<經 id="n1516">LUẬN THÁNH PHẬT MẪU BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỬU TỤNG nghĩa <篇>SỐ 1516 (QUYỂN THƯỢNG & HẠ) HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1516 LUẬN THÁNH PHẬT MẪU BÁT NHÃ BA-LA-MẬT ĐA CỬU TỤNG nghĩa Tác giả: - Bồ-tát Thắng Đức Xích Y Hán dịch: - Đời Triệu Tống: Đại sư Pháp Hộ <卷>QUYỂN THƯỢNG Trí Bát Nhã Ba-la-mật đa Thể chứa nhóm công đức báu thiện Có tất cả pháp Ba-la-mật Pháp ấy xưa nay, tính thường trú Lìa các hý luận, không đối ngại Lìa các phân biệt, được an ổn Vô tự tính, cao quí vi diệu Lìa hết thảy danh tướng đã có Phương tiện giảng nói pháp ba thừa Mà ba thừa kia tướng có được Đều là nhân, trí Nhất Thiết Trí Kính lạy Bát Nhã Ba-la-mật Sở hữu Thắng Huệ đến bờ giác Nếu ai ưa thích muốn chính quán Đối với nghĩa lý chín Tụng này Tổng lược như lý suy nghó chọn. Chín bài tụng dạy gồm: BÀI MỘT: BÀI HAI: BÀI BA: BÀI BỐN: BÀI NĂM: BÀI SÁU: BÀI BẢY: BÀI TÁM: Do nghiệp tăng thượng sinh Gọi là tướng sáu xứ Tức đây nói lại sinh Nhân ấy như bóng hiện. Như thành quách ảo hóa Người xem cũng là ảo Như sắc, kẻ ấy thấy Nghiệp cõi ảo, cũng thế. Các âm thinh nói pháp Là cảnh giới của nghe Tất cả như âm vang Duyên họp, nên nghe được. Ngửi hương và biết vị Xúc các cảnh, tham đắm Tất cả đều như mộng Tuy thấy nhưng chẳng có. Như vòng ảo thành người Các hành đều không thực Nó phát sinh như vậy Vòng thân cũng vô ngã. Như các thứ có được Chỉ sinh ra thoáng chốc Như dợn nắng phản chiếu Mới đó đã mất rồi. Các chấp như hình bóng Từ vô thỉ tâm sinh Mà Tướng và Thức ấy Như hình bóng nương nhau. Quán tự tịnh trong loại Như trăng Trí sáng soi BÀI CHÍN: Nhìn ánh trăng trong nước Sáng rỡ mà không có. Nếu trí đã tương ưng Đó là tướng hư không Mọi hiểu biết của trí Đều như tướng hư không. Như bài Tụng trước đã nói: Bao nhiêu Thắng huệ đến bờ giác Nếu ai ưa thích muốn chính quán Đối với nghĩa lý chín Tụng này Tổng lược như lý suy nghó chọn. Nói Thắng huệ, là lắng nghe, suy nghó và tu hành (văn-tư-tu). Bỉ ngạn, tức là bến bờ. “Đáo”, tức là đến nơi, qua đến đó, nghĩa là đến được bến bờ rốt ráo, là lìa bỏ các xứ sở phân biệt. Như thế là đạt đến nghĩa lý rốt ráo này. “chính quán”, nghĩa là tướng không điên đảo lầm lẫn. “Ưa thích”, (lạc dục), tức là khởi ý rất mong muốn ham thích làm tính. “nghĩa ấy”, tức là các nghĩa khi nói chín bài Tụng này - nghĩa tức là nghĩa lý của pháp môn. “Suy nghó chọn” (tư trạch), nghĩa là suy nghó rồi quyết định lựa chọn, thấy rõ các ý tưởng sai trái tà quấy. Tụng nói: “Tổng lược”: Tổng lược nghĩa là bao quát, gồm chung, tóm tắt lại. Ở đây phải hỏi: Vì sao phải tổng lược mà nói vậy? Và đáp: Vì muốn khiến cho những kẻ có trình độ thấp kém, căn cơ chậm yếu, có thể hiểu được các nghĩa lý. Trước đã nêu các bài Tụng, nay sẽ lần lượt giải thích: Bài Tụng ThứÙ Nhất Nói: Do nghiệp tăng thượng sinh Gọi là tướng sáu xứ Tức đây nói lại sinh Nhân ấy như bóng hiện. Nghiệp tức là các nghiệp thiện-bất thiện. Tăng thượng, tức là các nghiệp