<經 id="n1513">KINH THÍCH NĂNG ĐOẠN KIM CANG Bát-nhã BA-LA-MẬT-ĐA <篇>SỐ 1513 (QUYỂN THƯỢNG - TRUNG & HẠ ) HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1513 KINH THÍCH NĂNG ĐOẠN KIM CANG Bát-nhã BA-LA-MẬT-ĐA Bồ-tát Vô Trước viết kệ tụng. Bồ-tát Thế Thân viết lời bình luận giải thích. Hán dịch: Đời Đường –Tam Tạng Pháp sư nghĩa Tịnh. <卷>QUYỂN THƯỢNG Văn nghĩa thứ lớp của Kinh này Không trí tuệ sáng, không hiểu nổi Chúng con cúi đầu trước giáo pháp Vô biên công đức thân nầy được Đầy đủ phước đức nên kính lạy Tôn thờ giáo pháp trên đỉnh đầu Cửa giác khó vào, Ngài đến được Hết lòng giúp ích, khắp chúng sinh. Kinh nói: Có khả năng làm lợi ích tối thắng. Đấy là nói với hàng Bồ-tát đã thành thục, nên có thể phó chúc những điều tối thắng, đây là nói với hàng Bồ-tát chưa thành thục. Vì sao đối với các Bồ-tát, lợi ích tối thắng lại là những điều phó chúc tối thắng? Để giải câu hỏi nầy, tụng nói: Lợi ích hơn, nên biết Cho mình và người thân Được, chưa được, không thoái Là phó chúc tối thắng. Vì có lợi ích cho chính bản thân Bồ-tát và cũng có khả năng làm cho những người thân thuộc cùng loại với Bồ-tát đó, cũng được lợi ích nên gọi là lợi ích tối thắng. Và giúp cho chính thân người ấy, được thành thục Phật pháp và thâu phục chúng sinh. Tức là bản thân họ được lợi ích mà còn dạy bảo, hóa độ các người khác, cũng đủ sức thực hiện để mọi việc được thành tựu. Ấy là làm cho những kẻ thân thuộc có được lợi ích. Nên biết như thế. Còn đối với những người (Bồ-tát) chưa được những công đức cần có thì làm cho họ không thoái lui nhân tu hành, qua sự gần gũi gửi gắm của Thiện tri thức. Thế nên, không dùng phó chúc cao quí mà căn dặn cho nhau. Trong đấy có nói: “Được không thối”, là muốn làm cho người ấy, đừng bỏ pháp Đại Thừa- “Những ai chưa được thì chẳng thoái lui”; tức là làm cho họ ở trong pháp Đại thừa càng đặc biệt tiến phát cao hơn. Còn những người phát tâm hướng đến hạnh Bồ-tát thừa thì phải trụ như thế nào? - Để giải đáp câu hỏi nầy, tụng nói: Nơi tâm Rộng, Tối thắng Tột cùng-Không điên đảo Ý vui làm lợi ích Thừa nầy công đức đủ. Ở đây nói rõ nghĩa gì? - Là nếu Bồ-tát thực hiện bốn thứ ý vui làm lợi ích trước hết là phát tâm trụ, với đầy đủ ý vui Đại thừa thì mới gọi là công đức vẹn toàn. Bốn ý vui làm lợi ích là gì? - Đó là: Ý (tâm) Rộng lớn. Ý (tâm) Tối thắng. Ý (tâm) Tột cùng. Ý (tâm) Không điên đảo. Kinh nói: “Các hữu tình phát tâm hướng đến Bồ-tát thừa (phát thú Bồ-tát), nên sinh tâm như thế”, “nói rộng …đến…tất cả như thế”, đấy là nói Ý vui rộng lớn làm lợi ích. “Ta đều làm cho họ được chứng nhập Niết-bàn Vô dư mà diệt độ”, đấy là nói Ý vui tối thắng làm lợi ích. “Tuy độ vô lượng chúng sinh như thế…đến…chẳng gọi là Bồ-tát”, đấy là nói Ý vui tột cùng làm lợi ích. Ýù này là thế nào? - Là nói, có bao nhiêu chúng sinh đều giúp họ (xem họ) đồng với Bồ-tát. Khi mình được vắng lặng tịch diệt rồi, thì mình và chúng sinh (hữu tình) không khác chi nhau. Nếu còn ý tưởng cho chúng sinh có chỗ khác với mình, thì không được gọi là Bồ-tát. Còn như coi chúng sinh, chính là thể tính của mình, tức là triệt để rốt ráo, cứ thế mà chẳng bỏ, thì gọi là Ý vui Tột cùng làm lợi ích. Nếu Bồ-tát còn có tưởng về ta, tưởng chúng sinh, tưởng thọ giả và càng mong muốn hướng về các tưởng đó thì không gọi là Bồ-tát. Đây là nói Ý vui không điên đảo làm lợi ích. Đấy là do thấy có thân mình, nên sinh ra tưởng có ta v.v.. Nếu đã đoạn dứt hết các tưởng đó rồi, thì không còn điên đảo nữa. Sau đây, sẽ trình bày rõ ràng về các hữu tình phát tâm hướng đến Bồ-tát thừa, nên tu hành như thế. Kinh nói: “Bồ-tát chẳng trụ vào sự khi bố thí…” Cho đến “nên bố thí như thế”, trong đấy có ý gì? Chỉ dùng một tiếng “Thí” mà gồm hết thảy cả sáu pháp Đáo Bỉ Ngạn (Ba-la-mật) kia vậy? - Đáp: Sáu độ đều là Thí Tài-Vô uý-Pháp thí Theo thứ tự như thế Là tu hành không trụ. Ở đây nói sáu pháp Ba-la-mật đều gồm có tướng bố thí. tính chất của bố thí nầy là gồm Tài thí, Vô uý thí và Pháp thí. Tài thí đứng đầu-tức là bố thí. Vô uý thí, cũng gọi là Giới-Nhẫn. Đối với chỗ không thù oán thì là giới Ba-la-mật. Đối với nơi có thù oán thì là Nhẫn Ba-la-mật vì chẳng làm cho họ sợ, tức là vô uý thí. Pháp thí tức là Tinh tấn-Định-Tuệ v.v.. Nói pháp cho người quên mệt mỏi biếng lười là Tinh tấn Ba-la-mật. Hiểu rõ tâm tình người nghe pháp, là Định Ba-la-mật, và giảng nói pháp Như thật là Tuệ Ba- la-mật. Chính đấy là chỗ tu hành của bậc Đại Bồ-tát, tức là dùng một chữ Thí mà bao gồm cả sáu hạnh. Kinh nói: “Bồ-tát chẳng trụ nơi sự mà bố thí” như thế v.v.. Trong đó, nói tính không trụ là gì? - Tụng đáp: Không trụ chấp tự thân Báo ân và quả báo. “Nói không trụ vào sự”, đây muốn chỉ rõ là không tham đắm vào thân mình: “Không trụ tùy thuận chổ nào mà bố thí”, đấy là chỉ rõ không tham đắm ở sự đền ân bằng lợi dưỡng và cung kính v.v.. Cầu ân mong lợi cũng có lắm sự nhiều cách, cho nên nói “không nên tùy thuận chổ nào mà bố thí”. - “Không trụ vào sắc v.v..” tức là chẳng tham đắm quả báo. Hỏi: Vì sao phải không trụ vào đâu khi bố thí? Tụng đáp: Để lìa tâm chẳng khởi Và lìa các hạnh khác. Ở đây chỉ rõ, do chổ nghó tự thân, nên không hành bố thí. Vì muốn họ lìa bỏ việc không khởi tâm bố thí, nên nói: Chớ nên tham đắm thân mình, mà phải bố thí nhanh chóng. Do tâm mong cầu báo ân và quả báo, nên từ bỏ quả vị chính Giác Bồ-đề, là cũng vì tham đắm vào các việc khác mà hành bố thí. Thế nên cần phải từ bỏ sự mong cầu các việc khác mà hành bố thí. Sau đây, sẽ nói việc hàng phục (làm chủ) tâm mình, việc đó như thế nào? Tụng nói: Thâu phục cả ba thứ Với tướng, tâm dứt bỏ Các nghi hoặc sau nầy Tùy sanh đều trừ hết. Kinh nói: “Bồ-tát nên hành bố thí như thế”.. cho đến … “cũng không nên chấp trước vào các tướng tưởng”. Đây là nói rõ vật được xả bỏ, người nhận và người bố thí. Đối với ba thứ đó, tâm không có ý tưởng tham đắm. Từ đó, nói về lợi ích của việc bố thí. Có người nghi vấn: Đã nói khi bố thí phải lìa bỏ các tướng; tại sao lại còn nói bố thí được nhiều phước đức, lợi ích? Vì giải đáp điều này nên nói: “Sanh phước đức rất nhiều”. Hỏi: Vì sao sau khi tuyên nói về tu hành không nói rõ tướng trạng phước lợi, mà mãi đến phần dưới sau mới nói đến? - Đáp: Vì muốn làm rõ, nếu người không chấp vướng tưởng về tướng thì mới có thể thực hành hạnh bố thí không chấp trụ được. Tiếp theo từ đây kinh nói đều là để dẹp trừ lần lượt từng nghi hoặc sau. Nhân đó có điều nghi, hỏi: Nếu đã không chấp trước vào pháp mà hành bố thí, thì như thế nào hành bố thí cầu quả vị chính giác tối thắng vậy? Để đáp điều nghi ngờ này, kinh nói: “Ông nghó sao? Có thể lấy thân tướng đẹp đẽ để nhìn thấy Như Lai không”? Như thế cho đến nói rộng. Tụng nói: Nếu cùng tập hợp tạo Diệu tướng chẳng thắng tướng Ba tướng, luôn đổi khác Không chúng là Như Lai. Nếu cho: Như Lai là do các nhân duyên như bố thí v.v… lành tạo nên, ở trong tướng hữu vi, được tính tối thắng, thì sẽ thấy Như Lai có hình tướng tối thắng. Nhưng nếu hướng về tính Chân như Như Lai thì Như lai tức là không có tướng tối thắng này. Do vậy, không nên lấy tướng vi diệu tối thắng mà quán xét Như Lai. Vì Pháp thân Như lai không phải do Tập (hữu vi) biểu lộ. Tiếp, kinh nói: “Vì sao? Vì Như Lai nói tướng tối thắng ấy …” nghĩa là kệ nói: ba tướng luôn dời đổi khác”. Do đó “tướng tối thắng đó tức chẳng phải tướng tối thắng”. Ở đây ý muốn nói, thể của ba tướng là luôn chuyển dời đổi khác. “Nầy Diệu Sinh! (Tu-bồ-đề) Những tướng tối thắng có được hết thảy đều là giả dối. Cho nên, phải dùng tướng tối thắng chẳng phải tướng mà quán xét Như Lai”. Ý muốn nói, vì từ nhân sinh ra các pháp đều là giả dối, nên là không có. Đây nói Như Lai, tức là Như lai hoàn toàn không có ba thứ tướng đó. Vì lìa tướng này, nên lấy vô tướng làm tướng. Nếu người có thể hiểu rõ Như lai không có tính sinh-trụ-diệt- biến dị tức không là tính nhân duyên hữu vi tạo tác mà thành thì như vậy là đã hiểu rõ tính Như lai. Cho nên tuy cầu quả Phật mà bố thí, nhưng không phải là chấp pháp mà bố thí. Vậy là đã trừ bỏ các điều nghi. Tiếp theo, Diệu Sinh lại nghi vấn: Nếu thực hành bố thí không trụ tướng thì nhân ấy thật rất sâu xa. Tiếp nói Như Lai là tính vô vi thì quả đó lại rất sâu xa. Như thế, người đời sau này, làm sao tin được? Khiến quả báo kia không luống uổng? Để trừ nghi này, Tụng nói: Nhân và quả rất sâu Nói ở thời ác kia Chẳng phải không lợi ích Bồ-tát ba thù thắng. Giả sử ở đời mạt pháp, nhưng vẫn có Bồ-tát đầy đủ ba thứ Giới, Đức và Tuệ thù thắng. Do đây nói “lợi ích của quả pháp là không hề luống uổng”. Tụng tiếp nói: Do ở Phật trước đây… Từng thọ trì Giới học Và gieo trồng căn lành Gọi là đủ Giới, đức. Kinh nói: “Nhưng vị Bồ-tát đó không phải chỉ tu hành, cung kính, phụng thờ một đức Phật; không phải chỉ gieo trồng căn lành từ một đức Phật”. Đây là chỉ rõ đời trước, được ở bên Phật, đã trì giới, đã tu hành, đã cung kính hầu hạ và gieo trồng căn lành. Thứ lớp như vậy, người đó sẽ có đủ giới, đủ đức, tiếp đến là đủ tuệ. Tụng nói: Đoạn dứt hẳn ngã tưởng Và với cả pháp tưởng Đấy gọi là đủ tuệ Hai bốn khác thành tám. Ý đây nói là ngã tưởng có bốn, pháp tưởng cũng có bốn nên thành tám tưởng. Tụng nói: Thể riêng, liên tục khởi Trụ đến hết tuổi thọ Lại cầu sinh cõi khác Ngã tưởng có bốn thứ. “Ngã tưởng có bốn thứ”: Tức là tưởng về ngã, về hữu tình, về thọ giả, về cầu cõi khác. Bốn thứ đó chẳng đồng nhau. Đối với năm uẩn có khác, khi họp lại thì tạo nên loài hữu tình, rồi tự phân chia ra mà có ý tưởng về ngã, Nó liên tục hoạt động tạo nên ý tưởng về Hữu tình. (Tát đỏa còn có nghĩa là hữu tình). Cho đến tuổi thọ vẫn còn thì tạo ý tưởng về Thọ. Khi mạng căn đã dứt thì cầu chuyển sang một thân hữu sau, tạo thành tưởng mong cầu một cõi khác. Về Pháp tưởng thì có bốn. Tụng nói: Đều không, nên chẳng có, Có, nên không thể nói Nhân ngôn thuyết mà nói. Pháp tưởng có bốn thứ. Bốn thứ “Pháp tưởng” gồm: 1.Tưởng pháp 2.Tưởng không pháp 3.Tưởng Vô tưởng. Tưởng pháp là tưởng có các pháp Năng thủ-Sở thủ. Vì các pháp đều không có nên tưởng pháp không sinh, tức sinh tưởng không pháp. Pháp chẳng phải có “kia không có tự tính, nhưng vì tính không” là có cho nên không phải tưởng không pháp. Đó là tưởng. Tức pháp “chẳng” phải có “kia có cái tính “chẳng phải có”. Lại vì không phải ngôn thuyết diễn đạt thành nên không phải tưởng ấy. Đó là vô tường nhưng cũng nhân nơi ngôn thuyết cho nên nói có, tức chẳng phải là vô tưởng. Nhờ vào lực tưởng, nên mặc dù chẳng phải ngôn thuyết đạt, mà lại nhờ ngôn thuyết diễn đạt. Cộng chung Ngã tưởng-Pháp tưởng thì có tám thứ chấp không đồng. Do đoạn tám tưởng dứt hết cho nên gọi đó là người có đủ Tuệ. Sao ý nghĩa nầy, chỉ nói đến người đầy đủ tuệ mà không nói tới những người đầy đủ giới hạnh, đầy đủ công đức? Đáp: Vì muốn làm sáng tỏ thật tưởng, có những điều sai khác. Đó là những điều gì? Lời tụng nói: Do sức tin hiểu đó Tin, nên sinh thật tưởng Không chấp như ngôn thuyết Đó là giữ chính thuyết. Do nghĩa nầy cho nên nói: Sau khi người ấy có đủ trí tuệ, thì mới nói có đủ khả năng phát sinh niềm tin, khi nghe kinh này. Do người có đủ trí tuệ thì chẳng chấp chặt như ngôn thuyết, hơn nữa do có trí tuệ tùy thuận theo thắng nghĩa (Đệ nhất nghĩa) nên giữ lấy làm chính thuyết, gọi đó là thật tưởng. Do lý này nên sau đó nói: Không nên chấp là pháp, cũng không nên chấp là chẳng phải pháp, không nên chấp như ngôn thuyết là pháp, lại cũng không chấp là phi pháp”. Do trí tuệ này tùy thuận thắng nghĩa, nên đó là giữ lấy đúng chính pháp. Tức là kinh nói: Khi nghe nói kinh này, có sinh lòng tin thật hay không”? Kinh nói: “Nầy Diệu Sinh! Như Lai đều biết và thấy người ấy v.v..” Để làm rõ ý nghĩa gì? Tụng nói: Phật rõ quả không so Do nguyện, trí mà biết. Những kẻ đã đầy đủ giới ấy, nếu được quả báo nào, Phật đều biết rõ, không cần so sánh mới biết, chính do hiện lượng của Nguyên Trí mà rõ. Nếu không nói là thấy, thì có người nói là so sánh mà biết. Nếu không nói là biết thì có người bảo Phật đã dùng nhục nhãn mà thấy. Thế nên, nói chung là biết và thấy. Tại sao Thế Tôn nói lời như thế? Tụng nói: Vì cầu lợi, cung kính Ngăn người đó, tự nói. Những kẻ có đầy đủ giới kia, vì mong cầu lợi dưỡng và cung kính, mà tự khen công đức của mình, liền nghó: Như Lai đã nhìn thấy biết Ta từ xa. Vì điều này không thích hợp tự mình nói. Kinh nói: “Nầy Diệu Sinh! Các hữu tình kia (Bồ-tát) kia đương sinh, đương thâu góp vô lượng tụ phước tụ”. Đây có nghĩa gì? Ý nói làm cho phước đức ấy sẽ phát sinh, và chính phước đức đó sẽ được liên tục huân tập, phát triển, thêm mãi, không dứt. Nói có ngã chấp v.v… là ý nói có tính tùy miên, chứ chẳng phải là chấp hiện hành. Kinh nói: “Thế nên, Như Lai kín đáo nói rằng: pháp môn như chiếc bè. Các người có trí tuệ, đối với pháp còn phải bỏ, huống là phi pháp. Trong đó có mật ý gì? Tụng nói: Chứng không trụ ở pháp Vì là tùy thuận pháp Cũng như bỏ chiếc bè Mật ý đó! Nên biết. nghĩa là, đối với các giáo pháp kinh điển, không phải là nơi an trụ khi đã chứng đạo Tăng thượng (đạo quả vô thượng) tức là đã chứng thì phải lìa bỏ pháp môn, như đã đến bờ thì phải bỏ lại chiếc bè kia. Hướng về quả chứng tăng thượng thì phải tùy thuận pháp, tùy thuận giữ lấy, thâu nhận cũng như chưa đến bờ thì phải nương nhờ chiếc bè. Cho nên nói đó là mật ý. Hoặc cũng trên một chiếc bè đó, mà lúc nương, lúc bỏ, nên gọi đó là mật ý. Còn đối với các pháp không hợp lý, không đúng pháp chứng thì phải bỏ. Tiếp theo lại vì diệt trừ các điều nghi. Vì sao như ở trên, văn kinh nói: Không nên lấy tướng thù thắng mà quán xét Như Lai? Vì Như Lai từ tính Vô vi hiện lộ ra. Nếu như thế tại sao lại nói: Thích Ca Mâu Ni Như Lai đã chứng Vô Thượng chính đẳng Bồ-đề và có cả việc tuyên dương giảng nói giáo pháp. Nếu cứ theo lý trên vừa nói, thì Ngài đâu đã chứng chính Giác, cũng không có nói pháp. Giải đáp nghi này, Tụng nói: Thể Hóa Phật chẳng thật Cũng không người nói pháp. Có ba loại thân Phật: Pháp thân Phật Thọ dụng thân Phật (Báo thân Phật) Hoá thân Phật (ứng Phật) Nói Phật Thích Ca Mâu Ni, đó là Hóa thân, thì đúng là không có chứng chính giác, cũng không có nói pháp độ sinh. Văn kinh lại nói: Vì sao? Vì Phật có nói pháp v.v.. Là vì muốn ngăn trừ bác bỏ hết thảy các việc thuyết pháp. Cho nên nói “Thể Hóa Phật chẳng thật, cũng chẳng có nói pháp”. Nhưng chẳng phải là không tất cả (tổng). Lời tụng nói: Thuyết pháp chẳng hai chấp Sở thuyết lìa ngôn thuyết. Hai chấp đó là tính pháp và tính phi pháp. Đây ý nói chẳng có tai có thể nghe, chẳng phải lời có thể nói. Thế nên phải biết. Đó là chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Đấy là căn cứ vào đạo lý Chân như mà nói. “Đó chẳng phải là pháp”, vì pháp đó thuộc tính Vô vi, “cũng chẳng phải phi pháp”, là vì nó không có tự tính, nên thể là có vậy. Tại sao, chỉ nói đến pháp sở thuyết, mà không nói đến người năng chứng? Đáp: Chỉ nói các pháp sở thuyết, thì nghĩa năng chứng tự hiển bày. Do chẳng phải không giác ngộ mà có được sở thuyết. Kinh nói: Các Thánh giả đều từ chỗ vô vi mà hiển hiện; nói như vậy là để làm sáng tỏ cái tính nhân của pháp. Vì các bậc Thánh nhân đều do pháp thanh tịnh Chân như mà được hiện bày, nên nói do Vô vi hiện ra, rồi trở lại nói đó là pháp Vô vi. Phàm, có những sự việc, không thể nói ra được, thì làm sao có thể chấp lấy; do tự tính của nó không phải chỗ vận hành của ngôn thuyết. Điều đó chỉ rõ, không phải là tính của ngôn thuyết. Tại sao trong đấy, lại không có những tách biệt rõ ràng, mà chỉ chung là Thánh nhân không chỉ nói riêng Phật? –Đáp: Đây là chỉ rõ Thánh nhân đều từ Chân như thanh tịnh mà hiển bày, là vì cũng có được một phần nào, trong toàn phần thanh tịnh và tùy theo nó tự ứng hiện ra, nên nói chung Thánh nhân không có lỗi gì. Còn nói phước đức kia có sai khác nhau, là muốn trình bày điều gì? Đáp: Pháp tuy thật là không thể chấp lấy tính và chẳng thể nói, nhưng nó có lợi ích. Tụng nói: Tự thọ vì người nói Không tích phước vô ích! Vì sao kinh nói: “Thế Tôn” Phước tụ này tức chẳng phải là phước tụ. Thế nên Như Lai nói là tụ phước tụ, phước tụ. Tụng nói: Phước không giữ Bồ-đề Hai thứ, giữ được cả. Nói phước đối với Bồ-đề, không thể giữ gìn gánh vác được. Hai cái đó, đối với Bồ-đề là có thể giữ được. Ý của lời tụng gọi hai thứ đó là gì? Hai thứ đó là: Tự mình thọ trì và vì người khác giảng nói. Kinh nói: Chính tự mình thọ trì và nói cho kẻ khác nghe hiểu. Chưa biết lời nói đó, nêu ra ý nghĩa gì? So chữ “Tụ” này (tiếng Phạm gọi là Tắc Kiến Đà, chữ nầy có rất nhiều nghĩa, gồm chứa nhóm, đống, gánh vác, chia ra nhiều phần. Nếu y theo, Trung Quốc thì dịch thành là Tụ, chỉ có nghĩa là chứa nhóm, khối mà thôi, không có nghĩa nào khác. Ở đây tạm căn cứ vào hai ng- hóa: Đây là người xưa chưa biết rõ tiếng Phạm nên dịch là tiến sâu vào trở thành hơi xa nghĩa. Hơn nữa phải biết Tụ nghĩa là chứa nhóm hay gánh vác, khi giải thích “tiến sâu vào” rất khó), có hai nghĩa: Tích tụ. Gánh vác, đảm trách. Cũng như lấy vai mà gánh vật nặng. Do lý đó, ở đây, gọi gánh vác là Tụ (nhóm). Tích tụ phước đức nên gọi là phước tụ. Do vì không thể gánh vác đạo Bồ-đề, nên nói là không phải Tụ. Tức chẳng phải là nghĩa gánh vác mà là nghĩa tích tụ. Hai việc này, có thể làm nhân cho quả Bồ-đề, thì phước đức mới rất nhiều được. Hỏi: Vì sao nói hai việc này, có thể gìn giữ, gánh vác quả Bồ-đề? Để trình bày nghĩa này, kinh nói: Vì sao Diệu Sinh! Vì chư Phật, Như Lai, Vô Thượng Bồ-đề, đều từ Kinh này mà ra v.v.. Vì sao với Bồ-đề thì nói là xuất (ra), mà với chư Phật, thì nói là sinh? Tụng nói: Được cái nhân tự tính Khác đấy, gọi là sinh. Nói Bồ-đề, tức là Pháp thân, đó là tính Vô vi, cho nên gọi là tự tính. Vì thế hai việc này, được làm nhân cho quả Bồ-đề, chứ không phải là sinh nhân. Nếu so với Hóa thân thọ dụng, thì đó là sinh nhân. Do đích thân có thể gánh vác, giữ gìn, đạo Bồ-đề, nên phát sinh ra phước đức rất nhiều. Vì muốn nói rõ nghĩa đó, nên