<經 id="n1510">LUẬN KIM CANG BÁT NHÃ <篇>SỐ 1510 (QUYỂN THƯỢNG & HẠ + BIỆT BẢN ) HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1510 LUẬN KIM CANG Bát-nhã Tác giả: Bồ-tát Vô Trước Hán dịch: Đời Tùy, Tam tạng Đạt Ma Cấp Đa, người Nam Ấn, <卷>QUYỂN THƯỢNG Phật pháp xuất hiện, không gì sánh, Là đệ nhất thấu rõ pháp giới Tụ ý nghĩa Kim cang khó hoại, Hết thảy Thánh nhân, khó vào được. Là Tiểu Kim Cang Ba-la-mật, Tên như vậy hiện rõ uy thế, Giáo và nghĩa bậc Trí đã nói, Nghe xong chuyển thành chúng ta nói, Thân nương về Phật và bậc Trí, Đều đem chính tâm mà đảnh lễ Ta siêng năng lập nghĩa ấy, Vì tự, tha mà nối nhau giải thích. Bát-nhã Ba-la-mật nầy được thành lập do bảy cú nghĩa. Bảy cú nghĩa là: Chủng tính không đứt. Phát khởi hành tướng. Nơi tu hành trụ vào. Đối trị. Không mất. Địa. Đặt tên. Bảy cúù nghĩa trên được thành lập ở trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật, nên gọi là cú nghĩa. Sáu cúù nghĩa đầu, nêu rõ việc làm của Bồ-tát, rốt ráo Cúù nghĩa thứ bảy nêu rõ việc lập pháp môn này. Nên biết như thế Bát-nhã Ba-la-mật nầy là hạt giống Phật không hề dứt, luôn được lưu hành trên đời. Vì làm rõ về nghĩa hạt giống Phật không bị đứt, nên đầu tiên Thượng tọa Tu-bồ-đề đã nói: “Thật hiếm có thay! Bạch Thế Tôn: Vì sao Như Lai dùng pháp bậc nhất khéo gồm thâu và thâu nhận hết thảy các đại Bồ-tát v.v…” Ở đây khéo gồm thâu là chỉ các Bồ-tát đã thuần thục ngay khi Phật chứng chính giác, chuyển xe pháp. Đấy là lấy từ năm loại nghĩa nơi pháp Bồ-tát mà lập nên. Còn phó chúc là chỉ cho Bồ-tát được thâu nhận, khi Phật sắp vào Niết-bàn. Cũng lấy từ năm nghĩa đó mà lập nên như thế. Cho nên, đây gọi là hai loại khéo gồm thâu và phó chúc. Nêu rõ chủng tính không đứt và phát khởi hành tướng, như Kinh nói: Bồ-tát nên trụ như thế nào v.v…” “Nên trụ” là dục và nguyện. “Nên tu hành” là tương ưng với Tam ma bát đế (Định). Nên hàng phục tâm là điều phục sự tán loạn. Trong đó, dục là mong cầu chính đáng. Nguyện là tâm luôn nhớ nghó đến sự mong cầu ấy. Tương ưng với Tam Ma Bát Đế là Tam Ma Bát đế không phân biệt. Điều phục sự tán loạn là khi tâm Tam Ma Bát Đế bị phân tán, thì phải kìm chế cho nó trụ yên lại. Thứ nhất chỉ rõ phương pháp gom giữ đạo, thứ hai là chỉ rõ phương pháp thành tựu đạo, thứ ba là chỉ rõ phương pháp không để mất đạo. Nơi tu hành trụ vào là nơi an trú khi phát khởi hành tướng vậy. Ở đây lại có mười tám thứ, nên biết là: Phát tâm. Hành tương ưng với Ba-la-mật. Mong được sắc thân. Mong được pháp thân. Tu hành đạt thù thắng mà không kiêu mạn. Không rời Phật khi ngài ra đời. Nguyện làm thanh tịnh cõi Phật. Thành thục cho chúng sinh. Rời bỏ việc chạy theo những luận tán loạn bên ngoài. Dùng quán tưởng, phá bỏ mối tương ưng trong sự chấp chặt về sắc và thân chúng sinh. Cúng dường, hầu hạ Như Lai. Xa lìa những lợi dưỡng, những mệt mỏi, bực bội, những biếng trễ, lui mất. Nhẫn chịu khổ não. Lìa mùi vị sự tịch tónh. Lìa sự mừng vui loạn động khi chứng đạo. Cầu được người dạy trao. Chứng đạo. Cầu thành Phật. Đó là mười tám nơi Bồ-tát phát khởi hành tương an trú vào. Vì để diệt độ cho hết thảy chúng sinh nên Bồ-tát phát tâm. Phát tu rồi thì tu hành tương ưng với Ba-la-mật. Tu hành tương ưng Ba-la-mật rồi, thì phát sinh ưa muốn chứng được sắc thân và pháp thân của Phật. Ưa muốn ấy dẫn đến làm cho xa lìa tâm chướng ngại trong việc chứng đạo tức đã lìa tâm kiêu mạn cho đến mừng vui loạn động (5-15) Lại vì để chứng đạo, cho nên cầu được sự dạy bảo, rồi sau đó mới được chứng đạo. Từ loại thứ mười bảy này trở về trước đều là nhân cầu giả vị Phật. Những loại ấy lần lượt nối tiếp nhau như thế. Vì phát tâm, kinh nói: “Bồ-tát nên sinh tâm như thế v.v…” Vì hành tương ưng với Ba-la-mật, kinh nói rõ: “Bồ-tát không trụ nơi vật mà hành bố thí v.v…” Vì mong được sắc thân, kinh nói: “Nầy Tu-bồ-đề! Ý ông thế nào? Có nên lấy tướng cụ túc, mà thấy Như Lai chăng? v.v…” Pháp thân có hai thứ: pháp thân ngôn thuyết và pháp thân chứng đắc. pháp thân chứng đắc này cũng có hai thứ: Trí tướng và Phước tướng. pháp thân ngôn thuyết là kinh điển. Vì mong được pháp thân này kinh nói: “Bạch Thế Tôn, từng có chúng sinh ở đời vị lai v.v…” đối với tưởng nghĩa không điên đảo đó là tưởng thật. Nên biết như nói