càng tăng thêm lớn. Do sức tăng thêm lớn của các nghiệp ấy, nên nó liền sinh. Sinh ra cái gì? Tụng nói là ”tướng sáu xư”ù. “Xứ” là chỉ nơi mà thức nương vào đó và sinh ra; nên gọi là xứ. Đây nói đến sáu xứ, là nhãn vv… là thế nào? Tụng nói: Đó là “Tướng” tức là nghĩa tiêu biểu. Nếu tướng sáu xứ này được sinh ra như thế, tức là nó lại sinh ra các pháp. Ở đây nói như vậy tức là nghĩa rốt ráo nhất định đã được thành tựu. Hỏi: Đối với Thắng nghĩa đế, thì tự tính là thế nào? Tụng đã tự giải thích, nói đó là nhân như bóng hiện. Do lấy bóng hiện làm dụ, nên mọi thứ có tác giả, tác n1 và sự đã tạo tác, trong bóng hiện tính của nó đều là lìa, là rỗng không. Đây là nghĩa rốt ráo. Lại còn đối với sắc chất bên ngoài vv… sáu xứ đều do tự tính sinh ra, nay sẽ lần lượt trình bày từng thứ một. Bài Tụng Thứ Hai Nói: Như thành quách ảo hóa Người xem cũng là ảo Như sắc kẻ ấy thấy Nghiệp cõi ảo cũng thế. Cũng như thành quách, xóm làng, do ảo thuật biến hóa ra, sau này, kể cả người xem cũng là ảo hóa. Cả hai cái đó đều không có cả. Vì sao? Vì nó, do tính không thực sinh ra. Song hai sắc tướng, của người thấy và vật được thấy, là có đối-có ngại thì đều là do nghiệp biến hiện. Cảnh tam giới thế gian được thấy cũng như nghiệp biến hóa mà thấy. Nghiã đó cũng vậy. Như thế người biến hóa, cùng với cảnh được biến hóa, tính không có sai khác. Cho nên, ở bài tụng sau, nói như tiếng đối với âm vang. Để chứng minh xác nhận nghĩa này, Tụng Thứ Ba Tiếp Nói: Các âm thinh nói pháp Là cảnh giới của nghe Tất cả như âm vang Duyên họp, nên nghe được. Nói thuyết pháp, tức là quả sinh ra từ nhân tăng thượng của người có khả năng thuyết. Tiếng đối với người nghe là cảnh giới của nghe. Nếu cảnh giới của nghe ở đây là như thế (nghe thuyết pháp), thì đối với các pháp khác, đều được sinh ra như thế. Cho nên, lấy thí dụ như tiếng đối với âm vang. Tiếng này đối với âm vang cùng với các pháp khác là giống nhau. Ở đây, như thế là nói không có sai khác, mới gọi là nói tất cả. Do các duyên mà thành, nghĩa là sự nghe, do các duyên hợp lại mà thành. Nếu người kia đã có nghe, thì tức đều có tính do tạo tác mà thành. Vì vậy, người nghe (năng, văn) và điều được nghe (sở văn) mà có được đều là do duyên mà thành. Cho nên, có tiếng đều như đối với tiếng vang. Như thế là đã nói xong nghĩa này. Cho nên bài tụng sau nói: Tất cả đều như giấc mộng, là để chứng minh xác nhận nghĩa này. Tụng Thứ Tư Nói: Ngửi hương và biết vị Xúc các cảnh, tham đắm Tất cả đều như mộng Tuy thấy nhưng chẳng có. Nói ngửi hương, tức là gọi cảnh giới của tị thức. Nó có tính do các thứ tạo thành mùi hôi thối, thơm tho v.v…tị . Biết mùi vị, nghĩa là cảnh giới của thiệt thức, hiểu biết rõ các mùi vị vv… Xúc, tức là cảnh giới của thân thức, hiểu biết các sự xúc chạm, sờ mó… Ở trong các cảnh giới như thế v.v.. đã tìm cầu đã ham thích,mà sinh ra yêu thích mê đắm. Đối với từng cảnh giới này, mỗi thứ đều có những tùy thuộc riêng của nó. Như hương, vị, xúc