kinh nói: “Vì sao? Vì sao phải là điều này, mới lập nên nhân? Tụng nói: Chỉ là Phật pháp đó Mới được phước tối thắng. Nói: “Như Lai nói là chẳng phải Phật pháp”. Ở đây ý nói, pháp giác ngộ chỉ có Phật mới chứng được, vì tính bất cộng, nên gọi là tối thắng (tột bậc). Đó chính là tính nhân của phước đức tối thắng, sẽ nhận được phước đức rất nhiều. Ý chỉ rõ đây là cái nhân gần gũi, có thể tạo nên số phước đức cao cả. Đoạn kinh trên có nói: Thánh nhân đều không phải do tập (nghiệp) biểu hiện thành, vì quả vị chứng được của các Thánh nhân, đều không thể giữ lấy, không thể nói. Những hàng Thánh nhân Dự Lưu v.v… đều luôn chấp chặt cái quả vị của mình. Như thế, thì làm sao việc đó không biến thành tính chấp chặc được! Và đối với đối tượng chấp trước đó, mà nói ra, thì đó chẳng phải là tính không thể nói. Nhưng vì để xua tan điều nghi này, nên phát sinh ở đoạn văn sau. Tức là làm sáng tỏ, lý không chấp vào quả vị mình chứng và pháp giữ lấy mà khéo thành tựu. Tụng nói: Không chấp quả vị mình Chẳng thể chấp và nói. Do thuộc tính Vô vi mà hiển hiện, nên đối với sáu cảnh giới, không có một chút pháp nào, có thể được. Đã không có pháp có thể dự để gọi là Dự lưu, cho đến bậc A-la-hán, cũng không có một pháp. Theo lý đều đồng với cái thể của pháp Vô vi này, thì không thể chấp là bậc Thánh nhân này; đối với quả vị của mình không chấp, cũng không nói. Nếu bậc Thánh nhân nào nghó: “Ta đã được chứng quả”, tức là người ấy còn chấp ngã v.v… Ý nói, đây còn các hoặc, tùy miên, chứ không phải hiện hành. Do chưa chứng quả, nên khi quán tưởng, thì còn chấp ngã và cho là ta đã chứng. Như vậy, ý gì Diệu sinh tự cho mình được quả A-la-hán? Làm cho một phần hữu tình biết, mình đã được chứng quả. Rồi lại tự nói là ta đã trụ được vào quả vị Vô tránh? Vì muốn chỉ rõ chính mình, cùng với phước đức đi đôi ứng hợp nhau; là muốn cho người khác sinh lòng cung kính và tin tưởng. Vì ý sâu xa gì mà bảo: Trưởng lão Diệu Sinh không trụ vào đâu (vô sở trụ), mà nói là ta đã trụ được Vô tránh. Được trụ Vô tránh. Tụng nói: Giải thoát khỏi hai chướng Nói Diệu Sinh Vô tránh. Hai thứ chướng đó là: Phiền não chướng Định chướng. Ở đây đã thoát khỏi, không còn trụ vào hai chướng ấy nữa, đó là lời nhắc lại. Hai lần nói Vô tránh, tức là không có sự tranh dành. Nhân đây có điều nghi: Thuở xưa, khi Thế Tôn ở chỗ Phật Nhiên Đăng, có pháp nào có thể chấp lấy chăng? Ngài cũng vì người khác mà nói các yếu pháp? Vậy thì tại sao lại nói là đã được chứng mà không thể giữ lấy, không thể nói. Để trả lời thắc mắc đó, nên mới nói: Thật ra không có pháp nào mà Như Lai giữ lấy cả. Đây có ý gì? Tụng nói: Ở chỗ Phật Nhiên Đăng Nói không giữ pháp chứng. Đây là nói đức Thế Tôn khi ở chỗ Phật Nhiên Đăng, cũng chẳng hề có lời nào nói về chứng pháp cả. Tụng nói: Do đấy pháp chứng thành Chẳng sở thủ-sở thuyết. Nếu nói các Thánh nhân đều do pháp Vô vi hiện bày ra, thì pháp đó chẳng phải là sở thủ, cũng chẳng phải là sở thuyết thì sao các Bồ-tát nhận lấy trang nghiêm cõi nước Phật? Vả lại thân thọ dụng như vậy, làm sao lại tự cho mình là Pháp Vương, chúng sinh đối với Ngài cho là Pháp Vương? Vì để dẹp bỏ nghi này nên mới có ý trong văn tiếp sau. Tụng nói: Trí lưu tính Duy thức Cõi nước chẳng sở chấp. Do không thật có cõi Phật để mình trang nghiêm và chấp lấy, trừ trường hơp từ Tịnh Trí của chư Phật soi chiếu hiện ra trong thức. Đây tức chẳng thể có chỗ để chấp lấy. Nếu bảo rằng thật có hình tướng vật chất, là tính có thể nhận lấy, ta sẽ thành tựu được cõi nước trang nghiêm, thì đó là nói dối. Như Lai nói, đó chẳng phải là trang nghiêm. Do đấy mà nói là cõi nước trang nghiêm hơn cả. Điều nầy có nghĩa gì? Tụng nói: Không hình tướng nên hơn Chẳng nghiêm thuận trang nghiêm. Nói trang nghiêm, có hai nghĩa: 1.Hình tướng. 2.Thắng tướng. “Tối thắng này” là Đệ nhất nghĩa. Đây là do không có hình chất; cho nên trang nghiêm cõi Phật, chẳng phải là trang nghiêm. Vì đó chẳng phải là trang nghiêm chân thật, nên nói đó là tối thắng. Vì tập họp các pháp thù thắng đó nên gọi là tối thắng. Nếu chấp có cõi Phật, có hình tướng đẹp đẽ, trang nghiêm, và cho là ta sẽ thành tựu nó… tức là đối với cảnh giới của sắc v.v.. tâm đã vướng mắc. Để vì ngăn ngừa cái thấy đó, nên mới có từ ngữ “chẳng trụ”. Hỏi: Vì sao Báo thân thọ dụng Phật lại tự cho mình là Pháp vương, người cũng bảo thế? Để giải đáp câu hỏi khó này, nên lấy thân thọ dụng mà dụ đồng với núi Diệu Cao. Lời văn đó, muốn nói rõ nghĩa gì? Tụng nói: Ví như núi Diệu Cao Không chấp thân thọ dụng Như núi chúa Diệu Cao, được coi là to lớn, đẹp nhất trong các núi, nên gọi là Diệu Cao, nhưng chẳng tự chấp cho mình là núi Chúa, vì núi không có tính phân biệt. Báo thân thọ dụng Phật cũng như thế, vì đầy đủ tính chất của Pháp Vương, do có được tính chất tôn quí hơn hết, nên gọi là Đại thắng; nhưng không tự chấp lấy tính Pháp Vương của mình, không có phân biệt ta là Pháp Vương. Như thế nào, mới được gọi là không phân biệt? Để chỉ rõ ý nghó đó, nên văn kinh nói: “Như Lai nói là chẳng phải thân, do đó chẳng phải có, mới nói là có thân”. Điều nầy có ý gì? Tụng nói: Chẳng phải tính hữu lậu Cũng không do nhân tạo. Nhưng Báo thân thọ dụng, chẳng phải là tính hữu lậu, do đó chẳng phải là có thân, mới nói là có thân. Nó do tự thể trong sáng tinh khiết, thuần tịnh, mà có cũng không phải do nhân tạo ra, thân nầy không phải là nhờ các nhân duyên khác sanh ra. Tại sao trước đây, khi hiển bày tính chất phước đức, đã nói đến thí dụ đó. Nay sao lại còn nói? Tụng nói: Hiển bày nhiều sai khác Và dễ thành thù thắng Phước trước sau khác nhau Lại cần thêm thí dụ. Trước đã ví dụ ba ngàn thế giới là để chỉ rõ phước đức rất nhiều. Nay nói vô số ba ngàn, là để chỉ số đó càng rộng lớn. Vì sao trước đây chẳng nói thí dụ này? Vì kẻ thọ nhận sự giáo hóa, nghe pháp ưa thích có khác nhau, nên có ý nói trước ít, sau nhiều dần. Phước trước có nhiều sai khác, nên không nói đến nhân thành lập. Vì phước đức đối với đạo Bồ-đề, không có ý sử dụng để gánh vác giữ gìn. Nay muốn nói rõ tướng nhân mà nó có thể lập nên, do vậy phải lấy ví dụ riêng để tùy việc mà nói.  <项>KINH THÍCH NĂNG ĐOẠN KIM CANG BÁT NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA <卷>QUYỂN TRUNG - Vì sao có thể lập tướng Nhơn? Hai thứ thành tôn trọng Do đẳng lưu thù thắng Nhân tính của phiền não Dù kém cũng là hơn. Nói “hai thứ thành tôn trọng” một là nơi thuyết pháp này, tôn trọng như nơi Tháp Phật (chế để pháp), do nơi ấy áo giữ nhận pháp này. Hai là người trì kinh này, nên tôn trọng như Đại sư, do là chổ thân này đã nương tựa. Còn nơi bố thí bảy báu và người bố thí chính là pháp đẳng lưu (đồng đẳng khác) mà đích thân tc các Phật đều chứng. Lại có pháp nào, để Như Lai nói không? –Đây có ý gì? Không có pháp nào để cho riêng Như Lai nói, mà tất cả chư Phật cũng đều giảng nói pháp đó. Vả lại, phước đức bố thí châu báu đấy, chính là nhân gây ra mọi sự khổ não. Còn công đức của pháp môn này, chính yếu là để đoạn trừ các mê hoặc, phiền não, hơn kém nhau như trời đất. Thế nên, ở văn sau, sẽ lấy bụi đất ra làm thí dụ. Như Lai nói: “Chẳng phải là bụi đất, do đó gọi là bụi đất- Nói về thế giới, Như Lai nói chẳng phải là thế giới, do đó gọi là thế giới”. Đây có ý gì? - Nói thứ bụi đất này, không phải là bụi đất có tính nhiễm ô dơ bẩn thế nên gọi là bụi đất. Còn các thế giới kia, không phải là nhân tạo ra các phiền não, nên gọi là giới (cõi). Vì đây nói là thế giới, thì giới ở đây có nghĩa là nhân, tức là nhân của cõi đời này. - Lời nói đó có ý chỉ bày rõ các phước đức, là nhân của các bụi bặm phiền não, mê lầm. Ngoài ra các bụi đất khác, thì là vô ký. Phước đức đối với đạo lý pháp thiện hãy còn nhỏ bé, thấp kém; huống chi so với nhân phước đức để được thành Phật thì chẳng là nhỏ bé kém khuyết lắm sao? Vả lại, nó còn tạo nên phước nghiệp, của tướng đẹp đại trượng phu, nếu đem nhân đó, so sánh với nhân, tiến đến quả Bồ-đề là phước đức thọ trì và giảng nói pháp môn Bát-nhã Kim Cang này, thì cũng còn thấp kém nhiều. Vì các tướng đẹp đẽ kia, không phải là thể tính của Bồ-đề, nên ở đây gọi tướng đẹp đại trượng phu kia chỉ là tướng tiêu biểu. Còn phước đức thọ trì và giảng nói kinh, mới được gọi là tính Đại Giác. Và cái phước này, cho dù có kém sút thế mấy, cũng còn hơn nhiều, so với phước bố thí châu báu. Huống chi là nhân của pháp thân, thì phước đức lại chẳng siêu việt hơn nhiều sao? Thế nên nói: “Dù kém vẫn còn hơn nhiều” là vậy. Tức là dùng phước báu kém nhất để làm nhân. Ở đây đã nói, phước bố thí các châu báu, cùng với phước nhân này có nhiều chỗ sai khác, như vậy là đã xong. Còn đoạn văn sau đây, sẽ nói về điều gì? -Tụng nói: Quả đó vượt các khổ Khó gặp sự nào hơn Bờ trí tuệ khó biết Không chung với pháp khác tính ấy rất sâu kín Hơn các pháp gọn khác Như dòng tộc cao quý Phước hơn trong mọi phước. Đây nói nghĩa gì? - Đáp: Phước đức của bố thí châu báu sẽ được quả báo nhưng quả bố thí thân là hơn, vì có thể