<經 id="n99a">KINH TẠP A-HÀM (II) <章 id="34826994">SỐ 99 KINH TẠP A-HÀM (II) <字>雜阿含經 Hán dịch: Tống, Tam tạng Cầu-na-bạt-đà-la. Việt dịch: Thích Đức Thắng. Hiệu đính & Chú thích: TUỆ SỸ. <卷 id="34826995">tạp a-hàm quyển 16 <詞 id="34826996">Kinh 407. Tư duy (1)<註 n="1"/>1 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ có số đông Tỳ-kheo tụ tập tại nhà ăn, tư duy những điều thế gian tư duy<註 n="2"/>2.Bấy giờ, Thế Tôn biết tâm niệm của các Tỳ-kheo, đi đến nhà ăn, trải tòa ngồi, rồi bảo các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, cẩn thận chớ tư duy những điều thế gian tư duy. Vì sao? Vì những điều tư duy của thế gian chẳng lợi ích gì cho pháp, chẳng lợi ích gì cho phạm hạnh, chẳng phải trí, chẳng phải giác, không thuận Niết-bàn<註 n="3"/>3.Các ông nên chân chánh tư duy, ‘Đây là Khổ Thánh đế, đây là Khổ tập Thánh đế, đây là Khổ diệt Thánh đế, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Vì sao? Vì tư duy như vậy có lợi ích cho pháp, có lợi ích cho phạm hạnh, là trí, là giác, thuận hướng Niết-bàn. “Vào thời quá khứ có một người ra khỏi thành Vương xá, đến bên bờ ao Câu-hy-la<註 n="4"/>4, ngồi tư duy về sự tư duy của thế gian. Trong lúc đang tư duy bỗng thấy một đoàn quân gồm bốn quân chủng: voi, ngựa, xe, bộ binh, vô lượng vô số, tất cả đều vào trong một cái lỗ của ngó sen<註 n="5"/>5.Thấy vậy, người đó liền nghó: ‘Ta đã điên cuồng, mất tâm tính; điều thế gian không có mà nay ta thấy có.’ “Bấy giờ, cách ao này không xa, có nhiều người tụ tập lại một chỗ. Người này liền đi đến chỗ đám đông, nói rằng: ‘Các vị, nay tôi đã phát cuồng, tôi đã mất tâm tính, điều thế gian không có mà tôi thấy có.’ Người này kể đầy đủ như trên. Khi ấy mọi người đều bảo người này đã phát điên, mất tâm tính, những điều thế gian không có mà người này thấy có.” Phật nói các Tỳ-kheo: “Nhưng người này không phải điên cuồng mất tâm tính, mà là thấy chân thật. Vì sao? Vì lúc ấy cách ao Câu-hy-la không xa có các vị trời và A-tu-la khởi bốn thứ quân chủng chiến đấu giữa hư không. Lúc ấy, các vị trời đắc thắng, quân A-tu-la bại trận, nhập vào trong một cái lỗ ngó sen trong hồ này. “Cho nên, Tỳ-kheo, các ông hãy cẩn thận chớ nên suy nghó về thế gian. Vì sao? Vì tư duy thế gian chẳng lợi ích gì cho nghóa<註 n="6"/>6, chẳng lợi ích gì cho pháp, chẳng lợi ích gì cho phạm hạnh, chẳng phải trí, chẳng phải giác, không thuận Niết-bàn. Mà nên tư duy về bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34826997">Kinh 408. Tư duy (2)<註 n="7"/>7 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, bàn luận như vầy: ‘Hoặc nói thế gian là thường, hoặc nói thế gian là vô thường, thế gian vừa hữu thường vừa vô thường, thế gian chẳng phải hữu thường chẳng phải vô thường; thế gian là hữu biên, thế gian là vô biên; thế gian là vừa hữu biên vừa vô biên; thế gian chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên. Mạng là thân, hay mạng khác thân khác. Như Lai sau khi chết là có, Như Lai sau khi chết là không, Như Lai sau khi chết vừa có vừa không, Như Lai sau khi chết chẳng phải có chẳng phải không.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang ngồi Thiền tịnh ở một chỗ, bằng thiên nhó, nên nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo đang tụ tập ở nhà ăn. Nghe xong, đi đến nhà ăn, trải tòa mà ngồi trước đại chúng và bảo các Tỳ-kheo: “Các Tỳ-kheo ở đây tụ tập để bàn nói việc gì vậy?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo chúng con tụ tập ở nhà ăn này bàn luận, ‘Hoặc nói hữu thường, hoặc nói vô thường.’ Nói đầy đủ như trên.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các ông chớ bàn luận nghóa như vậy.<註 n="8"/>8 Vì sao? Vì sự bàn luận này chẳng lợi ích gì cho pháp, chẳng lợi ích gì cho phạm hạnh, chẳng phải trí, chẳng phải giác, không thuận hướng Niết-bàn. Này các Tỳ-kheo, nên luận nghị như thế này, ‘Đây là Khổ Thánh đế, đây là Khổ tập Thánh đế, đây là Khổ diệt Thánh đế, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Vì sao? Vì luận nghị này có lợi ích cho pháp, lợi ích cho phạm hạnh, là trí, là giác, thuận hướng Niết-bàn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa được hiện quán, thì phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34826998">Kinh 409. Giác (1)<註 n="9"/>9 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, có người có giác tưởng tham giác, có người có giác tưởng sân giác, hoặc có người có giác tưởng hại giác<註 n="10"/>10.Bấy giờ, Đức Thế Tôn biết tâm niệm của các Tỳ-kheo, nên đi đến nhà ăn, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, rồi bảo các Tỳ-kheo: “Các ông chớ khởi giác tưởng về tham giác, chớ khởi giác tưởng về nhuế giác, chớ khởi giác tưởng về hại giác<註 n="11"/>11.Vì sao? Vì những giác tưởng này chẳng lợi ích gì cho nghóa, chẳng lợi ích gì cho pháp, chẳng lợi ích gì cho phạm hạnh, chẳng phải chánh trí, chẳng phải chánh giác, không chánh hướng Niết-bàn. Các ông nên khởi giác tưởng về Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Vì sao? Vì sự giác tưởng đối với bốn Thánh đế này có lợi ích cho nghóa, lợi ích cho pháp, lợi ích cho phạm hạnh, là chánh trí, chánh giác, chánh hướng Niết-bàn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, chánh trí, chánh niệm, tinh tấn tu học.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34826999">Kinh 410. Giác (2)<註 n="12"/>12 Tôi nghe như vầy: Một thời… nói đầy đủ như trên, chỉ có sự sai biệt là: “Khởi giác tưởng về bà con thân thuộc; khởi giác tưởng về quốc thổ nhân dân; khởi giác tưởng về không chết, cho đến nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.”  <詞 id="34827000">Kinh 411. Luận thuyết<註 n="13"/>13 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, bàn luận những đề tài như vầy<註 n="14"/>14: hoặc là bàn luận việc vua, việc giặc cướp, việc đấu tranh, việc tiền bạc, việc y phục, việc ăn uống, việc nam nữ, việc ngôn ngữ thế gian, việc sự nghiệp, việc trong biển cả. Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhó, nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nhà ăn, trải tọa cụ mà ngồi trước đại chúng, rồi bảo các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, các ông tụ tập để bàn luận việc gì?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con tụ tập ở đây bàn nói về việc vua…” Nói đầy đủ như trên. Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các ông chớ bàn luận những đề tài như vầy: Bàn luận những việc vua… cho đến, không hướng đến Niết-bàn. Nếu có bàn luận thì nên nói về Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Vì sao? Vì bốn Thánh đế này có lợi ích cho nghóa, lợi ích cho pháp, lợi ích cho phạm hạnh, là chánh trí, chánh giác, chánh hướng Niết-bàn.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827001">Kinh 412. Tranh<註 n="15"/>15 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, nói với nhau như vầy: ‘Tôi biết pháp luật, các ông không biết; những gì tôi nói là thành tựu, những gì tôi nói là hợp lý; những gì các ông nói là không thành tựu, không hợp lý; cái đáng nói trước thì lại nói sau, cái đáng nói sau thì nói trước. Thế rồi tranh luận nhau. Luận của tôi đúng; luận của các ông không bằng. Ai trả lời được thì trả lời đi!’ Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhó, nghe tiếng các Tỳ-kheo tranh luận… Nói đầy đủ như trên cho đến, “bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán thì phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827002">Kinh 413. Vương lực Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, bàn luận như vầy: ‘Vua Ba-tư-nặc và vua Tần-bà-sa-la<註 n="16"/>16, vua nào có thế lực lớn, vua nào giàu có hơn?’ Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhó, nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nhà ăn, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, rồi hỏi các Tỳ-kheo: “Các ông đang bàn luận việc gì?” Bấy giờ các Tỳ-kheo đem những việc trên bạch lại đầy đủ với Thế Tôn. Phật nói với các Tỳ-kheo: “Các ông bàn những việc về thế lực lớn, về sự giàu sang của các vua làm gì? Này các Tỳ-kheo, chớ luận bàn như vậy. Vì sao? Vì việc này không đem lại lợi ích gì cho nghóa, pháp, phạm hạnh, cũng chẳng phải trí, chẳng phải chánh giác, chẳng đưa đến Niết-bàn<註 n="17"/>17.Các ông nên bàn Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Vì sao? Vì bốn Thánh đế này đem lại nhiều lợi ích về nghóa, về pháp, về phạm hạnh, là chánh trí, chánh giác, chánh hướng Niết-bàn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa được hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827003">Kinh 414. Túc mạng Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, bàn luận như vầy: ‘Đời trước các ông làm những thứ nghề nghiệp gì, công xảo gì và lấy gì để tự sống?’ Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhó, nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nhà ăn, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, rồi hỏi các Tỳ-kheo: “Các ông đang nói những gì?” Lúc ấy, các Tỳ-kheo đem những việc trên bạch lại đầy đủ. Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, các ông chớ bàn những việc đã làm đời trước. Vì sao? Vì việc này không đem lại nhiều lợi ích cho nghóa, pháp, phạm hạnh<註 n="18"/>18, cũng chẳng phải trí, chẳng phải giác, chẳng đưa đến Niết-bàn. Này các Tỳ-kheo, các ông nên bàn Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Vì sao? Vì bốn Thánh đế này đem lại nhiều lợi ích cho nghóa, pháp, phạm hạnh, là chánh trí, chánh giác, chánh hướng Niết-bàn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa được hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827004">Kinh 415. Đàn-việt<註 n="19"/>19 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, bàn luận như vầy: ‘Đàn-việt mỗ giáp kia làm thức ăn thô sơ, chúng ta ăn xong không thấy ngon, không thấy khỏe. Chi bằng chúng ta bỏ thức ăn thô này mà đi khất thực. Vì sao? Vì các Tỳ-kheo đi khất thực thường được thức ăn ngon, lại thấy sắc đẹp, có lúc lại nghe tiếng hay, có nhiều người quen biết, cũng được y phục, ngọa cụ, thuốc men.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang ở trong thiền định, bằng thiên nhó nghe tiếng bàn luận của các Tỳ-kheo, liền đi đến nhà ăn… Nói đầy đủ như vậy, cho đến, “hướng đúng Niết-bàn.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827005">Kinh 416. Thọ trì (1)<註 n="20"/>20 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các ông có thọ trì bốn Thánh đế mà Ta đã dạy không?” Khi ấy, có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật, rồi chắp tay bạch Phật: “Kính vâng, bạch Thế Tôn, bốn Thánh đế mà Thế Tôn đã dạy, con đã thọ trì.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Ngươi thọ trì bốn Thánh đế đó như thế nào?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Như lời Thế Tôn đã dạy: ‘Đây là Khổ Thánh đế’, con liền thọ trì; ‘đây là Khổ tập Thánh đế, đây là Khổ diệt Thánh đế, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế.’ Bạch Thế Tôn, bốn Thánh đế mà Thế Tôn đã dạy như vậy, con liền thọ trì.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Ta đã dạy về Khổ Thánh đế, ngươi đã thọ trì chân thật. Ta dạy Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, ngươi đều thọ trì chân thật.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827006">Kinh 417. Như như<註 n="21"/>21 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các ông có thọ trì những gì mà Ta đã dạy về bốn Thánh đế không?” Lúc ấy có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch vai phải, vì Phật mà làm lễ, rồi chắp tay bạch Phật: “Thưa vâng Thế Tôn, những gì mà Thế Tôn đã dạy về bốn Thánh đế, con đều đã thọ trì.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Ngươi đã thọ trì như thế nào về bốn Thánh đế mà Ta đã dạy?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Thế Tôn nói khổ Thánh đế, con đều đã thọ trì, là như như, không lìa như, không khác như, chân thật, thẩm sát chân thật, không điên đảo, là lý chân thật của bậc Thánh<註 n="22"/>22.Đó là Khổ Thánh đế. Thế Tôn dạy về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, là như như, không lìa như, không khác như, chân thật, thẩm sát chân thật, không điên đảo, là lý chân thật của bậc Thánh. Đó gọi là bốn Thánh đế mà Thế Tôn đã dạy, con đều đã thọ trì.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Ông đã thọ trì chân thật về bốn Thánh đế mà Ta đã dạy là như như, không lìa như, không khác như, chân thật, thẩm sát chân thật, không điên đảo. Đó gọi là Tỳ-kheo thọ trì chân thật bốn Thánh đế của Ta.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827007">Kinh 418. Thọ trì (2)<註 n="23"/>23 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các ông có thọ trì những gì mà Ta đã dạy về bốn Thánh đế không?” Khi ấy có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, vì Phật mà làm lễ, rồi chắp tay bạch Phật: “Thưa vâng Thế Tôn, những gì mà Thế Tôn đã dạy về bốn Thánh đế, con đều đã thọ trì. Bốn đế là gì? Như Thế Tôn đã dạy là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, con cũng đều đã thọ trì.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Như những gì mà Ta đã dạy về bốn Thánh đế, ngươi đều đã thọ trì. “Này các Tỳ-kheo, nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào nói như vầy: ‘Như những gì mà Sa-môn Cù-đàm đã nói về Khổ Thánh đế, ta sẽ bỏ đi và sẽ lập lại Khổ Thánh đế khác.’ Điều đó chỉ có trên ngôn thuyết, nếu gạn hỏi đến thì họ sẽ không biết và càng làm tăng thêm sự nghi hoặc, vì đó không phải là cảnh giới. ‘Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế này ta sẽ bỏ đi, rồi sẽ lập lại bốn Thánh đế khác.’ Điều đó cũng chỉ có trên ngôn thuyết, nếu gạn hỏi đến thì họ chẳng biết và càng tăng thêm nghi hoặc cho họ, vì đó không phải là cảnh giới của họ. “Cho nên, Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế nếu chưa được hiện quán thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827008">Kinh 419. Nghi (1) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào đối với Phật có nghi, đối với Khổ Thánh đế cũng có nghi; Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế cũng có nghi. Nếu đối với Pháp, Tăng có nghi thì đối với Khổ Thánh đế cũng có nghi; Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế cũng có nghi. Nếu người nào đối với Phật không nghi hoặc, đối với Khổ Thánh đế cũng không nghi hoặc; đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế cũng không nghi hoặc. Nếu người nào đối với Pháp, Tăng không nghi hoặc, đối với Khổ Thánh đế cũng không nghi hoặc; Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế cũng không nghi hoặc.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827009">Kinh 420. Nghi (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với Khổ Thánh đế có nghi, thì đối với Phật cũng có nghi, đối với Pháp, Tăng có nghi. Đối với Khổ, Tập, Diệt, Đạo có nghi, thì đối với Phật cũng có nghi, đối với Pháp, Tăng có nghi. Nếu đối với Khổ Thánh đế không nghi, thì đối với Phật cũng không nghi, đối với Pháp, Tăng không nghi. Người đối với Tập, Diệt, Đạo Thánh đế không nghi, thì đối với Phật cũng không nghi, đối với Pháp, Tăng không nghi.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827010">Kinh 421. Thâm hiểm<註 n="24"/>24 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các ông hãy đi cùng Ta đi đến vách núi sâu nguy hiểm<註 n="25"/>25.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Thưa vâng Thế Tôn.” Bấy giờ, Thế Tôn cùng đại chúng đến vách núi sâu nguy hiểm<註 n="26"/>26, trải tòa ngồi, sau khi đi quan sát chung quanh hang núi sâu hiểm trở xong, rồi bảo các Tỳ-kheo: “Hang núi này thật là sâu và nguy hiểm.” Lúc ấy có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật, rồi chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, vách núi này thật là sâu hiểm, nhưng còn có thứ gì sâu hiểm cùng cực và đáng sợ hơn nó không?” Phật biết ý của Tỳ-kheo này nên đáp liền: “Như vậy, này các Tỳ-kheo, vách núi này rất sâu hiểm, nhưng đối với nó còn có thứ sâu hiểm đáng sợ hơn nữa, đó là Sa-môn, Bà-la-môn không biết như thật Khổ Thánh đế; không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Những vị này hoan lạc nơi các hành vốn là cội gốc của sự sanh<註 n="27"/>27; hoan lạc nơi các hành vốn là cội gốc của sự già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não, mà tạo tác các hành này, khiến cho các hành lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não càng ngày càng tăng trưởng, để rơi vào chỗ sâu hiểm của lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như vậy, Tỳ-kheo, cái này rất sâu hiểm; nguy hiểm hơn cả cái kia. Cho nên Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, thì phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827011">Kinh 422. Đại nhiệt<註 n="28"/>28 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có địa ngục Đại nhiệt<註 n="29"/>29.nếu chúng sanh nào sanh vào địa ngục này thì chỉ một mực chịu nóng cháy.” Bấy giờ có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật, rồi chắp tay bạch Phật: “Như Thế Tôn đã dạy, địa ngục Đại nhiệt này vô cùng nóng bức. Bạch Thế Tôn, chỉ có đây là cực kỳ nóng, hay còn có thứ nóng bức nào đáng sợ hơn, không còn đâu hơn?” “Như vầy, Tỳ-kheo, địa ngục này tuy thật là nóng bức, nhưng cũng có thứ nóng bức đáng sợ hơn địa ngục ấy và không còn gì hơn. Những gì được gọi là thứ nóng bức đáng sợ hãi hơn địa ngục Đại nhiệt? Đó là Sa-môn, Bà-la-môn không biết như thật Khổ Thánh đế; không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Như vậy, cho đến sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não là sự nóng bức thiêu đốt bừng bừng. Này Tỳ-kheo, đó gọi là sự nóng bức thiêu đốt bừng bừng thật đáng sợ, không còn gì hơn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827012">Kinh 423. Đại ám<註 n="30"/>30 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có địa ngục vô cùng tối tăm, các chúng sanh sanh ra nơi đó không thấy được các phần thân thể của mình<註 n="31"/>31.” Bấy giờ, có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, vì Phật làm lễ, rồi chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, địa ngục này vô cùng tối tăm. Chỉ có nơi này tối tăm hay còn có chỗ nào tối tăm hơn, đáng sợ hơn địa ngục này nữa?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Như vầy, còn có sự tối tăm đáng sợ hơn địa ngục này nữa. Đó là Sa-môn, Bà-la-môn đối với bốn Thánh đế không biết như thật, cho đến, rơi vào sự tối tăm cùng cực của sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Cho nên, các Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, thì phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827013">Kinh 424. Minh ám (1)<註 n="32"/>32 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như mặt trời vận hành chiếu sáng các thế giới. Cho đến cả ngàn mặt trời, ngàn mặt trăng, chiếu sáng ngàn thế giới, ngàn núi Tu di, ngàn Phất-bà-đề, ngàn Diêm-phù-đề, ngàn Câu-da-ni, ngàn Uất-đơn-việt, ngàn Tứ thiên vương, ngàn cõi Tam thập tam thiên, ngàn Diệm-ma thiên, ngàn Đâu-suất thiên, ngàn Hóa lạc thiên, ngàn Tha hóa tự tại thiên, ngàn Phạm thiên. Đó gọi là Tiểu thiên thế giới. Khoảng giữa một ngàn thế giới này có chỗ tối tăm, dù có ánh sáng mặt trời, mặt trăng chiếu sáng, có sức oai đức lớn cũng không thấy được. Những chúng sanh sanh ra những nơi này không thấy các phần thân thể của mình<註 n="33"/>33.” Bấy giờ, có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, vì Phật làm lễ, rồi chắp tay, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, như Thế Tôn nói, chỗ này vô cùng tối tăm. Chỉ có nơi này tối tăm hay còn có chỗ nào tối tăm hơn, đáng sợ hơn địa ngục này nữa?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Như vầy, còn có sự tối tăm đáng sợ hơn địa ngục này nữa. Đó là Sa-môn, Bà-la-môn đối với bốn Thánh đế không biết như thật, cho đến, rơi vào sự tối tăm cùng cực của sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Cho nên, các Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, thì phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827014">Kinh 425. Minh ám (2)<註 n="34"/>34 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Từ Tiểu thiên thế giới, con số được nhân lên đến một ngàn, thì đó gọi là Trung thiên thế giới. Khoảng giữa Trung thiên thế giới có chỗ tối tăm…” như trên đã nói, cho đến, “đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, thì phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827015">Kinh 426. Minh ám (3)<註 n="35"/>35 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Từ Trung thiên thế giới, con số được nhân lên đến một ngàn, thì đó gọi là Tam thiên đại thiên thế giới. Khoảng giữa các thế giới này là chỗ tối tăm. Dù có mặt trời, mặt trăng vận hành, chiếu khắp thế giới đi nữa, nhưng những chúng sanh kia vẫn không thấy,…” cho đến “… rơi vào chỗ tối tăm của sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Cho nên các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, thì phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827016">Kinh 427. Thánh đế<註 n="36"/>36 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói về bốn Thánh đế. Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ. Bốn đế là gì? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Đó gọi là bốn Thánh đế.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Như kinh “Đương thuyết” (Ta sẽ nói) trên, cũng vậy, các kinh: Có (bốn Thánh đế); Nên biết (bốn Thánh đế). Cũng nói như trên.  <詞 id="34827017">Kinh 428. Thiền tư<註 n="37"/>37 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nên chuyên cần thiền định tư duy<註 n="38"/>1, phát khởi chánh phương tiện<註 n="39"/>2, để nội tâm tịch tónh. Vì sao? Vì Tỳ-kheo nào thiền định tư duy, nội tâm tịch tónh đã thành tựu rồi, thì sẽ hiển hiện như thật<註 n="40"/>3.Hiển hiện như thật những gì? Hiển hiện như thật Khổ Thánh đế; hiển hiện như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827018">Kinh 429. Tam-ma-đề<註 n="41"/>4 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nên tu vô lượng Tam-ma-đề<註 n="42"/>1, chuyên tâm chánh niệm. Vì sao? Vì khi tu vô lượng Tam-ma-đề, chuyên tâm chánh niệm rồi, thì sẽ hiển hiện như thật như vậy. Hiển hiện như thật những gì? Hiển hiện như thật Khổ Thánh đế; hiển hiện như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827019">Kinh 430. Trượng (1)<註 n="43"/>2 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như người ném gậy lên giữa hư không, gậy liền rơi trở xuống, hoặc gốc chạm đất, hoặc thân chạm đất, hoặc đầu chạm đất. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào, không biết như thật về Khổ Thánh đế; không biết như thật về Khổ tậïp Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, nên biết, Sa-môn, Bà-la-môn này, hoặc đọa vào địa ngục, hoặc đọa vào súc sanh, hoặc đọa vào ngạ quỷ. Cho nên các Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, thì phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827020">Kinh 431. Trượng (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như người ném gậy lên giữa hư không, gậy liền rơi trở xuống, hoặc rơi xuống đất sạch, hoặc rơi xuống đất không sạch. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào, không biết như thật về Khổ Thánh đế; không biết như thật về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, vì không biết như thật, cho nên hoặc sanh vào đường lành, hoặc sanh vào đường ác. Thế nên các Tỳ-kheo đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, phải siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827021">Kinh 432. Ngũ tiết luân Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như cái bánh xe có năm tiết liên tục<註 n="44"/>3.Một người đại lực só có thể quay nhanh bánh xe này. Cũng vậy, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào không biết như thật về Khổ Thánh đế, không biết như thật về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, sẽ bị luân hồi trong năm đường, xoay vần một cách nhanh chóng; hoặc đọa vào địa ngục, hoặc đọa vào súc sanh, hoặc đọa vào ngạ quỷ, hoặc Trời, hoặc Người, rồi lại đọa vào đường ác, trường kỳ luân chuyển. Cho nên Tỳ-kheo nào đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827022">Kinh 433. Tăng thượng thuyết pháp Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác thuyết pháp tăng thượng<註 n="45"/>4; nghóa là bốn Thánh đế được khai thị, được thi thiết, được kiến lập, được phân biệt, được diễn giải, bày hiển hiện, được biểu lộ<註 n="46"/>5.Những gì là bốn? Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn mãnh liệt, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827023">Kinh 434. Hiệt tuệ Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thế nào là hiệt tuệ<註 n="47"/>6? Có phải là biết như thật về Khổ Thánh đế, về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, hay không biết?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, theo như sự hiểu biết của chúng con về những lời dạy của Phật, đối với bốn Thánh đế mà biết như thật, thì đó gọi là hiệt tuệ.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Nếu đối với bốn Thánh đế mà biết như thật, đó gọi là hiệt tuệ. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn mãnh liệt, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827024">Kinh 435. Tu-đạt<註 n="48"/>7 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, gia chủ Tu-đạt-đa<註 n="49"/>8 đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, bốn Thánh đế này phải hiện quán theo thứ lớp hay phải hiện quán tức thời<註 n="50"/>9?” Phật bảo gia chủ: “Bốn Thánh đế này phải hiện quán theo thứ lớp, chứ không phải hiện quán tức thời.” Phật bảo gia chủ: “Nếu có người bảo: ‘Đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán mà đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế có thể hiện quán’, lời nói này không đúng. Vì sao? Vì đối với Khổ Thánh đế nếu chưa hiện quán mà đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế muốn hiện quán thì điều này không thể có được. Cũng giống như người lấy hai lá cây nhỏ<註 n="51"/>10 xếp lại làm đồ đựng nước mang đi thời không thể có được. Cũng vậy, đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán mà đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế muốn hiện quán,’ thì điều này không thể có được. “Như có người lấy lá sen kết lại làm đồ chứa nước đem đi, thì việc này có thể có được. Cũng vậy, này gia chủ, đối với Khổ Thánh đế đã hiện quán rồi, thì đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế có thể hiện quán,’ điều này có thể có được. Cho nên, gia chủ, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn mãnh liệt, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827025">Kinh 436. Điện đường (1)<註 n="52"/>11 Như điều trưởng giả Tu-đạt đã hỏi ở kinh trên, có Tỳ-kheo khác hỏi Đức Phật, cũng được nói như vậy. Chỉ có sai biệt nơi thí dụ: “Như có con đường bốn bâïc thềm đi lên điện đường. Nếu có người nói: ‘Không cần lên bậc thứ nhất mà lên ngay bậc thứ hai, thứ ba, thứ tư, lên điện đường,’ thì điều này không thể có được. Vì sao? Phải do bậc đầu tiên rồi sau đó đến bậc thứ hai, bậc thứ ba, bậc thứ tư để lên được đến điện đường. Cũng vậy, Tỳ-kheo đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán mà đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế muốn hiện quán’, thì điều này không thể có được. “Này Tỳ-kheo, nếu có người nói: ‘Bằng bốn bậc thềm đưa lên điện đường, nhưng phải do từ bậc thềm đầu, rồi sau đó đến bậc thứ hai, bậc thứ ba, bậc thứ tư mới lên được điện đường,’ nói như vậy thì mới đúng. Vì sao? Vì phải do bậc thềm đầu tiên, sau đó mới leo lên bậc thềm thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi lên được điện đường, việc này có thể có được. Cũng vậy Tỳ-kheo, nếu đối với Khổ Thánh đế đã hiện quán rồi, thì tuần tự đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế có thể hiện quán,’ nên nói như vậy. Vì sao? Vì đối với Khổ Thánh đế đã hiện quán, sau đó theo thứ lớp đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế hiện quán, việc này có thể có được.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827026">Kinh 437. Điện đường (2) Như Tỳ-kheo đã hỏi ở kinh trên, những điều Tôn giả A-nan hỏi, Đức Phật cũng dạy như vậy, chỉ có thí dụ là sai khác, Phật bảo A-nan: “Như cái thang có bốn bậc đưa lên điện đường. Nếu có người nói: ‘Không cần nhờ vào bậc ban đầu mà lên ngay bậc thứ hai, bậc thứ ba, bậc thứ tư là lên được diện đường,’ thì không thể có được. Cũng vậy A-nan, nếu đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán mà đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế muốn hiện quán,’ điều này không thể có được. Vì sao? Vì nếu đối với Khổ Thánh đế chưa hiện quán mà đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế muốn hiện quán thì không thể có được. “Này A-nan, như cái thang có bốn bậc đưa lên điện đường, nếu có người nói: ‘Phải do bậc đầu tiên, sau đó mới lên bậc thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi lên tới điện đường,’ nói như vậy mới đúng. Vì sao? Vì phải do vào bậc đầu tiên, tuần tự lên bậc thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi mới tới điện đường, thì điều này có thể có được. Cũng vậy, A-nan đối với Khổ Thánh đế đã hiện quán rồi, tuần tự đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế có thể hiện quán;’ điều này có thể có được.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827027">Kinh 438. Chúng sanh<註 n="53"/>12 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Như lấy hết cây cỏ trên quả đất này, dùng làm cây thương<註 n="54"/>13 và xâu hết tất cả các loài thủy vật trong biển lớn; có thể xuyên suốt được tất cả không?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao? Vì những con vật ở trong biển lớn đủ các hình tướng, chủng loại, hoặc có loài nhỏ quá, không thể xâu được, hoặc lớn quá, cũng không thể xâu được.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Đúng vậy, đúng vậy! Chúng sanh giới vô số vô lượng. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn mãnh liệt, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827028">Kinh 439. Tuyết sơn<註 n="55"/>14 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn cầm một cục sạn<註 n="56"/>15, rồi hỏi các Tỳ-kheo: “Các ông nghó sao? Sạn trong tay Ta đây là nhiều hay sạn ở núi Tuyết lớn nhiều?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sạn trong tay của Thế Tôn rất ít, còn sạn ở núi Tuyết thì nhiều trăm, muôn ngàn, ức, vô lượng, không thể dùng toán số, thí dụ để so sánh được.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Những chúng sanh mà biết như thật Khổ Thánh đế, biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế thì ít như sạn ở trong tay Ta đang cầm. Còn những chúng sanh kia mà không biết như thật đối với Khổ Thánh đế, không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế thì nhiều như sạn ở núi Tuyết, nhiều đến vô lượng. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827029">Kinh 440. Hồ trì đẳng<註 n="57"/>16 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như ao hồ, sâu rộng năm mươi do tuần, nước đầy tràn. Nếu có người dùng một sợi tóc, hoặc sợi lông, hoặc đầu ngón tay thấm vào nước hồ này cho đến ba lần, thì thế nào, này các Tỳ-kheo, giọt nước thấm của người kia nhiều hay nước trong hồ nhiều?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nước trên sợi tóc, sợi lông, hay dầu ngón tay của người này rất ít, còn nước trong hồ thì nhiều vô lượng, vô số cho đến không thể dùng toán số, thí dụ để so sánh được.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Nhiều như nước trong hồ lớn, nhiều vô lượng, là gốc rễ khổ bị cắt đứt như cây đa la bị chặt ngọn, thành các pháp không tái sanh trong tương lai, mà đa văn Thánh đệ tử đoạn trừ khi thành tựu kiến đế<註 n="58"/>17, đắc Thánh đạo quả. Những gì còn sót chưa đoạn tận, chỉ ít như nước đầu sợi tóc, sợi lông, ngón tay của người kia mà thôi. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Như ví dụ hồ nước lớn, cũng vậy những ví dụ về hồ Tát-la-đa-tra-ca, Hằng-già, Da-phù-na, Tát-la-du, Y-la-bạt-đề, Ma-hê<註 n="59"/>18, cùng bốn biển lớn cũng nói như trên.  <詞 id="34827030">Kinh 441. Thổ<註 n="60"/>19 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn tay cầm một hòn đất, lớn bằng trái lê<註 n="61"/>20, bảo các Tỳ-kheo: “Thế nào, các Tỳ-kheo, hòn đất trong tay Ta nhiều hay đất trong núi Tuyết nhiều?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Thưa, hòn đất trong tay Thế Tôn rất ít, còn đất tại núi chúa Tuyết thì thật nhiều, nhiều đến trăm ngàn ức na do tha, cho đến không thể dùng toán số, thí dụ để so sánh được.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Những chúng sanh mà biết như thật Khổ Thánh đế, biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế cũng ít như hòn đất Ta đang cầm ở trong tay. Những chúng sanh mà không biết như thật khổ Thánh đế, không biết như thật Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, nhiều hơn đất ở núi chúa Tuyết. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Như núi chúa Tuyết. Cũng vậy các ví dụ về núi Ni-dân-đà-la, Tỳ-na-đa-ca, Mã-nhó, Thiện kiến, Khư-đề-la-ca, Y-sa-đà-la, Du-kiền-đà-la, Tu-di sơn vương<註 n="62"/>21 và đất đai trên đại địa cũng lại như vậy. Như dụ trái lê, cũng vậy các ví dụ trái A-ma-lặc-ca, Bạt-đà-la, Ca-la-ca, quả đậu, cho đến ví dụ tép tỏi cũng nói như vậy.  <詞 id="34827031">Kinh 442. Trảo giáp<註 n="63"/>22 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng trong móng tay khự một ít đất, rồi nói với các Tỳ-kheo: “Các ông nghó thế nào, đất trên móng tay Ta nhiều, hay đất ở đại địa này nhiều?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đất trong móng tay của Thế Tôn là rất ít, ít lắm, còn đất ở đại địa thì nhiều vô lượng, cho đến không thể dùng toán số, hay thí dụ để so sánh được.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Cũng như vậy, thân hình các chúng sanh mà có thể thấy được thì như đất trên móng tay; còn thân hình của chúng sanh vi tế không thể thấy được nhiều như đất trên đại địa. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế, nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tích cực, tu học hiện quán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Như đất liền nói trên, về thủy tánh cũng lại như vậy. Các kinh khác tương tợ:<註 n="64"/>23 “Ít như đất trên móng tay, cũng vậy, những chúng sanh được sanh ra trong cõi người; “Loại không được làm người cũng như đất đại địa. “Những chúng sanh được sanh ra nơi có văn minh (đô thị) cũng như đất dính trên móng tay; “Được sanh ra nơi biên địa cũng như đất trên đại địa. “Người thành tựu Thánh tuệ nhãn cũng như đất trên móng tay; “Người không thành tựu Thánh tuệ nhãn cũng như đất ở đại địa. “Những chúng sanh biết được pháp luật này, cũng như đất dính trên móng tay; “Chúng sanh không biết pháp luật cũng như đất ở đại địa. “Như biết, cũng vậy: biết bình đẳng, biết khắp tất cả, chánh tưởng, chánh giác, chánh giải, pháp hiện quán cũng như vậy. “Những chúng sanh biết có cha mẹ, thì cũng như đất dính trên móng tay; “Số chúng sanh không biết đến có mẹ cha cũng như đất ở đại địa. “Những chúng sanh biết có bậc tôn trưởng của dòng Sa-môn, Bà-la-môn và làm những điều cần làm phước đời này, đời khác, sợ tội thường bố thí, ăn chay giữ giới thì cũng như đất dính trên đầu móng tay; “Số chúng sanh không biết có bậc tôn trưởng của dòng Sa-môn, Bà-la-môn, làm những điều phước cần ở đời này, đời khác, sợ tọâi lỗi thường bố thí, ăn chay, giữ giới thì cũng như đất ở đại địa. “Những chúng sanh không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không nói hai lưỡi, không ác khẩu, không nói thêu dệt thì cũng như đất trên móng tay; “Số chúng sanh không giữ gìn giới luật thì cũng như đất ở đại địa. “Cũng vậy, những chúng sanh lìa tham nhuế, tà kiến và chúng sanh không lìa tham nhuế, tà kiến cũng nói như vậy. “Những chúng sanh không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, ít như đất dính trên móng tay; “Số chúng sanh không giữ gìn năm giới nhiều như đất ở đại địa. “Những chúng sanh giữ gìn tám giới thì cũng như đất dính trên móng tay; “Số chúng sanh không giữ gìn tám giới thì cũng như đất ở đại địa. “Những chúng sanh giữ gìn mười điều lành thì cũng như đất trên móng tay; “Số chúng sanh không giữ mười điều lành thì cũng như đất ở đại địa. “Những chúng sanh từ địa ngục, sau khi chết rồi được sanh làm người thì cũng như đất dính trên móng tay; “Số chúng sanh từ địa ngục sau khi chết trở lại sanh vào địa ngục, hoặc súc sanh, hay ngạ quỷ thì cũng như đất ở đại địa. “Những chúng sanh từ địa ngục sau khi chết được sanh lên cõi trời thì cũng như đất dính trên móng tay; “Số chúng sanh từ địa ngục, hoặc súc sanh, hay ngạ quỷ sau khi chết trở lại sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì cũng như đất ở đại địa. “Những chúng sanh ở loài người sau khi chết rồi sanh trở lại làm người thì cũng như đất dính trên móng tay; “Số chúng sanh ở loài người sau khi chết sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì cũng như đất ở đại địa. “Những chúng sanh từ cõi trời sau khi chết trở lại sanh vào cõi Trời thì cũng như đất dính trên móng tay; “Số chúng sanh ở cõi Trời sau khi chết sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì cũng như đất ở đại địa.”  <詞 id="34827032">Kinh 443. Tứ Thánh đế dó sanh Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Trước kia, khi Ta chưa nghe pháp, đã có được chánh tư duy rằng, ‘Đây là Khổ Thánh đế’, chánh kiến đã phát sanh; ‘Đây là Khổ tập Thánh đế, đây là Khổ diệt Thánh đế, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế’, chánh kiến đã phát sanh.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Như kinh nói về đã sanh. Cũng vậy, đang sanh, sẽ sanh; kinh nói về khởi, tập, cận (gần), tu, tu nhiều, xúc, tác chứng cũng như vậy.<註 n="65"/>24  <詞 id="34827033">Kinh 444. Nhãn dược hoàn<註 n="66"/>25 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Như viên thuốc chữa mắt, rộng sâu một do tuần<註 n="67"/>26.Nếu có người nào lấy viên thuốc này đặt vào trong mỗi mỗi giới<註 n="68"/>27, có thể khiến cho hết nhanh chóng<註 n="69"/>28, nhưng đối với các giới kia cũng không thể cùng biên tế của nó được. Nên biết, số lượng các giới nhiều đến vô lượng. Cho nên, Tỳ-kheo, hãy học giới loại thiện. Đối với chủng loại sai biệt của giới thiện, hãy học như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827034">Kinh 445. Bỉ tâm<註 n="70"/>29 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà thuộc nước Xá-vệ, thì bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh thường tụ hội theo giới, hòa hợp với giới<註 n="71"/>30.Thế nào là chúng sanh thường tụ hội cảnh giới? Khi chúng sanh hành tâm bất thiện thì cùng tụ hội với cảnh giới bất thiện<註 n="72"/>31.Khi tâm hành thiện thì cùng tụ hội với giới thiện. Thiện tâm đi cùng với thiện giới. Thắng tâm đi cùng thắng giới. Tâm hèn cùng đi với giới hèn. Cho nên, Tỳ-kheo, hãy học như vậy, chủng loại sai biệt của giới thiện.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827035">Kinh 446. Kệ (1)<註 n="73"/>32 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: Nói đầy đủ như trên, chỉ khác là nói thêm bài kệ này: Thường hợp nên thường sanh, Lìa nhau, thì sanh dứt. Như người ôm gỗ nhỏ, Mà vào trong biển lớn; Người, gỗ đều bị chìm. Biếng nhác cũng như vậy. Nên lìa xa biếng nhác; Siêng năng hạng thấp hèn. Hiền thánh không giải đãi; An trụ nơi viễn ly, Thiền tinh tấn ân cần, Vượt qua dòng sanh tử. Như sơn gặp lụa trắng; Lửa gặp gió cháy bừng, Ngọc và sữa cùng sắc; Chúng sanh cùng theo giới, Tương tợ thì hòa hợp, Tăng trưởng cũng như vậy.  <詞 id="34827036">Kinh 447. Hành<註 n="74"/>33 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh thường tụ hội theo giới, hòa hợp với giới<註 n="75"/>34.Thế nào là chúng sanh thường tụ hội cảnh giới? Khi chúng sanh hành tâm bất thiện thì cùng tụ hội với cảnh giới bất thiện. Khi tâm hành thiện thì cùng tụ hội với giới thiện. Thiện tâm đi cùng với thiện giới. Thắng tâm đi cùng thắng giới. Bấy giờ, Tôn giả Kiều-trần-như cùng với nhiều Tỳ-kheo đang đi kinh hành gần đó. Tất cả đều là những Đại đức, Thượng tọa, đa văn, xuất gia đã lâu, tu tập đầy đủ phạm hạnh. Lại có Tôn giả Đại Ca-diếp cùng với nhiều Tỳ-kheo cũng đi kinh hành gần đó. Tất cả đều ít muốn, biết đủ, đầu đà, khổ hạnh, không chứa đồ dư. Tôn giả Xá-lợi-phất cùng với nhiều Tỳ-kheo cũng đi kinh hành gần đó. Tất cả đều là những bậc Đại trí biện tài. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng với nhiều Tỳ-kheo cũng đi kinh hành gần đó. Tất cả đều là những bậc có sức thần thông lớn. Tôn giả A-na-luật-đà cùng với nhiều Tỳ-kheo cũng đi kinh hành gần đó. Tất cả đều được thiên nhãn sáng suốt. Bấy giờ, cũng có Tôn giả Nhị-thập-ức-nhó, cùng với nhiều Tỳ-kheo cũng đi kinh hành gần đó. Tất cả đều dõng mãnh, tinh tấn, chuyên cần tu hành. Lại có Tôn giả Đà-phiêu cùng với nhiều Tỳ-kheo cũng đi kinh hành gần đó. Tất cả đều vì đại chúng sửa sang các thứ cúng dường đầy đủ. Tôn giả Ưu-ba-ly cùng với nhiều Tỳ-kheo cũng đi kinh hành gần đó. Tất cả đều thông đạt luật hạnh. Tôn giả Phú-lâu-na cùng với nhiều Tỳ-kheo cũng đi kinh hành gần đó. Tất cả đều là những bậc biện tài, thuyết pháp. Lại có Tôn giả Ca-chiên-diên cùng với nhiều Tỳ-kheo cũng đi kinh hành gần đó. Tất cả đều có khả năng phân biệt các kinh, khéo nói pháp tướng. Khi đó cũng có Tôn giả A-nan cùng với nhiều Tỳ-kheo đi kinh hành gần đó. Tất cả đều là những bậc tổng trì đa văn. Lại có Tôn giả La-hầu-la cùng với nhiều Tỳ-kheo cũng đi kinh hành gần đó. Tất cả đều khéo giữ gìn luật hạnh. Khi đó cũng có Tôn giả Đề-bà-đạt-đa cùng với nhiều Tỳ-kheo đang đi kinh hành gần đó. Tất cả đều huân tập nhiều ác hạnh. Đó gọi là Tỳ-kheo thường cùng đi và hòa hợp với nhau. Cho nên, Tỳ-kheo, nên khéo phân biệt các giới loại sai biệt.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827037">Kinh 448. Kệ (2)<註 n="76"/>35 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Nói đầy đủ như kinh trên. Phật liền nói kệ: Thường hợp nên thường sanh, Lìa nhau, thì sanh dứt. Như người ôm gỗ nhỏ, Mà vào trong biển lớn; Người, gỗ đều bị chìm. Biếng nhác cũng như vậy. Nên lìa xa biếng nhác; Siêng năng hạng thấp hèn. Hiền thánh không giải đãi; An trụ nơi viễn ly, Thiền tinh tấn ân cần, Vượt qua dòng sanh tử. Như sơn gặp lụa trắng; Lửa gặp gió cháy bừng, Ngọc và sữa cùng sắc; Chúng sanh lùng theo giới, Tương tợ thì hòa hợp, Tăng trưởng cũng như vậy.  <詞 id="34827038">Kinh 449. Giới hòa hợp<註 n="77"/>36 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Chúng sanh thường tụ hội theo giới, hòa hợp với giới. Nói đầy đủ như trên… cho đến, “Thắng tâm đi cùng thắng giới. Tâm hèn cùng đi với giới hèn. Khi sát sanh thì đi cùng giới sát sanh. Khi tâm trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu thì đi cùng giới trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu. Khi tâm không sát sanh đi cùng giới không sát sanh. Khi tâm không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu đi cùng giới không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Cho nên, Tỳ-kheo, phải khéo phân biệt các giới loại sai biệt.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827039">Kinh 450. Tinh tấn Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Chúng sanh thường tụ hội theo giới, hòa hợp với giới. Khi bất tín thì đi cùng giới bất tín. Khi phạm giới thì đi cùng giới phạm giới. Khi không tàm không quý thì đi cùng giới không tàm không quý. Khi có lòng tín thì đi cùng giới có tín. Khi trì giới thì đi cùng giới trì giới. Khi tâm có tàm có quý thì đi cùng giới có tàm có quý. Cho nên, Tỳ-kheo, phải khéo phân biệt các giới loại sai biệt.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Như tín hay bất tín. Cũng vậy: tinh tấn hay không tinh tấn, thất niệm hay không thất niệm, chánh thọ hay không chánh thọ, đa văn hay thiểu văn, xan lẫn hay bố thí, ác tuệ hay thiện tuệ, khó nuôi hay dễ nuôi, khó thỏa mãn hay dễ thỏa mãn, ham muốn nhiều hay ham muốn ít, biết đủ hay không biết đủ, điều phục hay không điều phục, tất cả đều đi cùng giới đó. Như kinh trên đã nói đầy đủ.<註 n="78"/>37  <詞 id="34827040">Kinh 451. Giới<註 n="79"/>38 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Hôm nay Ta sẽ nói về các chủng loại sai biệt của giới<註 n="80"/>39.Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. “Thế nào là các giới? Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhó giới, thanh giới, nhó thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Đó gọi là các thứ giới.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827041">Kinh 452. Xúc (1)<註 n="81"/>40 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt ái. “Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới… cho đến ý giới, pháp giới, ý thức giới. Đó gọi là các chủng loại sai biệt của giới. “Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc… cho đến, thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt của thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt của ái? Do duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn thọ. Do duyên nhãn thọ nên sanh ra nhãn ái. Cũng vậy, đối với nhó, tỷ, thiệt, thân, ý, giới làm duyên nên sanh ra ý xúc. Do duyên ý xúc nên sanh ra ý thọ. Do duyên ý thọ sanh ra ý ái. “Này các Tỳ-kheo, không phải do duyên các chủng loại sai biệt của ái nên sanh ra các chủng loại sai biệt của thọ. Không phải do duyên các chủng loại sai biệt của thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt của xúc. Không phải do duyên các chủng loại sai biệt của xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt của giới. Chính là do duyên các chủng loại sai biệt của giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt của xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt của xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt của thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt của thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt của ái. Này các Tỳ-kheo, đó gọi là do duyên các chủng loại sai biệt của giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt của xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt của xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt của thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt của thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt của ái.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827042">Kinh 453. Xúc (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt ái. “Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới,… cho đến, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Đó gọi là các chủng loại sai biệt của giới. “Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc; do duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các thọ; do duyên các chủng loại sai biệt thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt ái? Do duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc. Không phải do duyên nhãn xúc sanh ra nhãn giới, mà là duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn thọ. Không phải duyên nhãn thọ sanh ra nhãn xúc, mà là duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn thọ. Do duyên nhãn thọ nên sanh ra nhãn ái. Không phải duyên nhãn ái nên sanh ra nhãn thọ, mà là duyên nhãn thọ nên sanh ra nhãn ái. Cũng vậy, đối với nhó, tỷ, thiệt, thân, ý; duyên ý giới nên sanh ra ý xúc. Không phải duyên ý xúc sanh ra ý giới, mà là duyên ý giới nên sanh ra ý xúc. Do duyên ý xúc nên sanh ra ý thọ. Không phải duyên ý thọ sanh ra ý xúc, mà duyên ý xúc nên sanh ra ý thọ. Do duyên ý thọ nên sanh ra ý ái. Không phải duyên ý ái sanh ra ý thọ, mà duyên ý thọ nên sanh ra ý ái. Cho nên, Tỳ-kheo, không phải vì sanh các chủng loại sai biệt ái sanh ra các chủng loại sai biệt thọ. Không phải vì duyên các thọ sanh ra các xúc, cũng không phải vì duyên các xúc sanh ra các giới, mà chỉ có vì duyên các giới nên sanh ra các xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt thọ; vì duyên các chủng loại sai biệt thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt ái. Này Tỳ-kheo, đó gọi là nên khéo phân biệt các chủng loại sai biệt giới.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827043">Kinh 454. Tưởng (1)<註 n="82"/>41 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt tưởng. Do duyên các chủng loại sai biệt tưởng nên sanh ra các chủng loại sai biệt dục. Do duyên các chủng loại sai biệt dục nên sanh ra các giác<註 n="83"/>42.Do duyên các chủng loại sai biệt giác nên sanh ra các chủng loại sai biệt nhiệt; vì duyên các thứ nhiệt nên sanh ra các chủng loại sai biệt cầu<註 n="84"/>43.“Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám: Nhãn giới… cho đến pháp giới. “Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc… cho đến, duyên các thứ nóng bức nên sanh ra các mong cầu? Do duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc; duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn thọ; duyên nhãn thọ nên sanh ra nhãn tưởng; duyên nhãn tưởng nên sanh ra nhãn dục; do duyên nhãn dục nên sanh ra nhãn giác; duyên nhãn giác nên sanh ra nhãn nhiệt; duyên nhãn nhiệt nên sanh ra nhãn cầu. Cũng vậy, đối với nhó, tỷ, thiệt, thân, ý; do duyên ý giới nên sanh ra ý xúc; duyên ý xúc nên sanh ra ý thọ; duyên ý thọ nên sanh ra ý tưởng; duyên ý tưởng nên sanh ra ý giác; duyên ý giác nên sanh ra ý nhiệt; do duyên ý nhiệt nên sanh ra ý cầu. Này Tỳ-kheo, đó gọi là do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc… cho đến, duyên các thứ nhiệt sanh ra các thứ cầu. “Này Tỳ-kheo, không phải do duyên các thứ mong cầu nên sanh ra các thứ nhiệt. Không phải do duyên các nhiệt nên sanh ra các thứ giác. Không phải do duyên các thứ giác nên sanh ra các thứ tưởng. Không phải vì duyên các thứ tưởng nên sanh ra các thứ thọ. Không phải do duyên các thứ thọ nên sanh ra các thứ xúc. Cũng không phải vì duyên các thứ xúc nên sanh ra các thứ giới, mà chỉ có duyên các chủng loại sai biệt giới sanh các chủng loại sai biệt xúc;… cho đến, duyên các thứ nhiệt sanh ra các thứ mong cầu.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827044">Kinh 455. Tưởng (2)<註 n="85"/>44 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc; duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt tưởng; duyên các chủng loại sai biệt tưởng nên sanh ra các chủng loại sai biệt dục; duyên các chủng loại sai biệt dục nên sanh ra các chủng loại sai biệt giác; duyên các chủng loại sai biệt giác nên ra sanh các chủng loại sai biệt nhiệt; duyên các chủng loại sai biệt nhiệt nên sanh ra các chủng loại sai biệt mong cầu. “Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám giới, từ nhãn giới cho đến pháp giới. “Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc,… cho đến; thế nào là duyên các chủng loại sai biệt nhiệt nên sanh ra các chủng loại sai biệt mong cầu? Do duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc. Không phải vì duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn giới, mà chỉ vì duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc<註 n="86"/>45.Duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn tưởng. Không phải vì duyên nhãn tưởng nên sanh ra nhãn xúc, mà chỉ vì duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn tưởng. Duyên nhãn tưởng sanh ra nhãn dục. Không phải vì duyên nhãn dục nên sanh ra nhãn tưởng, mà chỉ vì duyên nhãn tưởng nên sanh ra nhãn dục. Duyên nhãn dục sanh ra nhãn giác. Không phải vì duyên nhãn giác nên sanh ra nhãn dục, mà chỉ vì duyên nhãn dục nên sanh ra nhãn giác. Duyên nhãn giác sanh ra nhãn nhiệt. Không phải vì duyên nhãn nhiệt nên sanh ra nhãn giác, mà chỉ vì duyên nhãn giác nên sanh ra nhãn nhiệt. Duyên nhãn nhiệt sanh ra nhãn cầu. Không phải vì duyên nhãn cầu nên sanh ra nhiệt, mà chỉ vì duyên nhãn nhiệt nên sanh ra nhãn cầu. “Cũng vậy, đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý, vì duyên ý giới nên sanh ra ý xúc… cho đến duyên ý nhiệt nên sanh ra ý cầu, cũng nói đầy đủ như vậy. “Này Tỳ-kheo, đó gọi là duyên các chủng loại sai biệt giới sanh các chủng loại sai biệt xúc… cho đến vì duyên các nhiệt nên sanh ra các thứ mong cầu, chứ không phải duyên các thứ mong cầu nên sanh ra các nhiệt,… cho đến không phải duyên các xúc nên sanh ra các giới, mà chỉ vì duyên các giới nên sanh ra các thứ xúc,… cho đến, duyên các nhiệt nên sanh ra các thứ mong cầu.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Giống như nội lục nhập xứ, ngoại lục nhập xứ cũng nói như vậy.<註 n="87"/>46 <卷 id="34827045">tạp a-hàm quyển 17 <詞 id="34827046">Kinh 456. Chánh thọ<註 n="88"/>47 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có quang giới, tịnh giới, vô lượng không nhập xứ giới, vô lượng thức nhập xứ giới, vô sở hữu nhập xứ giới, phi tưởng phi phi tưởng nhạâp xứ giới, hữu diệt giới<註 n="89"/>48.” Khi ấy có Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, cúi đầu lễ dưới chân Phật, chắp tay, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có quang giới, tịnh giới, vô lượng không nhập xứ giới, vô lượng thức nhập xứ giới, vô sở hữu nhập xứ giới, phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ giới, diệt giới. Các thứ giới như vậy do nhân duyên gì để có thể biết?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Quang giới kia do duyên tối tăm mà được biết. Tịnh giới do duyên bất tịnh nên biết. Vô lượng không nhập xứ giới do duyên sắc mà biết. Vô lượng thức nhập xứ giới do không<註 n="90"/>49 mà được biết. Vô sở hữu nhập xứ giới do duyên sở hữu<註 n="91"/>50 mà được biết. Phi tưởng phi phi tưởng nhạâp xứ giới do duyên hữu đệ nhất<註 n="92"/>51 mà được biết. Diệt giới là do duyên hữu thân<註 n="93"/>52 mà được biết”. Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, từ quang giới cho đến diệt giới này do vào chánh thọ<註 n="94"/>53 gì mà đạt được?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Quang giới, tịnh giới, vô lượng không nhập xứ giới, vô lượng thức nhập xứ giới, vô sở hữu nhập xứ giới; các cõi này ngay nơi chánh thọ đang tự hành mà đạt được<註 n="95"/>54.Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ giới ở nơi chánh thọ của đệ nhất hữu<註 n="96"/>55 mà đạt được và diệt giới do chánh thọ của diệt hữu thân<註 n="97"/>56 mà đạt được.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827047">Kinh 457. Thuyết<註 n="98"/>57 Tôi nhge như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại giảng đường Lộc mẫu, Đông viên, nước Xá-vệ. Bấy giờ vào buổi chiều, Đức Thế Tôn sau khi từ thiền tịnh tỉnh giác, đến trong bóng mát giảng đường, trải tòa, ngồi trước đại chúng, nói những câu kệ Ưu-đàn-na, rồi bảo các Tỳ-kheo: “Vì duyên giới mà sanh thuyết<註 n="99"/>58, chứ không phải không do giới. Duyên giới mà sanh kiến, không phải không do giới, Duyên giới mà sanh tưởng, không phải không do giới. Duyên giới hạ liệt<註 n="100"/>59, Ta nói, sanh thuyết hạ liệt<註 n="101"/>60, kiến hạ liệt, tưởng hạ liệt, tư hạ liệt<註 n="102"/>61, dục hạ liệt<註 n="103"/>62, nguyện hạ liệt, hạ só phu hạ liệt<註 n="104"/>63, sở tác hạ liệt, thi thiết hạ liệt, kiến lập hạ liệt, hạ bộ phận hạ liệt, hạ hiển thị hạ liệt, hạ thọ sanh hạ liệt. “Trung giới<註 n="105"/>64 cũng như vậy. “Cũng vậy, đối với giới thù thắng<註 n="106"/>65.Do duyên thắng giới, Ta nói kia sanh thuyết thù thắng, kiến thù thắng, tưởng thù thắng, nguyện thù thắng, só phu thù thắng, sở tác thù thắng, thi thiết thù thắng, kiến lập thù thắng, bộ phận thù thắng, hiển thị thù thắng, thọ sanh thù thắng”. Bấy giờ có Tỳ-kheo Bà-ca-lị<註 n="107"/>66 đang đứng sau, cầm quạt hầu Phật, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nếu đối với Chánh đẳng Chánh giác, mà khởi lên kiến giải không phải Chánh đẳng Chánh giác, thì các kiến giải này cũng duyên theo giới mà sanh chăng?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Đối với Chánh đẳng Chánh giác mà khởi kiến giải không phải Chánh đẳng Chánh giác<註 n="108"/>67, cũng duyên theo giới mà sanh ra, không phải không duyên giới. Vì sao? Giới của phàm phu là vô minh giới. Như trước Ta đã nói, duyên hạ giới sanh hạ thuyết, hạ kiến,… cho đến, hạ thọ sanh. Duyên trung giới cũng như vậy, đối với thắng giới, cũng sanh thắng thuyết, thắng kiến, cho đến, thắng thọ sanh.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827048">Kinh 458. Nhân<註 n="109"/>68 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Có nhân sanh ra dục tưởng, chứ không phải không có nhân; có nhân sanh ra nhuế tưởng, hại tưởng<註 n="110"/>69, chứ không phải không có nhân. “Do nhân gì sanh dục tưởng? Do duyên dục giới. Duyên dục giới nên sanh ra dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt, dục cầu<註 n="111"/>70.Kẻ phàm phu ngu si khi đã khởi lên dục cầu rồi, chúng sanh này khởi lên tà vạy qua ba nơi là thân, miệng, tâm. Do nhân duyên tà vạy như vậy nên hiện tại sống trong khổ não; có khổ, có khốn quẫn, có thất vọng<註 n="112"/>71, có nóng bức; sau khi chết rồi sanh vào trong đường ác. Đó gọi là nhân duyên sanh dục tưởng. “Thế nào là nhân duyên sanh ra nhuế tưởng, hại tưởng? Đó là hại giới. Do duyên hại giới nên sanh hại tưởng, hại dục, hại giác, hại nhiệt, hại cầu. Kẻ phàm phu ngu si khi đã khởi lên sự mong muốn làm hại, chúng sanh này khởi lên tà vạy qua ba nơi là thân, miệng, tâm. Do nhân duyên tà vạy như vậy nên hiện tại sống trong khổ não; có khổ, có khốn quẫn, có thất vọng, có nóng bức; sau khi chết rồi sanh vào trong đường ác. “Này các Tỳ-kheo, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào đang an trú nơi sanh như vậy mà sanh tưởng nguy hiểm<註 n="113"/>72, không tìm cách loại bỏ, không tỉnh giác<註 n="114"/>73, không nhả ra, thì hiện tại người ấy ngay trong đời hiện tại an trú khổ; có khổ, có khốn quẫn, có thất vọng, có nóng bức; sau khi chết rồi sanh vào trong đường ác. “Ví như cách thành ấp, làng xóm không xa, có cánh đồng hoang, chợt bốc lửa lớn. Nếu không có ai có sức mạnh để dập tắt lửa, nên biết, những chúng sanh ở trong đồng hoang đó chắc chắn sẽ bị lửa hại. Cũng vậy, Sa-môn, Bà-la-môn đang an trú nơi sanh mà sanh tưởng nguy hiểm, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào đường ác. “Này các Tỳ-kheo, có nhân sanh tưởng xuất yếu<註 n="115"/>74, chứ không phải không có nhân. “Thế nào là nhân sanh tưởng xuất yếu? Đó là xuất yếu giới<註 n="116"/>75.Do duyên xuất yếu giới sanh xuất yếu tưởng, xuất yếu dục, xuất yếu giác, xuất yếu nhiệt, xuất yếu cầu. Nghóa là người có trí kia khi tìm cầu sự xuất yếu, chúng sanh này<註 n="117"/>76 phát sanh chánh hành qua ba chỗ là thân, miệng, tâm. Kia sau khi do nhân duyên sanh chánh hành như vậy, ngay hiện tại sống an lạc; không khổ, không khốn quẫn, không thất vọng, không nóng bức; sau khi chết sanh vào cõi lành. Đó gọi là nhân duyên sanh tưởng xuất yếu. “Thế nào là nhân duyên sanh tưởng không nhuế, không hại<註 n="118"/>77? Đó là bất nhuế, bất hại giới. Do nhân duyên bất hại giới sanh bất hại tưởng bất hại dục, bất hại giác, bất hại nhiệt, bất hại cầu không hại. Nghóa là người có trí kia khi tìm cầu sự bất hại, chúng sanh phát sanh chánh hành qua ba chỗ là thân, miệng, tâm. Kia sau khi do nhân duyên sanh chánh hành như vậy, ngay hiện tại sống an lạc; không khổ, không khốn quẫn, không thất vọng, không nóng bức; sau khi chết sanh vào cõi lành. Đó gọi là nhân duyên sanh tưởng bất hại. “Nếu các Sa-môn, Bà-la-môn an trụ nơi sanh mà sanh tưởng bất hại, không lìa bỏ, không loại bỏ<註 n="119"/>78, không nhả ra, ngay hiện tại sống lạc; không khổ, không khốn quẫn, không thất vọng, không nóng bức; sau khi chết sanh vào cõi lành. “Ví như ven thành ấp, làng xóm, có cánh đồng hoang chợt bốc lửa lớn. Có người có khả năng dùng tay, chân để dập tắt lửa. Nên biết, các chúng sanh sống nương cây cỏ đều không bị hại. Cũng vậy, Sa-môn, Bà-la-môn an trụ nơi sanh mà sanh tưởng bất hại, không lìa bỏ, không loại bỏ, không nhả ra, ngay hiện tại sống lạc; không khổ, không khốn quẫn, không thất vọng, không nóng bức; sau khi chết sanh vào cõi lành.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827049">Kinh 359. Tự tác<註 n="120"/>79 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Bà-la-môn đến chỗ Phật, sau khi cùng Thế Tôn thăm hỏi, rồi đứng sang một bên, bạch Phật: “Chúng sanh không phải tự mình làm, không phải cái khác làm.” Phật bảo Bà-la-môn: “Với luận thuyết như vậy thì Ta và ông không gặp nhau. Ông nay tự mình đi đến đây mà lại nói không tự mình làm, không phải cái khác làm.” Bà-la-môn bạch: “Thế nào, bạch Cù-đàm, chúng sanh là tự mình làm hay cái khác làm?” Phật bảo Bà-la-môn: “Bây giờ Ta hỏi ông, tùy ý mà trả lời Ta. Này Bà-la-môn, ý ông nghó sao, có phương tiện giới<註 n="121"/>80 của chúng sanh, nhờ đó các chúng sanh biết tạo ra phương tiện chăng?” Bà-la-môn bạch: “Bạch Cù-đàm, có phương tiện giới của chúng sanh đó, khiến cho các chúng sanh biết tạo ra phương tiện.” Phật bảo Bà-la-môn: “Nếu có phương tiêïn giới nhờ đó mà các chúng sanh biết có phương tiện, thì đó là chúng sanh tự mình làm hay là cái khác làm<註 n="122"/>81?” “Này Bà-la-môn, ý ông nghó sao, có an trú giới, kiên cố giới, xuất giới, tạo tác giới<註 n="123"/>82 của chúng sanh, nhờ đó mà chúng sanh biết là có tạo tác chăng?” Bà-la-môn bạch Phật: “Có an trú giới, kiên cố giới, xuất giới, tạo tác giới của chúng sanh, nhờ đó mà chúng sanh biết là có tạo tác.” Phật bảo Bà-la-môn: “Nếu có an trú giới, kiên cố giới, xuất giới, tạo tác giới của chúng sanh, nhờ đó mà chúng sanh biết là có tạo tác, thì đó là chúng tự mình làm hay là cái khác làm?” Bà-la-môn bạch: “Chúng sanh có việc tự mình làm, có việc người khác làm. Bạch Cù-đàm, vì ở đời có nhiều công việc, bây giờ xin phép được cáo từ.” Phật bảo Bà-la-môn: “Ở đời có nhiều công việc, ông nên đúng thời.” Sau khi nghe lời Phật dạy, Bà-la-môn hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827050">Kinh 460. Cù-sư-la<註 n="124"/>83 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di<註 n="125"/>84.Bấy giờ gia chủ Cù-sư-la<註 n="126"/>85 đi đến chỗ Tôn giả A-nan, đảnh lễ dưới chân Tôn giả A-nan, rồi lui ngồi qua một bên, bạch Tôn giả A-nan: “Nói là nhiều chủng loại giới<註 n="127"/>86.Vậy thế nào là nhiều chủng loại giới?” Tôn giả A-nan bảo gia chủ Cù-sư-la: “Nhãn giới khác, sắc giới khác thuộc về hỷ xứ<註 n="128"/>87.Hai nhân duyên sanh thức. Ba sự hòa hợp sanh xúc. Do nhân duyên hỷ xúc sanh lạc thọ. Cũng vậy, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý pháp cũng nói như vậy. “Lại nữa, này gia chủ, có nhãn giới khác, sắc giới khác thuộc về ưu xứ. Hai nhân duyên sanh thức. Ba sự hòa hợp sanh khổ xúc. Do nhân duyên khổ sanh khổ thọ. Cũng vậy, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý pháp cũng nói như vậy. “Lại nữa này gia chủ, nhãn giới khác, sắc giới khác thuộc về xả xứ. Hai nhân duyên sanh thức. Ba sự hòa hợp sanh xúc, không khổ, không lạc. Do nhân duyên xúc không khổ, không lạc sanh thọ, không khổ, không lạc. Cũng vậy, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý pháp cũng nói như vậy.” Gia chủ Cù-sư-la sau khi nghe lời dạy của Tôn giả A-nan hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ rồi lui ra.  <詞 id="34827051">Kinh 461. Tam giới (1)<註 n="129"/>88 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di<註 n="130"/>89.Bấy giờ gia chủ Cù-sư-la đi đến chỗ Tôn giả A-nan, đảnh lễ dưới chân Tôn giả A-nan, rồi lui ngồi qua một bên, bạch Tôn giả A-nan: “Nói là nhiều chủng loại giới. Vậy thế nào là nhiều chủng loại giới?” Tôn giả A-nan bảo gia chủ Cù-sư-la: “Có ba giới. Những gì là ba? Đó là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.” Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói bài kệ: Hiểu rõ về Dục giới, Sắc giới cũng như vậy. Bỏ tất cả hữu dư, Được tịch diệt vô dư. Nơi thân hòa hợp giới<註 n="131"/>90, Đoạn tuyệt, chứng vô dư. Đấng Chánh Giác<註 n="132"/>91 đã chỉ, Dấu vô ưu, ly cấu<註 n="133"/>92.Tôn giả A-nan nói kinh này xong, gia chủ Cù-sư-la hoan hỷ, tùy hỷ, rồi lui ra.  <詞 id="34827052">Kinh 462. Tam giới (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di<註 n="134"/>93.Bấy giờ gia chủ Cù-sư-la đi đến chỗ Tôn giả A-nan, đảnh lễ dưới chân Tôn giả A-nan, rồi lui ngồi qua một bên, bạch Tôn giả A-nan: “Nói là nhiều chủng loại giới. Vậy thế nào là nhiều chủng loại giới?” Tôn giả A-nan bảo gia chủ Cù-sư-la: “Có ba giới. Những gì là ba? Đó là Sắc giới, Vô sắc giới, Diệt giới<註 n="135"/>94.” Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói bài kệ: Nếu chúng sanh Sắc giới, Và trụ Vô sắc giới, Mà không biết Diệt giới, Thì lại thọ các hữu. Nếu đoạn được sắc giới, Không trụ vô sắc giới, Diệt giới, tâm giải thoát, Thì xa lìa sanh tử. Khi Tôn giả A-nan nói kinh này xong, thì gia chủ Cù-sư-la tùy hỷ, vui mừng làm lễ mà lui.  <詞 id="34827053">Kinh 463. Tam giới (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di. Bấy giờ gia chủ Cù-sư-la đi đến chỗ Tôn giả A-nan, đảnh lễ dưới chân Tôn giả A-nan, rồi lui ngồi qua một bên, bạch Tôn giả A-nan: “Nói là nhiều chủng loại giới. Vậy thế nào là nhiều chủng loại giới?” Tôn giả A-nan bảo gia chủ Cù-sư-la: “Có ba thứ giới xuất ly, đó là xuất ly từ Dục giới cho đến Sắc giới và xuất ly từ Sắc giới cho đến Vô sắc giới. Ở đây, tất cả các hành, tất cả những tư tưởng về giới đều dứt hết. Đó gọi là ba thứ giới cần xuất ly, rồi Tôn giả nói bài kệ: Biết xuất ly Dục giới, Vượt luôn khỏi Sắc giới, Tất cả hành tịch diệt, Siêng tu, chánh phương tiện. Đoạn trừ tất cả ái, Tất cả hành diệt tận. Biết tất cả hữu dư, Không xoay chuyển lại hữu. Khi Tôn giả A-nan nói kinh này xong, thì gia chủ Cù-sư-la tùy hỷ vui mừng làm lễ mà lui.  <詞 id="34827054">Kinh 464. Đồng pháp Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di. Bấy giờ Tôn giả A-nan đi đến chỗ vị Thượng tọa tên là Thượng Tọa<註 n="136"/>95.Khi đến nơi ấy, Tôn giả cung kính thăm hỏi, rồi ngồi lui qua một bên, bạch vị Thượng tọa tên là Thượng Tọa: “Nếu có Tỳ-kheo ở nơi vắng vẻ, dưới bóng cây, hay ở trong phòng yên tónh tư duy, nên dùng pháp gì để chuyên tinh tư duy?” Thượng tọa đáp: “Này Tôn giả A-nan, nếu người nào ở chỗ vắng vẻ, dưới bóng cây hay trong phòng yên tónh, nên dùng hai pháp này để chuyên tinh tư duy, đó là chỉ và quán<註 n="137"/>96.Tôn giả A-nan lại hỏi Thượng tọa: “Tu tập chỉ, sau khi tu tập nhiều, sẽ thành tựu được pháp gì? Tu tập quán, sau khi tu tập nhiều, sẽ thành tựu được pháp gì?” Thượng tọa trả lời Tôn giả A-nan: “Tu tập chỉ, cuối cùng thành tựu được quán. Tu tập quán, cũng thành tựu được chỉ. Nghóa là Thánh đệ tử tu tập gồm cả chỉ và quán, chứng đắc các giải thoát giới.” Tôn giả A-nan lại hỏi: “Bạch Thượng tọa, thế nào là các giải thoát giới?” Thượng tọa đáp: “Này Tôn giả A-nan, đoạn giới, vô dục giới, diệt giới, đó gọi là các giải thoát giới.” Tôn giả A-nan lại hỏi Thượng tọa: “Thế nào là đoạn giới cho đến diệt giới?” Thượng tọa đáp: “Này Tôn giả A-nan, đoạn tất cả hành, đó gọi là đoạn giới. Đoạn trừ ái dục, đó là vô dục giới. Tất cả hành diệt, gọi là diệt giới.” Tôn giả A-nan, sau khi nghe Thượng tọa nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, rồi đi thẳng đến chỗ năm trăm Tỳ-kheo, cung kính hỏi thăm, rồi ngồi lui qua một bên, bạch với năm trăm vị Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào trong lúc ở chỗ vắng vẻ, dưới bóng cây hay trong phòng yên tónh tư duy, nên dùng pháp gì để chuyên tinh tư duy?” Bấy giờ năm trăm Tỳ-kheo trả lời Tôn giả A-nan: “Nên dùng hai pháp chuyên tinh mà tư duy.” Chi tiết, cho đến, “diệt giới,” như vị Thượng tọa đã nói trên kia. Khi Tôn giả A-nan nghe năm trăm vị Tỳ-kheo nói như vậy, hoan hỷ tùy hỷ, liền đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo ở chỗ vắng vẻ, dưới bóng cây hay trong phòng yên tónh mà tư duy, nên dùng phương pháp gì để chuyên tinh tư duy?” Phật bảo A-nan: “Nếu Tỳ-kheo nào ở nơi vắng vẻ, dưới bóng cây hay trong phòng yên tónh mà tư duy, nên dùng hai pháp để chuyên tinh tư duy.” Chi tiết, cho đến, “diệt giới,” như năm trăm Tỳ-kheo đã nói. Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật: “Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn, Bậc Đạo Sư và các đệ tử, tất cả đều đồng một pháp, đồng văn cú, đồng một nghóa, đồng một vị. Hôm nay con đến Thượng tọa có tên là Thượng Tọa hỏi nghóa này, Tôn giả ấy cũng đem nghóa này, văn cú này, vị này giải đáp cho con, như những gì Thế Tôn đã nói hiện tại. Con lại đến chỗ năm trăm Tỳ-kheo cũng đem nghóa này, văn cú này, vị này hỏi năm trăm Tỳ-kheo, họ cũng đem nghóa này, câu này, vị này mà đáp như những gì Thế Tôn đã nói hiện tại. Cho nên biết rằng, Thầy và đệ tử, tất cả đều đồng một pháp, đồng văn cú, đồng một nghóa, đồng một vị.” Phật bảo Tôn giả A-nan: “Ngươi có biết vị Thượng tọa này là Tỳ-kheo như thế nào không?” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không biết.” Phật bảo Tôn giả A-nan: “Thượng tọa này là A-la-hán, các lậu đã giũ sạch, đã vứt bỏ gánh nặng, đạt được chánh trí, tâm khéo giải thoát. Năm trăm vị Tỳ-kheo kia cũng đều như vậy.” Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827055">Kinh 465. Trước sử<註 n="138"/>97 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, biết cái gì, thấy cái gì, để ở nơi thức thân này của con và tất cả những tướng của cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn<註 n="139"/>98?” Phật bảo La-hầu-la: “Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì ngươi mà nói. “Nếu Tỳ-kheo nào đối với những gì thuộc địa giới, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc đẹp, hoặc xấu, hoặc xa, hoặc gần, mà biết như thật, thì tất cả những thứ đó đều không phải ngã, không khác ngã, không ở trong nhau. Đối với thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới, lại cũng như vậy. “Này La-hầu-la, Tỳ-kheo nào biết như vậy, thấy như vậy đối với thức thân này của chính mình và tất cả những tướng thuộc cảnh giới bên ngoài, thì không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn. “Này La hầu la, nếu Tỳ-kheo nào đối với thức thân này và tất cả những tướng của cảnh giới ở bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn, thì đó gọi là dứt sự ràng buộc của ái, dứt các kết sử, đoạn trừ ái, dừng kiêu mạn, đắc hiện quán, đến tột cùng của mé khổ.” Phật nói kinh này xong, Tôn giả La-hầu-la nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827056">Kinh 466. Xúc nhân<註 n="140"/>1 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, biết cái gì, thấy cái gì, để ở nơi thức thân này của con và tất cả những tướng của cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn<註 n="141"/>2?” Phật bảo La-hầu-la: “Có ba thứ thọ, đó là khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Ba thọ này do nhân gì, tập gì, sanh gì, chuyển gì? Tức là, ba thọ này, xúc là nhân, là tập, là sanh, là chuyển. Do xúc nhân như thế này, thế kia sanh các thọ như thế này, thế kia. Nếu xúc thế này thế kia diệt, thọ thế này thế kia cũng diệt, tónh chỉ, thanh lương, tịch tónh. Biết như vậy, thấy như vậy thì ở nơi thức thân này của con và tất cả những tướng của cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn.” Phật nói kinh này xong, Tôn giả La-hầu-la nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827057">Kinh 467. Kiếm thích<註 n="142"/>3 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, biết cái gì, thấy cái gì, để ở nơi thức thân này của con và tất cả những tướng của cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn?” Phật bảo Tôn giả A-nan: “Có ba thứ thọ, đó là khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Quán sát lạc thọ mà khởi tưởng là khổ; quán sát khổ thọ mà khởi tưởng là kiếm đâm; quán sát không khổ không lạc thọ mà khởi tưởng là vô thường. Nếu Tỳ-kheo quán sát lạc thọ mà khởi tưởng là khổ, quán sát khổ thọ mà khởi tưởng là kiếm đâm, quán sát không khổ không lạc thọ mà khởi tưởng là vô thường, hoại diệt, thì đó gọi là chánh kiến.” Sau đó Thế Tôn nói bài kệ: Quán vui, khởi tưởng khổ, Khổ thọ như kiếm đâm, Đối với không khổ vui, Tu tưởng vô thường, diệt; Đó gọi là Tỳ-kheo Thành tựu được chánh kiến. Đạo an vui tịch diệt, Trụ nơi mé cuối cùng, Vónh viễn lìa phiền não, Dẹp tan chúng quân ma. Phật nói kinh này xong, Tôn giả La-hầu-la nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827058">Kinh 468. Tam thọ<註 n="143"/>4 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, biết cái gì, thấy cái gì, để ở nơi thức thân này của con và tất cả những tướng của cảnh giới bên ngoài mà không có kết sử ngã, ngã sở, ngã mạn?” Phật bảo Tôn giả La-hầu-la: “Có ba thứ thọ, đó là khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Khi quán sát lạc thọ, vì muốn dứt trừ tham sử<註 n="144"/>5 đối lạc thọ, nên ở nơi Ta mà tu phạm hạnh; vì muốn dứt trừ sân nhuế sử<註 n="145"/>6 đối với khổ thọ, nên ở nơi Ta mà tu phạm hạnh; vì muốn dứt trừ ngu si sử<註 n="146"/>7 đối với bất khổ bất lạc thọ, nên ở nơi Ta mà tu phạm hạnh. “Này La hầu la, nếu Tỳ-kheo nào đối với kết sử tham nơi lạc thọ đã dứt trừ, đã biết; đối với kết sử sân nhuế nơi khổ thọ đã dứt trừ, đã biết; và đối với kết sử si nơi bất khổ bất lạc thọ đã dứt trừ, đã biết, thì đó gọi là Tỳ-kheo đã đoạn trừ ái dục, bứt các kết buộc, diệt kiêu mạn<註 n="147"/>8, đến tột cùng của mé khổ<註 n="148"/>9.” Sau đó, Đức Thế Tôn nói bài kệ: Khi cảm nhận lạc thọ, Thì không biết lạc thọ Bị tham sử sai khiến, Không thấy đường xuất ly. Lúc cảm nhận khổ thọ, Thì không biết khổ thọ Bị sân nhuế sai sử, Không thấy đường xuất ly. Thọ không vui không khổ, Đấng Chánh Giác đã nói, Nếu không khéo quán sát, Quyết không qua bờ kia. Tỳ-kheo cần tinh tấn, Chánh tri không động chuyển<註 n="149"/>10, Như tất cả thọ nàỵ, Người trí thường hiểu biết. Người hiểu biết các thọ, Hiện tại hết các lậu, Người trí sáng mạng chung, Không rơi vào các số<註 n="150"/>11, Các số đã dứt tuyệt, Thường nhập Niết-bàn lạc. Phật nói kinh này xong, Tôn giả La-hầu-la nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827059">Kinh 469. Thâm hiểm<註 n="151"/>12 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, nơi thành Vương xá. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Biển lớn sâu hiểm<註 n="152"/>13.Đó là cái sâu hiểm mà người ngu ở thế gian này thường nói, không phải là sâu hiểm được nói trong pháp luật của Hiền thánh<註 n="153"/>14.Những gì mà thế gian nói về sự sâu hiểm thì đó chỉ là sự tích tụ số lượng nước nhiều mà thôi. Nếu các thọ phát sanh từ thân, các khổ bức bách, hoặc bị khốn quẫn, hoặc chết, thì đó mới gọi là nơi sâu hiểm vô cùng của biển lớn. “Phàm phu ngu si không học, ở nơi các thọ phát sanh từ thân, các khổ bức bách, hoặc bị khốn quẫn, hoặc chết, sầu bi, thán oán, khóc lóc, kêu la, tâm loạn phát cuồng, mà trường kỳ chìm đắm, không chỗ dừng nghỉ. “Đa văn Thánh đệ tử, ở nơi các thọ phát sanh từ thân, các khổ bức bách, hoặc bị khốn quẫn, hoặc chết, sầu bi, thán oán, khóc lóc, kêu la, tâm loạn phát cuồng, mà không chìm đắm sanh tử, được chỗ dừng nghỉ.” Sau đó, Đức Thế Tôn nói bài kệ: Thân sanh các khổ thọ, Bức bách cho đến chết, Sầu bi không chịu nổi, Than khóc, phát cuồng loạn. Tâm tự sanh khốn quẫn, Chiêu tập các khổ tăng, Mãi chìm biển sanh tử, Nào biết chỗ dừng nghỉ. Xả các thọ nơi thân, Khổ não sanh từ thân, Bức bách cho đến chết, Không khởi tưởng buồn lo, Không than khóc kêu gào, Thường nhẫn thọ các khổ, Tâm không sanh chướng ngại, Chiêu tập các khổ tăng, Không chìm đắm sanh tử, Quyết được nơi an ổn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827060">Kinh 470. Tiễn<註 n="154"/>15 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Phàm phu ngu si không học sanh khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Đa văn Thánh đệ tử cũng sanh khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Này các Tỳ-kheo, như vậy giữa phàm phu và Thánh nhân có gì sai khác?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Thế Tôn là căn bản của pháp, là con mắt của pháp, là sở y của pháp. Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin nói đầy đủ, các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ lãnh thọ thực hành.” Phật bảo các Tỳ-kheo tiếp: “Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. “Này các Tỳ-kheo, phàm phu ngu si không học, vì thân xúc chạm sanh các thọ, tăng thêm các khổ đau, cho đến bị cướp mất mạng sống, sầu bi, thán oán, khóc lóc, kêu gào, tâm sanh cuồng loạn. Ngay lúc đó hai thọ tăng trưởng, là thân thọ và tâm thọ. Như có người thân bị trúng hai mũi tên độc, vô cùng đau đớn. Phàm phu ngu si không học lại cũng như vậy. Hai thọ tăng trưởng: thân thọ, tâm thọ vô cùng đau đớn, khổ sở. Vì sao? Vì phàm phu ngu si không học này vì không biết rõ, nên ở nơi ngũ dục mà phát sanh cảm xúc lạc thọ, lãnh thọ năm thứ dục lạc. Do lãnh thọ năm thứ dục lạc nên bị tham sử sai khiến<註 n="155"/>16.Vì xúc chạm cảm thọ khổ nên sanh sân nhuế. Vì nổi sân nhuế nên bị nhuế sử sai khiến<註 n="156"/>17.Nếu đối với sự tập khởi, sự diệt tận, vị ngọt, tai hại và xuất ly của hai thọ này mà không biết như thật; vì không biết như thật nên sanh cảm thọ không khổ không lạc, bị si sử sai khiến. Nó bị lạc thọ trói buộc, mãi không thể lìa<註 n="157"/>18; bị khổ thọ trói buộc, trọn không thể lìa; bị cảm thọ không khổ không lạc trói buộc, cuối cùng không thể lìa. “Cái gì trói buộc? Bị tham, nhuế, si trói buộc; bị sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não trói buộc.” “Đa văn Thánh đệ tử, thân xúc sanh khổ thọ, khổ lớn bức bách… cho đến cướp mất sanh mạng, mà không khởi lo buồn, thán oán, khóc lóc, kêu gào, loạn tâm phát cuồng. Ngay lúc đó chỉ sanh một thứ thọ, đó là thân thọ, chứ không sanh tâm thọ. Như người bị một mũi tên độc, không bị mũi tên độc thứ hai, ngay khi đó chỉ sanh có một cảm thọ, đó là thân thọ mà không sanh tâm thọ. Khi xúc chạm lạc thọ, không nhiễm dục lạc. Vì không nhiễm dục lạc nên đối với lạc thọ này, tham sử không sai khiến. Khi xúc chạm khổ thọ không sanh sân nhuế. Vì không sanh sân nhuế, nên nhuế sử không thể sai khiến. Nếu đối với sự tập khởi, sự diệt tận, vị ngọt, tai hại, sự xuất ly của hai sử này mà biết như thật; vì biết như thật cảm thọ không khổ không lạc, nên si sử không thể sai khiến được. Đối với lạc thọ được giải thoát, không bị trói buộc; khổ thọ, không khổ không lạc thọ cũng được giải thoát, không bị trói buộc. “Không bị cái gì trói buộc? Tham, nhuế, si không trói buộc; sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não không trói buộc.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài kệ: Đa văn đối khổ vui, Không phải không cảm giác. So với kẻ không học, Người này thật xa khác<註 n="158"/>19. Thọ lạc, không buông lung, Gặp khổ không tăng sầu; Khổ vui thảy đều bỏ, Không thuận cũng không trái. Tỳ-kheo siêng phương tiện, Chánh trí không khuynh động<註 n="159"/>20, Đối với các thọ nàỵ, Trí tuệ thường biết rõ. Vì biết rõ các thọ, Hiện tại sạch các lậu, Khi chết không đọa lạc<註 n="160"/>21, An trú Đại Niết-bàn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827061">Kinh 471. Hư không<註 n="161"/>22 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như giữa hư không, gió lộng từ bốn phương thổi đến như gió có bụi bặm, gió không bụi bặm, gió tỳ-thấp-ba<註 n="162"/>23, gió tỳ-lam-bà<註 n="163"/>24, gió mỏng, gió dày, cho đến phong luân gió dậy. Gió cảm thọ trong thân cũng như vậy. Đủ các thứ thọ khởi lên như lạc thọ, khổ thọ, không khổ không lạc thọ. Đó là những cảm thọ lạc của thân, cảm thọ khổ của thân, cảm thọ không khổ không lạc của thân; cảm thọ lạc của tâm, cảm thọ khổ của tâm, cảm thọ không khổ không lạc của tâm; cảm thọ thực vị lạc<註 n="164"/>25, cảm thọ thực vị khổ, cảm thọ thực vị không khổ không lạc; cảm lạc thọ phi thực vị, cảm thọ khổ phi thực vị, cảm thọ không khổ không lạc phi thực vị; cảm thọ lạc do tham, cảm thọ khổ do tham, cảm thọ không khổ không lạc do tham; cảm thọ lạc xuất ly, cảm thọ khổ xuất ly, cảm thọ không khổ không lạc xuất ly.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài kệ: Như ở giữa hư không, Các gió cuồng nổi dậy; Gió Đông, Tây, Nam, Bắc, Bốn phương đều như vậy. Có bụi và không bụi, Cho đến phong luân khởi. Cũng vậy trong thân này, Các thọ cũng dấy lên. Hoặc lạc, hoặc khổ thọ, Và không khổ không lạc, Có ăn cùng không ăn, Tham trước không tham trước. Tỳ-kheo siêng phương tiện, Chánh trí không lay động<註 n="165"/>26, Đối với các thọ này, Trí tuệ thường biết rõ. Vì biết rõ các thọ, Hiện tại sạch các lậu, Khi chết không đọa lạc<註 n="166"/>27, An trụ Bát-niết-bàn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827062">Kinh 472. Khách xá<註 n="167"/>28 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như nhà khách có đủ hạng người đến ở. Hoặc Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, gia chủ, cư só, người nhà quê, thợ săn, người trì giới, người phạm giới, người tại gia, người xuất gia. Tất cả đều trọ ở trong đó. Thân này cũng lại như vậy. Đủ các thứ thọ sanh khởi như khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ; thân thọ lạc, thân thọ khổ, thân thọ không khổ không lạc; tâm thọ lạc, tâm thọ khổ, tâm thọ không khổ không lạc; cảm thọ thực vị lạc<註 n="168"/>29, cảm thọ thực vị khổ, cảm thọ thực vị không khổ không lạc; cảm thọ phi thực vị lạc, cảm thọ phi thực vị khổ, cảm thọ phi thực vị không khổ không lạc; cảm thọ lạc do tham trước, cảm thọ khổ do tham trước, cảm thọ không khổ không lạc do tham trước; cảm thọ lạc xuất ly, cảm thọ khổ xuất ly, cảm thọ không khổ không lạc xuất ly.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài kệ: Như ở trong nhà khách, Đủ hạng người ở trọ, Sát-lợi, Bà-la-môn, Gia chủ và cư só, Chiên-đà-la, dân quê, Người trì giới, phạm giới, Kẻ tại gia, xuất gia, Nhiều hạng người như vậy. Thân này cũng như vậy, Các thứ cảm thọ sanh, Hoặc vui, hoặc khổ thọ, Và không khổ không lạc, Thực vị, phi thực vị, Tham đắm, không tham đắm. Tỳ-kheo siêng phương tiện, Chánh trí không lay động, Đối với các thọ này, Trí tuệ thường biết rõ, Vì biết rõ các thọ, Hiện tại hết các lậu, Khi chết không đọa lạc, An trụ Bát-niết-bàn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827063">Kinh 473. Thiền<註 n="169"/>30 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo một mình ở chỗ vắng<註 n="170"/>31, thiền tịnh, tư duy: ‘Thế Tôn nói ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, không khổ không lạc thọ; lại nói những gì thuộc về thọ thảy đều là khổ. Vậy, điều này có nghóa gì?” Tỳ-kheo này suy nghó như vậy rồi, sau khi từ thiền tịnh tỉnh giấc, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con ở chỗ vắng, trong lúc thiền tịnh tư duy có nghó rằng: ‘Thế Tôn nói ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, không khổ không lạc thọ; lại nói những gì thuộc về thọ đều là khổ. Vậy, điều này có nghóa gì?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Ta, vì tất cả hành đều vô thường, tất cả hành là pháp biến đổi nên nói những gì thuộc về thọ thảy đều là khổ.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài kệ: Biết các hành vô thường, Đều là pháp biến dịch, Nên nói thọ là khổ, Chánh Giác biết điều này. Tỳ-kheo siêng phương tiện, Chánh trí không lay động, Đối với tất cả thọ, Trí tuệ thường biết rõ. Biết rõ tất cả thọ, Hiện tại hết các lậu, Khi chết không đọa lạc, An trụ Bát-niết-bàn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827064">Kinh 474. Chỉ tức<註 n="171"/>32 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả A-nan ở một mình chỗ vắng, trong lúc thiền tịnh nghó rằng: ‘Thế Tôn nói ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, không khổ không lạc thọ; lại nói những gì thuộc về thọ đều là khổ. Vậy điều này có nghóa gì?’ Suy nghó vậy rồi, sau khi từ thiền tịnh tỉnh giấc, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, lúc con một mình ở chỗ vắng, thiền tịnh tư duy rằng: ‘Như lời Thế Tôn nói ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, không khổ không lạc thọ; lại nói những gì thuộc về thọ đều là khổ. Vậy điều này có nghóa gì?” Phật bảo A-nan: “Ta, vì tất cả hành là vô thường, tất cả hành là pháp biến đổi, nên nói những gì thuộc về thọ đều là khổ. Lại nữa A-nan, Ta, vì các hành tuần tự tịch diệt<註 n="172"/>33, vì các hành tuần tự tónh chỉ<註 n="173"/>34, nên Ta nói tất cả thọ đều là khổ.” A-nan bạch Phật: “Thế Tôn vì các hành tuần tự tịch diệt mà nói, là nghóa thế nào?” Phật bảo A-nan: “Khi nhập<註 n="174"/>35 Sơ thiền, thì ngôn ngữ tich diệt. Nhập Nhị thiền thì giác quán<註 n="175"/>36 tịch diệt. Nhập Tam thiền, tâm hỷ tịch diệt<註 n="176"/>37.Nhập Tứ thiền, hơi thở ra vào tịch diệt. Nhập Không nhập xứ<註 n="177"/>38, sắc tưởng tịch diệt. Nhập Thức nhập xứ<註 n="178"/>39, tưởng không nhập xứ vắng lặng. Nhập Vô sở hữu nhập xứ, tưởng thức nhập xứ tịch diệt. Nhập Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, tưởng vô sở hữu nhập xứ tịch diệt. Nhập Tưởng thọ diệt, tưởng và thọ tịch diệt. Đó gọi là các hành dần dần vắng lặng.” A-nan bạch Phật: “Thế Tôn vì các hành tuần tự tónh chỉ mà nói, là nghóa thế nào?” Phật bảo A-nan: “Khi nhập Sơ thiền, ngôn ngữ tónh chỉ. Nhập Nhị thiền thì giác quán tónh chỉ. Nhập Tam thiền, tâm hỷ tónh chỉ. Nhập Tứ thiền, hơi thở ra vào tónh chỉ. Nhập Không nhập xứ, sắc tưởng tónh chỉ. Nhập Thức nhập xứ, tưởng không nhập xứ tónh chỉ. Nhập Vô sở hữu nhập xứ, tưởng thức nhập xứ tónh chỉ. Nhập Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, tưởng vô sở hữu nhập xứ tónh chỉ. Nhập Tưởng thọ diệt, tưởng và thọ tónh chỉ. Đó gọi là các hành tuần tự tónh chỉ.” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có phải đó gọi là các hành tuần tự tónh chỉ?” Phật bảo A-nan: “Lại có sự tónh chỉ thù thắng, tónh chỉ kỳ đặc, tónh chỉ tối thượng, tónh chỉ vô thượng. Sự tónh chỉ như vậy, đối với những sự tónh chỉ khác, không có gì hơn được.” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, những gì là tónh chỉ thù thắng, tónh chỉ kỳ đặc, tónh chỉ tối thượng, tónh chỉ vô thượng. Sự tónh chỉ như vậy, đối với những sự tónh chỉ khác, không có gì hơn được?” Phật bảo A-nan: “Đối với tham dục, mà tâm ly nhiễm, giải thoát; với sân nhuế, mà tâm ly nhiễm, giải thoát; đó gọi là tónh chỉ thù thắng, tónh chỉ kỳ đặc, tónh chỉ tối thượng, tónh chỉ vô thượng. Sự tónh chỉ như vậy, đối với những sự tónh chỉ khác, không có gì hơn được.” Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827065">Kinh 475. Tiên trí<註 n="179"/>40 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Phật Tỳ-bà-thi, khi chưa thành đạo, một mình ở chỗ thanh vắng thiền tịnh tư duy, bằng quán sát thọ như vầy mà quán sát các thọ: ‘Thế nào là thọ? Thế nào là sự tập khởi thọ? Thế nào là sự diệt tận của thọ? Thế nào là con đường đưa đến sự diệt tận của thọ? Thế nào là vị ngọt của thọ? Thế nào là sự tai hại của thọ? Thế nào là sự xuất ly thọ?’ Như vậy quán sát, có ba thọ: khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Khi xúc tập khởi thì thọ tập khởi, khi xúc diệt thì thọ diệt. Nếu đối với thọ mà ham muốn, khen ngợi, đắm nhiễm, hệ lụy, đó gọi là con đường đưa đến sự tập khởi của thọ. Nếu đối với thọ mà không ham muốn, khen ngợi, không đắm nhiễm, không hệ lụy, đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận của thọ. Hỷ lạc nếu do nhân duyên thọ mà sanh, đó gọi là vị ngọt của thọ. Nếu cảm thọ là vô thường, là pháp biến dịch, đó gọi là sự tai hại của thọ. Nếu đối với cảm thọ mà đoạn trừ dục tham, vượt qua dục tham, gọi đó là xuất ly thọ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. “Giống như Phật Tỳ-bà-thi; Phật Thi-khí, Phật Tỳ-thấp-bà-phù, Phật Ca-la-ca Tôn-đề, Phật Ca-na-ca Mâu-ni, Phật Ca-diếp và Ta là Phật Thích-ca Văn, khi chưa thành Phật, cũng lại tư duy quán sát các thọ như vậy.”<註 n="180"/>41  <詞 id="34827066">Kinh 476. Thiền tư<註 n="181"/>42 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo, một mình ở chỗ vắng vẻ, thiền tịnh, tư duy, quán sát các thọ như vầy: Thế nào là thọ? Thế nào là sự tập khởi của thọ? Thế nào là sự diệt tận của thọ? Thế nào là con đường đưa đến sự tập khởi của thọ? Thế nào là con đường đưa đến sự diệt tận của thọ? Thế nào là vị ngọt của thọ? Thế nào là sự tai hại của thọ? Thế nào là xuất ly thọ? Bấy giờ, Tỳ-kheo này sau khi từ thiền tịnh tỉnh giấc, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con một mình ở nơi chỗ vắng thiền tịnh, tư duy, quán sát các thọ: Thế nào là thọ? Thế nào là sự tập khởi của thọ? Thế nào là sự diệt tận của thọ? Thế nào là con đường đưa đến sự tập khởi của thọ? Thế nào là con đường đưa đến sự diệt tận của thọ? Thế nào là vị ngọt của thọ? Thế nào là sự tai hại của thọ? Thế nào là sự xuất ly thọ? Phật bảo Tỳ-kheo: “Có ba thọ: khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Khi xúc tập khởi thì thọ tập khởi, khi xúc diệt tận thì thọ diệt tận. Nếu đối với thọ mà ham muốn, khen ngợi, đắm nhiễm, hệ lụy, đó gọi là con đường đưa đến sự tập khởi của thọ. Nếu đối với thọ mà không ham muốn, khen ngợi, đắm nhiễm, hệ lụy, đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận của thọ. Hỷ lạc nếu do nhân duyên thọ mà sanh, đó gọi là vị ngọt của thọ. Nếu cảm thọ là vô thường, là pháp biến dịch, đó gọi đó là sự tai hại của thọ. Nếu đối với cảm thọ mà đoạn trừ dục tham, vượt qua dục tham, gọi đó là xuất ly thọ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827067">Kinh 477. A-nan sở vấn<註 n="182"/>43 Như kinh Tỳ-kheo hỏi ở trên, kinh này Tôn giả A-nan cũng hỏi như vậy.  <詞 id="34827068">Kinh 478. Tỳ-kheo<註 n="183"/>44 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thế nào là thọ? Thế nào là sự tập khởi của thọ? Thế nào là sự diệt tận của thọ? Thế nào là con đường đưa đến sự tập khởi của thọ? Thế nào là con đường đưa đến sự diệt tận của thọ?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Thế Tôn là căn bản của pháp, là con mắt của pháp, là sở y của pháp. Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin nói đầy đủ, các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ lãnh thọ thực hành.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. “Này các Tỳ-kheo, có ba thọ: khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Khi xúc tập khởi thì thọ tập khởi; khi xúc diệt tận, thọ diệt tận. Nếu đối với thọ mà ham muốn, khen ngợi, đắm nhiễm, hệ lụy, đó gọi là con đường đưa đến sự tập khởi của thọ. Nếu đối với thọ mà không ham muốn, khen ngợi, đắm nhiễm, hệ lụy, đó gọi là con đường đưa đến sự diệt tận của thọ. Hỷ lạc nếu do nhân duyên thọ mà sanh, đó gọi là vị ngọt của thọ. Nếu cảm thọ là vô thường, là pháp biến dịch, đó gọi đó là sự tai hại của thọ. Nếu đối với cảm thọ mà đoạn trừ dục tham, vượt qua dục tham, gọi đó là xuất ly thọ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827069">Kinh 479. Giải thoát Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Ta không biết như thật đối với các thọ; không biết như thật đối với sự tập khởi của thọ, sự diệt tận của thọ, con đường đưa đến sự tập khởi của thọ, con đường đưa đến sự diệt tận của thọ, vị ngọt của thọ, sự tai hại của thọ, xuất ly thọ, thì Ta ở giữa chư Thiên, thế gian, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng trời, người, không được giải thoát, xuất thọ, thoát khỏi các điên đảo, cũng không phải Chánh Đẳng Chánh Giác<註 n="184"/>45.Vì Ta biết như thật đối với các thọ, sự tập khởi của thọ, sự diệt tận của thọ, con đường đưa đến sự tập khởi của thọ, con đường đưa đến sự diệt tận của thọ, vị ngọt của thọ, sự tai hại của thọ, xuất thọ, nên ở giữa chư Thiên, thế gian, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng trời, người, Ta là Bậc Giải Thoát, là Bậc Xuất Ly, là Bậc ra khỏi các điên đảo và đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827070">Kinh 480. Sa-môn Bà-la-môn<註 n="185"/>46 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà không biết như thật đối với các thọ; không biết như thật đối với sự tập khởi của thọ, sự diệt tận của thọ, con đường đưa đến sự tập khởi của thọ, con đường đưa đến sự diệt tận của thọ, vị ngọt của thọ, sự tai hại của thọ, xuất ly thọ, người này không phải là Sa-môn, không phải là Bà-la-môn, không đồng với Sa-môn, Bà-la-môn, cũng không phải nghóa Sa-môn, cũng không phải nghóa Bà-la-môn<註 n="186"/>47, ngay trong đời hiện tại không tự tri tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” “Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà biết như thật đối với các thọ; biết như thật đối với sự tập khởi của thọ, sự diệt tận của thọ, con đường đưa đến sự tập khởi của thọ, con đường đưa đến sự diệt tận của thọ, vị ngọt của thọ, sự tai hại của thọ, xuất ly thọ, người này là Sa-môn của Sa-môn, Bà-la-môn của Bà-la-môn, đồng với Sa-môn, đồng với Bà-la-môn, đúng nghóa Sa-môn, đúng nghóa Bà-la-môn, ngay trong đời hiện tại tự tri tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. “Như Sa-môn, không phải Sa-môn. Cũng vậy, Sa-môn số<註 n="187"/>48 và không phải Sa-môn số cũng đều như vậy.”  <詞 id="34827071">kinh 481. Nhất-xa-năng-già-la<註 n="188"/>49 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong rừng Nhất-xa-năng-già-la<註 n="189"/>50, nước Nhất-xa-năng-già-la. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta muốn ở lại tại đây nửa tháng để ngồi thiền. Các Tỳ-kheo, chớ đi du hành nữa<註 n="190"/>51, trừ khi đi khất thực và Bố tát.” Rồi tọa thiền, không du hành nữa. Bấy giờ, qua nửa tháng, Thế Tôn trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo: “Khi Ta, bằng một ít thiền phần của thiền pháp được tư duy khi mới thành Phật, nay trong tháng này, tư duy rằng: Sự sanh khởi của tất cả cảm thọ của chúng đều có nhân duyên, không phải không có nhân duyên. “Những gì là nhân duyên? Dục là nhân duyên, giác<註 n="191"/>52 là nhân duyên, xúc là nhân duyên. Này các Tỳ-kheo, nếu dục không được diệt tận<註 n="192"/>53, giác không diệt tận, xúc không diệt tận, do những nhân duyên này mà cảm thọ của chúng sanh phát sanh. Vì nhân duyên không được diệt tận nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh. “Nếu dục kia được diệt tận, nhưng giác không diệt tận, xúc không diệt tận, do những nhân duyên này mà cảm thọ của chúng sanh phát sanh. Vì nhân duyên không được diệt tận nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh. “Nếu dục kia được diệt tận, giác diệt tận, nhưng xúc không diệt tận, do những nhân duyên này mà cảm thọ của chúng sanh phát sanh. Vì nhân duyên không được diệt tận nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh. “Nếu dục kia được diệt tận, giác diệt tận, xúc diệt tận; nhưng do nhân duyên kia mà cảm thọ của chúng sanh phát sanh, là do nhân duyên cái kia diệt tận, nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh. “Vì nhân duyên tà kiến nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh; vì nhân duyên tà kiến không diệt tận nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh; vì nhân duyên tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định, tà giải thoát và tà trí, nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh. Vì nhân duyên tà trí không diệt tận nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh. “Do nhân duyên chánh kiến nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh; do nhân duyên chánh kiến tịch diệt nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh; do nhân duyên chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định, chánh giải thoát và chánh trí nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh; do nhân duyên chánh trí tịch diệt nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh. “Nếu dục này không được mà được, không thu hoạch mà thu hoạch, không chứng mà chứng, thì cũng vì nhân duyên này mà cảm thọ của chúng sanh phát sanh, vì nhân duyên cái kia tịch diệt nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh. Đó gọi là vì nhân duyên không diệt tận, nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh; và vì nhân duyên diệt tận nên cảm thọ của chúng sanh phát sanh. “Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào, không biết như thật đối với duyên duyên, sự tập khởi của duyên duyên, sự diệt tận của duyên duyên, con đường đưa đến sự tập khởi của duyên duyên, con đường đưa đến sự diệt tận của duyên duyên như vậy, thì người này không phải là Sa-môn của Sa-môn, không phải Bà-la-môn của Bà-la-môn, không đồng với Sa-môn của Sa-môn, không đồng với Bà-la-môn của Bà-la-môn, không đúng nghóa Sa-môn, không đúng nghóa Bà-la-môn, đối với pháp hiện tại không tự tri tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ “Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào, mà biết như thật đối với duyên duyên, sự tập khởi của duyên duyên, sự diệt tận của duyên duyên, con đường đưa đến sự tập khởi của duyên duyên và con đường đưa đến sự diệt tận của duyên duyên như vậy, thì người này là Sa-môn của Sa-môn, là Bà-la-môn của Bà-la-môn, đồng với Sa-môn của Sa-môn, đồng với Bà-la-môn của Bà-la-môn, đúng nghóa Sa-môn, đúng nghóa Bà-la-môn, đối với pháp hiện tại tự tri tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827072">Kinh 482. Hỷ lạc<註 n="193"/>54 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, đang mùa hạ an cư, gia chủ Cấp Cô Độc đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Đức Phật vì gia chủ, bằng nhiều hình thức mà thuyết pháp, khai thị, soi sáng, chỉ dạy, làm cho hoan hỷ. Sau khi được Phật khai thị, soi sáng, chỉ giáo, làm cho hoan hỷ, gia chủ đứng dậy sửa lại y phục, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi chắp tay, bạch Phật: “Cúi xin Thế Tôn và đại chúng từ bi thọ nhận lời thỉnh nguyện của con, trong ba tháng hạ, cúng dường y phục, ẩm thực, y dược, ngọa cụ.” Bấy giờ Đức Thế Tôn yên lặng nhận lời. Khi ấy Cấp Cô Độc biết Phật đã im lặng nhận lời rồi, đứng dậy từ giã trở về nhà mình. Qua ba tháng, ông đến chỗ Phật, lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Phật bảo Cấp Cô Độc: “Lành thay, gia chủ! Ông ba tháng qua đã cúng dường y phục, ẩm thực, y dược, ngọa cụ. Ông do vào sự trang nghiêm tịnh trị thượng đạo<註 n="194"/>55 này, mà ở đời vị lai sẽ được phước báo an lạc. Nhưng hiện tại ông không nên mặc nhiên thụ hưởngï sự an lạc này, phải tinh tấn lúc nào cũng học, để thành tựu và tự thân tác chứng hỷ lạc do viễn ly<註 n="195"/>56.” Bấy giờ, gia chủ Cấp Cô Độc nghe Phật dạy như vậy, tùy hỷ hoan hỷ, đứng dậy đảnh lễ ra về. Lúc ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất đang ngồi giữa đại chúng, biết ông Cấp Cô Độc đã về rồi, liền bạch Phật: “Kỳ diệu thay, Thế Tôn! Khéo vì gia chủ Cấp Cô Độc thuyết pháp khích lệ ông Cấp Cô Độc rằng: ‘Ông ba tháng đã cúng dường y phục, ẩm thực, y dược, ngọa cụ. Ông do vào sự tịnh trị thượng đạo này, mà ở đời vị lai sẽ được phước báo an lạc. Nhưng hiện tại ông không nên mặc nhiên thụ hưởngï phước báo này, phải tinh tấn lúc nào cũng học, để thành tựu và tự thân tác chứng hỷ lạc do viễn ly.’ “Bạch Thế Tôn, giả sử Thánh đệ tử học để thành tựu và tự thân tác chứng hỷ lạc do viễn ly, sở đắc viễn ly năm pháp<註 n="196"/>57 và phải tu tập viên mãn năm pháp. “Thế nào là viễn ly năm pháp? Đoạn trừ hỷ được nuôi lớn bởi dục, đoạn trừ ưu được nuôi lớn bởi dục, đoạn trừ xả được nuôi lớn bởi dục; đoạn trừ hỷ được nuôi lớn bởi pháp bất thiện, đoạn trừ ưu được nuôi lớn bởi pháp bất thiện. Đó gọi là năm pháp viễn ly. “Thế nào là tu tập viên mãn năm pháp? Đó là tùy hỷ, hoan hỷ, khinh an<註 n="197"/>58, lạc và nhất tâm.” Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: “Đúng thế, đúng thế! Nếu Thánh đệ tử học để thành tựu và tự thân tác chứng hỷ lạc do viễn ly, sở đắc viễn ly năm pháp và phải tu tập viên mãn năm pháp.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827073">Kinh 483. Vô thực lạc<註 n="198"/>59 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Có niệm có thực vị, có niệm không thực vị<註 n="199"/>60, có niệm vừa không thực vị vừa có thực vị. Có lạc có thực vị, có lạc không thực vị, có lạc vừa không thực vị vừa có thực vị. Có xả có thực vị, có niệm không thực vị, có xả vừa không thực vị vừa có thực vị. Có giải thoát có thực vị, có giải thoát không thực vị, có giải thoát vừa không thực vị vừa có thực vị. “Thế nào là niệm có thực vị? Niệm<註 n="200"/>61 sanh ra do năm dục làm nhân duyên. “Thế nào là niệm không thực vị? Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện; có giác, có quán, có hỷ lạc do viễn ly sanh, thành tựu và an trụ Sơ thiền. Đó gọi là niệm không thực vị. “Thế nào là niệm vừa không thực vị vừa có thực vị?ø Tỳ-kheo có giác, có quán, nội tónh nhất tâm; không giác, không quán, có hỷ lạc do định sanh, thành tựu và trụ Nhị thiền. Đó gọi là niệm vừa không thực vị vừa có thực vị. “Thế nào là lạc có thực vị? Lạc, hỷ, do năm dục làm nhân duyên sanh ra. Đó gọi là lạc có thực vị. “Thế nào là lạc không thực vị? Dứt có giác có quán, nội tónh nhất tâm; không giác, không quán, có hỷ lạc do định sanh. Đó gọi là vô thực lạc. “Thế nào là lạc vừa không thực vị vừa có thực vị? Tỳ-kheo lìa hỷ, tham, an trụ xả tâm với chánh niệm, chánh tri, trụ an lạc, điều mà Thánh nói là xả. Đó gọi là lạc vừa không thực vị vừa có thực vị. “Thế nào là xả có thực vị? Xả do ngũ dục làm nhân duyên sanh ra. Đó gọi là xả có thực vị. “Thế nào là xả không thực vị? Tỳ-kheo lìa hỷ tham, an trụ xả tâm, với chánh niệm, chánh tri, an trụ lạc, điều Thánh nói là xả, thành tựu và an trú Tam thiền. Đó gọi là xả không thực vị. “Thế nào là xả vừa không thực vị vừa có thực vị? Tỳ-kheo xa lìa khổ, dứt lạc; ưu và hỷ trước đã dứt, không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnh, nhất tâm, thành tựu và an trụ Tứ thiền. Đó gọi là vừa không thực vị vừa có thực vị. “Thế nào là giải thoát có thực vị? Hành cùng đi với sắc<註 n="201"/>62.“Thế nào là vô thực giải thoát? Hành cùng đi với vô sắc. “Thế nào là giải thoát vừa không thực vị vừa có thực vị? Tỳ-kheo kia, giải thoát với tâm không nhiễm tham dục, không nhiễm sân nhuế, ngu si. Đó gọi là giải thoát vừa không thực vị vừa có thực vị.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827074">Kinh 484. Bạt-đà-la<註 n="202"/>63 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Bạt-đà-la<註 n="203"/>64 và Tôn giả A-nan đều ở vườn Cấp cô độc rừng cây Kỳ-đà. Khi ấy Tôn giả A-nan đi đến chỗ Tôn giả Bạt-đà-la. Sau khi thăm hỏi sức khỏe xong, ngồi xuống một bên, rồi Tôn giả A-nan hỏi Tôn giả Bạt-đà-la: “Thế nào gọi là thấy đệ nhất<註 n="204"/>65? Thế nào là nghe đệ nhất? Thế nào là lạc đệ nhất? Thế nào là tưởng đệ nhất? Thế nào là hữu đệ nhất<註 n="205"/>66?” Tôn giả Bạt-đà-la nói với Tôn giả A-nan: “Có Phạm thiên, là đấng tự tại, tạo tác, biến hóa như ý, là cha của thế gian. Thấy được Phạm thiên thì gọi đó là cái thấy đệ nhất. “Này A-nan, có chúng sanh có hỷ lạc do viễn ly sanh thấm nhuần khắp mọi nơi, mọi nơi đều cảm giác hân hoan, toàn thân sung mãn, không chỗ nào là không tràn đầy bởi hỷ lạc phát sanh do viễn ly. Chúng sanh này, sau khi xuất định, xướng lên giữa đại chúng: ‘Vô cùng tịch tónh thay, hỷ lạc do viễn ly sanh này! Vô cùng tịch tónh thay, hỷ lạc do viễn ly sanh này!’ Nghe được âm thanh này thì gọi là cái nghe đệ nhất. “Lại nữa A-nan, nếu có chúng sanh ở nơi thân này có lạc do đã lìa hỷ thấm nhuần khắp mọi nơi, mọi nơi đều cảm giác hân hoan, toàn thân sung mãn, không chỗ nào là không tràn đầy bởi lạc do đã lìa hỷ này. Đó gọi là lạc đệ nhất. “Thế nào là tưởng đệ nhất? Này A-nan, có chúng sanh vượt qua tất cả thức nhập xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ vô sở hữu nhập xứ. Nếu khởi lên tưởng này, thì gọi là tưởng đệ nhất. “Thế nào là hữu đệ nhất? Lại nữa A-nan, có chúng sanh vượt qua tất cả Vô sở hữu nhập xứ, thành tựu và an trụ Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ. Nếu khởi hữu này, thì gọi là hữu đệ nhất.” Tôn giả A-nan nói với Tôn giả Bạt-đà-la: “Có nhiều người thấy như vậy, nói như vậy; vậy thì Tôn giả cũng giống họ, đâu có khác gì? Tôi dùng phương tiện hỏi Tôn giả, Tôn giả hãy lắng nghe, tôi sẽ vì Tôn giả mà nói. Theo như cái được quán sát này, mà lần lượt diệt tận các lậu, đó mới gọi là cái thấy đệ nhất. Theo như điều được nghe mà lần lượt diệt tận các lậu, đó mới gọi là cái nghe đệ nhất. Theo như lạc được phát sanh mà lần lượt diệt tận các lậu, đó mới gọi là lạc đệ nhất. Theo như điều được tưởng mà lần lượt diệt tận các lậu, đó mới gọi là tưởng đệ nhất. Như thực quán sát, lần lượt diệt tận các lậu, thì đó mới gọi là hữu đệ nhất.” Bấy giờ, hai vị Chánh só sau khi bàn luận xong, đứng dậy cáo từ.  <詞 id="34827075">Kinh 485. Ưu-đà-di<註 n="206"/>67 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ vua Bình-sa<註 n="207"/>68 đi đến chỗ Tôn giả Ưu-đà-di, cúi đầu đảnh lễ, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Tôn giả Ưu-đà-di: “Đức Thế Tôn nói có bao nhiêu thọ?” Tôn giả Ưu-đà-di đáp: “Tâu Đại vương, Thế Tôn nói ba thọ: thọ khổ, thọ lạc thọ không khổ không lạc.” Vua Bình-sa bạch Tôn giả Ưu-đà-di: “Chớ nói như vậy, rằng ‘Thế Tôn nói ba thọ là thọ khổ, thọ lạc, thọ không khổ không lạc.’ Nhưng đúng ra phải nói có hai thọ là thọ khổ và thọ lạc. Thọ không khổ không lạc là tịch diệt.” “Nói ba lần như vậy.” Tôn giả Ưu-đà-di không thể xác lập ba thọ với vua và vua cũng không thể xác lập hai thọ. Cả hai cùng đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Tôn giả Ưu-đà-di bạch lại với Phật những sự việc trên một cách đầy đủ: “Con cũng không thể xác lập được ba thọ và vua cũng không thể xác lập được hai thọ; nên nay chúng con cùng đến hỏi Thế Tôn, xin quyết định nghóa này, là có mấy thọ?” Phật bảo Tôn giả Ưu-đà-di: “Ta có khi nói một thọ, có khi nói hai thọ, hoặc có khi nói ba, bốn, năm, sáu, mười tám, ba mươi sáu, cho đến một trăm lẻ tám thọ, hoặc có khi nói vô lượng thọ. “Ta nói một thọ như thế nào? Như nói, ‘Những gì là thọ đều là khổ.’ Đó gọi là Ta nói có một thọ. “Ta nói hai thọ như thế nào? Nói, ‘Thân thọ và tâm thọ.’ Đó gọi là có hai thọ. “Thế nào là ba thọ? Thọ khổ, thọ vui, thọ không khổ không vui. “Thế nào là bốn thọ? Thọ hệ thuộc Dục giới, thọ hệ thuộc Sắc giới, thọ hệ thuộc Vô sắc giới và thọ không hệ thuộc. “Thế nào là nói năm thọ? Lạc căn, hỷ căn, khổ căn, ưu căn và xả căn. Đó gọi là năm thọ. “Thế nào là sáu thọ? Thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhó, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đó gọi là sáu thọ. “Thế nào là mười tám thọ? Thọ, theo sáu hỷ hành, sáu ưu hành và sáu xả hành. Đó gọi là mười tám thọ. “Thế nào là ba mươi sáu thọ? Hỷ y sáu tham trước, hỷ y sáu ly tham; ưu y sáu tham trước, ưu y sáu ly tham; xả y sáu tham trước, xả sáu ly tham. Đó gọi là ba mươi sáu thọ. “Thế nào là một trăm lẻ tám thọ? Ba mươi sáu thọ quá khứ, ba mươi sáu thọ vị lai và ba mươi sáu thọ hiện tại. Đó gọi là một trăm lẻ tám thọ. “Thế nào là vô lượng thọ? Như nói thọ này, thọ kia v.v… Này Tỳ-kheo, như vậy gọi là vô lượng thọ. “Này Ưu-đà-di, Ta bằng nhiều hình thức như vậy nói như thật nghóa của thọ. Thế gian không hiểu, nên tranh luận và mâu thuẫn chống trái nhau, trọn không nắm được nghóa chân thật trong pháp luật của Ta, để tự dừng lại. “Này Ưu-đà-di, nếu đối với nghóa của nhiều loại thọ mà Ta đã nói đây, hiểu biết như thật, thì không khởi tranh luận và mâu thuẫn chống trái nhau. Với tranh luận đã khởi lên hay chưa khởi lên, có thể bằng pháp luật này mà ngăn ngừa, khiến cho nó đình chỉ. “Nhưng này Ưu-đà-di, có hai thọ: thọ dục và thọ ly dục. Thế nào là thọ dục? Thọ do nhân duyên năm công đức của dục sanh ra, đó gọi là thọ dục. Thế nào là thọ ly dục? Tỳ-kheo ly dục và pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc phát sanh do viễn ly, thành tựu và an trụ Sơ thiền, đó gọi là thọ ly dục. “Nếu có người nói: ‘Chúng sanh nương vào Sơ thiền này, chỉ có đây là lạc, ngoài ra không còn gì khác.’ Điều này không đúng. Vì sao? Vì còn có cái lạc thù thắng hơn cái lạc này. Đó là gì? Tỳ-kheo lìa có giác, lìa có quán, nội tónh, có hỷ lạc do định sanh, thành tựu và an trụ Nhị thiền; đó gọi là lạc thù thắng. Như vậy, cho đến, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, càng lên càng thù thắng hơn. “Nếu có người nói: ‘Chỉ có những xứ này, cho đến, Phi tưởng phi phi tưởng là cực lạc, không còn chỗ nào khác.’ Như vậy cũng lại không đúng. Vì sao? Vì còn có cái lạc thù thắng hơn những nơi này nữa. Đó là gì? Tỳ-kheo vượt qua tất cả Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, tưởng thọ diệt, tự thân tác chứng thành tựu; đó là cái lạc thù thắng hơn cái lạc trên. “Nếu có kẻ xuất gia dị học nói: ‘Sa-môn Thích tử chỉ nói đến tưởng thọ diệt và cho là đã đến chỗ tận cùng của lạc’, điều này không đúng. Vì sao? Vì đây không phải là danh nghóa thọ lạc mà Thế Tôn đã nói. Danh nghóa thọ lạc mà Thế Tôn nói là, như nói: ‘Này Ưu-đà-di, có bốn thứ lạc. Những gì là bốn? Đó là lạc ly dục, lạc viễn ly, lạc tịch diệt và lạc Bồ-đề.’” Phật nói kinh này xong, Ưu-đà-di và vua Bình-sa nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827076">Kinh 486. Nhất pháp (1) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu đối với một pháp, mà sanh chân chánh nhàm tởm, không ưa, xả bỏ, sẽ chứng đắc lậu tận. Đó là, tất cả chúng sanh do thức ăn mà tồn tại. “Lại có hai pháp, đó là danh và sắc. Lại có ba pháp, đó là ba thọ. Lại có bốn pháp, đó là bốn thực. Lại có năm pháp, đó là năm thọ ấm. Lại có sáu pháp, đó là sáu nội, ngoại nhập xứ. Lại có bảy pháp, đó là bảy thức trụ. Lại có tám pháp, đó là tám pháp thế gian. Lại có chín pháp, đó là chín chỗ cư ngụ của chúng sanh. Lại có mười pháp, đó là mười nghiệp. Đối với mười pháp này, thật sự nhàm tởm, không ưa, xả bỏ, sẽ đến chỗ tận cùng mé khổ và giải thoát khỏi khổ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827077">Kinh 488. Nhất pháp (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu đối với một pháp, mà quán sát vô thường, quán sát biến đổi, quán sát ly dục, quán sát diệt tận, quán sát xả ly, sẽ tận trừ các lậu hoặc. Đó là, tất cả chúng sanh do thức ăn mà tồn tại. “Lại có hai pháp, đó là danh và sắc. Lại có ba pháp, đó là ba thọ. Lại có bốn pháp, đó là bốn thực. Lại có năm pháp, đó là năm thọ ấm. Lại có sáu pháp, đó là sáu nội, ngoại nhập xứ. Lại có bảy pháp, đó là bảy thức trụ. Lại có tám pháp, đó là tám pháp thế gian. Lại có chín pháp, đó là chín chỗ cư ngụ của chúng sanh. Lại có mười pháp, đó là mười nghiệp. Đối với mười pháp này, chân chánh quán sát vô thường, quán sát biến đổi, quán sát ly dục, quán sát diệt tận, quán sát xả ly, sẽ diệt trừ hết các lậu.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827078">Kinh 489. Nhất pháp (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu đối với một pháp, mà quán sát vô thường, quán sát biến đổi, quán sát ly dục, quán sát diệt tận, quán sát xả ly, sẽ đến chỗ tận cùng của mé khổ và giải thoát khỏi khổ. Đó là, tất cả chúng sanh do thức ăn mà tồn tại. “Lại có hai pháp, đó là danh và sắc. Lại có ba pháp, đó là ba thọ. Lại có bốn pháp, đó là bốn thực. Lại có năm pháp, đó là năm thọ ấm. Lại có sáu pháp, đó là sáu nội, ngoại nhập xứ. Lại có bảy pháp, đó là bảy thức trụ. Lại có tám pháp, đó là tám pháp thế gian. Lại có chín pháp, đó là chín chỗ ở của chúng sanh. Lại có mười pháp, đó là mười nghiệp. Đối với mười pháp này, chân chánh quán sát vô thường, quán sát biến đổi, quán sát ly dục, quán sát diệt tận, quán sát xả ly, sẽ đến chỗ tận cùng của mé khổ và giải thoát khỏi khổ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="34827079">tạp a-hàm quyển 18 <詞 id="34827080">Kinh 490. Diêm-phù-xa<註 n="208"/>69 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại xóm Na-la<註 n="209"/>70, nước Ma-kiệt-đề. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất cũng ở xóm Na-la, Ma-kiệt-đề. Khi ấy, có xuất gia ngoại đạo tên là Diêm-phù-xa<註 n="210"/>71, là bạn cũ của Xá-lợi-phất<註 n="211"/>72, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng nhau thăm hỏi sức khỏe, rồi ngồi lui qua một bên, hỏi Xá-lợi-phất: “Trong pháp luật của Hiền thánh có việc gì khó<註 n="212"/>73?” Xá-lợi-phất bảo Diêm-phù-xa: “Chỉ có xuất gia là khó.” “Xuất gia, cái gì là khó?” Đáp: “Ái lạc<註 n="213"/>74 khó.” “Ái lạc, cái gì là khó?” Đáp: “Thường tu tập thiện pháp là khó<註 n="214"/>75.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành<註 n="215"/>76 nào mà tu tập, tu tập nhiều, thường tu tập, thì thiện pháp tăng trưởng không?” Đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo: chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.” Diêm-phù-xa nói: “Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất, đây là con đường tốt đẹp, đây là sự thực hành tốt đẹp, nếu được tu tập, tu tập nhiều, đối với các pháp thiện thường tu tập để tăng trưởng. Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất, nếu người xuất gia luôn luôn tu tập con đường này, thì chẳng bao lâu sẽ nhanh chóng diệt tận được các hữu lậu.” Khi ấy hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Tương tự như kinh trên, với những câu hỏi của Diêm-phù-xa, gồm bốn mươi kinh<註 n="216"/>77. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="217"/>78 “Thế nào là vị khéo thuyết pháp? Thế nào là vị chánh hướng trong đời<註 n="218"/>79? Thế nào là vị thiện thệ trong đời<註 n="219"/>80?” Xá-lợi-phất nói: “Nếu thuyết pháp mà điều phục dục tham, điều phục sân nhuế, điều phục ngu si; đó gọi là vị khéo thuyết pháp. Nếu hướng đến sự điều phục dục tham, hướng đến sự điều phục sân nhuế, hướng đến sự điều phục ngu si; đó gọi là chánh hướng. Nếu tham dục đã bị đoạn tận, đã được biến tri không dư tàn; sân nhuế và ngu si đã bị đoạn tận, đã được biến tri không dư tàn; đó gọi là thiện thệ.” Lại hỏi: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thường tu tập, thì có thể phát khởi thiện thệ<註 n="220"/>81?” “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến đến chánh định.” Sau khi hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="221"/>82 “Nói là Niết-bàn; thế nào là Niết-bàn?” Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: “Niết-bàn là sự đoạn tận vónh viễn của tham dục; sự đoạn tận vónh viễn sân nhuế, ngu si; sự đoạn tận vónh viễn của tất cả các phiền não. Đó gọi là Niết-bàn.” “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thường tu tập, thì chứng đắc Niết-bàn chăng?” “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến đến chánh định.” Sau khi hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="222"/>83 “Vì sao ở chỗ Sa-môn Cù-đàm xuất gia tu phạm hạnh?” Xá-lợi-phất đáp: “Vì để đoạn trừ tham dục, đoạn trừ sân nhuế, đoạn trừ ngu si nên ở chỗ Sa-môn Cù-đàm xuất gia tu phạm hạnh<註 n="223"/>84.” “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều thì có đoạn được tham dục, sân nhuế, ngu si không?” “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến đến chánh định.” Sau khi hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="224"/>85 “Nói là hữu lậu đã đoạn tận. Thế nào là hữu lậu đã được đoạn tận?” Xá-lợi-phất đáp: “Hữu lậu có ba<註 n="225"/>86; đó là dục hữu lậu, hữu hữu lậu và vô minh hữu lậu. Ba thứ hữu lậu này đã trừ hết, không còn sót, nên gọi là hữu lậu đã được đoạn tận.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì các lậu trừ hết không.” “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="226"/>87 “Nói là A-la-hán. Thế nào là A-la-hán?” Xá-lợi-phất đáp: “Tham dục, sân nhuế, ngu si đã trừ sạch không còn sót, thì gọi là A-la-hán.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, để chứng đắc A-la-hán không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="227"/>88 “Nói là A-la-hán. Thế nào là A-la-hán?” Xá-lợi-phất đáp: “Khi tham dục, sân nhuế, ngu si đã vónh viễn diệt tận không còn sót, đó gọi là A-la-hán.” Lại hỏi: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì chứng đắc A-la-hán không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="228"/>89 “Nói là vô minh. Thế nào là vô minh?” Xá-lợi-phất đáp: “Nói là vô minh, là không biết tiền tế, không biết hậu tế, không biết tiền, hậu, trung tế<註 n="229"/>90; không biết Phật, Pháp, Tăng; không biết Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không biết thiện, bất thiện và vô ký; không biết trong, không biết ngoài. Nếu đối với những sự này hay sự kia mà không biết, bị ám chướng, đó gọi là vô minh<註 n="230"/>91.” Diêm-phù-xa nói với Xá-lợi-phất: “Đây là khối u ám vó đại.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì đoạn trừ vô minh không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="231"/>92 “Gọi là hữu lậu. Thế nào là hữu lậu?” Như trên đã nói.<註 n="232"/>93 Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="233"/>94 “Nói là hữu. Thế nào là hữu?” Xá-lợi-phất đáp: “Hữu có ba; đó là dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có hướng đến nào để tu tập và khi tu tập nhiều thì có đoạn trừ những hữu này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="234"/>95 “Nói là hữu thân<註 n="235"/>96; thế nào là hữu thân?” Xá-lợi-phất đáp: “Hữu thân, đó là năm thọ ấm. Thế nào là năm thọ ấm? Đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức thọ ấm.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào, để đoạn trừ hữu thân này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="236"/>97 “Nói là khổ; thế nào là khổ?” Xá-lợi-phất đáp: “Khổ là chỉ cho sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, ân ái xa cách nhau khổ, oán ghét gặp nhau khổ, những gì cầu không được khổ, lược nói về khổ của năm thọ ấm, thì đó gọi là khổ.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào để có thể đoạn trừ những khổ này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="237"/>98 “Nói là lưu<註 n="238"/>99; thế nào là lưu?” Xá-lợi-phất đáp: “Lưu là chỉ cho dục lưu, hữu lưu, kiến lưu và vô minh lưu.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì có thể đoạn trừ những lưu này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="239"/>100 “Nói là ách<註 n="240"/>101; thế nào là ách?” Ách cũng nói như lưu. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="241"/>102 “Nói là thủ<註 n="242"/>103; thế nào là thủ?” Xá-lợi-phất đáp: “Thủ có bốn, đó là dục thủ, ngã thủ, kiến thủ và giới thủ.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì có thể đoạn trừ những thủ này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="243"/>104 “Nói là hệ phược<註 n="244"/>105; thế nào là hệ phược?” Xá-lợi-phất đáp: “Phược có bốn, đó là tham dục phược, sân nhuế phược, giới thủ phược và ngã kiến phược.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì có thể đoạn trừ những phược này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="245"/>106 “Gọi là kết; vậy thế nào là kết?” Xá-lợi-phất đáp: “Kết có chín<註 n="246"/>107, đó là ái kết, nhuế kết, mạn kết, vô minh kết, kiến kết, tha thủ kết<註 n="247"/>108, nghi kết, tật kết và xan kết.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì có thể đoạn trừ những kết này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="248"/>109 “Gọi là sử, vậy thế nào là sử?” Xá-lợi-phất đáp: “Sử có bảy, đó là tham dục sử, sân nhuế sử, hữu ái sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử và nghi sử.”<註 n="249"/>110 Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào để có thể tu tập và khi tu tập nhiều, có thể đoạn trừ những sử này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="250"/>111 “Gọi là dục, vậy thế nào là dục?” Xá-lợi-phất đáp: “Dục là, đối với sắc được nhận thức bởi mắt đáng yêu, đáng thích, đáng nhớ nghó, mà đam mê sắc. Tiếng được nhận thức bởi tai, hương bởi mũi, vị bởi lưỡi, xúc bởi thân đáng yêu, đáng thích, đáng nghó nhớ, nhiễm đắm xúc. “Này Diêm-phù-xa, năm phẩm chất này không phải là dục. Nhưng dục chỉ do giác tưởng tư duy.” Bấy giờ, Xá-lợi-phất liền nói bài kệ: “Tất cả sắc thế gian, Không phải ái dục sử<註 n="251"/>112, Duy chỉ là giác tưởng, Đó chính là người dục<註 n="252"/>113. Bao nhiêu hiện sắc này, Thường ở tại thế gian, Điều phục tâm ái dục, Đó là người thông tuệ.” Diêm-phù-xa hỏi lại Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào để có thể tu tập và khi tu tập nhiều, thì có thể đoạn trừ được những dục này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bà luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="253"/>114 “Gọi là cái; thế nào là cái<註 n="254"/>115?” Xá-lợi-phất đáp: “Cái có năm, đó là tham dục cái, sân nhuế cái, thùy miên cái, trạo hối cái và nghi cái.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào để có thể tu tập và khi tu tập nhiều, có thể đoạn trừ được những cái này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="255"/>116 “Gọi là sự nghỉ ngơi, vậy thế nào là sự nghỉ ngơi?”<註 n="256"/>117 Xá-lợi-phất đáp: “Sự nghỉ ngơi là sự đoạn trừ ba kết sử.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào để có thể tu tập và khi tu tập nhiều, có thể đoạn trừ được ba kết sử này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="257"/>118 “Nói là đạt đến sự nghỉ ngơi; thế nào là đạt đến sự nghỉ ngơi?” Xá-lợi-phất đáp: “Đạt đến sự nghỉ ngơi là ba kết sử đã bị đoạn, đã được biết.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào để có thể đoạn trừ được ba kết sử này không?” Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="258"/>119 “Gọi là đạt đến sự nghỉ ngơi tối thượng<註 n="259"/>120, vậy thế nào là đạt đến sự nghỉ ngơi tối thượng?” Xá-lợi-phất đáp: “Đạt đến sự nghỉ ngơi tối thượng là đã vónh viễn đoạn tận tham dục, sân nhuế và ngu si<註 n="260"/>121.Đó gọi là đạt đến sự nghỉ ngơi tối thượng<註 n="261"/>122.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều thì có thể đạt đến sự nghỉ ngơi tối thượng không?” Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:<註 n="262"/>123 “Gọi là đạt đến chỗ nghỉ ngơi tối thượng<註 n="263"/>124; thế nào là được chỗ dừng nghỉ bậc thượng?” Xá-lợi-phất đáp: “Đạt đến chỗ nghỉ ngơi tối thượng là đối với tham dục vónh viễn đã đoạn, đã biết không dư tàn; đối với sân nhuế, ngu si, vónh viễn đã đoạn, đã biết không dư tàn. Đó gọi là chỗ dừng nghỉ bậc thượng.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì có thể đạt đến chỗ nghỉ ngơi tối thượng không?” Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="264"/>125 “Nói là thanh lương<註 n="265"/>126, vậy thế nào là thanh lương?” Xá-lợi-phất đáp: “Thanh lương là năm hạ phần kết đã trừ sạch; tức là thân kiến, giới thủ, nghi, tham dục và sân nhuế.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, để có thể đoạn trừ năm hạ phần kết này, để đạt đến thanh lương không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="266"/>127 “Gọi là được thanh lương, vậy thế nào là được thanh lương?” Xá-lợi-phất đáp: “Đối với năm hạ phần kết đã đoạn tận, đã niệm tri, đó gọi là được thanh lương.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì được thanh lương không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="267"/>128 “Gọi là thanh lương bậc thượng, vậy thế nào là thanh lương bậc thượng?” Xá-lợi-phất đáp: “Thanh lương bậc thượng là khi tham dục, sân nhuế, ngu si đã vónh viễn trừ sạch không còn; tất cả mọi thứ phiền não đã vónh viễn trừ sạch không còn. Đó gọi là thanh lương bậc thượng.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì đạt được thanh lương bậc thượng không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="268"/>129 “Nói là đạt được thanh lương bậc thượng, vậy thế nào là đạt được thanh lương bậc thượng?” Xá-lợi-phất đáp: “Đạt được thanh lương bậc thượng là đối với tham dục đã vónh viễn đoạn trừ, vónh viễn biến tri không dư tàn; đối với sân nhuế và ngu si đã vónh viễn đoạn trừ, vónh viễn biến tri không dư tàn. Đó gọi là đạt được thanh lương bậc thượng.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì được thanh lương bậc thượng này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất<註 n="269"/>130: “Gọi là ái, vậy thế nào là ái?” Xá-lợi-phất đáp: “Ái có ba, đó là dục ái, sắc ái và vô sắc ái.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì có thể diệt trừ được ba ái này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="270"/>131 “Gọi là nghiệp đạo<註 n="271"/>132, vậy thế nào là nghiệp đạo?” Xá-lợi-phất đáp: “Nghiệp đạo. đó là mười nghiệp đạo bất thiện, tức sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân nhuế và tà kiến.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào để diệt trừ mười nghiệp đạo này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Diêm-phù-xa hỏi Xá-lợi-phất:<註 n="272"/>133 “Gọi là ô uế, vậy thế nào là ô uế?” Xá-lợi-phất đáp: “Uế có ba, đó là tham dục, sân nhuế và ngu si.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Có con đường nào, có sự thực hành nào mà tu tập, tu tập nhiều, thì có thể trừ được ba uế này không?” Xá-lợi-phất đáp: “Có. Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến cho đến chánh định.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy từ giã nhau. Như kinh Uế, cũng vậy các kinh nói về Cấu bẩn [32], Cấu ghét [33], Gai nhọn [34], Luyến [35] và Hệ phược [36] cũng như vậy.  <詞 id="34827081">Kinh 491. Sa-môn xuất gia sở vấn<註 n="273"/>134 Như kinh Diêm-phù-xa hỏi, kinh Sa-môn xuất gia hỏi cũng như vậy.  <詞 id="34827082">Kinh 492. Nê thủy<註 n="274"/>135 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất cũng đang ở đây. Rồi Tôn giả Xá-lợi-phất nói với các Tỳ-kheo: “Nếu có Tỳ-kheo nào<註 n="275"/>136 được vô lượng tam-muội<註 n="276"/>137, thân tác chứng, thành tựu và an trụ, nhưng đối với Niết-bàn, sự diệt tận của hữu thân<註 n="277"/>138, mà tâm không hoan hỷ<註 n="278"/>139, luyến tiếc hữu thân<註 n="279"/>140.Giống như người tay dính keo mà nắm trên cành cây, thì tay liền bị dính trên cành không gỡ ra được. Vì sao? Vì keo dính tay. “Nếu Tỳ-kheo tự thân đã tác chứng vô lượng Tam-ma-đề<註 n="280"/>141, nhưng tâm không hoan hỷ<註 n="281"/>142 đối với Niết-bàn, sự diệt tận của hữu thân<註 n="282"/>143; luyến tiếc hữu thân, thì trọn không thể thoát ly, ngay trong đời này không được tùy thuận giáo pháp, cho đến khi mạng chung cũng không sở đắc mà phải sanh lại cõi này; cuối cùng rồi cũng không phá được sự si ám. Như bên cạnh làng có ao bùn; lớp bùn rất sâu. Lâu ngày trời không mưa, nước ao khô cạn, đất nứt nẻ ra<註 n="283"/>144.Cũng vậy, Tỳ-kheo ngay trong đời này không được tùy thuận giáo pháp, cho đến khi mạng chung cũng không sở đắc và sẽ trở lại đọa vào cõi này. “Nếu có Tỳ-kheo nào được vô lượng tam-muội, tự thân tác chứng, thành tựu và an trú, đối với sự diệt tận của hữu thân, Niết-bàn, này khi hoại diệt mà tâm sanh ra tin vui, không luyến tiếc hữu thân. Giống như người dùng bàn tay khô ráo, sạch sẽ, vịn vào cành cây, thì tay sẽ không bị dính theo cây. Vì sao? Vì bàn tay sạch. Cũng vậy, nếu Tỳ-kheo nào được vô lượng tam-muội, tự thân tác chứng, thành tựu và an trú, đối với sự diệt tận của hữu thân, Niết-bàn này khi hoại diệt mà tâm sanh ra tin vui, không luyến tiếc hữu thân; ngay trong đời này tùy thuận giáo pháp, cho đến khi mạng chung không còn sanh lại cõi này nữa. “Cho nên Tỳ-kheo phải siêng năng phương tiện phá tan vô minh. Giống như bên cạnh làng có ao bùn, nước từ bốn phía chảy vào, trời lại hay mưa, nước thường vào ao đầy dẫy, đồ dơ bẩn chảy ra hết, ao nước này trở nên trong sạch. Cũng vậy Tỳ-kheo ngay trong đời này mà tùy thuận giáo pháp; cho đến khi mạng chung sẽ không còn sanh trở lại cõi này. Bởi vậy, Tỳ-kheo phải siêng năng phương tiện phá tan vô minh.” Tôn giả Xá-lợi-phất nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Tôn giả dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827083">Kinh 493. Thừa thuyền nghịch lưu<註 n="284"/>145 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất cũng đang ở đây. Rồi Tôn giả Xá-lợi-phất nói với các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo a-luyện-nhã<註 n="285"/>146, hoặc ở giữa đất trống, trong rừng, dưới bóng cây, nên học như vầy: Quay vào bên trong mà tư duy, quán sát, tự biết trong tâm còn có dục tưởng không? Nếu không tự biết được, thì ở nơi cảnh giới hoặc ở nơi tịnh tướng, ở đó sẽ có ái dục khởi lên, trái với hạnh viễn ly<註 n="286"/>147.Giống như người dùng sức chèo thuyền nghịch dòng đi lên, thân nếu hơi mệt mỏi, biếng nhác, thì thuyền quay trở lại, xuôi dòng đi xuống. Cũng vậy, Tỳ-kheo khi tư duy tịnh tưởng, trở lại sanh ra ái dục, trái với hạnh viễn ly. Tỳ-kheo này tu học, tu phương tiện thấp kém, hành không thuần tịnh. Vì vậy lại bị ái dục cuốn trôi, không được pháp lực, tâm không tónh lặng, tâm không chuyên nhất; đối với tịnh tướng kia theo đó mà sanh ái dục, trôi nổi lăn lóc, trái với hạnh viễn ly. Nên biết Tỳ-kheo này, không dám tự xác nhận là đối với năm phẩm chất của dục mà ly dục, giải thoát. “Nếu Tỳ-kheo nào ở nơi đất trống, trong rừng hoặc dưới bóng cây, tư duy như vầy: ‘Trong nội tâm ta đã ly dục chưa?’ Tỳ-kheo này sẽ ở nơi cảnh giới hoặc tiếp nhận tịnh tướng, mà biết tâm mình đã xa lìa tướng ấy, không tùy thuận tiến vào dòng xoáy. Giống như lông chim vào lửa thì bị quắn lại, không có nở ra. Cũng vậy, Tỳ-kheo nào, hoặc tiếp nhận tịnh tướng mà tùy thuận viễn ly, không tùy thuận tiến vào dòng xoáy. “Tỳ-kheo, nên biết như vầy, đối với phương tiện thực hành tâm không biếng nhác, chứng đắc pháp, tịch tónh, tónh chỉ, an ổn, khoái lạc, thuần tịnh nhất tâm và tự nói: ‘Ta sau khi tư duy, đối với tịnh tướng, mà tùy thuận viễn ly, tùy thuận tu đạo, thì có thể tự xác nhận, đối với năm phẩm chất của dục, đã ly dục giải thoát.” Tôn giả Xá-lợi-phất nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Tôn giả dạy, hoan hỷ, phụng hành.  <詞 id="34827084">Kinh 494. Khô thọ<註 n="287"/>148 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất đang ở trong núi Kỳ-xà-quật. Bấy giờ, sáng sớm, Tôn giả đắp y mang bát ra khỏi núi, vào thành Vương xá khất thực; thấy bên lề đường một cây đại thọ khô liền đến bên cây này trải tọa cụ ngồi ngay thẳng và nói với các Tỳ-kheo: “Nếu có Tỳ-kheo nào tu tập thiền tứ, đạt được thần thông, tâm được tự tại, muốn biến cây khô này thành đất, thì sẽ thành đất liền. Vì sao? Vì trong cây khô này có địa giới. Cho nên Tỳ-kheo có sức thần thông, tâm muốn tạo ra đất, tức thì thành đất không khác. Nếu có Tỳ-kheo nào đạt được sức thần thông, tự tại như ý, mà muốn khiến cây này thành nước, lửa, gió, vàng, bạc v.v… tất cả đều thành tựu không khác. Vì sao? Vì cây khô này có thủy giới. Cho nên, thiền tứ được sức thần thông, tự tại như ý; nếu muốn khiến cây khô này thành vàng, tức thì thành vàng không khác và những vật khác cũng đều thành tựu như vậy. Vì sao? Vì cây khô này có các giới. Cho nên, Tỳ-kheo thiền tứ, được sức thần thông, tự tại như ý, nến muốn làm thành các vật khác thì cũng đều thành tựu không khác. Tỳ-kheo nên biết, khi Tỳ-kheo thiền tứ, cảnh giới thần thông không thể nghó bàn. Cho nên, Tỳ-kheo phải tinh cần thiền tứ, học các thần thông.” Tôn giả Xá-lợi-phất nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Tôn giả dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827085">Kinh 495. Giới<註 n="288"/>149 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất đang ở trong núi Kỳ-xà-quật. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo: “Người phạm giới, vì phá giới nên sở y sút giảm, tâm không an trú với sự an lạc<註 n="289"/>150.Vì tâm không an trú với sự an lạc nên mất hoan hỷ, tónh chỉ, an lạc, tam-muội tịch tónh; mất tri kiến như thật<註 n="290"/>151, sự yếm ly, ly dục, giải thoát, vónh viễn không thể đạt được Vô dư Niết-bàn. Giống như cây bị mục thì tất cả cành, lá, hoa, trái đều không thể thành tựu. Tỳ-kheo phạm giới lại cũng như vậy, công đức sút giảm<註 n="291"/>152, tâm không an trú với sự an lạc. Vì tâm không an trú với sự an lạc<註 n="292"/>153 nên mất hoan hỷ, tónh chỉ, an lạc, tam-muội tịch tónh; mất tri kiến như thật, sự yếm ly, ly dục, giải thoát. Do thoái thất giải thoát nên vónh viễn không thể đạt được Vô dư Niết-bàn. “Tỳ-kheo trì giới, căn bản đầy đủ, sở y đầy đủ, tâm được tin vui. Vì được tin vui nên tâm được hoan hỷ, tónh chỉ, an lạc, đạt đến tam-muội tịch tónh, thấy biết như thật, yếm ly, ly dục, giải thoát. Do được giải thoát, nhanh chóng đạt đến Vô dư Niết-bàn. Ví như gốc cây không bị mục thời cành, lá, hoa, trái đều được thành tựu. Tỳ-kheo trì giới lại cũng như vậy, căn bản đầy đủ, sở y đầy đủ, tâm được tin vui. Vì được tin vui nên tâm được hoan hỷ, tónh chỉ, an lạc, đạt đến tam-muội tịch tónh, thấy biết như thật, yếm ly, ly dục, giải thoát. Do được giải thoát, nhanh chóng đạt đến Vô dư Niết-bàn.” Tôn giả Xá-lợi-phất nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì đã nói, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827086">Kinh 496. Tránh Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo: “Nếu các Tỳ-kheo khởi lên tranh cãi với nhau, có Tỳ-kheo phạm tội, Tỳ-kheo cử tội. Nhưng Tỳ-kheo này, nếu không bằng vào tư duy đúng mà tự phản tỉnh quán sát, thì nên biết Tỳ-kheo này ngang ngạnh lâu dài, tranh cãi, kiện tụng càng tăng, chống đối nhau, nuôi hận càng ngày càng sâu. Đối với những tội lỗi đã khởi lên, không thể dùng Chánh pháp luật ngăn chặn cho dừng lại được. “Nếu Tỳ-kheo đã khởi lên việc tranh tụng, nhưng Tỳ-kheo phạm tội, hay Tỳ-kheo cử tội, bằng vào tư duy đúng mà tự phản tỉnh quán sát, chịu khiển trách, thì nên biết Tỳ-kheo này không ngang ngạnh lâu dài, không chống đối nhau và hận thù không còn tăng trưởng; đối với tội đã khởi có thể dùng Chánh pháp luật để ngăn chặn cho dừng lại. “Thế nào là Tỳ-kheo bằng tư duy đúng mà tự phản tỉnh quán sát? Tỳ-kheo nên tư duy như vầy: ‘Ta thật sự không phải, không tốt, không nên tạo tội, để cho người khác bắt gặp mình. Nếu ta không tạo tội này thì người kia sẽ không bắt gặp. Vì người kia bắt gặp ta phạm tội, khiến họ không vui vẻ và hiềm trách nên cử tội. Còn những Tỳ-kheo khác nếu nghe cũng sẽ hiềm trách. Cho nên việc tranh tụng xảy ra lâu dài, tính nganh ngạnh càng tăng và tranh cãi với nhau. Đối với những tội đã khởi, không thể dùng Chánh pháp luật ngăn chặn cho dừng lại được. Nay ta tự biết như mình đã nộp thuế<註 n="293"/>154.’ Đó gọi là Tỳ-kheo đối với những tội đã khởi có thể tự quán sát. “Thế nào là Tỳ-kheo cử tội có thể tự phản tỉnh quán sát? Tỳ-kheo cử tội nên nghó như vầy: ‘Trưởng lão Tỳ-kheo này phạm tội không tốt khiến ta bắt gặp. Nếu vị ấy không phạm tội không tốt đó thì ta đâu có bắt gặp. Vì ta đã bắt gặp tội của người này khiến không vui nên phải nói ra. Còn những Tỳ-kheo khác nếu bắt gặp thì cũng sẽ không vui và cũng sẽ nêu tội. Sự tranh tụng cứ như vậy kéo dài tăng trưởng không dừng, không thể dùng Chánh pháp luật để ngăn chặn những tội đã làm, khiến cho dừng lại. Từ ngày hôm nay ta tự mình từ bỏ nó, như mình nộp thuế.’ Như vậy Tỳ-kheo cử tội nên khéo y cứ vào tư duy đúng, để nội tónh quán sát. “Cho nên, này các Tỳ-kheo, người có tội và người cử tội phải y cứ vào tư duy đúng, tự quán sát đừng để cho sự ngang ngạnh tăng trưởng thêm lên. Này các Tỳ-kheo, không nên tranh tụng nữa, nếu việc tranh tụng có khởi lên thì có thể dùng Chánh pháp luật ngăn chặn khiến nó dừng lại.” Tôn giả Xá-lợi-phất nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe rồi, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827087">Kinh 497. Cử tội<註 n="294"/>155 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo cử tội muốn cử tội người khác, khiến cho tâm an trụ, thì cần có bao nhiêu pháp để được cử tội người khác?” Phật dạy Xá-lợi-phất: “Nếu Tỳ-kheo nào khiến tâm an trụ, có đủ năm pháp được cử tội người khác. Năm pháp đó là: Thật, chứ không phải không thật. Đúng thời, chứ không phải phi thời. Ích lợi, chứ chẳng phải không ích lợi. Nhu nhuyến, chứ không thô bạo. Từ tâm, chứ không sân hận. Này Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo nào muốn cử tội thì phải đủ năm pháp này mới được cử tội người khác.” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo bị cử tội, phải dùng bao nhiêu pháp để tự an được tâm mình?” Phật dạy Xá-lợi-phất: “Tỳ-kheo bị cử tội phải nhờ vào năm pháp khiến cho tâm mình được an. Phải nghó rằng, ‘Người này do đâu mà biết được? Hãy là sự thật chứ đừng là không thật. Mong cho đúng thời, chứ đừng khiến phi thời. Mong cho vì ích lợi chứ đừng khiến không vì ích lợi. Mong nhu nhuyến, đừng khiến thô bạo. Mong là từ tâm, đừng khiến sân hận. Này Xá-lợi-phất, người bị cử tội phải đủ năm pháp này thì mới tự an được tâm mình.” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con thấy có sự cử tội người khác mà không thật, chứ chẳng phải thật; phi thời, chứ chẳng phải đúng thời; không vì ích lợi, chứ chẳng phải vì ích lợi; thô bạo, chứ không nhu nhuyến; sân nhuế, chứ không có từ tâm. Bạch Thế Tôn, đối với Tỳ-kheo cử tội người khác mà không đúng sự thật đó, phải dùng bao nhiêu pháp vì lợi ích khiến cho hối cải?” Phật dạy Xá-lợi-phất: “Tỳ-kheo cử tội mà không đúng sự thật, phải dùng năm pháp vì lợi ích khiến cho hối cải. Nên nói với người ấy rằng, ‘Trưởng lão, hôm nay Trưởng lão cử tội, không thật chứ chẳng phải thật; Trưởng lão nên hối cải. Phi thời chứ chẳng phải đúng thời; không vì ích lợi, chứ chẳng phải vì ích lợi; thô bạo, chứ không nhu nhuyến; sân nhuế, chứ không có từ tâm; Trưởng lão nên hối cải.’ Này Xá-lợi-phất, đối với Tỳ-kheo cử tội người khác mà không đúng sự thật, thì phải dùng năm pháp vì lợi ích này, khiến cho hối cải, cũng khiến cho Tỳ-kheo trong vị lai không vì người khác mà cử tội không đúng sự thật.” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo bị cử tội không đúng sự thật, phải dùng bao nhiêu pháp để khiến cho không bị hối hận<註 n="295"/>156?” Phật dạy Xá-lợi-phất: “Tỳ-kheo bị cử tội không đúng, thì phải nhờ vào năm pháp để không tự mình phải hối hận. Người này phải nghó như vầy, ‘Tỳ-kheo kia cử tội không thật, chứ chẳng phải thật; phi thời chứ chẳng phải thời; không vì lợi ích chứ chẳng phải vì lợi ích, thô bạo chứ chẳng phải nhu nhuyến, sân hận chứ không phải từ tâm. Ta thật sự không phải hối hận.’ Tỳ-kheo bị cử tội không thật đó phải nhờ vào năm pháp này để tự an tâm mình, không tự mình phải hối hận.” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có Tỳ-kheo cử tội đúng sự thật, chứ không phải không thật; đúng thời chứ không phải không đúng thời; vì ích lợi chứ không phải không vì ích lợi; nhu nhuyến chứ không phải thô bạo; từ tâm chứ không phải sân hận; Tỳ-kheo cử tội đúng đó nên bằng bao nhiêu pháp vì lợi ích để không bị hối hận?” Phật bảo Xá-lợi-phất: “Tỳ-kheo cử tội đúng sự thật, nên bằng năm pháp vì lợi ích để khiến cho không bị hối hận. Nên nói như vầy, ‘Trưởng lão, ngài đã cử tội đúng sự thật chứ không phải không thật; đúng thời chứ không phải phi thời; vì ích lợi chứ không phải không vì ích lợi; nhu nhuyến chứ không phải thô bạo; từ tâm chứ không phải sân hận.’ Này Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo nào cử tội đúng thì phải bằng năm pháp lợi ích này để khiến Tỳ-kheo đó không bị hối hận và cũng để cho Tỳ-kheo vị lai cử tội người khác đúng mà không bị hối hận.” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo bị cử tội đúng, thì phải bằng bao nhiêu pháp vì lợi ích để không bị hối hận?” Phật dạy Xá-lợi-phất: “Tỳ-kheo bị cử tội đúng, thì phải bằng năm pháp lợi ích này để không bị hối hận. Nên nói như vầy, ‘Tỳ-kheo này cử tội đúng chứ không phải không đúng, ông chớ hối hận; đúng thời chứ không phải phi thời; nghóa lợi chứ không phải không nghóa lợi; nhu nhuyến chứ không phải thô bạo; có từ tâm chứ không phải sân hận, ông chớ hối hận.” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con thấy Tỳ-kheo bị cử tội đúng mà lại sân hận. Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo bị cử tội đúng mà sân hận, thì phải dùng bao nhiêu pháp để tự giải tỏa đối với sân hận?” Phật dạy Xá-lợi-phất: “Tỳ-kheo bị cử tội đúng mà khởi lên sân hận, thì phải dùng năm pháp để tự giải tỏa. Nên nói với người ấy rằng, ‘Trưởng lão, Tỳ-kheo cử tội ông là đúng sự thật chứ không phải không thật, ông chớ sân hận… cho đến từ tâm chứ không phải sân hận.’ Này Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo bị cử tội đúng mà khởi lên sân hận, thì nên dùng năm pháp này để đối với sân hận được giải tỏa.” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có người cử tội đúng, có người không đúng; đối với hai người này con tự an tâm. Nếu kia đúng sự thật thì con phải tự biết. Nếu kia không đúng thì con phải tự hóa giải rằng, ‘Điều đó không đúng, nay ta tự biết là không có lỗi này.’ Bạch Thế Tôn, con phải như vậy, như những gì Thế Tôn đã dạy trong kinh Thí dụ xẻ gỗ<註 n="296"/>157, dạy các Sa-môn: ‘Nếu có giặc đến bắt ông, rồi dùng cưa, cưa xẻ thân ông. Các ông đối với giặc mà khởi lên niệm ác, nói lời ác, thì tự sanh ra chướng ngại. Cho nên, Tỳ-kheo, nếu bị giặc dùng cưa, cưa xẻ thân các ông, các ông đối với giặc chớ khởi lòng ác và nói lời ác, chỉ tự làm chướng ngại mình mà thôi. Đối với những người đó nên sanh lòng từ bi, không oán hận; chứng nhập, thành tựu và trú với từ tâm cùng khắp bốn phương cảnh giới.’ Cho nên, bạch Thế Tôn, con phải như vậy, như lời Thế Tôn đã dạy, đối với cái khổ thân bị cưa xẻ mà còn tự an nhẫn; huống chi những cái khổ nhỏ nhặt, hay những lời phỉ báng nhỏ nhặt mà không an nhẫn được. Vì mục đích của Sa-môn, vì ước muốn của Sa-môn, muốn đoạn trừ pháp bất thiện, muốn tu tập pháp thiện thì đối với pháp bất thiện này nên đoạn trừ; và đối với pháp thiện thì nên phương tiện tu tập tinh cần, khéo tự phòng ngừa, buộc niệm tư duy, không để buông lung. Hãy tu học như vậy.” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu con cử tội Tỳ-kheo khác, đúng sự thật chứ không phải không thật; đúng thời chứ không phải không đúng thời; có nghóa lợi chứ không phải không nghóa lợi; nhu nhuyến chứ không phải thô bạo; có từ tâm chứ không phải sân hận, nhưng có Tỳ-kheo bị cử tội kia vẫn ôm lòng thù hận.” Phật hỏi Xá-lợi-phất: “Tỳ-kheo loại nào khi nghe cử tội mà sanh tâm thù hận?” Xá-lợi-phất bạch phật: “Bạch Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo kia cong vạy, giả dối, lừa gạt, bất tín, không hổ thẹn, biếng nhác, mất niệm, không định, ác tuệ, ngã mạn, trái với hạnh viễn ly, không kính Giới luật, không trọng Sa-môn, không siêng năng tu học, không tự tỉnh quán sát, vì kế sống mà xuất gia, không vì cầu Niết-bàn; những người như vậy nghe con cử tội liền sanh sân nhuế.” Phật hỏi Xá-lợi-phất: “Những hạng Tỳ-kheo nào nghe ông cử tội mà không sân hận?” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo nào tâm không cong vạy, không giả dối, lừa gạt, có chánh tín, biết hổ thẹn, tinh cần chánh niệm, chánh định, trí tuệ, không ngã mạn, không bỏ hạnh viễn ly, kính sâu Giới luật, trọng hạnh Sa-môn, tôn sùng Niết-bàn, vì pháp xuất gia, không vì kế sống; những Tỳ-kheo như vậy nghe con cử tội thì hoan hỷ nhận lãnh như uống cam lộ. Như người nữ dòng Sát-lợi hay Bà-la-môn tắm gội sạch sẽ, được hoa đẹp đẽ, yêu thích, đội lên đầu, cài lên đầu. Cũng vậy, nếu Tỳ-kheo nào không cong vạy, không giả dối, lừa gạt, chánh tín, có hổ thẹn, tinh cần, chánh niệm, chánh định, trí tuệ, không ngã mạn, tâm giữ hạnh viễn ly, kính sâu Giới luật, trọng hạnh Sa-môn, siêng tu tập, tự tỉnh giác, vì pháp xuất gia, chí cầu Niết-bàn, thì Tỳ-kheo như vậy khi nghe con cử tội vui vẻ nhận lãnh như uống cam lộ.” Phật bảo Xá-lợi-phất: “Nếu Tỳ-kheo nào cong vạy, giả dối, lừa gạt, bất tín, không hổ thẹn, biếng nhác, mất niệm, không định, ác tuệ, ngã mạn, trái với hạnh viễn ly, không kính Giới luật, không trọng hạnh Sa-môn, không cầu Niết-bàn, vì kế sống xuất gia, thì đối với Tỳ-kheo như vậy không nên dạy dỗ và nói chuyện. Vì sao? Vì những Tỳ-kheo này phá phạm hạnh. Nếu Tỳ-kheo nào không cong vạy, không giả dối, không lừa gạt, có lòng tin, hổ thẹn, tinh cần, chánh niệm, chánh định, trí tuệ, không ngã mạn, tâm giữ hạnh viễn ly, kính sâu Giới luật, trọng hạnh Sa-môn, chí sùng Niết-bàn, vì pháp xuất gia, thì những Tỳ-kheo như vậy phải nên dạy dỗ. Vì sao? Vì những Tỳ-kheo này thường tu phạm hạnh, có thể tự đứng vững.” Phật nói kinh này xong, Tôn giả Xá-lợi-phất nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827088">Kinh 498. Na-la-kiền-đà<註 n="297"/>158 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại Na-la-kiền-đà, trong vườn Am-la của người bán y<註 n="298"/>159.Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con tin sâu xa về Thế Tôn rằng, trí tuệ của các Sa-môn, Bà-la-môn dù là quá khứ, vị lai hay hiện tại cũng không bằng sự giác ngộ<註 n="299"/>160 của Thế Tôn, huống lại là hơn!” Phật bảo Xá-lợi-phất: “Lành thay! Lành thay! Xá-lợi-phất! Lành thay những lời nói hi hữu đệ nhất này, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử, tự nói tin sâu xa về Thế Tôn rằng, trí tuệ có được của các Sa-môn, Bà-la-môn dù là quá khứ, vị lai hay hiện tại cũng không bằng sự giác ngộ của Thế Tôn, huống lại là hơn!” Phật hỏi Xá-lợi-phất: “Ngươi có thể biết rõ về tăng thượng giới của Phật quá khứ chăng?” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không biết.” Đức Phật lại hỏi Xá-lợi-phất: “Ngươi có biết pháp như vậy, tuệ như vậy, minh như vậy, giải thoát như vậy và an trụ như vậy chăng?” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không biết.” Phật lại hỏi Xá-lợi-phất: “Ngươi có biết rõ tăng thượng giới của Phật vị lai, cùng pháp như vậy, tuệ như vậy, minh như vậy, giải thoát như vậy và an trụ như vậy chăng?” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không biết.” Đức Phật hỏi Xá-lợi-phất: “Ngươi có biết rõ giới tăng thượng của Phật hiện tại, cùng pháp như vậy, tuệ như vậy, minh như vậy, giải thoát như vậy và an trụ như vậy chăng?” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không biết.” Phật bảo Xá-lợi-phất: “Nếu ông không biết trong tâm của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại sở hữu các pháp đó, thì tại sao ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử, tán thán như vầy: ‘Con tin sâu xa về Thế Tôn rằng: trí tuệ có được của các Sa-môn, Bà-la-môn dù là quá khứ, vị lai hay hiện tại cũng không bằng trí tuệ Thế Tôn, huống lại là hơn!’” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không biết giới hạn trong tâm<註 n="300"/>161 của chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiện tại, nhưng con có thể biết giới hạn về pháp<註 n="301"/>162 của chư Phật Thế Tôn. Con nghe pháp được Thế Tôn nói, càng lúc càng sâu xa, càng lúc càng thù thắng, càng lúc càng tăng thượng, càng lúc càng vi diệu. Con nghe pháp được Thế Tôn nói, khi biết một pháp tức thì đoạn một pháp, biết một pháp liền chứng một pháp, biết một pháp tức thì tu tập một pháp, cứu cánh đối với pháp. Cho nên đối với Đại Sư lòng tin được thanh tịnh và tâm được thanh tịnh. Thế Tôn là Bậc Đẳng Chánh Giác. “Bạch Thế Tôn, như quốc vương có thành trì ở biên giới, vòng thành vây quanh vuông vức, bốn mặt kiên cố, chắc chắn, chỉ có một cửa, không có cửa thứ hai, sai người đứng giữ cửa; nhân dân ra vào đều từ cửa này. Việc đi ra hoặc đi vào, tuy người giữ cửa này không biết số người nhiều hay ít, nhưng biết nhân dân chỉ đi từ cửa này, không đi chỗ khác. Cũng vậy, con biết chư Phật, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác quá khứ, đã đoạn tận năm triền cái là những thứ não loạn tâm, khiến cho tuệ lực suy kém, bị rơi vào chướng ngại, không hướng đến Niết-bàn; đã an trú bốn Niệm xứ; đã tu tập bảy Giác phần; đã chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác. Chư Phật Thế Tôn đời vị lai cũng đã đoạn tận năm triền cái là những thứ não loạn tâm, khiến cho tuệ lực suy kém, bị rơi vào chướng ngại, không hướng đến Niết-bàn; đã an trú bốn Niệm xứ; đã tu tập bảy Giác phần; đã chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác. Ngày nay, chư Phật Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác hiện tại cũng đã đoạn tận năm triền cái là những thứ não loạn tâm, khiến cho tuệ lực suy kém, bị rơi vào chướng ngại, không hướng đến Niết-bàn; đã an trú bốn Niệm xứ; đã tu tập bảy Giác phần; đã chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác.” Phật bảo Xá-lợi-phất: “Đúng vậy! Đúng vậy! Này Xá-lợi-phất, chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại thảy đều đã đoạn tận năm triền cái là những thứ não loạn tâm, khiến cho tuệ lực suy kém, bị rơi vào chướng ngại, không hướng đến Niết-bàn; đã an trú bốn Niệm xứ; đã tu tập bảy Giác phần; đã chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác.” Phật nói kinh này xong, Tôn giả Xá-lợi-phất nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.  <詞 id="34827089">Kinh 499. Thạch trụ<註 n="302"/>163 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất ở trong núi Kỳ-xà-quật. Khi ấy có Tỳ-kheo Nguyệt Tử<註 n="303"/>164 là đệ tử của Đề-bà-đạt-đa<註 n="304"/>165, đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, chào hỏi xong đứng qua một bên. Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Tỳ-kheo Nguyệt Tử: “Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa có thường thuyết pháp cho chúng Tỳ-kheo nghe không?” Nguyệt Tử thưa: “Thưa, có thuyết pháp.” Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Tỳ-kheo Nguyệt Tử: “Đề-bà-đạt-đa thuyết pháp thế nào?” Tỳ-kheo Nguyệt Tử thưa Tôn giả Xá-lợi-phất: “Đề-bà-đạt-đa thuyết pháp như vầy: ‘Tỳ-kheo bằng tâm pháp mà tu tâm<註 n="305"/>166, Tỳ-kheo này có thể tự xác nhận rằng, ta đã ly dục, giải thoát khỏi năm dục công đức.’” Tôn giả Xá-lợi-phất nói với Tỳ-kheo Nguyệt Tử: “Đề-bà-đạt-đa của ông sao không thuyết pháp như vầy, ‘Tỳ-kheo bằng tâm pháp mà khéo tu tâm, lìa tâm dục, lìa tâm sân nhuế, lìa tâm ngu si, được pháp không tham, được pháp không sân và không si, không trở lại pháp dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu; thì Tỳ-kheo ấy có thể tự xác nhận, ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa’?” Tỳ-kheo Nguyệt Tử thưa: “Vị ấy không thể như vậy, thưa Tôn giả Xá-lợi-phất.” Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất nói với Tỳ-kheo Nguyệt Tử: “Nếu có Tỳ-kheo bằng tâm pháp mà khéo tu tâm, có thể xa lìa tâm tham dục, tâm sân nhuế và tâm ngu si, được pháp không tham, không nhuế và không si, thì Tỳ-kheo này có thể tự xác nhận: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ “Ví như gần thôn ấp có núi đá lớn, không thể cắt đứt được, không thể phá nát và xuyên thủng được, nó dày đặc và kín mít. Giả sử có gió từ phương Đông thổi tới, không thể làm cho nó lay động, cũng không thể vượt qua nó để đến phương Tây. Cũng vậy, gió từ phương Nam, Tây, Bắc và bốn góc thổi đến cũng không thể làm cho nó lay động và vượt qua khỏi nó. Cũng vậy, Tỳ-kheo bằng tâm pháp mà khéo tu tâm, có thể xa lìa tâm tham dục, tâm sân nhuế và tâm ngu si, được pháp không tham, không nhuế và không si, thì Tỳ-kheo này có thể tự xác nhận: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ “Ví như cột đồng nhân-đà<註 n="306"/>167 được cắm sâu vào trong đất, đắp đất lên chặt kín, gió bốn phía có thổi đến cũng không thể lay động được. Cũng vậy, Tỳ-kheo với tâm pháp mà khéo tu tâm, có thể xa lìa tâm tham dục, tâm sân nhuế và tâm ngu si, được pháp không tham, không nhuế và không si, thì Tỳ-kheo này có thể tự xác nhận: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ “Ví như trụ đá dài mười sáu khuỷu tay, cắm vào lòng đất tám khuỷu tay, gió bốn phương thổi đến cũng không thể lay động được. Cũng vậy, Tỳ-kheo với tâm pháp mà khéo tu tâm, có thể xa lìa tâm tham dục, tâm sân nhuế và tâm ngu si, được pháp không tham, không nhuế và không si, thì Tỳ-kheo này có thể tự xác nhận: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ “Ví như người đốt lửa chưa cháy, cháy rồi thì không đốt nữa. Cũng vậy, Tỳ-kheo với tâm pháp mà khéo tu tâm, có thể xa lìa tâm tham dục, tâm sân nhuế và tâm ngu si, được pháp không tham, không nhuế và không si, thì Tỳ-kheo này có thể tự xác nhận: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Tôn giả Xá-lợi-phất nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe rồi, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827090">Kinh 500. Tịnh khẩu<註 n="307"/>168 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất cũng đang ở đó. Sáng sớm, Tôn giả Xá-lợi-phất đắp y mang bát vào thành Vương xá khất thực. Khất thực xong, ngồi dưới bóng cây thọ trai. Trong lúc ấy có nữ ngoại đạo xuất gia Tịnh Khẩu<註 n="308"/>169 từ trong thành Vương xá đi ra có chút việc, gặp Tôn giả Xá-lợi-phất đang ngồi ăn dưới bóng cây, bà tiến đến hỏi: “Sa-môn đang ăn phải không?” Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: “Vâng, đang ăn.” Lại hỏi: “Sao, Sa-môn cúi mặt xuống<註 n="309"/>170 mà ăn.” Đáp: “Thưa tỷ muội, không.” Lại hỏi: “Ngửa mặt lên<註 n="310"/>171 mà ăn chăng?” Đáp: “Thưa tỷ muội, không.” Lại hỏi: “Xoay mặt bốn phương<註 n="311"/>172 mà ăn chăng?” Đáp: “Thưa tỷ muội, không” Lại hỏi: “Xoay mặt bốn góc<註 n="312"/>173 mà ăn chăng?” Đáp: “Thưa tỷ muội, không.” Lại hỏi: “Tôi hỏi Sa-môn đang ăn phải không, Sa-môn đáp là đang ăn. Tôi hỏi ngửa mặt lên mà ăn chăng? Sa-môn đáp là không; hỏi cúi mặt xuống mà ăn chăng? Sa-môn đáp không; hỏi xoay mặt bốn phương mà ăn chăng? Sa-môn đáp là không; hỏi xoay mặt bốn góc mà ăn chăng? Sa-môn đều trả lời không. Những gì Sa-môn nói như vậy là có ý nghóa gì?” Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: “Này tỷ muội, những Sa-môn, Bà-la-môn có kiến thức về sự vật<註 n="313"/>174, có kiến thức về hoành pháp<註 n="314"/>175, kiếm ăn một cách tà mạng; những Sa-môn, Bà-la-môn này cúi mặt mà ăn. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào ngước mặt nhìn xem hiện tượng trăng sao, kiếm ăn một cách tà mạng như vậy; Sa-môn, Bà-la-môn này ngửa mặt mà ăn. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào làm sứ giả cho người khác, kiếm ăn một cách tà mạng, những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy xoay mặt bốn phương mà ăn. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào làm thuốc trị các thứ bệnh<註 n="315"/>176, kiếm ăn một cách tà mạng, những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy xoay mặt bốn góc mà ăn. Này tỷ muội, tôi không thuộc vào cách kiếm ăn theo bốn thứ tà mạng này, mà tôi chỉ theo đúng pháp kiếm ăn để tự nuôi sống. Cho nên, tôi nói là không phải là bốn cách ăn tà mạng đó.” Khi xuất gia ngoại đạo tên là Tịnh Khẩu nghe Tôn giả Xá-lợi-phất nói xong, hoan hỷ, tùy hỷ từ giã, rồi bà đi đến chỗ ngã tư đường trong thành Vương xá, khen ngợi rằng: ‘Sa-môn Thích tử nuôi sống chân chính<註 n="316"/>177, tự nuôi sống rất chân chính! Nếu người nào muốn bố thí cúng dường, thì nên cúng dường cho Sa-môn Thích tử; nếu muốn tạo phước, thì nên đến Sa-môn Thích tử tạo phước.” Lúc ấy các Sa-môn ngoại đạo nghe xuất gia nữ ngoại đạo tên là Tịnh Khẩu khen ngợi Sa-môn họ Thích, bèn khởi tâm tật đố hại bà ấy. Nữ ngoại đạo ấy bị họ hại chết, được sanh lên cõi trời Đâu-suất, nhờ sanh lòng tin đối với Tôn giả Xá-lợi-phất.  <詞 id="34827091">Kinh 501. Thánh mặc nhiên<註 n="317"/>178 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Đại Mục-kiền-liên đang ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bảo các Tỳ-kheo: “Một thời, Thế Tôn ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà; tôi đang ở trong núi Kỳ-xà-quật này, một mình ở chỗ vắng nghó như vầy: ‘Thế nào là sự im lặng của bậc Thánh?’ Lại nghó tiếp: ‘Nếu có Tỳ-kheo mà giác và quán đã dứt<註 n="318"/>179, nội tónh nhất tâm; không giác, không quán, có hỷ lạc do đinh sanh, chứng và an trú Nhị thiền, đó gọi là sự im lặng của bậc Thánh.’ Lại nghó tiếp: ‘Nay ta cũng nên im lặng như bậc Thánh, với giác và quán đã dứt, nội tónh nhất tâm; không giác, không quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng và an trú nhiều lần.’ Sau khi đã an trụ nhiều rồi, tâm lại khởi có giác, có quán. Bấy giờ, Đức Thế Tôn biết ý nghó trong tâm tôi, tức thì Ngài biến mất ở tinh xá Trúc viên và hiện ra trong núi Kỳ-xà-quật, trước mặt tôi. Ngài nói với tôi rằng: “Này Mục-kiền-liên, ông nên im lặng như bậc Thánh, chớ sanh buông lung. “Tôi nghe Đức Thế Tôn nói xong, liền xa lìa hữu giác, hữu quán, nội tónh nhất tâm; không giác, không quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng và an trụ Nhị thiền. Ba lần như vậy, Phật cũng dạy tôi ba lần: ‘Ngươi nên im lặng như bậc Thánh chớ buông lung.’ Tôi lại dứt hữu giác, hữu quán, nội tónh nhất tâm; không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng và an trú Nhị<註 n="319"/>180 thiền. “Nếu nói chân chính, con của Phật sanh từ miệng Phật, hóa sanh từ pháp, thừa hưởng gia tài Phật pháp<註 n="320"/>181, thì chính thân tôi là người này. Vì sao? Tôi là con của Phật sanh từ miệng Phật, hóa sanh từ pháp, thừa hưởng gia tài Phật pháp; bằng chút phương tiện mà được thiền, giải thoát, tam-muội, chánh thọ. Ví như thái tử lớn của Chuyển luân Thánh vương, tuy chưa làm lễ quán đảnh nhưng đã được vương pháp, không tinh cần phương tiện mà có thể được năm dục công đức. Tôi cũng như vậy, là con của Phật, không tinh cần phương tiện, mà có thể được thiền, giải thoát, tam-muội, chánh thọ. Trong vòng một ngày Đức Thế Tôn đã ba lần dùng thần thông đến chỗ tôi, ba lần dạy dỗ tôi, đem chỗ của bậc Đại nhân kiến lập cho tôi.” Sau khi Tôn giả Mục-kiền-liên nói kinh này xong, các Tỳ-kheo hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827092">Kinh 502. Vô minh<註 n="321"/>182 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bảo các Tỳ-kheo: “Khi Đức Thế Tôn ở thành Vương xá, tôi ở trong núi Kỳ-xà-quật, một mình ở chỗ vắng nghó như vầy: ‘Thế nào gọi là Thánh trụ?’<註 n="322"/>183 Lại nghó tiếp: ‘Nếu có Tỳ-kheo nào không niệm tất cả tướng, vô tướng, tự thân tác chứng, thành tựu và an trú chánh thọ vô tướng tâm<註 n="323"/>184, thì đó gọi là Thánh trụ.’ Tôi lại nghó: ‘Ta nên ở nơi Thánh trụ này, không niệm tất cả tướng, tự thân tác chứng, thành tựu và an trú chánh thọ vô tướng tâm,’ và an trụ nhiều lần. Sau khi đã an trụ nhiều rồi, tâm chấp tướng<註 n="324"/>185 lại sanh.’ Bấy giờ, Đức Thế Tôn biết ý nghó trong tâm tôi, trong khoảnh khắc như lực só co duỗi cánh tay, dùng sức thần thông biến mất ở tinh xá Trúc viên và hiện ra ở núi Kỳ-xà-quật, đến trước tôi, nói tôi rằng: ‘Này Mục-kiền-liên, ông nên trụ nơi sự an trụ của bậc Thánh, chớ sanh buông lung.’ Tôi nghe Đức Thế Tôn dạy xong, liền lìa tất cả tướng, tự thân tác chứng, thành tựu và an trú chánh thọ vô tướng tâm. Ba lần như vậy; Thế Tôn cũng ba lần đến dạy tôi: ‘Ngươi nên an trụ nơi Thánh trụ, chớ sanh buông lung.’ Tôi nghe xong, liền xa lìa tất cả tướng, tự thân tác chứng, thành tựu và an trú chánh thọ vô tướng tâm. “Các Đại đức, nếu nói chân chính, con của Phật sanh từ miệng Phật, hóa sanh từ pháp, thừa hưởng gia tài Phật pháp<註 n="325"/>186, thì chính thân tôi là người này. Vì sao? Tôi là con của Phật sanh từ miệng Phật, hóa sanh từ pháp, thừa hưởng gia tài Phật pháp; bằng chút phương tiện mà được thiền, giải thoát, tam-muội, chánh thọ. Ví như thái tử lớn của Chuyển luân Thánh vương, tuy chưa làm lễ quán đảnh nhưng đã được hưởng vương pháp, không tinh cần phương tiện, mà có thể được năm dục công đức. Tôi cũng như vậy, là con của Phật, không tinh cần phương tiện, mà có thể được thiền, giải thoát, tam-muội, chánh thọ. Trong vòng một ngày Đức Thế Tôn đã ba lần dùng thần thông đến chỗ tôi, ba lần dạy dỗ tôi, đem chỗ của bậc Đại nhân kiến lập cho tôi.” Sau khi Tôn giả Mục-kiền-liên nói kinh này xong, các Tỳ-kheo hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827093">Kinh 503. Tịch diệt<註 n="326"/>187 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ các Tôn giả Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, A-nan cùng ở chung một phòng nơi vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, vào cuối đêm, trời gần sáng<註 n="327"/>188, Tôn giả Xá-lợi-phất nói với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Lạ thay, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên! Hôm nay Tôn giả trụ trong tịch diẹât chánh thọ<註 n="328"/>189, tôi không nghe tiếng thở<註 n="329"/>190 của Tôn giả.” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên trả lời: “Đó không phải là tịch diệt chánh thọ mà chỉ an trụ thô chánh thọ<註 n="330"/>191.Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất, đêm nay tôi đã hầu chuyện với Đức Thế Tôn.” Tôn giả Xá-lợi-phất nói: “Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Thế Tôn đang trú tại vườn Cấp cô độc, nước Xá-vệ, cách đây rất xa, làm sao cùng nói chuyện? Hiện tại Tôn giả đang ở Trúc viên, vậy làm sao hầu chuyện? Hay là Tôn giả đã dùng sức thần thông để đến chỗ Thế Tôn, hay Thế Tôn đã dùng sức thần thông đến chỗ Tôn giả?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói với Tôn giả Xá-lợi-phất: “Tôi không dùng sức thần thông đến chỗ Đức Thế Tôn và Thế Tôn cũng không dùng thần thông để đến chỗ tôi. Nhưng đối với những lời Phật ở trong thành Vương xá, nước Xá-vệ, tôi vẫn nghe được; vì Thế Tôn và tôi đều có thiên nhãn và thiên nhó, nên tôi có thể hỏi Thế Tôn, được nói là ân cần tinh tấn. Thế nào là ân cần tinh tấn? Thế Tôn trả lời tôi: ‘Này Đại Mục-kiền-liên, ban ngày nếu Tỳ-kheo nào đi kinh hành hay ngồi thiền, bằng pháp không chướng ngại, mà tự tịnh tâm mình. Đầu hôm hoặc ngồi hay đi kinh hành, bằng pháp không chướng ngại, mà tự tịnh tâm mình. Vào giữa đêm ra khỏi phòng, rửa chân, trở vào nằm nghiêng sang hông bên phải, hai chân xếp lên nhau, cột niệm vào tướng sáng, chánh niệm, chánh trí, nghó muốn trỗi dậy. Đến cuối đêm, thức dậy từ từ, hoặc ngồi hay đi kinh hành, bằng pháp không chướng ngại, mà tự tịnh tâm mình. Này Đại Mục-kiền-liên, đó gọi là Tỳ-kheo ân cần tinh tấn.’” Tôn giả Xá-lợi-phất nói với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Tôn giả Đại Mục-kiền-liên thật là có sức thần thông lớn, sức công đức lớn, an tọa mà ngồi. Tôi cũng có sức lớn, được cùng ở chung với Tôn giả. Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, ví như núi lớn có người cầm một hòn đá nhỏ ném vào, đá cùng màu vị với núi. Tôi cũng như vậy, được cùng với sức lớn, đức lớn của Tôn giả, ngồi cùng chỗ ngồi. Cũng như vật đẹp đẽ tươi tốt của thế gian được mọi người tôn trọng; đức lớn, sức lớn của Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cũng được những người phạm hạnh cung kính tôn trọng. Nếu ai được gặp Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, qua lại kết giao, cung kính cúng dường, người ấy được ích lớn. Nay tôi được cùng Tôn giả Đại Mục-kiền-liên kết giao qua lại, cũng được thiện lợi.” Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói với Tôn giả Xá-lợi-phất: “Nay tôi được cùng với bậc Đại trí, Đại đức Xá-lợi-phất ngồi cùng chỗ ngồi, cũng giống như cầm hòn đá nhỏ ném vào núi lớn, thì đá cùng màu với núi. Tôi cũng như vậy, được cùng với Tôn giả Xá-lợi-phất ngồi cùng chỗ ngồi và làm bạn nhau.” Hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người từ giã về chỗ của mình. <卷 id="34827094">tạp a-hàm quyển 19 <詞 id="34827095">Kinh 504. Xan cấu<註 n="331"/>192 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, trong thành Vương xá<註 n="332"/>193.Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ở trong núi Kỳ-xà-quật. Lúc bấy giờ, vua Thích Đề-hoàn Nhân<註 n="333"/>194 đang ở trên ngôi lầu Thượng diệu<註 n="334"/>195.Đêm hôm đó, ông đi đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Ánh sáng của Thích Đề-hoàn Nhân chiếu rực khắp cả núi Kỳ-xà-quật. Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân ngồi xuống và đọc bài kệ: Điều phục tánh keo kiệt, Đại đức tùy lúc thí, Là bậc hiền bố thí, Đời sau thấy thù thắng<註 n="335"/>196.Lúc này, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi Đế Thích: “Này Kiều-thi-ca<註 n="336"/>197, thế nào là điều phục tánh keo kiệt, để thấy nơi thù thắng mà ông nói rằng: Điều phục tánh keo kiệt, Đại đức tùy lúc thí, Là bậc hiền bố thí, Đời sau gặp thù thắng. Khi ấy, Đế Thích đáp: “Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, đại tánh Bà-la-môn thù thắng, đại tánh Sát-đế-lị thù thắng, đại tánh trưởng giả thù thắng, Tứ thiên vương thù thắng, Tam thập tam thiên thù thắng; tất cả đều kính lễ con. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, con được đại tánh Bà-la-môn thù thắng, đại tánh Sát-đế-lị thù thắng, đại tánh trưởng giả thù thắng, Tứ thiên vương thù thắng, Tam thập tam thiên thù thắng; tất cả đều cung kính làm lễ. Do thấy quả báo này, nên nói bài kệ đó. “Lại nữa, thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cho đến chỗ mà mặt trời đi khắp, chiếu sáng khắp chỗ, đến ngàn thế giới, ngàn mặt trăng, ngàn mặt trời, ngàn núi chúa Tu-di, ngàn Phất-bà-đề-xá, ngàn Uất-đa-la-đề-xá, ngàn Cù-đà-ni-ca, ngàn Diêm-phù-đề, ngàn Tứ thiên vương, ngàn Tam thập tam thiên, trời Diệm-ma, trời Đâu-suất, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại, ngàn Phạm thiên gọi là tiểu thiên thế giới; và trong tiểu thiên thế giới này, không có cung điện nào sánh bằng cung điện Tỳ-xà-diên<註 n="337"/>198.Cung điện Tỳ-xà-diên có một trăm lẻ một lầu quán; quán có bảy lớp; lớp có bảy phòng; phòng có bảy thiên hậu; mỗi thiên hậu có bảy thị nữ. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, ở tiểu thiên thế giới không có đường quán trang nghiêm như Tỳ-xà-diên. Con thấy do điều phục tánh keo kiệt, mà có được diệu quả này, nên con nói kệ đó.” Đại Mục-kiền-liên nói với trời Đế Thích: “Lành thay, lành thay! Kiều-thi-ca, ông nhờ thấy được quả báo thắng diệu này nên nói bài kệ vừa rồi.” Khi ấy Thiên đế Thích nghe Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, liền biến mất.  <詞 id="34827096">Kinh 505. Ái tận<註 n="338"/>199 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang ở trong núi Kỳ-xà-quật, một mình nơi chỗ vắng thiền tịnh tư duy và nghó rằng: Thuở xưa, có lần Thích Đề-hoàn Nhân, ở trong hang đá núi Giới cách<註 n="339"/>200, đã hỏi Thế Tôn về nghóa ái tận giải thoát<註 n="340"/>201.Thế Tôn đã vì ông mà nói, nghe xong ông đã tùy hỷ. Dường như ông ấy còn muốn hỏi lại nghóa nào đó nữa<註 n="341"/>202.Nay ta nên đi đến hỏi về ý tùy hỷ của ông. Nghó như vậy rồi, trong khoảnh khắc như lực só co duỗi cánh tay, Mục-kiền-liên biến khỏi núi Kỳ-xà-quật, đến cõi trời Tam thập tam và đứng không xa một cái ao Phân-đà-lợi<註 n="342"/>203 mấy. Lúc ấy, Đế Thích cùng năm trăm thể nữ đang nô đùa nơi ao tắm và có cả âm thanh mỹ diệu của các Thiên nữ. Bấy giờ Đế Thích từ xa trông thấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, liền bảo các Thiên nữ: “Đừng hát nữa! Đừng hát nữa!” Các Thiên nữ liền im lặng. Đế Thích liền đi đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cúi đầu lễ dưới chân Tôn giả, rồi lui đứng qua một bên. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi trời Đế Thích: “Trước kia, ở trong núi Giới cách, ông có hỏi Đức Thế Tôn về nghóa ái tận giải thoát, khi nghe rồi tùy hỷ, vậy thì ý ông thế nào? Vì nghe Phật nói xong tùy hỷ, hay là còn muốn hỏi nghóa nào khác nữa, mà ông tùy hỷ?” Thiên đế Thích đáp: “Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cõi trời Tam thạâp tam của con, đa phần là say đắm buông lung theo dục lạc; hoặc nhớ việc trước, hoặc có khi không nhớ. Đức Thế Tôn hiện ở vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Tôn giả muốn biết những việc con hỏi khi ở trong núi Giới cách, nay xin Tôn giả có thể đến hỏi Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn dạy sao thì Tôn giả cứ theo đó mà thọ trì. Bây giờ, ở chỗ này của con có một cung điện<註 n="343"/>204 tốt đẹp, mới làm xong chưa bao lâu, mời Tôn giả vào viếng thăm.” Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên im lặng nhận lời, liền cùng với Thiên đế Thích đi vào cung điện. Các Thiên nữ vừa thấy Đế Thích đến, liền trổi nhạc trời, ca múa. Đồ vật trang sức bằng anh lạc trên thân họ phát ra âm thanh vi diệu hợp với ngũ nhạc, như âm thanh của những nốt nhạc được trổi hay không khác. Các Thiên nữ chợt thấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, tất cả đều hổ thẹn, trốn núp vào trong phòng. Khi ấy, Thiên đế Thích thưa với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Tôn giả xem đất của cung điện này rất bằng phẳng; tường vách, cột kèo, lầu gác, cửa nẻo, màn lưới tất cả đều trang hoàng tốt đẹp.” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói với Đế Thích: “Này Kiều-thi-ca, nhờ nhân duyên phước đức đã tu thiện pháp trước đây, nên mới thành tựu được kết quả vi diệu này.” Đế Thích ba lần tự khen ngợi như trên, rồi hỏi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng ba lần trả lời như vậy. Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền nghó: Nay, Đế Thích này tự quá buông lung, đắm trước nơi trú xứ của giới thần<註 n="344"/>205, ca ngợi đường quán này. Ta sẽ làm cho tâm ông sanh nhàm chán xa lìa. Tôn giả liền nhập định, dùng sức thần thông, dùng một ngón chân bấm vào ngôi đường quán này, làm cho tất cả đều chấn động. Sau đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền biến mất. Các Thiên nữ thấy đường quán bị đảo lộn, rung chuyển, thì hoảng hốt sợ hãi, vội vàng chạy đến tâu với Thiên đế Thích: “Đây là Đại Sư của Kiều-thi-ca, có sức công đức lớn như vậy ư?” Đế Thích bảo các Thiên nữ: “Vị ấy chẳng phải là Thầy của ta, mà là Đại Mục-kiền-liên, đệ tử của Đại Sư, là người có phạm hạnh thanh tịnh và có công đức thần lực rất lớn.” Các Thiên nữ thưa: “Lành thay! Kiều-thi-ca, có được người đồng học, mà có phạm hạnh, công đức, thần lực lớn lao như vậy, huống gì là công đức, thần lực của Bậc Đại Sư thì không biết thế nào nữa!”  <詞 id="34827097">Kinh 506. Đế Thích<註 n="345"/>206 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trên tảng đá mềm xốp màu xám<註 n="346"/>207, tại cõi trời Tam thập tam, cách cây Ba-lê-da-đa-la<註 n="347"/>208, loại cây đàn hương Câu-tỳ-đà-la<註 n="348"/>209, không xa. Phật an cư ở đó để thuyết pháp cho mẫu thân và chư Thiên cõi trời Tam thập tam. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang an cư ở vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Lúc bấy giờ, toàn thể bốn chúng cùng đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, lễ dưới chân, rồi cùng ngồi lui qua một bên, thưa Tôn giả Mục-kiền-liên: “Tôn giả có biết Đức Thế Tôn đang an cư ở đâu không?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp: “Tôi nghe Thế Tôn đang ở trên tảng đá mềm xốp màu xám, tại cõi trời Tam thập tam, cách cây Ba-lê-da-đa-la, loại cây đàn hương Câu-tỳ-đà-la, không xa. Phật an cư ở đó để thuyết pháp cho mẫu thân và chư Thiên cõi trời Tam thập tam.” Sau khi nghe Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói như vậy, tất cả bốn chúng đều tùy hỷ, hoan hỷ, đứng dậy làm lễ mà lui. Bấy giờ bốn chúng đã qua ba tháng an cư, lại cùng nhau đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cúi đầu lễ dưới chân Tôn giả, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên vì bốn chúng mà nói pháp, khai thị, chỉ giáo, khích lệ, khiến cho hoan hỷ. Sau khi khai thị, chỉ giáo, khích lệ, khiến cho hoan hỷ, Tôn giả ngồi im. Khi ấy, bốn chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ và thưa với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nên biết, chúng tôi không được gặp Đức Thế Tôn đã lâu, lòng rất khao khát muốn gặp Đức Thế Tôn. Xin Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nếu không mệt mỏi, hãy vì chúng tôi mà lên cõi trời Tam thập tam, thay cho chúng tôi hầu thăm Đức Thế Tôn, có được ít bệnh ít não, đi đứng an lạc, nhẹ nhàng không? Và Tôn giả bạch với Đức Thế Tôn là bốn chúng ở Diêm-phù-đề mong muốn gặp Thế Tôn, nhưng vì không có thần lực để bay lên cõi trời Tam thập tam kính lễ Đức Thế Tôn được, còn trời Tam thập tam vì có thần lực nên họ đi xuống nhân gian! Cúi xin Đức Thế Tôn rủ lòng thương xót trở lại cõi Diêm-phù-đề.” Tôn giả Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Khi bốn chúng biết Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã im lặng nhận lời rồi, thì mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ ra về. Bấy giờ Tôn giả Mục-kiền-liên biết bốn chúng đã đi, liền nhập định, trong khoảnh khắc như đại lực só co duỗi cánh tay, từ nước Xá-vệ biến mất, hiện ra trên tảng đá mềm xốp màu xám, tại cõi trời Tam thập tam, cách cây Ba-lê-da-đa-la, loại cây đàn hương Câu-tỳ-đà-la, không xa. Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang thuyết pháp với vô lượng quyến thuộc của Thiên chúng cõi trời Tam thập tam đang vây quanh. Tôn giả Mục-kiền-liên vừa trông thấy Đức Thế Tôn, liền hân hoan vui mừng, nghó rằng: ‘Nay Thế Tôn thuyết pháp cho đại chúng chư Thiên đang vây quanh, không khác gì chúng hội ở cõi Diêm-phù-đề.’ Khi ấy, Thế Tôn biết được ý nghó trong tâm của Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, bèn nói với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Này Đại Mục-kiền-liên, không phải là vì tự lực, mà khi Ta muốn thuyết pháp cho chư Thiên thì chư Thiên kia liền vân tập đến và muốn khiến cho họ đi, thì họ lập tức trở về. Chư Thiên kia theo tâm Ta mà đến, tùy tâm Ta mà đi.” Lúc bấy giờ, Tôn giả Mục-kiền-liên cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Có vô số đại chúng chư Thiên vân tập. Trong Thiên chúng này, phải chăng có vị đã từng nghe pháp được thuyết từ Phật Thế Tôn, đã chứng đắc bất hoại tịnh<註 n="349"/>210, nên khi thân hoại mạng chung lại sanh đến cõi này?” Phật bảo Đại Mục-kiền-liên: “Đúng vậy, đúng vậy! Trong hàng chư Thiên đang vân tập ở đây, có vị đời trước nghe pháp, đã chứng đắc bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới, nên khi thân hoại mạng chung lại sanh đến cõi này. Khi ấy Thiên đế Thích thấy Thế Tôn và Tôn giả Mục-kiền-liên cùng khen ngợi, cùng nói chuyện với các Thiên chúng, liền thưa với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Đúng vậy, đúng vậy! Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, trong chúng hội chư Thiên ở đây, tất cả đều từ đời trước đã từng nghe Chánh pháp, đã chứng đắc bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới, nên khi thân hoại mạng chung lại sanh đến cõi này.” Lúc đó có một Tỳ-kheo, thấy Thế Tôn và Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng Đế Thích trao đổi những lời tốt đẹp, Tỳ-kheo ấy nói với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Đúng vậy, đúng vậy, thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, chư Thiên đến trong pháp hội này đều là những người từ đời trước đã từng nghe chánh pháp, đã chứng đắc bất hoại tịnh đối với Phật, Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới, sau khi thân hoại mạng chung lại sanh đến cõi này.” Lúc ấy có một Thiên tử từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, bày vai bên hữu, chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con cũng đã thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật, nên lại sanh đến đây.” Lại có Thiên tử nói: “Con đã thành tựu được bất hoại tịnh đối với Pháp.” Có vị nói: “Đã đạt được bất hoại tịnh đối với Tăng.” Có vị nói: “Đã thành tựu được Thánh giới, nên lại sanh đến cõi này.” Vô lượng ngàn số chư Thiên như vậy, đến trước Thế Tôn mỗi người tự ký thuyết là đã đạt được pháp Tu-đà-hoàn, tất cả ở trước Phật liền biến mất. Khi ấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên biết chúng chư Thiên đi chưa bao lâu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch vai bên hữu, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, bốn chúng ở cõi Diêm-phù-đề xin cúi đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn và kính hầu thăm Thế Tôn có được ít bệnh, ít não, đi, đứng an lạc, nhẹ nhàng không? Bốn chúng nhớ mong, trông gặp Thế Tôn. Lại nữa, bạch Thế Tôn, bốn chúng ở nhân gian không có thần lực để bay lên cõi trời Tam thập tam kính lễ Thế Tôn, nhưng chư Thiên có thần lực, công đức lớn nên có thể bay xuống cõi Diêm-phù-đề! Cúi xin Đức Thế Tôn thương xót bốn chúng, mà trở về cõi Diêm-phù-đề.” Phật bảo Mục-kiền-liên: “Ngươi hãy trở về nói với người cõi Diêm-phù-đề rằng: Sau bảy ngày nữa Thế Tôn sẽ từ cõi trời Tam thập tam trở lại cõi Diêm-phù-đề, dưới cây Ưu-đàm-bát, phía bên ngoài cổng ngoài của thành Tăng-ca-xá<註 n="350"/>211.” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên vâng lời dạy Thế Tôn, liền nhập chánh định trong khoảnh khắc, như lực só co duỗi cánh tay, từ cõi trời Tam thập tam biến mất, hiện đến Diêm-phù-đề, báo với bốn chúng: “Các người nên biết, sau bảy ngày nữa Thế Tôn sẽ từ cõi trời Tam thập tam trở lại cõi Diêm-phù-đề, dưới cây Ưu-đàm-bát, phía bên ngoài cổng ngoài của thành Tăng-ca-xá.” Đúng như bảy ngày đã hẹn, Đức Thế Tôn từ cõi trời Tam thập tam trở lại Diêm-phù-đề, dưới cây Ưu-đàm-bát, phía bên ngoài cổng ngoài của thành Tăng-ca-xá. Thiên long, Quỷ thần cho đến Phạm thiên, đều theo Thế Tôn xuống nơi này. Ngay lúc ấy, gọi hội này là chỗ trời xuống<註 n="351"/>212.  <詞 id="34827098">Kinh 507. Chư thiên<註 n="352"/>213 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ có bốn mươi Thiên tử<註 n="353"/>214 đến chỗ Tôn giả Mục-kiền-liên, cúi đầu đảnh lễ, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Đại Tôn giả Mục-kiền-liên nói với các Thiên tử: “Lành thay! Các Thiên tử đã thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng; thành tựu Thánh giới<註 n="354"/>215.” Bốn mươi Thiên tử từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch vai bên hữu, chắp tay thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Chúng con nhờ đã thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và Thánh giới, nên được sanh lên cõi Trời.” Có một Thiên tử nói: “Đối với Phật đã thành tựu bất hoại tịnh.” Có vị nói: “Đối với Pháp đã thành tựu bất hoại tịnh.” Có vị nói: “Đối với Tăng đã thành tựu bất hoại tịnh.” Có vị nói: “Đã được thành tựu Thánh giới, nên khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi Trời.” Bốn mươi Thiên tử đều đến trước Tôn giả đại Mục-kiền-liên, mỗi người tự thuật lại sự thành tựu của chính mình và tự xác nhận đã được quả Tu-đà-hoàn, rồi liền biến mất. Như bốn mươi Thiên tử cũng vậy, bốn trăm, tám trăm, mười ngàn Thiên tử cũng nói như vậy.  <詞 id="34827099">Kinh 508. Đồ ngưu nhi<註 n="355"/>216 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả Tỳ-kheo Lặc-xoa-na<註 n="356"/>217 cùng ở trong núi Kỳ-xà-quật. Sáng sớm, Tôn giả Lặc-xoa-na đi đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, rủ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ra khỏi núi Kỳ-xà-quật, vào thành Vương xá khất thực. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Hai Tôn giả cùng vào thành Vương xá khất thực. Đi đến một nơi, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên có điều gì suy nghó trong tâm, nên vui vẻ mỉm cười. Tôn giả Lặc-xoa-na thấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên mỉm cười, liền hỏi: “Thường khi nào Đức Phật và các đệ tử của Ngài vui vẻ mỉm cười là phải có duyên cớ. Vậy hôm nay Tôn giả vì nhân duyên gì lại mỉm cười như vậy?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp: “Câu hỏi chưa đúng lúc. Hãy vào thành Vương xá khất thực xong, trở về trước Thế Tôn rồi mới hỏi việc này. Lúc ấy Thầy hỏi tôi sẽ trả lời Thầy.” Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng Tôn giả Lặc-xoa-na vào thành Vương xá khất thực xong, trở về, rửa chân, cất y bát, rồi cùng đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Tôn giả Lặc-xoa-na hỏi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Sáng nay tôi cùng với Thầy ra khỏi núi Kỳ-xà-quật để đi khất thực, đến chỗ nọ, Thầy lại vui vẻ mỉm cười. Tôi liền hỏi Thầy cười việc gì, Thầy nói tôi hỏi không đúng lúc. Bây giờ tôi hỏi lại, vì nhân duyên gì mà Thầy vui vẻ mỉm cười?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp: “Giữa đường tôi thấy một chúng sanh, thân to lớn như lầu các, đi giữa hư không, đang khóc lóc, kêu gào, buồn lo, đau khổ. Thấy vậy, tôi chợt nghó chúng sanh này mang cái thân to lớn như thế mà cũng bị buồn lo, đau khổ quá như vậy, nên tôi mỉm cười.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Trong chúng Thanh văn của Ta, người có thật nhãn, thật trí, thật nghóa, thật pháp, thì sẽ thấy chúng sanh này nhất định không trở ngại. Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không nói, sợ người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin. Kẻ ngu si ấy phải chịu khổ lâu dài.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thời quá khứ, chúng sanh có thân to lớn kia ở tại thành Vương xá này, làm người đồ tể giết trâu bò. Vì tội giết trâu bò nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm. Khi ra khỏi địa ngục, vì dư báo tội giết trâu bò, nên phải chịu cái thân như vậy, thường chịu những sự buồn lo đau khổ như vậy.” Như vậy, này các Tỳ-kheo, những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827100">Kinh 509. Đồ ngưu giả<註 n="357"/>218 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả Tỳ-kheo Lặc-xoa-na cùng ở trong núi Kỳ-xà-quật. Sáng sớm, Tôn giả Lặc-xoa-na đi đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, rủ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ra khỏi núi Kỳ-xà-quật, vào thành Vương xá khất thực. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Hai Tôn giả cùng vào thành Vương xá khất thực. Đi đến một nơi, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên có điều gì suy nghó trong tâm, nên vui vẻ mỉm cười. Tôn giả Lặc-xoa-na thấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên mỉm cười, liền hỏi: “Thường khi nào Đức Phật và các đệ tử của Ngài vui vẻ mỉm cười là phải có duyên cớ. Vậy hôm nay, Tôn giả vì nhân duyên gì lại mỉm cười như vậy?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp: “Câu hỏi chưa đúng lúc. Hãy vào thành Vương xá khất thực xong, trở về trước Thế Tôn rồi hãy hỏi việc này. Lúc ấy Thầy có thể hỏi và tôi sẽ trả lời Thầy.” Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng Tôn giả Lặc-xoa-na vào thành Vương xá khất thực xong, trở về, rửa chân, cất y bát, rồi cùng đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Tôn giả Lặc-xoa-na hỏi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Sáng nay, tôi cùng với Thầy ra khỏi núi Kỳ-xà-quật để đi khất thực. Đến chỗ nọ, Thầy lại vui vẻ mỉm cười. Tôi liền hỏi Thầy cười việc gì. Thầy nói, tôi hỏi không đúng lúc. Bây giờ tôi hỏi lại, vì nhân duyên gì mà Thầy vui vẻ mỉm cười?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên trả lời Tôn giả Lặc-xoa-na: “Giữa đường tôi thấy một chúng sanh, gân với xương liền nhau, toàn thân nhơ bẩn, hôi hám đáng tởm, bị quạ, diều, két, kên kên, dã can, chó đói theo mổ ăn, hoặc moi nội tạng từ xương sườn ra ăn; cực kỳ đau đớn, kêu la, gào thét. Tôi thấy vậy tâm liền nghó: Chúng sanh đã mang cái thân như vậy, lại còn chịu sự thống khổ vô ích như vậy?” Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! trong chúng Thanh văn của Ta, người có thật nhãn, thật trí, thật nghóa, thật pháp, thì sẽ thấy chúng sanh này nhất định không trở ngại. Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không nói, sợ người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin. Kẻ ngu si ấy phải chịu khổ lâu dài. “Này các Tỳ-kheo, chúng sanh kia, thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, là đệ tử của người đồ tể giết trâu bò. Vì tội giết trâu bò nên đọa vào địa ngục, trải qua trăm ngàn năm chịu vô lượng khổ. Vì dư báo tội giết trâu bò, nên ngày nay phải chịu cái thân này và phải tiếp tục chịu đau khổ vô ích như vậy. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại Mục-kiền-liên đã thấy là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827101">Kinh 510. Đồ dương giả<註 n="358"/>219 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả Lặc-xoa-na<註 n="359"/>220 cùng ở trong núi Kỳ-xà-quật. Sáng sớm, Tôn giả Lặc-xoa-na đi đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, rủ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ra khỏi núi Kỳ-xà-quật, vào thành Vương xá khất thực. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Hai Tôn giả cùng vào thành Vương xá khất thực. Đi đến một nơi, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên có điều gì suy nghó trong tâm, nên vui vẻ mỉm cười. Tôn giả Lặc-xoa-na thấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên mỉm cười, liền hỏi: “Thường khi nào Đức Phật và các đệ tử của Ngài vui vẻ mỉm cười là phải có duyên cớ. Vậy hôm nay Tôn giả vì nhân duyên gì lại mỉm cười như vậy?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp: “Câu hỏi chưa đúng lúc. Hãy vào thành Vương xá khất thực xong, trở về trước Thế Tôn rồi hãy hỏi việc này. Lúc ấy Thầy có thể hỏi và tôi sẽ trả lời Thầy.” Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng Tôn giả Lặc-xoa-na vào thành Vương xá khất thực xong, trở về, rửa chân, cất y bát, rồi cùng đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Tôn giả Lặc-xoa-na hỏi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Sáng nay tôi cùng với Thầy ra khỏi núi Kỳ-xà-quật để đi khất thực. Đến chỗ nọ, Thầy lại vui vẻ mỉm cười. Tôi liền hỏi Thầy cười việc gì. Thầy nói tôi hỏi không đúng lúc. Bây giờ tôi hỏi lại, vì nhân duyên gì mà Thầy vui vẻ mỉm cười?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói với Tôn giả Lặc-xoa-na: “Giữa đường tôi thấy một chúng sanh to lớn, toàn thân không có da bao bọc, chỉ là một khối thịt, đi trong hư không, bị quạ, diều, két, kên kên, dã can chó đói rượt theo cấu xé để ăn, hoặc moi nội tạng ra khỏi xương sườn để ăn; thống khổ bức bách, kêu la, gào thét. Tôi liền nghó: ‘Chúng sanh này đã phải mang cái thân như vậy, mà còn phải chịu sự đau đớn vô ích như vậy.’” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Trong chúng Thanh văn của Ta, người có thật nhãn, thật trí, thật nghóa, thật pháp, thì sẽ thấy chúng sanh này nhất định không trở ngại. Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không nói, sợ người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin. Kẻ ngu si ấy phải chịu khổ lâu dài. “Này các Tỳ-kheo, chúng sanh kia, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, đã làm nghề giết dê. Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay nó phải chịu cái thân như vậy, vì dư báo tội này, nên ngày nay phải tiếp tục chịu đau khổ như vậy. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là như thật, không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật đã dạy hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827102">Kinh 511. Đồ dương đệ tử<註 n="360"/>221 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp: “Giữa đường thấy một chúng sanh thân to lớn, không có da bao bọc, giống như một đống thịt đi giữa hư không… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, làm đệ tử của người giết dê. Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay nó phải chịu cái thân này, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827103">Kinh 512. Đọa thai<註 n="361"/>222 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến giữa đường thấy một chúng sanh thân to lớn không da, giống như một đống thịt đi giữa hư không… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này này thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, tự phá thai. Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Vì dư báo này nên vị ấy phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827104">Kinh 513. Điều tương só<註 n="362"/>223 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân thể to lớn mọc đầy lông; lông như cây kim lớn, mỗi cây kim đều có lửa cháy, đốt ngược lại thân thể, đau buốt tận xương tủy… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, làm nghề luyện voi. Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo này nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Giống như người luyện voi, cũng vậy người luyện ngựa, luyện trâu bò, dèm siểm người và đủ các thứ khổ bức hiếp người, lại cũng như vậy.<註 n="363"/>224  <詞 id="34827105">Kinh 514. Hiếu chiến<註 n="364"/>225 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân thể to lớn mọc đầy lông, lông bén nhọn như dao, rực lửa, trở lại cắt đứt chính thân thể, đau đớn tận xương tủy… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, ưa thích chiến tranh, dùng đao kiếm chém giết người. Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục này nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827106">Kinh 515. Liệp sư<註 n="365"/>226 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân thể to lớn mọc đầy lông, lông tua tủa như tên, tất cả đều bốc lửa, trở lại đốt cháy chính toàn thân thể, đau đớn tận xương tủy… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, đã từng làm thợ săn, bắn giết cầm thú. Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục này nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.  <詞 id="34827107">Kinh 516. Sát trư<註 n="366"/>227 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân thể to lớn mọc đầy lông, lông bén nhọn như chỉa như mâu, Tất cả đều bốc lửa cháy trở lại thiêu đốt chính toàn thân thể, đau đớn tận xương tủy… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, là kẻ đồ tể giết heo. Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục này nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827108">Kinh 517. Đoạn nhân đầu<註 n="367"/>228 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân thể to lớn, không có đầu, hai bên có mắt, trước ngực có miệng, thân thể thường chảy máu, các loài trùng rúc rỉa, đau đớn tận xương tủy… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, ưa cắt đầu người. Vì tội này nên ở trong trăm ngàn năm đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo. Như chặt đầu người, nắm đầu người cũng như vậy.  <詞 id="34827109">Kinh 518. Đoàn đồng nhân<註 n="368"/>229 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh, dịch hoàn như cái lu nước<註 n="369"/>230, ngồi thì xoạc chân lên trên, đi thì phải vác lên vai… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, làm thợ đúc đồng, làm đồ giả, gạt người<註 n="370"/>231.Vì tội này nên đọa vào địa ngục. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo. Như người thợ đúc đồng, cũng vậy người cân lường dối trá, kẻ thôn chủ, kẻ chủ chợ cũng lại như vậy.  <詞 id="34827110">Kinh 519. Bổ ngư sư Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh lấy cái lưới đồng hoặc sắt tự quấn vào thân mình, lửa thường cháy đỏ trở lại đốt thân người đó, đau đớn tận xương tủy, đi giữa hư không… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, làm người bắt cá. Vì tội này nên đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo. Như người bắt cá, cũng vậy bắt chim, lưới thỏ lại cũng như vậy<註 n="371"/>232.  <詞 id="34827111">Kinh 520. Bốc chiêm nữ<註 n="372"/>233 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh<註 n="373"/>234 trên đầu có cái cối sắt, hừng hực lửa đỏ, xoay lại nghiền tán đầu của người đó, đi giữa hư không, chịu vô lượng khổ… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, là người nữ làm thầy bói đoán tướng<註 n="374"/>235, chuyên hành nghề bói toán, dối gạt, mê hoặc người để mưu cầu tiền của. Vì tội này nên đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827112">Kinh 521. Bốc chiêm sư Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh thân tự chuyển động xoay như gió xoáy, đi giữa hư không… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, làm người bói toán mê hoặc nhiều người để mưu cầu tiền của. Vì tội này nên đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827113">Kinh 522. Háo tha dâm<註 n="375"/>236 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thành Vương xá… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên giữa đường thấy một chúng sanh lưng gù đi lom khom<註 n="376"/>237, bộ dạng như sợ hãi, đồ mặc toàn thân đều bốc lửa, trở lại đốt thân, đi giữa hư không… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, ưa làm việc tà dâm. Vì tội này nên đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827114">Kinh 523. Mại sắc<註 n="377"/>238 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Lọâc dã, Tiên nhân trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả Lặc-xoa-na vào buổi sáng sớm cùng vào thành Ba-la-nại khất thực. Giữa đường Tôn giả Mục-kiền-liên có điều gì suy nghó trong tâm, nên vui vẻ mỉm cười. Tôn giả Lặc-xoa-na thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Thường khi Đức Thế Tôn và các đệ tử của Ngài vui vẻ, mỉm cười là có duyên cớ. Vậy hôm nay Tôn giả vì nhân duyên gì lại mỉm cười như vậy?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bảo Tôn giả Lặc-xoa-na: “Câu hỏi chưa đúng lúc. Chúng ta hãy đi khất thực xong, khi trở về trước Thế Tôn sẽ hỏi việc này.” Bấy giờ, cả hai vào thành khất thực, ăn xong, trở về rửa chân, cất y bát, rồi cùng đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Khi ấy, Tôn giả Lặc-xoa-na hỏi Tôn giả Mục-kiền-liên: “Sáng nay giữa đường vì lý do gì Thầy lại vui vẻ mỉm cười?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp Tôn giả Lặc-xoa-na: “Giữa đường tôi thấy một chúng sanh to lớn, toàn thân đầy máu mủ, hôi hám, dơ nhớp, đi giữa hư không, bị chim, quạ, chó sói, chó đói rượt theo cấu xé để ăn. Kẻ ấy khóc lóc, kêu gào. Tôi liền nghó: ‘Chúng sanh này phải mang cái thân như vậy, mà còn phải chịu sự thống khổ như vậy, sao mà đau đớn thay!’” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không nói, sợ người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin. Kẻ ngu si ấy phải chịu khổ lâu dài. “Chúng sanh này, vào thời quá khứ, ở tại thành Ba-la-nại này, là người nữ buôn bán nhan sắc để sanh sống. Bấy giờ có Tỳ-kheo theo Phật Ca-diếp xuất gia. Người con gái ấy đem lòng không trong sạch mời vị Tỳ-kheo. Tỳ-kheo này trực tâm, nhận lời mời, không hiểu được ý cô. Cô gái nổi giận, lấy nước bất tịnh tạt vào mình Tỳ-kheo. Vì tội này nên đọa vào địa ngục, chịu vô lượng khổ. Nay vì dư báo tội này, nên nó phải mang thân này, tiếp tục chịu đau khổ như vậy. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không khác. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật đã dạy, vui mừng thực hành theo.  <詞 id="34827115">Kinh 524. Sân nhuế đăng du sái<註 n="378"/>239 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Lộc dã, chỗ Tiên nhân trú xứ, nước Ba-la-nại… cho đến ta ở giữa đường thấy một chúng sanh<註 n="379"/>240 thân hình to lớn, toàn thân lửa cháy, đi giữa hư không, khóc lóc kêu gào, chịu đau đớn khổ não… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở thành Ba-la-nại, là đệ nhất phu nhân của Tự tại vương<註 n="380"/>241.Khi cùng ngủ với nhà vua, bỗng nổi lòng sân hận, lấy dầu thắp đèn rưới lên người vua. Vì tội này nên đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827116">Kinh 525. Tắng tật Bà-la-môn<註 n="381"/>242 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Lộc dã, chỗ Tiên nhân trú xứ, nước Ba-la-nại… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói ta ở giữa đường thấy một chúng sanh toàn thân nhơ nhớp, bôi đầy phẩn uế và cũng ăn phẩn uế, đi giữa hư không, hôi hám khổ não, khóc lóc kêu gào… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở thành Ba-la-nại, làm thầy Bà-la-môn của Tự tại vương. Vì tâm tật đố nên khi thỉnh chúng Thanh văn của Phật Ca-diếp thọ trai, ông đã lấy phẩn uế bôi lên trên thức ăn, thử xúc não chúng Tăng. Vì tội này nên đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827117">Kinh 526. Bất phân du<註 n="382"/>243 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ… cho đến Tôn giả Mục-kiền-liên nói, ta ở giữa đường thấy một chúng sanh to lớn, trên đầu đội một cái vạc bằng đồng lớn sôi sùng sục, trào ra rưới khắp thân thể, đi giữa hư không, khóc lóc kêu gào… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở nước Xá-vệ, xuất gia ở chỗ Phật Ca-diếp, làm Tỳ-kheo tri sự. Có nhiều thí chủ đem dầu đến cúng cho các Tỳ-kheo. Bấy giờ, có nhiều khách Tỳ-kheo. Vị tri sự này không chia dầu đúng thời, đợi cho các Tỳ-kheo khách đi rồi mới chia. Vì tội này nên đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827118">Kinh 527. Đạo thủ thất quả<註 n="383"/>244 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường thấy một chúng sanh, thân to lớn, có hòn sắc nóng ra vào từ thân, đi trong hư không, bị đau đớn bức bách, khóc kêu gào… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở nước Xá-vệ, xuất gia trong pháp Phật Ca-diếp, làm Sa-đi giữ vườn trái của chúng Tăng, trộm bảy trái đem dâng cho Hòa thượng. Do tội ấy cho nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827119">Kinh 528. Đạo thực thạch mật<註 n="384"/>245 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường ta thấy một chúng sanh thân hình to lớn, lưỡi rộng dài, thấy có búa bén lửa đỏ rực, búa này cắt lưỡi người ấy, đi giữa hư không, khóc lóc kêu gào… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở nước Xá-vệ, xuất gia làm Sa-di trong pháp Phật Ca-diếp, dùng búa cắt đường phèn cúng dường chúng Tăng; đường phèn dính trên lưỡi búa, lấy cắp ăn. Do tội ấy cho nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827120">Kinh 529. Đạo thủ nhị bính<註 n="385"/>246 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường ta thấy một chúng sanh thân hình to lớn, có hai cái vòng sắt ở hai bên hông, bốc lửa xoay vần trở lại thiêu đốt thân họ, đi giữa hư không, khóc lóc kêu gào… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở nước Xá-vệ, xuất gia làm Sa-di trong pháp Phật Ca-diếp, đem bánh ngọt cúng dường chúng Tăng, cắp lấy hai cái bánh kẹp vào nách. Do tội ấy cho nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827121">Kinh 530. Tỳ-kheo<註 n="386"/>247 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ … cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường ta thấy một chúng sanh thân hình to lớn, dùng một lá sắt quấn vào thân, áo quần, chăn mền, giường nằm đều là sắt nóng, tất cả đều bị đốt cháy hừng hực, ăn hòn sắt nóng, đi giữa hư không, khóc lóc kêu gào; cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở thành Xá-vệ, xuất gia làm Tỳ-kheo trong pháp Phật Ca-diếp, đi xin y áo và vật thực cho chúng Tăng; cúng dường Tăng xong, còn dư liền tự mình thọ dùng. Vì tội này nên đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Như Tỳ-kheo, cũng vậy Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di cũng lại như vậy.  <詞 id="34827122">Kinh 531. Giá thừa ngưu xa<註 n="387"/>248 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà nước Xá-vệ… cho đến Tôn giả Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường ta thấy một chúng sanh to lớn, mang trên cổ chiếc xe sắt đang cháy, chặt đứt gân cổ, tiếp đến chân tay, gân quấn quanh cổ họ, đi trên đất sắt nóng, đi giữa hư không, khóc lóc kêu gào cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở nước Xá-vệ, đánh xe bò để sanh sống. Vì tội này nên đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827123">Kinh 532. Ma-ma-đế Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường thấy một chúng sanh, thân to lớn, lưỡi rộng dài, bị các cây đinh sắt nóng đóng vào lưỡi, đi trong hư không, bị đau đớn bức bách, khóc kêu gào… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở nước Xá-vệ, xuất gia làm Tỳ-kheo trong pháp Phật Ca-diếp, làm Ma-ma-đế<註 n="388"/>249, quở trách các Tỳ-kheo rằng: ‘Này các Trưởng lão, các ông nên đi khỏi chỗ này, ở đây đạm bạc không thể cung cấp được. Mỗi người tùy ý tìm nơi sung túc, đầy đủ cơm áo, giường chiếu thuốc men, chữa bệnh, chắc có thể đầy đủ không thiếu’. Các Tỳ-kheo ở trước đó đều bỏ đi, còn khách Tăng nghe thế cũng không đến. Do tội ấy cho nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827124">Kinh 533. Ác khẩu hình danh Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường thấy một chúng sanh thân hình to lớn, hình tướng như Tỳ-kheo, quấn tấm sắt làm y phục, toàn thân bị thiêu đốt, cũng lấy bát sắt đựng viên sắt nóng để ăn… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở nước Xá-vệ, xuất gia làm Tỳ-kheo trong pháp Phật Ca-diếp, làm Ma-ma-đế, bằng ác khẩu hình dung tên các Tỳ-kheo, hoặc nói đây là ông trọc xấu xa, đây là ông tác phong xấu, đây là ông y phục xấu. Do những lời nói ác như vậy khiến cho các Tỳ-kheo ở trước đó bỏ đi, các Tỳ-kheo chưa đến không muốn đến. Do tọâi này cho nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như những gì Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827125">Kinh 534. Hảo khởi tranh tụng<註 n="389"/>250 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh này, thời quá khứ, ở nước Xá-vệ, xuất gia làm Tỳ-kheo trong pháp Phật Ca-diếp, ưa thích tranh cãi, làm rối loạn chúng tăng, lắm mồm mép, làm mất sự hòa hợp. Các Tỳ-kheo ở trước chán bỏ đi, người chưa đến không muốn đến. Do tội ấy cho nên bị đọa vào địa ngục, chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ. “Này các Tỳ-kheo, như Đại Mục-kiền-liên là thấy chân thật không sai. Các ông phải nên ghi nhớ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827126">Kinh 535. Độc nhất (1)<註 n="390"/>251 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật đang ở tại tinh xá Tòng lâm<註 n="391"/>252.Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ở nơi rừng Khủng bố<註 n="392"/>253 nơi có nhiều cầm thú, trong núi Thất-thâu-ma-la<註 n="393"/>254, thôn Bạt-kỳ. Bấy giờ, Tôn giả A-na-luật ở một mình chỗ vắng, thiền tịnh tư duy. Tôn giả nghó thầm: ‘Có nhất thừa đạo<註 n="394"/>255 khiến cho chúng sanh được thanh tịnh, lìa ưu bi, khổ, não, được pháp chân như. Đó là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Niệm xứ quán thân trên thân, niệm xứ quán thọ, tâm, pháp trên pháp. Nếu người nào xa lìa bốn Niệm xứ là xa lìa Thánh pháp. Người nào xa lìa Thánh pháp là xa lìa Thánh đạo. Người nào xa lìa Thánh đạo là xa lìa Pháp giải thoát. Người nào xa lìa Pháp giải thoát là không vượt qua khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Nếu người nào ưa thích bốn Niệm xứ thì cũng tin ưa Thánh pháp. Người nào tin ưa Thánh pháp thì tin ưa Thánh đạo. Người nào tin ưa Thánh đạo là tin ưa pháp cam lộ. Người nào tin ưa pháp cam lộ là thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.’ Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên biết được ý nghó của Tôn giả A-na-luật, trong khoảnh khắc như lực só co duỗi cánh tay dùng thần lực biến khỏi rừng Khủng bố chỗ nuôi cầm thú trong núi Thất-thâu-ma-la, thôn Bạt-kỳ và hiện ra trước Tôn giả A-na-luật, tại tinh xá Tòng lâm nơi thành Xá-vệ, bảo A-na-luật rằng: “Phải chăng Thầy ở một mình nơi chỗ vắng, thiền tịnh, tư duy nghó rằng: ‘Có đạo nhất thừa khiến cho chúng sanh được thanh tịnh, lìa ưu bi, khổ, não, được chân như. Đó là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Niệm xứ quán thân trên thân, niệm xứ quán thọ, tâm, pháp trên pháp. Nếu người nào xa lìa bốn Niệm xứ là xa lìa Thánh pháp. Người nào xa lìa Thánh pháp là xa lìa Thánh đạo. Người nào xa lìa Thánh đạo là xa lìa Pháp giải thoát. Người nào xa lìa Pháp giải thoát là không vượt qua khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Nếu người nào ưa thích bốn Niệm xứ thì cũng tin ưa Thánh pháp. Người nào tin ưa Thánh pháp thì tin ưa Thánh đạo. Người nào tin ưa Thánh đạo là tin ưa pháp cam lộ. Người nào tin ưa pháp cam lộ là thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.’ Tôn giả A-na-luật nói với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Đúng vậy! Đúng vậy! Thưa Tôn giả.” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói Tôn giả A-na-luật: “Thế nào gọi là tin ưa bốn Niệm xứ?” “Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu có Tỳ-kheo nào đối với niệm xứ quán thân trên thân, tâm duyên thân, an trụ với chánh niệm, điều phục, tónh chỉ, an tónh, tịch tónh, nhất tâm tăng tiến. Cũng vậy, đối với quán niệm xứ thọ, tâm, pháp, mà an trụ với chánh niệm, điều phục, tónh chỉ, an tónh, tịch tónh, nhất tâm tăng tiến. Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, đó gọi là Tỳ-kheo tin ưa bốn Niệm xứ.” Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bằng tam-muội chánh thọ như vậy, từ cửa tinh xá Tòng lâm nước Xá-vệ, trở về rừng Khủng bố chỗ nuôi cầm thú trong núi Thất-thâu-ma-la nơi thôn Bạt-kỳ.  <詞 id="34827127">Kinh 536. Độc nhất (2)<註 n="395"/>256 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ… cho đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi Tôn giả A-na-luật: “Sao gọi là tu tập, tu tập nhiều bốn Niệm xứ?” Tôn giả A-na-luật nói với Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Nếu Tỳ-kheo, đối với nội thân khởi tưởng yểm ly; đối với nội thân khởi tưởng không yểm ly; tưởng yểm ly, tưởng không yểm ly đều xả, an trụ với chánh niệm, chánh tri. Cũng vậy, ngoại thân, nội ngoại thân, cảm thọ bên trong, cảm thọ bên ngoài, cảm thọ trong ngoài; tâm bên trong, tâm bên ngoài, tâm bên trong ngoài, pháp bên trong, pháp bên ngoài, pháp trong ngoài, khởi tưởng yểm ly, không khởi tưởng yểm ly, tưởng yểm ly và tưởng không yểm ly đều xả, an trụ với chánh niệm, chánh tri. Như vậy, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, đó gọi là tu tập, tu tập nhiều bốn Niệm xứ.” Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nhập tam-muội từ tinh xá Tòng lâm, nước Xá-vệ, nhờ sức thần thông tam-muội, như lực só co duỗi canh tay, trong khoảnh khắc đã trở về rừng Khủng bố đầy cầm thú trong núi Thất-thâu-ma-la tại thôn Bạt-kỳ. <卷 id="34827128">tạp a-hàm quyển 20 <詞 id="34827129">Kinh 537. Thủ thành dục trì<註 n="396"/>257 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả A-na-luật ở bên hồ tắm Thủ thành<註 n="397"/>258, nước Xá-vệ. Rồi Tôn giả Xá-lợi-phất<註 n="398"/>259 đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật, cùng thăm hỏi sức khỏe nhau, rồi ngồi lui qua một bên. Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả A-na-luật: “Hy hữu thay, A-na-luật! Có đại oai đức, đại thần lực<註 n="399"/>260, do công đức gì, tu tập, tu tập nhiều mà được như vậy?”<註 n="400"/>261 Tôn giả A-na-luật trả lời Tôn giả Xá-lợi-phất: “Đối với pháp bốn Niệm xứ tu tập, tu tập nhiều, nhờ đó nên thành tựu oai đức, thần lực lớn này. Bốn Niệm xứ là gì? Niệm xứ quán thân trên nội thân, tinh cần phương tiện, chánh niệm, chánh tri, điều phục tham ưu thế gian. Cũng vậy, niệm xứ quán thân trên ngoại thân, nội ngoại thân; thọ trên nội thọ, ngoại thọ, nội ngoại thọ; nội tâm, ngoại tâm, nội ngoại tâm; nội pháp, ngoại pháp, nội ngoại pháp; tinh cần phương tiện, chánh niệm, chánh tri, điều phục tham ưu thế gian. Đó gọi là bốn Niệm xứ được tu tập, tu tập nhiều, sẽ thành tựu oai đức, thần lực lớn này. “Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất, tôi đối với bốn Niệm xứ khéo tu tập, nên đối với tiểu thiên thế giới chỉ tạo ít phương tiện<註 n="401"/>262 mà có thể quán sát khắp tất cả. Như người mắt sáng ở trên lầu nhìn xuống, thấy mọi vật trên đất bằng. Cũng như vậy, tôi cũng chỉ tạo ít phương tiện mà có thể quán tiểu thiên thế giới. Như vậy, tôi đối với bốn Niệm xứ tu tập, tu tập nhiều, nên thành tựu oai đức thần lực lớn này.” Hai vị Tôn giả cùng bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827130">Kinh 538. Mục-liên sở vấn<註 n="402"/>263 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ các Tôn giả Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả A-nan, Tôn giả A-na-luật cũng đều ở nước Xá-vệ<註 n="403"/>264. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đến chỗ Tôn giả A-na-luật, cùng nhau thăm hỏi sức khỏe, rồi ngồi lui qua một bên. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi Tôn giả A-na-luật: “Nhờ công đức gì, tu tập, tu tập nhiều, mà đạt được oai đức, thần lực lớn như vậy?” Tôn giả A-na-luật trả lời Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Đối với pháp bốn Niệm xứ tu tập, tu tập nhiều, nhờ đó nên thành tựu oai đức, thần lực lớn này. Bốn Niệm xứ là gì? Niệm xứ quán thân trên nội thân, tinh cần phương tiện, chánh niệm, chánh tri, điều phục tham ưu thế gian. Cũng vậy, niệm xứ quán thân trên ngoại, nội ngoại thân; nội thọ, ngoại thọ, nội ngoại thọ; nội tâm, ngoại tâm, nội ngoại tâm; nội pháp, ngoại pháp, nội ngoại pháp; tinh cần phương tiện, chánh niệm, chánh tri, điều phục tham ưu thế gian. Đó gọi là bốn Niệm xứ được tu tập, tu tập nhiều, sẽ thành tựu oai đức, thần lực lớn này. Đối với ngàn núi Tu-di, tôi chỉ dùng chút phương tiện mà có thể xem xét tất cả. Như người mắt sáng leo lên đỉnh núi cao, nhìn xuống thấy ngàn rừng cây đa-la. Cũng vậy, đối với bốn Niệm xứ, tôi tu tập, tu tập nhiều, nên thành tựu được oai đức, thần lực lớn này, tôi chỉ dùng chút phương tiện mà thấy được cả ngàn núi Tu-di. Như vậy, thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, đối với bốn Niệm xứ, tôi tu tập, tu tập nhiều, nên thành tựu oai đức, thần lực lớn này.” Hai vị Tôn giả bàn luận xong, mỗi người liền từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi.  <詞 id="34827131">Kinh 539. A-nan sở vấn<註 n="404"/>265 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả A-na-luật ở bên hồ tắm Thủ thành, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả A-nan đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật, cùng thăm hỏi sức khỏe nhau, rồi ngồi lui qua một bên. Tôn giả A-nan hỏi Tôn giả A-na-luật: “Nhờ công đức gì, tu tập, tu tập nhiều, mà được thành tựu oai đức, oai lực và thần thông lớn như vậy?” Tôn giả A-na-luật trả lời Tôn giả A-nan: “Đối với pháp bốn Niệm xứ tu tập, tu tập nhiều, nhờ đó nên thành tựu oai đức, thần lực lớn này. Bốn Niệm xứ là gì? Niệm xứ quán thân trên nội thân, tinh cần phương tiện, chánh niệm, chánh tri, điều phục tham ưu thế gian. Cũng vậy, niệm xứ quán thân trên ngoại thân, nội ngoại thân; nội thọ, ngoại thọ, nội ngoại thọ; nội tâm, ngoại tâm, nội ngoại tâm; nội pháp, ngoại pháp, nội ngoại pháp; tinh cần phương tiện, chánh niệm, chánh tri, điều phục tham ưu thế gian. Như vậy, Tôn giả A-nan, đối với bốn Niệm xứ này tôi tu tập, tu tập nhiều, nên chỉ cần chút phương tiện, bằng thiên nhãn thanh tịnh vượt hơn mắt người, xem thấy các chúng sanh lúc sanh, lúc chết, tướng mạo hoặc đẹp hoặc xấu, sắc cao quý, sắc hạ tiện, cõi lành, cõi ác, tùy theo nghiệp mà thọ sanh, tất cả đều thấy như thật. Chúng sanh như vậy do thân, miệng, ý đều tạo việc ác, phỉ báng Hiền thánh; do nhân duyên tà kiến hủy báng Hiền thánh, nên khi thân hoại mạng chung, sanh vào trong địa ngục. Chúng sanh như vậy do thân, miệng, ý làm việc lành, không phỉ báng Hiền thánh, thành tựu chánh kiến, do nhân duyên này nên khi chết được sanh lên cõi trời. Thí như người mắt sáng đứng nơi ngã tư đường thấy mọi người qua lại, hoặc nằm ngồi. Tôi cũng vậy, đối với bốn Niệm xứ tu tập, tu tập nhiều, nên thành tựu được oai đức, oai lực thần thông lớn này; thấy tất cả chúng sanh lúc sanh, lúc chết, cõi lành, cõi ác. Chúng sanh như vậy do thân, miệng, ý làm ác, phỉ báng Hiền thánh, do nhân duyên tà kiến mà sanh vào địa ngục. Chúng sanh như vậy do thân, miệng, ý làm việc lành, không phỉ báng Hiền thánh, thì vì nhân duyên chánh kiến này, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên cõi trời. “Như vậy, Tôn giả A-nan, đối với bốn Niệm xứ tôi tu tập, tu tập nhiều, nên thành tựu được oai đức, oai lực, thần thông lớn này.” Hai vị Tôn giả bàn luận xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827132">Kinh 540. Sở hoạn (1)<註 n="405"/>266 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật đang ở tại tinh xá Tòng lâm<註 n="406"/>267, nước Xá-vệ, thân bị bệnh khổ. Lúc ấy, có nhiều Tỳ-kheo đến chỗ Tôn giả A-na-luật, cùng nhau hỏi thăm sức khỏe, rồi đứng lui qua một bên, thưa Tôn giả A-na-luật: “Thưa Tôn giả A-na-luật, bệnh của Tôn giả nặng hay nhẹ, có chịu đựng được không? Bệnh giảm dần dần, không tăng thêm chăng?” Tôn giả A-na-luật đáp: “Bệnh tôi không yên, thật là khó chịu đựng, đau đớn toàn thân, càng lúc nặng thêm, không bớt.” Rồi Tôn giả nói ba thí dụ như kinh Sai-ma<註 n="407"/>268 ở trên đã nói; rồi tiếp: “Dù thân tôi bị đau đớn như thế này, nhưng tôi vẫn chịu đựng được, với chánh niệm, chánh tri.” Các Tỳ-kheo hỏi Tôn giả A-na-luật: “Tâm an trụ ở chỗ nào mà có thể chịu đựng được cái khổ lớn như vậy với chánh niệm, chánh tri?” Tôn giả A-na-luật bảo các Tỳ-kheo: “Tâm trụ bốn Niệm xứ nên mỗi khi tôi cử động, thân thể dù có bị đau đớn, cũng có thể chịu đựng được với chánh niệm, chánh tri. Những gì là bốn Niệm xứ? Đó là, niệm xứ quán thân trên nội thân cho đến niệm xứ quán thọ, tâm, pháp. Đó gọi là trụ bốn Niệm xứ, có thể chịu đựng tất cả mọi đau đớn nơi thân, với chánh niệm, chánh tri.” Các Tôn giả cùng nhau bàn luận xong, tùy hỷ vui vẻ, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827133">Kinh 541. Sở hoạn (2)<註 n="408"/>269 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật đang ở tại tinh xá Tòng lâm, nước Xá-vệ, bệnh mới vừa giảm bớt chưa bao lâu. Lúc ấy, có nhiều Tỳ-kheo đến hỏi thăm sức khỏe, rồi ngồi lui qua một bên, hỏi Tôn giả A-na-luật: “Tôn giả có được an ổn, cảm thấy an lạc<註 n="409"/>270 không?” Tôn giả A-na-luật đáp: “Tôi được an ổn, cảm thấy an lạc. Các thứ đau đớn nơi thân thể đều đã bớt dần.” Các Tỳ-kheo lại hỏi Tôn giả A-na-luật: “Tâm trụ ở chỗ nào mà những đau nhức của thân dần dần được an ổn?” Tôn giả A-na-luật đáp: “An trụ bốn Niệm xứ, nên những đau nhức của thân dần dần được an ổn. Những gì là bốn Niệm xứ? Đó là, niệm xứ quán thân trên nội thân cho đến niệm xứ quán thọ, tâm, pháp. Đó gọi là trụ bốn Niệm xứ. Do an trụ bốn Niệm xứ này nên những đau nhức của thân dần dần được an ổn.” Các Tôn giả bàn luận xong, tùy hỷ vui vẻ, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827134">Kinh 542. Hữu học lậu tận<註 n="410"/>271 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật ở tại tinh xá Tòng lâm<註 n="411"/>272, nước Xá-vệ. Lúc ấy, có nhiều Tỳ-kheo đến chỗ Tôn giả A-na-luật, cùng nhau hỏi thăm sức khỏe, rồi ngồi lui qua một bên, hỏi Tôn giả A-na-luật: “Nếu Tỳ-kheo còn ở địa vị hữu học<註 n="412"/>273 mà hướng thượng muốn cầu an trụ Niết-bàn an ổn; Thánh đệ tử tu tập, tu tập nhiều như thế nào để ở trong pháp luật này có thể dứt sạch các lậu, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa?’” Tôn giả A-na-luật bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo còn ở địa vị hữu học mà hướng thượng muốn cầu an trụ Niết-bàn an ổn; Thánh đệ tử tu tập, tu tập nhiều như thế nào để ở trong pháp luật này có thể dứt sạch các lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự biết tác chứng: Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa. Hãy an trụ nơi bốn Niệm xứ. Những gì là bốn Niệm xứ? Đó là, niệm xứ quán thân trên nội thân cho đến niệm xứ quán thọ, tâm, pháp. Tu tập bốn Niệm xứ như vậy, tu tập nhiều, ở trong pháp luật này có thể dứt sạch các lậu, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Các Tỳ-kheo nghe Tôn giả A-na-luật nói xong, tùy hỷ vui vẻ, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi.  <詞 id="34827135">Kinh 543. A-la-hán Tỳ-kheo<註 n="413"/>274 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật ở tại tinh xá Tòng lâm, nước Xá-vệ. Lúc ấy, có nhiều Tỳ-kheo đến chỗ Tôn giả A-na-luật cùng nhau hỏi thăm sức khỏe, rồi ngồi lui qua một bên, hỏi Tôn giả A-na-luật: “Nếu Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu, việc làm đã xong, đã trút bỏ gánh nặng, lìa các kết sử hữu<註 n="414"/>275, bằng chánh trí tâm khéo giải thoát, vị ấy cũng tu bốn Niệm xứ chăng?” Tôn giả A-na-luật trả lời các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào, các lậu đã dứt sạch, việc làm đã xong, đã trút bỏ gánh nặng, đã lìa các kết sử hữu, bằng chánh trí tâm khéo giải thoát; vị ấy cũng tu bốn Niệm xứ. Vì sao? Vì để đắc những gì chưa đắc, chứng những gì chưa chứng, hiện tại sống an lạc. Tại sao như thế? Vì tôi cũng đã lìa các hữu lậu, đã đắc quả A-la-hán, việc làm đã xong, tâm khéo giải thoát, cũng tu bốn Niệm xứ, để đắc những gì chưa đắc, chứng những gì chưa chứng, đến chỗ chưa đến,… cho đến hiện tại sống an lạc.” Các Tôn giả bàn luận xong, đều tùy hỷ vui vẻ, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy, ra đi.  <詞 id="34827136">Kinh 544. Hà cố xuất gia<註 n="415"/>276 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật ở tại tinh xá Tòng lâm, nước Xá-vệ. Lúc ấy, có nhiều chúng xuất gia ngoại đạo đến chỗ Tôn giả A-na-luật cùng nhau hỏi thăm sức khỏe, rồi ngồi lui qua một bên, hỏi Tôn giả A-na-luật: “Thưa Tôn giả, vì cớ gì Tôn giả xuất gia ở trong pháp của Sa-môn Cù-đàm?” Tôn giả A-na-luật đáp: “Vì để tu tập.” Lại hỏi: “Tu tập những gì?” Đáp: “Tu các căn, tu các lực, tu các giác phần, tu các niệm xứ. Các ông muốn nghe tu những gì?” Lại hỏi: “Căn, lực, giác phần, những danh tự ấy chúng tôi chưa biết; huống chi là lại hỏi nghóa. Nhưng chúng tôi muốn nghe niệm xứ.” Tôn giả A-na-luật bảo: “Các ông hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, tôi sẽ vì các ông mà nói. Nếu Tỳ-kheo tu niệm xứ quán thân trên nội thân cho đến niệm xứ quán pháp trên pháp.” Bấy giờ, chúng xuất gia ngoại đạo nghe Tôn giả A-na-luật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827137">Kinh 545. Hướng Niết-bàn<註 n="416"/>277 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật ở tại tinh xá Tòng lâm, nước Xá-vệ. Khi ấy Tôn giả A-na-luật nói với các Tỳ-kheo: “Ví như cây lớn sanh trưởng mà nghiêng xuống dưới, càng nghiêng sâu càng muốn đổ<註 n="417"/>278.Nếu chặt rễ nó, cây sẽ phải ngã, thuận theo chiều nghiêng xuống. Cũng vậy, Tỳ-kheo tu bốn Niệm xứ, lâu ngày nhắm thẳng tới, đào sâu, vận chuyển, hướng đến viễn ly, nhắm thẳng tới, đào sâu, vận chuyển, hướng đến giải thoát; nhắm thẳng tới, đào sâu, vận chuyển, hướng đến Niết-bàn<註 n="418"/>279.” Tôn giả A-na-luật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì đã nói, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827138">Kinh 546. Tháo quán trượng<註 n="419"/>280 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đang ở bên bờ ao Ô-nê<註 n="420"/>281, xóm Bạt-lan-na<註 n="421"/>282.Lúc ấy có Phạm chí cầm gậy tháo quán<註 n="422"/>283, đến chỗ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, thăm hỏi sức khỏe nhau, rồi ngồi lui qua một bên, hỏi Ma-ha Ca-chiên-diên: “Do nhân gì, duyên gì, vua tranh giành với vua, các Bà-la-môn, cư só tranh giành với nhau?” Ma-ha Ca-chiên-diên trả lời Phạm chí: “Vì do bị trói buộc bởi tham dục<註 n="423"/>284 nên vua tranh giành với vua; các Bà-la-môn, cư só tranh giành với nhau.” Phạm chí lại hỏi: “Do nhân gì, duyên gì, những người xuất gia tranh giành nhau?” Ma-ha Ca-chiên-diên đáp: “Vì do bị trói buộc bởi kiến dục<註 n="424"/>285 nên người xuất gia tranh giành với người xuất gia.” Phạm chí lại hỏi: “Thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, có người nào lìa được sự ràng buộc của tham dục và lìa được sự ràng buộc của những kiến dục này không?” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đáp: “Có, này Phạm chí, Đại Sư của tôi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, có thể lìa được sự ràng buộc của tham dục và lìa được sự ràng buộc của những kiến dục này.” Phạm chí lại hỏi: “Phật Thế Tôn hiện nay đang ở chỗ nào?” Đáp: “Đức Thế Tôn hiện tại đang ở giữa những người Ba-la-kỳ, nơi rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc, thành Xá vệ, nước Câu-tát-la.” Bấy giờ, Phạm chí từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch vai áo bên hữu, gối phải quỳ sát đất, hướng về nơi ở của Phật chắp tay tán thán: ‘Nam-mô Phật! Nam-mô Phật Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác có thể lìa mọi sự ràng buộc của tham dục, hoàn toàn xa lìa mọi sự trói buộc của tham dục và các kiến dục, sạch hết cội gốc.’ Bấy giờ, Phạm chí cầm gậy tháo quán nghe Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827139">Kinh 547. Túc só<註 n="425"/>286 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ca-chiên-diên đang ở bên bờ ao Ô-nê thôn Bà-la-na<註 n="426"/>287.Bấy giờ, cùng với số đông Tỳ-kheo tụ tập ở nhà ăn, vì việc thọ trì y. Lúc ấy, có Phạm chí chống gậy<註 n="427"/>288 tuổi già, các căn suy yếu, đến chỗ nhà ăn, chống gậy đứng một bên. Sau một hồi im lặng, ông mới nói với các Tỳ-kheo: “Này các Trưởng lão, tại sao các ông thấy người lớn tuổi, mà không chào hỏi, cung kính mời ngồi?” Lúc đó, Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên cũng ngồi trong chúng. Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên bảo Phạm chí: “Theo pháp của chúng tôi, khi có người già cả đến, đều chào hỏi cung kính, lễ bái, mời ngồi.” Phạm chí nói: “Tôi thấy trong chúng này, không có ai già cả hơn tôi, mà chẳng có ai cung kính chào hỏi mời ngồi. Thế sao ông nói rằng theo pháp của ông, nếu thấy có người lớn tuổi thì đều cung kính lễ bái mời ngồi?” Ma-ha Ca-chiên-diên đáp: “Này Phạm chí, nếu có người nào già cả đến tám mươi, chín mươi tuổi, tóc bạc, răng rụng, mà chỉ thành tựu được pháp thiếu niên, thì người này chẳng phải là bậc tôn túc<註 n="428"/>289.Ngược lại, tuy là người tuổi trẻ khoảng hai mươi lăm, da trắng tóc đen, khỏe mạnh, hoàn toàn đẹp đẽ, mà thành tựu được pháp của bậc cao niên, thì được kể vào hàng tôn túc.” Phạm chí hỏi: “Tại sao gọi là người tám mươi, chín mươi tuổi, tóc bạc răng rụng, lại thành tựu pháp thiếu niên, còn người trẻ tuổi khoảng hai mươi lăm, da trắng tóc đen, khỏe mạnh, đẹp đẽ, lại được kể vào hàng tôn túc?” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên bảo Phạm chí: “Có năm phẩm chất của dục, đó là sắc được nhận thức bởi mắt, đáng yêu, đáng thích, đáng nhớ nghó; tiếng được nhận thức bởi tai; hương được nhận thức bởi mũi; vị được nhận thức bởi lưỡi; xúc được nhận thức bởi thân, đáng yêu, đáng thích, đáng nhớ nghó. Đối với năm phẩm chất của dục này, mà không lìa tham, không lìa dục, không lìa ái, không lìa niệm tưởng, không lìa khát vọng, thì này Phạm chí, nếu người nào như vậy, thì dù tám mươi, chín mươi tuổi, tóc bạc, răng rụng, cũng gọi đó là thành tựu được pháp thiếu niên. Còn người tuy tuổi mới hai mươi lăm, da trắng, tóc đen, khỏe mạnh, đẹp đẽ nhưng đối với năm phẩm chất của dục này, mà lìa tham, lìa dục, lìa ái, lìa niệm tưởng, lìa khát vọng. Người như vậy, tuy tuổi mới hai mươi lăm, da tắng, tóc đen, khỏe mạnh, đẹp đẽ nhưng thành tựu được pháp của bậc lão nhân thì được kể vào hàng tôn túc.” Bấy giờ, Phạm chí mới nói với Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Như ý nghóa Tôn giả đã nói, nếu tự xét lại mình thì tuy tôi đã già mà lại nhỏ, còn các vị tuy trẻ tuổi mà đã thành tựu được pháp của bậc cao niên. “Thưa Tôn giả, thế gian bận nhiều việc, tôi xin cáo từ.” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đáp: “Này Phạm chí, ông tự biết đúng thời.” Phạm chí nghe Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nói xong, tùy hỷ, vui mừng rồi trở về nhà mình.  <詞 id="34827140">Kinh 548. Ma-thâu-la<註 n="429"/>290 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đang ở trong rừng rậm<註 n="430"/>291.Lúc ấy, quốc vương nước Ma-thâu-la là Tây Phương vương tử<註 n="431"/>292 đi đến chỗ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, đảnh lễ, rồi ngồi lui qua một bên, hỏi Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Người Bà-la-môn tự nói, ta là nhất, kẻ khác là thấp hèn. Ta là trắng, kẻ khác là đen. Bà-la-môn là thanh tịnh, chứ không phải phi Bà-la-môn. Chính con Phạm thiên<註 n="432"/>293 từ miệng sanh ra, được hóa sanh từ Phạm thiên, là thừa tự của Phạm thiên<註 n="433"/>294, nên chúng là sở hữu của Phạm thiên. Thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nghóa này thế nào?” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nói với vua Ma-thâu-la: “Đại vương, đây chỉ là ngôn thuyết của thế gian<註 n="434"/>295.Người thế gian cho rằng Bà-la-môn là nhất, kẻ khác là thấp hèn. Bà-la-môn là trắng, kẻ khác là đen. Bà-la-môn là thanh tịnh, chứ không phải phi Bà-la-môn. Chính Bà-la-môn được Phạm thiên sanh, từ miệng sanh ra, được hóa sanh từ Phạm thiên, là thừa tự của Phạm thiên. Đại vương nên biết, nghiệp là chân thật; điều đó căn cứ vào nghiệp. Vua nói với Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Đó là những lời nói sơ lược, tôi không hiểu rõ. Xin giải thích phân biệt lại cho.” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đáp: “Bây giờ, tôi sẽ hỏi Đại vương, tùy theo câu hỏi mà Đại vương trả lời.” Tôn giả liền hỏi: “Thưa Đại vương, ngài là vua Bà-la-môn<註 n="435"/>296, nơi đất nước của mình có bốn hạng người này là Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, cư só, gia chủ, đều được gọi đến. Ngài dùng tiền của, thế lực khiến họ hầu cận phòng vệ, họ dậy trước ngủ sau và các mệnh lệnh được chấp hành, tất cả đều được như ý mình không?” Vua đáp: “Như ý.” Tôn giả lại hỏi: “Tâu Đại vương, Sát-đế-lợi là vua, cư só là vua, gia chủ là vua<註 n="436"/>297.Nếu tại đất nước của mình có bốn chủng tánh, đều được gọi đến. Nhà vua dùng của cải, thế lực, khiến họ hầu cận phòng vệ, họ dậy trước ngủ sau và vua ra lệnh làm các việc, thì có được như ý vua không?” Vua đáp: “Như ý.” “Thưa Đại vương, như vậy bốn chủng tánh này, tất cả đều bình đẳng có sai biệt nào. Đại vương nên biết, bốn chủng tánh này tất cả đều bình đẳng, không có sự sai biệt nào hoặc hơn hay bằng.” Vua Ma-thâu-la bạch Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Thưa Tôn giả đúng như vậy, bốn chủng tánh này đều bình đẳng, không có gì sai biệt dù là hơn hay là bằng.” “Cho nên, Đại vương nên biết, bốn chủng tánh này theo ngôn thuyết của thế gian là có sai khác, cho đến, căn cứ vào nghiệp, chân thật chứ không sai khác.” “Lại nữa, Đại vương trong đất nước này, nếu dòng Bà-la-môn có người trộm cắp thì nên hành xử như thế nào?” Vua thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Trong dòng Bà-la-môn nếu có người nào trộm cắp thì sẽ bị đánh bằng roi, bị trói, hoặc bị đuổi ra khỏi nước, hoặc phạt tiền của, hoặc bị chặt tay chân, xẻo tai mũi; nếu là tội nặng thì sẽ bị giết chết. Kẻ trộm đó dù là dòng Bà-la-môn cũng gọi là giặc.” Lại hỏi: “Thưa Đại vương, nếu trong dòng Sát-đế-lợi, cư só, gia chủ có kẻ trộm cắp, thì phải làm thế nào?” Vua thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Cũng bị phạt đánh roi, bị trói, bị đuổi ra khỏi nước, cũng phạt tiền của, bị chặt tay, chân, xẻo tai, mũi; nếu tội nặng thì bị giết chết.” “Như vậy, thưa Đại vương, há không phải bốn chủng tánh đều bình đẳng sao? Hay có sự sai khác nào chăng?” Vua thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Ý nghóa của chúng là như vậy. Thật ra không có bất cứ một sai biệt nào dù là hơn hay là bằng.” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên lại nói với vua: “Đại vương nên biết, về bốn chủng tánh này, ngôn thuyết của thế gian nói, Bà-la-môn là nhất, kẻ khác là thấp hèn. Bà-la-môn là trắng, kẻ khác là đen. Bà-la-môn là thanh tịnh, chứ không phải phi Bà-la-môn. Chính Bà-la-môn được Phạm thiên sanh, từ miệng sanh ra; được hóa sanh từ Phạm thiên, là thừa tự của Phạm thiên. Há không phải là y cứ vào nghiệp, chân thật y cứ vào nghiệp chăng?” Lại hỏi: “Đại vương, nếu người Bà-la-môn sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời ác, hai lưỡi, nói thêu dệt, tham, nhuế, tà kiến, tạo mười nghiệp đạo bất thiện thì sẽ sanh vào cõi ác hay cõi lành? Từ nơi vị A-la-hán<註 n="437"/>298 vua đã nghe được những gì?” Vua thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Bà-la-môn tạo mười nghiệp đạo bất thiện sẽ đọa vào đường ác. Từ nơi A-la-hán tôi nghe như vậy. Sát-đế-lợi, cư só, gia chủ cũng nói như vậy. Lại hỏi: “Thưa Đại vương, nếu Bà-la-môn nào làm mười nghiệp đạo lành, xa lìa sát sanh cho đến chánh kiến thì sẽ sanh vào nơi nào? Cõi lành hay cõi ác? Từ nơi vị A-la-hán vua đã nghe được những gì?” Vua thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Nếu Bà-la-môn làm mười nghiệp đạo lành thì sẽ sanh vào cõi lành. Từ nơi A-la-hán tôi nghe như vậy. Sát-đế-lợi, cư só, gia chủ cũng nói như vậy.” Lại hỏi: “Thế nào Đại vương, bốn chủng tánh như vậy, là có bình đẳng không, hay có gì sai biệt dù là hơn hoặc là bằng?” Vua thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Theo nghóa như vậy thì là bình đẳng, không có gì sai biệt dù là hơn hay là bằng.” “Cho nên Đại vương nên biết, bốn chủng tánh này đều bình đẳng không có gì sai biệt dù là hơn hay là bằng. Theo ngôn thuyết thế gian mà nói, Bà-la-môn là nhất, kẻ khác là thấp hèn. Bà-la-môn là trắng, kẻ khác là đen. Bà-la-môn là thanh tịnh, chứ không phải phi Bà-la-môn. Chính Bà-la-môn được Phạm thiên sanh, từ miệng sanh ra; được hóa sanh từ Phạm thiên, là thừa tự của Phạm thiên. Nên biết là do nghiệp là chân thật, là y cứ vào nghiệp. Vua thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Thật đúng như những gì đã nói đó, tất cả đều ngôn thuyết của thế gian nên nói Bà-la-môn là nhất, kẻ khác là thấp hèn. Bà-la-môn là trắng, kẻ khác là đen. Bà-la-môn là thanh tịnh, chứ không phải phi Bà-la-môn. Chính Bà-la-môn được Phạm thiên sanh, từ miệng sanh ra, được hóa sanh từ Phạm thiên, là thừa tự của Phạm thiên. Nhưng đều do nghiệp là chân thật, là y cứ vào nghiệp.” Vua Ma-thâu-la nghe Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nói xong, tùy hỷ vui mừng làm lễ rồi đi.  <詞 id="34827141">Kinh 549. Ca-lê<註 n="438"/>299 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đang ở trong tinh xá Câu-la-la-tra, nước A-bàn-đề<註 n="439"/>300.Sáng sớm, Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đắp y, mang bát, vào<註 n="440"/>301 Câu-la-la-tra, tuần tự đi khất thực, đến nhà Ưu-bà-di Ca-lê-ca<註 n="441"/>302.Khi ấy, Ưu-bà-di trông thấy Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, liền sửa soạn chỗ ngồi, rồi mời ngồi, đảnh lễ dưới chân Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên xong, đứng lui qua một bên, thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Như những gì Đức Thế Tôn đã dạy, trả lời câu hỏi của đồng nữ Tăng-kỳ-đa<註 n="442"/>303.Thế Tôn đã nói trong bài kệ những câu hỏi của đồng nữ Tăng-kỳ-đa: Thật nghóa ở tại tâm, Tịch diệt mà không loạn<註 n="443"/>304. Hàng phục quân dũng mãnh, Sắc đẹp đẽ đáng yêu<註 n="444"/>305. Một mình, chuyên thiền tứ, Nếm Thiền lạc vi diệu, Đó gọi là xa lìa, Các bạn bè thế gian. Các bạn bè thế gian, Không gần gũi ta được. “Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, bài kệ này của Thế Tôn, ý nghóa như thế nào? Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên trả lời Ưu-bà-di: “Này chị, có một Sa-môn Bà-la-môn nói: Biến xứ định về đất<註 n="445"/>306; không còn gì hơn đây để cầu mong quả này<註 n="446"/>307.Này chị, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với biến xứ định về đất, mà được thanh tịnh trong sáng, thì sẽ thấy được căn bản của nó<註 n="447"/>308, thấy được sự tai hại, thấy được sự diệt tận, thấy được con đường đưa đến sự diệt tận. Vì thấy được cội gốc, thấy được sự tai hại, thấy được sự diệt tận, thấy được con đường đưa đến sự diệt tận, nên đạt được nghóa chân thật tại tâm, tuy tịch diệt nhưng không loạn. Này chị, cũng vậy biến xứ định về nước, biến xứ định về lửa, biến xứ định về gió, biến xứ định về màu xanh, biến xứ định về màu vàng, biến xứ định về màu đỏ, biến xứ định về màu trắng; biến xứ định về hư không, biến xứ định về thức là tối thượng để cầu mong quả này. Này chị, nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào cho đến, biến xứ định về thức, mà được thanh tịnh trong sáng, thì sẽ thấy căn bản, thấy được sự tai hại, thấy được sự diệt tận, thấy được con đường đưa đến sự diệt tận. Vì thấy được căn bản, thấy được sự tai hại, thấy được sự diệt tận, thấy con đường đưa đến sự diệt tận, nên đạt được nghóa chân tại tâm, tịch diệt mà không loạn, khéo thấy, khéo nhập. Cho nên, Thế Tôn trả lời bài kệ những câu hỏi của đồng nữ Tăng-kỳ-đa: Thật nghóa ở tại tâm, Tịch diệt mà không loạn. Hàng phục quân dũng mãnh, Sắc đẹp đẽ đáng yêu. Một mình, chuyên thiền tứ, Nếm Thiền lạc vi diệu, Đó gọi là xa lìa, Bạn bè của thế gian. Các bạn bè thế gian, Không gần gũi ta được. “Này chị, vì tôi hiểu Thế Tôn bằng ý nghóa như vậy mà nói kệ như vậy.” Ưu-bà-di thưa: “Lành thay Tôn giả! Tôn giả đã nói nghóa chân thật. Xin Tôn giả nhận lời mời thọ trai của con.” Bấy giờ, Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên im lặng nhận lời. Ưu-bà-di Ca-lê-ca biết Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đã nhận lời mời rồi, liền sắm sửa các thứ đồ ăn thức uống ngon lành, cung kính tôn trọng, tự tay dâng thức ăn. Khi Ca-lê-ca biết Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đã thọ thực, rửa bát, súc miệng xong, liền sửa soạn một chỗ ngồi thấp trước Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, cung kính nghe pháp. Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên vì nữ cư só mà nói các pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến cho hoan hỷ, sau đó Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827142">Kinh 550. Ly<註 n="448"/>309 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên cũng ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên bảo các Tỳ-kheo: “Phật Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, là bậc Kiến giả<註 n="449"/>310, nói sáu pháp ra khỏi chỗ khổ, đạt đến chỗ thù thắng, nói nhất thừa đạo khiến cho chúng sanh được thanh tịnh, lìa mọi sự khổ não, dứt hết lo buồn, được pháp chân như<註 n="450"/>311.Sáu pháp ấy là gì? Đó là, Thánh đệ tử niệm tưởng pháp sở hành của Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là pháp sở hành thanh niệm<註 n="451"/>312: Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Thánh đệ tử do niệm pháp sở hành của Như Lai, nên lìa giác tưởng tham dục, lìa giác tưởng sân nhuế, lìa giác tưởng não hại<註 n="452"/>313.Thánh đệ tử ra khỏi tâm nhiễm trước. Tâm nhiễm trước là gì? Đó là năm phẩm chất của dục. Nếu đối với năm phẩm chất của dục này mà lìa tham, nhuế, si, an trụ chánh niệm, chánh trí, nương theo trực đạo, tu tập niệm Phật, chân chánh hướng thẳng đến Niết-bàn. Đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, nói nhất thừa đạo thứ nhất ra khỏi khổ, đạt đến chỗ thù thắng, khiến chúng sanh được thanh tịnh, lìa khỏi mọi khổ não, diệt hết mọi lo buồn, được pháp như thật. “Lại nữa, Thánh đệ tử luôn niệm tưởng Chánh pháp, niẹâm: Pháp luật hiện tại của Thế Tôn<註 n="453"/>314, lìa mọi nhiệt não, phi thời gian, thông suốt, thấy ngay trong hiện tại, duyên tự mình mà giác ngộ<註 n="454"/>315.Lúc Thánh đệ tử niệm Chánh pháp, không khởi giác tưởng tham dục, giác tưởng sân nhuế, não hại. Như vậy, Thánh đệ tử ra khỏi tâm nhiễm trước. Tâm nhiễm trước là gì? Đó là năm phẩm chất của dục. Nếu đối với năm phẩm chất của dục này mà lìa tham, nhuế, si, an trụ chánh niệm, chánh trí, nương theo trực đạo, tu tập niệm Phật, chân chánh hướng thẳng đến Niết-bàn. Đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, nói nhất thừa đạo thứ hai ra khỏi khổ, đạt đến chỗ thù thắng, khiến chúng sanh được thanh tịnh, lìa khỏi mọi khổ não, diệt hết mọi lo buồn, được pháp như thật. “Lại nữa, Thánh đệ tử luôn niệm Tăng pháp là bậc thiện xảo thú hướng, chân chánh thú hướng, trực chỉ thú hướng, bình đẳng thú hướng, tu hạnh tùy thuận, Đó là hướng Tu-đà-hoàn, đắc quả Tu-đà-hoàn; hướng Tư-đà-hàm, đắc quả Tư-đà-hàm; hướng A-na-hàm, đắc quả A-na-hàm; hướng A-la-hán, đắc quả A-la-hán. Như vậy, bốn đôi, tám bậc, đó gọi là Tăng đệ tử của Thế Tôn, đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ, đầy đủ giải thoát, đầy đủ giải thoát tri kiến, là phước điền Vô thượng của thế gian, là nơi xứng đáng cúng dường, cung kính, lễ bái<註 n="455"/>316.Khi Thánh đệ tử niệm Tăng, không khởi giác tưởng tham dục, sân nhuế, não hại, như vậy, Thánh đệ tử thoát khỏi tâm nhiễm trước. Tâm nhiễm trước là gì? Đó là năm phẩm chất của dục. Nếu đối với năm phẩm chất của dục này mà lìa tham, nhuế, si, an trụ chánh niệm, chánh trí, nương theo trực đạo, tu tập niệm Phật, chân chánh hướng thẳng đến Niết-bàn. Đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, nói nhất thừa đạo thứ ba ra khỏi khổ, đạt đến chỗ thù thắng, khiến chúng sanh được thanh tịnh, lìa khỏi mọi khổ não, diệt hết mọi lo buồn, được pháp như thật. “Lại nữa, Thánh đệ tử niệm Giới đức, niệm: Giới không khuyết, giới không vỡ, giới thuần hậu, giới không lìa, giới không trộm lấy<註 n="456"/>317, giới khéo rốt ráo, giới đáng khen ngợi, giới mà bậc phạm hạnh không ghét bỏ. Nếu Thánh đệ tử khi niệm giới, tự nhớ nghó những giới đã được thành tựu trong thân, ngay lúc ấy không khởi giác tưởng tham dục, sân nhuế, não hại, thì như vậy là Thánh đệ tử đã ra khỏi tâm nhiễm trước. Tâm nhiễm trước là gì? Đó là năm phẩm chất của dục. Nếu đối với năm phẩm chất của dục này mà lìa tham, nhuế, si, an trụ chánh niệm, chánh trí, nương theo trực đạo, tu tập niệm Phật, chân chánh hướng thẳng đến Niết-bàn. Đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, nói nhất thừa đạo thứ tư ra khỏi khổ, đạt đến chỗ thù thắng, khiến chúng sanh được thanh tịnh, lìa khỏi mọi khổ não, diệt hết mọi lo buồn, được pháp như thật. “Lại nữa, Thánh đệ tử niệm Thí pháp<註 n="457"/>318, tâm tự vui mừng: Nay ta đã lìa cấu uế xan tham; dù là tại gia mà tâm bố thí với sự giải thoát, thường thí, xả thí, vui thí, thành tựu sự bố thí, bố thí bình đẳng. Nếu Thánh đệ tử khi niệm thí pháp mà tự mình bố thí, không khởi giác tưởng tham dục, sân nhuế, não hại, thì như vậy, Thánh đệ tử ra khỏi tâm nhiễm trước. Tâm nhiễm trước là gì? Đó là năm phẩm chất của dục. Nếu đối với năm phẩm chất của dục này mà lìa tham, nhuế, si và an trụ chánh niệm, chánh trí, nương theo trực đạo, tu tập niệm Phật, chân chánh hướng thẳng đến Niết-bàn. Đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, nói nhất thừa đạo thứ năm ra khỏi khổ, đạt đến chỗ thù thắng, khiến chúng sanh được thanh tịnh, lìa khỏi mọi khổ não, diệt hết mọi lo buồn, được pháp như thật. “Lại nữa, Thánh đệ tử luôn niệm Thiên đức<註 n="458"/>319, niệm: Tứ vương thiên, Tam thập tam thiên, Diệm-ma thiên, Đâu-suất-đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên, với tín tâm thanh tịnh, khi mạng chung ở nơi nay sẽ sanh lên các cõi trời. Ta cũng như vậy, với tín, giới, thí, văn, tuệ, mạng chung ở nơi này sẽ được sanh lên các cõi trời. Như vậy, khi Thánh đệ tử niệm công đức chư Thiên, không khởi giác tưởng tham dục, sân nhuế, não hại, thì như vậy, Thánh đệ tử ra khỏi tâm nhiễm trước. Tâm nhiễm trước là gì? Đó là năm phẩm chất của dục. Nếu đối với năm phẩm chất của dục này mà lìa tham, nhuế, si và an trụ chánh niệm, chánh trí, nương theo trực đạo, tu tập niệm Phật, chân chánh hướng thẳng đến Niết-bàn. Đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, nói nhất thừa đạo thứ năm ra khỏi khổ, đạt đến chỗ thù thắng, khiến chúng sanh được thanh tịnh, lìa khỏi mọi khổ não, diệt hết mọi lo buồn, được pháp như thật.” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời dạy xong, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827143">Kinh 551. Ha-lê (1)<註 n="459"/>320 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên ở tại tinh xá họ Thích trong thôn Ha-lê. Bấy giờ trưởng giả Ha-lê Tụ lạc<註 n="460"/>321 đến chỗ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, cúi đầu đảnh lễ, rồi ngồi lui qua một bên, thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Như bài kệ Thế Tôn trả lời những câu hỏi của Ma-kiền-đề trong kinh Nghóa phẩm<註 n="461"/>322: Đoạn tất cả các dòng, Lấp kín nguồn nước chảy; Sống thân cận làng xóm, Mâu ni không khen ngợi. Năm dục đã trống rỗng. Quyết không đầy trở lại; Lời tranh tụng thế gian, Chung cuộc không xảy nữa. Thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, kệ này có ý nghóa gì?” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên trả lời gia chủ: “Con mắt là dòng chảy. Tham phát khởi bởi thức con mắt. Nương vào giới con mắt mà tham dục chảy trào ra, nên gọi là dòng chảy<註 n="462"/>323.Tai, mũi, lưỡi, thân, ý là dòng chảy tham phát khởi bởi ý thức. Nương vào ý giới mà tham dục chảy trào ra, nên gọi là dòng chảy.” Gia chủ lại hỏi Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Thế nào gọi là không chảy trào ra<註 n="463"/>324?” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên bảo gia chủ: “Thức của con mắt; ái và hỷ y trên sắc được nhận thức bởi mắt mà phát sanh, nếu chúng dứt sạch, vô dục, diệt tận, tịch tónh, tịch diêt, thì đó gọi là không chảy trào ra. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý; là ý thức; tham dục y trên pháp được nhận thức bởi ý mà phát sanh, nếu chúng dứt sạch, vô dục, diệt tận, tịch tónh, tịch diẹât, thì đó gọi là không chảy trào ra.” Lại hỏi: “Thế nào là nguồn<註 n="464"/>325?” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đáp: “Duyên con mắt và sắc sanh ra thức con mắt. Ba sự hòa hợp sanh ra xúc. Duyên xúc sanh cảm thọ, hoặc thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc. Từ đó phát xuất dòng nhiễm trước. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý; ý thức, ý thức pháp, cả ba hòa hợp sanh ra xúc. Duyên xúc sanh cảm thọ, hoặc thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc. Dòng ái hỷ y nơi thọ này phát xuất, đó gọi là nguồn của dòng.” “Thế nào là lấp nguồn của dòng này?” “Sự hệ lụy do giới con mắt tiếp nhận cảnh giới tâm pháp; nếu sự hệ lụy này dứt sạch, vô dục, diệt tận, tịch tónh, tịch diệt, đó gọi là lấp nguồn của dòng. Sự hệ lụy do tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp nhận cảnh giới tâm pháp; nếu sự hệ lụy này dứt sạch, vô dục, diệt tận, tịch tónh, tịch diệt, đó gọi là lấp nguồn của dòng.” Lại hỏi: “Thế nào là thân cận, tán thán nhau?”<註 n="465"/>326 Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đáp: “Tại gia, xuất gia thân cận nhau, cùng mừng, cùng lo, cùng vui, cùng khổ, việc gì cũng đều làm chung; đó gọi là thân cận, tán thán nhau.” Lại hỏi: “Thế nào là không khen ngợi?”<註 n="466"/>327 “Là tại gia, xuất gia không cùng thân cận, không cùng mừng, không cùng lo, không cùng khổ, không cùng vui; phàm làm việc gì cũng đều không cùng nhau vui vẻ tán thành; đó gọi là không khen ngợi.” “Thế nào dục không trống không<註 n="467"/>328?” “Có năm phẩm chất của dục; sắc được nhận thức bởi mắt, đáng ưa, đáng thích, đáng nghó nhớ, đắm trước sâu, nuôi lớn dục. Tiếng bởi tai, hương bởi mũi đối với hương, vị bởi lưỡi đối với vị, xúc bởi thân đối với xúc, đáng ưa, đáng thích, đáng nghó nhớ, đắm trước sâu, nuôi lớn dục. Đối với năm dục này mà không lìa tham, không lìa ái, không lìa nhớ nghó, không lìa khao khát, thì đó gọi là dục không trống không.” “Thế nào gọi là dục trống không?” “Là đối với năm dục này mà lìa tham, lìa dục, lìa ái, lìa nhớ nghó, lìa khát khao, thì đó gọi là dục trống không.” “Nói bị hệ lụy trói buộc bởi ngã, đó là khi tâm pháp trở lại đầy<註 n="468"/>329. “Vị Tỳ-kheo A-la-hán kia, đã đoạn tận các lậu, cắt đứt gốc rễ của chúng, như chặt đứt ngọn cây đa-la, đời vị lai sẽ không sanh trở lại nữa, thì làm sao lại cùng với kẻ khác tranh tụng. “Cho nên, Thế Tôn trả lời câu hỏi của Ma-kiền-đề trong kinh Nghóa phẩm bằng bài kệ: Đoạn tất cả các dòng, Lấp kín nguồn nước chảy; Sống thân cận làng xóm, Mâu-ni không khen ngợi. Năm dục đã trống rỗng, Quyết không đầy trở lại; Lời tranh tụng thế gian, Chung cuộc không xảy nữa. Đó gọi là sự phân biệt nghóa lý bài kệ mà Như Lai đã nói.” Bấy giờ, gia chủ Ha-lê Tụ lạc khi nghe Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ rồi ra về.  <詞 id="34827144">Kinh 552. Ha-lê (2)<註 n="469"/>330 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đang ở tại tinh xá của họ Thích trong thôn Ha-lê. Vị gia chủ thôn chủ Ha-lê<註 n="470"/>331 đi đến chỗ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên cúi đầu đảnh lễ dưới chân Tôn giả, rồi ngồi lui qua một bên, thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Như lúc Đức Thế Tôn ở trong hang đá núi Giới cách đã nói với Thiên đế Thích<註 n="471"/>332 rằng: ‘Này Kiều-thi-ca, nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào mà giải thoát vô thượng với sự diệt tận ái<註 n="472"/>333, tâm khéo chân chánh giải thoát, rốt ráo biên tế, rốt ráo vô cấu, cứu cánh phạm hạnh, tuyệt đối thanh tịnh’. Làm thế nào mà ở trong pháp luật này đạt đến rốt ráo biên tế, rốt ráo vô cấu, cứu cánh phạm hạnh, tuyẹât đối thanh tịnh?” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên bảo gia chủ: “Con mắt, thức con mắt, sắc được nhận thức bởi con mắt, nương nhau sanh hỷ. Nếu hỷ này đoạn tận, vô dục, diệt tận, tịch diệt, tónh chỉ, thì ngay trong Pháp luật này sẽ đạt đến rốt ráo biên tế, rốt ráo vô cấu, cứu cánh phạm hạnh, tuyẹât đối thanh tịnh. Tai, mắt, lưỡi, thân, ý, ý thức; pháp được nhận thức bởi ý nhau sanh ra hỷ. Nếu hỷ này đoạn tận, vô dục, diệt tận, tịch diẹât, tónh chỉ, thì ngay trong Pháp luật này sẽ đạt đến rốt ráo biên tế, rốt ráo vô cấu, cứu cánh phạm hạnh, tuyẹât đối thanh tịnh.” Gia chủ thôn chủ Ha-lê, sau khi nghe lời chỉ dạy của Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827145">Kinh 553. Ha-lê (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đang ở tại tinh xá của họ Thích trong thôn Ha-lê. Vị gia chủ thôn chủ Ha-lê đi đến chỗ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên cúi đầu đảnh lễ dưới chân Tôn giả, rồi ngồi lui qua một bên, thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Như khi Thế Tôn ở trong hang đá núi Giới cách đã nói với Đế Thích rằng: Này Kiều-thi-ca, nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào mà giải thoát vô thượng với sự dứt sạch ái, tâm khéo chân chánh giải thoát, đạt đến rốt ráo biên tế, rốt ráo vô cấu, cứu cánh phạm hạnh, tuyệt đối thanh tịnh. Làm thế nào mà ở trong Pháp luật này đạt đến rốt ráo biên tế, tốt ráo vô cấu, cứu cánh phạm hạnh, tuyẹât đối thanh tịnh?” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên bảo gia chủ: “Nếu Tỳ-kheo nào, đối với sự hệ lụy đắm trước nơi cảnh giới của tâm pháp được tiếp nhận bởi giới con mắt; sự hệ lụy ấy nếu đã dứt sạch, vô dục, diệt tận, tịch diệt, tónh chỉ, thì ở trong Pháp luật này mà đạt đến rốt ráo biên tế, rốt ráo vô cấu, cứu cánh phạm hạnh, tuyẹât đối thanh tịnh. Đối với sự hệ lụy đắm trước nơi cảnh giới của tâm pháp được tiếp nhận bởi tai, mũi, lưỡi, thân, ý giới; sự hệ lụy ấy nếu đã dứt sạch, vô dục, diệt tận, tịch diệt, tónh chỉ, thì ở trong Pháp luật này mà đạt đến rốt ráo biên tế, rốt ráo vô cấu, cứu cánh phạm hạnh, tuyệt đối thanh tịnh.” Gia chủ thôn Ha-lê, nghe Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827146">Kinh 554. Ha-lê (4) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đang ở trong thôn Ha-lê của họ Thích. Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nghe gia chủ chủ thôn Ha-lê mắc bệnh khổ. Sau khi nghe, vào buổi sáng sớm, đắp y mang bát vào thôn Ha-lê khất thực, lần lượt đến nhà gia chủ thôn chủ Ha-lê. Gia chủ thôn chủ Ha-lê từ xa trông thấy Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, ông muốn rời chỗ nằm đứng dậy. Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên thấy gia chủ muốn đứng dậy, liền bảo gia chủ: “Gia chủ chớ đứng dậy! May còn có chỗ ngồi, tôi có thể tự ngồi nơi đó.” Tôn giả lại nói với gia chủ: “Thế nào gia chủ, tật bệnh có chịu đựng được không? Mọi thứ đau đớn của thân thể có thuyên giảm không? Không tăng thêm chăng?” Gia chủ đáp: “Thưa Tôn giả, bệnh con rất khó nhẫn chịu. Những sự đau đớn của thân thể càng tăng thêm, không bớt chút nào!” Gia chủ liền nói ba thí dụ như kinh Xoa-ma Tỳ-kheo đã nói trước. Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên bảo gia chủ: “Cho nên ông nên tu tập bất hoại tịnh đối với Phật, tu tập bất hoại tịnh đối với Pháp, tu tập bất hoại tịnh đối với Tăng, tu tập và thành tựu Thánh giới. Nên học như vậy.” Gia chủ đáp: “Bốn Bất hoại tịnh như Đức Phật dạy con đã thành tựu được tất cả. Hiện tại con đã thành tựu Phật bất hoại tịnh, Pháp bất hoại tịnh, Tăng bất hoại tịnh và đã thành tựu Thánh giới.” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên bảo gia chủ: “Ông nên nương vào bốn pháp bất hoại tịnh này mà tu tập sáu pháp niệm. Nên niẹâm công đức Phật: Ngài là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nên niệm công đức Pháp: Đối với Chánh pháp luật của Thế Tôn, ngay trong đời này, xa lìa các phiền não bức rức, pháp được thông đạt, phi thời gian, duyên tự mình mà giác ngộ. Nên niệm công đức Tăng: Bậc thiện xảo thú hướng, chân chánh thú hướng, trực chỉ thú hướng, bình đẳng thú hướng, tu hạnh tùy thuận, Đó là hướng Tu-đà-hoàn, đắc quả Tu-đà-hoàn; hướng Tư-đà-hàm, đắc quả Tư-đà-hàm; hướng A-na-hàm, đắc quả A-na-hàm; hướng A-la-hán, đắc quả A-la-hán. Như vậy, bốn đôi, tám bậc, đó gọi là Tăng đệ tử của Thế Tôn, đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ, đầy đủ giải thoát, đầy đủ giải thoát tri kiến, là phước điền Vô thượng của thế gian, là nơi cúng dường, cung kính, lễ bái. Nên niệm công đức Giới: Tự giữ gìn chánh giới, không hủy, không khuyết, không vỡ, không nát, là giới chẳng trộm lấy<註 n="473"/>334, giới cứu cánh, giới đáng khen ngợi, giới phạm hạnh, giới không bị ghét bỏ. Nên niệm công đức Bố thí: Tự mình nghó đến bố thí, tự tâm cảm thấy hân hoan, xả bỏ keo kiệt, tham lam; tuy ở tại gia nhưng tâm bố thí giải thoát, thường bố thí, vui vẻ bố thí, bố thí đầy đủ, bố thí bình đẳng. Nên niệm công đức chư Thiên: Niệm trời Tứ vương, trời Tam thập tam, trời Diệm-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại. Chư Thiên này với tín và giới thanh tịnh, khi chết ở cõi này được sanh về trong các cõi kia. Ta cũng như vậy, nhờ tín, giới, trí, văn, tuệ thanh tịnh, nên được sanh về trong các cõi trời kia. “Này gia chủ, như vậy nên biết nương vào bốn pháp Bất hoại tịnh và thêm sáu Niệm xứ nữa.” Gia chủ thưa Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên: “Bốn pháp Bất hoại tịnh và sáu Niệm xứ mà Đức Thế Tôn đã nói, ở đây, tất cả con đều thành tựu. Con đang tu tập niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên. Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên bảo gia chủ: “Lành thay! Gia chủ có thể tự xác nhận là đắc quả A-na-hàm.” Bấy giờ, gia chủ thưa: “Mời Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên ở lại đây thọ trai.” Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nhận lời mời. Gia chủ thôn chủ Ha-lê, biết Tôn giả đã nhận lời, liền sửa soạn đầy đủ đồ ăn thức uống ngon, tự tay cúng dường. Thọ trai xong, sau khi rửa bát, súc miệng, Tôn giả vì gia chủ nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, xong Tôn giả liền từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827147">Kinh 555. Ha-lê (5) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên đang ở trong thôn Ha-lê của họ Thích. Lúc đó có gia chủ ở Bát thành<註 n="474"/>335 tên là Đà-thí<註 n="475"/>336 thân bị bệnh khổ. Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên nghe gia chủ Đà-thí mắc bệnh, sáng sớm đắp y mang bát vào Bát thành khất thực, lần lượt đến nhà gia chủ Đà-thí. Như kinh gia chủ Ha-lê đã nói như vậy.  <詞 id="34827148">Kinh 556. Vô tướng tâm tam-muội<註 n="476"/>337 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng An-thiền<註 n="477"/>338 tại thành Sa-kỳ<註 n="478"/>339. Bấy giờ số đông Tỳ-kheo-ni đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên. Đức Thế Tôn liền vì các Tỳ-kheo-ni nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ xong, Phật ngồi im lặng. Các Tỳ-kheo-ni bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu vô tướng tâm tam-muội<註 n="479"/>340, không vọt lên, không chìm xuống<註 n="480"/>341, sau khi giải thoát rồi an trụ, sau khi an trụ rồi giải thoát; thì vô tướng tâm tam-muội này, Thế Tôn dạy nó là quả gì, công đức gì?” Phật bảo các Tỳ-kheo-ni: “Nếu vô tướng tâm tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống, sau khi giải thoát rồi an trụ, sau khi an trụ rồi giải thoát, thì vô tướng tâm tam-muội này là trí quả, là trí công đức.” Khi các Tỳ-kheo-ni nghe Phật dạy xong, đều tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ mà lui. Sau đó các Tỳ-kheo-ni đi đến Tôn giả A-nan, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Tôn giả, rồi ngồi lui qua một bên, thưa Tôn giả A-nan: “Nếu vô tướng tâm tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống, sau khi giải thoát rồi an trụ, sau khi an trụ rồi giải thoát, thì vô tướng tâm tam-muội này là quả gì, công đức gì?” Tôn giả A-nan bảo các Tỳ-kheo-ni: “Này các tỷ muội, nếu vô tướng tâm tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống, sau khi giải thoát rồi an trụ, sau khi an trụ rồi giải thoát. Thế Tôn nói là trí quả, là trí công đức.” Các Tỳ-kheo-ni đều nói: “Lạ thay, Tôn giả A-nan! Đại Sư và đệ tử có cùng một câu nói, cùng một vị, cùng một nghóa, tức là Đệ nhất cú nghóa. Hôm nay các Tỳ-kheo-ni có đến chỗ Thế Tôn, đem câu nói như vậy, vị như vậy, nghóa như vậy hỏi Thế Tôn. Thế Tôn cũng đã vì chúng con nói câu như vậy, vị như vậy và nghóa như vậy, giống như những gì Tôn giả A-nan nói không khác. Cho nên thật là kỳ đặc, Đại Sư và đệ tử cùng nói một câu, cùng vị và cùng nghóa.” Các Tỳ-kheo-ni sau khi nghe những gì Tôn giả A-nan nói, tất cả đều tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827149">Kinh 557. Xà-tri-la<註 n="481"/>342 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cù-sư-la<註 n="482"/>343, thuộc nước Câu-diệm-di. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở tại đó. Khi ấy Tỳ-kheo-ni Xà-tri-la<註 n="483"/>344 đến chỗ Tôn giả A-nan đảnh lễ, rồi ngồi lui qua một bên, hỏi Tôn giả A-nan: “Nếu vô tướng tâm tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống<註 n="484"/>345, sau khi giải thoát rồi an trụ, sau khi an trụ rồi giải thoát, thì thưa Tôn giả A-nan, Thế Tôn dạy nó là quả gì, công đức gì?” Tôn giả A-nan bảo Tỳ-kheo-ni Xà-tri-la: “Nếu vô tướng tâm tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống, sau khi giải thoát rồi an trụ, sau khi an trụ rồi giải thoát, thì Thế Tôn dạy nó là trí quả, trí công đức.” Tỳ-kheo-ni Xà-tri-la khen ngợi: “Lạ thay! Thưa Tôn giả A-nan, Đại Sư và đệ tử nói giống nhau cùng một câu, cùng một ý vị, cùng một nghóa. Thưa Tôn giả A-nan, ngày trước, lúc Phật ở thành Sa-kỳ, trong rừng An-thiền, lúc đó, có nhiều Tỳ-kheo-ni đi đến chỗ Phật hỏi nghóa này, Thế Tôn đã nói cho các Tỳ-kheo-ni nghe nói câu như vậy, ý vị như vậy, nghóa cũng như vậy. Cho nên biết là kỳ đặc: Đại Sư và đệ tử cùng nói một câu, cùng một vị và cùng một nghóa. Đó gọi là Đệ nhất cú nghóa.” Sau khi Tỳ-kheo-ni Xà-tri-la nghe những gì Tôn giả A-nan nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ mà lui. Như Tỳ-kheo-ni Xà-tri-la đã hỏi, Tỳ-kheo-ni Ca-la-bạt cũng hỏi như vậy.  <詞 id="34827150">Kinh 558. A-nan<註 n="485"/>346 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở đó. Lúc bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia đạt được vô tướng tâm tam-muội, nghó rằng: “Ta hãy đến chỗ Tôn giả A-nan, hỏi Tôn giả, nếu Tỳ-kheo đạt được vô tướng tâm tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống, sau khi giải thoát rồi an trụ, sau khi an trụ rồi giải thoát; thưa Tôn giả A-nan, Thế Tôn dạy nó là quả gì, công đức gì? Nếu Tôn giả A-nan hỏi ta: ‘Tỳ-kheo, ông đã đạt vô tướng tâm tam-muội này phải không? Đáp, tôi chưa từng có’. Hỏi thật mà đáp khác đi. Ta sẽ theo sát Tôn giả A-nan, hoặc giả có người khác hỏi nghóa này, nhờ đó mà ta được nghe.” Tỳ-kheo này đi theo Tôn giả A-nan suốt sáu năm, mà không có ai hỏi đến nghóa này, nên mới tự hỏi Tôn giả A-nan: “Nếu Tỳ-kheo hỏi vô tướng tâm tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống, sau khi giải thoát rồi an trụ, sau khi an trụ rồi giải thoát, thì thưa Tôn giả A-nan, Thế Tôn dạy nó là quả gì, công đức gì?” Tôn giả A-nan hỏi Tỳ-kheo này: “Tỳ-kheo, ông đã đạt tam-muội này chưa?” Tỳ-kheo này im lặng. Tôn giả A-nan nói với Tỳ-kheo này rằng: “Nếu Tỳ-kheo đã đạt tâm vô tướng tâm tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống, sau khi giải thoát rồi an trụ, sau khi an trụ rồi giải thoát, thì Thế Tôn nói đó là trí quả, trí công đức.” Sau khi nghe Tôn giả A-nan nói pháp này xong, Tỳ-kheo tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ mà lui. <卷 id="34827151">tạp a-hàm quyển 21 <詞 id="34827152">KINH 559. Ca-ma<註 n="486"/>347 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại nước Ba-la-lợi-phất-đố-lộ<註 n="487"/>348.Bấy giờ Tôn giả A-nan và Tôn giả Ca-ma<註 n="488"/>349 cũng ở tại tinh xá Kê lâm<註 n="489"/>350, nước Ba-la-lợi-phất-đố-lộ. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ca-ma đi đến chỗ Tôn giả A-nan, cùng nhau chào hỏi xong, rồi ngồi lui qua một bên, nói với Tôn giả A-nan: “Lạ thay! Thưa Tôn giả A-nan, có mắt, có sắc<註 n="490"/>351; có tai, có âm thanh; có mũi, có mùi; có lưỡi, có vị; có thân, có xúc; có ý, có pháp. Nhưng có Tỳ-kheo có những pháp này mà lại không giác tri được. Vì sao, Tôn giả A-nan, Tỳ-kheo này vì có tưởng nên không giác tri được, hay vì không có tưởng nên không giác tri được?” Tôn giả A-nan nói với Tôn giả Ca-ma: “Người có tưởng cũng không giác tri được, huống chi là người không có tưởng!” Tôn giả Ca-ma lại hỏi Tôn giả A-nan: “Những gì là có tưởng, có pháp mà không giác tri được?” Tôn giả A-nan bảo Tôn giả Ca-ma: “Nếu Tỳ-kheo nào ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc phát sanh do viễn ly, chứng và an trụ Sơ thiền; như vậy Tỳ-kheo có tưởng có pháp mà không giác tri. Cũng vậy, chứng và an trụ đệ Nhị thiền, đệ Tam thiền, đệ Tứ thiền, Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ. Như vậy Tỳ-kheo có tưởng có pháp mà không giác tri.” “Thế nào là không có tưởng, có pháp mà không giác tri?” “Tỳ-kheo như vậy không niệm tưởng hết thảy tưởng, thân tác chứng, thành tựu và an trú vô tưởng tâm tam-muội<註 n="491"/>352; đó gọi là Tỳ-kheo không có tưởng, có pháp mà không giác tri.” Tôn giả Ca-ma lại hỏi Tôn giả A-nan: “Nếu Tỳ-kheo nào đạt được tâm vô tướng tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống, giải thoát rồi an trụ, an trụ rồi giải thoát, thì Thế Tôn nói đây là quả gì, công đức gì?” Tôn giả A-nan bảo Tôn giả Ca-ma: “Nếu Tỳ-kheo nào đạt được tâm vô tướng tam-muội, không vọt lên, không chìm xuống, giải thoát rồi an trụ, an trụ rồi giải thoát, thì Thế Tôn nói đó là trí quả, trí công đức<註 n="492"/>353.” Hai vị Tôn giả cùng nhau bàn luận rồi tùy hỷ hoan hỷ, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi.  <詞 id="34827153">Kinh 560. Độ lượng<註 n="493"/>354 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, thuộc nước Câu-diệm-di. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở đó. Lúc ấy Tôn giả A-nan bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nào tự xác nhận<註 n="494"/>355 trước mặt tôi, tôi sẽ chào mừng ủy lạo rằng: Lành thay! Hoặc do suy cầu bốn đạo<註 n="495"/>356.Những gì là bốn? Đó là, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni ngồi mà trụ tâm như vầy: Thiện xảo trụ tâm, cục bộ trụ tâm, điều phục tâm, nhất tâm bình đẳng mà tiếp thọ phân biệt chỉ quán, đối với pháp mà lượng độ, tu tập, tu tập nhiều rồi, dứt hết các sử. Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni trước mặt tôi tự xác nhận, thì tôi ủy dụ: ‘Như vậy, lành thay!’ Hoăïc suy cầu điều này. Đó là đạo thứ nhất. “Lại nữa, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni ngồi thẳng tư duy, đối với pháp tuyển trạch, tư lương mà trụ tâm: Thiện xảo trụ tâm, cục bộ trụ tâm, điều phục tâm, nhất tâm bình đẳng mà tiếp thọ chỉ quán. Như thế chánh hướng an trụ nhiều, lìa được các sử. Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni trước mặt tôi tự xác nhận, thì tôi ủy dụ: ‘Như vậy, lành thay!’ Hoăïc suy cầu điều này. Đó là đạo thứ hai. “Lại nữa, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni bị nắm giữ bởi sự động loạn, vì để điều phục tâm mà ngồi, ngồi ngay ngắn trụ tâm: Thiện xảo trụ tâm, cục bộ trụ tâm, điều phục tâm, chỉ quán, nhất tâm bình đẳng mà tiếp thọ hóa<註 n="496"/>357.Như thế chánh hướng an trụ nhiều, lìa được các sử. Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni trước mặt tôi tự xác nhận, thì tôi ủy dụ: ‘Như vậy, lành thay!’ Hoăïc suy cầu điều này. Đó là đạo thứ ba. “Lại nữa, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chỉ và quán hòa hợp, cả hai cùng thực hành, tác ý như thế mà chánh hướng an trụ nhiều, thì sẽ dứt hết các sử. Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni trước mặt tôi tự xác nhận, thì tôi ủy dụ: ‘Như vậy, lành thay!’ Hoăïc suy cầu điều này. Đó là đạo thứ tư<註 n="497"/>358.” Sau khi các Tỳ-kheo nghe những gì Tôn giả A-nan dạy xong, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827154">Kinh 561. Bà-la-môn<註 n="498"/>359 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-diệm-di. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở đó. Lúc ấy, có Bà-la-môn đến chỗ Tôn giả A-nan cùng chào đón hỏi thăm, rồi ngồi lui sang một bên, hỏi Tôn giả A-nan: “Vì sao Tôn giả ở chỗ Sa-môn Cù-đàm tu phạm hạnh?” Tôn giả A-nan trả lời Bà-la-môn: “Vì đoạn trừ.” Bà-la-môn ấy lại hỏi: “Thưa Tôn giả, đoạn dứt cái gì?” “Đoạn dứt ái.”<註 n="499"/>360 “Thưa Tôn giả A-nan, y chỉ gì để đoạn dứt ái?” “Này Bà-la-môn, y chỉ dục<註 n="500"/>361 để đoạn dứt ái.” “Thưa Tôn giả A-nan, há không phải không có biên tế<註 n="501"/>362?” “Này Bà-la-môn, không phải không có biên tế. Quả vậy, có biên tế, không phải không có biên tế.” “Thưa Tôn giả A-nan, thế nào là có biên tế, không phải không có biên tế?” “Này Bà-la-môn, nay tôi hỏi ông, tùy ý mà trả lời. Ông nghó thế nào, trước đây có ý dục đến tinh xá không?” Bà-la-môn đáp: “Đúng vậy, thưa Tôn giả A-nan!” “Như thế, Bà-la-môn, sau khi đến tinh xá, dục kia dứt phải không? “Đúng vậy, thưa Tôn giả A-nan, kia tinh tấn, phương tiện, trù lượng mà đi đến tinh xá.” Tôn giả A-nan lại hỏi: “Sau khi đến tinh xá thì sự tinh tấn, phương tiẹân, trù lượng có dứt không?” “Đúng vậy.” Tôn giả A-nan lại nói với Bà-la-môn: “Như thế, Bà-la-môn, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là đấng Tri giả, Kiến giả, nói bốn Như ý túc, bằng nhứt thừa đoạn mà thanh tịnh chúng sanh, diệt khổ não, đoạn ưu bi. Những gì là bốn? Như ý túc được thành tựu với sự cần hành trên dục định<註 n="502"/>363.Như ý túc được thành tựu với sự cần hành trên tinh tấn định, tâm định, tư duy định<註 n="503"/>364.Như thế Thánh đệ tử tu dục định, đoạn tham ái, thành tựu bốn Như ý túc. Y xa lìa, y vô dục, y giải thoát, y diệt, hướng đến xả đoạn dứt ái; tham ái dứt rồi, thì dục kia cũng dứt; tu tinh tấn định, tâm định, tư duy định, đoạn tham ái, thành tựu, y xa lìa, y vô dục, y giải thoát, y tịch diệt, hướng đến xả tham ái dứt sạch; ái dứt sạch rồi, tư duy định liền dứt.” “Này Bà-la-môn, ý ông thế nào? Đây chẳng phải là biên tế chăng?” Bà-la-môn thưa: “Thưa Tôn giả A-nan, đây là biên tế chẳng phải không biên tế.” Bà-la-môn nghe Tôn giả A-nan nói, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ rồi đi.  <詞 id="34827155">Kinh 562. Cù-sư Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cù-sư-la, thuộc nước Câu-diệm-di. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở đó. Lúc ấy có trưởng giả Cù-sư-la đến chỗ Tôn giả A-nan, cúi đầu đảnh lễ Tôn giả, rồi ngồi lui qua một bên, thưa Tôn giả A-nan: “Thưa Tôn giả A-nan, thế nào gọi là vị thuyết pháp trong thế gian? Sao gọi là thiện hướng trong thế gian<註 n="504"/>365? Sao gọi là thiện đáo trong thế gian<註 n="505"/>366?” Tôn giả A-nan bảo trưởng giả Cù-sư-la: “Bây giờ, tôi hỏi ông, tùy ý đáp câu hỏi của tôi. Này Trưởng giả, ý ông nghó sao, nếu có vị thuyết pháp để điều phục tham dục, điều phục sân nhuế, điều phục ngu si, được gọi là vị thuyết pháp trong thế gian không?” Trưởng giả đáp: “Thưa Tôn giả A-nan, nếu có vị thuyết pháp để điều phục tham dục, điều phục sân nhuế, điều phục ngu si, vị ấy được gọi là vị thuyết pháp trong thế gian.” Tôn giả A-nan lại hỏi trưởng giả: “Ý ông nghó sao, nếu trong đời có vị hướng đến điều phục tham dục, điều phục sân nhuế, điều phục ngu si, đó gọi là vị thiện hướng trong thế gian. Nếu trong đời có vị đã điều phục tham dục, sân nhuế, ngu si, vị đó gọi là thiện đáo hay chẳng phải?” Trưởng giả đáp: “Thưa Tôn giả A-nan, nếu trong đời có vị đã điều phục tham dục không dư tàn; điều phục sân nhuế, ngu si không dư tàn, vị đó gọi là thiện đáo.” Tôn giả A-nan nói: “Tôi thử hỏi ông, ông đã chân thật trả lời nghóa ấy như vậy, ông nên ghi nhận giữ gìn.” Trưởng giả Cù-sư-la sau khi nghe những gì Tôn giả A-nan chỉ dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ rồi lui ra.  <詞 id="34827156">Kinh 563. Ni-kiền<註 n="506"/>367 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại giảng đường Trùng các, bên bờ ao Di-hầu, nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở đó. Lúc ấy có Vô Úy người Ly-xa<註 n="507"/>368 là đệ tử của Ni-kiền và Thông Minh đồng tử<註 n="508"/>369 người Ly-xa là đệ tử của A-kỳ-tỳ<註 n="509"/>370, cả hai cùng đi đến chỗ Tôn giả A-nan, cùng nhau ân cần hỏi thăm xong, rồi ngồi lui qua một bên. Khi ấy, Ly-xa Vô Úy nói với Tôn giả A-nan: “Thầy tôi Ni-kiền Tử đã diệt trừ pháp thiêu đốt<註 n="510"/>371, thanh tịnh siêu xuất, đã vì các đệ tử nói đạo lý như vầy: Nghiệp của đời trước, do thực hành khổ hạnh nên chắc chắn có thể được trút bỏ<註 n="511"/>372; thân nghiệp chẳng tạo tác, chặt đứt cầu đò, trong đời vị lai, không còn các lậu, các nghiệp vónh viễn đoạn tận. Vì nghiệp đã vónh viễn đoạn tận nên các khổ vónh viễn chấm dứt; vì khổ vónh viễn chấm dứt nên cứu cánh biên tế khổ. Thưa Tôn giả A-nan, nghóa này như thế nào?” Tôn giả A-nan bảo Vô-úy: “Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bâïc Tri giả, Kiến giả, nói ba thứ đạo dứt lìa sự thiêu đốt, thanh tịnh siêu xuất<註 n="512"/>373, bằng nhất thừa đạo mà thanh tịnh chúng sanh, lìa ưu bi, vượt qua khổ não, được pháp chân như<註 n="513"/>374.Những gì là ba? Như vậy, Thánh đệ tử sống an trụ trong tịnh giới, thọ trì Ba-la-đề-mộc-xoa, oai nghi đầy đủ, tín nơi các tội lỗi mà sanh ý tưởng sợ hãi<註 n="514"/>375.Giữ gìn tịnh giới đầy đủ như vậy; nghiệp cũ dần dần trút sạch, ngay trong hiện tại được lìa nhiệt não, không đợi thời tiết, chứng đắc Chánh pháp, quán sát thông đạt bằng sự hiện thấy, tự giác ngộ bằng trí tuệ<註 n="515"/>376.Này trưởng giả Ly-xa, đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bâïc Tri giả, Kiến giả, nói ba thứ đạo dứt lìa sự thiêu đốt, thanh tịnh siêu xuất, bằng nhất thừa đạo mà thanh tịnh chúng sanh, lìa ưu bi, vượt qua khổ não, được pháp chân như.” Lại nữa Vô Úy, với tịnh giới đã đầy đủ như thế, mà ly dục, lìa pháp ác bất thiện… cho đến, chứng và an trụ đệ Tứ thiền. Đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác nói lìa nhiệt não được pháp như thật. Lại có tam-muội chánh thọ, đối với Khổ Thánh đế này biết như thật: Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo Thánh đế biết như thật. Thành tựu một cách đầy đủ tâm trí tuệ như thế, nghiệp mới chẳng tạo, nghiệp cũ dần dần dứt sạch, ngay trong hiện tại được lìa nhiệt não, không đợi thời tiết, chứng đắc Chánh pháp, quán sát thông đạt bằng sự hiện thấy, tự giác ngộ bằng trí tuệ<註 n="516"/>377.Này trưởng giả Ly-xa, đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bâïc Tri giả, Kiến giả, nói ba thứ đạo dứt lìa sự thiêu đốt, thanh tịnh siêu xuất, bằng nhất thừa đạo mà thanh tịnh chúng sanh, lìa ưu bi, vượt qua khổ não, được pháp như thật.” Bấy giờ, đệ tử của Ni-kiền Tử là Ly-xa Vô Úy, im lặng trong giây lâu. Đệ tử của A-kỳ-tỳ là Ly-xa Thông Minh lặp lại với Vô Úy rằng: “Lạ thay, Vô Úy! Sao im lặng như vậy? Pháp được khéo giảng nói bởi Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là đấng Tri giả, Kiến giả, ông nghe mà không tùy hỷ chăng?” Ly-xa Vô Úy đáp: “Vì tôi đang suy nghó nghóa ấy nên im lặng. Ai nghe pháp được khéo giảng nói bởi Thế Tôn Sa-môn Cù-đàm, mà không tùy hỷ? Nếu có người nào nghe pháp được khéo giảng nói bởi Thế Tôn Sa-môn Cù-đàm mà không tùy hỷ thì đó là kẻ ngu si, sẽ lâu dài cam chịu khổ quả, không phải nghóa lợi, không phải hữu ích.” Bấy giờ, đệ tử của Ni-kiền Tử là Ly-xa Vô Úy và đệ tử của A-kỳ-tỳ là Ly-xa Thông Minh nghe lại lời nói pháp của Phật do Tôn giả A-nan nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi.  <詞 id="34827157">Kinh 564. Tỳ-kheo-ni<註 n="517"/>378 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở đó. Lúc ấy có một Tỳ-kheo-ni khởi tâm nhiễm trước đối với Tôn giả A-nan, sai người đến thưa Tôn giả A-nan: “Thân con bị bệnh khổ, xin Tôn giả thương xót đến thăm.” Tôn giả A-nan sáng sớm đắp y mang bát đến chỗ Tỳ-kheo-ni kia. Tỳ-kheo-ni kia từ xa trông thấy Tôn giả A-nan đi đến, để thân thể lõa lồ nằm trên giường. Tôn giả A-nan từ xa trông thấy thân thể của Tỳ-kheo-ni liền thu nhiếp các căn, đứng xoay lưng lại. Tỳ-kheo-ni kia trông thấy Tôn giả A-nan thu nhiếp các căn, đứng xoay lưng lại, liền tự cảm thấy hổ thẹn. Cô đứng lên khoác lại y phục, trải tọa cụ, đón tiếp Tôn giả A-nan, mời ngồi, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả, rồi lui đứng sang một bên. Lúc ấy, Tôn giả A-nan liền vì Tỳ-kheo-ni này nói pháp: “Này cô, như cái thân này là do thức ăn uế tạp nuôi lớn, do kiêu mạn nuôi lớn, do ái nuôi lớn, do dâm dục nuôi lớn. Này cô, nương nơi thức ăn uế tạp thì nên dứt các thức ăn uế tạp. Nếu nương nơi kiêu mạn, thì nên dứt kiêu mạn. Nương nơi ái dục, hãy dứt ái dục. “Này cô, thế nào gọi là nương nơi thức ăn uế tạp thì dứt thức ăn uế tạp? Thánh đệ tử đối với sự ăn uống, phải xét lường, suy nghó mà ăn, không ăn với ý tưởng đắm đuối lạc thú, không ăn với ý tưởng kiêu mạn, không ăn với ý tưởng trau chuốt, không ăn với ý tưởng làm đẹp, mà chỉ vì duy trì thân, chỉ vì nuôi sống, vì trị cái bệnh đói khát, vì nhiếp thọ phạm hạnh, vì muốn làm dứt các cảm thọ cũ, các cảm thọ mới chẳng phát sanh, nuôi lớn theo tập quán cao thượng; hoặc lực, hoặc lạc, hoặc xúc nên trụ như thế. Thí như khách buôn dùng dầu tô hay dầu nấu đặc để bôi xe, không có ý tưởng nhiễm trước, không có ý tưởng kiêu mạn, không có ý tưởng trau chuốt, không ý tưởng làm đẹp mà chỉ vì chuyên chở. Lại như người bị bệnh ghẻ bôi dầu không ý tưởng nhiễm trước hay ưa thích, không ý tưởng kiêu mạn, không có ý tưởng trau chuốt, không có ý tưởng làm đẹp mà vì lành bệnh ghẻ. Như thế Thánh đệ tử xét lường mà ăn, không ăn với ý tưởng đắm đuối lạc thú, không ăn với ý tưởng kiêu mạn, không ăn với ý tưởng trau chuốt, không ăn với ý tưởng làm đẹp; mà chỉ vì duy trì thân, chỉ vì nuôi sống, vì trị cái bệnh đói khát, vì nhiếp thọ phạm hạnh, vì muốn làm dứt các cảm thọ cũ, các cảm thọ mới chẳng phát sanh, nuôi lớn theo tập quán cao thượng; hoặc lực, hoặc lạc, hoặc xúc, không lỗi lầm, trụ an ổn. Này cô, đó gọi là nương thức ăn thì dứt ăn. “Nương kiêu mạn thì dứt kiêu mạn. Thế nào là nương kiêu mạn thì dứt kiêu mạn? Thánh đệ tử nghe Tôn giả kia, hay đệ tử của Tôn giả kia, sạch hết các hữu lậu, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã xong, tự biết không còn tái sanh nữa.’ Nghe rồi liền nghó rằng: ‘Thánh đệ tử kia hết sạch hữu lậu, tự biết không còn tái sanh nữa. Còn ta ngày nay, vì sao không hết hữu lậu, vì sao không tự biết không còn tái sanh nữa?’ Ngay lúc đó chắc chắn sẽ có thể dứt các hữu lậu, tự biết không còn tái sanh nữa. Này cô, đó gọi là nương kiêu mạn thì dứt kiêu mạn. “Này cô, thế nào là nương ái thì dứt ái? Thánh đệ tử nghe Tôn giả kia, hay đệ tử của Tôn giả kia, hết sạch các pháp hữu lậu, tự biết không còn tái sanh nữa. Còn chúng ta sao chẳng hết hữu lậu, tự biết không còn tái sanh nữa. Ngay lúc ấy có thể dứt các hữu lậu tự biết không còn tái sanh nữa Này cô, đó gọi là nương ái thì ái dứt. Này cô, người không còn việc để làm, tức là người đã cắt đứt cầu đò, đoạn tuyệt dâm dục.” Khi Tôn giả A-nan nói pháp, Tỳ-kheo-ni xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Tỳ-kheo-ni ấy thấy pháp đắc pháp, giác pháp, nhập pháp, không còn hồ nghi, chẳng do người khác, đối với Chánh pháp luật tâm không sợ hãi. Tỳ-kheo-ni đến đảnh lễ dưới chân Tôn giả A-nan và thưa: “Ngày nay con xin phát lồ sám hối. Con ngu si, không tốt, làm ra chuyện xấu xa như thế. Nay ở nơi Tôn giả A-nan, con tự thấy lỗi lầm, tự biết lỗi, con xin phát lồ sám hối, mong Tôn giả thương xót.” Tôn giả A-nan bảo Tỳ-kheo-ni: “Bây giờ cô đã chân thật tự thấy tội, biết lỗi, ngu si, bất thiện. Cô tự biết đã tạo tội xấu xa. Cô tự biết, tự thấy và ăn năn lỗi lầm, ở đời vị lai sẽ được đầy đủ giới. Nay tôi nhận sự sám hối của cô, vì thương xót muốn khiến cô được tăng trưởng pháp lành trọn không thoái giảm. Vì sao? Vì nếu người tự thấy tội, tự biết tội, luôn sám hối thì ở đời vị lai sẽ được đầy đủ giới, pháp lành tăng trưởng, trọn không thoái giảm.” Sau khi Tỳ-kheo-ni này nghe Tôn giả A-nan nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827158">Kinh 565. Bà-đầu<註 n="518"/>379 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật cùng Tôn giả A-nan ở tại Kiều-trì<註 n="519"/>380, du hành trong nhân gian, đi đến rừng Thân-thứ<註 n="520"/>381, phía Bắc làng Bà-đầu<註 n="521"/>382. Bấy giờ các thiếu niên tại làng Bà-đầu nghe nói Tôn giả A-nan ở tại Kiều-trì, du hành trong nhân gian, đi đến rừng Thân-thứ, phía Bắc làng Bà-đầu, bèn kêu gọi nhau tập hợp lại, rồi cùng nhau đi đến chỗ Tôn giả A-nan, đảnh lễ Tôn giả, ngồi lui qua một bên. Lúc ấy Tôn giả A-nan bảo các thiếu niên: “Này các Hổ chủng<註 n="522"/>383, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, nói bốn thứ thanh tịnh<註 n="523"/>384: Giới thanh tịnh, Tâm thanh tịnh, Kiến thanh tịnh, Giải thoát thanh tịnh. “Thế nào là Giới thanh tịnh? Thánh đệ tử trụ nơi Ba-la-đề-mộc-xoa, giới tăng trưởng, oai nghi đầy đủ, đối với tội vi tế cũng sanh sợ hãi, giữ gìn các học giới, giới thân chưa trọn vẹn có thể làm cho đầy đủ hoàn toàn, đã đầy đủ rồi tùy thuận giữ gìn. Dục, tinh tấn phương tiện siêu xuất, siêng năng dũng mãnh, thân, tâm pháp luôn luôn nhiếp thọ<註 n="524"/>385; đó gọi là Giới tịnh đoạn. “Này các Hổ chủng? Thế nào là Tâm tịnh đoạn? Thánh đệ tử ly dục, lìa pháp ác bất thiện chứng và an trụ đệ Tứ thiền; định thân chưa đầy đủ thì làm cho được đầy đủ, đã đầy đủ rồi thì tùy thuận giữ gìn. Dục, tinh tấn, cho đến luôn luôn nhiếp thọ; đó gọi là Tâm tịnh đoạn<註 n="525"/>386.“Này các Hổ chủng, thế nào gọi là Kiến tịnh đoạn? Thánh đệ tử nghe Đại Sư nói pháp; với pháp được nói như vậy, như vậy, thì như vậy, như vậy mà nhập chánh quán như thật, như vậy, như vậy mà được hoan hỷ, được tùy hỷ, được theo Phật. “Lại nữa, Thánh đệ tử tuy chẳng nghe Đại Sư nói pháp, nhưng nghe từ bậc minh trí được các vị phạm hạnh tôn trọng. Nghe các vị phạm hạnh được tôn trọng nói như vậy, như vậy, thì như vậy, như vậy mà nhập chánh quán như thật, như vậy, như vậy mà được hoan hỷ, được tùy hỷ, có tín đối với Chánh pháp. “Lại nữa, Thánh đệ tử chẳng được nghe Đại Sư nói pháp, cũng chẳng nghe từ bậc minh trí được các vị phạm hạnh tôn trọng nói. Chỉ nghe những điều đã nghe và thọ trì trước kia, đọc đi đọc lại tập quen. Sau khi thọ trì những điều đã nghe trước kia mà đọc đi đọc lại như vậy, như vậy rồi, như vậy mà thâm nhập có tín đối với Chánh pháp. “Lại nữa Thánh đệ tử chẳng nghe Đại Sư nói pháp, cũng chẳng nghe từ bậc minh trí được các vị phạm hạnh tôn trọng nói lại, cũng chẳng có thể đọc lại những điều đã được thọ trì trước kia, nhưng với pháp đã được nghe trước kia mà nói rộng cho người khác; với pháp đã được nghe trước kia mà nói rộng cho người khác như vậy, như vậy rồi, như vậy mà thâm nhập có tín đối với Chánh pháp. “Lại nữa, Thánh đệ tử chẳng nghe Đại Sư nói pháp, cũng chẳng nghe từ bậc minh trí được các vị phạm hạnh tôn trọng nói lại, cũng chẳng có thể đọc lại những điều đã được thọ trì trước kia, cũng chẳng có thể với pháp đã được nghe trước kia mà nói rộng cho người khác; nhưng đối với pháp đã được nghe trước kia một mình ở chỗ vắng vẻ tư duy quán sát. Tư duy quán sát như vậy, như vậy rồi, như vậy mà thâm nhập có tín đối với Chánh pháp. “Như thế từ người khác được nghe, bên trong chánh tư duy. Đó gọi là chánh kiến chưa khởi khiến khởi; chánh kiến đã khởi làm cho rộng thêm. Đó gọi là tuệ thân<註 n="526"/>387 chưa đầy đủ làm cho đầy đủ; tuệ thân đã đầy đủ rồi, tùy thuận giữ gìn. Dục, tinh tấn, cho đến luôn luôn nhiếp thọ; đó gọi là Kiến tịnh đoạn<註 n="527"/>388.“Này các Hổ chủng, thế nào gọi là Giải thoát thanh tịnh đoạn? Thánh đệ tử đối với tâm tham mà vô dục được giải thoát; đối với tâm sân, si mà vô dục được giải thoát. Giải thoát như thế chưa đầy đủ khiến cho đầy đủ; đã đầy đủ rồi tùy thuận giữ gìn. Dục, tinh tấn, cho đến luôn luôn nhiếp thọ; đó gọi là Giải thoát tịnh đoạn<註 n="528"/>389.” Sau khi nghe Tôn giả A-nan chỉ dạy xong, các thiếu niên làng Bà-đầu, tùy hỷ, hoan hỷ, làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827159">Kinh 566. Na-già-đạt-đa (1)<註 n="529"/>390 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Am-la tại làng Am-la<註 n="530"/>391, cùng với các Tỳ-kheo Thượng tọa. Bấy giờ có trưởng giả Chất-đa-la<註 n="531"/>392 đến chỗ các Tỳ-kheo Thượng tọa, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Các Tỳ-kheo Thượng tọa vì trưởng giả Chất-đa-la nói pháp bằng nhiều hình thức, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Sau khi nói pháp bằng nhiều hình thức, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, các Thượng tọa ngồi im lặng. Trưởng giả Chất-đa-la liền cúi đầu đảnh lễ các Tỳ-kheo Thượng tọa, rồi đi đến phòng Tỳ-kheo Na-già-đạt-đa; đảnh lễ Tỳ-kheo Na-già-đạt-đa, rồi ngồi lui qua một bên. Tỳ-kheo Na-già-đạt-đa hỏi trưởng giả Chất-đa-la: “Có lời nói như vầy: Chi xanh<註 n="532"/>393 được phủ trắng<註 n="533"/>394 Xe một bánh lăn quay; Lìa kết, đến quán sát, Cắt dòng, chẳng còn trói. “Này Trưởng giả, bài kệ này có nghóa gì?” Trưởng giả Chất-đa-la thưa: “Tôn giả Na-già-đạt-đa, có phải Đức Thế Tôn nói bài kệ này không?” “Phải.” Chất-đa-la thưa Tôn giả Na-già-đạt-đa: “Xin Tôn giả im lặng chốc lát, tôi sẽ suy nghó ý nghóa này.” Sau một hồi im lặng suy nghó, Chất-đa-la nói với Tôn giả Na-già-đạt-đa: “Xanh nghóa là Giới<註 n="534"/>395.Phủ trắng<註 n="535"/>396 là giải thoát. Một bánh là thân niệm. Quay là quay ra. Xe là chỉ quán<註 n="536"/>397.Lìa kết<註 n="537"/>398, có ba thứ kết là tham, sân, si. A-la-hán kia đã dứt sạch các lậu, đã diệt, đã biến tri, đã cắt đứt rễ, như chặt ngọn cây đa-la không sanh trở lại nữa, đời vị lai thành pháp bất sanh. “Quán sát<註 n="538"/>399 nghóa là thấy. Đến, là người đến<註 n="539"/>400.“Cắt dòng<註 n="540"/>401, nghóa là dòng ái nơi sanh tử. Tỳ-kheo A-la-hán kia đã dứt sạch các lậu, đã diệt, đã biến tri, đã cắt đứt rễ, như chặt ngọn cây đa-la không sanh trở lại nữa, đời vị lai thành pháp bất sanh. “Chẳng còn trói<註 n="541"/>402, là ba hệ phược: tham dục phược, sân nhuế phược, ngu si phược. Tỳ-kheo A-la-hán kia đã dứt sạch các lậu, đã diệt, đã biến tri, đã cắt đứt rễ, như chặt ngọn cây đa-la không sanh trở lại nữa, đời vị lai thành pháp bất sanh. “Thế nên, này Tôn giả Na-già-đạt-đa, Thế Tôn nói bài kệ này: “Chi xanh được phủ trắng Xe một bánh lăn quay; Lìa kết, quán sát đến, Cắt dòng, chẳng còn trói.” “Thế Tôn nói bài kệ này, tôi đã phân biệt rồi.” Tôn giả Na-già-đạt-đa hỏi trưởng giả Chất-đa-la: “Ông đã nghe nghóa này trước rồi chăng?” “Thưa, không được nghe.” Tôn giả Na-già-đạt-đa nói: “Này Trưởng giả, ông được lợi ích tốt lành, ở nơi Phật pháp sâu xa này mà được thâm nhập bằng tuệ nhãn của Hiền thánh.” Trưởng giả Chất-đa-la sau khi nghe Tôn giả Na-già-đạt-đa nói xong, tùy hỷ, hoan hỷ, làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827160">Kinh 567. Na-già-đạt-đa (2)<註 n="542"/>403 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Am-la tại làng Am-la, cùng với các Tỳ-kheo Thượng tọa. Bấy giờ có trưởng giả Chất-đa-la đến chỗ các Tỳ-kheo Thượng tọa, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Các Tỳ-kheo Thượng tọa vì trưởng giả Chất-đa-la nói pháp bằng nhiều hình thức, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Sau khi nói pháp bằng nhiều hình thức, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, các Thượng tọa ngồi im lặng. Trưởng giả Chất-đa-la liền cúi đầu đảnh lễ các Tỳ-kheo Thượng tọa, rồi đi đến phòng Tỳ-kheo Na-già-đạt-đa; đảnh lễ Tỳ-kheo Na-già-đạt-đa, rồi ngồi lui qua một bên. Tỳ-kheo Na-già-đạt-đa hỏi trưởng giả Chất-đa-la: “Có vô lượng tâm tam-muội, vô tướng tâm tam-muội, vô sở hữu tâm tam-muội, không tâm tam-muội. Thế nào, trưởng giả, các pháp này vì có nhiều nghóa khác nhau nên có nhiều tên khác nhau, hay là chỉ có một nghóa mà có nhiều tên?” Trưởng giả Chất-đa-la hỏi Tôn giả Na-già-đạt-đa: “Các tam-muội này là do Thế Tôn nói hay Tôn giả tự ý nói?” Tôn giả Na-già-đạt-đa đáp: “Đây là do Thế Tôn nói.” Trưởng giả Chất-đa-la thưa Tôn giả Na-già-đạt-đa: “Xin cho tôi được suy nghó một chút nghóa này, rồi sẽ trả lời.” Sau giây lát suy nghó, trưởng giả nói với Tôn giả Na-già-đạt-đa: “Có pháp gồm nhiều nghóa, nhiều câu, nhiều vị khác nhau, có pháp chỉ một nghóa mà nhiều vị.” Tôn giả Na-già-đạt-đa lại hỏi trưởng giả: “Thế nào là có pháp nhiều nghóa, nhiều câu, nhiều vị khác nhau?” Trưởng giả Chất-đa-la đáp: “Vô lượng tâm tam-muội<註 n="543"/>404, nghóa là tâm của Thánh đệ tử câu hữu với từ, không oán, không hận, không sân, khoan dung, rộng lớn, tu tập vô lượng, duyên khắp mọi phương. Cũng thế phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư, trên dưới tất cả tâm câu hữu với từ, không oán, không hận, không sân, khoan dung, rộng lớn, tu tập vô lượng, sung mãn khắp mọi phương, duyên khắp tất cả thế gian mà an trú. Đó gọi là vô lượng tâm tam-muội. “Thế nào là vô tướng tâm tam-muội<註 n="544"/>405? Thánh đệ tử đối với tất cả tướng đều không niệm tưởng, tự thân tác chứng vô tướng tâm tam-muội. Đó gọi là vô tướng tâm tam-muội. “Thế nào gọi là vô sở hữu tâm tam-muội<註 n="545"/>406? Thánh đệ tử vượt qua tất cả vô lượng thức nhập xứ, vô sở hữu, trụ vô sở hữu. Đó gọi là vô sở hữu tâm tam-muội. “Thế nào gọi là không tâm tam-muội<註 n="546"/>407? Thánh đệ tử, thế gian trống rỗng<註 n="547"/>408, quan sát như thật rằng thế gian trống rỗng, thường trụ, không biến đổi, chẳng phải ngã, chẳng phải ngã sở. Đó gọi là không tâm tam-muội. “Đó gọi là pháp gồm nhiều nghóa, nhiều câu, nhiều vị.” Tôn giả Na-già-đạt-đa hỏi trưởng giả: “Thế nào là pháp chỉ có một nghóa mà có nhiều vị?” “Thưa Tôn giả, tham là có lượng<註 n="548"/>409.Nếu vô tránh, là đệ nhất vô lượng<註 n="549"/>410.Nghóa là, tham là có tướng; nhuế, si là có tướng; vô tránh là vô tướng. Tham là sở hữu, sân nhuế là sở hữu, vô tránh là vô sở hữu. Lại nữa, vô tránh là trống không, không có tham, không có sân, không có si, trống không thường trụ chẳng biến đổi, không phải ngã, không phải ngã sở. Đó là pháp chỉ có một nghóa mà có nhiều vị.” Tôn giả Na-già-đạt-đa hỏi: “Thế nào, trưởng giả, nghóa này ông đã nghe trước rồi phải không? “Thưa Tôn giả con không nghe.” Tôn giả Na-già-đạt-đa lại bảo trưởng giả: “Này Trưởng giả, ông được lợi ích lớn, ở nơi Phật pháp sâu xa này mà được thâm nhập bằng tuệ nhãn của Hiền thánh.” Trưởng giả Chất-đa-la sau khi nghe Tôn giả Na-già-đạt-đa nói xong, tùy hỷ, hoan hỷ, làm lễ rồi lui. Sau khi trưởng giả nghe Tôn giả Na-già-đạt-đa nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827161">Kinh 568. Già-ma<註 n="550"/>411 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Am-la tại làng Am-la cùng với các Tỳ-kheo Thượng tọa. Bấy giờ, trưởng giả Chất-đa-la đến đảnh lễ các Tỳ-kheo Thượng tọa, rồi đến đảnh lễ Tỳ-kheo Già-ma<註 n="551"/>412, rồi ngồi lui qua một bên, thưa Tỳ-kheo Già-ma: “Hành, thế nào gọi là hành<註 n="552"/>413?” Tỳ-kheo Già-ma đáp: “Hành, nghóa là có ba hành: thân hành, khẩu hành và ý hành.” “Thế nào là thân hành, thế nào là khẩu hành, thế nào là ý hành?” “Này Trưởng giả, hơi thở ra vào là thân hành; có giác, có quán gọi là khẩu hành; tưởng, tư gọi là ý hành.” “Vì sao hơi thở ra vào gọi là thân hành; có giác, có quán<註 n="553"/>414 gọi là khẩu hành; có tưởng, tư<註 n="554"/>415 gọi là ý hành? Này Trưởng giả, hơi thở ra vào là pháp của thân, y nơi thân, thuộc nơi thân, nương nơi thân mà chuyển, do đó hơi thở ra vào gọi là thân hành. Vì có giác, có quán nên miệng nói năng, thế nên có giác, có quán gọi là khẩu hành. Tưởng, tư là ý hành. Nương nơi tâm, thuộc về tâm, y tâm mà chuyển, do đó tưởng, tư là ý hành.” Trưởng giả lại hỏi Tôn giả: “Giác, quán rồi phát ra miêïng nói, thế nên giác, quán thuộc về khẩu hành. Tưởng, tư là tâm sở pháp, nương nơi tâm, thuộc nơi tâm mà tưởng chuyển, thế nên tưởng, tư gọi là ý hành.” Trưởng giả lại hỏi Tôn giả có bao nhiêu pháp: Lúc người bỏ thân này, Thân xác nằm trên đất, Ném vào trong gò mả, Vô tâm như gỗ đá? Tôn giả đáp lại: Hơi ấm, thọ và thức, Lúc xả thân đều bỏ, Thân kia trong gò mả, Vô tri như gỗ đá. Trưởng giả lại hỏi Tôn giả: “Người chết và người nhập chánh thọ Diệt tận<註 n="555"/>416 có khác nhau không?” “– Xả thọ và hơi ấm, các căn hư hoại, thân mạng phân ly, đó gọi là chết. Người Diệt tận định, thân, khẩu, ý hành diệt, nhưng không xả thọ mạng, chẳng lìa hơi ấm, các căn không hoại, thân mạng thuộc nhau. Đó là tướng sai khác giữa người chết và người nhập Diệt tận định.” Trưởng giả lại hỏi Tôn giả: “Thế nào là nhập Diệt tận chánh thọ?” “– Trưởng giả, người nhập Diệt tận chánh thọ không nói, ‘ta đang nhập Diệt tận chánh thọ, ta sẽ nhập Diệt tận chánh thọ’. Nhưng trước đó đã làm phương tiện tắt dần như thế; như phương tiện từ trước, hướng đến nhập Diệt tận chánh thọ.” “Lúc nhập Diệt tận chánh thọ, trước hết diệt pháp gì, là diệt thân hành, khẩu hành hay ý hành?” “– Này Trưởng giả, người nhập Diệt tận chánh thọ trước hết diệt khẩu hành, kế đến thân hành, sau đó là ý hành.” Trưởng giả lại hỏi Tôn giả: “Thế nào là xuất Diệt tận chánh thọ?” Tôn giả đáp: “Trưởng giả, người xuất Diệt tận chánh thọ cũng không nghó rằng: ‘Ta nay xuất chánh thọ, ta sẽ xuất chánh thọ’. Nhưng trước kia đã tác thành tâm phương tiện; như tâm trước kia mà khởi.” “Khởi Diệt tận chánh thọ, pháp nào khởi trước, là thân hành, khẩu hành hay ý hành?” “– Này Trưởng giả, từ Diệt tận chánh thọ khởi, ý hành khởi trước, kế đến thân hành, rồi đến khẩu hành.” “Tôn giả, sự nhập Diệt tận định, thế nào là thuận xuôi, chảy xuôi, chảy sâu<註 n="556"/>417?” “– Này Trưởng giả, sự nhập Diệt tận chánh thọ thuận xuôi về viễn ly, chảy xuôi về viễn ly, chảy sâu về viễn ly; thuận xuôi về xuất ly, chảy xuôi về xuất ly, chảy sâu về xuất ly; thuận xuôi Niết-bàn, chảy xuôi Niết-bàn, chảy sâu vào Niết-bàn.” Trưởng giả lại hỏi Tôn giả: “Lúc trụ Diệt tận chánh thọ, được xúc bởi bao nhiêu xúc?” Tôn giả đáp: “– Này Trưởng giả, xúc bất động, xúc vô tướng, xúc vô sở hữu.” Trưởng giả lại hỏi Tôn giả: “Lúc nhập Diệt tận chánh thọ, tác thành bao nhiêu pháp?” Tôn giả đáp: “Này Trưởng giả, điều ấy nên hỏi trước, sao đến bây giờ mới hỏi? Nhưng tôi cũng nói cho ông biết. Tỳ-kheo nhập Diệt tận chánh thọ tu hai pháp: Chỉ và quán.” Sau khi trưởng giả Chất-đa-la nghe Tôn giả nói xong, tùy hỷ hoan hỷ làm lễ rồi đi.  <詞 id="34827162">Kinh 569. Lê-tê-đạt-đa (1)<註 n="557"/>418 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Am-la tại làng Am-la, cùng với các Tỳ-kheo Thượng tọa. Bấy giờ, có trưởng giả Chất-đa-la đến chỗ các Tỳ-kheo Thượng tọa, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Các Tỳ-kheo Thượng tọa vì trưởng giả Chất-đa-la nói pháp bằng nhiều hình thức, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Sau khi nói pháp bằng nhiều hình thức, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, các Thượng tọa ngồi im lặng. Trưởng giả Chất-đa-la liền rời khỏi chỗ ngồi, trịch vai áo bên phải, quỳ gối chắp tay thưa thỉnh các Thượng tọa: “Con cúi xin chư tôn nhận lễ cúng dường, bữa ăn đạm bạc của con.” Khi ấy các Thượng tọa im lặng nhận lời. Trưởng giả biết các Thượng tọa đã im lặng nhận lời mời, vội vã đảnh lễ rồi lui. Về nhà, sửa soạn các thứ đồ ăn thức uống, trải chỗ ngồi. Sáng sớm, sai người đến báo đã đến giờ. Các Thượng tọa đều đắp y mang bát đến nhà trưởng giả, ngồi vào chỗ ngồi dọn sẵn. Trưởng giả cúi đầu đảnh lễ các Thượng tọa, rồi ngồi lui qua một bên thưa rằng: “Thưa các Thượng tọa, gọi là đa dạng giới<註 n="558"/>419.Vậy thế nào là đa dạng giới?” Bấy giờ, các Thượng tọa im lặng. Ba lần thưa như vậy. Lúc ấy Tôn giả Lê-tê-đạt-đa<註 n="559"/>420 ngồi hạ tọa trong chúng, thưa với các Tỳ-kheo Thượng tọa: “Thưa các Tôn giả, con muốn đáp câu hỏi của trưởng giả này.” Các Thượng tọa đáp: “Được.” Trưởng giả Chất-đa-la liền hỏi: “Thưa Tôn giả, đa dạng giới; những gì là đa dạng giới?” Lê-tê-đạt-đa đáp: “Này trưởng giả, nhãn giới khác, sắc giới khác, nhãn thức giới khác; nhó giới khác, thanh giới khác, nhó thức giới khác; tỷ giới khác, hương giới khác, tỷ thức giới khác; thiệt giới khác, vị giới khác, thiệt thức giới khác; thân giới khác, xúc giới khác, thân thức giới khác; ý giới khác, pháp giới khác, ý thức giới khác. Như vậy, Trưởng giả, đó gọi là đa dạng giới.” Bấy giờ, trưởng giả Chất-đa-la đem các thứ thức ăn ngon lành, tinh khiết cúng dường. Sau khi chúng Tăng thọ thực, súc miệng, cất y bát xong, trưởng giả Chất-đa-la trải một chỗ ngồi thấp ở trước các Thượng tọa để nghe pháp. Các Thượng tọa vì trưởng giả nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, sau đó các Thượng tọa rời chỗ ngồi mà đi. Dọc đường các Thượng tọa nói với Lê-tê-đạt-đa: “Lành thay, lành thay! Tỳ-kheo Lê-tê-đạt-đa, ông thật khéo biện tài và nói rất đúng lúc. Nếu ở trường hợp khác, ông cũng nên ứng đáp như vậy.” Các Thượng tọa sau khi nghe những lời của Lê-tê-đạt-đa, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827163">Kinh 570. Lê-tê-đạt-đa (2)<註 n="560"/>421 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Am-la tại làng Am-la cùng với chúng Tăng gồm các Tỳ-kheo Thượng tọa. Bấy giờ, trưởng giả Chất-đa-la đến chỗ các Thượng tọa, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, thưa các Thượng tọa: “Theo cái thấy của thế gian, có người nói có ngã, hoặc nói chúng sanh, hoặc nói thọ mạng, hoặc nói việc tốt xấu ở thế gian. Thế nào, thưa Tôn giả, có sở kiến khác nhau đó là do gốc gì, tập gì, sanh gì, chuyển gì<註 n="561"/>422?” Các Thượng tọa im lặng chẳng đáp. Được hỏi ba lần như vậy, các Thượng tọa vẫn im lặng. Bấy giờ, có Tỳ-kheo hạ tọa là Lê-tê-đạt-đa thưa với các Thượng tọa: “Thưa các Thượng tọa, con muốn đáp câu hỏi của Trưởng giả này.” Các Thượng tọa bảo: “Khéo đáp được thì đáp.” Trưởng giả liền hỏi Tôn giả Lê-tê-đạt-đa: “Những sở kiến của thế gian do gốc gì, tập gì, sanh gì, chuyển gì?” Tôn giả Lê-tê-đạt-đa đáp: “Này Trưởng giả, những gì là sở kiến của thế gian, hoặc nói có ngã, hoặc nói chúng sanh, hoặc nói thọ mạng, hoặc nói việc tốt xấu của thế gian; các sở kiến ấy đều lấy thân kiến làm gốc, thân kiến tập, thân kiến sanh, thân kiến chuyển.” Trưởng giả lại hỏi: “Thế nào là thân kiến<註 n="562"/>423?” Tôn giả đáp: “Này Trưởng giả, phàm phu ngu si không học thấy sắc là ngã, sắc khác ngã, ngã ở trong sắc, sắc ở trong ngã; thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, thức khác ngã, thức ở trong ngã, ngã ở trong thức. Này Trưởng giả, đó gọi là thân kiến.” Trưởng giả lại hỏi Tôn giả: “Làm thế nào để không có thân kiến này?” Tôn giả đáp: “Này Trưởng giả, đa văn Thánh đệ tử chẳng thấy sắc là ngã, chẳng thấy sắc khác ngã, chẳng thấy sắc trong ngã, ngã trong sắc<註 n="563"/>424; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, chẳng thấy thức khác ngã, chẳng thấy thức trong ngã, ngã trong thức; đó gọi là không có thân kiến.” “Cha của Tôn giả tên gì? Sanh ở đâu?” “Tôi sanh ở phía sau nhà trưởng giả.” Trưởng giả Chất-đa-la bảo Tôn giả Lê-tê-đạt-đa: “Hai cụ thân sanh của con và Tôn giả vốn là chỗ quen biết.” Tôn giả Lê-tê-đạt-đa đáp: “Vâng, đúng như thế.” Trưởng giả Chất-đa-la bảo Lê-tê-đạt-đa: “Nếu Tôn giả ở trong vườn Am-la này, suốt đời con xin cúng dường y phục, thức ăn và thuốc men.” Tôn giả Lê-tê-đạt-đa im lặng nhận lời. Vì Tôn giả Lê-tê-đạt-đa đã nhận sự cúng dường rồi nên thường bị chướng ngại, lâu ngày không đến chỗ Thế Tôn. Bấy giờ, các Thượng tọa vì trưởng giả Chất-đa-la nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Sau khi được sự khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, trưởng giả Chất-đa-la tùy hỷ hoan hỷ làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827164">Kinh 571. Ma-ha-ca<註 n="564"/>425 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Am-la tại làng Am-la, cùng chúng Tăng gồm các vị Tỳ-kheo Thượng tọa. Bấy giờ trưởng giả Chất-đa-la đến chỗ các Thượng tọa, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, thưa với các Thượng tọa: “Xin thỉnh các Tôn giả nhận lời mời của con đến trại bò<註 n="565"/>426 thọ thực.” Các Thượng tọa im lặng nhận lời mời. Trưởng giả Chất-đa-la biết các Thượng tọa im lặng nhận lời rồi, liền vội vàng trở về nhà. Suốt đêm trưởng giả chuẩn bị đầy đủ các thứ đồ ăn thức uống, sáng sớm sắp xếp chỗ ngồi, rồi sai người đến thưa với các Thượng tọa biết đã đến giờ. Các Thượng tọa đắp y mang bát đến nhà trưởng giả Chất-đa-la trong thôn trại bò. Khi đã ngồi xong, trưởng giả Chất-đa-la tự tay dâng các thứ đồ ăn thức uống cúng dường. Sau khi các Thượng tọa thọ trai, súc miệng, rửa bát xong, trưởng giả Chất-đa-la trải một chỗ ngồi thấp trước các Thượng tọa để nghe pháp. Bấy giờ, các Thượng tọa vì trưởng giả mà nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Sau khi khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, các Thượng tọa rời chỗ ngồi đứng dậy ra đi. Trưởng giả Chất-đa-la cũng đi theo sau. Các Thượng tọa vì ăn mật, tô, lạc, quá no, lúc ấy vào tháng cuối xuân, trời nóng bức, nên đi đường rất mệt nhọc. Bấy giờ có Tỳ-kheo hạ tọa tên là Ma-ha-ca<註 n="566"/>427 thưa với các vị Thượng tọa: “Hôm nay trời quá oi bức, con muốn nổi mây mưa và gió mát có được không?” Các Thượng tọa đáp: “Ngươi có thể làm như vậy thì tốt lắm.” Ma-ha-ca liền nhập tam-muội, bằng chánh thọ như vậy<註 n="567"/>428, liền khi đó mây nổi, mưa nhẹ và gió mát từ bốn phương thổi tới. Đến cửa tinh xá, Tôn giả Ma-ha-ca hỏi các Thượng tọa: “Việc làm này có thể dừng lại được chưa?” Các Thượng tọa đáp: “Hãy dừng đi.” Lúc ấy, Ma-ha-ca liền ngưng thần thông, rồi trở về phòng riêng. Trong khi đó trưởng giả Chất-đa-la nghó thầm: Vị Tỳ-kheo tối hạ tọa mà có thể có sức thần thông lớn như thế, huống chi là các bậc trung tọa, thượng tọa. Nghó như thế liền đảnh lễ chân các Tỳ-kheo Thượng tọa, rồi đi theo Tỳ-kheo Ma-ha-ca đến phòng của Tỳ-kheo này, làm lễ Tôn giả Ma-ha-ca, rồi ngồi lui qua một bên thưa: “Thưa Tôn giả, con muốn được thấy sự hóa hiện thần túc siêu quá người thường của Tôn giả<註 n="568"/>429.” Tôn giả Ma-ha-ca nói: “Trưởng giả chớ nên thấy, sẽ sợ hãi!” Ba lần thỉnh, ba lần Tôn giả đều từ chối. Trưởng giả lại thỉnh nữa: “Xin Tôn giả cho xem thần thông biến hóa.” Tôn giả Ma-ha-ca bảo trưởng giả: “Thôi ông hãy ra ngoài, lấy cỏ khô và củi gom lại một đống, rồi đem tấm đệm trùm lên trên.” Trưởng giả Chất-đa-la y theo lời dạy của Tôn giả, ra ngoài gom củi thành đống, rồi đến thưa Tôn giả: “Đống củi đã có và con đã phủ lên bằng một tấm đệm.” Tôn giả Ma-ha-ca liền nhập tam-muội hỏa quang, từ lỗ trống then cửa phát ra ngọn lửa. Lửa đốt trụi đống củi, chỉ có tấm đệm trắng không cháy. Tôn giả bảo trưởng giả: “Nay ông thấy không?” “Đã thấy, thưa Tôn giả, thật là kỳ diệu!” Tôn giả Ma-ha-ca bảo trưởng giả: “Ông nên biết, đây đều do không buông lung làm gốc, không buông lung mà tập khởi, không buông lung mà sanh, không buông lung mà chuyển. Do không buông lung nên được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Trưởng giả, thế nên việc này cùng với công đức khác, tất cả đều do không buông lung làm gốc, không buông lung mà tập khởi, không buông lung mà sanh, không buông lung mà chuyển. Do không buông lung nên được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và những pháp đạo phẩm khác.” Trưởng giả Chất-đa-la thưa với Tôn giả Ma-ha-ca: “Xin Tôn giả ở luôn trong rừng này, con sẽ trọn đời cúng dường y phục, thức ăn và thuốc men tùy bệnh.” Tôn giả Ma-ha-ca vì có việc phải đi nên không nhận lời mời của trưởng giả. Trưởng giả Chất-đa-la nghe pháp xong, tùy hỷ, hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng lên làm lễ rồi đi. Tôn giả Ma-ha-ca không muốn làm cho người cúng dường lợi dưỡng trở thành tội chướng, nên Tôn giả vội vã từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi không trở lại.  <詞 id="34827165">Kinh 572. Hệ<註 n="569"/>430 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Am-la, cùng số đông các vị Tỳ-kheo Thượng tọa. Bấy giờ các Tỳ-kheo Thượng tọa tụ tập ở nhà ăn, cùng bàn luận như sau: “Các vị nghó thế nào, mắt trói buộc sắc chăng? Sắc trói buộc mắt chăng? Cũng thế, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với xúc, ý với pháp, là ý trói buộc chăng? Hay pháp trói buộc ý?” Trong khi đó, trưởng giả Chất-đa-la đang đi lo công việc, ngang qua tinh xá, trông thấy các Tỳ-kheo Thượng tọa tụ tập tại nhà ăn, liền đến trước đảnh lễ các Thượng tọa và thưa hỏi: “Chư Tôn giả tụ tập tại nhà ăn đang bàn luận điều gì vậy?” Các Thượng tọa đáp: “Này Trưởng giả, chúng tôi hôm nay tụ tập tại nhà ăn này, bàn luận rằng: Có phải mắt trói buộc sắc, hay sắc trói buộc mắt? Cũng như vậy, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với xúc, ý với pháp, là ý trói buộc chăng? Hay pháp trói buộc ý?” Trưởng giả hỏi: “Thưa các Tôn giả, các Tôn giả sẽ nói thế nào về nghóa này?” Các Thượng tọa nói: “Còn đối với trưởng giả, ông nghó sao?” Trưởng giả thưa các Thượng tọa: “Theo ý con, mắt chẳng trói buộc sắc, chẳng phải sắc trói buộc mắt; cho đến chẳng phải ý trói buộc pháp, chẳng phải pháp trói buộc ý. Nhưng ở khoảng giữa có dục tham<註 n="570"/>431, theo đó mà trói buộc. Ví như hai con bò, một đen, một trắng, mang cái ách. Có người hỏi: bò đen trói buộc bò trắng hay bò trắng trói buộc bò đen? Hỏi như thế có đúng không?” Các Thượng tọa đáp: “Này Trưởng giả, hỏi như thế không đúng. Vì sao? Vì chẳng phải bò đen trói buộc bò trắng và cũng không phải bò trắng trói buộc bò đen. Cái ách kia là vật trói buộc cả hai.” “Cũng vậy, thưa các Tôn giả, chẳng phải mắt trói buộc sắc, chẳng phải sắc trói buộc mắt cho đến không phải ý trói buộc pháp, không phải pháp trói buộc ý, nhưng ở giữa đó, tham dục là sự trói buộc.” Trưởng giả Chất-đa-la nghe các Tỳ-kheo Thượng tọa nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827166">Kinh 573. A-kỳ-tỳ-ca<註 n="571"/>432 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Am-la. Bấy giờ có ngoại đạo A-kỳ-tỳ-ca<註 n="572"/>433, là chỗ thân hậu của tiên nhân của trưởng giả Chất-đa-la, đi đến chỗ Chất-đa-la, cùng nhau chào hỏi ân cần, rồi đứng một bên. Trưởng giả Chất-đa-la hỏi ngoại đạo A-kỳ-tỳ-ca: “Nhân giả xuất gia được bao lâu rồi?” “Trưởng giả, tôi xuất gia đến nay đã hơn hai mươi năm<註 n="573"/>434.” Trưởng giả Chất-đa-la hỏi: “Nhân giả xuất gia đã hơn hai mươi năm, có được pháp siêu quá người thường<註 n="574"/>435, tột cùng tri kiến và an lạc trụ không?” A-kỳ-tỳ-ca đáp: “Này Trưởng giả, tuy tôi đã xuất gia hơn hai mươi năm mà chẳng được pháp siêu quá người thường, tột cùng tri kiến và an lạc trụ. Chỉ có lõa hình, nhổ tóc, khất thực, du hành trong nhân gian, nằm trên tro đất.” Trưởng giả Chất-đa-la bảo: “Đây không phải là pháp luật đúng danh xưng. Đây là ác tri kiến; chẳng phải là con đường xuất yếu, chẳng gọi là Đẳng giác, chỗ chẳng đáng khen ngợi, chẳng có thể nương tựa. Luống gọi là người xuất gia hơn hai mươi năm, lõa hình, nhổ tóc, du hành khất thực trong nhân gian, nằm trên tro đất.” A-kỳ-tỳ-ca hỏi trưởng giả Chất-đa-la: “Ông làm đệ tử của Sa-môn Cù-đàm đã được bao lâu?” Trưởng giả Chất-đa-la đáp: “Tôi làm đệ tử của Thế Tôn hơn hai mươi năm.” Lại hỏi trưởng giả Chất-đa-la: “Ông là đệ tử của Sa-môn Cù-đàm đã hơn hai mươi năm, có được pháp siêu quá người thường, tột cùng tri kiến và an lạc trụ không?” Trưởng giả Chất-đa-la đáp: “Ông nên biết, trưởng giả Chất-đa-la sẽ không còn thọ sanh vào bào thai nữa, không còn tăng thêm mồ mả, không còn sanh khởi từ khí huyết. Như Thế Tôn nói: ‘Năm hạ phần kết sử, Ta không còn thấy một kết nào mà không đoạn. Nếu có một kết nào chưa đoạn, sẽ còn trở lại sau đời này’.” Trong lúc trưởng giả nói như vậy, A-kỳ-tỳ-ca càng thêm buồn bã, than thở rơi lệ, lấy áo lau mặt và nói với trưởng giả Chất-đa-la: “Tôi phải tính sao bây giờ?” Trưởng giả Chất-đa-la đáp: “Nếu ông có thể ở trong Chánh pháp luật xuất gia, tôi sẽ cung cấp y bát và những vật cần thiết.” A-kỳ-tỳ-ca suy nghó giây lát, rồi nói với trưởng giả Chất-đa-la: “Tôi nay tùy theo anh, xin chỉ dạy tôi việc cần làm.” Trưởng giả Chất-đa-la liền đưa A-kỳ-tỳ-ca đế chỗ các Thượng tọa, rồi ngồi lui qua một bên, thưa các Tỳ-kheo Thượng tọa: “A-kỳ-tỳ-ca này là chỗ thân hậu của tiên nhân của con, ngày nay xin được xuất gia làm Tỳ-kheo. Mong các Thượng tọa độ cho xuất gia. Con sẽ cung cấp y bát và các vật dụng cần thiết.” Các Thượng tọa liền cho xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa. Xuất gia xong, A-kỳ-tỳ-ca suy nghó những lý do mà người thiện nam cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, xuất gia tăng tiến học đạo, tịnh tu phạm hạnh, đắc quả A-la-hán.  <詞 id="34827167">Kinh 574. Ni-kiền<註 n="575"/>436 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Am-la tại làng Am-la, cùng các vị Tỳ-kheo Thượng tọa. Bấy giờ có Ni-kiền Nhã-đề Tử<註 n="576"/>437 cùng với năm trăm quyến thuộc đi đến rừng Am-la, muốn dụ trưởng giả Chất-đa-la làm đệ tử. Trưởng giả Chất-đa-la nghe tin Ni-kiền Nhã-đề Tử cùng với năm trăm quyến thuộc đến rừng Am-la muốn dụ mình làm đệ tử. Sau khi nghe như vậy rồi, ông liền đi đến chỗ Ni-kiền Nhã-đề Tử. Hai bên cùng nhau chào hỏi, rồi mỗi người ngồi lui qua một bên. Bấy giờ Ni-kiền Nhã-đề Tử nói với trưởng giả Chất-đa-la: “Ông có tin Sa-môn Cù-đàm được tam-muội không giác không quán<註 n="577"/>438 chăng<註 n="578"/>439?” Trưởng giả Chất-đa-la đáp: “Tôi không vì tin mà đến đây<註 n="579"/>440.” A-kỳ-tỳ-ca<註 n="580"/>441 nói: “Này Trưởng giả, ông không quanh co, không dối trá, chất thực, bản chất chất trực. Này Trưởng giả, nếu người có thể dứt được hữu giác hữu quán, cũng có thể dùng dây buộc gió; hoặc người dứt hữu giác hữu quán, cũng có thể lấy một nắm đất ngăn được dòng nước sông Hằng. Ta trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, tri kiến thường sanh.” Trưởng giả Chất-đa-la hỏi Ni-kiền Nhã-đề Tử: “Tín được đặt trước hay trí được đặt trước? Tín và trí cái nào trước, cái nào hơn?” Ni-kiền Nhã-đề Tử đáp: “Tín nên đặt trước, sau đó có trí. Tín và trí so sánh nhau thì trí là hơn.” Trưởng giả Chất-đa-la nói với Ni-kiền Nhã-đề Tử: “Tôi đã cầu được dứt hữu giác hữu quán, nội tịnh, nhất, không giác không quán, có hỷ lạc do tam-muội sanh, chứng và an trụ đệ Nhị thiền. Ban ngày tôi cũng ở trong tam-muội này. Ban đêm tôi cũng ở trong tam-muội này. Có trí như vậy thì cần gì tin Thế Tôn!” Ni-kiền Nhã-đề Tử nói: “Ngươi quanh co, dối trá, không chất trực, bản chất không chất trực.” Trưởng giả Chất-đa-la nói: “Lúc nãy ông đã nói là tôi không quanh co, không dối trá, chất thực, bản chất chất trực, vì sao bây giờ lại nói là tôi quanh co, dối trá, không chất thực, bản chất không chất trực? Nếu như lời trước của ông là thật, thì lời sau là dối trá; hoặc lời sau thật thì lời trước dối trá! Trước ông đã nói: ‘Ta trong đi, đứng, nằm, ngồi tri kiến thường sanh, đối với trước sau, việc nhỏ như vậy mà còn không rõ thì làm sao biết được pháp siêu quá người thường, hoặc tri kiến, hoặc việc trụ an lạc?’” Trưởng giả lại hỏi Ni-kiền Nhã-đề Tử: “Có người hỏi một liền đáp một, cho đến hỏi mười đáp mười, ông có như vậy không? Nếu không hỏi một đáp một, hỏi mười đáp mười, mà đến rừng Am-la này hòng mong dụ dỗ tôi sao?” Ngay lúc ấy Ni-kiền Nhã-đề Tử nghẹn thở, lắc đầu, chắp tay chào và đi thẳng không nhìn lại.  <詞 id="34827168">Kinh 575. Bệnh tướng<註 n="581"/>442 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Am-la tại làng Am-la, cùng số đông các vị Tỳ-kheo Thượng tọa. Bấy giờ trưởng giả Chất-đa-la bị bệnh khổ, các thân thuộc vây quanh. Có nhiều vị trời đến chỗ trưởng giả Chất-đa-la, bảo rằng: “Này Trưởng giả, ông nên phát nguyện làm Chuyển luân vương.” Trưởng giả Chất-đa-la nói với chư Thiên: “Nếu làm Chuyển luân vương; kia cũng vô thường, khổ, không, vô ngã.” Rồi, các thân thuộc của trưởng giả bảo trưởng giả: “Ông nên buộc niệm lại! Ông nên buộc niệm lại!” Trưởng giả Chất-đa-la nói với thân thuộc: “Vì sao các ông dạy tôi phải buộc niệm lại?” Những người thân nói rằng: “Ông đã nói: Vô thường, khổ, không, vô ngã. Vì vậy nên chúng tôi bảo ông nên buộc niệm lại, buộc niệm lại!” Trưởng giả nói với các quyến thuộc: “Có chư Thiên đến chỗ tôi, nói với tôi: Ông nên phát nguyện được làm Chuyển luân Thánh vương, sẽ tùy nguyện đắc quả. Tôi liền đáp: Chuyển luân Thánh vương lại cũng vô thường, khổ, không, vô ngã.” Các quyến thuộc hỏi trưởng giả Chất-đa-la: “Chuyển luân vương có gì mà chư Thiên bảo ông mong cầu?” Trưởng giả đáp: “Chuyển luân vương đem chánh pháp cai trị, giáo hóa. Vì chư Thiên thấy phước lợi như vậy nên dạy tôi phát nguyện mong cầu.” Các quyến thuộc hỏi: “Nay ông dụng tâm như thế nào?” Trưởng giả đáp: “Này các thân quyến, ngày nay tâm tôi nguyện rằng chỉ không còn thọ sanh vào bào thai nữa, không thêm mồ mả, không thọ nhận huyết khí. Như Thế Tôn nói: Năm hạ phần kết sử, Ta không thấy có, không tự thấy một kết nào mà không đoạn. Nếu kết không đoạn thì còn sanh lại đời này.” Ngay lúc ấy Trưởng giả ngay từ giường nằm, ngồi kiết già, chánh niệm và nói kệ: Chứa thức ăn đã chứa, Rộng độ các hoạn nạn; Bố thí tăng ruộng phước, Vun trồng năm chủng lực. Vì mong muốn nghóa ấy, Người tục sống tại nhà. Ta điều được lợi này, Đã khỏi các thứ nạn. Điều thế gian nghe quen, Xa lìa các việc khó; Sanh vui, biết chút khó, Tùy thuận Đẳng Chánh Giác. Cúng dường người trì giới, Khéo tu các phạm hạnh; Lậu tận A-la-hán, Và ẩn só Thanh văn. Kiến siêu việt như vậy, Trên các cõi thù thắng; Thường làm người bố thí, Cuối cùng được quả lớn. Tập hành bố thí chúng, Cho các ruộng phước tốt; Nơi đời này mạng chung, Hóa sanh về cõi trời. Năm dục được đầy đủ, Tâm vô lượng mừng vui; Được báo vi diệu này, Vì không tâm keo bẩn; Thọ sanh ở nơi nào, Đều luôn được vui vẻ. Trưởng giả Chất-đa-la nói kệ này xong, liền mạng chung, sanh vào cõi Vô phiền nhiệt thiên. Bấy giờ Thiên tử Chất-đa-la nghó rằng: Ta không nên đình trú ở đây, mà nên đến Diêm-phù-đề lễ bái các Tỳ-kheo Thượng tọa. Trong khoảnh khắc nhanh như người lực só co duỗi cánh tay, dùng sức Thiên thần hiện đến rừng Am-la, phóng ánh sáng từ thân trời, chiếu sáng khắp rừng Am-la. Bấy giờ, có Tỳ-kheo nọ, ra khỏi phòng ban đêm đi kinh hành nơi đất trống, trông thấy ánh sáng kỳ diệu, chiếu khắp rừng cây, liền nói kệ: Sắc trời nào vi diệu, Trụ ở giữa hư không; Giống như núi vàng rực, Ánh sáng Diêm-phù-đàn? Thiên tử Chất-đa-la nói kệ đáp: Tôi là vua trời, người, Là đệ tử Cù-đàm; Trong rừng Am-la này, Trưởng giả Chất-đa-la. Nhờ tịnh giới đầy đủ, Hệ niệm tự tịch tịnh; Thân giải thoát đầy đủ, Thân trí tuệ cũng thế. Tôi biết pháp nên đến, Nhân giả cần nên biết; Nên nơi Niết-bàn kia, Pháp này pháp như vậy. Thiên tử Chất-đa-la nói kệ xong, liền biến mất. <卷 id="34827169">tạp a-hàm quyển 22 <詞 id="34827170">Kinh 576. Nan-đà lâm<註 n="582"/>443 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, thân tỏa hào quang chiếu sáng khắp rừng Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật: Chẳng ở rừng Nan-đà<註 n="583"/>444, Trọn chẳng được khoái lạc; Trong cung trời Đao-lợi, Được danh xưng Thiên đế. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Trẻ con<註 n="584"/>445, ngươi nào biết, Điều A-la-hán nói: Tất cả hành vô thường, Đấy là pháp sanh-diệt. Đã sanh rồi lại diệt, Tịch diệt cả là vui. Bấy giờ, Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chứng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt đời ân ái. Thiên tử này sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi liền biến mất.  <詞 id="34827171">Kinh 577. Câu tỏa<註 n="585"/>446 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa hào quang chiếu sáng khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Rồi, vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật: Bứt tất cả xiềng xích, Mâu-ni không có nhà; Sa-môn ham giáo hóa: Tôi chẳng nói ‘Lành thay!’ Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Tất cả loài chúng sanh, Thảy cùng ràng buộc nhau; Kia có người trí tuệ, Ai chẳng khỏi thương xót? Thiện Thệ vì thương xót, Thường dạy dỗ chúng sanh. Người thương xót chúng sanh, Đó là đúng như pháp. Thiên tử kia lại nói bài kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chứng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt đời ân ái. Thiên tử kia sau khi nghe Phật dạy, tùy hỷ hoan hỷ rồi liền biến mất.  <詞 id="34827172">Kinh 578. Tàm quý<註 n="586"/>447 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, cuối đêm đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa hào quang chiếu sáng khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Rồi, vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật: Thường tập lòng hổ thẹn, Thường có hạng người này; Hay xa lìa điều ác, Như ngựa khôn thấy roi. Bấy giờ, Thế Tôn nói bài kệ: Thường tập lòng hổ thẹn, Người này thật ít có; Hay xa lìa điều ác, Như ngựa lành thấy roi. Vị Thiên tử kia lại nói bài kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chứng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt đời ân ái. Thiên tử này sau khi nghe Phật nói kệ xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827173">Kinh 579. Bất tập cận<註 n="587"/>448 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa hào quang chiếu sáng khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Rồi, vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật: Chẳng gần gũi Chánh pháp, Ưa đắm các tà kiến;<註 n="588"/>449 Ngủ mê chẳng tự biết, Nhiều kiếp tâm sao ngộ? Bấy giờ Thế Tôn nói bài kệ trả lời: Chuyên tu nơi Chánh pháp, Xa lìa nghiệp bất thiện; Là La-hán lậu tận, San phẳng đời gập ghềnh<註 n="589"/>450.Thiên tử kia nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chứng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt đời ân ái. Thiên tử này sau khi Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ dưới chân rồi biến mất.  <詞 id="34827174">Kinh 580. Thiện điều<註 n="590"/>451 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa hào quang chiếu sáng khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Rồi, vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật: Nhờ pháp, khéo điều phục, Không đọa các tà kiến;<註 n="591"/>452 Tuy còn đắm ngủ say, Có thể tùy thời ngộ. Thế Tôn nói kệ đáp lại: Nếu nhờ pháp điều phục, Chẳng theo các tà kiến; Rốt ráo dứt vô tri, Hay vượt đời ân ái. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chứng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt đời ân ái. Thiên tử này sau khi nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân rồi biến mất.  <詞 id="34827175">Kinh 581. La-hán (1)<註 n="592"/>453 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa hào quang chiếu sáng khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật: Nếu Tỳ-kheo La-hán, Việc mình đã làm xong; Tất cả lậu dứt sạch, Mang thân tối hậu này, Xác định nói: ‘có ngã,’ Và nói: ‘ngã sở’ không?<註 n="593"/>454 Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp: Nếu Tỳ-kheo La-hán, Việc mình đã làm xong; Các hữu lậu đã sạch, Mang thân tối hậu này. Giả sử còn nói ngã, Ngã sở, cũng không lỗi. Thiên tử lại nói kệ đáp: Nếu Tỳ-kheo La-hán, Việc mình đã làm xong; Tất cả lậu hết sạch, Mang thân tối hậu này. Tâm nương nơi ngã mạn, Mà nói là có ngã; Và nói về ngã sở, Có nói như thế không? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Đã lìa nơi ngã mạn, Không còn tâm ngã mạn; Siêu việt ngã, ngã sở, Ta nói là lậu tận. Đối ngã, ngã sở kia, Tâm trọn chẳng chấp trước; Hiểu danh tự thế gian, Bình đẳng giả danh nói. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chứng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt đời ân ái. Thiên tử kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827176">Kinh 582. La-hán (2)<註 n="594"/>455 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa hào quang chiếu sáng khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật: Nếu Tỳ-kheo La-hán, Lậu tận, tối hậu thân; Có thể nói: ‘có ngã’, Và nói: ‘ngã sở’ chăng? Thế Tôn nói kệ đáp: Nếu Tỳ-kheo La-hán, Lậu tận, tối hậu thân; Cũng nói là có ngã, Và nói có ngã sở. Thiên tử kia lại nói kệ: Nếu Tỳ-kheo La-hán, Việc mình đã làm xong; Đã sạch các hữu lậu, Chỉ còn thân sau cùng. Sao còn nói có ngã, Và nói có ngã sở? Thế Tôn nói kệ đáp: Nếu Tỳ-kheo La-hán, Việc mình đã làm xong; Tất cả lậu hết sạch, Chỉ còn thân sau cùng. Ta nói sạch các lậu, Cũng chẳng chấp ngã sở; Hiểu danh tự thế gian, Bình đẳng giả danh nói. Thiên tử này nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827177">Kinh 583. Nguyệt Thiên tử<註 n="595"/>456 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có La-hầu-la A-tu-la vương<註 n="596"/>457 che Nguyệt Thiên tử<註 n="597"/>458.Lúc ấy các Nguyệt Thiên tử đều sợ hãi, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui sang một bên và nói kệ khen ngợi Phật: Nay lễ Tối Thắng Giác, Hay thoát tất cả chướng; Con nay gặp khổ não, Thế nên đến quy y. Chúng con Nguyệt Thiên tử, Quy y Đấng Thiện Thệ; Phật thương xót thế gian, Xin cứu thoát Tu-la. Thế Tôn liền nói kệ đáp: Phá tan mọi tăm tối, Ánh sáng chiếu hư không; Nay Tỳ-lô-giá-na<註 n="598"/>459, Bày ánh sáng thanh tịnh. La-hầu tránh hư không, Phóng bay nhanh như thỏ. A-tu-la La-hầu, Vội bỏ trăng trở về; Toàn thân tuôn mồ hôi, Kinh hoảng chẳng an ổn; Thần hôn, chí mê loạn, Giống như người bệnh nặng. Bấy giờ, có A-tu-la tên là Bà-tró<註 n="599"/>460 thấy A-tu-la La-hầu-la vội vàng bỏ mặt trăng trở về liền nói kệ: La-hầu A-tu-la, Bỏ trăng sao nhanh thế? Toàn thân tuôn mồ hôi, Như người bị bệnh nặng. A-tu-la La-hầu-la trả lời bằng bài kệ: Cù-đàm thuyết chú kệ; Nếu không nhanh bỏ trăng. Đầu vỡ làm bảy mảnh, Chịu khổ như sắp chết. A-tu-la Bà-tró lại nói bài kệ: Phật xuất hiện, hiếm có; An ổn cho thế gian. Ngài thuyết kệ khiến cho La-hầu bỏ mặt trăng. Phật nói kinh này rồi, bấy giờ Nguyệt Thiên tử sau khi những điều Phật thuyết, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827178">Kinh 584. Tộc bản<註 n="600"/>461 Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, thân tỏa hào quang chiếu sáng khắp rừng Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Vị Thiên tử kia nói kệ bạch Phật: Ngài có bản tộc chăng? Có tộc nối dõi chăng? Thân thuộc thảy đều không? Làm sao cởi trói buộc? <註 n="601"/>462 Thế Tôn trả lời bằng bài kệ: Ta không có tộc bản Cũng không tộc nối dõi; Thân thuộc cắt vónh viễn, Giải thoát mọi ràng buộc. Thiên tử lại nói kệ: Thế nào là tộc bản? Thế nào là dòng tộc? Thế nào có thân thuộc? Thế nào dây trói chắc? Bấy giờ, Thế Tôn trả lời bằng bài kệ: Mẹ, tộc bản của đời; Vợ là tộc nối dõi<註 n="602"/>463; Có con có thân thuộc; Ái là dây trói chặt. Rồi, Thiên tử kia lại nói kệ: Lành thay không dòng họ, Không sanh tộc cũng tốt; Lành thay không tương thuộc! Lành thay giải thoát buộc! Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử này nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827179">Kinh 585. Độc nhất trụ<註 n="603"/>464 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại tháp Ưu-la-đề-na của họ Thích<註 n="604"/>465. Bấy giờ Thế Tôn mới cạo râu tóc. Vào cuối đêm, Ngài ngồi kiết già, thân ngay, ý chánh, cột niệm ở trước mặt, lấy y trùm lên đầu. Bấy giờ bên tháp Ưu-la-đề-na có Thiên thần cư ngụ, phóng ánh sáng từ thân, chiếu khắp tinh xá, bạch Phật rằng: “Sa-môn lo buồn phải không?” Phật bảo Thiên thần: “Ta mất gì đâu?” Thiên thần lại hỏi: “Sa-môn hoan hỷ phải không?” Phật bảo Thiên thần: “Ta được gì đâu?” Thiên thần lại hỏi: “Sa-môn không lo buồn, không hoan hỷ phải không?” Phật bảo Thiên thần: “Đúng vậy! Đúng vậy!” Bấy giờ Thiên thần nói kệ: Vì lìa các phiền não, Vì chẳng có vui mừng; Làm sao sống một mình, Không bị buồn phá hoại? Thế Tôn nói kệ đáp: Giải thoát không ưu não, Cũng không có hoan hỷ; Buồn không thể phá hoại, Nên Ta sống một mình. Thiên thần này lại nói kệ: Làm sao không ưu não, Làm sao không hoan hỷ; Làm sao ngồi một mình, Không bị buồn phá hoại? Thế Tôn nói kệ đáp: Phiền não sanh hoan hỷ, Hoan hỷ sanh phiền não; Không não cũng không hỷ, Thiên thần nên gìn giữ. Thiên thần lại nói kệ: Lành thay! Không phiền não, Lành thay! Không hoan hỷ; Lành thay! Sống một mình, Không bị buồn phá hoại? Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên thần kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827180">Kinh 586. Lợi kiếm<註 n="605"/>466 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Thiên tử ấy nói kệ: Như gươm bén làm hại, Cũng như lửa cháy đầu; Đoạn trừ lửa tham dục, Chánh niệm cầu xa lìa. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Thí như gươm bén hại, Cũng như lửa cháy đầu; Đoạn trừ thân sau rốt<註 n="606"/>467, Chánh niệm cầu xa lìa. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử này nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu làm lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827181">Kinh 587. Thiên nữ<註 n="607"/>468 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, từ thân tỏa ánh sáng khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Thiên tử ấy nói kệ rằng: Các Thiên nữ vây quanh, Như chúng Tỳ-xá-chi<註 n="608"/>469; Trong rừng rậm si hoặc, Do đâu được ra khỏi? Thế Tôn nói kệ đáp: Đạo chánh trực bình đẳng, Phương thoát ly sợ hãi; Cỡi chiếc xe tịch mặc, Che kín bởi pháp tưởng<註 n="609"/>470. Tàm quý vòng dây cổ<註 n="610"/>471, Chánh niệm là dây buộc; Trí tuệ người đánh xe, Chánh kiến dẫn đường trước. Cỗ xe mầu nhiệm ấy, Cùng đưa cả nam nữ; Ra khỏi rừng sanh tử, Chóng đến nơi an lạc. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827182">Kinh 588. Tứ luân<註 n="611"/>472 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, từ thân tỏa ánh sáng khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật: Có bốn chuyển, chín cửa, Sống đầy đủ tham dục; Đắm chìm sâu trong bùn, Voi lớn làm sao ra? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Cắt dây dài ái hỷ, Tham dục cùng các ác; Nhổ gốc rễ ái dục, Hướng thẳng đến chỗ kia. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827183">Kinh 589. Đại phú<註 n="612"/>473 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử dung nhan tuyệt diệu, vào cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, từ thân tỏa ánh sáng khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật: Nước Lại-tra-bàn-đề, Có các khách buôn bán<註 n="613"/>474; Giàu có nhiều của cải, Tranh nhau mong làm giàu. Tìm cách cầu tài lợi, Như đốt lửa cháy bùng; Tâm tranh thắng như thế, Dục tham luôn dong ruổi. Thế nào nên dứt tham, Hết cần cầu thế gian. Thế Tôn nói kệ đáp: Bỏ tục sống không nhà, Vợ con cùng tiền của; Lìa dục, tham, sân, si, La-hán sạch các lậu. Chánh trí tâm giải thoát, Ái tận dứt phương tiện. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử kia nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827184">Kinh 590. Giác thụy miên<註 n="614"/>475 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thời quá khứ tại nước Câu-tát-la có các nhà buôn với năm trăm cỗ xe cùng đi buôn bán. Họ đi đến chỗ hoang mạc. Hoang mạc này có bọn cướp năm trăm tên, đuổi theo sau, lén tìm cơ hội cướp đoạt. Bấy giờ, nơi hoang mạc ấy có một Thiên thần đang ở bên đường. Thiên thần ấy nghó thầm: ‘Ta nên đi đến nước Câu-tát-la kia, chỗ các nhà buôn để hỏi nghóa lý. Nếu họ vui lòng cho ta được hỏi và giải thích, ta sẽ tìm cách khiến họ an ổn, được thoát khỏi nạn giặc cướp. Nếu họ không vui lòng với những câu hỏi của ta, ta sẽ bỏ mặc họ, như những Thiên thần khác.’ Sau khi suy nghó xong, Thiên thần ấy phóng ánh sáng chiếu khắp các cỗ xe của những nhà buôn và nói kệ: Ai đối thức lại ngủ, Ai đối ngủ lại thức; Người nào hiểu nghóa này, Ai hay vì tôi nói. Trong các nhà buôn đó có một Ưu-bà-tắc tin Phật, tin Pháp, tin Tỳ-kheo Tăng, nhất tâm hướng về Phật, Pháp, Tăng; quy y Phật, Pháp, Tăng. Vị ấy đối với Phật, Pháp, Tăng lìa nghi, đối với Khổ, Tập, Diệt, Đạo lìa nghi, thấy bốn Thánh đế, đắc quả hiện quán thứ nhất<註 n="615"/>476.Trong các nhà buôn cùng kết bạn đi đường đó, Ưu-bà-tắc kia vào khoảng cuối đêm ngồi thẳng suy nghó, cột niệm ở trước; đối với mười hai nhân duyên, quán sát thuận nghịch; nghóa là cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi; nghóa là duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập xứ, duyên lục nhập xứ có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, duyên lão có bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế thuần đại khổ tụ tập. Như vậy, vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì lão diệt, lão diệt thì bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não diệt. Như thế thuần đại khổ tụ diệt.” Vị Ưu-bà-tắc ấy suy nghó xong liền nói kệ: Đối người thức ta ngủ, Đối người ngủ ta thức; Ta hiểu rõ nghóa này, Nói rõ được cho người. Lúc ấy, Thiên thần hỏi Ưu-bà-tắc: “Thế nào là tỉnh thức ngủ mê, thế nào là ngủ mê tỉnh thức, thế nào là có thể biết, thế nào là có thể xác nhận?” Ưu-bà-tắc nói kệ: Tham dục và sân nhuế, Ngu si được lìa dục; A-la-hán lậu tận, Chánh trí tâm giải thoát. Vị ấy là thức tỉnh, Đối kia ta mê ngủ; Chẳng biết nhân sanh khổ, Và khổ nhân duyên tập. Đối tất cả khổ này, Dứt hết không còn sót; Lại chẳng biết Chánh đạo, Đưa đến nơi hết khổ. Như thế là đang ngủ, Đối kia ta lại thức; Như thế đối với ngủ, Như thế đối với thức. Khéo biết nghóa như thế, Như thế hay xác nhận. Thiên thần lại nói kệ: Lành thay! Ngủ trong thức, Lành thay! Thức trong ngủ; Lành thay! Khéo hiểu nghóa, Lành thay! Khéo xác nhận. Lâu xa nay mới thấy, Các anh em nên đến; Nhờ ân lực của người, Khiến cả bọn thương nhân, Được thoát khỏi giặc cướp; Đi theo đường an ổn. Như thế, các Tỳ-kheo ở nước Câu-tát-la và cả đám thương nhân theo đường đi an ổn, thoát khỏi nơi hoang vắng, nguy hiểm. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827185">Kinh 591.<註 n="616"/>477 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thời quá khứ, trên một hòn đảo, có một Ưu-bà-tắc đến nhà một Ưu-bà-tắc khác, cùng ngồi, cực lực chê bai dục như sau: ‘Dục này hư vọng, không thật, là pháp hư dối, như huyễn hóa, lừa gạt con nít.’ “Nói xong rồi trở về nhà mình, phóng túng theo ngũ dục. Tại nhà Ưu-bà-tắc này có Thiên thần đang trú ngụ. Vị Thiên thần này nghó thầm: ‘Ưu-bà-tắc này không hơn gì, chẳng khác gì các Ưu-bà-tắc khác; ngồi giữa đông người cực lực chê bai dục: ‘Dục này giả dối, không thật, là pháp giả dối, lừa gạt con nít.’ Rồi trở về nhà mình lại phóng túng theo năm dục. Bây giờ hãy giúp ông ta giác ngộ. Liền nói kệ rằng: Giữa đám đông tụ họp, Chê trách dục vô thường; Tự chìm trong ái dục, Như trâu lún bùn sâu. Ta xem trong hội kia, Các vị Ưu-bà-tắc; Đa văn hiểu rõ pháp, Gìn giữ giới thanh tịnh. Ngươi thấy kia vui pháp, Mà nói dục vô thường; Sao tự buông theo dục, Chẳng đoạn dứt tham ái? Vì sao vui thế gian, Nuôi vợ con quyến thuộc? Vị Thiên thần ấy khai thị cho Ưu-bà-tắc kia như thế. Ưu-bà-tắc đó được giác ngộ, liền cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, lòng tin chân chánh, không nhà xuất gia học đạo, tinh cần tu tập, dứt sạch hết các pháp hữu lậu, đắc quả A-la-hán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827186">Kinh 592. Tu-đạt<註 n="617"/>478 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà<註 n="618"/>479, nước Xá-vệ. Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Độc có chút việc đến thành Vương xá, ngủ đêm lại ở một nhà trưởng giả nọ. Ban đêm, nghe thấy gia chủ bảo với vợ con, tôi tớ, người giúp việc rằng: “Các người nên thức dậy, sửa soạn củi lửa, nấu cơm làm bánh, sửa soạn thức ăn ngon và trang hoàng nhà cửa.” Trưởng giả Cấp Cô Độc nghe vậy nghó thầm: ‘Người gia chủ này hôm nay làm gì đây? Hoặc là gả con gái, hay là cưới vợ cho con, hay là mời khách vua, quan?’ Suy nghó xong, liền hỏi gia chủ: “Ông làm gì? Có phải là gả con gái, hay cưới dâu, hoặc mời khách vua quan?” Gia chủ này trả lời ông Cấp Cô Độc : “Tôi không gả con, không cưới dâu, không mời khách vua quan gì cả, mà chỉ muốn thỉnh Phật và Tỳ-kheo Tăng để cúng dường.” Chưa bao giờ trưởng giả Cấp Cô Độc nghe danh tự Phật, mà nay được nghe lòng hết sức vui mừng, toàn thân rợn chân lông, vui mừng hỏi gia chủ kia: “Thế nào gọi là Phật?” Gia chủ đáp: “Có Sa-môn Cù-đàm thuộc dòng Thích-ca, trong dòng họ Thích, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín, không nhà, xuất gia học đạo, đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đó gọi là Phật.” Trưởng giả Cấp Cô Độc hỏi: “Thế nào gọi là Tăng?” Gia chủ kia đáp: “Nếu người thuộc dòng Bà-la-môn, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín, không nhà, theo Phật xuất gia; hoặc người thuộc dòng Sát-lợi, Tỳ-xá, Thủ-đà-la, những thiện nam này cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín, không nhà, theo Phật xuất gia. Đó gọi là Tăng. Hôm nay tôi thỉnh Phật và hiện tiền Tăng thiết lễ cúng dường.” Trưởng giả Cấp Cô Độc hỏi gia chủ kia: “Hôm nay tôi có thể đến gặp Thế Tôn được không?” Gia chủ kia đáp: “Ông cứ ở đây. Tôi thỉnh Thế Tôn đến nhà tôi, ở đây ông sẽ gặp Ngài.” Bấy giờ, trưởng giả Cấp Cô Độc suốt đêm hôm ấy hết lòng nghó đến Phật được ngủ một giấc ngon. Trời vẫn chưa sáng, bỗng thấy tướng sáng, tưởng đâu trời đã sáng, bèn đi ra khỏi nhà, đi về phía cửa thành. Đến dưới cửa thành, đêm mới canh hai, cửa thành chưa mở. Theo thường pháp của vua phải đợi lệnh mới cho đi lại. Hết canh một, cửa thành mới đóng. Đến cuối giữa đêm mới lại mở cửa cho người đi lại sớm. Khi trưởng giả Cấp Cô Độc thấy cửa thành mở, nghó thầm: ‘Đúng là qua đêm, trời sáng, cửa mở, theo tướng sáng ra khỏi thành.’ Đến khi ông ra khỏi cửa thành rồi tướng sáng liền tắt, bỗng trở lại tối tăm. Trưởng giả Cấp Cô Độc cảm thấy trong lòng sợ hãi, toàn thân lông dựng đứng. “Có lẽ bị người lạ hay ma quỷ, hoặc kẻ gian làm cho ta sợ hãi đây?” Ông vội vàng muốn trở về. Bấy giờ, bên cửa thành có Thiên thần đang cư ngụ, thân tỏa ánh sáng từ cửa thành kia đến nghóa địa Hàn lâm, ánh sáng chiếu khắp, Thiên thần bảo trưởng giả Cấp Cô Độc: “Ông hãy đi tới, có thể được lợi ích tốt đẹp, đừng trở lui.” Thiên thần liền nói kệ: Ngựa hay cả trăm con, Vàng ròng đầy trăm cân, Xe la và xe ngựa, Mỗi thứ đến trăm cổ, Đủ các thứ quý báu, Đều chất đầy trên đó. Do thiện căn đời trước, Được phước báu như vậy, Nếu người tâm kính trọng, Hướng Phật đi một bước, Được phước này nhiều hơn, So với phước trên kia, Bằng một phần mười sáu. “Thế nên trưởng giả cứ đi tới trước, chớ trở lui.” Thiên thần lại nói tiếp kệ: Long tượng tại núi Tuyết, Trang sức bằng vàng ròng, Thân to, ngà dài lớn, Đem voi này cho người, Chẳng bằng phước hướng Phật, Chỉ một phần mười sáu. “Thế nên trưởng giả mau đi tới trước, được lợi ích lớn, đừng trở lui.” Thiên thần liền nói kệ: Gái nước Kim-bồ-xà, Số đến cả trăm người, Đủ các thứ báu đẹp, Trang sức đầy châu ngọc, Đem bố thí tất cả, Cũng chẳng bằng công đức, Hướng đến Phật một bước, Bằng một phần mười sáu. “Thế nên, trưởng giả mau đi nhanh tới trước, sẽ được lợi ích tốt đẹp, đừng trở lui.” Trưởng giả Cấp Cô Độc hỏi Thiên thần: “Hiền giả! Hiền giả là ai?” Thiên thần đáp: “Tôi là Ma-đầu-tức-kiện-đại ma-na-bà, trước đây là người quen của trưởng giả, đối với Tôn giả Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên tôi khởi lòng tin kính, do công đức này được sanh cõi trời, trấn giữ cả thành này. Thế nên tôi bảo trưởng giả chỉ nên đi tới trước, chớ có trở lui cứ đi tới trước sẽ được lợi ích lớn, đừng trở về.” Trưởng giả Cấp Cô Độc suy nghó: “Đức Phật xuất hiện ở thế gian chẳng phải là việc nhỏ. Được nghe Chánh pháp chẳng phải là chuyện nhỏ. Bởi thế Thiên thần khuyên ta nên đi tới gặp Phật”. Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Độc theo ánh sáng kia, đi qua nghóa địa Hàn lâm. Bấy giờ, Thế Tôn ra khỏi phòng, đi kinh hành nơi đất trống, trưởng giả từ xa trông thấy Phật rồi, liền tiến tới trước, theo pháp của thế gian cung kính thăm hỏi: “Bạch Thế Tôn, Ngài có được an ổn?” Thế Tôn nói kệ: Bà-la-môn, Niết-bàn, Là luôn luôn an vui, Chẳng đắm nhiễm ái dục, Đã vónh viễn giải thoát, Dứt tất cả mong cầu, Điều phục tâm hừng hẫy, Tâm được lặng, dừng bặt, Tâm lặng, ngủ an ổn. Thế Tôn dẫn trưởng giả Cấp Cô Độc vào trong phòng, ngồi trên chỗ ngồi, thân ngay thẳng, hệ niệm. Khi ấy Thế Tôn vì trưởng giả thuyết pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho vui mừng. Xong rồi, Thế Tôn nói về các pháp vô thường, khuyên làm việc phước bố thí, trì giới, làm việc phước để sanh về cõi trời, vị ngọt của dục, tai hại của dục và sự xuất ly dục. Trưởng giả nghe pháp, thấy pháp, đắc pháp, thâm nhập pháp, hiểu rõ pháp, dứt hết mọi nghi hoặc, chẳng phải do người khác, được tin, chẳng phải do người khác được độ, vào Chánh pháp luật, tâm được vô úy, liền từ chỗ ngồi đứng lên, sửa lại y phục đảnh lễ Phật, gối phải sát đất, chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con đã được độ! Bạch Thiện Thệ, con đã được độ. Từ nay đến suốt đời con quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, được làm Ưu-bà-tắc, xin chứng tri cho con!” Thế Tôn hỏi trưởng giả Cấp Cô Độc: “Ông tên là gì?” Trưởng giả bạch Phật: “Con tên là Tu-đạt-đa. Vì con thường hay giúp đỡ cho người cô độc khốn khổ nên người đương thời gọi con là Cấp Cô Độc.” Thế Tôn lại hỏi: “Ông ở đâu?” Trưởng giả bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con ở tại xứ Câu-tát-la, thành Xá-vệ. Xin Thế Tôn đến nước Xá-vệ. Con sẽ suốt đời cúng dường y phục, thức ăn, phòng xá, giường nằm và thuốc men tùy bệnh.” Phật hỏi trưởng giả: “Nước Xá-vệ có tinh xá không?” Trưởng giả bạch Phật: “Thưa không.” Phật bảo trưởng giả: “Ông hãy ở nơi ấy kiến lập tinh xá để các Tỳ-kheo lui tới tạm trú.” Trưởng giả bạch Phật: “Con chỉ mong Thế Tôn đến nước Xá-vệ, con sẽ cất tinh xá, Tăng phòng để các Tỳ-kheo lui tới dừng nghỉ.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời, trưởng giả biết Thế Tôn im lặng nhận lời, từ chỗ ngồi đứng lên, cúi đầu lễ chân Phật rồi lui ra.  <詞 id="34827187">Kinh 593. Cấp Cô Độc<註 n="619"/>480 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật trú tại nước Xá-vệ, rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, trưởng giả Cấp Cô Độc bị bệnh nặng, từ trần sanh về cung trời Đâu-suất, làm Thiên tử cõi trời này, suy nghó rằng: “Ta chẳng nên ở đây lâu, nên đến gặp Đức Thế Tôn”. Nghó như thế rồi, trong khoảnh khắc như người lực só co duỗi cánh tay, biến mất từ trời Đâu-suất, hiện ra trước Phật, cúi đầu lễ chân Phật, rồi lui ngồi một bên. Thiên tử Cấp Cô Độc thân tỏa ánh sánh chiếu khắp rừng Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Thiên tử Cấp Cô Độc nói kệ: Nơi rừng Kỳ-hoàn này, Tiên nhân Tăng<註 n="620"/>481 trụ đó; Các Vua<註 n="621"/>482 cũng ở đó, Khiến con càng vui mừng. Tin sâu nghiệp, tịnh giới, Trí tuệ, thọ tối thắng; Lấy đó tịnh chúng sanh,<註 n="622"/>483 Không dòng họ, tài vật. Xá-lợi-phất Đại trí, Chánh niệm thường tịch tónh; An nhàn tu viễn ly, Bạn lành người mới học. Nói kệ này xong liền biến mất. Đức Thế Tôn sau đêm ấy, vào trong chúng Tăng trải tọa cụ ngồi trước chúng rồi bảo các Tỳ-kheo: “Trong đêm này có một Thiên tử dung mạo tuyệt diệu, đi đến chỗ Ta, cúi đầu lễ dưới chân Ta, rồi ngồi lui qua một bên nói kệ: Ở rừng Kỳ-hoàn này, Tiên nhân Tăng trụ đó; Các Vua cũng ở đó, Khiến con càng vui mừng. Tin sâu nghiệp tịnh giới, Trí tuệ, thọ tối thắng; Lấy đó tịnh chúng sanh, Không dòng họ, tài vật. Xá-lợi-phất Đại trí, Chánh niệm thường tịch tónh; An nhàn tu viễn ly, Bạn lành người mới học. Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, như con hiểu lời Thế Tôn nói, gia chủ Cấp Cô Độc sanh lên cõi trời kia rồi đến diện kiến Thế Tôn, nhưng gia chủ Cấp Cô Độc kia, đối với Tôn giả Xá-lợi-phất rất mực kính trọng.” Phật bảo A-nan: “Này A-nan, đúng thế! Này A-nan, gia chủ Cấp Cô Độc sanh về cõi trời kia rồi đến gặp Ta.” Thế Tôn vì Tôn giả Xá-lợi-phất nói kệ: Tất cả trí thế gian, Chỉ trừ trí Như Lai; So trí Xá-lợi-phất, Không bằng phần mười sáu. Như trí Xá-lợi-phất, Cùng tất cả trời người; So với trí Như Lai, Không bằng phần mười sáu. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827188">Kinh 594. Thủ Thiên tử<註 n="623"/>484 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại tinh xá Khoáng dã. Bấy giờ có gia chủ Khoáng dã bệnh nặng từ trần, sanh về cõi trời Vô nhiệt. Sau khi sanh về cõi trời ấy, liền nghó rằng: ‘Ta không nên ở đây lâu, không gặp Thế Tôn.’ Nghó xong, trong khoảnh khắc, nhanh như người lực só co duỗi cánh tay, biến mất từ cõi trời Vô nhiệt, hiện ra trước Phật. Thân thể Thiên tử ấy trụ lại trên mặt đất mà không thể tự đứng, giống như dầu bơ tụ lại trên đất không thể tự đứng. Thân thể của Thiên tử ấy nhỏ nhắn, mềm nhũn, không thể tự đứng dậy được.” Bấy giờ Thế Tôn bảo Thiên tử: “Ông nên biến hóa thành thân thô để đứng trên đất.” Thiên tử liền hóa thành thân thô đứng trên đất. Thiên tử ấy đến đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thủ thiên tử: “Này, Thủ thiên tử<註 n="624"/>485, những kinh pháp mà ông đã học trước đây khi làm thân người, ở thế gian này nay còn nhớ chẳng quên chăng?” Thủ Thiên tử bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, những gì con đã thu nhận đến nay vẫn không quên. Những pháp mà khi làm người ở thế gian, con đã nghe nhưng không hiểu hết, nay vẫn còn nhớ. Như Thế Tôn khéo nói, Thế Tôn nói rằng: ‘Nếu người được ở nơi an vui, có thể nhớ nghó pháp, chứ không phải ở chỗ khổ não.’ Lời nói này rất chân thật. Như Thế Tôn ở tại Diêm-phù-đề thuyết pháp cho đủ tất cả các loài và bốn chúng vây quanh. Bốn chúng kia nghe Phật dạy, tất cả đều cung kính vâng làm. Con cũng như vậy, ở trên cõi trời Vô nhiệt vì các Thiên nhân nơi đại hội nói pháp. Các vị trời này đều lãnh thọ tu học.” Phật bảo Thủ thiên tử: “Lúc ông ở thế gian, đối với những pháp gì không biết chán đủ mà được sanh về cõi trời Vô nhiệt?” Thủ thiên tử bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con ở nơi ba pháp không biết chán, nên khi thân hoại, sanh lên cõi trời Vô nhiệt. Những gì là ba pháp? Đó là vì con thấy Phật không biết chán nên khi chết sanh về cõi trời Vô nhiệt. Do con đối với Pháp của Phật không biết chán nên sanh về cõi trời Vô nhiệt. Do cúng dường chúng Tăng không biết chán nên khi chết sanh về cõi trời Vô nhiệt.” Rồi Thủ Thiên tử nói kệ: Thấy Phật không biết chán, Nghe Pháp cũng không chán; Cúng dường các chúng Tăng, Cũng chưa từng biết đủ. Thọ trì pháp Hiền thánh, Điều phục tham trước bẩn; Ba pháp không biết đủ, Nên sanh Vô nhiệt thiên. Thủ thiên tử sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, rồi biến mất.  <詞 id="34827189">Kinh 595. Đào sư<註 n="625"/>486 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử Vô phiền tướng mạo tuyệt diệu, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử nói kệ: Sanh cõi trời Vô phiền, Bảy Tỳ-kheo giải thoát; Tham, sân, nhuế đã hết, Siêu thoát vượt ân ái. Ai qua khỏi các dòng, Quân ma chết khó vượt? Ai bứt cùm ma chết, Trọn thoát gông phiền não?<註 n="626"/>487 Thế Tôn nói kệ đáp: Tôn giả Ưu-ba-ca, Cùng Ba-lợi-kiện-trà; Phất-ca-la-sa-lê, Bạt-đề, Kiền-đà-điệp. Với Bà-hưu-nan-đề, Và Bà-tỳ-sấu-nậu; Tất cả bảy vị này, Đều vượt qua các dòng. Bứt tuyệt cùm ma chết, Vượt chỗ khó vượt kia; Bứt cùm các ma chết, Siêu việt ách cõi trời. Nói pháp rất thâm diệu, Giác ngộ người khó biết; Khéo hỏi nghóa sâu xa, Hiện nay người là ai? Thiên tử ấy nói kệ bạch Phật: Con là A-na-hàm, Sanh cõi trời Vô phiền; Nên biết những điều ấy, Bảy Tỳ-kheo giải thoát. Hết tham dục, sân nhuế, Trọn thoát mọi ân ái. Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, Ý nhập xứ thứ sáu; Nếu danh kia và sắc, Được dứt sạch không còn. Biết rõ các pháp này, Bảy Tỳ-kheo giải thoát; Tham hữu đều đã hết, Trọn thoát mọi ân ái. Thiên tử lại nói kệ: Thôn Bệ-bạt-lăng-già<註 n="627"/>488, Con cư ngụ trong ấy; Tên Nan-đề-bà-la, Chuyên làm các đồ gốm. Đệ tử Phật Ca-diếp, Giữ pháp Ưu-bà-tắc; Cúng dường bậc cha mẹ, Lìa dục tu phạm hạnh. Đời đời làm bạn con, Con cũng bạn vị ấy; Các Chánh só như vậy, Đời trước cùng hòa hợp, Khéo tu nơi thân tâm, Còn giữ thân cuối này. Bấy giờ Thế Tôn lại nói kệ: Ông là bậc Hiền só, Như lời ông đã nói; Thôn Bệ-bạt-lăng-già, Tên Nan-đề-bà-la. Đệ tử Phật Ca-diếp, Thọ pháp Ưu-bà-tắc; Cúng dường bậc cha mẹ, Lìa dục tu phạm hạnh. Trước kia bạn của ông, Ông cũng là bạn họ; Các Chánh só như vậy, Đời trước cùng hòa hợp, Khéo tu thân tâm kia, Còn giữ thân cuối này. Phật nói kinh này xong, Thiên tử nghe lời Phật dạy, tùy hỷ hoan hỷ rồi biến mất.  <詞 id="34827190">Kinh 596. Thiên tử (1)<註 n="628"/>489 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử<註 n="629"/>490 tướng mạo tuyệt diệu, cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật: Đời này nhiều sợ hãi, Chúng sanh thường não loạn; Đã khởi cũng là khổ, Chưa khởi cũng sẽ khổ. Có chỗ lìa sợ chăng? Mong Bậc Tuệ Nhãn nói. Lúc ấy Thế Tôn nói kệ đáp: Ngoại trừ cần hành khổ, Ngoại trừ trị các căn; Ngoại trừ xả tất cả, Không đâu thấy giải thoát. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử ấy nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827191">Kinh 597. Thiên tử (2)<註 n="630"/>491 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật: Thế nào các chúng sanh, Được thân tướng tốt đẹp; Cần tu phương tiện gì, Được con đường giải thoát? Chúng sanh trụ pháp gì, Nên tu tập pháp gì? Là những chúng sanh nào, Được chư Thiên cúng dường? Thế Tôn nói kệ đáp: Giữ giới, trí tuệ sáng, Tự tu tập chánh định; Chánh trực, tâm buộc niệm, Tinh cần, ưu tư diệt. Được trí tuệ bình đẳng, Tâm kia khéo giải thoát; Do những nhân duyên này, Được thân tướng đẹp đẽ. Thành tựu đạo giải thoát, Tâm trụ trong đó học; Người đủ đức như thế, Được chư Thiên cúng dường. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử nghe Phật dạy, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu làm lễ dưới chân Phật, rồi biến mất.  <詞 id="34827192">Kinh 598. Thụy miên<註 n="631"/>492 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật: Chìm đắm trong ngủ nghỉ, Ngáp dài, không vui vẻ; Ăn no, tim hồi hộp, Lười biếng, không siêng năng. Mười<註 n="632"/>493 điều che chúng sanh, Khiến Thánh đạo không hiện. Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp: Tâm chìm đắm ngủ nghỉ, Ngáp dài, không vui vẻ; Ăn no, tim hồi hộp, Lười biếng, không siêng năng. Người tinh cần tu tập, Hay khai phát Thánh đạo. Thiên tử lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử ấy nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827193">Kinh 599. Kết triền<註 n="633"/>494 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật: Trói ngoài, không phải trói, Trói trong trói chúng sanh; Nay xin hỏi Cù-đàm, Ai nơi trói lìa trói? Thế Tôn nói kệ đáp: Người trí kiến lập giới, Nội tâm tu trí tuệ; Tỳ-kheo siêng tu tập, Nơi trói hay thoát trói. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử này nghe Phật nói xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827194">Kinh 600. Nan độ<註 n="634"/>495 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật: Khó vượt, khó thể nhẫn, Sa-môn vì không biết; Khởi nhiều thứ gian nan, Càng mê muội chìm đắm. Tâm giác tưởng chi phối, Thường thường bị chìm đắm; Sa-môn làm thế nào, Khéo nhiếp hộ tâm mình? Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp: Như con rùa khôn khéo, Tự thu mình trong mai; Tỳ-kheo tập thiền tư, Khéo nhiếp các giác tưởng. Tâm kia không chỗ nương, Không gì làm sợ hãi; Đó là tự ẩn kín, Không bị ai phỉ báng. Thiên tử lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử này sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827195">Kinh 601. Tiểu lưu<註 n="635"/>496 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật: Tát-la<註 n="636"/>497 dòng thác nhỏ, Nơi đâu sẽ nghịch dòng? Con đường tắt sanh tử, Nơi nào mà chẳng chuyển? Các khổ lạc thế gian, Do đâu dứt không còn? Thế Tôn nói kệ đáp: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, Cùng với ý nhập xứ; Danh sắc dứt không còn, Tát-la ngược dòng nhỏ. Đường sanh tử không chuyển, Khổ lạc dứt không còn. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử này sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827196">Kinh 602. Lộc bác<註 n="637"/>498 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật: Đùi nai Y-ni-da<註 n="638"/>499, Bậc tôn trong Tiên nhân; Ăn ít, không đắm vị, Thiền tư, thích núi rừng. Nay con kính cúi đầu, Xin hỏi Đức Cù-đàm; Làm sao lìa khỏi khổ? Làm sao giải thoát khổ? Nay con hỏi giải thoát, Nơi đâu mà dứt sạch? Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp: Năm dục của thế gian, Tâm pháp là thứ sáu; Nơi dục ấy không dục, Giải thoát tất cả khổ. Như thế ra khỏi khổ, Như thế giải thoát khổ; Ông hỏi về giải thoát, Chính nơi kia diệt tận. Thiên tử kia lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử này sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827197">Kinh 603. Chư lưu Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Thiên tử tướng mạo tuyệt diệu, cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, thân tỏa ánh sáng chiếu khắp rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thiên tử ấy nói kệ hỏi Phật: Làm sao qua các dòng, Làm sao qua biển lớn; Làm sao trừ được khổ, Làm sao được thanh tịnh? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Lòng tin vượt các dòng, Không buông lung qua biển; Tinh tấn hay trừ khổ, Trí tuệ được thanh tịnh. Thiên tử lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Trọn vượt thoát ân ái. Thiên tử này sau khi nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi biến mất. <卷 id="34827198">tạp a-hàm quyển 23 <詞 id="34827199">Kinh 604. A-dục vương nhân duyên<註 n="639"/>500 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại thành Vương xá, trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà. Bấy giờ, vào buổi sáng sớm, Thế Tôn đắp y, mang bát, cùng với Tỳ-kheo Tăng vào thành khất thực. Như bài kệ nói: Sắc thân như núi vàng, Rất đoan nghiêm vi diệu; Bước đi như ngỗng chúa, Mặt như trăng sáng đầy; Thế Tôn cùng đại chúng. Lúc ấy, Thế Tôn lấy chân giẫm lên phần đất giới hạn cửa thành tạo thành sáu thứ chấn động. Như bài kệ nói: Biển lớn và đất bằng, Thành quách cùng núi non, Chân Mâu-ni giẫm lên, Dao động như thuyền sóng. Đức Phật biến hiện thần lực như thế, lúc đó nhân dân cùng cất tiếng xướng lớn rằng: “Kỳ diệu thay, pháp chưa từng có, thần lực biến hiện như Đức Thế Tôn khi vào thành, hiển bày những việc chưa từng có như thế. Như bài kệ nói: Đất thấp liền bằng lên, Đất cao thành thấp xuống; Do oai thần của Phật, Nên gai góc, sỏi đá, Đều chẳng còn thấy nữa. Người mù, điếc, câm, ngọng, Liền được thấy, nghe, nói; Nhạc khí trong thành quách, Chẳng đánh, phát diệu âm.” Bấy giờ, Thế Tôn tỏa ánh sáng chiếu khắp như ánh sáng của ngàn mặt trời. Như kệ nói: Thế Tôn thân sáng chói, Chiếu khắp cả thành ấp. Nhân dân nhờ ánh Phật, Mát như thoa chiên-đàn. Bấy giờ, Đức Phật thuận theo thành ấp mà đi. Lúc đó có hai em bé, một đẳng cấp thượng và một đẳng cấp thứ, cùng nhau vọc cát chơi đùa; một tên Xà-da, một tên Tỳ-xà-da<註 n="640"/>501.Từ xa trông thấy Thế Tôn đầy đủ ba mươi hai tướng bậc Đại nhân trang nghiêm thân, đồng tử Xà-da nghó thầm: “Mình đem bột này cúng dường.” Rồi tay nắm một nắm cát mịn bỏ vào bát Thế Tôn. Khi ấy, Tỳ-xà-da chắp tay tùy hỷ. Như bài kệ nói: Thấy Thế Tôn đại bi, Toàn thân sáng một tầm. Được nhìn thấy Thế Tôn, Sanh lòng tin kính lớn, Dâng nắm cát cúng dường, Được thoát bờ sanh tử. Bấy giờ, em bé kia phát nguyện rằng: “Nhờ căn lành của công đức huệ thí này, mong con được làm một vị Tản cái vương<註 n="641"/>502 của một thiên hạ, ngay đời này được cúng dường chư Phật.” Như bài kệ đã nói: Mâu-ni biết tâm kia, Cùng ý kia mong muốn, Được quả thêm căn lành, Cùng với sức phước điền; Phật với tâm đại bi, Nhận nắm cát cúng dường. Xà-da nhờ căn lành này được làm vua, vua xứ Diêm-phù-đề, cho đến thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên, Thế Tôn mỉm cười. A-nan thấy Phật mỉm cười, liền chắp tay hướng về Phật, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chư Phật Thế Tôn, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng phải không nhân duyên gì mà mỉm cười.” Như kệ nói: Thế Tôn lìa cười đùa. Vô Thượng Tôn trên đời, Răng trắng như ngọc quý, Đấng Tối Thắng mỉm cười. Dũng mãnh siêng tinh tấn, Không Thầy mà tự giác; Lời hay khiến thích nghe, Tiếng dịu dàng siêu tuyệt, Huyền ký đồng tử kia, Bằng Phạm âm trong vắt. Lưỡng Túc Tôn vô thượng, Ghi nhận quả thí cát. Khi ấy Thế Tôn bảo A-nan: “Đúng thế! Đúng thế! Như lời ngươi nói. Chư Phật không có nhân duyên chẳng mỉm cười. Hôm nay Ta cười là vì có nhân duyên.” “A-nan nên biết, sau khi Ta diệt độ một trăm năm, đồng tử này sẽ ở tại ấp Ba-liên-phất<註 n="642"/>503 thống lãnh một phương, làm Chuyển luân vương, họ Khổng Tước<註 n="643"/>504, tên A-dục<註 n="644"/>505, đem chánh pháp cai trị, giáo hóa nhân dân và lại còn phân bố rộng rãi xá-lợi của Ta, sẽ xây dựng tám muôn bốn ngàn tháp Pháp vương, đem lại sự an vui cho vô lượng chúng sanh.” Như kệ nói: Sau khi Ta diệt độ, Người này sẽ làm vua, Họ Khổng Tước, tên Dục, Ví như vua Đảnh sanh, Nơi Diêm-phù-đề này, Được tôn quý bậc nhất. “A-nan! Hãy lấy nắm cát được bố thí trong bát đổ ra nơi chỗ Như Lai kinh hành. Ta sẽ đi nơi đó.” A-nan vâng lời Phật dạy, liền lấy cát trong bát Phật rãi trên chỗ kinh hành. Đức Phật dạy: A-nan nên biết, sau này tại thành ấp Ba-liên-phất có vua hiệu là Nguyệt Hộ<註 n="645"/>506.Vị vua ấy sẽ sanh con tên là Tần-đầu-sa-la<註 n="646"/>507, cai trị nước đó. Vua lại có một người con nữa tên là Tu-sư-ma<註 n="647"/>508.Thời bấy giờ, nước Chiêm-bà có một thiếu nữ Bà-la-môn rất đẹp, khiến người ưa thích, nàng là trân bảo của đất nước. Các nhà tướng số xem tướng thiếu nữ này đều đoán rằng: ‘Nàng sẽ là vương phi và sẽ sanh ra hai người con. Một người sẽ thống lãnh thiên hạ và một người sẽ xuất gia học đạo, thành tựu Thánh đạo.’ Người Bà-la-môn nghe tướng sư nói vậy vui mừng vô hạn, liền đưa con gái của ông ta đến ấp Ba-liên-phất, sắm sửa trang điểm cho cô gái thật xinh đẹp. Ông muốn đem gả cho vương tử Tu-sư-ma. Tướng sư bảo: ‘Nên gả cho Tần-đầu-sa-la vương. Cô này sẽ sanh con phước đức. Đứa con sẽ nối cơ nghiệp của nhà vua.’ Bà-la-môn đem con gái gả cho nhà vua này. Vua thấy thiếu nữ đoan chánh, có đức hạnh, bèn phong làm phu nhân. Những bà phu nhân trước và các thế nữ thấy phu nhân này đi đến liền nghó rằng: ‘Thiếu nữ này quá đoan chánh, là trân bảo của đất nước. Nếu nhà vua say đắm nàng, nhà vua sẽ bỏ chúng ta, cho đến mắt không nhìn tới nữa.’ Phu nhân và các cung phi bắt thiếu nữ ấy học nghề thợ cạo. Sau khi học xong, nàng lo việc cắt tỉa râu tóc cho vua. Khi cắt râu tóc, nhà vua rất hoan hỷ, bèn hỏi cô gái: “Cô ước mơ điều gì? Thiếu nữ tâu: “Tôi chỉ mong được vua để tâm, thương yêu nghó đến.” Nàng nói như vậy ba lần. Lúc ấy vua bảo: “Ta là vua Quán đảnh dòng Sát-lợi. Còn nàng là thợ cạo. Làm sao ta có thể thương tưởng nàng được?” Thiếu nữ tâu: “Tôi chẳng phải là con dòng hạ tiện. Tôi con gái của dòng họ cao quý Bà-la-môn. Các tướng sư nói với cha tôi rằng: ‘Cô gái này nên gả cho Quốc vương.’ Vì thế nên tôi mới đến đây.” Vua lại hỏi: “Nếu như thế, ai khiến nàng học tập cái nghề hèn mọn này?” Thiếu nữ đáp: “Phu nhân trước và các thế nữ bắt tôi phải học nghề này.” Nhà vua liền ra lệnh: “Từ nay về sau, nàng chớ làm nghề hạ tiện này nữa.” Vua liền lập nàng làm Đệ nhất phu nhân. Nhà vua cùng nàng thụ hưởng dục lạc. Chẳng bao lâu nàng mang thai. Đầy tháng thì sanh con. Lúc sanh nở an ổn, mẹ không ưu não. Qua bảy ngài đặt tên là Vô Ưu<註 n="648"/>509.Rồi lại sanh thêm một người nữa đặt tên là Ly Ưu<註 n="649"/>510.Vô Ưu có thân thể thô nhám, vua cha không muốn đến gần bồng bế, không có tình quyến luyến. Nhà vua lại muốn thử hai người con, nên gọi Bà-la-môn Tân-già-la-a<註 n="650"/>511 bảo rằng: “Hòa thượng xem giùm hai đứa con của ta. Sau khi ta từ trần, ai sẽ làm vua?” Ba-la-môn đáp: “Xin đem các thái tử này ra khỏi thành, đến lầu Kim điện trong công viên<註 n="651"/>512.Ở nơi đó, tôi sẽ xem tướng.” Bèn ra khỏi thành, đến khu vườn ấy. Trong khi ấy, mẹ vua A-dục nói với A-dục: “Con hãy theo vua cha ra nơi dinh thự trong vườn Kim điện xem tướng các vương tử, sau khi nhà vua mất rồi ai sẽ làm vua? Sao con không đi?” A-dục đáp: “Vua cha chẳng nghó gì đến con và cũng chẳng vui khi thấy con.” Bà mẹ lại bảo: “Con chỉ đến nơi ấy thôi.” A-dục thưa: “Mẹ dạy con đi thì con vâng theo. Xin mẹ đưa đồ ăn uống đến cho con.” Mẹ đáp: “Được. Con hãy ra khỏi thành đi.” A-dục đi ra khỏi thành. Lúc ra cửa, gặp một vị đại thần tên là A-nậu-la-đà<註 n="652"/>513.Vị quan này hỏi A-dục: “Vương tử đi đâu thế?” A-dục đáp: “Tôi nghe Đại vương ra ngoài thành, ở trong vườn Kim điện xem tướng các vương tử, để sau khi vua băng hà, ai sẽ làm vua. Bây giờ, tôi đi đến nơi ấy.” Nhà vua đã ra lệnh cho các đại thần: “Nếu A-dục đến thì phải khiến cưỡi con voi già chậm lụt mà đến và thêm người già làm tùy tùng.” A-dục cưỡi voi già đến trong viên quán và ngồi dưới đất, giữa các vương tử. Bấy giờ, các vương tử soạn thức ăn uống. Mẹ của A-dục lấy chén nung đựng đầy sữa và cơm trao cho A-dục. Trong lúc các vương tử ăn uống như thế, vua cha hỏi thầy tướng: “Trong đây ai có tướng vua, sẽ kế vị ta được?” Thầy tướng nhìn kỹ các vương tử, thấy A-dục đầy đủ tướng vua, sẽ được kế vị. Nhưng lại nghó thầm: ‘Nhà vua không hài lòng về vương tử A-dục này. Nếu ta nói A-dục sẽ làm vua, chắc chắn Đại vương không vui.’ Ông liền nói rằng: “Bấy giờ tôi xin ghi nhận chung chung.” Vua nói lại: “Cứ theo lời sư chỉ.” Thầy tướng nói: “Trong đây người nào cưỡi cỗ xe đẹp nhất thì người ấy sẽ làm vua.” Các vương tử nghe nói như thế, mỗi người đều nghó rằng: ‘Cỗ xe của mình đẹp nhất.’ Lúc ấy A-dục nói: “Tôi cưỡi con voi già, tôi được làm vua.” Vua lại bảo thầy tướng: “Xin xem lại rồi xác nhận.” Thầy tướng lại đáp: “Trong đây người nào có chỗ ngồi bậc nhất, người ấy sẽ làm vua.” Các vương tử cùng bảo nhau. “Chỗ ta ngồi là bậc nhất.” A-dục nói: “Nay tôi ngồi dưới đất, là chỗ ngồi bậc nhất, tôi sẽ làm vua.” Vua lại bảo thầy tướng: “Hãy xem lại một lần nữa.” Thầy tướng lại bảo rằng: “Trong đây vị nào có chén bát và thức ăn quý giá hơn hết, thì người ấy sẽ làm vua.” Chi tiết, cho đến, A-dục nghó thầm: ‘Ta có cỗ xe tốt nhất; chỗ ngồi bậc nhất và thức ăn ngon nhất.’ Nhà vua xem tướng các con xong rồi, trở về cung. Mẹ của A-dục hỏi A-dục: “Bà-la-môn tiên đoán người nào sẽ làm vua?” A-dục thưa mẹ: “Người có cỗ xe tốt nhất, người có chỗ ngồi bậc nhất và đồ dùng quý nhất, thức ăn ngon nhất, người ấy sẽ làm vua. Con tự thấy con sẽ làm vua. Vì con cưỡi con voi già, ngồi dưới đất, chén bát thuần khiết đựng đầy thức ăn như cơm gạo khô trộn sữa.” Bà-la-môn biết A-dục sẽ làm vua nên tỏ vẻ cung kính mẹ của A-dục. Mẹ của A-dục cũng ban thưởng trọng hậu cho Bà-la-môn và tiện dịp hỏi: “Sau khi Đại vương từ trần ai sẽ làm vua?” Thầy tướng đáp: “Điều này không thể nói được.” Bà hỏi mãi ba lần ông mới đáp: “Tôi sẽ nói nhưng lệnh bà hãy cẩn thận, chớ cho ai biết. Lệnh bà sanh được người con này là A-dục. Chính người này sẽ làm vua vậy.” Phu nhân bảo rằng: “Tôi nghe lời nói này hết sức vui mừng. Nếu nhà vua nghe được, đối với thầy tướng vua sẽ không còn tin kính nữa. Vậy thầy nên trở về chốn cũ. Nếu con tôi làm vua thì thầy cũng sẽ được tất cả những điều tốt đẹp. Tôi sẽ cúng dường suốt đời.” Lúc ấy nước láng giềng Đức-xoa-thi-la<註 n="653"/>514 làm phản, vua Tần-đầu-la bảo A-dục: “Con hãy đem bốn binh chủng đi bình phạt nước kia.” Khi vương tử ra đi, chẳng cho binh giáp. Bấy giờ, người đi theo thưa với vương tử: “Nay đi bình phạt nước kia, nhưng không có quân cụ, thì làm sao dẹp yên được?” A-dục nói: “Nếu ta sẽ làm vua thì do phước báu của căn lành, binh giáp tự nhiên đến.” Ứng theo tiếng nói của A-dục, mặt đất liền nứt ra, binh giáp từ đất hiện ra. A-dục bèn đem bốn thứ quân binh đến bình phạt nước ấy. Nhân dân các nước kia nghe A-dục đến liền sửa sang đường sá, trang nghiêm thành quách, mang bình quý đựng nước và các thức cúng dường, đón tiếp kính dâng vương tử và nói rằng: “Chúng tôi không phản Đại vương và vương tử A-dục. Nhưng bọn quan lại làm hại chúng tôi, nên chúng tôi mới trái nghịch với Thánh hóa.” Nhân dân đem các thức cúng dường vương tử; rước vương tử vào thành. Sau khi bình định nước này rồi, lai sai đi chinh phạt nước Khư-sa. Đương thời có hai vị đại lực só giúp vua sửa sang đường sá, dời các đá núi. Lại có chư Thiên đến tuyên lệnh cho nước này rằng: ‘A-dục sẽ làm vua thiên hạ này. Các người chớ nên khởi ý chống đối.’ Quốc vương kia bèn quy hàng. Như thế, chi tiết cho đến, bình định thiên hạ này cho đến bờ biển. Một hôm vương tử Tu-sư-ma ra ngoài thành dạo chơi, lại gặp một vị đại thần. Vị đại thần này không chào vương tử theo nghi lễ. Vương tử liền sai người đánh đập đại thần. Đại thần nghó rằng: ‘Vương tử này chưa được ngôi vua, mà cách xử sự như thế. Nếu được làm vua thì không thể nào chịu nổi.’ Lại nghe A-dục được thiên hạ, chinh phục được năm trăm đại thần. Họ nói: ‘Chúng ta sẽ cùng nhau lập A-dục làm vua, thống lãnh thiên hạ này.’ Nước Đức-xoa-thi-la lại làm phản. Các quan cùng nhau luận bàn, đề nghị vương tử Tu-sư-ma đi dẹp loạn. Vua bằng lòng. Vương tử liền đi đến nước kia, nhưng không hàng phục được, vua cha lại bị bệnh nặng, bảo các quan: “Nay ta muốn lập Tu-sư-ma làm vua. Hãy lệnh cho A-dục đến nước kia.” Bấy giờ, các quan muốn lập A-dục lên làm vua. Họ lấy sắc vàng bôi lên thân thể, mặt mày và tay chân của A-dục. Rồi các quan tâu với vua: “Vương tử A-dục nay đang bệnh nặng.” Các quan trang nghiêm cho A-dục tề chỉnh rồi dẫn đến chỗ vua: “Nay nên lập người con này làm vua. Chúng tôi từ từ sẽ lập Tu-sư-ma làm vua sau.” Vua nghe những lời này không vui; lo lắng, buồn bực, im lặng không đáp. Lúc ấy A-dục thầm suy nghó: ‘Nếu ta xứng đáng làm được ngôi vua, chư Thiên sẽ đến rưới nước trên đỉnh đầu ta, lấy lụa trắng quấn trên đầu.’ Nói vừa dứt, chư Thiên lấy nước rưới trên đỉnh đầu A-dục và lấy lụa trắng quấn lên đầu. Vua cha trông thấy cảnh tượng ấy thì vô cùng buồn bã, liền từ trần. A-dục lo việc tang lễ cho vua cha đúng theo nghi thức vương triều. A-dục kế vị xong, phong A-nậu-lâu-đà làm đại thần. Trong khi ấy, vương tử Tu-sư-ma nghe vua cha băng hà, nay lại lập A-dục lên làm vua, sanh lòng bất bình, tập hợp binh lính kéo về đánh lại A-dục. Trong bốn cổng thành của A-dục, hai cổng có đặt hai lực só. Cổng thứ ba thì đặt một đại thần. Tự mình giữ cửa Đông. Đại thần A-nậu-lâu-đà làm con voi máy bằng gỗ và đúc tượng A-dục. Tượng A-dục cỡi voi, đặt ở ngoài cửa Đông. Lại làm hầm lửa không khói, lấy vật phủ lên. Khi Tu-sư-ma đi đến, đại thần A-nậu-lâu-đà nói với Tu-sư-ma: “Vương tử muốn làm vua, A-dục đang ở cửa Đông, đến đó đánh thắng được ông ấy, tự nhiên được làm vua.” Vương tử Tu-sư-ma vội vàng đi thẳng đến cửa Đông, liền bị rơi xuống hầm lửa mà chết. Bấy giờ, có một đại lực só tên là Bạt-đà-la-do-đà<註 n="654"/>515 nghe Tu-sư-ma đã chết, ông đâm ra chán đời, đem tất cả quyến thuộc vào trong Phật Pháp xuất gia học đạo, gắng sức tinh tấn, chẳng bao lâu sạch các lậu, thành A-la-hán. Vua A-dục bằng chánh pháp trị hóa dân chúng. Bấy giờ bọn quần thần cậy vào thế đưa A-dục lên ngôi nên tỏ ra khinh mạn A-dục, không tuân hành nghi lễ vua tôi. Vua biết các quan khinh lời mình, bèn bảo bá quan: “Các người hãy chặt cây hoa trái mà trồng gai góc.” Các quan tâu: “Chúng tôi chưa từng thấy nghe dẹp bỏ hoa trái mà trồng gai góc, chỉ thấy dẹp bỏ gai góc mà trồng hoa trái.” Cho đến, ba lần vua ra lệnh phải chặt bỏ, nhưng các quan cũng chẳng làm theo. Bấy giờ, vua A-duc tức giận các quan đại thần, liền lấy gươm bén giết chết hết năm trăm đại thần. Lại có lúc vua đem các thế nữ ra vườn ngoài chơi đùa. Vua thấy một gốc cây Vô ưu đang trổ đầy hoa. Nghó hoa này cùng tên với mình, trong lòng rất hoan hỷ. Vì vua có thân hình xấu xí, da dẻ sần sùi, nên các thể nữ không yêu mến. Họ chán ghét vua, nên dùng tay bẻ gãy hết cây Vô ưu. Nhà vua nghỉ, vừa thức giấc dậy, thấy cây Vô ưu trơ trọi, hoa thì nằm ngỗn ngang trên đất. Vua nổi trận lôi đình, bắt các thể nữ trói lại và đốt chết hết. Vì vua làm điều bạo ác nên gọi là Bạo ác A-dục vương<註 n="655"/>516. Lúc ấy đại thần A-nậu-lâu-đà tâu: “Vua không nên làm những điều đó. Sao lại tự tay giết các quan và thể nữ? Bây giờ, Đại vương nên lập ra một tên đao phủ. Ai có tọâi đáng chết thì giao cho người đó.” Vua liền ra lệnh lập người đao phủ. Trong nước vua A-dục có hòn núi tên là Kỳ-lê, nơi đó có nhà người thợ dệt. Người này có một người con tên là Kỳ-lê<註 n="656"/>517, tánh tình rất hung ác, hay đánh đập, bắt trói các bé trai, bé gái và bắt các sanh vật trên đất cũng như dưới nước, cho đến ngỗ nghịch với cha mẹ. Vì thế người đời đồn đại là ‘Hung ác Kỳ-lê tử<註 n="657"/>518.’ Bấy giờ các sứ giả của vua đến nói với nó: “Ngươi có thể vì vua làm đao phủ để chém những tội nhân không?” Kỳ-lê đáp: “Tất cả những người có tội ở Diêm-phù-đề này tôi đều có thể trừ sạch, huống chi chỉ có một xứ này!” Các sứ giả trở về tâu vua: “Người kia đã tìm được kẻ hung ác rồi.” Vua ra lệnh: “Hãy đem hắn về đây.” Các sứ giả đi gọi nó. Nó đáp: “Chờ một chút, để tôi từ giã cha mẹ trước đã.” Nó nói đầy đủ những sự việc trên. Cha mẹ nó khuyên can: “Con chớ làm việc ấy!” Cha mẹ can ngăn ba lần, hắn sanh tâm bất nhân, giết chết cha mẹ sau đó mới đi.” Các sứ giả hỏi: “Sao lâu thế, không đến sớm?” Tên hung ác ấy thuật lại đầu đuôi sự việc. Các sứ giả đem việc này tâu lại nhà vua. Vua ra lệnh cho hắn: “Có tội nhân phạm tội đáng chết, ta giao cho ngươi phải biết đấy.” Hắn tâu: “Xin vua làm nhà cho tôi.” Vua cho xây cất nhà cửa, phòng ốc cho Kỳ-lê rất đàng hoàng, nhưng chỉ mở một cửa. Cửa cũng rất nghiêm ngặt. Bên trong ấy bày la liệt các đồ trị tội như cảnh địa ngục. Ngục ấy rất đẹp. Khi ấy tên hung ác kia tâu vua: “Bây giờ, xin vua một điều. Nếu người nào đã vào đây rồi thì không được ra.” Vua trả lời: “Ta chấp nhận như lời xin của ngươi.” Một hôm tên đao phủ đi vào chùa, nghe các Tỳ-kheo nói về địa ngục. Lúc ấy có Tỳ-kheo đang giảng kinh Địa ngục: ‘Có chúng sanh rơi xuống địa ngục, ngục tốt nắm lấy tội nhân ấy, dùng kiềm sắt nóng banh miệng tội nhân, nhét viên sắt nóng vào trong miệng. Kế đó sau đó lấy búa sắt cắt chặt thân thể, rồi lại lấy gông cùm, xiềng xích trói buộc thân, rồi đến xe lửa, lò than, vạc sắt, đến sông tro, kế đến núi đao, cây kiếm.’ Đầy đủ như kinh Ngũ Thiên Sứ đã nói. Tên đao phủ nghe các Tỳ-kheo nói những việc như thế, liền lập chỗ ở ấy làm những cách trị tội nhân như các Tỳ-kheo đã nói, bắt chước theo pháp này để trị tội nhân. Một thời kia, có người lái buôn cùng với vợ đi ra trên biển. Trong lúc đang ở ngoài biển khơi thì người vợ sanh con, đặt tên là Hải<註 n="658"/>519.Gia đình này sống trên mặt biển như vậy hơn mười năm, thu nhặt châu báu, rồi trở về quê hương. Dọc đường họ bị năm trăm tên cướp giết chết và đoạt hết châu báu. Bấy giờ, đứa con của người lái buôn thấy cha bị giết chết và của cải mất hết, nên sanh ra chán cái khổ của thế gian, bèn ở trong pháp của Như Lai xuất gia học đạo, rồi trở về nhà du hành qua các nước, dần dần đến ấp Ba-liên-phất. Khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, người này đắp y mang bát vào trong thành khất thực, đi lầm vào nhà tên đao phủ. Bấy giờ, Tỳ-kheo này từ xa nhìn thấy trong nhà nào là lò than, vạc dầu, xe lửa v.v… trừng trị tội nhân như ở trong ngục. Tỳ-kheo sợ hãi, lông dựng đứng, liền muốn quay ra khỏi cửa. Ngay khi ấy tên đao phủ hung ác liền đi tới nắm lấy Tỳ-kheo nói rằng: “Ai đã vào đây rồi thì không thể ra được. Bây giờ người phải chết đây thôi.” Tỳ-kheo nghe nói trong lòng hết sức buồn thảm, nước mắt đầm đìa. Tên đao phủ hỏi: “Tại sao ông lại khóc lóc như trẻ con?” Tỳ-kheo nói kệ đáp: Tôi không phải sợ chết. Chí nguyện cầu giải thoát; Chỗ mong cầu chưa toại, Vì thế nên tôi khóc. Thân người rất khó được, Xuất gia cũng như vậy. Gặp Thích Sư tử vương, Từ nay không thấy nữa. Tên đao phủ hung ác nói với Tỳ-kheo: “Ông nhất định phải chết, còn ưu não cái gì?” Tỳ-kheo trả lời bằng những lời bi ai: “Hãy cho tôi sống thời gian ngắn một tháng.” Tên hung ác không chịu. Như vậy số ngày bớt dần lại còn bảy ngày hắn mới bằng lòng. Tỳ-kheo kia biết sắp chết, nên dũng mãnh tinh tấn, tọa thiền nhất tâm, cuối cùng cũng không thể đắc đạo được. Đến ngày thứ bảy, trong cung vua có cung nữ phạm tội nặng đến chết, bị đem giao cho tên đao phủ hung ác nay trị tội. Tên đao phủ đem nữ tội nhân bỏ vào cối dùng chày giã nát thân thể cô gái. Tỳ-kheo trông thấy việc đó nên rất chán ghét thân này: ‘Ôi, khổ thay chốc nữa ta cũng sẽ như vậy!’ Rồi nói kệ: Ôi bậc Thầy đại bi, Diễn nói Chánh diệu pháp: Thân này như bọt nước, Đúng nghóa không có thật. Sắc gái đẹp trước kia, Nay đây còn đâu nữa? Sanh tử rất đáng xả, Kẻ ngu si tham đắm. Buộc tâm vào nơi ấy, Nay nên thoát gông cùm; Vượt qua biển Tam hữu, Rốt ráo không sanh lại. Như thế siêng phương tiện, Chuyên tinh tu Phật pháp; Đoạn trừ tất cả kết, Đắc thành A-la-hán. Khi ấy tên đao phủ nói với Tỳ-kheo: “Kỳ hạn đã hết.” Tỳ-kheo hỏi: “Tôi không hiểu điều ông nói.” Tên đao phủ đáp: “Trước đây người kỳ hạn bảy ngày, nay đã mãn.” Tỳ-kheo nói kệ đáp: Tâm tôi được giải thoát, Vô minh tối tăm lớn. Đoạn trừ các hữu cái<註 n="659"/>520, Do giết giặc phiền não. Mặt trời tuệ đã hiện, Soi sáng tâm ý thức; Rõ ràng thấy sanh tử, Khởi lòng thương xót người. Tùy thuận tu Chánh pháp, Nay thân thể ta đây; Muốn làm gì mặc ý, Không còn có lẫn tiếc. Lúc bấy giờ, tên hung ác kia bắt Tỳ-kheo bỏ vào trong vạc dầu sắt, lấy củi đun vào nhưng lửa không cháy. Dù có cháy nhưng chẳng nóng. Tên ấy thấy lửa không cháy, liền đánh đập người bị sai, rồi tự đốt lửa. Lửa bỗng cháy bừng dữ dội. Thật khá lâu, nó mở nắp vạc sắt; thấy Tỳ-kheo ấy giữa vạc dầu sôi ngồi trên hoa sen. Tên hung ác vô cùng ngạc nhiên, lạ lùng, liền đến tâu với Quốc vương. Nhà vua vội vàng sai thắng xe ngựa, dẫn theo đám đông vô số người, đến xem Tỳ-kheo. Tỳ-kheo biết đã đến lúc có thể điều phục vua, liền phóng thân lên hư không như con chim nhạn chúa, phô bày các thứ biến hóa. Như kệ sau đây: Vua thấy Tỳ-kheo này, Thân bay lên hư không; Lòng vô cùng hoan hỷ, Chắp tay nhìn vị Thánh: Nay tôi xin được nói, Điều không rõ trong ý: Hình thể không khác người, Thần thông chưa từng có. Vì tôi phân biệt nói: Tu tập những pháp gì; Khiến ngài được thanh tịnh, Xin vì tôi giảng rộng? Khiến được pháp thắng diệu, Tôi hiểu pháp tướng rồi; Sẽ làm đệ tử ngài, Hoàn toàn không hối tiếc. Tỳ-kheo kia nghó thầm: ‘Nay ta đã điều phục được vị vua này, có nhiều điều cần phải hướng dẫn: Hộ trì Phật pháp, phân bố rộng rãi xá-lợi của Như Lai, đem an vui cho vô lượng chúng sanh, nơi cõi Diêm-phù-đề này, khiến mọi người đều tin Tam bảo.’ Vì nhân duyên này nên tự hiển lộ các đức kia. Tỳ-kheo hướng về vua nói kệ: Tôi là đệ tử Phật, Đã được sạch các lậu; Lại nữa, là con Phật, Không đắm tất cả hữu. Nay tôi đã điều phục, Đấng Lưỡng Túc Vô Thượng; Tâm tónh chỉ, tịch tónh, Mối sợ lớn sanh tử. Nay tôi đều được thoát, Trọn lìa được ba cõi; Trong Thánh pháp Như Lai, Được lợi ích như vậy. Vua A-dục nghe Tỳ-kheo nói như vậy, khởi lòng tin kính Phật vô hạn. Vua lại thưa: “Lúc Phật chưa diệt độ, Ngài đã huyền ký điều gì?” Tỳ-kheo đáp: “Phật huyền ký Đại vương: ‘Sau khi Phật diệt độ khoảng một trăm năm, tại thành Ba-liên-phất, có ba ức nhà. Nước ấy có vua tên A-dục, sẽ làm vua cõi Diêm-phù-đề này, làm Chuyển luân vương, dùng Chánh pháp cai trị giáo hóa và lại phân bố xá-lợi Ngài khắp Diêm-phù-đề, dựng tám vạn bốn ngàn tháp. Phật đã huyền ký Đại vương như vậy. Nhưng ngày nay Đại vương tạo ra địa ngục lớn này, giết hại vô lượng nhân dân. Bây giờ, vua nên mở lòng thương xót nghó đến tất cả chúng sanh, ban bố sự không sợ hãi, khiến họ an ổn. Như lời Phật huyền ký Đại vương, Đại vương nên như pháp tu hành.” Và Tỳ-kheo nói kệ: Nên thực hành từ tâm, Chớ não hại chúng sanh; Nên tu tập Phật pháp, Rộng phân bố xá-lợi. Bấy giờ, A-dục vô cùng kính tin Phật, chắp tay làm lễ Tỳ-kheo: “Tôi phạm tội lớn, nay đối trước Tỳ-kheo xin sám hối. Những việc làm của tôi thật sự không thể tha thứ được. Nay nguyện làm Phật tử. Hãy nhận sự sám hối của tôi. Mong hỷ xả, chớ quở trách. Tôi là kẻ ngu si, nay lại quy y.” Và vua nói kệ: Tôi nay quy y Phật, Pháp thắng diệu vô thượng; Chúng Tỳ-kheo tôn kính; Nay tôi trọn quy mạng. Nay tôi phải dũng mãnh, Vâng lời Thế Tôn dạy; Nơi Diêm-phù-đề này, Dựng khắp các tháp Phật. Cúng dường đủ các thứ, Treo lụa và tràng phan; Trang nghiêm tháp Thế Tôn, Tráng lệ đời ít có. Tỳ-kheo độ A-dục xong, liền nương nơi hư không mà hóa. Nhà vua từ ngục mà ra, tên đao phủ tâu vua: “Vua không đi được.” Vua hỏi: “Nay người muốn giết ta sao?” Đáp: “Đúng vậy.” Vua nói: “Ai là người đầu tiên vào ngục này?” “Chính tôi.” “Nếu như vậy, thì ngươi đáng chết trước.” Vua ra lệnh đem tên hung ác này bỏ vào nhà có bôi keo, lấy lửa đốt cháy. Rồi ra lệnh phá hoại địa ngục này, ban sự không sợ hãi cho chúng sanh. Bấy giờ, vua muốn xây tháp xá-lợi, đem bốn binh chủng đến thành Vương xá lấy xá-lợi trong tháp Phật của vua A-xà-thế, rồi trở về sửa sang tháp này giống như trước không khác. Như vậy, A-dục đã lấy xá-lợi từ bảy tháp Phật. Sau đó lại đưa đến thôn La-ma-la<註 n="660"/>521.Rồi, các Long vương đưa vua vào Long cung. Vua đòi vua Rồng cúng dường xá-lợi. Long vương liền trao cho vua. Vua ra khỏi Long cung. Như bài kệ nói: Trong thôn La-ma-la, Nơi đó có tháp Phật; Do Long vương thờ phụng, Giữ gìn và cúng dường. Vua đòi vua Rồng chia, Các rồng sẵn lòng cho; Vua cầm xá-lợi này, Đem đến các phương khác. Vua làm tám muôn bốn ngàn hộp bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê để đựng xá-lợi Phật. Lại làm tám muôn bốn ngàn bình tứ bảo để chứa các ngàn hộp này. Rồi làm vô lượng trăm ngàn tràng phan, tàn lọng lụa trắng, khiến cho các quỷ thần mỗi vị cầm giữ đồ vật cúng dường xá-lợi. Vua lại ra lệnh cho các quỷ thần rằng: ‘Diêm-phù-đề cho đến làng, xóm, thành ấp, ven biển, đầy một ức nhà, hãy lập tháp Xá-lợi để thờ Thế Tôn.’ Đương thời có nước tên là Đức<註 n="661"/>522-xoa-thi-la có ba mươi sáu ức nhà. Người nước ấy nói với quỷ thần: ‘Hãy cho chúng tôi ba mươi sáu hộp xá-lợi. Chúng tôi sẽ dựng tháp Phật.’ Vua làm phương tiện: nước nào ít dân, chia thêm cho đủ số dân mà dựng tháp. Bấy giờ, tại ấp Ba-liên-phất có Thượng tọa tên Da-xá. Vua đi đến chỗ Thượng tọa thưa: “Tôi muốn một ngày dựng tám vạn bốn ngàn tháp khắp cả Diêm-phù-đề. Ý nguyện như vậy.” Như kệ tán thán: Đại vương tên A-dục, Từ tám ngôi tháp trước, Lấy ra xá-lợi Phật Nơi Diêm-phù-đề này. Xây dựng các tháp Phật, Tám muôn và bốn ngàn; Rộng rãi và thắng diệu, Một ngày đều hoàn tất. Thượng tọa nói với vua: “Lành thay, Đại vương! Ấn định mười lăm ngày sau, khi nguyệt thực<註 n="662"/>523 cho xây các tháp Phật cõi Diêm-phù-đề.” Như vậy chỉ trong một ngày, dựng tám muôn bốn ngàn tháp. Nhân dân thế gian vui mừng vô hạn cùng gọi là ‘Pháp A-dục vương’<註 n="663"/>524.Tán thán như bài kệ sau: Vua dòng thánh Khổng Tước, An vui người thế gian. Nơi Diêm-phù-đề này, Kiến lập pháp thắng diệu. Trước gọi là Ác vương, Nay tạo nghiệp tốt lành; Cùng xưng gọi Pháp vương, Tương truyền mãi về sau. Vua đã dựng tám muôn bốn ngàn tháp, nên lấy làm phấn khởi, vui mừng, đem các quần thần đi đến tinh xá Kê tước<註 n="664"/>525.Vua thưa với Thượng tọa Da-xá: “Có Tỳ-kheo nào được Phật thọ ký sẽ làm Phật sự chăng? Tôi sẽ đi đến Tỳ-kheo ấy cúng dường cung kính.” Thượng tọa Da-xá đáp: “Lúc Phật sắp Niết-bàn, hàng phục Long vương A-ba-la<註 n="665"/>526, thợ gốm Chiên-đà-la<註 n="666"/>527, rồng Cù-ba-lê<註 n="667"/>528, đi đến nước Ma-thâu-la<註 n="668"/>529, Phật bảo Tôn giả A-nan: ‘Sau khi Ta nhập Niết-bàn khoảng một trăm năm có trưởng giả tên là Cù-đà<註 n="669"/>530 có con tên là Ưu-ba-quật-đa<註 n="670"/>531 sẽ xuất gia học đạo, bằng Vô tướng Phật<註 n="671"/>532 mà dạy dỗ người, là bậc nhất, sẽ làm Phật sự.’ Phật bảo A-nan: ‘Có thấy núi xa kia chăng?’ A-nan bạch: ‘Bạch Thế Tôn, thấy.’ Phật bảo A-nan: ‘Núi này tên là Ưu-lưu-mạn-trà<註 n="672"/>533, đó là chỗ A-lan-nhã gọi là Na-trà-bà-đê<註 n="673"/>534, phù hợp với sự tịch tónh.’ Phật nói kệ ca ngợi: Tỳ-kheo Ưu-ba-quật, Vị Giáo thọ bậc nhất; Tiếng đồn khắp bốn phương, Được thọ ký tối thắng. Sau khi Ta diệt độ, Sẽ làm các Phật sự; Độ tất cả chúng sanh, Số lượng nhiều vô hạn.” Nhà vua hỏi Thượng tọa Da-xá: “Tôn giả Ưu-ba-quật nay đã ra đời chưa?” Thượng tọa đáp: “Vị ấy đã ra đời và xuất gia học đạo, hàng phục phiền não, là A-la-hán cùng với vô lượng Tỳ-kheo quyến thuộc một muôn tám ngàn đang trú tại A-lan-nhã ở núi Ưu-lưu-mạn-trà. Vì thương xót chúng sanh, nên nói pháp tịnh diệu như Phật, hóa độ vô lượng trời, người khiến cho được vào thành cam lộ.” Nhà vua nghe xong vui mừng khôn xiết. Tức thì ra lệnh cho quần thần nhanh chóng sửa soạn xe cộ, đưa vô lượng quyến thuộc đến nơi ấy, để cung kính cúng dường Ưu-ba-quật-đa. Bấy giờ, các quan tâu với vua rằng: “Vị Thánh này đang ở tại nước của vua. Nên sai tín sứ rước vị ấy. Vị ấy sẽ tự mình đến.” Vua trả lời các quan: “Không nên sai tín sứ đến nơi ấy. Ta nên tự đến, không nên để vị ấy tới đây.” Và vua nói kệ: Ngươi được lưỡi Kim cang, Vẫn không thể phá vỡ, Ngăn ta đến nơi kia, Gần gũi người nhà nông<註 n="674"/>535.” Vua sai tín sứ đến báo Tôn giả: ‘Ngày nào đó, vua sẽ đến chỗ Tôn giả.’ Tôn giả suy nghó: ‘Nếu vua đến sẽ có rất đông người đi theo, chịu bao khổ sở, lại bức bách sát hại côn trùng và hại nhân dân làng xóm.’ Suy nghó xong, Tôn giả trả lời sứ giả rằng: “Tôi sẽ tự đi đến cung vua.” Khi vua nghe Tôn giả tự đến, vui mừng sung sướng vô hạn. Từ Ma-thâu-la đến Ba-liên-phất, ở khoảng giữa hai nơi, vua cho đặt thuyền bè, trên thuyền treo phướn lọng. Tôn giả Ưu-ba-quật, vì thương xót vua nên đem chúng A-la-hán một muôn tám ngàn vị theo đường thủy đến vương quốc. Bấy giờ, người trong nước tâu vua: “Tôn giả Ưu-ba-quật đem một muôn tám ngàn Tỳ-kheo đến đây rồi.” Vua sung sướng mừng rỡ khôn xiết, vội cởi chuỗi ngọc giá trị ngàn vàng trao cho họ. Rồi vua cùng các đại thần, quyến thuộc đi đến chỗ Tôn giả, cởi bỏ hành lý, năm vóc sát đất, làm lễ trước Tôn giả, quỳ gối chắp tay thưa rằng: “Tôi nay thống lãnh cõi Diêm-phù-đề này, tuy ngồi ở ngôi vua mà không lấy làm vui. Hôm nay thấy được Tôn giả, vui mừng khôn xiết. Đệ tử của Như Lai mới có thể như vậy, thấy Tôn giả như thấy được Phật.” Và vua nói kệ: “Tịch diệt, đã qua đời, Nay ngài làm Phật sự. Dứt ngu si thế gian, Như mặt trời Phật chiếu. Vì đời làm Đạo sư, Bậc thuyết pháp đệ nhất; Chúng sanh đáng nương cậy, Nay tôi rất hoan hỷ.” Nhà vua ra lệnh cho sứ giả loan báo khắp nước rằng: “Tôn giả Ưu-ba-quật ngày nay đến nước này.” Bèn xướng lên rằng: “Ai muốn được giàu sang, Xa lìa khổ bần cùng; Thường được vui cõi trời; Ai giải thoát Niết-bàn. Nên gặp Ưu-ba-quật, Cung kính và cúng dường. Ai chưa thấy chư Phật, Nay thấy Ưu-ba-quật.” Bấy giờ, nhà vua chỉnh trang bờ cõi, đắp đường bằng phẳng, treo lụa, phan, lọng, xông hương, rãi hoa, tấu nhạc. Nhân dân cả nước đều ra ngoài nghinh đón Tôn giả Ưu-ba-quật để cúng dường cung kính. Bấy giờ, Tôn giả Ưu-ba-quật tâu vua: “Tâu Đại vương, ngài nên đem chánh pháp cai trị, giáo hóa, thương xót chúng sanh. Vì Tam bảo khó gặp, nên đối với Tam bảo cúng dường, cung kính, tu niệm và khen ngợi, vì người giảng nói rộng. Vì sao? Vì Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, thường huyền ký rằng: ‘Chánh pháp của Ta được ký thác nơi Quốc vương và Tỳ-kheo Tăng của ta’.” Và Tôn giả nói kệ: “Bậc Thế Hùng tôn kính, Chánh pháp rất thắng diệu; Ký thác nơi Đại vương, Cùng với Tỳ-kheo Tăng.” Nhà vua thưa với Tôn giả Ưu-ba-quật: “Tôi đã dựng lập Chánh pháp.” Và vua nói kệ: “Tôi đã tạo các tháp, Trang nghiêm các bờ cõi; Khởi cúng dường mọi thứ, Phan, lọng cùng trân bảo. Phân bố xá-lợi Phật, Khắp cả Diêm-phù-đề; Tôi tạo các phước này, Ý nguyện đã trọn vẹn. Chính mình và vợ con, Trân bảo và đất đai; Nay đều xả thí hết, Cúng dường tháp Hiền thánh.” Tôn giả Ưu-ba-quật khen ngợi vua: “Lành thay! Lành thay, Đại vương nên thực hành pháp như vậy.” Tôn giả nói kệ: “Xả thân mạng của cải, Đời đời không lo âu; Được phước lành vô cùng, Ắt được Vô thượng giác.” Vua thỉnh Tôn giả Ưu-ba-quật vào thành, rồi sửa soạn chỗ ngồi các loại, mời Tôn giả an tọa. Còn chúng Tăng được mời đến tinh xá Kê tước. Vua thưa Tôn giả rằng: “Tôn giả dung mạo đẹp đẽ, thân thể mềm mại, còn tôi hình thù xấu xí, da dẻ sần sùi.” Tôn giả nói kệ: “Lúc tôi hành bố thí, Tâm tịnh, tài vật tốt; Không bằng vua bố thí, Đem cát cúng dường Phật.” Vua nói kệ đáp: “Khi trẫm còn trẻ thơ, Cúng dường Phật nắm cát; Nay được quả như vầy, Huống chi thí vật tốt.” Tôn giả nói kệ khen: “Khoái thay! Thiện Đại vương, Cúng dường nắm đất cát; Trong ruộng phước Vô thượng, Vun trồng quả vô tận.” Bấy giờ, vua A-dục bảo các đại thần: “Ta nhờ lấy nắm cát cúng dường Phật được quả báo như vầy; làm sao mà chẳng tin kính đối với Thế Tôn?” Vua lại thưa với Tôn giả: “Tôn giả chỉ cho tôi chỗ Phật nói pháp, những nơi Phật du hành, nên đến cúng dường lễ bái, vì các chúng sanh đời sau nhiếp thọ các căn lành.” Và rồi nói kệ: “Chỉ cho tôi Pháp Phật, Các nước và trú xứ; Cúng dường và tin kính, Vì chúng sanh đời sau..” Tôn giả nói: “Lành thay! Lành thay Đại vương, có thể phát diệu nguyện, tôi sẽ chỉ cho Đại vương nơi chỗ, để vì chúng sanh đời sau.” Bấy giờ, vua đem bốn loại binh chủng và các thứ cúng dường hương hoa, tràng phan và kỹ nhạc, đem luôn Tôn giả khởi hành đến rừng Long tần<註 n="675"/>536, chỉ đây là chỗ Như Lai đản sanh. Và Tôn giả nói kệ: “Nơi Như Lai đản sanh, Khi sanh đi bảy bước; Xoay nhìn khắp bốn phương, Đưa tay chỉ lên trời: Nay Ta sanh lần cuối, Sẽ đắc đạo Vô thượng; Trên Trời và cõi Người, Ta là Vô Thượng Tôn.” Bấy giờ, nhà vua năm vóc sát đất, cúng dường lễ bái, liền dựng tháp Phật. Tôn giả tâu vua: “Đại vương muốn thấy chư Thiên, thấy chỗ Đức Phật khi đản sanh đi bảy bước không?” Nhà vua thưa: “Rất muốn được thấy.” Tôn giả đưa tay chỉ cành cây mà Ma-da Phu nhân đã vịn vào, Tôn giả bảo thần cây: “Thọ thần, nay hãy hiện ra, để vua được thấy, sanh đại hoan hỷ.” Vừa dứt tiếng, liền thấy thọ thần đứng bên Tôn giả nói rằng: “Ngài dạy điều gì tôi sẽ vâng theo.” Tôn giả nói với vua: “Vị thần này đã thấy Phật lúc sanh.” Vua nói kệ hỏi thần: “Ngài thấy thân trang nghiêm, Lúc sanh có hoa sen, Chân bước đi bảy bước, Miệng cất lên tiếng nói.” Thần đáp lại bằng bài kệ: “Tôi thấy thân tốt đẹp, Đấng Thế Tôn mới sanh, Chân bước đi bảy bước, Miệng cất lên tiếng nói, ‘Ở trong trời và người, Ta là Vô Thượng Tôn’.” Vua hỏi thần: “Khi Phật sanh có điềm lành gì?” Thần đáp: “Tôi không thể nói những việc quá mầu nhiệm. Nay lược nói phần ít: Ánh sáng soi chiếu suốt, Thân thể đủ tướng đẹp, Khiến người vui mừng thấy, Cảm động đến đất trời.” Vua nghe thần nói, vui mừng ban cho thần mười muôn lượng trân bảo rồi đi. Tôn giả Ưu-ba-quật lại đưa vua vào trong thành nói. “Nơi này Bồ-tát hiện ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thân sắc vàng trang nghiêm sáng chói.” Nhà vua liền hướng về nơi ấy làm lễ và cúng dường các thứ. Tôn giả lại đưa vua đến trong Thiên tự, bảo vua: “Lúc Thái tử sanh ra được đưa đến vị thần ở Thiên tự kia lễ bái. Nhưng bấy giờ các thần đó đều lễ bái Bồ-tát. Khi đó, nhân dân mới lập danh Bồ-tát, rằng đó là Trời trên các Trời. Vua lại đem các thứ cúng dường.” Tôn giả lại đưa vua đến chỉ chỗ và nói: “Nơi đây vua cha đem Bồ-tát đến các chỗ cho các Bà-la-môn, bảo đoán xem tướng của Ngài.” Vua lại cúng dường đủ thứ. Lại chỉ cho vua chỗ này là nhà học của Bồ-tát, chỗ này học cỡi voi, chỗ này học cỡi ngựa, cỡi xe, bắn cung, chỗ này Bồ-tát học các kỹ thuật, chỗ này Bồ-tát rèn luyện thân, chỗ này là nơi dạo chơi của sáu muôn phu nhân của Bồ-tát. Chỗ này Bồ-tát thấy người già, bệnh, chết, chỗ này Bồ-tát ngồi dưới cây Diêm-phù-đề, ngồi thiền đắc ly dục, bóng cây chẳng rời thân, phụ vương hướng về đó làm lễ. Chỗ này Bồ-tát đem trăm ngàn thiên thần ra khỏi thành và đi; chỗ này Bồ-tát cởi chuỗi ngọc trao cho Xa-nặc, sai đem ngựa trở về nước và nói kệ: Bồ-tát ở nơi này, Cởi chuỗi ngọc và mũ, Trao cho chàng Xa-nặc, Giục ngựa trở về nước, Đi một mình không bạn, Ngài vào núi học đạo. Lại chỗ này Bồ-tát đổi lấy áo ca-sa của thợ săn, khoác áo này rồi xuất gia, chỗ này là chỗ chư Tiên nhân cung thỉnh Ngài, chỗ này là chỗ vua Bình-sa muốn chia cho Bồ-tát một nửa nước, chỗ này Bồ-tát hỏi đạo nơi Tiên nhân Ưu-lam-phất, chỗ này Bồ-tát sáu năm khổ hạnh. Như kệ nói: Khổ hạnh trong sáu năm, Chịu khổ não cùng cực, Biết không phải chân đạo, Liền bỏ hạnh tu đó. Chỗ này hai người nữ dâng sữa cúng Bồ-tát. Như kệ nói: Đại Thánh ở nơi đây, Nhận sữa hai người nữ, Từ đây đứng lên đi, Đi đến cây Bồ-đề. Chỗ này rồng Ca-lê<註 n="676"/>537 khen ngợi Bồ-tát. Như kệ nói: Nơi này rồng Ca-lê Khen ngợi đức Bồ-tát, Nên theo đạo thời cổ, Chứng diệu quả Vô thượng. “Vua hướng về Tôn giả và nói kệ: Nay tôi muốn thấy rồng, Rồng kia đã thấy Phật, Từ đây đến Bồ-tát, Chứng đắc quả thắng diệu. Tôn giả lấy tay chỉ Long vương bảo: “Này Long vương Ca-lê, ông đã thấy Phật, nay nên hiện thân.” Long vương nghe tiếng liền xuất hiện, đứng trước Tôn giả, chắp tay thưa: “Thưa Tôn giả có điều gì chỉ dạy?” Tôn giả nói với vua: “Long vương này thấy Phật, khen ngợi Như Lai.” Vua chắp tay hướng về Long vương nói kệ: “Ngài thấy thân Kim cương, Thầy tôi, Bậc Vô Thượng, Mặt như trăng sáng đầy, Xin nói oai đức ngài, Công đứùc của mười lực, Lúc ngài đến đạo tràng.” Long vương đáp lại: “Nay tôi sẽ diễn nói, Lúc chân đạp trên đất, Cỡi đất sáu chấn động, Ánh sáng nơi mặt trời, Chiếu khắp ba ngàn cõi, Đi đến cây Bồ-đề.” Bấy giờ nhà vua ở các nơi ấy cúng dường các thứ và dựng tháp miếu. Kế đó Tôn giả đưa vua đến cội cây nơi Phật thành đạo, bảo vua rằng: “Tại cây này, Đại Bồ-tát do sức tam-muội phá quân ma, đắc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Tôn giả nói kệ: “Mâu-ni Ngưu Vương Tôn, Ở cây Bồ-đề này, Hàng phục quân ma ác, Được thắng quả Bồ-đề, Đáng kính trong trời, người, Chẳng có ai sánh bằng.” Vua cúng dường vô lượng trân bảo và các thứ, cùng dựng tháp miếu lớn. Chỗ này, Tứ thiên vương mỗi vị ôm một cái bát đem dưng cúng Phật, hợp lại thành một bát. Chỗ này là chỗ Như Lai nhạân những bữa ăn cúng dường của anh em khách buôn. Chỗ này khi Như Lai đến nước Ba-la-nại, có ngoại đạo A-thời-bà<註 n="677"/>538 hỏi Phật. Chỗ này là vườn Lôïc dã, Tiên nhân trú xứ. Như Lai ở trong đó, vì năm vị Tỳ-kheo ba lần chuyển Pháp luân mười hai hành. Tôn giả nói kệ: “Nơi đây vườn Lộc dã, Như Lai chuyển pháp luân; Ba chuyển mười hai hành, Năm người được dấu đạo.” Nhà vua cúng dường nơi này đủ thứ và xây dựng tháp miếu. Chỗ này Như Lai hóa độ tiên nhân Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp<註 n="678"/>539.Chỗ này Như Lai nói pháp cho vua Bình-sa<註 n="679"/>540, vua thấy được chân lý cùng với vô lượng nhân dân, chư Thiên đắc đạo. Chỗ này Như Lai nói pháp cho Thiên đế Thích. Đế Thích cùng với tám muôn chư Thiên đắc đạo. Chỗ này Như Lai thị hiện thần lực, biến hóa các thứ. Chỗ này Như Lai lên trời vì mẹ thuyết pháp, dẫn theo vô lượng Thiên chúng xuống nhân gian. Vua lại cúng dường các thứ và cho xây dựng tháp miếu. Tôn giả bảo vua A-dục: “Đến nước Cưu-thi-la-kiệt<註 n="680"/>541, nơi đây Như Lai làm xong đầy đủ Phật sự, nhập Vô dư Niết-bàn.” Tôn giả nói kệ: “Độ thoát các Trời, Người, Rồng, Tu-la, Dạ-xoa; Kiến lập pháp vô tận, Phật sự đã hoàn tất. Nơi hữu được tịch diệt, Đại bi vào Niết-bàn; Như củi hết lửa tắt; Rốt ráo được thường trụ.” Vua nghe những lời này buồn bã, đau xót đến ngất xỉu trên đất. Bấy giờ các quan lấy nước rửa mặt cho vua. Một hồi lâu tỉnh lại, bật khóc, nước mắt ràn rụa. Sau đó vua cúng dường đủ thứ và cho xây dựng tháp miếu lớn. Vua thưa Tôn giả: “Ý nguyện tôi muốn được thấy các Đại đệ tử của Phật được thọ ký, muốn cúng dường xá-lợi các ngài. Xin Tôn giả chỉ cho!” Tôn giả nói với vua: “Lành thay! Lành thay Đại vương đã phát được diệu tâm như vậy.” Tôn giả đem vua đến nước Xá-vệ vào tinh xá Kỳ-hoàn, đưa tay chỉ tháp: “Đây là tháp của Tôn giả Xá-lợi-phất, vua nên cúng dường.” Vua nói: “Vị này có công đức gì?” Tôn giả đáp: “Đây là vị Pháp vương thứ nhì, tùy thuận chuyển pháp luân.” Và Tôn giả nói kệ: “Trí tất cả chúng sanh, Sánh với Xá-lợi-phất, Bằng một phần mười sáu; Trừ trí của Như Lai. Như Lai chuyển pháp luân, Ngài có thể tùy chuyển; Ngài có vô lượng đức, Ai có thể nói hết!” Nhà vua vui mừng vô hạn, bỏ ra mười muôn lượng trân bảo cúng dường tháp Xá-lợi-phất và nói kệ: “Con lạy Xá-lợi-phất, Giải thoát mọi sợ hãi; Danh đồn khắp thế gian, Trí tuệ không ai bằng.” Kế đến, Tôn giả chỉ cho vua tháp Tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Vua muốn cúng dường tháp này nên hỏi: “Vị này có công đức gì?” Tôn giả đáp: “Vị này Thần túc bậc nhất. Lấy ngón chân ấn trên đất, đất liền chấn động, đến Long cung, hàng phục Long vương Nan-đà, Bạt-nan-đà<註 n="681"/>542.” Và Tôn giả nói kệ: “Ấn ngón chân động đất, Đến tận cung Đế Thích; Thần túc không ai bằng, Ai có thể nói hết? Hai vua rồng hung bạo, Trông thấy đều sợ hãi; Với sức thần túc kia, Hàng phục hết sân nhuế.” Bấy giờ, vua cúng dường tháp mười muôn lượng trân bảo và nói kệ khen: “Bậc Thần túc đệ nhất, Lìa khỏi già, bệnh, chết; Có công đức như vậy, Nay lễ Mục-kiền-liên.” Kế đến, Tôn giả chỉ tháp Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, nói với vua: “Đây là tháp Ma-ha Ca-diếp, vua nên cúng dường.” Vua hỏi: “Vị này có công đức gì?” Tôn giả đáp: “Tôn giả này ít muốn, biết đủ, Đầu-đà bậc nhất, được Như Lai chia cho nửa tòa và y Tăng-già-lê. Tôn giả ấy thương xót chúng sanh, hưng lập Chánh pháp.” Tôn giả nói kệ: “Ruộng công đức bậc nhất, Thương xót loài bần cùng; Khoác Tăng-già-lê Phật, Xây dựng nên Chánh pháp. Tôn giả có đức lớn, Ai có thể nói hết?” Vua lại cúng dường mười muôn lượng trân bảo và nói kệ khen ngợi: “Thường ưa thích tịch tịnh, Nương náu nơi rừng rậm; Ít muốn, biết đủ, giàu. Nay lễ Đại Ca-diếp.” Kế đến, Tôn giả lại chỉ tháp của Tôn giả Bạc-câu-la và nói với vua: “Đây là tháp của Bạc-câu-la, vua nên cúng dường.” Vua hỏi: “Vị này có công đức gì?” Tôn giả đáp: “Tôn giả ấy được Bậc nhất không bệnh, cho đến, chẳng nói cho ai được một câu pháp, lặng lẽ không lời.” Vua bảo: “Đem một tiền cúng dường.” Các quan tâu vua: “Công đức như nhau vì sao nơi đây cúng một tiền?” Vua bảo: “Hãy nghe tôi nói, Tuy trừ si, vô minh, Trí tuệ hay soi xét, Tuy có tên Bạc-câu, Có ích gì cho đời?” Bấy giờ, đồng tiền kia trở về lại chỗ vua. Các đại thần trông thấy, cho là việc lạ lùng hiếm có. Tất cả đồng lên tiếng khen ngợi: “Ôi! Tôn giả! Ngài ít muốn, biết đủ, đến nỗi chẳng cần một đồng tiền.” Tôn giả lại chỉ tháp của Tôn giả A-nan, nói với vua: “Đây là tháp của Tôn giả A-nan, nên cúng dường.” Vua hỏi: “Tôn giả A-nan có công đức gì?” “Tôn giả này là thị giả của Phật, Đa văn bậc nhất, kết tập kinh Phật.” Và nói kệ: “Giữ gìn bát Như Lai, Giỏi nhớ, hay quyết đoán, Học rộng như biển lớn, Biện tài tiếng dịu dàng, Làm vui lòng trời, người, Khéo biết tâm chư Phật, Tất cả điều sáng tỏ, Là rương báu công đức, Được khen ngợi tối thắng, Hàng phục phiền não tránh, Những công đức như thế, Xứng đáng nên cúng dường.” Vua liền cúng dường một trăm ức lượng trân bảo. Các quan tâu vua: “Vì sao ở đây bệ hạ lại cúng dường nhiều hơn những nơi trước?” Vua đáp: “Hãy nghe tôi nói lý do trong tâm của mình: Thân thể của Như Lai, Pháp thân tánh thanh tịnh, Vị này hay vâng giữ, Vì thế cúng dường hơn. Đèn Pháp còn ở đời, Dứt lòng si tối này, Đều nhờ nơi Tôn giả; Vì thế cúng dường hơn. Như nước trong biển lớn, Dấu chân trâu không chứa; Như biển trí của Phật, Người khác khó phụng trì. Duy Tôn giả A-nan, Nghe qua đều nhớ hết, Không khi nào quên mất; Vì thế cúng dường hơn. Khi vua cúng dường các thứ như thế xong, vua hướng về Tôn giả Ưu-ba-quật chắp tay và nói kệ: “Nay tôi mang thân này, Chẳng còn phụ thân này, Tu vô lượng công đức, Nay làm Vua loài người, Tôi đem lòng kiên thật, Tạo lập các tháp miếu, Trang nghiêm nơi thế gian, Như sao làm đẹp trăng. Vâng pháp đệ tử Phật, Thực hành các lễ tiết, Nay tôi đã làm hết, Cúi đầu trước Tôn giả. Nhờ ân lực Tôn giả, Nay thấy việc thắng diệu, Chóng được lợi lành lớn, Nhờ đây phân biệt pháp.” Vua cúng dường như trên và thường đi đến Bồ-đề đạo tràng. Dưới cây này, Như Lai đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bằng sự cúng dường trân bảo hiếm có trong thế gian, vua cúng dường cây Bồ-đề. Lúc ấy, phu nhân của vua tên là Đề-xá-la-hy-đa<註 n="682"/>543, phu nhân nghó rằng: ‘Vua yêu ta và ta cũng hết sức yêu vua. Ngày nay vua bỏ ta đi, đem châu báu đến chỗ cây Bồ-đề. Bấy giờ, ta sẽ làm cách chết cây Bồ-đề này. Khi cây đã chết khô, lá tàn rụng, vua sẽ không đến nữa, ngài sẽ cùng ta vui vầy.’ Phu nhân lại gọi Chú sư đến, bảo Chú sư bảo rằng: “Ngươi có thể làm chết cây Bồ-đề này không?” Chú sư đáp: “Có thể, cho tôi một ngàn lượng vàng.” Phu nhân liền trao cho người ấy một ngàn lượng tiền vàng. Chú sư đến cây Bồ-đề, dùng câu chú niệm chú nơi cây và lấy giải lụa buộc cây lại. Cây dần dần chết khô, lá úa tàn rụng. Cây chưa chết hẳn, lá xơ xác rơi rụng. Chú sư tâu phu nhân: “Phải lấy sữa nóng rưới lên cây mới có thể làm cho cây khô.” Phu nhân tâu vua: “Tôi muốn đem sữa đến cúng dường cây Bồ-đề.” Vua đáp: “Tùy ý khanh chăng?” Như thế, cho đến, lấy sữa nóng rưới lên cây Bồ-đề, cây bị khô héo. Các phu nhân tâu vua: “Cây Bồ-đề bỗng nhiên chết khô, lá úa tàn rụng!” Và họ nói kệ: Cây Như Lai y cứ, Gọi là cây Bồ-đề, Tại đó thành Chánh giác, Đầy đủ nhất thiết trí. Nay Đại vương nên biết, Cây này đang khô chết, Sắc lá cũng biến khác, Chẳng biết vì cớ sao? Nhà vua nghe lời này, liền ngất xỉu trên đất. Đám quần thần lấy nước rải lên mặt vua, một hồi lâu vua mới tỉnh lại, rơi nước mắt rồi bảo: Ta thấy cây Bồ-đề, Như là thấy Như Lai, Nay nghe cây này chết, Ta cũng sẽ chết theo. Phu nhân Đề-xá-la-hy-đa thấy vua ưu sầu, tâu vua: “Xin Đại vương chớ buồn rầu. Tôi sẽ làm vui lòng Đại vương.” Vua nói: “Nếu không có cây ấy, mệnh sống của ta cũng không còn. Như Lai nơi cây này đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu cây này không còn, ta sống để làm gì?” Phu nhân nghe vua nói lời quyết định như thế, liền trở lại lấy sữa lạnh tưới dưới gốc cây Bồ-đề, cây từ từ sống lại. Vua nghe nói lấy sữa tưới cây sống lại, mỗi ngày vua cho ngàn thau sữa tưới gốc cây, cây sống lại như trước, các phu nhân tâu vua: “Cây Bồ-đề tươi tốt lại như xưa. “ Nghe xong vua lấy làm mừng, vội đến dưới cây Bồ-đề nhìn chăm chăm không rời và nói kệ: “Việc các vua chưa làm, Vua Bình-sa, Trì quốc, Nay ta nên cúng dường, Ta tắm cây Bồ-đề, Bằng sữa và nước thơm, Hương hoa và hương xoa, Sẽ lại cúng dường Tăng, Hiền thánh năm bộ chúng.” Vua cho bày bốn cái bồn báu bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê chứa đầy các thứ sữa thơm cùng các thứ nước thơm, đem các thứ thức ăn uống, tràng phan, bảo cái. Mỗi thứ có cả ngàn loại cùng với hương hoa kỹ nhạc. Vua thọ trì bát quan trai giới, mặc y phục sạch sẽ, ôm lò hương đến ở trên điện, hướng bốn phương làm lễ, tâm nghó miệng nói: ‘Đệ tử Hiền thánh của Như Lai ở các phương, xin thương xót con mà thọ nhận sự cúng dường của con’. Vua nói kệ: “Thánh đệ tử Như Lai, Các căn thuận tịch tónh, Lìa dục cả ba cõi, Chư Thiên nên cúng dường; Xin hãy nhóm nơi đây, Nhận tấm lòng biết ơn, Thương xót theo ý con, Khiến giống pháp lớn mạnh. Thường thích nơi vắng lặng, Giải thoát những chấp trước, Chân tử của Như Lai, Từ pháp mà hóa sanh, Được chư Thiên cúng dường; Nên vì thương xót con, Nay xin đều nhóm lại, Theo ý mọn của con. Chư Thánh khắp các nơi, Kế-tân, Đa-ba-bà, Đại lâm, Ly-bà-đa, Bên ao lớn A-nậu, Khắp sông ngòi rừng núi, Như thế tất cả chỗ, Các Thánh ở trong đó, Nay nên đến nhóm lại, Xin vì thương xót con, Theo ý mọn của con. Lại ở trên cõi trời, Cung điện Thi-lê-sa, Trong thất đá Hương sơn, Bậc thần thông đầy đủ, Xin đều nhóm lại đây, Vì thương xót con vậy.” Lúc vua nói như vậy, ba mươi vạn Tỳ-kheo cùng tập hợp lại. Trong đại chúng ấy có mười vạn A-la-hán, hai mươi vạn các vị Hữu học và phàm phu Tỳ-kheo. Còn lại tòa của Thượng tọa không có người ngồi. Vua hỏi các Tỳ-kheo: “Tòa của Thượng tọa sao không có người ngồi?” Trong đại chúng có một Tỳ-kheo tên là Da-xá, là bậc A-la-hán đầy đủ lục thông, tâu vua: “Tòa này là tòa của Thượng tọa, trong đây ai không dám ngồi.” Vua lại hỏi: “Ở chỗ Tôn giả có Thượng tọa chăng?” Tôn giả Da-xá đáp: “Tâu Đại vương, có Thượng tọa mà Phật đã huyền ký tên là Tân-đầu-lư<註 n="683"/>544.Thượng tọa ấy xứng đáng ngồi chỗ ấy.” Vua hết sức vui mừng nói rằng: “Trong đây có Tỳ-kheo nào thấy Phật không?” Tôn giả Da-xá đáp: “Thưa Đại vương có ngài Tân-đầu-lư, ngài vẫn còn ở thế gian.” Vua lại thưa: “Có thể gặp được Tỳ-kheo ấy không?” Tôn giả Da-xá đáp: “Chẳng bao lâu sẽ gặp. Vị ấy sẽ đến ngay.” Vua rấy hoan hỷ nói kệ: Sung sướng được lợi ích, Vì nhiếp thọ cho con, Khiến con tự mắt thấy, Tôn giả Tân-đầu-lư. Bấy giờ, Tôn giả Tân-đầu-lư đem vô lượng A-la-hán thứ lớp đi theo, ví như con nhạn chúa từ hư không đến, ngồi vào chỗ Thượng tọa. Tỳ-kheo Tăng đều kính lễ, theo thứ lớp ngồi xuống. Nhà vua trông thấy Tôn giả Tân-đầu-lư râu tóc bạc trắng, như thân Bích-chi-phật. Vua sụp xuống lễ chân Ngài, quỳ dài chắp tay, chiêm ngưỡng dung mạo của Tôn giả và nói kệ: Con nay ở ngôi vua, Thống lãnh Diêm-phù-đề, Chẳng lấy làm hoan hỷ, Nay được thấy Tôn giả, Con nay thấy Tôn giả, Như thấy Phật tại thế, Lòng con đầy phấn khởi. Hơn cả thấy ngôi vua. Vua lại thưa Tôn giả: “Tôn giả đã từng thấy Thế Tôn, bậc ba cõi đều kính ngưỡng, tôn sùng chăng?” Lúc đó Tôn giả Tân-đầu-lư lấy tay vén lông mày nhìn vua và nói: “Tôi được thấy Như Lai, Thế gian không gì sánh, Toàn thân màu vàng sáng, Ba mươi hai tướng đẹp, Mặt tịnh như trăng rằm, Tiếng Phạm âm êm ái, Hàng phục phiền não tránh, Thường an trú tịch diệt.” Vua lại hỏi: “Tôn giả thấy Phật nơi nào?” “Tôn giả đáp: “Khi Như Lai đem năm trăm vị A-la-hán đến thành Vương xá an cư lần đầu. Lúc ấy tôi cũng ở trong chúng đó.” Và Tôn giả nói kệ: “Thế Tôn Đại Mâu-ni, Hạng lìa dục vây quanh, Ở tại thành Vương xá, Kiết hạ tròn ba tháng. Tôi ở trong chúng ấy, Thường ở bên Như Lai, Nay Đại vương nên biết, Chính mắt tôi thấy Phật.” “Lại nữa, lúc Phật ở Xá-vệ, Như Lai hiện thần lực lớn, biến hóa đủ thứ, biến hình chư Phật đầy đủ khắp các phương cho đến cõi trời A-ca-ni-tra. Tôi lúc ấy cũng ở đó, trông thấy các tướng thần thông của Như Lai biến hóa.” Tôn giả nói kệ: “Sức thần thông Như Lai, Hàng phục các ngoại đạo, Phật dạo khắp mười phương, Chính tôi thấy tướng kia.” “Lại nữa, khi Như Lai ở tại cõi trời thuyết pháp cho Mẫu thân, tôi cũng có trong ấy. Khi thuyết pháp cho Mẫu thân xong, Ngài dẫn chư Thiên từ trời xuống nước Tăng-ca-xa<註 n="684"/>545.Khi ấy tôi thấy hai việc này, trời, người điều phước lạc. Tỳ-kheo-ni Ưu-ba-la<註 n="685"/>546 hóa làm Chuyển luân vương đem vô lượng quyến thuộc nương hư không đến chỗ Thế Tôn, tôi cũng thấy việc này.” Rồi Tôn giả nói kệ: Như Lai trên cõi trời, Ngài kiết hạ nơi đó, Tôi cũng ở trong ấy, Là quyến thuộc Như Lai. “Lại nữa, lúc Như Lai ở tại nước Xá-vệ cùng với năm trăm A-la-hán. Khi ấy con gái của trưởng giả Cấp Cô Độc đang ở tại nước Phú-lâu-na-bạt-đà-na<註 n="686"/>547.Một hôm cô này thỉnh Phật và Tỳ-kheo Tăng. Khi ấy các Tỳ-kheo mỗi vị đều nương hư không đến chỗ thỉnh. Tôi cũng dùng thần lực hiệp núi lớn lại mà đi đến chỗ được thỉnh. Thế Tôn quở trách tôi, ‘Ngươi đâu được hiện thần túc như thế. Bấy giờ, Ta phạt ngươi sống mãi ở thế gian, không được vào Niết-bàn, hộ trì Chánh pháp của Ta chớ khiến cho diệt mất’.” Rồi Tôn giả nói kệ: “Thế Tôn nhận lời thỉnh, Cùng năm trăm Tỳ-kheo. Tôi liền dùng thần lực, Nhấc núi lớn mà đi. Thế Tôn trách phạt tôi Ở đời, khoan diệt độ, Hộ trì Chánh pháp Phật, Chớ để pháp diệt mất.” “Lại nữa, Như Lai dẫn chư Tỳ-kheo Tăng vào thành khất thực. Khi ấy vua cùng với hai em bé chơi đùa trên đất cát, thấy Phật từ xa đi tới, nắm một nắm cát dâng cúng Phật. Lúc ấy Phật thọ ký cho đứa bé kia: ‘Sau khi Ta diệt độ khoảng một trăm năm, đứa bé này sẽ làm vua nước Ba-liên-phất, thống lónh Diêm-phù-đề, gọi là A-dục, sẽ phân bố rộng rãi xá-lợi của Ta; trong một ngày sẽ dựng tám muôn bốn ngàn tháp.’ Nay chính là nhà vua, lúc đó tôi cũng có mặt ở đó.” Rồi Tôn giả nói bài kệ: “Lúc vua còn thơ ấu, Đem cát dâng cúng Phật; Lúc Phật thọ ký vua, Chính tôi cũng ở đấy.” Vua thưa Tôn giả: “Hiện nay Tôn giả ở đâu?” Tôn giả đáp: “Tôi ở tại Bắc sơn, núi tên là Kiền-đà-ma-la<註 n="687"/>548, cùng với các vị Tăng đồng phạm hạnh.” Vua lại hỏi: “Có bao nhiêu người?” Tôn giả đáp: “Có sáu muôn Tỳ-kheo A-la-hán.” Tôn giả bảo vua: “Vua cần gì hỏi nhiều. Nay vua nên sửa soạn cúng dường chư Tăng. Các vị ấy thọ thực xong, sẽ khiến cho vua hoan hỷ.” Vua thưa: “Vâng, đúng vậy thưa Tôn giả! Nhưng bây giờ, trước tiên là tôi cúng dường cây Bồ-đề, vì nghó đến nơi Phật giác ngộ. Sau đó cúng dường hương hoa, đồ ăn thức uống ngon cho chúng Tăng.” Vua ban lệnh cho các quần thần tuyên bố khắp nước: ‘Ngày nay vua muốn xả mười muôn lượng vàng bố thí cho chúng Tăng, cả ngàn vò nước thơm rưới lên cây Bồ-đề.’ Vua tập hợp năm bộ chúng. Bấy giờ có vương tử Câu-na-la<註 n="688"/>549 ở bên cạnh vua, đưa hai ngón tay mà không nói, ý muốn cúng dường gấp đôi. Đại chúng trông thấy vương tử như vậy đều phì cười. Vua cũng cười và bảo: “Ô hay! Vương tử, chính con có thêm công đức cúng dường.” Vua lại nói: “Ta lại đem ba mươi muôn lượng vàng cúng dường chúng Tăng. Thêm một ngàn vò nước thơm rưới tắm cây Bồ-đề.” Vương tử lại đưa lên bốn ngón tay, ý nói gấp bốn. Lúc ấy vua nổi giận bảo các quan: “Ai dạy vương tử làm như vậy? Cùng tranh với ta sao?” Một vị quan thưa: “Tâu Đại vương, không ai dám tranh với Đại vương. Nhưng vương tử thông tuệ, lợi căn vì muốn tăng thêm công đức nên làm như vậy.” Nhà vua quay lại nhìn vương tử, rồi bạch Thượng tọa: “Trừ các vật thuộc kho tàng của con, tất cả những vật ở Diêm-phù-đề, phu nhân, thể nữ, quần thần, quyến thuộc và con của con là Câu-na-la đều bố thí cho chúng Tăng Hiền thánh.” Vua tuyên bố cho cả nước tập hợp năm chúng và nói kệ: “Trừ vật kho tàng vua; Phu nhân và thể nữ, Thần dân tất cả chúng, Bố thí Hiền thánh Tăng. Thân ta cùng vương tử, Cũng đều xả bỏ hết.” Bấy giờ, vua, Thượng tọa và Tỳ-kheo Tăng lấy vò nước thơm tưới cây Bồ-đề. Cây Bồ-đề càng thêm tươi tốt, sum sê. Có bài kệ: “Vua tưới cây Bồ-đề, Nơi Vô thượng Giác ngộ; Cây càng thêm tươi tốt, Cây lá đều mơn mởn.” Vua cùng quần thần vui mừng vô hạn. Vua tưới tắm cây Bồ-đề xong, kế đến vua lại cúng dường chúng Tăng. Bấy giờ, Thượng tọa Da-xá tâu vua: “Đại vương, hôm nay có đông đảo Tỳ-kheo Tăng tụ tập, nên phát lòng tin thuần thục cúng dường.” Nhà vua tự tay cúng dường từ trên xuống dưới. Khi ấy, có hai Sa-di ăn xong, mỗi người lấy lương khô vo thành viên kẹo ném nhau. Nhà vua trông thấy phì cười nói: “Các Sa-di này chơi trò con nít.” Cúng dường xong, vua trở lại đứng trước Thượng tọa. Thượng tọa nói với vua: “Vua chớ sanh tâm bất tín kính.” Vua thưa: “Thượng tọa, con không có tâm không kính tin, nhưng thấy Sa-di chơi trò trẻ con. Như trẻ con thế gian lấy hòn đất ném nhau, còn hai Sa-di thì lấy bánh và kẹo ném nhau.” Thượng tọa tâu vua: “Hai chú Sa-di này đều là A-la-hán giải thoát, nên cúng dường thức ăn cho các vị ấy.” Vua nghe rồi tăng thêm lòng tin và thầm nghó: ‘Hai Sa-di này có thể được bố thí bằng cách gián tiếp<註 n="689"/>550.Hôm nay ta sẽ bố thí lụa và y kiếp-bối cho tất cả chúng Tăng.’ Bấy giờ, hai Sa-di biết tâm niệm của vua, nói với nhau: ‘Chúng ta làm cho vua thêm kính tín.’ Một Sa-di mang cái nồi trao cho vua, một Sa-di trao cho vua cỏ nhuộm màu. Vua hỏi Sa-di kia: “Những thứ này để làm gì?” Hai Sa-di tâu vua: “Nhà vua vì chúng tôi mà bố thí chúng Tăng lụa và y kiếp-bối. Chúng tôi muốn nhà vua nhuộm thành màu sắc để bố thí cho chúng Tăng.” Vua nghó rằng: ‘Ta tuy đã nghó trong tâm, mà chưa nói ra, nhưng hai vị đạt só này đắc tha tâm trí nên biết được tâm ta. Vua liền cúi đầu kính lễ chúng Tăng và nói kệ: “Tộc tánh là Khổng Tước, Các quyến thuộc nội ngoại; Do sự bố thí này, Đều được lợi ích lớn. Gặp được ruộng phước tốt, Vui mừng đúng thời thí.” Vua bảo Sa-di: “Nay tôi nhân quý Tôn giả bố thí y cho chúng Tăng.” Cúng y cho chúng Tăng rồi, vua lại đem ba y cùng với bốn ức muôn lượng trân bảo bố thí cho năm bộ chúng, chú nguyện xong, lại đem bốn mươi ức muôn lượng trân bảo, chuộc lấy cung nhân, thể nữ, thái tử, quần thần của cõi Diêm-phù-đề. Vua A-dục đã tạo ra vô lượng công đức như vậy.”<註 n="690"/>551 <卷 id="34827200">TẠP A HÀM Quyển 24 <詞 id="34827201">Kinh 605. Niệm xứ (1)<註 n="691"/>552 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Đó là, niệm xứ quán thân trên thân; niệm xứ quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827202">Kinh 606. Niệm xứ (2)<註 n="692"/>553 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Đó là, niệm xứ quán thân trên thân; niệm xứ quán thọ, tâm, pháp trên pháp. “Như vậy, Tỳ-kheo đối với bốn Niệm xứ này, tu tập đầy đủ, tinh cần phương tiện, chánh niệm, chánh tri, cần phải học.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827203">Kinh 607. Tịnh<註 n="693"/>554 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc<註 n="694"/>555, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có đạo nhất thừa<註 n="695"/>556 làm thanh tịnh chúng sanh, khiến vượt khỏi ưu bi, dứt khổ não và đạt được pháp như thật<註 n="696"/>557, đó là pháp bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Đó là, niệm xứ quán thân trên thân; niệm xứ quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827204">Kinh 608. Cam lộ<註 n="697"/>558 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào lìa bốn Niệm xứ, là lìa Thánh pháp như thật. Người nào lìa Thánh pháp như thật, là sẽ lìa Thánh đạo. Ai lìa Thánh đạo, là lìa pháp cam lộ<註 n="698"/>559.Người nào lìa pháp cam lộ, là không thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Ta nói người này không thoát được khổ. Nếu Tỳ-kheo nào không lìa bốn Niệm xứ, là không lìa Thánh pháp như thật; không lìa Thánh pháp như thật, là không lìa Thánh đạo; không lìa Thánh đạo, là không lìa pháp cam lộ; không lìa pháp cam lộ, là thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Ta nói người này thoát khỏi các khổ.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827205">Kinh 609. Tập<註 n="699"/>560 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói về sự tập khởi bốn Niệm xứ và sự tiêu thất của bốn Niệm xứ<註 n="700"/>561.Hãy lắng nghe, khéo suy nghó.” “Thế nào là tập khởi của bốn Niệm xứ? Tiêu thất của bốn Niệm xứ? “Thức ăn tập khởi thì thân tập khởi. Thức ăn diệt thì thân tiêu thất. Như vậy, hãy sống tùy quán theo tập khởi của thân, sống tùy quán theo sự diệt tận thân. Sống tùy quán theo tập–diệt của thân là sống với sự không sở y, đối với các thế gian vónh viễn không chấp thủ. Cũng vậy, xúc tập khởi thì thọ tập khởi. Xúc diệt thì thọ tiêu thất. Như vậy, hãy sống tùy quán thọ theo tập pháp; sống tùy quán thọ theo diệt pháp. Sống tùy quán thọ theo tập diệt pháp là sống với sự không sở y, đối với tất cả pháp thế gian đều không chấp thủ. “Danh sắc tập khởi thì tâm tập khởi. Danh sắc diệt thì tâm tiêu thất. Hãy sống tùy quán tâm tùy theo tập pháp; sống tùy quán tâm tùy theo diệt pháp. Sống tùy quán tâm tùy theo pháp tập–diệt là sống với sự không sở y, đối với các pháp thế gian thì không còn chấp thủ. “Ức niệm tập thì pháp tập<註 n="701"/>562, ức niệm diệt thì pháp tiêu thất. Hãy sống tùy quán pháp tùy theo tập pháp; sống tùy quán pháp tùy theo diệt pháp. Sống tùy quán pháp tùy theo pháp tập–diệt là sống với sự không sở y, đối với các pháp thế gian thì không còn chấp thủ. “Đó gọi là sự tập khởi bốn Niệm xứ và sự tiêu thất của bốn Niệm xứ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827206">Kinh 610. Chánh niệm<註 n="702"/>563 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta sẽ dạy về sự tu tạâp bốn Niệm xứ. Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ! “Thế nào là tu bốn Niệm xứ? Sống chánh niệm quán thân trên nội thân, tinh cần phương tiện, chánh niệm, chánh tri, điều phục lo buồn của thế gian; sống quán ngoại thân, nội ngoại thân, tinh cần phương tiện, chánh niệm chánh tri, điều phục sự lo buồn của thế gian. Cũng vậy sống chánh niệm quán thọ, tâm, pháp, nội pháp, ngoại pháp, nội ngoại pháp, tinh cần phương tiện, chánh niệm chánh tri, điều phục sự lo buồn của thế gian, thì đó gọi là Tỳ-kheo tu bốn Niệm xứ.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Thời quá khứ, vị lai, tu bốn Niệm xứ cũng được thuyết như vậy.  <詞 id="34827207">Kinh 611. Thiện tụ<註 n="703"/>564 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có tụ thiện pháp và có tụ bất thiện pháp<註 n="704"/>565.“Thế nào là tụ thiện pháp? Chỉ cho bốn Niệm xứ. Đó gọi là chánh thuyết. Vì sao? Vì đây là tụï hoàn toàn thuần nhất thanh tịnh. Những gì là bốn? Niệm xứ quán thân trên thân; niệm xứ quán thọ, tâm, pháp trên pháp. “Thế nào là tụ bất thiện pháp? Chỉ cho năm cái<註 n="705"/>566, đây là thuyết chính. Vì sao? Vì đây là tụ hoàn toàn thuần nhất bất thiện. Những gì là năm? Tham dục cái, sân nhuế cái, thùy miên cái, trạo hối cái và nghi cái.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827208">Kinh 612. Cung<註 n="706"/>567 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như người cầm bốn thứ cung cứng<註 n="707"/>568, dùng hết sức mạnh bắn vào bóng cây đa-la, qua nhanh không trở ngại. Cũng vậy, bốn hạng Thanh văn<註 n="708"/>569 của Như Lai, với tăng thượng phương tiện, lợi căn, trí tuệ, sống đến một trăm năm tuổi thọ; đối vối pháp được giảng thuyết, được truyền trao bởi Như Lai, chỉ trừ lúc ăn uống, ngủ nghỉ, bổ tả<註 n="709"/>570, trong khoảng trung gian, thường nói, thường nghe, với trí tuệ sáng suốt lanh lợi, đối với những gì Như Lai đã dạy, triệt để lãnh thọ, giữ gìn, không chướng ngại; ở chỗ Như Lai không có gì để hỏi thêm. Như Lai nói pháp không có chung cực. Nghe pháp suốt cả đời, cho đến khi trăm tuổi mạng chung, mà pháp được Như Lai nói vẫn không cùng tận. Nên biết, vô lượng vô biên; danh thân, cú thân, vị thân, mà Như Lai đã thuyếtø cũng lại vô lượng, không có chung cực; đó chính là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Thân niệm xứ; thọ, tâm, pháp niệm xứ.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Tất cả kinh bốn Niệm xứ đều lấy câu tổng quát này. Tức là: “Cho nên, Tỳ-kheo đối với bốn Niệm xứ tu tập, phát khởi tăng thượng dục, tinh cần phương tiện, chánh niệm chánh tri, cần nên học.  <詞 id="34827209">Kinh 613. Bất thiện tụ<註 n="710"/>571 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có tụ bất thiện và tụ thiện. “Tụ bất thiện là gì? Ba căn bất thiện. Đó gọi là chánh thuyết. Vì sao? Vì tích tụ các pháp thuần bất thiện là ba căn bất thiện. Những gì là ba? Đó là: tham bất thiện căn, nhuế bất thiện căn, si bất thiện căn. “Tụ thiện là gì? Bốn Niệm xứ. Vì sao? Vì đầy đủ thuần thiện, là bốn Niệm xứ. Đó gọi là thiện thuyết. Những gì là bốn? Thân niệm xứ; thọ, tâm, pháp niệm xứ.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Cũng như ba bất thiện căn, cũng vậy ba ác hạnh là thân ác hạnh, miệng ác hạnh, ý ác hạnh.<註 n="711"/>572 Ba tưởng là dục tưởng, nhuế tưởng, hại tưởng. Ba giác là dục giác, nhuế giác, hại giác.<註 n="712"/>573 Ba giới là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.<註 n="713"/>574 Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827210">Kinh 614. Đại trượng phu<註 n="714"/>575 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Tỳ-kheo nọ đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, như được nói, Đại trượng phu. Thế nào là Đại trượng phu, không phải là Đại trượng phu?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Tỳ-kheo hỏi Như Lai về nghóa Đại trượng phu. Hãy lắng nghe, suy nghó kỹ, Ta sẽ vì ngươi mà nói. Nếu Tỳ-kheo nào an trụ chánh niệm quán thân trên thân; sau khi an trụ chánh niệm quán thân trên thân này rồi, tâm không ly dục, không được giải thoát, dứt sạch các lậu, Ta nói người này không phải là Đại trượng phu. Vì sao? Vì tâm không giải thoát. Nếu Tỳ-kheo an trụ chánh niệm quán thọ, tâm, pháp trên pháp, mà tâm không ly dục, không được giải thoát, dứt sạch hết các lậu, Ta không nói người kia là Đại trượng phu. Vì sao? Vì tâm không được giải thoát. Nếu Tỳ-kheo nào an trụ chánh niệm quán thân trên thân; tâm đạt đến ly dục, tâm đạt đến giải thoát được, dứt sạch các lậu, Ta nói người này là Đại trượng phu. Vì sao? Vì tâm giải thoát. Nếu an trụ chánh niệm quán thọ, tâm, pháp trên pháp và khi an trụ chánh niệm quán thọ, tâm, pháp trên pháp rồi, mà tâm đạt đến ly dục, tâm đạt đến giải thoát được, dứt sạch các lậu, Ta nói người này là Đại trượng phu. Vì sao? Vì tâm giải thoát. Đó gọi là Tỳ-kheo Đại trượng phu và không phải Đại trượng phu.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827211">Kinh 615. Tỳ-kheo-ni<註 n="715"/>576 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-nan sáng sớm đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực. Dọc đường suy nghó: ‘Nay ta đến chùa Tỳ-kheo-ni trước.’ Liền đi đến chùa Tỳ-kheo-ni. Từ xa các Tỳ-kheo-ni thấy Tôn giả A-nan đến, vội vàng trải sàng tọa mời ngồi. Các Tỳ-kheo-ni đảnh lễ dưới chân Tôn giả A-nan, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Tôn giả A-nan: “Các Tỳ-kheo-ni chúng con đang sống buộc tâm<註 n="716"/>577 tu bốn Niệm xứ, tự biết có sự trước sau lên xuống<註 n="717"/>578.” Tôn giả A-nan bảo các Tỳ-kheo-ni: “Lành thay! Lành thay! Các cô! Hãy như những gì các cô đã nói mà học. Phàm tu tập bốn Niệm xứ, an trú với tâm được buộc chặt, tự biết có sự trước sau lên xuống như vậy.” Rồi, Tôn giả A-nan vì các Tỳ-kheo-ni thuyết pháp với nhiều hình thức. Sau khi thuyết pháp với nhiều hình thức xong, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Bấy giờ, Tôn giả A-nan sau khi vào thành Xá-vệ khất thực trở về, cất y bát, rửa chân xong, đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân sát Phật, rồi ngồi lui qua một bên, đem những gì các Tỳ-kheo-ni đã nói, trình bày lại đầy đủ cho Thế Tôn. Phật bảo Tôn giả A-nan: “Lành thay! Lành thay! Nên học như vậy, an trụ nơi bốn Niệm xứ với tâm được buộc chặt, biết có sự trước sau lên xuống. Vì sao? Tâm tìm cầu bên ngoài, sau đó mới chế phục khiến tìm cầu tâm ấy; tâm tán loạn, không giải thoát, thảy đều như thật biết. Nếu Tỳ-kheo an trụ niệm xứ quán thân trên thân; vị ấy sau khi an trụ niệm xứ quán thân trên thân, nếu thân ham ngủ, tâm pháp biếng nhác, thì Tỳ-kheo này nên khởi tịnh tín, nắm lấy tướng tịnh<註 n="718"/>579.Sau khi khởi tín tâm thanh tịnh, nhớ nghó tướng tịnh rồi, tâm vị ấy sẽ khoan khoái; do tâm khoan khoái mà sanh hỷ. Do tâm hỷ nên thân khinh an. Sau khi thân khinh an thì sẽ được cảm thọ thân lạc. Sau khi cảm thọ thân lạc thì tâm sẽ định<註 n="719"/>580.Với tâm định, Thánh đệ tử hãy học điều này: ‘Tôi đối với nghóa này, nếu tâm còn phân tán ra ngoài, thì nên nhiếp phục khiến cho nó dừng nghỉ, không còn khởi giác tưởng và quán tưởng<註 n="720"/>581.Không giác, không quán, an trụ lạc với xả và chánh niệm. Sau an trú lạc, thì biết như thật. Niệm xứ thọ, tâm, pháp cũng nói như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827212">Kinh 616. Trù só<註 n="721"/>582 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Hãy nắm chặt tướng tự tâm, chớ để phân tán ra ngoài. Vì sao? Vì nếu Tỳ-kheo ngu si, không hiểu biết rõ ràng<註 n="722"/>583, không khéo léo, không nắm lấy tướng nội tâm, mà chạy theo tướng bên ngoài, thì Tỳ-kheo này sau đó sẽ bị thoái giảm và tự sanh ra chướng ngại. Giống như người đầu bếp ngu si nếu không hiểu biết, không khéo léo điều hòa các vị để phụng dưỡng tôn chủ; chua, mặn, lạt, không vừa ý; không giỏi nắm bắt sở thích của chủ để điều các vị chua, mặn, lạt; không hay tự thân hầu hạ hai bên chủ, dò xem những nhu cầu của chủ, lắng nghe những sở thích của chủ, khéo nắm bắt được tâm ý chủ, rồi tùy ý pha chế điều hòa các vị để dâng cho chủ. Nếu không vừa ý, ông chủ sẽ không vui lòng; vì không vui lòng nên không ban thưởng và cũng không thương mến. Tỳ-kheo ngu si cũng lại như vậy, nếu không hiểu biết, không khéo léo, sống quán thân trên thân mà không thể dứt trừ tùy phiền não<註 n="723"/>584, không thể nhiếp giữ tâm mình; lại cũng không được nội tâm tịch tónh, không được chánh niệm, chánh tri thắng diệu; trong hiện tại, cũng không được bốn thứ pháp tăng thượng tâm sốngï an lạc nay trong hiện tại<註 n="724"/>585, cứu cánh Niết-bàn an ổn vốn chưa chứng đắc thì không thể chứng đắc. Đó gọi là Tỳ-kheo ngu si không hiểu biết, không khéo léo, không thể khéo thu nhiếp tướng nội tâm, mà chạy theo tướng bên ngoài, tự sanh chướng ngại. “Nếu Tỳ-kheo nào, có trí tuệ biện tài, có phương tiện thiện xảo, sau khi nắm chặt nội tâm, rồi sau đó tiếp nhận tướng bên ngoài, thì Tỳ-kheo này về sau hoàn toàn không bị thoái giảm, hay tự tạo ra chướng ngại. Giống như người đầu bếp trí tuệ thông minh hiểu biết, có phương tiện thiện xảo, để cung phụng tôn chủ; có khả năng điều hòa các vị chua, ngọt, lạt, mặn; khéo bắt nắm dấu hiệu sở thích của chủ mà điều hòa các vị làm sao cho vừa lòng; lắng nghe vị mà chủ ưa thích, nhiều lần cung phụng. Khi chủ đã vừa lòng rồi, thì chắc chắn sẽ được yêu mến gấp bội và sẽ được trọng thưởng. Như vậy người đầu bếp có trí tuệ, khéo léo nắm bắt được tâm người chủ. Tỳ-kheo cũng lại như vậy, sống quán thân trên thân, đoạn trừ tùy phiền não, khéo biết nhiếp tâm mình, nội tâm tịch tónh, chánh niệm, chánh tri, đạt được bốn pháp tăng thượng tâm, sống an lạc ngay trong đời, đạt được cứu cánh an ổn Niết-bàn vốn chưa từng chứng đắc. Đó gọi là Tỳ-kheo có trí tuệ, biện tài, có phương tiện thiện xảo, hay nắm bắt tướng nội tâm và nắm bắt tướng bên ngoài, không bao giờ thoái giảm và tự bị chướng ngại. “Quán thọ, tâm, pháp cũng như vậy.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827213">Kinh 617. Điểu<註 n="725"/>586 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thời quá khứ có một con chim tên là La-bà<註 n="726"/>587, bị chim Ưng bắt bay lên hư không. Ở giữa hư không nó kêu la: ‘Vì ta không tự cảnh giác nên bỗng gặp nạn này. Vì ta đã lìa bỏ chỗ ở của cha mẹ mà đi chơi chỗ khác nên mới gặp nạn này. Hôm nay bị kẻ khác làm khốn khổ, không được tự do!’ “Chim Ưng bảo La-bà: “–Nơi nào là chỗ ở tự do của ngươi? “La-bà đáp: “–Tôi có cảnh giới của mình nơi rãnh cày trong đồng ruộng<註 n="727"/>588.Đủ để tránh các tai nạn. Đó là nhà tôi, cảnh giới của cha mẹ nhà tôi. “Chim Ưng tỏ vẻ kiêu mạn đối với La-bà, bảo: “–Cho ngươi trở về nơi rãnh cày trong đồng ruộng, thử có thoát được không? “La-bà này thoát khỏi móng vuốt chim Ưng trở về ở yên dưới một khối đất to nơi rãnh cày. Sau đó ở trên khối đất to, La-bà muốn khiêu chiến cùng chim Ưng. Chim Ưng phẫn nộ mắng: ‘Ngươi là loài chim nhỏ mà muốn giao chiến cùng ta sao?’ “Quá đỗi phẫn nộ chim Ưng bay lao thẳng tới bắt lấy, nhưng La-bà lại núp vào dưới khối đất to; chim Ưng đang đà lao tới, ngực bị va vào khối đất cứng, nát thân chết liền. Bấy giờ, chim La-bà đang phục sâu dưới khối đất, ngẩng lên nói kệ: “Chim Ưng dùng sức đến, La-bà trong cõi mình. Sức cường thịnh theo sân, Nên gây họa nát thân. Ta thông đạt tất cả, Nên nương trong cõi mình; Dẹp oán, tâm tùy hỷ, Tự vui xét sức mình. Ngươi dầu có hung ác, Sức trăm ngàn rồng, voi; Không bằng trí tuệ ta, Trong một phần mười sáu. Xem trí ta thù thắng, Tiêu diệt được chim Ưng.” “Như vậy, này Tỳ-kheo, như chim Ưng kia, ngu si bỏ cảnh giới của cha mẹ, dạo chơi nơi khác, đến nỗi phải bị tai hoạn. Tỳ-kheo các ông cũng nên như vậy, phải ở nơi chính cảnh giới sở hành của mình, nên khéo giữ gìn và tránh xa cảnh giới kẻ khác. Hãy nên học. “Này các Tỳ-kheo, chỗ của kẻ khác, cảnh giới của kẻ khác, là chỉ cho cảnh giới của năm dục: Sắc nhận thức bởi mắt, đẹp, đáng yêu, đáng thích, đáng nhớ, được đắm nhiễm với dục tâm; tai biết tiếng, mũi biết mùi, lưỡi biết vị, thân biết xúc, đáng yêu, đáng thích, đáng nhớ, được đắm nhiễm vời dục tâm. Đó gọi là chỗ của kẻ khác, cảnh giới của kẻ khác đối với Tỳ-kheo. “Này các Tỳ-kheo, ở nơi cảnh giới của cha mẹ mình, là chỉ cho bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Đó là niệm xứ quán thân trên thân; niệm xứ quán thọ, tâm, pháp trên pháp. Cho nên, Tỳ-kheo hãy đi dạo nơi cảnh giới của cha mẹ mình, tránh xa chỗ khác, cảnh giới kẻ khác. Hãy học như vậy.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ thực hành theo.  <詞 id="34827214">Kinh 618. Tứ quả Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Đối với bốn Niệm xứ mà tu tập, tu tập nhiều, sẽ đạt được bốn quả Thánh và, bốn loại phước lợi, đó là: Quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827215">Kinh 619. Tư-đà-già<註 n="728"/>589 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hành trong nhân gian đến trong rừng Thân-thứ, tại phía Bắc xóm Tư-già-đà<註 n="729"/>590.Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thời quá khứ có một nghệ sư leo phướn<註 n="730"/>591, dựng cột phướn trên vai và bảo học trò: ‘Các con hãy leo lên, leo xuống cột phướn. Hãy hộ trì ta, ta cũng hộ trì các con; thay đổi nhau mà hộ trì, đi dạo làm trò vui, chúng ta sẽ kiếm được nhiều tiền của.’ Lúc ấy, người học trò bạch thầy: ‘Không bằng nói như vầy: Chỉ cần mỗi người tự chăm sóc hộ trì chính mình, đi dạo làm trò vui, thì sẽ kiếm được nhiều tiền của, thân được thư thả an ổn mà lên xuống.’ Ông thầy đáp: ‘Đúng như lời con nói, mỗi người phải tự chăm sóc hộ trì chính mình. Nhưng nghóa này cũng như ta đã nói. Khi hộ trì mình, tức là hộ trì người khác. Khi hộ trì người khác cũng là hộ trì chính mình.’ “Tâm tự thân cận, tu tập; tùy sự hộ trì mà tác chứùng. Đó gọi là tự hộ trì mình tức là hộ trì người<註 n="731"/>592.Thế nào là tự hộ trì mình tức là hộ trì người? Không khủng bố người khác, không chống trái người khác, không hại người khác, có từ tâm thương xót người. Đó gọi là tự hộ trì mình tức là hộ trì người. Cho nên các Tỳ-kheo cần phải học như vậy. Người tự hộ trì là tu tập bốn Niệm xứ. Hộ trì người cũng là tu tập bốn Niệm xứ.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827216">Kinh 620. Di hầu<註 n="732"/>593 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà nơi thành Vương xá. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Trong núi Đại tuyết, chỗ hiểm trở băng giá, khỉ vượn sống còn không được, huống chi là con người. Hoặc có núi có khỉ, vượn ở mà không có người. Hoặc có núi nơi người và thú cùng ở chung. Trên lối đi của khỉ vượn, thợ săn dùng keo bôi lên cỏ. Những con vượn khỉ nào khôn ngoan thì tránh xa bỏ đi. Những vượn khỉ con ngu si không biết tránh xa, thì dùng tay chạm vào chút xíu, liền bị dính tay. Nó dùng tay kia để gỡ, tức thì dính cả hai tay. Nó lại dùng chân để gỡ, hai chân cũng bị keo dính luôn. Nó dùng miệng cắn cỏ, miệng cũng bị keo dính chặt. Năm chỗ đều bị dính keo, phải nằm co quắp trên đất. Thợ săn đi đến, vội lấy gậy xỏ vào khiêng đi. “Tỳ-kheo nên biết, bọn vượn khỉ ngu si rời bỏ cảnh giới của mình, chỗ ở của cha mẹ, đi chơi nơi cảnh giới kẻ khác, nên bị khổ não này. Cũng vậy, Tỳ-kheo, phàm phu ngu si, sống nương ở nơi làng xóm, sáng sớm đắp y, mang bát vào thôn khất thực, không khéo hộ trì thân và không thủ hộ các căn. Mắt thấy sắc liền sanh ra nhiễm đắm; tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với xúc đều sanh ra nhiễm đắm. Tỳ-kheo ngu si sau khi các căn bên trong và các cảnh bên ngoài bị trói buộc năm chỗ, nên bị lệ thuộc vào ước muốn của ma. Cho nên các Tỳ-kheo cần nên học tập như vầy: ‘Hãy chỉ nơi đi lại của mình, chỗ ở của cha mẹ mà sống, chớ đi đến chỗ khác và cảnh giới kẻ khác.’ “Thế nào là nơi đi lại của mình, nơi ở của cha mẹ Tỳ-kheo? Là chỉ cho bốn Niệm xứ: Sống với chánh niệm quán thân trên thân, sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827217">Kinh 621. Niên thiếu tỳ-kheo<註 n="733"/>594 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-nan cùng các Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, Tôn giả A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, các Tỳ-kheo trẻ tuổi này, nên dạy dỗ cho họ như thế nào? Nên nói pháp cho họ như thế nào?” Phật bảo Tôn giả A-nan: “Các Tỳ-kheo trẻ tuổi này, nên dùng bốn Niệm xứ dạy cho họ tu tập. Những gì là bốn? Đó là: Sống chánh niệm quán thân trên thân, phương tiện tinh cần, không hành buông lung, chánh trí, chánh niệm, tâm tịch định… cho đến, biết rõ thân<註 n="734"/>595.Sống chánh niệm quán, thọ, tâm, pháp trên pháp, phương tiện tinh cần, không hành buông lung, chánh niệm, chánh trí, tâm định tónh… cho đến biết pháp. Vì sao? Vì nếu Tỳ-kheo còn trụ ở địa vị hữu học mà chưa thăng tiến được, nhưng đang chí cầu Niết-bàn an ổn, thì hãy sống chánh niệm quán thân trên thân, phương tiện tinh cần, không hành buông lung, chánh niệm, chánh trí, tâm tịch tịnh; sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp, phương tiện tinh cần, không hạnh buông lung, chánh niệm, chánh trí, tâm tịch tịnh… cho đến xa lìa đối với pháp. “Nếu A-la-hán, các lậu đã hết, việc làm đã xong, đã bỏ hết gánh nặng, dứt hẳn các kết sử, bằng chánh tri mà khéo giải thoát; nhưng chính lúc này, cũng tu, sống quán thân trên thân, phương tiện tinh cần, không hạnh buông lung, chánh niệm, chánh trí, tâm vắng lặng, sống quán niệm thọ, tâm, pháp trên pháp,… cho đến xa lìa đối với pháp.” Bấy giờ, Tôn giả A-nan, tùy hỷ hoan hỷ, đảnh lễ mà lui.  <詞 id="34827218">Kinh 622. Am-la nữ<註 n="735"/>596 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại Bạt-kỳ, du hành trong nhân gian, đến nghỉ trong vườn Am-la, nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ có nàng kỹ nữ Am-la nghe tin Đức Thế Tôn du hành từ Bạt-kỳ đến ở trong vườn Am-la, liền sửa soạn đánh xe ra khỏi thành Tỳ-xá-ly, đến chỗ Thế Tôn cung kính cúng dường. Khi đến cửa vườn Am-la, xuống xe đi bộ, từ xa trông thấy Thế Tôn thuyết pháp cho đại chúng đang vây quanh. Thế Tôn thấy nàng Am-la sắp đến, bảo các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, các ông nên tinh cần nhiếp tâm an trụ, chánh niệm, chánh trí. Nay có cô gái Am-la đến, nên phải giáo giới các ông. “Thế nào là Tỳ-kheo tinh cần nhiếp tâm an trụ? Nếu Tỳ-kheo nào đối với pháp ác bất thiện đã sanh thì nên đoạn trừ, phát khởi ý chí, phương tiện, tinh tấn, nhiếp tâm; đối với pháp ác bất thiện nếu chưa sanh, thì đừng để sanh. Đối với pháp thiện chưa sanh thì nên làm cho phát sanh; nếu pháp thiện đã sanh, thì khiến an trụ không để mất. Tu tập đầy đủ, phát khởi ý chí, phương tiện, tinh tấn, nhiếp tâm. Đó gọi là Tỳ-kheo tinh cần an trụ nhiếp tâm. “Thế nào gọi là Tỳ-kheo chánh trí? Nếu Tỳ-kheo nào trong những oai nghi tới, lui, thường theo chánh trí; quay nhìn, trông, ngắm, co, duỗi, cúi, ngước, cầm y bát, đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, thức, nói, im lặng, đều an trụ với chánh trí. Đó là chánh trí. “Thế nào là chánh niệm? Nếu Tỳ-kheo nào an trụ chánh niệm quán thân trên nội thân, tinh cần, phương tiện, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian; an trụ chánh niệm quán thọ, tâm, pháp trên pháp, tinh cần, phương tiện, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian. Đó gọi là Tỳ-kheo chánh niệm. Cho nên, các ông hãy tinh cần nhiếp tâm an trụ, chánh niệm, chánh trí. Nay có cô gái Am-la đến, nên phải giáo giới các ông.” Khi nàng Am-la đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn vì người nữ Am-la nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, sau đó Ngài im lặng. Nàng Am-la sửa lại y phục đảnh lễ Phật, rồi chắp tay bạch Phật: “Xin Thế Tôn và đại chúng nhận lời mời cúng dường trưa mai của con.” Khi ấy, Thế Tôn im lặng nhận lời. Người nữ Am-la biết Thế Tôn đã im lặng nhận lời, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi cáo từ về nhà mình, sửa soạn thức ăn, sắp xếp bàn ghế. Sáng sớm hôm sau cho người đến bạch Phật là đã đến giờ. Bấy giờ, Thế Tôn và đại chúng cùng đi đến nhà người nữ Am-la, an tọa xong. Lúc này người nữ Am-la tự tay cúng dường các thứ đồ ăn thức uống. Sau khi thọ thực rồi, rửa tay, rửa bát xong, người nữ Am-la đặt một cái ghế nhỏ ngồi trước Phật, nghe Phật nói pháp. Bấy giờ, Thế Tôn vì người nữ Am-la nói kệ tùy hỷ: Bố thí, người yêu mến, Được nhiều người theo mình; Tiếng tăm ngày càng rộng, Gần xa đều nghe hết. Trong chúng thường hòa nhã, Lìa keo kiệt, không sợ; Cho nên trí tuệ thí, Đoạn keo lẫn không còn. Sanh lên trời Đao-lợi, Mãi mãi hưởng khoái lạc; Suốt đời thường tu đức, Vui chơi vườn Nan-đà<註 n="736"/>597. Gồm trăm thứ nhạc trời, Năm dục đẹp lòng mình; Kia khi ở đời này, Được nghe Phật nói pháp. Làm đệ tử Thiện Thệ, Vui hóa sanh về đó. Sau khi Thế Tôn vì người nữ Am-la nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ xong, Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827219">Kinh 623. Thế gian<註 n="737"/>598 Tôi nghe như vầy. Một thời, Phật ở trong vườn Lộc dã, nơi Tiên nhân trú xứ tại nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các sắc đẹp thế gian<註 n="738"/>599; người có sắc đẹp thế gian có thể khiến cho mọi người tụ tập lại để ngắm nhìn chăng?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy!” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Nếu sắc đẹp thế gian, người có sắc đẹp thế gian, lại có thể múa hát ca nhạc, có càng làm cho mọi người tụ tập lại để xem không?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có vậy!” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Hoặc có sắc đẹp thế gian, người có sắc đẹp thế gian mà ở một chỗ múa hát, ca nhạc, diễn trò, lại có đám đông tụ tập lại một nơi. Nếu có người không ngu, không si, ham vui, chán khổ, tham sống, sợ chết. Có người khác bảo nó rằng: ‘Người đàn ông kia, ngươi hãy bưng bát dầu đầy này, đi qua giữa người đẹp thế gian và đám đông. Ta sai một kẻ giỏi giết người cầm đao theo sau. Nếu ngươi làm rơi đi một giọt dầu, thì sẽ bị chém chết liền.’ Thế nào, Tỳ-kheo, người bưng bát dầu này có thể không nghó đến bát dầu, không nghó đến kẻ giết người mà chỉ nhìn xem kỹ nữ và mọi người kia chăng?” Các Tỳ-kheo, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không thể! Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì người này tự thấy ở sau mình có người cầm đao, nên lúc nào cũng nghó rằng: ‘Nếu ta làm rơi đi một giọt dầu, thì tên đao phủ kia sẽ chém đầu ta.’ Nên chỉ để hết tâm chú ý vào bát dầu, bước đi chậm rãi giữa mọi người và sắc đẹp thế gian mà không dám liếc ngó quay nhìn.” “Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu có Sa-môn và Bà-la-môn nào thân mình ngồi ngay thẳng, tự ổn cố, chuyên nhất tâm mình, không chạy theo âm thanh hình sắc, khéo thu nhiếp tất cả tâm pháp<註 n="739"/>600, trụ nơi thân niệm xứ, thì đó là đệ tử của Ta, vâng lời Ta dạy. “Thế nào là Tỳ-kheo thân mình ngồi ngay thẳng, tự ổn cố, chuyên nhất tâm mình, không chạy theo âm thanh hình sắc, khéo thu nhiếp tất cả tâm pháp, trụ nơi thân niệm xứ, Như vậy, này các Tỳ-kheo sống quán niệm thân trên thân, phương tiện tinh cần, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian. Sống quán niệm thọ, tâm, pháp trên pháp, cũng lại như vậy, đó gọi là Tỳ-kheo thân mình ngồi ngay thẳng, tự ổn cố, chuyên nhất tâm mình, không chạy theo âm thanh hình sắc, khéo thu nhiếp tất cả tâm pháp, trụ nơi thân niệm xứ.” Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ: Chuyên tâm chánh niệm, Giữ gìn bát dầu; Tự tâm theo giữ, Chưa từng tới đó. Rất khó vượt qua, Vi tế thắng diệu; Những gì Phật dạy, Là lời gươm bén. Cần một lòng mình, Chuyên tinh gìn giữ; Không phải là việc; Buông lung người đời. Như vậy thâm nhập, Giáo không buông lung. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827220">Kinh 624. Uất-để-ca<註 n="740"/>601 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Uất-để-ca<註 n="741"/>602 đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Lành thay, Đức Thế Tôn! Xin vì con nói pháp. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình chỗ vắng, chuyên tinh tư duy, sống không buông lung và suy nghó về lý do khiến người thiện nam cạo bỏ râu tóc, chánh tín xuất gia học đạo, sống không nhà. Nói đầy đủ như trên,… cho đến không còn tái sanh nữa.” Phật bảo Tôn giả Uất-để-ca: “Đúng vậy! Đúng vậy! Như những gì ngươi nói. Nhưng đối với những pháp mà Ta đã nói, mà không làm cho Ta hài lòng, thì sự nghiệp của người kia cũng không thành tựu. Tuy đi theo sau Ta nhưng không được lợi ích, trái lại còn sanh chướng ngại.” Uất-để-ca bạch Phật: “Theo những gì Thế Tôn đã nói, con có thể làm Thế Tôn hài lòng, sự nghiệp của con được thành tựu không sanh chướng ngại. Xin Thế Tôn vì con nói pháp, con sẽ ở một mình chỗ vắng, chuyên tinh tư duy sống không buông lung. Nói đầy đủ như trên,… cho đến không còn tái sanh nữa. Hai ba lần bạch thỉnh như vậy.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo Uất-để-ca: “Trước hết ngươi nên làm thanh tịnh nghiệp bản sơ<註 n="742"/>603 của mình, sau đó tu tập phạm hạnh.” Uất-để-ca bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nay con làm thế nào để tẩy sạch nghiệp bản sơ của mình để tu tập phạm hạnh?” Phật dạy Uất-để-ca: “Trước hết ngươi phải làm thanh tịnh cho giới, chánh trực cho tri kiến, ba nghiệp phải đầy đủ, sau đó tu tập bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Đó là: Sống an trú chánh niệm quán thân trên nội thân, phương tiện, tinh cần, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian. Cũng vậy, sống an trú chánh niệm quán ngoại thân, nội ngoại thân trên thân, sống an trú chánh niệm quán thọ, tâm, pháp trên pháp, cũng nói đầy đủ như vậy.” Khi Uất-để-ca nghe Phật dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy lui ra. Sau khi nghe Phật chỉ dạy rồi, một mình Uất-để-ca ở chỗ vắng chuyên tinh tư duy, sống không buông lung, tự suy nghó về lý do khiến người thiện nam cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, sống không nhà,… cho đến không còn tái sanh nữa. Như những gì Uất-để-ca hỏi. Cũng vậy, những gì Tỳ-kheo khác hỏi, cũng dạy như trên.  <詞 id="34827221">Kinh 625. Bà-hê-ca<註 n="743"/>604 Tôi nghe như vậy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy có một Tỳ-kheo tên là Bà-hê-ca<註 n="744"/>605 đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, lành thay! Thế Tôn, xin vì con mà nói pháp.” Như kinh đã nói đầy đủ với Tôn giả Uất-đề-ca ở trước, chỉ có sự sai biệt là: “Như vậy, này Bà-hê-ca, Tỳ-kheo làm sạch nghiệp bản sơ, là an trú chánh niệm quán thân trên thân, vượt qua các ma, an trú chánh niệm quán thọ, tâm, pháp trên pháp vượt qua các ma.” Sau khi Tỳ-kheo Bà-hê-ca nghe Phật nói pháp, chỉ dạy xong, tùy hỷ hoan hỷ đảnh lễ lui ra. Sau đó một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh tư duy, sống không buông lung… cho đến không còn tái sanh nữa.  <詞 id="34827222">Kinh 626. Tỳ-kheo Kinh thứ hai cũng nói như kinh trên, chỉ có sự sai khác là: Như vậy, Tỳ-kheo vượt qua sanh tử.  <詞 id="34827223">Kinh 627. A-na-luật<註 n="745"/>606 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật-đà đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo nào còn ở học địa chưa thăng tiến được, mà phương tiện tầm cầu an ổn Niết-bàn, Thánh đệ tử ấy đối với Chánh pháp luật phải làm thế nào để tu tập, tu tập nhiều, dứt sạch các lậu… cho đến tự biết không còn tái sanh nữa”. Phật bảo A-na-luật: “Nếu Thánh đệ tử còn ở học địa chưa thăng tiến được, mà phương tiện tầm cầu an ổn Niết-bàn, vị ấy lúc bấy giờ hãy chánh niệm an trú quán thân trên nội thân, phương tiện tinh cần, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian. Cũng vậy, chánh niệm an trú quán thọ, tâm, pháp trên pháp, phương tiện tinh cần, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian. Khi Thánh đệ tử tu tập nhiều như vậy rồi, thì sẽ sạch hết các lậu… cho đến tự biết không còn tái sanh nữa.” Phật dạy kinh này xong, Tôn giả A-na-luật nghe những gì Phật dạy, tùy hỷ hoan hỷ làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827224">Kinh 628. Giới<註 n="746"/>607 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại tinh xá Kê lâm<註 n="747"/>608, ấp Ba-liên-phất<註 n="748"/>609.Khi ấy các Tôn giả Ưu-đà-di, A-nan-đà cũng ở đó. Bấy giờ, Tôn giả Ưu-đà-di đến chỗ Tôn giả A-nan, cùng ân cần chào hỏi nhau, rồi ngồi lui qua một bên, nói với Tôn giả A-nan: “Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là Đấng Tri Giả, Kiến Giả, đã vì các Tỳ-kheo nói về Thánh giới, khiến cho không đứt, không khuyết, không rạn<註 n="749"/>610, không lìa, không bị giới thủ<註 n="750"/>611, khéo rốt ráo, khéo thọ trì, được bậc trí khen ngợi, không bị ghét bỏ. Vì sao Như Lai Ứng Đẳng Chánh, là Đấng Tri Giả, Kiến Giả, vì các Tỳ-kheo nói về Thánh giới khiến cho không đứt, không khuyết,… cho đến được bậc trí khen ngợi, không bị ghét bỏ?” Tôn giả A-nan bảo Tôn giả Ưu-đà-di: “Vì để tu tập bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Đóù là, sống quán thân trên thân; sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Sau khi hai vị Chánh só bàn luận xong, trở về chỗ ở của mình.  <詞 id="34827225">Kinh 629. Bất thoái chuyển<註 n="751"/>612 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại tinh xá Kê lâm, ấp Ba-liên-phất. Các Tôn giả A-nan và Tôn giả Bạt-đà-la cũng ở đó. Bấy giờ, Tôn giả Bạt-đà-la hỏi Tôn giả A-nan: “Có pháp nào tu tập, tu tập nhiều, mà không thoái chuyển không?” Tôn giả A-nan bảo Tôn giả Bạt-đà-la: “Có pháp tu tập, tu tập nhiều có thể khiến người tu hành không bị thoái chuyển, đó là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Đó là, sống quán thân trên thân; sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Sau khi hai Chánh só bàn luận xong, trở về chỗ ở của mình.  <詞 id="34827226">Kinh 630. Thanh tịnh<註 n="752"/>613 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại tinh xá Kê lâm, ấp Ba-liên-phất. Các Tôn giả A-nan và Tôn giả Bạt-đà-la cũng ở đó. Rồi, Tôn giả Bạt-đà-la hỏi Tôn giả A-nan: “Có pháp nào tu tập, tu tập nhiều có thể khiến cho chúng sanh không thanh tịnh trở thành thanh tịnh và càng trở nên sáng chói không?” Tôn giả A-nan bảo Tôn giả Bạt-đà-la: “Có pháp tu tập, tu tập nhiều có thể khiến cho chúng sanh không thanh tịnh trở thành thanh tịnh và trở nên sáng chói, đó là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Đóù là, sống quán thân trên thân; sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Sau khi hai Tôn giả bàn luận xong, mỗi người trở về chỗ ở của mình.  <詞 id="34827227">Kinh 631. Độ bỉ ngạn Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại tinh xá Kê lâm, ấp Ba-liên-phất. Các Tôn giả A-nan và Tôn giả Bạt-đà-la cũng ở đó. Một hôm Tôn giả Bạt-đà-la hỏi Tôn giả A-nan: “Có pháp nào tu tập, tu tập nhiều có thể khiến cho chúng sanh chưa qua bờ bên kia, được qua bờ bên kia không?” Tôn giả A-nan bảo Tôn giả Bạt-đà-la: “Có pháp tu tập, tu tập nhiều có thể khiến cho chúng sanh chưa qua bờ bên kia, sẽ được qua bờ bên kia, đó là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Đóù là, sống quán thân trên thân; sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Sau khi hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người trở về chỗ ở của mình.  <詞 id="34827228">Kinh 632. A-la-hán Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại tinh xá Kê lâm, ấp Ba-liên-phất. Các Tôn giả A-nan và Tôn giả Bạt-đà-la cũng ở đó. Bấy giờ, Tôn giả Bạt-đà-la hỏi Tôn giả A-nan: “Có pháp nào tu tập, tu tập nhiều có thể đắc quả A-la-hán không?” Tôn giả A-nan bảo Tôn giả Bạt-đà-la: “Có pháp tu tập, tu tập nhiều có thể đắc quả A-la-hán, đó là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? Đóù là, sống quán thân trên thân; sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Sau khi hai vị Chánh só bàn luận xong, mỗi người trở về chỗ ở của mình.  <詞 id="34827229">Kinh 633. Nhất thiết pháp Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại tinh xá Kê lâm, ấp Ba-liên-phất. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Được nói là tất cả các pháp. Tất cả pháp là bốn Niệm xứ, đó gọi là chánh thuyết. Những gì là bốn? Đóù là, sống quán thân trên thân; sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Một thời, Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ thực hành theo.  <詞 id="34827230">Kinh 634. Hiền thánh<註 n="753"/>614 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại tinh xá Kê lâm, ấp Ba-liên-phất. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào, tu tập, tu tập nhiều đối với bốn Niệm xứ, thì gọi đó là Hiền thánh xuất ly<註 n="754"/>615.Những gì là bốn? Đóù là, sống quán thân trên thân; sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Như xuất ly, cũng vậy chính thức hết khổ, giải thoát khổ, được quả vị lớn, được pháp cam lộ, cứu cánh cam lộ, chứng pháp cam lộ, cũng nói đầy đủ như vậy.<註 n="755"/>616  <詞 id="34827231">Kinh 635. Quang trạch Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại tinh xá Kê lâm, ấp Ba-liên-phất. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào tu tập, tu tập nhiều đối với bốn Niệm xứ, có thể khiến cho chúng sanh không thanh tịnh trở thành thanh tịnh; chúng sanh đã thanh tịnh rồi khiến cho càng trở nên sáng chói. Những gì là bốn? Đóù là, sống quán thân trên thân; sống quán thọ, tâm, pháp trên pháp.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Như thanh tịnh chúng sanh, cũng vậy chúng sanh chưa qua được bờ bên kia khiến cho qua, đắc A-la-hán, đắc Bích-chi-phật, đắc Vô thượng Bồ-đề cũng nói như trên.  <詞 id="34827232">Kinh 636. Tỳ-kheo<註 n="756"/>617 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại tinh xá Kê lâm, ấp Ba-liên-phất. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta sẽ vì các Tỳ-kheo nói về bốn Niệm xứ. “Thế nào là tu bốn Niệm xứ? Này các Tỳ-kheo, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, xuất hiện ở đời, giảng nói chánh pháp, những lời giảng nói ban đầu, khoảng giữa và sau cùng, tất cả đều lành, nghóa lành, vị lành, hoàn toàn thuần nhất thanh tịnh, phạm hạnh được hiển hiện. Nếu có tộc tánh nam, hay tộc tánh nữ, nghe pháp từ Phật, được tín tâm thanh tịnh; tu học như vậy: thấy sự tai hại của tại gia liên hệ với dục lạc, là phiền não ràng buộc, nên thích sống ở nơi vắng vẻ, xuất gia học đạo, không thích tại gia, mà sống không nhà; chỉ muốn một mực thanh tịnh, suốt đời hoàn toàn thuần nhất trong sạch, phạm hạnh trong sáng, ‘Ta nên cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, sống không nhà.’ Suy nghó như vậy rồi, liền vất bỏ tiền tài, thân thuộc, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, sống không nhà; thân hành đoan chánh, giữ gìn bốn sự lỗi lầm của miệng, chánh mạng thanh tịnh; tu tập giới Hiền thánh, giữ gìn cửa các căn, chánh niệm hộ tâm. “Khi mắt thấy sắc thì không nắm giữ hình tướng; nếu đối với mắt mà an trụ bất luật nghi<註 n="757"/>618, tham ưu thế gian, pháp ác bất thiện hay lọt vào tâm. Nhưng hiện tại, đối với mắt mà khởi chánh luật nghi; và đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng khởi chánh luật nghi như vậy. “Người kia sau khi thành tựu được Giới luật Hiền thánh, lại khéo nhiếp thủ các căn, đi tới đi lui, quay nhìn, co duỗi, nằm ngồi, thức ngủ, nói năng, im lặng đều trụ ở trong chánh trí. “Người kia sau khi thành tựu Thánh giới, phòng hộ các căn môn này, lại tu tập chánh trí chánh niệm, tịch tịnh viễn ly; chỗ vắng, dưới bóng cây, hay trong phòng vắng, ngồi một mình, chánh thân, chánh niệm, buộc tâm an trụ, đoạn tham ưu thế gian, lìa tham dục, trừ sạch tham dục; dứt trừ các triền cái ở đời là sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi; xa lìa các triền cái sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi; trừ sạch các triền cái sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi; đoạn trừ năm triền cái chúng làm tâm suy yếu tuệ bạc nhược, chướng ngại các giác phần, không hướng đến Niết-bàn. Thế nên, vị ấy an trú chánh niệm quán niệm thân trên nội thân, phương tiện tinh cần, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu của thế gian. Cũng vậy, an trú chánh niệm quán ngoại thân, nội ngoại thân, thọ tâm pháp trên pháp, cũng nói như vậy. Đó gọi là Tỳ-kheo tu bốn Niệm xứ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827233">Kinh 637. Ba-la-đề-mộc-xoa<註 n="758"/>619 Tôi nghe như vầy. Một thời, Phật trú tại tinh xá Kê lâm, ấp Ba-liên-phất. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nên tu bốn Niệm xứ. Nói đầy đủ như trên, chỉ có sự sai biệt là:… cho đến xuất gia như vậy, rồi ở nơi yên tónh, nhiếp trì Ba-la-đề-mộc-xoa, thành tựu luật nghi đầy đủ; đối với tội nhỏ nhặt cũng sanh lòng sợ hãi lớn, thọ trì học giới, lìa sát sanh, dứt sát sanh, không thích sát sanh,… cho đến tất cả nghiệp đạo như đã nói ở trước, y bát luôn ở bên mình, như chim có hai cánh. Thành tựu học giới như vậy là nhờ tu bốn Niệm xứ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827234">Kinh 638. Thuần-đà<註 n="759"/>620 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn trúc Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi phất đang ở trong làng Ma-kiệt-đề Na-la<註 n="760"/>621, bị bệnh và vào Niết-bàn. Sa-di Thuần-đà<註 n="761"/>622 chăm sóc, cúng dường. Tôn giả Xá-lợi-phất nhân bệnh mà Niết-bàn. Sa-di Thuần-đà sau khi cúng dường Tôn giả Xá-lợi-phất, nhặt lấy xá-lợi còn lại, mang theo cùng với y bát đến thành Vương xá. Đến nơi, thâu cất y bát, rửa chân xong, Sa-di Thuần-đà đi đến chỗ Tôn giả A-nan, đảnh lễ rồi, lui đứng một bên, bạch: “Bạch Tôn giả, Hòa thượng của con là Tôn giả Xá-lợi-phất đã Niết-bàn. Con đem xá-lợi và y bát về đây.” Tôn giả A-nan nghe Sa-di Thuần-đà báo tin ấy rồi, liền đi đến chỗ Phật, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, hôm nay con tưởng chừng thân thể rã rời, bốn phương đổi khác, mờ ám, nghẹn ngào không nói nên lời. Sa-di Thuần-đà nói với con rằng: ‘Hòa thượng Xá-lợi-phất đã Niết-bàn. Con đem xá-lợi và y bát về đây.’” Phật dạy: “Thế nào A-nan? Xá-lợi-phất đem cái thân đã thọ giới<註 n="762"/>623 mà Niết-bàn, hay là định thân, tuệ thân, giải thoát thân, hay giải thoát tri kiến thân Niết-bàn?” Tôn giả A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không phải vậy.” Phật bảo A-nan: “Hay là pháp được thuyết mà Ta tự chứng tri, thành Đẳng chánh giác, tức là bốn Niệm xứ, bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi và tám Thánh đạo; đem những pháp này mà nhập Niết-bàn?” Tôn giả A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không. Tuy không đem cái thân thọ giới… cho đến các pháp đạo phẩm mà Niết-bàn, nhưng Tôn giả Xá-lợi-phất giữ giới, học nhiều, ít muốn, biết đủ, thường tu hạnh viễn ly, tinh cần, phương tiện, nhiếp niệm an trụ, nhất tâm chánh định, trí tuệ bén nhạy, trí tuệ sâu xa, trí tuệ siêu việt, trí tuệ phân biệt, trí tuệ lớn, trí tuệ rộng, trí tuệ sâu, trí tuệ không ai bằng, trí báu thành tựu, hay chỉ bày, hay dạy dỗ, hay soi sáng, hay làm cho hoan hỷ, khéo léo khen ngợi, vì chúng nói pháp. Cho nên bạch Thế Tôn, con vì pháp, vì người lãnh thọ giáo pháp, cảm thấy buồn rầu khổ não.” Phật dạy A-nan: “Ngươi chớ buồn rầu khổ não! Vì sao? Hoặc sanh<註 n="763"/>624, hoặc khởi, hoặc tạo tác, đều là pháp hữu vi bại hoại; làm sao có thể không bại hoại? Muốn cho không hoại, không có trường hợp ấy. Trước đây Ta đã nói, tất cả những vật yêu thích, những việc hợp ý, tất cả đều là pháp trái lìa, chẳng thể giữ mãi<註 n="764"/>625.Ví như cội cây to, rễ, cành, nhánh, lá, hoa, trái sum sê tươi tốt, cành lớn gãy trước. Như núi báu lớn, sườn lớn sụp đổ trước. Cũng vậy, trong hàng đại chúng quyến thuộc của Như Lai, Đại Thanh văn vào Niết-bàn trước. Nếu phương kia có Xá-lợi-phất an trụ thì ở phương ấy Ta vô sự, nhưng nơi ấy với Ta không phải trống không, vì có Xá-lợi-phất. Như trước đây Ta đã nói. Nay ngươi, này A-nan, như từ trước Ta đã nói, tất cả những thứ ưa thích, hợp ý đều là pháp biệt ly, bởi vậy cho nên A-nan đừng quá buồn rầu. A-nan nên biết, Như Lai chẳng bao lâu cũng sẽ ra đi. Cho nên, A-nan, hãy tự mình làm hòn đảo để tự nương tựa. Hãy lấy pháp làm nơi nương tựa, đừng lấy chỗ nào khác làm hòn đảo, đừng nương tựa vào chỗ nào khác.” Tôn giả A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thế nào là tự mình làm hòn đảo, tự nương tựa chính mình? Thế nào là lấy pháp làm hòn đảo, lấy pháp làm nơi nương tựa? Thế nào là không lấy cái khác làm hòn đảo, không nương tựa cái khác?” Phật đáp: “Nếu Tỳ-kheo nào sống an trú chánh niệm quán thân trên thân, tinh cần, phương tiện, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian; cũng vậy, an trú chánh niệm quán ngoại thân, nội ngoại thân; thọ, tâm, pháp trên pháp, cũng nói như vậy. A-nan, đó gọi là tự mình làm hòn đảo, tự nương tựa chính mình, tự lấy pháp làm hòn đảo, tự lấy pháp làm chỗ nương tựa, không lấy chỗ nào khác làm hòn đảo, không nương tựa chỗ nào khác.” Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ thực hành theo.  <詞 id="34827235">Kinh 639. Bố-tát<註 n="765"/>626 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở trong rừng Am-la râm mát, cạnh bờ sông Bạt-đà-la, nước Ma-thâu-la. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên vào Niết-bàn chưa bao lâu. Hôm ấy là ngày mười lăm bố-tát, Thế Tôn trải chỗ ngồi, ngồi trước đại chúng, nhìn khắp chúng hội rồi nói: “Ta nhìn đại chúng, thấy đã trống không, vì Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đã vào Niết-bàn. Trong chúng Thanh văn của Ta, chỉ có hai người này khéo thuyết pháp, giáo giới, dạy dỗ, biện thuyết đầy đủ. Có hai thứ tài sản: tiền tài và pháp tài. Tiền tài thì tìm cầu từ người thế gian. Pháp tài thì tìm cầu từ Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên. Như Lai đã lìa tiền tài<註 n="766"/>627 và pháp tài. Các ông chớ vì Xá-lợi-phất và Mục-kiền liên đã Niết-bàn mà sầu ưu khổ não. “Ví như cây lớn, rễ, cành, nhánh, lá, hoa trái, sum sê tươi tốt, thì nhánh lớn sẽ gãy trước. Cũng như núi báu lớn, sườn lớn sụp đổ trước. Cũng vậy, trong đại chúng của Như Lai, hai vị Đại Thanh văn Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên vào Niết-bàn trước. Cho nên các Tỳ-kheo, các ông chớ sanh ưu sầu khổ não. Vì có pháp sanh, pháp khởi, pháp tạo tác, pháp hữu vi, pháp bại hoại nào, mà không tiêu mất. Nếu muốn khiến cho chúng không hoại, thì điều này không thể có được. Từ trước Ta đã nói: ‘Tất cả mọi vật đáng yêu thích đều đi đến ly tán.’ Chẳng bao lâu nữa Ta cũng sẽ ra đi. Vì thế cho nên các ông hãy tự làm hòn đảo, tự nương tựa chính mình; hãy lấy pháp làm hòn đảo, lấy pháp làm nơi nương tựa; không lấy chỗ nào khác làm hòn đảo, không nương tựa chỗ nào khác. Nghóa là sống an trú chánh niệm quán thân trên thân, tinh cần, phương tiện, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian; cũng vậy, an trú chánh niệm quán ngoại thân, nội ngoại thân; thọ, tâm, pháp trên pháp, cũng nói như vậy. Đó gọi là tự mình làm hòn đảo, tự nương tựa chính mình; tự lấy pháp làm hòn đảo, lấy pháp làm nơi nương tựa; không lấy chỗ nào khác làm hòn đảo, không nương tựa chỗ nào khác.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="34827236">TẠP A HÀM Quyển 25 <詞 id="34827237">Kinh 640. Pháp diệt tận tướng<註 n="767"/>628 Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan: “Trong đời tương lai, nước Ma-thâu-la<註 n="768"/>629 này sẽ có con một thương nhân tên là Quật-đa<註 n="769"/>630.Quật-đa có con tên là Ưu-ba-quật-đa<註 n="770"/>631, sau khi Ta diệt độ một trăm năm, sẽ làm Phật sự, là vị tối đệ nhất trong những vị thầy Giáo thọ. Này A-nan, ngươi có thấy cụm rừng màu xanh ở đàng xa kia không?” A-nan bạch Phật: “Thưa vâng, con đã thấy, bạch Thế Tôn!” “A-nan, nơi đó gọi là núi Ưu-lưu-mạn-trà<註 n="771"/>632.Sau khi Như Lai diệt độ một trăm năm, núi này có nơi A-lan-nhã là Na-tra-bạt-trí<註 n="772"/>633.Nơi này thích hợp bậc nhất cho sự tịch tịnh vắng lặng.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn nghó như vầy: ‘Nếu Ta đem giáo pháp phó chúc cho loài Người thì sợ rằng giáo pháp của Ta sẽ không tồn tại lâu dài. Nếu phó chúc cho loài Trời, thì cũng sợ rằng giáo pháp của Ta không tồn tại lâu dài và con người thế gian sẽ không có người nào nhận lãnh giáo pháp. Nay Ta nên đem Chánh pháp phó chúc cho cả Trời, Người. Chư Thiên và Người thế gian cùng nhau nhiếp thọ pháp, thì giáo pháp của Ta sẽ không bị dao động trong một ngàn năm.’ Khi ấy, Thế Tôn đang khởi tâm thế tục. Bấy giờ, Thiên đế Thích và bốn Đại Thiên vương biết tâm niệm của Phật, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiên đế Thích và Tứ thiên vương: “Như Lai không còn bao lâu sẽ ở nơi Vô dư Niết-bàn mà vào Bát-niết-bàn. Sau khi Ta vào Bát-niết-bàn, các ông nên hộ trì Chánh pháp.” Rồi Thế Tôn lại bảo Thiên vương phương Đông: “Ông nên hộ trì Chánh pháp phương Đông.” Lại bảo Thiên vương phương Bắc, phương Tây, phương Nam: “Các ông nên hộ trì Chánh pháp ở phương Bắc… Sau một ngàn năm, khi giáo pháp của Ta bị diệt, ở thế gian sẽ xuất hiện phi pháp và mười điều lành ắt sẽ bị hoại. Trong cõi Diêm-phù-đề gió dữ sẽ bạo khởi, mưa không đúng thời, nhân thế phần nhiều đói kém. Mưa thì bị nạn mưa đá; sông rạch khô cạn, hoa quả thì không đậu; con người thì không còn nước da tươi sáng. Trùng thôn, quỷ thôn<註 n="773"/>634, tất cả đều bị tiêu diệt. Đồ ăn thức uống không còn mùi vị. Trân bảo chìm mất. Nhân dân ăn uống các loại cỏ thô nhám. “Bấy giờ có Thích-ca vương, Da-bàn-na vương<註 n="774"/>635, Bát-la-bà vương<註 n="775"/>636, Đâu-sa-la vương<註 n="776"/>637, cùng nhiều quyến thuộc. Bát Phật, răng Phật, đảnh cốt của Như Lai được an trí ở phương Đông. Phương Tây có vua tên là Bát-la-bà, cùng trăm ngàn quyến thuộc, phá hoại chùa tháp, giết hại Tỳ-kheo. Phương Bắc có vua tên là Da-bàn-na cùng trăm ngàn quyến thuộc phá hoại chùa tháp, giết hại Tỳ-kheo. Phương Nam có vua tên là Thích-ca, cùng trăm ngàn quyến thuộc phá hoại chùa tháp, giết hại Tỳ-kheo. Phương Đông có vua tên là Đâu-sa-la cùng trăm ngàn quyến thuộc phá hoại chùa tháp, giết hại Tỳ-kheo. Bốn phương đều loạn, các Tỳ-kheo phải tập trung vào nước giữa. “Lúc ấy, có vua nước Câu-diệm-di tên là Ma-nhân-đà-la-tây-na<註 n="777"/>638, sanh một người con, tay tựa thoa máu, thân như giáp trụ, có sức dũng mãnh. Cùng ngày sanh vương tử này, năm trăm đại thần cũng sanh ra năm trăm người con đều giống như vương tử, tay như thoa máu, thân như giáp trụ. “Bấy giờ, nước Câu-diệm-di có một ngày mưa máu. Vua Câu-diệm-di thấy hiện tượng ác này thì vô cùng sợ hãi. Vua cho mời thầy tướng hỏi. Thầy tướng tâu vua: “–Nay vua sanh con, người này sẽ làm vua cõi Diêm-phù-đề, sẽ giết hại nhiều người. Sanh con được bảy ngày đặt tên là Nan Đương. Theo năm tháng dần dần trưởng thành, bấy giờ bốn vua ác ở bốn nơi kéo đến, sát hại nhân dân. “Vua Ma-nhân-đà-la-tây-na nghe việc này thì sợ hãi. “Bấy giờ, có vị Thiên thần báo rằng: “–Đại vương nên lập Nan Đương lên làm vua, thì mới có đủ khả năng hàng phục bốn vua ác kia.” “Lúc ấy vua Ma-nhân-đà-la-tây-na vâng lời dạy của Thiên thần, liền nhường vương vị cho con, lấy hạt minh châu trong búi tóc, đặt lên đầu con mình. Tập hợp các đại thần, dùng nước thơm rưới lên đỉnh đầu con. Triệu tập những người con sanh cùng ngày của năm trăm đại thần, thân mặc giáp trụ, theo vua ra trận, đã chiến thắng và giết hại tất cả những người của bốn vua ác kia, làm vua cõi Diêm-phù-đề, cai trị nước Câu-diệm-di.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tứ đại Thiên vương: “Tại nước Ba-liên-phất, sẽ có Bà-la-môn tên là A-kỳ-ni-đạt-đa<註 n="778"/>639, thông đạt kinh luận Tỳ-đà<註 n="779"/>640.Bà-la-môn này sẽ cưới vợ, sau đó có chúng sanh trung ấm sẽ đến làm con. Lúc vào thai mẹ, người mẹ rất thích luận nghị cùng người. Bà-la-môn này liền hỏi các ông tướng. Thầy tướng trả lời rằng: ‘Vì chúng sanh ở trong thai này sẽ thông đạt tất cả các luận thuyết, cho nên khiến người mẹ sanh ra tâm ưa thích luận nghị với người như vậy.’ Như vậy, khi đủ ngày tháng, ra khỏi thai mẹ, trở thành một đồng tử thông đạt tất cả các thứ kinh luận. Thường dùng kinh luận để truyền dạy cho năm trăm người con Bà-la-môn; ngoài ra còn đem các thứ luận khác truyền dạy cho mọi người; dùng y phương dạy cho người học thuốc, nên có rất nhiều đệ tử như vậy. Vì có rất nhiều đệ tử nên gọi là ‘Đệ Tử’<註 n="780"/>641.Sau đó cầu xin cha mẹ đi xuất gia học đạo. Cho đến khi cha mẹ đã chấp thuận ông xuất gia, ông liền xuất gia học đạo ở trong pháp của Ta, thông đạt ba tạng, thường khéo thuyết pháp, nói năng biện tài lưu loát, thu phục rất nhiều quyến thuộc.” Lại nữa, Thế Tôn bảo Tứ đại Thiên vương: “Trong ấp Ba-liên-phất này sẽ có đại thương chủ tên là Tu-đà-na<註 n="781"/>642, có chúng sanh trung ấm đến nhập thai mẹ. Chúng sanh kia khi vào thai mẹ, khiến cho người mẹ chất trực, nhu hòa, không có tâm niệm tà, các căn trầm lặng. Bấy giờ thương chủ liền hỏi các ông tướng. Thầy tướng trả lời rằng: ‘Vì chúng sanh ở trong thai cực kỳ lương thiện cho nên khiến cho người mẹ như vậy,… cho đến các căn trầm lặng.’ Đến khi đủ ngày tháng, đồng tử ra đời, đặt tên là Tu-la-tha; theo năm tháng trưởng thành. Cho đến một hôm đồng tử bộc bạch cùng cha mẹ, cầu xin xuất gia học đạo, cha mẹ đều đồng lòng. Đồng tử này xuất gia học đạo ở trong pháp của Ta, luôn nỗ lực siêng năng tu tập đạo nghiệp, chứng đắc lậu tận, chứng quả A-la-hán. Song ít học, ít muốn, biết đủ và ít biết. Luôn luôn sống nơi núi rừng, núi có tên là Kiền-đà-ma-la<註 n="782"/>643.“Bấy giờ, vị Thánh nhân này thường đến nói pháp cho vua Nan Đương. Phụ vương của vua đã đến ngày bị vô thường mang đi. Nan Đương thấy cha qua đời, hai tay ôm lấy thi thể cha khóc lóc bi thảm, đau buồn thương tâm. Lúc ấy, vị Tam tạng này, dẫn theo nhiều tùy tùng đến chỗ vua, vì vua mà nói pháp. Sau khi vua nghe pháp xong, sầu não vơi đi, sanh lòng đại tín kính đối trong Phật pháp nên phát lời nguyẹân rằng: ‘Từ nay trở về sau, ta sẽ cúng dường cho các Tỳ-kheo không e sợ, vừa ý là vui.’ Rồi hỏi Tỳ-kheo: “–Bốn vị vua bạo ác trước kia, đã hủy hoại Phật pháp bao nhiêu năm? Các Tỳ-kheo đáp: “–Trong vòng mười hai năm. Nhà vua tâm nghó miêïng nói như sư tử rống: “–Trong vòng mười hai năm ta sẽ cúng dường năm chúng, cho đến chuẩn bị mọi thứ để bố thí. “Ngày vua bố thí trời sẽ mưa nước mưa thơm khắp cõi Diêm-phù-đề, tất cả các thứ cây trồng đều được tăng trưởng, dân chúng mọi nơi đều mang đồ cúng dường đến nước Câu-diệm-di để cúng dường Tăng chúng. “Bấy giờ, các Tỳ-kheo nhận được sự cúng dường hậu hó. Các Tỳ-kheo ăn đồ của tín thí mà không đọc tụng kinh sách, không tát-xà vì người học kinh<註 n="783"/>644, hí luận cho hết ngày, nằm ngủ suốt đêm, tham đắm lợi dưỡng, thích trang điểm cho mình, thân mặc quần áo đẹp đẽ, tránh xa pháp lạc xuất yếu, tịch tónh, xuất gia cái vui của Tam-bồ-đề. Thân hình thì Tỳ-kheo, mà xa lìa công đức Sa-môn. Đó là kẻ đại tặc trong pháp Phật, kẻ đồng lõa phá hoại ngọn cờ Chánh pháp trong thời Mạt thế, dựng cờ ma ác; dập tắt ngọn đuốc Chánh pháp, đốt lên ngọn lửa phiền não; đập vỡ trống Chánh pháp, hủy hoại bánh xe Chánh pháp, làm khô biển Chánh pháp, làm đổ núi Chánh pháp, phá thành trì Chánh pháp, nhổ cây Chánh pháp, hủy diệt trí tuệ thiền định, cắt đứt chuỗi ngọc giới, làm nhiễm ô Chánh đạo. “Bấy giờ, các loài Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, sanh lòng ác đối với các Tỳ-kheo, hủy nhục, mắng nhiếc, chán ghét xa lìa, không thân cận các Tỳ-kheo nữa. Mọi loài cùng thốt lên lời than: ‘Than ôi! Ác Tỳ-kheo như vậy thì không nên ở trong pháp của Như Lai.’ rồi nói kệ: Làm hạnh ác, không tốt, Làm các pháp tà kiến; Những người ngu si này, Làm đổ núi Chánh pháp. Hành các giới pháp ác, Bỏ các hạnh như pháp; Xả các pháp thắng diệu, Bỏ pháp Phật hiện tại. Bất tín, không tự chế, Thích làm các hạnh ác; Hư ngụy lừa thế gian, Đả phá pháp Mâu-ni. Hủy hình tập việc ác, Hung bạo và làm càn; Dùng pháp lừa mọi người; Sân hận, tự cao ngạo; Tham đắm cầu lợi danh; Không ác nào không làm. Như pháp Phật đã dạy, Dấu hiệu pháp tiêu mất, Người nay ắt đã thấy, Bị người trí khinh miệt. Hiện tượng này đã hiện, Biển Chánh pháp Mâu-ni Không bao lâu khô cạn, Nay Chánh pháp ít thấy; Kẻ ác còn đến diệt, Hủy hoại Chánh pháp ta. “Bấy giờ, các loài Trời, Rồng, Thần đều lấy làm buồn, không còn ủng hộ các Tỳ-kheo nữa và cùng tuyên bố: ‘Pháp Phật sau bảy ngày nữa sẽ bị diệt tận.’ Họ cùng nhau thương khóc kêu gào và bảo nhau: ‘Đến ngày Tỳ-kheo thuyết giới họ cùng nhau đấu tranh, Chánh pháp Như Lai vì vậy mà bị tiêu diệt.’ Chư Thiên khóc lóc bi thương như vậy. “Trong lúc đó, tại thành Câu-diệm-di có năm trăm Ưu-bà-tắc nghe chư Thiên nói những lời như vậy, cùng nhau đến giữa các Tỳ-kheo, ngăn cản các Tỳ-kheo đấu tranh và nói kệ rằng: Than ôi! Năm kịch khổ, Thương xót quần sanh sanh. Nay pháp Phật sắp diệt, Pháp vua Thích sư tử. Ác luân hoại Pháp luân, Như vậy, có kim cương; Mới có thể không hoại. Thời an ổn không còn; Pháp nguy hiểm đã sanh; Người minh trí đã qua; Nay thấy tướng như vậy, Nên biết không còn lâu. Pháp Mâu-ni đoạn diệt, Thế gian không sáng nữa. Lời ly cấu, tịch diệt, Mặt trời Mâu-ni lặn. Người đời mất kho báu, Thiện ác không khác nhau. Thiện ác đã không phân, Ai sẽ được Chánh giác? Đèn pháp còn tại thế, Kịp thời làm việc lành; Vào ruộng phước vô lượng; Pháp này ắt sẽ diệt. Cho nên lũ chúng ta, Biết của không bền chắc; Kịp thời giữ lấy lõi. “Đến ngày mười lăm lúc thuyết giới, Chánh pháp sẽ tiêu mất. Cũng trong ngày này, năm trăm Ưu-bà-tắc, tạo ra năm trăm tháp Phật trong cùng ngày. Lúc bấy giờ, các Ưu-bà-tắc bận công việc khác nên không tới lui trong chúng Tăng. Bấy giờ, A-la-hán Tu-la-tha<註 n="784"/>645 đang ở tại núi Kiền-đà-ma-la, ngài quán sát nơi nào trong ngày hôm nay ở cõi Diêm-phù-đề, có chúng Tăng thuyết giới. Ngài thấy có nước Câu-diệm-di đệ tử của Như Lai thuyết giới làm bố-tát; ngài liền đến Câu-diệm-di. Chúng Tăng nước này bấy giờ có đến trăm ngàn người; trong đó chỉ có một vị A-la-hán tên là Tu-la-tha. Lại có một vị Tam tạng tên là Đệ Tử. Đây là cuộc nhóm họp đại chúng cuối cùng của Như Lai. Bấy giờ, vị Duy-na hành thẻ sa-la<註 n="785"/>646, bạch Thượng tọa Tam tạng rằng: “–Chúng Tăng đã họp, gồm trăm ngàn vị. Nay xin vì thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa. “Lúc ấy vị Thượng tọa trả lời rằng: “–Đệ tử của Như Lai ở cõi Diêm-phù-đề đều tập hợp nơi đây, gồm có trăm ngàn trong chúng này như vậy. Ta là Thượng tọa, đã thông đạt Tam tạng vẫn còn không học Giới luật, huống chi là những người khác mà có sở học! Nay sẽ thuyết Giới luật cho ai? Rồi nói kệ rằng: Nay là ngày mười lăm, Đêm vắng lặng, trăng tỏ; Như vậy các Tỳ-kheo, Nay họp nghe thuyết giới. Tất cả chúng Tăng nhóm, Diêm-phù-đề lần cuối. Ta Thượng thủ trong chúng, Không học pháp Giới luật. Huống chi Tăng chúng khác, Mà có chỗ học tập? Sao giỏi pháp Mâu-ni, Thích-ca sư tử vương? Người nào có trì giới, Người ấy mới nói được. “Bấy giờ, A-la-hán Tu-la-tha đứng trước Thượng tọa, chắp tay thưa Thượng tọa rằng: “–Thượng tọa, chỉ nói Ba-la-đề-mộc-xoa, như Đức Phật khi còn tại thế. Những pháp sở học của Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên cùng chúng Đại Tỳ-kheo, nay tôi cũng đã học hết. Như Lai tuy đã diệt độ đến nay đã ngàn năm, những Luật nghi mà Ngài đã chế lập, tôi cũng đã được đầy đủ. Rồi nói kệ rằng: Thượng tọa nghe tôi nói, Tôi tên Tu-la-tha; A-la-hán hết lậu, Sư tử rống trong chúng. Đệ tử thật Mâu-ni, Các quỷ thần tin Phật Nghe lời bậc Thánh dạy, Buồn thương khóc rơi lệ. Cúi đầu nghó pháp diệt, Từ nay trở về sau, Không có người nói pháp. Tỳ-ni Biệt giải thoát. Không còn tại thế gian. Cầu pháp nay đã sập; Nước pháp không còn chảy; Biển pháp đã khô cạn; Núi pháp đã sụp đổ. Pháp hội tuyệt từ nay; Cờ pháp không thấy nữa. Chân pháp không đi lại. Giới luật nghi mất luôn; Đèn pháp không còn chiếu; Bánh xe pháp không chuyển. Cửa cam lộ bít kín. Pháp sư không ở đời, Người thiện nói diệu đạo; Chúng sanh không biết thiện, Không khác nào dã thú. “Bấy giờ, Phật mẫu Ma-ha Ma-da Phu nhân từ trên Trời xuống, đến chỗ chúng Tăng kêu gào khóc lóc: ‘Than ôi, khổ thay! Đó là con của ta, đã từng trải qua a-tăng-kỳ kiếp tu các hạnh khổ, không màng gì đến việc lao thân khổ trí, tích đức thành Phật, mà hôm nay bỗng nhiên bị tiêu diệt!’, rồi nói kệ: Tôi là thân mẫu Phật. Con tôi từng khổ hạnh, Trải qua vô số kiếp, Cứu cánh thành Chánh đạo. Khóc thương không kiềm được, Nay pháp bỗng bị diệt. Than ôi! Bậc Trí tuệ, Hiện tại Ngài ở đâu, Trì pháp bỏ tranh tụng? Sanh ra từ miệng Phật; Tối thượng trên các vua, Đệ tử Phật chân thật. Tu hạnh diệu Đầu-đà, Đêm nghỉ nơi rừng sâu; Thật sự con Phật vậy, Hiện nay đang ở đâu? Hiện tại ở thế gian, Oai đức không hiện hữu. Giữa núi rừng hoang vắng, Các Thần đều im lặng. Thí, giới, thương quần sanh, Tin giới tự trang nghiêm; Hạnh ngay thẳng, nhẫn nhục, Quán sát pháp thiện ác: Các thắng pháp như vậy, Hiện nay bỗng biến mất! “Bấy giờ, vị đệ tử của Thượng tọa kia nghó như vầy: “–Tỳ-kheo Tu-la-tha tự nói: ‘Giới luật mà Đức Như Lai đã chế lập, ta giữ gìn đầy đủ.’ Lúc ấy, vị Thượng tọa này có người đệ tử tên là An-già-đà khởi lên tâm không nhẫn, phẫn hận cực độ, từ chỗ ngồi đứng dậy mạ nhục vị Thánh kia: ‘Ông là một Tỳ-kheo hạ tọa, ngu si, không trí mà dám hủy nhục Hòa thượng của tôi.’ Liền cầm dao bén giết vị Thánh kia. Rồi nói bài kệ: Ta là An-già-đà, Đệ tử của Thất-sa; Dùng kiếm bén giết ngươi, Tự bảo ‘Ta có đức’. “Lúc này, có một con quỷ tên là Đại Đề-mộc-khư suy nghó rằng: ‘Thế gian chỉ có một vị A-la-hán này, mà bị tên đệ tử Tỳ-kheo ác giết hại.’ Liền dùng chày Kim cương bén, đầu chày lửa cháy rực, đánh vỡ đầu người này chết tại chỗ. Rồi nói bài kệ: Ta là thần quỷ ác, Tên Đại Đề-mộc-khư; Dùng chày Kim cương này, Chẻ đầu ngươi làm bảy. Bấy giờ, đệ tử của vị A-la-hán, thấy người đệ tử Thượng tọa kia sát hại thầy mình, không kiềm được cơn tức giận nên giết vị Tam tạng. Lúc này, chư Thiên và loài Người đều bi thương kêu khóc: ‘Than ôi, khổ thay! Chánh pháp Như Lai hiện tại không còn nữa.’ Chợt cõi đất chấn rung động sáu cách, vô lượng chúng sanh sầu não cực độ, kêu gào khóc lóc: ‘Than ôi! Ngày nay Chánh pháp không còn hiện hữu ở đời.’ Than xong những lời này rồi mọi người giải tán. “Bấy giờ, năm trăm Ưu-bà-tắc nước Câu-diệm-di nghe những lời này xong, đi vào chùa, đưa tay vỗ đầu, khóc lớn cao tiếng: ‘Than ôi! Như Lai thương xót thế gian, cứu giúp quần sanh không kể loài to lớn hay vi tế. Ai có thể vì chúng con mà nói nghóa pháp? Từ nay Trời, Người không thể nào giải thoát được nữa. Chúng sanh ngày nay vẫn còn ở trong bóng tối, không có người dẫn đường; luôn luôn huân tập các thói ác và lấy đây làm vui thích như các loài dã thú mà không chịu nghe diệu pháp của Mâu-ni, để rồi khi thân hoại mạng chung đọa vào ba đường giống như sao rụng. Từ nay về sau người đời không còn nhớ đến trí tuệ tam-muội tịch tónh, pháp vi diệu thập lực.’ “Bấy giờ, vua Câu-diệm-di nghe các Tỳ-kheo giết hại chân nhân A-la-hán và Pháp sư Tam tạng, sanh lòng buồn thương, hãi hùng than thở ngồi im. Lúc ấy, bọn tà kiến tranh nhau đánh phá tháp miếu và hãm hại Tỳ-kheo, từ đó pháp Phật tan tác chóng tàn.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn, bảo Thích Đề-hoàn Nhân, bốn Đại Thiên vương, chư Thiên và Người đời: “Sau khi Ta diệt độ, dấu hiệu diệt tận của pháp như trên đã nói. Cho nên, hiện tại các ông không thể không nỗ lực tinh tấn hộ trì Chánh pháp, để còn mãi tại thế gian.” Lúc ấy chư Thiên và loài Người, sau khi nghe những gì Đức Phật đã dạy, mọi người đều tỏ ra thương cảm, dùng tay lau nước mắt, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi mọi người tự rút lui.  <詞 id="34827238">Kinh 641. A-dục vương thí bán a-ma-lặc quả nhân duyên kinh<註 n="786"/>647 Vua A-dục, đối với Pháp của Như Lai đạt được niềm tin kính sâu xa. Một hôm, vua hỏi các Tỳ-kheo: “Đối trong pháp của Như Lai, ai là người thực hành bố thí nhất?” Các Tỳ-kheo trả lời vua rằng: “Trưởng giả Cấp Cô Độc, là người thực hành đại bố thí nhất.” Vua lại hỏi: “Ông bố thí bao nhiêu vật báu?” Tỳ-kheo đáp: “Có đến ức ngàn vàng.” Vua nghe vậy, suy nghó như vầy: ‘Gia chủ kia còn có thể bỏ ra ức ngàn vàng. Nay ta là vua, vì lý do gì cũng lại bỏ ức ngàn vàng ra bố thí? Nên bỏ ra ức trăm ngàn vàng bố thí.’ Bấy giờ, vua cho khởi công xây dựng tám vạn bốn ngàn tháp Phật và trong mỗi tháp này lại bỏ ra ngàn trăm vàng để cúng. Lại cứ năm năm tổ chức đại hội một lần. Mỗi hội có ba trăm ngàn vị Tỳ-kheo. Dùng ba trăm ức vàng cúng dường vào trong chúng Tăng đó. Phần thứ nhất là A-la-hán. Phần thứ hai là những vị hữu học. Phần thứ ba là những phàm phu chân thật. Trừ kho tàng riêng ra, vật gì ở Diêm-phù-đề này; gồm phu nhân, thể nữ, thái tử, đại thần, đều có thể đem cúng dường cho Thánh tăng, rồi dùng bốn mươi ức tiền vàng chuộc chúng trở lại. Như vậy mà tính toán cho đến dùng hết chín mươi sáu ức ngàn tiền vàng. Cho đến một hôm, vua bị bệnh nặng. Vua tự biết thân mạng mình sắp kết thúc. Lúc ấy có đại thần tên là La-đà-quật-đa<註 n="787"/>648, kiếp trước là đứa trẻ đồng bạn với vua, khi vua cúng dường nắm đất cho Phật. Bấy giờ, đại thần La-đà-quật-đa thấy vua đang bị bệnh nặng mạng sắp lâm chung, cúi đầu hỏi vua bằng kệ: Dung mạo luôn tươi tốt, Trăm ngàn nữ vây quanh; Giống như những đóa sen, Ong mật tụ tập lại. Nay nhìn dung nhan vua, Không còn tươi thắm nữa. Vua liền dùng kệ đáp: Nay ta không còn lo Mất tiền tài, vương vị. Thân này cùng người thân, Và các thứ châu báu. Nay ta chỉ có buồn Không còn thấy Hiền thánh Để cúng dường tứ sự. Nay ta chỉ nghó thế, Nên nhan sắc biến đổi, Tâm ý lại không an. “Lại nữa, sở nguyện của ta là muốn dùng hết ức trăm ngàn tiền vàng để làm công đức. Nhưng nay nguyện chưa thành, phải để lại đời sau. Nếu đem cả vàng bạc trân báu đã đem ra cúng dường mà tính góp lại trước sau, thì chỉ thiếu có bốn ức là chưa đủ.” Vua liền chuẩn bị các thứ trân bảo gởi cúng vào chùa Kê tước<註 n="788"/>649.Con của Pháp Ích tên là Tam-ba-đề<註 n="789"/>650 được lập lên làm thái tử. Các đại thần thưa thái tử rằng: “Chẳng còn bao lâu, Đại vương sẽ qua đời. Nay đem các thứ trân báu này gởi cúng vào chùa, trong khi của cải vật báu trong kho đã hết sạch. Theo pháp của các vua thì lấy vật làm trọng. Vậy nay thái tử nên xét lại việc này, không nên để Đại vương dùng hết.” Bấy giờ, thái tử ra lệnh cho người giữ kho, không được xuất vật báu ra cho Đại vương dùng nữa. Lúc này nhà vua tự biết là những vật mà mình đòi hỏi sẽ không được nữa, nên đem đồ đựng thức ăn bằng vàng cúng vào cho chùa. Thái tử ra lệnh không cung cấp đồ đựng bằng vàng, mà cung cấp đồ bằng bạc. Sau khi vua ăn xong lại gởi cúng vào cho chùa. Lại không cung cấp đồ đựng bằng bạc, mà cung cấp đồ bằng đồng. Vua cũng đem đồ này gởi cúng vào cho chùa. Lại không cung cấp đồ đồng, mà cung cấp đồ gốm. Lúc này trong tay nhà vua chỉ có nửa trái a-ma-lặc<註 n="790"/>651, lòng buồn thương rơi lệ, vua bảo các đại thần: “Hiện nay, ai là chủ đất này?” Bấy giờ, các đại thần bạch Đại vương: “Vua là chủ đất này.” Nhà vua liền dùng kệ đáp: Các ngươi hộ tâm ta, Tại sao lại nói dối? Ta đang ở vương vị, Lại không được tự tại! Nửa trái A-ma-lặc, Đang ở trong tay ta; Nó là vật của ta, Ở đây được tự do. Phú quý đáng chán bỏ, Than ôi! Lại tôn trọng! Xưa cai trị Diêm-phù, Nay bỗng dưng nghèo hèn. Như sông Hằng cuộn trôi, Một đi không trở lại; Phú quý cũng như vậy, Qua rồi không trở lại. Vua lập lại bài kệ như Phật đã dạy: Phàm thịnh ắt có suy, Vì suy là cứu cánh. Nên Như Lai nói vậy, Chân thật không sai khác. Những lời dạy trước đây, Nay tức thì thông suốt. Nay có điều cầu cạnh, Lại không vâng lời ta. Như gió bị núi ngăn, Như nước bị bờ cản; Nay giáo lệnh của ta, Từ đây tuyệt vónh viễn. Theo sau, vô lượng chúng, Đánh trống thổi loa ốc; Thường chơi các kỹ nhạc, Thụ hưởng vui năm dục. Thể nữ hàng trăm người, Ngày đêm ta khoái lạc; Hôm nay đều không còn, Như cây không hoa trái. Tướng mạo dần khô kiệt, Sắc lực cũng như vậy; Như hoa dần héo tàn, Nay ta cũng như vậy. Bấy giờ, vua A-dục bảo người hầu rằng: “Nay ngươi, nếu còn nhớ ân nuôi dưỡng của ta, thì ngươi hãy đem nửa trái A-ma-lặc này gởi cúng vào cho chùa Kê tước, thay ta lễ bái sát chân các Tỳ-kheo Tăng, thưa rằng: ‘Vua A-dục hỏi thăm các vị đại Thánh, tôi là A-dục vương, thống lãnh cõi Diêm-phù-đề này; tất cả mọi sở hữu của tôi ở cõi Diêm-phù-đề, ngày nay bỗng dưng mất hết, không còn của quý nào để cúng dường cho chúng Tăng nữa. Đối với tất cả mọi thứ của cải, tôi không còn được tự tại, nay chỉ có nửa trái A-ma-lặc này là tôi được tự do. Đây là lần cuối cùng bố thí ba-la-mật, xin thương xót tôi mà thu nhận sự cúng dường này, khiến tôi được phước khi cúng dường chúng Tăng.’” Rồi nói kệ rằng: Nửa trái A-ma-lặc, Đây, sở hữu của ta; Được tự tại đối ta, Nay cúng dường đại chúng. Tâm hướng về Thánh chúng, Không ai khác giúp ta. Xin thương xót cho ta, Nhận lấy A-ma-lặc. Vì ta ăn quả này, Nhờ phước vô lượng này; Đời đời được diệu lạc, Dụng không bao giờ hết. Bấy giờ, người sứ giả kia, nhận lệnh của vua rồi, liền đem nửa trái A-ma-lặc đi vào chùa Kê tước, đến trước Thượng tọa, năm vóc gieo xuống đất làm lễ, quỳ gối chắp tay hướng lên Thượng tọa mà nói kệ rằng: Người thống lãnh Diêm-phù, Một lọng, một tiếng trống; Đi dạo không chướng ngại, Như trời chiếu thế gian. Báo nghiệp hành đã đến, Ở đời chẳng còn lâu; Vua không còn uy đức, Như mây che mặt trời. Vua hiệu là A-dục, Cúi đầu lễ chân Tăng; Gởi cúng dường vật này, Nửa trái A-ma-lặc. Nguyện cầu phước đời sau, Xin vì vua, thương xót; Thánh chúng vì thương vua, Nhận nửa trái cúng dường. Bấy giờ, vị Thượng tọa kia bảo Đại chúng: “Ai nghe những lời này mà không nhàm chán thế gian? Chúng ta nghe việc này, không thể không sanh nhàm chán, xa lìa. Như kinh Phật đã dạy: ‘Thấy sự suy giảm của người, nên sanh ra nhàm chán, xa lìa.’ Nếu chúng sanh hiểu biết khi nghe việc này há không thể từ bỏ thế gian được sao?” Rồi nói kệ rằng: Người trong đời, vua nhất, A-dục dòng Khổng Tước; Tự tại Diêm-phù-đề, Làm chủ A-ma-lặc. Thái tử cùng các thần, Đoạt vật vua bố thí; Gởi nửa A-ma-lặc, Hàng phục người tiếc của. Khiến họ sanh tâm chán, Người ngu không biết thí; Được diệu lạc nhân quả, Chỉ cúng nửa Ma-lặc. Lúc ấy vị Thượng tọa nghó như vầy: ‘Làm thế nào để đem nửa trái A-ma-lặc này chia đều cho khắp tất cả chúng Tăng được?’ Sau đó bảo đem nghiền nát, bỏ vào trong nồi nấu lên, làm vậy xong tất cả chúng Tăng đều được chia đủ cả. Bấy giờ, vua lại hỏi vị đại thần bên cạnh rằng: “Ai là vua cõi Diêm-phù-đề?” Đại thần thưa vua rằng: “Chính Đại vương.” Lúc ấy vua đang nằm ngồi dậy, quay nhìn bốn phía, chắp tay làm lễ cảm niệm ân đức chư Phật, lòng nghó miệng nói: ‘Nay ta đem cõi Diêm-phù-đề này cúng dường cho Tam bảo, tùy ý sử dụng.’ Rồi nói kệ rằng: Nay, Diêm-phù-đề này, Nhiều trân bảo trang sức; Cúng cho ruộng phước lành, Tự nhiên được quả báo. Đem công đức bố thí này, Chẳng cầu Thiên đế Thích; Phạm vương cùng nhân chủ, Các diệu lạc thế giới. Những quả báo như vậy, Tôi đều không thụ dụng; Nhờ công đức thí này, Mà mau thành Phật đạo. Nơi tôn ngưỡng cho đời, Thành được Nhất thiết trí; Làm bạn lành thế gian, Là Đạo sư bậc nhất. Bấy giờ, nhà vua đem những lời này viết lên trên giấy rồi phong kín lại, dùng răng cắn vào làm dấu ấn. Sau khi làm xong việc này, nhà vua qua đời. Bấy giờ, thái tử cùng các quần thần, cung nhân thể nữ, nhân dân trong nước dâng các thứ cúng dường, tống táng theo nghi thức của quốc vương, mà làm lễ trà tỳ. Lúc này, các đại thần muốn lập thái tử lên nối ngôi vị vua, nhưng trong triều có một đại thần tên là A-nậu-lâu-đà, nói với các quần thần rằng: “Không được lập thái tử lên làm vua. Vì sao? Vì Đại vương A-dục lúc còn sanh tiền, vốn có nguyện đem mười vạn ức tiền vàng, làm công đức, nhưng còn thiếu bốn ức nữa, chưa đủ mười vạn. Vì muốn cho đủ số, nên nay cõi Diêm-phù-đề này đã được xả cúng cho Tam bảo. Nay đại địa này thuộc về Tam bảo, làm sao mà lập làm vua được?” Sau khi các đại thần nghe vậy, liền đem bốn ức tiền vàng cúng vào cho chùa, sau đó liền lập con của Pháp Ích lên làm vua tên là Tam-ba-đề. Kế đến nối tiếp vương vị là thái tử Tỳ-lê-ha-ba-đê<註 n="791"/>652; nối tiếp vương vị Tỳ-lê-ha-ba-đê là thái tử Tỳ-lê-ha-tây-na<註 n="792"/>653; nối tiếp vương vị Tỳ-lê-ha-tây-na là thái tử Phất-sa-tu-ma<註 n="793"/>654; nối tiếp vương vị Phất-sa-tu-ma là thái tử Phất-sa-mật-đa-la<註 n="794"/>655.Bấy giờ Phất-sa-mật-đa-la hỏi các vị đại thần rằng: “Ta phải làm những việc gì để khiến cho danh đức của ta tồn tại mãi ở thế gian?” Lúc ấy, những vị hiền thần tin ưa Tam bảo thưa vua rằng: “Đại vương A-dục là Quốc vương đầu tiên của dòng họ. Khi còn sống, vua cho xây dựng tám vạn bốn ngàn tháp Như Lai và phát tâm cúng dường đủ thứ, chính danh đức này lưu truyền mãi đến hôm nay. Nếu nhà vua muốn cầu danh đức này thì cũng phải cho tạo lập tám vạn bốn ngàn tháp và các thứ cúng dường.” Nhà vua nói: “Vì Đại vương A-dục có oai đức lớn nên có khả năng thực hiện được những việc làm này, ta thì không thể nào làm được, hãy nghó đến việc khác đi.” Trong đó, có vị nịnh thần gian ác, không có lòng tin, tâu vua: “Thế gian có hai loại pháp lưu truyền mãi ở đời không dứt: Một là làm lành, hai là làm ác. Đại vương A-dục đã làm các hạnh lành, thì nay vua nên làm các hạnh ác như phá hoại tám vạn bốn ngàn tháp.” Lúc này vua nghe theo lời vị nịnh thần, lập tức cho khởi bốn binh chúng đi đến các chùa chiền phá hoại các tháp thờ. Trước hết vua đi vào chùa Kê tước, liền bị con sư tử đá trước cổng chùa rống lên, làm cho vua vô cùng kinh hoàng sợ hãi khi nghe nó và tự nghó: ‘Không phải là loài thú thật, mà có thể rống lên được sao?’ Vua trở về trong thành. Ba lần như vậy, nhà vua muốn phá hoại chùa này. Bấy giờ, vua cho gọi các Tỳ-kheo lại và hỏi các Tỳ-kheo: “Ta phá hoại tháp là thiện hay là pháp hoại Tăng phòng là thiện?” Tỳ-kheo đáp: “Không nên làm cả hai. Nếu vua muốn phá hoại chúng, thì thà phá hoại Tăng phòng, chớ nên phá hoại tháp Phật.” Lúc ấy vua sát hại các Tỳ-kheo, cùng phá hoại các tháp thờ và như vậy dần dần cho đến nước Bà-già-la. Lại ra sắc lệnh: ‘Nếu có người nào mang được đầu Sa-môn Thích tử đến, sẽ được thưởng ngàn tiền vàng.’ Bấy giờ, trong nước này có một vị A-la-hán hóa ra rất nhiều đầu Tỳ-kheo cho mọi người mang đến chỗ vua, làm cho của báu trong kho tàng nhà vua đều cạn hết. Khi nhà vua nghe vị A-la-hán đã làm những việc như vậy, thì càng nổi giạân hơn, muốn giết vị A-la-hán này. Lúc này, vị A-la-hán vào định Diệt tận nên nhà vua dùng vô lượng cách để sát hại vị Thánh nhân này, rốt cuộc cũng không thể được. Vì ngài vào định Diệt tận nên không thể làm tổn thương thân thể ngài được và như vậy vua tiến dần đến cửa tháp Phật. Ở trong tháp này có một vị quỷ thần đang ở để bảo vệ tháp Phật tên là Nha Xỉ<註 n="795"/>656.Vị quỷ thần này nghó rằng mình là đệ tử của Phật, vì thọ trì giới cấm không sát hại chúng sanh, nên nay mình không thể giết hại nhà vua được. Lại nghó: ‘Có một vị thần tên là Trùng<註 n="796"/>657, mạnh mẽ hung bạo, thường làm các việc ác, cầu kết hôn con gái ta, ta không chịu. Nay vì để bảo vệ Chánh pháp nên phải gả cho nó, khiến nó bảo hộ pháp Phật.’ Liền kêu vị thần kia bảo rằng: “Nay ta gả con gái cho ngươi, song cùng lập giao ước là ngươi phải hàng phục vị vua này, chớ để ông ta tạo ra các việc ác, hoại diệt Chánh pháp.” Lúc này chỗ vua lại có một vị đại quỷ thần tên là Ô-trà, vì oai đức đầy đủ nên vị thần kia không thể làm gì vua được. Lúc này thần Nha Xỉ muốn tìm cách hủy diệt sức mạnh tự nhiên hiện tại của vua do vị thần này mang lại. Nay ta nên giả làm thân với hắn và như vậy cùng làm bạn tri thức với vị thần kia. Sau khi kết bạn tri thức thân nhau rồi, liền dẫn vị thần này đến giữa biển lớn phương Nam. Lúc đó thần Trùng mới sang dẹp núi lớn, xua đuổi bức bách từ trên vua cho đến bốn binh chúng không ai là không chết hết. Dân chúng đều reo hò: ‘Sướng thay, sướng thay!’ và người đời cùng truyền nhau từ ‘sướng thay’ này. Nhà vua này mất rồi, dòng dõi Khổng tước vónh viễn cáo chung từ đây. Cho nên sự giàu sang, sung sướng ở thế gian không đáng để tham. Đại vương A-dục là người có trí, giác ngộ cuộc đời là vô thường, thân mạng khó mà bảo tồn, của cải của năm nhà cũng như huyễn hóa. Khi đã giác ngộ được điều này rồi, thì phải nỗ lực tinh tấn tạo các thứ công đức, cho đến lúc mạng chung tâm luôn nhớ đến Tam bảo, niệm niệm không gián đoạn, không có gì phải luyến tiếc, chỉ có nguyện thành tựu rốt ráo Vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác thôi. <卷 id="34827239">TẠP A HÀM Quyển 26 <詞 id="34827240">Kinh 642. Tri<註 n="797"/>658 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có ba căn: Căn vị tri đương tri, căn tri, căn vô tri<註 n="798"/>659.Rồi Thế Tôn nói kệ rằng: Khi hiểu biết học địa, Tùy thuận tiến thẳng đường; Cần phương tiện siêng năng, Khéo tự hộ tâm mình. Tự biết hết tái sanh, Đạo vô ngại đã biết; Đã biết giải thoát rồi, Cuối cùng được vô tri. Bất động ý giải thoát<註 n="799"/>660, Tất cả hữu đều dứt; Các căn đầy đủ cả, Vui nơi căn vắng lặng. Giữ thân sau cùng này, Hàng phục các ma oán. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827241">Kinh 643. Tịnh<註 n="800"/>661 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn. Những gì là năm? Đó là, căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827242">Kinh 644. Tu-đà-hoàn<註 n="801"/>662 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn. Những gì gọi là năm? Đó là, căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Nếu Tỳ-kheo nào khéo quán sát như thật đối với năm căn này, người ấy đối với ba kết mà đoạn biến tri<註 n="802"/>663; đó là thân kiến, giới thủ, nghi. Đó gọi là Tu-đà-hoàn, không còn rơi vào pháp đường ác, nhất định sẽ hướng thẳng đến Chánh giác, còn bảy lần qua lại Trời, Người, cuối cùng sẽ cứu cánh biên tế của khổ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827243">Kinh 645. A-la-hán<註 n="803"/>664 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Đối với năm Căn này, người nào quán sát như thật, không khởi lên các lậu, tâm sẽ chứng đắc ly dục giải thoát<註 n="804"/>665.Đó gọi là A-la-hán, các lậu đã hết, việc cần làm đã làm xong, đã lìa các gánh nặng, đã được lợi mình<註 n="805"/>666, hết các hữu kết, bằng chánh trí mà tâm khéo giải thoát.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827244">Kinh 646. Đương tri<註 n="806"/>667 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn. Những gì gọi là năm? Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Căn Tín, nên biết, đó là bốn Bất hoại tịnh. Căn Tinh tấn, nên biết, đó là bốn Chánh đoạn. Căn Niệm, nên biết, đó là bốn Niệm xứ. Căn Định, nên biết, đó là bốn Thiền. Căn Tuệ, nên biết, đó là bốn Thánh đế.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827245">Kinh 647. Phân biệt<註 n="807"/>668 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn. Những gì gọi là năm? Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. “Sao gọi là căn Tín? Tỳ-kheo khởi tín tâm thanh tịnh, căn bản bền chắc đối với Như Lai mà các Sa-môn, Bà-la-môn khác, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cùng thế gian khác không thể làm cản trở, phá hoại tâm ấy, thì đó gọi là căn Tín. “Sao gọi là căn Tinh tấn? Pháp ác bất thiện đã sanh, khiến cho đoạn mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến không sanh, mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Pháp thiện chưa sanh, khiến cho sanh, mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Pháp thiện đã sanh, khiến cho an trú không mất, khiến không sanh, tu tập tăng rộng, mà phát khởi ý dục, nỗ lực phương tiện, nhiếp tâm, sách tiến. Đó gọi là căn Tinh tấn. “Sao gọi là căn Niệm? Tỳ-kheo sống quán thân trên nội thân, tinh cần phương tiện, chánh niệm chánh trí, điều phục tham ưu thế gian; sống quán ngoại thân, nội ngoại thân; và thọ, tâm, pháp trên pháp cũng nói như vậy. Đó gọi là căn Niệm. “Sao gọi là căn Định? Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc do viễn ly sanh, cho đến, chứng và an trú Tứ thiền. Đó gọi là căn Định. “Sao gọi là căn Tuệ? Tỳ-kheo biết như thật về Khổ Thánh đế, biết như thật về Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Đó gọi là căn Tuệ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827246">Kinh 648. Lược thuyết<註 n="808"/>669 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, chỉ có một vài sai biệt: “Nếu Tỳ-kheo nào khéo quán sát như thật đối với năm Căn này, người ấy đối với ba kết mà đoạn biến tri<註 n="809"/>670; đó là thân kiến, giới thủ, nghi. Đó gọi là Tu-đà-hoàn, không còn rơi vào pháp đường ác, nhất định sẽ hướng thẳng đến Chánh giác, còn bảy lần qua lại Trời, Người, cuối cùng sẽ cứu cánh biên tế của khổ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827247">Kinh 649. Lậu tận<註 n="810"/>671 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, chỉ có một vài sai biệt: “Nếu Tỳ-kheo nào, đối với năm Căn này, sau khi đã quán sát như thật, dứt sạch các lậu, ly dục giải thoát; đó gọi là A-la-hán, các lậu đã hết, việc cần làm đã làm xong, đã lìa các gánh nặng, đã được lợi mình, hết các hữu kết, bằng chánh trí mà tâm khéo giải thoát.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827248">Kinh 650. Sa-môn Bà-la-môn (1)<註 n="811"/>672 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, chỉ có một vài sai biệt: “Các Tỳ-kheo, nếu Ta đối với căn Tín này, sự tập khởi của căn Tín, sự diệt tận của căn Tín, con đường đưa đến sự diệt tận của căn Tín mà không biết như thật, thì rốt cuộc Ta ở giữa các chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn đã không được cho là xuất, là ly, tâm lìa điên đảo và cũng không thành tựu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Cũng như căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ cũng nói như vậy. “Này các Tỳ-kheo, vì đối với căn Tín này, Ta bằng chánh trí mà quán sát như thật; vì đối với sự tập khởi của căn Tín, sự diệt tận của căn Tín, con đường đưa đến sự diệt tận của căn Tín, Ta bằng chánh trí mà quán sát như thật, nên ở giữa chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Ta đã xuất, đã ly, tâm lìa điên đảo, thành tựu Vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác.” Cũng như căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ cũng nói như vậy. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827249">Kinh 651. Sa-môn Bà-la-môn (2)<註 n="812"/>673 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sự sai biệt: “Các Tỳ-kheo, đối với sự tập khởi của căn Tín này, sự diệt tận của căn Tín, vị ngọt của căn Tín, sự tai hoạn của căn Tín, sự xuất ly của căn Tín, mà Ta không biết như thật, thì Ta không được ở trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cho là giải thoát, là xuất, là ly, tâm lìa điên đảo, là thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Cũng vậy, căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ cũng nói như vậy. “Này các Tỳ-kheo, vì đối với căn Tín, sự tập khởi của căn Tín, sự diệt tận của căn Tín, vị ngọt của căn Tín, sự tai hoạn của căn Tín, sự xuất ly căn Tín, Ta biết như thật, nên ở trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn Ta đã giải thoát, đã xuất, đã ly, tâm lìa điên đảo, thành tựu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827250">Kinh 652. Hướng<註 n="813"/>674 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Nếu Tỳ-kheo nào đối với năm Căn này, hoặc nhạy bén hay đầy đủ, thì đạt A-la-hán; hoặc mềm hay yếu kém, thì đạt A-na-hàm; hoặc mềm hay yếu kém hơn thì đạt Tư-đà-hàm; hoặc mềm hay yếu kém hơn nữa thì đạt Tu-đà-hoàn. Người nào đầy đủ, thì thành tựu việc đầy đủ; người nào không đầy đủ, thì thành tựu việc không đầy đủ<註 n="814"/>675.Đối với năm Căn này không phải trống không, không quả. Nếu người nào đối với năm Căn này tất cả đều cho là không, thì Ta nói họ thuộc về số phàm phu ngoại đạo.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827251">Kinh 653. Quảng thuyết<註 n="815"/>676 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sự sai khác: “Nếu Tỳ-kheo nào, đối với năm Căn này mà có sự tăng thượng minh lợi, mãn túc<註 n="816"/>677 thì sẽ đạt A-la-hán Câu phần giải thoát<註 n="817"/>678; hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Thân chứng<註 n="818"/>679; nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Kiến đáo<註 n="819"/>680; nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Tín giải thoát<註 n="820"/>681; nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Nhất chủng<註 n="821"/>682; nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Tư-đà-hàm; nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Gia gia<註 n="822"/>683; nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém thì sẽ đạt Thất hữu<註 n="823"/>684; nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Pháp hành<註 n="824"/>685; nơi đó hoặc nhu nhuyến hay yếu kém, thì sẽ đạt Tín hành<註 n="825"/>686.Đó gọi là Tỳ-kheo vì nhân duyên căn ba-la-mật, nên biết quả ba-la-mật<註 n="826"/>687, vì nhân duyên quả ba-la-mật, nên biết người ba-la-mật<註 n="827"/>688.Người đầy đủ như vậy, thì làm việc đầy đủ; người giảm thiểu, thì làm việc giảm thiểu<註 n="828"/>689.Các căn này không phải rỗng không, không quả. Nếu người nào không có các căn này, thì Ta nói kẻ đó thuộc vào số phàm phu.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827252">Kinh 654. Tuệ căn (1)<註 n="829"/>690 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn, những gì gọi là năm? Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Năm Căn này, căn Tuệ nhiếp thọ tất cả. Thí như các thứ cây gỗ của nhà, gác, thì cây đòn nóc là ở trên hết, mọi cây gỗ khác đều nương vào cây đòn nóc mà giữ yên. Như vậy trong năm căn, Tuệ thâu nhiếp tất cả nên Tuệ trên hết.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827253">Kinh 655. Tuệ căn (2)<註 n="830"/>691 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn. Những gì gọi là năm? Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Căn Tín, nên biết, đó là bốn Bất hoại tịnh. Căn Tinh tấn, nên biết, đó là bốn Chánh đoạn. Căn Niệm, nên biết, đó là bốn Niệm xứ. Căn Định, nên biết, đó là bốn Thiền. Căn Tuệ, nên biết, đó là bốn Thánh đế. “Các công đức này Tuệ đứng hàng đầu, vì Tuệ nhiếp trì tất cả.” Cho đến sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827254">Kinh 656. Tuệ căn (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn, những gì gọi là năm? Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. “Thánh đệ tử thành tựu căn Tuệ thì có thể tu tập căn Tín, y viễn ly, y vô dục, y tịch diệt, hướng đến xả. Đó gọi là thành tựu căn Tín. Thành tựu căn Tín tức là căn Tuệ. “Như căn Tín, cũng vậy căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ cũng nói như vậy. “Cho nên khi đối với năm căn này, căn Tuệ đứng hàng đầu vì nhiếp trì tất cả. Thí như các thứ cây gỗ của nhà, gác, thì cây đòn nóc là ở trên hết, mọi cây gỗ khác đều nương vào cây đòn nóc mà giữ yên. Như vậy trong năm căn, Tuệ trên hết vì Tuệ thâu nhiếp tất cả.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827255">Kinh 657. Tuệ căn (4) Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn, những gì gọi là năm? Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. “Thánh đệ tử thành tựu căn Tín, học như vầy: ‘Thánh đệ tử sanh tử từ vô thỉ. Bị vô minh che lấp, ái trói buộc, chúng sanh mãi mãi trôi lăn qua lại trong sanh tử, không biết bản tế. Vì có nhân nên có sanh tử. Nếu nhân vónh viễn đoạn tận thì sẽ không có sanh tử. Vô minh là khối tối tăm vó đại làm chướng ngại, ai nhập Bát-niết-bàn? mà chỉ có khổ diệt, khổ dứt, mát mẻ không còn (?).’ Như căn Tín, cũng vậy căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ cũng nói như vậy. Trong năm Căn này, Tuệ nhiếp trì tất cả nên nó là hàng đầu. Thí như cây đòn nóc của nhà gác, vì nó giữ vững các cây nên nó ở trên hết.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827256">Kinh 658. Tuệ căn (5)<註 n="831"/>692 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn, là Căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. “Thế nào là căn Tín? Tín tâm mà Thánh đệ tử phát khởi nơi Như Lai<註 n="832"/>693, có gốc rễ bền chặt, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn cùng các pháp thế gian không thể nào phá hoại được; đó gọi là căn Tín. Thế nào là căn Tinh tấn? Là bốn Chánh đoạn. Thế nào là căn Niệm? Là bốn Niệm xứ. Thế nào là căn Định? Là bốn Thiền. Thế nào là căn Tuệ? Là bốn Thánh đế. Những công đức này đều lấy Tuệ làm đầu, thí như nhà, gác, cây đòn nóc là ở trên hết.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827257">Kinh 659. Tuệ căn (6)<註 n="833"/>694 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn, những gì là năm? Đó là, căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. “Thế nào là căn Tín? Tín tâm thanh tịnh màThánh đệ tử phát khởi nơi Như Lai khi phát tâm Bồ-đề<註 n="834"/>695; đó gọi là căn Tín. Thế nào là căn Tinh tấn? Tinh tấn phương tiện được phát khởi đối với Như Lai khi mới phát tâm Bồ-đề<註 n="835"/>696; đó gọi là căn Tinh tấn. Thế nào là căn Niệm? Niệm được phát khởi đối với Như Lai lúc mới phát tâm Bồ-đề; đó gọi là căn Niệm. Thế nào là căn Định? Tam-muội được phát khởi đối với Như Lai khi mới phát tâm Bồ-đề khởi Tam-muội; đó gọi là căn Định. Thế nào là căn Tuệ? Tuệ được phát khởi đối với Như Lai lúc bắt đầu phát tâm Bồ-đề; đó gọi là căn Tuệ. Còn những thí dụ về nhà, gác thì như đã nói ở trên.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827258">Kinh 660. Khổ đoạn Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Căn, những gì là năm? Đó là, căn Tín, căn Tinh tấn, căn Niệm, căn Định, căn Tuệ. Đối với năm Căn này, nếu tu tập, tu tập nhiều, thì tất cả những cái khổ quá khứ, hiện tại, vị lai đều sẽ dứt sạch.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như đoạn khổ, cũng vậy cứu cánh biên tế khổ, đoạn tận khổ, dập tắt khổ, diệt tận khổ, qua dòng khổ, giải thoát mọi trói buộc, tổn hại sắc, đoạn tận tất cả lậu quá khứ, hiện tại, vị lai; đều cũng nói như vậy.  <詞 id="34827259">Kinh 661. Nhị lực (1)<註 n="836"/>697 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có hai loại sức mạnh. Những gì là hai? Sức mạnh của số<註 n="837"/>698 và sức mạnh của tu<註 n="838"/>699.Thế nào là sức mạnh của số? Thánh đệ tử ở dưới bóng cây, ngồi trong rừng vắng, tư duy như vầy: ‘Đối với ác hành của thân, đời này và đời sau chịu báo ác. Nếu thân ta làm hạnh ác, thì tự ta phải tự chê trách và khiến người khác cũng chê trách ta. Đại Sư của ta cũng sẽ chê trách ta, Đại đức phạm hạnh của ta cũng chê trách ta. Ta sẽ bị khiển trách đúng pháp, tiếng ác của ta vang khắp, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đọa ác thú, sanh trong địa ngục. Quả báo đời này và đời sau như vậy. Đoạn trừ ác hành của thân; tu thiện hành của thân. Cũng như thân làm ác, miệng, ý làm ác cũng nói như vậy. Đó gọi là sức mạnh của số. Thế nào là sức mạnh của tu? Tỳ-kheo học sức mạnh của số; Thánh đệ tử đã thành tựu được sức mạnh của số rồi, tùy thuận mà đạt được sức mạnh của tu. Khi sức mạnh của tu đã được rồi, thì sức mạnh của tu sẽ đầy đủ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827260">Kinh 662. Nhị lực (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt: “Thánh đệ tử đã học sức mạnh của số đã thành tựu, tham, nhuế, si hoặc tiết hoặc giảm, hoặc hết sạch. Thánh đệ tử y trên sức mạnh của số, xác lập trên sức mạnh của số như vậy, tùy thuận mà đạt được sức mạnh của tu lực. Khi sức mạnh của tu đã được rồi, thì sức mạnh của tu sẽ đầy đủ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827261">Kinh 663. Nhị lực (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Cái gì là sức mạnh của tu? Đó là bốn Niệm xứ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như bốn Niệm xứ, cũng vậy tu bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác phần, tám Thánh đạo phần, Bốn đạo<註 n="839"/>700, Bốn pháp cú<註 n="840"/>701, Chỉ quán, cũng nói như vậy.<註 n="841"/>702  <詞 id="34827262">Kinh 664. Tam lực (1)<註 n="842"/>703 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có ba thứ lực. Những gì là ba? Đó là lực Tín, lực Tinh tấn, lực Tuệ. Lại có ba lực. Những gì là ba? Đó là lực Tín, lực Niệm, lực Tuệ. Lại có ba lực. Những gì là ba? Đó là lực Tín, lực Định, lực Tuệ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827263">Kinh 665. Tam lực (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có ba lực; đó là lực Tín, lực Tinh tấn, lực Tuệ. Như vậy Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta phải thành tựu lực Tín, lực Tinh tấn, lực Tuệ.’” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827264">Kinh 666. Tam lực (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có ba lực: lực Tín, lực Niệm, lực Tuệ. Lực Tín là thế nào? Thánh đệ tử, đối với Như Lai, đã thâm nhập tịnh tín, căn bản vững chắc, không có chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn cùng những kẻ đồng pháp nào có thể phá hoại được. Đó gọi là lực Tín. Lực Tinh tấn là những gì? Là bốn Chánh đoạn. Lực Tuệ là những gì? Là bốn Thánh đế.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827265">Kinh 667. Tứ lực (1)<註 n="843"/>704 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn lực. Những gì là bốn? Lực Tín, lực Tinh tấn, lực Niệm, lực Tuệ. Lại có bốn lực: lực Tín, lực Niệm, lực Định, lực Tuệ. Lại có bốn lực: lực Giác, lực Tinh tấn, lực Vô tội, lực Nhiếp.” Ba lực của những kinh này cũng nói như trên, nhưng chỉ có một vài sai biệt: “Lực Giác là thế nào? Biết như thật, đối với pháp thiện, bất thiện; biết như thật là có tội, không tội; đáng thân cận<註 n="844"/>705, không thân cận; pháp thấp kém, pháp thắng diệu; pháp đen, pháp trắng; pháp có phân biệt, pháp không phân biệt; pháp duyên khởi, pháp phi duyên khởi. Đó gọi là lực Giác. Lực Tinh tấn là những gì? Là bốn Chánh đoạn như đã nói đầy đủ ở trước. Lực không tội là thế nào? Là thân, miệng, ý không tạo tội; đó gọi là lực không tội. Lực Nhiếp là những gì? Là bốn nhiếp sự. Đó là Huệ thí, Ái ngữ, Hành lợi, Đồng lợi.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827266">Kinh 668. Tứ nhiếp sự Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Bố thí tối thắng, đó là pháp thí. Ái ngữ tối thắng, là khiến thiện nam tử thích nghe, nói pháp đúng lúc. Hành lợi<註 n="845"/>706 tối thắng là đối với người không có tín khiến có tín, xác lập trên tín; đối với người học giới thì xác lập bằng tịnh giới; đối với người bỏn sẻn thì bằng bố thí; đối với người ác trí tuệ thì bằng chánh trí mà xác lập. Đồng lợi<註 n="846"/>707 tối thắng là, A-la-hán thì trao cho quả A-la-hán<註 n="847"/>708.A-na-hàm thì trao cho A-na-hàm. Tư-đà-hàm thì trao cho Tư-đà-hàm. Tu-đà-hoàn thì trao cho Tu-đà-hoàn. Người Tịnh giới thì trao người khác bằng Tịnh giới.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827267">Kinh 669. Nhiếp<註 n="848"/>709 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Nếu như có pháp nào để nhiếp thủ đại chúng thì tất cả đều ở trong Bốn nhiếp sự. Hoặc một nhiếp thủ là bố thí, hoặc một nhiếp thủ là ái ngữ, hoặc một nhiếp thủ là hành lợi, hoặc một nhiếp thủ là đồng lợi. Ở trong thời quá khứ, những pháp nào đã nhiếp thủ đại chúng trong thời quá khứ cũng không ngoài bốn nhiếp sự. Những pháp nào sẽ nhiếp thủ đại chúng trong thời vị lai cũng không ngoài bốn nhiếp sự. Hoặc một pháp nhiếp thủ là bố thí, hoặc một pháp nhiếp thủ là ái ngữ, hoặc một pháp nhiếp thủ là hành lợi, hoặc một pháp nhiếp thủ là đồng lợi.” Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ rằng: Bố thí cùng ái ngữ, Hoặc hành vi hành lợi, Đồng lợi các hành vi, Mỗi tùy chỗ thích hợp. Nhờ đây nhiếp thế gian, Như xe lăn nhờ gang<註 n="849"/>710. Đời không Bốn nhiếp sự, Quên ơn mẹ nuôi con. Cũng không tôn trọng cha, Không khiêm tốn phụng sự. Vì có bốn nhiếp sự, Và tùy thuạân pháp này. Cho nên có Đại só, Đức trùm cả thế gian<註 n="850"/>711.Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827268">Kinh 670. Tứ lực (2)<註 n="851"/>712 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có Bốn lực. Những gì là bốn? Đó là lực Giác, lực Tinh tấn, lực Vô tội, lực Nhiếp, như trên đã nói. Nếu Tỳ-kheo nào thành tựu được bốn lực này, thì tránh xa được năm sự sợ hãi. Những gì là năm? Sợ không sống, sợ tiếng xấu, sợ giữa đám đông, sợ chết, sợ đường ác. Đó gọi là năm sự sợ hãi.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827269">Kinh 671. Tứ lực (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Thánh đệ tử thành tựu Bốn lực này, phải học như vầy: ‘Ta chẳng sợ không sống. Vì lý do gì mà ta phải sợ không sống? Nếu ai mà thân hành hạnh bất tịnh, miệng hành hạnh bất tịnh, ý hành hạnh bất tịnh, làm các việc tà tham, bất tín, biếng nhác, không tinh tấn, mất niệm, không định, ác tuệ, keo lẫn không nhiếp thủ; thì kẻ đó đáng sợ không sống. Ta có bốn lực, đó là Giác lực, Tinh tấn lực, Vô tội lực, Nhiếp lực. Vì đã thành tựu bốn lực này, nên chẳng nên sợ. Như sợ không sống, cũng vậy sợ tiếng xấu, sợ ở giữa đám đông, sợ chết, sợ đường ác cũng nói như trên’…” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827270">Kinh 672. Tứ lực (4) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn lực; đó là Giác lực, Tinh tấn lực, Vô tội lực, Nhiếp lực. Giác lực là thế nào? Là chỉ cho tuệ, đại tuẹâ, thâm tuệ, nan thắng tuệ; đó gọi là giác lực. Tinh tấn lực là thế nào? Là xa lìa đối với pháp bất thiện, số bất thiện<註 n="852"/>713; pháp đen, số đen; pháp có tội, số có tội, pháp không nên thân cận, số không nên thân cận. Sau khi tránh xa các pháp này rồi, nếu đối với các pháp thiện, số thiện; pháp trắng, số trắng, pháp vô tội, số vô tội, pháp nên thân cận, số nên thân cận, những pháp như vậy mà tu tập, tăng thượng tinh cần, nỗ lực phương tiện, kham năng, chánh niệm, chánh trí; đó gọi là Tinh tấn lực. Còn vô tội lực, nhiếp lực như kinh trên đã nói.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827271">Kinh 673. Ngũ lực<註 n="853"/>714 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm Lực. Những gì là năm? Đó là Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827272">Kinh 674. Ngũ lực đương thành tựu Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Các Tỳ-kheo nên học như vầy: ‘Ta nên nỗ lực tinh tấn, thành tựu Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827273">Kinh 675. Đương tri ngũ lực<註 n="854"/>715 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Tín lực kia, nên biết, đó là Bốn bất hoại tín. Tinh tấn lực, đó là bốn Chánh đoạn. Niệm lực là bốn Niệm xứ. Định lực là bốn Thiền. Tuệ lực là bốn Thánh đế.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827274">Kinh 676. Đương học ngũ lực Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Cho nên, các Tỳ-kheo nên học như vầy: Ta nên thành tựu Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.’” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827275">Kinh 677. Ngũ học lực<註 n="855"/>716 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm học lực<註 n="856"/>717.Những gì là năm? Tín lực là học lực, Tinh tấn lực là học lực, Tàm lực là học lực, Quý lực là học lực, Tuệ lực là học lực<註 n="857"/>718.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827276">Kinh 678. Đương thành học lực (1)<註 n="858"/>719 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Các Tỳ-kheo nên học như vầy: Ta nên thành tựu tín lực là học lực<註 n="859"/>720; nên thành tựu tinh tấn lực là học lực; nên thành tựu tàm lực là học lực; nên thành tựu quý lực là học lực; nên thành tựu tuệ lực là học lực.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827277">Kinh 679. Quảng thuyết học lực<註 n="860"/>721 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Tín lực là học lực, là thế nào? Tỳ-kheo khéo thâm nhập tín tâm đối với Như Lai, gốc rễ bền chắc mà các Sa-môn, Bà-la-môn khác, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cùng đồng pháp khác không thể phá hoại; đó gọi là căn Tín. “Tinh tấn lực là học lực, là thế nào? Là bốn Chánh đoạn, như đã nói đầy đủ ở trước. “Tàm lực là học lực, là thế nào? Là hổ thẹn, xấu hổ đối với pháp ác, bất thiện, các số phiền não<註 n="861"/>722 đã khởi, sẽ phải chịu các quả báo khổ bức bách của sanh, lão bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não ở trong đời vị lai. Đó gọi là Tàm lực là học lực. “Quý lực là học lực, là thế nào? Là lấy làm thẹn các điều đáng thẹn, tự thẹn về các pháp ác, bất thiện, các số phiền não đã khởi, sẽ phải chịu các quả báo khổ bức bách của sanh, lão bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não ở trong đời vị lai. Đó gọi là Quý lực là học lực. “Tuệ lực là học lực, là thế nào? Là Thánh đệ tử trụ trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt của thế gian, về sự xuất ly, yểm ly của Thánh hiền, về sự chân chánh diệt tận khổ đã quyết định. Đó gọi là Tuệ lực là học lực.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827278">Kinh 680. Đương thành học lực (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Cho nên các Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành tựu Tín lực là học lực, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực, Tuệ lực là học lực’.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827279">Kinh 681. Bạch pháp (1)<註 n="862"/>723 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào đối với pháp thiện mà thay đổi hoặc thoái thất, hay không trụ lâu, thì Tỳ-kheo khác nên<註 n="863"/>724 dùng năm thứ bạch pháp đến quở trách họ. Những gì là năm? Bảo rằngï: ‘Ông không có tín thâm nhập trong các pháp thiện<註 n="864"/>725.Nếu y trên tín thì có thể xa lìa được pháp bất thiện, tu các pháp thiện. Ông không tinh tấn, không tàm, không quý; không tuệ thâm nhập pháp thiện<註 n="865"/>726.Nếu y trên tuệ, có thể xa lìa các pháp bất thiện, tu các pháp thiện. Nếu Tỳ-kheo nào, đối với Chánh pháp mà không đổi thay, không thoái thất, trụ lâu, thì Tỳ-kheo khác nên dùng năm thứ bạch pháp đến chúc mừngï. Những gì là năm? Có chính tín thâm nhập pháp. Nếu y trên tín, thì xa lìa được pháp bất thiện, tu các pháp thiện. Tinh tấn, có tàm, có quý, có tuệ thâm nhập. Nếu người nào y cứ vào tuệ, thì xa lìa được pháp bất thiện, tu các pháp thiện.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827280">Kinh 682. Bạch pháp (2)<註 n="866"/>727 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào hoàn giới, thoái thất giới<註 n="867"/>728, Tỳ-kheo khác nên dùng năm thứ bạch pháp đến quở trách<註 n="868"/>729.Những gì là năm? Hoặc Tỳ-kheo không có tín đối với pháp thiện. Nếu y trên tín, thì tránh xa pháp bất thiện, tu các pháp thiện. Hoặc không có tinh tấn, tàm, quý và tuệ thâm nhập pháp thiện. Nếu y trên tuệ, thì xa lìa pháp bất thiện, tu các pháp thiện. “Nếu có Tỳ-kheo suốt đời thanh tịnh thuần nhất, phạm hạnh thanh bạch, thì Tỳ-kheo khác nên dùng năm thứ bạch pháp đến an ủi, khuyến khích, như trên đã nói.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827281">Kinh 683. Bất thiện pháp Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có Tỳ-kheo nào, hoặc không muốn pháp ác bất thiện sanh khởi, duy chỉ có tín nơi pháp thiện. Nếu tín bị thoái giảm, an trú lâu dài nơi bất tín, các pháp bất thiện lại sanh,… cho đến nếu muốn cho các pháp ác bất thiện không còn sanh, duy chỉ có tinh tấn, tàm, quý, tuệ. Nếu tinh tấn, tàm, quý, tuệ lực bị thoái giảm an trú lâu dài với ác tuệ, thì pháp ác bất thiện sẽ sanh ra. Nếu Tỳ-kheo nào y trên tín, thì sẽ xa lìa được pháp bất thiện, tu các pháp thiện. Người nào y cứ vào tinh tấn, tàm, quý, tuệ, thì lìa được pháp ác bất thiện và tu các pháp thiện.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827282">Kinh 684. Thập lực<註 n="869"/>730 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo, đối với sắc sanh tâm yểm ly, ly dục, diệt tận, không sanh khởi, giải thoát; đó gọi là A-la-ha Tam-miệu-tam Phật-đà. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng nói như vậy. Lại, nếu Tỳ-kheo nào đối với sắc sanh tâm yểm ly, ly dục không sanh khởi, giải thoát; đó gọi là A-la-hán tuệ giải thoát. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng nói như vậy. “Này các Tỳ-kheo, giữa Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác và A-la-hán tuệ giải thoát có những gì sai khác?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Thế Tôn là gốc của pháp, là mắt của pháp, là nơi y cứ của pháp, xin vì chúng con mà nói, các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ lãnh thọ, phụng hành.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ! Ta sẽ vì các ông mà nói. Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đối với pháp trước kia chưa nghe, thì có thể tự giác tri, ngay trong đời hiện tại tự thân chứng ngộ, thành Chánh giác; đối với đời vị lai có thể giảng nói Chánh pháp, giác ngộ các Thanh văn; tức là, bốn Niệm xứ, bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác phần, tám Thánh đạo phần. Đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đối với pháp chưa chứng đắc thì có thể sẽ chứng đắc; phạm hạnh chưa chế có thể chế; có thể khéo biết đạo, khéo nói đạo, vì chúng sanh mà dẫn đường. Sau đó, Thanh văn thành tựu tùy thuận pháp, tùy thuận đạo, vui thích vâng lời giáo giới, giáo thọ của Đại Sư, nên khéo thâm nhập Chánh pháp. Đó gọi là những sự sai khác giữa Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác và A-la-hán tuệ giải thoát. “Lại nữa, có năm học lực, mười lực Như Lai. “Những gì là học lực? Đó là tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. “Những gì là mười lực của Như Lai? Như Lai biết như thật về xứ, phi xứ<註 n="870"/>731, đó gọi là lực thứ nhất của Như Lai. Nếu thành tựu lực này, thì Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ<註 n="871"/>732, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng, rống lên tiếng rống sư tử. “Lại nữa, Như Lai biết như thật về việc thọ quả tạo nhân báo của nghiệp<註 n="872"/>733 quá khứ, vị lai, hiện tại; đó gọi là lực thứ hai của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “Lại nữa, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác biết như thật về nhiễm ác, thanh tịnh, xứ tịnh<註 n="873"/>734, của các thiền, giải thoát, tam-muội, chánh thọ, đó gọi là lực thứ ba của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “Lại nữa, Như Lai biết như thật những sai biệt căn tánh khác nhau của tất cả các loài chúng sanh; đó gọi là lực thứ tư của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “Lại nữa, Như Lai biết như thật về tất cả mọi ý giải của chúng sanh; đó gọi là lực thứ năm của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “Lại nữa, Như Lai biết như thật về tất cả các giới loại khác nhau của thế gian chúng sanh; đó gọi là lực thứ sáu của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “Lại nữa, Như Lai biết như thật về tất cả chí xứ đạo<註 n="874"/>735, đó gọi là lực thứ bảy của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “Lại nữa, Như Lai biết như thật về túc mạng, nhớ những sự khác nhau trong đời sống, từ một đời cho đến trăm, ngàn đời, từ một kiếp cho đến trăm, ngàn kiếp; Ta bấy giờ sanh vào chủng tộc như vậy, dòng họ như vậy, tên như vậy, ăn như vậy, cảm giác khổ lạc như vậy, tuổi thọ như vậy, sống lâu như vậy, mạng sống chấm dứt như vậy; ở chỗ kia Ta chết đi, ở chỗ này sanh ra, chỗ này sanh ra, chỗ kia chết đi, hành như vậy, nhân như vậy, phương như vậy; đó gọi là lực thứ tám của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “Lại nữa, Như Lai bằng thiên nhãn hơn mắt người thường, thấy chúng sanh lúc sanh lúc chết, đẹp, xấu, thua, hơn, hướng về đường ác, hướng về đường thiện, theo nghiệp mà thọ báo, tất cả biết như thật; chúng sanh này do nghiệp ác của thân thành tựu, do nghiệp ác của miệng, ý thành tựu, hủy báng Hiền thánh, sẽ mắc nghiệp tà kiến, vì nhân duyên này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ đọa vào đường ác, sanh vào trong địa ngục; chúng sanh này, thân làm việc thiện, miệng, ý làm việc thiện, không hủy báng Hiền thánh, sẽ lãnh nghiệp chánh kiến, vì nhân duyên này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh về đường thiện cõi trời; tất cả biết như thật; đó gọi là lực thứ chín của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “Lại nữa, Như Lai đã dứt sạch các lậu, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát, hiện tại tự chứng tri, thân tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh kiếp sau nữa.’ Đó gọi là lực thứ mười của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “Mười lực này chỉ có Như Lai mới thành tựu. Đó chính là những sự khác biệt giữa Như Lai và Thanh văn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827283">Kinh 685. Nhũ mẫu Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như đứa trẻ, cha mẹ sanh ra rồi giao nó cho nhũ mẫu, tùy thời xoa bóp vỗ về, tùy thời tắm gội, tùy thời cho bú mớm, tùy thời trông chừng. Nếu người nhũ mẫu không cẩn thận, đứa trẻ hoặc bốc cỏ, bốc đất, hay các đồ vật dơ cho vào miệng nó. Lúc này nhũ mẫu liền bảo nó nhả ra, kịp thời loại ra thì tốt. Nếu đứa trẻ không thể tự mình nhả ra được, nhũ mẫu phải dùng tay trái giữ đầu nó, tay phải tìm cách móc vật nghẹn ra. Tuy lúc đó đứa trẻ bị đau đớn thật, nhưng nhũ mẫu vì muốn làm cho đứa trẻ an lạc lâu dài, nên phải khổ tâm tìm cách móc vật làm nghẹn ra.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Nếu đứa trẻ lớn lên hiểu biết, phân biệt được rồi, thì có còn đem cỏ, đất, hay vật dơ bỏ vào trong miệng nữa không?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Không vậy, bạch Thế Tôn. Đứa trẻ khi đã lớn khôn, hiểu biết phân biệt được rồi, thì đối với các vật dơ còn không dùng chân chạm vào, huống chi là bỏ vào trong miệng.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Đứa trẻ lúc còn nhỏ, nhũ mẫu tùy thời săn sóc, trông chừng và khi nó lớn lên đầy đủ trí tuệ rồi, thì nhũ mẫu buông xả, không cần theo dõi, vì nó đã trưởng thành, không tự buông lung nữa. “Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu các Thanh văn mới học, trí tuệ chưa đầy đủ, thì Như Lai sẽ tùy thời đem giáo pháp truyền dạy mà trông nom; còn những Thanh văn nào đã học lâu, trí tuệ sâu xa, kiên cố, thì Như Lai buông xả, không còn tùy thời ân cần truyền dạy, vì đã thành tựu được trí tuệ nên không còn buông lung nữa. Cho nên Thanh văn có năm thứ học lực, còn Như Lai thì đã thành tựu mười trí lực, như trên đã nói đầy đủ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827284">Kinh 686. Sư tử hống (1)<註 n="875"/>736 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như Lai có sáu thứ lực. Nếu thành tựu được sáu lực này thì Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ<註 n="876"/>737, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng, rống lên tiếng rống sư tử. Đó là lực ban đầu của Như Lai, biết như thật về xứ, phi xứ. “Lại nữa, Như Lai biết như thật về sự thọ pháp an lạc của tâm<註 n="877"/>738 quá khứ, vị lai và hiện tại. Như trên đã nói đầy đủ. Đó là lực thứ hai của Như Lai. “Lại nữa, Như Lai biết như thật về Thiền giải thoát, tam-muội, chánh thọ. Như trên đã nói đầy đủ. Đó gọi là lực thứ ba của Như Lai. “Lại nữa, Như Lai biết như thật về những sự việc trong đời trước của thời quá khứ. Như trên đã nói đầy đủ. Đó gọi là lực thứ tư của Như Lai. “Với Thiên nhãn thanh tịnh của Như Lai vượt qua mắt người thường thấy các chúng sanh chết nơi này sanh ra nơi kia. Như trên đã nói đầy đủ. Đó gọi là lực thứ năm của Như Lai. “Lại nữa, lậu kết của Như Lai đã diệt hết, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát. Như trên đã nói đầy đủ… Cho đến ở giữa chúng, rống lên tiếng rống sư tử. Đó gọi là lực thứ sáu của Như Lai.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827285">Kinh 687. Sư tử hống (2)<註 n="878"/>739 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Nếu có người đến hỏi Ta về trí lực xứ, phi xứ của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về trí lực, xứ, phi xứ của Như Lai. “Lại, hoặc có người đến hỏi về trí lực lạc thọ do tự mình<註 n="879"/>740 của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về trí lực lạc thọ do tự mình của Như Lai. Đó gọi là trí lực thứ hai của Như Lai. “Hoặc có người đến hỏi về trí lực thiền định, giải thoát, tam-muội, chánh thọ của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói hỏi về trí lực thiền định, giải thoát, tam-muội, chánh thọ của Như Lai. “Hoặc có người đến hỏi về trí lực đời trước thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về đời trước của Như Lai. “Hoặc có người lại đến hỏi về trí lực thiên nhãn của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về sở kiến thiên nhãn của Như Lai. “Hoặc có người đến hỏi về trí lực lậu tận của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về trí lực lậu tận của Như Lai.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827286">Kinh 688. Thất lực (1)<註 n="880"/>741 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bảy lực. Những gì là bảy? Là Tín lực, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực. Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ rằng: Tín lực, tinh tấn lực, Tàm lực và quý lực; Chánh niệm, định, tuệ lực, Đó gọi là bảy lực. Người thành tựu bảy lực, Là hết các hữu lậu. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827287">Kinh 689. Đương thành thất lực Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bảy lực như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Cho nên Tỳ-kheo, phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành tựu Tín lực. Cũng vậy, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực cũng phải học.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827288">Kinh 690. Thất lực (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bảy lực, như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ rằng: Tín lực, Tinh tấn lực, Cùng nói Tàm, Quý lực; Niệm lực, Định, Tuệ lực, Đó gọi là bảy lực. Người thành tựu bảy lực, Dứt nhanh các hữu lậu.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827289">Kinh 691. Quảng thuyết thất lực Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bảy lực. Những gì là bảy? Là Tín lực, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực. “Tín lực là thế nào? Là phát khởi lòng tin sâu xa, vững chắc đối với Như Lai, mà chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cùng những kẻ đồng pháp khác không thể nào phá hoại được, đó gọi là Tín lực. “Tinh tấn lực là những gì? Là chỉ cho bốn Chánh đoạn. Như trên đã nói đầy đủ. “Tàm lực là thế nào? Là hổ thẹn về pháp ác bất thiện. Như trên đã nói. “Quý lực là thế nào? Là đối với việc đáng thẹn nên thẹn, thẹn về những pháp ác bất thiện khởi lên. Như trên đã nói. “Niệm lực là những gì? Là chỉ cho bốn Niệm xứ. Như trên đã nói. “Định lực là những gì? Là chỉ cho bốn Thiền. Như trên đã nói. “Tuệ lực là những gì? Là chỉ cho bốn Thánh đế. Như trên đã nói.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827290">Kinh 692. Bát lực<註 n="881"/>742 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có tám lực. Tám lực là những gì? Lực của vương giả là sự tự tại. Lực của đại thần là đoán sự. Lực của người nữ là sự kết hận. Lực của trẻ con là khóc. Lực của người ngu là sự khen chê. Lực của người hiệt tuệ là sự thẩm sát. Lực của người xuất gia là sự nhẫn nhục. Lực của người học rộng là sự tính toán.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827291">Kinh 693. Quảng thuyết bát lực<註 n="882"/>743 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Lực của vua tự tại, là sự biểu hiện oai lực của vua bằng sự tự tại. Lực của đại thần xử kiện, là sức mạnh của đại thần biểu hiện bằng cách xử kiện. Lực của người nữ kết hận là sức mạnh của người nữ bằng kết hận biểu hiện. Lực của trẻ khóc, là sức mạnh của đứa trẻ biểu hiện bằng tiếng khóc. Lực của người ngu khen chê, là sự khen chê khi xúc sự theo pháp của của người ngu. Lực của trí tuệ thẩm sát, là sự thẩm sát thường thể hiện của người trí tuệ. Lực của người xuất gia nhẫn nhục, là sự nhẫn nhục mà người xuất gia luôn luôn thể hiện. Lực của người học rộng tính toán, là sự suy tư tính toán mà người học rộng luôn luôn thể hiện.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827292">Kinh 694. Xá-lợi-phất vấn<註 n="883"/>744 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Tỳ-kheo lậu tận có bao nhiêu lực?” Phật bảo Xá-lợi-phất: “Tỳ-kheo lậu tận có tám lực. Những gì là tám? Tỳ-kheo lậu tận tâm thuận hướng về sự viễn ly, chảy rót vào viễn ly, chuyển vần sâu vào sự viễn ly; tâm thuận hướng về sự thoát ly, chảy rót vào thoát ly, chuyển vần sâu vào sự viễn ly thoát ly; thuận hướng về Niết-bàn, chảy rót vào Niết-bàn, chuyển vần sâu vào Niết-bàn. Nếu khi thấy năm dục thì như thấy hầm lửa; khi thấy rồi, đối với dục niệm, dục thọ, dục trước, tâm dứt khoát không trụ vào, tu bốn Niệm xứ, bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác phần, tám Thánh đạo phần.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827293">Kinh 695. Dị tỳ-kheo vấn “Như kinh Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi, kinh “Tỳ-kheo khác hỏi Phật” cũng vậy.”  <詞 id="34827294">Kinh 696. Vấn chư tỳ-kheo “Kinh hỏi các Tỳ-kheo, cũng nói như trên.”  <詞 id="34827295">Kinh 697. Cửu lực<註 n="884"/>745 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có Chín lực. Những gì là chín? Đó là Tín lực, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực, Số lực, Tu lực.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827296">Kinh 698. Quảng thuyết cửu lực<註 n="885"/>746 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có Chín lực. Những gì là chín? Đó là Tín lực, Tinh tấn lực, Tàm lực, Quý lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực, Số lực, Tu lực. “Tín lực là thế nào? Như trên đã nói, là khởi lòng tin chân chánh vững chắc sâu xa vào Như Lai. “Tinh tấn lực là những gì? Như trên đã nói, là chỉ cho bốn Chánh đoạn. “Tàm lực là thế nào? Như trên đã nói. “Quý lực là thế nào? Như trên đã nói. “Niệm lực là thế nào? Như trên đã nói, là sống quán niệm thân trên thân. “Định lực là thế nào? Là chỉ cho bốn Thiền. “Tuệ lực là thế nào? Là chỉ cho bốn Thánh đế. “Số lực là thế nào? Thánh đệ tử, nếu ở nơi phòng vắng hay dưới bóng cây, phải học như vầy: ‘Người thân miệng làm hạnh ác, thì ngay trong hiện tại và đời sau sẽ nhận lãnh quả báo ác.’ Như đã nói đầy đủ ở trên. “Tu lực là thế nào? Là tu bốn Niệm xứ. Như trước đã nói.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. ­ <詞 id="34827297">Kinh 699. Thập lực Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có Mười lực. Những gì là mười? Lực của vương giả là tự tại. Lực của đại thần là đoán sự. Lực của công xảo là máy móc. Lực của giặc cướp là đao kiếm. Lực của người nữ là kết hận. Lực của trẻ con là khóc. Lực của người ngu là sự khen chê. Lực của người hiệt tuệ là sự thẩm sát. Lực của người xuất gia là sự nhẫn nhục. Lực của người học rộng là sự tính toán.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827298">Kinh 700. Quảng thuyết thập lực<註 n="886"/>747 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như trên đã nói, nhưng có một vài sai biệt. “Lực của vua tự tại, là sự biểu hiện oai lực của vua bằng sự tự tại. Lực của đại thần xử kiện, là sức mạnh của đại thần biểu hiện bằng cách xử kiện. Lực của công xảo máy móc, là người chế tạo ra máy móc biểu hiện sức mạnh bằng công xảo của nó. Lực của giặc cướp đao kiếm, là bọn giặc cướp quyết biểu hiện sức mạnh của nó bằng đao kiếm. Lực của người nữ kết hận là sức mạnh của người nữ biểu hiện bằng kết hận. Lực của trẻ khóc, là sức mạnh của đứa trẻ biểu hiện bằng tiếng khóc. Lực của người ngu khen chê, là sự khen chê khi xúc sự theo pháp của của người ngu. Lực của trí tuệ thẩm sát, là sự thẩm sát thường thể hiện của người trí tuệ. Lực của người xuất gia nhẫn nhục, là sự nhẫn nhục mà người xuất gia luôn luôn thể hiện. Lực của người học rộng tính toán, là sự suy tư tính toán mà người học rộng luôn luôn thể hiện.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827299">Kinh 701. Như Lai lực (1)<註 n="887"/>748 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có mười lực của Như Lai. Nếu thành tựu lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng, rống tiếng rống sư tử. Những gì là mười? Là Như Lai biết như thật về xứ, phi xứ, đó gọi là lực ban đầu,… cho đến hết lậu, đã nói như trên<註 n="888"/>749.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827300">Kinh 702. Như Lai lực (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Nếu có người đến hỏi Ta về trí lực xứ, phi xứ của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng Chánh Giác, vì người kia mà nói về trí lực, xứ, phi xứ của Như Lai.” Như đã nói đầy đủ ở trên<註 n="889"/>750.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827301">Kinh 703. Như Lai lực (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có pháp nào mà được ý giải, thân tác chứng, tất cả đều do trí vô úy của Như Lai phát sanh ra. Nếu Tỳ-kheo nào đến làm đệ tử của Ta, mà không siểm nịnh, không giả ngụy, sanh tâm ngay thẳng, Ta sẽ vì họ nói pháp, giáo giới truyền dạy. Sáng sớm vì họ nói pháp, giáo giới, truyền dạy, thì đến lúc giữa trưa sẽ đạt đến chỗ thắng tiến. Nếu chiều tối vì họ nói pháp, giáo giới truyền dạy thì đến sáng sớm hôm sau sẽ đạt đến chỗ thắng tiến. Khi đã truyền dạy như vậy rồi, thì họ sẽ sanh tâm ngay thẳng; thật thì biết thật, không thật thì biết không thật, trên thì biết là trên, không trên thì biết là không trên. Những điều nên biết, nên thấy, nên được, nên hiểu biết, thì tất cả đều biết rõ. Trường hợp ấy có xảy ra. Đó gọi là năm lực của hữu học và mười lực của Như Lai. “Những gì là năm lực của hữu học? Đó là Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực. “Mười lực của Như Lai. Những gì là mười? Biết như thật xứø phi xứ<註 n="890"/>751.Như đã nói mười lực đầy đủ ở trên. Nếu có người đến hỏi Ta về trí lực xứ, phi xứ của Như Lai, thì Ta như điều được sở tri, sở kiến, giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, vì người kia mà nói về trí lực xứ, phi xứ của Như Lai… cho đến trí lực lậu tận, cũng nói như vậy. “Này các Tỳ-kheo, trí lực xứ phi xứ đó Ta nói là định chứ chẳng phải không định,… cho đến trí lực lậu tận, ta nói là định, chẳng phải không định. Định là chánh đạo, Phi định là tà đạo.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827302">Kinh 704. Bất chánh tư duy<註 n="891"/>752 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu không chánh tư duy<註 n="892"/>753, tham dục triền cái chưa khởi sẽ khởi; tham dục triền cái đã khởi sẽ tăng trưởng rộng lớn. Sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi triền cái chưa khởi thì sẽ khởi; sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi cái đã khởi sẽ tăng trưởng rộng lớn. Niệm giác chi chưa khởi sẽ không khởi; niệm giác chi đã khởi sẽ thoái thất. Trạch pháp, tinh tấn, khinh an<註 n="893"/>754, hỷ, định, xả giác chi chưa khởi sẽ không khởi; trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, định, xả giác chi đã khởi sẽ thoái thất. “Nếu Tỳ-kheo chánh tư duy, tham dục cái chưa khởi sẽ không khởi; tham dục cái đã khởi sẽ khiến diệt. Sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi cái chưa khởi sẽ không khởi; sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi cái đã khởi sẽ đoạn. Niệm giác chi chưa khởi sẽ khởi; đã khởi rồi thì sẽ tái sanh khiến thêm rộng; trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, định, xả giác chi chưa khởi sẽ khởi; đã khởi sẽ tái sanh khiến thêm rộng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827303">Kinh 705. Bất thoái<註 n="894"/>755 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm pháp bất thoái. Những gì là năm? Đó là tham dục, sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi cái. Đó gọi là pháp thoái. Nếu tu tập bảy Giác chi, tu tập nhiều, sẽ khiến tăng rộng. Đó gọi là pháp bất thoái. Những gì là bảy? Đó Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Khinh an<註 n="895"/>756 giác chi, Hỷ giác chi, Định giác chi, Xả giác chi. Đó gọi là pháp bất thoái.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827304">Kinh 706. Cái<註 n="896"/>757 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm pháp, có thể làm cho đen tối, có thể làm cho không mắt, có thể làm cho không trí, có thể làm cho sút giảm trí tuệ, chẳng phải minh, chẳng phải đẳng giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là năm? Đó là tham dục, sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi. Như vậy, năm pháp này có thể làm cho đen tối, có thể làm cho không mắt, có thể làm cho không trí, chẳng phải minh, chẳng phải chánh giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn. “Nếu có bảy Giác chi, thì có thể làm ánh sáng lớn, có thể làm con mắt, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là bảy? Đó là Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Khinh an giác chi, Hỷ giác chi, Định giác chi, Xả giác chi, làm ánh sáng lớn, có thể làm con mắt, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827305">Kinh 707. Chướng cái<註 n="897"/>758 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm chướng, năm cái<註 n="898"/>759, phiền não nơi tâm<註 n="899"/>760, có thể làm sút giảm trí tuệ và làm phần chướng ngại, chẳng phải minh, chẳng phải chánh giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là năm? Đó là tham dục cái, sân cái, thùy miên cái, trạo hối cái, nghi cái. Năm cái này là che kín, là bao phủ, phiền não ở tâm, khiến cho trí tuệ bị suy giảm, là phần chướng ngại, chẳng phải minh, chẳng phải đẳng giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn. “Nếu là bảy Giác chi, thì chẳng che kín, chẳng bao phủ, chẳng phiền não nơi tâm, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là bảy? Đó là Niệm giác chi… Như đã nói ở trên… cho đến Xả giác chi. Như bảy Giác chi này chẳng che kín, chẳng bao phủ, chẳng phiền não nơi tâm, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói bài kệ rằng: Tham dục, sân nhuế cái, Thùy miên, trạo hối, nghi; Như năm thứ cái này, Tăng trưởng các phiền não. Năm cái che thế gian, Đắm sâu khó độ được; Ngăn che đối chúng sanh, Khiến không thấy chánh đạo. Nếu đắc Thất giác chi, Thì có thể chiếu sáng; Chỉ lời chân thật này, Đấng Chánh Giác đã nói. Niệm giác chi là đầu, Trạch pháp, chánh tư duy; Tinh tấn, ỷ<註 n="900"/>761, hỷ giác, Tam-muội, xả giác chi. Như bảy Giác chi này, Chánh đạo của Mâu-ni; Tùy thuận Đấng Đại Tiên, Thoát sợ hãi sanh tử. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827306">Kinh 708. Thọ<註 n="901"/>762 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có thiện gia nam tử, xả bỏ công việc đời, xuất gia học đạo; cạo bỏ râu tóc, mặc ca-sa, chánh tín sống không nhà, xuất gia học đạo. Trong số xuất gia như vậy, có người ngu si, nương vào nơi xóm làng, thành ấp; sáng đắp y mang bát vào thôn khất thực, nhưng vì không khéo giữ thân, không giữ gìn cửa các căn, không nhiếp thu các niệm mình, nên khi nhìn thấy những thiếu nữ trang điểm xinh đẹp, sanh tâm đắm nhiễm, không chánh tư duy, tâm chạy theo nắm bắt sắc tướng, tưởng đến sắc dục, làm cho tâm dục hừng hẫy, thiêu đốt tâm, thiêu đốt thân, trả lại giới, trở về thế gian, tự thụt lùi chìm đắm. Trong khi đã yểm ly việc đời, xuất gia học đạo rồi mà còn nhiễm đắm trở lại, làm tăng thêm các tội nghiệp để tự phá hoại, che lấp, chìm đắm. “Có năm loại cây lớn, hạt mầm của nó rất nhỏ, nhưng cây lớn lên thì to lớn, bóng cây có thể che tối các loại cây tạp nhỏ, khiến âm u héo úa, không sanh trưởng được. Những gì là năm? Đó là cây kiền-giá-da<註 n="902"/>763, cây Ca-tỳ-đa-la<註 n="903"/>764, cây A-thấp-ba-tha<註 n="904"/>765, cây Ưu-đàm-bát-la<註 n="905"/>766, cây Ni-câu-lưu-tha<註 n="906"/>767.Như vậy, năm loại cây đại thọ<註 n="907"/>768 này, tuy mầm của nó rất nhỏ, nhưng từ từ phát triển lớn lên, bóng của nó che khuất các cây nhỏ, có thể khiến cho tất cả bị che khuất rũ xuống. Những gì là năm? Đó là tham dục cái, dần dần tăng trưởng; là sân nhuế<註 n="908"/>769, thùy miên, trạo hối, nghi cái, dần dần tăng trưởng. Vì tăng trưởng, nên khiến cho thiện tâm bị che khuất rũ xuống. Nếu tu tập bảy Giác chi, tu tập nhiều, sẽ chuyển thành bất thoái. Những gì là bảy? Là Niệm giác chi, Trạch pháp, Tinh tấn, Khinh an, Hỷ, Định, Xả giác chi. Tu tập bảy Giác chi như vậy, tu tập nhiều, sẽ chuyển thành bất thoái chuyển.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827307">Kinh 709. Thất giác chi<註 n="909"/>770 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. “Nếu Tỳ-kheo chuyên nhất tâm mình, lắng nghe Chánh pháp, có thể đoạn năm pháp; tu tập bảy pháp khiến cho càng lúc càng thăng tiến mãn túc. Đoạn Năm pháp gì? Là tham dục cái, sân nhuế cái, thùy miên cái, trạo hối cái và nghi cái, đó gọi là đoạn Năm pháp. Tu tập bảy pháp gì? Là Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Khinh an giác chi, Hỷ giác chi, Định giác chi và Xả giác chi. Nếu tu bảy pháp này thì càng lúc càng thăng tiến mãn túc.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827308">Kinh 710. Thính pháp Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thánh đệ tử có tín tâm thanh tịnh, chuyên tinh nghe pháp, có thể đoạn được năm pháp, tu tập bảy pháp, khiến cho được đầy đủ. Những gì là năm? Là tham dục cái, sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi cái. Đây là những cái cần đoạn. Những gì là bảy pháp? Là Niệm giác chi, Trạch pháp, Tinh tấn, Khinh an, Hỷ, Định, Xả giác chi. Bảy pháp này được tu tập đầy đủ, với người có tịnh tín; đó gọi là tâm giải thoát; người có trí gọi là tuệ giải thoát. Nếu người nào bị tham dục nhiễm tâm thì sẽ không có đắc, sẽ không có lạc; người nào bị vô minh nhiễm tâm, thì trí tuệ không trong sạch. Cho nên, Tỳ-kheo lìa tham dục, thì tâm giải thoát; lìa vô minh, thì tuệ giải thoát. Nếu Tỳ-kheo đó đã lìa tham dục, thì tự thân tác chứng tâm giải thoát; lìa vô minh, tuệ giải thoát, đó gọi là Tỳ-kheo đoạn ái phược, kết, mạn, chứng đắc hiện quán<註 n="910"/>771, cứu cánh biên tế khổ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827309">Kinh 711. Vô Úy (1)<註 n="911"/>772 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành Vương xá. Bấy giờ có vương tử Vô Úy<註 n="912"/>773 thường ngày đi bộ, thong thả dạo chơi, đi đến chỗ Đức Phật; sau khi diện kiến chào hỏi Thế Tôn xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, có Sa-môn, Bà-la-môn thấy như vầy, nói như vầy: ‘Chúng sanh phiền não, không nhân, không duyên; chúng sanh thanh tịnh, không nhân, không duyên<註 n="913"/>774.’ Còn Thế Tôn thì thế nào?” Phật bảo Vô Úy: “Vì các Sa-môn, Bà-la-môn nói những điều mà họ không suy nghó, ngu si, không phân biệt, không khéo léo, chẳng biết suy nghó, chẳng biết suy lường nên nói: ‘Chúng sanh phiền não, không nhân, không duyên; chúng sanh thanh tịnh, không nhân, không duyên.’ như vậy. Vì sao? Vì chúng sanh phiền não có nhân, có duyên và chúng sanh thanh tịnh, có nhân, có duyên. “Chúng sanh phiền não có nhân gì, duyên gì? Chúng sanh thanh tịnh có nhân gì, duyên gì? Vì tham dục chúng sanh tăng thượng nên đối với của cải, đồ vật của người khác khởi lên lòng tham nói rằng: ‘Vật này là sở hữu của tôi thì tốt.’ Nó yêu thích không muốn xa lìa. Đối với chúng sanh khác khởi lên lòng sân hận, hung ác, toan tính, muốn đánh, muốn trói, chèn ép, gia tăng những việc trái đạo, tạo ra các nạn, không từ bỏ sân nhuế. Thân ham ngủ nghỉ, tâm lại lười biếng, tâm luôn dao động; bên trong không tịch tónh, tâm thường nghi hoặc, nghi quá khứ, nghi vị lai, nghi hiện tại. Này Vô Úy, vì những nhân như vậy, những duyên như vậy, nên chúng sanh phiền não. Vì những nhân như vậy, những duyên như vậy nên chúng sanh thanh tịnh.”<註 n="914"/>775 Vô Úy bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, một phần triền cái đã đủ là phiền não tâm, huống chi là tất cả!” Vô Úy lại bạch Phật: “Bạch Cù-đàm, chúng sanh thanh tịnh có nhân gì, có duyên gì?“ Phật bảo Vô Úy: “Nếu Bà-la-môn nào có một niệm thù thắng, quyết định thành tựu; những việc đã làm từ lâu, những lời nói từ lâu, có thể tùy theo nhớ nghó, ngay lúc ấy tu tập Niệm giác chi. Khi Niệm giác chi đã tu tập rồi, thì niệm giác đầy đủ. Khi niệm giác đã đầy đủ rồi, thì có sự lựa chọn, phân biệt, tư duy, lúc bấy giờ tu tập Trạch pháp giác chi. Khi đã tu tập Trạch pháp giác chi rồi, thì trạch pháp giác đầy đủ. Khi đã lựa chọn, phân biệt, suy lường pháp rồi, thì sẽ nỗ lực tinh tấn; ở đây, tu tập Tinh tấn giác chi. Khi đã tu tập Tinh tấn giác chi rồi, thì tinh tấn giác đầy đủ. Khi đã nỗ lực tinh tấn rồi, thì hoan hỷ sẽ sanh, xa lìa các tưởng về thức ăn, tu hỷ giác chi. Khi đã tu Hỷ giác chi rồi, thì hỷ giác đầy đủ. Khi Hỷ giác chi đã đầy đủ rồi, thì thân và tâm khinh an<註 n="915"/>776; lúc ấy tu Khinh an giác chi. Khi đã tu Khinh an giác chi rồi, thì khinh an giác sẽ đầy đủ. Khi thân đã khinh an rồi, thì sẽ được an lạc và khi đã an lạc rồi thì tâm sẽ định; khi ấy tu Định giác chi. Khi đã tu Định giác chi rồi, thì định giác sẽ đầy đủ, Khi định giác chi đã đầy đủ rồi, thì tham ái sẽ bị diệt và tâm xả sanh ra; khi ấy tu Xả giác chi. Khi đã tu Xả giác chi rồi, thì xả giác sẽ đầy đủ. Như vậy, này Vô Úy, vì nhân này, duyên này mà chúng sanh thanh tịnh.” Vô Úy bạch Cù-đàm: “Nếu một phần (trong bảy Giác chi này) đầy đủ, thì cũng khiến cho chúng sanh thanh tịnh, huống chi là tất cả.” Vô Úy bạch Phật: “Bạch Cù-đàm, kinh này tên gì và phải phụng trì như thế nào?” Phật bảo vương tử Vô Úy: “Nên gọi đây là kinh Giác Chi.” Vô Úy bạch Phật: “Bạch Cù-đàm, đây là giác phần tối thắng. Bạch Cù-đàm, con là Vương tử, đã an lạc, mà vẫn thường cầu an lạc, nhưng ít khi ra vào. Nay lên trên núi, tứ chi tuy mỏi mệt, nhưng được nghe Cù-đàm nói kinh Giác Chi nên quên tất cả sự mệt nhọc.” Sau khi Phật nói kinh này xong, vương tử Vô Úy nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng lên, cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi lui. <卷 id="34827310">TẠP A HÀM Quyển 27 <詞 id="34827311">Kinh 712. Vô úy (2)<註 n="916"/>777 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong hang núi Kỳ-xà-quật, tại thành Vương xá. Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt: “Có Sa-môn, Bà-la-môn thấy như vầy, nói như vầy: ‘Không có nhân, không có duyên cho sự vô trí, vô kiến, của chúng sanh. Không nhân, không duyên cho trí kiến của chúng sanh<註 n="917"/>778.’ Như đã nói đầy đủ… cho đến vương tử Vô Úy, sau khi nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi lui.  <詞 id="34827312">Kinh 713. Chuyển thú<註 n="918"/>779 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có số đông các Tỳ-kheo, sáng sớm đắp y mang bát vào thành Vương xá khất thực. Lúc ấy số đông các Tỳ-kheo nghó như vầy: ‘Hôm nay còn quá sớm, chưa đến giờ đi khất thực. Chúng ta hãy ghé qua tinh xá các ngoại đạo.’ Số đông các Tỳ-kheo này liền vào tinh xá ngoại đạo, cùng các ngoại đạo chào hỏi nhau. Sau khi chào hỏi nhau xong, ngồi qua một bên. Các ngoại đạo hỏi Tỳ-kheo rằng: “Sa-môn Cù-đàm vì các đệ tử nói pháp đoạn trừ năm cái, chúng che lấp tâm làm cho tuệ lực suy kém, là phần chướng ngại, không chuyển hướng Niết-bàn. An trụ bốn Niệm xứ, tu bảy Giác ý. Chúng tôi cũng vậy, vì các đệ tử nói đoạn năm cái vốn che lấp tâm làm cho tuệ lực suy giảm và khéo an trụ bốn Niệm xứ, tu bảy Giác phần. Chúng tôi cùng với Sa-môn Cù-đàm có gì là khác nhau, đều có thể nói pháp?” Khi các Tỳ-kheo nghe những điều ngoại đạo nói, trong lòng không vui, bèn chỉ trích ngược lại<註 n="919"/>780, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi, vào thành Xá-vệ khất thực. Khất thực xong, trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui sang một bên, đem những lời nói của ngoại đạo bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Lúc ngoại đạo kia nói như vậy, các ông nên hỏi ngược lại rằng: ‘Năm cái của ngoại đạo, chủng loại lý ưng là mười. Bảy Giác chi, đáng ra phải là mười bốn.’ Mười của năm cái là những gì? Mười bốn của bảy giác là những gì? Nếu hỏi như vậy, những ngoại đạo kia sẽ tự giật mình tán loạn. Theo pháp của ngoại đạo<註 n="920"/>781, tâm sanh sân nhuế, kiêu mạn, chê bai, hiềm hận, không nhẫn thọ, hoặc im lặng cúi đầu, không thể biện luận, âm thầm suy nghó. Vì sao? Ta không thấy người nào trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Người nghe những gì Ta nói mà hoan hỷ tùy thuận, chỉ trừ có Như Lai và chúng Thanh văn ở đây nghe mà thôi<註 n="921"/>782.“Này các Tỳ-kheo, mười của năm cái là những gì? Đó là có tham dục bên trong, tham dục bên ngoài. Tham dục bên trong kia là triền cái, là chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển hướng đến Niết-bàn. Tham dục bên ngoài kia là cái, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển hướng đến Niết-bàn. “Sân nhuế có tướng sân nhuế. Nếu sân nhuế cùng với tướng sân nhuế<註 n="922"/>783, tức là triền cái, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển đến Niết-bàn. Có thùy, có miên<註 n="923"/>784; thùy này, miên này tức là triền cái, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển hướng đến Niết-bàn. Có trạo cử, có hối tiếc; trạo cử này, hối tiếc này tức là cái<註 n="924"/>785, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển hướng đến Niết-bàn. Có nghi pháp thiện, có nghi pháp bất thiện<註 n="925"/>786; nghi pháp thiện này, nghi pháp bất thiện này tức là cái, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển hướng đến Niết-bàn. Đó gọi là năm cái nói mười. “Bảy Giác phần nói là mười bốn là những gì? Có tâm an trú chánh niệm nơi pháp bên trong<註 n="926"/>787, có tâm an trú chánh niệm nói pháp bên ngoài. Niệm trụ pháp bên trong này chỉ cho Niệm giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển hướng đến Niết-bàn; niệm trụ pháp bên ngoài này cũng chỉ cho Niệm giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển hướng hướng đến Niết-bàn. Có tuyển trạch pháp thiện, tuyển trạch pháp chẳng thiện<註 n="927"/>788.Tuyển trạch pháp thiện kia là chỉ cho Trạch pháp giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn; tuyển trạch pháp chẳng thiện kia cũng chỉ cho Trạch pháp giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn. Có tinh tấn để đoạn pháp bất thiện, có tinh tấn để nuôi lớn pháp thiện<註 n="928"/>789.Tinh tấn để đoạn trừ pháp bất thiện kia là chỉ cho Tinh tấn giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn. Tinh tấn để nuôi lớn pháp thiện kia cũng chỉ cho Tinh tấn giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn. Có hỷ, có hỷ xứ<註 n="929"/>790.Hỷ này là Hỷ giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn. Hỷ xứ này cũng là Hỷ giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn. Có thân khinh an, có tâm khinh an<註 n="930"/>791.Thân khinh an này là Khinh an giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn; tâm khinh an này cũng là Khinh an giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn. Có định, có tướng định<註 n="931"/>792.Định này chỉ cho Định giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn; tướng định này cũng chỉ cho Định giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn. Có xả pháp thiện, có xả pháp bất thiện<註 n="932"/>793.Xả pháp thiện này chỉ cho Xả giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn; xả pháp bất thiện này cũng chỉ cho Xả giác phần, là trí, là đẳng giác, có thể chuyển đến Niết-bàn. Đó gọi là bảy Giác phần nói là mười bốn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827313">Kinh 714. Hỏa<註 n="933"/>794 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có số đông các Tỳ-kheo. Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Có các xuất gia ngoại đạo nói như vậy, nên hỏi lại rằng: ‘Nếu tâm yếu kém, còn do dự, bấy giờ nên tu những giác phần nào? Những gì tu không đúng lúc<註 n="934"/>795? Nếu lại tâm điệu cử<註 n="935"/>796; với tâm điệu cử, do dự ấy, bấy giờ nên tu những giác phần nào? Và những gì là không đúng lúc? Nếu hỏi như vậy, các ngoại đạo kia tâm sẽ giật mình, phân tán, nói lãng sang những pháp khác; tâm sanh phẫn nhuế, kiêu mạn, hủy báng, hiềm hận không nhẫn thọ; hoặc im lặng, cúi đầu, không thể biện luận âm thầm suy nghó. Vì sao? Ta không thấy người nào trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Người nghe những gì Ta nói mà hoan hỷ tùy thuận, chỉ trừ có Như Lai và chúng Thanh văn ở đây nghe mà thôi<註 n="936"/>797. “Này các Tỳ-kheo, nếu lúc tâm yếu kém, tâm do dự, thì không nên tu Khinh an giác phần, Định giác phần, Xả giác phần. Vì sao? Khi tâm yếu kém phát sanh, vì yếu kém, do dự, các pháp này càng làm tăng thêm yếu kém. Thí như một đóm lửa mà muốn cháy mạnh lên, lại bỏ than tro<註 n="937"/>798 vào. Thế nào, này Tỳ-kheo, chẳng phải vì thêm tro vào khiến cho lửa tắt chăng?