chấp vào nghĩa đó chẳng phải là tưởng thật. Vì mong được pháp thân Trí tướng, kinh nói: “Có pháp để Như Lai đạt được Vô thượng chính đẳng chính giác sao? v.v…” Vì mong được pháp thân Phước tướng, kinh nói: “Nếu ba ngàn đại thiên thế giới nầy v.v…” Vì tu đạo đạt thù thắng mà không kiêu mạn, kinh nói: “Tu lư đa a bát na từng nghó như thế nầy v.v…” Vì không rời Phật khi ngài ra đời, kinh nói: “Ở chỗ Phật Nhiên Đăng, Như Lai có pháp nào như thế v.v…” Vì nguyện làm thanh tịnh cõi Phật, kinh nói: “Này Tu-bồ-đề! Như có lời nói như vầy: Ta thành tựu trang nghiêm cõi nước Phật như thế v.v…” Vì thành thục chúng sinh, kinh nói: “Nầy Tu-bồ-đề! Thí như có kẻ trượng phu như vầy v.v…” Vì rời bỏ việc chạy theo những luận tán loạn bên ngoài, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Ý ông thế nào? Như hết thảy cát sông Hằng, lại có bao nhiêu sông Hằng có cát như vậy v.v…” Vì dùng quán tưởng phá bỏ mối tương ưng trong sự chấp chặt về sắc và thân chúng sinh, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Có bao nhiêu bụi đất, trong ba ngàn đại thiên thế giới nầy v.v…” Vì cúng dường, hầu hạ Như Lai, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Ý ông nghó sao, có nên lấy ba mươi hai tướng đại trượng phu để thấy Như Lai Ứng Cúng chính Biến Giác chăng?” Vì xa lìa lợi dưỡng, xa lìa những mệt mỏi, bực bội biếng trễ, lui, mất; kinh nói: “Tu-bồ-đề! Nếu có nữ nhân hoặc thiện nam (trượng phu) xả bỏ hằng hà sa thân như thế v.v… Thân mệt mỏi, tâm bực bội, do hai thứ nầy mà sự tinh tấn có lên hoặc xuống hoặc không phát. Vì nhẫn chịu khổ não, kinh nói: “Nếu Như Lai hành nhẫn Ba-la- mật như vậy v.v…” Vì lìa vị an vui của tịch tónh kinh nói: “Tu-bồ-đề! Nếu có nữ nhân hoặc trượng phu thọ trì pháp môn nầy v.v…” Vì lìa xa sự mừng vui loạn động khi chứng đạo, kinh nói: “Bạch Thế Tôn, Bồ-tát nên trụ như thế nào? v.v…” Vì cầu được người dạy trao, kinh nói: Ở chỗ Phật Nhiên Đăng, Như Lai được pháp nào để thành Vô thượng chính đẳng chính giác? v.v… Vì chứng đạo, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Ví như kẻ trượng phu có thân đẹp đẽ, thân to lớn như vầy v.v…” Thân vi diệu là thân chí đắc thân đã thành tựu, thân được chuyển y rốt ráo. Thân to lớn là thân thâu tóm cả thảy thân chúng sinh. Từ đây về trước đều là cầu quả Phật. Nên biết quả Phật ấy, có đủ sáu thứ bao gồm chuyển y đầy đủ; đó là: Cõi nước Phật thanh tịnh đầy đủ. Kiến trí vô thượng thanh tịnh đầy đủ. Thân tùy hình đẹp đẽ đầy đủ. Tướng thân đầy đủ. Lời nói đầy đủ. Tâm đầy đủ. Tâm đầy đủ lại có sáu thứ: Niệm xứ. chính giác. Thiết lập pháp đại lợi. Thâu giữ pháp thân. Không trụ sinh tử, Niết-bàn. Hành trụ thanh tịnh. Hành trụ thanh tịnh lại có: Hành trụ oai nghi. Hành trụ danh sắc quán tự tại. Hành trụ không nhiễm. Hànhh trụ không nhiễm lại có: Thuyết pháp không nhiễm. Lưu chuyển không nhiễm. Vì cõi nước Phật thanh tịnh đầy đủ, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Nếu có Bồ-tát nói như vầy: Ta đã trang nghiêm thành tựu cõi nước v.v…” Vì Kiến trí vô thượng thanh tịnh đầy đủ, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Ý thầy nghó sao? Như Lai có nhục nhãn không? Cho đến nếu như ba ngàn đại thiên thế giới nầy v.v…” Vì thân tùy hình đẹp đẽ đầy đủ, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Thầy nghó sao? Có thể thấy Như Lai bằng sắc thân thành tựu chăng? v.v…” Vì tướng thân đầy đủ, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Thầy nghó sao? Có thể thấy Như Lai bằng tướng đầy đủ không? v.v…” Vì lời nói đầy đủ, như kinh nói: “Tu-bồ-đề! Thầy nghó sao? Như Lai có nghó: Ta có nói pháp sao? v.v…” Vì tâm đầy đủ, như niệm xứ; thì kinh nói: “Tu-bồ-đề! Không phải là chúng sinh, không phải không là chúng sinh v.v…” Vì chính giác, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Thầy nghó sao? Lại có pháp gì để Như Lai được Vô thượng chính đẳng chính giác sao? v.v…” Vì thiết lập pháp đại lợi, kinh nói: “Lại nữa, Tu-bồ-đề! Những núi Tu-di hiện có trong ba ngàn đại thiên thế giới nầy v.v…” Vì thâu giữ pháp thân, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Thầy nghó sao? Có nên thấy Như Lai bằng tướng đầy đủ không? v.v… Tu-bồ-đề! Thầy nghó sao? Như Lai có thể dùng tướng đầy đủ, để thành Vô