<經 id="n1489">KINH THANH TỊNH TỲ NI PHƯƠNG QUẢNG HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1489 KINH THANH TỊNH TỲ NI PHƯƠNG QUẢNG Hán dịch: Đời Hậu Tần Tam Tạng Cưu Ma La Thập, người nước Quy Tư. Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, đức Phật cư trú tại núi Kỳ xà quật, thuộc thành Vương Xá cùng với tám ngàn vị đại Tỳ kheo Tăng, hai ngàn vị Đại Bồ-tát, các thiên tử trời Tịnh Cư, và các vị trời ở cõi Dục, cõi Sắc. Bấy giờ, đức Thế Tôn diễn nói pháp cho vô lượng trăm nghìn đại chúng đang cung kính vây quanh. Khi ấy, có một thiên tử tên là Tịch Điều Phục Âm đang ngồi tại pháp hội. Vị ấy rời chỗ ngồi đứng dậy, sửa áo bày vai phải, gối phải quỳ xuống đất, chấp tay hướng về Phật, bạch: Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi hiện đang ở đâu? Hôm nay, đại chúng khao khát được gặp để nghe pháp từ bậc trượng phu Thánh thiện ấy. Nghe hỏi như vậy, Phật bảo Thiên tử Tịch Điều Phục Âm: Nầy Thiên tử! Cách đây mười ngàn cõi Phật về phương Đông, có cõi Phật tên là Bảo Chủ, nơi ấy có Phật hiệu là Bảo Tướng Như Lai Ứng Chánh Biến Giác hiện đang thuyết pháp. Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi đang ở cõi đó và đang thuyết pháp cho các đại Bồ-tát. Vị Thiên tử ấy bạch Thế Tôn: Cúi xin Ngài hiện tướng, khiến cho Văn Thù Sư Lợi trở về lại nơi đây. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì nếu theo tất cả các Thanh văn, Duyên Giác có mặt để nghe pháp thì không bằng theo Văn Thù Sư Lợi để nghe pháp. Chỉ trừ Như Lai, những vị thuyết pháp khác không ai hơn Văn Thù Sư Lợi. Nếu Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi thuyết pháp thì tất cả cung ma đều bị che mờ, tất cả chúng ma đều bị hàng phục, bỏ tăng thượng mạn, diệt trừ tăng thượng mạn. Nếu ai chưa phát tâm Bồ đề thì phát tâm Bồ đề, ai đã phát tâm rồi thì an trú không thối chuyển; người đáng giáo hóa thì giáo hóa; người nên lìa bỏ thì lìa bỏ, tùy thuận Như Lai, muốn làm cho Chánh pháp tồn tại lâu dài. Bấy giờ, biết tâm của Thiên tử Tịch Điều Phục Âm, đức Thế tôn liền phóng hào quang từ sợi lông trắng giữa chặng mày chiếu khắp cõi Phật nầy, rồi qua mười ngàn cõi Phật ở phương Đông, chiếu khắp thế giới Bảo Chủ. Khi ấy, các Đại Bồ-tát ở thế giới Bảo Chủ thấy hào quang nầy, bạch Phật Bảo Tướng: Bạch Thế Tôn! Đó là tướng hào quang gì mà có ánh sáng chiếu khắp thế giới nầy? Nghe hỏi như thế, Phật Bảo Tướng bảo các Bồ-tát: Nầy Thiện nam! Cách đây mười ngàn cõi Phật về phương Tây, có cõi nước tên là Ta bà, nơi ấy có Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Giác, hiện đang thuyết pháp. Đức Như lai ấy phóng luồng hào quang từ giữa chặng mày; hào quang ấy xuyên suốt mười ngàn cõi Phật, chiếu đến thế giới nầy. Các Bồ-tát ấy bạch Thế Tôn: Do nhân duyên gì mà đức Thích Ca Mâu Ni Ứng Chánh Biến Giác phóng hào quang từ chặng mày? Đức Phật đáp: Ở cõi nước của Như lai Thích Ca Mâu Ni có vô lượng ngàn ức Bồ-tát tụ hội. Tất cả bốn chúng, Thích, Phạm, Hộ Thế đều muốn gặp đồng tử Văn Thù Sư Lợi để nghe pháp. Vì lẽ đó, họ xin đức Như lai Thích Ca Mâu Ni phóng hào quang từ chặng mày. Khi ấy, đức Phật Bảo Tướng bảo Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi: Nay ông nên đến thế giới Ta-bà. Đức Thích Ca Như Lai Ứng Chánh Biến Giác đang mong gặp ông. Các đại chúng muốn gặp ông để nghe pháp. Văn Thù Sư Lợi bạch: Bạch Thế Tôn! Nay con cũng biết điềm lành của hào quang ấy. Khi đó, Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi cùng mười ngàn Bồ-tát đảnh lễ sát chân Đức Phật Bảo Tướng, rồi như trong khoảnh khắc tráng só co duỗi cánh tay, Văn Thù và mười ngàn Bồ-tát rời thế giới Bảo Chủ đến thế giới Ta-bà, dừng lại trên hư không, nhưng không hiện hình, rải các loại hoa để cúng dường Như lai và đại chúng, ngập tới đầu gối, nhiều màu đẹp đẽ, hương thơm ngào ngạt. Tất cả đại chúng thấy hoa rải nầy, bạch đức Thế Tôn: Có điềm gì mà rải nhiều hoa như vậy? Đức Phật dạy: Này các Thiện nam! Đó là Pháp Vương tử Văn Thù Sư Lợi và mười nghìn Bồ-tát đang đến thế giới Ta-bà nầy, dừng lại trên hư không mà không hiện hình; họ rải hoa để cúng dường Ta. Các đại chúng đồng thanh bạch Thế tôn: Chúng con muốn thấy Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi và các Đại Bồ-tát hiện rõ hình tướng. Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi và mười ngàn Bồ-tát từ hư không hạ xuống, đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh bên phải xong, ai nấy đều lui ra một bên rồi dùng thần lực hóa ra tòa ngồi để ngồi. Khi ấy, Thiên tử Tịch Điều Phục Âm bạch đức Thế tôn: Mọi người đều mong muốn được nghe Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi thuyết pháp. Đức Phật bảo Thiên tử: Tùy có điều nghi ngờ gì, nay ông tự hỏi Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi. Thiên tử Tịch Điều Phục Âm liền hỏi Văn Thù Sư Lợi: Đức Phật Bảo Tướng thuyết pháp gì mà Thánh giả thích ở đó? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiên tử! Chẳng sanh tham dục, chẳng diệt tham dục; chẳng sanh sân giận, chẳng diệt sân giận; chẳng sanh ngu si, chẳng diệt ngu si; chẳng sanh phiền não, chẳng diệt phiền não. Vì sao? Vì pháp không sanh thì không bao giờ diệt. Thiên Tử hỏi: Thưa Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi! Chúng sanh ở cõi ấy không sanh tham, sân, si, phiền não, lại cũng không diệt chăng? Đáp: Nầy Thiên tử! Không phải vậy! Thiên tử hỏi: Đức Phật ấy thuyết pháp, dạy đoạn trừ điều gì? Đáp: Vì bất sanh bất diệt mà thuyết pháp. Vì sao? Vì ở cõi Phật ấy chẳng biết đoạn, chẳng tu chứng. Các chúng sanh ở cõi ấy trọng Đệ nhất nghóa đế, chẳng trọng Thế đế. Thiên tử hỏi: đế? Thưa Thánh giả Văn thù Sư Lợi! Thế nào gọi là Đệ nhất nghóa Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiên tử! Họ không trụ sanh, lại không trụ diệt; không có tướng xứ, chẳng phải là không có tướng xứ; chẳng phải là tướng, chẳng phải là không tướng; chẳng phải tướng, chẳng phải hư không; sắc tướng, chẳng phải là tướng có thể, chẳng phải là tướng không có thể; chẳng phải tận, có thể tận, không tận, không thể tận. Như vậy gọi là Đệ nhất nghóa đế. Nầy Thiên tử! Nghóa ấy chẳng phải tâm, chẳng phải sự liên tục của tâm, chẳng phải lời lẻ, câu cú, không đây, không kia, cũng không trung gian. Như vậy gọi là Đệ nhất nghóa đế. Nầy Thiên tử! Lại nữa, nghóa ấy chẳng thể nắm bắt được, không thể diễn đạt bằng văn tự. Như vậy gọi là Đệ nhất nghóa đế. Vì sao? Vì Đức Phật dạy tất cả âm thanh hiện hữu đều là hư vọng. Thiên tử thưa: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Lời Như Lai nói có thể hư vọng chăng? Nầy Thiên tử! Lời Như lai nói không thật, không hư vọng. Vì sao? Vì Như lai không có hai tướng, không trụ tâm, không ngôn thuyết, chẳng phải pháp hữu vi, chẳng phải pháp vô vi, chẳng phải nói chơn thật, chẳng phải nói hư vọng, không có hai tướng. Nầy Thiên tử! Theo ý ông thì sao? Hóa thân của Như lai nếu có nói thì thật hay là hư vọng? Đáp: Chẳng phải thật, chẳng phải hư vọng. Vì sao? Vì Hóa thân của Như lai không có thật. Văn Thù Sư Lợi nói: Đúng thế! Đúng thế! Nầy thiên tử! Tất cả các pháp đều không thành tựu. Điều Như lai nói là không thật, không hư vọng, cho nên gọi là không hai. Thiên tử thưa: Thưa Tôn giả Văn Thù Sư Lợi! Như lai nói Đệ nhất nghóa đế như thế nào? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy thiên tử! Không có người nói Đệ nhất nghóa đế. Vì sao? Vì không có ngôn thuyết, không có người thuyết. Khi nghe nói pháp nầy, năm trăm Tỳ-kheo không thọ nhận các pháp, dứt sạch phiền não, tâm được giải thoát, hai trăm thiên tử đạt được pháp Nhẫn. Bấy giờ, Thiên tử Tịch Điều Phục Âm thưa Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi: Đệ nhất nghóa đế rất khó hiểu! Văn Thù Sư Lợi nói: Đúng vậy! Đúng vậy! Nầy Thiên tử! Đệ nhất nghóa đế thật là khó hiểu. Người không tu hành chơn chánh thì thật là khó hiểu. Thiên tử hỏi: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là Bồ-tát tu hành chơn chánh? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nếu không ngôn thuyết tức là biết, là đoạn, là tu, là chứng. Vì sao? Vì nếu còn có tướng là tham, là chấp, là hý luận. Nếu có ngôn thuyết phải biết, phải đoạn, phải tu, phải chứng thì không gọi là tu hành chơn chánh. Thiên tử hỏi: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là Bồ-tát tu hành chơn chánh? Nầy Thiên tử! Như Chơn như bình đẳng, pháp giới bình đẳng, năm tội nghịch cũng bình đẳng; như pháp giới bình đẳng, các tri kiến cũng bình đẳng; như pháp phàm phu bình đẳng, pháp học bình đẳng; pháp vô học cũng bình đẳng; như pháp Thanh văn bình đẳng, pháp Duyên giác bình đẳng, pháp Bồ-tát bình đẳng, pháp Phật cũng bình đẳng; như pháp sanh tử bình đẳng, pháp Niết bàn bình đẳng, phiền não cũng bình đẳng, tranh luận cũng bình đẳng. Thiên tử hỏi: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi: Vì sao tranh luận bình đẳng, phiền não cũng bình đẳng? Văn Thù Sư Lợi đáp: Vì “Không” nên bình đẳng; vì “Vô tướng” nên bình đẳng; vì “Vô nguyện” nên bình đẳng. Tại sao? Vì “ Không” không có sự sai khác. Nầy Thiên tử! Như đồ đựng bằng châu báu trống không, đồ đựng bằng đất trống không, sự trống không ở trong hai bình ấy đều bình đẳng, không có sai khác, không thứ gì khác vì không hai vậy. Nầy Thiên tử! Cũng thế, như phiền não rỗng không và tranh luận rỗng không, không sai khác, bình đẳng, không hai. Thiên tử thưa: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Bồ-tát có tu Thánh đế chăng? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiên tử! Nếu Bồ-tát mà không tu Thánh đế thì làm thế nào có thể thuyết pháp cho Thanh văn? Lại nữa, Thiên tử! Bồ-tát tu Thánh đế thì có Quán, còn Thanh văn tu Thánh đế thì không có Quán. Bồ-tát tu Thánh đế thì thong dong, còn Thanh văn tu Thánh đế thì không thong dong. Bồ-tát tu Thánh đế thì có nhân duyên, còn Thanh văn tu Thánh đế thì không có duyên. Bồ-tát tu Thánh đế thì chánh quán mà không chứng thật tế. Bồ-tát tu Thánh đế thì có phương tiện thiện xảo, không bỏ sanh tử hướng đến Niết bàn. Bồ-tát tu Thánh đế thì quán sát tất cả Phật pháp. Nầy Thiên tử! Ví như có người bỏ chủ bỏ bạn, một mình, không bè bạn muốn vượt qua quãng đường hoang vắng; người ấy rất sợ hãi không dám quay lui. Nầy Thiên tử! Thanh văn cũng vậy, sợ hãi sanh tử, chẳng trở lại thế gian, bỏ tất cả chúng sanh, chẳng trở lại sanh tử, không quán sát Phật pháp, không có phương tiện thiện xảo, chỉ một mình, tu hành Thánh đế. Nầy Thiên tử! Như người chủ lớn có nhiều quyến thuộc, nhiều tài sản, lương thực, tiền của đầy đủ, sanh lợi rất lớn, muốn vượt qua khoảng đường hoang vắng. Nầy Thiên tử! Cũng như vậy, Bồ-tát là ông chủ lớn, có nhiều quyến thuộc, thành tựu pháp lợi lớn, nhiều lương thực tiền của Chánh pháp, đầy đủ sáu Ba-la-mật, thành tựu bốn Nhiếp pháp, quán sát khắp tất cả chúng sanh, quán sanh tử rồi trở lại chánh quán Phật pháp, từ cõi Phật nầy đến cõi Phật khác, đầy đủ phương tiện thiện xảo, tu tập Thánh đế. Nầy