<經 id="n1543">LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1543 LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử. Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm. Bài tụng tám Kiền Độ: Trí - hành - kiết sử - tạp, Kiến - định - căn - bốn đại. <卷>QUYỂN 1 Kiền độ thứ 1: TẠP Pháp thứ nhất thế gian, Người - trí - ái - cung kính, Sắc - vô tàm - không nghĩa, Phẩm tư - nói sau cuối. <詞>Phẩm 1: PHÁP THỨ NHẤT CỦA THẾ GIAN Thế nào là pháp thứ nhất của thế gian? Vì sao nói đó là pháp thứ nhất của thế gian? Pháp thứ nhất của thế gian hệ thuộc những cõi nào? Nói hệ thuộc vào cõi Dục chăng? Hệ thuộc vào cõi Sắc chăng? Hệ thuộc vào cõi Vô sắc chăng? Pháp thứ nhất của thế gian phải nói là có giác có quán chăng, không có giác có quán, không có giác có quán chăng? Pháp thứ nhất của thế gian phải nói là tương ưng với lạc căn chăng, tương ưng với hỷ căn, hộ căn chăng? Pháp thứ nhất của thế gian phải nói là một tâm chăng, phải nói là rất nhiều tâm chăng? Pháp thứ nhất của thế gian phải nói là thoái lui, không thoái lui chăng? Thế nào là đảnh? Thế nào là đảnh đọa? Thế nào là noãn? Hai mươi thân kiến này, có bao nhiêu ngã kiến, bao nhiêu ngã sở kiến? Có bao nhiêu kiến như vô thường mà nói có thường? Đối với năm kiến này thì đoạn những kiến nào, đoạn những đế nào? Kiến này nếu vô thường mà nói có thường; nếu khổ mà thấy vui, nếu vui mà thấy khổ; nếu bất tịnh mà thấy tịnh, nếu tịnh mà thấy bất tịnh; nếu vô ngã mà thấy có ngã; nếu vô nhân mà thấy có nhân, nếu có nhân mà thấy vô nhân; nếu có mà thấy không có, nếu không có mà thấy có; đối với năm kiến này thì đoạn những kiến nào, đoạn những đế nào? nghĩa về kiến này ở Chương này nguyện giải thích đầy đủ. Hỏi: Thế nào là pháp thứ nhất của thế gian? Đáp: Các tâm-tâm pháp theo thứ lớp- vượt thứ lớp mà nhận lấy quả chứng được, đó gọi là pháp thứ nhất của thế gian. Lại có thuyết nói: “Đối với năm căn theo thứ lớp - vượt thứ lớp mà nhận lấy quả chứng được, đó gọi là pháp thứ nhất của thế gian.” Theo nghĩa tôi nói, tâm và tâm pháp lần lượt vượt trình tự rồi nhận lấy quả chứng được, thì gọi là pháp thứ nhất của thế gian. Hỏi: Vì lẽ gì mà nói đó là pháp thứ nhất của thế gian? Đáp: Tâm-tâm pháp như vậy, đối với các tâm-tâm pháp còn lại của thế gian là tối thượng, vì không có khả năng theo kịp, cho nên gọi là pháp thứ nhất của thế gian. Hơn nữa, tâm-tâm pháp này đã từ bỏ các việc của phàm phu đạt được Thánh pháp, đã lìa bỏ việc tà đạt được chính pháp. Ở trong chính pháp, vượt qua trình tự mà nhận lấy quả chứng. Do nghĩa này cho nên nói là pháp thứ nhất của thế gian. Hỏi: Pháp thứ nhất của thế gian hệ thuộc vào những cõi nào? Nên nói là hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc chăng? Đáp: Pháp thứ nhất của thế gian, nên nói là hệ thuộc cõi Sắc, chứ không phải hệ thuộc cõi Dục, không phải hệ thuộc cõi Vô sắc. Vì lẽ gì mà pháp thứ nhất của thế gian không nên nói là hệ thuộc cõi Dục? Bởi vì đạo cõi Dục không đoạn trừ được những triền cái, cũng không thể trừ bỏ các kiết của cõi Dục, mà chính là do đạo cõi Sắc mới đoạn trừ được triền cái, cũng có thể loại trừ các kiết của cõi Dục. Vì lẽ, nếu đạo cõi Dục mà đoạn trừ được triền cái, thì cũng có thể loại trừ các kiết của cõi Dục. Như thế, pháp thứ nhất của thế gian nên nói là hệ thuộc cõi Dục, nhưng không dùng đạo cõi Dục đoạn được triền cái, cũng không thể loại trừ các kiết cõi Dục, mà đạo cõi Sắc đoạn trừ được triền cái, cũng có công năng loại trừ các kiết cõi Dục. Vì lý do này cho nên pháp thứ nhất của thế gian không nên nói là hệ thuộc cõi Dục. Vì lẽ gì mà pháp thứ nhất của thế gian, không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc? Ở trong pháp bằng nhau vượt qua trình tự mà nhận lấy quả chứng, trước hết phải từ cõi Dục, đối với khổ tư duy về khổ, sau đó với cõi Sắc - Vô sắc cũng đồng nhau. Nếu Thánh đạo khởi thì trước hết phải thực hiện các việc ở cõi Dục, sau mới đồng với cõi Sắc - Vô sắc. Giả sử vượt qua trình tự mà nhận lấy quả chứng ở trong pháp đồng đẳng, thì trước hết ở cõi Vô sắc, đối với khổ tư duy về khổ, sau đó đồng với cõi Dục-Sắc. Nếu Thánh đạo khởi thì trước tiên phải thực hiện công việc của cõi Vô sắc, sau đó đồng với cõi Dục-Sắc. Như thế, pháp thứ nhất của thế gian, không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc, nhưng trong pháp đồng đẳng vượt qua trình tự mà nhận lấy quả chứng, trước hết từ cõi Dục đối với khổ nghó là khổ, sau đó ở cõi Sắc-Vô sắc cũng như nhau. Nếu Thánh đạo khởi thì trước hết là thực hiện các việc ở cõi Dục, sau đó cõi Sắc -Vô sắc giống nhau. Vì duyên cớ này cho nên pháp thứ nhất của thế gian, không nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại nữa, nhập định vô sắc trừ khử tưởng sắc, không dùng tưởng vô sắc để phân biệt cõi Dục, như duyên khổ pháp nhẫn cũng là duyên pháp thứ nhất của thế gian. Hỏi: Pháp thứ nhất của thế gian, nên nói là có giác- có quán chăng? Không có giác- có quán chăng? Không có giác- không có quán chăng? Đáp: Pháp thứ nhất của thế gian hoặc có giác- có quán; hoặc không có giác - có quán; hoặc không có giác- không có quán. Thế nào là có giác - có quán? Dựa vào Tam-muội có giác-có quán, đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là có giác-có quán. Thế nào là không có giác-có quán? Dựa vào Tam-muội không có giác-có quán, đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là không có giác-có quán. Thế nào là không có giác- không có quán? Dựa vào Tam-muội không có giác - không có quán, đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là không có giác- không có quán. Hỏi: Pháp thứ nhất của thế gian, nên nói là tương ưng với lạc căn chăng? Tương ưng với hỷ căn - hộ căn chăng? Đáp: Pháp thứ nhất của thế gian hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với hộ căn. Thế nào là tương ưng với lạc căn? Dựa vào tam thiền đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là tương ưng với lạc căn. Thế nào là tương ưng với hỷ căn? Dựa vào sơ thiền- nhị thiền, đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là tương ưng với hỷ căn. Thế nào là tương ưng với hộ căn? Dựa vào thiền vị lai, dựa vào thiền trung gian, dựa vào tứ thiền, đạt được pháp thứ nhất của thế gian, thì gọi là tương ưng với hộ căn. Hỏi: Pháp thứ nhất của thế gian, nên nói là một tâm hay là nhiều tâm chăng? Đáp: Pháp thứ nhất của thế gian, nên nói là một tâm chứ không phải là nhiều tâm. Vì lẽ gì mà pháp thứ nhất của thế gian, nói là một tâm chứ không phải nhiều tâm? Nếu trung gian pháp thứ nhất của thế gian, không khởi lên pháp thế gian khác thì chỉ có vô lậu. Nếu đang khởi lên thì hoặc nhỏ, hoặc bằng nhau, hoặc vi diệu. Giả sử nhỏ thì không vượt qua trình tự mà thủ chứng. Vì sao? Vì không thể lấy sự thoái lui đạo trong pháp bình đẳng để vượt qua trình tự mà thủ chứng. Nếu đang khởi lên bằng nhau thì cũng không vượt qua trình tự để thủ chứng. Vì sao? Vì vốn không thể dùng đạo này mà vượt qua trình tự để thủ chứng. Nếu đang là vi diệu, thì pháp niệm của tâm-tâm sở trước kia, lúc này không phải là pháp đệ nhất thế gian. Nếu pháp niệm của tâm-tâm sở sau đó, thì lúc ấy là pháp đệ nhất thế gian. Hỏi: Pháp đệ nhất thế gian, nên nói là thoái lui hay không thoái lui chăng? Đáp: Pháp đệ nhất thế gian là không thoái lui. Vì sao pháp đệ nhất thế gian là không thoái lui? Pháp đệ nhất thế gian có nghĩa là đế thuận, đế mãn, đế biện, không có chỗ thiếu sót rỗng không, không có sở hữu, không khởi ngần ấy tâm, không tư duy được. Ví như những kẻ phàm phu phải vượt qua sông - núi- hang động, qua được những chỗ nguy hiểm ấy thì trong khoảnh khắc, thân tâm cương quyết phải tới chứ không thể nào quay trở lại. Pháp đệ nhất thế gian cũng vậy. Đế thuận - đế mãn - đế biện không có chỗ rỗng thiếu, không có sở hữu, không khởi ngần ấy tâm, không suy nghó được. Ví như năm dòng chảy lớn: Hằng-ca. Đảm-phù-na. Tát-lao. Y-la-bạt-đề. Ma-hê. Đều chảy vào biển cả, không gì có khả năng cắt đứt dòng chảy, không gì có khả năng cách ngăn, nghĩa là đều chảy tới biển cả, biển tràn đầy và biển bao la; pháp đệ nhất thế gian cũng lại như thế, thuận đế - mãn đế - biện đế, không có chỗ thiếu sót rỗng không, không có sở hữu, không khởi ngần ấy tâm, không tư duy được. Lại nữa, pháp đệ nhất thế gian ở trung gian khổ pháp nhẫn, không có một pháp nào nhanh chóng hơn tâm. Ngay từ bây giờ, không gì có khả năng chế ngự, không tư duy được. Vì vậy cho nên pháp đệ nhất thế gian nên nói là không thoái lui. Hỏi: Thế nào là pháp đảnh? Đáp: Ví như một khoảnh khắc thời gian, hoan hỷ hướng về Phật- Pháp- Tăng, như Đức Thế Tôn nói: “Cùng mười sáu Bà-la-môn nói về các Ma na, như trong một khoảnh khắc hoan hỷ hướng về Phật- Pháp- Tăng.” Đó gọi là pháp đảnh. Hỏi: Pháp đảnh thoái lui là sao? Đáp: Đã được pháp đảnh, nếu mạng chung thì đã thoái lui không còn hiện tại nữa. Như có một người rất tương đắc với thiện tri thức, theo thiện tri thức nghe pháp tư duy, kiểm xét nội tại, tin có Phật đạo- mến Pháp- thuận Tăng, biết sắc vô thường, thống (thọ) - tưởng - hành - thức là vô thường, nghó suy và tin ở khổ - tập - tận (diệt) - đạo. Người kia, nếu ở vào thời điểm khác, không gặp được thiện tri thức, không nghe pháp Phật, không tư duy, kiểm xét nội tại, đối với thế tục niềm tin bị thoái lui, đó gọi là pháp đảnh thoái lui. Hỏi: Thế nào là pháp noãn? Đáp: Ở trong chính pháp, khởi lên tâm Từ hoan hỷ như Đức Thế Tôn đã nói: “Tỳ-kheo Mã Sư- Tỳ-kheo Mãn Tú, hai người ngu si này, ở trong pháp của Ta mà không có mảy may pháp noãn”. Hỏi: Trong hai mươi thân kiến này, có bao nhiêu ngã kiến? Bao nhiêu ngã sở kiến? Đáp: Có năm ngã kiến, mười lăm ngã sở kiến (đối tượng của ngã kiến). Thế nào là năm ngã kiến? Ngã kiến sắc, ngã kiến thống (thọ) - tưởng-hành-thức, đó gọi là năm ngã kiến. Thế nào là mười lăm ngã sở kiến? Sắc ngã có kiến- sắc trong ngã- ngã trong sắc, thống - tưởng - hành - thức ngã có kiến, thức trong ngã - ngã trong thức, đây gọi là mười lăm ngã sở kiến. Nếu vô thường mà thấy có thường, là biên kiến, đối tượng đoạn của khổ đế. Có thường mà thấy vô thường, là tà. Tà kiến là đối tượng đoạn của tận đế. Khổ mà thấy vui, cho pháp ác là hơn. Đó gọi là trộm thấy, đối tượng đoạn của khổ đế. Vui mà thấy khổ, là tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của tận đế (diệt đế). Bất tịnh mà thấy tịnh, cho pháp ác là hơn. Đó là trộm thấy, đối tượng đoạn của khổ đế. Tịnh mà thấy bất tịnh, là tà. Tà kiến này hoặc tận đế đoạn, hoặc đạo đế đoạn. Nếu tận mà quán bất tịnh, thì đó là tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của tận đế. Nếu đạo mà quán bất tịnh, thì đó là tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của đạo đế. Vô ngã mà thấy có ngã, là thân tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của khổ đế. Có nhân mà thấy không có nhân, là tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của tập đế. Không có nhân mà thấy có nhân, nhân có tạo hay không tạo, thì trộm giới này vẫn là đối tượng đoạn của khổ đế. Nếu có mà nói không thấy, là tà. Tà kiến này hoặc khổ đế đoạn, hoặc tập đế đoạn, hoặc tận đế đoạn, hoặc đạo đế đoạn. Nếu nói không có khổ, thì đó là tà. Tà kiến này là đối tượng đoạn của khổ đế. Nếu nói không có tập - tận - đạo, thì đó là tà. Tà kiến này do tập- tận- đạo đoạn trừ. Nếu không có mà nói có thấy, thì đó không phải tà kiến, mà là tà trí. <詞>Phẩm 2: NÓI VỀ TRÍ Có thể có một trí mà biết tất cả các pháp chăng? Có thể có một thức mà biết được tất cả các pháp chăng? Có thể có hai tâm lần lượt làm nhân cho nhau chăng? Có thể có hai tâm lần lượt duyên với nhau chăng? Vì lẽ gì một người mà trước sau hai tâm không cùng nảy sinh? Nếu con người không thể nào tâm trước cũng không có mà dựa vào tâm sau, thì tại vì sao nhớ được việc mình đã làm trước kia? Vì sao ý thức lại ghi nhớ mạnh mẽ? Vì sao ghi nhớ mà không ghi nhớ? Vì sao cúng tế ngạ quỷ ở chỗ này thì được, mà ở chỗ khác lại không được? Nên nói một con mắt thấy sắc, hay hai con mắt trông thấy sắc? Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi hương lại cũng như thế. Các pháp quá khứ thì tất cả không có hiện tại chăng? Nếu không có hiện tại thì tất cả đều là quá khứ sao? Các pháp quá khứ thì tất cả không còn chăng? Nếu không còn thì tất cả đều là quá khứ chăng? Các pháp quá khứ thì tất cả đều mất đi chăng? Nếu mất đi thì tất cả đều thuộc về quá khứ chăng? Nếu khổ thì sinh nghi là khổ hay không phải là khổ chăng? Nên nói là một tâm hay là nhiều tâm? Nếu tập- tận- đạo thì sinh nghi là đạo hay không phải là đạo chăng? Nên nói là một tâm hay là nhiều tâm? Có thể có một tâm có nghi hay không có nghi? Sao gọi là danh thân? Thế nào là cú thân? Vị thân là sao? Phật Thế Tôn bảo các đệ tử: “Các ông là những người ngu si!” nghĩa này là thế nào? Vì lẽ gì Phật Thế Tôn bảo các đệ tử: “Các ông là người ngu si?” Có sáu nhân, đó là: Nhân tương ưng, nhân có chung, nhân tự nhiên, nhân nhất thiết biến, nhân báo và nhân sở tác. Thế nào là nhân tương ưng? Nhân có chung là thế nào? Nhân tự nhiên là sao? Sao gọi là nhân nhất thiết biến? Nhân báo là sao? Thế nào là nhân sở tác? Nếu tâm đều có các sử thì các sử này đều có tâm, vậy sử kia tâm này là đối tượng sai khiến sao? Nếu như sử bị tâm sai khiến thì tâm này đều có sử, vậy sử kia và tâm này đều có sử chăng? Nếu tâm- sử đều có sử sai khiến thì sử kia và tâm này sẽ đoạn chăng? Nếu như tâm sẽ đoạn sử, tâm này đều có sử, thì sử kia với tâm này đều đoạn chăng? Diệt nhân thức. Thế nào là diệt nhân thức? Diệt nhân thức có bao nhiêu sử bị sai khiến? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Có thể có một trí mà biết tất cả các pháp chăng? Đáp: Không. Hỏi: Nếu trí này sinh ra tất cả các pháp vô ngã, thì vô ngã này sao trí lại không biết? Đáp: Vì không biết tự nhiên, không biết pháp có chung, không biết pháp tương ưng. Hỏi: Có thể có một thức biết được tất cả các pháp chăng? Đáp: Không. Hỏi: Nếu thức này sinh ra tất cả các pháp vô ngã, thì sao thức này lại không thấu triệt? Đáp: Vì không nhận thức tự nhiên, không nhận thức pháp có chung, không nhận thức pháp tương ưng. Hỏi: Có thể có hai tâm lần lượt làm nhân cho nhau chăng? Đáp: Không. Ở đây không phải một người, nếu vị lai và trước đây cùng sinh hai tâm, thì không phải tâm vị lai làm nhân cho tâm trước đây. Hỏi: Có thể có hai tâm lần lượt duyên với nhau chăng? Đáp: Có. Nếu có một suy nghó mà không có nảy sinh tâm ở vị lai, thì lúc người kia đang nghó nhớ liền sinh hai tâm. Nếu suy nghó có sinh tâm ở vị lai, thì khi người kia đang nhớ nghó liền sinh hai tâm. Nếu nhớ nghó không nảy sinh tâm đạo ở vị lai, thì khi người kia đang nhớ nghó hai tâm liền sinh. Nếu nhớ nghó có sinh tâm đạo ở vị lai, thì khi người kia đang nhớ nghó liền sinh hai tâm. Nếu cả hai người đều biết tâm người khác, thì tâm lần lượt sẽ tạo ra duyên. Hỏi: Vì lẽ gì hai tâm trước - sau của một người không cùng nảy sinh? Đáp: Vì lẽ không có duyên theo thứ tự thứ hai, và vì mỗi một tâm của chúng sinh chuyển biến, như con người không thể rỗng không được. Hỏi: Tâm trước không dừng lại, tâm sau làm sao nhớ lại những gì mình đã làm xưa kia? Đáp: Chúng sinh ở trong pháp, có được trí tuệ như thế để ghi nhớ những việc mình đã tạo ra trước kia. Ví như khắc - in- đúc chữ, phải có chỗ để in và phải biết chữ, thì hiện tại cũng phải biết người khác đã tạo tác xong, đối tượng tạo tác cũng tự biết. Người kia cũng không đi theo để hỏi, tôi cũng không đi theo đến hỏi: Ông viết ra chữ nào?. Người kia cũng không đáp: Tôi viết ra chữ này. Như chữ mà máy in tạo ra, chữ mà tự mình biết tạo. Tự mình đã tạo cũng biết, người khác đã tạo cũng biết. Pháp của chúng sinh là như thế, tùy thuộc đối tượng tạo tác mà biết, pháp đã được tạo tác cũng biết. Ví như có hai người biết ý người khác, mỗi người đều làm nhân cho nhau, tâm một người kia không thuận theo hai, hỏi: Vì sao ông làm nhân cho nhau, người kia cũng không tạo ra nhân này? Đáp: Tôi đã tạo ra nhân duyên như thế, cũng biết ý - pháp của người khác. Đạt được ý như thế, mỗi người cũng đều là nhân cho nhau. Pháp của chúng sinh là như thế, được biết như thế tùy thuộc pháp trước thì sẽ biết. Lại nữa, tất cả pháp mà tâm sở nghó nhớ, nhất định đều có nhân duyên, và tu theo đối tượng tạo tác của ý, ý có năng lực nên thường xuyên không quên mất. Hỏi: Vì lẽ gì ghi nhớ mà lại ghi nhớ? Đáp: Pháp của chúng sinh, tâm luôn tự nhiên nhớ lại (hồi ức) sự việc kia, theo thứ tự trí nảy sinh, tu sức ý kiên cường, chuyên ý không quên. Hỏi: Vì lẽ gì ghi nhớ mà không ghi nhớ? Đáp: Vì pháp của chúng sinh, ý không tự động nhớ lại sự việc kia, trí nảy sinh không theo thứ tự, ý dần dần nhỏ bé, cũng thường quên mất nhiều điều. Hỏi: Vì lẽ gì cúng tế thì ngạ quỷ đến mà không phải ở chỗ khác? Đáp: Đạo này tự như thế, pháp sinh nhập- xứ, với phần thọ thân như thế cho nên đến được. Ví như chim uyên ương - nhạn - hạc - khổng tước - anh vũ - thiên thu - cộng mạng, đều có khả năng bay trên hư không, nhưng chim không tinh thông hơn người, không lớn hơn người, sức dựa thần khí không thể hơn được con người, đức không thể lớn như con người, pháp tự nhiên thích ứng với sự sinh như thế, thọ thân mà bay lượn. Thí dụ như một chốn nê lê (địa ngục)- một đường súc sinh- một cõi ngạ quỷ, đều biết mạng đời trước cũng biết được ý người khác, cũng có khả năng sấm chớp - nổi mây - gió - mưa, dù tạo ra những thứ này, nhưng không thể hơn được con người, thần khí của chúng không thể lớn hơn con người, sức lực chúng không thể hơn được con người. Nhưng pháp ấy tự nhiên như thế, sinh - nhập - thọ thân đã tạo ra thì chính là quả. Lại nữa, có người hành dâm suốt đêm dài, tham như thế, nghó nhớ như thế, mong muốn như thế, tư duy như thế. Rồi người ấy cưới vợ, sinh con, lại vì con cưới vợ, vì cháu cưới vợ, cũng nói lời như vậy: “Ta sẽ có con, con ta sẽ có con, sau khi ta chết, nếu đọa vào ngạ quỷ thì các con sẽ nghó nhớ đến ta, cho ta lương thực.” Ngạ quỷ kia suốt đêm dài tạo ra dục vọng như thế, tạo ra nghó nhớ như thế, tạo ra tham như thế, tạo ra tư duy như thế, thì sự nghó nhớ ấy là quả. Hỏi: Nên nói một mắt trông thấy sắc, hay hai mắt trông thấy sắc? Đáp: Hai mắt trông thấy sắc. Vì lẽ gì mà hai mắt trông thấy sắc? Như nhắm một mắt mà nhìn sắc bất tịnh thì dấy khởi thức bất tịnh. Như mở đôi mắt mà ngắm sắc thì dấy khởi thức tịnh. Như nhắm một mắt mà nhìn sắc thì dấy khởi thức tịnh. Như mở đôi mắt mà nhìn sắc thì dấy khởi thức bất tịnh. Không nên dấy lên nói rằng: Hai mắt trông thấy sắc, chỉ nhắm một mắt mà ngắm sắc thì dấy khởi thức bất tịnh, mở đôi mắt để nhìn sắc thì dấy khởi thức tịnh. Vì vậy đôi mắt trông thấy sắc, như sự hợp tan hay sinh diệt cũng như vậy. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi hương v.v… cũng như thế. Hỏi: Các pháp quá khứ thì tất cả không hiện có chăng? Đáp: Hoặc là quá khứ không phải không hiện có. Hỏi: Quá khứ không phải không hiện có là sao? Đáp: Như Ưu Đà Da nói: Tất cả kiết quá khứ, nếu ở nơi vườn thì rời bỏ vườn, ở trong tham muốn không tiêm nhiễm tham muốn, như tinh luyện vàng ròng, đó gọi là quá khứ chứ không phải không hiện có. Không biểu hiện mà không phải quá khứ là sao? Đáp: Như có một người lúc thần túc không hiện, có hoặc dùng chú thuật, hoặc dùng cỏ thuốc, đây gọi là không biểu hiện mà không phải là quá khứ. Tại sao quá khứ cũng không hiện có? Đáp: Các hành khởi bắt đầu khởi, sinh bắt đầu sinh, thành bắt đầu thành, có thể mất hết mà không hiện rõ sự biến đổi của quá khứ, đời quá khứ thuộc về đời quá khứ, đây là quá khứ cũng không hiện có. Thế nào là không quá khứ cũng không hiện có? Đáp: Trừ những điều đã nói như trên. Hỏi: Các pháp quá khứ thì tất cả không còn chăng? Đáp: Hoặc quá khứ mà không phải không còn. Thế nào là quá khứ mà không phải không còn? Đáp: Như Ưu Đà Da nói: Tất cả kiết quá khứ, nếu ở nơi vườn thì lìa bỏ vườn, ở nơi tham muốn mà không tiêm nhiễm tham muốn, như tinh luyện vàng ròng, đó gọi là quá khứ mà không phải không còn. Thế nào là hết sạch không còn quá khứ? Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Gọi là đệ tử Thánh tức là đã hết đường ác của các cõi địa ngục - súc sinh - ngạ quỷ, đó gọi là đã hết sạch không còn quá khứ. Thế nào là quá khứ cũng không còn? Đáp: Các hành khởi thì bắt đầu khởi, sinh bắt đầu sinh, thành bắt đầu thành, có thể mất hết mà không còn hiện rõ sự biến đổi của quá khứ, đời quá khứ thuộc về đời quá khứ, đây gọi là quá khứ cũng không còn. Không phải quá khứ cũng không phải không còn là sao? Đáp: Trừ những điều đã nói như trên. Lại nữa, nay tôi sẽ giải thích về kiết. Kiết hoặc là quá khứ mà không phải không còn, hoặc không còn mà không phải quá khứ, hoặc quá khứ mà cũng là không còn hoặc không phải quá khứ mà cũng không phải không còn. Thế nào là quá khứ không mà không phải không còn? Đáp: Các kiết quá khứ không hết sạch, có thừa màkhông diệt không trừ bỏ, đó gọi là quá khứ mà không phải không còn. Thế nào là không còn mà không phải quá khứ? Đáp: Kiết vị lai đã hết sạch không có gì sót lại và đã diệt đã trừ sạch đó gọi là đã không còn mà không phải quá khứ. Thế nào là quá khứ mà cũng là không còn? Đáp: Kiết quá khứ đã hết sạch không sót lại gì và đã diệt đã trừ sạch, đó gọi là quá khứ mà cũng là không còn. Thế nào là không phải quá khứ mà cũng không phải không còn? Đáp: Kiết vị lai không hết sạch mà còn thừa lại chứ không diệt không trừ sạch, cùng với các kiết hiện tại, đó gọi là không phải quá khứ mà cũng không phải không còn. Hỏi: Các pháp quá khứ thì mất hết chăng? Đáp: Hoặc quá khứ không mất đi. Thế nào là quá khứ không mất đi? Đáp: Như Ưu Đà Da nói: Tất cả kiết quá khứ, nếu ở vườn thì rời bỏ vườn, ở trong tham muốn thì không nhiễm ô như tinh luyện vàng ròng, đó gọi là quá khứ không mất đi. Thế nào là mất đi mà không phải quá khứ? Đáp: Nay tôi sẽ nói những việc hạn hẹp như cái quán nhỏ, nói cái quán nhỏ đó mất đi mà còn lại vật ở ven đường, mắt nhỏ mà thấy sắc nói là mắt mất đi, đó gọi là mất đi mà không phải quá khứ. Thế nào là quá khứ cũng mất đi? Đáp: Các hành khởi thì bắt đầu khởi, sinh bắt đầu sinh, thành bắt đầu thành, có thể mất hết mà không còn hiện rõ sự biến đổi của quá khứ, đời quá khứ thuộc về đời quá khứ, đó gọi là quá khứ cũng mất đi. Thế nào là không phải quá khứ cũng không phải mất đi? Đáp: Trừ những điều đã nói như trên. Lại nữa, nay tôi sẽ giải thích về kiết: Kiết hoặc quá khứ mà không phải mất đi, hoặc mất đi mà không phải quá khứ, hoặc quá khứ mà cũng mất đi, hoặc không phải quá khứ cũng không phải mất đi. Thế nào là quá khứ mà không phải mất đi? Đáp: Các kiết quá khứ chưa hết sạch và còn sót lại và không diệt không trừ sạch, đó gọi là quá khứ mà không phải mất đi. Thế nào là mất đi mà không phải quá khứ? Đáp: Các kiết vị lai đã hết sạch không sót lại gì và đã diệt đã trừ sạch, đó gọi là mất đi mà không phải quá khứ. Thế nào là quá khứ mà cũng mất đi? Đáp: Các kiết quá khứ đã hết sạch không sót lại gì và, đã diệt đã trừ sạch, đó gọi là quá khứ mà cũng mất đi. Thế nào là không phải quá khứ cũng không phải mất đi? Đáp: Các kiết vị lai không hết sạch mà còn sót lại và không diệt không trừ sạch, và các kiết hiện tại, đó gọi là không phải quá khứ cũng không phải mất đi. Hỏi: Nếu khổ mà sinh nghi thì khổ hay chẳng phải khổ, nên nói là một ý hay nhiều ý? Đáp: Là một ý khổ chứ không có hai ý khổ. Hỏi: Nếu tập - tận - đạo mà nảy sinh hoài nghi đạo này chẳng phải đạo, nên nói là một ý hay nhiều ý? Đáp: Là một ý đạo chứ không có hai ý đạo. Hỏi: Có thể có một ý là nghi hay không có nghi? Đáp: Không có. Vì đối với khổ có nghi - đối với khổ không có nghi, chẳng phải là khổ có nghi - chẳng phải là khổ không có nghi. Đối với tập- tận- đạo thì nghi, đối với đạo không có nghi, thì chẳng phải đạo có nghi, chẳng phải là đạo không có nghi. Hỏi: Thế nào là danh thân? Đáp: Danh, là phân biệt ngữ có tướng của số tăng, thiết lập ra nói là chuyển thành danh, đó gọi là danh thân. Hỏi: Thế nào là cú thân? Đáp: Cú thân như vậy đạt được nghĩa đầy đủ ghi lại nghiệp đôi bên. Đức Thế Tôn cũng đã nói: Đừng làm những điều ác, Hãy làm mọi điều thiện, Tự thanh tịnh tâm ý, Là lời chư Phật dạy. Đừng làm những điều ác, đó là một câu. Hãy làm mọi điều thiện, đó là hai câu. Tự thanh tịnh tâm ý, đó là ba câu. Là lời chư Phật dạy, đó là bốn câu. Câu nghĩa đầy đủ như vậy ghi lại nghiệp của đôi bên, đó gọi là cú thân. Hỏi: Thế nào là vị thân? Đáp: Chữ nói là vị thân. Đức Thế Tôn cũng đã nói: Tụng là tướng của kệ, chữ là tướng của vị, danh là căn cứ vào kệ mà tạo ra thể của kệ. Chữ như thế nói là vị thân, đó gọi là vị thân. Hỏi: Như Phật Thế Tôn bảo với các đệ tử, gọi là kẻ ngu si. nghĩa này thế nào? Vì lẽ gì mà Phật - Thế Tôn gọi là kẻ ngu si? Đáp: Trong pháp của Phật Thế Tôn, người không thuận theo giới hạnh, vi phạm mọi sự lỗi lầm, vì thực hành không có hiệu quả, cho nên gọi là người ngu si. Lại nữa, không thuận theo lời răn dạy của Phật Thế Tôn giáo huấn khiến cho thuận với pháp, cho nên gọi là người ngu si. Đó là Phật Thế Tôn đã thường xuyên giáo huấn răn dạy; như lời răn dạy các đệ tử của Hòa thượng, A-xà-lê ngày nay, gọi là người ngu si đã gây nên những việc bất thiện, phi pháp. Phật, Thế Tôn cũng lại như thế, bảo các đệ tử của mình là người ngu si. Có sáu nhân, đó là: Nhân tương ưng, nhân cùng có, nhân tự nhiên, nhân nhất thiết biến, nhân báo, nhân sở tác. Hỏi: Thế nào gọi là nhân tương ưng? Đáp: Thống với thống tương ưng-pháp tương ưng với nhân trong nhân. Thống và pháp tương ưng, thống tương ưng nhân trong nhân. Tưởng và tư trải qua vui thích rồi nhớ lại mà mong muốn giải thoát cho nên nghó đến, Tam-muội. Tuệ với tuệ tương ưng - pháp tương ưng với nhân trong nhân. Tuệ và pháp tương ưng, tuệ tương ưng nhân trong nhân, đó gọi là nhân tương ưng. Hỏi: Thế nào là nhân cùng có? Đáp: Tâm và tâm sở nghó đến pháp là nhân trong nhân cùng có, tâm sở nghó đến pháp là nhân trong nhân của tâm cùng có. Lại nữa, tâm- tâm sở quay về thân hành - khẩu hành cùng có nhân trong nhân. Tâm - tâm sở quay về tâm bất tương ưng hành cùng có nhân trong nhân, tâm sở quay về tâm bất tương ưng hành, tâm cùng có nhân trong nhân. Vả lại, cùng sinh khởi bốn đại lần lượt cùng có nhân trong nhân. Đó gọi là nhân cùng có. (Nhân trong nhân có nghĩa là lần lượt sinh khởi lẫn nhau). Hỏi: Thế nào là nhân tự nhiên? Đáp: Căn thiện sinh ra trước đây và căn thiện sinh ra sau này, cùng với pháp tương ưng căn thiện, là nhân trong nhân tự nhiên của phạm vi minh. Căn thiện quá khứ và căn thiện vị lai- hiện tại, cùng với pháp tương ưng căn thiện, là nhân trong nhân của phạm vi minh. Căn thiện quá khứ - hiện tại và căn thiện vị lai, cùng với pháp tương ưng căn thiện, là nhân trong nhân tự nhiên của phạm vi minh. Căn vô ký cũng lại như vậy. (Bốn thống: Một là ái, hai là năm tà kiến, ba là kiêu mạn, bốn là vô minh). Căn bất thiện sinh ra trước đây và căn bất thiện sinh ra sau này, cùng với pháp tương ưng căn bất thiện, là nhân trong nhân tự nhiên. Căn bất thiện quá khứ, căn bất thiện vị lai- hiện tại, cùng với pháp tương ưng căn bất thiện, là nhân trong nhân tự nhiên. Căn bất thiện quá khứ - hiện tại, căn bất thiện vị lai, cùng với pháp tương ưng căn bất thiện, là nhân trong nhân tự nhiên. Đó gọi là nhân tự nhiên. Hỏi: Thế nào là nhân nhất thiết biến? Đáp: Trước sinh khổ đế, đoạn nhất thiết biến sử. Sau sinh tập-tận- đạo tư duy đoạn trừ sử, cùng pháp tương ưng sử, là nhân trong nhân nhất thiết biến của phạm vi mình. Khổ đế quá khứ đoạn trừ nhất thiết biến sử, tập-tận-đạo vị lai và hiện tại tư duy đoạn trừ sử, cùng pháp tương ưng sử, là nhân trong nhân nhất thiết biến của phạm vi mình. Khổ đế quá khứ- hiện tại đã đoạn trừ nhất thiết biến sử, tập-tận-đạo vị lai tư duy đoạn trừ sử, cùng pháp tương ưng sử, là nhân trong nhân nhất thiết biến của phạm vi mình. Tập đế đã đoạn trừ cũng lại như thế. Đó gọi là nhân nhất thiết biến. Hỏi: Thế nào là nhân báo? Đáp: Sắc là thọ báo của pháp nghó nhớ ở các tâm-tâm sở, tâm- tâm pháp- tâm bất tương ưng hành, tâm và tâm pháp kia là nhân trong nhân báo của báo này. Lại nữa, sắc là thọ báo của hành động nơi thân- miệng, tâm-tâm pháp - tâm bất tương ưng hành là hành động của thân- miệng kia, là nhân trong nhân báo của báo này. Lại nữa, các tâm bất tương ưng hành tiếp nhận sắc báo, tâm-tâm pháp tâm bất tương ưng hành, tâm bất tương hành kia là nhân trong nhân báo của báo này, đó gọi là nhân báo. Hỏi: Thế nào là nhân sở tác? Đáp: Mắt duyên sắc sinh ra nhãn thức, nhãn thức là nhân trong nhân sở tác của mắt kia. Như sắc cùng có pháp kia tương ưng với nó, tai nghe tiếng sinh ra nhó thức, mũi ngửi hương sinh ra tỷ thức, lưỡi nếm vị sinh ra thiệt thức, thân chạm xúc mịn trơn sinh ra thân thức, ý biết pháp sinh ra ý thức. Pháp cùng kia tương ưng với nó có pháp sắc - pháp vô sắc, pháp có thể thấy - pháp không thể thấy, pháp hữu đối - pháp vô đối, pháp hữu lậu - pháp vô lậu, pháp hữu vi - pháp vô vi… các pháp như vậy là nhân sở tác, trừ ra tự nhiên của nó. Nhó, tỷ, thiệt, thân, ý duyên với pháp sinh ra ý thức, là nhân trong nhân sở tác của ý và ý thức kia. Nếu pháp ấy cùng có pháp, tương ưng với nó, thì mắt thấy sắc sinh ra nhãn thức, tai nghe tiếng sinh ra nhó thức, mũi ngửi mùi hương sinh ra tỷ thức, lưỡi nếm vị sinh ra thiệt thức, thân xúc mịn trơn sinh ra thân thức, thì pháp ấy cùng có pháp tương ưng với nó. Pháp sắc - pháp vô sắc, pháp có thể thấy - pháp không thể thấy, pháp hữu đối - pháp vô đối, pháp hữu lậu- pháp vô lậu, pháp hữu vi - pháp vô vi. Các pháp như vậy là nhân trong nhân sở tác trừ ra tự nhiên của nó, đó gọi là nhân sở tác. Hỏi: Nếu tâm - sử cùng có, các sử - tâm cùng có, thì sử kia bị tâm này sai khiến chăng? Đáp: Hoặc bị sai khiến, hoặc không bị sai khiến. Thế nào là bị sai khiến? Các sử chưa hết sạch thì bị sai khiến. Thế nào là không bị sai khiến? Các sử đã hết, sạch thì không bị sai khiến. Hỏi: Nếu như sử bị tâm sai khiến mà tâm này cùng có sử, thì sử kia và tâm này cùng có sử chăng? Đáp: Hoặc là sử kia không còn, hoặc là sử kia đều còn. Thế nào là sử kia không còn? Khổ trí sinh mà tập trí không sinh. Nếu tâm do tập đế mà đoạn, do khổ đế mà đoạn, thì duyên này nói là sử kia không còn. Thế nào là sử kia đều còn? Tâm con người ô nhiễm thì tất cả đều bị ràng buộc, đó nói là sử kia đều còn. Hỏi: Nếu tâm - sử cùng có, các sử - tâm cùng có, thì sử kia và tâm này sẽ diệt chăng? Đáp: Hoặc diệt, hoặc không diệt. Thế nào là diệt? Các sử duyên với tâm kia diệt, đó gọi là diệt. Thế nào là không diệt? Các sử duyên với tâm kia chưa trừ hết, đó gọi là không diệt. Hỏi: Các sử tương ưng thì sử này do đâu mà diệt? Đáp: Các sử duyên với diệt. Hỏi: Đúng như vậy, ông nói là sử duyên với diệt chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu nói lời này, thì các sử do tận đế- đạo đế mà đoạn trừ thì vô lậu duyên với sử này do đâu mà diệt? Diệt này- diệt kia, việc này không như vậy, như trước kia đã nói: Các sử do tận đế - đạo đế mà đoạn hữu lậu duyên với tận này, thì sử nên nói là tận. Hỏi: Nếu như các sử và tâm đã đoạn mà tâm đã đoạn này cùng có sử, thì sử kia - tâm này cùng có sử chăng? Đáp: Hoặc là sử kia không còn, hoặc là sử kia đều còn. Thế nào là sử kia không còn? Nếu tâm không có nhiễm ô do tư duy mà đoạn, thì đó nói là sử kia không còn. Thế nào là sử kia đều còn? Nếu tâm có nhiễm thì gọi là sử kia đều còn. Hỏi: Tận duyên thức là sao? Đáp: Khổ trí sinh mà tập trí chưa sinh. Nếu tâm do tập đế mà đoạn, duyên do khổ đế mà đoạn, thì gọi là tận duyên thức. Hỏi: Thức kia có bao nhiêu sử bị sai kiến? Đáp: Có mười chín. Hỏi: Một tâm chăng? Đáp: Không. Ái dục chưa hết, khổ trí sinh mà tập trí chưa sinh, nếu tâm cõi Dục do tập đế mà đoạn, duyên do khổ đế mà đoạn, thì gọi là tận duyên thức. Hỏi: Thức này có bao nhiêu sử bị sai khiến? Đáp: Ở cõi Dục do tập đế mà đoạn có bảy. Ái dục hết mà ái sắc chưa hết, khổ trí sinh mà tập trí chưa sinh. Nếu tâm cõi Sắc do tập đế mà đoạn, duyên do khổ đế mà đoạn, thì gọi là tận duyên thức. Hỏi: Thức kia có bao nhiêu sử bị sai khiến? Đáp: Ở cõi Vô sắc do tập đế mà đoạn có sáu. Ái sắc tận, ái vô sắc chưa tận. Nếu khổ trí sinh, tập trí chưa sinh. Nếu tâm cõi Vô sắc, do tập đế đoạn, duyên do khổ đế đoạn, đấy là tận duyên thức. Hỏi: Thức kia có bao nhiêu sử và đối tượng sử? Đáp: Đối tượng đoạn của tập đế cõi Vô sắc là sáu.  LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ <卷>QUYỂN 2 Kiền độ thứ 1: TẠP <詞>Phẩm 3: NÓI VỀ NGƯỜI Một người sinh ra ở đây có mười hai thứ duyên. Có bao nhiêu thứ quá khứ? Bao nhiêu thứ vị lai? Bao nhiêu thứ hiện tại? Vả lại, Đức Thế Tôn có nói: “Vô minh duyên hành, thọ duyên hữu.” Thế nào là vô minh duyên hành? Thế nào là thọ duyên hữu? Vô minh duyên hành, thọ duyên hữu có những sai khác nào? Có thể hành duyên vô minh mà không duyên với minh chăng? Duyên với minh mà không duyên với vô minh chăng? Không duyên với minh cũng không duyên với vô minh chăng? Hơi thở ra - hơi thở vào nên nói là dựa vào, thân mà trở lại, hay nên nói là dựa vào tâm mà trở lại? Như chúng sinh nơi cõi Sắc, dựa vào thân tâm mà trở lại. Đúng như vậy, chúng sinh ở cõi Vô sắc dựa vào đâu mà trở lại? Trong tâm không có ái thì nên nói kiến đế đoạn, hay nên nói tư duy mà đoạn? Không có tên gọi là pháp thế nào? Vả lại, Đức Thế Tôn nói: “Tâm tham muốn kia được giải thoát, tâm ngu si- giận dữ kia được giải thoát.” Giải thoát những tâm nào? Có dục hay không có dục? Có giận dữ hay không có giận dữ? Có ngu si hay không có ngu si? Tâm quá khứ - vị lai - hiện tại chưa giải thoát nên nói là giải thoát chăng? Tâm đã giải thoát thì nên nói giải thoát chăng? Đức Thế Tôn lại nói: “Ở đây nên tập nhàm chán tập không có dâm. Không có dâm thì tập được giải thoát và diệt độ.” Thế nào là nhàm chán? Thế nào là không có dâm? Thế nào là giải thoát? Thế nào là diệt độ? Đức Thế Tôn lại nói: “Cõi có đoạn, cõi không có dâm, cõi có tận.” Thế nào là cõi đoạn? Thế nào là cõi không có dâm? Thế nào là cõi tận? Nếu cõi đoạn thì cõi đó không có dâm chăng? Giả sử là cõi không có dâm thì cõi ấy đoạn chăng? Nếu là cõi đoạn thì cõi đó tận chăng? Giả sử là cõi tận, thì cõi đó đoạn chăng? Nếu cõi không có dâm thì cõi ấy tận chăng? Giả sử là cõi tận thì cõi đó không có dâm chăng? Đức Thế Tôn lại nói: “Có tưởng đoạn, có tưởng không có dâm, có tưởng tận.” Thế nào là tưởng đoạn? Thế nào là tưởng không có dâm? Thế nào là tưởng tận? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Một người sinh ra ở đây có mười hai thứ duyên. Hỏi: Có bao nhiêu thứ quá khứ? Bao nhiêu thứ vị lai? Bao nhiêu thứ hiện tại? Đáp: Có hai thứ vô minh- hành quá khứ, hai sinh tử vị lai, tám thứ ở hiện tại là thức- danh sắc- sáu nhập - canh lạc - thống - ái - thọ- hữu. Đức Thế Tôn lại nói: “Vô minh duyên hành, thọ duyên hữu.” Hỏi: Thế nào là vô minh duyên hành? Thế nào là thọ duyên hữu? Đáp: Vô minh duyên hành, có nghĩa là hành động thực hiện đã gây tạo từ đời trước, quả báo của hành vi đó đang có trong đời này, đó gọi là vô minh duyên hành. Thọ duyên hữu, nghĩa là hành động hiện tại đã tạo tác ngay trong đời này. Quả báo về các hành vi phải thọ lãnh sẽ có ở vị lai, đó gọi là thọ duyên hữu. Hỏi: Vô minh duyên hành, thọ duyên hữu có gì sai biệt? Đáp: Vô minh duyên hành, nghĩa là hành động thực hiện đã gây tạo từ đời trước, quả báo của hành vi đó đang có trong đời này. Duyên với hành vi đó, nói là một kiết vô minh. Thọ duyên hữu là hành động hiện tại đang tạo tác trong đời này. Quả báo của hành vi đó, nhất định có trong đời vị lai. Duyên với hành vi đó nói là tất cả kiết. Vô minh duyên hành, thọ duyên hữu, sự sai biệt là thế đó. Hỏi: Có thể hành duyên vô minh mà không duyên với minh chăng? Đáp: Không. Hỏi: Duyên với minh mà không duyên với vô minh chăng? Đáp: Điều này cũng không có. Hỏi: Không duyên với minh cũng không duyên với vô minh chăng? Đáp: Điều này cũng không có. Vì sao không có? Đáp: Vì lẽ chúng sinh này đã từ lâu xa đối với đạo, nói không phải đạo. Thời gian sau, ở giữa loài người tạo nên hành vi làm Túc tán tiểu vương, hoặc làm Biến vương chuyển đổi thành Đại vương, cho đến Giá-ca-việt thì mọi tham muốn được tự tại, lần lượt làm nhân cho nhau không có chỗ nào không thống lãnh, được làm chủ nhân cõi người- cõi thần, làm cho cỏ thuốc - cây cối lần lượt sinh trưởng. Đó gọi là bốn duyên của tâm trước, một tăng thượng duyên của tâm sau. Lại nữa, nay tôi sẽ giải thích về nhân duyên. Hỏi: Có thể hành, duyên với vô minh mà không duyên với minh chăng? Đáp: Có. Hành ô nhiễm thì báo là vô minh. Hỏi: Có thể hành, duyên với minh mà không duyên với vô minh chăng? Đáp: Có. Trừ ra minh đầu tiên, còn lại các hành vô lậu. Hỏi: Có thể có hành, không duyên với minh cũng không duyên với vô minh chăng? Đáp: Có. Trừ ra báo của vô minh, còn lại các hành vô ký không ẩn mất, cùng với minh đầu tiên và hành hữu lậu thiện. Hỏi: Hơi thở ra, hơi thở vào, nên nói là dựa vào thân mà trở lại, hay nên nói là dựa vào tâm mà trở lại? Đáp: Hơi thở ra - hơi thở vào như tùy theo phương tiện khéo léo, cũng tùy thân mà trở lại, cũng tùy tâm mà trở lại. Nếu hơi thở ra - hơi thở vào chỉ dựa vào thân mà trở lại chứ không dựa vào tâm mà trở lại, thì đó gọi là hơi thở ra hơi thở vào đã nhập định vô tư tưởng, định diệt tận. Nếu hơi thở ra hơi thở vào chỉ dựa vào tâm mà trở lại chứ không dựa vào thân mà trở lại, thì đó là hơi thở ra, hơi thở vào của người ở cõi Vô sắc. Nếu hơi thở ra, hơi thở vào dựa vào thân mà trở lại, dựa vào tâm mà trở lại không như phương tiện khéo léo, thì đó là thịt của noãn thai chuyển biến dày lên như sữa đặc các căn ở trong bụng mẹ chưa đầy đủ và chưa thành thục. Nhập đệ tứ thiền hơi thở ra hơi thở vào trở lại, nhưng hơi thở ra hơi thở vào như phương tiện khéo léo kia, vừa dựa vào thân mà trở lại, vừa dựa vào tâm mà trở lại. Dưới đến Ma ha A tỳ nê lê (các địa ngục), trên đến trời Tịnh cư, ở khoảng giữa có những chúng sinh mà các căn không thiếu, tất cả chi tiết đều đủ hoàn toàn, với hơi thở ra hơi thở vào như phương tiện khéo léo kia, đều dựa vào thân mà trở lại, dựa vào tâm mà trở lại, như chúng sinh cõi Sắc dựa vào thân tâm mà trở lại. Hỏi: Đúng như vậy, chúng sinh ở cõi Vô sắc dựa vào những tâm nào mà trở lại? Đáp: Dựa vào xứ sở của mạng căn, ngoài ra cũng có tâm bất tương ưng hành. Hỏi: Trong đó không có ái nên nói kiến đế đoạn, hay nên nói tư duy mà đoạn? Đáp: Trong đó không có ái thì do tư duy mà đoạn, không thể nói là kiến đế đoạn. Hoặc lại có thuyết nói trong đó không có ái thì hoặc là kiến đế đoạn, hoặc do tư duy mà đoạn. Thế nào là kiến đế đoạn? Đáp: Pháp do kiến đế mà đoạn thì trong đó không có các dâm, đó gọi là kiến đế đoạn. Thế nào là tư duy mà đoạn? Đáp: Pháp do tư duy mà đoạn thì trong đó không có các dâm đó gọi là tư duy mà đoạn. Như nghĩa của ngã thì trong đó không có ái do tư duy mà đoạn. Đúng như vậy, trong đó không có ái thì do tư duy mà đoạn sao? Đáp: Đúng như vậy. Nếu tạo ra thuyết này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này thì khiến cho ngã bị đoạn diệt hủy hoại cho đến chết chăng? Đáp: Không nghe những gì mà tôi đã nói. Giả sử ở trong đó không có ái thì do tư duy mà đoạn. Đúng như vậy, nên nói Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này thì đoạn diệt hủy hoại cho đến chết chăng? Đáp: Dù có lời nói này, nhưng nghĩa không như vậy, không thể nói lời này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này, trong đó không có ái do tư duy mà đoạn. Không nên nói trong đó không có ái do tư duy mà đoạn, điều này không hợp. Có thể có lời này: Tu-đà-hoàn chưa hết dâm dục, sẽ đọa vào địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ chăng? Đáp: Đúng như vậy. Có thể có lời nói này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này, ta sẽ làm Long vương Y la bàn na, Ma-na-tư thiện trú, hoặc làm vua địa ngục Diêm-phù chăng? Đáp: Không nghe những điều mà tôi đã nói: Nếu Tu-đà-hoàn chưa hết ái, thì đọa vào địa ngục - súc sinh - ngạ quỷ. Nên nói lời này: Tu- đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này, ta sẽ làm Long vương Y-la-bàn-na, Ma-na-tư thiện trú, hoặc làm vua địa ngục Diêm-phù chăng? Đáp: Dù có lời nói này, nhưng nghĩa này không như thế. Không thể nói lời này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên ái này, ta sẽ làm Y-la- bàn-na, Ma-na-tư thiện trú, hoặc làm vua địa ngục Diêm-phù-đề. Ý dục của Tu-đà-hoàn chưa hết sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Không thể nói lời này: Ái của Tu-đà-hoàn chưa hết sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Ai này do tư duy mà đoạn, điều này không đúng. Có thể nói lời này: Các triền và sở triền giết cha mẹ, triền này là do tư duy mà đoạn, Tu-đà-hoàn chưa hết chăng? Đáp: Đúng như vậy. Có thể nói lời nói này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên triền này, là các triền giết cha giết mẹ chăng? Đáp: Không. Hãy nghe điều tôi đã nói: Các triền và sở triền giết cha mẹ, triền này do tư duy mà đoạn. Tu-đà-hoàn chưa hết triền kia nên phải nói như thế này: Tu-đà- hoàn luôn luôn khởi lên triền này, đó là các triền giết cha mẹ? Đáp: Dù có lời nói này nhưng sự việc này không như thế. Không nên nói lời này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên triền này, đó là các triền giết cha mẹ. Các triền và sở triền giết cha mẹ, triền này do tư duy mà đoạn. Tu-đà-hoàn chưa hết, không thể nói lời này: Các triền sở triền giết cha giết mẹ, triền này do tư duy mà đoạn. Tu-đà-hoàn chưa hết thì sự việc này không như thế. Hỏi: Có thể nói lời này pháp do tư duy mà đoạn chứ không có tư duy mà đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Có thể nói lời này, Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi duyên ái kia chăng? Đáp: Không. Hãy nghe điều tôi đã nói: Nếu pháp do tư duy mà đoạn, thì sẽ không có tư duy bị đoạn. Hỏi: Người kia nói như thế này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên duyên ái kia chăng? Đáp: Mặc dù có lời nói này nhưng sự việc này không như thế, không nên nói lời này: Tu-đà-hoàn luôn luôn khởi lên duyên ái kia. Pháp do tư duy mà đoạn chứ không có tư duy đã đoạn, không nên nói lời này: Pháp do tư duy mà đoạn chứ không có tư duy đã đoạn, sự việc này không như thế. Hỏi: Không có danh là những pháp nào? Đáp: Ba cõi vô thường. Đức Thế Tôn lại nói: “Giải thoát tâm tham muốn kia, giải thoát tâm giận dữ, tâm ngu si.” Thế nào là tâm được giải thoát khỏi có dâm - giận dữ - si và không có dâm - giận dữ - si? Đáp: Không có dâm- giận dữ- si. Lại có người nói như thế này: “Tương ưng với tâm dâm - giận - dữ - si thì tâm đó giải thoát.” Người kia không nên nói lời này. Vì sao thế? Vì không phải tâm người kia cùng với dâm - giận dữ - ngu si này phù hợp nhau - thuận theo nhau- nương dựa nhau. Vì dâm - giận dữ - ngu si kia chưa đoạn trừ như thế thì tâm không giải thoát được dâm- giận dữ - ngu si kia. Dâm - giận - dữ - si kia đoạn trừ như thế tâm mới giải thoát dâm - giận dữ - ngu si kia được. Đức Thế Tôn cũng nói: “Mặt trời- mặt trăng bị năm thứ che phủ là trời âm u, mây, khói, sương mù, bụi. A-tu-luân không phải mặt trời, mặt trăng kia, thì với bầu trời âm u này phù hợp nhau, nương dựa nhau, thuận theo nhau, bầu trời âm u này sẽ chưa hết. Đúng như vậy, mặt trời- mặt trăng kia sẽ không sáng, không nóng, không rộng, không trong. Khi bầu trời âm u này đã hết, thì mặt trời - mặt trăng kia vẫn sáng, nóng, rộng, trong vắt.” Vì thế, không phải tâm người kia tương hợp- tương y- tương ưng với dâm- giận dữ- ngu si này. Dâm - giận dữ - ngu si kia chưa đoạn trừ thì tâm như thế không giải thoát được. Dâm- giận dữ- ngu si kia đoạn trừ thì tâm mới được giải thoát. Hỏi: Tâm nào có thể giải thoát dâm - giận dữ - ngu si? Quá khứ - vị lai hay hiện tại? Đáp: Tâm vị lai khởi lên tức thì sẽ giải thoát, không còn chướng ngại gì cả. Thế nào là như đạo vô ngại hiện tiền liền diệt, tận trí hiện ở trước mắt chắc chắn sẽ sinh? Nếu đạo vô ngại kia diệt mà sinh ra tận trí. Đúng như vậy, tâm vị lai sinh ra lập tức sẽ giải thoát không còn chướng ngại gì cả. Hỏi: Tâm chưa giải thoát nên nói là giải thoát chăng? Tâm đã giải thoát nên nói giải thoát chăng? Đáp: Tâm đã giải thoát nên nói giải thoát. Nếu đã giải thoát thì không nên nói là sẽ giải thoát. Nếu sẽ giải thoát thì không thể nói là đã giải thoát, vì tâm đã giải thoát mà sẽ giải thoát, thì việc này không như thế. Như trước đây đã nói: Đức Thế Tôn khéo nói Khế kinh: Nếu đoạn dục hoàn toàn, Như hoa sen vào nước, Tỳ-kheo diệt đây- kia, Như rắn lột bỏ da. Hỏi: Đã diệt là diệt chăng? Không diệt là diệt chăng? Đáp: Đã diệt là diệt. Nếu đã diệt thì không thể nói là sẽ diệt. Nếu sẽ diệt thì không thể nói là đã diệt. Đã diệt mà sẽ diệt thì việc này không như thế. Như trước kia đã nói: Đức Thế Tôn khéo nói Khế kinh: Mạn dứt tự ý định, Tâm thiện thoát tất cả, Một tónh cư không loạn, Sợ chết vượt bờ sang. Hỏi: Đã độ là độ chăng? Chưa độ là độ chăng? Đáp: Đã độ là độ. Nếu đã độ thì không thể nói là sẽ độ. Nếu sẽ độ thì không thể nói là đã độ. Đã độ và sẽ độ thì việc này không như vậy. Như trước kia đã nói: Thế Tôn khéo nói Khế kinh: Nai - hươu nương rừng núi, Chim dựa vào hư không, Pháp quy về phân biệt, Chân nhân quy về diệt. Đức Thế Tôn lại nói: “Tập nhàm chán tập không có dâm, tập không có dâm thì giải thoát, tập giải thoát đạt đến Niết-bàn.” Thế nào là nhàm chán? Thế nào là không có tham dục? Thế nào là giải thoát? Thế nào là Niết-bàn? Hỏi: Thế nào là nhàm chán? Đáp: Đi đến chỗ hôi hám bất tịnh, ý thường lẫn tránh nơi đó, dù chốc lát cũng không ưa thấy, đó gọi là nhàm chán. Hỏi: Thế nào là không có tham dục? Đáp: Sự nhàm chán kia tương ưng với căn thiện không có dâm- giận dữ - ngu si, đó gọi là không có tham dục. Hỏi: Thế nào là giải thoát? Đáp: Người kia tương ưng với căn thiện không có dâm- giận dữ- ngu si, tâm đã giải thoát - sẽ giải thoát và nay đang giải thoát, đó gọi là sự giải thoát. Hỏi: Thế nào là Niết-bàn? Đáp: Dâm - tức giận - ngu si đã hết sạch không còn lại gì, đó gọi là Niết-bàn. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Có cõi đoạn, có cõi không còn dâm, có cõi diệt.” Hỏi: Thế nào là cõi đoạn? Đáp: Trừ ra kiết ái, còn lại các kiết đã hết, đó gọi là cõi đoạn. Hỏi: Thế nào là cõi không còn dâm? Đáp: Kiết ái diệt, đó gọi là cõi không còn dâm. Hỏi: Thế nào là cõi diệt? Đáp: Pháp của các kiết đã diệt, đó gọi là cõi diệt (diệt giới). Hỏi: Đã gọi là cõi đoạn chính là cõi không còn dâm chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử cõi không còn dâm chính là cõi đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Đã gọi là cõi đoạn chính là cõi diệt chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử cõi diệt này chính là cõi đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Đã gọi là cõi không còn dâm chính là cõi diệt chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử cõi diệt này chính là cõi không còn dâm chăng? Đáp: Đúng như vậy. Đức Thế Tôn lại nói: “Có tưởng đoạn, có tưởng không còn dâm, có tưởng diệt.” Hỏi: Thế nào là tưởng đoạn? Đáp: Trừ ra kiết ái, còn lại các kiết diệt là tính của các tưởng, đó gọi là tưởng đoạn. Hỏi: Thế nào là tưởng không còn dâm? Đáp: Kiết ái đã diệt là tính của các tưởng, đó gọi là tưởng không còn dâm. Hỏi: Thế nào là tưởng diệt? Đáp: Pháp của các kiết diệt đi là tính của các tưởng, đó gọi là tưởng diệt. ---------------- <詞>Phẩm 4: NÓI VỀ ÁI, CUNG KÍNH Thế nào là ái cung kính? Thế nào là cúng dường cung kính? Thế nào là lực của thân, thuộc về lực của thân? Có bao nhiêu nhập? Bao nhiêu thức nhận biết? Thế nào là số duyên diệt? Thế nào là chẳng phải số duyên diệt? Thế nào là vô thường? Vô thường và chẳng phải số duyên diệt, có sai biệt nào? Thế nào là cõi Niết-bàn hữu dư? Cõi Niết- bàn vô dư là sao? Niết-bàn nên nói là học chăng? Vô học chăng? Phi học phi vô học chăng? Lại, Đức Thế Tôn có nói: “Người kia thành tựu thân giới vô học, thân định vô học, thân tuệ vô học, thân giải thoát vô học, thân tri kiến giải thoát vô học.” Thế nào là thân giới vô học, thân định vô học, thân tuệ vô học, thân giải thoát vô học, thân tri kiến giải thoát vô học? Lại, Đức Thế Tôn nói: “Một cứu cánh chẳng phải là nhiều cứu cánh.” Cứu cánh gọi là pháp gì? Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Có các dị học thật sự sẽ đoạn các thọ. Ở trong hiện pháp không thiết lập đoạn trừ tất cả các thọ, mà thiết lập đoạn trừ dục thọ, giới thọ, kiến thọ, phi ngã thọ. Các nghĩa này là thế nào? Vì lẽ gì dị học của ngoại đạo ở trong hiện pháp không thiết lập đoạn ngã thọ trừ? Có hai trí: Trí biết và trí tận. Thế nào là trí biết? Thế nào là trí tận? Nếu quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thì người kia quy về nẻo nào? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Thế nào là ái cung kính? Thế nào là cúng dường cung kính? Thế nào là lực của thân? Trong ái cung kính ấy, thế nào là ái? Thế nào là cung kính? Hỏi: Thế nào là ái? Đáp: Nếu như ái mà yêu thích nhau tạo ra sự yêu thích thì đó gọi là ái. Hỏi: Thế nào là cung kính? Đáp: Nếu như cung kính mà khéo cung kính và khéo hạ mình, thì đó gọi là cung kính. Hỏi: nghĩa này thế nào? Đáp: Như một ái sư với ý thấm nhuần, dựa vào pháp cung kính đối với các Tăng, Hòa thượng A-xà-lê giống với Hòa thượng A-xà-lê, và những người phạm hạnh đáng tôn trọng v.v… Ý ái ấy thấm nhuần đến các sư kia nhờ vào pháp cung kính như thế. Nếu yêu kính các sư kia với cử chỉ cung kính, thì đấy gọi là ái cung kính. Hỏi: Thế nào là cung kính cúng dường? Đáp: Cung kính cúng dường gồm hai sự cúng dường là pháp cúng dường, và cơm áo cúng dường. Đó gọi là cung kính cúng dường. Giống như cung kính mà khéo cung kính và khéo hạ mình. Hỏi: nghĩa này thế nào? Đáp: Như một người thực hiện cúng dường người ấy do sự cung kính đối các Tăng, Hòa thượng A-xà-lê, cùng với Hòa thượng A-xà-lê và các bậc phạm hạnh đáng tôn trọng v.v… mà thiết lễ cúng dường. Từ sự cung kính ấy mà cúng dường, cho nên gọi đó là cung kính cúng dường. Hỏi: Thế nào là lực của thân? Đáp: Lực của thân là thân tinh tiến, thân cường tráng, thân phương tiện, thân dũng cảm, đó gọi là lực của thân. Lực của thân thâu tóm một nhập và tế hoạt nhập, hai thức nhận biết của là thân thức và ý thức. Như hai người tráng kiện cùng đấu sức với nhau, một người sức trội hơn, một người sức yếu kém. Người có sức nhiều hơn nắm lấy người thua kém, thì mới biết sức mình khỏe hơn người kia, người kia không bằng sức của ta. Người yếu kém khi tóm lấy người có sức mạnh kia, mới tự biết sức người kia khỏe hơn mình, mình không bằng người ta. Đó đều là sự thâu tóm của một nhập và tế hoạt nhập, hai thức nhận biết đó, gọi là thân thức và ý thức. Ví như có hai người, một người sức rất mạnh, một người sức yếu. Người có sức mạnh, bất cứ ở đâu hoặc nắm bắt, hoặc đánh, hoặc đè, hoặc túm lấy người yếu kia, cũng biết sức mình mạnh mà sức người kia yếu, người sức yếu biết sức mình không bằng người ta, đó đều là sự thâu tóm của một nhập và tế hoạt nhập, hai thức nhận biết đó, gọi là thân thức và ý thức. Thế nào là số duyên tận? Thế nào là phi số duyên tận? Thế nào là vô thường? Hỏi: Thế nào là số duyên tận? Đáp: Tận kia là giải thoát, đó gọi là số duyên tận. Hỏi: Thế nào là phi số duyên tận? Đáp: Tận kia chẳng phải là giải thoát, đó gọi là phi số duyên tận. Hỏi: Thế nào là vô thường? Đáp: Các hành luôn biến đổi, diệt tận và không dừng đó gọi là vô thường. Hỏi: Vô thường với phi số duyên tận có gì sai biệt? Đáp: Vô thường là các hành biến đổi, diệt tận và không dừng. Còn phi số duyên tận là đã thoát khỏi các bệnh khổ, các phiền não lo rầu, không tùy thuộc vào ý tham dục, dù chưa thể lìa dục. Vô thường với phi số duyên tận, đó là có những sự sai biệt như vậy. Hỏi: Thế nào là cõi Niết-bàn hữu dư? Đáp: Nếu không có vướng mắc tuổi thọ, không bám trụ sự sống, bốn đại chưa ẩn mất, năm căn của sắc tạo ra xoay vần khắp tâm, đó gọi là cõi Niết-bàn hữu dư. Ở cõi Niết-bàn hữu dư, có kiết sử diệt tận, đến được bờ bên kia mà nhân lấy quả chứng, đó gọi là cõi Niết-bàn hữu dư. Hỏi: Thế nào là cõi Niết-bàn vô dư? Đáp: Không có gì vướng mắc, bát Niết-bàn từ quá khứ lâu xa, bốn đại diệt tận, năm căn của sắc tạo ra không có tâm để có thể xoay vần, đó gọi là cõi Niết-bàn vô dư. Ở cõi Niết-bàn vô dư, các kiết sử đều tận, đó gọi là cõi Niết-bàn vô dư. Hỏi: Niết-bàn nên nói là học chăng? Là vô học chăng? Cũng là phi học phi vô học chăng? Đáp: Niết-bàn cũng là phi học phi vô học. Hoặc có thuyết nói: “Niết-bàn hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.” Thế nào là học? Học đạt được các kiết sử diệt tận, đến được bờ bên kia mà nhận lấy quả chứng, đó gọi là học. Thế nào là vô học? Vô học đạt được các kiết sử diệt tận, đến được bờ bên kia mà nhận lấy quả chứng, đó gọi là vô học. Thế nào là phi học phi vô học? Hữu lậu đạt được các kiết sử diệt tận, đến được bờ bên kia mà nhận lấy quả chứng, đó gọi là phi học phi vô học. Như nghĩa của tôi, Niết-bàn cũng phi học phi vô học. Hỏi: Đúng như vậy, Niết-bàn cũng phi học phi vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Có thể nói thế này: Trước hết dùng đạo thế tục đoạn trừ những sự tham dục- giận dữ, vónh viễn trừ sạch không có gì sót. Đây là không tu bốn Thánh đế. Hỏi: Nếu đạt được bốn Thánh đế thì mới được bốn đế, đạt được quả A-na-hàm chăng? Đáp: Đúng như vậy. Có thể nói thế này: Trước hết dùng đạo thế tục có thể diệt tận các kiết sử, đến được bờ bên kia mà nhận lấy quả chứng, được quả A-na- hàm. Hỏi: Đó gọi là học chăng? Đáp: Không phải. Nếu như trước hết dùng đạo thế tục diệt tận được các kiết sử, đến được bờ bên kia mà nhận lấy quả chứng, được quả A-na-hàm; đang là người học, trước cũng là học nhưng chưa được quả A-na-hàm, khi chưa được quả kia mà học như thế, thì việc này không như vậy. Có thể nói thế này: Hướng về quả A-la-hán chứng học các kiết tận, được vô học A-la-hán chăng? Đáp: Đúng như vậy. Có thể nói thế này: Hướng về quả A-la-hán, chứng học các kiết tận, được quả A-la-hán. Quả đó là vô học chăng? Đáp: Không. Nếu đang hướng đến quả A-la-hán mà chứng học kiết tận, thì sẽ được A-la-hán là bậc vô học, vốn là vô học, mà chưa được A-la-hán, lúc không đạt được A-la-hán mà vô học như thế, thì việc này không đúng. Có thể nói thế này: A-la-hán đã dứt hết các kiết là vô học, mất A-la-hán là học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Có thể nói thế này: Các kiết của A-la-hán đã tận là vô học, nếu mất A-la-hán thì người kia là học chăng? Đáp: Không. Nếu đang A-la-hán mà kiết tận là vô học, mất A-la- hán mà đang là người học, thì vốn cũng là học. Vậy thì khi chưa mất A-la-hán, không đạt được học kia thì như thế là học. Việc này không như vậy. Vì sao? Vì Niết-bàn là phi học phi vô học, không có học không có vô học. Nếu Niết-bàn đang là phi học phi vô học mà có cái học, có cái vô học, thì hai thứ pháp này là pháp loạn, là pháp bất định, tất nhiên là pháp có hủy hoại, cũng không thể biết là pháp trụ. Đức Thế Tôn cũng không thuyết giảng Niết-bàn là phi học phi vô học, là hữu học- vô học, chỉ vì Niết-bàn không có học, không có vô học. Vì lý do này, nên thường trong tất cả thời gian, tất cả tồn tại mà không hủy hoại, nó là pháp không có đổi thay, đó là Niết-bàn phi học phi vô học. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Vô học kia đã thành tựu thân giới, thân định, thân tuệ, thân giải thoát, thân giải thoát tri kiến vô học.” Thế nào là thân giới, thân định, thân tuệ, thân giải thoát vô học? Thế nào là thân giải thoát tri kiến vô học? Hỏi: Thế nào là thân giới vô học? Đáp: Thân vô học, giữ gìn miệng, che chở mạng trong sạch, đó gọi là thân giới vô học. Hỏi: Thế nào là thân định vô học? Đáp: Không, vô tướng, vô nguyện vô học, đó gọi là thân định vô học. Hỏi: Thế nào là thân tuệ vô học? Đáp: Tư duy về vô học tương ưng duyên với trạch pháp, quán xét trạch pháp, phân biệt các loại quán, đó gọi là thân tuệ vô học. Hỏi: Thế nào là thân giải thoát vô học? Đáp: Tư duy về vô học tương ưng với ý giải thoát, đã giải thoát, đang giải thoát, đó gọi là thân giải thoát vô học. Hỏi: Thế nào là thân giải thoát tri kiến vô học? Đáp: Tận trí và vô sinh trí. Hơn nữa, khổ trí- tập trí vô học là thân tuệ vô học, tận trí - đạo trí vô học là thân tri kiến giải thoát vô học. Lại nữa, khổ trí - tập trí - đạo trí vô học là thân tuệ vô học là tận trí vô học, thân tri kiến giải thoát vô học. Đức Thế Tôn nói: Một rốt ráo chứ chẳng phải nhiều rốt ráo, rốt ráo là gọi tên những pháp nào? Đáp: Thế Tôn đã nói: Hoặc đạo rốt ráo, hoặc Niết-bàn rốt ráo. Hỏi: Thế nào là đạo? Đáp: Như đã nói: Nếu như không biết đạo, Toàn thông minh kiêu mạn, Chưa đến nơi cuối cùng, Không nói ngăn cái chết. Đó gọi là đạo. Hỏi: Thế nào là Niết-bàn? Đáp: Như đã nói: Rốt ráo đến không sợ, Không buộc cũng không hối, Đã thoát khỏi gai có, Thân này là sau cuối, Đó gọi rất cuối cùng, Dứt dấu vết, không trên, Dứt tướng của tất cả, Luyện dấu vết, không trên. Như Mục-kiền-liên Bà-la-môn kia thường đến chỗ Đức Phật để hỏi sự việc như vầy: “Thưa Thế Tôn! Tất cả đệ tử của Sa-môn Cù-đàm được giáo huấn như thế, nhất định sẽ rốt ráo Niết-bàn vô dư chăng?” Đức Thế Tôn bảo: “Này Mục-kiền-liên! Không nhất định mà hoặc được, hoặc không được Niết-bàn này.” Lại, Đức Thế Tôn nói: “Dị học của ngoại đạo thật sự đoạn các thọ. Ở trong hiện pháp của Ta không thiết lập việc đoạn các thọ. Các thọ được thiết lập đoạn dục thọ, giới thọ, kiến thọ, phi ngã thọ”. Họ có nói như thế này: Phật Thế Tôn thuyết pháp đó còn ít. Họ không thể nói như thế. Vì sao? Vì Đức Phật thuyết pháp không hư vọng. Lại có người nói: Vì hiện tại ít diệt. Họ không thể nói như thế. Vì sao? Vì nếu thấy trời - người ở trong thọ của ngã ít chứng diệt, nhưng mà, Phật Thế Tôn đã luôn luôn vì họ thuyết pháp không cùng cực, cho đến trời- người đều vâng làm. Ở chỗ kia có Phạm chí dị học tiếp nhận lời Phật dạy là tên gọi duy trì nhập- ấm- cái, ý chỉ và, giác ý đầy đủ hay không đầy đủ. Ở chỗ kia, có Phạm chí dị học, thọ dục - thọ danh, họ nói như thế này: Ta thiết lập đoạn dục- thọ các giới- thọ kiến và thọ danh. Họ lại nói thế này: Ta thiết lập đoạn giới thọ, kiến thọ. Như trong chúng Tỳ-kheo, sau khi ăn xong, tập hợp lên giảng đường. Có đa số Phạm chí dị học đi đến hỏi thế này: Sa-môn Cù-đàm vì đệ tử nói pháp như vầy: Đối với việc đoạn năm cái che lấp tâm, nếu sức của tuệ yếu kém nên tập trung vào bốn ý chỉ- tu bảy giác ý. Chúng tôi cũng sẽ vì các đệ tử thuyết pháp như thế này: Ở đây, đoạn năm cái che lấp tâm, vì sức tuệ yếu kém, nên chuyên vào bốn ý chỉ- tu bảy giác ý. Chúng tôi đây so với Sa-môn Cù-đàm thì có khác gì đâu! Bà-la-môn này không nhận thức được gì là Cái, huống hồ nhận thức được ý chỉ và giác ý. Nhưng Phật Thế Tôn vẫn rộng lòng thuyết pháp không hề dứt, cho đến hàng trời- người đều vâng theo mà hành. Ở chỗ kia có Phạm chí dị học tiếp nhận lời Phật dạy là tên gọi duy trì nhập- ấm- cái, ý chỉ và giác ý đầy đủ hay không đầy đủ. Ở nơi đó có Phạm chí dị học, có người thọ dục- thọ danh, họ nói như thế này: Ta thiết lập việc đoạn dục-thọ các giới- thọ kiến và thọ danh. Họ nói như thế này: Ta thiết lập đoạn giới thọ- kiến thọ.” Như Bà-la-môn Đàn Đề kia, thân mọc lên cái mụt nhọt như con rắn, thật vô thường, thật khổ, thật không, thật vô ngã. Lại dùng hai tay sờ chạm vào thân nói: Cù-đàm này không bệnh thì đó gọi là Niết-bàn. Phạm chí Đàn-đề này không nhận thức được gì là pháp không bệnh, huống hồ là nhận thức được ý nghĩa Niết-bàn. Nhưng Phật Thế Tôn vẫn rộng lòng vì họ thuyết pháp, cho đến hàng trời người đều vâng theo mà hành. Phạm chí dị học kia nghe lời Phật dạy là tên gọi duy trì nhập - ấm- cái, ý chỉ và giác ý đầy đủ hay không đầy đủ. Ở chỗ kia có Phạm chí dị học, có người thọ dục- thọ danh, họ đã nói như thế này: Ta thiết lập việc đoạn dục - thọ các giới - thọ kiến và thọ danh. Phạm chí kia nói như thế này: Ta thiết lập việc đoạn giới thọ- kiến thọ.” nghĩa này thế nào? Vì lẽ gì mà dị học ngoại đạo không thiết lập đoạn ngã thọ? Đáp: Vì lẽ dị học ngoại đạo suốt đêm dài vướng mắc thân mình, vướng mắc chúng sinh, vướng mắc con người, vướng mắc thọ mạng. Người học rộng của ngoại đạo không phải như vậy thì nói là mình thiết lập đoạn ngã thọ. Có hai trí là trí biết và trí tận. Thế nào là trí biết? Thế nào là trí tận? Hỏi: Thế nào là trí biết? Đáp: Các trí thấy sáng suốt, hiểu biết tu hành, đó gọi là trí biết. Hỏi: Thế nào là trí tận? Đáp: Dâm- nộ- si hết sạch không còn gì, tất cả kiết hết sạch không còn sót, đó gọi là trí tận. Đức Thế Tôn hoặc thuyết minh trí biết, hoặc thuyết minh Niết- bàn. Hỏi: Thế nào là trí biết? Đáp: Như đã nói: “Người hiền này lúc trẻ tuổi có thể hiểu tất cả sự đời. Nếu ái này sinh ra nỗi khổ thì có khả năng dùng trí thông minh. Nếu dùng hạnh thì nói, không dùng thì không nói. Không làm cho người ca tụng, nhưng có khả năng dùng trí thông minh để biết, đó gọi là trí biết.” Hỏi: Thế nào là Niết-bàn? Đáp: Như đã nói: “Nên nói trí biết pháp bởi đã biết người.” Trí là sao? Đáp: Dâm- nộ- si đã hết không còn, tất cả kiết đều trừ sạch không còn gì, đó gọi là trí. Thế nào là biết pháp? Đáp: Chính là năm ấm sinh sôi. Thế nào là bởi đã biết người? Đáp: A-la-hán lậu tận, thì đây là niết bàn hướng về chư Phật. Chư Phật hướng về đâu? Đáp: Các pháp thật có là do tưởng mà thiết lập sự nói năng chuyển biến xoay vòng. Phật, nghĩa là hạnh giác, Phật hướng về pháp vô học. Hướng về pháp thì pháp ấy hướng về đâu? Đáp: Ái hết sạch không có dâm, diệt thì nói là Niết-bàn, pháp ấy hướng về ở đây. Các sự hướng về Tăng thì Tăng hướng về đâu? Đáp: Các pháp thật có là do tưởng mà thiết lập sự nói năng chuyển biến xoay vòng. Tăng là Tăng thực hành việc hướng về pháp học và pháp vô học. ---------------- <詞>Phẩm 5: NÓI VỀ KHÔNG HỔ THẸN Thế nào là không hổ? Thế nào là không thẹn? Không hổ và không thẹn có gì sai biệt? Thế nào là hổ? Thế nào là thẹn? Hổ và thẹn có gì sai biệt? Thế nào là tăng căn bất thiện? Thế nào là nhỏ? Thế nào là cõi Dục thêm căn thiện? Nếu tâm quá khứ thì tất cả tâm kia biến đổi chăng? Giả sử tâm biến đổi thì tất cả tâm kia thuộc về quá khứ chăng? Nếu tâm ô nhiễm, thì tất cả tâm đó sẽ biến đổi chăng? Giả sử tâm biến đổi thì tất cả tâm kia đều nhiễm ô chăng? Tất cả trạo cử tận đều tương ưng với đùa cợt chăng? Tất cả sự đùa cợt đều tương ưng với trạo cử chăng? Tất cả thụy đều tương ưng với miên chăng? Tất cả miên đều tương ưng với thụy chăng? Miên nên nói là thiện, bất thiện hay vô ký? Lúc ngủ, nên nói là phước trở lại chăng? Hay chẳng phải phước trở lại chăng? Không phải phước cũng không phải phước trở lại chăng? Mộng gọi là pháp gì? Các Cái thuộc về năm Cái, hay năm Cái thuộc về các Cái? Các Cái kia là sự che lấp chăng? Giả sử sự che lấp kia là Cái chăng? Các sử - vô minh trói buộc cõi Dục thì tất cả sử và vô minh đều là bất thiện chăng? Giả sử đều là bất thiện thì tất cả sử - vô minh đều hệ thuộc cõi Dục chăng? Các sử - vô minh của cõi Sắc - Vô sắc thì tất cả sử - vô minh ấy đều là vô ký chăng? Giả sử đều là vô ký thì tất cả sử - vô minh là của cõi Sắc - Vô sắc kia chăng? Tất cả sử -vô minh đều do các khổ đế- tập đế mà đoạn trừ thì sử- vô minh đó bao trùm tất cả chăng? Giả sử bao trùm tất cả thì tất cả khổ đế- tập đế kia đã đoạn trừ các sử - vô minh chăng? Tất cả sử - vô minh là do tận đế và đạo đế mà đoạn trừ thì sử- vô minh đó không bao trùm tất cả chăng? Giả sử không bao trùm tất cả thì tất cả sử- vô minh là do tận đế và đạo đế mà đoạn trừ chăng? Thế nào là sử - vô minh không chung? Thế nào là triền- trạo cử không chung? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Thế nào là không hổ? Đáp: Đáng hổ mà không hổ, đáng tránh mà không tránh, cũng không tránh người khác không cung kính, cung kính kẻ bất thiện, qua lại với kẻ bất thiện, đó gọi là không hổ. Hỏi: Thế nào là không thẹn? Đáp: Như không thẹn, không thẹn với điều thiện, không thẹn với người khác. Cái đáng thẹn mà không thẹn, không cảm thấy thẹn đối với người khác, không sợ việc xấu ác, thấy việc ác không sợ, đó gọi là không thẹn. Hỏi: Không hổ và không thẹn có gì sai biệt? Đáp: Qua lại với kẻ ác mà không biết xấu hổ, đối với việc ác mà không thấy sợ là không biết thẹn. Không biết xấu hổ, không biết thẹn, đó gọi là sự sai biệt. Hỏi: Thế nào là hổ? Đáp: Đáng xấu hổ thì xấu hổ, đáng tránh xa thì phải tránh xa, có thể tránh xa người để cung kính việc thiện, cung kính qua lại với người thiện, đó gọi là hổ. Hỏi: Thế nào là thẹn? Đáp: Đáng thẹn thì thẹn, đáng xấu hổ thì xấu hổ, phải biết xấu hổ đối với người, sợ thấy việc ác, sợ việc ác, đó gọi là thẹn. Hỏi: Hổ và thẹn có gì sai biệt? Đáp: Qua lại với người thiện, xấu hổ với việc ác, thấy việc ác thì sợ, với cái thẹn biết hổ thẹn, đó gọi là sự sai biệt. Hỏi: Thế nào là tăng căn bất thiện? Thế nào là vi? Thế nào là thêm? Đáp: Các căn bất thiện sẽ đoạn các căn thiện. nghĩa là đoạn trừ cái dâm ở cõi Dục, đó gọi là thời gian diệt trước hết, đó gọi là thêm. Hỏi: Thế nào là vi? Đáp: Độ tham dục không có dâm, diệt sau cùng, đối với tham dục đã diệt đạt được không có dâm, đó gọi là vi. Hỏi: Thế nào là tăng căn thiện cõi Dục? Vi là sao? Thêm là sao? Đáp: Bồ-tát đối với chính pháp vượt qua thứ lớp mà nhận lấy quả chứng, tu hành đạt được đẳng trí. Nếu Như Lai được tận trí, thì đối với dâm - sân hận - si sẽ dứt hết, và được căn thiện, đó gọi là thêm. Hỏi: Thế nào là vi? Đáp: Diệt sau cùng lúc đoạn căn thiện. Đối với đã diệt có thể thường đoạn căn thiện, đó gọi là vi. Hỏi: Các tâm quá khứ thì tất cả tâm đó biến đổi chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các tâm quá khứ thì tất cả tâm đó đều biến đổi. Hỏi: Có thể có tâm biến đổi mà tâm đó không phải quá khứ chăng? Đáp: Có tâm tương ưng với tham dục - giận dữ ở vị lai - hiện lại. Đức Thế Tôn cũng nói: Nếu bọn giặc đến, dùng cưa - dao cắt đứt thân thể. Khi bọn giặc kia làm điều đó thì tâm có biến đổi. Hỏi: Cũng lại nói rằng: Nếu Tỳ-kheo với tâm biến đổi, thì các tâm đều nhiễm ô, tất cả tâm kia đều biến đổi, chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các tâm nhiễm ô thì tất cả tâm kia đều biến đổi. Hỏi: Có thể nếu có tâm biến đổi mà tâm đó không nhiễm ô chăng? Đáp: Có. Tâm bất tương ưng với sự tham dục quá khứ, tâm tương ưng với sự giận dữ hiện tại và vị lai. Hỏi: Đức Thế Tôn cũng đã nói: Nếu giặc đến cùng dùng cưa- dao cắt đứt thân thể, khi chúng cùng dùng dao cưa cắt rọc thân thể, thì tâm sẽ có trạng thái biến đổi, vậy tất cả trạo cử tương ưng với sự đùa cợt chăng? Đáp: Hoặc trạo cử không tương ưng với sự đùa cợt. Thế nào là trạo cử không tương ưng với sự đùa cợt? Đáp: Không đùa cợt, không dứt, không thôi, trạo cử hơi hơi, tâm trạo cử tăng thịnh, đó gọi là trạo cử không tương ưng với sự đùa cợt. Thế nào là sự đùa cợt không tương ưng với trạo cử? Đáp: Tâm không nhiễm ô nhưng nếu đã làm ác mà ăn năn đùa cợt, thì đó gọi là sự đùa cợt, không tương ưng với trạo cử. Thế nào là trạo cử tương ưng với sự đùa cợt? Đáp: Tâm ô nhiễm và đã làm ác mà ăn năn đùa cợt, đó gọi là trạo cử tương ưng với sự đùa cợt. Thế nào là không phải trạo cử tương ưng với không phải đùa cợt? Đáp: Trừ những điều đã nêu trên. Hỏi: Tất cả thụy và miên tương ưng chăng? Đáp: Hoặc thụy không tương ưng với miên. Hỏi: Thế nào là thùy không tương ưng với miên? Đáp: Khi chưa ngủ, thân không mềm mại, tâm không mềm mại, thân nặng nề - tâm nặng nề - thân trơ mắt - tâm trơ mắt, thân rối ruột - tâm rối ruột, thân ngủ yên - tâm ngủ yên, giấc ngủ bị triền ràng buộc, đó gọi là ngủ yên không tương ưng với chợp mắt ngủ. Hỏi: Thế nào là chợp mắt ngủ không tương ưng với ngủ yên? Đáp: Tâm không nhiễm ô, ngủ nằm mộng, đó gọi là chợp mắt ngủ không tương ưng với ngủ yên. Hỏi: Thế nào là ngủ yên tương ưng với chợp mắt ngủ? Đáp: Tâm nhiễm ô, chợp mắt ngủ nằm mộng, đó gọi là thụy và miên tương ưng. Hỏi: Thế nào là không thụy, không miên? Đáp: Trừ những điều đã nêu trên. Hỏi: Miên nên nói là thiện chăng? Nên nói là bất thiện chăng? Nên nói là vô ký chăng? Đáp: Chợp mắt ngủ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là thiện? Với tâm thiện chợp mắt ngủ mà nằm mộng, đó gọi là thiện. Thế nào là bất thiện? Với tâm bất thiện chợp mắt ngủ mà nằm mộng, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Trừ những điều đã nêu trên. Hỏi: Khi mới ngủ thì phước đã làm, nên nói là trở lại chăng? Đã làm không phải phước, nên nói là trở lại chăng? Phước đã làm, đã làm không phải phước, nên nói là trở lại chăng? Đáp: Lúc chợp mắt ngủ, hoặc là phước đã làm nên nói là trở lại. Hoặc đã làm không phải phước, nên nói trở lại; hoặc phước đã làm, đã làm không phải phước, không nên nói là là trở lại. Thế nào là lúc chợp mắt ngủ thì phước đã làm, nên nói trở lại? Đáp: Như trong chiêm bao bố thí làm phước giữ gìn trai giới giữ gìn trai, như khi chợp mắt ngủ thì phước còn lại trong, tâm quay trở lại. Vì sao? Như với tâm thiện khi chợp mắt ngủ như thế thì phước đã làm, nên nói là trở lại. Thế nào là khi vừa mới ngủ thì đã làm không phải phước, nên nói là trở lại? Đáp: Như sát sinh - trộm cắp- hành tà dâm trong mộng, như nói dối- uống rượu, như khi chợp mắt ngủ thì việc làm không có phước còn trong tâm quay về. Vì sao? Như khi mới ngủ với tâm bất thiện. Đúng như vậy khi mới ngủ, đã làm không phải phước, nên nói là quay trở lại. Thế nào là khi mới ngủ thì phước đã làm, đã làm không phải phước, không nên nói là quay trở lại. Đáp: Như khi mới ngủ, chẳng phải tâm có phước cũng chẳng phải tâm không có phước thì không quay trở lại. Vì sao? Như khi mới ngủ với tâm vô ký. Đúng như vậy khi mới ngủ thì phước đã làm, đã làm không phải phước, không nên nói lại. Hỏi: Mộng thì gọi là pháp gì? Đáp: Khi chợp mắt ngủ, với các pháp duyên với tâm mà tâm nghó đến rồi, thì nhớ lại như thế, mình đã nói như thế, đã mộng thấy như thế. Hỏi: Năm Cái thâu nhiếp các Cái hay các Cái thâu nhiếp năm Cái? Đáp: Các Cái thâu nhiếp năm Cái, không phải năm Cái thâu nhiếp các Cái. Không thâu nhiếp những gì? Đáp: Cái vô minh. Đức Thế Tôn cũng đã nói: “Vô minh che trùm, kiết ái trói buộc, ngu như thế có được thân này, thông minh cũng như thế!” Hỏi: Hoặc Cái kia che trùm chăng? Đáp: Hoặc Cái kia không che trùm. Hỏi: Cái kia không che trùm là sao? Đáp: Năm Cái thuộc quá khứ - vị lai, đó gọi là cái không che trùm. Hỏi: Thế nào là sự che trùm kia mà không phải là Cái? Đáp: Trừ năm Cái thì các kiết sử hiện ở trước, đó gọi là che trùm kia mà không phải Cái. Hỏi: Cái kia che trùm là sao? Đáp: Năm Cái lần lượt hiện ở trước, đó gọi là Cái. Hỏi: Sao sự che trùm kia không phải là Cái mà Cái kia không phải là che trùm? Đáp: Trừ những điều đã nêu trên. Hỏi: Các sử - vô minh hệ thuộc cõi Dục thì tất cả sử - vô minh đó đều là bất thiện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các bất thiện thì tất cả những cái đó đều là sử- vô minh hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Có thể có sử - vô minh hệ thuộc cõi Dục mà sử - vô minh đó không phải là bất thiện chăng? Đáp: Có. Thân kiến và biên kiến nơi cõi Dục tương ưng với sử- vô minh. Hỏi: Các sử - vô minh của cõi Sắc - Vô sắc thì tất cả sử - vô minh ấy đều là vô ký chăng? Đáp: Đúng thế. Các sử - vô minh của cõi Sắc - Vô sắc thì tất cả chúng đều là vô ký. Hỏi: Có thể có vô ký mà chẳng phải là sử- vô minh của cõi Sắc- vô sắc chăng? Đáp: Có. Thân kiến và biên kiến nơi cõi Dục tương ưng với sử- vô minh. Hỏi: Các sử - vô minh do khổ đế và tập đế mà đoạn trừ thì chúng bao trùm tất cả chăng? Đáp: Đúng thế! Những sự bao trùm tất cả là tất cả sử - vô minh, chúng do khổ đế và tập đế mà đoạn trừ. Hỏi: Có thể có sử - vô minh là do khổ đế và tập đế mà đoạn trừ chúng không phải là bao trùm tất cả chăng? Đáp: Có. Do khổ đế và tập đế mà đoạn trừ nhưng chẳng phải bao trùm tất cả tương ưng với sử - vô minh. Hỏi: Các sử- vô minh do tận đế và đạo đế mà đoạn trừ tất cả chúng không phải là bao trùm tất cả chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các sử - vô minh do tận đế và đạo đến mà đoạn trừ không phải là tất ảc mà chúng cũng không bao trùm tất cả. Hỏi: Có thể không bao trùm tất cả cũng chẳng phải sử - vô minh do tận đế và đạo đế kia mà đoạn trừ chăng? Đáp: Có. Khổ đế và tập đế đoạn trừ mà không phải là bao trùm ttấ cả tương ưng với sử - vô minh. Hỏi: Thế nào là sử - vô minh không chung? Đáp: Khổ không nhẫn, tập - tận - đạo không nhẫn. Hỏi: Thế nào là triền - trạo cử không chung? Đáp: Không có triền - trạo cử không chung.  <卷>QUYỂN 3 Kiền độ thứ 1: TẠP <詞>Phẩm 6: NÓI VỀ SẮC Pháp của sắc là sinh lão vô thường nên nói là sắc chăng? Không phải sắc chăng? Không có sắc có thể thấy, không thể thấy; có đối, không đối; hữu lậu, vô lậu; hữu vi, vô vi; quá khứ, vị lai, hiện tại; thiện, bất thiện, vô ký? Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc? Học, vô học, phi học phi vô học? Pháp do kiến đế đoạn, tư duy mà đoạn, pháp không có gì đoạn? Sinh - lão - vô thường, nên nói là do kiến đế mà đoạn, nên nói là do tư duy mà đoạn, nên nói là không có gì đoạn chăng? Thế nào là lão? Thế nào là tử? Thế nào là vô thường? Các cái chết thì chúng là vô thường chăng? Giả sử là vô thường thì vô thường đó là chết chăng? Sức của hành mạnh hay sức của vô thường mạnh? Lại, như Đức Thế Tôn nói: “Ba hữu này là tướng hữu vi hưng thịnh, suy yếu, dừng lại bao nhiêu.” Trong một tâm kia, sao là thịnh, sao là suy? Trụ là gì? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Pháp của sắc là sinh - lão - vô thường, nên nói là sắc hay nên nói là chẳng phải sắc? Đáp: Nên nói là chẳng phải sắc, vô sắc nên nói tức là vô sắc. Có thể thấy nên nói là không thể thấy, không thể trông thấy nên nói là không thể trông thấy. Có đối nên nói là không có đối, không có đối nên nói là không có đối. Hữu lậu nên nói là hữu lậu, vô lậu nên nói là vô lậu. Hữu vi nên nói là hữu vi, vô vi nên nói là vô vi. Quá khứ nên nói là quá khứ. Vị lai nên nói là vị lai. Hiện tại nên nói là hiện tại. Thiện nên nói là thiện, bất thiện nên nói là bất thiện, vô ký nên nói là vô ký. Hệ thuộc cõi Dục nên nói là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc nên nói là hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc nên nói là hệ thuộc cõi Vô sắc. Học nên nói là học, vô học nên nói là vô học, phi học phi vô học nên nói là phi học phi vô học. Do kiến đế mà đoạn nên nói là do kiến mà đoạn, do tư duy mà đoạn nên nói là do tư duy mà đoạn. Hỏi: Sinh - lão - vô thường là pháp không đoạn, nên nói là do kiến đế mà đoạn, nên nói là do tư duy mà đoạn, hay nên nói là không đoạn? Đáp: Nên nói là không có đoạn. Hỏi: Thế nào là lão (già)? Đáp: Các hành suy yếu các căn giảm xuống, thân đến lúc hư hoại, sắc biến đổi thì phải già di và hủy hoại, đó gọi là già. Hỏi: Thế nào là tử? Đáp: Chúng sinh kia, sinh ra ở mọi chỗ, nếu mạng chung, mạng sẽ thoái lui đến hết, không hiện, tiêu tan, ẩn mất, sự sống mất, bỏ ấm, mạng căn bị che đậy, không được khai thông, đó gọi là chết. Hỏi: Thế nào là vô thường? Đáp: Các hành rời rạc, suy kém, ẩn mất, đó gọi là vô thường. Hỏi: Những sự chết ấy chính là vô thường sao? Đáp: Đúng như vậy. những sự chết đó đều là vô thường. Hỏi: Có thể có vô thường, mà vô thường đó không phải là chết chăng? Đáp: Có. Trừ cái chết còn lại các hành khác. Hỏi: Sức của hành vô thường mạnh hay sức vô thường mạnh? Đáp: Sức của hành là mạnh chứ không phải là sức của vô thường. Hành, nghĩa là hành động quá khứ- vị lai và hiện tại. Diệt vô thường, nghĩa là hành hiện tại rời rạc. Hoặc có thuyết nói: “Sức của vô thường là mạnh chứ không phải là sức của hành, bởi vì hành cũng vô thường. Sức của hành theo như ý của ta, không phải vô thường. Hành là hành động quá khứ - vị lai và hiện tại. Diệt vô thường, nghĩa là hành hiện tại phân tán rời rạc.” Lại, Đức Thế Tôn có nói: “Tướng của ba hữu vi này là tướng hữu vi hưng- suy và trụ lại chỉ có bấy nhiêu.” Trong một tâm kia thì hưng thế nào? Suy yếu thế nào? Trụ lại chỉ có bấy nhiêu là thế nào? Đáp: Hưng có nghĩa là sinh, suy yếu nghĩa là vô thường, trụ lại chỉ có bấy nhiêu nghĩa là già. <詞>Phẩm 7: BÀN VỀ nghĩa VÔ Lại, Đức Thế Tôn nói: Biết đầy đủ nghĩa Vô, Các không và trì giới, nghĩa ấy không đạt được, Như lúc ẩn lúc hiện. Vì lẽ gì mà cùng với nghĩa Vô, các Không gìn giữ giới, Đức Thế Tôn nói là khổ? Lại, Đức Thế Tôn nói: “Người kia, thân ngồi ngay ngắn, buộc niệm ở trước.” Người kia buộc niệm ở trước thế nào? Lại, Đức Thế Tôn nói: “Mục-kiền-liên, Đề-xá, Phạm thiên, mà không nói là người thứ sáu, thực hành vô tưởng (ba đạo hướng đắc).” Thế nào là người thứ sáu thực hành vô tưởng? Đức Thế Tôn nói: “Lúc nghe pháp này rồi Thần đất cất tiếng bố cáo Như Lai đang chuyển pháp luân trong vườn Lộc Uyển tại thành Ba- la-nại. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên ma, Phạm thiên, và cả thế gian chưa từng nghe chuyển pháp luân, thì Thần đất có trí này có biết Như Lai đang chuyển pháp luân không? Lại, Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo lậu tận A-la-hán kia, khi trời Ba Mươi Ba tập họp đang ngồi tại giảng đường Thiện pháp, thì thường thường vân tập, nhận danh hiệu nào đó của các tôn giả. Tôn giả với danh hiệu nào đó là đệ tử ở làng xóm đó, xuất gia, tín gia, phi gia, cạo râu tóc mặc áo cà sa làm đạo nhân, đã hết hữu lậu trở thành vô lậu, với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ở hiện pháp tự biết tu hành tác chứng, sự sinh đã tận, phạm hạnh đã hoàn thành, công việc làm đã xong, danh sắc đã có, cái biết như chân. Trời Ba Mươi Ba có trí này, có biết Tỳ-kheo lậu tận không? Lại, Đức Thế Tôn nói: “Các pháp hóa, giáo hóa kia sẽ chỉ cho biết các pháp hướng, pháp trình tự, tám vạn bốn ngàn Ma-kiệt đại thần, với ba kiết đã tận, đạt được Tu-đà-hoàn, không đọa cõi ác. Pháp định chính đạo đến bảy hữu, bảy lần qua lại, sinh nơi cõi trời, người, đến tận cùng phạm vi của khổ.” Thế nào là pháp hóa giáo hóa? Thế nào là pháp hướng, pháp trình tự? Thế nào là nhiều tham dục? Thế nào là không có nhàm chán? Nhiều tham dục và không nhàm chán có gì sai biệt? Thế nào là thiểu dục? Thế nào là tri túc? Thiểu dục và tri túc có gì sai biệt? Thế nào là khó tròn đầy? Thế nào là khó nuôi nấng? Thế nào là dễ tròn đầy? Thế nào là dễ nuôi nấng? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Lại, Đức Thế Tôn nói: Biết đầy đủ nghĩa Vô, Các không và trì giới, nghĩa ấy không đạt được, Như lúc ẩn lúc hiện. Hỏi: Vì lẽ gì mà cùng với nghĩa Vô, các Không gìn giữ giới, Đức Thế Tôn nói là khổ? Đáp: Đó là con đường chết, tướng chết, chết chung, không thể nào khổ như thế mà lìa khỏi cái chết. Vì vậy cho nên cùng với nghĩa Vô, các Không gìn giữ giới, Đức Thế Tôn nói là khổ. Lại, Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia thân ngồi ngay ngắn, buộc niệm ở trước.” Hỏi: Thế nào là buộc niệm? Đáp: Hành giả kia tiếp cận được với phương tiện sáng suốt tốt lành, nghó nhớ chính đáng. Tưởng đến xương, tưởng màu xanh bầm, tưởng bộ khung xương, tưởng sình trướng lên, tưởng ăn bất tịnh, tưởng thân bị cháy nám, tưởng lóng xương dời đi chỗ khác. Lại, Đức Thế Tôn nói: “Mục-kiền-liên, Đề-xá, Phạm thiên, không nói người thứ sáu tu hành vô tưởng.” Hỏi: Thế nào là người thứ sáu tu hành vô tưởng? Đáp: Kiên tín, kiên pháp, đối với nghĩa này, hiện rõ gười vô tưởng thứ sáu. Vô tưởng kia không thể đếm, không thể thiết lập nên. Hoặc trụ ở đây, trụ ở kia thì không thể đếm. Hoặc khổ pháp nhẫn, hoặc khổ pháp trí, hoặc khổ vị tri nhẫn, hoặc khổ vị tri trí. Hoặc tập pháp nhẫn, hoặc tập pháp trí, hoặc tập vị tri nhẫn, hoặc tập vị tri trí. Hoặc tận pháp nhẫn, hoặc tận pháp trí, hoặc tận vị tri nhẫn, hoặc tận vị tri trí. Hoặc đạo pháp nhẫn, hoặc đạo pháp trí, hoặc đạo vị tri nhẫn, hoặc đạo vị tri trí. Vô tưởng như thế không thể nào đếm, không thể thiết lập. Hoặc dừng lại ở đây, hoặc dừng lại nơi kia. Vì vậy cho nên kiên tín, kiên pháp, đối với nghĩa này, hiện rõ người vô tưởng thứ sáu. Đức Thế Tôn nói: Lúc nghe pháp này rồi. Thần đất liền cất tiếng bố cáo là: Đức Thế Tôn chuyển pháp luân cho người Tiên trong vườn Lộc Uyển, thuộc thành Ba-la-nại. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên ma, Phạm thiên, hoặc là thế gian chưa từng nghe chuyển pháp luân, thì Thần đất có trí này có biết Thế Tôn chuyển pháp luân không? Đáp: Không! Hỏi: Làm sao biết được? Đáp: Đức Thế Tôn khởi tâm thế tục: “Ta chuyển pháp luân cho Tỳ-kheo tên đó được kiến pháp.” Người này, người kia biết, cũng bảo với người khác: “Ta chuyển pháp luân cho Tỳ-kheo tên đó được kiến pháp.” Người ở đây, ở kia nghe theo Tôn giả kia cũng khởi tâm thế tục: Đức Thế Tôn chuyển pháp luân, ta đã kiến pháp. Người ở đây, ở kia biết cũng tiếp tục bảo với người khác là: Đức Phật chuyển pháp luân, ta đã kiến pháp. Người ở nơi này, nơi khác đã nghe hoặc nghe từ Đại Tôn Thiên. Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia là A-la-hán lậu tận, trời Ba Mươi Ba tập họp, ngồi ở giảng đường Thiện Pháp, thì thường thường vân tập, làm Tôn giả với danh hiệu kia. Tôn giả với danh hiệu kia, nghĩa là đệ tử ở tại thôn xóm đó, là người xuất gia, tín gia, phi gia, cạo râu tóc, mặc y cà sa, làm đạo nhân, dứt hết hữu lậu, thành vô lậu, với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ở hiện pháp tự biết tu hành tác chứng, sự sinh đã hết, phạm hạnh đã thành tựu, việc làm đã xong, danh sắc đã có, biết đúng như sự thật thì trời Ba Mươi Ba có trí này, có biết Tỳ-kheo lậu tận không?” Đáp: Không biết! Hỏi: Vậy làm sao biết? Đáp: Đức Thế Tôn khởi tâm thế tục, gọi Tỳ-kheo có tên đó là A-la hán lậu tận. Người này, người kia biết, cũng mách bảo với người khác là Tỳ-kheo đó lậu tận, được A-la-hán. Người này người nọ nghe Tôn giả kia cũng khởi tâm thế tục: Ta lậu tận, được A-la-hán. Người này người kia biết cũng bảo với người khác biết là ta lậu tận, được A-la-hán. Người này người nọ nghe người kia, hoặc nghe từ Đại Tôn Thiên. Lại, Đức Thế Tôn nói: “Các pháp hóa giáo hóa kia cũng là các pháp hướng và pháp trình tự, tám vạn bốn ngàn Ma-kiệt đại thần này ba kiết đã hết, được Tu-đà-hoàn, không đọa cõi ác. Pháp định chính đạo đến bảy hữu, qua lại bảy lần, sinh cõi người- trời không còn trong vòng đau khổ.” Thế nào là pháp hóa giáo hóa? Thế nào là pháp hướng và pháp trình tự? Hỏi: Thế nào là pháp hóa giáo hóa? Đáp: Các Ma-kiệt đại thần đã sinh lên trời, nhờ kiến pháp, đó gọi là pháp hóa giáo hóa. Hỏi: Thế nào là pháp hướng và pháp trình tự? Đáp: Các Ma-kiệt đại thần đã kiến pháp lúc làm người trước kia, đó gọi là pháp hướng và pháp trình tự. Hỏi: Thế nào là nhiều tham dục? Đáp: Chưa có được sắc - thanh - hương - vị - mịn, trơn, cơm ăn áo mặc - giường chiếu - các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, và các tham dục đã tham dục - đang tham dục, đó gọi là nhiều tham dục. Hỏi: Thế nào là không có nhàm chán? Đáp: Đã được sắc - thanh - hương - vị - mịn, trơn, cơm ăn áo mặc- giường chiếu- các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật mà không vui không dễ dàng vui, cũng không vui với điều gì khác; không thỏa mãn không dễ dàng thỏa mãn, cụng không thỏa mãn với điều gì khác, đó gọi là không có nhàm chán. Hỏi: Nhiều tham dục với không có nhàm chán có gì sai biệt? Đáp: Chưa có được sắc - thanh - hương - vị- trơn, cơm ăn áo mặc giường chiếu - các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, thì dựa vào mọi cách khéo léo để cầu xin - gắng sức cầu xin cho được. Đã có được sắc - thanh - hương - vị- trơn, cơm ăn áo mặc - giường chiếu - các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, lại tìm cách - lại tham dục lại mong muốn - lại nghó nhớ, được ít không vui - ít thì không dễ dàng vui được có được điều gì ít thì không vui, tham muốn rất nhiều không hề thỏa mãn đó gọi là sai khác. Hỏi: Thế nào là thiểu dục? Đáp: Chưa có được sắc - thanh - hương - vị - mịn - trơn, cơm ăn áo mặc - giường chiếu - các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, tất cả không phải là tham dục, không phải đã tham dục, không phải đang tham dục, đó gọi là thiểu dục. Hỏi: Nhàm chán là sao? Đáp: Đã có được sắc - thanh - hương - vị- mịn - trơn, cơm ăn áo mặc - giường chiếu - các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật. Đối với niềm vui thì khéo vui và cũng khéo vui với sự nhàm chán mọi điều khác, khéo nhàm chán và khéo nhàm chán tất cả mọi điều khác, đó gọi là nhàm chán. Hỏi: Sự thiểu dục và nhàm chán có gì sai biệt? Đáp: Chưa được sắc- thanh- hương- vị- mịn trơn, cơm ăn áo mặc giường chiếu - các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, mà không xin, không cầu xin, không xin mạnh, không nhờ phương tiện khéo léo. Đã có được sắc- thanh- hương - vị - mịn trơn, cơm ăn áo mặc - giường chiếu các loại thuốc thang chữa trị bệnh tật, lại không phương tiện, lại không tham dục, lại không mong muốn, lại không nghó nhớ, vui với ít và dễ dàng vui với ít, thích hợp với những niềm vui khác, thì đó gọi là sự khác nhau giữa thiểu dục và nhàm chán. Hỏi: Thế nào là khó đầy? Đáp: Muốn ăn nhiều, muốn nuốt nhiều, đó gọi là khó đầy. Hỏi: Thế nào là khó nuôi nấng? Đáp: Tham ăn, thường mong mỏi được ăn, đó gọi là khó nuôi nấng. Hỏi: Thế nào là dễ đầy? Đáp: Những người không ăn nhiều, không nuốt nhiều, không mong mỏi được ăn, đó gọi là dễ đầy. Hỏi: Thế nào là dễ nuôi nấng? Đáp: Không tham ăn, thường không mong mỏi được ăn, đó gọi là dễ nuôi nấng. ----------------- <詞>Phẩm 8: BÀN VỀ TƯ Thế nào là tư? Thế nào là tưởng? Tư và tưởng có gì sai biệt? Thế nào là giác? Thế nào là quán? Giác và quán có gì sai biệt? Thế nào là trạo cử? Thế nào là loạn tâm? Trạo cử và loạn tâm có gì sai biệt? Thế nào là vô minh? Thế nào là không thuận với trí? Thế nào là mạn? Thế nào là kiêu? Mạn và kiêu có gì sai biệt? Nếu nảy sinh tăng thượng mạn, ngã kiến khổ là khổ, đó là tăng thượng mạn. Vì sao nếu sinh tăng thương mạn là mình thấy tập là tập, thấy tận là tận, thấy đạo là đạo thì đó gọi là tăng thượng mạn? Vì sao nếu sinh tăng thương mạn là sự sinh của đời ta đã hết, phạm hạnh đã thành, công việc đã xong, danh sắc đã có, biết đúng như thật thì đó là tăng thượng mạn? Vì sao nói rằng không trội hơn mà sinh mạn - thượng mạn và dấy lên mạn? Thế nào là giác dục tự hại? Thế nào là hại người khác? Thế nào là cùng có hại? Thế nào là giác giận dữ tự hại? Thế nào là hại người khác? Thế nào là cùng có hại? Thế nào là giác sát tự hại? Thế nào là hại người khác? Thế nào là cùng có hại? Biết là nhiều trí, là nhiều trí hay là nhiều thức? Là nhiều hành hữu lậu hay nhiều hành vô lậu? Hữu vi nhiều hay vô vi nhiều? Thế nào là hành sự thành? Thế nào là trừ sự thành? Thế nào là tính phàm phu, sự phàm phu? Nên nói thiện, bất thiện hay vô ký? Nên nói hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hay hệ thuộc cõi Vô sắc? Nên nói do kiến đế mà đoạn hay là do tư duy mà đoạn vậy? tính phàm phu gọi là những pháp gì? Các pháp tương ưng của tà kiến là tà chí kia chăng? Giả sử tà chí là tà kiến kia chăng? Tất cả các pháp tương ưng của tà kiến, là tà phương tiện - tà niệm - tà định chăng? Giả sử tà định là tà kiến kia chăng? Các pháp cho đến tà niệm thì tương ưng với tà định kia chăng? Giả sử tà định là tà niệm kia chăng? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Thế nào là tư? Đáp: Các tư như là tư tăng tâm hành tư duy, ý tác động, đó gọi là tư. Hỏi: Thế nào là tưởng? Đáp: Các tưởng tưởng duyên tưởng xứng với quán, đó gọi là tưởng. Hỏi: Tư và tưởng có gì sai biệt? Đáp: Tư nghĩa là hành. Tưởng nghĩa là tuệ. Đó chính là sự sai biệt giữa tư và tưởng. Hỏi: Thế nào là giác? Đáp: Khảo xét các tâm hiểu biết, có chút hiểu biết, tiếp theo là phân biệt, phân biệt rõ một chút, đó gọi là giác. Hỏi: Thế nào là quán? Đáp: Những sự chọn lựa, nhất nhất đều thuận với sự chọn lựa, sự lựa chọn trở lại thuận với sự khảo xét. Tiếp theo là thuận với phạm vi đi qua, đó gọi là quán. Hỏi: Giác và quán có gì sai biệt? Đáp: Tâm thô là giác, tâm tinh tế là quán, đó là sự sai biệt giữa giác và quán. Hỏi: Thế nào là trạo? Đáp: Tâm không thôi, không dứt, tâm trạo hừng hực bốc lên, đó gọi là trạo. Hỏi: Thế nào là tâm loạn? Đáp: Tâm rời rạc, tâm lộn xộn, tâm hư vọng, tâm xao động, không nhất tâm, đó gọi là tâm loạn. Hỏi: Tâm trạo và tâm loạn có gì sai biệt? Đáp: Không dừng nghỉ mà lay động nhau, tâm không nhất tướng, tâm lộn xộn, đó gọi là sự sai biệt. Hỏi: Thế nào là vô minh? Đáp: Không biết gì về ba cõi. Hỏi: Không thuận với trí là sao? Đáp: Tuệ không có phương tiện thiện xảo. Hỏi: Như thế, tuệ không có phương tiện thiện xảo thì không thuận với trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Có thể nói thế này: Thuận với trí nói giả dối thì tất cảíy nghó sai lạc không thuận với trí, mà thuận với trí là nói giả dối chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Có thể nói: Thuận với trí thì không nói dối chăng? Đáp: Không! Hãy nghe lời của tôi đã nói: Thuận với những trí nói giả dối thì tất cả ý nghó sai lạc kia là không thuận với trí.” Hỏi: Nếu thuận với trí mà nói lời giả dối, người kia nói thế này: Thuận với trí thì không có nói dối. Đáp: Dù nói lên lời này nhưng việc này không như vậy, không nên nói lời này: Thuận với trí thì không có sự nói dối. Chỉ thuận với trí nói lời giả dối thì tất cảíy nghó sai lạc kia là không thuận với trí. Thuận với trí nói lời giả dối, không nên nói là thuận với những trí nói lời giả dối. Tất cả ý nghó sai lạc kia thì không thuận với trí. Thuận với trí nói lời giả dối, việc này không như thế. Có thể nói rằng: Tất cả vô minh không thuận với trí mà tương ưng với những trí thuận theo nói lời giả dối. Tất cả vô minh kia trải qua vô minh, vui với vô minh, đã bị ràng buộc mất ý không thuận với trí mà thuận với trí nói lời giả dối chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Có thể nói: Thuận với trí thì không có nói dối chăng? Đáp: Không! Hãy nghe lời của tôi đã nói: Nếu tất cả vô minh không thuận với trí mà tương ưng với những trí thuận theo nói lời giả dối, thì tất cả vô minh kia trải qua vô minh, vui với vô minh, đã bị ràng buộc mất ý không thuận với trí. Hỏi: Có thể trí nói lời giả dối, người kia nói như thế này: Thuận với trí thì không có nói dối chăng? Đáp: Dù có nói lời này, nhưng sự việc này không như vậy. Không nên lời nói như vậy Thuận với trí thì không có nói dối. Nhưng có tất cả vô minh đều tương ưng với không thuận trí, đối với thuận trí nói lời nói dối, thì tất cả vô minh kia trải qua vô minh, vui với vô minh bị ràng buộc mất ý không thuận với trí mà thuận với trí nói lời nói dối. Không nên nói lời nói đó, vì tất cả vô minh đều tương ưng với không thuận trí. Đối với thuận trí nói lời nói dối thì tất cả vô minh kia trải qua vô minh, vui với vô minh, bị ràng buộc mất ý mà không thuận với trí. Thuận với trí nói lời giả dối thì sự việc này không như vậy. Hỏi: Thế nào là mạn? Đáp: Với mình thấp kém nói là tốt đẹp ( tự nói là hơn hẳn), đối với điều tốt đẹp thì nói là tương tự, từ đây dấy lên mạn, tâm mạng bùng lên hừng hực, đó gọi là mạn. Hỏi: Thế nào là kiêu? Đáp: Ta sinh trong dòng họ, sắc tộc, kỹ thuật, nghề nghiệp, giàu có, đoan chính, đều tốt đẹp, từ đây khởi kiêu hãnh, tạo đủ mọi cách kiêu, nhất nhất làm ra dáng kiêu hãnh, đó gọi là kiêu. Hỏi: Mạn và kiêu có gì sai biệt? Đáp: Đối với người khác dấy tâm hơn hẳn hừng hực, đó gọi là tướng mạn. Tự ở trong pháp mà tâm có ô nhiễm, đó gọi là tướng kiêu. Mạn và kiêu thì đó gọi là sự sai biệt. Hỏi: Nếu sinh tăng thượng mạn, ta thấy khổ là khổ, thì tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Như một người tương đắc với thiện tri thức, từ thiện tri thức đó mà được nghe pháp, trong lòng suy nghó được thuận khổ nhẫn. Nỗi khổ kia là sự vui mừng của nhẫn khổ, của ý tham dục. Như thế, khi suy nghó không dối, tương ưng với suy nghó nhẫn kia, ở trong khoảng giữa đó kiến và nghi không hiện hành. Giả sử có hiện hành mà cũng không hiểu biết (không được nhẫn dù có hiện hành), liền có cảm nghó này: Ta thấy khổ là khổ. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn. Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Tức là khổ kia, duyên với trí cũng như thế. Giống như sinh khởi tăng thượng mạn rằng ta thấy tận là tận. Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Như một người tương đắc với thiện tri thức, theo thiện tri thức ấy nghe pháp, trong lòng suy nghó được thuận tận nhẫn. Tận kia là sự vui mừng của ý tham dục, của nhẫn tận. Như thế, khi suy nghó không giả dối, tương ưng với suy nghó nhẫn kia, ở khoảng trung gian đó kiến và nghi không hiện hành. Giả sử có hiện hành mà cũng không hiểu biết, bèn có cảm nghó thế này: Ta thấy tận là tận. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn. Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Tức là tận kia, duyên với đạo cũng như thế. Giống như nảy sinh tăng thượng mạn rằng đời ta đã tận. Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Như một người có cảm nghó như thế này: Đạo này- dấu ấn này, ta đã dựa vào đạo này- dấu ấn này, đã biết khổ, đã đoạn tập, đã tận tác chứng, đã tư duy đạo, sự sinh của ta đã tận. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn.” Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Tức là duyên với sự sinh kia. Hỏi: Nếu nảy sinh tăng thượng mạn: Phạm hạnh của ta đã hoàn thành, thì tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Như một người có cảm nghó này: Đạo này - dấu ấn này, ta nương dựa vào đạo này- dấu ấn này, đã biết khổ, đã đoạn tập, đã tận tác chứng, đã tư duy đạo, phạm hạnh ta đã hoàn thành. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn. Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Tức là duyên nghó đến pháp của tâm và tâm sở kia. Hỏi: Nếu nảy sinh tăng thượng mạn: Việc làm của ta đã xong, thì tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Như một người có cảm nghó này: Đạo này- dấu ấn này, ta dựa vào đạo này - dấu ấn này, ta đã biết khổ, đã đoạn tập, đã tận tác chứng, đã tư duy đạo, ta đã đoạn trừ sử, đã làm hại kiết, đã nhổ sạch kiết, công việc làm của ta đã xong. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn. Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Tức là tâm - tâm sở của người kia duyên với pháp nghó nhớ. Giống như nảy sinh tăng thượng mạn rằng danh sắc của ta đã có biết đúng như thật. Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Như một người có cảm nghó thế này: Đạo này - dấu ấn này, ta đã nương dựa đạo này - dấu ấn này, ta đã biết khổ không còn gì đáng biết, đã đoạn tập không còn gì đáng đoạn, đã tận tác chứng, không còn gì đáng tác chứng, đã tư duy đạo không còn gì đáng tư duy, danh sắc của ta đã có cái biết đúng như thật. Từ đây khởi mạn, đó gọi là tăng thượng mạn.” Hỏi: Tăng thượng mạn này duyên với gì? Đáp: Tức là duyên với pháp nghó nhớ của tâm- tâm sở nơi người kia. Hỏi: Thế nào là đối với thấp hèn mà khởi mạn? Đáp: Đây là một khi thấy người khác trội hơn ta, hoặc sinh, hoặc dòng họ, hoặc sắc tộc, hành nghiệp kỹ thuật, hoặc giàu, hoặc giữ giới, thấy rồi thì có cảm nghó: Người này có phần trội hơn về nơiï sinh- dòng họ - sắc tộc của ta, hành nghiệp kỹ thuật - giàu có - giữ giới. Đôi bên không phải trội hơn gấp mười lần, hai mươi lần, không phải gấp một trăm lần không bằng nhau đó gọi là khởi mạn đối với thấp kém. Hỏi: Thế nào là hiểu biết sự tham dục mà tự hại? Thế nào là hại người? Thế nào là cùng có hại? Tự hại là sao? Đáp: Như thân bị ràng buộc do dâm dục thì tâm sinh ra nóng bức đốt cháy cả thân tâm, cũng lại bị sự dâm dục ràng buộc suốt đêm dài không chịu nỗi mà phải nhận chịu báo ứng không êm ả - không yêu thích, như vậy là tự tại. Hỏi: Thế nào là hại người khác? Đáp: Như bị sự dâm dục ràng buộc mà ham muốn vợ người khác. Nếu thấy chồng của người kia thì khởi giận dữ, như thế là hại người khác. Hỏi: Thế nào là cùng có hại? Đáp: Như bị dâm dục ràng buộc, trộm dâm vợ người khác. Nếu chồng của người kia bắt gặp thì nắm lấy vợ mình cùng kẻ gian dâm mà đánh đập và trói chặt giết chết. Như thế là cùng có hại. Hỏi: Thế nào là hiểu biết giận dữ sẽ tự hại, sao là hại người khác? Thế nào là cùng có hại? Tự hại là sao? Đáp: Như bị sự giận dữ ràng buộc thân, thì tâm sinh ra nóng bức đốt cháy cả thân tâm, cũng lại bị sự giận dữ, ràng buộc suốt đêm dài, thọ báo không chịu đựng nỗi, không mềm mại và không yêu thích. Như thế là tự hại. Hỏi: Thế nào là hại người khác? Đáp: Như bị giận dữ ràng buộc mà đánh người khác, hoặc bằng tay- gậy- đá, hoặc dao. Như thế là hại người khác. Hỏi: Cùng có hại là sao? Đáp: Như bị giận dữ ràng buộc mà đánh người khác, hoặc bằng tay- gậy- hoặc đá- dao, bị người kia đánh lại cũng hoặc bằng tay- gậy- đá- dao như thế, cùng có hại. Thế nào là hiểu biết sát sẽ tự hại. Thế nào là hại người khác? Thế nào là cùng có hại? Hỏi: Thế nào là tự hại? Đáp: Như tâm sát hại ràng buộc lấy thân thì tâm sinh ra nóng bức đốt cháy cả thân tâm, cũng lại bị sự sát hại ràng buộc suốt đêm dài thọ báo không chịu nỗi, không mềm mại và không yêu thích. Như thế là tự hại. Hỏi: Hại người khác là sao? Đáp: Như bị sự tổn hại ràng buộc mà cắt đứt mạng sống người khác. Như thế là hại người khác. Hỏi: Thế nào là cũng tổn hại? Đáp: Như bị sự tổn hại ràng buộc mà đoạn mạng sống người khác người khác cũng đáp trả sự đoạn mạng này. Như thế là cùng có hại. Hỏi: Biết nhiều hay là trí nhiều chăng? Đáp: Biết nhiều chứ không phải trí nhiều. Trí kia nghĩa là biết. Hỏi: Trí nhiều hay thức nhiều? Đáp: Thức nhiều chứ không phải trí nhiều. Tất cả trí thuộc về thức, thức không phải là thuộc về trí. Không thâu nhiếp những gì? Nhẫn tương ưng với thức. Hỏi: Hành hữu lậu nhiều hay hành vô lậu nhiều? Đáp: Hành hữu lậu nhiều chứ không phải là hành vô lậu. Hành hữu lậu có mười nhập, hai nhập, phần ít của sở nhập; hành vô lậu có hai nhập, phần ít của sở nhập. Hỏi: Thế nào là hành sự thành? Đáp: Thân vô học, giữ gìn miệng và giữ gìn mạng thanh tịnh, đó gọi là hành sự thành. Hỏi: Thế nào là trừ sự thành? Đáp: Vô học giữ gìn căn, đây gọi là trừ sự thành. Hỏi: Thế nào là tính phàm phu? Đáp: Thánh pháp, hoặc không được - đã không được và sẽ không được. Lại nữa, các noãn thánh - nhẫn thánh - kiến thánh - vị thánh - tuệ thánh, hoặc không được - đã không được và sẽ không được, đây gọi là tính phàm phu. Hỏi: tính phàm phu nên nói thiện - bất thiện hay là nói vô ký chăng? Đáp: tính phàm phu nên nói là vô ký, không nên nói là thiện, không nên nói là bất thiện. Hỏi: Vì lẽ gì mà tính phàm phu không nên nói là thiện? Đáp: Phương tiện cầu pháp thiện đã được pháp thiện, không cầu phương tiện ta làm phàm phu. Đã đoạn căn thiện là vónh viễn diệt pháp thiện, không được thành tựu pháp thiện. Giả sử tính phàm phu là thiện, thì đoạn căn thiện kia không phải là phàm phu ï. Vì lý do này cho nên tính phàm phu không được nói là thiện. Hỏi: Vì sao tính phàm phu không nên nói là bất thiện? Đáp: Vì có thể ái dục hết thì căn bất thiện đã vónh viễn tận, không thành tựu pháp bất thiện. Giả sử tính phàm phu là bất thiện, mà ái dục của phàm phu kia đã hết, tất nhiên phàm phu đó không phải là người phàm phu? Vì vậy cho nên tính phàm phu không nên nói là bất thiện. Hỏi: tính phàm phu nên nói là hệ thuộc cõi Dục hay nên nói là hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc? Đáp: tính phàm phu hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Vì sao? Vì tính phàm phu không nhất định nói là hệ thuộc cõi Dục. Ở cõi Dục mất rồi sinh đến cõi Sắc thì đã vónh viễn diệt pháp hệ thuộc cõi Dục, có thể không thành tựu pháp hệ thuộc cõi Dục. Nếu tính phàm phu nhất định hệ thuộc cõi Dục, thì các phàm phu kia sinh đến cõi Vô sắc, phàm phu ấy không phải là phàm phu chăng? Vì vậy cho nên tính phàm phu không nên nói là nhất định hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Vì lẽ gì mà tính phàm phu không nên nói là nhất định hệ thuộc cõi Sắc. Đáp: Ở cõi Sắc ẩn mất, sinh đến cõi Vô sắc, vónh viễn diệt pháp hệ thuộc cõi Sắc, không thể nào thành tựu pháp hệ thuộc cõi Sắc. Nếu tính phàm phu nhất định hệ thuộc cõi Sắc, thì các phàm phu kia sinh đến cõi Vô sắc, phàm phu đó không phải là phàm phu chăng? Vì vậy cho nên tính phàm phu không nên nói là nhất định hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Vì lẽ gì mà tính phàm phu không nên nói là nhất định hệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Vì ngang bằng vượt qua trình tự mà thủ chứng. Trước hết, từ cõi Dục đối với khổ tư duy về khổ sau đó giống như cõi Sắc- Vô sắc. Thánh đạo đã sinh thì trước tiền là hoàn thành sự việc ở cõi Dục, sau đó giống như cõi Sắc- Vô sắc. Nếu cùng vượt qua trình tự mà thủ chứng, trước từ cõi Vô sắc đối với khổ tư duy về khổ, sau đó như cõi Dục- cõi Sắc. Thánh đạo đã sinh thì trước tiên là hoàn thành sự việc ở cõi Vô sắc, sau đó như cõi Dục- cõi Sắc. Như thế, tính phàm phu nhất định là hệ thuộc cõi Vô sắc, chỉ bằng vượt qua trình tự mà thu chứng, trước tiên từ cõi Dục đối với khổ tư duy về khổ, sau đó như cõi Sắc- Vô sắc. Thánh đạo đã sinh thì trước tiên hoàn thành sự việc cõi Dục, sau đó như cõi Sắc - Vô sắc. Vì vậy cho nên tính phàm phu không nên nói nhất định là hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: tính phàm phu nên nói do kiến đế đoạn hay nên nói do tư duy đoạn? Đáp: tính phàm phu nên nói do tư duy đoạn, không nên nói do kiến đế đoạn. Vì lẽ gì mà tính phàm phu là do tư duy đoạn chứ không phải do kiến đế đoạn? Đáp: Vì lẽ pháp do kiến đế mà đoạn thì vónh viễn ô nhiễm mà tính phàm phu thì không ô nhiễm. Điều này thế nào? Pháp đệ nhất của thế gian ở trước nhanh chóng diệt, khổ pháp nhẫn nhanh chóng sinh hiện rõ ở trước. Pháp đệ nhất thế gian này diệt, khổ pháp nhẫn sinh, tính phàm phu của ba cõi trong trung gian kia, nhất định không thể thành tựu, chứ không phải pháp do kiến đế mà đoạn thì vónh viễn diệt. Hỏi: tính phàm phu gọi là những pháp gì? Đáp: Là tâm bất tương ưng hành không ô nhiễm của ba cõi. Hỏi: Các pháp tương ưng với tà kiến là tà chí kia chăng? Đáp: Hoặc tà kiến mà không phải tà chí. Thế nào là tà kiến mà không phải tà chí? Đáp: Tà kiến tương ưng với tà chí. Các tà chí khác không tương ưng với pháp tương ưng của tà kiến, đó gọi là tà kiến chứ không phải tà chí. Thế nào là tà chí mà không phải tà kiến? Đáp: Tà chí tương ưng với tà kiến, các tà kiến khác không tương ưng với pháp tương ưng của tà chí, đó gọi là tà chí chứ không phải tà kiến. Thế nào là tà kiến cũng là tà chí? Đáp: Trừ ra tà kiến tương ưng với tà chí, các tà kiến khác là pháp tương ưng của tà chí, đó gọi là tà kiến cũng là tà chí. Thế nào là không phải tà kiến cũng không phải tà chí? Đáp: Tà kiến không tương ưng với tà chí, tà chí không tương ưng với tà kiến. Các tâm- tâm sở khác nghó nhớ đến pháp, sắc- vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tà kiến cũng không phải tà chí. Hỏi: Các pháp tương ưng của tà kiến là tà phương tiện kia chăng? Đáp: Hoặc có tà kiến mà không phải tà phương tiện. Thế nào là tà kiến mà không phải tà phương tiện? Đáp: Tà kiến tương ưng với tà phương tiện, đó gọi là tà kiến chứ không phải tà phương tiện. Thế nào là tà phương tiện mà không phải tà kiến? Đáp: Tà kiến không tương ưng với các tà kiến khác mà tương ưng với pháp của tà phương tiện, đó gọi là tà phương tiện chứ không phải tà kiến. Thế nào là tà kiến mà cũng là tà phương tiện? Đáp: Trừ ra tà phương tiện, còn lại các pháp tương ưng với tà kiến, đó gọi là tà kiến mà cũng là tà phương tiện. Thế nào là không phải tà kiến cũng không phải tà phương tiện? Đáp: Tà kiến không tương ưng với tà phương tiện, còn lại các pháp nghó nhớ của tâm - tâm sở sắc - vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tà kiến cũng không phải tà phương tiện. Tà niệm - tà định, cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với tà chí là tà phương tiện kia chăng? Đáp: Hoặc tà chí mà không phải tà phương tiện. Thế nào là tà chí, không phải tà phương tiện? Đáp: Tà chí tương ưng với tà phương tiện, đó gọi là tà chí chứ không phải tà phương tiện. Thế nào là tà phương tiện mà không phải tà chí? Đáp: Tà chí không tương ưng với các tà chí khác, là pháp tương ưng với tà phương tiện, đó gọi là tà phương tiện mà không phải tà chí. Thế nào là tà chí cũng là tà phương tiện? Đáp: Trừ ra tà phương tiện, còn lại các pháp tương ưng với tà chí, đó gọi là tà chí mà cũng là tà phương tiện. Không phải tà chí cũng không phải tà phương tiện là sao? Đáp: Tà chí không tương ưng với tà phương tiện, còn lại các pháp nghó nhớ của tâm- tâm sở, sắc- vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tà chí cũng không phải tà phương tiện. Tà niệm- tà định cũng như thế. Hỏi: Các pháp tà phương tiện tương ưng với tà niệm kia chăng? Đáp: Hoặc tà phương tiện mà không phải là tà niệm. Thế nào là tà phương tiện mà không phải là tà niệm? Đáp: Tà niệm đó gọi là tà phương tiện mà không phải tà niệm. Tà niệm mà không phải tà phương tiện là sao? Đáp: Tà phương tiện đó gọi là tà niệm chứ không phải tà phương tiện. Thế nào là tà phương tiện cũng là tà niệm? Đáp: Trừ ra tà niệm, còn lại các pháp tương ưng với tà phương tiện đó gọi là tà phương tiện mà cũng là tà niệm. Không phải tà phương tiện cũng không phải tà niệm là sao? Đáp: Pháp nghó nhớ của các tâm - tâm sở, sắc - vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tà phương tiện cũng không phải tà niệm; tà định cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với tà niệm tà là định kia chăng? Đáp: Hoặc tà niệm mà không phải là tà định. Tà niệm mà không phải tà định là sao? Đáp: Tà định đó gọi là tà niệm mà không phải là tà định. Thế nào là tà định mà không phải là tà niệm? Đáp: Tà niệm đó gọi là tà định chứ không phải tà niệm. Thế nào là tà niệm mà cũng là tà định? Đáp: Trừ ra tà niệm Không phải tà niệm cũng không phải tà định là sao? Đáp: Pháp nghó nhớ của các tâm - tâm sở, sắc - vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tà niệm cũng không phải tà định. <卷>QUYỂN 4 Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ <詞>Phẩm 1: BÀN VỀ BẤT THIỆN (Từ đây đến hết gồm mười hai phẩm) Bất thiện có báo, Kiến cũng kiến khổ, Nếu kiến có giác, Như căn tương ưng. Cõi Dục đạt được, Đoạn cũng năm người, Thân kiến như thế, Sau nhất thiết kiến. Ba kiết, ba căn bất thiện, ba hữu lậu; bốn lưu, bốn ách, bốn thọ, bốn phược; năm cái, năm kiết, năm kiết phần dưới, năm kiến; sáu ái thân, bảy sử, chín kiết, chín mươi tám sử. Ba kiết này có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký? Ba kiết này bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Từ đây cho đến chín mươi tám sử bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Ba kiết này có bao nhiêu do kiến đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu do kiến đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn. Ba kiết này có bao nhiêu do kiến khổ đế đoạn? Bao nhiêu do kiến tập- tận- đạo đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu do kiến khổ đế đoạn? Bao nhiêu do kiến tập- tận- đạo đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Ba kiết này có bao nhiêu kiến bao nhiêu không kiến? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu kiến bao nhiêu không kiến? Ba kiết này bao nhiêu có giác - có quán? Bao nhiêu không có giác - có quán? Bao nhiêu không có giác - không có quán? Từ đây cho đến chín mươi tám sử bao nhiêu là có giác - có quán? Bao nhiêu không có giác - có quán? Bao nhiêu không có giác - không có quán? Ba kiết này có bao nhiêu loại tương ưng với lạc căn? Bao nhiêu loại tương ưng với khổ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hỷ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với ưu căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hộ căn? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu loại tương ưng với lạc căn? Bao nhiêu loại tương ưng với khổ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hỷ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với ưu căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hộ căn? Ba kiết này có bao nhiêu là hệ thuộc cõi Dục? Bao nhiêu là hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu là hệ thuộc cõi Vô sắc? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Vô sắc? Các kiết là kiết cõi Dục, thì kiết này ở cõi Dục chăng? Giả sử kiết ở cõi Dục là kiết cõi Dục chăng? Tất cả kiết là kiết của cõi Sắc- Vô sắc thì kiết này ở cõi Sắc - Vô sắc chăng? Giả sử kiết ở cõi Sắc- Vô sắc, là kiết của cõi Sắc- Vô sắc chăng? Tất cả kiết không phải là kiết cõi Dục, thì kiết này không ở cõi Dục chăng? Giả sử không ở cõi Dục, thì kiết này không phải là kiết cõi Dục chăng? Tất cả kiết không phải là kiết cõi Sắc - Vô sắc, thì kiết này không phải là kiết cõi Sắc - Vô sắc chăng? Giả sử kiết không phải ở cõi Sắc- Vô sắc, thì kiết này không phải là kiết của cõi Sắc - Vô sắc chăng? Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Thế Tôn còn sắc chưa tận là hệ thuộc sắc chăng? Giả sử là hệ thuộc sắc thì sắc này chưa tận chăng? Nếu thống - tưởng - hành - thức chưa tận thì thuộc về thức chăng? Giả sử là thuộc về thức thì thức chưa tận chăng? Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Thế Tôn có sắc đã tận thì sắc này giải thoát chăng? Giả sử sắc giải thoát thì sắc này tận chăng? Nếu thống - tưởng - hành - thức tận thì thức này giải thoát chăng? Giả sử thức giải thoát thì thức này tận chăng? Năm người có kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng. Người tín kiên cố, đối với ba kiết này thì có bao nhiêu thành tựu? Bao nhiêu không thành tựu? Từ ba kiết này cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người thân chứng đối với. Ba kiết này thì có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Từ ba kiết này cho đến chín mươi tám sử thì có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Thân kiến cùng thân kiến kia, có bao nhiêu duyên duyên với thân kiến- trộm giới - nghi, cho đến sử vô minh, cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn có bao nhiêu duyên duyên? Sử vô minh cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn, sử vô minh cõi Vô sắc ấy do tư duy mà đoạn có bao nhiêu duyên duyên? Sử vô minh cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn thân kiến - trộm giới - nghi của cõi Dục, cho đến sử mạn cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn có bao nhiêu duyên duyên duyên? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám sử, ba kiết kia có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký? Đáp: Một vô ký, hai cần phân biệt: Trộm giới- nghi ở cõi Dục thì bất thiện, ở cõi Sắc- Vô sắc thì vô ký. Tham- giận dữ - si nhất định là bất thiện. Trong hữu lậu có một vô ký, hai cần phân biệt: Dục lậu hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với dục lậu, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với dục lậu, đó gọi là vô ký. Vô minh lậu hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với vô minh lậu, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với vô minh lậu, đó gọi là vô ký. Trong lưu có một vô ký, ba cần phân biệt: Dục lưu hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với dục lưu kia, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với dục lưu, đó gọi là vô ký. Vô minh lưu hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với vô minh lưu, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với vô minh lưu, đó gọi là vô ký. Kiến lưu hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Bất thiện là sao? Ba kiến cõi Dục, đây nói là bất thiện. Vô ký là sao? Hai kiến cõi Dục, năm kiến cõi Sắc - Vô sắc, đó gọi là vô ký. Ách cũng như thế. Trong thọ có một vô ký, ba cần phân biệt: Dục thọ hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với dục thọ, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với dục thọ, đó gọi là vô ký. Giới thọ hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Ở cõi Dục này, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Ở cõi Sắc - Vô sắc, đó gọi là vô ký. Kiến thọ hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Hai kiến cõi Dục, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Hai kiến cõi Dục, bốn kiến của cõi Sắc- Vô sắc, đó gọi là vô ký. Trong phược có hai bất thiện, hai cần phân biệt: Trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc- Vô sắc là vô ký. Cái và giận dữ, kiết keo kiệt, ganh tị, nhất định là kiết ái bất thiện, kiết kiêu mạn ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc - Vô sắc là vô ký. Trong năm kiết phần dưới có hai bất thiện, một vô ký, hai cần phân biệt: Trộm giới và nghi ở cõi dục là bất thiện, ở cõi Sắc - Vô sắc là vô ký. Trong kiến có hai vô ký, ba cần phân biệt: Tà kiến - trộm kiến - trộm giới ở cõi Dục là bất thiện; ở cõi Sắc - Vô sắc là vô ký. Trong sáu ái thân có hai bất thiện, bốn cần phân biệt: Mắt lại yêu tai, thân lại yêu thích ở cõi Dục, là bất thiện; ở cõi Sắc, là vô ký. Ý lại yêu thích ở cõi Dục là bất thiện; ở cõi Sắc- Vô sắc là vô ký. Trong bảy sử có hai bất thiện, một vô ký, bốn cần phân biệt: Sử kiêu mạn, sử nghi ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc - Vô sắc là vô ký. Sử vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với sử vô minh, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với sử vô minh, đó gọi là vô ký. Sử kiến hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Ba kiến cõi Dục, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Hai kiến cõi Dục, năm kiến cõi Sắc- Vô sắc, đó gọi là vô ký. Trong chín kiết có ba bất thiện, sáu cần phân biệt: Kiết ái, kiết kiêu mạn, kiết thất nguyện, kiết nghi ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc- Vô sắc là vô ký. Kiết vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Vô tàm, vô quý, tương ưng với kiết vô minh, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Vô tàm, vô quý không tương ưng với kiết vô minh, đó gọi là vô ký. Kiết kiến hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Một kiến cõi Dục, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Hai kiến cõi Dục, ba kiến cõi Sắc - Vô sắc, đó gọi là vô ký. Chín mươi tám sử có ba mươi ba bất thiện, sáu mươi bốn vô ký, một cần phân biệt: Sử vô minh của cõi Dục do khổ đế mà đoạn đoạn của khổ đế cõi Dục hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là bất thiện? Vô tàm, vô quý tương ưng với sử vô minh, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Vô tàm, vô quý không tương ưng với sử vô minh, đó gọi là vô ký. Hỏi: Ba kiết này thì bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Đáp: Các bất thiện thì có báo, các vô ký thì không có báo. Hỏi: Các bất thiện - vô ký này cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Đáp: Các bất thiện là có báo, các vô ký là không có báo. Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu kiến đế đoạn, bao nhiêu tư duy đoạn? Đáp: Thân kiến kiến đế, hai thứ ban đầu hoặc do kiến đế đoạn hoặc do kiến đế- tư duy đoạn. Thế nào là kiến đế đoạn? Đáp: Hoặc thân kiến ni duy tiên, hoặc na a tiên, hoặc hệ thuộc kiên tín, kiên pháp, hành khổ nhẫn đoạn, đó gọi là kiến đế đoạn, còn thừa lại hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn trộm giới - nghi kiến đế. Hai thứ ban đầu hoặc do kiến đế đoạn; hoặc do kiến đế - tư duy đoạn. Thế nào là kiến đế đoạn? Đáp: Hoặc trộm giới- nghi ni duy tiên, hoặc na a tiên, hoặc hệ thuộc kiên tín kiên pháp hành nhẫn đoạn, đó gọi là kiến đế đoạn, còn thừa lại hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn tham- giận dữ- ngu si và tư duy dục lậu. Hai thứ ban đầu hoặc do tư duy đoạn, hoặc do kiến đế - tư duy đoạn. Thế nào là tư duy đoạn? Đáp: Nếu học kiến tích tư duy đoạn, thì đó gọi là tư duy đoạn. Còn sót lại, hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn hữu lậu- vô minh lậu kiến đế. Ba thứ đầu tiên, hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc do kiến đế- tư duy đoạn. Thế nào là kiến đế đoạn? Đáp: Nếu hữu lậu - vô minh lậu - ni duy tiên, hoặc na a tiên, hoặc hệ thuộc kiên tín - kiên pháp- hành nhẫn đoạn, đó gọi là kiến đế đoạn. Thế nào là tư duy đoạn? Đáp: Nếu học kiến tích tư duy đoạn, thì đó gọi là tư duy đoạn. Còn sót lại hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn. Dục lưu trong dục do tư duy đoạn. Hai loại đầu là hữu lưu, vô minh lưu do kiến đế đoạn. Ba loại đầu là kiến lưu do kiến đế đoạn. Hai loại ách đầu cũng như vậy. Dục thọ trong thọ tư duy đoạn. Hai loại đầu là giới thọ- thân thọ do kiến đế đoạn. Hai loại đầu là ngã thọ do kiến đế đoạn. Dục ái ràng buộc thân - giận dữ ràng buộc thân trong ba loại phược đầu do tư duy đoạn. Hai loại đầu là trộm giới ràng buộc thân - ngã kiến ràng buộc thân do kiến đế đoạn. Trong hai loại cái đầu thì tham dục - sân giận - thụy miên - trạo cử do tư duy đoạn. Hai loại hối đầu thì chắc chắn do tư duy đoạn. Nghi cái thì hoặc do phàm phu đoạn hay tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn thì do kiến đế đoạn. Kiết sân giận trong kiết do tư duy đoạn. Hai loại đầu là kiết ái và kiết kiêu mạn do kiến đế đoạn. Ba loại đầu là kiết tật - kiết xan chắc chắn do tư duy đoạn. Tư duy tham dục, giận dữ trong năm kiết phần dưới. Ba thứ đầu tiên là thân kiến, trộm giới, nghi và năm kiến do kiến đế đoạn. Năm ái thân trong sáu ái thân của hai thứ đầu tiên, nhất định do tư duy đoạn. Ý trải qua ái do kiến đế đoạn. Sử tham dục, sử giận dữ trong bảy sử của ba thứ đầu tiên do tư duy đoạn. Ba thứ đầu là sử hữu ái, sử kiêu mạn, sử vô minh, do kiến đế đoạn. Hai thứ sử kiến và sử nghi do kiến đế đoạn. Kiết giận dữ trong chín kiết của hai thứ đầu tiên, do tư duy đoạn. Hai thứ kiết ái đầu tiên là kiết kiêu mạn và kiết vô minh, do kiến đế đoạn. Ba thứ là kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi đầu tiên, do kiến đế đoạn. Hai thứ kiết ganh tị, kiết keo kiệt đầu tiên, nhất định do tư duy đoạn. Hai mươi tám sử trong chín mươi tám sử, do kiến đế đoạn và tư duy đoạn. Còn sót lại hoặc do phàm phu đoạn và tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn thì do kiến đế đoạn. Hỏi: Ba kiết này, có bao nhiêu do kiến khổ đế đoạn? Bao nhiêu do kiến tập - tận - đạo đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Đáp: Thân kiến do kiến khổ đoạn. Trộm giới có hai hành, hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến đạo đoạn. Nghi có bốn hành, hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập- tận- đạo đoạn. Tham, giận dữ, ngu si, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, dục lưu, hữu lưu, vô minh lưu có năm hành, kiến lưu có bốn hành; ách bộc lưu cũng như thế. Dục thọ, ngã thọ trong thọ có năm hành, giới thọ có hai hành, kiến thọ có bốn hành. Trong phược thì ái dục ràng buộc thân và giận dữ ràng buộc thân có năm hành. Trộm giới ràng buộc thân hai hành. Ngã kiến ràng buộc thân có bốn hành. Cái tham dục, cái giận dữ, thùy miên, trạo cử trong cái có năm hành. Cái ăn năn, nhất định do tư duy đoạn, cái nghi có bốn hành. Kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn trong kiết có năm hành. Kiết ganh tị và kiết keo kiệt nhất định do tư duy đoạn. Năm hành tham dục, giận dữ trong năm kiết phần dưới. Thân kiến do kiến khổ đoạn, trộm giới có hai hành, nghi có bốn hành. Thân kiến, biên kiến trong kiến do kiến khổ đoạn, tà kiến và trộm kiến có bốn hành, trộm giới có hai hành. Năm ái thân trong ái thân do tư duy đoạn. Ý trải qua ái có năm hành. Sử tham dục, sử giận dữ, sử hữu ái, sử kiêu mạn, sử vô minh trong sử có năm hành, sử kiến và sử nghi có bốn hành. Kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn, kiết vô minh trong kiết có năm hành. Kiết kiến, kiến thất nguyện, kiết nghi có bốn hành. Kiết ganh tị và kiết keo kiệt nhất định do tư duy đoạn. Hai mươi tám sử trong chín mươi tám sử do kiến khổ đoạn, mười chín sử do kiến tập đoạn, mười chín sử do kiến tận đoạn, hai mươi hai sử do kiến đạo đoạn, mười sử do tư duy đoạn. Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu kiến? Bao nhiêu không phải kiến? Đáp: Hai kiến và một không kiến, tham- giận dữ- ngu si là không kiến. Trong lậu: có một không kiến, hai cần phân biệt: Dục lậu hoặc kiến, hoặc không kiến. Thế nào là kiến? Năm kiến của cõi Dục, đó gọi là kiến. Thế nào là không kiến? Trừ ra ra năm kiến của cõi Dục, còn lại các dục lậu, đó gọi là không kiến. Hữu lậu hoặc kiến, hoặc không kiến. Thế nào là kiến? Năm kiến của cõi Sắc - Vô sắc, đó gọi là kiến. Thế nào là không kiến? Trừ ra ra năm kiến của cõi Sắc. Vô sắc, còn lại các hữu lậu, đó gọi là không kiến. Trong lưu có một kiến, ba không kiến. Ách bộc lưu cũng như thế. Trong thọ hai kiến, hai không kiến. Trong phược hai kiến, hai không kiến. Kiết cái không kiến. Trong phần dưới hai kiến, ba không kiến. Kiến thì kiến. Ái thân không kiến. Trong sử có một kiến, sáu không kiến. Trong kiết có hai kiến, bảy không kiến. Trong chín mươi tám sử có ba mươi sáu kiến, sáu mươi hai không kiến. Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu có giác- có quán? Bao nhiêu không có giác- có quán? Bao nhiêu không có giác, không có quán? Đáp: Tất cả ba hành hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán. Tham - giận dữ - ngu si và dục lậu thì có giác- có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác - có quán, hoặc không có giác, không có quán. Dục lưu trong lưu thì có giác- có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán; ách bộc lưu cũng như thế. Dục thọ trong thọ thì có giác- có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác - có quán, hoặc không có giác, không có quán. Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược thì có giác- có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác - có quán, hoặc không có giác, không có quán. Cái và kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt thì có giác- có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác có quán, hoặc không có giác, không có quán. Tham dục và giận dữ trong phần dưới thì có giác- có quán, còn sót lại và kiến có ba hành thì hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán. Năm ái thân trong ái thân thì có giác - có quán, ý trải qua ba hành của ái, hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán. Sử tham dục và, sử giận dữ trong sử có giác - có quán. Ba hành còn sót lại hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán. Kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt trong kiết thì có giác - có quán. Ba hành còn sót lại hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác có quán, hoặc không có giác, không có quán. Trong chín mươi tám sử cõi Dục có giác- có quán. Ba hành của cõi Sắc hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán. Cõi Sắc - Vô sắc thì không có giác, không có quán. Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu loại tương ưng với lạc căn? Bao nhiêu loại tương ưng với khổ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hỷ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với ưu căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hộ căn? Đáp: Thân kiến, trộm giới có ba, trừ ra ra khổ căn và ưu căn; nghi có bốn, trừ ra ra khổ căn. Tham có ba trừ ra khổ căn và ưu căn. Giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Ngu si và dục lậu - vô minh lậu có năm; hữu lậu có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Dục lưu- vô minh lưu trong lưu có năm; hữu lưu có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Kiến lưu có bốn, trừ ra khổ căn; ách bộc lưu cũng như thế. Dục thọ trong thọ có năm, giới thọ và ngã thọ có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Kiến thọ có bốn, trừ ra khổ căn. Sự giận dữ trong phược ràng buộc thân có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn; phược còn sót lại có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Cái tham dục trong cái có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Cái giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Thùy - trạo có năm; miên có ba, trừ ra lạc căn và khổ căn. Hối- nghi tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn. Kiết giận dữ trong kiết có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Kiết ái, kiết kiêu mạn có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Kiết ganh tị - keo kiệt tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn. Tham dục trong phần dưới có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Giậc dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Thân kiến - trộm giới có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Nghi có bốn, trừ ra khổ căn. Tà kiến trong kiến có bốn, trừ ra khổ căn. Kiến còn sót lại có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Năm ái thân trong ái thân, tương ưng với hai căn là lạc căn và hộ căn. Ý trải qua ái có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Sử tham dục sử hữu ái, sử kiêu mạn trong sử có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Sử giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Sử vô minh có năm; sử kiến- sử nghi có bốn, trừ ra khổ căn. Kiết giận dữ trong kiết có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Kiết ái, kiết kiêu mạn, kiết thất nguyện có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Kiết vô minh có năm; kiết kiến- kiết nghi có bốn, trừ ra khổ căn. Kiết ganh tị - kiết keo kiệt tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn. Trong chín mươi tám sử, thân kiến - biên kiến - trộm kiến - trộm giới trong cõi Dục, do kiến đế mà đoạn. Tham dục, kiêu mạn tương ưng với hai căn là hỷ căn và hộ căn. Nghi do kiến đế mà đoạn. Sân giận tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn. Tà kiến do kiến đế mà đoạn. Vô minh có, trừ ra lạc căn và khổ căn. Tham dục do tư duy mà đoạn có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Sự giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Kiêu mạn tương ưng với hai căn là hỷ căn và hộ căn. Sử vô minh có năm, cõi Sắc có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn, cõi Vô sắc có một, tương ưng với hộ căn. Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Dục? Bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Tất cả có ba hành, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Tham- giận dữ - ngu si và dục lậu hệ thuộc cõi Dục, hữu lậu hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Dục lưu trong lưu hệ thuộc cõi Dục. Hữu lưu hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc; ách bộc lưu cũng như thế. Dục thọ trong thọ hệ thuộc cõi Dục; ngã thọ hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ buộc ràng thân trong phược, là hệ thuộc cõi Dục. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Năm cái và kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt hệ thuộc cõi Dục. Ba hành còn sót lại hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Tham dục- sân giận trong phần dưới hệ thuộc cõi Dục. Còn lại ba hành và năm kiến, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Mũi trải qua ái lưỡi trải qua ái trong ái thân, hệ thuộc cõi Dục; mắt trải qua ái, tai và thân trải qua ái, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc; ý trải qua ba hành ái, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Sử tham dục, sử giận dữ trong sử hệ thuộc cõi Dục. Sử hữu ái hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt trong kiết hệ thuộc cõi Dục. Ba hành còn sót lại hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Trong chín mươi tám sử có ba mươi sáu loại hệ thuộc cõi Dục, ba mươi mốt loại hệ thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt loại hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Các kiết sử sở hữu là của cõi Dục, kiết sử đó ở cõi Dục chăng? Đáp: Hoặc là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó không ở cõi Dục. Thế nào là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó không ở cõi Dục? Đáp: Kiết sử đã ràng buộc ma Ba tuần ở trên Phạm thiên. Đức Như Lai nói cũng bị kiết sử ràng buộc. Từ cõi Sắc ẩn mất có đủ Trung ấm cõi Dục, đó gọi là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó không ở cõi Dục. Thế nào là kiết sử ở cõi Dục, mà kiết sử đó không phải là của cõi Dục? Đáp: Kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc, cũng là kiết sử sở hữu của cõi Sắc- Vô sắc, trụ vào cõi Dục hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử ở cõi Dục, mà kiết sử đó không phải là của cõi Dục. Thế nào là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó cũng ở cõi Dục? Đáp: Kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục là sinh ấm, cũng là các kiết sử ở cõi Dục, trụ vào cõi Dục hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử của cõi Dục, mà kiết sử đó cũng ở cõi Dục. Thế nào là cũng không phải kiết sử cõi Dục mà kiết sử đó cũng không ở cõi Dục? Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc là sinh ấm. Từ cõi Sắc ẩn mất sinh cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh cõi Vô sắc. Từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh cõi Sắc, cũng là kiết sử sở hữu ở cõi Sắc - Vô sắc, trụ vào cõi Sắc hiện ra ở trước. Các kiết sử sở hữu ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Vô sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử cũng không phải là của cõi Dục, mà kiết sử đó cũng không ở cõi Dục. Hỏi: Các kiết sử sở hữu là của cõi Sắc thì kiết sử ấy ở cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc có kiết sử là của cõi Sắc mà kiết sử ấy không ở cõi Sắc. Kiết sử là của cõi Sắc mà kiết sử ấy không ở cõi Sắc là sao? Đáp: Kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc, cũng vốn có kiết sử là của cõi Sắc, ở cõi Dục hiện ra ở trước, đây nói là kiết sử cõi Sắc mà kiết sử đó không ở cõi Sắc. Thế nào là kiết sử ở cõi Sắc mà kiết sử đó không phải là của cõi Sắc? Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc ma Ba tuần trụ vào trên Phạm thiên. Đức Như Lai nói cũng bị ràng buộc do kiết sử, từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục, cũng vốn có kiết sử ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử ở cõi Sắc mà kiết sử đó không phải là của cõi Sắc. Thế nào là kiết sử cõi Sắc mà kiết sử đó cũng ở cõi Sắc? Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc là sinh ấm, cũng vốn có kiết sử là của cõi Sắc, trụ vào cõi Sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử cõi Sắc mà kiết sử đó cũng ở cõi Sắc. Thế nào là kiết sử không phải là của cõi Sắc mà kiết sử đó cũng không ở cõi Sắc? Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục là sinh ấm. Từ cõi Dục ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục, cũng vốn có kiết sử ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Dục hiện ra ở trước, cũng vốn có kiết sử ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Vô sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử không phải là của cõi Sắc mà kiết sử đó cũng không ở cõi Sắc. Hỏi: Không phải cũng như thế, các kiết sử sở hữu là của cõi Vô sắc, thì kiết sử đó ở cõi Vô sắc chăng? Đáp: Như thế, các kiết sử sở hữu ở cõi Vô sắc, thì kiết sử đó là của cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể là kiết sử của cõi Vô sắc mà kiết sử đó không ở cõi Vô sắc chăng? Đáp: Có các kiết sử sở hữu là của cõi Vô sắc, trụ vào cõi Dục- Sắc hiện ra ở trước. Hỏi: Các kiết sử sở hữu không phải là của cõi Vô sắc, thì kiết sử đó cũng không ở cõi Vô sắc chăng? Đáp: Như thế. Các kiết sử sở hữu không phải là của cõi Vô sắc, thì kiết sử đó cũng không ở cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể, kiết sử không ở cõi Vô sắc, mà kiết sử ấy lại là của cõi Vô sắc chăng? Đáp: Có, các kiết sử sở hữu là của cõi Vô sắc, trụ vào cõi Dục- cõi Sắc hiện ra ở trước. Hỏi: Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Thế Tôn, sắc còn chưa tận là bị sắc trói buộc chăng? Đáp: Đúng vậy. Hỏi: Giả sử bị sắc trói buộc thì sắc không tận chăng? Đáp: Đúng vậy. Hỏi: Nếu thống chưa tận thì bị thống trói buộc chăng? Đáp: Đúng vậy. Thống chưa tận là còn bị thống trói buộc. Hỏi: Có thể, bị thống trói buộc mà không phải là thống chưa tận chăng? Đáp: Có, Tư-đà-hàm gia gia, một thứ tư duy trong tăng thượng hệ thuộc cõi Dục đã đoạn kiết tận, thống tương ưng kia hệ thuộc kiết sử phần dưới; tưởng - hành - thức cũng lại như thế. Hỏi: Kiến đế thành tựu mà đệ tử Đức Thế Tôn, nếu sắc đã tận thì sắc ấy giải thoát chăng? Đáp: Đúng vậy. Hỏi: Nếu sắc không trói buộc thì sắc đó tận chăng? Đáp: Đúng vậy. Hỏi: Nếu thống đã tận thì thống đó không còn trói buộc chăng? Đáp: Đúng vậy. Nếu thống không còn trói buộc thì thống ấy đã tận vậy. Hỏi: Có thể thống đã tận, thì thống ấy không phải là không còn trói buộc chăng? Đáp: Có, Tư-đà-hàm gia gia, một thứ tư duy trong tăng thượng hệ thuộc cõi Dục đã đoạn kiết tận, thống tương ưng kia hệ thuộc kiết sử phần dưới; tưởng- hành- thức cũng lại như vậy. Hỏi: Năm người là kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng. Người kiên tín đối với ba kiết này thì bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả thành tựu, khổ vị tri trí đã sinh thì có hai thành tựu và một không thành tựu. Tham- giận dữ- ngu si- ái dục chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu. Ái dục trong hữu lậu chưa tận thì tất cả thành tựu, ái dục đã tận thì hai thành tựu và một không thành tựu. Ái dục trong lưu chưa tận thì tất cả thành tựu, ái dục đã tận thì ba thành tựu và một không thành tựu. Ách thọ cũng như thế. Ái dục trong phược chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì hai thành tựu và hai không thành tựu. Ái dục trong Cái chưa hết, đạo pháp trí chưa sinh thì tất cả thành tựu. Nếu ái dục chưa tận mà đạo pháp trí đã sinh thì có bốn thành tựu và một không thành tựu; ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu. Ái dục trong kiết chưa tận, thì tất cả thành tựu; ái dục đã tận thì có hai thành tựu và ba không thành tựu. Ái dục trong phần dưới chưa tận, khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả thành tựu. Nếu ái dục chưa tận, khổ vị tri trí đã sinh thì có bốn thành tựu và một không thành tựu. Ái dục đã tận, khổ vị tri trí chưa sinh, có ba thành tựu và hai không thành tựu. Nếu ái dục đã tận, khổ vị tri trí đã sinh, thì có hai thành tựu và ba không thành tựu. Trong kiến mà khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả thành tựu, khổ vị tri trí đã sinh thì ba thành tựu và hai không thành tựu. Trong ái thân mà ái dục chưa tận thì tất cả thành tựu; ái dục đã tận mà ái Phạm thiên chưa tận có bốn thành tựu và hai không thành tựu. Ái Phạm thiên đã hết, có một thành tựu và năm không thành tựu. Trong sử, ái dục chưa tận thì tất cả thành tựu; ái dục đã tận, có năm thành tựu và hai không thành tựu. Trong kiết, ái dục chưa hết thì tất cả thành tựu; ái dục đã hết, có sáu thành tựu và ba không thành tựu. Ái dục trong chín mươi tám sử chưa tận, khổ pháp trí chưa sinh thì tất cả thành tựu. Khổ pháp trí đã sinh mà khổ vị tri trí chưa sinh, thuộc khổ đế cõi Dục đã đoạn thì không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Khổ vị tri trí đã sinh mà tập pháp trí chưa sinh, khổ đế ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Tập pháp trí đã sinh mà tập vị tri trí chưa sinh, khổ đế ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, và tập đế cõi Dục đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tập vị tri trí đã sinh mà tận pháp trí chưa sinh, khổ- tập ba cõi đã đoạn thì không thành tựu thì còn lại thành tựu. Tận pháp trí đã sinh mà tận vị tri trí chưa sinh, khổ đế, tập đế ba cõi đã đoạn không thành tựu, và tận đế cõi Dục đã đoạn thì còn lại thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh mà đạo pháp trí chưa sinh, khổ đế - tập đế- tận đế của ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Đạo pháp trí đã sinh, khổ - tập - tận đế của ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, và đạo đế cõi Dục đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Ái dục đã tận mà ái sắc chưa tận, khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả cõi Dục không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Khổ vị tri trí đã sinh mà tập vị tri trí chưa sinh, thì tất cả cõi Dục không thành tựu và khổ đế cõi Sắc - Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tập vị tri trí đã sinh mà tận vị tri trí chưa sinh thì tất cả cõi Dục không thành tựu, và khổ đế- tập đế cõi Sắc - Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh thì tất cả cõi Dục không thành tựu, và khổ đế - tập đế - tận đế cõi Sắc - Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Ái sắc đã tận mà ái vô sắc chưa tận, khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả cõi Dục - Sắc không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Khổ vị tri trí đã sinh mà tập vị tri trí chưa sinh, tất cả cõi Dục- Sắc thì không thành tựu, và khổ đế cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tập vị tri trí đã sinh mà tận vị tri trí chưa sinh, tất cả cõi Dục - Sắc thì không thành tựu, và khổ đế- tập đế cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh, tất cả cõi Dục - Sắc thì không thành tựu, và khổ đế - tập đế cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh thì tất cả cõi Dục - Sắc không thành tựu, và khổ đế - tập đế - tận đế của cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Kiên pháp cũng như thế. Hỏi: Người tín giải thoát dối với ba kiết này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Tất cả không thành tựu. Tham - giận dữ - ngu si - ái dục chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu. Ái dục trong hữu lậu chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì có hai thành tựu và một không thành tựu. Ái dục trong lưu chưa hết, có ba thành tựu và một không thành tựu, ái dục đã hết thì có hai thành tựu và hai không thành tựu. Ách bộc lưu cũng như thế. Ái dục trong thọ chưa hết thì có hai thành tựu và hai không thành tựu. Ái dục đã hết thì một thành tựu và ba không thành tựu. Ái dục trong phược chưa hết thì có hai thành tựu và hai không thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu. Ái dục trong cái chưa hết có bốn thành tựu và một không thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu. Ái dục trong kiết chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết có hai thành tựu và ba không thành tựu. Ái dục trong phần dưới chưa hết có hai thành tựu và ba không thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu. Kiến không thành tựu (không thành tựu). Ái dục trong ái thân chưa hết thì tất cả thnàh tựu, ái dục đã hết mà ái của Phạm thiên chưa hết, có bốn thành tựu và hai không thành tựu. Ái của Phạm thiên đã hết có một thành tựu và năm không thành tựu. Ái dục trong sử chưa hết, có năm thành tựu và hai không thành tựu, ái dục đã hết thì có ba thành tựu và bốn không thành tựu. Ái dục trong kiết chưa hết, có sáu thành tựu và ba không thành tựu, ái dục đã hết thì có ba thành tựu và sáu không thành tựu. Ái dục trong chín mươi tám sử chưa hết, có mười thành tựu và tám mươi tám không thành tựu; ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết có sáu thành tựu và chín mươi hai không thành tựu; ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, có ba thành tựu và chín mươi lăm không thành tựu. Kiến đáo cũng như thế. Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? tựu. Đáp: Tất cả không thành tựu, tham - giận dữ - ngu si không thành Trong hữu lậu có hai thành tựu và một không thành tựu. Trong lưu có hai thành tựu và hai không thành tựu; ách bộc lưu cũng như thế. Trong thọ có một thành tựu, ba không thành tựu; phược không thành tựu, cái không thành tựu. Trong kiết có hai thành tựu, ba không thành tựu; phần dưới không thành tựu, kiến không thành tựu. Trong ái thân có một thành tựu, năm không thành tựu. Trong sử có ba thành tựu, bốn không thành tựu. Trong kiết có ba thành tựu, sáu không thành tựu. Trong chín mươi tám sử có ba thành tựu, chín mươi lăm không thành tựu. Hỏi: Thân kiến. Thân kiến kia có bao nhiêu duyên duyên (chủ thể duyên, đối tượng duyên)? Đáp: Hoặc bốn, ba, hai, một. Gì là bốn? Đáp: Như thân kiến thứ tự sinh ra thân kiến, tức là tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau, theo thứ tự duyên tăng thượng, đó gọi là bốn. Gì là ba? Đáp: Như thân kiến theo thứ tự sinh ra thân kiến, tức là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau, thứ tự tăng thượng không có duyên, như thứ tự sinh, bao nhiêu tâm sinh ra thân kiến, tức là thân kiến kia tư duy về nhân sinh trước hay sau duyên tăng thượng không có thứ tự, đó gọi là ba. Gì là hai? Đáp: Như thân kiến theo thứ tự sinh ra bao nhiêu tâm, sinh ra thân kiến, tức là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau mà theo thứ tự tăng thượng, đó gọi là hai. Gì là một? Đáp: Sinh sau hay sinh trước, nếu cùng với duyên duyên tăng thượng, không cùng với duyên của một tăng thượng. Vị lai- quá khứ- hiện tại, nếu cùng với duyên duyên tăng thượng thì không duyên với một tăng thượng. Vị lai- hiện tại- quá khứ, nếu duyên với duyên tăng thượng, không duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Dục, nếu với thứ tự theo thứ tự tăng thượng, thì không theo thứ tự với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Dục nếu với thứ tự theo thứ tự tăng thượng, thì không theo thứ tự với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Sắc, nếu với thứ tự theo thứ tự tăng thượng, thì không theo thứ tự với một tăng thượng. Như thân kiến thì thân kiến như thế không nhất thiết biến cũng không nhất thiết biến, không nhất thiết biến mà nhất thiết biến. Hỏi: Thân kiến trộm giới có bao nhiêu duyên duyên? Đáp: Hoặc là bốn, ba, hai, một. Gì là bốn? Đáp: Như thân kiến thứ tự mà sinh. Trộm giới, tức là thân kiến kia tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau theo thứ tự duyên tăng thượng, đó gọi là bốn. Gì là ba? Đáp: Như thân kiến theo thứ tự mà sinh. Trộm giới, tức là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau theo thứ tự tăng thượng không có duyên. Như thân kiến theo thứ tự mà sinh, với bao nhiêu tâm sẽ sinh ra trộm giới. Thân kiến kia tức tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau duyên nhân tăng thượng, không có thứ tự, đó gọi là ba. Gì là hai? Đáp: Như thân kiến theo thứ tự mà sinh. Nếu bao nhiêu tâm sẽ sinh ra trộm giới, thì là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau tăng thượng, đó gọi là hai. Gì là một? Đáp: Sinh sau hay sinh trước, nếu với duyên duyên tăng thượng, thì không duyên với một tăng thượng. Vị lai- quá khứ- hiện tại, nếu với duyên duyên tăng thượng, thì không duyên với một tăng thượng. Vị lai- hiện tại- quá khứ, nếu với duyên duyên tăng thượng, thì không duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Dục, nếu với thứ tự, thì không có duyên theo thứ tự tăng thượng. Nếu với duyên không theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc cùng với thứ tự duyên theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc không theo thứ tự duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Dục, hoặc với thứ tự không duyên theo thứ tự tăng thượng. Nếu với duyên thì không theo thứ tự duyên tăng thượng, nếu với thứ tự duyên, thì theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc không theo thứ tự duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Sắc, hoặc với thứ tự không duyên theo thứ tự tăng thượng, hoặc với duyên không có thứ tự duyên tăng thượng, hoặc với thứ tự duyên theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc không theo thứ tự duyên với một tăng thượng. Như thân kiến trộm giới như thế, mà lại nhất thiết biến, nhất thiết biến mà không nhất thiết biến, không nhất thiết biến.  <卷>QUYỂN 5 Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ <詞>Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, Phần 1 Một hành trải qua sáu tiểu- bảy đại. Bảy gồm thâu ràng buộc của có thì vì sao cần phải diệt kiết sử? Các đạo đoạn, biết tám người, chín kiết là kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh tị. Nếu kiết ái trói buộc trong thân, thì thân kia có giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ trói buộc thì lại có kiết ái chăng? Nếu trong thân có kiết ái trói buộc thì có kiết kiêu mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh tị cũng có chăng? Nếu có kiết ganh tị trói buộc thì lại có kiết ái chăng? Trong thân cho đến kiết keo kiệt trói buộc lại có kiết ganh tị chăng? Giả sử có kiết ganh tị thì lại có kiết keo kiệt chăng? Nếu kiết ái quá khứ trói buộc trong thân thì vị lai lại có chăng? Nếu có vị lai thì quá khứ lại có chăng? Nếu có quá khứ thì hiện tại lại có chăng? Nếu có hiện tại thì quá khứ lại có chăng? Nếu có vị lai thì hiện tại lại có chăng? Nếu có hiện tại thì vị lai lại có chăng? Nếu có quá khứ thì vị lai - hiện tại lại có chăng? Nếu có vị lai thì hiện tại - quá khứ lại có chăng? Nếu có vị lai thì quá khứ - hiện tại lại có chăng? Nếu có quá khứ thì hiện tại- vị lai lại có chăng? Nếu có hiện tại thì quá khứ- vị lai lại có chăng? Nếu có quá khứ thì vị lai - hiện tại lại có chăng? Cho đến kiết keo kiệt- ganh tị, cũng lại như thế. Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì kiết giận dữ quá khứ lại có chăng? Nếu có kiết giận dữ quá khứ, thì kiết ái quá khứ lại có chăng? Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì vị lai lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ vị lai, quá khứ lại có kiết ái chăng? Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì hiện tại lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ hiện tại thì quá khứ lại có kiết ái chăng? Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, quá khứ thì hiện tại, lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ hiện tại- quá khứ thì quá khứ lại có kiết ái chăng? Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì vị lai hiện tại lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ vị lai hiện tại, thì quá khứ lại có kiết ái chăng? Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì quá khứ - vị lai lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ quá khứ - vị lai, thì quá khứ lại có kiết ái chăng? Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì quá khứ - vị lai - hiện tại lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ quá khứ - vị lai - hiện tại, thì quá khứ lại có kiết ái chăng? Ái quá khứ, giận dữ quá khứ, kiêu mạn quá khứ, vị lai- hiện tại, quá khứ- hiện tại, vị lai- hiện tại, quá khứ - vị lai, kiêu mạn quá khứ - vị lai - hiện tại cho đến keo kiệt, ganh tị cũng lại như vậy. Thân kiến có bao nhiêu thuộc về sử? Trộm giới- nghi cho đến vô minh cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn, có bao nhiêu thuộc về sử? Ba kiết và ba căn bất thiện, thì ba kiết gồm thâu ba căn bất thiện, hay ba căn bất thiện gồm thâu ba kiết? Ba kiết cho đến chín mươi tám sử, thì ba kiết gồm thâu chín mươi tám sử, hay chín mươi tám sử gồm thâu ba kiết. Cho đến chín kiết và chín mươi tám sử thì chín kiết gồm thâu chín mươi tám sử, hay chín mươi tám sử gồm thâu chín kiết? Ba kiết này có bao nhiêu thọ dục hữu? Bao nhiêu thọ sắc hữu? Bao nhiêu thọ vô sắc hữu? Từ đây cho đến chín mươi tám sử, có bao nhiêu thọ dục hữu? Bao nhiêu thọ sắc hữu và vô sắc hữu? Thân kiến do Tam-muội nào tận? Trộm giới - nghi cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc đoạn, do Tam-muội nào tận? Nếu kiết quá khứ thì kiết đó đã trói buộc chăng? Nếu kiết đó đã trói buộc, thì kiết đó là kiết quá khứ chăng? Nếu kiết vị lai thì kiết ấy sẽ trói buộc chăng? Nếu kiết ấy sẽ trói buộc thì đó là kiết vị lai chăng? Nếu kiết hiện tại thì nay đang trói buộc kiết kia chăng? Nếu nay đang trói buộc, thì kiết đó là kiết hiện tại chăng? Nếu vì đạo diệt kiết cõi Dục mà đoạn thì đối với đạo kia thoái lui, sẽ mắc phải kiết đó trói buộc hay không mắc phải kiết đó trói buộc? Nếu vì đạo diệt kiết cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, thì đối với đạo kia thoái lui, sẽ mắc phải sự trói buộc của kiết kia, hay không bị kiết kia trói buộc? Chín trí đoạn: Trong cõi Dục mà đoạn khổ đế - tập đế mà đoạn hết kiết là một trí đoạn. Khổ đế - tập đế của cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn hết kiết là hai trí đoạn. Tận đế cõi Dục mà đoạn hết kiết là ba trí đoạn. Tận đế cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn hết kiết là bốn trí đoạn. Đạo đế cõi Dục mà đoạn hết kiết là năm trí đoạn. Đạo đế cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn hết kiết là sáu trí đoạn. Năm kiết phần dưới tận là bảy trí đoạn. Ái sắc tận là tám trí đoạn. Tất cả kiết tận là chín trí đoạn. Chín trí đoạn gồm thâu tất cả trí đoạn, hay tất cả trí đoạn thu nhiếp chín trí đoạn? Tám người hướng tới Tu-đà- hoàn chứng được Tu-đà-hoàn, hướng tới Tư-đà-hàm chứng được Tư-đà-hàm, hướng tới A-na-hàm chứng được A-na-hàm, hướng tới A-la-hán chứng được A-la-hán. Hướng tới Tu-đà- hoàn chứng Tu-đà-hoàn, đối với chín trí đoạn, thành tựu bao nhiêu trí đoạn, không thành tựu bao nhiêu đoạn trí? Cho đến hướng tới A-la-hán chứng A-la-hán, đối với chín trí đoạn, thành tựu bao nhiêu trí đoạn, không thành tựu bao nhiêu trí đoạn? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Chín kiết là kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh tị. Hỏi: Trong thân đã có kiết ái trói buộc, lại có kiết giận dữ chăng? Đáp: Như thế, nếu có kiết giận dữ thì sẽ có kiết ái trói buộc. Hỏi: Có thể có kiết ái mà không có kiết giận dữ chăng? Đáp: Có, nếu kiết ái của pháp cõi Sắc - Vô sắc chưa hết. Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái trói buộc mà lại có kiêu, mạn chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu có kiêu mạn, thì sẽ có kiết ái chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái trói buộc, thì sẽ có kiết vô minh chăng? Đáp: Đúng như vậy. Đã có kiết ái thì sẽ có kiết vô minh. Hỏi: Có thể, có vô minh mà không có kiết ái chăng? Đáp: Có, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu trong pháp do khổ đế mà đoạn, kiết vô minh, do tập đế mà đoạn chưa hết. Hỏi: Nếu trong thân đã có kiết ái trói buộc thì lại có kiết kiến chăng? Đáp: Hoặc có ái mà không có kiến. Có ái mà không có kiến là sao? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, nếu kiến do tận đế - đạo đế mà đoạn và kiết ái của pháp bất tương ưng chưa hết, nếu kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, nếu kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn và kiết ái của pháp bất tương ưng chưa hết, kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu, kiết ái của pháp mà đệ tử của Đức Thế Tôn đã tư duy mà đoạn chưa hết, đó gọi là ái chứ không phải là kiến. Thế nào là kiến mà không phải là ái? Đáp: Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh. Pháp do khổ đế mà đoạn, kiết kiến do tập đế mà đoạn chưa hết, đó gọi là kiến chứ không phải là ái. Cả hai cùng có trói buộc là sao? Đáp: Chi tiết của thân thể con người đều bị trói buộc, nếu pháp do tư duy bốn đế mà đoạn thì ái và kiến cùng trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu pháp do tư duy tập- tận- đạo đế mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp tương ưng với kiến do tận đế - đạo đế mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là ái - kiến trong thân cùng có trói buộc. Thế nào là trong thân cả hai không trói buộc chăng? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế - tập đế mà đoạn cả hai không trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ - tập - tận đế mà đoạn cả hai không trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, pháp do bốn đế mà đoạn thì cả hai không trói buộc. Dục ái đã hết, đối với pháp cõi Dục thì cả hai đều không còn trói buộc. Dục ái đã hết, đối với pháp cõi Dục thì cả hai đều không còn trói buộc. Ái của Sắc - Vô sắc đã tận, pháp của cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc, đó gọi là cả hai trong thân không trói buộc. Nghi cũng như thế. Hỏi: Trong thân đã có kiết ái trói buộc mà lại có kiết thất nguyện chăng? Đáp: Hoặc có ái mà không có thất nguyện. Có ái mà không có thất nguyện là sao? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Đệ tử Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, nếu kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết, thì đó gọi là ái mà không có thất nguyện. Có thất nguyện mà, không có ái là thế nào? Đáp: Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu pháp do khổ đế mà đoạn, kiết thất nguyện do tập đế mà đoạn chưa hết, thì đó gọi là thất nguyện mà không có ái. Thế nào là cả hai trong thân cùng có trói buộc? Đáp: Chi tiết của thân thể con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu pháp do tập - tận - đạo đế tư duy mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tập - tận - đạo đế tư duy mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tận đế- đạo đế mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, nếu pháp do đạo đế mà đoạn mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là cả hai cùng có trói buộc. Cả hai không có trói buộc là sao? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế- tập đế mà đoạn, cả hai không có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ - tận - tập đế mà đoạn, cả hai không có trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai không có trói buộc. Ái dục đã hết, đối với pháp cõi Dục mà đoạn cả hai không có trói buộc. Ái của cõi Sắc - Vô sắc đã hết, pháp của cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai không có trói buộc, đó gọi là cả hai trong thân không có trói buộc. Hỏi: Nếu kiết ái trói buộc trong thân thì cũng có kiết keo kiệt chăng? Đáp: Như thế. Hễ có keo kiệt thì có ái. Hỏi: Có thể có ái mà không có keo kiệt chăng? Đáp: Có. Kiết ái của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, cho đến kiết ái của pháp cõi Sắc - Vô sắc chưa hết; kiết ganh tị cũng như thế. mạn. Môn kiêu mạn cũng như thế. Hỏi: Nếu trong thân có kiết giận dữ trói buộc mà lại có kiết kiêu Đáp: Như thế. Có kiết giận dữ trói buộc thì có kiết kiêu mạn. Hỏi: Có thể có kiêu mạn mà không có giận dữ chăng? Đáp: Có, kiết kiêu mạn của pháp cõi Sắc - Vô sắc chưa hết. Hỏi: Nếu trong thân có kiết giận dữ trói buộc thì có kiết vô minh chăng? Đáp: Như thế. Có giận dữ thì có vô minh. Hỏi: Có thể có vô minh mà không có giận dữ chăng? Đáp: Có, ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh. Pháp do khổ đế trong cõi Dục mà đọcn kiết vô minh do tập đế mà đoạn chưa hết, hoặc kiết vô minh mà pháp của cõi Sắc - Vô sắc chưa hết. Hỏi: Nếu trong thân có kiết giận dữ trói buộc thì có kiết kiến chăng? Đáp: Hoặc có giận dữ mà không có kiến. Thế nào là giận dữ mà không có kiến? Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiến tương ưng với pháp do tận đế mà đoạn - do đạo đế mà đoạn mà đoạn trong cõi Dục mà đoạn chưa hết kiết giận dữ, pháp trong cõi Dục do tư duy mà đoạn chưa hết kiết giận dữ. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết giận dữ của pháp bất tương ưng với kiến, do đạo đế mà đoạn trong cõi Dục mà đoạn chưa hết. Kiết giận dữ của pháp do tư duy trong cõi Dục mà đoạn chưa hết. Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết giận dữ của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là giận dữ mà không có kiến. Kiến mà không có giận dữ là sao? Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do khổ đế trong cõi Dục mà đoạn, kiết kiến do tập đế mà đoạn chưa hết, kiết kiến của pháp cõi Sắc - Vô sắc chưa hết, đó gọi là kiến mà không có giận dữ. Thế nào là trong thân cả hai cùng có trói buộc? Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do bốn đế tư duy trong cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tập - tận - đạo đế tư duy trong cõi Dục mà đoạn cả hai cùng trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh pháp tương ưng với kiến do tận đế - đạo đế trong cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn trong cõi Dục mà đoạn cả hai cùng trói buộc, đó gọi là trong thân cả hai cùng trói buộc. Thế nào là trong thân cả hai không trói buộc? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế- tập mà đoạn đế, cả hai không trói buộc. Pháp do tư duy cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ- tập- tận đế mà đoạn cả hai không trói buộc, pháp do tư duy cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai không trói buộc. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai không trói buộc. Ái cõi Sắc - Vô sắc đã hết và pháp cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc, đó gọi là trong thân cả hai không trói buộc. Nghi cũng như thế. Hỏi: Nếu trong thân đã có kiết giận dữ trói buộc mà lại có thất nguyện chăng? Đáp: Hoặc có giận dữ mà không có thất nguyện. Có giận dữ mà không có thất nguyện là sao? Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, giận dữ chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do tư dục cõi Dục mà đoạn, giận dữ chưa hết. Đệ tử của Đức Thế Tôn thành tựu kiến đế, ái Dục mà đoạn chưa hết, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, giận dữ chưa hết, đó gọi là có giận dữ mà không có thất nguyện. Thế nào là có thất nguyện mà không có giận dữ? Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do khổ đế cõi Dục mà đoạn, do tập đế mà đoạn thất nguyện chưa hết, thất nguyện của pháp cõi Sắc - Vô sắc chưa hết, đó gọi là thất nguyện không có giận dữ. Cả hai cùng có trói buộc là sao? Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy tập- tận- đạo đế cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tận đế - đạo đế cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do đạo đế mà đoạn cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là trong thân cả hai cùng có trói buộc. Thế nào là trong thân cả hai cùng có giải thoát? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế - tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ đế - tập đế - tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Đệ tử của Đức Thế Tôn kiến đế thành tựu, pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái cõi Sắc- Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Đó gọi là trong thân cả hai cùng có giải thoát. Hỏi: Trong thân có kiết giận dữ trói buộc mà lại có kiết keo kiệt chăng? Đáp: Như thế. Có kiết keo kiệt thì có kiết giận dữ. Hỏi: Có thể, có kiết giận dữ mà không có kiết keo kiệt chăng? Đáp: Có, pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn giận dữ chưa hết; kiết ganh tị cũng như thế. Hỏi: Trong thân có kiết vô minh trói buộc cũng có kiết kiến chăng? Đáp: Như thế, có kiến thì có vô minh. Hỏi: Có thể, có vô minh mà không có kiến chăng? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiến tận đế- đạo đế mà đoạn kiết vô minh của pháp không tương ưng chưa hết, kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn, kiết vô minh của pháp bất tương ưng chưa hết, kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Nghi cũng như thế. Hỏi: Nếu trong thân có kiết vô minh trói buộc thì có kiết thất nguyện chăng? Đáp: Như thế. Có thất nguyện thì có vô minh. Hỏi: Có thể, có vô minh mà không có thất nguyện chăng? Đáp: Có, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết vô minh là pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Hỏi: Nếu trong thân có kiết vô minh trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng? Đáp: Như thế. Có kiết keo kiệt thì có vô minh. Hỏi: Có thể, có kiết vô minh mà không có kiết keo kiệt chăng? Đáp: Có, kiết vô minh của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, kiết vô minh của pháp cõi Sắc - Vô sắc chưa hết; ganh tị cũng như thế. Hỏi: Trong thân có kiết kiến trói buộc lại có thất nguyện chăng? Đáp: Như thế. Có kiết kiến thì có thất nguyện. Hỏi: Có thể, có thất nguyện mà không có kiến chăng? Đáp: Có, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp bất tương ưng với kiến do tận đế - đạo đế mà đoạn kiết thất nguyện chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp bất tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn, thất nguyện chưa hết. Hỏi: Nếu trong thân có kiết kiến trói buộc thì có kiết nghi chăng? Đáp: Hoặc có kiến mà không có nghi. Có kiến mà không có nghi là sao? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết kiến của pháp tương ưng với kiến do tận đế - đạo đế mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết kiến của pháp tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn chưa hết, đó gọi là có kiến mà không có nghi. Có nghi mà không có kiến là sao? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết nghi của pháp tương ưng với nghi do tận đế - đạo đế mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết nghi của pháp tương ưng với nghi do đạo đế mà đoạn mà đoạn chưa hết, đó gọi là có nghi mà không có kiến. Thế nào là thân cả hai cùng có trói buộc? Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do bốn đế tư duy mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy tập - tận- đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là thân cả hai cùng có trói buộc. Thế nào là thân cả hai cùng có giải thoát? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế- tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến - nghi do tận đế - đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ đế - tập đế - tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến - nghi do đạo đế mà đoạn mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn đối với pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái của Sắc - Vô sắc đã hết, pháp của cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, đó gọi là thân cả hai cùng có giải thoát. Hỏi: Nếu trong thân có kiết kiến trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng? Đáp: Hoặc có kiến mà không có keo kiệt. Thế nào là có kiến mà không có keo kiệt? Đáp: Kiết kiến của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, kiết kiến của pháp cõi Sắc - Vô sắc chưa hết, đó gọi là kiến mà không có keo kiệt. Có keo kiệt mà không phải kiến là sao? Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết keo kiệt là pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là keo kiệt mà không phải kiến. Thế nào là thân cả hai cùng có trói buộc? Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc. Pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là thân cả hai cùng có trói buộc. Thế nào là cả hai cùng có giải thoát? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ - tập đế mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến do tận đế - đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy của cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ - tập - tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến, do đạo đế mà đoạn mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái của Sắc- Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, đó gọi là cả hai cùng có giải thoát. Sự ganh tị cũng như thế. Hỏi: Trong thân có kiết thất nguyện trói buộc thì có kiết nghi chăng? Đáp: Như thế. Hễ có kiết nghi thì có thất nguyện. Hỏi: Có thể, có thất nguyện mà không có nghi chăng? Đáp: Có, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết thất nguyện của pháp bất tương ưng với nghi do tận đế- đạo đế mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết thất nguyện của pháp bất tương ưng với nghi do đạo đế mà đoạn, chưa hết. Hỏi: Trong thân có kiết thất nguyện trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng? Đáp: Hoặc có thất nguyện mà không có keo kiệt. Thế nào là có thất nguyện mà không có keo kiệt? Đáp: Kiết thất nguyện của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, kiết thất nguyện của pháp cõi Sắc - Vô sắc chưa hết, đó gọi là có thất nguyện mà không có keo kiệt. Thế nào là có keo kiệt mà không có thất nguyện? Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn đối với ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là keo kiệt mà không có thất nguyện. Cả hai cùng có trói buộc là sao? Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là thân cả hai cùng có trói buộc. Cả hai cùng có giải thoát là thế nào? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ - tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát; pháp do tư duy cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ - tập - tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với pháp, do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái cõi Sắc- Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, đó gọi là cả hai cùng có giải thoát. Sự ganh tị cũng như thế. Hỏi: Trong thân có kiết nghi trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng? Đáp: Hoặc có nghi mà không có keo kiệt. Thế nào là có nghi mà không có keo kiệt? Đáp: Pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn, kiết nghi chưa hết; kiết nghi của pháp cõi Sắc - Vô sắc chưa hết, đó gọi là có nghi mà không có keo kiệt. Thế nào là có keo kiệt, không có nghi? Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là có keo kiệt không có nghi. Thế nào là cả hai cùng có trói buộc? Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là cả hai cùng có trói buộc. Cả hai cùng có giải thoát là thế nào? Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ- tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp không tương ưng với kiến do tận đế- đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ - tập - tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp không tương ưng với kiến, do đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát; ái của cõi Sắc- Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc - Vô sắc, cả hai cùng có giải thoát; đó gọi là cả hai cùng có giải thoát. Sự ganh tị cũng như thế. Hỏi: Trong thân đã có kiết keo kiệt trói buộc thì có kiết ganh tị chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Nếu có ganh tị thì có kiết keo kiệt chăng? Đáp: Như thế. Một hạnh xong. Hỏi: Trong thân đã có kiết ái quá khứ trói buộc thì có vị lai chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Giả sử có vị lai thì có quá khứ chăng? Đáp: Vốn khởi chưa tận thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi hoặc vốn khởi đã tận thì không còn trói buộc. Hỏi: Nếu có quá khứ thì có hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt mắt. Hỏi: Giả sử hiện tại thì có quá khứ chăng? Đáp: Nếu vốn khởi không tận thì có trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc vốn khởi đã tận thì không còn trói buộc. Hỏi: Nếu có vị lai thì có hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt mắt. Hỏi: Giả sử có hiện tại thì có vị lai chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Nếu đã có quá khứ thì sẽ có vị lai và hiện tại chăng? Đáp: Vị lai thì sẽ trói buộc hiện tại. Hỏi: Nếu hiện tại ở trước mắt, giả sử có vị lai và hiện tại, thì có quá khứ chăng? Đáp: Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu vốn không khởi mà khởi ấy đã hết thì sẽ không còn trói buộc. Hỏi: Nếu có vị lai thì có quá khứ và hiện tại chăng? Đáp: Hoặc có vị lai mà không có quá khứ- hiện tại; hoặc có vị lai và quá khứ mà không có hiện tại; hoặc có vị lai và hiện tại mà không có quá khứ; hoặc có vị lai- quá khư- hiện tại. Thế nào là có vị lai mà không có quá khứ và hiện tại? Đáp: Nếu trong thân có kiết ái chưa hết, nếu vốn không khởi hoặc vốn khởi đã hết, không còn hiện ở trước mắt mắt, đó gọi là vị lai mà không có quá khứ- hiện tại. Thế nào là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại? Đáp: Trong thân vốn khởi kiết ái chưa hết, vả lại kiết ái của thân này không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại. Thế nào là vị lai - hiện tại mà không có quá khứ? Đáp: Trong thân có kiết ái hiện ở trước mắt. Nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết, đó gọi là vị lai và hiện tại mà không có quá khứ. Vị lai và quá khứ- hiện tại là sao? Đáp: Kiết ái trong thân vốn khởi chưa hết. Vả lại, kiết ái của thân này hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ - hiện tại. Hỏi: Giả sử có quá khứ- hiện tại mà còn có vị lai chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Nếu có hiện tại, có quá khứ thì có vị lai chăng? Đáp: Vị lai thì hệ thuộc với quá khứ. Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi, mà khởi đã hết thì sẽ không còn trói buộc. Hỏi: Giả sử có quá khứ - vị lai mà còn có hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt; giận dữ, kiêu mạn, keo kiệt, ganh tị cũng lại như thế. Hỏi: Trong thân có kiết vô minh quá khứ trói buộc thì có vị lai chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Giả sử có vị lai thì có quá khứ chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Nếu có quá khứ, thì có hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử có hiện tại thì có quá khứ chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Nếu có vị lai thì có hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử có hiện tại thì có vị lai chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Nếu có quá khứ thì có vị lai và hiện tại chăng? Đáp: Vị lai thì trói buộc mà hiện tại nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử có vị lai - hiện tại thì có quá khứ chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Nếu có vị lai thì có quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Quá khứ thì trói buộc mà hiện tại nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử có quá khứ - hiện tại thì sẽ có vị lai chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Nếu có hiện tại thì có quá khứ - vị lai chăng? Đáp: Như thế. thế. Hỏi: Giả sử có quá khứ- vị lai thì có hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt; kiến, thất nguyện, nghi cũng lại như Hỏi: Trong thân này có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ chăng? Đáp: Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc khởi đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ vị lai chăng? Đáp: Nếu chưa hết. Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước đó đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ mà không có kiết giận dữ quá khứ- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết giận dữ quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết giận dữ hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết giận dữ quá khứ - hiện tại. Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ mà không có kiết giận dữ quá khứ- hiện tại? Đáp: Kiết ái trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, trong thân này trước kia không khởi kiết giận dữ, nếu trước đó đã khởi liền hết chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ - hiện tại. Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ mà không có hiện tại? Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia khởi chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này không hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ mà không có hiện tại. Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ hiện tại mà không có quá khứ? Đáp: Kiết ái trong thân đã khởi trước kia chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện ở trước mắt. Nếu vốn không khởi mà khởi mà đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ hiện tại mà không có quá khứ. Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ- hiện tại? Đáp: Nếu kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia đã khởi không hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ-hiện tại. Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ - hiện tại mà có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu vốn khởi kiết ái chưa hết thì có trói buộc, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ vị lai- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai- hiện tại. Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ vị lai- hiện tại? Đáp: Pháp cõi Sắc - Vô sắc, trước kia khởi kiết ái chưa hết, đó gọi là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ vị lai- hiện tại. Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có hiện tại? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này chưa hết và không hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có hiện tại. Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai - hiện tại? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai- hiện tại. Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ vị lai - hiện tại mà có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia khởi mà chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ- vị lai chăng? Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ- vị lai. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ- vị lai. Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ - vị lai? Đáp: Pháp của cõi Sắc- Vô sắc, trước kia khởi kiết ái chưa hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ - vị lai. Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này chưa hết. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã diệt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ. Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ quá khứ - vị lai? Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia đã khởi chưa hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ- vị lai. Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ - vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước không khởi hoặc khởi mà đã hết, thì không còn trói buộc.  <卷>QUYỂN 6 Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ <詞>Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, Phần 2 Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ - vị lai - hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ - hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ - vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai- hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ - vị lai - hiện tại. Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ - vị lai - hiện tại? Đáp: Pháp cõi Sắc - Vô sắc trước kia khởi kiết ái chưa hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ- vị lai- hiện tại. Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có kiết giận dữ quá - hiện tại? Đáp: Trong thân trước kia khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, trong thân này kiết giận dữ chưa hết. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ ở vị lai mà không có kiết giận dữ quá khứ - hiện tại. Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ- vị lai mà không có hiện tại? Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia khởi chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ quá khứ - vị lai mà không có hiện tại. Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ vị lai - hiện tại mà không có quá khứ? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện trước mắt, nếu trước kia không khởi hoặc khởi, mà đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ vị lai - hiện tại mà không có quá khứ. Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ- vị lai- hiện tại? Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ quá khứ - vị lai - hiện tại. Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ- vị lai- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Keo kiệt và ganh tị cũng lại như thế. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết kiêu mạn quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ, lại có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết kiêu mạn vị lai chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn vị lai, lại có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết kiêu mạn hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện trước mắt. Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn hiện tại, lại có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ mà không có kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ - hiện tại. Thế nào là có kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết kiêu mạn quá khứ - hiện tại. Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ mà không có hiện tại? Đáp: Kiết ái và kiết kiêu mạn trong thân trước đó khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ mà không có hiện tại. Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại mà không có quá khứ? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt. Nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết, thì gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại mà không có quá khứ. Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại? Đáp: Kiết ái và kiết kiêu mạn trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ - hiện tại. Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có bị trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn hiện tại - vị lai chăng? Đáp: Vị lai thì trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt. Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn vị lai- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước đó kiết ái không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ- vị lai chăng? Đáp: Vị lai thì trói buộc, quá khứ, nếu vốn đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước đó kiết ái không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ - vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước đó kiết ái chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc có kiết ái qáu khứ và kiết kiêu mạn vị lai mà không có quá khứ- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ- vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn vị lai- hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ - vị lai - hiện tại. Hỏi: Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại? Đáp: Trong thân này trước kia khởi kiết ái chưa hết, và kiết kiêu mạn trong thân này chưa hết. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết, đồng thời kiết kiêu mạn trong thân này không hiện ở trước mắt. Đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai mà không có quá khứ- hiện tại. Hỏi: Thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ - vị lai mà không có hiện tại là sao? Đáp: Kiết ái trong thân và kiết kiêu mạn trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này không có hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ - vị lai mà không có hiện tại. Hỏi: Thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai- hiện tại mà không có quá khứ là sao? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt, đồng thời trong thân này vốn không khởi kiêu mạn hoặc khởi mà đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai- hiện tại mà không có quá khứ Hỏi: Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ- vị lai- hiện tại? Đáp: Kiết ái trong thân và kiết kiêu mạn trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt, đó gọi làkiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ - vị lai - hiện tại. Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ - vị lai - hiện tại mà có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì đã trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu kiết ái vốn khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết vô minh vị lai chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Giả sử có kiết vô minh vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu kiết ái vốn khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện tại ở trước mắt. Hỏi: Giả sử có kiết vô minh hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia đã khởi kiết ái chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi màø đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ - hiện tại chăng? Đáp: Quá khứ thì có trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt. Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ - hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh vị lai - hiện tại chăng? Đáp: Vị lai thì có trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt. Hỏi: Giả sử có kiết vô minh vị lai - hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ- vị lai chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ - vị lai thì sẽ có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Quá khứ- vị lai thì có trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt. Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ- vị lai- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ chăng? Đáp: Nếu kiết ái không hết. Hỏi: Giả sử có kiết kiến quá khứ thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ thì có kiết kiến vị lai chăng? Đáp: Nếu kiết ái không hết. Hỏi: Giả sử có kiết kiến vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia, kiết ái không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện trước mắt. Hỏi: Giả sử có kiết kiến hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước đó chưa khởi kiết kiến hoặc khởi mà đã hết thì có không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ - hiện tại chăng? Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ mà không có kiết kiến quá khứ- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ - hiện tại. Có kiết ái quá khứ mà không có kiết kiến quá khứ - hiện tại là sao? Đáp: Kiết ái trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ mà không có kiết kiến quá khứ - hiện tại. Thế nào là có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ mà không có hiện tại? Đáp: Kiết ái trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia chưa hết và không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ mà không có hiện tại. Có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ - hiện tại là sao? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ - hiện tại. Hỏi: Giả sử có kiết kiết quá khứ- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi kiết kiến hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến vị lai- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai- hiện tại. Thế nào là có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến vị lai - hiện tại? Đáp: Trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia đã hết, đó gọi là có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến vị lai - hiện tại. Thế nào là có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai mà không có hiện tại? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân này chưa hết mà cũng không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai mà không có hiện tại. Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến vị lai- hiện tại? Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân này hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến vị lai - hiện tại. Hỏi: Giả sử có kiết kiến vị lai- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ- vị lai chăng? Đáp: Nếu không hết. Hỏi: Giả sử có kiết kiến quá khứ- vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến quá khứ - vị lai - hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ- vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ - vị lai - hiện tại. Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến quá khứ- vị lai- hiện tại? Đáp: Kiết ái trong thân vốn khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân này đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết kiến quá khứ- vị lai- hiện tại. Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ- vị lai mà không có hiện tại? Đáp: Trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia chưa hết mà không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến quá khứ - vị lai mà không có hiện tại. Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ - vị lai - hiện tại? Đáp: Kiết ái trong thân vốn khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến quá khứ- vị lai- hiện tại. Hỏi: Giả sử có kiết kiến quá khứ - vị lai - hiện tại trói buộc thì có kiết ái quá khứ chăng? Đáp: Nếu vốn khởi kiết ái chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Kiết thất nguyện và nghi cũng lại như thế. Kiết ái quá khứ, kiết giận dữ quá khứ, kiết kiêu mạn quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có ba, quá khứ và hiện tại có bốn, vị lai và hiện tại có năm, quá khứ và vị lai cóbsáu, kiêu mạn quá khứ- vị lai- hiện tại có bảy, cho đến kiết keo kiệt và ganh tị cũng lại như thế. Thân kiến có ba sử mà tiếp nhận nhau, trộm giới có sáu, nghi có mười hai, tham có năm, giận dữ có năm, ngu si có bốn và phần ít một sử, hữu sở nhập có năm, dục hữu lậu trong hữu lậu có ba mươi mốt, hữu lậu có năm mươi hai, vô minh lậu có mười lăm. Dục lưu trong lưu có mười chín, hữu lưu có hai mươi tám, vô minh lưu có mười lăm, kiến lưu có ba mươi sáu; ách bộc lưu cũng như thế. Dục thọ trong thọ có hai mươi bốn, giới thọ có sáu, kiến thọ có ba mươi, ngã thọ có ba mươi tám. Trong phược thì phược thân dục ái có năm, phược thân giận dữ có năm, phược thân trộm giới có sáu, phược thân của ngã kiến có mười hai. Trong cái tham dục có năm, giận dữ có năm, thùy miên- trạo- hối không cùng với mọi sử mà thọ nhập lẫn nhau, cái nghi có bốn. Trong kiết thì kiết giận dữ có năm, kiết ái và kiết kiêu mạn đều có mười lăm, kiết keo kiệt và kiết ganh tị không cùng với các kiết mà thọ nhập lẫn nhau. Trong phần dưới thì tham dục có năm, giận dữ có năm, thân kiến có ba, trộm giới có sáu, nghi có mười hai. Trong kiến thì thân kiến và biên kiến đều có ba, tà kiến và trộm kiến đều có mười hai, trộm giới có sáu. Trong ái thân thì mũi trải qua ái và lưỡi trải qua ái, phần ít một sử thọ nhập lẫn nhau, mắt trải qua tai, trải qua thân, trải qua ái có phần ít hai sử thọ nhập lẫn nhau. Ý trải qua ái có mười ba sử mà thọ nhập lẫn nhau. Trong sử thì sử tham dục năm, sử giận dữ có năm, sử hữu ái có mười, sử kiêu mạn và sử vô minh đều có mười lăm. Sử kiến có ba mươi sáu, sử nghi có mười hai. Kiết giận dữ trong kiết có năm, kiết ái- kiết kiêu mạn và kiết vô minh đều có mười lăm. Kiết kiến và kiết thất nguyện đều có mười tám, kiết nghi có mười hai. Kiết keo kiệt và kiết ganh tị không thọ nhập lẫn nhau với các sử. Trong chín mươi tám sử thì thân kiến cõi Dục và thân kiến cõi Dục thọ nhập lẫn nhau. Trộm giới và nghi cõi Dục, cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn thì thọ nhập lẫn nhau. Hỏi: Ba kiết và ba căn bất thiện, thì ba kiết thọ nhập ba căn bất thiện, hay ba căn bất thiện thọ nhập ba kiết? Đáp: Tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Ba kiết và ba hữu lậu, thì ba kiết thọ nhập phần ít của hai lậu, phần ít của hai lậu thọ nhập ba kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Ba kiết và bốn lưu, thì ba kiết thọ nhập phần ít ba lưu, phần ít ba lưu thọ nhập ba kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau; ách cũng như thế. Ba kiết và bốn thọ, thì một kiết thọ nhập một thọ, hai kiết thọ nhập phần ít ba thọ, phần ít ba thọ thọ nhập hai kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Hỏi: Ba kiết và bốn phược thì ba kiết thọ nhập bốn phược chăng? Đáp: Hoặc kiết chứ không phải phược. Thế nào là kiết chứ không phải phược? Đáp: Hai kiết thì gọi là kiết chứ không phải phược. Thế nào là phược mà không phải kiết? Ba phược thì gọi là phược mà không phải kiết. Thế nào là kiết - phược? Đáp: Một kiết thì gọi là kiết - phược. Thế nào là không phải kiết cũng không phải phược? Đáp: Trừ những điều như trên. Ba kiết và năm cái, thì phần ít một kiết thọ nhập một cái phần ít một cái có thọ nhập phần ít một kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Hỏi: Ba kiết và năm kiết thì ba kiết thọ nhập năm kiết, hay là năm kiết thọ nhập ba kiết? Đáp: Tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Hỏi: Ba kiết và năm kiết phần dưới, thì ba kiết thọ nhập năm kiết phần dưới, hay năm kiết phần dưới thọ nhập ba kiết? Đáp: Năm thọ nhập ba không phải ba thọ nhập năm. Không thọ nhập những gì? Tham dục, giận dữ. Hỏi: Ba kiết và năm kiến thì ba kiết thọ nhập năm kiến chăng? Đáp: Hoặc kiết mà không phải kiến. Thế nào là kiết mà không phải kiến? Đáp: Một kiết thì gọi là kiết mà không phải kiến. Kiến không phải kiết là sao? Đáp: Ba kiến thì gọi là kiến mà không phải kiết. Thế nào là kiết kiến? Đáp: Hai kiết thì gọi là kiết kiến. Không phải kiết cũng không phải kiến là sao? Đáp: Trừ những điều như trên. Hỏi: Ba kiết và sáu ái thân thì ba kiết thọ nhập sáu ái thân, hay là sáu ái thân thọ nhập ba kiết? Đáp: Tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Ba kiết và bảy sử, một kiết thọ nhập một sử, hai kiết thọ nhập phần ít của một sử, phần ít một sử thọ nhập hai kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Ba kiết và chín kiết, một kiết thọ nhập một kiết, hai kiết thọ nhập phần ít hai kiết, phần ít hai kiết thọ nhập hai kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Hỏi: Ba kiết và chín mươi tám sử, thì ba kiết thọ nhập hai mươi mốt sử, hai mươi mốt sử thọ nhập ba kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Cho đến chín kiết va chín mươi tám sử, thì chín kiết thọ nhập chín mươi tám sử, hay chín mươi tám sử thọ nhập chín kiết? Đáp: Chín không thọ nhập chín mươi tám chứ không phải chín mươi tám không thọ nhập chín. Đó là những gì? Keo kiệt và ganh tị. Hỏi: ba kiết này có bao nhiêu thọ dục hữu, bao nhiêu sắc hữu và vô sắc hữu? Đáp: Tất cả có phần ít đã nhập. Dục hữu đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Tham- giận dữ- ngu si và dục lậu thọ dục hữu đã nhập, hữu lậu đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập thì dục thì dục hữu đã nhập, scắ hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Trong lưu thì dục lưu thọ dục hữu, hữu lưu đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Aùch cũng như vậy. trong thọ thì dục thọ thọ dục hữu, ngã thọ đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Trong phược thì dục ái thân ràng buộc- giận dữ ràng buộc thân thọ dục hữu. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Cái và giận dữ - keo kiệt- ganh tị thì thọ dục hữu. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Trong phần dưới thì tham dục và giận dữ thọ dục hữu, còn lại cùng với kiến đã nhập, dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Trong ái thân thì mũi trải qua ái - lưỡi trải qua ái thọ dục hữu; mắt- tai- thân trải qua ái đã nhập, thọ dục hữu đã nhập, sắc hữu đã nhập; ý trải qua ái đã nhập, dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Trong sử thì sử tham dục- sử giận dữ thọ dục hữu, sử hữu ái đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập, thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Trong kiết thì kiết giận dữ- kiết keo kiệt- kiết ganh tị thọ dục hữu, còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hưu đã nhập. Chín mươi tám sử có ba mươi sáu sử là thọ dục hữu, ba mươi mốt sử là thọ sắc hữu, ba mươi mốt sử là thọ vô sắc hữu. Hỏi: Thân kiến do Tam-muội nào diệt? Đáp: Hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Trộm giới và nghi hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Tham dục, giận dữ, ngu si và dục lậu dựa vào vị chí; hữu lậu và vô minh lậu, hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí. Dục lưu trong lưu dựa vào vị chí; hữu lưu và vô minh lưu hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí. Kiến lưu hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Ách cũng như thế. Dục thọ trong thọ dựa vào vị chí. Giới thọ và kiến thọ hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Ngã thọ hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí. Ái dục ràng buộc thân trong phược, sự giận dữ ràng buộc thân, dựa vào vị chí. Trộm giới ràng buộc thân và ngã kiến ràng buộc thân, hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào ở vị chí. Cái và giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị dựa vào vị chí, (một trong sáu sự thiền). Còn lại hoặc dựa vào bảy định (tứ thiền, ba không), hoặc dựa vào vị chí. Tham dục và giận dữ trong phần dưới, dựa vào vị chí. Còn lại cùng với kiến hoặc dựa vào bốn định hoặc dựa vào vị chí. Mũi và lưỡi trải qua ái trong ái thân dựa vào vị chí. Mắt - tai - thân trải qua ái hoặc dựa vào sơ định, hoặc dựa vào vị chí. Ý trải qua ái hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí định. Sử tham dục và sử giận dữ trong sử dựa vào vị chí; sử hữu ái- sử kiêu mạn và sử vô minh hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí. Sử kiến và sử nghi hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Kiết giận dữ và kiết keo kiệt - kiết ganh tị trong kiết dựa vào vị chí. Kiết ái - kiết kiêu mạn và kiết vô minh hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí. Kiết kiến - kiết thất nguyện và, kiết nghi, hoặc dựa vào bốn định hoặc dựa vào vị chí. Trong chín mươi tám sử thì cõi Dục dựa vào vị chí, cõi Sắc và cõi Vô sắc do bốn đế mà đoạn, hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn hoặc dựa vào bảy định hoặc dựa vào vị chí. Hỏi: Kiết sở hữu quá khứ đã bị kiết ràng buộc chăng? Đáp: Như thế. Kiết sở hữu quá khứ đã bị kiết trói buộc. Hỏi: Có thể, đã bị kiết trói buộc mà kiết này không phải là quá khứ chăng? Đáp: Có, các kiết vị lai- hiện tại đã bị trói buộc. Hỏi: Kiết sở hữu vị lai sẽ bị kiết trói buộc chăng? Đáp: Hoặc có kiết vị lai mà không phải là sẽ bị kiết trói buộc. Thế nào là kiết vị lai mà không phải là sẽ bị kiết trói buộc? Đáp: Các kiết vị lai vónh viễn trừ hết không còn gì sót, đã diệt sạch - đã nhổ hết thì đối với kiết kia không còn nhất định sẽ không lùi lại, đó gọi là kiết vị lai mà không phải là sẽ bị kiết trói buộc. Sẽ bị kiết trói buộc kiết này không phải kiết vị lai là sao? Đáp: Các kiết quá khứ vónh viễn trừ hết không còn gì sót, đã trừ hết- đã nhổ sạch thì đối với kiết kia cuối cùng nhất định thoái lui, đó gọi là sẽ bị kiết trói buộc, kiết này không phải là vị lai. Thế nào là kiết vị lai sẽ bị kiết trói buộc? Đáp: Các kiết vị lai vónh viễn trừ hết không còn gì sót, đã trừ hết- đã nhổ sạch thì đối với kiết kia cuối cùng nhất định thoái lui đối với kiết kia, đó gọi là kiết vị lai sẽ bị kiết trói buộc. Thế nào là không phải kiết vị lai cũng không phải sẽ bị kiết trói buộc? Đáp: Các kiết quá khứ vónh viễn trừ hết, không còn gì sót, đã diệt sạch- đã nhổ hết thì đối với kiết kia cuối cùng nhất định không lùi lại và kiết hiện tại, đó gọi là cũng không phải kiết vị lai cũng không phải sẽ bị kiết trói buộc. Hỏi: Kiết sở hữu hiện tại, nay bị kiết trói buộc chăng? Đáp: Như thế, các kiết hiện tại, nay đang bị kiết trói buộc. Hỏi: Có thể nay bị kiết trói buộc kiết này không phải hiện tại chăng? Đáp: Có các kiết quá khứ và vị lai bị trói buộc. Đạo đáng được vận dụng nhằm đoạn trừ kiết cõi Dục. Hỏi: Thoái lui đối với đạo kia, vẫn còn bị kiết trói buộc hay không bị kiết trói buộc? Đáp: Vẫn còn bị kiết trói buộc. Đạo đáng vận dụng để dứt trừ kiết cõi Sắc- Vô sắc. Hỏi: Thoái lui đối với đạo kia, vẫn còn bị kiết trói buộc hay không bị trói buộc do kiết? Đáp: Vẫn còn bị kiết trói buộc. Chín trí đoạn. Kiết do khổ đế- tập đế trong cõi Dục mà đoạn hết là trí đoạn thứ nhất. Kiết do khổ đế- tập đế trong cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn hết là trí đoạn thứ hai. Kiết do tận đế cõi Dục mà đoạn hết là trí đoạn thứ ba. Kiết do tận đế cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn hết là trí đoạn thứ tư. Kiết do đạo đế cõi Dục mà đoạn hết là trí đoạn thứ năm. Kiết do đạo đế cõi Sắc - Vô sắc mà đoạn hết là trí đoạn thứ sáu. Năm kiết phần dưới không còn là trí đoạn thứ bảy, sắc ái không còn là trí đoạn thứ tám, tất cả kiết không còn là trí đoạn thứ chín. Hỏi: Chín thứ trí đoạn là thọ nhập tất cả trí đoạn, hay là tất cả trí đoạn, thọ nhập chín trí đoạn? Đáp: Tất cả thọ nhập chín trí đoạn chứ không phải chín trí đoạn thọ nhập tất cả. Không thọ nhập những gì? Đáp: Kiến đế thành tựu mà đệ tử Đức Thế Tôn chưa hết ái dục, kiết do tư duy cõi Dục mà đoạn hết, không thọ nhập chín trí đoạn. (hai đạo không được tiếp nhận tên bảy trí đoạn). Ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết, kiết do tư duy cõi Sắc mà đoạn hết, không thọ nhập chín trí đoạn. Ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, kiết do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn hết, không thọ nhập chín trí đoạn. Tám người hướng tới Tu-đà-hoàn chứng đắc Tu-đà-hoàn. Hướng tới Tư- đà-hàm chứng đắc Tư- đà- hàm. Hướng tới A-na-hàm chứng đắc A-na-hàm. Hướng tới A-la-hán chứng đắc A-la-hán. Người hướng tới chứng Tu-đà-hoàn: Hỏi: Đối với chín trí đoạn thì có bao nhiêu thành tựu? Bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không thành tựu, hoặc một- hai- ba- bốn- năm. Thế nào là không thành tựu? Đáp: Khổ pháp nhẫn không thành tựu, khổ pháp trí không thành tựu, khổ vị tri nhẫn không thành tựu, khổ vị tri trí không thành tựu. Tập pháp nhẫn không thành tựu, tập pháp trí có một, tập vi tri nhẫn và tập vị tri trí có hai. Tận pháp nhẫn và tận pháp trí có ba, tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí có bốn. Đạo pháp nhẫn và đạo pháp trí có năm, đạo vị tri nhẫn đạt được Tu-đà-hoàn thành tựu sáu trí đoạn. Hỏi: Người hướng tới chứng Tư-đà-hàm, đối với chín trí đoạn này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Nếu dứt hết tham dục gấp bội, qua thứ tự mà nhận lấy quả chứng, hoặc không thành tựu, hoặc một-hai- ba- bốn- năm- sáu. Thế nào là không thành tựu? Đáp: Khổ pháp nhẫn không thành tựu, khổ pháp trí không thành tựu, khổ vị tri nhẫn không thành tựu, khổ vị tri trí không thành tựu. Tập pháp nhẫn không thành tựu, tập pháp trí có một, tập vi tri nhẫn và tập vị tri trí có hai. Tận pháp nhẫn, và tận pháp trí có ba, tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí có bốn. Đạo pháp nhẫn và đạo pháp trí có năm đạo vị tri nhẫn, hoặc được chứng Tu-đà-hoàn hướng tới quả Tư-đà-hàm có sáu, được Tư-đà-hàm thành tựu sáu trí đoạn. Người hướng tới chứng A-na-hàm, Hỏi: Đối với chín trí đoạn này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Nếu ái dục hết vượt qua thứ tự mà nhận lấy quả chứng, hoặc không thành tựu, hoặc một- hai- ba- bốn- năm- sáu. Thế nào là không thành tựu? Đáp: Khổ pháp nhẫn không thành tựu, khổ pháp trí không thành tựu, khổ vị tri nhẫn không thành tựu, khổ vị tri trí không thành tựu. Tập pháp nhẫn không thành tựu, tập pháp trí có một, tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí có hai. Tận pháp nhẫn và tận pháp trí có ba, tận vi tri nhẫn và tận vị tri trí có bốn. Đạo pháp nhẫn và đạo pháp trí có năm, đạo vị tri nhẫn nếu đạt được quả Tư- đà- hàm, hướng tới quả A-na-hàm thì có sáu (thông suốt hai số đạo). Được A-na-hàm, thành tựu một trí đoạn. Năm kiết phần dưới trừ hết là trí đoạn. Người hướng tới chứng A-la-hán, Hỏi: Đối với chín trí đoạn này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Ái sắc chưa hết thì thành tựu một trí đoạn. Năm kiết phần dưới hết thì ái sắc đã hết, thành tựu hai trí đoạn. Năm kiết phần dưới hết là trí đoạn, ái sắc hết là trí đoạn đạt được A-la- hán thành tựu một trí đoạn, tất cả kiết trừ hết là trí đoạn.  <卷>QUYỂN 7 Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ <詞>Phẩm 3: BÀN VỀ NGƯỜI Kiết hai loại cõi bao nhiêu quả có năm? Chín mươi lăm kiết cùng với ba loại kiết. Môn này rộng giải thích rộng về những quả chứng, môn hữu dục xong đến tám người nên học. Ba loại thâu nhiếp thân tử sinh thọ hữu, tử mà không sinh hữu dục ở phần su. Hai loại y thân thì cõi Dục có hai, cõi Sắc có hai, cõi Vô sắc có hai. Có thể có kiết cõi Dục trong một lúc bị trói buộc chăng? Trong một lúc không bị trói buộc chăng? Dần dần bị trói buộc, dần dần không bị trói buộc chăng? Có thể kiết cõi Sắc trong một lúc bị trói buộc trong một lúc không bị trói buộc, dần dần bị trói buộc, dần dần không bị trói buộc chăng? Có thể kiết cõi Vô sắc trong một lúc bị trói buộc, trong một lúc không bị trói buộc, dần dần bị trói buộc, dần dần không bị trói buộc chăng? Kiết do kiến đế cõi Dục mà đoạn hết là thuộc về quả gì? Do tư duy cõi Dục mà đoạn, do kiến đế cõi Sắc mà đoạn do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, do kiến đế cõi Vô sắc mà đoạn. Kiết do tư duy mà đoạn cõi Vô scắ mà đoạn hết là thuộc về quả nào? Năm kiết chủng do khổ đế mà đoạn kiết chủng. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập đế- tận đế- đạo đế mà đoạn mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế mà đoạn thì đoạn là thuộc về quả gì? Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập đế- tận đế- đạo đế mà đoạn thì đoạn là thuộc về quả nào? Chín kiết chủng là kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn, do đạo pháp trí mà đoạn, do đạo vị tri trí mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn, kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn, do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn, do đạo pháp trí mà đoạn, do đạo vị tri trí mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn hết là thuộc về quả nào? Mười lăm kiết chủng là kiết chủng, do khổ đế cõi Dục mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập - tận - đạo đế cõi Dục mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế cõi Sắc mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập - tận - đạo đế cõi Sắc mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập - tận - đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế cõi Dục đã đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng, do tư duy mà đoạn tập- tận- đạo đế cõi Dục mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do khổ đế cõi Sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập - tận - đạo đế cõi Sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập - tận - đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Thân kiến hết là thuộc về quả nào? Trộm giới - nghi - cho đến sử vô minh do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn chưa hết ái dục, kiết do tư duy cõi Dục mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết, kiết do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, kiết do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Tám người hướng tới Tu-đà-hoàn, chứng đắc Tu-đà-hoàn; hướng tới Tư-đà-hàm, chứng đắc Tư-đà-hàm; hướng tới A-na-hàm, chứng đắc A-na-hàm; hướng tới A-la-hán, chứng đắc A-la-hán. Hướng tới Tu-đà- hoàn chứng kiết hết, là thuộc về quả nào? Được quả Tu-đà-hoàn cho đến hướng tới A-la-hán chứng đắc A-la-hán kiết hết, là thuộc về quả nào? Các pháp học thành tựu Tu-đà-hoàn, quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp học kia chăng? Nếu các pháp Tu-đà-hoàn thâu nhiếp thì đó là pháp học chăng? Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế. Các pháp vô học thành tựu A-la-hán, quả A-la-hán thâu nhiếp pháp vô học kia chăng? Nếu quả A-la-hán thâu nhiếp thì pháp kia là pháp vô học chăng? Các Tu-đà-hoàn thành tựu pháp vô lậu thì quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp vô lậu kia chăng? Nếu quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp vô lậu kia, thì đó là pháp vô lậu chăng? Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán cũng lại như vậy. Các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn là quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp kia chăng? Nếu quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp kia, thì Tu-đà- hoàn thành tựu pháp kia chăng? Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán cũng lại như thế. Con người từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, đều thọ hữu cõi Dục chăng? Nếu thọ hữu cõi Dục hết thì từ cõi Dục ẩn mất mà sinh trở lại cõi Dục chăng? Con người từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, đều thọ hữu cõi Sắc chăng? Nếu thọ hữu cõi Sắc hết, thì từ cõi Sắc ẩn mất mà sinh trở lại cõi Sắc chăng? Con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà sinh trở lại cõi Vô sắc, đều thọ hữu cõi Vô sắc chăng? Nếu thọ hữu cõi Vô sắc hết thì từ cõi Vô sắc ẩn mất mà sinh trở lại cõi Vô sắc chăng? Con người từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, số người này có bao nhiêu? Bao nhiêu người bị sử sai khiến? Bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, số người này có bao nhiêu? Bao nhiêu người bị sử sai khiến? Bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Vô sắc, số người này có bao nhiêu? Bao nhiêu người bị sử sai khiến? Bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người nếu không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì không thọ hữu cõi Dục chăng? Nếu không thọ hữu cõi Dục mà không từ cõi Dục ẩn mất, thì sẽ không sinh vào cõi Dục chăng? Con người nếu không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, thì không thọ hữu cõi Sắc chăng? Nếu không thọ hữu cõi Sắc mà không từ cõi Sắc ẩn mất, thì sẽ không sinh vào cõi Sắc chăng? Con người nếu không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì không thọ hữu cõi Vô sắc chăng? Nếu không thọ hữu cõi Vô Sắc mà không từ cõi Vô sắc ẩn mất, thì sẽ không sinh vào cõi Vô sắc chăng? Con người nếu không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người nếu không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người nếu không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Có thể từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục chăng? Có thể từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc- Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc chăng? Có thể, từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, vô sắc chăng? Có thể từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc chăng? Nếu con người từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc - Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, cõi Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, cõi Sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Có thể từ cõi Dục ẩn mất mà con người không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Sắc ẩn mất mà con người không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc - cõi Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Vô sắc ẩn mất mà con người không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc chăng? Nếu con người từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc, thì sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc - cõi Vô sắc, thì sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc - cõi Vô sắc, thì sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Có thể ái dục chưa hết mà mạng chung không sinh vào cõi Dục. Có thể ái sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc. Có thể ái vô sắc chưa hất mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc - cõi Vô sắc. Nếu ái dục chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục, thì số người này sẽ có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu ái sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục, cõi Sắc, thì số người này sẽ có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu ái vô sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc - cõi Vô sắc, thì số người này sẽ có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hai thứ cõi Dục, hai thứ cõi Sắc, hai thứ cõi Vô sắc. Kiết chủng do bốn đế mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn. Hỏi: Có thể kiết cõi Dục trong một lúc mà có thể trói buộc chăng? Đáp: Có thể người phàm phu ở cõi Dục không có ái, thoái lui từ cõi Sắc - Vô sắc ẩn mất mà sinh vào cõi Dục. Hỏi: Trong một lúc không thể trói buộc chăng? Đáp: Có thể người phàm phu đạt đến chỗ không còn ái của cõi Dục. Hỏi: Dần dần có thể trói buộc chăng? Đáp: Không thể nào. Hỏi: Dần dần không thể trói buộc chăng? Đáp: Có thể! Đệ tử của Đức Thế Tôn, trước diệt kiết do do bốn đế mà đoạn, sau là do tư duy mà đoạn. Hỏi: Có thể, kiết cõi Sắc trong một lúc có thể trói buộc chăng? Đáp: Có thể người phàm phu từ cõi Sắc không có ái, thoái lui từ địa trên ẩn mất mà sinh vào cõi Dục. Hỏi: Nếu trên Phạm thiên, trong một lúc có thể không bị trói buộc chăng? Đáp: Có thể! Người phàm phu đạt được sắc không có ái. Hỏi: Dần dần có thể bị trói buộc chăng? Đáp: Không thể nào. Hỏi: Dần dần có thể không bị trói buộc chăng? Đáp: Có thể! Đệ tử Đức Thế Tôn, trước diệt kiết do do bốn đế mà đoạn, sau là do tư duy mà đoạn. Hỏi: Có thể kiết cõi Vô sắc cùng một lúc bị trói buộc chăng? Đáp: Không thể nào. Hỏi: Cùng một lúc có thể không bị trói buộc chăng? Đáp: Không thể nào. Hỏi: Dần dần bị trói buộc chăng? Đáp: Không thể nào. Hỏi: Dần dần không bị trói buộc chăng? Đáp: Có thể Đệ tử Đức Thế Tôn trước diệt kiết do bốn đế mà đoạn, sau là do tư duy mà đoạn. Hỏi: Kiết do bốn đế cõi Dục mà đoạn hết là thuộc về quả gì? Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Do tư duy cõi Dục mà đoạn, hoặc là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do bốn đế cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở, do tư duy cõi Sắc mà đoạn, hoặc là quả A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do bốn đế cõi Vô Sắc mà đoạn, do tư duy mà đoạn là quả A-la-hán. Năm kiết chủng là kiết chủng do khổ đế mà đoạn, kiết chủng, do tư duy tập đế- tận đế- đạo đế mà đoạn. Hỏi: Kiết chủng do khổ đế mà đoạn hết là thuộc về quả gì? Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa- môn do tập đế- tận đế mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do đạo đế mà đoạn, A-la-hán do tư duy mà đoạn. Chín kiết chủng là kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn, do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn, do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn, do đạo pháp trí mà đoạn, do đạo vị tri trí mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn. Kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn hết là thuộc về quả gì? Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn, do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn. bốn quả Sa- môn do đạo pháp trí đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do đạo vị tri trí đoạn. A-la-hán do tư duy mà đoạn. Mười lăm kiết chủng: Kiết chủng do khổ đế cõi Dục mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn tập đế- tận đế- đạo đế cõi Dục mà đoạn, kiết chủng do khổ đế cõi Sắc mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn của tập- tận- đạo đế mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, kiết chủng do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn tập- tận- đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn. Hỏi: Kiết chủng do khổ đế cõi Dục mà đoạn hết là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa- môn, do tập đế- tận đế- đạo đế cõi Dục mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Quả A-na-hàm A-la-hán do tư duy cõi Dục mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do khổ đế cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa- môn do tập- tận đạo đế cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở, A-la-hán do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do khổ đế cõi Vô Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn, do tập- tận đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn. A-la-hán do tư duy mà đoạn cõi Vô Sắc mà đoạn. Hỏi: Thân kiến hết là thuộc về quả gì? Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa- môn thuộc trộm giới- nghi; tham- giận dữ- ngu si và dục lậu, hoặc, quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. A-la-hán thuộc hữu lậu và vô minh lậu. Dục lưu trong lưu hoặc quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. A-la-hán thuộc hữu lưu và vô minh lưu; kiến lưu là bốn quả Sa- môn. Ách cũng như thế. Dục thọ trong thọ là quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc giới thọ và kiến thọ. A-la-hán của ngã thọ. Tham dục ràng buộc thân, giận dữ ràng buộc thân trong phược là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân. Tham dục, giận dữ, thùy miên, trạo cử, đùa bỡn trong cái là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc cái nghi, hoặc là vô xứ sở. Kiết giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị trong kiết là quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. A-la-hán thuộc kiết ái, kiết kiêu mạn. Tham dục, giận dữ trong phần dưới là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc thân kiến, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa- môn thuộc trộm giới và nghi. Bốn quả Sa-môn thuộc thân kiến và biên kiến trong kiến, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc tà kiến, trộm kiến, trộm giới. Mũi trải qua ái và lưỡi trải qua ái trong ái thân là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Mắt- tai- thân trải qua ái là A- la-hán, hoặc là vô xứ sở. Ý trải qua ái là A-la-hán. Sử tham dục, sử giận dữ trong sử là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. A-la-hán thuộc sử hữu ái, sử kiêu mạn, sử vô minh. Bốn quả Sa- môn thuộc sử kiến, sử nghi. Kiết giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị trong kiết, là quả A-na- hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. A-la-hán thuộc kiết ái, kiêu mạn, vô minh. Bốn quả Sa-môn thuộc kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi. Bốn quả Sa-môn, do khổ- tập- tận- đạo đế cõi Dục mà đoạn chín mươi tám sử, hoặc là vô xứ sở. Do tư duy cõi Dục mà đoạn là quả A-na- hàm, A-la-hán., hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn, do khổ - tập - tận - đạo đế mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Quả A-la-hán, do tư duy cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do khổ - tập - tận - đạo đế mà đoạn của cõi Vô sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở; quả A-la-hán do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn. Hỏi: Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn chưa hết ái dục, kiết do tư duy cõi Dục mà đoạn hết, là thuộc về quả gì? Đáp: Quả Tư-đà-hàm, hoặc là vô xứ sở. Hỏi: Ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết, kiết do tư duy cõi Sắc mà đoạn hết là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về vô xứ sở. Hỏi: Ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn hết là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về vô xứ sở. Tám người hướng tới Tu-đà-hoàn, chứng đắc Tu-đà-hoàn, hướng tới Tư-đà-hàm, chứng đắc Tư-đà-hàm; hướng tới A-na-hàm, chứng đắc A-na-hàm; hướng tới A-la-hán, chứng đắc A-la-hán. Hỏi: Người hướng tới chứng Tu-đà-hoàn, kiết đã hết là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về vô xứ sở. Hỏi: Được Tu-đà-hoàn tức là Tu-đà-hoàn, hướng tới Tư-đà-hàm chứng kiết đã hết là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả Tu-đà-hoàn, hoặc là vô xứ sở. Hỏi: Được Tư-đà-hàm tức là Tư-đà-hàm, hướng tới A-na-hàm chứng kiết đã hết là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả Tư-đà-hàm, hoặc là vô xứ sở. Hỏi: Được A-na-hàm tức là A-na-hàm, hướng tới A-la-hán chứng kiết đã hết là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả A-na-hàm, hoặc là vô xứ sở. Được A-la-hán tức là A-la-hán. Hỏi: Các pháp học thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp này thuộc về quả Tu-đà-hoàn chăng? Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về (hoặc thâu nhiếp, hoặc không thâu nhiếp). Thế nào là thâu nhiếp? Đáp: Tu-đà-hoàn hữu vi được mà không mất, đó gọi là thâu nhiếp. Thế nào là không thâu nhiếp? Đáp: Tu-đà-hoàn tăng ích tiến lên được các căn vô lậu tốt đẹp, được rồi thì kiết hết mà đến chứng, đó gọi là không thâu nhiếp. Hỏi: Nếu các pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn thì pháp đó là pháp học chăng? Đáp: Hoặc là học, hoặc phi học phi vô học. Thế nào là học? Đáp: Tu-đà-hoàn hữu vi, đó gọi là học. Thế nào là phi học phi vô học? Đáp: Tu-đà-hoàn vô vi, đó gọi là phi học phi vô học. Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp vô học thành tựu A-la-hán thì quả A-la-hán thâu nhiếp pháp vô học kia chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Nếu A-la-hán thâu nhiếp pháp thì pháp kia là pháp vô học chăng? Đáp: Hoặc là vô học, hoặc phi học phi vô học. Thế nào là vô học? Đáp: A-la-hán hữu vi, đó gọi là vô học. Thế nào là phi học phi vô học? Đáp: A-la-hán vô vi, đó gọi là phi học phi vô học. Hỏi: Các pháp vô lậu thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp đó thuộc về Tu-đà-hoàn chăng? Đáp: Hoặc thâu nhiếp, hoặc không thâu nhiếp (hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về). Thế nào là thâu nhiếp? Đáp: Được quả Tu-đà-hoàn không mất, đó gọi là thâu nhiếp. Thế nào là không thâu nhiếp? Đáp: Tu-đà-hoàn tăng ích tiến tới được căn vi diệu vô lậu. Được rồi thì kiết hết, thọ chứng đắc, cũng là phi số duyên tận thành tựu Tu- đà-hoàn, đó gọi là không thâu nhiếp. Hỏi: Nếu các pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn thì đó là pháp vô lậu chăng? Đáp: Như thế. Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp vô lậu thành tựu A-la-hán, pháp ấy thuộc về A-la- hán chăng? Đáp: Hoặc thâu nhiếp, hoặc không thâu nhiếp. Thế nào là thâu nhiếp? Đáp: Đắc quả A-la-hán không mất, đó gọi là thâu nhiếp. Thế nào là không thâu nhiếp? Đáp: Phi số duyên tận thành tựu A-la-hán, đó gọi là không thâu nhiếp. Hỏi: Nếu các pháp thuộc về A-la-hán thì pháp đó là vô lậu chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp đó thuộc về Tu-đà- hoàn chăng? Đáp: Hoặc có pháp thành tựu Tu-đà-hoàn nhưng pháp đó không thuộc về quả Tu-đà-hoàn. Tại sao các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn, các pháp đó lại không thuộc về quả Tu-đà-hoàn? Đáp: Vì lẽ Tu-đà-hoàn tăng ích tiến tới được căn vi diệu vô lậu, được rồi thì kiết hết mà thọ chứng đắc, cũng là các phi số duyên tận thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp hữu lậu thành tựu Tu-đà-hoàn, đó gọi là các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn pháp này không thuộc về quả Tu-đà- hoàn. Thế nào là các pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn mà pháp này không thành tựu quả Tu-đà-hoàn? Đáp: Chưa được quả Tu-đà-hoàn, được rồi thì mất, đó gọi là các pháp thuộc về Tu-đà-hoàn, mà các pháp này không thành tựu Tu-đà- hoàn. Thế nào là các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn là pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn? Đáp: Được quả Tu-đà-hoàn không mất, đó gọi là các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn, là pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn. Thế nào là các pháp không thành tựu Tu-đà-hoàn, cũng không phải là pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn? Đáp: Trừ ra những sự việc trên. Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp thành tựu A-la-hán, là pháp thuộc về A-la-hán chăng? Đáp: Hoặc có các pháp thành tựu A-la-hán, mà pháp này không thuộc về A-la-hán? Thế nào là các pháp thành tựu A-la-hán, mà pháp này không thuộc về A-la-hán? Đáp: Cũng phi số duyên tận thành tựu A-la-hán và pháp hữu lậu thành tựu A-la-hán, đó gọi là các pháp thành tựu A-la-hán, mà pháp này không thuộc về A-la-hán. Thế nào là các pháp thuộc về A-la-hán, mà pháp này không thành tựu A-la-hán? Đáp: Nếu chưa được A-la-hán hoặc được rồi thì mất, đó gọi là các pháp thuộc về A-la-hán, mà pháp này không thành tựu A-la-hán. Thế nào là các pháp thành tựu A-la-hán, là pháp thuộc về A-la- hán? Đáp: Được A-la-hán không mất, đó gọi là các pháp thành tựu A- la-hán, là pháp thuộc về A-la-hán. Thế nào là các pháp không thành tựu A-la-hán, mà pháp này cũng không thuộc về A-la-hán? Đáp: Trừ ra những sự việc trên. Hỏi: Từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, đều thọ hữu cõi Dục chăng? Đáp: Hoặc từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục. Thế nào là từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục không thọ hữu cõi Dục chăng? Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất mà có đủ Trung ấm cõi Sắc, đó gọi là từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục. Thế nào là thọ hữu cõi Dục mà không phải từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục? Đáp: Nếu ở cõi Sắc ẩn mất mà có đủ Trung ấm cõi Dục, đó gọi là thọ hữu cõi Dục mà không phải từ cõi Dục ẩn mất, không sinh vào cõi Dục. Hỏi: Từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, thọ hữu cõi Dục là sao? Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất mà có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, đó gọi là từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, thọ hữu cõi Dục. Thế nào là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục? Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất mà có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc. Từ cõi Sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Sắc, đó gọi là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục. Hỏi: Từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, đều thọ hữu cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc ở cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc. Thế nào là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc chăng? Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất mà biện minh về ấm trong cõi Dục, đó gọi là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc. Thế nào là thọ hữu cõi Sắc mà không là từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc chăng? Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất mà có đủ Trung ấm cõi Sắc, đó gọi là thọ hữu cõi Sắc mà không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc. Thế nào là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, thọ hữu cõi Sắc? Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, đó gọi là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, thọ hữu cõi Sắc. Thế nào là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc? Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ấm cõi Dục. Từ cõi Dục ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục, đó gọi là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc. Hỏi: Từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, đều thọ hữu cõi Vô sắc chăng? Đáp: Như thế, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, đều thọ hữu cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể có thọ hữu cõi Vô Sắc mà không từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc chăng? Đáp: Có hoặc từ cõi Dục - Sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục. Người này có bốn: Phàm phu và Thánh nhân cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc. Từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, người này có ba: Phàm phu cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc. Từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, người này có hai: Phàm phu và Thánh nhân cõi Vô sắc. Người phàm phu cõi Dục bị chín mươi tám sử sai khiến và chín kiết ràng buộc. Hiền Thánh nhân bị sai khiến bởi mười sử và sáu kiết trói buộc. Người phàm phu cõi Sắc bị sáu mươi hai sử sai khiến và sáu kiết trói buộc. Hiền Thánh nhân bị sáu sử sai khiến và ba kiết trói buộc. Người phàm phu cõi Vô sắc bị ba mươi mốt sử sai khiến và sáu kiết trói buộc. Hiền Thánh nhân bị ba sử sai khiến và ba kiết trói buộc. Hỏi: Nếu không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì đều không thọ hữu cõi Dục chăng? Đáp: Hoặc có lúc không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục. Thế nào là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục? Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục, đó gọi là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục. Thế nào là không thọ hữu cõi Dục mà không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không từ cõi Dục sinh? Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong cõi Sắc, đó gọi là không thọ hữu cõi Dục mà không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không từ cõi Dục sinh. Thế nào là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục? Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ấm cõi Sắc, từ cõi Sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Sắc, đó gọi là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục. Thế nào là không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không từ cõi Dục sinh, không phải không thọ hữu cõi Dục? Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ấm cõi Dục, đó gọi là không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục. Hỏi: Không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, đều không thọ hữu cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi Sắc. Thế nào là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi Sắc chăng? Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong cõi Sắc, đó gọi là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi Sắc. Thế nào là không thọ hữu cõi Sắc mà không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc? Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, biện minh về ấm trong cõi Dục, đó gọi là không thọ hữu cõi Sắc mà không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc. Thế nào là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc? Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ra ấm cõi Dục, từ cõi Dục ẩn mất sinh ra cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục, đó gọi là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc. Thế nào là không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi sắc? Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm sinh ra ấm cõi Sắc, đó gọi là không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi sắc. Hỏi: Không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, cuối cùng không thọ hữu cõi Vô sắc chăng? Đáp: Như thế. Không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, cuối cùng không thọ hữu cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể có loại không thọ hữu cõi Vô Sắc mà không phải không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng? Đáp: Có, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục- cõi Sắc mà không phải từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, người này có năm: Phàm phu cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc, phàm phu và Thánh nhân cõi Vô sắc. Không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, người này có sáu: Phàm phu và Thánh nhân cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc, phàm phu và Thánh nhân cõi Vô sắc. Không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, người này có bốn: Phàm phu và Thánh nhân cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc. Luôn luôn bị sử sai khiến, luôn luôn bị kiết trói buộc. Hỏi: Có thể ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Dục chăng? Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn. Hỏi: Có thể, ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc chăng? Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Sắc, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn. Hỏi: Có thể ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng? Đáp: Không sinh, vì có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục - cõi Sắc giống như bát Niết-bàn. Có thể ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc chăng? Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Sắc, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn. Hỏi: Có thể ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục chăng? Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn. Hỏi: Có thể ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng? Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, cõi Sắc mà bát Niết-bàn. Hỏi: Có thể, ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng? Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, cõi Sắc mà bát Niết-bàn. Hỏi: Có thể ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục chăng? Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn. Hỏi: Có thể ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng? Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Sắc, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn. Nếu ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Dục thì người này có sáu: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Nếu ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc thì người này có sáu: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Nếu cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc, thì người này có năm: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục, thì người này có năm: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì người này có ba: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì người này có hai: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục, thì người này có bốn: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc, thì người này có bốn: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Luôn luôn bị sử sai khiến, luôn luôn bị kiết trói buộc. Hỏi: Có thể ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Dục cõi Sắc - cõi Vô sắc chăng? Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục - cõi Sắc giống như bát Niết-bàn. Hỏi: Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc cõi Vô sắc chăng? Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, cõi Sắc giống như bát Niết-bàn. Hỏi: Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc - cõi Vô sắc chăng? Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, cõi Sắc giống như bát Niết-bàn. Nếu mạng chung ở cõi Dục, thì sẽ không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc, thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc, thì người này có ba: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc, thì người này có hai: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc. Luôn luôn bị sử sai khiến, luôn luôn bị kiết trói buộc. Hỏi: Có thể ái dục chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục chăng? Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục. Hỏi: Có thể ái sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc chăng? Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục- cõi Sắc. Hỏi: Có thể ái vô sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc - cõi Vô sắc chăng? Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục - cõi Sắc - cõi Vô sắc. Nếu ái dục chưa hết, thì mạng chung không sinh vào cõi Dục, thì người này có hai: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục. Nếu ái sắc chưa hết, thì mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục - cõi Sắc, thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Nếu ái vô sắc chưa hết mà mạng chung không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc - cõi Vô sắc, thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Người phàm phu cõi Dục bị chín mươi tám sử sai khiến và chín kiết trói buộc, Thánh nhân bị mười sử sai khiến và sáu kiết trói buộc. Phàm phu cõi Sắc bị sáu mươi hai sử sai khiến và sáu kiết trói buộc, Thánh nhân bị sáu sử sai khiến và ba kiết trói buộc. Người phàm phu cõi Vô sắc bị ba mươi mốt sử sai khiến và sáu kiết trói buộc, Thánh nhân bị ba sử sai khiến và ba kiết trói buộc.  <卷>QUYỂN 8 Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ <詞>Phẩm 4: BÀN VỀ MƯỜI MÔN Mấy sử sai khiến, Cùngvới hai duyên, Thứ tự có giác, Các căn tương ưng, Cũng thành tựu căn, Nếu không thành tựu, Đoạn trí, tác chứng, Mười môn hiện khắp. Hai mươi hai căn, mười tám trì, mười hai nhập, năm ấm, năm thạnh ấm, sáu đại sắc pháp, vô sắc pháp, pháp có thể thấy - pháp không thể thấy, pháp có đối - pháp không có đối, pháp hữu lậu - pháp vô lậu, pháp hữu vi- pháp vô vi, pháp quá khứ - pháp vị lai - pháp hiện tại, pháp thiện - pháp bất thiện - pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Dục - pháp hệ thuộc cõi Sắc - pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp học- pháp vô học - pháp phi học phi vô học, pháp do kiến đế mà đoạn, pháp do tư duy mà đoạn, pháp không có đoạn. Bốn đế, bốn thiền, bốn đẳng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập, mười nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội, ba kiết, ba căn bất thiện, ba hữu lậu. Bốn lưu, bốn ách, bốn thọ, bốn phược. Năm cái, năm kiết, năm kiết phần dưới, năm kiến, sáu ái thân, bảy sử, chín kiết, chín mươi tám sử. Nhãn căn có bao nhiêu sử sai khiến? Cho đến sử vô minh tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, có bao nhiêu sử sai khiến? (một môn) Nhãn căn duyên duyên nhãn thức có bao nhiêu sử sai khiến? Cho đến sử vô minh duyên duyên thức do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn có bao nhiêu sử sai khiến? (hai môn) Nhãn căn duyên duyên thức có bao nhiêu sử sai khiến? Cho đến sử vô minh duyên duyên thức do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn có bao nhiêu sử sai khiến? (ba môn). Ý căn theo thứ tự có bao nhiêu tâm sinh, cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn theo thứ tự có bao nhiêu tâm sinh? (bốn môn) Nhãn căn bị các sử sai khiến thì sử này nên nói là có giác - có quán, không có giác - có quán hay là không có giác, không có quán chăng? Cho đến sử vô minh và các sử sai khiến do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn thì sử này nên nói là có giác - có quán hay là không có giác - có quán, không có giác, không có quán chăng? (năm môn) Nhãn căn bị các sử sai khiến thì sử này có bao nhiêu căn tương ưng? Cho đến sử vô minh vá các sử sai khiến do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, thì sử này có bao nhiêu căn tương ưng? (sáu môn) Pháp nào thành tựu nhãn căn? Cho đến pháp nào thành tựu sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn? (bảy môn). Pháp nào không thành tựu nhãn căn? Cho đến pháp nào không thành tựu sử vô minh, do do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc mà đoạn? (tám môn). Nhãn căn khi trí đoạn thì có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết do trí đoạn? Cho đến sử vô minh do của tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, khi trí đoạn thì có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết do trí đoạn? (chín môn) Khi nhãn căn tận tác chứng, có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết tận tác chứng. Cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, lúc tận tác chứng thì có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết tận tác chứng? (mười môn). Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Nhãn căn có bao nhiêu sử sai khiến? Đáp: Cõi Dục- cõi Sắc, thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn; nhó - tỷ - thiệt - thân căn cũng lại như thế. Ý căn bao gồm tất cả. Nam căn- nữ căn thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Mạng căn thông qua tất cả ba cõi và do tư duy mà đoạn. Lạc căn tất cả cõi Sắc - cõi Dục thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn. Khổ căn thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hỷ căn gồm tất cả cõi Sắc, tất cả cõi Dục, trừ duyên vô lậu - nghi của cõi Dục và vô minh tương ưng với nghi. Ưu căn gồm tất cả cõi Dục. Hộ căn gồm tất cả. Tín căn- tinh tiến căn - niệm căn - định căn tuệ căn, ba cõi thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Vị tri căn- dó tri căn và vô tri căn không có sự gìn giữ của mắt, sự gìn giữ của tai - mũi - lưỡi - thân. Gìn giữ sắc - gìn giữ tiếng - gìn giữ trơn mịn, gìn giữ nhãn thức- nhó thức- thân thức, cõi Dục - cõi Sắc thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn. Giữ gìn hương- giữ gìn vị - giữ gìn tỷ thức giữ gìn thiệt thức, cõi Dục thông qau tất cả và do tư duy mà đoạn. Ý gìn giữ pháp, gìn giữ ý thức, gìn giữ bao gồm tất cả. Nhãn nhập, nhó- tỷ- thiệt- thân nhập. Sắc, tiếng, trơn mịn nhập cõi Dục- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hương-vị nhập cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Ý nhập và pháp nhập bao gồm tất cả. Sắc ấm thì cõi Dục- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Thống- tưởng- hành- thức ấm gồm tất cả. Sắc thạnh ấm thì cõi Dục- Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn Thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm thì tất cả địa chủng, cho đến không chủng. Cõi Dục- cõi Sắc thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn. Thức chủng gồm tất cả, sắc pháp cõi Dục- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Pháp vô sắc gồm tất cả, pháp có thể thấy, pháp có đối thì cõi Dục- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn; tất cả gồm pháp không thể thấy và pháp không có đối tất cả, pháp hữu lậu, pháp vô lậu không có. Pháp hữu vi là tất cả, pháp vô vi không có. Pháp quá khứ- vị lai- hiện tại là tất cả. Pháp thiện thì ba cõi thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn; pháp bất thiện thì cõi Dục gồm tất cả; pháp vô ký thì cõi Sắc- cõi Vô sắc gồm tất cả, và hai thứ cõi Dục do tập đế cõi Dục mà đoạn thông tất cả. Pháp hệ thuộc cõi Dục có tất cả hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc có tất cả hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc có tất cả hệ thuộc cõi Vô sắc. Pháp học và pháp vô học không có. Pháp phi học phi vô học gồm tất cả Pháp do kiến đế mà đoạn tất cả do kiến đế mà đoạn, pháp do tư duy mà đoạn- do tư duy mà đoạn tất cả và thông tất cả. Pháp không có gì đoạn là không có. Tất cả là khổ đế- tập đế, tận đế- đạo đế thì không có. Cõi Sắc trong thiền có tất cả, cõi Sắc bốn đẳng thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Cõi Vô sắc trong vô sắc có tất cả. Sơ- đệ nhị - đệ tam giải thoát tám trừ nhập tám nhất thiết nhập, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Giải thoát và nhất thiết nhập còn lại thì cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Pháp trí - vị tri trí không có, tri tha tâm trí thì cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Đẳng trí gồm tất cả, trừ ra kiến tương ưng với duyên vô lậu. Khổ trí - tập trí - tận trí - đạo trí - không - vô tướng - vô nguyện thì không có. Thân kiến trong kiết do khổ đế mà đoạn tất cả và do tập đế mà đoạn, thông tất cả. Trộm giới do khổ đế mà đoạn tất cả, và do tập đế mà đoạn thông tất cả. Hữu lậu duyên nghi do đạo đế mà đoạn. Hữu lậu duyên và nghi tương ưng với vô minh do kiến đế mà đoạn,. Vô lậu duyên tham - giận dữ trong căn bất thiện, hữu lậu duyên ngu si cõi Dục và tất cả cõi Dục, trừ vô minh vô lậu duyên cõi Dục. Dục lậu trong lậu có tất cả hữu lậu cõi Dục, tất cả cõi Sắc- Vô sắc, tất cả vô minh lậu, trừ vô minh duyên vô lậu. Dục lưu trong lưu thì cõi Dục có tất cả, hữu lưu thì cỏi Sắc- Vô sắc có tất cả, vô minh lưu có tất cả, tất cả vô minh lưu, trừ duyên vô lậu của vô minh. Duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn trong kiến lưu, và kiến tương ưng với vô minh vô lậu duyên; ách cũng như thế. Dục thọ trong thọ thì cõi Dục có tất cả, giới thọ thì tất cả do khổ đế mà đoạn và tập đế mà đoạn thông tất cả. Duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn. Duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn trong kiến thọ, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với kiến. Ngã thọ thì cõi Sắc- Vô sắc có tất cả. Ái dục ràng buộc thân và giận dữ ràng buộc thân trong phược. Hữu lậu duyên trộm giới ràng buộc thân cõi Dục do khổ đế mà đoạn tất cả, và do tập đế mà đoạn thông tất cả. Ngã kiến ràng buộc thân duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn. Duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn. Tham dục và giận dữ trong cái, hữu lậu duyên thùy miên- trạo cử thuộc cõi Dục thì cõi Dục có tất cả sự đùa cợt cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Nghi cái cõi Dục do kiến đế mà đoạn hữu lậu duyên và duyên vô lậu của vô minh tương ưng với nghi cõi Dục. Kiết giận dữ trong kiết, cõi Dục duyên hữu lậu; kiết ái - kiết kiêu mạn duyên hữu lậu ba cõi; kiết keo kiệt - kiết ganh tị thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Tham dục - giận dữ trong kiết phần dưới thì cõi Dục duyên hữu lậu. Thân kiến do khổ đế mà đoạn tất cả, và tập đế mà đoạn thông tất cả. Trộm giới do khổ đế mà đoạn tất cả, và do tập đế mà đoạn thông tất cả. Hữu lậu duyên do đạo đế mà đoạn, nghi do kiến đế mà đoạn hữu lậu duyên, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với nghi. Thân kiến- biên kiến trong kiến do khổ đế mà đoạn tất cả và do tập đế mà đoạn thông tất cả. Tà kiến duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn và tà kiến duyên vô lậu tương ưng với vô minh. Trộm kiến duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn. Trộm giới, tất cả do khổ đế mà đoạn, và do tập đế mà đoạn thông tất cả, duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn. Mũi - lưỡi trải qua ái trong ái thân thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Mắt - tai - thân trải qua ái thì thông tất cả cõi Dục - cõi Sắc và do tư duy mà đoạn. Ý trải qua ái duyên hữu lậu ba cõi. Sử tham dục, sử giận dữ trong sử cõi Dục duyên hữu lậu. Sử hữu ái duyên hữu lậu cõi Sắc- Vô sắc; sử kiêu mạn duyên hữu lậu ba cõi; sử vô minh có tất cả, trừ duyên vô lậu vô minh. Sử kiến duyên hữu lậu do, kiến đế mà đoạn, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với kiến. Sử nghi duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với nghi. Kiết giận dữ trong kiết cõi Dục duyên hữu lậu. Kiết ái- kiết kiêu mạn duyên hữu lậu ba cõi. Kiết vô minh duyên tất cả, trừ duyên vô lậu vô minh. Kiết kiến duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với kiến. Kiết thất nguyện duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn. Kiết nghi duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn và duyên vô lậu vô minh tương ưng với nghi. Kiết keo kiệt- kiết ganh tị thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Chín mươi tám sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn do khổ đế cõi Dục mà đoạn và tất cả do tập đế cõi Dục mà đoạn thông tất cả do tập đế cõi Dục mà đoạn và do tập đế cõi Dục mà đoạn tất cả và do khổ đế cõi Dục mà đoạn thông tất cả. Do tận đế cõi Dục mà đoạn và do tận đế cõi Dục mà đoạn tất cả, cùng với cõi Dục thông tất cả. Do đạo đế cõi Dục mà đoạn và do đạo đế cõi Dục mà đoạn tất cả cùng với cõi Dục thông tất cả. Do tư duy cõi Dục mà đoạn và do tư duy cõi Dục mà đoạn tất cả, cùng với cõi Dục thông tất cả. Cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng lại như thế. Hỏi: Nhãn căn duyên thức có bao nhiêu sử sai khiến? Đáp: Ba thứ của cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức và bốn thứ tai - mũi - lưỡi - thân căn, cũng lại như thế. Ý căn duyên thức duyên hữu vi, duyên duyên thức duyên hữu vi. Nam căn - nữ căn duyên thức cõi Dục có ba thứ cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ. Cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Mạng căn duyên thức thì ba cõi có ba loại, duyên duyên thức có bốn loại. Lạc căn duyên thức cõi Dục có bốn loại, cõi Sắc là hữu vi duyên, cõi Vô sắc có hai loại và thông tất cả. Duyên duyên thức cõi Dục và cõi Vô sắc có bốn loại. Duyên hữu vi cõi Sắc, khổ căn duyên thức cõi Dục có ba thứ - cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ - cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hỷ căn duyên thức cõi Dục duyên hữu vi- Sắc, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi- Sắc, cõi Vô sắc có bốn thứ. Ưu căn duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên thức cõi Dục duyên hữu vi. Cõi Sắc có ba loại, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. hộ căn duyên thức duyên hữu vi, duyên duyên thức duyên hữu vi. Căn tín- tinh tiến- niệm- định tuệ duyên bốn loại thức, duyên duyên thức có bốn thứ. Vị tri căn - dó tri căn - vô tri căn duyên thức có hai thứ và thông tất cả, duyên duyên có thức bốn thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. duyên duyên thức có bốn loại. Nhãn trì, nhó- tỷ- thiệt- thân trì; sắc trì và thanh- tế hoạt trì, duyên thức cõi Dục- cõi Sắc có ba thứ: nhãn thức, nhó thức, thân thức, duyên thức. Cõi Dục- Sắc có ba thứ: Duyên duyên thức cõi Dục- Sắc có bốn loại, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Hương trì - vị trì, tỷ thức - thiệt thức trì, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Ý trì - ý thức trì, duyên thức duyên hữu vi. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp trì duyên thức có tất cả duyên, duyên thức duyên hữu vi. Nhãn nhập, nhó - tỷ - thiệt - thân nhập. Sắc - thanh - tế hoạt nhập, duyên thức cõi Dục - Sắc có ba thứ cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn duyên duyên thức có bốn thứ. Hương nhập - vị nhập, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Ý nhập duyên thức duyên hữu vi. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp nhập duyên thức duyên tất cả, duyên thức duyên hữu vị. Sắc ấm duyên thức cõi Dục - Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Duyên duyên thức có bốn thứ. Thống - tưởng - hành - thức ấm, duyên thức duyên hữu vi, duyên duyên thức duyên hữu vi. Sắc thạnh ấm duyên thức cõi Dục - Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức có bốn loại. Thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm duyên duyên thức duyên hữu vi và duyên duyên thức- duyên hữu vi. Chủng địa cho đến chủng không, duyên thức cõi Dục- Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức có bốn thứ. Thức chủng duyên thức- duyên hữu lậu, và duyên duyên thức- duyên hữu vi. Sắc pháp duyên thức cõi Dục - cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Duyên duyên thức có bốn thứ. Pháp vô sắc duyên thức có tất cả, duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp có thể thấy và pháp có đối duyên thức cõi Dục - Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức có bốn thứ. Pháp không thể thấy và pháp không có đối duyên thức có tất cả, Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp hữu lậu duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp vô lậu duyên thức có ba thứ (tư duy, tận, đạo) và thông tất cả. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp hữu vi duyên thức duyên hữu vi. Duyên duyên thức cũng duyên hữu vi. Pháp vô vi duyên thức có hai thứ và thông tất cả (tư duy- tận). Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp quá khứ - vị lai - hiện tại duyên thức duyên hữu vi. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp thiện duyên thức có tất cả, duyên duyên thức và duyên hữu vi. Pháp bất thiện duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. duyên duyên thức hữu vi cõi Dục, cõi sắc có ba loại, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Pháp vô ký duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi Sắc - Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn loại, cõi Sắc - Vô sắc duyên hữu vi. Pháp hệ thuộc cõi Dục duyên thức cõi Dục duyên hữu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba loại, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Pháp hệ thuộc cõi sắc duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi Sắc duyên hữu lậu, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi sắc duyên hữu vi, cõi Vô sắc có bốn loại. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc duyên cõi Dục- cõi Sắc có ba loại, cõi Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi sắc có bốn loại, cõi Vô sắc duyên hữu vi. Pháp học và pháp vô học duyên thức có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức có bốn loại. Pháp phi học phi vô học duyên thức có bốn loại, duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn, duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp do kiến đế mà đoạn duyên thức duyên hữu lậu, duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp do tư duy mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba loại, duyên duyên thức có bốn loại. Pháp không có đoạn diệt, duyên thức có ba loại thông tất cả, duyên duyên thức hữu vi. Khổ và tập đế duyên thức duyên hữu lậu, duyên duyên thức duyên hữu vi. Tận đế duyên thức có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức duyên hữu vi. Đạo đế duyên thức có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức có bốn loại. Thiền duyên thức cõi Dục có bốn loại, cõi Sắc duyên hữu vi, cõi Vô sắc có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức cõi Dục và cõi Vô sắc có bốn loại, cõi Sắc duyên hữu vi. Hộ từ bi trong bốn đẳng duyên thức cõi Dục - Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc có bốn thứ. Tịnh giải thoát- bốn trừ nhập sau- tám nhất thiết nhập cũng lại như thế. Hỷ duyên thức cõi Dục- Sắc có ba loại, duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Giải thoát thứ nhất- thứ hai và bốn trừ nhập đầu cũng lại như vậy. Không xứ- Thức xứ, bất dụng xứ, trong Vô sắc duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc duyên hữu vi. Duyên duyên thức ở cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc duyên hữu vi. Hữu tưởng - vô tưởng xứ duyên thức cõi Dục - Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi Sắc có bốn loại, cõi Vô sắc duyên hữu vi. Không xứ giải thoát- Thức xứ giải thoát- bất dụng xứ giải thoát trong giải thoát, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc - Vô sắc có bốn thứ. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc - Vô sắc có bốn thứ. Hữu tưởng - vô tưởng xứ giải thoát, và diệt tận giải thoát duyên thức ba cõi có ba thứ. Duyên duyên thức cõi Dục ba thứ, cõi Sắc - Vô sắc có bốn thứ. Không xứ nhập - Thức xứ nhập cũng lại như thế. Pháp trí duyên thức cõi Dục có hai thứ, cõi Dục thông tất cả, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Vị tri trí duyên thức cõi Sắc - Vô sắc có hai thứ và cõi Sắc - Vô sắc thông tất cả. Cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc có bốn thứ. Trí biết tâm người khác duyên thức cõi Dục - Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Duyên duyên thức có bốn thứ, đẳng trí duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Khổ trí - tập trí - tận trí - đạo trí - không - vô nguyện - vô tưởng duyên thức có hai thứ và thông tất cả. Duyên duyên thức có bốn thứ. Thân kiến trong kiết duyên thức ba cõi có ba loại, duyên duyên thức có bốn loại.Trộm giới duyên thức ba cõi có ba thứ và do đạo đế mà đoạn. Duyên duyên hữu lậu duyên duyên thức có bốn thứ. Nghi duyên thức duyên hữu lậu, duyên duyên thức duyên hữu vi. Tham- giận dữ- ngu si và dục lậu duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hữu lậu duyên thức cõi Dục có ba thứ, duyên hữu lậu của cõi Sắc - Vô sắc. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc - Vô sắc duyên hữu vi. Vô minh lậu duyên thức duyên hữu lậu, đối tượng duyên chủ thể duyên thức duyên hữu vi. Dục lưu trong lưu duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hữu lưu duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc - Vô sắc duyên hữu vi. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Ách cũng như thế. Dục thọ trong thọ duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Giới thọ duyên thức ba cõi có ba thứ và do đạo đế mà đoạn duyên hữu lậu. Duyên duyên thức có bốn thứ kiến thọ duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Ngã thọ duyên thức cõi Dục có ba thứ cõi Sắc- Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ cõi Sắc- Vô sắc duyên hữu vi. Ái dục ràng buộc thân- sự giận dữ ràng buộc thân trong phược, duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Trộm giới ràng buộc thân duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn. Duyên duyên thức có bốn thứ. Ngã kiến ràng buộc thân duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Tham dục- giận dữ- thùy miên- trạo cử- đùa bỡn trong cái duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Kiết giận dữ trong kiết, duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi- cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Kiết keo kiệt ganh tị duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. còn lại duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Tham dục - giận dữ trong phần dưới duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi - cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Thân kiến duyên thức ba cõi có ba thứ. Duyên duyên thức có bốn loại. Trộm giới duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn. Duyên duyên thức có bốn thứ. Nghi duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Thân kiến - biên kiến trong kiến, duyên thức ba cõi có ba thứ. Duyên duyên thức có bốn thứ. Trộm giới duyên thức ba cõi có ba thứ, và do đạo đế mà đoạn duyên hữu lậu. Duyên duyên thức có bốn thứ. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Mũi- lưỡi, trải qua ái trong ái thân duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Nhãn- nhó - thân trải qua ái duyên thức cõi Dục- cõi Sắc có ba thứ. Duyên duyên thức cõi Dục- cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Ý trải qua ái duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Sử tham dục- giận dữ trong sử duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu - cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Sử hữu ái duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc duyên hữu Còn lại duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Kiết giận dữ trong kiết duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi- cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Kiết keo kiệt - ganh tị, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Chín mươi tám sử, sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn, duyên thức cõi Dục có ba thứ (tư duy - khổ - tập), cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, trừ ra tận thì cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn; do tập đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn cũng lại như thế. Sử do tận đế cõi Dục mà đoạn, duyên thức cõi Dục có ba thứ, và duyên hữu lậu do tận đế cõi Dục mà đoạn, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi- cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn, duyên thức cõi Dục có ba thứ, và duyên hữu lậu do đạo đế cõi Dục mà đoạn, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Sử do khổ đế cõi Sắc mà đoạn, duyên thức cõi Dục- Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc có bốn thứ, do tư duy mà đoạn tập đế cũng lại như thế. Sử do tận đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức cõi Dục- Sắc có ba thứ, và duyên hữu lậu do tận đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc duyên hữu vi, cõi Vô sắc có bốn thứ. Sử do đạo đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức cõi Dục- Sắc có ba thứ, và duyên hữu lậu. Do đạo đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc có bốn thứ. Sử do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba thứ. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc có bốn thứ. Do tư duy tập đế mà đoạn cũng lại như thế. Sử do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu, do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc duyên hữu vi. Sử do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu, do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn. Duyên duyên thức ba cõi có ba thứ, cõi Sắc - Vô sắc có bốn thứ. Ý căn theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Lạc căn theo thứ tự sinh mười một tâm. Hỷ căn theo thứ tự sinh mười tâm (cõi Dục năm, nhị thiền năm). Khổ căn- ưu căn theo thứ tự sinh năm tâm. Hộ căn- tín căn- tinh tiến căn - niệm căn - định căn - tuệ căn theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Vị tri căn theo thứ tự không sinh tâm (mười lăm tâm, văn lại không có). Dó tri căn, vô tri căn theo thứ tự sinh ba tâm. Nhãn thức - nhó thức thân thức trì, theo thứ tự sinh mười tâm. Tỷ thức- thiệt thức trì theo thứ tự sinh năm tâm. Ý trì- pháp trì - ý thức trì - ý nhập - pháp nhập, thống ấm và tưởng hành - thức ấm, thống thạnh ấm và tưởng - hành - thức- thạnh ấm, chủng thức - pháp vô sắc, pháp không thể thấy, pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Pháp vô lậu theo thứ tự sinh ba tâm. Pháp vô vi theo thứ tự không sinh tâm. Pháp quá khứ theo thứ tự sinh hai tâm. Pháp vị lai theo thứ tự không sinh tâm. Pháp hiện tại, pháp thiện, pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Pháp bất thiện theo thứ tự sinh năm tâm. Pháp học- pháp vô học, theo thứ tự sinh ba tâm. Pháp phi học phi vô học, pháp do kiến đế mà đoạn, pháp do tư duy mà đoạn, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Pháp không có gì đoạn theo thứ tự sinh ba tâm. Khổ đế - tập đế theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Tận đế theo thứ tự không sinh tâm. Đạo đế theo thứ tự sinh ba tâm. Thiền theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Bốn đẳng theo thứ tự sinh sáu tâm. Định vô sắc theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Giải thoát thứ nhất và thứ hai bốn trừ nhập đầu tiên, theo thứ tự sinh sáu tâm. Tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập, theo thứ tự sinh tám tâm. Không xứ giải thoát- Không xứ nhập, Thức xứ giải thoát - Thức xứ nhập, theo thứ tự sinh sáu tâm. Bất dụng xứ giải thoát, hữu tưởng- vô tưởng giải thoát, theo thứ tự sinh năm tâm. Diệt tận giải thoát theo thứ tự không sinh tâm. Pháp trí theo thứ tự sinh hai tâm. Vị tri trí theo thứ tự sinh ba tâm. Trí biết tâm người khác theo thứ tự sinh sáu tâm. Đẳng trí theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Khổ trí, tập- tận- đạo trí, không - vô nguyện - vô tướng, theo thứ tự sinh ba tâm. Thân kiến - trộm giới - nghi theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Tham - giận dữ - ngu si và dục lậu, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Dục lưu trong lưu theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Ách cũng như vậy. Dục thọ trong thọ theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh tâm mười lăm tâm. Năm cái và kiết giận dữ - keo kiệt - ganh tị, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Sự tham dục - giận dữ trong phần dưới, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại và năm kiến theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Mũi - lưỡi trải qua ái trong ái thân, theo thứ tự sinh năm tâm. Mắt - tai - thân trải qua ái, theo thứ tự sinh mười tâm. Ý trải qua ái theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Sử tham dục- giận dữ trong sử theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị trong kiết, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Chín mươi tám sử cõi Dục theo thứ tự sinh năm tâm, cõi Sắc mười tâm, cõi Vô sắc mười lăm tâm. Nam căn- nữ căn và khổ căn và ưu căn có các sử sai khiến thì sử này có giác - có quán. Vị tri căn- dó tri căn- vô tri căn thì không có giác, không có quán. Căn còn lại và ba hành, nhãn thức - nhó thức - thân thức trì, hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác - có quán. Hương trì, vị trì, tỷ thức, thiệt thức trì có giác - có quán, trì còn lại có đủ ba hành. Hương nhập, vị nhập có giác - có quán, nhập còn lại có đủ ba hành. Ấm và thạnh ấm chủng, pháp sắc - pháp vô sắc; pháp có thể thấy pháp không thể thấy, pháp có đối - pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi; pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại; pháp thiện, pháp vô ký; pháp hệ thuộc cõi Sắc có đủ ba hành, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục có giác- có quán; pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, không có giác - không có quán. Pháp học, pháp vô học, không có pháp phi học phi vô học, pháp, do tư duy bốn đế mà đoạn có đủ ba hành. Pháp đoạn diệt không có. Khổ đế, tập đế có đủ ba hành, tận đế- đạo đế không có. Sơ thiền trong thiền, hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác có quán. Thiền còn lại không có giác - không có quán. Bốn đẳng có ba hành. Định vô sắc không có giác, không có quán. Hai giải thoát đầu tiên, bốn trừ nhập đầu tiên có ba hành, giải thoát và trừ nhập còn lại cùng nhất thiết nhập thì không có giác, không có quán. Pháp trí - vị tri trí không có. Trí biết tâm người khác và đẳng trí có ba hành. Khổ trí - tập trí - tận trí - đạo trí, không - vô nguyện - vô tướng không có. Thân kiến - trộm giới - nghi có ba hành, tham - giận dữ - ngu si và dục lậu có giác - có quán, còn lại có đủ ba hành. Dục lưu trong lưu có giác- có quán, còn lại có đủ ba hành. Ách bộc lưu cũng như thế. Dục thọ trong thọ có giác- có quán, còn lại có đủ ba hành. Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược có giác- có quán, còn lại có đủ ba hành. Năm cái và kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị có giác - có quán, còn lại có đủ ba hành. Tham dục - giận dữ trong phần dưới có giác - có quán, còn lại cùng với năm kiến có đủ ba hành. Mũi- lưỡi trải qua ái trong ái thân, có giác- có quán. Mắt - tai- thân trải qua ái, hoặc có giác - có quán, hoặc không có giác, không có quán. Ý trải qua ái có ba hành. Sử tham dục - giận dữ trong sử có giác - có quán, còn lại có đủ ba hành. Kiết giận dữ - keo kiệt - ganh tị trong kiết có giác - có quán, còn lại có đủ ba hành. Chín mươi tám sử cõi Dục có giác- có quán, ba hành cõi Sắc có ba hành, cõi Vô sắc không có giác- không có quán. Các sử sai khiến của nhãn căn thì sử này tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Nhó - tỷ - thiệt- thân căn cũng lại như vậy. Ý căn có năm; nam căn- nữ căn có ba, trừ lạc căn; khổ căn - mạng căn có bốn, trừ khổ căn; lạc căn có bốn, trừ khổ căn; khổ căn có bốn, trừ lạc căn; hỷ căn - ưu căn có ba, trừ lạc căn; khổ căn - hộ căn có năm; tín- tinh tiến - niệm - định - tuệ căn có bốn, trừ khổ căn. Vị tri căn - dó tri căn - vô tri căn, không có sử sai khiến. Nhãn trì, nhó - tỷ - thiệt - thân, ý thức trì có bốn, trừ khổ căn, trì còn lại có năm. Nhãn nhập, nhó- tỷ- thiệt- thân nhập có bốn, trừ khổ căn, nhập còn lại có năm. Ấm và thạnh ấm chủng, pháp sắc - pháp không có sắc, pháp có thể thấy- pháp không thể thấy, pháp có đối- pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi có năm. Pháp vô lậu, pháp vô vi không có. Pháp quá khứ- vị lai- hiện tại, pháp thiện- pháp bất thiện- pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Dục có năm; pháp hệ thuộc cõi Sắc có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc có một là hộ căn. Pháp học- pháp vô học không có. Pháp phi học phi vô học có năm. Pháp do bốn đế mà đoạn có bốn, trừ khổ căn. Pháp do tư duy mà đoạn có năm. Pháp không có gì đoạn diệt thì không có. Khổ đế- tập đế có năm, tận đế- đạo đế không có. Sơ thiền trong thiền có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Nhị thiền trong thiền có hai là hỷ căn và hộ căn. Tam thiền trong thiền có hai là lạc căn và hộ căn. Tứ thiền trong thiền có một là hộ căn. Hộ từ bi trong bốn đẳng có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Hỷ hai là hỷ căn và hộ căn. Định vô sắc có một là hộ căn. Hai giải thoát đầu và bốn trừ nhập đầu có hai là hỷ căn và hộ căn, giải thoát và trừ nhập còn lại cùng với nhất thiết nhập có một là hộ căn. Pháp trí- vị tri trí không có. Trí biết tâm người khác có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Đẳng trí có năm; khổ trí- tập- tận- đạo trí, không- vô nguyện- vô tướng không có. Thân kiến- trộm giới- nghi và tham có bốn, trừ khổ căn; giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Ngu si và dục lậu- vô minh lậu có năm. Hữu lậu có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Dục lưu- vô minh lưu trong lưu có năm; hữu lưu có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Kiến lưu có bốn trừ khổ căn. Ách bộc lưu cũng như thế. Dục thọ trong thọ có năm; giới thọ- kiến thọ có bốn, trừ khổ căn; ngã thọ có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Sự giận dữ ràng buộc thân trong phược có bốn, trừ lạc căn. Phược còn lại có bốn, trừ khổ căn. Tham dục trong cái có bốn, trừ khổ căn. Sự giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Thùy và trạo cử có năm. Miên- đùa bỡn và nghi có ba, trừ lạc căn và khổ căn. Kiết giận dữ trong kiết có bốn, trừ lạc căn. Kiết ái- kiết kiêu mạn có bốn, trừ khổ căn. Kiết keo kiệt- ganh tị có ba, trừ lạc căn và khổ căn. Tham dục trong phần dưới có bốn, trừ khổ căn. Sự giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Thân kiến- trộm giới- nghi và năm kiến sáu ái thân có bốn, trừ khổ căn. Sử tham dục- sử kiêu mạn- sử kiến- sử nghi trong sử bốn, trừ khổ căn. Sử giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Sử hữu ái có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Sử vô minh có năm. Kiết giận dữ trong kiết có bốn, trừ lạc căn. Kiết ái- kiết kiêu mạn- kiết kiến- kiết thất nguyện- kiết nghi có bốn, trừ khổ căn. Kiết vô minh có năm; kiết keo kiệt- ganh tị có ba, trừ lạc căn và khổ căn. Chín mươi tám sử cõi Dục do kiến đế mà đoạn có ba, trừ lạc căn và khổ căn. Ái do tư duy mà đoạn có bốn, trừ khổ căn. Giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Kiêu mạn có ba, trừ lạc căn và khổ căn. Vô minh có năm. Cõi Sắc có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Cõi Vô sắc có một là hộ căn. Hỏi: Cõi nào thành tựu nhãn căn? Đáp: Cõi Sắc- cõi Dục nếu được mà không mất; nhó- tỷ- thiệt căn cũng lại như thế. Hỏi: Cõi nào thành tựu thân căn? Đáp: Cõi Dục- Sắc. Hỏi: Ai thành tựu ý căn? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Cõi nào thành tựu nam căn- nữ căn? Đáp: Cõi Dục nếu được mà không mất. Hỏi: Ai thành tựu mạng căn? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tự lạc căn? Đáp: Biến tịnh thiên, hoặc dưới Biến tịnh thiên, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên. Hỏi: Cõi nào thành tựu khổ căn? Đáp: Cõi Dục. Hỏi: Ai thành tựu hỷ căn? Đáp: Quang âm thiên, hoặc dưới Quang âm hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên. Hỏi: Ai thành tựu ưu căn? Đáp: Người ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu hộ căn? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tựu tín căn- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn? Đáp: Người không đoạn căn thiện. Hỏi: Ai thành tựu vi tri căn- dó tri căn- vô tri căn? Đáp: Nếu người nào được mà không mất. Hỏi: Ai thành tựu nhãn trì, nhó- tỷ- thiệt trì? Đáp: Người ở cõi Sắc- cõi Dục nếu được mà không mất. Hỏi: Ai thành tựu thân trì, sắc- thanh- tế hoạt trì? Đáp: Người ở cõi Dục- Sắc. Hỏi: Ai thành tựu nhãn thức, nhó- thân thức trì? Đáp: Trời Phạm ca di, dưới Phạm ca di hoặc sinh lên cõi trên mà hiện ở trước mắt mắt. Hỏi: Ai thành tựu hương trì- vị trì tỷ thức- thiệt thức trì? Đáp: Người ái cõi Dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu ý trì- pháp trì- ý thức trì? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tựu nhãn nhập, nhó- tỷ- thiệt nhập? Đáp: Người ở cõi Sắc- cõi Dục, nếu được mà không mất. Hỏi: Ở đâu thành tựu thân nhập, sắc- thanh- tế hoạt nhập? Đáp: Ở cõi Dục- cõi Sắc. Hỏi: Người ở đâu thành tựu hương nhập- vị nhập? Đáp: Người ở cõi Dục. Hỏi: Ai thành tựu ý nhập- pháp nhập? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tựu sắc ấm? Đáp: Ở cõi Dục- Sắc, hoặc Thánh nhân sinh vào cõi Vô sắc. Hỏi: Ai thành tựu thống- tưởng- hành- thức ấm? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ở đâu thành tựu sắc thạnh ấm? Đáp: Ở cõi Dục- Sắc. Ai thành tựu thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ở đâu thành tựu địa chủng cho đến không chủng? Đáp: Ở cõi Dục- Sắc. Hỏi: Ai thành tựu thức chủng? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tựu sắc pháp? Đáp: Ở cõi Dục- Sắc, hoặc Thánh nhân sinh vào cõi Vô sắc. Hỏi: Ai thành tựu pháp không có sắc? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ở đâu thành tựu pháp có thể thấy và pháp có đối? Đáp: Ở cõi Dục- Sắc. Hỏi: Ai thành tựu pháp không thể thấy và pháp không có đối? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tựu pháp hữu lậu, vô lậu? Pháp hữu vi, pháp vô vi? Pháp quá khứ- vị lai- hiện tại? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tựu pháp thiện? Đáp: Người không đoạn căn thiện. Hỏi: Ai thành tựu pháp bất thiện? Đáp: Kẻ ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu pháp vô ký? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ở đâu thành tựu pháp hệ thuộc cõi Dục? Đáp: Ở cõi Dục- Sắc. Hỏi: Ở đâu thành tựu pháp hệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Ở cõi Dục- Sắc. Hỏi: Ai thành tựu pháp hệ thuộc cõi Vô sắc? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tựu pháp học và pháp vô học? Đáp: Nếu ngươì ấy được mà không mất. Hỏi: Ai thành tựu pháp phi học phi vô học? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Trí nào thành tựu pháp, do kiến đế mà đoạn? Đáp:Vị sinh đạo, vị tri trí. Hỏi: Ai thành tựu khổ đế- tập đế của pháp không có đoạn diệt do tư duy mà đoạn? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tựu tận đế? Đáp: Nếu được mà không mất. Hỏi: Ai thành tựu đạo đế? Đáp: Nếu được trung gian thiền. Hỏi: Trời nào thành tựu sơ thiền? Đáp: Trời Phạm ca di, hoặc dưới Phạm ca di, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên. Hỏi: Trời nào thành tựu nhị thiền? Đáp: Trời Quang âm, hoặc dưới Quang âm, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên. Hỏi: Trời nào thành tựu tam thiền? Đáp: Trời Biến tịnh, hoặc dưới Biến tịnh, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên. Trời nào thành tựu tứ thiền? Đáp: Trời Quả thật, hoặc dưới Quả thật, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên. Hỏi: Ai thành tựu bốn đẳng? Đáp: Nếu được mà không mất. Hỏi: Ai thành tựu Không xứ trong vô sắc? Đáp: Người sinh Không xứ, hoặc dưới Không xứ, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên. Hỏi: Ai thành tựu Thức xứ? Đáp: Người sinh Thức xứ, hoặc dưới Thức xứ, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên. Hỏi: Ai thành tựu bất dụïng xứ? Đáp: Người sinh bất dụïng xứ, hoặc dưới bất dụng xứ, hoặc người vô cấu (các Thánh nhân trên, đều là người này) sinh lên cõi trên. Hỏi: Ai thành tựu hữu tưởng- vô tưởng xứ? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tựu giải thoát trừ nhập- nhất thiết nhập? Đáp: Nếu được mà không mất. Hỏi: Ai thành tựu pháp trí- vị tri trí? Đáp: Nếu được mà không mất. Hỏi: Ai thành tựu trí biết tâm người khác? Đáp: Nếu được mà không mất. Hỏi: Ai thành tựu đẳng trí? Đáp: Tất cả chúng sinh. Hỏi: Ai thành tựu khổ trí, tập- tận- đạo trí, không- vô nguyện- vô tướng? Đáp: Nếu được mà không mất. Hỏi: Trong kiết, ai thành tựu thân kiến? Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu trộm giới- nghi? Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu tham dục- giận dữ- ngu si và dục lậu? Đáp: Kẻ ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu hữu lậu- vô minh lậu? Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu dục lưu trong lưu? Đáp: Người ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu hữu lưu- vô minh lưu? Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu kiến lưu? Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh; ách cũng như vậy. Hỏi: Trong thọ, ai thành tựu dục thọ? Đáp: Ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu giới thọ- kiến thọ? Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu ngã thọ? Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết. Hỏi: Trong phược, ai thành tựu ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân? Đáp: Người ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân? Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Trong cái, ai thành tựu cái tham dục- giận dữ- thùy miên- trạo cử- đùa bỡn? Đáp: Người ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu cái nghi? Đáp:Ái dục chưa hết, hoặc đạo pháp trí chưa sinh. Hỏi: Trong kiết, ai thành tựu kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị? Đáp: Người ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu kiết ái- kiết kiêu mạn? Đáp: Người ái cõi Vô sắc chưa hết. Hỏi: Trong phần dưới, ai thành tựu tham dục- giận dữ? Đáp: Người ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu thân kiến? Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu trộm giới- nghi? Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Trong kiến, ai thành tựu thân kiến- biên kiến? Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu tà kiến- trộm kiến- trộm giới? Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Trong ái thân, ai thành tựu mũi- lưỡi trải qua ái? Đáp: Người ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu nhãn- nhó- thân trải qua ái? Đáp: Ái trên Phạm thiên chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu tất cả trải qua ái? Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết. Hỏi: Trong sử, ai thành tựu sử tham dục- giận dữ? Đáp: Người ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu sử hữu ái- kiêu mạn- vô minh? Đáp: Người mà ái cõi Vô sắc chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu sử kiến- sử nghi? Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Trong kiết, ai thành tựu kiết giận dữ- keo kiệt -ganh tị? Đáp: Người ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu kiết ái- kiêu mạn- vô minh? Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu kiết kiến, kiết nghi, kiết thất nguyện? Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Trong chín mươi tám sử, ai thành tựu sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn? Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc khổ pháp trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do tập đế cõi Dục mà đoạn? Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc tập pháp trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do tận đế cõi Dục mà đoạn? Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc tận pháp trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn? Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc đạo pháp trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do tư duy cõi Dục mà đoạn? Đáp: Ái dục chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu sử do khổ đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc khổ vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do tập đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc tập vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do tận đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc tận vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do đạo đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc đạo vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử, do tư duy cõi Sắc mà đoạn? Đáp: Người ái cõi Sắc chưa hết. Hỏi: Ai thành tựu sử do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do tập đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Tập vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Tận vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử, do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn? Đáp: Người ái cõi Vô sắc chưa hết. Hỏi: Ai không thành tựu nhãn căn? Đáp: Người ở cõi Vô Sắc- cõi Dục, hoặc chưa được hoặc được rồi mất. Nhó- tỷ- thiệt, căn cũng lại như thế. Hỏi: Ai không thành tựu thân căn? Đáp: Cõi Vô sắc. Yù căn không có gì không thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu nam căn- nữ căn? Đáp: Cõi Sắc- Vô Sắc- cõi Dục hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất. Mạng căn đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu lạc căn? Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi Trời Biến tịnh. Hỏi: Ai không thành tựu khổ căn? Đáp: Người ở cõi Sắc- Vô sắc. Hỏi: Ai không thành tựu hỷ căn? Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi Trời Quang âm. Hỏi: Ai không thành tựu ưu căn? Đáp: Người ái dục đã hết. Hộ căn đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn? Đáp: Người với căn thiện vốn đoạn. Hỏi: Ai không thành tựu vị tri căn- dó tri căn- vô tri căn? Đáp: Hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất. Hỏi: Ai không thành tựu nhãn trì, nhó- tỷ- thiệt trì? Đáp: Người ở cõi Vô sắc, ở cõi Dục hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất. Hỏi: Ai không thành tựu thân trì, sắc- thanh- tế hoạt trì? Đáp: Người ở cõi Vô sắc. Hỏi: Ai không thành tựu nhãn thức- nhó thức- thân thức trì? Đáp: Người sinh trên cõi Phạm thiên, không hiện ở trước mắt mắt. Hỏi: Ai không thành tựu hương trì- vị trì, tỷ thức- thiệt thức trì? Đáp: Người ở cõi Sắc- Vô sắc. Ý trì, pháp trì và ý thức trì đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu nhãn nhập, nhó- tỷ- thiệt nhập? Đáp: Người ở cõi Vô Sắc- cõi Dục hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất. Hỏi: Ai không thành tựu thân nhập, sắc- thanh- tế hoạt nhập? Đáp: Người ở cõi Vô sắc. Hỏi: Ai không thành tựu hương nhập- vị nhập? Đáp: Người ở cõi Sắc- Vô sắc, ý nhập- pháp nhập đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu sắc ấm? Đáp: Người phàm phu sinh vào cõi Vô sắc, thống- tưởng- hành- thức ấm đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu sắc thạnh ấm? Đáp: Người ở cõi Vô sắc, thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu địa chủng, cho đến không chủng? Đáp: Người ở cõi Vô sắc, thức chủng đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu pháp sắc? Đáp: Người phàm phu sinh vào cõi Vô sắc, pháp vô sắc đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu pháp có thể thấy và pháp có đối? Đáp: Người ở cõi Vô sắc, pháp không thể thấy và pháp không có đối đều thành tựu. Pháp hữu lậu- vô lậu, hữu vi- vô vi, quá khứ- vị lai- hiện tại đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu pháp thiện? Đáp: Người căn thiện vốn đoạn. Hỏi: Ai không thành tựu pháp bất thiện? Đáp: Người ái dục đã hết, pháp vô ký đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu pháp hệ thuộc cõi Dục? Đáp: Người ở cõi Vô sắc. Hỏi: Ai không thành tựu pháp hệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Người ở cõi Vô sắc. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu pháp học, vô học? Đáp: Nếu chưa được hoặc được rồi thì mất. Pháp phi học phi vô học đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu pháp do kiến đế mà đoạn? Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh, pháp không có đoạn diệt, do tư duy mà đoạn, khổ đế- tập đế đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu tận đế? Đáp: Nếu chưa được hoặc được rồi thì mất. Hỏi: Ai không thành tựu đạo đế? Đáp: Người chưa được trung gian Thiền. Hỏi: Ai không thành tựu sơ thiền? Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi trời Phạm. Hỏi: Ai không thành tựu nhị thiền? Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi trời Quang âm. Hỏi: Ai không thành tựu tam thiền? Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi trời Biến tịnh. Hỏi: Ai không thành tựu tứ thiền? Đáp: Người phàm phu sinh vào cõi Vô sắc. Hỏi: Ai không thành tựu bốn đẳng? Đáp: Nếu chưa được hoặc được rồi thì mất. Hỏi: Trong vô sắc, ai không thành tựu Không xứ? Đáp: Người phàm phu sinh trên Không xứ. Hỏi: Ai không thành tựu Thức xứ? Đáp: Người phàm phu sinh trên Thức xứ. Hỏi: Ai không thành tựu bất dụng xứ? Đáp: Người phàm phu sinh trên bất dụng xứ. Hữu tưởng- vô tưởng xứ đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu giải thoát, trừ nhập, nhất thiết nhập? Đáp: Người chưa được hoặc được liền mất. Hỏi: Ai không thành tựu pháp trí- vị tri trí? Đáp: Người chưa được, hoặc được liền mất. Hỏi: Ai không thành tựu trí biết tâm người khác? Đáp: Người chưa được hoặc được rồi liền mất. Đẳng trí đều thành tựu. Hỏi: Ai không thành tựu khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí- không- vô tướng- vô nguyện? Đáp: Không đạt được. Hỏi: Trong kiết ai không thành tựu thân kiến? Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu trộm giới- nghi? Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu tham- giận dữ- ngu si và dục lậu? Đáp: Người ái dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu hữu lậu- vô minh lậu? Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết. Hỏi: Trong lưu ai không thành tựu dục lưu? Đáp: Người ái dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu hữu lưu- vô minh lưu? Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu kiến lưu? Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh; ách bộc lưu cũng như thế. Hỏi: Trong thọ ai không thành tựu dục thọ? Đáp: Người ái dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu giới thọ- kiến thọ? Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu ngã thọ? Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết. Hỏi: Trong phược, ai không thành tựu ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân? Đáp: Người ái Dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân? Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh. Hỏi: Trong cái, ai không thành tựu tham dục- giận dữ- thùy miên- trạo cử- đùa bỡn? Đáp: Người ái dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu cái nghi? Đáp: Người ái dục đã hết hoặc ái dục chưa hết mà đạo pháp trí đã sinh. Hỏi: Trong kiết, ai không thành tựu kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị? Đáp: Người ái dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu kiết ái- kiết kiêu mạn? Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết. Hỏi: Trong phần dưới, ai không thành tựu tham dục- giận dữ? Đáp: Người ái dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu thân kiến? Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu trộm giới-nghi? tị? Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh. Hỏi: Trong kiến, ai không thành tựu thân kiến- biên kiến? Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu tà kiến- trộm kiến- trộm giới? Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh. Hỏi: Trong ái thân, ai không thành tựu mũi- lưỡi trải qua ái? Đáp: Người ái dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu mắt- tai- thân trải qua ái? Đáp: Ngưới với ái trên Phạm thiên đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu ý trải qua ái? Đáp: Ái cõi Vô sắc đã hết. Hỏi: Trong sử, ai không thành tựu sử tham dục-giận dữ? Đáp: Người ái dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu sử hữu ái- sử kiêu mạn- sử vô minh? Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu sử kiến, sử nghi? Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh. Hỏi: Trong kiết, ai không thành tựu kiết giận dữ- keo kiệt- ganh Đáp: Người ái dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu kiết ái-kiết kiêu mạn- kiết vô minh? Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu kiến thất nguyện- kiết nghi? Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh. Hỏi: Trong chín mươi tám sử, ai không thành tựu sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn? Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà khổ pháp trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu sử do tập đế cõi Dục mà đoạn? Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà tập pháp trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu sử do tận đế cõi Dục mà đoạn? Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà tận pháp trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn? Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà đạo pháp trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu sử, do tư duy đế cõi Dục mà đoạn? sinh. sinh. sinh. sinh. Đáp: Người ái dục đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu sử do khổ đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà khổ vị tri trí đã Hỏi: Ai không thành tựu sử do tập đế cõi Sắc mà đoạn? Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà tập vị tri trí đã Hỏi: Ai không thành tựu sử do tận đế cõi Sắc mà đoạn? Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà tận vị tri trí đã Hỏi: Ai không thành tựu sử do đạo đế cõi Sắc mà đoạn? Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà đạo vị tri trí đã Hỏi: Ai không thành tựu sử, do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn? Đáp: Người ái cõi Sắc đã hết. Hỏi: Ai không thành tựu sử do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn? Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu sử do tập đế cõi Vô sắc mà đoạn? Đáp: Người có tập vị tri trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu sử do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn? Đáp: Người với tận vị tri trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu sử do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn? Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh. Hỏi: Ai không thành tựu sử, do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc? Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết. Trí đoạn của nhãn căn lúc người phàm phu đến tận cùng ái sắc, ba mươi mốt sử được trí đoạn, kiết không hoàn tất hết; ba sử của Thánh nhân (ba sử cõi Sắc) được trí đoạn, kiết không hoàn toàn hết. Như nhãn căn như vậy thì, nhó- tỷ- thiệt- thân căn; nhãn trì, nhó- tỷ- thiệt- thân trì; sắc, thanh- tế hoạt trì; nhãn nhập, nhó- tỷ- thiệt- thân nhập; sắc- thanh- tế hoạt nhập; sắc ấm- sắc thạnh ấm- địa chủng cho đến không chủng. Pháp sắc- pháp có thể thấy-pháp có đối, pháp hệ thuộc cõi Sắc; thiền thứ tư- hộ từ bi- tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau- tám nhất thiết nhập; trí biết tâm người khác, lúc trí đoạn người phàm phu đến tận cùng ái sắc thì ba mươi mốt sử được trí đoạn mà kiết không hoàn toàn hết; ba sử của Thánh nhân được trí đoạn, mà kiết không vónh viễn hoàn toàn hết. Ý căn lúc được trí đoạn đến tận cùng cí cõi Vô sắc, ba sử được trí đoạn, ba kiết vónh viễn hết. Như ý căn như thế thì mạng căn- hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn; ý trì- pháp trì- ý thức trì, ý nhập- pháp nhập; thống ấm- tưởng- hành- thức ấm, thống thạnh ấm- tưởng- hành, thức thạnh ấm; pháp không có sắc thức chủng, pháp không thể thấy, pháp không có đối, pháp hữu lậu- pháp hữu vi, pháp quá khứ- vị lai- hiện tại, pháp thiện, pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp phi học phi vô học, pháp do tư duy mà đoạn, khổ đế- tập đế, hữu tưởng- vô tưởng xứ, hữu tưởng, vô tưởng xứ giải thoát, diệt tận giải thoát. Khi đẳng trí- đoạn trí, đến tận cùng ái cõi Vô sắc, trí đoạn ba sử, ba kiết vónh viễn hết. Khi trí đoạn nam căn- nữ căn, người phàm phu đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vónh viễn hết, trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vónh viễn hết. Như nam căn- nữ căn như vậy thì khổ căn - ưu căn, hương trì- vị trì, tỷ, thức thiệt thức trì; hương nhập- vị nhập, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục khi trí đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vónh viễn hết; trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vónh viễn hết. Lúc trí đoạn lạc căn đến nơi ái của trời Biến tịnh hết, tức là trí đoạn lạc căn kia màkiết sử không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn hỷ căn đến nơi ái của trời Quang âm hết, tức là trí đoạn hỷ căn kia mà kiết sử không hoàn toàn hết. Nhãn thức- nhó thức- thân thức trì, khi trí đoạn đến nơi ái trên cõi Phạm thiên hết, tức là ba thức trì kia trí đoạn mà kiết sử không hoàn toàn hết.. Pháp do kiến đế đoạn khi được trí đoạn mà ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn mười bốn sử mà ba kiết vónh viễn hết. Ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn bảy sử mà ba kiết vónh viễn hết. Trung gian Thiền- sơ thiền- khi trí đoạn đến nơi ái sơ thiền hết, tức là trí đoạn sơ thiền kia mà kiết sử không hoàn toàn hết.. Khi trí đoạn nhị Thiền, đến nơi ái nhị Thiền hết, tức là trí đoạn nhị Thiền kia mà kiết sử không hoàn toàn hết.. Như hỷ của nhị Thiền, giải thoát đầu tiên- thứ hai và bốn trừ nhập đầu cũng lại như thế. Khi trí đoạn tam Thiền đến nơi ái tam Thiền hết, tức là trí đoạn tam Thiền kia mà kiết sử không hoàn toàn hết.. Không xứ trong vô sắc khi trí đoạn đến nơi ái Không xứ hết, tức là Không xứ kia, trí đoạn kiết sử không hoàn toàn hết. Không xứ giải thoát, Không xứ nhập, cũng lại như thế. Khi trí đoạn Thức xứ, đến nơi ái Thức xứ hết, tức là trí đoạn của Thức xứ kia mà kiết sử không hoàn toàn hết. Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập cũng lại như thế. Khi trí đoạn bất dụng xứ đến nơi ái bất dụng xứ hết, tức là trí đoạn bất dụng xứ kia mà kiết sử không hoàn toàn hết, bất dụng xứ giải thoát cũng lại như thế. Khi trí đoạn thân kiến trong kiết mà ái sắc chưa hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, thì trí đoạn mười tám sử mà kiết không hoàn toàn hết. Ái sắc đã hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn chín sử, kiết không hoàn toàn hết. Như thân kiến như thế thì khi trí đoạn thân kiến trong phần dưới, thân kiến- biên kiến trong kiến, ái sắc chưa hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn mười tám sử, kiết không hoàn toàn hết. Ái sắc đã hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn chín sử, kiết không hoàn toàn hết.. Khi trí đoạn trộm giới-nghi, ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn mười bốn sử, ba kiết hết vónh viễn. Ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn bảy sử, ba kiết vónh viễn hết. Như trộm giới-nghi như thế thì Kiến lưu, kiến ách, giới thọ, kiến thọ, trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân; trộm giới- nghi trong phần dưới; tà kiến trộm kiến-trộm giới trong kiến; sử kiến- sử nghi trong sử; kiến trong kiết, kiết thất nguyện- nghi; khi trí đoạn mà ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười bốn sử, ba kiết vónh viễn hết. Ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn bảy sử, ba kiết vónh viễn hết. Tham dục- giận dữ- ngu si và dục lậu khi trí đoạn người phàm phu đến nơi ái dục hết. Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vónh viễn hết. Trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vónh viễn hết. Như thế, dục lưu, dục ách, dục thọ, dục ái ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân. Tham dục- giận dữ- thùy miên- trạo cử- đùa bỡn trong cái, kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị trong kiết, sự tham dục- giận dữ trong phần dưới, mũi- lưỡi trải qua ái trong ái thân, sử tham dục- giận dữ trong sử, kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị trong kiết khi trí đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vónh viễn hết. Trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vónh viễn hết. Khi trí đoạn hữu lậu- vô minh lậu, đến nơi ái cõi Vô sắc hết. Trí đoạn ba sử, ba kiết vónh viễn hết. Như thế, hữu lưu- vô minh lưu, ách hữu- ách vô minh, ngã thọ, kiết ái- kiết kiêu mạn- kiết vô minh, ý trải qua ái, sử hữu ái- sử kiêu mạn- sử vô minh, kiết ái- kiết kiêu mạn- kiết vô minh khi trí đoạn đến nơi ái cõi Vô sắc hết. Trí đoạn ba sử, ba kiết vónh viễn hết. Khi trí đoạn cái nghi, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vónh viễn hết. Thánh nhân, đạo pháp trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn tám sử, kiết không hết hoàn toàn. Mắt- tai- thân trải qua ái khi trí đoạn đến nơi ái trên cõi Phạm thiên hết, tức là trí đoạn ba ái thân kia mà kiết sử không hết hoàn toàn Trong chín mươi tám sử, khi trí đoạn sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vónh viễn hết, khổ pháp trí của Thánh nhân hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do tập đế cõi Dục đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vónh viễn hết, tập pháp trí của Thánh nhân hiện ở trước mắt. Trí đoạn bảy sử, kiết không hoàn toàn hết. Do tận đế mà đoạn, cũng lại như thế. Khi Sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn, được trí đoạn, người phàm phu tiến đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vónh viễn hết, đạo pháp trí của Thánh nhân hiện ở trước mắt. Trí đoạn tám sử, kiết không hoàn toàn hết.. Khi trí đoạn sử, do tư duy mà đoạn cõi Dục đoạn, người phàm phu tiến đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vónh viễn hết. Trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vónh viễn hết. Khi trí đoạn sử do khổ đế cõi Sắc đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết. Trí đoạn ba mươi mốt sử, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười tám sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do tập đế cõi Sắc đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết. Ba mươi mốt sử được trí đoạn, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu, tập vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười hai sử, kiết không hoàn toàn hết. Sử do tận đế đoạn cũng lại như thế. Sử do đạo đế cõi Sắc đoạn, khi được trí đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết. Trí đoạn ba mươi mốt sử, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười bốn sử, ba kiết vónh viễn hết. Lúc trí đoạn sử do tư duy cõi Sắc mà đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết. Ba mươi mốt sử được trí đoạn, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có trí đoạn ba sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do khổ đế cõi Vô sắc đoạn, ái sắc chưa hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười tám sử, kiết không hoàn toàn hết, ái sắc đã hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn chín sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do tập đế cõi Vô sắc đoạn, ái sắc chưa hết, tập vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười hai sử, kiết không hoàn toàn hết, ái sắc đã hết, tập vi tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn sáu sử, kiết không hoàn toàn hết. Sử do tận đế, cũng lại như thế. Khi trí đoạn Sử do đạo đế cõi Vô sắc đoạn, ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười bốn sử, ba kiết vónh viễn hết, ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn bảy sử, ba kiết vónh viễn hết. Khi trí đoạn sử, do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc đoạn, đến nơi ái cõi Vô sắc hết. Trí đoạn ba sử, ba kiết vónh viễn hết. Lúc nhãn căn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc hết. Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu có ba sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được A-la- hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Như nhãn căn như thế, nhó- tỷ- thiệt- thân căn, nhãn trì, nhó- tỷ- thiệt- thân trì; sắc- thanh- tế hoạt trì; nhãn nhập, nhó- tỷ- thiệt- thân nhập; sắc- thanh- tế hoạt nhập; sắc ấm- sắc thạnh ấm- địa chủng cho đến không chủng; pháp sắc, pháp có thể thấy, pháp có đối, pháp hệ thuộc cõi Sắc; thiền thứ tư hộ từ bi tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau- tám nhất thiết nhập, trí biết tâm người khác, khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc hết. Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu có ba sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được A-la- hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Khi ý căn đều tác chứng, được A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Như ý căn như thế, mạng căn- hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn; ý trì- pháp trì- ý thức trì ý nhập- pháp nhập; thống ấm, tưởng- hành- thức ấm. Thống thạnh ấm, tưởng- hành- thức thạnh ấm- thức chủng; pháp không có sắc, pháp không thể thấy, pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi, pháp quá khứ- vị lai- hiện tại, pháp thiện, pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp phi học phi vô học, pháp do tư duy mà đoạn, khổ đế- tập đế; hữu tưởng- vô tưởng xứ; hữu tưởng- vô tưởng giải thoát, diệt tận giải thoát, đẳng trí khi đều tác chứng được A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Khi nam căn- nữ căn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Ba mươi sáu sử đều tác chứng ba kiết vónh viễn hết, được quả A- na-hàm. Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vónh viễn hết được A-la- hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Như nam căn- nữ căn như thế, khổ căn - ưu căn, hương trì- vị trì, tỷ thức- thiệt thức trì, hương nhập- vị nhập, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục, khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Ba mươi sáu sử đều tác chứng ba kiết vónh viễn hết, được quả A- na-hàm. Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vónh viễn hết, được A- la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Khi lạc căn tác chứng đến trời Biến tịnh, ái hết, tức là khi lạc căn tận đều tác chứng kia, kiết sử không hoàn toàn hết, được quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Khi hỷ căn đều tác chứng, đến nơi ái của trời Quang âm hết, tức là hỷ căn kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết., được A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Khi nhãn thức- nhó thức- thân thức trì đều tác chứng, đến nơi ái trên cõi Phạm thiên hết, tức là ba thức trì kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Pháp do kiến đế khi đều tác chứng được quả Tu-đà-hoàn. Tám mươi tám sử đều tác chứng, ba kiết vónh viễn hết, được quả Tư đà hoàn. Tám mươi tám sử đều tác chứng, ba kiết vónh viễn hết, được quả A-na-hàm. Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vónh viễn hết, được quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, sáu kiết vónh viễn hết. Trong thiền, khi sơ thiền đều tác chứng, đến nơi ái sơ thiền hết, tức là sơ thiền kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết., được A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Khi nhị thiền đều tác chứng, đến nơi ái của nhị thiền hết, tức là đều tác chứng nhị thiền kia, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Hỷ hai giải thoát đầu- bốn trừ nhập đầu cũng lại như thế. Khi tam thiền đều tác chứng, đến ái tam thiền hết, tức là tam thiền kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Trong không có sắc, khi Không xứ đều tác chứng, đến nơi ái của Không xứ hết, tức Không xứ kia tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được A- la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Không xứ giải thoát, Không xứ nhập cũng lại như thế. Khi Thức xứ đều tác chứng, đến nơi ái của Thức xứ tận, tức là Thức xứ đều tác chứng kia, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập cũng lại như thế. Bất dụng xứ khi đều tác chứng, đến nơi ái của bất dụng xứ tận, tức là bất dụng xứ đều tác chứng, kiết sử không hết, được A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Bất dụng xứ giải thoát cũng lại như thế. Trong kiết, khi thân kiến đều tác chứng thì khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Thân kiến trong phần dưới và thân kiến- biên kiến trong kiến khi đều tác chứng thì khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn, Tư đà hoàn, A-na-hàm, A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Trộm giới-nghi khi đều tác chứng, được Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Như thế thì kiến lưu, kiến ách, giới thọ- kiến thọ, trộm giới ràng buộc thân- ngã kiến ràng buộc thân, trộm giới-nghi trong phần dưới, trong kiến có tà kiến- trộm kiến- trộm giới, sử kiến- sử nghi trong sử, kiết kiến- kiết thất nguyện, nghi trong kiết khi đều tác chứng, được quả Tu-đà-hoàn, Tư- đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Tham- giận dữ- ngu si và dục lậu khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vónh viễn hết, được quả A-na-hàm. Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vónh viễn hết, được quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Như thế thì dục lưu- dục ách- dục thọ, ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược, tham dục, giận dữ, thùy miên, trạo cử, đùa bỡn trong cái, kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị trong kiết, tham dục- giận dữ trong phần dưới, mũi-lưỡi trải qua ái trong ái thân, sử tham dục- sử giận dữ trong sử khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Ba mươi sáu sử đều tác chứng, sáu kiết vónh viễn hết, được quả A-na-hàm. Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vónh viễn hết, được quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Hữu lậu- vô minh lậu khi đều tác chứng được quả A-la-hán, chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Hữu lưu- vô minh lưu trong lưu, hữu ách- vô minh ách, kiết ngã ái- kiết kiêu mạn, ý trải qua ái- sử hữu ái, sử kiêu mạn- sử vô minh, kiết ái- kiết kiêu mạn- kiết vô minh, khi đều tác chứng, được quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Khi cái nghi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn. Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vónh viễn hết. Người vô cấu có đạo pháp trí hiện ở trước mắt. Tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà- hoàn cho đến quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Mắt- tai- thân trải qua ái khi đều tác chứng, đến nơi ái trên cõi Phạm thiện đã tận, tức là ba ái thân kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Trong chín mươi tám sử, sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn. Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vónh viễn hết, người vô cấu có khổ pháp trí hiện ở trước mắt. Mười sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu- đà-hoàn cho đến quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Khi sử do tập đế cõi Dục đoạn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn. Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vónh viễn hết, người vô có tập pháp trí hiện ở trước mắt. Bảy sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà- hoàn cho đến quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Sử do tận đế đoạn cũng lại như thế. Sử do đạo đế cõi Dục đoạn khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn. Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vónh viễn hết, người vô cấu có đạo pháp trí hiện ở trước mắt. Tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà- hoàn cho đến quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Sử, do tư duy cõi Dục đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đạt đến nơi ái dục không còn. Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vónh viễn hết, được quả A-na-hàm. Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vónh viễn hết, được quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Sử do khổ đế cõi Sắc đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đạt đến nơi ái sắc không còn. Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Sử do tập đế cõi Sắc đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đạt đến nơi ái sắc không còn. Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có tập vị tri trí hiện ở trước mắt. Hai mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Sử do tận đế đoạn khi đều tác chứng cũng lại như thế. Khi sử do đạo đế cõi Sắc đoạn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc không còn. Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Mười bốn sử đều tác chứng, ba kiết vónh viễn hết, được quả Tu- đà-hoàn cho đến quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Sử, do tư duy cõi Sắc đoạn khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc không còn. Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu có ba sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả A- la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Sử do khổ đế cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Sử do tập đế cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng có tập vị tri trí hiện ở trước mắt. Mười hai sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Do tận đế đoạn cũng lại như vậy. Sử do đạo đế cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn hết. Sử, do tư duy cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng, được quả A-la-hán. Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vónh viễn không còn.  <卷>QUYỂN 9 Kiền độ thứ 3: TRÍ Năm phẩm tụng nói: Tám thứ có năm xứ, Trí biết tâm người khác, Nếu trí giỏi tu hành, Tương ưng ở sau cùng. <詞>Phẩm 1: NÓI VỀ TÁM ĐẠO Lại có mười chủng trí, Trạch pháp luôn đi trước, Các giác tương ưng, Đời kiến vô lậu. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tám hạng thành tựu học tích, mười hạng A-la-hán lậu tận”. Tám hạng học tích, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ- vị lai- hiện tại? Mười hạng A-la-hán lậu tận, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ- vị lai- hiện tại? Thế nào là kiến? Thế nào là trí? Thế nào là tuệ? Kiến là trí hay trí là kiến? Kiến là tuệ hay tuệ là kiến? Trí là tuệ hay tuệ là trí? Kiến thâu nhiếp trí hay là trí thâu nhiếp kiến? Kiến thâu nhiếp tuệ hay là tuệ thâu nhiếp kiến? Trí thâu nhiếp tuệ hay tuệ thâu nhiếp trí? Thành tựu kiến thì đó là trí, hay thành tựu trí thì đó là kiến? Thành tựu kiến thì đó là tuệ, hay thành tựu tuệ thì đó là kiến? Thành tựu trí thì đó là tuệ, hay thành tựu tuệ thì đó là trí? Kiến đã diệt thì sẽ không còn lại trí, hay là trí đã diệt thì sẽ không còn lại kiến? Kiến đã diệt thì sẽ không còn lại tuệ, hay là tuệ đã diệt thì sẽ không còn lại kiến? Trí đã diệt thì sẽ không còn lại tuệ, hay là tuệ đã diệt thì sẽ không còn lại trí? Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, đó gọi là đẳng kiến hay là Trạch pháp giác ý, hay Trạch pháp giác ý này là đẳng kiến? Vốn gọi là đẳng trí là Trạch pháp giác ý, hay Trạch pháp giác ý này là đẳng trí? Lúc Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt? Tinh tiến- hỷ- khinh an- định- hộ- giác ý, đẳng kiến- trí mà- đẳng ngữ- đẳng nghiệp (thân)- đẳng mạng- đẳng phương tiện- đẳng niệm- đẳng định, lúc hiện ở trước mắt có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt? Các pháp tương ưng với Niệm giác ý là Trạch pháp giác ý, hay các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý là Niệm giác ý? Các pháp tương ưng với Niệm giác ý là Tinh tiến- hỷ- khinh an- định- hộ, giác ý, đẳng kiến- trí mà- đẳng ngữ- đẳng nghiệp- đẳng mạng- đẳng phương tiện- đẳng niệm- đẳng định, hay các pháp tương ưng với Tinh tiến- hỷ- khinh an- định- hộ, giác ý, đẳng kiến- trí mà- đẳng ngữ- đẳng nghiệp- đẳng mạng- đẳng phương tiện- đẳng niệm- đẳng định là Niệm giác ý? Thế nào là đẳng kiến thế tục? Thế nào là đẳng trí thế tục? Đẳng kiến thế tục là đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục là đẳng kiến thế tục? Đẳng kiến thế tục thuộc về đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục thuộc về đẳng kiến thế tục? Thành tựu đẳng kiến thế tục thì đó là đẳng trí thế tục, hay thành tựu đẳng trí thế tục thì đó là đẳng kiến thế tục? Đẳng kiến thế tục đã diệt không còn lại là đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục đã diệt không còn lại gì là đẳng kiến thế tục? Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, thế nào là đẳng kiến vô lậu? Thế nào là đẳng trí vô lậu? Đẳng kiến vô lậu là đẳng trí vô lậu, hay đẳng trí vô lậu là đẳng kiến vô lậu? Đẳng kiến vô lậu là thuộc về đẳng trí vô lậu, hay đẳng trí vô lậu là thuộc về đẳng kiến vô lậu? Thành tựu đẳng kiến vô lậu thì đó là đẳng trí vô lậu, hay thành tựu đẳng trí vô lậu thì đó là đẳng kiến vô lậu? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tám hạng thành tựu học tích, mười hạng A-la-hán lậu tận.” Hỏi: Tám hạng học tích, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ- vị lai- hiện tại? Đáp: Nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán, thì đầu tiên học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Đó không phải là tám hạng quá khứ- tám hạng vị lai, hiện tại kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán, thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Tám hạng kia thành tựu quá khứ tám- vị lai tám, hiện tại thì hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu căn cứ vào Tam-muội không có giác- không có quán, thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Tám hạng kia có quá khứ tám- vị lai bảy, hiện tại (không có đẳng trí) thì hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào học kiến của định vô sắc hiện ở trước mắt, thì tám hạng kia có quá khứ tám- vị lai bốn, hiện tại (trừ nghĩa không có sắc của trí mà, đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng mạng) thì hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu nhập Tam-muội diệt tận, nếu tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì tám hạng kia là quá khứ tám, vị lai, hiện tại không có (Xong có giác- có quán). Nếu căn cứ vào Tam-muội không có giác- không có quán, thì học kiến đầu tiên sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia không có quá khứ, vị lai tám- hiện tại bảy, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bảy- vị lai tám, hiện tại bảy, hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào định vô sắc, thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bảy- vị lai tám- hiện tại bốn. Hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu nhập định diệt tận thì tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia ở quá khứ bảy- vị lai tám, hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội có giác- có quán, học kiến hiện ở trước mắt, hạng kia có quá khứ bảy- vị lai tám- hiện tại tám (Xong không giác quán) . Nếu dựa vào định vô sắc, thì đầu tiên học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ không có, vị lai tám- hiện tại bốn, hạng kia diệt rồi, không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, học kiến hiện ở trước mắt, hạng kia có quá khứ bốn- vị lai tám- hiện tại bốn, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập định diệt tận thì tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bốn- vị lai tám, hiện tại không có, nếu diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác- có quán, học kiến đầu tiên sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bốn- vị lai tám- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bốn- vị lai tám- hiện tại bảy. (Học tích xong) Hỏi: Mười hạng A-la-hán vô lậu, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ- vị lai- hiện tại? Đáp: Nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ không có, vị lai mười- hiện tại chín (không có đẳng kiến), hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác- có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại tám (không trí mà đẳng kiến), hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào định vô sắc, vô học kiến hiện ở trước mắt, hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại năm- hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu nhập định diệt tận thì tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán, thì đầu tiên học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác- có quán vô học, hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia ở quá khư và vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học hoặc là trí hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ và vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia ở quá khứ và vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ và vị lai mười- hiện tại không có. Nếu dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ không có, vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười- hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác- có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập Tam-muội diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam- muội có giác- có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào định vô sắc, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia không có quá khứ, vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm- vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất, nếu nhập định diệt tận, thì tâm thế tục sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm- vị lai mười- hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội có giác- có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm- vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm- vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến đầu tiên hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm- vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập Tam-muội diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười- hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội có giác- có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Thế nào là kiến? Thế nào là trí? Thế nào là tuệ? Hỏi: Thế nào là kiến? Đáp: Nhãn căn, năm kiến, thế tục đẳng kiến, học kiến, vô học kiến. Hỏi: Thế nào là trí? Đáp: Trừ nhẫn đã tu hành, còn lại các ý thức thân tương ưng với trí, và năm thức thân tương ưng với trí, tận trí và vô sinh trí. Hỏi: Thế nào là tuệ? Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí và vô sinh trí. Hỏi: Có phải các kiến là trí không? Đáp: Hoặc là kiến chứ không phải là trí. Thế nào là kiến chứ không phải là trí? Nhẫn do nhãn căn tu hành đó gọi là kiến chứ không phải là trí. Thế nào là trí mà không phải là iến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí và vô sinh trí, đó gọi là trí mà không phải là kiến. Thế nào là trí, kiến? Trừ nhẫn đã tu hành, và tận trí- vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, năm kiến, đẳng kiến thế tục, đó gọi nói là kiến trí. Thế nào là không phải trí cũng không phải kiến? Trừ những vốn như trên. Hỏi: Vốn gọi là kiến có phải là tuệ không? Đáp: Hoặc là kiến chứ không phải là tuệ. Thế nào là kiến chứ không phải là tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải là tuệ. Thế nào là tuệ mà không phải là kiến? Trừ năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí- vô sinh trí, đó gọi là tuệ mà không phải là kiến. Thế nào là kiến tuệ? Trừ ra tận trí- vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu và năm kiến, đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ. Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều nói trên. Hỏi: Các trí có phải là tuệ không? Đáp: Đúng như vậy, trí là tuệ. Hỏi: Có thể có tuệ mà không phải là trí? Đáp: Có, đó là nhẫn do tu hành. Hỏi: Vốn gọi là kiến thì thuộc về trí chăng? Đáp: Hoặc là kiến mà không phải là trí. Thế nào là kiến mà không phải là trí? Nhãn căn do tu hành mà nhẫn đó gọi là kiến mà không phải là trí. Thế nào là trí mà không phải là kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí- vô sinh trí, đó gọi là trí mà không phải là kiến. Thế nào là kiến trí? Trừ ra nhẫn do tu hành và tận trí- vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu - năm kiến- đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến trí. Thế nào là không phải trí cũng không phải kiến? Trừ những điều nói trên. Hỏi: Vốn gọi là kiến thì kiến đó thuộc về tuệ sao? Đáp: Hoặc là kiến chứ không phải là tuệ. Thế nào là kiến chứ không phải là tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải là tuệ. Thế nào là tuệ mà không phải là kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí- vô sinh trí, đó gọi là tuệ không phải kiến. Thế nào là kiến tuệ? Trừ ra tận trí - vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, năm kiến và đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ. Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều nói trên. Hỏi: Trí thâu nhiếp tuệ hay là tuệ thâu nhiếp trí? Đáp: Tuệ thâu nhiếp trí chứ không phải trí thâu nhiếp tuệ. Hỏi: Không thâu nhiếp những gì? Đáp: Nhẫn đã tu hành (nhẫn trí không đạt được tuệ). Thành tựu và diệt cũng lại như thế. Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Hỏi: Vốn gọi là đẳng kiến thì đó là Trạch pháp giác ý chăng? Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải Trạch pháp giác ý. Thế nào là đẳng kiến mà không phải Trạch pháp giác ý? Đẳng kiến thế tục, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Trạch pháp giác ý. Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải đẳng kiến? Tận trí- vô sinh trí, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải đẳng kiến. Thế nào là đẳng kiến Trạch pháp giác ý? Trừ ra tận trí- vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, đó gọi là đẳng kiến Trạch pháp giác ý. Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Trạch pháp giác ý? Trừ những điều nói trên. Hỏi: Vốn gọi là đẳng trí thì đó là Trạch pháp giác ý chăng? Đáp: Hoặc đẳng trí mà không phải Trạch pháp giác ý. Thế nào là trí mà, không phải Trạch pháp giác ý? Đẳng trí thế tục, đó gọi là trí mà không phải Trạch pháp giác ý. Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải trí mà? Nhẫn, đối tượng tu hành, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải trí mà. Thế nào là trí mà, Trạch pháp giác ý? Trừ nhẫn do tu hành, còn lại tuệ vô lậu, đó gọi là trí mà Trạch pháp giác ý. Thế nào là không phải trí mà, cũng không phải Trạch pháp giác ý? Trừ những điều nói trên. Hỏi: Khi Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt? Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác – có quán ở vị lai, thì Niệm giác ý học hiện ở trước mắt sáu giác kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt và chín đạo chủng. Nếu dựa vào Sơ thiền, Niệm gíc ý học hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt và chín đạo chủng. Nếu dựa vào thiền trung gian Niệm giác ý học hiện ở trước mắt, sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào nhị thiền thì Niệm giác ý học hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào định vô sắc thì Niệm giác ý học hiện ở trước mắt, sáu giác ý kia hiện ở trước mắt vào bốn đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng năm đạo chủng pháp. Tinh tiến - khinh an - định- Hộ giác ý, đẳng kiến- đẳng phương tiện- đẳng niệm - đẳng định cũng lại như vậy. Hỷ giác ý lúc hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt? Đáp: nếu dựa vào sơ thiền Hỷ giác ý học hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo chủng. Nếu dựa vào Nhị thiền Hỷ giác ý học hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Hỏi: Lúc đẳng chí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt? Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác - có quán ở vị lai, Đẳng chí học hiện ở trước mắt, thì sáu giác quán y kia hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo chủng. Hỏi: Lúc đẳng giác hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt? Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác - có quán ở vị lai, Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo hcủng. Nếu dựa vào Sơ thiền lúc Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo chủng. Nếu dựa vào Thiền trung gian Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào Nhị thiền lúc Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào Tam thiền- Tứ thiền lúc Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Đẳng nghiệp- đẳng mạng cũng lại như vậy. Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm giác ý là Trạch pháp giác ý chăng? Đáp: Hoặc Niệm giác ý mà không phải Trạch pháp giác ý. Thế nào là Niệm giác ý không phải Trạch pháp giác ý? Trạch pháp giác ý, đó gọi nói là Niệm giác ý mà không phải Trạch pháp giác ý. Thế nào là Trạch pháp giác ý không phải là Niệm giác ý? Niệm giác ý, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải là Niệm giác ý. Thế nào là Niệm giác ý cũng là Trạch pháp giác ý? Trừ ra Trạch pháp giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Niệm giác ý , đó gọi là Niệm giác ý cũng là Trạch pháp giác ý. Thế nào là không phải Niệm giác ý cũng không phải Trạch pháp giác ý? Còn lai các tâm - tâm pháp, sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Niệm giác ý cũng không phải Trạch pháp giác ý. Tinh tiến - khinh an - định- Hộ giác ý,đẳng phương tiện- đẳng định cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp Niệm giác ý tương ưng thì đó là Hỷ giác ý chăng? Đáp: Hoặc là Niệm giác ý chứ không phải Hỷ giác ý. Thế nào là Niệm giác ý chứ không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng. Pháp tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải Hỷ giác ý. Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải Niệm giác ý? Hỷ giác ý tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải Niệm giác ý. Thế nào là Niệm giác ý cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Niệm giác ý cũng là Hỷ giác ý. Thế nào là không phải Niệm giác ý mà cũng không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Niệm giác ý, và còn lại tâm- tâm pháp, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Niệm giác ý mà cũng không phải Hỷ giác ý. Đẳng kiến, đẳng trí cũng lại như thế. Hỏi: Niệm giác ý các pháp tương ưng với đẳng niệm kia chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Đẳng niệm các pháp tương ưng với Niệm giác ý kia chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Trạch pháp giác ý các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý kia chăng? Đáp: Hoặc Trạch pháp giá ý mà không phải Tinh tiến giác ý. Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải Tinh tiến giác ý? Tinh tiến giác ý, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải Tinh tiến giác ý. Thế nào là Tinh tiến giác ý không phải là Trạch pháp giác ý? Trạch pháp giác ý, đó gọi là Tinh tiến giác ý, không phải là Trạch pháp giác ý. Thế nào là Tinh tiến giác ý mà cũng là Trạch pháp giác ý? Trừ ra Tinh tiến giác ý còn lại các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý đó gọi là Tinh tiến giác ý mà cũng là Trạch pháp giác ý. Thế nào là không phải Tinh tiến giác ý mà cũng không phải Trạch pháp giác ý? Còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Tinh tiến giác ý mà cũng không phải Trạch pháp giác ý. Khinh an- định- Hộ giác ý, đẳng phương tiện- đẳng định- đẳng niệm cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý, các pháp đó là Hỷ giác ý chăng? Đáp: Hoặc Trạch pháp giác ý chứ không phải là Hỷ giác ý. Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải là Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng mà tương ưng với pháp Trạch pháp giác ý, đó gọi là Trạch pháp giác ý, không phải là Hỷ giác ý. Thế nào là Hỷ giác ý không phải Trạch pháp giác ý? Hỷ giác ý tương ưng với Trạch pháp giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý không phải Trạch pháp giác ý. Thế nào là Trạch pháp giác ý, Hỷ giác ý? Trừ ra Trạch pháp giác ý còn lại pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý cũng là Trạch pháp giác ý. Thế nào là không phải Trạch pháp giác ý, cũng không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Trạch pháp giác ý và còn lại tâm- tâm pháp- sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Trạch pháp giác ý, cũng không phải Hỷ giác ý. Trí mà cũng lại như vậy. Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý, pháp đó là đẳng kiến chăng? Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với đẳng kiến, pháp đó là Trạch pháp giác ý. Hỏi: Có thể có Trạch pháp giác ý mà không có đẳng kiến chăng? Đáp: Có, đẳng kiến mà không thâu nhiếp Trạch pháp giác ý. Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, các pháp đó là Hỷ giác ý chăng? Đáp: Hoặc là Tinh tiến giác ý, không phải Hỷ giác ý. Thế nào là Tinh tiến giác ý, không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng, mà tương ưng với pháp Tinh tiến giác ý, đó gọi là Tinh tiến giác ý, không phải Hỷ giác ý. Thế nào là Hỷ giác ý không phải Tinh tiến giác ý? Nếu Hỷ giác ý tương ưng với Tinh tiến giác ý, thì đó gọi là Hỷ giác ý, không phải Tinh tiến giác ý. Thế nào là Hỷ giác ý của Tinh tiến giác ý? Trừ ra Tinh tiến giác ý còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý của Tinh tiến giác ý. Thế nào là không phải Hỷ giác ý, cũng không phải Tinh tiến giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Tinh tiến giác ý, còn lại các tâm- tâm pháp- sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Hỷ giác ý, cũng không phải Tinh tiến giác ý. Đẳng kiến, trí mà cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, các pháp ấy là Khinh an giác ý chăng? Đáp: Hoặc Tinh tiến giác ý, không phải Khinh an giác ý. Thế nào là Tinh tiến giác ý, không phải Khinh an giác ý? Khinh an giác ý, đó gọi là Tinh tiến giác ý, không phải Khinh an giác ý. Thế nào là Khinh an giác ý, không phải Tinh tiến giác ý? Tinh tiến giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý, không phải Tinh tiến giác ý. Thế nào là Khinh an giác ý cũng là Tinh tiến giác ý? Trừ ra Khinh an giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý cũng là Tinh tiến giác ý. Thế nào là không phải Khinh an giác ý cũng không phải Tinh tiến giác ý? Còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Khinh an giác ý, cũng không phải Tinh tiến giác ý. Định- hộ- giác ý, đẳng niệm- đẳng định cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, pháp đó là đẳng phương tiện chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, pháp ấy là Tinh tiến giác ý chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, pháp đó là Khinh an giác ý chăng? Đáp: Hoặc Hỷ giác ý, không phải Khinh an giác ý. Thế nào là Hỷ giác ý, không phải Khinh an giác ý? Hỷ giác ý tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý, không phải Khinh an giác ý. Thế nào là Khinh an giác ý, không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng, mà là pháp tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý chứ không phải Hỷ giác ý. Thế nào là Hỷ giác ý cũng là Khinh an giác ý? Trừ ra Khinh an giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý cũng gọi là Khinh an giác ý. Thế nào là không phải Hỷ giác ý cũng không phải Khinh an giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Khinh an giác ý. Còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Hỷ giác ý, cũng không phải Khinh an giác ý. Định- Hộ giác ý, đẳng phương tiện - đẳng niệm - đẳng định cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, các pháp ấy là đẳng kiến chăng? Đáp: Hoặc Hỷ giác ý, không phải đẳng kiến. Thế nào là Hỷ giác ý không phải đẳng kiến? Hỷ giác ý tương ưng với đẳng kiến, và còn lại đẳng kiến không tương ưng, pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý không phải đẳng kiến. Thế nào là đẳng kiến mà không phải Hỷ giác ý? Đẳng kiến tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các Hỷ giác ý không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến, không phải Hỷ giác ý. Thế nào là đẳng kiến cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra đẳng kiến tương ưng với Hỷ giác ý, các pháp tương ưng với đẳng kiến và Hỷ giác ý, đó gọi là pháp tương ưng với đẳng kiến cùng Hỷ giác ý. Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với đẳng kiến, đẳng kiến mà không tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Hỷ giác ý. Trí mà cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, các pháp ấy là Định giác ý chăng? Đáp: Hoặc Khinh an giác ý mà không phải Định giác ý. Thế nào là Khinh an giác ý mà không phải Định giác ý? Định giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý chứ không phải Định giác ý. Thế nào là Định giác ý mà không phải Khinh an giác ý? Khinh an giác ý, đó gọi là Định giác ý chứ không phải Khinh an giác ý. Thế nào là Định giác ý cũng là Khinh an giác ý? Trừ ra Định giác ý, còn lại pháp tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý cũng là Định giác ý. Thế nào là không phải Khinh an giác ý cũng không phải Định giác ý? Còn lại các tâm - tâm pháp và sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Khinh an giác ý, cũng không phải Định giác ý. Hộ giác ý, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Khinh an giác ý, pháp đó là đẳng kiến kia chăng? Đáp: Hoặc Khinh an giác ý mà không phải đẳng kiến. Thế nào là Khinh an giác ý mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng, pháp tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý mà không phải đẳng kiến. Thế nào là đẳng kiến mà không phải Khinh an giác ý? Khinh an giác ý tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Khinh an giác ý. Thế nào là đẳng kiến của Khinh an giác ý? Trừ ra Khinh an giác ý, còn lại các pháp tương ưng với đẳng kiến khác, đó gọi là đẳng kiến cũng là Khinh an giác ý. Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Khinh an giác ý? Đẳng kiến mà không tương ưng với Khinh an giác ý. Còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Khinh an giác ý. Đẳng chí cũng như vậy. Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác ý, pháp đó là Hộ giác ý chăng? Đáp: Hoặc Định giác ý mà không phải Hộ giác ý. Thế nào là Định giác ý mà không phải Hộ giác ý? Hộ giác ý, đó gọi là Định giác ý mà không phải Hộ giác ý. Thế nào là Hộ giác ý mà không phải Định giác ý? Định giác ý, đó gọi là Hộ giác ý mà không phải Định giác ý. Thế nào là Hộ giác ý cũng là Định giác ý? Trừ ra Hộ giác ý, còn lại pháp tương ưng với Định giác ý khác, đó gọi là Hộ giác ý cũng là Định giác ý. Thế nào là không phải Hộ giác ý cũng không phải Định giác ý? Còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Hộ giác ý cũng không phải Định giác ý. Đẳng phương tiện, đẳng niệm cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác ý, các pháp đó là đẳng kiến chăng? Đáp: Hoặc Định giác ý mà không phải đẳng kiến. Thế nào là Định giác ý mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng với nhau, mà là pháp tương ưng với Định giác ý, đó gọi là Định giác ý mà không phải đẳng kiến. Thế nào là đẳng kiến mà không phải Định giác ý? Đẳng kiến tương ưng với Định giác ý, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Định giác ý Thế nào là đẳng kiến cũng là Định giác ý? Trừ ra Định giác ý, còn lại pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến cũng là Định giác ý. Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Định giác ý? Đẳng kiến mà không tương ưng với Định giác ý, còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Định giác ý. Đẳng chí cũng như vậy. Hỏi: Các pháp Định giác ý tương ưng với đẳng định kia chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Các pháp đẳng định tương ưng với Định giác ý kia chăng? Đáp: Như thế. Hỏi: Các pháp Hộ giác ý tương ưng với đẳng kiến kia chăng? Đáp: Hoặc Hộ giác ý mà không phải đẳng kiến. Thế nào là Hộ giác ý mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng với nhau, mà là pháp tương ưng với Hộ giác ý, đó gọi là Hộ giác ý mà không phải đẳng kiến. Thế nào là đẳng kiến mà không phải Hộ giác ý? Đẳng kiến tương ưng với Hộ giác ý, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Hộ giác ý. Thế nào là đẳng kiến cũng là Hộ giác ý? Trừ ra Hộ giác ý, còn lại pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến cũng là Hộ giác ý. Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Hộ giác ý? Đẳng kiến mà không tương ưng với Hộ giác ý, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Hộ giác ý. Trí mà cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Hộ giác ý, các pháp đó là đẳng phương tiện? Đáp: Hoặc Hộ giác ý mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là Hộ giác ý mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện, đó gọi là Hộ giác ý mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải Hộ giác ý? Hộ giác ý, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải Hộ giác ý. Thế nào là đẳng phương tiện cũng là Hộ giác ý? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại pháp tương ưng với Hộ giác ý, đó gọi là đẳng phương tiện cũng Hộ giác ý. Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải Hộ giác ý? Còn lại các tâm - tâm pháp và sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải Hộ giác ý. Đẳng niệm, đẳng định, trí mà cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến, các pháp đó là đẳng chí chăng? Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng chí. Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng chí chăng? Đẳng kiến tương ưng với đẳng chí và dẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng chí. Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng kiến? đẳng chí tương ưng với đẳng kiến, và đẳng kiến mà không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng chí, đó gọi là đẳng chí mà không phải đẳng kiến. Thế nào là đẳng chí cũng là đẳng kiến? Trừ ra đẳng kiến tương ưng với đẳng chí, còn lại pháp tương ưng với đẳng chí và đẳng kiến, đó gọi là đẳng chí cũng là đẳng kiến. Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng chí? Đẳng kiến mà không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với đẳng kiến, còn lại tâm - tâm pháp và sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng kiến. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến là đẳng phương tiện chăng? Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng, mà là pháp tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến. Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng kiến? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng kiến. Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng phương tiện? Đẳng kiến mà không tương ưng với đẳng phương tiện, còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng phương tiện. Đẳng niệm, đẳng định cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng chí là đẳng phương tiện kia chăng? Đáp: Hoặc đẳng chí mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đắng chí mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng chí mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí? Đẳng chí và đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí. Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại pháp tương ưng với đẳng chí đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí. Thế nào là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí không tương ưng với đẳng phương tiện, còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện. Đẳng niệm, đẳng định cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện là đẳng niệm kia chăng? Đáp: Hoặc đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm. Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm? Đẳng niệm, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm. Thế nào là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện? Trừ ra đẳng niệm, còn lại pháp tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện. Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm? Còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm. Đẳng định cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng niệm đẳng định kia chăng? Đáp: Hoặc đẳng niệm mà không phải đẳng định. Thế nào là đẳng niệm mà không phải đẳng định? Đẳng định, đó gọi là đẳng niệm mà không phải đẳng định. Thế nào là đẳng định mà không phải đẳng niệm? Đẳng niệm, đó gọi là đẳng định mà không phải đẳng niệm. Thế nào là đẳng định cũng là đẳng niệm? Trừ ra đẳng định, còn lại pháp tương ưng với đẳng niệm, đó gọi là đẳng định cũng là đẳng niệm. Thế nào là không phải đẳng niệm cũng không phải đẳng định? Còn lại tâm - tâm pháp và sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng niệm cũng không phải đẳng định. Hỏi: Thế nào là đẳng kiến thế tục? Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu thiện. Hỏi: Thế nào là đẳng trí thế tục? Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu thiện, năm thức thân tương ưng với tuệ thiện. Hỏi: Đẳng kiến thế tục là đẳng trí thế tục chăng? Đáp: Như thế. Đẳng kiến thế tục thì đó là đẳng trí thế tục. Hỏi: Có thể đẳng trí thế tục mà không phải đẳng kiến thế tục chăng? Đáp: Có, năm thức thân tương ưng với tuệ thiện. Hỏi: Đẳng kiến thế tục thâu nhiếp đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục thâu nhiếp đẳng kiến thế tục? Đáp: Đẳng trí thế tục thâu nhiếp đẳng kiến thế tục, chứ không phải đẳng kiến thế tục thâu nhiếp đẳng trí thế tục. Hỏi: Không thâu nhiếp những gì? Đáp: Năm thức thân tương ưng với tuệ thiện. Thành tựu diệt cũng lại như thế. Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Thế nào là đẳng kiến vô lậu? Thế nào là đẳng trí vô lậu? Hỏi: Thế nào là đẳng kiến vô lậu? Đáp: Tận trí - vô sinh trí không thâu nhiếp tuệ vô lậu. Hỏi: Thế nào là đẳng trí vô lậu? Đáp: Trừ ra nhẫn do tu hành còn lại tuệ vô lậu. Hỏi: Đẳng kiến vô lậu là đẳng trí vô lậu chăng? Đáp: Hoặc đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu. Thế nào là đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu? Nhẫn do tu hành, đó gọi là đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu. Thế nào là đẳng trí vô lậu mà không phải đẳng kiến vô lậu? Tận trí - vô sinh trí, đó gọi là đẳng trí vô lậu chứ không phải đẳng kiến vô lậu. Thế nào là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu? Trừ ra nhẫn do tu hành, tận trí- vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, đó gọi là đẳng trí vô lậu cũng là đẳng kiến vô lậu. Thế nào là không phải đẳng kiến vô lậu cũng không phải đẳng trí vô lậu? Trừ những điều nói trên. Hỏi: Đẳng kiến vô lậu thâu nhiếp đẳng trí vô lậu chăng? Đáp: Hoặc là đẳng kiến vô lậu chứ không phải đẳng trí vô lậu. Hỏi: Thế nào là đẳng kiến vô lậu chứ không phải đẳng trí vô lậu? Đáp: Nhẫn do tu hành, đó gọi là đẳng kiến vô lậu chứ không phải đẳng trí vô lậu. Hỏi: Thế nào là đẳng trí vô lậu chứ không phải đẳng kiến vô lậu? Đáp: Tận trí - vô sanh trí, đó gọi là đẳng trí vô lậu chứ không phải đẳng kiến vô lậu. Hỏi: Thế nào là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu? Đáp: Trừ ra nhẫn do tu hành, tận trí và vô sinh trí, còn lại trí vô lậu, đó gọi là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu. Hỏi: Thế nào là không pahỉ đẳng kiến vô lậu cũng không phải đẳng trí vô lậu? Đáp: Trừ những điều nói trên. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng kiến vô lậu thì đó là đẳng trí vô lậu chăng? Đáp: Như thế. Nếu thành tựu đẳng trí vô lậu, cũng thành tựu đẳng kiến vô lậu. Hỏi: Có thể thành tựu đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu chăng? Đáp: Có, khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt. Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu.  <卷>QUYỂN 10 Kiền độ thứ 3: TRÍ <詞>Phẩm 2: NÓI VỀ NĂM CHỦNG Các kiến nghịch, tà kiến, Người học cũng vô học, Phi học phi vô học, Phạm nhẫn và năm chủng. Thế nào là tà kiến? Thế nào là tà trí? Tà kiến là tà trí, hay tà trí này là tà kiến? Tà kiến thâu nhiếp tà trí, hay tà trí thâu nhiếp tà kiến? Thành tựu tà kiến thì đó là tà trí, hay thành tựu tà trí thì đó là tà kiến? Tà kiến đã diệt không còn sót thì đó là tà trí, hay tà trí đã diệt không còn sót đó là tà kiến? Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Thế nào là đẳng kiến? Thế nào là đẳng trí? Đẳng kiến là đẳng trí, hay đẳng trí là đẳng kiến? Đẳng kiến thâu nhiếp đẳng trí, hay đẳng trí thâu nhiếp đẳng kiến? Thành tựu đẳng kiến thì đó là đẳng trí, hay thành tựu đẳng trí thì đó là đẳng kiến? Đẳng kiến đã diệt không còn sót đó là đẳng trí, hay đẳng trí đã diệt không còn sót đó là đẳng kiến? Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Các tuệ nghịch đều là kiết, hay kiết đều là tuệ nghịch? Thế nào là kiến học? Thế nào là trí học? Thế nào là tuệ học? Kiến học là trí học, hay trí học là kiến học? Kiến học là tuệ học, hay tuệ học là kiến học? Trí học là tuệ học, hay tuệ học là trí học? Kiến học thâu nhiếp trí học, hay trí học thâu nhiếp kiến học? Kiến học thâu nhiếp tuệ học, hay tuệ học thâu nhiếp kiến học? Trí học thâu nhiếp tuệ học, hay tuệ học thâu nhiếp trí học? Thành tựu kiến học thì đó là trí học, hay thành tựu trí học thì đó là kiến học? Thành tựu kiến học thì đó là tuệ học, hay thành tựu tuệ học thì đó là kiến học? Thành tựu trí học thì đó là tuệ học, hay thành tựu tuệ học thì đó là trí học? Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu. Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu. Thế nào là kiến vô học? Thế nào là trí vô học? Thế nào là tuệ vô học? Kiến vô học là trí vô học, hay trí vô học là kiến vô học? Kiến vô học là tuệ vô học, hay tuệ vô học là kiến vô học? Trí vô học là tuệ vô học, hay tuệ vô học là trí vô học? Kiến vô học thâu nhiếp trí vô học, hay trí vô học thâu nhiếp kiến vô học? Kiến vô học thâu nhiếp tuệ vô học, hay tuệ vô học thâu nhiếp kiến vô học? Trí vô học thâu nhiếp tuệ vô học, hay tuệ vô học thâu nhiếp trí vô học? Thành tựu kiến vô học thì đó là trí vô học, hay thành tựu trí vô học thì đó là kiến vô học? Thành tựu kiến vô học thì đó là tuệ vô học, hay thành tựu tuệ vô học thì đó là kiến vô học? Thành tựu trí vô học thì đó là tuệ vô học, hay thành tựu tuệ vô học thì đó là trí vô học? Thế nào là kiến phi học phi vô học? Thế nào là trí phi học phi vô học? Thế nào là tuệ phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học là kiến phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học là kiến phi học phi vô học? Trí phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học là trí phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học thâu nhiếp kiến phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học thâu nhiếp kiến phi học phi vô học? Trí phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học? Thành tựu kiến phi học phi vô học thì sẽ thành tựu trí phi học phi vô học, hay thành tựu trí phi học phi vô học thì sẽ thành tựu kiến phi học phi vô học? Thành tựu kiến phi học phi vô học thì sẽ thành tựu tuệ phi học phi vô học, hay thành tựu tuệ phi học phi vô học thì sẽ thành tựu kiến phi học phi vô học? Thành tựu trí phi học phi vô học thì sẽ thành tựu tuệ phi học phi vô học, hay thành tựu tuệ phi học phi vô học thì sẽ thành tựu trí phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là kiến phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là kiến phi học phi vô học? Trí phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là trí phi học phi vô học? Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Như Phạm thiên kia đã nói thế này: “Ta làm Đại Phạm thiên này sẽ tạo ra sự biến hóa mầu nhiệm, tạo ra chủng loại chúng sinh. “Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này?”. Như trời Phạm Ca Di kia đã nói thế này: “Đại Phạm thiên này sẽ tạo ra sự biến hóa mầu nhiệm, tạo ra chủng loại chúng sinh. Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này? Như Phạm chí Trường Trảo đã nói thế này: “Tất cả của Cù-đàm thì ta không nhẫn, tất cả nhẫn của ta có nhẫn cũng không nhẫn.” Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này? Vốn gọi là vì kiến này, A-la-hán mất bất tịnh, là hình tượng của trời Tịnh Ma Ca Di. A-la-hán mất bất tịnh, đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này? Vốn gọi là kiến thì A-la-hán tự giải thoát mà không biết. A-la-hán tự giải thoát những hồ nghi, đắc A-la-hán do người khác mà biết. Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này? Vốn gọi là kiến này thì tên gọi chỉ có đạo chủng của khổ. Chủng đạo của khổ, đối với năm kiến này, là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn trừ ra kiến này? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Thế nào là tà kiến? Đáp: Năm kiến với nghĩa không nhất định, năm kiến đều là tà kiến. Nếu nhất định thì vốn gọi là kiến này không có thí, không có báo, không có thuyết, đó gọi là tà kiến. Hỏi: Thế nào là tà trí? Đáp: Ýù thức thân tương ưng với tuệ ô nhiễm, năm thức thân tương ưng với tuệ ô nhiễm, đó gọi là tà trí. Hỏi: Tà kiến là tà trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Tà kiến là tà trí. Hỏi: Có thể có tà trí mà không phải tà kiến chăng? Đáp: Có, Trừ ra ra năm kiến, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô, năm thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô. Hỏi: Tà kiến thâu nhiếp tà trí, hay tà trí thâu nhiếp tà kiến? Đáp: Tà trí thâu nhiếp tà kiến, không phải tà kiến thâu nhiếp tà trí. Không thâu nhiếp những gì? Trừ ra ra năm kiến, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô, năm thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô. kiến. Hỏi: Thành tựu tà kiến thì sẽ thành tựu tà trí hay sao? Đáp: Đúng như vậy! Nếu thành tựu tà kiến thì đó là tà trí. Hỏi: Có thể thnàh tựu tà trí mà không phải là tà kiến chăng? Đáp: Thấy dấu vết hữu học. Hỏi: Tà kiến đã diệt không còn sót thì đó là tà trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. nếu tà trí đã diệt không còn sót thì đó là tà Hỏi: Có thể có tà kiến diệt không còn sót mà không phải là tà trí chăng? Đáp: Thấy dấu vết hữu học. Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Thế nào là đẳng kiến? Thế nào là đẳng trí? Hỏi: Thế nào là đẳng kiến? Đáp: Tận trí- vô sinh trí không thâu nhiếp ý thức thân tương ưng với tuệ thiện. Hỏi: Thế nào là đẳng trí? Đáp: Trừ ra ra nhẫn do tu hành, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ thiện. Hỏi: Năm thức thân tương ưng với đẳng kiến tuệ thiện là đẳng trí chăng? Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng chí. Thế nào là đẳng kiến, không phải đẳng trí? Nhẫn doo tu hành, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng trí. Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng kiến? Năm thức thân tương ưng với tuệ thiện và tận trí- vô sinh trí, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng kiến. Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng kiến? Trừ ra ra nhẫn, do tu hành và tận trí- vô sinh trí, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ thiện, đó gọi là đẳng trí cũng là đẳng kiến. Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng trí? Trừ những điều như trên. Hỏi: Đẳng kiến thâu nhiếp đẳng trí chăng? Đáp: Hoặc là đẳng kiến mà không phải đẳng trí. Hỏi: Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng trí? Đáp: Nhẫn do tu hành, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng trí. Hỏi: Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng kiến? Đáp: Năm thứ thân tương ưng với tuệ thiện và tận trí- vô sinh trí, đó gọi là đẳng trí chứ không phải đẳng kiến. Hỏi: Thế nào là đẳng kiến cũng là đẳng trí? Đáp: Trừ ra nhẫn do tu hành và tận trí- vô sinh trí, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ thiện, đó gọi là đẳng kiến cũng là đẳng trí. Hỏi: Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng trí? Đáp: Trừ những điều như trên. Hỏi: Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, các tuệ nghịch đều là kiết chăng? Đáp: Hoặc tuệ nghịch mà không phải kiết. Thế nào là tuệ nghịch mà không phải kiết? Trừ ra hai kiết, còn lại tuệ nhiễm ô, đó gọi là tuệ nghịch mà không phải kiết. Thế nào là kiết mà không phải tuệ nghịch? Bảy kiết, đó gọi là kiết mà không phải tuệ nghịch. Thế nào là tuệ nghịch chính là kiết? Hai kiết, đó gọi là tuệ nghịch chính là kiết. Thế nào là không phải tuệ nghịch cũng không phải là kiết? Trừ những điều như trên. Thế nào là kiến học? Thế nào là trí học? Thế nào là tuệ học? Hỏi: Thế nào là kiến học? Đáp: Đó là tuệ học. Hỏi: Thế nào là trí học? Đáp: Tám trí giác. Hỏi: Thế nào là tuệ học? Đáp: Đó gọi là kiến học- trí học- tuệ học. Hỏi: Kiến học là trí học hay sao? Đáp: Đúng như vậy! Trí học là kiến học. Hỏi: Có thể có kiến học mà không phải trí học chăng? Đáp: Có, nhẫn do tu hành. Hỏi: Kiến học là tuệ học phải không? Đáp: Đúng như vậy! Hỏi: Tuệ học này là kiến học? Đáp: Đúng như vậy! Hỏi: Trí học là tuệ học chăng? Đáp: Đúng như vậy! Trí học là tuệ học. Hỏi: Có thể có tuệ học mà không phải trí học chăng? Đáp: Có, nhẫn do tu hành. Hỏi: Kiến học thâu nhiếp trí học, hay trí học thâu nhiếp kiến học? Đáp: Kiến học thâu nhiếp trí học, không phải trí học thâu nhiếp kiến học. Những gì không thâu nhiếp? Nhẫn do tu hành. Hỏi: Kiến học thâu nhiếp tuệ học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Tuệ học thâu nhiếp kiến học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Trí học thâu nhiếp tuệ học, hay tuệ học thâu nhiếp trí học? Đáp: Tuệ học thâu nhiếp trí học, không phải trí học thâu nhiếp tuệ học. Những gì không thâu nhiếp? Nhẫn do tu hành. Hỏi: Thành tựu kiến học thì đó là trí học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu trí học thì đó là kiến học. Hỏi: Có thể có thành tựu kiến học mà không phải trí học chăng? Đáp: Có, khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt. Hỏi: Thành tựu kiến học thì thành tựu tuệ học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu tuệ học thì đó là kiến học? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu trí học thì đó là tuệ học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu trí học thì đó là tuệ học. Hỏi: Có thể thành tựu tuệ học mà không phải trí học chăng? Đáp: Có, khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt. Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu. Thế nào là kiến vô học? Thế nào là trí vô học? Thế nào là tuệ vô học? Hỏi: Thế nào là kiến vô học? Đáp: Tận trí - vô sinh trí, không thâu nhiếp tuệ vô lậu. Hỏi: Thế nào là trí vô học? Đáp: Tám trí vô học. Hỏi: Thế nào là tuệ vô học? Đáp: Đó gọi là kiến vô học- trí vô học- tuệ vô học. Hỏi: Kiến vô học là trí vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Kiến vô học là trí vô học. Hỏi: Có thể có trí vô học mà không phải kiến vô học chăng? Đáp: Có, tận trí và vô sinh trí. Hỏi: Trí vô học là tuệ vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Tuệ vô học là trí vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Kiến vô học thâu nhiếp trí vô học, hay trí vô học thâu nhiếp kiến vô học? Đáp: Trí vô học thâu nhiếp kiến vô học, không phải kiến vô học thâu nhiếp trí vô học. Những gì không thâu nhiếp? Tận trí và vô sinh trí. Hỏi: Kiến vô học thâu nhiếp tuệ vô học, hay tuệ vô học thâu nhiếp kiến vô học? Đáp: Tuệ vô học thâu nhiếp kiến vô học, không phải kiến vô học thâu nhiếp tuệ vô học. Không thâu nhiếp những gì? Tận trí và vô sinh trí. Hỏi: Trí vô học thâu nhiếp tuệ vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Tuệ vô học thâu nhiếp trí vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Thành tựu cũng như vậy. Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu. Thế nào là kiến phi học phi vô học? Thế nào là trí phi học phi vô học? Thế nào là tuệ phi học phi vô học? Hỏi: Thế nào là kiến phi học phi vô học? Đáp: Năm kiến của nhãn căn và đẳng kiến thế tục. Hỏi: Thế nào là trí phi học phi vô học? Đáp: Ýù thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ. Hỏi: Thế nào là tuệ phi học phi vô học? Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ. Hỏi: Kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng? Đáp: Hoặc kiến mà không phải trí. Thế nào là kiến mà không phải trí? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải trí. Thế nào là trí mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là trí chứ không phải kiến. Thế nào là kiến trí? Đẳng kiến thế tục của năm kiến, đó gọi là kiến trí. Thế nào là không phải kiến cũng không phải trí? Trừ những điều như trên. Hỏi: Kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng? Đáp: Hoặc kiến mà không phải tuệ. Thế nào là kiến mà không phải tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải tuệ. Thế nào là tuệ mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là tuệ chứ không phải kiến. Thế nào là kiến tuệ? Năm kiến và đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ. Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều như trên. Hỏi: Trí phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử tuệ phi học phi vô học là trí phi học phi vô học? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học chăng? Đáp: Hoặc kiến mà không phải trí. Thế nào là kiến không phải trí? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải trí. Thế nào là trí mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến, đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là trí chứ không phải kiến. Thế nào là kiến trí? Đẳng kiến thế tục cùng năm kiến, đó gọi là kiến trí. Thế nào là không phải kiến cũng không phải trí? Trừ những điều như trên. Hỏi: Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học chăng? Đáp: Hoặc kiến mà không phải tuệ. Thế nào là kiến mà không phải tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải tuệ. Thế nào là tuệ mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là tuệ chứ không phải kiến. Thế nào là kiến tuệ? Năm kiến và đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ. Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều như trên. Hỏi: Trí phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Tuệ phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học? Đáp: Như thế. Thành tựu diệt cũng như thế. Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, như Phạm thiên kia nói thế này: Ta ở Đại Phạm thiên này, lấy pháp thấp trộm làm cao nhất. Đây là trộm kiến do khổ đế đoạn. Tạo hóa không làm mà nói làm, đó gọi là trộm giới do khổ đế đoạn. Nói hay đẹp nghĩa là lấy pháp thấp trộm làm cao nhất, đó gọi là trộm kiến, do khổ đế đoạn. Tạo ra chủng loại chúng sinh không làm mà nói làm đây là trộm giới do khổ đế đoạn. Như trời Phạm Ca Di kia nói thế này: Đại Phạm thiên này lấy pháp thấp trộm làm cao nhất. Đây là trộm kiến, do khổ đế đoạn. Tạo ra chủng loại chúng sinh không làm mà nói làm, đó gọi là trộm giới do khổ đế đoạn. Nói hay đẹp, nghĩa là dùng pháp thấp trộm làm cao nhất, đó gọi là trộm kiến do khổ đế đoạn. Tạo ra chủng loại chúng sinh không làm mà nói làm, đó gọi là trộm giới do khổ đế đoạn. Như Phạm chí Trường Trảo kia nói thế này: Tất cả của Cù-đàm thì ta không nhẫn, biên kiến này thuộc về đoạn diệt do khổ đế đoạn. Hết thảy của Cù-đàm ta nhẫn, biên kiến này thuộc về hữu thường do khổ đế đoạn. Ta có nhẫn cũng không có nhẫn, ông ta có nhẫn, biên kiến này thuộc hữu thường do khổ đế đoạn. Ông ta không có nhẫn, biên kiến này thuộc về đoạn diệt do khổ đế đoạn. Vốn gọi là A-la-hán bởi vì kiến này mất bất tịnh, là hình tượng của trời Tinh Ma Ca Di (quấy phá), A-la-hán mất bất tịnh, giường gối nhơ bẩn. Không làm mà nói làm, đây nói là trộm giới do khổ đế đoạn. Vốn gọi là A-la-hán do kiến này tự giải thoát mà không biết. Nói A-la-hán không có trí này, tà kiến này do đạo đế đoạn. Vốn gọi là kiến này do A-la-hán tự giải thoát hồ nghi, là A-la-hán đã vượt qua hồ nghi, tà kiến này do đạo đế đoạn. Vốn gọi là kiến này đạt được A-la-hán do người khác biết được, A-la-hán không do người khác mà biết, tà kiến này do đạo đế đoạn. Điều gọi là kiến này thì nói rằng khổ- đạo khổ- đạo chủng- vô tác- ngôn tác đây là trộm giới do khổ đế đoạn. ---------------- <詞>Phẩm 3: BIẾT VỀ TÂM NGƯỜI KHÁC Biết tâm người khác bốn, Và ái cũng có năm, Tín sáng diệt điên đảo, Tu hành đạo Tam-muội. Thế nào là trí biết tâm người khác? Thế nào là trí biết mạng đời trước? Nếu trí biết tâm người khác thì biết tâm người khác chăng? Giả sử biết tâm người khác là trí biết tâm người khác chăng? Nếu trí biết mạng đời trước thì biết mạng đời trước chăng? Giả sử biết mạng đời trước là trí biết mạng đời trước chăng? Nếu trí biết mạng đời trước, trí ấy biết pháp do tâm người khác trong quá khứ đã nghó đến chăng? Giả sử biết pháp do tâm người khác trong quá khứ đã nghó đến, là trí biết mạng đời trước chăng? Thế nào là sự giải thoát của đẳng ý? Thế nào là ý không có hoài nghi giải thoát. Vì sao giải thoát đẳng ý mà nói là ái? Các giải thoát đẳng ý, tất cả giải thoát đẳng ý đó đều tương ưng với tận trí chăng? Giả sử tương ưng với tận trí, là tất cả giải thoát đẳng ý kia chăng? Các giải thoát không có ý hoài nghi, tất cả giải thoát đẳng ý đó tương ưng với vô sinh trí chăng? Giả sử vô sinh trí tương ưng với tất cả giải thoát không có ý hoài nghi chăng? Thế nào là minh học? Thế nào là trí học? Thế nào là minh vô học? Thế nào là trí vô học? Thời pháp tu hành đạt được đầu tiên, là những ai tin Phật- Pháp- Tăng? Với bốn điên đảo này thì Tu-đà-hoàn có bao nhiêu diệt, bao nhiêu không diệt? Với ba Tam-muội này thì Tu-đà-hoàn có bao nhiêu thành tựu quá khứ, vị lai, hiện tại? Nếu đạo quá khứ thì tất cả đạo đó đã tu, đã khinh an chăng? Giả sử đạo đã tu, đã khinh an thì tất cả đạo đó đều thuộc quá khứ chăng? Nếu đạo vị lai thì tất cả đạo kia không tu, không khinh an chăng? Giả sử đạo không tu, không khinh an thì tất cả đạo đó đều thuộc vị lai chăng? Nếu là đạo hiện tại thì tất cả đạo đó đều tu chăng? Giả sử đạo đều tu thì tất cả đạo đó là hiện tại chăng? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Thế nào là trí biết tâm người khác? Đáp: Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, thì trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt. Chúng sinh khác- người khác, điều đã giác, điều đã quán, điều đã thực hành, tính ý đã giác như thật nhận biết, đó gọi là biết tâm người khác. Hỏi: Thế nào là trí biết mạng đời trước? Đáp: Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt, qua tướng mạo mà biết vô số đời sống đời trước, đó gọi là trí biết mạng đời trước. Hỏi: Nếu trí biết tâm người khác thì biết tâm người khác chăng? Đáp: Hoặc là trí biết tâm người khác mà không phải là biết tâm người khác. Thế nào là trí biết tâm người khác mà không phải là biết tâm người khác? Nếu trí biết tâm người khác là quá khứ- vị lai thì đó gọi là trí biết tâm người khác mà không phải biết tâm người khác. Hỏi: Thế nào là biết tâm người khác mà không phải là trí biết tâm người khác? Đáp: Như vậy, nhìn tướng mạo nghe người khác nói thì biết tâm người khác, đó gọi là biết tâm người khác chứ không phải là trí biết tâm người khác. Hỏi: Thế nào là trí biết tâm người khác cũng là biết tâm người khác? Đáp: Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt, chúng sinh khác- người khác, điều đã giác- điều đã quán- điều đã thực hành, tính ý đã giác nhận biết như thật, đó gọi là trí biết tâm người khác cũng là biết tâm người khác. Hỏi: Thế nào là không phải trí biết tâm người khác cũng không phải là biết tâm người khác? Đáp: Trừ những điều như trên. Hỏi: Nếu trí biết mạng đời trước thì biết mạng đời trước chăng? Đáp: Hoặc trí biết mạng đời trước mà không biết mạng đời trước. Thế nào là trí biết mạng đời trước mà không biết mạng đời trước? Nếu trí biết mạng đời trước trong quá khứ- vị lai, thì đó gọi là trí biết mạng đời trước mà trí đó không biết mạng đời trước. Thế nào là biết mạng đời trước mà không phải là trí biết mạng đời trước? Như sinh biết mạng đời trước, như sinh đắc của sắc tượng kia, trí này biết mạng đời trước, đó gọi là biết mạng đời trước mà không phải trí biết mạng đời trước. Thế nào là trí biết mạng đời trước thì đó là biết mạng đời trước? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được, không mất, trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt, qua tướng mạo mà biết vô số đời sống của đời trước đó gọi là trí biết mạng đời trước thì đó là biết mạng đời trước. Thế nào là không phải trí biết mạng đời trước cũng không phải biết mạng đời trước? Trừ những điều như trên. Hỏi: Nếu trí biết mạng đời trước thì trí đó sẽ biết pháp do tâm người khác trong quá khứ đã nghó nhớ chăng? Đáp: Hoặc trí biết mạng đời trước mà trí ấy không biết được pháp do tâm người khác đã nghó nhớ trong quá khứ. Làm sao trí biết mạng đời trước mà trí ấy không biết được pháp do tâm người khác đã nghó nhớ trong quá khứ? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt. Lúc sinh trong quá khứ biết mình trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là trí biết mạng đời trước mà trí ấy không biết được pháp do tâm người khác đã nghó nhớ trong quá khứ. Làm sao biết được pháp do tâm người khác đã nghó nhớ trong quá khứ mà không phải là trí biết mạng đời trước? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt, trí biết tâm người khác, chúng sinh khác ở đời này trong quá khứ trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là trí biết pháp do tâm người khác đã nghó nhớ trong quá khứ chứ không phải là trí biết mạng đời trước. Thế nào là trí biết mạng đời trước cũng biết được pháp do tâm người khác đã nghó nhớ trong quá khứ? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt, lúc sinh trong quá khứ, đối với chúng sinh khác- người khác, trí trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là trí biết mạng đời trước cũng biết được pháp tâm người khác đã nghó nhớ trong quá khứ. Thế nào là không phải trí biết mạng đời trước, cũng không biết được pháp do tâm người khác đã nghó nhớ trong quá khứ? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt, trong quá khứ đối với sự sinh này biết mình trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là không phải trí biết mạng đời trước cũng không biết được pháp do tâm người khác đã nghó nhớ trong quá khứ. Hỏi: Thế nào là giải thoát đẳng ý? Đáp: Giải thoát đẳng ý là tận trí của A-la-hán. Đẳng kiến vô học vốn có thể tương ưng với tâm giải thoát, đã giải thoát - sẽ giải thoát, đó gọi là giải thoát đẳng ý. Hỏi: Thế nào là giải thoát của ý không có hoài nghi? Đáp: Pháp của ý không có hoài nghi là tận trí- vô sinh trí A-la-hán, đẳng kiến vô học vốn có thể tương ưng với tâm giải thoát- đã giải thoát- sẽ giải thoát, đó gọi là sự giải thoát của ý không có hoài nghi. Hỏi: Vì sao giải thoát đẳng ý mà nói là ái? Đáp: Giải thoát đẳng ý là sự giữ gìn pháp này của A-la-hán. Tự yêu lấy và tàng trữ sự giải thoát của đẳng ý kia. A-la-hán đã khéo tự che chở yêu lấy và tàng trữ, ta không thoái lui đối với pháp này. Ví như người mẹ có một đứa con thương yêu thường xuyên không rời mắt. Người mẹ kia nuôi nấng, chở che, dìu dắt, gìn giữ đứa con này khiến cho không lạnh, không nóng, không đói, không khát, không có mọi phiền não. Giải thoát đẳng ý như thế, A-la-hán đối với pháp này, tự giữ lấy, tàng trữ giải thoát đẳng ý kia. A-la-hán đã khéo tự giữ lấy và tàng trữ, ta không lùi lại pháp này. Vì lý do này nên giải thoát đẳng ý mà nói là ái. Hỏi: Các giải thoát đẳng ý tương ưng với tận trí chăng? Đáp: Hoặc giải thoát đẳng ý mà không tương ưng với tận trí. Thế nào là giải thoát đẳng ý mà không tương ưng với tận trí? Giải thoát đẳng ý đã có thể tương ưng với đẳng kiến vô học A-la-hán, tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là giải thoát đẳng ý mà không tương ưng với tận trí. Thế nào là tận trí tương ưng mà không phải giải thoát đẳng ý? Tận trí A-la-hán đối với pháp không còn nghi mà có thể tương ưng với tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là tương ưng với tận trí mà không phải giải thoát đẳng ý. Thế nào là giải thoát đẳng ý tương ưng với tận trí? Tận trí A-la- hán đối với giải thoát đẳng ý, đã có thể tương ưng, tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là giải thoát đẳng ý tương ưng với tận trí. Thế nào là không phải giải thoát đẳng ý cũng không tương ưng với tận trí? Vô sinh trí của A-la-hán của pháp không còn nghi, đẳng kiến vô học đã có thể tương ưng với tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là không phải giải thoát đẳng ý cũng không tương ưng với tận trí. Hỏi: Các giải thoát mà ý không còn nghi điều tương ưng với vô sinh trí chăng? Đáp: Như thế. Các giải thoát mà ý không còn nghi đều tương ưng với vô sinh trí. Hỏi: Có thể có giải thoát mà ý không còn nghi nhưng không tương ưng với vô sinh trí chăng? Đáp: Có, tận trí A-la-hán đối với pháp không còn hoài nghi, đẳng kiến vô học đã có thể tương ưng với tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát. Hỏi: Thế nào là minh học? Đáp: Là tuệ học. Hỏi: Thế nào là trí học? Đáp: Là tám trí học. Hỏi: Thế nào là minh vô học? Đáp: Là tuệ vô học. Hỏi: Thế nào là trí vô học? Đáp: Là tám trí vô học. Hỏi: Thời pháp tu hành đầu tiên đã đạt được những gì? Tin Phật- Pháp - Tăng chăng? Đáp: Pháp tu hành khổ, pháp tu hành tập, pháp tu hành tận, pháp tu hành đạo và Phật - pháp - tăng. Hỏi: Bốn điên đảo này, Tu-đà-hoàn có bao nhiêu đã diệt, bao nhiêu chưa diệt? Đáp: Tất cả diệt. Không còn. Hỏi: Ba Tam-muội này Tu-đà-hoàn có bao nhiêu thành tựu quá khứ- vị lai- hiện tại? Đáp: Đều thành tựu vị lai. Đã diệt không mất tức là thành tựu quá khứ. Nếu hiện ở trước mắt, thì thành tựu hiện tại. Hỏi: Nếu là đạo quá khứ thì tất cả đạo ấy đã tu, đã khinh an chăng? Đáp: Như thế. Nếu là đạo quá khứ thì tất cả đạo đó đã tu, đã tốt đẹp. Hỏi: Có thể có đạo đã tu, đã khinh an mà đạo này không phải là quá khứ chăng? Đáp: Có, đạo vị lai đã tu, đã khinh an. Hỏi: Nếu đạo vị lai thì tất cả đạo kia không phải là đã tu, không phải là đã khinh an chăng? Đáp: Hoặc đạo vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã khinh an. Thế nào là đạo vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã tốt đẹp? Đạo vị lai đã tu, đã khinh an, đó gọi là đạo vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã tốt đẹp. Thế nào là đạo không phải đã tu, không phải đã khinh an mà đạo này không phải là vị lai? Đạo chưa từng hiện ở trước mắt, đó gọi là đạo không phải đã tu, không phải đã khinh an mà đạo này không phải là vị lai. Hỏi: Thế nào là đạo vị lai mà đạo này không phải đã tu, không phải đã khinh an? Đáp: Nếu như đạo vị lai không phải đã tu, không phải đã khinh an, thì đó gọi là đạo vị lai mà đạo này không phải đã tu, không phải đã khinh an. Hỏi: Thế nào là đạo không phải vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã khinh an? Đáp: đạo quá khứ vốn nhất định hiện ở trước mắt, đó gọi là đạo không phải vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã khinh an. Hỏi: Nếu đạo hiện ở trước mắt thì tất cả đạo kia đều là tu và khinh an chăng? Đáp: Như thế, nếu đạo hiện ở trước mắt thì tất cả đạo kia đều là tu và khinh an. Hỏi: Có thể đạo tu và khinh an mà đạo này không hiện ở trước mắt chăng? Đáp: Có, như đạo vốn chưa được mà hiện ở trước mắt, còn lại là đạo vị lai do loại ấy tu tập.  <卷>QUYỂN 11 Kiền độ thứ 3: TRÍ <詞>Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, Phần 1 Thâu nhiếp thành tu duyên, Duyên trí diệt tác chứng, Cũng tạo niệm vô thường, Bảy xứ ở sau cùng. Tám trí là pháp trí, vị tri trí, tri tha nhân tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Pháp trí thâu nhiếp bao nhiêu trí? Cho đến đạo trí thâu nhiếp bao nhiêu trí? Nếu thành tựu pháp trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến thành tựu đạo trí đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Nếu tu pháp trí thì đó là tu vị tri trí chăng? Giả sử tu vị tri trí thì có pháp trí chăng? Nếu khi tu pháp trí thì sẽ có tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí? Giả sử tu đạo trí thì đó là pháp trí chăng? Cho đến tu tận trí thì có đạo trí chăng? Giả sử tu đạo trí thì có tận trí chăng? Có thể pháp trí duyên với pháp trí? Có thể pháp trí duyên với tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tận trí, tập trí, đạo trí? Có thể đạo trí duyên với đạo trí? Có thể đạo trí duyên với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí chăng? Pháp trí với pháp trí có bao nhiêu duyên duyên? Pháp trí với vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí và đạo trí có bao nhiêu duyên duyên? Đạo trí với đạo trí có bao nhiêu duyên duyên? Đạo trí với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí có bao nhiêu duyên… Nếu các kiết hệ thuộc ở cõi Dục thì các kiết đó do pháp trí diệt chăng? Giả sử kiết do pháp trí diệt thì đó là kiết hệ thuộc cõi Dục chăng? Các kiết hệ thuộc ở cõi Sắc- Vô sắc thì kiết đó do vị tri trí diệt? Giả sử kiết do vị tri trí diệt thì đó là kiết hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc? Các kiết do khổ đế đoạn thì kiết đó do khổ trí đoạn trừ chăng? Giả sử kiết kia do khổ trí đoạn, thì kiết đó do khổ đế đoạn trừ chăng? Các kiết do tập đế- tận đế- đạo đế đoạn thì kiết đó do đạo trí đoạn trừ chăng? Giả sử kiết đó do đạo trí đoạn thì kiết đó do đạo đế đoạn trừ chăng? Các kiết do pháp trí diệt pháp trí, kiết đó được tận chứng chăng? Giả sử kiết đó do pháp trí được tận chứng thì pháp trí diệt kiết đó chăng? Các kiết do vị tri trí diệt vị tri trí, kiết đó được tận chứng chăng? Giả sử các kiết đó do vị tri tri trí được tận chứng thì vị tri trí diệt kiết đó chăng? Các kiết do khổ trí - tập trí - tận trí - đạo trí diệt đạo trí, kiết đó được tận chứng chăng? Giả sử các kiết do đạo trí được tận chứng thì đạo trí diệt kiết kia sao? Nhãn căn dùng bao nhiêu trí biết? Cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc màđoạn thì dùng bao nhiêu trí biết? Lại nữa, Đức Thế Tôn đã nói: “Tập tưởng vô thường, tu hành rộng khắp, hết thảy ái dục, hết thảy ái sắc- ái vô sắc, hết thảy kiêu mạn, hết thảy vô minh”. Tưởng này nên nói là tương ưng với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Nên nói là có giác- có quán chăng? Không có giác - có quán chăng? Không có giác- không có quán chăng? Nên nói tương ưng với lạc căn, hay tương ưng với hỷ căn, hộ căn chăng? Nên nói không- vô tướng- vô nguyện? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục chăng? Duyên hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc, duyên không hệ thuộc gì chăng? Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo đối với bảy xứ thiện và nghĩa ba quán mà thông suốt pháp này, được tận cùng sắc phân biệt hữu lậu, sắc khổ, sắc tập, sắc tận, sắc đạo tích, sắc vị, sắc hoạn nạn, sắc loại bỏ như thật mà biết sắc”. Trí này nên nói là pháp trí chăng? Nên nói là cho đến biết đạo trí chăng? Thống - tưởng - hành - thức cũng lại như vậy. Thế nào là sắc tận? Thế nào là sắc loại bỏ? Sắc tận và sắc loại bỏ có gì sai biệt? Thế nào là thống- tưởng- hành? Thế nào là thức tận? Thế nào là thức loại bỏ? Thức tận và thức loại bỏ có gì sai biệt? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Tám trí là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Pháp trí thâu nhiếp năm trí pháp trí, một ít hữu nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Vị tri trí thâu nhiếp năm trí vị tri trí, một ít hữu nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Tha tâm trí thâu nhiếp bốn trí tha tâm trí, một ít hữu nhập, pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Đẳng trí thâu nhiếp một trí của đẳng trí, một ít hữu nhập, tha tâm trí. Khổ trí thâu nhiếp hai trí khổ trí, một ít hữu nhập, pháp trí, vị tri trí. Tập trí, tận trí cũng như thế. Đạo trí thâu nhiếp ba trí đạo trí, một ít hữu nhập, pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc ba - bốn - năm - sáu - bảy - tám. Thế nào là ba? Đáp: Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí làba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí - tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí - đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí thì đối với tám trí này, thành tựu bao nhiêu, không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Hoặc bốn - năm - sáu - bảy - tám. Thế nào là bốn? Đáp: Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí - tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí - đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc hai - bốn - năm - sáu - bảy - tám. Thế nào là hai? Đáp: Người phàm phu có hai (đẳng trí, tha tâm trí). Người vô cấu thì khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt mắt là hai. Khổ pháp trí là bốn, khổ vị tri nhẫn là bốn, khổ vị tri trí là năm. Tập pháp nhẫn là năm, tập pháp trí là sáu. Tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí - tận pháp nhẫn là sáu. Tận pháp trí là bảy, tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí- đạo pháp nhẫn là bảy. Đạo pháp trí là tám, đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí là tám. Hỏi: Nếu thành tựu về đẳng trí, thì đối với tám trí này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Thế nào là một? Đáp: Không có tha tâm trí thì người phàm phu là một, người vô cấu có khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt mắt là một. Có tha tâm trí thì người phàm phu là hai, người vô cấu có khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt mắt làhai. Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn -tập vị tri trí và tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí bảy. Tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc ba - bốn - năm - sáu - bảy - tám. Thế nào là ba? Đáp: Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn- tập vị tri trí và tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc năm - sáu - bảy - tám. Thế nào là năm? Đáp: Tập pháp trí không có tha tâm trí năm, tha tâm trí sáu. Tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, tận pháp nhẫn không có tha tâm trí năm, tha tâm trí sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí sáu, tha tâm trí bảy. Tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí sáu, tha tâm trí bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí bảy, tha tâm trí tám. Đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí không có tha tâm trí bảy, tha tâm trí tám. Hỏi: Nếu thành tựu tận trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc sáu - bảy - tám. Thế nào là sáu? Đáp: Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc bảy - tám. Thế nào là bảy? Đáp: Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Hỏi: Nếu lúc tu pháp trí thì đó là vị tri trí? Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải là vị tri trí. Thế nào là tu pháp trí mà không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí - tập pháp trí - tận pháp trí - đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt mắt, thì gọi là tu pháp trí chứ không phải là vị tri trí. Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là pháp trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- tập vị tri trí - tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A- la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì gọi là tu vị tri trí chứ không phải là pháp trí. Thế nào là tu pháp trí cũng là vị tri trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, hoặc A-la-hán nếu vốn chưa đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, thì vào lúc này tu pháp trí, vị tri trí, đó gọi là tu pháp trí cũng là vị tri trí. Thế nào là không tu pháp trí, cũng không tu vị tri trí? Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu pháp trí và vị tri trí. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng, nhập Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của trời vô tưởng hiện ở trước mắt, không tu pháp trí cũng không tu vị tri trí, đó gọi là không tu pháp trí cũng không tu vị tri trí. Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là tha tâm trí chăng? Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự hành đối với khổ pháp trí- tập pháp trí- tận pháp trí- đạo pháp trí mà không có tha tâm trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt thì vào lúc này không thể nào tu tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt thì lúc này có thể tu pháp trí chứ không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là pháp trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được, tha tâm trí hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt thì đó không phải là tha tâm trí, lúc đạt được là tu tha tâm trí. Học kiến tích thì nếu A-la-hán, hoặc vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là pháp trí, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là pháp trí. Thế nào là tu pháp trí cũng là tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì pháp tu đó là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu pháp trí và tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu pháp trí mà tha tâm trí đó gọi là tu pháp trí cũng là tha tâm trí. Thế nào là không tu pháp trí cũng không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- tập vị tri trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là pháp trí và tha tâm trí. Nếu vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì vào lúc này không thể nào tu pháp trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí, tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng hiện ở trước mắt, không tu pháp trí cũng không phải là tha tâm trí, đó gọi là không tu pháp trí cũng không phải là tha tâm trí. Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là đẳng trí? Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải đẳng trí. Thế nào là tu pháp trí mà không phải đẳng trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí - tập pháp trí - tận pháp trí - đạo pháp trí và tu về đạo vị tri trí. Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể lúc này tu pháp trí chứ không phải là đẳng trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải đẳng trí. Thế nào là tu đẳng trí mà không phải pháp trí? Người phàm phu nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập vị tri trí, biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán hoặc vốn đạt được hoặc vốn không đạt được, thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này không thể nào tu pháp trí, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải pháp trí. Thế nào là tu pháp trí cũng là đẳng trí? Học kiến tích, nếu A-la- hán vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu thế tục trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu trí vô lậu vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí cũng là đẳng trí. Thế nào là không tu pháp trí và đẳng trí? Học kiến tích, nếu A-la- hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là pháp trí. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam- muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và đẳng trí, đó gọi là không tu pháp trí và đẳng trí. Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là khổ trí? Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải khổ trí. Thế nào là tu pháp trí mà không phải khổ trí? Do sự tu hành đối với tập - tận - đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắ thì đó không phải khổ trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là khổ trí. Thế nào là tu khổ trí mà không phải pháp trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí và học kiến tích (thấy dấu vết), nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải pháp trí, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là pháp trí. Thế nào là tu pháp trí cũng là khổ trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la- hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt thì đây là khổ trí; nếu vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc là thế tục trí hiện ở trước mắt mắt thì có thể tu pháp trí và khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí cũng là khổ trí. Thế nào là không tu pháp trí và khổ trí? Do sự tu hành đối với tập- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì trí vô lậu đó không phải pháp trí cũng không phải là khổ trí. Nếu vốn đạt được, nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt có thể không tu pháp trí và khổ trí lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và khổ trí, đó gọi là không tu pháp trí và khổ trí. Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là tập trí sao? Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu pháp trí mà không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tận đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tập trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu tập trí không phải pháp trí? Do sự tu hành đối với tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải pháp trí, đó gọi là tu tập trí mà không phải là pháp trí. Thế nào là tu pháp trí và tập trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí và đạo vị tri trí cùng học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì pháp trí đó là tập trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, có thể tu pháp trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí và tập trí. Thế nào là không tu pháp trí và tập trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt thì đây không phải là pháp trí và tập trí. Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt thể nào tu pháp trí và tập trí vào lúc này, tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và tập trí, đó gọi là không tu pháp trí và tập trí. Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là tận trí sao? Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải tận trí. Thế nào là tu pháp trí mà không phải tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí - tập pháp trí - đạo pháp trí, và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải tận trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải tận trí. Thế nào là tu tận trí mà không phải pháp trí? Do sự tu hành đối với tận, vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí, đó gọi là tu tận trí mà không phải là pháp trí. Thế nào là tu pháp trí và tận trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đó là tận trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu pháp trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí và tận trí. Thế nào là không tu pháp trí và tận trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí và tận trí. Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt có thể tu pháp trí và tận trí vào lúc này, tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng vàTam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và tận trí, đó gọi là không tu pháp trí và tận trí. Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là đạo trí sao? Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải đạo trí. Thế nào là tu pháp trí mà không phải đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tập- tận pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải đạo trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu đạo trí không mà phải pháp trí? Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là pháp trí. Thế nào là tu pháp trí và đạo trí? do sự tu hành đối với đạo pháp trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đây là đạo trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu pháp trí và đạo trí, đó gọi là tu pháp trí và đạo trí. Thế nào là không tu pháp trí và đạo trí? do sự tu hành đối với khổ vị tri trí, tập - tận vị tri trí, và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí và đạo trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt thể nào tu pháp trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm-âm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam- muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và đạo trí, đó gọi là không tu pháp trí và đạo trí. Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó có phải là tha tâm trí? Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải tha tâm trí. Thế nào là tu vị tri trí mà không phải tha tâm trí? do sự tu hành đối với khổ vị tri trí-tận vị tri trí- tập vị tri trí mà không có tha tâm trí. Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt thì đây không phải tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí vào lúc này chứ không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí vào lúc này, chứ không phải là tha tâm trí đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là tha tâm trí. Hỏi: Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là vị tri trí? Đáp: Tha tâm trí thì người phàm phu, nếu vốn đạt được hoặc không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, nếu bvốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, lúc này có thể tu tha tâm trí. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tân trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là vị tri trí. Hỏi: Thế nào là tu vị tri trí và tha tâm trí? Đáp: Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu vi tri trí và tha tâm trí, đó gọi là tu vị tri trí và tha tâm trí. Hỏi: Thế nào là không tu vị tri trí và tha tâm trí? Đáp: Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tập-tận-đạo pháp trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí và tha tâm trí. Nếu vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể không tu vị tri trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí, người phàm phu với tâm nhiễm ô- tâm vô ký, nhập Tam muội vô tưởng và Tam- muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiện hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu vị tri trí và tha tâm trí. Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là đẳng trí chăng? Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải đẳng trí. Hỏi: Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là đẳng trí? Đáp: Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích nếu như A-la-hán, vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu vị tri trí mà không phải là đẳng trí, đó gọi là tu vị tri trí chứ không phải là đẳng trí. Hỏi: Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là vị tri trí? Đáp: Người phàm phu nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, học kiến tích nếu như A-la-hán, hoặc vốn đạt được hoạc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể không tu vị tri trí, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là vị ti trí Thế nào là tu vị tri trí và đẳng trí? do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và đẳng trí. Thế nào là không tu vị tri trí và đẳng trí? do sự tu hành đối với khổ pháp trí- tập pháp trí- tận pháp trí- đạo pháp trí, và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và đẳng trí, đó gọi là không tu vị tri trí và đẳng trí. Hỏi: Nếu lúc tu vị tri trí thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải khổ trí. Thế nào là tu vị tri trí mà không phải khổ trí? Do sự tu hành đối với tập vị tri trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là khổ trí. Thế nào là tu khổ trí mà không phải vị tri trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là vị tri trí. Thế nào là tu vị tri trí và khổ trí? do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt thì đây là khổ trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và khổ trí. Thế nào là không tu vị tri trí và khổ trí? Do sự tu hành đối với tập- tận- đạo pháp trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí và khổ trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, có thể không tu vị tri trí và khổ trí vào lúc này, tâm ô nhiễm- tâm vô ký của tất cả phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và khổ trí, đó gọi là không tu vị tri trí và khổ trí. Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là tập trí chăng? Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu tập trí mà không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu tập trí mà không phải là vị tri trí. Thế nào là tu vị tri trí và tập trí? Do sự tu hành đối với tập vị tri trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là tập trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và tập trí. Thế nào là không tu vị tri trí và tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tận - đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt thì đây không phải là vị tri trí và tập trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không tu vị tri trí và tập trí. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm- tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và tập trí, đó gọi là không tu vị tri trí và tập trí. Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là tận trí chăng? Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là tận trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tận trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu tận trí không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu tận trí mà không phải là vị tri trí. Thế nào là tu vị tri trí và tận trí? Đối tượng tu hành đối với tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là tận trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và tận trí. Thế nào là không tu vị tri trí và tận trí? Đối tượng tu hành đối với khổ pháp trí, tập- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải vị tri trí và tận trí, nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không có thể tu vị tri trí và tận trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và tận trí, đó gọi là không tu vị tri trí và tận trí. Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí, tập- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu đạo trí mà không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải vị tri trí, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là vị tri trí. Thế nào là tu vị tri trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là đạo trí, nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và đạo trí. Thế nào là không tu vị tri trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tập- tận pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, trí này không phải vị tri trí và đạo trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể không tu vị tri trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm - tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và đạo trí, đó gọi là không tu vị tri trí và đạo trí. Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là đẳng trí chăng? Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là đẳng trí. Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là đẳng trí? Tha tâm trí do sự tu hành đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, trí này là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tha tâm trí mà không phải là đẳng trí, đó gọi là tu tha tâm trí, không phải đẳng trí. Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là tha tâm trí? Không có tha tâm trí, người phàm phu nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể không đạt tu tha tâm trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là tu tha tâm trí và đẳng trí? Tha tâm trí, người phàm phu nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này, học kiến tích nếu A-la- hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đây là đẳng trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tha tâm trí và đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu tha tâm trí và đẳng trí. Thế nào là không tu đẳng trí và tha tâm trí? Đối tượng tu hành đối với khổ pháp trí, tập- tận- đạo pháp trí, không có tha tâm trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể không tu đẳng trí và tha tâm trí vào lúc này. Tất cả không có tha tâm trí, tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tha tâm trí và đẳng trí, đó gọi là không tu đẳng trí và tha tâm trí. Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí. Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí? Với tha tâm trí thì người phàm phu nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, lúc này có thể tu tha tâm trí. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí. Thế nào là tu khổ trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, khổ vị tri trí chứ không có tha tâm trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không đạt thể nào tu tha tâm trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu khổ trí vào lúc này chứ không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là tu khổ trí và tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu khổ trí và tha tâm trí, đó gọi là tu khổ trí và tha tâm trí.  <卷>QUYỂN 12 Kiền độ thứ 3: TRÍ <詞>Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, Phần 2 Thế nào là không tu khố trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối vớiø tập pháp trí- tập vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khố trí và tha tâm trí, vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì sẽ không tu khố trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí, tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam- muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, đó gọi là không tu khố trí và tha tâm trí. Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là tập trí chăng? Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là tập trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu tập trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí, tập vị tri trí, có tha tâm trí. Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không thể không tu tha tâm trí vào lúc này. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tập trí vào lúc này mà không phải là tha tâm trí mà đó gọi là tu tập trí mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là tu tập trí và tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu tập trí và tha tâm trí, đó gọi là tu tập trí và tha tâm trí. Thế nào là không tu tập trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, khổ vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể không tu tập trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam- muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tập trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu tập và tha tâm trí. Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là tận trí? Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là tận trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu tận trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- tận vị tri trí, không có tha tâm trí. do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tha tâm trí vào lúc này. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tận trí vào lúc này mà không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu tận trí mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là tu tận trí và tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tận trí và tha tâm trí vào lúc này, đó gọi là tu tận trí và tha tâm trí. Thế nào là không tu tận trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí và tận trí. hoặc vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu tận trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tận trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu tận trí và tha tâm trí. Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu đạo trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí, không có tha tâm trí. Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không đạt có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu đạo trí vào lúc này chứ không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là tu đạo trí và tha tâm trí? tha tâm trí là do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí, thì đó gọi là đạo trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu đạo trí và tha tâm trí vào lúc này, đó gọi là tu đạo trí và tha tâm trí. Thế nào là không tu đạo trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí- tập pháp trí- tập vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí và tha tâm trí. Hoặc vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu đạo trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu đạo trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu đạo trí và tha tâm trí. Hỏi: Nếu lúc tu đẳng trí thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Hoặc tu đẳng trí mà không phải là khổ trí. Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là khổ trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên tập- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là khổ trí. Thế nào là tu khổ trí mà không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, không có thể tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là đẳng trí. Thế nào là tu đẳng trí mà khổ trí? Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu đẳng trí và khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và khổ trí. Thế nào là không tu đẳng trí và khổ trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tận pháp trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt không tu đẳng trí và khổ trí, đó gọi là không tu đẳng trí và khổ trí. Nếu khi tu đẳng trí thì đó là tập trí chăng? Đáp: Hoặc tu đẳng trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là tập trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí và biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không có thể tu tập trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu tập trí không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không có thể không tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu tập trí mà không phải là đẳng trí. Thế nào là tu đẳng trí và tập trí? Do sự tu hành đối với biên tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu đẳng trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và tập trí. Thế nào là không tu đẳng trí và tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí - tận pháp trí - đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu đẳng trí và tập trí, đó gọi là không tu đẳng trí và tập trí. Hỏi: Nếu khi tu đẳng trí thì đó là tận trí chăng? Đáp: Hoặc tu đạo trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu đạo trí mà không phải là tận trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thì thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tận trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu tận trí mà không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu tận trí mà không phải là đẳng trí. Thế nào là tu đẳng trí và tận trí? Do sự tu hành đối với biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu đẳng trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và tận trí. Thế nào là không tu đẳng trí và tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- tập pháp trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tận trí. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt không tu đẳng trí và tận trí, đó gọi là không tu đẳng trí và tận trí. Hỏi: Nếu khi tu đẳng trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Hoặc tu đẳng trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là đạo trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí- biên tập vị tri trí- biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu đạo trí mà không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí, đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không có thể tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là đẳng trí. Thế nào là tu đẳng trí và đạo trí? Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu đẳng trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và đạo trí. Thế nào là không tu đẳng trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- tập pháp trí- tận pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt không tu đẳng trí và đạo trí, đó gọi là không tu đẳng trí và đạo trí. Hỏi: Nếu khi tu khổ trí thì đó là tập trí chăng? Đáp: Hoặc tu khổ trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu khổ trí mà không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu tập trí mà không phải là khổ trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tập trí mà không phải là khổ trí. Thế nào là tu khổ trí và tập trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt thì có thể tu khổ trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí và tập trí. Thế nào là không tu khổ trí và tập trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- tận vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí và tập trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí và tập trí vào lúc này. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm, tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận. Tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu khổ trí và tập trí, đó gọi là không tu khổ trí và tập trí. Hỏi: Nếu khi tu khổ trí thì đó là tận trí chăng? Đáp: Hoặc tu khổ trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu khổ trí mà không phải là tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu tận trí mà không phải là khổ trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tận trí mà không phải là khổ trí. Thế nào là tu khổ trí, tận trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, nếu trí vô lậu hiện ở trước mắt thì có thể tu khổ trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí và tận trí. Thế nào là không tu khổ trí và tận trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trívà tận trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí, tận trí vào lúc này. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm- tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam- muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu khổ trí và tận trí, đó gọi là không tu khổ trí và tận trí. Hỏi: Nếu khi tu khổ trí thì tu đạo trí chăng? Đáp: Hoặc tu khổ trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu khổ trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu đạo trí mà không phải là khổ trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là khổ trí. Thế nào là tu khổ trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được trí vô lậu, nếu thế tục trí hiện ở trước mắt thì có thể tu khổ trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí và đạo trí. Thế nào là không tu khổ trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A- la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí và đạo trí. Hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí và đạo trí vào lúc này. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm- tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu khổ trí và đạo trí, đó gọi là không tu khổ trí và đạo trí. Hỏi: Nếu khi tu tập trí thì đó là tận trí chăng? Đáp: Hoặc tu tập trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu tập trí mà không phải là tận trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tập trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu tận trí không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tận trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu tập trí và tận trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, nếu trí vô lậu hiện ở trước mắt thì có thể tu tập trí, tận trí vào lúc này, đó gọi là tu tập trí và tận trí. Thế nào là không tu tập trí và tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí và tận trí. Hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tập trí và tận trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tập trí và tận trí, đó gọi là không tu tập trí và tận trí. Hỏi: Nếu khi tu tập trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Hoặc tu tập trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu tập trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tập trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu đạo trí không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là tập trí. Thế nào là tu tập trí, đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được trí vô lậu, nếu thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tập trí mà đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu tập trí mà đạo trí. Thế nào là không tu tập trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí và đạo trí. Hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tập trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm, tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tập trí và đạo trí, đó gọi là không tu tập trí và đạo trí. Hỏi: Nếu khi tu tận trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Hoặc tu tận trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu tận trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tận trí mà không phải là đạo trí. Thế nào là tu đạo trí không phải là tận trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là tận trí. Thế nào là tu tận trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tận trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu tận trí và đạo trí. Thế nào là không tu tận trí vàđạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí- tập pháp trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tận trí và đạo trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tận trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tận trí và đạo trí, đó gọi là không tu tận trí và đạo trí. Hỏi: Có thể có pháp trí duyên với pháp trí chăng? Đáp: Có, vị tri trí không có duyên, còn lại thì có duyên. Hỏi: Có thể có vị tri trí duyên với vị tri trí chăng? Đáp: Có, pháp trí không có duyên, còn lại thì có duyên. Hỏi: Có thể có tha tâm trí duyên với tha tâm trí chăng? Đáp: Có, duyên có còn lại. Hỏi: Có tểh có đẳng trí duyên với đẳng trí chăng? Đáp: Có, còn lại thì có duyên. Hỏi: Có thể có khổ trí duyên với khổ trí chăng? Đáp: Không có. Đẳng trí và tha tâm trí có duyên, còn lại thì không có duyên. Tập trí cũng lại như thế. Hỏi: Có thể có tận trí duyên với tận trí chăng? Đáp: Không còn sót lại cũng không có duyên. Hỏi: Có thể có đạo trí duyên với đạo trí chăng? Đáp: Có, đẳng trí không có duyên, còn lại thì có duyên. Pháp trí là nhân của pháp trí kia, theo thứ tự duyên với nhân của vị tri trí tăng thượng, thứ tự và tăng thượng không có duyên. Nhân của tha tâm trí, thứ tự duyên, đẳng trí tăng thượng, thứ tự duyên tăng thượng, không có nhân. Nhân của khổ trí và tập trí- tận trí- thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng, thứ tự duyên vị tri trí.tăng thượng Nhân của vị tri trí kia thứ tự duyên tăng thượng với nhân của tha tâm trí, thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng. Thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhân của khổ trí và tập trí- tận trí- thứ lớp tăng thượng không có duyên với nhân của đạo trí. Thứ lớp duyên tăng thượng với nhân của pháp trí. Thứ tự tăng thượng không có duyên. Tha tâm trí là nhân của tha tâm trí kia. Thứ tự duyên tăng thượng với nhân của đẳng trí. Thứ tự duyên tăng thượng với nhân của khổ đế và tập đế. Thứ tự duyên tăng thượng nếu có nhân thì không có duyên. Nếu có duyên mà không có nhân đó là nhân của tận trí. Thứ lớp tăng thượng không có duyên là nhân của đạo trí- pháp trí và vị tri trí. Thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng. Nhân của đẳng trí kia theo thứ lớp duyên với khổ trí và tập trí tăng thượng. Thứ lớp duyên tăng thượng không có nhân là tận trí và đạo trí. Thứ lớp tăng thượng không có nhân, không có duyên pháp trí và vị tri trí. Thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhân của tha tâm trí, thứ lớp duyên với khổ trí tăng thượng. Nhân của khổ trí kia, thứ tự, tăng thượng không có duyên. Nhân của tập trí và tận trí, thứ tự, tăng thượng không có duyên. Nhân của đạo trí- pháp trí- vị tri trí tha tâm trí, thứ lớp duyên với đẳng trí tăng thượng. Thứ lớp duyên tăng thượng không có nhân. Tập trí, tận trí cũng như thế. Đạo trí là nhân của đạo trí kia. Thứ lớp duyên tăng thượng với nhân của pháp trí- vị tri trí và tha tâm trí. Thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng, thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhân của khổ trí -tập trí- tận trí, thứ tự tăng thượng không có duyên. Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết đó do pháp trí diệt chăng? Đáp: Hoặc kiết hệ thuộc cõi Dục mà kiết đó không phải là do pháp trí diệt. Thế nào là kiết hệ thuộc cõi Dục mà kiết ấy không phải là do pháp trí diệt? Các kiết hệ thuộc cõi Dục do nhẫn diệt cũng còn mà trí cũng không diệt, đó gọi là kiết hệ thuộc cõi Dục mà kiết này không phải là do pháp trí diệt. Thế nào là kiết do pháp trí diệt, kiết này không phải là hệ thuộc cõi Dục? Các kiết hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc do pháp trí diệt, đó gọi là kiết do pháp trí diệt, kiết này không hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết ấy do pháp trí diệt? Các kiết hệ thuộc cõi Dục do pháp trí diệt, đó gọi là kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết ấy do pháp trí diệt. Hỏi: Các kiết không hệ thuộc cõi Dục, kiết đó không phải là do pháp trí diệt là sao? Đáp: Các kiết hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc do nhẫn diệt, cũng là trí khác mà cũng không diệt, đó gọi là kiết không hệ thuộc cõi Dục, kiết đó không phải là do pháp trí diệt. Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc, kiết đó do vị tri trí diệt chăng? Đáp: Như thế, các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Hỏi: Có thể kiết hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, kiết ấy không phải là do vị tri trí diệt chăng? Đáp: Có, các kiết hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc do nhẫn diệt, cũng do trí khác mà cũng không diệt. Hỏi: Giả sử các kiết do kiến khổ đoạn, kiết ấy là do khổ trí diệt chăng? Đáp: Kiết ấy không phải là do khổ trí diệt, mà là do nhẫn diệt. Hỏi: Các kiết do khổ trí diệt, kiết ấy là do kiến khổ đoạn chăng? Đáp: Kiết ấy không phải là do kiến khổ đoạn, mà là do tư duy đoạn. Hỏi: Các kiết do kiến tập- tận- đạo mà đoạn, kiết đó có do đạo trí diệt chăng? Đáp: Kiết ấy không phải là do đạo trí diệt, mà là do nhẫn diệt. Hỏi: Giả sử các kiết do đạo trí diệt, kiết ấy là do kiến đạo đoạn chăng? Đáp: Kiết ấy không phải là do kiến đạo đoạn, mà là do tư duy diệt. Hỏi: Các kiết do pháp trí diệt, kiết đó là do pháp trí tận tác chứng chăng? Đáp: Như thế. Các kiết do pháp trí diệt, kiết đó đều do pháp trí tận tác chứng. Hỏi: Có thể kiết do pháp trí tận tác chứng, kiết đó không phải là do pháp trí diệt chăng? Đáp: Có, các kiết do nhẫn diệt mà cũng do trí khác, kiết đó đều do pháp trí tận tác chứng. Hỏi: Các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó do vị tri trí tận tác chứng chăng? Đáp: Như thế, các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó đều do vị tri trí tận tác chứng. Hỏi: Có thể có kiết do vị tri trí tận tác chứng, kiết ấy không phải là do vị tri trí diệt chăng? Đáp: Có, các kiết do nhẫn diệt mà cũng do trí khác, kiết đó đều do vị tri trí tận tác chứng. Hỏi: Các kiết do khổ trí, tập- tận- đạo trí diệt, kiết đó cũng đều do đạo trí tận tác chứng chăng? Đáp: Như thế, các kiết do đạo trí diệt, kiết đó cũng do đạo trí tận tác chứng. Hỏi: Có thể có kiết do đạo trí tận tác chứng, kiết đó không phải là do đạo trí diệt chăng? Đáp: Có, các kiết do nhẫn diệt mà cũng do trí khác, kiết đó cũng do đạo trí tận tác chứng. Bảy trí biết của nhãn căn, trừ ra tha tâm trí- tận trí- đạo trí. Nhó- tỷ- thiệt- thân căn cũng như thế. Chín trí biết của ý căn, trừ ra ra tận trí. Lạc căn, hỷ căn, hộ căn, tinh tiến, niệm, định, tuệ căn cũng lại như thế. Nam căn- nữ căn do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Mạng căn do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Khổ căn- ưu căn do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Vị tri căn- dó tri căn- vô tri căn do bảy trí biết, trừ ra khổ trí -tập trí và tận trí. Nhãn trì, nhó- tỷ- thiệt- thân trì, sắc- thanh- tế- hoạt trì do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Nhãn thức- nhó thức- thân thức trì do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Hương trì- vị trì do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Tỷ- thiệt thức trì do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Ý trì- ý thức trì do chín trí biết, trừ ra tận trí. Pháp trì do mười trí biết. Nhãn nhập, nhó- tỷ- thiệt- thân nhập, sắc- thanh- tế hoạt nhập do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Hương nhập- vị nhập do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Ý nhập do chín trí biết, trừ ra tận trí. Pháp nhập do mười trí biết. Sắc ấm do tám trí biết, trừ ra tha tâm trí và tận trí. Thống- tưởng- hành- thức ấm do chín trí biết, trừ ra tận trí. Sắc thạnh ấm do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Địa chủng cho đến không chủng do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Thức chủng do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Pháp sắc do tám trí biết, trừ ra tha tâm trí và tận trí. Pháp vô sắc do mười trí biết. Pháp có thể thấy, pháp có đối do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Pháp không thể thấy- pháp không có đối do mười trí biết. Pháp hữu lậu do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Pháp vô lậu do tám trí biết, trừ ra khổ trí và tập trí. Pháp hữu vi do chín trí biết, trừ ra tận trí. Pháp vô vi do sáu trí biết, trừ ra tha tâm trí- khổ trí -tập trí và đạo trí. Pháp quá khứ- vị lai- hiện tại do chín trí biết, trừ ra tận trí. Pháp thiện do mười trí biết. Pháp bất thiện do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Pháp vô ký do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Pháp hệ thuộc cõi Dục do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Pháp hệ thuộc cõi Sắc do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc do sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Pháp học- pháp vô học do bảy trí biết, trừ ra khổ trí -tập trí và tận trí. Pháp phi học phi vô học do chín trí biết, trừ ra đạo trí. Pháp do kiến đế đoạn, pháp do tư duy đoạn có tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Pháp không có gì đoạn do tám trí biết, trừ ra khổ trí và tập trí. Khổ đế- tập đế do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Tận đế do sáu trí biết, trừ ra tha tâm trí- khổ trí -tập trí và đạo trí. Đạo đế do bảy trí biết, trừ ra khổ trí -tập trí và tận trí. Thiền do chín trí biết, trừ ra tận trí. Bốn đẳng do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Không xứ, thức xứ, bật dụng xứ trong vô sắc do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí- tận trí. Hữu tưởng- vô tưởng xứ do sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Giải thoát đầu tiên- thứ hai- thứ ba tám trừ ra nhập và tám nhất thiết nhập do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Giải thoát Không xứ- giải thoát Thức xứ- giải thoát bất dụng xứ do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí và tận trí. Giải thoát hữu tưởng- vô tưởng và giải thoát diệt tận do sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Nhất thiết nhập của Không xứ và nhất thiết nhập của Thức xứ cũng như thế. Pháp trí do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí- khổ trí -tập trí và tận trí. Vị tri trí do sáu trí biết, trừ ra pháp trí- khổ trí -tập trí và tận trí. Tha tâm trí do chín trí biết, trừ ra tận trí. Đẳng trí do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Khổ trí -tập trí- tận trí- đạo trí và không- vô nguyện- vô tướng do bảy trí biết, trừ ra khổ trí -tập trí và tận trí. Thân kiến- trộm giới và nghi do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Tham lam- giận dữ- ngu si và dục lậu do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Hữu lậu do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Dục lưu trong lưu do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Hữu lưu do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Ách bộc lưu cũng như thế. Dục thọ trong thọ do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Ngã thọ do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Cái và kiết giận dữ- kiết keo kiệt- kiết ganh tị do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Sự tham dục- giận dữ trong phần dưới do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí, tận trí, đạo trí. Còn lại và năm kiến do tám trí biết, trừ ra tận trí, đạo trí. Mũi, lưỡi, trải qua ái trong ái thân do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Sử tham dục- sử giận dữ trong sử do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Sử hữu ái do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Kiết giận dữ- kiết keo kiệt- kiết ganh tị do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Chín mươi tám sử cõi Dục do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Ở cõi Sắc có bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Cõi Vô sắc có sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tập tưởng vô thường, tu hành rộng khắp, dứt hết ái dục. Tưởng này nên nói tương ưng với pháp trí, tương ưng với khổ trí. Nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, nên nói tương ưng với vô nguyện, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục hết, ái cõi Sắc hết. Tưởng này nên nói tương ưng với vị tri trí, tương ưng vớí khổ trí. Hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với hộ căn. Nên nói tương ưng với vô nguyện, nên nói duyên hệ thuộc cõi Sắc hết, ái cõi Vô sắc hết. Tưởng này nên nói tương ưng với vị tri trí, tương ưng với khổ trí. Hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn và hộ căn. Nên nói tương ưng với vô nguyện, nên nói duyên hệ thuộc cõi Vô sắc hết kiêu mạn, hết vô minh. Tưởng này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc tương ưng với vị tri trí, tương ưng với khổ trí, hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn và hộ căn. Nên nói tương ưng với vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc.” Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo khéo thấu triệt nghĩa của bảy xứ và ba thứ quán, đối với pháp này được trừ hết hữu lậu. Biết sắc khổ do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- khổ trí- đẳng trí, sắc tập do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- tập trí- đẳng trí, sắc tận do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- tận trí- đẳng trí, sắc đạo do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- đạo trí- đẳng trí. Sắc vị do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- tập trí- đẳng trí. Sắc hoạn nạn do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- khổ trí- đẳng trí. Sắc loại bỏ ra do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- tận trí- đẳng trí. Thống- tưởng- hành- thức cũng như vậy.” Hỏi: Thế nào là sắc tận? Thế nào là sắc loại bỏ ra? Đáp: Nếu ái sắc đủ mà sắc ấy nếu diệt đi thì đó gọi là sắc tận. Còn lại các sắc duyên ái, nếu sắc đó diệt đi thì gọi là sắc loại bỏ ra. Lại nữa, sắc bẩn đủ mà nếu sắc ấy diệt đi thì đó gọi là sắc tận. Còn lại các sắc duyên với sắc bẩn, nếu sắc ấy diệt đi thì gọi là sắc loại bỏ ra. Hơn nữa, hoặc là ái, hoặc là sắc bẩn đủ nếu sắc đó diệt đi thì gọi là sắc tận. Còn lại các sắc duyên với ái hoặc duyên với bẩn, nếu sắc ấy diệt đi thì đó gọi là sắc loại bỏ ra. Sắc tận và sắc loại bỏ ra, đó gọi là sai biệt. Thống - tưởng - hành - thức tận và thống- tưởng - hành - thức loại bỏ ra thì đó gọi là sai biệt.  <卷>QUYỂN 13 Kiền độ thứ 3: TRÍ Phẩm 5: BÀN VỀ TƯƠNG ƯNG, Phần 1 Người, trí, Tam-muội, căn, Giác ý tương ưng đạo, Hai trí chủng, một hành, Sáu, bảy tiểu - bảy đại. Bảy người, tám trí, ba Tam-muội, ba căn, bảy giác ý, tám đạo chủng trí tương ưng và hai chủng trí, một hạnh, trải qua sáu và hai loại bảy. Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Ba Tam-muội: Không, Vô nguyện, Vô tướng. Ba căn: Vị tri căn, dó tri căn, vô tri căn. Bảy giác ý: Niệm giác ý, Trạch pháp giác ý, tinh tiến giác ý, Hỷ giác ý, ỷ giác ý, Định giác ý, hộ giác ý. Tám đạo chủng: Đẳng kiến, đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng phương tiện, đẳng hoạt, đẳng niệm, đẳng Định trí tương ưng với hai chủng trí, bốn mươi bốn chủng trí, bảy mươi bảy chủng trí, một hạnh, sáu tiểu, bảy đại bảy. Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ- vị lai- hiện tại? Cho đến người câu giải thoát đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ- vị lai- hiện tại? Người kiên tín, khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ- vị lai- hiện tại? Cho đến người câu giải thoát đối với ba Tam- muội này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ- vị lai- hiện tại? Người kiên tín khi Không Tam- muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Khi Vô nguyện và Vô tướng Tam- muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi Không tam- muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Khi Vô nguyện và Vô tướng Tam- muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người kiên tín vào lúc vị tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người kiên pháp cũng như thế. Người tín giải thoát khi dó tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người kiến đáo- thân chứng cũng như thế. Người tuệ giải thoát, khi vô tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người câu giải thoát cũng như thế. Người kiên tín khi Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến hộ giác ý khi hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến hộ giác ý khi hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người kiên tín khi đẳng kiến hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đẳng Định hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi đẳng kiến hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đẳng Định hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Các pháp tương ưng với pháp trí, thì đó là vị tri trí chăng? Giả sử các pháp tương ưng với vị tri trí thì đó là pháp trí chăng? Các pháp tương ưng với pháp trí thì đó là tha tâm trí- đẳng trí- khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, không- Vô nguyện- Vô tướng, vị tri căn- dó tri căn- vô tri căn, Niệm giác ý - Trạch pháp giác ý- tinh tiến giác ý- Hỷ giác ý- ỷ giác ý- Định giác ý - hộ giác ý- đẳng kiến- đẳng chí- đẳng phương tiện- đẳng niệm - đẳng Định chăng? Giả sử các pháp tương ưng với đẳng Định thì các pháp đó là pháp trí chăng? Các pháp cho đến đẳng niệm tương ưng thì đó là đẳng Định chăng? Giả sử các pháp mà đẳng Định tương ưng thì đó là đẳng niệm chăng? Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Sẽ thuyết minh bốn mươi bốn chủng trí, khổ trí của lão tử, tập trí của lão tử, tận trí của lão tử tận đạo tích trí của lão tử.” Trí này nên nói là pháp trí chăng? Cho đến đạo trí chăng? Sinh hữu cho đến hành trí cũng như thế. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Sẽ nói bảy mươi bảy chủng trí, trí biết sinh duyên lão tử, trí biết không có duyên còn lại duyên lão tử, trí biết lỗi lầm lâu xa sinh duyên lão tử, trí biết không phải duyên còn lại sinh duyên lão tử từ quá khứ lâu xa, trí biết sinh duyên lão tử ở vị lai lâu xa, trí biết không duyên còn lại sinh duyên lão tử ở vị lai lâu xa. Như trí trụ pháp giới, pháp tận của nhân duyên sinh, của tâm sở- hữu vi- vô thường, pháp biến dịch, pháp vô dục, pháp diệt, pháp tán, pháp trí tuệ đoạn.” Trí này nên nói là pháp trí, cho đến đạo trí chăng? Cho đến trí biết vô minh duyên hành cũng như thế. Nếu thành tựu pháp trí thì đó là vị tri trí chăng? Giả sử thành tựu vị tri trí thì đó là pháp trí sao? Nếu thành tựu pháp trí thì đó là tha tâm trí- đẳng trí- khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí kia chăng? Giả sử thành tựu đạo trí thì đó là pháp trí chăng? Cho đến thành tựu tận trí thì đó là đạo trí chăng? Giả sử thành tựu đạo trí thì đó là tận trí chăng? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị lai, hay thành tựu pháp trí vị lai thì đó là quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là hiện tại, hay thành tựu pháp trí hiện tại thì đó là quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì đó là hiện tại, hay thành tựu pháp trí hiện tại thì đó là vị lai? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị lai- hiện tại, hay thành tựu pháp trí vị lai- hiện tại thì đó là quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì đó là hiện tại- quá khứ, hay thành tựu pháp trí quá khứ- hiện tại, thì đó là vị lai? Nếu thành tựu pháp trí hiện tại thì quá khứ- vị lai, hay thành tựu pháp trí quá khứ - vị lai, thì đó là hiện tại? Cho đến đạo trí cũng lại như thế. Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí quá khứ, hay thành tựu vị tri trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí ở vị lai, hay thành tựu vị tri trí ở vị lai thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí ở hiện tại, hay thành tựu vị tri trí ở hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí quá khứ- hiện tại, hay thành tựu vị tri trí quá khứ- hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì vị tri trí hiện tại- vị lai, hay thành tựu vị tri trí hiện tại- vị lai thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì sẽ thành tựu vị tri trí ở quá khứ- vị lai, hay thành tựu vị tri trí quá khứ- vị lai thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí ở quá khứ - vị lai - hiện tại, hay thành tựu về vị tri trí quá khứ - vị lai hiện tại, thì đó là pháp trí quá khứ? Cho đến đạo trí cũng như thế. Pháp trí quá khứ- vị tri trí quá khứ- tha tâm trí quá khứ là một, vị lai là hai, hiện tại là ba, quá khứ- hiện tại là bốn, vị lai- hiện tại là năm, quá khứ- vị lai là sáu, tha tâm trí quá khứ- vị lai- hiện tại là bảy, cho đến đạo trí cũng như thế. Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Hỏi: Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc một - hai - ba - bốn - năm - sáu - bảy - tám. Thế nào là một? Đáp: Khổ pháp nhẫn không có tha tâm trí là một, có tha tâm trí là hai. Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn- tập vị tri trí và tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có ha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Kiên pháp cũng như thế. Hỏi: Người tín giải thoát đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc bảy, hoặc tám, không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Kiến đáo cũng như thế. Thân chứng - tuệ giải thoát và câu giải thoát thì thành tựu tất cả. Hỏi: Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu quá khứ - vị lai - hiện tại? Đáp: Khổ pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khư và vị lai là một, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ và vị lai là hai, hiện tại không có. Khổ pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là một, vị lai là ba, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là hai, vị lai là bốn, hiện tại là hai. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khứ, vị lai là ba, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ, vị lai là bốn, hiện tại không có. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí quá khứ là ba, vị lai là bốn, hiện tại là hai; cò tha tâm trí quá khứ là bốn, vị lai là năm, hiện tại là hai. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khứ, vị lai là bốn, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ, vị lai là năm, hiện tại không có. Tập pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là bốn, vị lai là năm, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là năm, vị lai là sáu, hiện tại là hai. Tập vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là năm, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có. Tập vị tri trí không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là năm, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ và vị lai sáu, hiện tại là hai. Tận pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là năm, hiện tại không có; tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có. Tận pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là năm, vị lai là sáu, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là sáu, vị lai là bảy, hiện tại là hai. Tận vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có; tha tâm trí quá khứ và vị lai là bảy, hiện tại không có. Tập vị tri trí không có tha tâm trí quá khư và vị lai là sáu, hiện tại là hai. Tha tâm trí quá khứ và vị lai là bảy, hiện tại là hai. Đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có; tha tâm trí quá khư và vị lai là bảy, hiện tại không có. Đạo pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là sáu, vị lai là bảy, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là bảy, vị lai là tám, hiện tại là hai. Đạo vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khư và vị lai là bảy, hiện tại không có; tha tâm trí quá khứ và vị lai là tám, hiện tại không có. Người kiên pháp cũng như thế. Hỏi: Người tín giải thoát đối với tám trí này, thành tựu bao nhiêu quá khứ - vị lai - hiện tại? Đáp: Không có tha tâm trí, vị lai thành tựu bảy. Các trí đã diệt không mất thì thành tựu quá khứ. Các trí hiện ở trước mắt thì thành tựu hiện tại, có tha tâm trí thành tựu vị lai là tám. Các pháp đã diệt mà không mất thì thành tựu quá khứ. Các pháp hiện ở trước mắt thì thành tựu hiện tại. Kiến đáo cũng như thế. Thân chứng- tuệ giải thoát và câu giải thoát đều thành tựu vị lai. Nếu đã diệt mà không mất thì thành tựu quá khứ. Các pháp hiện ở trước mắt thì thành tựu hiện tại. Hỏi: Người kiên tín khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Có hai. Pháp trí - khổ trí là hai. Pháp trí - tập trí là hai. Pháp trí-tận trí là hai. Pháp trí- đạo trí là hai. Hỏi: Lúc vị tri trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Có hai. Vị tri trí- khổ trí là hai. Vị tri trí- tập trí là hai. Vị tri trí- tận trí là hai. Hỏi: Khi khổ trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Có hai. Khổ trí- pháp trí là hai. Khổ trí - vị tri trí là hai. Tập trí - tận trí cũng như thế. Hỏi: Lúc đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Có hai. Đạo trí - pháp trí là hai. Người kiên pháp cũng như thế. Hỏi: Người tín giải thoát khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Pháp trí- khổ trí là hai. Pháp trí- tập trí là hai. Pháp trí- tận trí là hai. Pháp trí - đạo trí không có tha tâm trí là hai. Tha tâm trí là ba. Hỏi: Lúc vị tri trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Vị tri trí - khổ trí là hai. Vị tri trí- tập trí là hai. Vị tri trí - tận trí là hai. Vị tri trí - đạo trí, không có tha tâm trí là hai, có tha tâm trí là ba. Hỏi: Khi tha tâm trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tha tâm trí không có đạo trí là hai, hoặc đạo trí là ba. Hỏi: Khi đẳng trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Đẳng trí không có tha tâm trí một, hoặc tha tâm trí là hai. Hỏi: Khi khổ trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Có hai. Khổ trí pháp trí là hai. Khổ trí- vị tri trí là ai. Tập trí- tận trí cũng như thế. Hỏi: Lúc đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Đạo trí- pháp trí không có tha tâm trí là hai, có tha tâm trí là ba. Đạo trí - vị tri trí không có tha tâm trí là hai, có tha tâm trí là ba. Người kiến đáo - thân chứng cũng như thế. Hỏi: Người tuệ giải thoát khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Pháp trí - khổ trí không có tận trí - vô sinh trí là hai; nếu có tận trí - vô sinh trí là ba. Pháp trí- tập trí không có tận trí- vô sinh trí là hai; nếu có tận trí - vô sinh trí là ba. Pháp trí - tận trí không có tận trí - vô sinh trí là hai; nếu có tận trí - vô sinh trí là ba. Pháp trí- đạo trí không có tận trí - vô sinh trí không có tha tâm trí hai, nếu có tận trí- vô sinh trí - tha tâm trí là ba. Hỏi: Lúc vị tri trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Vị tri trí- khổ trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba. Vị tri trí- tập trí không có tận trí - vô sinh trí là hai, nếu có tận trí - vô sinh trí là ba. Vị tri trí- tận trí không có tận trí - vô sinh trí là hai, nếu có tận trí - vô sinh trí là ba. Vị tri trí- đạo trí không có tận trí- vô sinh trí, không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí - vô sinh trí - tha tâm trí là ba. Hỏi: Lúc tha tâm trí hiện ở trước mắt có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tha tâm trí không có, đạo trí là hai, nếu có đạo trí là ba. Hỏi: Lúc đẳng trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Đẳng trí không có tha tâm trí là một, nếu có tha tâm trí là hai. Hỏi: Khi khổ trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí không có tận trí - vô sinh trí là hai, nếu có tận trí - vô sinh trí là ba. Khổ trí - vị tri trí không có tận trí - vô sinh trí là hai, nếu có tận trí - vô sinh trí là ba. Tập trí - tận trí cũng như vậy. Hỏi: Khi đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Đạo trí- pháp trí không có tận trí- vô sinh trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí, tha tâm trí là ba. Đạo trí- vị tri trí không có, tận trí - vô sinh trí - tha tâm trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí- tha tâm trí là ba. Người câu giải thoát cũng như thế. Hỏi: Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tận pháp nhẫn chưa sinh thì thành tựu có hai, không thành tựu có một. Tận pháp nhẫn đã sinh thì tất cả thành tựu. Người kiên pháp cũng như thế. Tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát thành tựu tất cả. Hỏi: Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ- vị lai- hiện tại? Đáp: Nếu dựa vào Không Tam-muội, vượt qua thứ tự thủ chứng, thì khổ pháp nhẫn không có quá khứ, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ pháp trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Tập pháp nhẫn quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Tập pháp trí quá khứ và vị lai có hai, hiện tại có một. Tập vị tri nhẫn - tập vị tri trí quá khứ và vị lai có hai, hiện tại có một. Tận pháp nhẫn quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tận pháp trí quá khứ và vị lai có ba, hiện tại có một. Tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí - đạo pháp nhẫn- đạo pháp trí- đạo vị tri nhẫn quá khứ và vị lai có ba, hiện tại có một. Nếu dựa vào Vô nguyện Tam-muội, vượt qua thứ tự thủ chứng, thì khổ pháp nhẫn không có quá khứ, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ pháp trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ vị tri nhẫn- khổ vị tri trí, tập pháp nhẫn- tập pháp trí, tập vị tri nhẫn-tập vị tri trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Tận pháp nhẫn quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tận pháp trí quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí- đạo pháp nhẫn- đạo pháp trí- đạo vị tri nhẫn quá khứ có ba, vị lai có hai, hiện tại có một. Kiên pháp cũng như thế. Tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát tất cả thành tựu ở vị lai, nêu đã hết mà không mất thì thành tựu ở quá khứ, các pháp hiện ở trước mắt thì thành tựu ở hiện tại. Hỏi: Người kiên tín khi Không Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí- pháp trí có hai; khổ trí- vị tri trí có hai; nhẫn không có. Hỏi: Lúc Vô nguyện Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí- pháp trí có hai; khổ trí - vị tri trí có hai; tập trí - pháp trí có hai; tập trí - vị tri trí có hai; đạo trí - pháp trí có hai; nhẫn không có. Hỏi: Lúc Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Tận trí - pháp trí có hai; tận trí - vị tri trí có hai; nhẫn không có. Người kiên pháp cũng như thế. Hỏi: Người tín giải thoát lúc Không Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Có hai. Khổ trí - pháp trí là hai; khổ trí, vị tri trí là hai. Hỏi: Lúc Vô nguyện Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí là hai; khổ trí- vị tri trí là hai; tập trí - pháp trí là hai; tập trí- vị tri trí là hai; đạo trí- pháp trí không có tha tâm trí là hai; nếu có tha tâm trí là ba. Đạo trí - vị tri trí không có tha tâm trí là hai; nếu có tha tâm trí là ba. Hỏi: Lúc Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Có hai. Tận trí - pháp trí hai; tận trí - vị tri trí là hai. Người kiến đáo - thân chứng cũng như thế. Hỏi: Người tuệ giải thoát khi Không Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Có hai. Khổ trí - pháp trí là hai. Khổ trí - vị tri trí là hai. Hỏi: Lúc Vô nguyện Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí không có tận trí - vô sinh trí là hai; nếu có tập trí - vô sinh trí là ba; khổ trí - vị tri trí không có tận trí - vô sinh trí là hai, nếu có tận trí - vô sinh là ba; tập trí- pháp trí không có tận trí - vô sinh trí là hai, nếu có tận trí - vô sinh trí là ba; tập trí- vị tri trí không có tận trí - vô sinh trí là hai; nếu có tận trí - vô sinh trí là ba; đạo trí- pháp trí không có tận trí- vô sinh trí, không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí - vô sinh trí - tha tâm trí là ba; đạo trí - vị tri trí không có tận trí - vô sinh trí không có tha tâm trí là hai; nếu có tận trí - vô sinh trí - tha tâm trí là ba. Hỏi: Lúc Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tận trí- pháp trí không có tận trí - vô sinh trí là hai, nếu có tận trí - vô sinh trí là ba; tận trí- vị tri trí không có tận trí - vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba. Câu giải thoát cũng như vậy. Hỏi: Người kiên tín lúc vị tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí- pháp trí là hai, khổ trí- vị tri trí là hai, tập trí- pháp trí là hai, tập trí- vị tri trí là hai, tận trí- pháp trí là hai, tận trí- vị tri trí là hai, đạo tri- pháp trí là hai, nhẫn là không có. Bảy giác ý và tám đạo chủng cũng như vậy. kiên pháp cũng như vậy. Hỏi: Người tín giải thoát lúc dó tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí là hai, khổ trí- vị tri trí là hai; tập trí- pháp trí là hai, tập trí- vị tri trí là hai; tận trí- pháp trí là hai, tận trí- vị tri trí là hai, đạo trí- pháp trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba; đạo trí- vị tri trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba. Bảy giác ý và tám đạo chủng cũng như vậy. Kiến đáo và thân chứng cũng như vậy. Hỏi: Người tuệ giải thoát lúc vô tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba; khổ trí- vị tri trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-p vô sinh trí là ba; tập trí- pháp trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba; tập trí- vị tri trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba; tận trí- pháp trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba; tận trí- vị tri trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba; đạo trí- vị tri trí không có tận trí- vô sinh trí, không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh trí- tha tâm trí là ba. mắt? Bảy giác ý và tám đạo chủng cũng như thế. Hỏi: Khi đẳng kiến hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí là hai; khổ trí- vị tri trí là hai; tập trí- pháp trí là hai; tập trí- vị tri trí là hai; tận trí- pháp trí là hai; tận trí- vị tri trí là hai. Đạo trí- pháp trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba; đạo trí- vị tri trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba. Người câu giải thoát cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, đó không phải là vị tri trí mà đó là tha tâm trí chăng? Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là pháp trí mà không phải là tha tâm trí? Tha tâm trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là tha tâm trí mà không phải là pháp trí? Pháp trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là pháp trí. Thế nào là pháp trí và tha tâm trí? pháp trí thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là pháp trí và tha tâm trí. Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là tha tâm trí? Pháp trí và tha tâm trí. còn lại pháp trí và tha tâm trí không thâu nhiếp không tương ưng với pháp tâm- tâm sở niệm sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí mà không phải là tha tâm trí. Khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí và đẳng kiến cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, đó không phải là đẳng trí mà đó là Không Tam-muội chăng? Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải Không Tam-muội. Thế nào là pháp trí màkhông phải Không Tam-muội? Pháp trí tương ưng với Không Tam-muội. Còn lại các Không Tam- muội, đó gọi là pháp trí mà không phải Không Tam-muội. Muội không tương ưng cùng pháp tương ưng với pháp trí. Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là pháp trí? Không Tam-muội tương ưng với pháp trí. còn lại các pháp trí không tương ưng cùng pháp tương ưng với Không Tam- muội, đó gọi là Không Tam-muội mà không phải pháp trí. Thế nào là pháp trí và Không Tam- muội? Trừ ra pháp trí tương ưng với Không Tam- muội, còn lại các pháp tương ưng với pháp trí và Không Tam- muội đó gọi là pháp trí và Không Tam- muội. Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải Không Tam- muội? Pháp trí không tương ưng với Không Tam- muội, Không Tam- muội không tương ưng với pháp trí và còn lại pháp niệm của tâm- tâm sở, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí cũng không phải Không Tam- muội. Vô nguyện- Vô tướng- Hỷ giác ý- đẳng chí cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí thì đó là vị tri căn sao? Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải là vị tri căn. Thế nào là pháp trí mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí mà không phải là vị tri căn. Thế nào là vị tri căn mà không phải là pháp trí? Vị tri căn tương ưng với pháp trí, còn lại các pháp trí không thâu nhiếp không tương ưng cùng pháp tương ưng với vị tri că, đó gọi là vị tri căn mà không phải là pháp trí. Thế nào là pháp trí cũng là vị tri căn? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí cũng là vị ti căn. Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp trí. còn lại các pháp trí và vị tri căn không thâu nhiếp không tương ưng cùng các tâm- tâm pháp, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí cũng không phải là vị tri căn. Dó tri căn và vô tri căn cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí thì đó là Niệm giác ý? Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải là Niệm giác ý. Thế nào là pháp trí mà không phải là Niệm giác ý? Pháp trí tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là pháp trí mà không phải là Niệm giác ý. Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là pháp trí? Pháp trí và các pháp trí còn lại không tương ưng cùng pháp tương ưng của Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý mà không phải pháp trí. Thế nào là pháp trí cũng là Niệm giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí cũng là Niệm giác ý. Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là Niệm giác ý? Pháp trí không tương ưng với Niệm giác ý, và còn lại tâm- tâm pháp, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí cũng không phải là Niệm giác ý. Tinh tiến giác ý- ỷ giác ý- Định giác ý- hộ giác ý- đẳng phương tiện- đẳng niệm- đẳng Định cũng lại như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí đó là Trạch pháp giác ý chăng? Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với pháp trí đó là Trạch pháp giác ý. Hỏi: Có thể có Trạch pháp giác ý tương ưng với các pháp mà không phải là pháp trí chăng? Đáp: Có, pháp trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý. Môn vị tri trí cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí thì đó là đẳng trí chăng? Đáp: Hoặc tha tâm trí mà không phải là đẳng trí. Thế nào là tha tâm trí mà không phải là đẳng trí? Đẳng trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là đẳng trí. Thế nào là đẳng trí, không phải tha tâm trí? Tha tâm trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng trí mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là tha tâm trí cũng là đẳng trí? Tha tâm trí thâu nhiếp pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là tha tâm trí cũng là đẳng trí. Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là đẳng trí? tha tâm trí và đẳng trí, các tha tâm trí cùng đẳng trí còn lại, không thâu nhiếp không tương ưng với tâm- tâm pháp, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tha tâm trí cũng không phải là đẳng trí. Đạo trí- Trạch pháp giác ý và đẳng kiến cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí thì đó không phải là khổ trí- tập trí- tận trí, không phải Không Tam- muội và Vô tướng Tam- muội, đó là Vô nguyện chăng? Đáp: Hoặc tha tâm trí mà không phải là Vô nguyện. Thế nào là tha tâm trí mà không phải là Vô nguyện? Tha tâm trí tương ưng với Vô nguyện, các Vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là Vô nguyện. Thế nào là Vô nguyện, không phải tha tâm trí? Vô nguyện tương ưng với tha tâm trí. Các tha tâm trí, không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện, không phải tha tâm trí. Thế nào là tha tâm trí cũng Vô nguyện? Trừ ra tha tâm trí tương ưng với Vô nguyện, còn lại pháp tương ưng với tha tâm trí và Vô nguyện, đó gọi là tha tâm trí cũng là Vô nguyện. Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là Vô nguyện? Tha tâm trí không tương ưng với Vô nguyện, Vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí, và pháp còn lại niệm của tâm- tâm sở, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tha tâm trí cũng không phải là Vô nguyện. Niệm giác ý- tinh tiến- hỷ- khinh an- Định và hộ giác ý; đẳng chí- đẳng phương tiện- đẳng niệm và đẳng Định cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, đó không phải là vị tri căn mà đó là dó tri căn chăng? Đáp: Hoặc tha tâm trí mà không phải là dó tri căn. Thế nào là tha tâm trí mà không phải là dó tri căn? Dó tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là dó tri căn. Thế nào là dó tri căn mà không phải là tha tâm trí? Dó tri căn thâu nhiếp tha tâm trí. còn lại các tha tâm trí không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng của dó tri căn, đó gọi là dó tri căn mà không phải là tha tâm trí. Thế nào là tha tâm trí cũng là dó tri căn? Dó tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí cũng là dó tri căn. Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là dó tri căn? Dó tri căn không thâu nhiếp tha tâm trí, còn lại các tha tâm trí không thâu nhiếp không tương ưng với dó tri căn và tâm- tâm pháp, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tha tâm trí cũng không phải là dó tri căn. Vô tri căn cũng như vậy. Hỏi: Các pháp tương ưng với khổ trí, thì đó không phải là tập trí - tận trí - đạo trí, không phải Vô tướng, mà đó là Không Tam-muội chăng? Đáp: Hoặc khổ trí mà không phải Không Tam-muội. Thế nào là khổ trí mà không phải Không Tam-muội? Khổ trí tương ưng với Không Tam-muội. Còn lại các Không Tam-muội không tương ưng với pháp tương ưng của khổ trí mà đó gọi là khổ trí, không phải Không Tam-muội. Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là khổ trí? Không Tam-muội tương ưng với khổ trí, các khổ trí không tương ưng với pháp tương ưng của Không Tam- muội, đó gọi là Không Tam-muội mà không phải là khổ trí. Thế nào là khổ trí cũng không phải là Không Tam-muội? Trừ ra khổ trí tương ưng với Không Tam-muội, các khổ trí tương ưng với pháp của Không Tam-muội, đó gọi là khở trí cũng là Không Tam- muội. Thế nào là không phải khổ trí, không phải Không Tam-muội? Khổ trí không tương ưng với Không Tam-muội, Không Tam-muội không tương ưng với khổ trí, và còn lại tâm-tâm pháp, sắ vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải khổ trí cũng không phải là Không Tam- muội. Vô nguyện cũng như vậy. còn lại như pháp trí. Hỏi: Các pháp tương ưng với tập trí, đó không phải là tận trí- đạo trí, không phải Không Tam-muội và Vô tướng Tam-muội mà đó là Vô nguyện chăng? Đáp: Hoặc tập trí mà không phải là Vô nguyện. Thế nào là tập trí mà không phải là Vô nguyện? Tập trí tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là tập trí chứ không phải là Vô nguyện. Thế nào là Vô nguyện chứ không phải là tập trí? Tập trí và các tập trí còn lại không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là tập trí. Thế nào tập trí cũng là Vô nguyện? Trừ Vô nguyện, còn lại các pháp tương ưng với tập trí, đó gọi là tập trí cũng là Vô nguyện. Thế nào là không phải tập trí cũng không phải là Vô nguyện? Tập trí không tương ưng với Vô nguyện và tâm- tâm pháp còn lại với sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tập trí cũng không phải Vô nguyện. Còn lại như pháp trí. Hỏi: Các pháp tương ưng với tận trí, thì đó không phải là đạo trí, Không Tam- muội, Vô nguyện Tam-muội, mà đó là Vô tướng chăng? Đáp: Hoặc tận trí mà không phải là Vô tướng. Thế nào là tận trí mà không phải là Vô tướng? Tận trí tương ưng với Vô tướng, đó gọi là tận trí chứ không phải là Vô tướng. Thế nào là Vô tướng mà không phải tận trí? Tận trí và, các tận trí còn lại không tương ưng với nhau mà tương ưng với pháp Vô tướng, đó gọi là Vô tướng chứ không phải là tận trí. Thế nào là tận trí mà cũng là Vô tướng? Trừ Vô tướng, còn lại các pháp tương ưng với tận trí, đó gọi là tận trí mà cũng là Vô tướng. Thế nào là không phải tận trí cũng không phải Vô tướng? Tận trí không tương ưng với Vô tướng và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tận trí cũng không phải Vô tướng. Còn lại như pháp trí. Hỏi: Các pháp tương ưng với đạo trí, thì đó không phải Không Tam- muội cũng không phải Vô tướng, mà đó là Vô nguyện chăng? Đáp: Hoặc đạo trí mà không phải là Vô nguyện. Thế nào là đạo trí mà không phải là Vô nguyện? Đạo trí tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là đạo trí chứ không phải là Vô nguyện. Thế nào là Vô nguyện mà không phải là đạo trí? Đạo trí và các đạo trí không tương ưng với nhau mà tương ưng với pháp Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là đạo trí. Thế nào là đạo trí mà cũng là Vô nguyện? Trừ Vô nguyện, còn lại các pháp tương ưng với đạo trí, đó gọi là đạo trí mà cũng là Vô nguyện. Còn lại như pháp trí. Thế nào là không phải đạo trí cũng không phải là Vô nguyện? Đạo trí không tương ưng với Vô nguyện, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đạo trí củng không phải là Vô nguyện. Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tam-muội, thì đó không phải là Vô nguyện- Vô tướng, mà đó là vị tri căn chăng? Đáp: Hoặc Không Tam-muội mà không phải là vị tri căn. Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam-muội chứ không phải là vị tri căn. Thế nào là vị tri căn mà không phải là Không Tam-muội? Vị tri căn thâu nhiếp Không Tam-muội. Các Không Tam-muội không thâu nhiếp và không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri căn, đó gọi là vị tri căn chứ không phải là Không Tam-muội. Thế nào là Không Tam-muội cũng là vị tri căn? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam- muội cũng là vị tri căn. Thế nào là không phải Không Tam-muội cũng không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp Không Tam- muội. Các Không Tam- muội không thâu nhiếp tương ưng với vị tri căn, và còn lại tâm- tâm pháp sắc vô vị - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Không Tam- muội cũng không phải là vị tri căn. Dó tri căn, vô tri căn cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tam-muội, thì đó là Niệm giác ý chăng? Đáp: Hoặc Không Tam-muội mà không phải là Niệm giác ý. Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là Niệm giác ý? Không Tam-muội tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Không Tam- muội mà không phải là Niệm giác ý. Thế nào là Niệm giác ý mà không phải Không Tam-muội? Không Tam-muội và các Không Tam- miệu không tương ưng với nhau mà tương ưng với pháp Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý mà không phải Không Tam-muội. Thế nào là Không Tam-muội cũng là Niệm giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng Không Tam- muội, đó gọi là Không Tam- muội cũng là Niệm giác ý. Thế nào là không phải Không Tam- muội cũng không phải là Niệm giác ý? Không Tam- muội không tương ưng với Niệm giác ý, và còn lại tâm - tâm pháp sắc vô vị - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Không Tam- muội cũng không phải Niệm giác ý. Trạch pháp giác ý- tinh tiến giác ý- ỷ giác ý- hộ giác ý, đẳng kiến- đẳng phương tiện- đẳng niệm cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tam- muội, thì đó là Hỷ giác ý chăng? Đáp: Hoặc Không Tam-muội mà không phải là Hỷ giác ý. Thế nào là Không Tam- muội mà không phải là Hỷ giác ý? Không Tam- muội tương ưng với Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý không tương ưng nhau mà tương ưng với pháp Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam- muội mà không phải là Hỷ giác ý. Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là Không Tam- muội? Hỷ giác ý tương ưng với Không Tam- muội, các Không Tam- muội không tương ưng nhau mà tương ưng với pháp Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác y mà không phải là Không Tam-muội. Thế nào là Không Tam-muội cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra Không Tam- muội tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý và Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam- muội cũng là Hỷ giác ý. Thế nào là không phải Không Tam-muội cũng không phải là Hỷ giác ý? Không Tam-muội không tương ưng với Hỷ giác ý, Hỷ giác ý không tương ưng với Không Tam- muội và tâm- tâm pháp sắc vô vị- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Không Tam- muội cũng không phải là Hỷ giác ý. Đẳng chí cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tam-muội, thì đó là Định giác ý chăng? Đáp: Như thế. Nếu như các pháp tương ưng với Không Tam- muội thì đó là Định giác ý. Hỏi: Có thể các pháp tương ưng với Định giác ý, mà đó không phải là Không Tam- muội chăng? Đáp: Có, Không Tam- muội không thâu nhiếp pháp tương ưng với Định giác ý. Đẳng Định cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó không phải là Vô tướng, mà đó là vị tri căn chăng? Đáp: Hoặc Vô nguyện mà không phải là vị tri căn. Thế nào là Vô nguyện mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là vị tri căn. Thế nào là vị tri căn mà không phải là Vô nguyện? Vị tri căn thâu nhiếp Vô nguyện, các Vô nguyện không thâu nhiếp và không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri căn, đó gọi là vị tri căn chứ không phải là Vô nguyện. Thế nào là Vô nguyện cũng là vị tri căn? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện cũng là vị tri căn. Thế nào là không phải Vô nguyện cũng không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp Vô nguyện, các Vô nguyện không thâu nhiếp không tương ưng vị tri căn, và còn lại tâm - tâm pháp sắc vô vị- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Vô nguyện cũng không phải là vị tri căn. Dó tri căn, vô tri căn cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Niệm giác ý chăng? Đáp: Hoặc Vô nguyện mà không phải là Niệm giác ý. Thế nào là Vô nguyện mà không phải là Niệm giác ý? Vô nguyện tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là Niệm giác ý. Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là Vô nguyện? Vô nguyện không tương ưng với Vô nguyện mà tương ưng với pháp Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải là Vô nguyện. Thế nào là Vô nguyện cũng là Niệm giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện cũng là Niệm giác ý. Thế nào là không phải Vô nguyện cũng không phải là Niệm giác ý? Vô nguyện không thâu nhiếp Niệm giác ý và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vị- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Vô nguyện cũng không phải là Niệm giác ý. Trạch pháp- tinh tiến- ỷ- hộ giác ý, đẳng phương tiện- đẳng niệm cũng như thế.  <卷>QUYỂN 14 Kiền độ thứ 3: TRÍ <詞>Phẩm 5: BÀN VỀ TƯƠNG ƯNG, Phần 2 Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Hỷ giác ý chăng? Đáp: Hoặc Vô nguyện mà không phải là Hỷ giác ý. Thế nào là Vô nguyện mà không phải là Hỷ giác ý? Vô nguyện tương ưng với Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý còn lại không tương ưng với pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện mà không phải là Hỷ giác ý. Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là Vô nguyện? Hỷ giác ý tương ưng với Vô nguyện, các Vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải là Vô nguyện. Thế nào là Vô nguyện cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra Vô nguyện tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Vô nguyện và Hỷ giác ý, đó gọi là Vô nguyện cũng là Hỷ giác ý. Thế nào là không phải Vô nguyện cũng không phải là Hỷ giác ý? Vô nguyện không tương ưng với Hỷ giác ý, Hỷ giác ý không tương ưng với Vô nguyện không và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Vô nguyện cũng không phải là Hỷ giác ý. Đẳng kiến và đẳng chí cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Định giác ý chăng? Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Định giác ý. Hỏi: Có thể có các pháp tương ưng với Định giác ý, mà đó không phải là Vô nguyện? Đáp: Có, Vô nguyện không thâu nhiếp pháp tương ưng với Định giác ý. Đẳng định cũng như thế. Vô tướng môn cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó không phải là dó tri căn và vô tri căn, mà đó là Niệm giác ý chăng? Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải là Niệm giác ý. Thế nào là vị tri căn mà không phải là Niệm giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp Niệm giác ý, đó gọi là vị tri căn chứ không phải là Niệm giác ý. Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải là vị tri căn. Thế nào là vị tri căn cũng là Niệm giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đây gọi là vị tri căn cũng là Niệm giác ý. Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là Niệm giác ý? Vị tri căn không thâu nhiếp Niệm giác ý, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là Niệm giác ý. Trạch pháp giác ý- tinh tấn giác ý- Định giác ý, đẳng kiến- đẳng phương tiện - đẳng định - đẳng niệm cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó là Hỷ giác ý chăng? Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải Hỷ giác ý. Thế nào là vị tri căn mà không phải Hỷ giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý không thâu nhiếp, không tương ưng nhau mà tương ưng với pháp với vị tri căn, đó gọi là vị tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý. Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải là vị tri căn. Thế nào là vị tri căn cũng là Hỷ giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đây gọi là vị tri căn cũng là Hỷ giác ý. Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý? Vị tri căn không thâu nhiếp Hỷ giác ý, các vị tri căn và Hỷ giác ý không thâu nhiếp không tương ưng và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý. Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó là Ỷgiác ý chăng? Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải là Ỷ giác ý. Thế nào là vị tri căn àm không phải Ỷ giác ý? Vị tri căn tương ưng với Ỷ giác ý, đâây là vị tri căn chứ không phải là Ỷ giác ý. Thế nào là Ỷ giác ý mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đó gọi là Ỷgiác ý mà không phải là vị tri căn. Thế nào là vị tri căn cũng là Ỷ giác ý? Vị tri căn tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đây gọi là vị tri căn cũng là Ỷ giác ý. Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý? Vị tri căn không tương ưng với Ỷ giác ý, Ỷ giác ý không tương ưng với vị tri căn, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý. Hộ giác ý cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó là đẳng chí chăng? Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải là đẳng chí. Thế nào là vị tri căn mà không phải đẳng chíù? Vị tri căn tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng với vị tri căn, đâây là vị tri căn mà không phải đẳng chí. Thế nào là đẳng chí mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không tương ưng với pháp tương ưng với đẳng chí, đó gọi là đẳng trí mà không phải là vị tri căn. Thế nào là vị tri căn cũng đẳng chí? Vị tri căn tương ưng với pháp tương ưng với đẳng trí, đây gọi là vị tri căn cũng là đẳng chí. Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là đẳng chí? Vị tri căn không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với vị tri căn, và còn lại tâm - tâm pháp cùng sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là đẳng chí. Môn dó tri căn cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là Niệm giác ý chăng? Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là Niệm giác ý. Thế nào là vô tri căn mà không phải là Niệm giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp Niệm giác ý, đó gọi là vô tri căn chứ không phải là Niệm giác ý. Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải là vô tri căn. Thế nào là vô tri căn cũng là Niệm giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đây gọi là vô tri căn cũng là Niệm giác ý. Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là Niệm giác ý? Vô tri căn không thâu nhiếp Niệm giác ý, Niệm giác ý không thâu nhiếp vô tri căn, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn cũng không phải là Niệm giác ý. Trạch pháp giác ý - tinh tấn giác ý - Định giác ý, đẳng phương tiện - đẳng niệm - đẳng định cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là Hỷ giác ý chăng? Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là Hỷ giác ý. Thế nào là vô tri căn mà không phải là Hỷ giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng với vô tri căn, đó gọi là vô tri căn mà không phải là Hỷ giác ý. Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải là vô tri căn. Thế nào là vô tri căn cũng là Hỷ giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đây gọi là vô tri căn cũng là Hỷ giác ý. Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý? Vô tri căn không thâu nhiếp Hỷ giác ý, các vô tri căn không thâu nhiếp không tương ưng với Hỷ giác ý, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn, không phải Hỷ giác ý. Đẳng kiến cũng như vậy. Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là Ỷ giác ý chăng? Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là Ỷ giác ý. Thế nào là vô tri căn mà không phải là Ỷ giác ý? Vô tri căn tương ưng với Ỷ giác ý, đó gọi là vô tri căn mà không phải là Ỷ giác ý. Thế nào là Ỷ giác ý mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đó gọi là Ỷ giác ý mà không phải là vô tri căn. Thế nào là vô tri căn cũng là Ỷ giác ý? Vô tri căn tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đây gọi là vô tri căn cũng là Ỷ giác ý. Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý? Vô tri căn không tương ưng với Ỷ giác ý, Ỷ giác ý không tương ưng với vô tri căn, và còn lại tâm - tâm pháp cùng sắc vô vi - tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý. Hộ giác ý cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là đẳng chí chăng? Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là đẳng chí. Thế nào là vô tri căn mà không phải là đẳng tríù? Vô tri căn tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng cùng pháp tương ưng với vô tri căn, đó gọi là vô tri căn chứ không phải là đẳng chí. Thế nào là đẳng chí mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không tương ưng cùng pháp tương ưng với đẳng chí, đó gọi là đẳng chí mà không phải là vô tri căn. Thế nào là vô tri căn cũng là đẳng chí? Vô tri căn tương ưng cùng pháp tương ưng với đẳng chí, đây gọi là vô tri căn cũng là đẳng chí. Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là đẳng chí? Vô tri căn không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với vô tri căn, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn cũng không phải là đẳng chí. Còn lại tương ưng như trên. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Nay Ta sẽ thuyết minh về bốn mươi bốn thứ trí: Khổ trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, khổ trí, đẳng trí. Tập trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, tập trí, đẳng trí. Tận trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, tận trí, đẳng trí. Đạo trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, đạo trí, đẳng trí. Sinh hữu cho đến hành trí cũng như thế.” Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Nay Ta sẽ thuyết minh về bảy mươi bảy thứ trí: Trí biết sinh duyên về lão tử, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí. Trí biết không duyên có còn lại sinh duyên về lão tử, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí. Trí biết sinh duyên lão tử trong quá khứ lâu xa, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí. Trí biết không phải sinh duyên còn lại của lão tử từ quá khứ lâu xa có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí. Trí biết sinh duyên lão tử lâu xa về vị lai có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí. Trí biết không có duyên còn lại sinh duyên lão tử ở vị lai lâu xa, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí. Như trí trụ pháp giới, pháp vô thường- hữu vi- tâm sở- duyên sinh không còn, pháp biến dịch, pháp vô dục, pháp tận. Trí tuệ đoạn thì trí này là một đẳng trí cho đến vô minh duyên hành, trí biết cũng như thế. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là vị tri trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Giả sử thành tựu vị tri trí, thì đó là pháp trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là tha tâm trí chăng? Đáp: Nếu đạt được mà không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giả sử đạt được rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là pháp trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là đẳng trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là pháp trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là pháp trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là tập trí- tận trí- đạo trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí, thì đó là pháp trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là tha tâm trí chăng? Đáp: Nếu đạt được mà không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giải sử đạt được rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là vị tri trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là đẳng trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là vị tri trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là vị tri trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là tập trí - tận trí- đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí, thì đó là vị tri trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là đẳng trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là tha tâm trí chăng? Đáp: Nếu đạt được không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giả sử đạt được rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là tha tâm trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là tập trí- tận trí- đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu tập trí- tận trí- đạo trí, thì đó là tha tâm trí chăng? Đáp: Nếu đạt được không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giả sử đạt được rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí - tập trí - tận trí - đạo trí, thì đó là đẳng trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là tập trí- tận trí- đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu tập trí- tận trí- đạo trí, thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu tập trí, thì đó là tận trí - đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu tận trí - đạo trí, thì đó là tập trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu tận trí, thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí, thì đó là tận trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí vị lai thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu pháp trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng? Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu pháp trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai, thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng? Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí vị lai? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu pháp trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí vị lai- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu pháp trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc vị lai không có quá khứ- hiện tại. Hoặc vị lai và quá khứ không có hiện tại. Hoặc vị lai và hiện tại không có quá khứ. Hoặc vị lai và quá khứ - hiện tại. Thế nào là vị lai không có quá khứ- hiện tại? Nếu đạt được pháp trí không tận. Giả sử pháp trí tận rồi mất không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai mà không có quá khứ - hiện tại. Thế nào là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại? Nếu pháp trí đã tận không mất. Vả lại pháp trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại. Thế nào là vị lai và hiện tại mà không có quá khứ? Nếu pháp trí hiện ở trước mắt không tận. Giả sử pháp trí ấy tận rồi mất, đây gọi là vị lai và hiện tại mà không có quá khứ. Thế nào là vị lai và quá khứ- hiện tại? Nếu pháp trí đã tận không mất. Vả lại pháp trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ- hiện tại. Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu pháp trí vị lai? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ- vị lai chăng? Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu pháp trí đã tận không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí quá khứ- vị lai, thì thành tựu pháp trí hiện tại? Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt. Vị tri trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí cũng như thế. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử thành tựu tha tâm trí vị lai, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ? Đáp: Nếu tha tâm trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu tha tâm trí không tận, giả sử tha tâm trí đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng? Đáp: Nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng? lai? Đáp: Nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí vị Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai- hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc vị lai mà không có quá khứ- hiện tại. Hoặc vị lai và quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc vị lai và quá khứ- hiện tạiù. Thế nào là vị lai mà không có quá khứ- hiện tại? Nếu đạt được tha tâm trí mà không mất. Nếu tha tâm trí không tận, giả sử tha tâm trí tận rồi mất mà không hiện ở trước mắt, thì đó gọi là vị lai chứ không có quá khứ- hiện tại. Thế nào là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại? Nếu tha tâm trí đã tận mà không mất. Vả lại tha tâm trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ chứ không có hiện tại. Thế nào là vị lai và quá khứ- hiện tại? Nếu tha tâm trí đã tận mà không mất, nếu tha tâm trí này hiện ở trước mắt, thì đó gọi là vị lai và quá khứ- hiện tại. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí vị lai? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ- vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ- vị lai, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại? Đáp: Nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu đẳng trí quá khứ? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí hiện tại chăng? Đáp: Nếu đẳng trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu đẳng trí quá khứ? Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu đẳng trí hiện tại chăng? Đáp: Nếu đẳng trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu đẳng trí vị lai? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại, nếu đẳng trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai- hiện tại, thì thành tựu đẳng trí quá khứ? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu đẳng trí quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Quá khứ thì thành tựu, hiện tại, nếu đẳng trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu đẳng trí vị lai? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu đẳng trí quá khứ- vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ- vị lai, thì thành tựu đẳng trí hiện tại? Đáp: Nếu đẳng trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí quá khứ chăng? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí vị lai chăng? Đáp: Nếu đạt được. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận, không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí hiện tại chăng? Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ chứ không có vị tri trí hiện tại- quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ chứ không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại chứ không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ chứ không có vị tri trí hiện tại- quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất và vị tri trí này không tận, giả sử tận rồi mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khư chứ không có vị tri trí hiện tại- quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ chứ không có hiện tại? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận không mất, và vị tri trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khư chứ không có hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại chứ không có quá khứ? Nếu pháp trí đã tận không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt, nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại mà không có quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại -quá khứ? Nếu pháp trí, vị tri trí đã tận không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại -quá khứ. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất, thì sẽ không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí hiện tại - vị lai. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại- vị lai. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí hiện tại - vị lai? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và trí này không đạt được vị tri trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí hiện tại - vị lai. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này có thể vị tri trí không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai, không có hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại - vị lai? Nếu pháp trí đã tận không mất, và lúc này đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại-vị lai. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí hiện tại- vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí vị lai- quá khứ chăng? Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí vị lai- quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai- quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí vị lai- quá khứ? Nếu pháp trí đã tận không mất, và lúc này không đạt được vị tri trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí vị lai- quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này đạt được vị tri trí. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai-quá khứ? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận mà không mất, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai-quá khứ. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí vị lai - quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí quá khứ - vị lai - hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ- hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ- vị lai mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai- hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ- vị lai- hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là vị tri trí quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này không đạt được vị tri trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải vị tri trí quá khứ - vị lai - hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí vị lai mà không phải là quá khứ- hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này đạt được vị tri trí vị lai. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí vị lai mà không phải là quá khứ - hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí vị lai - quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận mà không mất, và vị tri trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai- quá khứ mà không phải là hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí hiện tại - vị lai mà không phải là quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí hiện tại - vị lai mà không phải là quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ - vị lai - hiện tại? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận mà không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ - vị lai - hiện tại. Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí quá khứ - vị lai - hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu về tha tâm trí quá khứ chăng? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu về tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu về tha tâm trí vị lai chăng? Đáp: Nếu đạt được không mất thì thành tựu, nếu không đạt được hoặc đạt được rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu về tha tâm trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu về tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải tha tâm trí hiện tại - quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại - quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải tha tâm trí hiện tại- quá khứ chăng? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này không tận, giả sử tận rồi mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ, không phải là tha tâm trí hiện tại- quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và tha tâm trí đã tận mà không mất, vả lại tha tâm trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải là hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại- quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại- quá khứ. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại - vị lai chăng? Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí hiện tại- vị lai. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại- vị lai. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí hiện tại- vị lai. Nếu pháp trí tận mà không mất, và lúc trí này không đạt được tha tâm trí, hoặc đạt được rồi mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí hiện tại- vị lai. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này đạt được tha tâm trí không mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại- vị lai? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này hiện ở trước mắt, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại- vị lai. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại- vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí vị lai- quá khứ chăng? Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí vị lai- quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai - quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải có tha tâm trí vị lai - quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này không đạt được giả sử đạt được rồi mất, tha tâm trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải có tha tâm trí vị lai - quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này đạt được tha tâm trí không mất. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai - quá khứ? Nếu pháp trí và tha tâm trí đã tận mà không mất, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai - quá khứ. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai - quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ - vị lai - hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí quá khứ- vị lai- hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ- hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ - vị lai mà không phải là hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ - vị lai- hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu pháp trí đã tận không mất, và lúc trí này không đạt được tha tâm trí, giả sử đạt được thì mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí quá khứ - vị lai - hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá và tha tâm trí vị lai mà không có quá khứ - hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này tha tâm trí không mất. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ - hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá và tha tâm trí vị lai - quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và tha tâm trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai- quá khứ mà không phải là hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ- vị lai - hiện tại. Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ - vị lai- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí quá khứ chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Quá khứ thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ - hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại- vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai- quá khứ chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai- quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Quá khứ- vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ- vị lai- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu về khổ trí quá khứ chăng? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất là thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất là thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu về khổ trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có khổ trí hiện tại - quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại - quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có khổ trí hiện tại- quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và khổ trí này không tận, giả sử tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có khổ trí hiện tại - quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không có hiện tại? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận mà không mất, và khổ trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không có hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại mà không có quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, nếu không tận hay giả sử đã tận rồi mất thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại mà không có quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại- quá khứ? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại- quá khứ. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí hiện tại - vị lai chăng? Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí hiện tại- vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí vị lai- quá khứ chăng? Đáp: Vị lai thì thành tựu. Quá khứ nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí vị lai - quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận, không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải là quá khứ - hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ - vị lai mà không phải là hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại- vị lai mà không phải là quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ - vị lai - hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải là quá khứ - hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này đạt được khổ trí, nếu không tận hoặc đã tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải quá khứ - hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai- quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận mà không mất, và khổ trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và khổ trí vị lai- quá khứ mà không phải là hiện tại. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại - vị lai mà không phải là quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, nếu không tận hoặc đã tận rồi mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và khổ trí hiện tại - vị lai mà không phải là quá khứ. Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ - vị lai - hiện tại? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận mà không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ - vị lai - hiện tại. Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ - vị lai- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ? Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu. Tập trí - tận trí - đạo trí cũng như thế. Pháp trí quá khứ - vị tri trí quá khứ - tha tâm trí quá khứ là một, vị lai là hai, hiện tại là ba, quá khứ và vị lai là bốn, vị lai và hiện tại là năm, quá khứ và vị lai là sáu, quá khứ - vị lai và hiện tại là bảy. Tha tâm trí có bảy, cho đến đạo trí cũng như vậy.  <卷>QUYỂN 15 Kiền độ thứ 4: HÀNH <詞>Phẩm 1: BÀN VỀ HÀNH ÁC Tà ngữ hành ác, Chúng sinh và mạng, Thân không có giáo, Tự hành ở sau. Ba hành ác và ba căn bất thiện, ba hành ác thâu tóm ba căn bất thiện, hay ba căn bất thiện thâu tóm ba hành ác? Ba hành diệu và ba căn thiện, ba hành diệu thâu tóm ba căn thiện, hay ba căn thiện thâu tóm ba hành diệu? Ba hành ác và mười hành tích bất thiện, ba hành ác thâu tóm mười hành tích bất thiện, hay mười hành tích bất thiện thâu tóm thâu tóm ba hành ác? Ba hành diệu và mười hành tích thiện, ba hành diệu thâu tóm mười hành tích thiện, hay mười hành tích thiện thâu tóm ba hành diệu? Ba hành và mười hành tích, ba hành thâu tóm mười hành tích, hay mười hành tích thâu tóm ba hành? Ba hành và bốn hành thì đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có hành bào-hành tận. Ba hành thâu tóm bốn hành, hay bốn hành thâu tóm ba hành? Lại nữa, báo hiện pháp của ba hành là sinh báo - hậu báo; báo khổ báo vui - báo không khổ, không vui; quá khứ - vị lai - hiện tại; thiện bất thiện - vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc, học - vô học, phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có hành báo - hành tận. Báo hiện pháp của ba hành là sinh báo - hậu báo; báo vui - báo khổ - báo không khổ báo không vui; quá khứ - vị lai- hiện tại; thiện- bất thiện- vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc; học - vô học - phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Bốn hành thâu tóm ba hành, hay ba hành thâu tóm bốn hành? Báo hiện pháp của ba hành là sinh báo - hậu báo. Lại nữa, ba hành là báo vui - báo khổ- báo không khổ không vui; quá khứ - vị lai - hiện tại; thiện - bất thiện - vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Ba hành là báo vui- báo khổ- báo không vui không khổ. Lại nữa, ba hành là quá khứ - vị lai - hiện tại; thiện - bất thiện - vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Ba hành là quá khứ- vị lai- hiện tại. Lại nữa, ba hành là thiện- bất thiện- vô ký, hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Ba hành là thiện- bất thiện, vô ký. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Lại nữa, ba hành là học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Lại nữa, ba hành là do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Có thể báo của hành thọ là báo của thân mà thống- thọ không phải là tâm chăng? Có thể báo của hành thọ là báo của tâm mà thống- thọ không phải là thân sao? Có thể báo của hành thọ là báo của thân và tâm thống - thọ sao? Có thể báo của hành thọ là thân- tâm thống không thọ báo mà thọ báo sao? Ba chướng là chướng hành - chướng nhơ - chướng báo. Thế nào là chướng hành? Thế nào là chướng nhơ? Thế nào là chướng báo. Ba hành ác này, hành nào là lớn nhất? Ba hành diệu này, hành nào có quả lớn nhất? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Ba hành ác và ba căn bất thiện, ba hành ác thâu tóm ba căn bất thiện chăng? Đáp: Hoặc hành ác chứ không phải là căn bất thiện. Thế nào là hành ác chứ không phải là căn bất thiện? Tà kiến - tư duy bất thiện và hành ác của thân - miệng, đó gọi là hành ác chứ không phải là căn bất thiện. Thế nào là căn bất thiện chứ không phải là hành ác? Căn bất thiện si, đó gọi là căn bất thiện chứ không phải là hành ác. Thế nào là hành ác cũng là căn bất thiện? Căn bất thiện tham- giận dữ, đó gọi là hành ác cũng là căn bất thiện. Thế nào là không phải hành ác cũng không phải là căn bất thiện? Trừ những điều như trên. Hỏi: Ba hành diệu và ba căn thiện, ba hành diệu thâu tóm ba căn thiện chăng? Đáp: Hoặc hành diệu chứ không phải là căn thiện. Thế nào là hành diệu chứ không phải là căn thiện? Tư duy thiện hành diệu của thân- miệng, đó gọi là hành diệu chứ không phải là căn thiện. Thế nào là căn thiện chứ không phải là hành diệu? Đẳng kiến không thâu tóm căn thiện vô si, đó gọi là căn thiện chứ không phải là hành diệu. Thế nào là hành diệu cũng là căn thiện? Đẳng kiến của căn thiện là không tham- không giận dữ, đó gọi là hành diệu cũng là căn thiện. Thế nào là không phải hành diệu cũng không phải là căn thiện? Trừ những điều như trên. Hỏi: Ba hành ác và mười hành tích bất thiện, ba hành ác thâu tóm mười hành tích bất thiện, hay mười hành tích bất thiện thâu tóm ba hành ác? Đáp: Ba hành ác thâu tóm mười hành tích bất thiện chứ không phải mười hành tích bất thiện thâu tóm ba hành ác. Không thâu tóm những gì? Trừ hành tích thâu tóm hành ác của thân- miệng, còn lại các hành ác của thân - miệng và tư duy bất thiện. Hỏi: Ba hành diệu và mười hành tích thiện, ba hành diệu thâu tóm mười hành tích thiện, hay mười hành tích thiện thâu tóm ba hành diệu? Đáp: Ba hành diệu thâu tóm mười hành tích thiện chứ không phải mười hành tích thiện thâu tóm ba hành diệu. Không thâu tóm những gì? Trừ hành tích thâu tóm hành diệu của thân- miệng, còn lại các hành diệu của thân- miệng và tư duy thiện. Hỏi: Ba hành và mười hành tích, ba hành thâu tóm mười hành tích chăng? Đáp: Hoặc hành chứ không phải hành tích. Thế nào là hành chứ không phải hành tích? Trừ hành tích thâu tóm hành động của thân - miệng, còn lại các nghó hành động của thân- miệng, đó gọi là hành chứ không phải hành tích. Thế nào là hành tích chứ không phải hành? Ba hành tích sau, đó gọi là hành tích chứ không phải hành. Thế nào là hành cũng là hành tích? Bảy hành tích, đó gọi là hành cũng là hành tích. Thế nào là không phải hành cũng không phải hành tích? Trừ những điều như trên. Ba hành và bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành- hành tận. Hỏi: Ba hành thâu tóm bốn hành, hay bốn hành thâu tóm ba hành? Đáp: Ba hành thâu tóm bốn hành chứ không phải bốn hành thâu tóm ba hành. Không thâu tóm những gì? Trừ học- tư duy - tác - tận, còn lại các hành vô lậu và hành thiện của cõi Vô sắc, ba hành cùng hành vô ký. Lại nữa, báo hiện pháp của ba hành là sinh báo - hậu báo, trước thâu nhiếp sau hay sau thâu nhiếp trước? Đáp: Trước thâu nhiếp sau chứ không phải là sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? ba hành bất định-vô ký và vô lậu hành. Lại nữa, ba hành là báo vui- báo khổ - báo không khổ không vui. Trước thâu tóm sau hay sau thâu tóm trước? Đáp: Trước thâu tóm sau chứ không phải là sau thâu tóm trước. Không thâu tóm những gì? Ba hành vô lậu- vô ký. Lại nữa, ba hành là quá khứ - vị lai - hiện tại; thiện - bất thiện - vô ký, học - vô học - phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Tùy thuộc chủng loại ba hành thâu nhiếp lẫn nhau. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Trước thâu tóm sau hay sau thâu tóm trước? Đáp: Trước thâu tóm sau chứ không phải sau thâu tóm trước. Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu. Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành - hành tận. Ba hành là hiện pháp báo - sinh báo - hậu báo. Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành chăng? Đáp: Hoặc bốn hành chứ không phải là ba hành. Thế nào là bốn hành chứ không phải là ba hành? Học- tư duy- tác- tận, hành thiện- bất thiện và bất định hệ thuộc cõi Dục, hành bất định- thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành chứ không phải là ba hành. Thế nào là ba hành chứ không phải là bốn hành? Hạnh định thiện, hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là ba hành chứ không phải là bốn hành. Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Hành định- thiện và bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành định -thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành cũng là ba hành. Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải ba hành? Trừ ra học- tư duy- tác- tận, còn lại các hành vô lậu, hành bất định- thiện và hành vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là không phải bốn hành cũng không phải ba hành. Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành- hành tận. Ba hành là báo vui- báo khổ- báo không khổ không vui. Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành chăng? Đáp: Hoặc bốn hành chứ không phải ba hành. Thế nào là bốn hành chứ không phải ba hành? Học- tư duy- tác- tận, đó gọi là bốn hành chứ không phải ba hành. Thế nào là ba hành chứ không phải bốn hành? Hành thiện hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là ba hành chứ không phải bốn hành. Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Hành thiện- bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành cũng là ba hành. Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải ba hành? Trừ ra học- tư duy - tác - tận, còn lại các hành vô lậu và hành vô ký, đó gọi là không phải bốn hành cũng không phải ba hành. Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành - hành tận. Ba hành là quá khứ - vị lai - hiện tại; thiện - bất thiện - vô ký, học- vô học - phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành, hay ba hành thâu tóm bốn hành? Đáp: Ba hành thâu tóm bốn hành chứ không phải bốn hành thâu tóm ba hành. Không thâu tóm những gì? Trừ ra học - tư duy - tác - tận, còn lại các hành vô lậu và hành thiện - vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc. Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành - hành tận. Ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành, hay ba hành thâu tóm bốn hành? Đáp: Hoặc bốn hành, không phải ba hành. Thế nào là bốn hành chứ không phải ba hành? Học- tư duy- tác- tận, đó gọi là bốn hành chứ không phải ba hành. Thế nào là ba hành chứ không phải bốn hành? Hành thiện và hành vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là ba hành chứ không phải bốn hành. Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Hành thiện và bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành cũng là ba hành. Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải ba hành? Trừ ra học- tư duy- tác- tận, còn lại các hành vô lậu, đó gọi là không phải bốn hành cũng không phải ba hành. Ba hành là báo của pháp hiện hành- sinh báo- hậu báo. Lại nữa, ba hành là báo vui- báo khổ và báo không khổ không vui. Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành bất định. Ba hành là báo hiện pháp-sinh báo và hậu báo. Lại nữa, ba hành là quá khứ, vị lai và hiện tại; thiện-bất thiện và vô ký, học-vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành bất định - vô ký - vô lậu. Ba hành là báo hiện pháp- sinh báo và hậu báo. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành bất định và vô ký. Ba hành là báo vui- báo khổ và báo không khổ không vui. Lại nữa, ba hành là quá khứ- vị lai và hiện tại; thiện- bất thiện và vô ký; học- vô học và phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu- vô ký. Ba hành là báo vui- báo khổ và báo không khổ không vui. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc và Vô sắc. Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành vô ký. Ba hành là quá khứ- vị lai và hiện tại. Lại nữa, ba hành là thiện- bất thiện và vô ký, học - vô học và phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do ư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Tùy thuộc chủng loại mà thâu nhiếp nhau. Ba hành là quá khứ - vị lai và hiện tại. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Trước thâu tóm sau chứ không phải sau thâu tóm trước. Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu. Ba hành là thiện- bất thiện và vô ký. Lại nữa ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Hỏi: Trước thâu nhiếp sau, hay sau thâu nhiếp trước? Đáp: Trước thâu nhiếp sau chứ không phải sau thâu nhiếp trước. Không thâu nhiếp những gì? Hành vô lậu. Ba hành là thiện- bất thiện và vô ký. Lại nữa, ba hành là học- vô học và phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Tùy thuộc chủng loại mà thâu nhiếp nhau. Ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc - Vô sắc. Lại nữa, ba hành là học - vô học và phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau. Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu. Ba hành là học - vô học và phi học phi vô học. Lại nữa, ba hành là do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước? Đáp: Tùy thuộc chủng loại mà thâu nhiếp nhau. Hỏi: Có thể báo của hành thọ là báo của thân mà thống thọ chứ không phải là tâm chăng? Đáp: Hành bất thiện thọ báo. Hỏi: Có thể báo của hành thọ là báo của tâm mà thống -thọ chứ không phải là thân chăng? Đáp: Hành vô học- thiện thọ báo. Hỏi: Có thể báo của hành thọ là báo của thân và tâm thống -thọ chăng? Đáp: Hành hữu học- thiện thọ báo. Hỏi: Có thể báo của hành thọ là thân- tâm thống không thọ báo mà thọ báo chăng? Đáp: Thọ báo của hành thiện và bất thiện, thọ báo của sắc- tâm- tâm sở pháp niệm và tâm bất tương ưng hành. Ba chướng: chướng hành - chướng nhơ và chướng báo. Hỏi: Thế nào là chướng hành? Đáp: Năm hành không còn cứu chữa. Hỏi: Thế nào là chướng nhơ? Đáp: Các chúng sinh nặng về dâm dục, nặng về sự giận dữ, ngu si. Nặng về sư ïdâm dục và nặng về giận dữ- ngu si, thì loại đó thật không dễ gì giáo hóa mà khó nói- khó cứu giúp và khó thoát khỏi, đó gọi là chướng nhơ. Hỏi: Thế nào là chướng báo? Đáp: Xứ địa ngục, xứ súc sinh, xứ ngạ quỷ, xứ Uất-đơn-viết, xứ vô tưởng, đó gọi là chướng báo. Hỏi: Ba hành ác này thì hành nào lớn nhất? Đáp: Phá hoại Tăng và nói dối. Do báo của hành ác này, mà nhận chịu kiếp sống lâu dài trong đại địa ngục A-tỳ. Hỏi: Ba hành diệu này thì hành nào có quả lớn nhất? Đáp: Có báo của hành tư Tam-muội hữu thứ nhất, hữu tưởng và vô tưởng tiếp nhận sống lâu tám mươi ngàn kiếp. <詞>Phẩm 2: NÓI VỀ TÀ NGỮ Các tà ngữ thì đó là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng thì đó là tà ngữ chăng? Các tà nghiệp thì đó là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng thì đó là tà nghiệp chăng? Các đẳng ngữ thì đó là đẳng mạng chăng? Nếu là đẳng mạng thì đó là đẳng ngữ chăng? Các đẳng nghiệp thì đó là đẳng mạng chăng? Nếu là đẳng mạng thì đó là đẳng nghiệp chăng? Ba hành ác là ba cong vạy - ba nhơ bẩn - ba vẩn đục. Thân cong vạy, thân nhơ bẩn, thân vẩn đục. Miệng cong vạy, miệng nhơ bẩn, miệng vẩn đục. Ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục. Thế nào là thân cong vạy, thân nhơ bẩn, thân vẩn đục? Thế nào là miệng cong vạy, miệng nhơ bẩn, miệng vẩn đục? Thế nào là ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục? Ba hành ác thâu tóm ba cong vạy- ba nhơ bẩn- ba vẩn đục hay ba cong vạy, ba nhơ bẩn, ba vẩn đục thâu tóm ba hành ác? Ba hành diệu và ba tịnh, ba hành diệu thâu tóm ba tịnh, hay ba tịnh thâu tóm ba hành diệu? Ba hành diệu và ba mãn, ba hành diệu thâu tóm ba mãn, hay ba mãn thâu tóm ba hành diệu? Ba tịnh và ba mãn, ba tịnh thâu tóm ba mãn, hay ba mãn thâu tóm ba tịnh? Các hành ác của thân thì đó đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo, nếu là hành của thân không có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành ác của thân chăng? Các hành ác của miệng thì hành đó đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo, nếu là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành ác của miệng chăng? Các hành ác của ý thì hành đó đều là hành của ý không có phương tiện thiện xảo, nếu là hành của ý không có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành ác của ý chăng? Các hành diệu của thân thì hành diệu đó đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo, nếu hành của thân có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành diệu của thân? Các hành diệu của miệng thì hành diệu đó đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo, nếu hành của miệng có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành diệu của miệng? Các hành diệu của ý thì hành diệu đó đều là hành của ý có phương tiện thiện xảo, nếu hành của ý có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành diệu của ý? Các pháp do hành đạt được thì pháp đó nên nói là thiện- bất thiện hay vô ký chăng? Có thể hành quá khứ là báo quá khứ, hay là báo hiện tại, vị lai chăng? Có thể hành vị lai là báo của quá khứ- hiện tại và vị lai sao? Có thể hành hiện tại là báo của vị lai- quá khứ và hiện tại chăng? Có thể như hành của thân mà thọ báo nhưng hành của miệng- hành của ý không như vậy chăng? Có thể như hành của miệng mà thọ báo nhưng hành của thân- hành của ý không như vậy chăng? Có thể như hành của ý mà thọ báo nhưng hành của thân- hành của miệng không như vậy chăng? Có thể như hành của thân - hành của miệng mà thọ báo nhưng hành của ý không như vậy chăng? Có thể như hành của thân - hành của ý mà thọ báo nhưng hnàh của miệng không như vậy chăng? Có thể như hành của miệng - hành của ý mà thọ báo nhưng hành của thân không như vậy chăng? Có thể như hành của thân - hành của miệng mà thọ báo thì hành của ý cũng như vậy chăng? Có thể như hành của thân- hành của miệng- hành của ý không thọ báo mà lại thọ báo chăng? Có thể ba hành thọ báo không trước không sau chăng? Hiện pháp ba- sinh báo và hậu báo, báo vui- báo khổ và báo không khổ không vui, hệ thuộc cõi Dục và hệ huộc cõi Sắc- Vô sắc, có thể ba hành thọ báo không trước không sau chăng? Thiện bất thiện, do kiến đế mà đoạn- do tư duy mà đoạn. Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Các tà ngữ thì đó là tà mạng sao? Đáp: Hoặc tà ngữ mà không phải là tà mạng. Thế nào là tà ngữ mà không phải là tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, còn lại các hành ác của miệng, đó gọi là tà ngữ mà không phải là tà mạng. Thế nào là tà mạng mà không phải là tà ngữ? Tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, đó gọi là tà mạng mà không phải là tà ngữ. Thế nào là tà ngữ cũng là tà mạng? Tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, đó gọi là tà ngữ cũng là tà mạng. Thế nào là không phải tà ngữ cũng không phải tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, còn lại các hành ác của thân, đó gọi là không phải tà mạng cũng không phải tà ngữ. Hỏi: Các tà nghiệp thì đó là tà mạng sao? Đáp: Hoặc tà nghiệp mà không phải là tà mạng. Thế nào là tà nghiệp mà không phải là tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, còn lại các hành ác của thân khác, đó gọi là tà nghiệp mà không phải là tà mạng. Thế nào là tà mạng mà không phải là tà nghiệp? Tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, đó gọi là tà mạng mà không phải là tà nghiệp. Thế nào là tà nghiệp cũng là tà mạng? Tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, đó gọi là tà nghiệp cũng là tà mạng. Thế nào là không phải tà nghiệp cũng không phải tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, còn lại các hành ác của miệng, đó gọi là không phải tà nghiệp cũng không phải tà mạng. Hỏi: Các đẳng ngữ thì đó là đẳng mạng sao? Đáp: Hoặc đẳng ngữ mà không phải là đẳng mạng. Thế nào là đẳng ngữ mà không phải là đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, còn lại các hành diệu của miệng, đó gọi là đẳng ngữ mà không phải là đẳng mạng. Thế nào là đẳng mạng mà không phải là đẳng ngữ? Đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, đó gọi là đẳng mạng mà không phải là đẳng ngữ. Thế nào là đẳng mạng của đẳng ngữ? Đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, đó gọi là đẳng ngữ cũng là đẳng mạng. Thế nào là không phải đẳng ngữ cũng không phải đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, còn lại các hành diệu của thân, đó gọi là không phải đẳng ngữ cũng không phải đẳng mạng. Hỏi: Các đẳng nghiệp thì đó là đẳng mạng sao? Đáp: Hoặc đẳng nghiệp mà không phải là đẳng mạng. Thế nào là đẳng nghiệp mà không phải là đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, còn lại các hành diệu của thân, đó gọi là đẳng nghiệp mà không phải là đẳng mạng. Thế nào là đẳng mạng mà không phải là đẳng nghiệp? Đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, đó gọi là đẳng mạng mà không phải là đẳng nghiệp. Thế nào là đẳng nghiệp cũng là đẳng mạng? Đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, đó gọi là đẳng nghiệp cũng là đẳng mạng. Thế nào là không phải đẳng nghiệp cũng không phải đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, còn lại các hành diệu của miệng, đó gọi là không phải đẳng nghiệp cũng không phải đẳng mạng. Ba hành ác là ba cong vạy - ba nhơ bẩn - ba vẩn đục. Thân cong vạy, thân nhơ bẩn, thân vẩn đục. Miệng cong vạy, miệng nhơ bẩn, miệng vẩn đục. Ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục. Hỏi: Thế nào là thân cong vạy? Đáp: Hành vi của thân có nhiều giả dối. Hỏi: Thế nào là thân nhơ bẩn? Đáp: Hành vi của thân có nhiều giận dữ. Hỏi: Thế nào là thân vẩn đục? Đáp: Hành vi của thân có nhiều dâm dục. Hỏi: Thế nào là miệng cong vạy? Đáp: Hành vi của miệng có nhiều giả dối. Hỏi: Thế nào là miệng nhơ bẩn? Đáp: Hành vi của miệng có nhiều giận dữ. Hỏi: Thế nào là miệng vẩn đục? Đáp: Hành vi của miệng có nhiều dâm dục. Hỏi: Thế nào là ý cong vạy? Đáp: Hành vi của ý có nhiều giả dối. Hỏi: Thế nào là ý nhơ bẩn? Đáp: Hành vi của ý có nhiều giận dữ. Hỏi: Thế nào là ý vẩn đục? Đáp: Hành vi của ý có nhiều dâm dục. Hỏi: Ba hành ác thâu tóm ba cong vạy- ba nhơ bẩn- ba vẩn đục chăng? Đáp: Hoặc ba hành ác mà không phải là cong vạy- nhơ bẩn- vẩn đục. Thế nào là hành ác mà không phải cong vạy- nhơ bẩn- vẩn đục? Trừ ra hành ác của thân- miệng- ý có nhiều giả dối dục vọng và giận dữ hệ thuộc cõi Dục, còn lại các hành ác của thân- miệng- ý, đó gọi là hành ác mà không phải cong vạy- nhơ bẩn- vẩn đục. Thế nào là sự cong vạy- nhơ bẩn- vẩn đục mà không phải là hành ác? Hành của thân- miệng- ý thương yêu giả dối, hệ thuộc cõi Sắc, hành của ý có nhiều ái nhiễm hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là sự cong vạy- nhơ bẩn - vẩn đục mà không phải là hành ác. Thế nào là hành ác cũng là cong vạy - nhơ bẩn- vẩn đục? Hành ác của thân- miệng - ý có nhiều gải dối dục vọng và giận giữ hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là hành ác cũng là cong vạy - nhơ bẩn - vẩn đục. Thế nào là không phải hành ác cũng không phải là cong vạy- nhơ bẩn- vẩn đục? Trừ những điều như trên. Hỏi: Ba hành diệu và ba tịnh, ba hành diệu thâu tóm ba tịnh, hay ba tịnh thâu tóm ba hành diệu? Đáp: Tùy thuộc vào chủng loại mà thâu nhiếp nhau. Hỏi: Ba hành diệu và ba mãn, ba hành diệu thâu tóm ba mãn chăng? Đáp: Hoặc hành diệu mà không phải là mãn. Thế nào là hành diệu mà không phải là mãn? Trừ ra hành diệu vô học của thân - miệng, còn lại các hành diệu của thân - miệng, đều là hành diệu của ý, đó gọi là hành diệu mà không phải là mãn. Thế nào là mãn mà không phải là hành diệu? Tâm vô học, đó gọi là mãn mà không phải là hành diệu. Thế nào là hành diệu cũng là mãn? Hành diệu vô học của thân- miệng, đó gọi là hành diệu cũng là mãn. Thế nào là không phải hành diệu cũng không phải mãn? Trừ những điều như trên. Hỏi: Ba tịnh và ba mãn, ba tịnh thâu tóm ba mãn chăng? Đáp: Hoặc tịnh mà không phải là mãn. Thế nào là tịnh mà không phải là mãn? Trừ ra tịnh vô học của thân- miệng, còn lại các tịnh của thân- miệng, đều là tịnh của ý, đó gọi là tịnh mà không phải là mãn. Thế nào là mãn mà không phải là tịnh? Tâm vô học, đó gọi là mãn mà không phải là tịnh. Thế nào là tịnh cũng là mãn? Tịnh vô học của thân- miệng, đó gọi là tịnh cũng là mãn. Thế nào là không phải mãn cũng không phải là tịnh? Trừ những điều như trên. Hỏi: Các hành ác của thân đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo chăng? Đáp: Đúng như vậy. các hành ác của thân đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo. Hỏi: Có thể có hành của thân không có phương tiện thiện xảo mà đó không phải là hành ác của thân chăng? Đáp: Có, hành của thân ẩn mất vô ký, hành của thân không có phương tiện thiện xảo, không ẩn mất vô ký. Hỏi: Các hành ác của miệng đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành ác của miệng đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo. Hỏi: Có thể có hành của miệng không có phương tiện thiện xảo mà đó không phải là hành ác của miệng chăng? Đáp: Có, hành của miệng ẩn mất vô ký, hành của miệng không có phương tiện thiện xảo, không ẩn mất vô ký. Hỏi: Các hành ác của ý đều là hành của ý không có phương tiện thiện xảo chăng? Đáp: Hoặc hành ác của ý mà đó không phải là hành ác của ý không có phương tiện thiện xảo. Thế nào là hành ác của ý mà đó không phải là hành ác của ý không có phương tiện thiện xảo? Ba hành ác của ý, đó gọi là hành ác của ý nhưng đó không phải là hành của ý không có phương tiện thiện xảo. Thế nào là hành của ý không có phương tiện thiện xảo mà đó không phải là hành ác của ý? Tư duy ẩn mất vô ký, tư duy không có phương tiện thiện xảo, không ẩn mất vô ký, đó gọi là hành của ý không có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành ác của ý. Thế nào là hành ác của ý mà đó là hành của ý không có phương tiện thiện xảo? Tư duy bất thiện, đó gọi là hành ác của ý nhưng đó là hành của ý không có phương tiện thiện xảo. Thế nào là không phải hành ác của ý cũng không phải là hành của ý không có phương tiện thiện xảo? Trừ những điều như trên. Hỏi: Các hành diệu của thân thì đó đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành diệu của thân thì đó đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo. Hỏi: Có thể có hành của thân có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của thân chăng? Đáp: Có, hành của thân có phương tiện thiện xảo thì không ẩn mất vô ký. Hỏi: Các hành diệu của miệng thì đó đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành diệu của miệng thì đó đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo. Hỏi: Có thể có hành của miệng có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của miệng chăng? Đáp: Có, hành của miệng có phương tiện thiện xảo thì không ẩn mất vô ký. Hỏi: Các hành diệu của ý thì đó đều là hành của ý có phương tiện thiện xảo chăng? Đáp: Hoặc hành diệu của ý nhưng đó không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo. Thế nào là hành diệu của ý nhưng đó không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Ba hành diệu của ý, đó gọi là hành diệu của ý nhưng đó không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo. Thế nào là hành của ý có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của ý? Tư duy phương tiện thiện xảo không ẩn mất vô ký, đó gọi là hành của ý có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của ý. Thế nào là hành diệu của ý nhưng đó là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Tư duy thiện, đó gọi là hành diệu của ý nhưng đó là hành của ý có phương tiện thiện xảo. Thế nào là không phải hành diệu của ý cũng không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Trừ những điều như trên. Hỏi: Các pháp do hành đạt được thì pháp đó nên nói là thiện- bất thiện hay vô ký? Đáp: Các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp này nên nói là vô ký. Hỏi: Các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp đó nên nói là vô ký hay sao? Đáp: Đúng như vậy. Nếu nói như thế, thì vốn không có Như lai dùng thiện tâm giảng thuyết, nói lời dịu dàng - nói lời tuyệt vời- nói lời êm ái tốt đẹp, lờinày là thiện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nghe những điều tôi đã nói, nếu các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp đó là vô ký, không nên dấy lên nói rằng vốn không có Như Lai dùng thiện tâm giảng thuyết, nói lời dịu dàng- nói lời tuyệt vời- nói lời êm ái tốt đẹp thì lời này là thiện. Tuy có lời này nhưng điều ấy không có như vậy. Nếu như dấy lên nói rằng vốn không có Như Lai dùng thiện tâm giảng thuyết, nói lời dịu dàng- nói lời tuyệt vời- nói lời êm ái tốt đẹp thì lời này là thiện; không nên dấy khởi lên nói rằng các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp đó là vô ký. Bởi vì các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp này là vô ký, điều này không phải như vậy. Nên dấy khởi lên nói rằng vốn không có Như Lai, vốn là lúc sinh vào đời khác làm thiện hạnh mà thọ báo thì báo hiện rõ ở trước mắt, đó là do nhân duyên này có được yết hầu dựa vào bốn đại chủng lưu thông với bốn đại chủng, bốn đại chủng phát ra tiếng, là tiếng chứ không phải là báo. Hỏi: Có thể có hành quá khứ thọ báo quá khứ, báo hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Có như thế. Hỏi: Có thể có hành vị lai thọ báo vị lai chăng? Đáp: Có, không có quá khứ- hiện tại. Hỏi: Có thể có hành hiện tại thọ báo hiện tại chăng? Đáp: Có, quá khứ không có mà vị lai có. Hỏi: Có thể như hành của thân mà thọ báo, hành của miệng và hành của ý không như vậy sao? Đáp: Có như thân bất tịnh mà miệng tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện, hoặc là tâm vô ký. Như thân tịnh mà miệng bất tịnh, nên vào lúc ấy có tâm bất thiện, hoặc là tâm vô ký, đó gọi là như hành của thân mà thọ báo, hành của miệng và hành vi của ý thì không như vậy. Hỏi: Có thể như hành của miệng mà thọ báo, hành của thân và hành của ý không như vậy sao? Đáp: Có như thân tịnh mà miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện, hoặc là tâm vô ký. Như thân bất tịnh mà miệng tịnh, nên vào lúc ấy có tâm bất thiện, hoặc là tâm vô ký, đó gọi là như hành của miệng mà thọ báo, hành của thân và hành của ý thì không như vậy. Hỏi: Có thể như hành của ý mà thọ báo, hành của thân và hành của miệng không như vậy sao? Đáp: Có như thân bất tịnh và miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện. Như thân tịnh và miệng tịnh, nên vào lúc ấy có tâm bất thiện, đó gọi là như hành của ý mà thọ báo, hành của thân và hành của miệng thì không như vậy. Hỏi: Có thể như hành của thân và hành của miệng mà thọ báo, hành của ý không như vậy sao? Đáp: Có như thân bất tịnh và miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện, hoặc là tâm vô ký. Như thân tịnh và miệng tịnh, vào lúc ấy có tâm bất thiện, hoặc là tâm vô ký, đó gọi là như hành của thân và hành của miệng thọ báo, hành của ý không như vậy. Hỏi: Có thể như hành của thân và hành của ý thọ báo, hành của miệng không như vậy sao? Đáp: Có như thân bất tịnh mà miệng tịnh, nên vào lúc này có tâm bất thiện. Như thân tịnh mà miệng bất tịnh, vào lúc ấy có tâm thiện, đó gọi là như hành của thân và hành của ý thọ báo, hành vi của miệng thì không như vậy. Hỏi: Có thể như hành của miệng và hành của ý mà thọ báo, hành của thân không như vậy sao? Đáp: Có như thân tịnh mà miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm bất thiện. Như thân bất tịnh mà miệng tịnh, vào lúc ấy có tâm thiện, đó gọi là như hành của miệng, hành của ý thọ báo, hành của thân thì không như vậy. Hỏi: Có thể như hành của thân và hành của miệng mà thọ báo, hành của ý cũng như vậy sao? Đáp: Có như thân bất tịnh và miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm bất thiện. Như thân tịnh và miệng tịnh, vào lúc ấy có tâm thiện, đó gọi là như hành của thân và hành của miệng mà thọ báo, hành của ý cũng như vậy. Hỏi: Có thể như hành của thân- hành của miệng và hành của ý không thọ báo mà lại thọ báo chăng? Đáp: Có các tâm bất tương ưng hành thọ báo, sắc- tâm- tâm sở niệm pháp và tâm bất tương ưng hành. Hỏi: Có thể ba hành không trước không sau mà thọ báo của báo hiện pháp- sinh báo và hậu báo chăng? Đáp: Thọ báo của báo hiện pháp là sắc- tâm- tâm sở niệm pháp là của sinh báo, tâm bất tương ưng hành là của hậu báo. Lại nữa, tâm- tâm sở niệm pháp là của báo hiện pháp, sắc là của sinh báo, tâm bất tương ưng hành là của hậu báo. Lại nữa, tâm bất tương ưng hành là của báo hiện pháp, tâm- tâm sở niệm pháp là của sinh báo, sắc là của hậu báo. Báo vui- báo khổ- báo không khổ không vui cũng như thế. Tâm, tâm sở niệm pháp là hệ thuộc cõi Dục và hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, tâm bất tương ưng hành là hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại nữa, tâm- tâm sở niệm pháp là hệ thuộc cõi Dục, tâm bất tương ưng hành là hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Lại nữa, tâm bất tương ưng hành là hệ thuộc cõi Dục, tâm, tâm sở niệm pháp là hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Hỏi: Có thể hai hành không trước không sau mà thọ báo thiện và bất thiện chăng? Đáp: Thọ báo thiện là sắc, thọ báo bất thiện là tâm- tâm sở niệm pháp và tâm bất tương ưng hành. Lại nữa, báo thiện là tâm- tâm sở niệm pháp và tâm bất tương ưng hành, bất thiện là sắc. Pháp do kiến đế đoạn, pháp do tư duy đoạn cũng như thế.  <卷>QUYỂN 16 Kiền độ thứ 4: HÀNH <詞>Phẩm 3: NÓI VỀ HẠI CHÚNG SINH Có thể hại mà chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng? Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng? Có thể hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng? Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng? Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết thì hành kia thọ báo chắc chắn phải sinh vào địa ngục chăng? Có thể hành bất thiện, hành khổ đau chưa thành thục, hành đó của chúng sinh đầu tiên thọ nhận báo thì chắc chắn là tâm ô nhiễm chăng? Có thể hại mạng chúng sinh mà chúng sinh kia về sau không thọ giới, nên nói là tịnh trong tất cả chúng sinh chăng? Nếu như tịnh trong tất cả chúng sinh, thì thọ giới trong tất cả chúng sinh kia chăng? Giả sử thọ giới trong tất cả chúng sinh, thì tịnh trong tất cả chúng sinh kia chăng? Nếu thành tựu thân thì có hành của miệng ấy chăng? Giả sử thành tựu hành của thân thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì có hành của miệng ấy chăng? Giả sử thành tựu hành của miệng thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì có hành của ý ấy chăng? Giả sử thành tựu hành của ý thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của thân và hành của miệng chăng? Giả sử thành tựu hành của thân và hành của miệng thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân, thì thân ấy có hành của thân và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của thân và hành của ý thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của miệng và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành cảu miệng và hành của ý thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của thân- hành của miệng và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của thân- hành của miệng và hành của ý thì thân ấy là có chăng? Nếu thành tựu hành của thân thì sẽ thân ấy có hành của miệng chăng? Giả sử thành tựu hành của miệng thì hành của thân ấy là có chăng? Nếu thành tựu hành của thân thì thân ấy có hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của ý thì hành của thân ấy là có chăng? Nếu thành tựu hành của thân thì thân ấy có hành của miệng và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của miệng và hành của ý thì hành của thân ấy là có chăng? Nếu thành tựu hành của miệng thì hành của ý ấy là có chăng? Giả sử thành tựu hành của ý, thì hành cảu miệng ấy là có chăng? Nếu dục của hành chưa hết thì dục của báo kia chưa hết sao? Giả sử dục của báo chưa hết, thì dục của hành cũng chưa hết sao? Nếu dục của hành hết thì dục của báo kia sẽ hết sao? Giả sử dục của báo hết thì dục của hành cũng hết sao? Nếu hành có quả thì tất cả hành kia đều có báo chăng? Giả sử hành có báo thì tất cả hành kia đều có quả chăng? Nếu hành không có quả thì tất cả hành kia đều không có báo chăng? Giả sử hành không có báo thì tất cả hành kia đều không có quả chăng? Nếu hành bất thiện thì tất cả hành đó đều điên đảo chăng? Giả sử hành điên đảo thì tất cả hành đó đều bất thiện chăng? Nếu hành không phải bất thiện thì tất cả hành đó đều không điên đảo chăng? Giả sử hành không phải điên đảo thì tất cả hành đó đều không phải bất thiện chăng? Nếu thành tựu hành bất thiện, thì thành tựu hành của cõi Sắc- Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành của cõi Sắc- Vô sắc, thì thành tựu hành bất thiện chăng? Nếu thành tựu hành thiện của cõi Dục, thì thành tựu hành thiện của cõi Sắc - Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành thiện của cõi Sắc - Vô sắc, thì thành tựu hành thiện của cõi Dục chăng? Nếu thành tựu hành của cõi Dục, thì thành tựu hành của cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu hành của cõi Sắc, thì thành tựu hành của cõi Dục chăng? Nếu thành tựu hành của cõi Dục, thì thành tựu hành của cõi Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành của cõi Vô sắc, thì thành tựu hành của cõi Dục chăng? Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Sắc thì thành tựu hành cõi Dục chăng? Nếu thành tựu hành của cõi Dục thì thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc, thì thành tựu hành của cõi Dục? Nếu thành tựu hành của cõi Sắc, thì thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc, thì thành tựu hành của cõi Sắc? Nếu thành tựu hành của cõi Vô sắc, thì thành tựu hành vô lậu chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu, thì thành tựu hành của cõi Vô sắc chăng? Nếu thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Dục, hành thuộc cõi Sắc - hành thuộc cõi Vô sắc, thì sau khi mạng chung sẽ sinh vào xứ nào? tiện. tiện. Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng? Đáp: Có, như đoạn mạng chúng sinh mà không ngừng tìm phương Hỏi: Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng? Đáp: Có, như không hại mạng chúng sinh mà ngừng tìm phương Hỏi: Có thể hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng? Đáp: Có, như hại mạng chúng sinh àm ngừng tìm phương tiện. Hỏi: Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng? Đáp: Có, như không hại mạng chúng sinh mà không ngừng tìm phương tiện. Hỏi: Có thể không hại chúng sinh mà hại chúng sinh không hết, những hành kia thọ báo thì chắc chắn sinh vào địa ngục chăng? Đáp: Có, như tạo ra phương tiện không có thể cứu chữa mà nữa chừng mạng chung. Hỏi: Có thể hành bất thiện và hành khổ đau chưa thành thục, hành đó của chúng sinh đầu tiên thọ báo chắc chắn là tâm ô nhiễm chăng? Đáp: Có như tạo ra hành không thể cứu chữa, chúng sinh kia đầu tiên thọ nhận trung ấm địa ngục. Hỏi: Có thể hại mạng chúng sinh mà chúng sinh kia về sau không thọ giới, nên nói là tịnh trong tất cả chúng sinh chăng? Đáp: Có, như phương tiện muốn có thể hại chúng sinh mà từ trong đó gặp pháp. Hỏi: Nếu tịnh trong tất cả chúng sinh, thì thọ giới trong tất cả chúng sinh kia chăng? Đáp: Hoặc tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh. Thế nào là tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh? Như không thọ giới mà từ trong đó gặp pháp, đó gọi là tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh. Thế nào là thọ giới trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là tịnh trong tất cả chúng sinh? Như thọ giới mà vượt qua giới, đó gọi là thọ giới trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là tịnh trong tất cả chúng sinh. Thế nào là tịnh trong tất cả chúng sinh cũng là chúng sinh kia thọ giới trong tất cả chúng sinh? Như thọ giới mà không vượt qua giới, đó gọi là tịnh trong tất cả chúng sinh và thọ giới trong tất cả chúng sinh. Thế nào là không phải tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh? Trừ những điều như trên. Hỏi: Nếu thành tựu thân thì có hành của thân chăng? Đáp: Hoặc thành tựu thân mà không phải là hành của thân. Thế nào là thành tựu thân, không phải thành tựu hành của thân? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục không có oai nghi, không ở nơi không phải oai nghi, thân không có giáo, hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân mà không phải là hành của thân. Thế nào là thành tựu hành của thân mà không phải là thân? Người vô cấu sinh ở cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành của thân mà không phải là thân. Thế nào là thành tựu thân cũng là hành của thân? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, thân có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân cũng là hành của thân. Thế nào là không thành tựu thân cũng không phải là hành của thân? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu thân cũng không phải là hành của thân. Hỏi: Nếu thành tựu thân thì có hành của miệng thuộc thân ấy chăng? Đáp: Hoặc thành tựu thân mà không phải là hành của miệng. Thế nào là thành tựu thân mà không phải là hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, miệng không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân mà không phải là hành của miệng. Thế nào là thành tựu hành của miệng mà không phải là thân? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành của miệng mà không phải là thân. Thế nào là thành tựu thân cũng là hành của miệng? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân cũng là hành của miệng. Thế nào là không thành tựu thân cũng không phải hành của miệng? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu thân cũng không phải là hành của miệng. Hỏi: Nếu thành tựu thân thì có hành của thuộc thân ấy chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu thân thì có hành của ý thuộc thân ấy. Hỏi: Có thể thành tựu hành của ý mà không phải là thân chăng? Đáp: Có, sinh nơi cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của thân và hành của miệng chăng? Đáp: Hoặc thành tựu thân mà không phải là hành của thân và hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của thân mà không phải là hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của miệng mà không phải là hành của thân. Hoặc thành tựu thân và hành của thân cùng hành của miệng. Thế nào là thành tựu thân mà không phải là hành của thân và hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân và miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân mà không phải là hành của thân vàhành của miệng. Thế nào là thành tựu thân và hành của thân mà không phải là hành của miệng? Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất, miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của thân mà không phải là hành của miệng. Thế nào là thành tựu thân và hành của miệng mà không phải là hành của thân? Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, thân không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của miệng mà không phải là hành của thân. Thế nào là thành tựu thân và hành của thân cùng hành của miệng? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân- miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân và hành của thân cùng hành của miệng. Hỏi: Giả sử thành tựu hành của thân vàhành của miệng thì đó là thành tựu thân sao? Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu. Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì đó là thành tựu hành của thân và hành của ý chăng? Đáp: Hoặc thành tựu thân và hành của ý mà không có hành của thân. Hoặc thành tựu thân và hành của thân cùng hành của ý. Thế nào là thành tựu thân và hành của ý mà không có hành của thân? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì sẽ không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi. Thân không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của ý mà không có hành của thân. Thế nào là thành tựu thân và hành của thân- hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi, không có oai nghi hay không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thân và thành tưu về hành của thân- hành của ý. Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân- hành của ý, thì đó là thành tựu thân sao? Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu. Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu thân thì đó là thành tựu hành của miệng- hành của ý? Đáp: Hoặc thành tựu thân và hành của ý, không phải là hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của miệng- hành của ý. Thế nào là thành tựu thân và hành của ý mà không phải là hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của ý mà không phải là hành của miệng. Thế nào là thành tựu thân và hành của miệng- hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân và hành của miệng- hành của ý. Hỏi: Nếu thành tựu về hành của miệng- hành của ý thì đó là thành tựu thân sao? Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu. Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì thân ấy có hành của thân- hành của miệng và hành của ý? Đáp: Hoặc thành tựu thân và hành của ý, không phải hành của thân- hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của thân - hành của ý, không phải hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của miệng - hành của ý, không phải hành của thân. Hoặc thành tựu thân và hành của thân- hành của miệng và hành của ý. Thế nào là thành tựu thân và hành của ý mà không phải hành của thân - hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi. Thân - miệng không có giáo hoặc có giáo, liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của ý mà không phải hành của thân- hành của miệng. Thế nào là thành tựu thân và hành của thân- hành của ý mà không phải hành của miệng? Người phàm nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất, miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của thân- hành của ý mà không phải hành của miệng. Thế nào là thành tựu thân và hành của miệng- hành của ý mà không phải hành của thân? Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi. Miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, thân không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của miệng- hành của ý mà không phải hành của thân. Thế nào là thành tựu thân và hành của thân- hành của miệng- hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân- miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân và hành của thân- hành của miệng- hành của ý. Hỏi: Thành tựu về hành của thân- hành của miệng và hành của ý, thì đó là thành tựu thân sao? Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu. Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân, thì đó là thành tựu hành của miệng sao? Đáp: Hoặc thành tựu hành của thân mà không phải hành của miệng. Thế nào là thành tựu hành của thân mà không phải hành của miệng. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, thân có giáo hoặc có giáo mà không mất, miệng không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu hành của thân mà không phải hành của miệng. Thế nào là thành tựu hành của miệng mà không phải hành của thân? Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, thân không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu hành của miệng mà không phải hành của thân. Thế nào là thành tựu hành của thân cùng hành của miệng? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hoặc không có oai nghi, không là oai nghi cũng không phải không có oai nghi, thân - miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là thành tựu hành của thân và hành của miệng. Thế nào là không thành tựu hành của thân và hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu sinh ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục, thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, thân- miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là không thành tựu hành của thân và hành của miệng. Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân, thì đó là thành tựu hành của ý chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành của thân thì đó là thành tựu hành của ý. Hỏi: Có thể thành tựu về hành của ý mà không phải là thành tựu hành của thân chăng? Đáp: Có, màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, thân không có giáo hoặc có giáo liền mất; hoặc là người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân, thì đó là thành tựu hành của miệng và hành của ý chăng? Đáp: Hoặc thành tựu hành của thân và hành của ý, không phải hành của miệng. Hoặc thành tựu hành của thân và hành của miệng và hành của ý. Thế nào là thành tựu hành của thân và hành của ý mà không phải hành của miệng? Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Dục, thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất. Miệng không có giáo hoặc có giáo, liền mất, đó gọi là thành tựu hành của thân và hành của ý mà không phải hành của miệng. Thế nào là thành tựu hành của thân và hành của miệng- hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục, thì oai nghi hay không có oai nghi, không có oai ngh cũng không phải không có oai nghi, thân, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất hoặc là người vô cấu sinh nơi cõi Sắc mà sinh đến cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành của thân và hành của miệng- hành của ý. Hỏi: Nếu thành tựu về hành của miệng và hành của ý, thì đó là thành tựu hành của thân sao? Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu. Thế nào là không thành tựu? Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, thân không có giáo hoặc có giáo liền mất, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, đó gọi là không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu hành của miệng, thì đó là thành tựu hành của ý sao? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành hành của miệng thì đó là thành tựu hành của ý. Hỏi: Có thể thành tựu hành của ý mà không phải hành của miệng chăng? Đáp: Có, màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng không có giáo hoặc có giáo, liền mất. Hỏi: Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, nếu dâm hành chưa hết thì dâm báo kia chưa hết sao? Đáp: Đúng như vậy. Nếu dâm hành chưa hết thì dâm báo ấy chưa hết. Hỏi: Có thể báo dâm chưa hết mà không phải là hành chăng? Đáp: Có Tu-đà-hoàn do kiến đế mà đoạn hết dâm hành, nhưng báo dâm ấy chưa hết. Hỏi: Nếu dâm hành đã hết thì dâm báo kia hết sao? Đáp: Đúng như vậy. Nếu dâm báo không còn thì do dâm hành ấy không còn. Hỏi: Có thể dâm hành không còn mà không phải là báo chăng? Đáp: Tu-đà-hoàn do kiến đế mà đoạn hết dâm hành nhưng dâm báo kia chưa hết. Hỏi: Nếu hành đã có quả thì hành ấy đều có báo chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu hành có báo thì có hành này đều có quả. Hỏi: Có thể hành có quả mà hành ấy không có báo chăng? Đáp: Có, hành vô ký và vô lậu. Hỏi: Nếu hành không có quả thì hành ấy đều không có báo chăng? Đáp: Không có hành thì không có quả. Hỏi: Có thể hành mà không có báo chăng? Đáp: Có, hành vô ký và vô lậu. Hỏi: Nếu hành bất thiện thì hành đó đều điên đảo sao? Đáp: Hoặc hành bất thiện mà hành này không phải là điên đảo. Thế nào là hành bất thiện mà hành ấy không phải là điên đảo? Giống như có một chúng sanh thấy quả có thật, thấy như thế và nói như thế, có hành có quả báo của hành, đó làhành ác của thân- hành ác của miệng và hành ác của ý. Giống như có một chúng sinh không thấy là có tưởng kiến, không nghe- không phân biệt, không nhận thức là có tưởng thức. Chúng sinh kia không do tưởng này, không do nhẫn này, không do kiến này, không do dục này, không do trí tuệ này mà mình không thấy- không nghe- không phân biệt- không nhận thức. Giống như có một chúng sinh, thấy không có tưởng kiến- nghe- phân biệt- nhận thức không có tưởng thức, chúng sinh kia không do tưởng này, không do nhẫn này, không do kiến này, không do dục này, không do trí tuệ này mà mình thấy- nghe- phân biệt- nhận thức. Đó gọi là hành bất thiện mà hành ấy không phải là điên đảo. Thế nào là hành điên đảo mà hành này không phải là bất thiện? Giống như có một chúng sinh không có thấy là không có quả thật sự, thấy như thế và nói như thế, không có hành, không có quả báo của hành, đó là hành diệu của thân- hành diệu của miệng và hành diệu của ý. Giống như có một chúng sinh không thấy là có tưởng kiến, không nghe- không phân biệt- không nhận thức là có tưởng thức. Chúng sinh kia do tưởng này, do nhẫn này, do kiến này, do dục này, do trí tuệ này mà mình thấy - nghe - phân biệt- nhận thức. Giống như có một chúng sinh không thấy có tưởng thấy nghe - phân biệt - nhận thức không có tưởng thức, chúng sinh kia do tưởng này, do nhẫn này, do kiến này, do dục này, do trí tuệ này mà mình không thấy - nghe - phân biệt nhận thức. Đó gọi là hành điên đảo mà hành này không phải là bất thiện. Thế nào là hành bất thiện mà hành đó cũng điên đảo? Giống như có một chúng sinh thấy không có thấy không có quả thật sự, thấy như thế và nói như thế, không có hành và không có quả báo của hành, đó là hành vi ác của thân- hành ác của miệng và hành ác của ý. Giống như có một chúng sinh không thấy và không tưởng là thấy không nghe- không phân biệt- không nhận thức có tưởng không nhận thức. Chúng sinh kia không do tưởng này, không do nhẫn này, không do dục này, không do trí tuệ này mà mình thấy- nghe- phân biệt- nhận thức. Giống như có một chúng sinh thấy có tưởng kiến- nghe- phân biệt- nhận thức có tưởng thức. Chúng sinh không do tưởng này, nhẫn này, không do kiến- dục và trí tuệ này mà mình không thấy- không nghe- không phân biệt- không nhận thức. Đó gọi là hành bất thiện mà hành đó cũng điên đảo. Thế nào là hành không phải bất thiện mà hành đó cũng không phải điên đảo? Giống như có một chúng sinh thấy có quả thật sự thấy như thế và nói như thế, có hành và có quả báo của hành. Đó là hành diệu của thân- hành diệu của miệng và hành diệu của ý. Giống như có một chúng sinh không thấy có tưởng không thấy- không nghe- không phân biệt- không nhận thức có tưởng không nhận thức. Chúng sinh kia do tưởng này, do nhẫn này, do kiến này, do dục này, do trí tuệ này mà mình không thấy- không nghe- không phân biệt- không nhận thức. Giống như như có một chúng sinh thấy có tưởng kiến, nghe- phân biệt- nhận thức- có tưởng thức chúng sinh kia do tưởng này- nhẫn này, do kiến này, do dục- trí tuệ này mà mình thấy- nghe- phân biệt- nhận thức, đó gọi là hành không phải bất thiện mà hành đó cũng không phải là điên đảo. Không phải bất thiện cũng như thế. Hỏi: Nếu thành tựu hành bất thiện, thì đó là thành tựu hành cõi Sắc- Vô sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành bất thiện thì đó là thành tựu hành cõi Sắc và Vô sắc. Hỏi: Có thể thành tựu hành cõi Sắc- Vô sắc, mà không phải là thành tựu hành bất thiện chăng? Đáp: Có, nếu sinh ở cõi Dục mà dục ái không còn, hoặc sinh ở cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu hành thiện cõi Dục, thì đó là thành tựu hành thiện cõi Sắc- Vô sắc chăng? Đáp: Hoặc thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc- Vô sắc. Thế nào là thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc- Vô sắc? Nếu sinh vào cõi Dục mà không đoạn thiện vốn có không đạt được tâm thiện cõi Sắc- Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc- Vô sắc. Thế nào là thành tựu hành thiện cõi Sắc- Vô sắc mà không phải hành thiện cõi Dục? Nếu sinh vào cõi Sắc đạt được tâm thiện cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành thiện cõi Sắc- Vô sắc mà không phải là hành thiện cõi Dục. Thế nào là thành tựu hành thiện cõi Dục và hành thiện cõi Sắc- Vô sắc? Nếu sinh vào cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc- Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành thiện cõi Dục av2 hành thiện cõi Sắc- Vô sắc. Thế nào là không thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc- Vô sắc? Căn bản của thiện đã đoạn, đó gọi là không thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc- Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành cõi Sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Sắc, thì đó là thành tựu hành cõi Dục chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể thành tựu hành cõi Vô sắc, thì đó là không thành tựu hành cõi Dục? Đáp: Có, nếu sinh vào cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành vô lậu chăng? Đáp: Hoặc thành tựu hành cõi Dục mà không thành tựu hành vô lậu. Thế nào là thành tựu hành cõi Dục mà không thành tựu hành vô lậu? Nếu người phàm phu sinh vào cõi Dục- Sắc, thì đó gọi là thành tựu hành cõi Dục mà không phải là hành vô lậu. Thế nào là thành tựu hành vô lậu mà không phải là hành cõi Dục? Người vô cấu sinh vào cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành vô lậu mà không phải hành cõi Dục. Thế nào là thành tựu hành cõi Dục cũng là hành vô lậu? Nếu người vô cấu sinh vào cõi Dục- cõi Sắc, đó gọi là thành tựu hành cõi Dục cũng là hành vô lậu. Thế nào là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Dục? Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Dục. Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Sắc, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành cõi Sắc thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể thành tựu hành cõi Vô sắc, mà không phải là thành tựu hành cõi Sắc chăng? Đáp: Có, sinh ở cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Sắc, thì đó là thành tựu hành vô lậu chăng? Đáp: Hoặc thành tựu hành cõi Sắc mà không phải là hành vô lậu. Thế nào là thành tựu hành cõi Sắc mà không phải là hành vô lậu? Người phàm phu sinh nơi cõi Dục- Sắc, đó gọi là thành tựu hành cõi Sắc mà không phải hành vô lậu. Thế nào là thành tựu hành vô lậu mà không phải hạnh cõi Sắc? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành vô lậu mà không phải là hành cõi Sắc. Thế nào là thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc? Người vô cấu sinh nơi cõi Dục- cõi Sắc, đó gọi là thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc. Thế nào là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Vô sắc, thì đó là thành tựu hành vô lậu? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành vô lậu thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc. Hỏi: Vả lại, thành tựu hành vô lậu, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc? Đáp: Có, là người phàm phu, nếu thành tựu hành cõi Dục, hành vô lậu cõi Sắc và Vô sắc. Hỏi: Sau khi mạng chung ở đây sẽ sinh về nơi nào? Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc-cõi Vô sắc, hoặc không có xứ sở.  <卷>QUYỂN 17 Kiền độ thứ 4: HÀNH <詞>Phẩm 4: NÓI VỀ HỮU GIÁO, VÔ GIÁO Có giáo và không giáo, Quả thật của các hành, Hoặc người hữu lậu học, Tư duy giới ở sau. Nếu thành tựu thân giáo thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo thì đó là thành tựu giáo chăng? Nếu thành tựu thân giáo thiện - bất thiện, ẩn một - vô ký, không ẩn một - vô ký, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo thì đó là thành tựu giáo chăng? Nếu thành tựu thân giáo quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng? Nếu thành tựu thân giáo thiện - bất thiện, ẩn một - vô ký, không ẩn một - vô ký quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng? Nếu thành tựu thân giáo vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng Giả sử thành tựu vô giáo, thì sẽ thành tựu giáo chăng? Nếu thành tựu thân giáo thiện - bất thiện, ẩn một - vô ký, không ẩn một- vô ký vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng? Nếu thành tựu thân giáo trong hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì sẽ thành tựu giáo chăng? Nếu thành tựu thân giáo thiện- bất thiện, ẩn một- vô ký, không ẩn một- vô ký hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng? Khẩu giáo cũng như thế. Các hành hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó là quả hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử hành là quả hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó hệ thuộc cõi Dục chăng? Các hành hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử hành là quả hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó hệ thuộc cõi Sắc chăng? Các hành hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử hành là quả hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Các hành vô lậu thì hành đó là quả vô lậu chăng? Giả sử hành là quả vô lậu, thì hành đó là hành vô lậu chăng? Các hành không hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử hành không phải là quả hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó không hệ thuộc cõi Dục chăng? Các hành không hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử hành không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó không hệ thuộc cõi Sắc chăng? Các hành không hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử hành không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó không hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Các hành không phải vô lậu, thì hành đó không phải là quả vô lậu chăng? Giả sử hành không phải là quả vô lậu, thì hành đó không phải là hành vô lậu chăng? Có thể hành hữu lậu thì hành đó là quả hữu lậu chăng? Hành hữu lậu mà quả vô lậu chăng? Hành hữu lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng? Có thể hành vô lậu thì hành đó là quả vô lậu chăng? Hành vô lậu mà quả hữu lậu chăng? Hành vô lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng? Có thể hành hữu lậu và vô lậu, thì hành đó là quả hữu lậu và vô lậu chăng? Hành hữu lậu và vô lậu mà quả hữu lậu chăng? Hành hữu lậu và vô lậu mà quả vô lậu chăng? Có thể hành học là quả học chăng? Hành học thì quả vô học chăng? Hành học mà quả phi học phi vô học chăng? Có thể hành vô học mà quả vô học chăng? Hành vô học mà quả học chăng? Hành vô học mà quả phi học phi vô học chăng? Có thể hành phi học phi vô học thì quả phi học phi vô học chăng? Hành phi học phi vô học mà quả học chăng? Hành phi học phi vô học mà quả vô học chăng? Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí tuệ”. Thế nào là không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí tuệ? Nếu không tu thân, thì đó là không tu giới, không tu tâm, không tu trí tuệ chăng? Giả sử không tu trí tuệ, thì đó là không tu thân chăng? Nếu không tu giới, thì đó là không tu tâm, không tu trí tuệ chăng? Giả sử không tu trí tuệ, thì đó là không tu giới chăng? Nếu không tu tâm, thì đó là không tu trí tuệ chăng? Giả sử không tu trí tuệ, thì đó là không tu tâm chăng? Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tu thân, tu giới, tu tâm, tu trí tuệ.” Thế nào là tu thân, tu giới, tu tâm, tu trí tuệ? Nếu tu thân, thì đó là tu giới, tu tâm, tu trí tuệ chăng? Giả sử tu trí tuệ, thì đó là tu thân chăng? Nếu tu giới, thì đó là tu tâm, tu trí tuệ chăng? Giả sử tu trí tuệ, thì đó là tu giới chăng? Nếu tu tâm, thì đó là tu trí tuệ chăng? Giả sử tu trí tuệ, thì đó là tu tâm chăng? Có thể thành tựu giới quá khứ mà chủng này không phải là của hiện tại- vị lai chăng? Vị lai không phải hiện tại, hiện tại không phải vị lai, và chủng này là của hiện tại- vị lai chăng? Có thể thành tựu giới vị lai mà chủng này không phải là của hiện tại- quá khứ chăng? Quá khứ không phải hiện tại, hiện tại không phải quá khứ, và chủng này của quá khứ- hiện tại chăng? Thành tựu giới hiện tại mà chủng này không phải là của quá khứ- vị lai chăng? Quá khứ không phải vị lai, vị lai không phải quá khứ, và chủng này là của quá khứ- vị lai chăng? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục không phải luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân có giáo mà lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục, có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới. Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Hoặc sinh nơi cõi Sắc thì thân vô giáo. Nếu người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo. Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi, không đạt được luật nghi giới. Thân có giáo mà lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mấtthì lúcấy đạt được vô giáo có luật nghi giới hay không có luật nghi giới, cũng không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà thân có giáo, thì đó gọi là giáo mà cũng là vô giáo. Thế nào là không phải là giáo cũng là vô giáo? Người phàm phu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có luật nghi mà cũng không phải không có luật nghi. Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, người phàm phu sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là không phải là giáo cũng là vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Hoặc giáo chứ không phải là vô giáo. Thế nào là giáo chứ không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục, không có luật nghi. Thân thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo mất. Lúc ấy không đạt được vô giáo không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo mà vốn có giáo không mất. Lúc ấy không đạt được vô giáo. Đó gọi là giáo chứ không phải là vô giáo. Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục, ở trong luật nghi không đạt được luật nghi giới. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì thân thiện vô giáo. Nếu người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì gọi là vô giáo mà không phải là giáo. Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới. Thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo vốn có giáo không mất, lúc ấy đạt được vô gáio có luật nghi giới hay không có luật nghi, cũng không có luật nghi mà cũng không phải không có luật nghi. Thân thiện có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì đạt được vô giáo. Nếu sinh ở cõi Sắc thì thân thiện có giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo. Thế nào không phải là giáo mà cũng là vô giáo? Người phàm phu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có luật nghi. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân thiện vô giáo vốn có giáo liền mất lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo mà cũng là vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục, vào chỗ phải luật nghi. Thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo vốn có giáo không mất lúc ấy không đạt được vô giáo. Đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi. Thân bất thiện vô giáo lúc ấy đạt được vô giáo. Vốn có giáo liền mất thì lúc ấy đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện vô giáo lúc ấy đạt được vô giáo vốn có giáo liền mất; lúc đạt được vô giáo, đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo. Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi hay không có luật nghi, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện có giáo thì lúc ấy đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo mà không mất. Lúc ấy đạt được vô giáo, thì đó gọi là giáo cũng là vô giáo. Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục có luật nghi hay không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện vô giáo lúc ấy không đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc, Vô sắc, thì đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo ẩn một- vô ký, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Không có thành tựu vô giáo. Có thể thành tựu giáo chăng? Có, thân giáo ẩn một- vô ký sinh nơi cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo không ẩn một- vô ký, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Không có thành tựu vô giáo. Có thể thành tựu giáo chăng? Có, thân có giáo không ẩn một- vô ký sinh nơi cõi Dục hoặc sinh nơi cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, vốn thân có giáo không mất, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào chỗ luật nghi nơi cõi Dục không đạt được luật nghi giới, vốn thân là vô giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì vốn thân vô giáo; nếu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo. Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được luật nghi giới, vốn thân có giáo không mất, lúc ấy đạt được vô giáo. Nơi có luật nghi giới hay nơi không có luật nghi, không có luật nghi, cũng không phải nơi không có luật nghi, vốn thân có giáo không mất, thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc, vốn thân có giáo không mất, đó gọi là giáo cũng là vô giáo. Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh cõi Dục không đạt được luật nghi, cũng không phải không có luật nghi, vốn thân vô giáo, hoặc giáo liền mất A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục không có luật nghi. Vốn thân thiện có giáo không mất lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Vốn thnâ thiện có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục có luật nghi thì không đạt được luật nghi giới, vốn thân thiện là vô giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì vốn thân thiện là vô giáo. Nếu học mà sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo. Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới, vốn thân thiện là có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo có luật nghi giới hoặc không có luật nghi không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, vốn thân thiện là có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà vốn thân thiện là có giáo không mất, đó gọi là giáo cũng là vô giáo. Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục không có luật nghi thân thiện vốn là vô giáo, hoặc có giáo liền mất. Không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân thiện vốn có là vô giáo hoặc có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi, vốn thân bất thiện có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo; không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, vốn thân bất thiện có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi thân bất thiện vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo. Không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân bất thiện vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo. Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi, thân bất thiện vốn là có giáo, lúc ấy đạt được vô giáo không có luật nghi. không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân bất thiện vốn là có giáo không mất, lúc ấy đạt được vô giáo đó gọi là giáo cũng gọi là vô giáo. Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh cõi Dục có luật nghi thân bất thiện vốn là vô giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo. Không phải luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân bất thiện vốn là vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc- Vô sắc, thì đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo ẩn một - vô ký, không ẩn một- vô ký quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Không có thành tựu giáo chẳng phải là vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Không có thành tựu giáo. Hỏi: Có thể thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Có, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục, thì đạt được tâm thiện nơi cõi Sắc. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì người vô cấu sẽ sinh vào cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Không có thành tựu giáo. Hỏi: Có thể thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Có, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục thì đạt được tâm thiện nơi cõi Sắc. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì người vô cấu sẽ sinh vào cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện, ẩn một- vô ký, không ẩn một- vô ký vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Không có thành tựu giáo chẳng phải là vô giáo. Hỏi: Nếu đã thành tựu thân giáo trong hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới. Thân có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo. Vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân có giáo thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà thân có giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi giới mà không đạt được luật nghi giới, nhập định mà không nhập định. Thân vô giáo vốn có giáo liền mất, thì lúc ấy đạt được luật nghi giới vô giáo, có luật nghi hoặc không có luật nghi, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân vô giáo vốn có giáo liền mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh vào cõi Sắc mà nhập định thì đó gọi là không giáo mà không phải là giáo. Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được luật nghi giới, thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo mà không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo, có luật nghi giới hay không có luật nghi giới cũng không phải không có luật nghi giới. Thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo. Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào cõi Dục có luật nghi mà không đạt được giới luật và không nhập định. Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, thì lúc ấy không đạt được vô giáo cũng không có giới luật cũng không phải không có giới luật . Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà không nhập định, thân vô giáo sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được giới luật. Thân thiện vốn có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo; không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân thiện vốn có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo; vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà thân thiện vốn có giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng thì sẽ không đạt được giới luật nhập định hay không nhập định. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được luật nghi vô giáo, có luật nghi hay không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà nhập định, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo. Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được giới luật nghi, thân thiện vốn có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất, thì lúc ấy đạt được vô giáo có luật nghi hay không có luật nghi, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân thiện có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo. Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng thì sẽ không đạt được giới luật và không nhập định. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi mà không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc nhưng không nhập định, thân thiện vô giáo, sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo. Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện vô giáo, vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, không có giới luật mà không có giới luật cũng không phải không có giới luật. Thân bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là vô giáo cũng không phải là giáo. Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo thân vốn có giáo không mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, không có giới luật nhưng không có giới luật cũng không phải không có giới luật. Thân bất thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo. Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo không có giới luật cũng không phải không có giới luật. Thân bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc- Vô sắc thì đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo ẩn một - vô ký hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Không có thành tựu vô giáo. Hỏi: Có thể có thành tựu giáo chăng? Đáp: Có, thân có giáo ẩn một- vô ký sinh nơi cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo không ẩn một- vô ký hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Đáp: Không có thành tựu vô giáo. Hỏi: Có thể có thành tựu giáo chăng? Đáp: Có, sinh thân có giáo không nẩ- vô ký sinh nơi cõi Dục hoặc cõi Sắc. Khẩu giáo cũng như thế. Hỏi: Các hành hệ thuộc cõi Dục thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành hệ thuộc cõi Dục thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Có thể có hành là quả hệ thuộc cõi Dục nhưng hành kia không phải là quả cõi Dục chăng? Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc mà biến hóa nơi cõi Dục, hóa làm ngữ nơi cõi Dục. Hỏi: Các hành hệ thuộc cõi Sắc thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành hệ thuộc cõi Sắc thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Có thể có hành là quả hệ thuộc cõi Sắc nhưng hành kia không phải là quả cõi Sắc chăng? Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc mà biến hóa nơi cõi Dục; hóa làm ngữ nơi cõi Dục, như đạo cõi Sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng. Hỏi: Các hành hệ thuộc cõi Vô sắc, thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành hệ thuộc cõi Vô sắc thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể có hành hệ thuộc cõi Vô sắc nhưng hành kia không phải là quả cõi Vô sắc chăng? Đáp: Có, như đạo nơi cõi Vô sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng. Hỏi: Các hành vô lậu thì hành đó là quả vô lậu chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành vô lậu thì hành đó lá quả vô lậu. Hỏi: Có thể có quả của hành vô lậu mà hành kia không phải là hành vô lậu chăng? Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc- Vô sắc đoạn kiết hướng tới chứng. Hỏi: Các hành không phải hành cõi Dục thì hành ấy không phải quả cõi Dục chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành không phải là hành cõi Dục thì hành ấy không phải là quả cõi Dục. Hỏi: Có thể có hành không phải hành cõi Dục mà hành ấy không phải không là hành cõi Dục chăng? Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc biến hóa nơi cõi Dục, hóa làm ngữ nơi cõi Dục. Hỏi: Các hành không hệ thuộc cõi Sắc, thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành không hệ thuộc cõi Sắc thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc Hỏi: Có thể có hành không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc mà hành đó không phải không là hành cõi Sắc chăng? Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc biến hóa nơi cõi Dục; hóa làm ngữ nơi cõi Dục, như đạo cõi Sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng. Hỏi: Các hành không phải hệ thuộc cõi Vô sắc, thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành không phải hệ thuộc cõi Vô sắc thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể có hành không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc mà hành ấy không phải không là hành cõi Vô sắc chăng? Đáp: Có, như đạo nơi cõi Vô sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng. Hỏi: Các hành không phải vô lậu, thì hành đó không phải là quả vô lậu chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hành không phải là quả vô lậu thì hành đó không phải là vô lậu. Hỏi: Có thể có hành không phải vô lậu mà hành đó không phải không là quả vô lậu chăng? Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc- Vô sắc đoạn kiết hướng tới chứng. Hỏi: Có thể có hành hữu lậu thì hành đó là quả hữu lậu chăng? Đáp: Có đó gọi là dựa vào quả và quả báo. Hỏi: Có thể có hành hữu lậu mà quả vô lậu chăng? Đáp: Có, quả giải thoát. Hỏi: Có thể có hành hữu lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng? Đáp: Có đó gọi là dựa vào quả- quả báo và quả giải thoát. Hỏi: Có thể có hành vô lậu là quả vô lậu chăng? Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả và quả giải thoát. Hỏi: Có thể có hành vô lậu mà quả hữu lậu chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Có thể có hành vô lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Có thể có hành hữu lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Có thể có hành hữu lậu và vô lậu mà quả hữu lậu chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Có thể có hành hữu lậu và vô lậu mà quả vô lậu chăng? Đáp: Có, quả giải thoát. Hỏi: Có thể có hành học mà quả học chăng? Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả. Hỏi: Có thể có hành học mà quả vô học chăng? Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả. Có thể có hành học mà quả phi học phi vô học chăng? Đáp: Có, quả giải thoát. Hỏi: Có thể có hành vô học mà quả vô học chăng? Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả. Hỏi: Có thể có hành vô học thì quả học chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Có thể có hành vô học mà quả phi học phi vô học chăng? Đáp: Có, quả giải thoát. Hỏi: Có thể có hành phi học phi vô học thì quả phi học phi vô học chăng? Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả- quả báo và quả giải thoát. Hỏi: Có thể có hành phi học phi vô học mà quả học chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Có thể có hành phi học phi vô học mà quả vô học chăng? Đáp: Không có. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ.” Hỏi: Thế nào là không tu thân? Đáp: Thân dục chưa hết, tham chưa hết, nghó nhớ chưa hết, khát ái chưa hết. Lại nữa, dùng đạo vô ngại diệt hết ái sắc, với đạo đó không tu, không nương dựa, như thế là không tu thân. Không tu giới cũng như thế. Hỏi: Thế nào là không tu tâm? Đáp: Tâm dục chưa hết, tham chưa hết, niệm chưa hết, khát ái chưa hết. Lại nữa, dùng đạo vô ngại diệt hết ái sắc, với đạo đó không tu, không nương dựa, như thế là không tu tâm. Không tu tuệ cũng như thế. Hỏi: Nếu không tu thân thì đó là không tu giới chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu không tu giới thì đó là không tu thân chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu không tu thân thì đó là không tu tâm chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu thân thì đó là không tu tâm. Hỏi: Có thể không tu tâm mà không phải là không tu thân chăng? Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết. Hỏi: Nếu không tu thân thì đó là không tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu thân thì đó là không tu tuệ. Hỏi: Có thể không tu tuệ, mà không phải là không tu thân chăng? Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết. Hỏi: Nếu không tu giới thì đó là không tu tâm chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu giới thì đó là không tu tâm. Hỏi: Có thể không tu tâm mà không phải là không tu giới chăng? Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết. Hỏi: Nếu không tu giới thì đó là không tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu giới thì đó là không tu tuệ. Hỏi: Có thể không tu tuệ mà không phải là không tu giới chăng? Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết. Hỏi: Nếu không tu tâm thì đó là không tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu không tu tuệ thì đó là không tu tâm chăng? Đáp: Đúng như vậy. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ.” Hỏi: Thế nào là tu thân? Đáp: Thân hết ái, hết tham, hết nghó nhớ, hết khát ái. Lại nữa, dùng đạo vô ngại để diệt hết ái sắc, tu tập và dựa vào đạo đó, như thế là tu thân. Tu giới cũng như thế. Hỏi: Thế nào là tu tâm? Đáp: Tâm hết ái, hết tham, hết niệm, hết khát ái. Lại nữa, dùng đạo vô ngại diệt hết hết ái vô sắc, tu tập và dựa vào đạo đó, như thế là tu tâm. Tu tuệ cũng như thế. Hỏi: Nếu tu thân thì đó là tu giới chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu tu giới thì đó là tu thân chăng? Đáp: Đúng vậy. Hỏi: Nếu tu thân thì đó là tu tâm chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tâm thì đó là tu thân. Hỏi: Có thể tu thân mà không tâm chăng? Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết. Hỏi: Nếu tu thân thì đó là tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tuệ thì đó là tu thân. Hỏi: Có thể có tu thân mà không tu tuệ chăng? Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết. Hỏi: Nếu tu giới thì đó là tu tâm chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tâm thì đó là tu giới. Hỏi: Có thể có tu giới mà không tu tâm chăng? Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết. Hỏi: Nếu tu giới thì đó là tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tuệ thì đó là tu giới. Hỏi: Có thể có tu giới mà không tu tuệ chăng? Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết. Hỏi: Nếu tu tâm thì đó là tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu tu tuệ thì đó là tu tâm chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Có thể có thành tựu giới quá khứ, mà chủng này không phải ở hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Có, giáo giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt mắt. Hỏi: Và vị lai, mà chủng này không phải của hiện tại chăng? Đáp: Có, đạo cộng- định cộng giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt. Hỏi: Và hiện tại, chủng này không phải ở vị lai chăng? Đáp: Có, giáo giới đã hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt. Hỏi: Và chủng này của hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Có, đạo cộng- định cộng giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt. Hỏi: Có thể có thành tựu giới vị lai mà chủng này không phải ở hiện tại - quá khứ chăng? Đáp: Có, A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc. Hỏi: Và quá khứ mà chủng này không phải ở hiện tại chăng? Đáp: Có, đạo cộng - định cộng giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt. Hỏi: Và hiện tại mà chủng này không phải ở quá khứ chăng? Đáp: Có, đầu tiên được giới luật vô lậu. Hỏi: Và chủng này của hiện tại - quá khứ chăng? Đáp: Có, đạo cộng - định cộng giới hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt. Hỏi: Có thể có thành tựu giới hiện tại mà chủng này không phải ở quá khứ - vị lai chăng? Đáp: Có, đầu tiên được giới luật. Hỏi: Và quá khứ mà chủng này không phải ở vị lai chăng? Đáp: Có, giáo giới hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt. Hỏi: Và vị lai mà chủng này không phải ở quá khứ chăng? Đáp: Có, đầu tiên được giới luật vô lậu. Hỏi: Và chủng này của vị lai- quá khứ chăng? Đáp: Có, đạo cộng - định cộng giới hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt. ---------------- <詞>Phẩm 5: BÀN VỀ TỰ HÀNH Thế nào là tự hành? Dựa vào những gì mà tự hành? Do đâu có thể sử dụng hành? Tự hành thì hành ấy nên nói là quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Vốn có thể sử dụng hành thì tự hành và hành ấy thành tựu chăng? Giả sử hành thành tựu thì hành đó là tự hành chăng? Vốn có thể sử dụng hành mà không phải tự hành thì hành ấy không thành tựu chăng? Giả sử hành không thành tựu thì hành ấy không phải tự hành chăng? Vốn có thể sử dụng hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn phải thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn phải thọ báo thì hành ấy là tự hành chăng? Vốn có thể sử dụng hành mà không phải tự hành, thì hành ấy chắc chắn không thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn không thọ báo thì hành ấy không phải là tự hành chăng? Vốn có thể sử dụng hành thành tựu thì hành chắc chắn phải thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn phải thọ báo thì hành ấy là thành tựu chăng? Vốn có thể sử dụng hành mà không thành tựu, thì hành ấy chắc chắn không thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn không thọ báo thì hành ấy là không thành tựu chăng? Như có Tu-đà-hoàn hành bất thiện mà báo thống khổ chưa thành thục, thì hành ấy vì sao ngăn trở lối vào địa ngục - súc sinh - ngạ quỷ? Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Đây gọi là đệ tử của Thế Tôn đã hết địa ngục- hết súc sinh- hết ngạ quỷ, không đọa vào con đường ác.” Tu- đà-hoàn đã có trí này, tỏ ngộ mình đã hết và địa ngục hết- súc sinh hết- ngạ quỷ hết, không đọa vào con đường ác hay là không tự tỏ ngộ? Thế nào là học mưu hại? Tất cả học có quả mưu hại chăng? Thế nào là trụ vào thọ hành? Thế nào là xả bỏ thọ hành? Thế nào là tâm rối loạn? Vì lẽ gì mà pháp tương ưng với triền đều là bất thiện? Thế nào là thật ngữ? Phật ngữ nên nói là thiện hay vô ký? Phật ngữ là gọi cho những pháp nào? Khế kinh- Thi- Ký - Kệ - Nhân duyên - Báo - Bổn mạt - Thí dụ - Sinh - Phương quảng - Vị tằng hữu - Pháp nghĩa, là gọi cho pháp ấn nào? Gọi cho pháp số nào? Gọi cho pháp toán nào? Gọi cho pháp thư nào? Gọi cho pháp tụng nào? Gọi cho tài nghệ của các loại pháp nào? Gọi cho pháp nào? Nếu giới học thành tựu, thì đó là sự thành tựu giới phi học phi vô học chăng? Giả sử thành tựu giới phi học phi vô học, thì đó là thành tựu giới học chăng? Nếu thành tựu giới vô học, thì đó là thành tựu giới phi học phi vô học chăng? Giả sử thành tựu giới phi học phi vô học, thì đó là thành tựu giới vô học chăng? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Thế nào là tự hành? Đáp: Nếu báo của hành, thì đó gọi là nay có được. Có quả này là do hành ấy phát sinh mà thọ báo, đó gọi là tự hành. Hỏi: Dựa vào những gì mà tự hành? Đáp: Hành này dựa vào tự quả- tự y và tự báo. Lại nữa, khi hành này thọ báo, thì ý này thọ báo chứ không phải gì khác. Vì vậy cho nên tự hành vốn có thể sử dụng hành mà tự hành. Hỏi: Hành này nên nói là thuộc về quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Hành đó thuộc về quá khứ. Hỏi: Vốn có thể sử dụng hành mà tự hành thì hành thành tựu chăng? Đáp: Hoặc hành mà tự hành những hành này không thành tựu. Thế nào là hành mà tự hành những hành đó không thành tựu? Báo của hành có được hiện nay, là do báo hành ấy phát sinh mà thọ báo vào lúc hành ấy, đó gọi là hành tự hành nhưng hành đó không thành tựu. Thế nào là hành thành tựu mà hành này không phải tự hành? Báo của hành không có được ở hiện nay, hành này phát sinh mà không thọ báo, hành ấy còn không mất, đó gọi là hành thành tựu mà hành này không phải là tự hành. Thế nào là hành mà tự hành thì hành ấy thành tựu? Báo của hành này có được hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà thọ báo và hành ấy không mất đó gọi là hành tự hành thì hành ấy thành tựu. Thế nào là hành mà không phải tự hành thì hành ấy không thành tựu chăng? Báo của hành không có được ở hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà không thọ báo lúc hành ấy mất, đó gọi là hành mà không phải tự hành thì hành ấy không thành tựu. Không phải tự hành thì hành đó không thành tựu cũng như thế. Hỏi: Vốn có thể sử dụng hành mà tự hành, thì hành ấy chắc chắn phải thọ báo chăng? Đáp: Hoặc hành tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo. Thế nào là hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo? Báo của hành có được ở hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà thọ báo, báo về sau của hành kia, đó gọi là hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo. Thế nào là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không phải là tự hành? Báo của hành không có được ở hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà không thọ báo bởi vì báo của hành kia chưa thành thục, đó gọi là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không phải là tự hành. Thế nào là hành mà tự hành thì hành ấy cắc chắn thọ báo? Báo của hành có được hiện nay, là do hành âý phát sinh mà thọ báo nhưng hành ấy không phải là báo về sau, đó gọi là hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn thọ báo. Thế nào là hành mà không phải là tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo? Báo của hành không có được hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà không thọ báo bởi vì báo của hành kia đã thành thục, đó gọi là hành mà không phải là tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo. Không phải là tự hành, thì hành ấy chắc chắn không phải thọ báo cũng như thế. Hỏi: Vốn có thể sử dụng hành thành tựu thì hành ấy chắc chắn phải thọ báo chăng? Đáp: Hoặc hành thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo. Thế nào là hành thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện thành thục thì hành kia không mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử có được hữu lậu thiện thì chắc chắn không sinh, nếu hành vô lậu - vô ký thành tựu, thì đó gọi là hành thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo. Thế nào là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không thành tựu? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện không thành thục mà hành kia đã mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử không có được hữu lậu thiện thì chắc chắn sẽ sinh, đây là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không thành tựu. Thế nào là hành thành tựu thì hành ấy chắc chắn thọ báo? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện không thành thục mà hành kia không mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử đắc hữu lậu thiện, tất nhiên sẽ sinh. Các hành vi bất thiện hiện tại, giả sử hữu lậu thiện, đó gọi là hành thành tựu thì hành ấy chắc chắn thọ báo Thế nào là hành không thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện thành thục mà hành kia mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử không có được hữu lậu thiện thì chắc chắn không sinh. Nếu hành vô lậu và vô ký không thành tựu, thì đó gọi là hành không thành tựu thì hành ấy chắc chắn không thọ báo. Hành động không thành tựu thì hành ấy chắc chắn không thọ báo cũng như thế. Hỏi: Nếu Tu- đà- hoàn có báo đau khổ của hành bất thiện chưa tành thục thì hành ấy vì sao lại ngăn trở lối vào địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ? Đáp: Hai kiết chủng ràng buộc thì chắc chắn đọa vào địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ. Kiến đế đoạn kiết chủng, tư duy đoạn kiết chủng, Tu-đà-hoàn kia kiến đế đoạn hết kiết mà tư duy đoạn kiết không hết. Sự sai khác kia đủ để không đọa vào địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ. Ví như hai bánh của chiếc xe không hư hỏng thì có thể có nơi đến, nếu một bánh bị hỏng thì không thể nào có nơi đến. Như vậy hai kiết chủng ràng buộc hướng về địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ; do kiến đế đoạn và tư duy đoạn chủng, Tu- đà- hoàn kia do kiến đế đoạn hết kiết mà tư duy đoạn kiết không hết, sự sai khác ấy đủ để không hướng về địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ. Ví như đôi cánh của chim loan không thương tổn thì nó luôn luôn bay đến trời cao một cánh thương tổn thì không thể nào bay đến trời cao. Như thế, hai kiết chủng ràng buộc hướng vào trong địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ. Tu-đà-hoàn kia kiến đế đoạn hết kiết mà tư duy đoạn kiết không hết. Sự sai khác ấy đủ để không vào địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Đây gọi là đệ tử của Thế Tôn đã hết địa ngục- hết súc sinh- hết ngạ quỷ, đều không đọa vào đường ác.” Hỏi: Tu-đà-hoàn có trí này, tỏ ngộ mình đã hết địa ngục- hết súc sinh- hết ngạ quỷ, đều không đọa vào đạo ác hay là không tự tỏ ngộ vậy? Đáp: Không tự tỏ ngộ. Hỏi: Làm sao biết được? Đáp: Luôn luôn tin vào Thế Tôn, như Đức Thế Tôn nói: “Đối với bốn pháp tự tỉnh sát, Tu-đà-hoàn kia thiết tha tự tiến lên khiến mình hết địa ngục- hết súc sinh- ngạ quỷ, đều không đọa vào ác đạo.” Lại nữa, Tu-đà-hoàn có bốn pháp trí là khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, của Tu-đà- hoàn. Không có vô tận trí, vô sinh trí chăng? Hỏi: Thế nào là học mưu hại? Đáp: Như dục học chưa hết, bị người khác đánh đập hoặc bằng tay - đá- dao- gậy, bị bức bách do nỗi đau đớn kia liền sinh tâm khiến cho người ấy thống khổ khốc hại, khiến cho vợ người ấy không có con. Như thế là học mưu hại. Như học hết dâm bị người ta đánh đập hoặc bằng tay - đá - dao - gậy, bị bức bách do nỗi đau đớn kia từ chỗ vô dục mà lui sụt, lui sụt rồi sinh tâm nói rằng làm cho người ấy đau đớn cực kỳ, làm cho người ấy không có con. Như vậy là học mưu hại Hỏi: Tất cả học có quả mưu hại chăng? Đáp: Không, các chúng sinh, có sức mạnh đã tạo ra hành đó là không phải quả. Hỏi: Thế nào là trụ vào thọ hành? Đáp: Như A-la-hán dùng y- bát- khóa cửa- giày dép- ống kim và dụng cụ lặt vặt khác để thí cho Tăng. Nếu người nhân đó phát tâm nói: Ta nhờ vào báo này khiến cho tuổi thọ được tăng thêm. Phát nguyện này xong tiến lên vào trong tứ thiền. Báo của người kia dựa vào thì trở thành báo thuộc về thọ mạng và trụ vào thọ mạng như thế. Hỏi: Thế nào là xả bỏ thọ hành? Đáp: Như A-la-hán dùng y- bát- khóa cửa- giày dép- ống kim và dụng cụ lặt vặt khác để thí cho Tăng. Nếu người nhân đó phát tâm nói: Ta vốn được báo tuổi thọ thì thành tựu báo của bố thí. Phát nguyện này xong tiến lên vào trong tứ thiền, báo của tuổi thọ kia liền trở thành báo của bố thí, như thế là xả bỏ thọ hành. Hỏi: Tâm rối loạn là chăng? Đáp: Do bốn sự mà tâm rối loạn, hình phi nhân- hình voi điên- hình ngựa- hình di- hình mao ngưu, trông thấy các hình này rồi trong lòng sợ hãi mà tâm rối loạn; hoặc là phi nhân giận dữ đánh đập tay chân, vì sự đau đớn hết sức phải chịu mà tâm rối loạn; hoặc vì những sai lầm to lớn mà tâm rối loạn; hoặc vì đối diện với báo của hành vốn có mà tâm rối loạn. Hỏi: Vì sao những pháp tương ưng với triền đều là bất thiện vậy? Đáp: Bởi vì không có tàm- không có quý. Hỏi: Thế nào là Phật ngữ? Đáp: Như Lai nói về “sở thuyết Tế ha la, Bà sa, Kỳ la, Ni lưu đế, Ngữ cú, Ngữ thanh, Khẩu hành, Khẩu giáo” đó gọi là Phật ngữ. Hỏi: Phật ngữ nên nói là thiện hay vô ký? Đáp: Phật ngữ hoặc thiện, hoặc vô ký. Thế nào là thiện? Tâm thiện mà Như Lai đã nói, mười sự như trên thì đó gọi là thiện. Thế nào là vô ký? Tâm vô ký màNhư Lai đã nói, mười sự như trên thì đó gọi là vô ký. Hỏi: Phật ngữ là gọi cho những pháp nào? Đáp: Danh thân- cú thân- ngữ thân, trụ theo thứ tự: Khế kinh (1), Thi (2), Ký (3), Kệ (4), Nhân duyên (5), Báo (6), Bổn mạt (7), Thí dụ (8), Sinh (9), Phương quảng (10), Vị tằng hữu (11), Pháp nghĩa (12). Đó là mười hai bộ kinh Hỏi: Gọi là những pháp nào? Đáp: Danh thân- cú thân- ngữ thân, trụ theo thứ tự. Hỏi: Ấn là gọi cho pháp nào? Đáp: Khéo tạo ra hành của thân, trí đã khắc sâu điều ấy. Hỏi: Số là gọi cho pháp nào? Đáp: Khéo tạo ra hành của miệng, trí đã khắc sâu điều ấy. Hỏi: Toán là gọi cho pháp nào? Đáp: Khéo tạo ra hành của ý, trí đã khắc sâu điều ấy. Hỏi: Thủ là gọi cho pháp nào? Đáp: Khéo tạo ra hành của thân, trí đã khắc sâu điều ấy. Hỏi: Tụng là gọi cho pháp nào? Đap: Khéo tạo ra hành của miệng, trí đã khắc sâu điều ấy. Hỏi: Hành khắc sâu các loại là gọi cho pháp nào? Đáp: Tuệ là phương tiện đầu tiên được truyền thụ tất cả các trí đã khắc sâu điều ấy. Hỏi: Nếu thành tựu giới học thì đó là thành tựu giới phi học phi vô học chăng? Đáp: Hoặc thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học. Thế nào là thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học? Học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học. Thế nào là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới học? A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Dục- Sắc, đó gọi là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới học. Thế nào là thành tựu giới học cũng là phi học phi vô học? Học mà sinh nơi cõi Dục- Sắc, đó gọi là thành tựu giới học cũng là phi học phi vô học. Thế nào là không thành tựu giới học cũng không phải là giới phi học phi vô học? A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu giới học cũng không phải là giới phi học phi vô học. Hỏi: Nếu thành tựu giới vô học thì đó là thành tựu giới phi học phi vô học chăng? Đáp: Hoặc thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học. Thế nào là thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học? A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học. Thế nào là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới vô học? Người phàm phu học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới vô học. Thế nào là thành tựu giới vô học cũng là phi học phi vô học? A- la-hán sinh nơi cõi Dục- Sắc, đó gọi là thành tựu giới vô học cũng là phi học phi vô học. Thế nào là không thành tựu giới vô học cũng không phải là giới phi học phi vô học? Người phàm phu học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải thành tựu giới vô học cũng không phải là giới phi học phi vô học.  <卷>QUYỂN 18 Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI Bốn đại tạo tác, Đó gọi là duyên, Kiến đế thành tựu, Tự tạo ở sau. <詞>Phẩm 1: BÀN VỀ TỊNH CĂN Nhập do bốn đại tạo, bao nhiêu có thể thấy, bao nhiêu không thể thấy? Bao nhiêu có đối, bao nhiêu không có đối? Bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu? Bao nhiêu hữu vi, bao nhiêu vô vi? Bao nhiêu quá khứ - vị lai - hiện tại? Bao nhiêu thiện - bất thiện - vô ký? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục- cõi Sắc, bao nhiêu không hệ thuộc? Bao nhiêu học- vô học, bao nhiêu phi học phi vô học? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Bao nhiêu không đoạn? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc tạo chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu không thành tựu bốn đại, thì sẽ không thành tựu sắc tạo chăng? Giả sử không thành tựu sắc tạo, thì sẽ không thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện, ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện, ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Gải sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc nẩ một vô ký- không nẩ một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Bốn đại do Tam-muội nào diệt? Sắc tạo sự giận dữ- có đối- trải qua lạc, có giác- có quán, lạc căn- khổ căn- hỷ căn- ưu căn- hộ căn- đoàn thực- canh lạc thực- ý niệm thực- thức thực, do Tam-muội nào diệt? Bốn đại đã hết không còn sót, nên nói tạo ra quả nào? Sắc tạo sự giận dữ -có đối- trải qua lạc, có giác- có quán, lạc căn- khổ căn- hỷ căn- ưu căn- hộ căn- đoàn thực -canh lạc thực- ý niệm thực- thức thực, do Tam-muội nào diệt? Bốn đại đã hết không còn sót, nên nói là tạo ra quả nào? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Nhập do bốn đại mà tạo, bao nhiêu có thể thấy? Đáp: Một. Hỏi: Bao nhiêu không thể thấy? Đáp: Tám và phần ít của hai nhập. Hỏi: Bao nhiêu có đối? Đáp: Chín và phần ít của một nhập. Hỏi: Bao nhiêu không có đối? Đáp: Phần ít của một nhập. Hỏi: Có bao nhiêu hữu lậu? Đáp: Chín và phần ít của hai nhập. Hỏi: Có bao nhiêu vô lậu? Đáp: Phần ít của một nhập. Hỏi: Có bao nhiêu hữu vi? Đáp: Chín và phần ít của hai nhập. Hỏi: Có bao nhiêu quá khứ? Đáp: Mười và phấn ít của một nhập. Hỏi: Có bao nhiêu vị lai? Đáp: Mười và phấn ít của một nhập. Hỏi: Có bao nhiêu hiện tại? Đáp: Mười và phấn ít của một nhập. Hỏi: Có bao nhiêu thiện? Đáp: Ba phần ít của ba nhập. Hỏi: Có bao nhiêu bất thiện? Đáp: Phần ít của ba nhập. Hỏi: Có bao nhiêu vô ký? Đáp: Bảy và phần ít của ba nhập. Hỏi: Có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục? Đáp: Hai và phần ít của chín nhập. Hỏi: Có bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc? Đáp: Phần ít của chín nhập. Hỏi: Có bao nhiêu không hệ thuộc? Đáp: Phần ít của một nhập. Hỏi: Có bao nhiêu học? Đáp: Phần ít của một nhập. Hỏi: Có bao nhiêu vô học? Đáp: Phần ít của một nhập. Hỏi: Có bao nhiêu phi học phi vô học? Đáp: Chín và phần ít của hai nhập. Hỏi: Có bao nhiêu do tư duy đoạn? Đáp: Chín và phần ít của hai nhập. Hỏi: Có bao nhiêu không đoạn? Đáp: Phần ít của một nhập. tạo. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc tạo chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu bốn đại thì đó là thành tựu sắc Hỏi: Có thể thành tựu sắc tạo mà không phải là thành tựu bốn đại chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu không thành tựu bốn đại, thì đó là không thành tựu sắc tạo chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu không thành tựu sắc tạo thì đó là không thành tựu bốn đại. Hỏi: Có thể không thành tựu bốn đại mà cũng không phải là không có sắc tạo chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh nơi cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật, cũng không phải không có giới luật, thân miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện. Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải là bốn đại? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải là bốn đại. Thế nào là thành tựu bốn đại cũng là sắc thiện? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật cũng không có giới luật hoặc không phải không có giới luật, thân thiện, miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo mà không mất hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại cũng sắc thiện. Thế nào là không phải thành tựu bốn đại cũng không phải là sắc thiện? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải thành tựu bốn đại cũng không phải là sắc thiện. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu bốn đại thì đó là thành tựu sắc bất thiện. Hỏi: Có thể có thành tựu bốn đại mà không phải là sắc bất thiện chăng? Đáp: Có, ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật thân- miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại. Hỏi: Có thể thành tựu bốn đại mà không phải là sắc ẩn một vô ký chăng? Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà thân- miệng ẩn một vô ký vô giáo. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện- bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện- bất thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh nơi cõi Dục cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân và miệng thiện- bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện- bất thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất; thân- miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; không có giới luật cũng không phải không có giới luật; thân- miệng bất thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất; không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất; không có giới luật cũng không phải không có giới luật, thân- miệng thiện và bất thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện sắc ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện, vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; không có giới luật cũng không phải không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật hay không có giới luật không có giới luật cũng không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, ẩn một vô ký thân- miệng vô giáo, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc ẩn một vô ký, thân- miệng có giáo, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện, vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luậtcũng không phải có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện và sắc ẩn một vô ký chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký và không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện? Ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, không phải giới luật, cũng không phải là có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc ẩn một vô ký- sắc không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng vô giáo ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc ẩn một vô ký, sắc không ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng có giáo ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc ẩn một vô ký, sắc không ẩn một vô ký. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện ẩn một vô ký chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện- bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện- bất thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh nơi cõi Dục cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện và bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện- bất thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải có giới luật màkhông phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân- miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; không phải là giới luật; thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện và bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký cũng là không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng dày dần, nếu sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng vô giáo mà ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký cùng sắc không ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng có giáo mà ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký cũng là không ẩn một vô ký. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện, sắc bất thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện. Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện? Người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, thân miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hay người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện. Thế nào là thành tựu sắc bất thiện mà không phải làsắc thiện? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu sắc bất thiện mà không phải làsắc thiện. Thế nào là thành tựu sắc thiện và bất thiện? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; không phải giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện và bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; đó gọi là thành tựu sắc thiện và bất thiện. Thế nào là không thành tựu sắc thiện- bất thiện? Người phàm phu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục, cũng không phải là giới luật mà không phải không giới luật, thân- miệng thiện và bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc thiện và bất thiện. Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký thì đó là thành tựu sắc thiện. Hỏi: Có thể có thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký chăng? Đáp: Có, người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, ẩn một vô ký mà thân- miệng vô giáo, hoặc người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký. Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc không ẩn một vô ký? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện? Người phàm phu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, đó gọi là thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện. Thế nào là thành tựu sắc thiện cũng là sắc không ẩn một vô ký? Người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc thiện cũng là sắc không ẩn một vô ký. Thế nào là không thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký. Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện không ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc bất thiện cùng sắc không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện và sắc không ẩn một vô ký? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện và sắc không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất, cũng không phải giới luật mà không phải khống có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện. Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc bất thiện không ẩn một vô ký? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, cũng không là giới luật, không phải không có giới luật; thân- miệng có giáo thiện- bất thiện hoặc vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc bất thiện - sắc không ẩn một vô ký. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc bất thiện - sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Thế nào là thành tựu? Trước đây đã nói, đó gọi là thành tựu. Thế nào là không thành tựu? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật; thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; đó gọi là không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký- sắc không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký- sắc không ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng ẩn một vô giáo, đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng có giáo ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký và sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Điều này không có. Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Đáp: Điều này không có. Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc bất thiện thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký. Hỏi: Có thể có thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện chăng? Đáp: Có, ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh vào cõi Sắc.. Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Điều này không có. Hỏi: Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký. Hỏi: Có thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là ẩn một vô ký chăng? Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng ẩn một vô ký vô giáo. Hỏi: Bốn đại do Tam-muội nào diệt? Đáp: Hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào sắc tạo vị lai; hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai có đối- trải qua lạc, có giác- có quán. Hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào lạc căn vị lai; hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào hỷ căn vị lai; hoặc dựa vào hai, hoặc dựa vào khổ căn- ưu căn- đoàn thực vị lai, dựa vào hộ căn- canh lạc thực- ý niệm thực- thức thực ở vị lai; hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. Hỏi: Bốn đại đã hết không còn sót, nên nói là tạo ra quả gì? Đáp: Quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở, Sắc tạo- có đối- trải qua lạc, có giác- có quán, lạc căn- hỷ căn là quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở; khổ căn- ưu căn- đoàn thực là quả A-na-hàm, quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở; hộ căn- canh lạc thực- ý niệm thực- thức thực là quả A-la-hán.  <卷>QUYỂN 19 Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI <詞>Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN Bốn đại và bốn đại kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại và sắc tạo có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo và sắc tạo đó có bao nhiêu duyên duyên? (Đối tượng duyên, Chủ thể duyên). Sắc tạo và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại và tâm- tâm pháp có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp vàtâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại và nhãn nhập có bao nhiêu duyên duyên? Nhãn nhập và nhãn nhập kia có bao nhiêu duyên duyên? Nhãn nhập và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại cho đến pháp nhập có bao nhiêu duyên duyên? Pháp nhập và pháp nhập kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp nhập và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại và nhãn căn có bao nhiêu duyên duyên? Nhãn căn và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại cho đến vô tri căn có bao nhiêu duyên duyên? Vô tri căn và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên? Vì lẽ gì bốn đại cùng khởi - cùng trụ - cùng tận nhưng không tương ưng? Còn tâm - tâm pháp cũng cùng khởi - cùng trụ - cùng tận, nhưng chúng lại tương ưng với nhau? Có thể bốn đại quá khứ tạo ra sắc quá khứ, sắc hiện tại, vị lai chăng? Có thể bốn đại vị lai tạo ra sắc vị lai, sắc hiện tại - quá khứ chăng? Có thể bốn đại hiện tại tạo ra sắc hiện tại, sắc quá khứ - vị lai chăng? Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng? Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Giả sử thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng? Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng? Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng? Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng? Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Giả sử thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng? Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng? Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng? Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng? Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Nếu thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Bốn đại quá khứ và bốn đại quá khứ kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại quá khứ và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo quá khứ và sắc tạo quá khứ kia có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo quá khứ và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại quá khứ và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại vị lai và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại vị lai và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại quá khứ và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và sắc tạo vị lai kia có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại quá khứ và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và bốn đại hiện tại kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại quá khứ và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và sắc tạo hiện tại kia có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo quá khứ và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại vị lai và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo quá khứ và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo quá khứ và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại vị lai và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại vị lai và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại vị lai và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng? Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Dục kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục kia có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc kia có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng? Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng? Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên? Các sắc hệ thuộc cõi Dục, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, thì tất cả sắc ấy đều hệ thuộc cõi Dục chăng? Các sắc hệ thuộc cõi Sắc, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì tất cả sắc ấy đều hệ thuộc cõi Sắc chăng? Các sắc quá khứ, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo quá khứ chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo quá khứ thì tất cả sắc đó đều thuộc về quá khứ chăng? Các sắc vị lai, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo vị lai chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo vị lai thì tất cả sắc đó đều thuộc về vị lai chăng? Các sắc hiện tại, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hiện tại chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo hiện tại thì thì tất cả sắc đó đều thuộc về hiện tại chăng? Thế nào là địa? Thế nào là địa chủng? Thế nào là thủy? Thế nào là thủy chủng? Thế nào là hỏa? Thế nào là hỏa chủng? Thế nào là phong? Thế nào là phong chủng? Địa thuộc về nhập nào? Có bao nhiêu thức? Địa và địa chủng; thủy và thủy chủng; hỏa và hỏa chủng; phong và phong chủng; bốn đại có bao nhiêu nhập thâu nhiếp? Có bao nhiêu thức nhận biết? Về nghĩa của Chương nầy xin diễn nói đầy đủ. Bốn đại là nhân tăng thượng của bốn đại ấy. Bốn đại là nhân tăng thượng của sắc tạo. Sắc tạo là nhân tăng thượng của sắc tạo ấy. Sắc tạo là nhân tăng thượng của bốn đại ấy. Bốn đại là tùy duyên tăng thượng của tâm- tâm pháp. Tâm- tâm pháp là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng của tâm- tâm pháp ấy. Tâm- tâm pháp là nhân tăng thượng của bốn đại. Bốn đại là nhân tăng thượng của nhãn nhập. Nhãn nhập là nhân tăng thượng của nhãn nhập ấy. Nhãn nhập và bốn đại cùng một tăng thượng. Nhó - tỷ- thiệt- thân nhập và hương- vị nhập cũng như vậy. Bốn đại là nhân tăng thượng của sắc nhập. Sắc nhập là nhân tăng thượng của sắc nhập ấy. Sắc nhập là nhân tăng thượng của bốn đại. Thanh -tế hoạt nhập cũng như vậy. Bốn đại là duyên tăng thượng của ý nhập. Ý nhập là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng của ý nhập ấy. Ý nhập là nhân tăng thượng của bốn đại. Bốn đại là nhân duyên tăng thượng của pháp nhập. Pháp nhập là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng của pháp nhập ấy. Pháp nhập là nhân tăng thượng của bốn đại. Bốn đại là nhân tăng thượng của nhãn căn. Nhãn căn và bốn đại cùng một tăng thượng. Nhó- tỷ- thiệt- thân căn, nam căn- nữ căn cũng như vậy. Bốn đại là duyên tăng thượng của ý căn. Ý căn là nhân tăng thượng của bốn đại . Lạc căn- khổ căn- hỷ căn- ưu căn- hộ căn- tín căn, tinh tiến- niệm- định- tuệ căn cũng như thế. Bốn đại và mạng căn cùng một tăng thượng. Mạng căn và bốn đại cùng một tăng thượng. Bốn đại là duyên tăng thượng của vị tri căn. Vị tri căn và bốn đại cùng một tăng thượng. Dó tri căn và vô tri căn cũng như thế. Hỏi: Vì lẽ gì bốn đại cùng khởi- cùng trụ- cùng tận, nhưng không tương ưng? Còn tâm- tâm pháp, cùng khởi- cùng trụ- cùng tận, nhưng chúng lại tương ưng? Đáp: Như nói có được bốn đại hoặc lớn hoặc nhỏ, nhưng không phải tâm- tâm pháp. Lại nữa, tâm- tâm pháp cùng duyên mà bốn đại không có duyên nên không thể nào tương ưng với pháp không có duyên. Hỏi: Có thể có bốn đại quá khứ, tạo ra sắc quá khứ và sắc hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Có. Hỏi: Có thể có bốn đại vị lai tạo ra sắc vị lai chăng? Đáp: Có. Không có quá khứ- hiện tại. Hỏi: Có thể có bốn đại hiện tại tạo ra sắc hiện tại chăng? Đáp: Có. Không có quá khứ mà vị lai sẽ có. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng? Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ, có thành tựu sắc tạo quá khứ. Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng vốn có giáo không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc học mà sinh nơi cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Đáp: Không có. Có thành tựu bốn đại quá khứ mà cũng không thành tựu bốn đại vị lai. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ mà có thành tựu sắc tạo vị lai. Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục có được tâm thiện cõi Sắc, nếu sinh nơi cõi Sắc thì người vô cấu sẽ sinh nơi cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ mà có thành tựu bốn đại hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ mà có thành tựu sắc tạo hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai mà có thành tựu sắc tạo của quá khứ. Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật. Thân- miệng vốn có giáo không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc học mà sinh nơi cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo vị lai. Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo vị lai? Sinh vào cõi Dục có giới luật, không có được tâm thiện cõi Sắc, không phải là có giới luật cũng không phải là giới luật mà cũng không phải không có giới luật, thân- miệng vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo vị lai. Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo của quá khứ? A-la-hán sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo của quá khứ. Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ cũng là sắc tạo vị lai? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục thì có được tâm thiện cõi Sắc, nếu sinh nơi cõi Sắc thì học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ cũng là sắc tạo vị lai. Thế nào là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo vị lai? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo vị lai. Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo của quá khứ mà không phải bốn đại hiện tại. Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải bốn đại hiện tại? Người học sẽ sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải bốn đại hiện tại. Thế nào là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo quá khứ? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục cũng không là chỗ giới luật, không là chỗ không giới luật. Thân, miệng vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo quá khứ. Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ và bốn đại hiện tại? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng có giáo hoặc có giáo không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ và bốn đại hiện tại. Thế nào là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo quá khứ? A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo quá khứ. Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo hiện tại. Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo hiện tại? Học sẽ sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo hiện tại. Thế nào là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo quá khứ? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo của quá khứ. Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng có giáo hoặc có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại. Thế nào là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại? A-la-hán, hành giả sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai, có thành tựu sắc tạo vị lai. Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục có được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì người vô cấu sẽ sinh nơi cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai, có thành tựu bốn đại hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai, có thành tựu sắc tạo hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải bốn đại hiện tại. Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải bốn đại hiện tại? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải bốn đại hiện tại. Thế nào là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai. Thế nào là thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai. Thế nào là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai. Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo hiện tại. Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo hiện tại? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo hiện tại. Thế nào là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai. Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục có được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại. Thế nào là không thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại quá khứ kia. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo quá khứ. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo quá khứ kia. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại quá khứ. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai kia. Bốn đại vị lai và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai kia. Sắc tạo vị lai và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại. Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại kia. Bốn đại hiện tại và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại kia. Sắc tạo hiện tại và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai và sắc tạoi quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai và sắc tạoi quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại. Bốn đại hiện tại và sắc tạoi quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại. Sắc tạo hiện tại và sắc tạoi quá khư cùng một tăng thượng. Bốn đại vị lai là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai và bốn đại hiện tại cùng một tăng thượng. Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai và sắc tạo hiện tại cùng một tăng thượng. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Sắc tạo vị lai và bốn đại hiện tại cùng một tăng thượng. Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai và sắc tạoi hiện tại cùng một tăng thượng. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Có thể thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, mà không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc và bốn đại cõi Sắc không hiện ở trước mắt. Bốn đại hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Dục kia. Bốn đại hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Dục. Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Dục kia. Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Dục. Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Sắc kia. Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc kia. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc mà bốn đại không hiện ở trước mắt, đây là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc- cõi Dục, thay đổi hoặc không thay đổi không dấy lên ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục -cõi Sắc và bốn đại hiện ở trước mắt, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và hoá làm ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và cõi Sắc. Thế nào là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc, hoá hiện nơi cõi Dục hoặc không hoá hiện và không làm ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắcmà hoá hiện nơi cõi Dục và hoá hiện làm ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc và bốn đại không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và không hoá hiện không làm ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục - cõi Sắc và bốn đại hiện ở trước mắt, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và hoá hiện làm ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục, không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và không hóa hiện không có ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà hóa hiện nơi cõi Dục và hóa hiện có ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cũng không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cũng không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng. Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng. Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng. Hỏi: Các sắc hệ thuộc cõi Dục, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Hoặc sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Dục? Các sắc không hệ thuộc, mà bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục? Các sắc hệ thuộc cõi Dục thì sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Dục, sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là sắc không hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, các sắc hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, các sắc không hệ thuộc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc không hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Các sắc hệ thuộc cõi Sắc, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc sắc hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Sắc? Các sắc không hệ thuộc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Sắc thì sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc? Các sắc hệ thuộc cõi Sắc là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Sắc thì sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là sắc không hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục, các sắc hệ thuộc cõi Dục và bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, các sắc không hệ thuộc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc không hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Các sắc quá khứ thì tất cả sắc đó là bốn đại tạo quá khứ chăng? Đáp: Hoặc sắc quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ. Thế nào là sắc quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ? Bốn đại quá khứ, đó gọi là sắc quá khứ, sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ. Thế nào là sắc của bốn đại tạo quá khứ mà sắc đó không phải là sắc quá khứ? Các sắc bốn đại tạo quá khứ, hiện tại- vị lai, đó gọi là sắc của bốn đại tạo quá khứ mà sắc đó không phải là sắc quá khứ. Thế nào là sắc quá khứ mà sắc đó là bốn đại tạo quá khứ? Các sắc quá khứ là bốn đại tạo quá khứ, đó gọi là sắc quá khứ mà sắc đó là bốn đại tạo quá khứ. Thế nào là sắc không phải quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ? Bốn đại hiện tại- vị lai, các sắc vị lai- hiện tại và bốn đại tạo hiện tại, các sắc vị lai, bốn đạo vị lai, đó gọi là sắc không phải quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ. Hỏi: Các sắc vị lai thì tất cả sắc ấy là bốn đại tạo vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các sắc là bốn đại tạo vị lai thì tất cả sắc ấy là vị lai. Hỏi: Có thể có sắc vị lai mà sắc đó không phải là bốn đại tạo vị lai chăng? Đáp: Có, bốn đại vị lai, các sắc vị lai và bốn đại tạo hiện tại- quá khứ. Hỏi: Các sắc hiện tại thì tất cả sắc ấy là bốn đại tạo hiện tại chăng? Đáp: Hoặc sắc hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại. Thế nào là sắc hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại? Bốn đại hiện tại, các sắc bốn đại tạo hiện tại- quá khứ, đó gọi là sắc hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại. Thế nào là sắc của bốn đại tạo hiện tại mà sắc đó không phải là sắc hiện tại? Các sắc của bốn đại tạo vị lai- hiện tại, đó gọi là sắc của bốn đại tạo hiện tại mà sắc đó không phải là sắc hiện tại. Thế nào là sắc hiện tại mà sắc đó là bốn đại tạo hiện tại? Các sắc hiện tại là bốn đại tạo của hiện tại, đó gọi là sắc hiện tại mà sắc đó là bốn đại tạo hiện tại. Thế nào là sắc không phải hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại? Bốn đại quá khứ, vị lai, các sắc quá khứ- vị lai và bốn đại tạo quá khứ, các sắc vị lai và bốn đại tạo vị lai, đó gọi là sắc không phải hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại. Hỏi: Thế nào là địa? Đáp: Nơi biểu lộ. Hỏi: Thế nào là địa chủng? Đáp: Cứng chắc. Hỏi: Thế nào là thủy? Đáp: Nơi biểu lộ. Hỏi: Thế nào là thủy chủng? Đáp: Ẩm ướt. Hỏi: Thế nào là hỏa? Đáp: Nơi biểu lộ. Hỏi: Thế nào là hỏa chủng? Đáp: Nóng. Hỏi: Thế nào là phong? Đáp: Gió. Hỏi: Thế nào là phong chủng? Đáp: Lay động. Địa là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là nhãn thức và ý thức. Địa chủng là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức. Thủy là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là nhãn thức và ý thức. Thủy chủng là một nhập thâu nhiếp tế hoạt nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức. Hỏa là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là nhãn thưc và ý thức. Hỏa chủng là một nhập thâu nhiếp tế hoạt nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức. Phong và phong chủng là một nhập thâu nhiếp tế hoạt nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức.  <卷>QUYỂN 20 Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI <詞>Phẩm 3: BÀN VỀ KIẾN ĐẾ Đệ tử của Thế Tôn thành tựu kiến đế mà ái dục chưa hết, các giới luật về thân - miệng hệ thuộc cõi Sắc, thành tựu sắc ấy là do bốn đại nào tạo ra? Sinh nơi cõi Dục hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền- tam thiền - tứ thiền, các giới luật về thân - miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy? Sinh nơi cõi Dục vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy? Sinh nơi cõi Sắc hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy? Sinh nơi cõi Sắc vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân - miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy? Đệ tử của Thế Tôn sinh nơi cõi Vô sắc, các vô lậu thành tựu giới luật thân- miệng thì sắc ấy là do bốn đại nào tạo ra? Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào? Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Sắc ban đầu được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào? Ở cõi Sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào? Sinh nơi cõi Dục hóa hiện nơi cõi Sắc, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Sắc, sắc đó là bốn đại nào tạo? Sinh nơi cõi Sắc hóa hiện nơi cõi Dục, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Dục, sắc đó là bốn đại nào tạo? Hóa hiện nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại? Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo? Nên nói là hữu tâm hay vô tâm? Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào? Trung ấm nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại? Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo? Nên nói là hữu tâm hay vô tâm? Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào? Đời lâu xa gọi là pháp gì? Kiếp gọi là pháp gì? Tâm khởi trụ diệt gọi là pháp gì? Pháp là do bốn duyên sinh, ba duyên sinh, hai duyên sinh, hay là một duyên sinh? Thế nào là pháp nhân tương ưng? Thế nào là pháp nhân bất tương ưng? Thế nào là pháp nhân tương ưng mà nhân bất tương ưng? Thế nào là pháp không phải nhân tương ưng, cũng không phải nhân bất tương ưng? Thế nào là pháp cùng duyên duyên? Thế nào là pháp không cùng duyên duyên? Thế nào là pháp cùng duyên duyên và không cùng duyên duyên? Thế nào là pháp không phải cùng duyên duyên cũng không phải không cùng duyên duyên? Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Bên trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc.” Thế nào là bên trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc? Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Có tưởng không có sắc”. Thế nào là có tưởng không có sắc? Đối với có sắc không có tưởng thì tất cả ái sắc kia hết chăng?. Giả sử ái sắc hết thì tất cả là có sắc mà không có tưởng chăng? Đối với không phải có sắc cũng không có tưởng thì tất cả ái sắc chưa hết hay sao? Giả sử ái sắc chưa hết thì tất cả đó là không phải có sắc cũng không có tưởng chăng? Nơi bốn thức dừng lại và nơi bảy thức dừng lại, nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại, hay là nơi bảy thức dừng lại thâu nhiếp nơi bốn thức dừng lại? Nơi bốn thcứ dừng lại và chính nơi cứ trú của chúng sinh, thì nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp chín nơi cư trú của chúng sinh, hay là chín nơi cư trú của chúng sinh thâu nhiếp nơi bốn thức dừng lại. Nơi bảy thức dừng lại và chín nơi cư trú của chúng sinh, thì nơi bảy thức dừng lại thâu nhiếp chính nơi cư trú của chúng sinh, hay là chính nơi cư trú của chúng sinh thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Đệ tử của Thế Tôn thành tựu kiến đế mà ái dục chưa hết, các giới luật về thân- miệng hệ thuộc cõi Sắc, thành tựu sắc ấy là do bốn đại nào tạo ra? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Sinh nơi cõi Dục hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền. Các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Sinh nơi cõi Dục vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Đệ tử của Thế Tôn sinh nơi cõi Vô sắc, các vô lậu thành tựu giới luật nơi thân- miệng thì sắc ấy là do bốn đại nào tạo? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Sắc ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Ở nơi cõi Sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Sinh nơi cõi Dục hóa hiện nơi cõi Sắc, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Sắc, sắc đó là bốn đại nào tạo? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc hóa hiện nơi cõi Dục, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Dục, sắc đó là bốn đại nào tạo? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Hóa hiện nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại? Đáp: Hóa hiện nên nói là bốn đại. Hỏi: Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo? Đáp: Nên nói là sắc tạo. Hỏi: Nên nói là hữu tâm hay vô tâm? Đáp: Nên nói vô tâm. Hỏi: Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào? Đáp: Ngông ngữ và tâm hóa hiện. Hỏi: Trung ấm nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại? Đáp: Trung ấm nên nói là bốn đại. Hỏi: Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo? Đáp: Nên nói là sắc tạo. Hỏi: Nên nói là hữu tâm hay vô tâm? Đáp: Nên nói là hữu tâm. Hỏi: Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào? Đáp: Nên nói là sử dụng ngôn ngữ và tâm của mình. Hỏi: Thế gọi là pháp gì? Đáp: Gọi cho số lượng chỉ về hành. Hỏi: Kiếp gọi là pháp gì? Đáp: Gọi cho số lượng chỉ về nửa tháng- tháng- xuân- hạ- năm. Hỏi: Tâm khởi- trụ- diệt gọi là pháp gì? Đáp: Gọi cho số lượng chỉ về thời tiết- phút- giây. Hỏi: Pháp là do bốn duyên sinh chăng? Đáp: Sinh tất cả tâm. Hỏi: Tâm pháp do ba duyên sinh chăng? Đáp: Sinh. Hỏi: Định vô tưởng và định diệt tận do hai duyên sinh chăng? Đáp: Sinh. Hỏi: Trừ ra định vô tưởng và định diệt tận, các sắc của tâm bất tương ưng hành do một duyên sinh chăng? Đáp: Không sinh. Hỏi: Thế nào là pháp nhân tương ưng? Đáp: Tất cả tâm- tâm pháp. Hỏi: Thế nào là pháp nhân bất tương ưng? Đáp: Sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành. Hỏi: Thế nào là pháp nhân tương ưng mà nhân bất tương ưng? Đáp: Tâm- tâm pháp kia có một ít nhân tương ưng và một ít nhân không tương ưng. Hỏi: Thế nào là pháp không phải nhân tương ưng, cũng không phải là nhân bất tương ưng? Đáp: Tâm- tâm pháp kia có một ít nhân không tương ưng và một ít nhân không phải không tương ưng. Hỏi: Thế nào là pháp cùng duyên duyên? Đáp: Các ý thức thân cùng tương ưng duyên với tâm- tâm pháp. Hỏi: Thế nào là pháp không cùng duyên duyên? Đáp: Năm thức thân cùng tương ưng ý thức thân cùng tương ưng duyên với sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành. Hỏi: Thế nào là pháp cùng duyên duyên và không cùng duyên duyên? Đáp: Năm thức thân cùng tương ưn, thân ý thức cùng tương ưng, duyên với tâm- tâm pháp, duyên với sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành. Hỏi: Thế nào là pháp không phải cùng duyên duyên cũng không phải không cùng duyên duyên? Đáp: Sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Bên trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc.” Hỏi: Thế nào là trong không có tưởng sắc mà ngoài quán sắc? Đáp: Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chôn dưới đất, đã chôn dưới đất, sẽ bị các thứ sâu trùng rỉa ăn, đã bị các thứ sâu trùng rỉa ăn. Hành giả kia không quán thân này nhưng thấy các thứ sâu trùng kia. Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chất củi, đã chất củi, sẽ hỏa thiêu, đã hỏa thiêu. Hành giả kia không quán thân này nhưng thấy lửa. Như thân này là đống tuyết đông lại, là sữa đặc và bơ, sẽ đặt trên lửa, đã đặt trên lửa, sẽ tiêu tan, đã tiêu tan. Hành giả kia không quán thân này nhưng thấy lửa. Như thế là trong không có tưởng sắc mà ngoài quán sắc. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Có tưởng không có sắc.” Hỏi: Thế nào là có tưởng không có sắc? Đáp: Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chôn dưới đất, đã chôn dưới đất, sẽ bị các thứ sâu trùng rỉa ăn, đã bị các thứ sâu trùng rỉa ăn, mỗi thứ đều sẽ tan rã, mỗi thứ đã tan rã. Hành giả kia không quán thân này, cũng không thấy các thứ sâu trùng kia. Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chất củi, đã chất củi, sẽ hỏa thiêu, đã hỏa thiêu, lửa sẽ tắt, đã tắt. Hành giả kia không quán thân này, cũng không thấy lửa. Như thân này là đống tuyết đông lại, là sữa đặc và bơ, sẽ đặt trên lửa, đã đặt trên lửa, sẽ tiêu tan, lửa đã tiêu tan, sẽ tắt, đã tắt. Hành giả kia không quán thân này, cũng không thấy lửa. Như thế là có tưởng không có sắc. Hỏi: Đối với có sắc không có tưởng thì tất cả ái sắc kia hết chăng? Đáp: Đúng như vậy. Đối với có sắc mà không có tưởng thì tất cả ái sắc kia không còn. Hỏi: Có thể ái sắc hết mà đó không phải là có sắc không có tưởng chăng? Đáp: Có, ái sắc hết thì đó là không nhập Tam-muội. Hỏi: Đối với không có sắc cũng không có tưởng thì tất cả ái sắc kia chưa hết chăng? Đáp: Đúng như vậy. Đối với ái sắc chưa hết thì tất cả đều là không có sắc cũng không có tưởng. Hỏi: Có thể không có sắc cũng không có tưởng, thì đó là không phải ái sắc không hết chăng? Đáp: Có, ái sắc hết thì đó là không nhập Tam-muội. Hỏi: Nơi bốn thức dừng lại và nơi bảy thức dừng lại, thì nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại chăng? Đáp: Hoặc bốn thức chứ không phải bảy thức. Thế nào là bốn thức mà không phải bảy thức? Sắc- thống (thọ)- tưởng- hành của địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ, sắc- thống- tưởng- hành của trời Quả thật, thống- tưởng- hành của Hữu tưởng- Vô tưởng- đó gọi là bốn thức mà không phải bảy thức. Thế nào là bảy thức àm không phải bốn thức? Tâm của người và trời cõi Dục, trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, Không xứ, Thức xứ, tâm bất dụng xứ, đó gọi là bảy thức mà không phải bốn thức. Thế nào là bốn thức cũng là bảy thức? Sắc- thống- tưởng- hành của người mà trời cõi Dục; thống- tưởng- hành của trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, thống- tưởng- hành của Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ; đó gọi là bốn thức cũng là bảy thức. Thế nào là không phải bốn thức cũng không phải bảy thức? Tâm của địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ; tâm của các cõi Quả thật, Hữu tưởng, Vô tưởng; đó gọi là không phải bốn thức cũng không phải bảy thức. Hỏi: Nơi bốn thức dừng lại và chín nơi cư trú của chúng sinh thì nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp nơi cư trú của chúng sinh chăng? Đáp: Hoặc bốn mà không phải chín. Thế nào là bốn mà không phải chín? Sắc- thống- tưởng- hành của địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ; chúng sinh cõi Vô tưởng không thâu nhiếp sắc- thống- tưởng- hành của cõi Quả thật, đó gọi là bốn mà không phải chín. Thế nào là chín mà không phải bốn? Tâm của người và trời cõi Dục; tâm của trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, chúng sinh cõi Vô tưởng và cõi Vô sắc; đó gọi là chín mà không phải bốn. Thế nào là bốn và chín? Sắc- thống- tưởng- hành của người và trời cõi Dục; sắc- thống- tưởng- hành của trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh và chúng sinh cõi Vô tưởng; thống- tưởng- hành của cõi Vô sắc; đó gọi là bốn và chín. Thế nào là không phải bốn cũng không phải chín? Tâm của địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ và chúng sinh cõi Vô tưởng không thâu nhiếp tâm của cõi Quả thật, đó gọi là không phải bốn cũng không phải chín. Hỏi: Nơi bảy thức dừng lại và chín nơi cư trú của chúng sinh, thì nơi bảy thức dừng lại thâu nhiếp chín nơi cứ trú của chúng sinh hay là chín nơi cư trú của chúng sinh thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại? Đáp: Chín thâu nhiếp bảy chứ không phải bảy thâu nhiếp chín. Không thâu nhiếp những gì? Hai xứ là chúng sinh cõi Vô tưởng và trời Hữu tưởng, Vô tưởng. --------------------------- <詞>Phẩm 4: BÀN VỀ NỘI TẠO Bốn đại bên trong và bốn đại bên trong ấy có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại bên trong không phải bốn đại bên trong, không phải bốn đại bên trong và không phải bốn đại bên trong ấy, không phải bốn đại bên trong và bốn đại bên trong có bao nhiêu duyên duyên? Nhân tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp ấy có bao nhiêu duyên duyên? Nhân tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp, nhân không tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp ấy nhân không tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp có bao nhiêu duyên duyên? Pháp cùng duyên và pháp cùng duyên ấy có bao nhiêu duyên duyên? Pháp cùng duyên và pháp không có duyên, pháp không có duyên và pháp không có duyên ấy, pháp không có duyên và pháp cùng duyên có bao nhiêu duyên duyên? Pháp sắc và pháp sắc kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp sắc và pháp không có sắc; pháp không có sắc và pháp không có sắc kia; pháp không có sắc và pháp sắc có bao nhiêu duyên duyên? Có thể thấy và không thể thấy, có đối và không có đối cũng như thế. Pháp hữu lậu và pháp hữu lậu kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp hữu lậu và pháp vô lậu; pháp vô lậu và pháp vô lậu kia; pháp vô lậu với pháp hữu lậu có bao nhiêu duyên duyên? Pháp hữu vi và pháp hữu vi kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp hữu vi và pháp vô vi; pháp vô vi và pháp vô vi kia; pháp vô vi với pháp hữu vi có bao nhiêu duyên duyên? Nếu có thể ràng buộc hoặc tự nhận chịu ràng buộc, địa ngục có được các căn bốn đại ấy; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp ấy và căn bốn đại kia có bao nhiêu duyên duyên? Nếu có thể ràng buộc hoặc tự nhận chịu ràng buộc, súc sinh- ngạ quỷ- trời người, có được các căn bốn đại ấy; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp kia và các căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên? Sinh nơi cõi Dục, hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng- vô tưởng, căn ấy tăng thêm bốn đại cũng tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên? Sinh nơi cõi Dục, vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu cho đến nhập định bất dụng, các căn bốn đại ấy tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên? Sinh nơi cõi Sắc, hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng- vô tưởng, căn bốn đại ấy tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên? Sinh nơi cõi Sắc vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu cho đến nhập định bất dụng, căn bốn đại ấy tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên? Nội gọi nghĩa là gì? Không phải nội gọi là nghĩa gì? Thọ gọi là nghĩa gì? Không phải thọ gọi là nghĩa gì? Kiết gọi là nghĩa gì? Không phải kiết gọi là nghĩa gì? Kiến xứ là nghĩa gì? Không phải kiến xứ là nghĩa gì? Các pháp bên trong thì pháp đó thuộc về nội nhập chăng? Giả sử pháp thuộc về nội nhập thì pháp đó là bên trong chăng? Các pháp bên ngoài thì pháp đó thuộc về ngoại nhập chăng? Giả sử pháp thuộc về ngoại nhập thì pháp đó là bên ngoài chăng? Hai thống (thọ) và ba thống, hai thống thâu nhiếp ba thống, hay ba thống thâu nhiếp hai thống? Hai thống- bốn thống- năm thống- sáu thống, mười tám thống - ba mươi sáu thống- một trăm lẻ tám thống. Hai thống thâu nhiếp một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống thâu nhiếp hai thống? Cho đến ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống, ba mươi sáu thống thâu nhiếp một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống thâu nhiếp ba mươi sáu thống? Dùng đạo vô ngại hướng tới quả Tu-đà-hoàn. Khi tu chứng đạo ấy, có bao nhiêu ý dừng lại hiện ở trước mắt mắt? Bao nhiêu tu vị lai? Bao nhiêu ý đoạn? Bao nhiêu thần túc? Bao nhiêu căn- lực? Bao nhiêu giác ý? Bao nhiêu đạo chủng? Bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu tu Tam-muội hiện ở trước mắt mắt? Bao nhiêu tu vị lai? Dùng đạo vô ngại hướng tới quả Tư-đà-hàm và A-na-hàm, chứng được thần thông có thần túc- thiên nhó- biết tâm người khác- tự biết mạng đời trước- lậu tận trí nhìn thấy tất cả. Lúc tu đạo kia, tu bao nhiêu ý dừng lại hiện ở trước mắt? Bao nhiêu tu vị lai? Bao nhiêu ý đoạn? Bao nhiêu thần túc? Bao nhiêu căn- lực? Bao nhiêu giác ý? Bao nhiêu đạo chủng? Bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu tu Tam-muội hiện ở trước mắt? Bao nhiêu tu vị lai? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của bốn đại bên trong ấy. Bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của không phải bốn đại bên trong. Không phải bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của không phải bốn đại bên trong. Không phải bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của bốn đại bên trong. Nhân tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp ấy, là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Nhân tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp là nhân thứ đệ tăng thượng mà không có duyên. Nhân không tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp ấy là nhân tăng thượng. Nhân không tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp là nhân duyên tăng thượng chứ không có thứ đệ. Pháp cùng duyên và pháp cùng duyên kia là nhân thứ đệ thượng duyên tăng. Pháp cùng duyên và pháp không có duyên là nhân thứ đệ tăng thượng mà không có duyên. Pháp không có duyên và pháp không có duyên kia là nhân tăng thượng. Pháp không có duyên và pháp cùng duyên là, nhân duyên tăng thượng chứ không có thứ đệ. Pháp sắc và pháp sắc kia là nhân duyên tăng thượng. Pháp sắc và pháp không có sắc là nhân duyên tăng thượng mà không có thứ đệ. Pháp không có sắc và pháp không có sắc kia là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Pháp không có sắc và pháp sắc là nhân tăng thượng chứ không có duyên cũng không có thứ đệ. Có thể thấy và không thể thấy, có đối và không có đối cũng như thế. Pháp hữu lậu và pháp hữu lậu kia là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Pháp hữu lậu và pháp vô lậu, là thứ đệ duyên tăng thượng mà không có nhân. Pháp vô lậu và pháp vô lậu kia là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Pháp vô lậu và pháp hữu lậu, là thứ đệ và duyên tăng thượng chứ không có nhân. Pháp hữu vi và pháp hữu vi kia là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Pháp hữu vi và pháp vô vi thì không có. Pháp vô vi và pháp vô vi kia thì không có. Pháp vô vi với pháp hữu vi là duyên tăng thượng. Nếu có thể ràng buộc hoặc tự nhận ràng buộc, địa ngục có được các căn bốn đại ấy, căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng. Nếu có thể ràng buộc hay tự nhận chịu ràng buộc súc sinh- ngạ quỷ- trời người có được căn bốn đại ấy, căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng. Sinh nơi cõi Dục, hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng - vô tưởng, căn ấy tăng thêm bốn đại cũng tăng thêm, căn bốn đại ấy và tâm - tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm - tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng. Sinh nơi cõi Dục vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu cho đến nhập định bất dụng, căn bốn đại ấy tăng thêm. Căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng. Sinh nơi cõi Sắc hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng, vô tưởng, căn bốn đại ấy tăng thêm. Căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia cùng một tăng thượng. tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng. Sinh nơi cõi Sắc, vô lậu nhập sơ thiền. Vô lậu, cho đến nhập định bất dụng, căn bốn đại ấy tăng thêm. Căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia cùng một tăng thượng. tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng. Hỏi: Nội pháp là gì? Đáp: Danh số của tự mình. Hỏi: Không phải nội là gọi cho nghĩa nào? Đáp: Không phải danh số của tự mình. Hỏi: Thọ nghĩa là gì? Đáp: Danh số của pháp hữu lậu. Hỏi: Không phải thọ là nghĩa gì? Đáp: Danh số của pháp vô lậu. Hỏi: Kiết là nghĩa gì? Đáp: Danh số của pháp hữu lậu. Hỏi: Không phải kiết là nghĩa gì? Đáp: Danh số của pháp vô lậu. Hỏi: Kiến xứ là nghĩa gì? Đáp: Danh số của pháp hữu lậu. Hỏi: Không phải kiến xứ là nghĩa gì? Đáp: Danh số của pháp vô lậu. Hỏi: Các pháp bên trong thì pháp đó thuộc về nội nhập chăng? Đáp: Hoặc pháp bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập. Thế nào là pháp bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập? Như đã nói về nội thống- nội pháp và pháp quán àm xử lý đó gọi là pháp bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập. Thế nào là pháp thuộc về nội nhập mà pháp đó không phải bên trong? Như đã nói về ngoại thân- ngoại tâm và tâm quán mà xử lý đó gọi là pháp thuộc về nội nhập mà pháp đó không phải bên trong. Thế nào là pháp bên trong và pháp đó thuộc về nội nhập? Như đã nói về nội thân- nội tâm và tâm quán mà xử lý, đó gọi là bên trong và pháp đó thuộc về nội nhập. Thế nào là pháp không phải bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập? Như đã nói về ngoại thống- ngoại pháp và pháp quán mà xử lý, đó gọi là pháp không phải bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập. Hỏi: Các pháp bên ngoài thì pháp đó thuộc về ngoại nhập chăng? Đáp: Hoặc pháp bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập. Thế nào là pháp bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập? Như đã nói về ngoại thân- ngoại tâm và tâm quán mà xử lý, đó gọi là pháp bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập. Thế nào là pháp thuộc về ngoại nhập mà pháp đó không phải ngoại? Như đã nói về nội thống- nội pháp và pháp quán mà xử lý, đó gọi là pháp thuộc về ngoại nhập và pháp đó không phải bên ngoài. Thế nào là pháp bên ngoài mà pháp đó thuộc về ngoại nhập? Như đã nói về ngoại thống- ngoại pháp và pháp quán mà xử lý, đó gọi là pháp bên ngoài mà pháp đó thuộc về ngoại nhập. Thế nào là pháp không phải bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập? Như đã nói về nội thân- nội tâm và tâm quán mà xử lý, đó gọi là pháp không phải bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập. Hỏi: Hai thống (thọ) và ba thống, hai thống thâu nhiếp ba thống, hay ba thống thâu nhiếp hai thống? Đáp: Tùy thuộc về chủng loại mà thâu nhiếp nhau. Hỏi: Hai thống- bốn thống- năm thống- sáu thống… Hai thống thâu nhiếp sáu thống, hay sáu thống thâu nhiếp hai thống. Đáp: Tùy thuộc về chủng loại mà thâu nhiếp nhau. Hỏi: Hai thống và mười tám thống, hai thống thâu nhiếp mười tám thống, hay mười tám thống thâu nhiếp hai thống? Đáp: Hai thống thâu nhiếp mười tám thống chứ không phải mười tám thống thâu nhiếp hai thống. Không thâu nhiếp những gì? Khổ căn, hữu lậu, lạc căn, có đối, tương ưng, hộ (xả) căn, thống, vô lậu. Ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống cũng như thế, cho đến sáu thống vàmười tám thống cũng như thế. Hỏi: Sáu thống thâu nhiếp mười tám thống, hay mười tám thống thâu nhiếp sáu thống? Đáp: Sáu thâu nhiếp mười tám chứ không phải mười tám thâu nhiếp sáu. Không thâu nhiếp những gì? Khổ căn, hữu lậu, lạc căn, có đối, tương ưng, hộ căn, thống, vô lậu. Ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống cũng như thế, cho đến mười tám thống và ba mươi sáu thống cũng như thế. Hỏi: Ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống, ba mươi sáu thống thâu nhiếp một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống thâu nhiếp ba mươi sáu thống? Đáp: Tùy thuộc về chủng loại mà thâu nhiếp nhau. Dùng đạo vô ngại hướng tới quả Tu-đà-hoàn. Lúc tu chứng đạo ấy, thì tu một ý dừng lại (niệm xứ) hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn (chính cần), vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng (chính đạo), vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng, vị lai không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí không có vị lai; một Tam-muội, vị lai có một. Dùng đạo vô ngại hướng tới chứng quả Tư-đà-hàm. Nếu ái dục hết thì vượt qua thứ tự mà thủ chứng. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng, vị lai không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí không có vị lai; một Tam-muội, vị lai có một. Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo thế tục nhận lấy quả Tư-đà- hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có sáu; không có đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; một trí, vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba. Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu, nhận lấy quả Tư-đà- hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; hai trí, vị lai có bảy; một Tam-muội, vị lai có ba. Dùng đạo vô ngại thủ chứng quả A-na-hàm. Nếu ái dục hết thì vượt qua thứ tự mà thủ chứng. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một. Nếu dựa vào Sơ thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có ảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có một, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một. Nếu dựa vào Trung gian thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có một; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một. Nếu dựa vào Nhị thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có hai; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một. Nếu dựa vào Tam thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có ba, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một. Nếu dựa vào Tứ thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì đã tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, bốn vị lai, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một. Nếu được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo thế tục nhận lấy quả A-na- hàm, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có sáu; không có đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; một trí, vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba. Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu nhận lấy quả A-na- hàm, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có bảy; một Tam-muội, vị lai có ba. Dùng đạo vô ngại chứng thần túc trí thông. Nếu dựa vào Sơ thiền mà người phàm phu tu đạo tần túc lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có bốn, không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai không có; một trí, vị lai có một; không có Tam-muội, vị lai không có. Nếu dựa vào Sơ thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; không có đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có bốn; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai không có; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba. Nếu dựa vào Nhị thiền mà người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có bốn; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai không có; một trí, vị lai có một; không có Tam-muội, vị lai không có. Nếu dựa vào Nhị thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc. Lúc tu đạo đó thì sẽ tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; không có đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có hai; vô đẳng, vị lai có bốn; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; mười nhất thiết nhập không có, vị lai không có; một trí vị lai có bảy; Tam-muội không có, vị lai có ba. Nếu dựa vào Tam thiền mà người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc; không có giải thoát; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai không có. Nếu dựa vào Tam thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc, úc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có ba; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc; không có giải thoát; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba. Nếu dựa vào Tứ thiền mà người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó, thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có một; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai có tám; một trí vị lai có một; không có Tam-muội, vị lai không có. Nếu dựa vào Tứ thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó, thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; không có đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có một; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai có tám; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba. Thiên nhó -biết tâm người khác- tự biết mạng đời trước và nhìn thấy tất cả cũng như thế. Dùng đạo vô ngại tận lậu trí chứng thông, nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán vị lai, đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt; vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba. Nếu dựa vào Sơ thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có bảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba. Nếu dựa vào Trung gian thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí, vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba. Nếu dựa vào Nhị thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba. Nếu dựa vào Tam thiền và Tứ thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba. Nếu dựa vào định vô sắc đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bốn đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; một định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí, vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.  <卷>QUYỂN 21 Kiền độ thứ 6: CĂN Hai mươi hai căn hữu, Cánh lạc (xúc) tâm bắt đầu, Mới phát ngư nhân duyên. <詞>Phẩm 1: BÀN VỀ CĂN Hai mươi hai căn là nhãn căn- nhó căn- tỷ căn- thiệt căn - thân căn ý căn, nam căn - nữ căn, mạng căn- lạc căn- khổ căn- hỷ căn - ưu căn hộ (xả) căn - tín căn - tinh tiến căn- niệm căn - định căn - tuệ căn - vị tri căn - dó tri căn - vô tri căn. Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu học- vô học- phi học phi vô học? Các căn học thì đó là căn người học chăng? Giả sử căn của người học thì đó là căn học chăng? Các căn vô học thì đó là căn người vô học chăng? Giả sử căn của người vô học thì đó là căn vô học chăng? Các căn phi học phi vô học thì đó là căn người phi học phi vô học chăng? Giả sử căn của người phi học phi vô học thì đó là căn phi học phi vô học chăng? Trong hai mươi hai căn ấy thì có bao nhiêu căn thiện - bất thiện - vô ký? Bao nhiêu căn có báo, không có báo? Bao nhiêu căn do kiến đế đoạn, do tư duy đoạn, không có gì đoạn? bao nhiêu do thấy khổ đoạn, thấy tập - tận - đạo - do tư duy đoạn, bao nhiêu không có gì đoạn? Bao nhiêu có kiến - không kiến? Bao nhiêu có giác - có quán, không có giác- có quán, không có giác - không có quán? Bao nhiêu tương ưng với lạc căn- khổ căn - hỷ căn - ưu căn - hộ căn? Trong hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Vô sắc? Bao nhiêu không hệ thuộc? Trong hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu nhân tương ưng, nhân không tương ưng? Bao nhiêu nhân tương ưng với nhân không tương ưng? Bao nhiêu không phải nhân tương ưng cũng không phải là nâhn không tương ưng? Trong hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu cùng duyên mà duyên với nhau? Bao nhiêu không cùng duyên mà duyên với nhau? Bao nhiêu cùng duyên mà duyên với nhau, không cùng duyên mà duyên với nhau? Bao nhiêu không cùng duyên mà duyên với nhau cũng không phải không cùng duyên mà duyên với nhau? Các căn của pháp này thì đó là căn của người phàm phu chăng? Giả sử căn của người phàm phu thì căn ấy là pháp này chăng? Sắc ấm thâu tóm bao nhiêu căn? Thống (thọ) - tưởng - hành - thức ấm thâu tóm bao nhiêu căn? Căn thiện thâu tóm bao nhiêu trì (giới), bao nhiêu nhập (xứ), bao nhiêu ấm? Căn bất thiện thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Căn ẩn một vô ký thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Căn không ẩn một vô ký thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Pháp căn thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Pháp vô căn thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Pháp căn và vô căn thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Có thể có duyên căn mà sinh căn chăng? Duyên căn mà sinh không phải căn chăng? Duyên căn mà sinh căn không phải căn chăng? Duyên không phải căn mà sinh không phải căn chăng? Duyên không phải căn mà sinh căn chăng? Duyên không phải căn mà sinh căn không phải căn chăng? Duyên căn không phải căn mà sinh căn chăng? Duyên căn không phải căn mà sinh không phải căn chăng? Duyên căn không phải căn mà sinh căn không phải căn chăng? Có thể có duyên nhãn căn mà sinh nhãn căn chăng? Duyên nhãn căn cho đến sinh vô tri căn chăng? Duyên vô tri căn mà sinh vô tri căn chăng? Duyên vô tri căn mà sinh nhãn căn, cho đến dó tri căn chăng? Nhãn căn với nhãn căn ấy có bao nhiêu duyên duyên với nhãn căn? Cho đến vô tri căn có bao nhiêu duyên duyên? Vô tri căn và vô tri căn ấy có bao nhiêu duyên duyên vô tri căn? Nhãn căn cho đến dó tri căn, có bao nhiêu duyên duyên? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Hai mươi hai căn là nhãn căn- nhó căn- tỷ căn- thiệt căn- thân căn- ý căn, nam căn- nữ căn- mạng căn- lạc căn- khổ căn- hỷ căn- ưu căn- hộ căn- tín căn- tinh tiến căn- niệm căn- định căn- tuệ căn- vị tri trí căn- dó tri căn- vô tri căn. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu học- vô học- phi học phi vô học? Đáp: Hai căn học, một căn vô học, mười căn phi học phi vô học, chín căn cần phân biệt. Ý căn hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Thế nào là học? Ý học đã nghó nhớ tương ưng với các ý căn, đó gọi là học. Thế nào là vô học? Ý vô học đã nghó nhớ tương ưng với các ý căn, đó gọi là vô học. Thế nào là phi học phi vô học? Ý hữu lậu đã nghó nhớ tương ưng với các ý căn, đó gọi là phi học phi vô học. Lạc căn- hỷ căn- hộ căn- tín căn- tinh tiến căn- niệm căn- định căn vàtuệ căn cũng như thế. Hỏi: Các căn học thì đó là căn của người học chăng? Đáp: Hoặc căn học mà căn ấy không phải là người học. Thế nào là căn học mà căn ấy không phải là người học? Các căn học mà người học không thành tựu, đó gọi là căn học mà căn ấy không phải là người học. Thế nào là căn của người học mà căn ấy không phải là học? Các căn phi học phi vô học là người học thành tựu, đó gọi là căn của người học mà căn ấy không phải là học. Thế nào là căn học mà căn ấy là người học? Các căn học mà người học thành tựu, đó gọi là căn học mà căn ấy là người học. Thế nào là căn phi học mà căn ấy không phải là người học? Căn vô học và các căn phi học phi vô học mà người học không thành tựu, đó gọi là căn phi học mà căn ấy không phải là người học. Hỏi: Các căn vô học mà căn ấy là người vô học chăng? Đáp: Hoặc căn vô học mà căn ấy không phải là người vô học. Thế nào là căn vô học mà căn ấy không phải là người vô học? Các căn vô học mà người vô học không thành tựu, đó gọi là căn vô học mà căn ấy không phải là người vô học. Thế nào là căn người vô học mà căn ấy không phải là vô học? Các căn phi học phi vô học mà người vô học thành tựu, đó gọi là căn người vô học mà căn ấy không phải là vô học. Thế nào là căn vô học mà căn ấy là người vô học? Các căn vô học mà người vô học thành tựu, đó gọi là căn vô học mà căn ấy là người vô học. Thế nào là căn không phải vô học mà căn ấy không phải là người vô học? Căn học và các căn phi học phi vô học mà người vô học không thành tựu, đó gọi là căn không phải vô học mà căn ấy không phải là người vô học. Hỏi: Các căn phi học phi vô học thì căn ấy là căn người phi học phi vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các căn của người phi học và phi vô học thì căn ấy là phi học phi vô học. Hỏi: Có thể có căn phi học phi vô học mà căn ấy không phải là người phi học phi vô học chăng? Đáp: Có, các căn phi học phi vô học mà người phi học phi vô học không thành tựu. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu căn thiện- bất thiện- vô ký? Đáp: Tám căn thiện, tám căn vô ký, sáu căn cần phân biệt. Ý căn hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thế nào là thiện? Tâm thiện nghó nhớ về các pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là thiện. Thế nào là bất thiện? Tâm bất thiện nghó nhớ về pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là bất thiện. Thế nào là vô ký? Tâm vô ký nghó nhớ về pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là vô ký. Lạc căn, khổ căn- hỷ căn- hộ căn cũng như thế. Ưu căn hoặc thiện, hoặc bất thiện. Thế nào là thiện? Tâm thiện nghó nhớ về các pháp tương ưng với ưu căn, đó gọi là thiện. Thế nào là bất thiện? Tâm bất thiện nghó nhớ về các pháp tương ưng với ưu căn, đó gọi là bất thiện. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Đáp: Một căn có báo, mười một căn không có báo, mười căn cần phân biệt: Ý căn hoặc có báo, hoặc không có báo. báo. Thế nào là có báo? Ý căn hữu lậu thiện và bất thiện, đó gọi là có Thế nào là không có báo? Ý căn vô lậu và vô ký, đó gọi là không có báo. Lạc căn- hỷ căn- hộ căn cũng như thế. Khổ căn hoặc có báo, hoặc không có báo. Thế nào là có báo? Khổ căn thiện và bất thiện, đó gọi là có báo. Thế nào là không có báo? Khổ căn vô ký, đó gọi là không có báo. Tín căn- tinh tiến căn- niệm căn- định căn- tuệ căn, nếu hữu lậu thì đó là có báo, nếu là vô lậu thì không có báo. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu do kiến đế đoạn, do tư duy đoạn và không có gì đoạn? Đáp: Chín căn do tư duy đoạn, ba căn không có gì đoạn, mười căn cần phân biệt. Ý căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn. Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín (tùy tín hành) kiên pháp hành (tùy pháp hành) của ý căn, do nhẫn đoạn tám mươi tám sử tương ưng với ý căn, đó gọi là do kiến đế đoạn. Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ mười sử tương ưng với ý căn, cũng là ý căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn. Thế nào là không có gì đoạn? Ý căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn. Hộ căn cũng như thế. Lạc căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn. Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của lạc căn, do nhẫn đoạn hai mươi tám sử tương ưng với lạc căn, đó gọi là do kiến đế đoạn. Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ năm sử tương ưng với lạc căn, cũng là lạc căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn. Thế nào là không có gì đoạn? Lạc căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn Hỷ căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn. Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của hỷ căn, do nhẫn đoạn năm mươi hai sử tương ưng với hỷ căn, đó gọi là do kiến đế đoạn. Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ sáu sử tương ưng với hỷ căn, cũng là hỷ căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn. Thế nào là không có gì đoạn? Hỷ căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn Ưu căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn. Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của ưu căn, do nhẫn đoạn mười sáu sử tương ưng với ưu căn, đó gọi là do kiến đế đoạn. Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ hai sử tương ưng với ưu căn, cũng là ưu căn vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn. Tín, tinh tiến, niệm, định, tuệ căn, các hữu lậu thì do tư duy đoạn, các vô lậu thì căn ấy không có gì đoạn. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu do kiến khổ đoạn; bao nhiêu do kiến tập- tận- đạo và tư duy đoạn. bao nhiêu không có gì đoạn? Đáp: Chín căn do tư duy đoạn, ba căn không có gì đoạn, mười căn cần phân biệt. Ý căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập- tận- đạo và tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn. Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của ý căn là do nhẫn đoạn, hai mươi tám sử tương ưng với ý căn là do kiến tập đoạn, mười chín sử do kiến tận đoạn, mười chín sử do kiến đạo đoạn, hai mươi hai sử tương ưng với ý căn, đó gọi là do kiến đế đoạn. Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích của ý căn do tư duy đoạn mười sử tương ưng với ý căn, cũng là ý căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn. Thế nào là không có gì đoạn? Ý căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn. Hộ căn cũng như thế. Lạc căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập- tận- đạo và tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn. Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của lạc căn là do nhẫn đoạn, chín sử tương ưng với các lạc căn là do kiến tập đoạn, sáu sử do kiến tận đoạn, sáu sử do kiến đạo đoạn, bảy sử tương ưng với lạc căn, đó gọi là do kiến đế đoạn. Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn năm sử tương ưng với lạc căn, cũng là lạc căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn. Thế nào là không có gì đoạn? Lạc căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn Hỷ căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập- tận- đạo và tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn. Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của hỷ căn, do nhẫn đoạn, mười bảy sử tương ưng với hỷ căn là do kiến tập đoạn, mười một kiến tận đoạn, mười một kiến đạo đoạn, mười ba sử tương ưng với hỷ căn, đó gọi là do kiến đế đoạn. Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn sáu sử tương ưng với hỷ căn, cũng là hỷ căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn. Thế nào là không có gì đoạn? Hỷ căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn Ưu căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập- tận- đạo và tư duy đoạn. Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của ưu căn là do nhẫn đoạn, bốn sử tương ưng với ưu căn do kiến tập đoạn, bốn do kiến tận đoạn, bốn do kiến đạo đoạn, bốn sử tương ưng với ưu căn, đó gọi là do kiến đế đoạn. Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn hai sử tương ưng với các ưu căn, cũng là ưu căn vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn. Tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn, các hữu lậu thì do tư duy đoạn, các vô lậu thì không có gì đoạn. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu kiến, bao nhiêu không kiến? Đáp: Một căn kiến, mười bảy căn không kiến, bốn căn cần phân biệt. Tuệ căn hoặc kiến, hoặc không kiến. Thế nào là kiến? Tận trí- vô sinh trí không thâu tóm, tuệ thiện tương ưng với thân ý thức, đó gọi là kiến. Thế nào là không kiến? Tận trí- vô sinh trí và tuệ thiện tương ưng với năm thức thân, đó gọi là không kiến. Vị tri căn hoặc kiến, hoặc không kiến. Thế nào là kiến? Vị tri căn thâu tóm tuệ, đó gọi là kiến. Thế nào là không kiến? Vị tri căn thâu tóm tám căn, đó gọi là không kiến. Dó tri căn cũng như thế. Vô tri căn hoặc kiến, hoặc không kiến. Thế nào là kiến? Tận trí, vô sinh trí không thâu tóm vô tri căn mà thâu tóm tuệ, đó gọi là kiến. Thế nào là không kiến? Vô tri căn thâu tóm tám căn và tận trí- vô sinh trí, đó gọi là không kiến. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu có giác- có quán, bao nhiêu không có giác- có quán, bao nhiêu không có giác- không có quán? Đáp: Hai căn có giác- có quán, tám căn không có giác- không có quán, mười hai căn cần phân biệt. Ý căn hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Thế nào là có giác- có quán? Tâm có giác- có quán mà nghó về các pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là có giác- có quán. Thế nào là không có giác- có quán? Tâm không có giác- có quán mà nghó về pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là không có giác- có quán. Thế nào là không có giác- không có quán? Tâm không có giác- không có quán mà nghó đến pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là không có giác- không có quán. Hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn- vị tri căn- dó tri căn- vô tri căn cũng như thế. Lạc căn hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Thế nào là có giác- có quán? Tâm có giác- có quán, nhớ nghó đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là có giác- có quán. Thế nào là không có giác- không có quán? Tâm không có giác- không có quán mà nghó đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là không có giác- không có quán. Hỷ căn cũng như thế. Lạc căn- hỷ căn- hộ căn có chín căn tương ưng với phần ít của nhập. Khổ căn- ưu căn có sáu căn tương ưng với phần ít của nhập. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc và không hệ thuộc? Đáp: Có bốn căn hệ thuộc cõi Dục, ba căn không hệ thuộc, mười lăm căn cần phân biệt. Nhãn căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nhãn căn do bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nhãn căn do bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc. Nhó, tỷ, thiệt, thân căn cũng như thế. Ý căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Tâm niệm hệ thuộc cõi Dục tương ưng với ý căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Tâm niệm hệ thuộc cõi Sắc tương ưng với ý căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là hệ thuộc cõi Vô sắc? Tâm niệm hệ thuộc cõi Vô sắc tương ưng với ý căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là không hệ thuộc? Tâm niệm vô lậu tương ưng với ý căn, đó gọi là không hệ thuộc. Hộ- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn cũng như thế. Mạng căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Thọ mạng hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Thọ mạng hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là hệ thuộc cõi Vô sắc? Thọ mạng hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc. Lạc căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc. Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Tâm hệ thuộc cõi Dục mà nghó đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Tâm hệ thuộc cõi Sắc mà nghó đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là không hệ thuộc? Tâm vô lậu mà nghó nhớ pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là không hệ thuộc. Hỷ căn cũng như thế. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu nhân tương ưng, bao nhiêu nhân không tương ưng? Đáp: Mười bốn căn là nhân tương ưng, tám căn là không nhân tương ưng. Bao nhiêu nhân tương ưng? Bao nhiêu nhân không tương ưng? Đáp: Trong mười bốn căn kia có một ít là nhân tương ưng, một ít là nhân không tương ưng. Có bao nhiêu không phải là nhân tương ưng? Không phải là nhân không tương ưng? Đáp: Trong mười bốn căn kia có một ít là nhân không tương ưng, một ít là nhân không phải không tương ưng. Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu cùng duyên duyên với nhau? Đáp: Có mười ba căn và phần ít của nhập. Có bao nhiêu không cùng duyên mà duyên với nhau? Đáp: Có mười ba căn và phần ít của nhập. Có bao nhiêu cùng duyên mà duyên với nhaucũng không cùng duyên mà duyên với nhau? Đáp: Có mười ba. Có bao nhiêu duyên không chung duyên nhau, không phải duyên không chung duyên nhau? Đáp: Có tám. Các căn của pháp này thì căn ấy không phải là phàm phu. Các căn của phàm phu thì căn ấy không phải là pháp này. Sắc ấm thâu tóm bảy căn, thống (thọ) ấm thâu tóm năm căn và phần ít nhập của ba căn. Tưởng ấm không thâu tóm căn. Hành ấm thâu tóm sáu căn và phần ít nhập của ba căn. Thức ấm thâu tóm một căn và phần ít nhập của ba căn. Căn thiện thâu tóm tám trì- hai nhập- ba ấm. Căn bất thiện thâu tóm tám trì- hai nhập- hai ấm. Căn ẩn một vô ký thâu tóm sáu trì- hai nhập- hai ấm, căn không ẩn một vô ký thâu tóm mười ba trì- bảy nhập- bốn ấm. Pháp căn thâu tóm mười ba trì- bảy nhập- bốn ấm. Pháp vô căn thâu tóm sáu trì- sáu nhập- ba ấm. Pháp căn, và vô căn thâu tóm mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Hỏi: Có thể có duyên căn mà sinh căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên căn mà sinh không phải căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên căn mà sinh căn không phải căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên không phải căn mà sinh không phải căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên không phải căn mà sinh căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên không phải căn mà sinh căn, không phải căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên căn không phải căn mà sinh căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên căn không phải căn mà sinh không phải căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên căn không phải căn mà sinh căn không phải căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Lại nữa, có duyên nhãn căn mà sinh nhãn căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên nhãn căn cho đến sinh vô tri căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên vô tri căn mà sinh vô tri căn chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể có duyên vô tri căn sinh nhãn căn cho đến dó tri căn chăng? Đáp: Có sinh. Nhãn căn và nhãn căn ấy là nhân tăng thượng. Nhó- tỷ- thiệt- thân căn, nam căn- nữ căn- mạng căn và khổ căn cùng một tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng. Nhó- tỷ- thiệt căn cũng lại như vậy. Thân căn và thân căn ấy là nhân tăng thượng. Nam căn- nữ căn cũng là nhân tăng thượng. Mạng căn- khổ căn- nhãn căn- nhó căn- tỷ căn- thiệt căn cùng một tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng. Ý căn và ý căn ấy là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng. Mạng căn có tám nhân tăng thượng. Khổ căn là nhân thứ đệ tăng thượng chứ không có duyên, còn lại là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Lạc căn- hỷ căn- hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn cũng lại như thế. Nữ căn và nữ căn ấy là nhân tăng thượng. Nam căn - mạng căn khổ căn, nhãn - nhó - tỷ - thiệt căn cùng một tăng thượng. Thân căn là nhân tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng, nam căn cũng như thế. Mạng căn và mạng căn ấy là nhân tăng thượng. Khổ căn- nhãn căn, nhó- tỷ- thiệt- thân căn, nam căn- nữ căn cùng một tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng. Khổ căn và khổ căn ấy là nhân tăng thượng, không có duyên cũng không có thứ đệ. Mạng căn có tám, nhân tăng thượng, vô lậu duyên tăng thượng. Lạc căn là nhân duyên tăng thượng mà không có thứ đệ, còn lại là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Ưu căn và ưu căn ấy là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng. Mạng căn có tám nhân tăng thượng, khổ căn là nhân thứ đệ tăng thượng, không có duyên. Vô lậu là duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng. Vị tri căn và vị tri căn ấy là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Dó tri căn cũng là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Vô tri căn là nhân duyên tăng thượng mà không có thứ đệ. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Ưu căn duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng. Dó tri căn và dó tri căn ấy là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Vô tri căn cũng là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Vô tri căn cũng là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Ưu căn và vị tri căn là duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Vô tri căn và và vô tri căn ấy là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Ưu căn và vị tri căn- dó tri căn là duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ tăng thượng. ----------------- <詞>Phẩm 2: BÀN VỀ HỮU Tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua? Tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, Vô sắc, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua? Có thể ý hệ thuộc cõi Dục mà nghó đến pháp thì hiểu rõ về cõi Dục, hiểu rõ về cõi Sắc- Vô sắc chăng? Có thể ý hệ thuộc cõi Sắc mà nghó đến pháp thì hiểu rõ về cõi Sắc, hiểu rõ về cõi Dục- Vô sắc chăng? Có thể ý hệ thuộc cõi Vô sắc mà nghó đến pháp thì hiểu rõ về cõi Vô sắc, hiểu rõ về cõi Dục- Sắc chăng? Hiểu rõ về cõi Dục thì có bao nhiêu căn hiểu rõ? Hiểu rõ về cõi Sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ? Hiểu rõ về cõi Vô sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ? Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Dục? Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Sắc? Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Vô sắc? Bao nhiêu căn đạt được quả Tu-đà-hoàn? Bao nhiêu căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán? Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn đã đạt được quả Tu-đà-hoàn, căn ấy nên nói thành tựu, hay không thành tựu? Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, đã đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na- hàm, A-la-hán, các căn ấy nên nói thành tựu, hay không thành tựu? Các căn đạt được quả Tu-đà-hoà thì căn ấy diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì căn ấy diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Đạt đạt được quả Tư- đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn có được các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Đạt đạt được quả Tư- đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán có được các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy là thuộc về quả nào? Tu-đà-hoàn thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào? Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la- hán đã thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào? Các căn diệt trừ kiết của Tu-đà-hoàn thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào? Các căn diệt trừ kiết của Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào? Các căn thuộc về quả Tu-đà-hoàn thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Các căn thuộc về quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Các khổ trí thì khổ đó là trí vô lậu chăng? Giả sử khổ là trí vô lậu thì đó là khổ trí chăng? Các tập trí thì tập đó là trí vô lậu chăng? Giả sử tập là trí vô lậu thì đó là tập trí chăng? Các tận trí thì tận đó là trí vô lậu chăng? Giả sử tận là trí vô lậu thì đó là tận trí chăng? Các đạo trí thì đạo đó là trí vô lậu chăng? Giả sử đạo là trí vô lậu thì đó là đạo trí chăng? Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, thì căn ấy tương ưng với pháp trí chăng? Giả sử căn vô lậu tương ưng với pháp trí, thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, thì căn ấy tương ưng với vị tri trí chăng? Giả sử các căn vô lậu tương ưng với vị tri trí, thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc? Pháp trí, nên nói là pháp trí chăng? Vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí nên nói là có giác- có quán, không có giác- có quán, không có giác- không có quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc- Vô sắc, nên nói là duyên không hệ thuộc chăng? Vị tri trí cũng như thế. Đẳng ý giải thoát nên nói là đạt được căn học- căn vô học chăng? Vô nghi ý giải thoát nên nói là đạt được căn học- căn vô học chăng? Tất cả kiết đã hết, nên nói là đạt được căn học- căn vô học chăng? Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả Tu-đà-hoàn thì đạo này nên nói là tương ưng với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí;nên nói là có giác- có quán, không có giác- có quán, không có giác- không có quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục- cõi Sắc- Vô sắc, nên nói là duyên không hệ thuộc chăng? Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A- la-hán thì đạo này nên nói là tương ưng với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí; nên nói là có giác- có quán, không có giác- có quán, không có giác- không có quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, không- vô tướng- vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục- cõi Sắc- Vô sắc, nên nói là duyên không hệ thuộc chăng? Có bao nhiêu căn đoạn tận khởi, nên nói là đạt được quả Tu-đà- hoàn chăng? Có bao nhiêu căn đoạn tận khởi, nên nói là đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán chăng? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Tiếp nhận hữu cõi Dục, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua? Đáp: Noãn sinh- thai sinh- hợp hội sinh hai là thân căn và mạng căn. Hóa sinh hoặc là sáu- bảy- tám căn, vô hình là sáu, một hình là bảy, hai hình là tám căn. Hỏi: Tiếp nhận hữu cõi Sắc, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua? Đáp: Có sáu căn. Hỏi: Tiếp nhận hữu cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua? Đáp: Có một căn. Hỏi: Có thể tâm hệ thuộc cõi Dục mà nghị đến pháp thì hiểu rõ về cõi Dục, hiểu rõ về cõi Sắc- Vô sắc chăng? Đáp: Không hiểu rõ. Hỏi: Tâm hệ thuộc cõi Sắc, đã nghó đến pháp, là hiểu rõ về cõi Sắc, là hiểu rõ về cõi Dục, Vô sắc chăng? Đáp: Hiểu rõ về cõi Sắc- cõi Dục. Không hiểu rõ về cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể tâm hệ thuộc cõi Vô sắc mà nghó đến pháp thì hiểu rõ về cõi Vô sắc, hiểu rõ về cõi Dục- Sắc chăng? Đáp: Hiểu rõ về cõi Vô sắc. Không hiểu rõ về cõi Dục. Hiểu rõ về cõi Sắc. Hỏi: Hiểu rõ về cõi Dục thì có bao nhiêu căn hiểu rõ? Đáp: Bốn căn. Hỏi: Hiểu rõ về cõi Sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ? Đáp: Năm căn. Hỏi: Hiểu rõ về cõi Vô sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ? Đáp: Tám căn. Hỏi: Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Dục? Đáp: Người phàm phu có bảy căn. Người vô cấu có tám căn . Hỏi: Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Sắc? Đáp: Người phàm phu có bảy. Người vô cấu có mười. Hỏi: Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Vô sắc? Đáp: Có mười một. Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả Tu-đà-hoàn? Đáp: Có chín. Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả Tư-đà-hàm? Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng thì có chín căn. Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, thì dùng đạo thế tục đạt được quả Tu- đà-hoàn có bảy, vô lậu có tám. Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả A-na-hàm? Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì có chín căn. Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, thì dùng đạo thế tục đạt được quả A-na-hàm có bảy, vô lậu có tám. Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả A-la-hán? Đáp: Có mười một căn. Hỏi: Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn, đã đạt được quả Tu-đà- hoàn, căn ấy nên nói thành tựu hay không thành tựu? Đáp: Đạo vô ngại thì không thành tựu, đạo giải thoát thì thành tựu. Hỏi: Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, đã đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, các căn ấy nên nói thành tựu hay không thành tựu? Đáp: Đạo vô ngại thì không thành tựu, đạo giải thoát thì thành tựu. Hỏi: Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Các căn đạt được quả A-la-hán, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn, căn ấy thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả Tu-đà-hoàn, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, căn ấy thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả Tư-đà-hàm, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Các căn đạt được quả A-na-hàm, căn ấy thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả A-na-hàm, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Các căn đạt được quả A-la-hán, căn ấy thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả A-la hán, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả A-la-hán thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả Tu-đà-hoàn, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả A-na-hàm thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả Tư-đà-hàm, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả A-la-hán thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào? Đáp: Thuộc về quả A-na-hàm, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn có được các căn, căn này là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán có được các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn có được các căn, căn này là thuộc về quả nào? Đáp: Quả Tu-đà-hoàn. Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán có được các căn, căn này là thuộc về quả nào? Đáp: Quả A-la-hán. Hỏi: Tu-đà-hoàn thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Tư-đà-hàm thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc vô xứ sở. Hỏi: A-na-hàm thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: A-la-hán thành tựu về các căn, căn này là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Tu-đà-hoàn thành tựu về các căn, căn này là thuộc về quả nào? Đáp: Hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thành tựu về các căn, căn này là thuộc về quả nào? Đáp: Hoặc quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tu-đà-hoàn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tư-đà-hàm, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của A-na-hàm, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tu-đà-hoàn, căn ấy là thuộc về quả nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tư-đà-hàm, A-na-hàm, căn ấy là thuộc về quả nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Các căn thuộc về quả Tu-đà-hoàn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Các căn thuộc về quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Các khổ trí thì khổ đó là trí vô lậu chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các khổ trí thì khổ đó là trí vô lậu Hỏi: Có thể khổ là trí vô lậu mà không phải là khổ trí chăng? Đáp: Có các khổ tập trí. Hỏi: Các tập trí thì tập đó là trí vô lậu chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các tập trí thì tập đó là trí vô lậu. Hỏi: Có thể tập là trí vô lậu mà đó không phải là tập trí chăng? Đáp: Có các tập khổ trí. Hỏi: Các tận trí thì tận đó là trí vô lậu chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử tận là trí vô lậu thì đó là tận trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Các đạo trí thì đạo đó là trí vô lậu chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử đạo là trí vô lậu thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, thì căn ấy sẽ tương ưng với pháp trí chăng? Đáp: Hoặc căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy không tương ưng với pháp trí. Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy không tương ưng với pháp trí? Khổ pháp trí của căn tương ưng với khổ pháp nhẫn, tập pháp trí của căn tương ưng với tập pháp nhẫn, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy không tương ưng với pháp trí. Thế nào là căn vô lậu tương ưng với pháp trí mà căn ấy không phải là duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn duyên với tận duyên với ạo tương ưng với pháp trí, đó gọi là căn vô lậu tương ưng với pháp trí mà căn ấy không phải là duyên hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy tương ưng với pháp trí? Các căn duyên với khổ tương ưng với tập pháp trí, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy tương ưng với pháp trí. Thế nào là căn vô lậu không phải duyên hệ thuộc cõi Dục, cũng không tương ưng với pháp trí? Căn tương ưng với khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí; căn tương ưng với tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí; căn tương ưng với tận pháp nhẫn; căn tương ưng với tận pháp trí, tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí; căn tương ưng với đạo pháp nhẫn; căn tương ưng với đạo pháp trí, đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí; đó gọi là căn vô lậu mà căn này không duyên hệ thuộc cõi Dục, cũng không tương ưng với pháp trí. Hỏi: Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, thì căn ấy tương ưng với vị tri trí chăng? Đáp: Hoặc căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, mà căn ấy không tương ưng với vị tri trí. Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, mà căn ấy không tương ưng với vị tri trí? Căn tương ưng với khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí; căn tương ưng với tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc mà căn ấy không tương ưng với vị tri trí. Thế nào là căn vô lậu tương ưng với vị tri trí mà căn ấy không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc? Các căn duyên với tận, duyên với đạo tương ưng với vị tri trí, đó gọi là căn vô lậu tương ưng với vị tri trí, mà căn ấy không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, mà căn ấy tương ưng với vị tri trí? Các căn duyên với khổ, duyên với tập, tương ưng với vị tri trí, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, mà căn ấy tương ưng với vị tri trí. Thế nào là căn vô lậu không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, mà căn ấy cũng không tương ưng với vị tri trí? Căn tương ưng với khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí; căn tương ưng với tập pháp nhẫn, tập pháp trí; căn tương ưng với tận pháp nhẫn; căn tương ưng với tận pháp trí, tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí; căn tương ưng với đạo pháp nhẫn; căn tương ưng với đạo pháp trí, đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí; đó gọi là căn vô lậu mà căn ấy không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, căn ấy cũng không tương ưng với vị tri trí. Hỏi: Pháp trí, nên nói là pháp trí chăng? Đáp: Pháp trí nên nói là pháp trí; hoặc đó là tha tâm trí, khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí; hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán, hoặc tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên không hệ thuộc. Hỏi: Vị tri trí nên nói là vị tri trí chăng? Đáp: Vị tri trí nên nói là vị tri trí, hoặc tha tâm trí,khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán, hoặc tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Hỏi: Đẳng ý giải thoát, nên nói là đạt được căn học hay đạt được căn vô học? Đáp: Đẳng ý giải thoát nên nói đạt được căn học và đạt được căn vô học. Hỏi: Vô nghi ý giải thoát, nên nói là đạt được căn học hay đạt được căn vô học? Đáp: Nếu bắt đầu đạt được không còn nghi thì nên nói là đạt được căn học và đạt được căn vô học. Nếu đẳng ý giải thoát A- la- hán đạt được không còn nghi, thì nnê nói là đạt được căn vô học. Hỏi: Tất cả kiết đã hết nên nói là đạt được căn học hay đạt được căn vô học? Đáp: Tất cả kiết đã hết nên nói là đạt được căn học và đạt được căn vô học. Dùng đạo vô ngại dẫn đến, chứng quả Tu-đà-hoàn thì đạo này nên nói là tương ưng với nhẫn, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, tương ưng với vô nguyện, nên nói là duyên không hệ thuộc. Dùng đạo vô ngại dẫn đến, chứng quả Tư-đà-hàm, nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì đạo này nên nói là tương ưng với nhẫn, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, tương ưng với vô nguyện, nên nói là duyên không hệ thuộc. Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo thế tục dẫn đến quả Tư- đà-hàm thì đạo này nên nói tương ưng với đẳng trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục. Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả Tư- đà-hàm, thì đạo này nên nói tương ưng với pháp trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc duyên không hệ thuộc. Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả A-na-hàm, nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì đạo này nên nói tương ưng với nhẫn, hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán, hoặc tương ưng với hộ căn- lạc căn- hỷ căn, tương ưng với vô nguyện. Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo thế tục dẫn đến quả A- na-hàm, thì đạo này nên nói tương ưng với đẳng trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục. Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả A-na- hàm, thì đạo này nên nói tương ưng với pháp trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc duyên không hệ thuộc. Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả A-la-hán, nếu dựa vào Tam- muội có giác- có quán ở vị lai mà thủ chứng quả vị A- la- hán, thì đạo này hoặc là tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Nếu dựa vào Sơ thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Nếu dựa vào trung gian thiền, dẫn đến quả A-la-hán, thì đạo này nên nói hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói không có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Nếu dựa vào Nhị thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói không có giác- không có quán, nên nói tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Nếu dựa vào Tam thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói không có giác- không có quán, nên nói tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Nếu dựa vào Tứ thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói không có giác- không có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Nếu dựa vào định vô sắc đạt được quả A-la-hán, thì đạo này nên nói tương ưng với vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói không có giác- không có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả Tu- đà-hoàn? Đáp: Căn không diệt hoàn toàn, có bảy tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, nên nói đạt được quả Tu đà hoàn. Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả Tư- đà-hàm? Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì căn không diệt hoàn toàn, có bảy tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, nên nói đạt được quả Tư-đà-hàm. Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo thế tục dẫn đến quả Tư- đà-hàm, thì căn không diệt hoàn toàn mà có bảy tận khởi, nên nói đạt được quả Tư-đà-hàm. Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả Tư- đà-hàm, thì căn không diệt hoàn toàn mà có tám căn tận khởi, nên nói đạt được quả Tư-đà-hàm. Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả A- na-hàm? Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì căn không diệt hoàn toàn mà có bảy tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, nên nói đạt được quả A-na-hàm. Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo thế tục dẫn đến quả A- na-hàm, thì thiền không hiện ở trước mắt, bốn căn diệt hoàn toàn mà có bảy tận khởi, nên nói đạt được quả A-na-hàm. Nếu thiền hiện ở trước mắt thì bốn căn đều diệt mà có sáu tận khởi, một diệt không khởi một, khởi không tận, nên nói đạt được quả A-na-hàm. Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả A- na-hàm, thì thiền không hiện ở trước mắt, bốn căn đều diệt mà có tám tận khởi, nên nói đạt được quả A-na-hàm. Nếu thiền hiện ở trước mắt thì bốn căn đều diệt mà có bảy tận khởi, một diệt không khởi một, khởi không tận, nên nói đạt được quả A-na-hàm. Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả A- la-hán? Đáp: Nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán ở vị lai dẫn đến quả A-la-hán, thì một căn diệt hoàn toàn và có bảy diệt tận khởi, một diệt không khởi một, khởi không tận, nên nói đạt được quả A-la-hán. Sơ thiền, trung gian thiền, thiền thứ tư, định vô sắc cũng lại như thế. Nếu dựa vào Sơ thiền đạt được quả A-la-hán, thì hai căn diệt hoàn toàn và có sáu diệt tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, một tận khởi, nên nói là đạt được quả A-la-hán. Nhị thiền, Tam thiền cũng lại như thế. ----------------- <詞>Phẩm 3: BÀN VỀ CÁNH LẠC (Xúc trong mười hai nhân duyên) Mười sáu cánh lạc là cánh lạc có đối, cánh lạc tăng ngữ, cánh lạc minh, cánh lạc vô minh, cánh lạc phi minh phi vô minh, cánh lạc ái, cánh lạc giận dữ, cánh lạc lạc thống, cánh lạc khổ thống, cánh lạc bất khổ bất lạc thống, cánh lạc nhãn- nhó- tỷ- thiệt- thân- ý. Thế nào là cánh lạc có đối? Cho đến thế nào là cánh lạc ý? Cánh lạc có đối thâu tóm bao nhiêu cánh lạc? Cho đến cánh lạc ý thâu tóm bao nhiêu cánh lạc? Cánh lạc có đối có bao nhiêu căn tương ưng? Cho đến cánh lạc ý, có bao nhiêu căn tương ưng? Các căn là nhân của cánh lạc có đối thì cánh lạc có đối tương ưng với căn ấy chăng? Giả sử căn tương ưng với cánh lạc có đối, thì căn đó là nhân của cánh lạc có đối? Cho đến nhân của cánh lạc ý cũng như thế chăng? Các loại này thành tựu nhãn căn thì đó là thành tựu thân căn loại này chăng? Giả sử thành tựu thân căn loại này thì đó là thành tựu nhãn căn loại này chăng? Nhó- tỷ- thiệt- thân căn cũng như thế. Địa ngục có bao nhiêu căn thành tựu? Súc sinh, ngạ quỷ, đoạn căn thiện, tà định, đẳng định, bất định, cõi Diêm-phù-đề, Câu-da-ni, Phất- vu-đãi, Uất-đơn-viết thân Tứ thiên vương, trời Ba mươi ba, Diệm-ma, Đâu thuật, Hóa tự tại, Tha hóa tự tại, Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, Quả thật, trung ấm, vô sắc, kiên tín- kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát thành tựu bao nhiêu căn? Lúc nhãn căn được trí đoạn, có bao nhiêu căn được trí đoạn? Cho đến lúc tuệ căn được trí đoạn, có bao nhiêu căn được trí đoạn? Lúc nhãn căn được tận chứng, có bao nhiêu căn được tận chứng? Cho đến lúc tuệ căn được tận chứng, có bao nhiêu căn được tận chứng? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Mười sáu cánh lạc là cánh lạc có đối, cánh lạc tăng ngữ, cánh lạc minh, cánh lạc vô minh, cánh lạc phi minh phi vô minh, cánh lạc ái, cánh lạc giận dữ, cánh lạc lạc thống, cánh lạc khổ thống, cánh lạc bất khổ bất lạc thống, cánh lạc nhãn- nhó- tỷ- thiệt- thân- ý. Hỏi: Thế nào là cánh lạc có đối? Đáp: Cánh lạc tương ưng với năm thức thân. Hỏi: Thế nào là cánh lạc tăng ngữ? thọ)? Đáp: Cánh lạc tương ưng với thân ý thức. Hỏi: Thế nào là cánh lạc minh? Đáp: Cánh lạc vô lậu. Hỏi: Thế nào là cánh lạc vô minh? Đáp: Cánh lạc ô nhiễm. Hỏi: Thế nào là cánh lạc phi minh phi vô minh? Đáp: Cánh lạc hữu lậu không có ô nhiễm. Hỏi: Thế nào là cánh lạc ái? Đáp: Cánh lạc tương ưng với dục. Hỏi: Thế nào là cánh lạc giận dữ? Đáp: Cánh lạc tương ưng với giận dữ. Hỏi: Thế nào là cánh lạc lạc thống (lạc thọ)? Đáp: Cánh lạc tương ưng với lạc thống. Hỏi: Thế nào là cánh lạc khổ thống (khổ thọ)? Đáp: Cánh lạc tương ưng với khổ thống. Hỏi: Thế nào là cánh lạc bất khổ bất lạc thống (bất khổ bất lạc Đáp: Cánh lạc tương ưng với bất khổ bất lạc thống. Hỏi: Thế nào là cánh lạc nhãn? Đáp: Cánh lạc tương ưng với nhãn thức thân. Cánh lạc nhó- tỷ- thiệt- thân cũng như thế. Hỏi: Thế nào là cánh lạc ý? Đáp: Cánh lạc tương ưng với thân ý thức. Cánh lạc có đối thâu tóm sáu cánh lạc và phần ít nhập của bảy cánh lạc. Cánh lạc tăng ngữ thâu tóm ba cánh lạc và phàn ít nhập của bảy cánh lạc. Cánh lạc minh thâu tóm cánh lạc minh và phần ít nhập của bốn cánh lạc. Cánh lạc vô minh thâu tóm ba cánh lạc và phần ít nhập của mười một cánh lạc. Cánh lạc phi minh phi vô minh thâu tóm cánh lạc phi minh phi vô minh và phần ít nhập của mười một cánh lạc. Cánh lạc ái thâu tóm cánh lạc ái và phần ít nhập của mười một cánh lạc. Cánh lạc giận dữ thâu tóm cánh lạc giận dữ và phần ít nhập của mười một cánh lạc. Cánh lạc lạc thống thâu tóm cánh lạc lạc thống và phần ít nhập của mười hai cánh lạc. Cánh lạc khổ thống thâu tóm cánh lạc khổ thống và phần ít nhập của mười một cánh lạc. Cánh lạc bất khổ bất lạc thống thâu tóm cánh lạc bất khổ bất lạc thống và phần ít nhập của mười ba cánh lạc. Cánh lạc nhãn thâu tóm cánh lạc nhãn và phần ít nhập của tâm cánh lạc. Cánh lạc nhó- tỷ- thiệt- thân cũng như thế. Cánh lạc ý thâu tóm ba cánh lạc và phần ít nhập của bảy cánh lạc. căn. căn. căn. Cánh lạc có đối tương ưng với một căn và phần ít nhập của tám Cánh lạc tăng ngữ tương ưng với năm căn và phần ít nhập của tám Cánh lạc minh tương ưng với ba căn và phần ít nhập của chín Cánh lạc vô minh tương ưng với phần ít nhập của sáu căn. Cánh lạc phi minh phi vô minh tương ưng với phần ít nhập của mười một căn. Cánh lạc ái tương ưng với phần ít nhập của bốn căn. Cánh lạc giận dữ tương ưng với phần ít nhập của bốn căn. Cánh lạc lạc thống tương ưng với hai căn và phần ít nhập của chín căn. căn. Cánh lạc khổ thống tương ưng với hai căn và phần ít nhập của sáu Cánh lạc bất khổ bất lạc thống, tương ưng với một căn và phần ít nhập của chín căn. Cánh lạc nhãn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Cánh lạc nhó- tỷ- thiệt- thân cũng như thế. Cánh lạc ý tương ưng với năm căn và phần ít nhập của tám căn. Hỏi: Các căn là nhân của cánh lạc có đối thì cánh lạc có đối tương ưng với căn ấy chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các căn tương ưng với cánh lạc thì đối với căn ấy là nhân của cánh lạc có đối. Hỏi: Có thể có căn là nhân của cánh lạc có đối mà căn ấy không tương ưng với cánh lạc có đối chăng? Đáp: Có, các căn là nhân của cánh lạc có đối tương ưng với các cánh lạc khác. Nếu căn là nhân của cánh lạc có đối thì báo sinh không có duyên, cho đến nhân cánh lạc ý cũng như thế, trừ ra hai cánh lạc. Hỏi: Các căn là nhân cánh của cánh lạc thì căn này tương ưng với cánh lạc minh chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Các căn tương ưng với cánh lạc minh thì căn đó là nhân của cánh lạc minh chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Các căn là nhân của cánh lạc phi minh phi vô minh, các căn ấy tương ưng với cánh lạc phi minh phi vô minh chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các căn tương ưng với cánh lạc phi minh vô minh, thì căn này là nhân của cánh lạc phi minh vô minh Hỏi: Có thể có căn là nhân của cánh lạc phi minh phi vô minh mà căn ấy tương ưng với cánh lạc phi minh phi vô minh chăng? Đáp: Có, các căn là nhân của cánh lạc phi minh phi vô minh thì báo sinh không có duyên. Hỏi: Các oại này thành tựu nãhn căn thì đó là thành tựu thân căn loại này chăng?? Đáp: Hoặc loại này thành tựu nhãn căn mà không thành tựu thân căn loại này. Thế nào là loại này thành tựu nhãn căn mà không thành tựu thân căn loại này? Vì lẽ sinh nơi cõi Dục không được nhãn căn, giả sử được rồi mất mà được thiên nhãn, đó gọi là loại này thành tựu nhãn căn mà không thành tựu thân căn loại này. Thế nào là loại này thành tựu thân căn mà không thành tựu nhãn căn loại này? Sinh nơi cõi Dục, không được nhãn căn, giả sử được rồi mất mà không được thiên nhãn, đó gọi là loại này thành tựu thân căn mà không thành tựu nhãn căn loại này. Thế nào là loại này thành tựu nhãn căn mà cũng thành tựu thân căn loại này? Sinh nơi cõi Dục được nhãn căn không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là loại này thành tựu nhãn căn mà cũng thành tựu thân căn loại này. Thế nào là không phải loại này thành tựu nhãn căn, cũng không thành tựu thân căn loại này? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải loại này thành tựu nhãn căn, cũng không thành tựu thân căn loại này. Nhó căn cũng như thế. Hỏi: Nếu loại này thành tựu tỷ căn, thì đó là thành tựu thân căn loại này chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu loại này thành tựu tỷ căn, thì đó là thành tựu thân căn loại này. Hỏi: Có thể có loại này thành tựu thân căn mà không phải loại này thành tựu tỷ căn chăng? Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục không được tỷ căn, giả sử được rồi mất. Thiệt căn cũng như thế. Hỏi: Địa ngục có bao nhiêu căn thành tựu? Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là tám căn. Hỏi: Súc sinh có bao nhiêu căn thành tựu? Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Ngạ quỷ cũng như thế. Hỏi: Đoạn căn thiện có bao nhiêu căn thành tựu? Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười ba căn, ít nhất là tám căn. Hỏi: Tà định có bao nhiêu căn thành tựu? Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là tám căn. Hỏi: Đẳng định có bao nhiêu căn thành tựu? Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười một căn. Hỏi: Bất định có bao nhiêu căn thành tựu? Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là tám căn. Các cõi Diêm-phù-đề, Câu-da-ni, Phất-vu-đãi cũng như thế. Cõi Uất-đơn-viết nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười tám căn, ít nhất là mười ba căn. Thân Tứ thiên vương nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười bảy căn. Trời Ba mươi ba, trời Diệm-ma, trời Đâu thuật, trời Hóa tự tại, trời Tha hóa tự tại cũng như thế. Trời Phạm ca di nếu nhiều nhất thì thành tựu mười sáu căn, ít nhất là mười lăm căn. Trời Quang âm cũng như thế. Trời Biến tịnh nếu nhiều nhất thì thành tựu mười sáu căn, ít nhất là mười bốn căn Trời Quả thật nếu nhiều nhất thì thành tựu mười sáu căn, ít nhất là mười ba căn Trung ấm nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười ba căn Vô sắc nếu nhiều nhất thì thành tựu mười một căn, ít nhất là tám căn. Kiên tín- kiên pháp nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Tín giải thoát, kiến đáo nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười một căn. Thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát nếu nhiều nhất thì thành tựu mười tám căn, ít nhất là mười một căn. Lúc nhãn căn được trí đoạn đến ái sắc tận, có năm căn đựơc trí đoạn; nhó- tỷ- thiệt- thân căn cũng lại như thế. Lúc ý căn được trí đoạn đến ái vô sắc tận, có tám căn được trí đoạn. Mạng căn- hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn cũng như thế. Lúc nam căn và nữ căn được trí đoạn đến lúc ái dục tận, có bốn căn được trí đoạn. Khổ căn và ưu căn cũng như thế. Khi lạc căn được trí đoạn, đến ái cõi Biến tịnh diệt tận, thì lạc căn ấy được trí đoạn. Lúc hỷ căn được trí đoạn đến ái cõi Quang âm diệt tận, thì hỷ căn ấy được trí đoạn. Lúc nhãn căn tận tác chứng, đến ái sắc tận, có năm căn tác chứng đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng. Nhó- tỷ- thiệt- thân căn cũng lại như thế. Khi ý căn tận tác chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng. Mạng căn- hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn cũng như thế. Khi nam căn và nữ căn tận tác chứng, đến ái dục tận, có bốn căn tác tận chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng. Khổ căn và ưu căn cũng như thế. Khi lạc căn tận tác chứng, đến ái cõi Biến tịnh diệt tận, thì lạc căn ấy tận tác chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng. Khi hỷ căn tận tác chứng, đến ái cõi Quang âm diệt tận, thì hỷ căn ấy tận tác chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng.  <卷>QUYỂN 22 Kiền độ thứ 6: CĂN <詞>Phẩm 4: BÀN VỀ TÂM BẮT ĐẦU Tất cả chúng sinh nên nói tâm bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng? Các tâm có dục và các tâm không có dục, tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng? Các tâm có giận dữ và không có giận dữ, có si và không có si có ô nhiễm và không có ô nhiễm, có rối loạn và không có rối loạn có lười biếng và không có lười biếng, có nhỏ và có lớn có tu và không tu, có Tam-muội và không có Tam- muội, có tâm giải thoát và tâm không giải thoát. Các tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng? Thọ mạng nên nói khởi tâm trở lại hay không khởi tâm trở lại? Thọ mạng nên nói thuận theo trở lại, nên nói bắt đầu sinh- trụ chăng? Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Mạng người dần hết, như nước nơi sông nhỏ. Các chúng sinh luôn mong thọ mạng đến hết thọ mạng kia.” Thế nào là thọ mạng kia đã hết? Nhập định vô tưởng, định diệt tận, thọ mạng lưu chuyển nên nói thuận theo trở lại hay không trở lại? Nhập định vô tưởng có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Tam-muội vô tưởng khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Nhập định diệt tận có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Tam-muội diệt tận khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Sinh nơi vô tưởng thì chúng sinh có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Chúng sinh vô tưởng ẩn mất có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Chúng sinh vô tưởng nên nói là do tưởng sinh hay vô tưởng sinh? Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Chúng sinh ấy do tưởng sinh ra, nơi ấy ẩn đi thì tưởng ấy diệt.” Chúng sinh ấy ở nơi ấy ẩn đi là không diệt trụ. Nơi nào diệt tưởng này? Tưởng này nên nói là thiện, hay vô ký? Tưởng này có bao nhiêu sử sai khiến? Có bao nhiêu kiết trói buộc? Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Tất cả chúng sinh đều do ăn mà tồn tại.” Chúng sinh cõi vô tưởng ăn những gì? Nhãn căn thâu tóm bao nhiêu căn? Cho đến vô tri căn thâu tóm bao nhiêu căn? Tín lực cho đến tuệ lực, niệm giác ý cho đến hộ giác ý, đẳng kiến cho đến đẳng định, pháp trí cho đến đạo trí. Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện thâu tóm bao nhiêu căn? Ý căn có bao nhiêu căn tương ưng? Cho đến vô tri căn có bao nhiêu căn tương ưng? Tín lực cho đến tuệ lực, niệm giác ý cho đến hộ giác ý, đẳng kiến cho đến đẳng định, pháp trí cho đến đạo trí. Tam- muội Không, Vô tướng, Vô nguyện có bao nhiêu căn tương ưng? Ở cõi Dục ẩn đi rồi sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Dục ẩn đi sinh đến cõi Sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Dục sinh nơi cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Ở cõi Sắc ẩn đi sinh đến cõi Sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Sắc ẩn đi sinh đến cõi Dục, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Sắc ẩn đi sinh đến cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Ở cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Dục, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? la-hán bát Niết-bàn có bao nhiêu căn diệt sau cùng? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Tất cả chúng sinh nên nói tâm bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Các tâm có dục và các tâm không có dục, tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Các tâm có giận dữ và không có giận dữ, có si và không có si, có ô nhiễm và không có ô nhiễm, có rối loạn và không có rối loạn, có lười biếng và không có lười biếng, có nhỏ và có lớn, có tu và không tu, có Tam-muội và không có Tam-muội, có tâm giải thoát và tâm không giải thoát. Các tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Thọ mạng, nên nói khởi tâm trở lại, hay không khởi tâm trở lại? Đáp: Thọ mạng, nên nói không khởi tâm trở lại. Hỏi: Thọ mạng nên nói thuận theo trở lại, bắt đầu sinh- trụ chăng? Đáp: Chúng sinh nơi cõi Dục, không nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, thì thuận theo trở lại. Nếu nhập định vô tưởng- định diệt tận và trời cõi Sắc- Vô sắc thì nên nói bắt đầu sinh- trụ. Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Mạng người mòn dần hết, như nước nơi sông nhỏ, các chúng sinh luôn mong thọ mạng đến hết thọ mạng kia.” Hỏi: Thế nào là biết thọ mạng kia đã hết? Đáp: Đời tận- kiếp tận nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận. Hỏi: Thọ mạng lưu chuyển nên nói thuận theo trở lại hay nên nói là trụ? Đáp: Nên nói là trụ. Hỏi: Nhập Tam-muội vô tưởng, có bao nhiêu căn diệt? mắt? mắt? Đáp: Có bảy. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Tam-muội vô tưởng khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước Đáp: Có bảy. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Nhập Tam-muội diệt tận, có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Có bảy. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Tam-muội diệt tận khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước Đáp: Hoặc có bảy (năm căn như tín v.v…, ý căn, hộ căn), hoặc tám (năm căn như tín v.v… ý căn, hộ căn, dó tri căn), tâm hữu lậu là bảy, tâm vô lậu là tám. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Hỏi: Sinh đến cõi vô tưởng có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Có tám (năm căn như tín v.v…, ý căn, mạng căn, hộ căn). Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Đáp: Có tám. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Chúng sinh vô tưởng ẩn đi, có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Có tám. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Đáp: Hoặc tám căn- chín căn- mười căn, vô hình là tám, một hình là chín căn, hai hình là mười căn. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Chúng sinh vô tưởng nên nói là do tưởng sinh hay vô tưởng sinh? Đáp: Chúng sinh vô tưởng nên nói là do tưởng sinh. Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Chúng sinh ấy do tưởng sinh ra, ở nơi ấy ẩn đi thì tưởng diệt.” Hỏi: Chúng sinh ấy ở nơi ấy ẩn đi là tưởng diệt chăng? Chúng sinh ấy ở nơi ấy ẩn đi là không diệt chăng? Đáp: Tưởng kia diệt thì chúng sinh kia ẩn đi ở xứ đó chứ không phải là chẳng diệt trụ. Hỏi: Nơi nào diệt tưởng này? Đáp: Tưởng ấy trụ nơi này diệt nơi kia. Hỏi: Tưởng này nên nói là thiện hay vô ký? Đáp: Tưởng này hoặc thiện, hoặc vô ký. Hỏi: Tưởng này có bao nhiêu sử sai khiến? Đáp: Duyên hữu lậu nơi cõi Sắc. Hỏi: Có bao nhiêu kiết trói buộc? Đáp: Có sáu. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tất cả chúng sinh đều do ăn mà tồn tại.” Hỏi: Chúng sinh cõi vô tưởng ăn những gì? Đáp: Trải qua ý- niệm- thức. Nhãn căn thâu tóm nhãn căn. Nhó- tỷ- thiệt căn cũng lại như thế. Thân căn thâu tóm ba căn. Ý căn thâu tóm ý căn và phần ít nhập của ba căn. Lạc căn- hỷ căn- hộ căn- tín căn- tinh tiến căn- niệm căn- định căn- tuệ căn cũng lại như thế. Nữ căn thâu tóm nữ căn và phần ít nhập của thân căn. Nam căn thâu tóm nam căn và pần ít nhập của thân căn. Mạng căn thâu tóm mạng căn. Khổ căn thâu tóm khổ căn. Ưu căn thâu tóm ưu căn. Vị tri căn thâu tóm vị tri căn và phần ít nhập của chín căn. Dó tri căn và vô tri căn cũng lại như thế. Tín lực thâu tóm một căn và phần ít nhập của ba căn. Tinh tấn lực- niệm lực- định lực- tuệ lực cũng lại như thế. Niệm giác ý thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Trạch pháp, tinh tiến, hỷ, định giác ý cũng lại như thế. Ỷ, hộ giác ý không thâu tóm căn. Đẳng kiến, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Pháp trí và vị tri trí thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Tha tâm trí thâu tóm phần ít nhập của ba căn. Đẳng trí thâu tóm phần ít nhập của một căn. Khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Ý căn có mười căn tương ưng với phần ít nhập của ba căn. Lạc căn- hỷ căn- hộ căn có chín căn tương ưng với phần ít của nhập. Khổ căn, ưu căn có sáu căn tương ưng với phần ít của nhập. Tín căn có bốn căn tương ưng với phần ít của chín căn nhập. Tinh tiến căn- niệm căn- định căn- tuệ căn cũng lại như thế. Vị tri căn có tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Dó tri căn và vô tri căn cũng lại như thế. Tín lực có bốn căn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Tinh tấn lực- niệm lực-định lực- tuệ lực cũng lại như thế. Niệm giác ý tương ưng với phần ít nhập của mười một căn. Trạch pháp tinh tiến và định giác ý cũng lại như thế. Hỷ giác ý có chín căn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Ỷ giác ý và hộ giác ý có ba căn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Đẳng kiến- đẳng chí- đẳng phương tiện- đẳng niệm và đẳng định có mười một căn tương ưng với phần ít của nhập. Pháp trí và vị tri trí có mười một căn tương ưng với phần ít của nhập. Tha tâm trí có mười căn tương ưng với phần ít của nhập. Đẳng trí có hai căn tương ưng với phần ít nhập của tám căn. Khổ trí- tập trí- tận trí và đạo trí có mười một căn tương ưng với phần ít của nhập. Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện có mười một căn tương với phần ít của nhập. Hỏi: Ở cõi Dục sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín; hoặc tám, hoặc mười ba; hoặc chín, hoặc mười bốn; hoặc mười, hoặc mười lăm. Tâm vô ký hệ thuộc cõi Dục dần mạng chung có bốn, tâm thiện có chín; một lúc vô hình mà tâm vô ký mạng chung có tám, tâm thiện có mười ba; một lúc một hình mà tâm vô ký mạng chung có chín, tâm thiện có mười bốn; một lúc có hai hình mà tâm vô ký mạng chung có mười, tâm thiện có mười lăm. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười; vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Từ cõi Dục sinh đến cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín, hoặc mười bốn. Tâm vô ký hệ thuộc cõi Dục dần mạng chung là bốn, tâm thiện là chín; trong một lúc mà tâm vô ký mạng chung là chín, tâm thiện là mười bốn. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Đáp: Có tám. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Từ cõi Dục sinh đến cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín, hoặc mười bốn. Tâm vô ký hệ thuộc cõi Dục dần mạng chung là bốn, tâm thiện là chín,; trong một lúc mà tâm vô ký mạng chung là chín, tâm thiện là mười bốn. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Đáp: Có ba. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Ở cõi Sắc sinh vào cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba. Tâm vô ký mạng chung là tám, tâm thiện là mười ba. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Đáp: Có tám. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Từ cõi Sắc sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba. Tâm vô ký mạng chung là tám, tâm thiện là mười ba. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười. Vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Từ cõi Sắc sinh đến cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba. Tâm vô ký mạng chung là tám, tâm thiện là mười ba. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? diệt? Đáp: Có ba. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Ở cõi Vô sắc ẩn đi sinh vào cõi Vô sắc có bao nhiêu căn Đáp: Hoặc ba, hoặc tám. Tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Đáp: Có ba. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Hoặc ba, hoặc tám. Tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười. Vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt? Đáp: Hoặc ba, hoặc tám. Tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Đáp: Có tám. Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: A-la-hán bát Niết-bàn có bao nhiêu căn diệt sau cùng? Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín; hoặc tám, hoặc ba. Ở nơi cõi Dục dần bát Niết-bàn bốn, trong một lúc có chín; cõi Sắc có tám, Vô sắc có ba. ------------------ <詞>Phẩm 5: BÀN VỀ MỚI PHÁT TÂM Các pháp và tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận thì pháp đó tương ưng với tâm chăng? Giả sử pháp tương ưng với tâm thì pháp đó với tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận chăng? Các pháp và tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận thì pháp đó với tâm có cùng một duyên chăng? Giả sử các pháp và tâm có cùng một duyên thì pháp đó và tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận chăng? Các pháp và tâm cùng khởi không phải là không dụng tâm, pháp đó khởi thì tâm cùng khởi chẳng phải là không dụng tâm chăng? Pháp đó trụ- tận thì tâm cùng trụ- tận, chẳng phải là không dụng tâm chăng? Thế nào là không tu nhãn căn? Thế nào là không tu nhó- tỷ- thiệt- thân- ý căn? Thế nào là tu nhãn căn? Thế nào là tu nhó- tỷ- thiệt- thân- ý căn? Nếu không thành tựu căn học, mà được căn học, thì tất cả học đó đều vượt qua thứ tự để thủ chứng chăng? Giả sử vượt qua thứ tự để thủ chứng, thì tất cả học đó sẽ không thành tựu căn học mà được căn học chăng? Nếu không thành tựu căn học mà được căn học, thì tất cả học đó đều là thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian chăng? Giả sử thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian, thì tất cả học đó sẽ không thành tựu căn học mà được căn học chăng? Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả quả ấy là do quả vô lậu chăng? Giả sử quả là do quả, thì tất cả quả ấy bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu chăng? Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả căn vô lậu kia sẽ tận hay căn vô lậu hiện trước mắt chăng? Giả sử căn vô lậu đã tận hay căn vô lậu hiện trước mắt, thì tất cả vô lậu kia bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu chăng? Các vị tri căn thì tất cả căn ấy không tu đế- tu hữu chăng? Giả sử không tu đế- tu hữu, thì tất cả căn ấy là vị tri căn chăng? Tận trí sinh ra ban đầu thì tất cả đó là thứ tự của đạo vô ngại chăng? Giả sử theo thứ tự của đạo vô ngại, thì đó là tất cả tận trí chăng? Vô sinh trí phát khởi ban đầu thì đó là thứ tự của tất cả tận trí chăng? Giả sử theo thứ tựu của tận trí, thì trí ấy là tất cả vô sinh trí chăng? Như duyên đạo vô ngại thì duyên đó là tận trí chăng? Như duyên tận trí thì duyên ấy là đạo vô ngại chăng? Như duyên tận trí thì duyên ấy là vô sinh trí chăng? Như duyên vô sinh trí thì duyên ấy là tận trí chăng? Tận trí nên nói là tận trí- pháp trí- vị tri trí- tha tâm trí, khổ- tập- tận- đạo trí; nên nói là có giác- có quán, nên nói là không có giác- có quán, nên nói là không có giác- không có quán, nên nói là tương ưng với lạc căn, hỷ căn- hộ căn- Không, Vô tướng, Vô nguyện; nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục; nên nói duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, nên nói duyên không hệ thuộc. Vô sinh trí, đẳng kiến vô học cũng như thế. Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng chí vô học chăng? Giả sử các pháp tương ưng với đẳng chí vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng kiến vô học chăng? Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng phương tiện- đẳng niệm- đẳng định- đẳng giải thoát- đẳng trí vô học chăng? Giả sử các pháp tương ưng với đẳng trí vô học thì pháp ấy tương ưng với đẳng kiến vô học chăng? Các pháp vô học cho đến tương ưng với đẳng giải thoát thì pháp ấy tương ưng với đẳng trí vô học chăng/ gải sử các pháp tương ưng với đẳng trí vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng giải thoát vô học chăng? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Các pháp và tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận, pháp đó tương ưng với tâm chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các pháp và tâm cùng tương ưng, thì pháp ấy và tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận. Hỏi: Có thể có pháp và tâm cùng một khởi- một trụ- một tận mà pháp đó không tương ưng với tâm chăng? Đáp: Có, tâm hồi chuyển, sắc- tâm hồi chuyển, tâm bất tương ưng hành. Hỏi: Các pháp và tâm cùng khởi, không phải là không vận dụng tâm, pháp đó khởi thì tâm cùng khởi, chẳng phải là không dụng tâm chăng? Pháp đó trụ- tận thì tâm cùng trụ- tận, chẳng phải là không dụng tâm chăng? Đáp: Chúng sinh nơi cõi Dục- Sắc, không nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận. Các căn bốn đại vào lúc pháp kia khởi thì tâm cùng khởi chứ không phải là không dụng tâm, trụ- tận thì tâm cùng trụ- tận chứ không phải là không dụng tâm, nhập định không dụng tâm. Hỏi: Thế nào là không tu nhãn căn? Đáp: Nhãn căn chưa hết ái- chưa hết tham- chưa hết nghó nhớ- chưa hết khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái sắc mà đạo vô ngại kia không tu cũng không nương dựa. Như thế là không tu nhãn căn. Nhó- tỷ- thiệt- thân căn cũng như thế. Hỏi: Các pháp và tâm cùng một khởi- một trụ- một tận, thì pháp đó và tâm cùng một duyên chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các pháp và tâm cùng một duyên thì pháp ấy và tâm cùng một khời- một trụ- một tận. Hỏi: Có thể có pháp và tâm cùng một khởi- một trụ- một tận mà pháp ấy không cùng một duyên với tâm chăng? Đáp: Có, tâm hồi chuyển, sắc- tâm hồi chuyển và tâm bất tương ưng hành. Hỏi: Thế nào là không tu ý căn? Đáp: Ý căn chưa hết ái- chưa hết tham- chưa hết nghó nhớ- chưa hết khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái vô sắc, mà đạo vô ngại kia không tu cũng không nương dựa. Như thế là không tu ý căn. Hỏi: Thế nào là tu nhãn căn? Đáp: Nhãn căn đã hết ái- hết tham- hết nghó nhớ- hết khát khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái sắc, tu và nương dựa vào đạo vô ngại. Như thế là tu nhãn căn. Nhó- tỷ- thiệt- thân căn cũng như thế. Hỏi: Thế nào là tu ý căn? Đáp: Ý căn đã hết ái- hết tham- hết nghó nhớ- hết khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái vô sắc, tu, nương dựa vào đạo vô ngại đó. Như thế là tu ý căn. Hỏi: Nếu không thành tựu căn học mà được căn học, thì tất cả học đó đều vượt qua thứ tự để thủ chứng chăng? Đáp: Đúng như vậy. Vượt qua thứ tự để thủ chứng, thì tất cả học ấy không thành tựu căn học mà đạt được căn học. Hỏi: Có thể không thành tựu căn học mà được căn học, thì các học đó không phải là vượt qua thứ tự để thủ chứng chăng? Đáp: Có, quả A-la-hán lui sụt. Hỏi: Nếu không thành tựu căn học mà được căn học, thì tất cả học đó đều là thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian , đó là tất cả học không thành tựu căn học mà được căn học. Hỏi: Có thể không thành tựu căn học mà đựơc căn học, thì tất cả học ấy không phải là thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian chăng? Đáp: Có quả A-la-hán lui sụt. Hỏi: Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả quả ấy là do quả vô lậu chăng? Đáp: Đúng như vậy. các quả của do quả thì tất cả quả ấy bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu. Hỏi: Có thể bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì đó không phải là quả do quả chăng? Đáp: Có, đã tu đạo mà vị tri trí hiện ở trước mắt, hoặc là A- la- hán đối với đẳng ý giải thoát đạt đến vô nghi. Hỏi: Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả căn vô lậu kia không còn hay là căn vô lậu hiện trước mắt? Đáp: Hoặc bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia không phải là căn vô lậu không còn hay là căn vô lậu hiện trước mắt. Thế nào là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia không phải là căn vô lậu không còn mà là căn vô lậu hiện trước mắt? Đạo thế tục nhận lấy quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, thoái lui quả A la hán; thoái lui quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đó gọi là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia không phải là căn vô lậu không còn mà là căn vô lậu hiện trước mắt. Thế nào là căn vô lậu không còn mà căn vô lậu hiện trước mắt, thì căn vô lậu đó không phải là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu? Như vốn có được căn vô lậu đều hiện trước mắt, đó gọi là căn vô lậu không còn mà căn vô lậu hiện trước mắt, thì căn vô lậu đó không phải là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu. Thế nào là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia là căn vô lậu không còn, cũng là căn vô lậu hiện trước mắt? Đã tu đạo mà vị tri trí hiện trước mắt. Đạo vô lậu nhận lấy quả Tư-đà-hàm, A- na-hàm, được quả A-la-hán. Đẳng ý giải thoát A-la-hán không có hoài nghi, đó gọi là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia là căn vô lậu không còn, cũng là căn vô lậu hiện trước mắt. Thế nào là không bỏ căn vô lậu cũng không được căn vô lậu, không phải căn vô lậu không còn cũng không phải căn vô lậu hiện trước mắt? Trừ những điều như trên. Hỏi: Các vị tri căn thì tất cả căn ấy không tu đế- tu hữu chăng? Đáp: Hoặc là vị tri căn mà căn ấy không phải là không tu đế- tu hữu. Thế nào là vị tri căn mà căn ấy không phải là không tu đế- tu hữu? Các vị tri căn nếu quá khứ- vị lai, thì đó gọi là vị tri căn mà căn đó chẳng phải là không tu đế- tu hữu. Thế nào là không tu đế- tu hữu mà căn ấy không phải là vị tri căn? Các căn vô lậu không tu đế- tu hữu, đó gọi là không tu đế- tu hữu, căn ấy không phải vị tri căn. Thế nào là vị tri căn mà căn đó không tu đế- tu hữu? Các vị tri căn không tu đế- tu hữu, đó gọi là vị tri căn mà căn đó không tu đế- tu hữu. Thế nào là không phải không tu đế- tu hữu mà căn ấy cũng không phải là vị tri căn? Trừ những điều như trên. Hỏi: Tận trí sinh ra ban đầu thì tất cả đó là thứ tự của đạo vô ngại chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử theo thứ tự của đạo vô ngại, thì đó là tất cả tận trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Vô sinh trí phát khởi ban đầu, thì đó là thứ tự của tất cả tận trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử theo thứ tự của tận trí, thì đó là tất cả vô sinh trí chăng? Đáp: Hoặc tận trí, hoặc vô sinh trí, hoặc đẳng kiến vô học. Hỏi: Các duyên của đạo vô ngại thì duyên đó là tận trí chăng? Đáp: Nếu đạo vô ngại duyên với chủng ấy thì duyên ấy là tận trí, nếu đạo vô ngại không duyên với chủng này thì đó không phải là duyên với tận trí. Hỏi: Như duyên tận trí thì duyên đó là vô sinh trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Như duyên vô sinh trí thì duyên đó là tận trí chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Tận trí nên nói là tận trí chăng? Đáp: Tận trí nên nói tận trí. Hoặc đó là pháp trí- vị tri trí- tha tâm trí, khổ- tập- tận- đạo trí, hoặc có giác- có quán; hoặc không có giác- có quán; hoặc không có giác- không có quán; hoặc tương ưng với lạc căn; hoặc hỷ căn, hộ căn, hoặc không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Vô sinh trí cũng như thế. Hỏi: Vô học đẳng kiến nên nói là vô học đẳng kiến chăng? Đáp: Vô học đẳng kiến, nên nói là vô học đẳng kiến. Hoặc đó là pháp trí- vị tri trí- tha tâm trí, khổ- tập- tận- đạo trí, hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán, hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn, hoặc không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng chí vô học chăng? Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng chí. Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng chí? Đẳng kiến tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng chí. Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng kiến? Đẳng chí tương ưng với đẳng kiến, các đẳng kiến không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng chí, đó gọi là đẳng chí mà không phải đẳng kiến. Thế nào là đẳng chí cũng là đẳng kiến? Trừ đẳng kiến tương ưng với đẳng chí, các pháp tương ưng của đẳng chí, đẳng kiến, đó gọi là đẳng chí cũng là đẳng kiến. Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng chí? Đẳng kiến không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với đẳng kiến, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng chí. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó là đẳng phương tiện vô học chăng? Đáp: Hoặc là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng kiến tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến không tương ưng với các đẳng kiến tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến. Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng kiến? Trừ ra đẳng phương tiện còn lại các pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng phương tiện, đẳng kiến. Thế nào là không phải đẳng kiến, không phải đẳng phương tiện? Đẳng kiến không tương ưng với đẳng phương tiện, đẳng phương tiện không tương ưng với đẳng kiến, các tâm- tâm pháp khác, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến, không phải đẳng phương tiện. Đẳng niệm, đẳng định, đẳng giải thoát cũng như thế. Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học pháp đó không phải là đẳng trí vô học. Giả sử các pháp tương ưng với đẳng trí vô học, pháp đó không phải là đẳng kiến vô học. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng chí vô học, pháp đó là đẳng phương tiện vô học chăng? Đáp: Hoặc đẳng chí, không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng chí, không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí? Đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí. Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại các pháp tương ưng với đẳng chí, đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí. Thế nào là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí không tương ưng với đẳng phương tiện, đẳng phương tiện không tương ưng với đẳng chí, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện. Đẳng niệm- đẳng định- đẳng giải thoát cũng như vậy. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng chí vô học, pháp đó là đẳng trí vô học chăng? Đáp: Hoặc đẳng chí mà không phải đẳng trí. Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng trí? Đẳng chí tương ưng với đẳng trí, các đẳng trí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng chí, đó gọi là đẳng chí, không phải đẳng trí. Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng chí? Đẳng trí tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng trí, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng chí. Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng chí? Trừ ra đẳng chí tương ưng với đẳng trí, còn lại các đẳng chí là pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng trí cũng là đẳng chí. Thế nào là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng trí? Đẳng chí không tương ưng với đẳng trí, đẳng trí không tương ưng với đẳng chí, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng trí. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, vô học pháp đó là đẳng niệm vô học chăng? Đáp: Hoặc là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm. Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm? Đẳng niệm, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm. Thế nào là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện? Trừ ra đẳng niệm, còn lại các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện. Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm? Đẳng niệm không tương ưng với đẳng phương tiện, đẳng phương tiện không tương ưng với đẳng niệm, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm. Đẳng niệm- đẳng định- đẳng giải thoát cũng như vậy. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, vô học pháp đó là đẳng trí vô học chăng? Đáp: Hoặc đẳng phương tiện mà không phải đẳng trí. Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng trí? Đẳng trí, không tương ưng với các đẳng trí mà tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng trí. Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng trí tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng phương tiện. Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng phương tiện? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại các pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng trí. Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng trí? Đẳng trí không tương ưng với đẳng phương tiện, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng trí. Đẳng niệm, đẳng định cũng như thế. Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng giải thoát vô học, pháp đó là đẳng trí vô học chăng? Đáp: Hoặc là đẳng giải thoát mà không phải đẳng trí. Thế nào là đẳng giải thoát mà không phải đẳng trí? Đẳng trí không tương ưng với các đẳng trí mà tương ưng với pháp tương ưng của đẳng giải thoát, đó gọi là đẳng giải thoát mà không phải đẳng trí. Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng giải thoát? Đẳng trí tương ưng với đẳng giải thoát, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng giải thoát. Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng giải thoát? Trừ ra đẳng giải thoát, còn lại các pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng giải thoát cũng đẳng trí. Thế nào là không phải đẳng giải thoát cũng không phải đẳng trí? Đẳng trí không tương ưng với đẳng giải thoát, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng giải thoát cũng không phải đẳng trí. ----------------- <詞>Phẩm 6: BÀN VỀ NGƯ TỬ Hai mươi hai căn là nhãn căn, nhó căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, hộ căn, tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri căn, dó tri căn, vô tri căn. Nếu thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu? Cho đến thành tựu vô tri căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu? Nếu thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại? Cho đến thành tựu vô tri căn, thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại? Nếu không thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu? Cho đến không thành tựu vô tri căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu? Nếu không thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại? Cho đến không thành tựu vô tri căn, thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại? Các căn thiện thì nhân của căn đó vốn là căn thiện chăng? Giả sử nhân của các căn vốn là căn thiện thì căn ấy là thiện chăng? Các căn bất thiện, thì nhân của căn đó vốn là căn bất thiện chăng? Giả sử nhân của các căn vốn là căn bất thiện thì căn ấy là bất thiện chăng? Các căn vô ký thì nhân của căn đó vốn là căn vô ký chăng? Giả sử nhân của các căn vốn là căn bất thiện thì căn vô ký thì căn ấy là vô ký chăng? Có thể có căn không phải nhân vốn là căn thiện, không phải nhân vốn là căn bất thiện, cũng không phải nhân vốn là căn vô ký, căn ấy không phải là không có nhân chăng? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Hai mươi hai căn là nhãn căn, nhó căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, hộ căn, tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri căn, dó tri căn, vô tri căn. Nếu thành tựu nhãn căn thì đó là chắc chắn thành tựu năm căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhó căn, tỷ căn, thiệt căn, cũng lại như thế. Nếu thành tựu thân căn thì đó là chắc chắn thành tựu bốn căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu ý căn thì đó là chắc chắn thành tựu ba căn (ý, mạng, hộ); còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Mạng căn, hộ căn cũng lại như thế. Nếu thành tựu nam căn- nữ căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu lạc căn, thì đó là chắc chắn thành tựu bốn căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu khổ căn, thì đó là chắc chắn thành tựu bảy căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu hỷ căn thì đó là chắc chắn thành tựu năm căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu ưu căn thì người kia thành tựu tám căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu tín căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế. Nếu thành tựu vị tri căn thì người kia thành tựu mười ba căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu hai căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu dó tri căn thì người kia thành tựu mười một căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu hai căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu vô tri căn thì người kia thành tựu mười một căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu ba căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu nhãn căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và ba căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhó căn, tỷ căn, thiệt căn cũng lại như thế. Nếu thành tựu thân căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và hai căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu ý căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Mạng căn, hộ căn cũng lại như thế. Nếu thành tựu nam căn- nữ căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ-- vị lai, chắc chắn thành tựu năm căn quá khứ- vị lai và ba căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu lạc căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và một căn vị lai một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu khổ căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu năm căn quá khứ- vị lai và hai căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu hỷ căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và hai căn vị lai một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu ưu căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, lúc ấy chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai- hiện tại; chắc chắn thành tựu bốn căn quá khứ- vị lai, thành tựu hai căn quá khứ- vị lai- hiện tại và hai căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu tín căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế. Nếu thành tựu vị tri căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn không thành tựu hai căn quá khứ- vị lai- hiện tại; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai- hiện tại, thành tựu quá khứ- vị lai có ba, vị lai- hiện tại có một, hiện tại có hai; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu dó tri căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn không thành tựu hai căn quá khứ- vị lai- hiện tại; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và vị lai có ba, hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu thành tựu vô tri căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn không thành tựu ba căn quá khứ- vị lai- hiện tại; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và vị lai có ba, hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu nhãn căn thì đó là chắc chắn thành tựu ba căn, và chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhó căn, tỷ căn, thiệt căn cũng lại như thế. Nếu không thành tựu thân căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu mười căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Ý căn, mạng căn, hộ căn đều thành tựu. Nếu không thành tựu nam căn- nữ căn thì đó là chắc chắn thành tựu ba căn, vá chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu lạc căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu chín căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu khổ căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn và chắc chắn không thành tựu năm căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu hỷ căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu ưu căn thì người kia thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu tín căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, không thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế. Nếu không thành tựu vị tri căn thì người kia thành tựu ba căn, và chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Dó tri căn và vô tri căn cũng lại như thế. Nếu không thành tựu nhãn căn thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai- hiện tại, chắc chắn không thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhó căn, tỷ căn, thiệt căn cũng lại như thế. Nếu không thành tựu thân căn, thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu mười căn quá khứ- vị lai, hiện tại, chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu năm căn quá khứ- vị lai; hai căn quá khứ- vị lai và hiện tại, hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Ý căn, mạng căn, hộ căn đều thành tựu. Nếu không thành tựu nam căn- nữ căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai, hiện tại, không thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai; thành tựu hai căn quá khứ- vị lai- hiện tại một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu lạc căn thì đó là chắc chắn không thành tựu chín căn quá khứ- vị lai- hiện tại, chắc chắn không thành tựu sáu căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai, một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu khổ căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu năm căn quá khứ- vị lai, hiện tại, chắc chắn không thành tựu sáu căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu hỷ căn thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai- hiện tại, chắc chắn không thành tựu sáu căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu ưu căn thì đó là chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai- hiện tại, chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu không thành tựu tín căn thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai- hiện tại, cũng chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu bốn căn quá khứ- vị lai, hai căn quá khứ- vị lai- hiện tại và hiện tại có hai; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế. Nếu không thành tựu vị tri căn thì đó là chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai- hiện tại, cũng chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Dó tri căn và vô tri căn cũng lại như thế. Hỏi: Các căn thiện thì nhân của căn đó vốn là căn thiện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các căn thiện thì nhân của căn đó vốn là căn thiện. Hỏi: Có thể nhân của căn vốn là căn thiện mà căn ấy chẳng phải là thiện chăng? Đáp: Có, vốn là căn thiện mà báo là căn vô ký. Hỏi: Các căn bất thiện, thì nhân của căn đó vốn là căn bất thiện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các căn bất thiện, căn đó là nhân căn bất thiện. Hỏi: Giả sử nhân của các căn vốn là căn bất thiện thì căn ấy là bất thiện chăng? Đáp: Có, vốn là căn abt61 thiện mà báo là căn vô kýù, hoặc căn tương ưng với thân kiến- biên kiến nơi cõi Dục. Hỏi: Các căn vô ký thì nhân của căn ấy vốn là căn vô ký chăng? Đáp: Hoặc là căn vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký. Thế nào là căn vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký? Vì vô ký không duyên với căn, đó gọi là căn vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký. Thế nào là căn có nhân vốn là căn vô ký mà căn đó không phải là căn vô ký? Căn bất thiện, đó gọi là căn có nhân vốn là căn vô ký mà căn đó không phải căn vô ký. Thế nào là căn vô ký mà căn đó có nhân vốn là căn vô ký? Vốn là căn vô ký có duyên vô ký có duyên với căn, đó gọi là căn vô ký mà căn đó có nhân vốn là căn vô ký. Thế nào là căn không phải vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký? Căn thiện, đó gọi là căn không phải vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký. Hỏi: Có thể có căn không phải nhân vốn là căn thiện, không phải nhân vốn là căn bất thiện, cũng không phải nhân vốn là căn vô ký mà căn đó không phải là không có nhân chăng? Đáp: Có, các căn không có duyên mà nhân là sắc- tâm bất tương ưng hành.  <卷>QUYỂN 23 Kiền độ thứ 6: CĂN <詞>Phẩm 7: BÀN VỀ DUYÊN, Phần 1 Nhân cùng với các duyên, nên làm theo thứ tự. Năm-ba cho đến bốn, bốn cùng với tám. Tám đều có tám loại, tám cũng lại là bốn. Các căn có nhân quá khứ thì căn đó là duyên với quá khứ chăng? Giả sử các căn là duyên quá khứ thì căn đó có nhân quá khứ chăng? Các căn có nhân vị lai- nhân hiện tại, nhân thiện- nhân bất thiện- nhân vô ký, nhân hệ thuộc cõi Dục- nhân hệ thuộc cõi Sắc- nhân hệ thuộc cõi Vô sắc- nhân không hệ thuộc, nhân học- nhân vô học- nhân phi học phi vô học có nhân kiến đế đoạn- nhân tư duy đoạn có nhân không có, đoạn thì căn ấy là duyên không có đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên không có đoạn thì căn ấy có nhân không có đoạn chăng? Các căn có nhân kiến khổ đoạn, căn đó là duyên kiến khổ đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn đó có nhân kiến khổ đoạn chăng? Các căn có nhân kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn, căn đó là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn, căn đó có nhân kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn chăng? Các căn có nhân kiến khổ đoạn, căn đó là duyên khổ pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ pháp trí đoạn, căn đó có nhân kiến khổ đoạn chăng? Các căn có nhân kiến khổ đoạn, căn ấy là duyên khổ vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ vị tri trí đoạn, căn ấy có nhân kiến khổ đoạn chăng? Các căn có nhân kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn, căn đó là duyên tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập pháp trí đoạn tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn, căn đó là nhân kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn chăng? Các căn có nhân kiến tập đoạn- kiến tập đoạn- kiến đạo đoạn, căn đó là duyên tập vị tri trí đoạn- tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập- tận- đạo vị tri trí đoạn, căn ấy có nhân kiến tập- tận- đạo đoạn chăng? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn, căn đó là duyên khổ pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ pháp trí đoạn, căn đó nhân khổ pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn, căn đó là duyên khổ vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ vị tri trí đoạn, căn đó nhân khổ vị tri trí đoạn chăng? Các căn có nhân tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn, căn đó là duyên tập pháp trí đoạn, tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn, căn đó nhân tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân tập vị tri trí đoạn- tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn, căn đó là duyên tập vị tri trí đoạn- tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập vị tri trí đoạn, tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn, căn đó nhân tập vị tri trí đoạn- tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn chăng? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn, căn đó là duyên kiến khổ đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn ấy có nhân khổ pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn, căn đó là duyên kiến khổ đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn ấy có nhân khổ vị tri trí đoạn chăng? Các căn có nhân tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn- căn đó là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn căn ấy có nhân tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân tập vị tri trí đoạn- tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn- căn đó là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn, căn ấy có nhân tập vị tri trí đoạn- tập vị tri trí đoạn- tập vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn chăng? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Các căn có nhân quá khứ thì căn đó là duyên quá khứ chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên quá khứ; hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên vị lai; hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên hiện tại; hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên vô vi; hoặc căn có nhân quá khứ mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên quá khứ? Các căn có nhân quá khứ mà duyên quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại nhân quá khứ duyên quá khứ. Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên vị lai? Các căn có nhân quá khứ mà duyên vị lai. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại nhân quá khứ duyên vị lai. Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên hiện tại? Các căn có nhân quá khứ mà duyên hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại nhân quá khứ duyên hiện tại. Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên vô vi? Các căn có nhân quá khứ mà duyên vô vi. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại nhân quá khứ duyên vô vi. Thế nào là căn có nhân quá khứ mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp quá khứ. Hỏi: Giả sử các căn là duyên quá khứ thì căn đó có nhân quá khứ chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên quá khứ có nhân quá khứ; hoặc căn là duyên quá khứ có nhân vị lai; hoặc căn là duyên quá khứ có nhân hiện tại. Thế nào là căn có duyên quá khứ và nhân quá khứ? Các căn là duyên quá khứ có nhân quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại có nhân quá khứ và duyên quá khứ. Thế nào là căn có duyên quá khứ và nhân vị lai? Các căn vị lai có duyên quá khứ. Thế nào là căn có duyên quá khứ và nhân hiện tại? Các căn hiện tại có duyên quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên quá khứ. Hỏi: Các căn có nhân vị lai thì căn đó là duyên vị lai chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân vị lai và duyên vị lai; hoặc căn có nhân vị lai và duyên quá khứ; hoặc căn có nhân vị lai mà duyên hiện tại; hoặc căn có nhân vị lai mà duyên vô vi; hoặc căn có nhân vị lai mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên vị lai? Các căn vị lai duyên với vị lai. Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên quá khứ? Các căn vị lai duyên với quá khứ. Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên hiện tại? Các căn vị lai duyên với hiện tại. Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên vô vi? Các căn vị lai duyên với vô vi. Thế nào là căn có nhân vị lai mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp vị lai. Hỏi: Giả sử các căn là duyên vị lai thì căn đó có nhân vị lai chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên vị lai có nhân vị lai; hoặc căn là duyên vị lai có nhân quá khứ; hoặc căn là duyên vị lai có nhân hiện tại. Thế nào là căn là duyên vị lai mà nhân vị lai? Các căn vị lai duyên với vị lai. Thế nào là căn là duyên vị lai mà nhân quá khứ? Các căn quá khứ duyên với vị lai. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại có nhân quá khứ mà duyên vị lai. Thế nào là căn có duyên vị lai mà nhân hiện tại? Các căn hiện tại duyên với vị lai. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên vị lai. Hỏi: Các căn có nhân hiện tại thì căn đó là duyên hiện tại chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên hiện tại; hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên quá khứ; hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên vị lai; hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên vô vi; hoặc căn có nhân hiện tại mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên hiện tại? Các căn hiện tại duyên với hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên hiện tại. Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên quá khứ? Các căn hiện tại duyên với quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên quá khứ. Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên vị lai? Các căn hiện tại duyên với vị lai. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên vị lai. Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên vô vi? Các căn hiện tại mà duyên vô vi. Lại nữa, các căn vị lai mà nhân hiện tại mà duyên vô vi. Thế nào là căn có nhân hiện tại mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hiện tại. Hỏi: Giả sử các căn là duyên hiện tại thì căn đó có nhân hiện tại chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên hiện tại có nhân hiện tại; hoặc căn là duyên hiện tại có nhân quá khứ; hoặc căn là duyên hiện tại có nhân vị lai. Thế nào là căn duyên với hiện tại có nhân hiện tại? Các căn hiện tại duyên với hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại duyên với hiện tại. Thế nào là căn duyên với hiện tại có nhân quá khứ? Các căn quá khứ duyên hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại có nhân quá khứ duyên với hiện tại. Thế nào là căn là duyên với hiện tại có nhân vị lai? Các căn vị lai duyên với hiện tại. Hỏi: Các căn có nhân thiện thì căn đó duyên với thiện chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân thiện thì duyên với thiện; hoặc căn có nhân thiện mà duyên với bất thiện; hoặc căn có nhân thiện mà duyên với vô ký; hoặc căn có nhân thiện mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân thiện, duyên với thiện? Các căn thiện, duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký nhân thiện, duyên với thiện. Thế nào là căn có nhân thiện thì duyên với bất thiện? Các căn thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện duyên với bất thiện. Thế nào là căn có nhân thiện mà duyên với vô ký? Các căn thiện duyên với vô ký. Các căn vô ký có nhân thiện duyên với vô ký. Thế nào là căn có nhân thiện mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp thiện. Hỏi: Giả sử các căn là duyên với thiện thì các căn đó có nhân thiện chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên với thiện có nhân thiện; hoặc căn là duyên với thiện có nhân bất thiện; hoặc căn là duyên với thiện có nhân vô ký. Thế nào là căn là duyên với thiện có nhân thiện? Các căn thiện duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện duyên với thiện. Thế nào là căn là duyên với thiện có nhân bất thiện? Các căn bất thiện duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện duyên với thiện. Thế nào là căn là duyên với thiện có nhân vô ký? Các căn vô ký duyên với thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký duyên với thiện. Hỏi: Các căn có nhân bất thiện thì căn đó là duyên với bất thiện chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân bất thiện thì duyên với bất thiện; hoặc căn có nhân bất thiện mà duyên với thiện; hoặc căn có nhân bất thiện mà duyên với vô ký; hoặc căn có nhân bất thiện mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân bất thiện thì duyên với bất thiện? Các căn bất thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện mà duyên với bất thiện. Thế nào là căn có nhân bất thiện mà duyên với thiện? Các căn bất thiện duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện với duyên với thiện. Thế nào là căn có nhân bất thiện mà duyên với vô ký? Các căn bất thiện duyên với vô ký. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện mà duyên với vô ký. Thế nào là căn có nhân bất thiện mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp bất thiện. Hỏi: Giả sử các căn là duyên với bất thiện thì các căn đó có nhân bất thiện chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên với bất thiện có nhân bất thiện; hoặc căn là duyên với bất thiện có nhân thiện; hoặc căn là duyên với bất thiện có nhân vô ký. Thế nào là căn duyên với bất thiện có nhân bất thiện? Các căn bất thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện thì duyên với bất thiện. Thế nào là căn là duyên với bất thiện có nhân thiện? Các căn thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện mà duyên với bất thiện. Thế nào là căn là duyên với bất thiện có nhân vô ký? Các căn vô ký duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với bất thiện. Hỏi: Các căn có nhân vô ký thì căn đó duyên với vô ký chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân vô ký thì duyên với vô ký; hoặc căn có nhân vô ký mà duyên với thiện; hoặc căn có có nhân vô ký mà duyên với bất thiện; hoặc căn có nhân vô ký mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân vô ký thì duyên với vô ký? Các căn vô ký duyên với vô ký. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký thì duyên với vô ký. Thế nào là căn có nhân vô ký mà duyên với thiện? Các căn vô ký duyên với thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với thiện. Thế nào là căn có nhân vô ký mà duyên với bất thiện? Các căn vô ký duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với bất thiện. Thế nào là căn có nhân vô ký mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp vô ký. Hỏi: Giả sử các căn là duyên với vô ký thì các căn đó có nhân vô ký chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên với vô ký có nhân vô ký; hoặc căn là duyên với vô ký có nhân thiện; hoặc căn là duyên với vô ký có nhân bất thiện. Thế nào là căn là duyên với vô ký có nhân vô ký? Các căn vô ký duyên với vô ký. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với vô ký. Thế nào là căn là duyên với vô ký có nhân thiện? Các căn thiện duyên với vô ký. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện mà duyên với vô ký. Thế nào là căn là duyên với vô ký có nhân bất thiện? Các căn bất thiện duyên với vô ký. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện mà duyên với vô ký. Hỏi: Các căn có nhân hệ thuộc cõi Dục thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục thì duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên không hệ thuộc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên không hệ thuộc? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên không hệ thuộc. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Giả sử các căn là duyên hệ thuộc cõi Dục thì căn đó có nhân hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục mà nhân không hệ thuộc. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục là duyên hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục mà nhân không hệ thuộc? Các căn không hệ thuộc mà duyên hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Các căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên không hệ thuộc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên không hệ thuộc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên không hệ thuộc. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Giả sử các căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc thì căn đó có nhân hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc mà nhân không hệ thuộc. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc là duyên hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc mà nhân không hệ thuộc? Các căn không hệ thuộc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc. Hỏi: Các căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc thì duyên hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên không hệ thuộc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc thì duyên hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên không hệ thuộc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên không hệ thuộc. Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Giả sử các căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc thì căn đó có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc mànhân không hệ thuộc. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc mà nhân không hệ thuộc? Các căn không hệ thuộc, duyên hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Các căn có nhân học thì căn đó là duyên học chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân học thì duyên học; hoặc căn có nhân học mà duyên vô học; hoặc căn có nhân học mà duyên phi học phi vô học. Thế nào là căn có nhân học thì duyên học? Các căn học duyên với học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với học. Thế nào là căn có nhân học mà duyên vô học? Các căn học duyên vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với vô học. Thế nào là căn có nhân học mà duyên phi học phi vô học? Các căn học mà duyên với phi học phi vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với phi học phi vô học. Hỏi: Giả sử các căn là duyên học thì căn đó có nhân học chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên học có nhân học; hoặc căn là duyên học có nhân vô học; hoặc căn là duyên học có nhân phi học phi vô học. Thế nào là căn là duyên học có nhân học? Các căn học duyên với học. Lại nữa, các căn vô học có nhân học mà duyên với học. Thế nào là căn là duyên học có nhân vô học? Các căn vô học mà duyên với học. Thế nào là căn là duyên học có nhân phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học mà duyên với học. Hỏi: Các căn có nhân vô học thì căn đó là duyên vô học chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân vô học thì duyên vô học; hoặc căn có nhân vô học mà duyên học; hoặc căn có nhân vô học mà duyên phi học phi vô học. Thế nào là căn có nhân vô học mà duyên vô học? Các căn vô học duyên vô học. Thế nào là căn có nhân vô học mà duyên học? Các căn vô học duyên học. Thế nào là căn có nhân vô học mà duyên phi học phi vô học? Các căn vô học duyên với phi học phi vô học. Hỏi: Giả sử các căn là duyên vô học thì căn đó nhân vô học chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên vô học có nhân vô học; hoặc căn là duyên vô học có nhân học; hoặc căn là duyên vô học có nhân phi học phi vô học. Thế nào là căn là duyên vô học có nhân vô học? Các căn vô học duyên với vô học. Thế nào là căn là duyên vô học có nhân học? Các căn học duyên với vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với vô học. Thế nào là căn là duyên vô học có nhân phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học duyên với vô học. Hỏi: Các căn có nhân phi học phi vô học thì căn đó là duyên phi học phi vô học chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân phi học phi vô học mà duyên phi học phi vô học; hoặc căn có nhân phi học phi vô học mà duyên học; hoặc căn có nhân phi học phi vô học mà duyên vô học; hoặc căn có nhân phi học phi vô học, không có duyên. Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà duyên phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học mà duyên phi học phi vô học. Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà duyên học? Các căn phi học phi vô học mà duyên học. Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà duyên vô học? Các căn phi học phi vô học mà duyên vô học. Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp phi học phi vô học. Hỏi: Giả sử các căn là duyên phi học phi vô học thì căn đó có nhân phi học phi vô học chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên phi học phi vô học có nhân phi học phi vô học; hoặc căn là duyên phi học phi vô học có nhân học; hoặc căn là duyên phi học phi vô học có nhân vô học. Thế nào là căn là duyên phi học phi vô học có nhân phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học thì duyên với phi học phi vô học. Thế nào là căn là duyên phi học phi vô học có nhân học? Các căn học mà duyên với phi học phi vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với phi học phi vô học. Thế nào là căn là duyên phi học phi vô học có nhân vô học? Các căn vô học mà duyên với phi học phi vô học. Hỏi: Các căn có nhân kiến đế (kiến đế = kiến đạo) đoạn thì căn đó là duyên với kiến đế đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn; hoặc căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến đế đoạn, không có duyên. Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn? Các căn do kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn? Các căn do kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do kiến đế đoạn. Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến đế đoạn thì căn đó nhân kiến đế đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên kiến đế đoạn có nhân kiến đế đoạn; hoặc căn là duyên kiến đế đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến đế đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn là duyên kiến đế đoạn có nhân kiến đế đoạn? Các căn do kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn. Thế nào là căn là duyên kiến đế đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn. Thế nào là căn là duyên kiến đế đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn. Hỏi: Các căn có nhân tư duy đoạn thì căn đó là duyên tư duy đoạn chăng? (tu đoạn) Đáp: Hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn; hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn. Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn. Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do tư duy đoạn. Hỏi: Giả sử các căn là duyên tư duy đoạn thì căn đó có nhân tư duy đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên tư duy đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn; hoặc căn là duyên tư duy đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn là duyên tư duy đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn là duyên tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn? Các căn do kiến đế đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn là duyên tư duy đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Hỏi: Các căn có nhân không có đoạn, căn đó là duyên không có đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân không có đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn; hoặc căn có nhân không có đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn có nhân không có đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với không có đoạn. Thế nào là căn có nhân không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn. Thế nào là căn có nhân không có đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Hỏi: Giả sử các căn là duyên không có đoạn, căn đó nhân không có đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên không có đoạn có nhân không có đoạn; hoặc căn là duyên không có đoạn có nhân kiến đế đoạn; hoặc căn là duyên không có đoạn có nhân tư duy đoạn. Thế nào là căn là duyên không có đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với không có đoạn. Thế nào là căn là duyên không có đoạn có nhân kiến đế đoạn? Các căn do kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn. Thế nào là căn là duyên không có đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn. Hỏi: Các căn có nhân kiến khổ đoạn thì căn đó là duyên với kiến khổ đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà không có duyên. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn do kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do kiến tận- kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp kiến khổ đoạn. Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn thì căn đó nhân kiến khổ đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn là duyên kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến tập đoạn cũng như thế. Hỏi: Các căn có nhân kiến tận đoạn, căn đó là duyên kiến tận đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến tận đoạn, không có duyên. Thế nào là căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do kiến tận đoạn mà duyên với không có đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến tận đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do kiến tận đoạn. Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến tận đoạn thì căn đó nhân kiến tận đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân kiến tận đoạn; hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn do kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân kiến tận đoạn? Các căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn là duyên kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn do kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn do kiến tận đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Nhân kiến đạo đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn cũng như thế. Hỏi: Các căn có nhân kiến khổ đoạn thì căn đó là duyên với khổ pháp trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn, không có duyên. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do kiến tận- kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn. Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do kiến khổ đoạn. Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn đó nhân khổ pháp trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn.  <卷>QUYỂN 24 Kiền độ thứ 6: CĂN <詞>Phẩm 7: BÀN VỀ DUYÊN, Phần 2 Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn mà nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Nhân là kiến tập đoạn thì duyên với tập pháp trí đoạn, nhân kiến tập đoạn thì duyên với tập vị tri trí đoạn cũng như trên. Hỏi: Các căn do kiến tận đoạn thì căn đó duyên với tận pháp trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn; hoặc căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn nhân kiến tận đoạn, không có duyên. Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với không có đoạn. Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên, nhân pháp do kiến tận đoạn. Hỏi: Giả thiết các căn duyên với kiến tận đoạn, căn đó nhân tận pháp trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tận pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tận pháp trí đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn mà nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Nhân là kiến đạo đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn, nhân kiến đạo đoạn thì duyên với đạo vị tri trí cũng như trên.. Hỏi: Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì căn đó duyên với khổ pháp trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn, đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với không có đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của khổ pháp trí đoạn. Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ pháp trí đoạn, căn đó nhân khổ pháp trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn do không có đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Hỏi: Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì căn đó duyên với khổ vị tri trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn, đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ vị tri trí đoạn thì căn đó nhân khổ vị tri trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn do không có đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn; nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn cũng như trên. Hỏi: Các căn do tận pháp trí đoạn thì căn đó duyên tận pháp trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên tận pháp trí đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn, không có duyên. Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên tận pháp trí đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên, nhân pháp tận pháp trí đoạn. Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận pháp trí đoạn thì căn đó nhân tận pháp trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tận pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tận pháp trí đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Hỏi: Các căn do tận vị tri trí đoạn, căn đó duyên với tận vị tri trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận vị tri trí đoạn, căn đó nhân tận vị tri trí đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn do không có đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Nhân là đạo pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn; nhân đạo vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn cũng như trên. Hỏi: Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn, căn đó duyên với kiến khổ đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn, đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của khổ pháp trí đoạn. Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ pháp trí đoạn thì căn đó nhân kiến khổ đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Hỏi: Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì căn đó duyên với kiến khổ đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn nhân tư duy đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn, đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ vị tri trí đoạn, căn đó nhân kiến khổ đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Nhân là tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn cũng như thế. Hỏi: Các căn do tận pháp trí đoạn thì căn đó duyên với kiến tận đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn, không có duyên. Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên, nhân tận pháp trí đoạn. Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận pháp trí đoạn, căn đó nhân kiến tận đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tận đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tận đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Các căn do tận vị tri trí đoạn, căn đó duyên với kiến tận đoạn chăng? Hoặc căn nhân tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn. Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận vị tri trí đoạn thì căn đó nhân kiến tận đoạn chăng? Đáp: Hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tận đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tận đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Nhân là đạo pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; nhân đạo vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn cũng như trên.  <卷>QUYỂN 25 Kiền độ thứ 7: ĐỊNH Đắc quá khứ gọi duyên, Giải thoát A-na-hàm, Một hàng xem ở sau. <詞>Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC QUÁ KHỨ, Phần 1 Nếu được pháp quá khứ thì đó là được quá khứ chăng? Giả sử được quá khứ thì đó là được pháp quá khứ chăng? Nếu được pháp vị lai thì đó là được vị lai chăng? Giả sử được vị lai thì đó là được pháp vị lai chăng? Nếu được pháp hiện tại thì đó là được hiện tại chăng? Giả sử được hiện tại thì đó là được pháp hiện tại chăng? Nếu được pháp thiện thì đó là được thiện chăng? Giả sử được thiện thì đó là được pháp thiện chăng? Nếu được pháp bất thiện thì đó là được bất thiện chăng? Giả sử được bất thiện thì đó là được pháp bất thiện chăng? Nếu được pháp vô ký thì đó là được vô ký chăng? Giả sử được vô ký thì đó là được pháp vô ký chăng? Nếu được pháp hệ thuộc cõi Dục thì đó là được hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử được hệ thuộc cõi Dục thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Dục chăng? Nếu được pháp hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử được hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Sắc chăng? Nếu được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử được hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Nếu được pháp học thì đó là được học chăng? Giả sử được học thì đó là được pháp học chăng? Nếu được pháp vô học thì đó là được vô học chăng? Giả sử được vô học thì đó là được pháp vô học chăng? Nếu được pháp phi học phi vô học thì đó là được phi học phi vô học chăng? Giả sử được phi học phi vô học thì đó là được pháp phi học phi vô học chăng? Nếu được pháp do kiến đế đoạn thì đó là được kiến đế đoạn chăng? Giả sử được kiến đế đoạn thì đó là được pháp do kiến đế đoạn chăng? Nếu được pháp tư duy đoạn thì đó là được tư duy đoạn chăng? Giả sử được tư duy đoạn thì đó là được pháp do tư duy đoạn chăng? Nếu được pháp không đoạn thì đó là được không đoạn chăng? Giả sử được không đoạn thì đó là được pháp không đoạn chăng? Các pháp thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm thiện chăng? Giả sử các pháp đều là tâm thiện thì đó là pháp thiện nơi vô sắc chăng? Các pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm bất thiện chăng? Giả sử các pháp đều là tâm bất thiện thì đó là pháp đó là bất thiện nơi vô sắc chăng? Các pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm vô ký chăng? Giả sử các pháp đều là tâm vô ký thì đó là pháp vô ký nơi vô sắc chăng? Các pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử các pháp đều là tâm hệ thuộc cõi Dục thì đó là pháp hệ thuộc cõi Dục ở vô sắc chăng? Các pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử các pháp đều là tâm hệ thuộc cõi Sắc thì đó là pháp hệ thuộc cõi Sắc ở vô sắc chăng? Các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử các pháp đều là tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh pháp đó là hệ thuộc cõi Vô sắc ở vô sắc chăng? Các pháp học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm học chăng? Giả sử các pháp đều là tâm học thì đó là pháp học ở vô sắc chăng? Các pháp vô học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm vô học chăng? Giả sử các pháp đều là tâm vô học thì đó là pháp vô học ở vô sắc chăng? Các pháp phi học phi vô học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm phi học phi vô học chăng? Giả sử các pháp đều là tâm phi học phi vô học thì đó là pháp phi học phi vô học ở vô sắc chăng? Các pháp do kiến đế đoạn (kiến đạo đoạn) sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm do kiến đế đoạn chăng? Giả sử các pháp đều là tâm do kiến đế đoạn thì đó là pháp do kiến đế đoạn nơi vô sắc chăng? Các pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm do tư duy đoạn chăng? Giả sử các pháp đều là tâm của tư duy đoạn thì đó là pháp do tư duy đoạn nơi vô sắc chăng? Các pháp không đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm không đoạn chăng? Giả sử các pháp đều là tâm không đoạn thì đó là pháp không đoạn nơi vô sắc chăng? Tất cả sơ thiền gồm có năm hạng chăng? Tất cả nhị thiền gồm có bốn hạng chăng? Tất cả tam thiền gồm có năm hạng chăng? Tất cả tứ thiền gồm có bốn hạng chăng? Vị tương ưng với sơ thiền, nhập nên nói là vị hay khởi nên nói là vị chăng? Vị tương ưng cho đến hữu tưởng, vô tưởng, nhập nên nói là vị, hay khởi nên nói là vị chăng? Các vị tương ưng với sơ thiền, tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng? Giả sử là ẩn một vô ký thì tất cả vị đó đều tương ưng với sơ thiền chăng? Các vị tương ưng cho đến hữu tưởng, vô tưởng, tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng? Giả sử ẩn một vô ký thì tất cả vị đó đều tương ưng cho đến hữu tưởng- vô tưởng chăng? Có thể không nhập sơ thiền, mà nhập nhị thiền chăng? Có thể cho đến không nhập định bất dụng, mà nhập hữu tưởng- vô tưởng chăng? Có thể không nhập sơ thiền mà sinh sơ thiền chăng? Có thể cho đến không nhập hữu tưởng- vô tưởng mà sinh hữu tưởng- vô tưởng chăng? Nếu được sơ thiền chứ không phải nhị thiền, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào? Nếu cho đến đạt được định bất dụng mà không phải hữu tưởng- vô tưởng, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào? Thế nào là ý nhớ nghó nhập Từ? Thế nào là ý nhớ nghó nhập Bi? Thế nào là ý nhớ nghó nhập Hỷ? Thế nào là ý nhớ nghó nhập Hộ (xả)? Từ diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Bi- Hỷ- Hộ diệt hết kiết hệ thuộc cõi nào? Sơ thiền diệt hết kiết hệ thuộc cõi nào? Cho đến hữu tưởng- vô tưởng diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Giải thoát thứ nhất cho đến giải thoát thứ tám; trừ nhập thứ nhất cho đến trừ nhập thứ tám; nhất thiết nhập thứ nhất cho đến nhất thiết nhập thứ mười; pháp trí cho đến đạo trí, không- vô nguyện- vô tướng diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Báo của Từ thọ báo ở chỗ nào? Báo của Bi- Hỷ- Hộ thọ báothanh tịnh nơi nào? Báo của sơ thiền thọ báo thanh tịnh ở chỗ nào? Cho đến báo của hữu tưởng- vô tưởng thì thọ báo ở nơi nào? Báo của giải thoát đầu tiên cho đến giải thoát thứ tám; trừ nhập đầu tiên cho đến trừ nhập thứ tám; nhất thiết nhập đầu tiên cho đến nhất thiết nhập thứ mười; tha tâm trí- đẳng trí sẽ thọ báo ở nơi nào? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Nếu được pháp quá khứ thì đó là được quá khứ chăng? Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Giả sử được quá khứ thì đó là được pháp quá khứ chăng? Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc vô vi. Hỏi: Nếu được pháp vị lai thì đó là được vị lai chăng? Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Giả sử được vị lai thì đó là được pháp vị lai chăng? Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc vô vi. Hỏi: Nếu được pháp hiện tại thì đó là được hiện tại chăng? Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại. Hỏi: Giả sử được hiện tại thì đó là được pháp hiện tại chăng? Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc vô vi. Hỏi: Nếu được pháp thiện thì đó là được thiện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử được thiện thì đó là được pháp thiện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu được pháp bất thiện thì đó là được bất thiện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử được bất thiện thì đó là được pháp bất thiện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu được pháp vô ký thì đó là được vô ký chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử được vô ký thì đó là được pháp vô ký chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu được pháp hệ thuộc cõi Dục thì đó là được hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử được hệ thuộc cõi Dục thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu được pháp hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử được hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Sắc chăng? Đáp: Hoặc đó là hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc. Hỏi: Nếu được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử được hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Đáp: Hoặc đó là hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Hỏi: Nếu được pháp học thì đó là được học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử được học thì đó là được pháp học chăng? Đáp: Hoặc đó là học, hoặc phi học phi vô học. Hỏi: Nếu được pháp vô học thì đó là được vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử được vô học thì đó là được pháp vô học chăng? Đáp: Hoặc đó là vô học, hoặc phi học phi vô học. Hỏi: Nếu được pháp phi học phi vô học thì đó là được phi học phi vô học chăng? Đáp: Hoặc đó là học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Hỏi: Giả sử được phi học phi vô học thì đó là được pháp phi học phi vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu được pháp của kiến đế đoạn thì đó là được kiến đế đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử được kiến đế đoạn thì đó là được pháp kiến đế đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu được pháp do tư duy đoạn thì đó là được tư duy đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử được tư duy đoạn thì đó là được pháp do tư duy đoạn chăng? Đáp: Hoặc đó là do tư duy đoạn, hoặc không đoạn. Hỏi: Nếu được pháp không đoạn thì đó là được không đoạn chăng? Đáp: Hoặc đó là do tư duy đoạn, hoặc không đoạn. Hỏi: Giả sử được không đoạn thì đó là được pháp không đoạn chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Các pháp thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm thiện chăng? Đáp: Hoặc pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm thiện; hoặc pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm bất thiện; hoặc pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm vô ký. Thế nào là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm thiện? Các pháp tương ưng với tâm thiện kia, pháp đó cùng có thiện, đó gọi là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm thiện. Thế nào là pháp thiện, sinh nơi vô sắc đều có tâm bất thiện? Như tâm bất thiện hoặc lui lại hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh đó gọi là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm bất thiện. Thế nào là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm vô ký? Như tâm vô ký hoặc lui lại hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh, đó gọi là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm vô ký. Hỏi: Giả sử các pháp đều có tâm thiện sinh ra thì pháp đó là thiện ở vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp đều có tâm thiện sinh ra thiện nơi vô sắc hay là vô ký nơi vô sắc. Thế nào là pháp đều có tâm thiện sinh thiện nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm thiện kia, pháp đó đều có thiện, đó gọi là pháp đều có tâm thiện sinh ra thiện nơi vô sắc. Thế nào là pháp đều có tâm thiện sinh vô ký nơi vô sắc? Như tâm thiện tiến lên tốt đẹp thì pháp vô ký được sinh. Như căn vô ký trú trong tâm thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm mềm mại, đầy đủ hơn so với các pháp sinh- lão- vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp đều có tâm thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc. Hỏi: Các pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện chăng? Đáp: Hoặc pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện, hoặc pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký. Thế nào là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện? Các pháp tương ưng với tâm kia, đều có bất thiện, đó gọi là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện. Thế nào là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký? Như tâm vô ký hoặc lui lại hoặc sinh ra thì pháp bất thiện được sinh, đó gọi là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký. Hỏi: Giả sử các pháp đều có tâm bất thiện sinh ra thì pháp đó là bất thiện ở vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp đều có tâm bất thiện sinh ra bất thiện nơi vô sắc, hoặc pháp tâm bất thiện đều có sinh thiện nơi vô sắc, hoặc pháp đều có tâm bất thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc. Thế nào là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra bất thiện nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia, pháp đó đều có bất thiện, đó gọi là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra bất thiện nơi vô sắc. Thế nào là pháp tâm bất thiện đều có sinh thiện nơi vô sắc? Như tâm bất thiện hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh, đó gọi là pháp tâm bất thiện đều có sinh thiện nơi vô sắc. Thế nào là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc? Như tâm bất thiện hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp vô ký được sinh, như căn vô ký trú trong tâm bất thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm mềm mại, đầy đủ hơn so với các pháp sinh- lão- vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc. Hỏi: Các pháp vô ký sinh ở vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký chăng? Đáp: Hoặc pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký; hoặc pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm thiện; hoặc pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện. Thế nào là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký? Các pháp tương ưng với tâm vô ký kia, pháp đó đều có vô ký, đó gọi là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký. Thế nào là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm thiện? Như tâm thiện tiến lên tốt đẹp thì pháp vô ký được sinh. Như căn vô ký trú trong tâm thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm mềm mại, đầy đủ hơn so với các pháp sinh- lão- vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm thiện. Thế nào là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện? Như tâm bất thiện hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp vô ký được sinh, như căn vô ký trú trong tâm bất thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm tốt đẹp, đầy đủ hơn so với các pháp sinh- lão- vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện. Hỏi: Giả sử các pháp đều là tâm vô ký thì pháp đó là vô ký nơi vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp là tâm vô ký đều có sinh vô ký nơi vô sắc, hoặc pháp là tâm vô ký đều có sinh thiện nơi vô sắc, hoặc pháp là tâm vô ký đều có sinh bất thiện nơi vô sắc. Thế nào là pháp do tâm vô ký đều có sinh vô ký nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm vô ký kia thì pháp đó đều có vô ký, đó gọi là pháp do tâm vô ký đều có sinh vô ký nơi vô sắc. Thế nào là pháp do tâm vô ký đều có sinh thiện nơi vô sắc? Như tâm vô ký hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh, đó gọi là pháp do tâm vô ký đều có sinh thiện nơi vô sắc. Thế nào là pháp do tâm vô ký đều có sinh bất thiện nơi vô sắc? Như tâm vô ký hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp bất thiện được sinh, đó gọi là pháp do tâm vô ký đều có sinh bất thiện nơi vô sắc. Hỏi: Các pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc, pháp đó là tâm hệ thuộc cõi Dục đều có chăng? Đáp: Hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Dục, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc sinh ra hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp hệ thuộc cõi Dục được sinh ra, như căn hệ thuộc cõi Dục trú vào tâm hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các páhp này đều phải sinh-lão- vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ các pháp này đều phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc, tiến lên tốt đẹp thì pháp hệ thuộc cõi Dục được sinh ra, như tâm không hệ thuộc trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có. Hỏi: Giả sử các pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh thì pháp đó hệ thuộc cõi Dục ở vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục? Các pháp tương ưng với tâm kia, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Sắc được sinh, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc không hệ thuộc? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không hệ thuộc được sinh, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc. Hỏi: Các pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có chăng? Đáp: Hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Sắc, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp hệ thuộc cõi Sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc trụ vào căn hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc tiến lên tốt đẹp thì pháp hệ thuộc cõi Sắc được sinh ra, như tâm không hệ thuộc trụ vào căn hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có. Hỏi: Giả sử các pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh, pháp đó hệ thuộc cõi Sắc ở vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc? Các pháp tương ưng có tâm hệ thuộc cõi Sắc pháp đó đều có hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Dục được sinh ra, hoặc là tâm hệ thuộc cõi Sắc trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không hệ thuộc được sinh ra, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc không hệ thuộc. Hỏi: Các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có. Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có. Hỏi: Giả sử các pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh, pháp đó hệ thuộc cõi Vô sắc ở vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục; hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc; hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, trụ vào căn hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc. Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp không hệ thuộc được sinh ra, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc không hệ thuộc. Hỏi: Các pháp học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm học chăng? Đáp: Hoặc pháp học sinh nơi vô sắc đều là tâm học; hoặc pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học. Thế nào là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm học? Các pháp tương ưng với tâm học kia thì pháp đó đều có học, đó gọi là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm học. Thế nào là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học? Như tâm phi học phi vô học hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp học được sinh ra, đó gọi là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học. Hỏi: Giả sử các pháp có tâm học đều sinh thì pháp học đó sinh ở vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp có tâm học đều sinh là học nơi vô sắc; hoặc pháp có tâm học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc. Thế nào là pháp có tâm học đều sinh là học nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm học kia thì pháp đó đều có học, đó gọi là pháp có tâm học đều sinh là học nơi vô sắc. Thế nào là pháp có tâm học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc? Như tâm học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc. Hỏi: Các pháp vô học sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm vô học chăng? Đáp: Hoặc pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học; hoặc pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học. Thế nào là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học? Các pháp tương ưng với tâm vô học kia thì pháp đó đều có vô học, đó gọi là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học. Thế nào là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học? Như tâm phi học phi vô học hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp vô học được sinh ra, đó gọi là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học. Hỏi: Giả sử các pháp có tâm vô học đều sinh thì pháp vô học đó sinh ở vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp có tâm vô học đều sinh là vô học nơi vô sắc; hoặc pháp có tâm vô học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc. Thế nào là pháp có tâm vô học đều sinh là vô học nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm vô học kia thì pháp đó đều có vô học, đó gọi là pháp có tâm vô học đều sinh là vô học nơi vô sắc. Thế nào là pháp có tâm vô học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc? Như tâm vô học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm vô học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm vô học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc. Hỏi: Các pháp phi học phi vô học sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm phi học phi vô học chăng? Đáp: Hoặc pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học; hoặc pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm học; hoặc pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học. Thế nào là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học? Các pháp tương ưng với tâm phi hođều là thì tâm phi học phi vô học. Thế nào là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm học? Như tâm học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc thì tâm học đều có. Thế nào là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học đều có? Như tâm vô học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm vô học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là páhp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học. Hỏi: Giả sử các pháp phi học phi vô học với tâm thì pháp đó là phi học phi vô học ở vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc; hoặc pháp phi học phi vô học với tâm đều sinh là học nơi vô sắc; hoặc pháp phi học phi vô học với tâm đều sinh vô học nơi vô sắc. Thế nào là pháp phi học phi vô học, với tâm đều sinh phi học phi vô học nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia thì pháp đó đều có phi học phi vô học, đó gọi là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc. Thế nào là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là học nơi vô sắc? Như tâm phi học phi vô học, hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp học được sinh ra, đó gọi là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là học nơi vô sắc. Thế nào là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là vô học nơi vô sắc? Như tâm phi học phi vô học hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp vô học được sinh ra, đó gọi là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là vô học nơi vô sắc. Hỏi: Các pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm cùng sinh do kiến đế đoạn chăng? Đáp: Hoặc pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn; hoặc pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do tư duy đoạn. Thế nào là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn? Các pháp tương ưng với tâm do kiến đế đoạn thì pháp đó đều có kiến đế đoạn, đó gọi là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh ra do kiến đế đoạn. Thế nào là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do tư duy đoạn? Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp do kiến đế đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do tư duy đoạn. Hỏi: Giả sử các pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn thì đó là pháp do kiến đế đoạn nơi vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do kiến đế đoạn; hoặc pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do tư duy đoạn. Thế nào là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do kiến đế đoạn? Các pháp tương ưng với tâm kia thì pháp đó đều có kiến đế đoạn, đó gọi là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do kiến đế đoạn. Thế nào là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc của tư duy đoạn? Như tâm do kiến đế đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra, như tâm cùng sinh do kiến đế đoạn trụ vào căn tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do tư duy đoạn.  <卷>QUYỂN 26 Kiền độ thứ 7: ĐỊNH <詞>Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC QUÁ KHỨ, Phần 2 Hỏi: Các pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm do tư duy đoạn chăng? Đáp: Hoặc pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn ; hoặc pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do kiến đế đoạn; hoặc pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn. Thế nào là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn? Các pháp tương ưng với tâm do tư duy đoạn thì pháp đó tư duy đoạn, đó gọi là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn. Thế nào là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do kiến đế đoạn ? Như tâm do kiến đế đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra. Như tâm do kiến đế đoạn, trụ căn do tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh - lão - vô thường, đó gọi là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do kiến đế đoạn. Thế nào là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn ? Như tâm không đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra; như tâm không đoạn trụ vào căn do tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh - lão - vô thường, đó gọi là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn. Hỏi: Giả sử các pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn thì pháp đó là do tư duy đoạn nơi vô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do tư duy đoạn; hoặc pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do kiến đế đoạn; hoặc pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc không đoạn. Thế nào là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do tư duy đoạn? Các pháp tương ưng với tâm thì pháp đó đều có tư duy đoạn, đó gọi là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do tư duy đoạn. Thế nào là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do kiến đế đoạn? Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp do kiến đế đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do kiến đế đoạn. Thế nào là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc mà không đoạn?Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc không đoạn. Hỏi: Các pháp không đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm không đoạn chăng? Đáp: Hoặc pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn; hoặc pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn. Thế nào là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn? Các pháp tương ưng với tâm không đoạn thì pháp đó đều có không đoạn, đó gọi là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn. Thế nào là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn ? Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn. Hỏi: Giả sử các pháp đều sinh tâm không đoạn thì pháp đó không đoạn dovô sắc chăng? Đáp: Hoặc pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc không đoạn; hoặc pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc do tư duy có đoạn. Thế nào là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc không đoạn? Các pháp tương ưng với tâm không đoạn thì pháp đó đều có không đoạn, đó gọi là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc không đoạn. Thế nào là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc do tư duy đoạn? Như tâm không đoạn tiến lên tốt đẹp thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra, như tâm không đoạn trụ vào căn do tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh - lão - vô thường, đó gọi là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc do tư duy đoạn. Hỏi: Tất cả sơ thiền gồm có năm hạng chăng? Đáp: Năm hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải là năm hạng. Thế thì không có những gì? Đáp: Xa lìa sự vui mừng. Hỏi: Tất cả nhị thiền gồm có bốn hạng chăng? Đáp: Bốn hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải là bốn hạng. Thế thì không có những gì? Đáp: Không có nội tín. Hỏi: Tất cả tam thiền gồm có năm hạng chăng? Đáp: Năm hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải năm hạng. Thế thì không có những gì? Đáp: Không có niệm trí. Hỏi: Tất cả tứ thiền gồm có bốn hạng chăng? Đáp: Bốn hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải là bốn hạng. Thế thì không có những gì? Đáp: Không có hộ, niệm, tịnh. Hỏi: Vị tương ưng với sơ thiền, nhập nên nói là vị, hay khởi nên nói là vị? Đáp: Các vị là nhập kia, hoặc vị ngưng thì khởi tương ưng với các vị. Hỏi: Vị tương ưng cho đến hữu tưởng- vô tưởng, nhập nên nói là vị hay khởi, nên nói là vị? Đáp: Các vị là nhập kia, hoặc vị ngưng thì khởi tương ưng với các vị. Hỏi: Các vị tương ưng với sơ thiền, tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng? Đáp: Đúng như vậy, các vị tương ưng với sơ thiền thì tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký. Hỏi: Có thể có ẩn một vô ký thì đó không phải là vị tương ưng với sơ thiền chăng? Đáp: Có trừ ra ái còn lại các phiền não hiện ở trước mắt, tương ưng với các vị. Hỏi: Các vị tương ưng cho đến hữu tưởng - vô tưởng thì tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng? Đáp: Đúng như vậy, các vị tương ưng cho đến hữu tưởng- vô tưởng thì tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký. Hỏi: Có thể có ẩn một vô ký mà nó không phải là vị tương ưng cho đến hữu tưởng- vô tưởng chăng? Đáp: Có trừ ra ái còn lại các phiền não hiện ở trước mắt. Hỏi: Có thể không nhập sơ thiền mà nhập nhị thiền chăng? Đáp: Có nhập. Hỏi: Có thể không nhập cho đến định bất dụng mà nhập hữu tưởng- vô tưởng chăng? Đáp: Có nhập. Hỏi: Có thể không nhập sơ thiền mà sinh ở sơ thiền chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Có thể không nhập cho đến hữu tưởng - vô tưởng mà sinh ở hữu tưởng - vô tưởng chăng? Đáp: Có sinh. Hỏi: Nếu được sơ thiền chứ không phải nhị thiền, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào? Đáp: Hoặc cõi Phạm thiên, hoặc cõi trời Quang âm, hoặc cõi trời Biến tịnh, hoặc cõi trời Quả thật, hoặc Không xứ, hoặc Thức xứ, hoặc Bất dụng xứ, hoặc Hữu tưởng- Vô tưởng, hoặc Vô xứ sở. Hỏi: Nếu được cho đến bất dụng xư chứ không phải hữu tưởng- vô tưởng, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào? Đáp: Hoặc bất dụng xứ, hoặc hữu tưởng- vô tưởng, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghó nhập Từ? Đáp: Mang lại an lành cho chúng sinh. Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghó nhập Bi? Đáp: Loại trừ đau khổ cho chúng sinh. Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghó nhập Hỷ? Đáp: Làm cho chúng sinh được vừa lòng. Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghó nhập Hộ (xả)? Đáp: Bảo vệ che chở cho chúng sinh. Hỏi: Từ diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Bi, Hỷ, Hộ diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Sơ thiền tịnh diệt kiết hệ thuộc cõi nào? nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Tịnh cho đến hữu tưởng- vô tưởng diệt kiết hệ thuộc cõi Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Giải thoát thứ nhất- thứ hai- thứ ba diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Không xứ giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc Không xứ, hoặc hệ thuộc Thức xứ, hoặc hệ thuộc Bất dụng xứ, hoặc hệ thuộc Hữu tưởng- vô tưởng xứ, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Thức xứ giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc Thức xứ, hoặc hệ thuộc Bất dụng xứ, hoặc hệ thuộc Hữu tưởng- vô tưởng xứ, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Bất dụng xứ giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc Bất dụng xứ, hoặc hệ thuộc Hữu tưởng- vô tưởng xứ, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Hữu tưởng- vô tưởng giải thoát và Diệt tận giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Trừ nhập đầu tiên diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Cho đến trừ nhập thứ tám diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Nhất thiết nhập đầu tiên diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Cho đến nhất thiết nhập thứ mười diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Pháp trí diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Vị tri trí diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Tha tâm trí diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Vô xứ sở. Hỏi: Đẳng trí- khổ trí- tập- tận- đạo trí, không- vô nguyện- vô tướng diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Báo của Từ thọ báo ở nơi nào? Đáp: Hoặc trời Phạm thiên, hoặc Quang âm, hoặc Biến tịnh, hoặc Quả thật, hoặc vô xứ sở. Bi và Hộ cũng như thế. Hỏi: Báo của Hỷ thọ báo ở nơi nào? Đáp: Phạm thiên và Quang âm, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Báo của tịnh sơ thiền thọ báo ở nơi nào? Đáp: Trên cõi Phạm thiên, hoặc vô xứ sở Hỏi: Cho đến báo của hữu tưởnge vô tưởng thọ báo ở nơi nào? Đáp: Hữu tưởng- vô tưởng, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Báo của giải thoát thứ nhất- thứ hai thọ báo ở nơi nào? Đáp: Phạm thiên và Quang âm, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Báo của bốn trừ nhập đầu tiên thọ báo ở nơi nào? Đáp: Phạm thiên và Quang âm, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Báo của tịnh giải thoát và bốn trừ nhập sau báo của tám nhất thiết nhập thọ báo ở nơi nào? Đáp: Quả thật, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Báo của Không xứ giải thoát thọ báo ở nơi nào? Đáp: Không xứ, hoặc vô xứ sở. Không xứ nhất thiết nhập cũng như thế. Hỏi: Báo của Thức xứ giải thoát thọ báo ở nơi nào? Đáp: Thức xứ, hoặc vô xứ sở. Thức xứ, nhất thiêt nhập cũng như thế. Hỏi: Báo của Bất dụng xứ giải thoát thọ báo ở nơi nào? Đáp: Bất dụng xứ, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Báo của Hữu tưởng- vô tưởng giải thoát thọ báo ở nơi nào? Đáp: Hữu tưởng- vô tưởng, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Báo của Diệt tận giải thoát thọ báo ở nơi nào? Đáp: Hữu tưởng- vô tưởng, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Báo của tha tâm trí thọ báo ở nơi nào? Đáp: Hoặc Phạm thiên, hoặc Quang âm, hoặc Biến tịnh, hoặc Quả thật, hoặc vô xứ sở. Hỏi: Báo của đẳng trí thọ báo ở nơi nào? Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc- cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở. -------------- <詞>Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN Tám Tam-muội, bốn thiền, bốn định vô sắc, vị tương ưng với tịnh -vô lậu. Có thể có vị tương ưng thành tựu sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Vị tương ưng thành tựu tịnh mà không phải vô lậu chăng? Vị tương ưng thành tựu vô lậu mà không phải tịnh chăng? Thành tựu tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Vị tương ưng thành tựu tịnh -vô lậu mà không thành tựu được- bỏ- thoái lui cũng như thế. Nếu tu sơ thiền thế tục thì đó là tu vô lậu sơ thiền chăng? Giả sử tu vô lậu sơ thiền thì đó là tu sơ thiền thế tục chăng? Nếu tu sơ thiền thế tục cho đến bất dụng xứ thì đó là tu vô lậu bất dụng xứ chăng? Giả sử tu vô lậu bất dụng xứ thì đó tu bất dụng xứ thế tục chăng? Nếu ban đầu nhập sơ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói có giác- có quán chăng? Nếu ban đầu nhập nhị thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hỷ căn chăng? Nếu ban đầu nhập tam thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp tất cả pháp đó nên nói tương ưng với lạc căn chăng? Nếu ban đầu nhập tứ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hộ căn chăng? Nếu ban đầu nhập không xứ vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm không xứ chăng? Nếu ban đầu nhập thức xứ vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm thức xứ chăng? Nếu ban đầu nhập Bất dụng xứ vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm Bất dụng xứ chăng? Vị tương ưng với sơ thiền cùng vị tương ưng sơ thiền ấy có bao nhiêu duyên duyên. Tịnh có bao nhiêu duyên duyên? Vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Trên vị tương ưng có bao duyên? Trên tịnh- vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Tịnh sơ thiền cùng tịnh sơ thiền kia có bao nhiêu duyên duyên? Vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Trên vị tương ưng có bao duyên? Trên tịnh- vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Vị và tịnh của địa mình có bao nhiêu duyên duyên? Sơ thiền vô lậu, sơ thiền vô lậu kia có bao nhiêu duyên duyên? Trên vị tương ưng có bao duyên? Trên tịnh- vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Vị tương ưng của địa mình có bao nhiêu duyên duyên? Cho đến bất dụng xứ cũng như thế. Vị tương ưng hữu tưởng, vô tưởng cùng vị tương ưng hữu tưởng- vô tưởng ấy có bao nhiêu duyên duyên? Tịnh có bao nhiêu duyên duyên? Dưới vị tương ưng có bao nhiêu duyên duyên? Dưới tịnh- vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Tịnh hữu tưởng- vô tưởng với tịnh hữu tưởng- vô tưởng đó có bao nhiêu duyên duyên? Dưới vị tương ưng có bao nhiêu duyên duyên? Dưới tịnh -vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Dưới vị tương ưng của địa mình có bao nhiêu duyên duyên? Về nghĩa của Chương này xin diễn nói đầy đủ. Tám Tam-muội, bốn thiền, bốn định vô sắc, vị tương ưng với tịnh- vô lậu. Hỏi: Có thể vị tương ưng thành tựu sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Có, ái dục chưa hết. Hỏi: Tịnh thành tựu mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn. Hỏi: Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh trên cõi Phạm thiên. Hỏi: Vị tương ưng thành tựu tịnh chứ không phải vô lậu chăng? Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục ái dục không còn mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, hoặc sinh trên cõi Phạm thiền mà ái cõi ấy chưa hết. Hỏi: Vị tương ưng thành tựu vô lậu mà không phải tịnh chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Thành tựu tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiện, ái trên cõi Phạm thiên không còn. Hỏi: Vị tương ưng thành tựu tịnh- vô lậu chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục ái dục không còn mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, hoặc sinh trên cõi Phạm thiên mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết. Hỏi: Có thể có vị tương ưng không thành tựu sơ thiền mà đều là tịnh cũng đều là vô lậu chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn. Hỏi: Không thành tựu tịnh mà đều là vị tương ưng mà đều là vô lậu chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Không thành tựu vô lậu mà đều là vị tương ưng cũng đều là tịnh chăng? Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục ái dục đã hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết hoặc sinh trên cõi Phạm thiên mà ái cõi ấy chưa hết. Hỏi: Vị tương ưng không thành tựu tịnh mà đều là vô lậu chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh lên trên cõi Phạm thiên. Hỏi: Vị tương ưng không thành tựu vô lậu mà đều là tịnh chăng? Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn. Hỏi: Không thành tựu tịnh- vô lậu mà đều là vị tương ưng chăng? Đáp: Có, ái nơi cõi Dục chưa hết. Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng và tịnh- vô lậu chăng? Đáp: Có, người phàm phu sinh lên trên cõi Phạm thiên. Hỏi: Có thể có vị tương ưng đạt được sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Được sinh trên cõi Phạm thiên mà không có ái thoái lui. Hỏi: Được tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Người phàm phu đến nơi ái dục không còn. Hỏi: Được vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Đáp: Dựa vào sơ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, sẽ đạt đến quả A-la-hán. Hỏi: Được vị tương ưng tịnh mà không phải vô lậu chăng? Đáp: Địa trên ẩn đi mà sinh vào cõi Phạm thiên. Hỏi: Cho đến được tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Người vô cấu đến nơi ái dục không còn. Hỏi: Phần còn lại được chăng? Đáp: Không được. Hỏi: Có thể có vị tương ưng bỏ sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Bỏ, đến nơi ái trên cõi Phạm thiên không còn Hỏi: Bỏ tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Bỏ người phàm phu đối với ái dục không còn mà thoái lui ở cõi Dục, hoặc trên cõi Phạm thiên ẩn đi rồi sinh vào địa phía trên. Hỏi: Cho đến bỏ tịnh- vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng? Đáp: Bỏ, người vô cấu đối với ái dục không còn mà thoái lui. Hỏi: Còn lại cũng bỏ chăng? Đáp: Không bỏ. Hỏi: Có thể có vị tương ưng sơ thiền mà thoái lui chứ không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Không thoái lui. Hỏi: Tịnh thoái lui mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Thoái lui, người phàm phu đối với ái dục không còn mà thoái lui. Hỏi: Cho đến tịnh- vô lậu thoái lui mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Thoái lui, người vô cấu đối với ái dục không còn mà thoái lui. Hỏi: Phần còn lại thoái lui chăng? Đáp: Không thoái lui. Hỏi: Nếu tu sơ thiền thế tục thì đó là tu sơ thiền vô lậu chăng? Đáp: Hoặc thế tục mà không phải vô lậu. Thế nào là thế tục mà không phải vô lậu? Vốn đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền thế tục chứ không phải vô lậu, đó gọi là thế tục mà không phải vô lậu. Thế nào là vô lậu mà không phải thế tục? Vốn đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền thế tục; hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu chứ không phải là thế tục; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu chứ không phải là thế tục, đó gọi là vô lậu mà không phải thế tục. Thế nào là vô lậu mà cũng là thế tục? Vốn không đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt mà lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu, hoặc vốn không đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu sơ thiền thế tục, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu và thế tục, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là ở sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu và thế tục, đó gọi là vô lậu mà cũng là thế tục. Thế nào là không phải thế tục cũng không phải vô lậu? Vốn được trí thế tục hiện ở trước mắt, mà đó không phải là sơ thiền, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu và thế tục, hoặc vốn được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu và thế tục, tất cả tâm nhiễm ô và tâm vô ký nhập định vô tưởng- định diệt tận, không phải tu sơ thiền thế tục cũng không phải sơ thiền vô lậu, đó gọi là không phải thế tục cũng không phải vô lậu. Nhị thiền và tam thiền cũng như thế. Hỏi: Nếu tu tứ thiền thế tục thì đó là tu tứ thiền vô lậu chăng? Đáp: Hoặc thế tục mà không phải vô lậu. Thế nào là thế tục àm không phải vô lậu? Vốn đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt; hoặc vốn không đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền thế tục lúc này có thể tu tứ thiền thế tục chứ không phải tứ thiền vô lậu, đó gọi là thế tục mà không phải vô lậu. Thế nào là vô lậu màkhông phải thế tục? Vốn đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt; hoặc vốn không đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền thế tục; hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu chứ không phải thế tục; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu chứ không phải thế tục, đó gọi là vô lậu mà không phải thế tục. Thế nào là vô lậu mà cũng là thế tục? Vốn không đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu; hoặc vốn không đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu tứ thiền thế tục; hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu và thế tục; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu và thế tục, đó gọi là vô lậu mà cũng là thế tục. Thế nào là không phải thế tục cũng không phải vô lậu? Vốn được trí thế tục hiện ở trước mắt, mà đó không phải là tứ thiền hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu và thế tục; hoặc vốn được trí vô lậu hiện ở trước mắt mà đó không phải là tứ thiền; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu và thế tục. Tất cả tâm nhiễm ô và tâm vô ký nhập định vô tưởng- định diệt tận, vô tưởng thiên không tu tứ thiền thế tục cũng không tu tứ thiền vô lậu, đó gọi là không phải thế tục cũng không phải vô lậu. Cho đến định bất dụng cũng như thế. Hỏi: Nếu ban đầu nhập sơ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói có giác- có quán chăng? Đáp: Hoặc pháp đó có giác, có quán; hoặc không có giác, có quán, hoặc không có giác, không có quán. Hỏi: Nếu ban đầu nhập nhị thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hỷ căn chăng? Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hỷ căn, hoặc hộ căn. Hỏi: Nếu ban đầu nhập tam thiền vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với lạc căn chăng? Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn. Hỏi: Nếu ban đầu nhập tứ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hộ căn chăng? Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn. Hỏi: Nếu ban đầu nhập không định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm không định chăng? Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định, bất dụng định. Hỏi: Nếu ban đầu nhập thức định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm thức định chăng? Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định, bất dụng định. Hỏi: Nếu ban đầu nhập bất dụng định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm bất dụng định chăng? Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định- bất dụng định. Vị tương ưng sơ thiền cùng vị tương ưng sơ thiền ấy là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng. Tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng mà không có nhân. Vô lậu là duyên tăng thượng. Vị tương ưng còn lại cùng một tăng thượng. Nhị thiền- tam thiền- tứ thiền vô lậu- tịnh là duyên tăng thượng. Định vô sắc vô lậu- tịnh cùng chung một tăng thượng. Sơ thiền tịnh cùng sơ thiền tịnh kia là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng, vô lậu là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân, trừ ra địa mình còn lại tất cả vị tương ưng cùng một tăng thượng. Nhị thiền- tam thiền vô lậu- tịnh, theo thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân. Tứ thiền vô lậu -tịnh duyên tăng thượng; định vô sắc vô lậu -tịnh cùng một tăng thượng. Vị tương ưng với địa mình là theo thứ tự duyên tăng thượng. Sơ thiền vô lậu cùng sơ thiền vô lậu kia là nhân thứ tự duyên tăng thượng; tất cả vị tương ưng cùng một tăng thượng. Tịnh sơ thiền- nhị thiền- tam thiền là theo thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhị thiền- tam thiền vô lậu là nhân thứ tự duyên tăng thượng. Tứ thiền tịnh, định vô sắc tịnh là duyên tăng thượng. Tứ thiền vô lậu, định vô sắc vô lậu là nhân duyên tăng thượng. Tự địa tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Cho đến bất dụng định cũng như thế. Vị tương ưng hữu tưởng- vô tưởng cùng vị tương ưng hữu tưởng- vô tưởng ấy là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng; tịnh là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân. Dưới vị tương ưng cùng một thứ tự tăng thượng. Bất dụng xứ tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng, còn lại dưới vô lậu tịnh là duyên tăng thượng. Hữu tưởng- vô tưởng tịnh cùng hữu tưởng- vô tưởng tịnh kia nhân thứ tự và duyên tăng thượng. Dưới vị tương ưng là cùng một tăng thượng. Dưới vô lậu tịnh và thức xứ- bất dụng xứ là thứ tự duyên tăng thượng mà không có nhân. Còn lại vô lậu tịnh là duyên tăng thượng vị tương ưng với địa mình là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân.  <卷>QUYỂN 27 Kiền độ thứ 7: ĐỊNH <詞>Phẩm 3: BÀN VỀ GIẢI THOÁT Thâu tóm tương ưng cũng chung, thành tựu thiền vô sắc, bảy người, bảy đắc lập tức. Do Tam-muội nào dứt hết mười tưởng? Bốn thiền, bốn đẳng, bốn định vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập (tám thắng xứ), mười nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội. Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận. Tưởng về vô thường thâu nhiếp bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến tưởng về tận cũng như thế. Sơ thiền thâu nhiếp bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến tứ thiền cũng như thế. Từ thâu nhiếp bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến Hộ cũng như thế. Không xứ trong vô sắc thâu nhiếp bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến hữu tưởng- vô tưởng cũng như thế. Giải thoát thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến giải thoát thứ tám cũng như thế. Trừ nậhp thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến trừ nhập thứ tám cũng như thế. Nhất thiết nhập thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến nhất thiết nhập thứ mười cũng như thế. Pháp trí thâu nhiếp bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến đạo trí cũng như thế. Không- vô tướng- vô nguyện thâu nhiếp bao nhiêu Tam-muội? Tương ưng chung cũng như thế. Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với tứ thiền này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với bốn đẳng, bốn định vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập, mười nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến tứ thiền cũng như thế. Bảy người là kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Người kiên tín đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Người kiên tín đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Có thể thành tựu vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Thành tựu vị tương ưng và tịnh mà hông phải vô lậu chăng? Thành tựu vị tương ưng và vô lậu mà không phải tịnh chăng? Thành tựu tịnh -vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Thành tựu vị tương ưng tịnh- vô lậu chăng? Không thành tựu- được- bỏ, thoái lui cũng như thế. Có thể thành tựu vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Thành tựu vị tương ưng tịnh mà không phải vô lậu chăng? Thành tựu vị tương ưng vô lậu mà không phải tịnh chăng? Thành tựu tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Thành tựu vị tương ưng tịnh- vô lậu chăng? Không thành tựu- được- bỏ, thoái lui cũng như thế. Có thể vị tương ưng tứ thiền lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Có thể tịnh của tứ thiền lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Có thể tứ thiền vô lậu lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Có thể vị tương ưng bốn định vô sắc lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Có thể tịnh của bốn định vô sắc lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Định của ba vô sắc vô lậu lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Thân giáo do Tam-muội nào trừ hết? Khẩu giáo do Tam-muội nào trừ hết? Thân không có giáo, khẩu không có giáo, ba hành ác, ba hành diệu, ba căn bất thiện, ba căn thiện, bốn không thánh ngữ, bốn thánh ngữ, bốn bào thai, bốn sinh, bốn thức trụ, năm thạnh ấm, năm dục, năm giới Ưu-bà-tắc, sáu nội nhập, sáu ngoại nhập, sáu thức thân, sáu cánh lạc (xúc) thân, sáu thống (thọ) thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân, chỗ dừng lại của bảy thức, tám pháp, chín nơi cư trú của chúng sinh, mười hành tích, bốn thiền, bốn đẳng, bốn định vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập (tám thắng xứ), mười nhất thiết nhập, tha tâm trí và đẳng trí do Tam-muội nào trừ hết? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận. Tưởng về vô thường thâu nhiếp bốn thiền, bốn định vô sắc, bốn giải thoát. Tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như thế. Tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống thâu nhiếp bốn thiền và hai giải thoát đầu; tưởng về tất cả thế gian không thể vui thâu nhiếp thiền thứ ba- thứ tư. Trong thiền sơ thiền thâu nhiếp sơ thiền, bốn đẳng, giải thoát đầu tiên, thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội. Nhị thiền thâu nhiếp nhị thiền, bốn đẳng, giải thoát đầu tiên- thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội. Tam thiền thâu nhiếp tam thiền, ba đẳng, tám trí, ba Tam-muội. Tứ thiền thâu nhiếp tứ thiền, ba đẳng, tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội. Từ thâu nhiếp Từ- Bi- Hỷ- Hộ (xả) thâu nhiếp Hộ. Trong vô sắc Không xứ thâu nhiếp Không xứ, Không xứ giải tho- át, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Thức xứ thâu nhiếp Thức xứ, Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Bất dụng xứ thâu nhiếp Bất dụng xứ, Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội. Hữu tưởng, vô tưởng xứ thâu nhiếp hữu tưởng- vô tưởng xứ, hữu tưởng- vô tưởng giải thoát diệt tận, giải thoát một trí. Giải thoát đầu tiên- thứ hai- thứ ba thâu nhiếp giải thoát đầu tiên- thứ hai- thứ ba. Không xứ giải thoát thâu nhiếp giải thoát Không xứ, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Thức xứ giải thoát thâu nhiếp Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Bất dụng xứ giải thoát thâu nhiếp Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội. Hữu tưởng- vô tưởng giải thoát thâu nhiếp hữu tưởng- vô tưởng giải thoát, một trí. Diệt tận giải thoát thâu nhiếp diệt tận giải thoát. Trừ nhập đầu tiên thâu nhiếp trừ nhập đầu tiên, cho đến trừ nhập thứ tám thâu nhiếp trừ nhập thứ tám. Nhất thiết nhập đầu tiên thâu nhiếp nhất thiết nhập đầu tiên, cho đến nhất thiết nhập thứ mười thâu nhiếp nhất thiết nhập thứ mười. Pháp trí thâu nhiếp pháp trí, năm trí, phần ít nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Vị tri trí thâu nhiếp vị tri trí, năm trí, phần ít nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập- tận- đạo trí. tha tâm trí thâu nhiếp tha tâm trí, bốn trí, phần ít nhập, pháp trí, vị tri trí, đạo trí, đẳng trí. Đẳng trí thâu nhiếp đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Không- vô tướng- vô nguyện thâu nhiếp vô tướng cũng tồn tại cũng như thế. Tưởng về vô thường tương ưng tứ thiền, bốn định vô sắc, bốn giải thoát, bốn trí, một Tam-muội. Tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như vậy. Tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống tương ưng tứ thiền, giải thoát thứ nhất- thứ hai và đẳng trí. Tưởng về tất cả thế gian không thể vui tương ưng với thiền thứ ba- thứ tư và đẳng trí. Trong thiền sơ thiền tương ưng với sơ thiền, bốn đẳng, giải thoát thứ nhất và thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội. Thiền thứ hai tương ưng với thiền thứ hai, bốn đẳng, giải thoát thứ nhất và thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội. Thiền thứ ba tương ưng với thiền thứ ba, ba đẳng, tám trí, ba Tam- muội. Thiền thứ tư tương ưng với thiền thứ tư, ba đẳng, tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội. Từ tương ưng với Từ và đẳng trí cùng Bi- Hỷ- Hộ (xả) tương ưng với Hộ cùng đẳng trí. Trong vô sắc Không xứ tương ưng với Không xứ, Không xứ giải thoát, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Thức xứ tương ưng với Thức xứ, Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Bất dụng xứ tương ưng với Bất dụng xứ, Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội. Hữu tưởng -vô tưởng xứ tương ưng với hữu tưởng vô tưởng xứ, hữu tưởng vô tưởng giải thoát cùng đẳng trí. Giải thoát thứ nhất- thứ hai- thứ ba tương ưng với giải thoát thứ nhất- thứ hai- thứ ba và đẳng trí. Không xứ giải thoát tương ưng với Không xứ giải thoát, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Thức xứ giải thoát tương ưng với Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Bất dụng xứ giải thoát tương ưng với Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội. Hữu tưởng vô tưởng giải thoát tương ưng với hữu tưởng vô tưởng giải thoát cùng đẳng trí. Trừ nhập thứ nhất tương ưng với trừ nhập thứ nhất cùng đẳng trí, cho đến trừ nhập thứ tám tương ưng với trừ nhập thứ tám và đẳng trí. Nhất thiết nhập thứ nhất tương ưng với nhất thiết nhập thứ nhất và đẳng trí, cho đến nhất thiết nhập thứ mười tương ưng với nhất thiết nhập thứ mười và đẳng trí. Pháp trí tương ưng với vị tri trí, ba Tam-muội, phần ít nhập. Tha tâm trí tương ưng với một Tam-muội, phần ít nhập. Đẳng trí không tương ưng với Tam-muội. Khổ trí tương ưng với hai Tam-muội, phần ít nhập. Tập- tận- đạo trí tương ưng với một Tam-muội và phần ít nhập. Tam-muội không, vô tướng, vô nguyện không tương ưng với Tam-muội. Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền, thì đối với tứ thiền này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là một? Ái cõi Dục hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là một. Thế nào là hai? Ái trên cõi Phạm thiên hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Ái cõi Quang âm hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Ái cõi Biến tịnh hết, đó gọi là bốn. Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền, thì đối với bốn đẳng này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc ba, hoặc bốn. Thế nào là không có? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không có. Thế nào là ba? Sinh trời Biến tịnh hoặc cõi Quả thật, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, cõi Quang âm, đó gọi là bốn. Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với bốn định vô sắc này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là không có? Ái cõi Sắc chưa hết, đó gọi là không có. Thế nào là một? Ái cõi Sắc đã hết mà ái Không xứ chưa hết, đó gọi là một. Thế nào là hai? Ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Ái của Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là bốn. Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền, thì đối với tám giải thoát này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn- năm- sáu- bảy- tám. Thế nào là không có? Sinh cõi Biến tịnh đối với ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là không có. Thế nào là một? Sinh cõi Biến tịnh đối với ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái cõi Quả thật chưa hết hoặc sinh nơi Không xứ thì ái Không xứ chưa hết, đó gọi là một. Thế nào là hai? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái cõi Quả thật đã hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái cõi Quả thật đã hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh Không xứ thì ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì đối với ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Không xứ thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì đối với ái Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì đối với ái Bất dụng xứ chưa hết, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Quả thật hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Quả thật đã hết mà ái nơi Không xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái nơi Thức xứ hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ thì ái hết, hông đạt được Tam- muội diệt tận. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì đối với ái cõi ấy đã hết, không đạt được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh nơi hữu tưởng-vô tưởng xứ thì không đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là bốn. Thế nào là năm? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái nơi Thức xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm, thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái nơi Thức xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh nơi hữu tưởng-vô tưởng xứ, thì đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là năm. Thế nào là sáu? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì đạt được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quả thật thì đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là sáu. Thế nào là bảy? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là bảy. Thế nào là tám? Sinh cõi Dục hoặc sinh trên cõi Phạm thiên, đạt được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quang âm thì đạt được Tam- muội diệt tận, đó gọi là tám. Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với tám trừ nhập này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc bốn, hoặc tám. Thế nào là không có? Sinh cõi Biến tịnh đối với ái cõi Biến tịnh chưa hết hoặc sinh đến cõi Vô sắc thì đó gọi là không có. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Quang âm hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì đối với ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái cõi Biến tịnh hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái cõi Quả thật chưa hết, đó gọi là bốn. Thế nào là tám? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái cõi Biến tịnh đã hết hoặc sinh cõi Quang âm thì ái cõi Biến tịnh hết, đó gọi là tám. Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với mười nhất thiết nhập này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một - hai - tám - chín - mười. Thế nào là không có? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái cõi Quang âm hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì đối với ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái cõi Biến tịnh chưa hết hoặc sinh nơi Bất dụng xứ, hữu tưởng- vô tưởng xứ, thì đó gọi là không có. Thế nào là một? Sinh nơi Không xứ đối với ái nơi Không xứ chưa hết hoặc sinh nơi Thức xứ, thì đó gọi là một. Thế nào là hai? Sinh nơi Không xứ, đối với ái nơi Không xứ đã hết, đó gọi là hai. Thế nào là tám? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, Biến tịnh hết ái mà Quả thật chưa hết ái. Nếu sinh Quang âm thì hết ái Biến tịnh mà chưa hết ái Quả thật. Nếu sinh Biến tịnh thì hết ái nơi đây mà chưa hết ái Quả thật. Nếu sinh Quả thật mà chưa hết ái nơi đây, thì đó gọi là tám. Thế nào là chín? Sinh cõi Dục hoặc cõi Sắc, ái cõi Sắc hết mà chưa hết ái Không xứ, đó gọi là chín. Thế nào là mười? Sinh cõi Dục hoặc hết cõi Sắc mà ái nơi Không xứ hết, đó gọi là mười. Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với tám trí này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hai, bốn- năm- sáu- bảy- tám. Thế nào là hai? Người phàm phu là hai, người vô cấu với khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt là hai, khổ pháp trí là bốn; khổ vị tri nhẫn là bốn, khổ vị tri trí là năm, tập pháp nhẫn là năm, tập pháp trí là sáu, tập vị tri nhẫn- tập vị tri trí và tận pháp nhẫn là sáu. Tận pháp trí là bảy, tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn là bảy, đạo pháp trí là tám. Đạo vị tri nhẫn- đạo vị tri trí là tám. Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với ba Tam-muội này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không, hoặc hai- ba. Thế nào là không? Người phàm phu không có người vô cấu với tận pháp nhẫn chưa sinh là hai, đã sinh là ba…. Cho đến thiền thứ tư cũng như vậy. Bảy người là kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Hỏi: Người kiên tín đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là không có? Ái cõi Sắc đã hết, đó gọi là không có. Thế nào là một? Ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết, đó gọi là một. Thế nào là hai? Ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Ái trên cõi Phạm thiên đã hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là bốn. Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là không có? Sinh cõi Dục mà ái dục chưa hết, đó gọi là không có. Thế nào là một? Sinh cõi Dục, ái dục đã hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là một. Thế nào là hai? Sinh nơi cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Sinh cõi Quang âm, ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Sinh cõi Biến tịnh, ái cõi Biến tịnh đã hết, đó gọi là bốn. Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là không có? Dựa vào vị lai vượt thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là không có. Thế nào là một? Dựa vào sơ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là một. Thế nào là hai? Dựa vào nhị thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Dựa vào tam thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Dựa vào tứ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là bốn. Người kiên pháp cũng như thế. Hỏi: Người tín giải thoát đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là không có? Sắc ái hết, đó gọi là không có. Thế nào là một? Ái cõi Biến tịnh hết mà áicõi Quả thật chưa hết, đó gọi là một. Thế nào là hai? Ái cõi Quang âm hết mà ái nơi cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Ái trên cõi Phạm thiên hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là bốn. Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba-, bốn. Thế nào là không có? Sinh cõi Dục mà chưa hết dục ái hoặc sinh cõi Vô sắc đó gọi là không có. Thế nào là một? Sinh cõi Dục đã hết dục ái, ái trên cõi Phạm thiên chưa hết hoặc sinh trên Phạm thiên mà chưa hết ái cõi Phạm thiên. Nếu sinh cõi Quang âm mà chưa hết ái nơi đó hoặc sinh cõi Biến tịnh mà chưa hết ái nơi đó. Nếu sinh cõi Quả thật, đó gọi là một. Thế nào là hai? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên đã hết mà ái cõi Quang âm chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì đối với ái cõi đó đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì đối với ái cõi đó đã hết, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Biến tịnh hết, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Biến tịnh đã hết, đó gọi là bốn. Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là không có? Dục ái chưa hết thì đó gọi là không có. Thế nào là một? Dục ái hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết thì đó gọi là một. Thế nào là hai? Hết ái trên cõi Phạm thiên mà chưa hết ái cõi Quang âm thì đó gọi là hai. Thế nào là ba? Hết ái cõi Quang âm mà chưa hết ái cõi Biến tịnh thì đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Hết ái cõi Biến tịnh thì đó gọi là bốn. Người kiến đáo cũng như vậy. Hỏi: Người thân chứng đối với vị tương ưng tứ thiền, thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Hết thảy không thành tựu. Hỏi: Tịnh thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Không có, hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là không có? Sinh nơi hữu tưởng- vô tưởng xứ, đó gọi là không có. Thế nào là một? Sinh cõi Quả thật, đó gọi là một. Thế nào là hai? Sinh cõi Biến tịnh, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Sinh cõi Quang âm, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, đó gọi là bốn. Hỏi: Vô lậu thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Thành tựu tất cả. Người câu giải thoát cũng vậy. Hỏi: Người tuệ giải thoát đối với vị tương ưng tứ thiền, thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Cả thảy không thành tựu. Hỏi: Tịnh thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Không có, hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là không có? Sinh cõi Vô sắc, đó gọi là không có. Thế nào là một? Sinh cõi Quả thật, đó gọi là một. Thế nào là hai? Sinh cõi Biến tịnh, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Sinh cõi Quang âm, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Nếu sinh trên trời Phạm, cõi Dục, đó gọi là bốn. Hỏi: Vô lậu thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Thành tựu tất cả. Hỏi: Người kiên tín đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là một? Hết ái cõi Bất dụng xứ, đó gọi là một. Thế nào là hai? Hết ái Thức xứ mà chưa hết ái Bất dụng xứ, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Hết ái Không xứ mà chưa hết ái Thức xứ, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Chưa hết ái Không xứ, đó gọi là bốn. Hỏi: Tịnh thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Không có, hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là không có? Chưa hết sắc ái, đó gọi là không có. Thế nào là một? Hết sắc ái mà chưa hết ái Không xứ, đó gọi là một. Thế nào là hai? Hết ái Không xứ mà chưa hết ái Thức xứ, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Hết ái Thức xứ mà chưa hết ái Bất dụng xứ, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Hết ái Bất dụng xứ, đó gọi là bốn. Hỏi: Vô lậu thành tựu và không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Hết thảy không thành tựu. Người kiên pháp cũng như thế. Người tín giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là một? Ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là một. Thế nào là hai? Ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Ái Không xứ chưa hết, đó gọi là bốn. Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là không có? Sinh cõi Dục hoặc ái sắc cõi Sắc chưa hết, đó gọi là không có. Thế nào là một? Sinh cõi Dục hoặc ái sắc của cõi Sắc đã hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Không xứ thì ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì ái Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh Hữu tưởng- Vô tưởng xứ thì đó gọi là một. Thế nào là hai? Sinh cõi Dục hoặc cõi Sắc, ái nơi Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết hoặc sinh nơi Không xứ thì ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Sinh cõi Dục hoặc hoặc cõi Sắc, ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh Không xứ thì ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh Thức xứ thì ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc sinh cõi Sắc thì ái Bất dụng xứ đã hết hoặc sinh ở Không xứ, thì ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là bốn. Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc không có, hoặc một, hai, ba. Thế nào là không có? Ái cõi Sắc chưa hết, đó gọi là không có. Thế nào là một? Ái cõi Sắc đã hết mà ái Không xứ chưa hết, đó gọi là một. Thế nào là hai? Ái của Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Ái của Thức xứ đã hết, đó gọi là ba. Người kiến đáo cũng như thế. Người thân chứng đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Thành tựu một, không thành tựu ba. Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc một, hoặc bốn. Thế nào là một? Sinh nơi hữu tưởng, vô tưởng, đó gọi là một. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc sinh cõi Sắc, đó gọi là bốn. Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Tất cả thành tựu. Người tuệ giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Tất cả không thành tựu. Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc một- hai- ba- bốn. Thế nào là một? Sinh nơi Hữu tưởng- Vô tưởng xứ, đó gọi là một. Thế nào là hai? Sinh nơi Bất dụng xứ, đó gọi là hai. Thế nào là ba? Sinh nơi Thức xứ, đó gọi là ba. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc sinh nơi cõi Sắc hoặc sinh Không xứ, đó gọi là bốn. Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Tất cả thành tựu. Người câu giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Tất cả không thành tựu. Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Hoặc một, hoặc bốn. Thế nào là một? Sinh nơi Hữu tưởng- Vô tưởng, đó gọi là một. Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục và cõi Sắc, đó gọi là bốn. Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Đáp: Tất cả thành tựu. Hỏi: Có thể thành tựu vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Có, ái cõi Dục chưa hết. Hỏi: Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Có, người phàm phu sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết. Hỏi: Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Vô sắc. Hỏi: Thành tựu vị tương ưng tịnh mà không phải vô lậu chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Thành tựu vị tương ưng vô lậu mà không phải tịnh chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Thành tựu tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Dục, hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết. Hỏi: Thành tựu vị tương ưng tịnh- vô lậu chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Có thể không thành tựu vị tương ưng tứ thiền mà đều là tịnh cũng đều là vô lậu chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết. Hỏi: Không thành tựu tịnh mà đều là vị tương ưng cũng đều là vô lậu chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Không thành tựu vô lậu mà đều là vị tương ưng cũng đều là tịnh chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng tịnh mà đều là vô lậu chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Vô sắc. Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng vô lậu mà đều là tịnh chăng? Đáp: Có, người phàm phu sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết. Hỏi: Không thành tựu tịnh- vô lậu mà đều là vị tương ưng chăng? Đáp: Có, ái cõi Dục chưa hết. Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng tịnh- vô lậu chăng? Đáp: Có, người phàm phu sinh cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể đạt được vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Được, ái sắc hết và phiền não của cõi Dục giảm đi, hoặc mất ở cõi Vô sắc mà sinh cõi Dục. Hỏi: Được tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Được, người phàm phu đến thiền thứ ba thì ái đã hết. Hỏi: Được vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Đáp: Được, dựa vào thiền thứ tư vượt qua thứ tự mà thủ chứng, nên đạt đến quả A-la-hán Hỏi: Cho đến được tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Được. Hỏi: Người vô cấu đến thiền thứ ba thì ái đã hết, còn lại có được chăng? Đáp: Không đạt được. Hỏi: Có thể rời bỏ vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Không rời bỏ. Hỏi: Bỏ tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Bỏ, người phàm phu đến thiền thứ ba đã hết ái và ràng buộc của cõi Dục giảm xuống. Hỏi: Cho đến bỏ tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Bỏ. Hỏi: Người vô đến thiền thứ ba đã hết ái và ràng buộc của cõi Dục giảm xuống, còn lại có bỏ chăng? Đáp: Không rời bỏ. Hỏi: Có thể thoái lui vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Không thoái lui. Hỏi: Thoái lui tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Thoái lui, người phàm phu đến thiền thứ ba đã hết ái và ràng buộc của cõi Dục giảm xuống.. Hỏi: Cho đến thoái lui tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Thoái lui. Người vô cấu đến thiền thứ ba đã hết ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, còn lại có thoái lui chăng? Đáp: Không thoái lui. Hỏi: Có thể thành tựu vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Có, ái sắc chưa hết. Hỏi: Cho đến thành tựu tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Có sinh cõi Dục và cõi Sắc, được quả A-la-hán, hoặc sinh nơi Không xứ đạt được quả A- la- hán Hỏi: Thành tựu pháp khác chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Có thể không thành tựu vị tương ưng bốn định vô sắc mà đều là tịnh cũng đều là vô lậu chăng? Đáp: Có, A-la-hán sinh cõi Dục- cõi Sắc, hoặc A-la-hán sinh Không xứ, Hỏi: Cho đến không thành tựu tịnh- vô lậu mà đều là vị tương ưng chăng? Đáp: Có, ái sắc chưa hết. Hỏi: Còn lại không thành tựu chăng? Đáp: Không có. Hỏi: Có thể đạt được vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Được, A-la-hán giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục- cõi Sắc. Hỏi: Được tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Được người phàm phu đến bất dụng xứ thì ái đã hết. Hỏi: Được vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Đáp: Được, sẽ đạt đến quả A-la-hán. Hỏi: Cho đến được tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Được, người vô cấu theo đến Bất dụng xứ thì ái không còn. Hỏi: Còn lại có được không? Đáp: Không đạt được. Hỏi: Có thể rời bỏ vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Không rời bỏ. Hỏi: Bỏ tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Bỏ, người phàm phu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục- Sắc. Hỏi: Cho đến bỏ tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Bỏ, người vô cấu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục- cõi Sắc. Hỏi: Các pháp khác cũng bỏ chăng? Đáp: Không rời bỏ. Hỏi: Thoái lui vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Đáp: Có thoái lui, người phàm phu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục- Sắc. Hỏi: Cho đến thoái lui tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Đáp: Thoái lui, người vô cấu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục- Sắc. Hỏi: Còn lại có thoái lui chăng? Đáp: Không thoái lui. Hỏi: Có thể vị tương ưng tứ thiền lập tức đạt được chăng? Đáp: Được, ái sắc không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, hoặc mất ở cõi Vô sắc mà sinh vào cõi Dục hay trên cõi Phạm thiên. Hỏi: Lập tức rời bỏ chăng? Đáp: Không rời bỏ. Hỏi: Dần dần được chăng? Đáp: Không đạt được. Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng? Đáp: Bỏ. Hỏi: Có thể có tịnh của tứ thiền lập tức đạt được chăng? Đáp: Không đạt được. Hỏi: Tịnh của tứ thiền lập tức rời bỏ chăng? Đáp: Bỏ. Thiền thứ ba không còn ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, ở cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên mất rồi sinh vào cõi Vô sắc. Hỏi: Dần dần đạt được chăng? Đáp: Được. Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng? Đáp: Bỏ. Hỏi: Có thể có tứ thiền vô lậu lập tức đạt được chăng? Đáp: Được. Dựa vào tứ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng sẽ đạt đến A- la- hán. Hỏi: Lập tức rời bỏ chăng? Đáp: Bỏ. Người vô cấu đến thiền thứ ba đã không còn ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục. Hỏi: Dần dần đạt được chăng? Đáp: Được. Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng? Đáp: Không rời bỏ. Hỏi: Có thể có vị tương ưng bốn định vô sắc lập tức đạt được chăng? Đáp: Được. A- la- hán giảm đi sự ràng buộc của coói Dục và cõi Sắc. Hỏi: Lập tức rời bỏ chăng? Đáp: Không rời bỏ. Hỏi: Dần dần đạt được chăng? Đáp: Không đạt được. Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng? Đáp: Bỏ. Hỏi: Có thể có tịnh của bốn định vô sắc lập tức đạt được chăng? Đáp: Không đạt được. Hỏi: Tịnh của bốn định vô sắc lập tức rời bỏ chăng? Đáp: Bỏ. Bất dụng xứ không còn ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, cõi Sắc. Hỏi: Dần dần đạt được chăng? Đáp: Được. Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng? Đáp: Bỏ. Hỏi: Có thể có ba định vô sắc vô lậu lập tức đạt được chăng? Đáp: Được. Hỏi: Sẽ đạt đến A-la-hán lập tức rời bỏ chăng? Đáp: Bỏ. Hỏi: Người vô cấu đối với Thức xứ không còn ái mà giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục dần dần đạt được chăng? Đáp: Được. Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng? Đáp: Không rời bỏ. Hỏi: Thân giáo do Tam-muội nào trừ hết? Đáp: Hoặc dựa vào sơ thiền, hoặc dựa vào vị lai. Khẩu giáo cũng như thế. Thân không có giáo hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Khẩu không có giáo cũng như thế. Ba hành ác- ba hành diệu, ba căn bất thiện- ba căn thiện, bốn không có thánh ngữ- bốn thánh ngữ, bốn bào thai- noãn sinh- hợp hội sinh, dựa vào hóa sinh vị lai, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. lai. Chỗ dừng lại của sắc thức, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị Chỗ dừng lại của thống (thọ)- tưởng- hành- thức, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. Sắc ấm, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Thống- tưởng- hành- thức ấm hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. Sắc thạnh ấm hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. Năm dục- năm Ưu-bà-tắc giới, hoặc dựa vào vị lai. Nhãn nhập và nhó- tỷ- thiệt- thân nhập cùng sắc- thanh- tế hoạt (xúc) nhập, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Hương nhập vàvị nhập dựa vào vị lai. Ý nhập và pháp nhập hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. Nhãn thức- nhó thức- thân thức thì tương ưng với cánh lạc (xúc trong mười hai nhân duyên)- thống- tưởng- tư- ái, hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào vị lai. Tỷ thức và thiệt thức thì tương ưng với cánh lạc- thống- tưởng- tư ái, dựa vào ý thức vị lai. Ý thức đó tương ưng với cánh lạc- thống- tưởng- tư- ái, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ nhất dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ hai hoặc dựa vào một hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ ba hoặc dựa vào hai, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ tư hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ năm hoặc dựa vào năm, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ sáu hoặc dựa vào sáu, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ bảy hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. Tám pháp dựa vào vị lai. Nơi cư trú đầu tiên của chúng sinh hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ hai của chúng sinh hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ ba của chúng sinh hoặc dựa vào hai hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ tư của chúng sinh hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ năm của chúng sinh hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ sáu của chúng sinh hoặc dựa vào năm, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ bảy của chúng sinh hoặc dựa vào sáu, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ tám của chúng sinh hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ chín của chúng sinh hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai; mười hành tích dựa vào vị lai. Trong thiền thì sơ thiền hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào vị lai. Nhị thiền hoặc dựa vào hai, hoặc dựa vào vị lai. Hỷ và giải thoát đầu tiên- thứ hai cùng bốn trừ nhập đầu tiên cũng như thế. Tam thiền hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào vị lai. Tứ thiền hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Từ- Bi- Hộ, tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập cũng như thế. Trong vô sắc thì Không xứ, Không xứ giải thoát, không xứ nhất thiết nhập hoặc dựa vào năm, hoặc dựa vào vị lai. Thức xứ, Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhất thiết nhập hoặc dựa vào sáu, hoặc dựa vào vị lai. Bất dụng xứ, Bất dụng xứ giải thoát Hữu tưởng- Vô tưởng xứ, Hữu tưởng- vô tưởng giải thoát và diệt tận giải thoát hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. Tha tâm trí hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Đẳng trí hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. ----------------- <詞>Phẩm 4: BÀN VỀ A NA HÀM Năm A-na-hàm là Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn, Hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng A-ca-nị-tra. Năm A-na-hàm thâu nhiếp tất cả A-na-hàm hay tất cả A- na- hàm thâu nhiếp năm A- na- hàm? Thế nào là tối thắng Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn? Thế nào là tối thắng cho đến Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng A-ca- nị-tra? Các học thì tất cả học đó không đến mà muốn đến mà không được mà muốn được mà không chứng mà muốn chứng là học chăng? Giả sử không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì học là tất cả học ấy chăng? Các vô học thì tất cả vô học ấy không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là vô học chăng? Giả sử không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì không học ấy là tất cả vô học chăng? Thế nào là nghĩa thuận lưu? Thế nào là nghĩa nghịch lưu? Thế nào là nghĩa thật trụ? Các thật trụ, thì tất cả đó là A-la-hán chăng? Giả sử A-la-hán thì tất cả đó là thật trụ chăng? Các hoàn tích thì tất cả đó là đến bờ kia chăng? Giả sử đến bờ kia thì tất cả đó là hoàn tích chăng? Thế nào là Tỳ-kheo được đến bờ kia? Bồ-tát đã đạt đến đâu? Bồ-tát đã được vật gì? Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Ông nay là Di- lặc trong vị lai lâu xa gọi là Di Lặc Như Lai Ứng Cúng chính Biến Tri.” Đây là trí nào? Trí này nên nói là biện giải về sự việc gì? Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Đây là đệ tử của Đức Thế Tôn, hiện pháp biện giải về các giáo, suốt đời gồm đủ phạm hạnh, công việc làm đã xong, danh sắc đã có, biết đúng như thật.” Đây là trí nào? Nên nói trí này là biện giải về sự việc gì? Thế nào là nguyện trí? Nguyện trí nên nói là thiện hay vô ký? Thế nào là dấu tích còn lại? Dấu tích còn lại là gọi cho pháp nào? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong các đệ tử của Ta, trí bậc nhất là Hê-đâu-ma-nạp, trí tuệ mẫn tiệp là Bà- du- phả- lệ- chỉ-lê.” Điều này có gì sai biệt? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong các đệ tử của Ta, với tâm hướng về thiện là Chúc-lợi-bàn-đặc-ca, tưởng hướng về thiện là Ma ha Bàn-đặc-ca.” Điều này có gì sai biệt? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong các đệ tử của Ta, có đại trí tuệ là Xá-lợi-phất, đạt được biện tài là Ma ha Câu-hy-la.” Điều này có gì sai biệt? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Trong số đệ tử bậc nhất nơi các Tỳ- kheo của Ta, Ma ha Ca-diếp đã hành hạnh đầu đà thiểu dục, thiểu dục không vướng mắc là Bạc-câu-lô.” Điều này có gì sai biệt? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Ma-ha-nam học diệt trừ năm cái, đã giải thoát.” Thế nào là học diệt trừ năm cái đã giải thoát? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Đó đó gọi là pháp tri túc trong Tỳ-ni tri túc, là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc.” Thế nào là pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc? Thế nào là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Pháp theo thứ tự pháp hướng về pháp.” Thế nào là pháp? Theo thứ tự pháp hướng về pháp là sao? Thế nào là pháp luân? Như nhau thế nào nên nói là chuyển pháp luân? Thế nào là đẳng pháp? Như nhau thế nào nên nói là đẳng pháp trụ? Như nhau thế nào nên nói là đẳng pháp tận? Nếu sinh thì pháp kia thuộc về đời nào? Nếu tận thì pháp đó thuộc về đời nào? Nếu ban đầu từ vô lậu nhập sơ thiền, thì vô lậu kia thuộc về đời nào? Nếu ban đầu từ vô lậu cho đến nhập định Bất dụng, thì vô lậu kia thuộc về đời nào? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Năm A-na-hàm là Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn, Hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng A-ca-nị-tra. Hỏi: Năm A-na-hàm thâu nhiếp tất cả A-na-hàm hay tất cả thâu nhiếp năm A- na- hàm? Đáp: Tất cả thâu nhiếp năm chứ không phải năm thâu nhiếp tất cả. Không thâu nhiếp những gì? Hiện pháp bát Niết-bàn, A-na-hàm của cõi Vô sắc. Hỏi: Thế nào là tối thắng Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn? Đáp: Đẳng tận trụ Trung bát Niết-bàn trội hơn chứ không phải Sinh bát Niết-bàn. Nếu kiết của Sinh bát Niết-bàn này đã trừ hết thì đa số Niết-bàn kia là trội hơn. Hỏi: Thế nào là tối thắng cho đến Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng A-ca-nị tra? Đáp: Đẳng tận trụ Vô hành bát Niết-bàn là trội hơn chứ không phải Thượng lưu vãng A-ca-nị tra. Nếu kiết của Thượng lưu vãng A-ca- nị tra này đã hết thì phần nhiều Niết-bàn đó là trội hơn. Hỏi: Vốn gọi là học só thì tất cả đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là học chăng? Đáp: Hoặc là học só nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học. Thế nào là học só, học só đó không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không học? tính học só là trụ, đó gọi là học só, học só ấy không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học. Thế nào là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng thì học đó không phải là học só? A-la-hán hoặc người phàm phu vận dụng phương tiện mong cầu hướng thượng, đó gọi là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, học đó không phải là học só. Thế nào là học só cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là học? Học só dùng phương tiện mong cầu hướng lên trên, đó gọi là học só cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là học. Thế nào là cũng không phải học só, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học? A-la-hán hoặc người phàm phu trụ tính, đó gọi là cũng không phải học só, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học. Hỏi: Vốn gọi là vô học só thì tất cả đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là vô học chăng? Đáp: Hoặc là vô học só nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học. Thế nào là vô học só nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học? A-la-hán dùng phương tiện mong cầu lên trên, đó gọi là vô học só nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học. Thế nào là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học mà đó không phải là vô học só chăng? Học só hoặc người phàm phu trụ vào tính đó gọi là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, không phải học nhưng đó không phải là vô học só. Thế nào là cũng vô học só, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, không phải học? A-la-hán trụ vào tính, đó gọi là vô học só, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, không phải học. Thế nào là không phải vô học só, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học? Học só hoặc là người phàm phu dùng phương tiện mong cầu lên trên, đó gọi là không phải vô học só, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học. Hỏi: Thế nào là nghĩa thuận lưu? Đáp: Các pháp sinh ra, các pháp diệt đi, các pháp hiện hữu, các pháp được sinh ra, các pháp được tồn tại hướng về chủng loại ấy, phương thức ấy, duyên ấy, đạo ấy, đó vốn là thuận lưu.. Hỏi: Thế nào là nghĩa nghịch lưu? Đáp: Các pháp hết sinh ra, hết diệt đi, hết hiện hữu, hết được sinh ra, hết được tồn tại hướng về chủng loại ấy, phương thức ấy, duyên ấy, dấu tích ấy, đó vốn là nghịch lưu. Hỏi: Thế nào là nghĩa thật trụ? Đáp: Đó không phải giống như các pháp sinh ra, các pháp diệt đi, các pháp hiện hữu, các pháp được sinh ra, các pháp được tồn tại này hướng về chủng loại ấy phương thức ấy, duyên ấy, đạo ấy, dấu tích ấy; đó không phải giống như các pháp hết sinh ra, hết diệt đi, hết hiện hữu, hết được sinh ra, hết được tồn tại này hướng về chủng loại ấy, phương thức ấy, duyên ấy, đạo ấy, dấu tích ấy; đó vốn là nghĩa thật trụ. Hỏi: Các thật trụ thì tất cả đó là A-la-hán chăng? Đáp: Như thế, các A-la-hán thì đó là tất cả thật trụ. Hỏi: Có thể có thật trụ mà đó không phải là A- la- hán chăng? Đáp: Có, A-na-hàm. Đức Thế Tôn cũng nói: “Nếu học đầy đủ diệt năm cấu uế, thì tâm pháp vô lậu đạt được định căn tự tại của thật trụ ấy, đó gọi là người thật trụ.” Hỏi: Các hoàn tích thì tất cả đó là đến bờ bên kia chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các hoàn tích thì tất cả đó là đến bờ bên kia. Hỏi: Có thể đến bờ bên kia mà đó không phải là hoàn tích chăng? Đáp: Có, A-na-hàm. Đức Thế Tôn cũng nói. Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo được đến bờ kia? Đáp: Năm kiết phần dưới đã hết không còn sót lại gì. Hỏi: Bồ-tát đầy đủ điều gì? Đáp: Đầy đủ hạnh báo của mình thực hiện không chán. Hỏi: Đạt được điều gài gọi là Bồ-tát? Đáp: Hạnh và báo của mình. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Ông nay là Di- lặc trong vị lai lâu xa, đó gọi là Di Lặc Như Lai Ứng Cúng chính Biến Tri.” Hỏi: Đây là trí nào? Đáp: Nhân trí và đạo trí. Hỏi: Trí này nên nói là biện giải về sự việc gì? Đáp: Trí là nhân của hạnh báo tự mình, các căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu, đạt được đạo quả Vô thượng Bồ- đề là nhờ đạo trí này. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Đây là đệ tử của Đức Thế Tôn, hiện pháp biện giải về các giáo, không còn sinh tử suốt đời gồm đủ phạm hạnh, công việc làm đã xong, danh sắc đã có, biết đúng như thật.” Đây là trí nào? Đáp: Là đạo trí. Hỏi: Trí này nên nói là biện giải về sự việc gì? Đáp: Các căn- lực –giáo- đạo chủng vô lậu được trừ sạch các lậu, đó gọi là đạo trí. Hỏi: Thế nào là nguyện trí? Đáp: Như A-la-hán hiểu rõ nghĩa của các dục, họ phát nguyện rồi tiến vào đỉnh cao của thiền thứ tư, từ Tam- muội ấy bắt đầu biết rõ tất cả các nghĩa, đó gọi là nguyện trí. Hỏi: Nguyện trí nên nói là thiện hay vô ký? Đáp: Nguyện trí hoặc thiện, hoặc vô ký. Hỏi: Thế nào là dấu tích khác? Đáp: Tất cả A- la- hán trong nội tâm luôn luôn phân biệt rõ thiện pháp chứ không hoàn toàn ở ngoài, đó gọi là trong nội tâm luôn luôn phân biệt rõ thiện pháp.. Hỏi: Dấu tích và nghĩa lý khác là gọi cho pháp nào? Đáp: Vô cấu khác. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, trí bậc nhất là Hê-đâu-ma-nạp, trí tuệ mẫn tiệp là Bà-du-quả-y.” Điều này có gì sai biệt? Đáp: Tôn giả Hê-đâu-ma-nạp luon6 giữ tâm ngay thẳng thuận với tự nhiên, Tôn giả Bà-du-quả-y ít chú ý nhưng tâm nhu hòa. Đây gọi là sự sai biệt. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, với tâm hướng về thiện là Chúc-lợi-bàn-đặc-ca, tưởng hướng về thiện là Ma ha Bàn-đặc-ca.” Điều này có gì sai biệt? Đáp: Tôn giả Chúc-lợi-bàn-đặc-ca trải qua nhiều tâm mà quán xét tâm, Tôn giả Ma ha Bàn-đặc-ca trải qua nhiều pháp mà quán xét pháp. Đây là sự sai biệt? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, có đại trí tuệ là Xá-lợi-phất, đạt được biện tài là Ma ha Câu-hy-la.” Điều này có gì sai biệt? Đáp: Tôn giả Xá-lợi-phất trải qua nhiều nghãi lý mà biện giải, Tôn giả Ma ha Câu-hy-la trải qua nhiều về bốn biện tài. Đây là sự sai biệt. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, Tôn giả Ma ha Ca-diếp hành hạnh đầu đà thiểu dục, còn Tôn giả Bạc-câu-lô thì thiểu dục không vướng mắc.” Điều này có gì sai biệt? Đáp: Tôn giả Ma ha Ca-diếp hoặc được thức ăn, hoặc ngon hay dở, với ý niệm bình đẳng mà thọ thực không có ý phân biệt đây kia. Tôn giả Bạc-câu-lô được các thức ăn hoặc ngon hay dở, Tôn giả để riêng thức ăn ngon ra mà chỉ ăn thứ dở. Lại nữa, Tôn giả Ma ha Ca-diếp là bậc Đại đức nhận thức xa rộng, khi thọ nhận các thứ thức ăn- y phục- giường nằm- thuốc thang trị bệnh thì luôn bình đẳng theo hạnh đầu đà. Tôn giả Bạc-câu-lô không phải là bậc Đại đức có nhận thức xa rộng, cũng ít nhận được các vật dụng cúng dường như y phục- thức ăn- thuốc men trị bệnh v.v… Một vị thì luôn luôn bình đẳng theo hạnh đầu đà, một vị thì không có nhận thức xa rộng nên không bình đẳng theo hạnh đầu đà. Đây là sự sai biệt. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Ma-ha-nam học diệt trừ năm cái được giải thoát.” Thế nào là học diệt trừ năm cái được giải thoát? Đáp: Tu-đà-hoàn và Tư-đà-hàm học hiểu về nghĩa này để diệt trừ năm cái kia, diệt lìa dần, lìa chướng dần, trái với chướng dần, trái dần nên tự tại. Vì lý do này cho nên Tu-đà-hoàn và Tư-đà-hàm đều học hiểu về nghĩa ấy. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Đó đó gọi là pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc, là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc.” Thế nào là pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc? Thế nào là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc? Đáp: Tám thánh đạo chủng gọi là pháp Tỳ ni loại trừ tham dâm- giận dữ- ngu si thì được gọi là Tỳ ni. Tám thánh đạo chủng kia nếu không tu, không hiểu rộng thì đối với tham dâm- giận dữ- si ấy, Tỳ ni không thể tác chứng. Tỳ ni không thể tác chứng thì đối với các thứ tham dâm- giận- si kia, tám thánh đạo chủng không thể tu, không thể hiểu rộng. Pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc là như thế. Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc là như thế. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Pháp theo thứ tự pháp hướng về pháp.” Thế nào là pháp? Thứ tự pháp hướng về pháp là sao? Đáp: Niết-bàn đó gọi là pháp, tám thánh đạo chủng gọi là theo thứ tự pháp hướng về pháp. Lại nữa, giới giải thoát gọi là pháp, Tỳ ni giới giải thoát gọi là theo thứ tự pháp hướng đến pháp. Lại nữa, giới luật nơi thân và giới luật nơi miệng gọi là pháp, đẳng trì (định) đó gọi là thứ tự pháp hướng đến pháp kia. Hỏi: Thế nào là pháp luân? Đáp: Tám thánh đạo chủng. Hỏi: Như nhau thế nào nên nói là chuyển pháp luân? Đáp: Như lúc Tôn giả A-nhã-câu-lân kiến pháp. Hỏi: Thế nào là đẳng pháp? Đáp: Căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu. Hỏi: Như thế nào nên nói là đẳng pháp trụ? Đáp: Các pháp hiện hành ấy là trụ. Hỏi: Như nhau thế nào nên nói đẳng pháp diệt? Đáp: Các pháp hiện hành ấy là diệt. Hỏi: Các pháp sinh ra thuộc về đời nào? Đáp: Thuộc về đời vị lai. Hỏi: Nếu các pháp diệt đi thì thuộc về đời nào? Đáp: Thuộc về đời hiện tại. Hỏi: Nếu ban đầu từ vô lậu nhập sơ thiền, thì vô lậu thuộc về đời nào? Đáp: Thuộc về đời vị lai. Hỏi: Nếu ban đầu từ vô lậu cho đến nhập định Bất dụng, thì vô lậu thuộc về đời nào? Đáp: Thuộc về đời vị lai.  <卷>QUYỂN 28 Kiền độ thứ 7: ĐỊNH <詞>Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT HÀNH Một hành đi quá sáu, bảy đại- bảy tiểu tu đoạn, Tam- muội vượt qua thiền trí, tưởng và khởi hai định, giác ý tụ và Câu luật đà, thiên nhãn thiên nhó thấu suốt, phàm phu lui sụt quả, Thánh nhân có nơi đến, cõi sinh gồm năm thông, khổ ở diểm cuối cùng. Ba Tam- muội là Không- Vô tướng và Vô nguyện. Nếu thành tựu Tam- muội Không thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam- muội Không chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam- muội Không chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại- vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ- hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không quá khứ- hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ- vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không quá khứ- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng? Vô nguyện, vô tướng cũng như thế. Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại- vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai, quá khứ chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai- quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại- vị lai, chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Vô tướng cũng như thế. Tam- muội không quá khứ, Tam- muội Vô nguyện quá khứ, tam- muội Vô tướng quá khứ có một; vị lai có hai, hiện tại có ba, quá khứ- hiện tại có bốn, vị lai- hiện tại có năm, quá khứ- vị lai có sáu, quá khứ- vị lại- hiện tại là Vô tướng. Nếu tu Tam- muội Không thì đó là tu Tam- muội Vô nguyện chăng? Giả sử tu Tam- muội Vô nguyện thì đó là tu Tam- muội Không chăng? Nếu tu Tam- muội Không thì đó là tu Tam- muội Vô tướng chăng? Giả sử tu Tam- muội Vô tướng thì đó là tu Tam- muội Không chăng? Nếu tu Tam- muội Vô nguyện thì đó là tu Tam- muội Vô tướng chăng? Giả sử tu Tam- muội Vô tướng thì đó là tu Tam- muội Vô nguyện chăng? Có thể có kiết do Tam- muội Không trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô nguyện mà Tam- muội Vô tướng chăng? Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng chăng? Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện chăng? Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô tướng chăng? Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô nguyện chăng? Vô nguyện, vô tướng diệt, không phải Tam- muội Không chăng? Không, vô nguyện, vô tướng diệt chăng? Có thể có kiết không phải Tam- muội Không, không phải Tam- muội Vô nguyện, không phải Tam- muội Vô tướng trừ diệt mà Kiết tự trừ diệt chăng? Thế nào là ý đã nghó đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng? Hành ý hệ thuộc cõi nào đã nghó đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng? Tận trí nên nói laúy dừng lại nơi thân mà quán thân chăng? Nên nói là ý dừng lại nơi thống- tâm pháp mà quán pháp chăng? Vô sinh trí cũng như thế, Các niềm vui của sơ thiền vô lậu và các khinh an giác ý các pháp này có gì sai biệt? Các vui của nhị thiền vô lậu và các khinh an giác ý này có gì sai biệt? Nếu từ Tam-muội khởi thì đó là nhân duyên khởi chăng? Giả sử nhân duyên khởi thì đó là Tam-muội khởi chăng? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Cho đến tưởng định đều là được giáo.” Nếu đệ tử của Thế Tôn sinh Hữu tưởng- vô tưởng xứ thì họ sẽ nương dựa vào những gì để đạt đến quả A-la-hán? Lại Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên nói: “Các Hiền giả! Tôi tự nhớ lại đã nhập định bất dụng bên bờ ao Đề hồ ở núi Kỳ-xà-quật, có rất nhiều voi và rồng đưa mũi lên gầm vang mà nghe tiếng. Là Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên đang nhập định mà nghe, hay lúc xuất định mới nghe tiếng gầm rống? Các pháp bất định thì tất cả pháp đó thật sự vô minh nên nói là vô minh chăng? Giả sử tậht sự vô minh và ngữ vô minh thì tất cả pháp đó là bất định chăng? Các pháp định thì tất cả pháp đó là thật sự minh hay là ngữ minh? Giả sử tậht sự minh và ngữ minh thì tất cả pháp đó là định chăng? Các pháp bất định thì tất cả pháp đó không thành tựu giác ý chăng? Giả sử tất cả không thành tựu giác ý thì tất cả pháp đó là bất định chăng? Các pháp định thì tất cả pháp đó thành tựu giác ý chăng? Giả sử thành tựu giác ý thì tất cả pháp đó là định chăng? Nếu đã thành tựu giác ý thì đó là thành tựu pháp vô lậu chăng? Giả sử thành tự pháp vô lậu thì đó là thành tựu giác ý chăng? Nếu không thành tựu giác ý thì đó là không thành tựu pháp vô lậu chăng? Giả sử không thành tựu pháp vô lậu thì đó là không thành tựu giác ý chăng? Nếu đạt được giác ý thì đó là được pháp vô lậu chăng? Giả sử đạt được pháp vô lậu thì đó là đạt được giác ý chăng? Nếu rời bỏ giác ý thì đó là rời bỏ pháp vô lậu chăng? Giả sử rời bỏ pháp vô lậu thì đó là rời bỏ giác ý chăng? Nếu lui sụt giác ý thì đó là lui sụt pháp vô lậu chăng? Giả sử lui sụt pháp vô lậu thì đó là lui sụt giác ý chăng? Nếu không hết thì pháp kia sẽ không còn sót gì chăng? Giả sử không còn sót gì thì pháp kia sẽ không hết chăng? Nếu hết thì đó là còn sót lại chăng? Giả sử còn sót lại thì đó là hết chăng? Đối với pháp sinh ra này, mắt vốn không thấy sắc mà mắt ấy được biện giải là về thiên nhãn. Dựa vào những gì để biện giải là thiên nhãn? Tai và tiếng cũng như thế. Vì lẽ gì mà người phàm phu lui sụt kiến đế do tư duy đoạn kiết vẫn được? Còn đệ tử của Thế Tôn do tư duy mà đoạn. Vì lý do gì mà lui sụt quả A-la-hán chứ không phải quả Tu-đà-hoàn? Vì lẽ gì mà lui sụt quả A-na-hàm và Tư-đà-hàm chứ không phải là quả Tu-đà-hoàn? Lui sụt quả A-la-hán, đạt được các căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được? Lui sụt quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đạt được các căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được? Ẩn mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được? Ẩn mất ở cõi Vô sắc sinh nơi cõi Sắc, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được, hay vốn không đạt được mà được? Ẩn mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được? Nếu dựa vào sơ thiền thì trí thần túc chứng thông suốt tu đạo, lúc ấy ngang bậc nào và có thể đến được bao nhiêu chỗ? Nếu được vào sơ thiền, thì trí nghe tiếng thấu suốt chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu? Nếu dựa vào sơ thiền, trí biết tâm người khác chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu mà biết tâm- tâm pháp? Nếu dựa vào sơ thiền, trí tự biết túc mạng chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thucội vào đâu mà mắt thấy sắc? Thiền thứ hai- thứ ba- thứ tư cũng như vậy. Nếu ý tư duy về khổ khổ đạt đến quả A- la- hán, thì lúc ấy ngang bậc nào và hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về khổ khổ đạt đến quả A- la- hán? Tập cũng như vậy. Nếu ý tư duy về tận tận đạt đến quả A- la- hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về tận tận đạt đến quả A- la- hán? Đạo cũng như vậy. Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Ba Tam-muội là Không, Vô nguyện, Vô tướng. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam- muội Không chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng chăng? Đáp: Hoặc đạt được. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam- muội Không chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng chăng? Đáp: Hoặc đạt được. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Vị lai sẽ thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Thành tựu vị lai mà không phải quá khứ- hiện tại; thành tựu vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại; thành tựu vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ; thành tựu vị lai, và quá khứ- hiện tại. Thế nào là thành tựu vị lai mà không phải quá khứ- hiện tại? Nếu đạt được Tam- muội Không thì sẽ không hết, giả sử hềt liền mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu vị lai mà không phải quá khứ- hiện tại. Thế nào là thành tựu vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại? Nếu đạt được Tam- muội Không hết mà không mất và Tam- muội Không kia không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại. Thế nào là thành tựu vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ? Nếu Tam- muội Không hiện ở trước mắt, hết hoặc là hết liền mất, đó gọi là thành tựu vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ. Thế nào là thành tựu vị lai, và quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất và Tam- muội Không kia hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu vị lai và quá khứ- hiện tại. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không quá khứ- hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ- vị lai chăng? Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu hết mà không mất thì thành tựu, nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không quá khứ- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Vô nguyện, vô tướng cũng như thế. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai chăng? Đáp: Đúng như vậy. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu khọng hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại, quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện hiện tại, quá khứ. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại, quá khứ? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất và Tam- muội Vô nguyện kia không hết hoặc là hết liền mất, cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại- quá khứ. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện kia không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện kia hiện ở trước mắt, không tận, giả sử tận ấy là mất, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện kia hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Vị lai sẽ thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai, quá khứ chăng? Đáp: Vị lai sẽ thành tựu quá khứ, nếu tận không mất thì sẽ thành tựu, nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai, quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai- hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện không hết hoặc là hết liền mất cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện ấy không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, không hết hoặc là hết liền mất, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện ấy hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai, hiện tại. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng vị lai chăng? Đáp: Nếu như đạt được. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng hiện tại chăng? Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng kia không hết hoặc là hết liền mất, cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng kia không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng kia hiện ở trước mắt, không tận, giả sử tận ấy là mất, thì đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng kia hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng vị lai, hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại- vị lai. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng vị lai, hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, và hành giả kia không đạt được Tam- muội Vô tướng, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng vị lai, hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, và hành giả kia được Tam- muội Vô tướng, không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại- vị lai? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, và hành giả kia được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại- vị lai. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại- vị lai chăng? Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại- vị lai; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai, hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại- vị lai? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và người kia đã không đạt được Tam- muội Vô tướng thì đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại- vị lai. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng không hết hoặc là hết liền mất, cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ, thì đó là thành tựu Tam- muội Không Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ -vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải là Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, vả lại lúc ấy không đạt được Tam- muội Vô tướng, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai - hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, vả lại lúc ấy đạt được Tam- muội Vô tướng, không hết hoặc là hết liền mất cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải là Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng hết mà không mất, vả lại lúc ấy Tam- muội Vô tướng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ? nếu Tam- muội Không mà hết không mất, vả lại lúc ấy Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, không hết hoặc là hết liền mất, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng hết àm không mất, vả lại lúc ấy Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại. Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại, thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Như Tam- muội Không, Tam- muội Vô tướng và Vô nguyện cũng vậy. Tam- muội Không quá khứ, Tam- muội Vô nguyện quá khứ, Tam- muội Vô tướng quá khứ là một; vị lai là hai; hiện tại là ba; quá khứ- hiện tại là bốn; vị lai- hiện tại là năm; quá khứ- vị lai là sáu; quá khứ- vị lai- hiện tại Vô tướng. Hỏi: Nếu tu Tam- muội Không thì đó là tu Tam- muội Vô nguyện chăng? Đáp: Hoặc tu Tam- muội Không mà không phải tu Tam- muội Vô nguyện. Thế nào là tu Tam- muội Không mà không phải tu Tam- muội Vô nguyện? Vốn được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, đó gọi là tu Tam- muội Không mà không phải tu Tam- muội Vô nguyện. Thế nào là tu Tam- muội Vô nguyện mà không phải tu Tam- muội Không? Vốn đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu Tam- muội Không, đó gọi là tu Tam- muội Vô nguyện mà không phải tu Tam- muội Không. Thế nào là tu Tam- muội Không và vô nguyện? Vốn không đạt được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu Tam- muội Vô nguyện. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Không. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu Tam- muội Không và vô nguyện, đó gọi là tu Tam- muội Không và vô nguyện. Thế nào là không tu Tam- muội Không cũng không tu Tam- muội Vô nguyện? Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt. Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không phải là tu Tam- muội Không và vô nguyện. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam- muội Vô tưởng, Tam-muội diệt tận và vô tưởng thiên, không tu Tam- muội Không cũng không phải Tam- muội Vô nguyện, đó gọi là không tu Tam- muội Không cũng không tu Tam- muội Vô nguyện. Hỏi: Nếu tu Tam- muội Không thì lúc ấy tu Tam- muội Vô tướng chăng? Đáp: Hoặc tu Tam- muội Không mà không tu Tam- muội Vô tướng. Thế nào là tu Tam- muội Không màkhông tu Tam- muội Vô tướng? Vốn được Tam- muội Không hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, lúc này không thể tu Tam- muội Vô tướng hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc ày có thể tu Tam- muội Không mà không phải là Vô tướng, đó gọi là tu Tam- muội Không mà không tu Tam- muội Vô tướng. Thế nào là tu Tam- muội Vô tướng mà không tu Tam- muội Không? Vốn được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam- muội Không, đó gọi là tu Tam- muội Vô tướng mà không phải tu Tam- muội Không. Thế nào là tu Tam- muội Không và vô tướng? Vốn không đạt được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu Tam- muội Vô tướng. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Không. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Không và Vô tướng, đó gọi là tu Tam- muội Không và Vô tướng. Thế nào là không tu Tam- muội Không cũng không tu Tam- muội Vô tướng? Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt. Vốn được trí thế tục hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam- muội Không và Vô tướng. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam- muội Vô tưởng, Tam-muội diệt tận và vô tưởng thiên, không tu Tam- muội Không cũng không Tam- muội Vô tướng, đó gọi là không tu Tam- muội Không cũng không tu Tam- muội Vô tướng. Hỏi: Nếu tu Tam- muội Vô nguyện thì lúc ấy tu Tam- muội Vô tướng chăng? Đáp: Hoặc tu Tam- muội Vô nguyện mà không tu Tam- muội Vô tướng. Thế nào là tu Tam- muội Vô nguyện mà không tu Tam- muội Vô tướng? Vốn đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam- muội Vô tướng. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Vô nguyện mà không phải là Tam- muội Vô tướng, đó gọi là tu Tam- muội Vô nguyện mà không tu Tam- muội Vô tướng. Thế nào là tu Tam- muội Vô tướng mà không tu Tam- muội Vô nguyện? Vốn đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam- muội Vô nguyện, đó gọi là tu Tam- muội Vô tướng mà không tu Tam- muội Vô nguyện. Thế nào là tu Tam- muội Vô tướng cùng Tam- muội Vô nguyện? Vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Vô tướng. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Vô nguyện. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Không hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Vô tướng và Vô nguyện, đó gọi là tu Tam- muội Vô tướng cùng Tam- muội Vô nguyện. Thế nào là không tu Tam- muội Vô nguyện cũng không tu Tam- muội Vô tướng? Vốn đạt được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, vốn đạt được trí thế tục hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu Tam- muội Vô tướng và vô nguyện. Tâm ô nhiễm và tâm vô ký của tất cả người phàm phu nhập Tam- muội Vô tưởng, Tam-muội diệt tận và vô tưởng thiên, không tu Tam- muội Vô nguyện cũng không phải vô tướng, đó gọi là không tu Tam- muội Vô nguyện cũng không tu Tam- muội Vô tướng. Hỏi: Có thể có kiết do Tam- muội Không trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô nguyện và Tam- muội Vô tướng chăng? Đáp: Không diệt. Hỏi: Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam- muội Không cũng không phải Tam- muội Vô tướng chăng? Đáp: Diệt trừ các kiết do tập đế- đạo đế đoạn và do Vô nguyện đoạn. Hỏi: Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam- muội Không cũng không phải Tam- muội Vô nguyện chăng? Đáp: Diệt trừ các kiết do tận đế đoạn và Vô tướng đoạn. Hỏi: Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô tướng chăng? Đáp: Diệt trừ các kiết do khổ đế đoạn và Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện trừ diệt. Hỏi: Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô nguyện chăng? Đáp: Không trừ diệt. Hỏi: Tam- muội Vô nguyện và Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam- muội Không chăng? Đáp: Không trừ diệt. Hỏi: Tam- muội Không, Vô nguyện và Vô tướng trừ diệt chăng? Đáp: Diệt trừ các kiết, học kiến tích do tư duy trừ diệt. Hỏi: Có thể có kiết không phải Tam- muội Không, không phải Tam- muội Vô nguyện, không phải Tam- muội Vô tướng trừ diệt mà kiết tự trừ diệt chăng? Đáp: Diệt trừ các kiết thì người phàm phu trừ diệt. Hỏi: Thế nào là ý đã nghó đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng? Đáp: Vô thường- khổ- không- vô ngã. Hỏi: Hành ý hệ thuộc cõi nào đã nghó đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng? Đáp: Hệ thuộc cõi Dục. Hỏi: Tận trí nên nói là ý dừng lại nơi thân ấy àm quán thân chăng? Đáp: Tận trí hoặc là ý dừng lại nơi thân ấy mà quán thân; hoặc là ý dừng lại nơi thống- tâm pháp mà quán pháp. Vô sinh trí cũng như thế. Hỏi: Các niềm vui của sơ thiền vô lậu và các khinh na giác ý, các pháp này có gì sai biệt? Đáp: Không có sai biệt. Hỏi: Các niềm vui của nhị thiền vô lậu và các khinh an giác ý có gì sai biệt? Đáp: Không có sai biệt. Hỏi: Nếu từ Tam-muội khởi thì đó là từ duyên mà khởi chăng? Đáp: Hoặc Tam-muội khởi mà không phải là duyên. Thế nào là Tam-muội khởi mà không phải là duyên? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghó đến nhập sơ thiền, do ý đó mà nghó đến muốn nhập nhị thiền, đó gọi là Tam-muội khởi mà không phải là duyên. Thế nào là duyên khởi mà không phải là Tam-muội? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghó đến nhập sơ thiền, lúc ấy như định kia mà nghó đến tưởng thứ hai còn lại, đó gọi là duyên khởi mà không phải là Tam-muội. Thế nào là Tam-muội khởi duyên? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghó đến nhập sơ thiền, lúc ấy do ý mà nghó đến tưởng thứ hai còn lại để nhập nhị thiền, đó gọi là Tam-muội khởi duyên. Thế nào là không phải Tam-muội khởi cũng không phải là duyên? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghó đến nhập sơ thiền, lúc ấy như định mà an trú lâu dài, đó gọi là không phải Tam-muội khởi cũng không phải là duyên. Lại như Đức Thế Tôn nói: Vốn gọi Tam-muội tưởng đều là đạt được giáo pháp. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn sinh đến Hữu tưởng- vô tưởng xứ thì họ sẽ nương dựa vào pháp nào để đạt đến quả A-la-hán? Đáp: Nương vào định bất dụng vô lậu. Lại như Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên nói: Các hiền giả! Tôi tự nhớ lại, đã nhập định bất dụng bên bờ ao Đề hồ ở núi Kỳ-xà-quật, có rất nhiều voi và rồng đưa mũi lên gầm vang mà nghe tiếng. Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên đang nhập định mà nghe, hay lúc xuất định mới nghe tiếng gầm rống? Đáp: Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghe tiếng khi xuất định chứ không phải lúc nhập định. Hỏi: Các pháp bất định thì tất cả pháp đó là thật sự vô minh nên nói là vô minh chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các pháp bất tịnh thì tất cả phap đó là thật sự vô minh nên nói là vô minh. Hỏi: Có thể thật sự là vô minh nên nói là vô minh, mà đó không phải là bất tịnh chăng? Đáp: Có, là tà định. Hỏi: Các pháp định thì tất cả pháp ấy thật sự là minh nên nói là minh chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các pháp thật sự là minh nên nói là minh, tất cả đó là pháp định. Hỏi: Có thể các pháp định mà đó không phải thật sự là minh nhưng nói là minh chăng? Đáp: Có, là tà định. Hỏi: Các pháp bất định thì tất cả pháp ấy không thành tựu giác ý chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các pháp bất định thì tất cả pháp ấy không thành tựu giác ý. Hỏi: Có thể không thành tựu giác mà đó không phải là bất định chăng? Đáp: Có, là tà định. Hỏi: Các pháp định thì tất cả pháp ấy thành tựu giác ý chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các pháp thành tựu giác ý thì tất cả pháp ấy là định. Hỏi: Có thể pháp định mà pháp ấy không phải là thành tựu giác ý chăng? Đáp: Có, là tà định. Hỏi: Nếu thành tựu giác ý thì đó là thành tựu pháp vô lậu chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các pháp thành tựu giác ý thì pháp ấy thành tựu pháp vô lậu. Hỏi: Có thể có thành tựu pháp vô lậu mà không phải là giác ý chăng? Đáp: Có, là người phàm phu. Hỏi: Nếu không thành tựu giác ý thì đó là không thành tựu pháp vô lậu chăng? Đáp: Không có pháp vô lậu không thành tựu, mà có người phàm phu không thành tựu giác ý. Hỏi: Nếu được giác ý thì đó là đạt được pháp vô lậu chăng? Đáp: Đúng như vậy. Nếu đạt được giác ý thì đạt được pháp vô lậu. Hỏi: Có thể đạt được pháp vô lậu mà không phải là giác ý chăng? Đáp: Có người phàm phu. Hỏi: Nếu rời bỏ giác ý thì đó là rời bỏ pháp vô lậu chăng? Đáp: Không có rời bỏ pháp vô lậu, không có rời bỏ tất cả giác ý. Hỏi: Nếu lui sụt giác ý thì đó là lui sụt pháp vô lậu chăng? Đáp: Không có lui sụt pháp vô lậu, không có lui sụt tất cả giác ý. Hỏi: Nếu không hết thì đó là các pháp không biết chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các pháp không biêt thì pháp đó không biết. Hỏi: Có thể có pháp không hết mà pháp đó không phải là không biết chăng? Đáp: Có, các pháp đã biết thì cái biết không đoạn mất hoàn toàn. Hỏi: Các pháp không còn thì biết pháp ấy chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các pháp không còn thì biết pháp ấy. Hỏi: Có thể có cái biết biết mà không phải là hết chăng? Đáp: Có, những cái biết đã biết không phải đoạn mất tất cả cái biết. Hỏi: Đối với pháp sinh ra này mắt vốn không thấy sắc mà mắt ấy được biện giải là thiên nhãn. Dựa vào những gì để biện giải là thiên nhãn? Đáp: Giống như có một người tính tự nhận biết về mạng sống đời trước, tính vốn có ấy sinh ra ở đời khác thì mắt trông thấy sắc, nhờ vào tính ấy mà biện giải về thiên nhãn. Tai và tiếng cũng như thế. Hỏi: Vì lẽ gì mà người phàm phu lui sụt kiến đế tư duy đoạn kiết vẫn được, còn đệ tử của Đức Thế Tôn lại do tư duy mà đoạn vậy? Đáp: Người phàm phu vốn có thể vận dụng đạo kiến đế đoạn kiết không còn, họ tư duy đoạn rồi lui sụt đối với đạo ấy lại bị kiết ấy trói buộc. Đệ từ của đức Thế Tôn cùng đạo khác mà kiến đế đoạn kiết không còn, dùng tư duy đoạn kiết còn sót lại. Phàm phu vốn có thể vận dụng đạo đế kiến đế đoạn kiết không còn, đối với đạo ấy không lui sụt. Vốn có thể vận dụng đạo tư duy đoạn kiết không còn, mà đối với đạo ấy có lúc lui sụt, có lúc không lui sụt. Đệ tử của Đức Thế Tôn vốn có thể vận dụng kiến đế mà tư duy đoạn kiết không còn, họ tư duy về đạo đoạn kiết không còn mà đạo ấy không lui sụt. Hỏi: Vì lẽ gì mà lui sụt quả A- la- hán chứ không phải là quả Tu- đà- hoàn? Đáp: Pháp do kiến đế đoạn không có thay thế, do tư duy đoạn thì có thay thế. Pháp kiến đế tưởng về có tịnh, tưởng về không có tịnh. Tưởng về có tịnh không thuận với ý đã nghó đến và không thuận với tưởng về không có tịnh, lui sụt tưởng đến không có một pháp như ngã, nếu không có ngã này thì bị lui sụt vì các kiến chấp về ngã mà không có ngã. Hỏi: Vì lẽ gì mà lui sụt quả A- la- hán và Tư- đà- hàm chứ không phải là quả Tu- đà- hoàn? Đáp: Pháp do kiến đế đoạn không thể thay thế, do tư duy đoạn thì có thể thay thế. Pháp kiến đế tưởng về có tịnh, tưởng về bất tịnh. Pháp ấy không thuận với ý đã nghó đến, không thuận với tưởng về bất tịnh, lui sụt tưởng đến không có một pháp nếu không có ngã. Nếu là ngã thì bị lui sụt vì các kiến chấp về ngã và không có ngã. Hỏi: Lui sụt quả A- la- hán, đạt được các căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu, nên nói là vốn được mà được hay vốn không được mà được? Đáp: Nên nói là vốn được mà được. Hỏi: lui sụt quả Tư- đà- hàm và quả A- na- hàm, đạt được các căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu, nên nói là vốn được mà hay vốn không được mà được. Đáp: Nên nói là vốn được mà được. Hỏi: Ẩn mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được? Đáp: Điều thiện nếu ô nhiễm thì nên nói là vốn đạt được mà được, báo nên nói là vốn không đạt được mà được. Hỏi: Ẩn mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được, hay vốn không đạt được mà được? Đáp: Việc thiện, nếu ô nhiễm, thì nên nói vốn đạt được mà được, báo nên nói vốn không đạt được mà được. Hỏi: Ẩn mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được? Đáp: Điều thiện nếu ô nhiễm thì nên nói là vốn đạt được mà được, báo nên nói là vốn không đạt được mà được. Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, thì tu trì thần túc chứng thông suốt tu đạo, lúc ấy ngang bậc nào và có thể đến bao nhiêu chỗ? Đáp: Đến cõi Phạm thiên. Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, thì trí nghe tiếng thấu suốt chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu? Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên. Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, dùng trí biết tâm người khác chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào tâm mà biết tâm- tâm pháp của người khác? Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên. Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, trí tự biết túc mạng chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào hệ thuộc vào đâu mà tự biết túc mạng? Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên. Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, trí nhãn chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu mà mắt thấy sắc? Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên. Nhị thiền hệ thuộc cõi Quang âm, Tam thiền hệ thuộc cõi Biến tịnh, Tứ thiền hệ thuộc cõi Quả thật. Hỏi: Nếu ý tư duy về khổ- khổ đạt đến quả A-la-hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đầu mà ý tư duy về khổ- khổ đạt đến quả A- la- hán? Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc. Tập cũng như thế. Hỏi: Nếu ý tư duy về tận- tận đạt đến quả A- la- hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về tận- tận đạt đến quả A-la-hán? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Hỏi: Nếu ý tư duy về đạo- đạo đạt đến quả A- la- hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về đạo- đạo đạt đến quả A-la- hán? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.  <卷>QUYỂN 29 Kiền độ thứ 8: KIẾN Ý chỉ, dục, tưởng, duyên trí, kiến, phẩm kệ ở sau. <詞>Phẩm 1: BÀN VỀ Ý CHỈ Bốn ý chỉ (Bốn niệm xứ): Ý chỉ quán thân trên thân, ý chỉ quán pháp trên thọ tâm pháp. Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu thọ chăng? Giả sử tu thọ thì đó là tu thân chăng? Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu tâm chăng? Giả sử tu tâm, thì đó là tu thân chăng? Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu pháp chăng? Giả sử tu pháp thì đó là tu thân chăng? Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu tâm chăng? Giả sử tu tâm, thì đó là tu thọ chăng? Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu pháp chăng? Giả sử tu pháp thì đó là tu thọ chăng? Nếu tu ý chỉ quán tâm trên tâm, thì đó là tu pháp chăng? Giả sử tu pháp thì đó là tu tâm chăng? Ý chỉ của quán thân trên thân, nên nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí chăng? Nên nói có giác- có quán; không có giác- có quán; không có giác- không có quán chăng? Nên nói tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, Không- Vô tướng- Vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc? Nên nói là duyên không hệ thuộc chăng? Ý chỉ thọ, tâm pháp, quán pháp cũng như thế. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Khi thọ nhận lạc thọ kia, nên biết thọ của lạc thọ. ” Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí? Khi thọ khổ thọ biết thọ của khổ thọ, khi thọ bất khổ bất lạc thọ biết thọ bất khổ bất lạc thọ, trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí? Thân vui- thân khổ- thân không vui- không khổ- tâm vui- tâm khổ- tâm không khổ không vui. Ăn vui- ăn khổ- ăn không khổ không vui, vui không ăn- khổ không ăn- không khổ không vui không ăn. Dựa vào dần độn vui, dựa vào đần độn khổ, dựa vào đần độn không vui, không khổ. Dựa vào xuất yếu vui- dựa vào xuất yếu khổ- dựa vào xuất yếu không khổ không vui. Khi thọ cảm thọ, biết xuất yếu không khổ không vui. Trí cảm thọ này nên nói là pháp trí ay nên nói cho đến đạo trí chăng? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Lúc đó có tâm dục nên như thật biết có tâm dục ấy.” Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí? Không có dục mà có giận dữ, không có giận dữ mà có ngu si, không có ngu si mà có ô nhiễm, không có ô nhiễm mà có tán loạn, không có tán loạn mà có lười biếng, không có lười biếng, ít, nhiều, tu hay không tu định hay bất định, có tâm giải thoát hay không có tâm giải thoát, nên như thật biết tâm đó. Tâm không giải thoát hay tâm giải thoát, như thật biết rõ tâm đó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Mắt duyên sắc sinh ra kiết bên trong.” Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong ấy, kiết bên trong này như thật biết về nó. Không thật sự không có kiết bên trong ấy, kiết bên trong này như thật biết về nó. Như chưa sinh thì kiết bên trong liền sinh và đã sinh, liền hết và đã hết thì không sinh. Tỳ-kheo kia cũng như thật biết kiết đó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng? Nhó- tỷ- thiệt- thân cũng như thế. Ý duyên pháp sinh tham dục bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có tham dục bên trong ấy, tham dục bên trong này như thật biết về nó. Không thật sự không có tham dục bên trong ấy, tham dục bên trong này như thật biết về nó. Như chưa nảy sinh thì tham dục bên trong liền sinh và đã sinh, liền hết và đã hết, không sinh Tỳ-kheo kia cũng như thật biết về điều đó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng? Giận dữ, thùy miên, trạo cử, nghi cũng như thế. Sinh niệm giác ý bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có niệm giác ý bên trong kia. Niệm giác ý bên trong này như thật biết về nó. Không thật sự không có niệm giác ý bên trong, niệm giác ý bên trong này như thật biết về nó. Như chưa nảy sinh niệm giác ý bên trong thì liền sinh và đã sinh liền trụ lại không quên mất, không lui sụt mà rộng thêm, tư duy đầy đủ, điều này cũng như thật biết về nó. Trí này nên nói là pháp trí hay nên nói cho đến đạo trí chăng? Trạch pháp- tinh tiến- hỷ- khinh an- định- hộ giác ý cũng như thế. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán tham dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên.” Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán dâm, giận dữ, ngu si ít lại.” Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận dữ, ngu si ít lại? Thế nào là cảm thọ khi chết? Nếu hành mạng tận thì giới hạn cảm thọ khi chết ở chỗ nào? Khi chết và khi cảm thọ chết, thọ thâu tóm vào pháp nào? Có bao nhiêu thức nhận biết? A-la-hán nên nói là tâm thiện bát Niết-bàn, hay nên nói là tâm vô ký bát Niết-bàn? Vì lẽ gì mà hai đệ tử bát niết bàn trước Phật Thế Tôn, sau đó mới đến Phật, Thế Tôn? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Nhập Tam-muội bất động, Như Lai bát Niết-bàn.” Như Lai bát Niết- bàn lúc nhập định hay bát Niết- bàn lúc xuất định? Bốn hữu là bổn thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu. Thế nào là bổn thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu? Các dục hữu thì tất cả dục hữu kia có năm hành chăng? Giả sử có năm hành thì đó là tất cả dục hữu chăng? Các sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì tất cả sắc hữu ấy có năm hành chăng? Giả sử có năm hành thì tất cả sắc hữu ấy ở cõi trời Hữu tưởng chăng? Các sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng, tất cả sắc hữu ấy có hai hành chăng? Giả sử có hai hành thì tất cả sắc hữu ấy ở cõi trời Vô tưởng chăng? Các Vô sắc hữu thì tất cả vô sắc hữu ấy có bốn hành chăng? Giả sử có bốn hành thì tất cả đó là vô sắc hữu chăng? Có thể có năm hành, bốn hành, ba hành, hai hành, một hành chăng? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Bốn ý chỉ: Ý chỉ quán thân trên thân, ý chỉ quán pháp trên thọ -tâm -pháp. Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu thọ chăng? Đáp: Hoặc tu thân mà không phải tu thọ. Thế nào là tu thân mà không phải tu thọ? Vốn đạt được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thân mà không phải tu thọ. Thế nào là tu thọ mà không phải tu thân? Vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thân trên thân. Nếu vốn không đạt được tâm, hoặc vốn không đạt được pháp thì lúc này có thể tu ý chỉ quán thọ trên thọ chứ không phải tu thân, đó gọi là tu thọ chứ không phải tu thân. Thế nào là tu thân cũng là tu thọ? Vốn không đạt được thân mà lúc này đạt được thọ hoặc vốn không đạt được thọ mà lúc này đạt được thân. Hoặc vốn không đạt được tâm, vốn không đạt được pháp, lúc này có thể tu ý chỉ quán thọ trên thân và thọ, đó gọi là tu thân cũng là tu thọ. Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu thọ? Vốn đạt được tâm, vốn đạt được pháp. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thọ trên thân và thọ. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập định vô tưởng và định diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thân trên thân cũng không phải tu thọ, đó gọi là không phải tu thân cũng không phải tu thọ. Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu tâm chăng? Đáp: Hoặc tu thân mà không phải tu tâm. Thế nào là tu thân mà không phải tu tâm? Vốn đạt được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thân mà không phải tu tâm. Thế nào là tu tâm mà không phải tu thân? Vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thân trên thân. Nếu vốn không đạt được thọ, hoặc vốn không đạt được pháp thì lúc này có thể tu ý chỉ quán tâm trên tâm chứ không phải tu thân, đó gọi là tu tâm mà không phải tu thân. Thế nào là tu thân cũng là tu tâm? Vốn không đạt được thân mà lúc này đạt được tâm hoặc vốn không đạt được tâm mà lúc này đạt được thân. Nếu vốn không đạt được thọ và vốn không đạt được pháp, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán tâm trên thân và tâm, đó gọi là tu thân cũng là tu tâm. Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu tâm? Vốn đạt được thọ và vốn đạt được pháp. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán tâm trên thân và tâm. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam- muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thân trên thân cũng không phải tu tâm, đó gọi là không phải tu thân cũng không phải tu tâm. Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì đó là tu pháp chăng? Đáp: Hoặc tu thân mà không phải tu pháp. Thế nào là tu thân mà không phải tu pháp? Vốn đạt được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thân mà không phải tu pháp. Thế nào là tu pháp, không phải tu thân? Vốn đạt được ý chỉ của quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thân trên thân. Nếu vốn không đạt được thọ và vốn không đạt được tâm, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên pháp chứ không phải tu thân, đó gọi là tu pháp mà không phải tu thân. Thế nào là tu thân cũng là tu pháp? Vốn không đạt được thân mà lúc ấy đạt được pháp, hoặc vốn không đạt được pháp mà lúc ấy đạt được thân. Nếu vốn không đạt được thọ và vốn không đạt được tâm, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên thân và pháp, đó gọi là tu thân cũng là tu pháp. Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu pháp? Vốn đạt được thọ và vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ thân, quán pháp trên pháp vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thân trên thân mà không phải tu pháp, đó gọi là không phải tu thân cũng không phải tu pháp. Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu tâm chăng? Đáp: Hoặc tu thọ mà không phải tu tâm. Thế nào là tu thọ mà không phải tu tâm? Vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thọ mà không phải tu tâm. Thế nào là tu tâm mà không phải tu thọ? Vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tâm, không phải tu thọ. Thế nào là tu thọ cũng là tu tâm? Vốn không đạt được thọ mà đạt được tâm vào lúc này, hoặc vốn không đạt được tâm àm đạt được thọ vào lúc ấy. Nếu vốn không đạt được thân và vốn không đạt được pháp, thì lúc này có thể tu ý chỉ quán tâm trên tâm và thọ, đó gọi là tu thọ cũng là tu tâm. Thế nào là không phải tu thọ cũng không phải tu tâm? Vốn đạt được thân và vốn đạt được pháp. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ thọ, quán tâm trên tâm vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thọ trên thọ cũng không phải tu tâm, đó gọi là không phải tu thọ cũng không phải tu tâm. Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì đó là tu pháp chăng? Đáp: Hoặc tu thọ mà không phải tu pháp. Thế nào là tu thọ mà không phải tu pháp? Vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt, đó gọi là tu thọ mà không phải tu pháp. Thế nào là tu pháp mà không phải tu thọ? Vốn đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán thọ trên thọ, đó gọi là tu pháp mà không phải tu thọ. Thế nào là tu pháp cũng là tu thọ? Vốn không đạt được thọ mà lúc này đạt được pháp, hoặc vốn không đạt được pháp mà lúc này đạt được thọ. Nếu vốn không đạt được thân và vốn không đạt được tâm, lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên pháp và thọ, đó gọi là tu pháp cũng là tu thọ. Thế nào là không phải tu thọ cũng không phải tu pháp? Vốn đạt được thân và vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ thọ, quán pháp trên pháp vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán thọ trên thọ cũng không phải tu pháp, đó gọi là không phải tu thọ cũng không phải tu pháp. Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán tâm trên tâm thì đó là tu pháp chăng? Đáp: Hoặc tu tâm mà không phải tu pháp. Thế nào là tu tâm mà không phải tu pháp? Vốn đạt được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tâm mà không phải tu pháp. Thế nào là tu pháp mà không phải tu tâm? Vốn đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ quán tâm trên tâm, đó gọi là tu pháp mà không phải tu tâm. Thế nào là tu pháp cũng là tu tâm? Vốn không đạt được tâm mà đạt được pháp vào lúc này, hoặc vốn không đạt được pháp mà đạt được tâm vào lúc này. Nếu vốn không đạt được thân và vốn không đạt được thọ thì lúc này có thể tu ý chỉ quán pháp trên pháp và tâm đó gọi là tu pháp cũng là tu tâm. Thế nào là không phải tu tâm cũng không phải tu pháp? Vốn đạt được thân và vốn đạt được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu ý chỉ tâm, quán pháp trên pháp vào lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tam-muội diệt tận ở cõi Vô tưởng, không phải tu ý chỉ quán tâm trên tâm cũng không phải tu pháp, đó gọi là không phải tu tâm cũng không phải tu pháp. Hỏi: Ýù chỉ quán thân trên thân nên nói là pháp trí chăng? Đáp: Ý chỉ quán thân trên thân hoặc nói là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, đạo trí; hoặc có giác- có quán; hoặc không có giác- có quán; hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hoặc hộ căn, hoặc Không, hoặc Vô nguyện, hoặc Vô tướng, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Hỏi: Ýù chỉ quán thọ trên thọ nên nói là pháp trí chăng? Đáp: Ý chỉ quán thọ trên thọ, hoặc nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, đạo trí, hoặc có giác- có quá, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc hoặc tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với Không, hoặc tương ưng với Vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Ý chỉ quán tâm trên tâm cũng như thế. Hỏi: Ý chỉ quán pháp trên pháp nên nói là pháp trí chăng? Đáp: Ý chỉ quán pháp trên pháp, hoặc nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí, hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc hoặc tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không, hoặc tương ưng với vô tướng, hoặc tương ưng với vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Khi thọ nhận lạc thọ kia, biết là thọ của lạc thọ.” Bốn trí là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Khi thọ khổ thọ chỉ một đẳng trí biết thọ khổ thọ. Khi thọ bất khổ bất lạc thọ, bốn trí biết thọ bất khổ bất lạc thọ là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Thân vui- thân khổ- thân không khổ- không vui và tâm khổ chỉ một đẳng trí biết. Tâm vui- tâm không khổ không vui, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Ăn khổ- ăn vui- ăn không khổ không vui và khổ không ăn chỉ một đẳng trí biết. Vui không ăn- không khổ không vui không ăn, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Dựa vào đần độn vui- dựa vào đần độn khổ- dựa vào đần độn không vui không khổ và dựa vào xuất yếu khổ, do một đẳng trí biết. Dựa vào xuất yếu vui- dựa vào xuất yếu không khổ, không vui, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Có tâm dục nên như thật biết là có tâm dục, do một đẳng trí biết không có dục do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Có giận dữ do một đẳng trí biết, không có giận dữ do ba trí biết là pháp trí, đẳng trí, đạo trí. Có ngu si do một đẳng trí biết, không có ngu si do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Có ô nhiễm do một đẳng trí biết, không có ô nhiễm do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Có tán loạn do một đẳng trí biết; không có tán loạn, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Có lười biếng do một đẳng trí biết, không có lười biếng do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Ít do một đẳng trí biết, nhiều do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Không tu do một đẳng trí biết, tu do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Bất định do một đẳng trí biết, định do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Không có giải thoát do một đẳng trí biết, giải thoát do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Mắt duyên sắc sinh ra kiết bên trong.” Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong, biết như thật về kiết bên trong này, do một đẳng trí biết; không thật sự là không có kiết bên trong này, biết như thật kiết bên trong ấy, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Như chưa sinh thì kiết bên trong, liền sinh, Tỳ-kheo kia cũng biết như thật do một đẳng trí biết. Như sinh liền hết và đã hết mà không sinh, điều này cũng biết như thật, do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Nhó duyên thanh, thân duyên xúc, ý duyên pháp cũng như vậy. Tỷ duyên hương sinh kiết bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong. Kiết bên trong này do một đẳng trí biết như thật. Không thật sự là không có kiết bên trong, biết như thật về kiết bên trong này do ba trí biết là pháp trí, đẳng trí, đạo trí. Như chưa sinh kiết bên trong, liền sinh, điều này cũng biết như thật do một đẳng trí. Như sinh liền hết và đã hết thì không sinh, điều này cũng biết như thật, do ba trí là pháp trí, đẳng trí, đạo trí. Thiệt, vị, tham dục, giận dữ, thùy miên, trạo cử và nghi cũng như thế. Sinh niệm giác ý bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có niệm giác ý bên trong. Niệm giác ý bên trong này, như thật biết rõ do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Không thật sự là không có niệm giác ý bên trong, một đẳng trí biết như thật về niệm giác ý bên trong. Như chưa nảy sinh niệm giác ý bên trong thì liền sinh và đã sinh, liền trụ lại không quên mất, không lui sụt mà rộng thêm, tư duy đầy đủ Tỳ-kheo kia cũng như thật biết do bốn trí biết là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Trạch pháp- tinh tiến- hỷ- khinh an- định- hộ- giác ý cũng như thế. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán tham dâm, nóng giận, ngu si.” Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên? Đáp: Một ít tham dâm, nóng giận, ngu si, ở trong mức độ vừa phải liền tăng thêm. Như thế là tham dâm, giận dữ, ngu si nhiều lên. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán tham dâm, nóng giận, ngu si ít lại.” Đối với Tỳ-kheo kia, thế nào là dâm, giận, ngu si ít lại? Đáp: Tham dâm, nóng giận, ngu si tăng lên vừa phải liền ít lại. Như thế là tham dâm, nóng giận, ngu si ít lại. Hỏi: Thế nào là cảm thọ khi chết? Đáp: Khi các đốt xương đau nhức. Hỏi: Nếu hành mạng tận thì giới hạn cảm thọ khi chết ở chỗ nào? Khi chết và khi cảm thọ chết, thọ thâu tóm vào pháp nào? Có bao nhiêu thức nhận biết? Đáp: Giống như các bộ phận của thân thể đau nhức. Hành mạng hết và cảm thọ khi chết có một nhập thâu tóm là xúc nhập. Có hai thức nhận biết thân thức và ý thức. Thân thể đau nhức trước là thân thức, sau là ý thức. Hỏi: A-la-hán nên nói là tâm thiện bát Niết-bàn, hay nên nói là tâm vô ký bát Niết-bàn? Đáp: A-la-hán bát Niết-bàn với tâm vô ký. Hỏi: Vì lẽ gì mà hai đệ tử bát Niết- bàn trước Phật Thế Tôn, sau đó mới đến Phật Thế Tôn? Đáp: Vì lẽ Tôn giả kia, suốt trong cõi sinh tử, tạo ra hành không gián đoạn mà tiếp nhận báo, họ không thể làm cho trống rỗng, không có quả, không có báo. Vả lại vì pháp thường của Phật Thế Tôn, nên hai đệ tử bát Niết-bàn trước mà Phật Thế Tôn thì sau. Lại như Đức Thế Tôn nói: “Nhập Tam-muội bất động, Như Lai bát Niết-bàn.” Hỏi: Như Lai bát Niết- bàn lúc nhập định hay bát Niết- bàn lúc xuất định? Đáp: Như Lai bát Niết- bàn lúc xuất định chứ không phải nhập định. Bốn hữu là bổn thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu. Hỏi: Thế nào là bổn thời hữu? Đáp: Năm ấm giữa ranh giới tử- sinh, ở giới hạn trung gian này đều là các hữu, đó gọi là bổn thời hữu. Hỏi: Thế nào là tử hữu? Đáp: Năm ấm chết, đó gọi là tử hữu. Hỏi: Thế nào là trung hữu? Đáp: Năm ấm của trung hữu, đó gọi là trung hữu. Hỏi: Thế nào là sinh hữu? Đáp: Năm ấm sinh, đó gọi là sinh hữu. Hỏi: Các dục hữu thì tất cả dục hữu kia có năm hành chăng? Đáp: Hoặc dục hữu mà hữu đó không phải năm hành. Thế nào là dục hữu mà hữu đó không phải năm hành? Chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm, mà nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu, đó gọi là dục hữu, hữu đó không phải năm hành. Thế nào là hữu năm hành, hữu đó không phải dục hữu? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm, không nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu, hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là có năm hành mà hữu đó không phải dục hữu. Thế nào là dục hữu mà hữu đó có năm hành? Chúng sinh cõi Dục tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận, đó gọi là dục hữu mà hữu đó có năm hành. Thế nào là không phải dục hữu mà hữu đó không phải năm hành? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ vào tâm, nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu; hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc đạt được các hữu vô tưởng, hoặc là các hữu cõi Vô sắc, đó gọi là không phải dục hữu mà hữu đó không phải năm hành. Hỏi: Các sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì tất cả hữu ấy có năm hành chăng? Đáp: Hoặc sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì hữu đó không phải năm hành. Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì hữu đó không phải năm hành? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc, không tự an trụ vào tâm, nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng thì hữu đó không phải năm hành. Thế nào là có năm hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng? Chúng sinh cõi Dục tự trụ vào tâm, không nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu; hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là có năm hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng. Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng mà hữu đó là năm hành? Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng màhữu đó là năm hành. Thế nào là không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng mà hữu đó không phải năm hành? Chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm, nhập định vô tưởng và định diệt tận nơi các hữu; hoặc trời Vô tưởng nơi cõi Sắc được các hữu vô tưởng, hoặc là hữu của cõi Vô sắc, đó gọi là không phải sắc hữu ở cõi trời Hữu tưởng mà hữu đó không phải năm hành. Hỏi: Các sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng thì tất cả hữu đó có hai hành chăng? Đáp: Hoặc sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng thì hữu đó không phải hai hành. Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành? Trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành. Thế nào là hữu thuộc hai hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng? Chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm, nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ vào tâm, nhập các hữu của định vô tưởng vàđịnh diệt tận, đó gọi là hữu thuộc hai hành mà hữu đó không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng. Thế nào là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó là hai hành? Trời Vô tưởng nơi cõi Sắc đạt được các hữu vô tưởng, đó gọi là sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó là hai hành. Thế nào là không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành? Chúng sinh cõi Dục, tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc là hữu của cõi Vô sắc, đó gọi là không phải sắc hữu ở cõi trời Vô tưởng mà hữu đó không phải hai hành. Hỏi: Các hữu của cõi Vô sắc thì tất cả hữu đó đều là bốn hành chăng? Đáp: Đúng như thế. Các hữu là bốn hành thì hữu đó đều là hữu của cõi Vô sắc. Hỏi: Có thể hữu của cõi Vô sắc mà hữu ấy không phải bốn hành chăng? Đáp: Có, chúng sinh cõi Vô sắc không tự trụ tâm vào các hữu. Hỏi: Có thể có năm hành chăng? Đáp: Có, chúng sinh cõi Dục tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc là trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ vào tâm mà không nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không đạt được các hữu của vô tưởng. Hỏi: Có thể có bốn hành chăng? Đáp: Có, chúng sinh cõi Vô sắc tự trụ vào tâm mà nhập các hữu. Hỏi: Có thể có ba hành chăng? Đáp: Không có ba hành. Hỏi: Có thể có hai hành chăng? Đáp: Có, chúng sinh cõi Dục không tự trụ vào tâm mà nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; Trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ vào tâm mà nhập các hữu của định vô tưởng và định diệt tận; trời Vô tưởng nơi cõi Sắc được các hữu của trời Vô tưởng. Hỏi: Có thể có một hành chăng? Đáp: Có, chúng sinh cõi Vô sắc không tự trụ vào tâm mà nhập các hữu. ------------------ <詞>Phẩm 2: BÀN VỀ DỤC Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, thì tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Giả sử tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Vì lẽ gì sử cõi Dục không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc? Vì lẽ gì sử cõi Sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Vô sắc? Vì lẽ gì sử cõi Vô sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Sắc? Vì lý do gì cõi Dục không phải nhất thiết biến sử, không phải tất cả cõi Dục đã bị sử sai khiến? Vì lý do gì cõi Sắc không phải nhất thiết biến sử, không phải tất cả cõi Sắc đã bị sử sai khiến? Vì lý do gì cõi Vô sắc không phải nhất thiết biến sử, không phải tất cả cõi Vô sắc đã bị sử sai khiến? Mười tưởng: tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận. Nếu tu tưởng về vô thường, thì ý của người kia đã nghó nhớ đến tưởng về vô thường chăng? Giả sử ý đã nghó nhớ đến tưởng về vô thường, thì người kia đã tu tưởng về vô thường chăng? Tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như thế. Nếu nhận biết dục giác, thì khi nhận biết, ý của hành giả kia đã nghó nhớ đến dục giác chăng? Giả sử ý đã nghó nhớ đến dục giác, thì hành giả kia biết về dục giác ấy chăng? Các giác về sân hận, hại cũng vậy. Nếu khi nhận biết giác xuất yếu, thì ý của hành giả kia đã nghó nhớ đến giác xuất yếu chăng? Giả sử ý đã nghó nhớ đến giác xuất yếu, thì hành giả kia sẽ nhận biết giác xuất yếu chăng? Giác không giận dữ, không hại cũng như thế. Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó duyên vô minh chăng? Giả sử pháp duyên vô minh, thì pháp đó là nhân vô minh chăng? Các pháp nhân minh, thì pháp đó duyên minh chăng? Giả sử pháp duyên minh, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng? Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó duyên minh chăng? Giả sử pháp duyên minh, thì pháp đó sẽ nhân vô minh chăng? Các pháp nhân minh, thì pháp đó duyên vô minh chăng? Giả sử pháp duyên vô minh, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng? Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó bất thiện chăng? Giả sử pháp bất thiện, thì pháp đó sẽ nhân vô minh chăng? Các pháp nhân minh, thì pháp đó thiện chăng? Giả sử pháp thiện, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng? Vả lại, có pháp không nhân minh, không nhân vô minh, thì pháp đó không phải không có nhân chăng? Về nghĩa của Chương này, xin diễn nói đầy đủ. Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng? Đáp: Đúng như thế, nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt. Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng? Đáp: Đúng như thế, nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, thì tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Dục, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng? Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử hết thảy pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng? Đáp: Như chưa mạng chung, toàn bộ pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước mắt. Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục biểu hiện ở trước mắt chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử toàn bộ pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả hữu kia tận, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc biểu hiện ở trước mắt chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử toàn bộ pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt, tất cả pháp kia bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Đáp: Như chưa mạng chung, hết thảy pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước mắt. Hỏi: Vì lẽ gì sử cõi Dục không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc? Đáp: Vì lẽ cõi hư hoại, nếu cõi Dục không tiếp nhận vô tri. Hỏi: Vì lẽ gì sử cõi Sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Vô sắc? Đáp: Vì lẽ cõi hư hoại, nhưng sử nơi cõi Sắc đó không phải duyên nơi cõi này. Hỏi: Vì lẽ gì sử cõi Vô sắc không phải bị sai khiến do sử nơi cõi Dục, cõi Sắc? Đáp: Vì lẽ cõi hư hoại, nhưng sử nơi cõi Sắc đó không phải duyên nơi cõi này. Hỏi: Vì lý do gì cõi Dục không phải sử hiện bày khắp, không phải tất cả cõi Dục đã bị sử sai khiến? Đáp: Khắp tất cả hữu, hữu đó không phải duyên nơi cõi này. Hỏi: Vì lý do gì cõi Sắc không phải sử hiện bày khắp, không phải tất cả cõi Sắc đã bị sử sai khiến? Đáp: Khắp tất cả hữu, hữu đó không phải duyên nơi cõi này. Hỏi: Vì lý do gì cõi Vô sắc không phải sử hiện bày khắp, không phải tất cả cõi Vô sắc đã bị sử sai khiến? Đáp: Khắp tất cả hữu, hữu đó không phải duyên nơi cõi này. Mười tưởng: tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận. Hỏi: Nếu tu tưởng về vô thường, thì ý của người kia đã nghó nhớ đến tưởng về vô thường chăng? Đáp: Hoặc tu tưởng vô thường, ý người kia không phải đã nghó nhớ đến tưởng vô thường. Thế nào là tu tưởng vô thường, ý người kia không phải đã nghó nhớ đến tưởng vô thường? Cũng như duyên khác tu tưởng vô thường, đó gọi là tu tưởng vô thường, người kia không phải ý đã nghó nhớ đến tưởng vô thường. Thế nào là ý đã nghó nhớ đến tưởng vô thường, người kia không phải tu tưởng vô thường? Cũng như ý khác đã nghó nhớ đến tưởng vô thường, đó gọi là ý đã nghó nhớ đến tưởng vô thường, người kia không phải tu tưởng vô thường. Thế nào là tu tưởng vô thường, ý của người kia đã nghó nhớ đến tưởng vô thường? Như duyên tưởng vô thường, tu tưởng vô thường, đó gọi là tu tưởng vô thường, ý của người kia đã nghó nhớ đến tưởng vô thường. Thế nào là không phải tu tưởng vô thường, người kia không phải với ý đã nghó nhớ đến tưởng vô thường? Trừ ngần ấy sự việc trên. Tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như thế. Hỏi: Nếu nhận biết dục giác, thì khi nhận biết, ý của hành giả kia đã nghó nhớ đến dục giác chăng? Đáp: Hoặc khi nhận biết dục giác, hành giả kia không phải với ý đã nghó nhớ tới dục giác. Thế nào là khi nhận biết dục giác, hành giả kia không phải với ý đã nghó nhớ tới dục giác? Cũng như duyên khác, khi nhận biết dục giác, đó gọi là khi nhận biết dục giác, hành giả kia không có ý nghó nhớ về đối tượng ấy. Thế nào là ý nghó nhớ về dục giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết về dục giác? Cũng ý khác đã nghó nhớ về dục giác, đó gọi là ý nghó nhớ về dục giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết về dục giác. Thế nào là khi nhận biết về dục giác, ý của hành giả kia đã nghó nhớ về dục giác? Cũng như duyên của dục giác khi nhận biết về dục giác, đó gọi là khi nhận biết về dục giác, ý của hành giả kia nghó nhớ về đối tượng ấy. Thế nào là không phải khi nhận biết về dục giác, hành giả kia không phải với ý đã nghó nhớ về đối tượng ấy? Trừ ngần ấy sự việc nêu trên. Sân hận giác, hại giác cũng như thế. Hỏi: Nếu xuất yếu giác khi nhận biết, thì ý của hành giả kia đã nghó nhớ đến xuất yếu giác chăng? Đáp: Hoặc xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghó nhớ đến xuất yếu giác. Thế nào là xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghó nhớ đến xuất yếu giác? Cũng như các duyên khác khi nhận biết xuất yếu giác, đó gọi là xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghó nhớ đến đối tượng ấy. Thế nào là ý đã nghó nhớ đến xuất yếu giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết xuất yếu giác? Cũng như ý khác khi nghó nhớ đến xuất yếu giác, đó gọi là đã nghó nhớ đến xuất yếu giác, hành giả kia không phải là lúc nhận biết chúng. Thế nào là khi nhận biết xuất yếu giác, hành giả kia với ý đã nghó nhớ đến xuất yếu giác? Cũng như duyên của xuất yếu giác khi nhận biết về xuất yếu giác, đó gọi là xuất yếu giác khi nhận biết, hành giả kia với ý đã nghó nhớ đến xuất yếu giác. Thế nào là không phải xuất yếu giác khi được nhận biết, hành giả kia không phải với ý đã nghó nhớ đến xuất yếu giác? Trừ ngần ấy sự việc nêu trên. Vô sân giác, vô hại giác cũng như thế. Hỏi: Các pháp nhân vô minh thì pháp đó duyên nơi vô minh chăng? Đáp: Đúng như thế. Các pháp nhân vô minh thì pháp đó duyên nơi vô minh Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi vô minh, thì pháp đó sẽ nhân vô minh chăng? Đáp: Có. Trừ báo của vô minh, các hành vô ký khác không ẩn một, hoặc hành vi thiện. Hỏi: Các pháp nhân minh thì pháp đó duyên nơi minh chăng? Đáp: Đúng như thế. Các pháp nhân minh thì pháp đó duyên nơi minh. Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi minh thì pháp đó không nhân minh chăng? Đáp: Có. Minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu. Hỏi: Các pháp nhân vô minh, thì pháp đó duyên nơi minh chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi minh, thì nó không nhân vô minh chăng? Đáp: Có. Trừ báo của vô minh, các hành vô ký khác không ẩn một, hoặc hành vi thiện. Hỏi: Các pháp nhân minh thì nó duyên nơi vô minh chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử pháp duyên nơi vô minh thì nó không nhân minh chăng? Đáp: Có. Minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu. Hỏi: Các pháp nhân vô minh thì nó bất thiện chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử pháp bất thiện thì nó là nhân vô minh chăng? Đáp: Có. Là hành vi ô nhiễm nơi báo của vô minh. Hỏi: Các pháp nhân minh, thì pháp đó thiện chăng? Đáp: Đúng như thế. Hỏi: Giả sử pháp thiện, thì pháp đó sẽ nhân minh chăng? Đáp: Có. Minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu thiện. Hỏi: Vả lại, có pháp không nhân minh, không nhân vô minh, thì pháp đó đều có nhân chăng? Đáp: Có, trừ báo của vô minh, các hành khác không ẩn một vô ký, và minh đầu tiên, nếu là hành hữu lậu thiện.  <卷>QUYỂN 30 Kiền độ thứ 8: KIẾN <詞>Phẩm 3: BÀN VỀ TƯỞNG Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dâm tưởng về tận. Các pháp sinh tưởng về vô thường thì pháp ấy tương ưng vời tưởng về vô thường chăng? Giả sử các pháp tương ưng với tưởng về vô thường, thì pháp ấy sinh tưởng về vô thường chăng? cho đến về tận cũng như vậy. Các pháp sinh tưởng về vô thường, pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường chăng? Giả sử các pháp cùng một duyên với tưởng về vô thường, pháp ấy sinh tưởng về vô thường chăng? Cho đến tưởng về tận cũng như vậy. Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn - không tu - không tác chứng chăng? Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn - không tu mà tác chứng chăng? Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn mà tu và tác chứng chăng? Có thể có pháp trí phân biệt đoạn - tu và tác chứng chăng? Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu và tác chứng chăng? Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu- không tác chứng chăng? Có thể có pháp không có duyên duyên, nhân cũng không có duyên duyên mà pháp và duyên củng sinh, có- có cảnh tượng không phải là không có mà không phải là không có cảnh tượng; còn lại sắc- còn lại thống- còn lại tưởng- còn lại thức- còn lại pháp tương ưng ấy; pháp ấy đối với pháp ấy nên nói là nhân hay nên nói là duyên? Vả lại, nên nói là duyên ahy nên nói là không phải nhân chăng? Pháp ấy nên nói là thiện là bất thiện hay là vô ký chăng? Pháp ấy có bao nhiêu sử chi phối, bao nhiêu kiết ràng buộc? Nếu pháp và tâm cùng sinh không phải là không dụng tâm, tâm sinh như vậy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu tâm diệt tận thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu tâm diệt tận thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu đạt được tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu rời bỏ tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Nếu tâm ấy thọ báo thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Kiến tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Kiến không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Nghi tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Nghi không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Nhân là đạo mà duyên sinh thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm (giới- xứ- uẩn)? Nhãn canh đẳng sinh tưởng- thống trừ ra tâm tương ưng với pháp, nhó canh đẳng sinh tưởng- thống trừ ra tâm không tương ưng với pháp, còn lại các pháp thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm? Tỷ- thiệt- thân canh đẳng sinh tưởng- thống trừ ra tâm tương ưng với pháp, ý canh đẳng sinh tưởng- thống trừ ra tâm không tương ưng với pháp, còn lại các pháp thâu nhiếp bao nhiêu trì - nhập - ấm? Về nghĩa của Chương nầy, xin sẽ diễn nói đầy đủ. Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dâm, tưởng về tận. Hỏi: Các pháp sinh tưởng về vô thường thì pháp ấy tương ưng với tưởng về vô thường chăng? Đáp: Hoặc là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không tương ưng với tưởng vô thường. Thế nào là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không tương ưng với tưởng về vô thường? Giống như tưởng về vô thường ở trước mắt chắc chắn không còn, các tưởng còn lại nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không tương ưng với tưởng về vô thường. Thế nào là pháp tương ưng với tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không sinh tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp tương ưng với tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không sinh tưởng về vô thường. Thề nào là pháp sinh tưởng về vô thường, mà pháp ấy tương ưng với tưởng về vô thường? Giống như tưởng về vô thường chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường nhưng mà pháp ấy tương ưng với tưởng về vô thường. Thế nào là pháp không sinh tưởng về vô thường, mà pháp ấy cũng không tương ưng với tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, giống như các tưởng khác nhất định sinh ra ở trước mắt, các tưởng ấy tương ưng với pháp, đó gọi là pháp không sinh tưởng về vô thường mà pháp ấy cũng không tương ưng với tưởng về vô thường. Cho đến tưởng về tận cũng như vậy. Hỏi: Các pháp sinh tưởng về vô thường, pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường chăng? Đáp: Hoặc là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không phải là cùng một duyên với tưởng về vô thường. Thế nào là pháp sinh tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường ? giống như tưởng về vô thường chắc chắn không còn ở trước mắt, giống như các tưởng khác nhất định sinh ra ở trước mắt, tưởng ấy có duyên khác, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường. Thế nào là pháp cùng một duyên với tưởng về vô thường, nhưng pháp ấy không phải là sinh tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, lúc ấy có duyên này, đó gọi là pháp cùng một duyên với tưởng về vô thường nhưng pháp ấy không phải là sinh tưởng về vô thường. Thế nào là pháp sinh tưởng về vô thường, mà pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường? Giống như tưởng về vô thường chắc chắn không còn ở trước mắt, tưởng về vô thường nhất định sinh ra ở trước mắt, lúc ấy có duyên này, đó gọi là pháp sinh tưởng về vô thường mà pháp ấy cùng một duyên với tưởng về vô thường. Thế nào là pháp không phải sinh tưởng về vô thường, mà pháp cũng không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường? Giống như các tưởng khác chắc chắn không còn ở trước mắt, giống như các tưởng khác nhất định sinh ra ở trước mắt, lúc ấy áo duyên khác, đó gọi là pháp không phải sinh tưởng về vô thường mà pháp ấy cũng không phải cùng một duyên với tưởng về vô thường. Cho đến tưởng về tận này cũng như vậy. Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn-không tu- không tác chứng chăng? Đáp: Có, hư không - không phải số duyên tận (hư không phi trạch diệt). Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn- không tu mà tác chứng chăng? Đáp: Có, số duyên tận (trạch diệt). Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt không đoạn mà tu và tác chứng chăng? Đáp: Có, pháp hữu vi vô lậu. Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt đoạn- tu và tác chứng chăng? Đáp: Có, pháp thiện hữu lậu. Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu và tác chứng chăng? Đáp: Có, thiên nhãn và thiên nhó. Hỏi: Có thể có pháp trí phân biệt đoạn mà không tu- không tác chứng chăng? Đáp: Có, trừ ra thiên nhãn và thiên nhó, còn lại các pháp vô ký hữu vi, hoặc là pháp bất thiện. Hỏi: có thể có pháp không có duyên duyên, nhân cũng không có duyên mà pháp và duyên cùng sinh chăng? Đáp: Có, các pháp cùng tương ưng với năm thức thân, các pháp cùng tương ưng với thân ý thức, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, duyên với các pháp ấy nhận được sinh- lão- vô thường. Đó gọi là pháp không có duyên duyên, nhân cũng không có duyên duyên mà pháp và duyên cùng sinh. Có và có cảnh tượng, có pháp ấy chứ không phải là không có pháp ấy, vì vậy có cùng có cảnh tượng không phải là không có mà không phải là không có cảnh tượng. Nhưng mà có pháp ấy chứ không phải là không có pháp ấy, vì vậy không phải là không có cũng không phải là không có cảnh tượng. Còn lại sắc thì pháp ấy chẳng phải là sắc, còn lại thống thì pháp ấy chẳng phải là thống, còn lại tưởng thì pháp ấy chẳng phải là tưởng, còn lại thức thì pháp ấy chẳng phải là thức, còn lại pháp tương ưng ấy thì pháp ấy chẳng phải là tương ưng, vì vậy còn lại pháp không tương ưng. Hỏi: Pháp ấy đối với pháp ấy, nên nói là nhân hay nên nói là duyên? Hoặc nên nói là duyên hay nên nói không phải là nhân chăng? Đáp: Sinh trước sinh sau nên nói là nhân- nên nói là duyên; sinh sau mà sinh trước thì nên nói là duyên chứ không nên nói là nhân. Hỏi: Pháp ấy nên nói là thiện- bất thiện hay nên nói vô ký chăng? Đáp: Pháp ấy trong thiện thì nên nói là thiện, trong bất thiện thì nên nói là bất thiện, trong vô kỳ nên nói là vô ký. Hỏi: Pháp ấy có bao nhiêu sử chi phối? Đáp: Duyên với hữu lậu của ba cõi. Hỏi: Có bao nhiêu kiết ràng buộc? Đáp: Có chín kiết ràng buộc. Hỏi: Các pháp và tâm cùng sinh không phải là không dụng tâm, nếu tâm ấy sinh thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Đáp: Tâm sinh trước rồi sau là pháp ấy. Hỏi: Nếu diệt tận thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Đáp: Tâm diệt tận trước rồi sau là pháp ấy. Hỏi: Nếu đạt được tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Đáp: Tâm đạt được rồi sau là pháp ấy. Hỏi: Nếu rời bỏ tâm ấy thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Đáp: Pháp rời bỏ trước rồi sau là tâm ấy rời bỏ. Hỏi: Nếu tâm ấy thọ báo thì pháp ấy cũng như vậy chăng? Đáp: Hoặc là đúng, hoặc là không đúng. Hỏi: Kiến tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Đáp: Duyên hữu lậu, cũng là kiến duyên vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó. Hỏi: Kiến không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Đáp: Trừ ra ra kiến duyên vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó, còn lại tất cả các pháp khác. Hỏi: Nghi tương ưng vời thống có bao nhiêu sử chi phối? Đáp: Do kiến đế đoạn duyên hữu lậu, cũng là nghi duyên với vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó. Hỏi: Nghi không tương ưng với thống có bao nhiêu sử chi phối? Đáp: Trừ ra ra nghi duyên với vô lậu, hoặc vô minh tương ưng với nó, còn lại tất cả các pháp đều do kiến đế đoạn. Hỏi: Nhân là đạo mà duyên sinh thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm? Đáp: Nhân là đạo mà duyên sinh thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Nhãn căn đẳng sinh tưởng- thống, trừ ra tâm tương ưng với pháp; nhó canh đẳng sinh tưởng- thống, trừ ra tâm không tương ưng với pháp, còn lại các pháp thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Tỷ- thiệt- thân canh đẳng sinh tưởng-thống, trừ ra tâm tương ưng với pháp; ý canh. ------------------ <詞>Phẩm 4: BÀN VỀ TRÍ, THỜI Các trí thì đó là tụ đoạn chăng? Giả sử tụ đoạn thì đó là tụ trí chăng? Các tụ yếm ly thì đó là tụ vô dục chăng? Giả sử tụ vô dục thì đó là tụ yểm ly chăng? Các tụ yếm ly thì đó là tụ tu yếm ly chăng? Giả sử tụ tu yếm ly thì đó là tụ vô dục chăng? Nếu pháp là nhân của các pháp hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là nhân chăng? Nếu pháp là thứ đệ duyên tăng thượng của các pháp, hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là thứ đệ duyên tăng thượng chăng? Các ý xúc (canh) thì tất cả ý xúc ấy là ba xúc như nhau chăng? Giả sử ba xúc như nhau thì tất cả đó là ý xúc chăng? Các mạn thì đó là làm tăng thêm mạn chăng? Giả sử làm tăng thêm mạn thì đó là mạn chăng? Các mạn là tâm tăng thượng chăng? Giả sử tâm tăng thượng thì đó là mạn chăng? Các hành không phải là hộ (xả) chăng? Giả sử không phải là hộ thì đó là hành chăng? Các hành thì đó là hộ chăng? Giả sử hộ thì đó là hành chăng? Nếu tụ không đạt được thì tụ ấy không thành tựu chăng? Giả sử tụ không thành tựu thì tụ ấy không đạt được chăng? Các tụ đạt được thì tụ ấy thành tựu chăng? Giả sử tụ thành tựu thì tụ ấy đạt được chăng? Trừ ra ra Khổ thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm (giới- xứ- uẩn)? Tập cũng như vậy. Trừ ra ra Tận thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm? Đạo cũng như vậy. Trừ ra ra sắc pháp và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm? Vô sắc- có thể thấy- không thể thấy, hữu đối- vô đối, hữu lậu- vô lậu, hữu vi- vô vi, quá khứ- vị lai- hiện tại, thiện- bất thiện- vô ký, hệ thuộc cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế đoạn và do tư duy đoạn, trừ ra pháp vô đoạn và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm? Trừ ra ra pháp khởi và các pháp chắc chằn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm? Pháp chưa sinh- sắc- vô sắc, có thể thấy- không thể thấy, hữu đối- vô đối, hữu lậu- vô lậu, hữu vi- vô vi, quá khứ- vị lai- hiện tại, thiện- bất thiện- vô ký, hệ thuộc cõi Dục Sắc- cõi Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế đoạn và do tư duy đoạn, trừ ra pháp bất đoạn và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp bao nhiêu trì- nhập- ấm? Có thể có một trì- một nhập- một ấm, thâu nhiếp tất cả các pháp chăng? Về nghĩa Chương này xin nêu ra đầy đủ. Hỏi: Các tụ trí thì đó là tụ đoạn chăng? Đáp: Hoặc là tụ trí mà đó là tụ không đoạn. Thế nào là tụ trí mà đó là tụ không đoạn? bởi vì khổ trí, tập- tận- đạo trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ trí mà đó là tụ không đoạn. Thế nào là tụ đoạn mà đó là tụ không phải trí? Bởi vì khổ nhẫn, tập- tận- đạo nhẫn đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ đoạn mà đó là tụ không phải trí. Thế nào là tụ trí mà đó cũng là tụ đoạn? Bởi vì khổ trí, tập- tận- đạo trí đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ trí mà đó cũng là tụ đoạn. Thế nào là tụ không phải trí mà đó cũng là tụ không đoạn? bởi vì khổ nhẫn, tập- tận- đạo nhẫn không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ không phải trí mà đó cũng là tụ không đoạn. Hỏi: Các tụ yếm ly thì đó là tụ vô dục chăng? Đáp: Hoặc là tụ yếm ly mà đó không phải là tụ vô dục. Thế nào là tụ yếm ly mà đó không phải là tụ vô dục? Bởi vì khổ nhẫn- tập nhẫn, vì khổ trí- tập trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ yếm ly mà đó không phải là tụ vô dục. Thế nào là tụ vô dục mà đó không phải là tụ yếm ly? Bởi vì tận nhẫn- đạo nhẫn, vì tận trí- đạo trí đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ vô dục mà đó không phải là tụ yếm ly. Thế nào là tụ yếm ly mà đó cũng là tụ vô dục? Bởi vì khổ nhẫn- tập nhẫn, vì khổ trí- tập trí đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ yếm ly mà đó cũng là tụ vô dục. Thế nào là không phải tụ yếm ly mà đó cũng không phải là tụ vô dục? Bởi vì tận nhẫn- đạo nhẫn, vì tận trí- đạo trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là không phải tụ yếm ly mà đó cũng không phải là tụ vô dục. Hỏi: Các tụ yếm ly thì đo là tụ tu yếm ly chăng? Đáp: Đúng như vậy. các tụ tu yếm ly thì đó là tụ tu yếm ly. Hỏi: Có thể có tụ tu yếm ly àm đó không phải là tụ yếm ly chăng? Đáp: Có, bởi vì tận trí và đạo trí đoạn trừ cấu uế. Hỏi: các tụ vô dục thì đó là tụ tu yếm ly chăng? Đáp: Hoặc là tụ vô dục mà đó không phải là tụ tu yếm ly. Thế nào là tụ vô dục mà đó không phải là tụ tu yếm ly? Bởi vì tận nhẫn và đạo nhẫn đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ vô dục mà đó không phải là tụ tu yếm ly. Thế nào là tụ tu yếm ly mà đó không phải là tụ tu vô dục? Bởi vì khổ nhẫn- tập nhẫn, vì khổ trí- tập trí không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là tụ tu yếm ly mà đó không phải là tụ tu vô dục. Thế nào là tụ tu vô dục mà đó cũng là tụtu yếm ly? Bởi vì khổ nhẫn- tập nhẫn, vì khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí trừ cấu uế, thì gọi là tụ vô dục mà đó cũng là tụ tu yếm ly. Thế nào là không phải tụ tu vô dục mà đó cũng không phải là tụ tu yếm ly? Bởi vì tận nhẫn và đạo nhãn không đoạn trừ cấu uế, thì gọi là không phải tụ vô dục mà đó cũng không phải là tụ tu yếm ly. Hỏi: Nếu pháp là nhân của các pháp hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là nhân chăng? Đáp: Không nên. Hỏi: Nếu pháp là thứ đệ của các pháp, hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là thứ đệ chăng? Đáp: Nếu pháp ấy chưa sinh. Hỏi: Nếu pháp là duyên tăng thượng của các pháp, hoặc là pháp trong từng giai đoạn thì pháp ấy không nên nói là duyên tăng thượng chăng? Đáp: Không nên. Hỏi: Các ý xúc (canh) thì tất cả ý xúc ấy là ba xúc như nhau chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các ý xúc thì tất cả ý xúc ấy là ba xúc như nhau. Hỏi: Có thể có ba xúc như nhau mà đó không phải là ý xúc chăng? Đáp: Có, năm thức thân tương ưng với xúc. Như Đức Thế Tôn cũng nói: “Tỳ kheo có ý trì- pháp trì, có vô minh trì và vô minh thọ- xúc (thống canh).” Vậy thì xúc có đạt được chăng? Không có đạt được chăng? Có mà không có đạt được chăng? Hỏi: Các mạn thì đó là tất cả tự mình chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các mạn thì đó là tất cả tự mình. Hỏi: Có thể có tự mình mà không là mạn chăng? Đáp: Có, đó là cách nhìn. Đức Thế Tôn cũng nói: “Tỳ kheo thì Ta là tự minh, đối với Ta thì Tỳ kheo là tự mình.” Hỏi: Các mạn thì đó là tâm tăng thượng nhiều lên chăng? Đáp: Đúng như vậy. Các mạn thì đó là tâm tăng thượng nhiều lên. Hỏi: Có thể có tâm tăng thượng nhiều lên nhưng không phải là mạn chăng? Đáp: Có, loại trừ mạn còn lại là các phiền não hiện ở trước mắt. Đức Thế Tôn cũng nói: “Nếu Tỳ kheo tăng thượng mạn, thì bị ma vương trói buộc, nếu không tăng thượng mạn thì giải thoát ngoài ma Ba tuần”. Hỏi: Các hành nhưng đó không phải là hộ (xả) chăng? Đáp: Hoặc là hành nhưng đó không phải là không hộ. Thế nào là hành nhưng đó không phải là không hộ? Thân hộ và khẩu hộ, đó gọi là hành nhưng hành ấy không phải là không hộ. Thế nào là không phải hộ mà đó cũng chẳng phải hành? Căn chẳng phải là hộ, đó gọi là không phải hộ mà cũng chẳng phải hành. Trừ ra Khổ thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì- một nhập- một ấm. Tập cũng như vậy. Trừ ra Tận Thánh đế và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm. Đạo Thánh đế cũng như vậy. Trừ ra pháp sắc và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bảy trì- một nhập- một ấm. Trừ ra pháp vô sắc và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì- mười nhập- một ấm. Trừ ra pháp có thể thấy và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười sáu trì- mười nhập- hai ấm. Trừ ra pháp không thể thấy và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp một trì- một nhập- một ấm. Trừ ra pháp hữu đối và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp bảy trì- một nhập- một ấm. Trừ ra pháp vô đối và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì, mười nhập, một ấm. Trừ ra pháp hữu lậu và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì- một nhập- một ấm. trừ pháp vô lậu và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm. Trừ ra pháp hữu vi và pháp nhập, trừ ra tất cả các pháp không có tụ nên không bàn. Trừ ra pháp vô vi và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm. Trừ ra pháp quá khứ- hiện tại và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm. Trừ ra pháp vị lai và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm. Trừ ra pháp thiện- bất thiện và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm. Trừ ra pháp vô ký và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp chín trì- ba nhập- hai ấm. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Dục và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười ba trì- chín nhập- hai ấm. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, pháp học- vô học cùng pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm. Trừ ra pháp phi học phi vô học và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì- một nhập- một ấm. Trừ ra pháp do kiến đế đoạn, pháp không đoạn và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- hai ấm. Trừ ra pháp do tư duy đoạn và pháp nhập, các pháp còn lại thâu nhiếp hai trì- một nhập- một ấm. Trừ ra pháp khởi và các pháp chắc chắn không khởi, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Trừ ra pháp chưa sinh và các pháp chắc chắn không sinh, trừ ra hết thảy các pháp không có tụ nên không bàn. Trừ ra pháp sắc và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp tám trì- hai nhập- bốn ấm. Trừ ra pháp vô sắc và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười một trì- mười một nhập- một ấm. Trừ ra pháp có thể thấy và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bảy trì- mười một nhập- năm ấm. Trừ ra pháp không thể thấy và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp một trì- một nhập- một ấm. Trừ ra pháp hữu đối và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp tám trì- hai nhập- năm ấm. Trừ ra pháp vô đối và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì, mười nhập, một ấm. Trừ ra pháp hữu lậu và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp ba trì- hai nhập- năm ấm. Trừ ra pháp vô lậu và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Trừ ra pháp hữu vi và các pháp chắc chắn không sinh, trừ ra hết thảy các pháp không có tụ nên không bàn. Trừ ra pháp vô vi và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Trừ ra pháp quá khứ- hiện tại và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Trừ ra pháp vị lai và các pháp chắc chắn không sinh, trừ ra hết thảy các pháp không có tụ nên không bàn. Trừ ra pháp thiện- bất thiện và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Trừ ra pháp vô ký và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười trì- bốn nhập- năm ấm. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Dục và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười bốn trì- mười nhập- năm ấm. Trừ ra pháp hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, pháp học- vô học và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Trừ ra pháp phi học phi vô học và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp ba trì- hai nhập- năm ấm. Trừ ra pháp do kiến đế đoạn, pháp không đoạn và các pháp chắc chắn không sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm. Trừ ra pháp do tư duy đoạn và các pháp tất chẳng sinh, các pháp còn lại thâu nhiếp ba trì- hai nhập- năm ấm. Hỏi: Có thể có một trì- một nhập- một ấm thâu nhiếp tất cả các pháp chăng? Đáp: Có. Một trì là pháp trì (Pháp giới), một nhập là ý nhập, một ấm là sắc ấm. ---------------- <詞>Phẩm 5: BÀN VỀ KIẾN Tà kiến đoạn dứt cấu - tịnh, Không có nhân duyên - trí kiến, Không có năng lực - tinh tiến, Làm nhân của thân bảy loại. Bốn duyên căn bản không có, Mình và người cũng không nhân, Mình làm - làm không có nhân, Sáu kiến nhân ngã đôi bên. Dục lạc cùng với các thiền, Có - không đều là gió thoảng, Mình làm cũng có Kiêu mạn, Hoặc được hoặc là sẽ được, Cho nên nói phẩm Kiến này. Gọi là kiến này thì không có bố thí, không có phước thiện không có giảng nói; tà kiến này do tập đế đoạn trừ. Không có hành thiện- hành ác và quả báo; tà kiến này do khổ đế đoạn trừ. Không có đời này đời sau, không có cha mẹ; àt kiến này do tập đế đoạn trừ. Không có pháp lạc của A- la- hán ở thế gian; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ Không có pháp bình đẳng; tà kiến này do tận đế đoạn trừ. Không có pháp bình đẳng; tà kiến này do tận đế đoạn trừ. Không có nơi đạt đến cảu đời này và đời sau, tự trí tác chứng trải qua thành tựu; àt kiến này do đạo đế đoạn trừ. Gọi là kiến đế thì mạng sống ở nơi này, đoạn haọi ở nơi khác chứ không có chết đi; biên kiến này thuộc về kiến đoạn diệt, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến đế này thì thân người do bốn đại tạo thành, nếu lúc thân ấy mạng chung thì đang lúc ấy, đất chính là Địa đại nơi thân, nước chính là Thủy đại nơi thân, lửa chính là Hỏa đại nơi thân, gió chính là Phong đại nơi thân, năm nhập trống rỗng mang thi thể đến bỏ ở bãi tha ma, dấu tích của căn hiện có trở về với hư không; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì xương tráng sạm đen ngã biến thành tro bụi. Nếu lửa duyên với ngã thì đây không phải là kiến mà chính là trí, hoặc là hành hữu lậu duyên với ngã; tà kiến này do tập đế đoạn trừ. Nếu như ngã kiến của hành vô lậu, thì tà kiến này do đạo đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì người tham ca ngợi bố thí, người trí ca ngợi thọ nhận, trí phỉ báng giáo pháp; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì đó là vọng ngữ không thật, đây là ngu chứ không phải là trí, dấy lên những luận thuyết là có mạng sống ở nơi này, đoạn hoại ở nơi khác chứ không hề có cái chết; biên kiến ngu si này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì không có nhân- không có duyên mà chúng sinh có cấu uế phiền não; tà kiến này do tập đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì không có nhân- không có duyên mà chúng sinh thanh tịnh; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì không có nhân- không có duyên mà chúng sinh không có trí- không có kiến thức; tà kiến này do tập đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì không có nhân- không có duyên mà chúng sinh có trí- có kiến thức; tà kiến này do đạo đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì không có năng lực- không có tinh tiến, không có năng lực tinh tiến; không có mình làm- không có người khác làm- không có mọi người làm, không phải mình làm- không phải người khác làm- không phải mọi người làm; năng lực của mọi người- sự tinh tiến của mọi người- phương tiện của mọi người; tất cả chúng sinh- tất cả côn trùng- tất cả thần linh; không có năng lực- không có tự tại- không có tinh tiến- không có phương tiện; có hành báo mà không có nhân- không có duyên thọ nhận khổ vui của chúng sinh. Đối với sáu loại chúng sinh trong sáu đường, nếu phỉ bàng năng lực tinh tiến hữu lậu thì tà kiến này do tập đế đoạn trừ, nếu phỉ báng năng lực tinh tiến vô lậu thì tà kiến này do đạo đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì tạo ra giáo điều- tạo ra giáo điều đoạn dứt, làm cho ưu sầu phiền muộn đấm ngực rên ró tâm chí tán loại, giết hại chúng sinh- trộm cướp-tà dâm- nói dối- uống rượu, khoét tường phá kho lấy trộm vàng bạc- dâm với vợ người, làm hại thôn xóm, làm hại chúng sinh. Gây ra những điều như vậy mà cho rằng đây không phải là điều ác. Dùng dao dùng vòng giữ chặt tất cả các loài sâu bọ trên mặt đất này, tất cả mọi loài chỉ trong một ngày, cắt chặt đánh đập làm thành một đống thịt, cho rằng điều ấy không có gì ác, không có ác báo -nhân duyên. Ở bên trái sông Hằng bố thí làm phước nói pháp, ở bên phải sông Hằng cắt chặt đánh đập chúng sinh, cho rằng điều ấy không có phước thiện không có ác báo. Bố thí- trì giới dầy đủ hoan hỷ nói đến tiền tài, nhân duyên đó không có phước thiện, nhân duyên đó không có báo ứng phước thiện; tà kiến này do tập đế đoạn trừ. Gọi là tà kiến này thì thân bảy loại không làm mà làm, không thay đổi mà thay đổi, thật sự an trú, tụ hội luôn luôn tồn tại vững chắc nơi ấy, không bị lay động, cũng không liên quan đến nhau. Hoặc phước thiện- hoặc ác báo- hoặc phước thiện cùng ác báo, hoặc khổ đau- hoặc vui sướng- hoặc khổ đau cùng vui sướng. Đó là thế nào? Đó gọi là bảy loại chi phối nơi thân, gồm có đất- nước- lửa- gió- khổ- vui và thọ mạng. Đó gọi là thân bảy loại không làm mà làm, không thay đổi mà thay đổi, tậht sự an trú, tụ hội luôn luôn tồn tại vững chắc nơi ấy, không bị lay động cũng không liên quan đến nhau. Hoặc phước thiện- hoặc ác báo- hoặc phước thiện cùng ác báo, hoặc khổ đau- hoặc vui sướng- hoặc khổ đau cùng vui sướng, hoặc loại vui suớng- hoặc loại khổ đau không tham gia thế sự. Ơû giữa bảy loại nơi thân mới đạt được quá khứ cũng không làm hại mạng sống. Điều đó không có ai nói như vậy: hoặc làm hại hoặc giết chết không đến nỗi mạng chung mà đến chỗ mạng chung. Biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì dựa vào bốn trăm ngàn sinh môn, sáu mươi vạn đại kiếp, sáu trăm lẻ ba hành- một hnàh và nửa hành, sáu mươi hai dấu tích xưa nay, sáu mươi hai trần trì (giới trần), sáu mươi hai trung kiếp, một trăm hai mươi căn, một trăm ba mươi sáu đại địa ngục, bốn vạn chín ngàn nhà Phạm chí, bốn vạn chín ngàn thôn lão hình, bốn vạmn chín ngàn nước rồng. Từ trong đó đi vào sáu loại chúng sinh ở sáu đường- tám loại nơi chốn (só địa), bảy hành hữu tưởng, bảy hành vô tưởng, bảy hành ni kiền tử, bảy a tu luân- bảy chẳng phải a tu luân, bảy trời- bảy tức giận- bảy người- bảy chẳng phải người, bảy dòng suối- bảy trăm dòng suối, bảy dốc cao- bảy trăm dốc cao, bảy ngọn núi- bảy trăm ngọn núi, bảy giấc mộng- bảy trăm giấc mộng. Đó là tám vạn bốn ngàn đại kiếp. Hoặc ngu hoặc trí từ xưa đến nay trải qua tận cùng phạm vi đau khổ ấy, điều đó không có ai nói như vậy. mình dùng giới này đạt đến quả của hành thanh tịnh, không thực hành hạnh quả dị thục- đang dị thục và đã dị thục, đang tăng lên- đã tăng lên, hai báo ứng khổ- vui tăng lên đã tiến tới không có lùi lại. Ví như cuộn chỉ cầm cuộn chỉ thả chạy xa. Tám vạn bốn ngàn đại kiếp như vậy, hoặc ngu hoặc trí từ xưa đến nay trải qua tận cùng pạhm vi khổ đau ấy, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì những người này đã trải qua, tất cả họ vốn đã làm thành nhân, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì người này đã trải qua, tất cả điều ấy nhiều lên làm nhân thay đổi, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì người này đã trải qua, cho rằng tất cả điều ấy không có nhan- không có duyên; tà kiến này do tập đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì do mình tạo ra khổ- vui, không có làm mà làm thành duyên giới thủ này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì do người khác tạo ra khổ- vui, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì do mình tạo ra- do người khác tạo ra, khổ- vui không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì không phải mình tạo raq cũng không phải người khác tạo ra, không phải mình tạo ra cũng không chỉ bày cho người khác tạo ra, không có nhân- không có duyên mà chúng sinh cũng trải qua khổ- vui; tà kiến này do tập đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì đó chính là mình, đó chính là thế hệ của mình, đó là thường pháp chứ không phải là pháp biến đổi; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì tậht sự có mình ở đây; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì thật sự không có mình ở đây; biên kiến này thuộc về kiến đoạn diệt, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì mình nhìn thấy- mắt mình thấy sắc- mình đang tồn tại; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì mình nhìn thấy không phải mắt của mình- sắc chất của mình đang tồn tại có đủ các nhân; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì không có mình nhìn thấy không phải mắt của mình- sắc chất của mình đang tồn tại có đủ các nhân; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì không có mình nhìn thấy- sắc chất của mình- mắt mình đang tồn tại có đủ các nhân; thân kiến này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này đây chính là mình, hoặc nói năng- hoặc cảm nhận, làm ra dạy bảo- làm ra sự sống cùng chung sự sống, ở khắp mọi nơi làm ra hành thiện- hành ác nhận lấy quả báo; biên kiến này thuộc về kiến hữu thường, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì lúc ấy thanh tịnh được thoát ra, nếu như năm dục lạc vui đùa thích thú thì lấy pháp bất tịnh chấp làm bậc nhất; kiến thủ này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì lúc ấy thanh tịnh được thoát ra, nếu giải thoát không còn dục cho đến trải qua thành tựu thiền thứ tư, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì mình hơn người dựa vào không kiến mà dấy lên tăng mạn, mình ngay với người dựa vào không kiến mà dấy lên tăng mạn, mình ngang với người dựa vào nơi Không kiến mà dấy lên mạn, mình thua người dựa vào Không kiến mà dấy lên tiểu mạn; có người hơn mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tiểu mạn, có người ngang với mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tăng mạn; không ai hơn mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tăng mạn, không có ai thua mình thì dựa vào kiến chấp dấy lên tiểu mạn. Gọi là kiến này thì không có gió- không có mưa- không có ánh sáng, mọi loài không mang thai, sông không chảy- lửa không cháy, mặt trời mặt trăng không mọc- không lặn, nhớp- sạch không có nơi tồn tại; biên kiến này thuộc về kiến đoạn diệt, do khổ đế đoạn trừ. Gọi là kiến này thì dựa vào mình tạo ra chúng sinh, dựa vào người cũng có tạo ra, tất cả đều không trông thấy gì, không quán sát đây là trước mắt. Dựa vào mình tạo ra chúng sinh: Mình làm ra- mình tạo nên- mình thay đổi cho nên nói là mình tạo ra chúng sinh. Dựa vào người cũng có tạo ra: Người làm ra- người tạo nên- người thay đổi cho nên nói là dựa vàon cũng có tạo ra. Tất cả đều không trông thấy gì: Tất cả không phải là tất cả trước mắt, trông thấy điều đó mà không xem xét- không nhìn thấy- không hiểu ra, cho nên nói là tất cả đều không trông thấy gì. Không quán sát đây là trước mắt: Đang lúc quán sát duyên trước mằt này, nếu xúc chạm phát sinh cảm thọ thì mình làm ra điuề đó chứ không có người khác làm ra, lúc đó không có người đang quán sát duyên trước mắt này, trước mắt này gọi đó là kiến. Duyên trước mắt này sinh nới khác- lão nơi khác- bệnh nơi khác- tử nơi khác, nhìn vào đây thấy mà hiểu rõ ở trước mắt, cho nên nói là quán sát duyên trước mắt. Nếu xúc chạm phát sinh cảm thọ thì phát sinh ấy gọi là dựa vào. Phỏng theo duyên ấy thì lúc này thấy xúc chạm đến nhiễm trước, cho nên nói là nếu xúc chạm phát sinh cảm thọ. Mình làm ra điều đó chứ không có ai khác: Lúc đó không có mình làm ra- mình tạo nên- mình thay đổi, cho nên nói là mình làm ra điều đó chứ không có người nào khác. Làm ra điều đó không có người nào khác: Điều đó không phải là có người khác làm ra- người khác tạo nên- người khác thay đổi, cho nên nói là người khác làm ra điều ấy chứ không phải là có. Mạn trú trong thân chúng sinh này, mạn giữ lấy trói chặt kiến chấp, ngược dòng sinh tử không vượt qua. Mạn trú trong thân chúng sinh này: Bảy loại mạn trú trong thân thuộc về thành tựu, cho nên nói là mạn trú trong thân chúng sinh này. Mạn giữ lấy: Giữ lấy điều đó- trở lại giữ lấy- luôn luôn giữ lấy cho nên nói là mạn giữ lấy. Mạn trói buộc: Trói chặt điều đó- trở lại trói chặt- luôn luôn trói chặt cho nên nói là mạn troi chặt. Kiến chấp trái ngược: Kiến đoạn diệt mà kiến hữu thường cùng trái ngược với nhau, kiến hữu thường và kiến đoạn diệt cùng trái ngược với nhau, cho nên nói là kiến chấp trái ngược. Sinh tử không vượt qua: Vô cùng tận vì vậy không thể vượt qua- không thể cùng vượt qua nơi ấy, cho nên nói là sinh tử không vựơt qua. Hoặc đạt được hoặc sẽ đạt được, hai trần lẫn tạp cũng tản ra, học giới khác nhau cùng các học, những loại trì giới và sinh sống, những phạm hạnh cùng những sự nuôi dưỡng đầy đủ. Hoặc đạt được hoặc sẽ đạt được: Đã có được trì- ấm- nhập (giới- xứ- uẩn) cho nên nói là hoặc đạt được. Hoặc sẽ đạt được: Không có được trì- ấm- nhập thì nhất định sẽ có được, cho nên nói là hoặc sẽ đạt được. Hai trần lẫn tạp cùng tản ra: Hai trần là dục- sân giận và ngu si lúc ấy tản ra như mây mù tan hết, cho nên nói là hai trần lẫn tạp cùng tản ra. Học giới khác nhau: Học điều đó thuận theo điều đó, cho nên nói là học giới khác nhau. Các học là các chúng sinh thấy như vậy thì nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra ngoài những phạm vi của mọi cách học chấp trước như cổ voi- lưng ngựa- xe cộ- cung tên, gắng gượng tìm xét những cách kéo ra lôi vào, cho nên nói là các học. Những loại trì giới: Các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra ngoài những loại trì giới như giữ giới trâu- giữ giới chó- giới hưu- giới voi- giới lõa hình, cho nên nói là những loại trì giới. Những cách sinh sống; các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ sống nhiều và sống lâu, như làm sạch dòng suối con người- không còn dòng suối con người- lên trên dòng suối con người, dòng suối luôn luôn có ba vực sâu, cho nên nói là sinh sống. Những phạm hạnh sinh sống: Các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra khỏi những đối đãi, phạm hạnh và đổi thay những điều bất thiện trước đây đều được tiếp nhận, cho nên nói là những phạm hạnh sinh sống. Những sự nuôi dưỡng đầy đủ: các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, họ thanh tịnh thoát ra ngoài những nhận thức sai lạc của ngoại đạo, như thờ lửa- mặt trăng- một trời và tinh tú, chế thuốc thang- trang hoàng cung quán rực rỡ, cho nên nói là những sự nuôi dưỡng đầy đủ. Đây là một bên, không có làm mà làm thành duyên; giới thủ này do khổ đế đoạn trừ. Các chúng sinh thấy như vậy nói như vậy, mong muốn tốt đẹp- mong muốn thanh tịnh- mong muốn ăn uống, mong muốn các căn được đầy đủ, trong mong muốn không có điều gì bất ổn. Đây là một bên dùng pháp nhiễm ô chấp làm tốt nhất; kiến thủ này do khổ đế đoạn trừ. Một bên này không biết giới thủ- kiến thủ, như thật không biết- như thật không thấy, giữ lấy điều đó- tiếp nhận điều đó- chạy theo điều đó mà dấy lên kiến chấp cho rằng mắt trở thành cái thấy. Mắt trở thành cái thấy, nghĩa là Phật Thế Tôn, họ thấy lúc giữ lấy- lúc tiếp nhận lúc rong ruỗi, dấy lên kiến chấp cho nên nói là mắt trở thành cái thấy như thế. Một bên này biết là giới thủ- kiến thủ, biết như thật- thấy như tậht, không giữ lấy điều đó- không tiếp nhận điều đó- không rong ruỗi theo nó, cũng không dấy lên kiến chấp cho rằng mắt trở thành cái thấy. Mắt trở thành cái thấy, nói là Phật Thế Tôn, họ thấy lúc không giữ lấy- lúc không tiếp nhận- lúc không rong ruỗi- lúc không dấy khởi, cho nên nói là mắt trở thành cái thấy như thế. Hai bên không nhiễm trước- không cấu uế- không ngu si, lúc ấy không ham muốn mà thanh tịnh giải thoát vượt ra, lúc ấy không còn luận chuyển. Luân chuyển nghĩa là vô lượng sinh tử. Kiến chấp đều trừ sạch không có gì sót lại, cho nên nói là không còn luân chuyển. Bên này Ngã nói là khổ khổ, tức là năm thạnh ấm. Bên này đối lại bên kia, là giới hạn sau cũng là giới hạn cuối cùng, cho nên nói là bên này Ngã nói là khổ. Trông thấy Bà la môn, cả hai mẹ đều rời bỏ, giống như gánh vác một mình, không in theo ba mươi sáu ác kiến, không hy vọng gì vào đám bọt nước, giữ nhà như ở hai bên, thoát khỏi phiền não ái nhiễm, như cây không có vỏ che. Nhìn là nhìn trong lúc nhìn, lúc không nhìn cũng cứ nhìn, Không nhìn mà cũng là nhìn, không nhìn mà nhìn cũng nhìn. Nhìn là nhìn trong lúc nhìn: Nhìn nghĩa là đã thấy những chân lý về khổ- tập- tận- đạo; nhìn trong lúc nhìn nghĩa là những nhận thức còn lại đối với khổ- tập- diệt- đạo; nơi khác cũng trông thấy, ở đây cũng trông thấy khổ- tập- tận- đạo, cho nên nói là: Nhìn là nhìn trong lúc nhìn. Lúc không nhìn cũng cứ nhìn: nghĩa là không trông thấy những chân lý về khổ- tập- tận- đạo nào khác; nơi khác nhìn nơi này không thấy được khổ- tập- tận- đạo, cho nên nói là: Lúc không nhìn cũng cứ nhìn. Không nhìn thấy mà cũng là nhìn: Không nhìn nghĩa là không trông thấy khổ- tập- tận- đạo; nhìn nghĩa là trông thấy những chân lý về khổ- tập- tận đạo; nhìn nghĩa là trông thấy những chân lý về khổ- tập- tận- đạo, cho nên nói là: Không nhìn mà cũng là nhìn. Không nhìn mà nhìn cũng nhìn: Nơi khác trông thấy khổ- tập- tận- đạo, cho nên nói là: Không nhìn mà nhìn cũng nhìn. Không nên đánh đập Bà la môn, cũng không tha cho Bà la môn, Không phải là đánh Bà la môn, cũng không phải tha Bà la môn. Không nên đánh đập Bà la môn: bà la môn nghãi là bậc A la hán, không nên đánh đập họ dù là bằng tay- bằng đá- bằng dao- bằng gậy, cho nên nói là: Không nên đánh đập Bà la môn. Cũng không tha cho Bà la môn: Bậc A- la- hán ấy không tha cho cũng không tôn kính bố thí cơm áo- đồ nằm- thuốc thang chữa trị bệnh tật, cho nên nói là: cũng không tha cho Bà la môn. Không phải là đánh Bà la môn: Họ không phải là hạng xấu xa tệ hại, mà là bậc A la hán, vì thế không đánh đập họ dù là bằng tay- bằng đá- bằng dao- bằng gậy, cho nên nói là: Không phải là đánh Bà la môn. Cũng không phải tha Bà la môn: Họ không phải là hạng xấu xa tệ hại, mà là bậc A la hná, vì thế không tôn kính bố thí cơm áo- đồ nằm- thuốc thang chữa trị bệnh tật cho họ, do đó nói là: cũng không phải tha Bà la môn. Rời bỏ đối với cha mẹ, bỏ cả vua cùng hai học, Bỏ xứ sở muốn đi theo, vượt qua Phạm chí vô ngại. Rời bỏ đối với cha mẹ: Mẹ nghĩa là vốn sinh ra ái. Như nói: Ái là sinh ra người, tâm đó mãi ruổi rong, người vì thế sinh tử, khổ đau thật đáng sợ. Cha nghĩa là hành hữu lậu, có hành hữu lậu thì nên xa rời đoạn trừ. Vì thế nói là: Rời bỏ đối với cha mẹ. Bỏ cả vua cùng hai học: Vua nghĩa là tâm- ý- thức hữu lậu. Như nói: Sáu tăng thượng là vua, nhiễm trước các cảnh trần, không nhiểm không ô trược, nhiễm gọi là ngu si. Hai học nghĩa là giới thủ và kiến thủ. Vì thế nói là: Bỏ vua cùng với hai học. Bỏ xứ sở muốn đi theo: Xứ sở nghĩa là trần cấu bất tịnh. Muốn đi theo nghĩa là tâm tương ưng có giác- có quán, lúc ấy nên xa rời đoạn dứt. Vì vậy nói là: Bỏ xứ sở muốn đi theo. Vượt qua pPhạm chí vô ngại: Ba chướng ngại là tham dục- sân giận và ngu si, ba chướng ngại không còn thì từ trong cõi Dục vượt qua mà ra ngoài, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng cần phải vượt qua mà thoát ra. Phạm chí là đối với nhận thưc` này cần phải diệt hết. Vì vậy nói là: vượt qua Phạm chí vô ngại. Rời bỏ đối với cha mẹ, bỏ cả vua cùng hai học, Đã hại đối với năm hổ, đó gọi là người thanh tịnh. Rời bỏ đối với cha mẹ: Mẹ nghĩa là vốn sinh ra ái. Như nói: Ái là sinh ra người, tâm đó mãi ruỗi rong, người vì thế sinh tử, khổ đau thật đáng sợ. Cha nghĩa là hành hữu lậu, có hành hữu lậu thì nên xa rời đoạn trừ. Vì thế nói là: Rời bỏ đối với cha mẹ. Bỏ cả vua cùng hai học: Vua nghĩa là tâm- ý- thức hữu lậu. Như nói: Sáu tăng thượng là vua, nhiễm trước các cảnh trần, không nhiễm không ô trược, nhiễm gọi là ngu si. Hai học nghĩa là giới thủ và kiến thủ. Vì vậy nói là: Bỏ cả vua cùng hai học. Đã hại đối với năm hổ: Thế Tôn thị hiện sân giận, như hổ kia hung ác không có lòng Từ. Sân giận ràng buộc như vậy, chúng sinh hung ác không có lòng Từ, lúc ấy Thế Tôn thị hiện sẽ không còn hung ác. Hỏi: Thế nào là năm hổ? Đáp: Số lượng là năm, năm trong năm cái, nămtrong năm kiết phần dưới. Lúc ấy những loại Cái- Kiết nên xa rời đoạn trừ, cho nên nói là: Đã hại đối với năm hổ. Đó gọi là người thanh tịnh: Không còn dục nên được thanh tịnh, sân giận- ngu si đã hết nên gọi là thanh tịnh. Vì thế nên gọi là người thanh tịnh. Nếu đã hết thì không sinh, đã hết không còn mang theo, Vô lượng hạnh của chư Phật, không dấu tích nào mang dấu. Nếu đã hết thì không sinh: Kiết sử trừ diệt không còn sót gì thì gọi là hết. Hoặc là sinh, hoặc không sinh. Hỏi: Ai sinh? Đáp: Nếu kiết sử không còn mà lui sụt thì đây là sinh. Hỏi: Ai không sinh? Đáp: Nếu kiết sử không còn mà không lui sụt thì đây là không sinh. Do đó nói là: Nếu đã hết thì không sinh. Đã hết không còn mang theo: Kiết sử này không trừ hết thì còn sót lại, vì hai sự việc đi theo nhau, ở trong pháp hiện tại vui vơi sắc- thanh- hương- vị- xúa, nếu lúc thân hoại diệt thì sẽ có khổ sinh ra. Kiếtsử trừ hết không còn sót thì không đi theo nhau. Vì thế nói là: Đã hết không còn mang theo. Vô lượng hạnh của chư Phật: Hỏi: Thế nào là Phật? Đáp: Như tư duy giác ngộ rõ ràng với trí tuệ nhận thức không sót điều gì của Như Lai, đã đạt được giải thoát thành tựu, tôn xưng là Phật. Hai bên có kiến chấp về thường- đoạn thì đây không phải là công hạnh của Phật Thế Tôn. Bốn ý niệm ngưng dứt đến vô lượng vô biên không còn giới hạn, đây là công hạnh của Phật Thế Tôn. Vì vậy nói là: Vô lượng hạnh của chư Phật. Không dấu tích nào mang dấu: Dấu tích gọi là cấu nhiễm, cấu nhiễm ấy không có một cái gì đáng mang theo, như cấu nhiễm- như uế trược- như ngu si. Vì vậy nói là: Không dấu tích nào mang theo. Như lùm cỏ dại úa tàn, không ái nào đáng mang theo, Vô lượng hạnh của chư Phật, không dấu tích nào mang dấu. Như lùm cỏ dại úa tàn: Lùm cỏ dại gọi là ái. Như nói: Tỳ kheo! Nay Ta sẽ nói về lùm cỏ dại ái nhiễm lấy nước rưới trên cành, như các chúng sinh kia bị Ấm- Cái- Triền che phủ kín mít. Hỏi: Thế nào là rưới thêm nước? Đáp: Ái nhiễm này không trừ hết mà còn thừa lại, có nước rưới thêm tươi tốt, như quá khứ- vị lai- hiện tại trôi lăn trong năm nẽo sinh tử. Ái nhiễm ấy đoạn hết không còn sót gì cũng không rưới thêm nước, cho nên nói là: Như lùm cỏ dại úa tàn. Không ái nào đang mang theo: nghĩa là ái nhiễm đoạn trừ không sót lại gì. ái nhiễm này không đoạn trừ thì còn sót lại hai điều mang theo, ở trong pháp hiện tại vui với sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp, nếu lúc thân hoại diệt thì có khổ nảy sinh. Ái nhiễm đoạn hết không còn lại gì cũng không mang theo, cho nên nói là: Không ái nào đáng mang theo. Vô lượng hạnh của chư Phật: Hỏi: Thế nào là Phật? Đáp: Như tư duy giác ngộ rõ ràng với trí tuệ nhận thức không sót điều gì của Như Lai, đã đạt được giải thoát thành tựu tôn xưng là phật. Chấp trước hai bên đoạn diệt- hữu thường, đó không phải là công hạnh của Phật Thế Tôn. Bốn ý niệm ngưng dứt đến vô lượng vô biên không còn giới hạn, đây là công hạnh của Phật Thế Tôn. Vì vậy nói là: Vô lượng hạnh của chư Phật. Không dấu tích nào mang dấu: Dấu tích gọi là cấu nhiễm, cấu nhiễm ấy không có một cái gì đáng mang theo, như cấu nhiễm- như uế trược- như ngu si. Vì vậy nói là: Không dấu tích nào mang theo. Dây buộc trên cao đã dứt, ý cũng dựa vào nhau. Giác là đã vượt qua sông, đó là Phạm chí thế gian. Dây buộc trên cao đã đứt: Thế Tôn thị hiện dây ái cao mạn, ví như xe chở đầy hiện rõ có dây ràng buộc trên cao. Chúng sinh bị ái ràng buộc ngại mạn trên cao như vậy, lúc ấy Đúc Thế Tôn thị hiện đang diệt, cho nên nói là: Dây buộc trên cao đã đứt. Yù cũng dựa vào nhau: Ba ý tham dục- sân giận- ngu si, cùng dựa vào nhau gọi đó là giác quán tương ưng, cho nên nói là: Ý cũng cùng dựa vào nhau. Giác là đã vượt qua sông: Phật Thế Tôn thị hiện đang đoạn diệt vô minh. Như nói: Thế nào là Tỳ kheo đã vượt qua bến bờ? Đáp: Dòng sông vô minh khô cạn không còn sót gì, cho nên nói là: Giác là đã vượt qua sông. Đó là Phạm chí thế gian: Phạm chí hiện thân đã diệt trừ ác pháp. Vì vậy nói là: Đó là Phạm chí thế gian. Một gốc hai lần xoay chuyển, ba cấu nhiễm năm đường rộng, Các biển của mười hai nhập, văn Ni vượt qua sinh tử (ốc tiêu). Một gốc hai lần xoay chuyển: Đức Thế Tôn thị hiện vô minh làm gốc rễ. Như nói: NHững nẽo xấu ác này, đời nay và đời sau, vô minh làm gốc rễ, tham- sân cùng sinh ra. Hai lần xoay chuyển gọi là danh sắc, vì vậy nói là: Một gốc hai lần xoay chuyển. Ba cấu nhiễm- năm đường rộng: Ba cấu nhiễm là tham dâm- sân giận- ngu si. Năm đường rộng là đường địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ- trời và người. Vì vậy nói là: ba cấu nhiễm- năm đường rộng. Các biển của mười hai nhập: Đức Thế Tôn thị hiện biển rộng, Lục nhập đều là những biển rộng của sinh tử. Như nói: Biển rộng giáo pháp của Tỳ kheo mà người phàm phu ngu muội nói rằng đây không phải là biển rộng của thánh điển diệu kỳ. Nơi bao la mênh mông nước có nhiều dòng nước hội tụ xa hút, nhãn tiếp nhận đó là biển. Sóng sắc quay lại chi phối, nếu chấp nhận sóng sắc ấy chi phối, thì không vượt qua biển cả của mắt, cũng quay lại chi phối, trở thành cùng là Thần, cùng là La sát. Nhó- tỷ- thiệt- thân- ý nhập đều là biển, pháp đó quay lại chi phối, thì lúc đó không vượt qua biển cả của ý mà cùng quay lại chi phối, trở thành cùng là Thần, cùng là La sát. Mười hai chuyển tức là gọi cho mười hai nhập, như nhãn- sắc giữa chừng quay lại, sắc- nhãn giữa chừng quay lại, cho đến ý- pháp giữa chừng quay lại, pháp- ý giữa chừng quay lại. Vì vậy nói là; Các biển của mười hai nhập. Văn Ni vượt qua sinh tử: Sinh tử gọi là ốc tiêu, là sinh tử không có giới hạn, bậc Văn Ni vô học đã vượt qua, học Văn ni mới có thể vượt qua. Vì vậy nói là: Văn Ni vượt qua sinh tử. Không tin không trụ vào trí, giống như Na La đoạn trừ, Làm hại dâm rời bỏ dâm, đó là bậc Vô Thượng Só. Không tin không trụ vào trí: Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thật sự thấy rõ bốn Đế, vì sao nói là không tin? Bởi vì họ không tin gì khác mà chỉ tin vào Phật- Pháp- Tăng và khổ- tập- tận- đạo. Không trụ vào trí: nghĩa là Niết bàn. Như nói: Có Tỳ kheo không sinh- không trụ- không có, thuận theo tự nhiên ở tại đây lâu dài mãi mãi, không đạt được mà nay đạt được nhờ vào đạo- nhờ vào dấu tích. Vì vậy nói là; Không tin không trụ vào trí. Giống như Na La đoạn trừ: đó là đoạn trừ tất cả giới hạn của ba cõi. Như Na La ấy là tên gôi. Như nói; Chúng sinh gọi là Na La, Ma nậu xá, Ma nạp bà, Phú lâu sa, Phước già la, Kỳ phi, Thiền đậu. Vì vậy cho nên nói là: Giống như na La đoạn trừ. Làm hại dâm rời bỏ dâm: Làm hại dâm là rời bỏ hình thể không còn. Rời bỏ dâm là hiện rõ mạng sống của dâm không còn. Vì vậy nói là: Làm hại dâm rời bỏ dâm. Đó là bậc Vô Thượng Só: Đó là người bậc nhất, người vó đại, người tuyệt diệu, người cao quý, người không có gì hơn được. Vì vậy nói là: Đó là bậc Vô Thượng Só. Trong ba mươi sáu dòng nước, dòng chảy của ý có hơn, Dòng chảy thuận có hai kiến, nhờ dâm mà giác sinh ra. Trong ba mươi sáu dòng nước: Nước gọi là chủng loại của ba mươi sáu ái, cho nên nói là: Trong ba mươi sáu dòng nước. Dòng chảy của ý có hơn: Ý nảy sinh, ý đứng đầu, ý đã ràng buộc chấp trước, làm cho tăng thêm tràn đầy gấp bội. Vì vậy nói là: Dòng chảy của ý có hơn. Dòng chảy thuận có hia kiến: Hai kiến gọi là kiến đoạn diệt và kiến hữu thường. Dòng chảy đó xuôi đến chốn địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ, cho nên nóil: Dòng chảy thuận có hai kiến. Nhờ dâm mà giác sinh ra: Ba giác là dục giác- sân giận giác- hại giác. Dục nảy sinh, dục đứng đầu, dục đã ràng buộc đắm trước. Vì vậy nói là: Nhờ dâm mà giác sinh ra. Bỏ hành bất thiện của thân, và hành bất thiện của miệng, Bỏ hành bất thiện của ý, và những ý niệm uế tập. Bỏ hành bất thệin của thân: Hiện đang diệt trừ ba hành bất thiện của thân, cho nên nói là: Bỏ hành bất thiện của thân. Và hành bất thiện của miệng: Hiện đang diệt trừ bốn hành bất thiện của miệng cho nên nói là: Và hành bất thệin của miệng. Bỏ hành bất thiện của ý: Hiện đang diệt trừ ba hành bất thiện của ý, cho nên nói là: Bỏ hành bất thiện của ý. Và những ý niệm uế tạp: Nếu biết các ý niệm uế tạp còn lại thì cũng nên diệt trừ, vì vậy nói là: Và những ý niệm uế tạp. Như Man đồng tử, thấy thì thấy có đủ, nghe thì nghe đủ, biết thì biết đủ, nhận thức thì nhận thức đủ, giống như không phải nơi này. Giống như không phải nơi này là giống như không phải nơi kia. Giống như không phải nơi kia là giống như không phải ở dưới, không phải ở trên, không phải ở giữa hai bên, mà đây là phạm vi của khổ. Hỏi: Hoặc là Man đồng tử thấy thì thấy có đủ, hoặc không có thì cái gì có? Đáp: Nếu mắt thấy sắc mà không dấy khởi cấu nhiễm, thì gọi là có. Hỏi: Cái gì không có? Đáp: Nếu mắt thấy sắc dấy khởi cấu nhiễm, thì gọi là không có. Nghe thì nghe đủ, biết thì biết đủ, nhận thức thì nhận thức cũng như vậy. Như Man đồng tử vào lúc ấy, thấy thì thấy có đủ, nghe thì nghe đủ, biết thì biết đủ, nhận thcứ thì nhận thức đủ giống như không phải nơi này. Hoặc cấu nhiễm, hoặc uế trược, hoặc ngu si, hoặc không phải nơi này. Hoặc cấu nhiễm, hoặc uế trược, hoặc ngu si là như vậy chứ không phải lúc ấy giữ lấy ràng buộc. Nếu như không phải vào lúc ấy giữ lấy ràng buộc, thì như vậy giống như không phải ở dưới là cõi Dục, không phải ở trên là cõi Vô sắc, không phải ở giữa hai bên là cõi Sắc, mà đây là phạm vi của khổ, khổ nghĩa là năm thạnh ấm. Đó là phạm vi, phạm vi đằng sau và phạm vi cuối cùng, vì vậy nói rằng đây là phạm vi của khổ. Ma xá, Đâu xá, Tăng thế ma, Tát phi đa la tỳ tỉ lật đa, đây là phạm vi của khổ. Ma xá là không hy vọng, bởi vì hoặc là tham dục, hoặc sân giận, hoặc ngu si, cho nên nói là Ma xá. Đâu xá là ưa thích Phật đạo, ưa thích pháp hành thiện, thuận với Thánh Tăng phân biệt về khổ- tập- tận- đạo, sắc vô thưởng và thọ- tưởng- hành- thức cũng vô thường, cho nên nói là Đâu xá. Tăng thế ma là tham dục phát sinh thì ngăn chặn làm cho ngừng lại, sân giận- ngu si phát sinh thì ngăn chặn làm cho ngừng lại, vì vậy gọi là Tăng thế ma. Tát phi ta la tỳ tỉ lật đa là trừ bỏ tất cả các tâm của cõi Dục, trừ bỏ tất cả các tâm của cõi Sắc và cõi Vô sắc, cho nên nói là Tát phi đa là tỳ tỉ lật đa. Đây là phạm vi của khổ, khổ nghĩa là năm thạnh ấm; đó là phạm vi, phạm vi đằng sau và phạm vi cuối cùng, cho nên nói rằng đây là phạm vi của khổ. Biết thân như đám bọt nước, biết pháp như con ngựa hoang, Đoạn trừ hoa đốm tà ma, vua chết không đến gặp mặt. Biết thân như đám bọt nước: Như bọt nước kết tụ không có sức lực gì mà yếu đuối như hư không chẳng bền vững, năm thạnh ấm như vậy cũng không có sức lực mà yếu đuối như hư không chẳng có gì bền vững, cho nên nói là: Biết thân như đám bọt nước. Biết pháp như con ngựa hoang: Như con ngựa hoang từ khi ánh nắng mặt trời xuất hiện không lâu, không dừng lại trong khoảnh khắc, vốn không có mà bổng nhiên có, cho dù có nhưng mà lập tức không còn. Năm thạnh ấm như vậy thì không dừng lại trong khoảnh khắc, vốn không có mà chợt có, cho dù có nhưng lập tức không còn, vì vậy nói là: Biết pháp như con ngựa hoang. Đoạn trừ hoa đốm tà ma: Bốn ma là ma năm ấm- ma cấu nhiễm- ma chết- ma trời Tự Tại. Đức Thế Tôn vì các loại ma mà hiện rõ kiến đế đoạn trừ. Hoa đốm cấu nhiễm không còn thì hoa đốm bé nhỏ do tư duy mà đoạn trừ. Vì vậy nói là: Đoạn trừ hoa đốm tà ma. Vua chết không đến gặp mặt: Kiến đế và tư duy đoạn trừ kiết sử như vậy đã hết không sót lại gì, ma trời Tự Tại không thể tuỳ ý tự làm bừa, cho nên nói là: Vua chết không đến gặp mặt. Giữa nhà như ở hai bên, các giác hỷ mình có đủ, Biết rõ thế gian hưng- suy, tâm thiện giải thoát tất cả. Giữ nhà như ở hai bên: ba giảng đường là Không- Vô nguyện và Vô tướng, các duyên bên trong sinh ra các duyên bên ngoài, cho nên nói là: Giữ nhà như ở hai bên. Các giác hỷ mình có đủ: Giác gọi là trí thông hiểu, thành tựu trí tuệ thông minh, vui thích đối với Phật đạo, thông thạo thuyết pháp, thuận với Thánh Tăng phân biệt rõ ràng khổ- tập- tận- đạo, biết sắc là vô thường mà thọ- tưởng- hành- thức cũng vô thường, ý tưởng tuyệt diệu giúp mình thành tựu dầy đủ thiện hạnh của thân miệng ý. Vì vậy nói là: Các giác hỷ mình có đủ. Biết rõ thế gian hưng- suy: Thế gian nghãi là năm thịnh ấm. Các Tỳ kheo dạo qua quán xét những sự hưng- suy; sắc như vậy- sắc tập như vậy- sắc tận như vậy, thọ- tưởng- hành- thức như vậy; đây là thức tập, đây là thức tận. Vì vậy nói là: Biết rõ thế gian hưng- suy. Tâm thiện giải thoát tất cả: Lúc ấy tư duy về nghĩa, tư duy về pháp, tư duy về thiện, tư duy về diệu, tất cả đều có mà đạo ẩn sâu, giải thoát hiện tại- quá khứ- vị lai. Vì vậy nói là: Tâm thiện giải thoát tất cả. Thoát khỏi như đọa- đã đọa tham ăn uống lại quay về, Đã đến nơi chốn yên ổn, thích đi đến chỗ vui hơn. Thoát khỏi như đọa- đã đọa: Thoát khỏi nghĩa là cõi Dục, đã đọa nghĩa là sinh đến cõi Sắc. Như đọa nghĩa là có đủ năm mấ trong cõi Sắc. Vì vậy nói là: Thoát khỏi như đọa- đã đọa. Tham ăn uống lại quay về: Có đạo thế gian trừ hết cấu nhiễm mà Thánh trí chưa phát sinh, lúa ấy tự mình vui thú, tự mình nương nhờ chính mình, lại rơi vào địa ngục- ngạ quỷ- súc sinh. Vì vậy nói là: Tham ăn uống lại quay về. Đã đến nơi chốn yên ổn: Đã đến nghĩa là đệ tử cửa Phật. Yên ổn nghãi là Niết- bàn. Cảnh giới Niết- bàn vui thú, cho nên nói là: Đã đến nơi chốn yên ổn. Thích đi đến chỗ vui hơn: Đạo lý đó vui thú đến cảnh giới Niết- bàn, cho nên nói là: Thích đi đến chỗ vui hơn. Nếu như không có rễ -da, lá không có huống gì cành, Cởi bỏ mọi thứ trói buộc, ai có thể phỉ báng được? Nếu như không có rễ- da: Đức Thế Tôn hiện bày gốc rễ vô minh. Như nói: Các đường xấu ác này, đời nay và đời sau, vô minh làm gốc rễ, tham- sân cùng sinh ra. Da là bốn thức trú, thức không trừ hết mà còn sót lại, không phải ham muốn, không phải ham muốn cũng không phải nhận lấy. Vì vậy nói là: Nếu như không có rễ- da. Lá không có huống gì cành: Đức Thế Tôn hiện bày lá ngã mạn. Như nói: Tại vì sao Tỳ kheo đốt là? Bởi vì ngã mạn trừ hết không còn lại gì. cành là chỉ cho ái, như nói: Tỳ kheo! Nay Ta sẽ nói về lùm cỏ dại ái nhiễm lấy nước rưới lên cành, làm cho các chúng sinh này bị Aám- Cái- Triền che phủ kín mít. Vì vậy nói là: Lá không có huống gì cành. Cởi bỏ mọi thứ trói buộc: Mạnh dạn là chỉ cho đệ tử của Phật với tâm dũng mãnh, thành tựu trí tuệ dũng mãnh trừ diệt ba sự trói buộc của ác pháp, họ cởi bỏ- đã cởi bỏ- đang cởi bỏ tham dục- sân giận- ngu si. Vì vậy nói là: Cởi bỏ mọi thứ trói buộc. Ai có thể phỉ báng được: Người ấy đáng được tôn xưng ca ngợi chứ không thể nào huỷ nhục che bai. Nếu huỷ nhục chê bai thì nhận lấy nhiều tội lỗi. Như nói: Nếu đáng chê mà khan, nếu đáng khen mà chê, thì miệng chuốc lấy tai họa, không thể nào cảm thấy yên vui. Vì vậy nói là: Nếu như không có gốc rễ- không có da che, thì lá cũng không có huống gì là có cành, người này can đảm cởi bò mọi sự ràng buộc, ai có thể đủ khả năng để phỉ báng họ?  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 90