thượng chính đẳng chính giác chăng? Đừng nghó như vậy: nghĩa nầy trình bày rõ, tướng đầy đủ, thể của nó không phải là Bồ-đề. Cũng không thể lấy tướng đầy đủ đó làm nhân vậy, vì tướng là tự tính của sắc”. Vì không trụ Niết-bàn, kinh nói: “Tu-bồ-đề! Nghó như thế là phát khởi hạnh của Bồ-tát Thừa. Có pháp nói đoạn diệt chăng? v.v…” Vì không trụ trong lưu chuyển, kinh nói: “Nầy Tu-bồ-đề! Bồ-tát không nên nhận hay giữ lấy phước tụ v.v…”. Nhận là nói có. Giữ lấy là chấp vào đạo kia. Như trong phước tụ và quả đều không nên nhận, và giữ lấy. Vì hành trụ thanh tịnh là oai nghi đi đứng, kinh nói: “Nếu có lời nầy: Như Lai hoặc đi hay đứng v.v…”. Vì hành trụ Danh sắc quán phá tự tại: kinh nói: “Nầy Tu-bồ-đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ, lấy bụi đất trong ba ngàn đại thiên thế giới v.v…” Vì hành trụ không nhiễm, nói pháp không nhiễm, kinh nói: “Nầy Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát lấy vô lượng, vô số thế giới v.v…” Vì lưu chuyển không nhiễm, nên nói kệ: “Như sao, như màng che mắt, như đèn, như huyễn, như sương, như bọt nước, như mộng, như chớp, như mây. Đối các pháp hữu vi nên quan sát như vậy”. Bài kệ nầy, chỉ rõ bốn thứ tướng hữu vi, đó là tướng của tự tính, tướng vướng vào vị của cảnh sở trụ tướng chạy theo lỗi lầm, tướng thuận theo xuất li. Tướng của tự tính, là cùng thấy biết, tướng này như vì sao nên thấy như thế. Tại sao vậy. Vì khi ở trong tối, ngu si thì thấy nó sáng; còn khi ở ngoài sáng, có trí tuệ thì không thấy nó đâu. Nhân, pháp, ngã kiến như màng che, nên thấy như vậy. Tại sao? Do giữ lấy vô nghĩa. Thức như đèn, nên thấy như vậy. Vì sao? Vì khát ái thấm ướt, làm duyên, cho nó cháy hừng lên. Tướng vướng vào vị của cảnh sở trụ, là chấp vào vị của cảnh giới một cách điên đảo. Chúng như huyễn, nên thấy như vậy. Vì sao? Vì đó là kiến chấp đảo điên. Tướng chạy theo lỗi lầm, là chạy theo vô thường, nó ví như hạt sương. Đậu chỉ rõ thể của tướng là không có, nó tùy thuộc vào vô thường. Thí dụ như bọt nước kia là chỉ rõ sự tùy thuộc vào thể khổ, vì thọ như bọt nước, nên nếu có thọ đều là khổ, vì tùy thuộc vào nghiệp, nên biết khổ sinh ra khổ, gọi là khổ khổ. Vì hủy diệt nên là hoại khổ. Vì không rời nhau nên là hành khổ. Lại nữa, ở Tứ thiền và trong vô sắc, lập không khổ, không lạc thọ là hơn hết. Tướng thuận theo xuất li, là thuận theo nhân, pháp Vô ngã, lấy làm duyên dựa nên được xuất ly. Nói Vô ngã, là để xuất li. Đi theo (tùy thuận) là chỉ hành động quá khứ v. v. . . Lấy chiêm bao để thí dụ, là chỉ rõ các hành động quá khứ v. v…, vì tùy thuộc vào nhớ nghó, nên nó như chiêm bao. Còn hiện tại thì không dừng lâu, chỉ thoáng chốc, nên xem như ánh chớp. Vị lai, thì hạt giống thô ác tợ như hư không, dẫn tâm xuất nên như mây. Như vậy, nên biết, trong ba đời, các hành nghiệp đã xoay vần như thế, thì sẽ thông đạt Vô ngã đây là chỉ rõ tướng tùy thuận xuất ly. Đó là những trụ xứ, nói gọn thì có tám thứ, đó là: Trụ xứ thâu nhiếp. Trụ xứ Ba-la-mật tịnh. Trụ xứ dục. Trụ xứ lìa chướng ngại. Trụ xứ tịnh tâm. Trụ xứ cứu cánh. Trụ xứ quảng đại. Trụ xứ thâm diệu. Trong đó: -Trụ xứ thâu nhiếp là phát tâm. Trụ xứ Ba-la-mật tịnh, là hành tương ưng với Ba-la-mật. Trụ xứ dục là muốn được sắc thân, pháp thân. Trụ xứ lìa chướng ngại là mười hai thứ tiếp theo. Trụ xứ tịnh tâm là chứng đạo. Trụ xứ cứu cánh, nghĩa là từ đây trở về trước là cầu quả Phật. Trụ xứ quảng đại và thâm diệu, thì thông suốt hết thảy trụ xứ. Ở trụ xứ đầu, nếu nói: «Bồ-tát nên sinh tâm như vầy: có bao nhiêu chúng sinh v.v… » thì đó là quảng đại. Còn như nói: Nếu Bồ-tát có tưởng về chúng sinh lưu chuyển như vầy v.v… thì đấy là thâm diệu. Đối với trụ xứ thứ hai, nếu nói: “ Bồ-tát không trụ nơi sự việc mà thực hành bố thí v.v…” thì đấy là thâm diệu. Nếu nói: “ Phước tụ của bố thí không thể lường v.v…” thì đó là quảng đại. Như thế thì thâm diệu và quảng đại ở trong các trụ xứ còn lại theo đó mà tương ưng. Đã nói xong các trụ xứ. Đối trị là sao? Các trụ xứ và hành tướng hoạt động tương ưng nhau như thế, nên biết có hai cách đối trị. Đó là đối trị tà hành và cộng kiến chính hành. Ở đây “ kiến” (thấy) nghĩa là phân biệt. Trong trụ xứ đầu, nếu nói: “ Bồ-tát nên sinh tâm như vầy: Có bao nhiêu chúng