xả bỏ vô biên thân kia. Phước thọ trì kinh này còn hơn phước bố thí thân. Do thân là tính khổ? Huống gì vì pháp (kinh) mà hành bố thí? Bấy giờ, thầy Cụ thọ Diệu Sinh (Tu Bồ-đề), biết rõ thân là gốc khổ và thấy uy lực của pháp môn ấy, liền buồn rầu rơi lệ. Vì pháp môn Kim Cang này rất khó gặp. Cụ thọ Diệu Sinh, kể từ lúc chứng được trí tuệ lớn đến nay, chưa từng nghe được pháp này, đây là việc tốt đẹp hơn hết. Lời nói đó là muốn chỉ rõ tên Bát-nhã. Ý sau đây là muốn trình bày sự thành lập việc tốt đẹp đó. Tức Kinh nói: “Như Lai nói Bát-nhã Ba-la-mật đa, tức chẳng phải là Ba-la-mật đa”-Với chủ ý nào mà nói như thế? Đáp: Cảnh trí kia chẳng thể biết. Chỉ có chư Phật mới biết được cảnh giới đó mà thôi, những kẻ khác, không thể biết được, vì đối với kẻ khác là không cùng chung. Hết thảy thật tưởng của pháp môn này là thật tưởng. Trừ Phật dạy, chỗ khác không có. - Nói thật tưởng, chỉ ở đây mới có. Còn nói chẳng phải thật tưởng, thì có nghĩa là ở chỗ khác, nó không phát sinh. Thế nên, văn kinh nói: Nếu ai sinh được tưởng như thế thì người đó là hiếm có bậc nhất. Hơn nữa, pháp môn này cũng rất sâu kín cao xa, do đó, mà kinh này nếu ai thọ trì một ít, hoặc thọ trì hết cả, thì không còn sinh các ngã tưởng nữa. -“Không còn sinh các ngã tưởng”, là chỉ rõ nghĩa mà mình đã hiểu không có điên đảo lầm lạc. - Đối với các ý tưởng ngã v.v… tức chẳng phải tưởng, ý nói người có khả năng hiểu nghĩa không có điên đảo lầm lạc. Hai thứ này, theo thứ tự làm rõ tính chất trí tuệ về Pháp và Ngã, cả hai thứ đều không có. Với nghĩa này, Phật đã ấn định lời nói của cụ thọ Diệu Sinh là đúng. Nói “không kinh, không sợ, không hãi hùng”, cả ba thứ này đều là sợ, tức là kinh sợ, sợ sợ, sợ hãi hùng, song tùy theo từng việc, không giống nhau, nên có ba thứ riêng khác-Nói “kinh” tức là không đáng sợ mà sinh ra sợ. Nếu chính thức dịch từ tiếng Phạm, thì nên gọi là: Sợ quá chừng! Nay nói là “kinh” v.v… vì đây chẳng dám đổi thay lời xưa. Nhưng nếu y theo tiêu chuẩn (chuẩn độ) của luận giải thích, thì nghĩa của kinh chưa đủ lắm, cái sợ của nó chỉ ở mức thứ hai. Nên suy xét thử xem. Vì vượt, và trái với chính lý, tức như là vượt khỏi chính đạo (con đường đúng) nên có thể chán ghét vậy. Nói sợ (nên nói tiếp tục sợ) là tiếp tục sợ mãi khi cái sợ đã sinh ra rồi mà không thể dứt được. Nói là sợ hãi hùng: tức là lòng đã nhứt định luôn luôn sợ. Nếu không có những nỗi sợ… như vừa nói thì trở thành nói là tâm lìa bỏ các mê lầm, nghi ngờ, sợ hãi. (nếu chẳng thấy được bản kinh gốc và ý gốc thì đối với lời văn ấy chưa giải thích xong. Vì lời chú thích ấy rút từ bản gốc thì đây có nghĩa là “có thể quên và nghi ngờ” Trừ các người giải thích nghĩa khác không như ở bộ luận này). Lại nữa pháp môn này vượt hơn các pháp tóm tắt khác, do đó kinh nói: Đây là pháp Ba-la-mật đa tối thắng, do Như Lai nói. (Các pháp tóm tắt khác tức là các kinh khác). Vả lại pháp môn này là dòng tộc cao quí nhất. này. Nói “dòng tộc cao quý nhất”, là vì do chư Phật cùng nói kinh Việc bố thí châu báu, không bằng phước đức đầy đủ tốt đẹp này. Tức là nói phước ấy, so với phước trước, có lý cao thấp khác nhau rõ ràng. - Nói rằng “thân là gốc (tính) khổ”, thì người bố thí thân kia sẽ nhận được quả, cũng có tính chất khổ, nên phước đức đó phải thấp kém. Nhưng pháp môn này ai có thọ trì và giảng nói cho người khác nghe, thì đó là bậc Đại Só (Bồ-tát) tu khổ hạnh, há không phải là chịu quả khổ? Thế nào không là chịu quả báo khổ? Vì giải đáp vấn nạn ấy nêu có văn nói ở sau và muốn trình bày rõ những nghĩa gì? Tụng nói: Khi người ấy nhẫn nhục, Tuy khổ, hạnh nhưng thiện, Và phước ấy khó lường, Gọi là sự tối thắng Do không tâm giận dữ, Nên không có tính khổ, Có Đại Bi, an vui Khi làm, chẳng quả khổ. Đây nói nghĩa gì? Đáp: Giả sử khi người ấy tu khổ hạnh nhẫn nhục có chịu quả khổ não, nhưng lúc đó do có hạnh nhẫn nhục, nên chịu đựng được. Vì vậy gọi đó là sự tối thắng. Có hai nguyên do: Là tính thiện, vì các Ba-la-mật đa đều lấy thiện làm thể tính. Là phước đức ấy, nhiều, thật khó lường. Như kinh đã nói: “Đó tức chẳng phải là pháp Ba-la-mật đa”, do các công đức giác ngộ kia chưa từng có ai biết được. Cho nên gọi đó là không biết bến bờ, vì nó với thắng pháp tương ưng nhau. Đó tức là những khổ hạnh khó làm: So với khổ não trước, tự nó có khác nhau xa, huống chi các ý tưởng về ngã, về sân giận, đều không còn thì đâu có chi là khổ não! Chẳng những không khổ não, mà còn phát sinh an lạc từ bi. Cho nên kinh nói: “Khi đó, Ta không có ý tưởng về ngã, cũng chẳng phải là không có tưởng” Nói “Chẳng phải không có tưởng”, là chỉ rõ có tưởng tương ưng với lòng từ bi. Dựa vào lý chuẩn đó thì các chúng sinh (hữu tình), chưa diệt trừ được tưởng về ngã v.v.. nên khi tu khổ hạnh, còn thấy khổ não, liền muốn lìa bỏ tâm Bồ-đề! “Thế nên, cần phải lìa bỏ các tưởng, cho đến rộng nói”; ở đây, muốn trình bày điều gì? - Tức là: Nếu người chẳng phát tâm Bồ-đề cao tột thì khi chịu khổ hạnh, sẽ có lỗi, là nổi tâm giận dữ. Lời tụng nói: Nhân sinh tâm không bỏ, Phải bền bỉ siêng cầu. Hỏi: Tâm trụ vào đâu gọi là nhân sinh tâm? Mà phải bền bỉ siêng cầu. Lại ở nơi đâu là không bỏ nhân của tâm Bồ-đề để cầu tiến? Tụng nói: nghĩa là được pháp nhẫn, Và phương tiện tâm này. Đây chính là tâm Thắng nghĩa, khi vào bậc Sơ địa đạt được tâm vô trụ trong các hành thuộc về Nhẫn”. Kinh nói: “Nên lìa bỏ các tưởng mà phát tâm Vô thượng chính Đẳng giác” - Vì sao thế? - Đây là chỉ rõ nhân phát sinh tâm không chấp trụ vướng mắc. Nếu tâm còn chấp trụ vướng mắc vào sắc v.v.. và các chỗ, ắt không thể tiến cầu quả Phật được. “Các Bồ-tát nên không để tâm trụ vào đâu (vô sở trụ) khi làm việc bố thí”. Ý văn là muốn trình bày, chỉ rõ, bố thí gồm thâu cả sáu pháp Ba-la-mật, tức là phương tiện phát sinh tâm không chấp trụ vướng mắc. Khi đã đủ sức nhẫn nhục rồi thì dù có gặp khổ cách mấy, cũng không hề lìa bỏ tâm Đại Bồ-đề. - Hỏi: Thế nào, là khởi hạnh làm lợi ích hữu tình, lại rời bỏ, không trụ vào sự làm lợi ích hữu tình? - Đây là thủ, xả đồng nhau, từ đó sinh ra điều nghi ngờ. - Đáp: “Bồ-tát nên như thế, mà bố thí và làm lợi ích cho tất cả chúng sinh” - Đây muốn nói rõ ý gì? -Tụng nói: Nên biết chính hạnh đó, Là nhân giúp ích người, Với sự tướng hữu tình, Phải biết dẹp bỏ hết. Đây nói nghĩa gì? - Là nói về chính hạnh, nó là nhân làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Nên biết, khi làm lợi ích cho chúng sinh, nhưng không chấp giữ hình dạng của hết thảy hữu tình. Sao gọi là sự việc về hình dạng chúng sinh? - Tụng nói: Sự đó gọi là tụ. Chúng sinh tức là tên gọi được đặt ra để gọi các chúng sinh và những sự của chúng sinh nương dựa. chính hạnh là gì? - Tức là diệt trừ hết sự tướng của chúng sinh. Do tưởng tên gọi đó, tức chính là chẳng phải tưởng. Vì tự thể nó vốn không có. Tức là chúng sinh đó, chẳng phải là chúng sinh mà chỉ đối với năm ấm, gọi là chúng sinh. Do chúng sinh không có tự thể, nên Ngã và Pháp tính đều không có. Vì sao thế? - Vì chư Phật Thế Tôn đã cùng trừ bỏ hết các tưởng. Đây nói đến hai tưởng về ngã và pháp đều không có làm sao có thể thành tựu sự diệu tối thắng? - Tụng nói: Tối thắng trừ tưởng đó, Chư Phật không có tưởng. Do tương ưng chân kiến. -Đây nói nghĩa gì? - Do chẳng phải tính của ngã và pháp có thật, mà vì các bậc Đại sư quyết trừ diệt các tưởng ấy là vì các Như Lai cùng với Chân kiến tương ưng. Quả không trụ vào nhân, thì làm sao thấy được Nhơn của quả ấy? Đã có nghi, nên đáp: Kinh nói: “Này Diệu Sinh (Tu Bồ-đề)! Lời Như Lai là thật …”, có bốn câu. Tụng nói: Quả chẳng trụ vào nhân, Là được nhân quả ấy! Thế Tôn nói lời thật, Nên biết có bốn thứ. tính của lời thật này có bốn thứ. Đó là gì? - Tụng nói: Lập “Pháp yếu” - Tiểu thừa, Nói pháp nghĩa Đại thừa, Và các việc thọ ký, Đều không có sai lầm. Vì Phật tự lập cho mình kỳ hạn thiết yếu, để trước hết cầu được Phật quả là không có dối trá nhầm lẫn. Đối với hàng người thấp kém hay bậc Đại thừa và các sự thọ ký, đều không hề sai lầm. Cho nên ở đây, tùy theo thứ lớp có bốn thứ là: Lời nói Thật - Lời nói Như - Lời nói Không dối gạt-Lời nói Chẳng đổi khác, cùng phối hợp vào nhau. - Nói “Như Lai” ấy là do nói đến như khổ v.v.. cho hàng Thinh văn; là thật không dối; nói pháp “Vô tính” cho hàng Đại Thừa là để chỉ rõ Chân như tương xứng với cái biết thật (thật tri). Như lai là biết các nghĩa. Đối với hết thảy những việc thọ ký, trong mọi thời quá khứ, hiện tại, vị lai; đều không lầm lẫn, nên gọi là Như Lai. - Kinh nói: “Pháp Như Lai đã chứng và pháp Như Lai đã nói, tức chẳng phải thực, cũng chẳng phải dối”. - Câu đó có nghĩa là gì? - Đáp: Chẳng được, chỉ tùy thuận, Là chẳng thực, chẳng dối, Cứ theo lời mà chấp, Đối với đấy nói rõ. Nói: Các Như Lai có nói pháp, thì lời nói này chẳng được pháp đó, chỉ là tuỳ thuận nói thôi. Do đó, khi nói pháp thì chính mình không được chứng pháp, vì sau lời nói thì không có thể nào cả, nên chẳng phải là thật. Do tùy thuận