Thiên tử! Như vật thưa mỏng, nếu dùng hoa Chiêm bà, Tu-mạn, Bà-sư để xông hương thì mùi hương sẽ thoát ra nhanh. Nầy Thiên tử! Cũng thế, Thanh văn tu Thánh đế mau chóng như vậy, không viên mãn sở nguyện, nửa chừng nhập Niết bàn. Họ không tỏa ra mùi hương công đức Giới, Văn, Định, Tuệ, Giải thoát, giải thoát tri kiến của Đức Phật, lại cũng không thể đoạn trừ tập khí phiền não. Nầy Thiên tử! Như Y Ca-thi, nếu dùng hương trầm thủy báu của cõi Trời mà xông thì trải qua trăm nghìn năm vẫn thơm tho trong sạch, người trời đều ưa thích. Nầy Thiên tử! Cũng vậy, trong trăm ngàn vạn ức kiếp, Bồ-tát thường tu Thánh đế, nửa chừng không nhập Niết bàn vì muốn tròn bổn nguyện, tỏa ra mùi hương công đức Giới, Văn, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến của Đức Phật, có khả năng đoạn trừ tập khí kiết sử, được Trời, người A-tu-la, Càn-thát-bà v…v.. kính trọng. Thiên tử Tịch Điều Phục Âm lại hỏi Văn Thù Sư Lợi: Các chúng Thanh văn ở cõi Phật của đức Bảo Tướng Như Lai, Ứng Chánh Biến Giác ấy như thế nào mà Thánh giả thích ở đó? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiên tử! Thanh văn ở cõi ấy chẳng trụ ở lòng tin, chẳng dạy người khác tin, chẳng hộ trì pháp giới, chẳng phải tám hạng người vượt qua tám tà kiến, chẳng phải Tu-đà-hoàn vượt qua đường ác, chẳng phải Tư-đà-hàm qua lại giáo hóa tất cả chúng sanh, chẳng phải A-na- hàm đối với tất cả pháp không đi không đến, chẳng phải A-la-hán thọ nhận sự cúng dường của tất cả cõi tam thiên, cũng chẳng phải Thanh văn có thể giữ gìn tất cả các pháp mà Đức Phật đã dạy, chẳng đoạn trừ dục, chẳng bị dục thiêu đốt; chẳng đoạn trừ sân, chẳng bị sân thiêu đốt; chẳng đoạn trừ si, chẳng bị si thiêu đốt; đối với tất cả pháp, xa lìa các sự ngăn che tăm tối; chẳng đoạn trừ phiền não, siêng tu tinh tấn, đoạn trừ phiền não của tất cả chúng sanh, vónh viễn không còn tái sanh, vượt qua tất cả sự sanh, sanh theo ý muốn, không có tướng ngã, nhơn, chúng sanh nhưng vẫn giáo hóa chúng sanh không lấy không cho; tất cả chúng sanh là phước điền thanh tịnh; không Tư không Niệm mà vẫn tu chánh niệm; không sanh không diệt mà vẫn tu chánh đoạn; xa lìa thân tâm mà vẫn phát sanh thần túc; biết căn cơ của tất cả chúng sanh, đạt đến bờ kia mà vẫn tu hành về các Căn nhổ sạch, tất cả kiết sử mà vẫn tu Lực; biết khắp tất cả mà vẫn tu Giác; đắc vô vi mà chẳng chứng Đạo; đạt đến thật tế mà vẫn tu Định; đạt đến pháp giới mà vẫn tu Tuệ; dứt sạch vô minh được phát sanh minh; không có hai Hành mà vẫn chứng Giải thoát; với nhục nhãn mà vẫn thấy tất cả chúng sanh, tất cả chư Phật trong tất cả các cõi Đức Phật; với thiên nhãn thấy hết tất cả các chúng sanh chết nơi nầy, sanh nơi kia; với tuệ nhãn, quán thấy sự sanh tử của chúng sanh là không đến, không đi; với pháp nhãn, thấy các pháp bình đẳng; với Phật nhãn, thấy rõ tất cả cảnh giới Đức Phật; với thiên nhó, nghe hết tất cả pháp Phật, có thể thọ, có thể trì; với nhất tâm, có thể biết tâm hành của tất cả chúng sanh, biết hết đời sống của các kiếp quá khứ, có trăm nghìn vạn ức thần thông có thể đi qua vô lượng cõi Đức Phật; dứt sạch phiền não, nhưng không chứng giải thoát; tuy có thể thấy được nhưng chẳng phải sắc thân, tuy có ngôn thuyết nhưng không có văn tự; tuy có suy tư nhưng tâm không động; hình sắc đẹp đẽ, các tướng trang nghiêm, chuỗi ngọc công đức, oai đức khó sánh, danh tiếng vang khắp, xoa hương tịnh Giới, không nhiễm ô pháp thế tục, phiền não; không nói lời thô ác, thần thông tự tại; học rộng hiểu nhiều, biện tài vang khắp, biết rõ biến hóa, điều phục tối tăm, đại tuệ chiếu sáng; ngôn từ thông suốt, tóm thâu, rốt ráo, thường được chư Phật hộ niệm; điều mà Thanh văn thường hằng chuyên niệm là đạo Bồ đề, niệm của họ như biển, định như Tu di, nhẫn như đại địa, thu phục các ma mạnh mẽ giống như Đế Thích; không ai có thể coi thường, tónh lặng như Phạm thiên, không ai sánh bằng, giống như hư không, thể nhập khắp tất cả. Nầy Thiên tử! Thanh văn ở cõi Phật Bảo Tướng là như thế, công đức của họ hơn hẳn ở đây. Khi giảng nói pháp ấy, trong hội có năm trăm Tỳ-kheo, năm trăm Tỳ-kheo ni, năm trăm Ưu-bà-tắc, năm trăm Ưu-bà-di, năm ngàn thiên tử hướng đến trí Thanh văn và nói: Bạch Thế Tôn! Chúng con xin làm chúng Thanh văn của Như Lai Bảo Tướng. Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi nói: Nầy Thiện nam! Chẳng phải tâm Thanh văn mới có thể sanh về cõi ấy. Các ông phải phát tâm Đạo vô thượng thì được sanh về cõi ấy. Những ai sanh về cõi ấy đều phát tâm đắc quả Bồ đề Vô thượng. Bấy giờ, những vị ấy liền phát tâm Đạo Chơn Chánh Vô Thượng. Đức Như lai thọ ký cho họ sẽ được sanh về cõi đó. Khi ấy, Thiên tử Tịch Điều Phục Âm hỏi Văn Thù Sư Lợi: Thế nào là Giới Luật của Bồ-tát? Thế nào là Giới Luật của Thanh văn? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiên tử! Giới Luật còn sợ hãi ba cõi là Giới Luật Thanh văn; Giới Luật thọ nhận vô lượng sanh tử, muốn hóa độ tất cả các chúng sanh trong ba cõi là Giới Luật Bồ-tát. Giới Luật xem nhẹ công đức trang nghiêm là Giới Luật Thanh văn; Giới Luật tự chứa nhóm công đức trang nghiêm là Giới Luật Bồ-tát. Tự đoạn trừ tất cả các phiền não kiết sử là Giới Luật Thanh văn; muốn đoạn trừ phiền não của tất cả chúng sanh là Giới Luật Bồ-tát. Không nghó đến việc làm cho tất cả chúng sanh được thành tựu đầy đủ bằng tất cả Phật pháp là Giới Luật Thanh văn; nghó muốn làm cho tất cả chúng sanh được thành tựu đầy đủ bằng tất cả Phật pháp là Giới Luật Bồ-tát. Tất cả chư thiên không biết đến là Giới Luật Thanh văn; tất cả chư thiên trong thế giới tam thiên đại thiên biết đến là Giới Luật Bồ-tát. Tất cả ma xả bỏ là Giới Luật Thanh văn; tất cả chúng ma trong thế giới tam thiên đại thiên khóc than, tất cả chúng ma sanh oán ghét, muốn phá hoại là Giới Luật Bồ-tát. Chỉ chiếu sáng riêng mình là Giới Luật của Thanh văn; muốn chiếu sáng khắp tất cả thế gian, muốn chiếu sáng, thành tựu tất cả Phật pháp là Giới Luật Bồ-tát. Tâm tự quán chiếu là Giới Luật Thanh văn; quán chiếu tất cả Phật pháp là Giới Luật Bồ-tát. Giới Luật lần lượt theo thứ bậc là Giới Luật Thanh văn; một niệm biết khắp tất cả là Giới Luật Bồ-tát. Làm gián đoạn hạt giống Tam bảo là Giới Luật Thanh văn; duy trì hạt giống Tam bảo là Giới Luật Bồ-tát. Như đồ gốm bị vỡ chẳng thể làm cho lành lại là Giới Luật Thanh văn; như đồ bằng vàng bạc phá rồi có thể sửa lại là Giới Luật Bồ-tát. Không có phương tiện thiện xảo là Giới Luật của Thanh văn; thành tựu phương tiện là Giới Luật Bồ-tát. Không có mười lực và bốn vô úỵ là Giới Luật Thanh văn; thành tựu mười lực và bốn vô úỵ là Giới Luật Bồ-tát. Cây trái ít nước là Giới Luật Thanh văn; vườn rừng nhà gác, ưa pháp đáng ưa là Giới Luật Bồ-tát. Không có sáu Ba-la-mật, không có bốn Nhiếp pháp là Giới Luật Thanh văn; có sáu Ba-la-mật, đủ bốn Nhiếp pháp là Giới Luật Bồ-tát. Không đoạn trừ tất cả tập khí là Giới Luật Thanh văn; diệt tất cả tập khí là Giới Luật Bồ-tát. Lại nữa, Thiên tử! Nói tóm lại, thuộc về cái có giới hạn, có ít pháp công đức, có ít Giới, Văn, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến là Giới Luật của Thanh văn; cái thuộc về vô lượng, vô lượng công đức, vô lượng Giới, Văn, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến là Giới Luật Bồ-tát. Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi: - Hay thay! Hay thay! Văn Thù Sư Lợi! Ông nói thông suốt về Giới Luật của Bồ-tát! Văn Thù sư Lợi! Hãy lắng nghe! Ta nói sơ lược để đầy đủ ý nghóa mà ông đã nói. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Thí như có hai người, người thứ nhất khen ngợi biển cả, người thứ hai khen ngợi dấu chân bò. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Theo ý ông thì sao? Người khen ngợi dấu chân bò có bao nhiêu công đức? Văn Thù Sư Lợi thưa: Bạch Thế Tôn! Biển cả thì vô lượng; dấu chân bò quá nhỏ thì có gì mà khen ngợi! Đức Phật dạy: Cũng vậy, nên biết Giới Luật Thanh văn giống như dấu chân bò nhỏ bé, không công đức, không nên khen ngợi. Người tu Thanh văn thừa cũng giống như thế. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Theo ý ông thì sao? Người thứ hai thường khen ngợi biển cả có công đức chăng? Văn Thù Sư Lợi đáp: Bạch Thế Tôn! Người khen ngợi biển cả có vô lượng công đức, rất đáng khen ngợi. Đức Phật dạy: Nên biết! Giới Luật của Bồ-tát cũng giống như thế. Thí như biển cả có vô lượng công đức, rất đáng khen ngợi. Nên biết, Đại thừa cũng giống như thế. Khi Phật nói pháp nầy, có một vạn hai ngàn thiên tử phát tâm Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác, rồi nói: Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng phải tu học Giới Luật Bồ-tát như thế, để điều phục vô lượng tất cả chúng sanh. Lúc ấy, Thiên tử Tịch Điều Phục Âm hỏi Văn Thù Sư Lợi: Hiện ngài đang tu học Giới Luật nào? Giới Luật Thanh văn, Giới Luật Duyên giác hay Giới Luật Bồ-tát? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiên tử! Theo ý ông thì sao? Có biển cả nào không dung chứa các dòng sông chăng? Thiên tử đáp: Thưa Tôn giả Văn Thù Sư Lợi! Không có biển cả nào mà không dung chứa các dòng sông. Văn Thù Sư Lợi nói: Nầy Thiên tử! Cũng vậy, Giới Luật Bồ-tát giống như biển cả, đều dung nạp hết Giới Luật hiện có, đó là Giới Luật Thanh văn, Giới Luật Duyên giác, Giới Luật Bồ-tát, tất cả Giới Luật. Thiên tử nói: Thưa Tôn giả Văn Thù sư Lợi! Đã gọi là Giới Luật, thì Giới Luật có những nghóa gì? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiên tử! Đã gọi là Giới Luật, thì Giới Luật là điều phục phiền não, là biết phiền não, nên gọi là Giới Luật. Thiên tử hỏi: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là tu tập để điều phục phiền não? Thế nào là biết phiền não? Văn Thù Sư Lợi đáp: - Nếu vọng tưởng về mình, nếu vọng tưởng về người, vọng tưởng về mình và người, chẳng nhớ nghó chơn chánh; vọng tưởng về mình, vọng tưởng về người điên đảo không thật, bị kiến chấp trói buộc, vô minh dẫn đầu, như thế là nhất định phát sanh phiền não. Nếu không vọng tưởng về mình, không vọng tưởng về người, không vọng tưởng về mình và người, chuyên nhớ nghó chơn chánh, không vọng tưởng về mình, về người, đoạn trừ điên đảo, chẳng chấp vào kiến giải, trừ bỏ vô minh, chẳng gây ba nghiệp, như vậy là không khởi phiền não, mà phiền não không khởi là Giới Luật rốt ráo. Nầy Thiên tử! Như vậy gọi là Giới Luật rốt ráo, nếu dùng Thánh trí để biết phiền não là hư vọng, giả dối, là không có thật, không có chủ tể, không có ngã, ngã sở lệ thuộc, không từ đâu đến và không đi về đâu, không có phương hướng, chẳng phải không có phương hướng, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, chẳng phải ở giữa có thể nắm bắt được, không dồn không chứa, không hình không sắc, như vậy gọi là biết phiền não. Nầy Thiên tử! Như người biết chủng tánh của rắn độc thì có thể làm tiêu mất nọc độc kia. Cũng như thế, nếu biết chủng tánh kiết sử thì có thể làm tiêu mất phiền não. Thiên tử hỏi: Thế nào gọi là chủng tánh phiền não? Văn Thù Sư Lợi đáp: Vọng tưởng là chủng tánh phiền não. Nếu chẳng vọng tưởng thì phiền não không khởi. Nếu phiền não không khởi thì chẳng phải là phiền não; nếu không có phiền não thì không có nhà cửa; nếu không có nhà cửa thì không bị thiêu đốt, không có chỗ trụ; nếu không có chỗ trụ thì gọi là Giới Luật rốt ráo. Như vậy gọi là biết chủng tánh phiền não. Thiên tử hỏi: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là điều phục phiền não? Là thật, là chẳng thật? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiên tử! Như người nằm mộng bị trúng nọc độc của loài rắn độc, vì đau nhức nên uống nhằm thuốc độc, nọc độc tiêu mất, đau đớn liền hết. Nầy Thiên tử! Theo ý ông thì sao? Như người bị nọc độc của rắn kia là thật hay không thật? Thiên tử đáp: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Việc đó không thật, vì không có thật thì làm gì có độc để trừ! Văn Thù Sư Lợi nói: Rắn độc không thật, việc trừ độc cũng không thật, nên biết như thế. Giới Luật của các bậc Thánh cũng vậy. Nầy Thiên tử! Ông hỏi, thế nào là điều phục phiền não, là thật hay không thật phải không? Nầy Thiên tử! Nếu ngã là vô ngã thì phiền não là không có phiền não. Nếu ngã là thật thì phiền não cũng thật. Trong đó, nếu ngã là vô ngã thì phiền não là không có phiền não, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt. Nếu như thế thì sẽ điều phục cái gì? Vì sao? Nầy Thiên tử! Vì tất cả các pháp đều vắng lặng nên vô sanh; vì tất cả pháp vắng lặng nên chẳng thể nắm bắt; vì tất cả các pháp là vắng lặng nên không hình tướng; vì tất cả các pháp là tận nên không thật có; vì tất cả các pháp vô tận nên không sanh; vì tất cả pháp không sanh nên không thật có; vì tất cả các pháp không diệt nên không bền chắc; vì tất cả các pháp không tạo tác, nên không có người tạo tác, vì tất cả các pháp không có nên không có ngã; vì tất cả các pháp vô ngã nên không có chủ tể; vì tất cả pháp không chủ tể nên như hư không; vì tất cả pháp không đến nên không có thật thể; vì tất cả pháp không đi nên không có giới hạn; vì tất cả các pháp không trụ nên không có chỗ trụ; vì tất cả pháp không trụ nên không sanh diệt; vì tất cả pháp vô vi nên vô lậu. Nầy Thiên tử! Tất cả các pháp không buông lung nên điều phục rốt ráo. Thiên tử Tịch Điều Phục Âm lại hỏi: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Tất cả các pháp lấy gì làm pháp môn? Văn Thù Sư Lợi đáp: Pháp môn tu hành không chơn chánh thì tăng trưởng sanh tử; pháp môn tu hành chơn chánh thì đạt đến Niết bàn. Pháp môn tu hành chơn chánh thì được tự tại; pháp môn tu hành không chơn chánh thì không được tự tại. Pháp môn nghi ngờ, mê hoặc thì tối tăm, chướng nga- ïi; pháp môn thấu đạt thì không chướng ngại, tối tăm. Pháp môn vọng tưởng thì tăng trưởng phiền não; pháp môn không vọng tưởng thì không phiền não. Pháp môn phân biệt thì có kiết sử; pháp môn không phân biệt thì không có kiết sử. Pháp môn tỉnh giác nhiều sự việc; pháp môn tịch tónh thì tất cả đều tónh lặng. Pháp môn kiến giải thì tăng kiêu mạn; pháp môn Không thì diệt trừ kiêu mạn. Pháp môn ác tri thức thì sanh các pháp ác; pháp môn thiện tri thức thì sanh các pháp thiện. Pháp môn tà kiến là nguồn gốc phát sanh các khổ; pháp môn chánh kiến là nguồn gốc sanh các điều lành. Pháp môn bỏn xẻn thì bần cùng; pháp môn bố thí thì giàu có, nhiều của cải. Pháp môn phạm Giới thì sanh đường ác; pháp môn trì giới thì sanh các cõi lành. Pháp môn tranh cãi thì chướng ngại các pháp; pháp môn nhẫn nhục thì tăng trưởng pháp thù thắng. Pháp môn biếng nhác thì khiến tâm cấu uế; pháp môn tinh tấn thì tâm không cấu uế. Pháp môn giác quán thì có nhiều náo loạn; pháp môn thiền định thì tâm trụ một chỗ. Pháp môn không có trí tuệ thì như con dê ngu si; pháp môn trí tuệ thì có ba mươi bảy phần trợ đạo. Pháp môn Từ thì không chướng ngại trí tuệ; pháp môn Bi thì chân thật không hư ngụy. Pháp môn Hỷ thì kết tập pháp báu; pháp môn Xả thì không còn yêu ghét. Pháp môn Chánh niệm thì không mất gốc thiện. Pháp môn Chánh đoạn thì tu chánh hạnh. Pháp môn Thần túc thì thân tâm khinh an. Pháp môn Căn thì lòng tin làm đầu. Pháp môn Lực thì điều phục tất cả các phiền não. Pháp môn Giác thì tùy thuận hiểu biết các pháp. Pháp môn tám Thánh Đạo thì vượt qua tất cả các tà đạo. Lại nữa, nầy Thiên tử! Pháp môn tâm Bồ đề là tất cả Phật pháp, bao gồm tất cả các pháp môn, đối với tất cả các pháp đều được tự tại. Pháp môn giáo hóa chúng sanh thì diễn thuyết Phật pháp. Pháp môn phương tiện khéo léo thì biết rõ xứ phi xứ. Pháp môn Tuệ Độ thì biết rõ tâm của tất cả chúng sanh, đưa họ qua bờ giác. Pháp môn sáu Ba-la-mật là Đại thừa. Pháp môn sáu phép thần thông là ánh sáng trí tuệ soi chiếu. Pháp môn pháp thí nhẫn thì không tùy theo trí khác. Thiên tử lại hỏi Văn Thù Sư Lợi: Những gì là pháp môn pháp giới? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiên tử! Pháp môn phổ biến là pháp môn pháp giới. Thiên tử hỏi: Giới nào là pháp giới? Văn Thù Sư Lợi đáp: Thế giới của tất cả chúng sanh là pháp giới. Thiên tử hỏi: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Pháp giới có giới hạn không? Đáp: Nầy Thiên tử! Theo ý ông thì sao? Hư không có giới hạn hay không? Thưa không! Văn Thù Sư Lợi nói: Nầy Thiên tử! Giống như hư không không có giới hạn, pháp giới cũng vậy, không có giới hạn. Thiên tử thưa: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Ngài có biết pháp giới không? Đáp: Nầy Thiên tử! Pháp giới chẳng biết pháp giới. Thiên tử thưa: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Thánh giả biết pháp gì mà có sự biện luận như thế? Đáp: Nầy Thiên tử! Theo ý ông thì sao? Tiếng vang biết pháp nào mà phát ra âm thanh? Thiên tử thưa: Tiếng vang không biết gì hết mà phát ra âm thanh. Vì do nhơn duyên nên có âm thanh. Nầy Thiên tử! Cũng vậy, Bồ-tát duyên với chúng sanh nên có sự diễn nói. Thiên tử thưa: Ngài an trụ ở đâu mà có thể có sự diễn nói? Đáp: Nầy Thiên tử! Chỗ an trụ của tôi giống như chỗ an trụ của hóa thân Như lai nên có sự diễn nói. Thiên tử thưa: Hóa thân của Như lai không có chỗ trụ hay sao? Đáp: Nầy Thiên tử! Hóa thân của Như lai không có chỗ trụ mà có sự diễn nói. Tất cả pháp cũng không có chỗ trụ mà có sự diễn nói. Thiên tử thưa: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Nếu tất cả pháp không có chỗ trụ thì Bồ-tát trụ chỗ nào mà thành đạo Vô thượng? Văn Thù Sư Lợi nói: Nầy Thiên tử! Ta trụ ở Vô gián mà thành Đạo Vô thượng. Thiên tử thưa: Vô gián trụ ở nơi nào? Đáp: Vô gián trụ ở chỗ không có cội gốc. Thiên tử thưa: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Người trụ Vô gián nhất định đọa địa ngục. Đáp: Nầy Thiên tử! Đúng thế! Đúng thế! Như lai đã nói tạo năm tội Vô gián nhất định bị đọa địa ngục. Nầy Thiên tử! Nay ta cũng trụ ở năm Vô gián. Nầy Thiên tử! Bồ-tát trụ ở năm Vô gián thành Đạo Vô thượng. Những gì là năm? Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cầu Đạo Vô thượng, nửa chừng không rơi vào quả vị Thanh văn, Duyên giác, đó là Vô gián thứ nhất. Nguyện ta phải cứu vớt tất cả chúng sanh, nửa chừng không lười bỏ, đó là Vô gián thứ hai. Bỏ tất cả các vật, nửa chừng không lẫn tiếc, đó là Vô gián thứ ba. Biết các pháp vô sanh, nửa chừng không cho các kiến giải khác xen vào, đó là Vô gián thứ tư. Hoặc biết, hoặc thấy, hoặc đoạn, bình đẳng chánh giác, dùng nhất niệm tương ưng với tuệ để giác tri điều đó, nữa chừng chẳng rời bỏ thì chắc chắn thành Chánh giác, đó là Vô gián thứ năm. Nếu Bồ-tát trụ ở năm Vô gián ấy thì sẽ thành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thiên tử thưa: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Phàm phu trụ ở năm Vô gián thì đọa địa ngục, còn có Bồ-tát nào cũng trụ ở năm Vô gián nầy mà thành đạo Chánh Chơn Vô Thượng hay không? Đáp:- Có Thiên tử thưa: Vì nhơn duyên gì? Đáp: Nầy Thiên tư û! Tất cả pháp là “ Không”. Vì hiểu rõ” Không” nên gọi là đắc Bồ đề. Tất cả pháp Vô tướng, Vô nguyện, chẳng phải hữu vi, không sanh không khởi, do nhơn duyên sanh. Vì biết là nhơn duyên sanh nên gọi là giác ngộ Bồ đề. Thiên tử thưa: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Ai tin pháp nầy? Đáp: Nầy Thiên tử! Như là Phật Như lai còn không sanh tin, huống là Thanh văn? Thiên tử hỏi: Ai hiểu pháp nầy? Đáp: Người chẳng chấp tướng ngã Lại hỏi: Ai tin pháp nầy? Đáp: Người chẳng trụ chấp bên nầy, bên kia. Thiên tử hỏi: Nếu không trụ ở bên nầy, bên kia thì ai nghó tưởng đến pháp ấy? Đáp: Người đối với tất cả pháp không có nghó tưởng. Lại hỏi: Ai thọ trì? Đáp: Người không còn tất cả các kiết sử là người thọ trì. Thiên tử lại hỏi: Kinh nầy sẽ đến tay những ai? Đáp: Đến tay người ban bố pháp cho tất cả chúng sanh. Lại hỏi: Hình sắc của họ ra sao? Đáp: Nầy Thiên tử! Họ có sắc pháp, chẳng phải sắc, ấm, giới, nhập. Lại hỏi: - Họ có hạnh gì? Đáp:- Họ có hạnh Không, hạnh Vô tướng, hạnh Vô nguyện. Lại hỏi: - Họ đến chỗ nào? Đáp: Nầy Thiên tử! Họ sẽ đến tất cả chỗ họ cần đến, đến với tâm hành của tất cả chúng sanh, đến chỗ không đến. Thiên tử lại hỏi: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Bồ-tát có thối chuyển chăng? Đáp: Nầy Thiên tử! Nếu Bồ-tát thối chuyển quả vị Bồ đề Vô thượng điều đó không thể có. Thiên tử hỏi: Ai là người thối chuyển? Đáp: Tất cả các phiền não thối chuyển. Tất cả Thanh văn, Duyên Giác thối chuyển. Lại hỏi: Ai không thối chuyển? Đáp: Những bậc có các môn Tam muội… thì không có thối chuyển. Thiên tử thưa: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Những gì là Tam muội? Đáp: Là không hai, không sai khác. Thiên tử hỏi: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Nếu tất cả các pháp không có sai khác thì ai sai khác? Đáp: Nầy Thiên tử! Người không biết tất cả các pháp bình đẳng, thì phân biệt là hai. Họ làm theo hai hành, rơi vào hai hành. Nếu biết bình đẳng thì không làm theo sự sai khác. Nếu biết bình đẳng thì họ hướng đến bình đẳng. Thiên tử lại hỏi: Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Có Bồ-tát nào có đủ thứ phiền não mà thành Bồ đề chăng? Đáp:- Có Thiên tử lại hỏi: Là ai? Đáp: Nầy Thiên tử! Nếu Bồ-tát đoạn trừ kiết sử thì đó là Thanh văn. Nếu Bồ-tát biết phiền não kiết sử của tất cả chúng sanh, tâm Đại bi tăng trưởng, phát tâm cầu đạo quả Chánh chơn Vô Thượng thì đó là hạng Bồ-tát có Bồ đề. Thiên tử hỏi: Có ai bỏn sẻn mà thành tựu Bố thí Ba-la-mật chăng? Đáp :- Có Hỏi:- Là ai? Đáp: Nầy Thiên tư û! Nếu Bồ-tát không xả bỏ tâm Bồ đề, cứu độ chúng sanh, như vậy bỏn sẻn cũng là Bố thí Ba-la-mật. Thiên tử lại hỏi: Có ai phá giới mà gọi là Trì giới Ba-la-mật chăng? Đáp:- Có Hỏi: - Ai? Đáp: - Nầy Thiên tử! Nếu Bồ-tát làm nhiều lợi ích cho tất cả chúng sanh, chẳng tự quán sát về giới, thì phá giới như thế gọi là Trì giới Ba-la-mật. Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Có Bồ-tát nào bỏ kham nhẫn mà gọi là Nhẫn nhục Ba-la-mật chăng? Đáp: - Có. Hỏi: - Ai? Đáp: - Nầy Thiên tử! Nếu Bồ-tát bỏ giới cấm ngoại đạo, an trụ vững chắc trong giới luật của Đức Phật thì gọi là Nhẫn nhục Ba-la- mật. Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Có Bồ-tát nào biếng nhác mà thành tựu Tinh tấn Ba-la-mật chăng? Đáp: - Có. Hỏi: - Ai? Đáp: - Nầy Thiên tử! Nếu Bồ-tát biếng nhác đối với quả vị Thanh văn, Duyên Giác, siêng năng tu tập Chánh đạo Vô Thượng, thì đó gọi là Tinh tấn Ba-la-mật. Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Có Bồ-tát nào tâm không định mà gọi là Thiền Ba-la-mật chăng? Đáp: - Có. Hỏi: - Ai? Đáp: - Nầy Thiên tử! Trong mộng, Bồ-tát không khởi tâm ở quả vị Thanh văn, Duyên giác, đó là Bồ-tát tâm không Định mà vẫn gọi là Thiền Ba-la-mật. Thưa Thánh giả Văn Thù Sư Lợi! Có Bồ-tát nào không có trí tuệ mà gọi là Bồ-tát Bát nhã Ba-la-mật chăng? Đáp: - Có. Hỏi: - Ai? Đáp: - Nầy Thiên tử! Đó là người không có trí tuệ mà là Bồ-tát; họ không tạo ra tất cả các cách thức độc ác cho thế gian như bùa chú, trấn yểm làm cho điên cuồng, đau khổ, mà làm cho tất cả chúng sanh có pháp tuệ, Bồ-tát ấy thành tựu đầy đủ Nhất thiết trí, đó gọi là Bát nhã Ba-la-mật. Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Pháp vương tử Văn Thù Sư Lợi: Hay thay! Hay thay! Văn Thù Sư Lợi khéo diễn nói những việc nên làm và không nên làm của Bồ-tát. Ông nói đúng như thế. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Hãy lắng nghe ta nói tóm lược. Nầy Văn Thù Sư Lợi! Như người đói gầy thà chịu đói khổ chứ không bao giờ ăn loại thức ăn độc hại. Bồ-tát cũng vậy, thà xan tham, phá giới, sân hận, tranh cãi, lười biếng, loạn tâm, vọng niệm, ngu si vô trí chứ không trụ trong quả vị Thanh văn, Duyên Giác mà có Chánh niệm, Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ. Vì sao? Vì Bồ-tát nên sanh sợ hãi đối với quả vị đó. Thiên tử hỏi Đức Phật : Bồ-tát không sợ các kiết sử sao? Đức Phật dạy: Nên sợ. Nầy Thiên tử! Nhưng đối với quả vị Thanh văn, Bồ-tát càng nên sợ hơn. Nầy Thiên tử! Theo ý ông thì sao? Như người giữ gìn thân mạng thì sợ chặt đầu hay là sợ chặt tay chân? Thiên tử bạch Phật: Kẻ ấy sợ chặt đầu, không sợ chặt tay chân. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì người bị chặt tay chân còn có thể tu phước nghiệp, và do đó được sanh lên cõi trời. Bạch Thế Tôn! Còn nếu người bị chặt đầu, mất mạng thì không tu đức hạnh được. Đức Phật dạy: Đúng như thế! Nầy Thiên tử! Bồ-tát thà phạm giới cấm, quyết không bao giờ xả bỏ tâm Nhất thiết trí. Thà làm Bồ-tát đầy dẫy các phiền não, chứ không bao giờ làm La Hán diệt tận các lậu. Thiên tử khen: Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Việc làm của Bồ-tát ấy hơn hẳn thế gian. Bạch Thế Tôn! Các Thanh văn trì giới, chuyên cần tinh tấn tức là Bồ-tát phá giới, biếng lười. Đức Phật dạy: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói! Nầy Thiên tử! Như thức ăn của người nghèo là thứ độc hại đối với Chuyển Luân Vương. Nầy Thiên tử! Cũng vậy, Thanh văn dù siêng năng tinh tấn đoạn trừ các phiền não nhưng chẳng làm an lạc cho chúng sanh ở Diêm phù huống là đối với tất cả chúng sanh! Nầy Thiên tử! Như đại thương gia nhiều của cải đất đai, bỏ nhiều tài sản, siêng năng làm nhiều việc lợi ích an lạc, nuôi sống được nhiều người. Bồ-tát cũng vậy, thực hành đại từ bi, đối với tất cả chúng sanh, phát khởi tu hành đại bi, tinh tấn nuôi dưỡng tất cả vô lượng chúng sanh, làm cho họ đạt được sự an lạc thế gian và xuất thế gian. Khi ấy, Trưởng lão Đại Ca Diếp bạch Thế Tôn: Các vị Thanh văn chứng pháp vô vi; còn Bồ-tát chỉ đắc pháp hữu vi thì tại sao Bồ-tát hữu vi lại hơn Thanh văn vô vi? Đức Phật dạy: Nầy Ca Diếp! Nay ta nêu thí dụ, các người trí nhờ đó mà được hiểu rõ. Nầy Ca Diếp! Như có người chẻ một sợi lông làm trăm phần, rồi người ấy lại dùng một phần của sợi lông ấy chấm vào trong bốn biển cả chứa đầy váng sữa. Nầy Ca Diếp! Theo ý ông thì sao? Với lượng váng sữa dùng một phần sợi lông lấy được trong bốn biển, người ấy có thể nghó là lượng váng sữa mà ta lấy được nhiều hơn váng sữa trong biển chăng? Ca Diếp bạch: Dạ không, bạch Thế Tôn! Đức Phật dạy: -Nầy Ca Diếp! Theo ý ông thì sao? Trong hai phần nầy, phần nào hơn, phần nào lớn, phần nào nhiều, phần nào có giá trị lớn? Ca Diếp bạch: Giả sử lấy cả ngàn ức do tuần thì phần còn lại vẫn hơn, vẫn lớn, vẫn nhiều, vẫn có giá trị lớn, huống là dùng một phần sợi lông chỉ lấy một giọt. Đức Phật dạy: Nầy Ca Diếp! Như dùng một phần trong trăm phần của sợi lông chấm lấy một giọt váng sữa, trí tuệ vô vi mà Thanh văn có cũng giống như vậy. Nầy Ca Diếp! Điều mà trí Phật biết được giống như váng sữa đầy cả bốn biển cả. Thiện căn công đức hữu vi của Bồ-tát cũng giống như vậy, vì dùng để hồi hướng về trí vô vi. Nầy Ca Diếp! Như con kiến tha một hạt gạo, so với lúa chín đầy đồng ruộng về mùa thu, nầy Ca Diếp, theo ý ông thì sao? Số lượng nào nhiều hơn? Bạch Thế Tôn! Lúa chín đầy ruộng đồng về mùa thu có vô lượng hạt thóc, dùng làm lương thực cứu giúp, nuôi dưỡng vô lượng chúng sanh. Bạch Thế tôn! Con kiến tha một hạt gạo thì thấm vào đâu! Nầy Ca Diếp! Hạt gạo mà con kiến tha cũng giống như quả vị giải thoát của các Thanh văn. Như lúa chín đầy đồng ruộng vào mùa thu, nên biết, căn lành công đức của sáu pháp Ba-la-mật, bốn Nhiếp pháp của Bồ-tát, cũng giống như vậy, nuôi sống và làm cho vô lượng chúng sanh, được thành tựu đầy đủ đem đến cho họ niềm vui thế gian, niềm vui xuất thế gian và niềm vui Niết bàn. Nầy Ca Diếp! Như có trăm ngàn viên ngọc thủy tinh mang vào trong thành và có một viên