sinh v.v…” thì đấy là đối trị tà hành, Bồ-tát sanh tâm như vậy là Bồ-tát tà hành. Còn nói: Nếu Bồ-tát có tưởng về chúng sinh lưu chuyển v.v… thì đấy là đối trị cộng kiến chính hành. Ở đây, Bồ-tát phân biệt chấp, cũng phải cắt đứt. Vì nghó rằng: “ Ta nên diệt độ chúng sinh”. Đối với trụ xứ thứ hai, nếu nói: “ Nên làm việc bố thí v.v…” thì đây là đối trị tà hành. Không phải không bố thí là Bồ-tát tà hành. Nếu lại nói: “ Trụ vào sự việc v.v…” là đối trị cộng kiến chính hành. Ở đây, Bồ-tát phân biệt rồi chấp, cũng phải cắt đứt. Vì nghó rằng nên hành bố thí. Không mất là sao? Là lìa hai bên, đó là bên thêm lên và bên giảm xuống. Nếu căn cứ theo lời nói mà phân biệt chấp có tự tính tức là bên thêm lên. Còn nếu căn cứ vào pháp Vô ngã mà chấp là không, thì thuộc bên giảm xuống. Trong đó, nếu nói: “Thưa Thế Tôn: Phước tụ nầy là chẳng phải là tụ”, đây là ngăn bên thêm lên, vì phước ấy không có tự tính phân biệt. Còn nói: “ Cho nên, Như Lai nói phước tụ ấy”, thì đấy là ngăn bên giảm xuống. Vì dù nó không có tự tính theo cách nói, nhưng vẫn có để nói. Vì Như lai nói về phước tụ, điều đó rõ như vậy. Câu: “Nầy Tu-bồ-đề! Phật pháp Như Lai nói đó, không phải là Phật pháp.” đấy là ngăn bên thêm lên. Còn nói: « Ấy là Phật pháp », thì đấy là ngăn bên giảm xuống. Ở đây, Như Lai nói: “Không phải là Phật pháp”, đấy là chỉ rõ nghĩa bất công. Còn: “ Ấy là Phật pháp”, thì đấy là chỉ rõ nghĩa tương ưng. Tương ưng là sao? Nếu nói Phật pháp có tự tính thì Như Lai chẳng nói Phật pháp. Dù không nói cũng tự hiểu được. Cho nên, không có tự tính thì nó là thế đế. Vì vậy Như Lai gọi tên là Phật pháp. Như thế, trong hết thảy trụ xứ, đều chỉ rõ nghĩa bất cộng và tương ưng. Lại nữa, Phật pháp thâu gồm cả Ba-la-mật, các niệm xứ, Bồ-đề phần. Bồ-tát lìa hai biên nầy, nên đối với đối trị, không còn lầm lẫn, mất mát nên gọi là không mất. Còn về Địa thì sao? Địa này có ba thứ: Địa Tín hành. Địa Tịnh tâm. Địa Như Lai. Mười sáu trụ xứ đầu là hiển bày Địa Tín hành; trụ xứ chứng đạo là Địa Tịnh tâm, còn trụ xứ Cứu cánh là Địa Như Lai. Đặt tên : Vì sao đặt tên là “ Kim cang Năng Đoạn” ? Tên nầy có hai nghĩa tương ưng, đó là nhập hạnh chính kiến và nhập tà hành kiến. Kim cang là tinh tế, cứng chắc. Tinh tế là nhân của trí. Bền chắc là không thể phá hư. Năng đoạn là Văn, Tư, Tutrong Bát-nhã Ba-la-mật, còn sở đoạn như chỗ cắt đứt của kim cang mà cắt đứt, nên tên là “Kim Cang năng đoạn”. Lại như hình dạng Kim cang thì trước sau rộng, giữa hẹp. Như vậy, Bát-nhã Ba-la-mật ở giữa hẹp, gọi là Địa Tịnh tâm. Còn trước và sau rộng, gọi là Địa Tín hành, và Địa Như Lai . Đấy là chỉ rõ nghĩa không chung. (Bất cộng), là chổ nương tựa từng lớp đi lên của năm cú nghĩa trên. Những cú nghĩa ấy đều nương tựa vào Địa cả. Nói thân Tu đa la nối tiếp nhau, nghĩa cú nầy, sẽ diễn giải sau đây: Tại sao đức Thế Tôn dùng sự tịch tónh làm oai nghi an tọa? Đó là hiển bày chỉ có oai nghi tịch tónh thì mới có thể giác ngộ và thuyết giảng pháp ấy. Tại sao Thượng tọa Tu-bồ-đề hỏi? Vì có sáu nhân duyên: Để đoạn hết mọi nghi ngờ. Để phát khởi lòng tin, hiểu. Để thâm nhập vào nghĩa sâu xa. Để không thoái chuyển. Để sanh ra hoan hỷ. Để chính pháp tồn tại lâu dài trên đời này. Đó tức là Bát- nhã Ba-la-mật, khiến cho hạt giống Phật không đứt. Tại sao do hỏi mà khiến Phật chủng không đứt. Nếu vì nếu ai nghi ngờ thì được dứt trừ. Nếu có Bồ-tát tâm chưa thành thục mà ưa phước đức, nghe Bát-nhã Ba-la-mật có nhiều phước đức. Khi tâm đã thành thục, mới bước vào nghĩa sâu xa. đã xem thường ấy là do ham mê tu trì, nên có nhiều công đức, mà không thoái lui. Khi đã thuận theo mình thâu nhiếp và tâm được thanh tịnh, thì tự mình bước vào pháp và thấy sinh hoan hỷ. Từ đây có thể khiến cho pháp Đại thừa, tồn tại lâu dài cho đến đời vị lai. Nói gọn là: Nếu ai nghi thì giúp họ thấy rõ để hết nghi. Các Bồ-tát tâm chưa thành thục, ưa phước đức và tâm đã thành thục, thì khiến cho nhiếp thọ, khi đã đạt được pháp, không bị xem thường, thì khiến cho tâm siêng năng. Khi tâm thanh tịnh, rồi thì khiến cho hoan hỷ. Bồ-tát có bảy điều lớn, nên chúng sinh nào có những thứ lớn nầy, gọi là Ma-ha-tát-đỏa. Bảy điều lớn là: Pháp lớn. Tâm lớn. Tin, hiểu lớn. Tâm tịnh lớn. Tư lương lớn. Thời lớn. Quả