theo nó, cho nên cũng chẳng phải là dối. Nói: -“Ta hiện đã chứng Vô thượng giác”. Đấy là căn cứ vào câu văn và đạo lý mà có lời nói đó. Hỏi: Vì sao Thế Tôn lại nói tóm tắt: “Ta nói lời chân thật”, mà pháp được nói thì chẳng phải là thật, cũng chẳng phải dối? Một lời nói gồm cả hai lý, nên thật khó tin. Do đó, đáp: Nếu theo lời nói mà chấp thì trong trường hợp này đó là nói rõ. Nói: Thánh nhân do pháp Vô vi mà được hiện bày, song tính Chân như thì khắp chốn khắp thời đều có. Như thế, thì tại sao phải dùng tâm không trụ vào đâu cả mới chứng được Phật quả, chứ chẳng phải có tâm trụ? Còn thật thể Chân như lúc nào cũng có trong mọi thời gian thì tại sao lại có người được Chân như và có người không được? Để dẹp trừ điều nghi này, nên nói thí dụ vào chỗ tối. Nó làm sáng tỏ nghĩa gì? - Tụng nói: Có mọi lúc mọi nơi, Mà chẳng được Chân tính, Do Vô vi, có trụ, Trí không trụ được Chân. Trong đây ý dạy: tính Chân như tuy là luôn có ở mọi lúc mọi nơi, nhưng do người ấy vô trí và có tâm trụ, nên không thể được Chân như, không được nghĩa thanh tịnh. Còn người có trí và tâm không trụ thì liền thấy được nghĩa thanh tịnh. Song, chư Phật Thế Tôn là do Chân như hiển bày. Chính lý do này nên dùng tâm có trụ thì không thể chứng được. Do đó, Tụng nói: Không trí dụ là tối, Đương tối, trí như sáng Năng đối và sở trị, Được mất hiện ngay đây. Giống như tối, tức là cùng với tối có nghĩa tương tự. Do đó dùng tối để dụ cho kẻ vô trí, không biết. Lấy ánh mặt trời dụ cho kẻ có trí, có mắt. Như ý văn đã đủ, cho nên mới nói: Chủ thể đối (Năng đối) và đối tượng được đối trị (Sở trị), được mất có ngay đây, tùy cảnh tương ưng. Do có mắt ấy là thể hiện năng trị của mình. Phần đêm ánh sáng rõ ra rồi, là hiển bày cái sở trị đã bị phá vỡ. Bóng tối chấm dứt, ánh mặt trời xuất hiện, là chỉ cho năng đối trị lúc đó. Khi ánh dương đã chiếu sáng thì thấy đủ màu sắc, hình ảnh. Văn kinh sau đây muốn nêu bày điều gì? Tụng nói: Do chính hạnh như thế, Được lượng phước như thế, Đối với pháp chính hạnh, Nay sẽ nói nghiệp dụng. Do chính hạnh như thế, là ý nói chính hạnh đối với văn tự kinh. Tụng nói: Ba loại đối với Văn; Thọ trì-đọc-diễn nói. Có ba loại người thực hành đối với văn tự kinh. Một là Thọ trì. Hai là đọc. Ba là diễn nói rộng. Nói “Thọ trì”, là người trì pháp. “Đọc tụng” là người nương theo sự học rộng và nghe pháp nhiều mà nói. Tuy không thọ trì, nhưng có đọc tụng, cho nên cũng thuộc về đa văn. chính hạnh đối với nghĩa, tức nghĩa được hiện bày khắp nơi. Tụng nói: Được nghĩa từ người khác, Mình nghe rồi suy nghó. Hiểu được nghĩa là do từ người khác và chính mình. Vì sao lại từ người khác và vì sao lại do mình? nghĩa là khi nghe người khác nói, rồi mình suy nghó, mới hiểu được nghĩa. Như thế, là lần lượt từ người khác, đến chính mình rồi mới được. Căn cứ vào sự biến khắp mà được nghĩa, thì đây có ý nói đến chính hạnh đối với văn nghĩa. - Tụng nói: Đấy gọi thành thục nội, Thành tựu hữu tình khác, Việc lớn thời gian nhiều, Mong phước, phước thù thắng. Thọ trì v.v.. tức là khi thọ trì kinh, chính mình được thành thục. Ngoài ra, còn thành tựu cho người khác, là vì người khác mà rộng nói chính pháp. -“Được lượng phước như thế”, tức chỉ rõ số lượng phước đức ấy có khác nhau. Việc lớn thời gian nhiều - Mong phước, phước thù thắng”, đây là phước xả bỏ thân mạng để bố thí, so với phước xả bỏ thân mạng ở trước, vì sự việc lớn hơn nên cũng có sự sai khác về phước đức, cũng do thời gian nhiều, dài. Tức trong một ngày mà đem rất nhiều thân mạng để bố thí, lại trải qua rất nhiều thời gian để thực hành chính pháp. Nghiệp dụng nay sẽ nói. Vì sao gọi đó là hành nghiệp dụng? Tụng nói: Chẳng phải cảnh, tính riêng, Thường nương cậy Đại nhân, Và rất khó được nghe, Nhân vô thượng thêm lớn, Nếu chỉ trì chính pháp, Nơi sở y thành khí, Trừ sạch các nghiệp chướng, Mau được tính trí thông, Viên mãn sự thế gian, Dị thục rất tôn quí, Với pháp tu hành này, Nên biết được nghiệp đó. Kinh nói: “Không thể nghó”, chỉ rõ đó không phải là kẻ phàm phu thường tình, có thể thấu hiểu suy lường đến những hoạt động trong cảnh giới ấy. Nói: “Không thể tính kể”, là chỉ rõ tính riêng của phước thu được, đối với hàng Thanh văn… đó là tính bất cộng. Nói: “Vì lợi ích cho những chúng sinh nào, phát tâm hướng đến quả vị tối thượng thừa, mà nói”, thì đây là hiển bày về pháp môn ấy, là giáo pháp đại thừa mà các bậc Đại nhân đã nương vào gọi là hạnh Cực Thượng thừa, Đại thừa, gọi là Tối Thắng thừa người ưa thích những việc thấp kém, thì không muốn nghe. Đấy là hiển bày tính khó được nghe, tức người nghe pháp khó được. Do có thể thành tựu những tụ phước đức không thể nghó lường…, nên càng làm rõ sự tăng trưởng nhân của quả vô thượng, thì sự gieo trồng gây tạo phước đức càng thêm nhiều. Trong đó văn kinh đã nói: “Không thể nghó suy, không thể tính kể”; nghĩa là chẳng thể lường, chẳng thể tính đếm được. Như sau đây, nên biết. “Nên biết, người đó sẽ dùng vai mà gánh vác v.v..” Đấy là chỉ cho người thọ trì kinh pháp Kim Cang này. Vì người đó thọ trì pháp, tức là thọ trì Bồ-đề. Chổ hiện có kinh này nếu người cúng dường hương hoa; thì đó là nói rõ nơi nương dựa trở thành pháp khí thắng diệu. “Do bị khinh khi làm nhục” tức là có bao nhiêu nghiệp ác, đáng bị đoạ vào đường dữ, đều được tiêu trừ hết, điều đó chỉ rõ sự thanh tịnh vì đã diệt trừ nghiệp chướng. Nói: “Đó là việc lành, nghĩa là khi bị khinh chê, làm nhục, thì rõ ràng là người bị làm nhục đã có tính phước đức, nên nói đấy là việc lành. Chú: (Từ xưa các bản dịch đều không có lời này, do trong bản kinh chữ Phạm có chữ còn ẩn kín) Ở chỗ Phật Nhiên Đăng trước đây đã cúng dường phụng sự chư Phật, thì phước đức có được thua kém rất nhiều so với phước đức ở đời sau có người đối với pháp môn này mà thọ trì v.v… Điều này chỉ rõ được thành tựu tính trí tuệ thông suốt. Nhiều tư lương phước đức, thảy đều viên mãn, nên phải biết: Kinh này là không thể nghó bàn. Đây cũng chỉ rõ quả báo là không thể nghó suy; tức là mọi sự tốt đẹp của thế gian đều đầy đủ. Quả báo rất đáng tôn quí. nghĩa là đối với Hộ thế, Đế Thích, Bà-la-môn … các địa vị vốn có này đều thâu tóm lấy một cách viên mãn. Nói “điên loạn”, nên biết đấy là do tâm bị cuồng loạn-Nói quả báo chẳng thể nghó suy, đấy là nói về hai tính chất về nhiều và trội hơn tất cả đều chẳng phải là trình độ của kẻ phàm phu thường tình thấu hiểu đo lường được! Đây gọi là chính hạnh đối với pháp. Vì có khả năng có thể an trụ vào các phước đức như thế, nên, gọi đấy là công dụng quả báo của nghiệp chính hạnh. Ba loại trước đã hỏi đáp, ở đây hỏi lại, thì nghĩa có gì khác chăng? Đáp: Tụng nói: Do khi tự thân làm, Cho mình là Bồ-tát, Gọi đó, là tâm chướng, Trái với tâm vô trụ. “Này Diệu Sinh! Thật sự không có pháp nào có thể gọi là Bồ-tát. Nếu không có Bồ-tát, thì tại sao Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng, lại tu hạnh Bồ-tát? Giải đáp: Nghi này rằng: “Thật sự không có pháp nào để Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng v.v..” điều này nói rõ nghĩa gì? - Tụng nói: Thọ ký cho sau này, Nhiên Đăng, hành chẳng hơn, Hạnh Bồ đề đồng nhau, Chẳng thật, do nhân tạo. Ý ở đây nói: “Thuở xưa, Ta ở chỗ Phật Nhiên Đăng, chẳng phải là người tu hạnh Bồ-tát cao tột nhất”. Nhưng khi xưa, lúc Ta tu hành, ở bên đức Phật đó, thật không có pháp nào để ta chứng được chính Giác cả. “Nếu đã chứng được chính Giác thì Phật ấy liền không thọ ký cho Ta, sau này sẽ thành Phật”. - Ý trong đây nghĩa là: Khi người ấy tu hành mà tự cho là ta sẽ thành Phật. Nếu nói quả Bồ-đề chẳng có, thì Phật cũng là không, tức gọi tất cả đều không. Vì dẹp trừ nghi này, nên trong kinh, Phật bảo: “Này Diệu Sinh! Nói Như Lai, tức là tên gọi khác của Thật tính Chân như. Tức là không có nghĩa điên đảo, gọi là Thật tính; không có nghĩa là biến đổi, gọi là Chân như- Này Diệu Sinh! Nếu có người nào nói: Như Lai đã chứng được đạo Vô thượng chính đẳng chính giác, thì đó là nói dối–nghĩa này là thế nào? Đáp: “Hạnh Bồ-đề ấy đồng-chẳng thật, vì có nhân tạo ra”. Do thuở xưa, khi Bồ-tát tu hành thì thật ra là chẳng tu hành. Chư Phật cũng như thế. Không có pháp nào để chứng chính Đẳng chính Giác. Đây rở lại bác bỏ chung là không có đạo Vô thượng chính đẳng Bồ-đề. Kinh nói: Này Diệu Sinh! Pháp để Như Lai có được chính Giác, thì đó chẳng phải là thật, cũng chẳng phải dối” - Điều này có ý gì? - Theo lý chân như thì nếu Phật có chứng quả, thì đó chẳng phải là thật, vì nó từ nhân mà sinh ra, vì các tướng hữu vi đều là nghĩa của tướng nhóm họp tụ tập. Cho nên chân như không có tướng về sắc, Thinh v.v..) Tụng nói: Không tướng kia, là tướng, Sáng tỏ cái không dối, Do Pháp là Pháp Phật, Đều chẳng tướng hữu vi. nghĩa là Chân như, không có các tướng của sắc, thinh v.v.. Tướng của sắc v.v.. không có là tự tướng của Chân như. Cho nên nói: Không có tướng kia- là tướng. Tức là làm sáng cái không dối. Thế nên, Như Lai nói: “Tất cả pháp tức là Phật pháp”. - Điều nầy làm rõ nghĩa gì?