ngọc báu lưu ly vô giá trên thuyền, nếu đến được cõi Diêm phù đề an ổn thì cứu hộ cho tất cả những người bần cùng khốn khổ thì, nầy Ca Diếp, theo ý ông thì sao? Trăm ngàn viên thủy tinh đã mang vào thành có thể so sánh với một viên ngọc báu lưu ly vô giá chăng? Dạ không, bạch Thế Tôn! Nầy Ca Diếp! Trăm nghìn viên ngọc thủy tinh đã mang vào thành đó dụ cho công đức vô vi của Thanh văn. Cũng như viên ngọc lưu ly báu vô giá ở trên thuyền an ổn đến được cõi Diêm phù đề giúp nhiều người được an lạc, Bồ-tát cũng vậy, không làm gián đoạn hạt giống Tam bảo, phát tâm cầu châu báu Nhất thiết trí, làm cho nhiều người được an lạc. Khi ấy, Ca Diếp bạch Thế Tôn: Thật chưa từng có! Như lai quả khéo diễn đạt. Chư Bồ-tát phát tâm cầu châu báu Nhất thiết trí, vượt trên tất cả các Thanh văn, Duyên Giác. Bấy giờ, các Bồ-tát ở thế giới Bảo Chủ cùng đến với Văn Thù Sư Lợi nghe nói như vậy, đều bạch Thế Tôn: Tất cả ngôn thuyết đều là hý luận, là lời nói sai biệt, là lời nói quở trách, còn kiết sử. Bạch Thế Tôn! Ở cõi Đức Phật Bảo Tướng không có lời nói như vậy; chỉ thuần thuyết minh về Bồ-tát bất thối chuyển, không nói gì khác. Thế Tôn thật khó có! Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chánh Biến Giác có khả năng nhẫn chịu khổ nầy, chứng đắc tất cả các pháp không có sai biệt, không có thượng trung hạ, pháp tánh nhất vị, an trí ba Thừa. Các Bồ-tát ấy liền dùng hoa trời rải cúng Đức Phật và nói với Văn Thù Sư Lợi: Chúng tôi trở về thế giới Bảo Chủ. Văn Thù Sư Lợi nói: Nên biết đã đúng lúc, các vị có thể lên đường! Chư Bồ-tát hỏi: Thánh giả không đi sao? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiện nam! Tất cả thế giới đều bình đẳng, tất cả chư Phật bình đẳng, tất cả các pháp bình đẳng, tất cả chúng sanh bình đẳng. Tôi ở đó để làm gì? Các Bồ-tát hỏi: Tại sao nói các tất cả thế giới bình đẳng, tất cả chư Phật bình đẳng, tất cả pháp bình đẳng, tất cả chúng sanh bình đẳng? Văn Thù Sư Lợi đáp: Nầy Thiện nam! Tất cả các cõi nước như hư không nên bình đẳng. Cảnh giới chư Phật chẳng thể nghó bàn nên bình đẳng. Tất cả các pháp hư ngụy nên bình đẳng. Tất cả chúng sanh đều vô ngã nên bình đẳng. Vì ý nghóa ấy nên tôi nói như thế nầy: Tất cả thế giới bình đẳng, cho đến tất cả các chúng sanh bình đẳng. Khi ấy Văn Thù Sư Lợi hiện thần thông, dùng thần lực làm cho thế giới Ta-bà giống như thế giới Bảo Chủ không khác, làm cho Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni giống như Như Lai Bảo Tướng không khác. Các Bồ-tát ấy đều nghó: “Chúng ta đã đến thế giới Bảo Chủ”, tưởng đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật Bảo Tướng, liền bạch Phật: Ai đã làm cho chúng con đến cõi nước nầy? Đức Phật hỏi: Ai dẫn các ngươi đi? Các Bồ-tát đáp: Đồng tử Văn Thù Sư Lợi dẫn chúng con đi. Đức Phật dạy: Vị ấy dẫn các ngươi đến. Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi nói với các Bồ-tát: Các Thiện nam! Các vị hãy nhập định quán chiếu thì biết ai dẫn các vị đến, ai dẫn các vị đi? Khi ấy, các Bồ-tát đều nhập định quán chiếu rồi nghó:” Chúng ta chẳng rời khỏi thế giới Ta-bà mà chúng ta tự cho là đến thế giới Bảo Chủ”. Rồi bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thật chưa từng có! Tôn giả Văn Thù Sư Lợi dùng năng lực thần thông Tam muội khiến cho chúng con tưởng là đã đến thế giới Bảo Chủ, nhưng vẫn còn ở thế giới Ta-bà. Bạch Thế Tôn! Xin Ngài làm cho tất cả chúng sanh đều được thần lực như Tôn giả Văn Thù Sư Lợi. Bấy giờ, Đức Phật bảo các Bồ-tát đến từ thế giới Bảo Chủ: Nầy các thiện nam! Như đồ đựng bằng vàng, đồ đựng bằng bạc, đồ đựng bằng pha lê, đồ đựng bằng lưu ly, đồ đựng bằng thủy tinh, đồ đựng bằng sắt, đồ đựng bằng kim cương, đồ đựng bằng chiên đàn, đồ đựng bằng châu báu, đồ đựng bằng đất, đồ đựng bằng gỗ, tuy các loại đồ đựng khác nhau nhưng khoảng trống rỗng trong các đồ đựng ấy không khác. Cũng vậy, cùng một pháp tánh, một chân như, một thật tế nhưng các chúng sanh đủ loại hình tướng mỗi loài chấp thủ cảnh giới nơi mình sanh ra, rồi từ tự thể biến ra trăm ngàn ức các loài hình sắc sai khác, như là hình sắc địa ngục, hình sắc súc sanh, hình sắc ngạ quỷ, hình sắc trời, hình sắc người, hình sắc Thanh văn, hình sắc Duyên Giác, hình sắc Bồ-tát, hình sắc Đức Phật. Vì bình đẳng nên sắc bình đẳng chơn như; vì chơn như bình đẳng nên sắc bình đẳng; vì “ Không “ bình đẳng nên sắc bình đẳng. Nầy thiện nam! Vì ý nghóa ấy nên Văn Thù Sư Lợi nói, tất cả thế giới bình đẳng… cho đến tất cả chúng sanh bình đẳng. Vì vậy, nên nói là ta nay không trụ. Khi ấy, đức Thế Tôn dùng pháp như thế để chỉ dạy làm cho các Bồ-tát được lợi ích vui mừng rồi, họ cúi đầu đảnh lễ sát chân; nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, ra khỏi Chúng hội không xa, biến mất khỏi cõi Ta-bà đến thế giới Bảo Chủ. Bấy giờ, Đức Phật bảo A-nan: Thầy hãy thọ trì , đọc tụng, diễn nói Kinh nầy; ở trong đại chúng giảng nói cho tất cả mọi người. Đại đức A-nan bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn! Con sẽ thọ trì. Kinh nầy tên là gì, và thọ trì như thế nào? Đức Phật bảo A-nan: Kinh nầy tên là “Tịch Điều Phục Âm Thiên tử sở vấn”, cũng gọi là “Thanh Tịnh Tỳ Ni”, cũng gọi là “Nhứt thiết Phật pháp”. Đức Phật giảng nói Kinh nầy xong, Đại đức A-nan, Thiên tử Tịch Điều Phục Âm, tất cả các Bồ-tát như Văn Thù Sư Lợi v.v…, tất cả Thanh văn như Đại Ca Diếp v.v… nghe lời Phật dạy, đều vô cùng hoan hỷ.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 82