báo lớn. Như trong Kinh Bồ-tát Địa Trì thuyết nói: “Khéo gồm thâu đệ nhất”. Khéo gồm thâu: Là đối với Bồ-tát, cái gì là khéo gồm thâu? Cái gì là đệ nhất? Lợi, lạc tương ưng là khéo gồm thâu. Đệ nhất, nên biết, có sáu loại: Thời nhất. Khác nhau nhất. Cao lớn nhất. Bền chắc nhất. Hiện bày khắp nhất. Tướng chuyển khác nhất. Thời là pháp hiện thấy và vị lai. Trong hiện tại, vị lai Bồ-tát, khéo gồm thâu, tức lạc là pháp hiện thấy, còn lợi là đời vị lai. Khác nhau là đối với Tam ma bát đế thế gian và Thánh giả xuất thế gian, hàng Thanh văn, Độc giác v.v… mọi sai biệt này, Bồ-tát khéo gồm thâu. Cao lớn là sự khéo gồm thâu nầy không có gì cao hơn. Bền chắc là cứu cánh. Hiện bày là khéo thu phục thân mình, thân người một cách tự nhiên. Tướng chuyển khác đó là tướng hơn hết trong việc khéo gồm thâu các Bồ-tát chưa thanh tịnh. Kinh nói “phó chúc đệ nhất”. Có sáu nhân duyên: Nhập xứ. Được pháp như thế. Chuyển bày giáo hóa. Không mất mát. Lòng thương. Tôn trọng. Nhập xứ là khéo dặn dò trao lại (phó chúc) cho thiện hữu. Được pháp như thế là đã được nhiếp phục khéo léo, đối với những pháp khác có được, Bồ-tát cũng khéo gồm thâu. Chuyển bày hóa pháp là các Thầy đối với các Bồ-tát khác nên khéo gồm thâu. Đó gọi là chuyển bày giáo hóa. Cả ba thứ trên, theo như thứ lớp, tức là không mất mát. Lòng thương mà tôn trọng nên thuận theo biết. Tại sao chỉ hỏi về sự phát khởi, hành hóa? Vì hàng Bồ-tát có ba thứ Bồ-đề khác nhau. Do khéo hỏi mà Thượng tọa Tu-bồ-đề được khen là “Lành thay”! “Chúng sinh hiện có và những gì thuộc về chúng sinh”: là nói về tổng tướng. “Noãn sinh v.v…”: là nói sự khác nhau. Lại nữa, thuộc về cảnh giới nương vào thọ sinh, đều có khác nhau nên biết. “Cho đến các loài hóa sinh”: Là thọ sinh cũng khác nhau. “Hoặc có sắc, hoặc không có sắc”: Là nơi nương tựa khác nhau. “Hoặc có tưởng, hoặc không có tưởng, hoặc chẳng có tưởng, hoặc chẳng phải không tưởng”: Là thuộc về cảnh giới khác nhau. Cõi chúng sinh hiện có được thiết lập và trụ nơi sự thiết lập ấy: Là dựa trên mỗi loại hình tướng, hiện trụ trong cõi chúng sinh, mà Phật thiết lập ra. “Ta đều khiến nhập Niết-bàn”: Vì sao nguyện nầy không thực hiện được, vì nó tùy thuộc vào chúng sinh. Nguyện kia không lỗi lầm, là hết thảy do chúng sinh. Như đã nói, các loài sinh từ trứng v.v… đều được nguyện vào trong số ấy là có sinh từ trứng, từ ẩm thấp, không tưởng hoặc chẳng phải có tưởng, hoặc chẳng phải không tưởng v.v… mà chúng không có khả năng thì làm sao giúp hết thảy chúng sinh bước vào Niết-bàn” Do ba nguyên nhân: Trường hợp khó sinh khả năng thì phải đợi thời cơ. Trường hợp không khó sinh, nhưng lại chưa thành thục, thì phải giúp cho chúng thành thục. Trường hợp đã thành thục thì giúp cho chúng giải thoát. Tại sao nói cảnh giới Vô dư Niết-bàn mà không nói thẳng là Niết-bàn? Nếu chỉ nói Niết-bàn thì không khác phương tiện Niết-bàn như của Sơ thiền … mà Thế tôn đã từng nói. Họ tự dựa vào sức trượng phu của mình, dù không có Phật, vẫn chứng đắc, nhưng lại không rốt ráo. Tại sao không nói cảnh giới Hữu dư Niết-bàn? Bởi đó là cộng quả, nên do nghiệp riêng của mình nơi đời trước; lại được gặp Phật mà đắc quả, lại không phải hoàn toàn do thân khổ nầy còn sót lại. Như vậy Niết-bàn và hữu dư Niết-bàn là quả của sức trượng phu nên là công quả (quả chung) và là quả rốt ráo, chẳng phải là quả hoàn toàn. Cho nên nói Vô dư. Như thế: “Vô lượng chúng sinh bước vào Niết-bàn rồi..”: là chỉ rõ vô lượng loài, bắt đầu từ loài sinh từ trứng. “Không có chúng sinh được vào Niết-bàn: Có nghĩa ra sao? Ấy là Bồ-tát, chính mình được Niết-bàn, không khác chúng sinh. Tại sao vậy? Nếu Bồ-tát có ý niệm chuyển đổi chúng sinh thì không gọi là Bồ-tát. nghĩa nầy là thế nào? Nếu đối với chúng sinh, Bồ-tát tưởng là khác, là không phải tự thể của mình mà chuyển thì không gọi là Bồ-tát. Tại sao vậy? Vì nếu còn có ý tưởng chúng sinh, mạng, người, chuyển đổi thì không gọi là Bồ-tát. nghĩa là sao? Là nêu từng tâm phiền não chấp tưởng có chúng sinh, có mạng có người, từ đó có ý tưởng về ngã và ý tưởng chuyển chúng sinh. Ý tưởng về chúng sinh có đó, nhưng Bồ-tát không chấp tưởng chuyển đổi ấy. Do ngã kiến đã bị cắt đứt, nên Bồ-tát chứng đắc tự hành (hành là hành của năm