- Vì Như Lai đã chứng pháp ấy, vì pháp là Phật pháp, đều chẳng phải là tướng hữu vi. Điều đó đã chỉ rõ thể nó là Vô vi. Ở đây muốn trình bày điều gì? - Do tất cả pháp đều lấy Chân như làm tự tính. Điều đó chỉ có sự giác ngộ của Phật mới biết, cho nên nói: Tất cả pháp đều gọi là Phật pháp. Các thứ sắc, thinh v.v… không thể giữ được tướng tự thể của nó; hết thảy các pháp sắc, thinh v.v… đều không phải là pháp. Do không phải là pháp, nên Vô vi mới trở thành pháp, tức là nó hoàn toàn giữ thâu cái tướng không phải có. - Còn dụ về bậc trượng phu, thì định chỉ bày nghĩa gì? - Tụng nói: Muốn hiểu pháp thân Phật, Nên biết, dụ trượng phu Thân viên mãn không chướng, Là tính trùm đầy khắp, Và được thể rộng lớn, Cũng được gọi thân rộng, Chẳng có thân, là có, Nói nó không phải thân. Phiền não và sở tri, cả hai chướng đó đều đã diệt trừ hết, không còn gì, nên gọi là thân viên mãn. Nói trùm đầy khắp, có nghĩa là biến hành, là trùm khắp mọi nơi, nên gọi là thân đầy đủ. “Và được thể rộng lớn, cũng gọi là thân lớn. Biến hành đó nên biết, nó là tính của Chân như, nó ở khắp trong các pháp, không có tính nào khác. Nói “chẳng có thân là có” là nói: “Nó chẳng phải thân, thì Như Lai bảo là chẳng phải thân”. Do đó, gọi là thân đầy đủ. Nói: “Thân lớn”, là muốn trình bày điều gì? - Vì chẳng phải là thân hữu vi, nên gọi đó chẳng phải là thân, tức là tính Chân như. Do vì nó không có thân, nên gọi đó là thân đầy đủ, thân lớn. Nếu nói không có Bồ-tát, tức là quả Phật chính giác cũng không, sự giác ngộ cũng không và cũng không có chúng sinh, để khiến cho họ nhập Niết-bàn, cũng không có việc trang nghiêm cõi nước chư Phật… thì còn có gì nữa? Các Bồ-tát sẽ khiến cho tất cả chúng sinh, đều được vào chốn tịch tónh, lại còn nghó là ta trang nghiêm cõi Phật sao? - Vì đáp nghi vấn đó, nên có đoạn văn sau đây muốn làm rõ nghĩa? Tụng nói: Không hiểu rõ pháp giới, Khởi tâm độ chúng sinh, Và thanh tịnh cõi nước, Đó chính là giả dối. “Nếu nói tâm này đó là giả dối, vì tâm này nên chẳng gọi là Bồ- tát, thì như thế, do đâu mà được tên? Đáp: “Nếu có người tin hiểu, tất cả pháp, đều là tính không…”. Tức là tất cả pháp đều không có tính v.v…” Lời văn này, định nêu lên ý gì? Tụng nói: Với Bồ-tát chúng sinh, Các pháp không tự tính, Nếu hiểu dù chẳng Thánh, Gọi Thánh tuệ, nên biết. Đây ý nói nghĩa gì? - Là nói pháp không có tính. Pháp không tính đó tức là căn cứ vào các pháp vốn có của chúng sanh và Bồ-tát. Nếu tin hiểu là không có tính, hoặc bằng thế gian trí hoặc xuất thế gian trí thì gọi là Dị Sanh (phàm phu) và Thánh, đều gọi Bồ-tát cả. Do đó, liền có ý quyết định cho: Có hai hạng Bồ-tát: Bồ-tát bị thế tục ngăn che, và Bồ- tát thắng nghĩa. Điều nầy chỉ rõ sự tùy thuận theo nó. Lập lại hai tiếng “Bồ-tát, Bồ-tát”. Văn kinh trước đã nói: “Như Lai không có cái gì hiện bày ra”, nghĩa này trở nên sáng tỏ. Nếu như thế, thì lẽ nào Thánh nhân kia hoàn toàn không thấy gì cả? Để đáp vấn nạn này, nên mới nói là có năm thứ mắt. Vì muốn nêu bày nghĩa ấy, nên Tụng nói: Tuy không thấy các pháp, Nhưng chẳng phải không mắt, Phật có đủ năm mắt, Do cảnh vốn dối rỗng. Phải như thế nào, mới là không dối? - Để đáp lời hỏi này, ở trước đã nói thí dụ. “Tất cả chúng sinh đó, với đủ mọi thứ tính, mà tâm thay đổi, biến chuyển thế nào, ta đều biết rõ cả.” - Như thế mà nói rộng, thì đấy chỉ rõ nghĩa gì? - Nói đó chẳng phải là thấy lầm, mà chính là do cảnh rỗng dối. Cái gì là cảnh rỗng dối? - Đó tức là các thức lầm lẫn. Tụng nói: Các thứ tâm lưu chuyển, Vì lìa khỏi niệm xứ, Nó không yên, luôn động, Nên nói là hư vọng. Trong tất cả các thức, thì sáu thức khác nhau, mà nó lại là dối cả! Dựa vào đâu mà gọi thức là tâm lưu chuyển? - Kinh nói: Như Lai nói không có Đà La, đó là hiển bày tính lìa bỏ niệm xứ. Vì niệm xứ ấy là chỗ nắm giữ Đà la, nếu không nắm giữ tức là không yên. Đà La Nẫm, Ala, A Đà la, đây là ba cái tên cùng có nghĩa, đều gọi là trì (nắm giữ), cũng có nghĩa là rót chảy. Do không nắm giữ, kìm hãm; nên tâm luôn luôn biến đổi phân tán. Nói không nắm giữ, là hiển bày đối tượng, luôn biến đổi chuyển dời. Đã không nắm giữ, nên nói là nó luôn biến đổi. Đó là tính lầm lẫn giả dối. ( Hỏi: Vì sao, có bản kinh xưa còn lưu lại, tiếng Phạm gọi là: “Đà la” mà không dịch thành chữ Hán. Vậy là có ý gì? Đáp: Bản tiếng Phạm có ba chỗ đều dùng chữ Đà La, nhưng nghĩa có khác nhau. Nay người dịch đã dùng nguyên tiếng Phạm, là vì đã bị trở ngại trong ngôn ngữ dịch thành tiếng Trung quốc. Như các bản dịch đều toàn dùng tiếng nói ở đời nhà Đường, xét lý thì trái nhau với bên Tây Vực. Cho nên bản dịch xưa, dùng nguyên tiếng Phạm. Có thể dùng nghĩa là chuyển dời, biến đổi. Đặc biệt ở trong đạo, thì dùng chính thức nghĩa là sự cầm nắm giữ gìn. Để dịch chữ đó, mới xem ý trong bản Tụng của Bồ-tát Vô Trước có phù hợp với hoàn cảnh của người chú thích, là Bồ-tát Thế Thân chăng? Như trong bản xưa, chẳng có chữ đó, thì chẳng lẽ “tặng” lại đời sau chữ viết sai! Nếu dịch chung là lưu chuyển, đổi dời; thì nghĩa nắm giữ biến mất. Mà nếu theo nghĩa của trì, thì nghĩa lưu chuyển không còn. Nếu dùng cả hai nghĩa, mới thật là thỏa đáng. Nếu dịch là thay đổi biến dời, thì lý cũng đúng, nhưng gồm có nhiều nghĩa, chẳng bằng dùng hai chữ Đà La, một chữ đã vậy, các chữ khác thì suy mà biết. Những ai còn giữ bản tiếng Phạm xưa, mà gồm có ý khác, vì kinh Bát Nhã này đã trải qua bốn, năm lần (bản) dịch; thì nên tìm xem cho kỹ, chẳng nên ham mới lạ, mà nên dịch lại ý xưa, để lý nghĩa được sống còn. Tiếng nói ở Tây Vực có bản danh mục ghi nhiều việc, một việc lại có nhiều tên. Như một chữ Đa La đây, gồm có nhiều nghĩa vừa (lưu), vừa (trì), lý tùy văn thể và phong tục xứ sở mà khác xa. Chẳng nên cậy xưa mà lầm tiếng. Nếu xét thấy bản dịch cũ toàn là sơ sót thô lậu, mà chẳng rãnh rổi, nói hết chỗ còn khuất lấp hay sao?) “Vì sao thế”? - Là vì có các tâm quá khứ chẳng thể nói được. Gọi là tâm quá khứ, vị lai; là do tính của quá khứ, vị lai không thể nắm bắt được. Còn đối với hiện tại, thì chỉ là “biến kế sở chấp”, tự tính của nó không có. Đây là chỉ rõ tâm luôn dời đổi, đó là tính của thức mê lầm đối tượng, không có tính chất của ba đời. - Lại nói thí dụ về tụ phước đức, là có ý gì đây? - Tụng đáp: Nên biết là trì Trí Sức phước, chẳng giả dối, Nên rõ, nhân phước này, Nhắc lại, cùng nói dụ. Đây nói nghĩa gì? - Tâm đã luôn biến đổi thì đó là tính dối trá lầm lẫn, phước tụ có bao nhiêu cũng chỉ là không. Việc đó đã là hư dối, thì làm sao thành tựu thiện pháp được? - Vì có nghi sâu xa này, nên cần lý giải thật rõ ràng. Đáp: Tâm luôn chuyển dời thì đúng thật là giả dối, nhưng thể của tụ phước đức, thì không giả dối, trống rỗng; vì nó luôn được nắm giữ do Trí chính giác. Làm sao hiểu rõ tính nắm giữ này? Như kinh nói: “Này Diệu Sinh! Nếu đó là tụ phước đức, Như Lai tất sẽ không nói là tụ phước đức”. - Đây có ý nghĩa thế nào? Ấy là do chấp cái thể giả dối của năm uẩn, nếu tụ phước đức này là thủ uẩn, thì Như Lai đã không nói tụ phước đức đó, là tính của tụ phước đức, không nói là nghĩa nắm giữ của trí tuệ. - Nếu nói Như Lai là chẳng phải do sự tập họp tạo nên, thì tại sao lại cho Như Lai có những vẻ đẹp và các tướng? Để giải đáp lời hỏi này, kinh có nói: “Chẳng nên lấy sắc thân vẹn toàn và tướng hoàn hảo đầy đủ mà nhìn Như Lai”. Nói sắc thân, thì đã rơi vào nghĩa vẻ đẹp rồi. <项>KINH THÍCH NĂNG ĐOẠN KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA <卷>QUYỂN HẠ “Như Lai nói tướng đầy đủ đó, chẳng phải là tướng đầy đủ, do đó mới nói là tướng đầy đủ”. Điều nầy có ý nghĩa gì? Tụng nói: Gọi là chân pháp thân, Không phải thân viên mãn, Cũng chẳng phải tướng đủ, Chẳng tính thân nên biết, Với pháp thân không khác, Như Lai chẳng không hai, Nói lại tướng đầy đủ, Do hai thể đều không. Nói pháp thân, thật sự không sắc thân viên mãn, vẻ đẹp tùy hình, mà nên biết, cũng không phải là các tướng đầy đủ, vì tính của pháp thân là không có thân. Pháp thân không có nghĩa là tướng cụ túc, cũng không phải Như Lai không có hai thứ đó. Sở dó nói là sắc thân viên mãn và các tướng đầy đủ, là vì hai loại này, không rời pháp thân. Thế nên Như Lai mới có thân tướng đẹp đẽ ấy, vì đó mà phải nhắc lại. Sắc thân viên mãn và các tướng đầy đủ”. Do cả hai đều là không, thế nên cũng nói chúng là không. Nói nó chẳng phải là viên mãn, cũng chẳng phải là tướng đầy đủ, thì cũng nói là có. Nói sắc thân viên mãn và tướng cụ túc” là có ý gì? Do pháp thân đó không là tướng tốt nầy, cho nên gọi đó là sắc thân viên mãn và tướng đầy đủ của Như Lai. Do sắc thân viên mãn và các tướng đầy đủ cùng với thân kia không thể rời nhau. tính của pháp thân tức không phải như vậy. Nhưng pháp thân không phải là tính của thân kia. Nếu nói: Chẳng nên lấy sắc thân viên mãn và thân tướng đầy đủ để thấy Như Lai, thì Như Lai làm sao nói pháp? - Để đáp lời hỏi này: “Đây tức là có tâm ác, muốn chê bai, chống báng Ta, do không hiểu