<經 id="n1453">CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÁCH NHẤT YẾT MA HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN SỐ 1453 CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÁCH NHẤT YẾT MA - Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghóa Tịnh đời Đường - TQ Việt dịch: Ban phiên dịch chùa Pháp Bảo, HT Thích Tịnh Hạnh giám tu - năm 2005 Hiệu đính và nhuận văn: NS Thích nữ Như Lộc tại chùa Phổ Minh - năm 2010 <卷>QUYỂN 1 Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng Thệ đa, thành Thất-la-phiệt, Phật bảo các Bí-sô: “từ nay nếu có ai muốn ở trong pháp luật thiện thuyết cầu xuất gia và thọ Cận viên thì A-giá-lợi-da và Ô-ba-đà-da nên cho họ xuất gia và thọ Cận viên”, lúc đó các Bí-sô không biết có mấy hạng A-giá-lợi-da và mấy hạng Ô-ba-đà-da, Phật nói: “có năm hạng A-giá-lợi-da: Thập giới A-giá-lợi-da là vị truyền trao pháp Tam quy và mười học xứ. Bình giáo (giáo thọ) A-giá-lợi-da là vị ở chỗ khuất gạn hỏi các chướng pháp (già nạn). Yết ma A-giá-lợi-da là vị tác pháp bạch tứ yết ma. Y chỉ A-giá-lợi-da là vị cho y chỉ ít nhất là ở lại một đêm. Giáo độc (thọ kinh) A-giá-lợi-da là vị dạy đọc tụng ít nhất là bốn câu kệ pháp. Ô-ba-đà-da có hai hạng: một là vị thầy cho ta cạo tóc, xuất gia và thọ mười học xứ, hai là vị cho ta thọ Cận viên”. Như Phật dạy vị Ô-ba-đà-da nên cho người xuất gia và thọ Cận viên, các Bí-sô không biết nên cho xuất gia và thọ Cận viên như thế nào, Phật nói: Nếu người muốn xuất gia nên tìm đến một Bí-sô, Bí-sô này nên hỏi các chướng pháp, nếu hoàn toàn thanh tịnh thì được tùy ý nhiếp thọ. Khi đã nhiếp thọ rồi nên truyền trao cho họ pháp Tam quy và năm học xứ thành Ô-ba-sách-ca luật nghi hộ. (Hộ - tiếng Phạn gọi là Tam bạt la, dịch là ủng hộ. Do thọ quy giới, hộ trì nên không đọa trong ba đường ác. Minh liễu luận giải thích chữ Hộ này là giới thể vô biểu sắc.) TRUYỀN PHÁP TAM QUY: Nên chỉ dạy người cầu xuất gia đến lễ kính vị bổn sư, quỳ gối chắp tay bạch rằng: “A-giá-lợi-da nhớ nghó, con tên là --- kể từ hôm nay cho đến trọn đời xin quy y Phật đà Lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt ma Ly dục trung tôn, quy y Tăng già Chư chúng trung tôn”. (ba lần). Bổn sư đáp: hảo (tốt) Giới tử đáp lại: thiện. (Hảo - tiếng Phạn là Áo tỉ ca, nghóa là phương tiện, tức là lấy Thánh giáo này làm phương tiện để thú hướng Niết-bàn đến chỗ an lạc. Thiện - tiếng Phạn là Bà độ, là lời đáp lại sau khi tác pháp xong, nếu không nói như thế thì phạm tội Việt pháp.) TRUYỀN TRAO NĂM HỌC XỨ: Giáo thọ sư dạy giới tử: “con hãy nói theo lời ta: A-giá-lợi-da nhớ nghó, như các vị thánh A-la-hán cho đến trọn đời không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục tà hạnh, không nói dối, không uống các loại rượu. Con tên --- từ nay cho đến trọn đời cũng không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục tà hạnh, không nói dối, không uống các loại rượu. Năm học xứ này con sẽ tu tập hành trì, xin A-giá-lợi-da chứng tri cho con là Ô-ba-sách-ca quy y Tam bảo, thọ trì năm học xứ. (ba lần) Bổn sư đáp: hảo Giới tử đáp lại: thiện. XUẤT GIA THỌ GIỚI: Thỉnh Ô-ba-đà-da (Thân giáo sư): Giáo thọ sư dạy giới tử nói theo: A-giá-lợi-da nhớ nghó, con tên ---- nay xin thỉnh A-giá-lợi-da làm Ô-ba-đà-da, con nương theo Ô-ba-đà-da để được xuất gia (ba lần) Một Bí-sô trong Tăng hỏi Bổn sư của giới tử: “thầy đã hỏi các chướng pháp chưa?”, đáp là đã hỏi. Có hỏi thì tốt, nếu không hỏi mà ở trong Tăng tác bạch thì phạm tội Việt pháp. Trường hợp cho cạo tóc xuất gia nên bạch tăng hoặc dẫn giới tử đi đến từng phòng cáo bạch, nếu bạch Tăng nên nhóm Tăng, Giáo thọ sư dẫn giới tử vào trong Tăng, kế đến trước vị Thượng tòa đảnh lễ rồi chắp tay bạch rằng: Đại đức tăng lắng nghe, giới tử tên ---- nương theo Bí-sô --- cầu xuất gia, nay còn hình thức bạch y chưa cạo tóc xin được ở trong thiện pháp luật xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô. Giới tử này nếu được cạo tóc mặc pháp y sẽ khởi tâm chánh tín, bỏ nhà đến chỗ không nhà, Bí-sô --- làm Ô-ba-đà-da. Tăng có chấp thuận cho giới tử này xuất gia không? Tăng nên đáp: nếu giới tử ----- thanh tịnh thì nên cho xuất gia, nếu hỏi thì tốt, không hỏi thì phạm tội Việt pháp. Có trường hợp khi cạo tóc, giới tử bỗng hối hận, Phật nói: “nên chừa lại một ít tóc trên đầu rồi hỏi giới tử có chịu cạo sạch tóc trên đầu không, nếu đáp là không thì cho họ tùy ý trở về nhà, nếu đáp là chịu thì nên cạo sạch rồi cho họ tắm rửa sạch sẽ. Nếu trời lạnh thì nên cho nước nóng tắm, nếu trời nóng nên cho nước lạnh tắm, sau đó cho mặc y phục của người xuất gia. Khi họ mặc y phục nên xem xét họ có phải là người hai căn hoặc không căn hoặc căn không đầy đủ hay không”, lúc đó các Bí-sô lộ hình giới tử để xem xét khiến giới tử hổ thẹn, Phật nói: “không nên lộ hình để xem xét, khi họ mặc quần áo, lén nhìn không để họ biết”. Truyền thọ mười học xứ: Giáo thọ sư bảo giới tử cầm y Man điều để ngang trán tác pháp thọ rồi đắp vào để thọ Cầu tịch luật nghi hộ, kế bảo giới tử đối trước hai thầy làm lễ, quỳ gối chắp tay và dạy bạch như sau: A-giá-lợi-da nhớ nghó, con tên là --- kể từ hôm nay cho đến trọn đời xin quy y Phật đà Lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt ma Ly dục trung tôn, quy y Tăng già Chư chúng trung tôn. Như Bạc-già-phạm, Thích ca Mâu ni, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã xuất gia; con nay cũng xuất gia, từ bỏ hình tướng thế tục, thọ trì hình tướng xuất gia, Ô-ba-đà- da của con là --- (ba lần). Bổn sư đáp: hảo (tốt). Giới tử đáp lại: thiện. Giáo thọ sư dạy giới tử: “con hãy nói theo lời ta: A-giá-lợi-da nhớ nghó, như các vị thánh A-la-hán cho đến trọn đời không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục tà hạnh, không nói dối, không uống các loại rượu, không ca múa tấu nhạc, không thoa dầu thơm và đeo tràng hoa, không ngồi giường cao tốt rộng lớn, không ăn phi thời, không cất giữ vàng bạc. Con tên --- từ nay cho đến trọn đời cũng không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục tà hạnh, không nói dối, không uống các loại rượu, không ca múa tấu nhạc, không thoa dầu thơm và đeo tràng hoa, không ngồi giường cao tốt rộng lớn, không ăn phi thời, không cất giữ vàng bạc. Mười học xứ này con sẽ tu tập hành trì, xin A- giá-lợi-da chứng tri cho con là Cầu tịch thọ trì mười học xứ. Ô-ba-đà-da của con là --- (ba lần) Bổn sư đáp: hảo Giới tử đáp lại: thiện. Giáo thọ sư bảo Cầu tịch: “con đã thọ xong mười học xứ, được gọi là thiện thọ, từ nay nên cúng dường Tam bảo, thân cận hai thầy, đọc tụng kinh, siêng tu ba nghiệp chớ có buông lung”. TRUYỀN THỌ CẬN VIÊN: Khi Cầu tịch đủ hai mươi tuổi có thể cho thọ Cận viên thì Bổn sư nên lo liệu cho Cầu tịch có đầy đủ ba y, bát, đãy lượt nước, ngọa cụ rồi thỉnh Thập sư truyền thọ Cận viên cho Cầu tịch ở trên giới tràng. Thập sư vân tập và hòa hợp xong, bảo giới tử đắp y lạy ba lạy để thỉnh Ô-ba- đà-da (lạy có hai cách: một là năm vóc gieo sát đất, hai là quỳ mọp hai tay chạm vào chân thầy). Nếu vị này trước đã là Ô-ba-đà-da hoặc là A-giá-lợi-da thì tùy xưng hô, nếu không phải là hai thầy thì nên xưng là Đại đức hay tôn giả. Thỉnh Ô-ba-đà-da: Giáo thọ sư dạy thỉnh như sau: Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là ---- xin thỉnh Ô-ba-đà-da làm Ô-ba-đà-da, xin Ô-ba-đà-da vì con làm Ô-ba-đà-da, con nương theo Ô- ba-đà-da để được thọ Cận viên (ba lần). Thỉnh A-giá-lợi-da cũng giống như văn thỉnh trên. Thọ ba y và bát: Giáo thọ sư ở trong Tăng trước Ô-ba-đà-da cho giới tử thọ ba y và bát, dạy thọ như sau: Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là ---- , y Tăng-già-lê này nay con xin thọ trì, đã may thành y là vật mà con thọ dụng. (ba lần) Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là --- , y Uất Đa-la tăng này nay con xin thọ trì, đã may thành y là vật mà con thọ dụng (ba lần). Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là ----, y An-đà-hội này nay con xin thọ trì, đã may thành y là vật mà con thọ dụng (ba lần). Nếu là vải chưa giặt nhuộm, chưa cắt rọc gọi chung là y tài, tạm sung vào trong số ba y thì nên thọ trì như sau: Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là ----, y tài này con xin thọ trì sẽ may thành y Tăng-già-lê chín điều, hai đàn dài một đàn ngắn. Nếu không gặp trở duyên con sẽ giặt nhuộm, cắt rọc may thành y để thọ dụng. (ba lần) Giới tử nên đưa bát trình cho đại chúng thấy, vì sợ bát quá nhỏ hay quá lớn hay màu sắc không như pháp; nếu là bát tốt như pháp thì đại chúng nên nói là bát như pháp, nếu không nói thì phạm tội Việt pháp. Giáo thọ sư bảo giới tử tay trái cầm bát, tay phải đặt lên miệng bát rồi dạy thọ trì như sau: Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là ----, Bát Đa-la này là vật dụng của bậc đại tiên dùng để khất thực, con nay xin thọ trì, thường dùng để khất thực. (ba lần) Giáo thọ sư hỏi chướng pháp: Giáo thọ sư bảo giới tử đến chỗ chỉ thấy mà không nghe, đứng chắp tay chí thành hướng về phía đại chúng. Lúc đó Yết ma sư hỏi đại chúng: “vị nào trước đây đã thọ thỉnh làm Giáo thọ sư?”, Giáo thọ sư đã thọ thỉnh đáp: “tôi tên --- là người đã thọ thỉnh làm Giáo thọ sư”, Yết ma sư lại hỏi: “thầy có thể ở chỗ khuất giáo thọ cho giới tử ---, Bí-sô -- --- làm Ô-ba-đà-da hay không?”, đáp là có thể, Yết ma sư ở trong Tăng tác bạch sai như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô tên ---- làm Giáo thọ sư sẽ ở chỗ khuất giáo thọ cho giới tử -----, Bí-sô ---- làm Ô-ba-đà-da. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô --- làm Giáo thọ sư sẽ ở chỗ khuất giáo thọ cho giới tử ----, Bí-sô ---- làm Ô-ba-đà-da. Bạch như vậy. Giáo thọ sư đưa giới tử đến chỗ khuất, bảo làm lễ rồi quỳ chắp tay nghe dạy bảo như sau: “giới tử lắng nghe, nay là giờ phút chí thành, là giờ phút nói thật, ta sẽ hỏi con vài điều, con nên bình tâm lắng nghe, nếu có thì đáp là có, nếu không thì đáp là không, không được nói hư dối” Hỏi: con có phải là trượng phu không?, đáp phải. Con đủ hai mươi tuổi chưa?, đáp đủ. Con có đủ ba y và bát không?, đáp đủ. Cha mẹ còn sống không?, đáp còn sống. Cha mẹ có cho phép con xuất gia không?, đáp cho. (Nếu đáp cha mẹ đã chết thì không hỏi câu này) Con không phải là nô tỳ phải không? Con không phải là vương thần phải không? Con không có làm nguy hại đến vua phải không? Con không phải là giặc phải không? Con không phải là huỳnh môn phải không? Con không có làm ô nhục Bí-sô ni phải không? Con không có giết cha phải không? Con không có giết mẹ phải không? Con không có giết A-la-hán phải không? Con không có phá hòa hợp Tăng phải không? Con không có ác tâm làm thân Phật chảy máu phải không? Con không phải là ngoại đạo phải không? Con không phải là tặc trú phải không? Con không phải là Biệt trụ phải không? Con không phải là Bất cọng trụ phải không? Con không phải là hóa nhân phải không? Con không có đang mắc nợ phải không? Nếu đáp có thì nên hỏi: “sau khi thọ Cận viên, con có thể trả nợ cho họ không?”, nếu đáp có thể thì tốt, nếu đáp không thể thì nên nói: “con nên trở về hỏi chủ nợ, nếu họ chấp thuận cho con thì hãy trở lại”. Lại hỏi: “trước đây con có xuất gia không?”, nếu đáp không thì tốt, nếu đáp là đã xuất gia thì nên hỏi: “con có phạm một trong bốn tội Tha thắng không, khi con hoàn tục có khéo xả học xứ không?”, nếu đáp là có phạm trọng thì nên bảo họ ra, nếu đáp không phạm thì tốt. Lại hỏi: “con tên gì?”, đáp: “con tên là ---”, lại hỏi: “Ô-ba-đà-da của con tên gì?”, đáp: “Ô-ba-đà-da của con tên là ----”. Giáo thọ sư bảo giới tử: “trong thân người nam có các bịnh như bịnh lại, bịnh ung thư, bịnh ghẻ lở, ung nhọt, tê bại, đầu hói, bịnh lậu, bịnh phù thủng, hen suyễn, điên cuồng, bịnh hủi… Tóm lại có ba loại bịnh: bịnh thường nóng sốt, bịnh quái lạ và tật nguyền như mù điếc câm ngọng, quá lùn, què, tay chân không đủ. Con không có các bịnh kể trên hay là bịnh gì khác phải không?”, đáp không, lại nói: “này giới tử, những gì ta hỏi con ở chỗ khuất này, khi vào trong Tăng, Tăng cũng sẽ hỏi con như thế. Khi ở trong Tăng con cũng phải bình tâm trả lời chân thật giống như thế, nếu có thì đáp là có, nếu không thì đáp là không. Con hãy tạm chờ ở đây, nếu chưa gọi thì con không được vào”. Bạch tứ yết ma truyền giới: Giáo thọ sư trở vào trong Tăng, đến nửa đường thì dừng lại bạch Tăng rằng: Đại đức tăng lắng nghe, tôi ở chỗ khuất đã gạn hỏi giới tử các chướng pháp xong rồi, Bí-sô ----- làm Ô-ba-đà-da, xin Tăng cho gọi giới tử đến. Yết ma sư nên đáp: “nếu giới tử thanh tịnh thì cho gọi vào”, Tăng nên đồng nói là thiện, ai không nói thì phạm tội Việt pháp. Giáo thọ sư gọi giới tử vào trong Tăng rồi bảo đảnh lễ Tăng, quỳ gối chắp tay và dạy cầu thỉnh như sau: Đại đức tăng lắng nghe, con tên là ---- , con nương theo Ô-ba-đà- da là ---- cầu thọ Cận viên. Con nay theo Tăng xin thọ Cận viên, cúi xin Tăng cho con thọ Cận viên, xin thương xót tế độ con (ba lần). Yết ma sư ở trong Tăng đơn bạch như sau: Đại đức tăng lắng nghe, giới tử tên --- nương theo Ô-ba-đà-da -- -- cầu thọ Cận viên. Giới tử ---- nay theo Tăng xin thọ Cận viên, Bí-sô --- làm Ô-ba-đà-da. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, tôi nay ở trong Tăng gạn hỏi giới tử các chướng pháp. Bạch như vậy. Kế hỏi giới tử các chướng pháp giống như trên, hỏi xong bạch tứ yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, giới tử tên ---- nương theo Ô-ba-đà-da --- - cầu thọ Cận viên, là người nam đủ hai mươi tuổi, đủ ba y và bát, tự nói mình thanh tịnh không có các chướng pháp. Giới tử ---- nay theo Tăng cầu thọ Cận viên, Bí-sô ---- làm Ô-ba-đà-da. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho giới tử ---- thọ Cận viên, Bí-sô ---- làm Ô-ba-đà-da. Bạch như vậy. Đại đức tăng lắng nghe, giới tử tên ---- nương theo Ô-ba-đà-da ---- cầu thọ Cận viên, là người nam đủ hai mươi tuổi, đủ ba y và bát, tự nói mình thanh tịnh không có các chướng pháp. Giới tử ---- nay theo Tăng cầu thọ Cận viên, Bí-sô ---- làm Ô-ba-đà-da.Tăng nay cho giới tử ---- thọ Cận viên, Bí-sô ---- làm Ô-ba-đà-da. Các cụ thọ chấp thuận cho giới tử ---- thọ Cận viên, Bí-sô ---- làm Ô-ba-đà-da thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất ( lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy) Tăng đã chấp thuận cho giới tử --- thọ Cận viên, Bí-sô --- làm Ô-ba-đà-da xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Tác pháp xong, Yết ma sư lấy thước đo bóng mặt trời ở dưới chân ngắn hay dài bao nhiêu, đo xong nên bảo giới tử: “con thọ Cận viên vào trước giờ ăn hay sau giờ ăn, bóng mặt trời đo dưới chân là một ngón tay hay hai ngón tay cho đến bằng thân người “, nếu thọ vào ban đêm thì nên nói là vào nửa đêm hay giữa đêm. Kế nói rõ thời tiết thọ giới là vào mùa đông hay mùa xuân, mùa mưa hay mùa hạ (mùa Đông có bốn tháng từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 15 tháng 1, mùa xuân có bốn tháng từ ngày 16 tháng 1 đến ngày 15 tháng 5, mùa mưa có một tháng từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 15 tháng 6, mùa hạ có ba tháng từ ngày 16 tháng 6 đến ngáy 15 tháng 9). Truyền pháp tứ y: Yết ma sư bảo giới tử: Tân Bí-sô lắng nghe, pháp tứ y này là tri kiến của Thế tôn, Như lai Ứng chánh đẳng giác, các Bí-sô nương theo pháp tứ y này, ở trong pháp luật thiện thuyết xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô. Thế nào là bốn: Là y phấn tảo, đây là vật thanh tịnh dễ có được, các Bí-sô nương theo y phấn tảo này, ở trong pháp luật thiện thuyết xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô. Tân Bí-sô ---- từ nay cho đến trọn đời dùng y phấn tảo che thân thì có vui thích thọ không? Đáp là thích thọ. Nếu khi được các lợi vật như vải hay lụa hay gai bố… cho đến các tạp vật khác, hoặc được thêm y thanh tịnh, hoặc được từ Tăng chia, hoặc được cúng riêng. Đối với các lợi vật này, tân Bí-sô có thể tùy thọ và biết lượng thọ dụng hay không? --- đáp là biết lượng thọ dụng. Là thường khất thực, đây là thức ăn thanh tịnh dễ có được, các Bí-sô nương theo thức ăn này, ở trong pháp luật thiện thuyết xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô. Tân Bí-sô --- từ nay cho đến trọn đời thường khất thực để tự nuôi sống thì có vui thích thọ không? --- đáp là thích thọ. Nếu khi được các thực lợi như cơm cháo… từ Tăng theo thứ lớp thọ thỉnh thực, hoặc do biệt thỉnh, hoặc là thức ăn Tăng thường ăn hoặc thường thọ biệt thỉnh thực, hoặc được thêm thức ăn thanh tịnh, hoặc được từ Tăng chia, hoặc được cúng riêng. Đối với các thực lợi này, tân Bí-sô có thể tùy thọ và biết lượng thọ dụng hay không? ---- đáp là biết lượng thọ dụng. Là phu cụ dưới gốc cây, đây là vật thanh tịnh dễ có được, các Bí-sô nương theo pháp y này, ở trong pháp luật thiện thuyết xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô. Tân Bí-sô ---- từ nay cho đến trọn đời nương phu cụ dưới gốc cây để ở thì có vui thích thọ không? --- đáp là thích thọ. Nếu khi được các lợi vật như phòng xá, lầu gác hoặc hang sâu, đệm cỏ… hoặc chỗ kinh hành, hoặc được thêm chỗ ở thanh tịnh từ Tăng chia hay từ thí chủ cúng. Đối với các lợi vật này, tân Bí-sô có thể tùy thọ và biết lượng thọ dụng hay không? ---- đáp là biết lượng thọ dụng. Là trần khí dược (thuốc cũ bỏ), đây là vật thanh tịnh dễ có được, các Bí-sô nương theo pháp y này, ở trong pháp luật thiện thuyết xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô. Tân Bí-sô ---- từ nay cho đến trọn đời nương loại dược này để trị bịnh thì có vui thích thọ không? ---- đáp là thích thọ. Khi được các thực lợi như tô, dầu, đường, mật, cho đến củ, cọng cành, lá, hoa quả… hoặc là thời dược, cánh dược hay Thất nhật dược, Tận hình thọ dược, hoặc được thêm các loại thuốc thanh tịnh từ Tăng chia hay do thí chủ cúng. Đối với các thực lợi này, tân Bí-sô ---- có thể tùy thọ và biết lượng thọ dụng hay không? --- đáp là biết lượng thọ dụng. 6. Truyền bốn pháp Đọa: Yết ma sư bảo giới tử: Tân Bí-sô ---- lắng nghe, bốn pháp Đọa này là tri kiến của Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác, các Bí-sô ở trong bốn pháp Đọa này, tùy phạm một pháp nào thì ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô, không phải là Sa môn, không phải là Thích ca tử nữa, mất tánh Bí-sô, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô cũng như vậy. Thế nào là bốn: Là Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã dùng vô lượng pháp môn chê trách pháp dâm dục, ca ngợi ly dục là pháp thắng diệu. Nói dục là nhiễm ô, là mục nát, là ái trước, là nhà ở, là ràng buộc, là đam mê… cần phải đoạn trừ, phải ói mửa hết dục ra, phải nhàm chán và dứt diệt. Tân Bí-sô ---- từ nay cho đến trọn đời không được dùng tâm nhiễm nhìn ngó người nữ, huống chi là cùng làm việc bất tịnh. Như Phật đã dạy nếu Bí-sô nào đồng đắc học xứ với các Bí-sô khác, không xả học xứ, học xứ suy kém mà không tự nói ra, làm hạnh bất tịnh, hai thân giao hợp cho đến cùng với súc sanh, thì Bí-sô này ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô, không phải là Sa môn, không phải là Thích ca tử nữa, mất tánh Bí-sô, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô cũng như vậy. Đối với pháp dâm dục này, tân Bí-sô ---- từ nay cho đến trọn đời không được cố ý phạm, nên khởi tâm nhàm lìa và ân trọng phòng hộ; nên sanh tâm sợ hãi quán sát, siêng tu không buông lung thì có thể thọ trì, không làm việc dâm dục hay không? ---- đáp là không làm. Là Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã dùng vô lượng pháp môn chê trách việc không cho mà lấy, ca ngợi không trộm cắp là pháp thắng diệu. Tân Bí-sô ---- từ nay cho đến trọn đời, nếu người khác không cho thì không được dùng tâm trộm cắp mà cố ý lấy, cho đến một hạt mè; huống chi là lấy cắp đến năm Ma sái hay hơn năm Ma sái (đơn vị tiền tệ thuở xưa là bối xỉ, tám mươi bối xỉ là một Ma sái, năm Ma sái là bốn trăm bối xỉ). Như Phật đã dạy nếu Bí-sô nào ở trong tụ lạc hoặc chỗ trống vắng, người khác không cho mà dùng tâm trộm cắp để lấy, khi lấy bị vua quan bắt được hoặc xử tội chết hoặc trói hoặc đuổi đi và trách mắng rằng: hãy đi đi kẻ giặc kia, ngươi là người ngu si không biết gì nên mới trộm cắp như thế; thì Bí-sô này ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô, không phải là Sa môn, không phải là Thích ca tử nữa, mất tánh Bí-sô, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô cũng như vậy. Đối với việc không cho mà lấy này, tân Bí-sô --- từ nay cho đến trọn đời không được cố ý phạm, nên khởi tâm nhàm lìa và ân trọng phòng hộ; nên sanh tâm sợ hãi quán sát, siêng tu không buông lung thì có thể thọ trì, không làm việc trộm cắp hay không? Đáp là không làm. Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã dùng vô lượng pháp môn chê trách việc giết hại sanh mạng, ca ngợi việc từ bỏ sát sanh là pháp thắng diệu. Tân Bí-sô ---- từ nay cho đến trọn đời không được cố ý sát sanh, cho đến ruồi muỗi cũng không được cố ý giết, huống chi là mạng người hay thai nhi. Như Phật đã dạy nếu Bí-sô nào cố ý giết người hay thai nhi, hoặc tự tay giết hoặc cầm dao đưa cho người bảo giết, hoặc khuyên họ chết, khen ngợi cái chết nói rằng: ngươi sống làm chi với tội lụy xấu xa này, ngươi nên chết đi, thà chết còn hơn sống. Tùy tâm niệm mà dùng những lời lẽ khác nhau để khuyên họ chết, họ nhân đó mà chết thì Bí-sô này ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô, không phải là Sa môn, không phải là Thích ca tử nữa, mất tánh Bí-sô, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô cũng như vậy. Đối với việc sát sanh này, tân Bí-sô ---- từ nay cho đến trọn đời không được cố ý phạm, nên khởi tâm nhàm lìa và ân trọng phòng hộ; nên sanh tâm sợ hãi quán sát, siêng tu không buông lung thì có thể thọ trì, không làm việc sát sanh hay không? Đáp là không làm. Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã dùng vô lượng pháp môn chê trách vọng ngữ, ca ngợi việc từ bỏ vọng ngữ là pháp thắng diệu. Như Phật đã dạy, nếu Bí-sô nào thật không biết gì, không chứng được gì, tự biết mình không chứng được pháp của bậc thượng nhân; pháp tịch tịnh thù thắng và hiện tại lạc trú của bậc Thánh giả, mà tự nói là tôi biết, tôi thấy. Vào thời gian khác, có người hỏi hay không có người hỏi, muốn mình thanh tịnh nên nói là tôi thật không biết, không thấy mà nói có biết có thấy; đó làhư dối vọng ngữ, trừ bậc Tăng thượng mạn. Hoặc nói tôi chứng bốn Đế lý, hoặc nói trời rồng quỷ thần đến nói chuyện với tội, hoặc nói tôi chứng các tuởng Vô thường… đắc bốn thiền, bốn không, sáu thần thông, tám giải thoát, chứng bốn Thánh quả; thì Bí-sô này ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô, không phải là Sa môn, không phải là Thích ca tử nữa, mất tánh Bí-sô, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô cũng như vậy. Đối với đại vọng ngữ như vậy, tân Bí-sô ---- từ nay cho đến trọn đời không được cố ý phạm, nên khởi tâm nhàm lìa và ân trọng phòng hộ; nên sanh tâm sợ hãi quán sát, siêng tu không buông lung thì có thể thọ trì, không làm việc vọng ngữ hay không? Đáp là không làm. Truyền bốn pháp nên làm của Sa môn: Yết ma sư bảo giới tử: Tân Bí-sô ---- lắng nghe, Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác vì các Bí-sô thọ Cận viên nói bốn pháp nên làm của Sa môn. Tân Bí-sô từ nay cho đến trọn đời, nếu bị người khác chửi mắng thì không được chửi mắng lại; bị người khác sân hận thì không được sân hận lại; bị người khác cười chê nhạo báng thì không được cười chê nhạo báng lại; bị người khác đánh thì không được đánh trả lại. Khi có các việc não loạn như thế phát sanh thì tân Bí-sô --- có thể nhiếp tâm không trả thù hay không? Đáp là không trả thù. Tân Bí-sô --- lắng nghe, trước đây thầy đã khởi tâm mong cầu và suy nghó rằng: cho đến bao giờ ta mới được ở trong pháp luật thiện thuyết của Thế tôn, xuất gia thọ Cận viên thành tánh Bí-sô. Nay thầy đã được xuất gia thọ Cận viên, gặp được Ô-ba-đà-da và A-giá-lợi-da như pháp, lại được Tăng nhất tâm hòa hợp bạch tứ yết ma như pháp. Cũng như những điều mà Bí-sô một trăm tuổi hạ cần phải học, thầy cũng phải học như vậy; những điều mà thầy cần phải học cũng đồng với họ như thế, dồng được học xứ, đồng thuyết giới kinh. Từ nay cho đến trọn đời, đối với việc này thầy nên sanh tâm cung kính phụng hành, không nên nhàm lìa. Đối với Ô-ba-đà-da, thầy nên tưởng như cha, Ô-ba-đà-da cũng xem thầy như con; cho đến trọn đời thầy nên hầu hạ, chăm sóc khi bịnh, khởi tâm thương xót khi già yếu cho đến lúc chết. Đối với các thượng trung hạ tòa đồng phạm hạnh, thầy thường phải sanh tâm kính trọng, tùy thuận giúp đỡ, cùng ở chung đọc tụng kinh pháp, thiền tư tu thiện nghiệp. Đối với các pháp như uẩn, xứ, giới, mười hai nhân duyên… thầy nên cầu học hiểu cho rõ; đừng trái bỏ pháp quy và xa lìa giãi đãi. Nếu chưa đắc thì cầu được đắc, chưa hiểu thì cầuđược hiểu, chưa chứng thì cầu được chứng, phải chứng được quả A-la-hán cứu cánh Niết-bàn. Nay ta chỉ nói sơ lược đại cương những việc thiết yếu, còn những việc khác, thầy nên đến hỏi hai thầy và các thiện hữu đồng học. Lại nữa, mỗi nửa tháng thuyết Giới kinh, thầy nên lắng nghe thọ trì, y theo giáo pháp siêng tu. Yết ma sư nói kệ: “Người trong pháp tối thắng, Đầy đủ thọ Thi la, Chí tâm thường phụng trì, Khó được thân không chướng, Thân đoan nghiêm xuất gia, Thanh thịnh thọ Cận viên, Nói ra lời chân thật, Tri kiến của chánh giác. Tân Bí-sô --- thầy đã thọ Cận viên xong, chớ nên buông lung, cẩn thận y giáo phụng hành”.  CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÁCH NHẤT YẾT MA <卷>QUYỂN 2 Lúc đó cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: “như Phật đã nói Đại thế chủ Kiều đáp di nhờ yêu thích Bát kỉnh pháp nên được xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô ni. Thế tôn, các người nữ khác muốn được như thế thì phải như thế nào?”, Phật nói: “đối với các người nữ khác thì nên xuất gia trước rồi theo thứ lớp thọ Cận viên như pháp thức thường làm như sau: người nữ nào muốn xuất gia nên tìm đến một Bí-sô ni, Bí-sô ni này nên hỏi các chướng pháp, nếu hoàn toàn thanh tịnh thì được tùy ý nhiếp thọ. Khi đã nhiếp thọ rồi nên truyền trao cho họ pháp Tam quy và năm học xứ thành Ô-ba-tư-ca luật nghi hộ”. CẦU XUẤT GIA THỌ GIỚI: Truyền pháp Tam quy: Nên chỉ dạy người cầu xuất gia đến lễ kính vị bổn sư, quỳ gối chắp tay bạch rằng: “A-giá-lợi-da nhớ nghó, con tên là kể từ hôm nay cho đến trọn đời xin quy y Phật đà Lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt ma Ly dục trung tôn, quy y Tăng già Chư chúng trung tôn”. (ba lần). Bổn sư đáp: hảo ( tốt ) Giới tử đáp lại: thiện. Truyền trao năm học xứ: Giáo thọ sư dạy giới tử: “con hãy nói theo lời ta: A-giá-lợi-da nhớ nghó, như các vị thánh A-la-hán cho đến trọn đời không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục tà hạnh, không nói dối, không uống các loại rượu. Con tên từ nay cho đến trọn đời cũng không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục tà hạnh, không nói dối, không uống các loại rượu. Năm học xứ này con sẽ tu tập hành trì, xin A-giá-lợi-da chứng tri cho con là Ô-ba-tư-ca quy y Tam bảo, thọ trì năm học xứ. (Ba lần) Bổn sư đáp: hảo Giới tử đáp lại: thiện. Thế phát xuất gia: Giáo thọ sư dạy giới tử thỉnh Ô-ba-đà-da: A-giá-lợi-da nhớ nghó, con tên nay xin thỉnh A-giá-lợi-da làm Ô-ba-đà-da, con nương theo Ô-ba-đà-da để được xuất gia (ba lần) Một Bí-sô ni trong Ni tăng hỏi Bổn sư của giới tử: “Đại đức ni đã hỏi các chướng pháp chưa?”, đáp là đã hỏi. Có hỏi thì tốt, nếu không hỏi mà ở trong Ni tăng tác bạch thì phạm tội Việt pháp. Trường hợp cho cạo tóc xuất gia nên bạch tăng hoặc dẫn giới tử đi đến từng phòng cáo bạch, nếu bạch Tăng nên nhóm Tăng, Giáo thọ sư dẫn giới tử vào trong Ni tăng, kế đến trước vị Thượng tòa ni đảnh lễ rồi chắp tay bạch rằng: Đại đức Ni tăng lắng nghe, giới tử tên nương theo Bí-sô ni cầu xuất gia, nay còn hình thức bạch y chưa cạo tóc xin được ở trong thiện pháp luật xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô ni. Giới tử này nếu được cạo tóc mặc pháp y sẽ khởi tâm chánh tín, bỏ nhà đến chỗ không nhà, Bí-sô ni làm Ô-ba- đà-da. Ni tăng có chấp thuận cho giới tử này xuất gia không? Ni tăng nên đáp: nếu giới tử thanh tịnh thì nên cho xuất gia, nếu hỏi thì tốt, không hỏi thì phạm tội Việt pháp. Có trường hợp khi cạo tóc, giới tử bỗng hối hận, Phật nói: “nên chừa lại một ít tóc trên đầu rồi hỏi giới tử có chịu cạo sạch tóc trên đầu không, nếu đáp là không thì cho họ tùy ý trở về nhà, nếu đáp là chịu thì nên cạo sạch rồi cho họ tắm rửa sạch sẽ. Nếu trời lạnh thì nên cho nước nóng tắm, nếu trời nóng nên cho nước lạnh tắm, sau đó cho mặc y phục của người xuất gia. Khi họ mặc y phục nên xem xét họ có phải là người hai căn hoặc không căn hoặc căn không đầy đủ hay không”, lúc đó các Bí-sô ni lộ hình giới tử để xem xét khiến giới tử hổ thẹn, Phật nói: “không nên lộ hình để xem xét, khi họ mặc quần áo, lén nhìn không để họ biết”. Truyền mười học xứ: Bổn sư nên vì đệ tử thỉnh các Bí-sô ni để cho thọ Cầu tịch nữ luật nghi hộ, nên trao y Man điều cho giới tử bảo dâng lên trán thọ rồi đắp y vào, Giáo thọ sư bảo đến trước hai thầy đảnh lễ, quỳ gối chắp tay cầu thỉnh như sau: “A-giá-lợi-da nhớ nghó, con tên là kể từ hôm nay cho đến trọn đời xin quy y Phật đà Lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt ma Ly dục trung tôn, quy y Tăng già Chư chúng trung tôn. Như Thế tôn, Thích ca Mâu ni, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã xuất gia; con nay cũng xuất gia, từ bỏ hình tướng thế tục, thọ trì hình tướng xuất gia, Ô-ba-đà-da của con là ”. (ba lần). Bổn sư đáp: hảo (tốt) Giới tử đáp lại: thiện. Giáo thọ sư bảo giới tử nói theo như sau: - Truyền trao mười học xứ: Giáo thọ sư dạy giới tử: “con hãy nói theo lời ta: A-giá-lợi-da nhớ nghó, như các vị thánh A-la-hán cho đến trọn đời không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục tà hạnh, không nói dối, không uống các loại rượu, không ca múa tấu nhạc, không thoa dầu thơm và đeo tràng hoa, không ngồi giường cao tốt rộng lớn, không ăn phi thời, không cất giữ vàng bạc. Con tên từ nay cho đến trọn đời cũng không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục tà hạnh, không nói dối, không uống các loại rượu, không ca múa tấu nhạc, không thoa dầu thơm và đeo tràng hoa, không ngồi giường cao tốt rộng lớn, không ăn phi thời, không cất giữ vàng bạc. Mười học xứ này con sẽ tu tập hành trì, xin A-giá-lợi-da chứng tri cho con là Cầu tịch nữ thọ trì mười học xứ, Ô-ba-đà-da của con là (ba lần) Bổn sư đáp: hảo Giới tử đáp lại: thiện. Giáo thọ sư bảo giới tử: “con đã thọ xong mười học xứ, đây gọi là thiện thọ, từ nay con phải siêng tu cúng dường Tam bảo, thân cận hai thầy, đọc tụng kinh pháp, siêng tu ba nghiệp chớ có buông lung”. Truyền 6 pháp và 6 tùy pháp: Nếu là người nữ từng có chồng thì phải đủ hai mươi tuổi, nếu là đồng nữ thì phải đủ mười tám tuổi, Bổn sư nên cho thọ học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm. Thập sư tập họp trên giới tràng, Giáo thọ sư bảo Cầu tịch nữ đảnh lễ Ni tăng rồi đến trước vị Thượng tòa ni quỳ gối chắp tay và dạy cầu thỉnh như sau: Đại đức Ni tăng lắng nghe, con là Cầu tịch nữ tên đủ mười tám tuổi, Ô-ba-đà-da của con là , con nương theo Ô-ba-đà-da xin học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm. Con tên nay theo Ni tăng xin học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm, Ô-ba-đà-da của con là . Cúi xin Ni tăng cho con thọ học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm, xin từ bi thương xót (ba lần). Yết ma sư ở trong Ni tăng bạch tứ yết ma: Đại đức Ni tăng lắng nghe, Cầu tịch nữ tên đủ mười tám tuổi, Ô-ba-đà-da là , nay theo Ni tăng xin học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay chấp thuận cho Cầu tịch nữ đủ mười tám tuổi thọ học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm, Ô-ba-đà-da là . Bạch như vậy. Đại đức Ni tăng lắng nghe, Cầu tịch nữ tên đủ mười tám tuổi, Ô-ba-đà-da là , nay theo Ni tăng xin học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm. Ni tăng nay chấp thuận cho Cầu tịch nữ đủ mười tám tuổi thọ học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm. Nếu Đại đức ni nào chấp thuận cho Cầu tịch nữ đủ mười tám tuổi thọ học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm, Ô-ba-đà-da là thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất ( yết ma lấn thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy). Ni tăng đã chấp thuận cho Cầu tịch nữ đủ mười tám tuổi thọ học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm xong rồi. Ni tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Yết ma sư bảo giới tử: Chánh học nữ lắng nghe, từ nay trong hai năm nên học sáu pháp: Không được đi đường một mình. Không được lội qua sông một mình. Không được xúc chạm thân người nam. Không được ngủ đêm cùng nhà với người nam. Không được làm việc mai môi. Không được che giấu tội trọng của ni. Nhiếp tụng: Không đi đường một mình, Không qua sông một mình, Không xúc chạm người nam, Không ngủ cùng nhà nam, Không làm việc mai môi, Không giấu tội trọng ni. Kế nói sáu tùy pháp: Không được cất chứa vàng bạc Không được cạo lông chỗ kín Không được đào đất sống, Không được chặt phá cây cỏ sống Không được ăn thức ăn không thọ Không được ăn thức ăn từng xúc chạm. Nhiếp tụng: Không cầm giữ vàng bạc, Không cạo lông chỗ kín, Không được đào đất sống, Không chặt phá cây cỏ, Không ăn vật không thọ, Không ăn vật xúc chạm. TRUYỀN THỌ CẬN VIÊN: Khi Chánh học nữ học sáu pháp và sáu tùy pháp đã đủ hai năm, có thể cho thọ Cận viên thì Bổn sư nên lo liệu cho họ có đầy đủ năm y, bát, đãy lượt nước, ngọa cụ rồi thỉnh Thập sư tác Tịnh hạnh bản pháp cho Chánh học nữ ở trên giới tràng trong bổn bộ. Các Bí-sô ni vân tập xong, Giáo thọ sư bảo Chánh học nữ vào trong Tăng đảnh lễ rồi quỳ gối chắp tay và dạy thỉnh Ô-ba-đà-da và A-giá-lợi-da. Nếu hai vị này không phải là hai thầy cũ thì nên gọi là Đại đức ni. Thỉnh Ô-ba-đà-da: Giáo thọ sư dạy thỉnh như sau: Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con Chánh học nữ tên là xin thỉnh Ô-ba-đà-da làm Ô-ba-đà-da, xin Ô-ba-đà-da vì con làm Ô-ba- đà-da, con nương theo Ô-ba-đà-da để được thọ Cận viên (ba lần). Văn thỉnh A-giá-lợi-da cũng giống như văn thỉnh Ô-ba-đà-da. Thọ năm y và bát: Giáo thọ sư ở trong Ni tăng trước Ô-ba-đà-da cho giới tử thọ ba y và bát, dạy thọ như sau: Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là , y Tăng-già-lê này nay con xin thọ trì, đã may thành y là vật mà con thọ dụng. (ba lần) Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là , y Uất Đa-la tăng này nay con xin thọ trì, đã may thành y là vật mà con thọ dụng (ba lần). Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là , y An- đà-hội này nay con xin thọ trì, đã may thành y là vật mà con thọ dụng (ba lần). Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là , y Quyết tô lạc ca này nay con xin thọ trì, đã may thành y là vật mà con thọ dụng (ba lần) Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là , y Tăng khước kỳ này nay con xin thọ trì, đã may thành y là vật mà con thọ dụng (ba lần) Nếu là vải chưa giặt nhuộm, chưa cắt rọc gọi chung là y tài, tạm sung vào trong số ba y thì nên thọ trì như sau: Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là , y tài này con xin thọ trì sẽ may thành y Tăng-già-lê chín điều, hai đàn dài một đàn ngắn. Nếu không gặp trở duyên con sẽ giặt nhuộm, cắt rọc may thành y để thọ dụng. (ba lần) Giới tử nên đưa bát trình cho đại chúng thấy, vì sợ bát quá nhỏ hay quá lớn hay màu sắc không như pháp; nếu là bát tốt như pháp thì đại chúng nên nói là bát như pháp, nếu không nói thì phạm tội Việt pháp. Giáo thọ sư bảo giới tử tay trái cầm bát, tay phải đặt lên miệng bát rồi dạy thọ trì như sau: Ô-ba-đà-da nhớ nghó, con tên là , Bát Đa-la này là vật dụng của bậc đại tiên dùng để khất thực, con nay xin thọ trì, thường dùng để khất thực. (ba lần). Giáo thọ sư hỏi chướng pháp: Giáo thọ sư bảo giới tử đến chỗ chỉ thấy mà không nghe, đứng chắp tay chí thành hướng về phía đại chúng. Lúc đó Yết ma sư hỏi đại chúng: “vị nào trước đây đã thọ thỉnh làm Giáo thọ sư?”, Giáo thọ sư đã thọ thỉnh đáp: “tôi tên là người đã thọ thỉnh làm Giáo thọ sư”, Yết ma sư lại hỏi: “Đại đức ni có thể ở chỗ khuất giáo thọ cho giới tử , Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da hay không?”, đáp là có thể, Yết ma sư ở trong Tăng tác bạch sai như sau: Đại đức Ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni tên làm Giáo thọ sư sẽ ở chỗ khuất giáo thọ cho giới tử , Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô ni làm Giáo thọ sư sẽ ở chỗ khuất giáo thọ cho giới tử , Bí-sô ni làm Ô-ba- đà-da. Bạch như vậy. Giáo thọ sư đưa giới tử đến chỗ khuất, bảo làm lễ rồi quỳ chắp tay nghe dạy bảo như sau: “giới tử lắng nghe, nay là giờ phút chí thành, là giờ phút nói thật, ta sẽ hỏi con vài điều, con nên bình tâm lắng nghe, nếu có thì đáp là có, nếu không thì đáp là không, không được nói hư dối”. Hỏi: con có phải là người nữ không?, đáp phải. Con đủ hai mươi tuổi chưa?, đáp đủ. Con có đủ năm y và bát không?, đáp đủ. Cha mẹ còn sống không?, đáp còn sống. Cha mẹ có cho phép con xuất gia không?, đáp cho. (nếu đáp cha mẹ đã chết thì không hỏi câu này) Con không phải là nô tỳ phải không? Con không phải là cung nhân phải không? Con không có làm nguy hại đến vua phải không? Con không phải là giặc phải không? Con không phải là người có tâm trí sầu khổ phải không? Con không phải là người có âm đạo nhỏ (không có âm đạo, hai đường hợp một) phải không? Con không phải là người thường có kinh nguyệt hoặc không có kinh nguyệt phải không? Con không phải là huỳnh môn phải không? Con không có làm ô nhục Bí-sô phải không? Con không có giết cha phải không? Con không có giết mẹ phải không? Con không có giết A-la-hán phải không? Con không có phá hòa hợp Tăng phải không? Con không có ác tâm làm thân Phật chảy máu phải không? Con không phải là ngoại đạo phải không? Con không phải là tặc trú phải không? Con không phải là Biệt trụ phải không? Con không phải là Bất cọng trụ phải không? Con không phải là hóa nhân phải không? Con không có đang mắc nợ phải không? Nếu đáp có thì nên hỏi: “sau khi thọ Cận viên, con có thể trả nợ cho họ không?”, nếu đáp có thể thì tốt, nếu đáp không thể thì nên nói: “con nên trở về hỏi chủ nợ, nếu họ chấp thuận cho con thì hãy trở lại”. Lại hỏi: “trước đây con có xuất gia không?”, nếu đáp không thì tốt, nếu đáp là đã xuất gia thì nên bảo họ ra, vì ni đã hoàn tục thì không cho xuất gia lại. Lại hỏi: “con tên gì?”, đáp: “con tên là ”, lại hỏi: “Ô-ba-đà-da của con tên gì?”, đáp: “Ô-ba-đà-da của con tên là ”. Giáo thọ sư bảo giới tử: “trong thân người nữ có các bịnh như bịnh lại, bịnh ung thư, bịnh ghẻ lở, ung nhọt, tê bại, đầu hói, bịnh lậu, bịnh phù thủng, hen suyễn, điên cuồng, bịnh hủi… Tóm lại có ba loại bịnh: bịnh thường nóng sốt, bịnh quái lạ và tật nguyền như mù điếc câm ngọng, quá lùn, què, tay chân không đủ. Con không có các bịnh kể trên hay là bịnh gì khác phải không?”, đáp không, lại nói: “này giới tử, những gì ta hỏi con ở chỗ khuất này, khi vào trong Ni tăng, Ni tăng cũng sẽ hỏi con như thế. Khi ở trong Ni tăng con cũng phải bình tâm trả lời chân thật giống như thế, nếu có thì đáp là có, nếu không thì đáp là không. Con hãy tạm chờ ở đây, nếu chưa gọi thì con không được vào”. Giáo thọ sư trở vào trong Ni tăng, đến nửa đường thì dừng lại bạch Ni tăng rằng: Đại đức Ni tăng lắng nghe, tôi ở chỗ khuất đã gạn hỏi giới tử các chướng pháp xong rồi, Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da, xin Tăng cho gọi giới tử đến. Yết ma sư nên đáp: “nếu giới tử thanh tịnh thì cho gọi vào”, Ni tăng nên đồng nói là thiện, ai không nói thì phạm tội Việt pháp. Truyền thọ Tịnh hạnh bản pháp: Giáo thọ sư gọi giới tử vào, bảo đảnh lễ Ni tăng rồi quỳ gối chắp tay và dạy cầu thỉnh như sau: Đại đức Ni tăng lắng nghe, con tên là , Ô-ba-đà-da của con là , con nương theo Ô-ba-đà-da cầu thọ Cận viên. Nay con theo Ni tăng xin tác Tịnh hạnh bản pháp cho con, Ô-ba-đà-da của con là , cúi xin Ni tăng tác Tịnh hạnh bản pháp cho con, xin từ bi thương xót (ba lần). Yết ma sư ở trong Tăng đơn bạch để hỏi các chướng pháp: Đại đức Ni tăng lắng nghe, giới tử tên nương theo Ô-ba-đà-da cầu thọ Cận viên. Giới tử tên nay theo Ni tăng xin tác Tịnh hạnh bản pháp, Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, tôi nay ở trong Ni tăng gạn hỏi giới tử các chướng pháp, Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da. Bạch như vậy. Kế hỏi các chướng pháp giống như trên, hỏi xong bạch tứ yết ma: Đại đức Ni tăng lắng nghe, giới tử nương theo Ô-ba- đà-da cầu thọ Cận viên, đây là người nữ đủ hai mươi tuổi, đủ năm y và bát, cha mẹ đều đã đồng ý, Ni tăng đã cho học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm. Giới tử tên đã học sáu pháp và sáu tùy pháp đủ hai năm, tự nói mình thanh tịnh không có các chướng pháp. Giới tử nay theo Ni tăng xin tác Tịnh ha- ïnh bản pháp, Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Ni tăng nay tác Tịnh hạnh bản pháp cho giới tử , Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da. Bạch như vậy. Đại đức Ni tăng lắng nghe, giới tử tên nương theo Ô- ba-đà-da cầu thọ Cận viên, là người nữ đủ hai mươi tuổi, đủ năm y và bát, cha mẹ đều đã đồng ý, Ni tăng đã cho học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm. Giới tử tên đã học sáu pháp và sáu tùy pháp đủ hai năm, tự nói mình thanh tịnh không có các chướng pháp. Giới tử nay theo Tăng cầu tác Tịnh hạnh bản pháp, Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da. Ni tăng nay tác Tịnh hạnh bản pháp cho giới tử , Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da, các Bí-sô ni chấp thuận tác Tịnh hạnh bản pháp cho giới tử , Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất ( lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như thế ) Ni tăng đã chấp thuận tác Tịnh hạnh bản pháp cho giới tử , Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da xong rồi. Ni tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Trong hai bộ Tăng truyền thọ Cận viên: Các Bí-sô ni dẫn giới tử đến trong Tăng, hai bộ Tăng tập họp đầy đủ, Giáo thọ sư bảo giới tử đảnh lễ hai bộ Tăng rồi quỳ gối chắp tay và dạy giới tử cầu thỉnh như sau: Đại đức tăng lắng nghe, con tên là , con nương theo Ô-ba-đà-da là cầu thọ Cận viên. Con đã theo Ni xin tác Tịnh hạnh bản pháp cho con, Ni tăng đã tác Tịnh hạnh bản pháp cho con rồi. Con nay theo hai bộ Tăng xin thọ Cận viên, cúi xin hai bộ Tăng cho con thọ Cận viên, xin thương xót tế độ con (ba lần). Yết ma sư ở trong Tăng bạch tứ yết ma như sau: Hai bộ tăng lắng nghe, giới tử tên nương theo Ô-ba- đà-da cầu thọ Cận viên, là người nữ đủ hai mươi tuổi, đủ năm y và bát, cha mẹ đều đã đồng ý, Ni tăng đã cho học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm. Giới tử tên đã học sáu pháp và sáu tùy pháp đủ hai năm, tự nói mình thanh tịnh không có các chướng pháp, trong Ni tăng đã tác Tịnh hạnh bản pháp. Người nữ này có thể thừa sự Ni chúng với tâm hoan hỉ phụng hành, ở trong Ni chúng không có lỗi lầm. Giới tử nay theo hai bộ Tăng cầu thọ Cận viên, Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da. Nếu hai bộ tăng đúng thời đến nghe, hai bộ Tăng nên chấp thuận, hai bộ tăng nay cho giới tử thọ Cận viên, Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da. Bạch như vậy. Hai bộ tăng lắng nghe, giới tử tên nương theo Ô-ba- đà-da cầu thọ Cận viên, là người nữ đủ hai mươi tuổi, đủ năm y và bát, cha mẹ đều đã đồng ý, Ni tăng đã cho học sáu pháp và sáu tùy pháp trong hai năm. Giới tử tên đã học sáu pháp và sáu tùy pháp đủ hai năm, tự nói mình thanh tịnh không có các chướng pháp, trong Ni tăng đã tác Tịnh hạnh bản pháp. Người nữ này có thể thừa sự Ni chúng với tâm hoan hỉ phụng hành, ở trong Ni chúng không có lỗi lầm. Giới tử nay theo hai bộ Tăng cầu thọ Cận viên, Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da. Hai bộ tăng nay cho giới tử thọ Cận viên, Bí-sô ni làm Ô- ba-đà-da. Nếu hai bộ Tăng chấp thuận cho giới tử thọ Cận viên, Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy) Hai bộ tăng đã chấp thuận cho giới tử thọ Cận viên, Bí-sô ni làm Ô-ba-đà-da xong rồi. Hai bộ tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Yết ma sư truyền ba pháp y: Yết ma sư bảo giới tử: Tân Bí-sô ni lắng nghe, Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác chế ba pháp y này cho các Bí-sô ni, các Bí-sô ni nương theo ba pháp y này ở trong pháp luật thiện thuyết xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô ni. Ba pháp y là: Yết ma sư bảo giới tử: Tân Bí-sô lắng nghe, pháp tứ y này là tri kiến của Thế tôn, Như lai Ứng chánh đẳng giác, các Bí-sô nương theo pháp tứ y này, ở trong pháp luật thiện thuyết xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô. Thế nào là bốn: Là y phấn tảo, đây là vật thanh tịnh dễ có được, các Bí-sô ni nương theo y phấn tảo này, ở trong pháp luật thiện thuyết xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô ni. Tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời dùng y phấn tảo che thân thì có vui thích thọ không? Đáp là thích thọ. Nếu khi được các lợi vật như vải hay lụa hay gai bố… cho đến các tạp vật khác, hoặc được thêm y thanh tịnh, hoặc được từ Tăng chia, hoặc được cúng riêng. Đối với các lợi vật này, tân Bí-sô ni có thể tùy thọ và biết lượng thọ dụng hay không? Đáp là biết lượng thọ dụng. Là thường khất thực, đây là thức ăn thanh tịnh dễ có được, các Bí-sô ni nương theo thức ăn này, ở trong pháp luật thiện thuyết xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô ni. Tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời thường khất thực để tự nuôi sống thì có vui thích thọ không? Đáp là thích thọ. Nếu khi được các thực lợi như cơm cháo… từ Tăng theo thứ lớp thọ thỉnh thực, hoặc do biệt thỉnh, hoặc là thức ăn Tăng thường ăn hoặc thường thọ biệt thỉnh thực, hoặc được thêm thức ăn thanh tịnh, hoặc được từ Tăng chia, hoặc được cúng riêng. Đối với các thực lợi này, tân Bí-sô ni có thể tùy thọ và biết lượng thọ dụng hay không? Đáp là biết lượng thọ dụng. 4.Là trần khí dược (thuốc cũ bỏ), đây là vật thanh tịnh dễ có được, các Bí-sô ni nương theo pháp y này, ở trong pháp luật thiện thuyết xuất gia thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô ni. Tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời nương loại dược này để trị bịnh thì có vui thích thọ không? Đáp là thích thọ. Khi được các thực lợi như tô, dầu, đường, mật, cho đến củ, cọng cành, lá, hoa quả… hoặc là thời dược, cánh dược hay Thất nhật dược, Tận hình thọ dược, hoặc được thêm các loại thuốc thanh tịnh từ Tăng chia hay do thí chủ cúng. Đối với các thực lợi này, tân Bí-sô ni có thể tùy thọ và biết lượng thọ dụng hay không? Đáp là biết lượng thọ dụng. Ni không có pháp nương ở dưới gốc cây. 7. Yết ma sư truyền tám pháp Đọa: Yết ma sư bảo giới tử: Tân Bí-sô ni lắng nghe, Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác chế tám pháp Đọa này cho các Bí-sô ni. Nếu Bí-sô ni ở trong tám pháp này tùy phạm một pháp nào thì ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô ni, không phải là Sa môn, không phải là Thích nữ, mất tánh Bí-sô ni, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô ni cũng như vậy. Thế nào là tám: Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã dùng vô lượng pháp môn chê trách pháp dâm dục, nói dục là nhiễm ô, là mục nát, là ái trước, là nhà ở, là ràng buộc, là đam mê… cần phải đoạn trừ, phải ói mửa hết dục ra, phải nhàm chán và dứt diệt. Tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời không được dùng tâm nhiễm nhìn ngó người nam, huống chi là cùng làm việc bất tịnh. Như Phật đã dạy nếu Bí-sô ni nào đồng đắc học xứ với các Bí-sô ni khác, không xả học xứ, học xứ suy kém mà không tự nói ra, làm hạnh bất tịnh, hai thân giao hợp cho đến cùng với súc sanh, thì Bí-sô ni này ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô ni, không phải là Sa môn, không phải là Thích nữ nữa, mất tánh Bí-sô ni, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô ni cũng như vậy. Đối với pháp dâm dục này, tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời không được cố ý phạm, nên khởi tâm nhàm lìa và ân trọng phòng hộ; nên sanh tâm sợ hãi quán sát, siêng tu không buông lung thì có thể thọ trì, không làm việc dâm dục hay không? Đáp là không làm. Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã dùng vô lượng pháp môn chê trách việc không cho mà lấy, ca ngợi không trộm cắp là pháp thắng diệu. Tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời, nếu người khác không cho thì không được dùng tâm trộm cắp mà cố ý lấy, cho đến một hạt mè; huống chi là lấy cắp đến năm Ma sái hay hơn năm Ma sái (đơn vị tiền tệ thuở xưa là bối xỉ, tám mươi bối xỉ là một Ma sái, năm Ma sái là bốn trăm bối xỉ). Như Phật đã dạy Bí-sô ni nào ở trong tụ lạc hoặc chỗ trống vắng, người khác không cho mà dùng tâm trộm cắp để lấy, khi lấy bị vua quan bắt được hoặc xử tội chết hoặc trói hoặc đuổi đi và trách mắng rằng: hãy đi đi kẻ giặc kia, ngươi là người ngu si không biết gì nên mới trộm cắp như thế. Bí-sô ni này ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô ni, không phải là Sa môn, không phải là Thích nữ nữa, mất tánh Bí-sô ni, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô ni cũng như vậy. Đối với việc không cho mà lấy này, tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời không được cố ý phạm, nên khởi tâm nhàm lìa và ân trọng phòng hộ; nên sanh tâm sợ hãi quán sát, siêng tu không buông lung thì có thể thọ trì, không làm việc trộm cắp hay không? Đáp là không làm. Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã dùng vô lượng pháp môn chê trách việc giết hại sanh mạng, ca ngợi việc từ bỏ sát sanh là pháp thắng diệu. Tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời không được cố ý sát sanh, cho đến ruồi muỗi cũng không được cố ý giết, huống chi là mạng người hay thai nhi. Như Phật đã dạy nếu Bí-sô ni nào cố ý giết người hay thai nhi, hoặc tự tay giết hoặc cầm dao đưa cho người bảo giết, hoặc khuyên họ chết, khen ngợi cái chết nói rằng: ngươi sống làm chi với tội lụy xấu xa này, ngươi nên chết đi, thà chết còn hơn sống. Tùy tâm niệm mà dùng những lời lẽ khác nhau để khuyên họ chết, họ nhân đó mà chết thì Bí-sô này ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô ni, không phải là Sa môn, không phải là Thích nữ nữa, mất tánh Bí-sô ni, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô ni cũng như vậy. Đối với việc sát sanh này, tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời không được cố ý phạm, nên khởi tâm nhàm lìa và ân trọng phòng hộ; nên sanh tâm sợ hãi quán sát, siêng tu không buông lung thì có thể thọ trì, không làm việc sát sanh hay không? Đáp là không làm. Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã dùng vô lượng pháp môn chê trách vọng ngữ, ca ngợi việc từ bỏ vọng ngữ là pháp thắng diệu. Như Phật đã dạy, nếu Bí-sô ni nào thật không biết gì, không chứng được gì, tự biết mình không chứng được pháp của bậc thượng nhân; pháp tịch tịnh thù thắng và hiện tại lạc trú của bậc Thánh giả, mà tự nói là tôi biết, tôi thấy. Vào thời gian khác, có người hỏi hay không có người hỏi, muốn mình thanh tịnh nên nói là tôi thật không biết, không thấy mà nói có biết có thấy; đó làhư dối vọng ngữ, trừ bậc Tăng thượng mạn. Hoặc nói tôi chứng bốn Đế lý, hoặc nói trời rồng quỷ thần đến nói chuyện với tội, hoặc nói tôi chứng các tuởng Vô thường…, đắc bốn thiền, bốn không, sáu thần thông, tám giải thoát, chứng bốn Thánh quả; thì Bí-sô ni này ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô ni, không phải là Sa môn, không phải là Thích nữ nữa, mất tánh Bí-sô ni, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô ni cũng như vậy. Đối với việc đại vọng ngữ này, tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời không được cố ý phạm, nên khởi tâm nhàm lìa và ân trọng phòng hộ; nên sanh tâm sợ hãi quán sát, siêng tu không buông lung thì có thể thọ trì, không làm việc đại vọng ngữ hay không? Đáp là không làm. Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác đã dùng vô lượng pháp môn chê trách ái nhiễm, như Phật đã dạy Bí-sô ni nào có tâm nhiễm cùng người nam có tâm nhiễm, hai thân xúc chạm nhau từ mắt trở xuống, từ đùi trở lên, khởi tâm thọ lạc cho đến xúc chạm mạnh, thì Bí-sô ni này thì ngay lúc đang phạm không phải là Bí-sô ni, không phải là Sa môn, không phải là Thích nữ nữa, mất tánh Bí-sô ni, liền bị đọa lạc trong luân hồi, là kẻ thua trận. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thề sống được nữa, Bí-sô ni cũng như vậy. Đối với việc ái nhiễm xúc chạm này, tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời không được cố ý phạm, nên khởi tâm nhàm lìa và ân trọng phòng hộ; nên sanh tâm sợ hãi quán sát, siêng tu không buông lung thì có thể thọ trì, không làm việc ái nhiễm xúc chạm hay không? Đáp là không làm. Như Phật đã dạy, Bí-sô ni nào có tâm nhiễm cùng người nam có tâm nhiễm làm tám việc trạo cử hí tiếu, hẹn hò, đồng ở một chỗ, buông thân nằm nơi chỗ khuất vắng có thể cùng làm việc phi phạm hạnh, thì Bí-sô ni này ngay lúc đang làm không phải là Bí-sô ni… giống như trên cho đến câu có thể thọ trì, không làm tám việc này hay không? Đáp là không làm. Như Phật đã dạy, Bí-sô ni nào trước đã biết Bí-sô ni khác phạm tội Tha thắng mà không nói ra. Thời gian sau, Bí-sô ni phạm tội kia hoặc chết hoặc hoàn tục hoặc bỏ đi, Bí-sô ni này lúc đó mới nói rằng: các cô nên biết, tôi vốn đã biết trước Bí-sô ni kia phạm tội Tha thắng, thì Bí-sô ni này ngay lúc nói ra lời này, không phải là Bí-sô ni…. giống như trên cho đến câu có thể thọ trì, không làm việc che giấu tội trọng của ni khác hay không? Đáp là không làm. Như Phật đã dạy, Bí-sô ni nào biết Bí-sô kia bị Tăng hòa hợp tác yết ma Xả trí, Ni tăng cũng đã tác pháp không lễ kính. Sau đó Bí- sô kia ở trong trú xứ Tăng đã hiện tướng cung kính cầu xin Tăng cứu bạt, tác pháp giải yết ma Xả trí; Bí-sô ni này lại nói với Bí-sô kia rằng: “thầy cần gì phải ở trong trú xứ Tăng đã hiện tướng cung kính cầu xin Tăng cứu bạt, tác pháp giải yết ma Xả trí; tôi sẽ cung cấp cho thầy đầy đủ các vật cần dùng, không để thiếu thốn, thầy cứ an tâm tùy ý đọc tụng”. Các Bí-sô ni nên can ngăn Bí-sô ni này rằng: “cô há không biết Bí-sô kia bị Tăng hòa hợp tác yết ma Xả trí, Ni tăng cũng đã tác pháp không lễ kính. Sau đó Bí-sô kia ở trong trú xứ Tăng đã hiện tướng cung kính cầu xin Tăng cứu bạt, tác pháp giải yết ma Xả trí; cô lại tùy thuận cung cấp các vật cần dùng không để thiếu thốn. Cô nên từ bỏ việc làm tùy thuận này đi”. Khi các Bí-sô ni can ngăn như thế, Bí-sô ni này chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ, Ni tăng nên tác pháp yết ma can ngăn cho bỏ việc này. Khi yết ma can ngăn lần thứ ba xong, Bí-sô ni kia chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì không còn là Bí-sô ni… giống như trên cho đến câu có thể thọ trì, không làm việc tùy thuận này hay không? Đáp là không làm. Nhiếp tụng: Ni có tám Tha thắng, Bốn pháp đồng Bí-sô, Xúc chạm, làm tám việc, Giấu, thuận Tăng bị đuổi. 8. Truyền Bát kỉnh pháp: Yết ma sư bảo giới tử: Tân Bí-sô ni lắng nghe, Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác vì các Bí-sô ni thọ Cận viên nói ra Bát kỉnh pháp này, trọn đời hành trì không được trái vượt. Bí-sô ni phải đến trong Bí-sô Tăng cầu thọ Cận viên, thành tánh Bí-sô ni. Bí-sô ni nên mỗi nửa tháng đến trong Bí-sô Tăng cầu thỉnh người giáo thọ ni. Bí-sô ni không được an cư nơi chỗ không có các Bí-sô. Bí-sô ni thấy Bí-sô phạm lỗi, không được gạn trách. Bí-sô ni không được sân mắng Bí-sô. Bí-sô ni dù cao tuổi hạ cũng nên kính lễ Bí-sô nhỏ tuổi. Bí-sô ni phạm tội Tăng tàn, nên ở trong hai bộ Tăng hành nửa tháng Ma na đỏa. Bí-sô ni an cư xong nên đến trong Bí-sô Tăng làm việc Tùy ý (tự tứ). Tân Bí-sô ni đối với tám pháp Kỉnh này phải trọn đời hành trì, không được trái vượt. Nhiếp tụng: Theo Tăng thọ Cận viên, Nửa tháng cầu giáo thọ, Nương Bí-sô an cư, Thấy lỗi không gạn trách, Không sân mắng, kính nhỏ, Trong hai chúng - Ý hỉ, Đến Bí-sô - Tùy ý. Đây là tám kỉnh pháp. 9. Truyền bốn pháp nên làm của Sa môn: Yết ma sư bảo giới tử: Tân Bí-sô ni lắng nghe, Thế tôn, Như thật tri, Ứng chánh đẳng giác vì các Bí-sô ni thọ Cận viên nói bốn pháp nên làm của Sa môn. Tân Bí-sô ni từ nay cho đến trọn đời, nếu bị người khác chửi mắng thì không được chửi mắng lại; bị người khác sân hận thì không được sân hận lại; bị người khác cười chê nhạo báng thì không được cười chê nhạo báng lại; bị người khác đánh thì không được đánh trả lại. Khi có các việc não loạn như thế phát sanh thì tân Bí-sô ni có thể nhiếp tâm không trả thù hay không? Đáp là không trả thù. Tân Bí-sô ni lắng nghe, trước đây cô đã khởi tâm mong cầu và suy nghó rằng: cho đến bao giờ ta mới được ở trong pháp luật thiện thuyết của Thế tôn, xuất gia thọ Cận viên thành tánh Bí-sô ni. Nay cô đã được xuất gia thọ Cận viên, gặp được Ô-ba-đà-da và A-giá-lợi-da như pháp, lại được hai bộ Tăng nhất tâm hòa hợp bạch tứ yết ma như pháp. Cũng như những điều mà Bí-sô ni một trăm tuổi hạ cần phải học, cô cũng phải học như vậy; những điều mà cô cần phải học cũng đồng với họ như thế, dồng được học xứ, đồng thuyết giới kinh. Từ nay cho đến trọn đời, đối với việc này cô nên sanh tâm cung kính phụng hành, không nên nhàm lìa. Đối với Ô-ba-đà-da, cô nên tưởng như mẹ, Ô-ba-đà-da cũng xem cô như con; cho đến trọn đời cô nên hầu hạ, chăm sóc khi bịnh, khởi tâm thương xót khi già yếu cho đến lúc chết. Đối với các thượng trung hạ tòa đồng phạm hạnh, cô thường phải sanh tâm kính trọng, tùy thuận giúp đỡ, cùng ở chung đọc tụng kinh pháp, thiền tư tu thiện nghiệp. Đối với các pháp như uẩn, xứ, giới, mười hai nhân duyên… cô nên cầu học hiểu cho rõ; đừng trái bỏ pháp quy và xa lìa giãi đãi. Nếu chưa đắc thì cầu được đắc, chưa hiểu thì cầu được hiểu, chưa chứng thì cầu được chứng, phải chứng được quả A-la-hán cứu cánh Niết-bàn. Nay ta chỉ nói sơ lược đại cương những việc thiết yếu, còn những việc khác, cô nên đến hỏi hai thầy và các thiện hữu đồng học. Lại nữa, mỗi nửa tháng thuyết Giới kinh, cô nên lắng nghe thọ trì, y theo giáo pháp siêng tu. Yết ma sư nói kệ: “Người trong pháp tối thắng, Đầy đủ thọ Thi la, Chí tâm thường phụng trì, Khó được thân không chướng, Thân đoan nghiêm xuất gia, Thanh thịnh thọ Cận viên, Nói ra lời chân thật, Tri kiến của Chánh giác. Tân Bí-sô ni , cô đã thọ Cận viên xong, nên y giáo phụng hành, chớ có buông lung”.  <卷>QUYỂN 3 Yết ma nuôi đồ chúng: Như Phật đã dạy, Bí-sô ni nào đủ mười hai tuổi hạ muốn nuôi đồ chúng nên theo Ni tăng xin yết ma nuôi đồ chúng. Tác pháp xin như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập, tác tiền phương tiện, Bí-sô ni xin nuôi đồ chúng nên đến trước vị Thượng tòa ni trong Ni tăng đảnh lễ rồi quỳ gối chắp tay bạch rằng: Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tôi Bí-sô ni đủ mười hai tuổi hạ muốn nuôi đồ chúng, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi đồ chúng.Cúi xin Ni tăng cho tôi Bí-sô ni yết ma nuôi chúng, xin Ni tăng từ bi thương xót (ba lần). Một Bí-sô ni trong Ni tăng bạch nhị yết ma như sau: Đại đức Ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni này đủ mười hai tuổi hạ muốn nuôi đồ chúng, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi đồ chúng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Ni tăng nay cho Bí-sô ni đủ mười hai tuổi hạ yết ma nuôi chúng. Bạch như vậy. Đại đức Ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni này đủ mười hai tuổi hạ muốn nuôi đồ chúng, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi đồ chúng.Ni tăng nay cho Bí-sô ni đủ mười hai tuổi hạ yết ma nuôi chúng. Các Bí-sô ni chấp thuận cho Bí-sô ni đủ mười hai tuổi hạ yết ma nuôi chúng thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Ni tăng đã chấp thuận cho Bí-sô ni đủ mười hai tuổi hạ yết ma nuôi chúng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Ni tăng tác pháp cho rồi, Bí-sô ni này được tùy ý nuôi đồ chúng. Yết ma nuôi chúng vô hạn: Bí-sô ni nào muốn nuôi đồ chúng vô hạn nên theo Ni tăng xin yết ma nuôi chúng vô hạn. Tác pháp xin như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập, tác tiền phương tiện, Bí-sô ni kia nên đầy đủ oai nghi bạch xin như sau: Đại đức Ni tăng lắng nghe, tôi Bí-sô ni muốn nuôi đồ chúng vô hạn, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi chúng vô hạn. Cúi xin Ni tăng cho tôi Bí-sô ni yết ma nuôi chúng vô hạn, xin Ni tăng từ bi thương xót (ba lần). Một Bí-sô ni trong Ni tăng bạch nhị yết ma như sau: Đại đức Ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni này muốn nuôi đồ chúng vô hạn, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi chúng vô hạn. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Ni tăng nay cho Bí-sô ni yết ma nuôi chúng vô hạn. Bạch như vậy. Đại đức Ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni muôn nuôi đồ chúng vô hạn, nay theo Ni tăng xin yết ma nuôi chúng vô hạn, Ni tăng nay cho Bí-sô ni yết ma nuôi chúng vô hạn. Các Bí-sô ni chấp thuận cho Bí-sô ni yết ma nuôi chúng vô hạn thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Ni tăng đã chấp thuận cho Bí-sô ni yết ma nuôi chúng vô hạn xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Ni tăng đã tác pháp cho rồi thì Bí-sô ni này được tùy ý nuôi đồ chúng vô hạn. Yết ma không lìa y Tăng-già-lê: Bí-sô nào tuổi già sức yếu hoặc bịnh không thể mang theo y Tăng- già-lê nhiều lớp quá nặng, Bí-sô này nên theo Tăng xin yết ma không lìa y Tăng-già-lê. Tác pháp xin như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập ít nhất là bốn người, tác tiền phương tiện, Bí-sô kia nên đến trước vị Thượng tòa trong Tăng, đủ oai nghi bạch như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, tôi Bí-sô tuổi già sức yếu hoặc bịnh không thể mang theo y Tăng-già-lê nhiều lớp quá nặng, tôi Bí-sô nay theo Tăng xin yết ma không lìa y Tăng-già- lê. Cúi xin Tăng cho tôi Bí-sô yết ma không lìa y Tăng-già-lê, xin Tăng từ bi thương xót (ba lần). Một Bí-sô trong Tăng bạch nhị yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này tuổi già sức yếu hoặc bịnh không thể mang theo y Tăng-già-lê nhiều lớp quá nặng, Bí-sô này nên theo Tăng xin yết ma không lìa y Tăng-già- lê. Nếu Tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô yết ma không lìa y Tăng-già-lê. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này tuổi già sức yếu hoặc bịnh không thể mang theo y Tăng-già-lê nhiều lớp quá nặng, Bí-sô này nên theo Tăng xin yết ma không lìa y Tăng-già-lê, Tăng nay cho Bí-sô yết ma không lìa y Tăng-già-lê. Các Bí-sô chấp thuận cho Bí-sô yết ma không lìa y Tăng-già-lê thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận cho Bí-sô yết ma không lìa y Tăng-già- lê xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Tăng đã tác pháp cho rồi thì Bí-sô này được tùy ý mang theo hai y thượng hạ du hành, Bí-sô ni cũng theo nghi này mà làm. Yết ma kết tiểu giới (giới tràng): Như Phật dạy các Bí-sô khi dừng ở tại trú xứ nào cũng phải kết giới, lúc đó các Bí-sô không biết có mấy loại giới và kết như thế nào, Phật nói: “có hai loại giới là tiểu giới và đại giới, muốn kết tiểu giới tràng phải chọn một chỗ không có các nạn ngại ở trong đại giới mà kết. Các Bí-sô cựu trụ nên cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng ở ba phía kia theo đó mà nhận biết. Sau khi xem thấy các tiêu tướng rồi nên đánh kiền chùy nhóm tất cả các Bí-sô cựu trụ lại, tác tiền phương tiện rồi xướng tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, sau đó một Bí-sô bạch nhị yết ma kết như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, nay tại trú xứ này, các Bí-sô cựu trụ đã cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng phía Nam là , tiêu tướng phái Tây là , tiêu tướng phía Bắc là . Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm tiểu giới tràng. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, nay tại trú xứ này, các Bí-sô cựu trụ nên cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướngphía Nam là , tiêu tướng phía Tây là , tiêu tướng phía Bắc là . Tăng nay ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm tiểu giới tràng. Các Bí-sô chấp thuận ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm tiểu giới tràng thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm tiểu giới tràng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Yết ma kết đại giới: Các Bí-sô cựu trụ nên cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của đại giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng ở ba phía kia theo đây mà nhận biết. Sau khi xem thấy các tiêu tướng rồi nên đánh kiền chùy nhóm tất cả các Bí-sô cựu trụ lại, tác tiền phương tiện rồi xướng tiêu tướng ở bốn phía của đại giới, sau đó một Bí-sô bạch nhị yết ma kết như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, nay tại trú xứ này, các Bí-sô cựu trụ đã cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của đại giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng phía Nam là , tiêu tướng phía Tây là , tiêu tướng phía Bắc là . Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, nay tại trú xứ này, các Bí-sô cựu trụ đã cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của đại giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng phía Nam là , tiêu tướng phía Tây là , tiêu tướng phía Bắc là êng nay trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Các Bí-sô chấp thuận ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận ở trong các tiêu tướng này kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao- sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Sau khi Tăng đã kết đại giới xong thì ở trong trú xứ này có bao nhiêu Bí-sô đều phải tập họp lại một chỗ để làm Bao-sái-đà và việc Tùy ý, tất cả các pháp đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma đều nên làm. Nếu khi tác pháp mà Tăng không như pháp nhóm họp thì tác pháp không thành, Tăng phạm tội Việt pháp. Yết ma kết giới không mất y: Tăng nên ở trong đại giới kết giới không mất y, tác tiền phương tiện rồi một Bí-sô bạch nhị yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nên trên đại giới này kết giới Bí-sô không mất y. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Tăng nay trên đại giới này kết giới Bí-sô không mất y, các Bí-sô chấp thuận ở trên đại giới này kết giới Bí-sô không mất y thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận ở trên đại giới này kết giới Bí-sô không mất y xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Tăng kết giới không mất y xong rồi thì các Bí-sô khi đi lại trong giới chỉ cần mang hai y thượng hạ, không có lỗi lìa y. Yết ma giải đại tiểu giới: Muốn giải đại giới, Tăng nên ở trong đại giới tác pháp như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập ít nhất là bốn Bí-sô, tác tiền phương tiện rồi bạch tứ yết ma giải: Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới của Tăng, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay giải đại giới này. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới của Tăng, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Tăng nay giải đại giới này, các Bí-sô chấp thuận giải đại giới này thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba) Tăng đã chấp thuận giải đại giới này xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Muốn giải tiểu giới tràng, Tăng phải ở trong tiểu giới tràng, ít nhất bốn Bí-sô tác tiền phương tiện rồi bạch tứ yết ma giải như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm tiểu giới tràng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay giải tiểu giới tràng này. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm tiểu giới tràng. Tăng nay giải tiểu giới tràng này, các Bí-sô chấp thuận giải tiểu giới tràng này thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba) Tăng đã chấp thuận giải tiểu giới tràng này xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Nếu muốn kết đại tiểu giới một lần hay giải cả hai một lần thì các Bí-sô cựu trụ nên cùng xem xét các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng ở phía nam, tây và bắc cũng theo đó mà nhận biết, sau đó xem xét đến các tiêu tướng ở bốn phương của đại giới giống như trường hợp của tiểu giới. Tăng nên ở trên hai cương giới này tác pháp như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập, tác tiền phương tiện, một Bí-sô trong Tăng xướng tiêu tướng bốn phương của tiểu giới trước: tiêu tướng phía Đông là kế đến tiêu tướng ba phía Nam tây bắc. Xướng xong các tiêu tướng của tiểu giới rồi mới xướng tiêu tướng bốn phương của đại giới: tiêu tướng phương Đông là rồi đến tiêu tướng của ba phương Nam tây bắc. Xướng xong các tiêu tướng của đại giới rồi, Bí-sô tác yết ma nên dùng giường hay phản, chiếu… đè ở trên hai giới này rồi mới tác bạch yết ma kết: Đại đức Tăng lắng nghe, ở trong trú xứ này, Bí-sô cựu trụ đã xướng các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới, như tiêu tướng phía Đông là cây hoặc là hàng rào, mô đất, trụ đá, trụ sắt, trụ cây…; tiêu tướng phía Nam là , tiêu tướng phía Tây là , tiêu tướng phía Bắc là . Cũng đã xướng các tiêu tướng ở bốn phương của đại giới: tiêu tướng phương Đông là , tiêu tướng phía Nam là , tiêu tướng phía Tây là , tiêu tướng phía Bắc là . Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, ở trong trú xứ này, Bí-sô cựu trụ đã xướng các tiêu tướng ở bốn phía của tiểu giới: tiêu tướng phía Đông là , tiêu tướng phía Nam là , tiêu tướng phía Tây là , tiêu tướng phía Bắc là . Cũng đã xướng các tiêu tướng ở bốn phương của đại giới: tiêu tướng phương Đông là , tiêu tướng phía Nam là , tiêu tướng phía Tây là , tiêu tướng phía Bắc là . Tăng nay ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Các Bí-sô chấp thuận ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận ở trong phạm vi các tiêu tướng này kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, từ A-lan-nhã cho đến trú xứ này, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Sau đó các Bí-sô đứng dậy đến trong đại giới nhóm họp lại một chỗ, nương theo phạm vi các tiêu tướng của đại giới để kết giới Bí-sô không mất y, cũng giống như trên đã nói. Nếu muốn giải cả giới cùng một lúc thì Tăng nên nhóm họp ở trên hai giới, Bí-sô tác yết ma dùng giường hay chiếu đè trên hai giới để tác pháp bạch tứ giải như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay giải đại giới có tiểu giới tràng này. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này trước đã hòa hợp kết làm đại giới có tiểu giới tràng của Tăng, đồng một trú xứ làm Bao-sái-đà, trừ thôn và thế phần của thôn. Tăng nay giải đại giới có tiểu giới tràng này, các Bí-sô chấp thuận giải đại giới có tiểu giới tràng này thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba) Tăng đã chấp thuận giải đại giới có tiểu giới tràng này xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lăng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Lúc đó cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, phạm vi của giới không tác pháp như thế nào?”, Phật nói: “nếu các Bí-sô trụ trong thôn thì phạm vi ở trong tường rào, nếu ở bên ngoài thế phần thì nên tập họp lại một chỗ để làm trưởng tịnh và việc tùy ý, cho đến tất cả các pháp đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma thảy đều nên làm. Nếu không tập họp lại thì tác pháp không thành, phạm tội biệt trụ”. Lại hỏi: nơi không có thôn xóm, nơi A-lan-nhã, đồng trống thì phạm vi của giới như thế nào? Phật đáp: phạm vi khoảng chừng một Câu lô xá, các Bí-sô ở trong phạm vi này nên tập họp lại một chỗ để làm trưởng tịnh… như trên cho đến câu nếu không tập họp lại thì tác pháp không thành, phạm tội Việt pháp. Lại hỏi: như Phật dạy các Bí-sô nên kết đại giới, vậy phạm vi đại giới là chừng bao nhiêu? Phật đáp: phạm vi đại giới khoảng chừng hai Du thiện na rưỡi (một Du thiện na là chừng 30 dặm, tức là một dịch trạm). Lại hỏi: nếu phạm vi lớn hơn hai Du thiện na rưỡi thì có gọi là đại giới không? Phật đáp: không gọi là đại giới. Lại hỏi: phạm vi xuống phía dưới bao nhiêu thì được gọi là đại giới? Phật đáp: phạm vi đến chỗ có nước được gọi là đại giới. Lại hỏi: phạm vi ngoài hai Du thiện na rưỡi mới đến chỗ có nước, chỗ dư có được gọi là phần của đại giới không? Phật đáp: không gọi là phần của đại giới. Lại hỏi: lên cao chừng bao nhiêu là đại giới? Phật đáp: lên cao bằng ngọn cây hay đầu tường được gọi là đại giới. Lại hỏi: nếu ngoài hai Du thiện na rưỡi mới đến ngọn cây hay đầu tường thì chỗ dư có được gọi là phần của đại giới không? Phật đáp: không gọi là phần của đại giới. Lại hỏi: ở trên núi chừng bao nhiêu là phạm vi của đại giới? Phật đáp: phạm vi đến chỗ có nước. Lại hỏi: nếu ngoài hai Du thiện na rưỡi mới đến chỗ có nước thì chỗ dư có được gọi là phần của đại giới không? Phật đáp: không được gọi là phần của đại giới. Lại hỏi: nếu không giải đại giới đã kết trước đây, lại ở ngay đây kết thêm giới mới thì có thành kết không? Phật đáp: không thành. Lại hỏi: có được lấy giới này nhập chung với giới khác hay không?, Phật nói không được. Lại hỏi: có mấy loại giới không được nhập chung với nhau và không được kết chồng lên nhau? Phật đáp: có bốn đó là tiểu giới tràng và chỗ nước đọng, giới của Bí-sô và giới của Bí-sô ni. Bốn loại giới này không được nhập chung với nhau và không được kết chồng lên nhau. Lại hỏi: có thể lấy giới này bao quanh giới khác hay không? Phật đáp: không được, trừ chỗ nước đọng, tiểu giới tràng và giới của Bí-sô ni Lại hỏi: chỗ đã kết đại giới từ trước có mấy trường hợp xả? Phật đáp: có năm trường hợp: một là đại chúng đều hoàn tục, hai là đại chúng đồng thời chuyển căn, ba là đại chúng quyết tâm bỏ đi, bốn là đại chúng đồng thời qua đời và năm là tác pháp yết ma giải giới. Lại hỏi: có được lấy một cây là tiêu tướng cho hai hoặc ba, bốn giới không? Phật đáp: ở một góc của hai giới, cho đến ba bốn giới có thể lấy cây làm tiêu tướng, nếu lượng biết giới hạn thì được thành tựu. Lại hỏi: có được kể Thế tôn vào túc số Tăng hay không? Phật đáp: không được vì Phật bảo và Tăng bảo, thể vốn sai khác. Lại hỏi: như Phật đã nói về tịnh và bất tịnh, như thế nào gọi là tịnh và bất tịnh? Phật đáp: chánh pháp trụ thế có tịnh và bất tịnh, nếu chánh pháp hoại diệt thì đều là bất tịnh. Lại hỏi: như thế nào gọi là chánh pháp trụ thế, như thế nào là hoại diệt? Phật đáp: cho đến khi nào còn có tác pháp yết ma, như thuyết hành trì thì gọi là chánh pháp trụ thế; ngược lại nếu không còn tác pháp yết ma, không như thuyết hành trì thì gọi là hoại diệt. Lại hỏi: nơi giới không thể kết vượt qua, có được kết vượt qua không? Phật đáp: không được. Lại hỏi: có mấy loại giới không thể kết vượt qua? Phật đáp: có năm loại giới, đó là giới Bí-sô, giới Bí-sô ni, tiểu đàn tràng, chỗ nước đọng và khoảng giữa hai giới. Lại hỏi: nếu hào sâu, sông khe suối là giới không thể kết vượt qua thì có được kết vượt qua không? Phật đáp: nếu thường có cầu thì kết vượt qua không lỗi, không có thì không được kết. Lại hỏi: nếu cầu hư thì trong bao lâu giới không bị mất? Phật đáp: chừng bảy đêm, đây là dựa trên có tâm tu sửa cầu, nếu không có tâm tu sửa thì tùy cầu hư lúc nào, giới bị mất lúc đó. Lại hỏi: nếu khi đang kết giới, vị tác pháp yết ma bỗng qua đời thì có thành kết giới không? Phật đáp: nếu Bí-sô đã xướng tiêu tướng, vị tác pháp yết ma đã bỉnh bạch hơn phân nửa thì tuy qua đời vẫn thành kết kết giới. Ngược lại nếu chưa xướng tiêu tướng, vị tác pháp yết ma chưa được phân nửa mà qua đời thì không thành kết giới. Trường hợp Bí-sô ni kết giới cũng giống như vậy. Lại hỏi: có trường hợp một Bí-sô tác pháp yết ma tại bốn trú xứ mà đều được thành tựu không? Phật đáp: được, nếu mỗi giới đều có đủ bốn người và việc hiện tiền, tức là ở mỗi giới có ba người ngồi, người thứ tư tác pháp yết ma ngồi trên giường, phản hay chiếu trải đè trên ranh giới của bốn giới thì tác pháp được thành tựu. Nếu làm pháp sự với túc số năm người thì trên mỗi giới có bốn người ngồi, người thứ năm tác pháp ngồi ngay trên ranh giới của bốn giới. Nếu làm pháp sự với túc số mười người thì trên mỗi giới có chín người ngồi, người thứ mười tác pháp ngồi ngay trên ranh giới của bốn giới. Nếu làm pháp sự với túc số hai mươi người thì trên mỗi giới có mười chín người ngồi, người thứ hai mươi tác pháp ngồi ngay trên ranh giới của bốn giới. Lại có năm loại túc số Tăng tác pháp yết ma: Là túc số Tăng bốn người được làm các pháp yết ma, chỉ trừ Tùy ý, thọ Cận viên và xuất tội Tăng tàn. Là túc số Tăng năm người được làm các pháp yết ma, chỉ trừ thọ Cận viên tại Tw và xuất tội Tăng tàn. Là túc số Tăng mười người được làm tất cả các pháp yết ma, chỉ trừ xuất tội Tăng tàn. 4 & 5. Là túc số Tăng hai mươi người và hai mươi người trở lên, được làm tất cả các pháp yết ma. Bí-sô ni đối với việc kết và giải đại giới, tiểu giới, giới Bí-sô ni không mất y, giới tác pháp và giới không tác pháp, phạm vi tiêu tướng của bốn phương đều giống như Bí-sô. Lại hỏi: Thế tôn, có mấy loại thuyết Giới kinh Ba-la-đề-mộc- xoa? nghe. Phật đáp: có năm: Là thuyết tựa giới kinh, các pháp còn lại như Tăng đã thường Là thuyết tựa giới kinh và bốn pháp Ba la thị ca, các pháp còn lại như Tăng đã thường nghe. Là thuyết tựa giới kinh cho đến mười ba pháp Tăng già bà thi sa, các pháp còn lại như Tăng thường nghe. Là thuyết tựa giới kinh cho đến hai pháp Bất định… Là thuyết tựa giới kinh cho đến hết. Lúc đó vào ngày thứ mười lăm làm Bao-sái-đà (Bao sái dịch ng- hóa là trưởng dưỡng, đà dịch nghóa là tịnh trừ, tức là người phạm tội nên nhớ lại tội đã làm trong mỗi nửa tháng để sám trừ cho được thanh tịnh. Một là ngăn phạm lại trong hiện tại, hai là ngăn khinh mạn pháp trong tương lai.), Phật ngồi trước các Bí-sô bảo rằng: “phần đêm sắp qua, hãy làm trưởng tịnh”, một Bí-sô trong chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Phật: “Thế tôn, trong phòng có một Bí-sô đang bịnh, phải làm thế nào?”, Phật bảo nên lấy dục thanh tịnh đến, các Bí- sô không biết ai nên lấy dục, Phật nói: “một người có thể lấy dục của một hoặc hai cho đến nhiều người, nếu ở trong chúng có thể nói hết tên được thì tùy ý lấy dục của nhiều người. Nay ta nói hành pháp cho người gởi dục thanh tịnh như sau: Bí-sô muốn gởi dục thanh tịnh đủ oai nghi đối trước một Bí-sô bạch rằng: Cụ thọ nhớ nghó, hôm nay là ngày thứ mười bốn, Tăng làm trưởng tịnh, tôi Bí-sô vào ngày thứ mười bốn cũng làm trưởng tịnh, tôi Bí-sô tự nói thanh tịnh, không có các chướng pháp, vì nhân duyên bịnh, Tăng sự như pháp, xin gởi dục thanh tịnh (ba lần) Lại hỏi: “nếu Bí-sô muốn gởi dục thanh tịnh nhưng bịnh quá nặng, không ngồi dậy được muốn dùng thân biểu nghiệp để gởi dục thanh tịnh thì có thành gởi dục thanh tịnh không?”, Phật nói: “thành gởi dục thanh tịnh, gọi là thiện gởi dục thanh tịnh; nếu dùng khẩu biểu nghiệp để gởi dục thanh tịnh cũng gọi là thiện gởi dục thanh tịnh. Nếu người bịnh quá nặng không thể dùng thân khẩu biểu nghiệp thì các Bí-sô nên đến chổ người bịnh, hoặc đưa người bịnh đến trong Tăng để tác pháp, nếu không làm như vậy thì tác pháp không thành, phạm tội biệt trụ. Ta nay sẽ nói hành pháp cho Bí-sô thọ dục như sau: sau khi thọ dục rồi, Bí- sô này không nên chạy mau hay chạy nhảy, không nhảy qua hố, không được ở chỗ hiểm nạn, đi rên thang lầu trong chùa không được bước hai nấc thang, không được xuất giới, không được đi trên không trung, không được ngủ, không được nhập định và hai việc xấu là không biết hổ thẹn và biếng nhác. Khi thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa, trong Tăng hỏi: “Bí-sô không đến có gởi dục thanh tịnh không?”, vị trì dục nên đối trước một Bí-sô trong Tăng bạch rằng: “Đại đức nhớ nghó, trong liêu phòng có Bí-sô bịnh, hôm nay là ngày thứ mười bốn, Tăng làm trưởng tịnh, Bí-sô vào ngày thứ mười bốn cũng làm trưởng tịnh, Bí-sô tự nói thanh tịnh, không có các chướng pháp, vì nhân duyên bịnh, Tăng sự như pháp, xin gởi dục thanh tịnh”, nếu có duyên sự khác thì tùy nói ra, không làm như thế thì tác pháp không thành, phạm tội biệt trụ”. Cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: người thọ dục thanh tịnh của người khác, sau khi thọ dục rồi liền qua đời thì có thành thọ dục thanh tịnh không? Phật đáp: không thành, nên lấy dục thanh tịnh lại. Lại hỏi: người mang dục tịnh đến trong Tăng cho Bí-sô, nếu tự nói tôi là Cầu tịch hoặc nói là người tục, hoặc là người biệt trụ thì có thành mang dục tịnh đến hay không?, Phật nói không thành. Lại hỏi: người mang dục đến trong Tăng cho Bí-sô, đang trên đường đi hoặc đến trong Tăng liền qua đời thì có thành mang dục đến hay không? Phật nói: không thành, nên lấy dục lại. Các hành pháp của Bí-sô gởi dục và thọ dục nên biết như vậy, nhưng trong đây có điểm khác là nếu làm trưởng tịnh mới nói là gởi dục thanh tịnh, nếu không phải làm trưởng tịnh mà làm các yết ma khác thì chỉ nên nói là gởi dục, không cần nói thanh tịnh; nếu kiêm cả hai yết ma thì nên nói gởi dục thanh tịnh. Lại hỏi: nếu trú xứ chỉ có một Bí-sô, đến ngày trưởng tịnh nên làm thế nào? Phật đáp: đến ngày trưởng tịnh, Bí-sô một mình nơi A-lan-nhã nên quét dọn sạch sẽ trú xứ, trải tòa rồi tụng vài bài kinh, sau đó lên chỗ cao nhìn ngó bốn phía nếu thấy có Bí-sô nào đến, nên chào hỏi và nói: “cụ thọ, hôm nay là ngày trưởng tịnh, thầy nên cùng tôi làm trưởng tịnh”. Nếu thấy không có ai đến thì Bí-sô này nên ở trong trú xứ của mình tâm niệm miệng nói rằng: Hôm nay là ngày thứ mười bốn, Tăng trưởng tịnh, con Bí-sô cũng trưởng tịnh, con Bí-sô đối với các chướng pháp tự nói thanh tịnh. Nay con tạm làm trưởng tịnh, sau này gặp chúng tăng hòa hợp, con sẽ làm trưởng tịnh với đầy đủ các giới tụ (ba lần). Nếu trú xứ có hai Bí-sô, đến ngày trưởng tịnh cũng theo thứ lớp như trên rồi cùng đối thú với nhau; nếu trú xứ có ba Bí-sô cũng làm như thế. Trú xứ đủ bốn Bí-sô nên làm trưởng tịnh như pháp, nhưng không được thọ dục thanh tịnh; nếu có năm Bí-sô trở lên thì một người được gởi dục thanh tịnh. Đến ngày thứ mười lăm trưởng tịnh, nếu Bí-sô nhớ tội đã phạm thì nên đối trước một Bí-sô thanh tịnh như pháp sám hối trừ tội rồi mới làm trưởng tịnh; nếu Bí-sô đối với tội có nghi thì nên đến một Bí-sô thông tam tạng để thỉnh hỏi trừ nghi rồi như pháp sám hối xong mới được trưởng tịnh. Nếu khi đang ở trong chúng làm trưởng tịnh mà nhớ tội đã phạm thì Bí-sô này nên đối với tội ấy tâm niệm thủ trì như sau: Hôm nay ngày thứ mười lăm, Tăng đang trưởng tịnh, con Bí-sô cũng đang trưởng tịnh. Con Bí-sô đang ở trong Tăng bỗng nhớ tội đã phạm, con Bí-sô đối vói tội đã phạm tự tâm niệm thủ trì, sau khi Tăng trưởng tịnh xong, con sẽ đối trước Bí-sô thanh tịnh sám hối trừ tội ấy. Nếu khi Bí-sô đang ở trong chúng làm trưởng tịnh, đối với tội đã phạm có nghi thì Bí-sô này nên đối với tội ấy tâm niệm thủ trì như sau: Hôm nay ngày thứ mười lăm, Tăng đang trưởng tịnh, con Bí-sô cũng đang trưởng tịnh. Con Bí-sô đang ở trong Tăng bỗng đối với tội đã phạm có nghi, con Bí-sô đối vói tội đã phạm có nghi này tự tâm niệm thủ trì, sau khi Tăng trưởng tịnh xong, con sẽ đến Bí-sô thông tam tạng thỉnh hỏi để quyết nghi rồi sẽ như pháp sám hối trừ tội ấy. Trường hợp đang nghe thuyết Giới kinh, Bí-sô ngay nơi chỗ ngồi nghe hỏi mới nhớ tội đã phạm hoặc đối với tội có nghi thì cũng giống như trên, tự tâm niệm thủ trì, sau đó sẽ đối trước Bí-sô thanh tịnh như pháp sám hối trừ tội.  CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÁCH NHẤT YẾT MA <卷>QUYỂN 4 Bao-sái-đà - tất cả Tăng đều có tội - Đơn bạch: Vào ngày thứ mười lăm trưởng tịnh, ở trong trú xứ này, nếu tất cả Tăng đều có tội nhưng không có ai đến trú xứ khác để đối trước Bí-sô thanh tịnh như pháp sám hối rồi trở về trong trú xứ này cho chúng tăng đối trước vị này sám hối trừ tội thì chúng tăng nên tác Đơn bạch để trưởng tịnh, sau đó đến trú xứ khác đối trước Bí-sô thanh tịnh sám hối trừ tội. Đơn bạch như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày thứ mười lăm trưởng tịnh, ở trong trú xứ này, tất cả Tăng đều có tội nhưng không có ai đến trú xứ khác để đối trước Bí-sô thanh tịnh như pháp sám hối rồi trở về trong trú xứ này cho chúng tăng đối trước vị này sám hối trừ tội. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác Đơn bạch để trưởng tịnh, sau đó đến trú xứ khác đối trước Bí-sô thanh tịnh như pháp sám hối trừ tội. Bạch như vậy. Đơn bạch xong mới làm trưởng tịnh, không được bỏ qua, nếu không làm như thế thì Tăng phạm tội Việt pháp. Vào ngày thứ mười lăm trưởng tịnh, ở trong trú xứ này, nếu tất cả Tăng đối với tội đều có nghi nhưng không có ai đến trú xứ khác để thỉnh hỏi Bí-sô thông tam tạng nhờ quyết nghi rồi như pháp sám hối, sau đó trở về trong trú xứ này cho chúng tăng đối trước vị này quyết nghi rồi sám hối trừ tội thì chúng tăng nên tác đơn bạch để trưởng tịnh, sau đó đến trú xứ khác thỉnh hỏi quyết nghi xong sẽ như pháp sám hối trừ tội. Đơn bạch như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày thứ mười lăm trưởng tịnh, ở trong trú xứ này, tất cả Tăng đối với tội đều có nghi nhưng không có ai đến trú xứ khác để đối trước Bí-sô thông tam tạng nhờ quyết nghi rồi như pháp sám hối, sau đó trở về trong trú xứ này cho chúng tăng đối trước vị này quyết nghi và như pháp sám hối trừ tội. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác Đơn bạch để trưởng tịnh, sau đó đến trú xứ khác đối trước Bí-sô thông tam tạng nhờ quyết nghi rồi sẽ như pháp sám hối trừ tội. Bạch như vậy. Đơn bạch xong mới làm trưởng tịnh, không được bỏ qua, nếu không làm như thế thì Tăng phạm tội Việt pháp. Cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “Bí-sô phạm tội có được đối trước người phạm cùng tội phát lồ sám hối không?”, Phật nói không được, lại hỏi được đối trước ai sám, Phật nói được đối trước người phi đồng phần, lại hỏi: “thế nào là tội đồng phần, thế nào là tội phi đồng phần?”, Phật nói: “tội Ba la thị ca đối với tội Ba la thị ca là tội đồng phần, đối với tội trong thiên giới khác là phi đồng phần. Tội Tăng già bà thi sa đối với tội Tăng già bà thi sa là tội đồng phần, đối với tội trong thiên giới khác là phi đồng phần. Tội Ba-dật-đề cho đến tội Đột sắc ngật lý ca dựa theo trên nên biết”. Bao-sái-đà - Đơn bạch: Đến ngày trưởng tịnh, nếu các Bí-sô có phạm tội đã tác pháp như trên rồi nên thuyết Giới kinh Ba-la-đề-mộc-xoa, thuyết tựa giới kinh xong nên tác Đơn bạch như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày thứ mười bốn không trăng, Tăng làm trưởng tịnh. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay làm trưởng tịnh, thuyết Giới kinh Ba-la-đề- mộc-xoa. Bạch như vậy. Đơn bạch xong liền thuyết Giới kinh, Bí-sô ni cũng tác pháp đồng với Bí-sô. Khi trưởng tịnh không đến - Bạch nhị: Khi trưởng tịnh không phải kết giới, nếu có Bí-sô điên cuồng không thể gởi dục thanh tịnh, cũng không thể đưa họ vào trong Tăng thì như Phật dạy, nên tác yết ma cho Bí-sô này để chúng tăng làm trưởng tịnh không phạm. Tác bạch nhị yết ma cho như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô mắc bịnh điên cuồng, không thể gởi dục thanh tịnh, cũng không thể đưa vào trong Tăng. Tăng nên tác pháp yết ma cho Bí-sô này để Tăng làm trưởng tịnh không phạm. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác yết ma bịnh hoạn cho Bí-sô này. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma sai người chia ngọa cụ: Như Phật đã dạy, đến ngày 16 tháng 5 phải hạ an cư, các Bí-sô không biết kết hạ an cư như thế nào, Phật nói: “sắp đến ngày an cư, nên chuẩn bị chia phòng xá trước, các vật dụng của Tăng như ngọa cụ, phu cụ… cho đến chậu rửa chân đều nên gom lại một chỗ để chia đều cho các Bí-sô hạ an cư”, lúc đó các Bí-sô không biết ai nên chia, Phật nói: “có mười hai hạng người nên sai làm người chia ngọa cụ, người có đủ năm pháp nếu chưa sai thì không nên sai, nếu đã sai rồi thì không cho làm, đó là: tùy ái, tùy sân, tùy sợ, tùy si, không nhớ đã làm hay chưa làm. Ngược với năm pháp trên thì nếu chưa sai nên sai, nếu đã sai rồi thì nên bảo làm”. Tác pháp sai như sau: một Bí-sô trong Tăng nên hỏi người được sai: “thầy có thể vì Tăng làm người chia ngọa cụ cho các Bí- sô hạ an cư không?”, đáp là có thể, Bí-sô bạch nhị yết ma sai như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể làm người chia ngọa cụ cho Tăng trong hạ an cư. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô làm người chia ngọa cụ cho Tăng trong hạ an cư. Bạch như vậy. Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể làm người chia ngọa cụ cho Tăng trong hạ an cư, Tăng nay sai Bí-sô này làm người chia ngọa cụ cho Tăng trong hạ an cư. Các Bí-sô chấp thuận sai Bí-sô làm người chia ngọa cụ cho Tăng trong hạ an cư thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận sai Bí-sô này làm người chia ngọa cụ cho Tăng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Yết ma sai người giữ y: Bí-sô bạch nhị yết ma sai như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể làm người giữ y vật cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô làm người giữ y vật cho Tăng. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma sai người chia y: Bí-sô bạch nhị yết ma sai như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể làm người chia y cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô làm người chia y cho Tăng. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma sai người giữ khí vật: Bí-sô bạch nhị yết ma sai như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể làm người giữ khí vật cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô làm người giữ khí vật cho Tăng. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Tám loại yết ma sai người khác cũng dựa theo văn này. Tăng yết ma an cư: Phật nói: “ta nay nói hành pháp cho Bí-sô thọ sự như sau: vào ngày 15 tháng 5, Bí-sô thọ sự nên quét dọn phòng xá sạch sẽ rồi ở trong chúng cáo bạch: “các Đại đức, ngày mai Tăng sẽ tác yết ma an cư”. Cáo bạch rồi đi kiểm tra có bao nhiêu người an cư để làm thẻ, không được làm thẻ quá thô xấu hay cong vẹo, nên rửa sạch bằng nước thơm, để trên cái mâm sạch, rắc hoa tươi lên và dùng tấm vải sạch phủ lên. Kế đánh kiền chùy nhóm Tăng rồi để mâm thẻ này ở trước vị Thượng tòa. Bí-sô thọ sư nên tuyên cáo chế lịnh của Tăng trong an cư như trong luật đã nói”. Vị Thượng tòa trong Tăng tác Đơn bạch thọ thẻ như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày 15 tháng 5, Tăng muốn hạ an cư. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng hôm nay thọ thẻ, ngày mai tác pháp an cư. Bạch như vậy. Bí-sô thọ sư bưng mâm thẻ để phát đi trước, người bưng mâm không để thu thẻ đi sau. Trước đến chỗ Đại sư giáo chủ bỏ xuống một thẻ, kế đến trước vị Thượng tòa, Thượng tòa với đủ oai nghi thọ lấy một thẻ rồi để trên mâm không, cứ như thế phát thẻ và thu thẻ từ vị Thượng tòa cho đến vị cuối cùng. Nếu có Cầu tịch thì Ô-ba-đà-da hay A-giá-lợi- da nên lấy thẻ cho họ, cuối cùng là thẻ của vị thiên thần hộ chùa. Sau đó gom số thẻ đã thu lại để đếm biết số người an cư rồi ở trong Tăng cáo bạch: “số người hiện diện thọ thẻ trong đây gồm có Bí-sô và Cầu tịch”. Người được sai chia phòng xá ngọa cụ cho Tăng an cư nên đi xem xét họ thọ dụng cho như pháp không, nếu ai thọ dụng không như pháp thì trị phạt như trong Luật đã nói. Đến ngày 15 tháng 5, Bí-sô thọ sư nên ở trong Tăng cáo bạch: “các cụ thọ, số người an cư trong trú xứ này tổng cộng là , ngày mai tất cả sẽ nương theo thí chủ tên , nương vào thôn phường để khất thực, nương theo làm người cung cấp, nương theo làm người khán bịnh để hạ an cư”. Sau đó các Bí-sô nên tự đi xem xét chỗ khất thực gần thôn phường, xem xét rồi nên suy nghó: “ta nên cùng các vị đồng phạm hạnh ở tại trú xứ này an cư để phiền não không sanh, nếu đã phát sanh sẽ khiến mau trừ diệt, nếu an lạc chưa sanh sẽ khiến cho phát sanh, đã phát sanh sẽ khiến cho tăng trưởng. Ở gần thôn phường này khất thực sẽ không gặp khổ nhọc và nếu có bịnh sẽ có người khán bịnh và người cung cấp cho đầy đủ thuốc thang và các vật cần dùng”. Qua ngày 16 tháng 5, Bí-sô nên với oai nghi đầy đủ đối trước một Bí-sô bạch an cư như sau: Đại đức nhớ nghó, hôm nay là ngày 16 tháng 5, Tăng tác pháp hạ an cư, con Bí-sô vào ngày 16 tháng 5 cũng tác pháp hạ an cư. Con Bí-sô ở trong đại giới của trú xứ này tiền an cư ba tháng, nương theo thí chủ tên , vị thọ sự tên , vị khán bịnh tên . Trong an cư nếu phòng xá có hư dột con sẽ tu sửa lại, con ở trong đây hạ an cư (ba lần).Bí-sô kia đáp: tốt. Bí-sô này bạch: lành thay. Bí-sô hai chúng nên đối trước Bí-sô bạch an cư, Bí-sô ni ba chúng nên đối trước Bí-sô ni bạch an cư. Yết ma sai người xem xét phòng xá: Lúc đó trong hạ an cư có nhiều chim quạ làm tổ ấp trứng nuôi con dưới mái hiên trong chùa nên gây ồn náo cho các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “nên sai người cầm sào đi theo Bí-sô xem xét khắp nơi trong chùa, nếu thấy tổ chim nào không có trứng hay chim non thì nên phá bỏ, nếu thấy có trứng hay chim non thì chờ đến khi chúng bỏ đi mới được phá tổ”. Lại có nhiều tổ ong, Phật nói: “cũng nên sai người đi xem xét, nếu thấy tổ không có trứng và ong con thì khua đông cho bầy ong bỏ tổ bay đi, nếu có trứng và ong con thì dùng dây tơ cột tổ lại cho chúng không phát triển”. Tác pháp sai như sau: một Bí-sô ở trong Tăng hỏi người được sai: “thầy có thể làm người đi xem xét phòng xá cho Tăng hay không?”, đáp là có thể thì Bí-sô bạch nhị yết ma sai như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể làm người đi xem xét phòng xá cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô làm người đi xem xét phòng xá cho Tăng. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Bí-sô thọ sự nên mỗi nửa tháng đi xem xét phòng xá ngọa cụ, nếu thấy có Bí-sô nào đem ngọa cụ mỏng, hư rách để đổi ngọa cụ của Tăng, nếu Bí-sô này là người lớn thì nên bạch cho Tăng biết rồi thu lại ngọa cụ của Tăng; nếu là người nhỏ thì nên nói cho hai thầy biết rồi thu lại ngọa cụ của Tăng. Bí-sô thọ sự nếu làm trái với hành pháp này thì phạm tội Việt pháp, Bí-sô thọ sự nên ở trong Tăng luân phiên theo thứ lớp sai làm. Cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: “như Phật đã dạy Bí-sô nên hạ an cư, vậy còn ai cũng nên hạ an cư?”, Phật nói: “cả năm chúng xuất gia đều nên hạ an cư, ai làm trái thì phạm tội Ác tác”. Yết ma thọ nhật xuất giới: Lúc đó cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “như Phật đã dạy trong hạ an cư các Bí-sô không được ngủ đêm ở ngoài giới nên khi có việc của Tam bảo hay việc khác cần phải xuất giới thì các Bí-sô không dám đi”, Phật nói: “từ nay khai cho các Bí-sô nếu có nhân duyên được thọ trì pháp bảy ngày xuất giới”, các Bí-sô lại không biết việc gì thì được xin xuất giới, Phật nói: “đó là những việc liên quan tới Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca, Bí- sô, Bí-sô ni, Thức xoa ma na, Cầu tịch nam, Cầu tịch nữ, hoặc thân tộc thỉnh hoặc vì trừ ác kiến cho ngoại đạo, hoặc đối với tam tạng có nghi cần thỉnh hỏi, hoặc trong sự tu điều chưa đắc cầu đắc, điều chưa chứng cầu chứng, điều chưa hiểu cầu hiểu… tất cả duyên sự này đều được thọ pháp bảy ngày xuất giới”. Lại hỏi: như Phật đã dạy trong hạ an cư có duyên sự phải ra ngoài thì nên thọ pháp bảy ngày, vậy ai được thọ? Phật đáp: năm chúng nên thọ, đó là Bí-sô, Bí-sô ni, Chánh học nữa, Cầu tịch và Cầu tịch nữ. Lại hỏi: nên thọ pháp này ở đâu? Phật đáp: nên thọ pháp này ở trong giới, đối trước một Bí-sô chắp tay bạch rằng: “cụ thọ nhớ nghó, tôi Bí-sô ở tại trú xứ này tiền (hậu) an cư ba tháng, tôi Bí-sô nay vì việc Tăng xin thọ pháp bảy ngày xuất giới, nếu không có nạn duyên sẽ trở về lại trong trú xứ này an cư” (ba lần). Nếu có duyên sự phải đi trong sáu ngày cho đến một ngày đều dựa theo pháp thọ bảy ngày mà tác pháp thọ. Lúc đó vua Thắng quang nước Kiều-tát-la mời trưởng giả Cấp-cô- độc đến trong quân doanh nơi biên thùy lâu ngày, do trưởng giả nhớ các Thánh chúng nên vua sai sứ bảo quan trấn thủ thành đến trú xứ Tăng thỉnh mời Thánh chúng, không phải ra lịnh rồi phương tiện đưa đến trong quân doanh gặp vua. Quán trấn thủ nghó ra được một kế để các Thánh chúng tự đến gặp vua, bèn đến trong rừng Thệ đa căng dây đo đạc, các Bí-sô hỏi muốn làm gì, đáp là vua ra lịnh đào mương dẫn nước, các Bí-sô nói: “các vị tạm thời dừng lại để chúng tôi gặp vua bàn bạc việc này”, lại hỏi: “từ đây đến chỗ vua có thể trở về ngay trong ngày được không?”, đáp: “không được, e đến bảy ngày cũng không trở về được”. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “nếu vì việc Tăng, ta khai cho thọ trì pháp xuất giới trong bốn mươi ngày đêm”, các Bí-sô không biết thọ trì như thế nào, Phật nói: “nên trải tòa đánh kiền chùy nhóm Tăng, một Bí-sô trong Tăng nên hỏi vị muốn đi: “thầy có thể vì việc Tăng thọ trì pháp xuất giới trong bốn mươi ngày đêm không?”, vị này nên đáp là có thể, một Bí-sô trong Tăng bạch nhị yết ma cho thọ nhật xuất giới như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô ở trong giới của trú xứ này tiền (hậu) an cư ba tháng. Bí-sô nay vì việc Tăng xin thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về đây an cư. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về đây an cư. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô ở trong giới của trú xứ này tiền ( hậu ) an cư ba tháng. Bí-sô nay vì việc Tăng xin thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về đây an cư. Tăng nay cho Bí-sô thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về đây an cư. Các Bí-sô chấp thuận cho Bí-sô thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về dây an cư thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận cho Bí-sô thọ pháp bốn mươi đêm xuất giới, việc xong trở về đây an cư xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Lúc đó tôn giả Ưu-ba-ly hỏi Phật: “có được thọ trì pháp xuất giới một ngày đêm không?”, Phật nói được, lại hỏi: “có được thọ trì pháp xuất giới hai ngày đêm cho đến bốn mươi ngày đêm không?”, Phật nói được, lại hỏi: “có được thọ trì pháp xuất giới hơn bốn mươi ngày đêm không?”, Phật nói: “không được, trong ba tháng an cư thời gian ở trong giới phải nhiều hơn thời gian ở ngoài giới”, lại hỏi: “như Phật khai cho thọ trì pháp xuất giới một ngày đêm, vậy nên đối trước ai tác pháp?”, Phật nói: “nên đối trước một người, cho đến xuất giới bảy ngày cũng đối trước một người tác pháp, nếu nhiều hơn bảy ngày thì phải ở trong Tăng tác pháp xin”. Như Phật đã dạy, nếu trong hạ an cư, đối với các việc như khất thực, thuốc thang trị bịnh và người khán bịnh có thiếu sót thì cho tùy ý bỏ đi đến chỗ khác. Cho đến gặp nam nữ, bán trách ca hoặc gặp một nạn trong tám nạn đều không nên ở; nếu có duyên sự xuất giới mà gặp một trong tám nạn không trở về được trú xứ đã an cư, cũng không gọi là phá hạ… như trong An cư sự đã nói rõ. Yết ma sai người thọ Tùy ý: Như Phật đã dạy các Bí-sô an cư xong nên thỉnh nói ba việc: thấy, nghe, nghi để tác pháp Tùy ý. Lúc đó các Bí-sô không biết thỉnh nói như thế nào, Phật nói: “trước ngày tác pháp Tùy ý khoảng bảy tám ngày, các Bí-sô cựu trụ đến các thôn xóm lân cận thông báo cho các Bí-sô già trẻ và những người chưa thọ cận viên biết để cùng góp phần vào việc cúng dường. Đến ngày 14 tháng 8, các Bí-sô nên sắp đặt việc cúng dường và trang hoàng nơi Phật điện, bên tháp treo cờ phướn, quét dọn sạch sẽ… Sáng ngày 15 đến giờ tác pháp Tùy ý, Tăng nên sai một vị có đủ năm đức làm người thọ Tùy ý cho Tăng, hoặc hai, ba hay nhiều người nhưng phải là người có đủ năm đức: không thương, không giận, không sợ, không si, khéo hay phân biệt các việc tùy ý. Nếu trái với năm đức trên thì không được sai, nếu trước đó chúng tăng chưa hòa hợp thì phải làm cho hòa hợp; nếu đã hòa hợp thì phải làm cho được an lạc trụ. Nên sai như sau: trải tòa, đánh kiền chùy tập Tăng, Tăng nhóm xong trước nên hỏi vị đủ năm đức: “thầy có thể làm người thọ tùy ý cho tăng già thỉnh nói 3 việc thấy nghe nghi để tác pháp tùy ý không?”. Nếu đáp là có thể thì một Bí-sô trong Tăng tác bạch yết ma sai như sau: Đại đức Tăng già lắng nghe, Bí-sô tên nay làm người thọ Tùy ý cho tăng già hạ an cư. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô tên làm người thọ Tùy ý cho tăng già hạ an cư. Bạch như thế. Đại đức Tăng già lắng nghe, Bí-sô tên nay làm người thọ tùy ý cho Tăng già hạ an cư. Tăng nay sai Bí-sô tên làm người thọ tùy ý, Bí-sô này tên sẽ làm người thọ tùy ý cho Tăng già hạ an cư. Nếu các cụ thọ nào chấp thuận Bí-sô tên làm người thọ Tùy ý cho Tăng già hạ an cư thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng già đã chấp thuận Bí-sô tên làm người thọ Tùy ý cho tăng già hạ an cư xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Này các Bí-sô, nay ta chế hành pháp cho Bí-sô thọ Tùy ý như sau: Bí-sô thọ Tùy ý nên trao cỏ tranh cho các Bí-sô,nếu chỉ có một người thọ Tùy ý thì từ Thượng tọa cho đến hạ tòa đều phải làm Tùy ý; nếu là hai người thọ Tùy ý thì một người thọ Tùy ý từ Thượng tòa, một người thọ tùy tùy từ nửa số chúng còn lại cho đến người cuối cùng; nếu là ba người thọ tùy ý thì nên bố trí ba chỗ ngồi và chuẩn theo như trên mà làm Tùy ý. Thượng tòa lúc đó nên tác bạch: Đại đức Tăng già lắng nghe, hôm nay ngày 15 Tăng già tác pháp Tùy ý. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác pháp Tùy ý, bạch như vậy. Lúc đó từ Thượng tòa cho đến hạ tòa đều đến trước Bí-sô thọ Tùy ý làm Tùy ý như sau: Cụ thọ nhớ nghó, hôm nay ngày 15 Tăng già làm tùy ý, tôi Bí-sô tên cũng làm Tùy ý. Tôi Bí-sô tên ở trong Tăng đối trước Cụ thọ thỉnh nói ba việc thấy nghe nghi để làm tùy ý. Đại đức tăng già nên nhiếp thọ chỉ bảo cho tôi, xin thương xót làm lợi ích cho tôi, nếu tôi thấy biết có tội, tôi sẽ như luật sám hối. (3 lần). Bí-sô thọ tùy ý nói: Áo tỉ ca (thiện). Bí-sô làm tùy ý nói: sa độ (nhó). Cứ như thế cho đến vị hạ tòa, Bí-sô thọ tùy ý nếu là hai, ba người thì nên đối nhau tác pháp, nếu là một người thì nên tâm niệm tác pháp. Bí-sô tác pháp xong, kế đến Bí-sô ni từng người đến tác pháp cũng giống như Bí-sô. Sau đó là Thức xoa ma na, Cầu tịch, Cầu tịch nữ cũng tác pháp giống như trên. Tác pháp xong, Bí-sô thọ Tùy ý đến trước vị Thượng tòa bạch: hai bộ Tăng già đã làm tùy ý xong. Lúc đó hai bộ tăng già cùng xướng: Lành thay, đã tác pháp tùy ý xong. Nếu cùng xướng lên như thế thì tốt, nếu không xướng thì phạm Ác tác”. Bí-sô thọ Tùy ý cầm dao nhỏ hoặc kim chỉ hoặc các tư cụ tạp vật của Sa môn ở trước Thượng tòa bạch: “Đại đức, các vật thí này có nên trao cho người đã an cư xong làm vật thí Tùy ý không? Nếu trú xứ này được các lợi vật khác, Tăng già nên hòa hợp chia hay không?”, đại chúng cùng đáp nên chia. Nếu làm khác thì Bí-sô thọ Tùy ý và đại chúng đều phạm tội Việt pháp. Lúc đó cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: “đến ngày Tùy ý, nếu Bí-sô bịnh không thể đến được thì phải làm sao?”, Phật nói: “Bí-sô bịnh nên chắp tay gởi dục như pháp gởi dục Trưởng tịnh: Cụ thọ nhớ nghó, hôm nay ngày 15 Tăng già tác pháp Tùy ý. Tôi Bí-sô tên vào ngày 15 cũng tác pháp Tùy ý. Tôi Bí-sô tên tự nói không có các chướng pháp, vì bịnh nên Tăng sự như pháp xin gởi dục. Những lời này xin ở trong tăng nói lại giùm. (3 lần). Nếu gởi dục được như vậy thì tốt, nếu người bịnh không thể nói được thì nên dùng thân biểu nghiệp, cũng thành gởi dục. Khi làm tùy ý, các trường hợp nhớ có tội, đối với tội có nghi thì khác với lúc trưởng tịnh là Bí-sô khi làm tùy ý ở trong chúng nhớ có tội, đối với tội có nghi thì phải tùy thời phát lồ sám hối”. Khi làm Tùy ý, trong chúng tranh cãi về tội: Khi làm Tùy ý, nếu trong chúng tranh cãi lăng xăng về tội đã phạm là khinh hay trọng thì Tăng nên tác Đơn bạch để quyết đoán tội này như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày 15, Tăng làm Tùy ý, do trong Tăng phát sanh tranh cãi về tội đã phạm là khinh hay trọng nên làm trở ngại pháp sự, Tăng nay muốn quyết đoán tội này. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cùng quyết đoán tội này. Bạch như vậy. Sau khi tác bạch xong, Tăng nên hỏi vị thông tam tạng có khả năng quyết đoán tội để như pháp như luật quyết đoán tội này. Khi đã quyết đoán rồi nên bạch cho Tăng biết tội đã được quyết đoán như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, hôm nay là ngày 15, Tăng làm Tùy ý, do trong Tăng phát sanh tranh cãi về tội đã phạm là khinh hay trọng nên làm trở ngại pháp sự, Tăng nay đã quyết đoán tội này. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng đã cùng quyết đoán tội này rồi thì không được nói về việc này nữa. Bạch như vậy. Giống như trưởng tịnh, nếu làm Tùy ý chỉ có hai ba bốn người thì chỉ nên đối thú, phải đủ năm người trở lên mới tác yết ma và sai người thọ Tùy ý. Nếu có người bịnh không đến được thì nên lấy dục đến, người bịnh gởi dục không được gởi cho người tục hoặc Cầu tịch hay bán trạch ca; nên đối trước vị thanh tịnh đồng kiến mà gởi. Lúc đó có các Bí-sô do trước đó sanh tranh cãi hiềm khích, tuy trong lòng oán hận nhau nhưng đến ngày vẫn cùng làm Tùy ý. Phật nói: “nếu trong lòng còn oán hận thì không nên làm Tùy ý, nên sám hối rồi mới làm”, các Bí-sô sám tạ nhau trong ngày Tùy ý khiến tăng thêm tức giận và lại tranh cãi nhau, tâm không thể xả. Phật nói: “không nên sám tạ ngay trong ngày Tùy ý, nên sám tạ trước khoảng tám chín ngày”. Lúc đó, tất cả các Bí-sô đều theo lời Phật dạy cùng nhau sám tạ, Phật nói: “không phải tất cả Bí-sô đều sám tạ, chỉ những người có hiềm khích nhau mới sám tạ để cùng hoan hỉ cho nhau rồi làm Tùy ý; ai không có hiềm khích thì không cần sám tạ”, các Bí-sô làm Tùy ý xong lại làm trưởng tịnh, Phật nói: “Tùy ý tức là thanh tịnh nên không cần thuyết giới nữa”. Xử phân y vật để làm y Yết-sỉ-na: Lúc đó có nhiều Bí-sô hạ an cư xong, làm Tùy ý xong cùng đi đến rừng Thệ đa để kính lễ Thế tôn, giữa đường gặp mưa nên ba y đều ướt, họ xách mang rất nhọc mệt. Đến nơi, sau khi thu xếp y bát xong, họ đến chỗ Phật đảnh lễ, Phật thăm hỏi đi đường có nhọc mệt không, khất thực có dễ được không và có được an lạc trụ không. Các Bí-sô đáp là đi đường rất nhọc mệt, Phật nghe rồi suy nghó: “ta nên làm thế nào cho các Bí-sô được an lạc trụ và các thí chủ cũng được thêm phước”, nghó rồi liền bảo các Bí-sô: “từ nay sau khi Tùy ý xong, qua ngày 16 nên trương y Yết-sỉ-na, sau khi trương y sẽ được mười y lợi trong năm tháng. Trú xứ nào an cư được y lợi nên chọn lấy một xấp vải tốt để làm y Yết-sỉ-na rồi ở trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, vải này là lợi vật mà Tăng đã được trong hạ an cư tại trú xứ này, Tăng nay đem vải này làm y Yết-sỉ-na, Tăng sẽ trương y này làm y Yết-sỉ-na. Sau khi trương y xong, dù xuất giới, đối với ba y đã có còn không phạm lỗi lìa y huống chi là y dư. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng sẽ trương y này làm y Yết-sỉ-na. Sau khi trương y xong, dù xuất giới, đối với ba y đã có còn không phạm lỗi lìa y huống chi là y dư. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm”. Yết ma sai người trương y Yết-sỉ-na: Sau đó các Bí-sô đem y tài này may thành y Yết-sỉ-na rồi bạch Phật, Phật nói: “nên sai một Bí-sô có đủ năm đức làm người trương y, tác pháp sai như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập, tác tiền phương tiện, một Bí-sô trong Tăng nên hỏi người được sai: “thầy có thể vì Tăng làm người trương y không?”, nếu đáp là có thể thì Bí-sô nên bạch nhị yết ma sai như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô làm người trương y Yết-sỉ- na cho Tăng. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng, Tăng nay sai Bí-sô làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng. Các Bí-sô chấp thuận sai Bí-sô làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận sai Bí-sô làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lặêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Yết ma giao y tài cho người trương y: Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng sẽ đem y tài này làm y Yết-sỉ-na, Tăng đã sai Bí-sô làm người trương y Yết-sỉ-na cho Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay giao y tài này cho Bí-sô trương y tên . Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng sẽ đem y tài này làm y Yết-sỉ-na, Tăng đã sai Bí-sô làm người trương y, Tăng nay giao y tài này cho Bí-sô trương y tên . Các Bí-sô chấp thuận giao y tài này cho Bí-sô trương y tên thì im lặng, ai không chấp thụan thì nói. Tăng đã chấp thuận giao y tài này cho Bí-sô trương y tên xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Đơn bạch xuất y Yết-sỉ-na: Bí-sô sau khi thọ y tài này rồi cùng các Bí-sô khác giặt nhuộm cắt may… như trong y Yết-sỉ-na sự đã nói. Lúc đó các Bí-sô thọ y Yết-sỉ-na đã mãn năm tháng, không biết phải làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “đến ngày 15 tháng giêng, Bí-sô trương y nên bạch Tăng: “các Đại đức, ngày mai Tăng sẽ xuất y Yết-sỉ-na, các vị nên tự thọ trì y của mình”. Sáng hôm sau Tăng nhóm họp tác tiền phương tiện xong, một Bí-sô đơn bạch như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng ở trong trú xứ này đã hòa hợp cùng trương y Yết-sỉ-na. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cùng xuất y Yết-sỉ-na. Bạch như vậy. Các Bí-sô xuất y xong, không biết phải làm sao, Phật nói: “khi trương y được mười y lợi, nhưng sau khi xuất y thì việc này nên ngăn dứt, ai làm trái thì mắc tội”. <篇> CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÁCH NHẤT YẾT MA <卷>QUYỂN 5 Năm năm đồng lợi dưỡng biệt thuyết giới: Lúc đó có một trưởng giả xây một trú xứ với đầy đủ tiện nghi rồi cúng cho Tứ phương tăng, thời gian sau ông bỗng bị quan bắt giữ, các Bí-sô nghe biết việc này rồi đều bỏ chùa đi nên vật của Tam bảo đều bị trộm lấy mất hết. Sau đó nghe biết trưởng giả được thả về, các Bí-sô đến thăm rồi nói: “trưởng giả, trước đây chúng tôi bỏ chùa đi nên các vật thọ dụng trong chùa đều bị trộm lấy mất hết”, trưởng giả hỏi: “vì sao các thầy bỏ chùa đi?”, đáp: “chúng tôi nghe tin trưởng giả bị bắt, tâm sanh hoang mang nên mới bỏ chùa đi”, trưởng giả nói: “tôi tuy bị bắt nhưng còn có thân thuộc, họ có thể cung cấp thay tôi, vì sao các thầy lại bỏ đi”, các Bí-sô nghe rồi im lặng, bạch Phật, Phật nói: “không nên bỏ đi mà không hỏi thân thuộc của họ, nên hỏi họ có thể cung cấp được hay không, nếu đáp là không thể thì các Bí-sô nên tùy duyên khất thực trong năm năm để giữ chùa. Nếu chủ chùa trở về thì tốt, nếu không trở về được thì các Bí-sô nên sống ở trú xứ gần bên, trong năm năm đồng lợi dưỡng nhưng thuyết giới riêng. Cách tác pháp như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng nhóm tác tiền phương tiện rồi sai một Bí-sô tác bạch yết ma: Đại đức tăng lắng nghe, nay thí chủ xây chùa tại trú xứ bị vua quan hay giặc bắt giữ. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, nay Tăng tại trú xứ này cùng Tăng tại trú xứ trong năm năm đồng lợi dưỡng, trưởng tịnh riêng. Bạch như vậy. Đại đức tăng lắng nghe, nay thí chủ xây chùa tại trú xứ bị vua quan hay giặc bắt giữ, Nay Tăng tại trú xứ này và Tăng tại trú xứ trong năm năm đồng lợi dưỡng, trưởng tịnh riêng. Các cụ thọ nào chấp thuận Tăng tại trú xứ này và Tăng tại trú xứ trong năm năm đồng lợi dưỡng, trưởng tịnh riêng thì im lặng; vị nào không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận Tăng tại trú xứ này và trú xứ kia trong năm năm đồng lợi dưỡng, trưởng tịnh riêng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Yết ma sai đến nhà cư só thông báo: Cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: “nếu có Bí-sô, Bí-sô ni làm những việc phi pháp khiến cho người tục không kính tín và chê trách thì phải làm sao?”, Phật nói: “các Bí-sô nên sai một Bí-sô có đủ năm đức đến các nhà thế tục nói cho họ biết Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán đã làm việc phi pháp. Nên sai như sau: trải tòa. đánh kiền chùy tập tăng, tăng nhóm tác tiền phương tiện rồi hỏi ai có thể đến nhà thế tục nói cho họ biết những việc làm phi pháp của Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán, nếu có người đáp là có thể thì nên sai một Bí-sô tác pháp yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán này ở nhà thế tục đã làm những việc phi pháp khiến mọi người không sanh tín kính. Bí-sô này tên có thể đến nhà thế tục nói cho họ biết những việc phi pháp mà Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán đã làm. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, nay Tăng sai Bí-sô này tên đến nhà thế tục nói cho họ biết những việc làm phi pháp của Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán. Bạch như vậy. Kế tác yết ma: Đại đức tăng già lắng nghe, Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán ở nhà thế tục đã làm những việc phi pháp khiến mọi người không sanh tín kính. Bí-sô này tên có thể đến nhà thế tục nói cho họ biết những việc làm phi pháp của Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán. Nay Tăng sai Bí-sô này tên đến nhà thế tục làm người nói lỗi, nói cho họ biết những việc làm phi pháp của Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán. Nếu các cụ thọ chấp thuận Bí-sô này tên đến nhà thế tục làm người nói lỗi nói cho họ biết những việc làm phi pháp của Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận sai Bí-sô này tên làm người nói lỗi vì im lặng. Nay tôi xin nhớ giữ như vậy. Tăng đơn bạch nói thô tội của người khác: Sau đó Bí-sô được sai này đến nhà thế tục nói những việc làm phi pháp của hai người kia, Bí-sô Quảng ngạch nghe biết việc này liền đến chỗ Bí-sô kia hỏi: “thầy đã đến nhà thế tục nói tội lỗi của tôi phải không?”, đáp: “vì chúng tăng như pháp sai tôi làm như vậy”, Bí-sô Quảng Ngạch nói: “việc làm của tôi đúng hay sai tự tôi biết, nếu thầy còn đi nói nữa tôi sẽ mổ bụng thầy kéo ruột thầy ra, đem treo ở cửa cổng chùa”. Các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Quảng Ngạch là người ngu si, có thể khinh dễ một người chứ không thể khinh dễ đại chúng. Tăng già nên đơn bạch đi nói tội lỗi của họ như sau: Trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng tập họp tác tiền phương tiện rồi sai một Bí- sô tác bạch như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán đã làm những việc phi pháp khiến thế tục không sanh tín kính. Nay không ai dám đến nhà thế tục nói tội lỗi của họ, nếu Tăng đúng thời đến, tăng chấp thuận cho Tăng già nếu thấy Bí-sô Quảng Ngạch và Bí-sô ni Tùng Cán làm việc phi pháp liền nói cho thế tục biết, nên nói như sau: các vị nên biết, Bí-sô và Bí-sô ni tội ác này đã làm thương tổn Thánh giáo, người này tự thân bị tổn hoại cũng như hạt giống cháy không thể nẩy mầm, ở trong Thánh pháp luật không thể tăng trưởng, Các vị nên quy hướng Như lai Ứng cúng Chánh biến tri và các tôn giả đã chứng ngộ như Kiều Trần Như… Bạch như vậy. Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Tăng đơn bạch để đến nhà thế tục tục thông báo, không biết phải thông báo như thế nào?”, Phật nói: “nên báo cho người tục biết từ nay không nên cung cấp y thực, thuốc thang và tất cả vật cần dùng cho hai người phạm tội kia”. Yết ma can phá Tăng: Lúc đó Đề-bà-đạt-da vì danh lợi nên đến chỗ Thập Lực Ca-diếp đảnh lễ rồi bạch rằng: “cúi xin thượng tọa dạy cho tôi pháp thần thông”. Cụ thọ Thập Lực Ca-diếp do không quán tâm Phật nên không biết Phật không dạy pháp thần thông cho Đề-bà-đạt-da-là vì quán biết Đề-bà- đạt-da muốn sanh niệm tà ác, nên liền dạy pháp thần thông cho Đề- bà-đạt-da. Đề-bà-đạt-da nghe rồi liền siêng năng tu tập đến sau đêm nương theo đạo thế tục mà chứng được Sơ tónh lự, phát ra thần thông. Sau khi được thần thông, Đề-bà-đạt-da nói với bốn người bạn bè đảng trợ giúp: “bốn vị nên cùng giúp tôi phá Tăng già hòa hợp và phá pháp luân tăng của sa môn Kiều-đáp-ma. Nếu thành công thì sau khi chúng ta qua đời tiếng tăm vang khắp mười phương”, nói rồi Đề-bà-đạt-da cùng bốn người bạn này liền phương tiện phá hòa hợp Tăng và phá Pháp luân tăng. Các Bí-sô nghe biết việc này liền bạch Phật, Phật bảo nên can riêng, khi các Bí-sô can riêng như vậy, Đề-bà-đạt-da chấp chặt việc mình làm không chịu bỏ, nói rằng: “việc này chơn thật, các việc khác đều là hư vọng”, các Bí-sô bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “Các thầy nên bạch tứ yết ma để can ngăn, nếu có người nào khác giống như vậy cũng nên can ngăn. Nên trải tọa cụ, đánh kiền chùy trước tác bạch rồi sau tập họp Tăng. Khi Tăng già nhóm họp tác tiền phương tiện rồi sai một Bí-sô tác pháp yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Đề-bà-đạt-da này muốn phá hòa hợp tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Các Bí-sô đã can riêng nhưng Đề-bà-đạt-da chấp chặt việc mình làm không chịu bỏ, nói rằng: “việc này chơn thật, các việc khác đều là hư vọng”. Nếu Tăng đúng thời đến, Tăng nay chấp thuận bạch tứ yết ma can ngăn việc Đề-bà-đạt- da-làm rằng: “này Đề-bà-đạt-da, thầy chớ muốn phá hòa hợp tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Thầy nên cùng Tăng hòa hợp, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng 1 lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, trụ trong an lạc. Đề-bà-đạt-da hãy nên bỏ việc phá Tăng”. Bạch như vậy. Kế tác yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Đề-bà-đạt-da này muốn phá hòa hợp Tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Các Bí-sô đã can riêng nhưng Đề-bà-đạt-da chấp chặt việc mình làm không chịu bỏ, nói rằng: “việc này chơn thật, các việc khác đều là hư vọng”. Tăng nay bạch tứ yết ma can ngăn Đề-bà-đạt-da rằng: “này Đề-bà-đạt-da, thầy chớ muốn phá hòa hợp Tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Thầy nên cùng tăng già hòa hợp, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng một lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, trụ trong an lạc. Đề-bà-đạt-da hãy nên bỏ việc phá Tăng”. Nếu các cụ thọ chấp thuận bạch tứ yết ma can ngăn Đề-bà-đạt-da rằng: “này Đề- bà-đạt-da, thầy chớ nên phá hòa hợp tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Thầy nên cùng tăng già hòa hợp, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng một lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, trụ trong an lạc. Đề-bà-đạt-da hãy nên bỏ việc phá tăng”. thì im lặng, vị nào không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất; yết ma lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy. Tăng đã chấp thuận bạch tứ yết ma can ngăn Đề-bà-đạt-da xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lặng. Tôi nay nhớ giữ như vậy. Yết ma can trợ giúp phá Tăng: Các Bí-sô vâng lời Phật dạy bạch tứ yết ma can ngăn Đề-bà-đạt- da xong rồi, nhưng Đề-bà-đạt-da chấp chặt việc mình làm không chịu bỏ nói rằng: “việc này chơn thật, các việc khác đều là hư vọng”. Bốn người bạn trợ giúp Đề-bà-đạt-da trong việc phá tăng là: Cô Ca Lý Ca, Khiên Đồ Đạt Phiêu, Yết Tra Mô Lạc ca Để sái, Tam Một Đạt La Đạt đa nói với các Bí-sô: “các Đại đức chớ nói Bí-sô kia (Đề bà) là thiện hay ác, vì sao?, vì Bí-sô kia là người nói đúng pháp, là người nói đúng luật”, Phật bảo nên can riêng bốn bạn đảng này, các Bí-sô can riêng nhưng họ vẫn cố chấp không bỏ nói rằng: “việc này là chơn thật, các việc khác đều là hư vọng”. Các Bí-sô liền đem nhân duyên này bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “Các thầy nên bạch tứ yết ma ở trong chúng can ngăn bốn người bạn tùy thuận trợ giúp phá Tăng này, nếu có người nào khác giống như vậy cũng nên can. Trước tác bạch như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Cô Ca Lý Ca, Khiên Đồ Đạt Phiêu,Yết Tra Mô Lạc ca Để sái, Tam Một Đạt La Đạt đa, bốn vị này biết Bí-sô Đề Bà muốn phá hòa hợp Tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp, mà vẫn tùy thuận trợ giúp làm việc không hòa hợp. Khi các Bí-sô can ngăn, các vị này nói rằng: các Đại đức chớ nói Bí-sô Đề bà là thiện hay ác, vì sao?, vì Bí-sô kia là người nói đúng pháp, là người nói đúng luật, nương nơi pháp luật mà nói, biết mới nói, không phải không biết mà nói; điều mà Bí-sô kia ưa thích, tôi cũng ưa thích. Khi các Bí-sô can riêng như vậy, họ vẫn chấp chặt không bỏ nói rằng: việc này là chơn thật, các việc khác đều là hư vọng. Nếu tăng đúng thời đến, Tăng nay bạch tứ yết ma can ngăn bốn người: Cô Ca Lý Ca… “này Cô Ca Lý Ca… các vị biết Bí-sô kia muốn phá hòa hợp tăng, gây ra việc đấu tranh, trụ trong phi pháp mà vẫn thuận theo Bí-sô kia làm việc không hòa hợp. Khi các Bí-sô can ngăn lại nói với các Bí-sô rằng: các Đại đức đừng nói Bí-sô kia là thiện hay ác, vì sao?, vì Bí-sô kia là người nói như pháp, như luật, nương nơi pháp luật mà nói, biết mới nói, không phải không biết mà nói; điều mà Bí-sô kia ưa thích, tôi cũng ưa thích. Nhưng Bí-sô kia là người nói phi pháp, phi luật, nương theo phi pháp phi luật chấp chặt không bỏ, không biết mà nói, không phải biết mới nói. Các cụ thọ chớ ưa thích phá Tăng, nên ưa thích Tăng hòa hợp. Các cụ thọ nên cùng Tăng hòa hợp, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng 1 lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, trụ trong an lạc. Các cụ thọ hãy bỏ việc tùy thuận phá tăng không hòa hợp”. Bạch như vậy”. Kế tác yết ma chuẩn theo văn tác bạch mà làm. Yết ma học gia: Trưởng giả Sư tử trước kia theo ngoại đạo, sau nghe Phật thuyết pháp chứng được Sơ quả, thấy nghề nông tạo nhiều lỗi nên bỏ nghề. Trưởng giả tín kính Tam bảo, ưa thích thuần thiện, thường hành bố thí, do dâng cúng Tam bảo nên đi đến chỗ nghèo khó và bị người tục chê trách. Các Bí-sô không biết làm sao bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “nên bạch nhị yết ma Học gia cho trưởng giả Sư tử để ngăn các Bí-sô đến nhà ấy. Nếu có ai giống như thế cũng nên tác pháp cho như sau: nhóm Tăng như thường lệ, sai một vị tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, trưởng giả Sư tử này tín tâm ân trọng, ý ưa thuần thiện, những gì đã có đều đem huệ thí, đối với Tam bảo không có tâm xẻn, đối với những người đến xin thảy đều cấp cho, vì thế gia sản khánh tận. Nếu Tăng đúng thời đến, Tăng chấp thuận, Tăng nay tác yết ma Học gia cho trưởng giả Sư tử. Bạch như vậy. Văn yết ma chuẩn theo văn tác bạch mà làm. Nếu Bí-sô biết Tăng đã tác yết ma học gia rồi thì không nên đến nhà đó thọ ẩm thực… và nói pháp cho họ. Ai đến thì phạm tội Việt pháp”. Xả yết ma Học gia: Sau đó trưởng giả Sư tử siêng năng làm việc, không bao lâu sau gia cảnh sung túc hơn trước, trưởng giả thấy gia nghiệp phát đạt muốn cúng dường phước điền như trước nên đến chỗ Phật xin giải yết ma, Phật bảo trưởng giả: “nên vào trong tăng bạch với thượng tọa, sau khi Tăng nhóm nên lễ Tăng rồi đối trước Thượng tọa chắp tay bạch rằng: Đại đức tăng lắng nghe, con là Sư tử đối với Tam bảo có lòng tin sâu, ý ưa thích thuần thiện, thường ưa huệ thí. Do cúng dường Tam bảo nên tài sản khánh tận, Tăng vì thương xót nên tác pháp yết ma Học gia để các Thánh chúng không đến nhà con. Nay tài thực sung túc trở lại nên con đến trước Tăng xin giải yết ma Học gia, cúi xin Tăng thương xót giải yết ma Học gia, (3 lần). Bạch rồi lễ Tăng lui ra, lúc đó Tăng sai một vị tác yết ma giải như sau: Đại đức tăng lắng nghe, trưởng giả Sư tử đối với Tam bảo có lòng tin sâu, ý ưa thích thuần thiện, thường ưa huệ thí. Do cúng dường Tam bảo nên tài sản khánh tận, Tăng vì thương xót nên tác pháp yết ma Học gia để các Thánh chúng không đến nhà trưởng giả, nay tài thực sung túc trở lại nên trưởng giả đến trước Tăng xin giải yết ma Học gia. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay giải yết ma Học gia cho trưởng giả Sư tử. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm, sau khi Tăng tác pháp giải yết ma Học gia rồi, các Bí-sô được đến nhà trưởng giả thọ cúng dường không phạm. Yết ma sai người xem xét đường rừng nguy hiểm: Lúc đó vào ngày mãn hạ, các Bà-la-môn, các cư só sai các cô gái mang các món ăn ngon đến cúng dường Thánh chúng, giữa đường gặp giặc cướp lột hết tư trang và quần áo. Có Bí-sô ở nơi A-lan-nhã đi khất thực đến nửa đường thấy có thức ăn này liền bảo các cô gái bị lộ hình này ra dâng thức ăn khiến họ xấu hổ. Các Bà-la-môn nghe biết việc này liền nói với các Bí-sô: “nơi rừng có nguy hiểm sao không sai người xem xét báo trước để chúng tôi mang thức ăn đến không bị giặc cướp”, các Bí-sô bạch Phật, Phật bảo nên bạch nhị yết ma sai một Bí-sô đủ năm đức đến xem xét đường đi nơi rừng nguy hiểm như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể đi xem xét đường đi nơi rừng nguy hiểm. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô làm người đi xem xét đường đi nơi rừng nguy hiểm. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma cho thọ học: Cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “Bí-sô Hoan hỉ không xả học xứ, làm việc dâm dục, hủy tịnh giới nhưng không có tâm che giấu, tâm ý đau khổ như bị tên độc cắm vào ngực, không biết phải làm sao”, Phật nói: “ Bí-sô Hoan hỉ tuy hủy phạm tịnh giới nhưng không có tâm che giấu, không phải là Ba la thị ca. Các thầy nên yết ma cho Hoan hỉ thọ học xứ trọn đời, nếu có ai giống như vậy cũng nên tác pháp yết ma cho. Tác pháp như sau: trải tòa, đánh kiền chùy nhóm tăng, khi Tăng đã nhóm, Bí-sô Hoan hỉ nên đảnh lễ Tăng rồi ở trước vị Thượng tòa chắp tay bạch rằng: Đại đức tăng lắng nghe, con là Bí-sô Hoan hỉ không xả học xứ mà làm việc dâm, hoại hạnh thanh tịnh; con tuy phạm giới nhưng không có tâm che giấu. Nay con theo Tăng xin thọ học xứ trọn đời, xin thương xót (ba lần). Tăng nên bảo Hoan hỉ đến đứng ở chỗ mắt thấy nhưng tai không nghe, lúc đó một Bí-sô trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Hoan hỉ không xả học xứ mà làm việc dâm, hoại hạnh thanh tịnh; tuy đã phạm giới nhưng không có tâm che giấu, nay Bí-sô Hoan hỉ theo Tăng xin thọ học xứ trọn đời. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Hoan hỉ thọ học xứ trọn đời. Bạch như vậy. Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Hoan hỉ không xả học xứ mà làm việc dâm, hoại hạnh thanh tịnh; tuy đã phạm giới nhưng không có tâm che giấu, nay theo Tăng xin thọ học xứ trọn đời. Nếu cụ thọ nào chấp thuận cho Bí-sô Hoan hỉ thọ học xứ trọn đời thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba) Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Yết ma cho Thật-lực-tử y: Lúc đó Bí-sô Thật-lực-tử được Tăng sai làm người phân chia ngọa cụ và theo thứ lớp phân phó Tăng thọ thỉnh thực. Thầy là người có tín tâm, ý vui thích hiền thiện, không từ khó nhọc vì chúng tăng làm mọi việc, những vật tư sanh mà mình có ở trong Tam bảo và ở chỗ các Bí- sô thượng hạnh thảy đều cúng thí, cho nên ba y của mình đều cũ rách. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “các Bí-sô nên hòa chúng đơn bạch trao y cho Thật-lực-tử thì y này thành vật không tội, nên bạch như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, tập tăng rồi tác bạch: Đại đức Tăng lắng nghe, cụ thọ Thật-lực-tử có tín tâm, ý ưa thích hiền thiện, vì chúng coi ngó lo liệu mọi việc không từ khó nhọc… giống như đoạn văn trên cho đến câu ba y đều cũ rách. Nay Tăng được bạch điệp tốt, nếu Tăng đúng thời đến, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay đem bạch điệp này thí cho Thật-lực-tử. Bạch như vậy. Yết ma quở trách trước mặt hủy báng: Sau khi Bí-sô Thật-lực-tử được Tăng sai làm người phân chia ngọa cụ, do hai Bí-sô Hữu và Địa đời trước có oán cừu với Thật-lực- tử, nghiệp duyên chưa dứt nên đối trước Bí-sô Thật-lực-tử nói lời chê trách. Các Bí-sô bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “nên tác pháp quở trách hai Bí-sô Hữu và Địa về tội ở trước mặt hiềm trách. Nếu có ai khác giống như vậy cũng tác pháp quở trách như sau: đánh kiền chùy, tập họp chúng sai một Bí-sô tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng già lắng nghe, hai Bí-sô Hữu và Địa này biết Tăng hòa hợp sai Bí-sô Thật-lực-tử làm người phân chia ngọa cụ và phân phó Tăng theo thứ lớp đi phó thực mà lại ở trước mặt hiềm trách. Nếu Tăng đúng thời đến, Tăng nên chấp thuận, nay Tăng tác pháp quở trách hai Bí-sô Hữu và Địa về tội ở trước mặt hiềm trách. Bạch như vậy. Đại đức tăng già lắng nghe, hai Bí-sô Hữu và Địa này biết Tăng hòa hợp sai Bí-sô Thật-lực-tử làm người… đi phó thực, lại ở trước mặt hiềm trách. Nay Tăng tác pháp quở trách hai Bí-sô Hữu và Địa về tội ở trước mặt hiềm trách, nếu các cụ thọ chấp thuận việc quở trách hai Bí- sô Hữu và Địa thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (thứ 2, thứ 3). Nay Tăng đã tác pháp quở trách hai Bí-sô hữu và Địa về tội ở trước mặt hiềm trách xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, nay tôi xin nhớ giữ như vậy. Yết ma quở trách mượn ai khác để hủy báng: Sau khi Tăng tác yết ma quở trách hai Bí-sô Hữu và Địa về tội hủy báng trước mặt, vào thời khác, hai Bí-sô này ở trước mặt Bí-sô Thật-lực-tử không nói thẳng tên ra mà mượn ai khác để chê trách. Các Bí-sô bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “nên tác pháp quở trách hai Bí-sô Hữu và địa về tội giả vờ mượn ai đó, không kêu thẳng tên mà ở trước mặt hiềm trách. Nên tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng già lắng nghe, hai Bí-sô Hữu và Địa này đã biết Tăng hòa hợp sai Bí-sô Thật-lực-tử làm người… đi phó thực, mà ở trước Thật-lực-tử mượn ai đó không nói thẳng tên để hiềm trách. Nếu Tăng đúng thời đến, tăng nên chấp thuận, nay tăng tác pháp quở trách hai Bí-sô Hữu và Địa về tội mượn ai đó, không nói thẳng tên ra mà ở trước mặt hiềm trách. Bạch như vậy. Đại đức tăng già lắng nghe, hai Bí-sô hữu và Địa này đã biết tăng hòa hợp sai Bí-sô Thật-lực-tử làm người… đi phó thực, ở trước Thật- lực-tử giả vờ mượn ai đó không nói thẳng tên ra để hiềm trách. Nếu các cụ thọ chấp thuận việc quở trách hai Bí-sô Hữu và Địa thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ 2, lần thứ 3). Nay Tăng già đã quở trách hai Bí-sô hữu và Địa về tội… xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lặng. Nay tôi xin nhớ giữ như vậy. Nếu Bí-sô bị Tăng tác pháp quở trách rồi ở trước mười hai hạng người được Tăng sai, đang trong giai đoạn hành sự mà sân trách, khinh rẽ đều phạm Ba dật để ca. Nếu Bí-sô bị Tăng tác pháp quở trách rồi ở trước mặt mười hai hạng người được Tăng sai, dù đã qua giai đoạn hành sự mà vẫn sân trách, khinh rẽ đều phạm Ba dật để ca. Nếu Bí-sô không bị Tăng tác pháp quở trách ở trước mười hai hạng người được Tăng sai đang trong giai đoạn hành sự mà sân trách thì phạm Ác tác. Lúc đó cụ thọ Ức nhó từ chỗ ngồi đứng dậy chắp tay bạch Phật: “Thế tôn, thân giáo sư của con là thánh giả Ca-đa-diễn-na ở nơi biên phương, bảo con đảnh lễ Phật thăm hỏi Thế tôn có được ít bịnh, ít não… và có năm việc bạch Thế tôn như sau: một là thôn Bà sách ca là biên địa, có người muốn thọ cận viên nhưng khó tìm đủ túc số mười người; hai là người ở biên quốc thường dùng nước tắm giặt để làm tịnh; ba là đất nơi đó cứng, trên đường đi có dấu chân của trâu bò nên không bằng phẳng như đất ở các nơi khác; bốn là người nước phương Đông dùng các ngọa cụ bằng da dê đen, da nai, da bò…; năm là nếu có Bí-sô gởi y đến cho Bí-sô khác, tuy nghe gởi y đến nhưng chưa nhận vào tay, quá mười ngày sợ phạm xả đọa, không biết phải làm sao”, Phật bảo các Bí-sô: “từ nay về sau, ta khai năm việc cho các Bí-sô ở Biên phương: Ở biên phương khó tìm đủ túc số mười người thì khai cho năm Bí-sô trì luật được truyền thọ Cận viên. Nơi Biên phương đất cứng, ta khai cho các Bí-sô được mang giày da một lớp đế, không được hai lớp hay ba lớp, đế giày nếu lủng rách được vá hay thay. Người ở biên phương thường dùng nước tấm giặt làm tịnh thì khai cho các Bí-sô được tùy ý tắm rửa. Người ở biên phương dùng ngọa cụ như thế nào thì khai cho các Bí-sô được tùy ý thọ dụng theo họ, Nếu có Bí-sô gởi y đến cho Bí-sô khác, tuy nghe gởi đến nhưng chưa nhận y thì khai cho các Bí-sô quá mười ngày không phạm xả đọa”. Lúc đó Ô-ba-ly ở trong đại chúng rời chỗ ngồi đứng dậy chắp tay bạch Phật: “Thế tôn khai cho ở Biên phương đủ năm Bí-sô trì luật được truyền thọ Cận viên, con không biết bắt đầu từ chỗ nào trở đi thì gọi là Biên phương?”, Phật nói: “từ phương Đông này có rừng Bôn trà, nơi đó có dòng sông tên là Bôn trà, từ chỗ đó trở ra gọi là Biên phương. Phương Nam có nước tên là Nhiếp phạt la Phật để, nơi đó có dòng sông tên là Nhiếp phạt la Phật để, từ đó trở ra ngoài gòi là biên phương. Phương Tây có nước tên là Tốt thổ nô, nơi đó có thôn tên là Ô ba tốt thổ nô, từ đây trở ra ngoài gọi là Biên phương. Phương Bắc có núi tên là Ôn thi la, ngoài phạm vi núi này gọi là biên phương”, lại hỏi: “như Phật đã dạy nếu Bí-sô được giày da của người thế tục đã mang qua thì được thọ dụng, không biết như thế nào gọi là đã từng mang qua?”, Phật nói: “nếu cư só mang dép da ấy đi chừng bảy, tám bước đều gọi là đã từng mang qua”, lại hỏi: “nếu giày da chưa từng mang qua và giày mới thì phải thọ dụng như thế nào?”, Phật nói: “nên đưa giày da này cho người tục đáng tin nói là vật của ông hãy mang đi vài bước, người này nên khởi tưởng là vật của mình mà mang đi bảy tám bước, sau đó đưa lại cho Bí-sô nói rằng: “đây là vật của tôi, Thánh giả cứ tùy ý thọ dụng”, lại hỏi: “như Phật đã dạy ở nơi có tuyết lạnh khai cho mang bao tay và giày ống, không biết như thế nào gọi là tuyết lạnh?”, Phật nói: “nếu nước đựng trong chén đông lại thì gọi là xứ có tuyết lạnh”. Lúc đó Phật khai cho các Bí-sô được dùng bốn loại dược: thời dược, cánh dược, thất nhật dược và tận thọ dược. Thời dược: gồm có năm loại Khư đà ni như củ, cọng, hoa, lá, trái và năm loại Bồ xà ni như bún (miến, mì, nui…), bánh bột, ngũ cốc (xôi, bắp…), thịt (cá), cơm. Những món ăn này đều là đúng thời mới ăn. Cánh dược (phi thời dược): gồm có tám loại nước uống: Chiêu giả tương: Chiêu giả là tên của một loại cây ở Ấn độ, cũng gọi là Điên trớ lê, trái giống như trái bồ kết nhung có mùi vị như trái mơ, lớn chừng hai ngón tay, dài khoảng ba bốn tấc, người đương thời ép lấy nước uống. Mao giả tương: tức là nước ép từ trái chuối với một ít bột hồ tiêu. Cô lạc ca tương: nước ép từ trái Cô lạc ca, mùi vị như nước trái táo chua. A thuyết tha tương: nước ép từ trái A thuyết tha. Ô đàm bạt la tương: giống như trái mận, ép lấy nước dùng. Bát lỗ sái tương: giống như trái anh áo, ép lấy nước dùng. Miệt lật trụy tương: giống như trái nho, ép lấy nước dùng. Khát thọ la tương: cấy giống như cây Lâu lư, trái giống như trái tào nhỏ, ép lấy nước dùng. Thất nhật dược: như tô, dầu, đường, mật, đường phèn được cất dùng trong vòng bảy ngày. Tận thọ dược: thuốc thuộc loại củ (rễ), cọng (cành, thân cây), lá, hoa, quả được cất dùng trị bịnh trọn đời. Trong bốn loại dược này, Thời dược là loại dược dùng đúng thời; nếu đem Cánh dược, Thất nhật dược, Tận thọ dược điều hòa với Thời dược thì chỉ dùng đúng thời, không được dùng phi thời. Nếu đem Cánh dược, Thất nhật dược, Tận thọ dược điều hòa với Cánh dược thì nên dùng vào canh một, qua canh một thì không được dùng. Nếu đem Thất nhật dược điều hòa với Tận thọ dược thì được dùng trong bảy ngày, quá bảy ngày không được dùng. Nếu là Tận thọ dược điều hòa với Tận thọ dược thì được cất dùng trọn đời, nhưng bốn loại dược này nếu điều hòa với nhau thì được miễn cưỡng dùng, khi không bịnh và khi bịnh lành thì không được dùng nữa, nên đem cho vị đồng phạm hạnh. Nên thọ trì như sau: rửa tay sạch rồi nhận lấy loại dược cần dùng, đối trước một Bí- sô tác pháp thọ trì: Cụ thọ nhớ nghó, tôi Bí-sô tên , vì có bịnh duyên xin được thọ trì loại Tận thọ dược này để uống dùng. (3 lần), Thất nhật dược hoặc Cánh dược cũng tác pháp như vậy. Bốn loại dược này nếu đã tự thọ rồi, dùng chưa quá hạn mà bị người chưa thọ Cận viên xúc chạm vào thì tùy trường hợp có thể thọ lại để dùng; nếu đã quá hạn thì dù có xúc chạm hay không xúc chạm đều phải xả bỏ. Đối với người nghèo thì khai cho được đổi và đem cho người, khi họ đưa lại được lấy giống như là mới được. 1 3. Yết ma cho làm phòng nhỏ: Lúc đó cụ thọ Đại Ca-diếp bạch Phật: “Thế tôn, có các Bí-sô xúc não thí chủ vì thường đến chỗ họ khất cầu để xây cất phòng xá, sau khi làm phòng xong lại chê hoặc dài, ngắn hoặc rộng hẹp… không biết phải làm sao?”, Phật nói: “Bí-sô muốn xây cất phòng nhỏ phải thỉnh các Bí-sô đến xem xét chỗ xây cất, nếu đủ ba điều kiện mới được xây”, lại hỏi: “phòng xây đúng lượng như thế nào?”, Phật nói: “phòng làm đúng lượng là dài 12 gang tay của Phật và rộng bảy gang tay của Phật. Bí-sô này phải đưa các Bí-sô đến xem xét chỗ xây cất, các Bí-sô kia phải xem xét chỗ xây cất nay có phải là chỗ thanh tịnh như pháp không, chỗ có tranh chấp không, chỗ có tiến thú không”. Bí-sô muốn xây phòng nên trải tọa cụ, đánh kiền chùy bạch chúng, chúng nhóm họp rồi liền ở trong chúng cởi bỏ giày dép, trịch y bày vai phải kính lễ theo thứ tự lớn nhỏ rồi đến trước vị Thượng tọa quỳ gối chắp tay bạch rằng: Đại đức tăng lắng nghe, con là Bí-sô tên , muốn xây cất phòng nhỏ, con đã xem xét chỗ xây cất thanh tịnh như pháp rồi. Con nay muốn ở chỗ thanh tịnh như pháp đó xây cất phòng nhỏ cúi xin Tăng cho phép. Cúi xin Tăng cho phép con Bí-sô tên , đươc xây cất phòng nhỏ ở chỗ thanh tịnh như pháp đó. Xin thương xót chấp thuận (3 lần). Lúc đó các Bí-sô không nên tin liền lời Bí-sô này nói mà không đến xem xét lại. Các Bí-sô nên cùng nhau đến xem xét hoặc Tăng sai một hay nhiều Bí-sô đang tin đến xem xét chỗ xây cất đó. Nếu chỗ ấy không thanh tịnh, có tranh chấp, không có tiến thú thì không nên cho làm. Nếu chỗ ấy thanh tinh, không có các nạn thì nên trở về chùa báo lại, như pháp nhóm chúng rồi đến trước vị Thượng tòa bạch rằng: Đại đức Tăng lắng nghe, chỗ mà Bí-sô tên , muốn xây cất, chúng con đến xem xét thấy là chỗ thanh tịnh, không có các nạn. Tăng nên biết thời. Kế sai một Bí-sô bạch yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này tên , muốn xây cất phòng nhỏ, Tăng đã đến chỗ đó xem xét thấy là thanh tịnh. Bí-sô này đối với việc xây cất đều đúng pháp thanh tịnh, nay đến trong Tăng xin cho phép. Nếu Tăng đúng thời đến, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô này ở chỗ thanh tịnh đúng pháp đó xây cất phòng nhỏ. Bạch như vậy. Kế bạch yết ma chuẩn theo lời tác bạch mà làm. Yết ma cho làm chùa lớn: Phật tại nước Kiều-thiểm-tỳ, vườn Cù sư la, lúc đó Lục chúng Bí- sô xin được nhiều tài vật và chặt cây đại thọ cao lớn thù thắng để xây cất chùa lớn, làm tổn hại nhiều sinh vật khiến người tục mất lòng tin. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Bí-sô muốn làm chùa lớn nên thỉnh các Bí-sô đến xem xét chỗ xây cất, nếu đủ ba điều kiện như trên mới được xây. Tác pháp xin giống như xin xây phòng nhỏ”, một Bí-sô trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này tên , muốn xây cất chùa lớn, Tăng đã đến chỗ đó xem xét thấy là thanh tịnh. Bí-sô này đối với việc xây cất đều đúng pháp thanh tịnh, nay đến trong Tăng xin cho xây chùa lớn. Nếu Tăng đúng thời đến, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô này ở chỗ thanh tịnh đúng pháp đó xây cất chùa lớn. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma cho Bí-sô Tri sự trong sáu năm làm lại phu cụ mới: Lúc đó Bí-sô Tri sự trông coi các việc vì phu cụ quá mỏng không chịu nổi lạnh rét, tuy phu cụ chưa đủ sáu năm cũng được đến trong Tăng xin trong sáu năm làm lại phu cụ khác. Nên xin như sau: tập Tăng, Bí-sô Tri sự đến trong Tăng ở trước vị Thượng tọa quỳ gối chắp tay bạch: Đại đức tăng lắng nghe, tôi Bí-sô tên làm tri sự trông coi các việc, theo luật trong sáu năm không được làm phu cụ mới, nay đến trong Tăng xin tuy còn trong thời hạn sáu năm được làm lại phu cụ mới. Xin Tăng cho tôi Bí-sô tuy còn trong thời hạn sáu năm được làm lại phu cụ mới, xin thương xót (3 lần). Một Bí-sô trong Tăng tác pháp yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô Tri sự tên nay theo Tăng xin trong thời hạn sáu năm được làm lại phu cụ mới. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Tri sự trong thời hạn sáu năm được làm lại phu cụ mới. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. <篇> CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÁCH NHẤT YẾT MA <卷>QUYỂN 6 PHÁP SÁM TỘI CHÚNG GIÁO Yết ma cho Biệt trụ - phạm tội Tăng tàn có che giấu: Lúc đó cụ thọ Ô-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm tội Tăng già bà thi sa, che giấu nửa tháng, sau đó đến nói với các Bí-sô: “các cụ thọ, tôi Bí-sô Ô-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng, nay tôi phải làm sao”, các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật nói: “các thầy hãy cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Nếu có người nào giống như vậy, Tăng cũng nên cho yết ma Biệt trụ”. Tác pháp yết ma Biệt trụ như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Bí-sô Ô-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng: Đại đức tăng nhớ nghó, tôi Bí-sô Ô-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng, nay theo Tăng xin yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Xin Tăng thương xót cho tôi yết ma Biệt trụ. (3 lần) Một Bí-sô trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Ô-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng, nay theo Tăng xin yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí- sô Ô-đà-di yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Bạch như vậy. Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Ô-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng, nay theo Tăng xin yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Tăng nay cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Các cụ thọ chấp thuận cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất. Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Yết ma cho Bổn nhật trị biệt trụ - đang hành biệt trụ lại tái phạm tội Tăng tàn có che giấu: Lúc đó cụ thọ Ô-đà-di đang hành Biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, tái phạm tội Tăng già bà thi sa, che giấu nửa tháng, sau đó đến nói với các Bí-sô: “các cụ thọ, tôi Bí-sô Ô-đà-di đang hành Biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, tái phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng, nay tôi phải làm sao”, các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật nói: “các thầy hãy cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Nếu có người nào giống như vậy, Tăng cũng nên cho yết ma Bổn nhật trị biệt trụ”. Tác pháp yết ma Bổn nhật trị biệt trụ như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Bí-sô Ô-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng: Đại đức tăng nhớ nghó, tôi Bí-sô Ô-đà-di đang hành biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, tái phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng, nay theo Tăng xin yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Xin Tăng thương xót cho tôi yết ma Bổn nhật trị biệt trụ. (3 lần) Một Bí-sô trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Ô-đà-di đang hành biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, tái phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng, nay theo Tăng xin yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma cho Bổn nhật trị biệt trụ lần hai - đang hành Bổn nhật trị biệt trụ lại tái phạm tội Tăng tàn có che giấu: Lúc đó cụ thọ Ô-đà-di đang hành Bổn nhật trị biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, lại tái phạm tội Tăng già bà thi sa, che giấu nửa tháng, sau đó đến nói với các Bí-sô: “các cụ thọ, tôi Bí-sô Ô-đà-di đang hành Bổn nhật trị biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, lại tái phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng, nay tôi phải làm sao”, các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật nói: “các thầy hãy cho lại Bí-sô Ô-đà-di yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Nếu có người nào giống như vậy, Tăng cũng nên cho lại yết ma Bổn nhật trị biệt trụ”. Tác pháp cho lại yết ma Bổn nhật trị biệt trụ như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Bí-sô Ô-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng: Đại đức tăng nhớ nghó, tôi Bí-sô Ô-đà-di đang hành Bổn nhật trị niệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, lại tái phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng, nay theo Tăng xin lại yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày.Xin Tăng thương xót cho tôi yết ma Bổn nhật trị biệt tru lại. (3 lần) Một Bí-sô trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Ô-đà-di đang hành Bổn nhật trị biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, lại tái phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng, nay theo Tăng xin lại yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho lại Bí-sô Ô- đà-di yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma Ma na đỏa: Bí-sô Ô-đà-di hành lại Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi đến nói với các Bí-sô: “giờ tôi phải làm sao”, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “các thầy hãy cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa, nếu có người nào giống như thế, Tăng cũng nên cho yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa”. Tác pháp yết ma Ma na đỏa như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Bí-sô Ô-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng: Đại đức tăng nhớ nghó, tôi Bí-sô Ô-đà-di đang hành Bổn nhật trị biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, lại tái phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho tôi yết ma Bổn nhật trị biệt trụ lại, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Tôi đã hành lại Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa. Xin Tăng thương xót cho tôi yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa. (3 lần) Một Bí-sô trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Ô-đà-di đang hành Bổn nhật trị biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, lại tái phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho lại yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Bí-sô Ô-đà-di đã hành lại Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa. Bạch như vậy. Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Ô-đà-di đáng hành Bổn nhật trị biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, lại tái phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho lại yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Bí-sô Ô-đà-di đã hành lại Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa. Tăng nay cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa, các cụ thọ chấp thuận cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ 1. Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Yết ma xuất tội: Lúc đó Bí-sô Ô-đà-di đã hành Bổn nhật trị biệt trụ tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày xong, kế hành sáu đêm Ma na đỏa xong, liền đến nói với các Bí-sô: “giờ tôi phải làm sao”, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “các thầy hãy cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Xuất tội, nếu có người nào giống như vậy, Tăng cũng nên cho yết ma Xuất tội”. Tác pháp yết ma Xuất tội như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Bí-sô Ô-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng: Đại đức tăng nhớ nghó, tôi Bí-sô Ô-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho tôi yết ma Biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Khi tôi đang hành biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, tái phạm tội tăng tàn, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho tôi yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Khi đang hành Bổn nhật trị biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, lại tái phạm tội tăng tàn, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho tôi yết ma Bổn nhật trị biệt trụ lại, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại Bổn nhật trị biệt trụ bấy nhiêu ngày. Tôi đã hành lại Bổn nhật trị biệt trụ xong rồi. Tăng cũng đã cho tôi yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa, tôi cũng đã hành sáu đêm Ma na đỏa xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma Xuất tội. Xin Tăng thương xót cho tôi yết ma Xuất tội. (3 lần) Một Bí-sô trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Ô-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho Bí-sô này yết ma Biệt tru,ï tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày, Khi Bí-sô này đang hành biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, tái phạm tội tăng tàn, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho Bí-sô này yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Khi Bí-sô này đang hành Bổn nhật trị biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, lại tái phạm tội tăng tàn, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho Bí-sô này yết ma Bổn nhật trị biệt trụ lại, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại Bổn nhật trị biệt trụ bấy nhiêu ngày. Bí-sô Ô-đà-di đã hành lại Bổn nhật trị biệt trụ xong rồi, Tăng cũng đã cho Bí-sô này yết ma hành sáu đêm Ma na đỏa, Bí-sô này cũng đã hành sáu đêm Ma na đỏa xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma Xuất tội. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Xuất tội. Bạch như vậy. Kế Thượng tòa trong Tăng nên quở trách Bí-sô Ô-đà-di: “thầy nên biết có hai hạng người làm tắt cây đuốc pháp, che ánh sáng pháp, hoại ngọn đèn pháp, đó là người phạm tội và người có tội mà không như pháp sám hối trừ diệt. Đây gọi là hai hạng người thấp hèn, ngu si, bất minh, bất thiện. Lại có hai hạng người đối với tội trong căn bản không nhổ phá đi, đối với các bộc lưu (phiền não kiết sử) không làm cho khô cạn, không chiến đấu với quân ma, không chặt gẩy cờ ma, không có tâm kiến lập cờ pháp thắng diệu, không đoạn trừ ác tà kiến, đối với chánh giáo của Vô thượng đại sư không tùy chuyển pháp luân. Lại có hai hạng người bị khổ độc não hại, tăng trưởng luân hồi trong ba cõi là người phạm tội và phạm tội mà không như pháp sám hối. Này Ô-đà- di, thầy nên thường tư duy viễn ly tham sân si, cớ sao thầy lại làm việc xấu xa này. Thầy là người ngu si, tại sao đưa hai tay thọ người khác tín tâm cúng dường, lại dùng hai tay này làm việc xấu xa. Thà thầy dùng hai tay này cầm con rắn có nọc độc, không nên dùng hai tay này cầm sanh chi làm việc xấu xa. Này Ô-đà-di, do đối với tội đã phạm không phát lồ trừ diệt thì sẽ thối thất các tưởng về vô thường, khổ không vô ngã, tưởng về yểm ly thức ăn, tưởng về không ưa thích thế gian, tưởng về bất tịnh, tưởng về thây chết xanh bầm, sình trướng, chảy máu mủ… các tưởng như thế đều không hiện tiền; cũng không thể đắc bốn thiền, bốn định cho đến bốn quả Sa môn và sáu thông đều không thể chứng hội. Lại nữa, do không phát lồ, sau khi chết sẽ tùy thọ sanh một trong hai đường ác đáng sợ là địa ngục và bàng sanh. Như Phật đã dạy có hai nghiệp che chướng đưa đến hai đường ác là địa ngục và bàng sanh, đó là không tin lời Phật dạy và che giấu tội lỗi”. Ân cần khiển trách như vậy rồi mới tác yết ma: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Ô-đà-di cố ý làm xuất tinh phạm tội Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho Bí-sô này yết ma Biệt tru,ï tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành biệt trụ bấy nhiêu ngày. Khi Bí-sô này đang hành biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, tái phạm tội Tăng tàn, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho Bí-sô này yết ma Bổn nhật trị biệt trụ, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại biệt trụ bấy nhiêu ngày. Khi Bí-sô này đang hành Bổn nhật trị biệt trụ lại cố ý làm xuất tinh, lại tái phạm tội Tăng tàn, đã che giấu nửa tháng. Tăng đã cho Bí-sô này yết ma Bổn nhật trị biệt trụ lại, tùy che giấu bao nhiêu ngày thì hành lại Bổn nhật trị biệt trụ bấy nhiêu ngày. Bí-sô Ô-đà-di đã hành lại Bổn nhật trị biệt trụ xong rồi, Tăng đã cho hành sáu đêm Ma na đỏa, Bí-sô Ô-đà-di cũng đã hành sáu đêm Ma na đỏa xong rồi, nay theo Tăng xin yết ma Xuất tội, Tăng nay cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Xuất tội. Các cụ thọ chấp thuận cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Xuất tội thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận cho Bí-sô Ô-đà-di yết ma Xuất tội xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Kế khen ngợi và khuyên nhủ: “lành thay Ô-đà-di, “ thầy nên biết có hai hạng người thường đốt sáng cây đuốc pháp, dựng lên cây cờ pháp, đó là người không phạm tội và người có tội mà như pháp sám hối trừ diệt. Đây gọi là hai hạng người thông tuệ, phân minh và thiện. Lại có hai hạng người đối với tội trong căn bản có thể nhổ phá đi, đối với các bộc lưu (phiền não kiết sử) có thể làm cho khô cạn, có thể chiến đấu với quân ma, chặt gẩy cờ ma và có tâm kiến lập cờ pháp thắng diệu. Có thể đoạn trừ ác tà kiến, đối với chánh giáo của Vô thượng đại sư có thể tùy chuyển pháp luân. Lại có hai hạng người không bị khổ độc não hại, không còn luân hồi trong ba cõi là người không phạm tội và phạm tội mà như pháp sám hối trừ diệt. Này Ô-đà-di, thầy đã phát lồ sám tội thì có thể đắc các tưởng về vô thường, khổ không vô ngã…, được thọ sanh vào một trong hai đường lành là trời người không có nghi. Như Phật đã dạy có hai nghiệp không che chướng có thể thọ sanh vào cõi trời người, đó là tin lời Phật dạy và không che giấu tội. Này Ô-đà-di, thầy đã được xuất tội, từ nay nên siêng tu phẩm thiện chớ có buông lung”. Sám tội Tốt-thổ-la để: Sau khi xuất tội Tăng già bà thi sa xong nên lần lượt sám các tội phương tiện Tốt-thổ-la để, nên xin như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, tôi Bí-sô đối với việc cố ý xuất tinh, trước có tạo tội phương tiện Tốt-thổ-la để, nay theo Tăng xin sám tội Tốt-thổ-la để, xin Tăng thương xót cho tôi sám tội Tốt-thổ-la để (ba lần). Một Bí-sô tác pháp yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô này đối với việc cố ý xuất tinh, trước có tạo tội phương tiện Tốt-thổ-la để, nay theo Tăng xin sám tội Tốt-thổ-la để. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô sám tội Tốt-thổ-la để. Bạch như vậy. Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô này đối với việc cố ý xuất inh, trước có tạo tội phương tiện Tốt-thổ-la để, nay theo Tăng xin sám tội Tốt-thổ-la để, Tăng nay cho Bí-sô này sám tội phương tiện Tốt-thổ-la để. Các cụ thọ chấp thuận cho Bí-sô này sám tội phương tiện Tốt-thổ-la để thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba) Tăng đã chấp thuận cho Bí-sô này sám tội phương tiện Tốt-thổ-la để xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lăng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Kế đối trước một Bí-sô sám các nhân tội Đột sắc ngật lý ca và các tội Ba-dật-đề không kính giáo. Tội Tốt-thổ-la để có hai phẩm: Nhân tội Ba la thị ca có trọng và khinh, nếu là trọng thì phài sám hối ở trong Tăng (Tăng hiện tiền trong đại giới), nếu là khinh thì đối trước bốn Bí-sô ở trong giới tràng sám hối. Nhân tội Tăng già bà thi sa cũng có trọng và khinh, nếu là trọng thì nên đối trước bốn Bí-sô ở trong giới tràng sám hối, nếu là khinh thì đối trước một Bí-sô phát lồ sám hối, giống như sám các tội Ba-dật-đề và tội Đột sắc ngật lý ca; nếu có che giấu thì phải sám thêm các tội che giấu. <卷>QUYỂN 7 Sám hối tội Chúng giáo (tiếp theo): Cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “nếu người đang hành Biệt trú thấy có khách Bí-sô đến mà không cáo bạch thì phải làm sao?”, Phật nói nên cáo bạch. Lúc đó Bí-sô hành biệt trú thấy có khách Bí-sô đến, chưa kịp cất y bát liền đến cáo bạch: “cụ thọ, tôi Bí-sô cố ý xuất tinh phạm Tăng già bà thi sa… đã hành biệt trụ ngày, còn lại ngày chưa hành, xin cụ thọ liễu tri”, Bí-sô khách vừa nghe liền nổi giận nói rằng: “hãy ngừng lại đi, người ngu si chớ nói với tôi về việc hành biệt trụ”, Bí-sô kia xấu hổ im lặng bỏ đi. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “từ nay Bí-sô khách chưa kịp cất y bát thì không nên đến cáo bạch”, sau đó Bí-sô phạm lại đến từng Bí-sô khách cáo bạch và họ cũng nổi sân như trước, Phật nói: “không nên đến từng người cáo bạch, đợi khi Tăng nhóm bảo bạch y và Cầu tịch ra ngoài rồi mới cáo bạch. Bí-sô đang hành pháp không được ở chỗ không có Bí-sô, nếu có việc cần phải đi ra ngoài giới thì không được ở lại ngủ đêm. Chiều tồi tùy thời tiết nóng lạnh nên lấy nước nóng cho các Bí-sô rửa chân hoặc thoa dầu; khi ngủ nên khởi tưởng lúc thức dậy. Nếu Bí-sô đang hành biệt trụ và Ma na đỏa mà không tuân theo hành pháp này thì phạm tội Việt pháp”. Lúc đó Bí-sô đang hành biệt trú không được chia phòng và cũng không được chia lợi vật, Phật nói nên chia phòng xấu và cho họ lợi vật. Ưu-ba-ly lại hỏi: “nếu Bí-sô đang hành biệt trú và Ma na đỏa nghe tin có Bí-sô là người ưa đấu tranh, ưa bình luận, không có hổ thẹn và biếng nhác sắp đến nơi này thì phải làm thế nào?”, Phật nói: “nếu nghe tin kẻ ác kia sắp đến nơi đây thì người đang hành biệt trú và Ma na đỏa nên đối trước một Bí-sô xả hành pháp đang hành như sau: Cụ thọ nhớ nghó, tôi Bí-sô cố ý xuất tinh phạm Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng… Khi tôi đang hành biệt trú nghe tin có Bí-sô là người ưa đấu tranh… sắp đến nơi đây. Tôi Bí-sô nay đối trước cụ thọ xin xả hành pháp đang hành, tôi đã hành được ngày, còn lại ngày chưa hành, đợi khi Bí-sô ác kia bỏ đi rồi, tôi sẽ đến thiện Bí-sô thọ lại hành pháp biệt trụ. Nếu thọ lại hành pháp nên bạch như sau: Cụ thọ nhớ nghó, tôi Bí-sô cố ý xuất tinh phạm Tăng già bà thi sa, đã che giấu nửa tháng… Khi tôi đang hành biệt trú nghe tin có Bí-sô là người ưa đấu tranh… sắp đến nơi đây. Tôi Bí-sô đã đối trước cụ thọ xin xả hành pháp đang hành, tôi đã hành được ngày, còn lại ngày chưa hành. Nay Bí-sô ác kia đã bỏ đi rồi, tôi đến trước cụ thọ xin thọ lại hành pháp biệt trụ. Ưu-ba-ly bạch Phật: “Thế tôn, một Thân giáo sư, một Yết ma sư, một Giáo thọ sư có được cho hai đệ tử cùng thọ Cận viên một lần hay không?”, Phật nói được, lại hỏi: “hai người này ai lớn hơn?”, Phật nói bằng nhau, lại hỏi: “có được cho ba người cùng thọ một lần hay không?”, Phật nói được, lại hỏi: “có được cho bốn người cùng thọ một lần hay không?”, Phật nói: “không được, vì sao, vì không phải chúng mà làm yết ma cho chúng thì trên lý là trái nhau. Nếu ai làm như vậy thì phạm tội Việt pháp”. Cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “nếu đời vị lai, con người dễ quên, niệm lực ít nên không biết rõ Thế tôn thuyết kinh gì, chế học xứ gì, ở tại đâu thì phải làm sao?”, Phật nói: “tại sáu thành lớn, Như lai trú lâu nhất ở trong đại Chế để, nói ra những nơi ấy thì không phạm”, lại hỏi: “nếu quên hiệu của các vua thì phải như thế nào?”, Phật nói: “nếu quên vua thì nói vua Thắng quang, nếu quên trưởng giả thì nói trưởng giả Cấp- cô-độc, nếu quên Ô-ba-tư-ca thì nói Tỳ-xá-khư… nên biết như vậy. Đối với nơi khác thì tùy theo vua hay trưởng giả ở nơi đó mà nói”, lại hỏi: “nếu nói về nhân duyên sự việc đời trước thì phải như thế nào?”, Phật nói: “tùy thời mà nói, như nói thành Bà-la-nê-tư thì có vua hiệu Phạm thọ, có trưởng giả tên Tương tục, có Ô-ba-tư-ca tên Trưởng tịnh”, lại hỏi: “đối với kinh điển không thể ghi nhớ hết thì làm sao thọ trì?”, Phật nói: “nên ghi chép trên lá, trên giấy để đọc tụng thọ trì”. Yết ma súc trượng: Cụ thọ Ưu-ba-ly lại hỏi: “ nếu có Bí-sô già yếu, không có gậy thì không thể đi lại dễ dàng thì phải làm sao?”, Phật nói: “ai thật già bịnh thì nên vào trong Tăng xin yết ma cất chứa gậy. Tác pháp như sau: trải tòa, đánh kiền chùy nhóm Tăng, Bí-sô già bịnh vào trong Tăng đến trước vị Thượng tòa chắp tay bạch rằng: Đại đức tăng lắng nghe, tôi là Bí-sô già bịnh suy yếu, nếu không có gậy thì không thể đi lại được, nay theo Tăng xin yết ma cất chứa gậy. Xin Tăng cho tôi là Bí-sô cất chứa gậy, xin thương xót (ba lần). Lúc đó một Bí-sô trong Tăng nên tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô này già bịnh suy yếu, nếu không có gậy thì không thể đi lại được, nay theo Tăng xin yết ma cất chứa gậy. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng cho Bí-sô già bịnh suy yếu này yết ma cất chứa gậy. Bạch như vậy. Tác yết ma cũng chuẩn theo văn tác bạch, ai được Tăng yết ma cho cất chứa gậy rồi thì dùng gậy chống đi không phạm”. Yết ma cho ngoại đạo bốn tháng ở chung: Cụ thọ Ưu-ba-ly lại hỏi: “nếu có ngoại đạo mới phát tâm thanh tịnh đến với chánh pháp cầu xuất gia thì phải như thế nào?”, Phật nói: “ngoại đạo nên thỉnh một Bí-sô làm Ô-ba-đà-da, cho ở chung trong bốn tháng, mặc y của Ô-ba-đà-da và ăn thức ăn của thường trú Tăng. Nếu cầu xuất gia, Ô-ba-đà-da nên hỏi các chướng pháp, thấy thanh tịnh thì nhiếp thọ, cho thọ Tam quy ngũ giới trở thành Ô-ba-sách-ca hộ. Sau đó bảo ngoại đạo đến trong Tăng xin bốn tháng ở chung như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, con là ngoại đạo tên theo Ô-ba- đà-da cầu xuất gia, con nay theo Tăng xin được ở chung trong bốn tháng, mặc y của Ô-ba-đà-da và ăn thức ăn của Tăng. Cúi xin Tăng cho con là ngoại đạo tên được ở chúng trong bốn tháng, mặc y của Ô-ba-đà-da và ăn thức ăn của Tăng. Xin thương xót (ba lần). Bảo ngoại đạo đến đứng ở chỗ chỉ thấy mà không nghe, Tăng sai một Bí-sô tác pháp yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, ngoại đạo này tên theo Ô-ba-đà- da cầu xuất gia, nay theo Tăng xin được ở chung trong bốn tháng, mặc y của Ô-ba-đà-da và ăn thức ăn của Tăng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho ngoại đạo này được ở chung trong bốn tháng, mặc y của Ô-ba-đà-da và ăn thức ăn của Tăng. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, ngoại đạo này tên theo Ô-ba-đà- da cầu xuất gia, nay theo Tăng xin được ở chung trong bốn tháng, mặc y của Ô-ba-đà-da và ăn thức ăn của Tăng. Tăng nay cho ngoại đạo được ở chung trong bốn tháng, mặc y của Ô-ba-đà-da và ăn thức ăn của Tăng. Các cụ thọ chấp thụan cho ngoại đạo được ở chúng trong bốn tháng, mặc y của Ô-ba-đà-da và ăn thức ăn của Tăng thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba). Tăng đã chấp thuận cho ngoại đạo được ở chung trong bốn tháng, mặc y của Ô-ba-đà-da và ăn thức ăn của Tăng xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Sau khi Tăng yết ma cho ở chung thì Tăng nên xem họ như là Cầu tịch, cụ thọ Ưu-ba-ly lại hỏi: “như Phật đã dạy nếu thấy ngoại đạo tâm đã điều phục mới cho xuất gia, không biết như thế nào gọi là điều phục?”, Phật nói: “nên ở trước ngoại đạo ca ngợi công đức của Phật pháp tăng và luận bàn sự nghiệp của ngoại đạo. Nếu khi nghe ca ngợi công đức của Tam bảo mà không vui, nghe luận bàn sự nghiệp của ngoại đạo mà khởi sân hận tức là tâm của ngoại đạo này chưa điều phục; ngược lại thì gọi là được điều phục”. Lại hỏi: như Phật đã dạy thành tựu năm pháp và đủ năm tuổi hạ thì được lìa y chỉ, tùy ý du hành, thế nào là năm? Phật đáp: năm pháp là biết phạm, biết không phạm, biết tội trọng, biết tội khinh và thông hiểu luật tạng. Lại hỏi: nếu chỉ đủ bốn hạ nhưng thành tựu năm pháp thì có được tùy ý du hành hay không? Phật đáp: không được, phải đủ năm hạ. Lại hỏi: nếu đủ năm hạ nhưng chưa đủ năm pháp thì có được lìa y chỉ hay không? Phật đáp: không được vì chưa thành tựu năm pháp. Lại hỏi: nếu chỉ đủ ba hạ nhưng thông hiểu ba tạng, đủ tam minh, trừ hết ba cấu thì có được lìa y chỉ không? Phật đáp: vẫn phải cần y chỉ vì giáo pháp đã chế định như thế, không phải do đã đắc những gì chưa đắc, đã chứng những gì chưa chứng mà được lìa y chỉ. Lại hỏi: đủ năm hạ, thành tựu năm pháp mới được du hành, nếu khi đi đến một nơi nào đó thì được trong mấy ngày không cầu y chỉ? Phật đáp: được đến năm đêm, đây là dựa trên có tâm cầu y chỉ, nếu không có tâm cầu y chỉ thì dù một đêm cũng không được. Lại hỏi: như Phật đã dạy Bí-sô đủ mười hạ, thành tựu năm pháp được thu nhận Cầu tịch, nếu Bí-sô tuổi đời tám mươi, tuổi hạ sáu mươi nhưng không tụng thông Giới kinh và chưa hiểu ý nghóa thì phải như thế nào? Phật đáp: dú sáu mươi hạ vẫn phải cầu y chỉ. Lại hỏi: nên y chỉ ai? Phật đáp: nên y chỉ người lớn tuổi hơn mình, nếu không có người lớn tuổi hơn thì nên y chỉ người nhỏ tuổi hơn. Lại hỏi: nếu như vậy thì phải lễ bái thầy như thế nào? Phật đáp: chỉ trừ lễ bái dưới chân, các việc khác đều nên làm, vì người này gọi là Lão tiểu Bí-sô. Lại hỏi: “như Phật đã chế đồng tử đủ bảy tuổi có thể đuổi được chim quạ thì nên cho xuất gia. Nếu đồng tử sáu tuổi có thể đuổi được chim quạ thì có nên cho xuất gia không?”, Phật nói: “chỉ nên cho đồng tử bảy tuổi xuất gia, nhỏ hơn không được”, lại hỏi: “nếu đủ bảy tuổi nhưng không đuổi được chim quạ thì có nên cho xuất gia không?”, Phật nói: “nếu không đuổi được chim quạ thì không nên cho xuất gia”. Lại hỏi: “nếu Bí-sô hội đủ bảy pháp thì chúng nên sai giáo thọ Bí-sô ni, nếu chưa sai thì nên sai, nếu đã sai thì không nên hủy bỏ, bảy pháp đó là gì?”, Phật nói: “đó là trì giới, đa văn, là bậc kỳ túc, rành ngôn ngữ đô thành, không từng làm nhơ nhiễm Bí-sô ni, khéo hay phân biệt tám pháp Tha thắng và khéo hay giải thích tám pháp tôn trọng. Sao gọi là trì giới?: Là đối với bốn pháp Ba la thị ca không phạm một pháp nào. Sao gọi là Đa văn?: Là thông suốt hai bộ giới kinh. Sao gọi là bậc kỳ túc?: Tức là thọ viên cụ đủ hai mươi hạ hoặc hơn. Sao gọi là rành ngôn ngữ đô thành?; Có thể hiểu được ngôn ngữ của thành đô và thông cả tiếng địa phương. Sao gọi là không từng làm nhơ nhiễm Bí-sô ni?; Tức là không hề cùng ni hai thân xúc chạm nhau, nếu lở có phạm thì đã như pháp sám hối. Sao gọi là khéo hay phân biệt tám pháp tha thắng?: Là khéo biết rõ khai giá của tám pháp đầu. Sao gọi là khéo giải thích tám pháp tôn trọng?: Là đối với tám việc này khéo hay khai diễn. Nếu Bí-sô hội đủ bảy đức này chúng nên sai giáo thọ Bí-sô ni.” Yết ma sai giáo thọ ni: Tác pháp sai như sau: nên vào ngày thứ 15 lúc làm lễ trưởng tịnh, chúng tăng tập họp đầy đủ, lúc đó Tăng tác pháp sai người đến giáo thọ ni chúng. Trước nên hỏi Bí-sô có đủ bảy pháp kể trên: “cụ thọ có thể giáo thọ cho Bí-sô ni được tăng thượng giới, tăng thượng định, tăng thượng huệ không?”, nếu đáp có thể thì Tăng nên sai một Bí-sô bạch nhị yết ma như sau: Đại đức tăng già lắng nghe, Bí-sô này tên là người có thể giáo thọ cho Bí-sô ni được tăng thượng giới định huệ. Nếu tăng đúng thời đến, tăng nên chấp thuận, nay Tăng sai Bí-sô tên đến giáo thọ cho Bí-sô ni được tăng thượng giới định huệ. Bạch như vậy. Đại đức tăng già lắng nghe, Bí-sô này tên là người có thể giáo thọ cho Bí-sô ni được tăng thượng giới định huệ. Nay tăng sai Bí-sô tên đến giáo thọ cho Bí-sô ni được tăng thượng giới định huệ, nếu các cụ thọ chấp thuận sai Bí-sô tên đến giáo thọ cho Bí-sô ni được tăng thượng giới định huệ thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận sai Bí-sô tên đến giáo thọ cho Bí-sô ni được tăng thượng giới định huệ xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lạêng. Tôi nay nhớ giữ như vậy. Bí-sô được sai rồi nên đến giáo thọ ni. Mỗi nửa tháng Bí-sô ni nên đến trong trú xứ Bí-sô, đảnh lễ tăng rồi bạch: Đại đức Tăng lắng nghe, chúng Bí-sô ni tại chùa hòa hợp xin đảnh lễ Đại đức tăng tại chùa và thăm hỏi các vị có được ít não, ít bịnh, khí lực có khinh an không. Chúng Bí-sô ni trong nửa tháng này đến thỉnh người giáo thọ ni. Thượng tòa nên hỏi chúng ni có hòa hợp không, đáp là hòa hợp, lại hỏi trong nửa tháng qua có lỗi lầm không, đáp là không có, lại nói: “này các cô, trong chúng tăng tại trú xứ này không có Bí-sô nào đến giáo thọ ni chúng, các cô nên tự siêng tu, chớ có buông lung”, ni chúng nên đáp là lành thay. Lại nữa khi Bí-sô ni vào chùa Tăng nên bạch trước với một Bí-sô, cho vào mới được vào; nếu không bạch trước mà liền vào thì phạm tội Việt pháp. Nên bạch rằng: “Đại đức, tôi là Bí-sô ni nay muốn vào trong chùa thỉnh giáo thọ ni”, Bí-sô nên nói: “nếu không phải đến tạo lỗi thì được vào”, ni nên đáp là không phải, Bí-sô đáp là là tốt, nếu không nói như thế thì phạm tội Việt pháp. Yết ma can Bí-sô ni tạp trú: Lúc đó tại thành Thất-la-phiệt có hai Bí-sô ni tên Khả ái và Tùy ái cùng ở tạp loạn, các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật bảo các ni nên ở chỗ khuất can riêng. Khi các ni can riêng, họ vẫn không chịu cải hối nên các ni lại bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật bảo các ni: “hãy bạch tứ yết ma ở trong chúng can hai ni kia, nếu có ni khác giống như thế cũng nên tác pháp can như thế, một ni tác bạch yết ma như sau: Đại đức ni tăng già lắng nghe, hai Bí-sô ni Khả ái và Tùy ái này cùng ở tạp loạn: trạo cử, giỡn cười, ôm ấp nhau… Các ni đã ở chỗ khuất can riêng hai ni kia rằng: “hai cô chớ cùng ở tạp loạn : trạo cử, giỡn cười, ôm ấp nhau như vậy sẽ khiến cho pháp lành suy tổn, không được tăng ích. Các cô hãy ở riêng thì pháp lành mới tăng ích, không bị suy tổn”, khi được can riêng như thế, hai ni kia vẫn cố chấp không bỏ. Nếu Ni tăng già đúng thời đến nghe, Ni tăng già nên chấp thuận, Ni tăng nay yết ma can ngăn hai Bí-sô ni Khả ái và Tùy ái chớ cùng ở tạp loạn. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma can Bí-sô ni khuyên chớ ở riêng: Lúc đó hai ni Khả ái và Tùy ái cùng ở tạp loạn bị Ni tăng già tác pháp Bạch tứ yết ma can ngăn nên phải ở riêng, Bí-sô ni Thổ-la-nan-đà đến chỗ hai ni này nói rằng: “tại sao hai cô không cùng ở chung mà lại ở riêng, nếu cùng ở tạp loạn thì pháp lành mới tăng ích”. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô ni: “hãy ở chỗ khuất can riêng ni kia”, nhưng khi được can riêng, ni kia vẫn cố chấp không chịu bỏ, còn nói: “lời nói này là chơn thật, ngoài ra đều là hư vọng” nên các ni lại bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật bảo các ni: “hãy bạch tứ yết ma chánh can, nếu có ni khác giống như vậy cũng nên tác pháp can, một ni tác bạch yết ma như sau: Đại đức ni tăng già lắng nghe, hai Bí-sô ni Khả ái và Tùy ái này ở tạp loạn, Ni tăng già đã tác pháp bạch tứ yết ma chánh can nên họ đã ở riêng, nhưng Bí-sô ni Thổ-la-nan-đà lại đến chỗ hai ni kia nói rằng: hai cô nếu ở chung thì pháp lành sẽ tăng ích, nếu ở riêng thì pháp lành sẽ suy tổn. Các ni đã can riêng nhưng ni kia vẫn chấp chặt không bỏ, còn nói: lời nói này là chơn thật, ngoài ra đều là hư vọng. Nếu Bí-sô ni tăng già đúng thời đến nghe, Bí-sô ni tăng già nên chấp thuận, Bí-sô ni tăng già nay tác pháp bạch tứ yết ma Không bỏ ác kiến khuyên chớ ở riêng cho ni Thổ-la-nan-đà. Bạch như vậy. Văn tác yết ma y theo văn tác bạch mà làm. Ni yết ma không lễ bái: Lúc đó có Bí-sô bị Tăng hòa hợp cho yết ma Xả trí và các Bí-sô ni cũng tác yết ma không lễ bái cho Bí-sô đó. Ni tác pháp như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, ni chúng tập họp rồi sai một Bí-sô ni tác pháp yết ma như sau: Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tăng hòa hợp đã cho Bí-sô tên yết ma xả trí, nay Ni tăng cũng tác pháp yết ma không lễ bái. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Ni tăng nay tác pháp yết ma không lễ bái cho Bí-sô tên . Bạch như vậy. Đại đức tăng lắng nghe, Tăng hòa hợp đã cho Bí-sô tên yết ma xả trí, nay Ni tăng cũng tác pháp yết ma không lễ bái. Ni tăng nay tác yết ma không lễ bái cho Bí-sô tên , các Bí-sô ni chấp thu- ận tác yết ma không lễ bái cho Bí-sô thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Ni tăng đã chấp thuận tác yết ma không lễ bái cho Bí-sô xong rồi, Ni tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Sau khi tác yết ma này rồi, các Bí-sô ni không lễ bái, không cùng nói chuyện với Bí-sô đó, nhưng nếu gặp cũng nên đứng dậy vì Bí-sô thuộc về chúng trên. Yết ma can Bí-sô ni tùy thuận: Lúc đó có Bí-sô ni tuy biết Bí-sô kia bị Tăng hòa hợp cho yết ma xả trí và Ni tăng cũng đã tác yết ma không lễ bái, nhưng vẫn tùy thuận Bí-sô kia. Ni tăng tác yết ma can Bí-sô ni này như sau: Đại đức Ni tăng lắng nghe, Bí-sô tên đã làm việc phi pháp nên bị Tăng hòa hợp cho yết ma xả trí, Bí-sô ni này tên tuy biết Tăng hòa hợp đã cho Bí-sô tên yết ma xả trí và Ni tăng cũng đã tác pháp yết ma không lễ bái cho Bí-sô đó, Bí-sô ni này tên vẫn tùy thuận, thân gần và thừa sự khiến cho Bí-sô đó không tuân theo lời Tăng dạy. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Ni tăng nay tác yết ma can ngăn Bí-sô ni này chớ tùy thuận, thân gần và thừa sự Bí-sô đó. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma cho Bí-sô ni ở chung phòng với con: Lúc đó có Bí-sô ni tên Cấp đa sanh con trai là Ca nhiếp ba nhưng không ở cùng phòng khiến đứa bé kêu khóc, các ni đem việc này bạch các Bí-sô, Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “ni Cấp đa nên theo Ni tăng xin yết ma được ngủ đêm cùng phòng với con. Tác pháp xin như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, sau khi Ni chúng tập họp, ni Cấp đa chắp tay quỳ trước Thượng tòa ni bạch: Đại đức ni tăng lắng nghe, con là Bí-sô ni Cấp đa sanh con trai, muốn ngủ đêm cùng phòng với con. Nay theo Ni tăng xin yết ma được ngủ đêm cùng phòng với con, cúi xin Ni tăng cho con được ngủ đêm cùng phòng với con. Xin thương xót (ba lần). Ni tăng bảo Cấp đa đến chỗ chỉ thấy không nghe rồi sai một Bí-sô ni tác bạch nhị yết ma cho như sau: Đại đức ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni Cấp đa này sanh con trai, nay theo Ni tăng xin yết ma được ngủ đêm cùng phòng với con. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, nay Ni tăng tác yết ma cho Cấp đa được ngủ đêm cùng phòng với con. Bạch như vậy. Đại đức ni tăng lắng nghe, Bí-sô ni Cấp đa này sanh con trai, nay theo Ni tăng xin yết ma được ngủ đêm cùng phòng với con. Nay Ni tăng tác yết ma cho Cấp đa được ngủ đêm cùng phòng với con, vị nào chấp thuận cho Cấp đa được ngủ đêm cùng phòng với con thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Ni tăng đã chấp thuận cho Cấùp đa được ngủ đêm cùng phòng với con xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Sau khi được Tăng yết ma cho rồi thì được ngủ đêm cùng phòng với con không phạm, khi đứa bé lớn thì ngăn trở lại”. Yết ma cho Bí-sô ni qua lại nhà thân tộc: Lúc đó gặp thời buổi đói kém, khất thực khó được đến nổi thân tộc của Bí-sô ni nói rằng: “tôi không thể cung cấp thức ăn cho nhiều người, chỉ có thể cung cấp cho một mình cô mà thôi”, Bí-sô ni đem việc này bạch ni chúng, ni chúng bạch Phật, Phật nói: “gặp lúc thời buổi đói kém, khất thực khó được, ta khai cho Bí-sô ni theo chúng xin yết ma tới lui và dừng ở bên nhà cha mẹ, tác pháp xin như sau: Bí-sô ni nên trải tòa rồi đánh kiền chùy tập Ni tăng, khi Ni tăng nhóm nên lễ Ni tăng rồi ở trước vị Thượng tòa cung kính chắp tay bạch rằng: Đại đức Ni tăng lắng nghe, con là Bí-sô ni nay gặp lúc thời buổi đói kém, khất thực khó được, không đủ no nên nay con theo Ni tăng xin yết ma tới lui và dừng ở bên nhà cha mẹ. Cúi xin Ni tăng cho con tên yết ma tới lui và dừng ở bên nhà cha mẹ, xin thương xót (ba lần). Ni tăng bạch nhị yết ma cho, khi Ni tăng tác pháp cho yết ma rồi thì Bí-sô ni được lui tới và dừng ở bên nhà cha mẹ một mình và tùy ý thọ thực không phạm. Sau khi thời thế được mùa sung túc trở lại thì không được một mình đến thọ thực nữa, nếu còn đến một mình thì phạm tội Việt pháp”. Cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “Thế tôn, nếu ni chuyển căn thì phải như thế nào?”, Phật nói: “đồng Cận viên và y theo hạ lạp cũ rồi đưa qua chùa Tăng”, lại hỏi: “nếu Tăng chuyển căn thì có được theo hạ lạp cũ rồi đưa qua chùa Ni hay không?”, Phật nói cũng đưa qua chùa Ni, lại hỏi: “nếu cả hai khi đưa qua chùa kia liền chuyển căn trở lại thì phải như thế nào?”, Phật nói: “cũng như trước đưa trả về chỗ cũ”, lại hỏi: “nếu họ chuyển căn đến lần thứ ba thì phải như thế nào?”, Phật nói: “nếu chuyển căn đến lần thứ ba thì họ không phải là Tăng ni, phải cho họ hoàn tục, không được cùng ở chung”, lại hỏi: “nếu Cầu tịch đang thọ Cận viên bỗng chuyển căn thì có thành thọ Cận viên không?”, Phật nói: “thành thọ Cận viên nhưng nên đưa họ đến trú xứ ni”, lại hỏi: “khi người đang thọ Cận viên nói tôi là người tục thì người này có thành thọ Cận viên không?”, Phật nói: “nếu người ấy thọ Cận viên rồi tự nói mình là người tục thì người ấy vẫn mất Cận viên, huống chi là đang thọ. Đây là dựa trên có tâm xả giới mà nói”. Nếu có Bí-sô muốn xả học xứ, tâm quyết định xả thì nên đối trước một Bí-sô chắp tay bạch: Cụ thọ nhớ nghó, tôi Bí-sô đối với pháp bất tịnh hạnh không thể phụng trì, tôi Bí-sô nay đối trước cụ thọ xin xả học xứ đã thọ, bỏ hình tướng xuất gia trở lại hình nghi thế tục, từ nay cụ thọ nên biết tôi là người tục. (ba lần) Nếu đối trước Bí-sô điên cuồng tâm loạn để xả học xứ thì không thành xả. Yết ma linh bố: Phật tại thành Thất-la-phiệt, lúc đó có nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca… ưa tranh tụng, ở trong chúng thường ưa tranh cãi khiến Tăng không được an lạc trụ, sự cạnh tranh nhân đây triển chuyển tăng trưởng. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên cho nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca yết ma Linh bố, nếu có ai giống như thế cũng nên cho yết ma Linh bố. Có năm duyên nếu cho yết ma Linh bố thì yết ma này phi pháp phi luật và Tăng phạm tội Việt pháp, đó là không gạn hỏi, không cho ức niệm, việc đó không thật, không tự ngôn và không hiện tiền. Ngược lại nếu trước có gạn hỏi, cho ức niệm, việc đó là thật, có tự ngôn và hiện tiền thì yết ma Linh bố này là như pháp như luật và Tăng cho yết ma không có lỗi. Một Bí-sô trong Tăng tác pháp yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca… ưa tranh tụng, ở trong chúng thường ưa tranh cãi khiến Tăng không được an lạc trụ, sự cạnh tranh nhân đây triển chuyển tăng trưởng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca yết ma Linh bố. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca… ưa tranh tụng, ở trong chúng thường ưa tranh cãi khiến Tăng không được an lạc trụ, sự cạnh tranh nhân đây triển chuyển tăng trưởng. Tăng nay cho nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca yết ma Linh bố, các cụ thọ chấp thuận cho nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca yết ma Linh bố thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba). Tăng đã chấp thuận cho nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca yết ma Linh bố xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy. Khi Tăng đã cho yết ma Linh bố rồi thì nhóm Bí-sô này không được cho người thọ Cận viên…, sau đó nhóm Bí-sô này ở trong Tăng hiện tướng cung kính, không khinh mạn và mong cầu cứu bạt, theo Tăng xin yết ma thu nhiếp và hứa là sẽ dứt hẳn việc tranh cãi này. Các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên cho nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca yết ma thu nhiếp, nếu có ai giống như thế cũng nên cho yết ma thu nhiếp. Có năm pháp sau khi cho yết ma Linh bố rồi, nếu chưa cho yết ma thu nhiếp thì không nên cho: một là dựa vào vua, hai là dựa vào quan, ba là dựa vào người khác, bốn là dựa vào ngoại đạo, năm là dựa vào Tăng. Lại có năm pháp không cho yết ma thu nhiếp: một là thừa sự ngoại đạo, hai là ưa thân gần bạn ác, ba là cúng dường ngoại đạo, bốn là không muốn cùng Tăng hòa hợp, năm là không muốn ở chung với Tăng. Lại có năm pháp không nên cho yết ma thu nhiếp: một là mắng Bí-sô, hai là sân hận, ba là quở trách, bốn là làm việc không nên làm, năm là không tu tập học xứ của Bí-sô. Ngược lại nếu có năm pháp thì nên cho yết ma thu nhiếp: một là ở trong Tăng hiện tướng cung kính, không khinh mạn; hai là cầu mong cứu bạt; ba là tự thân thường kính lễ; bốn là ở trong giới thỉnh cầu thu nhiếp; năm là tự nói sẽ dứt hẳn việc tranh cãi này, không làm nữa. Lại Có năm pháp sau khi cho yết ma Linh bố rồi, nếu chưa cho yết ma thu nhiếp thì nên cho: một là không dựa vào vua, hai là không dựa vào quan, ba là không dựa vào người khác, bốn là không dựa vào ngoại đạo, năm là không dựa vào Tăng. Lại có năm pháp nên cho yết ma thu nhiếp: một là không thừa sự ngoại đạo, hai là không thân gần bạn ác, ba là không cúng dường ngoại đạo, bốn là muốn cùng Tăng hòa hợp, năm là muốn ở chung với Tăng. Lại có năm pháp nên cho yết ma thu nhiếp: một là không mắng Bí-sô, hai là không sân hận, ba là không quở trách, bốn là làm việc nên làm, năm là thường tu tập học xứ của Bí-sô. Nếu thấy người kia đã được điều phục rồi thì Tăng nên cho yết ma thu nhiếp, Tác pháp xin như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng vân tập, tác tiền phương tiện, nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca đến trong Tăng bạch xin: Đại đức Tăng lắng nghe, nhóm Bí-sô chúng con là Bán đậu lô khấu đắc ca… ưa tranh tụng, ở trong chúng thường ưa tranh cãi khiến Tăng không được an lạc trụ, sự cạnh tranh nhân đây triển chuyển tăng trưởng nên Tăng đã cho chúng con yết ma Linh bố. Sau khi Tăng cho chúng con yết ma Linh bố, chúng con ở trong Tăng hiện tướng cung kính, không khinh mạn và mong cầu cứu bạt, theo Tăng xin yết ma thu nhiếp và hứa là sẽ dứt hẳn việc tranh cãi này… Cúi xin Tăng cho chúng con yết ma thu nhiếp, xin thương xót (ba lần) Một Bí-sô trong Tăng tác pháp yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca… ưa tranh tụng, ở trong chúng thường ưa tranh cãi khiến Tăng không được an lạc trụ, sự cạnh tranh nhân đây triển chuyển tăng trưởng nên Tăng đã cho yết ma Linh bố. Sau đó nhóm Bí-sô này ở trong Tăng hiện tướng cung kính, không khinh mạn và mong cầu cứu bạt, theo Tăng xin yết ma thu nhiếp và hứa là sẽ dứt hẳn việc tranh cãi này. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca yết ma thu nhiếp, giải yết ma Linh bố. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca… ưa tranh tụng, ở trong chúng thường ưa tranh cãi khiến Tăng không được an lạc trụ, sự cạnh tranh nhân đây triển chuyển tăng trưởng nên tăng đã cho yết ma Linh bố. Sau đó nhóm Bí-sô này ở trong Tăng hiện tướng cung kính, không khinh mạn và mong cầu cứu bạt, theo Tăng xin yết ma thu nhiếp và hứa là sẽ dứt hẳn việc tranh cãi này. Tăng nay cho nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca yết ma thu nhiếp, giải yết ma Linh bố. Các cụ thọ chấp thuận cho nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca yết ma thu nhiếp, giải yết ma Linh bố thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba) Tăng đã chấp thuận cho nhóm Bí-sô Bán đậu lô khấu đắc ca yết ma thu nhiếp, giải yết ma Linh bố xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạêng, việc này xin nhớ giữ như vậy.  <卷>QUYỂN 8 Yết ma chiết phục: Lúc đó có Bí-sô Thắng diệu thường phạm tội Chúng giáo, các Bí-sô tác yết ma cho hành biệt trụ, từ biệt trụ ban đầu cho đến trùng thu (Bổn nhật trị) và Ma na đỏa, nhưng Bí-sô này cứ tái phạm hoài, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên tác yết ma chiết phục cho Bí-sô Thắng diệu, nếu có ai giống như thế cũng nên cho yết ma chiết phục. Tác pháp yết ma như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô Thắng diệu thường phạm tội Chúng giáo, các Bí-sô tác yết ma cho hành biệt trụ, từ biệt trụ ban đầu cho đến trùng thu (Bổn nhật trị) và Ma na đỏa, nhưng Bí-sô này cứ tái phạm hoài. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Thắng diệu yết ma chiết phục. Bạch như vậy. Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô Thắng diệu thường phạm tội Chúng giáo, các Bí-sô tác yết ma cho hành biệt trụ, từ biệt trụ ban đầu cho đến trùng thu (Bổn nhật trị) và Ma na đỏa, nhưng Bí-sô này cứ tái phạm hoài. Tăng nay cho Bí-sô Thắng diệu yết ma chiết phục, các cụ thọ chấp thuận cho Bí-sô Thắng diệu yết ma chiết phục thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói.… như thế bạch tứ yết ma cho đến câu việc này xin nhớ giữ như vậy. Phật nói: “ta nay nói hành pháp nên làm của Bí-sô bị chiết phục là không được cho người khác xuất gia thọ Cận viên… nếu không tuân theo các hành pháp này thì phạm tội Việt pháp. Nếu ở trong Tăng hiện tướng cung kính, không khinh mạn và mong cầu cứu bạt, theo Tăng xin yết ma thu nhiếp và hứa là sẽ không tái phạm thì Tăng nên cho yết ma thu nhiếp như trong yết ma Linh bố đã nói”. Yết ma khu tẫn: Lúc đó cụ thọ A thấp bạc ca bổ nại phạt tố ở trú xứ trên núi Chỉ sá làm hạnh xấu, nhơ nhà người như cùng người nữ ngồi chung giường, ăn chung mâm… rất nhiều việc không phải hạnh Sa môn như thế, khiến cho dân chúng sống nơi đây mất lòng tín kính, không những đối với các Bí-sô này mà cả đối với các Bí-sô khác. Cụ thọ A-nan đem việc này bạch Phật, Phật nói: “thầy hãy cùng các Bí-sô đến núi Chỉ sá tác yết ma khu tẫn cho Bí-sô A thấp bạc ca bổ nại phạt tố. Khi sắp đến núi, các Bí-sô nên tập họp lại tác pháp sai một Bí-sô đủ năm đức lên núi gạn hỏi nhóm Bí-sô ở trên núi. Tác pháp sai như sau: Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể lên núi Chỉ sá gạn hỏi nhóm Bí-sô A thấp bạc ca bổ nại phạt tố đã làm hạnh xấu, nhơ nhà người. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô này lên núi Chỉ sá gạn hỏi nhóm Bí-sô trên núi. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Khi lên đến núi nên trải tòa, đánh kiền chùy nhóm tăng, Bí-sô được sai này nên gạn hỏi nhóm Bí-sô A thấp bạc ca bổ nại phạt tố, nếu họ đáp những điều gạn hỏi đều là thật thì Tăng nên tác yết ma khu tẫn cho họ, tác pháp yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, nhóm Bí-sô A thấp bạc ca bổ nại phạt tố… làm hạnh xấu, nhơ nhà người như cùng người nữ ăn chung mâm, ngồi chung giường… rất nhiều việc không phải hạnh Sa môn, khiên người tục mất lòng tín kính. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác yết ma khu tẫn cho nhóm Bí-sô A thấp bạc ca bổ nại phạt tố… Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Nhóm Bí-sô bị khu tẫn này phải tuân theo các hành pháp như không được cho người khác xuất gia thọ Cận viên…, nếu ở trong Tăng hiện tướng cung kính, không khinh mạn và mong cầu cứu bạt, theo Tăng xin yết ma thu nhiếp và hứa là sẽ dứt hẳn việc làm hạnh xấu nhơ nhà người này, lúc đó Tăng nên cho họ yết ma thu nhiếp như trong trường hợp trên đã nói”. Yết ma cầu tạ: Lúc đó Bí-sô Thắng thượng ở trong tụ lạc nói lời xúc phạm trưởng giả Tạp sắc, trưởng giả bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên tác yết ma cầu tạ cho Bí-sô Thắng thượng, nếu có ai giống như thế cũng nên cho yết ma cầu tạ. Tác yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Thắng thượng tại tụ lạc đã nói lời xúc phạm trưởng giả Tạp sắc. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Thắng thượng yết ma cầu tạ. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Tăng tác yết ma cầu tạ cho Bí-sô này xong thì Bí-sô này phải thuận theo lời Tăng dạy mà làm, nếu làm trái thì phạm tội Việt pháp. Nếu ở trong Tăng hiện tướng cung kính, không khinh mạn và mong cầu cứu bạt, theo Tăng xin giải yết ma này và hứa là sẽ dứt hẳn việc xúc phạm người tục như thế nữa thì Tăng nên cho giải yết ma. Tăng bảo Bí-sô này: “thầy nên đến chỗ trưởng giả cầu sám tạ, nếu trưởng giả tha thứ thì Tăng mới cho giải yết ma. Cho đến xúc phạm bốn chúng khác cũng vậy, Bí-sô ni nếu xúc phạm người tục và bốn chúng khác cũng nên cho yết ma cầu tạ giống như trường hợp Bí-sô”. Yết ma không thấy tội: Lúc đó Bí-sô Xiển đà phạm tội, các Bí-sô hỏi có thấy tội không, đáp là không thấy tội, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên tác yết ma không thấy tội xả trí cho Bí-sô Xiển đà, nếu có ai giống như thế cũng nên cho yết ma không thấy tội xả trí. Tác pháp yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Xiển đà phạm tội, khi bị gạn hỏi đáp là không thấy tội. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác yết ma không thấy tội xả trí cho Bí-sô Xiển đà. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Khi cho giải yết ma này cũng như các trường hợp trên, chỉ khác ở chỗ là tự nói đã thấy tội. Nếu Bí-sô Xiển đà đã thấy tội mà không chịu như pháp sám hối thì Tăng nên tác yết ma không sám tội xả trí, cho đến giải yết ma này cũng giống như trên, chỉ khác ở chỗ là tự nói đã như pháp sám hối tội này”. Yết ma bất xả ác kiến: Lúc đó Bí-sô Vô tướng tự sanh ác kiến nói rằng: “như Phật đã dạy pháp chướng ngại không nên tập hành, nhưng tôi biết khi tập hành chẳng phải là chướng ngại”, nhiều Bí-sô nghe biết đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “các thầy nên can riêng Bí-sô này”. Khi được can riêng, Bí-sô Vô tướng vẫn cố chấp không bỏ nói rằng: “những gì tôi nói là thật, những lời khác đều là hư vọng”. Các Bí-sô can riêng không được bèn đến bạch Phật, Phật nói: “các thầy nên tác pháp Bạch tứ yết ma can Bí-sô kia như sau; đánh kiền chùy tập họp chúng, sau đó một Bí-sô bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Vô tướng này tự sanh ác kiến nói rằng: như Phật đã dạy pháp chướng ngại không nên tập hành nhưng khi tập hành tôi biết chẳng phải là pháp chướng ngại. Các Bí-sô tác pháp can riêng như Bí-sô này cố chấp không chịu bỏ ác kiến còn nói rằng: những gì tôi nói là thật, những lời khác đều là hư vọng. Các Bí-sô can rằng: “này Vô tướng, thầy chớ nói lời này: như Phật đã dạy pháp chướng ngại… giống như đoạn văn trên cho đến chẳng phải là chướng ngại. Thầy chớ nên phỉ báng Thế tôn, phỉ báng Thế tôn là không tốt, nếu Thế tôn không nói là pháp chướng ngại thì chẳng phải là pháp chướng ngại; nhưng nếu Thế tôn đã dùng các phương tiện nói là pháp chướng ngại, nếu tập hành nhất định là pháp chướng ngại. Thầy nên bỏ ác kiến này đi. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, nay Tăng cho Bí-sô Vô tướng pháp yết ma không bỏ ác kiến xả trí. Cho đến khi nào Bí-sô kia chưa chịu bỏ ác kiến thì Tăng không nên cùng nói chuyện, vì đây là là kẻ đáng ghét, cực ác như Chiên-đà-la. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Sau khi Tăng tác yết ma này rồi, Bí-sô Vô tướng vẫn cố chấp không bỏ, Phật nói: “từ khi tác bạch cho đến yết ma lần thứ hai xong mà không chịu bỏ ác kiến này thì phạm tội Ác tác, đến khi yết ma lần thứ ba xong mà không chịu bỏ thì phạm Ba-dật-đề”. Yết ma tẫn Cầu tịch ác kiến: Lúc đó Bí-sô Ô-ba-nan-đà có hai đệ tử tên là Lợi thích và Trưởng đại. Ở trú xứ khác có nhiều Bí-sô đến cùng ở chung với hai Cầu tịch này, cùng đùa giỡn, cùng trạo cử xúc chạm lẫn nhau. Sau đó các Bí- sô này khởi tâm truy hối, sám hối các tội đã phạm rồi phát tâm dõng mãnh đoạn trừ các hoặc và chứng được quả thù thắng. Hai Cầu tịch này thấy vậy liền phát sanh ác kiến nói rằng: “các Bí-sô này trước kia cùng tôi làm việc phi pháp như vậy, tại sao hôm nay lại chứng được quả tăng thượng, dựa vào nhân duyên này tôi biết lời Phật dạy Dục là pháp chướng đạo nhưng khi tập hành chẳng phải là chướng đạo”, các Bí-sô nghe rồi đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “hai cầu tịch này nói lời phi lý, các thầy nên tác pháp can riêng để hiểu dụ họ”. Khi được can riêng, hai Cầu tịch này vẫn cố chấp không chịu bỏ ác kiến, còn nói rằng: “chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là hư vọng”, các Bí-sô bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “các thầy nên bạch tứ yết ma chánh can hai cầu tịch như sau: đánh kiền chùy, tập họp chúng, bảo hai cầu tịch ở chỗ mắt thấy tai không nghe rồi sai một Bí-sô bạch tứ yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, hai cầu tịch Lợi thích và Trưởng đại này tự khởi ác kiến nói rằng: tôi biết lời Phật dạy… giống như đoạn văn trên. Khi các Bí-sô tác pháp can riêng, hai cầu tịch này cố chấp không bỏ còn nói rằng: chỉ việc này là thật, ngoài ra đều là hư vọng. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, nay Tăng tác pháp Bạch tứ yết ma để hiểu dụ khiến cho bỏ việc này như sau: “này hai cầu tịch, chớ nên nói rằng… giống như đoạn văn trên cho đến câu hai ngươi nên bỏ ác kiến này đi. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Sau khi tác yết ma tẫn xong, các Bí-sô không biết đối xử với hai Cầu tịch như thế nào, Phật nói: “các Bí-sô không nên ở chung và ngủ chung phòng với họ, ai làm trái thì phạm tội Việt pháp”. Yết ma thu nhiếp: Lúc đó các Bí-sô ở Phệ xá ly cùng chúng Bí-sô ở Cao chiêm phược ca, sau khi được bản tâm liền đến bạch Phật: “Thế tôn, chúng con nay muốn hòa hợp”, Phật nói: “lành thay, này các Bí-sô, nếu Tăng bị phá mà làm cho hòa hợp trở lại thì phước đức nhiều vô lượng vô biên. Như đầu sợi lông bị chẻ ra trăm phần rồi làm cho hợp nhau lại là việc rất khó làm, Tăng đã bị phá mà làm cho hòa hợp trở lại là việc càng khó làm hơn. Từ nay các Bí-sô bị xả trí được theo Tăng xin yết ma thu nhiếp, bạch xin như sau: Đại đức tăng lắng nghe, do chúng con là người đứng đầu gây ra đấu tranh, khiến cho Tăng không hòa hợp; việc tranh luận chưa sanh làm cho phát sanh, đã sanh rồi thì nhân đây tăng trưởng. Khi được can ngăn, chúng con còn chống cự lại, hoặc nói có tội hoặc nói không tội, hoặc nói nên xả, hoặc nói không nên xả, hoặc nói có phạm, hoặc nói không phạm… nên Tăng đã tác yết ma xả trí, khu xích chúng con. Sau đó chúng con ở trong Tăng hiện tướng cung kính, không khinh mạn và mong cầu cứu bạt, theo Tăng xin yết ma thu nhiếp và hứa là sẽ dứt hẳn việc tranh cãi này. Cúi xin Tăng cho chúng con yết ma thu nhiếp, xin thương xót (ba lần). Một Bí-sô trong Tăng tác pháp yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, các Bí-sô này tên là người đứng đầu gây ra đấu tranh, khiến cho Tăng không hòa hợp; việc tranh luận chưa sanh làm cho phát sanh, đã sanh rồi thì nhân đây tăng trưởng. Khi được can ngăn, các Bí-sô này còn chống cự lại, hoặc nói có tội hoặc nói không tội, hoặc nói nên xả, hoặc nói không nên xả, hoặc nói có phạm, hoặc nói không phạm… nên Tăng đã tác yết ma xả trí, khu xích các Bí-sô này. Sau đó các Bí-sô này ở trong Tăng hiện tướng cung kính, không khinh mạn và mong cầu cứu bạt, theo Tăng xin yết ma thu nhiếp và hứa là sẽ dứt hẳn việc tranh cãi này. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho các Bí-sô này yết ma thu nhiếp, giải yết ma xả trí. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma cho cùng Tăng hòa hợp: Phật nói: “nay ta sẽ nói hành pháp của Bí-sô được giải xả trí: Bí- sô này nên theo Tăng xin cùng Tăng hòa hợp, bạch xin như sau: Đại đức tăng lắng nghe, tôi Bí-sô là người đứng đầu gây ra tranh cãi khiến cho Tăng không hòa hợp trụ nên Tăng đã cho tôi yết ma xả trí. Sau khi bị xả trí, tôi biết cải hối và hứa sẽ dưtù hẳn việc tranh cãi này, đã theo Tăng xin giải yết ma xả trí, Tăng đã giải yết ma xả trí cho tôi. Nay tôi theo Tăng xin cùng Tăng hòa hợp, cúi xin Tăng cho tôi cùng hòa hợp, xin thương xót (ba lần). Một Bí-sô trong Tăng tác pháp yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô này là người đứng đầu gây ra tranh cãi khiến cho Tăng không hòa hợp trụ nên Tăng đã cho Bí-sô này yết ma xả trí. Sau khi bị xả trí, Bí-sô này biết cải hối và hứa sẽ dưtù hẳn việc tranh cãi này, đã theo Tăng xin giải yết ma xả trí, Tăng đã giải yết ma xả trí cho Bí-sô này, nay Bí-sô này theo Tăng xin cùng Tăng hòa hợp. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô này cùng Tăng hòa hợp. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma cho cùng Tăng hòa hợp trưởng tịnh: Phật dạy: “nay ta sẽ nói hành pháp của Bí-sô đã được cùng Tăng hòa hợp: Bí-sô này nên theo Tăng xin cùng Tăng hòa hợp trưởng tịnh, bạch xin như sau: Đại đức tăng lắng nghe, tôi Bí-sô là người đứng đầu gây ra tranh cãi khiến cho Tăng không hòa hợp trụ nên Tăng đã cho tôi yết ma xả trí. Sau khi bị xả trí, tôi biết cải hối và hứa sẽ dưtù hẳn việc tranh cãi này, đã theo Tăng xin giải yết ma xả trí, Tăng đã giải yết ma xả trí cho tôi. Tôi đã theo Tăng xin cùng Tăng hòa hợp, Tăng đã yết ma cho tôi cùng Tăng hòa hợp, nay tôi theo Tăng xin cùng Tăng hòa hợp trưởng tịnh.Cúi xin Tăng cho tôi cùng Tăng hòa hợp trưởng tịnh, xin thương xót (ba lần). Một Bí-sô trong Tăng tác pháp yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô này là người đứng đầu gây ra tranh cãi khiến cho Tăng không hòa hợp trụ nên Tăng đã cho Bí-sô này yết ma xả trí. Sau khi bị xả trí, Bí-sô này biết cải hối và hứa sẽ dưtù hẳn việc tranh cãi này, đã theo Tăng xin giải yết ma xả trí, Tăng đã giải yết ma xả trí cho Bí-sô này. Bí-sô này đã theo Tăng xin cùng Tăng hòa hợp, Tăng đã cho Bí-sô này cùng Tăng hòa hợp, nay Bí-sô này theo Tăng xin cùng Tăng hòa hợp trưởng tịnh. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô này cùng Tăng hòa hợp trưởng tịnh. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Sau khi Tăng cho cùng Tăng hòa hợp trưởng tịnh rồi, Bí-sô này nên cùng Tăng làm trưởng tịnh, hòa hợp trưởng tịnh là kiết tường, nếu làm trái thì phạm tội Việt pháp. Lúc đó có Bí-sô bịnh nặng, không có người chăm sóc, các Bí-sô không biết nên cử ai làm người khán bịnh, Phật nói: “từ Thượng tòa cho đến người nhỏ nhất đều nên khán bịnh”, cả chúng vâng lời Phật dạy đều đến thăm bịnh, Phật nói: “không nên đồng loạt đến, nên luân phiên đến thăm bịnh. Khi đến chỗ người bịnh nên thăm hỏi bịnh tình của họ, nếu người bịnh không nói được thì nên hỏi trước người khán bịnh để biết bịnh tình của người bịnh, ai làm trái thì phạm tội Việt pháp”. Lúc đó có người bịnh nghèo và người khán bịnh cũng nghèo nên không thể lo liệu thuốc thang, Phật nói: “nếu người bịnh có thân đệ tử, đệ tử y chỉ hoặc Thân giáo sư hay Quỹ phạm sư thì người khán bịnh nên theo họ xin giúp đỡ, nếu họ cũng không có thì nên ở trong kho của Tăng lấy thuốc hoặc tiền thuốc để cung cấp cho người bịnh, ai làm trái thì phạm tội Việt pháp”. Cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “như Phật đã dạy gặp người bịnh nên cung cấp, vậy nên dùng vật gì để cung cấp?”, Phật nói: “chỉ trừ tánh tội, các vật thanh tịnh khác đều tùy ý cung cấp”. Lúc đó có Bí-sô bịnh kiết lî, Bí-sô trẻ tuổi làm người khán bịnh, khi đến thăm hỏi người bịnh đều kính lễ; sau đó có vị lớn đến thăm bịnh, người bịnh phải ngồi dậy kính lễ, do dây nên té ngã. Phật nói: “thân người bịnh bất tịnh không nên kính lễ họ, được kính lễ người bịnh cũng không nên thọ và cũng không nên kính lễ người khác. Ai làm trái thì phạm tội Việt pháp”. Cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “như Phật đã dạy người không thanh tịnh không nên thọ người lễ kính, cũng không kính lễ người khác. Thế tôn, có mấy loại bất tịnh ô uế?”, Phật nói: “có hai: một là cắn nhai bất tịnh, hai là ô uế bất tịnh. Cắn nhai bất tịnh tức là khi đang xỉa răng, đánh răng; khi đang ăn các loại thức ăn và sau khi ăn xong chưa có súc miệng sạch thì đều gọi là bất tịnh. Ô uế bất tịnh là sau khi đại tiểu tiện, khi đang quét dọn chỗ bất tịnh và sau khi cạo tóc xong mà chưa tắm rửa hoặc rửa tay chân sạch sẽ thì đều gọi là bất tịnh. Khi đang bất tịnh như vậy mà thọ người lễ kính hay kính lễ người thì đều phạm Ác tác”. Lúc đó Lục chúng Bí-sô tự ỷ mình có tuổi hạ cao hơn nên vào nhà ăn bảo Bí-sô khác đang ăn đứng dậy đi chỗ khác cho mình ngồi, Phật nói: “không nên, dưới cho đến thọ dược hay thọ muối cũng đều không được giành chỗ, đuổi người đi chỗ khác. Ai làm thế thì phạm tội Việt pháp, nhưng khi thọ thực các Bí-sô cũng nên biết theo thứ lớp tuổi hạ để ngồi theo thứ lớp, ai không ngồi thọ thực theo thứ lớp thì phạm tội Việt pháp”. Như Phật dạy tẩy tịnh thắng nghóa có ba, đó là tẩy thân, tẩy lời nói và tẩy tâm. Trong đây chỉ nói về tẩy thân là muốn trừ mùi hôi trên thân để được an lạc trụ. Lúc đó do có ngoại đạo ôm lòng kiêu mạn về sạch sẽ, thấy ai trụ trong pháp sạch sẽ thì mới sanh lòng tin. Tôn giả Xá-lợi-phất muốn cho ngoại đạo này từ trong giáo pháp của Phật khởi tâm tín kính, bỏ tà theo chánh nên đối trước ngoại đạo này dùng pháp tẩy tịnh để thu phục, khiến cho ngoại đạo này trụ nơi Sơ quả. Phật bảo các Bí-sô: “hãy theo pháp tẩy tịnh như pháp của tôn giả Xá-lợi-phất mà tẩy tịnh. Khi đi đại tiện nên cầm theo bình nước đến nhà xí, khi sắp vào nhà xí nên cởi y treo trên sào, kế lấy mười lăm cục đất để bên ngoài gần chỗ rửa, cầm ba cục đất cùng vật lau thân và bình nước rửa vào trong nhà xí rồi đóng cửa lại. Khi đại tiện xong, lau thân dưới xong, tẩy tịnh bằng ba cục đất rồi rửa sạch tay trái ba lần, kẹp bình dưới nách trái, dùng tay phải đẩy cửa rồi cầm bình nước kẹp dưới nách trái đi đến chỗ rửa. Kế dùng bảy cục đất để tẩy tịnh tay trái rồi dùng những cục còn lại để tẩy tịnh cả hai tay, cục đất cuối cùng dùng để chùi bình nước rửa, sau đó đến chỗ rửa rửa sạch tay chân rồi cầm lấy y trở về phòng lấy nước sạch súc miệng. Ai không theo pháp tẩy tịnh trên thì phạm tội Việt pháp”. Lúc đó Lục chúng Bí-sô dựa theo tuổi hạ để giành vào nhà xí trước, Phật nói: “nơi chỗ đại tiểu tiện không cần dựa theo tuổi hạ, ai đến trước thì vào trước, ai làm trái thì phạm tội Việt pháp. Nếu vào nhà xí rồi không được cố ý ở lâu trong đó để làm trở ngại người đến sau, ai cố ý làm thế thì phạm tội Việt pháp”. Lúc đó có Bí-sô im lặng vào nhà xí, không báo cho người đã vào trước biết, người trong nhà xí đang lộ hình nên sanh hổ thẹn, Phật nói: “muốn vào nhà xí nên khảy móng tay hay tằng hắng cho người bên trong biết, nếu im lặng vào thì phạm tội Việt pháp”. Lúc đó có Bí-sô đại tiểu tiện dưới cây hoa, cây ăn trái, Phật nói: “không nên, ai làm thế thì phạm tội Việt pháp, đại tiểu tiện duới bụi gai thì không lỗi”. Lúc đó có Bí-sô bịnh sau khi dùng Tô để trị, vẫn bị bịnh khát bức não nên đến hỏi thầy thuốc, thầy thuốc bảo dùng trái Am-một-la. Phật nói: “có năm loại trái cây: một là A lê đắc chỉ, hai là Tỳ bì đắc ca, ba là Am-một-la, bốn là Mật lật giả, năm là Tất bạt lợi. Năm loại trái này vào thời hay phi thời, bịnh hay không bịnh đều được tùy ý dùng”. Như Phật đã khai cho người ở nước biên phương dùng ngọa cụ da, sau đó do Ô-ba-nan-đà ở trung phương nên Phật chế ngăn trở lại, sau đó ở tại nhà thế tục lại khai cho ngồi trên ngọa cụ da. Cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: như Phật đã dạy không nên ngồi trên da của năm loài thú, còn da của các loài thú khác thì được, vậy nên dùng để ngồi với kích lượng là bao nhiêu? Phật đáp: nên dùng kích lượng vừa bằng chỗ ngồi. Lại hỏi: nếu dùng để lót nằm thì nên dùng kích lượng là bao nhiêu? Phật đáp: nên dùng kích lượng vừa bằng chỗ nằm. Phật đã chế Bí-sô không nên dùng da của năm loại thú có nanh vuốt, đó là voi có trí, ngựa có trí, sư tử, cọp và beo. Lúc đó Lục chúng Bí-sô dùng gân của các loại thú trên làm giày có lỗi như trên, Phật nói không nên; họ lại dùng da để vá giày, Phật nói: “đều không nên, như vậy nên biết các loại giày dép có che trước, che sau, hai bên và mũi giày nhọn, giày gai, giày ủng đều không nên mang. Ai mang thì phạm tội Việt pháp”. Lại hỏi: như Phật đã dạy không được dùng da của voi chúa làm giày, vậy da của các loài voi khác có được dùng làm giày không? Phật đáp: không được, vì các loài voi khác cũng có sức mạnh của ngà. Lại hỏi: như Phật đã dạy không được dùng da của Trí mã làm giày, vậy da của các loài ngựa khác có được dùng làm giày không? Phật đáp: không được, vì các loại ngựa khác cũng có sức mạnh khỏe để chạy. Lại hỏi: như Phật đã dạy không được dùng da của sư tử, cọp, báo làm giày, vậy da của các loài thú khác có được dùng làm giày không? Phật đáp: không được, vì các loài thú khác cũng có sức mạnh của móng vuốt. Sau đó có thợ săn tín kính đem da gấu đến cúng cho các Bí-sô, các Bí-sô không dám nhận; lại có Bí-sô bịnh tró đến thầy thuốc yêu cầu điều trị, thầy thuốc nói: “nên mang giày bằng da gấu thì bịnh được lành”, Bí-sô nói Phật chưa cho, thầy thuốc nói: “Thế tôn đại bi ắt sẽ khai cho”, Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “nếu bịnh thì được mang”, Bí-sô làm giày nhiều lớp khó tìm được da gấu, Phật nói: “nếu tìm không được thì nên làm một lớp rồi dùng lông lót bên trong đế giày thì được tùy ý mang”. Cụ thọ Ưu-ba-ly lại hỏi: “da của voi ngựa… kể trên là bất tịnh; vậy thịt, gân, xương và ngà có bất tịnh không?”, Phật nói đều bất tịnh, lại hỏi: “như Phật dạy nên dùng đãy lượt nước, không biết có mấy loại?”, Phật nói: “có năm loại, các Bí-sô nên cất chứa cái lượt nước. Lúc đó các Bí-sô không biết cái lượt nước có mấy loại, Phật nói: “có năm loại: Cái lượt nước lưới vuông: thông thường dùng chừng ba, hai hay một thước vải để làm cái lượt nước, nên làm hai lớp, vải nên dày và mịn để trùng không lọt qua được, nếu vải thưa mỏng thì không nên dùng. Pháp bình tức là bình âm dương. Quân trì: dùng vải bịt miệng bình rồi dùng dây cột nơi cổ bình, nhúng xuống nước cho nửa miệng bình nổi lên, nếu chìm ngập miệng bình thì nước sẽ không vào trong bình, chờ nước vào đầy bình mới lấy ra khỏi nước, vẫn phải xem kỹ có trùng hay không. Chước thủy la: cái lượt nước lưới tròn, hình thức tuy khác nhưng ý hộ trùng là giống nhau. Y giác la: không phải chéo y ca sa, mà là miếng vải vuông chừng một khuỷu tay bịt, cột vào miệng bình để lượt lấy nước khi cần”, lại hỏi: “Thế tôn, nếu không mang theo cái lượt nước thì có được đi ra ngoài chừng năm Câu lô xá để đến thôn khác hay chùa khác hay không?”, Phật nói: “không được, nếu biết đến nơi đó có thể cầu được cái lượt nước, không làm trở ngại công việc thì không phạm”, lại hỏi: “nếu không có cái lượt nước thì có nên đi lại trên bờ sông hay không?”, Phật nói: “nếu nước chảy xiết, không có dòng nước khác chảy vào thì cách năm dặm nên xem nước rồi mới dùng; nếu có dòng nước khác chảy vào thì khi dùng nước cũng phải xem kỹ; nếu nước sông không chảy xiết thì tùy chỗ nên xem kỹ”, lại hỏi: “nước đã lượt rồi mà không xem lại thì có được dùng hay không?”, đáp là không được; lại hỏi: “nước không lượt nhưng có xem kỹ thì có được dùng hay không?”, Phật nói: “nếu xem kỹ thấy không trùng thì được tùy ý dùng”; lại hỏi: “nước đã lượt và xem kỹ thì có được dùng hay không?”, đáp là không trùng thì được dùng. Lúc đó tôn giả A du suất mãn, A-ni-lư-đà dùng thiên nhãn nhìn nước, thấy trong nước có vô lượng chúng sanh, Phật nói: “không nên dùng thiên nhãn nhìn nước, có năm loại nước sạch (tịnh thủy) được uống dùng: Tăng già tịnh thủy: đại chúng sai một Bí-sô xem nước, khi vị này đang như pháp xem kỹ nước, một Bí-sô khác đến nói: “nước này Tăng đã lượt sạch rồi” thì uống dùng không phạm. Biệt nhân tịnh thủy: nếu biết Bí-sô kia đối với giới, kiến, oai nghi, chánh mạng đều thanh tịnh thì dùng nước của vị ấy không phạm. Lự la tịnh thủy: dùng cái lượt nước để lượt nước, không có trùng lọt qua, được dùng không phạm. Dũng tuyền tịnh thủy: ngay chỗ nước suối phun ra thì không có trùng. Tỉnh thủy tịnh thủy: khi múc nước giếng lên xem thấy trong sạch không có trùng, để đến sáng hôm sau thì được tùy ý lấy dùng”. Lúc đó có Bí-sô do chăm chú xem nước có trùng hay không nên mắt bị loạn thị, Phật bảo không nên nhìn quá lâu, chỉ nên bằng khoảng thời gian xe sáu con bò chở tre quay trở lại, trong khoảng thời gian tâm tịnh xem nước thì không phạm. Nếu nước có trùng, Bí-sô tưởng nước có trùng mà vẫn uống dùng thì phạm Ba-dật-đề; nước có trùng, nghi có trùng mà vẫn uống dùng, cũng phạm Ba-dật-đề; nước không trùng, tưởng có trùng mà uống dùng thì phạm Đột sắc ngật lý ca; nước không trùng, nghi có trùng mà uống dùng cũng phạm Đột sắc ngật lý ca; nước không trùng tưởng không trùng, uống dùng không phạm. 1 0. Duyên khởi về tăm xỉa răng: Sau khi Phật chế nên dùng tăm xỉa răng, các Bí-sô tùy ý đứng xỉa răng ở chỗ hiển lộ và chỗ qua lại sạch sẽ, Phật nói: “có ba việc nên làm ở chỗ khuất, đó là đại tiểu tiện và xỉa, đánh răng”. Lúc đó Lục chúng Bí-sô dùng loại tăm xỉa răng dài, Phật nói: “có ba loại tăm: dài, vừa và ngắn. Loại tăm dài chừng mười lóng tay, loại tăm ngắn chừng tám lóng, loại tăm vừa ở giữa hai loại trên”, sau khi xỉa đánh răng xong, các Bí- sô không có nạo lưỡi nên miệng vẫn hôi, Phật nói: “đánh răng rồi nên nạo lưỡi, Bí-sô được dùng bốn loại là đồng, sắt, du thạch và đồng đỏ để làm cây nạo lưỡi”, Bí-sô lại dùng cây nạo lưỡi bén nên làm lưỡi bị thương, Phật bảo không nên làm bén; lại tìm bốn loại trên không được, Phật bảo: “nên chẻ cây tăm xỉa răng ra làm hai, uốn cong lại để nạo lưỡi. Lại nữa, rửa sạch cây nạo lưỡi rồi mới vất bỏ, khi vất bỏ nên tằng hắng để cảnh giác người khác và bỏ nơi khuất, lấy đất bụi phủ lên. Ai làm trái thì phạm tội Việt pháp”.  CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÁCH NHẤT YẾT MA <卷>QUYỂN 9 Yết ma quở trách xúc não Tăng: Lúc đó Bí-sô Xiển đà ở trong chúng phạm nhiều tội mà không như pháp sám hối, các Bí-sô muốn cho Xiển đà được lợi ích an lạc trụ nên khuyên bảo Xiển đà như pháp sám hối, Xiển đà nói: “người nào phạm tội thì người đó sẽ như pháp sám hối, vì sao, vì các thầy xuất thân từ nhiều chủng tộc và dòng họ khác nhau, do Thế tôn của tôi chứng quả Chánh giác nên các thầy mới đến cầu xuất gia”. Xiển đà nói lời này để xúc não, các Bí-sô không biết phải làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên tác yết ma quở trách Xiển đà, nếu có ai giống như thế cũng nên cho yết ma quở trách, tập Tăng như thường làm rồi sai một Bí-sô tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng già lắng nghe, Bí-sô Xiển đà này tự thân phạm tội mà không như pháp sám hối. Các Bí-sô muốn cho Xiển đà được lợi ích an lạc trụ nên như pháp khuyên bảo, lại nói lời chống trái gây xúc não cho nhau. Nếu Tăng đúng thời đến, Tăng nên chấp thuận, nay Tăng tác pháp yết ma quở trách Bí-sô Xiển đà. Bạch như vậy. Đại đức tăng già lắng nghe, Bí-sô Xiển đà này tự thân phạm tội mà không như pháp sám hối. Các Bí-sô muốn cho Xiển đà được lợi ích an lạc trụ nên như pháp khuyên bảo, lại còn nói lời chống trái gây xúc não cho nhau. Nay Tăng tác pháp quở trách Xiển đà về tội chống trái lời dạy xúc não nhau. Các cụ thọ chấp thuận việc quở trách Xiển đà này về tội chống trái lời dạy xúc não nhau thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba). Tăng đã chấp thuận quở trách Xiển đà về tội chống trái lời dạy xúc não nhau xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, nay tôi xin nhớ giữ như vậy. Xiển đà bị Tăng tác yết ma quở trách rồi liền suy nghó: “đây là lỗi của ta, do ta nói lời chống trái mọi người”, bèn nói kệ: “Những người có trí huệ, Khéo giữ bốn thứ ngữ, Xem chim trong rừng núi, Hay hót nên bị nhốt”. Lại suy nghó: “nay ta nên im lặng không nói”. Thời gian sau Xiển đà lại phạm tội, các Bí-sô muốn cho Xiển đà được lợi ích an lạc trụ nên khuyên bảo Xiển đà sám hối, Xiển đà im lặng không nói để xúc não các Bí-sô, cho đến lần thứ hai, lần thứ ba cũng im lặng để xúc não như vậy. Các Bí-sô thiểu dục liền chê trách rồi bạch Phật, Phật bảo các Bí- sô: “nên tác pháp quở trách Xiển đà về tội im lặng để xúc não, nếu có ai giống như vậy cũng tác pháp quở trách, tập Tăng như thường làm rồi sai một Bí-sô tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng già lắng nghe, Bí-sô Xiển đà này tự thân phạm tội mà không như pháp sám hối, các Bí-sô muốn cho Xiển đà được lợi ích an lạc trụ nên khuyên bảo sám hối, Xiển đà lại im lặng để xúc não các Bí-sô. Nếu Tăng đúng thời đến, Tăng chấp thuận, nay Tăng tác pháp quở trách Xiển đà về tội im lặng để xúc não. Bạch như vậy. Đại đức tăng già lắng nghe, Xiển đà này tự thân phạm tội… như đoạn văn trên cho đến câu im lặng để xúc não. Nay tăng quở trách Xiển đà về tội im lặng xúc não, các cụ thọ chấp thuận Tăng quở trách Xiển đà về tội im lặng xúc não thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba). Tăng đã chấp thuận quở trách Xiển đà về tội im lặng xúc não xong rồi, tăng chấp thuận vì im lặng, nay tôi xin nhớ giữ như vậy. Thời gian sau Xiển đà lại phạm tội, các Bí-sô cũng như trước khuyên bảo sám hối, Xiển đà hoặc nói hoặc im lặng để xúc não, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “nếu nói lời chống trái để xúc não Tăng thì phạm Ba-dật-đề, im lặng xúc não Tăng cũng phạm Ba-dật-đề, nếu xúc não cá nhân thì phạm tội Ác tác”. Yết ma cho phú bát: Lúc đó Lật cô tỳ tử tên Thiện hiền vì bị ác tri thức mê hoặc nên nói lời vu báng Bí-sô Thật-lực-tử là phạm Ba la thị ca, các Bí-sô bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “Lật cô tỳ tử kia nói lời vu báng, khi dối; các thầy nên làm yết ma phú bát cho ông ta, nếu có ai giống như vậy, Tăng cũng nên làm yết ma phú bát. Tác pháp như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng tập họp, trong Tăng nên sai một Bí-sô tác bạch yết ma: Đại đức tăng lắng nghe, Lật cô tỳ tử Thiện hiền đã đem pháp Ba la thị ca không căn cứ vu báng cho Bí-sô thanh tịnh Thật-lực-tử. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay tác yết ma phú bát cho Thiện hiền. Bạch như vậy. Yết ma cho ngưỡng bát: Sau khi Tăng tác yết ma phú bát xong, các Bí-sô không biết phải làm sao, Phật nói: “từ nay các Bí-sô không nên đến nhà Thiện hiền cho đến không thuyết pháp cho nghe nữa”, Thiện hiền nghe biết việc này sanh tâm hổ thẹn đến gặp Phật nên nói rằng: “trước kia con nói lời vu báng rằng: “Bí-sô Thật-lực-tử không biết xấu hổ, hành phi pháp, đã cùng vợ của con hành dâm, làm hạnh bất tịnh, phạm Ba la thị ca”, đó là do hai Bí-sô kia dạy con nói, không phải là ý của con”, Phật bảo các Bí- sô: “Thiện hiền tuy vu báng nhưng vốn không phải là ý mình, các thầy nên tác pháp yết ma ngưỡng bát cho ông ta. Nếu có ai giống như vậy, Tăng cũng nên cho yết ma ngưỡng bát. Tác pháp như sau: trải tòa, đánh kiền chùy, Tăng tập họp; sau khi Tăng tập họp, nên bảo Thiện hiền đến trước vị Thượng tòa chắp tay bạch như sau: Đại đức tăng lắng nghe, con tên Thiện hiền do bị ác tri thức dối hoặc nên đã đem pháp Ba la thị ca không căn cứ vu báng cho Bí-sô thanh tịnh Thật-lực-tử. Do việc này, Tăng đã tác yết ma phú bát cho con, con nay theo Tăng xin yết ma ngưỡng bát. Cúi xin Tăng cho con yết ma ngưỡng bát, xin thương xót (ba lần) Kế đó nên đưa Thiện hiền đến chỗ chỉ thấy nhưng không nghe, đứng chắp tay. Một Bí-sô ở trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Lật cô tỳ tử Thiện hiền do bị ác tri thức dối hoặc nên đã đem pháp Ba la thị ca không căn cứ vu báng cho Bí-sô thanh tịnh Thật-lực-tử. Do việc này nên Tăng đã tác yết ma phú bát cho ông ta. Nay Thiện hiền biết lỗi sám hối, theo Tăng xin yết ma ngưỡng bát. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Thiện hiền yết ma ngưỡng bát. Bạch như vậy. Khi Tăng đã tác yết ma ngưỡng bát rồi thì các Bí-sô được đến nhà người ấy, được ngồi, được thọ thức ăn uống và được thuyết pháp cho họ”. Yết ma can Bí-sô tánh ác: Lúc đó Bí-sô Xiển Đà đã phạm tội mà không chịu như pháp sám hối, các Bí-sô thân hữu thấy vậy, vì muốn cho cụ thọ Xiển Đà được lợi ích an lạc nên khuyên rằng: “Thầy phạm tội nên như pháp sám hối”, cụ thọ Xiển Đà nói: “người nào phạm tội, người đó sẽ như pháp sám hối. Các thầy chớ đến nói với tôi là tốt hay xấu, tôi cũng không đến nói với các thầy là tốt hay xấu. Các thầy đừng khuyên can gì tôi, cũng đừng nói gì với tôi”, các Bí-sô không biết làm sao nên bạch Phật, bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô nên can riêng. Khi được can riêng, Xiển đà vẫn cố chấp không chịu bỏ, Phật nói: “các thầy nên bạch tứ yết ma can ngăn, nếu có người nào giống như thế cũng nên bạch tứ can như sau: trải tọa cụ, đánh kiền chùy, nhóm tăng như thường đã làm. Tăng nhóm rồi một Bí-sô tác bạch yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, cụ thọ Xiển Đà này, các Bí-sô đã như lời Phật dạy trong Giới kinh, như pháp như luật khuyên can sám hối, tự thân lại không chịu nghe lời khuyên can, còn nói rằng: các cụ thọ chớ đến nói với tôi tốt hay xấu; tôi cũng không nói các cụ thọ tốt hay xấu. Các cụ thọ đứng có khuyên can tôi, cũng đừng luận bàn về tôi nữa. Khi được can riêng Xiển đà vẫn chấp chặt lời đã nói trước kia, nói rằng: chỉ việc này là chân thật, các việc khác đều là hư vọng. Nếu Tăng đúng thời đến, Tăng chấp thuận, nay Tăng bạch tứ yết ma can ngăn Xiển đà. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma can phỉ báng Tăng: Khi Tăng tác yết ma trên để can ngăn thì Xiển đà phỉ báng Tăng là có tham sân si, Phật bảo Tăng nên cho Bí-sô Xiển đà yết ma Ha chỉ như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Xiển đà này khi được Tăng yết ma như pháp can ngăn tánh ác, lại nói lời phỉ báng Tăng là có tham sân si. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Xiển đà yết ma Ha chỉ chớ nói lời phi pháp như thế nữa. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma cuồng si: Lúc đó Bí-sô Tây yết da điên cuồng tâm loạn, khi Tăng làm trưởng tịnh hoặc tác các pháp yết ma cho đến làm Tùy ý, Bí-sô này lúc đến lúc không đến khiến các Bí-sô tác pháp không thành nên bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên cho Bí-sô Tây yết da yết ma cuồng si, nếu có ai giống như thế cũng nên cho yết ma cuồng si như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Tây yết da điên cuồng tâm loạn, khi Tăng làm trưởng tịnh hoặc tác các pháp yết ma cho đến làm Tùy ý, Bí-sô này lúc đến lúc không đến khiến các Bí-sô tác pháp không thành. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Tây yết da yết ma cuồng si, từ nay Bí-sô này có đến hay không đến đều không làm trở ngại pháp sự của Tăng. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma bất si: Khi Bí-sô Tây yết da điên cuồng tâm loạn, lời nói và hành động thường trái với pháp Sa môn…, thời gian sau, khi Bí-sô này trở lại bản tâm ( hết điên ), các Bí-sô thường đem việc làm trái với pháp Sa môn trước kia của Bí-sô này ra gạn hỏi khiến Bí-sô này phiền não, bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên bạch tứ cho Bí-sô Tây yết da yết ma bất si, nếu có ai giống như thế, Tăng cũng nên cho yết ma Bất si, Bí-sô này nên đến trong Tăng xin cho yết ma Bất si như sau: Đại đức tăng lắng nghe, con Bí-sô Tây yết da bị điên cuồng tâm loạn nên lời nói và hành động thường trái với pháp Sa môn. Nay con đã trở lại bản tâm, các Bí-sô thường đem những việc con đã làm trước kia ra gạn hỏi khiến con sanh phiền não. Con Bí-sô Tây yết da nay theo Tăng xin yết ma Bất si, cúi xin Tăng cho con Bí-sô Tây yết da yết ma Bất si, xin thương xót (ba lần). Một Bí-sô trong Tăng tác pháp yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Tây yết da này bị điên cuồng tâm loạn nên lời nói và hành động thường trái với pháp Sa môn. Nay Bí-sô này đã trở lại bản tâm, các Bí-sô thường đem những việc mà Bí-sô này đã làm trước kia ra gạn hỏi khiến Bí-sô này sanh phiền não nên Bí-sô Tây yết da nay theo Tăng xin yết ma Bất si. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Tây yết da yết ma Bất si. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma cầu tội tánh: Lúc đó Bí-sô Ha tất đa sanh tâm khinh mạn đại chúng, đã phạm tội mà không nhận tội, các Bí-sô gạn trách cũng không chịu phục tùng nên bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên tác bạch tứ yết ma cầu tội tánh cho Bí-sô Ha tất đa, nếu có ai giống như vậy, Tăng cũng nên cho yết ma cầu tội tánh, tác pháp như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Ha tất đa sanh tâm khinh mạn đại chúng, đã phạm tội mà không nhận tội, các Bí-sô gạn trách cũng không chịu phục tùng. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Ha tất đa yết ma cầu tội tánh. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Phật nói: “nay ta nói về hành pháp của Bí-sô được cho yết ma cầu tội tánh, Bí-sô này phải thuận hành những hành pháp như sau: không được độ cho người xuất gia, không được truyền thọ giới cụ túc cho người và làm y chỉ sư, không được nuôi Cầu tịch, chúng tăng không nên sai đến giáo thọ ni, dù trước đã sai cũng phải hủy bỏ. Bí-sô này không được gạn hỏi Bí-sô và bảo họ phải nhớ nghó, không được tác các pháp yết ma, không được quở trách… Nếu không tuân theo các hành pháp trên thì phạm tội Việt pháp”. Yết ma ức niệm: Lúc đó Bí-sô Thật-lực-tử bị Bí-sô ni Thiện hữu đem việc không thật vu báng, các Bí-sô gạn hỏi việc này, khi bị gạn hỏi, Bí-sô Thật- lực-tử hổ thẹn nên bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên tác bạch tứ yết ma cho Thật-lực-tử tỳ ni ức niệm, nếu có ai giống như thế, Tăng cũng nên cho tỳ ni ức niệm. Thật-lực-tử nên đến trong Tăng đủ oai nghi, bạch xin như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Tôi Bí-sô Thật-lực-tử bị Bí-sô ni Thiện hữu đem việc không thật vu báng, các Bí-sô gạn hỏi việc này, khi bị gạn hỏi, tôi Bí-sô Thật-lực-tử rất hổ thẹn nên nay theo Tăng xin yết ma Ức niệm. Cúi xin Tăng cho tôi yết ma Ức niệm, xin thương xót (ba lần). Một Bí-sô trong Tăng tác pháp yết ma như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Thật-lực-tử này bị Bí-sô ni Thiện hữu đem việc không thật vu báng, các Bí-sô gạn hỏi việc này, khi bị gạn hỏi, Bí-sô Thật-lực-tử hổ thẹn nên theo Tăng xin yết ma Ức niệm. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cho Bí-sô Thật-lực-tử yết ma Ức niệm. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma chọn người bình chánh: Khi trong Tăng có việc tranh chấp xảy ra mà Tăng không thể quyết đoán làm cho trừ diệt thì Tăng nên cử một người có đủ năm đức làm chủ đoán sự để bình chánh việc tranh chấp này, cũng có thể cử nhiều vị Thượng tòa trong Tăng để cùng bình chánh, bạch nhị sai như sau: Đại đức tăng lắng nghe, trong Tăng có việc tranh chấp xảy ra mà Tăng không thể quyết đoán làm cho trừ diệt. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay ở trong Tăng cử những vị Thượng tòa có đức là làm chủ đoán sự để bình chánh việc tranh chấp này khiến mau được trừ diệt. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma chọn người bình chánh lần thứ hai: Nếu những vị đoán sự được sai này vẫn không thể bình chánh việc tranh chấp làm cho trừ diệt thì trong Tăng nên cử lại người bình chánh lần thứ hai, bạch nhị sai như sau: Đại đức tăng lắng nghe,, trong Tăng có việc tranh chấp xảy ra mà Tăng không thể quyết đoán làm cho trừ diệt. Tăng đã cứ các vị Thượng tòa có đức là làm chủ đoán sự để bình chánh việc tranh chấp này nhưng vẫn không thể làm cho trừ diệt. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay lại cử vị Thượng tòa làm chủ đoán sự đi đến trú xứ khác để bình chánh việc tranh chấp này khiến mau được trừ diệt. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Yết ma cử người truyền sự việc đến Tăng trú xứ khác để diệt tránh: Nếu vị đoán sự lần thứ hai vẫn không diệt tránh được thì trong Tăng nên cử người truyền sự việc này đến Tăng trú xứ khác nhờ họ diệt tránh, bạch nhị sai như sau: Đại đức tăng lắng nghe, trong Tăng có việc tranh chấp xảy ra đã lâu mà Tăng không thể quyết đoán làm cho trừ diệt; Tăng đã cứ các vị Thượng tòa có đức là làm chủ đoán sự để bình chánh việc tranh chấp này nhưng vẫn không thể làm cho trừ diệt; lần thứ hai Tăng lại cử vị Thượng tòa làm chủ đoán sự đi đến trú xứ khác để bình chánh việc tranh chấp này nhưng vẫn không diệt tránh được. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay cử người truyền sự việc này đến Tăng trú xứ khác nhờ họ diệt tránh. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Do việc tranh chấp này kéo dài đã lâu và đã lan rộng, Tăng trú xứ kia muốn diệt tránh thì phải ở trong chúng hành thẻ pháp, bạch nhị hành thẻ pháp như sau: Đại đức tăng lắng nghe, trong Tăng có việc tranh chấp xảy ra đã trải qua thời gian dài và đã lan rộng mà Tăng không thể quyết đoán làm cho trừ diệt, nay muốn diệt tránh nên ở trong Tăng hành thẻ pháp. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay hành thẻ pháp. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Nếu hành thẻ pháp mà vẫn không diệt tránh được thì phải giải quyết theo pháp diệt tránh như trong Đại luật đã nói. Yết ma kết tịnh trù: Như Phật dạy các Bí-sô nên kết tịnh trù, các Bí-sô không biết kết như thế nào và có mấy loại tịnh trù, Phật nói: “có năm loại tịnh trù: Sanh tâm tác: Bí-sô trông coi việc xây cất hoặc người thế tục ban đầu tạo phòng, khi xây nền móng liền nghó rằng: “tại chỗ này sẽ làm tịnh trù cho Tăng”. Cọng ấn trì: Bí-sô trông coi việc xây cất, khi hưng công làm nền móng liền nói với các Bí-sô ở chung rằng: “các thầy nên biết, tại chỗ này sẽ làm tịnh trù cho Tăng”. Như ngưu ngọa: phòng không có định chuẩn. Cố phế xứ (chỗ bỏ phế, hư cũ) Bỉnh pháp tác: chỗ do Tăng bạch nhị yết ma kết làm tịnh trù, là chỗ không có chướng ngại ở tận cùng trong giới và thế phần bên ngoài chừng một tầm. Khi Tăng đã chấp thuận chọn chỗ này làm tịnh trù thì ở tại chỗ này trải tòa, đánh kiền chùy… sai một Bí-sô tác pháp yết ma kết làm tịnh trù như sau: Đại đức tăng lắng nghe, trú xứ này đã xây cất xong, Tăng lấy chỗ tận cùng trong giới và thế phần bên ngoài chừng một tầm để kết làm tịnh trù. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay lấy chỗ tận cùng trong giới và thế phần bên ngoài chừng một tầm để kết làm tịnh trù. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Khi Tăng kết tịnh trù xong thì ngay tại chỗ này được hai lợi lạc: một là ngoài giới được chứa, trong giới được nấu; hai là trong giới được chứa, ngoài giới được nấu đều không lỗi. Khi mới xây chùa, căng dây đo đạc nên đặt gạch đá để xác định chỗ, nếu thuận lợi thì Tăng nên tác yết ma kết làm tịnh trù, nếu không thuận lợi thì đại chúng nên nói: tại chỗ này trong chùa và thế phần bên ngoài sẽ kết làm tịnh trù, tôi nay xin thủ trì như thế (ba lần), nói như vậy thì thành kết tịnh trù. Lúc đó có Bí-sô Sư tử muốn ăn đường cát, Phật nói: “thời hay phi thời và bịnh hay không bịnh đều được tùy ý ăn”. Như Phật dạy các Bí-sô nên mặc y cắt rọc, lúc đó có Bí-sô được một tấm giạ bằng lông dầy liền mang dao kéo đến một chỗ muốn cắt rọc, Phật thấy vậy liền hỏi rõ nguyên do rồi bảo các Bí-sô: “có năm loại y không nên cắt rọc: một là Cao nhiếp bà tức là Giạ lông dầy, hai là mền lông dầy, ba là mền bằng vải thô dày nặng, bốn là mền bằng vải bố thưa mỏng, năm là vải thiếu muốn cắt rọc mà không đủ. Loại vải thứ năm này ta khai cho thiếp lá để thọ trì, nên lấy nệm dầy xếp vào loại thứ năm, năm loại vải mền này không nên cắt rọc”. Như Phật dạy các Bí-sô không được dùng ngọa cụ của Tăng nếu không có tấm bọc bảo hộ, lúc đó Lục chúng Bí-sô dùng vải dơ thưa mỏng và cũ rách để bọc ngọa cụ của Tăng. Sáng sớm hôm đó, Phật đắp y mang bát vào thành Tỳ-xá-ly khất thực, cụ thọ A-nan theo sau, Phật bỗng thấy một người có lưng đen sạm bèn hỏi A-nan có thấy không, đáp là thấy, Phật nói: “người này quá khư đã xuất gia trong giáo pháp của Phật Ca-diếp-ba, do ông ta tùy nghi dùng vải thô xấu để bọc ngọa cụ của Tăng nên thọ quả báo ở địa ngục, tuy được sanh làm người nhưng trải qua năm trăm đời lưng bị đen sạm như thế. Do đây, các Bí-sô không nên dùng vải thô xấu, cũ rách, thưa mỏng để bọc ngọa cụ của Tăng. Nếu là vải dầy thì nên dùng một lớp, nếu là vải mỏng thì dùng hai lớp, ai làm trái thì phạm tội Việt pháp”. Lúc đó có Bí-sô dùng vải nhiều màu may Ni-sư-đàn với nhiều tua ren để thọ dụng, bị các Bà-la-môn và người tục chê trách. Phật nói: “ngọa cụ nên làm hai lớp và nhuộm với ba màu làm cho hoại sắc là xanh, đen và nâu đỏ, nên viền bốn phía”. Như Phật dạy có tám loại lợi dưỡng: Giới sở đắc lợi: ở trong một giới hoặc hai hay nhiều giới tùy được lợi dưỡng gì, các vị cựu trụ trong giới này được cùng chia. Lập chế sở đắc lợi: các Bí-sô chia thành nhóm hay không chia thành nhóm cùng lập chế rằng: “chúng ta an cư trong tụ lạc này, lợi dưỡng từ các nhà thí chủ trên đường thì thuộc về chúng tôi, lợi dưỡng từ các nhà thí chủ trên đường thì thuộc về các vị”. Khi được lợi dưỡng liền theo như lập chế mà thọ rồi cùng chia. Y chỉ sở đắc lợi: tùy nương ở đâu và nương vào ai để an cư mà được lợi dưỡng. An cư sở đắc lợi: lợi dưỡng có được trong hạ an cư thì tùy thí chủ xử phân. Tăng già sở đắc lợi: lợi vật đem đến cúng cho Tăng tuy đã quyết định nhưng không hạn cuộc là Tăng an cư hay Tăng hiện tiền thì nên hỏi lại thí chủ. Bí-sô sở đắc lợi: lợi vật cúng cho Bí-sô được hạn cuộc là Bí-sô ở trong phòng viện này được thọ dụng. Đối diện sở đắc lợi: lợi vật thọ trực tiếp từ thí chủ. Định xứ sở đắc lợi: trong một đời hành hóa của Phật, tổng cộng có tám nơi được xây tháp: Nơi Phật đản sanh tại vườn Lâm tỳ ni, thành Kiếp-tỷ-la. Nơi Phật thành đạo tại tòa kim cang dưới cội Bồ đề, A-lan-nhã thuộc nước Ma-kiệt-đà. Nơi Phật chuyển pháp luân tại vườn Thi lộc, chỗ Tiên nhơn đọa xứ thuộc thành Bà-la-nê-tư. Nơi Phật nhập Niết-bàn tại Sa la song thọ, thành Câu-thi-na. Tại Trúc lâm, đỉnh núi Thứu, thành Vương xá. Trong giảng đường Cao các bên ờ hồ Di hầu, thành Quảng ng- hiêm. Tại vườn Cấp-cô-độc, rừng Thệ đa, thành Thất-la-phiệt. Tại tụ lạc Bình lâm, nơi Phật từ cõi trời trở xuống nhân gian. Bốn nơi trên là định xứ, bốn nơi dưới là bất định xứ, nếu thí chủ muốn cúng dường nơi Phật đản sanh thì nên đem cúng cho chỗ ấy, không được chuyển đem cúng chỗ khác; nếu thí chủ muốn cúng cho bốn định xứ mà sức không thể mang đến cúng cho ba chỗ kia thì tùy cúng cho một chỗ. Yết ma thủ trì vật của người chết: Lúc đó cụ thọ Ô-ba-nan-đà qua đời, tài vật để lại có đến ba ức tiền vàng, các Bí-sô ở sáu đại thành tụ về đều muốn được chia phần, các Bí-sô cựu trụ đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Bí-sô nào đến kip vào năm thời thì được chia phần: một là khi nghe đánh kiền chùy đến tập họp, hai là khi tụng kinh Tam khải đến, ba là khi lễ chế để đến, bốn là khi hành trù đến, năm là khi tác bạch đến. Tăng nên đơn bạch thủ trì tài vật của người chết, trước khi đơn bạch nên hỏi người khán bịnh và người cọng trụ là người chết có mắc nợ ai không và có ai mắc nợ người chết không. Đơn bạch như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô Ô-ba-nan-đà qua đời tại đây, đã để lại nhiều tài vật hiện có và không hiện có cùng nhiều y tài và tạp vật khác, nay tạm thủ trì. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay thủ trì nhữngtài vật hiện có và không hiện có cùng những y tài và tạp vật khác của Bí-sô Ô-ba-nan-đà chết để lại. Bạch như vậy. Sau khi tác bạch xong, các Bí-sô hiện tiền trong giới đều được chia phần, nếu không tác bạch thì tất cả chúng đệ tử Thanh văn của Phật trụ trong châu Thiệm bộ hoặc trú xứ đều được chia phần, đây là nghi thức chia tài vật của Bí-sô qua đời để lại. Nếu gặp tranh chấp, chúng tăng khó nhóm để tác bạch thì khai cho làm pháp đầu và cuối, tức là đưa mười hoặc năm iền cho vị Thượng tòa thủ chúng và vị nhỏ nhất trong chúng để làm định ký. Yết ma sai người coi giữ tư cụ của Bí-sô qua đời: Nếu trong hạ an cư có nạn duyên, Tăng nên sai một Bí-sô làm người coi giữ tài vật của Bí-sô qua đời để lại, trước nên hỏi vị được sai có thể làm người coi giữ được không, nếu đáp là có thể thì một Bí-sô trong Tăng tác pháp sai như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể làm người coi giữ tài vật của Bí-sô qua đời để lại. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô này làm người coi giữ tài vật của Bí-sô qua đời để lại. Bạch như vậy. Như Phật dạy có yết ma bất hòa và yết ma hòa hợp. Nếu các Bí-sô ở trong một giới tác pháp yết ma mà Tăng không tập họp hết, người nên ởi dục lại không gởi dục; hoặc tuy tập họp hết nhưng người đáng quở quở trách thì Tăng không ngừng lại, vẫn gượng làm yết ma. Đó gọi là yết ma bất hòa, ngược với trên thì gọi là yết ma hòa hợp. Cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: Hỏi: có mấy hạng người quở không thành quở trách và lời nói không được ghi nhận? Phật đáp: có mười hai hạng người: Người ngu là người ý suy nghó điều ác, miệng nói lời ác, thân làm việc ác và cố chấp việc đã làm. Người si là người không trì kinh, luật, luận. Người không phân minh là người không hiểu rõ giáo văn trong ba tạng. Người không thiện xảo là người không hiểu rành giáo lý trong ba tạng. Người không tàm quý là người phạm một trong bốn tội Tha thắng. Người có lỗi lầm là người mới tranh cãi hay trước đó đã có lời oán trách Người ở ngoài giới Người bị Tăng bạch tứ yết ma xả khí. Người nói không có thứ tự là người nói dối, nói ly gián, nói thô ác và tạp loạn. Người xả oai nghi là người rời khỏi chỗ ngồi. Người mất bản tánh là người làm việc không nên làm, không tu tập các học xứ. Người thọ học là người phạm tội Ba la thị ca nhưng không che giấu, Tăng bạch tứ yết ma cho học lại giới (học hối Sa di) Lại hỏi: có mấy hạng người quở thành quở trách và lời nói được ghi nhận? Phật đáp: có bốn, đó là người trụ nơi bản tánh, người ở trong giới, người nói có thứ tự và người không xả oai nghi. <篇> <卷>QUYỂN 10 Lúc đó trưởng giả Cấp-cô-độc đem nhiều y vật đến trong rừng Thệ đa cúng dường và bạch với đại chúng rằng: “các đệ tử Thanh văn của Thế tôn, ai có đủ giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến; là bậc phước điền vô thượng đáng được cung kính lễ bái, xứng đáng được thế gian cúng dường thì xin hãy đến thọ lấy y vật này, tùy ý thọ dụng”, các bậc Vô học đã dứt hết lậu hoặc suy nghó: “nay ta há vì lợi vật này mà lại hiển dương đức của mình cho mọi người biết ta là bậc Ly dục vô thương”, nghó như thế rồi nên ngồi im lặng. Các bậc hữu học chưa trừ hết các hoặc cũng suy nghó: “các bậc phước điền vô thượng mới xứng đáng thọ lợi vật này, ta chưa hết các lậu hoặc thì không nên thọ”, nghó như thế rồi nên cũng ngồi im lặng. Các hàng dị sanh còn đầy đủ triền phược cũng suy nghó: “bậc phước điền vô thượng mới xứng đáng thọ lợi vật này, còn ta còn đầy đủ triền phược thì không có phần”. Do nghó như thế nên trong đại chúng, không có ai đến thọ lấy lợi vật cúng dường của trưởng giả. Các Bí-sô bạch Phật, Phật hỏi các Bí-sô: “có phải các thầy vì cầu giải thoát mà đến trong giáo pháp của ta tu tịnh hạnh phải không?”, đáp là phải, Phật nói: “nếu các thầy do lòng tin mà xuất gia trong Phật pháp để cầu giải thoát thì dù y phục đang mặc trị giá một ức tiền vàng, phòng xá đang ở trị giá năm trăm tiền vàng, thức ăn uống đủ trăm vị ngon, ta vẫn khai cho các thầy thọ, vì các thầy có thể tiêu hóa được. Này các Bí-sô, thọ dụng có năm, đó là: Chủ thọ dụng: chỉ cho bậc A-la-hán đã vónh viễn trừ hết ba độc. Cha mẹ thọ dụng: chỉ cho bậc Học nhân còn có dư hoặc. Khai cho thọ dụng: chỉ cho bậc dị sanh thuần thiện, giới thanh tịnh, siêng tu thiền tụng, không có tâm giãi đãi. Mắc nợ thọ dụng: chỉ cho người tuy có trì giới nhưng không siêng tu giác phẩm thiện pháp. Trộm cắp thọ dụng: chỉ cho người phạm một trong bốn trọng. Đối với loại loại Bí-sô phá giới này thì ta không cho thọ dụng một hạt cơm và cũng không cho bước chân vào chùa. Vì thế các thầy nên tinh tấn tu học, đối với những y vật và lợi vật khác của trưởng giả này cúng dường, đại chúng nên bình đẳng phân chia.”. Cụ thọ Ưu-ba-ly bạch Phật: “Như Phật dạy, nếu các Bí-sô may y đã xong, y Yết-sỉ-na đã xuất, nếu lìa một trong ba y đến trong giới khác thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề, trừ Tăng yết ma cho. Vậy khi Bí- sô đi đứng nằm ngồi, phạm vi khoảng chừng bao nhiêu là thế phần lìa y?”. Phật nói: “như Bà-la-môn Sanh Văn trồng cây Yêm một la, cách nhau bảy tầm, bông trái sum suê, khoảng cách của bảy cây này là bốn mươi chín tầm. Bí-sô đi trong phạm vi này là thế phần không mất y, quá phạm vi này là thế phần mất y. Nếu đứng nằm ngồi thì phạm vi chỉ trong một tầm; nếu ngủ ở trung gian giữa hai giới, chéo của y không rời khỏi thân là thế phần của y”. Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Phật: “Thế Tôn, Tăng già chi có mấy loại, điều số thế nào?”, Phật nói: “có chín loại đó là y 9 điều, 11 điều, 13 điều, 15 điều, 17 điều, 19 điều, 21 điều, 23 điều và 25 điều. Này ô Ba Ly, ba loại y thứ nhất có hai đàn cách dài, một đàn cách ngắn; ba loại y kế có ba đàn cách dài, một đàn cách ngắn; ba loại y sau cùng có bốn đàn cách dài, một đàn cách ngắn, nên may nên thọ trì, quá điều lượng này thành phá nạp”, lại hỏi: “Thế Tôn, y lớn y nhỏ có bao nhiêu thứ?”. Phật nói: “y Tăng già chi có ba bậc thượng trung và hạ, bậc thượng bề đứng ba khuỷu tay, bề ngang năm khuỷu tay; bậc hạ bề đứng hai khuỷu tay rưỡi, bề ngang bốn khuỷu tay rưỡi; ở giữa hai bậc trên là bậc trung. Y Ốt đát la tăng già và y An đát bà ta cũng có ba bậc thượng trung hạ như Tăng già chi. Này Ô Ba Ly, có hai loại An đát bà ta: một là bề đứng hai khuỷu tay, bề ngang năm khuỷu tay; hai là bề đứng hai khuỷu tay, bề ngang bốn khuỷu tay. Y An đát bà ta bậc thấp nhất chỉ trùm ba luân là nhỏ nhất trong số y thọ trì. Y phạm Ni tát kỳ nhỏ nhất chỉ bằng ngang dọc một khuỷu tay”. Nếu Bí-sô chứa bát dư phạm Xả đọa phải ở trong chúng xả bát ấy tức là hành pháp xả bát, trong chúng nên sai một Bí-sô hành bát có phạm, người không có năm đức thì không nên sai, nếu đã sai thì không nên làm, đó là ái, sân, sợ si, không biết pháp hành và không hành. Ngược lại nếu có đủ năm đức thì nên sai, đã sai rồi thì nên làm. Nên sai như sau: đánh kiền chùy nhóm tăng, trước hỏi vị nào có thể vì Tăng già hành bát có phạm, nếu có người đáp là có thể thì một Bí-sô trong Tăng tác pháp sai như sau: Đại đức tăng lắng nghe, Bí-sô này có thể vì Tăng làm người hành bát có phạm. Nếu tăng già đúng thời đến nghe, Tăng già nên chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô làm người hành bát có phạm. Bạch như vậy. Văn yết ma dựa theo văn tác bạch mà làm. Phật nói: “Ta chế hành pháp cho Bí-sô hành bát có phạm như sau: Bí-sô ấy nên ở trong chúng hòa hợp cáo bạch: “Kính bạch Đại đức tăng, tôi Bí-sô tên sẽ hành bát có phạm. Sáng ngày mai các cụ thọ mỗi vị mang bát của mình đến trong Tăng”. Sáng hôm sau Bí-sô hành bát nên mang bát có phạm đến trước vị thượng tòa khen ngợi bát đó như sau: “bát này thanh tịnh viên mãn, có thể thọ dụng, nếu thượng tọa cần xin hãy tùy ý nhận”. Nếu thượng tòa nhận bát ấy thì Bí-sô hành bát nên lấy chiếc bát cũ của thượng tọa thứ nhất chyển trao cho vị thượng tọa thứ hai, thượng tọa thứ hai không nhận thì chuyển trao cho vị thượng tọa thứ ba. Khi thượng tọa thứ ba lấy mà thượng tọa thứ hai đòi lấy thì đòi lần thứ nhất không đưa, lần thứ hai cũng không đưa, lần thứ ba nên đưa, nhưng vị thượng tọa này mắc tội Việt pháp phải như pháp sám hối. Hành pháp xả bát như vậy cho đến vị cuối cùng nhỏ nhất trong Tăng, Bí-sô hành bát nên lấy bát của vị nhỏ nhất cuối cùng này đưa lại cho Bí-sô phạm và nói rằng: “Bát này không nên giữ yên đó, không nên phân biệt, cũng không nên cho ai, mà phải cẩn thận như pháp thọ dụng từ từ cho đến khi bể”. Đây là pháp hành bát, Bí-sô hành bát nếu không y theo pháp này mà hành thì phạm tội Việt pháp. Ta chế thêm hành pháp cho Bí-sô phạm như sau: Bí-sô phạm được bát này rồi phải sắm hai cái đãy đựng bát, đãy tốt đựng bát dư, đãy không tốt đựng bát cũ. Khi khất thực phải mang cả hai bát theo, thức ăn khô thì đựng trong bát dư, thức ăn ướt thì đựng trong bát cũ. Trở về trú xứ thọ thực thì nên ăn thức ăn trong bát cũ trước, ăn xong khi rửa nên rửa bát dư trước, rửa xong hong phơi cũng phải phơi bát dư trước, khi cất thì cất bát dư ở chỗ tốt. Khi đi đường có thể nhờ người mang giùm bát cũ, còn bát dư phải tự mang, không có ai mang giùm thì bên vai phải mang bát dư, bên vai trái mang bát cũ. Bí-sô phạm được bát đối với hành pháp này nếu không hành theo thì phạm tội Việt pháp. Đây là pháp trị phạt cho đến trọn đời hoặc cẩn thận thọ dụng cho đến khi bể.” Nếu là y dư hay thuốc dư thì người biết pháp nên ở trong Tăng xả y vật có phạm này, bạch rằng: “đây là y (thuốc) dư phạm Ni-tát-kỳ-ba- dật-đề, nay xả cho các cụ thọ tùy ý thọ dụng”, Tăng nên gián cách hoàn lại y vật này cho Bí-sô phạm và nói: “y vật này cụ thọ tùy ý thọ dụng”. Bí-sô phạm tội Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề và tội Ba-dật-đề không kính giáo cùng các tội phương tiện Đột sắc ngật lý ca thì phải đối trước một Bí-sô như pháp sám trừ như sau: Cụ thọ nhớ nghó, tôi Bí-sô phạm tội Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề, tội Ba-dật-đề không kính giáo và các tội phương tiện Đột sắc ngật lý ca, nay đối trước cụ thọ phát lồ sám hối không dám che giấu, do phát lồ nên được an lạc, không phát lồ thì không được an lạc. Bí-sô thọ sám hỏi: thầy có thấy tội không? Bí-sô đối sám đáp: thấy. Lại hỏi: sau này thầy có khéo hộ trì các giới không? Đáp: sẽ cẩn thận hộ trì. Bí-sô thọ sám nói: tốt. Đáp: lành thay. Nếu đối với y vật dư này, Tăng không gián cách hoàn lại cho Bí- sô phạm thì Bí-sô này nếu được thêm y vật khác sẽ phạm thêm tội Xả đọa, do y vật đã phạm trước kế tục sanh nhiễm ô. Nếu đã xả y vật dư và Tăng gián cách hoàn lại, Bí-sô phạm như pháp phát lồ sám hối thì dù được thêm y vật khác không phạm. Cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: “như Phật cho các Bí-sô được cất chứa mười ba tư cụ, đó là những gì?” Phật nói: “từ nay các Bí-sô được cất chứa mười ba tư cụ y: một là Tăng-già-lê, hai là Uất Đa-la tăng, ba là An-đà-hội, bốn là Ni-sư-đàn, năm là quần, sáu là phó quần (quần thứ hai để thay đổi), bảy là Tăng khước kỳ, tám là phó Tăng khước kỳ (cái thứ hai để thay đổi), chín là khăn lau mặt, mười là khăn lau mình, mười một vải băng bó ghẻ (vết thương), mười hai là khăn cạo tóc, mười ba là vải đổi thuốc”, lại hỏi: “Bí-sô nên thọ trì mười ba tư cụ y này như thế nào?”, Phật nói: “nên thọ trì từng loại, đối trước một Bí-sô nói tên ra để tác pháp thọ trì, như y Tăng-già-lê nên nói như sau: Đại đức nhớ nghó, đây là y Tăng-già-lê, từ nay tôi xin thọ trì, đã cắt rọc thành y là vật mà tôi thọ dụng. Nói ba lần, những y khác đều dựa theo đây mà tác pháp thọ trì, chỉ có vải đổi thuốc là dùng khi có bịnh duyên”, lại hỏi: “ngoài mười ba tư cụ y này ra, nếu có y dư khác thì phải làm sao?”, Phật nói: “nên bạch với Thân giáo sư và Quỹ phạm sư rồi tác pháp ký gởi phân biệt thọ trì, đối trước một Bí-sô phân biệt thọ trì như sau: Đại đức nhớ nghó, tôi Bí-sô tên có y dư này chưa tác pháp phân biệt, nay đối trước Đại đức phân biệt để thọ trì. (ba lần). Phật nói: “khi gặp nạn duyên, có sáu việc khai cho làm tâm niệm: một là thủ trì ba y, hai là xả ba y, ba là phân biệt y dư, bốn là xả biệt thỉnh, năm là làm trưởng tịnh, sáu là tác Tùy ý”, lại hỏi: “y không cắt rọc có được thọ trì không?”, Phật nói: “không được, trừ nạn duyên”, lại hỏi: “có được mặc y không cắt rọc vào trong thôn hay thành ấp không?”, Phật nói: “không được, trừ nạn duyên”, lại hỏi: “có được mặc y không cắt rọc vào nhà người xuất gia ngoại đạo không?”, Phật nói: “không được, nếu người kia đi ra ngoài thì được”, lại hỏi: “thọ trì y không cắt rọc như thế nào?”, Phật nói: “y chưa cắt rọc gọi chung là y tài, tạm sung vào trong số ba y thì nên đối trước một Bí-sô xin thọ trì như sau: Cụ thọ nhớ nghó, tôi tên là , y tài này tôi xin thọ trì, sẽ may thành y Tăng-già-lê chín điều, hai đàn dài một đàn ngắn. Nếu không gặp trở duyên tôi sẽ giặt nhuộm, cắt rọc may thành y để thọ dụng. (ba lần) NÓI RÕ VỀ GIÁO PHÁP TÓM LƯỢC Khi Phật sắp nhập Niết-bàn tại Sa la song thọ, vùng đất của tộc họ Tráng só, thành Câu-thi-na, Phật bảo các Bí-sô: “trước đây ta nói rộng về Tỳ-nại-da nhưng chưa nói tóm lược, nay đúng thời nên nói, các thầy hãy lắng nghe: nếu có việc gì trước nay ta chưa khai cũng chưa chế ngăn, nhưng việc này thuận với không thanh tịnh, trái với thanh tịnh thì việc này là không thanh tịnh, các thầy không nên làm. Ngược lại nếu thuận với thanh tịnh, trái với bất tịnh thì việc này là thanh tịnh, các thầy nên tùy thuận làm theo”. Hỏi: ý gì khi Phật sắp nhập Niết-bàn lại dạy giáo pháp tóm lược này? Đáp: vì sau khi Phật diệt độ cho đến khi Thánh giáo chưa diệt, không muốn ngoại đạo được dịp chê trách. Hỏi: Thế tôn là bậc Nhất-thiết-trí, nếu thế gian có những việc không khai cũng không chế ngăn mà các đệ tử muốn làm thì phải làm sao? Đáp: vì muốn làm lợi ích cho đời vị lại, lại muốn cho đệ tử Thanh văn đối với việc này được vô ngại và an lạc trụ nên Phật mới nói rõ giáo pháp tóm lược. Hỏi: như Phật dạy, nếu việc gì thuận với bất tịnh, trái với thanh tịnh thì không nên làm; ngước với trên thì nên làm, chưa hiểu rõ ý này? Đáp: có việc gì trước nay Phật chưa khai cũng chưa chế ngăn, nếu nay làm mà bị người tục luận bàn chê trách thì việc này là bất tịnh, không nên làm. Như các xứ ở Tây trúc, những người sang hèn đều dùng trái cau, dây leo, tro trắng và hương liệu hòa trộn để làm vị thơm; nếu Bí-sô vì bịnh duyên, thầy thuốc bảo dùng để trừ mùi hôi nơi miệng thì dùng không lỗi, nếu dùng thoa làm cho môi đỏ thì không được. Như dùng đất đỏ để nhuộm y, trước nay Phật chưa khai cũng chưa chế ngăn, nếu nay nhuộm mặc giống như y phục của ngoại đạo, bị người tục chê trách thì không nên dùng; ngược lại nếu mọi người không chê trách thì không phạm. Như Phật dạy dùng ba màu xanh, xám, nâu đỏ nhuộm làm cho mất tám màu sắc chánh nhưng nếu dùng các loại rễ, lá hoa, quả… để nhuộm mà người đương thời không chê trách thì cũng không lỗi. Như Phật dạy dùng ba loại là đất muối, phân bò và tháo đậu để rửa tay, nhưng nếu dùng các loại như dạ hợp, thọ hoa, mộc quán để rửa tay thì cũng không chế ngăn, nếu không độc, không có trùng thì dùng không lỗi. Cụ thọ Ưu-ba-ly hỏi Phật: “có mấy pháp nhiếp hết Tỳ-nại-da?”, Phật nói: “có ba là đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma; nếu nói đủ thì có 101 pháp yết ma”, lại hỏi: “trong 101 pháp yết ma có mấy pháp đơn bạch, mấy pháp bạch nhị, mấy pháp bạch tứ?”, Phật nói: “đơn bạch có 22 pháp, bạch nhị có 47 pháp, bạch tứ có 32 pháp”. 22 pháp đơn bạch gồm có: Bạch sai Bình giáo sư. Bạch hỏi các chướng pháp. Bạch trưởng tịnh. Khi trưởng tịnh, chúng tăng đều có tội - bạch Khi trưởng tịnh, chúng tăng đối với tội có nghi Bạch tự tứ. Khi Tùy ý, chúng tăng đều có tội - bạch. Khi Tùy ý, chúng tăng đối với tội có nghi Khi Tùy ý, trong chúng tranh cãi về tội. Khi Tùy ý, trong chúng quyết định về tội. Bạch ngày Tăng hạ an cư. Bạch thủ trì y vật của người chết để lại. Bạch thủ trì tư cụ của người chết Bạch xuất y Yết-sỉ-na Bạch nói tội thô của người khác Bạch cho Thật-lực-tử y… 47 pháp bạch nhị gồm có: Kết tiểu giới tràng Kết đại giới Kết giới không mất y Khi trưởng tịnh không đến Sai người thọ tùy ý Sai người chia ngọa cụ Kết tịnh trù Xử phân y làm y Yết-sỉ-na Sai người trương y Yết-sỉ-na Giao y cho người trương y Yết-sỉ-na… 32 pháp bạch tứ gồm có: Truyền thọ Cận viên Cho ngoại đạo ở chung bốn tháng. Tăng trước bị phá nay hòa hợp. Tăng hòa hợp trường tịnh. Can phá hòa hợp Tăng Can trợ giúp phá Tăng yết ma Linh bố yết ma Chiết phục yết ma Khu tẫn yết ma Cầu tạ… Lại hỏi: “trong 101 pháp yết ma có mấy pháp được gởi dục, mấy pháp không gởi dục?”, Phật nói: “tất cả pháp đều được gởi dục, trừ kết đại giới”, lại hỏi: “trong 101 pháp yết ma có mấy pháp được làm với chúng bốn người, mấy pháp được làm với chúng năm người, mấy pháp được làm với chúng mười người, mấy pháp được làm với chúng bốn mươi người?”, Phật nói: “pháp xuất tội cho Bí-sô ni được làm với chúng bốn mươi người, pháp xuất tội cho Bí-sô được làm với chúng hai mươi người, pháp truyền thọ Cận viên được làm với chúng mười người, pháp ở biên phương truyền thọ Cận viên và pháp Tùy ý được làm với chúng năm người, các pháp yết ma khác được làm với chúng bốn người”, lại hỏi: “ý nghóa cùa yết ma là như thế nào?”, Phật nói: “nguyên do của sự việc, tức là nhân làm việc kia mà tác pháp gọi là yết ma”, lại hỏi: “con chưa hiểu rõ ý nghóa của lời dạy này?”, Phật nói: “vì việc gì nên tác yết ma, đây gọi là nhân cụ, dùng lời nói bỉnh bạch gọi là yết ma”, lại hỏi: “ý nghóa của yết ma Linh bố như thế nào?”, Phật nói: “đây là dựa trên sự việc mà đặt tên, do Bí-sô ưa tranh cãi nên Tăng tác yết ma Linh bố cho họ, muốn khiến họ sợ mà không làm ác nữa”, lại hỏi: “Tỳ-nại-da lấy gì làm thể, lấy gì làm sở duyên, lấy gì làm y xứ, lấy gì làm nhân cụ, lấy gì làm sanh khởi, lấy gì làm tự tánh, lấy gì làm quả báo?”, Phật nói: “Tỳ-nại-da lấy văn tự trong kinh quyển làm thể, lấy như thuyết tu hành làm sở duyên, lấy ba nghiệp thân ngữ ý làm y xứ, lấy bỉnh bạch yết ma làm nhân cụ, lấy sự phát lồ sám hối tội đã phạm làm sanh khởi, lấy tội đã phạm làm tự tánh, lấy sanh thiện giải thoát làm quả báo. 101 pháp yết ma này nếu còn bỉnh pháp yết ma ở đời thì biết Phật pháp chưa diệt”, cụ thọ Ưu-ba-ly và đại chúng nghe Phật dạy rồi hoan hỉ phụng hành. Nhiếp tụng đơn bạch: Chỗ khuất, đối chúng hỏi, Trưởng tịnh biết tội, nghi, Tùy ý biết tội, nghi, Tranh cãi tội, quyết định, An cư, y người chết, Thọ, xuất Yết-sỉ-na, Nói tội người, cho y, Hai trường hợp khinh hủy, Úp bát và ngữa bát, Cho và xả Học gia… Hai mươi hai nên biết. Nhiếp tụng bạch nhị: Kết giới tràng, đại giới, Không mất y, tùy ý, Khi trưởng tịnh không đến, Sai người chia ngọa cụ, Xử phân Yết-sỉ-na, Sai giữ y, giao y, Và mười hai hạng người, Đều là người chia vật: Phòng, cơm, cháo, bánh trái, Tạp vật và y vật, Áo tắm mưa, chia y, Sai người xem phòng xá. Chọn, chọn lại, truyền sự, Hành trù, làm phòng nhỏ, Cho đến làm chùa lớn, Không lìa y, phu cụ, Hành bát, báo thế tục, Ni không lễ, giáo thọ, Xem rừng hiểm, nuôi chúng, Nuôi vô hạn, chứa gậy, Năm năm đồng lợi dưỡng, Truyền thức xoa, bản pháp, Khai cho ni Cấp đa, Ngủ cùng phòng với con, Ni được đến nhà tục, Thọ nhật ra ngoài giới, Bốn mươi bảy bạch nhị. Nhiếp tụng bạch tứ: Thọ Cận viên, ở chung, Tăng phá rồi hòa hợp, Và hòa hợp trưởng tịnh, Can phá Tăng, giúp phá, Can nói dục sân si, Nói lời thô, linh bố, Chiết phục, đuổi, cầu tạ, Không thấy tội, không sám, Biệt trụ, Bổn nhật trị, Ý hỉ và xuất tội. Cho ức niệm, bất si, Mích tội, tẫn Cầu tịch, Thu nhiếp, can tùy thuận, Tạp trụ và ở riêng, Thọ học, trái lời chúng, Và im lặng xúc não, Ba mươi hai bạch tứ.  LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH TẬP 80