ấm) tưởng bình đẳng, tin, hiểu mình và người bình đẳng. Đây tức là nghĩa Bồ-tát, không còn giữ lấy cái thấy về chúng sinh, mình, người. Lại nữa, Kinh nói: “Bồ-tát nên sinh tâm như vầy”: là chỉ rõ Bồ-tát, nên mong muốn (dục) và nguyện an trụ như vậy. “Nếu Bồ-tát khởi lên ý tưởng về ngã, thì không gọi là Bồ-tát: Là làm sáng tỏ nên tu hành như thế, nên tương ưng với Tam Ma Bát Đế. Nếu có ý tưởng về chúng sinh, về mạng, về người, thì không phải là Bồ-tát”: Là làm sáng tỏ nên hàng phục tâm như vậy nên nhiếp tâm khi tán loạn. Như lúc tương ưng cới Tam Ma Bát Đế, mà tâm Bồ- tát bị phân tán. Vì Tưởng về chúng sinh cũng không chuyển đổi, như cảnh giới kia cùng trụ, nên “không có chúng sinh được Niết-bàn”: Đấu là đã thành được dục và nguyện kia, là hơn hết trong việc tóm thâu các trụ xứ, mọi hành tướng tương ưng các trụ xứ khác; lúc ấy dựa vào dục, nguyện mà quye6`t định đạt được. nghĩa của dục, nguyện nầy, không cần giải thích lại. Từ đây về sau trong các trụ xứ còn lại, có năm thứ tùy theo chỗ chúng tương ưng mà giải thích. Năm thứ đó nên biết là: Nương vào nghĩa. Nói về tướng. Thâu giữ. An lập. Làm sáng tỏ. Trụ xứ Đối trị là nương vào nghĩa. Tức trụ xứ đó, là nói về tướng. Dục, Nguyện là thâu giữ. Trụ xứ đệ nhất nghĩa là an lập. Tương ưng với Tam Ma Bát Đế là làm sáng tỏ. Trong Trụ xứ Ba-la-mật tịnh, như Kinh nói: “Bồ-tát không trụ chấp vào vật mà hành bố thí”. Đấy là nương vào nghĩa, chỉ rõ đối trị trụ chấp. Kinh nói: “Nên làm bố thí”: Đấy là nói về tướng. Pháp đầu của sáu Ba-la-mật đã gồm thâu cả thảy là thể tính của bố thí. Bố thí có ba thứ: Tư sanh thì (tài thí) gọi là Đàn na Ba-la-mật. Vô úy thí gọi là Thi la Ba-la-mật(Giới), Sằn-đề Ba-la-mật (nhẫn nhục). Pháp thí gọi là Tì Lê Da Ba-la-mật (Tinh tấn) Thiền Na Ba-la- mật (Thiền định), Bát La Thận Nhương Ba-la-mật (Trí tuệ). Nếu không tinh tấn thì gặp lúc phải nói pháp cho kẻ nghe học, sẽ thấy mỏi mệt. Do vậy, không nói pháp được. Nếu không có tâm định, thì tham vật của người tin kính, cúng dường, và không thể chịu đựng được nóng lạnh thúc ép, thì thuyết pháp sẽ với tâm đắm nhiễm. Nếu không có trí tuệ thì nói pháp sẽ không thuận hợp, tạo nhiều lỗi lầm. Cho nên, không rời bỏ tinh tấn, thiền định, trí tuệ thì việc bố thí pháp mới thành tựu. Các Ba-la-mật ấy, có hai thứ quả: Là quả vị lai, quả hiện tại. Quả vị lai, tức là Đàn Na Ba-la-mật được phước báo lớn. Thi La Ba-la-mật được tự thân đầy đủ, gọi là Đế thích Phạm thiên v.v… Sằn- đề Ba-la-mật, được nhiều bạn bè giúp đỡ, đông quyến thuộc. Tì Lê Da Ba-la-mật thì được các quả báo v.v… không dứt. Thiền Na Ba-la-mật được sinh thân không hư hoại. Bát La Thận Nhương Ba-la-mật, được các căn dũng mãnh, nhạy bén và nhiều an lạc, vừa ý, được tự tại giữa chúng Bồ-tát. Quả hiện tại là được mọi người đều tin tưởng, cung kính, cúng dường, và đạt Niết-bàn trong pháp hiện tại. Nếu cầu quả báo đời vị lai, mà Bồ-tát hành bố thí, thì đó là trụ vào vật đem thí. Như đem những gì mình thí để mong được quả báo trở lại của những thứ ấy. Cho nên Kinh nói: “Không trụ vào một mà hành bố thí”. Nếu bố thí để mong cầu quả báo Thi La đời vị lai, là bố thí có sở trụ. Vì vậy kinh nói: “Nên vô sở trụ (không chấp trụ vào điều gì) mà hành bố thí”. Quả thi La có nhiều thứ, không thể phân biệt, nên gọi chung là có sở trụ. Nếu mong cầu quả báo hiện tại như được kính tin, cúng dường mà hành thí, tức là trụ nơi sắc-thanh-hương-vị-xúc mà hành việc bố thí. Cho nên, kinh nói: “Không trụ nơi sắc-thanh-hương v.v…” Nếu mong cầu Niết-bàn trong pháp hiện tại mà bố thí, là trụ vào pháp mà bố thí; cho nên kinh nói: “Không trụ ở pháp mà hành bố thí”. Lại nữa, kinh nói: Nên thực hành bố thí, tức là nói Dục, Nguyện thâu giữ bố thí. Kinh nói: Không trụ, mà hành bố thí ấy là nói “không trụ” này tức là an lập Đệ nhất nghĩa. Lấy “không trụ” để làm sáng tỏ: như các sự sở hữu thì Đệ nhất nghĩa không trụ vào, còn vật là sự sở hữu. Kinh nói: Bồ-tát nên hành bố thí như vậy, không trụ tưởng ở tướng: Đây là làm sáng tỏ trong hai thời gian: tương ưng tam muội và nhiếp tâm tán loạn, thì không trụ tưởng ở tướng. Như vậy, kiến lập không trụ rồi, hoặc có Bồ-tát, do ham phước đức, nên không đủ sức “không trụ”, vì giúp cho họ “không trụ” nổi, nên đức Thế