được nghĩa lý của Ta nói”. Tụng nói: Như Phật nói cũng không, Nói hai là còn chấp. Với ý nghĩa gì mà nói lặp lại: “Thuyết pháp, thuyết pháp” đó. Bài Tụng nói: Nói hai là còn chấp. Thế nào là hai: Chính là văn. Cho là nghĩa. Với lý do nào mà văn kinh bảo: Không có pháp có thể nói, ấy gọi là nói pháp? Đáp; Tụng nói: Do không lìa pháp giới - Nói cũng không tự tính. Do không lìa xa ngoài pháp giới, mà có tự tính nói pháp có thể được. Nếu nói không có Thế Tôn là người nói, và pháp được nói cũng không lìa pháp thân, nên trở thành chẳng có. Như thế là pháp rất sâu kín cao xa, làm thế nào mà người ta có thể tin hiểu quí kính được? - Để dẹp trừ thắc mắc này, Tụng đáp: Năng thuyết-Sở thuyết tuy rất sâu Nhưng chẳng phải, không có tin kính. Kinh nói: “Này Diệu Sinh! Đó chẳng phải chúng sinh, cũng chẳng phải phi chúng sinh”. Là nói ý gì? Tụng nói: Chẳng phải chúng sinh, chẳng phi chúng sinh, Chẳng phải Thánh, tính Thánh cùng tương ưng. Có những người, có thể sinh lòng tin kính, người đó chẳng phải là chúng sinh. Do các chúng sinh khác không cùng với tính Thánh tương ưng, mà tương ưng với tính phàm phu. - Chẳng phải phi chúng sinh, là do tương ưng với tính Thánh nhân. Ở trong nghĩa này do kẻ ấy hướng về tính phàm phu, nên không phải là chúng sinh do kẻ ấy mong cầu tính Thánh nhân, nên chẳng phải là là chúng sinh. “Vì sao? Chúng sinh, chúng sinh ấy, Như Lai nói, đó chẳng phải chúng sinh”. - Đấy là căn cứ vào tính chất của hàng dị sinh ngu si thấp bé. “Do đó mới nói là chúng sinh”, thì đấy là căn cứ vào tính của Thánh nhân. Nếu nói: Như Lai chưa từng có pháp nào, để được giác ngộ thì tại sao lại bảo là phải lìa sự hiểu biết đúng thứ lớp sau cùng, để được gọi là bậc Vô thượng chính đẳng chính giác? - Để đáp lại câu hỏi này, phải hiểu: Không phải là có pháp để có thể giác ngộ, mới gọi là Vô thượng chính giác. Nhưng do Tụng nói: Chút pháp cũng không có Vô thượng giác, nên biết, Do pháp giới không thêm tính thanh tịnh bình đẳng Và phương tiện vô thượng. Ở đây, dù là một chút pháp cũng không có để vượt hơn, cho nên gọi là Vô thượng. Hơn nữa, pháp giới không có thêm, vì pháp ấy bình đẳng, nên gọi là “Vô thượng”. tính chất của “thượng thượng” không có. Vả lại, pháp thân Như Lai là thanh tịnh bình đẳng, nên pháp ấy không có chỗ nào là không bằng nhau. Không có một chút nào tăng thêm nữa, nên gọi là Vô thượng. Hơn nữa, tự tướng của pháp ấy là vô ngã, đấy tức là cao. Mà tính cao thì không có, nên gọi là Vô thượng. Hơn nữa, đối với các phương tiện, thì cũng là Vô thượng. Hết thảy pháp thiện đều tròn đầy, nên gọi là Vô thượng. Các Bồ-đề khác, đối với pháp thiện thì không viên mãn. Do vậy, phương tiện này thật có trên hết. Chính vì điều đó, mà Như Lai nói chẳng phải là pháp thiện, nên gọi đó là pháp thiện. Đây là ý gì? Tụng nói: Do tính lậu chẳng pháp, Nên chẳng phải pháp thiện, Do đó gọi là lành. Do có tính hữu lậu, nhưng không nắm giữ tướng hữu lậu, vì không nắm giữ, do vậy mà gọi là pháp thiện. Nắm giữ tính vô lậu, thì nhất định đó là tính lành. - Nếu phải nhờ pháp thiện để được Đại Bồ-đề, thì những thuyết pháp cũng lẽ ra không thể chứng được Bồ-đề, vì nó thuộc tính chất vô ký. - Vì ngăn lời hỏi này, nên nói phước đức có khác nhau là để giải đáp cho pháp thuyết ấy. Giả sử, việc thuyết pháp là vô ký, thì cuối cùng vẫn được phước chứng quả. Tụng nói: Nói pháp tuy vô ký, Chẳng phải không có quả. Vì chẳng lìa nó mới được Bồ-đề. Tức phải nhờ pháp thuyết ấy, thì Đạo Bồ-đề mới khế hợp được. Tụng nói: Do một pháp báu này, Hơn vô lượng báu khác. Cho nên ở đây, nói về sự quí báu của được pháp thuyết này, tức là so sánh với việc bố thí vô số châu báu, nhiều như số núi Diệu Cao ở trước, để chỉ rõ là phước đức có được khác nhau. Giả sử có một trăm phần, thì phước đức bố thí ở trước, không bằng một phần của phước đức trì kinh và giảng nói rộng rãi này. Ở đây định làm rõ nghĩa gì? Tụng nói: Với mọi cách tính đếm, Nhân cũng có khác nhau, Suy tìm khắp thế gian, Không có chỗ thí dụ. Đây nói lấy phước đức này, so với tụ phước đức trước, thì có bốn loại so sánh phân biệt. Đó là Tính toán, Thế lực, Tương trợ và Nhân. Đối với phước trì kinh này… tìm khắp thế gian mọi cách tính toán, suy lường… cũng không có thí dụ vào có thể sánh ví nổi. Nói do tính đếm phân biệt, trước hết, giả sử có một trăm phần, rồi từ phần thứ một trăm, tính đếm mãi lên, đến mức không còn có thể tính đếm nào để phân biệt được. Nhưng nói tính đếm, đây tức phân biệt nói chung, còn ngoài ra là ý nói những con số được tính toán. - Nói do thế lực phân biệt: Nói do tương tợ phẩm loại phân biệt là nói phước trì kinh này vốn không tương tợ loại phước bố thí châu báu… để mà sánh kể với nhau. Nói do Nhân phân biệt, là nói nhân cho đến quả của trì kinh cũng không can hệ gì đến nhân quả bố thí hữu lậu kia. Và kia cũng không thể làm nhân cho đây. (Ổ Ba Ni Sát Đàm dịch là Nhân, như hạt cải, đem sánh với cây tùng bách). Ở thế gian này, rốt lại, không có cái gì để đem ra làm thí dụ, cho hình ảnh của phước đức ấy. Do đó, nếu lấy phước trước (là bố thí) đem so sánh với phước này (trì kinh, giảng nói) thì quá ít, đến nỗi chẳng có lời nào diễn tả thật chính xác, đầy đủ được! Cho nên nói dù có thí dụ cũng không thể bì kịp. Nếu nói tính và tướng của pháp ấy bình đẳng, thì không lý không bình đẳng, tức là không có người độ thoát và người được độ thoát (Năng độ, Sở độ). Tại sao Như Lai lại nói có độ thoát cho loài hữu tình? - Vì giải đáp vấn nạn này nên tiếp văn sau. Để trình bày nghĩa đấy, - Tụng nói: Vì pháp giới bình đẳng, Phật không độ chúng sinh, Với các danh cùng tụ (uẩn), Không ở ngoài pháp giới. Phàm giả lập tên gọi hữu tình là đối với Uẩn xứ kia mà gọi. Do danh và uẩn là cùng chung, không ở ngoài pháp giới. Tức tính của pháp giới này bình đẳng. Thế nên, chưa từng có một chúng sinh nào có thể được Như Lai độ thoát cả. Thế thì tại sao ở đây lại nói có chấp Ngã? Việc đó có ý gì? - Nếu nói chỉ có độ thoát cho năm uẩn đó mà thôi, tức đã xem như có chúng sinh rồi. Vì thế nên tụng nói: Nếu khởi sự chấp pháp, Thì lỗi như chấp ngã, Chấp có độ chúng sinh, Là không chấp vọng chấp. Như kinh nói: “Này Diệu Sinh! Nói chấp ngã đó, thì Như Lai nói là chẳng phải chấp”. Vì vọng chấp, nên Như Lai nói là chẳng phải sinh, tức là chẳng thể sinh ra các nghĩa của pháp Thánh. - Nếu nói chẳng nên lấy tướng đầy đủ, mà quán xét Như Lai, vì cái tướng đầy đủ ấy chẳng phải là tự tính, mà tự tính của Như Lai là Pháp thân. Song, tự tính Pháp thân của Như Lai, thì có thể dùng cái tướng đầy đủ, để so sánh mà biết được. Có vấn nạn như thế.Vì dẹp bỏ nghi ấy, nên tiếp văn sau. Sẽ nói rõ nghĩa gì? Tụng nói: Chẳng nên đem sắc thể, Chuẩn định Pháp thân Phật, Chớ xem vua Chuyển luân, Cùng Như Lai đồng nhau. Đó là phước của tướng báo thân, cũng gọi là tướng đầy đủ. Do tướng đó, mà thành pháp thân này, nhờ sức của phước, mới chứng được Bồ-đề. Có người nói như thế. Ý là nói Như Lai lấy tướng đầy đủ kia hiện ra để chứng quả chính Giác Vô Thượng. Vì dẹp bỏ ý nghó đó, nên nói: “Chẳng nên lấy tướng đầy đủ v.v..” - Sắp làm rõ nghĩa gì? - Tụng nói: Quả báo tướng đầy đủ, Viên mãn phước không thuận, Cảm ứng được pháp thân, Do dị tính phương tiện. Vì chân pháp thân là tự tính của trí tuệ, cho nên so với phước kia thì thể tính không giống nhau. Hai bài kệ đấy cần trình bày điều gì? Kệ tụng trong kinh nói: Nếu lấy sắc thấy Ta, Lấy âm thanh cầu Ta, Người ấy siêng làm tà, Chẳng thể thấy được Ta! Nên quán tính Phật pháp, Tức pháp thân Đạo sư, Thức khó biết pháp tính, Nên không thể hiểu rõ. Hai bài Tụng này, nghĩa đã nói rồi. Tụng nói: Chỉ thấy sắc, nghe tiếng, Người ấy không biết Phật, Pháp thân Chân như này, Chẳng phải cảnh của thức. Ý của lời văn này nói: Không nên lấy hai thứ sắc và thinh mà quán xét Như Lai. Vì là Dị sinh nên không thể thấy được. Vì sao thể? - Vì người đó khởi sự chuyên cần làm việc tà quấy. Nói Dị sinh đó, vọng khởi chuyên cần làm việc tà; không nương theo chính đạo, mà cầu thấy được Ta.” Ở đây nói Pháp tính tức là Chân như. Nếu nói phước thì không thể chứng được Bồ-đề thì Đây tức là nói quả báo phước nghiệp của Bồ-tát, cũng phải đoạn trừ. Vì giải đáp điều nghi này, nên có văn tiếp theo, nói tính của phước ấy, tuy chẳng thể trực tiếp nhưng chiêu cảm chứng được Bồ-đề… Tụng nói: Phước ấy, chẳng bỏ mất, Quả báo chẳng đoạn tuyệt, Được Nhẫn cũng chẳng đoạn, Vì đã được Vô cấu, Lại luận về nhân phước, Vì đây nói dụ ấy, Phước đó không quả báo, chính ngữ không tà giữ. Do đây là tính tư lương của trí ấy. Sao trình bày lại thí dụ về phước đức? Nên nói: Được nhẫn cũng chẳng đoạn, vì đã được vô cấu. Lại luận về nhân của phước kia, vì nó mà trình bày bằng dụ - Lại có nghi: Đã được trí Vô sinh pháp nhẫn tức không sanh, thì phước đức của Bồ-tát đều cần phải đoạn thuyết. Vì chỉ rõ, phước ấy không đoạn tuyệt cho đến hoàn toàn thanh tịnh, đạt phước đã nhiều, quả báo cũng hơn nhiều. Đối với pháp không sinh thì được vô