vv… mỗi thứ hệ thuộc theo đều được thọ nhận riêng rẽ khác nhau. Nếu đối với các cảnh đó, dấy lên chấp tướng của chúng là có được thì không thể có được. Thế cho nên, tụng nói: “Tất cả đều như mộng”. Tất cả, nghĩa là ý không có sai khác riêng rẽ. Nhưng nhãn v.v… ở trong và sắc vv… ở ngoài, cũng chẳng phải là không có. Nếu không như vậy, thì làm sao phát khởi được người tạo tác và các việc làm? Vì dẹp trừ điều nghi này, nên bài tụng thứ năm nói: Tụng Thứ Năm Nói: Như vòng ảo thành người Các hành đều không thực Nó phát sinh như vậy Vòng thân cũng vô ngã. Thí như dùng vòng ảo thuật, biến ra hình tướng con người. Người ảo thuật kia biến hóa tạo ra hình người, biết đi đứng, làm việc đủ cả. Và người giả ấy, cũng biết tạo ra những thứ cần dùng và tới lui đi đứng, làm tất cả mọi việc. Tụng nói: “Các” đó, là nghĩa mọi thứ phần loại, hành động. Làm ra những gì? Tức là dùng huyễn hóa tạo ra cái thân xác đó. Nếu như thế, thì thân do phép ảo thuật biến thành, tức là có thân huyễn hóa kia mà thật không có ngã (vô ngã). Chữ ”Vô” (không có) tức là nghĩa lìa bỏ. Chữ ”Ngã” là nghĩa chủ tể. Tụng nói ”Vô ngã”, tức là lìa bỏ cái ngã, cái ý làm chủ tể. Sở dó ở đây không nói đến người tạo tác, là vì đối với Thắng nghĩa đế đều không hè có. Thế nên tụng nói: “Các hành đều không thực”. Không thực đó là nghĩa không có năng lực. Nay, đây giống như không có năng lực là nói người tạo tác không chủ tể. Như vậy, người do huyễn hóa tạo nên, không có chủ tể, tuy có hiển thị thấy nhưng nó không thật. Các pháp cũng vậy, rốt ráo không thật! Nên biết ở đây, ý nói không có sai biệt. Tụng sau sẽ nói đến dợn nắng v.v… để chứng minh xác nhận nghĩa này. Tụng Thứ Sáu Nói: Như các thứ có được Chỉ sinh ra thoáng chốc Như dợn nắng phản chiếu Mới đó đã mất rồi. “Các thứ”, tức là có nhiều chủng loại. “Có được”, tức là các cảnh tướng khác nhau của “Biến kế sở chấp”. Những cảnh đã chấp kia trong cực sát-na (chỉ thoáng chốc nhanh nhất) sinh ra. Thoáng chốc của thoáng chốc (Sát na của Sát na) thì gọi là Cực sát na. - Có sự “sanh ra” tức là khởi lên. Tất cả các pháp đều từ Cực sát na mà có sự sinh ra; cho nên đều là vô thường. nghĩa này đã xong.  <项>THÁNH PHẬT MẪU BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỬU TỤNG TINH nghĩa <卷>QUYỂN HẠ Nhân đây hỏi: Với Thắng nghĩa đế thế nào là tự tính? Đáp: Lời Tụng đã có dụ: Đó là dợn nắng (dương diệm) v.v… “Dợn nắng”: tức là do bụi đất, mặt trời và tia sáng ba thứ giả hợp với nhau. Do dợn nắng tạo hình rất nhanh, nên vừa mới trông thấy trước đó, sau đã mất ngay. Thế nên Tụng nói: “Mới thấy đó, đã mất rồi”. Tất cả cảnh giới và mọi thứ riêng biệt hiện có, ý nghĩa cũng như thế. Tuy mỗi thứ biểu lộ rõ ràng, nhưng đều không có tự tính đích thực. Vì sao? Vì các tự tính của chúng trước và sau không hòa hợp nhau, nghĩa là tự tính của nó, không có tướng nhất định. Kẻ ngu giữ lấy và vướng mắc vào một tính chuyển đổi đó. Thế nên, tất cả đều rơi vào nẻo hữu tình thế tục. Lại nữa, ở