Tôn chỉ rõ: không trụ mà hành bố thí. Có “không trụ” như vậy thì phước trụ rất nhiều cũng như hư không. Có ba lí do: Hiện bày khắp mọi nơi: nghĩa là phước đức tràn đầy lên do trụ vào nơi không trụ. Rộng rãi, cao lớn, thù thắng. Đến chỗ rốt ráo không cùng tận: Vì muốn được trụ xứ sắc thân, nên Kinh nói: “ Tu-bồ-đề! Thầy nghó sao? Có nên thấy Như Lai bằng tướng đầy đủ chăng?” Đây là nương vào nghĩa để chỉ rõ cách đối trị kiêu mạn về sắc thân Như Lai. Kinh nói “tướng cụ túc” đấy là nói về tướng, chỉ rõ sắc thân Như Lai. Thượng tọa Tu-bồ-đề thưa: không nên. Vì để làm đầy đủ nghĩa nầy, nên Đức Thế Tôn bảo Tu-bồ-đề: “Hết thảy tướng cụ túc đều là hư giả.” Đấy là làm sáng tỏ Dục, Nguyện, cứ theo nghĩa ấy mà thâu giữ và tức là an lập Đệ nhất nghĩa. Trong Đệ nhất của nghĩa, thì tướng cụ túc là hư vọng, không phải tướng cụ túc là không hư vọng. Kinh nói: “Các tướng như thế là không phải tướng, nên nhìn Như Lai bằng chẳng phải tướng đó”. Đấy là làm sáng tỏ. nghĩa là khi tam muội tương ưng và nhiếp tâm tán loạn, thì đối với những tướng ấy, thấy không phải tướng (phi tướng). Vì muốn được trụ xứ pháp thân ngôn thuyết nên Kinh nói: “Ở đời vị lai, lại có chúng sinh đối với các cú, thuyết của kinh nầy v.v…” Ở trong đó những cú thuyết của kinh nầy là có bao nhiêu nghĩa cần phải biết. Cú là gì? Như đã nói ở trên về bảy loại nghĩa cú. Thượng tọa Tu-bồ-đề nghó như vầy: Tưởng thật không có sanh trong đời vị lai: Vì ngăn chặn suy nghó này nên, “Đức Thế Tôn nói: Khi chính pháp sắp diệt”, nghĩa là sự tu hành cũng dần dần diệt. Kế đó, Thế Tôn chỉ rõ việc tu hành như thế, tích tập nhân như thế, chọn lấy bạn lành phải như thế, chứa nhóm công đức tương ưng như thế, trong tưởng thật, như thế sẽ được tưởng thật. Kinh nói: “Người trì giới mới có công đức, có trí tuệ”: Đây là nói về giới tặng thượng trong Ba học. Làm sáng tỏ công đức tu hành, thì thiểu dục là công đức đầu tiên cho đến Tam Ma Đề v.v… Kinh nói: Đã được cúng dường vô lượng trăm ngàn chư Phật, cho đến một lòng tịnh tín v.v… Đấy là chỉ rõ tích tập nhân. Chỉ một lòng tịnh tính nhỏ mà được nghiệp tốt như thế, huống chi là sinh tưởng thật. Kinh nói: “Như Lai đều biết hết”: Tức biết danh thân. “Như Lai thấy hết”: tức là thấy sắc thân, nghĩa là mọi việc làm trong mọi hành xử đi đứng, Như Lai đều thấy biết tâm niệm cũng như sự nương tựa của chúng sinh. Đấy là chỉ rõ việc thuộc về bạn lành như thế. Kinh nói: Sanh thủ vô lượng phước tụ: Đấy là chỉ rõ việc thâu giữ phước đức. Sanh tức là lúc phước đức phát khởi. Thủ tức là lúc phước đức diệt giữ lấy hạt giống. Kinh nói: “Các Bồ-tát đó, không còn ý tưởng về ta, về chúng sinh, mà chuyển”, cho đến nói “có ý tưởng về pháp, tức là có ngã thủ”. Đấy là chỉ rõ tưởng thật, đối trị năm thứ tà thủ. Năm thứ tà thủ là: Ngoại đạo. Nội pháp phàm phu và Thanh văn. Bồ-tát tăng thượng mạn. Định thế gian cộng tưởng. Định Vô tưởng. Thứ nhứt là tưởng ngã v.v… chuyển Thứ hai là tưởng pháp v.v… chuyển. Thứ ba là tưởng vô pháp v.v… chuyển. Đây vẫn còn có pháp. Có pháp thủ, nghĩa là chấp thủ cái “vô pháp”. Thứ tư là Hữu tưởng chuyển. Thứ năm là vô tưởng chuyển. Các Bồ-tát đối với những tưởng ấy, đều không chuyển. Trong ấy, chỉ rõ có giới, cho đến sẽ sinh vô lượng phước tụ. Kinh nói: “Vì sao”? Trong đây ý nói tà thủ chấp tưởng đản pháp (chỉ có pháp), và phi pháp chuyển không phải tưởng ngã v.v… vì tưởng và y chỉ không chuyển. Nhưng trong Ngã tưởng, các tùy miên không đoạn thì tức là có Ngã thủ. Cho nên kinh nói: Nếu các Bồ-tát nầy, dấy khởi tưởng pháp, thì có ngã thủ. Nếu dấy khởi tưởng vô pháp chuyển thì có ngã thủ. Trong đây tưởng về ngã chuyển, chưa nói đến các nghĩa khác. Kinh nói: “Tức là có ngã thủ”. Trong đây chấp thủ tự thể nối tiếp nhau, ấy là tưởng ngã; chấp thủ Ngã sở là tưởng chúng sinh. Chấp thủ nói ta cho đến sống già ấy là tưởng mạng. Chấp thủ xoay chuyển từ cõi nầy sang cõi khác đó là tưởng người. Nên biết như vậy. Ở đây nói: “Nên sinh tưởng thật”, thì đấy là nương vào nghĩa, để chỉ rõ cách đối trị tưởng không thật. Kinh nói: “Đối với cú thuyết trong kinh nầy”, thì đấy là nói về tướng, chỉ rõ pháp thân ngôn thuyết. Câu: “người ấy nên sinh tưởng thật”, thì nên sinh tức là Dục, Nguyện. Thâu giữ là Bồ-tát. Không còn