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Đúng vậy, bạch Thế Tôn!” “Cũng vậy, Tỳ-kheo, yếu đuối, do dự, nếu tu Khinh an giác phần, Định giác phần, Xả giác phần, thì đây không phải thời, vì tăng thêm lười biếng thôi. “Hoặc khi tâm điệu cử khởi lên, nếu tâm điệu cử, do dự, bấy giờ, không nên tu Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần. Vì sao? Vì khi tâm điệu cử khởi lên, với tâm điệu cử, do dự, các pháp này làm cho tăng thêm. Thí như lửa đang cháy, muốn dập tắt mà đem cỏ khô thêm vào. Ý các ông thế nào? Há không khiến cho lửa cháy bùng lên đó sao?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Đúng vậy, bạch Thế Tôn!” Phật bảo Tỳ-kheo: “Khi tâm điệu cử khởi lên, nếu tâm điệu cử, do dự, mà tu Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần, làm tăng thêm điệu cử. “Này các Tỳ-kheo, khi tâm yếu đuối sanh khởi, nếu tâm yếu đuối, do dự. Lúc bấy giờ nên tu Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần. Vì sao? Vì khi tâm yếu đuối sanh khởi, nếu tâm yếu đuối, do dự, bằng các pháp này mà được khai thị, chỉ giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷû. Thí như một đóm lửa muốn cho nó cháy lên, thì nên cho cỏ khô vào. Thế nào Tỳ-kheo! Lửa này có cháy hừng lên không?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Đúng vậy, bạch Thế Tôn!” Phật bảo Tỳ-kheo: “Khi tâm yếu đuối sanh khởi như vậy, nếu tâm yếu đuối, do dự, lúc bấy giờ nên tu Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần để được khai thị, chỉ giáo, khích lệ, làm cho hoan hỷ. “Hoặc khi tâm điệu cử sanh khởi; nếu tâm điệu cử, do dự, thì nên tu Khinh an giác phần, Định giác phần, Xả giác phần. Vì sao? Vì khi tâm điệu cử sanh khởi; nếu tâm điệu cử, do dự, thì bằng các pháp này mà có thể khiến cho an trụ bên trong, nhất tâm nhiếp trì. Thí như lửa đang cháy, muốn cho nó tắt, chỉ cần cho than tro vào, thì lửa này sẽ tắt. “Như vậy, này các Tỳ-kheo, nếu tâm điệu cử, do dự, mà tu Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần thì không đúng thời; nếu tu Khinh an, Định, Xả giác phần thì tự nó mới đúng thời. Vì các pháp này khiến cho an trụ bên trong, nhất tâm, nhiếp trì. Niệm giác phần thì hỗ trợ cho tất cả.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827314">Kinh 715. Thực<註 n="938"/>799 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm triền cái, bảy Giác phần, có thức ăn, không thức ăn. Nay Ta sẽ nói. Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. Thí như thân thể phải nhờ vào thức ăn mới tồn tại, chứ chẳng phải không nhờ thức ăn. Cũng vậy, năm triền cái nhờ vào thức ăn mới tồn tại, chứ chẳng phải không nhờ thức ăn. “Tham dục triền cái lấy gì làm thức ăn? Đó là tướng xúc<註 n="939"/>800.Đối với tướng ấy mà không tư duy đúng<註 n="940"/>801, tham dục chưa khởi sẽ khiến khởi; tham dục đã khởi rồi thì có thể khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của dục ái triền cái<註 n="941"/>802. “Những gì là thức ăn của sân nhuế triền cái? Đó là tướng chướng ngại<註 n="942"/>803.Đối với tướng ấy mà không tư duy đúng, thì sân nhuế cái chưa khởi sẽ khiến khởi; sân nhuế cái đã khởi rồi thì có thể khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của sân nhuế triền cái. “Những gì là thức ăn của thùy miên cái? Gồm có năm pháp. Những gì là năm? Đó là yếu đuối, chẳng vui, ngáp ợ, ăn nhiều, lười biếng. Đối với chúng không tư duy đúng, khi thùy miên cái chưa khởi thì khiến khởi, thùy miên cái đã khởi rồi, có thể khiến cho nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của thùy miên cái. “Những gì là thức ăn của trạo hối? Gồm có bốn pháp. Những gì là bốn? Đó là giác tưởng về thân thuộc, giác tưởng về mọi người, giác tưởng về chư Thiên, giác tưởng về những khoái lạc vốn đã tự kinh qua<註 n="943"/>804.Tự mình nhớ nghó hay dò người khác khiến nhớ nghó mà sanh giác tưởng. Đối với chúng khởi tư duy không chân chánh, khi trạo hối chưa khởi thì khiến khởi; trạo hối đã khởi rồi thì có thể khiến cho nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của trạo hối. “Những gì là thức ăn của nghi cái? Có ba đời. Những gì là ba? Đó là đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại. Đối với đời quá khứ còn do dự, đời vị lai còn do dự, đời hiện tại còn do dự. Đối với chúng khởi tư duy không chân chánh, nghi cái chưa khởi sẽ khiến khởi; nghi cái đã khởi thì có thể khiến cho nó tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của nghi cái. “Thí như thân thể nhờ vào thức ăn mà được nuôi lớn, chứ chẳng phải không nhờ thức ăn. Cũng vậy, bảy Giác phần cũng nhờ vào thức ăn mà tồn tại, nhờ vào thức ăn mà nuôi lớn, chứ chẳng phải không nhờ ăn. “Cái gì là chẳng phải thức ăn của Niệm giác phần? Không tư duy về bốn Niệm xứ, Niệm giác phần chưa khởi sẽ chẳng cho khởi; Niệm giác phần đã khởi rồi, khiến cho giảm đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của Niệm giác phần. “Cái gì chẳng phải là thức ăn của Trạch pháp giác phần? Lựa chọn đối với pháp thiện, lựa chọn đối với pháp bất thiện; không tư duy đối với chúng, Trạch pháp giác phần chưa khởi sẽ không cho khởi; Trạch pháp giác phần đã khởi sẽ khiến cho bị giảm đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của Trạch pháp giác phần. “Những gì là chẳng phải là thức ăn của Tinh tấn giác phần? bốn Chánh đoạn; đối với chúng không tư duy, tinh tấn giác phần chưa khởi sẽ không khởi; Tinh tấn giác phần đã khởi sẽ khiến cho bị giảm đi. Đó gọi là không phải thức ăn của Tinh tấn giác phần. “Những gì là chẳng phải là thức ăn của Hỷ giác phần? Có pháp Hỷ, có pháp hỷ xứ; đối với chúng không tư duy, Hỷ giác phần chưa khởi sẽ không cho khởi; Hỷ giác phần đã khởi sẽ khiến cho bị giảm đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của Hỷ giác phần. “Những gì là chẳng phải là thức ăn của Khinh an giác phần? Có thân khinh an cùng tâm khinh an; đối với chúng không tư duy, khi Khinh an giác phần chưa sanh sẽ không cho khởi; Khinh an giác phần đã sanh sẽ khiến cho bị giảm đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của Khinh an giác phần. “Những gì là chẳng phải là thức ăn của Định giác phần? Có bốn Thiền; đối với chúng không tư duy, Định giác phần chưa khởi sẽ không cho khởi; Định giác phần đã khởi sẽ khiến cho bị giảm đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của Định giác phần. “Những gì là chẳng phải là thức ăn của Xả giác phần? Có ba giới; đó là đoạn giới, vô dục giới, diệt giới; đối với chúng không tư duy, Xả giác phần chưa khởi sẽ không cho khởi; Xả giác phần đã khởi sẽ khiến cho bị giảm đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của Xả giác phần. “Những gì là chẳng phải là thức ăn của tham dục cái? Quán bất tịnh; tư duy đối với nó, tham dục cái chưa khởi sẽ không khởi; tham dục cái đã khởi sẽ khiến cho bị dứt. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của tham dục cái. “Những gì là chẳng phải thức ăn của sân nhuế cái? Tư duy về tâm từ kia,<註 n="944"/>805 sân nhuế cái chưa sanh sẽ không khởi; sân nhuế cái đã sanh sẽ khiến cho bị diệt đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của sân nhuế cái. “Những gì là chẳng phải thức ăn của thùy miên cái? Tư duy về sự chiếu sáng<註 n="945"/>806 kia, khi thùy miên chưa sanh, không cho khởi; thùy miên đã sanh rồi, khiến cho bị diệt đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của thùy miên cái. “Những gì là chẳng phải thức ăn của trạo hối cái? Tư duy đúng về sự tónh chỉ kia, trạo hối cái chưa sanh sẽ không khởi; trạo hối cái đã sanh sẽ khiến cho diệt đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của trạo hối cái. “Những gì là chẳng phải thức ăn của nghi cái? Tư duy về pháp duyên khởi, nghi cái chưa sanh sẽ không khởi; nghi cái đã sanh sẽ khiến cho diệt đi. Đó gọi là chẳng phải thức ăn của nghi cái. “Thí như thân thể phải nhờ vào thức ăn mà sống, nhờ vào ăn mà tồn tại. Những gì là thức ăn của Niệm giác phần? Tư duy bốn Niệm xứ rồi, Niệm giác phần chưa sanh sẽ khiến cho sanh khởi; Niệm giác phần đã sanh càng sanh khởi khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Niệm giác phần. “Những gì là thức ăn của Trạch pháp giác phần? Có lựa chọn pháp thiện, có lựa chọn pháp bất thiện; khi tư duy về chúng, nếu Trạch pháp giác phần chưa sanh, khiến cho sanh khởi, Trạch pháp giác phần đã sanh rồi, thì càng sanh khởi khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Trạch pháp giác phần. “Những gì là thức ăn của Tinh tấn giác phần? Tư duy về bốn Chánh đoạn, nếu Tinh tấn giác phần chưa sanh, khiến cho sanh khởi, Tinh tấn giác phần đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Tinh tấn giác phần. “Những gì là thức ăn của Hỷ giác phần? Có Hỷ, có Hỷ xứ; tư duy về chúng, nếu Hỷ giác phần chưa sanh, khiến sanh khởi; Hỷ giác phần đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Hỷ giác phần. “Những gì là thức ăn của Khinh an giác phần? Có thân khinh an, tâm khinh an; tư duy về chúng, nếu Khinh an giác phần chưa sanh, khiến sanh khởi, Khinh an giác phần đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Khinh an giác phần. “Những gì là thức ăn của Định giác phần? Tư duy về bốn Thiền, Định giác phần chưa sanh, khiến cho sanh khởi, Định giác phần đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Định giác phần. “Những gì là thức ăn của Xả giác phần? Gồm có ba giới. Những gì là ba? Đó là đoạn giới, vô dục giới, diệt giới; tư duy về chúng, Xả giác phần chưa sanh khiến cho sanh khởi; Xả giác phần đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Đó gọi là thức ăn của Xả giác phần.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827315">Kinh 716. Pháp (1)<註 n="946"/>807 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở trong nội pháp, Ta không thấy có một pháp nào mà pháp ác bất thiện chưa sanh lại khiến cho nó sanh; pháp ác bất thiện đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Hay pháp thiện chưa sanh, khiến cho không sanh; đã sanh rồi, khiến cho bị giảm đi. Đó là không tư duy chân chánh. “Này các Tỳ-kheo, không tư duy chân chánh, tham dục cái chưa sanh khiến cho sanh; đã sanh rồi, thì tái sanh khiến tăng rộng. sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi cái chưa sanh, khiến cho sanh; đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng. Niệm giác phần chưa sanh, không cho sanh; đã sanh rồi, khiến giảm đi; Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả giác phần chưa sanh, không cho sanh; đã sanh rồi, khiến giảm đi. “Ta không thấy một pháp nào có thể khiến cho pháp ác bất thiện chưa sanh thì không sanh; đã sanh rồi, khiến cho đoạn; pháp thiện chưa sanh, thì khiến sanh; đã sanh rồi, thì cho tái sanh khiến tăng rộng. Đó là tư duy chân chánh. “Này Tỳ-kheo, tư duy chân chánh thì tham dục cái chưa sanh, sẽ khiến không sanh; đã sanh rồi, khiến cho nó dứt. Sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi cái chưa sanh, khiến không sanh; đã sanh rồi, khiến dứt. Niệm giác phần chưa sanh, khiến cho sanh; sanh rồi, cho tái sanh khiến tăng rộng; Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả giác phần chưa sanh, khiến cho sanh; đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827316">Kinh 717. Pháp (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở trong ngoại pháp, Ta không thấy một pháp nào như là tri thức ác, bạn đảng ác mà pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến cho sanh, đã sanh rồi, thì tái sanh khiến cho tăng rộng; pháp thiện chưa sanh lại khiến không sanh; đã sanh rồi lại khiến giảm đi. “Với tri thức ác, bạn đảng ác; tham dục cái chưa sanh, ï khiến sanh; đã sanh thì tái sanh khiến tăng rộng. Sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi cái chưa sanh khiến sanh; đã sanh rồi, thì tái sanh khiến tăng rộng. Niệm giác phần chưa sanh, thì khiến không sanh, đã sanh rồi khiến giảm đi; Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả giác phần chưa sanh, khiến không sanh; đã sanh rồi, khiến giảm đi. “Này các Tỳ-kheo, Ta không thấy một pháp nào, mà pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến không sanh, đã sanh rồi, khiến nó dứt; khi pháp thiện chưa sanh, khiến sanh, đã sanh rồi, thì tái sanh khiến tăng rộng. Đó là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng. “Với thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, tham dục cái chưa sanh, thì không cho sanh; đã sanh rồi, thì khiến cho diệt đi; sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi cái chưa sanh, thì khiến cho không sanh, đã sanh rồi, thì khiến dứt. Niệm giác phần chưa sanh, thì khiến sanh, đã sanh rồi, thì tái sanh khiến tăng rộng; Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả giác phần khi chưa sanh, thì khiến sanh, đã sanh rồi, thì tái sanh khiến chúng tăng rộng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827317">Kinh 718. Xá-lợi-phất<註 n="947"/>808 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo: “Có bảy Giác phần. Những gì là bảy? Đó là Niệm giác phần, Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần, Khinh an giác phần, Định giác phần, Xả giác phần. Bảy Giác phần này quyết định mà được, không tinh cần mà được, tôi tùy theo ý muốn mà chứng nhập một giác phần<註 n="948"/>809.Hoặc buổi sáng, giữa trưa, hay buổi chiều mà nếu muốn chứng nhập, thì nhiều lần chứng nhập tùy theo sở dục. Thí như vua, đại thần, có đủ thứ y phục để ở trong rương tráp, tùy theo nhu cầu cần dùng của mình mà vào lúc trưa hay chiều, theo ý dùng tự do. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, bảy Giác phần này, vì quyết định mà được, không tinh cần mà được, tùy ý chứng nhập. Tôi, đối với Niệm giác phần này, là thuần trắng thanh tịnh, lúc khởi biết khởi, lúc diệt biết diệt, lúc biến mất biết biến mất; đã khởi biết đã khởi, đã diệt biết đã diệt. Cũng vậy, đối với Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả giác phần, thì cũng nói như vậy.” Sau khi Tôn giả Xá-lợi-phất nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Tôn giả đã nói, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827318">Kinh 719. Ưu-ba-ma<註 n="949"/>810 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại ấp Ba-liên-phất. Bấy giờ Tôn giả Ưu-ba-ma<註 n="950"/>811, Tôn giả A-đề-mục-đa<註 n="951"/>812 đang ngụ tại tinh xá Kê lâm ở ấp Ba-liên-phất. Bấy giờ, Tôn giả A-đề-mục-đa vào buổi chiều sau khi từ thiền tịnh thức dậy, đến chỗ Tôn giả Ưu-ba-ma, chào hỏi khích lệ nhau xong, ngồi lui qua một bên, hỏi Tôn giả Ưu-ba-ma: “Tôn giả, có thể cho biết phương tiện của bảy Giác phần<註 n="952"/>813, được chứng nhập với an trú lạc<註 n="953"/>814 như vậy, hay chứng nhập với an trú khổ như vậy?” Ưu-ba-ma đáp rằng: “Tôn giả A-đề-mục-đa, Tỳ-kheo khéo biết phương tiện tu bảy Giác phần thì cũng có thể chứng nhập với an trú lạc như vậy, cũng có thể chứng nhập với an trú khổ như vậy.” Lại hỏi: “Tỳ-kheo làm thế nào để khéo biết phương tiện tu bảy Giác phần?” Ưu-ba-ma đáp rằng: “Tỳ-kheo lúc phương tiện tu Niệm giác phần, tư duy biết rằng<註 n="954"/>815 ‘Tâm kia không khéo giải thoát, không bỏ ngủ nghỉ, không khéo điều phục trạo hối. Như tư duy về pháp Niệm giác xứ của ta, tuy phương tiện tinh tấn cũng không đạt được bình đẳng.’ Cũng vậy, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả giác phần cũng nói như vậy. “Nếu Tỳ-kheo lúc phương tiện tu Niệm giác phần, trước hết tư duy: ‘Tâm khéo giải thoát, dẹp bỏ ngủ nghỉ, điều phục trạo hối, đối với pháp Niệm giác xứ này như ta tư duy rồi, sau đó tuy không tinh cần phương tiện mà đạt được bình đẳng. Như vậy A-đề-mục-đa, Tỳ-kheo biết phương tiện tu bảy Giác phần, chứng nhập với an trú lạc như vậy, chứng nhập với an trú khổ như vậy.” Sau khi hai vị Chánh só cùng bàn luận với nhau xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827319">Kinh 720. A-na-luật Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật cũng ở nước Xá-vệ, trong tinh xá Tòng lâm. Lúc ấy, có số đông các Tỳ-kheo đến chỗ A-na-luật, chào hỏi khích lệ nhau. Sau khi chào hỏi khích lệ xong, ngồi lui qua một bên, nói với Tôn giả A-na-luật: “Thưa Tôn giả có biết, khi phương tiện tu bảy Giác phần, có sanh ra lạc trú không?” Tôn giả A-na-luật bảo các Tỳ-kheo rằng: “Tôi biết, lúc Tỳ-kheo phương tiện tu bảy Giác phần, sanh ra lạc trú.” Các Tỳ-kheo hỏi Tôn giả A-na-luật: “Thế nào là biết Tỳ-kheo khi phương tiện tu bảy Giác phần, sanh lạc trú?” Tôn giả A-na-luật bảo các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo phương tiện tu Niệm giác phần, mà khéo biết tư duy, tâm ta khéo giải thoát, khéo bỏ ngủ nghỉ, khéo điều phục trạo hối. Như pháp niệm giác phần xứ này, tư duy rồi, nỗ lực phương tiện, tâm không lười biếng, thân khinh an không loạn động, buộc tâm an trụ, không khởi loạn niệm, nhất tâm chứng nhập. Cũng vậy, đối với Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả giác phần cũng nói như vậy. Đó gọi là biết Tỳ-kheo lúc phương tiện tu bảy Giác phần, thì sanh ra lạc trú.” Sau khi các Tỳ-kheo nghe những gì Tôn giả A-na-luật đã nói, đều hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827320">Kinh 721. Chuyển luân vương (1)<註 n="955"/>816 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Lúc Chuyển luân Thánh vương ra đời, có bảy báu hiện ra ở thế gian: bánh xe vàng báu, voi báu, ngựa báu, thần châu báu, ngọc nữ báu, quan giữ kho báu. Cũng vậy, Như Lai xuất thế cũng có báu bảy Giác phần hiện ra. “Trai giới<註 n="956"/>817, ngồi trên lầu quán, đại thần vây quanh, có bánh xe vàng báu xuất hiện từ phương Đông, bánh xe có ngàn căm, trục quay đều, vành bánh xe tròn, tướng bánh xe đầy đủ, vua nghó: ‘Có điềm lành này, nên chắc chắn là Chuyển luân Thánh vương. Ta nay nhất định là Luân vương.’ Liền dùng hai tay đỡ lấy bánh xe vàng báu, đặt vào giữa lòng tay trái, tay phải thì quay, nói rằng: ‘Nếu đây là bánh xe vàng báu của Chuyển luân Thánh vương, thì hãy quay theo con đường cổ xưa của Chuyển luân Thánh vương mà đi.’ Lúc ấy bánh xe báu liền xuất phát, lăn đi phía trước vua và số đông, ở phương Đông, nương vào hư không, nhắm hướng Đông mà đi, lăn theo con đường ngay thẳng của Thánh vương xưa. Vua theo bánh xe báu; bốn binh chủng cùng theo. Nếu đến nơi nào bánh xe báu dừng lại thì vua và bốn binh chủng cũng dừng lại nơi đó. Các Tiểu vương những xứ phương Đông thấy Thánh vương đến, tất cả đều quy phục. “Như Lai xuất hiện ở đời cũng có bảy Giác phần hiện ra ở thế gian; đó là Niệm giác phần, Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần, Khinh an giác phần, Định giác phần, Xả giác phần.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827321">Kinh 722. Chuyển luân (2)<註 n="957"/>818 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, bảy báu cũng hiện ra ở thế gian. “Khi Chuyển luân Thánh vương ra đời, bánh xe vàng báu xuất hiện như thế nào? Bấy giờ Thánh vương Quán đảnh dòng Sát-lợi, nhằm vào ngày rằm, tắm rửa sạch sẽ, thọ trì trai giới, ở trên lầu các, đại thần vây quanh. Khi ấy, có bánh xe vàng báu từ phương Đông xuất hiện. Bánh xe có ngàn căm, trục quay đều, vành bánh xe tròn, tướng bánh xe đầy đủ, bằng vàng ròng cõi trời. Vua tự nghó: ‘Nghe từ xa xưa truyền lại rằng, ngày rằm nhằm ngày bố-tát, Đại vương Quán đảnh dòng Sát-lợi, tắm rửa sạch sẽ, thọ trì trai phước, thì có bánh xe báu hiện ra. Nay cũng như ngày xưa, đã có điềm lành này, nên biết ta là Chuyển luân Thánh vương.’ Liền dùng hai tay đỡ lấy bánh xe vàng báu, đặt vào giữa lòng tay trái, tay phải thì quay, nói rằng: ‘Nếu là bánh xe vàng báu của Chuyển luân Thánh vương, thì phải quay lại con đường cổ xưa của Chuyển luân Thánh vương mà đi.’ Nói xong lời này rồi, bấy giờ bánh xe báu liền từ trước vua nhắm hướng Đông mà đi theo con đường ngay thẳng của Thánh vương xưa. Nhà vua cùng bốn binh chủng theo bánh xe báu, đến phương Đông. Các Tiểu vương các nước phương Đông thấy Thánh vương đến, đều tung hô: ‘Lành thay, hoan nghinh Đại vương đến! Đây là nước của Đại vương. Nước này an ổn, nhân dân phồn vinh an lạc. Xin ngài dừng lại ở đây, giáo hóa mọi người nước này. Chúng tôi thảy đều là tùy tùng của Thiên tôn.’ Thánh vương đáp rằng: “–Này các chủ tụ lạc, từ nay các ngươi nên khéo giáo hóa người dân trong nước. Nếu có ai nghịch lại, thì nên đến báo cho ta, sẽ theo như pháp luật mà giáo hóa. Chớ nên làm những điều phi pháp. Và cũng nên khiến mọi người trong nước khéo cải hóa những điều phi pháp. Nếu đúng như vậy, thì đó là theo sự giáo hóa của ta. “Từ biển Đông này, Thánh vương nương theo đường của Thánh vương xưa đến biển Nam. Rồi nương theo con đường của Thánh vương xưa vượt biển Nam mà đến biển Tây; theo con đường của Thánh vương xưa vượt qua biển Tây đến biển Bắc. Các Tiểu vương quốc của các phương Nam, Tây, Bắc đều cung đón thỉnh mời cũng nói đầy đủ như phương Đông. Bấy giờ, bánh xe vàng báu mà Thánh vương đã đi theo này vượt qua biển Bắc, trở lại trên cung điện Chánh trị, ở giữa hư không. Đó là Chuyển luân Thánh vương khi xuất hiện ở đời thì có bánh xe vàng báu hiện ra ở thế gian. “Khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, voi trắng báu hiện ra ở thế gian như thế nào? Đại vương Quán đảnh dòng Sát-lợi thấy voi hoàn toàn trắng, màu sắc nó tươi đẹp, bảy chi vững vàng<註 n="958"/>819.Thánh vương thấy vậy, lòng hân hoan nghó: ‘Voi báu này, nay lại ứng hiện đối với ta.’ Vua liền cho kêu tượng sư, người điều phục voi giỏi, bảo nhanh chóng điều phục voi báu này, khi nào điều phục xong hãy đưa đến. Tượng sư vâng lệnh, chưa đầy một ngày mà đã điều phục được voi; đầy đủ tất cả dấu hiệu chứng tỏ đã được điều phục. Giống như voi khác đã được điều phục trong một năm; con voi báu này chỉ được điều phục trong vòng một ngày mà được như vậy. Sau khi đã điều phục xong, dẫn đến chỗ vua, tâu lên vua rằng: ‘Voi này đã được điều phục xong, giờ xin vua biết cho.’ “Bấy giờ, Thánh vương, xem kỹ tướng voi đã được điều phục hoàn bị này, rồi cưỡi voi báu, vào lúc sáng sớm, đi khắp bốn biển, cho đến giữa ngày trở về vương cung. Đó gọi là khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, thì voi báu này hiện ra ở thế gian. “Khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, thì ngựa báu hiện ra ở thế gian như thế nào? Chuyển luân Thánh vương sở hữu một con ngựa báu, thân toàn màu xanh, đầu đen, đuôi đỏ. Thánh vương thấy ngựa, lòng sanh hân hoan, nghó: ‘Ngựa thần này, nay lại ứng hiện đối với ta.’ Vua liền giao cho mã sư, hãy nhanh chóng điều phục nó, khi nào điều phục xong thì dẫn đến đây. Mã sư vâng lệnh, chưa đầy một ngày mà đã điều phục được ngựa này. Giống như ngựa khác đã được điều phục cả năm, ngựa báu này chỉ không đầy một ngày mà được điều phục như vậy. Sau khi biết ngựa đã điều phục xong, dẫn đến chỗ vua thưa rằng: ‘Ngựa này đã được điều phục xong.’ “Bấy giờ, Thánh vương xem kỹ tướng ngựa báu đã được điều phục hoàn bị, rồi cưỡi ngựa báu, vào lúc sáng sớm, đi khắp bốn biển, cho đến giữa ngày trở về vương cung. Đó gọi là khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời thì ngựa báu cũng hiện ra thế gian. “Khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, thì ngọc báu Ma-ni hiện ra ở thế gian như thế nào? Ngọc báu mà Chuyển luân Thánh vương sở hữu, hình dáng của nó có tám cạnh, chiếu ánh sáng đượm, không tỳ vết, thường làm đèn sáng trong cung vua. Chuyển luân Thánh vương thí nghiệm ngọc báu. Vào một đêm trời mưa tối tăm, cầm ngọc báu đi trước dẫn đường, đem bốn binh chủng vào trong vườn rừng, ánh sáng của nó tỏa rạng ra cỡ một do-tuần. Đó gọi là lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, thì ngọc báu Ma-ni hiện ra ở thế gian. “Khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, thì Ngọc nữ hiền báu hiện ra ở thế gian như thế nào? Ngọc nữ mà Chuyển luân Thánh vương sở hữu, không đen không trắng, không cao không thấp, không lớn quá, không nhỏ quá, không mập không ốm, thân thể đoan chánh, thân thể lúc lạnh thì ấm, lúc nóng thì mát, thân thể mềm mại như áo ca-lăng-già; những lỗ chân lông trên cơ thể toát ra mùi hương chiên-đàn, hơi thở mũi, miệng thoảng mùi thơm Ưu-bát-la; ngủ sau dậy trước, hầu hạ nhà vua, theo sắc mặt biết ý mà phục vụ; lời nói dịu dàng đáng yêu, đoan tâm chánh niệm làm cho vua phát sanh đạo ý; tâm không vượt trái, huống chi là thân và khẩu. Đó gọi là lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời thì có Ngọc nữ hiện ra thế gian. “Khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời thì thần báu chủ kho tàng hiện ra thế gian? Vì đại thần chủ kho tàng của Chuyển luân Thánh vương, vốn hay làm việc bố thí, nên khi sanh ra đã có thiên nhãn, có thể thấy kho tàng ẩn dấu là có chủ hay không chủ, hoặc dưới nước hay trong đất, hoặc gần hay xa, tất cả đều thấy hết. Khi Chuyển luân Thánh vương cần trân bảo thì lập tức ra lệnh, tùy theo chỗ cần dùng của vua liền dâng lên. Một hôm Thánh vương muốn xem thử khả năng của vị đại thần này, nên cho giong thuyền ra biển và bảo vị đại thần này: “–Ta đang cần vật báu. Đại thần tâu vua rằng: “–Xin dừng bên bờ một chút, thần sẽ dâng lên. Vua bảo đại thần này: “–Hiện tại ta không cần vật báu bên bờ, mà cần đưa hết cho ta ngay<註 n="959"/>820! “Bấy giờ, ngay trong nước đại thần liền lấy ra bốn chum vàng, bên trong đựng đầy kim bảo dâng lên Thánh vương, tùy theo chỗ cần dùng của vua mà lấy sử dụng. Nếu lấy đủ rồi, những kim bảo còn lại đều được trả lại trong nước. Đó gọi là Thánh vương khi xuất hiện ở đời, thì có thần chủ kho tàng như vậy hiện ra ở thế gian. “Khi Thánh vương xuất hiện ở đời, có thần chủ binh hiện ra ở thế gian như thế nào? Có vị đại thần chủ binh thông minh, tài trí, biện thông. Cũng như người ở thế gian thành tựu sự suy tính khéo léo, thần này tùy theo chỗ cần của Đại vương mà đáp ứng như cần đi, cần dừng lại, cần xuất, cần nhập; hay bốn loại binh chủng của Thánh vương đang hành quân đường xa chợt dừng lại vẫn khiến không bị mệt mỏi; biết tất cả những gì vua cần nên làm, cùng những việc có công đức ngay trong hiện tại và đời sau đem trình tâu Thánh vương. Đó gọi là lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, có sự xuất hiện của thần chủ binh. Cũng vậy, khi Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, có bảy Giác phần hiện ra ở thế gian. “Những gì là bảy? Đó là Niệm giác phần, Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần, Khinh an giác phần, Định giác phần, Xả giác phần.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827322">Kinh 723. Niên thiếu<註 n="960"/>821 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Lành thay, Tỳ-kheo! Nương<註 n="961"/>822 vào người mà nghe pháp, các Tỳ-kheo trẻ tuổi nên cúng dường, phụng sự các vị Trưởng lão tôn túc. Vì sao? Vì nếu Tỳ-kheo nhỏ tuổi nào cúng dường, phụng sự các vị Tỳ-kheo Trưởng lão, thì lúc nào cũng nghe được pháp thâm diệu. Sau khi đã nghe pháp thâm diệu rồi, sẽ thành tựu được hai việc chánh là thân chánh và tâm chánh; bấy giờ tu Niệm giác phần. Sau khi tu Niệm giác phần rồi, Niệm giác phần sẽ đầy đủ. Khi Niệm giác phần đã đầy đủ rồi, đối với pháp lựa chọn, phân biệt, suy lường; bấy giờ, phương tiện tu tập Trạch pháp giác phần, chi tiết cho đến, tu tập Xả giác phần sẽ đều đầy đủ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827323">Kinh 724. Quả báo phụng sự<註 n="962"/>823 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo trì giới, tu đức, có tàm quý, thành tựu pháp chân thật. Người nào thấy vị này, sẽ được nhiều quả báo. Hoặc lại nghe vị này, hoặc còn nhớ nghó đến, theo xuất gia, sẽ được nhiều công đức; huống chi là lại gần gũi, cung kính, phụng sự. Vì sao? Vì gần gũi, phụng sự người như vậy, thì lúc nào cũng sẽ được nghe pháp thâm diệu. Sau khi đã nghe pháp thâm diệu rồi, sẽ thành tựu hai việc chánh là thân chánh và tâm chánh, phương tiện tu tập Định giác phần. Sau khi đã tu tập rồi, sự tu tập sẽ đầy đủ… cho đến, Xả giác phần tu tập đầy đủ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827324">Kinh 725. Bất thiện tụ<註 n="963"/>824 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nói tụ bất thiện là nói năm triền cái, đó là chánh thuyết. Vì sao? Tụ thuần bất thiện, đó chính là năm triền cái. Những gì là năm? Đó là tham dục cái, sân nhuế cái, thùy miên cái, trạo hối cái và nghi cái. “Nói tụ thiện là nói bảy Giác phần, đó là chánh thuyết. Vì sao? Thuần nhất thanh tịnh, đó chính là bảy Giác phần. Những gì là bảy? Đó là Niệm giác phần, Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần, Khinh an giác phần, Định giác phần, Xả giác phần.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827325">Kinh 726. Thiện tri thức<註 n="964"/>825 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tinh xá Giáp cốc<註 n="965"/>826 thành Vương xá. Khi ấy Tôn giả A-nan cũng ở tại đó. Bấy giờ, Tôn giả ở một mình nơi vắng, thiền tịnh tư duy và nghó như vầy: ‘Một nửa phạm hạnh tức là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng.’ Rồi Tôn giả từ thiền tịnh tỉnh giấc, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, Con ở một mình nơi vắng, thiền định tư duy và nghó như vầy: ‘Một nửa phạm hạnh này là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng’.” Phật bảo A-nan: “Chớ nghó như vầy: ‘Một nửa phạm hạnh này là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng.’ Vì sao? Thuần nhất mãn tịnh, phạm hạnh thanh bạch<註 n="966"/>827, chính là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng. Vì Ta là thiện tri thức nên có chúng sanh ở nơi Ta mà tiếp nhận Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y tịch diệt, hướng đến xả. Cũng vậy, Trạch giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ, Khinh an, Định và Xả giác phần, y viễn ly, y vô dục, y tịch diệt, hướng đến xả. Vì vậy cho nên, A-nan, thuần nhất mãn tịnh, phạm hạnh thanh bạch chính là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827326">Kinh 727. Câu-di-na<註 n="967"/>828 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại tụ lạc Lực só, du hành trong nhân gian, đến khoảng giữa thành Câu-di-na-kiệt và sông Hy-liên, ở cạnh tụ lạc. Bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan: “Hôm nay, Ta bị đau lưng, muốn nằm nghỉ một chút. Hãy gấp Uất-đa-la-tăng làm bốn lớp cho Thế Tôn.” Tôn giả A-nan liền vâng lời dạy, gấp làm bốn lớp, trải Uất-đa-la-tăng xong bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn con đã gấp làm bốn lớp và đã trải Uất-đa-la-tăng rồi, xin Thế Tôn biết cho!” Bấy giờ, Thế Tôn gối đầu lên Tăng-già-lê gấp dày, nằm nghiêng hông bên phải, hai chân xếp chồng nhau, cột niệm vào tướng sáng, chánh niệm chánh trí, với giác tưởng muốn trỗi dậy, bảo Tôn giả A-nan: “Ông hãy nói về bảy Giác phần.” Tôn giả A-nan liền bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đó là Niệm giác phần, được Thế Tôn nói sau khi tự giác ngộ, thành Đẳng chánh giác, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Và đối với Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả giác phần, được Thế Tôn nói sau khi thành Đẳng chánh giác, y viễn ly, y dục, y diệt, hướng đến xả.” Phật bảo A-nan: “Ông nói tinh tấn chăng?” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con nói tinh tấn. Bạch Thiện Thệ, con nói tinh tấn.” Phật bảo A-nan: “Chỉ tu tập tinh tấn, tu tập nhiều, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Nói xong, Ngài ngồi ngay thẳng, cột niệm. Lúc này, có một Tỳ-kheo liền nói kệ rằng: Thích nghe pháp vi diệu, Chịu đau, bảo người nói; Tỳ-kheo liền nói pháp, Nói về bảy Giác phần. Lành thay! Ngài A-nan, Hiểu rõ khéo diễn thuyết; Pháp thanh thịnh thù thắng, Nói lìa cấu vi diệu. Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả; Đó là bảy Giác phần, Pháp vi diệu khéo nói. Nghe nói bảy Giác phần, Đạt sâu vị Chánh giác; Thân chịu nhiều đau nhức, Gắng chịu ngồi lắng nghe. Hãy nhìn vua chánh pháp, Thường vì người nói năng; Mà còn thích nghe nói, Huống chi người chưa nghe. Trí tuệ lớn bậc nhất, Mười lực, bậc đáng lễ; Ngài cũng lại vội vàng, Đến nghe nói Chánh pháp. Người hiểu biết thông đạt, Khế kinh, A-tỳ-đàm; Người thông suốt Pháp luật, Còn nghe huống chi người. Nghe nói pháp như thật, Chuyên tâm tónh giác nghe; Những pháp Phật đã dạy, Được lìa dục, vui sướng. Vui sướng thân nhẹ nhàng, Tâm tự vui cũng vậy; Tâm vui được chứng nhập, Chánh quán trong việc làm. Nhàm chán ba đường ác, Lìa dục tâm giải thoát; Chán các Hữu đường ác, Không tạo nhân Trời, Người. Vô dư, như đèn tắt, Cứu cánh Bát-niết-bàn; Nghe pháp nhiều phước lợi, Những lời dạy tối thắng; Cho nên luôn tư duy, Nghe lời Đại Sư dạy. Tỳ-kheo này nói kệ xong, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827327">Kinh 728. Thuyết<註 n="968"/>829 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bảy Giác phần. Những gì là bảy? Đó là Niệm giác phần,… cho đến Xả giác phần.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827328">Kinh 729. Diệt<註 n="969"/>830 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nên tu tập bảy Giác phần. Tu tập những gì là bảy Giác phần? Là Niệm giác phần,… cho đến Xả giác phần. Nếu Tỳ-kheo tu Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Cũng vậy, tu Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Ỷ, Định và Xả giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827329">Kinh 730. Phân<註 n="970"/>831 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Các Tỳ-kheo, quá khứ đã tu bảy Giác phần như vậy, vị lai cũng sẽ tu bảy Giác phần như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827330">Kinh 731. Chi tiết<註 n="971"/>832 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo đối với Niệm giác phần thanh tịnh, trắng tinh, không có chi tiết, lìa các phiền não; giác chi ấy chưa khởi thì không khởi, trừ phi có Phật điều phục giáo thọ<註 n="972"/>833.Cho đến Xả giác phần cũng nói như vậy. “Nếu Tỳ-kheo đối với Niệm giác phần thanh tịnh, trắng tinh, không có chi tiết, lìa các phiền não; giác chi ấy chưa khởi thì khởi, vì được Phật điều phục giáo thọ, không phải khác. Cho đến Xả giác phần cũng nói như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827331">Kinh 732. Khởi<註 n="973"/>834 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Giác chi chưa khởi không khởi, vì không có Thiện Thệ. Giác chi chưa khởi thì khởi, có Thiện Thệ điều phục giáo thọ, không phải khác.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827332">Kinh 733. Thất đạo phẩm (1)<註 n="974"/>835 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Tỳ-kheo đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, gọi là giác phần. Bạch Thế Tôn, thế nào là giác phần?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Giác phần là bảy pháp Đạo phẩm<註 n="975"/>836.Nhưng này các Tỳ-kheo, bảy Giác phần phải theo thứ tự mà khởi, được tu tập đầy đủ.” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thế nào là giác phần theo thứ tự mà khởi và tu tập đầy đủ?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo sống quán thân trên nội thân. Vị kia khi sống quán nội thân trên thân, nhiếp tâm cột niệm không quên, lúc bấy giờ phương tiện tu tập Niệm giác phần. Sau khi đã phương tiện tu tập Niệm giác phần, tu tập mãn túc. Khi Niệm giác phần đã được mãn túc, đối với pháp mà tuyển trạch, phân biệt, tư lường, lúc bấy giờ phương tiện tu tập Trạch pháp giác phần. Sau khi đã phương tiện tu tập, tu tập mãn túc. Như vậy cho đến tu tập mãn túc Xả giác phần. Như sống quán niệm nội thân trên thân, sống quán niệm ngoại thân, nội ngoại thân, thọ, tâm, pháp cũng vậy, lúc bấy giờ, chuyên tâm, cột niệm, không quên,… cho đến Xả giác phần cũng nói như vậy. An trú như vậy, thì giác phần khởi theo thứ tự; khi đã khởi theo thứ tự rồi, tu tập mãn túc.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827333">Kinh 734. Quả báo (1)<註 n="976"/>837 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo kia: Như đã nói trên, nhưng có một vài sai biệt. “Nếu Tỳ-kheo đã tu tập bảy Giác phần như vậy, sẽ được hai loại quả: Hiện tại lậu tận mà Vô dư Niết-bàn, hoặc được quả A-na-hàm.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827334">Kinh 735. Quả báo (2)<註 n="977"/>838 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Tỳ-kheo sau khi tu tập bảy Giác phần như vậy, tu tập nhiều, sẽ được bốn quả, bốn phước lợi. Những gì là bốn? Là quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm và quả A-la-hán.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827335">Kinh 736. Thất chủng quả<註 n="978"/>839 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Nếu Tỳ-kheo tu tập bảy Giác phần, tu tập nhiều, sẽ được bảy quả, bảy phước lợi. Những gì là bảy? Đó là Tỳ-kheo được niềm vui chứng chánh trí trong đời hiện tại<註 n="979"/>840.Hoặc lúc qua đời, mà không được niềm vui chứng chánh trí trong đời hiện tại<註 n="980"/>841, nhưng lúc qua đời mà đoạn tận năm hạ phần kết, đạt được Trung Bát-niết-bàn. Nếu không được Trung Bát-niết-bàn, thì được Sanh Bát-niết-bàn. Nếu không được Sanh Bát-niết-bàn, thì được Vô hành Bát-niết-bàn. Nếu không được Vô hành Bát-niết-bàn, thì được Hữu hành Bát-niết-bàn. Nếu không được Hữu hành Bát-niết-bàn, thì được Thượng lưu Bát-niết-bàn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Tỳ-kheo nọ nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827336">Kinh 737. Thất đạo phẩm (2)<註 n="981"/>842 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Gọi là giác phần, vậy thế nào là giác phần?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là nơi pháp y cứ; xin vì chúng con mà nói, các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ lãnh thọ thực hành theo.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Bảy Giác phần là bảy pháp Đạo phẩm<註 n="982"/>843.Các Tỳ-kheo, bảy Giác phần này theo thứ lớp khởi, khi đã theo thứ lớp khởi rồi, thì sự tu tập sẽ đầy đủ”. Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Thế nào là bảy Giác phần theo thứ lớp mà khởi. Sau khi theo thứ lớp khởi, sự tu tập được đầy đủ?” “Nếu Tỳ-kheo an trụ chánh niệm quán thân trên thân. Vị ấy sau khi an trụ chánh niệm quán thân trên thân, chuyên tâm cột niệm không quên, lúc bấy giờ tinh cần phương tiện tu Niệm giác phần. Sau khi tinh cần phương tiện tu Niệm giác phần, sự tu tập được đầy đủ. Nghóa là khi đã tu Niệm giác phần rồi, thì tuyển trạch pháp, lúc bấy giờ tinh cần phương tiện tu tập Trạch pháp giác phần. Sau khi tinh cần phương tiện tu Trạch pháp giác phần rồi, sự tu tập được đầy đủ. Cũng vậy, đối với Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định và Xả giác phần cũng nói như vậy. Như nội thân, cũng vậy an trụ chánh niệm quán ngoại thân, nội ngoại thân, thọ, tâm, pháp trên pháp, chuyên tâm, cột niệm, không quên lúc bấy giờ tinh cần phương tiện tu Niệm giác phần. Sau khi tinh cần phương tiện tu Niệm giác phần, sự tu tập được đầy đủ. Cho đến Xả giác phần cũng nói như vậy. Đó gọi là Tỳ-kheo đối với bảy Giác phần theo thứ lớp khởi; khi đã theo thứ lớp khởi rồi, sự tu tập đầy đủ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827337">Kinh 738. Quả báo (3)<註 n="983"/>844 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Tu tập bảy Giác phần này, tu tập nhiều, sẽ được hai quả: Hiện tại chứng trí; hoặc còn hữu dư y, chứng quả A-na-hàm<註 n="984"/>845.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827338">Kinh 739. Quả báo (4)<註 n="985"/>846 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Nếu Tỳ-kheo tu tập bảy Giác phần, tu tập nhiều, sẽ được bốn quả. Những gì là bốn? Đó là quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm và quả A-la-hán.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827339">Kinh 740. Quả báo (5)<註 n="986"/>847 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Như đã nói ở trên, nhưng có sự sai biệt: “Nếu Tỳ-kheo tu tập bảy Giác phần, tu tập nhiều, sẽ được bảy quả. Những gì là bảy? Đó là hiện tại chánh trí hữu dư Niết-bàn. Cho đến khi qua đời, nếu không vậy<註 n="987"/>848.Nếu không như vậy, năm hạ phần kết hết, đạt được Trung Bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, sẽ được Sanh Bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, sẽ được Vô hành Bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, sẽ được Hữu hành Bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, sẽ được Thượng lưu Bát-niết-bàn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827340">Kinh 741. Bất tịnh quán<註 n="988"/>849 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nên tu Bất tịnh quán. Sau khi tu tập nhiều rồi, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là tu Bất tịnh quán và khi tu tập nhiều rồi, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo ấy tu Bất tịnh quán song hành với Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Tu Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827341">Kinh 742. Niệm tử tướng<註 n="989"/>850 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào tu tập niệm tưởng về sự chết, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là Tỳ-kheo tu tập niệm tưởng về sự chết, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo tu tập niệm tưởng về sự chết cùng Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả,… cho đến Xả giác phần.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827342">Kinh 743. Từ (1)<註 n="990"/>851 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại ấp Hoàng chẩm<註 n="991"/>852 của dòng họ Thích. Bấy giờ, buổi sáng sớm, số đông các Tỳ-kheo đắp y mang bát vào ấp Hoàng chẩm khất thực. Lúc ấy số đông các Tỳ-kheo nghó: ‘Nay còn rất sớm, chưa đến giờ khất thực. Chúng ta có thể ghé vào tinh xá ngoại đạo.’ Sau đó số đông các Tỳ-kheo liền vào tinh xá ngoại đạo, cùng các xuất gia ngoại đạo chào hỏi khích lệ nhau, rồi ngồi đối diện một bên. Các xuất gia ngoại đạo hỏi: “Sa-môn Cù-đàm vì các đệ tử nói pháp như vầy: ‘Không đoạn trừ năm triền cái vốn làm phiền não tâm, tuệ lực suy yếu, là phần chướng ngại, không đưa đến Niết-bàn. Nếu khéo nhiếp tâm mình, an trụ bốn Niệm xứ, tâm câu hữu với Từ, không oán hận, không tật đố, cũng không sân nhuế, rộng lớn vô lượng, khéo tu tập sung mãn, bốn phương, bốn duy, phương trên, phương dưới, tất cả thế gian. Tâm câu hữu với Từ, không oán hận, không tật đố, cũng không sân nhuế, rộng lớn vô lượng, khéo tu tập sung mãn. Cũng vậy, tu tập tâm hợp với Bi, Hỷ, Xả cũng nói như vậy.’ Chúng tôi cũng vì các đệ tử nói như vậy. Vậy chúng tôi cùng với Sa-môn Cù-đàm kia có những gì khác nhau? Nghóa là cả hai đều nói pháp!” Khi các Tỳ-kheo nghe những lời của các xuất gia ngoại đạo nói lòng không vui, im lặng, không chỉ trích, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào ấp Hoàng chẩm khất thực. Khất thực xong rồi trở về lại tinh xá, cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, đem những lời của các xuất gia ngoại đạo kia trình lại đầy đủ lên Thế Tôn. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Theo những lời nói của các xuất gia ngoại đạo kia, các ông nên hỏi lại là: Tu tập Từ tâm lấy gì làm chỗ tối thắng?<註 n="992"/>853 Tu tập Bi, Hỷ, Xả tâm lấy gì làm tối thắng? Khi được hỏi như vậy, của các xuất gia ngoại đạo kia trong lòng giật mình kinh hãi, hoặc nói quàng sang chuyện khác, hoặc nổi giận, khinh mạn, chê bai, phản đối, không nhẫn thọ, hoặc im lặng, buồn hiu, cúi đầu không nói lời nào, lặng lẽ tư duy. Vì sao? Vì Ta không thấy ai trong chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Người nghe những điều Ta nói mà tùy thuận ưa thích, chỉ trừ Như Lai và chúng Thanh văn. “Tỳ-kheo, tâm câu hữu với Từ, tu tập nhiều, tịnh là tối thắng<註 n="993"/>854; Bi tâm tu tập, tu tập nhiều, Không nhập xứ là tối thắng<註 n="994"/>855; Hỷ tâm tu tập, tu tập nhiều, Thức nhập xứ là tối thắng; Xả tâm tu tập, tu tập nhiều, Vô hữu nhập xứ là tối thắng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827343">Kinh 744. Từ (2)<註 n="995"/>856 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo tu tập Từ tâm, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là Tỳ-kheo tu tập Từ tâm sẽ được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo, tâm câu hữu với Từ, tu Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Cho đến tu tập Xả giác phần, y vào viễn ly, y vào vô dục, y vào diệt hướng đến xả.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827344">Kinh 745. Không<註 n="996"/>857 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo tu Không nhập xứ, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là Tỳ-kheo tu Không nhập xứ, khi tu tập nhiều rồi sẽ được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo tâm câu hữu với Không nhập xứ, tu Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Cho đến tu tập Xả giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như tu Không nhập xứ, cũng vậy ba kinh Thức nhập xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ cũng nói như trên.  <詞 id="34827345">Kinh 746. An-na-ban-na niệm (1)<註 n="997"/>858 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo tu tập A-na-ban-na niệm<註 n="998"/>859, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo tâm câu hữu với An-na-ban-na niệm, tu Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt hướng đến xả,… cho đến tu Xả giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt hướng đến xả.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827346">Kinh 747. Vô thường<註 n="999"/>860 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo tu Vô thường tưởng, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là Tỳ-kheo tu Vô thường tưởng, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo tâm<註 n="1000"/>861 câu hữu với Vô thường tưởng, tu Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt hướng đến xả,… cho đến tu Xả giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt hướng đến xả.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Vô thường tưởng, cũng vậy hai mươi kinh: Vô thường khổ tưởng, Khổ vô ngã tưởng, Quán thực tưởng, Tất cả thế gian không khả lạc tưởng, Tận tưởng, Đoạn tưởng, Vô dục tưởng, Diệt tưởng, Hoạn tưởng, Tư tưởng,<註 n="1001"/>862 Bất tịnh tưởng, Thanh ứ tưởng, Nùng nội tưởng, Phùng trướng tưởng, Hoại tưởng, Thực bất tận tưởng, Huyết tưởng, Phân ly tưởng, Cốt tưởng, Không tưởng, mỗi một kinh cũng nói như trên. <卷 id="34827347">TẠP A HÀM Quyển 28 <詞 id="34827348">Kinh 748. Nhật xuất<註 n="1002"/>863 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như khi mặt trời mọc có tiền tướng của nó, là minh tướng, ánh sáng ban đầu. Cũng vậy, Tỳ-kheo tận cùng biên tế khổ, cứu cánh biên tế khổ có tiền tướng là chánh kiến<註 n="1003"/>864.Chánh kiến này có thể phát khởi lên chánh chí<註 n="1004"/>865, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Vì nhờ phát khởi định chánh thọ, nên Thánh đệ tử tâm chánh giải thoát tham dục, sân nhuế, ngu si. Với tâm khéo giải thoát như vậy, Thánh đệ tử đạt được Chánh tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không tái sanh kiếp sau’.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827349">Kinh 749. Vô minh (1)<註 n="1005"/>866 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vô minh làm tiền tướng nên sanh ra các pháp ác bất thiện. Rồi theo đó sanh ra vô tàm, vô quý. Vô tàm, vô quý đã sanh ra rồi, theo đó sanh ra tà kiến. Tà kiến đã sanh ra rồi, có thể khởi lên tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định. “Nếu khởi lên minh làm tiền tướng sanh ra các pháp thiện, thì theo đó sanh ra tàm quý. Tàm quý đã sanh ra rồi, có thể sanh ra chánh kiến. Chánh kiến đã sanh ra rồi, sẽ theo thứ tự khởi lên chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Chánh định đã khởi lên rồi, Thánh đệ tử được chánh giải thoát tham dục, sân nhuế, ngu si. Như vậy, Thánh đệ tử khi đã được chánh giải thoát rồi sẽ được chánh tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh vào đời sau’.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827350">Kinh 750. Vô minh (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu, Tỳ-kheo, các pháp ác bất thiện sanh khởi, tất cả đều do vô minh làm gốc, vô minh tập, vô minh sanh, vô minh khởi. Vì sao? Vì vô minh là vô tri, không biết như thật đối với pháp thiện, pháp bất thiện; không biết như thật có tội, không có tội, pháp thấp, pháp cao, nhiễm ô, không nhiễm ô, phân biệt, không phân biệt, duyên khởi, không duyên khởi. Vì không biết như thật nên khởi lên tà kiến; khi đã khởi tà kiến rồi, thì có khả năng khởi lên tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định. “Nếu các pháp thiện sanh, tất cả đều do minh làm gốc, minh tập, minh sanh, minh khởi. Vì minh, biết như thật đối với pháp thiện, bất thiện; tất cả đều biết như thật về tội, không tội, thân cận, không thân cận, pháp thấp, pháp cao, ô uế, bạch tịnh, có phân biệt, không phân biệt, duyên khởi, không duyên khởi, biết như thật, đó là chánh kiến. Chánh kiến hay khởi lên chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Khi đã khởi lên chánh định rồi, Thánh đệ tử được chánh giải thoát tham, nhuế, si; khi tham, nhuế, si đã giải thoát rồi, Thánh đệ tử được chánh tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau’.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827351">Kinh 751. Khởi<註 n="1006"/>867 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu người xuất gia hay tại gia mà khởi lên việc tà<註 n="1007"/>868, Ta sẽ không nói đến. Vì sao? Vì nếu người xuất gia hay tại gia mà còn khởi lên việc tà, thì không vui thích Chánh pháp. Những gì là việc tà? Đó là tà kiến… cho đến tà định. “Nếu là người xuất gia hay tại gia mà khởi lên việc chánh, Ta sẽ tán thán. Vì sao? Vì người khởi lên việc chánh, là người vui thích Chánh pháp, thiện xảo nơi Chánh pháp. Những gì là việc chánh? Đó là chánh kiến… cho đến chánh định. Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Tại gia cùng xuất gia, Mà khởi lên việc tà; Người kia không vui thích Chánh pháp tối vô thượng. Tại gia cùng xuất gia, Mà khởi lên việc chánh; Thì tâm luôn vui thích, Chánh pháp tối vô thượng. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827352">Kinh 752. Ca-ma<註 n="1008"/>869 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tỳ-kheo Ca-ma<註 n="1009"/>870 đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, gọi là dục; thế nào là dục?” Phật bảo Ca-ma: “Dục là chỉ cho năm công năng của dục. Những gì là năm? Sắc được thấy bởi mắt, đáng yêu, đáng thích ý, đáng nhớ, khiến nuôi lớn dục lạc. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi; xúc biết bởi thân thức đáng yêu, vừa ý, đáng nhớ, khiến nuôi lớn dục lạc. Đó gọi là dục. Nhưng chúng không phải là dục, sự tham đắm nơi chúng, đó gọi là dục. Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ rằng: Năm sắc tạp thế gian, Tự chúng phi ái dục. Cái giác tưởng tham dục, Là dục của con người. Các sắc thường ở đời, Hành giả đoạn tâm dục. Tỳ-kheo Ca-ma bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, có con đường đưa đến đoạn trừ ái dục này không?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Có tám Thánh đạo, có thể đoạn trừ ái dục, đó là chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Tỳ-kheo Ca-ma nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827353">Kinh 753. A-lê-sắt-tra<註 n="1010"/>1 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Tỳ-kheo tên là A-lê-sắt-tra<註 n="1011"/>2 đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, gọi là cam lộ<註 n="1012"/>3; thế nào gọi là cam lộ?” Phật bảo A-lê-sắt-tra: “Cam lộ là một danh thuyết của giới<註 n="1013"/>4, nhưng Ta vì người đã đoạn tận hữu lậu mà hiện nói danh từ này.” Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có con đường nào mà tu tập, tu tập nhiều, sẽ được pháp cam lộ không?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Có, đó là tám Thánh đạo phần: Từ chánh kiến… cho đến chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827354">Kinh 754. Xá-lợi-phất Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, nói là các tư cụ căn bản cho chánh tam-muội<註 n="1014"/>5 của bậc Hiền thánh; thế nào là các tư cụ căn bản cho chánh tam-muội của bậc Hiền thánh?” Phật bảo Xá-lợi-phất: “Đó là Bảy chánh đạo phần, là căn bản, là các tư cụ cho chánh tam-muội của bậc Hiền thánh. Những gì là bảy? Là chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm. Này Xá-lợi-phất, sau khi lấy bảy Đạo phần này làm tác nghiệp căn cơ<註 n="1015"/>6 rồi, tâm được chuyên nhất; đó gọi là những tư cụ căn bản cho chánh tam-muội bậc Hiền thánh.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827355">Kinh 755–757. Tỳ-kheo Tôi nghe như vầy: Như ba kinh trên, cũng vậy ba kinh Phật hỏi các Tỳ-kheo cũng nói như vậy.  <詞 id="34827356">Kinh 758. Úy<註 n="1016"/>7 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Sự sợ hãi của con không mẹ. Sự sợ hãi của con có mẹ. Đó là điều mà kẻ phàm ngu si không học, nói đến. Nhưng không hiểu gì về sự sợ hãi của con không mẹ, sự sợ hãi của con có mẹ. “Này các Tỳ-kheo, có ba sự sợ hãi của con không mẹ<註 n="1017"/>8, mà phàm phu ngu si, không học đã nói. Những gì là ba? Này các Tỳ-kheo, khi có binh biến loạn lạc xảy ra, tàn hại đất nước, bị sóng cuốn theo dòng, con thất lạc mẹ, mẹ thất lạc con. Đó gọi là sựï sợ hãi của con không mẹ thứ nhất, mà kẻ phàm ngu si, vô học nói. “Lại nữa, này Tỳ-kheo, khi có hỏa hoạn lớn bất chợt xảy ra, thiêu đốt thành ấp, xóm làng; dân chúng chạy loạn khắp nơi, mẹ con thất lạc nhau. Đó gọi là sựï sợ hãi của con không mẹ thứ hai mà kẻ phàm ngu si, vô học đã nói. “Lại nữa, Tỳ-kheo, có một lúc trong núi có mưa to, nước lớn đổ ra, làm tràn ngập xóm làng, dân chúng lánh chạy khắp nơi, mẹ con thất lạc nhau. Đó gọi sựï sợ hãi của con không mẹ thứ ba, mà kẻ phàm ngu si, vô học đã nói. “Song tất cả những sự sợ hãi này là sự sợ hãi của con có mẹ, mà kẻ phàm ngu si, vô học lại nói là sự sợ hãi của con không mẹ. Khi có binh biến loạn lạc xảy ra, tàn hại đất nước; mọi người bôn ba lưu lạc, mẹ con thất lạc nhau. Có khi mẹ con gặp lại nhau. Đó là sự sợ hãi của con có mẹ thứ nhất mà kẻ phàm ngu si, vô học nói là sựï sợ hãi của con không mẹ. Lại nữa, khi hỏa hoạn lớn bất chợt xảy ra, thiêu đốt thành ấp, làng xóm, dân chúng chạy loạn khắp nơi, mẹ con thất lạc nhau. Có khi mẹ con gặp lại nhau. Đó là sự sợ hãi của con có mẹ thứ hai mà kẻ phàm ngu si, vô học nói là sựï sợ hãi của con không mẹ. Lại nữa, khi ở trong núi có mưa to, nước lớn đổ ra, làm tràn ngập xóm làng, dân chúng lánh chạy khắp nơi, mẹ con thất lạc nhau. Có khi mẹ con gặp lại nhau. Đó là sự sợ hãi của con có mẹ thứ ba mà kẻ phàm ngu si, vô học nói là sựï sợ hãi của con không mẹ. “Này Tỳ-kheo, có ba thứ sợ hãi của con không mẹ mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo vô thượng đã ký thuyết. Những gì là ba? Này Tỳ-kheo, khi người con già, không có người mẹ nào có thể nói: ‘Con, con chớ già, để mẹ sẽ thay con!’ Hoặc khi người mẹ già, cũng không có người con nào bảo: ‘Mẹ, mong mẹ chớ già! Con già thay mẹ cho!’ Đó gọi là cái sợ hãi của con không mẹ thứ nhất mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo Vô thượng đã ký thuyết. “Lại nữa, Tỳ-kheo, khi người con bị bệnh, người mẹ không thể nói: ‘Con đừng bệnh! Mẹ sẽ thay con!’ Hoặc khi mẹ bị bệnh, con cũng không thể bảo: ‘Mẹ đừng bệnh, để con bệnh thay mẹ!’ Đó gọi là cái sợ hãi của con không mẹ thứ hai mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo Vô thượng đã ký thuyết. “Lại nữa, khi người con chết, người mẹ không thể nói: ‘Con, đừng chết! Nay mẹ sẽ thay con!’ Hoặc khi người mẹ chết, người con cũng không thể bảo: ‘Mẹ, đừng chết! Con sẽ thay mẹ!’ Đó gọi là cái sợ hãi của con không mẹ thứ ba mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo Vô thượng đã ký thuyết.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Có đạo lộ nào, có hành trì nào<註 n="1018"/>9 để tu tập, tu tập nhiều, dẫn đến đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con có mẹ ở trước và đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con không mẹ ở sau không?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Có đạo lộ, có hành trì dẫn đến đoạn trừ được ba sự sợ hãi này. Những gì là đạo lộ? Những gì là hành trì mà tu tập, tu tập nhiều, dẫn đến đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con có mẹ ở trước và đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con không mẹ ở sau? Đó là tám Thánh đạo phần: Chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827357">Kinh 759. Thọ<註 n="1019"/>10 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có ba thọ, là vô thường, hữu vi, do tâm duyên sanh. Những gì là ba? Đó là lạc thọ, khổ thọ, không lạc không khổ thọ.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có đạo lộ, có hành trì nào để tu tập, khi tu tập nhiều, sẽ dẫn đến đoạn trừ ba thọ này không?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Có đạo lộ, có hành trì để tu tập, khi tu tập nhiều, sẽ dẫn đến đoạn trừ ba thọ này. Những gì là đạo lộ, là hành trì để tu tập, khi tu tập nhiều, sẽ dẫn đến đoạn trừ ba thọ này? Phật bảo các Tỳ-kheo: “Đó là tám Thánh đạo: Chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827358">Kinh 760. Tam pháp<註 n="1020"/>11 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở đời có ba điều không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nhớ. Những gì là ba? Đó là già, bệnh, chết. Ba điều này không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nhớ. Ở thế gian nếu không có ba điều không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nhớ này, thì không có Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở thế gian; và thế gian cũng chẳng có pháp được thuyết, sự giáo giới, giáo thọ của Như Lai. Vì thế gian có ba điều không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nhớ này, nên Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở thế gian và thế gian biết có pháp được thuyết, sự giáo giới, giáo thọ của Như Lai.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Có đạo lộ, có hành trì để tu tập, tu tập nhiều, sẽ dẫn đến đoạn trừ ba điều không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nhớ này không?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Có đạo lộ, có hành trì để tu tập, tu tập nhiều, sẽ dẫn đến đoạn trừ ba điều không đáng vui, không đáng yêu, không đáng nhớ này. Những gì là đạo lộ, là hành trì để tu tập, tu tập nhiều, sẽ dẫn đến đoạn trừ ba điều không đáng vui, không đáng, yêu, không đáng nhớ này. Đó là tám Thánh đạo: Chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827359">Kinh 761. Học<註 n="1021"/>12 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta sẽ nói về Học<註 n="1022"/>13 và Vô học. Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ. Thế là Học? Học thành tựu chánh kiến, học thành tựu chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là Học. Những gì là Vô học? Vô học thành tựu chánh kiến, Vô học thành tựu chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là Vô học.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Học và Vô học, cũng vậy Đại só và Chánh só cũng nói như vậy.  <詞 id="34827360">Kinh 762. Lậu tận Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta sẽ nói về Thánh lậu tận. Sao gọi là Thánh lậu tận? Vô học thành tựu chánh kiến,… cho đến không còn Học thành tựu chánh định. Đó gọi là bậc Thánh lậu tận.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827361">Kinh 763. Tám Thánh đạo phần Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói về tám Thánh đạo phần. Những gì là tám? Đó là Chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827362">Kinh 764. Tu (1)<註 n="1023"/>14 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta sẽ nói về sự tu tập tám Thánh đạo. Hãy lắng nghe và, suy nghó kỹ. Tu tập tám Thánh đạo là thế nào? Tỳ-kheo tu tập chánh kiến, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Tu chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định, đều y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Đó gọi là tu tám Thánh đạo.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827363">Kinh 765. Tu (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói về Tỳ-kheo đã tu tập tám Thánh đạo trong quá khứ, sẽ tu tập tám Thánh đạo trong vị lai, chi tiết cho đến, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.”  <詞 id="34827364">Kinh 766. Thanh tịnh<註 n="1024"/>15 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo, đối với chánh kiến thanh tịnh, trắng tinh, không có các lỗi lầm, xa lìa các phiền não; chánh kiến chưa khởi sẽ không khởi, trừ phi có sự điều phục của Phật… cho đến chánh định cũng nói như vậy. “Nếu đối với chánh kiến thanh tịnh, trắng tinh, không có các lỗi lầm, xa lìa các phiền não; chánh kiến chưa khởi có thể khởi… cho đến chánh định cũng nói như vậy<註 n="1025"/>16.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như chỉ trừ những gì Phật đã điều phục, cũng vậy chỉ trừ những gì Thiện Thệ đã điều phục cũng nói như trên.  <詞 id="34827365">Kinh 767. Tụ<註 n="1026"/>17 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nói tụ bất thiện tức chỉ cho năm triền cái. Đó là chánh thuyết. Vì sao? Tụ chỉ thuần bất thiện, đó là năm triền cái. Những gì là năm? Đó la tham dục, sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi cái. “Nói tụ thiện, tức chỉ cho tám Thánh đạo. Đó là chánh thuyết. Vì sao? Tụ chỉ thuần đầy pháp thiện, đó là tám Thánh đạo. Những gì là tám? Đó là chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827366">Kinh 768. Bán<註 n="1027"/>18 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong tinh xá Sơn cốc<註 n="1028"/>19, thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả A-nan một mình ở nơi chỗ vắng, tự nghó như vầy: “Một nửa phạm hạnh, tức là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng<註 n="1029"/>20… cho đến Phật bảo A-nan: “Phạm hạnh viên mãn, thuần nhất thanh tịnh, tức là thiện tri thức. Vì sao? Vì Ta là thiện tri thức nên khiến cho các chúng sanh tu tập chánh kiến, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả… cho đến tu chánh định, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827367">Kinh 769. Bà-la-môn<註 n="1030"/>21 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-nan sáng sớm, đắp y, mang bát, vào thành Xá-vệ khất thực. Bấy giờ có Bà-la-môn Sanh Văn<註 n="1031"/>22, đi xe ngựa trắng, cùng với đoàn tùy tùng số đông thanh niên, đi ngựa trắng, xe trắng, dàm ngựa trắng, roi trắng, đầu đội mão trắng, dù lọng trắng; tay cầm phất trắng, mặc y phục trắng, đeo anh lạc trắng, dùng hương trắng thoa mình, tùy tùng đều mặc đồ trắng, ra khỏi thành Xá-vệ, muốn vào rừng để truyền dạy đọc tụng. Mọi người trông thấy vậy đều bảo: ‘Xe tốt, xe tốt! Đó là xe của Bà-la-môn.’ Sau khi Tôn giả thấy Bà-la-môn, cùng với các quyến thuộc và mọi thứ, tất cả đều màu trắng như vậy rồi, thì vào thành khất thực, trở về tinh xá cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật; cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, sáng sớm hôm nay, con đắp y, mang bát, vào thành Xá-vệ khất thực, thấy Bà-la-môn Sanh Văn đi xe ngựa trắng, cùng quyến thuộc và mọi thứ, tất cả đều màu trắng, được mọi người khen rằng: ‘Xe tốt, xe tốt! Đó là xe của Bà-la-môn.’ Thế nào Thế Tôn! Đối với Chánh pháp luật, thì đó là xe của người đời, hay là xe của Bà-la-môn?” Phật bảo A-nan: “Đó là xe của người đời, chứ chẳng phải xe Pháp luật của Ta, hay xe của Bà-la-môn. Này A-nan, xe Chánh pháp luật của Ta, xe của trời, xe của Bà-la-môn, xe lớn là có khả năng điều phục quân ma phiền não. Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ! Ta sẽ vì ông mà nói: “Này A-nan, những gì là xe Chánh pháp luật, xe cõi trời, xe Bà-la-môn, cỗ xe lớn, có khả năng điều phục quân ma phiền não? Đó là tám Thánh đạo: Chánh kiến… cho đến chánh định. A-nan, đó gọi là xe Chánh pháp luật, xe cõi trời, xe Bà-la-môn, cỗ xe lớn, có khả năng điều phục quân phiền não.” Bấy giờ Đức Thế Tôn liền nói kêï rằng: Tín, giới là cái ách, Tàm quý là vòng cổ; Chánh niệm khéo hộ trì, Là người khéo điều khiển. Xả, tam-muội: càng xe, Trí, tinh tấn bánh xe; Nhẫn, vô trước: giáp sắt, An ổn, đi đúng pháp. Tiến thẳng không thoái lui, Vónh viễn không chỗ lo; Người trí đi chiến xa, Dẹp kẻ thù vô trí.  <詞 id="34827368">Kinh 770. Tà<註 n="1032"/>23 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nên xa lìa tà kiến, nên đoạn trừ tà kiến. Nếu tà kiến mà không thể đoạn trừ được, thì Ta đã không bao giờ nói nên xa lìa tà kiến. Vì tà kiến có thể đoạn trừ được, nên Ta nói Tỳ-kheo hãy xa lìa tà kiến. Nếu không xa lìa tà kiến, thì tà kiến sẽ tạo ra cái khổ phi nghóa, không lợi ích. Cho nên Ta nói hãy xa lìa tà kiến. Cũng vậy tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định cũng nói như vậy. “Này các Tỳ-kheo, khi xa lìa tà kiến rồi, nên tu tập chánh kiến. Nếu chánh kiến tu không được, Ta đã không bao giờ nói tu tập chánh kiến. Vì tu tập chánh kiến được, nên Ta nói Tỳ-kheo hãy tu tập chánh kiến. Nếu không tu tập chánh kiến, thì sẽ tạo ra cái khổ phi nghóa không lợi ích. Vì không tu tập chánh kiến tạo ra cái khổ phi nghóa, không lợi ích, cho nên Ta nói phải tu tập chánh kiến, vì mục đích lợi ích, luôn được an lạc. Cho nên Tỳ-kheo hãy tu tập chánh kiến. Cũng vậy, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định cũng nói như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827369">Kinh 771. Bỉ ngạn<註 n="1033"/>24 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Bà-la-môn Sanh Văn, đến chỗ Phật, cùng diện kiến thăm hỏi, ủy lạo; sau khi thăm hỏi ủy lạo xong, rồi ngồi lui qua một bên bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, nói là chẳng phải bờ bên kia, cùng bờ bên kia. Vậy, thế nào là chẳng phải bờ bên kia và thế nào là bờ bên kia?” Phật bảo Bà-la-môn: “Tà kiến là chẳng phải bờ bên kia; chánh kiến là bờ bên kia. Cũng vậy, tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định là chẳng phải bờ bên kia. Chánh kiến là bờ bên kia; cũng vậy chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định là bờ bên kia.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ rằng: Người đời thật ít ai, Vượt qua bờ bên kia. Hết thảy các thế gian, Quanh quẩn dạo bờ này. Nơi Chánh pháp luật này, Nếu ai khéo tùy thuận; Thì có thể vượt bờ, Bờ sanh tử khó vượt<註 n="1034"/>25.Sau khi Bà-la-môn Sanh Văn nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827370">Kinh 772–774 Ba kinh này cũng vậy: Có Tỳ-kheo nghe Tôn giả A-nan hỏi Phật, hỏi các Tỳ-kheo cũng nói như trên.  <詞 id="34827371">Kinh 775. Chánh bất chánh tư duy (1)<註 n="1035"/>26 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở trong nội pháp, Ta không thấy một pháp nào có thể khiến pháp ác bất thiện chưa sanh, khởi sanh; đã sanh rồi khiến tái sanh và tăng trưởng, như nói về không chánh tư duy<註 n="1036"/>27.Các Tỳ-kheo, không chánh tư duy, thì tà kiến chưa khởi khiến khởi, đã khởi rồi tái sanh khiến tăng trưởng. Cũng vậy, tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định cũng nói như vậy. “Này các Tỳ-kheo, ở trong nội pháp, Ta không thấy một pháp nào khiến pháp ác bất thiện chưa sanh, không sanh; pháp ác bất thiện đã sanh rồi khiến cho diệt, như nói về chánh tư duy. Các Tỳ-kheo, chánh tư duy, thì tà kiến chưa sanh, khiến không sanh; đã sanh rồi, khiến cho diệt. Như tà kiến, tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định cũng nói như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827372">Kinh 776. Chánh bất chánh tư duy (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở trong nội pháp Ta không thấy một pháp nào khiến pháp thiện chưa sanh, không sanh; pháp thiện đã sanh rồi, khiến cho thoái thất như đã nói về không chánh tư duy. Các Tỳ-kheo, không chánh tư duy, thì chánh kiến chưa sanh, khiến cho không sanh; chánh kiến đã sanh rồi, khiến cho thoái thất. Cũng vậy, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định chưa sanh, khiến cho không sanh; đã sanh rồi, khiến cho thoái thất. “Này các Tỳ-kheo, ở trong nội pháp, Ta không thấy một pháp nào khiến pháp thiện chưa sanh, khiến cho sanh; pháp thiện đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng, như đã nói về chánh tư duy. Các Tỳ-kheo chánh tư duy, thì chánh kiến chưa sanh, khiến cho sanh; chánh kiến đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng. Cũng vậy, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định chưa sanh khiến cho sanh; đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827373">Kinh 777. Chánh bất chánh tư duy (3)<註 n="1037"/>28 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở trong nội pháp, Ta không thấy một pháp nào khiến pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến cho sanh; pháp ác bất thiện đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng; pháp thiện chưa sanh, không cho sanh; đã sanh rồi khiến thoái thất, đó là không chánh tư duy. Các Tỳ-kheo, không chánh tư duy, thì tà kiến chưa sanh, khiến cho sanh, đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng; chánh kiến chưa sanh, không cho sanh; đã sanh rồi, khiến thoái thất. Cũng vậy, tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định chưa sanh, khiến cho sanh; đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng; chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định chưa sanh, không cho sanh; đã sanh rồi, khiến thoái thất. “Này các Tỳ-kheo, ở trong nội pháp, Ta không thấy một pháp nào là pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến cho sanh; pháp ác bất thiện đã sanh rồi, khiến cho diệt; pháp thiện chưa sanh, khiến cho sanh; pháp thiện đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng, như nói về chánh tư duy. Các Tỳ-kheo, chánh tư duy, thì sẽ khiến cho tà kiến chưa sanh, không sanh; tà kiến đã sanh rồi, khiến cho diệt; chánh kiến chưa sanh, khiến cho sanh; chánh kiến đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng. Cũng vậy, tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định chưa sanh, khiến không sanh; đã sanh rồi, khiến cho diệt; chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định chưa sanh, khiến sanh; đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827374">Kinh 778. Thiện ác tri thức (1)<註 n="1038"/>29 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở trong ngoại pháp, Ta không thấy một pháp nào khiến cho pháp ác bất thiện chưa sanh lại sanh; pháp ác bất thiện đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng, như nói về ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng. Các Tỳ-kheo, ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng có thể khiến cho tà kiến chưa sanh, khiến cho sanh; tà kiến đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng. Cũng vậy, tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định chưa sanh khiến cho sanh; đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng. “Này các Tỳ-kheo, ở trong ngoại pháp, Ta không thấy một pháp nào khiến cho pháp ác bất thiện chưa sanh, không sanh; pháp ác bất thiện đã sanh rồi, khiến cho diệt, như nói về thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng. Các Tỳ-kheo, thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng có thể khiến cho tà kiến chưa sanh, không sanh; tà kiến đã sanh rồi, khiến diệt. Cũng vậy, tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định chưa sanh, không cho sanh; đã sanh rồi, khiến diệt.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827375">Kinh 779. Thiện tri thức Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở trong ngoại pháp, Ta không thấy một pháp nào có thể khiến cho pháp thiện chưa sanh, khiến sanh; pháp thiện đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng, như đã nói về thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng. Các Tỳ-kheo, thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng có thể khiến cho chánh kiến chưa sanh, sanh; chánh kiến đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng. Cũng vậy, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định chưa sanh, khiến sanh; đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827376">Kinh 780. Thiện ác tri thức (2)<註 n="1039"/>30 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở trong ngoại pháp, Ta không thấy một pháp nào có thể khiến cho pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến sanh; pháp ác bất thiện đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng; pháp thiện chưa sanh, không cho sanh; pháp thiện đã sanh rồi, khiến cho diệt, như đã nói về ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng. Các Tỳ-kheo, ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng có thể khiến cho tà kiến chưa sanh, khiến sanh; tà kiến đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng; hay chánh kiến chưa sanh, không cho sanh; chánh kiến đã sanh, khiến thoái thất. Cũng vậy, tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định chưa sanh, khiến sanh; đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng; chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định chưa sanh, khiến không sanh; đã sanh rồi, khiến thoái thất. “Này các Tỳ-kheo, ở trong ngoại pháp, Ta không thấy một pháp nào có thể khiến cho pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến sanh; pháp ác bất thiện đã sanh rồi, khiến diệt; hay pháp thiện chưa sanh, khiến sanh; pháp thiện đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm trăng trưởng, như đã nói về thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng. Các Tỳ-kheo, thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng có thể khiến cho tà kiến chưa sanh, không sanh; tà kiến đã sanh rồi khiến diệt; hay chánh kiến chưa sanh, khiến sanh; chánh kiến đã sanh, khiến tái sanh và làm tăng trưởng. Cũng vậy, tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định chưa sanh, khiến không sanh; đã sanh rồi khiến cho diệt; hay chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định chưa sanh, khiến sanh; đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827377">Kinh 781. Chánh bất chánh tư duy (4) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở trong nội pháp, Ta không thấy một pháp nào có thể khiến pháp ác bất thiện chưa sanh, cho sanh; đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng; hay pháp thiện chưa sanh, không cho sanh, đã sanh rồi khiến thoái thất, như đã nói về không chánh tư duy. Các Tỳ-kheo, không chánh tư duy, có thể khiến tà kiến chưa sanh, sanh; tà kiến đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng; hay chánh kiến chưa sanh, không cho sanh; chánh kiến đã sanh rồi, khiến thoái thất. “Này các Tỳ-kheo, ở trong nội pháp, Ta không thấy một pháp nào có thể khiến cho pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến không sanh; pháp ác bất thiện đã sanh rồi, khiến cho diệt; hay pháp thiện chưa sanh, khiến cho sanh; pháp thiện đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng, như nói về chánh tư duy. Các Tỳ-kheo, chánh tư duy, thì có thể khiến cho tà kiến chưa sanh, không sanh; đã sanh rồi, khiến cho diệt; chánh kiến chưa sanh, khiến cho sanh; đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như đã nói về tà kiến và chánh kiến. Cũng vậy bảy kinh nói về tà chí, chánh chí; tà ngữ, chánh ngữ; tà nghiệp, chánh nghiệp; tà mạng, chánh mạng; tà phương tiện, chánh phương tiện; tà niệm, chánh niệm; tà định, chánh định cũng nói như trên. Như tám kinh nói về nội pháp. Cũng vậy, tám kinh nói về ngoại pháp cũng nói như vậy.  <詞 id="34827378">Kinh 782. Phi pháp thị pháp Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có pháp sai và pháp đúng<註 n="1040"/>31.Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. Những gì là pháp sai, là pháp đúng? Tà kiến là pháp sai; chánh kiến là pháp đúng… cho đến tà định là pháp sai; chánh định là pháp đúng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Phi pháp và Thị pháp. Cũng vậy, Phi luật và Chánh luật, Phi Thánh và Thị Thánh, Bất thiện pháp và Thiện pháp, Phi tập pháp và Tập pháp, Phi thiện tai pháp và Thiện tai pháp, Hắc pháp và Bạch pháp, Phi nghóa và Chánh nghóa, Ty pháp và Thắng pháp, Hữu tội pháp và Vô tội pháp, Ưng khử pháp và Bất khử pháp, kinh nào cũng đều nói như trên.  <詞 id="34827379">Kinh 783. Đoạn tham<註 n="1041"/>32 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cù-sư-la tại Câu-diệm-di. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở tại đó. Lúc ấy có Bà-la-môn đến chỗ Tôn giả cùng thăm hỏi và khích lệ nhau. Sau khi thăm hỏi và khích lệ nhau xong, ngồi lui qua một bên, bạïch Tôn giả A-nan: “Tôi có điều muốn hỏi, Tôn giả có rảnh rỗi để ký thuyết cho không?” A-nan đáp rằng: “Theo những gì ông hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.” Bà-la-môn hỏi: “Vì sao xuất gia tu phạm hạnh ở chỗ Sa-môn Cù-đàm?” A-nan đáp: “Này Bà-la-môn, vì muốn cắt đứt.” Lại hỏi: “Cắt đứt những gì?” Đáp rằng: “Cắt đứt tham dục, cắt đứt sân nhuế, ngu si.” Lại hỏi: “Tôn giả A-nan, có con đường, dấu tích nào có thể cắt đứt tham dục, sân nhuế, ngu si không?” A-nan đáp rằng: “Có, đó là tám Thánh đạo: Chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.” Bà-la-môn nói: “Tôn giả A-nan, quý tốt thay con đường đó, quý tốt thay dấu tích ấy, khi tu tập, tu tập nhiều có thể cắt đứt những thứ tham dục, nhuế, si ấy.” Khi Tôn giả A-nan nói pháp này, Bà-la-môn sau khi nghe những gì Tôn giả nói, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Như cắt đứt tham, nhuế, si; cũng vậy, điều phục tham, nhuế, si và đắc Niết-bàn, cùng yểm ly và chẳng đến Niết-bàn, cùng nghóa Sa-môn và nghóa Bà-la-môn, cùng giải thoát và cắt đứt khổ, cùng cứu cánh mé khổ và chánh thức hết khổ, kinh nào cũng đều nói như trên.<註 n="1042"/>33  <詞 id="34827380">Kinh 784. Tà chánh<註 n="1043"/>34 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có tà, có chánh. Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. Những gì là tà? Là chỉ cho tà kiến… cho đến tà định. Những gì là chánh? Là chỉ cho chánh kiến… cho đến chánh định. “Thế nào là chánh kiến? Là nói có bố thí, có chú thuyết, có trai tự<註 n="1044"/>35, có thiện hành, có ác hành, có quả báo thiện ác hành, có đời này, có đời khác, có cha mẹ, có chúng sanh hóa sanh<註 n="1045"/>36, có A-la-hán thiện đáo<註 n="1046"/>37, thiện hướng<註 n="1047"/>38, tự tri tự tác chứng đời này và đời khác, thành tựu và an trú, ‘Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không tái sanh đời sau<註 n="1048"/>39.’ “Thế nào là chánh chí? Là chỉ cho xuất yếu chí, vô nhuế chí, bất hại chí<註 n="1049"/>40.“Thế nào là chánh ngữ? Là xa lìa nói dối, xa lìa hai lưỡi, xa lìa ác khẩu, xa lìa lời thêu dệt. “Thế nào là chánh nghiệp? Là lìa sát, đạo, dâm. “Thế nào là chánh mạng? Là cầu y phục, ẩm thực, ngọa cụ thuốc thang đúng như pháp, chứ không phải không như pháp. “Thế nào là chánh phương tiện? Là dục, tinh tấn, phương tiện, xuất ly, tinh cần, kham năng, luôn thực hành không lùi bước. “Thế nào là chánh niệm? Là nhớ nghó không dối không hư, luôn tùy thuận. “Thế nào là chánh định? Là trụ tâm không loạn, kiên cố nhiếp trì, tónh chỉ, nhất tâm chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827381">Kinh 785. Quảng thuyết bát thánh đạo<註 n="1050"/>41 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Thế nào là chánh kiến? Chánh kiến có hai: Có chánh kiến thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ<註 n="1051"/>42, chuyển hướng cõi thiện <註 n="1052"/>43; có chánh kiến thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, hết khổ chân thật, hướng đến thoát khổ<註 n="1053"/>44.“Thế nào là chánh kiến hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện? Nếu người nào thấy có bố thí, có chú thuyết… cho đến biết thế gian có A-la-hán, không tái sanh đời sau<註 n="1054"/>45.Đó gọi là chánh kiến thế tục thuộc về thế gian, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện. “Thế nào là chánh kiến thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, hết khổ chân thật, hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo, tương ưng với tư duy vô lậu, ở nơi pháp mà tuyển trạch, phân biệt, suy cầu, giác tri, hiệt tuệ, quán sát tỏ ngộ. Đó gọi là chánh kiến thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh chí? Chánh chí có hai loại: Có chánh chí thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện; có chánh chí thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh chí thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện? Chánh chí giác tri về xuất yếu, giác tri về vô nhuế, giác tri về bất hại; đó gọi là chánh chí thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện. “Thế nào là chánh chí thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo, tâm pháp tương ưng với tư duy vô lậu, phân biệt, tự quyết, ý giải, suy tính, lập y. Đó gọi là chánh chí thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh ngữ? Chánh ngữ có hai loại: Có loại chánh ngữ thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện; có loại chánh ngữ thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh ngữ thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, hướng đến đường lành? Lời nói đúng, xa lìa lời nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, lời nói thêu dệt. Đó gọi là chánh ngữ thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, hướng đến đường lành. “Thế nào là chánh ngữ thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo, trừ tà mạng, niệm tưởng xa lìa bốn ác hạnh của miệng và các ác hạnh khác của miệng, xa lìa các ác hành ấy; vô lậu, viễn ly, không dính trước, giữ chặt, nhiếp trì không phạm; không vượt qua thời tiết, không vượt qua giới hạn. Đó gọi là chánh ngữ thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh nghiệp? Chánh nghiệp có hai loại: Có loại chánh nghiệp thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện; có loại chánh nghiệp thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh nghiệp thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện? Xa lìa sát, đạo, dâm. Đó gọi là chánh nghiệp thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện. “Thế nào là chánh nghiệp thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo, trừ tà mạng, nhớ đến ba ác hạnh nơi thân và các thứ ác hạnh khác nơi thân; vô lậu, viễn ly, không dính trước, giữ chặt, nhiếp trì không phạm; không vượt qua thời tiết, không vượt qua giới hạn. Đó gọi là chánh nghiệp thuộc về xuất thế gian, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh mạng? Chánh mạng có hai loại: Có loại chánh mạng thuộc thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện; có loại chánh mạng thuộc xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, bất thủ, hết khổ chân thật, hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh mạng thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện? Tìm cầu y, thực, ngọa cụ, thuốc thang theo bệnh đúng như pháp, chứ chẳng phải không như pháp. Đó gọi là chánh mạng thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện. “Thế nào là chánh mạng thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo; đối với các tà mạng, vô lậu, không thích đắm trước cố thủ, giữ gìn không phạm, không vượt qua thời tiết, không vượt qua giới hạn. Đó gọi là chánh mạng thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh phương tiện? Chánh phương tiện có hai loại: Có chánh phương tiện thuộc thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện; có chánh phương tiện thuộc xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh phương tiện thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện? Dục, tinh tấn, phương tiện siêu xuất, xác lập vững chắc, có khả năng tạo tác, tinh tấn, nhiếp thọ tâm pháp, thường không dừng nghỉ. Đó gọi là chánh phương tiện thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện. “Thế nào là chánh phương tiện thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo; tâm pháp tương ưng với ức niệm vô lậu, dục, tinh tấn, phương tiện siêu xuất, xác lập vững chắc, có khả năng tạo tác, tinh tấn, nhiếp thọ tâm pháp, thường không dừng nghỉ. Đó gọi là chánh phương tiện thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh niệm? Chánh niệm có hai loại: Có chánh niệm thuộc thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện; có chánh niệm thuộc xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh niệm thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, hướng đến đường lành? Hoặc niệm, hoặc tùy niệm, hoặc trùng niệm, hoặc ức niệm, không quên lãng, không hư. Đó gọi là chánh niệm thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, hướng đến đường lành. “Thế nào là chánh niệm thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo; tâm pháp tương ưng với tư duy vô lậu, hoặc niệm, hoặc tùy niệm, hoặc trùng niệm, hoặc ức niệm, không quên lãng, không hư. Đó gọi là chánh niệm thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh định? Chánh định có hai: Có chánh định thuộc thế tục, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện; có chánh định thuộc xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh định thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, hướng đến đường lành? Tâm trụ không loạn, không động, nhiếp thọ, tónh chỉ, chánh định, nhất tâm. Đó gọi là chánh định thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, hướng đến đường lành. “Thế nào là chánh định thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo; tâm pháp tương ưng với tư duy vô lậu, an trụ không loạn không tán, nhiếp thọ, tónh chỉ, chánh định, nhất tâm. Đó gọi là chánh định thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827382">Kinh 786. Hướng tà<註 n="1055"/>46 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo tâm hướng theo tà, là trái nghịch với pháp, không vui thích nơi pháp<註 n="1056"/>47.Nếu hướng theo chánh, là không trái với pháp, tâm vui thích pháp. Những gì là tà? Tà kiến… cho đến tà định. Những gì là chánh? Là chánh kiến… cho đến chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827383">Kinh 787. Tà kiến chánh kiến (1)<註 n="1057"/>48 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Hướng theo tà là trái nghịch pháp, không thích pháp. Hướng theo chánh là thích pháp, không trái nghịch pháp<註 n="1058"/>49.“Thế nào là hướng theo tà là trái nghịch pháp, không ưa thích pháp? Người tà kiến, thân nghiệp như được thấy, khẩu nghiệp như được thấy; hoặc tư niệm, hoặc ước muốn, hoặc ước nguyện, hoặc hành vi, tất cả những điều ấy đều tùy thuận đưa đến quả không khả ái, không khả niệm, không khả ý. Vì sao? Vì kiến ấy là ác, tức là tà kiến. Tà kiến khởi lên tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định. Đó gọi là hướng theo tà là trái lại với pháp, không ưa thích pháp. “Thế nào là hướng theo chánh là thích pháp, không trái nghịch pháp? Người chánh kiến, thân nghiệp như được thấy, hoặc khẩu nghiệp, hoặc tư niệm, hoặc ước muốn, hoặc ước nguyện, hoặc hành vi, tất cả những điều ấy đều tùy thuận đưa đến quả khả ái, khả niệm, khả ý. Vì sao? Vì kiến chân chánh, tức là chánh kiến. Chánh kiến khởi lên chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là hướng theo chánh là thích pháp, không trái nghịch pháp.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827384">Kinh 788. Tà kiến chánh kiến (2)<註 n="1059"/>50 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Hướng theo tà là trái nghịch pháp, không thích pháp. Hướng theo chánh là thích pháp, không trái nghịch pháp<註 n="1060"/>51.“Thế nào là hướng theo tà là trái nghịch pháp, không ưa thích pháp? Người tà kiến, thân nghiệp như được thấy, khẩu nghiệp như được thấy; hoặc tư niệm, hoặc ước muốn, hoặc ước nguyện, hoặc hành vi, tất cả những điều ấy đều tùy thuận đưa đến quả không khả ái, không khả niệm, không khả ý. Vì sao? Vì kiến ấy là ác, tức là tà kiến. Tà kiến khởi lên tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định. Thí như hạt giống quả đắng đem đặt vào trong đất, tùy thời vun xới, tưới tiêu cho nó, thì vị đất, vị nước, vị nắng, vị gió, tất cả đều mang vị đắng. Vì sao? Vì hạt giống đắng. Cũng vậy, người tà kiến, thân nghiệp như được thấy, khẩu nghiệp như được thấy; hoặc tư niệm, hoặc ước muốn, hoặc ước nguyện, hoặc hành vi, tất cả những điều ấy đều tùy thuận đưa đến quả không khả ái, không khả niệm, không khả ý. Vì sao? Vì kiến ấy là ác, tức là tà kiến. Tà kiến khởi lên tà chí, cho đến, tà định. Đó gọi là hướng theo tà là trái nghịch pháp, không ưa thích pháp. “Thế nào là hướng theo chánh là thích pháp, không trái nghịch pháp? Người chánh kiến, thân nghiệp như được thấy, hoặc khẩu nghiệp, hoặc tư niệm, hoặc ước muốn, hoặc ước nguyện, hoặc hành vi, tất cả những điều ấy đều tùy thuận đưa đến quả khả ái, khả niệm, khả ý. Vì sao? Vì kiến ấy thiện, tức là chánh kiến. Chánh kiến khởi lên chánh chí, cho đến, chánh định. Thí như giống mía ngọt, lúa mì, nho, đem đặt vào trong đất, tùy thời vun xới, tưới tiêu cho nó, thì khi nó gặp vị đất, vị nước, vị nắng, vị gió, tất cả những vị này cũng đều trở thành ngon ngọt. Vì sao? Vì hạt mầm ngọt. Cũng vậy, người chánh kiến, thân nghiệp như được thấy, hoặc khẩu nghiệp, hoặc tư niệm, hoặc ước muốn, hoặc ước nguyện, hoặc hành vi, tất cả những điều ấy đều tùy thuận đưa đến quả khả ái, khả niệm, khả ý. Vì sao? Vì kiến ấy thiện, tức là chánh kiến. Chánh kiến khởi lên chánh chí, cho đến, chánh định. Đó gọi là hướng theo chánh là thích pháp, không trái nghịch pháp.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như ba kinh trên, thế gian và xuất thế gian cũng nói như vậy và cũng nói kệ rằng: Không nên gần pháp ác, Không nên hành buông lung; Không nên tập tà kiến, Tăng trưởng nơi thế gian. Giả sử có thế gian, Người chánh kiến tăng thượng; Dù trải trăm ngàn tuổi, Quyết không vào đường ác. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827385">Kinh 789. Sanh văn Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có Bà-la-môn Sanh Văn đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật. Sau khi cùng Thế Tôn thăm hỏi ân cần xong, ngồi sang qua một bên, bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, gọi là chánh kiến; thế nào là chánh kiến?” Phật bảo Bà-la-môn: “Chánh kiến có hai: Có chánh kiến thuộc về thế tục, hữu lậu, hữu thủ, hướng đến đường lành; có loại chánh kiến thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, bất thủ, hết khổ chân thật, hướng đến thoát khổ. “Thế nào là chánh kiến hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện? Nếu người nào thấy có bố thí, có chú thuyết… cho đến biết thế gian có A-la-hán, không tái sanh đời sau<註 n="1061"/>52.Này Bà-la-môn, đó gọi là chánh kiến thế tục thuộc về thế gian, hữu lậu, hữu thủ, chuyển hướng cõi thiện. “Bà-la-môn, thế nào là chánh kiến thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, hết khổ chân thật, hướng đến thoát khổ? Thánh đệ tử nơi Khổ tư duy Khổ; nơi Tập, Diệt, Đạo tư duy Đạo, tương ưng với tư duy vô lậu, ở nơi pháp mà tuyển trạch, phân biệt, suy cầu, giác tri, hiệt tuệ, quán sát tỏ ngộ. Đó gọi là chánh kiến thuộc về xuất thế gian của bậc Thánh, vô lậu, không thủ, chân chánh đoạn tận khổ, chuyển hướng đến thoát khổ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn Sanh Văn nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Như Chánh kiến. Cũng vậy, Chánh chí, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh phương tiện, Chánh niệm, Chánh định, kinh nào cũng nói như trên.  <詞 id="34827386">Kinh 790. Tà kiến (1) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có tà và tà đạo, có chánh và chánh đạo. Hãy lắng nghe và suy nghó cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói: “Những gì là tà? Đó là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Những gì là tà đạo? Đó là tà kiến… cho đến tà định. “Những gì là chánh? Đó là người, trời, Niết-bàn. Những gì là chánh đạo? Đó là chánh kiến… cho đến chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827387">Kinh 791. Tà kiến (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có tà, có tà đạo; có chánh, có chánh đạo. Hãy lắng nghe và suy nghó cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói: “Những gì là tà? Đó là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Những gì là tà đạo? Đó là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, lời thêu dệt, tham, nhuế, tà kiến. “Những gì là chánh? Đó là người, trời, Niết-bàn. Những gì là chánh đạo? Đó là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không ác khẩu, không nói lời thêu dệt, không tham, không nhuế và chánh kiến.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827388">Kinh 792. Tà kiến (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Những gì là ác thú đạo? Đó là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá Tăng, ác tâm làm thân Phật ra máu.” Ngoài ra đều nói như trên. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827389">Kinh 793. Thuận lưu nghịch lưu Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có đường thuận dòng, có đường nghịch dòng. Hãy lắng nghe và suy nghó cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói: “Những gì là đường thuận dòng? Đó là tà kiến… cho đến tà định. Những gì là con đường nghịch dòng? Đó là chánh kiến… cho đến chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như thuận dòng và nghịch dòng. Cũng vậy, đường thoái và đường tiến, đường xuống và đường lên, cùng ba kinh Đạo tích, cũng nói như trên.  <詞 id="34827390">Kinh 794. Sa-môn sa-môn pháp<註 n="1062"/>53 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có Sa-môn và pháp Bà-la-môn. Hãy lắng nghe và suy nghó cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói: “Những gì là pháp Sa-môn? Đó là tám Thánh đạo: Từ chánh kiến… cho đến chánh định. Thế nào là Sa-môn? Nếu người nào thành tựu pháp này. Đó gọi là Sa-môn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827391">Kinh 795. Sa-môn pháp sa-môn nghóa<註 n="1063"/>54 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có pháp Sa-môn và nghóa Sa-môn. Những gì là pháp Sa-môn? Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến… cho đến chánh định. Thế nào là nghóa Sa-môn? Tham dục đã vónh viễn trừ hết; sân nhuế, ngu si đã vónh viễn trừ hết; tất cả mọi phiền não vónh viễn tận trừ. Đó gọi là nghóa Sa-môn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827392">Kinh 796. Sa-môn sa-môn quả<註 n="1064"/>55 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có pháp Sa-môn và quả Sa-môn. Hãy lắng nghe và suy nghó cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói: “Những gì là pháp Sa-môn? Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến… cho đến chánh định. Những gì là quả Sa-môn? Đó là quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm và quả A-la-hán.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. <卷 id="34827393">TẠP A HÀM Quyển 29 <詞 id="34827394">Kinh 797. Sa-môn pháp sa-môn quả<註 n="1065"/>56 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có pháp Sa-môn<註 n="1066"/>57 và quả Sa-môn<註 n="1067"/>58.Hãy lắng nghe và suy nghó cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói: “Những gì là pháp Sa-môn? Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến… cho đến chánh định. Những gì là quả Sa-môn? Đó là quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm và quả A-la-hán. “Thế nào là quả Tu-đà-hoàn? Đoạn trừ ba kết. Thế nào là quả Tư-đà-hàm? Đoạn trừ ba kết; tham, nhuế, si mỏng. Thế nào là quả A-na-hàm? Đoạn sạch hết năm hạ phần kết. Thế nào là quả A-la-hán? Đoạn trừ vónh viễn tham, nhuế, si; đoạn trừ vónh viễn tất cả các thứ phiền não.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827395">Kinh 798. Sa-môn pháp sa-môn nghóa<註 n="1068"/>59 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có pháp Sa-môn, Sa-môn và nghóa Sa-môn<註 n="1069"/>60.Hãy lắng nghe và suy nghó cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói: “Những gì là pháp Sa-môn? Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến… cho đến chánh định. Những gì là Sa-môn? Người thành tựu pháp Sa-môn này. Những gì là nghóa Sa-môn? Đã đoạn trừ vónh viễn tham dục, sân nhuế, si mê; đoạn trừ vónh viễn tất cả các phiền não.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827396">Kinh 799. Sa-môn quả Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói trên, nhưng có một vài sai biệt. “Có quả Sa-môn. Những gì là quả Sa-môn? Đó là quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827397">Kinh 800. Bà-la-môn<註 n="1070"/>61 Cũng vậy, pháp Bà-la-môn, Bà-la-môn, nghóa Bà-la-môn, quả Bà-la-môn; pháp phạm hạnh, người phạm hạnh, nghóa phạm hạnh, quả phạm hạnh, đều nói như trên.  <詞 id="34827398">Kinh 801. Ngũ pháp<註 n="1071"/>62 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm pháp mang lại nhiều lợi ích cho sự tu An-na-ban-na niệm. Những gì là năm? An trụ luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa, oai nghi hành xử đầy đủ; đối với những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãi, thọ trì học giới. Đó gọi là pháp thứ nhất mang lại nhiều lợi ích cho sự tu An-na-ban-na niệm. “Lại nữa, Tỳ-kheo ít muốn, ít sự việc, ít tác vụ. Đó là pháp thứ hai mang lại nhiều lợi ích cho sự tu An-na-ban-na niệm. “Lại nữa, Tỳ-kheo nào ăn uống biết lường, không ít cũng không nhiều. Không vì việc ăn uống mà sanh ra tư tưởng ham muốn; luôn tinh cần tư duy. Đó là pháp thứ ba mang lại nhiều lợi ích cho sự tu An-na-ban-na niệm. “Lại nữa, Tỳ-kheo đầu đêm, cuối đêm, không đắm say ngủ nghỉ, mà luôn tinh cần tư duy. Đó là pháp thứ tư mang lại nhiều lợi ích cho sự tu An-na-ban-na niệm. “Lại nữa, Tỳ-kheo ở trong rừng hoang vắng, xa lìa những nơi náo nhiệt. Đó là pháp thứ năm mang lại nhiều lợi ích cho sự tu An-na-ban-na niệm.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827399">Kinh 802. An-na-ban-na niệm (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nên tu An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827400">Kinh 803. An-na-ban-na niệm (3)<註 n="1072"/>63 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ. Thế nào là tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ? Tỳ-kheo, nương vào xóm làng, thành ấp mà ở; sáng sớm đắp y, mang bát, vào thôn khất thực, nên khéo hộ trì thân, giữ gìn các căn, khéo cột tâm an trụ; khất thực xong trở về chỗ ở, cất y bát, rửa chân xong, hoặc vào trong rừng, trong phòng vắng, dưới bóng cây, hoặc nơi đất trống, thân ngồi ngay thẳng, cột niệm trước mặt, cắt đứt mọi tham ái thế gian, ly dục thanh tịnh, đoạn trừ sân nhuế, thùy miên, trạo hối và nghi, vượt qua các nghi hoặc, đối với các pháp lành, tâm được quyết định; viễn ly năm triền cái vốn làm phiền não tâm, khiến tuệ lực suy giảm, là phần chướng ngại, không hướng đến Niết-bàn. “Niệm hơi thở vào<註 n="1073"/>64, cột niệm, hãy khéo học. Niệm hơi thở ra<註 n="1074"/>65, cột niệm, hãy khéo học. Hơi thở dài<註 n="1075"/>66, hơi thở ngắn<註 n="1076"/>67.Cảm giác biết toàn thân khi thở vào, khắp toàn thân thở vào, hãy khéo học<註 n="1077"/>68; cảm giác biết toàn thân khi thở ra, khắp toàn thân thở ra, hãy khéo học. Giác tri tất cả sự an tịnh của tất cả thân hành khi thở vào<註 n="1078"/>69, tất cả thân hành an tịnh thở vào, hãy khéo học; giác tri tất cả sự an tịnh của tất cả thân hành khi thở ra, tất cả thân hành an tịnh thở vào, hãy khéo học. Giác tri hỷ, giác tri lạc, giác tri tâm hành<註 n="1079"/>70, giác tri sự an tịnh của tâm hành khi thở vào, giác tri tâm hành an tịnh thở vào, hãy khéo học<註 n="1080"/>71.Giác tri sự an tịnh của tâm hành khi thở ra, giác tri tâm hành an tịnh thở ra, hãy khéo học. Giác tri tâm, giác tri tâm hoan hỷ, giác tri tâm định, giác tri tâm giải thoát khi thở vào<註 n="1081"/>72, giác tri tâm giải thoát thở vào, hãy khéo học. Giác tri tâm giải thoát khi hơi thở ra, giác tri tâm giải thoát thở ra, hãy khéo học. Quán sát vô thường, quán sát đoạn, quán sát vô dục, quán sát diệt<註 n="1082"/>73 khi hơi thở vào, quán sát diệt thở vào, phải khéo học. Quán sát diệt khi hơi thở ra, quán sát diệt thở ra, phải khéo học. Đó gọi là tu An-na-ban-na niệm, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827401">Kinh 804. Đoạn giác tưởng<註 n="1083"/>74 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Hãy tu An-na-ban-na niệm tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, sẽ đoạn trừ các giác tưởng. Thế nào tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, sẽ đoạn trừ các giác tưởng? Tỳ-kheo nào nương vào làng xóm, thành ấp mà ở, nói đầy đủ như trên… cho đến khéo học đối với việc quán sát diệt khi hơi thở ra. Đó gọi là tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, sẽ đoạn trừ các giác tưởng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như đoạn trừ giác tưởng, cũng vậy không dao động, được quả lớn, phước lợi lớn; cũng vậy được cam lộ, cứu cánh cam lộ và được hai quả, bốn quả, bảy quả, kinh nào cũng nói như trên.<註 n="1084"/>75  <詞 id="34827402">Kinh 805. A-lê-sắt-tra<註 n="1085"/>76 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như An-na-ban-na niệm mà Ta đã giảng dạy, các ông có tu tập không?” Lúc ấy, có Tỳ-kheo tên là A-lê-sắt-tra, đang ngồi ở trong chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, làm lễ Phật, quỳ gối phải sát đất, chắp tay bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã tu tập An-na-ban-na niệm mà Thế Tôn đã giảng dạy.” Phật bảo Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra: “Ông tu tập thế nào An-na-ban-na niệm mà Ta đã giảng dạy?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Đối các hành quá khứ con không luyến tiếc, các hành vị lai không sanh ra hoan lạc, đối với các hành hiện tại không sanh ra đắm nhiễm; khéo chân chánh trừ diệt những tưởng về đối ngại<註 n="1086"/>77 bên trong và bên ngoài. Con đã tu tập An-na-ban-na niệm mà Thế Tôn đã giảng dạy như vậy.” Phật bảo Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra: “Ông thật sự đã tu An-na-ban-na niệm mà Ta đã giảng dạy, chứ chẳng phải không tu. Song có Tỳ-kheo đối với chỗ tu tập An-na-ban-na niệm của ông lại còn có phần vi diệu hơn, vượt trội hơn. Những gì là An-na-ban-na niệm vi diệu hơn, vượt trội hơn những gì An-na-ban-na niệm tu tập? Tỳ-kheo nương vào làng xóm, thành ấp mà ở, như đã nói ở trên… cho đến, quán sát diệt thở ra, phải khéo học. Này Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra, đó gọi là An-na-ban-na niệm vi diệu hơn, vượt trội hơn những gì An-na-ban-na niệm mà ông tu tập.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827403">Kinh 806. Kế-tân-na<註 n="1087"/>78 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Hôm ấy, vào sáng sớm Đức Thế Tôn đắp y, bưng bát, vào thành Vương xá khất thực. Ăn xong, trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân xong, mang Ni-sư-đàn vào rừng An-đà, ngồi dưới một bóng cây, thiền tịnh ban ngày. Lúc bấy giờ, Tôn giả Kế-tân-na, cũng vào sáng sớm, đắp y mang bát vào thành Vương xá khất thực. Xong, trở về cất y bát, rửa chân xong, mang Ni-sư-đàn vào rừng An-đà ngồi thiền tịnh dưới một bóng cây cách Đức Phật không xa; thẳng người bất động, thân tâm chánh trực, tư duy thắng diệu. Vào buổi chiều hôm ấy, có số đông các Tỳ-kheo sau khi từ thiền tịnh tỉnh giấc, đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu dảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các ông có thấy Tôn giả Kế-tân-na không? Cách Ta không xa, vị đó đang ngồi ngay thẳng trang nghiêm, thân tâm bất động, an trú thắng diệu trú<註 n="1088"/>79.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Chúng con thường xuyên thấy Tôn giả này ngồi thẳng trang nghiêm, khéo thu nhiếp thân mình không lay không động, chuyên tâm thắng diệu.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào, tu tập tam-muội, thân tâm an trụ, không lay không động, trụ vào thắng diệu, thì Tỳ-kheo này sẽ đạt được tam-muội này mà không cần đến phương tiện, tùy theo ý muốn liền có được.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Tam-muội gì mà Tỳ-kheo đạt được tam-muội này thì thân tâm bất động, an trụ thắng diệu trụ?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào nương vào làng xóm mà ở, sáng sớm đắp y mang bát vào thôn khất thực, ăn xong trở về tinh xá cất y bát, sau khi rửa chân xong, vào ngồi trong rừng, hoặc nơi phòng vắng, đất trống, cột niệm tư duy… cho đến, quán sát diệt, thở ra, phải khéo học. Đó gọi là Tam-muội, nếu Tỳ-kheo nào ngồi trang nghiêm suy tư, thân tâm sẽ bất động, an trụ thắng diệu trụ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827404">Kinh 807. Nhất-xa-năng-già-la<註 n="1089"/>80 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Nhất-xa-năng-già-la<註 n="1090"/>81.Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta muốn tọa thiền trong vòng hai tháng. Các Tỳ-kheo chớ nên tới lui, chỉ trừ Tỳ-kheo đưa thức ăn và khi bố-tát.” Sau khi Thế Tôn nói những lời này xong, liền ở lại đây hai tháng<註 n="1091"/>82 để thiền tọa, không một Tỳ-kheo nào dám tới lui, chỉ trừ lúc đưa thức ăn và bố-tát. Bấy giờ, sau khi trải qua hai tháng thiền tọa xong, Ngài từ thiền tịnh tỉnh giấc, ngồi trước Tỳ-kheo Tăng; bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có những xuất gia ngoại đạo nào đến hỏi các ông: ‘Sa-môn Cù-đàm trong hai tháng tọa thiền gì?’ Thì các ông nên đáp rằng: ‘Trong hai tháng Như Lai bằng An-na-ban-na niệm an trú trong thiền tịnh tư duy. Vì sao? Vì suốt trong hai tháng này Ta luôn luôn an trụ tư duy nhiều nơi niệm An-na-ban-na. Khi hơi thở vào, biết như thật niệm hơi thở vào; khi hơi thở ra, biết như thật niệm hơi thở ra. Hoặc dài, hoặc ngắn. Cảm giác toàn thân, biết như thật niệm hơi thở vào; cảm giác toàn thân, biết như thật niệm hơi thở ra. An tịnh thân hành, biết như thật niệm hơi thở vào;… cho đến, diệt, biết như thật hơi thở ra. Sau khi Ta đã biết, bấy giờ, Ta tự nghó: ‘Ở đây vẫn còn trụ tư duy thô. Nay Ta sau khi đình chỉ tư duy này, hãy tu thêm các tu tập vi tế khác mà an trụ.’ “Rồi, Ta sau khi đình chỉ tư duy thô, liền nhập tư duy vi tế và an trụ nhiều nơi đó mà an trụ. Khi đó có ba vị Thiên tử, tướng mạo rất tuyệt diệu, sáng sớm, ra đi đến chỗ Ta. Một Thiên tử nói như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm đã đến thời<註 n="1092"/>83.’ Lại có một Thiên tử nói: ‘Đây chẳng phải đã đến thời, mà sắp đến.’ Vị Thiên tử thứ ba nói: ‘Chẳng phải đã đến thời, cũng chẳng phải sắp đến, mà đây là an trụ tu tập. Đây là sự tịch diệt của vị A-la-hán<註 n="1093"/>84 vậy’.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có chánh thuyết nào về Thánh trụ<註 n="1094"/>85, Thiên trụ<註 n="1095"/>86, Phạm trụ<註 n="1096"/>87, Học trụ<註 n="1097"/>88, Vô học trụ<註 n="1098"/>89, Như Lai trụ<註 n="1099"/>90; và hiện pháp lạc<註 n="1100"/>91 trụ của Thánh nhân vô học mà hàng hữu học chưa được sẽ được, chưa đến sẽ đến, chưa chứng sẽ chứng; đó là nói về An-na-ban-na niệm. Đây là chánh thuyết. Vì sao? Vì An-na-ban-na niệm là Thánh trụ, Thiên trụ, Phạm trụ… cho đến Vô học hiện pháp lạc trú.