đây nếu tính đối ngại của năng thủ (chủ thể giữ lấy, như người v.v….) và sở thủ (đối tượng được giữ lấy như cảnh, vật v.v…) rỗng không, không có, tức là tự tính thì thật rõ ràng xưa nay vốn không sinh. Tâm pháp phát hiện cũng như hình bóng. Vì giải thích nghĩa này, nên Tụng Thứ Bảy Nói: Sở thủ như hình bóng Từ vô thỉ: Tâm sinh Mà Tướng và Thức ấy Như hình bóng nương nhau. Đây có ý nói, biết các đối tượng chấp như hình bóng, tức đây và kia rất giống nhau, dường như thiệt. Giống nhau như thế nào? Như là hình dáng mặt mày trong gương. nghĩa là thế nào? nghĩa là từ tâm sinh ra, nhưng chỉ riêng tâm của kẻ đó sinh ra mà thôi. Khi đó, trong tâm có đủ mọi thứ hình ảnh, cảnh tướng ở ngoài đã chấp lấy, và giữ mãi chẳng chịu rời bỏ. nghĩa này đã xong. Còn tất cả các vật ở bên ngoài, mà ta đã chấp lấy đó thì không khác gì hình ảnh ở trong gương. Tức là các pháp đó, theo thói quen lâu đời, nó là những hạt giống được đưa vào, tâm thu nhận và cất chứa tại đó. Ở trong hai cái không về người chấp và đối tượng chấp, chấp lấy hai tướng đối ngại. Do từ vô thỉ đến nay, các hình bóng đó đều từ tâm sinh ra, hoặc đồng thời, hoặc trong những thời gian khác nhau rồi các thứ đó cùng kết chặt bên nhau; nhưng nếu ta để ý, quán sát kỹ càng, thì thấy tất cả đều không có tự tính. Chẳng phải chỉ có tâm, pháp cũng do các tướng của sở duyên mà dẫn đến việc sinh ra tâm thức của năng duyên. Thế nên mới có tướng các pháp. Khi nói “Tướng”, tức là nói đến tính tụ tập, gồm thâu mà thành. Chẳng phải chỉ có một pháp do đối tượng chấp lấy là như thế, mà cả tướng chủ thể chấp lấy cũng có như thế… Ở đây có nghĩa là, đối tượng chấp lấy thì không có tự tính, còn chủ thể (người) chấp thì lại chẳng thật! Tụng nói “nương nhau” (hỗ tương). Nương nhau có nghĩa là hòa hợp. Sự hòa hợp nương nhau đó, như hình và bóng. Vì như hình bóng, nên người chấp và vật bị chấp (năng thủ, sở thủ), hai cái đó, phải nương vào nhau chặt chẽ, tính không bao giờ lìa xa nhau được. Tức là hai cái đó ở trong chỗ không nắm bắt được mà nương nhau rồi thì tâm pháp xuất hiện, tức là tâm khởi ý niệm và hoạt động, thế là có các tướng nắm bắt được. Tổng ý ở đây là: Tự tính của tâm xưa nay, luôn trong trẻo, sáng suốt, không có hai tướng sở thủ và năng thủ, tức người chấp và vật bị chấp. Tâm đó, xưa nay đã lìa bỏ những tham-sân-si vv… và các vô minh nhơ nhớp; nó luôn luôn thanh tịnh, trắng trong, sáng sủa, vì đã lìa mọi mê đắm và dính mắc. Cho nên Tụng sau nói: “Như ánh trăng trong nước” là để giải thích nghĩa này. Tụng Thứ Tám Nói: Quán tự tịnh trong loại Như trăng trí sáng soi Nhìn ánh trăng trong nước Sáng rõ nhưng không có. Quán có nghĩa là định. Định nghĩa là để tâm chuyên chú vào một chỗ, một cảnh duy nhất. Trong định đó, có đối tượng để quán tưởng, và tâm rất tự tại. Tụng nói “Tự”, tức là chủng tử, của chính mình. “Tịnh” tức là thanh tịnh. Thanh tịnh có nghĩa là lìa các dơ bẩn. Từ những chủng tử của miệng, thân, ý chính mình, đã hình thành