tưởng về ngã chuyển v.v… là an lập ở Đệ nhất nghĩa. “Tu-bồ-đề! Không nên giữ lấy pháp và phi pháp” là chỉ rõ. nghĩa là khi tương ưng của Tam Ma Bát Đế và nhiếp tâm tán loạn không nên chấp thủ pháp và phi pháp, là hoàn toàn không phân biệt pháp thể và pháp Vô ngã. Do nghĩa trong yếu của “pháp thân ngôn thuyết kinh nói: “Do ý nghĩa đó nên Như Lai thường nói ví dụ pháp môn của mình như thuyền, bè”. Nếu người hiểu nghĩa nầy thì, pháp còn buông bỏ, huống gì là phi pháp! Pháp còn nên buông bỏ: Vì thật tưởng đã phát sinh. Huống là phi pháp: nghĩa là theo lý thì chẳng cần theo. Tóm lại, chỉ rõ cho Bồ-tát, muôn chứng pháp thân ngôn thuyết thì không nên nảy sanh tưởng không thật. Vì muốn đạt được trụ xứ pháp thân Trí tướng rốt ráo (chỉ đắc), nên Kinh nói: “Tu-bồ-đề! Thầy nghó sao? Có pháp nào trong Vô thượng chính đẳng chính giác mà Như Lai chứng chính giác chăng? Đây vì nương vào nghĩa, chỉ rõ trái ngược đối với chính giác Bồ-đề chăng? Nói pháp ấy là thuộc về chính giác. Kinh nói: “Có pháp có thể chứng được Vô thượng chính đẳng chính giác”, ấy là nói về tướng, chỉ rõ về pháp thân chỉ đắc. “Không có pháp nhứt định”: là Tu-bồ-đề dẫn ý của Phật. Do Thế đế nên có Bồ-đề và chứng đắc. Ấy là Dục, Nguyện thâu giữ. Vì là phương tiện, nên cả hai thứ đều có. Nếu nói đúng ý Thế Tôn, thì cả hai đều không. Để chỉ rõ ý trên, mới nói: “Như con hiểu nghĩa của đức Thế Tôn nói”. Kinh nói: “Vì sao? Vì pháp là Như Lai nói: “Không thể giữ lấy pháp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp: Đó là an lập Đệ nhất nghĩa. Do có nói pháp, nên biết là có chứng đắc có Bồ-đề. Đối với nói pháp là an lập Đệ nhất nghĩa. Trong đó khi nghe, thì không thể giữ lấy. Còn không thể nói nghĩa là khi diễn nói. Chẳng phải pháp là tính phân biệt. Chẳng phải phi pháp là pháp Vô ngã. Kinh nói: “Vì sao? Vì pháp Vô vi nên được gọi là Thánh nhân” Vô vi là nghĩa vô phân biệt. Thế nên, Bồ-tát hữu học được tên. Trong vô khởi, vô tác. Như Lai chuyển y, được gọi là thanh tịnh. Cho nên Như Lai được gọi là vô học. Ở đây, nghĩa Vô vi thứ nhất, là sự tương ưng của Tam Ma Bát Đế và chiết phục tâm tán loạn; nghĩa nầy đã rõ. nghĩa Vô vi thứ hai chỉ là Đệ nhất nghĩa tức Vô thượng giác. Từ đây trở về sau, trong hết thảy trụ xứ đều làm sáng tỏ nghĩa: Do Vô vi mà được gọi là Thánh nhân. Nơi các trụ xứ trước, chưa nói đến do Vô vi mà được tên; còn ở đây nói vô vi trong Vô thượng chính đẳng chính giác đã xong. Thế nào là chỉ rõ Trụ xứ pháp thân phước tướng chỉ đắc? Từ pháp thân ngôn thuyết sinh ra pháp thân phước tướng chỉ đắc của Như Lai. nghĩa là đối với kinh này, chỉ cần đọc bốn câu kệ thôi, cũng được nhiều phước, huống chi là Như Lai đã có pháp thân phước tướng chí đắc. Do đâu mà nói: Đối với kinh nầy, chỉ cần đọc một bài kệ bốn câu mà được nhiều phước đức? Để xác nhận thành ý nghĩa nầy, kinh nói: “Vì sao? Vì quả Vô thượng chính đẳng chính giác của Như lai có được từ nơi kệ pháp ấy, trong đó tích tập mười pháp hạnh A hàm, chư Phật, Thế Tôn đều từ đó sinh ra, tức là Thế đế. Cho nên, nói Phật sinh ra là do có Bồ-đề. Hai thứ nầy song hành nên gọi là Phật pháp, tức là có Bồ-đề và Phật. Kinh nói: “Nầy Tu-bồ-đề, Phật pháp, Phật pháp ấy, tức không phải là Phật pháp. Kinh lại nói: Phước sinh ra ở đây, vượt hơn mọi phước khác đến vô lượng A tăng kỳ”, ấy là nương vào nghĩa mà làm sáng tỏ cách đối trị phước không sinh. Phước là nói về tướng, là làm sáng tỏ pháp thân phước tướng. Hơn mọi phước khác”, là chỉ cho Dục, Nguyện thâu giữ. Kinh nói: “Thưa Thế Tôn! Vì phước tụ ấy tức không phải là phước tụ, nên Như Lai nói là phước tụ”. Kinh lại nói: “Nầy Tu-bồ-đề, Phật pháp, Phật pháp ấy, tức chẳng phải Phật pháp, cho nên gọi là Phật pháp”. Lấy phước tụ và Phật pháp này để gom lấy pháp thân phước tướng của Như Lai mà an lập Đệ nhất nghĩa. Đó là tùy thuận Vô vi nên được tên gọi. Sự tương ưng của Tam Ma Bát Đế và sự chế ngự tâm tán loạn, thì không cần nói rõ nữa. “Rất nhiều, thưa Đức Thế Tôn! Rất nhiều, thưa Tu Già Đà!” Hai lời thưa nầy, chỉ rõ sự thu tóm tâm, sự giữ vững tâm. Vì tự thâu phục và giữ vững tâm nên gọi là thọ trì. Vì người khác mà giảng nói: là giải thích nghĩa vị của câu. Vô lượng là vượt qua một thí dụ so sánh gì, A tăng kỳ là chỉ rõ nhiều.