gian để tu hành. Ta muốn làm việc thiện, lấy dục là trên hết để được định, tâm trụ, chính trụ, đó gọi là dục định. Lại nữa, khéo muốn thiện không sinh, muốn thiện không sinh rồi, muốn bất thiện sinh, hành vi chung với tham dục, giận dữ, ngu si, liền tự suy nghó: Đây không phải là việc thiện của ta, không phải điều tốt đẹp, không phải việc thích ứng đúng làm, không phải thời gian ta tu hành, vì sao ta không muốn hành thiện mà hành vi chung với sự tham dục, giận dữ, ngu si. Sự muốn thiện là trên hết để được định, tâm trụ, chính trụ, đó gọi là dục định. Lại nữa, muốn bất thiện không sinh, muốn bất thiện không sinh rồi, muốn thiện sinh, hành vi không chung với tham dục, giận dữ, ngu si, liền tự suy nghó: Là việc thiện của ta, là điều tốt đẹp, là việc thích ứng, đáng làm, là thời gian ta tu hành. Ta muốn hành thiện, không hành vi chung với tham dục, giận dữ, ngu si, lấy muốn thiện là trên hết để, được định, tâm trụ, chính trụ, đó gọi là dục định. Hỏi: Thế nào là Dứt? Đáp: Dùng pháp thiện dẫn tâm, dẫn chính, dẫn điều phục, điều phục thích đáng, chỉ thích đáng, chỉ không mất, không dời đổi, đó gọi là dứt. Lại nữa, thân, tâm phát khởi, hiện ra rõ ràng, vượt qua, có khả năng chịu đựng, ra sức siêng năng tiến lên không lùi sụt, đó gọi là dứt. Lại nữa, tu bốn chính dứt, đó gọi là dứt. Lại nữa, từ bỏ pháp ác bất thiện, sinh pháp thiện, hạnh vui hiện đời, với huệ, tri kiến phân biệt, dứt trừ hết các lậu, bờ mé tất cả khổ, đó gọi là dứt. Hỏi: Thế nào là hành dứt? Đáp: Vui, mừng, tín, xả, niệm, chính trí, gọi là hành dứt. Lại nữa, hành dứt của dục định, thành tựu, tu thần túc, trừ dục, huệ tâm, tinh tiến, còn lại các tùy pháp: thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, thuận với tín, tâm vui mừng, tùy tín, tâm niệm không buông lung, xả, trừ, thân tiến và tùy sắc khác, gọi là hành dứt. Thành tựu là gì? Đáp: Dục định dứt và hạnh dứt, chung khởi thích đáng, chung khởi thọ, chính thọ, sinh chính, sinh đầy đủ, gọi là thành tựu. Hỏi: Thế nào là tu? Đáp: Hạnh dứt, dục định này thành tựu thần túc, gần gũi, gần gũi thích đáng, dựa vào chính, dựa vào siêng năng thực hành tu học, gọi là tu. Thần là gì? Đáp: Thông như ý, hóa như ý, tự tại như ý, tạo ra vô số thứ biến hóa, gọi là Thần. Lại nữa, như Tỳ-kheo có đại thần lực, có thể biến hóa vô lượng, làm rung chuyển mặt đất, dùng một làm nhiều, lấy nhiều làm một, hoặc vật gần, vật xa, hoặc tường, vách, núi cao, đều xuyên suốt qua, không có trở ngại, như đi trên hư không, ngồi kiết già, bay vào hư không, như chim, vào, ra trong đất, như vào ra trong nước, đi trên nước như đi trên đất liền, thân tỏa ra lửa khói, trông như đống lửa to. Với oai đức, dùng tay sờ chạm mặt trời, mặt trăng, cho đến thân Phạm thiên được tự tại, gọi là Thần. Sao nói là Túc? Đáp: Như dục định, hạnh dứt, là túc, là bằng nhau, là nhân, là cửa, là dụng, là đạo, là đến, là duyên, là đầu mối, là thể. Thần sinh chính sinh khởi, chính khởi, xuất, chính xuất, như ý, chính như ý, gọi là túc. Nếu Tỳ-kheo, dục định, hạnh dứt thành tựu tu thần túc, khiến cho sự ước muốn của ta không cao, không thấp, không chìm, không phân tán, hành của tưởng thường trước, sau, trước như sau, sau như trước, ngày như đêm, đêm như ngày. Tâm Tỳ-kheo khai ngộ, không bị che lấp, tu hành sáng rõ, dùng thân định tâm, dùng tâm định thân, tưởng ưa thích, tưởng xem thường, được nêu thân hành. Dục thấp là sao? Đáp: Nếu dục tương ưng chung với lười biếng, không siêng năng tinh tiến, không tự cố gắng, bỏ việc thiện, lui sụt pháp, gọi là dục thấp. Hỏi: Thế nào là lười biếng? Là biếng nhác đối với pháp thiện, bỏ bê, lui sụt. Nếu dục tương ưng với lười biếng, thì sẽ không siêng năng, tiến bộ, không tự cố gắng, lùi sụt pháp thiện, gọi là dục thấp. Hỏi: Thế nào là dục cao? Đáp: Nếu dục tương ưng với trạo cử, không tương ưng với sự vắng lặng, thành hành vi rối loạn, gọi là dục cao. Hỏi: Thế nào là trạo cử? Đáp: Nếu tâm rối loạn không vắng lặng, gọi là trạo, nếu muốn tương ưng với trạo thì không tương ưng với vắng lặng, thành tựu loạn hạnh, đó gọi là dục cao. Dục chìm là gì? Đáp: Nếu dục tương ưng với thùy miên, không diệt chung với niệm huệ, không thành tựu, không là pháp thiện riêng, đó gọi là dục chìm mất. Hỏi: Thế nào là thùy? Đáp: Phiền não chưa dứt, thân không ưa thích, không điều hòa, không nhẹ nhàng, không mềm mại, không trừ, gọi là thùy. Miên là gì? Đáp: Phiền não chưa dứt, tâm u mê, bị che lấp, gọi là miên. Nếu dục tương ưng với thùy miên, không tương ưng với diệt niệm, huệ không thành tựu, không là pháp thiện riêng, gọi là dục chìm. Hỏi: Thế nào là dục lìa tan? Đáp: Khởi dục nhiễm tương ưng với dục nhiễm, nhiều dục thấy tịnh, không quán lỗi lầm, tâm phân tán đối với năm dục ngoài, mê đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc, gọi là dục lìa tan. Dục nhiễm là sao? Đáp: Nếu mỗi dục: dục vết bẩn, dục ái, dục hỷ, dục chi, dục lưới, dục nhẫn, dục đắc, dục tập dục hy vọng, đó gọi là dục nhiễm. Nếu dục hướng về dục nhiễm, với dục nhiễm, tương ưng với dục nhiễm, nặng về dục thấy tịnh không quán lỗi lầm, đối với năm dục ngoài, tâm phân tán, mê đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc, gọi là dục lìa tan. Hỏi: Thế nào là hành của tưởng thường trước sau? Đáp: Nếu Tỳ-kheo lại thực hành như sự tư duy nhập pháp thiện, xuất thế gian, nhập Niết-bàn, lìa tướng dục định, nên lại hành rồi, đi giữa ngày, đi giữa ngày rồi, đi quá trưa, đi quá trưa rồi, kinh hành trên, kinh hành trên rồi, kinh hành dưới, kinh hành dưới rồi, nhập thất, nhập thất rồi, đi vào đầu hôm, đi vào đầu hôm rồi, đi vào gần sáng, đi vào gần sáng rồi, như tư duy nhập pháp thiện, xuất thế gian nhập Niết-bàn, lìa tương ưng của dục định, gọi là hành của tưởng thường trước sau. Trước như sau, sau như trước là sao? Đáp: Như Tỳ-kheo, như sự căn, lực, thiền giác, giải thoát định, nhập hành trước của định, như sự căn, lực thiền giác, giải thoát định, nhập hành sau của định, như sự căn, lực, thiền giác giải thoát định, nhập hành sau của định. Đã như sự căn, lực, giác thiền định giải thoát, nhập định hành trước sau, nói là trước như sau, sau như trước. Hỏi: Thế nào là ngày như đêm, đêm như ngày? Đáp: Như Tỳ-kheo, nếu nhận lấy tưởng ánh sáng, thọ nhận tốt tưởng ban ngày. Sau đó, như ban ngày, tư duy tưởng ánh sáng, ban đêm cũng như thế. Như ban đêm, ban ngày cũng như vậy. Đó gọi là ngày như đêm, đêm như ngày. Tâm Tỳ-kheo kia khai ngộ, không có cái che lấp là gì? Đáp: Nếu cấu uế của tham dục, giận dữ, ngu si, cấu uế của phiền não, cái che lấp, chướng ngại, buộc ràng, cấu uế của hành vi bất thiện, là tâm chướng ngại, tâm không khai mở, tâm của cái che lấp, là tâm che lấp, là khởi hướng đến tâm bất tịnh, bị ràng buộc, là không trong sạch, tâm không sáng rõ, gọi là tâm của cái che lấp. Nếu tâm không có cấu uế của tham dục, giận dữ, ngu si, cho đến tâm sáng rõ, thì gọi là tâm Tỳ-kheo kia đã khai ngộ, không có cái che lấp. Hỏi: Thế nào là tu có tâm sáng suốt? Đáp: Nếu Tỳ-kheo tu tâm sáng suốt với ánh sáng huệ tu có tâm sáng suốt, tu với tâm tưởng sáng suốt, tu có tâm sáng suốt. Hỏi: Thế nào là tu tâm sáng suốt với ánh sáng huệ? Đáp: Nếu ba huệ soi sáng, nghĩa là văn, tư, tu huệ, gọi là tu tâm sáng suốt chung với ánh sáng huệ. Nếu gần gũi, chính gần gũi siêng năng thực hành tu học, thì nói là tu tâm sáng suốt chung với ánh sáng huệ, tu có tâm sáng suốt. Tâm tưởng sáng suốt chung là sao? Đáp: Nếu Tỳ-kheo nhận lấy các tướng ánh sáng, như ánh sáng của lửa, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, ánh sáng của ngọc, ánh sáng của các vì sao, nhận lấy tướng của các thứ ánh sáng rồi, nếu ngồi ở chỗ trống trải, dưới tàng cây, tư duy về ánh sáng, biết ánh sáng, hiểu ánh sáng, thọ nhận ánh sáng. Như người thật, hoặc nhớ tưởng, biết nhớ tưởng gọi là tâm tưởng sáng suốt. Nếu tưởng chung sinh, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm tưởng sáng suốt chung. Nếu gần gũi, chính gần gũi, siêng năng thực hành tu học, gọi là tu tâm tưởng sáng suốt chung, tu tâm có ánh sáng. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu ngồi ở chỗ trống dưới cội cây dùng tâm thanh tịnh khắp giải hành hữu nói về tâm thù thắng. Như người thật, hoặc tâm nhớ tưởng biết tưởng, gọi là tâm tưởng sáng suốt. Nếu cùng tưởng sanh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tâm tưởng sáng suốt. Nếu gần gũi, chính gần gũi, siêng năng thực hành tu học, gọi là tu tâm tưởng cùng sáng rỡ, tu có tâm sáng rỡ. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu dưới một cội cây, hoặc hai, ba, hoặc cho đến mười tàng cây, dùng tâm thanh tịnh giải khắp, chuyển vận tâm có ánh sáng vượt hơn, cho đến gọi là tu tâm tưởng ánh sáng chung, tu tâm có ánh sáng. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu ở một khu vườn, dùng tâm thanh tịnh hạnh giải khắp, cho đến gọi là tu tâm tưởng ánh sáng chung, tu tâm có ánh sáng. Lại nữa, Tỳ-kheo, ở một khu vườn, hoặc hai, hoặc ba, cho đến mười khu vườn, dùng tâm thanh tịnh, hạnh giải khắp, cho đến gọi là tu tâm tưởng ánh sáng chung, tu tâm có ánh sáng. Lại nữa, Tỳ-kheo, ở một thôn xóm, hoặc hai, hoặc ba, cho đến mười thôn xóm, do tâm thanh tịnh, hạnh giải khắp, cho đến gọi là tu tâm tưởng ánh sáng, tu tâm ánh sáng. Lại nữa, Tỳ-kheo, cho đến nước, đất liền bao quanh, dùng tâm thanh tịnh hạnh giải khắp, cho đến gọi là tu tâm tưởng ánh sáng chung, tu tâm có ánh sáng. Hỏi: Thế nào là dùng thân định tâm, dùng tâm định thân? Đáp: Nếu Tỳ-kheo dùng tâm sửa cho đúng trên thân, nêu lên trên, nêu lên thích đáng, như người ôm bát khất thực, dùng giỏ lưới đựng bát, đựng thích đáng, nêu lên đựng nêu lên thích dáng. Như thế, Tỳ-kheo dùng tâm sửa cho đúng trên thân, nêu lên, nêu lên thích đáng. Tỳ-kheo dùng thân định tâm là thế nào? Đáp: Nếu Tỳ-kheo tư duy thân vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường, quán không buông lung như thế, được định, tâm trụ, chính trụ, thân vui, thân điều hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, gọi là dùng thân định tâm. Lại nữa, Tỳ-kheo, thân khổ não, ung nhọt, tên độc, tham vướng vị, dựa vào duyên pháp hư hoại bất định, bất mãn, có thể hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, cho đến danh sắc duyên sáu nhập. Quán không buông lung như thế, được định, tâm trụ, chính trụ, thân lạc, thân điều hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm dịu, thân trừ, gọi là dùng thân định tâm. Lại nữa, Tỳ-kheo, tư duy thân diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt thì hành diệt, cho đến danh sắc diệt thì sáu nhập diệt. Quán không buông lung như thế, sẽ được định, tâm trụ, chính trụ, thân vui, thân điều hòa, thân khinh an, thân mềm mại, thân trừ, gọi là dùng thân định tâm. Lại nữa, Tỳ-kheo, đi biết, vui đi, đứng biết, vui đứng, ngồi biết, vui ngồi, lấy biết, vui lấy. Như thế, thân trụ vui, biết như thật trụ vui. Quán không buông lung như thế, sẽ được định, tâm trụ, chính trụ, thân vui, thân điều hòa, thân khinh an, thân mềm mại, thân trừ, gọi là dùng thân định tâm, cho đến. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu thấy chết thi bị đốt ở trên đống lửa, tóc, lông, da, máu thịt, gân, mạch, xương tủy, tiêu tan, dần hết. Quán pháp này không đến đông, tây, nam, bắc, bốn duy trên dưới, không đến trụ chỗ khác. Pháp này vốn không mà sinh, đã có lại diệt. Quán thân, quán pháp không buông lung như thế, được định tâm trụ, chính trụ, được thân yên vui, thân điều hòa, thân khinh an, thân mềm mại, thân trừ, gọi là dùng thân định tâm (chương này có 24 khoa. Lại nữa, giải thích dùng thân định tâm, không khác với nói về chi đạo, nên lược). Dùng tâm định thân là sao? Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy tâm vô thường, biết tâm vô thường, giải tâm vô thường, thọ tâm vô thường. Quán không buông lung như thế, liền được định, tâm trụ, chính trụ được tâm yên vui, tâm điều phục, tâm khinh an, tâm mềm dịu, tâm trừ, gọi là dùng tâm định thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, quán tâm khổ não: bệnh ung nhọt, tên độc, tham đắm vị, dựa vào duyên pháp hư hoại không nhất định, không đầy đủ, có thể hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức. Quán không buông lung như thế, được định, tâm trụ, chính trụ, được tâm yên vui, tâm điều hòa, tâm khinh an, tâm mềm dịu, tâm trừ, gọi là dùng tâm định thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, tư duy tâm diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt. Quán không buông lung như thế, sẽ được định, tâm trụ, chính trụ, được tâm yên vui, tâm điều hòa, tâm khinh an, tâm mềm mỏng, tâm trừ, gọi là dùng tâm định thân. Lại nữa, Tỳ-kheo, có tâm dục, biết như thật có tâm dục, không có tâm dục, biết như thật không có tâm dục, cho đến có tâm vượt hơn, không có tâm vượt hơn, biết như thật. Quán không buông lung như thế, được định, tâm trụ, chính trụ, được tâm yên vui, tâm điều hòa, tâm khinh an, tâm mềm mỏng, tâm trừ, gọi là dùng tâm định thân. Hỏi: Thế nào là tưởng vui, nhớ tưởng hành vi của thân trên? Thế nào là tưởng vui? Nếu Tỳ-kheo đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác có quán ly sinh hỷ lạc, thành tựu hành Sơ thiền. Nếu thân ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân này đều lìa, sinh ra nỗi mừng vui, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Như thầy khéo tắm gội, đệ chết của thầy khéo tắm gội, dùng nước táo đậu mịn để tắm gội cho kỹ, đựng trong chậu, dùng nước rưới rồi, khuấy cho đều, khuấy sự thấm nhuần này đầy khắp, không khô, không ướt, trong ngoài nhuận hòa. Như thế, thân Tỳ-kheo ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân đều ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Như người thật, hoặc nhớ tưởng, tưởng biết tưởng, gọi là tưởng vui. Thân của tưởng này, thọ vi tế, thọ vi tế thích đáng, duyên thọ vi tế, vì sao thân thọ? Vì ý lấy thân làm thể thọ, gọi là hành vi thân trên tưởng vui. Lại nữa, Tỳ-kheo diệt giác quán, lòng tin tịnh bên trong, không có giác, không có quán định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Nếu thân này định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân đều định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, như hồ chứa nước lớn có núi bao quanh, nước từ đáy hồ vọt lên, nước không đến từ hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Nước hồ tự động từ đáy vọt lên, sự thấm nhuần của nước chứa trong hồ này đầy khắp, không có giảm ít. Như thế, Tỳ- kheo, định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp thân này. Thân ấy đều định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, nếu người thật sự hoặc tưởng nhớ tưởng gọi là tưởng vui. Thân của tưởng này, thọ vi tế, thọ vi tế thích đáng, duyên thọ vi tế, vì sao thân thọ, vì ý lấy thân làm thể thọ, gọi là hành của thân trên tưởng vui. Lại nữa, hạnh ly hỷ, lạc xả niệm của Tỳ-kheo, chính trí, thân thọ vui, như các bậc Thánh hạnh giải xả, niệm lạc, thành tựu hạnh Tam thiền. Nếu thân này vô khổ có hỷ lạc, nước thấm nhuần thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Như ao sen ưu-bát-la, ba-đầu-ma, câu-mâu- đầu, phân-đà-lợi và các hoa ấy từ đáy bùn vươn lên chưa lên khỏi mặt nước. Hoa này từ gốc đến đầu ngập tràn trong nước thấm nhuần, từ gốc đến đầu, từ đầu đến gốc nước tân dịch thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Như thế, Tỳ-kheo hoặc không có hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, hoặc toàn thân này hỷ lạc với sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Như người thật hoặc tưởng, nhớ tưởng, biết tưởng gọi là lạc tưởng. Nếu thọ vi tế của thân tưởng, thọ vi tế thích đáng, duyên thọ vi tế, thì thân nào thọ? Là ý lấy thân làm thể thọ, gọi là hành thân trên tưởng vui. Lại nữa, Tỳ-kheo! Dứt khổ, vui, trước diệt ưu, hỷ, xả niệm tịnh, bất khổ bất lạc, thành tựu hạnh Tứ thiền. Nếu thân này do hành tâm thanh tịnh đầy khắp, thân này không gì không thanh tịnh đầy khắp. Ví như con trai, con gái mặc y phục trắng sạch, trên dưới đầy đủ, từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, không chỗ nào không phủ kín. Như Tỳ-kheo, thân này hạnh giải tâm thanh tịnh đầy khắp thanh tịnh, thân này không chỗ nào không đầy khắp. Như người thật nếu có tưởng, nhớ tưởng, biết tưởng gọi là lạc tưởng. Thọ vi tế của thân này, thọ vi tế thích đáng, duyên thọ vi tế thì thân nào thọ? Là ý lấy thân làm thể thọ, gọi là hành thân trên tưởng vui. Tưởng nhẹ nhàng là sao? Đáp: Nếu Tỳ-kheo tư duy thân nhẹ nhàng, biết nhẹ nhàng, giải nhẹ nhàng, thọ nhẹ nhàng, nhẹ nhàng như Đâu-la-miên, nhẹ như kiếp bát, rải khắp trên đất bằng, gió nhẹ thổi đến, là sẽ được rời khỏi mặt đất. Như thế, Tỳ-kheo, tư duy thân nhẹ nhàng, biết nhẹ, giải nhẹ, thọ nhẹ nhàng. Như thế, quán không buông lung được định, tâm trụ, chính trụ, liền được định rồi, rời khỏi mặt đất bốn tấc, đi ở trên. Như người thật nếu nhớ tưởng, tưởng biết tưởng, gọi là tưởng nhẹ nhàng. Thân thọ vi tế của tưởng này, thọ vi tế thích đáng duyên thọ vi tế thì thân nào thọ? Do thọ của thân, ý, gọi là hành vi của thân trên tưởng nhẹ nhàng. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định này, thường tu học, nếu lìa mặt đất một thước đi lên trên, hoặc hai thước đi lên, như người thật hoặc nhớ, tưởng, tưởng biết tưởng, gọi là tưởng nhẹ nhàng. Thọ vi tế của thân này tưởng, thọ vi tế thích đáng, duyên thọ vi tế, do thọ của thân nào? Thọ của thân ý, nói là hành thân trên tưởng nhẹ nhàng. Nếu Tỳ-kheo hoặc gần gũi định này, thường tu học có thể đi ở cách mặt đất cao bằng nửa thân người, một, hai thân người, cho đến bảy thân người. Như người thật hoặc tưởng, biết tưởng này gọi là tưởng nhẹ nhàng. Nếu thân tưởng thọ vi tế, thọ thích đáng, duyên thọ vi tế thì thân nào thọ? Là ý lấy thân làm thể thọ, gọi là hành thân trên tưởng nhẹ nhàng. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định này, thường tu học, nếu đi trên hư không cách mặt đất nửa, nhiều cây Đa-la hoặc một cây Đa-la cho đến bảy cây Đa-la, như người thật, nếu tưởng, tưởng nhớ, biết tưởng, gọi là tưởng nhẹ nhàng, thọ vi tế, thọ vi tế thích đáng của thân tưởng này duyên thọ vi tế, do thọ của thân nào? Thọ của thân ý, gọi là hành thân trên tưởng nhẹ nhàng. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định này, thường tu học, như ý được muốn, đi trên, hư không cách mặt đất, không có hạn lượng, xa gần đều có thể đi đến. Như người thật, hoặc tưởng nhớ, tưởng biết tưởng, gọi là tưởng nhẹ nhàng. Nếu thọ vi tế của thân tưởng này, thọ vi tế thích đáng duyên thọ vi tế, thì do thọ của thân nào? Thọ của thân ý, gọi là hành thân trên tưởng vi nhẹ nhàng. Nếu Tỳ-kheo tưởng vui, tưởng nhẹ nhàng kia, gần gũi, chính gần gũi, thường tu học, muốn cho điều phục tâm mình vắng lặng, do lực tư tại, như ý mình muốn, thành tựu các thần túc. Nếu gần gũi, chính Thân cận tưởng vui, tưởng nhẹ nhàng kia, thường tu học rồi, tâm được điều hòa, vắng lặng, do lực tự tại, như ý mình muốn, được thành tựu các thần túc. Thọ nhận đủ vô lượng các thần túc kia, có thể làm rung chuyển mặt đất, dùng một làm nhiều, dùng nhiều làm một, hoặc gần, hoặc xa, cao khỏi tường, vách, đều xuyên suốt qua không có ngăn ngại, như đi trên hư không, ngồi kiết già, bay trên hư không như chim, hiện mất ở đất cũng như lên xuống nước, đi dưới nước, như đi trên đất liền, thân phát ra khói, lửa, như đống lửa lớn, có oai đức lớn, tay có thể sờ chạm mặt trời, mặt trăng, cho đến thân Phạm Thiên được tự tại, như phẩm Định đã nói rộng, gọi là dục định, hành dứt, thành tựu, tu thần túc, hạnh tinh tiến, định tâm, định huệ, định dứt, thành tựu tu thần túc, cũng nói rộng như thế.  <卷>QUYỂN 14 <詞>Phẩm 9: PHẨM THIỀN ĐỊNH THUỘC PHẦN PHI VẤN Nhân duyên đầy đủ, thì được định, nhân duyên không đầy đủ, thì không thể được định. Tu định có nhân duyên như thế, nói là Tỳ-kheo yêu giữ giới giải thoát, thành tựu hạnh oai nghi. Chỗ đã làm, yêu giữ giới vi tế, giữ gìn như kim cương, thọ trì ở giới, dứt trừ tà mạng, thực hành chính mạng. Khéo hiểu biết, khéo gần gũi, khéo giữ chúng, gồm thâu cửa các căn uống ăn biết đủ, siêng năng tu hành tinh tiến. Trước hết là không ngủ nghỉ, lìa pháp chướng ngại. Tỳ-kheo như thế biết dứt tâm năm cái, tổn hại pháp trí tuệ, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, cho đến dứt khổ, vui, trước diệt ưu, hỷ, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh đệ Tứ thiền. Hỏi: Thế nào là giữ yêu giới giải thoát? Đáp: Nếu thuận theo giới, không buông lung, dùng giới làm cửa, làm chân, làm nhân, có thể sinh ra pháp thiện, thành tựu đầy đủ. Do giới này, nên gọi là trì giới, do giới này thuận với không buông lung, nên gọi là giữ giới, giữ gìn hạnh oai nghi, nói là yêu giữ giới giải thoát. Hỏi: Thế nào là thành tựu hạnh oai nghi? Đáp: Tất cả hành vi bất thiện của thân, tất cả hành vi bất thiện của miệng, tất cả hành vi bất thiện của ý, gọi là hành vi phi oai nghi. Tất cả hành vi thiện của thân, tất cả hành vi thiện của miệng, tất cả hành vi thiện của ý, gọi là thành tựu hạnh oai nghi. Lại nữa, cung kính Hòa-thượng, và đồng học Hòa-thượng, cung kính A-xà-lê, và đồng học A-xà-lê, cung kính Thượng, Hạ tọa, gọi là hạnh oai nghi. Chỗ đã làm là gì? Đáp: Có sáu chỗ không phải đã làm, hoặc chỗ dâm nữ, chỗ quả phụ, chỗ đồng nữ lớn tuổi, chỗ không thể là người nam, chỗ Tỳ-kheo- ni, chỗ quán bán rượu, gọi là sáu chỗ không phải đã làm. Lại, như Phật nói: Tỳ-kheo đừng đến nước khác vì không phải chỗ đã làm, vì nếu đến nước khác là chỗ không phải đã làm, thì ma sẽ được dịp làm lại. Sao nói nước khác là chỗ không phải đã làm? Đáp: nghĩa là năm dục, gọi là đến năm dục, là chỗ không phải đã làm. Hỏi: Thế nào là chỗ đã làm? Đáp: Nếu chỗ đó không phải hạnh oai nghi, thì đó là chỗ không phải đã làm. Lìa bỏ, lìa bỏ thích đáng, duyên lìa bỏ, không gần gũi, không gần gũi thích đáng, duyên không gần gũi, gọi là chỗ đã làm. Lại như Phật nói: Thực hành chỗ đã làm ở nước mình, nếu Tỳ- kheo, ở chỗ đã làm của nước mình, thì ma sẽ không được dịp làm hại. Tỳ-kheo, sao nói là chỗ đã làm của nước mình? nghĩa là bốn niệm xứ, là chỗ đã làm của nước mình. Nếu dùng hạnh oai nghi này, chính thọ khởi thọ chính thọ, thì nói là chỗ đã thực hành oai nghi thành tựu. Thế nào là yêu giữ giới vi tế, sợ như kim cương? Đáp: Nếu giới vi tế, hoặc nghó, khởi ý, muốn hòa hợp. Nếu đối với giới kia, thường khởi tướng e sợ, khiến ta đừng phạm, đó gọi là sợ giới vi tế như kim cương. Sao nói là thọ trì giới? Đáp: Nếu Tỳ-kheo không lìa tất cả giới, thường giữ gìn tất cả giới, thường trụ tất cả giới, Thân cận giới, giữ giới không tì vết, không uế, không cấu, không trễ nải, không thiếu sót, thọ trì tất cả giới, gọi là thọ trì giới. Hỏi: Thế nào là từ bỏ tà mạng, thực hành chính mạng? Đáp: Tà mạng là gì? Nếu Sa-môn, Bà-la-môn, dùng tà mạng tự nuôi sống, nghĩa là dua nịnh, dối khen, bói tướng lành dữ, bị người khác sai khiến, biểu hiện sự kích động nhau, dùng lợi để mưu cầu lợi, dùng phi pháp này mà được y, bát, thuốc men, giường nằm, mọi nhu cầu cần dùng như ăn uống v.v… Do phi pháp này trói buộc tham chấp, miệt thị người khác, chịu đựng phi pháp, không thấy lỗi lầm, không biết xuất thế. Nếu Tỳ-kheo lìa tà mạng như thế v.v…, như pháp được y, bát, thuốc men, giường nằm, nhu cầu thọ dụng ăn uống, không bị phi pháp này trói buộc, tham chấp, không lấn hiếp, người khác, không chịu đựng phi pháp, nhận thấy sâu xa về lỗi lầm, biết xuất thế, đó gọi là dứt trừ tà mạng, thực hành chính mạng. Hỏi: Thế nào là thiện tri thức? Đáp: nghĩa là Sa-môn, Bà-la-môn giữ giới, Hiền Thánh dứt trừ cao ngạo, buông lung, nhẫn nhục thành tựu, tự điều phục, tự trừ diệt, tự nhập Niết-bàn, muốn lìa dục, dục tận, cho đến muốn lìa si, si tận, đáp lại chỗ nhiễm, không nhiễm, cho đến ứng với chỗ si, không si, ứng với nơi chỉ, không chỉ, đáp lại chỗ thọ, không thọ. Nghiệp thân, miệng, ý thanh tịnh, chính mạng thanh tịnh, tín hạnh, hổ thẹn, học rộng tinh tiến niệm, huệ tu hành tám Thánh đạo, đầy đủ giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, y phục thức uống ăn đầy đủ, gọi là thiện tri thức. Sao nói là thức? Đáp: Nếu thức, nhận thức thiện, biết chuyển vận chung lòng từ, chú trọng thực hành lòng từ, rốt ráo thực hành đức từ, thường kính trọng không lìa, gọi là thiện tri thức. Hỏi: Thế nào là khéo thân hậu? Đáp: Người phàm phu giữ giới là người phàm phu, giữ giới khéo thân, hậu, người Kiên tín là người có lòng tín vững chắc, khéo thân hậu. Người Kiên pháp là người kiên pháp, khéo thân hậu, cho đến A-la-hán là A-la-hán thân hậu tốt đẹp. Như thế, đồng tự thân hậu chung, gọi là khéo thân hậu. Nếu thiện tri thức, hoặc khéo thân hậu tùy thuận, không lìa gần gũi nhau, nói là thiện tri thức, khéo thân hậu. Chúng thiện là gì? Đáp: Nếu dựa vào người giữ giới, học giữ giới, tâm hướng về giới, tôn trọng giới kia trên hết, nghiêng hướng về giới kia, kiến giải giới kia. Nếu dựa vào người định, học định, cho đến người của tri kiến giải thoát kia, học tri kiến giải thoát, tâm hướng về giải thoát kia, tôn trọng sự giải thoát trên hết, có nghiêng hướng giải thoát kia, hiểu giới giải thoát kia, nói là chúng thiện. Hỏi: Thế nào là nhiếp giữ các căn môn? Đáp: Nếu Tỳ-kheo mắt thấy sắc, mà không chấp sắc tướng, có thể khởi nhãn căn, nhiếp giữ không để buông lung, dứt trừ pháp ác bất thiện và kỳ vọng ở đời, yêu kính, thuận với trì giới, gìn giữ nhãn căn, được giới của nhãn căn, cho đến ý, biết pháp, không chấp tướng pháp, có thể khởi ý căn, nhiếp giữ không để buông lung, dứt bỏ pháp ác bất thiện và kỳ vọng ở đời, yêu thuận trì giới, gìn giữ ý căn. Sáu xúc nhập như thế thủ hộ niệm vi tế, niệm giải thoát, thành tựu tốt mọi hạnh, nhận thấy lỗi lầm của dục, thường tự thủ hộ ý, đó gọi là nhiếp giữ các căn môn. Thức uống ăn biết đủ là sao? Đáp: Biết lượng sức ăn mà ăn, không trạo cử, không sinh kiêu ngạo, không vì nuôi thân, không vì trang sức thân, chỉ muốn yên thân, không khởi giận dữ, muốn tu phạm hạnh, dứt thọ cũ, không sinh thọ mới, vì mạng sống còn, xả ghét, yêu kim cương, thường ở hạnh Trung đạo, không cầu lợi, hết sức siêng năng ưa tu hành, như người bị ung nhọt, dùng thuốc thoa vào, muốn cho mau lành. Tỳ-kheo cũng thế, lường sức ăn mà ăn, không khởi trạo cử không sinh kiêu ngạo, cho đến không cầu lợi, siêng năng ưa thích tu hành. Hỏi: Thế nào là trạo thực? Đáp: Nếu nghó rằng: Ta ăn thức ăn này rồi, sẽ tạo ra sự dao động của thân, miệng, ý, gọi là trạo thực. Thức ăn kiêu ngạo là gì? Đáp: Nếu nghó rằng: Ta ăn thức ăn này rồi, sẽ buông lung thân, gọi là thức ăn kiêu ngạo. Hỏi: Thế nào là thức ăn nuôi thân? Đáp: Nếu nghó rằng: Ta dùng thức ăn này rồi, sẽ ích lợi cho thân, gọi là thức ăn nuôi thân. Ăn vì để tô điểm cho thân là gì? Đáp: Nếu nghó rằng: Dùng thức ăn này, ta sẽ thành tựu được tướng mạo trang nghiêm, đẹp đẽ hơn hết thì gọi là ăn vì để tô điểm thân. Nếu Tỳ-kheo không nghó rằng: Ta ăn thức ăn ấy, sẽ làm cho thân, miệng ý dao động, sẽ tạo ra tính kiêu ngạo, sẽ nuôi thân, sẽ tô điểm thân, thì gọi là thức ăn không dao động, ăn không kiêu ngạo, ăn không vì nuôi thân, không vì để tô điểm thân. Hỏi: Thế nào là chỉ muốn cho thân trụ? Đáp: Nên nghó rằng: Ta ăn thức ăn này chỉ muốn cho thân tồn tại, không dứt, mất, gọi là chỉ muốn cho thân tồn tại. Không khởi giận dữ là gì? Đáp: Nếu đói, vì duyên nơi đói, nên sinh khổ thọ của thân, tâm. Nếu ăn quá độ, vì duyên quá độ, nên sinh khổ thọ cho thân, tâm. Nếu Tỳ-kheo biết đủ mà ăn, khéo lường sức mà ăn, thì sự giận dữ sẽ giảm, không sinh, không khởi, gọi là không khởi giận dữ. Hỏi: Thế nào là muốn tu phạm hạnh? Đáp: Phạm hạnh, nghĩa là tám Thánh đạo. Nên nghó rằng: Ăn thức ăn ấy rồi, ta có thể tu phạm hạnh, sao cho phạm hạnh được tồn tại lâu dài, vì cùng tận bờ mé khổ, nên gọi là muốn tu phạm hạnh. Dứt bỏ thọ cũ, không sinh thọ mới là sao? Đáp: Nếu đói, vì duyên đói, nên sinh khổ thọ của thân, tâm, gọi là thọ cũ. Sao nói là thọ mới? Đáp: Nếu ăn quá độ, vì duyên quá độ, nên sinh khổ thọ của thân, tâm, gọi là thọ mới. Nếu Tỳ-kheo biết đủ mà ăn, khéo lường sức ăn mà ăn, gọi là dứt bỏ thọ cũ, không sinh thọ mới. Hỏi: Thế nào là vì sự sống, nên ăn? Đáp: Nên nghó rằng: Ta ăn thức ăn ấy, là vì khiến cho mạng căn sống còn, vì gìn giữ giới hạnh, gọi là vì sự sống, nên ăn. Từ bỏ sự yêu ghét cứng chắc là gì? Đáp: Nếu khi đói, vì duyên nơi đói, nên đối với phiền não cứng chắc sinh ái đã có, ta nhớ nghó sự ghét bỏ thức ăn uống như thế. Hoặc ăn quá lượng, vì duyên nơi quá lượng, nên đối với phiền não cứng chắc sinh ghét bỏ: Ta không nhớ nghó đến thức ăn uống quá lượng như thế. Nếu Tỳ-kheo biết đủ, khéo suy nghó, lường thức ăn, lìa bỏ phiền não yêu, ghét cứng chắc, gọi là lìa bỏ sự yêu, ghét cứng chắc. Hỏi: Thế nào là không cầu lợi? Đáp: Nếu không cho thức ăn thô sơ là đủ, mà ăn nhiều, thèm vị, tham vị, siêng mưu cầu, trông mong thức ăn uống, gọi là cầu lợi. Nếu Tỳ-kheo dùng thức ăn không ngon, cho là đủ, lượng sức mà ăn không thèm vị, không tham vị, không siêng mong cầu, không hy vọng về ăn uống, gọi là không cầu lợi. Sức siêng năng là sao? Đáp: Nếu nghó rằng: Ăn thức ăn ấy, ta vì muốn cho thân siêng năng, tinh tiến, tự cố gắng, gọi là sức siêng năng. Hỏi: Thế nào là hạnh vui? Đáp: Nếu khi đói, vì duyên đói, nên sinh khổ thọ của thân, tâm. nếu ăn quá độ, vì duyên quá độ, nên sinh ra khổ thọ cho thân, tâm, gọi là hạnh không vui. Nếu Tỳ-kheo biết đủ, khéo so lường mà ăn, thì không có gì không vui, gọi là hạnh vui. Siêng năng, tinh tiến không thùy miên là sao? Đáp: Nếu Tỳ-kheo, vào ban ngày, ngồi kiết già, tư duy, hoặc kinh hành, tâm lìa pháp chướng ngại. Đầu hôm hoặc kinh hành, hoặc tư duy, tâm lìa pháp chướng ngại. Nửa đêm, nằm trên giường, nghiêng hông bên phải, xếp chân lại mà ngủ, chỉ nghó tưởng tỉnh giác. Gần sáng, nếu tư duy kinh hành, thì tâm sẽ lìa pháp chướng ngại, gọi là siêng năng tinh tiến không thùy miên. Hỏi: Thế nào là lìa pháp chướng ngại? Đáp: Pháp chướng ngại, chính là năm cái. Như Phật nói năm cái là phiền não của tâm, gây tổn hại pháp trí huệ. Lại như Đức Phật kế nói tiếp: Nếu người xuất gia, tại gia bị năm cái che lấp tâm, hoặc tự biết nghĩa, hoặc biết nghĩa của người hoặc biết nghĩa của mình, người khác, nếu vượt qua nhân, pháp, nếu lìa dục, tri kiến thêm tinh tiến, nếu biết, nếu thấy, thì không có việc đó. Năm cái ngăn ngại pháp thiện, ràng buộc, nhiễm ô, sinh khởi kiết sử, nên gọi chướng ngại. Nếu tu hành thanh tịnh, trừ bỏ pháp chướng ngại, trắng trong, sáng tỏ gọi là lìa pháp chướng ngại. Dứt năm cái là sao? Đáp: Lìa bỏ, dứt trừ, gọi là dứt năm cái. Sao nói là cấu uế của tâm? Đáp: Năm cái là phiền não cấu bẩn, không sáng suốt của tâm, gọi là cấu uế của tâm. Hỏi: Thế nào là tổn hại pháp trí huệ? Đáp: Năm cái che lấp tâm, làm cho sức huệ yếu kém, gọi là gây tổn hại pháp trí huệ. Lìa pháp dục ác bất thiện là gì? Đáp: Dục, là năm dục. Lại nữa, trần (cảnh) không phải dục, trong pháp của bậc Thánh gọi là Cầu- na. Nếu tưởng nhớ, chấp mắc, thì đấy là dục, như Đức Phật đã nói: Các thứ sắc, phi dục Chúng sinh tưởng dục nhiễm Sắc thế gian thường trú Người sức mạnh lìa nhiễm. Nếu trong năm dục này, tham chồng chất tham, có thể chịu trói buộc, chấp mắc, gọi là dục. Hỏi: Thế nào là pháp ác bất thiện? Đáp: Hành vi ác của thân, miệng, ý, gọi là pháp ác bất thiện. Lại nữa, mười nghiệp đạo bất thiện, gọi là pháp ác bất thiện. Lại nữa, pháp tương ưng của căn bất thiện, căn bất thiện đã khởi, không có duyên, chẳng phải pháp thọ, gọi là pháp ác bất thiện. Lại nữa, tham dục, giận dữ, ngu si, phẫn nộ, oán thù, ngờ vực, nói dối, ganh ghét, keo kiệt, bủn xỉn, dua nịnh, lừa dối, che giấu sự xấu ác, không có hổ, không có thẹn, tự cao, tự đại, kiện tụng và ngã mạn v.v…, gọi là pháp ác bất thiện. Lại nữa, tà kiến, tà giác, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tiến, tà niệm, tà định, tà giải thoát, tà trí, và ngoài ra thuận theo tà pháp, gọi là pháp ác bất thiện. Như thế, pháp dục ác bất thiện, nếu xa lìa, không tiếp cận, không lẫn lộn, tịnh thuần túy ở chỗ riêng lẻ, gọi là xa lìa pháp dục ác bất thiện. Có giác, có quán là sao? Đáp: Nếu thực hành giác, quán thì nói là có giác, có quán. Hỏi: Thế nào là ly sinh hỷ lạc? Đáp: Nếu lìa pháp dục ác bất thiện, sinh mừng vui, gọi là ly sinh hỷ lạc. Thành tựu hạnh Sơ thiền là sao? Đáp: Sơ thiền có năm chi: giác, quán, hỷ, lạc, nhất tâm. Hỏi: Thế nào là giác? Đáp: Giác thêm nữa, giác rốt ráo, các pháp được nghó nhớ sáng suốt, dẫn đến tâm tư duy, gọi là giác. Quán là gì? Đáp: Tâm hành thuận hành vi hành, tâm quán vi tế, tâm chuyển biến vi tế, gọi là quán. Hỏi: Thế nào là hỷ? Đáp: Vui mừng hiện rõ nơi thân, gọi là hỷ. Lạc là sao? Đáp: Tâm nhẫn thọ vui, ý tiếp xúc với lạc thọ, gọi là lạc. Hỏi: Thế nào là nhất tâm? Đáp: Tâm trụ, chính trụ, gọi là nhất tâm. Năm chi này được gọi là Sơ thiền. Sao nói là sơ? Đáp: Nếu bốn thiền này, do trình tự thuận, không trái nghịch, do trình tự nhập môn định thì thiền này là khởi đầu, đây là sơ. Đây là một, gọi là sơ. Sao nói là thiền? Đáp: nghĩa là từ bỏ cấu uế của tâm, từ bỏ thích đáng, duyên nơi xả, nói là thiền. Lại nữa, phiền não chưa dứt, có thể dứt, gọi là thiền. Lại nữa, phiền não dứt rồi, được hạnh vui hiện đời, gọi là thiền. Lại nữa, pháp thiện như thế, được thành tựu, nhập thiền sáng rõ, đầy đặn, thanh tịnh, gọi là thiền. Lại nữa, định như thế, trụ ở nghĩa mầu nhiệm sâu xa, chỉ duyên theo trí huệ, gọi là thiền. Lại nữa, người tu hành, thức hành giác, quán, ý mừng, tâm định, như người tu hành, nếu thọ, tưởng, tư duy nhận biết, quán, kiến huệ giải thoát, không có si, thuận với tín, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, khinh an, tín, dục, tâm niệm không buông lung, từ bỏ giới ý, giới ý thức và các tùy sắc khác, gọi là thiền. Lại nữa, tùy pháp không phải thiền, là pháp tùy thiền. Nếu tâm trụ, chính trụ, thì tâm này gọi là thiền. Được định như thế rồi, gìn giữ oai nghi, trụ nơi hạnh, hạnh vi tế, gọi là thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu thân Tỳ-kheo ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân này đều ly sinh hỷ lạc, thì sự thấm nhầun sẽ đầy khắp, không có giảm ít, như thầy khéo tắm gội, đệ chết của thầy khéo tắm gội, đựng trong bồn, dùng nước rưới rồi, đập vỗ điều hòa, do đập vỗ này, sự thấm nhuần đầy khắp, không khô, không ướt, trong ngoài đều nhuận hòa. Như thế, Tỳ-kheo thân này, ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Hỏi: Thế nào là nhuần? Thế nào là thấm? Khắp là gì? Đầy đủ là thế nào? Đáp: Như lúc Tỳ-kheo trụ thiền, ly sinh hỷ lạc, sơ sinh, chính sinh, khởi chính khởi, xúc chứng, thân ly sinh hỷ lạc, bấy giờ, gọi là thời điểm trụ thiền nơi sự thấm nhuần, ly sinh, hỷ lạc, triển khai dần hành vi tế, chưa thể rộng thêm, thân ly sinh hỷ lạc, lúc ấy, gọi là khi trụ thiền nơi sự thấm nhuần. Ly sinh hỷ lạc, có thể mở rộng thêm, chưa đến bờ kia. Thân ly sinh hỷ lạc, bấy giờ, gọi là thời điểm thiền trụ khắp, ly sinh hỷ lạc, có thể đến bờ bên kia. Ngang bằng với đây là nói thân ly sinh hỷ lạc, lúc ấy gọi là viên mãn. Như người làm ruộng, đầu tiên, dẫn nước vào đất ruộng, mới thấm ướt, gọi là nhuần, nhuần nhuyễn rồi, nước lan dần, chảy đi yếu, chưa thể lan rộng thêm, gọi là thấm. Thấm rồi, nước càng thấm rộng thêm dần, chưa đến bên kia bờ, gọi là khắp. Khắp rồi, khi nước tràn đến bờ bên kia, thì hầu hết chỗ cao thấp đều tràn đầy. Lúc tràn đầy, nước lại ứ đọng ở chỗ mở ra, gọi là đầy. Tỳ-kheo cũng như thế, lúc trụ thiền, ly sinh, hỷ lạc, sơ sinh, chính sinh, khởi, chính khởi, xúc chứng, thân ly sinh hỷ lạc, bấy giờ gọi là nhuần. Ly sinh hỷ lạc, triển khai dần hành vi tế, chưa có thể lan rộng thêm, thân ly sinh hỷ lạc, lúc ấy, gọi là thấm. Ly sinh hỷ lạc có thể lan rộng thêm, chưa đến bờ bên kia, thân ly sinh hỷ lạc, khi ấy gọi là khắp. Ly sinh hỷ lạc, có thể đến bờ bên kia, đều nói là ly sinh hỷ lạc, lúc bấy giờ gọi là thân đầy đủ. Lại nữa, sự thấm nhuần đầy khắp, các câu như thế, nghĩa là một nhưng tên thì khác, như Đức Phật nói: Sao gọi là giác? Nếu giác, lại giác, rốt ráo giác, các pháp đã nghó nhớ, sáng suốt tiến đến tâm tư duy về ngữ, gọi là giác. Các Tỳ-kheo, nghĩa này không nên nói như thế, vì giác khác, lại giác khác, rốt ráo giác khác, các pháp đã nghó nhớ khác, sáng suốt tiến đến khác, tâm tư duy về ngữ khác. Các câu như giác, nghĩa là một nhưng tên thì khác. Sự thấm nhuần đầy khắp cũng như thế, nghĩa là một nhưng tên thì khác. Như Tỳ-kheo tu tâm từ, giải khắp phương Đông, phương Nam, Tây, Bắc, bốn hướng trên, dưới, tâm từ rộng khắp, không có khác, vô lượng, không oán, không giận, giải khắp hành vi của tất cả thế gian. Bấy giờ, dùng chúng sinh làm cảnh giới. Như thế, Tỳ-kheo thân ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, lúc ấy dùng thân làm cảnh giới, không nên nói như thế. Như Tỳ-kheo, nên tư duy hành vô thường, lìa dục, pháp bất thiện có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, tức là ly sinh hỷ lạc, thêm đầy khắp. Thân được ly sinh hỷ lạc rồi, trừ thân nung đốt, tâm nung đốt, thân ấm, tâm ấm, thân nóng, tâm nóng, thân đốt, tâm đốt, thân cháy, tâm cháy, thân ác, tâm ác, thân không vui, tâm không vui, thân không điều hòa, tâm không điều hòa, thân không nhẹ nhàng, tâm không nhẹ nhàng, thân không ấm, tâm không ấm, thân không trừ, tâm không trừ. Như Tỳ-kheo, trừ nung đốt thân, nung đốt tâm, cho đến thân không trừ, tâm không trừ rồi, được thân không nung đốt, không ấm không nóng, không đốt, không cháy, được niềm vui, thì sẽ không có phiền não cứng chắc, không cầu lợi, với sức siêng năng, hạnh vui, đều gọi là ly sinh hỷ lạc đầy khắp thân. Hỏi: Thế nào là diệt giác quán? Đáp: Nếu giác quán vắng lặng, chính vắng lặng, diệt mất, trừ bỏ, gọi là diệt giác quán. Tịnh tín nội là sao? Đáp: Nội có chính tín, tín thù thắng sinh, thành tựu đầy đủ, gọi là tịnh tín nội. Hỏi: Thế nào là nhất tâm? Đáp: Tâm trụ riêng, trụ chính đáng, ở chỗ một mình thích đáng, nhập định, gọi là nhất tâm. Không có giác, không có quán là sao? Đáp: Nếu dứt trừ giác, quán rồi, tâm định, vui mừng, thành tựu đầy đủ, gọi là không có giác, không có quán. Hỏi: Thế nào là định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền? Hỏi: Thế nào là Nhị thiền? Đáp: Nhị thiền có bốn chi: Tịnh tín nội, hỷ, lạc, nhất tâm. Tịnh tín nội là sao? Đáp: Nếu Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo tư duy, giác quán thô, giác quán của Ngã thô, tịnh tín nội vắng lặng vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy, giác quán thô rồi, giác quán vắng lặng, vắng lặng thích đáng, xả diệt, trừ hết, giác quán vắng lặng, chính vắng lặng, xả diệt mất trừ hết rồi, tịnh tín nội thành tựu đầy đủ, gọi là tịnh tín nội. Như Tỳ-kheo, hoặc dùng hạnh, hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc phương tiện, nếu chuyên tâm, nếu tư duy, nếu xúc lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như hạnh Tỳ-kheo, nếu thọ giáo, cho đến gần gũi, thường tu học rồi, tâm hướng đến sự vắng lặng, vắng lặng tôn thượng, nghiêm hướng về vắng lặng, tâm hướng vắng lặng, vắng lặng tôn thượng, nghiêm hướng về vắng lặng rồi, giác quán vắng lặng, sự vắng lặng thích đáng, diệt trừ tận, giác quán vắng lặng, chính vắng lặng, diệt trừ tận rồi, tín nội tịnh sinh, thành tựu đầy đủ, gọi là tịnh tín nội. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy, giác quán là pháp thô, diệt pháp thô, tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh gọi là tín nội tịnh. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy, giác quán là pháp thô, lìa pháp thô, tâm trắng trong, tâm trắng trong gọi là tín nội tịnh. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy, giác quán là pháp thô, trừ bỏ pháp thô, tâm sáng tỏ, tâm sáng tỏ gọi là tịnh tín nội. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy, giác quán là pháp thô, địa không có giác, không có quán, vắng lặng, tốt đẹp vượt hơn, gọi là tịnh tín nội. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy có giác, quán, tâm họ không mềm mỏng, không điều hòa, không thanh tịnh, không trắng trong, không sáng rõ. Không giác, quán, tâm họ mềm mỏng, điều hòa, thanh tịnh, trong sáng. Tâm Tỳ-kheo mềm mỏng, cho đến sáng rõ, gọi là tịnh tín nội. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy không có giác, không có quán, tâm hỷ, tâm định, như người tu hành, nếu tín nhập, tín rốt ráo, nhập tín, thắng tín, thuần tín, tâm tín, gọi là tịnh tín nội. Sao nói là hỷ? Đáp: Như người tu hành hoan hỷ, hớn hở, gọi là hỷ. Sao nói là lạc? Đáp: Như người tu hành, tâm thọ nhận niềm tin vui, tiếp xúc với lạc thọ, gọi là lạc. Sao nói là nhất tâm? Như người tu hành, tâm tin chính tín, gọi là nhất tâm. Bốn chi như thế gọi là Nhị thiền. Sao nói là Nhị? Đáp: Như trình tự của Tứ thiền thuận, không trái nghịch, do trình tự nhập hạnh định, hai và ban đầu không có trung gian, nên nói là Nhị. Sao nói là Thiền? Đáp: Thiền, là tâm bỏ cấu uế, chính xả, duyên xả, gọi là thiền. Cho đến lại nữa, ý hành không có giác, quán, tâm hỷ định, như người tu hành, nếu thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, cho đến chỗ tùy sắc khác, gọi là Thiền. Lại nữa, tùy pháp không phải thiền là pháp tùy thiền. Nếu tâm trụ, chính trụ gọi là Thiền. Được định này rồi, gìn giữ oai nghi, trụ hạnh, hạnh vi tế, gọi là thành tựu hạnh Nhị thiền. Nếu Tỳ-kheo định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân này đều định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, như hồ nước lớn, do núi bao quanh, nước từ đáy hồ vọt lên, không từ phương Đông, phương Nam, Tây Bắc đến. Tự từ đáy hồ vọt ra, sự thấm nhuần của hồ nước này đầy khắp, không có giảm ít. Như thế, Tỳ-kheo, thân định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp không có giảm ít. Hỏi: Thế nào là nhuần? Thế nào là thấm? Khắp là gì? Đầy đủ là gì? Đáp: Như Tỳ-kheo lúc trụ thiền, thân định sinh hỷ lạc, sinh chính, sinh khởi, chính khởi, xúc chứng, thân định sinh hỷ lạc, bấy giờ gọi là thời điểm trụ thiền nơi nhuần. Định sinh hỷ lạc, mở ra dần hạnh vi tế, chưa có thể rộng thêm. Thân định sinh hỷ lạc, lúc ấy gọi là thấm, là thời điểm trụ ở thiền. Thân định sinh hỷ lạc, có thể rộng thêm, chưa đến bờ kia, định sinh hỷ lạc, bấy giờ gọi là thời điểm trụ thiền khắp. Định sinh hỷ lạc, có thể đến bờ bên kia, đến ngang đây gọi là định sinh hỷ lạc, khi đó gọi là thân đầy đủ. Như người nông phu, đầu tiên, dùng nước tưới ruộng, bắt đầu thấm nhuần, bấy giờ gọi là nhuần. Nhuần rồi, nước mở ra dần chuyển vận yếu ớt, chưa thể phát rộng thêm, lúc ấy gọi là thấm. Thấm rồi, nước bèn phát triển rộng thêm, chưa đến bờ kia, khi đó gọi là khắp. Khắp rồi, nước chảy đến đất của bờ kia, tất cả chỗ cao thấp đều tràn đầy. Lúc này, nước sẽ ứ đọng lại ở chỗ mở ra, gọi là đầy đủ. Tỳ-kheo cũng như thế. Khi trụ thiền, thân định sinh hỷ lạc, sinh chính, sinh khởi, chính khởi, xúc chứng, thiền định sinh hỷ lạc, bấy giờ gọi là nhuần, cho đến khi trụ thiền, định sinh hỷ lạc, có thể đến bờ bên kia, ngang đây gọi là định sinh hỷ lạc, khi ấy gọi là thân đầy đủ. Lại nữa, sự thấm nhuần đầy khắp, các câu như thế nghĩa là một, nhưng tên thì khác, như Đức Phật đã nói: Thế nào là xúc? Duyên mắt, duyên sắc, sinh nhãn thức, ba pháp hòa hợp sinh xúc, mắt không phải va chạm, sắc không phải xúc chạm. Nếu pháp này cùng, hòa hợp gom nhóm gọi là xúc. Các Tỳ-kheo, về nghĩa này không nên nói như thế, vì chung khác, hòa hợp khác, tập khác, tụ khác, các câu như thế, nghĩa là một, nhưng tên gọi thì khác. Sự thấm nhuần đầy khắp cũng giống như thế, nghĩa là một, nhưng tên gọi thì khác. Chẳng hạn như Tỳ-kheo tu bi, giải khắp phương Đông, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên dưới, tâm bi rộng khắp, không có khác, vô lượng, không thù oán, không giận dữ, giải khắp hạnh của tất cả thế gian. Bấy giờ, lấy chúng sinh làm cảnh giới. Lúc Tỳ-kheo trụ thiền, thân định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, dùng thân làm cảnh giới, không nên nói như thế. Như Tỳ-kheo, nên tư duy khổ hạnh, diệt giác quán, tín tâm nội tịnh, chỗ riêng không có giác, quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền, tức là định sinh hỷ lạc, thân đầy khắp. Được định sinh hỷ lạc rồi, trừ nung đốt thân nung đốt tâm, cho đến: Thân không trừ, tâm không trừ, được thân không nung đốt, không ấm, không nóng, không đốt, không cháy, được niềm vui, sẽ không có phiền não cứng chắc, không cầu lợi, với sức siêng năng ưa thích tu hành, ngang đây gọi là định sinh hỷ lạc đầy khắp thân. Hỏi: Thế nào là ly? Đáp: Là diệt trừ hết hỷ, nói là ly? Hạnh xả là sao? Đáp: nghĩa là xả chung định, được chính được, gìn giữ oai nghi, trụ hạnh, hạnh vi tế, gọi là hạnh xả. Hỏi: Thế nào là niệm chính trí? Đáp: Niệm chính trí thành tựu, gọi là niệm chính trí. Thân thọ vui là sao? Đáp: Vui, là nhẫn vui, lạc thọ của xúc ý, gọi là niềm vui. Niềm vui này là thân thọ nhận chính thọ, thọ vì duyên thọ, dùng thân nào thọ nhận? Thân ý thọ nhận, gọi là thân thọ vui. Hỏi: Thế nào là như sự mở bày của các bậc Thánh? Đáp: Bậc Thánh, nghĩa là Phật và Thanh văn, biết pháp thiện của địa mình là hạnh vui hiện đời, nhập định, xuất định rồi, bảo cho biết rõ, giáo hóa, lưu hành, mở bày, giảng nói, phân biệt, hiển hiện, đó gọi là như hạnh giải, xả niệm lạc của các bậc Thánh. Thành tựu hạnh Tam thiền là sao? Đáp: Tam thiền có năm chi: xả vị chung, niệm, chính trí, không có hỷ lạc, nhất tâm. Hỏi: Thế nào là xả vị chung? Như Tỳ-kheo diệt giác, quán, tâm xúc tín nội tịnh, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Như Tỳ- kheo quán hỷ thô, tâm hỷ thô của ta, hớn hở, xả vị chung, vắng lặng vượt hơn. Như Tỳ-kheo quán hỷ thô, hỷ vắng lặng, chính vắng lặng, diệt mất trừ hết. Hỷ vắng lặng, vắng lặng chính đáng, diệt mất trừ hết rồi, xả vị chung sinh, chính sinh, khởi, chính khởi, thành tựu đầy đủ, gọi là xả vị chung. Như Tỳ-kheo, nếu thực hành, cho đến xúc diệt giác, quán xúc, tâm tín tịnh bên trong, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Như Tỳ-kheo, thực hành cho đến xúc gần gũi, chính gần gũi, thường tu học. Như Tỳ-kheo, thực hành cho đến xúc gần gũi, chính gần gũi, thường tu học rồi, tâm hướng đến cảnh vắng lặng, tâm hướng đến cảnh vắng lặng rồi, vắng lặng lên trên hết, vắng lặng trên hết rồi, hướng thiên về vắng lặng, hướng thiên về vắng lặng rồi, hỷ vắng lặng, chính vắng lặng, diệt mất trừ hết. Hỷ vắng lặng, chính vắng lặng, diệt, mất, trừ hết rồi, xả vị chung, sinh chính, sinh khởi, chính khởi, thành tựu đầy đủ, gọi là xả vị chung. Lại nữa, Tỳ-kheo lìa hỷ lạc, tu không có hỷ, định của vị chung, như người tu hành xả, tâm xả vượt hơn, điều hòa chính quán, điều phục tâm không tạo tác, chẳng phải thọ, gọi là xả vị chung. Hỏi: Thế nào là niệm? Người tu hành nghó, nhớ lại, gọi là niệm. chính trí là sao? Như phương tiện giải thoát của trí kiến người tu hành, gọi là chính trí. Hỏi: Vì sao không có hỷ lạc? Như người tu hành với tâm không thọ nhận xúc ý khổ, vui, bất khổ bất lạc thọ, gọi là không có hỷ lạc. Nhất tâm là gì? Như người tu hành tâm trụ chính trụ, gọi là nhất tâm. Năm chi như thế, gọi là Tam thiền. Sao nói là ba? Đáp: Như trình tự của Tứ thiền, thuận theo, không trái, do trình tự nhập định, hành ba và hai, không có trung gian, nên gọi là ba. Hỏi: Thế nào là Thiền? Đáp: Từ bỏ cấu uế của tâm, chính xả, duyên xả, gọi là Thiền, cho đến: Lại nữa, ly hỷ lạc, tu không có hỷ, định của vị chung, như người tu hành thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, cho đến: và tùy sắc khác, gọi là Thiền. Lại nữa, tùy pháp không phải thiền, là tùy pháp thiền, nếu tâm trụ, chính trụ, gọi là thiền. Được định này, gìn giữ giới hạnh vi tế của oai nghi, đi, đứng, gọi là thành tựu hạnh Tam thiền. Tỳ-kheo như thân không có hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, như ao Ưu- bát-la, ao Bát-đầu-ma, ao Câu-vật-đầu, ao Phân-đà-lợi, hoa từ bùn mọc lên, chưa thể ra khỏi nước. Đóa hoa này hoặc rễ, hoặc đầu, nước thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Như thế, thân Tỳ-kheo không có hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Nhuần là gì? Thế nào là thấm? Đầy đủ là thế nào? Khắp là thế nào? Đáp: Như Tỳ-kheo khi trụ thiền không có hỷ lạc, mới sinh chính, sinh khởi, chính khởi, xúc chứng. Như khi Tỳ-kheo trụ thiền, thân không có hỷ lạc, bấy giờ, gọi là nhuần, cho đến khi trụ thiền, không có hỷ lạc, có thể đến bờ bên kia, đến mức ấy gọi là không có hỷ lạc, khi đó gọi là thân đầy, như nông phu, đầu tiên lấy nước tưới lên đất ruộng, mới nhuận, bấy giờ, gọi là nhuần nhuyễn làm đất nhuần rồi, nước mở ra dần, chuyển vận yếu, chưa có thể lan rộng thêm, lúc ấy, gọi là thấm. Thấm thấu rồi, nước bèn lan rộng thêm, chưa đến bờ kia. Khi đó gọi là khắp, khắp rồi, nước lan rộng, đến đất bên kia bờ, tất cả chỗ hơn kém đều tràn đầy, lúc này, nước ứ đọng trở lại ở chỗ mở ra, như chỗ xả nước của nhà nông, đến ngang đây gọi là đầy đủ. Tỳ-kheo cũng như thế, lúc trụ thiền, thân không có hỷ lạc, sinh chính, sinh khởi, chính khởi, xúc chứng, thân không có hỷ lạc. Bấy giờ, gọi là nhuần, cho tới khi trụ thiền không có hỷ lạc, sẽ đến bờ bên kia, ngang đây gọi là không có hỷ lạc, khi đó gọi là thân đầy đủ. Lại nữa, sự thấm nhuần đầy khắp, các câu như thế, nghĩa là một, nhưng tên thì khác. Như Đức Phật đã nói: Pháp khổ Thánh đế này, chưa từng nghe, tự tư duy, sinh trí, sinh nhãn, sinh giác, sinh minh, sinh thông, sinh huệ, sinh giải. Các Tỳ-kheo không nên nói như thế, vì trí khác, nhãn khác, giác khác, minh khác, thông khác, huệ khác, giải khác. Như các câu này, về nghĩa là một, nhưng danh thì khác. Sự thấm nhuần đầy khắp, cũng giống như thế, nghĩa là một, mà tên khác. Như Tỳ-kheo tu tâm hỷ, giải khắp phương Đông, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên, dưới, tâm hỷ rộng khắp, không có khác, vô lượng, không có oán thù, không giận dữ, giải khắp hạnh nơi tất cả thế gian. Bấy giờ, dùng chúng sinh làm cảnh giới. Lúc Tỳ-kheo trụ thiền, thân không vui mừng, sự thấm nhuần đầy khắp, dùng thân làm cảnh giới. Không nên nói như vậy. Như Tỳ-kheo, nên tư duy pháp vô ngã, lìa hạnh hỷ, xả, niệm thân vui của chính trí, như hạnh giải xả niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền, bèn không có sự vui mừng đầy thân, được không có vui mừng rồi, trừ nung đốt thân, nung đốt tâm, cho đến thân không trừ, tâm không trừ. Như Tỳ-kheo, trừ nung đốt thân, nung đốt tâm, cho đến thân không trừ, tâm không trừ rồi, được thân không nung đốt, cho đến không cháy, được tâm không nung đốt, cho đến không cháy, được niềm vui, không có phiền não cứng chắc, không cầu lợi, siêng năng cố gắng thực hành hạnh vui, ngang đây có hỷ lạc đầy khắp thân. Hỏi: Thế nào là dứt khổ, vui? Đáp: Như Tỳ-kheo dứt khổ vui, gọi là dứt. Vì sao trước diệt ưu, hỷ? Đáp: Như Tỳ-kheo đã diệt nỗi lo, mừng, vắng lặng, chính vắng lặng, gọi là trước diệt ưu, hỷ. Bất khổ bất lạc xả là gì? Đáp: Như Phật bảo Xá-lợi-phất: Như bậc Thánh lìa pháp dục ác bất thiện, thành tựu hạnh hỷ, bấy giờ không có năm pháp: Hỷ lạc nối tiếp với dục nhiễm, Khổ ưu nối tiếp với dục nhiễm. Hỷ lạc bất thiện chung. Khổ ưu bất thiện chung. Khổ ưu thiện chung. Xá-lợi-phất! Như bậc Thánh đã lìa pháp dục ác bất thiện, thành tựu hạnh hỷ. Năm pháp như thế tận, không như bậc Thánh lìa pháp dục ác bất thiện, được thành tựu hạnh hỷ. Hỷ lạc nối tiếp với dục nhiễm, cho đến chung với khổ ưu thiện. Bấy giờ, đã diệt và lạc ưu thiện chung khác cũng diệt, nói là nhập đệ Tứ thiền. Hỏi: Thế nào là đệ Tứ thiền? Đáp: Đệ Tứ thiền có bốn chi: Bất khổ bất lạc xả, niệm, tịnh, nhất tâm. Bất khổ bất lạc xả là sao? Như hạnh lìa hỷ xả của Tỳ-kheo, niệm thân chính trí, thọ vui, như hạnh giải xả niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền. Như Tỳ-kheo quán tâm thô không có hỷ lạc, cũng có tạo tác, nếu bất khổ bất lạc xả, sự vắng lặng vượt hơn, quán không có hỷ lạc, thô, không có hỷ lạc vắng lặng, chính vắng lặng, diệt mất trừ hết rồi, bất khổ bất lạc xả sinh chính, sinh khởi, chính khởi thành tựu đầy đủ, gọi là bất khổ bất lạc xả. Như Tỳ-kheo, nếu hành cho đến xúc lìa hạnh hỷ, xả, niệm, chính trí thân thọ vui, như hạnh giải xả niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền. Như hạnh Tỳ-kheo, cho đến xúc gần gũi, thường tu học rồi, hướng đến sự vắng lặng rồi, hướng đến sự vắng lặng tôn thượng của sự vắng lặng tôn thượng, nghiêng hướng nơi vắng lặng, nghiêng hướng nơi vắng lặng rồi, không có hỷ lạc vắng lặng, không có hỷ lạc, vắng lặng, diệt mất, trừ hết rồi, bất khổ bất lạc xả, sinh chính sinh khởi, chính khởi, thành tựu đầy đủ, gọi là bất khổ bất lạc xả. Lại nữa, Tỳ-kheo dù không có hỷ lạc, nhưng tu định bất khổ bất lạc xả, như thân tâm của người tu hành, không chịu thọ nhận khổ, vui, xúc nhãn bất khổ bất lạc thọ, cho đến xúc ý bất khổ bất lạc thọ, gọi là bất khổ bất lạc xả. Hỏi: Thế nào là niệm? Như niệm nghó nhớ của người tu hành, gọi là niệm? Hỏi: Thế nào là tịnh? Như niệm của người tu hành lìa dục nhiễm, được thanh tịnh, lìa pháp ác bất thiện, được thanh tịnh, lìa giác, thanh tịnh, lìa quán, thanh tịnh, lìa hỷ, thanh tịnh, lìa lạc, thanh tịnh, lìa khổ, thanh tịnh, lìa ưu thanh tịnh và xa lìa pháp phiền não khác, thanh tịnh, gọi là tịnh. Nhất tâm là sao? Như người tu hành, nếu tâm trụ, chính trụ, gọi là nhất tâm. Bốn chi này được gọi là đệ Tứ thiền. Sao nói là Tứ thiền? Đáp: Thuận theo trình tự, không trái, dùng trình tự nhập định, hành bốn và ba, không có trung gian, gọi là bốn. Sao nói là Thiền? Đáp: Xả bỏ cấu uế của tâm, chính xả, duyên xả, gọi là thiền. Cho đến “Lại nữa, lìa không có hỷ lạc, tu định bất khổ bất lạc xả”. Như thọ, tưởng, tư, xúc tư duy của người tu hành, cho đến “Và pháp khác tùy sắc, gọi là Thiền”. Lại nữa, tùy pháp không phải thiền, là pháp tu thiền, tâm trụ, chính trụ, đó gọi là thiền. Được định như thế, gìn giữ hạnh vi tế oai nghi khi đi, đứng, gọi là thành tựu hạnh Tứ thiền. Như Tỳ-kheo tu thanh tịnh, với tâm sâu xa, hạnh giải khắp của thân, không chỗ nào không khắp, như người nam, người nữ mặc áo trắng sạch, trên, dưới đầy đủ, từ đầu đến chân, từ chân lên đến đầu, không chỗ nào không khắp. Tỳ-kheo cũng thế, tu tâm thanh tịnh, hạnh giải khắp thân, không chỗ nào không khắp. Tỳ-kheo nhập đệ Tứ thiền, tâm không cao, không thấp, không ghét, không yêu, định trụ không lay động. Giống như trong tịnh thất, sửa sang vách đất, cửa cái, cửa sổ trong, ngoài đều đóng, không có gió, bụi. Đốt cây đèn dầu ở trong tịnh thất ấy, nếu nhân, phi nhân, hoặc gió, hoặc chim, không có ai chạm đến. Ngọn lửa đèn cháy không cao, không thấp, không nghiêng, không cong, định trụ không động. Tỳ-kheo nhập đệ Tứ thiền cũng giống như thế, tâm không cao, không thấp, cho đến trụ định không động. Tâm cao là gì? Đáp: Tâm tương ưng với trạo cử gọi là tâm cao. Hỏi: Thế nào là tâm thấp? Đáp: Tâm tương ưng với biếng nhác, gọi là tâm thấp. Lại nữa, tâm tương ưng với bảy thứ mạn, gọi là tâm cao. Tâm cùng tương ưng với ngã, gọi là tâm thấp. Tâm ái là sao? Đáp: Tâm tương ưng với nhiễm, gọi là tâm ái. Hỏi: Thế nào là tâm ghét? Đáp: Tâm tương ưng với giận dữ, gọi là tâm ghét. Trong bốn thiền này, tâm không tương ưng với trạo cử, không trạo cử, cho đến không tương ưng với giận dữ, gọi là không cao, không thấp, không ghét, không yêu. Hỏi: Thế nào là trụ? Đáp: Nếu tâm trụ, chính trụ định ở chỗ riêng một mình, gọi là trụ. Chỗ không lay động là sao? Đáp: Không lay động, gọi là đệ Tứ thiền. Như Đức Phật nói: “Ưu- đà-di! Nếu Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện, có giác có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, ta nói là động”. Ở đây có động nào? nghĩa là giác quán chẳng diệt. Nếu Tỳ-kheo diệt giác quán, nội tịnh tín, nhất tâm, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền, ta nói là động. Ở đây có động nào? nghĩa là hỷ chưa diệt. Nếu Tỳ-kheo, với hạnh lìa hỷ, xả niệm, chính trí thân thọ vui, như hạnh giải xả niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền, ta nói là động. Ở đây có động nào? nghĩa là xả lạc chưa diệt. Nếu Tỳ-kheo dứt khổ, vui, trước diệt ưu, hỷ, bất khổ bất lạc xả, tâm tịnh, thành tựu hạnh Tứ thiền, ta nói là bất động. Nếu Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện, nhập Sơ thiền, xuất Sơ thiền nhập Nhị thiền, xuất Nhị thiền nhập Tam thiền, xuất Tam thiền khởi nhập Tứ thiền, gọi là đến chỗ không lay động. Tỳ-kheo, tu học Tứ thiền như thế, muốn chứng pháp thông, tùy tâm muốn gì thì sẽ chứng được, tự tại vô ngại. Như ở chỗ bằng phẳng giữa ngã tư đường, có người điều khiển xe tứ mã, có người khéo chế ngự, tùy ý tự tại. Như thế, Tỳ-kheo gần gũi Tứ thiền, thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, tùy tâm liền được tự tại vô ngại, như chiếc bình đựng nước cứng chắc, dùng đựng đầy nước sạch để uống, tùy người lấy dùng, như ý tự tại. Như thế, Tỳ-kheo gần gũi Tứ thiền, thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, tùy tâm mình muốn, tự tại vô ngại, như hồ, suối, ngăn chận nước đầy tràn để uống, tùy người quyết định dùng, như ý tự tại. Cũng thế, Tỳ-kheo gần gũi Tứ thiền, thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, tùy tâm mình muốn, liền sẽ chứng được tự tại vô ngại. Nếu Tỳ-kheo muốn dùng thần túc để làm rung chuyển mặt đất, có thể dùng một làm nhiều, dùng nhiều làm một, cho đến thân Phạm thiên được tự tại, tùy chỗ muốn nhập. Nếu muốn thọ nhận thiên nhó thanh tịnh hơn người, thì có thể nghe được hai thứ tiếng: tiếng nhân, và tiếng phi nhân, hễ muốn nhập pháp nào thì nhập. Nếu muốn biết chúng sinh khác, thì biết được tâm có dục, biết như thật có tâm dục, không có tâm dục, biết như thật không có tâm dục, hễ muốn nhập pháp nào thì nhập. Nếu muốn nhớ lại vô lượng thọ mạng đời trước, có thể nhớ một đời, cho đến thành tựu hạnh này, tùy chỗ có thể nhập. Nếu muốn thọ nhận thiên nhãn thanh tịnh hơn người, thì có thể thấy sự sinh chết của chúng sinh, cho đến như nghiệp chúng đã gây ra, tùy chỗ có thể nhập. Nếu muốn tâm hữu lậu, trở thành vô lậu, được tâm giải thoát, huệ giải thoát, hiện đời tự biết chứng, thành tựu hạnh: Đời sống của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không thọ thân sau, tùy chỗ có thể nhập. Như vậy, gần gũi bốn thiền, thường tu học, được quả báo như thế.  <卷>QUYỂN 15 <詞>Phẩm 10: PHẨM ĐẠO PHẨM THUỘC PHẦN PHI VẤN (phần một) Có người xuất thế, Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác đã nói các nhân, các môn, các đạo, các hướng đạo. Nay sẽ nhóm hợp các môn của đạo: Có một chi đạo, hai chi đạo, ba chi đạo, bốn chi đạo, năm chi đạo, sáu chi đạo, bảy chi đạo, tám chi đạo, chín chi đạo, mười chi đạo, mười một chi đạo. Hỏi: Thế nào là một chi đạo? Đáp: Thân niệm xứ gọi là một chi đạo. Hỏi: Thế nào là hai chi đạo? Đáp: Định, tuệ, gọi là hai chi đạo. Hỏi: Thế nào là ba chi đạo? Đáp: Định có giác có quán, định không có giác có quán, định không có giác không có quán. Định Không, định, Vô tướng, định Vô nguyện, gọi là ba chi đạo. Hỏi: Thế nào là bốn chi đạo? Đáp: Bốn niệm xứ, bốn chính dứt, bốn thần túc, bốn thiền, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn hướng đạo, định bốn tu, bốn dứt, gọi là bốn chi đạo. Năm chi đạo là gì? Đáp: Năm căn, năm lực, năm giải thoát nhập, năm cõi xuất, năm quán định, năm pháp sinh giải thoát, gọi là năm chi đạo. Hỏi: Thế nào là sáu chi đạo? Đáp: Sáu niệm, sáu hướng, sáu cõi xuất, sáu pháp minh phần, sáu pháp nhân vui thích, sáu chính giác không có hỷ, gọi là sáu chi đạo. Hỏi: Thế nào là bảy chi đạo? Đáp: Bảy giác, bảy tưởng, bảy pháp nhân duyên của định, gọi là bảy chi đạo. Hỏi: Thế nào là tám chi đạo? Đáp: Tám Thánh đạo, tám giải thoát, tám thắng nhập, gọi là tám chi đạo. Hỏi: Thế nào là chín chi đạo? Đáp: Chín diệt, chín định thứ đệ, chín tưởng, gọi là chín chi đạo. Mười chi đạo là gì? Đáp: Mười tưởng, mười pháp ngay thẳng, mười nhất thiết nhập, gọi là mười chi đạo. Hỏi: Thế nào là mười một chi đạo? Đáp: Mười một giải thoát nhập, gọi là mười một chi đạo. Sao nói là thân niệm xứ, một chi hướng đạo Niết-bàn? Đáp: nghĩa là nghó đến thân, dựa vào thân, dùng thân mới quán, gọi là thân niệm xứ, gần gũi niệm này, thường tu học, được quả Tu-đà- hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là thân niệm xứ, một chi hướng đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy thân vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận với niệm này, thường tu học được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đạo Niết-bàn. Lại nữa, thân Tỳ-kheo khổ não: ung nhọt, tên độc, bệnh tham vị, dựa vào duyên pháp hư hoại không nhất định, không viên mãn, có thể làm hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, thọ nhận duyên, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập. Như người thật, niệm nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy thân diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt, vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu nhập diệt. Thật sự người niệm nhớ nghó, gọi là thân niệm xứ. Thân cận với niệm này, thường tu học, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo đi biết vui đi, đứng biết vui đứng, ngồi biết vui ngồi, nằm biết vui nằm. Như thế, thân trụ vui. Như người thật niệm nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ, thân cận niệm này, thường tu học, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo đến, đi, co, duỗi, nên hành chính trí, cầm giữ y bát, ăn uống đúng pháp, dùng thuốc thang khi bệnh gầy ốm, trừ mỏi mệt, rất buồn ngủ, và đại tiểu tiện lợi, đi đứng, nằm ngồi, thức dậy, nói pháp, yên lặng, nên hành chính trí. Như người thật, niệm nhớ nghó, gọi là thân niệm xứ. Gần gũi niệm này, thường tu học, được quả Tu-đà- hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo, hơi thở ra dài, biết hơi thở ra dài, hơi thở vào dài, biết hơi thở vào dài, hơi thở ra ngắn, biết hơi thở ra ngắn, hơi thở vào ngắn, biết hơi thở vào ngắn. Như thợ quấn dây, học trò của thợ quấn dây, sợi dây dài, biết dây dài, dây ngắn, biết ngắn. Như thế, Tỳ-kheo, hơi thở ra dài, biết dài, hơi thở vào dài, biết dài, hơi thở ra ngắn, biết ngắn, hơi thở vào ngắn, biết ngắn. Như người thật niệm nhớ nghó, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học được quả Tu-đà- hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là thân niệm xứ, một chi hướng đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo, từ đầu đến chân đều là bất tịnh. Trong thân này có móng tay, răng, tóc, lông, da mỏng, da dày, thịt, gân, mạch, lá lách, thận, tim, phổi, chỗ cấu uế đại tiểu tiện, nước mắt, đàm dãi, mủ, máu, mở lá, não, mô, mồ hôi, xương tủy, như người mắt sạch thấy các thứ lúa thóc ở một cửa kho như mà, gạo đậu nhỏ, đậu ti, lúa mì to, nhỏ. Như thế, Tỳ-kheo quán trong thân này, từ đầu đến chân, đều là bất tịnh. Trong thân này, chỉ có móng tay, răng v.v… cho đến tủy xương. Như người thật, niệm nhớ nghó, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo quán bốn đại, thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại. Như người mỗ bò và học trò của ông ta mổ bò làm bốn phần, hoặc ngồi, hoặc đứng, quán sát bốn phần này. Như thế, Tỳ-kheo quán địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại của thân này. Quán các đại ấy, mỗi đại đều trái nhau. Có các đại này dựa vào thức ăn uống của đại bên ngoài, mà nuôi lớn, người ốm, yếu, không bền chắc, niệm niệm mài mòn, tiêu diệt, dừng trụ không lâu. Như người thật niệm nhớ nghó lại, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo như thế, quán thân này nhờ ăn mà trụ, nhờ ăn mà nuôi lớn, duyên ăn mà trụ, không có ăn thì không trụ, như lửa dựa vào củi, mà được cháy, không có củi thì sẽ tắt. Như thế, Tỳ-kheo quán thân này dựa vào ăn để trụ, dựa vào ăn nuôi lớn, nhờ ăn mà tồn tại, không có ăn, không tồn tại, như Đức Thế Tôn nói: Quán thân khổ gom nhóm Tất cả đều duyên ăn Nếu dứt trừ được ăn Thì không có các khổ. Như thế, biết lầm lỗi Do ăn mà có khổ Tỳ-kheo diệt ăn rồi Chắc chắn được Niết-bàn. Người có niệm nghó nhớ như thế, gọi là Thân niệm xứ. Gần gũi niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la- hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân đều là không, thảy là không, do niệm giải hành biết khắp, như tre, lau sậy đều là không, thảy là không, như thế Tỳ-kheo quán thân đều là không, thảy là không, do niệm giải hành biết khắp. Như người thật niệm, thường tu học, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết- bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân là ung nhọt, trong thân có chín lỗ rỉ ra chất lỏng, chất lỏng rỉ ra đều là chất bất tịnh, là thai, mô mới , là hư hoại, là hôi hám, cấu uế, là chất nước dãi đáng tởm. Mắt tiết ra ghèn, nước mắt, chất nước dãi của mũi, máu, tai rỉ ra chất nước dãi mủ, máu. Cáu nơi tai, mũi, rỉ ra chất lỏng của mũi, mủ, máu. Miệng rỉ ra đàm dãi mủ, máu. Hai chỗ rỉ ra tiện lợi mủ, máu. Như ung nhọt lở lói của con người bị đóng vẩn đã lâu. Như thế, chín lỗ rỉ ra từ chất lỏng của nhọt lở, đều là chất nước dãi bất tịnh, là thai, mô mới , là hư hoại, là cấu uế, hôi hám, là chất nước dãi đáng tởm. Tỳ-kheo quán thân như thế là ung nhọt. Thân này có chín nhập, chín mụt nhọt, chín chất lỏng, chín lậu. Mắt, tai, mũi, miệng, mỗi một chỗ đều luôn bài tiết ra chất nước dãi, đều là chất nước dãi bất tịnh, là thai, mô mới , là hư hoại, là cấu uế, hôi hám, là chất nước dãi đáng tởm. Mắt tiết ra chất ghèn, nước mắt, mủ, máu, tai tiết ra mủ, máu chảy ra chất nước dãi nước mũi, miệng tiết ra chất nước dãi đàm dãi, mủ, máu, hai chỗ bài tiết ra chất nước dãi tiện lợi mủ, máu. Như Ma ha Ca-diếp nói: Thân bốn đại là tổ họp suy yếu, suy hao, chất nước dãi chống trái nhau, là nơi cư trú của mọi chứng bệnh, chỗ nương tựa của mọi nỗi khổ. Người yêu mến gìn giữ thân, như yêu mến, gìn giữ chết thi, vì thọ mạng ngắn ngủi, gấp rút, như người thật niệm nhớ nghó lại, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, thì được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo quán nghiệp nhóm hợp của ba căn: nghiệp nhóm hợp của căn tham, nghiệp nhóm hợp của căn giận dữ, nghiệp nhóm hợp của căn si. Nếu thân, miệng, ý tạo nghiệp tham, chung với tham, đầu mối tham, nhóm hợp tham, nhân của tham, duyên của tham, không phải là nghiệp Thánh, là nghiệp hữu lậu, là nghiệp tập không phải diệt nghiệp nhơ, sự giận dữ, ngu si, cũng giống như thế. Nếu tạo thành nghiệp này thì cha mẹ đầy đủ tâm hữu lậu, hướng đến thọ sinh của ấm dục, chỗ diệt của ấm kia, là thai mẹ sinh thức đầu tiên có sắc, chung với sắc do bốn đại tạo của thức kia, nghĩa là sắc do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, gọi là Danh. Danh sắc như thế, sinh chung, khởi chung, danh sắc ấy không từ bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn duy và trên, dưới mà đến, không từ cha mẹ xuất sinh, không từ nghiệp phát ra, cũng không phải phát ra từ chỗ khác, mà là do các duyên hòa hợp: nhân nhóm hợp, nhân nghiệp, nhân cha mẹ sinh ra. Như vào tháng sau mùa xuân, không có mây, mù, sương, vào giờ ngọ, có người cầm hỏa châu, dùng phân bò khô đổ trên đất bụi, thì có lửa phát sinh, có phát ra ánh sáng. Như thế, quán lửa không từ phương Đông, cho đến không từ trong phân bò bốc ra. Như thế, các duyên hòa hợp có lửa sinh ánh sáng phát ra. Tỳ-kheo quán danh sắc như thế, không từ phương Đông, cho đến không từ nghiệp phát ra mà là sinh ra từ các duyên hòa hợp: nhân tập hợp, nhân cha mẹ, bèn có danh sắc. Trong bảy ngày, thai này là mô mới mới , bảy ngày sau giống như mây. Lại bảy ngày, là khối thịt đầu tiên, lại bảy ngày, khối thịt mới cứng, cho đến bốn mươi chín ngày. Chi tiết của thân đầy đủ. Trời Đế-thích hỏi Đức Thế Tôn: Chư Phật không cho sắc là ngã, làm sao thân có giác? Làm sao trong nước sinh ra xương? Lại làm sao có thể trụ thai? Câu hỏi đã có lời đáp. Đức Thế Tôn vì quyết nghi cho tất cả sự sinh, diệt của hành, Thế Tôn đã biết như thật về sự sinh diệt của tất cả hành. Đế Thích hãy lắng nghe cho kỹ, nay ta sẽ nói: Đầu tiên, có thai mô mới, nhân thai mô mới, nên có dáng như mây, nhân như mây, nên có khối thịt ban đầu, nhân khối thịt ban đầu, bèn có chất cứng mới , nhân chất cứng mới, bèn có chi tiết, các nhập, móng, tóc. Nhờ mẹ ăn uống mà trụ. Đế-thích lại hỏi: Chúng sinh không biết pháp nào? Chúng sinh không rõ pháp nào? Chúng sinh tham, nhiễm pháp nào? Chúng sinh ràng buộc pháp nào? Đức Thế tôn đáp: Chúng sinh không biết pháp sinh Chúng sinh không rõ pháp diệt Chúng sinh tham nhiễm pháp thân Chúng sinh ràng buộc pháp ái Đế-thích nên nghe thật kỹ. Biết pháp nhân, thì lìa được Người tuệ vượt qua dòng chết Qua rồi, không trở lại. Nếu mẹ mang thai, hoặc chín tháng, hoặc mười tháng, thân nặng nề, tự yêu thương gìn giữ. Nếu chín tháng, hoặc mười tháng, yêu thương gìn giữ thân nặng rồi, bèn sinh con. Sinh rồi, mẹ dùng máu để nuôi con (Trong Thánh pháp cho sữa mẹ là máu), sau mới ăn được, ăn được rồi, các căn tăng trưởng, các căn tăng trưởng rồi, các căn đầy đủ. Về sau, suy vi, biến đổi, đốt xương rã rời, da dùn, mặt nhăn, khí lực yếu ớt, răng rụng, tóc bạc, thân thể gầy, ốm, đi đứng phải chống gậy, hơi thở ngày càng yếu, không chịu nổi cơn đau khổ. Thời kỳ tráng kiện đã qua, máu thịt tiêu hao dần, thường chịu các khổ, mạng chết ép ngặt, như Thi-bà- la đã nói: Mạng người đi không lại Ngày, đêm thường suy tổn Như cá trong nước nóng Sống khổ, chết ép ngặt. Do phương tiện như thế, biết pháp vô thường, hữu vi, duyên sinh, pháp tận, pháp đổi thay, pháp ly tán, pháp diệt. Cái của ta không phải của ta, ngã không phải cái hiện có của ngã. Ngã, ngã sở đều không có ngã. Như thế, người tuệ chính quán không buông lung, siêng năng nghó đến hạnh vắng lặng của chính huệ, nếu dựa vào dứt vọng tưởng tham, dứt rồi, nội tâm chính trụ, chính chỉ, ở một mình được định. Như người thật, nghó nhớ, gọi là Thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy rằng: con người có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý, giả gọi là người. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý chẳng phải người. Lìa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng chẳng phải người. Nếu pháp như thế, chính sinh, chính thành tựu, chính xuất, giả gọi là người. Như cái nhà có cột, kèo, tường vách, giả gọi là nhà, vách tường kèo, cột không phải nhà, lìa cột kèo, tường vách cũng không nhà. Nếu pháp như thế, chính sinh, chính thành tựu, chính xuất, thì giả gọi là nhà. Tỳ-kheo tư duy rằng: “Người có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, giả gọi là người, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, chẳng phải người, lìa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng không có người”. Tỳ-kheo nếu pháp như thế, chính sinh, chính thành tựu, chính xuất, thì giả gọi là người, như Tượng kinh đã nói: Tỳ- kheo duyên gỗ, duyên tre, duyên sợi dây, duyên đất sét, vây quanh hư không, giả gọi là nhà. Tỳ-kheo, như thế, duyên xương, duyên gân, duyên máu, thịt, duyên làn da vây quanh hư không, giả gọi là ngã. Do phương tiện như thế, biết pháp này vô thường, hữu vi, duyên sinh, pháp tận, pháp đổi thay, pháp ly tán, pháp diệt. Ngã sở không phải là cái có của ngã, và ngã không phải sở hữu của ngã, ngã, ngã sở đều không có ngã. chính huệ thấy như thế, không buông lung như thế, siêng năng niệm hạnh vắng lặng của chính trí, dựa vào vọng tưởng tham, mà dứt, dứt rồi nội tâm chính trú, chính chỉ, ở riêng một mình tu định. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la- hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: Do có mắt, giả gọi là ngã, không có mắt, cũng không giả gọi là ngã, mắt không phải ngã, lìa mắt, nếu là mắt của ngã, lẽ ra phải có khác, vì mắt không phải ngã, nên mắt không có khác. Nếu không có mắt, cũng không giả gọi là ngã, vì mắt không phải ngã, nên lìa mắt, cũng không phải ngã. Vì thế, nên duyên mắt, giả gọi là ngã, không có mắt, cũng không giả gọi là ngã. Tai, mũi, lưỡi, thân, tâm duyên tâm, giả gọi là ngã, không có tâm, cũng không giả gọi là ngã. Tâm chẳng phải ngã, lìa tâm, chẳng phải tâm của ngã. Nếu là tâm của ngã lẽ ra phải có khác, vì tâm không phải ngã, nên tâm không có khác. Nếu không có tâm, cũng không giả gọi là ngã, do tâm không phải ngã, nên lìa ngoài tâm, cũng không phải ngã. Vì lý do này, nên duyên tâm, giả gọi là ngã, không có tâm, cũng không giả gọi là ngã. Như Đức Thế Tôn nói: “Nếu nói mắt là ngã, thì không phải, vì mắt có sinh, diệt”. Nếu sinh, diệt thì ngã lẽ ra cũng sinh diệt tức có sự thua kém này, thế nên không phải. Nếu nói mắt là ngã, thì việc này không đúng. Tai, mũi, lưỡi, thân, tâm cũng giống như thế. Với phương tiện như thế, biết pháp này vô thường, hữu vi, duyên sinh, pháp tận, pháp đổi thay, pháp lìa, pháp diệt, ngã sở, không có cái của ngã, ngã không phải sở hữu của ngã, ngã, ngã sở đều không có ngã. chính tuệ kiến như thế, không buông lung như thế, siêng năng niệm hạnh vắng lặng của chính trí, dựa vào dứt vọng tưởng tham, dứt rồi, nội tâm chính trụ, chính chỉ, ở riêng một mình tu định. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế, nếu thấy sắc là ngã, thọ, tưởng, hành, thức là ngã, thì kiến thức này sẽ chung với dục, chung với sự giận dữ, ngu si, chung với thủ, với nhẫn trụ, chung với khổ, với luống dối, chung với các phiền não, chung với sự nóng bức, cháy nám, không giải thoát, không lìa dục, không diệt, không vắng lặng, không chính giác, không được quả Sa-môn, không được Niết-bàn. Nếu kiến này thành tựu thì đối với gốc khổ của sinh, già, bệnh, chết, sẽ nhóm tập, hòa hợp. Nếu thấy sắc vô ngã, thọ, tưởng, hành, thức không có ngã thì kiến này sẽ không chung với sự giận dữ, không chung với ngu si, không chung với thủ, không chung với nhẫn trụ, không chung với nỗi khổ, không chung với luống dối, không chung với các phiền não, không chung với sự nóng bức, cháy nám, giải thoát lìa dục, diệt, vắng lặng, chính giác, được quả Sa-môn, được Niết-bàn. Nếu kiến này thành tựu đối với gốc khổ của sinh, già, bệnh, chết, thì sẽ không nhóm tập hòa hợp, như Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo! Có người thấy như thế duyên có ngã, có ngã sở, duyên có sở hữu của ngã, Ta nói: Có ngã, có ngã sở. Nếu thật, nếu có thì đều không thể được. Các Tỳ-kheo! Điều này không phải là pháp ngu thuần túy. Bạch Thế Tôn, đúng vậy. Các Tỳ-kheo! Như người ngu chấp có thường, không khác, không khác với vật, pháp không thay đổi, thường định trụ có, phải. Bạch Thế Tôn có. Các Tỳ-kheo! Nếu chấp có thường, không khác, không khác với vật, pháp không đổi thay, thường nên định trụ. Bạch Thế Tôn không. Nếu người ngu chấp có ngã, nếu ngã là thường không khác, không khác với vật, pháp không đổi thay, thường định trụ có, phải. Bạch Thế Tôn có. Các Tỳ-kheo chấp có ngã, nếu phải không khác, không khác với vật, pháp không thay đổi, thì thường phải định trụ. Bạch Thế Tôn không. Các Tỳ-kheo, nếu người ngu y chỉ, nếu dựa vào thường kiến, không khác, không khác với vật, pháp không thay đổi, thường thì nên định trụ. Bạch Thế Tôn có. Các Tỳ-kheo: Nếu y chỉ, nếu dựa vào thường kiến, không khác, không khác với vật, pháp không thay đổi, thường, thì phải định trụ. Bạch Thế Tôn không. Do vậy, Các Tỳ-kheo! Nếu tất cả sắc quá khứ, hiện tại, vị lai, trong, ngoài, thô, tế, hơn, kém, xa, gần, tất cả sắc như thế, ngã, không phải sở hữu của ngã, ngã sở, không phải cái ngã có, ngã, ngã sở, đều không có ngã, gọi là quán chính tuệ, quán thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tạo ra kiến này, niềm vui của ngã, niềm vui của đời, niềm vui của vị lai là thường, không khác, không khác với vật, pháp không thay đổi, thì thường định trụ, chỉ vì ngã sở không phải là cái có của ngã, ngã không phải sở hữu của ngã, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là quán chính huệ. Nếu tạo ra kiến này: Ngã dứt diệt, chỉ vì ngã sở không phải là cái có của ngã, ngã không phải sở hữu của ngã, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là quán chính huệ. Nếu tạo ra kiến này: Ta có thể thấy, nghe, hay biết, tư duy, phân biệt, chỉ vì ngã sở, không phải ngã có, ngã không phải ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là quán chính huệ. Nếu bậc Thánh thấy như thế, nghe như thế, có ngã, có ngã sở, thì không hề kinh sợ. Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: Sắc không phải ngã. Nếu sắc là ngã, thì sắc lẽ ra không bị khổ, sắc lẽ ra phải được tự tại. Có như thế, không phải có như thế, do sắc không phải ngã, nên sắc bị bệnh khổ, sắc không được tự tại. Có như thế, không phải có như thế. Thọ, tưởng, hành, thức, không phải ngã, ngã không phải thức. Nếu thức là ngã, thì thức lẽ ra không bị bệnh khổ. Thức lẽ ra phải được tự tại. Như thế có, không phải có như thế, do thức không phải ngã, nên thức bị bệnh khổ, thức không được tự tại, vì có như thế, không phải có như thế, nên biết pháp này không thường có, vì duyên sinh, pháp, tận, pháp thay đổi, pháp lìa, ngã sở không phải là cái có của ngã, ngã không phải sở hữu của ngã, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chính huệ quán không buông lung như thế, siêng năng niệm hạnh vắng lặng của chính trí dựa vào dứt vọng tưởng tham, dứt rồi, nội tâm chính trụ, chính chỉ, định ở chỗ một mình. Như người thật niệm, nhớ nghó, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A- la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy các thứ khổ của thế gian như thế. Nỗi khổ này do đâu, đầu mối nào, tập nào, sinh nào, tôn thượng nào? Như thế, tư duy mỗi thứ ấm khổ của thế gian như thế, nhân đầu mối ấm, tập ấm sinh ấm, tôn thượng ấm, duyên ấm. Có nỗi khổ mất cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, thân thuộc. Có nỗi khổ của sự suy vi, hao mòn, các bệnh khổ. Có các cảm xúc không vừa ý, hoặc sự xúc chạm của nắm tay, xúc chạm roi, gậy, xúc chạm ngói, đá, xúc chạm dao, gậy gộc, xúc chạm lạnh nóng, xúc chạm sự đói khát, xúc chạm nắng, gió, sự xúc chạm muỗi mòng, có khổ bị quốc vương, đại thần trói buộc, gông cùm, cắt đứt thịt, xương, rã ra như vỏ ốc, cưỡi trên dao, gỗ bén nhọn, dùng đá đập vào ống chân, dùng năm chiếc xe nghiền nát, dùng dây trói buộc, dùng lửa đốt thân, thân bị lửa cháy nám, dùng dao chuốt gọt thân, lấy móc sắt móc thịt, lột da, thoa mật vào cho sâu trùng cắn ăn, bỏ lửa trong bao cỏ đốt, dùng quạt gió thổi vào thân cho tan nát, dùng dây sắt ràng buộc thân, chặt tay, chân, tai, mũi, chặt đầu đặt lên mình, dùng tên bắn giết, sau cùng chém chết, có những nỗi khổ như thế. Như Đức Thế Tôn nói: Không lửa nào như dục Không độc nào bằng giận Không lưới nào bằng si Không khổ nào bằng ấm Biết thật như thế rồi Vui Niết-bàn bậc nhất. Cho nên, phải biết, pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, là pháp tận, pháp biến đổi, pháp ly tán, pháp diệt. ngã sở không phải là cái có của ngã, ngã không phải sở hữu của ngã, ngã, ngã sở, đều không có ngã, gọi là chính huệ quán, không buông lung như thế, siêng năng nghó đến hạnh vắng lặng của chính trí, dựa vào dứt bỏ vọng tưởng tham, dứt rồi, tâm chính trụ, chính chỉ, ở chỗ riêng một mình tu định. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: Thân ta có nhiều khổ, nhiều lỗi nhiều phiền não, nhiều sầu bi, các khổ. Quán thân sinh chính sinh, khởi chính khởi, xuất chính xuất, tạo thành đầy đủ sinh các thứ bệnh. Như do nóng sinh bệnh, do ấm sinh bệnh, do gió sinh bệnh, do sức của mình sinh bệnh, do phiền não của người khác sinh bệnh, do thời tiết đổi thay sinh bệnh, do các đại chống trái nhau sinh bệnh, do ăn không tiêu hóa sinh bệnh, do nghiệp báo sinh bệnh, do tập sinh bệnh, bệnh mắt, bệnh tai, mũi, lưỡi, thân, nhức đầu, nhức vai, nhức răng, đau cổ họng, cần cổ, đau óc, đau cơ bắp, hô hấp khí nghịch, yết hầu bế tắc, ho hen, ói mửa, đau kiết lî, bệnh đan nhiệt, đau bụng, nhọt, ghẻ ngứa, ghẻ lở, như sâu bọ, nhọt lở, ung nhọt, lác, bệnh điên cuồng, bệnh tró, bệnh thủng sưng đỏ. Các chứng bệnh ngoài da, thường xuyên bi các giống muỗi mòng, rận rệp cắn hút, rúc rỉa. Bên trong, thậm chí ở chỗ một sợi lông, đều có vi trùng cắn rứt, như Đức Thế Tôn đã nói: “Sắc sinh, trụ, xuất sinh bệnh, ở khổ sinh ra già chết. Như thọ, tưởng, hành, thức sinh trụ xuất sinh bệnh, ở khổ phát ra già chết”. Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Ba khổ: khổ hành, khổ khổ, khổ biến”. Thế nên phải biết, pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, pháp tận, pháp biến đổi, pháp ly tán, pháp diệt, ngã sở không phải là cái có của ngã, ngã không phải sở hữu của ngã, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chính huệ quán không buông lung như thế, siêng năng niệm hạnh vắng lặng của chính trí, dựa vào dứt vọng tưởng tham, dứt rồi, nội tâm chính trụ, chính chỉ, ở riêng một mình tu định. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Nhân nào, trụ nào”? Chẳng phải nhân nào, không phải trụ nào? Nghó như thế này: Nhân xương ống chân trụ xương bắp đùi, nhân xương bắp đùi trụ xương bắp vế, nhân xương bắp vế trụ xương mông, nhân xương mông trụ xương sống, nhân xương sống trụ xương sườn, nhân xương tay trụ xương cánh tay, nhân xương cánh tay trụ xương vai, nhân xương vai trụ xương cần cổ, nhân xương cần cổ trụ xương đầu, nhân tủy trụ xương, nhân xương trụ gân, nhân gân trụ thịt, nhân thịt trụ máu, nhân máu trụ da, nhân da trụ da mỏng, nhân da mỏng trụ lông. Như nhân không mà trụ gió, nhân gió trụ nước, nhân nước trụ đất, nhân đất trụ các tác nghiệp và nhân đó có hạt giống, có ruộng vườn, có cỏ thuốc, có rừng rậm, có chúng sinh, có làng xóm. Tỳ-kheo tư duy như thế, nhân xương ống chân trụ xương bắp đùi, nhân xương đùi v.v… cho đến xương đầu. Nhân tủy trụ xương, nhân xương… cho đến trụ lông. Nếu không có xương ống chân thì xương đùi sẽ không trụ, không có xương đùi thì xương bắp vế sẽ không trụ, không có xương bắp vế thì xương mông sẽ không trụ, không có xương mông thì xương sống sẽ không trụ, không có xương sống thì xương sườn sẽ không trụ, không có xương tay thì xương cánh tay không trụ, không có xương cánh tay thì xương vai sẽ không trụ, không có xương vai thì xương cần cổ sẽ không trụ, không có xương cần cổ thì xương đầu sẽ không trụ. Không có xương thì tuỷ không trụ, không có xương thì gân không trụ, không có gân thì thịt không trụ, không có thịt thì máu không trụ, không có máu thì da không trụ, không có da thì da mỏng sẽ không trụ, không có da mỏng thì lông không trụ. Nếu không có hư không thì gió không trụ. Nếu không có gió thì nước sẽ không trụ. Nếu không có nước thì đất sẽ không trụ. Như không có đất thì các tác nghiệp và hạt giống, ruộng vườn, cỏ thuốc, rừng rậm, chúng sinh, tùng lâm đều không trụ. Tỳ-kheo nghó như vậy: “Nếu không có xương ống chân, thì xương đùi sẽ không trụ. Không có xương đùi, cho đến xương đầu không trụ. Không có tuỷ, xương không trụ, không có xương, cho đến lông không trụ. Do xương đựng tủy, gân ràng buộc xương, thịt che chở gân, máu tô thoa thịt, máu trong da, da mỏng, mô, da dày, lông dựa vào da mỏng”. Như Đức Thế Tôn nói: Nếu pháp sinh diệt, thì nhân hành trụ hành. Thế nên phải biết, pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, pháp tận pháp đổi thay, pháp lìa, pháp diệt. Ngã sở không phải là cái có của ngã, ngã không phải sở hữu của ngã, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chính huệ quán. Không buông lung như thế, siêng năng nghó đến hạnh vắng lặng của chính trí, dựa vào dứt vọng tưởng tham, dứt rồi, nội tâm chính trụ, chính chỉ, ở riêng một mình tu định. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó như thế này: Nhân nào? Giả nào? Chẳng phải nhân nào? Không phải giả nào? Nghó như thế, nhân thân có thân nghiệp giả, không có thân, thì sẽ không có thân nghiệp giả. Nhân miệng có miệng nghiệp giả, không có miệng thì sẽ không có miệng nghiệp giả. Nhân ý có ý nghiệp giả, không có ý sẽ không có ý nghiệp giả. Nếu nghiệp tạo tác của thân, nếu nghiệp nói của miệng, nghiệp xúc chạm của thân, thân giáo đến, đi, co duỗi, xoay trở, nhóm họp miệng giáo tập hợp âm thanh, lời nói, nói năng, nếu nhân tác nghiệp của ý, không có ý thì không có tác nghiệp. Ví như người thợ khéo léo và học trò ông ta chuyên, khắc người bằng gỗ, có máy điều khiển động tác có thể đi, lại, ngồi, nằm. Như thế, nếu thân tác nghiệp, nếu nghiệp nói của miệng, nghiệp xúc chạm của thân là thân giáo đến, đi, co, duỗi, xoay trở, nhóm họp miệng giáo tập hợp âm thanh, lời nói, nếu nhân tác nghiệp của ý, không có ý thì sẽ không có tác nghiệp, như Đức Thế Tôn nói: Tâm là gốc pháp Tâm tôn, tâm khiến Niệm ác trong tâm Nói sao làm vậy Tội, khổ tự theo Xe lăn nơi vết Tâm là gốc pháp Tâm tôn, tâm khiến Niệm thiện trong tâm Nói sao làm vậy. Phước vui tự theo Như bóng, theo hình. Thế nên phải biết, pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, pháp tận, pháp đổi thay, pháp ly tán, pháp diệt. Ngã sở không phải là cái có của ngã, ngã không phải sở hữu của ngã, ngã, ngã sở, đều không có ngã, đó gọi là chính huệ quán. Không buông lung như thế, siêng năng niệm hạnh vắng lặng của chính trí, dựa vào dứt vọng tưởng tham, dứt rồi, nội tâm chính trụ, chính chỉ ở riêng một mình tu định. Như người thật niệm, nghó nhớ lại, gọi là Thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo suy nghó như thế, nếu hành sau cùng, chưa biết mà diệt, nếu hành vô gián đã diệt rồi, thì thức sẽ tiếp nối với đạo khác sinh, hành kia duyên thức kia, gọi là duyên vô gián. Nếu nhân hành, thức nọ nối tiếp nhau với đạo khác sinh. Hành kia duyên thức kia, gọi là nhân duyên. Nếu tư duy hành, thức nối tiếp với đạo khác sinh, hành kia, duyên thức kia, gọi là duyên duyên. Nếu dựa vào hành, thức nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên thức kia, được gọi là y duyên. Nếu hành, thức của báo, nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia duyên thức kia, gọi là báo duyên. Nếu hành khởi thức, nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia sẽ duyên thức kia, gọi là duyên khởi. Nếu hành thức tương ưng nối tiếp với đạo khác sinh thì hành nọ duyên thức nọ, gọi duyên khác. Nếu tăng thượng hướng đến tăng thượng của thức kia, nối tiếp với đạo khác sinh, thì hành kia duyên thức kia, gọi là duyên tăng thượng. Đây là thức sau cùng diệt, thức đầu tiên tiếp nối với đạo khác sinh. Thức sau cùng đã diệt rồi, thức ban đầu liền sinh, không có trung gian, như bóng di chuyển theo mặt trời, mặt trời nối tiếp di chuyển bóng. Bóng nối tiếp với mặt trời, không có trung gian. Như thế, thức sau cùng này diệt, thức đầu tiên nối tiếp với đạo khác sinh, thức sau diệt rồi, liền sinh thức đầu tiên, không có khoảng giữa. Như thức sau cùng này, nếu pháp tương ưng của thức sau cùng không đến thức đầu tiên, nếu thức đầu tiên, pháp tương ưng của thức đầu tiên không đến thức sau, như nhãn thức diệt rồi, sinh nhó thức, nhó thức diệt rồi, sinh nhãn thức, pháp tương ưng của nhãn thức không đến nhó thức, pháp tương ưng của nhó thức không đến nhãn thức. Thức sau như thế, pháp tương ưng của thức sau không đến thức đầu tiên, thức đầu tiên, pháp tương ưng của thức đầu tiên không đến thức sau. Nếu thức sau diệt rồi, liền sinh thức đầu tiên, nghĩa là thời điểm này đi qua, tức đây diệt, kia sinh, nghĩa là sau cùng ở đây là mới ở kia. Không phải mạng là thân, không phải thân là mạng, không phải mạng khác với thân, không phải thân khác với mạng, không phải mạng chẳng phải dứt, không phải sinh, không phải trụ, không phải có đổi thay, chẳng phải không có nhân, chẳng phải do trời tạo ra, không phải ở đây tạo ra, ở đây thọ lãnh, chẳng phải cái khác tạo ra, cái khác cảm thọ. Biết có quá khứ, vị lai, biết có sinh, chết, biết có nghiệp nối nhau, biết có nói pháp, biết có duyên, không có từ chỗ này đến chỗ kia, nghĩa là không có từ nơi kia đến nơi này, nghĩa là chỉ hành nối tiếp nhau sinh, vì do nghiệp duyên, như Đức Thế Tôn đã nói: Ngã sở là không, ngã đối với ngã sở, không nên nghi ngờ ở ngã, ngã sở. Không nên nói đối với tất cả pháp, không nên ngờ vực. Thế nên phải biết, pháp này vô thường, hữu vi, duyên sinh, pháp tận, pháp đổi thay, pháp diệt, pháp ly tán. Ngã sở không phải là cái có của ngã, ngã không phải là sở hữu của ngã, ngã, ngã sở đều không có ngã. Đó gọi là chính huệ quán, không buông lung như thế, siêng năng nghó đến hạnh vắng lặng của chính trí, dựa vào sự dứt vọng tưởng tham, dứt rồi, nội tâm chính trụ, chính chỉ, ở riêng một mình tu định. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A- la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy trẻ nhỏ tâm ngu si không hiểu biết, nằm ngủ ở chỗ dơ bẩn, bèn nghó: ta cũng như thế, pháp có tướng như thế, chưa lìa pháp này, thân ta cũng là pháp có sinh, có lỗi của sinh. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo nếu thấy người nam, người nữ tuổi già, suy nhược, răng long tóc bạc, da mặt nhăn nheo, thân thể gầy còm tiều tụy, bước đi yếu ớt phải chống gậy, hơi thở không điều hòa, bèn nghó: Thân ta cũng như thế, pháp có tướng, chưa lìa pháp này, thân ta cũng là pháp có già, có lỗi của già. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết- bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu thấy người nam, người nữ, thân bị khổ bệnh, nằm ngủ ở chỗ bẩn thỉu, yếu đuối không có sức, đi đứng phải nhờ người giúp đỡ, bèn nghó rằng: Thân ta cũng như thế, pháp có tướng như thế, chưa lìa pháp ấy, thân ta cũng bị bệnh, có lỗi của bệnh. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy lỗi lầm khi thân hoại của người nam, người nữ, hoặc là thân thuộc, hoặc không phải thân thuộc, đem bỏ chết thi, như cỏ, phân, đất, bèn nghó rằng: Thân ta cũng thấy pháp có tướng như thế, chưa lìa pháp này, thân ta cũng là pháp hư hoại, có lỗi của cái chết. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo trông thấy chết thi bị vứt bỏ trong gò mả một ngày đến ba ngày, quán thân mình pháp như thế, tướng như thế, chưa lìa pháp ấy. Như người thật niệm, nhớ niệm, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A- la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến quả Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo thấy chết thi vứt bỏ trong gò mả một ngày đến ba ngày, đã sình trương lên, xanh bầm tím, quán thân mình cũng thế, pháp có tướng như thế, chưa lìa pháp này. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo thấy chết thi bị vứt bỏ trong gò mả, một ngày đến ba ngày, hoặc bị chim, quạ, cọp, sói, ngần ấy các thú cắn xé nuốt ăn, quán thân mình cũng thế, pháp có tướng như thế, chưa lìa pháp này. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo nhìn thấy từng đốt xương của chết thi liền nhau, xanh, đỏ, rữa nát, dính đầy máu mủ bất tịnh, hôi thúi, nhơ bẩn đáng gớm, quán thân mình cũng như vậy, tướng của pháp như vậy, chưa lìa pháp này. Như người thật nhớ, nhớ nghó, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la- hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo thấy các đốt xương của chết thi liền nhau, được máu, thịt che chở, gân, mạch chưa đứt, quán thân mình cũng thế, pháp có tướng như thế, chưa lìa pháp này. Như người thật niệm, nhớ niệm, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo nhìn thấy các đốt xương của chết thi nối liền nhau, máu thịt đã lìa, gân mạch chưa đứt, quán thân mình cũng thế, pháp có tướng như thế, chưa lìa pháp này. Như người thật niệm, nhớ niệm, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo thấy đốt xương của chết thi đã tan rã, chưa rời chỗ cũ, quán thân mình pháp như thế, tướng như thế, chưa lìa pháp này. Như người thật niệm, nhớ nghó, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo thấy các đốt xương của thử thi đã tan rã, xa lìa chỗ cũ, ống chân, bắp vế, bắp đùi, xương sống, hông, xương sườn, tay, chân, vai, cánh tay, cần cổ, đầu lâu đều ở chỗ khác, quán thân mình cũng thế, pháp có tướng như thế, chưa lìa pháp này. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo thấy xương cốt chết thi vì lâu ngày nên có màu trắng như vỏ ốc, xanh như lông chim bồ câu, mục, rữa, hoại nát. Quán thân mình pháp như thế, tướng như thế, chưa lìa pháp này. Như thực sự người có niệm, nhớ nghó, gọi là thân niệm xứ. Thân cận niệm này, thường tu học đắc quả Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo nhìn thấy chết thi trên đống lửa, tất cả tóc, lông, da, máu, thịt, gân, mạch, xương, tủy, tất cả lông tóc, cho đến xương, tuỷ dần dần tiêu tan hết. Quán, thân này không đến phương Đông, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên, dưới trụ. Thân này vốn là pháp không có mà sinh, có rồi lại diệt. Như người thật niệm, nghó nhớ, gọi là thân niệm xứ. Gần gũi niệm này, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là một chi thân niệm xứ hướng đến đạo Niết-bàn. Sao nói là thân niệm? Đáp: Thân phát khởi sinh, gọi là thân niệm. Tư duy về thân sinh, gọi là thân niệm. Cảnh giới của thân sinh, gọi là thân niệm. Dựa vào thân sinh, gọi là thân niệm. Thân phân biệt sinh, gọi là thân niệm xứ. Sao nói là hai chi định, huệ, hướng đến đạo Niết-bàn? Đáp: Sao nói là định? Tâm trụ, chính trụ, gọi là định. Sao nói là huệ? Trí phân biệt, gọi là huệ. Định như thế, huệ như thế, gọi là định huệ. Thân cận định huệ này, thường tu học rồi sẽ được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là hai chi định, huệ, hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tất cả pháp hữu vi, hoặc pháp hữu vi của một xứ, thì tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Quán không buông lung như thế, sẽ được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là định. Như người thật, nếu trí phân biệt, gọi là huệ. Định như thế, huệ như thế, gọi là định huệ. Gần gũi định huệ, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là hai chi định, huệ, hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tất cả pháp hữu vi, hoặc pháp hữu vi của một chỗ, tư duy về bệnh khổ: ưng nhọt, mũi tên, chấp mắc, dựa duyên pháp hư hoại, bất định, không đầy đủ, biến diệt, có thể hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy ở duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên già chết, ưu, bi, khổ não, nhóm họp thuần khổ. Quán không buông lung như thế, được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là định. Như người thật, hoặc do trí phân biệt, gọi là huệ. Định như thế, huệ như thế, gọi là định huệ. Thân cận định, huệ, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là hai chi định, huệ hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tất cả pháp hữu vi, pháp hữu vi của một chỗ, tư duy diệt: Biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt, vô minh diệt thì hành diệt, cho đến nhóm họp thuần khổ diệt. Quán không buông lung như thế, sẽ được định, tâm trụ, chính trụ gọi là định. Người như thật, nếu dùng trí phân biệt thì gọi là huệ. Định như thế, huệ như thế, gọi là định huệ. Thân cận định, huệ, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà- hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là hai chi định, huệ, hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo, đi biết vui đi, đứng biết vui đứng, ngồi biết vui ngồi, nằm biết vui nằm. Như niềm vui đi đứng, ngồi, nằm của thân, biết như thật, quán không buông lung được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là định, Như người thật, nếu dùng trí phân biệt thì gọi là huệ. Định như thế, huệ như thế, gọi là định huệ. Thân cận định huệ, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là hai chi định, huệ, hướng đến đạo Niết-bàn. Cho đến nhìn thấy chết thi ở trên đống lửa, cũng nói như trên. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: trong ta có dục nhiễm, biết như thật bên trong có dục nhiễm. Nếu bên trong không có dục nhiễm, biết như thật bên trong không có dục nhiễm. Nếu dục nhiễm chưa sinh, biết như thật chưa sinh, nếu dục nhiễm đã sinh, biết như thật đã sinh, nếu dục nhiễm sinh rồi dứt, nếu thật biết dứt, nếu dục nhiễm dứt rồi, nếu thật biết không sinh lại, bên trong có giận dữ, thùy miên, trạo cử, hối, nghi cũng như thế. Quán không buông lung như vậy, được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là định. Như người thật, nếu dùng trí phân biệt, gọi là huệ. Định như thế, huệ như thế, gọi là định huệ. Thân cận định huệ ấy, thường tu học được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là hai chi định, huệ, hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: Nhãn thức trong ta, sắc có dục nhiễm, giận dữ, biết như thật nhãn thức nội sắc có dục nhiễm giận dữ, sắc của nhãn thức nội không có dục nhiễm, giận dữ, biết như thật sắc của nhãn thức nội không có dục nhiễm, giận dữ. Như sắc của nhãn thức chưa sinh, dục nhiễm, giận dữ biết như thật chưa sinh. Như sắc của nhãn thức chưa sinh, dục nhiễm, giận dữ đã sinh, biết như thật đã sinh. Như sinh sắc của nhãn thức, dục nhiễm giận dữ đã dứt, biết như thật đã dứt. Như sắc của nhãn thức, dục nhiễm, giận dữ đã dứt rồi, như thật biết không còn sinh nữa, nhó thức, thanh, tỷ thức, hương, thiệt thức, vị, thân thức, xúc, ý thức, pháp cũng như thế. Quán không buông lung được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là định. Như người thật, nếu dùng trí phân biệt, gọi là huệ. Định như thế, huệ như thế, gọi là định, huệ. Thân cận định huệ, thường tu học, được quả Tu đàHoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là hai chi định, huệ, hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: trong ta có niệm chính giác, biết như thật bên trong có niệm chính giác, bên trong không có niệm chính giác, biết như thật bên trong không có niệm chính giác. Như niệm chính giác chưa sinh, biết như thật là chưa sinh. Nếu niệm chính giác chưa sinh đã sinh, biết như thật là đã sinh. Nếu niệm chính giác đã sinh, tu đầy đủ, như thật biết đã tu đầy đủ. Trạch pháp chính giác, tinh tiến chính giác, trừ chính giác, định chính giác, xả chính giác cũng như thế. Quán không buông lung như thế, được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là định. Như người thật, nếu dùng trí phân biệt thì gọi là huệ. Định như thế, huệ như thế, gọi là định huệ. Thân cận định huệ, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là hai chi định, huệ, hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo biết như thật về khổ, tập khổ, diệt khổ, đạo diệt khổ, biết như thật về lậu, tập lậu, diệt lậu, đạo diệt lậu. Quán không buông lung như thế, được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là định. Như người thật, nếu dùng trí phân biệt thì gọi là huệ. Định như thế, huệ như thế, gọi là định huệ. Thân cận định, huệ, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là hai chi định huệ, hướng đến đạo Niết-bàn. Lại nữa, Tỳ-kheo vì tâm sợ sệt, nên ra khỏi tất cả hữu vi, nhập cõi cam lộ. Trạng thái vắng lặng vượt hơn này, lìa tất cả hữu vi, ái tận, Niết-bàn. Quán không buông lung như thế, được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là định. Như người thật, nếu dùng trí phân biệt, gọi là huệ. Định như thế, huệ như thế, gọi là định huệ. Thân cận định huệ, thường tu học, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là hai chi định, huệ, hướng đến đạo Niết-bàn. Sao nói là định? Đáp: Người chưa dứt phiền não, dục nhiễm dứt, chính dứt, vắng lặng. Như mùa thu, nổi lên nhiều bụi, đất, mây, sương mù, tức thì mưa rơi, tiêu diệt đất bụi mây, sương mù, diệt chính, vắng lặng. Định như thế, như người chưa dứt phiền não, dục nhiễm đã dứt, chính diệt, vắng lặng. Cái giận dữ, ngu si chướng ngại, che lấp, hành ác của các phược đã diệt, chính diệt, vắng lặng, gọi là Định. Sao nói là huệ? Đáp: Như người thật, nếu dùng trí phân biệt sắc, phân biệt sắc như thật. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế. Như người mắt sáng, đứng trên đỉnh núi cao, nếu ngắm xem phương Đông, phân biệt như thật. Nếu ngắm xem hướng Nam, Tây, Bắc, phân biệt như thật. Huệ như thế, phân biệt sắc như thật, thọ, tưởng, hành, thức, gọi là huệ. Hỏi: Thế nào là định có giác, có quán? Đáp: Nếu định giác quán tương ưng với giác quán, cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là định có giác, có quán. Lại nữa, định có giác, có quán, nếu giác quán của định được chính đắc, duyên đắc, gọi là định có giác, có quán. Tỳ-kheo đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo có giác, có quán, hỷ lạc nhất tâm. Nếu người nhập định này, thì sẽ được năm chi: chính đắc, duyên đắc, giác quán, hỷ lạc, nhất tâm, gọi là định có giác, có quán của Sơ thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu được định có giác, có quán, có hỷ chung với vị định, thì Tỳ-kheo quán hỷ thô, tâm có bi, không có sự vắng lặng vượt hơn của hỷ lạc. Tỳ-kheo quán hỷ thô rồi, hỷ vắng lặng, chính vắng lặng; diệt, mất, trừ. Sự vắng lặng của hỷ, chính vắng lặng diệt, mất, trừ rồi, có giác, quán, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, giác quán, không có hỷ lạc nhất tâm, gọi là không phải thiền, không phải trong thiền có giác là định, có quán. Như Tỳ-kheo, nếu thực hành, hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc xúc đắc có giác, có quán, cỏ hỷ chung với vị định. Như hạnh Tỳ-kheo, thọ giáo, pháp tướng, phương tiện, chuyên tâm, tư duy, Thân cận xúc, thường tu học. Như hạnh Tỳ-kheo, cho đến gần gũi xúc, thường tu học rồi, tâm hướng vắng lặng, tâm hướng vắng lặng rồi, đạt sự vắng lặng tôn thượng, đạt vắng lặng tôn thượng, nghiêng hướng vềvắng lặng, nghiêng hướng về nơi vắng lặng rồi, sự vắng lặng của hỷ, sự vắng lặng, chính vắng lặng, của hỷ là chính vắng lặng diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ rồi, có giác, quán không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, giác quán, không có hỷ lạc, nhất tâm, gọi là không phải thiền, không phải định có giác, có quán trong thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo nếu được có giác có quán, không có hỷ lạc chung với vị định, thì Tỳ-kheo này quán không có hỷ lạc thô, tâm tạo ra sự vắng lặng vượt hơn của bất khổ bất lạc xả. Tỳ-kheo này quán không có hỷ lạc thô rồi, không có hỷ lạc vắng lặng, vắng lặng, chính là vắng lặng, chính vắng lặng diệt, mất, trừ. Vì diệt, mất, trừ rồi, nên có giác, có quán, bất khổ bất lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, giác quán, bất khổ bất lạc xả, nhất tâm, gọi là không phải thiền, không phải định có giác, có quán trong thiền. Như Tỳ-kheo, nếu hạnh, hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc xúc đắc có giác, có quán, không có hỷ lạc chung với vị định. Như hạnh Tỳ-kheo, cho đến gần gũi xúc, thường tu học rồi, tâm hướng đến sự vắng lặng, tâm hướng đến sự vắng lặng, đạt vắng lặng tôn thượng. Sự vắng lặng tôn thượng, nghiêng hướng về vắng lặng của chính vắng lặng diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ rồi, có giác, có quán bất khổ bất lạc xả, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, giác quán, bất khổ bất lạc xả, nhất tâm, gọi là không phải thiền, không phải định có giác, có quán trong thiền. Hỏi: Thế nào là định không có giác, có quán? Đáp: Nếu định lìa giác, tương ưng với quán, không chung với giác sinh, không chung với trụ, không chung với diệt, quán chung với sinh, chung với trụ, chung với diệt, gọi là định không có giác, có quán. Lại nữa, định không có giác, có quán, nếu định không được giác, không chính đắc, không duyên đắc. Quán đắc, chính đắc, duyên đắc, gọi là định không có giác, có quán. Lại nữa, định không có giác, có quán, nếu Tỳ-kheo được có giác, có quán, có hỷ chung với vị định, Tỳ-kheo này quán giác thô, định không có giác, có quán, sự vắng lặng vượt hơn. Tỳ-kheo này được giác quán thô rồi, đạt giác vắng lặng, giác vắng lặng, chính là vắng lặng, diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ rồi, nên có quán hỷ lạc nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, quán hỷ lạc, nhất tâm, gọi là định không có giác, có quán của trong thiền. Như Tỳ-kheo, hoặc hạnh, hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc phương tiện, hoặc chuyên tâm, dụng ý, hoặc tư duy, hoặc xúc đắc có giác, có quán sẽ có hỷ chung với vị định. Hạnh của Tỳ-kheo này, cho đến Thân cận xúc, thường tu học. Như hạnh của Tỳ-kheo, cho đến Thân cận xúc, thường tu học rồi, tâm hướng đến sự vắng lặng, vắng lặng tôn thượng, nghiêng hướng về vắng lặng, tâm hướng đến sự vắng lặng tôn thượng, có nghiêng hướng nơi vắng lặng rồi, giác vắng lặng, chính vắng lặng, diệt mất, trừ. Giác vắng lặng, chính vắng lặng, diệt mất, trừ rồi, nên hỷ lạc có quán nhất tâm. Nếu người nhập định này, thì sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, quán hỷ lạc, nhất tâm, gọi là định không có giác, có quán của trong thiền. Sao nói là thiền gian? Đáp: Là khoảng giữa Sơ thiền, Nhị thiền, thời gian từ Sơ thiền hướng đến Nhị thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo được không có giác, có quán, có hỷ chung với vị định. Tỳ-kheo quán hỷ thô, tâm hỷ cũng có bi không có hỷ, vui vắng lặng vượt hơn. Tỳ-kheo quán hỷ thô rồi, hỷ vắng lặng, chính vắng lặng, diệt, mất, trừ. Hỷ vắng lặng, chính vắng lặng, diệt, mất, trừ rồi, nên có quán, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, thì sẽ được ba chi: chính đắc, duyên đắc, quán không có hỷ lạc, nhất tâm, gọi là định không có giác, có quán trong không phải thiền gian không phải thiền. Như Tỳ-kheo, nếu hành, hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc phương tiện, hoặc huyên tâm, hoặc tư duy, hoặc xúc đắc không có giác, có quán, có hỷ chung với vị định. Như Tỳ-kheo hạnh cho đến xúc thân cận, thường tu học, gần gũi, thường tu học rồi, tâm hướng đến sự vắng lặng, tâm hướng đến sự vắng lặng rồi, đạt vắng lặng tôn thượng, sự vắng lặng tôn thượng, nghiêng hướng về vắng lặng, nghiêng hướng về vắng lặng rồi, hỷ vắng lặng diệt, mất, trừ rồi, nên có quán, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được ba chi: chính đắc, duyên đắc, quán không có hỷ lạc, nhất tâm, gọi là định không có giác, có quán trong không phải thiền, không phải thiền gian. Lại nữa, Tỳ-kheo được không có giác, có quán, không có hỷ chung với vị định. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô, không có tâm hỷ lạc, cũng còn tạo ra sự vắng lặng bất khổ bất lạc xả. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô rồi, không có hỷ lạc vắng lặng, vắng lặng chính vắng lặng, chính vắng lặng diệt, mất, trừ. Vì diệt, mất, trừ rồi, nên có quán nhất tâm, bất khổ bất lạc xả. Nếu người nhập định này, thì sẽ được hai chi: chính đắc, duyên đắc, bất khổ bất lạc xả, nhất tâm, gọi là định không có giác, có quán của không phải thiền, không phải thiền gian. Như Tỳ-kheo, nếu hành, hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc xúc, được không có giác, có quán, không có hỷ lạc chung với vị định. Như Tỳ-kheo, từ hành cho đến xúc gần gũi, thường tu học, hành cho đến Thân cận xúc, thường tu học rồi, tâm hướng đến sự vắng lặng, vắng lặng tôn thượng, nghiêng hướng về vắng lặng rồi, không có hỷ lạc yên tónh, sự vắng lặng thích đáng diệt mất, trừ, vì diệt mất, trừ rồi, nên có quán bất khổ bất lạc xả nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được ba chi: chính đắc, duyên đắc, quán bất khổ bất lạc xả nhất tâm, gọi là định không có giác, có quán của không phải thiền, không phải thiền gian, gọi là định không có giác, có quán. Sao nói là định không có giác, không có quán? Đáp: Nếu định lìa giác, quán, giác quán không chung sinh, không chung trụ, không chung diệt, gọi là định không có giác, không có quán. Lại nữa, định không có giác, không có quán, nếu định đối với giác quán, không được, không chính đắc, không duyên đắc, gọi là định không có giác, không có quán.  <卷>QUYỂN 16 <詞>Phẩm 10: PHẨM ĐẠO THUỘC PHẦN PHI VẤN (Phần hai) Lại nữa, định không có giác, không có quán, như Tỳ-kheo diệt giác quán, tín nội tịnh, nhất tâm, định không có giác, không có quán, sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Vì Tỳ-kheo này cố có tín nội tịnh, hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc duyên đắc, tín nội tịnh, hỷ, lạc, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của đệ Nhị thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo được vị định chung có giác, có quán, có hỷ, như Tỳ-kheo quán giác, quán thô, định không có giác, không có quán, vắng lặng vượt hơn. Tỳ-kheo quán giác quán thô rồi, giác quán vắng lặng, chính vắng lặng, diệt, mất, trừ. Diệt, mất, trừ rồi, nên có tín nội tịnh hỷ, lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, tín nội tịnh, hỷ, lạc, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của đệ Nhị thiền. Như Tỳ-kheo, hoặc hành, hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc xúc đắc có giác, có quán, có hỷ chung với vị định. Như Tỳ- kheo, hành cho đến xúc thân, thường tu học, tu học rồi, tâm hướng đến vắng lặng, sự vắng lặng tôn thượng, với nghiêng hướng nơi vắng lặng, nghiêng hướng nơi vắng lặng rồi, giác quán vắng lặng, chính vắng lặng diệt, mất, trừ. Diệt, mất, trừ rồi, có tín nội tịnh, hỷ, lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc duyên đắc, tín nội tịnh, hỷ lạc, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của đệ Nhị thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo được định vị chung không có giác, không có quán, có hỷ, Tỳ-kheo quán tâm hỷ thô của hỷ, cũng như có bi, không có hỷ lạc vắng lặng vượt hơn. Tỳ-kheo quán hỷ thô rồi, hỷ vắng lặng, chính vắng lặng, diệt, mất, trừ. Diệt mất, trừ rồi, có tín nội tịnh nhất tâm không có hỷ lạc. Đây là nhập xả tâm cảu Sơ thiền, không bằng nhập Xả tâm của thiền định thứ ba. Nếu người nhập định này thì được ba chi chính đắc duyên đắc nội tịnh tín, vô hỷ lạc nhất tâm gọi là định không có giác, không có quán của Thiền gian. Thiền gian của đệ nhị, đệ tam, từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo được định của vị chung không có giác, không có quán, không có hỷ lạc. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô, không có tâm hỷ lạc, cũng tạo ra sự vắng lặng vượt hơn: bất khổ bất lạc. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô rồi, không có xả vắng lặng hỷ lạc, chính vắng lặng diệt, mất, trừ. Vì diệt, mất, trừ rồi, nên có tín nội tịnh, bất khổ bất lạc xả, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được ba chi: chính đắc, duyên đắc, tín nội tịnh, bất khổ lạc xả, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của không phải thiền, không phải thiền gian. Như Tỳ-kheo, nếu hành, nếu thọ giác, nếu pháp tướng, nếu phương tiện, nếu chuyên tâm, nếu tư duy, nếu xúc, được định vị chung không có giác, không có quán, không có hỷ lạc. Như hành của Tỳ-kheo, cho đến xúc thân cận thường tu học, thường tu học rồi, tâm hướng đến sự vắng lặng, tâm hướng đến vắng lặng, sự vắng lặng tôn thượng. Sự vắng lặng tôn thượng, nghiêng hướng nơi vắng lặng, nghiêng hướng nơi vắng lặng rồi, hỷ lạc vắng lặng, chính vắng lặng, diệt, mất, trừ, diệt, mất, trừ rồi, nên có tín nội tịnh, bất khổ bất lạc xả, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của không phải thiền, không phải thiền gian. Lại nữa, Tỳ-kheo hành ly hỷ, xả, niệm, chính trí của Tỳ-kheo, thân thọ vui, như hạnh giải xả, niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền, vì Tỳ-kheo có định vị chung, xả, niệm, chính trí, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được năm chi: chính đắc, duyên đắc, vị chung, xả, niệm, chính trí, không có hỷ lạc, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của đệ Tam thiền. Như Tỳ-kheo, nếu hành, hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc xúc, sẽ được định không có giác, không có quán, có hỷ lạc, vị chung. Như hành của Tỳ- kheo cho đến xúc gần gũi, thường tu học, thường tu học rồi, tâm hướng đến cảnh giới vắng lặng, sự vắng lặng tôn thượng, nghiêng hướng nơi vắng lặng, nghiêng hướng nơi vắng lặng rồi, vắng lặng hỷ, chính vắng lặng, diệt mất, trừ vì diệt, mất, trừ rồi, nên có vị chung, xả, niệm, chính trí, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được năm chi: chính đắc, duyên đắc, vị chung, xả niệm, chính trí, không có hỷ lạc, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của đệ Tam thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo được định không có giác, không có quán, không có hỷ lạc, vị chung. Như Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô, tâm không có hỷ lạc, cũng có tác động vắng lặng vượt hơn: xả bất khổ bất lạc. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô rồi, không có vắng lặng của hỷ lạc, chính vắng lặng, diệt, mất, trừ, diệt, mất, trừ rồi, xả, niệm, chính trí, nhất tâm. Hởi thở ra, vào của người này diệt, không bằng người nhập đệ Tứ thiền. Nếu người nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, bất khổ bất lạc xả, niệm, chính trí, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của thiền gian. Thiền gian đệ tam, đệ tứ, từ ba thiền hướng bốn thiền. Như Tỳ-kheo, nếu hành, hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc xúc, sẽ được định vị chung không có giác, không có quán, không có hỷ lạc. Hành của Tỳ-kheo, cho đến thân cận xúc, thường tu học, thường tu học rồi, tâm hướng đến vắng lặng, sự vắng lặng tôn thượng, nghiêng hướng nơi vắng lặng, nghiêng hướng nơi vắng lặng rồi, không có hỷ lạc vắng lặng, chính vắng lặng, diệt, mất, trừ, diệt mất, trừ rồi, có bất khổ bất lạc xả, niệm, chính trí, nhất tâm. Hơi thở ra, vào của người này đã diệt, không kịp nhập đệ Tứ thiền. Nếu nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, bất khổ bất lạc, xả, niệm, chính trí, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của thiền gian. Thiền gian của đệ tam, đệ tứ, từ đệ Tam thiền hướng đến đệ Tứ thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo dứt khổ, dứt lạc, trước diệt sự ưu, hỷ, xả, bất khổ bất lạc, niệm tịnh, thành tựu hạnh Tứ thiền. Như Tỳ-kheo, xả ưu hỷ, bất khổ bất lạc niệm tịnh, nhất tâm. Nếu nhập thiền này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, bất khổ bất lạc xả, niệm tịnh, nhất tâm gọi là định không có giác, không có quán của đệ Tứ thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo được định vị chung không có giác, không có quán, không có hỷ lạc. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô, không có tâm hỷ lạc, vẫn tạo ra sự vắng lặng vượt hơn: bất khổ bất lạc xả. Tỳ- kheo quán không có hỷ lạc thô rồi, không có sự vắng lặng của hỷ lạc, chính vắng lặng, diệt, mất, trừ. Vì diệt, mất, trừ rồi, nên có bất khổ bất lạc xả, niệm tịnh, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, bất khổ bất lạc xả, niệm tịnh, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của đệ Tứ thiền. Như Tỳ-kheo, hoặc hành, hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc xúc, sẽ được định vị chung không có giác, không có quán, không có hỷ lạc. Như Tỳ-kheo từ hành cho đến thân cận xúc, thường tu học, thường tu học rồi, tâm hướng đến sự vắng lặng, vắng lặng tôn thượng, nghiêng hướng nơi vắng lặng, nghiêng hướng nơi vắng lặng rồi, không có sự vắng lặng của hỷ lạc, chính vắng lặng, diệt, mất, trừ, diệt, mất, trừ rồi, có bất khổ bất lạc xả niệm tịnh, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được bốn chi: chính đắc, duyên đắc, bất khổ bất lạc xả, niệm tịnh, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của đệ Tứ thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ. Như Tỳ-kheo có tưởng Không xứ, bất khổ bất lạc xả nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được ba chi: chính đắc, duyên đắc, tưởng của Không xứ, bất khổ bất lạc xả và nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của Không xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng Không xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ. Như Tỳ-kheo có tưởng Thức xứ, bất khổ bất lạc xả, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được ba chi: chính đắc, duyên đắc, bất khổ bất lạc xả, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của Thức xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng của Thức xứ, thành tựu hạnh Vô sở hữu xứ. Như Tỳ-kheo có tưởng của Vô sở hữu xứ: bất khổ bất lạc xả, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được ba chi: chính đắc, duyên đắc, tưởng Vô sở hữu xứ, bất khổ bất lạc xả, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của Bất dụng xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo lìa tất cả Bất dụng xứ, thành tựu hạnh Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, như Tỳ-kheo có tưởng của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, bất khổ bất lạc xả, nhất tâm. Nếu người nhập định này, sẽ được ba chi: chính đắc, duyên đắc, tưởng của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, bất khổ bất lạc xả, nhất tâm, gọi là định không có giác, không có quán của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Hỏi: Sao nói là định không? Đáp: Như Tỳ-kheo đối với tất cả pháp, hoặc pháp của một chỗ, tư duy không, biết không, giải không, thọ không. Hỏi: Do nghĩa nào không? Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không. Quán không buông lung như thế, sẽ được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là định không. Lại nữa, định Không gồm có sáu không: Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không. Sao nói là nội không? Đáp: Như Tỳ-kheo, tất cả pháp nội, hoặc pháp nội của một chỗ tư duy không, biết không, giải không, thọ không. Do nghĩa nào mà không? Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không, thường không, chẳng biến dịch không. Quán không buông lung như thế, được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là nội không. Sao nói là ngoại không? Đáp: Như tất cả pháp ngoài của Tỳ-kheo, nếu là pháp ngoài của một chỗ, thì sẽ tư tuy không, biết không, giải không, thọ không. Do nghĩa nào không? Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không, thường không, chẳng biến dịch không. Quán không buông lung như thế, sẽ được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là ngoại không. Nội ngoại không là thế nào? Đáp: Như Tỳ-kheo tất cả pháp trong ngoài, hoặc pháp nội ngoại của một chỗ, thì tư duy không, biết không, giải không, thọ không. Do nghĩa nào không? Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không, thường không, chẳng biến dịch không. Quán không buông lung như thế, được định, tâm trụ, chính trụ, gọi là nội ngoại không. Sao nói là không không? Đáp: Như Tỳ-kheo thành tựu hạnh định không. Tỳ-kheo tư duy không, biết không, giải không, thọ không. Do nghĩa nào không? Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không, thường không, chẳng biến dịch không. Quán không buông lung như thế, sẽ được định không, tâm trụ, chính trụ, gọi là không không. Sao nói là Đại không? Đáp: Như Tỳ-kheo đối với tất cả pháp, tư duy không, biết không, giải không, thọ không. Do nghĩa nào không? Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không. Quán không buông lung như thế, sẽ được định, tâm trụ nơi chính trụ, gọi là đại không. Sao nói là đệ nhất nghĩa không? Đáp: Đệ nhất, nghĩa là Niết-bàn. Như Tỳ-kheo tư duy Niết-bàn không biết không, giải không, thọ không. Do nghĩa nào mà không? Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không, thường không, chẳng biến dịch không. Quán không buông lung như thế, sẽ được định, tâm trụ chính trụ, gọi là đệ nhất nghĩa không. Sáu không như thế gọi là định không. Sao nói là định Vô tướng? Đáp: Trừ định không, nếu định khác, dùng Niết-bàn của bậc Thánh làm cảnh giới, gọi là định vô tướng. Lại nữa, định vô tướng là hành tướng có, tướng không của Niết- bàn. Hành có ba tướng: sinh, trụ, diệt, Niết-bàn không có ba tướng: Không sinh, không trụ, không diệt. Như thế, hành có tướng, Niết-bàn không có tướng. Niết-bàn là vắng lặng là nhà cửa, là cứu hộ, là ánh sáng của đèn, là y chỉ, là không mất đi, là hướng về, là không cháy sém, là không có âu lo phiền não, là không có ưu, bi, khổ não và các hành khác. Tư duy Niết-bàn được định, tâm trụ chính trụ, gọi là định Vô tướng. Sao nói là định vô nguyện? Đáp: Trừ định không, nếu định khác dùng hữu vi của bậc Thánh làm cảnh giới, gọi là định vô nguyện. Nguyện có hai thứ: chấp mắc ái, chấp mắc kiến. Tỳ-kheo tư duy bệnh của hành khổ: ung nhọt, tên độc, chấp mắc vị. Nương duyên, pháp hư hoại, không nhất định, không đủ, có thể hủy hoại các nỗi khổ, chẳng tư duy không, vô ngã, được định, tâm trụ, chính trụ. Tỳ-kheo ái dứt, kiến đoạn, định này có thể dứt ái, kiến, nên gọi là định Vô nguyện. Sao nói là bốn niệm xứ? Đáp: Như Tỳ-kheo quán nội thân, hành vi của thân, siêng năng, niệm, chính trí, điều phục hy vọng ái của thế gian, quán thân ngoài, hành vi của thân siêng năng niệm, chính trí, điều phục hy vọng ái của thế gian, quán thân nội ngoại, hành vi của thân, siêng năng niệm chính trí, điều phục hy vọng ái của đời, thọ, tâm, pháp cũng như thế, gọi là bốn niệm xứ. Sao nói là bốn chính dứt? Đáp: Như Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện chưa sinh, thì không để cho sinh, khởi dục (muốn), tự cố gắng thắng tiến, nhiếp giữ tâm chính dứt. Pháp ác đã sinh, muốn cho dứt, khởi dục, tự cố gắng thắng tiến, nhiếp giữ tâm chính dứt. Pháp thiện chưa sinh, muốn cho sinh, khởi dục tự cố gắng tinh tiến vượt hơn, thâu nhiếp tâm chính dứt. Pháp thiện đã sinh, muốn cho trụ, tu đầy đủ không quên, tăng trưởng rộng lớn, khởi dục, tự cố gắng tinh tiến vượt hơn, thâu nhiếp tâm chính dứt, gọi là bốn chính dứt. Sao nói là bốn thần túc? Đáp: Như Tỳ-kheo hạnh dứt thành tựu, tu thần túc, tinh tiến tâm định, niệm định, huệ định, dứt định, thực hành thành tựu tu thần túc, gọi là bốn thần túc. Bốn thần túc, như phẩm Thiền đã nói. Sao nói là bốn vô lượng? Đáp: Từ, bi, hỷ, xả. Sao nói là từ? Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy niềm vui của chúng sinh, biết niềm vui, hiểu niềm vui, thọ nhận niềm vui, hoặc có chúng sinh từng xâm não Tỳ- kheo, đối với chúng sinh, tâm Tỳ-kheo chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không giải, Tỳ-kheo nghó rằng: Chúng sinh đã xâm não ta, mặc dù chúng sinh lấn hiếp, gây tổn hại ta, nhưng pháp của ta không nên đáp trả lại. Nếu ta nổi giận, xúc não chúng sinh, thì sẽ tự làm tổn hại mình. Người khác đã xâm não ta, nếu ta đáp trả lại họ, là tự ta tổn hại nhiều hơn. Tỳ-kheo kia, suy nghó như thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, dứt trừ tâm giận, xúc não, tư duy muốn cho chúng sinh được vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Hoặc có chúng sinh, trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, nay lại xâm não Tỳ-kheo. Đối với chúng sinh, tâm Tỳ-kheo chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không giải. Tỳ-kheo suy nghó rằng: Trước kia, chúng sinh chưa từng xâm não ta, nay lại não hại ta. Mặc dù chúng sinh hiện đang xâm não ta. Hoặc là nghiệp báo đời trước của ta, ta không thể ngăn cản. Nếu ta giận, gây xúc não chúng sinh, thì chính là tự làm tổn hại mình. Người khác đã xâm lấn ta, nếu ta đáp trả lại, tự mình sẽ nhiều tổn hại. Tỳ-kheo kia nghó thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận, gây xúc não, tư duy: muốn cho chúng sinh, được vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Hoặc có chúng sinh trước đây chưa từng xâm não Tỳ-kheo, nay không xâm não, đang muốn xâm não. Tỳ-kheo đối với chúng sinh, tâm chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không giải, Tỳ-kheo nghó rằng: Chúng sinh trước đây chưa từng xâm não ta, nay, không xâm não, đang muốn xâm não ta, mặc dù chúng sinh đang muốn xâm não, hoặc không làm, hoặc nhân duyên không nhóm họp, nếu ta giận, xúc não chúng sinh, thì sẽ tự tổn hại. Người khác dù muốn xâm não ta, nhưng nếu ta đáp trả lại, thì sẽ tự tổn hại nhiều. Tỳ-kheo kia tư duy như thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận xúc não, tư duy muốn cho chúng sinh niềm vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Hoặc có chúng sinh trước đây chưa từng xâm não Tỳ-kheo, nay, không xâm não, sẽ không xâm não, trước đây, họ chưa từng xâm não là người ái, hỷ, vừa ý của ta, nay, hiện đang xâm não ta, Tỳ-kheo đối với chúng sinh, tâm chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không giải. Tỳ-kheo nghó rằng: Chúng sinh trước đây chưa từng xâm não ta, nay không xâm não, sẽ không xâm não không phải thuộc người xâm não của ta vì là người ta yêu thích, vừa ý nhưng cũng từng xâm não chúng sinh. Mặc dù xâm não những người thân ta, ta cũng không nên xâm não họ. Nếu ta giận, xúc não chúng sinh, thì sẽ tự tổn hại, người khác đã xâm não, nếu ta đáp trả lại chúng, thì sẽ tự mang lắm tổn hại. Tỳ-kheo kia nghó thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận, xúc não, tư duy muốn cho chúng sinh được vui, biết vui, giải vui, thọ nhận niềm vui. Hoặc có chúng sinh, trước kia chưa từng xâm não Tỳ-kheo, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Trước chưa từng là người ái, hỷ, vừa ý của ta. Nay, hiện xâm não người ái, hỷ, vừa ý của ta. Tỳ-kheo đối với chúng sinh, tâm chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không giải. Tỳ-kheo nghó rằng: chúng sinh trước kia chưa từng lấn hiếp ta, nay không lấn hiếp, sẽ không lấn hiếp chưa từng là người ái, hỷ, vừa ý của ta. Trước kia chưa từng xâm lấn người ái, hỷ, vừa ý của ta, nay, hiện là chúng sinh xâm lấn, dù xâm lấn người ái, hỷ, vừa ý của ta, hoặc là nghiệp báo của đời trước, ta không thể ngăn nghiệp đời trước của người khác. Nếu ta giận, xúc não chúng sinh, thì sẽ làm tổn hại mình. Người khác đã xâm phạm ta, nếu ta đáp trả lại, thì tự tổn hại nhiều. Tỳ-kheo kia, nghó thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận, xúc não, tư duy muốn cho chúng sinh vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Hoặc có chúng sinh trước đây chưa từng xâm phạm, xúc não Tỳ- kheo, nay không xâm phạm, xúc não, sẽ không xúc não xâm phạm. Nếu là người ái, hỷ, vừa ý của ta, trước đây chưa từng xâm phạm, xúc não, nay không xâm não. Nếu người ái, hỷ, vừa ý của ta đang muốn xâm não, Tỳ-kheo đối với chúng sinh tâm chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không giải. Tỳ-kheo nghó rằng: Trước kia, chúng sinh chưa từng xâm phạm xúc não ta, nay, không xâm não, sẽ không xâm não. Nếu là người yêu thích, vừa ý của ta trước kia chưa từng xâm não, nay không xâm não. Nếu là người ta yêu thích, vừa ý đang muốn xâm não, mặc dù chúng sinh là người ta vẫn yêu thích, vừa ý xâm não, hoặc không làm, hoặc nhân duyên không đủ. Nếu ta giận, xúc não chúng sinh, thì sẽ làm tổn hại chính mình. Người khác đã xâm não ta, nếu ta đáp trả lại, thì tự mang nhiều tổn hại. Tỳ-kheo kia nghó thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận xúc não, tư duy: Muốn cho chúng sinh được vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Hoặc có chúng sinh, trước kia chưa từng xâm não Tỳ-kheo, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ưa thích, vừa ý của ta, trước kia chưa từng xâm não, nay không hề xâm não, sẽ không hề xâm não. Hoặc không là người yêu thích vừa ý của ta mà đã từng làm lợi ích cho ta. Đối với chúng sinh, tâm Tỳ-kheo bị chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không giải. Tỳ-kheo nghó rằng: Trước kia, chúng sinh chưa từng xâm não ta, nay không xâm não, sẽ không xâm não. Nếu là người yêu thích, vừa ý của ta trước kia, chưa từng xâm não, nay không xâm não, sẽ không xâm não. Nếu không là người yêu thích, vừa ý của ta mà từng làm lợi ích. Nếu chúng sinh nay tuy đã làm lợi ích cho ta không là người ta ưa thích, vừa ý, thì ta không nên xâm não họ. Nếu ta nổi giận, xúc não chúng sinh, thì sẽ tự tổn hại mình. Người khác đã gây tổn hại ta, nếu ta đáp trả lại họ, là tự mang lại cho mình nhiều tổn hại. Tỳ-kheo kia nghó thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận, xúc não, suy nghó: Muốn cho chúng sinh được vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Hoặc có chúng sinh trước, chưa từng xâm phạm, xúc não Tỳ-kheo, nay không xâm não, sẽ không xâm não. Là người ưa thích, vừa ý của ta trước, chưa từng xâm não, nay không xâm não, sẽ không xâm não, là người không ưa thích, vừa ý, trước chưa từng, làm lợi ích, nếu ta không yêu thích, vừa ý họ, hay làm lợi ích. Tỳ-kheo đối với chúng sinh, tâm chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không giải. Tỳ-kheo nghó rằng: Trước kia, chúng sinh chưa từng xâm não ta, nay, không xâm não, sẽ không xâm não. Là người yêu thích, vừa ý trước kia, chưa từng xâm não, nay không xâm não, sẽ không xâm não. Là người không yêu thích vừa ý trước kia chưa từng lợi ích. Hoặc là người không yêu thích, vừa ý, nay làm lợi ích. Mặc dù chúng sinh nay làm lợi ích, là người không yêu thích, vừa ý, hoặc là do nghiệp báo đời trước, ta không thể ngăn được nghiệp báo đời trước của người khác. Nếu ta giận, xúc não chúng sinh, là đã tự tổn hại mình, người kia làm tổn hại ta, nếu ta đáp trả lại họ, thì tự gây tổn hại cho mình nhiều. Tỳ-kheo kia nghó thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận, xúc não, tư duy: Muốn cho chúng sinh được niềm vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Hoặc có chúng sinh trước kia chưa từng xâm não Tỳ-kheo, nay, không xâm não, sẽ không xâm não. Là người yêu thích, vừa ý trước kia chưa từng xâm não, nay, không xâm não, sẽ không xâm não. Là người không yêu thích, vừa ý trước kia chưa từng làm lợi ích nay không làm lợi ích, nếu ta không ưa thích, vừa ý, muốn làm lợi ích cho ta, Tỳ-kheo đối với chúng sinh, tâm chướng ngại không thanh tịnh, không gần gũi, không mở bày. Tỳ-kkheo nghó rằng: Trước kia, chúng sinh chưa từng xâm não ta, nay, không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người yêu thích, vừa ý trước kia chưa từng xâm não, nay, không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không yêu thích, vừa ý, trước chưa từng làm lợi ích, nay không làm lợi ích, muốn làm lợi ích cho ta, nếu ta không yêu thích, vừa ý, nuốn làm lợi ích, thì cho dù chúng sinh muốn làm lợi ích, là người không yêu thích, vừa ý, hoặc không làm, hoặc nhân duyên không đủ. Nếu ta nổi giận, xúc não chúng sinh, thì sẽ tự tổn hại, người khác đã gây tổn hại cho ta. Nếu ta đáp trả lại họ, thì tự mang nhiều tổn hại. Tỳ-kheo kia đã nghó thế rồi, có thể nhẫn nhục, chịu đựng đối với chúng sinh, do diệt trừ tâm giận, xúc não, tư duy: Muốn cho chúng sinh được vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Hoặc có chúng sinh trước kia chưa từng xâm phạm, xúc não Tỳ- kheo. Nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người yêu thích, vừa ý trước kia chưa từng xâm não nay, không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không yêu thích, vừa ý, trước kia chưa từng lợi ích, nay không lợi ích, sẽ không làm lợi ích. Như thế, người không có nhân duyên với Tỳ-kheo chúng sinh tức giận ngang trái Tỳ-kheo đối với chúng sinh, tâm chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không giải, Tỳ-kheo nghó rằng: Trước kia, chúng sinh chưa từng xâm não, nay, không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không yêu thích, vừa ý là trước kia chưa từng xâm não, nay, không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không yêu thích, vừa ý, trước kia chưa từng làm lợi ích, nay không làm lợi ích, sẽ không làm lợi ích, chúng sinh tức giận ngang trái, không có nhân duyên với ta, ta đối với chúng sinh tâm chướng ngại không thanh tịnh, không gần gũi, không giải. Nếu ta giận, làm não hại chúng sinh thì sẽ làm tổn hại mình. Người khác đã gây tổn hại ta, nếu ta đáp trả lại, sẽ tự tổn hại nhiều hơn. Tỳ-kheo kia, nghó thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận, xúc não, tư duy, muốn cho chúng sinh vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Như Tỳ-kheo, nếu đối với chúng sinh ở phương Đông, diệt tâm giận, xúc não, nghó: Muốn cho chúng sinh được vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Đối với chúng sinh ở hướng Nam, Tây, Bắc, diệt tâm phiền não, nghó: Muốn cho chúng sinh, được vui, biết vui, giải vui, thọ vui. Như Tỳ- kheo dùng tâm từ bi mở bày khắp hạnh của một phương, thứ hai, thứ ba, thứ tư, bốn duy trên dưới, tất cả đều dùng tâm từ rộng lớn, tôn thắng, không hai, không lường, không oán thù, không giận dữ, giải khắp hạnh của các thế gian, gọi là Từ. Sao nói là bi? Đáp: Như Tỳ-kheo không tư duy vui (lạc) của chúng sinh, không biết vui, không giải vui, không thọ vui. Tỳ-kheo thấy chúng sinh khổ, chịu khổ, như cha mẹ, anh em, chị em, vợ, con thân thuộc, tri thức, đại thần, địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Như kẻ nghèo hèn trong loài người, quỷ thần nghèo hèn trong quỷ thần, mà xót thương các chúng sinh đó, khởi tâm bi. Hoặc có chúng sinh đã xâm não Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đối với chúng sinh, tâm chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không mở bày. Tỳ-kheo nghó rằng: Chúng sinh từng xâm não ta, dù chúng sinh xâm não ta, nhưng ta không nên xâm não chúng. Nếu ta giận, xâm não chúng sinh, thì sẽ tự làm tổn hại mình. Người khác đã gây tổn hại cho ta, nếu ta đáp trả lại họ, là tự mình mang nhiều tổn hại. Tỳ-kheo kia nghó thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận, xúc não, khởi tâm bi thương xót đối với chúng sinh. Hoặc có chúng sinh trước đây, chưa từng xâm phạm xúc não Tỳ- kheo cho đến không có nhân duyên, tức giận ngang trái như trên đã nói. Như Tỳ-kheo nếu dập tắt tâm giận, xúc não đối với chúng sinh ở phương Đông, khởi tâm bi xót thương chúng sinh, diệt tâm giận, xúc não đối với chúng sinh ở phương Nam, Tây, Bắc, khởi tâm bi thương xót chúng sinh, Tỳ-kheo dùng tâm bi mở bày khắp hạnh của một phương, thứ hai, thứ ba, thứ tư, bốn duy trên dưới, tất cả đều dùng tâm bi rộng lớn, tôn thắng, không hai, không lường, không oán ghét, không giận dữ, giải khắp hạnh của các thế gian, gọi là bi. Sao nói là hỷ? Đáp: Như Tỳ-kheo, không tư duy vui của chúng sinh, không biết vui, không giải vui, không thọ vui. Tỳ-kheo đối với chúng sinh không được xót thương, không khởi tâm bi. Như Tỳ-kheo, nếu thấy chúng sinh, vui sướng thọ lạc hoặc cha mẹ, anh em, chị em, vợ con thân thuộc, trí thức, đại thần, hoặc các trời, các thiên chết, Phật, đệ chết Phật, đắc hỷ duyệt đối với chúng sinh kia, không dựa vào tưởng dục nhiễm. Hoặc có chúng sinh đã từng xâm não Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đối với chúng sinh, tâm chướng ngại, không thanh tịnh, không giải. Tỳ-kheo nghó rằng: Chúng sinh đã từng xâm não ta, mặc dù chúng sinh xâm não ta, nhưng ta không nên xâm não chúng. Nếu ta xâm não chúng sinh, thì tự sẽ bị tổn hại, người khác đã gây tổn hại cho ta, nếu ta đáp trả lại, là tự tổn hại nhiều do mình. Tỳ-kheo kia đã tư duy như thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận não, được duyệt, hỷ đối với chúng sinh, không dựa vào tưởng dục nhiễm. Hoặc có chúng sinh, trước đây, chưa từng xâm não Tỳ-kheo, cho đến không có nhân duyên mà tức giận ngang trái, như trên đã nói, nếu Tỳ-kheo đối với chúng sinh ở phương Đông, diệt trừ tâm giận, xúc não, được tâm hỷ, duyệt đối với chúng sinh, không dựa vào tưởng dục nhiễm, đối với chúng sinh của phương Nam, Tây, Bắc, diệt tâm giận não đối với chúng sinh được tâm hỷ, duyệt, không dựa vào tưởng dục nhiễm. Tỳ-kheo dùng tâm hỷ giải khắp hạnh của một phương, thứ hai, thứ ba, thứ tư, bốn duy trên dưới, tất cả đều dùng tâm hỷ rộng lớn tôn thắng, không hai, không lường, không oán ghét, không giận dữ, giải khắp hạnh của các thế gian, gọi là hỷ. Sao nói là xả? Đáp: Như Tỳ-kheo không tư duy vui của chúng sinh, không biết niềm vui, không giải niềm vui, không được thương xót, không khởi tâm bi, không được hỷ, duyệt, không dựa vào tưởng dục nhiễm. Như Tỳ- kheo chỉ duyên chúng sinh, nên được xả. Như người vào trong rừng rậm, không phân biệt đây là cây Bát-đa-la, cây Ni-câu-đà, cây Tỳ-lê-xoa, cây Ưu đầu-phi-la, cây Gia-chi, cây Gia-tỳ-da, cây Nhã-tỳ-da-la, cây Gia-ni-kha-la, cây Di-đà, cây Y-đà-già, mà chỉ thấy toàn là rừng rậm, không phân biệt được các thứ cây. Cũng thế, Tỳ-kheo không tư duy vui của chúng sinh, không biết vui, không giải vui, không thọ vui, không được thương xót, không khởi tâm bi, không được hỷ, duyệt, không dựa vào tưởng dục nhiễm, chỉ vì duyên chúng sinh, nên được xả. Hoặc có chúng sinh đã từng xâm não Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đối với chúng sinh đó, tâm chướng ngại, không thanh tịnh, không gần gũi, không giải. Tỳ-kheo nghó rằng: Chúng sinh đã từng xâm não ta, mặc dù chúng sinh xâm não ta, nhưng ta không nên xâm phạm, não hại chúng, vì nếu ta giận, não hại chúng sinh, thì sẽ tự tổn hại. Người làm tổn hại ta, nếu ta đáp trả lại họ, là tự tổn nhiều. Đối với Tỳ-kheo kia, tư duy như thế rồi, có thể nhẫn nhục đối với chúng sinh, diệt trừ tâm giận não, chỉ vì duyên chúng sinh, nên được xả. Hoặc có chúng sinh, trước, chưa từng xâm não Tỳ-kheo, cho đến tức giận ngang trái không có nhân duyên như trên đã nói. Như Tỳ-kheo, nếu diệt tâm giận não đối với chúng sinh ở phương Đông, chỉ vì duyên chúng sinh nên được xả. Đối với chúng sinh ở phương Nam Tây, Bắc, diệt trừ tâm giận, xúc não, vì chỉ duyên chúng sinh nên được xả. Như Tỳ-kheo dùng tâm xả giải khắp hạnh của một phương, thứ hai, thứ ba, thứ tư, bốn duy trên dưới, tất cả chỉ do tâm xả rộng lớn tôn thắng, không hai, không lường, không oán ghét, không giận dữ, giải khắp hạnh của các thế gian, gọi là xả, gọi là bốn vô lượng. Sao nói là định của bốn vô sắc? Đáp: Như Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ, lìa tất cả Không xứ, thành tựu hạnh Thức xứ, lìa tất cả Thức xứ, thành tựu hạnh Bất dụng xứ, lìa tất cả Bất dụng xứ, thành tựu hạnh Phi tưởng Phi phi tưởng, gọi là định của bốn vô sắc. Sao nói là bốn hướng đạo? Đáp: Hướng đạo khổ khó làm, hướng đạo khổ thực hành nhanh chóng, hướng đạo vui khó làm, hướng đạo vui thực hành nhanh chóng. Sao nói là hướng đạo khổ khó làm? Như Tỳ-kheo tính nặng về tham dục, tính nặng về giận dữ, tính nặng về ngu si. Tỳ-kheo này hành đạo vì ngăn ngừa dục nhiễm, nên thường bị lo khổ, vì ngăn ngừa sự giận dữ, nên thường bị khổ lo, vì ngăn ngừa sự ngu si, nên thường bị khổ lo. Tỳ-kheo này đối với hạnh chậm lụt nơi năm căn Thánh năm căn gồm: tín, tiến, niệm, định, huệ vì hành chậm lụt của năm căn Tỳ-kheo này, chứng định Vô gián, dứt hết các lậu, gọi là hướng đến đạo khổ khó thực hành. Hỏi: Thế nào là hướng đạo khổ thực hành nhanh? Như Tỳ-kheo, tính nặng về tham dục, sân hận, ngu si. Tỳ-kheo hành đạo vì ngăn ngừa dục nhiễm, nên thường bị khổ âu lo. Do Tỳ-kheo thực hành năm căn bén nhạy của bậc Thánh. Năm căn là tín, tiến, niệm, định, tuệ. Do Tỳ- kheo thực hành năm căn nhạy bén, nên chóng chứng định Vô gián, dứt hết các lậu, gọi là hướng đạo khổ thực hành nhanh. Sao nói là hướng đến đạo vui khó thực hành? Như Tỳ-kheo tính nhẹ về dục nhiễm, tính nhẹ về giận dữ, tính nhẹ về ngu si, Tỳ-kheo này vì duyên dục nhiễm ít, nên không thường bị khổ lo, vì nhẹ về duyên giận dữ nên không thường bị khổ lo, vì duyên ngu si ít, nên không thường bị khổ lo. Vì hành chậm lụt nơi năm căn bậc Thánh của Tỳ-kheo. Năm căn gồm: tín, tiến, niệm, định, huệ căn. Do hành chậm lụt nơi năm căn của Tỳ-kheo, chứng định Vô gián, dứt hết các lậu, gọi là hướng đến đạo vui khó thực hành. Sao nói là hướng đến đạo vui thực hành nhanh chóng? Như Tỳ- kheo, tính nhẹ về tham dục, tính nhẹ về giận hờn, tính nhẹ về ngu si. Tỳ-kheo này hành đạo vì duyên nhẹ về dục nhiễm nên không thường bị khổ lo vì duyên nhẹ về giận dữ, nên không thường bị khổ lo, vì duyên nặng về ngu si, nên không thường bị khổ lo. Năm căn Thánh của Tỳ- kheo này rất nhạy bén. Năm căn đó là: tín, tiến, niệm, định, huệ căn. Do hành nhạy bén năm căn của Tỳ-kheo, chứng định Vô gián, dứt hết các lậu, gọi là hướng đến đạo vui thực hành nhanh chóng. Đó gọi là bốn hướng đạo. Sao nói là bốn tu định? Đáp: Như Thế tôn nói: Bốn tu định, bốn tu định là: có thân cận tu định, thường tu học được hạnh vui hiện đời. Có thân cận tu định, thường tu học được tri kiến. Có thân cận tu định, thường tu học được huệ phân biệt. Có khi tu gần gũi định, thường tu học được lậu tận. Sao nói là thân cận tu định, thường tu học được hạnh vui hiện đời? Như Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Diệt giác quán, tín nội tịnh, nhất tâm, định không có giác, không có quán sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Lìa hạnh hỷ xả, niệm, chính trí, thân thọ vui, như hạnh giải xả niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền. Dứt khổ, vui, trước diệt ưu, hỷ, bất khổ bất lạc xả, niệm tịnh, thành tựu hạnh Tứ thiền. Như thế, gần gũi với tu định, thường tu học được hạnh vui hiện đời. Sao nói là gần gũi tu định, thường tu học được tri kiến? Như Tỳ- kheo khéo nhận lấy tốt tưởng ánh sáng, gìn giữ tốt tưởng ban ngày. Tỳ-kheo như ban ngày, tu tưởng ánh sáng, ban đêm cũng như thế. Như ban đêm tu tưởng ánh sáng, ban ngày cũng như thế. Do tâm khai ngộ, không che lấp tâm, tâm tu có ánh sáng, gần gũi định này, thường tu học được tri kiến. Sao nói là gần gũi tu định, thường tu học được huệ phân biệt? Như Tỳ-kheo biết thọ sinh, biết thọ trụ, biết thọ diệt, biết tưởng sinh, biết tưởng trụ, biết tưởng diệt, biết giác sinh, biết giác trụ, biết giác diệt. Như thế, gần gũi định này, thường tu học được huệ phân biệt. Sao nói là Thân cận tu định, thường tu học được lậu tận? Như Tỳ- kheo biết sự sinh diệt của năm thọ ấm, biết sắc, biết tập sắc, biết sắc diệt, biết thọ, tưởng, hành, thức, biết tập thức, biết thức diệt. Thân cận định này, thường tu học được lậu tận. Như kinh Ba-La-Diên đã hỏi: dứt tất cả tưởng dục, diệt ưu não, bỏ thùy miên, ngăn ngừa trạo cử, hối, xả, niệm tịnh, trước diệt giác, biết giác, giải thoát, dứt vô minh, gọi là bốn tu định. Sao nói là bốn dứt? Đáp: Giới dứt, gìn giữ vi tế dứt, tu dứt, biết duyên dứt. Sao nói là giới dứt? Như Tỳ-kheo, mắt thấy sắc, không nhận lấy tướng, không phân biệt, khiến phát ra nhãn căn, thường tự nhiếp giữ hạnh, đừng dựa vào hy vọng nỗi lo của thế gian là pháp ác bất thiện, gìn giữ nhãn căn, được giới của nhãn căn, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, ý biết pháp, không chấp tướng, phân biệt khiến khởi ý căn, thường tự nhiếp giữ hạnh, chớ dựa vào hy vọng ở pháp ác bất thiện là nỗi lo của thế gian, gìn giữ cẩn thân ý căn, được giới của ý căn, gọi là giới dứt. Sao nói là gìn giữ vi tế dứt? Như Tỳ-kheo chấp tướng thiện sinh gìn giữ vi tế. Hoặc đốt xương, hoặc tế bào sưng, hoặc sình trương, hoặc xanh, bầm, hoặc màu đỏ, đen, hoặc rã nát, chia lìa. Quán như thế, tướng tốt sinh gìn giữ vi tế, gọi là gìn giữ vi tế dứt. Nói tu dứt là gì? Như Tỳ-kheo tu niệm chính giác, nương tựa lìa dục, nương tựa không có nhiễm, nương tựa diệt ái, trạch pháp, chính giác, tiến chính giác, hỷ chính giác, trừ chính giác, định chính giác, tu xả chính giác, y chỉ lìa dục, y chỉ vô nhiễm, y chỉ diệt ái, gọi là tu dứt. Sao nói là trí duyên dứt? Như Tỳ-kheo, hoặc ở ngoài trời dưới cội cây, nghó rằng: Báo của hành ác bất thiện của thân, đời nay và đời sau, như Tỳ-kheo có thể nhẫn dứt hành vi ác của thân, tu hành vi thiện của thân, báo của hành vi bất thiện của miệng trong đời nay và đời sau, như Tỳ-kheo gắng nhẫn dứt hành vi ác của miệng, tu hành vi thiện của miệng, báo ác của hành vi bất thiện của ý ở đời nay, và đời sau, nếu Tỳ-kheo có thể nhẫn dứt hành vi bất thiện của ý, tu hành vi thiện của ý, gọi là trí duyên dứt. Hộ giới duyên tu dứt Như lai nói tự tính Tỳ-kheo hành pháp này Tất cả mé khổ hết Gọi là bốn dứt trí. Sao nói là năm căn? Đáp: Tín căn, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn, gọi là năm căn. Năm lực cũng như thế. Sao nói là năm xứ giải thoát? Đáp: nghĩa là Tỳ-kheo không buông lung, siêng niệm, chính trí, hành vắng lặng, tâm chưa giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được hết, chưa được sự yên ổn vô thượng, được yên ổn. Sao nói là năm? Đáp: Hoặc Đức Thế Tôn vì Tỳ-kheo nói pháp, hoặc thầy nói, hoặc người huệ phạm tịnh hạnh nói, thuận theo Như lai nói, hoặc sư, hoặc người huệ phạm tịnh hạnh nói. Nghe rồi, rồi, thọ pháp, nghĩa, thọ nhận pháp nghĩa rồi, sinh đẹp lòng, đẹp lòng rồi, nẩy sinh vui mừng, vui mừng rồi, thân được trừ, thân được trừ rồi, thì được niềm vui, được niềm vui rồi, tâm định, tâm định rồi, tri kiến như thật. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng niệm, chính trí, hạnh vắng lặng, tâm chưa giải thoát, đựơc giải thoát, các lậu chưa hết, được hết, chưa được sự yên ổn vô thượng, được yên ổn, gọi là xứ giải thoát đầu tiên. Lại nữa, Tỳ-kheo! không phải khi Đức Thế tôn, không phải sư, không phải người huệ phạm tịnh hạnh nói. Như pháp đã nghe trước kia, đọc tụng rộng, thông suốt, nhạy bén. Như pháp Tỳ-kheo đã nghe trước kia, đọc tụng rộng, thông suốt nhạy bén, thọ nhận pháp, nghĩa, như Tỳ- kheo thọ nhận pháp, nghĩa rồi, sinh ra sự hài lòng, sinh hài lòng rồi, sinh ra mừng, mừng rồi, được thân trừ, thân trừ rồi, thọ nhận niềm vui, thọ nhận niềm vui rồi, tâm định, tâm định rồi, tri kiến như thật. Tỳ-kheo không buông lung như thế, siêng năng niệm, chính trí, hành vắng lặng, tâm chưa giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được hết, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn, gọi là xứ giải thoát thứ hai. Lại nữa, Tỳ-kheo không phải khi Đức Thế tôn, không phải sư, không phải người huệ phạm tịnh hạnh nói pháp, chẳng phải pháp đã nghe trước kia, đọc tụng rộng, thông suốt. Như pháp Tỳ-kheo đã nghe trước kia đã thông suốt, vì người mà nói rộng. Như Tỳ-kheo theo pháp đã nghe trước kia thông suốt, rộng vì người nói, thọ nhận pháp, nghĩa. Tỳ-kheo đã thọ nhận pháp, nghĩa rồi, sinh ra sự hài lòng, hài lòng rồi, sinh ra vui mừng, vui mừng rồi, được thân trừ, thân trừ rồi, được vui, được vui rồi, tâm định, tâm định rồi, thấy biết như thật. Tỳ-kheo không buông lung như thế, siêng năng nghó đến hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được sự yên ổn vô thượng, được yên ổn, gọi là xứ giải thoát thứ ba. Lại nữa, Như Tỳ-kheo, chẳng phải khi Đức Thế tôn, không phải sư, không phải người huệ phạm tịnh hạnh giảng nói chẳng phải pháp Tỳ-kheo đã nghe trước kia, đọc tụng rộng, thông suốt, chẳng phải pháp đã nghe trước kia, thông suốt, rộng vì người khác phân biệt. Như pháp Tỳ-kheo nghe trước kia thông suốt một cách nhạy bén, với tự tâm phân biệt. Như Tỳ-kheo pháp đã nghe trước kia thông suốt, tự tâm phân biệt. Như Tỳ-kheo tùy theo pháp đã nghe thông suốt, tự tâm phân biệt thọ nhận pháp nghĩa. Tỳ-kheo thọ nhận pháp nghĩa rồi, sinh đẹp lòng, đẹp lòng rồi, sinh ra vui mừng, vui mừng rồi, sinh hỷ, hỷ rồi được thân khinh an, thân khinh an rồi, thọ nhận niềm vui, thọ nhận niềm vui rồi, tâm định, tâm định rồi, tri kiến như thật. Tỳ-kheo không buông lung như thế, siêng năng nghó đến hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa giải thoát được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu hết, chư được yên ổn vô thượng, được yên ổn, gọi là xứ giải thoát thứ tư. Lại nữa, Tỳ-kheo không phải khi Đức Thế tôn, không phải sư, không phải người huệ phạm tịnh hạnh nói pháp, chẳng phải pháp Tỳ- kheo đã nghe trước kia, khi đọc tụng rộng, thông suốt, chẳng phải pháp Tỳ-kheo đã nghe trước kia, thông suốt, rộng vì người mà phân biệt, chẳng phải pháp đã nghe trước kia thông suốt, lúc tự tâm phân biệt, như Tỳ-kheo khéo nhận lấy tướng định, tư duy tốt, giải thích tốt. Tỳ-kheo khéo nhận lấy định tưởng, tư duy tốt, giải thích tốt rồi, thọ nhận pháp nghĩa. Thọ nhận pháp nghĩa rồi sinh đẹp lòng, đẹp lòng rồi sinh mừng, sinh mừng rồi được thân khinh an, thân khinh an rồi thọ nhận niềm vui, thọ nhận niềm vui rồi tâm định, tâm định rồi tri kiến như thật. Tỳ-kheo không buông lung như thế, siêng năng nghó đến hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn, gọi là xứ giải thoát thứ năm. Đó gọi là năm xứ giải thoát. Năm giới xuất, như trong phẩm Giới đã nói. Thế nào là năm định quán? Như kinh chính Tín nói: Tôn giả Xá- lợi-phất bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Lại có pháp vô thắng như Đức Thế Tôn nói pháp nhập định quán. Bạch Đức Thế Tôn! Có nhập định quán này, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, siêng năng, tinh tiến mạnh mẽ, chính tư duy, học nhiều tâm hạnh, như pháp tư duy nhập định, nhập định rồi, quán thân từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, cho đến lớp da mỏng đều là bất tịnh, gọi là nhập định quán đầu tiên. Lại nữa, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, siêng năng tinh tiến, mạnh mẽ, chính tư duy, học nhiều tâm hạnh, như pháp tư duy nhập định, nhập định rồi, không quán da, máu, thịt, chỉ quán xương người. Trong thân này có xương răng móng gọi là nhập định quán thứ hai. Lại nữa, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn siêng năng, tinh tiến, mạnh mẽ, chính tư duy, học nhiều tâm hạnh, đúng như pháp tư duy nhập định. Nhập định rồi, không quán da, máu, thịt, xương, chỉ quán thức của con người, thức trụ đời này, trụ đời khác, thức chưa dứt, không lìa hai đời, gọi là nhập định quán thứ ba. Lại nữa, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn siêng năng, tinh tiến mạnh mẽ, chính tư duy, học nhiều hành tâm, đúng như pháp tư duy nhập định, nhập định rồi, không quán da, máu, thịt, xương. Lại quán thức của con người, thức không dừng lại ở đời này, mà dừng lại ở đời khác, thức dứt lìa đời này, chưa dứt lìa đời khác, gọi là nhập định quán thứ tư. Lại nữa, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn siêng năng, tinh tiến mạnh mẽ, tâm chính tư duy, học nhiều hành tâm, đúng như pháp tư duy nhập định. Nhập định rồi, không quán da, máu, thịt, xương, lại quán thức con người, thức không trụ đời này, không trụ đời khác, thức dứt khéo lìa hai đời, gọi là nhập định quán thứ năm. Như thế, nhập định quán vô thắng, nghĩa là Đức Thế Tôn khéo biết không có gì vượt hơn, Đức Thế Tôn khéo thông đạt, không ai có thể vượt hơn, như chỗ nhận biết của ý ta, hoặc Sa-môn, Bà-la-môn, có thể biết vượt hơn Đức Thế Tôn thì không có việc này. Đó gọi là nhập định quán thứ năm. Sao nói là năm pháp khởi giải thoát? Đáp: Như Đức Thế tôn nói: Gần gũi năm pháp, thường tu học rồi đã được giải thoát. Năm pháp ấy là: Như Tỳ-kheo quán tưởng thân bất tịnh. Quán tưởng thức ăn bất tịnh. Quán tưởng các hành vô thường. Quán tưởng thế gian không vui. Quán tưởng thân chết. Gần gũi với năm pháp như thế, thường tu học, có thể được giải thoát, gọi là năm pháp khởi giải thoát. Hỏi: Thế nào là sáu niệm? Đáp: là niệm Phật cho đến niệm thiên. Sao nói là niệm Phật? Lấy Phật làm cảnh giới, niệm thuận với thiện, không trái nghịch, gọi là niệm Phật. Sao nói là niệm pháp? Dùng pháp làm cảnh giới, niệm thuận với điều thiện, không trái nghịch, gọi là niệm pháp. Sao nói là niệm Tăng? Dùng tăng làm cảnh giới, niệm thuận với thiện, không trái nghịch gọi là niệm Tăng. Sao nói là niệm giới? Giới, nghĩa là giới của thân, miệng, lấy giới làm cảnh giới, niệm thuận với việc thiện, không trái nghịch, gọi là niệm giới. Sao nói là niệm thí? Thí có hai thứ: Tài thí và pháp thí, dùng thí làm cảnh giới, nghó đến điều thiện thuận, không trái nghịch, gọi là niệm thí. Sao nói là niệm thiên? Nếu vượt qua dứt thực, hóa sinh lên cõi trời. Vị trời kia không quán nghiệp đời trước, không phân biệt nghiệp đời trước, dùng trời làm cảnh giới, niệm thuận với điều thiện không trái nghịch, gọi là niệm thiên. Đó gọi là sáu niệm. Sáu không như đã nói trong tam- muội Không. Sáu giới xuất như trong phẩm Giới đã nói. Sao nói là sáu minh pháp phần? Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói: Gần gũi sáu pháp, thường tu học phát sinh được phần minh, làm cho minh rộng lớn. Sáu pháp đó là: Tưởng vô thường. Tưởng vô thường khổ. Tưởng khổ vô ngã. Tưởng thức ăn bất tịnh. Tưởng tất cả thế gian không vui. Tưởng chết. Sao nói là tưởng vô thường là pháp phần minh? Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ở ngoài trời dưới cội cây, nghó rằng: sắc vô thường, thọ, tưởng, hành, thức đều vô thường. Nếu năm thọ ấm như thế, quán hành vô thường, như Đức Thế Tôn nói: “Ba tướng của pháp hữu vi: sinh, trụ, diệt. Như thế, Tỳ-kheo tư duy sinh, trụ, diệt, tu điều phục tâm cho nhu hòa, nhu hòa rồi, tư duy sắc vô thường, thọ, tưởng, hành, thức vô thường. Người tu hành nếu tưởng, tưởng nhớ thì gọi là tưởng vô thường. Gần gũi, thường tu học, gần gũi, thường tu học rồi, sinh ra minh, được minh, được phần minh, làm cho minh được rộng lớn, gọi là pháp phần minh của tưởng vô thường. Sao nói là phần minh của tưởng vô thường khổ? Đáp: Như Tỳ-kheo, hoặc ở ngoài trời dưới cội cây, tư duy sắc vô thường như thế. Nếu vô thường thì là khổ; Thọ, tưởng, hành, thức vô thường, nếu vô thường, tất nhiên là khổ. Cũng thế, quán hành khổ của năm thọ ấm, như Đức Thế Tôn nói: Nếu sắc sinh, trụ, tức là sinh khổ, có bệnh, có già chết. Nếu thọ, tưởng, hành, thức có sinh, trụ, tức là sinh khổ, có bệnh, có già chết. Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói ba khổ: khổ hành, khổ khổ, khổ biến dịch. Sao nói là hành khổ? Tự tính của hành nơi năm thọ ấm là khổ hành, hoặc tự tướng là khổ khổ, gọi là khổ hành. Sao nói là khổ khổ? Tự tính của hành nơi năm thọ ấm là khổ. Sinh cùng sinh, khởi cùng khởi, xuất cùng xuất, thành tựu đầy đủ, sinh các thứ bệnh: nhân nhiệt sinh bệnh. Do nóng ấm, do gió, do quá sức, do người khác xúc não, do thời tiết biến đổi, do các đại mâu thuẫn với nhau, do thức ăn, uống không tiêu, do nghiệp báo đời trước, do các đại không điều hòa, sinh bệnh. Sinh bệnh mắt, bệnh tai, mũi, lưỡi, thân, nhức đầu, đau mắt, nhức cổ họng, miệng, bệnh đau hông, sinh bệnh “Xà thân”, đau nhức đường hô hấp, bệnh cổ trướng, bệnh ói mửa, sinh bệnh mụt đinh, bệnh đau bụng, thân nóng, sinh bệnh hắc lào, ghẻ lở, phong, xâm dâm, nhọt, ung thư, bệnh hủi trắng, hủi khô, bệnh cuồng loạn, sinh bệnh tró, bệnh đái hạ, bệnh sưng đỏ, bệnh sâu trùng đục khoét v.v… bọ chét, muỗi, mòng, kiến. Thân này dù chỉ chỗ một sợi lông đều có trùng. Như trên chứng sưng nơi ung nhọt của con người, sinh ra thứ sưng độc hại, nỗi khổ của tính hành nơi năm thọ ấm cũng như thế. Sinh cùng sinh, khởi cùng khởi, xuất cùng xuất, thành tựu đầy đủ, sinh vô số thứ bệnh. Nhân nóng sinh bệnh, cho đến chỗ một sợi lông cũng đều có trùng, gọi là khổ khổ. Sao nói là khổ biến dịch? Như hành của năm thọ ấm chuyển biến, suy kém thành thục, hư rã, tận diệt, sau cùng, mất, lìa, diệt, gọi là khổ biến dịch. Như Tỳ-kheo đối với khổ hành, khổ khổ, khổ biến dịch kia, tu điều phục tâm, sao cho mềm mỏng, mềm mỏng rồi, tư duy sắc khổ, tư duy khổ của thọ, tưởng, hành, thức. Như người tu hành, nếu tưởng tưởng nhớ, gọi là tưởng vô thường khổ, gần gũi, thường tu học, sinh minh, được minh, được phần minh, có thể khiến cho minh rộng lớn, gọi là pháp phần minh của tưởng vô thường khổ. Sao nói là pháp phần minh của tưởng khổ vô ngã? Đáp: Như Tỳ-kheo, ở ngoài trời dưới cội cây, tư duy sắc vô thường như thế. Nếu vô thường, tức là khổ, khổ khổ, tức vô ngã. Thọ, tưởng, hành, thức vô thường, nếu vô thường, tức là khổ, nếu khổ tức là vô ngã. Nếu với tưởng này, quán hành vô ngã của năm thọ ấm, như Đức Thế Tôn nói sắc vô ngã. Nếu sắc là ngã thì sắc lẽ ra không bị bệnh khổ, lẽ ra sắc phải được tự tại, có như thế, chẳng phải có như thế. Vì sắc chẳng phải Ngã nên sắc bị khổ hoạn, sắc không được tự tại, có như thế, chẳng phải có như thế. Thọ tưởng, hành, thức không có ngã. Nếu thọ, tưởng, hành, thức là ngã thì thức lẽ ra không bị khổ hoạn, lẽ ra thức phải được tự tại, có như thế, không phải có như thế. Như Tỳ-kheo, như thế tu điều phục tâm cho nhu hòa, nhu hòa rồi, tư duy sắc không có ngã, thọ, tưởng, hành, thức đều không có ngã. Như người tu hành, nếu tưởng, nhớ tưởng thì gọi là tưởng khổ vô ngã, gần gũi, thường tu học sinh minh, được minh, được phần minh, làm cho minh rộng lớn, gọi là pháp phần minh của tưởng khổ vô ngã. Sao nói là pháp phần minh của tưởng thức ăn bất tịnh? Đáp: Ăn là gì? Ăn có bốn thứ: Đoàn thực, xúc thực, tư thực, thức thực. Như Đức Thế Tôn nói: Chúng sinh có bốn thứ ăn. Ăn thức ăn này, giúp cho chúng sinh trụ, làm cho ấm hòa hợp, có được lợi ích. Bốn thứ ấy là: Đoàn thực. Xúc thực. Tư thực. Thức thực. Đoàn thực là gì? Đoàn thực có hai thứ: thô và tế. Sao nói là Doàn thực thô? Trừ thức ăn tịnh của trời, thức ăn hương của trời, trừ thức ăn điều hòa thân: y phục, tắm gội, các thức ăn khác là Đoàn thực, gọi là Đoàn thực thô. Sao nói là Đoàn thực tế? Thức ăn tịnh của trời, thức ăn hương của trời, thức ăn điều hòa thân, y phục, tắm gội, gọi là Đoàn thực tế. Lại nữa, Đoàn thực thô, trừ thức ăn hương, trừ thức ăn y phục, tắm gội, thức ăn khác là Đoàn thực, gọi là Đoàn thực thô. Lại nữa, Đoàn thực tế: thức ăn hương của trời, thức ăn: y phục, tắm gội, điều hòa thân, gọi là Đoàn thực tế. Sao nói là xúc thực? Có sáu xúc: nhãn xúc, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, gọi là xúc thực. Sao nói là tư thực? Sáu tư thân: sắc tư, thanh, hương, vị, xúc, pháp tư, gọi là sáu tư thân. Đó gọi là tư thực. Thức thực là gì? Sáu thức thân: nhãn thức, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý thức, gọi là sáu thức thân. Đó gọi là thức thực. Đoàn thực, hoặc là ăn, hoặc chẳng phải ăn, xúc, tư, thức thực, hoặc là ăn, hoặc chẳng phải ăn. Sao nói là Đoàn thực là ăn? Nếu duyên Đoàn thực thì sẽ được các căn tăng trưởng, không tổn hoại, không giảm thọ, gọi Đoàn thực là ăn. Thế nào là Đoàn thực không phải ăn? Nếu duyên Đoàn thực, thì các căn sẽ không tăng trưởng, tổn hoại, giảm tuổi thọ, gọi là Đoàn thực chẳng phải ăn. Sao nói là xúc, tư, thức thực là ăn? Nếu duyên thức thực thì các căn sẽ tăng trưởng, không tổn hoại, không giảm tuổi thọ, gọi là thức thực là ăn. Sao nói là thức thực chẳng phải ăn? Nếu duyên thức thực, thì các căn sẽ không tăng trưởng, mà còn tổn hoại, giảm tuổi thọ nữa, gọi là thức thực chẳng phải ăn. Tỳ-kheo thọ dứt thực, như ăn thịt con, quán tưởng bất tịnh. Xúc, tư, thức thực có tưởng giải thoát, tư duy diệt, dựa vào sự lìa bỏ dục nhiễm, như người tu hành nếu tưởng nhớ tưởng gọi là tưởng thức ăn bất tịnh, gần gũi, thường tu học rồi, sinh ra minh, được minh, được phần minh, có thể khiến cho minh rộng lớn, gọi là pháp phần minh của tưởng thức ăn bất tịnh. Sao nói là pháp phần minh của tưởng không ưa thích tất cả thế gian? Đáp: Như Tỳ-kheo chán lìa không ưa đối với tất cả thế gian, chán lìa không ưa thích đời địa ngục, đời súc sinh, đời ngạ quỷ, đời của người, đời của trời, đời chúng sinh, đời của hành. Như Tỳ-kheo, đối với thế gian này, có tâm nhận lấy, tất nhiên chấp theo kiến giải của mình. Như Tỳ-kheo dứt lìa không thọ nhận các kiến như thế, như người tu hành, nếu tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng tất cả thế gian không vui. Gần gũi, thường tu học rồi, sinh ra minh, được minh, được phần minh, có thể làm cho minh rộng lớn, gọi là pháp phần minh của tưởng tất cả thế gian không vui. Sao nói là pháp phần minh của tưởng chết? Đáp: Như Tỳ-kheo, hoặc ở ngoài trời dưới gốc cây, nghó rằng: Ta là pháp chết, có lỗi lầm tai hại của cái chết. Nếu chúng sinh khác, cũng có pháp chết, có lỗi lầm tai hại của cái chết, nếu địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời và tất cả chúng sinh sống chết qua lại, được gọi là chúng sinh, đều có pháp chết có lỗi của cái chết. Tỳ-kheo tư duy ấm hư hoại, xả thân, nghó đến cái chết. Tỳ-kheo nghó đến cái chết, biết cái chết, giải cái chết, giác ngộ cái chết. Như người tu hành nếu tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng chết. Gần gũi, thường tu học rồi, sinh minh, được minh, được phần minh, khiến cho minh rộng lớn, đây nói là pháp phần minh của tưởng chết. Đó gọi là sáu phần pháp minh. Sao nói là sáu pháp nhân được vui lòng? Đáp: Như Tỳ-kheo vui lòng rồi sinh ra mừng, mừng rồi được thân khinh an, thân khinh an rồi thọ nhận niềm vui, thọ nhận niềm vui rồi tâm định, tâm định rồi thấy biết như thật, gọi là sáu pháp nhân được duyệt. Sao nói là sáu chính giác không có hỷ? Đáp: Niệm chính giác cho đến xả chính giác, gọi là sáu chính giác không có hỷ. Sao nói là bảy chính giác? Đáp: Niệm chính giác cho đến xả chính giác, gọi là bảy chính giác. Sao nói là bảy tưởng? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Gần gũi bảy tưởng, thường tu học, được công đức lớn, được đến cam lộ. Sao nói là bảy tưởng bất tịnh về thức ăn? Tưởng nhàm chán. Tưởng tất cả thế gian không vui. Tưởng chết. Tưởng vô thường. Tưởng khổ vô thường. Tưởng khổ vô ngã. Nói là tưởng bất tịnh. Gần gũi, thường tu học, thường tu học rồi, được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ. Do duyên gì mà tạo ra thuyết này? Đáp: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng bất tịnh, sao cho tâm dục lùi mất, không mở rộng, sẽ dần dần trừ sạch, nhàm chán lìa bỏ rồi, chính trụ, như gân mạch, như lông chim, như cỏ đầu la bỏ vào lửa, sẽ bị cháy rụi, co rút lại, không mở ra, sau đó tiêu hết. Như thế, tâm Tỳ-kheo biết phân biệt tưởng bất tịnh, khiến tâm dục lùi mất, không phát triển, sau đó tiêu hết, nhàm chán lìa bỏ sau rồi chính trụ. Như Tỳ-kheo hoặc có tâm biết phân biệt tưởng bất tịnh, đối vối tưởng dục, tâm vẫn còn nẩy sinh thấm nhuần lậu như cũ không khác, tâm không lìa bỏ, không nhàm lìa, không chính trụ. Tỳ-kheo tự biết như thật, ta chưa tu tưởng bất tịnh, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta vẫn chưa được quả báo tu. Như thế, Tỳ-kheo có chính trí, như tâm Tỳ-kheo biết phân biệt tưởng bất tịnh, đối với tưởng dục, tâm không sinh lậu thấm nhuần, so với trước có khác, nhàm chán lìa bỏ được chính trụ. Tỳ-kheo như thật chính tri: Ta đã tu tưởng bất tịnh, ta đã có tăng ích khác với danh sắc, ta đã được quả báo tu. Tỳ-kheo này đã có chính trí, hành tưởng bất tịnh, gần gũi thường tu học rồi, được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ. Vì nhân duyên này, nên nói: tưởng như ăn vật bất tịnh, gần gũi thường tu học rồi được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ.  <卷>QUYỂN 17 <詞>Phẩm 10: PHẨM ĐẠO THUỘC PHẦN PHI VẤN (Phần ba) Do nguyên nhân gì tạo ra thuyết này? Đáp: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt thức ăn bất tịnh, đối với đoàn thực, tâm lùi mất, không tiến sẽ dần dứt hết, nhàm chán lìa bỏ rồi, chính trụ, như gân mạch, như lông chim, như cỏ đầu-la khi bỏ vào trong lửa, sẽ bị cháy rụi, co rúm lại, không trải ra, sau đó tiêu hết. Tỳ-kheo cũng thế, tâm biết phân biệt tưởng bất tịnh của đoàn thực, khiến cho tưởng tịnh về đoàn thực lùi mất, không tiến thêm, dần sẽ trừ hết, nhàm chán lìa bỏ rồi, chính trụ. Như Tỳ-kheo, hoặc có tâm biết phân biệt về tưởng bất tịnh của đoàn thực, tâm đối với đoàn thực vẫn còn sinh lậu thấm nhuần như cũ không khác, tâm không nhàm chán không lìa bỏ, không chính trụ. Tỳ-kheo tự biết như thật: “Chính vì ta chưa tu tưởng bất tịnh về đoàn thực, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế, Tỳ-kheo có chính trí, như tâm Tỳ-kheo biết phân biệt tưởng bất tịnh về đoàn thực, tâm không sinh lậu thấm nhuần, so với xưa có khác nhàm chán lìa, bỏ được chính trụ. Tỳ-kheo biết đúng như thật: “Ta đã tu tưởng bất tịnh về đoàn thực, ta có tăng ích khác với danh sắc, ta đã được quả báo tu”. Tỳ-kheo này có chính trí về dứt thực, gần gũi tưởng bất tịnh, thường tu học rồi được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ. Vì nhân duyên ấy, nên nói: “Như tưởng tất cả thế gian không vui, gần gũi, thường tu học rồi, sẽ được quả báo lớn, công đức lớn, được đến cam lộ”. Do nhân duyên gì tạo ra thuyết này? Đáp: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng tất cả thế gian không vui, các thứ tưởng thế gian, tâm lùi mất, không tiến, sẽ dần trừ hết, nhàm chán lìa bỏ được rồi, chính trụ, như gân mạch, như lông chim, như bỏ cỏ Đầu-la vào lửa, cháy rụi, co rúm lại không trải ra, sau đó tiêu hết. Tỳ-kheo cũng thế, tâm biết phân biệt tưởng tất cả thế gian không vui, làm cho các thứ tưởng thế gian lùi mất, không tiến, dần bị diệt hết, nhàm chán lìa bỏ rồi, được chính trụ. Như Tỳ-kheo hoặc có tâm biết phân biệt tưởng tất cả thế gian, tưởng các thứ thế gian tâm vẫn còn sinh lậu thấm nhuần như xưa không khác, không nhàm chán lìa bỏ, không chính trụ. Tỳ-kheo tự biết như thật: “Vì ta chưa tu tưởng tất cả thế gian không vui, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế Tỳ-kheo có chính trí Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt về tưởng tất cả thế gian không vui, đối với các thứ tưởng cuả thế gian, tâm không sinh thấm nhuần lậu, có khác với trước kia nhàm lìa bỏchính trụ. Tỳ-kheo chính trí như thật: “Ta đã tu tưởng tất cả thế gian không vui, ta có tăng ích khác với danh sắc, ta được quả báo tu”. Tỳ-kheo này có chính trí, Thân cận tưởng tất cả thế gian không vui thường tu học. Tu học rồi, sẽ được quả báo lớn, công đức lớn, được đến cam lộ. Do nhân duyên này, nên nói “Như tưởng chết, gần gũi, thường tu học rồi, sẽ được quả báo lớn, công đức lớn, được đến xứ cam lộ”. Do nguyên nhân ấy, nên tạo ra thuyết này. Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng chết, ỷ vào mạng căn mà tự cao ngạo. Dùng mạng căn quyết định chịu nhẫn thường trụ, tâm tham chấp mạng căn như đã dứt hết phiền não không còn sót: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng chết, ỷ vào mạng căn mà tự cao ngạo, dùng mạng căn quyết định gắng nhẫn thường tác, tâm tham đắm mạng căn, như thế là chưa dứt. Tỳ-kheo tự biết như thật: “Ta vẫn chưa tu tưởng chết, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế Tỳ-kheo có chính trí. Như Tỳ-kheo tâm biết phân biệt tưởng chết, ỷ vào mạng căn mà tự cống cao, dùng mạng căn để quyết định gắng nhẫn thường trụ, tâm tham đắm mạng căn. Như thế là dứt hết, không còn sót. Như Tỳ-kheo tự biết như thật: “Ta đã tu tưởng chết, tăng ích khác biệt với danh sắc, ta đã được quả báo”. Tỳ-kheo như thế có chính trí về tưởng chết, gần gũi, thường tu học rồi, được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ. Do nhân duyên này nên nói: “Như gần gũi tưởng vô thường, thường tu học rồi, được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ”. Do nhân duyên gì tạo ra thuyết này? Đáp: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng vô thường, tâm cung kính đối với lợi dưỡng, danh tiếng, lùi sụt, không tiến, dần sẽ dứt hết, xả bỏ chán lìa rồi, được chính trụ, như gân, như lông chim, như bỏ cỏ Đầu- la vào lửa, bị cháy rụi, co rúm lại, không trải ra, sau đó tiêu hết. Tỳ-kheo, như thế tâm biết phân biệt tưởng vô thường cung kính, đối với lợi dưỡng, danh tiếng, tâm lùi sụt mất, không tiến, dần sẽ trừ hết, nhàm chán lìa rồi, được chính trụ. Như Tỳ-kheo, hoặc có biết phân biệt tưởng vô thường, tâm cung kính đối với lợi dưỡng, danh tiếng, tâm vẫn sinh ra lậu thấm nhuần như cũ, không khác, không xả bỏ, không chán lìa, không chính trụ. Tỳ-kheo tự biết như thật: “Vì ta chưa tu tưởng vô thường, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế, Tỳ-kheo tự biết như thật, như tâm Tỳ-kheo biết phân biệt tưởng vô thường, đối với lợi dưỡng, danh tiếng, sự cung kính, tâm không sinh lậu thấm nhuần, có khác so với trước, xả: bỏ nhàm chán lìa, được chính trụ. Tỳ-kheo biết đúng như thật: “Ta đã tu tưởng vô thường, ta có tăng ích khác với danh sắc, ta được quả báo tu”. Tỳ-kheo có chính trí, tu tưởng vô thường thường tu học, thường tu học rồi, sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ. Do nhân duyên này, nên nói: “Như tưởng khổ vô thường, gần gũi, thường tu học rồi, sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ”. Do nhân duyên ấy, nên tạo ra thuyết này Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng khổ vô thường, đối với tính lười biếng, trễ nãi, bất tín, buông lung, không siêng năng, không quán sát v.v… sinh tưởng e sợ, rất sợ hãi ép ngặt, như người sắp chết, ra sức quán tưởng khổ vô thường. Tỳ-kheo hoặc có tâm biết phân biệt tưởng khổ vô thường, đối với sự lười biếng, trễ nãi, bất tín, buông lung, không siêng năng, không quán sát v.v… không sinh sợ hãi, tưởng bức thiết đầy sợ hãi, không phải như sắp chết, ra sức quán tưởng khổ vô thường. Như Tỳ-kheo, tự biết như thật: “Chính vì ta chưa tu tưởng khổ vô thường, ta chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế, Tỳ-kheo tự biết như thật. Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng khổ vô thường, đối với tính lười biếng, bất tín, buông lung, không siêng năng, không quán sát v.v…. sinh ra e sợ, tưởng bức thiết quá sợ hãi, như kẻ sắp chết, cố ra sức quán tưởng khổ vô thường. Như Tỳ-kheo biết đúng như thật: “ Ta do tu tưởng khổ vô thường, ta tăng ích khác với danh sắc, ta được quả báo tu”. Tỳ-kheo này có tưởng khổ vô thường của chính trí, gần gũi, thường tu học tưởng này. Thường tu học tưởng khổ vô thường này rồi, sẽ được quả lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ. Do nhân duyên ấy nên nói: “Như Thân cận tưởng khổ vô ngã, thường tu học tưởng này rồi, sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ”. Do nhân duyên gì mà tạo ra thuyết này? Đáp: Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng khổ vô ngã, đối với các thân có thức và các vật ngoài, chấp ngã, ngã sở hữu, sinh tính kiêu ngạo v.v…, đều xa lìa vắng lặng, chính giải thoát. Như Tỳ-kheo, hoặc có tâm phân biệt tưởng khổ vô ngã, đối các thân có thức và các vật ngoài, chấp ngã, ngã sở, sinh tính kiêu ngạo v.v…, tâm vẫn chưa lìa không vắng lặng, không giải thoát. Như Tỳ- kheo, tự biết như thật: “Vì ta chưa tu tưởng khổ vô ngã, chưa tăng ích khác với danh sắc, ta chưa được quả báo tu”. Như thế, Tỳ-kheo biết như thật. Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt tưởng khổ vô ngã, đối với các thân có thức và các vật ngoại, chấp ngã, ngã sở sinh tâm kiêu ngạo v.v…, đều xa lìa vắng lặng, chính giải thoát. Như thế Tỳ-kheo biết như thật: về ngã rồi, tu tưởng khổ vô ngã, ta tăng ích khác với danh sắc, đã được quả báo tu. Tỳ-kheo này có chính tri về tưởng khổ vô ngã, gần gũi, thường tu học tưởng này rồi sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cam lộ. Do nguyên nhân này nên gọi là bảy tưởng. Sao nói là bảy pháp nhân duyên của định? Đáp: chính kiến, chính giác, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tiến, chính niệm, gọi là bảy pháp nhân duyên của định. Sao nói là tám chính đạo? Đáp: chính kiến cho đến chính định, gọi là tám chính đạo” Sao nói là tám giải thoát? Đáp: Sắc quán sắc giải thoát, gọi là giải thoát đầu tiên. Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài, gọi là giải thoát thứ hai. Tịnh giải thoát gọi là giải thoát thứ ba. Lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu vô biên Không xứ gọi là giải thoát thứ tư. Lìa tất cả Không xứ, thành tựu vô biên hành Thức xứ gọi là giải thoát thứ năm. Lìa tất cả Thức xứ, thành tựu Vô sở hữu gọi là giải thoát thứ sáu. Lìa tất cả Vô sở hữu xứ, thành tựu Phi tưởng Phi phi tưởng xứ gọi là giải thoát thứ bảy. Lìa tất cả Phi tưởng Phi phi tưởng, thành tựu hành Diệt thọ tưởng gọi là giải thoát thứ tám. Sao nói là sắc quán sắc là giải thoát đầu tiên? Đáp: Như Tỳ-kheo không diệt tưởng sắc nội, chấp tưởng sắc ngoài. Tỳ-kheo dùng sắc ngoài để điều phục tâm mình, tu cho được nhu hòa. Tu được nhu hòa rồi, được giải thoát sắc. Như tâm Tỳ-kheo biết phân biệt tưởng sắc ngoài, tâm hướng về sắc kia, tôn thượng của sắc kia, nghiêng hướng về sắc kia, dùng sắc kia để giải thoát. Sao nói là sắc? Như Tỳ-kheo chưa phân biệt sắc bên trong, chưa diệt không mất, không trừ, gọi là sắc. Sao nói là quán? Nếu sắc ngoài do nhãn thức từng nhìn thấy, thấy như thật, thấy tinh vi, thấy duyên, do ý thức phân biệt, phân biệt như thật, phân biệt tinh vi, phân biệt duyên gọi là quán. Sao nói là đầu tiên? Thuận theo trình tự tám giải thoát, không trái nghịch, do hành nhập định theo trình tự, là đầu tiên, là mới mới, là trước, gọi là đầu tiên. Nói được giải thoát là gì? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia được giải thoát, gọi là giải thoát. Sao nói là bên trong không tưởng sắc, quán sắc ngoài là giải thoát thứ hai? Đáp: Như Tỳ-kheo diệt tưởng sắc nội rồi, nhận lấy tưởng sắc ngoài, dùng sắc ngoài điều phục tâm, tu được nhu hòa, tu tâm cho được nhu hòa rồi, được giải thoát. Như Tỳ-kheo, tâm biết phân biệt trạng mạo của sắc ngoài, tâm hướng về sắc ấy, tôn thượng sắc ấy, nghiêng hướng về sắc ấy, dùng sắc ấy để giải thoát. Sao nói là bên trong không có tưởng sắc? Như Tỳ-kheo phân biệt tưởng sắc nội diệt mất trừ rồi, gọi là bên trong không có tưởng sắc. Quán là gì? Nếu sắc ngoài, do nhãn thức đã từng nhìn thấy, thấy như thật, thấy tinh vi. Thấy duyên, do ý thức phân biệt, phân biệt như thật, phân biệt tinh vi, phân biệt duyên thì gọi là quán. Sao nói là tám giải thoát thứ hai? Do thuận với trình tự, không trái nghịch, do hạnh nhập định theo thứ tự, thứ hai với đầu tiên, không có trung gian, nên gọi là thứ hai. Nói giải thoát là gì? Tâm hướng đến pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia được giải thoát, nên gọi là giải thoát. Sao nói là tịnh giải thoát thứ ba? Đáp: Như Tỳ-kheo chấp tướng của một sắc tịnh. Nếu tướng lửa thì mặt trời, mặt trăng, các vì sao, ngọc ma ni, bảy báu, cung điện, tơ năm sắc, y phục, mền, hoa quả, vàng bạc, đồng, vòng ngọc, lưu ly, chân châu, ngọc kha, vò sò, san hô, đá ngọc và tính báu khác. Tỳ-kheo nhận lấy tướng các sắc tịnh này rồi, được tịnh giải thoát. Tâm Tỳ-kheo biết phân biệt tưởng sắc tịnh, tâm hướng về sắc đó, tôn thượng sắc đó, nghiêng hướng về sắc đó, lấy sắc đó làm giải thoát. Sao nói là Tịnh? Các sắc tốt đẹp lần lượt chiếu sáng lẫn nhau, vừa ý, ngắm nhìn mãi không chán, gọi là tịnh. Sao nói là giải? Tâm hướng về sự giải thoát kia, gọi là giải. Sao nói là tám giải thoát thứ ba? Do thuận theo trình tự không trái nghịch, do nhập định theo trình tự thứ ba và thứ hai, không có trung gian, gọi là đệ tam. Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia giải thoát, gọi là giải thoát. Nói lìa tất cả tưởng sắc là gì? Đáp: Tưởng diệt cơn giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh Vô biên Không xứ, gọi là giải thoát thứ tư. Sao nói là tưởng sắc? Nếu nhãn thức tương ưng với tưởng, gọi là tưởng sắc. Sao nói là tưởng giận dữ? Nếu cơn phẫn nộ tương ưng với tưởng gọi là tưởng giận dữ. Sao nói là ngần ấy tưởng? Như sự cấu uế, vẩn đục bên ngoài không phải là tưởng của phần thiện, gọi là ngần ấy tưởng. Lại nữa, nếu tưởng sắc không lìa tưởng của cõi Sắc và tưởng tương ưng với nhãn thức, gọi là tưởng sắc. Lại nữa, tưởng giận dữ, nếu tưởng tương ưng với thân năm thức và tưởng tương ưng với cơn phẫn nộ, gọi là tưởng giận dữ. Lại nữa, nếu ngần ấy tưởng, hoặc các chúng sinh, các vật, các cảnh giới, các thanh tịnh, các phiền não, gọi là ngần ấy tưởng. Như Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng. Như các lỗ trong thân Tỳ-kheo: nếu lỗ tai, lỗ mũi, lỗ miệng, chỗ thức ăn uống lọt vào, chỗ thức ăn uống dừng lại, chỗ thức ăn uống bài tiết ra, tư duy không, biết không, giải không, thọ không. Như Tỳ-kheo biết thân có thức uống, giống như vỏ tỏi, tư duy dần sao cho mỏng, biết mỏng, giải mỏng, thọ mỏng, tư duy khiến cho vỡ tan, biết vỡ tan, giải vỡ tan, thọ vỡ tan. Như thế, Tỳ-kheo biết tưởng của sắc nội rồi. Hoặc các lỗ trong vật ngoài, lỗ hang thú, giếng, hố, hầm, lỗ hổng trong đất, tư duy không, biết không, giải không, thọ không. Như Tỳ-kheo phân biệt tưởng sắc trong, ngoài rồi, quán chỗ không vắng lặng, tư duy vô biên không, giải vô biên không, thọ vô biên không. Như người tu hành, nếu tưởng, nhớ tưởng gọi là tưởng Không xứ. Tưởng này, cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với định, gọi là nhập định Không xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo, mặt đất và núi Tu-di tạo ra tưởng đống lửa, tư duy khói, biết khói, giải khói, nhận khói, tư duy sự cháy, biết cháy, giải cháy, thọ cháy, tư duy đốt, biết đốt, giải đốt, thọ đốt rồi, Tỳ-kheo tư duy sự vắng lặng vượt hơn của vô biên Không xứ, tư duy vô biên Không xứ, biết, giải, thọ sự vắng lặng vượt hơn của vô biên Không xứ, như người tu hành nếu tưởng nhớ tưởng gọi là tưởng Không xứ, tưởng này và định cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là nhập định Không xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế, nếu tưởng dục hiện đời, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện đời, tưởng sắc vị lai. Tưởng này là tịnh thiện vi tế, vượt hơn, sự vắng lặng của tưởng Không xứ thô. Tỳ-kheo tư duy thắng xứ vắng lặng của vô biên Không xứ biết giải, thọ sự thắng diệu, vắng lặng của vô biên Không xứ. Như người tu hành, nếu tưởng, nhớ tưởng gọi là tưởng Không xứ, tưởng này và định cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là nhập định Không xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo, tư duy như thế, tưởng dục hiện đời, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng này thô chỉ vì vô biên Không xứ diệt hẳn không còn sót, vắng lặng thù thắng. Tỳ-kheo tư duy sự vắng lặng của vô biên Không xứ, biết, giải, thọ vô biên Không xứ. Như người tu hành, nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng Không xứ. Tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với định, gọi là nhập định Không xứ. Sao nói là tám giải thoát thứ tư? Do thuận với trình tự, không trái nghịch, do hành nhập định theo trình tự thứ tư và thứ ba, không có trung gian, gọi là thứ tư. Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia giải thoát, nên gọi là giải thoát. Sao nói là lìa tất cả Không xứ? Đáp: Thành tựu hạnh vô biên Thức xứ, gọi là giải thoát thứ năm. Như Tỳ-kheo tư duy thế này: Ta đã thành tựu hạnh vô biên Không xứ, nơi có pháp thắng vô biên Không xứ chăng? Tỳ-kheo bèn nghó rằng: “Chỉ có hạnh Không xứ” như người dùng đồ dựng lớn đậy đồ đựng nhỏ, nghó rằng: “Đồ đựng này vượt vượt hơn đồ dựng kia. Đồ đựng này nhân cớ gì mà vượt hơn? Khiến ta dùng đồ đựng này để đậy đồ đựng kia”. Như Tỳ-kheo nghó rằng: “Ta đã giải khắp hạnh vô biên Không xứ, có khi nào pháp hơn vô biên Không xứ chăng?”.Tỳ-kheo liền nghó rằng: “Chỉ có thức là hơn hạnh vô biên Không xứ. Do nhân gì mà thức hơn? Do ta dùng thức mở bày khắp vô biên Không xứ”. Như Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng của vô biên Thức xứ, biết, giải, thọ sự vắng lặng của vô biên Thức xứ. Như người tu hành nếu tưởng nhớ tưởng thì gọi là tưởng Thức xứ. Tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với định, gọi là nhập định Thức xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Nếu tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng Không xứ ngang bằng với sự vắng lặng vượt hơn của tưởng Thức xứ thô”. Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của vô biên Thức xứ, biết, giải, thọ trạng thái vắng lặng vượt hơn của vô biên Thức xứ. Như người tu hành, nếu tưởng của nhớ tưởng, gọi là tưởng của Thức xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Thức xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Như tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng Không xứ v.v…, chỉ có Thức xứ là diệt hẳn không sót, chỉ Thức xứ vắng lặng vượt hơn. Như Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của vô biên Thức xứ, biết, giải, thọ sự vắng lặng vượt hơn của vô biên Thức xứ”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng Thức xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Thức xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Vô biên Không xứ nhập vô biên Thức xứ thô, nhập vắng lặng vượt hơn thiện tinh vi tế”. Như Tỳ-kheo tư duy sự vắng lặng vượt hơn của vô biên Thức xứ, biết, giải, thọ vô biên Thức xứ vắng lặng vượt hơn. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Thức xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Thức xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Nếu nhập định Không xứ thô, hoặc nhập định Thức xứ, thiện tịnh vi tế, vắng lặng vượt hơn, thì như Tỳ-kheo tư duy vô biên Thức xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ vô biên Thức xứ vắng lặng vượt hơn”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Thức xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Thức xứ. Sao nói là tám giải thoát thứ năm? Do thuận với trình tự không trái nghịch, do hạnh nhập định theo trình tự thứ năm và thứ tư, không có trung gian, gọi là thứ năm. Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia mà giải thoát, gọi là giải thoát. Sao nói là lìa nhất thiết Thức xứ, thành tựu hạnh Vô sở hữu xứ, là giải thoát thứ sáu? Đáp: Như Tỳ-kheo nghó rằng: “Ta đã mở bày khắp hạnh vô biên Thức xứ, có pháp vượt hơn vô biên Thức xứ chăng?”. Tỳ-kheo bèn nghó rằng: “Chỉ có thức Vô sở hữu xứ là hơn”. Như Tỳ-kheo suy nghó Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ trạng thái vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Ngã không phải là sở hữu của ngã, ngã sở không phải là cái có của ngã”. Như Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ, biết, giải, thọ Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo quán tất cả thế gian là không, thế gian đã không rồi, tưởng không có chỗ nương tựa. Như Tỳ-kheo suy nghó Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ trạng thái vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo dùng núi Tu- di của đại địa, tạo ra tưởng đống lửa, tư duy khói, biết, giải, thọ khói, tư duy sự cháy, biết, giải, thọ sự cháy, tư duy sự đốt, biết, giải, thọ sự đốt rồi, Tỳ-kheo tư duy Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ sự vắng lặng vượt hơn của tưởng Vô sở hữu xứ. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Nếu tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng của Không xứ, tưởng của Thức xứ, thì tưởng này thô, tưởng của Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, tịnh thiện vi tế”. Như Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ, biết, giải, thọ Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Nếu tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng của Không xứ, tưởng của Thức xứ, không ngoài sự vắng lặng vượt hơn”. Như Tỳ-kheo tư duy Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ. Như người tu hành tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Vô biên Không xứ nhập thô, Thức xứ nhập thô, Vô sở hữu xứ nhập tịnh thiện vi tế vắng lặng vượt hơn”. Như Tỳ-kheo tư duy Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ trạng thái vắng lặng vượt hơn của Vô sở hữu xứ. Như người tu hành nếu tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định Vô sở hữu xứ, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Nếu nhập định Không xứ, định Thức xứ thô, nếu nhập định Vô sở hữu xứ, tịnh thiện vi tế vắng lặng vượt hơn, thì như Tỳ-kheo tư duy Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn, biết, giải, thọ Vô sở hữu xứ vắng lặng vượt hơn”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Vô sở hữu xứ, tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là nhập định Vô sở hữu xứ. Sao nói là tám giải thoát thứ sáu? Do thuận theo trình tự không trái nghịch, do hạnh nhập định theo trình tự thứ sáu và thứ năm không có trung gian, gọi là sáu. Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia giải thoát, gọi là giải thoát. Sao nói là lìa tất cả Vô sở hữu xứ, thành tựu hạnh Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, là giải thoát thứ bảy? Đáp: Như Tỳ-kheo nghó rằng: Tưởng là lỗi của ngã, tưởng là tưởng ung nhọt, là mũi tên độc của ngã, Phi tưởng Phi phi tưởng xứ vắng lặng vượt hơn, Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, biết, giải, thọ phi tưởng Phi phi tưởng xứ vắng lặng vượt hơn”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.” Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Nếu tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng Không xứ, tưởng Thức xứ, tưởng Vô sở hữu xứ v.v…là thô, tưởng, Phi tưởng Phi phi tưởng xứ nhập thiện vi tế, vắng lặng vượt hơn”. Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, biết, giải, thọ Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, vắng lặng vượt hơn. Như người tu hành hoặc tưởng nhớ tưởng, đó gọi là tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Nếu tưởng dục hiện tại, tưởng dục vị lai, tưởng sắc hiện tại, tưởng sắc vị lai, tưởng không xứ, tưởng thức xứ, tưởng vô sở hữu xứ, chỉ có Phi tưởng Phi phi tưởng xứ diệt hẳn, không còn sót vắng lặng vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy sự vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, biết, giải, thọ sự vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Lại nữa Tỳ-kheo nghó rằng: “Nếu vô biên Không xứ nhập vô biên Thức xứ nhập Vô sở hữu xứ là nhập thô, và Phi tưởng Phi phi tưởng xứ nhập vắng lặng thiện tịnh vi tế vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, biết giải, thọ vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng gọi là tưởng Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Tưởng này cùng Định cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Nếu nhập định vô biên Không xứ, hoặc nhập định Thức xứ, hoặc nhập định Vô sở hữu xứ là thô, nếu thiện tịnh vi tế, vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, thì Tỳ-kheo sẽ tư duy trạng thái vắng lặng vượt hơn của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, biết, giải, thọ Phi tưởng Phi phi tưởng xứ vắng lặng vượt hơn”. Như người tu hành nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, tưởng này sinh, trụ, diệt chung với định, gọi là nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Sao nói là tám giải thoát thứ bảy? Do thuận theo trình tự không trái nghịch, do hạnh nhập định theo trình tự thứ bảy và thứ sáu không có trung gian, gọi là bảy. Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia giải thoát, gọi là giải thoát. Sao nói là lìa tất cả Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, thành tựu định diệt thọ tưởng là giải thoát thứ tám? Đáp: Như Tỳ-kheo nương giới, trụ giới, tu thêm hai pháp định, huệ, nương tựa định, huệ diệt thọ, tưởng. Nếu diệt thọ, tưởng, gọi là định Diệt tận. Lại nữa, Tỳ-kheo trụ xúc chứng tưởng vượt hơn, lúc trụ tưởng vượt hơn của xúc chứng, nghó rằng: Ta có tư (suy nghó) cũng vẫn còn ác, không có tư, là thiện, ta có tư thì có tạo tác, có tạo tác thì có tưởng vui, có tưởng vui thì sẽ có tưởng thô của địa khác sinh. Tỳ-kheo nghó rằng: nếu ta không có tư thì không có tác, không có tác rồi, thì tưởng vui không sinh, tưởng vui không sinh, thì tướng thô ở địa khác cũng không sinh. Như Tỳ-kheo không có tư duy, sẽ không có tạo tác, không có tạo tác rồi, thì tưởng vui sẽ diệt, tưởng vui diệt, thì tưởng thô ở địa khác cũng diệt, được xúc chứng định Diệt tận. Sao nói là giải thoát thứ tám? Do thuận theo trình tự không trái nghịch, do hạnh nhập định theo trình tự thứ tám và thứ bảy không có trung gian, gọi là tám. Sao nói là giải thoát? Tâm hướng về pháp kia, tôn thượng pháp kia, nghiêng hướng về pháp kia, do pháp kia được giải thoát, gọi là giải thoát, đó là tám giải thoát. Hỏi: Thế nào là tám thắng xứ chẳng phải tám giải? Đáp: Nhập tưởng sắc nội, quán một ít sắc ngoài, sắc tốt đẹp, sắc không phải tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn có tưởng như thế. Tưởng sắc nội, quán sắc ngoài vô lượng, sắc tốt đẹp, sắc không phải tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn, có tưởng như thế. Trong không có tưởng sắc, quán một ít sắc ngoài, sắc tốt đẹp, sắc không phải tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn, có tưởng như thế. Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài vô lượng. Sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn. Có tưởng như thế này: Nội không có tưởng sắc, quán sắc ngoài xanh, sắc xanh, ánh sáng xanh, như hoa ưu ma, sắc xanh thì ánh sáng xanh. Như áo Ba-la-nại khéo nhuộm xanh màu xanh, thì ánh sáng xanh. Quán sắc xanh màu nhiệm như thế, màu xanh thì ánh sáng xanh, biết vượt hơn, thấy vượt hơn. Có tưởng như thế này: Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài vàng, sắc vàng, ánh sáng vàng, như hoa Ca-ni-già-la, sắc vàng ánh sáng vàng, như hoa Ba-la-nại khéo nhuộm áo vàng, sắc vàng thì ánh sáng vàng. Quán sắc mầu nhiệm như thế sắc vàng thì ánh sáng vàng biết vượt hơn, thấy vượt hơn. Có tưởng như thế này: Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài đỏ, sắc đỏ, ánh sáng đỏ, như hoa Bàn đầu đỏ, sắc đỏ, ánh sáng đỏ, như Ba-la-nại khéo nhuộm đỏ, màu đỏ, ánh sáng đỏ. Quán sắc mầu nhiệm như thế, sắc đỏ, ánh sáng đỏ, biết vượt hơn, thấy vượt hơn. Có tưởng như thế này: Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài trắng, sắc trắng, ánh sáng trắng. Như đất mặn, vì sao, sắc trắng, ánh sáng trắng, như áo Ba la nại khéo giặt áo, trắng ánh sáng trắng, quán mầu nhiệm như thế sắc trắng ánh sáng trắng, biết vượt hơn, thấy vượt hơn, có tưởng như thế. Sao nói là tưởng sắc nội, quán một ít sắc ngoài, sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn, có tưởng như thế? nghĩa là Tỳ-kheo chưa diệt tưởng sắc nội nhận lấy một ít sắc ngoài, sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, vừa ý, không vừa ý, đáng ghét, không đáng ghét. Tỳ-kheo dùng một ít sắc ngoài để điều phục tâm, tu cho dịu dàng, tu cho dịu dàng rồi, được sắc giải thoát vượt hơn. Tỳ-kheo thấy, biết, phân biệt một ít sắc bên ngoài, tâm hướng về sắc đó, tôn thượng sắc đó, nghiêng hướng về sắc đó, do thắng giải của sắc đó. Sao nói là tưởng sắc nội? Tỳ-kheo chưa diệt tưởng sắc nội, không diệt, không mất, không trừ, gọi là tưởng sắc nội. Sao nói là tưởng sắc ngoài? Nếu một ít sắc ngoài, mà nhãn thức đã từng thấy, thấy như thật, duyên thấy, ý thức phân biệt, như thật phân biệt duyên phân biệt, gọi là quán sắc ngoài. Sao nói là ít? Nếu với số lượng có thế tính đếm, không phải là vô biên, vô lượng, không phải A-tăng-kỳ, không phải vô biên, vô tế, gọi là một ít. Sao nói là sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp? Tịnh, bất tịnh, gọi là sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp. Sao nói là biết vượt hơn, thấy vượt hơn? Thắng giải của người kia, gọi là biết vượt hơn, thấy vượt hơn. Sao nói là có tưởng như thế? Nếu có hoàn toàn tưởng một ít sắc không phân tán, không rời nhau, gọi là có tưởng như thế. Sao nói là tưởng sắc nội, quán sắc ngoài vô lượng, sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, biết vượt hơn, thấy vượt hơn, có tưởng như thế? nghĩa là Tỳ-kheo không diệt một ít tưởng sắc, nhận lấy tưởng vô lượng sắc ngoại, sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp, vừa ý, không phải vừa ý, đáng ghét, không đáng ghét. Tỳ-kheo dùng vô lượng sắc ngoài kia để điều phục tâm, tu cho dịu dàng, tu cho dịu dàng rồi, được thắng giải của sắc Tỳ-kheo thấy,biết, phân biệt vô lượng sắc ngoài, tâm hướng về sắc đó, thắng giải đối với sắc đó. Sao nói là tưởng sắc nội? Tỳ-kheo chưa diệt tưởng sắc nội, chưa mất, chưa trừ, gọi là tưởng sắc nội. Quán sắc ngoại là gì? Nếu vô lượng sắc ngoại, mà nhãn thức đã từng thấy, như thật thấy duyên thấy, ý thức phân biệt, phân biệt như thật, duyên phân biệt, gọi là quán sắc ngoại. Sao nói là vô lượng? Không phải ít, không phải có thể lường tính, vô biên, vô lượng A-tăng-kỳ, vô biên, vô tế, gọi là vô lượng. Sao nói là sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp? Nếu tịnh, bất tịnh, gọi là sắc tốt đẹp, chẳng phải sắc tốt đẹp. Sao nói là biết vượt hơn, thấy vượt hơn? Nếu đối với pháp kia, thọ nhận vượt hơn rồi, thấy biết phân biệt, gọi là biết vượt hơn, thấy vượt hơn. Sao nói là có tưởng như thế? Nếu tưởng không phân tán, không rời nhau, nhất định vô lượng tưởng sắc, gọi là tưởng như thế. Sao nói là trong không có tưởng sắc, quán ngoài màu xanh, sắc xanh, ánh sáng xanh? Nếu đối với sắc này, thấy, biết, vượt hơn, thì sẽ có tưởng như thế. Như Tỳ-kheo diệt tưởng sắc trong rồi, nhận lấy tưởng sắc xanh bên ngoài, Tỳ-kheo dùng màu xanh ngoài để điều phục tâm, tu cho được nhu hòa, nhu hòa rồi sẽ được thắng giải của sắc. Tỳ-kheo thấy, biết, phân biệt sắc xanh ngoài, tâm hướng về sắc đó, tôn thượng sắc đó, có nghiêng hướng về sắc đó, thắng giải ở sắc đó. Sao nói là trong không có tưởng sắc? Vì tưởng sắc trong đã diệt trừ mất, nên gọi là trong không có tưởng sắc. Sao nói là quán sắc ngoài? Nếu sắc xanh bên ngoài, nhãn thức từng trông thấy, thấy, như thật duyên thấy ý thức phân biệt, phân biệt, như thật duyên phân biệt, gọi là quán sắc ngoài. Sao nói là màu xanh? Màu xanh có hai thứ: có màu xanh do tính, màu xanh do nhuộm, gọi là xanh. Thấy, biết vượt hơn là gì? Nếu thọ nhận vượt hơn sắc kia rồi, thấy, biết, phân biệt, tâm hướng về sắc kia, tôn thượng sắc kia, nghiêng về sắc kia, thắng giải ở sắc kia, nên nói là thấy, biết vượt hơn. Sao nói là có tưởng như thế? Nếu có tưởng không phân tán, không rời nhau, nhất định tưởng xanh, gọi là có tưởng như thế. Sao nói là trong không có tưởng sắc, quán màu vàng của sắc ngoài, ánh sáng vàng? Vì thấy, biết vượt hơn đối với sắc này, nên có tưởng như thế. Như Tỳ-kheo diệt tưởng sắc trong, nhận lấy tưởng sắc vàng bên ngoài. Tỳ-kheo đã dùng sắc vàng bên ngoài để điều phục tâm, tu sao cho nhu hòa, nhu hòa rồi, được thắng giải màu vàng. Tỳ-kheo thấy biết, phân biệt sắc vàng bên ngoài, tâm hướng về sắc đó, tôn thươngsắc đó nghiêng hướng về sắc đó, thắng giải với sắc đó. Sao nói là trong không có tưởng sắc? Tỳ-kheo tưởng sắc trong diệt, mất, trừ, gọi là trong không có tưởng sắc. Sao nói là quán sắc ngoài? Nếu sắc vàng bên ngoài, nhãn thức từng thấy, thấy như thật duyên, thấy, ý thức phân biệt, phân biệt duyên phân biệt như thật, gọi là quán sắc ngoài, phân biệt như thật, gọi là quán sắc ngoài. Sao nói là vàng? Vàng có hai thứ: màu vàng do tính, màu vàng do nhuộm, nói là vàng. Sao nói là thấy, biết vượt hơn? Nếu thọ nhận vượt hơn sắc kia rồi, thấy,biết, phân biệt, tâm hướng về sắc kia, tôn thượng sắc kia, nghiêng hướng về sắc kia, thắng giải ở sắc kia, gọi là thấy, biết vượt hơn? Sao nói là có tưởng như thế? Nếu có tưởng không phân tán, tưởng không lìa nhau, nhất định vàng, nói là có tưởng như thế. Sao nói là trong không có tưởng sắc, quán màu đỏ ánh sáng đỏ của sắc ngoài? Nếu thấy, biết vượt hơn ở sắc này, thì sẽ có tưởng như thế, như Tỳ-kheo diệt sắc trong rồi, nhận lấy tưởng sắc đỏ ở ngoài, Tỳ-kheo dùng sắc đỏ bên ngoài để điều phục tâm, tu cho được nhu hòa, nhu hòa rồi, Tỳ-kheo sẽ được thắng giải màu đỏ. Tỳ-kheo thấy, biết, phân biệt, sắc đỏ, tâm hướng về sắc đỏ, tôn thượng sắc đỏ, nghiêng hướng về sắc đỏ, thắng giải đối với sắc đỏ. Sao nói là trong không có tưởng sắc? Tưởng sắc trong của Tỳ- kheo đã diệt, mất, trừ, nói là trong không có tưởng sắc. Sao nói là quán sắc ngoài? Nếu với sắc đỏ ngoài, nhãn thức đã từng nhìn thấy, thấy như thật duyên thấy, ý thức phân biệt, như thật phân biệt, duyên phân biệt, nên nói là quán sắc ngoài. Sao nói là đỏ? Đỏ có hai thứ: có tính đỏ, có đỏ nhuộm, gọi là đỏ. Nói thấy, biết vượt hơn là gì? Nếu đã thọ nhận vượt hơn sắc kia rồi, thấy biết, phân biệt, tâm hướng về sắc kia, tôn thượng sắc kia, nghiêng hướng về sắc kia, thắng giải đối với sắc kia, nói là thấy, biết vượt hơn. Sao nói là có tưởng như thế? Nếu có tưởng không phân tán, không lìa nhau nhất định đỏ, gọi là “Có tưởng như thế” Sao nói là trong không có tưởng sắc, quán màu trắng của sắc ngoài, ánh sáng trắng? Nếu thấy, biết vượt hơn về sắc này, thì sẽ có tưởng như thế. Như Tỳ-kheo diệt tưởng sắc trong, nhận lấy tưởng sắc trắng bên ngoài, Tỳ-kheo nhận lấy sắc trắng bên ngoài để điều phục tâm, tu sao cho nhu hòa, nhu hòa rồi, được thắng giải của màu trắng. Tỳ-kheo thấy, biết, phân biệt sắc trắng tâm hướng về sắc đó, tôn thượng sắc đó, nghiêng hướng về sắc đó, thắng giải với sắc đó. Sao nói là trong không có tưởng sắc? Tỳ-kheo đã diệt, mất trừ sắc trong, nói là trong không có tưởng sắc. Sao nói là quán sắc ngoài? Nếu sắc trắng ngoài, nhãn thức đã từng thấy, thấy, “Như thật duyên thấy, ý thức phân biệt, như thật phân biệt duyên phân biệt, gọi là quán sắc ngoài. Sao nói là trắng? Trắng có hai thứ: có tính trắng,và trắng nhuộm, gọi là trắng. Sao nói là thấy, biết vượt hơn? Nếu đã thọ nhận vượt hơn sắc kia rồi, thấy, biết, phân biệt, tâm hướng đến, tôn thượng sắc đó, nghiêng hướng về sắc đó, thắng giải ở sắc đó, nên nói thấy, biết vượt hơn. Sao nói là có tưởng như thế? Nếu có tưởng không phân tán, không rời nhau, nhất định sắc trắng, gọi là có tưởng như thế. Đó gọi là tám thắng xứ. Sao nói là chín diệt? Đáp: Nếu nhập định Sơ thiền, thì ngôn ngữ sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Nhị thiền, thì giác quán sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Tam thiền, thì hỷ sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Tứ thiền, thì hơi thở ra vào sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Không xứ, thì tưởng sắc sẽ diệt tức khắc. Nếu nhập định Thức xứ, thì Không xứ sẽ diệt ngay. Nếu nhập định Vô sở hữu xứ, thì Thức xứ sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Phi tưởng Phi phi tưởng, thì Vô sở hữu xứ sẽ diệt nhanh chóng. Nếu nhập định Diệt tận, thì tưởng, thọ diệt nhanh chóng, gọi là chín diệt. Sao nói là chín định thứ đệ? Đáp: Như Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện có giác, có quán ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, cho đến lìa Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, thành tựu định diệt thọ tưởng, gọi là chín định thứ đệ. Sao nói là chín tưởng? Đáp: Tưởng bất tịnh, tưởng chán lìa thức ăn, tưởng tất cả thế gian là không vui, tưởng chết, tưởng vô thường, tưởng khổ vô thường, tưởng khổ vô ngã, tưởng dứt, tưởng lìa dục, gọi là chín tưởng. Sao nói mười tưởng? Đáp: Tưởng bất tịnh, tưởng nhàm chán thức ăn, tưởng tất cả thế gian là không vui, tưởng chết, tưởng khổ vô thường, tưởng khổ vô ngã, tưởng dứt, tưởng lìa dục, tưởng diệt, gọi là mười tưởng. Sao nói lá mười pháp ngay thẳng? Đáp: chính kiến, chính giác, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tiến, chính niệm, chính định, chính giải thoát, chính trí, gọi là mười pháp ngay thẳng. Sao nói là mười nhất thiết nhập? Đáp: Nhất thiết nhập của địa, do một tưởng trên dưới, ngang rộng, không vô lường. Nhất thiết nhập của thủy, nhất thiết nhập của hỏa, nhất thiết nhập của phong, nhất thiết nhập của màu xanh, nhất thiết nhập của màu vàng, nhất thiết nhập của màu đỏ, nhất thiết nhập của màu trắng, nhất thiết nhập của không, nhất thiết nhập của thức, do một tưởng trên dưới dọc ngang, không hai, vô lượng. Nhất thiết nhập của địa là sao? Đáp: Do một tưởng trên, dọc ngang không hai, vô lượng. Địa nghĩa là gì? Địa nghĩa là giới địa, đại địa, gọi là địa. Nói nhất thiết là gì? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết. Nói nhất là gì? Như chỉ là một chẳng phải giới khác, như người nhập nhất thiết nhập của địa thì gọi là nhất. Sao nói là tưởng? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng địa, gọi là tưởng. Nói trên dưới dọc ngang là gì? Trên là hư không, dưới nghĩa là đất, dọc ngang là bốn phương. Như con người nếu trên dưới, dọc ngang đều tư duy địa, biết, giải, thọ địa, gọi là trên dưới dọc ngang. Nói không hai vô lượng là gì? Trên không có hai, dưới không có hai, dọc ngang không có hai, trên vô lượng, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng không có hai tưởng, chỉ có tưởng địa, vô lượng, vô biên A tăng kỳ, vô biên, vô tế, đối với địa không có tưởng khác, gọi là vô lượng. Sao nói là nhất thiết nhập của thủy? Đáp: Một tưởng trên dưới dọc ngang. Sao gọi là thủy? gồm có thủy, giới, thủy đại, đó gọi là thủy. Thế nào là nhất thiết? Là đều hết phương tiện không sót, đó gọi là nhất thiết. Thế nào là nhất? Là chỉ một chẳng phải giới khác, như người nhập nhất thiết nhập của thủy, gọi là nhất. Tưởng là gì? Nếu tưởng không phân tán, không rời nhau, hoàn toàn tưởng thủy. Thế nào là trên dưới dọc ngang? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương. Như người nếu tư duy trên dưới dọc ngang đều là thủy, biết thủy, giải thủy, thọ thủy, đó gọi là trên dưới dọc ngang. Thế nào là không hai, vô lượng? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên dưới vô lượng dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng thủy, vô lượng vô biên A tăng kỳ, vô biên, vô tế, đối với thủy không có tưởng khác, gọi là không hai, vô lượng. Sao nói là nhất thiết nhập của hỏa? Đáp: Một tưởng trên dưới dọc ngang. Hỏa có hỏa giới hỏa đại. Thế nào là nhất thiết? Đều là phương tiện không sót. Thế nào là nhất? Chỉ một chẳng phải giới khác, như người nhập nhất thiết nhập của hỏa, gọi là nhất. Tưởng là gì? Nếu tưởng không phân tán, không rời nhau, hoàn toàn tưởng hỏa. Thế nào là trên dưới dọc ngang? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương, như người trên dưới dọc ngang. Thế nào là không hai, vô lượng? Trên không có hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên vô lượng dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không hai tưởng chỉ có tưởng hỏa, vô lượng vô biên A tăng kỳ, vô biên vô tế, đối với hỏa không có tưởng khác, gọi là không hai, vô lượng. Sao nói là nhất thiết nhập của phong? Đáp: Một tưởng trên dưới dọc ngang. Sao gọi là phong? có phong giới, phong đại. Thế nào là nhất thiết? Đều là phương tiện không sót. Thế nào là nhất? Chỉ một chẳng phải giới khác, như người nhập nhất thiết nhập của phong, gọi là nhất. Tưởng là gì? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn tưởng phong. Thế nào là trên dưới dọc ngang? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương, như người tư duy phong trên dưới dọc ngang, biết phong, giải phong, thọ phong. Thế nào là không hai, vô lượng? Trên vô lượng, dưới không hai, dọc, ngang đều không hai. Trên vô lượng, dưới không hai, dọc, ngang vô lượng, không hai tưởng, chỉ có tưởng phong, vô lượng vô biên A tăng kỳ, vô biên vô tế, đối với phong không có tưởng khác, gọi là không hai, vô lượng. Sao nói là nhất thiết nhập của màu xanh? Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc, ngang không có hai vô lượng. Nói xanh là gì? Xanh có hai thứ: tính xanh, và xanh nhuộm gọi là xanh. Sao nói là nhất thiết? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết. Nói nhất là gì? Chỉ là một không phải khác, như người nhập nhất thiết nhập của xanh, gọi là nhất. Sao nói là tưởng? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng xanh, gọi là tưởng. Nói trên, dưới, dọc, ngang là gì? Trên là hư không, dưới nghĩa là địa, dọc ngang là bốn phương. Như người trên dưới, dọc ngang đều tư duy màu xanh, biết, giải, thọ xanh, nói là trên, dưới, dọc, ngang. Sao nói là không hai vô lượng? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên vô lượng, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng màu xanh. vô lượng vô biên A-tăng- kỳ, vô biên, vô tế, không có tưởng khác đối với màu xanh, gọi là không hai vô lượng. Nói nhất thiết nhập của màu vàng là sao? Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc, ngang không hai vô lượng. Sao nói là màu vàng? Màu vàng có hai thứ: màu vàng tính, và màu vàng nhuộm, gọi là màu vàng. Nói nhất thiết là gì? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết. Sao nói là nhất? Nếu chỉ là một không phải khác, như người nhập nhất thiết nhập của màu vàng, gọi là nhất. Nói tưởng là gì? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng màu vàng, gọi là tưởng. Sao nói là trên dưới dọc ngang? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương. Như con người trên, dưới, dọc, ngang đều tư duy màu vàng, biết, giải, thọ màu vàng, gọi là trên, dưới, dọc, ngang. Nói không hai vô lượng là gì? Trên không có hai, dưới không có hai, dọc ngang không có hai. Trên vô lương, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng màu vàng. vô lượng, vô biên A- tăng- kỳ, vô biên, vô tế đối với màu vàng, không có tưởng khác, gọi là không hai vô lượng. Sao nói là nhất thiết nhập của màu đỏ? Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc, ngang không hai vô lượng. Sao nói là màu đỏ? Màu đỏ có hai thứ: đỏ tính chất, và đỏ nhuộm, gọi là đỏ. Nói nhất thiết là gì? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết. Sao nói là nhất? Nếu chỉ là một chẳng phải khác, như người nhập nhất thiết nhập của màu đỏ, gọi là nhất. Sao nói là tưởng? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng màu đỏ, gọi là tưởng. Sao nói là trên, dưới, dọc, ngang? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương. Như con người trên, dưới, dọc, ngang, đều tư duy màu đỏ, biết, giải, thọ màu đỏ, gọi là trên, dưới, dọc, ngang. Nói không hai vô lượng là gì? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên vô lương, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng màu đỏ. vô lượng, vô biên A tăng kỳ, vô biên, vô tế đối với màu đỏ, không có tưởng khác, gọi là không hai vô lượng. Sao nói là nhất thiết nhập của màu trắng? Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc, ngang không hai vô lượng. Nói trắng là gì? Trắng có hai thứ: màu trắng tính, và màu trắng nhuộm gọi là trắng. Sao nói là nhất thiết? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết. Nói nhất là gì? Nếu chỉ là một không phải khác, như người nhập nhất thiết nhập của màu trắng, gọi là nhất. Nói tưởng là gì? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng trắng, gọi là tưởng. Nói trên, dưới, dọc, ngang là sao? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương. Như người trên, dưới, dọc ngang đều tư duy màu trắng, biết, giải, thọ màu trắng, nói là trên, dưới, dọc, ngang. Sao nói là không hai vô lượng? Trên không ù hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên vô lượng, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng trắng. vô lượng, vô biên A-tăng-kỳ, vô biên, vô tế, không có tưởng màu trắng, gọi là không hai vô lượng. Sao nói là nhất thiết nhập của không? Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc ngang không hai vô lượng. Sao gọi là không? Không có hai thứ: giới không trong, giới không ngoài, gọi là không. Nói nhất thiết là gì? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết. Sao nói là nhất? Nếu chỉ một không phải khác, như người nhập nhất thiết nhập của không, gọi là nhất. Sao nói là tưởng? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn tưởng không, gọi là tưởng. Nói trên, dưới, dọc ngang là gì? Trên là hư không, dưới là đất, dọc ngang là bốn phương. Như người trên dưới, dọc ngang, đều tư duy không, biết, giải, thọ không, gọi là trên, dưới, dọc, ngang. Nói không hai vô lượng là gì? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Phía trên vô lượng, phía dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng không, vô lượng, vô biên A tăng kỳ, vô biên, vô tế, không có tưởng khác về không, gọi là không có hai vô lượng. Sao gọi là nhất thiết nhập của thức? Đáp: Một tưởng trên, dưới, dọc, ngang không có hai vô lượng. Thức là gì? Sáu thức thân: nhãn thức thân, thân nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, thức, gọi là Thức. Nói nhất thiết là gì? Nếu đều là phương tiện không sót, gọi là nhất thiết. Nói nhất là gì? Nếu là một không khác, như người nhập nhất thiết nhập của thức, gọi là nhất. Sao nói là tưởng? Nếu tưởng không phân tán, không lìa nhau, hoàn toàn là tưởng thức, gọi là tưởng. Nói trên, dưới, dọc, ngang là gì? Trên là hư không, dưới là địa, dọc ngang là bốn phương. Như con người trên dưới, dọc ngang đều tư duy thức, biết, giải, thọ thức, gọi là trên, dưới, dọc, ngang. Sao nói là không hai vô lượng? Trên không hai, dưới không hai, dọc ngang không hai. Trên vô lượng, dưới vô lượng, dọc ngang vô lượng, không có hai tưởng, chỉ có tưởng thức. vô lượng vô biên A-tăng- kỳ, vô biên, vô tế, đối với thức, không có tưởng khác, gọi là không hai vô lượng. Đó gọi là mười nhất thiết nhập. Thế nào là mười một giải thoát nhập? Đáp: Như Trưởng giả Đà xá đến chỗ Tôn giả A-nan, làm lễ rồi, liền ngồi sang một phía hỏi Tôn giả A-nan rằng: có một pháp, như Tỳ- kheo không buông lung, siêng năng niệm chính trí vắng lặng, tâm chưa giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, có được yên ổn hay không? Tôn giả A-nan đáp Trưởng giả Đà Xá: Có! Trưởng giả hỏi: có thế nào? Tôn giả A-nan nói với trưởng giả: Như Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện, có giác có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, Tỳ- kheo nghó rằng: Định này chính học, chính sinh, nếu tất cả chính học, chính sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng vì Tỳ-kheo dùng pháp dục, pháp lạc, nên đã dứt năm phiền não phần dưới, hóa sinh ở Nhị thiền kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả! Đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nghó đến hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa yên ổn vô thượng, được yên ổn. Lại nữa Trưởng giả! Như Tỳ-kheo ditệ giác quán, bên trong chính tín nhất tâm, không có giác không có quán, định sanh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền. Tỳ-kheo nghó rằng: Định này là chính học, chính sanh, nếu tất cả chính học chính sanh rồi, đều biết là pháp diệt vô thường. Tỳ-kheo thấy biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng nhờ pháp dục pháp lạc nên Tỳ-kheo dứt được năm phiền não phần dưới, đối với hóa sanh kia mà nhập Niết-bàn, không trở lại cõi này. Nầy Trưởng giả! Đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng niệm chính trí, tâm hành vắng lặng, chưa giải thoát được giải thoát, các lậu chưa hết thì được hết, chưa được an ổn vô thượng thì được an ổn. Lại nữa, Trưởng giả! Như Tỳ-kheo lìa hạnh hỷ xả, niệm chính trí, thân thọ nhận niếm vui, như các bậc Thánh giải hạnh xả niệm lạc, thành tựu hạnh Tam thiền. Tỳ-kheo nghó rằng: chính học, chính sinh của định này, nếu tất cả chính học, chính sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo biết thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu. Tỳ-kheo do pháp dục, pháp lạc, nên đã dứt năm phiền não phần dưới, hóa sinh ở Tam thiền kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghó hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn. Lại nữa, trưởng giả! Như Tỳ-kheo dứt khổ, vui, trước diệt ưu, hỷ, xả niệm tịnh bất khổ bất lạc, thành tựu hạnh Tứ thiền. Tỳ-kheo nghó rằng: Định này là chính học, chính sinh, nếu tất cả chính học, chính sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo vì đã dùng pháp dục, pháp lạc, nên dứt năm phiền não phần dưới, ở cõi hóa sinh kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghó hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn. Lại nữa, trưởng giả! Như Tỳ-kheo với tâm giải từ, giải khắp hạnh của một phương, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên, dưới. Tất cả tâm giải từ rộng lớn, tôn thắng, không hai vô lượng, không oán ghét, không giận dữ, giải khắp hạnh của các thế gian. Tỳ-kheo nghó rằng: chính học, chính sinh của tâm giải từ này, nếu tất cả chính học, chính sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, mặc dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo dùng pháp dục, pháp lạc, nên dứt năm phiền não phần dưới, hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghó hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn. Lại nữa, trưởng giả! Như Tỳ-kheo giải khắp tâm bi ở một phương, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên dưới, tất cả tâm bi rộng lớn, tôn thắng, không hai vô lượng, không oán thù, không giận dữ, giải khắp hạnh của các thế gian. Tỳ-kheo nghó rằng: chính học, chính sinh của tâm giải bi này, nếu tất cả chính học, chính sinh rồi, đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo dùng pháp dục, pháp lạc, nên dứt năm phiền não phần dưới, được hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghó đến hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn. Lại nữa, trưởng giả! Như Tỳ-kheo với tâm hỷ giải khắp hạnh của một phương, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên, dưới, tất cả tâm hỷ rộng lớn, tôn thắng, không hai vô lượng, không oán ghét, không giận dữ, giải khắp hạnh của thế gian. Tỳ-kheo nghó rằng: chính học, chính sinh của tâm giải hỷ này, nếu tất cả chính học, chính sinh rồi, đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo dùng pháp dục, pháp lạc, nên dứt được năm phiền não phần dưới, sẽ hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghó hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn. Lại nữa, trưởng giả! Như Tỳ-kheo, với tâm xả giải khắp hạnh của một phương, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên dưới, tất cả tâm xả, rộng lớn, tôn thắng, không hai vô lượng, không có oán thù, không giận dữ, giải khắp hạnh thế gian. Tỳ-kheo nghó rằng: Xả chính học, chính sinh của tâm giải, nếu tất cả chính học, chính sinh rồi, đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo nhờ pháp dục, pháp lạc, nên dứt năm phiền não phần dưới, được hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả! Đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghó hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn. Lại nữa, Trưởng giả! Như Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ. Tỳ-kheo tư duy như thế, nhập chính học, chính sinh của định này. Nếu tất cả chính học, chính sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường, Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng nhờ pháp dục, pháp lạc, nên dứt được năm phiền não phần dưới, hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghó đến hạnh vắng lặng của chính trí, với tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn. Lại nữa, Trưởng giả! Như Tỳ-kheo lìa nhất thiết Không xứ, thành tựu hạnh vô biên Thức xứ. Tỳ-kheo tư duy như thế, nhập chính học, chính sinh của định này. Nếu tất cả chính học, chính sinh rồi, thì đều là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng vì Tỳ-kheo dùng pháp dục, pháp lạc, nên đã dứt trừ được năm phiền não phần dưới, được hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Trưởng giả, đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghó hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn. Lại nữa, Trưởng giả! Như Tỳ-kheo lìa Thức xứ, thành tựu hạnh Vô sở hữu xứ. Tỳ-kheo tư duy như thế, nhập chính học, chính sinh của định này. Nếu tất cả chính học, chính sinh rồi, thì đều biết là pháp diệt, vô thường. Tỳ-kheo thấy, biết như thật, dứt tất cả các lậu, tâm được giải thoát, dù chưa dứt các lậu, nhưng Tỳ-kheo nhờ pháp dục, pháp lạc, nên dứt được năm phiền não phần dưới, hóa sinh ở cõi kia mà bát Niết-bàn, không trở lại cõi này. Đây là một pháp. Như Tỳ-kheo không buông lung, siêng năng nhớ nghó hạnh vắng lặng của chính trí, tâm chưa được giải thoát, được giải thoát, các lậu chưa hết, được lậu tận, chưa được yên ổn vô thượng, được yên ổn. Tôn giả A-nan nói rồi, Trưởng giả Đà-xá nói: Như người tìm một kho báu, được mười một kho báu! Tôn giả A-nan! Tôi cũng như thế, tìm một giải thoát nhập, được mười một giải thoát nhập. Tôn giả A-nan! Như nhà của con Trưởng giả có mười một cửa, bị lửa cháy, ngọn lửa dữ hừng hực, ý của hai cha con Trưởng giả khi muốn đi ra các cửa, đều tự tại được thoát ra! Tôn giả A-nan, tôi cũng như thế, chỗ muốn ra ở trong mười một pháp môn, tùy ý được ra. Tôn giả A-nan! Như Bà-la-môn tà kiến cũng vì thầy cầu của cúng dường thầy, huống chi nghe chính kiến mà không cúng dường! Bấy giờ, Trưởng giả Đà -Xá thỉnh chúng tăng Tỳ-da-ly, chúng Tăng Ba-đa-ly, thỉnh rồi, sắm sửa những thức ăn thật ngon để nấu bữa cơm thịnh soạn, hầu cúng dường chúng tăng. Ngoài ra, còn dùng giày dép, một vạn xấp vải lông cừu trắng để cúng thí chúng tăng, đặc biệt dùng ba y, phòng nhà tốt đẹp, để dâng lên Tôn giả A-nan, đó gọi là mười một giải thoát nhập.  <卷>QUYỂN 18 <詞>Phẩm 11: PHẨM PHIỀN NÃO THUỘC PHẦN PHI VẤN (Phần một) Có một bậc xuất thế, Như Lai Vô Sở Trước Đẳng chính Giác đã dứt bặt pháp ác bất thiện, sinh các pháp thiện, dứt trừ pháp khổ, được pháp vui, vắng lặng các lậu, diệt các lậu, trừ các nghiệp đã gây ra, có thể đạt được tịch tónh đệ nhất nghĩa trong mát, tận rốt ráo, phạm hạnh rốt ráo, yên vui rốt ráo, biên vực khổ rốt ráo, được Niết-bàn. Do nhân duyên này, nên nay sẽ gom nhóm pháp môn bất thiện. Nhờ cậy sự sinh, nhờ cậy tộc họ, nhờ cậy sắc, nhờ cậy của, nhờ cậy sang, nhờ cậy sự tôn thắng, nhờ cậy họ hào phóng, nhờ cậy không có bệnh, nhờ cậy tuổi tráng kiện, nhờ cậy mạng, nhờ cậy thợ khéo, nhờ cậy học rộng, nhờ biện tài, nhờ được lợi dưỡng, nhờ được cung kính, nhờ tôn trọng, nhờ đầy đủ, nhờ sức mạnh, nhờ giới, nhờ đồ chúng, nhờ bè nhóm, nhờ đời trước dài, nhờ sức mạnh, nhờ thần túc, nhờ thiền, nhờ không có mong cầu, nhờ tri túc, nhờ û chỗ một mình, nhờ A-lan-nhã, nhờ khất thực, nhờ y phấn tảo, nhờ ta có thể lìa thức ăn phung phí, nhờ thọ thực một bữa, nhờ trong gò mả, nhờ chỗ trống, nhờ ở dưới cội cây, nhờ cậy ngồi ngay thẳng, nhờ đồ trải ngồi, nhờ cậy chỉ ba y. Dua nịnh, tà kính, hiện tướng để cầu lợi, dựa vào sự sai khiến, khen sự cầu xin, dùng lợi cầu lợi, ta hơn, ham thích vị, không giữ giới, tướng giận thay đổi, giận những lời dạy của tôn trưởng, trái lời dạy của tôn trưởng, ngang ngược đối với lời dạy của tôn trưởng, khi dễ lấn lướt, đánh đập, lừa dối hộc, đấu, cân đong, lừa dối của vật, gây tổn thương, xâm hại, trói buộc, giam giữ, đụng chạm gây sự, chiếm đoạt, cố ý làm, nói nhiều nói ngang, khinh thị, chê bai, ép ngặt, dối trá điều thiện, che giấu, chứa cất chung, ưa nói việc quan, việc thế gian, việc binh giáp, việc chiến đấu, việc đại thần, việc xe cộ, việc phụ nữ, việc tràng hoa, việc rượu thịt, việc dâm dục, việc giường nằm, việc y phục, việc uống ăn, việc chỗ bán rượu, việc bà con, lời nói ngần ấy, tư duy việc thế gian, nói việc biển, không biết pháp, không biết nghĩa, không biết thời, không biết đủ, không biết thân mình, không biết chúng sinh, không biết người, không biết người hơn, kém, như tà kiến, biên kiến, kiến điên đảo, kiến tìm kiếm, giới tìm kiếm, đạo giới tìm kiếm, thân kiến, động, tự khen mình, không có niềm tin, không hiểu biết, keo kiệt, bỏn sẻn, khen trước mặt, ngăn cản, luyến tiếc, không tin nghiệp báo, chê bai bố thí, chê bai học, khen mình, khen kẻ thù, khen giả dối, không tự tại, thuộc về người thờ phụng người khác, không oán ghét, mà oán ghét, chìm mất, tâm bi, không chán đủ, không siêng năng, tinh tiến, không nhẫn nhục, không phải oai nghi, không thọ giáo, gần gũi tri thức ác, thân hậu kẻ ác, làm theo hạnh ác, hành vi ác, gần gũi kẻ yếu hèn, làm theo pháp yếu hèn, biết yếu hèn, gìn giữ pháp yếu hèn, không thuận tư duy, gần gũi đạo yếu hèn, tâm loạn, ưa tranh cãi, rộng về giới cấm, kính trọng pháp tà, lui sụt pháp thiện, trạo cử, trang sức thân, chịu đựng xấu hổ, nói cuồng, không ghi nhận, nghó bên ngoài, theo lo mừng, tự cao, chê bai người khác, không kính, không tự ty, không thật sự kính trọng, khó đầy, khó nuôi, lười biếng vô dụng, trễ nải, lùi sụt giữa chừng, thiện về sau, siêng năng dục, siêng năng khổ, tham, siêng năng tham, phiền não ràng buộc, nỗi khổ buồn thảm, nghó nhớ lo lắng, mọi nỗi khổ, sự sợ hãi, dáng dấp yếu hèn, dáng dấp mạnh mẽ, nghi ngờ, không có thân thích, chướng ngại điều thiện, không vừa ý nhau, trở ngại việc thiện, biên thật, không gần gũi, lìa người, thấp kém, tự cường, nhẫn nhục, tùy tham, tự cao cử, tự buông thả, không giữ gìn, lìa thiền, không ăn năn, ôm hận, tiếc lẫn, tà giáo, kiện tụng, không lẫn tránh, kính lỗi, mừng khi thấy người gặp tai họa, tìm lỗi lầm, phi hạnh, cầu thiền, thiền vô ích, không biết ơn, không biết ơn mình, khinh chê, giận dữ, tính ác, ngang bướng, bỏ tu học, quở trách, can ngăn, chê trách ngược lại, quở rồi, nói năng lộn xộn, nẩy sinh sự giận dữ, việc quở trách can ngăn không thành, quở trách không tự sáng suốt. Chấp thân, thấy đói, cử thân, thấy lông bông, lo thân kiến, cầu thân kiến, gần gũi thân kiến, thân mạn kiến, dạo chơi tiếc thân kiến, thân ta, dục nhiễm, dục nhiễm chung, bi, không thân, tăng thêm lạc dục, nhiều hy vọng, không thấy đủ, hy vọng rốt ráo, không đủ, không đầy, trở ngại chấp mắc, cùng khắp như nước thấm nhuần trôi chảy, nhận chìm mất chi ái, có thể sinh gốc khổ, muốn đạt tham đắm chấp mắc, đốt cháy, khát, ở nhà, gắng nhẫn, nhọt trần, pháp ái, thất niệm, không chính trí, không gìn giữ các căn môn, ăn không biết đủ, vô minh, có ái, có kiến, không phải có kiến, dục lậu, hữu lậu, cầu dục, cầu hữu, hại giới, hại kiến, giới suy vi, kiến suy đồi, mạng suy sụp, dáng dấp suy vi, hành vi suy kém, làm điều ác, không làm điều thiện, gần gũi tại gia, gần gũi người xuất gia. Do hai duyên nên sinh dục nhiễm. Do hai duyên sinh tà kiến, giận dữ, xem xét, oán ghét, ôm hận, nung nấu, ganh ghét, keo kiệt bỏn sẻn, biến hóa huyễn hoặc, gian dối, không hổ, không thẹn, khoe khoang, tự kiêu, tranh tụng, cao ngạo, buông lung, mạn, tăng thượng mạn. Hòa hợp trong hai pháp, hòa hợp ngoài, hợp trong, ngoài, hy vọng, rất hy vọng, hy vọng xấu ác. Tham, tham ác, dục nhiễm phi pháp, ba căn bất thiện, ba việc khó điều phục, ba tối tăm, ba hoang phế, ba triền, ba lay động, ba thứ nhơ bên trong, ba sự tranh chấp bên trong, ba oán thù bên trong, ba sức cứng bên trong, ba hại bên trong, ba điều ghét bên trong, ba độc, ba thứ vượt hơn, ba nhóm tối tăm, ba lực. Lại có ba lực, ba ái, ba không gồm nhiếp, ba hành ác, ba hành ác của thân, ba hành ác của ý, ba thứ bất tịnh, ba thứ không hiểu biết, ba thứ không ngay thẳng, ba đàm ấm, ba dục, ba tưởng, ba giác, ba cầu, ba lửa, ba thứ ấm áp, ba noãn, ba tai, ba nhiệt, ba sự cháy nám, ba ác, ba hữu, ba lậu, ba không khinh dể, ba thứ không mềm dịu, ba pháp không trừ, ba pháp đã xong). Bốn lưu, bốn ách, bốn thủ, bốn nhiễm, bốn hành ác của miệng, bốn kiết, bốn mũi tên, bốn trụ xứ của thức, bốn duyên sinh ái, bốn ái hòa hợp, bốn đạo hạnh ác, bốn nghiệp phiền não, bốn điên đảo, bốn sự sợ. Lại có bốn sự sợ, lại có bốn lui sụt. (bốn pháp đã xong). Năm dục, năm cái, năm phiền não phần dưới, năm phiền não phần trên, năm đạo, năm tâm hoang, năm tâm triền, năm sự sợ, năm oán thù, năm Vô gián, năm phạm giới, năm ngữ phi pháp, năm không ưa, năm sự ghét nhau, năm pháp giận hờn, năm pháp ưu căn, năm ganh ghét, năm duyên sinh, ngủ nghỉ phạm giới, năm lỗi lầm tai hại duyên phạm giới. Lại có năm lỗi: Không kính cha, mẹ. Không kính Sa-môn, Bà-la- môn. Không kính bậc thân trưởng. (năm pháp đã xong). Sáu thứ dựa vào tham mừng, sáu thứ dựa vào tham lo, sáu thứ dựa vào tham xả, sáu thứ nhiễm, sáu thứ vui. Lại có sáu lạc, sáu ái, sáu giận dữ, sáu móc sắt, sáu không gìn giữ, sáu căn tranh cãi. (sáu pháp đã xong). Bảy nhiễm chung, bảy dục nhiễm chung, bảy chỗ thức trụ, bảy mạn, bảy không kính, bảy lậu, bảy pháp yếu hèn, bảy lay động, bảy tự nhờ cậy, bảy cầu, bảy sự tìm tòi, bảy tạo tác, bảy sinh. (bảy pháp đã xong). Tám pháp thế gian, tám chẳng phải Thánh ngữ, tám việc lười biếng, tám chỗ nạn, trở ngại tu phạm hạnh. (tám pháp đã xong). Chín ngần ấy pháp, chín pháp gốc ái, chín nơi cư trú của chúng sinh, chín lỗi phạm giới. (chín pháp đã xong). Mười sử phiền não, mười kiết phiền não, mười tưởng, mười giác, mười tà, mười việc não, mười đạo nghiệp bất thiện, mười pháp gây ra đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm. (mười pháp đã xong). Mười một tâm cấu uế, hai mươi thứ thân kiến, hai mươi pháp tạo ra đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm, hai mươi mốt tâm nhơ. Ba mươi pháp tạo ra đọa địa ngục nhanh chóng như giáo đâm. Ba mươi sáu ái hành. Ba mươi pháp tạo ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm, bốn mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm, sáu mươi hai kiến. Sao nói là cậy vào sự sống? Đáp: Chúng sinh quý trọng sự sống, lấy sự sống làm chỗ tự cao, dùng sự sống làm cảnh giới. Nếu tâm nghó nhớ, thì nói là sinh sự tốt đẹp, rồi lấy làm tự cao, gọi là cậy vào sự sống. Lại nữa, cậy vào sự sống, sự sống của ta vượt vượt hơn sự sống xứ kia, sự sống ở chỗ đó thấp. Sự sống của ta vượt hơn hẳn trong các sự sống của thế gian. Chúng sinh quý trọng ở sự sống, thường kính trọng sự sống. Nếu tâm nghó nhớ đến vẻ tốt đẹp của các sự sống, lấy đó làm tự cao, thì gọi là cậy vào sự sống. Cậy ở dòng họ, cậy ở sắc, ở của cải, sự sang trọng, cậy ở sự tôn quý, vượt hơn, người dòng họ hào quý, cậy ở chỗ không bệnh, tuổi tráng niên, ở thọ mạng khỏe mạnh, cậy ở công xảo, học rộng, cậy ở biện tài, cậy ở chỗ nhận được lợi dưỡng, được người cung kính, được tôn trọng, cậy ở chỗ đầy đủ, mẫu mực, đồ chúng, cậy ở bè nhóm, ở đời trước lâu dài, ở công sức, ở thần túc, ở thiền, nhờ cậy ở chỗ không cầu mong, nhờ cậy ở biết đủ, chỗ riêng một mình, nhờ cậy vào A lan nhã, khất thực, mặc y phấn tảo, nhờ cậy ở ta có thể lìa thức ăn phung phí, cậy ở thọ thực, ở trong gò mả, ở ngoài trời, ở dưới cội cây, cậy ở chỗ thường ngồi ngay thẳng, tùy trải tọa cụ, cậy chỉ ba y như đã nói rộng ở trên. Sao nói là dua nịnh? Đáp: Nếu dựa vào người khác để cầu lợi, đổi thay nghi thức, biểu hiện gồm nhiếp các căn, gọi là dua nịnh. Sao nói là kính tà? Đáp: Nếu dựa vào người khác để cầu lợi, bằng lời lẽ trau chuốt bóng bẩy, thuận theo ý người khác, biểu hiện giả dối bằng phương tiện khôn khéo, do hành vi cung kính này nên gọi là kính tà. Biểu hiện cầu lợi là gì? Đáp: Nếu dựa vào người khác để cầu lợi, thấy có các vật như áo, cơm, đồ nằm, thuốc men, với tâm mong muốn được biểu hiện sự tốt đẹp tương xứng, gọi là biểu hiện tướng mạo để mưu cầu lợi dưỡng. Sao nói là dựa vào sự sai khiến? Đáp: Bị người sai khiến, dù là hèn hạ nhưng vì lợi, nên theo đuổi mãi không ngừng, gọi là dựa vào sự sai khiến. Nói khen để cầu xin là sao? Đáp: Nếu dựa vào người khác để cầu lợi, thấy có y phục, thức ăn uống, giường nằm, các vật dụng thuốc men v.v.., tâm mong muốn có được, trước hết khen sự tốt đẹp của người kia, lại nói: “Tôi cần”, gọi là khen để cầu xin. Dùng lợi để cầu lợi là sao? Đáp: Tâm mong muốn được, như theo người kia được lợi, bảo cho người này biết, hoặc theo người này được lợi, bảo cho người kia biết. Lợi được từ chỗ này, hướng chỗ người kia khen đây là thí chủ, lợi được ở chỗ kia, hướng người này khen đây là thí chủ. Nếu hành vi như thế mà được lợi, gọi là dùng lợi cầu lợi. Sao nói là ta vượt vượt hơn? Đáp: Nếu do kiêu ngạo tự cao, cho mình là hơn, gọi là ta vượt vượt hơn. giới. Ham thích vị là gì? Đáp: Tham ăn, mưu cầu nhiều thứ vị, gọi là ham thích vị. Sao nói là không thủ hộ giới? Đáp: Nếu bỏ oai nghi của người xuất gia, gọi là không thủ hộ Nói đổi thay của tướng mạo giận là gì? Đáp: Nếu khởi tâm bất thiện, làm cho các căn đổi khác, nếu do mười não, mỗi não phát khởi, khiến các căn đổi khác, gọi là sự đổi thay của tướng mạo giận. Sao nói là phẫn nộ với giáo tôn? Đáp: Tôn, nghĩa là Phật, đệ chết Phật, nếu các vị ấy truyền dạy, bèn chống trái, giận dữ, hoặc nói nhiều, hoặc nhăn mày, xịu mặt, biểu hiện tướng giận. Nếu giáo bảo nên cẩn thận giữ gìn trọng cấm, bèn chống đối trái ngược, giận dữ, hoặc nói nhiều, hoặc nhăn mày, xịu mặt, hiện dáng vẻ giận dữ, gọi là phẫn nộ với giáo tôn. Nói trái với giáo tôn là sao? Đáp: Tôn, nghĩa là Phật, đệ chết Phật, nếu các vị ấy truyền dạy khiến cho thuận, lại chống trái với sự gìn giữ trọng cấm, gọi là trái với giáo tôn. Sao gọi là ngang ngược đối với giáo tôn? Đáp: Như Đức Thế Tôn đã chế: Đừng nên tạo ra, đừng nên làm việc ấy, đừng nên nói lời nói ấy, đừng tạo sự phân biệt ấy. Người kia đối với các điều chế không nên làm theo thuyết ấy, cho là nên thuyết. Không nên làm việc làm ấy, cho là nên làm. Không nên nói lời ấy, cho là nên nói. Không nên tạo sự phân biệt ấy, cho là nên phân biệt. Đó gọi là ngang ngược đối với lời dạy của bậc tôn trưởng. Nói khi dể, lấn lướt là gì? Đáp: Nếu xúc não, khinh miệt chúng sinh mà không muốn dứt hại mạng họ, gọi là sự khi dễ lấn lướt. Sao nói là đánh đập? Đáp: Nếu xem thường tay cầm gậy gộc đánh đập, gọi là đánh đập. Lừa dối về hộc, đấu là gì? Đáp: Nếu có tâm không công bằng, thu, chi nhiều, ít, gọi là lừa dối về hộc, đấu. Thế nào là lừa dối về cân đong? Đáp: Nếu với tâm không công bằng, thu chi nặng, nhẹ, gọi là lừa dối về cân đong. Lừa dối tài vật là sao? Đáp: Nếu vật xấu dở lẫn lộn trong vật tốt đẹp, như phân ra nhiều thứ vật, nếu dùng dây làm giới hạn, lại dời khỏi chỗ cũ, gọi là lừa dối tài vật. Gây tổn thương là sao? Đáp: Nếu xâm phạm, hủy hoại thân người khác, gọi là gây tổn thương. Xâm hại là gì? Đáp: Nếu khinh miệt chúng sinh, giận dữ, muốn gây tổn hại, muốn cắt đứt mạng người kia, gọi là xâm hại. Sao nói là trói buộc, giam cầm? Đáp: Nếu chúng sinh bị sự sinh chết ràng buộc, thường giam mình ở chỗ tăm tối, gọi là trói buộc, giam cầm. Đụng chạm gây sự là sao? Đáp: Nếu khởi tâm bất thiện, dùng tay tìm kiếm, gọi là đụng chạm gây sự. Xâm đoạt là sao? Đáp: Là khởi tâm bất thiện, lừa dối cướp đoạt của vật của người khác. Cố làm là sao? Đáp: Tâm khởi hành vi không vắng lặng, tâm biết mà vẫn gây ra, đó gọi là cố làm. Lời nói nhiều là sao? Đáp: Nói lời ương bướng, khinh thường, chê bai, gọi là nói nhiều. Nói ngang ngược là sao? Đáp: Nếu lời nói vô nghĩa, gọi là nói ngang ngược. Nói khinh thị, chê bai là sao? Đáp: Là nói không chân thật, lừa dối người khác. Bức bách là sao? Đáp: Nếu quốc vương, quan lại, nếu bước xéo, giẫm đạp một cách khốn khổ, tịch thu tài sản, vật dụng của người khác, gọi là bức bách. Lừa dối điều thiện là sao? Đáp: Nếu nhằm lừa dối, hoặc nhặt lấy của cải, vật dụng của người khác, mà biểu hiện như thân thuộc, gọi là lừa dối điều thiện. Che giấu là sao? Đáp: Nếu vật dùng chung, chưa chia, ta lén lấy vật tốt đẹp, đem cất giấu, gọi là che giấu. Chứa cất chung là sao? Đáp: Nếu người nào đã phát thẻ chia vật, lấy vật không tốt, mà lấy đại vật tốt, gọi là chứa cất chung. Ưa nói việc quan là sao? Đáp: Thường đem phép tắc của quan ra nói trước hết, hoặc nói trù tính, hoặc nói dài, ngắn, nhiễm ưa việc này, gọi là ưa nói về việc quan. Việc của thế gian, việc binh giáp, việc chiến đấu, việc phụ nữ, xe cộ, việc tràng hoa, việc rượu, thịt, việc dâm dục, việc giường nằm, việc y phục, việc uống, ăn, việc bán rượu, việc bà con, cũng giống như thế, nếu cấu nhiễm, ưa thích việc ấy. Ngần ấy nói năng là sao Đáp: Trừ việc ưa nói trên, nếu là việc khác, chúng sinh khác, vật khác, cảnh giới khác, tự nhiên khác. Đó gọi là ngần ấy nói năng. Nói tư duy việc thế gian là sao? Đáp: Nếu nghó nhớ làm đầu, tư duy việc thành, hoại của thế gian, gọi là tư duy việc thế gian. Sao nói là nói việc biển? Đáp: Nếu lấy biển làm đầu, hoặc nói về các thứ báu, hoặc nói thật, giả, tiêm nhiễm, ưa thích việc ấy, gọi là nói việc biển. Thế nào là không biết pháp? Đáp: Nếu đối với pháp thiện, bất thiện, vô ký, không biết tự tướng, không quán tướng, không phân biệt tướng, gọi là không biết pháp. Thế nào không biết nghĩa? Đáp: Nếu đối với nghĩa đời nay, đời sau của các pháp, không biết về tự tướng, không quán tướng, không phân biệt tướng, gọi là không biết nghĩa. Sao nói là không biết thời tiết? Đáp: Như không biết lúc nên vào xóm, nên ra khỏi xóm, lúc nào nên đọc tụng, thọ học, tư duy. Đối với việc này không biết tư tướng, không quán tướng, không phân biệt tướng, gọi là không biết lúc. Hỏi: Thế nào là không biết đủ mà ăn? Đáp: Nói không biết đủ là không biết đủ, không biết tự tướng, không quán tướng, không phân biệt tướng, đó gọi là không biết đủ. Sao nói là không biết thân mình? Đáp: Không biết ta nên có niềm tin như thế, giới như thế, học vấn như thế, bố thí như thế, huệ như thế, ứng đáp như thế. Nếu đối với pháp này không biết tự tướng, không quán tướng, không phân biệt tướng, gọi là không biết thân mình. Nói không biết chúng là sao? Đáp: Chúng Sát lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Cư só, Sa-môn, lẽ ra phải qua lại như thế, ngồi đứng như thế, lẽ ra phải nói, nín như thế. Nếu ở trong các chúng ấy không biết tự tướng, không quán tướng, không biết phân biệt tướng, gọi là không biết chúng. Nói không biết người là sao? Đáp: Nếu người giữ giới, chê bai giới, nếu người có thể quán, nếu đối với những người này không biết tự tướng, không quán tướng, không phân biệt tướng, gọi là không biết người. Nói người hơn không biết, kém là gì? Đáp: Nếu đối với người tôn, ty, không biết tự tướng, không quán tướng, không phân biệt tướng, gọi là người hơn không biết, kém. Sao nói là tà kiến? Đáp: Hoặc có người khởi kiến chấp như thế, cho là không có thí, không có cho, không có cúng tế, không có nghiệp báo thiện ác, không có đời nay, đời sau, không có cha mẹ, không có trời, không có chúng sinh hóa sinh, không có Sa-môn, Bà-la-môn thế gian, chính hướng tới chính đạt đến, hoặc đời nay, đời sau, tự biết chứng, phân biệt nói, gọi là tà kiến. Biên kiến là gì? Đáp: Như chấp tất cả có, chấp tất cả không, chấp tất cả là một,chấp tất cả là khác, nếu chấp tất cả các thứ gọi là biên kiến. Hỏi: Thế nào là kiến điên đảo? Đáp: Nếu thấy chính giác nói là phi chính giác, nếu phi chính giác cho là chính giác. Nếu thấy pháp thiện nói là chẳng phải pháp thiện, nếu thấy pháp bất thiện nói là pháp thiện. Nếu thấy Sa-môn, Bà-la-môn hướng đến chính, nói là không phải hướng đến chính. Nếu không phải Sa-môn, Bà-la-môn hướng chính, cho là hướng đến chính. Nếu có người tạo ra chấp này: Ta ưa niềm vui thế gian, đời sau, sẽ ưa pháp thường hằng không gián dứt, không biến đổi, thường trụ cố định, gọi là kiến chấp điên đảo. Nói kiến tìm kiếm là gì? Đáp: Nếu lựa chọn trong các kiến, lựa chọn cho mình, gọi là kiến tìm kiếm. Sao nói là giới tìm kiếm? Đáp: Nếu lấy giới làm tịnh, hoặc tham cầu, tiếp xúc, gọi là giới tìm kiếm. Giới tìm kiếm là sao? Đáp: Nếu lấy giới làm tịnh, tham cầu tiếp xúc nhận lấy, gọi là giới tìm kiếm. Sao nói là đạo giới tìm kiếm? Đáp: Nếu đều cho là tịnh, hoặc tham cầu tiếp xúc, gọi là đạo giới tìm kiếm. Nói thân kiến là gì? Đáp: Nếu là ngã kiến. Sao nói là ngã kiến? Đáp: Hoặc có người cho sắc là ngã, trong ngã có sắc. Sắc là cái có của ngã, ngã là cái có của sắc. Chấp thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế, gọi là thân kiến. Sao nói là nóng vội? Đáp: Nếu các cử chỉ tới lui hấp tấp vội vàng, gọi là nóng vội. Nói tự khen mình là gì? Đáp: Nếu khen điều tốt đẹp vượt quá khả năng, gọi là tự khen mình. Nói không có niềm tin là gì? Đáp: Nếu không tin thì không nhập, niềm tin không hơn, niềm tin thì không phải thật tin. Nếu tâm không tin, gọi là không có niềm tin. Sao nói là không hiểu biết? Đáp: Nếu không có tuệ, gọi là không hiểu biết. Bỏn sẻn keo kiệt, luyến tiếc là gì? Đáp: Nếu tham không bỏ, gọi là bỏn sẻn keo kiệt. Lại nữa, keo kiệt bủn xỉn, tiếc rẻ, ghét người khác thí cho lợi dưỡng, cần dùng, gọi là keo kiệt, tiếc rẻ. Sao nói là khen trước mặt? Đáp: Không cầu của cải, lợi dưỡng của người khác, thuận theo ý người khác, xứng với việc thiện của người đó, gọi là khen trước mặt. Che đậy, luyến tiếc là sao? Đáp: Nếu keo kiệt, bủn xỉn tài vật khiến người ta phải, gìn giữ cửa nẻo, sợ Sa-môn, Bà-la-môn vào được xin cầu, gọi là che đậy luyến tiếc. Sao nói là không tin nghiệp? Đáp: Nếu đối với nghiệp thiện, bất thiện, vô ký, không hiểu, lại không hiểu, rốt cuộc không hiểu rõ, gọi là không tin nghiệp. Không tin nghiệp báo là sao? Đáp: Nghiệp thiện, bất thiện có báo, nếu không hiểu, không hiểu sự quan trọng, không hiểu rốt ráo về báo này, gọi là không tin nghiệp báo. cho. Chê bai sự thí cho là sao? Đáp: Nếu người thực hành bố thí phi pháp, gọi là chê bai sự thí Sao là chê bai việc học? Đáp: Nếu người phi học, gọi là chê bai việc học. Tự thắng là sao? Đáp: Nếu tự cao cho: ta đã có tín, giới, thí, văn, trí huệ, biện tài, gọi là tự thắng (tự cho là hơn). Khen kẻ thù là sao? Đáp: Nếu người có kẻ thù, muốn nêu điều xấu của họ, trái lại khen việc thiện của họ, là có tín giới, thí, nghe, trí huệ, biện tài thì gọi là khen kẻ thù. Sao nói là khen giả dối? Đáp: Tâm có sự hối hận sai lầm, nếu không có tín, giới, thí, văn, huệ, biện tài mà khen nói là có, gọi là khen giả dối. Không tự tại là sao? Đáp: Nếu tâm có phiền não dấy lên mà tạo ra mọi việc thiện, không được tùy ý, gọi là không tự tại. Nói thuộc người khác là sao? Đáp: Nếu gây ra nghiệp bất tịnh, nếu muốn biểu hiện sự thân thuộc, hoặc làm kẻ hầu hạ, gọi là lệ thuộc người khác. Thờ phụng ï người khác là sao? Đáp: Nếu cùng ngao du, vui đùa với người sang trọng, vượt hơn, cậy thế lực bề ngoài, gọi là thờ phụng người khác. Không oán ghét là sao? Đáp: Nếu yêu quý, vui mừng, gọi là không oán ghét. Oán ghét là sao? Đáp: Là giận dữ. Sao nói là chìm mất? Đáp: Nếu pháp thiện bị bỏ dở, lùi sụt, gọi là chìm mất. Nói tâm buồn bã là sao? Đáp: Nếu tâm buồn bã bất thiện, gọi là tâm buồn bã. Nói không nhàm chán là sao? Đáp: Nếu đối với vật dụng trong đời sống hằng ngày ham muốn nhiều không dừng, gọi là không nhàm chán. Sao nói là không siêng năng, tinh tiến? Đáp: Nếu ý không chuyên ưa về pháp thiện, gọi là không siêng năng, tinh tiến. Nói không nhẫn nhục là sao? Đáp: Nếu đối với pháp thiện, không cố gắng nhẫn thọ thì gọi là không nhẫn nhục. Lại nữa, không nhẫn nhục, hoặc có người không nhẫn chịu đối với sự đói, khát, lạnh, nóng, gió, mưa, muỗi, rận cắn, chích lời nói không vừa ý. Nếu thân tâm đau khổ, cảm thấy khổ sở, khi sắp chết, gió dao cắt xẻ thân hình, không thể chịu nổi, gọi là không nhẫn nhục. Không phải oai nghi là sao? Đáp: Nếu chê bai giới do Phật kiết, gọi là không phải oai nghi. Sao nói là không thọ giáo? Đáp: Nếu truyền dạy đúng như pháp, mà tâm không kính thuận, gọi là không thọ giáo. Nói gần gũi tri thức ác là gì? Đáp: Nếu ở các chỗ sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, nếu gần gũi những người này, cho là tri thức quan trọng, tri thức rốt ráo, niệm kính tướng mạo tri thức, gọi là gần gũi tri thức ác. Sao nói là thân hậu với kẻ ác? Đáp: Nếu ở chỗ sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, buông lung, nếu kết thân tình sâu đậm với họ, thân tình sâu nặng, thân tình rốt ráo, tôn kính nhau, không rời gọi là thân hậu với kẻ ác. Sao nói là hạnh thủ ác? Đáp: Nương người sát sinh, học sát sinh, hướng về sự tôn thượng của kẻ sát sinh kia, nghiêng hướng nơi sự sát sinh kia, lấy sự sát sinh của kẻ ấy làm sự hiểu biết. Nương với kẻ trộm, học theo việc trộm cắp, dựa vào kẻ tà dâm, bắt chước tà dâm, dựa vào người nói dối, học nói dối, dựa vào chỗ uống rượu, buông thả, bắt chước uống rượu, buông thả, tâm hướng về sự tôn thượng của kẻ uống rượu kia, nghiêng hướng về sự uống rượu kia, lấy sự uống rượu của người kia làm sự hiểu biết, gọi là hành vi thủ ác. Nói hành vi ác là sao? Đáp: Nếu là hành vi của cảnh giới bất thiện gọi là hành vi ác. Sao nói là gần gũi kẻ hèn yếu? Đáp: Nếu người không tin, người không hổ, không thẹn, kẻ không học vấn, kẻ lười biếng, kẻ hay quên, kẻ không có trí huệ. Nếu gần gũi những người này, cung kính thờ phụngï, gọi là gần gũi kẻ yếu hèn. Nói thọ nhận pháp yếu hèn là gì? Đáp: Nếu pháp của người yếu hèn nói, cung kính, thọ nhận, thực hành, gọi là thọ nhận pháp yếu hèn. Sao nói là biết yếu hèn? Đáp: Nếu pháp do kẻ yếu hèn nói, là pháp ác, khéo nghe, thọ nhận, tâm phân biệt, được thì gọi là biết pháp yếu hèn. Nói gìn giữ pháp yếu là sao? Đáp: Nếu pháp do kẻ yếu hèn nói, mà gìn giữ pháp này, gìn giữ chân chính không quên, nhớ nghó nối nhau không mất, gọi là gìn giữ pháp yếu hèn. Sao nói là không thuận với tư duy? Đáp: Nếu không thuận với tư duy tốt đẹp thì gọi là không thuận với khéo tư duy. Nói Thân cận đạo yếu hèn là sao? Đáp: nghĩa là tà kiến cho đến tà định. Nếu gần gũi, thường tu học, gọi là gần gũi đạo yếu hèn. Sao nói là tâm yếu kém? Đáp: Nếu tâm lười biếng, gọi là tâm yếu kém. Nói tâm rối loạn là sao? Đáp: Nếu tâm tán loạn năm dục: sắc, hình, hương vị, xúc, gọi là tâm rối loạn. Nói vui mừng tranh cãi là gì? Đáp: Nếu tranh tụng, hoặc trói buộc, giam cầm, thường trái nhau, gọi là vui mừng tranh cãi. Sao nói là giới cấm mở rộng? Đáp: Nếu thiếu sót, hoặc bỏ dở, nếu cấu uế, lìa giới cấm, gọi là giới cấm mở rộng. Sao nói là kính pháp tà? Đáp: Nếu đối với pháp ác bất thiện, cho pháp này là tôn quý, có thể được định, gọi là kính pháp tà. Nói lùi sụt pháp thiện là sao? Đáp: Nếu pháp xuất thế gian, đối với pháp này, bỏ dở, lùi sụt, gọi là lui sụt pháp thiện. Sao nói là trạo cử? Đáp: Nếu dao động, tâm rối loạn, không vắng lặng, không chính vắng lặng, gọi là trạo cử. Nói nghiêm sức thân là sao? Đáp: Nếu tự tô điểm thì gọi là nghiêm sức thân. Nguy hiểm là sao? Đáp: Nếu nghiệp thân, miệng, ý khởi động không thuận theo thì gọi là nguy hiểm. Nói biết xấu hổ là sao? Đáp: Nếu ở trong chúng, không hề nói dối, gọi là biết xấu hổ. Lời nói cuồng loạn là sao? Đáp: Nếu nói năng bừa bãi, không nhiếp giữ, gọi là lời nói cuồng loạn. Sao nói là không ghi nhớ? Đáp: Nếu quên mất việc thiện, gọi là tâm không ghi nhớ. Nghó đến bên ngoài là sao? Đáp: Nếu nghó nhớ năm dục: sắc, thanh, hương, vị, xúc, gọi là nhớ nghó bên ngoài. Lại nữa, nghó bên ngoài, là hoặc nghó đến ngoại đạo, nếu kính cẩn nghó đến ngoại đạo, tâm ở pháp ngoại đạo kia, gọi là nghó đến bên ngoài. Nói tùy theo lo mừng là gì? Đáp: Nếu trong thế tục có những thứ vui mừng, lo lắng khổ sở, tâm có mong cầu thuận theo hòa đồng, gọi là tùy theo lo mừng. Nói tự cao là sao? Đáp: Nếu khen bản thân mình có nhiều tài năng, gọi là tự cao. Sao nói là chê bai người? Đáp: Nếu nói việc xấu tốt của người, gọi là chê bai người. Không kính trọng là gì? Đáp: Nếu khi dễ, ngạo mạn với tôn trưởng, không kính sợ, gọi là bất kính. Sao nói là không tự ty? Đáp: Nếu không hạ mình đối với người, gọi là không tự ty. Không thật kính là sao? Đáp: Nếu đối với người tịnh hạnh, khen ngợi đẹp một cách giả dối, không chân thật, gọi là không thật kính. Sao nói là khó thỏa mãn? Đáp: Nếu ăn uống không biết nhàm chán, gọi là khó thỏa mãn. Khó nuôi dưỡng là sao? Đáp: Tìm kiếm vị ngon, gọi là khó nuôi dưỡng. Sao nói là lười biếng? Đáp: Nếu làm biếng, gọi là lười biếng. Lười biếng là sao? Đáp: Là biếng trễ, đó gọi là lười biếng. Sao nói là lùi sụt giữa chừng? Đáp: Nếu mong cầu lợi trên thì duyên nơi dễ, vì lười biếng nên khiến dứt bỏ, gọi là lùi sụt giữa chừng. Thiện về sau là sao? Đáp: Nếu đối với pháp thiện, lỗi lầm được diệt mất gọi là thiện về sau. Thế nào là siêng năng nơi dục? Đáp: Là ưa thích đắm các. Siêng năng về khổ là sao? Đáp: Có các thứ thân khổ, nhưng không phải là pháp bậc Thánh, không có oai nghi, vô ích, vô nghĩa, gọi là siêng năng về khổ. Sao nói là tham? Đáp: Nếu ái rộng lớn, rất xa đối với bờ bên kia, gọi là tham. Tham ràng buộc là? Đáp: Là ái rộng lớn, hết sức xa đối với bờ bên kia. Não là gì? Đáp: Nếu chúng sinh bị ngần ấy nỗi khổ ép ngặt, hoặc phiền não, phiền não trầm trọng, phiền não hoàn toàn, bên trong nóng bức, nội tâm mờ mịt tối tăm thì gọi là não. Sao nói là tâm buồn thảm? Đáp: Nếu chúng sinh bị khổ não ép ngặt, mũi tên độc ghim vào tâm, nếu miệng vừa khóc lóc, vừa kể lể, nhớ nghó đeo đuổi mãi không bỏ, gọi là tâm buồn thảm. Khổ là sao? Đáp: Nếu thân không chịu đựng nổi, mắt tiếp xúc khổ thọ, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với khổ thọ, gọi là khổ. Sao nói là lo? Đáp: Tâm không chịu đựng nổi khổ thọ, gọi là lo. Các khổ là sao? Đáp: Nếu bị các khổ ép ngặt, dồn nén, tâm không dừng nghỉ, gọi là các khổ. Nói sợ hãi là sao? Đáp: Là tâm kinh động. Dáng dấp yếu đuối là sao? Đáp: Nếu thực hành pháp thiện, đắm mê sự vui mừng, gọi là dáng dấp yếu đuối. Sao nói là dáng dấp mạnh mẽ? Đáp: Như lời nói của trẻ con không có cấm kî, khó khăn. Nghi ngờ là sao? Đáp: Hai tâm do dự không thể mở ra gút mắc. Sao nói là không có thân thích? Đáp: Xa lìa pháp thiện, gọi là không có thân thích. Chướng ngại pháp thiện là gì? Đáp: là trái với pháp thiện. Sao nói là không vừa ý nhau? Đáp: Nếu mừng vì tranh chấp ràng buộc, nói năng tranh chấp lẫn nhau, gọi là không vừa ý nhau. Trở ngại pháp thiện là sao? Đáp: Nếu tạo ra nhân của pháp thiện, rồi sinh ra tự cao, gọi là trở ngại pháp thiện. Biên thật là sao? Đáp: Nếu kẻ biên kiến chấp kiến giải của mìnhlà chắc thật, gọi là biên thật. Thế nào là không gần gũi? Đáp: Không gần gũi Phật, đệ chết Phật, không cúng dường, cung kính, lễ bái, đó gọi là không gần gũi. Lìa gần là sao? Đáp: Nếu đã từng gần gũi Phật, đệ chết Phật, cúng dường, cung kính, lễ bái. Về sau lại bỏ dở, lùi sụt, không còn gần gũi, cúng dường, cung kính lễ bái, gọi là lìa gần. Thấp kém là sao? Đáp: Nghiệp thân, miệng, ý tạo ra pháp thấp kém giả dối, không thật. nghỉ. Sao nói là tự cường? Đáp: Khởi tâm bất thiện, biểu hiện ở thân, miệng, ý. Nói nhịn nhục là sao? Đáp: Tham, chấp pháp thế tục, mong cầu qua, lại, không dừng Theo tham là sao? Đáp: Nếu chạy theo lợi dưỡng không ngừng, mất tướng của người thiện. Tự cao cử là sao? Đáp: Nghiệp, thân, miệng, ý đều dao động. Tự buông lung là sao? Đáp: Tâm động loạn, phân tán không nhiếp giữ. Không có sự gìn giữ là sao? Đáp: Tay chân lăng xăng, không giữ cố định, vẽ ngang, vẽ dọc dưới đất. Lại nữa, không có sự gìn giữ, nếu ham đi lại, gọi là không có gìn giữ. Lìa thiền là sao? Đáp: Không gần gũi chốn vắng lặng. Nói không ăn năn là sao? Đáp: Nếu khởi tâm bất thiện, vui mừng hớn hở, không sửa lỗi lầm gọi là không ăn năn. Ôm hận là sao? Đáp: Nếu không thể thường khiến cho không dứt, do đó, thêm phiền não, gọi là ôm hận. Bủn xỉn, tiếc rẻ là sao? Đáp: Đối với tài, pháp, gìn giữ, nhớ nghó mãi, không buông bỏ. Sao là tà giáo? Đáp: Nếu giảng nói pháp tà, đó là tà giáo. Như người tà kiến, nhóm hợp biểu hiện ở miệng như: âm thanh, lời nói, gọi là tà giáo. Tranh tụng là sao? Đáp: Vạch tìm điều tốt, xấu của người, không sinh hòa thuận. Nói lẫn tránh sự sai quấy là sao? Đáp: Nếu nghiệp đã tạo, tâm tự cao, không có kính thuận, gọi là lẫn tránh sự sai quấy. Sao nói là cung kính lỗi lầm? Đáp: Nếu cung kính, tự hạ mình không đúng pháp gọi là cung kính lỗi lầm. Mừng tai họa là sao? Đáp: Nhìn thấy thảm cảnh suy sụp, mất mát của người khác, lại cảm thấy vui mừng, thích thú! Sao nói là tìm lỗi? Đáp: Có thù oán, ngờ vực, thường dò xét khuyết điểm, sai sót của người. Phi hạnh là gì? Đáp: Nếu Tỳ-kheo phạm oai nghi, có hành vi không đúng oai nghi, gọi là phi hạnh. Nói cầu thiền là gì? Đáp: Nếu ở chỗ tụ tập đông người, rắp tâm mưu cầu danh, lợi, bèn hiện tướng ngồi thiền, gọi là cầu thiền. Sao nói là thiền vô ích? Đáp: Nếu người ngồi thiền không có oai nghi, gọi là thiền vô ích. Nói không biết ơn là sao? Đáp: Nếu từ người khác, được tài thí, pháp thí, không biết phân biệt, chính phân biệt, không duyên phân biệt, gọi là không biết ơn. Nói không biết ơn mình là sao? Đáp: Nếu đã từng theo người được tài vật thí, pháp thí, không chịu ơn, gọi là không biết ơn mình. Sao nói là khinh chê? Đáp: Nếu nói lỗi người, tâm không kiêng kî, gọi là khinh chê. Nói giận dữ là sao? Đáp: Nếu phẫn nộ, không gìn giữ ý người, gọi là giận dữ. Sao nói là tính ác? Đáp: Nếu thân, miệng, ý bạo ác, gọi là tính ác. Nói ngang ngạnh là gì? Đáp: Nếu không có hạnh nhẫn nhục, gọi là ngang ngạnh. Sao nói là dứt tu học? Đáp: Nếu ngăn cấm người khác làm điều thiện, gọi là dứt tu học. Nói quở trách, can ngăn lại sinh chê trách là gì? Đáp: Nếu người làm việc ác, khéo can ngăn, không nghe lời, gọi là quở trách, can ngăn lại sinh chê trách. Sao gọi là quở trách, can ngăn, nói năng lộn xộn, sinh giận dữ? Đáp: Nói quở trách, can ngăn không thành. Quở trách, can ngăn không đúng là sao? Đáp: Đều như trên đã nói. Sao nói là chấp lấy thân kiến? Đáp: Vì duyên theo thân kiến nên chấp lấy thân kiến, vì thân kiến ác, nên chấp lấy thân kiến. Như con đường hiểm nạn, có cỏ cây, rừng rậm che ở trên, kẻ hướng đếân con đường đó, không biết cao thấp, sâu cạn. Người chấp lấy thân kiến cũng như thế, không biết phải, quấy, tốt xấu, gọi là chấp lấy thân kiến. Thân kiến đói là sao? Đáp: Vì duyên theo thân kiến nên gọi là thân kiến đói. Vì thân kiến xấu ác, nên gọi là thân kiến đói. Khiến cho các chúng sinh ở những nơi khổ nạn, như đói khát ở trong ấy, cái đói của các trùng ác, cầm thú, cái đói của nhân, phi nhân. Như thế, người hướng tới con đường kia, phải chịu vô lượng các khổ. Như thế, chấp lấy thân kiến chịu mọi đau khổ, không đến bờ bên kia, gọi là thân kiến đói. Nói dựng cờ thân kiến là sao? Đáp: Nếu ưa khởi thân kiến, gọi là dựng cờ thân kiến. Sao nói thân kiến lo? Đáp: Nếu vì duyên theo thân kiến, nên sinh ưu não, sinh nặng, sinh tột cùng lo sầu, gọi là thân kiến lo. Nói cầu thân kiến là sao? Đáp: Nếu vì duyên theo thân kiến, nên mong cầu tà vạy về sắc, thọ, tưởng, hành, thức, gọi là mong cầu thân kiến. Sao nói là gần gũi thân kiến? Đáp: Nếu vì duyên theo thân kiến, nên gần gũi sắc, thọ, tưởng, hành, thức, gọi là gần gũi thân kiến. Thân, mạn kiến là sao? Đáp: Nếu vì duyên theo thân kiến, nên thân kiêu mạn, tô điểm cho thân mình, gọi là thân mạn kiến. Sao nói là thân kiến dạo chơi? Đáp: Nếu duyên theo thân kiến, hoặc vì duyên theo thân kiến, nên chấp lấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức của ái, gọi là luyến tiếc thân kiến. Nếu vì duyên theo thân kiến, nên chấp lấy thọ, tưởng, hành, thức của ngã, gọi là thân kiến của ngã. Sao nói là dục nhiễm? Đáp: Nếu dục của cõi Dục, dục của cõi Sắc, Vô sắc, gọi là dục nhiễm, chung với dục nhiễm là buồn thương, ghét bỏ. Dục cũng như thế. Nói hy vọng là sao? Đáp: Nếu là xúc ban đầu của ái, gọi là hy vọng. Sao nói là hy vọng nặng nơi ái? Đáp: Nếu ái rộng lớn, chưa đến bờ bên kia, gọi là hy vọng nặng nơi ái. Nói ái hy vọng rốt ráo là sao? Đáp: Nếu ái rộng lớn, cuối cùng đến bên kia bờ, gọi là ái hy vọng rốt ráo. Sao nói là khó đủ? Đáp: Nếu cõi Dục không đủ, cõi Sắc, vô sắc không đủ, gọi là khó đủ, khó đầy. Mê đắm thấm nhuần, chìm mất, lưới nhánh sinh gốc, hy vọng, ham thích, cháy rụi, khát, nhà, nhẫn, trần, mụt nhọt, thọ nhận, cũng nói như trên. (một pháp đã xong). Thất niệm là sao? Đáp: Buông bỏ niệm thiện, gọi là thất niệm. Sao nói là bất chính tri? Đáp: Hoặc có Tỳ-kheo không dùng chính tri để đến, đi, co duỗi, xoay trở, mặc Tăng-già-lê, cầm y, ôm bát, ăn uống, tiện lợi, nghỉ ngơi, ngủ, đi, đứng, ngồi, nằm, lúc ngủ, khi thức, lúc im lặng, không tự giữ gìn khi đi, gọi là bất chính tri. Nói không giữ gìn căn môn là sao? Đáp: Nếu thấy sắc, chấp lấy, gọi là không giữ gìn căn môn. Sao nói là ăn không biết đủ? Đáp: Là ăn không lường sức ăn của mình. Sao nói là vô minh? Đáp: Nếu là căn bất thiện si, gọi là vô minh. Hữu ái là sao? Đáp: Là ái của cõi Sắc, cõi Vô sắc. Hữu kiến là sao? Đáp: Nếu thường kiến, gọi là hữu kiến. Sao nói không phải là hữu kiến? Đáp: Nếu dứt kiến, gọi là không phải hữu kiến. Dục lậu là sao? Đáp: Nếu tham đắm, pháp cõi Dục, gọi là dục lậu. Sao nói là hữu lậu? Đáp: Nếu tham đắm pháp cõi Sắc, Vô sắc, gọi là hữu lậu. Dục cầu là sao? Đáp: Nếu cõi Dục chưa vượt qua, cõi Dục chưa biết, cõi Dục chưa dứt, ấm, giới, nhập, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp của cõi Dục, nếu tìm kiếm, nhóm họp, gọi là dục cầu. Sao nói là hữu cầu? Đáp: Nếu cõi Sắc, vô sắc chưa vượt qua, cõi Sắc, vô sắc chưa biết, cõi Sắc, Vô sắc chưa dứt, ấm, giới, nhập, thiền, giải thoát, định, nhập định của cõi Sắc, Vô sắc, nếu tìm kiếm, nhóm họp thì gọi là hữu cầu. Nói không trì giới là sao Đáp: Nếu phá giới, hoặc không giữ giới, gọi là không trì giới. Kiến hại là sao? Đáp: Đó là sáu mươi hai kiến và tà kiến. Sao nói là giới suy? Đáp: Nếu hủy hoại giới, không gìn giữ, gọi là giới suy. Sao nói là kiến suy? Đáp: Tức là sáu mươi hai kiến và tà kiến. Mạng suy là sao? Đáp: Là tà mạng. Sao nói là oai nghi suy? Đáp: Không phải hạnh oai nghi. Hạnh suy vi là sao? Đáp: Nếu Tỳ-kheo không đi trong cảnh giới của mình, gọi là hạnh suy vi. Sao nói là làm ác? Đáp: Là thành tựu pháp bất thiện. Không làm việc thiện là gì? Đáp: Pháp thiện trong xuất thế gian, nếu không làm, thì không thành tựu, gọi là không làm việc thiện. Sao nói là gần gũi tại gia? Đáp: Nếu thuận với thế gian, trái với chính hạnh, gọi là Thân cận tại gia. Nói gần gũi xuất gia là sao? Đáp: Nếu không thuận theo pháp tại gia, trái với hành vi thế gian, gọi là gần gũi xuất gia. Nói hai duyên dục nhiễm là gì? Đáp: Nếu duyên sắc tịnh, duyên tư duy không thuận, sinh ra dục nhiễm, gọi là hai duyên dục nhiễm. Sao nói là hai duyên sinh giận dữ? Đáp: Duyên oán ghét, duyên tư duy không thuận, đó là hai duyên sinh giận dữ huân tập như khói xông. Hai duyên sinh tà kiến là sao? Đáp: Duyên tà thuyết của người, duyên tư duy không thuận sinh tà kiến. Sao nói là giận dữ? Đáp: Nếu phẫn nộ, lại phẫn nộ. Dò xét oán thù là sao? Đáp: Nếu muốn ràng buộc báo thù, ràng buộc đến cùng, tâm hành nghiệp si, phẫn nộ hoặc giận dữ đến cuối cùng. Nói ôm hận là sao? Đáp: Nếu tâm cấu uế, bị phiền não làm nhiễm ô, gọi là ôm hận. Sao nói là cháy nóng? Đáp: Nếu không vừa ý mà sinh lo buồn, sầu não, gọi là cháy nóng. Ganh ghét là sao? Đáp: Nếu thấy người khác được lợi dưỡng, tôn trọng, cung kính, lễ bái, mà sinh tâm ganh ghét, ganh ghét nặng, ganh ghét đến cùng, gọi là ganh ghét. Nói keo kiệt, tiếc rẻ là gì? Đáp: Nếu tham lam, bủn xỉn về tài thí, pháp thí, không buông bỏ, nhóm họp, ưa chấp mắc, gọi là keo kiệt, tiếc rẻ. Biến hóa huyễn hoặc là sao? Đáp: Đối với bực tôn thắng và trước mặt người khác, vì tiếng đồn, khen ngợi giả dối, tự che giấu lỗi mình, lừa dối người khác. Gian dối là sao? Đáp: Tâm tà vạy, bất chính. Sao nói là không hổ? Đáp: Nếu tự tạo ra điều xấu ác, nội tâm không ăn năn, gọi là không có xấu hổ. Hơn nữa, không có xấu hổ, nghĩa là nếu người không có hổ, thì đối với pháp đáng xấu hổ, không xấu hổ, đối với pháp bất thiện, không xấu hổ, gọi là không có hổ. Không thẹn là sao? Đáp: Nếu tự làm điều xấu ác, không xấu hổ đối với người, gọi là không có thẹn. Lại nữa, không có thẹn, nếu người không thẹn, thì đối với pháp đáng xấu hổ, không xấu hổ, đối với pháp bất thiện, xấu ác, không xấu hổ, gọi là không thẹn. Sao nói là khoe khoang, tự cao? Đáp: Là tự khen mình, kiêu mạn đối với người. Tranh tụng là sao? Đáp: Nếu khởi lời nói thô, xẳng, tức giận dao động bất thiện của thân, miệng, ý, gọi là tranh tụng. Sao nói là cống cao? Đáp: Nếu khởi tâm bất thiện tô điểm thân mình, khen ngợi việc thiện của mình, ý không mở bày, gọi là cống cao. Buông lung là sao? Đáp: Nếu không nhiếp giữ ý nghó lộn xộn, gọi là buông lung. Mạn là sao? Đáp: Nếu nói ta hơn, gọi là mạn. Sao nói là tăng thượng mạn? Đáp: Nói là ta bằng với người hơn.  <卷>QUYỂN 19 <詞>Phẩm 11: PHẨM PHIỀN NÃO THUỘC PHẦN PHI VẤN(Phần hai) Nói tập nội là sao? Đáp: Nếu ở trong pháp nội, dục nhiễm chung với dục nhiễm, chẳâng phải không tăng thêm dục lạc, hy vọng, hy vọng lập lại, hy vọng cuối cùng, khó đủ, khó đầy, tham đầy dẫy, lậu thấm đầy, chi chìm lặn, lưới, gốc sinh, mong cầu, tham vui, chấp đắm, đốt cháy, khát, nhà cửa, trần cảnh, nhọt lở, ái, gọi là tập nội. Tập ngoại là sao? Đáp: Nếu đối với pháp, dục nhiễm chung với dục nhiễm, cho đến trần cảnh, nhọt lở, ái, gọi là tập ngoại. Sao nói là tập nội ngoại? Đáp: Nếu dục nhiễm chung với dục nhiễm, của pháp nội ngoại, cho đến trần cảnh, nhọt lở, ái, gọi là tập nội ngoại. Hy vọng là sao? Đáp: Nếu tự có pháp thiện, vì hy vọng, nên muốn cho người khác biết, gọi là hy vọng. Hy vọng lớn là sao? Đáp: Là thường hy vọng. Sao nói là hy vọng xấu xa? Đáp: Nếu tự không có pháp thiện, hy vọng muốn cho người khác biết mình có pháp thiện, gọi là hy vọng xấu xa. Tham là sao? Đáp: Nếu đối với tài sản, vật dụng, vợ con của mình, tham dục nhiễm, tham đắm, gọi là tham. Tham xấu ác là sao? Đáp: Nếu đối với vật dụng, tài sản, vợ con v.v… của người khác muốn cho ta có, tham dục nhiễm, tham đắm, gọi là tham xấu ác. Sao nói là dục nhiễm phi pháp? Đáp: Nếu mẹ, thầy, vợ v.v… mà có hành vi dục nhiễm, gọi là dục nhiễm phi pháp. Ba căn bất thiện là gì? Đáp: Đó là Căn bất thiện tham, căn bất thiện giận, căn bất thiện si. Ba thứ khó chế phục là gì? Đáp: Đó là dục khó chế phục, giận giữ khó chế phục, và si khó chế phục. Ba thứ tối tăm là gì? Đáp: Đó là tham tối tăm, giận dữ tối tăm, và ngu si tối tăm. Ba hoang là gì? Đáp: Đó là dục hoang, giận hoang, và si hoang. Ba triền là gì? Đáp: Là triền dục, triền giận dữ, và triền ngu si. Ba động là gì? Đáp: Là động dục, dộng giận, và động si. Ba cấu trong là gì? Đáp: Đó là cấu dục, cấu giận, và cấu si. Ba tranh chấp nội là gì? Đáp: Cạnh tranh dục, cạnh tranh giận dữ, và cạnh tranh si. Ba oán nội là gì? Đáp: Là oán dục, oán giận, và oán si. Ba lưới bên trong là gì? Đáp: Đó là lưới dục, lưới giận, và lưới si. Ba hại trong là gì? Đáp: Hại dục, hại giận dữ, và hại ngu si. Ba thứ ghét bên trong là gì? Đáp: Đó là ghét dục, ghét giận, và ghét ngu si. Ba độc bên trong là gì? Đáp: Độc đục, độc giận, và độc si. Ba thứ hơn là gì? Đáp: Đó là ngã mạn, bất như mạn, và tăng thượng mạn. Ba nhóm tối tăm là gì? Đáp: Nghi hoặc có ngã quá khứ hay không có? Quá khứ họ gì? Có nhân gì mà có quá khứ? Nghi hoặc có ngã đương lai hay không? Đương lai họ gì? Đương lai có nhân gì? Nghi hoặc có ngã hiện tại hay không? Hiện tại có họ gì? Nhân gì? Đó gọi là ba nhóm tối tăm. Ba đao là gì? thâu. Đáp: Đao dục, đao giận, và đao ngu si. Lại có ba đao là sao? Đáp: Đó là đao thân, đao miệng, và đao ý. Ba ái là gì? Đáp: Dục ái, hữu ái, và phi hữu ái. Ba không gồm thâu là gì? Đáp: Thân không gồm thâu, miệng không gồm thâu, ý không gồm Ba hành vi ác là gì? Đáp: Hành vi ác của thân, hành vi ác của miệng, và hành vi ác của ý. Ba hành vi ác của thân là gì? Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Những gì là ba hành vi ác của ý? Đáp: Đó là tham, giận, tà kiến. Ba bất tịnh là gì? Đáp: Là ba bất tịnh của thân, miệng, ý. Những gì là ba bất giác? Đáp: Là ba bất giác của thân, miệng, ý. Ba thứ cong vạy là gì? Đáp: Là thân, miệng, ý không ngay thẳng. Những gì là ba đàm dãi? Đáp: Đó là đàm dãi dục, đàm dãi giận, và đàm dãi si. Ba dục là gì? Đáp: Dục của dục, dục của giận, và dục của hại. Ba tưởng là gì? Đáp: Tưởng dục, tưởng giận, và tưởng si. Ba giác là gì? Đáp: Giác dục, giác giận, và giác hại. Ba cầu là gì? Đáp: Đó là mong cầu của thân, mong cầu của miệng, mong cầu của ý. Ba lửa là gì? Đáp: Lửa dục, lửa giận, và lửa si. Ba hơi ấm là gì? Đáp: Hơi ấm dục, hơi ấm giận, và hơi ấm si. Ba hơi nóng là gì? Đáp: Hơi nóng dục, hơi nóng giận, và hơi nóng si. Ba thứ thiêu đốt là gì? Đáp: Thiêu đốt của dục, thiêu đốt của giận, thiêu đốt của si. Những gì là ba nhiệt? Đáp: Nhiệt dục, nhiệt giận, nhiệt si. Những gì là ba thứ cháy xém? Đáp: Cháy xém dục, cháy xém giận dữ, cháy xém si. Những gì là ba ác? Đáp: Thân ác, miệng ác, và ý ác. Ba hữu là những gì? Đáp: Dục hữu, Sắc hữu, và Vô sắc hữu. Ba lậu là những gì? Đáp: Dục lậu, hữu lậu, và vô minh lậu. Những gì là ba vẩn đục? Đáp: Vẩn đục của thân, miệng, ý. Ba thứ không mềm dịu là những gì? Đáp: Thân, miệng, ý không mềm dịu. Ba thứ không trừ là những gì? Đáp: Thân không trừ, miệng không trừ, và ý không trừ. (ba pháp đã xong). Bốn lưu là những gì? Đáp: Dục lưu, hữu lưu, kiến lưu, và vô minh lưu. Bốn ách là những gì? Đáp: Ách dục, ách hữu, ách kiến, và ách vô minh. Bốn thủ là những gì? Đáp: Dục thủ, hữu thủ, giới thủ, và ngã thủ. Bốn nhiễm là những gì? Đáp: Dục nhiễm, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, và kiến nhiễm. Bốn hành ác của miệng là những gì? Đáp: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, và nói lời hung ác. Sao nói là bốn kiết? Đáp: Đó là thân kiết hy vọng, thân kiết giận dữ, thân kiết giới đạo, và thân kiết kiến thật. Bốn mũi tên là những gì? Đáp: Mũi tên dục, mũi tên giận, mũi tên mạn, mũi tên kiến. Bốn thức trụ xứ là gì? Đáp: Thức của Tỳ-kheo dựa vào sắc, trụ lại ở sắc làm cảnh giới, ở trong sắc dừng ái nối tiếp, được tăng trưởng rộng lớn. Trụ xứ của thọ, tưởng hành cũng như thế, gọi là bốn thức trụ xứ. Sao nói là bốn duyên sinh ái? Đáp: Nếu Tỳ-kheo duyên y sinh ái, duyên thức ăn sinh ái, duyên đồ nằm sinh ái, duyên thuốc thang sinh ái, gọi là bốn duyên sinh ái. Bốn ái duyên nhau là gì? Đáp: Nếu duyên ái sinh ái, duyên ái sinh ghét, duyên ghét sinh ghét, duyên ghét sinh ái, gọi là bốn ái duyên nhau. Sao nói là hành của bốn đường ác? Đáp: Hành đường ác của dục, hành đường ác của giận dữ, hành đường ác của sợ hãi, và hành đường ác của si, gọi là hành của bốn đường ác. Bốn nghiệp phiền não là gì? Đáp: Nghiệp phiền não sát sinh, nghiệp phiền não trộm cắp, nghiệp phiền não tà dâm, nghiệp phiền não nói dối, gọi là bốn nghiệp phiền não. Sao nói là bốn điên đảo? Đáp: Vô thường nói là thường: tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Khổ cho là vui: tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Vô ngã nói là ngã: tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Bất tịnh cho là tịnh: tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, gọi là bốn điên đảo. Bốn sự sợ hãi là gì? Đáp: Sợ pháp vua, sợ trộm cắp, sợ lửa, sợ nước. Lại có bốn sự sợ hãi là gì? Đáp: Sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ cõi ác. Lại có bốn sự sợ hãi là sao? Đáp: Sợ sóng, sợ sóng cả vọt lên, sợ nước tuôn chảy ngược lại, sợ Ma la thất thu. Sao nói là lại có bốn sự sợ hãi? Đáp: Sợ sự suy đồi, sợ chê bai, sợ để lại nỗi cô đơn, sợ không có con, gọi là lại có bốn sự sợ hãi. Nói bốn pháp lui sụt là sao? Đáp: Như Đức Thế Tôn đã nói bốn pháp lui sụt. Những gì là bốn? Bốn pháp đó là: Tỳ-kheo tôn trọng sự giận dữ, không tôn trọng chính pháp. Tôn trọng sự oán ghét, ganh tî, không tôn trọng chính pháp. Tôn trọng lợi dưỡng, không tôn trọng chính pháp. Tôn trọng sự cung kính, không tôn trọng chính pháp. Giận dữ, ganh ghét Lợi dưỡng, cung kính Tôn trọng như thế Tỳ-kheo mất đạo Ruộng tốt, giống mục Pháp thiện không sinh. Đó gọi là bốn pháp lui sụt. (bốn pháp đã xong). Nói năm dục là sao? Đáp: Nhãn thức sắc, yêu mừng vừa ý, yêu sắc với dục nhiễm nối tiếp. Nhó, tỷ, thiệt, thân thức xúc cũng nói như thế, gọi là năm dục. Sao nói là năm cái? Đáp: Cái dục nhiễm, cái giận dữ, cái ngủ nghó, cái trạo cử ăn năn, và cái nghi, gọi là năm cái. Năm phiền não phần dưới gồm những gì? Đáp: Gồm có thân kiến, nghi, giới đạo, dục nhiễm, và giận dữ. Năm phiền não phần trên gồm những gì? Đáp: Sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Năm đường gồm những gì? Đáp: Đó là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, và trời. Năm tâm hoang là gì? Đáp: Như Tỳ-kheo nghi ngờ Đức Thế Tôn, không tin, không độ, không giải: Tâm Tỳ-kheo nghi ngờ Đức Thế Tôn, tâm không tin, không độ, không giải rồi, tâm Tỳ-kheo không hướng về Thế Tôn, không tin, không gần gũi, không mở bày rồi. Đây là nói tâm hoang đầu tiên. Pháp, Tăng cũng như thế. Lại nữa, giới Tỳ-kheo có hạnh thiếu kém, hạnh dở dang, hạnh cấu uế, giới Tỳ-kheo có hạnh thiếu kém, hạnh dở dang, hạnh cấu uế, tâm Tỳ-kheo không hướng về giới, không tin, không gần gũi, không giải. Tỳ-kheo không hướng về giới, không tin, không gần gũi, không giải rồi, đó gọi là bốn tâm hoang. Lại nữa, tâm Tỳ-kheo não hại những người phạm hạnh thanh tịnh, tâm hoang mang không tin, dùng lời nói ác chê mắng, khinh thị các người phạm hạnh thanh tịnh. Tỳ-kheo não hại các vị phạm hạnh thanh tịnh. Những người có tâm não hại, hoang mang, không tin, dùng lời lẽ xấu xa để mắng nhiếc, vu khống, chê bai các người phạm hạnh thanh tịnh rồi, tâm Tỳ-kheo không hướng về các vị phạm hạnh thanh tịnh, không tin, không gần gũi, không giải. Tâm Tỳ-kheo không hướng về các vị phạm hạnh thanh tịnh, không tin, không gần gũi, không giải rồi , gọi là năm tâm hoang. Năm tâm triền là sao? Đáp: Như thân Tỳ-kheo không lìa nhiễm, không lìa dục, không lìa ái, không lìa khát, không lìa sự nóng, đốt cháy. Tỳ-kheo không lìa nhiễm, không lìa dục, không lìa ái, khát, nóng, đốt cháy rồi, tâm Tỳ- kheo không hướng đến sự siêng năng, tinh tiến, tín, vắng lặng dứt trừ kiết. Tỳ-kheo không hướng về hạnh siêng năng, tinh tiến, tín, vắng lặng, dứt trừ kiết như thế, đây là triền của sơ tâm. Lại nữa, Tỳ-kheo siêng năng thực hành những niềm vui như sắc dục v..v…, siêng năng thực hiện thú vui về đồ nằm, ngủ nghỉ v.v… Tỳ- kheo siêng năng thực hành những thú vui như sắc dục v.v…, siêng năng thực hành những thú vui về đồ nằm, ngủ nghỉ rồi, tâm Tỳ-kheo không hướng về hạnh siêng năng, tinh tiến, chính tín, vắng lặng, dứt trừ kiết. Tâm Tỳ-kheo không hướng về hạnh siêng năng, tinh tiến, chính tín, vắng lặng, dứt kiết rồi, gọi là triền của tâm thứ hai, thứ ba. Lại nữa, Tỳ-kheo mới được một ít thắng tiến, bèn dừng lại, không mong cầu tiến lên, chưa được, muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng, muốn chứng. Tỳ-kheo được một ít tinh tiến, bèn dừng lại, không mong cầu tiến lên, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng rồi, Tỳ-kheo không hướng đến hạnh siêng năng, tinh tiến, chính tín, vắng lặng, dứt trừ kiết, tâm Tỳ-kheo không hướng đến hạnh siêng năng tinh tiến, chính tín, vắng lặng, dứt trừ kiết như thế, gọi là triền của tâm thứ tư. Lại nữa, Tỳ-kheo vì hy vọng sinh lên các cõi trời, nên thực hành phạm hạnh thanh tịnh, ta nhờ phạm hạnh thanh tịnh, khổ hạnh của đạo giới này, nên khiến ta sẽ làm Thiên vương, hoặc phụ thần. Tỳ-kheo vì hy vọng sẽ được sinh lên các cõi trời, nên thực hành phạm hạnh tịnh, Ta nhờ phạm hạnh thanh tịnh, khổ hạnh của đạo giới này, nên khiến sẽ được làm Thiên vương, hoặc làm thần phụ tá rồi, tâm Tỳ-kheo không hướng đến hạnh siêng năng, tinh tiến, chính tín, vắng lặng, dứt trừ kiết, tâm Tỳ-kheo không hướng về hạnh siêng năng, tinh tiến, chính tín, vắng lặng, dứt trừ kiết rồi, gọi là triền của tâm thứ năm. Nói năm sự sợ hãi là sao? Đáp: Nếu vì sát sinh, duyên sát sinh, nên sợ hãi ở hiện đời, sợ hãi ở đời vị lai. Đối với việc trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, buông lung, sự sợ hãi cũng như thế, gọi là năm sự sợ hãi. Năm oán thù cũng như thế. Năm Vô gián là gì? Đáp: Vô gián giết cha, vô gián giết mẹ, vô gián giết A-la-hán, vô gián phá hòa hợp chúng tăng, vô gián với tâm ác làm thân Phật chảy máu, gọi là năm vô gián. Nói năm phạm giới là gì? Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, buông lung uống rượu, gọi là năm phạm giới. Thế nào là năm phi pháp ngữ? Đáp: Ngữ phi thời, ngữ không có thật, ngữ vô nghĩa, ngữ phi pháp, ngữ không thuận hợp, gọi là năm phi pháp ngữ. Năm điều không ưa là gì? Đáp: Không ưa ở một mình, không ưa xuất thế, không ưa vắng lặng, không ưa phạm hạnh, và không ưa các pháp thiện, gọi là năm điều không ưa thích. Sao là năm thứ đáng ghét? Đáp: Không gần mà tự gần, không nên quở trách, mà quở trách ngang, trái, thường đến nhà người tại gia, thường thích nói nhiều và ưa đi cầu xin, gọi là năm thứ đáng ghét Nói năm pháp gốc của giận dữ là gì? Đáp: Tạo ra trở ngại, xúc não, giận dữ, tranh tụng, chuyên chấp, gọi là năm pháp gốc của giận dữ. Năm pháp gốc của lo là những gì? Đáp: Đó là các thứ khổ ưu, bi, khổ não. Năm thứ ganh ghét là những gì? Đáp: Ganh ghét nhà cửa, ganh ghét dòng họ hào quý, ganh ghét lợi dưỡng, ganh ghét tiếng tăm và ganh ghét sự cung kính. Năm duyên sinh ngủ nghỉ là gì? Đáp: Chậm chạp, mụ mẫm, không vui, thân nặng nề, tâm chìm mất, gọi là năm duyên sinh ra ngủ nghỉ. Những gì là năm lỗi của việc phạm giới? Đáp: Tự gây nên sự suy đồi tổn hại, bị người khác quở trách, tiếng xấu ác lan truyền khắp nơi, khi chết có sự ăn năn, về sau sẽ phải đọa đường ác, gọi là năm lỗi của việc phạm giới. Lại có năm lỗi của việc phạm giới là gì? Đáp: Vì duyên phạm giới, nên chưa được tài vật, thì không được, được tài vật, rồi thì bị cướp đoạt. Nếu đến chúng Sát- lợi, chúng Bà-la- môn, chúng Cư só trong chúng Sa-môn, thì ôm lòng lo sợ, bị Sa-môn, Bà-la-môn nêu khắp lỗi xấu ác. Khi chết, sẽ đọa vào đường ác, gọi là năm lỗi của việc phạm giới. Năm điều không kính thuận là gì? Đáp: Không kính thuận cha, mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn, bậc Tôn trưởng. Sáu thứ dựa vào tham hỷ là gì? Đáp: Nhãn thức sắc, ái hỷ, vừa ý, ái sắc dục nhiễm nối tiếp nhau, hiện đang được hy vọng, sẽ được, từng được, nhớ lại sự biến diệt sinh hỷ trong quá khứ, đây gọi là dựa vào tham hỷ đầu tiên, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, cũng như thế, gọi là sáu thứ dựa vào tham hỷ. Sao nói là sáu thứ dựa vào tham ưu? Đáp: Nhãn thức sắc, yêu mừng, vừa ý, yêu sắc dục nhiễm nối tiếp nhau, hiện tại không được, e vị lai sẽ không được, từng được, nhớ lại nỗi ưu tư biến diệt trong quá khứ, gọi là dựa vào tham ưu ban đầu. Nhó, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế, gọi là sáu thứ dựa vào tham ưu. Sáu thứ dựa vào tham xả là gì? Đáp: Mắt của người phàm phu thấy sắc, sinh ra xả, ngây ngô (si) như trẻ con không quán sát lỗi lầm, không biết quả báo. Như thế, không biết, không phân biệtsắc, bèn xả bỏ, gọi là dựa vào tham xả ban đầu. Nhó, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế, đó gọi là sáu thứ dựa vào tham xả. Sáu nhiễm là gì? Đáp: Nhiễm ở trong sắc, nhiễm ở trong thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là sáu nhiễm. Sáu niềm vui là gì? Đáp: Niềm vui ở trong sắc, niềm vui trong thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là sáu niềm vui. Lại có sáu niềm vui là gì? Đáp: Các nghiệp vui, nói năng vui, ngủ nghỉ vui, tụ tập vui, ở nhà vui, đùa cợt vui, gọi là lại có sáu niềm vui. Sáu ái là gì? Đáp: Ái trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là sáu ái. Sáu giận dữ là gì? Đáp: Là giận dữ đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là sáu giận dữ. Sáu móc sắt là những gì? Đáp: Là móc sắt đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là sáu móc sắt. Sáu không giữ gìn là những gì? Đáp: Không gìn giữ đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, gọi là sáu không giữ gìn. Những gì là sáu căn tranh cãi? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo có sáu căn tranh cãi, cần phải hiểu, hiểu rồi, nên siêng tu, khiến cho dứt trừ. Những gì là sáu? Tỳ-kheo giận dữ, thường nghó đến sự oán thù, ngờ vực, đối với Đức Thế Tôn không cung kính, tôn trọng, khen ngợi, không dùng hương, hoa cúng dường. Đối với Pháp, Tăng cũng như thế. Về giới, thì thực hành thiếu sót, hành dở dang, hành cấu uế. Phật bảo các Tỳ-kheo: Nếu Tỳ- kheo giận dữ, thường nghó đến sự oán thù, ngờ vực, ở trong chúng tăng, nổi cơn giận dữ, chung với tranh cãi, duyên tranh cãi, làm cho nhiều chúng sinh bị tổn hại, giảm ít, khiến nhiều chúng sinh phải cam chịu khổ sở, trời, người suy vi, hao tổn. Phật bảo các Tỳ-kheo: Căn tranh cãi bất thiện, như thế, quán sát mình, người chưa dứt, nên hòa hợp chung, siêng năng, tinh tiến, mạnh mẽ, phải nên dứt trừ căn tranh cãi bất thiện. Phật bảo các Tỳ-kheo: Với căn tranh cãi bất thiện như thế, quán mình, người dứt rồi, tự tâm chuyên niệm, sao cho chúng không sinh lại nữa. Như thế, liền biết được dứt căn tranh cãi bất thiện. Lại nữa, Tỳ-kheo! Nếu ôm hận, nung nấu, hoặc ganh ghét, keo kiệt, bủn xỉn, hoặc lừa dối gian xảo, hoặc mưu cầu các kiến, chê bai người khác, thường nghó không bỏ, nếu tà kiến, biên kiến cũng như thế, gọi là sáu căn tranh cãi. (sáu pháp đã xong). Bảy nhiễm chung là sao? Đáp: Nếu người nữ tự nghó: Thân nữ, hình nữ, tướng nữ, phục sức nữ, dục nữ, âm thanh nữ, chuỗi anh lạc nữ, người nữ ưa nhiễm vật này, ưa nhiễm vật này rồi, nghó về thân nam bên ngoài, hình nam, tướng nam, phục sức của nam, dục của nam, âm thanh người nam, chuỗi anh lạc nam. Người nữ ưa nhiễm những vật này, ưa nhiễm những vật này rồi, nghó đến hòa hợp, vì duyên hòa hợp, nên sinh vui mừng, tham đắm, yêu mến, thân nữ, ưa hòa hợp rồi, do như thế, nên thường không muốn chuyển thân nữ. Người nam tự nghó: Nếu thân nam v.v… cho đến thường không muốn chuyển thân nam cũng như thế, gọi là bảy nhiễm chung. Sao nói là bảy dục nhiễm chung? Đáp: Có một Bà-la-môn chủng tính tốt đẹp, đến chỗ Như lai. Đến rồi, vấn an, đoạn ngồi qua một bên, hỏi Đức Thế Tôn: Sa-môn Cù Đàm! Ông tự có phải là phạm hạnh thanh tịnh không? Đức Thế Tôn đáp: Bà-la-môn! Nếu nói người chính phạm hạnh thanh tịnh, thì chính là ta đây! Vì nhân duyên gì? Này Bà-la-môn, vì phạm hạnh thanh tịnh của Ta không thiếu sót, không bỏ dở, không cấu uế Bà-la-môn lại hỏi: Phạm hạnh thanh tịnh có thiếu sót, bỏ dở, cấu uế không? Đức Thế Tôn đáp: Phạm hạnh thanh tịnh có dở dang, khiếm khuyết, cấu uế. Bà-la-môn lại hỏi: Thế nào là phạm hạnh thanh tịnh có dở dang khiếm khuyết, cấu uế? Đức Thế Tôn đáp: Hoặc có người nói: Ta là người phạm hạnh thanh tịnh. Mặc dù không giao hợp với người nữ, nhưng vẫn thọ nhận người tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa khắp thân, lấy làm vui mừng, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây là dục nhiễm chung, không phải là phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh dở dang, thiếu kém, cấu uế, chưa thoát khỏi sự nhóm họp của mọi đau khổ sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Ta nói là người này chưa thoát khổ! Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm hạnh thanh tịnh, vì không giao hợp với người nữ, không cho người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa thân thể, nhưng vẫn gần gũi người nữ, nói năng đối đáp, đùa cợt lấy làm vui, mừng, cảm thấy có khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây là dục nhiễm chung, không phải phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh dở dang thiếu kém, cấu uế, nên chưa thoát khỏi sự nhóm họp của các khổ sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ não. Ta nói là người này chưa thoát khổ! Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm hạnh thanh tịnh! Mặc dù không giao hợp với người nữ, không cho người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa thân, không gần gũi người nữ, nói năng cười đùa, bỡn cợt, nhưng mắt đối mắt ngắm nhìn nhau, lấy làm vui mừng, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây là dục nhiễm chung, không phải phạm hạnh thanh tịnh, vì còn có hạnh dở dang, thiếu sót, cấu uế, nên chưa thoát khỏi các khổ nhóm họp sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ não. Ta nói người này chưa thoát khổ. Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm hạnh thanh tịnh, vì không giao hợp với người nữ, không cho người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa thân, không gần gũi, nói năng, cười cợt, đùa bỡn với người nữ, không đối mắt ngắm nhìn người nữ. Tuy nhiên vẫn chướng ngại bên ngoài, còn nghe âm thanh, ca múa, giọng nói, tiếng cười, khóc kể của người nữ, cảm thấy lòng vui mừng, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây gọi là dục nhiễm chung, không phải người phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh dở dang, thiếu sót, cấu uế, chưa thoát sự nhóm họp của các khổ sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ não, ta nói là người này chưa thoát khổ. Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm hạnh thanh tịnh, không giao hợp với người nữ, không cho người nữ tắm, gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa thân, không gần gũi người nữ, nói năng, cười cợt, đùa bỡn, không mắt đối mắt ngắm nhìn người nữ, không trở ngại bên ngoài, nghe âm thanh, ca múa, cười nói, khóc kể của người nữ. Tuy nhiên, vẫn nhớ đã từng có lúc làm việc chung, cười đùa, nói năng, vui vẻ với người nữ, lấy làm vui mừng, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la- môn: Đây gọi là dục nhiễm chung, không phải người phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh dở dang, thiếu sót, cấu uế, nên chưa thoát sự nhóm họp của các khổ sinh, già, bệnh, chết ưu, bi, khổ não, ta nói người này chưa thoát khổ. Lại nữa, Bà-la-môn, hoặc có người nói: Ta là người phạm hạnh thanh tịnh, không giao hợp với người nữ, không cho người nữ tắm, gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa thân, không gần gũi, nói năng, cười đùa, bỡn cợt với người nữ, không cùng với người nữ ngắm nhìn nhau, không nghe âm thanh, ca múa, cười nói, khóc kể của người nữ, ở vật chướng ngại bên ngoài, không nhớ lại có lúc đã từng làm việc chung, cùng cười đùa, nói năng vui vẻ với người nữ, Tuy nhiên, khi thấy Trưởng giả, hoặc con của trưởng giả, thì dùng năm dục đầy đủ để vui chơi với nhau, lấy làm vui mừng, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây gọi là dục nhiễm chung, không phải người phạm hạnh thanh tịnh, vì có hạnh dở dang thiếu sót, cấu uế, nên chưa thoát sự nhóm họp của các khổ sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ não. Ta nói là người này chưa thoát khổ. Lại nữa, Bà-la-môn! Hoặc có người nói: Ta là người phạm hạnh thanh tịnh, không giao hợp với người nữ, không cho người nữ tắm gội, mặc y phục, xoa bóp, điều hòa thân, cũng không gần gũi người nữ, cười nói, đùa bỡn, không đối mắt ngắm nhìn người nữ, không nghe âm thanh, ca múa, khóc kể của người nữ, ở cách vật chướng ngại bên ngoài, không nhớ lại có lúc đã từng làm việc chung, cùng cười nói, đùa bỡn vui vẻ với người nữ, không có lúc thấy trưởng giả, con của trưởng giả bèn dùng năm dục đầy đủ để vui vẻ với nhau. Tuy nhiên, vì nguyện sinh lên cõi trời, nên thực hành phạm hạnh thanh tịnh: Ta nhờ giới này, đạo này, dùng khổ hạnh, phạm hạnh thanh tịnh này, sẽ được làm Thiên vương, hoặc làm thần phụ tá, và tự lấy làm vui mừng, lấy làm khí vị. Phật bảo Bà-la-môn: Đây là dục nhiễm chung, không phải là người phạm hạnh thanh tịnh, do còn có hạnh dở dang, thiếu sót, cấu uế, chưa thoát sự nhóm họp của các khổ sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ não. Ta nói người này chưa thoát khổ. Lại nữa, Bà-la-môn! bảy dục nhiễm chung này, ta quán sát ở nội tâm, nếu bảy dục nhiễm chung chưa dứt, thì ta cũng không tự nói mình đã có chính phạm hạnh thanh tịnh. Bà-la-môn! Vì ta đã dứt bảy dục nhiễm chung, nên nói có chính phạm hạnh thanh tịnh, được vô sở úy, gọi là bảy dục nhiễm chung. Sao nói là bảy thức trụ xứ? Đáp: Hoặc có chúng sinh, là người cõi Dục hoặc trời với ngần ấy thân, ngần ấy tưởng, đây nói là thức trụ xứ đầu tiên. Nếu có chúng sinh với một tưởng của ngần ấy thân, nếu lần đầu sinh lên Phạm thiên, đó gọi là thức trụ xứ thứ hai. Nếu có một thân chúng sinh với ngần ấy tưởng ở cõi trời Quang Âm, gọi là thức trụ xứ thứ ba. Hoặc có chúng sinh, với một thân, một tưởng ở cõi trời Biến tịnh, gọi là thức trụ xứ thứ tư. Nếu có chúng sinh ở Vô biên Không xứ, thì đấy gọi là Thức trụ xứ thứ năm. Nếu có chúng sinh ở Vô biên Thức xứ, thì đấy gọi là thức trụ xứ thứ sáu. Nếu có chúng sinh ở Vô sở hữu xứ, thì đấy nói là thức trụ xứ thứ bảy. Như trên là bảy thức trụ xứ. Sao nói là bảy mạn? Đáp: Mạn, bất như mạn, thắng mạn, tăng thượng mạn, ngã mạn, tà mạn, mạn trong mạn. Mạn là gì? Nếu tâm nghó ta hơn, kiêu ngạo đối với người, gọi là mạn. Sao nói là bất như mạn? Người kia không bằng ta, tâm kiêu ngạo đối với họ, gọi là bất như mạn. Thắng mạn là gì? Cho ta là bằng với người hơn ta, tâm kiêu ngạo đối với họ, gọi là thắng mạn. Sao nói là tăng thượng mạn? Chưa được, mà nghó là, tâm kiêu ngạo đối với người kia, gọi là tăng thượng mạn. Ngã mạn là gì? Ta có pháp thiện, tâm kiêu ngạo đối với người kia, gọi là ngã mạn. Sao là tà mạn? Nếu không có pháp thiện, tâm kiêu ngạo đối với người kia, gọi là tà mạn. Mạn trong mạn là gì? Nếu thấy người khác kiêu mạn, sinh khởi tâm mạn, kiêu ngạo đối với người đó, gọi là mạn trong mạn. Lại nữa, ngã mạn, nếu người có thân kiến, tâm sinh kiêu ngạo đối với người, gọi là ngã mạn. Lại nữa, tà mạn, nếu người có tà kiến, tâm sinh khởi kiêu ngạo đối với người, gọi là tà mạn. Lại nữa, mạn trong mạn, ta đối với người trội hơn trong vượt hơn, quý trọng trong quý trọng, tâm kiêu ngạo đối với họ, gọi là mạn trong mạn. Đây gọi là bảy mạn. Bảy bất kính là gì? Đáp: Nếu không cung kính Phật, không cung kính Pháp, không cung kính Tăng, không cung kính giới, không cung kính định, không cung kính huệ, không cung kính pháp thiện, gọi là bảy bất kính. Sao nói là bảy lậu? Đáp: Bảy lậu gồm kiến đoạn lậu, nhẫn nhục dứt lậu, thân câïn dứt lậu, ly dứt lậu, điều phục dứt lậu, giới dứt lậu, tư duy đoạn lậu, gọi là bảy lậu. Bảy pháp yếu kém là gì? Đáp: Bảy pháp yếu kém gồm: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác, nói thêu dệt, gọi là bảy pháp yếu kém. Sao nói là bảy pháp lay động? Đáp: Ta sẽ có, ta sẽ không có. Sắc của ta sẽ có, sắc của ta sẽ không có. Tưởng của ta sẽ có, tưởng của ta sẽ không có. Phi hữu tưởng, phi vô tưởng của ta sẽ có, đó gọi là bảy lay động. Bảy thứ tự cậy, bảy cầu, bảy ngang trái. bảy tạo tác, bảy sanh cũng như thế. (bảy pháp đã xong). Tám pháp thế gian là gì? Đáp: Lợi, suy, hủy hoại, danh dự, khen, chê, khổ, vui. Tám phi Thánh ngữ là gì? Đáp: Nếu không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, không nghe nói nghe, nghe nói không nghe, không hay nói hay, hay nói không hay, không biết nói biết, biết nói không biết, gọi là tám phi Thánh ngữ. Tám việc lười biếng là gì? Đáp: Nếu có Tỳ-kheo lười biếng, sẽ nghó rằng: “Hôm nay, ta vào xóm khất thực rồi, ta được thức ăn thô, tế không đầy đủ. Do không đủ nên khiến ta ốm yếu, không ưa kinh hành, ngồi thiền ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng liền nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tiến, vì chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, gọi là việc lười biếng ban đầu. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Nay ta vào trong xóm khất thực, được đầy đủ thức ăn thô, tế, thân thể nặng nề, gây trở ngại, như đãy thịt, đựng tiền, không ưa kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng, bèn nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tiến, vì chưa được muốn được, chưa mở bày, muốn mở bày, chưa chứng muốn chứng. Đây nói là việc lười biếng thứ hai. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: “Hôm nay ta làm việc, mệt nhọc, không muốn kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng, liền nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tiến, vì chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đây gọi là việc lười biếng thứ ba. Lại nữa, Tỳ-kheo lười biếng nghó rằng: “Ngày mai ta sẽ làm việc, thân sẽ mỏi mệt, không muốn kinh thành, ngồi thiền, bây giờ ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng, liền nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tiến, vì chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đây nói là việc lười biếng thứ tư. Lại nữa, Tỳ-kheo biếng nhác nghó rằng: “Hôm nay ta đi lại, thân thể mỏi mệt, không muốn kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ. Tỳ- kheo lười biếng bèn nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tiến, vì chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đây gọi là việc lười biếng thứ năm. Lại nữa, Tỳ-kheo biếng nhác nghó rằng: “ngày mai Ta sẽ đi, thân sẽ mỏi mệt, nên không ưa kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng, bèn nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tiến, vì chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đây gọi là việc lười biếng thứ sáu. Lại nữa, Tỳ-kheo lười biếng nghó rằng: “Hôm nay ta bệnh khổ, không muốn kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng bèn nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tiến, vì chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Đây gọi là việc lười biếng thứ bảy. Lại nữa, Tỳ-kheo lười biếng nghó rằng: “Ta hết bệnh chưa lâu, thân còn yếu sức, không muốn kinh thành, ngồi thiền, ta muốn nằm ngủ”. Tỳ-kheo lười biếng bèn nằm ngủ, không thể siêng năng, tinh tiến, vì chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, gọi là việc lười biếng thứ tám. Sao nói là tám xứ nạn trở ngại tu phạm hạnh? Đáp: Có Phật ra đời, Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng chính Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, nói pháp vắng lặng, Diệt tận, ly dục, chính thú hướng đến đạo Niết-bàn. Hoặc có chúng sinh ở xứ địa ngục, gọi là xứ nạn đầu tiên trở ngại tu phạm hạnh. Lại nữa, Phật ra đời, Như Lai, Vô Sở Trước… cho đến Phật, Thế Tôn, nói pháp vắng lặng, Diệt tận, lìa dục, chính thú hướng đến đạo Niết-bàn. Hoặc có chúng sinh ở chỗ súc sinh, chỗ ngạ quỷ, chỗ trời Trường thọ, hoặc người ngu si của biên địa, hoặc chỗ mà bốn chúng Tỳ- kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu bà di không đến được, gọi là: Cho đến xứ nạn thứ năm trở ngại tu phạm hạnh. Lại nữa, Phật ra đời, Như Lai, Vô Sở Trước… cho đến Phật, Thế Tôn, nói pháp vắng lặng, lìa dục, chính thú hướng đến đạo Niết-bàn. Hoặc có chúng sinh cùng sinh ở giữa nước, nhưng tà kiến, đảo kiến, vì quả báo của tà kiến, đảo kiến đã thuần thục, nên sẽ đọa vào điạ ngục gọi là nạn thứ sáu trở ngại tu phạm hạnh. Lại nữa, Phật ra đời Như Lai Vô Sở Trước… cho đến Phật Thế Tôn nói pháp vắng lặng, Diệt tận, lìa dục, chính thú hướng đến đạo Niết- bàn. Hoặc có chúng sinh cùng sinh ở giữa nước nhưng điếc, mù, câm, ngọng, như dê, dùng tay biểu hiện tướng nói, không biết nói về nghiệp báo thiện ác, gọi là nạn xứ thứ bảy trở ngại tu hành phạm hạnh. Lại nữa, Phật không ra đời, không gọi Như lai… cho đến Phật, Thế Tôn, nói pháp vắng lặng, Diệt tận, lìa dục, chính thú hướng đến đạo Niết-bàn. Hoặc có chúng sinh ở giữa nước, không điếc, đui, câm ngọng, cũng có thể phân biệt nghiệp báo thiện ác, nhưng không gặp Phật ra đời, gọi là tám xứ nạn trở ngại tu phạm hạnh. (tám pháp đã xong). Chín ngần ấy pháp là sao? Đáp: Vì duyên ngần ấy giới, nên sinh ngần ấy xúc, nên sinh ngần ấy thọ. Vì duyên ngần ấy thọ, nên sinh ngần ấy tưởng. Vì duyên ngần ấy tưởng, nên sinh ngần ấy giác. Vì duyên ngần ấy giác, nên sinh ngần ấy dục. Vì duyên ngần ấy dục, nên sinh ra ngần ấy dưỡng lợi, vì duyên với ngần ấy lợi dưỡng, nên sinh ra ngần ấy mong cầu. Vì duyên ngần ấy mong cầu, nên sinh ra ngần ấy nóng bỏng, đó gọi là chín pháp ngần ấy. Sao nói là pháp gốc của chín ái? Đáp: Vì duyên ái nên sinh mong cầu, vì duyên mong cầu nên sinh lợi dưỡng, vì duyên lợi dưỡng nên sinh hành vi tạo tác, vì duyên hành vi tạo tác nên sinh dục nhiễm, vì duyên dục nhiễm nên sinh ra chịu đựng, vì duyên chịu đựng nên sinh keo kiệt, tiếc rẻ, vì duyên keo kiệt, tiếc rẻ, nên sinh chứa nhóm, vì duyên chứa nhóm, nên sinh ái, gìn giữ, tổn hại, đánh đập, trói buộc, giam cầm, tranh chấp lẫn nhau, gọi là pháp gốc của chín ái. Sao nói là chín chỗ ở của chúng sinh? Đáp: Hoặc có chúng sinh là trời, người, cõi Dục với tưởng ngần ấy, thân ngần ấy, đều nói là chỗ cư trú của chúng sinh thứ nhất. Hoặc có chúng sinh, với một tưởng của ngần ấy thân, nghĩa là đầu tiên sinh Phạm thiên, đều nói là chỗ ở thứ hai của chúng sinh. Hoặc có chúng sinh, với tưởng ngần ấy của một thân, nghĩa là trời Quang Âm, đây gọi là chỗ cư trú thứ ba của chúng sinh. Hoặc có chúng sinh với một thân, một tưởng, nghĩa là trời Biến tịnh, đây gọi là chỗ ở thứ tư của chúng sinh. Hoặc có chúng sinh không có thọ, không có tưởng, nghĩa là trời Vô tưởng, đây gọi là chỗ cư trú thứ năm của chúng sinh. Hoặc có chúng sinh ở Vô biên Không xứ, đây gọi là chỗ cư trú thứ sáu của chúng sinh. Hoặc có chúng sinh ở Vô biên Thức xứ, đây gọi là nơi cư trú thứ bảy của chúng sinh. Hoặc có chúng sinh ở Vô sở hữu xứ, đây gọi là nơi cư trú thứ tám của chúng sinh. Hoặc có chúng sinh ở Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là nơi cư trú thứ chín của chúng sinh. Chín lỗi của phạm giới gồm có gì? Đáp: Đó là ăn năn không vui, không mừng, không trừ, tâm khổ, tán loạn, không thấy biết như thật, không giải thoát, và không phương tiện, gọi là chín lỗi của phạm giới. (chín pháp đã xong).  <卷>QUYỂN 20 <詞>Phẩm 11: PHẨM PHIỀN NÃO THUỘC VỀ PHẦN PHI VẤN (Phần ba) Mười sử phiền não gồm những gì? Đáp: Sử phiền não kiến, sử phiền não nghi, sử phiền não giới đạo, sử phiền não ái, sử phiền não giận dữ, sử phiền não ganh ghét, sử phiền não keo kiệt, sử phiền não vô minh, sử phiền não kiêu mạn, và sử phiền não trạo cử, gọi là mười sử phiền não? Mười kiết phiền não là những gì? Đáp: Kiết phiền não kiến, kiết phiền não nghi, kiết phiền não giới đạo, kiết phiền não dục nhiễm, kiết phiền não sắc nhiễm, kiết phiền não sân hận, kiết phiền não vô sắc nhiễm, kiết phiền não vô minh, kiết phiền não mạn, và kiết phiền não trạo cử, gọi là mười kiết phiền não. Mười tưởng là những gì? Đáp: Tưởng dục, tưởng giận dữ, tưởng hại, tưởng tham, tưởng tránh luận, (đây là tưởng ngoài) tưởng quốc độ, tưởng thấp kém, tưởng bất thiện, tưởng ngần ấy, và tưởng nương vào tham, gọi là mười tưởng. Mười giác là những gì? Đáp: Giác giận dữ, giác hại, giác bà con, giác quốc độ, giác không chết, giác người khác là không, giác tương ưng thức, giác tương ưng với không có từ, giác dựa vào lợi dưỡng, và giác dựa vào tham, gọi là mười giác. Mười pháp tà là những gì? Đáp: Tà kiến, tà giác, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tiến, tà định, tà huệ, tà giải thoát, và tà trí, gọi là mười pháp tà. Mười não là gì? Đáp: Nếu đã xâm phạm sinh tâm não, đang xâm phạm sinh tâm não. Sẽ xâm phạm sinh tâm não. Nếu ta không yêu thích, vui mừng, vừa ý, thì đã làm lợi ích để sinh tâm não, đang làm lợi ích để sinh tâm não. Sẽ làm ích lợi để sinh tâm não và sự giận dữ ngang trái sinh tâm não, gọi là mười não. Những gì là mười nghiệp đạo bất thiện? Đáp: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời hung ác, nói lưỡi đôi chiều, nói thêu dệt, tham, giận dữ, và tà kiến, gọi là mười nghiệp đạo bất thiện. Nói mười pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm là gì? Đáp: Sát sinh cho đến tà kiến, mười pháp này gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm. (mười pháp đã xong). Mười một tâm nhơ là gì? Đáp: Nghi ngờ là tâm nhơ, không tư duy là tâm nhơ, sợ hãi là tâm nhơ, buồn thảm là tâm nhơ, ác là tâm nhơ, ngủ mê là tâm nhơ, tinh tiến quá mức là tâm nhơ, tinh tiến yếu ớt là tâm nhơ, không có năng lực là tâm nhơ, ngần ấy tưởng là tâm nhơ, và đắm sắc là tâm nhơ. Sao nói nghi ngờ là tâm nhơ? Đáp: Hoặc có người duyên nghi ngờ ở quá khứ: Có quá khứ của ta, hay không phải có quá khứ của ta? Quá khứ của ta có tính gì? Nhân gì có quá khứ của ta? Nếu duyên nghi ngờ ở vị lai: Vị lai của ta có hay vị lai của ta là không? Có vị lai của ta mang tính gì? Do đâu có vị lai của ta? Nếu duyên nghi ngờ hiện tại như có hiện tại của ta hay không có hiện tại của ta? Nếu có hiện tại của ta mang tính gì? Do đâu có hiện tại của ta? Các chúng sinh từ chỗ nào đến? Đi về nơi nào? Nếu người kia nghi ngờ đối với Phật, Thế Tôn: Là Phật, Thế Tôn, hay không phải Phật Thế Tôn khéo nói pháp, Thế tôn không khéo nói pháp? Chúng Thanh văn của Đức Thế Tôn khéo thú hướng. Hạnh thường hay chẳng phải thường, hạnh khổ hay chẳng phải hạnh khổ, pháp vô ngã hay chẳng phải pháp vô ngã, Niết-bàn vắng lặng hay không phải Niết-bàn vắng lặng? Có cho, không có cho, có thí không có thí, có cúng tế, không có cúng tế, có quả báo của nghiệp thiện, ác, không có quả báo của nghiệp thiện, ác. Có đời nay, không có đời nay, có đời sau, không có đời sau. Có cha mẹ, không có cha mẹ, có trời, không có trời. Chúng sinh có hóa sinh, chúng sinh không phải hóa sinh. Đời có Sa- môn, Bà-la-môn chính thú hướng, chính đến nơi. Hoặc đời nay, đời sau, tự chứng biết, mà nói. Đời không có Sa-môn, Bà-la-môn chính thú hướng chính đến nơi, như đời nay, đời sau tự chứng biết, mà nói. Nếu đối với pháp kia, nghi ngờ, chồng chất nghi ngờ, cuối cùng, nghi ngờ tâm không quyết định, hai tâm do dự, hoài nghi, không hiểu rõ, vô lượng nghi không hết, không giải thích, do dự, chồng chất do dự, cuối cùng do dự, gọi nghi là tâm nhơ. Sao nói không tư duy là tâm nhơ? Đáp: Nếu sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, hoặc chúng sinh và pháp, không chính tính kể, so sánh, phân biệt, trù tính, lường xét, nghó nhớ, gọi là không tư duy là tâm nhơ. Sao nói sợ hãi là tâm nhơ? Đáp: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, nếu chúng sinh và pháp, duyên sự sợ hãi cuối cùng này, sợ hãi, kinh ngạc, nổi ốc, biến sắc, đây gọi sợ hãi là tâm nhơ. Sao nói thương xót là tâm nhơ? Đáp: Nếu với tâm bất thiện khởi thương xót, gọi thương xót là tâm nhơ. Sao nói ác là tâm nhơ? Đáp: Thân, miệng, ý ác, gọi ác là tâm nhơ. Sao nói ngủ mê là tâm nhơ? Đáp: Nếu phiền não chưa dứt, chìm lặn trong giấc ngủ, thân không vui, thân không điều hòa, thân không nhẹ nhàng, không mềm mại, thân không trừ, gọi là ngủ. Nếu ngủ, hoặc phiền não chưa dứt, chìm trong giấc ngủ, nếu buồn ngủ, mắt nhìn đờ ra, triền miên chiếm giữ ở tâm, gọi là miên. Thùy miên, như thế, gọi ngủ mê tâm nhơ. Sao nói tinh tiến quá là tâm nhơ? Đáp: Nếu tinh tiến trạo cử, gọi là tinh tiến quá là tâm nhơ. Sao nói tinh tiến chùng lại là tâm nhơ? Đáp: Nếu tinh tiến lặn mất, nên gọi tinh tiến chùng lại là tâm nhơ. Sao nói không có năng lực là tâm nhơ? Đáp: Nếu tâm yếu đuối, gọi không có năng lực là tâm nhơ. Sao nói ngần ấy tưởng là tâm nhơ? Đáp: Nếu chúng sinh khác, sự khác, cảnh giới khác, mới sinh khác, gọi là ngần ấy tưởng là tâm nhơ. Sao nói đắm sắc là tâm nhơ? Đáp: Nếu thấy sắc, mà mê đắm, gọi đắm sắc là tâm nhơ. Đó là mười một tâm nhơ. Nói hai mươi thứ thân kiến là gì? Đáp: Hoặc có người cho, sắc là ngã, trong sắc có ngã, ngã là cái có của sắc, sắc là cái có của ngã. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế, đó gọi là hai mươi thứ thân kiến. Sao nói là hai mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm? Đáp: Tự sát sinh, bảo người sát sinh, cho đến tự tà kiến, bảo người tà kiến, hai mươi pháp này gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm. Hai mươi mốt tâm nhơ là sao? Đáp: Hy vọng là tâm nhơ, giận dữ, ngủ nghỉ, trạo cử, nghi, não hại, thường nghó oán thù, ôm lòng ngờ vực, hận, nóng cháy, ganh ghét, keo kiệt bủn xỉn, lừa dối, gian trá, không có hổ, không có thẹn, khoe khoang, tranh tụng, tự cao, buông lung, mạn, tăng thượng mạn, gọi là hai mươi mốt tâm nhơ. Những gì là ba mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm? Đáp: Là tự sát sinh, bảo người sát sinh, khen ngợi sát sinh, cho đến tự tà kiến, bảo người tà kiến, khen ngợi tà kiến, gọi là ba mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm. Những gì là ba mươi sáu hành ái? Đáp: Là nội sinh mười tám hành ái, và ngoại sinh mười tám hành ái. Nội sinh mười tám hành ái là gì? Đáp: Nhân đây mà có đây. Nhân kia mà có. Nhân như vậy mà có. Nhân khác mà có. Nhân thường mà có. Nhân không thường mà có. Ngã hâện tại là có. Ngã kia hiện tại là có. Ngã như thế là hiện tại có. Ngã khác là hiện tại có. Nhân đây mà đắc. Nhân kia mà đắc. Nhân như vậy mà đắc. Nhân khác mà đắc. Hi vọng sẽ có. Hi vọng kia sẽ có. Hi vọng như thế sẽ có. Hi vọng khác sẽ có. Ngoại sinh mười tám hành ái là gì? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Nhân đây mà có đây. Nhân kia mà có. Nhân như vậy mà có. Nhân khác mà có. Nhân thường mà có. Nhân không thường mà có. Ngã hiện tại là có. Ngã kia hiện tại là có. Ngã như thế là hiện tại có. Ngã khác là hiện tại có. Nhân đây mà đắc. Nhân kia mà đắc. Nhân như vậy mà đắc. Nhân khác mà đắc. Hi vọng sẽ có. Hi vọng kia sẽ có. Hi vọng như thế sẽ có. Hi vọng khác sẽ có. Như thế, nộïi sinh mười tám hành ái, ngoại sinh mười tám hành ái, gọi là ba mươi sáu hành ái. Sao nói bốn mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm? Đáp: Tự mình sát sinh, bảo người khác sát sinh, khen ngợi sát sinh, thấy người sát sinh, tùy hỷ theo họ, cho đến tự tà kiến, bảo người khác tà kiến, khen ngợi tà kiến, thấy người khác tà kiến, vui mừng theo họ, gọi là bốn mươi pháp gây ra đọa địa ngục nhanh như giáo đâm. Sao nói là sáu mươi hai kiến? Đáp: Như kinh Phạm Võng nói: Phật bảo các Tỳ-kheo, lại có pháp khác, pháp lớn, mầu nhiệm, rất sâu, sáng tỏ, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như lai. Những gì là đại pháp nhiệm mầu, rất sâu, sáng tỏ, đệ chết bậc Hiền Thánh có thể dùng pháp này để khen ngợi Đức Như Lai? Các Sa- môn, Bà-la-môn! Trong các thứ vô số kiến gốc, kiếp gốc, kiến ngọn, kiếp ngọn, tùy ý mà nói đều nhập sáu mươi hai kiến. vô số thứ kiến gốc, kiếp gốc, kiến ngọn của kiếp ngọn, tùy ý mà nói đều không thể vượt quá sáu mươi hai kiến. Sa-môn, Bà-la-môn kia đã do duyên gì với các thứ vô số kiến gốc, kiếp gốc, kiến ngọn kiếp ngọn, đều tùy ý nói, đều nhập sáu mươi hai kiến này, không có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, Bà-la-môn! Các thứ vô số kiến gốc kiếp gốc, đều tùy ý nói, đều xếp vào mười tám kiến, vô số các thứ kiến gốc, kiếp gốc, đều tùy ý nói, đều không thể vượt qua trong mười tám kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn! Do duyên gì đối với vô số các thứ kiến gốc, kiếp gốc đều tùy ý nói, đều xếp vào mười tám kiến, không có khả năng vượt qua? Các Sa-môn, Bà-la-môn! Đối với kiến gốc, kiếp gốc khởi luận về thường: Ngã và thế gian là thường còn. Quan niệm này đều nằm trong bốn kiến, đối với kiến gốc, kiếp gốc mà nói: Ngã và thế gian thường còn, đều xếp vào bốn kiến, không có khả năng vượt qua. Các Sa môn, Bà la môn vì duyên gì mà đối với kiếp gốc, kiến gốc khởi luận về thường, ngã và thế gian thường còn, đây đều xếp vào bốn kiến, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn dùng các thứ phương tiện nhập tam- muội Định Ý, dùng tâm tam muội nhớ lại hai mươi kiếp thành, kiếp hoại. Họ tạo ra thuyết này: Ngã và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là luống dối. Vì sao? Vì ta đã dùng vô số phương tiện nhập tam- muội Định Ý, dùng tâm tam muội nhớ lại hai mươi kiếp thành, kiếp hoại, chúng sinh trong đó không thêm, không bớt, thường nhóm họp, không phân tán, do đó ta biết được ngã và thế gian là thường, thường này là thật, pháp khác là giả dối. Đây là kiến đầu tiên. Các Sa-môn, Bà-la-môn, do đó, đối với kiến gốc, kiếp gốc, chấp ngã và thế gian là thường, trong bốn kiến, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn dùng các thứ phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng tâm tam-muội, nhớ lại bốn mươi kiếp thành, kiếp hoại, tạo ra thuyết này: Ngã và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là giả dối. Vì sao? Vì ta đã dùng các thứ phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng tâm tam muội nhớ lại bốn mươi kiếp thành, kiếp hoại, chúng sinh trong đó không thêm, không bớt, thường tụ không tán, do đấy ta biết được ngã và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó là hai kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn nhân kiến này, đối với kiến gốc, kiếp gốc, chấp ngã và thế gian là thường, trong bốn kiến, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn dùng các thứ phương tiện nhập tam- muội Định Ý, dùng tâm tam muội, nhớ lại tám mươi kiếp thành, kiếp hoại, nói thế này: Ngã và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là giả dối. Vì sao? Vì ta dùng các thứ phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng tâm tam muội, nhớ lại tám mươi kiếp thành, kiếp hoại, chúng sinh trong đó không thêm, không bớt, thường nhóm họp, không ly tán, ta dùng trí này biết: Ngã và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là giả dối. Đây là ba kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn nhân kiến ấy, đối với kiến gốc, kiếp gốc, chấp ngã và thế gian là thường, đối với bốn kiến, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn có trí tướng lanh lợi, khéo có thể quán sát, vận dụng phương tiện của trí tướng lanh lợi để quán sát, nghĩa là xem xét chắc chắn, dùng tri kiến của mình, dùng biện tài của mình để nói rằng: Ta và thế gian là thường, đây là thật, pháp khác là giả dối. Đây là bốn kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiến này, đối với kiếp gốc, kiến gốc, chấp ta và thế gian là thường, đối với bốn kiến, không có khả năng vượt qua. Sa-môn, Bà-la-môn này đối với kiếp gốc, kiến gốc, chấp ngã và thế gian là thường. Như thế, tất cả đều xếp vào bốn kiến: Ngã và thế gian là thường, đối với bốn kiến này, không có khả năng vượt qua. Chỉ có Đức Như Lai biết xứ kiến này, giữ như thế, chấp như thế, cũng biết báo ứng, là chỗ nhận biết của Như Lai. Lại qua đấy, dù biết không mê đắm, do không mê đắm, sẽ được vắng lặng, biết ái tập, diệt, lỗi của vị, xuất ly, vì dùng bình đẳng để quán giải thoát không sót, nên gọi là Như Lai, gọi là đại pháp sáng tỏ mầu nhiệm rất sâu xa khác, khiến cho đệ chết của bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng, khen ngợi Như Lai. Lại có đại pháp sáng tỏ mầu nhiệm rất sâu xa khác, khiến cho đệ chết của bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng khen ngợi Như Lai. Thế nào là Pháp? Các Sa-môn, Bà-la-môn khởi ngôn luận đối với kiếp gốc, kiến gốc: Ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, các Sa- môn, Bà-la-môn do kiến này, đối với kiếp gốc, kiến gốc, chấp ngã và thế gian là nửa thường, nửa vô thường, đối với bốn kiến không có khả năng vượt qua. Hoặc có thời kỳ quá khứ, kiếp này mới bắt đầu thành lập, có chúng sinh khác, phước hết, mạng hết, hành hết, chết ở cõi trời Quang Âm, sinh ở cung không phạm, bèn ở xứ kia sinh tâm mê đắm. Lại nguyện cho chúng sinh khác cùng sinh về xứ này, chúng sinh này đã sinh yêu đắm, nguyện rồi. Lại có chúng sinh khác, phước của mạng hành đã hết, khi chết ở cõi trời Quang Âm, sinh đến trong không cung phạm này, chúng sinh sinh về trước kia, bèn nghó rằng: Ta ở xứ này là Phạm, Đại Phạm, ta tự nhiên có, không ai có thể tạo ra ta, ta đều biết hết các nghĩa đứng đầu ngàn thế giới, trong đó tự tại, rất là tôn quý, có thể tạo biến hóa mầu nhiệm bậc nhất, làm cha của chúng sinh, chỉ mình ta có trước, chúng sinh khác đến sau, chúng sinh đến sau là do ta hóa thành. Chúng sinh đến sau đó lại nghó: Người kia là Đại Phạm, có khả năng tự tạo, người khác không thể tạo biết hết các nghĩa, đứng đầu ngàn thế giới, tự tại, tôn quý nhất trong đó có thể là biến hóa mầu nhiệm bậc nhất, là cha của chúng sinh. Ngã duy nhất có trước, chúng sinh sau đến mới chúng sinh đến sau do ta hóa thành. chúng sinh đến sau lại nghó rằng người ấy là Đại Phạm, người ấy có khả năng tự tạo, không ai có khả năng tạo ra người ấy, người ấy đều biết các nghĩa, đứng đầu ngàn thế giới, tự tại đối với ngàn thế giới ấy, rất đổi tôn quý, có khả năng biến hóa nhiệm mầu bậc nhất, là cha của chúng sinh, chỉ một mình vị ấy có trước, sau mới có chúng ta, chúng sanh chúng ta do vị ấy hóa thành. Chúng sinh Phạm kia, mạng hành đều hết, sinh đến cõi này, dần dần lớn lên, cạo bỏ râu tóc, xuất gia, mặc pháp phục, tu hạnh phạm chí, nhập tam-muội Định Ý, tùy tam muội, tâm tự biết bổn sinh, bèn nói rằng: Người Đại Phạm kia có thể tự tạo tác, không có ai tạo người kia, biết hết các nghĩa đứng đầu ngàn thế giới, tự tại ở đó rất là tôn quý, có thể biến hóa mầu nhiệm bậc nhất, là cha của chúng sinh, thường trụ không đổi thay, nhưng vị Phạm kia hóa ra chúng ta, chúng ta là vô thường biến đổi, không được trụ lâu. Cho nên phải biết ngã và thế gian vừa thường, vừa vô thường, thường này là thật, pháp khác là giả dối. Đây nói là kiến ban đầu. Các Sa-môn, Bà-la-môn! Do kiếp gốc, kiến gốc, khởi biện luận: vừa thường, vừa vô thường, đối với bốn kiến này không có khả năng vượt qua. Hoặc có chúng sinh vui mừng, cười đùa, lười biếng, thường thường vui đùa, lấy sự cười đùa làm thú vui của mình, lúc vui vẻ, thân thể rất mỏi mệt, bèn tự sơ suất, do sơ suất nên chết đi, sinh đến cõi này, dần dần lớn lên, cạo bỏ râu tóc, xuất gia, mặc pháp phục, tu hạnh phạm chí, nhập tam-muội Định Ý, do năng lực của tam muội ấy, tự biết bổn sinh bèn nói rằng: Chúng sinh khác kia, không thường cười đùa vui vẻ, thường xuyên ở xứ đó, thường trụ không đổi thay, vì ta thường thường cười đùa, nên gây ra pháp biến đổi vô thường này. Cho nên biết ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, đây là sự thật, các thứ khác là giả dối. Đây gọi là kiến thứ hai. Các Sa-môn, Bà-la-môn! Do kiếp gốc, kiến gốc, nên khởi luận: Ngã và thế gian vừa thường, vừa vô thường, đối với bốn kiến này không có khả năng vượt qua. Hoặc có chúng sinh xoay vần ngắm nhìn nhau, ngắm nhìn nhau rồi, bèn tự sơ suất, do đó chết đi, sinh đến cõi này, dần dần lớn lên, cạo bỏ râu tóc, xuất gia, mặc pháp phục, tu hạnh phạm chí, nhập tam-muội Định Ý, do năng lực của tam muội ấy, mà biết được đời sống trước kia của mình (bổn sinh), bèn nói rằng: Như chúng sinh kia, do không lần lượt ngắm nhìn nhau, nên không sơ suất thường trụ không thay đổi, do chúng ta thường thường ngắm nhìn nhau, nên bèn quên mất, gây ra pháp thay đổi vô thường này. Do đó, biết được ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, pháp này là thật, pháp khác là giả dối. Đây gọi là kiến chấp thứ ba. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, khởi lên biện luận: Ngã và thế gian vừa thường, vừa vô thường, đối với bốn kiến này không có khả năng vượt qua. Hoặc có các Sa-môn, Bà-la-môn, với trí tưởng, nhanh nhẹn, khéo có thể quán sát, do trí tưởng, nhanh nhẹn quán sát rồi, nói: Ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, pháp này là thật, pháp khác là giả dối. Đây gọi là kiến chấp thứ tư. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, khởi lên tranh luận: Ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, đối với bốn kiến chấp này, không có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc, xảy ra tranh luận: Ta và thế gian vừa thường, vừa vô thường, đều nằm trong bốn kiến không có khả năng vượt qua, chỉ Đức Phật mới biết xứ kiến này, giữ gìn như thế, chấp như thế, cũng biết báo ứng là chỗ nhận biết của Như Lai, lại vượt qua ở đây, mặc dù biết không chấp mắc, nhưng vì không chấp mắc, nên được vắng lặng (Niết- bàn), biết lỗi của tập, diệt ái, nẻo xuất ly, do quán bình đẳng, giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, gọi là đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu, khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh khen ngợi Như Lai. Lại có đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu, khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng khen ngợi Như Lai. Pháp ấy là gì? Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc, xảy ra biện luận: Ta và thế gian là hữu biên, vô biên. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, nên xảy ra biện luận: “Ta và thế gian là hữu biên, là vô biên”, đều nằm trong bốn kiến này, không có khả năng vượt qua. Hoặc có các Sa-môn, Bà-la-môn, dùng các phương tiện nhập tam-muội Định Ý, do năng lực của tam muội, quán thế gian khởi tưởng biên, và nói: Thế gian này là hữu biên là thực, khác đây là giả dối. Vì sao? Vì ta dùng các phương tiện nhập tam-muội Định Ý dùng năng lực tam-muội quán biết thế gian là hữu biên, cho nên biết thế gian là hữu biên, đấy là thực, ngoài ra là giả dối. Đây là kiến chấp đầu tiên. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiến gốc, kiếp gốc mà xảy ra biện luận: Ta và thế gian là hữu biên, đều nằm trong bốn kiến chấp, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, dùng các phương tiện nhập tam- muội Định Ý, dùng năng lực tam muội, quán thế gian khởi tưởng vô biên, và nói: Thế gian này là vô biên, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Vì sao? Vì ta dùng các phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng năng lực tam-muội quán thế gian là vô biên, thế nên biết là vô biên, đấy là thực, ngoài ra là giả dối. Đây là kiến chấp thứ hai. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiến gốc, kiếp gốc xảy ra biện luận: Ta và thế gian là vô biên, đều nằm trong bốn kiến chấp này không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn dùng các phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng năng lực tam muội quán thế gian. Quán phương trên là hữu biên, bốn phương là vô biên, và nói: Thế gian này là hữu biên, vô biên, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Vì sao? Vì ta dùng các phương tiện nhập tam-muội Định Ý, dùng năng lực tam-muội quán phương trên là hữu biên, bốn phương là vô biên, thế nên Ta biết thế gian là hữu biên, vô biên, đấy là thực, ngoài ra là giả dối. Đây gọi là kiến chấp thứ ba. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiến gốc, kiếp gốc mà xảy ra biện luận: Ta và thế gian là hữu biên vô biên, đều ở trong bốn kiến chấp không thể vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn có trí lanh lợi, khéo có thể quán sát người ấy dùng trí lanh lợi quán sát rồi và nói: Ta và thế gian không phải hữu biên, không phải vô biên, đấy là thực, ngoài ra là giả dối. Đây gọi là kiến chấp thứ tư. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiến gốc, kiếp gốc xảy ra biện luận: “Ta và thế gian không phải hữu biên, không phải vô biên”, đây là thực, ngoài ra là giả dối. Tất cả đều nằm trong bốn kiến chấp không có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiến gốc, kiếp gốc xảy ra tranh luận: “Ta và thế gian là hữu biên, vô biên”, đều nằm trong bốn kiến chấp này, không ai có khả năng vượt qua, chỉ có Đức Phật có khả năng biết rõ kiến xứ, giữ gìn như thế, nắm lấy như thế, cũng biết báo ứng, những gì Như Lai biết còn hơn như thế. Tuy biết mà không mê đắm, vì không mê đắm nên được vắng lặng, biết lỗi của vị tập, diệt của ái, nẻo xuất ly, dùng quán bình đẳng giải thoát vô dư, nên gọi Như Lai. Lại có đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu xa khác, khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng khen ngợi Như Lai. Những gì là đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu xa khác, đã khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng khen ngợi Như Lai? Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, để hỏi khác, đáp khác. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, để hỏi khác, đáp khác đối với bốn kiến này, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra luận kiến như thế này: Ta không biết có báo của nghiệp thiện, ác. Không có nghiệp báo thiện, ác, vì ta không thấy, không biết, nên nếu nói có nghiệp báo thiện, ác, hoặc nói không có nghiệp báo thiện ác, thì đời có Sa-môn, Bà-la-môn nghe nhiều, học rộng, trí tuệ thông minh, thường ưa tịch tónh, phân biệt cơ trí tinh vi, được người đời tôn trọng, có thể dùng trí huệ, khéo phân biệt các kiến. Nếu ta về nghĩa mầu nhiệm, sâu xa của các kiến, nếu ta không thể trả lời, thì có hổ thẹn, ta sẽ ôm lòng e sợ, sẽ dùng nghĩa này để đáp, để được làm chỗ quy y, làm cồn đảo, làm nhà, làm đạo rốt ráo. Nếu người kia hỏi, ta sẽ dùng nghĩa này để đáp: Việc ấy như thế không phải, việc ấy thật không phải, việc ấy chẳng khác, việc ấy không phải khác không phải, việc ấy khác không phải. Đây gọi là kiến đầu tiên. Các Sa-môn, Bà-la-môn do hỏi khác, đáp khác này đối với bốn kiến ấy, không thể vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra luận, kiến như thế này: Ta không thấy, không biết, là có đời khác hay không có đời khác? Thế gian có các Sa-môn, Bà-la-môn dùng thiên nhãn và tha tâm trí, ở chỗ xa, có thể thấy ta, nếu ta ở chỗ gần, còn không thể thấy. Người như thế, có thể biết có đời khác và không có đời khác, ta không biết, không thấy có đời khác, hay không có đời khác, nếu ta nói là nói dối, ta sợ nói dối, nên là quy y, là cồn đảo, là nhà, làm đạo rốt ráo, nếu người kia hỏi, ta sẽ dùng nghĩa này để đáp: Việc này như thế không phải, việc này thật không phải, việc này không phải khác, việc này không phải là không phải khác, việc này không phải không khác. Đó gọi là kiến chấp thứ hai. Các Sa-môn, Bà-la-môn nhân hỏi khác, đáp khác đối với bốn kiến này, không thể vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra luận kiến như thế này: Ta không biết, không thấy cái gì là thiện, cái gì là bất thiện, vì ta không biết, nếu nói là thiện, là bất thiện, thì ta sẽ sinh khởi ái, từ ái sinh giận dữ, đã có ái, có giận dữ, tất nhiên sẽ có thọ sinh, ta muốn diệt thọ ác, vì sợ thọ, nên dùng làm quy y, dùng làm cồn đảo, làm nhà, làm đạo rốt ráo, nếu người kia hỏi, nhà ta sẽ dùng nghĩa này để đáp: Việc này như thế không phải, việc này thật không phải, việc này không phải khác, việc này không phải là không phải khác, việc này không phải không khác. Đó gọi là kiến chấp thứ ba. Các Sa-môn, Bà-la-môn do hỏi khác, đáp khác ấy, đối với bốn kiến này không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn ngu si, tối tăm, chậm lụt. Vì ngu si, tối tăm, chậm lụt, nên người khác có hỏi, bèn theo lời nói của người khác mà đáp: Việc này như thế không phải, việc này thật không phải, việc này không phải khác, việc này không phải không phải khác, việc này không phải không khác. Đó gọi là kiến chấp thứ tư. Các Sa-môn, Bà-la-môn do hỏi khác, đáp khác ấy, nên đối với bốn kiến, không có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc, hỏi khác, đáp khác, đều nằm trong bốn kiến, không ai có thể vượt qua, chỉ Đức Phật mới biết lónh vực kiến này, giữ gìn như thế, chấp như thế, cũng biết báo ứng, là chỗ nhận biết của Như Lai, còn hơn như thế. Mặc dù biết nhưng không mê đắm, vì không mê đắm nên sẽ được vắng lặng, biết lỗi vị, tập, diệt của thọ, còn hơn xuất ly, dùng bình đẳng quán giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai. Đây là đại pháp quang minh, mầu nhiệm, rất sâu xa, khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng, khen ngợi Như Lai. Lại có đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu xa khác, khiến cho đệ chết bậc Hiền Thánh chân thật, bình đẳng, khen ngợi Như Lai. Những gì là đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu xa khác, khiến cho đệ chết Hiền Thánh chân thật, bình đẳng, khen ngợi Như Lai? Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc, cho là không có nhân mà có thế gian này. Họ đều nằm trong hai kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, nên cho rằng không có nhân mà có thế gian này, đối với hai kiến ấy không thể vượt qua. Các Sa- môn, Bà-la-môn kia do nhân duyên gì mà đối với kiếp gốc, kiến gốc, cho là không có nhân mà có, đối với hai kiến này không có khả năng vượt qua? Hoặc có chúng sinh không có tưởng, không có thọ, nếu chúng sinh đó khởi tưởng, liền qua đời, sinh đến thế gian, dần dần lớn lên, cạo bỏ râu tóc, xuất gia, mặc pháp phục, tu hạnh Phạm chí, pháp tam-muội Định Ý, nhờ năng lực tam muội, kiến vốn do tưởng sinh, bèn nghó rằng: Ta vốn không có tưởng, tự nhiên có tưởng này, là không có nhân mà có, thế gian, đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là kiến chấp đầu tiên. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc nên cho rằng không có nhân mà có, đối với hai kiến này, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn có trí tướng bén nhạy, khéo có thể quán sát. Họ do trí tướng bén nhạy, quán sát rồi, nói rằng: Thế gian này không có nhân mà có. Đây là thật, pháp khác giả dối. Đó gọi là kiến chấp thứ hai. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, không có nhân mà có thế gian này, đối với hai kiến không có khả năng vượt qua. Các Sa- môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc không có nhân mà có, đều xếp vào hai kiến, không ai có khả năng vượt qua, chỉ Đức Phật mới có thể biết lónh vực của kiến này, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai. Cũng như trên đã nói: Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp gốc, kiến gốc, với vô số các thứ tùy ý đã nói, đều xếp vào mười tám kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, đã dùng vô số các thứ tùy ý đã nói trong mười tám kiến này, không ai có khả năng vượt qua, chỉ Phật mới biết được lónh vực ấy, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, như trên đã nói. Lại có đại pháp quang minh, mầu nhiệm, rất sâu xa khác, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai. Thế nào là đại pháp quang minh, mầu nhiệm, rất sâu xa, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai? Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn ở kiếp ngọn, kiến ngọn với vô số các thứ, tùy ý nói ra, đều xếp vào bốn mươi bốn kiến. Vô số các thứ kiến ngọn kiếp ngọn, tùy ý đã nói, đối với bốn mươi bốn kiến không ai có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, Bà-la-môn do nhân duyên gì, ở kiến ngọn kiếp ngọn, tùy ý nói ra vô số các thứ đối với bốn mươi bốn kiến không ai có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, Bà-la-môn, đối với hữu tưởng luận ở kiến ngọn, kiếp ngọn, cho rằng: “Tưởng là ngã, là thế gian”, đều xếp vào mười sáu kiến. Hữu tưởng luận đối với kiến ngọn, kiếp ngọn cho rằng tưởng là ngã, là thế gian, đối với mười sáu kiến không có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, bà-la-môn do nhân duyên gì mà ở kiếp ngọn kiến ngọn có tưởng luận, cho rằng tưởng là Ngã, là thế, đều xếp vào mười sáu kiến, không có ai vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra lập luận như thế này: Sắc là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có sinh lại, đây là thật, ngoài ra là giả dối. Đó gọi là kiến đầu tiên. Các Sa-môn, Bà-la-môn, do kiếp ngọn, kiến ngọn, hữu tưởng luận cho rằng: Tưởng là ngã, là thế gian, đối với mười sáu kiến, không có khả năng vượt qua. Lại có người nói: Phi sắc là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có lại. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là hai kiến. Lại có người nói: Có sắc, không có sắc là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là ba kiến. Lại có người nói: Chẳng phải có sắc, chẳng phải không có sắc là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bốn kiến. Lại có người nói: Ngã là hữu biên, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là năm kiến. Lại có người nói: Ngã là vô biên, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác giả dối. Đó gọi là sáu kiến. Lại có người nói: Ngã là hữu biên, vô biên, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bảy kiến. Lại có thuyết nói: Ngã không phải hữu biên, không phải vô biên, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là tám kiến. Lại có thuyết nói: Ngã hoàn toàn là vui, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là chín kiến. Lại có thuyết nói: Ngã hoàn toàn là khổ, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười kiến. Lại có thuyết nói: Khổ, vui là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười một kiến. Lại có thuyết nói: Không khổ, không vui là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười hai kiến. Lại có thuyết nói: Một tưởng là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười ba kiến. Lại có thuyết nói: Ngần ấy tưởng là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười bốn kiến. Lại có thuyết nói: Ít tưởng là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười lăm kiến. Lại có thuyết nói: Vô lượng tưởng là ngã, tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là mười sáu kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp ngọn, kiến ngọn, có hữu tưởng luận cho là: “Tưởng của ngã là thế gian”, đối với mười sáu kiến này không ai có khả năng vượt qua, chỉ có Đức Phật mới có thể biết được lónh vực của kiến ấy, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai. Cũng như trên đã nói: Lại có đại pháp nhiệm mầu rất sâu xa sáng tỏ khác, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai. Những gì là đại pháp quang minh, mầu nhiệm, rất sâu xa khác mà đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai? Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn đối với kiếp ngọn, kiến ngọn có Vô Tưởng luận cho rằng: Vô tưởng là ngã, là thế gian, họ đều xếp vào tám kiến, đối với kiếp ngọn, kiến ngọn, có Vô Tưởng luận cho rằng: Vô tưởng là ngã, là thế gian, đều xếp vào tám kiến, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra biện luận như vậy: Sắc là ngã, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là kiến ban đầu. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn có Vô Tưởng luận cho: Vô tưởng là ngã, là thế gian đối với tám kiến, không có khả năng vượt qua. Lại có thuyết nói: Chẳng phải sắc là ngã, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là hai kiến. Lại có thuyết nói: Có sắc, không có sắc là ngã, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là ba kiến. Lại có thuyết nói: Không phải có sắc, không phải không có sắc là ngã, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bốn kiến. Lại có thuyết nói: Ngã là hữu biên, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là năm kiến. Lại có thuyết nói: Ngã không phải là hữu biên, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là sáu kiến. Lại có thuyết nói: Ngã là hữu biên, vô biên, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bảy kiến. Lại có thuyết nói: Ngã không phải hữu biên, không phải vô biên, vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có lại. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là tám kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn, do kiếp ngọn, kiến ngọn, có Vô tưởng luận cho rằng: Vô tưởng là ngã, là thế gian, đều xếp vào tám kiến, chỉ có Phật biết lónh vực của kiến này, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, như trên đã nói. Lại có đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu xa khác, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai. Thế nào là đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu xa khác mà đệ chết bậc Hiền Thánh có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai? Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn có phi tưởng, phi vô tưởng luận cho rằng: “Phi tưởng, phi vô tưởng là ngã, là thế gian”, đều xếp vào tám kiến, do kiếp ngọn, kiến ngọn có phi tưởng, phi vô tưởng luận nói là phi tưởng, phi vô tưởng cho là ngã, là thế gian, đều xếp vào tám kiến, không ai có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra biện luận như thế này: Sắc là ngã, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết sinh, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là kiến đầu tiên. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn mà có phi tưởng, phi vô tưởng luận nói rằng phi tưởng, phi vô tưởng là ngã, là thế gian, đối với tám kiến, không có khả năng vượt qua. Lại có thuyết nói: Chẳng phải sắc là ngã, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là hai kiến. Lại có thuyết nói: Hữu sắc, vô sắc là ngã, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là ba kiến. Lại có thuyết nói: Không phải có sắc, không phải không có sắc là ngã, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bốn kiến. Lại có thuyết nói: Ngã là hữu biên, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã sẽ không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là năm kiến. Lại có thuyết nói: Ngã không phải hữu biên, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là sáu kiến. Lại có thuyết nói: Ngã là hữu biên, vô biên, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã sẽ không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là bảy kiến. Lại có thuyết nói: Ngã không phải hữu biên, không phải vô biên, phi tưởng, phi vô tưởng là thế gian, khi chết rồi, ngã không có nữa. Đây là thật, pháp khác là giả dối. Đó gọi là tám kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn, do kiếp ngọn, kiến ngọn, có luận phi tưởng, phi vô tưởng nói Phi tưởng, phi vô tưởng là ngã, là thế gian, đều xếp vào tám kiến, không có khả năng vượt qua, chỉ có Phật mới biết lónh vực của kiến này, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, như trên đã nói. Lại có đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu xa khác, chỉ có đệ chết bậc Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai. Thế nào là đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu xa khác mà đệ chết bậc Hiền Thánh có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai? Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn có Luận Dứt Diệt nói: “Chúng sinh dứt diệt không còn, đều xếp nhập bảy kiến, do kiếp ngọn, kiến ngọn có luận Đoạn Diệt nói chúng sinh đoạn diệt không còn sót, đối với bảy kiến, không có khả năng vượt qua”. Các Sa-môn, Bà-la-môn do nhân duyên gì đối với kiếp ngọn, kiến ngọn, có luận Đoạn Diệt nói chúng sinh dứt diệt hết không còn sót, đối với bảy kiến không ai có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, tạo ra luận như thế, tạo ra kiến như thế này: Bốn đại nhập của thân ta, sinh ra từ cha mẹ, cho bú mớm, ăn mặc, nuôi lớn vỗ về, chăm sóc, giữ gìn, nhưng là vô thường, lẽ tất nhiên, chúng sẽ trở về với sự tiêu mòn, hoại diệt, đều là sự dứt diệt của ngã. Đó gọi là kiến chấp đầu tiên. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn có luận Đoạn Diệt nói chúng sinh dứt diệt, đối với bảy kiến, không có khả năng vượt qua. Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn lập luận này: Cõi này không được gọi là đoạn diệt, là ngã dứt diệt không còn sót ở các tầng trời cõi dục, đều là sự dứt diệt của ngã. Đó gọi là hai kiến. Lại có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra sự biện luận này: Chúng sinh này không gọi là dứt diệt, mà hóa thân cõi Sắc với các căn đầy đủ dứt diệt. Đều nói là sự dứt diệt của ngã không còn sót. Đó gọi là ba kiến. Lại có thuyết nói: Chúng sinh này không được gọi dứt diệt, mà là Không xứ vô sắc dứt diệt, nhưng đều là sự dứt diệt của ngã không còn sót. Đó gọi là bốn kiến. Lại có thuyết nói: Chúng sinh này không được gọi dứt diệt, mà là Thức xứ vô sắc dứt diệt, nhưng đều là sự dứt diệt của ngã không còn sót. Đó gọi là năm kiến. Lại có thuyết nói: Chúng sinh này không được gọi dứt diệt, mà là Bất dụng xứ cõi Vô sắc dứt diệt, nhưng đều là sự dứt diệt của ngã không còn sót. Đó gọi là sáu kiến. Lại có thuyết nói: Chúng sinh này không được gọi dứt diệt, mà là phi hữu tưởng, phi vô tưởng của vô sắc dứt diệt, nhưng đều là sự dứt diệt của ngã không còn sót. Đó gọi là bảy kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn do sự dứt diệt ấy, ở kiếp ngọn, kiến ngọn, nói loại chúng sinh này dứt diệt không sót, đối với bảy kiến này không ai có khả năng vượt qua, chỉ có Phật mới có thể biết kiến xứ này cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, cũng nói như trên. Lại có đại pháp quang minh, mầu nhiệm rất sâu xa khác, chỉ có đệ chết Hiền Thánh mới có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai. Những gì là đại pháp quang minh mầu nhiệm rất sâu xa khác mà đệ chết bậc Hiền Thánh có thể dùng pháp này để khen ngợi Như Lai? Đáp: Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn hiện tại có Nê-hoàn, biện luận nói chúng sinh hiện tại có Niết-bàn, đều xếp vào năm kiến, do kiếp ngọn, kiến ngọn nói hiện tại có Niết-bàn, đối với năm kiến, không có khả năng vượt qua. Các Sa-môn, Bà-la-môn do nhân gì ở kiếp ngọn, kiến ngọn nói chúng sinh hiện tại có Niết-bàn đối với năm kiến, không có khả năng vượt qua? Đáp: Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra kiến này, luận này: Ta đều tự buông lung năm dục ở hiện tại, ngang đây ta được Niết-bàn ở hiện tại. Đó gọi là kiến đầu tiên. Các Sa-môn, Bà-la-môn nhân kiếp ngọn, kiến ngọn, nói là hiện đời của ta được Niết-bàn, cho rằng hiện tại chúng sinh luận về có Niết- bàn, đối với năm kiến không thể vượt qua. Lại có các Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra thuyết này: Ở đây không gọi Niết-bàn hiện tại, lại có Niết-bàn mầu nhiệm bậc nhất hiện tại mà ông không biết, chỉ một mình ta biết, như lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, đều là nói ta được Niết-bàn hiện tại. Đó gọi là hai kiến. Lại có các Sa-môn, Bà-la-môn nói như thế này: Đây không gọi Niết-bàn hiện tại, vì còn Niết-bàn mầu nhiệm bậc nhất hiện tại mà ông không biết, chỉ một mình ta biết, chẳng hạn như diệt có giác, quán, tín nội tịnh, nhất tâm, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Nhị thiền, ngang đây nói hiện tại, ta đã được Niết-bàn. Đó gọi là ba kiến. Lại có các Sa-môn, Bà-la-môn tạo ra thuyết này: Đây không gọi Niết-bàn hiện tại, lại có Niết-bàn hiện tại mầu nhiệm bậc nhất mà ông không biết, chỉ một mình ta biết, như hạnh lìa hỷ xả, niệm, chính trí, thân thọ niềm vui, như hạnh giải xả, niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền, đều là hiện tại được Niết-bàn. Đó gọi là bốn kiến. Lại có các Sa-môn, Bà-la-môn lập ra thuyết này: Đây không gọi Niết-bàn hiện tại, vì còn có Niết-bàn hiện tại rất mầu nhiệm bậc nhất mà ông không biết, chỉ mình ta biết, nếu có thể dứt vui, khổ, trước hết là diệt sự lo, mừng, bất khổ bất lạc xả, niệm thanh tịnh, thành tựu hạnh Tứ thiền, ngang đây cho là hiện tại ta được Niết-bàn. Đó gọi là năm kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn nhân kiếp ngọn, kiến ngọn, biện luận có Niết-bàn, đối với năm kiến không ai có khả năng vượt qua, chỉ có Phật mới biết lónh vực của kiến ấy, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, cũng nói như trên. Các Sa-môn, Bà-la-môn này nhân kiếp ngọn, kiến ngọn, khởi các thứ kiến tùy ý mà nói, đối với bốn mươi bốn kiến này, không có khả năng vượt qua, chỉ có Phật mới biết được lónh vực của kiến này, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai. Cũng nói như trên: Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, kiếp ngọn, kiến ngọn, khởi các thứ kiến tùy ý nói, đều xếp vào sáu mươi hai kiến này. Do kiếp gốc, kiến gốc, kiếp ngọn, kiến ngọn, khởi các kiến, tùy ý mà nói, đối với sáu mươi hai kiến, không ai có khả năng vượt qua, chỉ có Phật mới biết được lónh vực của kiến ấy, cho đến giải thoát vô dư, nên gọi là Như Lai, cũng nói như trên: Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp ngọn, kiến ngọn, biện luận hữu thường nói: “Ngã, thế gian là thường”. Các Sa-môn, Bà-la-môn ở thế gian này sinh ra trí, đó là tin khác, dục khác, văn khác, duyên khác, giác khác, kiến khác, định khác, nhẫn khác. Do đó, sinh trí, Sa-môn, Bà-la- môn kia do nêu bày, nên được gọi là ái, cho đến được Niết-bàn hiện tại cũng giống như thế. Các Sa-môn, Bà-la-môn sinh ra thường luận: Thế gian là thường, Sa-môn kia do thọ, duyên ái, sinh ra ái, mà không tự biết, đắm nhiễm với ái, bị ái khuất phục cho đến Niết-bàn hiện tại, cũng giống như thế. Các Sa-môn, Bà-la-môn do kiếp gốc, kiến gốc, kiếp ngọn, kiến ngọn, đều tùy ý đã thấy mà nói, đều xếp vào sáu mươi hai kiến, mỗi kiến đều tùy đối tượng thấy mà nói, đều dựa vào đó, không có khả năng vượt qua, như người bắt cá, dùng lưới dầy bủa trên ao nhỏ, phải biết các loại cá theo tính chất nước trong ao đều vào trong lưới, không có chỗ nào tránh khỏi. Các Sa-môn, Bà-la-môn cũng giống như thế, do các thứ kiếp gốc, kiến gốc, kiếp ngọn, kiến ngọn mà nói, đều xếp vào sáu mươi hai kiến, không ai có khả năng vượt qua, gọi là sáu mươi hai kiến. Đây là phiền não kiết sử ràng buộc chúng sinh, nhận lấy mọi nỗi khổ của sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ não, là pháp nhóm họp, không được giải thoát. (phần phi vấn đã xong). <卷>QUYỂN 21 <詞>Phẩm 1: PHẨM NHIẾP THUỘC PHẦN NHIẾP TƯƠNG ƯNG (Phần một) Tất cả pháp nhiếp, không phải pháp nhiếp. Phải biết, nếu lập môn nhiếp, tức là biết ấm, giới, nhập gồm thâu tất cả các pháp, ấm, giới, nhập không gồm thâu tất cả các pháp. Ấm, giới, nhập như sự gồm thâu phần ít tất cả các pháp, ấm, giới, nhập không gồm thâu phần ít tất cả các pháp. Tự tính thuộc về tự tính, tự tính không phải thuộc về tính người khác. Tự tính trói buộc tự tính, tự tính không trói buộc tính người khác. Cũng gồm thâu, không phải gồm thâu, không phải gồm thâu, vừa chẳng phải không gồm thâu. Môn gồm thâu: nghĩa là pháp lệ thuộc khổ đế, không phải pháp lệ thuộc khổ đế, cho đến pháp lệ thuộc đạo đế, không phải pháp lệ thuộc đạo đế. Pháp lệ thuộc Thánh đế, chẳng phải pháp lệ thuộc các Thánh đế. Pháp căn, chẳng phải pháp căn. Pháp căn lệ thuộc khổ đế, chẳng phải pháp căn lệ thuộc khổ đế, cho đến pháp căn lệ thuộc đạo đế, chẳng phải pháp căn lệ thuộc đạo đế. Pháp căn lệ thuộc các Thánh đế, chẳng phải pháp căn lệ thuộc các Thánh đế. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc khổ đế, chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc khổ đế, cho đến chẳng phải pháp căn lệ thuộc đạo đế, chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc đạo đế. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc Thánh đế, chẳng phải pháp căn lệ thuộc Thánh đế. Pháp nhãn nhập, chẳng phải pháp nhãn nhập, cho đến pháp ý nhập, chẳng phải pháp ý nhập. Pháp sắc nhập, chẳng phải pháp sắc nhập, cho đến pháp của pháp nhập, chẳng phải pháp của pháp nhập. Pháp thọ, chẳng phải pháp thọ. Pháp tưởng, chẳng phải pháp tưởng. Pháp tư, chẳng phải pháp tư. Pháp xúc, chẳng phải pháp xúc. Pháp tư duy, chẳng phải pháp tư duy. Pháp giác, chẳng phải pháp giác. Pháp quán, chẳng phải pháp quán. Pháp kiến, chẳng phải pháp kiến. Pháp huệ, chẳng phải pháp huệ. Pháp giải thoát, chẳng phải pháp giải thoát. Pháp vô tham, chẳng phải pháp vô tham. Pháp vô sân, chẳng phải pháp vô sân. Pháp vô si, chẳng phải pháp vô si. Pháp thuận tín, chẳng phải pháp thuận tín. Pháp ăn năn, chẳng phải pháp ăn năn. Pháp không ăn năn (vô hối), chẳng phải pháp không ăn năn. Pháp đẹp lòng, chẳng phải pháp đẹp lòng. Pháp vui mừng, chẳng phải pháp vui mừng. Pháp tinh tiến của tâm, chẳng phải pháp tinh tiến của tâm. Pháp trừ (khinh an) của tâm, chẳng phải pháp trừ (khinh an) của tâm. Pháp tín, chẳng phải pháp tín. Pháp dục, chẳng phải pháp dục. Pháp không buông lung, chẳng phải pháp không buông lung. Pháp niệm, chẳng phải pháp niệm. Pháp định, chẳng phải pháp định. Pháp tâm xả, chẳng phải pháp tâm xả. Pháp nghi, chẳng phải pháp nghi. Pháp sợ hãi, chẳng phải pháp sợ hãi. Pháp sử phiền não, chẳng phải pháp sử phiền não. Pháp sử kiến, chẳng phải pháp sử kiến. Pháp sử nghi, chẳng phải pháp sử nghi. Pháp sử trộm giới, chẳng phải pháp sử trộm giới. Pháp sử ái, chẳng phải pháp sử ái. Pháp sử giận dữ, chẳng phải pháp sử giận dữ. Pháp sử ganh ghét, chẳng phải pháp sử ganh ghét. Pháp sử keo kiệt, tiếc rẻ, chẳng phải pháp sử keo kiệt, tiếc rẻ. Pháp sử vô minh, chẳng phải pháp sử vô minh. Pháp sử kiêu mạn, chẳng phải pháp sử kiêu mạn. Pháp sử trạo cử, chẳng phải pháp sử trạo cử. Pháp sinh, chẳng phải pháp sinh. Pháp già, chẳng phải pháp già. Pháp chết, chẳng phải pháp chết. Pháp mạng, chẳng phải pháp mạng. Pháp phiền não, chẳng phải pháp phiền não. Pháp định Vô tưởng, chẳng phải pháp định Vô tưởng. Pháp định Diệt tận, chẳng phải pháp định Diệt tận. Pháp đắc quả, chẳng phải pháp đắc quả. Pháp của giới, chẳng phải pháp của giới. Pháp không có giới, chẳng phải pháp không có giới. Pháp tinh tiến của thân hữu lậu, chẳng phải pháp tinh tiến của thân hữu lậu. Pháp trừ (khinh an) của thân hữu lậu, chẳng phải pháp trừ (khinh an) của thân hữu lậu. Pháp chính ngữ, chẳng phải pháp chính ngữ. Pháp chính nghiệp, chẳng phải pháp chính nghiệp. Pháp chính mạng, chẳng phải pháp chính mạng. Pháp tinh tiến của chính thân, chẳng phải pháp tinh tiến của chính thân. Pháp trừ (khinh an) của chính thân, chẳng phải pháp trừ (khinh an) của chính thân. Pháp trí duyên tận, pháp phi trí duyên tận chẳng phải pháp phi trí duyên tận chẳng phải pháp trí duyên tận. Pháp quyết định, chẳng phải pháp quyết định. Pháp của pháp trụ, chẳng phải pháp của pháp trụ. Pháp duyên, chẳng phải pháp duyên. Pháp Không xứ, chẳng phải pháp Không xứ, cho đến pháp của Phi tưởng Phi phi tưởng, chẳng phải pháp Phi tưởng Phi phi tưởng. Pháp nhãn giới, chẳng phải pháp nhãn giới, cho đến pháp của pháp giới, chẳng phải pháp của pháp giới. Pháp sắc ấm, chẳng phải pháp sắc ấm, cho đến pháp thức ấm, chẳng phải pháp thức ấm. Pháp khổ Thánh đế, chẳng phải pháp khổ Thánh đế, cho đến pháp đạo Thánh đế, chẳng phải pháp đạo Thánh đế. Pháp nhãn căn, chẳng phải pháp nhãn căn, cho đến pháp dó tri căn, chẳng phải pháp dó tri căn. Pháp niệm giác, chẳng phải pháp niệm giác, cho đến pháp xả giác, chẳng phải pháp xả giác. Pháp căn bất thiện tham, chẳng phải pháp căn bất thiện tham, cho đến pháp căn bất thiện si, chẳng phải pháp căn bất thiện si. Pháp căn thiện vô tham, chẳng phải pháp căn thiện vô tham, cho đến pháp căn thiện vô si, chẳng phải pháp căn thiện vô si. Pháp địa đại, chẳng phải pháp địa đại, cho đến pháp phong đại chẳng phải pháp phong đại. Pháp của giới không sát sinh, không phải của giới không sát sinh, cho đến pháp xứ không uống rượu, buông lung, chẳng phải pháp xứ không uống rượu, buông lung. Sắc pháp, chẳng phải sắc pháp, cho đến pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng phải pháp quá khứ, vị lai, hiện tại. Hỏi: Thế nào là pháp hệ thuộc khổ đế? Đáp: Trừ ái, pháp còn lại là pháp hữu vi và chẳng phải Thánh, gọi là pháp hệ thuộc khổ đế. Sao nói là chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế? Đáp: Ái, Thánh và pháp vô vi của chẳng phải Thánh. Pháp hệ thuộc tập đế là sao? Đáp: Ái, gọi là pháp hệ thuộc tập đế. Chẳng phải pháp hệ thuộc tập đế là sao? Đáp: Trừ ái, nếu pháp khác thì gọi là chẳng phải pháp hệ thuộc về tập đế. Sao nói là pháp hệ thuộc diệt đế? Đáp: Trí duyên tận gọi là pháp hệ thuộc diệt đế. Chẳng phải pháp hệ thuộc diệt đế là gì? Đáp: Trừ trí duyên tận, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp thuộc về diệt đế. Hỏi: Thế nào là pháp thuộc về đạo đế? Đáp: Tám Thánh đạo, gọi là pháp thuộc về đạo đế. Nói chẳng phải pháp thuộc về đạo đế là gì? Đáp: Trừ tám Thánh đạo, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp thuộc về đạo đế. Sao nói là pháp thuộc về các Thánh đế? Đáp: Không phải khổ, tập, diệt, đạo, pháp hữu vi của Thánh, gọi là pháp thuộc về các Thánh đế? Hỏi: Thế nào là chẳng phải pháp thuộc về các Thánh đế? Đáp: Trừ khổ, tập, diệt, đạo, nếu pháp của bậc Thánh khác và không phải pháp vô vi của Thánh thì gọi là chẳng phải pháp hệ thuộc về các Thánh đế. Sao nói là pháp căn? Đáp: Chẳng phải Thánh căn và là pháp hữu vi của Thánh. Nói chẳng phải pháp căn là sao? Đáp: Chẳng phải Thánh, không phải căn và là pháp vô vi của Thánh, gọi là chẳng phải pháp căn. Sao nói là pháp căn hệ thuộc khổ đế? Đáp: Nếu căn chẳng phải Thánh, gọi là pháp căn hệ thuộc khổ đế. đế. Chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế là sao? Đáp: Nếu Thánh căn, gọi là chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ Sao nói là pháp căn hệ thuộc tập đế? Đáp: Là không có pháp căn hệ thuộc tập đế. Nói chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế là sao? Đáp: Tất cả căn, gọi là chẳng phải pháp căn lệ thuộc tập đế. Pháp căn hệ thuộc diệt đế là sao? Đáp: Không có pháp căn hệ thuộc diệt đế. Sao nói là chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế? Đáp: Tất cả căn, gọi là chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế. Nói pháp căn hệ thuộc đạo đế là gì? Đáp: Tám Thánh đạo, được gọi là pháp căn hệ thuộc đạo đế. Sao nói là chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế? Đáp: Trừ tám Thánh đạo, nếu căn khác, gọi là chẳng phải pháp căn lệ thuộc đạo đế. Hỏi: Thế nào là pháp căn hệ thuộc Thánh đế? Đáp: Nếu chẳng phải Thánh căn và tám Thánh đạo khác, gọi là pháp căn hệ thuộc Thánh đế. Sao nói là chẳng phải pháp căn hệ thuộc Thánh đế? Đáp: Trừ tám Thánh đạo, nếu Thánh căn khác, gọi là chẳng phải pháp căn hệ thuộc Thánh đế. Chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế là gì? Đáp: Trừ ái, nếu pháp khác chẳng phải pháp căn, không phải hữu vi căn, gọi là chẳng phải pháp căn lệ thuộc khổ đế. Sao nói là chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc khổ đế? Đáp: Ái và tất cả vô vi, gọi là chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc khổ đế. Chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế là gì? Đáp: Ái, gọi là chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế. Thế nào nói là chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc tập đế? Đáp: Trừ ái, nếu pháp khác không phải căn, gọi là chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc tập đế. Chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế là gì? Đáp: Trí duyên tận, gọi là chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế. Sao nói là chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc diệt đế? Đáp: Trừ trí duyên tận, nếu pháp khác không phải căn, gọi là chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc diệt đế. Hỏi: Thế nào là chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế? Đáp: Không có pháp căn nào không phải hệ thuộc đạo đế Sao nói là chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế? Đáp: Tất cả không phải căn, gọi là chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế. Chẳng phải pháp căn hệ thuộc các Thánh đế là gì? Đáp: Nếu chẳng phải Thánh, không phải căn khổ, tập, diệt, gọi là chẳng phải pháp căn hệ thuộc các Thánh đế. Sao nói là chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế? Đáp: Trừ khổ, tập, diệt, nếu pháp khác không phải căn, gọi là chẳng phải pháp căn, không thuộc các Thánh đế. Sao nói là pháp nhãn nhập? Đáp: Nhãn nhập gọi là pháp nhãn nhập. Chẳng phải pháp nhãn nhập là sao? Đáp: Trừ nhãn căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân, ý cũng như vậy. Sao nói là pháp sắc nhập? Đáp: Giới sắc, gọi là pháp sắc nhập. Chẳng phải pháp sắc nhập là sao? Đáp: Trừ giới sắc, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sắc nhập, thanh, hương, vị, xúc, pháp nhập cũng như thế. Sao nói là pháp thọ? Đáp: Nếu ý đã thọ nhận thì gọi là pháp thọ. Sao nói là chẳng phải pháp thọ? Đáp: Trừ thọ, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp thọ. Pháp tưởng là sao? Đáp: Nếu tưởng nhớ của tưởng thì gọi là pháp tưởng. Sao nói là chẳng phải pháp tưởng? Đáp: Trừ tưởng, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp tưởng. Sao nói là pháp tư? Đáp: Nếu chính tư duy của tư, gọi là pháp tư. Chẳng phải pháp tư là sao? Đáp: Trừ tư, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp tư. Sao nói là pháp xúc? Đáp: Sáu xúc, gọi là pháp xúc. Chẳng phải pháp xúc là sao? Đáp: Trừ xúc, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp xúc. Sao gọi là pháp tư duy? Đáp: Nếu tính, so sánh, phân biệt, lường xét, nghó nhớ, gọi là tư duy pháp. Sao nói là chẳng phải tư duy pháp? Đáp: Trừ tư duy, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải tư duy pháp. Pháp giác là sao? Đáp: Nếu sự tưởng nhớ của giác, gọi là pháp giác. Sao nói là chẳng phải pháp giác? Đáp: Trừ giác, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp giác. Nói pháp quán là sao? Đáp: Nếu tâm thực hành, thực hành vi tế, vận hành thuận, gọi là pháp quán. Sao nói là chẳng phải pháp quán? Đáp: Trừ quán, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp quán. Pháp kiến là sao? Đáp: Huệ kiến không có si sử kiến, sử trộm giới, gọi là pháp kiến. Sao nói là chẳng phải pháp kiến? Đáp: Trừ kiến, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp kiến. Pháp tuệ cũng như thế. Pháp giải thoát là gì? Đáp: Nếu giải thoát, lập lại giải thoát, giải thoát rốt ráo, gọi là pháp giải thoát. Sao nói là chẳng phải pháp giải thoát? Đáp: Trừ pháp giải thoát, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp giải thoát. Pháp vô tham là sao? Đáp: Nếu pháp không mong cầu, gọi là vô tham. Sao nói là chẳng phải pháp vô tham? Đáp: Trừ vô tham, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp vô tham. Sao nói là pháp vô sân? Đáp: Nếu không có xúc não, gọi là pháp vô sân. Chẳng phải pháp vô sân là sao? Đáp: Trừ pháp vô sân, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp vô sân. tín. Sao nói là pháp vô si? Đáp: Kiến thiện, huệ thiện, không có si, gọi là pháp vô si. Chẳng phải pháp vô si là sao? Đáp: Trừ vô si, nếu pháp khác thì gọi là chẳng phải pháp vô si. Pháp thuận tín là sao? Đáp: Tín thiện, tín căn, thuận tín, gọi là pháp thuận tín. Sao nói là chẳng phải pháp thuận tín? Đáp: Trừ thuận tín, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp thuận Pháp ăn năn là sao? Đáp: Đối với chỗ làm không làm, đã làm, không làm rồi, nếu tâm ăn năn, nóng nảy gọi là pháp ăn năn. Chẳng phải pháp ăn năn là sao? Đáp: Trừ ăn năn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp ăn năn. Sao nói là pháp không phải ăn năn? Đáp: Đối với chỗ làm không làm, đã làm không làm rồi, nếu tâm không ăn năn, không nóng nảy, gọi là pháp không phải ăn năn. Sao nói là pháp không phải không có ăn năn? Đáp: Trừ không phải ăn năn, nếu pháp khác, đều gọi là pháp ăn năn. Pháp vui lòng (duyệt) là gì? Đáp: Nếu tâm hài lòng, gọi là pháp vui lòng. Chẳng phải pháp vui lòng là gì? Đáp: Trừ pháp vui lòng, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp vui lòng. Sao nói là pháp mừng?(hỷ) Đáp: Nếu mừng, phấn khích lại phấn khích, tâm vắng lặng vui mừng, gọi là pháp mừng. Chẳng phải pháp mừng là sao? Đáp: Trừ pháp mừng, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp mừng. Hỏi: Thế nào là pháp tinh tiến của tâm? Đáp: Nếu tâm phát khởi, thể hiện sự vượt qua, gọi là pháp tinh tiến của tâm. Chẳng phải pháp tinh tiến của tâm là sao? Đáp: Ngoại trừ tâm tinh tiến, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp tinh tiến của tâm. Sao nói là pháp trừ (khinh an) của tâm? Đáp: Nếu tâm vui, tâm điều hòa, tâm nhẹ nhàng, tâm mềm mỏng, gọi là pháp trừ (khinh an) của tâm. Chẳng phải pháp trừ (khinh an) của tâm là thế nào? Đáp: Ngoài pháp trừ (khinh an) của tâm, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp trừ (khinh an) của tâm. Pháp tín là sao? Đáp: Nếu tín nhập tín, gọi là pháp tín. Chẳng phải pháp tín là sao? Đáp: Trừ pháp tín, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp tín. Pháp dục là thế nào? Đáp: Nếu mong muốn làm, gọi là pháp dục. Chẳng phải pháp dục là sao? Đáp: Trừ dục, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp dục. Sao nói là pháp không buông lung? Đáp: Nếu gìn giữ tâm, gọi là pháp không buông lung. Chẳng phải pháp không buông lung là sao? Đáp: Trừ không buông lung, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp không buông lung. Pháp niệm là thế nào? Đáp: Nếu nghó, nhớ nghó, gọi là pháp niệm. Chẳng phải pháp niệm là sao? Đáp: Trừ sự nghó nhớ, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp niệm. Sao nói là pháp định? Đáp: Nếu nhất tâm, gọi là pháp định. Chẳng phải pháp định là gì? Đáp: Trừ định, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp định. Sao nói là pháp xả của tâm? Đáp: Nếu xả, xả hơn, xả thuận, tâm không tạo tác, chẳng phải thọ, gọi là pháp xả của tâm. Chẳng phải pháp xả của tâm là sao? Đáp: Trừ tâm xả, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp xả của tâm. nghi. hãi. não. Hỏi: Thế nào là pháp nghi? Đáp: Nếu không đến chỗ phiền não, bị cắt đụt gọi là pháp nghi. Chẳng phải pháp nghi là sao? Đáp: Dứt trừ sự nghi ngờ, hoặc pháp khác, gọi là chẳng phải pháp Pháp sợ hãi là thế nào? Đáp: Nếu kinh sợ, gọi là pháp sợ hãi. Chẳng phải pháp sợ hãi là sao? Đáp: Trừ sự sợ hãi, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sợ Hỏi: Thế nào là pháp sử phiền não? Đáp: Như mười sử, gọi là pháp sử phiền não. Chẳng phải pháp sử phiền não là sao? Đáp: Trừ mười sử, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sử phiền Sao nói là pháp sử kiến? Đáp: Kiến bất thiện, huệ bất thiện, hoặc sử kiến, phần sử kiến, gọi là pháp sử kiến. Chẳng phải pháp sử kiến là sao? Đáp: Trừ sử kiến, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sử kiến. Sao nói là pháp sử nghi? Đáp: Như trên đã nói. Chẳng phải pháp sử nghi là sao? Đáp: Trừ sử nghi, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sử nghi. Hỏi: Thế nào là pháp của sử trộm giới? Đáp: Kiến bất thiện, huệ bất thiện, hoặc trộm giới, phần trộm giới thì gọi là pháp của sử trộm giới. Chẳng phải pháp của sử trộm giới là gì? Đáp: Trừ sử trộm giới, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp của sử trộm giới. Hỏi: Thế nào là pháp sử ái? Đáp: Dục nhiễm, là pháp sử ái. Chẳng phải pháp sử ái là sao? Đáp: Trừ sử ái, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp của sử ái. Hỏi: Thế nào là pháp sử giận dữ? Đáp: Não hại, gọi là pháp sử giận dữ. Sao nói là chẳng phải pháp sử giận dữ? Đáp: Trừ sử giận dữ, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp của sử giận dữ. Sao nói là pháp sử ganh ghét? Đáp: Nếu thấy người khác được lợi dưỡng, tôn trọng, cung kính, thì tỏ ra ganh ghét với họ, ganh ghét trầm trọng, ganh ghét tột độ, gọi là pháp sử ganh ghét. Chẳng phải pháp sử ganh ghét là sao? Đáp: Trừ sử ganh ghét, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sử ganh ghét. Nói pháp sử keo kiệt tiếc rẻ là sao? Đáp: Nếu đối với tài vật, không bố thí, không ban cho, tâm tiếc rẻ, không buông xả, gọi là pháp sử keo kiệt tiếc rẻ. Chẳng phải pháp sử keo kiệt tiếc rẻ là sao? Đáp: Trừ sử keo kiệt tiếc rẻ, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sử keo kiệt. Sao nói là pháp sử vô minh? Đáp: Căn bất thiện si, gọi là pháp sử vô minh. Chẳng phải pháp sử vô minh là sao? Đáp: Trừ pháp sử vô minh, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sử vô minh. Hỏi: Thế nào là pháp sử kiêu mạn? Đáp: Nếu do kiêu mạn tự cao, gọi là pháp sử kiêu mạn. Chẳng phải pháp sử kiêu mạn là sao? Đáp: Trừ sử kiêu mạn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sử kiêu mạn. Sao nói là pháp sử trạo cử? Đáp: Nếu tâm trạo cử, trạo cử nặng, dao động tột cùng, chao động không yên định, tâm rong ruỗi không vắng lặng, gọi là pháp sử trạo cử. Chẳng phải pháp sử trạo cử là sao? Đáp: Trừ sử trạo cử, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sử trạo cử. Sao nói là pháp sinh? Đáp: Nếu ấm khởi, gọi là pháp sinh. Chẳng phải pháp sinh là sao? Đáp: Trừ sinh, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sinh. Sao nói là pháp già? Đáp: Nếu ấm yếu đuối, gọi là pháp già? Chẳng phải pháp già là sao? Đáp: Trừ pháp già, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp già. Sao nói là pháp chết? Đáp: Nếu ấm hư hoại, gọi là pháp chết. Chẳng phải pháp chết là sao? Đáp: Trừ pháp chết, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp chết. Hỏi: Thế nào là pháp mạng? Đáp: Nếu chúng sinh trụ thì gọi là pháp mạng. Chẳng phải pháp mạng là sao? Đáp: Trừ mạng, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp mạng. Sao nói là pháp kiết phiền não? Đáp: Mười kiết, gọi là pháp kiết phiền não. Chẳng phải pháp kiết phiền não là sao? Đáp: Trừ kiết, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp kiết phiền não. Sao nói là pháp định Vô tưởng? Đáp: Nếu lìa cõi trời quả thật hoặc pháp tâm, tâm sở vắng lặng, nhập định, gọi là pháp định Vô tưởng. Chẳng phải pháp định Vô tưởng là sao? Đáp: Trừ định Vô tưởng, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp định Vô tưởng. Hỏi: Thế nào là pháp đắc quả? Đáp: Nếu chứng quả, gọi là pháp đắc quả. Chẳng phải pháp đắc quả là sao? Đáp: Trừ đắc quả, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp đắc quả. Sao nói là pháp định Diệt tận? Đáp: Nếu lìa Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, hoặc pháp tâm, tâm sở vắng lặng, pháp xuất thế, gọi là pháp định Diệt tận. Chẳng phải pháp định Diệt tận là thế nào? Đáp: Trừ định Diệt tận, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp định Diệt tận. Sao nói là pháp chẳng phải giới? Đáp: Bảy thứ chẳng phải giới, gọi là pháp chẳng phải giới. Pháp không có giới là sao? Đáp: Trừ pháp chẳng phải giới, nếu pháp khác, gọi là pháp không có giới. Hỏi: Thế nào là pháp giới? Đáp: Bảy thứ giới, gọi là pháp giới. Pháp không có giới là sao? Đáp: Trừ giới, nếu pháp khác, gọi là pháp không có giới. Sao nói là pháp tinh tiến của thân hữu lậu? Đáp: Nếu dùng thân hữu lậu, phát khởi ra sự, vượt qua, gọi là pháp tinh tiến của thân hữu lậu. Chẳng phải pháp tinh tiến của thân hữu lậu là gì? Đáp: Trừ pháp tinh tiến của thân hữu lậu, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp tinh tiến của thân hữu lậu. Sao nói là pháp trừ (khinh an) của thân hữu lậu? Đáp: Nếu pháp trừ (khinh an) của thân hữu lậu, thân vui, thân điều hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm dịu, thân trừ, gọi là trừ (khinh an) của thân hữu lậu. Chẳng phải pháp trừ (khinh an) của thân hữu lậu là gì? Đáp: Ngoài pháp trừ (khinh an) của thân hữu lậu, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp trừ (khinh an) của thân hữu lậu. Hỏi: Thế nào là pháp chính ngữ? Đáp: Nếu bốn lỗi ở miệng, xa lìa, không ưa, giữ gìn hạnh thâu nhiếp, gọi là pháp chính ngữ. Chẳng phải pháp chính ngữ là sao? Đáp: Trừ chính ngữ, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp chính ngữ. Hỏi: Thế nào là pháp chính nghiệp? Đáp: Nếu đối với ba điều ác của thân, xa lìa, không ưa, giữ gìn hạnh thâu nhiếp, gọi là pháp chính nghiệp. Chẳng phải pháp chính nghiệp là sao? Đáp: Trừ chính nghiệp, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp chính nghiệp. Sao nói là pháp chính mạng? Đáp: Trừ hành vi ác của thân, miệng, nếu tà mạng khác, không làm, không ưa, giữ gìn hạnh thâu nhiếp, gọi là pháp chính mạng. Chẳng phải pháp chính mạng là sao? Đáp: Trừ chính mạng, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp chính mạng. Sao nói là pháp tinh tiến của chính thân? Đáp: Nếu thân vô lậu phát khởi, thể hiện sự, vượt qua, gọi là không phải pháp tinh tiến của chính thân. Sao nói chẳng phải pháp tinh tiến của chính thân? Đáp: Trừ pháp tinh tiến của chính thân, pháp khác gọi là pháp tinh tiến của chính thân. Hỏi: Thế nào là pháp trừ (khinh an) của chính thân? Đáp: Thân vô lậu, thân vui, thân điều hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mỏng, thân trừ, gọi là pháp trừ (khinh an) của chính thân. Nói chẳng phải pháp trừ (khinh an) của chính thân là sao? Đáp: Ngoài pháp trừ (khinh an) của chính thân, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp trừ (khinh an) của chính thân. Sao nói là pháp trí duyên tận? Đáp: Nếu các nhân diệt hết không sót, gọi là pháp duyên tận của trí. Hỏi: Thế nào là không có pháp trí duyên tận? Đáp: Trừ trí duyên tận, nếu pháp khác, gọi là không có pháp duyên tận của trí. Chẳng phải pháp duyên tận của trí là gì? Đáp: Nếu các duyên của pháp hữu vi không gom nhóm, gọi là chẳng phải pháp duyên tận của trí. Sao nói là không gì chẳng phải là pháp duyên tận của trí? Đáp: Trừ không phải trí duyên tận, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp duyên tận của phi trí. Sao nói là pháp quyết định? Đáp: Nếu pháp nhất định, gọi là pháp quyết định. Chẳng phải pháp quyết định là sao? Đáp: Trừ quyết định, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp quyết định. Hỏi: Thế nào là pháp của pháp trụ? Đáp: Trừ duyên như thế, nếu pháp khác, như thế, không đổi thay, không khác, chẳng phải vật khác, là pháp thường, pháp thật, pháp trụ, pháp định chẳng phải duyên, gọi là pháp của pháp trụ. Sao nói là chẳng phải pháp của pháp trụ? Đáp: Trừ pháp của pháp trụ, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp của pháp trụ. Hỏi: Thế nào là pháp duyên? Đáp: Nếu duyên như thế, gọi là pháp duyên. Sao nói là chẳng phải pháp duyên? Đáp: Trừ duyên, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp duyên. Sao nói là pháp Không xứ? Đáp: Không xứ có hai thứ: hoặc hữu vi, hoặc vô vi. Sao nói là Không xứ hữu vi? Đáp: Nếu định Không xứ, thì sinh Không xứ. Định Không xứ là gì? Đáp: Nếu Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, dứt trừ tưởng giận dữ, không tư duy ngần ấy tưởng, thành tựu hạnh vô biên Không xứ, gọi là định Không xứ. Sao nói là sinh Không xứ? Đáp: Nếu gần gũi định, thường tu học rồi, ở trên cõi trời Không xứ thọ bốn thứ phần ngã: thọ, tưởng, hành, thức thì gọi là sinh Không xứ. Định Không xứ, sinh Không xứ như thế, gọi là Không xứ hữu vi. Không xứ vô vi là sao? Đáp: Nếu dùng trí dứt Không xứ, gọi là Không xứ vô vi. Thức xứ, Bất dụng xứ, Phi tưởng Phi phi tưởng xứ cũng như thế. Sao nói là pháp của giới nhãn? Đáp: Nhãn nhập, gọi là pháp của giới nhãn. Chẳng phải pháp của giới nhãn là sao? Đáp: Trừ giới nhãn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp của giới nhãn, cho đến giới ý thức cũng như thế. Sao nói là pháp sắc ấm? Đáp: Nếu mười sắc nhập và sắc của pháp nhập, gọi là pháp sắc ấm. Sao nói là chẳng phải pháp sắc ấm? Đáp: Trừ sắc ấm, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sắc ấm. Hỏi: Thế nào là pháp thọ ấm? Đáp: Nếu sáu thọ thì gọi là pháp thọ ấm. Sao nói là chẳng phải pháp thọ ấm? Đáp: Trừ thọ ấm, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp thọ ấm. Sao nói là pháp tưởng ấm? Đáp: Nếu sáu tưởng, gọi là pháp tưởng ấm. Chẳng phải pháp tưởng ấm là sao? Đáp: Trừ pháp tưởng ấm, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp tưởng ấm. Sao nói là pháp hành ấm? Đáp: Sáu tư, gọi là pháp hành ấm. Sao nói là chẳng phải pháp hành ấm? Đáp: Trừ hành ấm, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp hành ấm. ấm. Sao nói là pháp Thức ấm? Đáp: Sáu thức, gọi là pháp thức ấm. Sao nói là chẳng phải pháp thức ấm? Đáp: Trừ thức ấm, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp thức Sao nói là pháp khổ Thánh đế? Đáp: Tám khổ, gọi là pháp khổ Thánh đế. Chẳng phải pháp khổ Thánh đế là gì? Đáp: Trừ khổ Thánh đế, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp khổ Thánh đế. Sao nói là pháp tập Thánh đế? Đáp: nghĩa là ái, lại có sự mừng, vui của dục nhiễm, gọi là pháp tập Thánh đế. Chẳng phải pháp tập Thánh đế là sao? Đáp: Trừ tập Thánh đế, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp tập Thánh đế. Sao nói là pháp diệt Thánh đế? Đáp: Ái nên lìa bỏ, xuất, giải thoát, Diệt tận, không sót, gọi là pháp diệt Thánh đế. Sao nói là chẳng phải pháp diệt Thánh đế? Đáp: Trừ diệt Thánh đế, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp diệt Thánh đế. Pháp đạo Thánh đế là sao? Đáp: Tám Thánh đạo, gọi là pháp của đạo Thánh đế. Sao nói là chẳng phải pháp đạo Thánh đế? Đáp: Trừ tám Thánh đạo, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp đạo Thánh đế. Sao nói là pháp nhãn căn? Đáp: Nhãn nhập, gọi là pháp nhãn căn. Chẳng phải pháp nhãn căn là sao? Đáp: Trừ nhãn căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp nhãn căn. Nhó, tỷ, thiệt, thân căn cũng như thế. Sao nói là pháp nữ căn? Đáp: Thân nữ, tính nữ, tướng nữ, hình nữ, gọi là pháp nữ căn. Chẳng phải pháp nữ căn là sao? Đáp: Trừ nữ căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp nữ căn. Sao nói là pháp nam căn? Đáp: Thân nam, tính nam, tướng nam, hình nam, gọi là pháp nam căn. căn. căn. Chẳng phải pháp nam căn là sao? Đáp: Trừ nam căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp nam Sao nói là pháp mạng căn? Đáp: Tuổi thọ gọi là pháp mạng căn. Chẳng phải pháp mạng căn là thế nào? Đáp: Trừ mạng căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp mạng Hỏi: Thế nào là pháp lạc căn? Đáp: Lạc căn trong thọ ấm, gọi là pháp lạc căn. Chẳng phải pháp lạc căn là sao? Đáp: Trừ lạc căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp lạc căn. Khổ căn, ưu căn, hỷ căn, xả căn cũng như vậy. Hỏi: Thế nào là pháp ý căn? Đáp: Ý nhập, gọi là pháp ý căn. Chẳng phải pháp ý căn là sao? Đáp: Trừ ý căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp ý căn. Hỏi: Thế nào là pháp tín căn? Đáp: Tín Thánh, thuận tín với Thánh, tín căn, gọi là pháp tín căn. Chẳng phải pháp tín căn là gì? Đáp: Trừ tín căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp tín căn. Sao nói là pháp tinh tiến căn? Đáp: Tâm Thánh tiến, chính thân tiến, tiến căn, gọi là pháp tinh tiến căn. Chẳng phải pháp tinh tiến căn là gì? Đáp: Trừ tiến căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp tinh tiến căn. Sao nói là pháp niệm căn? căn. căn. Đáp: Niệm Thánh niệm căn, gọi là pháp niệm căn. Chẳng phải pháp niệm căn là sao? Đáp: Trừ niệm căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp niệm Hỏi: Thế nào là pháp định căn? Đáp: Pháp định căn của Thánh, gọi là pháp định căn. Chẳng phải pháp định căn là gì? Đáp: Trừ định căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp định Sao nói là pháp huệ căn? Đáp: Kiến Thánh huệ Thánh, căn vô ngại của bậc Thánh, gọi là pháp huệ căn. Chẳng phải pháp huệ căn là sao? Đáp: Trừ huệ căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp huệ căn. Sao nói là pháp vị tri, dục tri căn? Đáp: Người Kiên tín, Kiên pháp, pháp vô lậu của bậc Thánh, không phải căn, được gọi là căn, nghĩa là các phần như tưởng, tư v.v.., gọi là pháp vị tri, dục tri căn. Chẳng phải pháp vị tri, dục tri căn là sao? Đáp: Trừ pháp vị tri, dục tri căn, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp vị tri, dục tri căn. Tri căn, dó tri căn cũng như thế. Sao nói là pháp niệm giác? Đáp: Niệm giác của bậc Thánh, gọi là pháp niệm giác. Chẳng phải pháp niệm giác là sao? Đáp: Trừ niệm giác, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp niệm giác. Sao nói là pháp giác trạch pháp? Đáp: Kiến của Thánh, huệ bậc Thánh, giác trạch pháp vô si của bậc Thánh, gọi là pháp giác trạch pháp. Chẳng phải pháp giác trạch pháp là gì? Đáp: Trừ giác trạch pháp, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp giác trạch pháp. Sao nói là pháp giác tiến? Đáp: Tiến của tâm Thánh, giác tiến của chính thân, gọi là pháp giác tiến. Chẳng phải pháp giác tiến là gì? Đáp: Trừ giác tiến, nếu pháp khác thì gọi là chẳng phải pháp giác tiến. giác. trừ. giác. giác. Sao nói là pháp hỷ giác? Đáp: Hỷ, hỷ giác của bậc Thánh gọi là pháp hỷ giác. Chẳng phải pháp hỷ giác là sao? Đáp: Trừ hỷ giác, nếu pháp khác thì gọi là chẳng phải pháp hỷ Sao nói là pháp trừ giác (khinh an)? Đáp: Trừ, trừ giác của tâm bậc Thánh, gọi là pháp trừ giác. Chẳng phải pháp trừ giác (khinh an) là gì? Đáp: Ngoài trừ giác, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp giác, Sao nói là pháp định giác? Đáp: Định giác, định của bậc Thánh, gọi là pháp định giác. Chẳng phải pháp định giác là gì? Đáp: Trừ định giác, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp định Pháp xả giác là thế nào? Đáp: Xả giác, xả của tâm Thánh, gọi là pháp xả giác. Chẳng phải pháp xả giác là sao? Đáp: Trừ xả giác, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp xả Sao nói là pháp căn bất thiện tham? Đáp: Nếu mong cầu, gọi là pháp căn bất thiện tham. Chẳng phải pháp căn bất thiện tham là sao? Đáp: Trừ căn bất thiện tham, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp căn bất thiện tham. Căn sân, si cũng như thế Hỏi: Thế nào là pháp căn thiện vô tham? Đáp: Nếu không mong cầu, gọi là pháp căn thiện vô tham. Sao nói là chẳng phải pháp căn thiện vô tham? Đáp: Trừ căn thiện vô tham, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp căn thiện vô tham. Vô sân, vô si cũng như thế. Sao nói là pháp địa đại? Đáp: Địa đại bên trong xuất nhập, gọi là pháp địa đại. Sao nói chẳng phải pháp địa đại? Đáp: Trừ địa đại, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp địa đại; Thủy, hỏa, phong đại cũng như thế. Sao nói là pháp của giới không sát sinh? Đáp: Giới bất sát gọi là pháp của giới không sát sinh. Sao nói là chẳng phải pháp của giới không sát sinh? Đáp: Trừ giới không sát sinh, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp của giới không sát sinh. Cho đến không uống rượu, không buông lung cũng như thế. Sao nói là pháp sắc? Đáp: Nếu sắc pháp, gọi là pháp sắc. Sao nói là chẳng phải pháp sắc? Đáp: Trừ sắc, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp sắc. Hỏi: Thế nào là pháp có thể thấy? Đáp: Sắc nhập gọi là pháp có thể thấy. Pháp không thể thấy là gì? Đáp: Trừ sắc nhập, nếu pháp khác, gọi là pháp không thể thấy. Sao nói là pháp có đối? Đáp: Mười sắc nhập, gọi là pháp có đối. Pháp không có đối là gì? Đáp: Ý nhập, pháp nhập, gọi là pháp không có đối. Sao nói là pháp của bậc Thánh? Đáp: Nếu pháp vô lậu, gọi là pháp của bậc Thánh. Chẳng phải pháp của bậc Thánh là gì? Đáp: Nếu pháp hữu lậu thì gọi là chẳng phải pháp của bậc Thánh. Hữu lậu, vô lậu; có nhiễm, không nhiễm; có mong cầu, không mong cầu; sẽ nhận lấy, không phải sẽ nhận lấy; có nhận lấy, không có nhận lấy; có hơn, không có hơn, cũng như thế. Sao nói là pháp thọ? Đáp: Nếu pháp nội thì gọi là pháp thọ. Chẳng phải pháp thọ là sao? Đáp: Nếu pháp ngoại, gọi là chẳng phải pháp thọ. Sao nói là pháp nội? Đáp: Nếu pháp thọ thì gọi là pháp nội. Pháp ngoại là sao? Đáp: Nếu pháp chẳng phải thọ, gọi là pháp ngoại. Sao nói là pháp có báo? Đáp: Nếu pháp của pháp báo, gọi là pháp có báo. Sao nói là pháp không có báo? Đáp: Nếu pháp báo, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là pháp không có báo. Sao nói là pháp tâm? Đáp: Ý nhập, gọi là pháp tâm. Sao nói là chẳng phải pháp tâm? Đáp: Trừ tâm, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải pháp tâm. Pháp tương ưng của tâm là sao? Đáp: Nếu pháp tâm sở thì gọi là Pháp tương ưng của tâm. Sao nói là chẳng phải pháp tương ưng của tâm? Đáp: Nếu pháp chẳng phải tâm sở và tâm, gọi là chẳng phải pháp tương ưng của tâm. Sao nói là chẳng phải pháp tương ưng của tâm? Đáp: Nếu pháp chẳng phải tâm sở. Hỏi: Thế nào là không gì chẳng phải là pháp tương ưng của tâm? Đáp: Nếu pháp tâm sở thì gọi là không gì chẳng phải pháp tương ưng của tâm. Hỏi: Thế nào là pháp không phải tương ưng với tâm, không phải bất tương ưng với tâm? Đáp: Ý nhập, gọi là chẳng phải tương ưng với tâm, chẳng phải bất tương ưng với tâm. Sao nói là không gì chẳng phải là pháp tương ưng với tâm, không gì chẳng phải là bất tương ưng với tâm? Đáp: Nếu pháp tâm sở, chẳng phải tâm sở thì gọi là không gì không phải tương ưng của tâm, không gì chẳng phải pháp tương ưng của tâm. Sao nói là pháp tâm sở? Đáp: Trừ tâm, nếu pháp hữu duyên khác, thì gọi là pháp tâm sở. Chẳng phải pháp tâm sở là gì? Đáp: Nếu pháp không có duyên và tâm thì gọi là chẳng phải pháp tâm sở. Sao nói là pháp có duyên? Đáp: Nếu pháp tâm sở và tâm, gọi là pháp có duyên. Sao nói là pháp không có duyên Đáp: Trừ tâm, nếu pháp khác chẳng phải pháp tâm sở, gọi là pháp không có duyên. Hỏi: Thế nào là pháp của tâm chung? Đáp: Nếu pháp tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, gọi là pháp của tâm chung. Pháp của tâm không chung là thế nào? Đáp: Nếu pháp không tùy tâm chuyển tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, gọi là pháp tâm không chung, tùy tâm chuyển cũng như thế. Pháp nghiệp nghĩa là gì? Đáp: Nghiệp thân, miệng ý, gọi là pháp nghiệp. Pháp chẳng phải nghiệp là thế nào? Đáp: Trừ nghiệp thân, miệng, ý, nếu pháp khác thì gọi là pháp chẳng phải nghiệp. Pháp tương ưng nghiệp là gì? Đáp: Nếu pháp tương ưng tư, gọi là pháp tương ưng nghiệp. Không có pháp tương ưng nghiệp là thế nào? Đáp: Nếu không phải tương ưng tư và tư thì gọi là không có pháp tương ưng nghiệp. Chẳng phải pháp tương ưng nghiệp là sao? Đáp: Nếu pháp không phải tương ưng tư, gọi là pháp tương ưng chẳng phải nghiệp. Chẳng phải không có pháp tương ưng nghiệp nghĩa là sao? Đáp: Nếu pháp tương ưng tư, thì đều là pháp tương ưng nghiệp. Hỏi: Thế nào không phải tương ưng nghiệp, không gì chẳng phải pháp tương ưng a nghiệp? Đáp: Tư gọi là không phải tương ưng nghiệp, chẳng phải không là pháp tương ưng nghiệp Hỏi: Thế nào là không gì chẳng phải tương ưng nghiệp, không gì chẳng phải không là pháp tương ưng nghiệp? Đáp: Nếu tương ưng của tư, hoặc không phải tương ưng tư, gọi là không phải tương ưng nghiệp, chẳng phải không là pháp tương ưng nghiệp. Hỏi: Thế nào là pháp cộng nghiệp? Đáp: Nếu pháp theo nghiệp chuyển biến cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là pháp cộng nghiệp. Nói chẳng phải pháp cộng nghiệp là sao? Đáp: Nếu pháp không tùy nghiệp chuyển biến sinh không chung, trụ không chung, diệt không chung, gọi là pháp của nghiệp không chung (bất cộng nghiệp), Tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển cũng như thế. Pháp của nhân là thế nào? Đáp: Nếu pháp có duyên, hoặc không có duyên có báo, trừ được quả, nếu pháp không có duyên, báo thiện và bốn đại, gọi là pháp của nhân. Pháp không có nhân là sao? Đáp: Nếu pháp không có duyên, không có báo, nghiệp không chung, đắc quả, gọi là pháp không có nhân. Pháp có nhân là sao? Đáp: Nếu pháp có đầu mối, gọi là pháp có nhân. Sao nói là pháp không có nhân? Đáp: Nếu pháp không có đầu mối thì gọi là pháp không có nhân. Có đầu mối, không có đầu mối, có duyên, không có duyên, hữu vi, vô vi cũng như thế. Sao nói là biết pháp? Đáp: Biết tất cả pháp, thấy, biết đúng như tướng, gọi là biết pháp. Chẳng biết pháp là sao? Đáp: Đều là biết pháp. Lại nữa, thấy biết không như tướng tất cả pháp, gọi là chẳng biết pháp. Biết , không biết, rõ không rõ, hiểu không hiểu cũng như thế. Trí dứt biết pháp là sao? Đáp: Nếu pháp bất thiện, gọi là trí dứt biết pháp. Sao nói là không phải trí dứt biết pháp? Đáp: Nếu pháp bất thiện, vô ký thì gọi là không phải trí dứt biết pháp. Dứt, chẳng phải dứt cũng như thế. Pháp tu là thế nào? Đáp: Nếu pháp thiện thì gọi là pháp tu. Chẳng phải pháp tu là sao? Đáp: Nếu pháp bất thiện, vô ký thì gọi là chẳng phải pháp tu. Hỏi: Thế nào là pháp chứng? Đáp: Tất cả pháp chứng, thấy biết như tướng, gọi là pháp chứng. Chẳng phải pháp chứng là sao? Đáp: Đều là pháp chứng. Lại nữa, tất cả pháp không phải chứng không thấy, biết đúng như tướng, gọi là chẳng phải pháp chứng. Pháp thiện là sao? Đáp: Nếu tu pháp thiện, gọi là pháp thiện. Sao nói là không có pháp thiện? Đáp: Nếu pháp bất thiện, vô ký, gọi là không có pháp thiện. Hỏi: Thế nào là pháp bất thiện? Đáp: Nếu pháp dứt thì gọi là pháp bất thiện. Đều là pháp thiện là gì? Đáp: Nếu pháp thiện, vô ký, gọi là đều là pháp thiện. Pháp vô ký là thế nào? Đáp: Nếu pháp thọ, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo thì gọi là pháp vô ký. Sao nói là không có pháp vô ký? Đáp: Nếu pháp thiện, bất thiện thì gọi là không có pháp vô ký. Sao nói là pháp học? Đáp: Nếu pháp của bậc Thánh, phi Vô học, gọi là pháp học. Sao nói là pháp phi học? Đáp: Nếu pháp chẳng phải Thánh, hoặc Vô học, thì gọi là pháp phi học. Pháp Vô học là thế nào? Đáp: Nếu pháp của bậc Thánh phi học, gọi là pháp Vô học. Pháp phi Vô học là gì? Đáp: Nếu pháp chẳng phải Thánh, hoặc học, gọi là pháp phi Vô học. học. Sao nói là pháp phi học, phi Vô học? Đáp: Nếu pháp chẳng phải Thánh, gọi là pháp phi học, phi Vô Chẳng phải phi học, chẳng phải phi Vô học là gì? Đáp: Nếu pháp của bậc Thánh, gọi là pháp chẳng phải phi học, chẳng phải phi Vô học. Hỏi: Thế nào là pháp báo? Đáp: Nếu thọ nhận, hoặc báo thiện, gọi là pháp báo. Chẳng phải pháp báo là sao? Đáp: Nếu bất thiện, hoặc thiện, có báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là pháp của pháp báo? Đáp: Nếu pháp có báo, gọi là pháp của pháp báo. Sao nói là chẳng phải pháp của pháp báo? Đáp: Nếu báo, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là chẳng phải pháp của pháp báo. Chẳng phải báo, chẳng phải pháp của pháp báo là gì? Đáp: Nếu pháp vô ký, không phải vô vi của bậc Thánh thuộc về phần Ngã, gọi là chẳng phải báo, chẳng phải pháp của pháp báo. Hỏi: Thế nào là chẳng phải chẳng phải báo, chẳng phải chẳng phải pháp của pháp báo? Đáp: Nếu báo, hoặc pháp báo, gọi là chẳng phải chẳng phải báo, chẳng phải chẳng phải pháp của pháp báo. Sao nói là pháp kiến đoạn? Đáp: Nếu pháp bất thiện, không phải tư duy đoạn, gọi là pháp kiến đoạn. Chẳng phải pháp kiến đoạn là sao? Đáp: Nếu pháp thiện, vô ký, hoặc tư duy đoạn, gọi là chẳng phải pháp kiến đoạn. Pháp tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu pháp bất thiện, chẳng phải kiến đoạn, gọi là pháp tư duy đoạn. Chẳng phải pháp tư duy đoạn là thế nào? Đáp: Nếu pháp thiện, hoặc vô ký kiến đoạn, gọi là chẳng phải pháp tư duy đoạn. Không phải kiến đoạn, chẳng phải pháp tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu pháp thiện, vô ký, gọi là không phải kiến đoạn, chẳng phải pháp tư duy đoạn. Chẳng phải không phải kiến đoạn, chẳng phải chẳng phải pháp tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu pháp bất thiện, gọi là chẳng phải không phải kiến đoạn, chẳng phải chẳng phải pháp tư duy đoạn. Sao nói là pháp nhân của kiến đoạn? Đáp: Nếu pháp do kiến đoạn, hoặc báo của pháp kiến đoạn, gọi là pháp nhân của kiến đoạn. Sao nói là chẳng phải pháp nhân của kiến đoạn? Đáp: Nếu pháp thiện, hoặc báo của pháp thiện, hoặc tư duy đoạn, hoặc báo của pháp tư duy đoạn, nếu chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là chẳng phải pháp nhân của kiến đoạn. Sao nói là pháp nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp tư duy đoạn, hoặc báo của pháp tư duy đoạn, gọi là pháp, nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là chẳng phải pháp, nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu pháp thiện, hoặc báo của pháp thiện, hoặc báo của pháp kiến đoạn, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là chẳng phải pháp nhân của tư duy đoạn. Không phải kiến đoạn, chẳng phải pháp nhân của tư duy đoạn là thế nào? Đáp: Nếu pháp thiện, hoặc báo của pháp thiện, nếu chẳng phải chẳng phải báo, pháp báo, gọi là không phải kiến đoạn, chẳng phải pháp nhân của tư duy đoạn. Chẳng phải không phải kiến đoạn, chẳng phải chẳng phải pháp nhân của tư duy đoạn là gì? Đáp: Nếu pháp bất thiện, hoặc báo của pháp bất thiện, gọi là chẳng phải không phải kiến đoạn, chẳng phải chẳng phải pháp nhân của tư duy đoạn. Sao nói là pháp lệ thuộc cõi Dục? Đáp: Nếu pháp dục lậu, hữu lậu, gọi là pháp lệ thuộc cõi Dục. Chẳng phải pháp lệ thuộc cõi Dục là sao? Đáp: Nếu pháp lệ thuộc cõi Sắc, vô sắc, nếu pháp không lệ thuộc, gọi là chẳng phải pháp lệ thuộc cõi Dục. Thế nào là pháp lệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Nếu pháp sắc lậu, hữu lậu, gọi là pháp lệ thuộc cõi Sắc. Chẳng phải pháp lệ thuộc cõi Sắc là sao? Đáp: Nếu lệ thuộc cõi Dục, cõi Vô sắc, nếu không lệ thuộc, gọi là chẳng phải pháp lệ thuộc cõi Sắc. Pháp lệ thuộc cõi Vô sắc là thế nào? Đáp: Nếu pháp vô sắc lậu, hữu lậu, gọi là pháp lệ thuộc cõi vô sắc. Chẳng phải pháp lệ thuộc cõi Vô sắc là sao? Đáp: Nếu pháp cõi Dục, hoặc pháp lệ thuộc cõi Sắc, hoặc không lệ thuộc thì gọi là chẳng phải pháp lệ thuộc cõi Vô Sắc? Hỏi: Sao pháp là không lệ thuộc? Đáp: Nếu vô lậu, vô vi của Thánh, gọi là pháp không lệ thuộc. Hỏi: Chẳng phải pháp không lệ thuộc là sao Đáp: Nếu lệ thuộc ba cõi, gọi là chẳng phải pháp không lệ thuộc. Hỏi: Pháp quá khứ là sao? Đáp: Nếu pháp sinh rồi diệt, gọi là pháp quá khứ. Hỏi: Thế nào là không phải pháp quá khứ? Đáp: Nếu vị lai, hiện tại, thì không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, gọi là chẳng phải pháp quá khứ. Hỏi: Sao nói là pháp vị lai? Đáp: Nếu pháp chưa sinh, chưa xuất, gọi là pháp vị lai. Hỏi: Chẳng phải pháp vị lai là sao? Đáp: Nếu quá khứ, hiện tại, hoặc không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, gọi là chẳng phải pháp vị lai. Hỏi: Pháp hiện tại là thế nào? Đáp: Nếu pháp sinh chưa diệt, gọi là pháp hiện tại. Hỏi: Chẳng phải pháp hiện tại là sao? Đáp: Nếu pháp quá khứ, vị lai, không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, gọi là chẳng phải pháp hiện tại. Hỏi: Sao nói là chẳng phải pháp quá khứ, chẳng phải pháp vị lai, chẳng phải pháp hiện tại? Đáp: Nếu pháp vô vi, gọi là chẳng phải pháp quá khứ, chẳng phải pháp vị lai, chẳng phải pháp hiện tại. Hỏi: Nói chẳng phải chẳng phải pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại là gì? Đáp: Nếu pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, gọi là chẳng phải chẳng phải pháp quá khứ, vị lai, hiện tại (môn tính rồi). Pháp lệ thuộc khổ đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp lệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải lệ thuộc khổ đế. Pháp không phải lệ thuộc khổ đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp lệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc khổ đế. Pháp lệ thuộc tập đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Pháp lệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải lệ thuộc tập đế. Chẳng phải pháp lệ thuộc tập đế, có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp lệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc tập đế, pháp lệ thuộc diệt đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp lệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải lệ thuộc diệt đế. Pháp không phải lệ thuộc diệt đế có bao nhiêu thuộc về ấm giới nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp không phải lệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc diệt đế. nào? Pháp lệ thuộc đạo đế có bao nhiêu thuộc về ấm giới nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Pháp lệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp Trừ pháp không phải lệ thuộc đạo đế. Pháp không phải lệ thuộc đạo đế có bao nhiêu thuộc về ấm giới nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Pháp không phải lệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc đạo đế. Pháp lệ thuộc Thánh đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Các pháp lệ thuộc Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải lệ thuộc các Thánh đế. Pháp không phải lệ thuộc Thánh đế, có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Pháp không phải lệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ các pháp lệ thuộc Thánh đế, chẳng phải pháp lệ thuộc các Thánh đế. Có bao nhiêu pháp căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp lệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác là trừ những pháp nào? Là trừ các pháp lệ thuộc các Thánh đế. Pháp căn có mấy căn thuộc về ấm giới, nhập. Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải căn. Pháp không phải căn có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp không phải căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn. Pháp căn lệ thuộc khổ đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? nào? Hỏi: Pháp căn lệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp Trừ pháp căn không phải lệ thuộc khổ đế, trừ pháp không phải căn lệ thuộc khổ đế. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc khổ đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn lệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc khổ đế, trừ chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc khổ đế. Pháp căn lệ thuộc tập đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn lệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ những pháp căn không có pháp căn lệ thuộc tập đế. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc tập đế, có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Không pháp căn lệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc tập đế, trừ chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc tập đế. Pháp căn lệ thuộc diệt đế có bao nhiêu căn thuộc ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn lệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp căn không phải lệ thuộc diệt đế? Pháp căn không phải lệ thuộc diệt đế, có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn không phải lệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc diệt đế, trừ chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc diệt đế. Pháp căn lệ thuộc đạo đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn lệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc không phải đạo đế, trừ pháp không phải căn lệ thuộc đạo đế, không gì không phải đạo đế ràng buộc pháp không phải căn. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc đạo đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn lệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn lệ thuộc đạo đế, trừ chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc đạo đế. Pháp căn lệ thuộc các Thánh đế, có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn lệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn không phải lệ thuộc các Thánh đế, trừ chẳng phải pháp căn lệ thuộc các Thánh đế. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc các Thánh đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn lệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn lệ thuộc các Thánh đế, trừ chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc các Thánh đế. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc khổ đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn lệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không lệ thuộc khổ đế, trừ pháp căn lệ thuộc khổ đế. Chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc khổ đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc khổ đế, trừ pháp căn không phải lệ thuộc khổ đế. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc tập đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn lệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải lệ thuộc tập đế, trừ không có pháp căn lệ thuộc tập đế. Chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc tập đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc tập đế, trừ pháp căn không phải lệ thuộc tập đế. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc diệt đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn lệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc diệt đế, trừ không có pháp căn, lệ thuộc diệt đế. Chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc diệt đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc diệt đế, trừ pháp căn không phải lệ thuộc diệt đế. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc đạo đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Đạo đế có bao nhiêu chẳng phải pháp căn? Không có. Chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc đạo đế có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp căn không lệ thuộc đạo đế, trừ pháp lệ thuộc đạo đế. Chẳng phải pháp căn lệ thuộc các Thánh đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm giới nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn lệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải lệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp căn, lệ thuộc các Thánh đế. Chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc các Thánh đế, có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn không phải lệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp lệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp căn, không phải lệ thuộc các Thánh đế. Pháp nhãn nhập, có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp nhãn nhập, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Pháp không phải nhãn nhập. Pháp không phải nhãn nhập, có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập?. Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp không phải nhãn nhập, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp nhãn nhập, cho đến pháp nhập cũng như thế. Pháp của giới nhãn, có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp của giới nhãn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải giới nhãn. Pháp chẳng phải giới nhãn có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp chẳng phải giới nhãn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp của giới nhãn, cho đến giới pháp cũng như thế. Pháp sắc ấm có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp sắc ấm, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc ấm. Pháp chẳng phải sắc ấm có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp chẳng phải sắc ấm, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp sắc ấm, cho đến thức ấm cũng như thế. Pháp khổ Thánh đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp khổ Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải khổ Thánh đế. Pháp không phải khổ Thánh đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp không phải khổ Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp khổ Thánh đế, cho đến pháp đạo Thánh đế cũng như thế. Pháp nhãn căn có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp nhãn căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải nhãn căn. Pháp không phải nhãn căn có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp không phải nhãn căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp nhãn căn, cho đến pháp dó tri căn cũng như thế. Pháp niệm giác có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp niệm giác, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải niệm giác. Pháp không phải niệm giác có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp không phải niệm giác, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp Niệm giác, cho đến pháp xả giác cũng như thế. Pháp căn bất thiện tham có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn bất thiện tham, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải căn bất thiện tham. Pháp căn không phải bất thiện tham có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn không phải bất thiện tham, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn bất thiện tham, giận, si cũng như thế. Pháp căn thiện vô tham có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn thiện vô tham, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ chẳng phải pháp căn thiện vô tham. Chẳng phải pháp căn thiện vô tham có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn thiện vô tham, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn thiện vô tham. Vô sân, vô si cũng như thế. Pháp địa đại có bao nhiêu căn thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp địa đại, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không phải địa đại. Pháp không phải địa đại có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp không phải địa đại, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp địa đại, đối với thủy, hỏa, phong đại cũng như thế. Pháp của giới không sát sinh có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp của giới không sát sinh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ chẳng phải pháp của giới bất sát sinh? Chẳng phải pháp của giới bất sát sinh có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp của giới bất sát sinh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp của giới không sát sinh, cho đến không uống rượu, ở chỗ không buông lung cũng như thế. Pháp sắc có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp sắc, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc. Pháp chẳng phải sắc có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập. Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp chẳng phải sắc, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp sắc, cho đến pháp quá khứ, vị lai, hiện tại cũng như thế (môn riêng đã xong)  <卷>QUYỂN 22 <詞>Phẩm 1: PHẨM NHIẾP THUỘC PHẦN NHIẾP TƯƠNG ƯNG (Phần hai) Sắc là pháp hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế. Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc hệ thuộc pháp khổ đế. Sắc là pháp hệ thuộc tập đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp hệ thuộc tập đế, không có. Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc tập đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc hệ thuộc pháp tập đế, không có. Sắc là pháp hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp hệ thuộc diệt đế, không có. Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc hệ thuộc diệt đế, không có. Sắc là pháp hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế. Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế, có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc lệ thuộc pháp đạo đế. Sắc là pháp lệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế. Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc là pháp hệ thuộc các Thánh đế. Pháp căn của sắc có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn của sắc, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc chẳng phải pháp căn. Sắc chẳng phải pháp căn có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ pháp căn của sắc. Sắc là pháp căn hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp căn hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế, trừ sắc là pháp căn không phải hệ thuộc khổ đế. Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc là pháp hệ thuộc khổ đế, trừ sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế, không có. Sắc là pháp căn hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp căn hệ thuộc tập đế, không có. Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế, là trừ pháp khác là trừ pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc là pháp hệ thuộc tập đế, không có, trừ sắc chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc tập đế. Sắc là pháp căn hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp căn hệ thuộc diệt đế, không có. Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc là pháp hệ thuộc diệt đế, không có, trừ sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc diệt đế. Sắc là pháp căn hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp căn hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế, trừ sắc là pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế, không có. Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc không phải hệ thuộc đạo đế, chẳng phải pháp căn. Sắc là pháp căn hệ thuộc Thánh đế, có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp căn hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ sắc chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc các Thánh đế. Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc là pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ sắc chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc các Thánh đế, không có. Sắc là không phải pháp căn hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là không phải pháp căn hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế, trừ sắc là pháp căn hệ thuộc khổ đế Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc các khổ đế, không có. Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc tập đế, không có. Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc là pháp hệ thuộc tập đế, không có, trừ sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế. Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc diệt đế, không có. Sắc chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc là pháp hệ thuộc diệt đế, không có, trừ sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế. Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế, không có. Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc là pháp hệ thuộc đạo đế, trừ sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế. Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp chẳng phải sắc, trừ sắc chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ sắc là pháp căn hệ thuộc các Thánh đế. Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế, không có. Pháp chẳng phải sắc, như pháp sắc đã nói, cho đến pháp quá khứ, vị lai, hiện tại cũng như thế. (hai pháp đã xong). Sắc thiện là pháp hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp sắc thiện hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ pháp sắc không phải thiện, trừ sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế. Sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc khổ đế. Sắc thiện là pháp hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp hệ thuộc tập đế, không có. Sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc tập đế. Sắc thiện là pháp hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp hệ thuộc diệt đế, không có. Sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc diệt đế, không có. Sắc thiện là pháp hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ pháp sắc không phải thiện, trừ sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế. Sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không có thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc đạo đế. Sắc thiện là pháp hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ pháp sắc không phải thiện, trừ sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế. Sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện, chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không có thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc các Thánh đế. Pháp căn của sắc thiện có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn của sắc thiện, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ pháp sắc không phải thiện, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn. Sắc thiện có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không có thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ pháp căn của sắc thiện. Sắc thiện là pháp căn hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp căn hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ pháp thiện không phải sắc. Trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc khổ đế, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc khổ đế, không có, sắc thiện là pháp căn lệ thuộc tập đế, không có. Sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không có thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc khổ đế, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn, không phải lệ thuộc khổ đế, không có. Sắc thiện là pháp căn hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập. Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp căn hệ thuộc tập đế, không có. Sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không có thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện không phải hệ thuộc tập đế, không có, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn, không phải lệ thuộc tập đế. Sắc thiện là pháp căn hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp căn hệ thuộc diệt đế, không có. Sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không có thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc diệt đế, không có, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn lệ thuộc diệt đế. Sắc thiện là pháp căn hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp căn hệ thuộc đạo đế trừ pháp khác là những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ pháp sắc không phải thiện, trừ sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn, lệ thuộc đạo đế, không có. Sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp không có thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc đạo đế, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn, không phải lệ thuộc đạo đế. Sắc thiện là pháp căn hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp căn hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ pháp sắc không phải thiện, trừ sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ sắc thiện là pháp căn không phải lệ thuộc các Thánh đế. Sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc các Thánh đế, có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không có thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế, không có. Sắc thiện là pháp căn không phải khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp căn không phải lệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp không có thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế, trừ sắc thiện là pháp căn hệ thuộc khổ đế, không có. Sắc thiện chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc khổ đế, không có. Sắc thiện là pháp căn không phải hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp căn không phải hệ thuộc tập đế, không có. Sắc thiện chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, trừ pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ pháp sắc không phải thiện, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc tập đế không có, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế. Sắc thiện là pháp căn không phải hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp căn không phải hệ thuộc diệt đế, không có. Sắc thiện chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc diệt đế, không có, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế. Sắc thiện là pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế, không có. Sắc thiện chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện là pháp hệ thuộc đạo đế, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế. Sắc thiện là pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện là pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp sắc, trừ sắc thiện chẳng phải pháp căn hệ thuộc các Thánh đế, trừ sắc thiện là pháp căn hệ thuộc các Thánh đế. Sắc thiện chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Sắc thiện chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế không có. Thiện chẳng phải sắc cũng như thế, cho đến pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, cũng như thế (ba lớp đã xong). Khéo học Sắc là pháp hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp hệ thuộc khổ đế, không có. Khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế, có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, khéo học pháp phi sắc, trừ khéo học Sắc là pháp hệ thuộc khổ đế, không có. Khéo học Sắc là pháp hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp hệ thuộc tập đế, không có. Khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học thiện, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc là pháp hệ thuộc tập đế không có. Khéo học Sắc là pháp hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp hệ thuộc diệt đế, không có. Khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học thiện, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc là pháp hệ thuộc diệt đế không có. Khéo học Sắc là pháp hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế. Khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc là pháp hệ thuộc đạo đế. Khéo học Sắc là pháp hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế. Khéo học Sắc chẳng phải pháp lệ thuộc các Thánh đế, có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp lệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, trừ những pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc là pháp hệ thuộc các Thánh đế. Pháp căn của Khéo học Sắc có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Pháp căn của khéo học Sắc, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn, không có. Pháp phi căn của khéo học Sắc có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn, không có? Khéo học Sắc là pháp căn hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp căn hệ thuộc khổ đế, không có. Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc là pháp hệ thuộc khổ đế không có, trừ khéo học Sắc chẳng phải pháp căn, không phải hệ thuộc khổ đế không có. Khéo học Sắc là pháp căn hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp căn hệ thuộc tập đế, không có. Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc là pháp hệ thuộc tập đế không có, trừ khéo học Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc tập đế. Khéo học Sắc là pháp căn không hệ thuộc diệt đế không có. Khéo học Sắc là pháp căn hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp căn hệ thuộc diệt đế không có. Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc là pháp hệ thuộc diệt đế không có, trừ khéo học Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc diệt đế, không có. Khéo học Sắc là pháp căn hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp căn hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế, trừ khéo học Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế. Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc là pháp hệ thuộc đạo đế, trừ khéo học Sắc chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế, không có. Khéo học Sắc là pháp căn hệ thuộc các Thánh đế, có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp căn hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ khéo học Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế, không có. Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc chẳng phải pháp căn hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp bất thiện, trừ thiện, chẳng phải pháp không có thiện, trừ thiện chẳng phải pháp Vô học, trừ pháp chẳng phải sắc của học thiện, trừ khéo học Sắc là pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ khéo học Sắc không phải chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế, không có. Khéo học Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu sắc thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Khéo học Sắc là pháp căn không phải hệ thuộc khổ đế đều không có. Thiện chẳng phải sắc cũng như nói pháp sắc như trên, cho đến pháp quá khứ, vị lai, hiện tại cũng như thế (bốn lớp nhiếp sự xong). Pháp hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp hệ thuộc khổ đế Chẳng phải pháp hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Pháp hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, trừ những pháp nào? Trừ pháp không hệ thuộc về khổ đế. Pháp hệ thuộc tập đế có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp hệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp hệ thuộc tập đế. Chẳng phải pháp hệ thuộc tập đế có bao nhiêu pháp không phải thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp hệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ chẳng phải pháp hệ thuộc tập đế. Pháp hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu pháp không phải thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? nào? Hỏi: Chẳng phải pháp hệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ pháp Trừ pháp hệ thuộc diệt đế. Chẳng phải pháp hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp hệ thuộc diệt đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ chẳng phải pháp hệ thuộc diệt đế. Pháp hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp hệ thuộc đạo đế. Chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp hệ thuộc đạo đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế. Pháp hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp hệ thuộc các Thánh đế. Chẳng phải pháp hệ thuộc các Thánh đế, có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp không hệ thuộc các Thánh đế. Pháp căn có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp căn. Chẳng phải pháp căn có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Những pháp nào? Hỏi: Pháp căn, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ chẳng phải pháp căn. Pháp căn hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp căn hệ thuộc khổ đế. Chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế có bao nhiêu căn không phải thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế. Pháp căn hệ thuộc tập đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Không có. Chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Pháp hệ thuộc tập đế. Hỏi: Chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ chẳng phải pháp căn hệ thuộc tập đế. Pháp căn hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu căn phải thuộc về ấm, giới, nhập? Không có. Chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế có bao nhiêu căn phải thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Pháp hệ thuộc diệt đế. Hỏi: Chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc về diệt đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ chẳng phải pháp căn hệ thuộc diệt đế. Pháp căn hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Chẳng phải pháp hệ thuộc đạo đế. Hỏi: Chẳng phải pháp căn hệ thuộc đạo đế, không có, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ pháp căn thuộc về đạo đế. Chẳng phải pháp căn thuộc đạo đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Pháp hệ thuộc đạo đế. Hỏi: Chẳng phải pháp căn không phải thuộc về đạo đế, trừ pháp khác, là trừ pháp nào? Trừ chẳng phải pháp căn thuộc về đạo đế. Pháp căn hệ thuộc các Thánh đế có bao nhiêu không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Không phải pháp thuộc về các Thánh đế. Hỏi: Chẳng phải pháp căn thuộc về các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn thuộc về các Thánh đế. Chẳng phải pháp căn thuộc về các Thánh đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Pháp thuộc về các Thánh đế. Hỏi: Chẳng phải pháp căn không phải hệ thuộc các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ chẳng phải pháp căn thuộc về các Thánh đế. Pháp căn không thuộc về khổ đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Chẳng phải pháp thuộc về khổ đế. Hỏi: Pháp căn thuộc về khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn không phải hệ thuộc khổ đế. Chẳng phải pháp căn thuộc về khổ đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Pháp thuộc về khổ đế. Hỏi: Chẳng phải pháp căn hệ thuộc khổ đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp căn không thuộc về khổ đế. Pháp căn không phải hệ thuộc tập đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Chẳng phải pháp thuộc về tập đế. Hỏi: Pháp căn thuộc về tập đế không có, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn không phải thuộc về tập đế. Không phải pháp căn không thuộc về tập đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Pháp thuộc về tập đế. Hỏi: Không phải pháp căn thuộc về tập đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp căn không thuộc về tập đế. Pháp căn không thuộc về diệt đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Chẳng phải pháp thuộc về diệt đế. Hỏi: Pháp căn thuộc về diệt đế không có, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn không thuộc về diệt đế. Không phải pháp căn không thuộc về diệt đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Pháp thuộc về diệt đế. Hỏi: Không phải pháp căn thuộc về diệt đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp căn không thuộc về diệt đế. Pháp căn không phải hệ thuộc đạo đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Không có. Không phải pháp căn thuộc đạo đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Pháp thuộc về đạo đế. Hỏi: Không phải pháp căn thuộc về đạo đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp căn không thuộc về đạo đế. Pháp căn không thuộc về các Thánh đế có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Chẳng phải pháp thuộc về các Thánh đế. Hỏi: Pháp căn thuộc về các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn không phải thuộc về các Thánh đế. Không phải pháp căn không thuộc về các Thánh đế có bao nhiêu căn không phải thuộc về ấm, giới, nhập. Hỏi: Là những pháp nào? Pháp thuộc về các Thánh đế. Hỏi: Chẳng phải pháp căn thuộc về các Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp căn không thuộc về các Thánh đế. Pháp nhãn nhập có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Không phải pháp nhãn nhập, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp nhãn nhập, cho đến pháp nhập cũng như thế. Pháp nhãn giới có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Không phải pháp nhãn giới, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp nhãn giới. Không phải pháp nhãn giới có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp nhãn giới (giới nhãn), trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? nào? Trừ pháp không phải nhãn giới, cho đến giới pháp cũng như thế. Pháp sắc ấm có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Không phải pháp sắc ấm, trừ pháp khác, là trừ những pháp Trừ pháp sắc ấm. Không phải pháp sắc ấm có bao nhiêu pháp thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp sắc ấm, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp sắc ấm, cho đến thức ấm cũng như thế. Pháp khổ Thánh đế có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Không phải pháp khổ Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp khổ Thánh đế. Không phải pháp khổ Thánh đế có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp khổ Thánh đế, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp khổ Thánh đế, cho đến đạo Thánh đế cũng như vậy. Pháp nhãn căn có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Không phải pháp nhãn căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp nhãn căn. Không phải pháp nhãn căn có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp nhãn căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp nhãn căn, cho đến dó tri căn cũng như thế. Pháp niệm giác có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập. Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Không phải pháp niệm giác, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp niệm giác. Không phải pháp niệm giác có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp niệm giác, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ chẳng phải pháp niệm giác, cho đến pháp xả giác cũng như thế. Pháp căn bất thiện tham có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Không phải pháp căn bất thiện tham, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn bất thiện tham. Không phải pháp căn bất thiện tham có bao nhiêu căn không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn bất thiện tham, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp căn bất thiện tham, pháp căn bất thiện giận, si cũng như thế. Pháp căn thiện vô tham có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Không phải pháp căn thiện vô tham, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp căn thiện vô tham. Không phải pháp căn thiện vô tham có bao nhiêu căn không phải thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp căn thiện vô tham, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? thế. nào? Là trừ không phải pháp căn thiện vô tham, vô sân, vô si cũng như Pháp địa đại có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp địa đại, trừ pháp khác, là trừ những pháp Trừ pháp địa đại. Không phải pháp địa đại có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp địa đại, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ chẳng phải pháp địa đại. Thủy, hỏa, phong, đại cũng như thế. Pháp giới không sát sinh có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Không phải pháp của giới không sát sinh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp của giới không sát sinh. Không phải pháp của giới không sát sinh, có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp của giới không sát sinh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp của giới không sát sinh, cho đến chỗ không uống rượu, không buông lung, cũng như thế. Pháp sắc có bao nhiêu pháp không thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Chẳng phải pháp sắc, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ pháp sắc. Không phải pháp sắc có bao nhiêu pháp không phải thuộc về ấm, giới, nhập? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp sắc, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Trừ không phải pháp sắc, cho đến pháp quá khứ, vị lai, hiện tại cũng như thế.  <卷>QUYỂN 23 <詞>Phẩm 2: PHẨM TƯƠNG ƯNG CỦA PHẦN NHIẾP TƯƠNG ƯNG (Phần Một) Pháp Tâm, tâm sở, phải biết là tương ưng, phải biết là không tương ưng, phải biết không có tương ưng, phải biết chẳng phải không có tương ưng, phải biết cũng có tương ưng, không tương ưng, không có tương ưng, chẳng phải không có tương ưng, không tương ưng; phải biết cũng có tương ưng, không tương ưng, không có tương ưng; phải biết cũng có tương ưng, không tương ưng, không có tương ưng, chẳng phải không có tương ưng; phải biết cũng có tương ưng, không tương ưng, không có tương ưng, chẳng phải không có tương ưng Tương ưng: nghĩa là tâm tương ưng với số pháp, số pháp tương ưng với tâm. Số pháp của số pháp tương ưng với số pháp, trừ tự tính của tự tính, không tự tính, không tương ưng, chẳng phải không có tương ưng. Hỏi chính là về sự tương ưng của pháp tâm, tâm sở, nay sẽ nói: Nhãn thức giới cho đến giới ý, giới ý thức. Xúc của thân, xúc của tâm, xúc danh, xúc đối, xúc yêu, xúc ghét, xúc minh, xúc vô minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh. Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn. Thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy nhận biết, quán. Nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không có tham, không giận dữ, không có ngu si, thuận tín, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ (khinh an), tín, dục, không buông lung, niệm, xả, sợ hãi, sử phiền não, sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử ái, sử giận dữ, sử ganh tî, sử keo kiệt, bủn xỉn, sử vô minh, sử man, sử trao cử, định có giác, có quán, định không có giác, có quán, định không có giác, không có quán, định Không, định Vô tướng, định Vô nguyện, tín căn, cho đến huệ căn, gọi là môn tương ưng. Sao nói là nhãn thức giới? Đáp: Nếu thức - nhãn căn nhân cảnh giới sắc, đã sinh, hiện đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức giới. Giới nhó, tỷ, thiêt, thân thức cũng như thế. Giới ý là thế nào? Đáp: Nếu ý biết pháp, nghó đến pháp, nếu tâm đầu tiên đã sinh, đang sinh, sẽ sinh không nhất định, gọi là giới ý. Giới ý thức là sao? Đáp: Không lìa cảnh giới của giới kia. Nếu tâm khác, giống với ý kia, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh không nhất định, gọi là giới ý thức. Hỏi: Thế nào là xúc thân? Đáp: Nếu xúc tương ưng với thân thức, gọi là xúc thân. Lại nữa, xúc thân, nếu xúc tương ưng với thân năm thức: nhãn thức, nhó, tỷ, thiệt, thân thức thì gọi là xúc thân. Xúc tâm là sao? Đáp: Nếu xúc tương ưng với ý thức, gọi là xúc tâm. Sao gọi là xúc danh? Đáp: Nếu xúc tâm, gọi là xúc danh. Xúc đối là sao? Đáp: Nếu xúc thân, gọi là xúc đối. Xúc ái là sao? Đáp: Nếu xúc tương ưng với dục nhiễm, gọi là xúc ái. Xúc giận dữ là thế nào? Đáp: Nếu xúc tương ưng với sự giận dữ, gọi là xúc giận dữ. Xúc minh là thế nào? Đáp: Nếu xúc tương ưng với Thánh trí, gọi là xúc minh. Sao nói là xúc vô minh? Đáp: Nếu xúc bất thiện không tương ưng với trí, gọi là xúc vô minh. Xúc của phần minh là sao? Đáp: Nếu phần minh của xúc phát sinh minh, được minh có thể làm cho minh rộng lớn, gọi là xúc của phần minh. Sao nói là xúc của phần vô minh? Đáp: Nếu phần vô minh của súc sinh vô minh, được vô minh có thể khiến cho vô minh rộng lớn, gọi là xúc của phần vô minh. Lại nữa, xúc của phần minh, nếu xúc tương ưng với Nhẫn Thánh, gọi là xúc của phần minh. Lại nữa xúc của phần vô minh, hoặc xúc không phải Thánh. Không tương ưng với phiền não, gọi là xúc của phần vô minh. Lại nữa xúc của phần minh, nếu xúc Thánh có thể được quả trí, gọi là xúc của phần minh. Lại nữa xúc của phần vô minh, hoặc xúc chẳng phải Thánh. Nếu thiện, vô ký, gọi là xúc của phần vô minh. Sao nói là lạc căn? Đáp: Nếu thân nhận thọ vui, mắt tiếp xúc với lạc thọ, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với vui lạc thọ, gọi là lạc căn. Khổ căn là sao? Đáp: Nếu thân không nhẫn khổ, mắt tiếp xúc với khổ thọ, tai, mũi, lưỡi, thân xúc chạm với giới khổ của khổ thọ, gọi là khổ căn. Hỷ căn là thế nào? Đáp: Nếu tâm chịu thọ nhận niềm vui, ý tiếp xúc với giới hỷ của lạc thọ, gọi là hỷ căn. Ưu căn là sao? Đáp: Nếu tâm không nhận chịu nỗi khổ, ý tiếp xúc với giới ưu tư của khổ thọ, gọi là ưu căn. Xả căn là thế nào? Đáp: Nếu thân, tâm không nhẫn chịu nhận khổ, vui mắt tiếp xúc với cảnh không khổ, không vui, tai, mũi, lưỡi, thân ý tiếp xúc với giới xả bất khổ bất lạc thọ, gọi là xả căn. Thọ là sao? Đáp: Nếu tâm thọ nhận, gọi là thọ. Lại nữa, thọ nhận sáu thọ: thọ của xúc nhãn, thọ của xúc, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý. Sao nói là thọ của xúc nhãn? Đáp: Nếu thọ tương ưng với nhãn thức, gọi là thọ của xúc nhãn, cho đến thọ của ý cũng như thế. Lại nữa, thọ của xúc nhãn duyên nhãn, duyên sắc, phát sinh nhãn thức, ba pháp hòa hợp xúc duyên thọ, gọi là thọ của xúc nhãn, cho đến thọ của ý cũng như thế. Tưởng là sao? Đáp: Nếu tưởng nhớ, tưởng, tưởng vượt hơn, gọi là tưởng. Lại nữa, sáu tưởng của tưởng: tưởng sắc, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp. Tưởng sắc là thế nào? Đáp: Nếu tưởng tương ưng với nhãn thức, gọi là tưởng sắc. Thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Lại nữa, tưởng sắc, cảnh giới sắc, tư duy sắc. Nếu sự tưởng nhớ của tưởng, tưởng vượt hơn, gọi là tưởng sắc. Tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Tư là sao? Đáp: Nếu tư, tư duy chân chính, tu duy duyên, hoặc tâm có tạo tác thì gọi là tư. Lại nữa, tư có sáu tư: tư sắc, tư thanh, hương vị, xúc, pháp. Sao nói là tư sắc? Nếu tư tương ưng với nhãn thức, gọi là tư duy sắc. Tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Lại nữa, tư duy sắc, tư duy cảnh giới sắc, tư duy sắc, nếu tư duy chính, tư duy về duyên, nếu tâm có tạo tác, gọi là tư duy sắc. Tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Xúc là thế nào? Đáp: Nếu xúc, chính xúc thì gọi là xúc. Lại nữa, sáu xúc của xúc: xúc nhãn, xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, ý. Xúc nhãn là sao? Đáp: Nếu xúc tương ưng với nhãn thức, gọi là xúc nhãn. Xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế. Lại nữa, xúc nhãn duyên nhãn, duyên sắc, sinh nhãn thức, xúc của ba pháp hòa hợp, gọi là xúc nhãn. Xúc nhó, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế. Hỏi: Thế nào là tư duy? Nếu tâm phân biệt, so sánh, tính, lường, nhớ nghó, gọi là tư duy. Lại nữa, tư duy có sáu thứ: tư duy sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Tư duy sắc là gì? Nếu tư duy tương ưng với nhãn thức, gọi là tư duy sắc. Tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Lại nữa, tư duy sắc, tư duy cảnh giới sắc, nếu tâm phân biệt sắc, so sánh, tính, lường, nghó nhớ, gọi là tư duy sắc. Tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Giác là sao? Đáp: Nếu giác, giác trùng lập, tưởng nhớ duyên theo cảnh giới, tâm, ngữ thì gọi là giác. Lại nữa, sáu giác là giác sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Giác sắc là thế nào? Đáp: Nếu tâm ngữ dùng cảnh giới sắc, tư duy sắc giác, giác nữa, tưởng nhớ duyên theo cảnh giới, gọi là giác sắc. Giác thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Quán là sao? Đáp: Nếu tâm hành, hành vi tế, thấm nhuần vi tế, phân biệt vi tế, tâm tùy chuyển vi tế, gọi là quán. Lại nữa, có sáu quán: quán sắc, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp. Quán sắc là gì? Đáp: Nếu dùng cảnh giới sắc để tư duy sắc, hoặc tâm, hành, hành vi tế, thấm nhuần vi tế, tâm phân biệt tùy chuyển vi tế, gọi là quán sắc. Quán thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Hỏi: Thế nào là nhẫn? Đáp: Tham, lam muốn được, nếu đối với pháp thuận, không thuận, có thể chịu đựng, nhẫn nhục, gọi là nhẫn. Kiến là sao? Đáp: Kiến có hai thứ: hoặc nhẫn kiến, hoặc trí kiến. Sao nói là nhẫn kiến? Đáp: Nếu tham, lam muốn được, nếu đối với pháp thuận, không thuận, có thể chịu đựng, nhẫn nhục, gọi là nhẫn kiến. Trí kiến là thế nào? Đáp: Nếu nhất định chấp pháp, gọi là trí kiến. Trí là sao? Đáp: Nếu quyết định giữ pháp thiện, gọi là trí. Lại nữa trí có bốn trí: pháp trí, tỷ trí, thế trí, và tha tâm trí, gọi là trí. Giải thoát là thế nào? Đáp: Nếu giải, giải trùng lập, giải rốt ráo, tâm hướng đến kia, tôn thượng kia, nghiêng hướng về kia, dùng kia mà giải thoát, gọi là giải thoát. Lại nữa, giải thoát có sáu giải thoát: giải thoát sắc, giải thoát thanh, hương, vị, xúc, pháp. Giải thoát sắc là thế nào? Đáp: Nếu sự giải thoát tương ưng với nhãn thức, gọi là giải thoát sắc. Sự giải thoát thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Lại nữa, sự giải thoát sắc, nếu dùng cảnh giới sắc, tư duy sắc, nếu giải, giải trùng lập, giải rốt ráo, tâm hướng về giải thoát, tôn thượng giải thoát, nghiêng hướng về giải thoát, người kia nhờ sắc kia được giải thoát. Giải thoát về thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế. Không có tham là sao? Đáp: Nếu không mong cầu gọi là không có tham. Lại nữa, nếu chịu đựng lìa được tâm tham, gọi là không có tham. Lại nữa, nếu đối với năm dục, yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc, dục nhiễm nối tiếp nhau. Nhãn nhận thức sắc, yêu, mừng, vừa, ý yêu sắc dục nhiễm nối tiếp nhau, nhó, tỷ, thiệt, thân thức, tiếp xúc với sự yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc dục nhiễm nối tiếp nhau. Nếu đối với dục của người, của cải, vật dụng của người, vợ, con gái của người, không muốn tham, lấy. Nếu không nặng về tham, cuối cùng không tham, không có tâm tham, không chấp mắc, không hy vọng, không yêu đắm, không nhiễm dục, và các pháp có thể tham khác, nếu không nặng về tham, không tham, rốt ráo tâm không tham đắm, không hy vọng, không yêu đắm, không nhiễm dục, gọi là không có tham. Không giận dữ là sao? Đáp: Nếu không có tranh tụng, gọi là không giận dữ. Lại nữa, nếu gắng nhẫn, lìa tâm giận dữ, gọi là không giận dữ. Lại nữa, nếu đối với ít chúng sinh, hoặc nhiều chúng sinh, muốn cho chúng sinh này không bị trói buộc, không bị giam giữ, không gây tổn hại, chớ để cho chúng bị thâm khổ ngần ấy, nếu không nặng về giận dữ, không có tột độ giận dữ, không có tâm giận dữ, lìa sự giận dữ, không có tranh tụng, không oán ghét, hãm hại, không có phiền não duyên tâm, không oán ghét, lòng từ sâu nặng, từ tột độ, xót thương từ, muốn làm lợi ích cho chúng sinh. Và pháp có thể giận dữ khác, nếu không giận dữ nặng, cuối cùng không giận dữ, tâm không giận dữ, lìa sự giận dữ, không có tranh tụng, không ghét hại, không có phiền não duyên tâm không oán ghét, nặng lòng từ, từ rốt ráo, từ xót thương, muốn cho pháp lợi ích, gọi là không giận dữ. Hỏi: Thế nào là không có si? Đáp: Nếu sáng suốt thì gọi là không có si. Lại nữa, không có si, nếu có thể nhẫn, lìa tâm si, gọi là không có si. Lại nữa, nếu biết khổ, tập, diệt, đạo, biết bờ mé trước, bờ mé sau, biết bờ mé trước sau, biết nội, biết ngoại, biết lỗi lớn của tập diệt của sáu xúc nhập, nẻo xuất ly, biết nhân duyên, biết nghiệp báo, biết duyên sinh, thiện, bất thiện, vô ký, đen, trắng, có duyên, không có duyên, có minh, không có minh, có thể tạo tác, không thể tạo tác, đáng gần gũi, không đáng gần gũi. Nếu đối với pháp đó không có si, không có tối tăm không có quên, không có mất, chính niệm, không có chướng ngại, không có che giấu, không có bóng tối che khuất, không có dở dang, không có triền ràng buộc, không có vẫn đục. Ngọn lửa sáng rực, thuật sáng suốt, soi rọi phương tiện giải thoát của tri kiến, huệ nhãn, huệ căn, huệ lực, trạch pháp giác, chính kiến. Và trong pháp si khác, không có ngu si, không có tối tăm, không có quên, không có mất, chính niệm, không có chướng ngại, không có che khuất, không có tối tăm che lấp, không có dở dang, không có triền, không có vẫn đục. Ngọn lửa sáng rực, thuật sáng suốt, soi rọi phương tiện giải thoát của tri kiến, huệ nhãn, huệ căn, huệ lực, trạch pháp giác, chính kiến, gọi là không có si. Sao nói là thuận tín? Đáp: Nếu niềm tin khéo thuận, không trái ngược, gọi là thuận tín. Sự ăn năn là sao? Đáp: Nếu có thể làm, mà không làm. Nếu làm, mà không làm rồi, hoặc đối với việc làm đó, tâm địa nóng bỏng, nóng bỏng nặng, nóng bỏng cuối cùng, gọi là ăn năn. Không ăn năn là sao? Đáp: Nếu đối việc có thể làm, không thể làm, nếu có thể làm, không thể làm rồi, hoặc đối với việc làm đó, không cháy nám, không nóng nặng, không cháy sém, không nóng, cuối cùng, không cháy sém, không nóng, gọi là không ăn năn. Đẹp lòng là sao? Đáp: Nếu tâm vui vẻ, hoan lạc, thọ nhận niềm vui vị mừng, gọi là đẹp lòng. Hỏi: Thế nào là mừng? Đáp: Nếu hoan hỷ, hớn hở, chính hớn hở, vắng lặng xa lìa sự giận dữ, gọi là mừng. Tâm tinh tiến là sao? Đáp: Nếu tâm phát khởi, hiển bày ra, vượt qua, gọi là tâm tinh tiến. Hỏi: Thế nào là tâm trừ? Đáp: Nếu tâm vui, tâm điều hòa, tâm mềm mỏng, tâm khinh an, gọi là tâm trừ. Tín là sao? Đáp: Nếu tín nhập tín, tín vượt hơn thì gọi là tín. Dục là thế nào? Đáp: Nếu muốn, muốn nữa, hy vọng muốn làm, muốn phát khởi, muốn biểu thị ra, muốn vượt qua, muốn được, muốn tiếp xúc, muốn giải thoát, muốn chứng, gọi là dục. Không buông lung là sao? Nếu tâm ngăn che, gìn giữ suy nghó muốn cho tâm không nhiễm đối với pháp nhiễm, không giận dữ đối với pháp giận dữ, không si đối với pháp si, không dính mắc pháp cấu uế, không thuận với sắc dục, không kiêu mạn đối với pháp cao ngạo, không buông lung đối với pháp buông lung, gọi là không buông lung. Hỏi: Thế nào là niệm? Đáp: Nếu nghó, nhớ nghó, gọi là niệm. Tâm xả là sao? Đáp: Nếu buông bỏ, tâm buông bỏ vượt hơn, tâm bình đẳng, tâm quân bình, tâm thanh tịnh, không tạo tác, không thọ nhận, gọi là xả. Sao là sự sợ hãi? Đáp: Nếu đối với pháp sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, nếu chúng sinh, hoặc sợ hãi, rất sợ hãi, sợ hãi cuối cùng, tâm sợ hãi, nổi ốc, gọi là sợ hãi. Sao nói là sử phiền não? Đáp: Có mười sử: Sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử ái, sử giận dữ, sử ganh tî, sử keo kiệt, tiếc rẻ, sử vô minh, sử kiêu mạn, sữ trạo cử, gọi là mười sử phiền não. Sử kiến là thế nào? Đáp: Trừ kiến giới đạo, nếu kiến khác, gọi là sử kiến. Lại nữa, sử kiến có sáu mươi hai kiến và tà kiến, gọi là sử kiến. Sử nghi là sao? Đáp: Nếu có người duyên nghi hoặc quá khứ, cho quá khứ của ta có, ta không có quá khứ. Quá khứ có tính gì? Nhân gì? Duyên gì? Nghi ngờ vị lai: Vị lai của ta có, ta không có vị lai. Vị lai có tính gì? Nhân gì? Vị lai có duyên gì? Nghi ngờ hiện tại: Hiện tại của ta có, hiện tại của ta không có. Hiện tại có tính gì? Nhân gì? Đâu có hiện tại là nơi sinh của ta. Chúng sinh này từ nơi nào đến? Sẽ đi về đâu? Hoặc nghi ngờ Thế Tôn: Không biết có phải Phật, Thế Tôn hay chăng? Thế Tôn khéo nói pháp, hay Thế Tôn không phải khéo nói pháp? Chúng Thanh văn của Đức Thế Tôn khéo hướng đến, hay chúng Thanh văn của Đức Thế Tôn không phải khéo hướng đến? Hành là thường hay hành là phi thường? Hành khổ hay hành không phải khổ? Pháp vô ngã hay chẳng phải pháp vô ngã? Niết-bàn vắng lặng hay không phải Niết- bàn vắng lặng? Có cho hay không có cho? Có thí hay không có thí? Có cúng tế hay không có cúng tế? Có quả báo của nghiệp thiện, ác; hay không có quả báo của nghiệp thiện, ác? Có đời nay hay không có đời nay? Có đời sau hay không có đời sau? Có cha mẹ hay không có cha mẹ? Có trời hay không có trời? Chúng sinh có hóa sinh hay chúng sinh không có hóa sinh? Thế gian có Sa-môn, Bà-la-môn, chính thú hướng chính đến nơi, như đời nay, đời sau, tự chứng biết, nêu bày; hay thế gian không có Sa-môn, Bà-la-môn chính thú hướng chính, đến nơi, như đời nay, đời sau, thân chứng biết, nêu bày? Nếu đối với pháp kia, nghi hoặc, nghi hoặc chồng chất, nghi hoặc cuối cùng, tâm không quyết định, hai tâm do dự, tâm nghi, không hiểu rõ ràng, vô lượng nghi không hết, không giải thoát, do dự, lại do dự, do dự cuối cùng thì gọi là sử nghi. Sử giới đạo là sao? Đáp: Nếu kiến giới đạo thì gọi là sử giới đạo. Lại nữa, cho giới làm tịnh, lấy giới trộm là thanh tịnh giải thoát không nương tựa, dứt hết bờ mé của tất cả khổ, hoặc nhẫn dục giác xúc chứng giới, nghĩa là gìn giữ thân, miệng đạo nghĩa là tà, nuôi tốt tóc, kính thờ nước, lửa, mặt trời, mặt trăng, giữ giới bò, nai, chó, im lặng v.v… để mong cầu báo lực só, tôn quí trong cõi người, trời. Siêng năng thực hành tà hạnh khổ hạnh như thế, gọi đó là đạo. Nếu giới, nếu đạo, tìm kiếm, tìm kiếm rồi, lấy giới đạo này làm tịnh, làm tịnh rồi làm giải thoát, làm giải thoát rồi, lấy giải thoát, tịnh này làm bậc Thánh, làm La-hán, làm Niết-bàn. Nếu đối với tà đạo đó, chịu ham muốn, có thể tha hồ ưa đắm, gọi là sử giới đạo. Sử ái là sao Đáp: Nếu dục nhiễm thì gọi là sử ái. Sử giận dữ là thế nào? Đáp: Nếu ghét, giận dữ, gọi là sử giận dữ. Sử ganh tî là sao? Đáp: Nếu thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, lễ bái, thì ganh ghét, tâm giận dữ, phẫn nộ, ganh ghét, gọi là sử ganh tî. Hỏi: Thế nào là sử keo kiệt, bủn xỉn? Đáp: Nếu keo kiệt, tiếc nuối tài, vật, với tâm tham không buông bỏ, gọi là sử keo kiệt, tiếc rẻ. Sử vô minh là sao? Đáp: Căn bất thiện si, gọi là sử vô minh. Sử kiêu mạn là sao? Đáp: Nếu kiêu mạn tự cao, gọi là sử kiêu mạn. Sử trạo cử là thế nào? Đáp: Nếu dao động bất định, phát ra sự rong ruổi buông thả, không vắng lặng, không chính vắng lặng, không thôi dứt, gọi là sử trạo cử. Định có giác, có quán, định không có giác, có quán, định không có giác, không có quán, định không, vô tướng, vô nguyện, như trong ba chi đạo của phẩm đạo đã nói rộng. Tín căn là sao? Đáp: Người tu lìa phiền não, với tâm Thánh thú hướng đến đạo Thánh. Nếu Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác như thấy lỗi lầm tai hại, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được, muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng, muốn chứng, người kiến học tu đạo, lìa phiền não. Nếu Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm đầy đủ quán hạnh. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì được quả Sa-môn, quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người Vô học A-la-hán chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, quán hạnh đầy đủ, nếu địa trí, nếu quán tâm giải thoát, tức sẽ được quả A-la-hán. Như người thật như người thú hướng hoặc tín nhập tín, vượt hơn tín chân tín, tâm tịnh, gọi là tín căn, tiến niệm, định, huệ căn cũng như thế.  <卷>QUYỂN 24 <詞>Phẩm 2: PHẨM TƯƠNG ƯNG THUỘC PHẦN NHIẾP TƯƠNG ƯNG (Phần Hai) Bảy mươi hai môn phần tương ưng nay sẽ nói: Năm thức giới, mỗi thức đều có mười hai. Hai thức giới, mỗi thức đều có sáu mươi: xúc thân mười ba. Xúc tâm gọi là xúc đều có năm mươi ba. Xúc đối cũng mười ba. Xúc thân, xúc ái có hai mươi lăm. Xúc giận dữ hai mươi ba. Xúc minh ba mươi lăm. Xúc vô minh ba mươi bốn. Xúc của phần minh ba mươi lăm. Xúc phần vô minh ba mươi. Lạc căn mười ba. Khổ căn cũng như thế. Hỷ căn năm mươi mốt, ưu căn ba mươi bảy, xả căn năm mươi sáu, thọ sáu mươi lăm, tưởng, tư xúc, tư duy, mỗi pháp đều loại trừ tự tính. Số giác khác có năm mươi chín, quán có sáu mươi, nhẫn có năm mươi ba, kiến có năm mươi bốn, trí có ba mươi lăm, giải thoát sáu có mươi chín, vô tham có hai mươi chín, vô sân cũng như thế, vô si có bốn mươi hai, thuận tín có bốn mươi bốn, ăn năn có ba mươi bốn, không ăn năn có ba mươi sáu, đẹp lòng có năm mươi hai, hỷ cũng như thế. Tâm tiến có sáu mươi, tâm trừ có bốn mươi mốt, tín năm có mươi tám, dục có sáu mươi mốt, không buông lung có bốn mươi sáu, niệm có năm mươi chín, tâm xả có bốn mươi mốt, sự sợ hãi có hai mươi bảy, sử phiền não có bốn mươi chín, sử kiến có hai mươi tám, sử nghi có mười chín, sử trộm có hai mươi tám, sử ái có hai mươi chín, sử giận ghét có hai mươi bảy, sử ganh tî có hai mươi bốn, sử keo kiệt, tiếc rẻ cũng như thế, vô minh có ba mươi chín, mạn, trạo cử cũng như thế, định giác quán có ba mươi lăm, định không giác quán có ba mươi bốn, định không giác không quán có ba mươi ba, định không có ba mươi bốn, vô tướng, vô nguyện cũng như thế. Tín căn ba có mươi tám, tiến căn ba mươi chín, niệm căn cũng như thế, định căn có ba mươi bốn, tuệ căn có ba mươi sáu. Hỏi: Thế nào là phần nhãn thức giới? Đáp: Nếu pháp tương ưng với giới nhãn thức, nghĩa là xúc thân, xúc đối, xúc phần vô minh, lạc căn, khổ căn, xả căn, thọ, xúc, tưởng, tư, tư duy, giải thoát, gọi là phần nhãn thức giới. Phần giới nhó, tỷ, thiệt, thân thức cũng như thế. Hỏi: Phần giới ý là sao? Đáp: Nếu pháp tương ưng với giới ý, nghĩa là xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc ghét, xúc minh, xúc vô minh, xúc phần minh, xúc phần vô minh, hỷ căn cho đến huệ căn, gọi là phần giới ý. Phần giới ý thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là phần xúc thân? Đáp: Nếu pháp tương ưng với xúc thân, nghĩa là nhãn thức giới, giới nhó thức, giới tỷ thức, giới thiệt thức, thân thức giới, lạc căn, khổ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư duy, giải thoát, gọi là phần xúc thân. Hỏi: Thế nào là phần xúc tâm? Đáp: Nếu pháp tương ưng với xúc tâm, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc trừ, hỷ căn, cho đến huệ căn, gọi là phần xúc tâm. Phần xúc danh cũng như thế. Hỏi: Phần xúc đối là sao? Đáp: Nếu pháp tương ưng với xúc đối, nghĩa là nhãn thức giới, giới nhó, tỷ, thiệt, thân thức, lạc căn, khổ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giải thoát, gọi là phần xúc đối. Hỏi: Thế nào là phần xúc sao? Đáp: Nếu pháp tương ưng với xúc ái, nghĩa là giới ý, giới ý thức, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy nhận biết, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sử phiền não, sử ái, sử vô minh, mạn, trạo cử, gọi là phần xúc ái. Hỏi: Phần xúc giận dữ là sao? Đáp: Nếu pháp tương ưng với xúc giận dữ, nghĩa là giới ý, giới ý thức, ưu căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, tâm ăn năn, tiến, tín, dục, niệm, sợ hãi, sử phiền não, sử giận dữ, sử vô minh, mạn, trạo cử, gọi là phần xúc giận dữ. Hỏi: Thế nào là phần xúc minh. Đáp: Nếu pháp tương ưng với xúc minh, nghĩa là giới ý, giới ý thức, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, kiến, trí, giải thoát, không có si, thuận tín, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ (khinh an), tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả, định có giác, có quán, định không giác, có quán, định không giác, không quán, định Không, định Vô tưởng, định Vô nguyện, tín căn, cho đến huệ căn, gọi là phần xúc minh. Hỏi: Phần xúc vô minh là thế nào? Đáp: Nếu pháp tương ưng với xúc vô minh, nghĩa là giới ý, giới ý thức, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ hãi, sử phiền não và mười sử phiền não, gọi là phần xúc vô minh. Hỏi: Xúc của phần minh là sao? Đáp: Nếu pháp tương ưng với xúc của phần minh, nghĩa là giới ý, giới ý thức, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, không có si, thuận tín, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả, định có giác, có quán, cho đến huệ căn, gọi là xúc của phần minh. Hỏi: Xúc của phần vô minh là sao? Đáp: Nếu pháp tương ưng với xúc của phần vô minh, nghĩa là giới nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân thức, giới ý, giới ý thức, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, không có tham, không giận dữ, không có si, thuận tín, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tâm tiến, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm trừ, sợ hãi, định có giác, có quán, định không giác, có quán, định không giác, không quán, gọi là xúc của phần vô minh. Hỏi: Sao nói là phần lạc căn? Đáp: Nếu pháp tương ưng với lạc căn, nghĩa là giới nhãn, giới nhó, tỷ, thiệt, thân thức. Xúc thân, xúc đối, xúc phần vô minh, xúc tưởng, tư, tư duy, giải thoát, gọi là phần lạc căn. Hỏi: Phần khổ căn là thế nào? Đáp: Nếu pháp tương ưng với khổ căn nghĩa là: giới nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân, thức, xúc thân, xúc đối, xúc phần vô minh, xúc tưởng tư, tư duy giải thoát, đó gọi là phần khổ căn. Hỏi: Thế nào là phần hỷ căn? Đáp: Nếu pháp tương ưng với hỷ căn, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc minh, xúc vô minh, xúc phần minh, xúc phần vô minh, xúc tưởng, tư, tư duy, giải thoát, giác, quán, kiến, trí, giải thoát, không có tham, không giận dữ, không có ngu si, thuận tín, không ăn năn, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả, sử phiền não, sử kiến, sử giới đạo, sử ái, sử vô minh, mạn, trạo cử, định có giác, có quán, cho đến huệ căn, gọi là phần hỷ căn. Hỏi: Thế nào là phần ưu căn? Đáp: Nếu pháp tương ưng với ưu căn, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc giận dữ, xúc vô minh, xúc phần minh, xúc phần vô minh, xúc tưởng, tư, tư duy, giải thoát, giác, quán, nhẫn kiến, trí, giải thoát, không có tham, không giận dữ, không có ngu si, thuận tín tâm ăn năn, tiến, tín, dục, không buông lung, niệm, sợ hãi, sử phiền não, sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử giận dữ, sử ganh ghét, sử keo kiệt, tiếc rẻ, sử vô minh, mạn, trạo cử, gọi là phần ưu căn. Hỏi: Thế nào là phần xả căn? Đáp: Nếu pháp tương ưng với xả căn, nghĩa là nhãn thức giới, giới nhó, tỷ, thiệt, thân thức, giới ý, giới ý thức, xúc nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân, xúc tâm, xúc danh, xúc đối, xúc ái, xúc minh, xúc vô minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, xúc tưởng, tư, tư duy, giác, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không có tham, không giận dữ, không có si, thuận tín, tâm trừ, tín, dục, không buông lung, niệm xả, sử phiền não, sử kiến, sử nghi, sử giới trộm, sử ái, sử vô minh ngã mạn, trạo cử, định có giác, có quán, cho đến huệ căn, gọi là phần căn xả. Thế nào là phần thọ? Là tương ưng với pháp thọ, sao gọi là phi phần? nghĩa là các tự tính, đó gọi là phần phi thọ. Thế nào là phần tưởng? Là tương ưng với pháp tưởng, sao gọi là phi phần? nghĩa là các tự tính, đó gọi là phần phi tưởng. Thế nào là phần tư? Là tương ưng với pháp tư, sao gọi là phi phần, nghĩa là các tự tính, đó gọi là phần phi tư. Thế nào là phần xúc? Là tương ưng với pháp xúc, sao gọi là phi phần? nghĩa là các tự tính, đó gọi là phần phi xúc. Thế nào là phần giác? Là tương ưng với pháp giác, sao gọi là phi phần? nghĩa là thân cảu năm thức giới, xúc đối xúc, tự tính của lạc căn, khổ căn. Định vô giác vô quán, đó gọi là phần phi giác. Thế nào là phần quán? Là tương ưng với pháp quán, sao gọi là phi phần? nghĩa là thân năm thức giới, xúc đối xúc, tự tính của lục căn, khổ căn. Định vô giác vô quán, đó gọi là phần phi quán. Thế náo là phần Nhẫn? Là tương ưng với pháp nhẫn, thế nào là phi phần? Là xúc vô minh của thân có mười lăm, tự tính nhẫn, kiến, trí tuệ căn vô si. Kiến đoạn bỏ ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, đó gọi là phần phi nhẫn. Thế nào là phần kiến? Là tương ưng với pháp kiến, sao gọi là phi phần? Chín hoàn toàn, thân năm tự tính nhẫn trí, tuệ căn vô si, kiến đoạn ba phiền não: thân kiến, nghi, giới đạo, đó gọi là phần phi kiến. Thế nào là phần trí? Là tương ưng với pháp trí, nghĩa là giới ý, giới ý thức, tâm xúc gọi là xúc minh xúc, hỷ căn, xả căn, thọ tưởng xúc, tư duy giác quán giải thoát, thuận tín, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm tâm xả. Định có giác có quán cho đến định căn, đó gọi là phần trí. Thế nào là phần giải thoát? Là tương ưng với pháp giải thoát, thế nào là phi phần? Là tự tính của sử nghi, đó gọi là phần phi giải thoát. Thế nào là phần vô tham? Là tương ưng với pháp vô tham, nghĩa là giới ý, giới ý thức, tâm xúc gọi là xúc, phần xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ tưởng tư xúc, tư duy giác quán, nhẫn kiến giải thoát vô si, thiện tín, hối, bất hối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, không buông lung niệm. Đó gọi là phần vô tham. Thế nào là phần vô nhuế? Là tương ưng với pháp vô nhuế, nghĩa là ý giới, giới ý thức, tâm xúc gọi là xúc, phần xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ tưởng tư xúc, tư duy giác quán. Nhẫn kiến, giải thoát vô si, thuận tín, hối, bất thối, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, không buông lung niệm, đó gọi là phần vô nhuế. Thế nào là phần vô si? Là tương ưng với pháp vô si, nghĩa là giới ý, giới ý thức, tâm xúc danh xúc, minh xúc, minh phần xúc, vô minh phần xúc, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ tưởng tư xúc, tư duy giác quán, giải thoát vô tham, vô nhuế, thuận tín, hối, bất hối, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, trừ, tín dục, không buông lung niệm, tâm xả, định có giác có quán, cho đến định căn, đó gọi là phần tâm xả, định có giác có quán, cho đến định căn, đó gọi là phần vô si. Thế nào là phần thuận tín? Là tương ưng với pháp thuận tín, nghĩa là giới ý, giới ý thức, tâm xúc, danh xúc, minh xúc, minh phần xúc, hỷ căn, ưu căn, vô nhuế, xô si, hối, bất hối, tâm vui mừng, tâm tinh tiến, trừ dục, không buông lung niệm, tâm xả, trừ tín căn. Định có giác có quán cho đến tuệ căn, đó gọi là phần thuận tín. Thế nào là phần hối? Là tương ưng với pháp hối, nghĩa là giới ý, giới ý thức, tâm xúc, hỷ căn, thọ tưởng tư xúc, tư duy giác quán, nhẫn kiến giải thoát, vô tham, vô nhuế, vô si. Thuận tín, tâm tinh tiến, tín dục, không buông lung niệm, sử phiền não, sử kiến, sử giới đạo, sử nhuế, sử vô minh, kiêu mạn, trạo cử, đó gọi là phần hối. Thế nào gọi là phần phi? Là tương ưng với pháp phi hối, nghĩa là giới ý, giới ý thức, tâm xúc, danh xúc, ái xúc, vô minh xúc, vô minh phần xúc, hỷ căn, thọ tưởng tư xúc, tư duy giác quán, nhẫn kiến giải thoát, vô tham, vô nhuế, vô si, thuận tín, tâm vui mừng, tiến tín dục, không buông lung niệm, sử phiền não, sử kiến, sử giới đạo, sử ái, vô minh, mạn, trạo cử, đó gọi là phần phi hối. Thế nào là phần duyệt? Là tương ưng với pháp duyệt, sao gọi là phần phi? Là chín nhuế xúc của thân, ưu căn, xả căn, tự tính của hối, sợ nghi nhuế, ganh ghét, bỏn sẻn. Đó gọi là phần phi duyệt. Thế nào là phần hỷ? Là tương ưng với pháp hỷ, sao gọi là phần phi? Là chín nhuế xúc của thân, ưu căn, xả căn, tự tính của hối, hỷ, sợ, nghi, nhuế, ganh ghét, bỏn sẻn. Đó gọi là phần phi hỷ. Thế nào là phần tâm tinh tiến? Là tương ưng với pháp tâm tinh tiến, sao là phi phần? Là thân có chín, tự tính của tiến căn, đó gọi là phần chẳng phải tâm tinh tiến. Thế nào gọi là phần của tâm trừ? Là tương ưng với pháp tâm trừ, nghĩa là giới ý, giới ý thức, tâm xúc, danh xúc, minh xúc, minh phần xúc, vô minh phần xúc, hỷ căn, xả căn, thọ tưởng tư xúc, tư duy giác quán, nhẫn kiến trí, giải thoát vô si, thuận tín, tâm vui mừng, tiến tín dục, niệm không buông lung, tâm xả, định có giác có quán, cho đến tuệ căn, đó gọi là phần tâm trừ. Thế nào là phần tín? Là tương ưng với pháp tín, sao là phần phi? Là thân có chín thuận tín, tín căn nghi, đó gọi là phần phi tín. Thế nào là phần dục? Là tương ưng với pháp dục, sao là phi phần? Là thân có chín tự tính nghi, đó gọi là phần phi dục. Thế nào là phần không buông lung? Là tương ưng với pháp không bông lung, nghĩa là giới ý, giới ý thức, tâm xúc, danh xúc, minh xúc, minh phần xúc, vô minh phần xúc, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ tưởng tư xúc, tư duy giác quán, nhẫn kiến trí, giải thoát vô tham vô nhuế, vô si, thuận tín, hối, bất hối, tâm vui mừng, tinh tiến, tâm trừ, tiến dục niệm xả, định có giác có quán, cho đến định căn, đó gọi là phần không buông lung. Thế nào là phần niệm? Là tương ưng với pháp niệm, sao là phi phần? nghĩa là thân có chín thứ tự tính niệm căn nghi, đó gọi là phần phi niệm. Thế nào là phần tâm xả? Là tương ưng với pháp tâm xả, nghĩa là giới ý, giới ý thức, tâm xúc, danh xúc, minh xúc, minh phần xúc, vô minh phần xúc, hỷ căn, xả căn, thọ tưởng tư xúc, tư duy giác quán, nhẫn kiến trí, giải thoát vô si, thuận tín, tâm vui mừng, tinh tiến, tâm trừ, tín dục, niệm không buông lung, định có giác có quán, cho đến tuệ căn, đó gọi là phần tâm xả. Hỏi: Sao nói là phần sợ hãi? Đáp: Là pháp tương ưng với, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc giận dữ, xúc vô minh, xúc phần vô minh, ưu căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, tâm giải thoát, tiến, tín, dục, niệm, sử phiền não, sử giận dữ, sử vô minh, mạn, trạo cử, gọi là phần sợ hãi. Hỏi: Thế nào là phần sử phiền não? Đáp: Là pháp tương ưng với sử phiền não, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc giận dữ, xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, tâm giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ hãi, sử, kiến, cho đến sử trạo cử, gọi là phần sử phiền não. Hỏi: Phần sử kiến là thế nào? Đáp: Nếu pháp tương ưng với sử kiến, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sử phiền não, sử vô minh, mạn, trạo cử, gọi là phần sử kiến. Hỏi: Phần sử nghi là thế nào? Đáp: Nếu pháp tương ưng với sử nghi, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc vô minh, ưu căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, tâm tiến, sử phiền não, sử vô minh, mạn trạo cử, gọi là phần sử nghi. Hỏi: Phần sử giới đạo là sao? Đáp: Là pháp tương ưng với sử giới đạo, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sử phiền não, sử vô minh, mạn, trạo cử, gọi là phần sử giới đạo. Hỏi: Phần sử ái là thế nào? Đáp: l pháp tương ưng với sử ái, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc vô minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sử phiền não, sử vô minh, mạn, trạo cử, gọi là phần sử ái. Hỏi: Thế nào là phần sử giận dữ? Đáp: Là pháp tương ưng với sử giận dữ, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc giận dữ, xúc vô minh, ưu căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, tâm ăn năn, tiến, tín, dục, niệm, sợ hãi, sử phiền não, sử vô minh, mạn, trạo cử, gọi là phần sử giận dữ. Hỏi: Phần sử ganh tî là sao? Đáp: Là pháp tương ưng với sử ganh tî, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc vô minh, ưu căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, tâm giải thoát, tiến, tín, dục, niệm, sử phiền não, sử vô minh, mạn, trạo cử, gọi là phần sử ganh tî. Hỏi: Phần sử keo kiệt là thế nào? Đáp: Là pháp tương ưng với sử keo kiệt, tiếc rẻ, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc vô minh, xúc ưu căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, tâm giải thoát, tiến, tín, dục, niệm, sử phiền não, sử vô minh, mạn, trạo cử, gọi là phần sử keo kiệt, tiếc rẻ. Hỏi: Thế nào là phần sử vô minh? Đáp: Là pháp tương ưng với sử vô minh, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc giận dữ, xúc vô minh, căn hỷ, căn ưu, căn xả, xúc, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, tâm giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ hãi, sử phiền não, sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử ái, sử giận dữ, sử ganh tî, sử keo kiệt, sử mạn, sử trạo cử, gọi là phần sử vô minh. Hỏi: Phần sử mạn là sao? Đáp: Là pháp tương ưng với sử mạn, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc giận dữ, xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ hãi, sử phiền não, sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử ái, sử giận dữ, sử ganh ghét, sử keo kiệt, sử vô minh, sử trạo cử, gọi là phần sử mạn. Hỏi: Thế nào là phần sử trạo cử? Đáp: Nếu pháp tương ưng với sử trạo cử, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc giận dữ, xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, xúc, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, ăn năn, không ăn năn, tâm vui mừng, tiến, tín, dục, niệm, sợ hãi, sử phiền não, sử kiến, sử nghi, sử trộm giới, sử ái, sử giận dữ, sử ganh tî, sử keo kiệt, sử vô minh, sử mạn, gọi là phần sử trạo cử. Hỏi: Thế nào là phần định có giác, có quán? Đáp: Nếu pháp tương ưng với định có giác, có quán, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc phần minh, xúc phần vô minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không có si, thuận tín tâm vui mừng, tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả, tín căn, tiến căn, niệm căn, huệ căn, gọi là phần định có giác, có quán. Hỏi: Thế nào là phần định không giác, có quán? Đáp: Là pháp tương ưng với định không giác, có quán, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc phần minh, xúc phần vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, trí, kiến, giải thoát, không có si, tin thuận tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả, tín căn, tiến căn, niệm căn, huệ căn thì gọi là phần định không có giác, có quán. Hỏi: Thế nào là phần định không có giác, không có quán? Đáp: Là pháp tương ưng với định không có giác, không có quán, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc phần minh, xúc phần vô minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến trí, giải thoát, không có si, tin thuận tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, niệm không buông lung, tâm xả, tín căn, niệm căn, huệ căn thì gọi là phần định không có giác, không có quán. Hỏi: Phần định không là thế nào? Đáp: Là pháp tương ưng với định không, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc phần minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không có si, thuận tín tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả, tín căn, tiến căn, niệm căn, huệ căn thì gọi là phần định không. Hỏi: Phần định Vô tướng ra sao? Đáp: Là pháp tương ưng với định vô tướng, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc phần minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không có si, thuận tín tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, niệm không buông lung, , tâm xả, tín căn, tiến căn, niệm căn, huệ căn thì gọi là phần định vô tướng. Hỏi: Phần định vô nguyện là thế nào? Đáp: Là pháp tương ưng với định vô nguyện, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc phần minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không có si, thuận tín tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, niệm không buông lung , tâm xả, tín căn, tiến căn, niệm căn, huệ căn thì gọi là phần định vô nguyện. Hỏi: Phần tín căn là sao? Đáp: Là pháp tương ưng với tín căn, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc phần minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không có si, tâm vui mừng, trừ, tín, dục, niệm không buông lung, tâm xả, trừ tín căn, từ định có giác, có quán, cho đến huệ căn gọi là phần tín căn. Hỏi: Phần tiến căn là thế nào? Đáp: Là pháp tương ưng với tiến căn, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc phần minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không có si, thuận tín, tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả, trừ tiến căn, từ định có giác, có quán… cho đến huệ căn thì gọi là phần tiến căn. Hỏi: Thế nào là phần niệm căn? Đáp: Là pháp tương ưng với niệm căn, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc phần minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không có si, thuận tín tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả, trừ niệm căn, từ định có giác, có quán… cho đến huệ căn gọi là phần niệm căn. Hỏi: Phần căn định ra sao? Đáp: Là pháp tương ưng với định căn, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc phần minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không có si, thuận tín tâm vui mừng, tâm tiến, trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả, tín căn, tiến căn, niệm căn, huệ căn thì gọi là phần định căn. Hỏi: Phần tuệ căn là thế nào? Đáp: Là pháp tương ưng với tuệ căn, nghĩa là giới ý, giới ý thức, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc phần minh, hỷ căn, xả căn, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, giải thoát, tâm vui mừng, tâm tiến trừ, tín, dục, không buông lung, niệm, tâm xả, từ định có giác, có quán… cho đến định căn gọi là phần huệ căn. Nhãn thức giới có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của nhãn thức giới, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của nhãn thức giới, nhãn thức giới, là phần ý thức không có duyên pháp. Giới của bốn thức thân: giới nhó, tỷ, thiệt thân thức cũng như thế. Giới ý có bao nhiêu pháp tương ưng? nào? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của giới ý, trừ pháp khác, là trừ những pháp Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của giới ý, giới ý, là phần thân không có duyên pháp. Giới ý, giới ý thức có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của giới ý thức, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của giới ý thức, giới ý thức, là phần thân của pháp không duyên. Xúc thân có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của xúc thân, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của xúc thân xúc thân, là phần ý thức không duyên pháp. Xúc tâm có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của xúc tâm, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của xúc tâm, xúc tâm, là phần thân không duyên pháp. Xúc danh có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của xúc danh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của xúc danh, xúc danh, là phần thân không duyên pháp. Xúc đối có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của xúc đối, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của xúc đối, xúc đối, là phần ý thức không duyên pháp. Xúc ái có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của xúc ái, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của xúc ái, xúc ái, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký thiện của ý thức, phần bất thiện tương ưng của các phiền não, tương ưng không phải xúc ái. Xúc giận dữ có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của xúc giận dữ, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng củaxúc giận dữ, xúc giận dữ, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, thiện của ý thức, phần bất thiện tương ưng của các phiền não, tương ưng không phải xúc giận dữ. Xúc minh có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của xúc minh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của xúc minh, phần xúc minh, là phần thân không duyên pháp. Phần ý thức chẳng phải Thánh, phần trí Thánh. Xúc vô minh có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của xúc vô minh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của xúc vô minh, xúc vô minh, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, thiện của ý thức. Xúc của phần minh có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của phần minh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của phần minh, xúc phần minh, là phần thân không duyên pháp. Phần ý thức chẳng phải Thánh, phần trí Thánh. Xúc phần vô minh có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của xúc phần vô minh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của xúc phần vô minh, xúc phần vô minh, là phần vô ký của ý thức không duyên pháp, phần Thánh. nào? Lạc căn có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của lạc căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng lạc căn, lạc căn, là phần ý thức không duyên pháp, phần xả căn, khổ căn của thân. Khổ căn có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của khổ căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của khổ căn, khổ căn, là phần ý thức không duyên pháp, phần xả căn, lạc căn của thân. Hỷ căn có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của hỷ căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của hỷ căn, hỷ căn, là phần thân không duyên pháp, phần ưu căn xả căn, của ý thức. Ưu căn có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của ưu căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ Không phải pháp tương ưng của ưu căn, ưu căn, là phần thân không duyên pháp, phần xả căn hỷ căn của ý thức. Xả căn có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của xả căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Là trừ chẳng phải pháp tương ưng của xả căn, xả căn, là phần thân không duyên pháp, phần ưu căn hỷ căn của ý thức phần lạc căn, khổ căn. Thọ có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của thọ, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Là trừ chẳng phải pháp tương ưng của thọ, thọ. Là pháp không duyên. Xúc tưởng, tư, tư duy cũng như thế. Giác có bao nhiêu pháp tương ưng? nào? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của giác, trừ pháp khác, là trừ những pháp Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của giác, giác, là phần thân không duyên pháp, phần không có giác, có quán của ý thức. Quán có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của quán, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của quán, quán, là phần thân không duyên pháp, phần không có giác, không có quán của ý thức. Nhẫn có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của nhẫn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của nhẫn, nhẫn, là phần thân không duyên pháp, phần nghi của trí, ý thức. Kiến có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của kiến, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của kiến, kiến, là phần thân không duyên pháp, phần nghi của ý thức. Trí có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của trí, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của trí, trí, là phần thân không duyên pháp, phần ý thức chẳng phải Thánh, phần nhẫn của Thánh. Giải thoát có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sự giải thoát, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng với giải thoát. Giải thoát, nghĩa là phần nghi của ý thức không duyên pháp. Vô tham có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của vô tham, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của vô tham, vô tham, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, bất thiện của ý thức, phần thiện không phải cõi Dục, hoặc phần vô sân của cõi Dục. Lại có tương ưng của không phải vô tham cõi Dục, phần tương ưng của vô sân, vô si. nào? Vô sân có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của vô sân, trừ pháp khác, là trừ những pháp Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưngvô sân, vô sân, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, bất thiện của ý thức, phần không phải thiện cõi Dục, phần vô tham của cõi Dục. Lại có tương ưng không phải vô sân của cõi Dục, phần tương ưng của vô tham, vô si. Vô si có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của vô si, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng vô si, vô si, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, bất thiện của ý thức. Thuận tín có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của thuận tín, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của thuận tín, thuận tín, là phần thân không có duyên pháp, phần bất thiện của ý thức, hoặc là phần vô ký. Ăn năn có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sự ăn năn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của ăn năn, ăn năn, là phần thân không duyên pháp, phần xả căn, hỷ căn của ý thức, phần tương ưng của hỷ căn, không phải phần tương ưng ăn năn. Không ăn năn (Bất hối) có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của không ăn năn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào. Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng với không ăn năn, không ăn năn, là phần thân không duyên pháp, phần ưu căn xả căn, của ý thức, phần tương ưng hỷ căn, không phải phần tương ưng với không ăn năn. Đẹp lòng có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của đẹp lòng, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưngvới đẹp lòng, đẹp lòng, là phần thân không duyên pháp, phần ưu căn, xả căn của ý thức, phần tương ưng của hỷ căn, phần không phải tương ưng của đẹp lòng. Hỷ có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của hỷ, trừ pháp khác, trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng với hỷ, hỷ, là phần thân không duyên pháp, phần ưu căn, xả căn của ý thức, phần tương ưng của sự hài lòng, không phải tương ưng của hỷ. Tâm tiến có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của tâm tiến, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng với tâm tiến, tâm tiến, là phần thân không duyên pháp. Tâm trừ có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của tâm trừ, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng với tâm trừ, tâm trừ, là phần thân không duyên pháp, phần bất định ý thức. Tín có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của tín, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của tín, tín, là phần thân không duyên pháp, phần nghi của ý thức. Dục có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của dục, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng dục, dục, là phần thân không duyên pháp, phần nghi của ý thức. Không buông lung có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của không buông lung, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng không phải không buông lung, không buông lung. nghĩa là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, bất thiện của ý thức. Niệm có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của niệm, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng với niệm, niệm, là phần thân không duyên pháp, phần nghi của ý thức. Tâm xả có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của tâm xả, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của tâm xả, tâm xả, là phần thân không duyên pháp, phần bất định của ý thức. Sợ hãi có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sự sợ hãi, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng với sợ hãi, sợ hãi, là phần thân không duyên pháp, phần hỷ căn, xả căn, của ý thức, phần tương ưng của ưu căn, không phải tương ưng của sợ hãi. Sử phiền não có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sử phiền não, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của sử phiền não, sử phiền não, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, thiện của ý thức. Sử kiến có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sử kiến, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của sử kiến, sử kiến, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, thiện của ý thức, phần tương ưng của các phiền não, không phải tương ưng của sử kiến. Sử nghi có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sử nghi, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng sử nghi, sử nghi, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký thiện của ý thức, phần tương ưng của các phiền não, bất thiện không phải tương ưng với sử nghi. Sử giới đạo có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sử giới đạo, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng với sử giới đạo, sử giới đạo, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký thiện của ý thức, phần tương ưng của các phiền não, không phải tương ưng của sử giới đạo. Sử ái có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sử ái, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng sử ái, sử ái, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký của ý thức, phần bất thiện không phải tương ưng sử ái và các phiền não. Sử giận dữ có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sử giận dữ, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng với sử giận dữ, sử giận dữ, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, thiện của ý thức, phần bất thiện không phải tương ưng các phiền não tương ưng của sử giận dữ. Sử ganh tî có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sử ganh tî, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của sử ganh tî, sử ganh tî, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, thiện của ý thức, phần bất thiện không phải tương ưng của các phiền não, tương ưng của sử ganh tî. Sử bỏn sẻn có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sử bỏn sẻn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của sử bỏn sẻn, sử bỏn sẻn là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, thiện của ý thức, phần bất thiện không tương ưng các phiền não, là tương ưng của sử bỏn sẻn. Sử vô minh có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của sử vô minh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của sử vô minh, sử vô minh, là phần thân không duyên pháp, phần vô ký, thiện của ý thức, mạn, trạo cử cũng như thế. Định có giác, có quán có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của định có giác, có quán, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của định có giác, có quán, định có giác, có quán, là phần thân không duyên pháp, phần tương ưng của hai định, phần bất định của ý thức. Định không có giác, có quán có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của định không có giác, có quán, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của định không có giác, có quán, định không có giác, có quán, là phần thân không duyên pháp, phần tương ưng của hai định, bất định của ý thức. Định không giác, không có quán có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của định không có giác, không có quán, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của định không giác, không quán, định không giác, không quán, là phần thân không duyên pháp, phần bất định của ý thức, phần tương ưng của hai định. Định không có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của định không, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng với định Không, định Không, là phần thân không duyên pháp, phần ý thức chẳng phải Thánh, phần tương ưng của định vô tướng, vô nguyện. Định vô tướng có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của định vô tướng, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của định Vô tướng, định Vô tướng, là phần thân không duyên pháp, phần ý thức chẳng phải Thánh, phần tương ưng của định Không, Vô nguyện của bậc Thánh. Định vô nguyện có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của định vô nguyện, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Là trừ chẳng phải pháp tương ưng của định Vô nguyện, định Vô nguyện, là phần thân không duyên pháp, phần ý thức chẳng phải bậc Thánh, phần tương ưng không, vô tướng của Thánh. Tín căn có bao nhiêu pháp tương ưng? Hỏi: Là những pháp nào? Hỏi: Pháp tương ưng của tín căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào? Đáp: Trừ chẳng phải pháp tương ưng của tín căn, tín căn, là phần thân không duyên pháp, phần ý thức chẳng phải Thánh, tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn cũng như thế.  <卷>QUYỂN 25 <詞>Phẩm 1: PHẨM BIẾN THUỘC PHẦN ĐẦU MỐI (Phần Một) Đầu mối hiện khắp nơi môn chính pháp của mười duyên, có bảy chuyển, mười hạnh giải, tất cả pháp đồng nhập. Mười duyên, nghĩa là duyên nhân, duyên vô gián, duyên cảnh giới, duyên y, duyên nghiệp, duyên báo, duyên khởi, duyên dị, duyên tương tục, Và duyên tăng thượng. Hỏi: Thế nào là duyên nhân? Đáp: Nếu nhân của pháp, gọi là duyên nhân. Lại nữa, duyên nhân, nếu pháp chung, không phải có báo chung, gọi là duyên nhân. Lại nữa, duyên nhân, nếu pháp có duyên, hoặc pháp không có duyên, có báo, trừ đắc quả, nếu pháp khác không có duyên, báo thiện và bốn đại, gọi là duyên nhân. Duyên vô gián là thế nào? Đáp: Nếu pháp sinh là diệt thì gọi là duyên vô gián. Lại nữa, duyên vô gián, nếu pháp đã diệt, hoặc chưa diệt, nếu pháp ấm, giới, nhập đều có tự tính tức sinh, hoặc trước đã diệt, ở hiện tại, gọi là duyên vô gián. Sao nói là duyên cảnh giới? Đáp: Duyên cảnh giới của tất cả pháp, như pháp tâm, tâm sở tương sinh, gọi là duyên cảnh giới. Hỏi: Thế nào là duyên y? Đáp: Nếu pháp có sự nương tựa, gọi là duyên y. Lại nữa, duyên y, nếu pháp nương pháp mà sinh, thì pháp này duyên vào pháp kia: dựa vào thân có nghiệp thân, nương tựa miệng có nghiệp miệng, nương tựa ý có nghiệp ý. Dựa vào bốn đại, có nghiệp thân, miệng, ý, dựa vào đất có hạt giống của nghiệp mầm mạ, mọi thôn xóm, sinh thôn xóm, cỏ thuốc, rừng rậm. Nương tựa tri thức xấu ác, mà sinh pháp ác bất thiện, dựa vào thiện tri thức, tức là sinh pháp thiện. Nương vào mắt, nương vào sắc, sinh ra nhãn thức và pháp tương ưng của nhãn thức, nhó, tỷ, thiệt, thân ý cũng như vậy. Dựa vào đại bên trong, sinh ra đại bên trong, dựa vào đại bên trong, sinh ra đại bên ngoài. Dựa vào đại bên trong, sinh ra đại bên trong, ngoài. Dựa vào đại bên ngoài, sinh ra đại bên trong. Dựa vào đại bên ngoài, sinh ra đại bên ngoài. Dựa vào đại bên ngoài, sinh ra đại bên trong ngoài. Dựa vào đại bên trong, ngoài, sinh ra đại bên trong. Dựa vào đại bên trong, ngoài, sinh ra đại bên ngoài. Dựa vào đại bên trong, ngoài, sinh ra đại bên trong ngoài. Diệt cũng như thế, gọi là duyên y. Duyên nghiệp là sao? Đáp: Nghiệp là nghiệp duyên, hoặc chẳng phải nghiệp là duyên nghiệp, hoặc nghiệp khác với nhân nghiệp sinh ra nghiệp, gọi là duyên nghiệp. Duyên báo là thế nào? Đáp: Nếu pháp có báo, gọi là báo duyên. Duyên khởi là sao? Đáp: Nếu pháp chủ thể khởi, đối tượng khởi, gọi là duyên khởi. Lại nữa, duyên khởi, nếu pháp tự khởi, có thể khởi thấm nhuần, tăng trưởng dòng chảy của người khác, nghĩa là như chuyên giết kiết (phiền não), căn thiện, căn bất thiện, ý thức, tưởng, tư, giác, bốn đại, gọi là duyên khởi. Duyên khác là sao? Nếu pháp cùng có, gọi là duyên khác. Hỏi: Thế nào là duyên nối tiếp nhau? Đáp: Nếu pháp tăng ích không dứt, gọi là duyên nối tiếp nhau. Lại nữa, duyên nối tiếp nhau, nếu pháp ban đầu sinh yếu, sinh kế là trung, sinh, sau là thượng, pháp yếu ban đầu đối với pháp thượng, là duyên nối tiếp nhau, gọi là duyên nối tiếp nhau. Duyên tăng thượng là sao? Đáp: Nếu pháp vượt hơn thì gọi là duyên tăng thượng. Lại nữa, duyên tăng thượng, nếu pháp đã tăng thượng, đã hướng đến, đã quay về, đã nghiêng hướng mà sinh, nếu do dục tăng thượng, do tinh tiến tăng thượng, do tâm tăng thượng, do tư duy tăng thượng, do tham tăng thượng, do giận dữ tăng thượng, do ngu si tăng thượng, do vô tham tăng thượng, do vô sân tăng thượng, do vô si tăng thượng, do giới tăng thượng, do tịnh tăng thượng, do huệ tăng thượng, do ngã tăng thượng, do thế gian tăng thượng, do pháp tăng thượng, do nhãn căn tăng thượng, do nhó, tỷ, thiệt, thân, ý căn tăng thượng, dùng tăng thượng làm tăng thượng, do cảnh giới tăng thượng, do nương tựa tăng thượng. Hỏi: Thế nào là do dục tăng thượng? Đáp: Nếu pháp do dục vượt hơn mà sinh, thì dục kia sẽ làm duyên tăng thượng cho pháp, với tâm tăng thượng tinh tiến, tăng thượng tư duy tham lam, giận dữ ngu si, tăng thượng vô tham, vô sân, vô si, giới định, huệ tăng thượng cũng như vậy. Ngã tăng thượng là gì? Đáp: Như kinh Phật nói: Ba tăng thượng, ba tăng thượng là: Ngã tăng thượng, thế gian tăng thượng, và pháp tăng thượng. Ngã tăng thượng là thế nào? Như Tỳ-kheo hoặc ngồi ở ngoài trời dưới gốc cây, tâm khởi nghó pháp ác bất thiện, Tỳ-kheo nghó rằng: nếu ta ở chỗ vắng vẻ, ta sẽ tạo nghiệp ác bất thiện, làm nghiệp ác bất thiện rồi, tâm tự hối hận, Tỳ-kheo nghó rằng: Ta muốn giữ gìn giới cấm, thành tựu oai nghi. Nếu phạm giới vi tế, cũng sợ như kim cương, thuận học giới, hạnh, gọi là ngã tăng thượng. Tỳ-kheo vì ngã tăng thượng, nên dứt trừ pháp ác bất thiện, tu hành pháp thiện, thế nên gọi ngã tăng thượng. Thế gian tăng thượng là sao Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ngồi ở ngoài trời dưới cội cây, tâm nghó đến điều ác bất thiện, Tỳ-kheo tư duy: Tất cả chỗ cư trú ở thế gian, chỉ dừng lại ở cõi Trời hữu, với thiên nhãn thấy, biết tâm người khác, trời xa nhìn thấy ta, ta gần không thấy trời, tự nói với nhau: Quan sát người thiện nam này, do tín xuất gia, lìa làm pháp ác bất thiện. Lại có các Sa-môn, Bà-la-môn dùng thiên nhãn thấy biết tâm người khác, ở xa thấy ta, ta ở gần không thấy. Các Sa-môn Bà-la-môn tự nói với nhau rằng: hãy xem thiện nam này, do niềm tin xuất gia, lìa hành pháp ác bất thiện. Tỳ-kheo nghó rằng: Ta muốn giữ gìn giới cấm, thành tựu oai nghi. Nếu phạm giới nhỏ nhặt cũng sợ như kim cương, thuận với hạnh học giới, gọi là thế gian tăng thượng, nên dứt bỏ pháp ác bất thiện, tu hành pháp thiện, thế nên gọi thế gian tăng thượng. Hỏi: Thế nào là pháp tăng thượng? Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ở ngòi trời dưới cội cây, nghó rằng: Đức Thế Tôn đã khéo tùy lúc nói pháp, người có trí huệ, thọ nhận, hướng đến Niết-bàn, pháp này không phải người hy vọng, người giận dữ, người thùy miên, người trạo cử, ăn năn, người nghi hoặc mà có thể thọ nhận. Tỳ-kheo nghó rằng: Ta muốn gìn giữ giới cấm, thành tựu oai nghi, nếu phạm giới nhỏ nhặt cũng sợ như kim cương, thuận với hạnh học giới, gọi là pháp tăng thượng. Tỳ-kheo vì pháp tăng thượng, nên dứt trừ pháp ác bất thiện, tu hành pháp thiện, cho nên gọi là pháp tăng thượng, như kệ nói: Thế gian không chỗ khuất Có thể gây nghiệp ác Chỉ người tự chứng biết Hoặc hư hoặc là thật. Người không dối hơn Cho nên không tự hủy Nếu như có trái phạm Biết mà không che giấu. Người hiền cùng với trời Lúc thấy đời làm ác Vì đây, ta tu hơn Thế gian, Tỳ-kheo hơn. Pháp thù thắng thuận hạnh Không lùi sụt pháp thật Hàng ma, oai lực trội Tự chứng, vắng lặng hơn. Xa lìa, bỏ sáu tình diệt khổ, chẳng nhận hữu Đã mất không trở lại Xa lìa hẳn sinh chết Đó gọi là ba tăng thượng. Hỏi: Thế nào là nhãn căn tăng thượng? Đáp: Mắt thấy sắc, tư duy sắc, nhãn căn sinh cảnh giới sắc, nếu sinh tâm sở, nhãn căn của pháp này sẽ vượt hơn, gọi là nhãn căn tăng thượng. Nhó, tỷ, thiệt thân căn tăng thượng cũng như thế. Ý căn tăng thượng là thế nào? Đáp: Ý biết pháp, tư duy pháp, chủ ý căn dùng pháp làm cảnh giới. Nếu pháp sinh tâm sở, thì ý căn của pháp này sẽ vượt hơn, gọi là ý căn tăng thượng. Tăng thượng làm tăng thượng là sao? Đáp: Nếu pháp khởi đầu tiên, đến pháp sau tùy sử dụng, gọi là tăng thượng làm tăng thượng. Hỏi: Thế nào là cảnh giới tăng thượng? Đáp: Tất cả cảnh giới như trong các sự được vượt hơn, gọi là cảnh giới tăng thượng. Y tăng thượng là sao? Đáp: Nếu tất cả pháp dựa vào, như sự dựa vào được vượt hơn, gọi là y tăng thượng. Nhân có bao nhiêu duyên? Đáp: Có bốn, bốn duyên là: Khởi, chung, tăng trưởng, và báo, gọi là nhân có bốn duyên, là nghĩa nhân sinh, như mẹ con. Vô gián là nghĩa bổ xứ, như ngồi thế. Cảnh giới: nghĩa mục đích như mục tiêu của tên bắn. Y nghĩa là nghĩa vật, như nhà cửa. Nghiệp là nghĩa tạo tác, như sự tạo tác của sử. Báo: nghĩa lậu thấm nhuần, như cây trổ trái. Khởi: nghĩa sinh như mầm giống. Dị: nghĩa không lìa nhau, như quyến thuộc, nối tiếp, nghĩa là nghĩa tăng trưởng như của cải lâu dài. Tăng thượng là nghĩa tự tại như vua, duyên nhân, duyên vô gián, hoặc duyên nhân, tức là duyên vô gián, hoặc duyên nhân không phải duyên vô gián. Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức duyên vô gián? Đáp: Nếu pháp nhân sinh là diệt, gọi là nhân duyên tức duyên vô gián. Nhân duyên không phải duyên vô gián là thế nào? Đáp: Nếu pháp nhân không phải sinh diệt, hoặc chưa diệt đó gọi là duyên nhân không phải duyên vô gián, chẳng phải duyên nhân, duyên vô gián, hoặc chẳng phải duyên nhân tức duyên vô gián, hoặc chẳng phải duyên nhân không phải duyên vô gián. Hỏi: Thế nào là chẳng phải duyên nhân tức duyên vô gián? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân sinh, diệt, gọi là chẳng phải duyên nhân tức duyên vô gián. Chẳng phải duyên nhân, không phải duyên vô gián là thế nào? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân, không phải sinh diệt, hoặc chưa diệt, thì gọi là chẳng phải duyên nhân, không phải duyên vô gián, duyên nhân, duyên cảnh giới. Hoặc duyên nhân tức duyên cảnh giới, hoặc duyên nhân không phải duyên cảnh giới. Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp nhân có cảnh giới thì gọi là duyên nhân tức duyên cảnh giới. Duyên nhân không phải duyên cảnh giới là sao? Đáp: Nếu pháp nhân không có cảnh giới thì gọi là duyên nhân không phải duyên cảnh giới, chẳng phải duyên nhân nơi duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải duyên nhân tức duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải duyên nhân, không phải duyên cảnh giới. Hỏi: Thế nào là chẳng phải duyên nhân tức duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân có cảnh giới, gọi là chẳng phải duyên nhân tức duyên cảnh giới. Chẳng phải duyên nhân không phải duyên cảnh giới là thế nào? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân không có cảnh giới thì gọi là chẳng phải duyên nhân, không phải duyên cảnh giới, duyên nhân, duyên y, tất cả duyên nhân, là duyên y chẳng phải duyên nhân, là duyên y không có. Duyên nhân, duyên nghiệp, hoặc duyên nhân tức duyên nghiệp, hoặc duyên nhân chẳng phải duyên nghiệp. Sao là duyên nhân tức duyên nghiệp? Đáp: Nếu pháp nhân này là nghiệp có thể sinh nghiệp, gọi là duyên nhân tức duyên nghiệp. Hỏi: Thế nào là duyên nhân chẳng phải duyên nghiệp? Đáp: Nếu pháp nhân chẳng phải nghiệp, hoặc nghiệp không thể sinh nghiệp thì gọi là duyên nhân chẳng phải duyên nghiệp, chẳng phải duyên nhân là duyên nghiệp không có. Duyên nhân báo duyên: hoặc duyên nhân tức duyên báo, hoặc duyên nhân chẳng phải duyên báo. Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức duyên báo? Đáp: Nếu pháp do đây có báo, gọi là duyên nhân tức duyên báo. Nhân duyên chẳng phải báo duyên là thế nào? Đáp: Nếu pháp nhân không có báo thì gọi là duyên nhân chẳng phải duyên báo, chẳng phải duyên nhân là duyên báo không có. Nhân duyên tức khởi duyên, hoặc duyên nhân tức khởi duyên, hoặc duyên nhân không phải khởi duyên. Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức khởi duyên? Đáp: Nếu pháp do đây khởi thì gọi là duyên nhân tức khởi duyên. Nhân duyên chẳng phải khởi duyên là sao? Đáp: Nếu pháp nhân chẳng khởi, gọi là duyên nhân không phải khởi duyên, chẳng phải duyên nhân, là khởi duyên không có. Duyên nhân tức duyên khác: hoặc nhân duyên tức duyên khác, hoặc nhân duyên không phải duyên khác. Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức duyên khác? Đáp: Nếu pháp nhân là chung thì gọi là duyên nhân tức duyên khác. Nhân duyên chẳng phải duyên khác là sao? Đáp: Nếu pháp nhân không phải chung, thì gọi là nhân duyên, không phải duyên khác, chẳng phải nhân duyên là duyên khác không có. Nhân duyên, duyên tương tục: hoặc nhân duyên tức duyên tương tục, hoặc nhân duyên không phải duyên tương tục. Hỏi: Thế nào là duyên nhân tức duyên tương tục? Đáp: Nếu nhân có tăng trưởng, cho đến sinh lần thứ ba, là duyên nhân tức duyên tương tục. Nhân duyên không phải duyên tương tục là sao? Đáp: Nếu nhân không có duyên tăng trưởng, nếu tăng trưởng, thì vẫn không thể, cho đến sinh lần thứ ba, gọi là nhân duyên không phải duyên tương tục, chẳng phải nhân duyên, là duyên tương tục không có. Nhân duyên, duyên tăng thượng: hoặc nhân duyên tức duyên tăng thượng, hoặc nhân duyên không phải duyên tăng thượng. Hỏi: Thế nào là nhân duyên tức duyên tăng thượng? Đáp: Nếu pháp nhân là tăng thượng là nhân duyên là duyên tăng thượng. Nhân duyên không phải duyên tăng thượng là sao? Đáp: Nếu pháp nhân không phải tăng thượng, gọi là nhân duyên không phải duyên tăng thượng, chẳng phải nhân duyên, duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải nhân duyên là duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải nhân duyên, không phải duyên tăng thượng. Sao chẳng phải nhân duyên là duyên tăng thượng? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân là tăng thượng, gọi là chẳng phải nhân duyên tức duyên tăng thượng. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân duyên, không phải duyên tăng thượng? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân, không phải tăng thượng, gọi là chẳng phải nhân duyên, không phải duyên tăng thượng. Duyên Vô gián là duyên cảnh giới. Hoặc duyên Vô gián tức duyên cảnh giới, hoặc duyên vô gián không phải duyên cảnh giới. Duyên Vô gián là duyên cảnh giới là thế nào? Đáp: Nếu pháp sinh iệt, có cảnh giới, gọi là duyên vô gián là duyên cảnh giới. Hỏi: Thế nào là duyên vô gián không phải duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp sinh diệt không có cảnh giới thì gọi là duyên vô gián không phải duyên cảnh giới. Không phải duyên vô gián, duyên cảnh giới. Hoặc không phải duyên vô gián tức duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên vô gián không phải duyên cảnh giới. Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt có cảnh giới, gọi là không phải duyên vô gián là duyên cảnh giới. Không phải duyên vô gián không phải duyên cảnh giới là sao? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, pháp đó không có duyên cảnh giới, gọi là không phải duyên vô gián, không phải duyên cảnh giới. Duyên Vô gián, duyên y. Duyên vô gián là duyên y, không phải duyên vô gián là duyên y không có. Duyên Vô gián, duyên nghiệp. Hoặc duyên vô gián tức duyên nghiệp. Hoặc duyên vô gián chẳng phải duyên nghiệp. Duyên Vô gián tức duyên nghiệp là thế nào? Đáp: Nếu pháp sinh diệt là nghiệp, nếu nghiệp có thể sinh nghiệp, gọi là duyên vô gián tức duyên nghiệp. Duyên vô gián chẳng phải duyên nghiệp là sao? Đáp: Nếu pháp sinh diệt, pháp ấy chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, gọi là duyên vô gián, không phải duyên cảnh giới. Không phải duyên vô gián nơi nghiệp duyên, hoặc không phải duyên vô gián tức nghiệp duyên, hoặc không phải duyên vô gián chẳng phải duyên nghiệp. Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là duyên nghiệp? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, là nghiệp có thể sinh nghiệp, gọi là không phải duyên vô gián, là duyên nghiệp. Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián chẳng phải duyên nghiệp? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt pháp đó chẳng phải nghiệp. Nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, gọi là không phải duyên vô gián, chẳng phải duyên nghiệp. Duyên Vô gián, báo duyên. Hoặc duyên vô gián là báo duyên. Hoặc duyên vô gián chẳng phải báo duyên. Sao nói duyên vô gián là báo duyên? Đáp: Nếu pháp sinh diệt có báo, gọi là duyên vô gián tức báo duyên. Duyên vô gián chẳng phải báo duyên là sao? Đáp: Nếu pháp sinh diệt pháp ấy sẽ không có báo, gọi là duyên vô gián chẳng phải báo duyên. Không phải duyên vô gián báo duyên, hoặc không phải duyên vô gián tức báo duyên, hoặc không phải duyên vô gián chẳng phải báo duyên. Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là báo duyên? Đáp: Nếu pháp không phải sinh là diệt. Nếu chưa diệt có báo, gọi là không phải duyên vô gián, là báo duyên. Không phải duyên vô gián chẳng phải báo duyên là sao? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt. Nếu chưa diệt, pháp ấy không có báo, gọi là không phải duyên vô gián, chẳng phải báo duyên. Duyên vô gián là khởi duyên không có. Không phải duyên vô gián, khởi duyên. Hoặc không phải duyên vô gián là khởi duyên, hoặc không phải duyên vô gián, không phải khởi duyên. Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là khởi duyên? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, chưa diệt mà có thể khởi, gọi là không phải duyên vô gián, là khởi duyên. Không phải duyên vô gián, không phải khởi duyên là sao? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt không phải khởi, gọi là không phải duyên vô gián, không phải khởi duyên. Duyên vô gián là duyên khác không có. Không phải duyên vô gián là duyên khác. Hoặc không phải duyên vô gián là duyên khác, hoặc không phải duyên vô gián, không phải duyên khác. Không phải duyên vô gián là duyên khác là sao? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt duyên chung này, gọi là không phải duyên vô gián, là duyên khác. Không phải duyên vô gián, không phải duyên khác là thế nào? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt pháp đó không phải duyên chung này, gọi là không phải duyên vô gián, không phải duyên khác. Duyên vô gián là duyên tương tục không có. Không phải duyên vô gián là duyên tương tục. Hoặc không phải duyên vô gián là duyên tương tục, hoặc không phải duyên vô gián, không phải duyên tương tục. Thế nào không phải duyên vô gián là duyên tương tục? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt sự tăng trưởng này, cho đến có thể sinh lần thứ ba thì gọi là không phải duyên vô gián là duyên tương tục. Không phải duyên vô gián, không phải duyên tương tục là sao? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, thì pháp đó không tăng trưởng. Nếu tăng trưởng không thể cho đến sinh lần thứ ba thì gọi là không phải duyên vô gián không phải duyên tương tục. Duyên vô gián là duyên tăng thượng không có: Hoặc không phải duyên vô gián là duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên vô gián, không phải duyên tăng thượng. Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là duyên tăng thượng? Đáp: Nếu pháp không sinh diệt, nếu chưa diệt là tăng thượng, gọi là không phải duyên vô gián là duyên tăng thượng. Không phải duyên vô gián, không phải duyên tăng thượng là sao? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, pháp đó không phải tăng thượng, gọi là không phải duyên vô gián không phải duyên tăng thượng. Duyên vô gián, nhân duyên: Hoặc duyên vô gián là nhân duyên, hoặc duyên vô gián chẳng phải nhân duyên. Hỏi: Thế nào là duyên vô gián là nhân duyên? Đáp: Nếu pháp sinh diệt là nhân thì gọi là duyên vô gián là nhân duyên. Duyên vô gián, chẳng phải nhân duyên là sao? Đáp: Nếu pháp sinh diệt, pháp đó chẳng phải nhân thì đó gọi là duyên vô gián chẳng phải nhân duyên. Không phải duyên vô gián, nhân duyên: Hoặc không phải duyên vô gián là nhân duyên, hoặc không phải duyên vô gián, chẳng phải nhân duyên. Hỏi: Thế nào là không phải duyên vô gián là nhân duyên? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt thì gọi là không phải duyên vô gián là nhân duyên. Không phải duyên vô gián, chẳng phải nhân duyên là thế nào? Đáp: Nếu pháp không phải sinh diệt. Nếu chưa diệt, pháp kia chẳng phải nhân thì gọi là không phải duyên vô gián chẳng phải nhân duyên. Duyên cảnh giới, y duyên. Duyên cảnh giới là y duyên không có, không phải duyên cảnh giới là y duyên không có. Duyên cảnh giới, nghiệp duyên, hoặc duyên cảnh giới là nghiệp duyên, hoặc duyên cảnh giới chẳng phải nghiệp duyên: Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là nghiệp, nếu nghiệp có thể sinh nghiệp thì gọi là duyên cảnh giới là nghiệp duyên. Duyên cảnh giới không phải nghiệp duyên là sao? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới, cảnh giới đó chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp thì gọi là duyên cảnh giới chẳng phải nghiệp duyên. Không phải duyên cảnh giới, nghiệp duyên. Hoặc không phải duyên cảnh giới là nghiệp duyên, hoặc không phải duyên cảnh giới chẳng phải nghiệp duyên: Hỏi: Thế nào là không phải duyên cảnh giới là nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới là nghiệp, nếu nghiệp có thể sinh nghiệp thì gọi là không phải duyên cảnh giới là nghiệp duyên. Không phải duyên cảnh giới không phải nghiệp duyên là sao? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, pháp đó chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp thì gọi là không phải duyên cảnh giới chẳng phải nghiệp duyên. Duyên cảnh giới, báo duyên. Hoặc duyên cảnh giới là báo duyên, hoặc duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên: Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là báo duyên? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới có báo, gọi là duyên cảnh giới là báo duyên. Duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên là sao? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới cảnh giới đó không có báo, gọi là duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên. Không phải duyên cảnh giới, báo duyên, hoặc không phải duyên cảnh giới là báo duyên, hoặc không phải duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên: Hỏi: Thế nào là không phải duyên cảnh giới là báo duyên? Đáp: Nếu pháp không có duyên cảnh giới, có báo, gọi là không phải duyên cảnh giới là báo duyên. Không phải duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên là gì? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, thì pháp đó không có báo, gọi là không phải duyên cảnh giới chẳng phải báo duyên. Duyên cảnh giới, khởi duyên, hoặc duyên cảnh giới là khởi duyên, hoặc duyên cảnh giới không phải khởi duyên: Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là khởi duyên? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là khởi, gọi duyên cảnh giới là khởi duyên. Duyên cảnh giới không phải khởi duyên là sao? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới, pháp đó không phải khởi, gọi làduyên cảnh giới không phải khởi duyên. Không phải duyên cảnh giới, khởi duyên. Hoặc không phải duyên cảnh giới là khởi duyên, hoặc không phải duyên cảnh giới không phải khởi duyên: Hỏi: Thế nào là không phải duyên cảnh giới là khởi duyên? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới là khởi thì gọi không phải duyên cảnh giới là khởi duyên. Không phải duyên cảnh giới không phải khởi duyên là sao? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, pháp đó không phải khởi, gọi là không phải duyên cảnh giới không phải khởi duyên. Duyên cảnh giới, duyên khác, hoặc duyên cảnh giới là duyên khác, hoặc duyên cảnh giới không phải duyên khác: Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là duyên khác? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là chung, gọi là duyên cảnh giới là duyên khác. Duyên cảnh giới không phải duyên khác là sao? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới thì pháp ấy không phải chung, gọi là duyên cảnh giới không phải duyên khác. Không phải duyên cảnh giới, là duyên khác. Hoặc không phải duyên cảnh giới là duyên khác, hoặc không phải duyên cảnh giới không phải duyên khác: Không phải duyên cảnh giới là duyên khác là sao? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới là chung, gọi là không phải duyên cảnh giới là duyên khác. Không phải duyên cảnh giới không phải duyên khác là sao? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, pháp ấy không phải chung, gọi là không phải duyên cảnh giới, không phải duyên khác. Duyên cảnh giới duyên tương tục: Hoặc duyên cảnh giới là duyên tương tục, hoặc duyên cảnh giới, không phải duyên tương tục. Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là duyên tương tục? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là tăng trưởng này, cho đến có thể sinh lần thứ ba gọi duyên cảnh giới là duyên tương tục. Duyên cảnh giới, không phải duyên tương tục là sao? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới pháp đó không tăng trưởng nếu tăng trưởng thì không thể, cho đến sinh lần thứ ba thì gọi duyên cảnh giới không phải duyên tương tục. Không phải duyên cảnh giới duyên tương tục, hoặc không phải duyên cảnh giới là duyên tương tục, hoặc không phải duyên cảnh giới, không phải duyên tương tục: Thế nào là không phải duyên cảnh giới là duyên tương tục? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới là tăng trưởng, cho đến sinh lần thứ ba thì gọi không phải cảnh giới là duyên tương tục. Không phải duyên cảnh giới, không phải duyên tương tục là sao? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, thì pháp đó không tăng trưởng. Nếu tăng trưởng thì không thể, cho đến sinh lần thứ ba thì gọi duyên cảnh giới duyên tương tục không phải. Duyên cảnh giới, duyên tăng thượng: Hoặc duyên cảnh giới là duyên tăng thượng, hoặc duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng. Hỏi: Thế nào là duyên cảnh giới là duyên tăng thượng? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là tăng thượng, gọi là duyên cảnh giới là duyên tăng thượng. Duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng là sao? Đáp: Nếu pháp đó có cảnh giới pháp đó không phải tăng thượng, gọi là duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng. Không phải duyên cảnh giới, duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên cảnh giới là duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng. Không phải duyên cảnh giới là duyên tăng thượng là sao? Đáp: Nếu pháp đó không có cảnh giới là tăng thượng, gọi là không phải duyên cảnh giới, là duyên tăng thượng. Không phải duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng là thế nào? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, thì pháp đó không phải tăng thượng, gọi là không phải duyên cảnh giới, không phải duyên tăng thượng. Duyên cảnh giới, nhân duyên: Hoặc duyên cảnh giới là nhân duyên, hoặc duyên cảnh giới, chẳng phải nhân duyên. Duyên cảnh giới là nhân duyên là thế nào? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là nhân, gọi là duyên cảnh giới là nhân duyên. Duyên cảnh giới chẳng phải nhân duyên là sao? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới, cảnh giới đó chẳng phải nhân, gọi là duyên cảnh giới chẳng phải nhân duyên. Không phải duyên cảnh giới, nhân duyên. Hoặc không phải duyên cảnh giới là nhân duyên, hoặc không phải duyên cảnh giới, chẳng phải nhân duyên. Không phải duyên cảnh giới là nhân duyên là thế nào? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới gọi là không phải duyên cảnh giới là nhân duyên. Hỏi: Thế nào là không phải duyên cảnh giới, chẳng phải nhân duyên? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới, pháp đó chẳng phải nhân thì gọi là không phải duyên cảnh giới chẳng phải nhân duyên. Duyên cảnh giới là duyên vô gián, hoặc duyên cảnh giới là duyên vô gián, hoặc duyên cảnh giới không phải duyên vô gián. Duyên cảnh giới là duyên vô gián là thế nào? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới là sinh diệt, gọi là duyên cảnh giới là duyên vô gián. Duyên cảnh giới không phải duyên vô gián là sao? Đáp: Nếu pháp có cảnh giới thì pháp ấy không phải sinh diệt, nếu chưa diệt thì gọi là duyên cảnh giới không phải duyên vô gián. Không phải duyên cảnh giới, duyên vô gián. Hoặc không phải duyên cảnh giới làduyên vô gián, hoặc không phải duyên cảnh giới, không phải duyên vô gián. Hỏi: Thế nào là không phải duyên cảnh giới là duyên vô gián? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới là sinh diệt, gọi là không phải duyên cảnh giới là duyên vô gián. Không phải duyên cảnh giới không phải duyên vô gián là sao,? Đáp: Nếu pháp không có cảnh giới pháp ấy không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, thì gọi là không phải duyên cảnh giới, không phải duyên vô gián. Y duyên, nghiệp duyên, hoặc y duyên là nghiệp duyên, hoặc y duyên chẳng phải nghiệp duyên: Thế nào y duyên là nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp nương tựa là nghiệp, nếu nghiệp có thể sinh ng- hiệp, gọi là y duyên là nghiệp duyên. Y duyên chẳng phải nghiệp duyên là sao Đáp: Nếu pháp nương tựa ở kia chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, gọi là y duyên chẳng phải nghiệp duyên, không phải y duyên là nghiệp duyên không có. Y duyên, báo duyên, h.oặc y duyên là báo duyên, hoặc y duyên chẳng phải báo duyên. Sao nói y duyên là báo duyên, là pháp nương tựa có báo. Sao nói là y duyên chẳng phải báo duyên? Nếu pháp nương tựa chẳng phải báo, gọi là y duyên chẳng phải báo duyên, không phải y duyên là báo duyên không có. Y duyên, khởi duyên, hoặc y duyên là khởi duyên, hoặc y duyên không phải khởi duyên: Thế nào y duyên là khởi duyên? Nếu pháp nương tựa là khởi, gọi là y duyên là khởi duyên. Y duyên không phải khởi duyên là sao? Nếu pháp nương tựa không phải khởi, gọi là y duyên không phải khởi duyên. Không phải y duyên là khởi duyên không có. Y duyên, duyên khác, hoặc y duyên là duyên khác, hoặc y duyên không phải duyên khác: Thế nào y duyên là duyên khác? Nếu pháp nương tựa là chung, gọi là y duyên là duyên khác. Y duyên không phải duyên khác là sao? Nếu pháp nương tựa, pháp đó không phải chung, gọi là y duyên không phải duyên khác, không phải y duyên là duyên khác không có. Y duyên, duyên tương tục. Hoặc y duyên là duyên tương tục, hoặc y duyên không phải duyên tương tục: Y duyên là duyên tương tục là thế nào? Nếu pháp dựa vào sự tăng trưởng, cho đến có thể sinh lần thứ ba, gọi là y duyên là duyên tương tục. Y duyên không phải duyên tương tục là sao? Nếu pháp dựa vào kia sinh, không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì không thể, cho đến sinh lần thứ ba, gọi là y duyên không phải duyên tương tục, không phải y duyên là duyên tương tục không có. Y duyên, duyên tăng thượng, hoặc y duyên là duyên tăng thượng, hoặc y duyên không phải duyên tăng thượng: Thế nào là y duyên là duyên tăng thượng? Nếu pháp nương tựa là tăng thượng, gọi là y duyên là duyên tăng thượng. Y duyên không phải duyên tăng thượng là sao? Nếu pháp nương tựa, pháp đó không phải tăng thượng, gọi là y duyên không phải duyên tăng thượng, không phải y duyên là duyên tăng thượng không có. Y duyên, nhân duyên, hoặc y duyên là nhân duyên, hoặc y duyên chẳng phải nhân duyên: Thế nào y duyên là nhân duyên? Nếu pháp nương tựa là nhân, gọi là y duyên là nhân duyên. Y duyên chẳng phải nhân duyên là sao? Nếu pháp nương tựa chẳng phải nhân, gọi là y duyên chẳng phải nhân duyên, không phải y duyên là nhân duyên không có. Y duyên, duyên vô gián, hoặc y duyên là duyên vô gián, hoặc y duyên không phải duyên vô gián: Hỏi: Thế nào là y duyên là duyên vô gián? Đáp: Nếu pháp nương tựa là sinh diệt, gọi y duyên là duyên vô gián. Y duyên không phải duyên vô gián là sao Đáp: Nếu pháp dựa vào duyên kia, không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là y duyên không phải duyên vô gián, không phải y duyên là duyên vô gián không có. Y duyên, duyên cảnh giới, hoặc y duyên là duyên cảnh giới, hoặc y duyên không phải duyên cảnh giới: Y duyên là duyên cảnh giới là thế nào? Nếu pháp nương tựa có cảnh giới, gọi y duyên là duyên cảnh giới. Y duyên không phải duyên cảnh giới là gì? Nếu pháp nương tựa không có cảnh giới thì gọi là y duyên, không phải duyên cảnh giới, không phải y duyên là duyên cảnh giới không có. Nghiệp duyên, báo duyên, hoặc nghiệp duyên là báo duyên, hoặc nghiệp duyên chẳng phải báo duyên. Thế nào nghiệp duyên là báo duyên? Nếu pháp nghiệp có thể sinh nghiệp có báo, gọi là nghiệp duyên là báo duyên. Nghiệp duyên chẳng phải báo duyên là thế nào? Nếu pháp nghiệp có thể sinh nghiệp không có báo, gọi là nghiệp duyên chẳng phải báo duyên. Chẳng phải nghiệp duyên, báo duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là báo duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, chẳng phải báo duyên: Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp duyên là báo duyên? Đáp: Nếu chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp có báo, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là báo duyên. Chẳng phải nghiệp duyên, chẳng phải báo duyên là sao? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp không có báo, gọi là chẳng phải nghiệp duyên chẳng phải báo duyên. Nghiệp duyên, khởi duyên, hoặc nghiệp duyên là khởi duyên, hoặc nghiệp duyên không phải khởi duyên. Nghiệp duyên là khởi duyên là thế nào? Nếu pháp nghiệp có thể sinh nghiệp, gọi nghiệp duyên, là khởi duyên. Nghiệp duyên không phải khởi duyên là thế nào? Nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, nghiệp ấy không phải khởi duyên, gọi là nghiệp duyên không phải khởi duyên. Chẳng phải nghiệp duyên, khởi duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là khởi duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, không phải khởi duyên: Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp duyên là khởi duyên? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là khởi duyên. Chẳng phải nghiệp duyên, không phải khởi duyên là sao? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp là không phải khởi, gọi là chẳng phải nghiệp duyên không phải khởi duyên Nghiệp duyên, duyên khác. Hoặc nghiệp duyên là duyên khác, hoặc nghiệp duyên không phải duyên khác. Nghiệp duyên là duyên khác là thế nào? Nếu pháp nghiệp có thể sinh nghiệp là chung, gọi là nghiệp duyên là duyên khác. Nghiệp duyên không phải duyên khác là gì? Nếu pháp nghiệp có thể sinh nghiệp không phải chung, gọi là nghiệp duyên không phải duyên khác. Không phải duyên khác, nghiệp duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là duyên khác, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên khác. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp duyên là duyên khác? Đáp: Nếu pháp không phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là duyên khác. Chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên khác là sao? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp không thể sinh nghiệp không phải chung, gọi là chẳng phải nghiệp duyên không phải duyên khác. Nghiệp duyên, duyên tương tục, hoặc nghiệp duyên là duyên tương tục, hoặc nghiệp duyên không phải duyên tương tục. Hỏi: Thế nào nghiệp duyên là duyên tương tục? Đáp: Nếu pháp là nghiệp có thể sinh nghiệp, thì nói là tăng trưởng, cho đến có thể sinh lần thứ ba, gọi nghiệp duyên là duyên tương tục. Nghiệp duyên không phải duyên tương tục làsao? Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp không phải, tăng trưởng nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba, gọi là nghiệp duyên không phải duyên tương tục. Chẳng phải nghiệp duyên, duyên tương tục, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là duyên tương tục, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên tương tục: Chẳng phải nghiệp duyên là duyên tương tục là thế nào? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp là tăng trưởng, cho đến sinh lần thứ ba, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là duyên tương tục. Chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên tương tục là sao? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu sinh nghiệp không phải tăng trưởng. Nếu tăng trưởng sẽ không đến sinh lần thứ ba, gọi là chẳng phải nghiệp duyên, chẳng phải duyên tương tục. Nghiệp duyên, duyên tăng thượng, hoặc nghiệp duyên là duyên tăng thượng, hoặc nghiệp duyên không phải duyên tăng thượng. Hỏi: Thế nào là nghiệp duyên là duyên tăng thượng? Đáp: Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp là tăng thượng, gọi là nghiệp duyên, là duyên tăng thượng. Nghiệp duyên không phải duyên tăng thượng là sao? Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp không phải tăng thượng, gọi là nghiệp duyên không phải duyên tăng thượng. Chẳng phải nghiệp duyên, duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên tăng thượng: Sao nói chẳng phải nghiệp duyên là duyên tăng thượng? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp là tăng thượng, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là duyên tăng thượng. Chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên tăng thượng là sao? Nếu pháp là nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp không phải tăng thượng, gọi là chẳng phải nghiệp duyên không phải duyên tăng thượng Nghiệp duyên, nhân duyên nơi nghiệp duyên là nhân duyên chẳng phải nghiệp duyên, nhân duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là nhân duyên, hoặc chẳng phải nghiệp duyên chẳng phải nhân duyên. Thế nào chẳng phải nghiệp duyên là nhân duyên? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp là nhân, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là nhân duyên. Chẳng phải nghiệp duyên chẳng phải nhân duyên là gì? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, chẳng phải nhân, gọi là chẳng phải nghiệp duyên, chẳng phải nhân duyên. Nghiệp duyên, duyên vô gián. Hoặc nghiệp duyên làduyên vô gián, hoặc nghiệp duyên không phải duyên vô gián. Sao nói nghiệp duyên là duyên vô gián? Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp là sinh diệt, thì gọi nghiệp duyên là duyên vô gián. Nghiệp duyên không phải duyên vô gián là sao? Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp, không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là nghiệp duyên không phải duyên vô gián. Chẳng phải nghiệp duyên là duyên vô gián, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là duyên vô gián, hoặc chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên vô gián. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nghiệp duyên là duyên vô gián? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp là sinh diệt, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là duyên vô gián. Chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên vô gián là sao? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là chẳng phải nghiệp duyên không phải duyên vô gián. Nghiệp duyên, duyên cảnh giới, hoặc nghiệp duyên là duyên cảnh giới, hoặc nghiệp duyên không phải duyên cảnh giới. Sao nói nghiệp duyên là duyên cảnh giới? Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp có cảnh giới, gọi là nghiệp duyên là duyên cảnh giới. Nghiệp duyên không phải duyên cảnh giới là sao? Nếu pháp nghiệp sinh nghiệp không có cảnh giới, gọi là nghiệp duyên không phải duyên cảnh giới. Chẳng phải nghiệp duyên, duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải nghiệp duyên là duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải nghiệp duyên không phải duyên cảnh giới: Thế nào nói chẳng phải nghiệp duyên là duyên cảnh giới? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp có cảnh giới, gọi là chẳng phải nghiệp duyên là duyên cảnh giới. Chẳng phải nghiệp duyên, không phải duyên cảnh giới là sao? Nếu pháp chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp không có cảnh giới, gọi là chẳng phải nghiệp duyên không phải duyên cảnh giới. Nghiệp duyên, y duyên. Nghiệp duyên là y duyên, chẳng phải nghiệp duyên là y duyên, báo duyên là khởi duyên không có. Chẳng phải báo duyên, khởi duyên, hoặc chẳng phải báo duyên là khởi duyên, hoặc chẳng phải báo duyên không phải khởi duyên: Sao nói chẳng phải báo duyên là Khởi duyên? Nếu pháp không phải báo là khởi, gọi là chẳng phải báo duyên là khởi duyên. Chẳng phải báo duyên, không phải khởi duyên là thế nào? Nếu pháp chẳng phải báo, không phải khởi, gọi là chẳng phải báo duyên không phải khởi duyên. Báo duyên là duyên khác không có. Chẳng phải báo duyên, duyên khác, hoặc chẳng phải báo duyên là duyên khác, hoặc chẳng phải báo duyên không phải duyên khác: Hỏi: Thế nào là chẳng phải báo duyên là duyên khác? Đáp: Nếu pháp chẳng phải báo là chung, gọi là chẳng phải báo duyên là duyên khác. Thế nào là báo duyên chẳng phải duyên khác? Nếu chẳng phái báo chẳng phải chung thì đó gọi là chẳng phải báo duyên chẳng phải duyên khác. Báo duyên là duyên tương tục không có. Chẳng phải báo duyên, duyên tương tục, hoặc chẳng phải báo duyên là duyên tương tục, hoặc chẳng phải báo duyên không phải duyên tương tục: Thế nào chẳng phải báo duyên là duyên tương tục? Nếu pháp chẳng phải báo là tăng trưởng đến sinh lần thứ ba, gọi là chẳng phải báo duyên là duyên tương tục. Chẳng phải báo duyên, không phải duyên tương tục là sao? Nếu pháp chẳng phải báo, không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì sẽ không đến sinh lần thứ ba, gọi là chẳng phải báo duyên, không phải duyên tương tục, Báo duyên là duyên tăng thượng không có. Chẳng phải báo duyên, duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải báo duyên là duyên tăng thượng, hoặc chẳng phải báo duyên, không phải duyên tăng thượng. Thế nào chẳng phải báo duyên là duyên tăng thượng? Nếu pháp chẳng phải báo là tăng thượng, gọi là chẳng phải báo duyên là duyên tăng thượng. Chẳng phải báo duyên, không phải duyên tăng thượng là thế nào? Nếu pháp chẳng phải báo, không phải tăng thượng, gọi là chẳng phải báo duyên, không phải duyên tăng thượng. Báo duyên, nhân duyên. Báo duyên là nhân duyên, chẳng phải báo duyên, nhân duyên. Hoặc chẳng phải báo duyên là nhân duyên, hoặc chẳng phải báo duyên chẳng phải nhân duyên: Hỏi: Thế nào chẳng phải báo duyên là nhân duyên? Đáp: Nếu pháp chẳng phải báo là nhân, thì đó gọi là chẳng phải báo duyên là nhân duyên. Chẳng phải báo duyên chẳng phải nhân duyên là thế nào? Nếu pháp chẳng phải báo, chẳng phải nhân, gọi là chẳng phải báo duyên chẳng phải nhân duyên. Báo duyên, duyên vô gián, hoặc báo duyên là duyên vô gián, hoặc báo duyên không phải duyên vô gián. Báo duyên là duyên vô gián ra sao? Nếu pháp có báo là sinh diệt, thì sẽ gọi Báo duyên là duyên vô gián. Báo duyên không phải duyên vô gián là thế nào? Nếu pháp có báo không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là báo duyên không phải duyên vô gián. Chẳng phải báo duyên, duyên vô gián, hoặc chẳng phải báo duyên là duyên vô gián, hoặc chẳng phải báo duyên không phải duyên vô gián: Hỏi: Thế nào là chẳng phải báo duyên là duyên vô gián? Đáp: Nếu pháp chẳng phải báo là sinh diệt, thì đó gọi là chẳng phải báo duyên là duyên vô gián. Chẳng phải báo duyên, không phải duyên vô gián là sao? Nếu pháp chẳng phải báo, chẳng phải sinh diệt, nếu chưa diệt, thì gọi là chẳng phải báo duyên, không phải duyên vô gián. Báo duyên, duyên cảnh giới, hoặc Báo duyên là duyên cảnh giới, hoặc báo duyên không phải duyên cảnh giới: Thế nào Báo duyên là duyên cảnh giới? Nếu pháp có báo, có cảnh giới, thì đó gọi Báo duyên là duyên cảnh giới. Báo duyên không phải duyên cảnh giới là thế nào? Nếu pháp có báo, không có cảnh giới, gọi là Báo duyên không phải duyên cảnh giới. Chẳng phải báo duyên, duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải Báo duyên, là duyên cảnh giới, hoặc chẳng phải báo duyên, không phải duyên cảnh giới: Hỏi: Thế nào là chẳng phải báo duyên là duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp chẳng phải báo có cảnh giới, thì đó gọi là chẳng phải báo duyên là duyên cảnh giới. Chẳng phải báo duyên không phải duyên cảnh giới là sao? Nếu pháp chẳng phải báo, không có cảnh giới thì gọi là chẳng phải báo duyên, không phải duyên cảnh giới. Báo duyên, y duyên. Báo duyên là y duyên, chẳng phải báo duyên là y duyên không có. Báo duyên, nghiệp duyên, hoặc Báo duyên là nghiệp duyên, hoặc Báo duyên chẳng phải nghiệp duyên: Báo duyên là nghiệp duyên là thế nào? Nếu pháp có báo là nghiệp, nếu nghiệp sinh, gọi là Báo duyên là nghiệp duyên. Nói Báo duyên chẳng phải nghiệp duyên là sao? Nếu pháp có báo chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, đó gọi là Báo duyên chẳng phải nghiệp duyên. Chẳng phải báo duyên, nghiệp duyên. Hoặc chẳng phải báo duyên là nghiệp duyên, hoặc chẳng phải báo duyên, chẳng phải nghiệp duyên: Chẳng phải báo duyên là nghiệp duyên là thế nào? Nếu pháp chẳng phải báo là nghiệp, nếu nghiệp sinh nghiệp, gọi là chẳng phải báo duyên là nghiệp duyên. Chẳng phải báo duyên, chẳng phải nghiệp duyên là sao? Nếu pháp chẳng phải báo, chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là chẳng phải báo duyên, chẳng phải nghiệp duyên. Khởi duyên, duyên khác, hoặc khởi duyên là duyên khác, hoặc khởi duyên không phải duyên khác: Hỏi: Thế nào là khởi duyên là duyên khác? Đáp: Nếu pháp khởi là chung, đó gọi khởi duyên là duyên khác. Khởi duyên không phải duyên khác là thế nào? Nếu pháp khởi không phải chung, đó gọi là Khởi duyên không phải duyên khác. Không phải khởi duyên, duyên khác, hoặc không phải khởi duyên là duyên khác, hoặc không phải Khởi duyên không phải duyên khác: Hỏi: Thế nào là không phải khởi duyên là duyên khác? Đáp: Nếu pháp không phải khởi là chung, đó gọi không phải Khởi duyên là duyên khác. Không phải Khởi duyên, không phải duyên khác là sao? Nếu pháp không phải khởi, không phải chung, gọi là không phải khởi duyên, không phải duyên khác, Khởi duyên là duyên tương tục không có. Không phải Khởi duyên, duyên tương tục, hoặc không phải Khởi duyên là duyên tương tục, hoặc không phải Khởi duyên không phải duyên tương tục. Hỏi: Thế nào là không phải khởi duyên là duyên tương tục? Đáp: Nếu pháp không phải khởi là tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải Khởi duyên là duyên tương tục. Không phải Khởi duyên, không phải duyên tương tục là sao Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải Khởi duyên, không phải duyên tương tục. Khởi duyên, duyên tăng thượng. Hoặc Khởi duyên là duyên tăng thượng, hoặc Khởi duyên không phải duyên tăng thượng. Khởi duyên là duyên tăng thượng là thế nào? Nếu pháp khởi là tăng thượng, thì gọi là Khởi duyên là duyên tăng thượng. Nói Khởi duyên không phải duyên tăng thượng là sao? Nếu pháp khởi không phải tăng thượng, gọi là Khởi duyên không phải duyên tăng thượng. Không phải Khởi duyên, duyên tăng thượng, hoặc không phải Khởi duyên là duyên tăng thượng, hoặc không phải Khởi duyên không phải duyên tăng thượng: Không phải Khởi duyên là duyên tăng thượng là thế nào? Nếu pháp không phải khởi là tăng thượng, đó gọi không phải Khởi duyên là duyên tăng thượng. Không phải Khởi duyên, không phải duyên tăng thượng là sao? Nếu pháp không phải khởi, không phải tăng thượng thì gọi là không phải khởi duyên, không phải duyên tăng thượng Khởi duyên, nhân duyên, Khởi duyên là nhân duyên, không phải Khởi duyên, nhân duyên. Hoặc không phải Khởi duyên là nhân duyên, hoặc không phải Khởi duyên, chẳng phải nhân duyên: Hỏi: Thế nào là không phải Khởi duyên là nhân duyên? Đáp: Nếu pháp không phải khởi là nhân, thì sẽ gọi không phải Khởi duyên là nhân duyên. Không phải Khởi duyên, chẳng phải nhân duyên là sao? Nếu pháp không phải khởi, chẳng phải nhân, gọi là không phải Khởi duyên, chẳng phải nhân duyên. Khởi duyên là duyên vô gián không có, không phải Khởi duyên, duyên vô gián. Hoặc không phải Khởi duyên là duyên vô gián, hoặc không phải Khởi duyên, không phải duyên vô gián: Hỏi: Thế nào là không phải Khởi duyên là duyên vô gián? Đáp: Nếu pháp không phải khởi là sinh diệt, gọi là không phải Khởi duyên là duyên vô gián. Không phải Khởi duyên, không phải duyên vô gián là sao? Nếu pháp không phải khởi, không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là không phải Khởi duyên, không phải duyên vô gián. Khởi duyên, duyên cảnh giới, hoặc Khởi duyên là duyên cảnh giới, hoặc khởi duyên không phải duyên cảnh giới: Thế nào Khởi duyên là duyên cảnh giới? Nếu pháp khởi có cảnh giới, đó gọi Khởi duyên là duyên cảnh giới. Khởi duyên không phải duyên cảnh giới là sao? Nếu pháp khởi không có cảnh giới, gọi là Khởi duyên không phải duyên cảnh giới. Không phải Khởi duyên, duyên cảnh giới, oặc không phải Khởi duyên, không phải duyên cảnh giới: Hỏi: Thế nào là không phải Khởi duyên là duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp không phải khởi có cảnh giới, đó gọi là không phải Khởi duyên là duyên cảnh giới. Không phải Khởi duyên, không phải duyên cảnh giới là thế nào? Nếu pháp không phải khởi, không có cảnh giới, gọi là không phải Khởi duyên, không phải duyên cảnh giới. Khởi duyên là y duyên, không phải khởi duyên là y duyên, khởi duyên nghiệp duyên, hoặc khởi duyên là nghiệp duyên, hoặc khởi duyên chẳng phải nghiệp duyên: Khởi duyên là nghiệp duyên là thế nào? Nếu pháp khởi là nghiệp sinh nghiệp, gọi là khởi duyên là nghiệp duyên. Khởi duyên chẳng phải nghiệp duyên là sao? Nếu pháp khởi chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là khởi duyên chẳng phải nghiệp duyên. Không phải khởi duyên, nghiệp duyên, hoặc không phải khởi duyên là nghiệp duyên, hoặc không phải khởi duyên, chẳng phải nghiệp duyên: Hỏi: Thế nào là không phải khởi duyên là nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp không phải khởi là nghiệp sinh nghiệp, gọi là không phải khởi duyên là nghiệp duyên. Không phải khởi duyên, chẳng phải nghiệp duyên là thế nào? Nếu pháp không phải khởi, chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh, chẳng phải nghiệp, gọi là không phải khởi duyên, chẳng phải nghiệp duyên. Khởi duyên là báo duyên không có, không phải khởi duyên, báo duyên, hoặc không phải khởi duyên là báo duyên, hoặc không phải khởi duyên, chẳng phải báo duyên: Hỏi: Thế nào là không phải khởi duyên là báo duyên? Đáp: Nếu pháp không phải khởi có báo, gọi là không phải khởi duyên, là báo duyên. Hỏi: Thế nào là chẳng phải khởi duyên, chẳng phải báo duyên? Đáp: Nếu pháp chẳng phải khởi chẳng phải báo, đó gọi là chẳng phải khởi duyên, chẳng phải báo duyên. Duyên khác là duyên tương tục, không có, không phải duyên khác, duyên tương tục, hoặc không phải duyên khác là duyên tương tục, hoặc không phải duyên khác, không phải duyên tương tục. Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là duyên tương tục? Đáp: Nếu pháp không phải chung, là tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải duyên khác là duyên tương tục. Không phải duyên khác, không phải duyên tương tục là sao? Nếu pháp không phải chung, không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì sẽ không đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải duyên khác, không phải duyên tương tục. Duyên khác, duyên tăng thượng, hoặc duyên khác là duyên tăng thượng, hoặc duyên khác không phải duyên tăng thượng Thế nào duyên khác là duyên tăng thượng? Nếu pháp chung là tăng thượng, gọi là duyên khác, là duyên tăng thượng. Thế nào duyên khác không phải duyên tăng thượng? Nếu pháp chung không phải tăng thượng, đó gọi là duyên khác không phải duyên tăng thượng. Không phải duyên khác, duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên khác là duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên khác, không phải duyên tăng thượng: Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là duyên tăng thượng? Đáp: Nếu pháp không phải chung là tăng thượng, gọi là không phải duyên khác là duyên tăng thượng. Không phải duyên khác, không phải duyên tăng thượng là sao? Nếu pháp không phải chung, không phải tăng thượng, gọi là không phải duyên khác không phải duyên tăng thượng. Duyên khác, nhân duyên. Duyên khác là nhân duyên, không phải duyên khác, nhân duyên, hoặc không phải duyên khác là, nhân duyên, hoặc không phải duyên khác chẳng phải nhân duyên: Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là nhân duyên? Đáp: Nếu pháp không phải chung là nhân, gọi là không phải duyên khác là nhân duyên. Không phải duyên khác chẳng phải nhân duyên là sao? Nếu pháp không phải chung, chẳng phải nhân, gọi là không phải duyên khác chẳng phải nhân duyên. Duyên khác là duyên vô gián không có, không phải duyên khác duyên vô gián. Hoặc không phải duyên khác là duyên vô gián, hoặc không phải duyên khác không phải duyên vô gián: Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là duyên vô gián? Đáp: Nếu pháp không phải chung là sinh diệt, gọi là không phải duyên khác là duyên vô gián. Không phải duyên khác, không phải duyên vô gián là gì? Nếu pháp không phải chung, không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là không phải duyên khác, không phải duyên vô gián. Duyên khác, duyên cảnh giới, hoặc duyên khác là duyên cảnh giới, hoặc duyên khác không phải duyên cảnh giới. Hỏi: Thế nào là duyên khác là duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp chung có cảnh giới, gọi là duyên khác là duyên cảnh giới. Duyên khác không phải duyên cảnh giới là sao? Nếu pháp không có chung cảnh giới, gọi là duyên khác không phải duyên cảnh giới. Không phải duyên khác, duyên nơi cảnh giới. Hoặc không phải duyên khác là duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên khác, không phải duyên cảnh giới. Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp không phải có chung cảnh giới, gọi là không phải duyên khác là duyên cảnh giới. Không phải duyên khác, không phải duyên cảnh giới là sao? Nếu pháp không chung không có cảnh giới, gọi là không phải duyên khác không phải duyên cảnh giới. Duyên khác, y duyên: Duyên khác tức là y duyên, không phải duyên khác là y duyên, duyên khác, nghiệp duyên, hoặc duyên khác là nghiệp duyên, hoặc duyên khác chẳng phải nghiệp duyên: Hỏi: Thế nào là duyên khác là nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp chung là nghiệp sinh nghiệp, gọi là duyên khác duyên nghiệp. Hỏi: Thế nào là duyên khác chẳng phải nghiệp duyên. Đáp: Nếu pháp chung chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp. Không phải duyên khác, nghiệp duyên, hoặc không phải duyên khác là nghiệp duyên, hoặc không phải duyên khác chẳng phải nghiệp duyên: Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp không phải chung là nghiệp sinh nghiệp, đó gọi là không phải duyên khác là nghiệp duyên. Không phải duyên khác, chẳng phải nghiệp duyên là sao? Nếu pháp không phải chung, chẳng phải nghiệp, nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là không phải duyên khác, không phải duyên nơi nghiệp. Duyên khác là báo duyên không có. Không phải duyên khác, báo duyên, hoặc không phải duyên khác là báo duyên, hoặc không phải duyên khác chẳng phải báo duyên. Không phải duyên khác là báo duyên, là thế nào? Nếu pháp không phải có chung báo, gọi là không phải duyên khác là duyên báo. Không phải duyên khác, không phải duyên báo là thế nào? Nếu pháp không phải chung, chẳng phải báo, gọi là không phải duyên khác, không phải duyên báo. Duyên khác, khởi duyên, hoặc duyên khác là khởi duyên, hoặc duyên khác không phải duyên khởi: Hỏi: Thế nào là duyên khác là khởi duyên? Đáp: Nếu pháp chung là khởi, gọi là duyên khác là duyên khởi. Duyên khác không phải duyên khởi là sao? Nếu pháp chung không phải khởi, gọi là duyên khác không phải duyên khởi. Không phải duyên khác duyên khởi, hoặc không phải duyên khác là duyên khởi, hoặc không phải duyên khác không phải duyên khởi: Hỏi: Thế nào là không phải duyên khác là duyên khởi? Đáp: Nếu pháp không phải chung là khởi, gọi là không phải duyên khác là duyên khởi. Không phải duyên khác, không phải duyên khởi là sao? Nếu pháp không phải chung, không phải khởi, gọi là không phải duyên khác, không phải duyên khởi. Duyên tương tục là duyên tăng thượng không có. Không phải duyên tương tục, duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên tương tục là duyên tăng thượng, hoặc không phải duyên tương tục không phải duyên tăng thượng: Hỏi: Thế nào là không phải duyên tương tục là duyên tăng thượng? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng thì sẽ không đến sinh thứ ba là tăng thượng, gọi là không phải duyên tương tục là duyên tăng thượng. Không phải duyên tương tục, không phải duyên tăng thượng là gì? Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, thì sẽ không đến sinh lần thứ ba không phải tăng thượng, gọi là không phải duyên tương tục, không phải duyên tăng thượng. Duyên tương tục, nhân duyên. Duyên tương tục, nhân duyên không có. Không phải duyên tương tục là nhân duyên, hoặc không phải duyên tương tục là nhân duyên, hoặc không phải duyên tương tục chẳng phải nhân duyên: Thế nào không phải duyên tương tục là nhân duyên? Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, thì sẽ không đến sinh lần thứ ba là nhân, gọi là không phải duyên tương tục là nhân duyên. Không phải duyên tương tục chẳng phải nhân duyên là sao? Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, thì sẽ không đến sinh lần thứ ba chẳng phải nhân, gọi là không phải duyên tương tục, chẳng phải nhân duyên. Duyên tương tục là duyên vô gián không có. Không phải duyên tương tục, duyên vô gián, hoặc không phải duyên tương tục là duyên vô gián, hoặc không phải duyên tương tục, không phải duyên vô gián. Hỏi: Thế nào là không phải duyên tương tục là duyên vô gián? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, không đến sinh lần thứ ba là sinh diệt, gọi là không phải duyên tương tục là duyên vô gián. Không phải duyên tương tục, không phải duyên vô gián là sao? Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba, không phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là không phải duyên tương tục, không phải duyên vô gián. Duyên tương tục, duyên cảnh giới. Hoặc duyên tương tục là duyên cảnh giới, hoặc duyên tương tục không phải duyên cảnh giới. Hỏi: Thế nào là duyên tương tục là duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, không đến sinh lần thứ ba, có cảnh giới, gọi là duyên tương tục là duyên cảnh giới. Duyên tương tục, không phải duyên cảnh giới là sao? Nếu pháp tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, không có cảnh giới, gọi là duyên tương tục không phải duyên cảnh giới. Không phải duyên tương tục, duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên tương tục là duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên tương tục, không phải duyên cảnh giới: Hỏi: Thế nào là không phải duyên tương tục là duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, không đến sinh lần thứ ba có cảnh giới, gọi là không phải duyên tương tục là duyên cảnh giới. Không phải duyên tương tục, không phải duyên cảnh giới là gì? Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng, không đến sinh lần thứ ba không có cảnh giới, gọi là không phải duyên tương tục, không phải duyên cảnh giới. Duyên tương tục là y duyên, không phải duyên tương tục là y duyên.  <卷>QUYỂN 26 <詞>Phẩm 1: PHẨM BIẾN THUỘC PHẦN ĐẦU MỐI (Phần Hai) Duyên tương tục, nghiệp duyên, hoặc duyên tương tục là nghiệp duyên, hoặc duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên: Hỏi: Thế nào duyên tương tục là nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp tăng trưởng, đến sinh thứ ba là nghiệp sinh nghiệp, thì gọi duyên tương tục là nghiệp duyên. Hỏi: Thế nào là duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp tăng trưởng, đến sinh thứ ba chẳng phải nghiệp. Nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên. Không phải duyên tương tục, nghiệp duyên, hoặc không phải duyên tương tục là nghiệp duyên, hoặc không phải duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên: Hỏi: Thế nào không phải duyên tương tục là nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba là nghiệp. Nếu nghiệp sinh nghiệp, gọi là không phải duyên tương tục là nghiệp duyên. Hỏi: Không phải duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên là sao? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba chẳng phải nghiệp. Nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là không phải duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên. Duyên tương tục là báo duyên không có. Không phải duyên tương tục, báo duyên hoặc không phải duyên tương tục là báo duyên, hoặc không phải duyên tương tục chẳng phải báo duyên: Hỏi: Thế nào không phải duyên tương tục là báo duyên? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba có báo, đó gọi là không phải duyên tương tục là báo duyên. Hỏi: Không phải duyên tương tục chẳng phải báo duyên là sao? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh báo thứ ba, chẳng phải báo, gọi là không phải duyên tương tục không phải duyên báo. Duyên tương tục là duyên khởi không có. Không phải duyên duyên tương tục khởi, hoặc không phải duyên tương tục, không phải duyên khởi: Hỏi: Thế nào là không phải duyên tương tục là duyên khởi? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải duyên tương tục là duyên khởi. Hỏi: Không phải duyên tương tục, không phải duyên khởi là sao? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, hoặc tăng trưởng nếu không đến sinh lần thứ ba không phải khởi, gọi là không phải duyên tương tục không phải duyên khởi. Duyên tương tục là duyên khác, không có không phải duyên tương tục, duyên khác hoặc không phải duyên tương tục là duyên khác, hoặc chẳng phải duyên tương tục, chẳng phải duyên khác: Hỏi: Thế nào không phải duyên tương tục là duyên khác? Đáp: Nếu pháp không tăng trưởng, nếu tăng trưởng sẽ không đến sinh lần thứ ba là chung, gọi là chẳng phải duyên tương tục là duyên khác. Hỏi: Không phải duyên tương tục, không phải duyên khác là thế nào? Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba không phải chung, gọi là không phải duyên tương tục không phải duyên khác. Duyên tăng thượng, nhân duyên, hoặc duyên tăng thượng là nhân duyên, hoặc duyên tăng thượng chẳng phải nhân duyên: Hỏi: Thế nào là duyên tăng thượng là nhân duyên? Đáp: Nếu pháp vượt vượt hơn là nhân, gọi là duyên tăng thượng là nhân duyên. Hỏi: Duyên tăng thượng là chẳng phải nhân duyên là sao? Đáp: Nếu pháp vượt vượt hơn chẳng phải nhân, gọi là duyên tăng thượng chẳng phải nhân duyên. Không phải duyên tăng thượng, nhân duyên hoặc không phải duyên tăng thượng là nhân duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng chẳng phải nhân duyên: Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là nhân duyên? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là nhân, gọi là không phải duyên tăng thượng là nhân duyên. Hỏi: Không phải duyên tăng thượng không phải nhân duyên là sao? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn chẳng phải nhân, gọi là không phải duyên tăng thượng chẳng phải nhân duyên. Duyên tăng thượng là duyên vô gián không có. Không phải duyên tăng thượng, duyên vô gián hoặc không phải duyên tăng thượng là duyên vô gián, hoặc chẳng phải duyên tăng thượng chẳng phải duyên vô gián: Hỏi: Nói chẳng phải duyên tăng thượng là duyên vô gián là thế nào? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là sinh diệt, gọi là không phải duyên tăng thượng là duyên vô gián. Hỏi: Không phải duyên tăng thượng không phải duyên vô gián là sao? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, chẳng phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là không phải duyên tăng thượng không phải duyên vô gián. Duyên tăng thượng, duyên cảnh giới, hoặc duyên tăng thượng là duyên cảnh giới, hoặc duyên tăng thượng không phải duyên cảnh giới: Hỏi: Thế nào duyên tăng thượng là duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp vượt hơn có cảnh giới, gọi là duyên tăng thượng là duyên cảnh giới. Hỏi: Duyên tăng thượng không phải duyên cảnh giới là thế nào? Đáp: Nếu pháp vượt hơn không có cảnh giới, gọi là duyên tăng thượng không phải duyên cảnh giới. Không phải duyên tăng thượng, duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên tăng thượng là duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên tăng thượng, không phải duyên cảnh giới: Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là duyên cảnh giới? Đáp: Nếu pháp trội không phải vượt hơn có cảnh giới, gọi là không phải duyên tăng thượng là duyên cảnh giới. Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, không phải duyên cảnh giới là gì? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, không có cảnh giới, gọi là không phải duyên tăng thượng không phải duyên cảnh giới. Duyên tăng thượng, y duyên, duyên tăng thượng là y duyên, không phải duyên tăng thượng là y duyên. Duyên tăng thượng, nghiệp duyên, hoặc duyên tăng thượng là nghiệp duyên, hoặc duyên tăng thượng chẳng phải nghiệp duyên: Hỏi: Thế nào là duyên tăng thượng là nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp vượt hơn là nghiệp sinh nghiệp, gọi là duyên tăng thượng là nghiệp duyên. Hỏi: Duyên tăng thượng chẳng phải nghiệp duyên là thế nào? Đáp: Nếu pháp vượt hơn chẳng phải nghiệp, hoặc nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là duyên tăng thượng chẳng phải nghiệp duyên. Không phải duyên tăng thượng, nghiệp duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng là nghiệp duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng, chẳng phải nghiệp duyên: Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là nghiệp duyên? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là nghiệp sinh nghiệp, gọi là không phải duyên tăng thượng là nghiệp duyên. Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, chẳng phải nghiệp duyên là sao? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, chẳng phải nghiệp, hoặc nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là không phải duyên tăng thượng, chẳng phải nghiệp duyên. Duyên tăng thượng là báo duyên không có, không phải duyên tăng thượng, báo duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng là báo duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng, chẳng phải báo duyên: Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là báo duyên? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn có báo, gọi là không phải duyên tăng thượng, là báo duyên. Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, chẳng phải báo duyên là sao? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, không có báo, gọi là không phải duyên tăng thượng, chẳng phải báo duyên. Duyên tăng thượng, khởi duyên, hoặc duyên tăng thượng là khởi duyên, hoặc duyên tăng thượng không phải khởi duyên: Hỏi: Thế nào là duyên tăng thượng là khởi duyên? Đáp: Nếu pháp vượt hơn là khởi, gọi duyên tăng thượng là khởi duyên. Hỏi: Duyên tăng thượng không phải khởi duyên là sao? Đáp: Nếu pháp vượt hơn không phải khởi, gọi là duyên tăng thượng không phải khởi duyên. Không phải duyên tăng thượng, khởi duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng là khởi duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng không phải khởi duyên: Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là khởi duyên? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là khởi, gọi là không phải duyên tăng thượng là khởi duyên. Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, không phải khởi duyên là sao? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn không phải khởi, gọi là không phải duyên tăng thượng không phải khởi duyên. Duyên tăng thượng, duyên khác, hoặc duyên tăng thượng là duyên khác, hoặc duyên tăng thượng không phải duyên khác: Hỏi: Thế nào là duyên tăng thượng là duyên khác? Đáp: Nếu pháp vượt hơn là chung, gọi là duyên tăng thượng là duyên khác. Hỏi: Duyên tăng thượng không phải duyên khác là sao? Đáp: Nếu pháp vượt hơn không phải chung, gọi là duyên tăng thượng không phải duyên khác. Không phải duyên tăng thượng, duyên khác, hoặc không phải duyên tăng thượng là duyên khác, hoặc không phải duyên tăng thượng, không phải duyên khác: Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là duyên khác? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là chung, gọi là không phải duyên tăng thượng là duyên khác. Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, không phải duyên khác là thế nào? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn không phải chung, gọi là không phải duyên tăng thượng không phải duyên khác. Duyên tăng thượng là duyên tương tục không có. Không phải duyên tăng thượng, duyên tương tục, hoặc không phải duyên tăng thượng là duyên tương tục, hoặc không phải duyên tăng thượng, không phải duyên tương tục: Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là duyên tương tục? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải duyên tăng thượng là duyên tương tục. Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, không phải duyên tương tục là sao? Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, không phải tăng trưởng. Nếu tăng trưởng, thì không sinh, đến lần thứ ba, gọi là không phải duyên tăng thượng là duyên tương tục. Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký, pháp thiện, bất thiện, pháp vô ký thiện, pháp vô ký bất thiện, pháp thiện, bất thiện, vô ký Duyên pháp thiện, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện,vô ký, sinh pháp bất thiện, vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký. Duyên pháp bất thiện, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện,vô ký, sinh pháp bất thiện, vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký. Duyên pháp vô ký, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện vô ký, sinh pháp bất thiện vô ký. Sinh pháp thiện bất thiện, vô ký. Duyên pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện vô ký, sinh pháp bất thiện vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký. Duyên pháp thiện vô ký, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện vô ký, sinh pháp bất thiện vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện vô ký. Duyên pháp bất thiện vô ký, sinh pháp thiện. Sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký, sinh pháp bất thiện, thiện. Sinh pháp thiện vô ký, sinh pháp bất thiện vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện vô ký. Duyên pháp thiện, bất thiện, vô ký, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện vô ký, sinh pháp bất thiện vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký. ------------------------- <詞>Phẩm 2: PHẨM NHÂN THUỘC VỀ PHẦN ĐẦU MỐI Nhân có nhân, do nhân sinh pháp, là nhân của nghĩa, nhân có bốn sự, nên biết tất cả pháp hữu vi có nghĩa nhân, đầu mối nhóm họp môn chính của các nhân. Nhân của nhân, nhân vô gián, nhân cảnh giới, nhân y, nhân nghiệp, nhân báo, nhân khởi, nhân khác, nhân tương tục, nhân tăng thượng, nhân danh, nhân sắc, nhân vô minh, nhân hành, nhân thức, nhân danh sắc, nhân sáu nhập, nhân xúc, nhân thọ, nhân ái, nhân thủ, nhân hữu, nhân sinh, nhân già, nhân chết, nhân ưu, nhân bi, nhân khổ, nhân não, các nhân khổ, nhân ăn, nhân lậu, nhân lại có. Chẳng phải nhân của nhân, chẳng phải nhân vô gián, chẳng phải nhân cảnh giới, chẳng phải nhân y, chẳng phải nhân nghiệp, chẳng phải nhân báo, chẳng phải nhân khởi, chẳng phải nhân khác, chẳng phải nhân tương tục, chẳng phải nhân tăng thượng, chẳng phải nhân danh, chẳng phải nhân sắc, chẳng phải nhân vô minh, chẳng phải nhân hành, chẳng phải nhân thức chẳng phải nhân danh sắc, chẳng phải nhân sáu nhập, chẳng phải nhân xúc, chẳng phải nhân thọ, chẳng phải nhân ái, không phải thủ, chẳng phải nhân hữu, chẳng phải nhân sinh, không phải nhân lão, không phải nhân chết, không phải nhân ưu, không phải nhân bi, chẳng phải nhân khổ, không phải nhân não, chẳng phải nhân các khổ, chẳng phải nhân ăn, không phải nhân lậu, chẳng phải nhân lại có. Hỏi: Thế nào là nhân của nhân? Đáp: Nếu pháp là nhân là nhân của pháp, gọi là nhân của nhân. Hỏi: Thế nào là nhân vô gián? Đáp: Nếu pháp nhân của quá khứ, hiện tại, gọi là nhân vô gián. Nhân cảnh giới là sao? Đáp: Cảnh giới tất cả pháp, như nhân của sự, hoặc có nhân, của pháp nhân, gọi là nhân cảnh giới. Hỏi: Thế nào là nhân y? Đáp: Tất cả pháp là nhân, nếu nhân của pháp hữu vi, gọi là nhân y. Nhân nghiệp là sao? Đáp: Nếu pháp là nhân của nghiệp thân, miệng ý, gọi là nghiệp nhân. Hỏi: Thế nào là nhân báo? Đáp: Nếu pháp thọ nhận và nhân của báo thiện, gọi là nhân báo. Nhân khởi là gì? Đáp: Nếu pháp là nhân khởi, gọi là nhân khởi. Nhân khác là thế nào? Đáp: Nếu pháp là nhân chung, gọi là nhân khác. Nhân tương tục là sao? Đáp: Nếu pháp là nhân tăng trưởng, gọi là nhân tương tục. Nhân tăng thượng là thế nào? Đáp: Nếu pháp là nhân vượt hơn, gọi là nhân tăng thượng. Nhân của danh là gì? Đáp: Tất cả sự tưởng nhớ, giả đặt gọi là danh, là nhân của danh. Lại nữa, do sự tưởng nhớ, giả đặt gọi là sanh, xúc, thọ, tưởng, tư, tư duy, gọi là nhân của danh. Lại nữa, năm pháp đầu có xúc, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, gọi là danh. Lại nữa, nếu pháp không phải sắc hữu vi, gọi là Danh. Nếu nhân của pháp như thế, gọi là nhân của danh. Hỏi: Thế nào là nhân của sắc? Đáp: Nếu sắc pháp gọi là sắc. Lại nữa, mười sắc nhập và sắc của pháp nhập, được gọi là sắc. Lại nữa, bốn đại và sắc tạo của bốn đại, được gọi là sắc. Lại nữa, sắc có ba thứ: sắc có thể thấy có đối, không thể thấy có đối, không thể thấy không có đối, được nói là sắc. Nếu nhân của sắc như thế, gọi là nhân của sắc. Nhân của vô minh là thế nào? Đáp: Nếu nhân của pháp căn bất thiện, gọi là nhân của vô minh. Hỏi: Thế nào là nhân của hành? Đáp: Hành vi của thân, hành vi của miệng, hành vi của ý, đây gọi là hành. Lại nữa, hành phước, hành phi phước, hành không dao động, đây gọi là hành. Lại nữa, năm thọ ấm, đây gọi là hành. Lại nữa, hành ấm, đây gọi là hành. Nếu nhân của pháp như thế thì gọi là nhân của hành. Nhân của thức là thế nào? Đáp: Nhân của nhãn thức, thân của nhó, tỷ, thiệt, thân, ý thức thân, gọi là nhân của thức. Hỏi: Thế nào là nhân của sắc pháp? Đáp: Nếu sự tưởng nhớ, giả gọi, đặt ra danh, thì đây gọi là Danh, nếu sắc pháp thì đây nói là sắc. Lại nữa, nếu do sự tưởng nhớ giả gọi, đặt ra danh, sinh khởi xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, thì đây gọi là Danh. Mười sắc nhập và sắc của pháp nhập, đây nói là sắc. Lại nữa, năm pháp hàng đầu của xúc, đây gọi là Danh, bốn đại và sắc do bốn đại tạo ra, ở đây gọi là sắc. Lại nữa, nếu pháp hữu vi chẳng phải sắc, thì đây gọi là Danh. Sắc có ba thứ, có thể thấy có đối, không thể thấy có đối, và không thể thấy, không có đối. Nếu pháp danh sắc như thế, gọi là nhân của danh sắc. Nhân của sáu nhập là sao? Đáp: Nếu nhân của pháp nhãn nhập, nhó nhập, tỷ nhập, thiệt, thân ý nhập, gọi là nhân của sáu nhập. Hỏi: Thế nào là nhân của xúc? Nếu nhân của pháp xúc: xúc nhãn, xúc nhó, tỷ, thiệt, thân ý, xúc thân, gọi là nhân của xúc. Hỏi: Thế nào là nhân của thọ? Đáp: Nếu nhân của pháp khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ, gọi là nhân của thọ. Nhân của ái là thế nào? Nếu nhân của pháp dục ái, hữu ái, dứt ái, gọi là nhân của ái. Nhân của thủ là sao? Đáp: Nếu nhân của pháp dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ, gọi là nhân của thủ. Nhân của hữu là thế nào? Đáp: Nhân là pháp dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu gọi là nhân của. Nhân của sinh là thế nào? Đáp: Nếu sinh trong các chúng sinh, chính sinh, nhập thai, xuất ấm, tạo thành nhân của pháp ấm nhập, gọi là nhân của sinh. Hỏi: Thế nào là nhân của già? Đáp: Nếu ở trong các chúng sinh, nhân pháp đầu bạc, răng rụng, da nhăn, thân thể run rẩy, lụm cụm, các căn yếu đuối, hành thành thục, mạng hư hoại gấp rút, gọi là nhân của già. Nhân của chết là sao? Đáp: Nếu ở trong các chúng sinh, lúc sau cùng, là chết, vượt qua ấm, bỏ thân, đổi khác ở chỗ kia, lìa bổn thân, gọi là nhân của chết. Nhân của ưu là thế nào? Đáp: Nếu chúng sinh bị các thứ khổ ép ngặt, nêu âu lo, âu lo năng, cuối cùng âu lo, nếu nội tạng nóng bức, lo rầu tiều tụy, nhân của pháp này gọi là nhân ưu. Nhân bi là sao? Đáp: Nếu chúng sinh lo, bị nỗi khổ ép ngặt, mũi tên lo xuyên vào tim, nếu nhân của pháp biểu hiện ở miệng: nói cuồng loạn, nhớ nhung, khóc kể, thì gọi là nhân bi. Hỏi: Thế nào là nhân khổ? Đáp: Nếu thân không chịu đựng nổi khổ, nhân của pháp xúc nhãn khổ thọ, xúc, nhó, tỷ, thiệt thân, khổ thọ, gọi là nhân khổ. Nhân của não là sao? Đáp: Nếu tâm không chịu đựng nổi khổ, nhân của pháp khổ thọ của xúc ý, gọi là nhân của não. Hỏi: Thế nào là nhân của các khổ? Nếu nhân của pháp là thân, tâm khổ, khổ nặng, khổ cuối cùng, tâm não loạn, gọi là nhân của các khổ. Hỏi: Thế nào là nhân của ăn? Đáp: Có bốn cách ăn: dứt thực, xúc thực thô, tế, ý tư thực, và thức thực. Nhân của pháp như thế, gọi là nhân của cái ăn. Hỏi: Thế nào là nhân của lậu? Đáp: Nhân của pháp dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, gọi là nhân của lậu. Nhân lại có là thế nào? Đáp: Nếu pháp là nhân của pháp ấm, giới, nhập, đầu tiên, gọi là nhân lại có. Hỏi: Thế nào là nhân của chẳng phải nhân? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân, gọi là nhân của chẳng phải nhân. Chẳng phải nhân của vô gián là thế nào? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của vô gián, gọi là chẳng phải nhân của vô gián. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của cảnh giới? Đáp: Đều là nhân của cảnh giới, đều là nhân y. Chẳng phải nhân của nghiệp là sao? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của nghiệp, gọi là chẳng phải nhân của nghiệp. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân báo? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân báo thì gọi là chẳng phải nhân báo. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân khởi? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân khởi, gọi là chẳng phải nhân khởi. Chẳng phải nhân khác là sao? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân chung, gọi là chẳng phải nhân khác. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân nối tiếp nhau? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân tăng trưởng, gọi là không phải tăng trưởng. Chẳng phải nhân tăng thượng là thế nào? Đáp: Nếu pháp không phải là nhân vượt hơn, gọi là chẳng phải nhân tăng thượng. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân danh? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân danh, gọi là chẳng phải nhân danh. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của sắc? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của sắc, gọi là chẳng phải nhân của sắc. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của vô minh? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của vô minh thì gọi là chẳng phải nhân vô minh. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của hành? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của hành, gọi là chẳng phải nhân của hành. Chẳng phải nhân của thức là sao? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của thức, gọi là chẳng phải nhân của thức. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của danh sắc? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của danh sắc, gọi là chẳng phải nhân của danh sắc. Chẳng phải nhân của sáu nhập là thế nào? Đáp: Nếu pháp không phải nhân của sáu nhập, gọi là chẳng phải nhân của sáu nhập. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của xúc? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của xúc, gọi là chẳng phải nhân của xúc. Chẳng phải nhân của thọ là sao? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của thọ, gọi là chẳng phải nhân của thọ. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của ái. Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của ái, gọi là chẳng phải nhân của ái. Chẳng phải nhân của thủ là sao? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của thủ, gọi là chẳng phải nhân của thủ. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của hữu? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của hữu, gọi là chẳng phải nhân của hữu. Chẳng phải nhân của sinh là thế nào?ï Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của sinh, gọi là chẳng phải nhân của sinh. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của già? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của già, gọi là chẳng phải nhân của già. Chẳng phải nhân của chết là thế nào? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của chết, gọi là chẳng phải nhân của chết. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của lo? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của lo, gọi là chẳng phải nhân của lo. Chẳng phải nhân của bi là sao? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của buồn, gọi là chẳng phải nhân của buồn. Chẳng phải nhân của khổ là thế nào? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của khổ, gọi là chẳng phải nhân khổ. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của não? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của não, gọi là chẳng phải nhân của não. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của các khổ? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của các khổ, gọi là chẳng phải nhân của các khổ. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của ăn? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của ăn, gọi là chẳng phải nhân của cái ăn. Chẳng phải nhân của lậu là thế nào? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của lậu, gọi là chẳng phải nhân của lậu. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân lại có? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của ấm, giới, nhập, ban đầu, gọi là chẳng phải nhân lại có. Pháp của nhân, chẳng phải nhân của có. Pháp của nhân có chẳng phải nhân. Nhân là pháp của nhân có. Chẳng phải nhân, không phải là pháp của nhân có, pháp của nhân chẳng phải nhân của sự hòa hợp, pháp của nhân hòa hợp chẳng phải nhân, nhân là pháp hòa hợp, chẳng phải nhân, cũng không phải là pháp của nhân hòa hợp. Hỏi: Thế nào là pháp của nhân chẳng phải nhân có? Đáp: Pháp của nhân đều là nhân. Lại nữa, kiết chuyên kính của căn thiện, căn chẳng thiện, gọi là pháp của nhân chẳng phải nhân có. Hỏi: Thế nào là pháp của nhân có chẳng phải nhân? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân hữu vi, gọi là pháp của nhân có chẳng phải nhân. Thế nào nhân là pháp của nhân có? Đáp: Dứt trừ kiết chuyên kính của căn thiện, căn bất thiện, nếu pháp khác, gọi là nhân pháp của nhân có. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân chẳng phải pháp của nhân có? Đáp: Trừ nhân là pháp của nhân có, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải nhân chẳng phải pháp của nhân có. Pháp của nhân chẳng phải nhân của sự hòa hợp, pháp của nhân hòa hợp chẳng phải nhân, nhân là pháp hòa hợp, chẳng phải nhân, cũng chẳng phải pháp của nhân hòa hợp, cũng như thế. Pháp của nhân trước chẳng phải nhân chung, pháp của nhân chung chẳng phải nhân trước, nhân trước là pháp của nhân chung cũng chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân chung. Pháp của nhân trước chẳng phải nhân sau, pháp của nhân sau chẳng phải nhân trước, nhân trước là pháp của nhân sau, cũng không phải của nhân trước, chẳng phải pháp của nhân sau. Pháp của nhân chung chẳng phải nhân sau, pháp của nhân sau chẳng phải nhân chung, nhân chung là pháp của nhân sau, cũng chẳng phải nhân chung, chẳng phải pháp của nhân sau. Pháp của nhân trước chẳng phải nhân chung là sao? Đáp: Nếu pháp sinh là nhân trước, chẳng phải nhân chung, gọi là pháp của nhân trước, chẳng phải nhân chung. Hỏi: Thế nào là pháp của nhân chung chẳng phải nhân trước? Đáp: Nếu pháp sinh là nhân chung, chẳng phải nhân trước, gọi là pháp của nhân chung chẳng phải nhân trước. Thế nào nhân trước là pháp của nhân chung? Đáp: Nếu pháp sinh là nhân chung của nhân trước, gọi là nhân trước là pháp của nhân chung. Chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân chung là sao? Đáp: Trừ pháp nhân chung của nhân trước, nếu pháp khác thì gọi là chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân chung. Lại nữa, pháp của nhân trước chẳng phải nhân chung, nếu pháp mới sinh chẳng phải báo, gọi là pháp của nhân trước không phải nhân chung. Hỏi: Thế nào là pháp của nhân chung chẳng phải nhân trước? Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân hữu vi, gọi là pháp nhân chung, chẳng phải nhân trước. Thế nào nhân trước là pháp của nhân chung? Đáp: Trừ mới sinh chẳng phải báo, nếu pháp chung khác, gọi là nhân trước là pháp của nhân chung. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân chung? Đáp: Trừ nhân trước là pháp nhân chung, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân chung. Pháp của nhân trước chẳng phải nhân sau, pháp của nhân sau, chẳng phải nhân trước, pháp của nhân trước, nhân sau, chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân sau cũng như thế. Hỏi: Thế nào là pháp của nhân chung, chẳng phải nhân sau? Đáp: Nếu pháp sinh là nhân chung, chẳng phải nhân sau, gọi là pháp của nhân chung chẳng phải nhân sau. Hỏi: Thế nào là pháp của nhân sau, chẳng phải nhân chung? Đáp: Pháp sinh của nhân sau tức là nhân chung. Lại nữa, được Sơ thiền rồi, được đệ Nhị thiền, được sức kết hợp thanh tịnh, tự tại tôn của Sơ thiền của nhân sau. Được đệ Nhị thiền rồi, được đệ Tam thiền, được tự tại tôn của sức kết hợp thanh tịnh Nhị thiền của nhân sau. Được đệ Tam thiền rồi, được đệ Tứ thiền, được sức tự tại tôn kết hợp thanh tịnh của Tam thiền của nhân sau. Nếu Bồ-tát đắc thông, minh rồi, sẽ giác ngộ, khi Bồ-tát kia chứng đắc thông, minh, rồi sẽ giác được thông minh kia bèn sinh nhân sau, quán chiếu thấu đạt vô biên, được thần túc trụ sống lâu, tức là sinh nhân sau. Nếu trụ một kiếp, hoặc hơn một kiếp thì gọi là pháp của nhân sau chẳng phải nhân chung. Thế nào nhân chung là pháp của nhân sau? Đáp: Nếu pháp sinh là nhân sau của nhân chung, thì gọi nhân chung là pháp của nhân sau. Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân chung, chẳng phải pháp của nhân sau? Đáp: Trừ pháp của nhân sau của nhân chung, nếu pháp khác thì gọi là chẳng phải nhân chung, chẳng phải pháp của nhân sau (nhân, phi nhân, giải thích đều có ba mươi hai câu, ở đây có hai lần bốn câu sau cùng). ---------------------- <詞>Phẩm 3: PHẨM DANH SẮC CỦA PHẦN ĐẦU MỐI Có người ra đời hiệu là Như lai Vô Sở Trước, Đẳng chính Giác, gọi Danh sắc, giải thoát danh sắc, dứt danh sắc. Hỏi: Thế nào là danh sắc? Đáp: Nếu tưởng nhớ, giả gọi, đặt ra danh thì đây gọi là Danh. Sắc là sao? Đáp: Nếu sắc pháp, thì đây gọi là sắc. Lại nữa, do sự tưởng nhớ, giả gọi, sinh khởi xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, đây gọi là Danh. Mười sắc nhập và sắc của pháp nhập, đây gọi là sắc. Lại nữa, năm pháp đứng đầu của xúc, đây gọi là Danh bốn đại và cái do bốn đại, đây gọi là Sắc. Lại nữa, nếu pháp chẳng phải sắc hữu vi, thì đây gọi là Danh. Sắc có ba thứ: có thể thấy có đối, không thể thấy có đối, và không thể thấy không có đối, đây gọi là sắc. Danh sắc như thế, đây gọi là Danh sắc. Vì sao gọi là Danh sắc? Đáp: Vì muốn cho danh sắc này thích ứng với chính thuyết, mở bày, phân biệt, bày tỏ, giả gọi, nên gọi là Danh sắc. Hỏi: Thế nào là giải thoát danh sắc? Đáp: Nếu dùng phương tiện giải thoát, thấy, biết đối với danh sắc, gọi là giải thoát danh sắc. Dứt danh sắc là thế nào? Đáp: Nếu đối với danh sắc, điều phục dục nhiễm, đoan trừ dục nhiễm, gọi là dứt danh sắc. Nay sẽ tập hợp môn chính của danh sắc: Nhân, khởi, tăng, thượng, chung, báo, dựa vào, sự ăn, nuôi lớn, gìn giữ, gồm thâu vi tế, đối tượng nương tựa, vật cần dùng; phôi thai, sinh đạo hướng đến, sự thấm nhuần, chảy đầy khắp. Không điều phục, không kiên cố, không thủ hộ, không gồm thâu, không tu, điều phục kiên cố, thủ hộ, gồm thâu, tu, không giải, không chứng, không dứt, không hết, không diệt, giải, chứng, dứt, tận, diệt, chỗ hỷ, chỗ ưu, chỗ xả, thiện bất thiện, vô ký, học Vô học, phi học phi Vô học, báo, pháp báo, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, kiến đoạn, tư duy đoạn, không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Nhân của kiến đoạn, nhân của tư duy đoạn, chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Thuộc về cõi Dục, thuộc về cõi Sắc, thuộc về cõi Vô sắc, không thuộc về quá khứ, vị lai, hiện tại. Đây, gọi là môn chính của danh sắc. Nhân nghĩa là nhân duyên, khởi là nhân duyên, báo là nhân duyên. Chung, nghĩa là nhân duyên, tăng thượng là y duyên, y là nhân duyên, ăn là y duyên, sự nuôi lớn, gìn giữ, gồm thâu vi tế, đối tượng nương tựa, đối tượng cần dùng cũng như thế. Thai mới , nghĩa là nhân duyên, chỗ trụ thai là y duyên, sinh là: nhân duyên, đạo là: nhân duyên, tìm hướng đến là: nhân duyên, thấm nhuần là: y duyên, chất lỏng đầy khắp cũng như thế. Không điều phục, nghĩa là không biết thế gian, không dứt thế gian, không kiên cố, không thủ hộ, không gồm thâu, không tu cũng như thế. Điều phục, nghĩa là biết thế gian, dứt thế gian, kiên cố, thủ hộ, gồm thâu, tu cũng như thế. Không giải, nghĩa là chưa trí biết, chưa do dứt trí biết, không chứng: là chưa chứng thấy, biết, không dứt là: chưa buộc dứt, không tận là: chưa hết cuối cùng, không diệt là: chưa trí duyên diệt, phi trí duyên diệt, giải là: trí biết, dứt trí biết, chứng là: biết thấy dứt (tri kiến đoạn), dứt là: dứt tạm thời, tận là: hết rốt ráo, diệt là: trí duyên diệt, phi trí duyên Diệt tận. Hỷ, nghĩa là khởi nhân của hỷ và thọ báo, chỗ ưu: là ưu khởi nhân và thọ báo, chỗ xả: là xả khởi nhân và thọ báo. Thiện, là danh sắc được tu, bất thiện là danh sắc bị đoạn, vô ký: danh sắc đã thọ nhận và pháp chẳng phải báo. Học, danh sắc của bậc Thánh chẳng phải Vô học. Vô học: là danh sắc của Thánh chẳng phải Học. Phi học, phi Vô học: là danh sắc của không phải Thánh. Báo: là thọ danh sắc và báo thiện, pháp báo: là danh sắc có báo, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo: là danh sắc vô ký, không thuộc về phần ngã. Kiến đoạn, là danh sắc bất thiện, không phải tư duy đoạn. Tư duy đoạn: là danh sắc bất thiện không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn: danh sắc hoặc thiện, hoặc vô ký. Nhân của kiến đoạn, nghĩa là danh sắc, hoặc kiến đoạn, hoặc pháp báo thiện của kiến đoạn. Nhân của tư duy đoạn, nghĩa là danh sắc, hoặc tư duy đoạn, hoặc pháp báo của tư duy đoạn. Không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, nghĩa là danh sắc hoặc pháp thiện, hoặc báo của pháp thiện, hoặc không phải báo, không phải pháp báo. Thuộc về cõi Dục, nghĩa là danh sắc, hoặc là dục lậu, hữu lậu, thuộc về cõi Sắc, nghĩa là danh sắc, hoặc là sắc lậu, hữu lậu. Thuộc về cõi Vô sắc, nghĩa là danh sắc, hoặc là lậu, hữu lậu Vô sắc. Không thuộc về nghĩa là danh sắc, nếu làø vô lậu của bậc Thánh. Quá khứ, là danh sắc đã sinh, đã diệt, vị lai, là danh sắc chưa sinh, chưa phát ra, hiện tại, là danh sắc sinh, chưa diệt. Danh là nhân của danh. Danh là nhân của sắc. Danh là nhân của danh sắc. Sắc là nhân của danh. Sắc là nhân của sắc. Sắc là nhân của danh sắc. Danh sắc là nhân của danh. Danh sắc là nhân của sắc. Danh sắc là nhân của danh sắc. Danh là khởi. Danh là khởi của danh. Sắc là khởi của danh. Danh sắc là khởi sắc. Danh là khởi của sắc. Sắc là khởi của sắc. Danh sắc là khởi của danh sắc. Danh là khởi của danh sắc. Sắc là khởi của danh sắc. Danh, là báo của danh. Danh là báo của sắc. Danh là báo của danh sắc. Sắc là báo của danh. Sắc là báo của sắc. Sắc là báo của danh sắc. Danh sắc là báo của danh. Danh sắc là báo của sắc. Danh sắc là báo của danh sắc. Danh chung với danh. Danh chung với sắc. Danh chung với danh sắc. Sắc chung với danh. Sắc chung với sắc. Sắc chung với danh sắc. Danh sắc chung với danh. Danh sắc chung với sắc. Danh sắc chung với danh sắc. Danh, là tăng thượng của danh. Sanh là tăng thượng của sắc. Danh là tăng thượng của danh sắc. Sắc là tăng thượng của danh. Sắc là tăng thượng của sắc. Sắc là tăng thượng của danh sắc. Danh sắc là tăng thượng của danh. Danh sắc là tăng thượng của sắc. Danh sắc là tăng thượng của danh sắc. Danh nương tựa danh. Danh nương tựa sắc. Danh nương tựa danh sắc. Sắc dựa vào danh. Sắc dựa vào sắc. Sắc dựa vào danh sắc. Danh sắc dựa vào danh. Danh sắc dựa vào sắc. Danh sắc dựa vào danh sắc. Danh, là ăn của danh. Danh là ăn của sắc. Danh là ăn của danh sắc. Sắc là ăn của danh. Sắc là ăn của sắc. Sắc là ăn của danh sắc. Danh sắc là ăn của danh. Danh sắc là ăn của sắc. Danh sắc là ăn của danh sắc. Sự nuôi lớn, gìn giữ, gồm thâu vi tế chỗ nương tựa, các vật cần dùng cũng như thế. Danh, là phôi thai của danh. Danh là phôi thai của sắc. Danh là phôi thai của danh sắc. Sắc là phôi thai của danh. Sắc là phôi thai của sắc. Sắc là phôi thai danh sắc. Danh sắc là phôi thai của danh. Danh sắc là phôi thai của sắc. Danh sắc là phôi thai của danh sắc. Chỗ trú cũng vậy. Danh sinh danh. Danh sinh sắc. Danh sinh danh sắc. Sắc sinh danh. Sắc sinh sắc. Sắc sinh danh sắc. Danh sắc sinh danh. Danh sắc sinh sắc. Danh sắc sinh danh sắc. Danh là đạo. Danh là đạo của sắc. Danh là đạo của danh sắc. Sắc là đạo của danh. Sắc là đạo của sắc. Sắc là đạo của danh sắc. Danh sắc là đạo của danh. Danh sắc là đạo của sắc. Danh sắc là đạo của danh sắc. Chỗ hướng đến cũng như thế. Danh là thấm nhuần của danh. Danh là thấm nhuần của sắc. Danh, thấm nhuần danh sắc. Sắc là thấm nhuần danh. Sắc là thấm nhuần sắc. Sắc là thấm nhuần của danh sắc. Danh sắc là thấm nhuần danh. Danh sắc là thấm nhuần sắc. Danh sắc là thấm nhuần danh sắc. Chảy đầy khắp cũng như thế. Danh là danh không điều phục. Danh không điều phục là sắc không điều phục. Danh không điều phục là danh sắc không điều phục. sắc không điều phục là danh không điều phục. Sắc không điều phục là sắc không điều phục. sắc không điều phục là danh sắc không điều phục. Danh sắc không điều phục là danh không điều phục. Danh sắc không điều phục là sắc không điều phục. Danh sắc không điều phục là danh sắc không điều phục. Không kiên cố, không thủ hộ, không gồm thâu, không tu cũng như thế! Danh là điều phục, là Danh điều phục. Danh điều phục là sắc điều phục. Danh điều phục là danh sắc điều phục. Sắc điều phục là danh điều phục. Sắc điều phục là sắc điều phục. Sắc điều phục là danh sắc điều phục. Danh sắc điều phục là danh điều phục. Danh sắc điều phục là sắc điều phục. Danh sắc điều phục là danh sắc điều phục. Kiên cố, thủ hộ, gồm thâu, tu cũng như thế. Danh là chưa giải, là Danh chưa giải. Danh chưa giải là sắc chưa giải. Danh chưa giải là danh sắc chưa giải. Danh chưa là danh sắc chưa giải. Sắc chưa giải là danh chưa giải. Sắc chưa giải là sắc chưa giải. Sắc chưa giải là danh sắc chưa giải. Danh sắc chưa giải là danh chưa giải. Danh sắc chưa giải là sắc chưa giải. Danh sắc chưa giải là danh sắc chưa giải. Chưa chứng, chưa đoạn, chưa hết, chưa diệt cũng như thế. Danh là giải là danh chưa giải. Danh giải là sắc giải. Danh giải là danh sắc giải. Sắc giải là danh giải. Sắc giải là sắc giải. Sắc giải là danh sắc giải. Danh sắc giải là danh giải. Danh sắc giải là sắc giải. Danh sắc giải là danh sắc giải. Chứng, đoạn, hết, diệt cũng như thế!. Duyên danh của hỷ xứ sinh danh hỷ xứ (danh của chỗ hỷ), sinh sắc hỷ xứ, danh sắc hỷ xứ. Duyên sắc của hỷ xứ sinh danh hỷ xứ, sắc hỷ xứ, danh sắc hỷ xứ. Duyên danh sắc của hỷ xứ sinh danh hỷ xứ, sắc hỷ xứ, danh sắc hỷ xứ. Ưu xứ, xã xứ cũng như thế. <詞>Phẩm 4: PHẨM GIẢ KIẾT CỦA PHẦN ĐẦU MỐI Kiết, căn của các sử, các phiền não là hành của tập khí vi tế, hành của kiết chưa diệt, chưa hết, chuyển sang thọ các khổ của sinh, già chết nhóm họp. Nay sẽ tập hợp môn chính của kiết giả: Mười kiết, mười hai nhập, mười tám giới, năm ấm, bốn đế, hai mươi hai căn, pháp, nhân, nhân, pháp của ba cõi, năm đường. Hỏi: Thế nào là mười kiết? Đáp: Kiết kiến, kiết nghi, kiết giới đạo, kiết dục nhiễm, kiết giận dữ, kiết sắc nhiễm, kiết nhiễm vô sắc, kiết vô minh, kiết mạn, và kiết trạo cử. Hỏi: Thế nào là kiết kiến? Đáp: Nếu phiền não kiến không phải tương ưng của tâm, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung. Do nhân duyên này, nên sinh sử kiến, gọi là kiến kiết, cho đến nếu phiền não trạo cử không phải tương ưng của tâm, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung. Do nhân duyên này, nên sinh sử trạo cử, gọi là kiết trạo cử. Lại nữa, tại chỗ ở, miên một (hoặc) vi tế, chấp mắc kiên cố, do nhân duyên này, nên sinh sử kiến, gọi là kiết kiến, cho đến tại chỗ ở, miên một vi tế, chấp mắc kiên cố. Do nhân duyên này, nên sinh sử trạo cử, gọi là kiết trạo cử. Mười hai nhập, mười tám giới, năm ấm, bốn đế, hai mươi hai căn, ba cõi (như trên đã nói). Hỏi: Năm đường là gì? Đáp: Đó là Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời. Hỏi: Thế nào là địa ngục? Đáp: Vô gián, hữu gián, gọi là địa ngục. Súc sinh là sao? Đáp: Loài dưới nước, trên đất liền, trên hư không, gọi là súc sinh. Hỏi: Thế nào là ngạ quỷ? Đáp: Ăn ít, không có ăn, v.v…, gọi là ngạ quỷ. Người là thế nào? Đáp: Người của bốn thiên hạ, gọi là người. Trời là gì? Đáp: Trời cõi Dục, cõi sắc, cõi vô sắc, gọi là trời. Hỏi: Thế nào là pháp? Đáp: Pháp sắc, pháp chẳng phải sắc, cho đến quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại, pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, gọi là pháp. Người là thế nào? Đáp: Người trí chưa sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi. Người trí đã sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc, cõi Vô sắc chưa rồi. Lại nữa, người trí đã sinh, cõi Dục đã rồi, cõi Sắc, cõi Vô sắc chưa rồi, gọi là người. Pháp như thế, người như thế, nói là nhân của pháp, pháp của nhân. Mười kiết có bao nhiêu kiết là kiến đoạn, bao nhiêu kiết là tư duy đoạn? Đáp: Ba kiết là kiến đoạn, bảy kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là ba kiết kiến đoạn? Đáp: Kiến, nghi, giới đạo, gọi là ba kiết kiến đoạn. Bảy kiết có hai phần là sao? Đáp: Hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn: dục nhiễm, giận dữ, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử, gọi là bảy kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn. Mười kiết có bao nhiêu kiến đoạn? Đáp: Tất cả đều là kiến đoạn. Có bao nhiêu tư duy đoạn. Đáp: Có bảy kiết là tư duy đoạn, trừ kiến, nghi, giới đạo. Mười kiết có bao nhiêu kiết thuộc cõi Dục, bao nhiêu kiết thuộc cõi Sắc, bao nhiêu kiết thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Hai kiết thuộc cõi Dục, một thuộc cõi Sắc, một thuộc cõi Vô sắc, một kiết có hai phần hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, năm kiết gồm ba phần hoặc kiết cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc. Hai kiết nào thuộc cõi Dục? Đáp: Dục nhiễm, và giận dữ, hai kiết này thuộc về cõi Dục. Một kiết nào thuộc về cõi Sắc? Đáp: Sắc nhiễm, một kiết này thuộc về cõi Sắc. Một kiết nào thuộc về cõi Vô sắc? Đáp: Vô sắc nhiễm. Một kiết nào có hai phần hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc? Đáp: Đó là kiết giới đạo. Năm kiết nào có ba phần hoặc thuộc về cõi Dục, hoặc thuộc về cõi Sắc, hoặc thuộc về cõi Vô sắc? Đáp: Đó là các kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử. Trong mười kiết có bao nhiêu kiết thuộc cõi Dục? Đáp: Có tám, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Mười kiết, có bao nhiêu kiết thuộc cõi Sắc? Đáp: Có bảy, trừ dục nhiễm, kiết giận dữ, vô sắc nhiễm. Mười kiết, có bao nhiêu kiết thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Có sáu: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử. Kiết thuộc cõi Dục, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn, bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn? Đáp: Có ba kiết thuộc kiến đoạn, năm kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn. Ba kiết thuộc kiến đoạn là những sao? Đáp: Đó là kiến, nghi, giới đạo. Những gì là năm kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn? Đáp: Đó là kiết dục nhiễm, giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử. Tám kiết thuộc cõi Dục, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn? Đáp: Tất cả đều là kiến đoạn. Có bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn? Đáp: Có năm kiết thuộc tư duy đoạn, trừ kiến, nghi, giới đạo. Trong bảy kiết thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn, bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn? Đáp: Có ba kiết thuộc kiến đoạn, bốn kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn. Ba kiến đoạn là những gì? Đáp: Là Kiến, nghi, giới đạo. Những gì là bốn kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn? Đáp: Đó là sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Bảy kiết thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn? Đáp: Tất cả đều là kiến đoạn. Có bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn? Đáp: Có bốn tư duy đoạn, trừ kiến, nghi, giới đạo. Sáu kiết thuộc cõi Vô sắc, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn, bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn? Đáp: Có hai kiết thuộc kiến đoạn, bốn kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn. Hai kiết thuộc kiến đoạn là những gì? Đáp: Đó là kiến, nghi. Những gì là bốn kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn? Đáp: Đó là nhiễm vô sắc, vô minh, mạn, và trạo cử, bốn kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn. Sáu kiết thuộc cõi Vô sắc, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn? Đáp: Tất cả đều là kiến đoạn. Có bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn? Đáp: Có bốn kiết thuộc tư duy đoạn: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Miên một (phiền não Hoặc), kiết kiến, có bao nhiêu miên một trong kiết? Đáp: Có miên một trong tám kiết, trừ tự tính và nghi, có miên một, trong chín kiết, trừ tự tính. Giới đạo không có miên một, và các miên một của kiết dục nhiễm. Miên một trong năm kiết kiến giới đạo, vô minh, mạn, trạo cử, giận dữ trong năm kiết. Miên một trong sáu kiết: kiến, giới đạo, vô minh, mạn, trạo cử, kiết nhiễm sắc. Miên một trong năm kiết: Kiến giới đạo, vô minh, mạn, trạo và kiết nhiễm vô sắc Miên một trong bốn kiết kiến, vô minh, mạn, trạo cử, và kiết vô minh. Trong chín kiết, trừ tự tính, kiết mạn, trạo cử cũng có miên một, chín kiết, trừ tự tính. Có bao nhiêu miên một của kiết? Đáp: Có tám trong kiết kiến, trừ tự tính và trộm giới. Miên một của bốn kiết, giận giữ, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết nghi. Miên một của tám kiết, trong giới đạo, trừ tự tính và miên một của năm kiết vô sắc nhiễm. Miên một của năm kiết: Kiến, Nghi, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết dục nhiễm. Kiết kiến, nghi, vô minh, và trạo cử trong kiết giận dữ miên một của năm kiết: kiết kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết sắc nhiễm. Miên một của năm kiết: kiết kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết vô sắc nhiễm. Miên một của tám kiết: trừ tự tính và giới đạo trong kiết vô minh, tám kiết cũng có miên một, trong kiết mạn, trạo cử, trừ tự tính và giới đạo. Nhãn nhập, nhó nhập, miên một của tám kiết, trừ giới đạo và vô sắc nhiễm. Tỷ nhập, thiệt nhập, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân nhập, miên một của tám kiết, trừ trộm giới, vô sắc nhiễm. Miên một của chín kiết trong ý nhập, trừ giới đạo. Sắc nhập, thanh nhập, miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm. Hương, vị nhập, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo. Sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Miên một của tám kiết ở xúc nhập, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Pháp nhập, miên một của mười kiết. Giới nhãn, nhó, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm, giới tỷ, giới thiệt, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Miên một của tám kiết ở giới thân, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Giới sắc, giới thanh, miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới hương, giới vị, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Giới xúc, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Nhãn thức giới, giới nhó thức, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Giới tỷ thức, giới thiệt thức, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, giới thân, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Giới ý, giới ý thức, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Giới pháp miên một của mười kiết. Sắc ấm, miên một của mười kiết, thọ, tưởng, hành, thức ấm, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Khổ đế, miên một của mười kiết, tập đế, miên một của năm kiết, kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử, diệt đế, đạo đế không có. Nhãn căn, nhó căn, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Tỷ căn, thiệt căn, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân căn miên một của tám kiết trừ giới đạo và vô sắc nhiễm. Mạng căn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Lạc căn, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, giận dữ, vô sắc nhiễm. Khổ căn, miên một của sáu kiết, kiến, nghi, giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử. Hỷ căn, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sân nhuế, vô sắc nhiễm, Ưu căn, miên một của sáu kiết: nghi, giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử. Xả căn, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, giận dữ. Ý căn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo, căn các Thánh không có. Địa ngục hoặc sáu, hoặc bảy kiết: Địa ngục vô gián, miên một của sáu kiết: kiến, nghi, giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử. Địa ngục hữu gián, miên một của bảy kiết: kiến, nghi, dục nhiễm, giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử. Súc sinh, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Ngạ quỷ, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Con người, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Chư Thiên, miên một của mười kiết. Trời cõi Dục, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Trời cõi Sắc, miên một của bảy kiết, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm. Trời cõi Vô sắc, miên một của sáu kiết: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Cõi Dục, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Cõi Sắc, miên một của bảy kiết, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm. Cõi Vô sắc, miên một của sáu kiết: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Pháp sắc, miên một của mười kiết, pháp chẳng phải sắc, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp có thể thấy, miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm, pháp không thể thấy, miên một của mười kiết, pháp có đối, miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm, pháp không có đối, miên một của mười kiết, pháp của bậc Thánh không có, pháp chẳng phải Thánh, miên một của mười kiết. Pháp hữu lậu, miên một của mười kiết, pháp vô lậu không có. Pháp có nhiễm miên một của mười kiết, pháp không có nhiễm không có. Pháp có mong cầu: có mười, pháp không mong cầu thì không có. Pháp nên nhận lấy: có mười, pháp không nên nhận lấy không có. Pháp có nhận lấy: có mười, pháp không nhận lấy không có. Pháp có vượt hơn: có mười, pháp không, vượt hơn, không có. Pháp thọ, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp chẳng phải thọ, miên một của mười kiết. Pháp nội, miên một của chín kiết, trừ giới đạo, pháp ngoại, miên một của mười kiết. Pháp có báo, miên một của mười kiết, pháp không có báo, miên một của mười kiết. Pháp tâm, miên một của chín kiết trừ giới đạo, chẳng phải pháp tâm, miên một của mười kiết. Pháp tương ưng của tâm, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Chẳng phải pháp tương ưng của tâm, miên một của mười kiết. Pháp tâm sở miên một của chín kiết, trừ giới đạo, chẳng phải pháp tâm sở miên một của mười kiết Pháp có duyên, miên một của chín kiết, trừ giới đạo, pháp không có duyên, miên một của mười kiết. Pháp của tâm chung, miên một của mười kiết, pháp của tâm không chung, miên một của mười kiết, pháp tùy tâm chuyển, pháp không tùy tâm chuyển cũng như thế. Pháp nghiệp, miên một của mười kiết, pháp chẳng phải nghiệp, cũng như thế. Pháp tương ưng của nghiệp, miên một của chín kiết, trừ giới đạo, pháp tương ưng của chẳng phải nghiệp, miên một của mười kiết. Pháp của nghiệp chung, miên một của mười kiết, pháp chẳng phải nghiệp chung, miên một của mười kiết, pháp tùy chuyển nghiệp, pháp không tùy chuyển nghiệp cũng như thế. Pháp của nhân, miên một của mười kiết, pháp chẳng phải nhân, miên một của mười kiết, pháp có nhân miên một của mười kiết, pháp không có nhân, không có. Pháp có đầu mối, pháp không có đầu mối, pháp có duyên, pháp không có duyên, pháp hữu vi, pháp vô vi cũng thế. Pháp biết, miên một của mười kiết, pháp chẳng biết, miên một của mười kiết, pháp nhận thức, pháp không phải nhận thức, pháp giải, pháp phi giải, pháp thấu tỏ, pháp phi liễu cũng như thế. Pháp dứt trí biết, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp chẳng phải dứt trí biết, miên một của mười kiết, pháp dứt, pháp chẳng phải dứt cũng như thế. Pháp tu, miên một của mười kiết, pháp chẳng phải tu, miên một của mười kiết. Pháp chứng, miên một của mười kiết, pháp không phải chứng, miên một của mười kiết. Pháp thiện, miên một của mười kiết, pháp bất thiện, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp vô ký, miên một của mười kiết, pháp học, pháp Vô học không có, pháp phi học, phi Vô học, miên một của mười kiết. Pháp báo, miên một của mười kiết, pháp của pháp báo, miên một của mười kiết. Chẳng phải báo, chẳng phải pháp của pháp báo, miên một của mười kiết. Pháp kiến đoạn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo, pháp tư duy đoạn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp chẳng phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn, miên một của mười kiết. Pháp của nhân kiến đoạn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp của nhân tư duy đoạn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp của nhân không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, miên một của mười kiết. Pháp thuộc cõi Dục, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Pháp thuộc cõi Sắc, miên một của bảy kiết, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm. Pháp thuộc cõi Vô sắc, miên một của sáu kiết: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử pháp không thuộc không có. Pháp quá khứ, miên một của mười kiết, pháp vị lai, miên một của mười kiết, pháp hiện tại, miên một của mười kiết, pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại không có. Người trí chưa sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi. Có bao nhiêu miên một của kiết? Có mười: cõi Dục có tám, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, cõi Sắc có bảy, trừ lạc nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm, cõi Vô sắc có sáu: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Người trí đã sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi. Bao nhiêu miên một của kiết? Có bảy: cõi Dục có năm, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, cõi Sắc có bốn: Sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử, cõi Vô sắc có bốn: sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử, cõi Vô sắc có bốn: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Lại có người trí sinh, cõi Dục đã rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi. Có bao nhiêu miên một của kiết? Có năm: nghi của cõi Dục, cõi Sắc có bốn: sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử, cõi Vô sắc có bốn: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Người trí chưa sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi. Có bao nhiêu miên một của kiết? Trong kiết kiến có tám, trừ tự tính và giới đạo. Trong nghi, miên một của bốn kiết: giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử. Giới đạo, miên một của tám kiết, trừ tự tính và vô sắc nhiễm, kiết dục nhiễm, miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử. Trong kiết giận dữ, miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử. Trong kiết sắc nhiễm, miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử. Trong kiết của vô sắc nhiễm, miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử. Trong kiết vô minh, miên một của tám kiết, trừ tự tính và giới đạo. Tám kiết cũng có miên một trong kiết mạn, và trạo cử, trừ tự tính và giới đạo. Trong nhãn nhập, nhó nhập, miên một của tám kiết, trừ giới đạo và vô sắc nhiễm. Từ tỷ nhập, thiệt nhập, cho đến quá khứ, vị lai, hiện tại, cũng như trên đã nói. Không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, là không có. Người trí sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi. Có bao nhiêu miên một của kiết? Trong kiết kiến không có, nghi, giới đạo cũng không có. vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết dục nhiễm, miên một của ba kiết; Vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết giận dữ, miên một của ba kiết; vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết sắc nhiễm, miên một của ba kiết, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết vô sắc nhiễm, miên một của ba kiết. Trong kiết vô minh, miên một của sáu kiết, trừ tự tính. Nhãn nhập, nhó nhập, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ nhập, thiệt nhập, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, thân nhập, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Ý nhập, miên một của bảy kiết. Sắc nhập, thanh nhập, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Hương nhập, vị nhập, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Xúc nhập, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp nhập, miên một của bảy kiết. Giới nhãn, giới nhó, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới tỷ, giới thiệt, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Giới thân, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới sắc, giới thanh, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới hương, giới vị, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Giới xúc, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Nhãn thức giới, giới nhó thức, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới tỷ thức, giới thiệt thức, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân thức giới, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới ý, giới ý thức, giới pháp miên một của bảy kiết. Sắc ấm, miên một của bảy kiết, thọ, tưởng, hành, thức ấm cũng như thế. Khổ đế, miên một của bảy kiết, vô minh, mạn, trạo cử, của tập đế, miên một của ba kiết, diệt đế, đạo đế không có. Nhãn căn, nhó căn, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ căn, thiệt căn, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, thân căn, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Nam căn, nữ căn, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Mạng căn, miên một của bảy kiết, lạc căn, miên một của năm kiết, trừ kiết giận dữ, vô sắc nhiễm. Khổ căn, miên một của bốn kiết: giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử. Hỷ căn, miên một của năm kiết, trừ sân, vô sắc nhiễm. cử. Ưu căn, miên một của bốn kiết: giận dữ, vô minh, mạn, và trạo Xả căn, miên một của sáu kiết, trừ giận dữ. Ý căn, miên một của bảy kiết, Thánh căn không có, địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ không có. Trong loài người, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Cõi trời đi có cả bảy kiết: Trời cõi Dục, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Trời cõi Sắc, miên một của bốn kiết: sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Các tầng trời cõi Vô sắc là miên một của bốn kiết: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn và trạo cử. Cõi Dục, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Cõi Sắc, miên một của bốn kiết: sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Cõi Vô sắc miên một của bốn kiết: Vô sắc nhiễm, vô minh, mạn và trạo cử. Pháp sắc, miên một của bảy kiết, pháp chẳng phải sắc, cũng như thế. Pháp có thể thấy, miên một của sáu kiết, trừ sắc nhiễm. Pháp không thể thấy, miên một của bảy kiết. Pháp có đối, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm, pháp không có đối, miên một của bảy kiết, pháp của bậc Thánh không có, pháp chẳng phải Thánh, miên một của bảy kiết, pháp hữu lậu bảy, pháp vô lậu không có. Pháp hữu nhiễm có bảy, pháp vô nhiễm không có. Pháp hữu mong cầu có bảy, pháp không mong cầu không có. Pháp sẽ nhận lấy có bảy, pháp không phải sẽ nhận lấy không có. Pháp có nhận lấy có bảy, pháp không có nhận lấy không có. Pháp có vượt hơn bảy, pháp không vượt hơn, không có. Pháp thọ có bảy, pháp phi thọ có bảy, pháp nội có bảy, pháp ngoại có bảy pháp hữu báo có bảy, pháp vô báo có bảy. Pháp tâm có bảy, pháp phi tâm có bảy, pháp tương ưng của tâm có bảy, pháp không phải tương ưng của tâm có bảy, pháp tâm sở bảy, pháp không phải tâm sở có bảy, pháp hữu duyên có bảy, pháp vô duyên có bảy, pháp của tâm chung có bảy, pháp chẳng phải tâm chung có bảy, pháp tùy tâm chuyển có bảy, pháp không tùy tâm chuyển có bảy. Pháp nghiệp có bảy, pháp chẳng phải nghiệp có bảy, pháp tương ưng của nghiệp có bảy, pháp không phải tương ưng của nghiệp có bảy, pháp của nghiệp chung có bảy, pháp của nghiệp không chung có bảy, pháp tương ưng của nghiệp có bảy, pháp không phải tương ưng của nghiệp có bảy, pháp của nghiệp chung có bảy, pháp của nghiệp không chung có bảy, pháp tùy nghiệp chuyển có bảy, pháp không tùy nghiệp chuyển có bảy, pháp của nhân có bảy, pháp không có nhân có bảy, pháp có đầu mối có bảy, pháp không có đầu mối có bảy, pháp hữu duyên có bảy, pháp vô duyên có bảy, pháp hữu vi có bảy, pháp vô vi có bảy, pháp biết có bảy, pháp không biết có bảy, pháp nhận thức có bảy, pháp không phải nhận thức có bảy, pháp giải bảy, pháp không giải có bảy, pháp thấu tỏ có bảy, pháp không thấu tỏ có bảy, pháp dứt trí biết có bảy, pháp chẳng phải dứt trí biết có bảy, pháp đoạn, pháp không phải đoạn cũng như thế có bảy. Pháp tu có bảy, pháp không tu có bảy, pháp chứng có bảy, pháp không phải chứng có bảy, pháp thiện có bảy, pháp bất thiện có bảy, pháp vô ký có bảy, pháp Học, pháp Vô học không có, pháp phi học, phi Vô học có bảy, pháp báo có bảy, pháp của pháp báo có bảy, pháp không phải báo, pháp chẳng phải pháp báo có bảy, pháp kiến đoạn không có, pháp tư duy đoạn có bảy, pháp không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn có bảy, pháp của nhân kiến đoạn không có, pháp của nhân tư duy đoạn có bảy, không phải kiến đoạn, chẳng phải pháp của nhân tư duy đoạn có bảy, pháp thuộc cõi Dục có năm, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Pháp thuộc cõi Sắc có bốn: sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Pháp thuộc cõi Vô sắc có bốn: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Pháp không thuộc, không có. Pháp quá khứ có bảy, pháp vị lai có bảy, pháp hiện tại có bảy, không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, không có. Người trí sinh ở cõi Dục đã rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi. Có bao nhiêu miên một của kiết? Trong kiết kiến không có, nghi, trộm giới, dục nhiễm, giận dữ, không có. Vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết sắt nhiễm, miên một của ba kiết. vô sắc nhiễm, miên một của ba kiết: vô minh, mạn, và trạo cử. Kiết vô minh, miên một của bốn kiết, trừ tự tính. Kiết mạn, trạo củ miên một của bốn kiết, trừ tự tính. Nhãn nhập, nhó nhập, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ nhập, thiệt nhập không có. Thân nhập miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Ý nhập miên một của năm kiết. Sắc nhập, thanh nhập, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Hương nhập, vị nhập không có. Xúc nhập, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp nhập, miên một của năm kiết, giới nhãn, giới nhó, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, giới tỷ, giới thiệt không có, giới thân, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới sắc, giới thanh, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới tỷ, giới thiệt không có. Giới xúc, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Nhãn thức giới, giới nhó thức, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới tỷ thức, giới thiệt thức, không có. Thân thức giới, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới ý, giới ý thức, giới pháp miên một của năm kiết. Sắc ấm, miên một của năm kiết, thọ, tưởng, hành, thức ấm cũng như thế. Khổ đế, miên một của năm kiết, tập đế, miên một của ba kiết: vô minh, mạn, và trạo cử. Diệt đế, đạo đế không có. Nhãn căn, nhó căn, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, tỷ căn, thiệt căn không có. Thân căn, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, nam căn, nữ căn không có. Mạng căn, miên một của năm kiết, lạc căn, hỷ căn, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, khổ căn, ưu căn không có. Xả căn, hỷ căn miên một của năm kiết, các căn vô lậu không có. Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ cõi người không có. Cả cõi trời, miên một của năm kiết, các trời cõi Dục không có. Trên các trời cõi Sắc, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, trên cõi trời Vô sắc, miên một của bốn kiết, trừ sắc nhiễm, cõi Dục không có. Cõi Sắc, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, cõi Vô sắc, miên một của bốn kiết, trừ sắc nhiễm. Pháp sắc, miên một của bốn kiết, pháp vô sắc cũng như thế. Pháp có thể thấy, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp không thể thấy, miên một của năm kiết. Pháp có đối, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Trong pháp không có đối, miên một của năm kiết, pháp của bậc Thánh đều là pháp của bậc Thánh. Pháp hữu lậu có năm, pháp vô lậu không có. Pháp hữu nhiễm có năm, pháp vô nhiễm không có. Pháp có mong cầu có năm, pháp không mong cầu không có. Pháp sẽ nhận lấy có năm, pháp không phải sẽ nhận lấy không có. Pháp có nhận lấy có năm, pháp không nhận lấy không có. Pháp có vượt hơn có năm, pháp không vượt hơn, không có. Pháp thọ có năm, pháp không phải thọ có năm. Pháp nội có năm, pháp ngoại có năm. Pháp hữu báo có năm, pháp vô báo có năm. Pháp tâm có năm, pháp phi tâm có năm. Pháp tương ưng tâm có năm, pháp bất tương ưng của tâm có năm. Pháp tâm sở có năm, pháp không phải tâm sở có năm. Pháp hữu duyên có năm, pháp vô duyên có năm. Pháp của tâm chung có năm, pháp của tâm không chung có năm. Pháp tùy tâm chuyển có năm, pháp không tùy tâm chuyển có năm. Pháp nghiệp có năm, pháp không phải nghiệp có năm. Pháp tương ưng của nghiệp có năm, pháp tương ưng của không phải nghiệp có năm. Pháp nghiệp chung có năm, pháp không phải nghiệp chung có năm. Pháp tùy nghiệp chuyển có năm, pháp không tùy nghiệp chuyển có năm. Pháp nhân có năm, pháp không phải nhân có năm. Pháp hữu nhân có năm, pháp vô nhân có năm. Pháp hữu đầu mối có năm pháp không đầu mối có năm. Pháp hữu vi có năm, pháp vô vi có năm. Pháp biết có năm, pháp chẳng biết không có, pháp thức, pháp phi thức, pháp giải, pháp phi giải, pháp thấu tỏ, pháp không thấu tỏ cũng như thế. Pháp đoạn trí biết có năm, pháp chẳng phải dứt trí biết có năm, pháp dứt, pháp phi đoạn cũng như thế. Pháp tu có năm, pháp không phải tu có năm. Pháp chứng có năm, pháp phi chứng có năm. Pháp thiện có năm, pháp bất thiện có năm. Pháp học có năm, pháp Vô học có năm, pháp phi học, phi Vô học có năm. Pháp giải có năm, pháp của pháp báo có năm, chẳng phải báo, chẳng phải pháp của pháp báo có năm. Pháp kiến đoạn không có, pháp tư duy đoạn có năm. Pháp không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn có năm. Pháp của nhân kiến đoạn không có, pháp của nhân tư duy đoạn có năm. Pháp của nhân không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn có năm. Pháp thuộc về cõi Dục, pháp thuộc cõi Vô sắc có bốn, trừ vô sắc nhiễm. Pháp thuộc cõi Sắc có bốn, trừ sắc nhiễm, pháp không thuộc không có. Pháp quá khứ có năm, pháp vị lai có năm, pháp hiện tại có năm. Pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, không có.  <卷>QUYỂN 27 <詞>Phẩm 4: PHẨM GIẢ KIẾT CỦA PHẦN ĐẦU MỐI (Phần hai) Nếu miên một của người trong kiết kiến, nghi, giới đạo, thì người này có bao nhiêu kiết? Đáp: Có mười. Nếu miên một của loài người trong kiết dục nhiễm, giận dữ, thì người này có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, hoặc bảy. Nếu miên một của người trong kiết vô minh, mạn, trạo cử, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, thì người này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, hoặc năm. Nếu trong pháp miên một của kiết kiến, kiết nghi, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, hoặc chín, hoặc tám, hoặc bảy, hoặc sáu, hoặc năm. Nếu trong pháp miên một của kiết giới đạo, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, hoặc chín, hoặc tám, hoặc bảy. Nếu trong pháp miên một của kiết dục nhiễm, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, chín, tám, bảy, hoặc sáu. Nếu trong pháp miên một của kiết giận dữ, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, chín, tám, bảy, sáu hoặc năm. Nếu trong pháp miên một của kiết sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, chín, tám, bảy, hoặc sáu. Nếu trong pháp miên một của kiết vô minh, mạn, trạo cử, thì trong pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, chín, tám, hoặc bảy, sáu, năm, hoặc bốn (pháp đã xong). Nếu trong nhân, pháp miên một của kiến kiết, nghi, thì trong nhân pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, chín, tám, bảy, sáu hoặc năm. Nếu trong nhân, pháp miên một của kiết giới đạo, thì nhân pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, chín, tám, bảy. Nếu trong nhân, pháp miên một của kiết dục nhiễm, thì nhân, pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, chín, tám, hoặc bảy, hoặc sáu. Nếu trong nhân, pháp miên một của kiết giận dữ, thì nhân, pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, hoặc chín, tám, bảy, sáu, năm hoặc bốn. Nếu trong nhân, pháp miên một của kiết sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, thì nhân, pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, hoặc chín, hoặc tám, hoặc bảy, hoặc sáu. Nếu trong nhân, pháp miên một của kiết vô minh, kiết mạn, trạo cử, thì nhân, pháp này sẽ có bao nhiêu kiết? Đáp: Hoặc mười, hoặc chín, tám, hoặc bảy, sáu, hoặc năm, bốn. Nếu sau cùng của dục, không phải sau cùng của dục, sau cùng không phải sau cùng, sự sinh mới không phải sự sinh mới , thì sinh sinh không phải sinh. Sau cùng của dục, nghĩa là tâm sau cùng, không phải sau cùng của dục là trừ tâm sau cùng. Sau cùng là tâm sau cùng, không phải sau cùng là ở ấm này. Sự sinh mới , nghĩa là tâm ban đầu, không phải sự sinh mới nghĩa là dứt trừ tâm ban đầu. Sinh nghĩa là ở ấm này, không phải sinh là chưa ở ấm này. Như thế, địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, loài người, loài trời, cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, nếu chúng sinh sắp qua đời trong địa ngục, thì sẽ có bao nhiêu miên một trong kiết? Nếu chúng sinh không phải sắp qua đời trong địa ngục, thì sẽ có bao nhiêu miên một trong kiết? Nếu chúng sinh qua đời trong địa ngục thì có bao nhiêu miên một trong kiết? Nếu chúng sinh không phải qua đời trong địa ngục, thì có bao nhiêu miên một trong kiết. Nếu chúng sinh mới vào địa ngục thì sẽ có bao nhiêu miên một ở trong kiết? Nếu chúng sinh đọa vào địa ngục, thì sẽ có bao nhiêu miên một ở trong kiết? Nếu chúng sinh đọa vào địa ngục, thì sẽ có bao nhiêu kiết của miên một? Nếu chúng sinh không phải đọa vào địa ngục, thì sẽ có bao nhiêu kiết của miên một? Súc sinh, ngạ quỷ, loài người, loài trời, cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như thế. Nếu chúng sinh sắp qua đời trong địa ngục, mới đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh sắp qua đời trong địa ngục, không phải mới đọa vào súc sinh, thì miên một có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh sắp qua đời trong địa ngục, đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh dục sau cùng (sắp qua đời) ở trong địa ngục, không đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải sắp qua đời trong địa ngục, khi mới đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải sắp qua đời trong địa ngục, không phải mới đọa trong súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải sắp qua đời trong địa ngục, đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải sắp qua đời trong địa ngục, không đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh qua đời trong địa ngục mới đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh sau chết địa ngục, không phải mới đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh qua đời trong địa ngục, sinh trong súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh chết trong địa ngục, không phải đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh chết trong địa ngục, mới đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải qua đời trong địa ngục, không đọa vào súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sinh không phải chết trong địa ngục, không phải mới đọa vào loài súc sinh, thì miên một sẽ có bao nhiêu kiết? Nếu chúng sanh không phải chết trong địa ngục, chẳng đọa vào súc sanh thì miên một có bao nhiêu kiết? Từ địa ngục đến ngạ quỷ, từ địa ngục đến cõi người, từ địa ngục đến cõi trời cũng như thế. Từ súc sinh đến ngạ quỷ, từ súc sinh đến cõi người, từ súc sinh đến cõi trời. Từ súc sinh đến địa ngục, từ ngạ quỷ đến cõi người, từ ngạ quỷ đến cõi trời, từ ngạ quỷ đến địa ngục, từ ngạ quỷ đến súc sinh. Từ cõi người đến cõi trời, từ cõi người đến địa ngục, từ cõi người đến súc sinh, từ cõi người đến ngạ quỷ. Từ cõi trời đến địa ngục, từ cõi trời đến súc sinh, từ cõi trời đến ngạ quỷ, từ cõi trời đến cõi người. Từ cõi Dục đến cõi Sắc, từ cõi Dục đến cõi Vô sắc, từ cõi Sắc đến cõi Vô sắc, từ cõi Sắc, đến cõi Dục. Từ cõi Vô sắc đến cõi Dục, từ cõi Vô sắc đến cõi Sắc cũng như thế. ------------------------ <詞>Phẩm 5: PHẨM HÀNH CỦA PHẦN ĐẦU MỐI Địa của hành thân, hành miệng, hành ý. Hỏi: Thế nào là hành thân? Đáp: nghĩa là hơi thở ra vào, gọi là hành thân. Hỏi: Thế nào là hành miệng? Đáp: nghĩa là giác, quán, gọi là hành miệng. Hỏi: Thế nào là hành ý? Đáp: nghĩa là tưởng, tư, gọi là hành ý. Địa hành thân, từ thân có hơi thở ra vào, cho đến đệ Tứ thiền, gọi là địa của hành thân. Hỏi: Thế nào không phải địa của hành thân? Đáp: Từ thân không có hơi thở ra vào, đến đệ Tứ thiền, nếu vượt qua, gọi là không phải địa của hành thân. Hỏi: Thế nào là địa của hành miệng? Đáp: Ý thức cõi Dục, nếu cõi Sắc thì không nhất định. Nếu Sơ thiền và Sơ thiền gian thì gọi là địa của hành miệng. Hỏi: Không phải địa của hành miệng là sao? Đáp: Thân năm thức, nếu Nhị thiền, hoặc vượt qua, gọi là không phải địa của hành miệng. Hỏi: Thế nào là địa của hành ý? Đáp: Trừ hai định và một sinh, nếu chỗ khác thì gọi là địa của hành ý. Hỏi: Không phải địa của hành ý là thế nào? Đáp: Hai định và một sinh, đó không phải là địa của hành ý. Hỏi: Hành của thân ở chỗ nào sinh không diệt? Đáp: Từ không phải thân có hơi thở ra vào, cho đến thân có hơi thở ra vào. Nếu ở đệ Tứ thiền trở lên thì ở thân hành của xứ này sinh, không diệt. Hỏi: Hành của thân ở chỗ nào diệt không sinh? Đáp: Từ thân có hơi thở ra vào cho đến thân không có hơi thở ra vào. Nếu nhập đệ Tứ thiền, thì hành của thân ở xứ này diệt không sinh. Hỏi: Hành của thân sinh diệt ở chỗ nào? Đáp: Nếu ở chỗ có hơi thở ra vào, thì hành của thân ở chỗ này sẽ sinh diệt. Hỏi: Hành của thân đối với hành của chỗ nào không sinh, không diệt? Đáp: Ở trong thân không có hơi thở ra vào. Nếu ở đệ Tứ thiền, có thể vượt qua, gọi là hành của thân không sinh, không diệt. Hỏi: Hành của miệng ở xứ nào sinh không diệt? Đáp: Từ lìa thân năm thức cho đến ý thức, từ đệ Nhị thiền trở đi, ở xứ này, hành miệng sinh, không diệt. Hỏi: Ở chỗ nào hành miệng diệt không sinh? Đáp: Từ chỗ lìa ý thức, cho đến thân năm thức, nếu nhập đệ Nhị thiền, thì ở xứ này, hành miệng diệt, không sinh. Hỏi: Hành miệng sinh, diệt ở chỗ nào? Đáp: Nếu chỗ có giác, quán, thì chỗ đó, hành miệng sinh, diệt. Hỏi: Ở chỗ nào hành miệng không sinh, không diệt? Đáp: Ở trong thân năm thức, nếu đệ Nhị thiền, nếu vượt qua, thì ở xứ này, hành miệng sẽ không sinh, không diệt. Hỏi: Hành ý ở xứ nào sinh, không diệt? Đáp: Ở Nhị định trở lên, nếu ở xứ một lần sinh qua đời thì ở xứ này, hành ý sinh, không diệt. Hỏi: Hành ý ở chỗ nào diệt, không sinh? Đáp: Nếu nhập Nhị định và chỗ một lần sinh, thì ở chỗ này, hành ý diệt không sinh. Hỏi: Hành ý sinh, diệt ở chỗ nào? Đáp: Nếu hành ý ở chỗ này thì hành ý sinh, diệt. Hỏi: Hành ý ở chỗ nào không sinh, không diệt? Đáp: Nếu ở Nhị định, cho đến chỗ một lần sinh, thì ở chỗ này, hành ý không sinh, không diệt. --------------------- <詞>Phẩm 6: PHẨM XÚC CỦA PHẦN ĐẦU MỐI Người ngu bị vô minh che lấp, hòa hợp với phiền não ái. Do pháp này, nên nhóm họp thành thân. Danh sắc kia duyên hai pháp sinh xúc. Nay sẽ tập hợp môn chính của xúc giả. Xúc thân, xúc tâm, cho đến mười tám xúc, gọi là pháp xúc. Hỏi: Thế nào là xúc thân? Đáp: Nếu xúc tương ưng với thân thức, gọi là xúc thân. Hỏi: Thế nào là xúc tâm? Đáp: Nếu xúc tương ưng với ý thức, gọi là xúc tâm. Lại nữa, nếu thân năm thức tương ưng với nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân thức, gọi là xúc thân, nếu tương ưng với tâm, ý, thức, gọi là xúc tâm. Sao gọi là xúc danh? Đáp: Nếu xúc của tâm xúc, gọi là xúc danh. Hỏi: Thế nào là xúc đối? Đáp: Nếu xúc của xúc thân, gọi là xúc đối. Hỏi: Thế nào là xúc ái? Đáp: Nếu xúc tương ưng với dục nhiễm, gọi là xúc ái. Hỏi: Thế nào là xúc giận dữ? Đáp: Nếu xúc tương ưng với não, gọi là xúc giận dữ. Hỏi: Thế nào là xúc minh? Đáp: Nếu xúc tương ưng với trí Thánh, gọi là xúc minh. Xúc vô minh là thế nào? Đáp: Nếu xúc bất thiện, không tương ưng với trí, gọi là xúc vô minh. Hỏi: Thế nào là xúc của phần minh? Đáp: Nếu xúc của phần minh, thì sinh minh, có thể khiến cho rộng lớn, gọi là xúc của phần minh. Xúc của phần vô minh là thế nào? Đáp: Nếu xúc của phần vô minh, thì sẽ sinh vô minh, có thể làm cho rộng lớn, gọi là xúc của phần vô minh. Lại nữa, nếu xúc tương ưng với Thánh nhẫn, gọi là xúc của phần minh. Nếu xúc không phải Thánh thì tương ưng với phiền não, gọi là xúc phần vô minh. Lại nữa, nếu xúc Thánh được quả trí, gọi là xúc của phần minh. Nếu xúc chẳng phải Thánh, hoặc thiện, vô ký, thì gọi là xúc của phần vô minh. Hỏi: Thế nào là xúc Thánh? cầu. lấy. Đáp: Nếu xúc vô lậu thì gọi là xúc Thánh. Không phải xúc Thánh là sao? Đáp: Nếu xúc hữu lậu thì gọi là không phải xúc Thánh. Hỏi: Thế nào là xúc hữu lậu? Đáp: Nếu xúc có nhiễm, gọi là xúc hữu lậu. Hỏi: Thế nào là xúc vô lậu? Đáp: Nếu xúc không có nhiễm, gọi là xúc vô lậu. Hỏi: Thế nào là xúc có nhiễm? Đáp: Nếu xúc có mong cầu, gọi là xúc có nhiễm. Xúc không có nhiễm là sao? Đáp: Nếu xúc không có mong cầu, gọi là xúc không có nhiễm. Hỏi: Thế nào là xúc có mong cầu? Đáp: Nếu xúc sẽ nhận lấy, gọi là xúc có mong cầu. Hỏi: Thế nào là xúc không có mong cầu? Đáp: Nếu xúc không phải sẽ nhận lấy, gọi là xúc không có mong Hỏi: Thế nào là xúc sẽ nhận lấy? Đáp: Nếu xúc có nhận lấy, gọi là xúc sẽ nhận lấy. Hỏi: Thế nào là xúc không phải sẽ nhận lấy? Đáp: Nếu xúc không có nhận lấy, gọi là xúc không phải sẽ nhận Hỏi: Thế nào là xúc có nhận lấy? Đáp: Nếu xúc có vượt hơn, gọi là xúc có nhận lấy. Hỏi: Thế nào là xúc không có nhận lấy? Đáp: Nếu xúc không có vượt hơn, gọi là xúc không có nhận lấy. Hỏi: Thế nào là xúc có vượt hơn? Đáp: Nếu xúc có nhận lấy thì gọi là xúc có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là xúc không có vượt hơn? Đáp: Nếu xúc không có nhận lấy, gọi là xúc không có vượt hơn. Lại nữa, nếu xúc này có xúc khác tốt đẹp hơn, gọi là xúc có vượt hơn. Nếu xúc này không có xúc nào khác tốt đẹp hơn, gọi là xúc không có vượt hơn. Lại nữa, nếu xúc mà Như lai sinh ra, đối với tất cả pháp không trở ngại thấy biết, cho đến tự tại thành tựu. Ngoại trừ xúc này, nếu xúc khác, gọi là xúc có vượt hơn, nếu xúc mà trên đã loại trừ, gọi là xúc không có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là xúc thọ? Đáp: Nếu xúc nội thì gọi là xúc thọ. Hỏi: Thế nào là không phải xúc thọ? Đáp: Nếu xúc ngoại, gọi là không phải xúc thọ. Hỏi: Thế nào là xúc nội? Đáp: Nếu xúc thọ, gọi là xúc nội. Xúc ngoại là thế nào? Đáp: Nếu xúc chẳng phải thọ, gọi là xúc ngoại. Hỏi: Thế nào là xúc có báo? Đáp: Nếu xúc là pháp báo, gọi là xúc có báo. Hỏi: Thế nào là xúc không có báo? Đáp: Nếu báo xúc, hoặc không phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là xúc không có báo. Hỏi: Thế nào là xúc chung của phàm phu? Đáp: Nếu xúc không phải sinh đắc của phàm phu, thì phàm phu cũng sinh đắc, đó gọi là xúc chung của phàm phu. Xúc không chung của phàm phu là sao? Đáp: Nếu xúc không phải sinh đắc của phàm phu, thì phàm phu không thể sinh đắc, gọi là xúc không chung của phàm phu. Không phải xúc chung của phàm phu là thế nào? Đáp: Nếu xúc là sinh đắc của phàm phu, không phải phàm phu cũng sinh đắc, gọi là không phải xúc chung của phàm phu. Hỏi: Thế nào là không phải xúc không chung của phàm phu? Đáp: Nếu xúc, sinh đắc của phàm phu, không phải phàm phu không sinh, không đắc gọi là không phải xúc không chung của phàm phu. Hỏi: Thế nào là xúc chung của Thanh văn? Đáp: Nếu xúc không phải sinh đắc của Thanh văn, Thanh văn cũng sinh đắc, gọi là xúc chung của Thanh văn. Hỏi: Thế nào là xúc không chung của Thanh văn? Đáp: Nếu xúc không phải sinh đắc của Thanh văn, Thanh văn sẽ không sinh, không đắc, gọi là xúc không chung của Thanh văn. Hỏi: Thế nào là không phải xúc chung của Thanh văn? Đáp: Nếu xúc sinh đắc của Thanh văn, không phải Thanh văn cũng sinh đắc, gọi là không phải xúc chung của Thanh văn. Hỏi: Thế nào là không phải xúc không chung của Thanh văn? Đáp: Nếu xúc là sinh đắc của Thanh văn, không phải Thanh văn không sinh, không đắc, gọi là không phải xúc không chung của Thanh văn. Hỏi: Thế nào là xúc như ánh chớp? Đáp: Nếu một ít xúc dừng lại một ít, dừng lại một ít thời gian, một ít như ánh chớp, dừng lại một ít, dừng lại một ít thời gian. Xúc cũng như thế, gọi là xúc như ánh chớp. Hỏi: Thế nào là xúc như kim cương? Đáp: Nếu xúc dừng lại vô lượng, dừng lại trong thời gian vô lượng, như kim cương trụ vô lượng, trụ vô lượng thời gian. Xúc cũng như thế, gọi là xúc như kim cương. Lại nữa, nếu xúc sinh rồi, dứt trừ phần ít phiền não, như tia điện lóe ra một ít lửa sáng từ trong đám mây, bóng tối tan biến nhanh chóng. Xúc cũng như thế, gọi là xúc như ánh chớp. Nếu sự cảm xúc nẩy sinh rồi, dứt trừ tất cả phiền não không sót. Phiền não hoặc thô hay vi tế, đều dứt diệt, như mũi kim cương khoan ngọc, đá, sẽ phá vỡ, đều được tự tại. Xúc cũng như thế, gọi là xúc như kim cương. Lại nữa, nếu xúc sinh rồi, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A- na-hàm, gọi là xúc như ánh chớp. Nếu xúc sinh rồi, được quả A-la-hán, gọi là xúc như kim cương. Lại nữa, nếu xúc sinh rồi, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A- na-hàm, được Thanh văn, Bích-chi Phật, quả A-la-hán, gọi là xúc như ánh chớp. Nếu xúc sinh rồi, hoặc xúc do Như lai sinh ra, sẽ thấy biết không có trở ngại đối với tất cả pháp, cho đến tự tại thành tựu, gọi là xúc như kim cương. Hỏi: Thế nào là không nhất định được xúc? Đáp: Nếu xúc được không nhất định được, khó được, khó gìn giữ, gọi là xúc không nhất định được. Hỏi: Thế nào là xúc nhất định được? Đáp: Nếu xúc được quyết định được, không khó được, dễ gìn giữ, gọi là xúc nhất định được. Hỏi: Thế nào là xúc hành khó gìn giữ? Đáp: Nếu xúc được không nhất định được, khó được, khó gìn giữ, không do sức tôn tự tại, không như điều mong muốn, không theo điều mong muốn, không được hết điều muốn, có hành vi khó sinh, khó được, như chèo thuyền nước ngược khó đi. Xúc cũng như thế, gọi là xúc có hành khó gìn giữ. Hỏi: Thế nào là xúc không có hành, dễ gìn giữ? Đáp: Nếu xúc được quyết định, được, không khó được, dễ được, cho đến như thuyền thuận nước dễ đi. Xúc cũng như thế, gọi là xúc không có hành, dễ gìn giữ. Hỏi: Thế nào là xúc tu một phần? Đáp: Nếu xúc sinh rồi, tưởng có ánh sáng, nhưng chưa thấy sắc. Nếu thấy sắc, không tưởng có ánh sáng, gọi là xúc tu một phần. Hỏi: Thế nào là xúc tu hai phần? Đáp: Nếu xúc sinh rồi, tưởng có ánh sáng cũng thấy sắc, gọi là xúc tu hai phần. Lại nữa, nếu xúc sinh rồi, sinh trí, nhưng không dứt phiền não, nếu dứt phiền não, mà không sinh trí, gọi là xúc tu một phần. Nếu xúc sinh rồi, trí sinh, có thể dứt phiền não, gọi là xúc tu của hai phần. Lại nữa, nếu xúc sinh rồi, tận trí sinh, không phải trí vô sinh, gọi là xúc tu một phần. Nếu xúc sinh rồi, tận trí, sinh và vô sinh trí, gọi là xúc tu hai phần. Hỏi: Thế nào là xúc có dục? Đáp: Nếu xúc có dục, người tương ưng với dục nhiễm, gọi là xúc có dục. Xúc không có dục là gì? Đáp: Nếu xúc lìa dục, con người không phải tương ưng với dục nhiễm thì gọi là xúc không có dục. Hỏi: Thế nào là xúc giận dữ? Đáp: Nếu xúc có giận dữ, con người tương ưng với sự giận dữ, gọi là xúc giận dữ. Hỏi: Thế nào là xúc không giận dữ? Đáp: Nếu xúc lìa giận dữ, con người không tương ưng với giận dữ, gọi là xúc không giận dữ. Hỏi: Thế nào là xúc có si? Đáp: Nếu xúc có si, người tương ưng với si, gọi là xúc có si. Hỏi: Thế nào là xúc không có si? Đáp: Nếu xúc lìa si, con người không tương ưng với si, gọi là xúc không có si. Hỏi: Thế nào là xúc một? Đáp: Nếu xúc tương ưng với thùy miên, thì sẽ không chung với nội, tương ưng với niệm diệt, huệ chưa thành tựu, không thể phân biệt pháp thiện, gọi là xúc một. Hỏi: Thế nào là xúc lìa tan? Đáp: Nếu xúc, tưởng, dục nhiễm, dục nhiễm chung, nhiều dục, thấy tịnh tương ưng với dục nhiễm, nhiễm chấp mắc kia trong năm dục bên ngoài, gọi là xúc lìa tan. Hỏi: Thế nào là xúc ít? Đáp: Nếu xúc không nhất định, gọi là xúc ít. Xúc nhiều là sao? Đáp: Nếu xúc nhất định, gọi là xúc nhiều. Hỏi: Thế nào là xúc bất định? Đáp: Nếu xúc bất định, thì người không tương ưng với định, gọi là xúc không nhất định. Hỏi: Thế nào là xúc định? Đáp: Nếu xúc định, người tương ưng với định, gọi là xúc định. Hỏi: Thế nào là xúc không giải thoát? Đáp: Nếu xúc không giải thoát, người không tương ưng với giải thoát, gọi là xúc không giải thoát. Hỏi: Thế nào là xúc giải thoát? Đáp: Nếu xúc giải thoát, thì người sẽ tương ưng với giải thoát, gọi là xúc giải thoát. Hỏi: Thế nào là xúc có hơn? Đáp: Nếu xúc có hơn thì người có tương ưng với pháp hơn Hỏi: Thế nào là xúc không có vượt hơn? Đáp: Nếu xúc không có vượt hơn, thì người không tương ưng với pháp hơn, gọi là xúc không có hơn. Hỏi: Thế nào là xúc có giác? Đáp: Nếu xúc có tương ưng với giác, cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt với giác, gọi là xúc có giác. Xúc không có giác là thế nào? Đáp: Nếu xúc không tương ưng với giác, không sinh chung với giác, không trụ không chung, không diệt không chung, thì gọi là xúc không có giác. Hỏi: Thế nào là xúc có quán? Đáp: Nếu xúc tương ưng với quán, quán sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là xúc có quán. Xúc không có quán là sao? Đáp: Nếu xúc không tương ưng với quán, không sinh chung với quán, quán trụ không chung, diệt không chung, gọi là xúc không có quán. Hỏi: Thế nào là xúc có hỷ? Đáp: Nếu xúc tương ưng với hỷ, sinh chung với hỷ, trụ, diệt chung thì gọi là xúc có hỷ. Xúc không có hỷ là thế nào? Đáp: Nếu xúc không phải tương ưng với hỷ, không chung với hỷ sinh, không chung với hỷ trụ, không chung diệt, gọi là xúc không có hỷ. Hỏi: Thế nào là xúc vị chung? Đáp: Nếu xúc tương ưng với lạc thọ, gọi là xúc chung. Xúc xả chung là sao? Đáp: Nếu xúc tương ưng với bất khổ bất lạc thọ, gọi là xúc xả chung. Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với nhẫn? Đáp: Nếu xúc nhẫn sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là xúc tương ưng nhẫn. Hỏi: Thế nào là xúc không phải tương ưng với nhẫn? Đáp: Nếu xúc không phải sinh, trụ, diệt chung với nhẫn, gọi là xúc không phải tương ưng với nhẫn. Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với trí? Đáp: Nếu xúc chung với trí sinh, trụ, diệt chung, gọi là xúc tương ưng với trí. Hỏi: Thế nào là xúc không phải tương ưng với trí? Đáp: Nếu súc không phải sinh, trụ, diệt chung với trí, gọi là xúc không phải tương ưng với trí. Hỏi: Thế nào là xúc của nhẫn đầu tiên? Đáp: Nếu xúc Thánh vô lậu mà người Kiên tín, Kiên pháp đã tu, gọi là xúc của nhẫn đầu tiên. Xúc của trí ban đầu là sao? Đáp: Nếu xúc Thánh vô lậu mà người kiến đạo đã tu, gọi là xúc của trí ban đầu. Hỏi: Thế nào là xúc của dục sau cùng? Đáp: Nếu xúc tương ưng với thức sau cùng, gọi là xúc của dục sau cùng. Hỏi: Thế nào là xúc mới sinh? Đáp: Nếu xúc tương ưng với thức đầu tiên, gọi là xúc mới sinh . Hỏi: Thế nào là xúc thiện? Đáp: Nếu xúc tu, gọi là xúc thiện. Hỏi: Thế nào là xúc bất thiện? Đáp: Nếu xúc dứt, gọi là xúc bất thiện. Xúc vô ký là thế nào? Đáp: Nếu xúc thọ, hoặc không phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là xúc vô ký. Hỏi: Thế nào là xúc học? Đáp: Nếu xúc Thánh không phải Vô học, gọi là xúc học. Xúc Vô học là sao? Đáp: Nếu xúc Thánh không phải học, gọi là xúc Vô học. Hỏi: Thế nào là xúc phi học, phi Vô học? Đáp: Nếu xúc chẳng phải Thánh, gọi là xúc phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là xúc báo? Đáp: Nếu xúc thọ nhận báo thiện, gọi là xúc báo. Xúc của pháp báo là sao? Đáp: Nếu xúc có báo, gọi là xúc của pháp báo? Hỏi: Thế nào là xúc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu xúc vô ký, không thuộc về phần ngã, gọi là xúc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là xúc của kiến đoạn? Đáp: Nếu xúc bất thiện, không phải tư duy đoạn, gọi là xúc của kiến đoạn. Hỏi: Thế nào là xúc của tư duy đoạn? Đáp: Nếu xúc bất thiện, không phải kiến đoạn, gọi là xúc của tư duy đoạn. Thế nào là xúc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu xúc thiện, vô ký thì gọi là xúc không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là xúc, nhân của kiến đoạn? Đáp: Nếu xúc kiến đoạn, hoặc pháp báo của kiến đoạn, gọi là xúc, nhân của kiến đoạn. Hỏi: Thế nào là xúc, nhân của tư duy đoạn? Đáp: Nếu xúc tư duy đoạn, hoặc pháp báo của tư duy đoạn, gọi là xúc, nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là xúc chẳng phải nhân của kiến đoạn chẳng phải nhân của tu duy dứt? Đáp: Nếu xúc thiện, hoặc pháp báo thiện, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là xúc chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là xúc mềm mại? Đáp: Nếu xúc bất thiện, gọi là xúc mềm mại. Hỏi: Thế nào là xúc vừa chừng? Đáp: Nếu xúc vô ký, gọi là xúc vừa chừng. Xúc bậc thượng là thế nào? Đáp: Nếu xúc thiện, gọi là xúc bậc thượng. Lại nữa, nếu xúc bất thiện, hoặc vô ký, gọi là xúc mềm mại. Nếu xúc không phải thiện của bậc Thánh, gọi là xúc vừa chừng. Nếu xúc vô lậu của bậc Thánh thì gọi là xúc bậc thượng. Hỏi: Thế nào là xúc thô? Đáp: Nếu xúc thuộc cõi Dục, thì gọi là xúc thô. Xúc tế là sao? Đáp: Nếu xúc thuộc cõi Sắc, hoặc không thuộc, gọi là xúc tế. Hỏi: Thế nào là xúc vi? Đáp: Nếu xúc thuộc cõi Vô sắc, gọi là xúc vi. Lại nữa, thuộc cõi Sắc, gọi là xúc thô. Nếu thuộc về Không xứ, thuộc về Thức xứ, thuộc về Bất dụng xứ, hoặc không thuộc thì gọi là xúc tế. Nếu thuộc về Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là xúc vi. Lại nữa, nếu xúc thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, thuộc Không xứ, thuộc Thức xứ, thuộc bất dụng xứ, gọi là xúc thô. Nếu xúc không thuộc, gọi là xúc tế. Nếu xúc thuộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là xúc vi. Hỏi: Thế nào là xúc lạc thọ? Đáp: Nếu xúc tương ưng với lạc thọ, gọi là xúc lạc thọ. Hỏi: Thế nào là xúc khổ thọ? Đáp: Nếu xúc tương ưng với khổ thọ, gọi là xúc khổ thọ. Hỏi: Thế nào là xúc bất khổ bất lạc thọ? Đáp: Nếu xúc tương ưng với bất khổ bất lạc thọ, gọi là xúc bất khổ bất lạc thọ. Lại nữa, nếu xúc thọ báo vui, gọi là xúc lạc thọ. Nếu xúc thọ báo khổ, gọi là xúc khổ thọ. Nếu xúc thọ báo không khổ, không vui, gọi là xúc bất khổ bất lạc thọ. Lại nữa, trừ xúc bất khổ bất lạc thọ, nếu xúc khác là thiện, có báo, gọi là xúc lạc thọ. Nếu xúc bất thiện gọi là khổ thọ, Trừ xúc lạc thọ nếu xúc khác là Thiện có báo gọi là xúc, bất khổ thọ bất lạc. Lại nữa, nếu xúc thiện có báo, gọi là xúc lạc thọ, nếu xúc bất thiện thì gọi là xúc khổ thọ, trừ xúc lạc thọ, khổ thọ, nếu là xúc khác, gọi là xúc không phải khổ, không phải lạc thọ. Hỏi: Thế nào là xúc xứ hỷ? Đáp: Nếu xúc mới khởi rồi, sinh hỷ, gọi là xúc xứ hỷ. Hỏi: Thế nào là xúc xứ ưu? Đáp: Nếu xúc mới khởi rồi, sinh ưu, gọi là xúc xứ ưu. Thế nào xúc xứ xả? Đáp: Nếu xúc mới khởi rồi, sinh xả, gọi là xúc xứ xả. Lại nữa, trừ xúc chỗ xả, nếu xúc khác là thiện, có báo, gọi là xúc chỗ hỷ, hoặc xúc bất thiện, gọi là xúc của chỗ ưu, t xúc của chỗ hỷ, nếu xúc khác thiện, có báo, gọi là xúc của chỗ xả. Lại nữa, nếu xúc thiện có báo, gọi là xúc của chỗ hỷ, nếu xúc bất thiện, gọi là xúc chỗ ưu. Trừ xúc chỗ hỷ, xúc chỗ ưu, nếu xúc khác, gọi là xúc không phải chỗ hỷ, không phải chỗ ưu. Hỏi: Thế nào là xúc giác, có quán? Đáp: Nếu xúc giác, có quán, tương ưng với định, gọi là xúc có giác, có quán. Hỏi: Thế nào là xúc không có giác, có quán? Đáp: Nếu xúc không giác, có quán, tương ưng với định, gọi là xúc không giác, có quán. Hỏi: Thế nào là xúc không giác, không quán? Đáp: Nếu xúc không có giác, không có quán, tương ưng với định, gọi là xúc không có giác, không có quán. Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với không? Đáp: Nếu xúc sinh, trụ, diệt chung với định không, gọi là xúc tương ưng với không. Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với Vô tướng? Đáp: Nếu xúc sinh chung, trụ, diệt chung với định vô tướng, gọi là xúc tương ưng với vô tướng. Xúc tương ưng với vô nguyện là gì? Đáp: Nếu xúc sinh, trụ chung, diệt chung với định Vô nguyện, gọi là xúc tương ưng với vô nguyện. Hỏi: Thế nào là xúc của hiện báo? Đáp: Nếu xúc tức sinh thì thuộc về phần ngã, nếu xúc đã khởi tạo tác, thành tựu, tức sinh, thì thọ báo thuộc về phần ngã, gọi là xúc hiện báo. Hỏi: Thế nào là xúc của sinh báo? Đáp: Nếu xúc sinh thuộc về phần ngã, nếu xúc đã khởi tạo tác, thành tựu không gián dứt sinh thọ báo, thì gọi là xúc sinh báo. Xúc hậu báo là thế nào? Đáp: Nếu xúc sinh thuộc về phần ngã, nếu xúc đã khởi tạo tác, thành tựu thọ báo của sinh lần thứ ba, thứ tư, hoặc hơn, gọi là xúc hậu báo. Hỏi: Thế nào là xúc cho vui? Đáp: Nếu quả vui của xúc, gọi là xúc cho vui. Hỏi: Thế nào là xúc cho khổ? Đáp: Nếu quả khổ của xúc, gọi là xúc cho khổ. Hỏi: Thế nào là xúc không cho vui, không cho khổ? Đáp: Dứt trừ xúc cho vui, cho khổ, nếu xúc khác, gọi là xúc không cho vui, không cho khổ. Lại nữa, nếu xúc thiện, có báo, gọi là xúc không phải cho vui, nếu xúc bất thiện thì gọi là xúc cho khổ. Trừ xúc cho vui, cho khổ, nếu xúc khác, gọi là không phải cho vui, không phải cho khổ. Hỏi: Thế nào là xúc của quả vui? Đáp: Nếu báo vui của xúc, gọi là xúc của quả vui. Xúc của quả khổ là thế nào? Đáp: Nếu báo khổ của xúc, gọi là xúc của quả khổ. Hỏi: Thế nào là không phải quả vui, không phải quả khổ? Đáp: Xúc trừ quả vui, xúc của quả khổ, nếu xúc khác, gọi là xúc không phải quả vui, không phải quả khổ. Lại nữa, nếu xúc thiện, có báo, gọi là xúc của quả vui, nếu xúc bất thiện có báo, gọi là xúc của quả khổ. Trừ xúc của quả vui, quả khổ, nếu xúc khác, gọi là xúc không phải quả vui, không phải quả khổ, báo vui của xúc, báo khổ của xúc, xúc chẳng phải báo vui, xúc chẳng phải báo khổ cũng như thế. Hỏi: Thế nào là xúc quá khứ? Đáp: Nếu xúc sinh rồi diệt, gọi là xúc quá khứ. Hỏi: Thế nào là xúc vị lai? Đáp: Nếu xúc chưa sinh, chưa khởi, gọi là xúc vị lai. Hỏi: Thế nào là xúc hiện tại? Đáp: Nếu xúc sinh chưa diệt, gọi là xúc hiện tại. Xúc của cảnh giới quá khứ là thế nào? Đáp: Tư duy pháp quá khứ, nếu sinh xúc, gọi là xúc của cảnh giới quá khứ. Hỏi: Thế nào là xúc của cảnh giới vị lai? Đáp: Tư duy pháp vị lai, nếu sinh khởi xúc, gọi là xúc của cảnh giới vị lai. Hỏi: Thế nào là xúc của cảnh giới hiện tại? Đáp: Tư duy pháp hiện tại, nếu sinh xúc, gọi là xúc của cảnh giới hiện tại. Hỏi: Thế nào là xúc của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Tư duy pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, nếu sinh khởi xúc, gọi là xúc của cảnh giới không phải quá khứ, vị lai, hiện tại. sắc. Hỏi: Thế nào là xúc thuộc về cõi Dục? Đáp: Nếu xúc dục lậu, hữu lậu, gọi là xúc thuộc về cõi Dục. Hỏi: Thế nào là xúc thuộc về cõi Sắc? Đáp: Nếu xúc sắc lậu, hữu lậu, gọi là xúc thuộc về cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là xúc thuộc về cõi Vô sắc? Đáp: Nếu xúc vô sắc lậu, hữu lậu, gọi là xúc thuộc về cõi Vô Hỏi: Thế nào là xúc không lệ thuộc? Đáp: Nếu xúc Thánh vô lậu, gọi là xúc không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là xúc của lòng từ chung? Đáp: Nếu xúc từ, tâm giải cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, thì gọi là xúc của từ chung. Xúc của bi chung, xúc của hỷ chung, xúc của xả chung cũng như thế. Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với lạc căn? Đáp: Lạc căn sinh, trụ, diệt chung, gọi là xúc tương ưng với lạc căn. Xúc tương ưng với khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn cũng như thế. Hỏi: Thế nào là xúc nhãn? Đáp: Nếu xúc tương ưng với nhãn thức, gọi là xúc nhãn. Nhó, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế. Lại nữa, duyên sắc, sinh nhãn thức, ba pháp hòa hợp sinh xúc, gọi là xúc nhãn. Nhó, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế. Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với nhãn thức giới? Đáp: Nếu xúc sinh, trụ, diệt chung với nhãn thức giới, gọi là xúc tương ưng với nhãn thức giới. Giới nhó, tỷ, thiệt, thân thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là xúc tương ưng với giới ý? Đáp: Nếu xúc sinh, trụ, diệt chung với ý thức, gọi là xúc tương ưng với giới ý, xúc tương ưng với giới ý thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là mười tám xúc? Đáp: Lạc thọ của xúc nhãn, khổ thọ của xúc nhãn, bất khổ bất lạc thọ của xúc nhãn, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế, gọi là mười tám xúc. -------------------------- <詞>Phẩm 7: PHẨM GIẢ TÂM CỦA PHẦN ĐẦU MỐI Tâm tính thanh tịnh, bị khách trần làm nhiễm ô, vì phàm phu chưa nghe, nên không thể thấy biết như thật, cũng không có tu tâm, vì bậc Thánh nghe, nên thấy biết như thật, cũng có tu tâm, tính tâm thanh tịnh, xa lìa cấu uế khách trần, phàm phu vì chưa nghe, nên không thể thấy, biết như thật, cũng không có tu tâm. Bậc Thánh vì nghe, nên có thể thấy biết như thật, cũng có tu tâm. Nay sẽ gom góp chính môn giả tâm: Tâm Thánh, tâm chẳng phải Thánh, cho đến giới sáu thức, tâm của bảy thức giới. Hỏi: Thế nào là tâm Thánh? Đáp: Nếu tâm vô lậu, gọi là tâm Thánh. Hỏi: Thế nào là chẳng phải tâm Thánh? Đáp: Nếu tâm hữu lậu, gọi là chẳng phải tâm Thánh. Tâm hữu lậu là gì? Đáp: Nếu tâm có nhiễm, gọi là tâm hữu lậu. Hỏi: Thế nào là tâm vô lậu? Đáp: Nếu tâm không có nhiễm, gọi là tâm vô lậu. Tâm có nhiễm là gì? Đáp: Nếu tâm có mong cầu, gọi là tâm có nhiễm. Hỏi: Thế nào là tâm không có nhiễm? Đáp: Nếu tâm không có mong cầu, gọi là tâm không có nhiễm. Hỏi: Thế nào là tâm có mong cầu? Đáp: Nếu tâm sẽ nhận lấy, gọi là tâm có mong cầu. Tâm không có mong cầu là gì? Đáp: Nếu tâm không phải sẽ nhận lấy, gọi là tâm không có mong cầu. lấy. Hỏi: Thế nào là tâm sẽ nhận lấy? Đáp: Nếu tâm có nhận lấy, gọi là tâm sẽ nhận lấy. Tâm không phải sẽ nhận lấy là gì? Đáp: Nếu tâm không có nhận lấy, gọi là tâm không phải sẽ nhận Hỏi: Thế nào là tâm có nhận lấy? Đáp: Nếu tâm có vượt hơn, gọi là tâm có nhận lấy. Hỏi: Thế nào là tâm không có nhận lấy? Đáp: Nếu tâm không có hơn, gọi là tâm không có nhận lấy. Tâm có hơn là sao? Đáp: Nếu tâm có nhận lấy thì gọi là tâm có hơn. Tâm không có hơn là sao? Đáp: Nếu tâm không có nhận lấy, gọi là tâm không có hơn. Lại nữa, nếu đối với tâm này, còn có tâm khác vượt qua, tốt đẹp hơn, gọi là tâm có tinh đẹp vượt hơn. Nếu đối với tâm tốt này, không có tâm tốt đẹp hơn, gọi là tâm không có hơn. Lại nữa, nếu tâm mà Như Lai đã sinh, thấy biết không có ngăn ngại đối với tất cả pháp, cho đến tự tại thành tựu. Trừ tâm này ra, nếu tâm khác, gọi là tâm có hơn. Nếu không có tâm nào khác, gọi là tâm không có hơn. Hỏi: Thế nào là tâm thọ? Đáp: Nếu tâm nội, gọi là tâm thọ. Chẳng phải tâm thọ là sao? Đáp: Nếu tâm ngoại, gọi là tâm không phải tâm thọ. Hỏi: Thế nào là tâm nội? Đáp: Nếu tâm thọ, gọi là tâm nội. Hỏi: Thế nào là tâm ngoại? Đáp: Nếu tâm chẳng phải thọ, gọi là tâm ngoại. Hỏi: Thế nào là tâm có báo? Đáp: Nếu pháp báo của tâm, gọi là tâm có báo. Tâm không có báo là sao? Đáp: Nếu tâm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là tâm không có báo. Hỏi: Thế nào là tâm chung của phàm phu? Đáp: Nếu tâm phàm phu sinh đắc, phàm phu cũng sinh đắc, gọi là tâm chung của phàm phu. Tâm không chung của phàm phu là thế nào? Đáp: Nếu tâm không phải sinh đắc của phàm phu, phàm phu không thể sinh đắc, gọi là tâm không chung của phàm phu. Tâm chung không phải phàm phu là sao? Đáp: Nếu tâm sinh đắc của phàm phu, không phải phàm phu cũng sinh đắc, gọi là tâm chung không phải phàm phu. Hỏi: Thế nào là tâm không chung không phải phàm phu? Đáp: Nếu tâm là sinh đắc của phàm phu, không phải phàm phu không sinh, không đắc, gọi là tâm không chung của không phải phàm phu. Hỏi: Thế nào là tâm chung của Thanh văn? Đáp: Nếu tâm là sinh đắc Thanh văn, Thanh văn cũng sinh đắc, gọi là tâm chung của Thanh văn. Hỏi: Thế nào là tâm không chung của Thanh văn? Đáp: Nếu tâm không phải là sinh đắc của Thanh văn, Thanh văn không sinh, không đắc, gọi là tâm không chung của Thanh văn. Hỏi: Thế nào là tâm chung không phải Thanh văn? Đáp: Nếu tâm sinh đắc của Thanh văn, không phải Thanh văn cũng sinh đắc, gọi là tâm chung không phải Thanh văn. Hỏi: Thế nào là tâm không chung không phải Thanh văn? Đáp: Nếu tâm sinh đắc của Thanh văn, không phải Thanh văn không sinh không đắc, gọi là tâm không chung không phải Thanh văn. Hỏi: Thế nào là tâm như ánh chớp? Đáp: Nếu một ít tâm, dừng lại một ít, thời gian một ít, dừng lại một ít, như ánh chớp, dừng lại một ít, dừng lại thời gian một ít, gọi là tâm như ánh chớp. Hỏi: Thế nào là tâm như kim cương? Đáp: Nếu tâm dừng lại vô lượng, dừng lại trong thời gian vô lượng, như kim cương trụ vô lượng, trụ thời gian vô lượng, gọi là tâm như kim cương. Lại nữa, nếu tâm sinh rồi, dứt trừ một ít phần phiền não, như tia chớp từ trong mây phát ra một ít lửa sáng, bóng tối bị tiêu diệt rất nhanh, tâm cũng như thế, gọi là tâm như ánh chớp. Nếu tâm sinh rồi, dứt trừ tất cả phiền não, phần não không còn sót, hoặc thô, hoặc vi, đều dứt diệt, như mũi khoan kim cương khoan ngọc, đá, đều xuyên thủng, gọi là tâm như kim cương. Lại nữa, nếu tâm sinh rồi, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A- na-hàm, gọi là tâm như ánh chớp. Nếu tâm sinh rồi, được quả A-la-hán, gọi là tâm như kim cương. Lại nữa, nếu tâm sinh rồi, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A- na-hàm, được Thanh văn, Bích-chi Phật, quả A-la-hán, gọi là tâm như ánh chớp. Nếu tâm sinh rồi, hoặc tâm do Như Lai sinh ra, sẽ thấy biết không có trở ngại đối với tất cả pháp, cho đến tự tại thành tựu, gọi là tâm như kim cương. Hỏi: Thế nào là tâm không được định? Đáp: Nếu tâm được, không nhất định được, khó được, khó gìn giữ, gọi là tâm không nhất định được. Hỏi: Thế nào là tâm được định? Đáp: Trái với trên, gọi là tâm được định. Hỏi: Thế nào là tâm có hành, khó gìn giữ? Đáp: Nếu tâm được, không nhất định được, khó được, khó gìn giữ, không có do sức tôn tự tại, không như điều mình đã muốn, không theo điều đã muốn, không được hết điều đã muốn, có hành khó sinh, khó được, như thuyền ngược nước khó đi, tâm cũng như thế, gọi là tâm có hành, khó gìn giữ. Tâm không có hành, dễ gìn giữ, trái với trên, gọi là tâm không có hành, dễ gìn giữ. Hỏi: Thế nào là tu tâm một phần? Đáp: Nếu tâm sinh rồi, tưởng có sáng suốt, nhưng không thấy sắc, nếu thấy sắc, không tưởng có sáng suốt, gọi là tu tâm một phần. Hỏi: Thế nào là tu tâm hai phần? Đáp: Nếu tâm sinh rồi, tưởng có sáng suốt, cũng thấy sắc, gọi là tu tâm hai phần. Lại nữa, nếu tâm sinh rồi, sinh trí, nhưng không dứt trừ phiền não. Nếu dứt trừ phiền não, mà không sinh trí, thì gọi là tu tâm một phần. Nếu tâm sinh rồi trí sinh, dứt được phiền não, gọi là tu tâm hai phần. Lại nữa, nếu tâm sinh rồi, tận trí sinh không phải trí vô sinh, gọi là tu tâm một phần. Nếu tâm sinh rồi, tận trí sinh và trí vô sinh, gọi là tu tâm hai phần. Hỏi: Thế nào là tâm có dục? Đáp: Nếu tâm có dục, người tương ưng với dục nhiễm, gọi là tâm có dục. Hỏi: Thế nào là tâm không có dục? Đáp: Nếu tâm lìa dục, người không tương ưng với dục nhiễm, gọi là tâm không có dục. Hỏi: Thế nào là tâm có giận dữ? Đáp: Nếu tâm có giận dữ, người tương ưng với giận, gọi là tâm có giận dữ. Hỏi: Thế nào là tâm không giận dữ? Đáp: Nếu người tâm lìa giận dữ, không phải tương ưng với sự giận dữ, gọi là tâm không giận dữ. Hỏi: Thế nào là tâm có si? Đáp: Nếu người tâm có si, là tương ưng với si, gọi là tâm có si. Hỏi: Thế nào là tâm không có si? Đáp: Nếu người tâm lìa si, không tương ưng với si, gọi là tâm không có si. Hỏi: Thế nào là tâm một? Đáp: Nếu tâm tương ưng với thùy miên, thì sẽ không chung với nội, tương ưng với niệm diệt, huệ chưa thành tựu, không thế phân biệt pháp thiện, gọi là tâm một. Hỏi: Tâm tán là sao? Đáp: Nếu tâm dục nhiễm chung với dục nhiễm, tương ưng với dục nhiễm, nặng về dục, thấy thanh tịnh. Tâm người kia chấp đắm nhiễm của năm dục bên ngoài, gọi là tâm tán. Hỏi: Thế nào là tâm ít? Đáp: Nếu tâm bất định, gọi là tâm ít. Hỏi: Tâm nhiều là sao? Đáp: Nếu tâm định, gọi là tâm nhiều. Hỏi: Thế nào là tâm bất định? Đáp: Nếu người tâm không nhất định, thì không tương ưng với định, gọi là tâm bất định. Hỏi: Thế nào là tâm định? Đáp: Nếu người tâm định, tương ưng với định, gọi là tâm định. Hỏi: Thế nào là tâm không giải thoát? Đáp: Nếu người tâm không giải thoát, không tương ưng với sự giải thoát, gọi là tâm không giải thoát. Hỏi: Tâm giải thoát là sao Đáp: Nếu người tâm giải thoát, tương ưng với giải thoát, gọi là tâm giải thoát. Hỏi: Thế nào là tâm có hơn? Đáp: Nếu người tâm hơn, tương ưng với pháp vượt hơn. Hỏi: Thế nào là tâm không có hơn? Đáp: Nếu người tâm không có hơn, không tương ưng với pháp vượt hơn, gọi là tâm không có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là tâm có giác? Đáp: Nếu tâm tương ưng với giác, giác chung sinh, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm có giác. Hỏi: Thế nào là tâm không giác? Đáp: Nếu tâm không tương ưng với giác, giác sinh,không chung, trụ không chung, diệt không chung, gọi là tâm không có giác. Hỏi: Thế nào là tâm có quán? Đáp: Nếu tâm tương ưng với quán, giác sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm có quán. Hỏi: Tâm không có quán là gì? Đáp: Nếu tâm không tương ưng với quán, giác không sinh chung, không trụ chung, không diệt chung, gọi là tâm không có quán. Hỏi: Thế nào là tâm có hỷ? Đáp: Nếu tâm tương ưng với hỷ, hỷ sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm có hỷ. Hỏi: Tâm không có hỷ là gì? Đáp: Nếu tâm không tương ưng với hỷ, hỷ không sinh chung, không trụ chung, không diệt chung, gọi là tâm không có hỷ. Hỏi: Thế nào là tâm của vị chung? Đáp: Nếu tâm tương ưng với lạc thọ, gọi là tâm của vị chung. Hỏi: Tâm xả chung là sao? Đáp: Nếu tâm tương ưng với bất khổ bất lạc thọ thì gọi là tâm xả chung Hỏi: Thế nào là tương ưng với nhẫn. Đáp: Nếu tâm nhẫn sinh chung, trụ chung, diệt chung, thì gọi là tâm tương ưng với nhẫn. Hỏi: Không phải tương ưng với nhẫn là sao? Đáp: Nếu tâm không phải sinh chung với nhẫn, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm không phải tương ưng với nhẫn. Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với trí? Đáp: Nếu tâm sinh chung với trí, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm tương ưng với trí. Hỏi: Thế nào là tâm không phải tương ưng với trí? Đáp: Nếu tâm không phải trí sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm không phải tương ưng với trí. Hỏi: Thế nào nhẫn là tâm mới ? Đáp: Nếu tâm Thánh vô lậu, Kiên tín, Kiên pháp đã tu, gọi là nhẫn là tâm mới . Hỏi: Thế nào trí là tâm mới ? Đáp: Nếu tâm Thánh vô lậu, người kiến đạo đã tu, đó gọi Trí là tâm mới . Hỏi: Thế nào là tâm sau cùng của dục? Đáp: Nếu thức sau cùng gọi làø tâm sau cùng của dục. Hỏi: Thế nào là tâm sinh mới ? Đáp: Nếu tâm thức ban đầu, gọi là tâm sinh mới . Hỏi: Thế nào là tâm thiện? Đáp: Nếu tâm tu gọi là tâm thiện. Hỏi: Tâm bất thiện là thế nào? Đáp: Nếu tâm dứt gọi là tâm bất thiện. Hỏi: Thế nào là tâm vô ký? Đáp: Nếu tâm thọ, hoặc tâm không phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là tâm vô ký. Hỏi: Thế nào là tâm học? Đáp: Nếu tâm Thánh không phải Vô học, gọi là tâm học. Hỏi: Thế nào là tâm Vô học? Đáp: Nếu tâm Thánh không phải học, gọi là tâm Vô học. Hỏi: Thế nào là tâm phi học, phi Vô học? Đáp: Nếu tâm chẳng phải Thánh, gọi là tâm phi học, phi Vô học. Hỏi: Thế nào là tâm báo? Đáp: Nếu tâm thọ, hoặc báo thiện, gọi là tâm báo. Hỏi: Tâm của pháp báo là thế nào? Đáp: Nếu tâm có báo gọi là tâm của pháp báo. Hỏi: Thế nào là tâm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo? Đáp: Nếu tâm vô ký, thì không thuộc về phần ngã, gọi là tâm chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là tâm kiến đoạn? Đáp: Nếu tâm bất thiện, không phải tư duy đoạn, gọi là tâm kiến đoạn. Hỏi: Thế nào là tâm tư duy đoạn? Đáp: Nếu tâm bất thiện, không phải kiến đoạn, gọi là tâm tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là tâm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu tâm thiện, hoặc vô ký, gọi là tâm không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là tâm nhân của kiến đoạn? Đáp: Hoặc tâm kiến đoạn, hoặc pháp báo kiến đoạn, gọi là tâm nhân của kiến đoạn. Hỏi: Thế nào là tâm nhân của tư duy đoạn? Đáp: Hoặc tâm tư duy đoạn, hoặc pháp báo tư duy đoạn, gọi là tâm nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là tâm chẳng phải nhân của kiến đoạn không phải nhân của tư duy đoạn? Đáp: Hoặc pháp báo của tâm thiện, hoặc tâm chẳng phải báo, không phải pháp báo, gọi là tâm chẳng phải nhân kiến đoạn, không phải nhân tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là tâm mềm mỏng? Đáp: Nếu tâm bất thiện, gọi là tâm mềm mỏngï. Hỏi: Thế nào là tâm vừa chừng? Đáp: Nếu tâm vô ký, gọi là tâm vừa chừng. Hỏi: Thế nào là tâm bậc thượng? Đáp: Nếu tâm thiện, gọi là tâm bậc thượng. Lại nữa, nếu tâm bất thiện, hoặc vô ký, gọi là tâm mềm mỏng, nếu tâm không phải thiện của bậc Thánh, gọi là tâm vừa chừng, nếu tâm của bậc Thánh vô lậu, gọi là tâm thượng. Hỏi: Thế nào là tâm thô? Đáp: Tâm thô là tâm thuộc về cõi Dục. Hỏi: Thế nào là tâm tế? Đáp: Tâm tế là tâm thuộc về cõi Sắc, hoặc không lệ thuộc, gọi là tâm tế. Hỏi: Tâm vi là sao? Đáp: Đó là tâm thuộc về cõi Vô sắc. Lại nữa, nếu tâm thuộc về cõi Dục, hoặc tâm thuộc cõi Sắc thì gọi là tâm thô. Nếu tâm thuộc về Không xứ, thuộc về Thức xứ, thuộc về Bất dụng xứ, hoặc không lệ thuộc thì gọi là tâm tế. Nếu tâm thuộc về Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là tâm vi. Lại nữa, nếu tâm thuộc về cõi Dục, hoặc thuộc về cõi Sắc, thuộc về Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, gọi là tâm thô. Nếu tâm không thuộc, gọi là tâm tế. Nếu tâm thuộc về Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là tâm vi. Hỏi: Thế nào là tâm lạc thọ? Đáp: Nếu tâm tương ưng với lạc thọ, gọi là tâm lạc thọ. Hỏi: Tâm khổ thọ là thế nào? Đáp: Nếu tâm tương ưng với khổ thọ, gọi là tâm khổ thọ. Hỏi: Thế nào là tâm bất khổ bất lạc thọ? Đáp: Nếu tâm tương ưng với bất khổ bất lạc thọ, gọi là tâm bất khổ bất lạc thọ. Lại nữa, nếu tâm thọ nhận báo vui, gọi là tâm lạc thọ, nếu tâm cam chịu báo khổ, gọi là tâm khổ thọ. Nếu tâm thọ nhận báo không khổ, không vui, gọi là tâm bất khổ bất lạc thọ. Lại nữa, dứt trừ tâm bất khổ bất lạc thọ, nếu tâm khác, thiện có báo, gọi là tâm lạc thọ, nếu tâm bất thiện, gọi là tâm khổ thọ, trừ tâm lạc thọ, nếu tâm khác, thiện có báo, gọi là tâm bất khổ bất lạc thọ. Lại nữa, nếu tâm thiện có báo, gọi là tâm lạc thọ, nếu tâm bất thiện, gọi là tâm khổ thọ. Trừ tâm khổ thọ, lạc thọ, nếu tâm khác, gọi là tâm không khổ, không lạc thọ. Hỏi: Thế nào là tâm của chỗ hỷ? Đáp: Nếu tâm mới khởi sinh mừng, gọi là tâm chỗ hỷ. Hỏi: Thế nào là tâm của chỗ ưu? Đáp: Nếu tâm mới khổ sinh lo, gọi là tâm chỗ ưu. Hỏi: Thế nào là tâm của chỗ xả? Đáp: Nếu tâm mới khởi sinh xả, gọi là tâm chỗ xả. Lại nữa, trừ tâm chỗ xả, nếu tâm thiện khác, có báo, gọi là tâm chỗ hỷ. Nếu tâm bất thiện, gọi là tâm chỗ ưu. Trừ tâm chỗ hỷ, nếu tâm thiện khác, có báo, gọi là tâm chỗ xả. Lại nữa, nếu tâm thiện có báo, gọi là tâm chỗ hỷ, nếu tâm bất thiện, gọi là tâm chỗ ưu, trừ chỗ hỷ chỗ ưu nếu tâm khác, gọi là tâm không phải chỗ hỷ, không phải chỗ ưu. Hỏi: Thế nào là tâm có giác, có quán? Đáp: Nếu tâm có giác, có quán, tương ưng với định, gọi là tâm có giác, có quán. Hỏi: Thế nào là tâm không giác, có quán? Đáp: Nếu tâm không giác, có quán, tương ưng với định, gọi là tâm không có giác, có quán. Hỏi: Thế nào là tâm không giác, không quán? Nếu tâm không giác, không quán tương ưng với định, gọi là tâm không giác, không quán. Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với không? Đáp: Nếu tâm sinh, trụ, diệt chung với định Không, gọi là tâm tương ưng với không Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với Vô tướng? Đáp: Nếu tâm sinh, trụ, diệt chung với định Vô tướng, gọi là tâm tương ưng với vô tướng. Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với Vô nguyện? Đáp: Nếu tâm sinh, trụ, diệt chung với định Vô nguyện, gọi là tâm tương ưng với vô nguyện. Hỏi: Thế nào là tâm hiện báo? Đáp: Nếu tâm tức sinh thuộc về phần ngã, nếu tâm khởi tạo tác, thành tựu, tức sinh thuộc về phần ngã mà khởi tạo tác, cảm thọ báo, gọi là tâm hiện báo. Hỏi: Thế nào là tâm sinh báo? Đáp: Nếu tâm sinh báo, thuộc về phần ngã, nếu đã khởi tạo tác, thành tựu không gián dứt sinh thọ báo, gọi là tâm sinh báo. Hỏi: Thế nào là tâm hậu báo? Đáp: Nếu tâm sinh thì thuộc về phần ngã, nếu đã khởi tạo tác, thành tựu sinh thứ nhất, cho đến sinh thọ báo thứ tư, hoặc vượt qua, gọi là tâm hậu báo. Hỏi: Thế nào là tâm cho vui? Đáp: Nếu quả vui của tâm, gọi là tâm cho vui. Hỏi: Tâm cho khổ là gì? Đáp: Nếu quả khổ của tâm, gọi là tâm cho khổ. Hỏi: Thế nào là tâm không cho vui, không cho khổ? Đáp: Trừ tâm cho vui, cho khổ. Nếu tâm khác, gọi là tâm không cho khổ, không cho vui. Lại nữa, nếu tâm thiện, có báo, gọi là tâm cho vui, nếu tâm bất thiện, có báo, gọi là tâm cho khổ, trừ cho khổ, cho vui, nếu tâm khác, gọi là tâm không cho khổ, không cho vui. Hỏi: Thế nào là tâm của quả vui? Đáp: Nếu là báo vui của tâm, gọi là tâm của quả vui. Hỏi: Thế nào là tâm của quả khổ? Đáp: Nếu báo khổ của tâm, gọi là tâm của quả khổ. Hỏi: Thế nào là tâm không phải quả vui, không phải quả khổ, trừ tâm quả khổ, quả vui, nếu tâm khác, gọi là tâm không phải quả vui, không phải quả khổ. Lại nữa, nếu tâm thiện có báo, gọi là tâm của quả vui, nếu tâm bất thiện có báo, gọi là tâm của quả khổ, trừ tâm của quả vui, quả khổ, nếu tâm khác, gọi là tâm không phải quả vui, không phải quả khổ, tâm của báo vui, tâm của báo khổ, tâm chẳng phải báo vui, khổ cũng như thế. Hỏi: Thế nào là tâm quá khứ? Đáp: Nếu tâm sinh rồi diệt, gọi là tâm quá khứ. Hỏi: Thế nào là tâm vị lai? Đáp: Nếu tâm chưa sinh, chưa khởi, gọi là tâm vị lai. Hỏi: Thế nào là tâm hiện tại? Đáp: Nếu tâm sinh chưa diệt, gọi là tâm hiện tại. Hỏi: Thế nào là tâm của cảnh giới quá khứ? Đáp: Tư duy pháp quá khứ, nếu sinh tâm, gọi là tâm của cảnh giới quá khứ. Hỏi: Thế nào là tâm của cảnh giới vị lai? Đáp: Tư duy pháp vị lai, nếu sinh tâm, gọi là tâm của cảnh giới vị lai. Hỏi: Thế nào là tâm của cảnh giới hiện tại? Đáp: Tư duy pháp hiện tại, nếu sinh tâm, gọi là tâm của cảnh giới hiện tại. Hỏi: Thế nào là tâm của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Tư duy pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, nếu sinh tâm, gọi là tâm của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Hỏi: Thế nào là tâm thuộc về cõi Dục? Đáp: Nếu tâm hữu lậu, dục lậu, gọi là tâm thuộc về cõi Dục. Hỏi: Tâm lệ thuộc cõi Sắc là sao? Đáp: Nếu tâm hữu lậu, sắc lậu, gọi là tâm thuộc về cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là tâm thuộc về cõi Vô sắc? Đáp: Nếu tâm sắc lậu hữu lậu vô, gọi là tâm thuộc về cõi Vô sắc. Hỏi: Tâm không thuộc là sao? Đáp: Nếu tâm vô lậu của bậc Thánh, gọi là tâm không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là tâm từ chung? Đáp: Nếu tâm từ, tâm giải cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là tâm từ chung, tâm bi chung, tâm hỷ chung, tâm xả chung cũng như thế. Hỏi: Thế nào là tâm tương ưng với lạc căn? Đáp: Nếu tâm, lạc căn sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là tâm tương ưng với lạc căn, tâm tương ưng với khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn cũng như thế. Hỏi: Thế nào là sáu thức thân? Đáp: Nhãn thức thân, cho đến thân ý thức. Hỏi: Thế nào là nhãn thức thân? Đáp: Duyên mắt, duyên sắc, duyên ánh sáng, duyên tư duy. Do bốn duyên này hòa hợp, thức đã sinh, đang sinh sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức thân, thân nhó, tỷ, thiệt, thân ý thức cũng như thế, gọi là sáu thức thân. Hỏi: Thế nào là bảy thức giới? Đáp: Nhãn thức giới, cho đến giới ý thức. Hỏi: Nhãn thức giới là thế nào? Đáp: Nếu thức, nhãn căn, sinh cảnh giới sắc, đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là nhãn thức giới, giới nhó, tỷ, thiệt, thân thức cũng như thế. Hỏi: Thế nào là giới ý? Đáp: Ý sinh pháp, tư duy pháp, nếu tâm ban đầu đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định gọi là giới ý. Hỏi: Thế nào là giới ý thức? Đáp: Không lìa cảnh giới của tâm kia, nếu tâm khác, giống với tâm kia đã sinh, đang sinh, sẽ sinh, không nhất định, gọi là giới ý thức. --------------------- <詞>Phẩm 8: PHẨM THẬP BẤT THIỆN NGHIỆP ĐẠO CỦA PHẦN ĐẦU MỐI Hỏi: Có bao nhiêu đạo nghiệp bất thiện? Đáp: Có mười: sát sinh cho đến tà kiến. Hỏi: Thế nào là sát sinh? Đáp: Nếu người dùng tâm ác sát sinh, không biết xót thương, chuyên giết hại, gọi là sát sinh. Hỏi: Thế nào là trộm cắp? Đáp: Nếu người ở trong thôn, xóm và tron núi rừng, hoang vắng lấy trộm tài, vật của người khác, gọi là trộm cắp. Hỏi: Tà dâm là thế nào? Đáp: Nếu người nữ được sự giữ gìn của cha mẹ, anh em trai, chị em gái, tự gìn giữ, pháp vua gìn giữ, dòng họ gìn giữ, bà con, và các tri thức, cho đến nhận giữ tràng hoa, nếu phạm những người nữ này gọi là tà dâm. Hỏi: Thế nào là nói dối? Đáp: Nếu người không biết, nói biết, biết nói không biết, không thấy nói thấy, thấy nói không thấy. Hoặc vì bản thân mình, hoặc vì người khác, hoặc vì tài, vật, nên nói dối, gọi là nói dối. Hỏi: Thế nào là nói hai lưỡi? Đáp: Nếu người nghe ở chỗ này, đến chỗ kia nói, vì muốn phá hoại người này, hoặc nghe ở chỗ kia, đến nói ở chỗ này, vì muốn phá hoại người kia. Kẻ chưa phá, khiến cho phá, kẻ đã phá rồi, khiến cho họ bị tiêu tan hết, làm cho họ phải cách biệt, chia lìa, gọi là nói lưỡi đôi chiều (hai lưỡi). Hỏi: Thế nào là nói lời hung dữ? Đáp: Nếu người thốt ra lời thô tục, khốn khổ, bức thiết, người khác nghe rồi, không mừng, không hài lòng, gọi là nói lời hung dữ. Hỏi: Thế nào là nói lời thêu dệt? Đáp: Nếu người nói ra lời không đúng lúc, lời nói vô nghĩa, lời nói phi pháp, lời nói không điều phục, lời nói không vắng lặng, gọi là nói lời thêu dệt. Hỏi: Tham dục là sao? Đáp: Nếu người đối với tài vật của người, thôn xóm của người, sinh lòng hy vọng, muốn cho vật của người trở thành của mình, gọi là tham dục. Hỏi: Thế nào là giận dữ? Đáp: Nếu người nổi cơn giận dữ, muốn cho chúng sinh trước kia bị trói buộc, giam giữ, gây tổn hại chúng, làm cho chúng bị các khổ gia hại, gọi là giận dữ. Hỏi: Tà kiến là thế nào? Đáp: Nếu người tà kiến nói không có bố thí, không có cúng tế, không có nghiệp báo thiện ác, không có đời này, đời khác, không có cha mẹ, không có trời, không có chúng sinh, hóa sinh, không có Sa- môn, Bà-la-môn, đó gọi là tà kiến. Hỏi: Sát sinh do nguyên nhân nào? Sát sinh vì lý do gì? Đáp: Sát sinh do nhân tham, do nhân giận, do nhân si, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Sát sinh là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Là nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ, thần. Nếu quả báo thừa, sẽ sinh trong cõi người có tuổi thọ ngắn ngủi. Hỏi: Trộm cắp do nhân nào? Trộm cắp là nhân gì? Đáp: Trộm cắp do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Trộm cắp là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nguyên nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ thần. Nếu quả báo còn lại sinh trong cõi người, thì tài vật bị tiêu hao. Hỏi: Tà dâm do nhân gì? Tà dâm là nhân nào? Đáp: Tà dâm do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Tà dâm là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người thì thường tranh chấp. Hỏi: Nói dối do nhân gì? Nói dối là nhân nào? Đáp: Nói dối do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Nói dối là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thường bị chê bai. Hỏi: Nói lưỡi đôi chiều do nhân gì? Lưỡi đôi chiều là nhân nào? Đáp: Lưỡi đôi chiều do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Lưỡi đôi chiều là nhân nào? Là nhân địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong cõi người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người với quyến thuộc thân hậu luôn oán ghét, ghanh tî, phá hoại lẫn nhau. Hỏi: Nói lời hung dữ do nhân nào? Đáp: Nói lời hung dữ do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Nói lời hung dữ là nhân nào? Nói lời hung dữ do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Nói lời hung dữ là nhân nào? Nói lời hung dữ là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong cõi người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thì thường nghe những tiếng không vừa ý. Hỏi: Nói lời thêu dệt vì lý do gì? Nói thêu dệt là nhân nào? Đáp: Lời nói thêu dệt do nhân tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Nói lời thêu dệt là nhân nào? Là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thì lời nói không được quý trọng. Hỏi: Sự tham dục do nhân gì? Đáp: Tham dục do nhân kiết, do nhân sử, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Tham dục là nhân nào? Là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong loài người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thì có nhiều việc rắc rối xảy ra. Hỏi: Giận dữ do nhân gì? Giận dữ là nhân nào? Đáp: Sự giận dữ do nhân kiết, do nhân sử, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Sự giận dữ là nhân nào? Là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong cõi người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thì bị nhiều người oán ghét. Hỏi: Tà kiến do nhân gì? Tà kiến là nhân nào? Đáp: Tà kiến do nhân kiết, do nhân sử, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Hỏi: Tà kiến là nhân nào? Đáp: Là nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, là nhân nghèo hèn trong cõi người, quỷ thần. Nếu quả báo còn thừa sinh trong cõi người, thì cho là làm tốt. --------------------- <詞>Phẩm 9: PHẨM THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO CỦA PHẦN ĐẦU MỐI Hỏi: Có bao nhiêu đạo nghiệp thiện? Đáp: Có mười: không sát sinh cho đến chính kiến. Hỏi: Thế nào là không sát sinh? Đáp: Nếu người lìa sát sinh, vứt bỏ dao gậy, biết hổ thẹn, từ bi, thương xót tất cả chúng sinh, gọi là không sát sinh. Hỏi: Thế nào là không trộm cắp? Đáp: Nếu người lìa trộm cắp, không trộm vật của người, gọi là không trộm cắp. Hỏi: Thế nào là không tà dâm? Đáp: Nếu người lìa tà dâm, người nữ đã được người khác gìn giữ, quyết không phạm dâm, gọi là không tà dâm. Không nói dối là thế nào? Đáp: Nếu người lìa nói dối: không biết, nói không biết, biết nói biết, không thấy, nói không thấy, thấy nói thấy không vì thân mình, không vì người, không vì tài vật mà tạo ra lời nói dối, gọi là không nói dối. Hỏi: Thế nào là không nói lưỡi đôi chiều? Đáp: Nếu người lìa nói lưỡi đôi chiều, việc gì được nghe, ở người này, không đến nói với người kia, vì không muốn phá hoại người này. Nghe người kia nói, không đến nói với người này, vì không muốn phá hoại người kia. Nếu kẻ phá hoại, thì muốn cho hòa hợp, người đã sống hòa hợp, muốn sao cho họ càng thêm hoan hỷ, cùng vui vẻ với nhau, gọi là không nói lưỡi đôi chiều. Hỏi: Thế nào là không nói lời hung dữ? Đáp: Nếu người xa lìa lời nói hung ác, bỏ hẳn lời lẻ thô lỗ, cọc cằn, nói lời mềm mỏng dịu dàng, được mọi người vui mừng, yeu mến, gọi là không nói lời hung dữ. Hỏi: Không nói thêu dệt là gì? Đáp: Nếu người nói hợp thời, lời nói chân thật, lời nói có nghĩa, nói lời điều phục, nói lời vắng lặng, nói lời tốt đẹp, thuận thời, gọi là không nói thêu dệt. Hỏi: Thế nào là không tham? Đáp: Nếu người lìa tham, không hy vọng tài, vật của thôn ấp người khác, nghi là ta có, gọi là không có tham. Hỏi: Không giận là thế nào? Đáp: Nếu người lìa sự giận dữ, tâm không muốn cho chúng sinh này bị giam cầm, trói buộc, tổn hại, phải chịu các khổ, gọi là không có giận. Hỏi: Thế nào là chính kiến? Đáp: Nếu người chính kiến, thì tin có bố thí, có cúng tế, cho đến đời có Sa-môn, Bà-la-môn, chính kiến, chính thú hướng, có chứng biết việc đời này, đời sau, gọi là chính kiến. Hỏi: Không sát sinh do nhân nào? Không sát sinh là nhân gì? Đáp: Không sát sinh do nhân không tham, do nhân không giận dữ, do nhân không ngu si, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không sát sinh là vì nhân nào? Là nhân thọ vui trong loài người, trên cõi trời. Nếu quả báo thừa, sẽ sinh trong cõi người, được sống lâu. Hỏi: Không trộm cắp do nhân nào? Không trộm cắp do nhân gì? Đáp: Do không tham cho đến nhân của pháp tâm, tâm sở. Không trộm cắp là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa thì sinh trong cõi người, tiền của không hao tán. Hỏi: Không tà dâm do nhân nào? Không tà dâm vì nhân gì? Đáp: Không tà dâm do nhân không tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở, không tà dâm là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, không có tranh chấp. Hỏi: Không nói dối vì nhân gì? Không nói dối là nhân nào? Đáp: Không nói dối vì nhân không có tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không nói dối là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, không bị chê bai. Hỏi: Không nói lưỡi đôi chiều là do nhân gì? Không nói lưỡi đôi chiều là do nhân nào? Đáp: Không nói lưỡi đôi chiều là do nhân không tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không nói lưỡi đôi chiều là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, quyến thuộc thân hậu, không oán ghét, ganh tî, phá hoại nhau. Hỏi: Không nói lời độc ác là nhân gì? Không nói lời độc ác là vì nhân nào? Đáp: Không nói lời hung dữ là nhân không có tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không nói lời độc ác là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, thường được nghe âm thanh vừa ý. Hỏi: Không nói lời thêu dệt là do nhân gì? Không nói thêu dệt là nhân nào? Đáp: Không nói lời thêu dệt là do nhân không tham, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không nói thêu dệt là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa, thì sẽ sinh trong cõi người, lời nói được mọi người quý trọng. Hỏi: Không có tham do nhân nào? Không có tham là nhân gì? Đáp: Không có tham do nhân chuyên kính trọng, chuyên kính trọng do nhân của căn thiện, do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không tham là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, không có các việc rắc rối xảy ra. Hỏi: Không có giận do nhân gì? Không có giận là nhân nào? Đáp: Không có giận do nhân chuyên kính trọng, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. Không giận dữ là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, không bị nhiều người oán ghét. Hỏi: chính kiến do nhân nào? chính kiến là nhân gì? Đáp: chính kiến do nhân chuyên kính trọng, cho đến do nhân của pháp tâm, tâm sở. chính kiến là nhân thọ vui trong cõi người, trên cõi trời. Nếu quả báo còn thừa sẽ sinh trong cõi người, không cho tà là điều tốt.  <卷>QUYỂN 28 <詞>Phẩm 10: PHẨM ĐỊNH CỦA PHẦN ĐẦU MỐI (Phần một) Năm chi định, năm trí định. Là Định nhớ nghó hơi thở vào, hơi thở ra chung, định của tưởng bất tịnh chung, định nhập hỏa, định thần túc chứng biết chung, định thiên nhó chứng biết chung, định tha tâm chứng biết chung, định túc mạng chứng biết chung, định minh tưởng chung, định vô gián, định căn, định lực, định chính giác, định chính, định tà, định Thánh, định chẳng phải Thánh, định hữu lậu, định vô lậu, định có nhiễm, định không có nhiễm, định có mong cầu, định không có mong cầu, định sẽ nhận lấy, định sẽ không nhận lấy, định có nhận lấy, định không có nhận lấy, định có hơn, định không có hơn, định có thọ nhận, định không có thọ nhận, định trong, định ngoài, định có báo, định không có báo, định chung của phàm phu, định không chung của phàm phu, định chung của không phải phàm phu, định của Thanh văn, định không chung của Thanh văn, định chung của không phải Thanh văn, định không chung của không phải Thanh văn, định như ánh chớp, định như kim cương, định không nhất định được, định nhất định được, định có hành khó gìn giữ, định không có hành, dễ gìn giữ, định tu một phần, định tu hai phần, định hữu tưởng, định Vô tưởng, định như sự, định tưởng nhớ, định lìa tưởng sắc, định không lìa tưởng sắc, định nhập hơn, định nhập khắp, định có giác, định không có giác, định có quán, định không có quán, định có hỷ, định không có hỷ, định của vị chung, định của xả chung, định tương ưng với nhẫn, định tương ưng với không phải nhẫn, định tương ưng với trí, định không tương ưng với trí, định Nhẫn là mới, định Trí là mới, định dục là sau cùng, định mới sinh, định thiện, định bất thiện, định vô ký, định học, định Vô học, định phi học, phi Vô học, định Báo định Báo pháp, định chẳng phải báo pháp, định kiến đoạn, định tư duy đoạn, định không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, định nhân của kiến đoạn, định nhân của tư duy đoạn, định, nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, định hạ, định trung, định thượng, định thô, định tế, định vi, định có giác, có quán, định không có giác, có quán, định không có giác, không có quán. Định Không, định Vô tưởng, định Vô nguyện. Định ba nguyện được, định không phải ba nguyện được. Thân nội quán định thân nội, thân ngoại quán định của thân ngoại, thân nội, ngoại, quán định của thân nội, ngoại, thọ trong quán định của thọ trong, thọ ngoài quán định của thọ ngoài, thọ trong, ngoài quán định của thọ trong ngoài. Tâm nội quán định của tâm nội, tâm ngoại quán định của tâm ngoại, tâm nội, ngoại quán định của tâm nội ngoại. Pháp nội, quán định của pháp nội, pháp ngoại quán định của pháp ngoại, pháp nội ngoại, quán định của pháp nội ngoại. Định của cảnh giới trong, định của cảnh giới ngoài, định của cảnh giới trong ngoài. Định của cảnh giới định trong, định của cảnh giới định ngoài. Định của cảnh giới chúng sinh, định của cảnh giới sắc, định của cảnh giới vô sắc. Định của cảnh giới chúng sinh, định của cảnh giới hữu vi, định của cảnh giới vô vi. Định của cảnh giới chúng sinh, định của cảnh giới pháp, định của cảnh giới Vô, định của cảnh giới chúng sinh. Định ít, định trung bình, định vô lượng, định của cảnh giới ít, định của cảnh giới trung bình, định của cảnh giới vô lượng. Định ít, cảnh giới ít, định ít, cảnh giới trung bình, định ít, cảnh giới vô lượng. Cảnh giới ít của định trung bình, cảnh giới trung bình của định trung bình, cảnh giới vô lượng của định trung bình, cảnh giới ít của định vô lượng, cảnh giới trung bình của định vô lượng, cảnh giới vô lượng của định vô lượng. Định trụ một ít, định trụ trung bình, định trụ vô lượng. Định ít, trụ ít, định ít, trụ trung bình, định ít, trụ vô lượng, định trung bình, trụ ít, định trung bình, trụ trung bình, định trung bình, trụ vô lượng, định vô lượng, trụ ít, định vô lượng, trụ trung bình, định vô lượng, trụ vô lượng. Định quá khứ, định vị lai, định hiện tại. Định của cảnh giới quá khứ, định của cảnh giới vị lai, định của cảnh giới hiện tại. Định của cảnh giới chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Định thuộc cõi Dục, định thuộc cõi Sắc, định thuộc cõi Vô sắc, định không lệ thuộc. Tác định không phải ly, ly định không phải tác, tác, lìa định, cũng chẳng phải tác lìa tác, định nhận lấy, định phát ra, không phải phát ra, định nhận lấy, phát ra, không phải nhận lấy, cũng định không phải nhận lấy, không phải phát ra. Định có nhiễm, định không phải lìa nhiễm, lìa nhiễm, định không phải có nhiễm, có nhiễm, lìa nhiễm, cũng định không phải có nhiễm, không phải lìa nhiễm. Định có ách, định không phải lìa ách, định lìa ách, không phải có ách, định có ách, lìa ách, cũng định không phải có ách, không phải lìa ách. Định của quả trí, định không phải quả dứt, quả dứt, định không phải quả trí, quả trí, quả dứt, cũng định không phải quả trí, không phải quả dứt. Định của quả trí không phải quả đắc, định của quả đắc, không phải quả trí, định của quả trí, quả đắc cũng định không phải quả trí, không phải quả đắc. Định tận không phải giác, định giác không phải tận, định tận, giác cũng là định chẳng phải tận, không phải giác. Định xét không phải giải, định giải không phải xét, định xét giải, cũng định không phải xét, không phải giải. Định của phần lùi sụt, định của phần trụ, định của phần tăng trưởng trí. Định của phần xét, định của phần lùi sụt, định không phần trụ, định phần trụ, không phải phần lùi sụt, định phần lùi sụt, phần trụ, cũng là định không phải phần lùi sụt, không phải phần trụ, định của phần lùi sụt, không phải phần tăng trưởng, định của phần tăng trưởng, không phải phần lùi sụt. Định của phần tăng trưởng, cũng là định không phải định phần lùi sụt, không phải định phần tăng trưởng, định của phần lùi sụt, không phải là phần xét. Định của phần xét không phải là phần lùi sụt, định của phần xét cũng là định không phải phần lùi sụt, không phải phần xét. Định của phần xét, không phải là phần lùi sụt, định của phần xét cũng là định không phải phần lùi sụt, không phải phần xét. Định của phần trụ, không phải phần tăng trưởng, định của phần tăng trưởng, không phải phần trụ, phần trụ, định của phần tăng trưởng cũng là định không phải phần trụ, không phải phần tăng trưởng. Định của phần trụ không phải phần xét, định của phần xét, không phải phần trụ. Định của phần trụ, phần xét cũng là định không phải phần trụ, không phải phần xét. Định của phần tăng trưởng, không phải phần xét, định của phần xét không phải phần tăng trưởng, định của phần tăng trưởng, phần xét, cũng là định không phải phần tăng trưởng, không phải phần xét. Bốn niệm xứ, bốn chính dứt, bốn thần túc, bốn thiền, bốn vô lượng, bốn định Vô sắc. Bốn hướng đạo, bốn quả, bốn tu định, bốn dứt. Năm căn, năm lực, năm giải thoát nhập, năm cõi xuất, năm quán định, năm pháp sinh giải thoát. Sáu niệm, sáu định, sáu cõi xuất, sáu pháp phần minh, sáu pháp của căn đẹp lòng, sáu chính giác không có hỷ. Bảy giác, bảy tưởng, bảy pháp cần có của định, tám Thánh đạo, tám giải thoát, tám thắng nhập, chín diệt, chín thứ đệ diệt định, chín tưởng, mười chính pháp, mười nhập khắp, mười một giải thoát nhập. Hỏi: Thế nào là năm chi định? Đáp: Như Phật bảo các Tỳ-kheo: Hãy lắng nghe, lắng nghe cho kỹ! Khéo suy nghó, ta sẽ vì các thầy nói về năm chi định của bậc Thánh! Các Tỳ-kheo nói: Vâng, chúng con xin vâng lời Phật dạy. Hỏi: Thế nào là được tu năm chi chính định của bậc Thánh? Đáp: Như Tỳ-kheo xa lìa dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Thân này ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp thân này, đều ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, như thầy tắm gội tốt. Nếu đệ chết của thầy, dùng táo đậu để trong chậu, dùng nước rưới vào, rồi kỳ cọ, động tác này sẽ giúp cho sự thấm nhuần đầy khắp, không khô, không ướt, điều hòa cả trong lẫn ngoài. Như thế, Tỳ-kheo thân ly sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, gọi là tu chi định đầu tiên trong năm chi của bậc Thánh. Lại nữa, Tỳ-kheo diệt giác, quán, chính tín nội, nhất tâm, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh đệ Nhị thiền. Thân này định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân này đều định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, như nước nơi hồ từ đáy hồ vọt ra, không từ phương Đông, phương Tây, phương Nam phương Bắc đến mà nước này phun lên từ đáy hồ, có thể làm cho sự thấm nhuần của ao tràn đầy khắp, không có giảm ít. Như thế, Tỳ-kheo! Thân này với định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân này định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp không có giảm ít, nghĩa là tu chi định thứ hai trong năm chi định của bậc Thánh. Lại nữa, Tỳ-kheo! Hạnh lìa hỷ, xả, niệm chính trí, thân thọ vui, như hạnh giải xả niệm lạc của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền. Thân này không có hỷ lạc, thấm nhuần đầy khắp. Thân này không có hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, như ao hoa Ưu- bát-la, ao hoa Bát-đầu-ma, ao hoa Bát-đầu-ma, ao hoa Phân-đà-lợi, từ trong bùn mọc lên, chưa ra khỏi nước. Hoa này từ rễ đến đầu, từ đầu đến rễ, đều thầm nhuần chất lỏng, đầy khắp, không có giảm ít. Như thế! Tỳ-kheo! vô lượng hỷ lạc của thân này, sự thấm nhuần đầy khắp thân này. Sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít, đây nói là chi định thứ ba của trong năm chi định của bậc Thánh. Lại nữa, Tỳ-kheo dứt trừ khổ, vui, trước là diệt ưu, hỷ, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Thân này do tâm thanh tịnh, giải, hạnh khắp, thân này do giải, hạnh khắp của tâm thanh tịnh, không có giảm ít. Như người nam người nữ mặc áo trắng sạch phủ kín từ đầu đến chân từ chân đến đầu. Như thế Tỳ-kheo do giải hạnh của tâm thanh tịnh trùm khắp. Thân này do giải hạnh thanh tịnh trùm khắp không có giảm ít gọi là tu chi định thứ bốn trong năm chi định của bậc Thánh. Lại nữa, Tỳ-kheo! Khéo nhận lấy tướng quán, khéo tư duy, khéo hiểu, như người đứng nhìn người ngồi, như người ngồi nhìn người nằm. Cũng thế, Tỳ-kheo! Khéo nhận lấy tốt tướng quán, tư duy, khéo hiểu, đó gọi là tu chi định thứ năm trong năm chi của bậc Thánh. Như thế, Tỳ- kheo! Tu năm chi định của bậc Thánh, gần gũi thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, hy vọng muốn chứng, tùy tâm đã ưa muốn, liền sẽ được chứng, tự biết không có trở ngại, như ở chỗ ngả tư đường, có xe giá tốt, ngựa điều phục tốt, rồi có người cỡi, chế ngự tốt. Cỡi ngựa rồi, tùy ý tự tại. Như thế, Tỳ-kheo gần gũi năm chi định của bậc Thánh, thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, hy vọng muốn chứng, tùy tâm ưa muốn, liền được chứng, tự tại vô ngại, như chiếc bình đựng nước chắc chắn không chảy, dùng đựng đầy nước sạch, để cho người dùng, như ý tự tại. Cũng thế, Tỳ-kheo gần gũi năm chi định của bậc Thánh, thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, hy vọng muốn chứng, tùy tâm ưa muốn, tự tại không ngăn ngại. Như Tỳ-kheo, như nước đầy sông, cho con người uống, như người quyết định dùng, như ý tự tại, tùy đối tượng đã quyết định, tức phát ra. Như thế, Tỳ-kheo gần gũi năm chi định của bậc Thánh, thường tu học rồi, muốn chứng pháp thông, hy vọng muốn chứng, tùy tâm ưa muốn, liền được chứng tự tại không trở ngại. Như Tỳ-kheo muốn thọ vô lượng ngần ấy thần túc rung chuyển mặt đất, có thể dùng một làm nhiều, dùng nhiều làm một, cho đến thân Phạm thiên được tự tại, tùy chỗ năng nhập, như phẩm Trí đã nói. Như Tỳ-kheo muốn thọ thiên nhó thanh tịnh, hơn người, nghe được tiếng nói của nhân, phi nhân, tùy chỗ mà nhập. Như Tỳ-kheo muốn thọ biết tâm của chúng sinh khác, thì có thể biết có tâm dục, như thật biết có tâm dục, người không có tâm dục, như thật biết không có tâm dục, cho đến tâm không có hơn, biết như thật tâm không có hơn, tùy đối tượng có thể nhập, như phẩm trí đã nói. Như Tỳ-kheo muốn thọ sự nghó nhớ đến vô lượng thọ mạng đời trước, có thể nhớ lại một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, cho đến thành tựu hạnh này, tùy chỗ mà nhập, như phẩm Trí đã nói. Như hiền Tỳ-kheo, muốn thọ thiên nhãn thanh tịnh, hơn người, có thể thấy sự sống chết của chúng sinh, cho đến như nghiệp báo, tùy chỗ mà nhập, như phẩm Trí đã nói. Như hiền Tỳ-kheo, muốn thọ dứt hết hữu lậu, trở thành vô lậu, được tâm giải thoát, huệ giải thoát, hiện đời tự trí chứng hạnh thành tựu, sự sanh tử của ta đã dứt, phạm hạnh đã lập, phải làm đã làm rồi, không còn thọ thân sau, tùy chỗ có thể nhập. Như thế, tu năm chi định của bậc Thánh, gần gũi, thường tu học rồi, được quả báo như thế. Hỏi: Thế nào Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền? Đáp: Như Tỳ-kheo, tất cả pháp hữu vi, nếu pháp hữu vi của một chỗ, tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Quán không buông lung như thế, xa lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như thế, Tỳ-kheo đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như thế, cho đến quán thấy chết thi ở trên đống lửa, như một chi định của phẩm Đạo, đã nói rộng. Lại nữa, Tỳ-kheo, nghó rằng: trong ta có dục nhiễm, biết như thật bên trong có dục nhiễm, nếu bên trong không có dục nhiễm, biết như thật bên trong không có dục nhiễm. Như dục nhiễm chưa sinh biết như thật chưa sinh, như dục nhiễm chưa sinh sinh, biết như thật sinh, như dục nhiễm sinh rồi dứt, như thật biết dứt, như dục nhiễm dứt rồi, biết như thật không còn sinh nữa. Bên trong có giận dữ, thùy miên, trạo cử, ăn năn, nghi cũng như thế. Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo nghó rằng: Sắc, nhãn thức trong ta có dục nhiễm, giận dữ, biết như thật sắc nhãn thức nội có dục nhiễm, giận dữ, sắc, nhãn thức nội không có dục nhiễm giận dữ, như chưa sinh giận dữ dục nhiễm của sắc, nhãn thức, biết như thật chưa sinh, như chưa sinh nhãn thức, sắc, dục nhiễm giận dữ sinh, như thật biết là sinh. Như sinh dục nhiễm giận dữ của sắc, nhãn thật biết đã dứt rồi, biết như thật đã đoạn. Như sự giận dữ dục nhiễm của sắc, nhãn thật biết đã đoạn rồi, biết như thật không còn sinh nữa. Tiếng của nhó thức, hương của tỷ thức, vị của thiệt thức, xúc của thân thức, pháp của ý thức cũng như thế. Quán không buông lung, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo, nghó rằng: trong ta có niệm chính giác, biết như thật bên trong có niệm chính giác, bên trong không có niệm chính giác biết như thật trong ta không có niệm chính giác. Như niệm chính giác chưa sinh, biết như thật chưa sinh. Như niệm chính giác chưa sinh mà sinh, như thật biết là sinh. Như niệm chính giác sinh rồi, tu đầy đủ, biết như thật là đầy đủ, tu trạch pháp chính giác, tinh tiến chính giác, hỷ chính giác, trừ (khinh an) chính giác, định chính giác, xả chính giác cũng như thế. Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, lìa pháp dục ác bất thiện như thế, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Lại nữa, Tỳ-kheo biết như thật khổ khổ, tập khổ, diệt khổ, diệt đạo, như thật biết lậu, lậu tập, lậu diệt, đạo lậu diệt. Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, như thế, nói là lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, hy sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền Lại nữa, Tỳ-kheo vì tâm sợ hãi, nên thoát ra tất cả hữu vi, nhập cõi cam lộ, nhiệm mầu, vắng lặng, lìa tất cả hữu vi, ái tận, Niết-bàn. Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, hy sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, lìa pháp dục ác bất thiện như thế, có giác, có quán hy sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, đệ Nhị thiền, đệ Tam thiền, đệ Tứ thiền, cũng nói như thế. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo khéo nhận lấy tướng quán, khéo tư duy khéo, giải? Đáp: Như Tỳ-kheo tất cả pháp hữu vi, như ở một chỗ, tư duy pháp hữu vi là vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, hoặc, hành, hoặc pháp tướng, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, nếu tướng pháp khéo nhận lấy tướng, khéo tư duy khéo, giải khéo, nhận thức, thuận với ý thức, duyên thức, phân biệt, thuận với phân biệt, duyên phân biệt. Tỳ-kheo như thế khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu pháp hữu vi ở một chỗ, tư duy khổ này là mũi tên, ung thư, các bệnh khổ. Dựa vào duyên pháp hư hoại bất định, không đầy, có thể hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy duyên biết, duyên duyên của thọ, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên già chết ưu bi, khổ não, các khổ nhóm họp. Quán không buông lung như thế là đã lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hanh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, nếu tướng pháp, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền, hoặc hành, hoặc tướng pháp khéo nhận lấy tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, khéo nhận thức, thuận với thức, duyên với thức, phân biệt, thuận phân biệt, duyên phân biệt. Tỳ-kheo khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải như thế. Lại nữa, Tỳ-kheo tất cả pháp hữu vi, nếu pháp hữu vi ở một chỗ, tư duy pháp diệt, biết diệt, giải diệt, thọ diệt: vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu nhập diệt, sáu nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sinh diệt, sinh diệt thì già chết, ưu, bi, khổ não các khổ nhóm họp điều diệt. Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Tỳ-kheo, như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, nếu thực hành pháp tướng, lìa pháp bất thiên dục ác, có giác có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu thực hành tướng pháp, khéo nhận lấy tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nhận thức tốt, nhận thức thuận, duyên thức, phân biệt thuận phân biệt, duyên phân biệt. Tỳ-kheo khéo nhận lấy tướng quán, khéo tư duy, giải như thế,. Lại nữa, Tỳ-kheo đi, biết vui đi, đứng biết vui đứng, ngồi biết vui ngồi, nằm biết vui nằm. Như thế, thân vui trụ, như thật biết vui trụ. Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, nếu thực hành, hoặc pháp tướng, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu khéo thực hành tướng pháp, khéo nhận lấy tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, khéo nhận thức, thuận với thức, duyên với thức, phân biệt thuận phân biệt duyên phân biệt. Tỳ-kheo, khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải như thế. Lại nữa, Tỳ-kheo từ đi, lại, co, duỗi, cho đến vì tâm sợ hãi, nên thoát ra tất cả hữu vi, nhập cõi cam lộ cũng nói như thế, đệ Nhị thiền, đệ Tam thiền, đệ Tứ thiền cũng nói như thế. Hỏi: Thế nào là khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải? Đáp: Như Tỳ-kheo, tất cả pháp hữu vi, nếu pháp hữu vi của một chỗ, tư duy vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, nếu có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, khéo nhận lấy tướng pháp, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nhận thức, thuận với thức, duyên với thức, phân biệt thuận phân biệt, duyên với phân biệt. Tỳ-kheo khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải như thế. Lại nữa, Tỳ-kheo! Tất cả pháp hữu vi, nếu pháp hữu vi của một chỗ, từ tư duy là bệnh khổ: ung thư, mũi tên, cho đến vì tâm sợ hãi, nên thoát ra tất cả hữu vi, nhập cõi cam lộ. Sự vắng lặng này, tinh đẹp vượt hơn này, lìa tất cả hữu vi, ái dứt hết, đạt Niết-bàn. Quán không buông lung như thế, lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Như Tỳ-kheo, nếu có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thì khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nhận thức, thuận với thức, duyên với thức, phân biệt thuận phân biệt, duyên với phân biệt Tỳ-kheo như thế khéo nhận lấy tướng quán, khéo khéo tư duy, khéo giải, đệ Nhị thiền, đệ Tam thiền, đệ Tứ thiền, cũng như trên đã nói. Năm chi như thế, gọi là năm chi định. Hỏi: Thế nào là năm trí định? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo tu định vô lượng sáng suốt, tỏ rõ. Các Tỳ-kheo, nếu tu vô lượng định sáng tỏ rồi, sẽ duyên sinh năm thứ trí. Năm thứ trí đó là: nếu có định hiện lạc, báo hậu lạc, duyên báo này sinh trí. Nếu có định của bậc Thánh không có nhiễm, duyên định này sinh khởi trí. Nếu có định không yếu kém, có thể gần gũi định này phát sinh trí. Nếu người có định, sẽ được vắng lặng, tốt đẹp vượt hơn, tu một mình trừ đắc, duyên định này phát sinh trí. Nếu người có định, thì niệm nhập chính niệm, khởi duyên định này phát sinh trí. Thế nào là báo hậu lạc của định hiện lạc, duyên định này phát sinh trí? Hỏi: Thế nào là định hiện lạc? Đáp: Như Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh, hỷ lạc, thành tựu hạnh Sơ thiền. Nếu thân ly sinh, hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thì thân này đều ly sinh, hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Như thầy khéo tắm gội, nếu đệ chết của thầy khéo tắm gội, dùng táo đậu tế đựng ở trong chậu, dùng nước rưới vào, điều hòa, tạo ra động tác đập vỗ. Chính do động tác này, làm cho sự thấm nhuần đầy khắp, không khô ráo, không ẩm ướt, trong, ngoài nhuận hòa. Như thế, thân Tỳ-kheo ly sinh, hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, thân đều ly sinh, hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp, không có giảm ít. Như Tỳ-kheo tăng ích thọ ly sinh, hỷ lạc, được vui xuất thế, vui vắng lặng, vui diệt, vui chính giác, vui của quả Sa-môn, vui Niết-bàn. Định này như thế nên gọi là hiện lạc. Lại nữa, Tỳ-kheo diệt giác quán, tín nội tịnh, nhất tâm, không giác, không quán, định sinh hỷ lạc thành tựu hành Nhị thiền. Như thân định sinh hỷ lạc sự thấm nhuần đầy khắp, thân này đều là định sinh hỷ lạc, sự thấm nhuần đầy khắp không có giảm ít. Như hồ nước lớn bao quanh là núi, nước từ đáy vọt lên, không từ phương Đông, Tây, Nam, Bắc đến, mà từ hồ này sự thấm nhuần đầy khắp. Hồ này sự thấm nhuần đầy khắp không có giảm ít. Như thế Tỳ-kheo thân định sinh hỷ lạc sự thấm nhuần đầy khắp. Thân này sự thấm nhuần đầy khắp không có giảm ít. Như Tỳ-kheo tăng ích thọ không hỷ, vui xuất thế, vui vắng lặng, vui diệt, vui chính giác, vui quả Sa-môn, vui Niết-bàn. Định này như thế gọi là hiện lạc. Lại nữa, Tỳ-kheo lìa hạnh hỷ, xả, niệm thân chính trí thọ vui, như hạnh giải xả, niệm vui của các bậc Thánh, thành tựu hạnh Tam thiền. Nếu thân không có hỷ lạc, thì thấm nhuần tràn đầy khắp thân, sẽ không có nỗi vui mừng, sự thấm nhuần vẫn đầy khắp, không có giảm ít, như ao hoa Ưu-bát-la, ao hoa Bát-đầu-ma, ao hoa Cưu-đầu-ma, ao hoa Phân- đà-lợi từ dưới bùn vừa nhô lên, chưa thể vượt khỏi mặt nước, các loài hoa này, hoặc rễ, hoặc đầu, sự thấm nhuần đầy khắp từ rễ đến đầu, từ đầu đến rễ, sự thấm nhuần đầy tràn cùng khắp, không có giảm ít. Như thế, Tỳ-kheo, nếu thân không có nỗi vui mừng, thì sự thấm nhuần vẫn đầy khắp, thân này đều thấm nhuần, đầy khắp, không có giảm ít. Như Tỳ-kheo tăng ích thọ nhận, không có vui mừng: được vui xuất thế, vui vắng lặng, vui diệt, vui chính giác, vui của quả Sa-môn, vui Niết-bàn. Định này như thế nói là hiện lạc. Lại nữa, Tỳ-kheo dứt khổ, dứt vui, trước hết, diệt nỗi lo, mừng, xả niệm tịnh không khổ, không vui, thành tựu hạnh Tứ thiền. Nếu thân do tâm thanh tịnh, giải, hạnh khắp, thì thân này sẽ thanh tịnh, không có chỗ nào không khắp, như thân người nam, nữ mặc áo trắng sạch, trên, dưới đầy đủ, từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, không có chỗ nào không che kín. Như thế, nếu thân Tỳ-kheo do tâm thanh tịnh, giải, hạnh khắp, tất nhiên, thân này sẽ thanh tịnh, không có chỗ nào không khắp. Như Tỳ- kheo này tăng ích thọ nhận vui, vắng lặng, mầu nhiệm, vui xuất thế, vui vắng lặng, vui diệt, vui chính giác, vui của quả Sa-môn, vui Niết-bàn. Định như thế, nói là hiện lạc. Hỏi: Thế nào là báo vui sau của định? Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy về vô thường, khổ, không, vô ngã, tư duy sự vắng lặng của Niết-bàn, được tâm định, trụ chính trụ. Như Tỳ- kheo được định rồi, tức là được năm căn Thánh đầu tiên. Được năm căn bậc Thánh ban đầu rồi, với chính quyết định trên, buông bỏ địa phàm phu. Nếu không được quả Tu-đà-hoàn, mà nửa chừng qua đời, thì không có việc này, không được quả Tu-đà-hoàn, tạo ra điều ác, gây nghiệp ác rồi, qua đời mà đọa vào ba đường dữ thì không có việc này. Như Tỳ-kheo gần gũi định này, thường tu học, thường tu học rồi, kiến đoạn ba phiền não, được xúc chứng quả Tu-đà-hoàn, xúc chứng rồi, dứt khổ địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ báo bảy lần sinh trong cõi người, cõi trời, dứt khổ còn lại sinh trong cõi người, cõi trời. Định như thế, nói là báo của thú vui sau. Như Tỳ-kheo gần gũi định này, thường tu học, thường tu học rồi tư duy đoạn phần phiền não, giận dữ dục nhiễm, dứt phần phiền não dục nhiễm, giận dữ rồi, sẽ được xúc chứng quả Tư-đà-hàm, xúc chứng rồi, sẽ dứt khổ địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, thọ sinh trong cõi người, cõi trời, dứt hết khổ trong cõi người, cõi trời. Định như thế, nói là báo của niềm vui sau. Như Tỳ-kheo gần gũi định này, thường tu học, thường tu học rồi, tư duy đoạn dục nhiễm, giận dữ hết, không sót, không còn sót rồi, sẽ được xúc chứng quả A-na-hàm, xúc chứng rồi, sẽ dứt trư khổ trong cõi người, địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Nếu thọ một lần sinh trên cõi trời, hoặc năm lần sinh, còn lại khổ trên cõi trời, đều dứt hết. Định như thế, nói là báo của niềm vui sau. Như Tỳ-kheo gần gũi định này, thường tu học, thường tu học rồi, tư duy dứt hết phiền não của cõi Sắc, cõi Vô sắc, không còn sót, không còn rồi, được xúc chứng quả A-la-hán, xúc chứng rồi, dứt trừ khổ địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, trong cõi người, trên cõi trời. Nỗi khổ của tất cả hữu, tất cả đạo, tất cả sinh, tất cả sự ràng buộc, tất cả phiền não kiết sử, đều dứt hết, không sót. Định như thế nói là báo của niềm vui sau. Hỏi: Thế nào là duyên định này sinh trí? Đáp: Nếu phân biệt nội, hoặc phân biệt ngoại, thì thấy, biết, giác chứng, nói là duyên định này sinh trí. Hỏi: Thế nào là có Thánh định không có nhiễm, duyên đây sinh trí? Nói không phải Thánh định là gì? Đáp: Nếu định hữu lậu thì định này không phải định của Thánh. Lại nữa, không phải là định của Thánh, hoặc định Phi học phi Vô học, đây gọi là chẳng phải Thánh định. Lại nữa, chẳng phải Thánh định, trừ định không, vô tướng, vô nguyện, nếu định khác, gọi là chẳng phải Thánh định. Hỏi: Thánh định là thế nào? Đáp: Nếu định vô lậu, gọi là Thánh định. Lại nữa, Thánh định, nếu định học, Vô học thì định này nói là Thánh định. Lại nữa, Thánh định là định không, vô tướng, vô nguyện, định này được nói là định của Thánh. Hỏi: Do nghĩa nào nói là Thánh? Đáp: Do dứt phiền não của các kiết tham dục, giận dữ, ngu si, nên nói là Thánh. Hỏi: Thế nào là định có nhiễm? Đáp: Nếu định có mong cầu thì gọi là định có nhiễm. Lại nữa, định có nhiễm, nếu định phi học, phi Vô học, thì định này gọi là định có nhiễm. Lại nữa, định có nhiễm, trừ định Không, Vô tướng, Vô nguyện, nếu định khác, thì đây gọi là định có nhiễm. Hỏi: Do nghĩa nào mà có nhiễm? Đáp: Nhiễm, nghĩa là ái. Ái ở trong định này được chính đắc, duyên đắc, định cũng được chính đắc, duyên đắc ở trong ái, đây gọi là định có nhiễm. Hỏi: Thế nào là định không có nhiễm? Đáp: Nếu định không có mong cầu, thì định này là định không có nhiễm. Lại nữa, định không có nhiễm, nếu định học, Vô học, thì định này là định không có nhiễm. Lại nữa, định không có nhiễm là định Không, Vô tướng, Vô nguyện. Hỏi: Do nghĩa nào mà không có nhiễm? Đáp: Nhiễm, nghĩa là ái, trong định ái, không đắc, không chính đắc, không duyên đắc. Định trong ái, không đắc, không chính đắc, không duyên đắc, đây gọi là định không có nhiễm. Hỏi: Thế nào là duyên định này mà sinh trí? Đáp: Nếu phân biệt nội, hoặc phân biệt ngoại, sẽ thấy biết, giác chứng, đây nói là duyên định này sinh trí. Hỏi: Thế nào là người có định không yếu ớt, gần gũi duyên định này sinh trí? Hỏi: Thế nào là người yếu đuối? Đáp: Nếu người không có lòng tin, không có hổ thẹn, không học vấn, lười biếng, hay quên, không có huệ, đây là kẻ yếu đuối. Lại nữa, yếu đuối là phàm phu, do nghĩa nào gọi là yếu đuối? Do chưa biết thân kiến, chưa dứt thân kiến, do nghĩa này, nên nói là kẻ yếu đuối. Hỏi: Không phải kẻ yếu đuối là sao? Đáp: Không yếu đuối, nghĩa là có đức tin, biết hổ thẹn, học rộng, siêng năng, tinh tiến, chuyên nghó nhớ, thông minh, đây là người không yếu đuối. Lại nữa, không yếu đuối, nếu là Phật và đệ chết Thanh văn của Phật. Hỏi: Do nghĩa nào gọi không yếu đuối? Đáp: Do biết thân kiến, do dứt trừ thân kiến, do nghĩa này, nên nói là kẻ không yếu đuối. Như thế, người không yếu đuối, được định, gần gũi tu học. Do nghĩa này, nên nói là người không phải người yếu đuối, được gần gũi. Hỏi: Thế nào là duyên định này sinh trí? Đáp: Nếu phân biệt nội, hoặc phân biệt ngoại, thấy, biết, giác, chứng, thì gọi là duyên định này sinh trí. Hỏi: Thế nào là có định vắng lặng, tốt đẹp vượt hơn, một mình tu trừ đắc, duyên đây sinh trí? Hỏi: Thế nào là vắng lặng? Đáp: Nếu quả báo chung của định, gọi là sự vắng lặng. Hỏi: Thế nào là định tốt đẹp vượt hơn? Đáp: Nếu định, có báo của bậc Thánh, có thể dứt trừ phiền não, gọi là định tốt đẹp vượt hơn. Lại nữa, định vắng lặng, nếu Thánh định có báo, có công năng dứt trừ phiền não, gọi là định vắng lặng. Lại nữa, diệu định vượt hơn, nếu quả báo chung của định, gọi là định tốt đẹp vượt hơn. Lại nữa, trạng thái vắng lặng, tức là tốt đẹp vượt hơn, sự tốt đẹp vượt hơn, tức là trạng thái vắng lặng, đây nói là sự tốt đẹp vượt hơn của trạng thái vắng lặng. Hỏi: Tu một mình là sao? Đáp: Nếu tâm hoàn toàn định, trụ chính chỉ, định ở chỗ một mình, gọi là Tu một mình. Hỏi: Thế nào là định trừ đắc và định không trừ đắc? Đáp: Nếu định đắc, bất định đắc, gọi là định không trừ đắc. Hỏi: Thế nào là định trừ đắc? Đáp: Nếu định được quyết định được, không khó được, gọi là định trừ đắc. Hỏi: Thế nào là duyên đây sinh trí? Đáp: Nếu phân biệt nội, hoặc phân biệt ngoại, thấy, biết, giác, chứng, gọi là duyên sinh trí. Hỏi: Thế nào là có định, chính niệm nhập chính niệm, khởi duyên đây sinh trí? Đáp: Nếu chính trí nhập chính trí khởi, chính trí nhập chính trí khởi rồi, thì gọi là chính niệm nhập chính niệm khởi, chuyên thân niệm, nhập chuyên thân niệm, khởi, chuyên thân niệm nhập chuyên thân niệm khởi rồi, thì gọi là chính niệm nhập chính niệm khởi. Hỏi: Duyên đây sinh trí là sao? Đáp: Nếu phân biệt nội, hoặc phân biệt ngoại, thấy, biết, giác, chứng, gọi là duyên đây sinh trí. Năm trí ấy là năm trí định. Hỏi: Thế nào là định hơi thở ra, hơi thở vào của niệm chung? Như Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo! Tu niệm hơi thở ra, hơi thở vào, gần gũi, thường tu học, thường tu học rồi, được quả báo lớn, cho đến được cam lộ. Hỏi: Thế nào là tu niệm hơi thở ra, hơi thở vào, gần gũi, thường tu học, thường tu học rồi, được quả báo lớn, cho đến được cam lộ? Đáp: Như Tỳ-kheo trụ ở chỗ vắng lặng, trong rừng, dưới cội cây hoặc ở ngoài trời, ở trong hang núi, trải cỏ ở chỗ lộ thiên, hoặc ở trong gò mả, triền núi. Như Tỳ-kheo, sáng sớm vào xóm khất thực, ăn rồi, quá giờ ngọ, cất y bát, rửa chân, sau đó, Tỳ-kheo ngồi kiết già, thân ngay thẳng, buộc niệm, tư duy đoạn trừ hy vọng, tâm không hy vọng tham đắm hành. Đối với hy vọng tham chấp mắđắmc, được thanh tịnh, dứt trừ giận dữ, thực hành tâm từ, tâm xa lìa giận dữ, được thanh tịnh, dứt thùy miên, không có thùy miên, biết đúng về tưởng sáng, tâm lìa thùy miên, được thanh tịnh, dứt trừ trạo cử, ăn năn, không có hành vi trạo cử, ăn năn, nội tâm vắng lặng, lìa trạo cử, ăn năn, được thanh tịnh, dứt trừ nghi, không có hành vi ngờ vực, một định pháp thiện, tâm lìa hoài nghi, được thanh tịnh. Như Tỳ-kheo dứt trừ năm cái, là tâm nhơ tổn hại, trí huệ, chính niệm thở ra, chính niệm thở vào. Như Tỳ-kheo thở ra dài, biết hơi thở ra dài, thở vào dài, biết hơi thở vào dài, thở ra ngắn, biết hơi thở ra ngắn, thở vào ngắn, biết hơi thở vào ngắn. Học tất cả thân, nhận biết hơi thở vào, học tất cả thân, nhận biết hơi thở ra. Học trừ hơi thở ra, hành vi của thân, học trừ hơi thở vào, hành vi của thân. Học hỷ, nhận biết hơi thở ra, học hỷ, nhận biết hơi thở vào, học lạc, nhận biết hơi thở ra, học lạc, nhận biết hơi thở vào. Học hành tâm, nhận biết hơi thở ra, học hành tâm, nhận biết hơi thở vào. Học trừ hành tâm, nhận biết hơi thở ra, học trừ hành tâm, nhận biết hơi thở vào. Học tâm, nhận biết hơi thở ra, học tâm, nhận biết hơi thở vào, học tâm hài lòng hơi thở ra, học tâm hài lòng hơi thở vào, học hơi thở ra của tâm định, học hơi thở vào của tâm định, học hơi thở ra của tâm giải thoát, học hơi thở vào của tâm giải thoát. Học hơi thở ra của quán vô thường, học hơi thở vào của quán vô thường, học hơi thở ra của quán lìa dục, học hơi thở vào của quán lìa dục, học hơi thở ra của quán diệt, học hơi thở vào của quán diệt, học hơi thở ra của quán xuất thế, học hơi thở vào của quán xuất thế. Hỏi: Thế nào là chính niệm thở ra, chính niệm thở vào? Đáp: Nếu hơi thở ra của chính tri, hơi thở vào của chính tri, hơi thở ra của chính tri, hơi thở vào của chính tri rồi, thì nói là chính niệm thở ra, chính niệm thở vào. Chuyên niệm hơi thở ra của thân, chuyên niệm hơi thở vào của thân, chuyên niệm hơi thở ra của thân, chuyên niệm hơi thở vào của thân rồi, đây nóigọi là chính niệm thở ra, chính niệm thở vào. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo, hơi thở ra dài, biết thở ra dài, hơi thở vào dài, biết hơi thở vào dài? Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy hơi thở ra, hơi thở vào của pháp sinh trưởng, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy hơi thở ra, hơi thở vào của pháp không sinh trưởng, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh trưởng hơi thở ra, vào, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh trưởng nhận biết hơi thở ra, hơi thở vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh trưởng nhận biết hơi thở ra, vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh trưởng, nhận biết hơi thở ra, hơi thở vào khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Như Tỳ-kheo tư duy pháp sinh trưởng, tư duy pháp hơi thở ra, vào, nếu không sinh, không tư duy pháp ấy, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh trưởng hơi thở ra, hơi thở vào, nhận biết pháp tư duy, nếu không sinh, không tư duy pháp kia, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Hơi thở ra, hơi thở vào dài và nhận biết hơi thở ra, vào dài, được tâm vui mừng, đó gọi là hơi thở ra của Tỳ-kheo dài, biết hơi thở ra dài, hơi thở vào dài, biết hơi thở vào dài. Hỏi: Thế nào là hơi thở ra, hơi thở vào dài? Đáp: Nếu vô lượng hơi thở ra, vô lượng hơi thở vào, vô lượng hơi thở ra, vô lượng hơi thở vào rồi, thì nói là hơi thở ra dài, hơi thở vào dài, do lẽ hơi thở ra không nhanh chóng, hơi thở vào không nhanh chóng, hơi thở ra không chóng vội, hơi thở vào không chóng vội rồi, thế nên, gọi là hơi thở ra dài, hơi thở vào dài. Hơi thở ra, hơi thở vào không nhanh chóng liên tục, vì hơi thở ra, vào không nhanh chóng liên tục rồi, cho nên nói là hơi thở ra, vào dài. Thân không cố sức thở ra, thân không dốc sức thở vào, vì thân không ráng sức thở ra, thân không ráng sức thở vào rồi, nên nói là hơi thở ra, vào dài. Không nối tiếp hơi thở ra, hơi thở vào, vì không nối tiếp hơi thở ra, hơi thở vào rồi, nên nói là hơi thở ra, hơi thở vào dài, gọi là hơi thở ra, hơi thở vào dài. (một việc đã xong) Hỏi: Thế nào là hơi thở ra ngắn, biết hơi thở ra ngắn, hơi thở vào ngắn, biết hơi thở vào ngắn? Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hơi thở ra, hơi thở vào ngắn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra, hơi thở vào ngắn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn không phải vượt hơn có thể sinh hơi thở ra, hơi thở vào ngắn khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh nhận biết hơi thở ra, hơi thở vào ngắn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh, nhận biết hơi thở ra, hơi thở vào ngắn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn không phải vượt hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra, hơi thở vào ngắn, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, tư duy pháp sinh hơi thở ra, vào ngắn. Nếu không sinh, không tư duy pháp, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Như Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết, tư duy pháp hơi thở ra, vào ngắn. Nếu không sinh, không tư duy pháp, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo không tư duy pháp không nên tu, mà tư duy pháp nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. hơi thở ra, vào ngắn và nhận biết hơi thở ra, vào ngắn, được vui mừng, nói là hơi thở ra ngắn, biết hơi thở ra ngắn, hơi thở vào ngắn, biết hơi thở vào ngắn. Hỏi: Hơi thở ra, hơi thở vào ngắn là thế nào? Đáp: Hơi thở ra hữu lượng, hơi thở vào hữu lượng, vì hơi thở ra hữu lượng, hơi thở vào có lượng rồi, nên nói là hơi thở ra, vào ngắn, vì hơi thở ra nhanh chóng, hơi thở vào nhanh chóng rồi, cho nên, nói là hơi thở ra, vào ngắn, vì hơi thở ra nhanh chóng liên tiếp, hơi thở vào nhanh chóng liên tiếp rồi, cho nên nói là hơi thở ra, vào ngắn. Thân cố sức thở ra, thở vào, thân cố sức thở ra, thở vào rồi, cho nên, nói là hơi thở ra, hơi thở vào ngắn. Hơi thở ra nối tiếp với hơi thở vào, vì hơi thở ra nối tiếp với hơi thở vào rồi, cho nên nói là hơi thở ra, hơi thở vào ngắn. Không thân trừ hơi thở ra, hơi thở vào, vì không thân trừ hơi thở ra, vào rồi, thế nên nói là hơi thở ra, vào ngắn, gọi là hơi thở ra, hơi thở vào ngắn. (hai việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học tất cả thân, nhận biết hơi thở ra, nhận biết tất cả hơi thở vào của thân? Đáp: Như Tỳ-kheo lấy hơi thở, làm đầy tất cả thân rồi thở ra. Nếu bên trong của tất cả thân trống rỗng, thở vào, như thợ khéo thổi bong bóng, học trò của thợ thổi bong bóng, thổi cho bong bóng căng đầy rồi, đặt lên bàn, cho hơi xì ra. Nếu bong bóng đã hết hơi rồi, lại, mở miệng bong bóng ra, thổi không khí vào cho đầy. Tỳ-kheo, cũng thế, khiến cho hơi thở đầy trong tất cả thân rồi, rồi thở ra. Nếu trong tất cả thân trống rỗng rồi, thì thở vào. Nếu tư duy pháp, tất cả thân sinh hơi thở ra, hơi thở vào, khéo nhận lấy pháp tướng, tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra, vào trong tất cả thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn không phải vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra, hơi thở vào trong tất cả thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Như Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra, vào trong tất cả thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp, không sinh nhận biết hơi thở ra, vào trong tất cả thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn có thể sinh nhận biết hơi thở ra, vào trong tất cả thân, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Như Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra, vào trong tất cả thân, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy, nhận biết hơi thở ra, vào trong tất cả thân. Nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Hơi thở ra, vào trong tất cả thân và nhận biết hơi thở ra, vào trong tất cả thân, được vui mừng, gọi là học nhận biết hơi thở ra của tất cả thân, học nhận biết hơi thở vào của tất cả thân. (ba việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học trừ hơi thở ra của hành vi thân, học trừ thở vào của hành vi thân? Đáp: Hành vi thân, nghĩa là hơi thở ra, hơi thở vào có thô, có tế. Hỏi: Thế nào là hành vi của thân thô? Đáp: Nếu động tác của trạo cử, gọi là hành vi của thân thô. Hỏi: Hành vi của thân tế là thế nào? Đáp: Nếu vắng lặng, gọi là hành vi của thân tế. Như Tỳ-kheo dùng hành vi của thân tế để điều phục hành vi của thân thô, giáng xuống, vượt hơn, trừ phát ra của thân, như thợ khéo, học trò của thợ khéo, dùng then cửa nhỏ, phát ra then cửa lớn. Như thế, Tỳ-kheo dùng hành vi của thân tế, để điều phục hành vi của thân thô, như người chạy đi, tư tư duy: “Vì lý do gì ta chạy? Ta nên đi thong thả”, bèn đi yên lành! Người này lại nghó: “Vì sao ta đi yên lành? Ta phải đứng lại”, bèn đứng lại. Người này lại nghó rằng: vì sao ta đứng? Ta nên ngồi”, bèn ngồi. Người này lại nghó: “Vì sao ta lại ngồi? Ta phải nằm”, bèn nằm xuống. Người này, như thế, trừ hành vi của thân thô, Thân cận hành vi của thân tế. Tỳ-kheo như thế trừ bỏ hành vi của thân thô, Thân cận hành vi của thân tế. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành vi của thân thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hành vi của thân thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn không phải vượt hơn, có thể sinh hành vi của thân thô, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng đó, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành vi của thân tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hành vi của thân tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hành vi của thân tế, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu Tỳ-kheo tư duy pháp, trừ hành vi của thân thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không trừ bỏ hành vi của thân thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể trừ bỏ hành vi của thân thô, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh nhận biết hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra, vào, trừ bỏ hành vi của thân, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh pháp không tư duy của hành vi thân thô, nếu không sinh pháp tư duy, thì gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh pháp tư duy kia của hành vi thân tế, nếu không sinh, không tư duy pháp kia, thì gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, trừ pháp tư duy của hành vi thân thô, nếu không trừ, không tư duy pháp thì có thể gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra, vào trừ hành vi của thân, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì có thể gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra vào trừ hành vi của thân, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì có thể gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo không tư duy pháp không nên tu, mà tư duy pháp nên tu, nên gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, trừ bỏ hơi thở ra vào, thuộc hành vi của thân, và nhận biết hơi thở ra vào, trừ bỏ hành vi thân, được vui mừng. Đây gọi là học hơi thở ra, hơi thở vào, trừ bỏ hành vi của thân. (bốn việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học hỷ, nhận biết hơi thở ra, học hỷ, nhận biết hơi thở vào? Hỏi: Thế nào là hỷ? Đáp: Nếu tâm vui mừng hớn hở, gọi là hỷ. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hỷ, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn mà có thể sinh hỷ, thì khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra, vào, khéo khéo tư duy, khéo giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hỷ, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra, vào, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hỷ, thì khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra vào, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hỷ, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hỷ, nhận biết hơi thở ra vào, thì khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, nếu tư duy pháp không sinh, không tư duy pháp, thì gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, tư duy pháp của hơi thở ra, vào, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hỷ, tư duy pháp, nhận biết hơi thở ra vào, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp, không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, mừng hơi thở ra, hơi thở vào, và mừng vì nhận biết hơi thở ra, vào được mừng, đẹp lòng, đây gọi là học hỷ, nhận biết hơi thở ra, học hỷ, nhận biết hơi thở vào. (năm việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học lạc, nhận biết hơi thở ra; học lạc, nhận biết hơi thở vào? Hỏi: Thế nào là lạc? Đáp: Nếu tâm thọ nhận vui với xúc ý lạc thọ, gọi là lạc. Như Tỳ- kheo tư duy pháp sinh niềm vui, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy không sinh lạc, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh niềm vui, thì sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh lạc, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra vào, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh lạc, hơi thở ra, vào khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh lạc, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra, vào, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh niềm vui, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng đó, khéo khéo tư duy, khéo giải. Hoặc tư duy pháp không sinh niềm vui, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh lạc, nhận biết hơi thở ra vào thì khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh lạc, tư duy pháp của hơi thở ra vào. Nếu không sinh, không tư duy pháp, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh niềm vui, tư duy pháp hơi thở ra vào. Nếu không sinh, không tư duy pháp, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh niềm vui, nhận biết hơi thở ra vào, tư duy pháp ấy, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, hơi thở ra vào của lạc và nhận biết hơi thở ra vào của lạc, được mừng, đẹp lòng, đây gọi là học lạc nhận biết hơi thở ra, học lạc nhận biết hơi thở vào. (sáu việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học hành tâm, nhận biết hơi thở ra, học hành tâm, nhận biết hơi thở vào? Đáp: Hành tâm, nghĩa là tư tưởng có thô, tế. Hành tâm thô là sao? Đáp: Nếu hành tâm dao động, gọi là hành tâm thô. Hành tâm tế là thế nào? Đáp: Nếu hành tâm vắng lặng, gọi là hạnh tâm tế. Như hành tâm thô, hành tâm tế của Tỳ-kheo, dùng hành tâm tế để điều phục hành tâm thô, giáng xuống, vượt vượt hơn, dứt trừ ra, như thợ khéo, học trò của thợ khéo, dùng nêm nhỏ để nạy ra nêm lớn. Như thế, Tỳ-kheo dùng hành tâm tế để điều phục hành tâm thô. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hành tâm thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy không sinh hành tâm thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hành tâm thô, thì sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp, không sinh hành tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hành tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra vào, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu tư duy pháp, không sinh hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng của hơi thở ra vào, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hành tâm, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng hơi thở ra vào, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành tâm, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng của hành tâm kia, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp, không sinh hành tâm, nhận biết hơi thở ra vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, mà có thể sinh hành tâm, nhận biết hơi thở ra vào, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành tâm thô không tư duy pháp. Nếu không sinh tư duy, thì gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của hành tâm tế. Nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hành tâm, tư duy pháp, nhận biết hơi thở ra vào, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo không tư duy pháp không nên tu, tư duy pháp nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Hơi thở ra vào của hành tâm và nhận biết rõ hơi thở ra vào của hành tâm, được vui mừng, đẹp lòng, đây nói là học nhận biết hơi thở ra của hành tâm, học nhận biết hơi thở vào của hành tâm. (bảy việc đã xong).  <卷>QUYỂN 29 <詞>Phẩm 10: PHẨM ĐỊNH CỦA PHẦN ĐẦU MỐI (Phần hai) Hỏi: Thế nào là học hành trừ hơi thở ra của tâm, học hành trừ hơi thở vào của tâm? Đáp: Hành tâm, nghĩa là tưởng tư có thô, tế. Hỏi: Thế nào là hành tâm thô? Đáp: Nếu dao động gọi là hành của tâm thô, nếu hành tâm vắng lặng gọi là hành của tâm tế. Như Tỳ-kheo dùng hành của tâm tế để điều phục hành của tâm thô, bằng cách giáng xuống, vượt trội lên, dứt trừ ra, như thợ mộc khéo, học trò của thợ mộc chuyên nghiệp, dùng nêm nhỏ lấy ra nêm lớn. Như thế, Tỳ-kheo dùng hành của tâm tế để điều phục hành của tâm thô. Như người chạy đi, tự nghó: “Vì sao ta chạy? Ta nên đi thong thả, yên ổn”, bèn đi thong thả, yên ổn. Tự nghó: “Vì sao ta đi thong thả, yên ổn? Ta nên đứng lại”, bèn đứng lại. Tự nghó: Tại sao ta đứng? Ta phải ngồi”, bèn ngồi. Tự nghó: “Vì sao ta ngồi? Ta nên nằm”, bèn nằm. Như thế, trừ hành tâm thô, gần gũi hành tâm tế. Tỳ-kheo bỏ đi hành tâm thô, gần gũi hành tâm tế như thế. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hành tâm thô, khéo nhận lấy pháp tướng, tư duy, khéo lý giải, hoặc tư duy pháp không sinh hành của tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, tư duy, khéo lý giải. Nếu pháp vượt vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hành của tâm thô, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hành của tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo lý giải, hoặc tư duy pháp không sinh hành của tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, tư duy, khéo lý giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hành của tâm tế, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp trừ (khinh an) hành của tâm thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo lý giải, hoặc tư duy pháp không trừ bỏ hành của tâm thô, thì sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh, dứt trừ bỏ hơi thở ra vào của hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh, trừ bỏ hơi thở ra vào của hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh, trừ bỏ hơi thở ra vào của hành tâm, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh, giác dứt trừ bỏ hơi thở ra vào của hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh giác dứt trừ bỏ hơi thở ra vào của hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh, giác dứt trừ bỏ hơi thở ra vào của hành tâm khéo nhận lấy pháp tướng, tư duy, khéo lý giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp không tư duy của hành tâm thô, nếu không sinh pháp tư duy, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh pháp tư duy hành của tâm tế, nếu không sinh pháp không tư duy, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, trừ bỏ pháp tư duy của hành tâm thô, nếu không trừ bỏ pháp không tư duy, thì gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh ra pháp tư duy, của hơi thở ra vào của tâm trừ hành. Nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh ra pháp tư duy nhận biết hơi thở ra vào của tâm trừ hành. Nếu không sinh pháp tư duy, thì sẽ thân cận pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo không tư duy pháp không nên tu, tư duy pháp nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, trừ bỏ hơi thở ra vào của hành và tâm trừ hành nhận biết hơi thở ra vào của hành tâm, được vui mừng, hài lòng, đây nói là học trừ hơi thở ra của hành tâm, học trừ hơi thở vào của hành tâm. Hỏi: Thế nào là học nhận biết hơi thở ra của tâm, học nhận biết hơi thở vào của tâm? Đáp: Tâm, nghĩa là sáu thức thân: tâm, ý, thức, bảy thức giới, gọi là tâm. Tâm kia có thiện, bất thiện. Như Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tâm bất thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo lý giải, hoặc tư duy pháp, không sinh tâm bất thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh tâm bất thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tâm thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh tâm thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh tâm thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hơi thở ra vào của tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp, không sinh hơi thở ra, vào của tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra vào của tâm khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra vào của tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp, không sinh nhận biết hơi thở ra vào của tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra vào của tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp không tư duy của tâm bất thiện, nếu không sinh pháp không tư duy, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của tâm thiện, nếu không sinh pháp không tư duy, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra vào của tâm, nếu không sinh pháp không tư duy, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra vào của tâm, nếu không sinh pháp không tư duy, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo không tư duy pháp không nên tu, tư duy pháp nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Hơi thở ra vào của tâm và nhận biết hơi thở ra vào, được mừng, đẹp lòng, đây gọi là học nhận biết hơi thở ra của tâm, học nhận biết hơi thở vào của tâm. (chín việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của đẹp lòng, hơi thở vào của đẹp lòng? Đáp: Đẹp lòng, nghĩa là an vui, hài lòng, lập lại sự an vui, an vui, hài lòng cuối cùng, nhưng không phải mừng, gọi là hài lòng. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hài lòng, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hài lòng khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hài lòng thì sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh đẹp lòng, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hài lòng, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hài lòng sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hơi thở ra vào của tâm an vui, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra vào của hài lòng, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, chẳng phải pháp vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra vào của sự hài lòng, thì sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo này, nếu tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra vào của sự hài lòng, khéo nhận lấy pháp tướng khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra vào của sự hài lòng, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh biết hơi thở ra vào của sự hài lòng, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo lý giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh pháp tư duy của sự hài lòng. Nếu không sinh không tư duy, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh pháp tư duy hơi thở ra vào của sự hài lòng, Nếu không sinh không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra vào của sự hài lòng Nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp, không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Hơi thở ra vào của sự hài lòng và nhận biết hơi thở ra vào của sự hài lòng, được vui mừng, đẹp lòng, đây gọi là học hơi thở ra của sự đẹp lòng, học thở vào của sự đẹp lòng. (mười việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của tâm định, học hơi thở vào của tâm định? Đáp: Định nghĩa là tâm trụ, chính trụ, gọi là định. Như Tỳ-kheo tư duy pháp sinh tâm định, khéo nhận lấy pháp tưởng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không nhất định sinh tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh tâm định, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hơi thở ra vào của tâm định, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra vào của tâm định, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn không phải vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra vào của tâm định, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh nhận biết hơi thở ra vào của tâm định, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh biết rõ hơi thở ra vào của tâm định, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn không phải vượt hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra vào của tâm định, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tâm định. Nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh ra pháp tư duy hơi thở ra vào của tâm định. Nếu không sinh, không tư duy pháp, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy giảc biết hơi thở ra vào của tâm định. Nếu không sinh, không tư duy pháp, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra vào của tâm định, Nếu không sinh, không tư duy pháp, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo suy nghó pháp, sinh tâm định, pháp tư duy giác biết hơi thở ra vào. Nếu không sanh, không tư duy pháp, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, hơi thở ra vào của tâm định và biết hơi thở ra vào của tâm định, được mừng, đẹp lòng, đây nói là học hơi thở ra của tâm định, học hơi thở vào của tâm định. (mười một việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của tâm giải thoát, học hơi thở vào của tâm giải thoát? Đáp: Giải thoát, nghĩa là tâm hướng đến sự giải thoát kia, tôn thượng giải thoát kia, nghiêng hướng về giải thoát kia. Do sự giải thoát ấy, nên gọi là giải thoát. Như Tỳ-kheo tư duy pháp sinh giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo lý giải, hoặc tư duy pháp không sinh tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn có thể sinh tâm giải thoát, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hơi thở ra vào của tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh, hơi thở ra vào của tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra vào của tâm giải thoát, thì sẽ khéo thọ nhận pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh nhận biết hơi thở ra vào của tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra vào của tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra vào của tâm giải thoát, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của tâm giải thoát, nếu không sinh, không tư duy pháp, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra vào của tâm giải thoát, nếu không sinh, không tư duy pháp, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy, nhận biết hơi thở ra vào của tâm giải thoát, nếu không sinh, không tư duy pháp, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, hơi thở ra vào của tâm giải thoát và biết rõ hơi thở ra vào của tâm giải thoát, được hoan hỷ, đẹp lòng, đó gọi là học hơi thở ra của tâm giải thoát, học hơi thở vào của tâm giải thoát. (mười hai việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của quán vô thường? Học hơi thở vào của quán vô thường? Hỏi: Thế nào là tưởng vô thường? Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ở ngoài trời dưới cội cây, nghó rằng: sắc vô thường, thọ, tưởng, hành, thức vô thường. Như người thật, hoặc tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng vô thường. Quán là thế nào? Đáp: Như người thật, hoặc quán, chính quán, vi quán, phân biệt giải thoát, gọi là quán. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tưởng vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh tưởng vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo lý giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn có thể sinh tưởng vô thường, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh quán vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh tưởng vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh quán vô thường, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hơi thở ra vào của quán vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra vào của quán vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra vào của quán vô thường, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo lý giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra, vào của quán vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy không sinh nhận biết hơi thở ra vào của quán vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn có thể sinh nhận biết hơi thở ra vào của quán vô thường, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh tưởng vô thường, nếu pháp tư duy không sinh quán vô thường, nếu không sinh pháp tư duy, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo sinh tư duy quán vô thường, nếu không sinh pháp tư duy, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo sinh tư duy về quán vô thường, nếu không sinh, pháp tư duy, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy, sinh ra pháp tư duy về hơi thở ra vào của quán vô thường, nếu không sinh, không tư duy, sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh ra pháp tư duy giác biết hơi thở ra vào của quán vô thường, nếu không sanh không tư duy, gần gũi pháp hơn, chẳng gần gũi pháp không hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Hơi thở ra vào của quán vô thường, biết rõ hơi thở ra vào của quán vô thường, được mừng, đẹp lòng, đó gọi là học hơi thở ra của quán vô thường, hơi thở vào của quán vô thường. (mười ba việc đã xong). Hỏi: Thế nào là hơi thở ra của quán lìa dục, hơi thở vào của quán lìa dục? Hỏi: Thế nào là tưởng lìa dục? Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ở ngoài trời dưới cội cây nghó rằng: Nếu ái tận lìa dục, là trạng thái vắng lặng, tốt đẹp vượt hơn, nếu người thật, nếu tưởng, nhớ tưởng như đây gọi là tưởng lìa dục. Hỏi: Thế nào là quán? Đáp: Như người thật, nếu quán, chính quán, quán vi, phân biệt giải thoát, gọi là quán. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tưởng lìa dục, Niết-bàn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh tưởng lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu tư duy pháp bất sanh lìa dục tưởng, khéo chấp pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh tưởng lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh quán lìa dục khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hơi thở ra vào của quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra vào của quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu tư duy pháp không sanh lìa dục quán, hơi thở ra, hơi thở vào, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra vào của quán lìa dục sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp nhận biết hơi thở ra vào của quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra vào của quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh giác biết của hơi thở ra vào của quán lìa dục, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của tưởng lìa dục. Nếu không sinh, không tư duy pháp sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của quán lìa dục, nếu không sinh, không tư duy pháp sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra vào của quán lìa dục, nếu không sinh, không tư duy pháp sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra vào của quán lìa dục. Nếu không sinh, không tư duy pháp sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, hơi thở ra vào của quán lìa dục và biết rõ hơi thở ra vào của quán lìa dục, được mừng, hài lòng, nói là học hơi thở ra của quán lìa dục, hơi thở vào của quán lìa dục. (mười bốn việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của quán diệt, hơi thở vào của quán diệt? Hỏi: Thế nào là tưởng diệt? Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ngồi ở ngoài trời dưới cội cây nghó rằng: Nếu ái hết, thì Niết-bàn vắng lặng, nhiệm mầu. Nếu người như thật sẽ tưởng, nhớ tưởng, gọi là tưởng diệt. Hỏi: Thế nào là quán? Đáp: Nếu người thật sẽ quán chính giác, quán vi, phân biệt giải thoát, gọi là quán. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh ra tưởng diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh tưởng diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh tưởng diệt, sẽ khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh quán diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Hoặc tư duy pháp quán không sinh diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể quán sinh diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy hơi thở ra vào của pháp quán sinh diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp hơi thở ra vào của pháp quán không sinh diệt khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn hơi thở ra vào của pháp quán sinh diệt khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra vào của quán diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra vào của quán diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn có thể sinh nhận biết hơi thở ra vào của quán diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của tưởng diệt, nếu không sinh, không tư duy pháp sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của quán diệt, nếu không sinh, không tư duy pháp sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của quán diệt. Nếu không sinh, không tư duy pháp sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, hơi thở ra vào của quán diệt và nhận biết hơi thở ra vào của quán diệt, được mừng, hài lòng, gọi là học hơi thở ra của quán diệt, hơi thở vào của quán diệt. (mười lăm việc đã xong). Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của quán xuất thế, học hơi thở vào của quán xuất thế? Tưởng xuất thế là gì? Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ngồi ở ngoài trời dưới cội cây, nghó rằng: Buông bỏ hết tất cả dòng ái, là trạng thái vắng lặng, tốt đẹp vượt hơn của Niết-bàn. Như người thật, nếu tưởng, nhớ tưởng như vậy, gọi là tưởng xuất thế. Hỏi: Thế nào là quán? Đáp: Như người thật, nếu quán, chính quán, quán vi, phân biệt giải thoát, gọi là quán. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tưởng xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp, không sinh tưởng xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh tưởng xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp sinh quán xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra vào của quán xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh hơi thở ra vào của quán xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra vào của quán xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải, hoặc tư duy pháp, không sinh nhận biết hơi thở ra vào của quán xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Nếu pháp vượt hơn, không phải vượt hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra vào của quán xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo khéo tư duy, khéo giải. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tư duy của tưởng xuất thế, nếu không sinh, không tư duy, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của quán xuất thế, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy, sinh pháp tư duy hơi thở ra vào của quán xuất thế, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra vào của quán xuất thế, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì sẽ gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp sanh quán xuất thế, quán hơi thở ra vào, giác biết tư duy pháp, nếu không sanh không tư duy pháp, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn. Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, gần gũi pháp vượt hơn, không gần gũi pháp không vượt hơn, hơi thở ra vào của quán xuất thế và biết được hơi thở ra vào của quán xuất thế nhận biết hơi thở ra vào của quán xuất thế, được vui mừng, đẹp lòng, nói là học hơi thở ra của quán xuất thế, học hơi thở vào của quán xuất thế, gọi là định của hơi thở ra vào của niệm chung. Hỏi: Thế nào là hơi thở ra vào của niệm chung? Đáp: Ra, là hơi thở ra, vào, là hơi thở vào. Nếu dùng hơi thở ra làm cảnh giới để niệm, nếu dùng hơi thở vào để làm cảnh giới niệm thì định chung, trụ, diệt chung. Nếu có buộc niệm ở hơi thở ra, buộc niệm ở hơi thở vào, thì tâm sẽ được trụ chung, gọi là hơi thở ra vào của niệm chung. (mười sáu việc đã xong). Hỏi: Thế nào là định của tưởng bất tịnh chung? Đáp: Như Tỳ-kheo quán sát thân mình từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, cho đến ngoài da đều bất tịnh, nghĩa là xương, răng, móng, tóc, da mỏng, da dày, máu, thịt, gân, mạch, lá lách, thận, tim, phổi, đại tiểu tiện lợi, nước mắt, nước mũi, đàm dãi, mủ, máu, mỡ lá, cao, não, mô, mồ hôi, tủy xương. Như người mắt sáng xem thấy trong kho lẫm: lúa, mè, lúa mì, đậu, mỗi thứ thứ đều khác nhau, cũng thế, Tỳ-kheo quán thân mình từ đầu đến chân đều bất tịnh. Như người thật hoặc tưởng, nhớ tưởng đó gọi là tưởng bất tịnh. Nếu quyết định tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy xương, biết xương, giải xương, thọ xương, cho đến tư duy nước mắt, mồ hôi, biết nước mắt, mồ hôi, giải nước mắt, mồ hôi, thọ nhận nước mắt, mồ hôi. Như người thật, nếu tưởng, nhớ tưởng, gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân bốn đại: Thân này có địa đại, thủy, hỏa, phong đại, như người hàng thịt giết bò, học trò của người hàng thịt giết bò, giất bò xẻ làm bốn phần, hoặc ngồi, hoặc đứng, quán bốn phần này. Như thế, Tỳ-kheo quán thân bốn đại có địa đại, thủy, hỏa, phong đại. Quán các đại này đều trái nhau, đều dựa vào các đại bên ngoài: ăn uống, nuôi lớn, gầy ốm, yếu đuối, không vững chắc, mỗi niệm đều mài mòn, tiêu diệt, tạm trụ không lâu. Như người thật, hoặc tưởng nhớ tưởng, cho đến, đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân là không, đều không, do niệm, biết, giải, hạnh khắp, cũng như cây trúc, lau sậy rỗng, cùng rỗng, cũng thế tỳ-kheo quán thân là không, đều không do niệm giải hạnh biết khắp. Như người thật, hoặc tưởng nhớ tưởng, cho đến, đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như ung nhọt, thân có chín cửa dịch lậu nhọt, ghẻ, dịch lậu chảy ra, đều là chất bất tịnh. Thai này, mới là mô, là hư hoại, là hôi hám, cấu uế, là chất lỏng rò rỉ đáng gờm. Mắt chảy ra ghèn, nước mắt, dịch lậu mủ, máu, tai chảy ra dịch lậu: máu mủ, cứt rái, mũi chảy ra dịch lậu, mũi dãi, miệng chảy ra dịch lậu: đàm, nước miếng, mủ, máu. Hai chỗ chảy ra dịch lậu: tiện lợi, máu mủ. Như người với ung nhọt không khô, như thế chín cửa dịch lậu từ nhọt ghẻ chảy ra, đều là chất lậu bất tịnh. Là thai, mô mới , là mục rã, là hôi hám cấu uế, là dịch lậu đáng ghê tởm, cho đến, như Tôn giả Ma ha Ca-diếp nói: Thân bốn đại là sự yếu đuối, hao hụt, dịch lậu thường trái nhau, là chỗ ở của các thứ bệnh, là chỗ nương tựa của mọi nỗi khổ. Người yêu mến, gìn giữ thân mình, như yêu mến, gìn giữ chết thi, tuổi thọ ngắn ngủi, gấp rút. Như người thật, nếu tưởng nhớ tưởng, cho đến đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy chết thi vứt bỏ ở trong gò mả, hoặc từ một ngày đến ba ngày, quán thân mình như pháp ấy như tướng ấy, chưa lìa pháp ấy. Như người thật, nếu tưởng nhớ tưởng, cho đến đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy chết thi bị vứt bỏ trong gò mả, hoặc một ngày, hai ngày, đã sình trương, xanh bầm, quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp ấy. Như người thật, nếu tưởng nhớ tưởng, cho đến gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy tử thi bị vứt bỏ trong gò mả, hoặc một ngày đến ba ngày, bị quạ, chồn, hổ, sói, ngần ấy các thú cắn ăn. Quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp ấy. Như người thật, hoặc tưởng nhớ tưởng, cho đến gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhìn thấy thây chết, gồm những đốt xương dính liền nhau, có màu xanh, đỏ, rữa nát, mủ máu bất tịnh, hôi tanh, cấu uế đáng gớm ghiếc, quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy chưa lìa pháp ấy. Như người thật, hoặc tưởng nhớ tưởng, cho đến gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhìn thấy thây chết, gồm các đốt xương còn liền lạc nhau, máu thịt đã rã rời, gân mạch chưa đứt, quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp ấy. Như người thật, hoặc tưởng nhớ tưởng, cho đến gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhìn thấy thây chết, với các đốt xương đã hư hoại, nhưng chưa rời chỗ cũ, quán tự thân như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp ấy. Như người thật, hoặc tưởng nhớ tưởng, cho đến gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy các đốt xương của chết thi đã hỏng nát, lìa chỗ cũ, bắp tay, bắp vế, gót chân, bắp đùi, xương sống, hông, xương sườn, tay, chân, vai, cánh tay, cần cổ, sọ, các chi tiết đều lệch đi chỗ khác. Quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp ấy. Như người thật, hoặc tưởng nhớ tưởng, cho đến gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhìn thấy các đốt xương của chết thi, vì đã lâu, nên có màu trắng như vỏ sò vỏ ốc, xanh xao như chim bồ câu, hư hoại, rã nát, quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp ấy. Như người thật, hoặc tưởng nhớ tưởng, cho đến gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa Tỳ-kheo quán xương thịt bầm xanh, bên trên còn vương vãi máu đỏ, rơi rớt ra ngoài. Như người thật hoặc tưởng nhớ tưởng như thế, gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, Tỳ-kheo biết xương, giải xương, thọ nhận xương, cho đến tư duy về lìa tan, biết lìa tan, giải lìa tan, thọ nhận lìa tan. Như người thật, hoặc tưởng nhớ tưởng, cho đến gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Hỏi: Thế nào là định của tưởng bất tịnh chung? Đáp: Nếu Tỳ-kheo từ đỉnh đầu đến chân, từ chân đến đỉnh đầu, cho đến lớp da đều là bất tịnh, nghĩa là xương, răng, móng, tóc, da mỏng, da dày, cho đến nước mắt, mồ hôi, tủy xương, như người mắt sáng, thấy trong kho có các thứ khác nhau: lúa, hồ ma, lúa mì, đậu. Như thế, Tỳ-kheo quán thân mình từ đầu đến chân đều là bất tịnh. Như người thật, hoặc tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng bất tịnh. Dùng tưởng này điều phục tâm, tu sao cho được nhu hòa, khiến tâm trụ định, gọi là định của tưởng bất tịnh chung. Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân bốn đại, cho đến tư duy về xương, giải xương, thọ nhận xương, cho đến tư duy về ly tán, biết ly tán, giải ly tán, thọ nhận ly tán. Như người thật, hoặc tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng bất tịnh. Dùng tưởng này điều phục tâm tu sao cho nhu hòa, được tâm định trụ chính trụ, gọi là định của tưởng bất tịnh. Hỏi: Thế nào là định nhập hỏa? Đáp: Như Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong làm lửa, thọ nhận địa, thủy, phong đại bên trong làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên trong, địa, thủy, phong đại bên trong, tư duy về khói, biết khói, giải khói, thọ nhận khói, tư duy ngọn lửa, biết ngọn lửa, giải ngọn lửa, thọ nhận ngọn lửa. Tỳ-kheo quán không buông lung như thế này: Ngọn lửa, khói, như đốngï lửa lớn. Nếu tu định này rồi, ngọn lửa, khói, như đống lửa lớn, gọi là nhập hỏa định. Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong làm lửa, thọ nhận cỏ, cây, nhánh lá: địa, thủy, phong, đại bên ngoài làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên trong, địa, thủy phong đại bên ngoài như: cỏ, cây, nhánh, lá, để tư duy về khói, biết khói, giải khói, thọ nhận khói, cho đến gọi là nhập hỏa định. Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong làm lửa, thọ nhận cỏ, cây, cành, lá: địa, thủy, phong, đại bên ngoài làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên trong, cỏ, cây, cành, lá: địa, thủy, phong, đại bên trong bên ngoài, để tư duy về khói, biết khói, giải khói, thọ nhận khói, cho đến gọi là nhập hỏa định. Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên ngoài làm lửa, thọ nhận địa, thủy phong đại bên trong làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên ngoài, địa, thủy, phong, đại bên trong, tư duy về khói, biết khói giải khói thọ nhận khói, cho đến gọi là nhập hỏa định. Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên ngoài làm lửa, thọ nhận cỏ, cây, cành, lá: địa, thủy phong đại bên ngoài làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên ngoài, cỏ cây, cành, lá: địa, thủy, phong, đại bên ngoài, tư duy về khói, biết khói, giải khói, thọ nhận khói, cho đến gọi là nhập hỏa định. Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên ngoài làm lửa, cỏ, cây, cành, lá: địa, thủy phong đại bên trong ngoài làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên ngoài, cỏ cây, cành, lá: địa, thủy, phong, đại bên trong, ngoài, tư duy về khói, biết khói, giải khói, thọ nhận khói, cho đến gọi là nhập hỏa định. Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong, ngoài làm lửa, thọ nhận địa, thủy phong đại bên trong làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên trong, ngoài làm lửa, địa, thủy, phong, đại bên trong, tư duy khói, biết khói, giải khói, thọ nhận khói, cho đến gọi là nhập hỏa định. Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong, ngoài làm lửa, thọ nhận cỏ, cây, cành, lá: địa, thủy phong đại bên ngoài làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên trong, ngoài, cỏ cây, cành, lá: địa, thủy, phong, đại bên ngoài, tư duy về khói, biết khói, giải khói, thọ nhận khói, cho đến gọi là nhập hỏa định. Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong, ngoài làm lửa, thọ nhận cỏ, cây, cành, lá: địa, thủy phong đại bên trong, ngoài làm củi. Tỳ- kheo dùng hỏa đại bên trong, ngoài, cỏ cây, cành, lá: địa, thủy, phong, đại bên trong, ngoài, tư duy về khói, biết khói, giải khói, thọ nhận khói, cho đến gọi là nhập hỏa định. Hỏi: Thế nào là định thần túc chứng biết chung? Đáp: Dục, định, hạnh đoạn, thành tựu tu thần túc, tinh tiến định tâm, định tuệ định đoạn hành thành tựu tu thần túc. Thọ nhận mỗi thứ thần túc, rung chuyển mặt đất, dùng một làm nhiều, dùng nhiều làm một, hoặc gần, hoặc xá, trên núi cao, xuyên qua tường, vách, không hề ngăn ngại, như đi trên hư không, ngồi kiết già, bay lên hư không như chim, ra vào trong đất, như nỗi, chìm dưới nước, di dưới nước, như đi trên đất liền, thân phát ra lửa, khói, như đống lửa lớn, dùng tay sờ chạm mặt trời, mặt trăng, oai đức, cho đến thân Phạm thiên được tự đại. Hỏi: Thế nào là rung chuyển mặt đất? Đáp: Như Tỳ-kheo thọ nhận một ít tưởng đất, thọ nhận vô lượng tưởng nước, nếu muốn chấn động đại địa, động chính động, như điều đã mong muốn tùy theo chỗ muốn đều được mãn nguyện. Như thầy bán rượu, trò bán rượu, sau khi ép rượu rồi, đựng vào túi bỏ vào trong bể nước lớn. Tay cầm hai quai túi nâng nhắc tùy ý, lôi kéo tự tại như ý mong muốn, theo như ý muốn, đều được mãn nguyện. Như thế Tỳ-kheo nhận tưởng địa ít, nhận vô lượng tưởng thủy, như muốn động, địa động, chính động như ý mong muốn, theo như ý muốn đều được mãn nguyện, đó gọi là định địa động. Hỏi: Thế nào là dùng một làm nhiều? Đáp: Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, đối với thân mình, khởi tâm hóa thành sắc thân khác, đầy đủ chi tiết, các căn không thiếu, như thợ gốm, đệ chết thợ gốm sửa sang hình thành, nhào nắn đất sét để nặn ra mỗi thứ đồ đựng, đều có thể thành tựu, có thể được tài lợi. Cũng thế, Tỳ-kheo đối với thân mình, khởi tâm, hóa thành sắc thân khác, đầy đủ chi tiết, các căn không có thiếu, nghó rằng: Sắc thân bốn đại này đã hóa thành sắc thân. Sắc thân bốn đại khác, sắc thân được biến hóa ra khác. Đối với sắc thân bốn đại này, khởi tâm, hóa thành sắc thân khác, đầy đủ chi tiết, các căn không thiếu, như người rút chiếc áo từ trong rương, nghó rằng: Đây là cái rương, đây là chiếc áo, rương khác, áo khác, do rương nên rút ra áo. Cũng thế, Tỳ-kheo nghó rằng: Đây là sắc thân bốn đại, đây là sắc thân được hóa ra, sắc thân bốn đại khác, sắc thân được biến hóa khác. Đối với sắc thân bốn đại này, khởi tâm biến hóa, hóa thành sắc thân khác, với đầy đủ chi tiết, các căn không thiếu. Nếu hóa thành hai thân, ba thân, cho đến hàng trăm, ngàn thân, tùy mong muốn được, hóa thành các thứ thân, gọi là định dùng một làm nhiều. Hỏi: Thế nào là lấy nhiều làm một? Đáp: Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, dùng thần túc hóa ra vô lượng thân, hoàn lại thành một thân, như người rải mỗi thứ hạt giống khắp đất, rồi gồm lại thành một đống. Như thế, Tỳ-kheo dùng thần túc hóa thành vô lượng thân, rồi thâu trở lại thành một thân, gọi là định Dùng nhiều làm một. Hỏi: Thế nào là xuyên qua không trở ngại? Đáp: Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, hoặc gần, hoặc xa, núi cao, tường, vách, xuyên qua không có trở ngại, như đi trên hư không. Gần nghĩa là tia sáng đến với mắt, hiện tại, về trước, không diệt, không mất, không trừ, không tận, xa nghĩa là ánh sáng không đến với mắt, không hiện ở trước, diệt, mất trừ tận. Núi có hai thứ: núi đất, núi đá, hang đầy cát đá, gọi là núi. Tường vách có hai thứ: tường vách gỗ, tường vách đất, hoặc gần, hoặc xa, núi cao, tường vách, tư duy tất cả núi cao, tường vách đều là không. Như Tỳ-kheo đến chỗ chông gai đến bờ núi đất này, ở sông sâu, âm u, hiểm trở, đều không tư duy, chỉ tư duy bằng phẳng như đất liền, như đóng đinh vào da bò, rồi căng khắp mặt đất bằng phẳng, không có nếp nhăn. Tỳ-kheo vì quán không buông lung như thế, nên có khả năng xuyên qua tường vách, núi cao, hoặc vật gần, hoặc vật xa không có trở ngại, như đi trên hư không, gọi là định xuyên qua, không trở ngại. Hỏi: Thế nào là ngồi kiết già, bay trên hư không, như chim? Đáp: Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, bay lên hư không, ngồi kiết già, đi dạo ở phương Đông, phương Nam, Tây, Bắc, bốn duy trên dưới, cũng như chim bay, rời khỏi mặt đất, lên đến hư không. Cũng thế, vì Tỳ-kheo quán không buông lung, nên ngồi kiết già, đi trên không như chim bay, gọi là định Đi trên hư không. Hỏi: Thế nào là ra vào trong đất, như hiện ra, lặn mất dưới nước? Đáp: Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, ra vào trong đất, như trồi lên, lặn xuống nước. Tỳ-kheo tư duy: Đất thành nước, biết nước, giải nước, thọ nhận nước. Cũng thế, vì Tỳ-kheo quán không buông lung như thế, nên ra, vào trong đất như nước, gọi là định vào trong đất, như nước. Hỏi: Thế nào là đi trên nước, như đi trên đất? Đáp: Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, đi trên nước, như đi trên đất liền. Tỳ-kheo tư duy nước thành đất, biết đất, giải đất, thọ nhận đất. Tỳ-kheo nhờ quán không buông lung như thế, nên đi trên mặt nước, như đi trên đất, gọi là định đi trên mặt nước, như đi trên đất. Hỏi: Thế nào là thân phát ra lửa, khói, như đống lửa lớn? Đáp: Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, thân phát ra lửa, khói, như đống lửa lớn. Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong làm lửa, địa, thủy, phong, đại bên trong làm củi, dùng hỏa đại, địa thủy, phong đại bên trong, tư duy phát ra khói, biết khói, giải khói, thọ nhận khói, tư duy phát ra ngọn lửa, biết ngọn lửa, giải ngọn lửa, thọ nhận lửa ngọn. Tỳ-kheo nhờ quán không buông lung như thế, nên thân phát ra lửa, khói, như đống lửa lớn, gọi là định thân phát ra lửa, khói, như đống lửa lớn. Hỏi: Thế nào là dùng tay sờ chạm mặt trời, mặt trăng oai đức? Đáp: Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, dùng tay sờ chạm nhựt, nguyệt oai đức. Tỳ-kheo tư duy mặt trời, mặt trăng là gần, biết gần, giải gần, thọ nhận gần, ở cõi Diêm phù đề, Tỳ-kheo có thể duỗi cánh tay phải sờ chạm mặt trời, mặt trăng. Lại nữa, Tỳ-kheo tự thân khởi tâm hóa thành sắc thân khác, với chi tiết đầy đủ, các căn không thiếu, dùng hóa thân này đến trên cõi trời tứ Thiên vương, dùng tay sờ chạm mặt trời, mặt trăng. Lại dùng sắc thân bốn đại này, đến trên cõi trời tứ Thiên vương, dùng tay sờ chạm mặt trời, mặt trăng, đó gọi là định, dùng tay sờ chạm mặt trời mặt trăng oai đức. Hỏi: Thế nào là cho đến thân Phạm thiên được tự tại? Đáp: Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, cho đến thân Phạm thiên được tự tại, Tỳ-kheo từ thân mình, khởi tâm, hóa thành sắc, thân khác, đầy đủ chi tiết, các căn không thiếu, dùng hóa thân này đến cõi trời Phạm thiên, gần gũi Phạm thiên, đứng chung, ngồi chung, qua lại chung, nhập định chung, thấy, biết, nói năng chung. Lại dùng sắc thân bốn đại này bay đến trời Phạm, gần gũi trời Phạm, đứng chung, ngồi chung, qua lại chung, nhập định chung, thấy, biết, nói năng chung, định gọi là cho đến thân Phạm thiên, được tự tại. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, được báo, định, hoặc nhập định, không nhập định, đều có thể tạo ra mỗi thứ vô lượng thần túc, như là chấn động đại địa, cho đến thân Phạm thiên được tự tại, gọi là định chứng biết chung, thần túc. Hỏi: Thế nào là định thiên nhó chứng biết chung? Đáp: Như Tỳ-kheo, hoặc nhận lấy tưởng tiếng cỏ Hoàn, cỏ lau hoang dã, Tỳ-kheo tâm lìa tưởng tiếng cỏ lau, cỏ Hoàn thô khiến tâm nhập tiếng cỏ lau, cỏ Hoàn tế, Tỳ-kheo dùng tiếng cỏ Hoàn, cỏ lau hoang dã tế để điều phục tâm nhu hòa, khiến tâm nhập trí chứng thiên nhó. Quán không buông lung như thế, được chứng biết chung, thiên nhó, được tâm định trụ chính trụ. Tỳ-kheo được định rồi, khiến tâm hướng về tiếng con người, con người đã bàn luận gì? Đã nói gì? Tỳ-kheo quán không buông lung như thế, nghe được tiếng người. Như những điều người đã bàn luận, đã nói, đều nghe được hết. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi khiến tâm hướng về tiếng nói ở địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, tiếng Trời, trên trời bàn luận gì, nói gì? Tỳ-kheo quán không buông lung như thế, được nghe tiếng Trời, như những điều trời đã bàn luận, đã nói đều nghe được hết. Như thế Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, dùng thiên nhó thanh tịnh hơn người, cùng lúc nghe hai thứ tiếng: tiếng nhân và phi nhân. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, được báo định, hoặc nhập định, không nhập định, nhờ thiên nhó thanh tịnh hơn người, cùng lúc nghe hai thứ tiếng: nhân và phi nhân, gọi là chứng chung thiên nhó. Hỏi: Thế nào là định tha tâm chứng biết chung? Đáp: Như Tỳ-kheo nhận lấy tướng của tự tâm: Tâm ta do đâu sinh? Do đâu diệt? Gần gũi gì? Xa lìa gì? Tỳ-kheo nhận lấy tướng của tâm mình như thế rồi, khiến tâm hướng về tâm người chứng biết. Tỳ-kheo quán không buông lung như thế, được chứng biết chung tâm người, tâm định trụ chính trụ. Tỳ-kheo được định rồi, muốn biết tâm người nghó gì? Biết rõ cái gì, tư duy cái gì? Tỳ-kheo quán không buông lung như thế, có thể biết tâm người, như điều đã lo nghó, như điều đã biết rõ, như điều đã tư duy, thảy đều biết hết. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, muốn biết tâm của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, trời đã lo nghó gì? Đã biết rõ gì? Đã tư duy gì? Tỳ-kheo quán không buông lung như thế, có thể biết được tâm của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, như điều đã lo nghó, như điều đã biết rõ, như điều đã tư duy, tất cả đều biết. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, có thể biết được tâm người, tâm chúng sinh: Có tâm dục, biết như thật có tâm dục, không có tâm dục, biết như thật không có tâm dục. Có tâm giận dữ, biết như thật có tâm giận dữ. Không có tâm giận dữ, biết như thật không có tâm giận dữ. Có tâm si, biết như thật có tâm si. Không có tâm si, biết như thật không có tâm si. Tâm lặn mất, biết như thật tâm lặn mất. Tâm tán, biết như thật tâm tán. Tâm ít, biết như thật tâm ít, tâm nhiều, biết như thật tâm nhiều. Tâm bất định, biết như thật tâm bất định. Tâm định, biết như thật tâm định. Tâm không giải thoát, biết như thật tâm không giải thoát, tâm giải thoát biết như thật tâm giải thoát. Tâm có vượt hơn, biết như thật tâm có vượt hơn. Tâm không có vượt hơn, biết như thật tâm không có vượt hơn. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, sẽ được báo định, hoặc nhập định, không nhập định, có thể biết tâm người khác, tâm chúng sinh khác: tâm có dục, biết như thật tâm có dục, cho đến tâm có vượt hơn, không có vượt hơn, biết như thật tâm có vượt hơn, không có vượt hơn, gọi là định chứng biết chung tâm người khác. Hỏi: Thế nào là định túc mạng chứng biết chung? Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy tâm không gián dứt, tâm sau, tâm trước dần dần không gián dứt. Tỳ-kheo tư duy tâm không gián dứt như thế, được chứng biết định không gián dứt của tâm chung, tâm trụ, chính trụ, tỳ-kheo được định rồi, nhớ nghó đến một tâm, hai tâm, ba tâm, bốn tâm, năm tâm, mười tâm, cho đến trăm tâm, ngàn tâm. Nếu hơn, hoặc có thức đầu tiên sinh trong bụng mẹ, Tỳ-kheo nghó rằng: Tâm nào diệt rồi, thức đầu tiên sinh trong bụng mẹ? Tỳ-kheo nghó đến tâm hướng đến chứng biết đời trước. Tỳ-kheo quán không buông lung như thế, được định chung chứng biết các đời trước, tâm trụ, chính trụ, Tỳ-kheo được định nhớ nghó không khó. Người kia vốn sinh, vốn có, vốn cư trú, vốn đã khởi, vốn là phần ngã. Như tâm sau cùng dục, như tâm diệt rồi, thọ nhận thức đầu tiên trong bụng mẹ. Nếu tu định này, nhớ nghó không khó, Tỳ-kheo nghó rằng: Ta vốn tên gì? Họ gì? Sinh ở đâu? Ăn thức ăn gì, tuổi thọ, thế nào? Trụ rốt ráo ra sao, thọ nhận khổ, vui nào? Nếu Tỳ- kheo tu định này, thì sẽ biết được ta vốn có tên như thế, họ như thế, sự sống như thế, ăn thức ăn như thế, tuổi thọ như thế, trụ rốt ráo như thế, thọ nhận khổ, vui như thế, gọi là chứng chung định của mạng đời trước. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, nhớ nghó đến một đời, hai đời, cho đến trăm đời, ngàn đời, hoặc hơn, hoặc đã từng trụ ở trên cõi trời vô tưởng, biết tâm không gián dứt chướng ngại, do phàm phu chưa nghe, nên nói: Ta vốn không từng ở cõi kia, bỗng nhiên tự sinh. Do bậc Thánh đã nghe, nên nghó rằng: các đời trước của ta, mới do tâm chứng biết có vị trời như thế là trụ xứ của sắc không có tưởng, không có thọ, không có tâm. Tỳ-kheo nghó rằng: Nếu ta nhớ nghó đến sắc của các đời trước, thì Tỳ-kheo sẽ tư duy sắc không gián dứt, sắc sau, sắc trước dần dần không gián dứt. Tỳ-kheo tư duy sắc không gián dứt như thế, được định chứng biết chung không gián dứt của sắc mạng đời trước tâm trụ, chính trụ. Tỳ-kheo đắc định rồi, nhớ nghó không khó, gọi là định chứng biết chung các đời trước. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, nhớ nghó một đời, hai đời, cho đến trăm đời, ngàn đời, hoặc hơn, hoặc có khi từng ở trên cõi trời Vô sắc, do sắc không gián dứt chướng ngại, do phàm phu chưa nghe, nên nói: Ta vốn không từng ở cõi kia, mà bỗng nhiên tự sinh, do bậc Thánh đã nghe, nên nghó rằng: các đời trước của ta, do sắc chứng biết có không có sắc, có tưởng, có thọ như thế. Nếu là địa Vô sắc, thì Tỳ-kheo sẽ nghó rằng: Nếu ta nhớ nghó đến tâm của các đời trước, thì Tỳ-kheo sẽ tư duy tâm sau, tâm trước, dần dần không có gián dứt. Tỳ- kheo tư duy tâm không có gián dứt như thế, được định chung của tâm không gián dứt của các đời trước, tâm trụ chính trụ. Tỳ-kheo được định rồi, nhớ nghó không khó, đó gọi là định chứng biết chung các đời trước. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, nhớ nghó vô lượng các đời trước. Hoặc nghó nhớ một đời, hai đời, cho đến trăm đời, ngàn đời, hoặc kiếp thành, hoặc kiếp hoại, hoặc kiếp thành hoại, ta vốn đã từng ở kiếp kia với tên như thế, họ như thế, cho đến thọ nhận khổ, vui như thế. Ta khi chết đây, sinh kia, chết kia, sinh đây. Thành tựu hạnh ở đây, nhớ nghó vô lượng các đời trước. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, được báo, định, hoặc nhập định, không nhập định, nghó nhớ vô lượng các đời trước, từ một đời cho đến thành tựu hạnh ở đây, đó gọi là chứng định công các đời trước.  <卷>QUYỂN 30 <詞>Phẩm 10: PHẨM ĐỊNH CỦA PHẦN ĐẦU MỐI (Phần ba) Hỏi: Thế nào là định minh tưởng chung? Đáp: Như Tỳ-kheo nhận lấy các tướng ánh sáng, nghĩa là ánh sáng lửa, ánh sáng mặt trời, mặt trăng, của các vì sao, ánh sáng của ngọc ma ni, nhận lấy các tướng của ánh sáng rồi, nếu ở ngoài trời dưới cội cây, tư duy về ánh sáng, biết ánh sáng, thọ nhận ánh sáng. Như người thật hoặc tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng ánh sáng. Nếu quyết định tưởng này là cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, gọi là định của tưởng ánh sáng chung. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, nếu ở ngoài trời dưới cội cây, dùng tâm thanh tịnh, hạnh giải khắp, có tâm vượt hơn sáng suốt, như người thật, nếu tưởng nhớ tưởng thì gọi là tưởng sáng suốt. Nếu quyết định tưởng này sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định của tưởng sáng suốt chung. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi. Nếu ở dưới một cội cây, hoặc hai, ba, cho đến dưới mười cội cây, dùng tâm thanh tịnh hạnh giải khắp, có tâm vượt hơn sáng suốt. Như người thật hoặc tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng sáng suốt. Nếu quyết định tưởng này sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định của tưởng sáng suốt chung. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, nếu một khu vườn, hai, ba, cho đến mười khu vườn, dùng tâm thanh tịnh giải, hạnh, khắp, có tâm vượt hơn sáng suốt. Như người thật htưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng sáng suốt. Nếu quyết định tưởng này, sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định của tưởng sáng suốt chung. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, hoặc ở một khu vườn, hai, ba, cho đến mười khu vườn, dùng tâm thanh tịnh hạnh giải khắp, có tâm sáng suốt vượt hơn, Như người thật nếu tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng sáng suốt. Nếu quyết định tưởng này sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định của sáng suốt chung. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, nếu một thôn xóm, hai, ba, cho đến mười thôn xóm, dùng tâm thanh tịnh hạnh giải khắp, có tâm vượt hơn sáng suốt. Nếu như người thật tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng sáng suốt. Nếu quyết định tưởng này, sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định của tưởng sáng suốt chung. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, hoặc ở một khu vườn, hai, ba, cho đến mười khu vườn, dùng tâm thanh tịnh hạnh giải khắp, có tâm vượt hơn sáng suốt, nếu như người thật tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng sáng suốt. Nếu quyết định tưởng này sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định của tưởng sáng suốt chung. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, vòng quanh thủy lục, dùng tâm thanh tịnh hạnh giải khắp, có tâm vượt hơn sáng suốt, nếu như người thật tưởng nhớ tưởng, gọi là tưởng sáng suốt. Nếu quyết định tưởng này sinh, trụ chung, diệt chung, gọi là định của tưởng sáng suốt chung. Như Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, dùng thiên nhãn thanh tịnh vượt qua con người, thấy sự sống chết của chúng sinh, sắc đẹp, sắc xấu, cõi thiện, cõi ác, thấp kém, cao trội, biết sự tạo nghiệp của chúng sinh, hành vi ác của thân chúng sinh này đã gây ra, hành vi ác của miệng, ý đã gây ra, tà kiến chê bai Hiền Thánh tạo ra nghiệp tà kiến, khi chết, đọa địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Hành vi thiện của thân chúng sinh này đã thành tựu, hành vi tốt của miệng, ý thành tựu, chính kiến không chê bai hiền Thánh, đã tạo ra nghiệp chính kiến, sau khi chết sẽ sinh trong cõi người cõi trời. Như thế, do thiên nhãn thanh tịnh hơn người, thấy sự sinh chết, sắc đẹp, xấu, đường thiện, ác của chúng sinh, biết nghiệp mà chúng sinh đã gây ra, tu định này rồi, dùng thiên nhãn hơn người, thấy sự sống chết của chúng sinh, cho đến biết nghiệp mà chúng đã tạo ra, đó gọi là định của tưởng sáng suốt chung. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi sẽ được báo định. Nếu nhập định hay không nhập định, dùng thiên nhãn hơn người, thấy sự sinh chết của chúng sinh cho đến biết nghiệp mà chúng sinh đã gây ra, gọi là định của tưởng sáng suốt chung. Hỏi: Thế nào là định vô gián? Đáp: Tỳ-kheo tư duy vô thường, khổ, không, vô ngã, Niết-bàn vắng lặng, được tâm định trụ, được định rồi, được năm căn Thánh đầu tiên vì được năm căn Thánh đầu tiên, nên chính quyết định trên, đã lìa địa phàm phu, chưa được quả Tu-đà-hoàn, nếu nữa chừng khi chết, thì không có việc này hoặc chưa được quả Tu-đà-hoàn mà đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, cũng không có việc này. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, được định vô gián, hướng đến quả Tu-đà-hoàn. Nếu định vô gián này diệt rồi, được quả Tu-đà-hoàn, gọi là định Vô gián. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, được định Vô gián hướng đến quả Tư-đà-hàm, nếu định Vô gián này diệt rồi, được quả Tư- đà-hàm, đó gọi là định Vô gián. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, được định Vô gián, hướng đến quả vị A-na-hàm. Nếu định Vô gián này diệt rồi, thì sẽ được quả A-na-hàm, gọi là định Vô gián. Nếu Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, được định Vô gián, hướng đến quả A-la-hán. Nếu định vô gián này diệt rồi, thì sẽ được quả vị A-la-hán, gọi là định Vô gián. Hỏi: Thế nào là định căn? Đáp: Người hữu học xa lìa phiền não, với tâm Thánh nhập đạo Thánh, nếu bậc Kiên tín, Kiên pháp, gọi là định căn. Hỏi: Định căn là sao? Đáp: Người Hữu học lìa phiền não, với tâm Thánh nhập đạo Thánh, nếu bậc Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng Niết-bàn. Nếu người thật quán khổ, tập, diệt, đạo, chưa được, muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng, muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Hoặc như người kiến học, hoặc trí quán của Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, hoặc được gọi là quả Sa-môn,, hoặc quả Tu-đà- hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Bậc Vô học A-la-hán chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, nếu địa trí, nếu quán tâm giải thoát, được quả A-la-hán rồi. Như người thật, hoặc hướng đến người, nếu tâm trụ, chính trụ, chuyên trụ, duyên trụ, tâm một định, một lạc, không phân tán, không buông bỏ, tâm dựa vào ý, tâm ở chỗ một mình với sức định, định giác, chính định, gọi là định căn. Hỏi: Thế nào là định lực? Đáp: Định căn, gọi là định lực. Định giác là thế nào? Đáp: Định lực gọi là định giác. chính định là gì? Đáp: Nếu định khéo, thuận không trái nghịch, gọi là chính định. Hỏi: Thế nào là tà định? Đáp: Nếu định bất thiện, không thuận, nghịch, gọi là tà định. Định của bậc Thánh là sao? Đáp: Nếu định vô lậu, gọi là định của bậc Thánh. Chẳng phải định của Thánh là thế nào? cầu. lấy. lấy. Đáp: Nếu định hữu lậu thì gọi là chẳng phải định của bậc Thánh. Hỏi: Thế nào là định hữu lậu? Đáp: Nếu định có nhiễm, gọi là định hữu lậu. Định vô lậu là gì? Đáp: Nếu định không có nhiễm, gọi là định vô lậu. Hỏi: Thế nào là định có nhiễm? Đáp: Nếu định có mong cầu, gọi là định có nhiễm. Định không có nhiễm là sao? Đáp: Nếu định không có mong cầu, gọi là định không có nhiễm. Hỏi: Thế nào là định có mong cầu? Đáp: Là định sẽ nhận lấy. Hỏi: Thế nào là định không mong cầu? Đáp: Nếu định không phải sẽ nhận lấy, gọi là định không có mong Định sẽ nhận lấy là sao? Đáp: Nếu định có nhận lấy thì gọi là định sẽ nhận lấy. Hỏi: Thế nào là định không phải sẽ nhận lấy? Đáp: Nếu định không có nhận lấy, gọi là định không phải sẽ nhận Định có nhận lấy là sao? Đáp: Nếu định có sự vượt hơn, gọi là định có nhận lấy. Hỏi: Thế nào là định không có nhận lấy? Đáp: Nếu định không có sự vượt hơn, gọi là định không có nhận Định có sự vượt hơn là sao? Đáp: Nếu định có nhận lấy, gọi là định có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là định không có vượt hơn? Đáp: Nếu định không nhận lấy, gọi là định không có vượt hơn. Lại nữa, nếu định có, định khác vượt hơn, tốt đẹp vượt hơn, gọi là định có vượt hơn. Nếu định không có, định khác vượt hơn tốt đẹp vượt hơn, gọi là định không có vượt hơn. Lại nữa, nếu tu định rồi, Như Lai đối với tất cả pháp không có ngăn ngại, tri kiến có được là do năng lực tôn thắng, chính giác vô thượng, mười lực của Như lai, thành tựu, bốn vô sở úy. Đại từ, đại bi chuyển pháp luân, tự tại thành tựu, trừ định này, nếu định khác, gọi là định có vượt hơn. Nếu định được trừ ở trên, gọi là định không có vượt hơn. Hỏi: Thế nào là định thọ? Đáp: Nếu định trong gọi là định thọ. Không phải định thọ là sao? Đáp: Nếu định ngoài thì gọi là định chẳng phải thọ. Hỏi: Thế nào là định trong? Đáp: Nếu định thọ thì gọi là định trong. Định ngoài là sao? Đáp: Nếu định chẳng phải thọ, gọi là định ngoài. Hỏi: Thế nào là định có báo? Đáp: Nếu pháp báo của định, gọi là định có báo. Định không có báo là sao? Đáp: Nếu báo định, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo thì gọi là định không có báo. Hỏi: Thế nào là định của phàm phu chung? Đáp: Nếu định không phải phàm phu nhập, xuất, mà phàm phu cũng nhập xuất thì gọi là định của phàm phu chung. Định của phàm phu không chung là gì? Đáp: Nếu định không phải phàm phu nhập, xuất, gọi là định của phàm phu không chung. Hỏi: Thế nào là định chung của không phải phàm phu? Đáp: Nếu định mà phàm phu nhập, xuất không phải phàm phu cũng nhập xuất gọi là định chung của không phải phàm phu. Định không chung của không phải phàm phu là sao? Đáp: Nếu định mà phàm phu nhập, xuất không phải phàm phu thì nhập xuất, gọi là định không chung của không phải phàm phu. Hỏi: Thế nào là định Thanh văn chung? Đáp: Nếu định không phải Thanh văn nhập, xuất thì Thanh văn cũng nhập xuất, gọi là định của Thanh văn chung. Định của Thanh văn không chung là gì? Đáp: Nếu định không phải Thanh văn nhập, xuất Thanh văn thì không nhập, xuất, gọi là định của Thanh văn không chung. Hỏi: Thế nào là định chung của không phải Thanh văn? Đáp: Nếu định nhập, xuất của Thanh văn, không phải Thanh văn cũng nhập, xuất, gọi là định chung của không phải Thanh văn. Định không chung của không phải Thanh văn là thế nào? Đáp: Nếu định Thanh văn nhập, xuất, không phải Thanh văn không nhập xuất, gọi là định không chung của không phải Thanh văn. Định như ánh chớp là sao. Đáp: Nếu định ít, trụ ít, dừng lại thời gian một ít, như một ít ánh chớp, dừng lại một ít, định dừng lại trong một ít thời gian cũng như thế, gọi là định như ánh chớp. Hỏi: Thế nào là định như kim cương? Đáp: Nếu định vô lương, vô lương trụ trụ trong thời gian vô lương. Như vô lượng kim cương, vô lượng trụ, trụ trong thời gian vô lượng, định cũng như thế, gọi là định như kim cương. Lại nữa, nếu tu định rồi, dứt một ít phần phiền não, như là ánh chớp phát ra một ít lửa sáng từ trong mây, đủ sáng một phần bóng tối rồi tắt một cách nhanh chóng, định cũng như thế, nên gọi là định như ánh chớp. Nếu tu định rồi, dứt tất cả phiền não, hoặc thô hoặc vi, đều dứt diệt, như mũi kim cương khoan đá ngọc, đều thủng, định cũng như thế, gọi là định như kim cương. Lại nữa, nếu tu định, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, gọi là định như ánh chớp. Nếu tu định được quả A-la-hán, gọi là định như kim cương. Lại nữa, nếu tu định, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật gọi là định như ánh chớp. Nếu tu định, hoặc là định mà Như Lai đã tu, thấy biết được không ngăn ngại đối với tất cả pháp, do lực tôn thắng, chính giác vô thượng. mà mười lực của Như Lai, thành tựu bốn vô sở úy, đại từ, Đại Bi chuyển pháp luân, tự tại thành tựu, gọi là định Như kim cương. Hỏi: Thế nào là bất định được định? Đáp: Nếu định được, bất định được, khó được, khó gìn giữ, gọi là định được định. Định được định là gì? Đáp: Nếu định được, quyết định được, không khó được, gìn giữ dễ dàng, gọi là bất định được định. Hỏi: Thế nào là định có hành khó gìn giữ? Đáp: Nếu định được, bất định được, thì sẽ khó được, khó gìn giữ, vì không có do năng lực tôn quí tự tại, không như điều mình đã muốn, không theo điều mình mong muốn, không được hết điều mình đã mong muốn, có hành khó nhập xuất, như thuyền ngược nước khó đi, định cũng như thế, gọi là định có hành khó gìn giữ. Hỏi: Thế nào là định không có hành, dễ gìn giữ? Đáp: Nếu định, quyết định được, quyết định được không khó, để được, do sức tôn quý tự tại, như điều mình mong muống tùy ý muốn, được như điều mình mong muốn, không có hành mà nhập xuất, như chèo thuyền xuôi nước dễ đi, định cũng như thế, gọi là định không có hành dễ gìn giữ. Hỏi: Thế nào là tu định một phần? Đáp: Nếu tu định rồi, tưởng có ánh sáng, nhưng không thấy sắc. Nếu thấy sắc, thì không tưởng có ánh sáng, gọi là tu định một phần Tu định hai phần là sao? Đáp: Nếu tu định rồi, tưởng có ánh sáng, cũng thấy sắc, gọi là tu định hai phần. Lại nữa, nếu tu định rồi, sinh trí chỉ dứt phiền não, nếu dứt phiền não, không sinh trí, gọi là tu định một phần. Nếu tu định rồi, trí sinh có thể dứt phiền não, gọi là tu định hai phần.. Lại nữa, nếu tu định rồi, tận trí sinh, không phải trí vô sinh, gọi là tu định một phần. Nếu tu định rồi, tận trí sinh và trí vô sinh, gọi là tu định hai phần. Hỏi: Thế nào là định hữu tưởng? Đáp: Nếu định có cảnh giới, gọi là định Hữu tưởng. Định Vô tưởng là sao? Đáp: Nếu định không có cảnh giới, gọi là định Vô tưởng. Lại nữa, trừ định Vô tưởng, định Diệt tận, nếu định khác, gọi là định hữu tưởng, nếu định Vô tưởng, định Diệt tận, gọi là định Vô tưởng. Hỏi: Thế nào là định như sự? Đáp: Nếu pháp, như pháp, như trạng mạo, như tự tính, như tùy duyên mà khởi, như nhập xuất với nhau, gọi là định như sự. Định nhớ tưởng là sao? Đáp: Nếu pháp, như pháp tưởng, như trạng mạo, như tự tính, như tùy duyên mà khởi. Nếu như pháp tướng, nếu không phải nhập, xuất như pháp tướng thì gọi là định tưởng nhớ. Hỏi: Thế nào là định tưởng lìa sắc? Đáp: Nếu định lìa sắc tưởng hoặc định tưởng lìa sắc nhập, gọi là định của lìa sắc tưởng. Định của tưởng không lìa sắc là gì? Đáp: Nếu định nhập tưởng không lìa sắc, hoặc tưởng không lìa sắc mà nhập, gọi là định không lìa tưởng sắc. Lại nữa, nếu định của cõi Vô sắc, gọi là định của tưởng không lìa sắc, hoặc như định của cõi Sắc và của bậc Thánh, gọi là định của tưởng không lìa sắc. Hỏi: Thế nào là nhập định vượt hơn? Đáp: Nếu tám thắng nhập, gọi là nhập định vượt hơn. Định Nhất thiết nhập là sao? Đáp: Nếu mười nhất thiết nhập, gọi là định nhất thiết nhập. Hỏi: Thế nào là định có giác? Đáp: Nếu định tương ưng với giác, giác sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định có giác. Định không có giác là sao? Đáp: Nếu định không tương ưng với giác, giác không sinh chung, không trụ chung, không diệt chung, gọi là định không có giác. Hỏi: Thế nào là định có quán? Đáp: Nếu định quán tương ưng quán cộng sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định có quán. Định không có quán là gì? Đáp: Nếu định không tương ưng với quán, quán không sinh chung, trụ không chung, diệt không chung, gọi là định không có quán. Hỏi: Thế nào là định có hỷ? Đáp: Nếu định tương ưng với hỷ, hỷ sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định có hỷ. Định không có hỷ là gì? Đáp: Nếu định không phải tương ưng với hỷ, hỷ không sinh chung, trụ không chung, diệt không chung, gọi là định không có hỷ. Hỏi: Thế nào là định của vị chung? Đáp: Nếu định tương ưng với sự nhiễm ô, gọi là định của vị chung. Định của xả chung là sao? Đáp: Nếu định tương ưng với bất khổ bất lạc thọ, gọi là định của xả chung. Hỏi: Thế nào là định tương ưng với nhẫn? Đáp: Nếu định, nhẫn sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định tương ưng nhẫn. Không phải định tương ưng nhẫn là sao? Đáp: Nếu định không phải sinh chung, trụ chung, diệt chung với nhẫn, gọi là không phải định tương ưng với nhẫn. Hỏi: Thế nào là định tương ưng với trí? Đáp: Nếu định cùng chung trí sinh chung, trụ chung, diệt chung, gọi là định tương ưng trí. Hỏi: Thế nào là định không tương ưng với trí? Đáp: Nếu định không phải sinh chung, trụ chung, diệt chung với trí, gọi là không phải định tương ưng với trí. Hỏi: Thế nào là định mới của nhẫn? Đáp: Nếu Thánh định vô lậu, mà bậc Kiên tín, Kiên pháp, đã tu gọi là định, mới của nhẫn. Hỏi: Thế nào là định, mới của trí? Đáp: Nếu định Thánh vô lậu mà người kiến đạo đã tu, gọi là định mới của trí. Định sau cùng của dục là sao? Đáp: Nếu định sau cùng tương ưng với thức, gọi là định sau cùng của dục. Hỏi: Thế nào là định của sự sinh mới ? Đáp: Nếu định tương ưng với thức ban đầu, gọi là định của sự sinh mới. Định thiện là sao? Đáp: Nếu định tu, gọi là định thiện. Hỏi: Thế nào là định bất thiện? Đáp: Nếu định dứt, gọi là định bất thiện. Định vô ký là sao? Đáp: Nếu định thọ, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là định vô ký. Hỏi: Thế nào là định học? Đáp: Nếu định của bậc Thánh không phải Vô học, gọi là định học. học. Định Vô học là sao? Đáp: Nếu định của bậc Thánh không phải học, gọi là định Vô Hỏi: Thế nào là định không phải học, không phải Vô học? Đáp: Nếu định chẳng phải của bậc Thánh, gọi là định không phải học, không phải Vô học. Định báo là sao? Đáp: Nếu định thọ, nếu báo thiện của định, gọi là báo định. Hỏi: Thế nào là định của pháp báo? Đáp: Nếu định có báo, gọi là định của pháp báo. Định chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo là gì? Đáp: Nếu định vô ký, không thuộc về phần ngã, gọi là định chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo. Hỏi: Thế nào là định của kiến đoạn? Đáp: Nếu là định bất thiện, không phải tư duy đoạn, gọi là định của kiến đoạn. Định của tư duy đoạn là sao? Đáp: Nếu định bất thiện, không phải kiến đoạn, gọi là định của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là định không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu định thiện, vô ký, không gọi là định không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là định nhân của kiến đoạn? Đáp: Nếu định của kiến đoạn, hoặc pháp báo của kiến đoạn, gọi là định nhân của kiến đoạn. Định, nhân của tư duy đoạn là sao? Đáp: Nếu định là tư duy đoạn, hoặc pháp báo của tư, duy dứt thì gọi là định nhân của tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là định nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn? Đáp: Nếu định thiện, hoặc báo của pháp thiện, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là định, nhân của không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Hỏi: Thế nào là định phẩm hạ? Đáp: Nếu định bất thiện, gọi là định phẩm hạ. Định phẩm trung là sao? Đáp: Nếu định vô ký, gọi là định phẩm trung. Hỏi: Thế nào là định phẩm thượng? Đáp: Nếu định thiện, gọi là định phẩm thượng. Lại nữa, nếu định bất thiện, vô ký, gọi là định dưới, nếu định không phải thiện của bậc Thánh, gọi là định giữa, nếu định vô lậu của bậc Thánh, gọi là định trên. Định thô là gì? Đáp: Nếu định thuộc về cõi Dục, gọi là định thô. Hỏi: Thế nào là định tế? Đáp: Nếu định thuộc về cõi Sắc, hoặc không lệ thuộc, gọi là định tế. Hỏi: Thế nào là định vi? Đáp: Nếu định không thuộc cõi Vô sắc, gọi là định vi. Lại nữa, nếu định thuộc về cõi Dục, thuộc về cõi Sắc, gọi là định thô, nếu định thuộc về Không xứ, thuộc về nhức xứ, thuộc về bất dụng xứ, hoặc không lệ thuộc, gọi là định tế. Nếu định thuộc về Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là định vi. Lại nữa, nếu định thuộc về cõi Dục, thuộc về cõi Sắc, thuộc về Không xứ, thuộc về Thức xứ, thuộc về Bất dụng xứ, gọi là định thô. Nếu định không lệ thuộc, gọi là định tế. Nếu định thuộc về Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, gọi là định vi. Thế nào định có giác có quán? Định không giác có quán, định không giác, không quán? Định không, định Vô tướng, định Vô tác như đã nói rộng trong ba chi đạo của phẩm đạo. Hỏi: Thế nào là ba nguyện được định? Đáp: Nếu quả nguyện được định, hoặc nguyện được định, hoặc nguyện vắng lặng được định. Nếu Tỳ-kheo được một, hai, định, hoặc định Không, Vô tướng, Vô tác, Tỳ-kheo nghó rằng: Ta nên gần gũi, thường tu học định này, nguyện muốn được bốn quả Sa-môn. Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học, nguyện muốn được bốn quả Sa-môn. Tỳ- kheo gần gũi định, thường tu học, nguyện muốn được bốn quả Sa-môn. Nếu được định như thế, gọi là quả nguyện được định. Nếu Tỳ-kheo hành tinh tiến, siêng năng, hoặc có dục, không có dục, có tinh tiến, không có tinh tiến. Tỳ-kheo nghó rằng: Ta nên tu dục này và thân cận tinh tiến, thường tu học, tỳ-kheo muốn tinh tiến gần gũi thường tu học nên siêng năng, tinh tiến tâm định, nếu được định như thế, gọi là nguyện được định. Nếu Tỳ-kheo được một, hai, định, không được định, khó được, khó gìn giữ, Tỳ-kheo nghó rằng: Ta nên gần gũi, thường tu học định này, sao cho ta được do lực tôn quý tự tại. Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học khiến cho ngã được năng lực tôn quý tự tại. Nếu được định như thế, gọi là nguyện vắng lặng được định, gọi là ba nguyện được định. Hỏi: Thế nào là không phải ba nguyện được định? Đáp: Quả không nguyện được định, không nguyện được định, không vắng lặng được định. Nếu Tỳ-kheo được một, hai, định, hoặc định Không, Vô tướng, Vô tác, Tỳ-kheo không nghó rằng: Ta nên gần gũi thường tu học định này, không nguyện muốn được bốn quả Sa-môn. Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học, không nguyện muốn được quả Sa- môn. Tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học rồi, được quả Sa-môn. Nếu được định như thế, gọi là quả không nguyện được định. Nếu Tỳ-kheo siêng năng tinh tiến, tu hành, hoặc có dục, không có dục, có tinh tiến, không có tinh tiến, Tỳ-kheo không nghó rằng: Ta nên tu dục và gần gũi tinh tiến, thường tu học. Tỳ-kheo muốn và gần gũi tinh tiến, thường tu học, nên siêng năng tinh tiến tâm định. Nếu được định như thế, gọi là định không nguyện được. Nếu Tỳ-kheo được một, hai định, không được định, khó được, khó gìn giữ. Tỳ-kheo không nghó rằng: Ta nên gần gũi, thường tu học định này, sao cho ta được năng lực tôn quý tự tại tỳ-kheo gần gũi định, thường tu học khiến cho ngã được định do năng lực tôn quý tự tại. Nếu được định như thế, gọi là nguyện không vắng lặng được định, gọi là không phải ba nguyện được định. Hỏi: Thế nào là thân nội, quán định của thân nội? Đáp: Nếu Tỳ-kheo, tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại nội, nếu một chỗ pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên trong, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, được tâm định trụ chính trụ, gọi là thân nội quán định của thân nội. Hỏi: Thế nào là định thân ngoại quán thân ngoại? Đáp: Nếu Tỳ-kheo, tất cả pháp thuộc về sắc thân, bốn đại bên trong, hoặc một chỗ pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên ngoài quán vô thường, khổ, không, vô ngã, được định tâm trụ, chính trụ, gọi là định thân ngoại quán thân ngoại. Hỏi: Thế nào là định thân nội ngoại quán thân nội, ngoại? Đáp: Nếu Tỳ-kheo, tất cả pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên ngoại, nếu một chỗ pháp thuộc về sắc thân bốn đại bên ngoài quán vô thường, khổ, không vô ngã, được định tâm trụ chính trụ, gọi là định thân ngoại, quán thân nội ngoại. Hỏi: Thế nào là thọ trong quán định của tọ trong? Đáp: Nếu Tỳ-kheo tất cả thọ trong, hoặc một chỗ thọ trong, quán vô thường, khổ, không vô ngã, được định tâm trụ chính trụ, gọi là định thọ trong, quán thọ trong. Định thọ ngoài quán thọ ngoài là sao? Đáp: Nếu Tỳ-kheo, tất cả thọ ngoài, hoặc một chỗ thọ ngoài, quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Được định tâm trụ chính trụ, gọi là định thọ ngoài, quán thọ ngoài. Hỏi: Thế nào là định thọ nội ngoại, quán thọ nội ngoại? Đáp: Nếu tất cả thọ nội ngoại của Tỳ-kheo, hoặc thọ nội ngoại của một chỗ, quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Được định tâm trụ chính trụ, gọi là định thọ nội ngoại, quán thọ nội ngoại. Hỏi: Thế nào là định tâm nội quán tâm nội? Đáp: Nếu tất cả nội tâm của Tỳ-kheo, hoặc nội tâm của một chỗ, quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Được định tâm trụ chính trụ, gọi là định tâm nội quán tâm nội. Hỏi: Thế nào là định tâm ngoài quán tâm ngoài? Đáp: Nếu tất cả tâm ngoài của Tỳ-kheo, hoặc tâm ngoại của một chỗ, quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Được định tâm trụ chính trụ, gọi là định tâm ngoài quán tâm ngoài. Định tâm nội ngoại quán tâm nội, ngoại là sao? Đáp: Nếu tất cả tâm nội ngoại của Tỳ-kheo, hoặc tâm nội ngoại của một chỗ, quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Được định tâm trụ chính trụ, gọi là định tâm nội ngoại, quán tâm nội ngoại. Hỏi: Thế nào là định pháp nội quán pháp nội? Đáp: Nếu Tỳ-kheo trừ pháp thuộc về sắc thân bốn đại và tất cả pháp nội khác của tâm thọ, hoặc pháp nội của một chỗ, quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Được định tâm trụ chính trụ, gọi là định pháp nội quán pháp nội. Hỏi: Thế nào là định pháp ngoại, quán pháp ngoại? Đáp: Nếu Tỳ-kheo trừ pháp thuộc về sắc thân bốn đại và tất cả pháp ngoại khác của tâm thọ, hoặc một chỗ pháp ngoại, quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Được định tâm trụ chính trụ, gọi là định pháp ngoại quán pháp ngoại. Định pháp nội, ngoại quán pháp nội, ngoại là sao? Đáp: Nếu Tỳ-kheo trừ pháp thuộc về sắc thân bốn đại và tất cả pháp nội ngoại khác của tâm thọ, hoặc pháp nội ngoại của một chỗ, quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Được định tâm trụ chính trụ, gọi là định pháp nội ngoại quán pháp nội ngoại. Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới nội? Đáp: Tư duy pháp nội, hoặc định sinh, gọi là định của cảnh giới nội. Định của cảnh giới ngoại là sao? Đáp: Tư duy pháp ngoại, hoặc định phát sinh, gọi là định của cảnh giới ngoại. Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới nội, ngoại? Đáp: Tư duy pháp nội ngoại, hoặc định sinh, gọi là định của cảnh giới nội, ngoại. Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới chúng sinh? Đáp: Không có định, của cảnh giới chúng sinh. Lại nữa, nếu dùng từ, bi, hỷ, xả để tư duy chúng sinh, nếu phát sinh định, gọi là định cảnh giới chúng sinh. Định của cảnh giới sắc là thế nào? Đáp: Tư duy sắc pháp, nếu định phát sinh, gọi là định của cảnh giới sắc. Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới vô sắc? Đáp: Tư duy pháp vô sắc, nếu định phát sinh, gọi là định của cảnh giới vô sắc. Định của cảnh giới chúng sinh là sao? Đáp: Như trên đã nói. Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới hữu vi? Đáp: Tư duy pháp hữu vi, nếu định sinh, gọi là định của cảnh giới hữu vi. Định của cảnh giới vô vi là sao? Đáp: Tư duy pháp vô vi, nếu định sinh, gọi là định của cảnh giới vô vi. Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới chúng sinh? Đáp: Như trên đã nói. Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới pháp? Đáp: Tư duy pháp, nếu định sinh, gọi là định của cảnh giới pháp. Định không có cảnh giới là sao? Đáp: Không có định không có cảnh giới. Lại nữa, tư duy pháp quá khứ, vị lai, nếu định sinh, gọi là định không có cảnh giới. Hỏi: Thế nào là định ít? Đáp: Nếu định ít, trụ ít, trụ trong ít, gọi là định ít. Định trung bình là sao? Đáp: Nếu định trung bình, trụ trung bình, trụ trung gian, gọi là định trung bình. Hỏi: Thế nào là định vô lượng? Đáp: Nếu định vô lượng, trụ vô lượng, trụ trong khoảng vô lượng, gọi là định vô lượng. Lại nữa, nếu định ít, trụ ít, cảnh giới ít, êm ái thì gọi là định ít. Nếu định trung bình, trụ trung bình, cảnh giới êm ái trung bình, gọi là định trung bình. Nếu định trụ vô lượng, vượt trội vô lượng, cảnh giới vô lượng, gọi là định vô lượng. Định của cảnh giới ít là sao? Đáp: Nếu định duyên một chúng sinh, một pháp, một hành, nên sinh, trừ Như Lai và Niết-bàn, gọi là định của cảnh giới ít. Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới trung bình? Đáp: Nếu định duyên chúng sinh hữu lượng, vì pháp hữu lượng nên sinh, trừ Như Lai và Niết-bàn, gọi là định của cảnh giới trung bình. Định của cảnh giới vô lượng là sao? Đáp: Nếu định duyên vô lượng chúng sinh, vô lượng pháp, Như Lai và Niết-bàn cho nên sinh, gọi là định của cảnh giới vô lượng. Hỏi: Thế nào là định ít, cảnh giới ít? Đáp: Nếu định duyên ít, trụ ít, mềm dịu, duyên với một chúng sinh, một pháp, một hành nên sinh, trừ Như Lai và Niết-bàn, gọi là định ít cảnh giới ít. Định ít, cảnh giới trung bình là gì? Đáp: Nếu định duyên trụ ít, êm ái ít, duyên chúng sinh hữu lượng, pháp hữu lượng, cho nên sinh, trừ Như Lai và Niết-bàn, gọi là định ít cảnh giới trung bình. Hỏi: Thế nào là định ít, cảnh giới vô lượng? Đáp: Nếu định duyên trụ ít, êm ái ít, duyên chúng sinh vô lượng pháp vô lượng, Như Lai và Niết-bàn, cho nên sinh, gọi là định ít cảnh giới vô lượng. Hỏi: Thế nào là định trung bình, cảnh giới ít? Đáp: Nếu định duyên trụ trung bình, êm ái trung bình, duyên một chúng sinh, một pháp, một hành, cho nên sinh, trừ Như Lai và Niết-bàn, gọi là định trung bình, cảnh giới ít. Hỏi: Thế nào là định trung bình, cảnh giới trung bình? Đáp: Nếu định duyên trụ trung bình, êm ái trung bình, duyên chúng sinh hữu lượng pháp hữu lượng cho nên sinh, trừ Như Lai và Niết-bàn, gọi là định trung bình, cảnh giới trung bình. Định trung bình, cảnh giới vô lượng là sao? Đáp: Nếu định duyên trụ trung bình, êm ái trung bình, duyên chúng sinh, vô lượng, pháp vô lượng, Như Lai và Niết-bàn, cho nên sinh thì gọi là định trung bình, cảnh giới vô lượng. Hỏi: Thế nào là định vô lượng, cảnh giới ít? Đáp: Nếu định duyên trụ vô lượng, vượt hơn vô lượng, duyên một chúng sinh, một pháp, một hành, trừ Như Lai và Niết-bàn, gọi là định vô lượng, cảnh giới ít. Định vô lượng, cảnh giới trung bình là sao? Đáp: Nếu định duyên trụ vô lượng, vượt hơn vô lượng, duyên chúng sinh hữu lượng, pháp hữu lượng, trừ Như Lai và Niết-bàn, nên gọi là định vô lượng, cảnh giới trung bình. Hỏi: Thế nào là định vô lượng, cảnh giới vô lượng? Đáp: Nếu định duyên trụ vô lượng, vượt hơn vô lượng, chúng sinh vô lượng, pháp vô lượng, Như Lai và Niết-bàn, gọi là định vô lượng, cảnh giới vô lượng. Định trụ ít là sao? Đáp: Nếu định trụ trong thời gian ít, như trong khoảnh khắc búng ngón tay, hoặc nhiều hơn, không phải như trong khoảng vắt sữa bò, hoặc lâu hơn, gọi là định trụ ít. Hỏi: Thế nào là định trụ trung bình? Đáp: Nếu định trụ trong thời gian trung bình, như khoảng thời gian vắt sữa bò, hoặc lâu hơn, không phải bảy ngày, hoặc lâu hơn, gọi là định trụ trung bình. Định trụ vô lượng là sao? Đáp: Nếu định trụ trong thời gian vô lượng, bảy ngày, hoặc lâu hơn thì gọi là định trụ vô lượng. Hỏi: Thế nào là định ít, trụ ít? Đáp: Nếu định cảnh giới ít, mềm dịu ít, hoặc trụ trong khoảng thời gian ít, như trong búng khảy ngón tay, hoặc lâu hơn, không phải như trong khoảng thời gian vắt sữa bò hoặc lâu hơn, gọi là định ít, trụ ít. Định ít, trụ trung bình, là thế nào? Đáp: Nếu định cảnh giới ít, mềm dịu ít, nếu trụ trong khoảng thời gian trung bình, như trong khoảng vắt sữa bò, hoặc lâu hơn, không phải bảy ngày, hoặc lâu hơn, gọi là định ít, trụ trung bình. Hỏi: Thế nào là định ít, trụ vô lượng? Đáp: Nếu định cảnh giới ít, mềm dịu ít, hoặc trụ trong thời gian vô lượng, bảy ngày, hoặc lâu hơn, gọi là định ít, trụ vô lượng. Hỏi: Thế nào là định trung bình, trụ ít? Đáp: Nếu định mềm dịu trung bình, cảnh giới trung bình hoặc trụ trong thời gian ít như khoảng búng ngón tay, hoặc lâu hơn, không phải khoảng vắt sữa bò, hoặc lâu hơn. Định trung bình, trụ trung bình là sao? Đáp: Nếu định mềm dịu trung bình, cảnh giới trung bình hoặc trụ thời gian trung bình, như trong khoảng vắt sữa bò, hoặc lâu hơn, không phải bảy ngày, hoặc lâu hơn, gọi là định trung bình, trụ trung bình. Hỏi: Thế nào là định trung bình, trụ vô lượng? Đáp: Nếu định mềm dịu trung bình, cảnh giới trung bình hoặc trụ trong thời gian vô lượng, bảy ngày, hoặc lâu hơn, gọi là định trung bình, trụ vô lượng. Định vô lượng, trụ ít là sao? Đáp: Nếu định có cảnh giới vô lượng, sự vượt hơn vô lượng, như trụ trong thời gian ít, như khoảng búng ngón tay hoặc lâu hơn, không phải như khoảng vắt sữa bò, hoặc lâu hơn, gọi là định vô lượng, trụ ít. Hỏi: Thế nào là định vô lượng trụ trung bình? Đáp: Nếu định có cảnh giới vô lượng, vượt hơn vô lượng, trụ trong khoảng thời gian ít, như thời gian vắt sữa bò, hoặc lâu hơn, không phải bảy ngày, hoặc lâu hơn, gọi là trụ trong định vô lượng. Định vô lượng, trụ vô lượng là sao? Đáp: Nếu cảnh giới vô lượng, sự vượt hơn vô lượng, trụ trong thời gian vô lượng, bảy ngày, hoặc lâu hơn, gọi là định vô lượng, trụ vô lượng. Thế nào định quá khứ? Đáp: Nếu định sinh rồi diệt, gọi là định quá khứ. Định vị lai là sao? Đáp: Nếu định chưa sinh, chưa xuất, gọi là định vị lai. Hỏi: Thế nào là định hiện tại? Đáp: Nếu định sinh chưa diệt, gọi là định hiện tại. Định của cảnh giới quá khứ là sao? Đáp: Tư duy pháp quá khứ, nếu định sinh ra, thì gọi là định của cảnh giới quá khứ. Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới vị lai? Đáp: Tư duy pháp vị lai, nếu định sinh ra thì gọi là định của cảnh giới vị lai. Định của cảnh giới hiện tại là gì? Đáp: Tư duy pháp hiện tại, nếu định sinh ra thì gọi là định của cảnh giới hiện tại. Hỏi: Thế nào là định của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại? Đáp: Tư duy pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại nếu định sinh ra thì gọi là định của cảnh giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Hỏi: Thế nào là định thuộc về cõi Dục? Đáp: Nếu định là dục lậu, hữu lậu, gọi là định thuộc về cõi Dục. Định thuộc về cõi Sắc là sao? Đáp: Nếu định là hữu lậu, sắc lậu, gọi là định thuộc về cõi Sắc. Hỏi: Thế nào là định thuộc về cõi Vô sắc. Đáp: Nếu định là hữu lậu, vô sắc lậu, gọi là định thuộc về cõi Vô sắc. Định không lệ thuộc là sao? Đáp: Nếu định vô lậu của bậc Thánh, gọi là định không lệ thuộc. Hỏi: Thế nào là định tác không phải ly? Đáp: Nếu định chẳng phải Thánh có báo, gọi là định tác, không phải ly. Định ly không phải tác là sao? Đáp: Nếu định Thánh có báo, có công năng dứt trừ phiền não, gọi là định ly không phải tác. Hỏi: Thế nào là định tác ly? Đáp: Không có một định, hoặc tác, hoặc ly: nếu định tác thì không phải ly, nếu định ly, thì chẳng phải tác, gọi là định tác ly. Thế nào là định phi tác phi ly, trừ định tác ly hoặc định khác, gọi là định phi tác, phi ly. Lại nữa, định tác chẳng phải ly, nếu định có báo của cõi Dục, gọi là định tác không phải ly. Nếu định Thánh có báo, có công năng dứt trừ phiền não, gọi là định ly không phải tác. Nếu tu định dứt trừ phiền não cõi Dục, thọ thân cõi Sắc, vô sắc, gọi là định tác ly. Nếu định không có báo, hoặc định của Thánh có báo, chẳng dứt trừ phiền não, gọi là định phi tác, phi ly, nhận lấy định không phải xuất, xuất định không phải nhận, xuất, nhận lấy định, không phải nhận không phải xuất định, định có nhiễm, không phải lìa nhiễm, định lìa nhiễm, không phải có nhiễm, định có nhiễm, lìa nhiễm, định không phải có nhiễm, không phải lìa nhiễm, định có ách, không phải lìa ách, định lìa ách, không phải có ách, định có ách, lìa ách, định không phải có ách, không phải lìa ách cũng như thế. Định của quả trí, không phải quả dứt là sao? Đáp: Nếu tu định sinh trí, không có công năng dứt trừ phiền, não, gọi là định của quả trí, không phải quả dứt. Hỏi: Thế nào là định của quả dứt, không phải quả trí? Đáp: Nếu tu định, dứt phiền não, không sinh trí, thì gọi là định của quả dứt, không phải quả trí. Thế nào là định của quả trí, quả đoạn? Đáp: Không nhất định: hoặc quả trí, hoặc quả dứt, nếu định của quả trí, không phải quả dứt, nếu định của quả dứt, chẳng phải quả trí, gọi là định của quả dứt, quả trí. Hỏi: Thế nào là định không phải quả trí, không phải quả đoạn? Đáp: Trừ định của quả trí, quả dứt, nếu định khác, gọi là định không phải quả trí, không phải quả dứt. Lại nữa, định của quả trí, không phải quả dứt. Nếu tu định được năm thông, chẳng phải của bậc Thánh, hoặc một, hoặc hai, gọi là định của quả trí, không phải quả dứt. Nếu tu định được quả Tư-đà-hàm, gọi là định của quả dứt, không phải quả trí. Nếu tu định, được quả Tu-đà- hoàn, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là định của quả trí, quả dứt. Nếu định không có báo, hoặc định có báo, không phải sinh trí, không có công năng dứt trừ phiền não, gọi là định không phải quả trí, không phải quả dứt. Định của quả trí, không phải định của quả đắc, định của quả đắc, không phải quả trí, định của quả trí, quả đắc, không phải định của quả trí, không phải định của quả đắc, cũng như thế. Hỏi: Thế nào là tận định, không phải giác? Đáp: Nếu tu định, dứt trừ phiền não, không sinh trí, gọi là tận định, không phải giác. Định giác không phải tận là sao? Đáp: Nếu tu định, sinh trí, không dứt trừ phiền não, gọi là định giác không phải tận. Hỏi: Thế nào là định của giác tận? Đáp: Không nhất định, hoặc tận, hoặc giác, hoặc tận định không phải giác, hoặc định giác không phải tận, gọi là định của tận giác. Định không phải tận, không phải giác là sao? Đáp: Trừ định tận giác, nếu định khác thì gọi là định không phải tận, không phải giác. Lại nữa, nếu tu định, đã được quả Tư-đà-hàm, gọi là tận định không phải giác. Nếu tu định được, năm thông chẳng phải của bậc Thánh, hoặc một, hoặc hai, gọi là định giác không phải tận. Nếu tu định được quả Tu-đà-hoàn, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, gọi là định của tận giác. Nếu định chẳng phải báo, hoặc định có báo, không có công năng dứt trừ phiền não, không sinh trí, gọi là định không phải tận, không phải giác, định tiến, không phải giải, định giải không phải tiến, định tiến, giải, không phải định tiến giải cũng như thế. Hỏi: Thế nào là định của phần lùi sụt? Đáp: Nếu định bất thiện, gọi là định của phần lùi sụt. Định của phần trụ là sao? Đáp: Nếu định vô ký, gọi là định của phần trụ. Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởng? Đáp: Nếu định không phải thiện của bậc Thánh, gọi là định của phần tăng trưởng. Định của phần tiến là sao? Đáp: Nếu định của bậc Thánh có báo, có công năng dứt trừ phiền não, gọi là định của phần tiến. Lại nữa, nếu tu định lùi sụt, chẳng phải pháp thiện của bậc Thánh, không phải trụ, không tăng trưởng, gọi là định của phần lui sụt. Nếu tu định chẳng phải pháp lành của bậc Thánh, trụ không lui sụt, không tăng trưởng gọi là định của phần trụ. Nếu định tương ưng với tiến chung, gọi là định của phần tiến. Hỏi: Thế nào là định của phần lùi sụt, không phải phần trụ? Đáp: Nếu định có sự lùi sụt thì không phải trụ, gọi là định của phần lùi sụt, không phải phần trụ. Định của phần trụ, không phải phần lùi sụt là gì? Đáp: Nếu trụ định, không phải lùi sụt, gọi là định của phần trụ, không phải phần lùi sụt. Hỏi: Thế nào là định của phần trụ, phần lùi sụt? Đáp: Không nhất định phần lùi sụt, phần trụ, hoặc phần lùi sụt không phải phần trụ, hoặc phần trụ, không phải phần lùi sụt, gọi là định của phần trụ, phần lùi sụt. Định không phải phần lùi sụt, không phải phần trụ là gì? Đáp: Trừ định của phần trụ, phần lùi sụt, nếu định khác, gọi là định không phải phần lùi sụt, không phải phần trụ. Hỏi: Thế nào là định của phần lùi sụt, không phải phần tăng trưởng? Đáp: Nếu định có lùi sụt, không phải tăng trưởng, gọi là định của phần lùi sụt, không phải phần tăng trưởng. Định của phần tăng trưởng, không phải phần lùi sụt là gì? Đáp: Nếu định tăng trưởng, không phải lùi sụt, gọi là định của phần tăng trưởng, không phải phần lùi sụt. Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởng, phần lùi sụt? Không có nhất định phần lùi sụt, phần tăng trưởng, nếu là phần tăng trưởng thì không phải phần lùi sụt, gọi là định của phần tăng trưởng, phần lùi sụt. Hỏi: Thế nào là định không phải phần lùi sụt, không phải phần tăng trưởng? Đáp: Trừ phần lùi sụt, phần tăng trưởng, nếu định khác, gọi là định không phải phần lùi sụt, không phải phần tăng trưởng. Định của phần lùi sụt, không phải phần tiến là sao? Đáp: Nếu định có lùi sụt, không phải tiến, gọi là định của phần lùi sụt, không phải phần tiến. Hỏi: Thế nào là định của phần tiến, không phải phần lùi sụt? Đáp: Nếu định có tiến không lùi sụt, gọi là định của phần tiến, không phải phần lùi sụt. Hỏi: Thế nào là định của phần tiến, phần lùi sụt? Đáp: Không có nhất định phần lùi sụt, phần tiến, vì nếu định của phần lùi sụt, thì không phải định của phần tiến, nếu định của phần tiến, thì không phải phần lùi sụt, gọi là định của phần tiến, phần lùi sụt. Hỏi: Thế nào là không phải định phần lùi sụt, không phải định của phần tiến? Đáp: Trừ định của phần lùi sụt, phần tiến, nếu định khác, gọi là định không phải phần lùi sụt, không phải phần tiến. Định của phần trụ, không phải phần tăng trưởng là thế nào? Đáp: Nếu định có trụ, không phải tăng trưởng, gọi là định của phần trụ, không phải phần tăng trưởng. Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởng, không phải của phần trụ? Đáp: Nếu định có tăng trưởng, gọi là định của phần tăng trưởng, không phải phần trụ. Định của phần trụ phần tăng trưởng, là sao? Đáp: Không nhất định phần trụ, phần tăng trưởng, vì nếu là định của phần trụ, thì không phải định của phần tăng trưởng, nếu phần trụ phần tăng trưởng thì không phải, gọi là định của phần tăng trưởng, phần trụ. Hỏi: Thế nào là không phải định của phần trụ, không phải định của phần tăng trưởng? Trừ định của phần trụ, phần tăng trưởng, nếu định khác, gọi là không phải định của phần trụ, không phải định của phần tăng trưởng. Định của phần trụ không phải phần tiến là gì? Đáp: Nếu định có trụ không phải tiến, gọi là định của phần trụ, không phải phần tiến. Hỏi: Thế nào là định của phần tiến, không phải định của phần trụ? Đáp: Nếu tiến không phải trụ, gọi là định của phần tiến, không phải phần trụ. Hỏi: Thế nào là định của phần tiến, phần trụ? Đáp: Không nhất định, hoặc phần trụ, hoặc phần tiến: nếu định của phần trụ, thì không phải phần tiến, nếu định của phần tiến, thì không phải phần trụ, gọi là định của phần trụ, phần tiến. Không phải định của phần trụ, không phải định của phần tiến là sao? Đáp: Trừ định của phần trụ, phần tiến, nếu định khác, gọi là định không phải phần trụ, không phải phần tiến. Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởng, không phải phần tiến? Đáp: Nếu định có tăng trưởng, không phải tiến, gọi là định của phần tăng trưởng, không phải phần tiến. Định của phần tiến không phải tăng trưởng là sao? Đáp: Nếu định có tiến không phải tăng trưởng, gọi là định của phần tiến, không phải phần tăng trưởng. Hỏi: Thế nào là định của phần tăng trưởngï phần tiến,? Đáp: Không nhất định, hoặc phần tăng trưởng, hoặc phần tiến: nếu định của phần tăng trưởng, thì không phải phần tiến, nếu định của phần tiến, thì không phải phần tăng trưởng, gọi là định của phần tăng trưởng phần tiến. Không phải phần tăng trưởng, không phải định của phần tiến là sao? Đáp: Trừ định của phần tăng trưởngï, phần tiến, nếu định khác, gọi là định không phải phần tăng trưởngï, không phải phần tiến. Bốn niệm xứ, bốn chính cần, bốn thần túc, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn hướng, bốn quả, bốn tu định, bốn dứt, năm căn, năm lực, năm giải thoát nhập, năm cõi xuất, năm định quán, năm pháp sinh giải thoát, sáu niệm, sáu không, sáu cõi xuất, sáu pháp phần minh, sáu pháp của căn đẹp lòng, sáu chính giác không có hỷ, bảy giác, bảy tưởng, bảy định cần thiết, tám chính đạo, tám giải thoát, tám xứ tốt đẹp, chín diệt, chín định thứ đệ diệt, chín tưởng, mười tưởng, mười chính pháp, mười tất cả nhập, mười một giải thoát nhập, như phẩm đạo trên đã nói rộng.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 97