mà duyên liên tục và sinh ra tưởng các chữ sau đây: Chữ “Ngật Lý”: Chữ này sẽ biến thành ánh sáng rực rỡ, chói lòa khắp nơi. Trong ánh sáng đó, từ các chủng tử của tâm, chảy ra một dòng cam lộ rực sáng, rộng lớn, chói lọi khắp nơi. Ánh sáng đó, lại biến thành một vầng lửa thật to. Và từ vầng lửa sáng đó, sinh ra cái trí tuệ và phương tiện, lại cũng từ đó nó tiếp tục sanh ra. Chữ “Ha”: Chữ này vang dội, phát ra một tiếng rất to. Trong đó hiện ra tám cánh Hoa sen, chữ Ha nằm ở giữa, tưởng trong ngoài khắp cả mười sáu phần vị. Lại tưởng chữ “Ca” thành vô số các vì sao, chạy khắp chung quanh. Và ở các vị trí thích hợp, nên tưởng tượng có vị Phật, ngồi trên hoa sen, và cả mười sáu chỗ kia, đều có vầng trăng thật sáng. Cứ quán tưởng như thế, rồi để mãi trong trí nhớ, lúc nào cũng thấy chúng hiện rõ ràng. Chữ “Hồng” có ánh sáng rực rỡ. Ở trong ánh sáng đó, lại xuất hiện một ánh lửa rất lớn, chói lòa. Nên tự quán từ thân mình theo vầng trăng trí tuệ, mà phát sinh tâm Bồ Đề. Lại từ đó phát sinh vầng trăng trí Kim Cang. Nên biết, mặt trăng đó, chính là Trí Kim cang, chiếu khắp thế gian. Ánh sáng trí tuệ chiếu sáng tất cả mọi sắc tướng. Thế nên tụng nói, “như trăng trí tuệ sáng soi” là vậy. Trí Kim cang ấy, mà thành tựu sinh ra Huệ và các phương tiện. Tướng của Niết-bàn, không có gì dụ được, cũng lại từ Huệ này mà sinh ra. Trong Kim Cang giới, có hình tướng Bồ-tát Ma Ma Chỉ ngồi quán tưởng pháp Tam Ma Bát Để là pháp sâu kín, mầu nhiệm, tuyệt diệu, quí báu nhất. Vầng mây sâu kín, dàn trải, bồng bềnh khắp nơi, tỏa ánh sáng rực rỡ. Vị Bồ-tát đó, có thân hình chiếu tỏa ánh xanh, có ba đầu và tám cánh tay. Đầu mặt ở giữa có màu xanh, mặt bên phải màu vàng và mặt bên trái màu trắng. Bên hữu, cánh tay thứ nhất cầm kiếm, tay thứ hai cầm mũi tên, tay thứ ba cầm câu móc, tay thứ tư cầm gậy kim cang. Ở bên trái, cánh tay thứ nhất cầm cái vòng, tay thứ hai cầm cung, tay thứ ba cầm sợi dây lụa, tay thứ tư cầm chuông. Và Bồ-tát đó, lý và trí hợp nhau, nên các việc làm bố thí đều ứng hợp các phương tiện. Vị Bồ- tát ấy, tướng tốt trang nghiêm, đầu đội mũ Phật A Súc Bệ, trên mặt có dáng vẻ vui tươi, ôn hòa, hiền lành, rất đáng mến. Ngài đang ngồi Kiết Già, đẹp như cánh hoa A Đa Tây tinh khiết trong sạch, chung quanh có vòng hào quang sáng ngời rực rỡ, với ánh sáng thật tuyệt diệu tròn đầy. Lại như hình tướng của Kim Cang Tát Đỏa, có tự tính đầy vẻ an lạc, tươi tắn, đang vẫy nước Cam lồ, biến khắp tất cả. Thân Bồ-tát đấy, tức là thân của Như Lai, từ phương tiện huệ hiện ra. Thế nên bài Tụng mới nói “Như trăng trong nước”. Bài Tụng nói “Nhược”, có nghĩa là như, như trăng trong nước, đấy tức là trống không. Từ trong pháp không, mà sinh ra các pháp, nơi sinh ra nó, thì xưa nay thuộc tính chất không sinh; do đó mà dụ là trăng trong nước. Ở đây là như thế. Ở trong tự tính của pháp giới, chấp lấy là có tính nhưng thật ra là không có tính. Vì sao? - Tụng nói: “Hiện đó, nhưng không chỗ có”. Do các