tính ấy là có hai loại vô tính (tính không có Ngã, tính không có Pháp). Do thể tính của hai loại: Ngã-Pháp không sanh nên vạy. Kinh nói: “Này, Diệu Sinh! Nên chính thức nhận lấy, không nên tà vạy nhận lấy thế nào là chính thức nhận lấy, không nên tà vạy nhận lấy. Đáp: Phước kia không (cầu) quả báo. Cho nên chính thức nhận lấy”. Mọi phước đức chiêu cảm quả báo là điều đáng sợ! Phải biết, nếu chấp lấy quả báo đó tức là tà vạy nhận lấy. Cũng giống như vượt bỏ con đường chính, đi vào những ngõ ngách hiểm nguy. Nhưng vì phước đó không gây nên quả báo, cho nên đó là chính thức nhận lấy, chứ không phải tà vạy nhận lấy. Hỏi: Bến phước đức, Bồ-tát đã chẳng chiêu cảm các quả báo, thì kết quả là chúng sinh thu hoạch được, làm sao được biết? Tụng đáp: Phước ấy nhận quả hóa, Làm việc lợi hữu tình, Sự ấy do tùy ý, Thành Phật hiện các phương. Tới lui là Hóa hiện, chính giác luôn bất động, Ở nơi pháp giới ấy, Không một và không khác. Chư Phật Thế Tôn hiện ra đủ những biến hóa chứ không phải là Như Lai có đi lại, tới lui. Nói: “Việc ấy do tùy ý, thành Phật hiện các phương tới lui là hóa hiện, chính giác luôn bất động’. Để làm rõ nghĩa này, nên đoạn kinh tiếp nói. “Chưa từng có đi, chẳng hề có lại, do đó gọi là Như Lai”. - Điều đó có ý nghĩa gì? “Nếu Như Lai có đi, có lại, khác nhau v.v.. thì đó chẳng phải là Như Lai”. Vì tính của Như luôn luôn vậy, không hề thay đổi, biến dời. - Còn thí dụ bụi li ti nghiền nát, là dụ cho ai, nói rõ về việc gì? - Đáp: “Ở nơi trong pháp giới ấy không phải là một, không phải khác, nên biết”. Nói Như Lai ở trong pháp giới đó thì tính chẳng phải một cũng chẳng phải khác. Vì ý muốn trình bày về việc này, nên phải nêu dụ ấy. Tụng nói: Bụi nhỏ nghiền làm mực Dụ cho pháp giới. Lại nữa, thí dụ thế giới làm mực là hiển bày nghĩa gì? Tụng nói: Đây luận việc tạo mực, Là nói phiền não hết, tính chẳng tụ chẳng tập, Là tính không phải một, Với tính tổng tập đó, Làm rõ tính không khác. Thí như việc làm mực. Có nhiều bụi bặm rất nhỏ, nhưng không phải ở chung một chỗ, vật tụ tập đó cũng chẳng phải là một chất, một khối, nhưng cũng chẳng khác (tính) nhau, do chúng họp chung nhau lại. Đây là không có sự riêng rẽ nhau, theo nghĩa cắt nát ra nhiều mảnh nhỏ. Nên biết như thế. Chư Phật Thế Tôn ở trong pháp giới, tất cả các chướng phiền não đều dứt hết, tính chẳng phải ở một chỗ, tính cũng chẳng phải khác, đây là nói gồm chung cả ba ngàn đại thiên thế giới, không phải là tính tụ, và nếu là tính tụ, thì dụ ấy cũng giống nhau. Như Lai nói đó chẳng phải là tính tụ. Thế nên mới nói là nhóm rất li ti - Đây muốn nói nghĩa gì? - Nếu vật tụ tập ấy là một, thì không nên nói đó là nhóm những chất rất nhỏ. Vả lại, nếu đó là một cõi, thì cũng không nên nói là cả ba ngàn đại thiên thế giới. Do đó, nên nói: Đây tức là chấp có tích tụ. Đấy là Như Lai nói chẳng phải chấp; không vì tích tụ mà chấp. Do vọng chấp ấy, nên mới nói là chấp có tích tụ (chấp tụ). Ý muốn nói, là nó khác với những cái không phải là chính trí Vô thượng. Lại do nhân gì, những kẻ phàm phu ngu kia, đối với cái thật sự không có tụ họp mà lại chấp? - Để trả lời câu hỏi này, nên nói: Đó là chấp tụ! Chỉ theo lối suy luận thông thường, thì nói như thế là có. Đây muốn nói rõ điều gì? - Tụng nói: Chẳng hiểu vì Tục nói, Kẻ phàm ngu vọng chấp. “Này Diệu Sinh! Có nhiều kẻ nói: Như Lai tuyên nói ngã kiến v.v…” Đây là nghĩa gì? - Tụng nói: Đoạn trừ ngã và pháp, Chẳng chứng giác là không. Đã nói, thể hai thứ ngã và pháp là không. Tuy nói đã đoạn hết hai thứ này nhưng cũng chưa chứng được Bồ-đề. Thế thì phải đoạn dứt cái gì mới chứng được? - Đáp: Phải đoạn hết hai thấy, tức là phải đoạn dứt hai cái thấy Vô ngã và Vô pháp. Tụng nói: Cho nên thấy không thấy, Không chấp cảnh hư vọng. Do đó, phải biết thể của ngã là không. Những ai nói có ngã kiến, Như Lai nói là chẳng phải kiến (thấy), vì không có cảnh để thấy. Ý dạy: Cảnh của ngã xưa nay vốn là không. Văn nói: Gọi là ngã kiến (thấy có ta) - Là do phân biệt, giả dối mà có. Như thế đối với lý vô ngã, hiện rõ thấy cái tính không thấy. Đối với pháp cũng hiện rõ thấy cái tính không thấy. Thế nên văn kinh có nói: Đối với tất cả pháp nên biết như thế v.v.. Nhưng tưởng về pháp kia, cũng chẳng phải là tính tướng, nó như ngã kiến. Lại có ý gì? Khi đã cho là có hai cái thấy ngã và pháp, còn nói là chẳng phải tính thấy? - Đáp: Đó là chướng vi tế, Biết thế, nên phải đoạn. nghĩa muốn trình bày, ở đây là hai sự thấy ngã và pháp; đó đều là chấp lấy cái thấy, đó nghĩa là chướng vi tế. Do hai cái đó, mà biết đúng được, đó chẳng phải tính thấy như vậy; nên mới có thể đoạn trừ được. - Kinh nói: Nên biết như thế, nên thấy như thế, nên hiểu như thế đó. Văn này là nói. nghĩa ấy Tụng nói: Do được hai thứ trí, Và định, mới trừ nó. nghĩa là dùng lại trí Thắng nghĩa trí Thế tục và định nương nhờ vào hai chỗ đó, mới có thể trừ được chướng vi tế ấy. Luận về chỗ sai khác của phước, là muốn nói điều gì? Tụng đáp: Nói phước rõ hoá thân, Phước vô tận-chẳng không. Dù tùy ý biến hóa, ứng dụng rộng khắp, nhưng Như Lai, khi hóa thân tuyên nói chính pháp, thì đó là phước vô lậu không có hạn kỳ chấm dứt. Thế nào là nói chính pháp? Ý nầy chỉ rõ, Như Lai không tự nói: Ta là hóa thân. Tụng nói: Khi chư Phật nói pháp, Không nói là hoá thân, Do vì chẳng tự nói, Nên nói pháp chân thật. Ở đây muốn trình bày điều gì? - Là nói: Tuy thuyết pháp, hóa độ chúng sinh, nhưng Như Lai không tự bảo Ta là Phật hóa thân. Do không chính thức nói như thế, nên đó mới gọi là nói chân chính. Ý dạy: Nếu làm khác điều này thì các chúng sinh được hóa độ sẽ không sanh lòng tôn kính. Có vậy mới làm ích lợi cho chúng sinh. Thật sự không có pháp có thể nói. - Nếu nói: Như Lai có rất nhiều hóa thân và nói pháp mãi mãi vô tận, thì tại sao Như Lai lại nói là có Niết-bàn? - Để giải đáp điều nghi này, có Kệ nói: Như Lai chứng Niết-bàn, Chẳng tạo cũng chẳng khác. Chẳng phải các Như Lai chứng được sự hoàn toàn vắng lặng là có tạo tác, vì tự tính của hữu vi so với sự tạo tác ấy không khác. Tuy là hiện có Niết-bàn, nhưng đó chỉ là biến hoá, thị hiện với sinh tử, để làm ích lợi cho chúng sinh. Ở đây là muốn hiển bày việc Như Lai không trụ ở Niết-bàn. Sinh tử cùng Niết-bàn, cả hai đều không trụ. Lại có lý do gì mà thị hiện cùng với Sinh tử, nhưng không trụ vào nhân duyên của Sinh tử? - Tụng đáp: (Kệ tụng trong kinh là bốn câu đầu. Còn hai câu sau thuộc về Tụng của Luận) Hết thảy pháp hữu vi Như sao, màng, đèn, huyễn Sương, bọt, mộng, chớp, mây, Nên quán xét như thế. Tập tạo này có chín, Lấy chính trí mà quán. Đó là chín thứ như sao v.v…, cùng làm pháp dụ, lấy chín dụ làm cảnh, dùng chính trí mà quán cảnh đó. Sao gọi là chín thứ quán sát cần nên biết? Tức là phải nên quán sát chín thứ đó. Quán là thế nào? Tụng nói: Thấy tướng cùng với thức, Thân-thọ dụng, chốn ở Quá khứ và hiện tại, Vị lai, đều quán rõ. Ở đây, nên quán thấy tâm pháp như là các vì sao, còn ánh sáng mặt trời là chính trí, khi ánh mặt trời xuất hiện, thì ánh sáng của các vì sao đều biến mất. Nên quán các cảnh tướng của đối tượng đó. Như có người bị bệnh đau màng mắt, khi nhìn lên khoảng không, thấy có nhiều vầng tròn và nhiều sợi nhỏ tung tăng. Đó là ảo ảnh thấy lầm. - Nên quán cái thức kia giống như ngọn đèn. Sở dó có thể nương vào đó để thấy, là do dầu mỡ ái dục sinh ra. Nên quán cuộc đời chỉ là huyễn ảo, cũng như cõi thế gian đây, có nhiều chất kỳ lạ, nhưng tính nó không thật - Hãy quán thân này như giọt sương mai, chỉ hiện diện tạm thời trong thoáng chốc. - Hãy quán sự thọ dụng cũng như bọt nước, tính chất của thọ dụng là do ba việc họp lại mà sinh ra. Hãy quán những cái được tập họp, tạo nên trong quá khứ, như là cảnh trong mơ, chỉ có trong trí nhớ, chứ không thực có. - Hãy quán các việc trong hiện tại, giống như điện chớp, loé ra đó thì mất ngay. - Hãy quán thể của vị lai chưa đến, như đám mây đùn. Thức A Lại da tồn tại nhờ tạo lập do các hạt giống đối với thể của nó gồm thâu và chứa giữ các hạt giống. Khi quán sát chín thứ này thì lợi ích gì? Chứng được trí tuệ cao quí nào? Tụng nói: Do quán sát các tướng, Nên thọ dụng, dời đổi, Ở trong pháp hữu vi, Đạt tự tại, vô cấu. nghĩa này thế nào? Quán các pháp hữu vi có ba thứ: Là do quán thấy thức cảnh, tức là quán sát các tướng, do tập họp tạo nên hữu vi. Là do quán thân tướng và sự thọ dụng ở cõi đời này, tức là quán sát các thọ dụng ấy, chính những thứ đó cho nó thọ dụng. Là do quán ba đời luôn thay đổi khác nhau, tức là quán cái luôn luôn thay đổi, chẳng ngừng nghỉ. Do các quán sát này mà đối với các pháp hữu vi, không có chướng ngại, luôn được tự tại tùy ý. Khi đó, dù lăn xả vào chốn sinh tử vẫn không hề bị phiền não vấy bẩn, Trí tuệ kia nếu lập chứng Niết-bàn hữu dư, (thân đoạn, trí tận) thì đâu thể nếu vị Từ bi. - Tụng nói: Là pháp hiếm có của chư Phật, Đà-La-Ni cú nghĩa sâu dày, Được nghe Từ Tôn bày nghĩa lớn, Được phước nhiều, khiến mau thanh tịnh. TẬP 86