việc như thế, nên tất cả pháp không có gì là có thể có được. Trong Chơn như có làm, có chứng mà thật sự không có khả năng. Có làm, có chứng, đều chỉ là phương tiện để tạo lập ra các pháp. Cùng với hư không là bình đẳng. Để chứng thực cho nghĩa này; Tụng Thứ Chín Nói: Nếu trí đã tương ưng Đó là tướng hư không Mọi hiểu biết của trí Đều như tướng hư không. Nói về tương ưng, thì nên biết, đó là Trí cùng với Định, hai pháp ấy tương ưng ứng hợp nhau. Sự tương ưng đó, tức là Kim Cang. Vì có pháp tương ưng đó, nên mới gọi là tương ưng. Do sự tương ưng ấy, trí có được đó, đối với các pháp, không có đối tượng để chấp. Trong tướng không hai đó, nhờ trí tuệ làm phương tiện, sinh ra thân Như Lai, đây chẳng phải là tự tính hí luận của các Uẩn-Xứ-Giới như đã nói trước đây. Đấy là nghĩa sau cùng. Nhưng thân Như lai là bất động, chỗ thành tựu các tự tính pháp giới vốn xưa nay là không sinh. Vì sao thế? Vì tự tính của Như Lai là lìa bỏ, đó tức là tính không, nên thôi, không thể nói được! “Vô tính”, nghĩa là xưa nay chẳng sinh, nên gọi là vô tính. Thế nên Tụng nói là “Như tướng hư không”. Đây lại vì sao? Là vì lìa tất cả tính hí luận, cho nên giống như hư không, vì hư không đó, là tướng như thế. Mà tướng hư không phải phù hợp như thế, cứ như lý mà tìm tòi suy xét kỹ lưỡng. “Tướng”, có nghĩa là hiển lộ ra ngoài. Lại nữa, nên biết đối với tất cả pháp, không có chướng ngại; trong tự tính mà có các tác dụng, là do trí nhập vào ba cõi, tướng của tâm và tâm sở thì như tướng hư không. Chỉ bày cái sở tri là vô minh, đã tùy thuận hiện hành tướng của hai thế gian là Khí và hữu tình, với tự tính hý luận của các Uẩn-Xứ-Giới v.v… Cảnh sở tri này tùy thuận theo đó mà có giác ngộ các cảnh sở tri biến kế hệ thuộc. Thế nên, đây nói gọi là sở tri. Đó tức là sở tri làm cảnh giới của trí, có tính được tạo tác. Do đó Nhất Thiết Trí, Trí Nhất Thiết Trí, cả hai thứ trí này, đều như hư không. Nên quán như thế. Vì gồm thâu chung cả nghĩa này nên Tụng nói “Đều”. “Đều”, nghĩa là không có ngoại lệ. Không có một phần ít nào ngoại lệ này. Ở đây, trừ các hàng Thanh văn, ưa thích chứng lấy Niết-bàn Hữu dư Y. Tuy đã chứng được lý Vô ngã về Người, mà đối với cácsự pháp của uẩn, còn chấp cho là có. Còn những kẻ khác, chứng Niết-bàn Vô Dư Y tức là tướng giải thoát, nay đây đều được nhiếp thọ chấp nhận. Như Phật đã nói: Tất cả các thứ, tất cả những cái có ở đây, đều là rỗng không. Trong đó, lại trừ đi một phần “cái không” của ngoại đạo đã nói. Do nghĩa đó, cho nên, ở đây, nên biết, trong thế gian, không hề có một chút pháp nào có thể có, tất cả đều như tướng của hư không kia. Nói “Như tướng hư không”, nên biết đó là tự tính của hư không, nó chơn thật như thế. Đấy là đã luận xong về chín bài Tụng như đã nói. Lại muốn chỉ bày các quả chủng trí của các Bồ-tát, nên nói một Tụng tổng kết: Như lý tư duy thật tính ấy, Tất cả tính ấy, chẳng nương nhờ, Có tâm thắng nguyện quả Bồ-đề, Đại trí trang nghiêm phải đạt được. TẬP 86