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827405">Kinh 808. Ca-ma<註 n="1101"/>92 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn cây Ni-câu-luật tại Ca-tỳ-la-việt<註 n="1102"/>93.Bấy giờ có Ma-ha-nam dòng họ Thích<註 n="1103"/>94 đến chỗ Tôn giả Tỳ-kheo Ca-ma<註 n="1104"/>95, đảnh lễ dưới chân Tỳ-kheo Ca-ma, rồi ngồi lui qua một bên, thưa Tỳ-kheo Ca-ma rằng: “Thế nào, Tôn giả Ca-ma, có phải bậc Học trụ<註 n="1105"/>96 tức là Như Lai trụ<註 n="1106"/>97 không? Hay Học trụ khác, Như Lai trụ khác?” Tỳ-kheo Ca-ma đáp rằng: “Này Ma-ha-nam, Học trụ khác, Như Lai trụ khác. Ma-ha-nam, Học trụ là do đoạn trừ năm triền cái mà an trụ nhiều<註 n="1107"/>98.Như Lai trụ đối với năm triền cái đã đoạn, đã biến tri, chặt đứt gốc rễ của nó, như chặt đầu cây đa-la, làm cho không còn sanh trưởng nữa, ở đời vị lai trở thành pháp bất sanh. “Một thời, Thế Tôn ở trong rừng Nhất-xà-năng-già-la<註 n="1108"/>99.Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: ‘Ta muốn ở trong rừng Nhất-xà-năng-già-la này thiền tọa trong vòng hai tháng<註 n="1109"/>100, Tỳ-kheo các ông chớ tới lui, chỉ trừ Tỳ-kheo đưa thức ăn và lúc bố-tát, nói đầy đủ như trước… cho đến Vô học hiện pháp lạc trụ.’ Này Ma-ha-nam, vì vậy cho nên biết, Học trụ khác, Như Lai trụ khác.” Sau khi Ma-ha-nam thuộc dòng họ Thích nghe những gì Tỳ-kheo Ca-ma đã nói, hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827406">Kinh 809. Kim cương<註 n="1110"/>101 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Tát-la-lê, cạnh sông Bạt-cầu-ma tại tụ lạc Kim cương<註 n="1111"/>102.Bấy giờ Đức Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói về bất tịnh quán, khen ngợi bất tịnh quán rằng: “Các Tỳ-kheo nên tu tập bất tịnh quán; tu tập bất tịnh quán nhiều thì sẽ được quả lớn, phước lợi lớn.” Các Tỳ-kheo sau khi đã tu tập bất tịnh quán rồi, đều rất chán sợ thân này, hoặc dùng đao tự sát, hoặc uống thuốc độc, hoặc dùng dây tự vẫn, hoặc lao đầu vào vách núi tự sát, hoặc nhờ Tỳ-kheo khác giết. Có Tỳ-kheo kia sanh lòng cực kỳ nhàm chán sự bất tịnh xấu xa<註 n="1112"/>103, nên đến chỗ con Phạm chí Lộc Lâm<註 n="1113"/>104 nói với người con Phạm chí Lộc Lâm rằng: “Hiền thủ! Người làm ơn giết tôi, y bát xin tặng lại ông.” Bấy, người con Phạm chí Lộc Lâm liền giết Tỳ-kheo này, rồi mang đao đến bờ sông Bạt-cầu-ma<註 n="1114"/>105 để rửa. Lúc ấy, có Ma thiên ở giữa hư không, khen ngợi con Phạm chí Lộc Lâm rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền thủ, ông được vô lượng công đức, có thể khiến cho Sa-môn Thích tử trì giới có đức, người chưa độ được độ, người chưa thoát được thoát, người chưa yên nghỉ khiến được yên nghỉ, người chưa được Niết-bàn khiến được Niết-bàn; y bát và các thứ tạp vật cùng những lợi dưỡng tất cả đều thuộc về ông.” Sau khi con Phạm chí Lộc Lâm nghe những lời khen ngợi này rồi, thì ác tà kiến tăng thêm, tự nghó: ‘Hôm nay ta đã thật sự tạo ra phước đức lớn, khiến cho Sa-môn Thích tử, người trì giới, công đức, người chưa độ được độ, người chưa thoát được thoát, người chưa yên nghỉ khiến được yên nghỉ, người chưa được Niết-bàn khiến được Niết-bàn; y bát và các thứ tạp vật cùng những lợi dưỡng tất cả đều thuộc về ta.’ Nghó xong tay cầm đao bén đi đến các phòng xá, những nơi kinh hành, phòng riêng, phòng Thiền, gặp các Tỳ-kheo nói như vầy: “Những Tỳ-kheo nào trì giới có đức, ai chưa được độ ta có thể độ cho, ai chưa thoát sẽ khiến cho thoát, ai chưa yên nghỉ sẽ khiến được yên nghỉ, chưa Niết-bàn sẽ khiến được Niết-bàn.” Lúc ấy, các Tỳ-kheo đang chán sợ thân này, đều ra khỏi phòng nói với con Phạm chí Lộc Lâm rằng: “Tôi chưa được độ, ông nên độ tôi; tôi chưa được thoát, ông nên giải thoát tôi; tôi chưa được yên nghỉ, ông nên khiến cho tôi được yên nghỉ; tôi chưa được Niết-bàn, ông nên khiến cho tôi được Niết-bàn.” Bấy giờ con Phạm chí Lộc Lâm liền dùng đao bén giết Tỳ-kheo này và lần lượt, giết chết cho đến sáu mươi người. Bấy giờ, đến ngày mười lăm, lúc thuyết giới, Đức Thế Tôn ngồi trước đại chúng, bảo Tôn giả A-nan: “Vì lý do gì mà các Tỳ-kheo càng lúc càng ít, càng lúc càng giảm, càng lúc càng hết như vậy?” A-nan bạch Phật rằng: “Thế Tôn đã vì các Tỳ-kheo nói về tu bất tịnh quán, khen ngợi bất tịnh quán. Khi các Tỳ-kheo tu tập bất tịnh quán, đâm ra chán sợ thân này, nói đầy đủ… cho đến giết hại sáu mươi Tỳ-kheo. Bạch Thế Tôn, vì lý do này nên khiến cho các Tỳ-kheo càng lúc càng ít, càng lúc càng giảm, càng lúc càng hết. Cúi xin Thế Tôn thuyết giảng pháp khác, để cho các Tỳ-kheo sau khi nghe xong tinh cần tu tập trí tuệ, an lạc mà tiếp thọ Chánh pháp; an vui sống trong Chánh pháp.” Phật bảo A-nan: “Vì vậy, nay Ta sẽ lần lượt nói về sự an trụ vi tế trụ, tùy thuận mà khai giác, khiến pháp ác bất thiện đã khởi hay chưa khởi đều nhanh chóng lắng xuống. Như trời mưa lớn, những thứ bụi bặm đã khởi lên hay chưa khởi lên đều khiến cho chúng lắng xuống. Cũng vậy, Tỳ-kheo khi tu tập an trụ nơi vi tế trụ, có thể khiến các pháp ác bất thiện đã khởi hay chưa khởi đều lắng xuống. “Này A-nan, thế nào là an trụ vi tế trụ, tùy thuận mà khai giác, khiến pháp ác bất thiện đã khởi hay chưa khởi đều lắng xuống? Đó là an trụ vào An-na-ban-na niệm.” A-nan bạch Phật: “Thế nào là tu tập an trụ vào An-na-ban-na niệm, theo đó mà khai mở giác, thì những pháp ác bất thiện dù đã khởi hay chưa khởi lên cũng có khả năng khiến chúng dừng lại?” Phật bảo A-nan: “Nếu Tỳ-kheo, nương vào làng xóm mà ở, như đã nói đầy đủ ở trước… cho đến khéo học như quán diệt khi niệm hơi thở ra.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827407">Kinh 810. A-nan<註 n="1115"/>106 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Tát-la-lê, cạnh sông Bạt-cầu-ma tại tụ lạc Kim cương. Bấy giờ giờ Tôn giả A-nan ở một mình nơi vắng, thiền quán tư duy, tự nghó như vầy: ‘Có một pháp nào được tu tập, tu tập nhiều, khiến cho bốn pháp đầy đủ. Bốn pháp đã đầy đủ rồi, thì bảy pháp đầy đủ. Bảy pháp đã đầy đủ rồi, thì hai pháp đầy đủ?’ Sau khi từ thiền tịnh tỉnh giấc, Tôn giả A-nan đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Khi con ở một mình nơi chỗ vắng, thiền quán tư duy tự nghó: ‘Có một pháp nào được tu tập, tu tập nhiều, khiến cho bốn pháp đầy đủ. Bốn pháp đã đầy đủ rồi, thì bảy pháp đầy đủ. Bảy pháp đã đầy đủ rồi, thì hai pháp đầy đủ?’.” Phật bảo A-nan: “Có một pháp được tu tập, tu tập nhiều,… cho đến hai pháp đầy đủ. Những gì là một pháp? Đó là An-na-ban-na niệm, được tu tập, tu tập nhiều, có khả năng làm cho bốn Niệm xứ đầy đủ. Bốn Niệm xứ đã đầy đủ rồi, bảy Giác phần đầy đủ. Bảy Giác phần đã đầy đủ rồi, minh và giải thoát<註 n="1116"/>107 đầy đủ. “Thế nào là tu tập An-na-ban-na niệm, thì bốn Niệm xứ đầy đủ? Tỳ-kheo nương vào làng xóm mà ở… cho đến khéo học quán diệt khi niệm hơi thở ra. “Này A-nan, như vậy Thánh đệ tử, khi niệm hơi thở vào, học như niệm hơi thở vào; khi niệm hơi thở ra, học như niệm hơi thở ra. Hoặc dài hoặc ngắn. Giác tri tất cả thân hành, khi niệm hơi thở vào, học như niệm hơi thở vào; khi niệm hơi thở ra, học như niệm hơi thở ra. Thân hành an tịnh khi niệm hơi thở vào, học như thân hành an tịnh niệm hơi thở vào; thân hành an tịnh khi niệm hơi thở ra, học như thân hành an tịnh niệm hơi thở ra. Thánh đệ tử lúc bấy giờ, an trụ chánh niệm quán thân trên thân. Nếu khác với thân<註 n="1117"/>108, kia cũng như vậy, tùy theo thân tương tự tư duy. “Nếu có lúc Thánh đệ tử giác tri hỷ, giác tri lạc, giác tri tâm hành, giác tri tâm hành an tịnh, khi niệm hơi thở vào, học như tâm hành an tịnh niệm hơi thở vào; tâm hành an tịnh khi niệm hơi thở ra, học như tâm hành an tịnh niệm hơi thở ra. Thánh đệ tử lúc bấy giờ, an trụ chánh niệm quán thọ trên thọ. Nếu khác với thọ thì kia cũng tùy theo thọ tương tự tư duy<註 n="1118"/>109. “Nếu có khi Thánh đệ tử giác tri tâm, giác tri tâm hoan hỷ, tâm định, tâm giải thoát, khi niệm hơi thở vào, học như tâm giải thoát niệm hơi thở vào. Tâm giải thoát khi niệm hơi thở ra, học như tâm giải thoát niệm hơi thở ra. Thánh đệ tử lúc bấy giờ, an trụ chánh niệm quán tâm nơi tâm. Nếu có tâm khác, kia cũng tùy theo tâm tương tự tư duy. “Nếu có khi Thánh đệ tử quán vô thường, đoạn, vô dục, diệt, học an trụ quán như vô thường, đoạn, vô dục, diệt. Thánh đệ tử lúc bấy giờ, an trụ chánh niệm quán pháp trên pháp. Nếu có pháp khác, kia cũng tùy theo pháp tương tự tư duy. Đó gọi là tu An-na-ban-na niệm, thì bốn Niệm xứ đầy đủ.” A-nan bạch Phật: “Khi tu tập An-na-ban-na niệm như vậy, khiến cho bốn Niệm xứ đầy đủ. Thế nào là tu bốn Niệm xứ làm cho bảy Giác phần đầy đủ?” Phật bảo A-nan: “Nếu Tỳ-kheo an trụ chánh niệm quán thân trên thân. Sau an trụ với chánh niệm, cột niệm trụ yên không cho mất, bấy giờ, phương tiện tu Niệm giác phần. Khi đã tu niệm giác phần rồi, niệm giác phần được đầy đủ. Khi niệm giác phần đã đầy đủ rồi, đối với pháp mà tuyển trạch, tư lường; bấy giờ phương tiện tu Trạch pháp giác phần. Khi đã tu trạch pháp giác phần rồi, trạch pháp giác phần được đầy đủ. Sau khi đối với pháp đã tuyển trạch, phân biệt, tư lường rồi, phương tiện tinh cần sẽ đạt được, lúc bấy giờ phương tiện tu tập Tinh tấn giác phần. Khi đã tu tinh tấn giác phần rồi, tinh tấn giác phần được đầy đủ. Sau khi phương tiện tinh tấn, tâm được hoan hỷ, lúc bấy giờ phương tiện tu Hỷ giác phần. Khi đã tu hỷ giác phần rồi, hỷ giác phần được đầy đủ. Khi đã có hoan hỷ rồi, thân tâm khinh an, lúc bấy giờ phương tiện tu Khinh an giác phần. Khi đã tu khinh an phần rồi, khinh an giác phần được đầy đủ. Sau khi thân tâm an lạc rồi đạt được tam-muội, lúc bấy giờ tu định giác phần. Sau khi đã tu Định giác phần rồi, định giác phần được đầy đủ. Khi định giác phần đã đầy đủ rồi, tham ưu thế gian bị diệt, đạt được xả bình đẳng, lúc bấy giờ phương tiện tu Xả giác phần. Sau khi đã tu xả giác phần rồi, xả giác phần được đầy đủ. Đối với thọ, tâm, pháp trên pháp niệm xứ cũng nói như vậy. Đó gọi là tu bốn Niệm xứ thì bảy Giác phần sẽ đầy đủ.” A-nan bạch Phật: “Đó gọi là tu bốn Niệm xứ, bảy Giác phần sẽ đầy đủ. Thế nào là khi tu bảy Giác phần thì minh và giải thoát sẽ đầy đủ?” Phật bảo A-nan: “Nếu Tỳ-kheo tu Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Sau khi đã tu niệm giác phần rồi, minh giải thoát sẽ đầy đủ… cho đến khi tu xả giác phần y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng đến xả. Cũng vậy, khi đã tu xả giác phần rồi, minh giải thoát sẽ đầy đủ. “A-nan, đó gọi là mọi pháp đều tùy thuộc vào nhau, mọi pháp đều ảnh hưởng lẫn nhau. Mười ba pháp như vậy, một pháp làm tăng thượng, một pháp là cửa ngõ, theo thứ lớp tiến lên, tu tập đầy đủ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827408">Kinh 811–812. Tỳ-kheo Cũng vậy, những gì Tỳ-kheo khác hỏi và Đức Phật hỏi các Tỳ-kheo cũng nói như trên.<註 n="1119"/>110  <詞 id="34827409">Kinh 813. Kim-tỳ-la<註 n="1120"/>111 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Kim-tỳ, tụ lạc Kim-tỳ-la<註 n="1121"/>112.Bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả Kim-tỳ-la: “Nay Ta sẽ nói về sự tinh tấn tu tập bốn Niệm xứ. Hãy lắng nghe và suy nghó cho kỹ, Ta sẽ vì ông mà nói.” Đức Thế Tôn lập lại ba lần như vậy, trong khi Tôn giả Kim-tỳ-la<註 n="1122"/>113 vẫn ngồi im lặng. Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với Tôn giả Kim-tỳ-la: “Nay Đại Sư nhắc bảo thầy.” Ba lần như vậy. Tôn giả Kim-tỳ-la nói với Tôn giả A-nan: “Tôi đã biết, Tôn giả A-nan! Tôi đã biết, Tôn giả Cù-đàm<註 n="1123"/>114!” Khi ấy Tôn giả A-nan bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, thật đúng lúc. Bạch Thế Tôn, đã đúng lúc. Bạch Thiện Thệ, xin vì các Tỳ-kheo nói về tu tập tinh tấn bốn Niệm xứ. Các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ phụng hành.” Phật bảo A-nan: “Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. “Tỳ-kheo, nếu lúc niệm hơi thở vào, học như hơi thở vào;… cho đến lúc diệt niệm hơi thở ra thì, nên học như diệt niệm hơi thở ra. “Bấy giờ Thánh đệ tử khi niệm hơi thở vào, học như niệm hơi thở vào;… cho đến thân hành tónh chỉ khi niệm hơi thở ra, học như thân hành tónh chỉ hơi thở ra. “Bấy giờ Thánh đệ tử an trụ chánh niệm quán thân trên thân. Bấy giờ Thánh đệ tử an trụ chánh niệm quán thân trên thân rồi, biết khéo tư duy bên trong cũng như vậy.” Phật bảo A-nan: “Thí như, có người cỡi xe từ phương Đông lắc lư mà đến, lúc bấy giờ có giẫm đạp lên gò nỗng không?” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có như vậy.” Phật bảo A-nan: “Cũng vậy, Thánh đệ tử lúc niệm hơi thở và học như niệm hơi thở vào. Cũng vậy,… cho đến khéo tư duy bên trong. Nếu bấy giờ Thánh đệ tử giác tri hỷ,… cho đến, học giác tri ý hành tónh chỉ, Thánh đệ tử an trụ chánh niệm quán thọ nơi thọ; khi Thánh đệ tử đã an trụ chánh niệm quán thọ trên thọ rồi, biết khéo tư duy bên trong cũng như vậy. “Thí như, có người cỡi xe từ phương Nam đi xe lại. Thế nào A-nan, nó có giẫm đạp lên gò nỗng không?” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có như vậy.” Phật bảo A-nan: “Cũng vậy, Thánh đệ tử khi an trụ chánh niệm quán thọ trên thọ, biết khéo tư duy bên trong. Thánh đệ tử giác tri tâm, tâm hân hoan, tâm định, tâm giải thoát khi hơi thở và học như tâm giải thoát hơi thở vào; tâm giải thoát khi hơi thở ra, học như tâm giải thoát hơi thở ra. “Đệ tử bậc Thánh lúc này sống quán niệm tâm trên tâm; khi đệ tử bậc Thánh đã sống quán niệm tâm trên tâm như vậy rồi, biết khéo tư duy bên trong. “Thí như, có người đi xe từ phương Tây lại, có giẫm đạp lên gò nỗng không?” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có như vậy.” Phật bảo A-nan: “Cũng vậy, Thánh giác tri tâm… cho đến tâm giải thoát khi hơi thở ra, học như tâm giải thoát hơi thở ra. “Cũng vậy, Thánh đệ tử bấy giờ an trụ chánh niệm quán tâm trên tâm, biết khéo tư duy bên trong. Khéo ở nơi thân, thọ, tâm mà diệt bỏ tham ưu, bấy giờ, Thánh đệ tử an trụ chánh niệm quán pháp trên pháp. Sau khi Thánh đệ tử đã an trụ chánh niệm quán pháp trên pháp như vậy rồi, biết khéo tư duy bên trong. “Này A-nan, thí như nơi ngã tư đường có ụ mô đất, có người cỡi xe từ phương Bắc đi xe lại, có giẫm đạp lên ụ mô đất không?” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có như vậy.” Phật bảo A-nan: “Cũng vậy, Thánh đệ tử an trụ chánh niệm quán pháp trên pháp, biết khéo tư duy bên trong. “Này A-nan, đó gọi là Tỳ-kheo phương tiện tinh tấn tu bốn Niệm xứ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827410">Kinh 814. Bất bì<註 n="1124"/>115 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Hãy tu An-na-ban-na niệm. An-na-ban-na niệm được tu tập, tu tập nhiều rồi, thân không mệt mỏi, mắt cũng không đau nhức, tùy thuận quán an trụ lạc, giác tri lạc, không đắm nhiễm<註 n="1125"/>116.“Thế nào là tu An-na-ban-na niệm, thân không mệt mỏi, mắt cũng không đau nhức, tùy thuận quán an trụ lạc, giác tri lạc, không đắm nhiễm? “Tỳ-kheo khi nương vào làng xóm mà ở… cho đến quán diệt lúc hơi thở ra, học như quán diệt hơi thở ra. Đó gọi là khi tu An-na-ban-na niệm, thân không mệt mỏi, mắt cũng không đau nhức, tùy thuận quán an trụ lạc, giác tri lạc, không đắm nhiễm. Như vậy, tu An-na-ban-na niệm được quả lớn, phước lợi lớn. “Tỳ-kheo muốn cầu ly dục pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng và an trú Sơ thiền; Tỳ-kheo ấy nên tu An-na-ban-na niệm. Như vậy, tu An-na-ban-na niệm được quả lớn, phước lợi lớn. “Tỳ-kheo muốn cầu đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ thiền, Từ, Bi, Hỷ, Xả, Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ; ba kết hoàn toàn hết, đắc quả Tu-đà-hoàn; ba kết đã hết, tham, nhuế, si đã mỏng, đắc quả Tư-đà-hàm; năm hạ phần kết sử đã hết, đắc quả A-na-hàm; đạt được vô lượng sức thần thông, Thiên nhó, Tha tâm trí, Túc mạng trí, Sanh tử trí và Lậu tận trí; Tỳ-kheo ấy nên tu An-na-ban-na niệm. Như vậy, tu An-na-ban-na niệm, được quả lớn, phước lợi lớn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827411">Kinh 815. Bố-tát Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật hạ an cư ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ số đông các Thượng tọa Thanh văn, an cư ở chung quanh Thế Tôn, hoặc dưới gốc cây, hoặc trong hang động. Khi ấy, có số đông các Tỳ-kheo trẻ đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Đức Phật vì các Tỳ-kheo trẻ nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Sau khi khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ rồi, Ngài ngồi im lặng. Các Tỳ-kheo trẻ sau khi nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ mà đi. Các Tỳ-kheo trẻ đến chỗ Tỳ-kheo Thượng tọa, lễ dưới chân Thượng tọa, rồi ngồi một bên. Khi ấy các Tỳ-kheo Thượng tọa suy nghó như vầy: ‘Chúng ta nên nhiếp thọ các Tỳ-kheo trẻ này. Hoặc một người nhận một người; hoặc một người nhận một, hai, ba hay nhiều người.’ Sau khi nghó như vậy xong liền nhiếp thọ hoặc một người nhận một người, hoặc nhận hai, ba, hay nhiều người; hoặc có Thượng tọa… cho đến nhận sáu mươi người. Bấy giờ là ngày mười lăm, lúc bố-tát, Đức Thế Tôn trải chỗ ngồi mà ngồi ở trước đại chúng. Sau khi Đức Thế Tôn quán sát các Tỳ-kheo xong, bảo các Tỳ-kheo rằng: “Lành thay! Lành thay! Hôm nay Ta rất hoan hỷ vì các Tỳ-kheo đã làm những việc chính đáng. Cho nên Tỳ-kheo phải nỗ lực tinh tấn.” Ở tại Xá-vệ, sau khi tháng Ca-đê<註 n="1126"/>117 đã mãn, các Tỳ-kheo du hành trong nhân gian nghe rằng: ‘Đức Thế Tôn an cư ở nước Xá-vệ, tháng Ca-đê đã mãn, may y đã xong, đắp y mang bát đang du hành trong nhân gian ở nước Xá-vệ.’ Các Tỳ-kheo đi dần đến nước Xá-vệ, sau khi cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn vì các Tỳ-kheo du hành nhân gian nói pháp khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Sau khi khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ rồi, Ngài ngồi im lặng. Sau khi các Tỳ-kheo du hành nhân gian nghe Phật nói pháp, đều hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ mà đi. Họ đến chỗ Tỳ-kheo Thượng tọa, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Lúc này, các Tỳ-kheo Thượng tọa nghó như vầy: ‘Chúng ta nên nhiếp thọ các Tỳ-kheo du hành nhân gian này. Hoặc một người nhận một người, hoặc một người nhận một, hai, ba hay nhiều người.’ Sau đó liền nhiếp thọï, hoặc một người nhận một người, hoặc nhận hai, ba,… cho đến nhận sáu mươi người. Có Tỳ-kheo Thượng tọa nhận các Tỳ-kheo du hành nhân gian giáo giới, giáo thọ, làm khéo biết thứ lớp trước sau. Bấy giờ, ngày mười lăm, ngày bố-tát, Đức Thế Tôn trải chỗ ngồi mà ngồi trước đại chúng, sau khi quán sát chúng Tỳ-kheo, Ngài bảo các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Các Tỳ-kheo, Ta rất hoan hỷ vì các ông đã làm những việc chính đáng. Các Tỳ-kheo, chư Phật quá khứ, cũng có chúng Tỳ-kheo mà sở hành chính đáng, như chúng hiện tại này vậy. Chư Phật vị lai cũng sẽ có chúng và cũng sẽ có những sở hành chính đáng như vậy, như chúng hiện tại này vậy. Vì sao? Vì các Tỳ-kheo Trưởng lão trong chúng hiện tại này, có vị đã đắc và an trụ đầy đủ Sơ thiền, đệ Nhị thiền, đệ Tam thiền, đệ Tứ thiền, Từ, Bi, Hỷ, Xả, Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Có Tỳ-kheo ba kết đã hết, đắc Tu-đà-hoàn, không đọa vào pháp đường ác, nhất định hướng đến Vô thượng Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, cứu cánh hết khổ. Có Tỳ-kheo ba kết đã hết, tham, thuế, si mỏng, đắc Tư-đà-hàm. Có Tỳ-kheo năm hạ phần kết đã hết, đắc A-na-hàm, Sanh Bát-niết-bàn, không tái sanh vào cõi đời này nữa. Có Tỳ-kheo đắc cảnh giới Vô lượng thần thông Thiên nhó, Tha tâm trí, Túc mạng trí, Sanh tử trí, Lậu tận trí. Có Tỳ-kheo tu quán bất tịnh để đoạn tham dục, tu tâm từ để đoạn sân nhuế, tu vô thường để đoạn ngã mạn, tu An-na-ban-na niệm để đoạn giác tưởng. “Thế nào là tu An-na-ban-na niệm để đoạn giác tưởng? Tỳ-kheo nương vào làng xóm mà ở… cho đến quán diệt khi hơi thở ra, học như quán diệt hơi thở ra. Đó gọi là tu An-na-ban-na niệm để đoạn trừ giác tưởng.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827412">Kinh 816. Học (1)<註 n="1127"/>118 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có ba học. Những gì là ba? Đó là tăng thượng Giới học, tăng thượng Ý học<註 n="1128"/>119, tăng thượng Tuệ học. Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng: Người đầy đủ ba học, Là Tỳ-kheo chánh hạnh; Tăng thượng giới, tâm, tuệ, Nỗ lực siêng ba pháp. Dũng mãnh, thành trì vững, Luôn giữ gìn các căn. Ngày cũng như ban đêm, Ban đêm cũng như ngày. Trước lại cũng như sau, Sau lại cũng như trước; Như trên cũng như dưới, Như dưới cũng như trên. Các tam-muội vô lượng, Chiếu khắp cả các phương; Đó lối đi giác ngộ, Tập tươi mát bậc nhất<註 n="1129"/>120. Lìa bỏ vô minh tránh, Tâm ấy khéo giải thoát. Ta Đấng Thế Gian Giác, Minh hạnh đều đầy đủ. Trụ chánh niệm không quên, Tâm này được giải thoát. Khi thân hoại mạng chung, Như đèn hết dầu tắt. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827413">Kinh 817. Học (2)<註 n="1130"/>121 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Cũng có ba học nữa. Những gì là ba? Đó là tăng thượng Giới học, tăng thượng Ý học, tăng thượng Tuệ học. “Thế nào là tăng thượng Giới học? Tỳ-kheo an trụ giới, luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa, đầy đủ oai nghi, hành xứ, thấy tội nhỏ nhặt sanh lòng sợ hãi, thọ trì học giới. “Thế nào là tăng thượng Ý học? Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện… cho đến, chứng và an trụ đệ Tứ thiền. “Thế nào là tăng thượng Tuệ học? Tỳ-kheo biết như thật về Khổ Thánh đế này, biết như thật về Tập, Diệt, Đạo Thánh đế, đó gọi là tăng thượng Tuệ học.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ như đã nói ở trên. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827414">Kinh 818. Học (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có Tỳ-kheo học tăng thượng Giới, không phải học tăng thượng Ý, tăng thượng Tuệ. Có vị học tăng thượng Giới, tăng thượng Ý, không phải học tăng thượng Tuệ. “Thánh đệ tử an trụ tăng thượng Tuệ, phương tiện tùy thuận mà thành tựu và an trụ, thì sự tu tập tăng thượng Giới, tăng thượng Ý cũng sẽ đầy đủ. Cũng vậy, Thánh đệ tử an trụ tăng thượng Tuệ, phương tiện tùy thuận mà thành tựu và an trú, thì sẽ sống theo tuổi thọ của trí tuệ vô thượng.”<註 n="1131"/>122 Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827415">Kinh 819. Học (4)<註 n="1132"/>123 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Hơn hai trăm năm mươi giới<註 n="1133"/>124, cứ mỗi nửa tháng, lại thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa. Để cho kia tự minh cầu học mà học, nói ba học có thể tổng nhiếp các giới. Những gì là ba? Đó là tăng thượng Giới học, tăng thượng Ý học và tăng thượng Tuệ học.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827416">Kinh 820. Học (5)<註 n="1134"/>125 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nói như trên, nhưng có một vài sai biệt. “Thế nào là tăng thượng Giới học? Tỳ-kheo thiên trọng nơi giới<註 n="1135"/>126, giới tăng thượng; không thiên trọng nơi định, định không tăng thượng; không thiên trọng nơi tuệ, tuệ không tăng thượng. Đối với từng phần từng phần giới vi tế, nếu phạm thì theo đó mà sám hối. Vì sao? Ta không nói là kia không có khả năng, nếu giới kia tùy thuận phạm hạnh, làm lợi ích cho phạm hạnh, làm tồn tại lâu dài phạm hạnh; Tỳ-kheo như vậy giới vững chắc, giới sư luôn tồn tại<註 n="1136"/>127, giới thường tùy thuận mà sanh, thọ trì mà học. Biết như vậy, thấy như vậy, thì sẽ đoạn trừ ba kết là thân kiến, giới thủ và nghi. Ba kết này đã đoạn trừ, đắc Tu-đà-hoàn, không còn đọa vào pháp đường ác, nhất định sẽ hướng đến Vô thượng Chánh giác, chỉ còn qua lại bảy lần Trời, Người, cứu cánh thoát khổ. Đó gọi là tăng thượng Giới học. “Thế nào là tăng thượng Ý học? Tỳ-kheo thiên trọng giới, giới tăng thượng; thiên trọng định, định tăng thượng; không thiên trọng tuệ, tuệ không tăng thượng. Đối với từng phần từng phần giới vi tế… cho đến thọ trì học giới. Biết như vậy, thấy như vậy, đoạn trừ năm hạ phần kết, là thân kiến, giới thủ, nghi, tham dục, sân nhuế. Năm hạ phần kết này đã đoạn trừ, đắc Sanh Bát-niết-bàn A-na-hàm, không còn trở lại đời này. Đó gọi là tăng thượng Ý học. “Thế nào là tăng thượng Tuệ học? Tỳ-kheo thiên trọng giới, giới tăng thượng; thiên trọng định, định tăng thượng; thiên trọng tuệ, tuệ tăng thượng. Tỳ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục hữu lậu, tâm giải thoát hữu hữu lậu, tâm giải thoát vô minh hữu lậu; giải thoát tri kiến,‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Đó gọi là tăng thượng Tuệ học.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827417">Kinh 821. Học (6)<註 n="1137"/>128 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Hơn hai trăm năm mươi giới<註 n="1138"/>129, cứ mỗi nửa tháng, lại thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa. Nếu thiện nam tử tự theo ý muốn của mình mà học, Ta nói cho ba học. Nếu học ba học này, thì sẽ tóm thâu được tất cả các học giới. Những gì là ba? Đó là tăng thượng Giới học, tăng thượng Ý học, tăng thượng Tuệ học. “Thế nào là tăng thượng Giới học? Tỳ-kheo thiên trọng nơi giới<註 n="1139"/>130, giới tăng thượng; không thiên trọng nơi định, định không tăng thượng; không thiên trọng nơi tuệ, tuệ không tăng thượng. Đối với từng phần từng phần giới vi tế,… cho đến nên giữ gìn học giới. Nếu Tỳ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, đoạn ba kết là thân kiến, giới thủ, nghi; và tham, nhuế, si đã mỏng, thành tựu Nhất chủng đạo<註 n="1140"/>131.Ở vào địa vị này chưa phải là đẳng giác, nên gọi là Tư-đà-hoàn, hay gọi là Gia-gia, gọi là Thất hữu, gọi là Tùy pháp hành, gọi là Tùy tín hành. Đó gọi là tăng thượng Giới học. “Thế nào là tăng thượng Ý học? Tỳ-kheo thiên trọng giới, giới tăng thượng; thiên trọng định, định tăng thượng; không thiên trọng tuệ, tuệ không tăng thượng. Đối với từng phần từng phần giới vi tế… cho đến thọ trì học giới. Nếu Tỳ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, đoạn được năm hạ phần kết, là thân kiến, giới thủ, nghi, tham dục, sân nhuế; nếu đoạn trừ được năm hạ phần này có thể được Trung Bát-niết-bàn. Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác, thì được Sanh Bát-niết-bàn; ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác, thì được Vô hành Bát-niết-bàn; ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác, thì được Hữu hành Bát-niết-bàn; ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác, thì được Thượng lưu Bát-niết-bàn. Đó gọi là tăng thượng Ý học. “Thế nào là tăng thượng Tuệ học? Tỳ-kheo thiên trọng giới, giới tăng thượng; thiên trọng định, định tăng thượng; thiên trọng tuệ, tuệ tăng thượng. Tỳ-kheo biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục hữu lậu, tâm giải thoát hữu hữu lậu, tâm giải thoát vô minh hữu lậu; giải thoát tri kiến,‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Đó gọi là tăng thượng Tuệ học.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827418">Kinh 822. Niết-bàn (1)<註 n="1141"/>132 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo an trụ giới đầy đủ, khéo nhiếp trì Ba-la-đề-mộc-xoa, đầy đủ oai nghi hành xứ, thấy những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãi. Tỳ-kheo khi đã an trụ giới đầy đủ, khéo nhiếp trì Ba-la-đề-mộc-xoa, đầy đủ oai nghi hành xứ, thấy những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãi, bình đẳng thọ trì học giới, khiến cho sự tu tập Ba học đầy đủ. Những gì là ba? Đó là tăng thượng Giới học, tăng thượng Ý học, tăng thượng Tuệ học. “Thế nào là tăng thượng Giới học? Tỳ-kheo giới thì đầy đủ<註 n="1142"/>133, nhưng định ít, tuệ ít; đối với mỗi một phần giới vi tế… cho đến nên gìn giữ giới học. Nếu Tỳ-kheo nào biết như vậy, thấy như vậy, thì sẽ đoạn trừ được ba kết đó là thân kiến, giới thủ và nghi; khi đã đoạn trừ ba kết này, thì sẽ được Tu-đà-hoàn, không còn đọa vào đường ác, nhất định hướng đến Vô thượng Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, cứu cánh thoát khổ. “Thế nào là tăng thượng Ý học? Là Tỳ-kheo định đã đầy đủ, tam-muội đã đầy đủ, nhưng tuệ ít; đối với mỗi một phần giới vi tế, nếu phạm thì theo đó mà sám hối… cho đến nên gìn giữ học giới. Nếu Tỳ-kheo nào biết như vậy, thấy như vậy, thì sẽ đoạn trừ năm hạ phần kết đó là thân kiến, giới thủ, nghi, tham dục, sân nhuế; khi đã đoạn trừ năm hạ phần kết này rồi, được A-na-hàm, Sanh Bát-niết-bàn, không còn tái sanh vào đời này. Đó gọi là tăng thượng Ý học. “Thế nào là tăng thượng Tuệ học? Là Tỳ-kheo học giới đã đầy đủ, định đã đầy đủ, tuệ đã đầy đủ. Nếu Tỳ-kheo nào biết như vậy, thấy như vậy, giải thoát dục hữu lậu, tâm giải thoát hữu hữu lậu, giải thoát tâm vô minh hữu lậu, giải thoát tri kiến, ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Đó gọi là tăng thượng Tuệ học.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827419">Kinh 823. Niết-bàn (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo an trụ giới đầy đủ, khéo nhiếp trì Ba-la-đề-mộc-xoa, đầy đủ oai nghi hành xứ, thấy những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãi. Tỳ-kheo khi đã an trụ giới đầy đủ, khéo nhiếp trì Ba-la-đề-mộc-xoa, đầy đủ oai nghi hành xứ, thấy những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãi, bình đẳng thọ trì học giới, khiến cho sự tu tập Ba học đầy đủ. Những gì là ba? Đó là tăng thượng Giới học, tăng thượng Ý học, tăng thượng Tuệ học. “Thế nào là tăng thượng Giới học? Tỳ-kheo giới đầy đủ<註 n="1143"/>134, nhưng định ít, tuệ ít; đối với mỗi một phần giới vi tế… cho đến nên gìn giữ giới học. Nếu Tỳ-kheo nào biết như vậy, thấy như vậy thì sẽ đoạn được ba kết và tham, nhuế, si còn mỏng, được Nhất chủng đạo<註 n="1144"/>135.Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác, thì sẽ được Tư-đà-hàm; ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác, thì được gọi là Gia-gia<註 n="1145"/>136; ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác thì, sẽ được Tu-đà-hoàn; ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác, thì sẽ được Tùy pháp hành; ở địa vị này nếu chưa được Đẳng giác, thì sẽ được Tùy tín hành. Đó gọi là tăng thượng Giới học. “Thế nào là tăng thượng Ý học? Là Tỳ-kheo định đã đầy đủ, tam-muội đã đầy đủ, nhưng tuệ ít; đối với mỗi một phần giới vi tế, nếu phạm thì theo đó mà sám hối… cho đến nên gìn giữ học giới. Nếu Tỳ-kheo nào biết như vậy, thấy như vậy, thì sẽ đoạn trừ năm hạ phần kết đó là thân kiến, giới thủ, nghi, tham dục, sân nhuế; khi đã đoạn trừ năm hạ phần kết này rồi, thì sẽ được Trung Bát-niết-bàn. Ở đây nếu chưa được Đẳng giác, thì sẽ được Sanh Bát-niết-bàn; ở đây nếu chưa được Đẳng giác, thì sẽ được Vô hành Bát-niết-bàn; ở đây nếu chưa được Đẳng giác, thì sẽ được Hữu hành Bát-niết-bàn; ở đây nếu chưa được Đẳng giác, thì sẽ được Thượng lưu Bát-niết-bàn. Đó gọi là tăng thượng Ý học. “Thế nào là tăng thượng Tuệ học? Là Tỳ-kheo học giới đã đầy đủ, định đã đầy đủ, tuệ đã đầy đủ. Nếu Tỳ-kheo nào biết như vậy, thấy như vậy, thì sẽ giải thoát tâm dục hữu lậu, giải thoát tâm hữu hữu lậu, giải thoát tâm vô minh hữu lậu; giải thoát tri kiến, ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Đó gọi là tăng thượng Tuệ học.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827420">Kinh 824. Học (6)<註 n="1146"/>137 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có hai học. Những gì là hai? Đó là thượng oai nghi học và thượng Ba-la-đề-mộc-xoa học. Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng: Người học<註 n="1147"/>138, lúc học giới, Thẳng đường, đi theo đó; Chuyên xét, siêng phương tiện, Khéo tự giữ thân mình. Được sơ vô lậu trí<註 n="1148"/>139, Kế, cứu cánh vô tri<註 n="1149"/>140; Được vô tri giải thoát, Đã vượt qua tri kiến. Thành bất động giải thoát, Các hữu kết diệt hết; Các căn kia đầy đủ, Các căn vui vắng lặng. Giữ thân sau cùng này, Hàng phục các ma oán. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827421">Kinh 825. Học (7)<註 n="1150"/>141 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Học giới sẽ mang lại nhiều phước lợi, an trú trí tuệ là bậc trên; giải thoát kiên cố, niệm là tăng thượng. Nếu Tỳ-kheo nào đã học giới được phước lợi; an trú trí tuệ là bậc trên; giải thoát kiên cố, niệm là tăng thượng, thì sẽ khiến cho ba học đầy đủ. Những gì là ba? Đó là tăng thượng Giới học, tăng thượng Ý học và tăng thượng Tuệ học. Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng: Phước lợi theo học giới, Thiền định chuyên tư duy; Trí tuệ là tối thượng, Đời này là tối hậu. Thân Mâu-ni cuối cùng, Hàng ma qua bờ kia. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827422">Kinh 826. Học (8) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là học giới theo phước lợi? Là Đại Sư vì các Thanh văn chế giới để nhiếp thủ Tăng, tích cực nhiếp thủ Tăng, khiến người không tin, được tin; người đã tin, tăng trưởng lòng tin; điều phục người ác; người tàm quý được sống an vui; phòng hộ hữu lậu hiện tại; chính thức đối trị được đời vị lai; khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài. Như Đại Sư đã vì Thanh văn chế giới để nhiếp thủ Tăng… cho đến khiến cho phạm hạnh tồn tại lâu dài. Học giới như vậy như vậy, hành trì giới kiên cố, giới hằng tại, giới thường hành, giữ gìn học giới. Đó gọi là Tỳ-kheo nhờ giới mà được phước lợi<註 n="1151"/>142. “Thế nào trí tuệ là hơn hết? Đại Sư vì Thanh văn nói pháp với lòng đại bi thương cảm, vì nghóa lợi, hoặc vì an ủi, hoặc vì an lạc, hoặc vì an ủi, an lạc. Như vậy, Đại Sư vì các Thanh văn nói pháp với lòng đại bi thương cảm, vì nghóa lợi, an ủi, an lạc. Như vậy, đối với pháp nào, chỗ nào cũng dùng trí tuệ quán sát. Đó gọi là Tỳ-kheo trí tuệ là hơn hết. “Thế nào là giải thoát kiên cố? Đại Sư vì các Thanh văn nói pháp với lòng đại bi thương cảm, vì nghóa lợi, an ủi, an lạc. Như vậy, thuyết giảng pháp nào, chỗ nào, nơi nào cũng đem lại được an vui giải thoát. Đó gọi là Tỳ-kheo giải thoát kiên cố. “Thế nào là Tỳ-kheo niệm tăng thượng? Người chưa đầy đủ giới thân, chuyên tâm cột niệm an trụ; điều chưa được quán sát, thì ở chỗ này chỗ kia bằng trí tuệ cột niệm an trụ. Điều đã được quán sát, thì ở chỗ này chỗ kia trùng khởi khởi niệm an trụ. Pháp chưa được xúc, thì ở chỗ này chỗ kia giải thoát niệm an trụ. Pháp đã được xúc, thì ở chỗ này chỗ kia giải thoát niệm an trụ. Đó gọi là Tỳ-kheo chánh niệm tăng lên. Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng: Phước lợi theo học giới, Thiền định chuyên tư duy; Trí tuệ là tối thượng, Đời này là tối hậu. Thân Mâu-ni cuối cùng, Hàng ma qua bờ kia. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Kinh Thi-bà-ca như Phật sẽ nói ở sau. Cũng vậy, Tỳ-kheo A-nan và Tỳ-kheo khác hỏi, Đức Phật hỏi các Tỳ-kheo. Ba kinh này cũng nói như trên.  <詞 id="34827423">Kinh 827. Canh ma<註 n="1152"/>143 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như điền phu, có ba viẹâc để làm ruộng, phải khéo tùy theo thời mà làm. Những gì là ba? Điền phu kia phải theo thời mà cày bừa, phải theo thời mà dẫn nước vào, phải theo thời mà gieo hạt. Khi điền phu kia đã theo thời cày bừa, đã dẫn nước, đã gieo hạt xuống rồi, thì không nghó rằng: ‘Muốn ngay ngày hôm nay chúng sanh trưởng, có quả ngay hôm nay, chín ngay hôm nay, hoặc là ngày mai hay ngày sau.’ Nhưng này các Tỳ-kheo, gia chủ kia sau khi đã cày bừa, dẫn nước, gieo hạt xuống rồi, tuy không nghó rằng: ‘Đang sanh trưởng, có quả và chín ngay hôm nay, hoặc ngày mai hay ngày sau.’ Mà những hạt giống kia khi đã được gieo vào trong đất, thì tự chúng theo thời mà sanh trưởng, mà có quả, mà chín. “Cũng vậy, Tỳ-kheo đối với ba học này, phải khéo tùy thời mà học, nghóa là phải khéo học Giới, khéo học Ý, khéo học Tuệ; khi đã học chúng rồi không nghó rằng: ‘Mong ta ngày nay không khởi lên các lậu, tâm khéo giải thoát, hoặc ngày mai hay ngày sau.’ Cũng không nghó rằng: ‘Mong có thần lực tự nhiên mà có thể khiến cho không khởi lên các lậu, tâm giải thoát ngay hôm nay, hoặc ngày mai hay ngày sau.’ Khi đã tùy thời học tăng thượng Giới, học tăng thượng Ý, học tăng thượng Tuệ rồi, thì tùy thời mà tự mình đạt không khởi lên các lậu, tâm khéo giải thoát. “Này Tỳ-kheo, thí như gà mái ấp trứng, có thể từ mười cho đến mười hai ngày; phải tùy thời thăm chừng, chăm sóc giữ gìn ấm lạnh. Con gà mái ấp kia không nghó rằng: ‘Ngay hôm nay, hoặc ngày mai hay ngày sau, ta sẽ dùng mỏ mổ, hoặc dùng móng cào, để cho con của thoát ra khỏi vỏ một cách an toàn.’ Nhưng gà mái ấp kia khéo ấp con nó, tùy thời chăm sóc thương yêu, con của nó sẽ tự nhiên thoát ra khỏi vỏ an toàn. Cũng vậy, Tỳ-kheo khéo học Ba học, tùy theo thời tiết sẽ tự đạt được không khởi lên các lậu, tâm khéo giải thoát.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827424">Kinh 828. Lô<註 n="1153"/>144 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như con lừa đi theo đàn bò, tự nghó rằng: ‘Ta phát ra tiếng bò.’ Nhưng hình dáng của nó không giống bò, màu sắc cũng không giống, âm thanh phát ra không giống, mà theo đàn bò, rồi tự cho mình là bò, phát ra tiếng bò kêu, mà thật ra khác bò xa! “Cũng vậy, có một nam tử ngu si vi phạm giới luật, mà còn đi theo đại chúng nói rằng: ‘Ta là Tỳ-kheo! Ta là Tỳ-kheo!’ mà không học tập thắng dục về tăng thượng Giới học, tăng thượng Ý học, tăng thượng Tuệ học. Còn theo đại chúng tự cho rằng: ‘Ta là Tỳ-kheo! Ta là Tỳ-kheo!’ Nhưng kỳ thật khác xa Tỳ-kheo.” Rồi Thế Tôn liền nói kệ rằng: Thú cùng móng, không sừng, Đủ bốn chân, tiếng kêu; Đi theo sau đàn bò, Luôn cho là bạn bè. Hình dạng chẳng phải bò, Không thể kêu tiếng bò; Cũng vậy, người ngu si, Chẳng theo cột tâm niệm. Đối lời dạy Thiện Thệ, Không muốn siêng phương tiện; Tâm biếng nhác, khinh mạn, Không được đạo Vô thượng. Như lừa trong đàn bò, Mà luôn xa đàn bò. Kia tuy theo đại chúng, Nhưng luôn trái tâm hành. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827425">Kinh 829. Bạt-kỳ tử<註 n="1154"/>145 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở tại thôn Bạt-kỳ. Bấy giờ Tôn giả Bạt-kỳ Tử hầu bên Phật. Bấy giờ, Tôn giả Bạt-kỳ Tử đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, Ngài đã nói hơn hai trăm năm mươi giới khiến cho con nhà tộc tánh, cứ mỗi nửa tháng đến thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa tu-đa-la, khiến con nhà tộc tánh tùy ý muốn mà học. Nhưng nay, bạch Thế Tôn, con không thể theo đó để học.” Phật bảo Bạt-kỳ Tử: “Ông có thể tùy thời mà học ba học được không?” Bạt-kỳ Tử bạch Phật rằng: “Có thể, bạch Thế Tôn!” Phật bảo Bạt-kỳ Tử: “Ông sẽ tùy thời mà học tăng thượng Giới, học tăng thượng Ý, học tăng thượng Tuệ; khi đã theo thời siêng năng học tăng thượng Giới, học tăng thượng Ý, học tăng thượng Tuệ rồi, thì không bao lâu các hữu lậu sẽ được hết, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát, hiện tại tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Sau khi Bạt-kỳ Tử đã nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ mà lui. Bấy giờ, Tôn giả Bạt-kỳ Tử sau khi nhận lãnh những lời dạy dỗ, giáo giới của Phật xong; một mình ở nơi vắng, chuyên tinh tư duy, như đã nói ở trên… cho đến tâm khéo giải thoát, đắc A-la-hán. <卷 id="34827426">TẠP A HÀM Quyển 30 <詞 id="34827427">Kinh 830. Băng-già-xà<註 n="1155"/>146 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong rừng Băng-già-kỳ tại Băng-già-xà<註 n="1156"/>147.Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói pháp tương thích với giới<註 n="1157"/>148, khen ngợi pháp chế giới. Lúc ấy, Tôn giả Ca-diếp Thị<註 n="1158"/>149 đang ở tại thôn Băng-già nghe Thế Tôn nói pháp tương ưng với giới, khen ngợi giới này, trong lòng rất không kham nhẫn, không hoan hỷ, nói rằng: ‘Sa-môn ấy khen ngợi giới này, tích cực chế giới này<註 n="1159"/>150.’ Sau khi đã trú ở đó như ý muốn tại thôn Băng-già, Đức Thế Tôn hướng đến nước Xá-vệ. Lần lượt du hành đến vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, Tôn giả Ca-diếp Thị liền sanh lòng hối hận: ‘Ta nay mất lợi, bị bất lợi lớn, khi Thế Tôn nói về pháp tương ứng với giới, khen ngợi việc chế giới; đối với Thế Tôn tâm ta không kham nhẫn, không hoan hỷ. Với tâm không hoan hỷ, nói rằng, ‘Sa-môn tích cực chế giới này, hết lòng khen ngợi giới này.’ Sáng sớm hôm sau, Tôn giả Ca-diếp Thị đắp y mang bát vào thôn Băng-già khất thực. Ăn xong trở về tinh xá, gởi ngọa cụ<註 n="1160"/>151, rồi tự mang y bát đến thành Xá-vệ. Sau khi lần lượt du hành đến nước Xá-vệ, cất y bát và rửa chân xong, đi đến Thế Tôn, đảnh lễ dưới chân và bạch Phật rằng: “Con xin hối lỗi, Thế Tôn! Con xin hối lỗi, Thiện Thệ! Con là kẻ ngu si không tốt, không phân biệt được; khi con nghe Thế Tôn vì các Tỳ-kheo mà nói pháp tương ứng với giới, khen ngợi việc chế giới, đối với Thế Tôn con đã không kham nhẫn, không hoan hỷ. Với tâm không hoan hỷ, nói rằng, ‘Sa-môn tích cực chế giới này, hết lòng khen ngợi giới này.’” Phật bảo Ca-diếp Thị: “Ở chỗ nào nơi Ta mà ông không kham nhẫn, không hoan hỷ. Với tâm không hoan hỷ, nói rằng, ‘Sa-môn tích cực chế giới này, hết lòng khen ngợi giới này.’?” Ca-diếp Thị bạch Phật rằng: “Lúc Thế Tôn ở trong rừng Băng-già-kỳ, tại thôn Băng-già-xà, vì các Tỳ-kheo nói pháp tương ứng với giới, khen ngợi giới này. Con lúc bấy giờ đối với Thế Tôn tâm không kham nhẫn, không hoan hỷ. Với tâm không hoan hỷ, nói rằng, ‘Sa-môn tích cực chế giới này, hết lòng khen ngợi giới này.’ Bạch Thế Tôn, hôm nay con tự biết hối tội, tự thấy hối tội mình. Xin Đức Thế Tôn thương xót nhận sự hối lỗi của con.” Phật bảo Ca-diếp Thị: “Ông đã tự biết hối lỗi vì đã ngu si, không tốt, không phân biệt được, nên khi nghe Ta vì các Tỳ-kheo nói pháp tương ứng với giới, khen ngợi việc chế giới, đối với Ta mà không kham nhẫn, không hoan hỷ. Với tâm không hoan hỷ, nói rằng, ‘Sa-môn tích cực chế giới này, hết lòng khen ngợi giới này.’ Ca-diếp, nay ông đã tự biết hối lỗi, đã tự thấy hối lỗi rồi, thì trong đời vị lai luật nghi giới sẽ sanh<註 n="1161"/>152.Nay Ta vì thương xót ông nên nhận sự sám hối của ông.” Sau khi Ca-diếp Thị sám hối như vậy rồi, thì thiện pháp tăng trưởng, không bao giờ bị suy giảm. Vì sao? Vì nếu có người nào tự biết tội, tự thấy tội, mà sám hối tội lỗi, thì trong đời vị lai luật nghi giới sẽ sanh, thiện pháp tăng trưởng, không bao giờ suy giảm. “Giả sử Ca-diếp là một vị Thượng tọa, không muốn học giới, không coi trọng giới, không muốn chế giới, thì Tỳ-kheo như vậy Ta không khen ngợi. Vì sao? Vì nếu Đại Sư mà khen ngợi người này, thì những người khác sẽ lại gần gũi, cung kính, tôn trọng. Nếu người khác cùng gần gũi, tôn trọng, thì sẽ cũng có đồng kiến giải, đồng việc làm. Nếu người nào có việc làm giống như kia, thì mãi mãi sẽ chịu khổ không lợi ích gì. Cho nên Ta đối với Trưởng lão này, ban đầu không khen ngợi, vì vị ấy ngay lúc đầu đã không thích học giới. Như trưởng lão, trung niên, thiếu niên cũng như vậy. “Nếu Thượng tọa Trưởng lão này, ban đầu coi trọng học giới, khen ngợi việc chế giới, thì Trưởng lão như vậy, Ta sẽ khen ngợi, vì ban đầu đã thích học giới. Đại Sư sẽ khen ngợi người này thì những người khác sẽ lại gần gũi, cung kính, tôn trọng. Nếu người khác cùng gần gũi, tôn trọng, thì sẽ cũng có đồng kiến giải, đồng việc làm. Đồng sở kiến, cho nên, đời vị lai sẽ được ích lợi lâu dài. Cho nên đối với vị Trưởng lão Tỳ-kheo kia, thường phải khen ngợi, vì sơ thủy đã vui thích học giới. Vị trung niên, thiếu niên cũng lại như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827428">Kinh 831. Giới<註 n="1162"/>153 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu các Tỳ-kheo Thượng tọa Trưởng lão, sơ thủy không vui thích học giới, không coi trọng học giới, thấy Tỳ-kheo khác ban đầu vui thích học giới, coi trọng giới, khen ngợi việc chế giới, vị ấy cũng không tùy thời khen ngợi, đối với những Tỳ-kheo này Ta cũng không khen ngợi, vì vị ấy sơ thủy không vui thích học giới. Vì sao? Vì nếu Đại Sư khen ngợi vị ấy, thì người khác sẽ lại gần gũi tôn trọng, đồng kiến giải. Vì đồng kiến giải nên lâu dài chịu khổ không có lợi ích. Cho nên Ta đối với các trưởng lão,… trung niên, thiếu niên kia, cũng lại như vậy. Người vui thích học giới như trước đã nói.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827429">Kinh 832. Học<註 n="1163"/>154 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có Ba học. Những gì là ba? Đó là tăng thượng Giới học, tăng thượng Ý học, tăng thượng Tuệ học. “Thế nào là tăng thượng Giới học? Tỳ-kheo an trụ Giới Ba-la-đề-mộc-xoa, đầy đủ oai nghi hành xử, thấy tội vi tế sanh lòng sợ hãi, thọ trì học giới. Đó gọi là tăng thượng Giới học. “Thế nào là tăng thượng Ý học? Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng và an trụ Sơ thiền,… cho đến chứng và an trú đệ Tứ thiền. Đó gọi là tăng thượng Ý học. “Thế nào là tăng thượng Tuệ học? Tỳ-kheo nào biết như thật về Khổ Thánh đế này, biết như thật về Khổ tập Thánh đế này, Khổ diệt Thánh đế này, Khổ diệt đạo tích Thánh đế này, thì đó gọi là tăng thượng Tuệ học.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  Các kinh khác nói về Ba học, như đã nói Niệm xứ ở trước. Như Thiền, Vô lượng, Vô sắc cũng vậy. Như bốn Thánh đế, cũng vậy bốn Niệm xứ, bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác phần, tám Thánh đạo, Bốn đạo, Bốn pháp cú và tu tập Chỉ quán cũng nói như vậy.<註 n="1164"/>155  <詞 id="34827430">Kinh 833. Ly-xa<註 n="1165"/>156 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong giảng đường Trùng các, bên ao Di hầu, nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ có người luyện voi giỏi người Ly-xa, tên là Nan-đà<註 n="1166"/>157, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, lui qua ngồi một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Ly-xa Nan-đà rằng: “Nếu Thánh đệ tử thành tựu bốn Bất hoại tịnh, mà muốn cầu thọ mạng liền được thọ mạng; muốn cầu dung sắc, sức lực, khoái lạc, biện tài, liền được một cách tự tại. Những gì là bốn? Thành tựu Phật bất hoại tịnh; thành tựu Pháp, Tăng bất hoại tịnh; thành tựu Thánh giới bất hoại tịnh. Ta thấy Thánh đệ tử này sau khi mạng chung ở đây sẽ sanh lên cõi trời, ở đó được mười thứ pháp. Những gì là mười? Được tuổi thọ cõi trời, sắc đẹp cõi trời, danh xưng cõi trời, khoái lạc cõi trời, tự tại cõi trời và sắc, thanh, hương, vị, xúc cõi trời. Nếu Thánh đệ tử ở trên trời mạng chung sẽ sanh vào cõi người. Ta thấy họ đầy đủ mười điều. Những gì là mười? Được tuổi thọ cõi người, người tốt đẹp, danh xưng, khoái lạc, tự tại và sắc, thanh, hương, vị, xúc cõi người. Ta nói vị đa văn Thánh đệ tử này tin không do người khác, ước muốn không do người khác<註 n="1167"/>158, không nghe từ người khác, không lấy ý người khác, tư duy không nhân bởi người khác. Ta nói vị ấy có tri kiến chánh tuệ như thật.” Bấy giờ, có người đi theo Nan-đà, thưa Nan-đà rằng: “Giờ tắm đã đến, bây giờ xin ngài đi cho!” Nan-đà đáp rằng: “Nay ta không cần tắm gội theo thế gian, mà nay ta ở trong pháp thắng diệu này tự tắm gội; vì đối với Thế Tôn ta đã có được tín lạc thanh tịnh.”<註 n="1168"/>159 Sau khi người huấn luyện voi Ly-xa Nan-đà nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827431">Kinh 834. Bất bần<註 n="1169"/>160 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong giảng đường Trùng các, bên ao Di hầu tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thánh đệ tử nếu thành tựu được bốn Bất hoại tịnh, thì ở giữa loài người không sống cuộc sống nghèo khốn; không bị lạnh rét, xin ăn; mà tự nhiên giàu sang đầy đủ. Những gì là bốn? Thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng, Thánh giới. Cho nên, Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng, Thánh giới.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827432">Kinh 835. Chuyển luân vương<註 n="1170"/>161 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chuyển luân Thánh vương có đầy đủ bảy báu, thành tựu được bốn thứ thần lực trong cõi người, làm vua bốn thiên hạ, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh lên cõi trời. Tuy lại làm Chuyển luân Thánh vương có đầy đủ bảy báu, thành tựu được thần lực trong cõi người, làm vua bốn thiên hạ và sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh lên cõi trời, nhưng vẫn còn chưa đoạn trừ được cái khổ của đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Vì sao? Vì Chuyển luân vương chưa đạt được bất hoại tịnh đối với Phật, chưa được bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và Thánh giới. Đa văn Thánh đệ tử mang y phấn tảo, xin ăn khắp mọi nhà, dùng ngọa cụ bằng cỏ, nhưng các vị đa văn Thánh đệ tử này đã giải thoát được cái khổ của các đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Vì sao? Vì các vị đa văn Thánh đệ tử này đã thành tựu được bất hoại tịnh đối với Phật; đã thành tựu được bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và Thánh giới. Cho nên các Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và Thánh giới.’” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827433">Kinh 836. Tứ bất hoại tịnh<註 n="1171"/>162 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các ông nên khởi lòng thương mến và lòng từ bi. Đối với những gì các ông nói, nếu có người nào thích nghe, thích lãnh thọ, thì các ông hãy vì họ mà nói về bốn bất hoại tịnh, khiến cho chứng nhập, khiến cho an trụ<註 n="1172"/>163.Những gì là bốn? Bất hoại tịnh đối với Phật; bất hoại tịnh đối với Pháp; bất hoại tịnh đối với Tăng; thành tựu Thánh giới. Vì sao? Dù bốn đại: đất, nước, lửa, gió có sự thay đổi tăng giảm, bốn bất hoại tịnh này chưa từng có sự tăng giảm biến khác. Chúng không tăng giảm biến khác, cho nên đa văn Thánh đệ tử đã thành tựu được đối với Phật, mà nếu bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thì điều này không thể có được. Cho nên, các Tỳ-kheo nên học như vầy: ‘Tôi sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; sẽ thành tựu bất hoại tịnh với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới và sẽ thiết lập cho người khác cũng được thành tựu.’” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827434">Kinh 837. Quá hoạn Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu tin người, sanh năm điều lỗi lầm: Hoặc khi người ấy vi phạm giới luật, bị chúng từ bỏ<註 n="1173"/>164, thì người tin kính kẻ đó sẽ nghó như vầy: ‘Đây là thầy của ta, được ta kính trọng, nay bị chúng Tăng từ bỏ. Nay ta còn lý gì để vào chùa tháp này nữa?’ Khi đã không còn vào chùa tháp rồi, thì sẽ không kính chúng Tăng. Do không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp, pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được an trụ lâu trong Chánh pháp. Đó gọi là lỗi lầm thứ nhất do tin kính người sanh ra. “Lại nữa, ai tin kính người, nếu người được kính vi phạm giới luật, bị chúng Tăng cử tội bất kiến<註 n="1174"/>165; ai tin kính người sẽ nghó như vầy: ‘Đây là thầy ta, đã được ta kính trọng mà nay bị chúng Tăng cử tội bất kiến. Nay ta còn lý gì để vào chùa tháp nữa?’ Khi đã không vào chúa tháp rồi, thì không còn kính chúng Tăng. Do không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp, pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được ở lâu trong Chánh pháp. Đó gọi là lỗi lầm thứ hai do dễ tin kính người sanh ra. “Lại nữa, người kia nếu đắp y mang bát du hành phương khác, kẻ tin kính người kia sẽ nghó như vầy: ‘Người được ta kính, đã đắp y mang bát du hành nhân gian. Nay ta còn lý gì mà vào chùa tháp này nữa?’ Khi đã không vào chùa tháp rồi, thì không còn cung kính chúng Tăng. Do không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp, pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được ở lâu trong Chánh pháp. Đó gọi là lỗi lầm thứ ba do dễ tin kính người sanh ra. “Lại nữa, nếu người được tin kính kia, xả giới hoàn tục, người dễ tin kính người kia sẽ nghó như vầy: ‘Ông là thầy ta, được ta kính trọng, đã xả giới hoàn tục, nay ta không nên vào chùa tháp này. Khi đã không vào chùa rồi, sẽ không còn kính chúng Tăng. Do không kính Tăng, nên không còn nghe được pháp. Do không còn nghe pháp, pháp lành sẽ bị thoái mất, không còn được ở lâu trong Chánh pháp. Đó gọi là lỗi lầm thứ tư do dễ tin kính người sanh ra. “Lại nữa, nếu người được tin kính kia, thân hoại mạng chung, người dễ tin kính người kia sẽ nghó như vầy: ‘Ông là thầy ta, được ta kính trọng, nay đã qua đời; nay ta còn lý gì để vào chùa tháp này nữa?’ Khi đã không còn vào chùa nữa, thì sẽ không còn kính Tăng. Đó gọi là lỗi lầm thứ năm do dễ tin kính người sanh ra. “Cho nên, các Tỳ-kheo, phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827435">Kinh 838. Thực<註 n="1175"/>166 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có Bốn loại thức ăn nuôi lớn chúng sanh, nhiếp thọ và làm tăng trưởng bốn đại. Những gì là bốn? Đó là Đoàn thực, Xúc thực, Ý tư thực và Thức thực. Cũng vậy, có bốn thứ phước đức thấm nhuần làm thức ăn an lạc<註 n="1176"/>167.Những gì là bốn? Bất hoại tịnh đối với Phật; bất hoại tịnh đối Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới. Cho nên các Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật; bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827436">Kinh 839. Giới (1) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Người thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật, được nghe Pháp, được chúng Tăng hộ niệm và thành tựu Thánh giới.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827437">Kinh 840. Giới (2)<註 n="1177"/>168 Kinh kế này cũng nói như trên, nhưng có một vài sai biệt: “Người nào nếu thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật, Pháp, Tăng, thì đối với sự bỏn sẻn nhơ nhớp trói buộc chúng sanh, sẽ xa lìa được lòng bỏn sẻn nhơ nhớp, tại gia mà an trụ giải thoát; tâm thường hành bố thí, thích bố thí, luôn an lạc trong việc thực hành xả thí bình đẳng, thành tựu được Thánh giới.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827438">Kinh 841. Nhuận trạch<註 n="1178"/>169 Kinh kế này cũng nói như trên, nhưng có một vài sai biệt: “Thánh đệ tử như vậy có bốn thứ phước đức thấm nhuần, thiện pháp thấm nhuần; nếu đem công đức ra để so sánh, nhiếp thọ, thì không thể so sánh là được bao nhiêu phước quả, bao nhiêu quả, bao nhiêu phước quả đã tích tập. Nhưng chúng được kể là rất nhiều phước lợi, điều đó được cho là sự tích tụ phước đức lớn. Thí như hợp lưu của năm con sông: Hằng hà, Da-bồ-na, Tát-la-do, Y-la-bạt-đề, Ma-hê<註 n="1179"/>170; nước hiệp lưu các con sông này dù có dùng trăm bình, ngàn bình, trăm ngàn vạn bình cũng không thể nào đong lường được, vì nước này quá nhiều, điều đó được cho là sự hợp tụ các dòng nước lớn. Cũng vậy Thánh đệ tử đã thành tựu bốn thứ công đức thấm nhuần, nên không thể đo lường được phước đức của họ là nhiều hay ít, vì sự nhiều phước của họ được hiểu là do sự tích tụ nhiều thứ công đức lớn. Cho nên các Tỳ-kheo phải học như vầy: ‘Ta sẽ thành bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới.” Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng: Biển lớn nhiều tốt lành, Sạch mình, sạch vật khác; Sâu rộng mà lặng trôi, Gồm đầy trăm dòng nước. Tất cả các sông rạch, Đều quy về biển lớn; Nơi các loài nương sống. Thân này cũng như vậy, Tu công đức thí, giới; Nơi trăm phước quy về.  <詞 id="34827439">Kinh 842. Bà-la-môn<註 n="1180"/>171 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Người Bà-la-môn nói đạo hư dối, ngu si, tà ác, không chân chánh thú hướng, chẳng phải trí Đẳng giác hướng đến Niết-bàn. Người ấy giáo hóa đệ tử như vầy: Vào ngày rằm, dùng bột hồ-ma, bột am-la-ma-la tắm gội thân thể, mặc áo kiếp-bối mới, đầu phủ tơ dài, trét phân bò trên đất, mà nằm lên, rồi bảo rằng: ‘Thiện nam tử, buổi mai dậy sớm, cởi áo để ở một chỗ, thân hình trần truồng, chạy nhanh về hướng Đông. Giữa đường giả sử có gặp voi hung, ngựa dữ, trâu điên, chó dại, gai gốc, rừng rậm, hầm hố, nước sâu đi nữa vẫn phải thẳng tiến về phía trước chớ nên tránh. Nếu gặp hại mà chết, quyết sẽ được sanh lên cõi Phạm thiên.’ Đó gọi là ngoại đạo ngu si tà kiến, chẳng phải trí Đẳng giác hướng đến Niết-bàn. Ta vì các đệ tử nói về đường chính bằng phẳng chẳng phải ngu si, mà là hướng đến trí tuệ Đẳng giác, hướng đến Niết-bàn. Đó là tám Thánh đạo: Chánh kiến… cho đến chánh định.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827440">Kinh 843. Xá-lợi-phất (1)<註 n="1181"/>172 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: “Bảo là dòng<註 n="1182"/>173; thế nào là dòng?” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nói là dòng, đó là nói tám Thánh đạo.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Gọi là Nhập lưu phần<註 n="1183"/>174, vậy thế nào là Nhập lưu phần?” Xá-lợi-phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có bốn thứ Nhập lưu phần<註 n="1184"/>175.Những gì là bốn? Thân cận thiện nam tử, nghe Chánh pháp, bên trong tư duy chân chánh, hướng đến pháp và thứ pháp.” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Người Nhập lưu<註 n="1185"/>176 phải thành tựu bao nhiêu pháp?” Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: “Có bốn phần để người Nhập lưu thành tựu. Những gì là bốn? Bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, bất hoại tịnh đối với Tăng, thành tựu Thánh giới.” Phật bảo Xá-lợi-phất: “Như những gì ông đã nói, dòng tức là tám Thánh đạo. Nhập lưu phần có bốn pháp là thân cận thiện nam tử, nghe chánh pháp, bên trong tư duy chân chánh, hướng đến pháp và thứ pháp. Người Nhập lưu thành tựu bốn pháp, là bất hoại tịnh đối với Phật, bất hoại tịnh đối với Pháp, bất hoại tịnh đối với Tăng, thành tựu Thánh giới.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827441">Kinh 844. Xá-lợi-phất (2)<註 n="1186"/>177 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Tôn giả A-nan, sau khi thăm hỏi khích lệ xong, rồi đứng qua một bên, Tôn giả Xá-lợi-phất nói với Tôn giả A-nan: “Tôi có điều muốn hỏi, Tôn giả có rảnh thì giờ trả lời không?” Tôn giả A-nan thưa Tôn giả Xá-lợi-phất: “Theo ý Tôn giả cứ hỏi, nếu biết tôi sẽ đáp.” Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả A-nan: “Do đoạn được bao nhiêu pháp, mà với Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, bậc Tri giả, Kiến giả, ký thuyết rằng người kia đắc Tu-đà-hoàn, không đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, rốt ráo thoát khổ?” Tôn giả A-nan thưa Tôn giả Xá-lợi-phất: “Do đoạn được bốn pháp và thành tựu được bốn pháp mà Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác ký thuyết cho người kia đắc Tu-đà-hoàn, không còn đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, mới rốt ráo hết khổ. Những gì là bốn? Thánh đệ tử trụ tâm bất tín đối với Phật đã được đoạn, đã biến tri, thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật. Bất tín đối với Pháp, Tăng và ác giới đã đoạn, đã biến tri, thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu được Thánh giới. Như vậy, do đoạn trừ bốn pháp và thành tựu bốn pháp mà Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, bậc Tri giả, Kiến giả, ký thuyết cho người kia đắc Tu-đà-hoàn, không đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, mới rốt ráo thoát khổ.” Tôn giả Xá-lợi-phất nói với Tôn giả A-nan<註 n="1187"/>178: “Đúng vậy, đúng vậy! Do đoạn trừ được bốn pháp và thành tựu được bốn pháp mà Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, bậc Tri giả, Kiến giả, ký thuyết cho người kia đắc Tu-đà-hoàn, không đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, mới rốt ráo thoát khổ.” Sau khi hai vị Chánh só luận bàn xong, đều tùy hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827442">Kinh 845. Khủng bố (1)<註 n="1188"/>179 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo dập tắt được năm sợ hãi và oán thù<註 n="1189"/>180, được ba pháp quyết định, chẳng sanh nghi hoặc, tri kiến như thật về chánh đạo của bậc Hiền thánh; vị Thánh đệ tử này có thể tự ký thuyết rằng đã diệt tận các đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, đắc Tu-đà-hoàn, không còn bị rơi vào pháp đường ác, hướng thẳng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, rốt ráo thoát khổ. “Thế nào là dập tắt năm điều sợ hãi và oán thù? Nếu sợ hãi phát sanh do nhân duyên oán thù của tội sát sanh; người ấy tránh xa sự sát sanh, thì sợ hãi phát sanh do nhân duyên oán thù của tội sát sanh được dập tắt. Nếu sợ hãi phát sanh do nhân duyên oán thù của tội trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu; người ấy tránh xa trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, thì sợ hãi phát sanh do nhân duyên oán thù của tội trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu được dập tắt. Đó gọi là sự chấm dứt năm điều sợ hãi phát sanh ra từ nhân duyên oán thù của các tội trên. “Thế nào là ba pháp quyết định không sanh ra nghi hoặc? Là đối với Phật quyết định lìa nghi hoặc, đối với Pháp và Tăng quyết định lìa nghi hoặc. Đó gọi là ba pháp quyết định lìa nghi hoặc. “Thế nào gọi là tri kiến như thật về Thánh đạo? Là biết như thật đây là Khổ Thánh đế, biết như thật đây là Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, đó gọi là tri kiến như thật về Thánh đạo. “Nếu đối với năm tội sợ hãi này mà dập tắt oán thù, đối với ba pháp quyết định xa lìa nghi hoặc, đối với Thánh đạo mà tri kiến như thật; Thánh đệ tử này có thể tự ký thuyết rằng: ‘Ta đã đoạn tận các đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, đắc Tu-đà-hoàn, không còn bị đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng thẳng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, rốt ráo thoát khổ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827443">Kinh 846. Khủng bố (2)<註 n="1190"/>181 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt: “Thế nào là tri kiến như thật về Thánh đạo? Tám Thánh đạo, từ chánh kiến… cho đến chánh định.” Kinh tiếp<註 n="1191"/>182 cũng nói như vậy, nhưng có một vài sai khác: “Thế nào là tri kiến như thật về Thánh đạo? Tri kiến như thật về mười hai duyên khởi như đã nói: sự này có, nên sự kia có; sự này khởi, nên sự kia khởi. Như duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập xứ, duyên lục nhập xứ có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu bi, khổ não. Đó gọi là tri kiến như thật của các Thánh đệ tử.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827444">Kinh 847. Thiên đạo (1)<註 n="1192"/>183 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Thiên đạo của chư Thiên<註 n="1193"/>184 làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh, lại tịnh hơn. Những gì là bốn? Thánh đệ tử có bất hoại đối tịnh với Phật, có bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng, thành tựu Thánh giới. Đó gọi là bốn Thiên đạo của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến cho tịnh, đã tịnh lại khiến cho tịnh hơn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827445">Kinh 948. Thiên đạo (2)<註 n="1194"/>185 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Thiên đạo của chư Thiên. Những gì là bốn? Thánh đệ tử niệm tưởng Như Lai sự<註 n="1195"/>186 như vầy: ‘Như Lai là Đấng Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Đối với Như Lai sự này, mà sanh tâm tùy hỷ. Do tùy hỷ, tâm hân hoan; do tâm hân hoan, thân khinh an<註 n="1196"/>187; do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, được định tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo của chư Thiên?’ Và lại suy nghó: ‘Ta đã từng nghe không sân nhuế là Thiên đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại nghó: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi là Thiên đạo đệ nhất của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn. “Lại nữa, Tỳ-kheo Thánh đệ tử niệm tưởng Pháp sự như vầy: Chánh pháp luật được Như Lai tuyên thuyết, ngay đời hiện tại xa lìa mọi thứ thiêu đốt, không đợi thời tiết, thông đạt Niết-bàn, tự thân quán sát, duyên nơi tự mình mà giác tri. Do biết pháp sự như vậy rồi, thì tâm sanh tùy hỷ. Do tùy hỷ, tâm hân hoan; do tâm hân hoan, thân khinh an; do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, được định tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo của chư Thiên?’ Và lại suy nghó: ‘Ta đã từng nghe không sân nhuế là Thiên đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại nghó: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi là Thiên đạo thứ hai của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn. “Lại nữa Tỳ-kheo, nếu đối với Tăng sự, khởi chánh niệm như vầy: ‘Tăng đệ tử của Thế Tôn, chánh trực thú hướng đáng được cung kính tôn trọng cúng dường, là ruộng phước vô thượng.’ Vị ấy chân chánh suy niệm Tăng sự như vậy, liền sanh tâm tùy hỷ. Do tùy hỷ, tâm hân hoan; do tâm hân hoan, thân khinh an; do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, được định tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo của chư Thiên?’ Và lại suy nghó: ‘Ta đã từng nghe không sân nhuế là Thiên đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại nghó: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi là Thiên đạo thứ hai của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn. “Lại nữa Thánh đệ tử tự nghó về những giới sự đã có, suy niệm nhớ nghó rằng: ‘Giới này của ta là giới không khuyết, giới không ô uế, giới không tạp; giới được bậc minh trí khen; giới được kẻ trí không chán.’ Đối với những giới sự như vậy, sau khi đã thật sự nhớ nghó đến rồi, thì tâm sẽ sanh ra tùy hỷ. Do tùy hỷ, tâm hân hoan; do tâm hân hoan, thân khinh an; do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, được định tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo của chư Thiên?’ Và lại suy nghó: ‘Ta đã từng nghe không sân nhuế là Thiên đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại nghó: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi là Thiên đạo thứ hai của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827446">Kinh 849. Thiên đạo (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Thiên đạo của chư Thiên. Những gì là bốn? Thánh đệ tử niệm tưởng Như Lai sự<註 n="1197"/>188 như vầy: ‘Như Lai là Đấng Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy niệm tưởng Như Lai sự như vậỵ rồi, liền đoạn trừ tham ác và đoạn trừ lỗi tham ác bất thiện của tâm. Vì nghó đến Như Lai nên sanh tâm tùy hỷ; do tùy hỷ, tâm hân hoan; do tâm hân hoan, thân khinh an; do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, được định tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo của chư Thiên?’ Và lại suy nghó: ‘Ta đã từng nghe không sân nhuế là Thiên đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại nghó: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi là Thiên đạo thứ hai của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn. Cũng vậy, đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới cũng nói như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827447">Kinh 850. Thiên đạo (4)<註 n="1198"/>189 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Thiên đạo của chư Thiên. Những gì là bốn? Thánh đệ tử niệm tưởng Như Lai sự<註 n="1199"/>190 như vầy: ‘Như Lai là Đấng Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị Thánh đệ tử ấy niệm tưởng Như Lai sự như vậỵ rồi, tâm không bị tham dục triền phược, sân hận, ngu si triền phược<註 n="1200"/>191.Tâm ấy chánh trực, niệm tưởng Như Lai sự. Thánh đệ tử này được dòng nước pháp, được dòng nước của nghóa<註 n="1201"/>192, được tùy hỷ lợi ích do niệm tưởng Như Lai<註 n="1202"/>193.Do tùy hỷ, tâm hân hoan; do tâm hân hoan, thân khinh an; do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, được định tam-muội; do định tam-muội, Thánh đệ tử học như vầy: ‘Thế nào là Thiên đạo của chư thiên?’ Và lại suy nghó: ‘Ta đã từng nghe không sân nhuế là Thiên đạo trên hết của chư Thiên.’ Rồi lại nghó: ‘Đối với thế gian, từ hôm nay dù ta gặp hoặc sợ hãi, hoặc an ổn, cũng không nổi sân giận; ta chỉ tự chọn cho mình Thiên đạo hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất của chư Thiên. Đó gọi là Thiên đạo thứ hai của chư Thiên làm cho chúng sanh chưa tịnh khiến tịnh, đã tịnh rồi lại khiến tịnh hơn. Cũng vậy, đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới cũng nói như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827448">Kinh 851. Pháp kính (1)<註 n="1203"/>194 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói kinh Pháp kính<註 n="1204"/>195.Hãy lắng nghe và suy nghó cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. Thế nào là kinh Pháp kính? Thánh đệ tử có bất hoại tịnh đối với Phật, có bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng, thành tựu Thánh giới. Đó gọi là kinh Pháp kính.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827449">Kinh 852. Pháp kính (2)<註 n="1205"/>196 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ<註 n="1206"/>197.Bấy giờ một số đông các Tỳ-kheo đắp y mang bát vào thành Xá-vệ khất thực. Trong khi khất thực nghe tin Tỳ-kheo Nan-đồ, Tỳ-kheo-ni Nan-đà, Ưu-bà-tắc Thiện Sanh, Ưu-bà-di Thiện Sanh<註 n="1207"/>198 đều qua đời. Sau khi khất thực xong trở về tinh xá cất y bát và rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sáng sớm hôm nay con vào thành Xá-vệ khất thực, nghe tin Tỳ-kheo Nan-đồ, Tỳ-kheo-ni Nan-đà, Ưu-bà-tắc Thiện Sanh, Ưu-bà-di Thiện Sanh đều đã qua đời. Bạch Thế Tôn, vậy bốn vị này sau khi qua đời, họ sẽ sanh về nơi nào?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo Nan-đồ và Tỳ-kheo-ni Nan-đà vì đã hết các lậu nên đã được tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát; ngay trong đời này tự tri, tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Còn Ưu-bà-tắc Thiện Sanh và Ưu-bà-di Thiện Sanh vì năm hạ phần kết đã hết nên đắc A-na-hàm, sanh lên cõi trời mà vào Bát-niết-bàn, không còn sanh vào cõi này nữa.” Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói kinh Pháp kính… Thánh đệ tử có bất hoại tịnh đối với Phật,…, thành tựu Thánh giới. Đó gọi là kinh Pháp kính.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827450">Kinh 853. Pháp kính (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ<註 n="1208"/>199. Như đã nói đầy đủ ở trên, nhưng có một vài sai biệt: “Có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni kia, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di kia qua đời, cũng nói như trên<註 n="1209"/>200.”  <詞 id="34827451">Kinh 854. Na-lê-ca<註 n="1210"/>201 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong tinh xá Phồn-kỳ-ca tại tụ lạc Na-lê-ca<註 n="1211"/>202.Bấy giờ ở đây có nhiều người qua đời. Lúc ấy, có các Tỳ-kheo đắp y mang bát vào tụ lạc Na-lê-ca khất thực, nghe tin ở tụ lạc Na-lê-ca các Ưu-bà-tắc Kế-ca-xá, Ni-ca-tra, Khư-lăng-ca-la, Ca-đa-lê sa-bà, Xà-lộ, Ưu-ba-xà-lộ, Lê-sắc-tra, A-lê-sắc-tra, Bạt-đà-la, Tu-bạt-đà-la, Da-xá, Da-du-đà, Da-xá, Uất-đa-la<註 n="1212"/>203 tất cả đều qua đời tại đây. Sau khi nghe rồi trở về tinh xá cất y bát rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Sáng sớm số đông các Tỳ-kheo chúng con vào tụ lạc Na-lê-ca khất thực, nghe tin Ưu-bà-tắc Kế-ca-xá và nhiều người qua đời. Bạch Thế Tôn, những người này sau khi qua đời, họ sẽ sanh về nơi nào?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Kế-ca-xá và những người kia, đã đoạn năm hạ phần kết, đắc A-na-hàm, vào Bát-niết-bàn ở trên trời, không sanh lại cõi này nữa.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, lại có hơn hai trăm năm mươi vị Ưu-bà-tắc đã qua đời. Lại có năm trăm Ưu-bà-tắc tại tụ lạc Na-lê-ca này qua đời. Tất cả đều dứt hết năm hạ phần kết, đắc A-na-hàm, vào Bát-niết-bàn ở trên cõi trời kia, không còn sanh trở lại đời này nữa.” “Lại có hơn hai trăm năm mươi vị Ưu-bà-tắc qua đời đều dứt hết ba kết, tham, nhuế và si mỏng, đắc Tư-đà-hàm, sẽ chịu một lần sanh, mới rốt ráo thoát khổ. Tại tụ lạc Na-lê-ca này lại có năm trăm Ưu-bà-tắc qua đời tại tụ lạc Na-lê-ca này, đã dứt hết ba kết, đắc Tu-đà-hoàn, không còn đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người rốt ráo thoát khổ.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các ông theo người này qua đời, người kia qua đời mà hỏi, thì thật là phiền nhọc. Chẳng phải là điều Như Lai muốn đáp. Phàm có sanh thì có tử, có gì là lạ! Dù Như Lai có ra đời hay chẳng ra đời, thì pháp tánh vẫn thường trụ, điều đó Như Lai tự chứng tri, thành Đẳng Chánh Giác, hiển bày, diễn nói, phân biệt, chỉ dạy, rằng: Cái này có nên cái kia có; cái này khởi nên cái kia khởi; vì duyên vô minh nên có hành,… cho đến vì duyên sanh nên có già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não và khổ ấm tích tập như vậy. Vô minh diệt thì hành diệt,… cho đến sanh diệt thì già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não diệt và khổ ấm bị diệt như vậy. “Nay Ta sẽ vì các ông nói về kinh Pháp kính. Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói. Thế nào là kinh Pháp kính? Thánh đệ tử có bất hoại tịnh đối với Phật, có bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới. Đó gọi là kinh Pháp kính.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827452">Kinh 855. Nan-đề (1)<註 n="1213"/>204 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Ưu-bà-tắc Nan-đề<註 n="1214"/>205 đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, nếu Thánh đệ tử đối với năm căn<註 n="1215"/>206, mà trong tất cả thời<註 n="1216"/>207 đều không thành tựu, đó là do phóng dật hay chẳng phóng dật?” Phật bảo Nan-đề: “Đối với năm căn này, nếu trong tất cả thời đều không thành tựu, thì Ta nói họ thuộc vào hạng phàm phu<註 n="1217"/>208.Nếu vị Thánh đệ tử mà không thành tựu, thì đó là người phóng dật chứ chẳng phải không phóng dật. “Này Nan-đề, nếu vị Thánh đệ tử đã thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật mà không cầu hướng thượng, không ở trong rừng vắng, hoặc ngồi nơi đất trống, ngày đêm thiền tịnh tư duy, tinh cần tu tập, để được thắng diệu xuất ly, lợi ích tùy hỷ được. Do không tùy hỷ, hoan hỷ không sanh; do hoan hỷ không sanh, thân không khinh an; do thân không khinh an, cảm giác khổ phát sanh; do cảm giác khổ phát sanh, tâm không được định. Tâm không định, Thánh đệ tử ấy được gọi là phóng dật. Thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới cũng nói như vậy. “Như vậy, Nan-đề, nếu Thánh đệ tử đã thành tựu bất hoại tịnh đối với Phật, mà tâm không khởi tưởng thỏa mãn, ở trong rừng vắng, dưới bóng cây, nơi đất vắng, ngày đêm thiền định tư duy, phương tiện tinh tấn, hay khởi thắng diệu xuất ly, được tùy hỷ; do được tùy hỷ, hoan hỷ phát sanh; do hoan hỷ sanh, thân khinh an; do thân khinh an, có cảm giác thọ lạc; do có cảm giác thọ lạc, tâm được định. Nếu Thánh đệ tử tâm định thì được gọi là không phóng dật. Thành tựu bất hoại tịnh đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới cũng nói như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Ưu-bà-tắc Nan-đề nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật rồi lui.  <詞 id="34827453">Kinh 856. Nan-đề (2)<註 n="1218"/>209 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ<註 n="1219"/>210.Bấy giờ có Thích thị Nan-đề<註 n="1220"/>211 đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, nếu Thánh đệ tử đối với bốn bất hoại tịnh, trong tấ cả thời, không thành tựu, vậy thì Thánh đệ tử này là phóng dật hay không phóng dật?” Phật bảo Thích thị Nan-đề: “Nếu đối với bốn bất hoại tịnh mà không lúc nào thành tựu, thì Ta bảo đó là những kẻ thuộc ngoài hạng phàm phu<註 n="1221"/>212.” “Này Thích thị Nan-đề Thánh đệ tử hoặc phóng dật hay không phóng dật. Nay Ta sẽ nói…” chi tiết đầy đủ như trên. Sau khi Phật nói kinh này xong, Thích thị Nan-đề nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827454">Kinh 857. Nan-đề (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ<註 n="1222"/>213.Bấy giờ an cư ba tháng đầu hạ<註 n="1223"/>214 đã xong, có số đông các Tỳ-kheo, tập trung tại nhà ăn may y cho Phật. Không bao lâu khi y may xong, Như Lai sẽ đắp y mang bát ra khỏi tinh xá du hành trong nhân gian. Bấy giờ, Thích thị Nan-đề nghe số đông các Tỳ-kheo, tập trung tại nhà ăn may y cho Phật. Không bao lâu khi y may xong, Như Lai sẽ đắp y mang bát ra khỏi tinh xá du hành trong nhân gian. Sau khi Thích thị Nan-đề nghe như vậy, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Hôm nay tứ chi thân thể con rã rời, bốn phương đổi thay; những pháp con đã nghe trước kia, nay tất cả đều mịt mờ, quên hết, khi nghe các Tỳ-kheo tập trung tại nhà ăn may y cho Thế Tôn nói: ‘Không bao lâu, khi nào may y xong, Như Lai sẽ đắp y mang bát du hành trong nhân gian.’ Cho nên nay tâm con cảm thấy rất khổ đau vì không biết lúc nào sẽ gặp lại được Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo tri thức?” Phật bảo Thích thị Nan-đề: “Dù có gặp Phật hay không gặp Phật, dù có gặp Tỳ-kheo tri thức hay không gặp, thì ông vẫn nên tùy thời tu tập năm điều hoan hỷ. Những gì là năm? Ông nên tùy thời niệm tưởng Như Lai sự: ‘Như Lai là Đấng Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.’ Niệm tưởng Pháp sự, Tăng sự, tự mình giữ giới sự cùng hành thế sự. Người hãy tùy thời nhớ nghó là: ‘Ta đã được lợi cho mình. Đối với những bỏn sẻn cấu uế của chúng sanh, ta sẽ tu tập nhiều lìa khỏi cuộc sống bỏn sẻn cấu uế, tu bố thí giải thoát, bố thí xả, luôn bố thí nhiệt tình, vui thích xả, huệ thí bình đẳng, tâm luôn nhớ đến việc bố thí.’ Như vậy, Thích thị Nan-đề, với năm chi của định này, hoặc đứng, đi, ngồi, nằm cho đến cùng với vợ con, luôn luôn phải buộc niệm tam-muội này.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Thích thị Nan-đề nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827455">Kinh 858. Nan-đề (4)<註 n="1224"/>215 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ, kiết an cư ba tháng đầu hạ<註 n="1225"/>216.Bấy giờ có Thích thị Nan-đề nghe Phật kiết an cư ba tháng đầu hạ ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ<註 n="1226"/>217.Sau khi nghe liền nghó: ‘Ta nên đến đó. Tại đó cúng dường và làm mọi công việc để cung cấp cho Như Lai cùng Tỳ-kheo Tăng.’ Ông liền đến đó. Sau ba tháng, bấy giờ, số đông các Tỳ-kheo tập trung tại nhà ăn may y cho Thế Tôn và nói với nhau rằng: ‘Như Lai không bao lâu sau khi may y xong sẽ đắp y mang bát du hành trong nhân gian.’ Sau khi Thích thị Nan-đề nghe các Tỳ-kheo tập trung tại nhà ăn nói: ‘Như Lai không bao lâu sau khi may y xong sẽ đắp y mang bát du hành trong nhân gian.’ Liền đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, hôm nay toàn thân thể con rã rời, bốn phương thay đổi; những pháp con đã nghe trước đây, nay tất cả đều mờ mịt, quên hết. Con nghe Thế Tôn du hành trong nhân gian, con không biết bao giờ sẽ gặp lại Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo tri thức?” Phật bảo Thích thị Nan-đề: “Dù có gặp Như Lai hay chẳng gặp, dù có gặp Tỳ-kheo tri thức hay chẳng gặp, thì ông cũng nên tùy thời mà tu tập về sáu niệm. Những gì là sáu niệm? Hãy niệm Như Lai sự, Pháp sự, Tăng sự, giới mình đã giữ, việc hành thí của mình, niệm chư Thiên.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Thích thị Nan-đề nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827456">Kinh 859. Lê-sư-đạt-đa<註 n="1227"/>218 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ, kiết an cư ba tháng đầu mùa hạ, như nói ở trước, nhưng có một vài sai biệt: “Bấy giờ gia chủ tên là Lê-sư-đạt-đa<註 n="1228"/>219 và Phú-lan-na<註 n="1229"/>220.Hai anh em nghe các Tỳ-kheo tập trung tại nhà ăn, may y cho Thế Tôn, như kinh Nan-đề đã nói đầy đủ ở trên.” Sau khi Phật nói kinh này xong, gia chủ Lê-sư-đạt-đa và Phú-lan-na nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ mà lui.  <詞 id="34827457">Kinh 860. Điền nghiệp<註 n="1230"/>221 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ, kiết an cư ba tháng đầu mùa hạ xong, các Tỳ-kheo tập trung tại nhà ăn may y cho Thế Tôn. Bấy giờ có gia chủ Lê-sư-đạt-đa cùng Phú-lan-na<註 n="1231"/>222, hai anh em đang chăm sóc ruộng nương ở trong đầm Lộc kính<註 n="1232"/>223, nghe số đông các Tỳ-kheo ở tai nhà ăn may y cho Thế Tôn nói rằng: ‘Như Lai không bao lâu sau khi may y xong sẽ đắp y mang bát du hành trong nhân gian.’ Sau khi nghe xong bảo một người đàn ông rằng: ‘Nay người nên đến chỗ Thế Tôn xem Thế Tôn, nếu đã đi rồi, hãy nhanh chóng trở về báo cho ta hay.’ Sau đó người đàn ông kia vâng lời dạy đến một chỗ kia, gặp Thế Tôn đang ra đi, liền vội vàng trở về báo cho Lê-sư-đạt-đa cùng Phú-lan-na là ‘Thế Tôn và đại chúng đang đến.’ Bấy giờ, Lê-sư-đạt-đa cùng Phú-lan-na đi nghinh đón Thế Tôn. Thế Tôn từ xa nhìn thấy Lê-sư-đạt-đa cùng Phú-lan-na theo con đường đang đi đến, liền ra ngoài lề đường trải tọa cụ, ngồi ngay thẳng. Lê-sư-đạt-đa cùng Phú-lan-na đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, hôm nay toàn thân thể con rã rời, bốn phương đổi dời; tất cả mọi ức niệm, nay đều mờ mịt quên hết, không biết lúc nào sẽ được gặp lại Phật cùng các Tỳ-kheo tri thức? Hôm nay Thế Tôn ra đi đến Câu-tát-la; từ Câu-tát-la đến Ca-thi; từ Ca-thi đến Ma-la; từ Ma-la đến Ma-kiệt-đà; từ Ma-kiệt-đà đến Ương-già, từ Ương-già đến Tu-ma; từ Tu-ma đến Phân-đà-la; từ Phân-đà-la đến Ca-lăng-già<註 n="1233"/>224.Cho nên hôm nay con vô cùng khổ não, không biết lúc nào được gặp lại Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo tri thức.” Phật bảo Lê-sư-đạt-đa cùng Phú-lan-na: “Các người dù có gặp Như Lai hay chẳng gặp Như Lai, dù có gặp các Tỳ-kheo tri thức hay chẳng gặp, thì các người cũng nên tùy thời mà tu tập sáu niệm. Những gì là sáu niệm? Các người hãy niệm Như Lai sự, nói đầy đủ… cho đến niệm Thiên. Nhưng này các gia chủ! Vì tại gia thì rối rắm, tại gia thì đắm nhiễm. Còn xuất gia thì vô sự, nhàn nhã, nên khó cho người thế tục có thể sống không gia đình, một mực thanh khiết, hoàn toàn trong sạch, phạm hạnh thanh bạch.” Gia chủ bạch Phật: “Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn, Ngài khéo nói pháp này. Vì tại gia thì rối rắm, tại gia thì đắm nhiễm. Còn xuất gia thì vô sự, nhàn nhã, nên khó cho người thế tục có thể sống không gia đình, một mực thanh khiết, hoàn toàn trong sạch, phạm hạnh thanh bạch. Con là đại thần của vua Ba-tư-nặc. Khi vua Ba-tư-nặc lúc muốn dạo viên quán, sai con cỡi voi lớn chở các cung nữ được sủng ái nhất của vua. Một ngồi trước con, một sau con, con ngồi ở giữa. Khi voi xuống đồi, người ở trước choàng vào cổ con, người sau ôm lưng con; khi voi lên đồi, người sau bám lấy gáy con, người trước vít lấy áo con. “Các thể nữ này vì muốn chiếm lòng vui thích của nhà vua nên mặc xiêm y lụa là sặc sỡ, trang điểm bằng anh lạc và các loại hương vi diệu. Lúc cùng dạo chơi con luôn luôn giữ ba điều: Một là điều khiển voi, sợ rằng lạc mất đường chính; hai tự giữ tâm mình, sợ rằng sẽ sanh ra đắm nhiễm; ba tự giữ gìn, sợ rằng sẽ bị rơi ngã. Bạch Thế Tôn, lúc bấy giờ, đối với các thể nữ của vua, con không giây phút nào là không chánh tư duy.” Phật bảo gia chủ: “Lành thay, lành thay! Có thể khéo giữ tâm mình.” Gia chủ bạch Phật: “Những tài vật mà con có được ở tại gia, thường đem cúng dường cho Thế Tôn, cùng các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni và giúp đỡ cho Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di cùng chung thọ dụng, chứ không kể là của con.” Phật bảo gia chủ: “Lành thay, lành thay! Đối với của cải, gia chủ là người có tiền của giàu sang tột nhất tại nước Câu-tát-la, không ai có thể sánh bằng, mà không kể là của mình.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì gia chủ này mà nói pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Sau khi khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. <卷 id="34827458">TẠP A HÀM Quyển 31 <詞 id="34827459">Kinh 861. Đâu-suất thiên<註 n="1234"/>225 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Bốn trăm năm ở nhân gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Đâu-suất-đà<註 n="1235"/>226.Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư Thiên Đâu-suất-đà thọ bốn ngàn năm. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đa văn Thánh đêï tử sau khi mạng chung ở đó không sanh vào trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827460">Kinh 862. Hóa lạc thiên<註 n="1236"/>227 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Tám trăm năm ở nhân gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Hóa-lạc<註 n="1237"/>228.Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư thiên Hóa lạc thọ tám ngàn tuổi. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đa văn Thánh đêï tử sau khi mạng chung ở đó không sanh vào trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827461">Kinh 863. Tha hóa tự tại thiên Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Sáu ngàn năm ở nhân gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Tha hóa tự tại<註 n="1238"/>229.Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư Thiên Tha hóa tự tại thọ một vạn sáu ngàn năm. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đa văn Thánh đêï tử sau khi mạng chung ở đó không sanh vào trong địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Phật đã nói sáu kinh; cũng vậy, Tỳ-kheo nọ hỏi sáu kinh và Phật hỏi các Tỳ-kheo sáu kinh cũng nói như vậy.  <詞 id="34827462">Kinh 864. Sơ thiền Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo, với hành, hoặc hình, hay tướng, ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán có hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng và an trụ Sơ thiền; vị ấy không nhớ nghó hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy. Nhưng đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức, vị ấy tư duy như là bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như sát hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đối với những pháp này mà sanh tâm nhàm chán, sợ hãi, phòng hộ. Do nhàm chán, xa lìa, phòng hộ, bằng cửa cam lộ mà tự làm lợi ích cho mình. Đây là tịch tónh, đây là thắng diệu, tức là xả ly tất cả hữu dư<註 n="1239"/>230, ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827463">Kinh 865. Giải thoát Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt: “Biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục hữu lậu, tâm giải thoát hữu hữu lậu, tâm giải thoát vô minh lậu, với giải thoát tri kiến, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827464">Kinh 866. Trung Bát-niết-bàn Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sự sai biệt: “Nếu không được giải thoát, nhưng do pháp kia, dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, nên thủ Trung Bát-niết-bàn<註 n="1240"/>231; hoặc không như vậy, thì thủ Sanh Bát-niết-bàn<註 n="1241"/>232; hoặc không như vậy, thì thủ Hữu hành Bát-niết-bàn<註 n="1242"/>233; hoặc không như vậy, thủ Vô hành Bát-niết-bàn<註 n="1243"/>234; hoặc không như vậy, thì Thượng lưu Bát-niết-bàn<註 n="1244"/>235.Hoặc không như vậy, do dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, do công đức này mà sanh làm Đại Phạm thiên<註 n="1245"/>236, hoặc sanh về cõi Phạm phụ thiên<註 n="1246"/>237, hay sanh về cõi Phạm thân thiên<註 n="1247"/>238.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827465">Kinh 867. Đệ nhị thiền thiên Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, mà dứt hữu giác, hữu quán, bên trong thanh tịnh nhất tâm, không giác không quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng và trụ đệ Nhị thiền; hoặc nhớ nghó không hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy; mà đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức tư duy như là bệnh, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đối với những pháp này tâm sẽ sanh ra nhàm chán, xa lìa, sợ hãi, phòng hộ. Do nhàm chán, xa lìa, phòng hộ, bằng pháp giới cam lộ mà tự làm lợi ích cho mình. Đây là tịch tónh, đây là thắng diệu, tức là xả ly tất cả hữu dư, ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827466">Kinh 868. Giải thoát Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt: “Nếu không được giải thoát, nhưng do pháp kia, dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, nên thủ Trung Bát-niết-bàn; hoặc không như vậy, thì thủ Sanh Bát-niết-bàn; hoặc không như vậy, thì thủ Hữu hành Bát-niết-bàn; hoặc không như vậy, thủ Vô hành Bát-niết-bàn<註 n="1248"/>239; hoặc không như vậy, thì Thượng lưu Bát-niết-bàn. Hoặc không như vậy, do dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, nên sanh về cõi trời Tự tánh Quang âm<註 n="1249"/>240; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Vô lượng quang<註 n="1250"/>241; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Thiểu quang<註 n="1251"/>242.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827467">Kinh 869. Đệ tam thiền Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, lìa tham hỷ, an trụ xả, chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều mà Thánh nhân nói là xả, với niệm, an trụ lạc, chứng và an trú đệ Tam thiền. Nếu không như vậy, mà với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, đối với các pháp sắc<註 n="1252"/>243, thọ, tưởng, hành, thức mà tư duy như là bệnh tật, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại,… cho đến Thượng lưu Bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, do dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, nên sanh về cõi trời Biến tịnh<註 n="1253"/>244; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Vô lượng tịnh<註 n="1254"/>245; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Thiểu tịnh<註 n="1255"/>246.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827468">Kinh 870. Giải thoát Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy lìa khổ dứt lạc, ưu hỷ trước đã diệt, không khổ không lạc, xả, tịnh niệm<註 n="1256"/>247, nhất tâm, chứng và an trụ đệ Tứ thiền. Nếu không nhớ nghó như vậy, mà đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà tư duy như là bệnh tật, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại,… cho đến Thượng lưu Bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, thì sanh về cõi trời Nhân tánh Quả thật<註 n="1257"/>248; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Phước sanh<註 n="1258"/>249; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Thiểu phước<註 n="1259"/>250.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Tứ thiền, Bốn vô sắc định cũng được nói như vậy.  <詞 id="34827469">Kinh 871. Phong vân thiên<註 n="1260"/>251 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có vị Phong vân thiên<註 n="1261"/>252 nghó như vầy: ‘Hôm nay ta muốn dùng thần lực dạo chơi.’ Khi nghó như vậy thì mây gió liền nổi lên. Cũng vậy, như Phong vân thiên; Diệm điện thiên, Lôi chấn thiên, Vũ thiên, Tình thiên, Hàn thiên, Nhiệt thiên<註 n="1262"/>253 cũng nói như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Nói như vậy, có Tỳ-kheo hỏi Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo, cũng được nói như vậy.<註 n="1263"/>254  <詞 id="34827470">Kinh 872. Tán cái phú đăng<註 n="1264"/>255 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, vào lúc nửa đêm, trời mưa nhỏ, có chớp lóe chiếu sáng. Phật bảo A-nan: “Ông hãy lấy dù che đèn mang ra ngoài.” Tôn giả A-nan liền vâng lời lấy dù che đèn, đi theo sau Phật. Đến một nơi, Thế Tôn bỗng mỉm cười. Tôn giả A-nan bạch Phật rằng: “Thế Tôn không khi nào cười mà không có nguyên nhân. Không rõ hôm nay Thế Tôn vì lý do gì mà mỉm cười?” Phật bảo A-nan: “Đúng vậy, đúng vậy! Như Lai cười không phải là không có lý do. Hôm nay khi ông cầm dù che đèn đi theo Ta, thì Ta thấy Phạm thiên cũng lại như vậy, cầm dù che đèn đi theo sau Tỳ-kheo Câu-lân<註 n="1265"/>256; Thích Đề-hoàn Nhân<註 n="1266"/>257 cũng cầm dù che đèn đi theo sau Ma-ha Ca-diếp; Trật-lật-đế-la-sắc-tra-la<註 n="1267"/>258 Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Xá-lợi-phất; Tỳ-lâu-lặc-ca<註 n="1268"/>259 Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Đại Mục-kiền-liên; Tỳ-lâu-bặc-xoa<註 n="1269"/>260 Thiên vương cũng cầm dù đi theo sau Ma-ha Câu-hy-la; Tỳ-sa-môn<註 n="1270"/>261 Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Ma-ha Kiếp-tân-na.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827471">Kinh 873. Tứ chủng điều phục<註 n="1271"/>262 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn chúng được điều phục thiện hảo. Những gì là bốn? Đó là Tỳ-kheo được điều phục, Tỳ-kheo-ni được điều phục, Ưu-bà-tắc được điều phục, Ưu-bà-di được điều phục. Đó gọi là bốn chúng.” Rồi Thế Tôn liền nói kệ rằng: Nếu biện tài<註 n="1272"/>263, vô úy<註 n="1273"/>264, Đa văn, thông đạt pháp; Hành pháp thứ pháp hướng<註 n="1274"/>265, Thì đó là thiện chúng. Tỳ-kheo giữ tịnh giới, Tỳ-kheo-ni đa văn; Ưu-bà-tắc tịnh tín, Ưu-bà-di cũng vậy. Đó gọi là thiện chúng, Như mặt trời tự chiếu; Tăng thiện hảo cũng vậy, Đó là hảo trong Tăng. Pháp này khiến Tăng hảo<註 n="1275"/>266, Như mặt trời tự chiếu. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. “Như điều phục. Cũng vậy, biện tài, nhu hòa, vô úy, đa văn, thông đạt pháp, nói pháp, pháp thứ pháp hướng, tùy thuận pháp hành cũng nói như vậy.”<註 n="1276"/>267  <詞 id="34827472">Kinh 874. Tam chủng tử<註 n="1277"/>268 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có ba loại con. Những gì là ba? Con tùy sanh<註 n="1278"/>269, con thắng sanh<註 n="1279"/>270, con hạ sanh<註 n="1280"/>271. “Thế nào là con tùy sanh? Cha mẹ của con không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, thì con cũng học theo không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đó gọi là con tùy sanh. “Thế nào là con thắng sanh? Cha mẹ của con không thọ giới không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm không nói dối, không uống rượu; nhưng con lại lãnh thọ giới không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đó gọi là người con thắng sanh. “Thế nào là con hạ sanh? Cha mẹ của con chịu lãnh thọ giới không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu; nhưng con lại không lãnh thọ giới không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đó gọi là con hạ sanh.” Rồi Thế Tôn liền nói kệ rằng: Tùy sanh và thượng sanh, Cha có trí đều mong. Hạ sanh, người không cần, Vì không thể kế nghiệp. Phép làm người của con, Là làm Ưu-bà-tắc; Đối Phật, Pháp, Tăng bảo, Cần tu tâm thanh tịnh. Mây tan ánh trăng hiện, Vẻ vang dòng quyến thuộc. Sau khi Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. “Như Năm giới. Cũng vậy, kinh Tín, Giới, Thí, Văn, Tuệ cũng nói như vậy.”  <詞 id="34827473">Kinh 875. Tứ chánh đoạn (1)<註 n="1281"/>272 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Chánh đoạn<註 n="1282"/>273.Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn<註 n="1283"/>274.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827474">Kinh 876. Tứ chánh đoạn (2) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Chánh đoạn<註 n="1284"/>275.Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn<註 n="1285"/>276.” Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng: Đoạn đoạn và luật nghi, Tùy hộ cùng tu tập; Như bốn Chánh đoạn này, Chư Phật đều đã dạy. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827475">Kinh 877. Tứ chánh đoạn (3) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Chánh đoạn. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn.” “Thế nào là đoạn đoạn<註 n="1286"/>277? Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục<註 n="1287"/>278, phương tiện<註 n="1288"/>279, tinh cần<註 n="1289"/>280, nhiếp tâm gìn giữ<註 n="1290"/>281.Đó gọi là đoạn đoạn<註 n="1291"/>282.“Thế nào là luật nghi đoạn<註 n="1292"/>283? Pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là luật nghi đoạn<註 n="1293"/>284.“Thế nào là tùy hộ đoạn<註 n="1294"/>285? Pháp thiện chưa sanh thì khiến cho sanh khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tùy hộ đoạn<註 n="1295"/>286.“Thế nào là tu đoạn<註 n="1296"/>287? Pháp thiện đã khởi, khiến tu tập thêm ích lợi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tu đoạn<註 n="1297"/>288.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827476">Kinh 878. Tứ chánh đoạn (4) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Chánh đoạn. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn.” “Thế nào là đoạn đoạn? Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là đoạn đoạn. “Thế nào là luật nghi đoạn? Pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là luật nghi đoạn. “Thế nào là tùy hộ đoạn? Pháp thiẹân chưa sanh thì khiến cho sanh khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tùy hộ đoạn. “Thế nào là tu đoạn? Pháp thiện đã khởi, khiến tu tập thêm ích lợi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tu đoạn.” Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng: Đoạn đoạn và luật nghi, Tùy hộ cùng tu tập; Như bốn Chánh đoạn này, Chư Phật đều đã dạy. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827477">Kinh 879. Tứ chánh đoạn (5) Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn Chánh đoạn. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn.” “Thế nào là đoạn đoạn? Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ; pháp ác bất thiện chưa khởi, thì không cho khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ; pháp thiện chưa sanh, thì khiến cho sanh khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ; pháp thiện đã sanh, thì khiến cho tu tập thêm lợi ích, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là đoạn đoạn. “Thế nào là luật nghi đoạn? Tỳ-kheo khéo phòng hộ căn con mắt, giữ kín chặt, chế ngự, tiến hướng. Cũng vậy, đối với các căn tai, mũi, lưỡi, thân, ý, khéo phòng hộ, giữ kín chặt, chế ngự, tiến hướng. Đó gọi là luật nghi đoạn<註 n="1298"/>289.“Thế nào là tùy hộ đoạn? Tỳ-kheo đối với mỗi một tướng tam-muội chân thật, như tướng xanh bầm, tướng sình chướng, tướng mưng mủ, tướng hoại, tướng thú ăn chưa sạch mà khéo bảo vệ hộ trì, tu tập, giữ gìn, không khiến cho sút giảm. Đó gọi là tùy hộ đoạn<註 n="1299"/>290.“Thế nào là tu đoạn? Tỳ-kheo nào tu tập bốn Niệm xứ, thì đó gọi là tu đoạn<註 n="1300"/>291.” Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng: Đoạn đoạn, luật nghi đoạn, Tùy hộ, tu tập đoạn; Bốn thứ chánh đoạn này, Những gì Chánh Giác nói. Tỳ-kheo siêng phương tiện, Các lậu sẽ sạch hết. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. “Như bốn Niệm xứ. Cũng vậy, bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, Tám đạo chi, Bốn đạo, Bốn pháp cú, Chánh quán tu tập cũng nói như vậy.”<註 n="1301"/>292  <詞 id="34827478">Kinh 880. Bất phóng dật Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như có người tạo dựng công trình nơi thế gian, tất cả đều y cứ vào đất. Cũng vậy, Tỳ-kheo tu tập pháp thiền, tất cả cũng đều y cứ vào không buông lung để làm căn bản, lấy không buông lung<註 n="1302"/>293 làm tập khởi, lấy không buông lung làm sanh khởi, lấy không buông lung làm chuyển khởi. Tỳ-kheo nào không buông lung thì có khả năng tu tập bốn thiền.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827479">Kinh 881. Đoạn tam Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt. “Tỳ-kheo như vậy có khả năng đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. “Như đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si. Cũng vậy, điều phục tham dục, sân nhuế, ngu si và sự rốt ráo đoạn tham dục, rốt ráo đoạn sân nhuế, ngu si, xuất yếu, viễn ly, Niết-bàn cũng nói như vậy.”<註 n="1303"/>294  <詞 id="34827480">Kinh 882. Bất phóng dật căn bản<註 n="1304"/>295 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như trăm thứ cây, cỏ, thảo dược đều nương vào đất mà được sanh trưởng. Cũng vậy, tất cả các pháp thiện đều y cứ vào không buông lung làm gốc. Như đã nói ở trên… cho đến Niết-bàn. “Thí như hương hắc trầm thủy là loại hương trên các loại hương. Cũng vậy, trong các loại thiện pháp, không buông lung là trên hết. “Thí như trong các loại hương lâu bền, xích chiên-đàn là bậc nhất. Cũng vậy, trong các thiện pháp, tất cả đều lấy không buông lung làm căn bản. Như vậy… cho đến Niết-bàn. “Thí như các loài hoa sống ở dưới nước và trên đất, hoa ưu-bát-la là bậc nhất. Cũng vậy, tất cả các thiện pháp đều lấy không buông lung làm căn bản,… cho đến Niết-bàn. “Thí như hoa sanh sống từ đất, hoa ma-lợi-sa là bậc nhất. Cũng vậy, tất cả các thiện pháp đều lấy không buông lung làm căn bản cho chúng,… cho đến Niết-bàn. “Này các Tỳ-kheo, thí như trong tất cả các dấu chân của loài thú, dấu chân voi là hơn hết. Cũng vậy, trong tất cả các thiện pháp, không buông lung là pháp căn bản hơn cả. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các loài thú, sư tử là đệ nhất, vì nó là chúa tể của loài thú. Cũng vậy, trong tất cả các thiện pháp, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như tất cả nhà cửa lầu các, cái nóc là trên hết. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. “Thí như trong tất cả các thứ quả trong cõi Diêm-phù, chỉ có quả tên là diêm-phù là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. “Thí như trong tất cả các loại cây như cây câu-tỳ-đà-la<註 n="1305"/>296, cây tát-bà-da chỉ-la-câu-tỳ-đà-la là đệ nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong các núi, Tu-di sơn là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các loại vàng, vàng Diêm-phù-đề là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các loại vải, vải lông mịn già-thi<註 n="1306"/>297 là đệ nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các loại màu, màu trắng là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các loài chim, Kim-sí điểu<註 n="1307"/>298 là đệ nhất, vì nó là chúa tể của loài súc sanh. Cũng vậy, trong tất cả các thiện pháp, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các vua, Chuyển luân Thánh vương là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các Thiên vương, Tứ Đại Thiên vương là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các trời Tam thập tam, Đế Thích là đệ nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong cõi Diệm-ma thiên, Tú-diệm-ma thiên vương<註 n="1308"/>299 là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong cõi Đâu-suất-đà thiên, Đâu-suất-đà thiên vương<註 n="1309"/>300 là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong cõi Hóa lạc thiên, Thiện Hóa lạc thiên vương<註 n="1310"/>301 là đệ nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong cõi Tha hóa tự tại thiên, Thiện Tha hóa tự tại Thiên tử<註 n="1311"/>302 là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong cõi Phạm thiên, Đại Phạm thiên vương là bậc nhất. Cũng vậy, trong các thiện pháp, tất cả đều lấy không buông lung làm căn bản. Như vậy… cho đến Niết-bàn. “Thí như tất cả các dòng sông ở Diêm-phù-đề đều xuôi về biển lớn, biển lớn là bậc nhất, vì nó dung chứa tất cả. Cũng vậy, tất cả các thiện pháp đều thuận dòng với không buông lung. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như tất cả nước mưa đều đổ về biển cả. Cũng vậy, tất cả các thiện pháp đều xuôi dòng về biển không buông lung. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các hồ nước<註 n="1312"/>303, hồ A-nậu-đại<註 n="1313"/>304 là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các thiện pháp, không buông lung là bậc nhất. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các sông ở Diêm-phù-đề, có bốn con sông lớn là bậc nhất đó là: sông Hằng, Tân-đầu, Bác-xoa và Tư-đa<註 n="1314"/>305.Cũng vậy, trong tất cả các thiện pháp, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong ánh sáng của các tinh tú, mặt trăng là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là bậc nhất. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong các chúng sanh có thân lớn, La-hầu-la A-tu-la<註 n="1315"/>306 là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong các hạng hưởng thụ năm dục, Đảnh Sanh vương<註 n="1316"/>307 là đệ nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong các thần lực ở cõi Dục, Thiên ma Ba-tuần là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các loài chúng sanh không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân; có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng, chẳng phải tưởng chẳng phải không tưởng, Như Lai là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các pháp hữu vi, vô vi, lìa tham dục là đệ nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các pháp chúng, chúng của Như Lai là bậc nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn. “Thí như trong tất cả các giới, khổ hạnh, phạm hạnh; Thánh giới<註 n="1317"/>308 là đệ nhất. Cũng vậy, trong tất cả các pháp thiện, không buông lung là căn bản của chúng. Như đã nói ở trên,… cho đến Niết-bàn.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827481">Kinh 883. Tứ chủng thiền<註 n="1318"/>309 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn loại thiền<註 n="1319"/>310.Có loại thiền, tam-muội thiện<註 n="1320"/>311, nhưng chẳng phải chánh thọ thiện<註 n="1321"/>312; có loại thiền, chánh thọ thiện, nhưng chẳng phải tam-muội thiện; có loại thiền tam-muội thiện, mà chánh thọ cũng lại thiện; có loại thiền chẳng phải tam-muội thiện và cũng chẳng phải chánh thọ thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền, trụ tam-muội thiện, nhưng chẳng phải trụ chánh thọ thiện<註 n="1322"/>313; có loại thiền, trụ chánh thọ thiện, nhưng chẳng phải trụ tam-muội thiện; có loại thiền, trụ tam-muội thiện, nhưng cũng trụ chánh thọ thiện; có loại thiền, chẳng phải trụ tam-muội thiện, mà cũng chẳng phải trụ chánh thọ thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền, tam-muội khởi thiện<註 n="1323"/>314, nhưng chẳng phải chánh thọ khởi thiện; có loại thiền, chánh thọ khởi thiện, nhưng chẳng phải tam-muội khởi thiện; có loại thiền, tam-muội khởi thiện và chánh thọ cũng khởi thiện; có loại thiền, chẳng phải tam-muội khởi thiện và cũng chẳng phải chánh thọ khởi thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền, thiện đối với thời của tam-muội, nhưng không phải thiện đối với thời của chánh thọ thiện<註 n="1324"/>315; có loại thiền, thiện đối với thời của chánh thọ thiện, nhưng không phải thiện đối với thời của tam-muội; có loại thiền, thiện đối với thời của tam-muội thiện, cũng thiện đối với thời của chánh thọ thiện; có loại thiền, chẳng phải thiện đối với thời của tam-muội, cũng chẳng phải thiện đối với thời của chánh thọ. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền, tam-muội xứ thiện, nhưng chẳng phải chánh thọ xứ thiện<註 n="1325"/>316; có loại thiền, chánh thọ xứ thiện, nhưng chẳng phải tam-muội xứ thiện; có loại thiền, tam-muội xứ thiện, chánh thọ cũng xứ thiện; có loại thiền, chẳng phải tam-muội xứ thiện, cũng chẳng phải chánh thọ xứ thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền, tam-muội nghinh thiện<註 n="1326"/>317, nhưng chẳng phải chánh thọ nghinh thiện; có loại thiền, chánh thọ nghinh thiện, nhưng chẳng phải tam-muội nghinh cũng thiện; có loại thiền, tam-muội nghinh thiện, chánh thọ nghinh thiện; có loại thiền chẳng phải tam-muội nghinh thiện và cũng chẳng phải chánh thọ nghinh thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền, tam-muội niệm thiện, nhưng chẳng phải chánh thọ niệm thiện; có loại thiền, chánh thọ niệm thiện, nhưng chẳng phải tam-muội niệm thiện; có loại thiền, tam-muội niệm thiện, chánh thọ niệm cũng thiện; có loại thiền, chẳng phải tam-muội niệm thiện, cũng chẳng phải chánh thọ niệm thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền, tam-muội niệm bất niệm thiện, nhưng chẳng phải chánh thọ niệm bất niệm thiện; có loại thiền, chánh thọ niệm bất niệm thiện, nhưng chẳng phải tam-muội niệm bất niệm thiện; có loại thiền, tam-muội niệm bất niệm thiện, nhưng chánh thọ niệm bất niệm cũng thiện; có loại thiền, chẳng phải tam-muội niệm bất niệm thiện, cũng chẳng phải chánh thọ niệm bất niệm thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền, tam-muội đến thì thiện, nhưng chẳng phải chánh thọ đến<註 n="1327"/>318 thì thiện; có loại thiền, chánh thọ đến thì thiện, nhưng tam-muội đến thì không thiện; có loại thiền, tam-muội đến thì thiện, chánh thọ đến thì cũng thiện; có loại thiền, chẳng phải tam-muội đến thiện và cũng chẳng phải chánh thọ đến thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền, tam-muội ác thì thiện, chánh thọ ác thì không thiện; có loại thiền, chánh thọ ác thì thiện, tam-muội ác thì không thiện<註 n="1328"/>319; có loại thiền, tam-muội ác thì thiện, chánh thọ ác cũng thiện; có loại thiền, chẳng phải tam-muội ác thiện và cũng chẳng phải chánh thọ ác thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền tam-muội phương tiện thiện, nhưng chẳng phải chánh thọ phương tiện thiện; có loại thiền chánh thọ phương tiện thiện, nhưng chẳng phải tam-muội phương tiện thiện; có loại thiền tam-muội phương tiện thiện và chánh thọ cũng phương tiện thiện; có loại thiền chẳng phải tam-muội phương tiện thiện, mà cũng chẳng phải chánh thọ phương tiện thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền tam-muội chỉ thiện, nhưng chẳng phải chánh thọ chỉ thiện; có loại thiền chánh thọ chỉ thiện, nhưng chẳng phải tam-muội chỉ thiện; có loại thiền tam-muội chỉ thiện, chánh thọ cũng chỉ thiện; có loại thiền chẳng phải tam-muội chỉ thiện và cũng chẳng phải chánh thọ chỉ thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền tam-muội cử thiện, nhưng chẳng phải chánh thọ cử thiện; có loại thiền chánh thọ cử thiện, nhưng chẳng phải tam-muội cử thiện; có loại thiền tam-muội cử thiện và chánh thọ cũng cử thiện; có loại thiền chẳng phải tam-muội cử thiện, mà cũng chẳng phải chánh thọ cử thiện. “Lại có bốn loại thiền nữa. Có loại thiền tam-muội xả thiện, nhưng chẳng phải chánh thọ xả thiện; có loại thiền chánh thọ xả thiện, nhưng chẳng phải tam-muội xả thiện; có loại thiền tam-muội xả thiện, thì chánh thọ cũng xả thiện; có loại thiền chẳng phải tam-muội xả thiện và cũng chẳng phải chánh thọ xả thiện<註 n="1329"/>320.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827482">Kinh 884. Vô học tam minh (1)<註 n="1330"/>321 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Bậc Vô học có ba minh<註 n="1331"/>322.Những gì là ba? Là Trí túc mạng chứng thông của bậc Vô học, Trí sanh tử chứng thông của bậc Vô học, Trí lậu tận chứng thông của bậc Vô học.” Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng: Quán sát biết kiếp trước, Thấy trời sanh đường ác. Các lậu sanh tử hết, Là Minh của Mâu-ni. Tâm ấy được giải thoát Tất cả những tham ái; Ba nơi đều thông suốt, Nên gọi là Ba minh.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827483">Kinh 885. Vô học tam minh (2)<註 n="1332"/>323 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Bậc Vô học có Ba minh. Những gì là ba? Túc mạng trí chứng thông của bậc Vô học, Sanh tử trí chứng thông của bậc Vô học, Lậu tận trí chứng thông của bậc Vô học. “Thế nào là Túc mạng chứng trí thông của bậc Vô học? Thánh đệ tử biết tất cả sự từ những đời trước. Từ một đời đến trăm, ngàn, vạn, ức đời; cho đến số kiếp thành hoại rằng: ‘Các đời sống trước của ta và chúng sanh, có những tên như vậy, sanh ra như vậy, dòng họ như vậy, ăn như vậy, chịu khổ vui như vậy, tuổi thọ dài như vậy, sống lâu như vậy, chịu giới hạn như vậy. Ta và chúng sanh chết ở chỗ này, sanh ra chỗ khác; chết chỗ khác sanh ra chỗ này, có hành như vậy, nhân như vậy, tín như vậy.’ Tất cả các việc đã trải qua trong đời sống trước đều biết rõ ràng. Đó gọi là Trí túc mạng chứng minh. “Thế nào là Sanh tử trí chứng minh? Thánh đệ tử, bằng thiên nhãn thanh tịnh vượt qua đối với mắt người, thấy các chúng sanh lúc chết, lúc sanh, đẹp, xấu, thượng sắc, hạ sắc, theo nghiệp mà thọ sanh vào đường ác. Biết như thật rằng như chúng sanh này thành tựu thân ác hành, thành tựu miệng, ý ác hành, hủy báng Thánh nhân, tà kiến, nhận lãnh tà pháp; do nhân duyên này sau khi thân hoại mạng chung sanh vào trong đường ác địa ngục. Chúng sanh này do thành tựu thân thiện hành, thành tựu miệng, ý thiện hành, không hủy báng Thánh nhân, đã thành tựu chánh kiến, nên sau khi thân hoại mạng chung sanh vào trong đường Trời, Người. Đó gọi là Trí sanh tử chứng minh. “Thế nào là Lậu tận trí chứng minh? Thánh đệ tử biết như thật, ‘Đây là Khổ’, ‘Đây là Khổ tập’, ‘Đây là Khổ diệt’, ‘Đây là Khổ diệt đạo.’ Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát Dục hữu lậu, tâm giải thoát Hữu hữu lậu, tâm giải thoát Vô minh lậu, với giải thoát tri kiến, biết rằng, ‘Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Đó gọi là Lậu tận chứng trí minh.” Sau đó, Thế Tôn liền nói kệ rằng: Quán sát biết đời trước, Thấy trời sanh đường ác. Các lậu sanh tử hết, Là Minh của Mâu-ni. Tâm ấy được giải thoát Tất cả những tham ái; Ba nơi đều thông suốt, Nên gọi là Ba minh. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827484">Kinh 886. Tam minh<註 n="1333"/>324 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Bà-la-môn<註 n="1334"/>325 đi đến chỗ Phật gặp Thế Tôn, sau khi thăm hỏi nhau rồi, ngồi lui qua một bên và nói: “Đây là ba minh của Bà-la-môn<註 n="1335"/>326! Đây là ba minh của Bà-la-môn!” Bấy giờ, Thế Tôn bảo Bà-la-môn rằng: “Thế nào gọi là ba minh của Bà-la-môn?” Bà-la-môn bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, cha mẹ Bà-la-môn đầy đủ các tướng<註 n="1336"/>327, không có các tì vết<註 n="1337"/>328; cha mẹ bảy đời truyền thừa mà không bị chê bai; đời đời kế thừa nhau, luôn làm sư trưởng, biện tài đầy đủ; đọc tụng các kinh điển, danh tự của loại vật, phẩm loại sai biệt của vạn vật; lịch sử cổ kim<註 n="1338"/>329, năm thứ ký này<註 n="1339"/>330, tất cả đều được thông suốt; dung sắc đoan chánh. Thưa Cù-đàm, đó gọi là ba minh của Bà-la-môn.” Phật bảo Bà-la-môn: “Ta không lấy ngôn thuyết, danh tự làm ba minh. Pháp môn của Hiền thánh nói ba minh chân thật<註 n="1340"/>331 là tri kiến Hiền thánh, pháp luật Hiền thánh. Đó là ba minh chân thật.” Bà-la-môn bạch Phật: “Như thế nào, thưa Cù-đàm, nói tri kiến Hiền thánh, pháp luật Hiền thánh là ba minh?” Phật bảo Bà-la-môn: “Có ba loại ba minh của bậc Vô học. Những gì là ba? Túc mạng chứng trí minh của bậc Vô học, sanh tử chứng trí minh của bậc Vô học, lậu tận chứng trí minh của bậc Vô học.” Như đã nói đầy đủ ở kinh trên. Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng: Tất cả pháp vô thường, Trì giới, thiền vắng lặng; Biết tất cả đời trước, Đã sanh trời, đường ác. Lậu hết, đoạn được sanh, Là thông của Mâu-ni. Biết được tâm giải thoát Tất cả tham, nhuế, si. Ta nói là ba minh, Chẳng do ngôn ngữ nói. “Này Bà-la-môn, đó là ba minh theo pháp luật của bậc Thánh đã nói.” Bà-la-môn bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, đó là ba minh chân thật!” Sau khi Bà-la-môn nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827485">Kinh 887. Tín Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Bà-la-môn đi đến chỗ Phật gặp Thế Tôn, sau khi thăm hỏi nhau rồi, ngồi lui qua một bên bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, con tên là Tín.” Phật bảo Bà-la-môn: “Tín có nghóa là tin vào tăng thượng giới, vào bố thí, đa văn, huệ xả, trí tuệ. Đó gọi là Tín, chứ không phải tín chỉ là một danh tự suông.” Sau khi Bà-la-môn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827486">Kinh 888. Tăng ích Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Bà-la-môn đi đến chỗ Phật gặp Thế Tôn, sau khi thăm hỏi nhau rồi, ngồi lui qua một bên bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, con tên là Tăng Ích.” Phật bảo Bà-la-môn: “Tăng ích có nghóa là tăng ích cho tín; tăng ích cho giới, đa văn, huệ xả và trí tuệ. Đó là Tăng ích, chứ không phải tăng ích chỉ là một danh tự suông.” Sau khi Bà-la-môn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827487">Kinh 889. Đẳng khởi Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Bà-la-môn đi đến chỗ Phật gặp Thế Tôn, sau khi thăm hỏi nhau rồi, ngồi lui qua một bên bạch Phật rằng: “Con tên là Đẳng Khởi.” Phật bảo Bà-la-môn: “Đẳng khởi<註 n="1341"/>332 có nghóa là làm phát khởi tín, phát khởi giới, đa văn, huệ xả và trí tuệ. Đó là Đẳng khởi, chứ không phải đẳng khởi chỉ là một danh tự suông.” Sau khi Bà-la-môn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827488">Kinh 890. Vô vi pháp<註 n="1342"/>333 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta sẽ vì các ông nói về pháp Vô vi cùng đạo tích vô vi<註 n="1343"/>334, hãy lắng nghe và suy nghó kỹ. “Thế nào là pháp Vô vi? Tham dục vónh viễn chấm dứt; sân nhuế, ngu si vónh viễn chấm dứt; tất cả phiền não vónh viễn chấm dứt. Đó gọi là pháp Vô vi. “Thế nào là Đạo tích vô vi? Tám Thánh đạo phần: Chánh kiến, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là Đạo tích vô vi.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. “Như Vô vi, cũng vậy nan kiến, bất động, bất khuất, bất tử, vô lậu, phú ấm, châu chữ, tế độ, y chỉ, ủng hộ, bất lưu chuyển, ly xí diệm, ly thiêu nhiên, lưu thông, thanh lương, vi diệu, an ổn, vô bệnh, vô sở hữu, Niết-bàn, cũng nói như vậy.”<註 n="1344"/>335  <詞 id="34827489">Kinh 891. Mao đoan<註 n="1345"/>336 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như ao hồ dài rộng năm mươi do-tuần; chiều sâu cũng như vậy. Nếu có người dùng đầu một sợi lông nhúng vào nước hồ này, thì này Tỳ-kheo, thế nào, nước trong hồ này nhiều hơn hay là một chút nước dính trên đầu sợi lông nhiều?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nước dính trên đầu sợi lông người này thì quá ít, so với vô lượng nước hồ gấp ngàn vạn ức thì không thể nào sánh được.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Thấy chân đế đầy đủ thì chánh kiến đầy đủ. Đệ tử của Thế Tôn nếu thấy quả chân đế, thánh hiện quán<註 n="1346"/>337, vị ấy ngay lúc đó đã đoạn, đã biến tri, đã chặt đứt gốc rễ của nó, như cây đa-la đã bị chặt đứt ngọn không thể nào sống lại được. Những khổ đã được đoạn trừ thì nhiều đến vô lượng như nước trong hồ, còn cái khổ sót lại, thì ít như nước dính tên đầu sợi lông.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như giọt nước trên đầu sợi lông, cũng vậy giọt nước dính trên đầu ngọn cỏ cũng như vậy. Như nước trong ao hồ, cũng vậy nước sông Tát-la-đa-tra-già, sông Hằng, Da-phù-na, Tát-la-du, Y-la-bạt-đề, Ma-hê và biển cả cũng nói như vậy.<註 n="1347"/>338 Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827490">Kinh 892. Lục nội xứ<註 n="1348"/>339 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có sáu nội nhập xứ. Những gì là sáu? Đó là nhãn nội nhập xứ, nhó, tỷ, thiệt, thân và ý nội nhập xứ. Đối với sáu pháp này kham nhẫn quán sát thì gọi là tín hành<註 n="1349"/>340, siêu việt, rời sanh vị<註 n="1350"/>341, rời địa vị phàm phu, nhưng chưa đắc quả Tu-đà-hoàn. Cho đến trước khi mạng chung chắc chắn đắc quả Tu-đà-hoàn. Hoặc đối các pháp này mà kham nhẫn tăng thượng quán sát, thì gọi là pháp hành<註 n="1351"/>342, siêu việt, rời sanh vị, rời địa vị phàm phu, nhưng chưa đắc quả Tu-đà-hoàn. Cho đến trước khi mạng chung chắc chắn đắc quả Tu-đà-hoàn. Hoặc đối các pháp này mà quán sát như thật bằng chánh trí, ba kết là thân kiến, giới thủ và nghi đã đoạn tận, đã biến tri. Đó gọi là Tu-đà-hoàn, quyết định không bị đọa vào đường ác, mà nhất định hướng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại trời người, rốt ráo thoát khổ. Đối với các pháp này mà bằng chánh trí quán sát không khởi lên các lậu, ly dục, giải thoát, thì gọi là A-la-hán, các lậu đã dứt, những việc cần làm đã làm xong, đã lìa bỏ các gánh nặng, đã được lợi mình, các hữu kết chấm dứt, chánh trí tâm giải thoát.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. “Như Sáu nội nhập xứ, cũng vậy Sáu ngoại nhập xứ, Sáu thức thân, Sáu xúc thân, Sáu thọ thân, Sáu tưởng thân, Sáu tự thân, Sáu ái thân, Sáu giới thân, Năm ấm cũng nói như trên.”<註 n="1352"/>343  <詞 id="34827491">Kinh 893. Ngũ chủng chủng tử<註 n="1353"/>344 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có năm loại hạt giống sanh. Những gì là năm? Đó là hạt giống từ rễ, hạt giống từ thân, hạt giống từ cành, hạt giống từ đốt, hạt giống từ hạt. Các loại hạt giống này nếu không bị gián đoạn, không bị phá, không bị mục, không bị thương, không bị đục lủng; khi mới gặp đất mà không gặp nước, thì các loại hạt giống này không thể sanh trưởng lớn mạnh được. Hoặc nếu gặp nước mà không gặp đất, thì các loại hạt giống này cũng sẽ không thể sanh trưởng lớn mạnh được. Điều cần là phải gặp đất, gặp nước, các hạt giống này mới có thể sanh trưởng lớn mạnh được. Cũng vậy, nghiệp, phiền não phải có ái, kiến, mạn, thì vô minh mới sanh hành. Nếu có nghiệp mà không có phiền não, ái, kiến, vô minh, thì hành sẽ bị diệt.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. “Như Hành, cũng vậy Thức, Danh sắc, Lục nhập xứ, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão tử cũng nói như vậy.”<註 n="1354"/>345  <詞 id="34827492">Kinh 894. Như thật tri<註 n="1355"/>346 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta, đối với thế gian và sự tập khởi của thế gian, nếu không biết như thật, thì trọn không thể ở giữa các chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn cùng các thế gian được nói là Bậc Giải Thoát, là Bậc Xuất Ly, lìa khỏi vọng tưởng điên đảo, cũng không gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì Ta biết như thật đối với thế gian và sự tập khởi của thế gian, cho nên Ta ở giữa chư Thiên, Người đời, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng sanh khác được nói là Bậc Giải Thoát, là Bậc Xuất Ly, tâm lìa điên đảo, an trụ đầy đủ, đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.”  Như thế gian, sự tập khởi thế gian, sự diệt tận thế gian, sự xuất ly thế gian; sự tập khởi thế gian, sự diệt tận thế gian, vị ngọt thế gian, tai hoạn thế gian, sự xuất ly thế gian; sự tập khởi thế gian, sự diệt tận thế gian, sự xuất ly thế gian; sự tập khởi thế gian, con đường đưa đến sự diệt tận thế gian; sự tập khởi thế gian, sự diệt tận thế gian, con đường đưa đến sự tập khởi thế gian, con đường đưa đến sự diệt tận thế gian; sự tập khởi thế gian, sự diệt tận thế gian, vị ngọt thế gian, tai hoạn thế gian, sự xuất ly thế gian; sự tập khởi thế gian, sự diệt tận thế gian, con đường đưa đến sự tập khởi thế gian, con đường đưa đến sự diệt tận thế gian, vị ngọt thế gian, tai hoạn thế gian, sự xuất ly thế gian.<註 n="1356"/>347 Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827493">Kinh 895. Tam ái Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có ba ái. Những gì là ba? Đó là dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Vì muốn đoạn trừ ba ái này nên phải cầu bậc Đại sư.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.” Như cầu bậc Đại sư, thứ sư, giáo sư, quảng đạo sư, độ sư, quảng độ sư, thuyết sư, quảng thuyết sư, tùy thuyết sư, A-xà-lê, đồng bạn, thiện hữu chân tri thức, thương xót, từ bi, muốn ý nghóa, muốn an ổn, muốn an lạc, muốn xúc chạm, muốn thông suốt, người muốn, người tinh tấn, người phương tiện, người xuất ly, người kiên cố, người dõng mãnh, người kham năng, người nhiếp thọ, người thường, người học, người không buông lung, người tu, người tư duy, người nhớ nghó, người giác tưởng, người suy lường, người phạm hạnh, người thần lực, người trí, người thức, người tuệ, người phân biệt, niệm xứ, chánh cần, căn lực, giác đạo, chỉ quán niệm thân, cầu chánh tư duy cũng nói như vậy.”<註 n="1357"/>348  <詞 id="34827494">Kinh 896. Tam lậu Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có ba hữu lậu. Những gì là ba? Đó là dục hữu lậu, hữu hữu lậu và vô minh hữu lậu. Vì đoạn trừ ba hữu lậu này, nên cầu bậc Đại sư.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như cầu bậc Đại sư, cũng vậy… cho đến cầu Chánh tư duy cũng nói như vậy.<註 n="1358"/>349  <詞 id="34827495">Kinh 897. La-hầu-la<註 n="1359"/>350 Tôi nghe như vầy: Khi Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả La-hầu-la đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, thấy như thế nào, biết như thế nào, để thân có thức này của con cùng hết thảy tướng của cảnh giới bên ngoài không được nhớ tưởng đến, ở trung gian đó mà đoạn tận các hữu lậu?”<註 n="1360"/>351 Phật bảo La-hầu-la: “Có sáu nội nhập xứ. Những gì là sáu? Đó là nhãn nhập xứ, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý nhập xứ. Đối với các pháp này phải chánh trí quán sát, dứt sạch các hữu lậu, với chánh trí tâm khéo giải thoát. Đó gọi là A-la-hán, đã hết sạch các hữu lậu, những việc cần làm đã làm xong, đã trút hết gánh nặng, nhanh chóng được lợi mình, các hữu kết chấm dứt, chánh tri, tâm được giải thoát.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Sáu nội nhập xứ, cũng vậy Sáu ngoại nhập xứ,… cho đến Năm ấm cũng nói như vậy.  <詞 id="34827496">Kinh 898. Nhãn dó đoạn Tôi nghe như vầy: Khi Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo ở nơi mắt mà đoạn trừ dục tham. Dục tham đã đoạn, gọi là mắt đã đoạn, đã biến tri, chặt đứt gốc rễ của nó, như chặt ngọn cây đa-la, đối với đời vị lai sẽ thành pháp chẳng sanh. Như mắt, cũng vậy tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng nói như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Sáu nội nhập xứ, cũng vậy Sáu ngoại nhập xứ,… cho đến Năm ấm cũng nói như vậy.  <詞 id="34827497">Kinh 899. Nhãn sanh Tôi nghe như vầy: Khi Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo mắt sanh, trụ, thành tựu hiển hiện, thì khổ sanh, bệnh trụ, già chết hiển hiện. Cũng vậy,… cho đến ý cũng nói như vậy. Nếu mắt diệt mất đi, thì khổ sẽ được chấm dứt, bệnh sẽ dứt, già chết sẽ không còn,… cho đến ý cũng nói như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Sáu nội nhập xứ, cũng vậy Sáu ngoại nhập xứ,… cho đến Năm ấm cũng nói như vậy.  <詞 id="34827498">Kinh 900. Vị trước<註 n="1361"/>352 Tôi nghe như vầy: Khi Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo đối với vị ngọt của mắt mà đắm nhiễm, sẽ sanh ra tùy phiền não. Tùy phiền não sanh, đối với các nhiễm ô tâm không được ly dục; những chướng ngại kia cũng không thể đoạn được,… cho đến ý nhập xứ cũng nói như vậy.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Sáu nội nhập xứ, cũng vậy Sáu ngoại nhập xứ,… cho đến Năm ấm cũng nói như vậy.  <詞 id="34827499">Kinh 901. Thiện pháp kiến lập<註 n="1362"/>353 Tôi nghe như vầy: Khi Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như tất cả công việc ở thế gian đều nương vào đất để kiến lập. Cũng vậy, tất cả pháp thiện đều y cứ vào sáu nội nhập xứ để tạo lập.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Sáu nội nhập xứ, cũng vậy Sáu ngoại nhập xứ,… cho đến Năm ấm cũng nói như vậy.  <詞 id="34827500">Kinh 902. Như Lai<註 n="1363"/>354 đệ nhất Tôi nghe như vầy: Khi Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Hoặc có chúng sanh không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân; sắc, không sắc, tưởng, không tưởng, chẳng phải tưởng, chẳng phải chẳng tưởng; đối với tất cả, Như Lai là bậc nhất,… cho đến, Thánh giới cũng nói như vậy.”  <詞 id="34827501">Kinh 903. Ly tham pháp đệ nhất Tôi nghe như vầy: Khi Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu mọi công việc của chúng sanh ở thế gian, tất cả đều nương vào đất mà kiến lập có được, cũng vậy trong tất cả các pháp hữu vi, vô vi, pháp ly tham dục là bậc nhất.” Nói đầy đủ như vậy,… cho đến Thánh giới cũng nói như vậy. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827502">Kinh 904. Thanh văn đệ nhất Tôi nghe như vầy: Khi Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu các chúng sanh ở thế gian, tất cả đều nương vào đất mà kiến lập được. Cũng vậy, trong tất cả chúng sanh, chúng Thanh văn của Như Lai là bậc nhất.” Nói đầy đủ như vậy,… cho đến Thánh giới. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành. <卷 id="34827503">TẠP A HÀM Quyển 32 <詞 id="34827504">Kinh 905. Ngoại đạo<註 n="1364"/>355 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Khi ấy, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp và Tôn giả Xá-lợi-phất ở trong núi Kỳ-xà-quật. Bấy giờ có nhiều chúng xuất gia ngoại đạo đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất. Sau khi cùng Tôn giả thăm hỏi nhau, rồi ngồi lui qua một bên, nói với Tôn giả Xá-lợi-phất rằng<註 n="1365"/>356: “Thế nào, Xá-lợi-phất, Như Lai có sanh tử đời sau không<註 n="1366"/>357?” Xá-lợi-phất nói: “Này các ngoại đạo, Thế Tôn nói rằng: ‘Điều này không ký thuyết<註 n="1367"/>358.’” Lại hỏi: “Thế nào, Xá-lợi-phất! Như Lai không có sanh tử đời sau phải chăng?” Xá-lợi-phất đáp rằng: “Này các ngoại đạo, Thế Tôn nói rằng: ‘Điều này không ký thuyết.’” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Như Lai vừa có sanh tử đời sau, vừa không có sanh tử đời sau chăng?” Xá-lợi-phất đáp rằng: “Thế Tôn nói rằng: ‘Điều này không ký thuyết.’” Lại hỏi Xá-lợi-phất: “Như Lai vừa chẳng phải có sanh tử đời sau, vừa chẳng phải không có sanh tử đời sau chăng?” Xá-lợi-phất đáp rằng: “Này các ngoại đạo, Thế Tôn nói rằng: ‘Điều này không ký thuyết’” Các xuất gia ngoại đạo lại hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất: “Thế nào, những điều chúng tôi hỏi, Như Lai có sanh tử đời sau; không có sanh tử đời sau; vừa có đời sau, vừa không có đời sau; vừa chẳng phải có đời sau, vừa chẳng phải không có đời sau. Tất cả đều đáp, Thế Tôn nói rằng: ‘Điều này không ký thuyết.’ Tại sao là một Thượng tọa mà như ngu, như si, không khéo, không biết, như trẻ thơ không có trí tự tánh<註 n="1368"/>359? Sau khi nói xong những lời này, từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi.” Lúc ấy, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp và Tôn giả Xá-lợi-phất ở cách nhau không xa, cả hai ban ngày ngồi thiền tư dưới bóng cây. Sau khi Tôn giả Xá-lợi-phất biết các xuất gia ngoại đạo đã đi rồi, đến chỗ Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, cùng nhau thăm hỏi khích lệ, rồi ngồi qua một bên, đem những việc bàn luận vừa rồi cùng các xuất gia ngoại đạo thưa lại đầy đủ cho Tôn giả Ma-ha Ca-diếp: “Thưa Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, vì nhân gì, duyên gì mà Thế Tôn không ký thuyết đời sau có sanh tử; đời sau không có sanh tử; đời sau vừa có đời sau vừa không; chẳng phải có chẳng phải không sanh tử?” Tôn giả Ma-ha Ca-diếp bảo Xá-lợi-phất rằng: “Nếu nói Như Lai đời sau có sanh tử, thì đó là sắc. Nếu nói Như Lai đời sau không có sanh tử, thì đó là sắc. Nếu nói Như Lai đời sau vừa có sanh tử, đời sau vừa không có sanh tử, thì đó là sắc. Nếu nói Như Lai đời sau chẳng phải có, đời sau chẳng phải không sanh tử, thì đó là sắc. Vì Như Lai, sắc đã dứt hết, tâm khéo giải thoát, nên bảo có sanh tử đời sau, thì đây là điều không đúng; hoặc đời sau không sanh tử; hoặc đời sau vừa có, đời sau vừa không; hay đời sau chẳng phải có, đời sau chẳng phải không sanh tử, thì điều này cũng không đúng. Vì Như Lai, đã dứt hết sắc, tâm khéo giải thoát sâu xa, rộng lớn vô lượng, vô số, Niết-bàn vắng lặng<註 n="1369"/>360.“Tôn giả Xá-lợi-phất, nếu nói Như Lai có sanh tử đời sau, thì đó là thọ, là tưởng, là hành, là thức, là động, là tư lự, là hư dối, là hữu vi, là ái,… cho đến, chẳng phải có chẳng phải không có sanh tử<註 n="1370"/>361 đời sau cũng nói như vậy. Vì Như Lai, đã diệt tận ái, tâm khéo giải thoát, nên nói có sanh tử đời sau là không đúng; hoặc không đời sau; hoặc đời sau vừa có, đời sau vừa không; hay chẳng phải có, chẳng phải không đời sau, thì cũng không đúng. Vì Như Lai, đã diệt tận ái, nên tâm khéo giải thoát sâu xa, rộng lớn vô lượng, vô số, Niết-bàn vắng lặng. “Tôn giả Xá-lợi-phất, vì nhân như vậy, duyên như vậy, cho nên có người hỏi Thế Tôn: ‘Như Lai hoặc có hoặc không, hoặc vừa có vừa không, chẳng phải có chẳng phải không sanh tử đời sau.’ Ngài đã không thể ký thuyết.” Sau khi hai vị Chánh só cùng bàn luận với nhau xong, cả hai trở về chỗ của mình.  <詞 id="34827505">Kinh 906. Pháp tướng hoại<註 n="1371"/>362 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Ma-ha Ca-diếp đang ở tại giảng đường Lộc tử mẫu, vườn phía Đông, nước Xá-vệ. Vào buổi xế chiều, sau khi từ thiền tịnh tỉnh giấc, Tôn giả đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, vì nhân gì, duyên gì, trước đây Thế Tôn ít chế cấm giới cho các Thanh văn, mà lúc ấy nhiều Tỳ-kheo tâm lại ưa thích học tập; còn ngày nay thì chế nhiều cấm giới, mà các Tỳ-kheo lại ít thích học tập?” Phật bảo: “Đúng vậy, Ca-diếp, vì mạng trược, phiền não trược, kiếp trược, chúng sanh trược, kiến trược<註 n="1372"/>363 và pháp thiện của chúng sanh bị sút giảm, nên Đại Sư vì các Thanh văn chế ra nhiều cấm giới, nhưng họ lại ít thích học tập! “Này Ca-diếp, thí như lúc kiếp sắp muốn hoại, tuy vật báu thật chưa diệt mất, nhưng vật báu ngụy tạo tương tợ lại xuất hiện ở thế gian. Khi vật báu ngụy tạo đã xuất hiện, vật báu thật sẽ mất<註 n="1373"/>364.Cũng vậy Ca-diếp, Chánh pháp<註 n="1374"/>365 Như Lai lúc sắp muốn diệt, lại có tượng pháp tương tợ<註 n="1375"/>366 sanh ra; khi tượng pháp tương tợ đã xuất hiện ở thế gian rồi, thì Chánh pháp sẽ bị diệt. “Thí như trong biển cả, nếu thuyền chở nhiều trân bảo, chắc sẽ nhanh chóng bị đắm chìm. Chánh pháp Như Lai không như vậy, mà sẽ bị tiêu diệt từ từ. Chánh pháp của Như Lai không bị đất làm hoại, không bị nước, lửa, gió làm hoại đi. Cho đến lúc chúng sanh ác xuất hiện ở thế gian, thích làm các điều ác, muốn làm các điều ác, thành tựu các điều ác; phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi luật nói là luật; bằng pháp tương tợ mà cú vị thịnh hành. Bấy giờ Chánh pháp Như Lai mới chìm mất. “Này Ca-diếp, có năm nhân duyên có khả năng làm cho Chánh pháp Như Lai chìm mất. Những gì là năm? Đó là nếu Tỳ-kheo đối với Đại Sư mà không kính, không trọng, không thành ý cúng dường; khi đối với Đại Sư đã không kính, không trọng, không thành ý cúng dường, sau đó vẫn nương tựa để sống. Đối với pháp, hoặc học giới, hoặc giáo giới tùy thuận, hay các phạm hạnh được Đại Sư khen ngợi cũng không kính, không trọng, không thành ý cúng dường mà vẫn sống y chỉ<註 n="1376"/>367.Này Ca-diếp, đó gọi là năm nhân duyên làm cho Chánh pháp Như Lai nhân đây chìm mất. “Này Ca-diếp, có năm nhân duyên khiến cho pháp luật của Như Lai không chìm, không mất, không suy giảm. Những gì là năm? Đó là nếu Tỳ-kheo đối với Đại Sư mà cung kính, tôn trọng, thành ý cúng dường, sống y chỉ; đối với pháp, hoặc học giới, hoặc giáo giới tùy thuận, hay phạm hạnh được Đại Sư khen ngợi cũng cung kính, tôn trọng, thành ý cúng dường, sống y chỉ. Này Ca-diếp, đó gọi là năm nhân duyên làm cho pháp luật Như Lai không chìm, không mất, không sút giảm. Cho nên này Ca-diếp, nên học như vầy: ‘Đối với Đại Sư nên tu cung kính, tôn trọng, thành ý cúng dường, sống y chỉ; đối với pháp, hoặc học giới, hoặc giáo giới tùy thuận, hay các phạm hạnh mà được Đại Sư khen ngợi, cũng phải cung kính, tôn trọng, thành ý cúng dường, sống y chỉ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, hoan hỷ tùy hỷ làm lễ mà lui.  <詞 id="34827506">Kinh 907. Giá-la-châu-la<註 n="1377"/>368 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ có thôn trưởng Giá-la-châu-la-na-la<註 n="1378"/>369 đi đến chỗ Phật. Sau khi chào hỏi úy lạo xong, ngồi lui qua một bên bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, tôi nghe các vị kỳ cựu trong hàng ca vũ kịch<註 n="1379"/>370 ngày xưa nói như vầy: ‘Nếu các con hát ở trước mọi người, ca múa, diễn hài, trình diễn các thứ ca kỹ, làm cho mọi người vui cười hoan lạc; và nhờ nghiệp duyên này, nên sau khi thân hoại mạng chung sanh lên cõi trời Hoan hỷ<註 n="1380"/>371.’ Còn ở trong pháp Cù-đàm này thì nói như thế nào?” Phật bảo thôn trưởng: “Thôi, chớ nên hỏi nghóa này!” Ba lần như vậy, nhưng ông vẫn hỏi thỉnh không thôi. Phật bảo thôn trưởng; “Nay Ta hỏi ông, cứ tùy theo ý ông mà đáp. Xưa kia ở nơi thôn này chúng sanh không lìa tham dục, bị trói buộc bởi sự ràng buộc của tham dục; không lìa sân nhuế, bị trói buộc bởi sự ràng buộc của sân nhuế; không lìa ngu si, bị trói buộc bởi sự ràng buộc của ngu si. Những con hát kia ở trước mọi người trình diễn ca múa, kỹ nhạc và diễn hài làm cho mọi vui cười hoan lạc. Vậy này thôn trưởng, ngay những người vui cười hoan lạc kia, há không phải đang làm tăng trưởng sự trói buộc của tham dục, sân nhuế và si mê đó sao?” Thôn trưởng bạch Phật rằng: “Đúng vậy, thưa Cù-đàm!” “Này thôn trưởng, thí như có người dùng giây trói ngược, rồi có người trong một thời gian dài với ác tâm muốn làm cho người này chẳng đạt được nghóa lợi ích, không được an ổn, không được an lạc, nên thường dùng nước nhỏ lên trên sợi dây trói. Người há không bị trói càng lúc càng xiết chặt hơn sao?” Thôn trưởng nói: “Đúng vậy, thưa Cù-đàm!” Phật bảo: “Này thôn trưởng, xưa kia chúng sanh cũng lại như vậy. Không xa lìa sự trói buộc của tham dục, sân nhuế và si; duyên vào những cuộc giải trí vui cười, hoan lạc, làm tăng thêm sự trói buộïc ấy.” Thôn trưởng nói: “Thật vậy, thưa Cù-đàm, những con hát này đã làm cho mọi người vui cười hoan lạc, nhưng càng làm tăng thêm sự trói buộc cho tham dục, sân nhuế và si mê mà thôi. Vì nhân duyên này mà khi thân hoại mạng chung được sanh về đường thiện, điều này không thể có được.” Phật bảo thôn trưởng: “Nếu bảo các con hát xưa kia có thể làm cho mọi người vui cười, hoan lạc, vì nhờ nghiệp duyên này mà sanh về cõi trời Hoan hỷ, thì đây là tà kiến. Nếu người nào là tà kiến, có thể sanh về hai đường: hoặc là đường địa ngục, hoặc là đường súc sanh.” Lúc nghe nói những lời này, thì thôn trưởng Giá-la-châu-la-na-la buồn thương rơi lệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo thôn trưởng: “Cho nên, trước đây ba lần hỏi, Ta không đáp và bảo thôn trưởng thôi, chớ hỏi nghóa này.” Thôn trưởng bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, tôi không vì những lời nói của Cù-đàm mà thương khóc rơi lệ. Tôi tự mình nghó, tại sao từ trước đến giờ mình lại để cho những sở kiến ngu si, không minh bạch, không lương thiện của bọn nghệ só kia lừa dối rằng: ‘Nếu các con hát ở trước mọi người, ca múa,… cho đến được sanh về cõi trời Hoan hỷ.’ Bây giờ, tôi lại nghó, làm sao các nghệ só ca múa, diễn kịch có thể sanh về cõi trời Hoan hỷ được? “Thưa Cù-đàm, từ nay tôi xin từ bỏ cái nghề nghệ só ác bất thiện kia, xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo.” Phật dạy: “Lành thay, thôn trưởng! Đây là điều chân thật.” Sau khi thôn trưởng Giá-la-châu-la-na-la nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi vui vẻ ra về.  <詞 id="34827507">Kinh 908. Chiến đấu hoạt<註 n="1381"/>372 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ có vị thôn trưởng sống về nghề chiến đấu<註 n="1382"/>373, đi đến chỗ Phật cung kính thăm hỏi, sau khi thăm hỏi xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, tôi nghe các vị tôn túc kỳ cựu sống về nghề chiến đấu ngày xưa nói như vầy: ‘Nếu sống về nghề chiến đấu, mình mặc giáp dày, tay cầm binh khí sắc bén, dẫn đầu tướng só, có khả năng cùng phương tiện bẻ gãy mọi âm mưu oán địch; nhờ vào nghiệp báo này, mà sanh về cõi trời Tiễn hàng phục<註 n="1383"/>374.’ Còn ở trong pháp của Cù-đàm, nghóa này như thế nào?” Phật bảo vị thôn trưởng sống về chiến đấu: “Thôi, chớ nên hỏi nghóa này!” Ba lần hỏi lại như vậy, ba lần cũng lại bảo thôi, nhưng vẫn cứ hỏi không thôi. Phật bảo thôn trưởng, bây giờ, Ta hỏi ông, cứ tùy theo ý ông mà trả lời: “Này thôn trưởng, theo ý ông thì sao: Nếu sống về nghề chiến đấu, mình mặc giáp dày, tay cầm binh khí sắc bén, dẫn đầu tướng só, có khả năng cùng phương tiện bẻ gãy mọi âm mưu oán địch, thì người này trước đó há không khởi lên tâm làm thương tổn, sát hại; muốn bắt trói, xiềng xích, đâm chém, sát hại đối với kẻ khác sao?” Thôn trưởng bạch Phật: “Đúng vậy, bạch Thế Tôn!” Phật bảo thôn trưởng: “Sống làm nghề chiến đấu phạm ba thứ ác tà: Hoặc về thân, hoặc miệng, hoặc ý. Vì nhân duyên ba thứ ác tà này, mà sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh về cõi trời Tiễn hàng phục thuộc đường thiện, thì điều này không thể xảy ra!” Phật bảo thôn trưởng: “Nếu các vị tôn túc kỳ cựu sống về nghề chiến đấu ngày xưa thấy như vầy, nói như vầy: ‘Nếu sống về nghề chiến đấu, mình mặc giáp trụ, tay cầm binh khí sắc bén, xông lên trước đối địch, có khả năng cùng phương tiện bẻ gãy mọi âm mưu oán địch, nhờ vào nhân duyên này, mà sanh về cõi trời Tiễn hàng phục.’ Thì đây là tà kiến, vì người tà kiến chắc chắn sẽ sanh về hai đường: hoặc là đường địa ngục, hoặc là đường súc sanh.” Lúc nghe nói những lời này, thì thôn trưởng này buồn thương rơi lệ. Phật bảo thôn trưởng: “Vì nghóa này, nên trước đây ba lần Ta bảo thôn trưởng thôi đi, mà không vì ông nói.” Thôn trưởng bạch Phật: “Tôi không vì những lời nói của Cù-đàm mà thương khóc rơi lệ mà mình tự nghó các vị tôn túc kỳ cựu sống về nghề chiến đấu ngày xưa ngu si, không lương thiện, không minh bạch, sống lâu dài trong sự lừa dối, nói rằng: ‘Nếu sống về nghề chiến đấu, mình mặc giáp trụ, tay cầm binh khí sắc bén, xông lên trước đối địch,… cho đến được sanh về cõi trời Tiễn hàng phục.’ Cho nên thương khóc rơi lệ. Bây giờ, tôi lại nghó rằng các vị sống về chiến đấu và nhờ nhân duyên ác nghiệp, mà sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh về cõi trời Tiễn hàng phục, thì điều đó không thể xảy ra được? “Thưa Cù-đàm, từ nay tôi xin từ bỏ các nghiệp ác, xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo.” Phật bảo thôn trưởng: “Đây là điều chân thật.” Sau khi thôn trưởng sống về chiến đấu nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827508">Kinh 909. Điều mã<註 n="1384"/>375 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ có thôn trưởng luyện ngựa<註 n="1385"/>376 đến chỗ Phật cung kính thăm hỏi, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo thôn trưởng luyện ngựa<註 n="1386"/>377: “Người luyện ngựa có bao nhiêu cách?” Thôn trưởng đáp rằng: “Thưa Cù-đàm, có ba cách. Những gì là ba? Một là mềm mỏng, hai là cứng rắn, ba là vừa mềm mỏng vừa cứng rắn.” Phật bảo thôn trưởng: “Nếu dùng ba cách này mà vẫn không điều khiển được ngựa nữa, thì phải làm sao?” Thôn trưởng nói: “Thì phải giết nó.” Thôn trưởng bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, bậc Điều ngự trượng phu phải dùng bao nhiêu pháp để điều ngự vị ấy?” Phật bảo thôn trưởng: “Ta cũng dùng ba pháp để điều ngự trượng phu<註 n="1387"/>378.Những gì là ba? Một là mềm mỏng, hai là cứng rắn, ba là vừa mềm mỏng vừa cứng rắn.” Thôn trưởng bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, nếu dùng ba pháp mà không điều phục được điều ngự trượng phu thì phải làm như thế nào?” Phật bảo thôn trưởng: “Nếu dùng ba pháp mà vẫn không điều phục được, thì phải giết người đó. Vì sao? Vì không để cho pháp của Ta bị khuất nhục.” Trưởng thôn luyện ngựa bạch Phật rằng: “Trong pháp của Cù-đàm, sát sanh là bất tịnh. Vậy trong pháp của Cù-đàm không cho sát hại, nhưng hôm nay lại nói rằng: ‘Người nào không điều phục được, thì cũng nên giết họ?” Phật bảo thôn trưởng: “Như những lời ông đã nói, trong pháp của Như Lai, sát sanh là bất tịnh. Như Lai không thể sát hại. Này thôn trưởng, nhưng khi Ta dùng ba pháp để điều phục trượng phu mà không điều phục được thì sẽ không nói với, không dạy dỗ, không giáo giới nữa. Này thôn trưởng, nếu Như Lai khi điều ngự trượng phu mà không nói với, không giáo thọ, không giáo giới cho nữa, đó há không phải là sát hại sao?” Thôn trưởng luyện ngựa bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, nếu khi điều ngự trượng phu, mà không nói với, không giáo thọ, không giáo giới cho nữa, thì thật sự đã sát hại rồi. Cho nên từ nay tôi xin từ bỏ nghiệp ác, xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo.” Phật bảo thôn trưởng: “Đây là điều chân thật.” Sau khi, Phật nói kinh này xong, thôn trưởng luyện ngựa nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ mà lui.  <詞 id="34827509">Kinh 910. Hung ác<註 n="1388"/>379 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ có một thôn trưởng hung ác đi đến chỗ Phật đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Vì không tu pháp gì, nên sanh sân nhuế đối với người khác; do đã sanh sân nhuế, nên miệng nói lời ác, người ta vì vậy mà đặt tên là Ác tánh<註 n="1389"/>380?” Phật bảo thôn trưởng: “Vì không tu chánh kiến nên sanh ra sân nhuế đối với người khác; do đã sanh ra sân nhuế nên miệng nói ra lời ác, người ta vì vậy mà đặt tên là Ác Tánh. Vì không tu chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định, nên sanh ra sân nhuế đối với người khác; do đã sanh ra sân nhuế, nên miệng nói ra lời ác, người ta vì vậy đặt tên là Ác Tánh.” Lại hỏi Thế Tôn: “Phải tu tập pháp gì để không sân nhuế đối với người khác; do không sân nhuế, nên miệng nói ra lời thiện, người ta vì vậy đặt tên là Hiền Thiện<註 n="1390"/>381?” Phật bảo thôn trưởng: “Vì tu chánh kiến, nên không sân nhuế đối với người khác; do không sân nhuế, nên miệng nói ra lời thiện, người ta vì vậy đặt tên là Hiền Thiện. Vì tu tập chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định, nên không sân đối với người khác; do không sân nhuế nên miệng nói ra lời thiện, người ta vì vậy đặt tên là Hiền Thiện.” Thôn trưởng hung ác bạch Phật: “Lạ thay Thế Tôn, Ngài khéo nói những lời này. Vì tôi không tu Chánh kiến, nên sanh ra sân nhuế đối với người khác; do đã sanh ra sân nhuế, nên miệng nói ra lời ác, người ta vì tôi mà đặt tên là Ác Tánh. Vì tôi không tu chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định, nên sanh ra sân nhuế đối với người khác; do đã sanh ra sân nhuế, nên miệng nói ra lời ác, người ta vì tôi mà đặt tên là Ác Tánh. Cho nên từ nay tôi sẽ từ bỏ sân nhuế thô bạo.” Phật bảo thôn trưởng: “Đây là điều chân thật.” Sau khi, Phật nói kinh này xong, thôn trưởng hung ác, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827510">Kinh 911. Ma-ni Châu Kế<註 n="1391"/>382 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ có thôn trưởng Ma-ni Châu Kế<註 n="1392"/>383, đi đến chỗ Phật đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, trước đây quốc vương có tập hợp các đại thần, cùng nhau bàn luận rằng: ‘Thế nào, Tỳ-kheo Sa-môn Thích tử tự nhận và cất chứa vàng bạc của báu, là tịnh hay bất tịnh?’ Trong các đại thần có người nói: ‘Sa-môn Thích tử được phép tự nhận và cất chứa vàng bạc của báu.’ Lại có vị nói: ‘Không được phép tự nhận và cất chứa vàng bạc của báu.’ “Bạch Thế Tôn, vị nói Sa-môn Thích tử được phép tự nhận và cất chứa vàng bạc của báu, là do nghe từ Phật hay là tự ý họ nói ra? Họ nói ra những lời này là tùy thuận pháp hay là không tùy thuận, là lời nói chân thật hay là lời nói hư vọng? Những lời nói như vậy không bị rơi vào chỗ đáng bị chỉ trích chăng?” Phật bảo thôn trưởng: “Đó là những lời nói chẳng phải chân thật, chẳng phải pháp, chẳng phải tùy thuận, đáng bị chỉ trích. Vì sao? Vì Sa-môn Thích tử mà tự nhận và cất chứa vàng bạc của báu, là không thanh tịnh. Cho nên, nếu người nào tự nhận và cất chứa vàng bạc của báu cho mình, thì chẳng phải là pháp Sa-môn, chẳng phải là pháp của dòng Thích tử.” Thôn trưởng bạch Phật rằng: “Kỳ thay, Thế Tôn! Sa-môn Thích tử nhận và chứa vàng bạc của báu, là chẳng phải pháp Sa-môn, chẳng phải pháp của dòng Thích tử. Đây là lời nói chân thật. “Bạch Thế Tôn, vị nói lời này làm tăng trưởng thắng diệu, tôi cũng nói như vầy: ‘Sa-môn Thích tử không được tự nhận và cất chứa vàng bạc của báu.’ Phật bảo thôn trưởng: “Nếu Sa-môn Thích tử mà nhận và cất chứa vàng bạc, trân báu cho là thanh tịnh, thì năm dục công đức ắt phải thanh thịnh!” Thôn trưởng Ma-ni Châu Kế, sau khi nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ làm lễ mà lui. Đức Thế Tôn, sau khi biết thôn trưởng Ma-ni Châu Kế đi rồi, bảo Tôn giả A-nan: “Nếu có Tỳ-kheo nào hiện đang nương vào vườn Trúc, khu Ca-lan-đà mà ở, thì hãy triệu tập hợp tất cả tại nhà ăn.” Tôn giả A-nan vâng lời Phật dạy đi khắp vườn Trúc, khu Ca-lan-đà thông báo cho các Tỳ-kheo hiện còn đang ở đây, tập trung đến nhà ăn. Khi các Tỳ-kheo đã tập trung rồi, Tôn giả đến bạch Thế Tôn: “Các Tỳ-kheo đã tập trung tại nhà ăn rồi. Xin Thế Tôn biết thời.” Bấy giờ, Thế Tôn đi đến nhà ăn ngồi trước đại chúng và bảo các Tỳ-kheo: “Hôm nay có thôn trưởng Ma-ni Châu Kế đi đến chỗ Ta, nói như vầy: ‘Trước đây quốc vương có tập hợp các đại thần, cùng nhau bàn luận rằng: Sa-môn Thích tử tự nhận và cất chứa vàng bạc của báu, có phải là thanh tịnh không? Trong đó có vị nói là thanh tịnh, có vị nói là không thanh tịnh. Vậy nay xin hỏi Thế Tôn, vị nói thanh tịnh là được nghe từ Phật nói hay tự mình nói dối.’ Như đã nói đầy đủ ở trên. Thôn trưởng Ma-ni Châu Kế, sau khi nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ làm lễ mà lui. “Này các Tỳ-kheo, trong khi quốc vương, đại thần cùng nhau hội họp bàn luận, thì thôn trưởng Ma-ni Châu Kế này nói như sư tử rống ở trước mọi người là: ‘Sa-môn Thích tử không được phép tự nhận và cất chứa vàng bạc, của báu.’ “Này các Tỳ-kheo, từ hôm nay các ông cần cây thì xin cây, cần cỏ thì xin cỏ, cần xe thì xin xe, cần người giúp việc thì xin người giúp việc. Cẩn thận chớ nên vì mình mà nhận lấy vàng bạc và các thứ vật báu.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827511">Kinh 912. Vương đảnh<註 n="1393"/>384 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở bên ao Yết-già tại nước Chiêm-bà. Bấy giờ có thôn trưởng Vương Đảnh<註 n="1394"/>385 đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo thôn trưởng Vương Đảnh: “Hiện nay chúng sanh chạy theo hai khuynh hướng. Những gì là hai? Một là thích đắm vào năm dục, thuộc dạng phàm phu, tục tử quê mùa thấp kém. Hai là tự làm khổ mình một cách sai lầm không có bất cứ ý nghóa lợi ích nào! “Này thôn trưởng, có ba hạng người thích hưởng thụ dục lạc, thuộc hàng phàm phu, tục tử, quê mùa thấp kém. Cũng có ba hạng người tự làm khổ mình một cách sai lầm không có bất cứ ý nghóa lợi ích nào! “Này thôn trưởng, những gì là ba hạng người thích hưởng thụ dục lạc, thuộc hàng phàm phu tục tử quê mùa thấp kém? Là có kẻ hưởng thụ dục lạc bằng cách lạm chiếm một cách bất hợp pháp, không mang lại an vui cho chính mình, cũng chẳng phụng dưỡng cha mẹ, cung cấp đầy đủ cho anh em, vợ con, kẻ ở, bà con quyến thuộc, bạn bè quen biết; cũng không tùy thời cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, để cầu quả báo an lạc nơi tốt đẹp, mong đời sau sanh lên cõi trời. Đó gọi là hạng người thứ nhất hưởng thụ dục lạc ở thế gian. “Lại nữa, này thôn trưởng, có kẻ hưởng thụ dục lạc bằng cách dùng pháp lạm chiếm tài vật một cách bất hợp pháp để tự cung cấp mọi sự vui sướng cho chính mình, phụng dưỡng cho cha mẹ, cung cấp đầy đủ cho anh em, vợ con, kẻ làm, bà con quyến thuộc, bạn bè quen biết; nhưng không tùy thời cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, để cầu quả báo an lạc nơi tốt đẹp, mong đời sau sanh lên cõi trời. Đó gọi là hạng người thứ hai hưởng thụ dục lạc. “Lại nữa, này thôn trưởng, có kẻ hưởng thụ dục lạc bằng cách dùng pháp tìm cầu tài vật chứ không bằng lạm chiếm để tự cung cấp mọi sự vui sướng cho chính mình, cung phụng cho cha mẹ, cung cấp đầy đủ cho anh em, vợ con, kẻ ở, bà con quyến thuộc, bạn bè quen biết, cũng tùy thời cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, để cầu quả báo an lạc nơi tốt đẹp, mong đời sau sanh lên cõi trời. Đó gọi là hạng người thứ ba hưởng thụ dục lạc. “Này thôn trưởng, Ta không nhất thiết nói bình đẳng trong hưởng thụ dục lạc, mà Ta nói người hưởng thụ dục lạc có người thuộc hạng thấp kém, có người thuộc hạng trung bình, có người thuộc hạng hơn người. “Thế nào là hạng thấp kém, hưởng thụ dục lạc? Là loại lạm chiếm bất hợp pháp,… cho đến chẳng cầu quả báo an lạc nơi tốt đẹp, mong đời sau sanh lên cõi trời, thì đó Ta gọi là hạng thấp kém hưởng thụ dục lạc. “Thế nào là hạng trung bình, hưởng thụ dục lạc? Là loại người hưởng thụ dục lạc bằng cách đúng pháp mà tìm cầu tài vật một cách bất hợp pháp,… cho đến chẳng mong đời sau sanh lên cõi trời, thì đó Ta gọi là hạng trung bình thứ hai hưởng thụ dục lạc. “Thế nào là hạng người, Ta nói hơn người, hưởng thụ dục lạc? Là loại người đúng pháp để tìm cầu tài vật,… cho đến đời sau sanh lên cõi trời, thì đó Ta gọi là hạng hơn người thứ ba hưởng thụ dục lạc. “Thế nào là ba hạng người tự làm khổ chính mình? Đó là khổ chẳng phải pháp, bất chính, chẳng có bất cứ ý nghóa lợi ích nào. Có một hạng người tự làm khổ bằng cách sống khắc khổ. Ban đầu mới phạm giới, ô nhiễm giới, họ tu đủ cách khổ hạnh, nỗ lực tinh tấn trụ ở một chỗ, nhưng hiện tại họ chẳng thể xa lìa được nhiệt não bức bách, chẳng được pháp hơn người, chẳng trụ vào được an lạc, tri kiến thắng diệu. Này thôn trưởng, đó gọi là hạng người thứ nhất tự làm khổ mình bằng cách sống khắc khổ. “Lại nữa, tự làm khổ bằng cách sống khắc khổ. Ban đầu chẳng phạm giới, chẳng ô nhiễm giới, nhưng tu đủ cách khổ hạnh cũng chẳng nhờ vậy mà hiện tại xa lìa được nhiệt não bức bách, chẳng được pháp hơn người, chẳng trụ vào được an lạc, tri kiến thắng diệu. Đó gọi là hạng người thứ hai tự làm khổ mình bằng cách sống khắc khổ. “Lại nữa, tự làm khổ bằng cách sống khắc khổ. Ban đầu chẳng phạm giới, chẳng ô nhiễm giới, nhưng tu đủ cách khổ hạnh tinh tấn, mà hiện tại vẫn không thể<註 n="1395"/>386 xa lìa được nhiệt não bức bách, được pháp hơn người, trụ vào an lạc, tri kiến thắng diệu. Đó gọi là hạng người thứ ba tự làm khổ mình bằng cách sống khắc khổ. “Này thôn trưởng, Ta không nói tất cả những người tự mình làm khổ bằng cách sống khắc khổ đều giống nhau, mà Ta đã nói trong những kẻ tự làm khổ, có người thuộc hạng thấp kém, có người thuộc hạng trung bình, có người thuộc hạng hơn người. “Thế nào là tự làm khổ thuộc hạng thấp kém? Nếu họ tự làm khổ ban đầu mới phạm giới, mới làm ô nhiễm giới,… cho đến chẳng được tri kiến thắng diệu, trụ vào an lạc, Ta gọi đó là tự làm khổ thuộc hạng thấp kém. “Thế nào là tự làm khổ thuộc hạng trung bình? Nếu họ tự làm khổ, ban đầu chẳng phạm giới, chẳng ô nhiễm giới,… cho đến chẳng được tri kiến thắng diệu, trụ vào an lạc, Ta gọi đó là tự làm khổ thuộc hạng trung. “Thế nào là tự làm khổ thuộc hạng hơn người? Nếu họ tự làm khổ, bằng cách sống khắc khổ, ban đầu chẳng phạm giới, chẳng ô nhiễm giới,… cho đến chẳng được tri kiến thắng diệu, trụ vào an lạc, Ta gọi đó là tự làm khổ thuộc hạng hơn người. “Này thôn trưởng, đó gọi là ba hạng người tự làm khổ mình, cái khổ này chẳng phải pháp, chẳng đúng, chẳng có bất cứ ý nghóa lợi ích nào. “Này thôn trưởng, có đạo lộ, có sự thực hành đưa đến<註 n="1396"/>387 ba hạng phương tiện tùy thuộc hưởng thụ dục lạc, của hàng phàm phu tục tử, quê mùa thấp kém; đưa đến phương tiện tự làm khổ chính mình, mà cái khổ này chẳng phải pháp, chẳng đúng, chẳng có bất cứ ý nghóa lợi ích nào. “Thế nào là đạo lộ, sự thực hành đưa đến phương tiện hưởng thọ dục lạc, tự làm khổ chính mình? “Này thôn trưởng, vì bị dục tham làm chướng ngại, hoặc muốn tự hại, hoặc muốn hại kẻ khác, hoặc muốn hại cả hai, hiện tại và đời sau mắc tội báo này, tâm luôn lo khổ. Vì bị sân nhuế, ngu si làm chướng ngại, hoặc muốn tự hại, hoặc muốn hại kẻ khác, hoặc muốn hại cả hai, hiện tại và đời sau mắc tội báo này, tâm luôn lo khổ. Nếu xa lìa chướng ngại của dục tham, không muốn phương tiện tự hại, hại người, hại cả hai, hiện tại, đời sau khỏi mắc tội báo này, khiến tâm, tâm pháp luôn luôn thọ hỷ lạc. Cũng vậy, nếu xa lìa chướng ngại của sân nhuế, ngu si, không muốn phương tiện tự hại, hại người, hại cả hai, hiện tại, đời sau khỏi mắc tội báo này, khiến tâm, tâm pháp luôn luôn hưởng hỷ lạc. Đối trong hiện tại xa lìa nhiệt não bức bách, không cần đợi thời tiết, gần gũi Niết-bàn, mà ngay trong thân này thể duyên tự mình mà giác tri. “Này thôn trưởng, như pháp hiện tại này vónh viễn xa lìa nhiệt não bức bách, không cần đợi thời tiết, gần gũi Niết-bàn, mà ngay trong thân này duyên tự mình giác tri, đó là tám Thánh đạo: Chánh kiến,… cho đến chánh định.” Trong lúc Đức Thế Tôn đang nói pháp này, thôn trưởng Vương Đảnh xa lìa trần cấu, được pháp nhãn tịnh. Sau khi thôn trưởng Vương Đảnh thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, thâm nhập vào pháp, thoát nghi không nhờ người khác, ở trong Chánh pháp luật mà được vô sở úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nay con đã được độ, xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo. Từ nay đến hết đời con xin làm Ưu-bà-tắc.” Sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827512">Kinh 913. Kiệt đàm<註 n="1397"/>388 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hành giữa những người Lực só<註 n="1398"/>389, đến ở rừng Anh vũ Diêm-phù<註 n="1399"/>390, trú xứ của Uất-bệ-la. Bấy giờ có thôn chủ Kiệt<註 n="1400"/>391-đàm<註 n="1401"/>392 nghe tin Sa-môn Cù-đàm du hành giữa những người Lực só, đến ở rừng Anh vũ Diêm-phù, trú xứ của Uất-bệ-la. Ngài nói về sự tập khởi của khổ và sự tiêu diệt của khổ hiện tại<註 n="1402"/>393.Ông nghó: ‘Ta nên đến chỗ Sa-môn Cù-đàm kia. Nếu ta đến thì chắc Sa-môn Cù-đàm sẽ vì ta mà nói về sự tập khởi của khổ và sự tiêu diệt của khổ hiện tại.’ Sau đó ông liền đến thôn Uất-bệ-la và đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, tôi nghe Thế Tôn thường vì người nói về sự tập khởi của khổ và sự tiêu diệt của khổ hiện tại. Lành thay! Thế Tôn vì tôi nói về sự tập khởi của khổ và sự tiêu diệt của khổ hiện tại.” Phật bảo thôn trưởng: “Nếu Ta nói về sự tập khởi của khổ và sự tiêu diệt của khổ quá khứ, Ta biết đối với điều đó ông có thể tin hay không tin, muốn hay không muốn, nhớ hay không nhớ, thích hay chẳng thích<註 n="1403"/>394.Nay ông có khổ không? Nếu Ta nói về khổ vị lai, đối với điều đó Ta biết ông có thể tin hay không tin, muốn hay không muốn, nhớ hay không nhớ, thích hay chẳng thích. Nay ông có khổ không? Hôm nay Ta sẽ nói về sự tập khởi của khổ và sự tiêu diệt của khổ hiện tại. “Này thôn trưởng, tất cả những khổ phát sanh mà chúng sanh có, tất cả đều do dục làm gốc: dục phát sanh, dục tập khởi, dục hiện khởi, dục làm nhân, dục làm duyên mà khổ phát sanh.” Thôn trưởng bạch Phật: “Thế Tôn nói pháp quá sơ lược, không phân biệt rộng rãi, nên tôi có chỗ không hiểu. Lành thay, Thế Tôn! Xin nói đầy đủ hơn cho chúng tôi được hiểu.” Phật bảo thôn trưởng: “Bây giờ Ta hỏi ông, cứ theo ý ông mà đáp. Này thôn trưởng, ý ông thế nào, nếu chúng sanh ở thôn Uất-bệ-la này hoặc bị trói, hoặc bị đánh, hoặc bị khiển trách, hoặc bị giết, tâm ông có khởi buồn thương khổ não không?” Thôn trưởng bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, cũng không nhất thiết là vậy! Nếu mọi người sống ở thôn Uất-bệ-la này đối với tôi mà có dục, có tham, có ái, có nghó, gần gũi nhau, mà gặp khi họ hoặc bị trói, hoặc bị đánh, hoặc bị trách, hoặc bị giết, thì tôi sẽ cảm thấy buồn thương khổ não. Còn nếu những người kia đối với tôi mà không có dục, không có tham, không có ái, không có nghó và gần gũi nhau; khi gặp họ bị trói, đánh, trách, giết, thì làm sao tôi có thể sanh lòng buồn thương khổ não được?” Phật bảo thôn trưởng: “Cho nên ông phải biết, mọi cái khổ của chúng sanh được phát sanh, tất cả chúng đều do từ dục làm gốc: dục phát sanh, dục tập khởi, dục hiện khởi, dục là nhân, dục là duyên mà sanh ra các thứ khổ. “Này thôn trưởng, ýù ông thế nào? Nếu ông cùng cha mẹ nuôi<註 n="1404"/>395 mà không gặp<註 n="1405"/>396 nhau, thì có sanh lòng tham dục thương nhớ không?” Thôn trưởng nói: “Bạch Thế Tôn, không!” “Này thôn trưởng, ý ông thế nào? Nếu hoặc thấy, hoặc nghe cha mẹ nuôi, ông có sanh lòng dục, thương nhớ không?” Thôn trưởng nói: “Bạch Thế Tôn, có vậy!” Lại hỏi: “Này thôn trưởng, ý ông thế nào? Nếu cha mẹ nuôi kia bị vô thường biến khác, ông có sanh lòng buồn thương khổ não không?” Thôn trưởng nói: “Bạch Thế Tôn, có vậy! Nếu cha mẹ nuôi bị vô thường biến khác, thì tôi sẽ khổ đến gần chết được, đâu phải chỉ buồn thương khổ não!” Phật bảo thôn trưởng: “Cho nên ông phải biết, nếu các chúng sanh có được cái khổ phát sanh, thì tất cả đều do ái dục làm gốc: dục phát sanh, dục tập khởi, dục hiện khởi, dục là nhân, dục là duyên mà sanh ra các thứ khổ.” Thôn trưởng nói: “Lạ thay! Thế Tôn đã khéo nói thí dụ về cha mẹ nuôi như vậy. Tôi có cha mẹ nuôi, nhưng sống tại nơi khác<註 n="1406"/>397.Hằng ngày tôi sai người thăm hỏi, vấn an sức khỏe thế nào. Khi họ đi chưa về tôi đã lấy làm lo lắng khổ sở, huống chi là lại bị vô thường mà không lo lắng khổ đau sao được!” Phật bảo thôn trưởng: “Cho nên Ta nói mọi lo khổ của chúng sanh, tất cả đều do dục làm gốc rễ: dục phát sanh, dục tập khởi, dục hiện khởi, dục là nhân, dục là duyên mà sanh ra lo khổ.” Phật bảo thôn trưởng tiếp: “Nếu có bốn ái niệm, mà bị vô thường biến khác, thì sẽ phát sanh ra bốn ưu khổ. Nếu có một hoặc hai, ba ái niệm bị vô thường biến khác, sẽ phát sanh một hoặc hai, ba ưu khổ. “Này thôn trưởng, nếu tất cả đều không có ái niệm, sẽ không có trần lao ưu khổ.” Rồi Thế Tôn nói kệ rằng: Nếu không có ái niệm thế gian, Thì không lo trần lao ưu khổ; Tiêu diệt hết tất cả ưu khổ, Giống như hoa sen không dính nước. Trong khi Phật nói pháp này, thôn trưởng Kiệt-đàm xa lìa trần cấu, được pháp nhãn tịnh, thấy pháp, đắc pháp, thâm nhập pháp, thoát khỏi mọi nghi hoặc, không nhờ vào người khác, không do người khác độ, được vô sở úy ở trong Chánh pháp luật; từ chỗ ngồi đứng dậy sửa lại y phục, chắp tay bạch Phật: “Con đã được độ, đã siêu việt, bạch Thế Tôn, từ hôm nay con xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo; suốt đời con làm Ưu-bà-tắc. Xin Ngài nhớ nghó gia hộ con.” Sau khi Phật nói kinh này xong, thôn trưởng Kiệt-đàm nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827513">Kinh 914. Đao sư thị (1)<註 n="1407"/>398 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo, một ngàn vị Ưu-bà-tắc và năm trăm người xin đồ ăn dư<註 n="1408"/>399, du hành trong nhân gian; đi khắp từ thành này sang thành nọ, từ thôn này sang thôn khác, đến trong vườn Hảo y Yêm-la, thôn Na-la<註 n="1409"/>400, nước Ma-kiệt-đề. Bấy giờ có thôn trưởng đệ tử của Ni-kiền tên là Đao Sư Thị<註 n="1410"/>401 đến chỗ Ni-kiền lễ sát chân Ni-kiền, rồi ngồi lui qua một bên. Lúc ấy Ni-kiền nói với thôn trưởng Đao Sư Thị: “Ông có thể dùng ‘Tật-lê luận<註 n="1411"/>402’ bàn luận cùng với Sa-môn Cù-đàm, để làm cho Sa-môn Cù-đàm nói cũng không được, không muốn nói cũng không được, được chăng?” Thôn trưởng thưa: “Thưa thầy, thế nào là luận thuyết ‘Tật-lê luận’ có thể làm cho Sa-môn Cù-đàm muốn nói cũng không được, mà không muốn nói cũng không được?” Ni-kiền bảo thôn trưởng rằng: “Ông hãy đến chỗ Sa-môn Cù-đàm hỏi như vầy: ‘Cù-đàm lúc nào cũng mong ước khiến cho mọi người tăng trưởng đầy đủ phước-lợi, Ngài thường có mong ước như vậy và nói như vậy phải không?’ Nếu trả lời cho ông là không, thì ông nên hỏi rằng: ‘Vậy, Sa-môn Cù-đàm có khác gì với kẻ phàm ngu si?’ Nếu trả lời là ‘Có mong ước và có nói,’ thì ông nên hỏi lại rằng: ‘Nếu Sa-môn Cù-đàm đã có mong ước và có nói như thế, vậy tại sao người dân hiện đang mất mùa đói kém, mà Ngài còn du hành trong nhân gian dẫn theo một ngàn hai trăm năm mươi chúng Tỳ-kheo, một ngàn vị Ưu-bà-tắc và năm trăm người ăn xin đi từ thành này sang thành nọ, từ thôn này sang thôn khác, làm hao tổn của cải người dân, giống như mưa lớn, mưa đá, chỉ có làm tổn hại chứ chẳng thêm được lợi ích nào! Những lời nói của Cù-đàm trước sau mâu thuẫn nhau, không giống nhau, không gần giống nhau, không phù hợp nhau, khác nhau.’ Thôn trưởng, như vậy gọi là ‘Tật-lê luận’, sẽ làm cho Sa-môn Cù-đàm muốn nói cũng không được, không muốn nói cũng không được.” Bấy giờ, thôn trưởng Đao Sư Thị vâng lời dạy bảo của Ni-kiền đi đến chỗ Phật cung kính chào hỏi; sau khi cung kính chào hỏi xong ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, có phải lúc nào Ngài cũng mong ước khiến cho mọi người tăng trưởng phước lợi không?” Phật bảo thôn trưởng: “Lúc nào Như Lai cũng mong ước khiến cho mọi người tăng trưởng phước lợi và cũng thường nói như vậy.” Thôn trưởng nói: “Nếu như vậy, thì tại sao, thưa Cù-đàm, trong khi những người dân đang bị mất mùa đói kém, mà Ngài còn đi khất thực trong nhân gian và dẫn theo đông đảo đại chúng,… cho đến trước sau mâu thuẫn nhau, không giống nhau?” Phật bảo thôn trưởng: “Ta nhớ chín mươi mốt kiếp từ trước đến nay, không thấy một người nào mà bố thí cho Tỳ-kheo lại bị cạn kiệt, hay bị tổn giảm cả. Này thôn trưởng, ông nhìn xem hiện nay có người giàu sang, nhiều tiền của, quyến thuộc đông đảo, tôi tớ đầy nhà, thì biết nhà ấy lâu dài ưa thích bố thí, chân thật tích chứa<註 n="1412"/>403, nên được phước lợi này. Này thôn trưởng, có tám nguyên nhân khiến cho phước lợi người tổn giảm không tăng. Những gì là tám? Đó là bị vua bức hiếp, bị giặc cướp lấy, bị lửa đốt cháy, bị nước cuốn trôi, bị tiêu hao vì giấu cất, bị kẻ nợ không trả, bị kẻ oán thù tàn phá, bị hoang phí bởi con hư. Đó là tám nguyên nhân khiến cho tiền của khó tích tụ. Này thôn trưởng, Ta nói vô thường là nguyên nhân thứ chín. Như vậy, này thôn trưởng, ông đã bỏ đi chín nhân, chín duyên trên mà nói Sa-môn Cù-đàm phá hoại nhà người. Nếu ông không bỏ những lời nói ác, không bỏ ác kiến, thì cũng như gươm ném xuống nước, khi thân hoại mạng chung, ông sẽ sanh vào trong địa ngục.” Bấy giờ, thôn trưởng Đao Sư Thị lòng đâm ra sợ hãi, toàn thân lông dựng đứng lên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, hiện tại con đã hối lỗi rồi, vì con như ngu như si, không tốt, không hiểu biết, nên đối với Cù-đàm con đã nói ra những lời dối trá hư vọng không thành thật.” Sau khi nghe những gì Phật dạy, thôn trưởng Đao Sư Thị hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827514">Kinh 915. Đao sư thị (2)<註 n="1413"/>404 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Hảo y Yêm-la, tại thôn Na-la. Bấy giờ có thôn trưởng Đao Sư Thị, trước đây là đệ tử của Ni-kiền, đi đến chỗ Ni-kiền lễ sát chân Ni-kiền, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Ni-kiền bảo thôn trưởng: “Ông có thể dùng ‘Tật-lê luận’ bàn luận cùng với Sa-môn Cù-đàm, để làm cho Sa-môn Cù-đàm nói cũng không được, không muốn nói cũng không được, được chăng?” Thôn trưởng thưa Ni-kiền: “Thưa thầy<註 n="1414"/>405, thế nào là luận thuyết ‘Tật-lê luận’ có thể làm cho Sa-môn Cù-đàm muốn nói cũng không được, mà không muốn nói cũng không được?” Ni-kiền bảo thôn trưởng: “Ông hãy đến chỗ Sa-môn Cù-đàm nói như vầy: ‘Cù-đàm không thường muốn an ủi tất cả chúng sanh và khen ngợi an ủi tất cả chúng sanh phải không?’ Nếu nói là không, thì ông nên nói rằng: ‘Vậy, Cù-đàm có khác gì với kẻ phàm ngu si?’ Nếu trả lời là thường muốn an ủi tất cả chúng sanh và khen ngợi an ủi tất cả chúng sanh, thì ông nên hỏi lại rằng: ‘Nếu muốn an ủi tất cả chúng sanh, vậy thì vì sao chỉ vì một hạng người này nói pháp mà không vì một hạng người kia mà nói pháp?’ Hỏi như vậy thì đó gọi là ‘Tật-lê luận’ sẽ làm cho Sa-môn Cù-đàm muốn nói cũng không được, không muốn nói cũng không được.” Bấy giờ, thôn trưởng Đao Sư Thị được sự khuyến khích của Ni-kiền rồi, đi đến chỗ Phật cung kính chào hỏi; sau khi cung kính chào hỏi xong ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, Ngài há không thường muốn an ủi tất cả chúng sanh và khen ngợi nói lời an ủi tất cả chúng sanh?” Phật bảo thôn trưởng: “Lúc nào Như Lai cũng thương xót, an ủi tất cả chúng sanh và lúc nào cũng khen ngợi nói lời an ủi tất cả chúng sanh.” Thôn trưởng bạch Phật rằng: “Nếu như vậy, thì tại sao Như Lai chỉ vì một hạng người này nói pháp, mà không vì một hạng người kia nói pháp?” Phật bảo thôn trưởng: “Bây giờ, Ta hỏi ông, ông cứ tùy ý mà đáp cho Ta. “Này thôn trưởng, thí như có ba loại ruộng: Loại ruộng thứ nhất thì mầu mỡ, phì nhiêu; loại ruộng thứ hai thì trung bình; loại ruộng thứ ba thì cằn cỗi. “Thế nào thôn trưởng, người chủ của những đám ruộng kia, trước tiên cày bừa, gieo giống vào đám ruộng nào?” Thôn trưởng nói: “Thưa Cù-đàm, trước tiên là phải cày bừa, gieo giống xuống đám ruộng mầu mỡ phì nhiêu nhất.” “Này thôn trưởng, kế đến lại phải cày bừa, gieo giống xuống đám ruộng nào?” Thôn trưởng nói: “Thưa Cù-đàm, kế đến cày bừa, gieo giống xuống đám ruộng trung bình.” Phật bảo thôn trưởng: “Kế đến lại phải cày bừa, gieo giống xuống đám ruộng nào?” Thôn trưởng thưa: “Kế đến cày bừa, gieo giống xuống đám ruộng cằn cỗi xấu nhất.” Phật bảo thôn trưởng: “Vì sao như vậy?” Thôn trưởng thưa: “Vì họ không muốn bỏ phế ruộng chỉ giữ lại giống mà thôi!” Phật bảo thôn trưởng: “Ta cũng như vậy, như đám ruộng mầu mỡ, phì nhiêu kia, các Tỳ-kheo Tỳ-kheo-ni của Ta lại cũng như vậy. Ta thường vì họ mà giảng nói Chánh pháp, lúc đầu, khoảng giữa và sau cùng đều thiện, nghóa thiện, vị thiện, thanh tịnh thuần nhất, phạm hạnh thanh bạch, khai thị rõ ràng. Sau khi họ nghe pháp rồi, nương vào nhà của Ta, đạo của Ta, sự che chở của Ta, bóng mát của Ta, đường hướng của Ta, lúc nào cũng dùng tịnh nhãn nhìn theo Ta mà sống và tự nghó như vầy: ‘Những pháp mà Phật đã nói ra, ta đều thọ trì, luôn luôn đem lại cho ta ý nghóa lợi ích và sống an ổn an vui.’ “Này thôn trưởng, như đám ruộng trung bình kia, các đệ tử Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di của Ta cũng lại như vậy. Ta cũng vì họ giảng nói Chánh pháp ban đầu, khoảng giữa, sau cùng đều thiện, nghóa thiện, vị thiện, thanh tịnh thuần nhất, phạm hạnh thanh bạch, khai thị rõ ràng. Sau khi họ nghe pháp xong, nương vào nhà của Ta, đạo của Ta, sự che chở của Ta, bóng mát của Ta, đường hướng của Ta, mà lúc nào cũng dùng tịnh nhãn nhìn theo Ta mà sống và nghó như vầy: ‘Những pháp Thế Tôn đã nói ra ta đều thọ trì luôn luôn đem lại cho ta ý nghóa lợi ích, sống an ổn, an lạc. “Này thôn trưởng, như đám ruộng xấu nhất của nhà nông kia, cũng vậy, Ta vì các dị học ngoại đạo Ni-kiền Tử, cũng vì họ mà nói pháp, pháp ban đầu, khoảng giữa, sau cùng đều thiện, nghóa thiện, vị thiện, thanh tịnh thuần nhất, phạm hạnh thanh bạch, khai thị rõ ràng. Song đối với những người ít nghe pháp, Ta cũng vì họ mà nói và những người nghe pháp nhiều Ta cũng vì họ mà nói. Nhưng trong số những người này, đối với việc khéo nói pháp của Ta, đạt được một câu pháp mà biết được ý nghóa của nó, thì cũng lại nhờ nghóa lợi này mà sống yên ổn an lạc mãi mãi.” Bấy giờ, thôn trưởng bạch Phật: “Thật là kỳ diệu, Thế Tôn! Ngài đã khéo nói thí dụ về ba loại ruộng như vậỵ.” Phật bảo thôn trưởng: “Ông hãy lắng nghe Ta cho thí dụ khác: Như một người có ba loại đồ vật đựng nước: loại thứ nhất không bị thủng, không bị hư, cũng không bị thấm rỉ; loại thứ hai tuy không bị thủng, không bị hư, nhưng bị thấm rỉ; loại thứ ba thì vừa bị thủng, vừa bị hư, lại vừa bị thấm rỉ nữa. “Thế nào, thôn trưởng, trong ba loại đồ đó người kia sẽ chọn loại nào để đựng nước sạch?” Thôn trưởng nói: “Thưa Cù-đàm, trước hết là nên dùng loại không bị thủng, không bị hư, không bị thấm rỉ để đựng nước.” Phật bảo thôn trưởng: “Tiếp đến lại nên dùng loại nào để đựng nước?” Thôn trưởng nói: “Thưa Cù-đàm, kế đến nên đem loại không bị thủng, không bị hư, nhưng bị thấm rỉ để đựng nước.” Phật bảo thôn trưởng: “Hai loại kia đã đầy rồi, sau cùng lại dùng loại nào để đựng nước?” Thôn trưởng nói: “Sau cùng phải dùng loại vừa bị thủng, bị hư, bị thấm rỉ để đựng nước thôi! Vì sao? Vì chỉ tạm thời dùng vào việc nhỏ trong chốc lát.” Phật bảo thôn trưởng: “Giống như loại đồ của người kia không bị thủng, không bị hư, không bị thấm rỉ, các đệ tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni của Ta lại cũng như vậy. Ta thường vì họ giảng nói Chánh pháp,… cho đến luôn luôn vì nghóa lợi, mà sống an ổn an vui. “Giống như loại đồ thứ hai tuy không bị thủng, không bị hư, nhưng lại bị thấm rỉ, các đệ tử Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di của Ta lại cũng như vậy. Ta thường vì họ giảng nói Chánh pháp,… cho đến luôn luôn vì nghóa lợi, mà sống an ổn an vui. “Giống như loại đồ thứ ba vừa bị thủng, bị hư, bị thấm rỉ; các đệ tử dị học ngoại đạo của Ni-kiền lại cũng như vậy. Ta thường vì họ giảng nói Chánh pháp, ban đầu, khoảng giữa, sau cùng đều thiện, nghóa thiện, vị thiện, hoàn toàn thanh tịnh thuần nhất, phạm hạnh thanh bạch, khai thị rõ ràng, dù nhiều hay ít Ta cũng vì họ mà nói. Nếu đối với một câu nói pháp của Ta mà họ biết được nghóa của nó, thì cũng được sống an ổn, an vui mãi mãi.” Lúc thôn trưởng Đao Sư Thị nghe những gì Phật nói, tâm sợ hãi vô cùng, lông toàn thân dựng đứng lên, liền đến trước Phật lễ dưới chân, sám hối những lỗi lầm: “Bạch Thế Tôn, con như ngu, như si, không tốt, không hiểu biết; đối với Thế Tôn con đã nói những lời lừa dối hư trá không chân thật.” Sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ làm lễ mà lui.  <詞 id="34827515">Kinh 916. Đao sư thị (3)<註 n="1415"/>406 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Hảo y Yêm-la tại thôn Na-la. Bấy giờ có thôn trưởng Đao Sư Thị đệ tử của Ni-kiền, đến chỗ Phật đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Lúc ấy Thế Tôn bảo thôn trưởng: “Ông muốn bàn luận về những vấn đề gì? Ni-kiền Nhã-đề Tử đã nói những gì?” Thôn trưởng nói: “Ni-kiền Nhã-đề Tử nói: Người sát sanh, tất cả đều đọa vào trong địa ngục. Vì hành nhiều, nên sẽ dẫn đến nơi đó<註 n="1416"/>407.Cũng vậy, trộm cắp, tà dâm, nói dối cũng đều đọa vào trong địa ngục, vì hành nhiều, nên sẽ dẫn đến nơi đó.” Phật bảo thôn trưởng: “Nếu như Ni-kiền Nhã-đề Tử nói: Người sát sanh, tất cả đều đọa vào trong địa ngục. Vì hành nhiều, nên sẽ dẫn đến nơi đó. Nếu vậy, sẽ không có chúng sanh đọa vào trong địa ngục! Vậy này thôn trưởng, ý ông thế nào? Những chúng sanh nào bất cứ lúc nào cũng có tâm sát sanh? Lúc nào họ lại có tâm không sát sanh,… cho đến lúc nào có tâm nói dối, lúc nào có tâm không nói dối?” Thôn trưởng bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, đối với ngày đêm, con người ít khi có tâm sát sanh,… cho đến ít khi có tâm nói dối, mà phần nhiều là không có tâm sát sanh,… cho đến nói dối.” Phật bảo thôn trưởng: “Nếu như vậy, há chẳng phải không có người đọa vào trong địa ngục sao? Như những gì Ni-kiền Nhã-đề Tử nói: Người sát sanh, tất cả đều đọa vào trong địa ngục, vì hành nhiều, nên sẽ dẫn đến nơi đó,… cho đến nói dối cũng lại như vậy.’ “Này thôn trưởng, bậc Đại Sư kia, xuất hiện ở thế gian, bằng giác tưởng suy lường, nhập vào cõi giác tưởng mà an trú; đối với địa vị phàm phu tự đặt những điều được nói, nói, suy lường theo ý riêng, vì các đệ tử mà nói pháp như vầy: ‘Ai sát sanh, tất cả đều đọa vào trong địa ngục, vì đã tập hành nhiều nên sẽ dẫn đến nơi đó,… cho đến nói dối cũng lại như vậy.’ Các đệ tử của vị ấy, nếu tin vào những lời nói ấy, cho rằng: ‘Đại Sư của ta biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, có thể vì các đệ tử nói như vầy: ‘Nếu ai sát sanh thì tất cả đều đọa vào trong địa ngục vì đã tập hành nhiều nên sẽ dẫn đến nơi đó.’ Ta vốn có tâm sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối nên sẽ bị đọa vào trong địa ngục.’ Vì mắc vào tri kiến như vậy,… cho đến không bỏ được tri kiến này, nên chẳng chán cái nghiệp kia, chẳng biết hối cải nó; và đối với đời vị lai cũng chẳng bỏ được sát sanh,… cho đến chẳng bỏ được nói dối. Ý giải thoát<註 n="1417"/>408 của họ không đầy đủ, tuệ giải thoát cũng không đầy đủ; vì ý giải thoát đã không đầy đủ, tuệ giải thoát không đầy đủ, nên đó là tà kiến hủy báng Hiền thánh. Vì nhân duyên tà kiến, nên sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào trong đường ác địa ngục. “Như vậy, này thôn trưởng, có nhân, có duyên chúng sanh phiền não<註 n="1418"/>409; có nhân, có duyên mà nghiệp của chúng sanh phiền não<註 n="1419"/>410.“Này thôn trưởng, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn xuất hiện ở đời, thường vì chúng sanh mà quở trách việc sát sanh, khen ngợi việc không sát sanh; quở trách việc trộm cắp, tà dâm, nói dối, mà khen ngợi việc không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và thường đem pháp này giáo hóa, nhắc nhở lại các bậc Thanh văn làm cho tin ưa, nhớ đến là: ‘Đại Sư của ta biết rõ những điều cần biết, thấy những điều cần thấy, nên quở trách việc sát sanh, khen ngợi việc không sát sanh,… cho đến quở trách việc nói dối, khen ngợi việc không nói dối. Từ trước tới nay, vì ta ngu si không có trí tuệ nên có tâm sát sanh, do đó nên nay ta tự ăn năn trách mình.’ Tuy không thể làm cho những nghiệp kia không sanh khởi nữa, nhưng nhờ vào sự ăn năn tự trách này, mà đời vị lai xa lìa được sát sanh,… cho đến xa lìa được trộm cắp, tà dâm, nói dối và cũng được chánh ý giải thoát đầy đủ, tuệ giải thoát đầy đủ. Khi ý giải thoát, tuệ giải thoát đã đầy đủ rồi, sẽ không còn hủy báng Hiền thánh nữa, thành tựu được chánh khiến. Vì nhờ chánh kiến nên được sanh về đường lành ở cõi trời. “Như vậy, này thôn trưởng, có nhân, có duyên khiến nghiệp của chúng sanh phiền não hay thanh tịnh. “Này thôn trưởng, Thánh đệ tử đa văn kia phải học như vầy: ‘Tùy theo ngày đêm mà quán sát biết có tâm sát sanh khởi ít, biết có tâm không sát sanh khởi nhiều. Nếu có tâm sát sanh, thì sẽ ăn năn tự trách mình là chẳng đúng, chẳng tốt. Nếu không có tâm sát sanh, thì sẽ không có sự oán thù, tâm sanh tùy hỷ. Do tùy hỷ, hoan hỷ sanh. Do hoan hỷ sanh, tâm khinh an. Do tâm khinh an, tâm cảm thọ lạc. Do cảm thọ lạc, tâm định. Do tâm định, tâm của vị Thánh đệ tử câu hữu với Từ, không còn oán hận, không còn ganh ghét, không còn sân nhuế, rộng lớn vô cùng, bao trùm cả một phương, an trụ chánh thọ. Từ hai phương, ba phương cho đến bốn phương, bốn bên trên, dưới khắp cả thế gian tâm đều câu hữu với Từ, không còn oán hận, không còn ganh ghét, không còn sân nhuế, rộng lớn vô cùng, nếu khéo tu tập đầy khắp các phương, an trụ chánh thọ đầy đủ.” Bấy giờ, Thế Tôn dùng móng tay quệt một tí đất rồi bảo thôn trưởng Đao Sư Thị rằng: “Thế nào thôn trưởng, đất trong móng tay Ta là nhiều hay đất đại địa nhiều?” Thôn trưởng bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, đất trong móng tay rất là ít so với đất đại địa vô lượng vô số.” Phật bảo thôn trưởng: “Như đất đã quệt ở trên là quá ít so với số đất đại địa vô lượng. Cũng vậy, đối với người tu tập tâm câu hữu với Từ, tu tập nhiều, các nghiệp có số lượng như đất đã quệt ở trên, không thể mang đi, không thể khiến trụ. Cũng vậy, nếu dùng tâm Bi để đối trị với trộm cắp, dùng tâm Hỷ để đối trị với tà dâm, dùng tâm Xả để đối trị với nói dối, thì sẽ không so sánh được!” Trong khi Phật nói những lời này, thôn trưởng Đao Sư Thị, xa lìa trần cấu, đắc pháp nhãn tịnh. Thôn trưởng thấy pháp, đắc pháp, hiểu pháp, biết pháp, thâm nhập pháp, xa lìa các nghi hoặc, không do người khác, không theo người khác, được vô sở úy ở trong Chánh pháp luật. Từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, quỳ gối bên hữu sát đất, chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con đã được độ! Bạch Thế Tôn, con đã siêu việt! Bạch Thế Tôn, hôm nay con xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo, suốt đời con xin làm Ưu-bà-tắc. Thí như người muốn tìm đèn sáng, lấy đuôi ngựa làm tim đèn, muốn thổi cho lửa bừng lên, nhưng cuối cùng không được sáng, cũng chỉ tự làm mệt mình chứ đèn thì không bao giờ sáng. Con cũng như vậy, muốn tìm minh trí nơi các Ni-kiền Tử ngu si, mà gần gũi với ngu si, hòa hợp với ngu si, phụng sự một cách ngu si, cũng chỉ tự làm khổ mệt mình, chứ không bao giờ được minh trí. Cho nên, hôm nay lần thứ hai con xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo. Từ nay trở đi, đối với Ni-kiền Tử ngu si, không tốt, không hiểu biết kia ít tin, ít kính, ít quý mến, ít nhớ đến, nay xa lìa họ. Thế nên, hôm nay lần thứ ba con xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỳ-kheo, nguyện suốt đời làm Ưu-bà-tắc, tự làm sạch tâm mình.” Sau khi thôn trưởng Đao Sư Thị nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827516">Kinh 917. Tam chủng điều mã<註 n="1420"/>411 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thế gian có ba loại ngựa để điều phục<註 n="1421"/>412.Những gì là ba? Có loại nhanh nhạy hoàn toàn, nhưng sắc không hoàn toàn, hình thể không đầy đủ; có loại ngựa sắc hoàn toàn, nhanh nhạy hoàn toàn, nhưng hình thể không đầy đủ; có loại ngựa nhanh nhạy hoàn toàn, sắc hoàn toàn và hình thể đầy đủ. Cũng vậy, có ba hạng người điều phục được. Những gì là ba? Có hạng người bén nhạy hoàn toàn, nhưng sắc không hoàn toàn, hình thể không đầy đủ; có hạng người bén nhạy hoàn toàn, sắc hoàn toàn, nhưng hình thể không đầy đủ; có hạng người bén nhạy hoàn toàn, sắc hoàn toàn và hình thể cũng đầy đủ. “Này Tỳ-kheo, thế nào là hạng người bén nhạy hoàn toàn, nhưng sắc không toàn vẹn, hình thể không đầy đủ, không điều phục được? Hạng người biết như thật rằng ‘Đây là Khổ’, ‘Đây là Khổ tập’, ‘Đây là Khổ diệt’, ‘Đây là Khổ diệt đạo’. Quán như vậy mà đoạn tận ba kết: thân kiến, giới thủ và nghi. Đoạn tận ba kết này thì được Tu-đà-hoàn, không còn bị rơi vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh giác; chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, rốt ráo thoát khổ. Đó gọi là bén nhạy hoàn toàn. Thế nào là sắc không đầy đủ? Nếu có ai hỏi về Luận, Luật mà không thể dùng lời nói, ý nghóa đầy đủ để theo đó thứ tự trình bày đầy đủ, đó gọi là sắc không đầy đủ. Thế nào là hình thể không đầy đủ? Chẳng phải đức lớn, tiếng tăm, mà cảm hóa đến những thứ như: y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men. Đó gọi là người bén nhạy hoàn toàn, nhưng sắc không đầy đủ và hình thể không đầy đủ. “Thế nào gọi là hạng người bén nhạy hoàn toàn, sắc đầy đủ, nhưng hình thể không đầy đủ? Hạng người biết như thật rằng ‘Đây là Khổ’, ‘Đây là Khổ tập’, ‘Đây là Khổ diệt’, ‘Đây là Khổ diệt đạo’… cho đến rốt ráo thoát khổ, đó gọi là bén nhạy hoàn toàn. Thế nào là sắc đầy đủ? Nếu có người hỏi về Luận, Luật… cho đến có thể vì họ mà giải nói, đó gọi là sắc đầy đủ. Thế nào gọi là hình thể không đầy đủ? Chẳng phải đức lớn, tiếng tăm, nên không thể cảm hóa đến: y phục, đồ ăn thức uống, ngọa cụ, thuốc men, đó gọi là người bén nhạy hoàn toàn, sắc đầy đủ, nhưng hình thể không đầy đủ. “Thế nào là hạng người bén nhạy hoàn toàn, sắc đầy đủ, hình thể đầy đủ? Hạng người biết như thật rằng ‘Đây là Khổ’, ‘Đây là Khổ tập’, ‘Đây là Khổ diệt’, ‘Đây là Khổ diệt đạo’… cho đến rốt ráo thoát khổ, thì đó gọi là nhạy bén hoàn toàn. Thế nào là sắc đầy đủ? Nếu có ai hỏi về Luận, Luật,… cho đến có thể giải nói, đó gọi là sắc đầy đủ. Những gì là hình thể đầy đủ? Đức lớn, tiếng tăm,… cho đến ngọa cụ, thuốc men, đó gọi là hình thể đầy đủ; và đó cũng gọi là hạng người bén nhạy hoàn toàn, sắc đầy đủ, hình thể đầy đủ.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827517">Kinh 918. Thuận lương mã<註 n="1422"/>413 Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thế gian có ba loại ngựa tốt. Những gì là ba? Có loại ngựa nhanh nhạy đầy đủ, nhưng sắc chẳng đầy đủ, hình thể chẳng đầy đủ; có loại ngựa nhanh nhạy đầy đủ, sắc đầy đủ, nhưng hình thể không đầy đủ; có loại ngựa nhanh nhạy đầy đủ, sắc đầy đủ, hình thể đầy đủ. Ở trong Chánh pháp luật cũng có ba hàng thiẹân nam. Những gì là ba? Có hàng thiện nam nhanh nhạy đầy đủ, nhưng sắc không đầy đủ, hình thể chẳng đầy đủ; có hàng thiện nam nhanh nhạy đầy đủ, sắc đầy đủ, nhưng hình thể không đầy đủ; có hàng thiện nam nhanh nhạy đầy đủ, sắc đầy đủ, hình thể đầy đủ. “Thế nào là hàng thiện nam nhanh nhạy đầy đủ, nhưng sắc không đầy đủ, hình thể không đầy đủ? Hàng thiện nam biết như thật về Khổ Thánh đế, biết như thật về sự Tập khởi khổ Thánh đế, biết như thật về sự Diệt tận khổ Thánh đế, biết như thật về Con đường đưa đến sự Diệt tận khổ Thánh đế. Khi đã biết như vậy, đã thấy như vậy rồi, trừ được năm hạ phần kết sử đó là: thân kiến, giới thủ, nghi, tham dục và sân nhuế. Sau khi đã đoạn được năm hạ phần kết sử này rồi thì được Sanh Bát-niết-bàn, chứng A-na-hàm, không sanh trở lại cõi đời này nữa. Đó gọi là hàng thiện nam nhanh nhạy đầy đủ. Thế nào là sắc không đầy đủ? Nếu có ai hỏi về Luận, Luật mà không có khả năng hiểu rõ hình thức cũng như ý nghóa của nó để theo đó lần lượt quyết định giải nói, đó gọi là sắc không đầy đủ. Thế nào là hình thể không đầy đủ? Chẳng phải tiếng tăm, đức lớn, mà có khả năng cảm hóa tài lợi, cúng dường, y phục, đồ ăn thức uống, thuốc men tùy bệnh, đó gọi là hàng thiện nam nhanh nhạy đầy đủ, nhưng sắc chẳng đầy đủ, hình thể chẳng đầy đủ. “Thế nào là nhanh nhạy đầy đủ, sắc đầy đủ, nhưng hình thể chẳng đầy đủ? Hàng thiện nam biết như thật về Khổ Thánh đế này,… cho đến đạt được Sanh Bát-niết-bàn, chứng A-na-hàm, không sanh trở lại đời này nữa, đó gọi là nhanh nhạy đầy đủ. Thế nào là sắc đầy đủ? Nếu có ai hỏi về Luận, Luật, có khả năng đem văn nghóa lần lượt tùy thuận quyết định mà giải nói, thì đó gọi là sắc đầy đủ. Thế nào là hình thể chẳng đầy đủ? Chẳng phải tiếng tăm, đức lớn, mà có khả năng cảm hóa tài lợi, cúng dường, y phục, đồ ăn thức uống, thuốc men tùy bệnh, thì đó gọi là thiện nam nhanh nhạy đầy đủ, sắc đầy đủ, nhưng hình thể chẳng đầy đủ. “Thế nào là thiện nam nhanh nhạy đầy đủ, sắc đầy đủ, hình thể đầy đủ? Hàng thiện nam biết như thật về Khổ Thánh đế này,… cho đến chứng đạt Sanh Bát-niết-bàn A-na-hàm, không còn sanh trở lại cõi đời này nữa, đó gọi là nhanh nhạy đầy đủ. Thế nào là sắc đầy đủ? Nếu có ai hỏi về Luận, Luật,… cho đến mà vì họ giải nói, đó gọi là sắc đầy đủ. Thế nào là hình thể đầy đủ? Là tiếng tăm, đức lớn có khả năng cảm hóa tài lợi,… cho đến các loại thuốc men, thì đó gọi là hình thể đầy đủ, đó cũng gọi là hành thiện nam nhanh nhạy đầy đủ, sắc đầy đủ, hình thể đầy đủ.” Sau khi Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ vâng làm. <卷 id="34827518">TẠP A HÀM Quyển 33 <詞 id="34827519">Kinh 919<註 n="1423"/>414 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thế gian có ba loại ngựa hay. Những gì là ba? Có loại ngựa có đủ sự nhanh nhẹn, nhưng chẳng có đủ sắc, chẳng có đủ hình thể; có loại ngựa có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, nhưng chẳng có đủ hình thể; có loại ngựa có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, cũng có đủ hình thể. Cũng vậy, ở trong Pháp luật này có ba hàng thiện nam. Những gì là ba? Có hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, nhưng chẳng có đủ sắc, chẳng có đủ hình thể; có hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, nhưng chẳng có đủ hình thể; có hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, có đủ hình thể. “Thế nào là hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, nhưng chẳng có đủ sắc, chẳng có đủ hình thể? Hàng thiện nam biết như thật ‘Đây là Khổ Thánh đế’, biết như thật ‘Đây là Khổ tập Thánh đế’, biết như thật ‘Đây là Khổ diệt Thánh đế’, biết như thật ‘Đây là Khổ diệt đạo Thánh đế’. Biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục hữu lậu, tâm giải thoát hữu hữu lậu, tâm giải thoát vô minh hữu lậu, biết rằng ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa’, đó gọi là có đủ nhanh nhẹn. Thế nào là chẳng có đủ sắc? Nếu có ai hỏi về Luận, Luật<註 n="1424"/>415,… cho đến không thể vì người mà giải nói, đó gọi là chẳng có đủ sắc. Thế nào là chẳng có đủ hình thể? Chẳng phải tiếng tăm, đức lớn,… cho đến chẳng cảm hóa được thuốc men các loại, đó gọi là chẳng có đủ hình thể, hay đó cũng gọi là thiện nam có đủ nhanh nhẹn, nhưng chẳng có đủ sắc, chẳng có đủ hình thể. “Thế nào là hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, nhưng chẳng có đủ hình thể? Hàng thiện nam biết như thật ‘Đây là Khổ Thánh đế,… cho đến không còn tái sanh đời sau nữa’, đó gọi là có đủ nhanh nhạy. Thế nào là có đủ sắc? Nếu có ai hỏi về Luận, Luật,… cho đến có thể vì họ quyết định giải nói, đó gọi là có đủ sắc. Thế nào là chẳng có đủ hình thể? Chẳng phải tiếng tăm, đức lớn,… cho đến không thể cảm hóa được thuốc men các loại, đó gọi là hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, nhưng chẳng có đủ hình thể. “Thế nào là hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, cũng có đủ hình thể? Hàng thiện nam biết như thật ‘Đây là Khổ Thánh đế,… cho đến không còn tái sanh đời sau nữa’, đó gọi là có đủ nhanh nhẹn. Thế nào là sắc có đủ? Hàng thiện nam nếu có ai hỏi về Luận, Luật,… cho đến có thể vì họ quyết định giải nói, đó gọi là có đủ sắc. Thế nào là có đủ hình thể? Hàng thiện nam tiếng tăm, đức lớn,… cho đến thể cảm hóa thuốc men các loại, đó gọi có đủ hình thể, hay đó gọi là hàng thiện nam có đủ nhanh nhẹn, có đủ sắc, có đủ hình thể.” Sau khi Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827520">Kinh 920. Tam<註 n="1425"/>416 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thế gian có ba loại ngựa tốt được vua dùng để kéo xe. Những gì là ba? Loại ngựa tốt có đủ sắc, có đủ lực, có đủ nhanh nhẹn. Cũng vậy, ở Chánh pháp luật cũng có ba hàng thiện nam, là nơi thế gian phụng sự, cúng dường cung kính, là ruộng phước trên hết. Những gì là ba? Hàng thiện nam có đủ sắc, có đủ lực, có đủ nhanh nhẹn. “Thế nào là có đủ sắc? Là hàng thiện nam sống an trụ tịnh giới, luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa, có đầy đủ oai nghi hành xử, thấy tội vi tế thường phát sanh lòng sợ hãi, thọ trì học giới. Đó gọi là có đủ sắc. Thế nào là có đủ lực? Đối với pháp ác bất thiện đã sanh khiến đoạn diệt, phát khởi ý dục, tinh cần phương tiện, nhiếp thọ tăng trưởng. Đối với pháp ác bất thiện chưa sanh không cho sanh khởi, phát khởi ý dục, tinh cần phương tiện, nhiếp thọ tăng trưởng. Đối với pháp thiện chưa sanh khiến sanh khởi, phát khởi ý dục, tinh cần phương tiện, nhiếp thọ tăng trưởng. Đối với pháp thiện đã sanh, an trụ không cho mất, phát khởi ý dục, tinh cần phương tiện, nhiếp thọ tăng trưởng. Đó gọi là có đủ lực. Thế nào là có đủ nhanh nhẹn? Là biết như thật ‘Đây là Khổ Thánh đế’,… cho đến đạt được A-la-hán, không còn tái sanh đời sau nữa, đó gọi là có đủ nhanh nhẹn, hay gọi là hàng thiện nam có đủ sắc, có đủ lực, có đủ nhanh nhẹn.” Sau khi Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827521">Kinh 921. Tứ<註 n="1426"/>417 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ngựa tốt thế gian có đủ bốn năng lực<註 n="1427"/>418, nên biết chúng được vua dùng để kéo xe. Những gì là bốn? Đó là khôn ngoan<註 n="1428"/>419, nhanh nhẹn, kham năng, thuần tánh<註 n="1429"/>420.Cũng vậy, hàng thiện nam thành tựu bốn đức, được thế gian tôn trọng, phụng sự cúng dường, là đám ruộng phước trên hết. Những gì là bốn? Là thiện nam thành tựu giới thân vô học, định thân vô học, tuệ thân vô học và giải thoát thân vô học.” Sau khi Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827522">Kinh 922. Tiên ảnh<註 n="1430"/>421 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thế gian có bốn loại ngựa tốt. Có loại ngựa tốt đóng vào xe làm xe thăng bằng, nhìn thấy bóng roi liền chạy nhanh, biết cách nhìn những động tác người điều khiển, nhanh chậm, phải trái theo ý người điều khiển. Này Tỳ-kheo, đó là cái đức thứ nhất của con ngựa tốt thế gian. “Lại nữa, Tỳ-kheo, thế gian có loại ngựa tốt không thể nhìn bóng roi mà tự sợ hãi, nhưng nếu dùng roi gậy chạm vào lông đuôi của nó, có thể làm cho nó sợ hãi chạy nhanh, tùy theo ý của người điều khiển mà chạy nhanh hay chậm, bên phải hay bên trái. Đó gọi là loại ngựa tốt thứ hai thế gian. “Lại nữa, Tỳ-kheo, hoặc thế gian có loại ngựa tốt không thể nhìn bóng roi hay để chạm vào lông da mới có thể theo ý người, mà phải dùng đến roi gậy đánh nhẹ vào da thịt, mới có thể sợ hãi chạy, theo ý người điều khiển, chạy nhanh hay chậm, bên phải hay bên trái, này Tỳ-kheo, đó gọi là ngựa tốt thứ ba. “Lại nữa, Tỳ-kheo, thế gian có loại ngựa tốt không thể nhìn bóng roi và chạm vào lông da, hay đánh nhẹ vào da thịt, mà phải dùng dùi sắt đâm vào thân, xuyên suốt qua da, đả thương xương cốt, khi đó ngựa mới kinh hãi kéo xe, trên đường chậm hay nhanh, phải hay trái theo ý người điều khiển, đó gọi là loại ngựa tốt thứ tư của thế gian. “Cũng vậy, trong Chánh pháp luật cũng có bốn hàng thiện nam. Những gì là bốn? Hàng thiện nam khi nghe những người nam người nữ chòm xóm láng giềng khác bị tật bệnh khốn khổ cho đến sắp chết; nghe vậy liền phát sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy, như con ngựa tốt kia chỉ cần nhìn bóng roi là điều khiển nó được. Đó gọi là hàng thiện nam thứ nhất ở trong Chánh pháp luật có khả năng tự điều phục. “Lại nữa, có hàng thiện nam không do nghe những người nam người nữ chòm xóm láng giềng khác bị khổ vì lão bệnh tử sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy, nhưng phải thấy những người nam người nữ chòm xóm láng giềng khác bị khổ vì lão bệnh tử thì mới sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy, như con ngựa tốt kia cần chạm vào lông đuôi của nó, thì có thể nhanh chóng điều phục theo ý người điều khiển. Đó gọi là hàng thiện nam thứ hai ở trong Chánh pháp luật có khả năng tự điều phục. “Lại nữa, có hàng thiện nam không do nghe, thấy những người nam nữ chòm xóm láng giềng khác bị khổ vì lão bệnh tử mà sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy; nhưng vì thấy thành ấp chòm xóm có những người quen biết, thân thuộc bị khổ vì lão bệnh tử nên sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy. Như con ngựa tốt kia, phải bị roi chạm vào da thịt, sau đó mới chịu theo ý điều phục người điều khiển, đó gọi là hàng thiện nam ở trong Chánh pháp luật có thể tự điều phục. “Lại nữa, có hàng thiện nam không do nghe thấy những người nam nữ chòm xóm láng giềng khác và những người thân thuộc bị khổ vì lão bệnh tử nên sanh lòng sợ hãi với chánh tư duy; nhưng chính tự thân bị khổ vì lão bệnh tử mới sanh lòng nhàm tởm sợ hãi với chánh tư duy. Như con ngựa tốt kia, phải bị đâm vào da thịt thấu xương cốt, sau đó mới chịu theo ý điều phục của người điều khiển, thì đó gọi là hàng thiện nam thứ tư ở trong Chánh pháp luật có thể tự điều phục.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827523">Kinh 923. Chỉ-thi<註 n="1431"/>422 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, có người luyện ngựa tên là Chỉ-thi<註 n="1432"/>423 đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Con coi thế gian thật là đáng khinh miệt, giống như bầy dê. Thế Tôn! Chỉ có con mới có khả năng điều phục ngựa điên, ngựa hoang, ngựa dữ. Con có phương pháp, chỉ cần trong giây lát là có thể khiến cho những chứng tật của chúng hiện ra và tùy theo tật đó mà có cách điều phục.” Phật bảo chủ tụ lạc luyện ngựa: “Ông có bao nhiêu cách để điều phục ngựa?” Người luyện ngựa bạch Phật: “Có ba cách để điều phục ngựa dữ. Những gì là ba? Một là mềm dịu, hai là thô cứng, ba là vừa mềm dịu vừa thô cứng.” Phật bảo chủ tụ lạc: “Ông dùng ba phương cách này để điều phục ngựa, nếu không điều phục được, thì nên làm thế nào.” Người luyện ngựa bạch Phật: “Nếu không điều phục được, thì nên giết nó. Vì sao? Vì chớ để nó làm nhục mình.” Người luyện ngựa lại bạch Phật: “Thế Tôn là Bậc Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu<註 n="1433"/>424.Ngài đã dùng bao nhiêu phương pháp để điều ngự trượng phu?” Phật bảo chủ tụ lạc: “Ta cũng dùng ba cách để điều phục trượng phu. Những gì là ba? Một là một mực mềm dịu, hai là một mực thô cứng, ba là vừa mềm dịu vừa thô cứng.” Phật bảo tiếp chủ tụ lạc: “Một mực mềm dịu là, như nói rằng: ‘Đây là thiện hành của thân; đây là quả báo của thân thiện hành. Đây là thiện hành của miệng, ý; đây là quả báo của miệng, ý thiện hành. Đây gọi là trời. Đây gọi là người. Đây gọi là sự hóa sanh nơi cõi thiện. Đây gọi là Niết-bàn’. Đó gọi là một mực mềm dẻo. “Một mực thô cứng là, như nói: ‘Đây là ác hành của thân; đây là quả báo của thân ác hành. Đây là ác hành của miệng, ý; đây là quả báo của miệng, ý các hành. Đây gọi là địa ngục. Đây gọi là ngạ quỷ. Đây gọi là súc sanh. Đây gọi là ác thú. Đây gọi là đọa ác thú’. Đó là sự giáo hóa thô cứng của Như Lai. “Vừa mềm dịu vừa thô cứng là có lúc thiện hành của thân; có lúc nói quả báo của thiện hành của thân. Có lúc nói thiện hành của miệng, ý; có lúc nói quả báo thiện hành của miệng, ý. Có lúc nói ác hành của thân; có lúc nói quả báo ác hành của thân. Có lúc nói ác hành của miệng, ý; có lúc nói quả báo ác hành của miệng, ý. Như vậy gọi là trời, như vậy gọi là người, như vậy gọi là đường lành, như vậy gọi là Niết-bàn; như vậy gọi là địa ngục, như vậy gọi là súc sanh, ngạ quỷ, như vậy gọi là đường ác, như vậy gọi là đọa đường ác.’ Đó gọi là sự giáo hóa vừa mềm dịu vừa thô cứng của Như Lai.” Người luyện ngựa bạch Phật: “Thế Tôn! Nếu dùng ba phương pháp này để điều phục chúng sanh, nhưng nếu không điều phục được thì phải như thế nào?” Phật bảo chủ tụ lạc: “Cũng phải giết họ đi. Vì sao? Vì không nên để họ làm nhục Ta.” Người luyện ngựa bạch Phật: “Đối với pháp của Thế Tôn, nếu sát sanh thì không thanh tịnh. Trong pháp của Thế Tôn cũng không cho sát sanh, mà nay lại bảo giết, vậy ý nghóa của nó thế nào?” Thế Tôn bảo chủ tụ lạc: “Đúng vậy, đúng vậy! Trong pháp của Như Lai sát sanh là không thanh tịnh; trong pháp của Như Lai cũng không cho sát sanh. Nhưng trong pháp của Như Lai nếu dùng ba phương pháp để giáo dục, vẫn không điều phục được, Ta sẽ không nói đến họ, không dạy, không nhắc nữa. Chủ tụ lạc, ý ông thế nào? Trong pháp Như Lai, không nói đến họ, không dạy, không nhắc nữa, há không phải là giết sao?” Người luyện ngựa bạch Phật: “Thật vậy, bạch Thế Tôn, không nói đến họ, vónh viễn không dạy, không nhắc nữa thì đích thị họ đã chết rồi! Vì vậy cho nên, từ ngày hôm nay tôi lìa các nghiệp ác bất thiện.” Phật bảo chủ tụ lạc: “Lành thay những lời này!” Người chủ tụ lạc luyện ngựa Chỉ-thi nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, lễ dưới chân rồi lui.  <詞 id="34827524">Kinh 924. Hữu quá<註 n="1434"/>425 Tôi nghe như vầy: Một thời, phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ngựa thế gian có tám cách thái<註 n="1435"/>426.Những gì là tám? Khi ngựa dữ kéo xe, thì chân sau đá người, chân trước quỳ xuống đất, đầu lúc lắc, cắn người. Đó gọi là cách thái thứ nhất của ngựa thế gian. Lại nữa, khi ngựa dữ kéo xe, cúi đầu xuống làm rung ách. Đó gọi là cách thái thứ hai của ngựa dữ thế gian. Lại nữa, khi ngựa dữ thế gian kéo xe thì mang xe xuống lề đường mà đi, hoặc làm cho xe nghiêng khiến cho nó bị lật. Đó gọi là cách thái thứ ba. Lại nữa, khi ngựa dữ thế gian kéo xe, ngẩng đầu lên mà chạy đi. Đó gọi là cách thái thứ tư của ngựa dữ thế gian. Lại nữa, khi ngựa dữ thế gian kéo xe, mới bị ít roi gậy, thì hoặc làm cho đứt dây cương, hay bứt dàm, chạy ngang chạy dọc. Đó gọi là cách thái thứ năm. Lại nữa, khi ngựa dữ thế gian kéo xe, giơ hai chân trước lên làm như người đứng. Đó là cách thái thứ sáu. Lại nữa, khi ngựa dữ thế gian kéo xe, phải dùng roi gậy mới chịu đứng yên, không động. Đó là cách thái thứ bảy. Lại nữa, khi ngựa dữ thế gian kéo xe, bốn chân chụm lại, phục sát đất không chịu đứng lên. Đó gọi là cách thái thứ tám. “Con người dữ<註 n="1436"/>427 của thế gian cũng vậy, ở trong Chánh pháp luật có tám điều lỗi. Những gì là tám? Hoặc Tỳ-kheo, khi bị các vị Phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; người kia sân giận, chỉ trích trở lại người cử tội rằng: ‘Thầy ngu si, không biết, không tốt. Người ta vừa cử tội thầy, sao thầy lại cử tội tôi?’ Như con ngựa dữ kia hai chân sau chõi lui, hai chân trước quî xuống đất, làm đứt cương, gãy ách. Đây gọi là lỗi thứ nhất của con người trong Chánh pháp luật. “Lại nữa, Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; liền trở lại cử tội người kia, giống như ngựa dữ cứng cổ làm gãy ách. Đây gọi là lỗi thứ hai của con người trong Chánh pháp luật. “Lại nữa, Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; nhưng không dùng lời đứng đắn đáp lại, mà nói sang chuyện khác, hay không nhẫn, sân nhuế, kiêu mạn, che giấu, hiềm hận, làm những chuyện vô lý, như ngựa dữ kia không đi đường thẳng làm cho xe lật úp. Đây gọi là lỗi thứ ba của con người trong Chánh pháp luật. “Lại nữa, Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; khiến cho người kia nhớ lại, nhưng lại nói rằng: ‘Tôi chẳng nhớ’ ngang ngạnh không phục, như ngựa dữ kia bước thụt lùi. Đây gọi là lỗi thứ tư của con người trong Chánh pháp luật. “Lại nữa, Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; bèn khinh miệt, không kể gì đến người khác, cũng không kể gì đến chúng Tăng, tùy ý ôm y bát bỏ đi, như ngựa dữ kia bị ăn roi gậy, bỏ chạy dọc ngang. Đây gọi là lỗi thứ năm của con người trong Chánh pháp luật. “Lại nữa, Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; họ ngồi trên giường cao tranh luận quanh co với các Thượng tọa, như ngựa dữ kia đứng hai chân như người. Đây gọi là lỗi thứ sáu của con người trong Chánh pháp luật. “Lại nữa, Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; họ im lặng không đáp, để xúc não đại chúng, như ngựa dữ kia bị roi gậy vẫn trơ trơ không động. Đây gọi là lỗi thứ bảy của con người trong Chánh pháp luật. “Lại nữa, Tỳ-kheo khi bị các vị phạm hạnh cử tội bởi thấy, nghe, nghi; người bị cử tội liền xả giới, tự sanh thoái thất, đến trước cửa chùa nói rằng: ‘Ông mặc nhiên mà sống hoan hỷ khoái lạc, tôi tự xả giới lui về,’ như con ngựa dữ kia bốn chân chụm lại, phục sát đất không động. Đây gọi là lỗi thứ tám của con người trong Chánh pháp luật. Đó gọi là Tỳ-kheo đối trong Chánh pháp luật có tám điều lỗi lầm của con người.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827525">Kinh 925. Bát chủng đức<註 n="1437"/>428 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ngựa tốt ở thế gian thành tựu được tám đức, theo ý muốn của người, đi đường nhiều ít<註 n="1438"/>429.Những gì là tám? Sanh nơi quê hương của giống ngựa tốt<註 n="1439"/>430.Đó là đức thứ nhất của ngựa tốt. “Lại nữa, thể tánh ôn hòa, không làm người kinh sợ<註 n="1440"/>431.Đó là đức thứ hai của ngựa tốt. “Lại nữa, ngựa tốt không lựa chọn đồ ăn thức uống. Đó là đức thứ ba của ngựa tốt. “Lại nữa, ngựa tốt ghê tởm chỗ nhơ không sạch, chọn đất sạch để nằm. Đó là đức thứ tư của ngựa tốt. “Lại nữa, ngựa tốt luôn thể hiện tính tình thái độ nhạy cảm trước người huấn luyện<註 n="1441"/>432, Mã sư sẽ luyện tập cho nó bỏ những thái độ này. Đó là đức thứ năm của ngựa tốt. “Lại nữa, ngựa tốt khi đã đóng vào xe, sẽ không để ý những con ngựa khác; tùy cỗ xe nặng nhẹ mà tận dụng sức lực của mình. Đó là đức thứ sáu của ngựa tốt. “Lại nữa, ngựa tốt thường theo đường chánh, không đi lạc đường. Đó là đức thứ bảy của ngựa tốt. “Lại nữa, ngựa tốt dù bị bệnh, hoặc già yếu vẫn gắng sức kéo xe không chán, không mệt. Đó là đức thứ tám của ngựa tốt. “Cũng vậy, trượng phu<註 n="1442"/>433 trong Chánh pháp luật cũng thành tựu được tám đức, nên biết đó là bậc Hiền só<註 n="1443"/>434.Những gì là tám? Bậc Hiền só an trụ chánh giới, luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa<註 n="1444"/>435, có đủ oai nghi hành xử; thấy tội vi tế thường sanh lòng sợ hãi, giữ gìn học giới. Đó là đức thứ nhất của trượng phu trong Chánh pháp luật. “Lại nữa, trượng phu tính tự hiền thiện, khéo điều phục, khéo an trụ, chẳng làm phiền, không làm sợ hãi phạm hạnh khác. Đó là đức thứ hai của trượng phu. “Lại nữa, trượng phu đi khất thực, theo thứ lớp, tùy theo những gì nhận được, dù ngon hay dở, tâm vẫn bình đẳng, không hiềm, không đắm trước. Đó là đức thứ ba của trượng phu. “Lại nữa, trượng phu sanh tâm yểm ly các nghiệp ác nơi thân, miệng, ý, các pháp ác bất thiện, cùng các phiền não, chúng dẫn đến thọ nhận các báo khổ nhiệt não nhiều lần; đối với sự sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não trong đời vị lai lại càng yểm ly. Đó là đức thứ tư của trượng phu. “Lại nữa, trượng phu nếu có lỗi lầm của Sa-môn, mà quanh co, không chân thật, hãy nhanh chóng trình lên Đại Sư và thiện tri thức; Đại Sư thuyết pháp chắc chắn sẽ trừ dứt<註 n="1445"/>436.Đó là đức thứ năm của vị trượng phu. “Lại nữa, trượng phu tâm cầu học có đủ, nghó như vầy: ‘Giả sử người khác có học hay không học, ta cũng phải học. Đó là đức thứ sáu của trượng phu. “Lại nữa, trượng phu thực hành tám Chánh đạo, chẳng thực hành phi đạo. Đó là đức thứ bảy của trượng phu. “Lại nữa, trượng phu suốt đời nỗ lực tinh cần, không chán, không mệt. Đó là đức thứ tám của trượng phu. “Trượng phu thành tựu tám đức như vậy, tùy thuộc vào sự thực hành của mình mà có thể tiến triển nhanh chóng.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827526">Kinh 926. Sằn-đà Ca-chiên-diên<註 n="1446"/>437 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong tinh xá Thâm cốc tại làng Na-lê<註 n="1447"/>438.Bấy giờ Thế Tôn bảo Sằn-đà Ca-chiên-diên<註 n="1448"/>439: “Nên tu thiền chân thật, chớ tập thiền ngang ngạnh<註 n="1449"/>440.Như ngựa ngang ngạnh, cột nơi cạnh máng cỏ chuồng ngựa, nó không nghó: ‘Ta phải làm gì? Ta không phải làm gì?’ mà chỉ nghó đến thóc và cỏ. Cũng vậy, trượng phu tu tập nhiều với tham dục triền<註 n="1450"/>441, cho nên, vị kia bằng tâm tham dục mà tư duy, không biết như thật con đường xuất ly<註 n="1451"/>442, tâm thường rong ruỗi, tùy theo tham dục triền mà cầu chánh thọ. Đối với sân nhuế, thụy miên, trạo hối, nghi, tuy tu tập nhiều, cho nên, đối với đạo xuất ly không biết như thật; với tâm bị trùm kín bởi nghi<註 n="1452"/>443 mà tư duy để cầu chánh thọ. “Này Sằn-đà, nếu thật là ngựa thuần giống<註 n="1453"/>444 thì khi cột nơi cạnh máng cỏ chuồng ngựa, nó chẳng nghó đến cỏ, nước, mà chỉ nghó đến việc kéo xe. Cũng vậy, trượng phu không niệm tưởng tham dục triền mà an trụ<註 n="1454"/>445, biết như thật sự xuất ly; không với tham dục triền mà cầu chánh thọ; cũng không bị quấn chặt bởi sân nhuế, thụy miên, trạo hối, nghi, mà phần nhiều an trụ vào xuất ly; biết như thật về các triền sân nhuế, thụy miên, trạo hối, nghi; không với nghi triền mà cầu chánh thọ. “Như vậy, Sằn-đà, Tỳ-kheo thiền như vậy không y cứ vào đất tu thiền, không y cứ vào nước, gió, lửa, không, thức, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng mà tu thiền; không y cứ vào thế giới này, không y cứ vào thế giới khác, không phải mặt trời, mặt trăng, không phải thấy, nghe, cảm, biết, không phải đắc, không phải cầu, không phải tùy giác<註 n="1455"/>446, không phải tùy quán mà tu thiền. Này Sằn-đà, nếu Tỳ-kheo nào tu thiền như vậy, những Thiên chủ Y-thấp-ba-la<註 n="1456"/>447, Ba-xà-ba-đề<註 n="1457"/>448 đều cung kính, chắp tay, cúi đầu, làm lễ mà nói kệ tán thán: Nam-mô Đại só phu! Nam-mô Đại só phu! Vì tôi không thể biết, Ngài nương đâu mà thiền! Bấy giờ, Tôn giả Bạt-ca-lợi đang đứng sau Phật cầm quạt hầu Phật. Bạt-lợi-ca liền bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo làm sao nhập thiền mà không y cứ vào đất, nước, lửa, gió… cho đến giác quán mà tu thiền định? Làm sao Tỳ-kheo tu thiền được những Thiên chủ Y-thấp-ba-la, Ba-xà-ba-đề chắp tay, cung kính, cúi đầu, làm lễ và nói kệ tán thán: Nam-mô Đại só phu! Nam-mô Đại só phu! Vì tôi không thể biết, Ngài nương đâu mà thiền! Phật bảo Tỳ-kheo Ba-lợi-ca: “Tỳ-kheo, đối với địa tưởng có thể điều phục địa tưởng<註 n="1458"/>449, đối với thủy, hỏa, phong tưởng, Vô lượng không nhập xứ tưởng, Thức nhập xứ tưởng, Vô sở hữu xứ nhập xứ tưởng, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ tưởng; thế giới này, thế giới khác, mặt trời, mặt trăng, thấy, nghe, cảm, biết; hoặc đắc, hoặc cầu, hoặc giác, hoặc quán, đều điều phục các tưởng kia. “Này Bạt-ca-lợi, Tỳ-kheo tu thiền như vậy, không y cứ vào đất, nước, lửa, gió… cho đến không y cứ vào giác, quán để tu thiền. Này Bat-lợi-ca, Tỳ-kheo nào tu thiền như vậy, thì các Thiên chủ Y-thấp-bà-la, Ba-xà-ba-đề đều cung kính, chắp tay, cúi đầu làm lễ và nói kệ tán thán: Nam-mô Đại só phu! Nam-mô Đại só phu! Vì tôi không thể biết, Ngài nương đâu mà thiền! Khi nghe Phật nói kinh này, thì Tỳ-kheo Sằn-đà Ca-chiên-diên xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Tỳ-kheo Bạt-lợi-ca không còn khởi các lậu, tâm được giải thoát. Phật nói kinh này xong, Tỳ-kheo Bạt-ca-lợi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827527">Kinh 927. Ưu-bà-tắc<註 n="1459"/>450 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ<註 n="1460"/>451.Bấy giờ có người họ Thích, là Ma-ha-nam<註 n="1461"/>452 đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc<註 n="1462"/>453?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Có đủ tướng người nam, ở tại gia, sống trong sạch, tu tập thanh bạch, nói rằng: ‘Nay, suốt đời con quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, làm Ưu-bà-tắc. Xin chứng tri cho con!’ Đó gọi là Ưu-bà-tắc. Ma-ha-nam bạch Phật: “Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc có đủ tín<註 n="1463"/>454?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ưu-bà-tắc lấy chánh tín đối với Như Lai làm gốc, kiên cố, khó lay chuyển, mà các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma, Phạm và người thế gian không ai có thể phá hoại được. Ma-ha-nam, đó gọi là Ưu-ba-tắc có đủ tín.” Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc có giới đầy đủ<註 n="1464"/>455?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ưu-bà-tắc lìa bỏ sát sanh, không cho mà lấy, tà dâm, nói dối, uống rượu, không vui thích làm những điều này nữa. Ma-ha-nam, đó gọi là Ưu-bà-tắc có giới đầy đủ. Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc có nghe đầy đủ<註 n="1465"/>456?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ưu-bà-tắc có nghe đầy đủ là, khi nghe rồi, có thể ghi giữù, có thể tích tập. Nếu những gì Phật nói khoảng đầu, khoảng giữa, khoảng cuối đều thiện, thiện nghóa, thiện vị, thuần nhất thanh tịnh, phạm hạnh trong sạch, người ấy đều có khả năng thọ trì. Đó gọi là Ưu-bà-tắc có nghe đầy đủ.” Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc có thí xả đầy đủ<註 n="1466"/>457?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ưu-ba-tắc có thí xả đầy đủ là khi bị xan cấu trói buộc, tâm lìa xan cấu, sống không nhà<註 n="1467"/>458, tu bố thí giải thoát, tinh cần bố thí, thường hành bố thí, ưa xả tài vật, bố thí bình đẳng. Ma-ha-nam, đó gọi là Ưu-bà-tắc có xả đầy đủ.” Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc có trí tuệ đầy đủ?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ưu-bà-tắc có trí tuệ đầy đủ là, biết như thật rằng ‘Đây là Khổ’, ‘Đây là Khổ tập’, ‘Đây là Khổ diệt’, ‘Đây là Khổ diệt đạo’. Ma-ha-nam, đó gọi là Ưu-bà-tắc có trí tuệ đầy đủ.” Ma-ha-nam họ Thích nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827528">Kinh 928. Thâm diệu công đức<註 n="1468"/>459 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Câu-ni-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ có người họ Thích, là Ma-ha-nam cùng với năm trăm Ưu-bà-tắc đi đến chỗ Phật đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc?” Phật đáp: “Ưu-bắc-tắc là người sống trong sạch tại gia… cho đến suốt đời quy y Tam bảo, làm Ưu-bà-tắc. Xin chứng tri cho con.” Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc Tu-đà-hoàn<註 n="1469"/>460?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ưu-bà-tắc Tu-đà-hoàn là vị mà ba kết sử: thân kiến, giới thủ, nghi, đã đoạn tận, đã biến tri. Ma-ha-nam, đó gọi là Ưu-bà-tắc Tu-đà-hoàn.” Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc Tư-đà-hàm?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ưu-bà-tắc Tư-đà-hàm là vị mà ba hạ phần kết sử đã đoạn tận, đã biến tri; tham dục, sân nhuế, ngu si đã mỏng. Ma-ha-nam, đó gọi là Ưu-ba-tắc Tư-đà-hàm.” Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc A-na-hàm?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ưu-bà-tắc A-na-hàm là vị mà năm hạ phần kết sử tức thân kiến, giới cấm thủ, nghi, tham dục, sân nhuế, đã đoạn tận, đã biến tri. Ma-ha-nam, đó gọi là Ưu-bà-tắc A-na-hàm<註 n="1470"/>461.” Bấy giờ, Ma-ha-nam quay nhìn năm trăm Ưu-bà-tắc nói rằng: “Kỳ thay các vị Ưu-bà-tắc, sống tại gia thanh bạch, lại được công đức sâu xa như vậy!” Khi Ưu-bà-tắc Ma-ha-nam nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ rồi lui.  <詞 id="34827529">Kinh 929. Nhất thiết sự<註 n="1471"/>462 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, có người họ Thích, là Ma-ha-nam đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ưu-bà-tắc là người sống tại gia trong sạch,… cho đến suốt đời quy y Tam bảo, làm Ưu-bà-tắc. Xin chứng tri cho con.” Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao là làm thành mãn tất cả sự của Ưu-bà-tắc?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Nếu Ưu-bà-tắc nào có tín, nhưng không có giới, đó là không đủ, mà hãy nỗ lực tinh cần, đủ tịnh giới. Có đủ tín và giới, nhưng không bố thí thì cũng chưa đủ; vì chưa đủ nên phải nỗ lực tinh cần, tu tập bố thí để làm được đủ. Tín, giới và thí đã đầy, nhưng nếu không tùy thời đến Sa-môn để lắng nghe lãnh thọ Chánh pháp, thì vẫn chưa đủ. Vì chưa đủ cho nên phải nỗ lực tinh cần. Tùy thời đến chùa tháp, nhưng gặp các Sa-môn mà không một lòng lắng nghe lãnh thọ Chánh pháp, thì vẫn chưa đủ. Tín, giới, thí và nghe tu tập đã đầy, nhưng nghe rồi mà không ghi giữ, thì vẫn chưa có đủ; vì không đủ nên phải nỗ lực tinh cần. Tùy thời đến Sa-môn, chuyên tâm lắng nghe pháp, nghe rồi thì phải khéo ghi giữ. Nếu không thể quán sát nghóa lý sâu xa của các pháp, thì đó chưa phải là đủ; vì không có đủ nên phải nỗ lực tinh cần hơn, làm cho có đủ. Tín, giới, bố thí, nghe, nghe rồi thì khéo ghi giữ, ghi giữ rồi quán sát nghóa lý sâu xa, mà không tùy thuận để biết hướng đến pháp và thứ pháp<註 n="1472"/>463, thì đó vẫn chưa có đủ; vì chưa có đủ nên phải nỗ lực tinh cần. Tín, giới, bố thí, nghe, ghi giữ, quán sát, hiểu rõ nghóa lý sâu xa và tùy thuận thực hành hướng đến pháp, thứ pháp. Ma-ha-nam, đó gọi là có đủ tất cả sự của Ưu-bà-tắc.” Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sao là Ưu-bà-tắc hay tự an ủy mình<註 n="1473"/>464, chẳng an ủy người khác<註 n="1474"/>465?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Nếu Ưu-bà-tắc nào có thể tự mình đứng vững trong giới nhưng không thể khiến cho người đứng vững trong chánh giới; tự mình giữ tịnh giới, nhưng không thể khiến cho người khác giữ giới có đủ; tự mình làm việc bố thí, nhưng không thể xác lập bố thí nơi người khác; tự mình đi chùa tháp, đến gặp các Sa-môn, nhưng không thể khuyên người khác đi chùa tháp, đến gặp Sa-môn; tự mình chuyên nghe pháp, nhưng không thể khuyên người thích nghe Chánh pháp; nghe Chánh pháp tự mình thọ trì, nhưng không thể khiến người khác thọ trì Chánh pháp; tự mình có thể quán sát nghóa lý sâu xa, nhưng không thể khuyên người quán sát nghóa lý sâu xa; tự mình biết pháp sâu xa có thể tùy thuận thực hành hướng đến pháp, thứ pháp, nhưng không thể khuyên người khiến họ tùy thuận thực hành hướng đến pháp, thứ pháp. Này Ma-ha-nam, người thành tựu tám pháp như vậy, thì đó gọi là Ưu-bà-tắc có thể tự an ủy, nhưng không thể an ủy người khác.” Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Ưu-bà-tắc thành tựu bao nhiêu pháp để tự an ủỵ và giúp người được an ủy?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Nếu Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp, đó gọi là Ưu-bà-tắc tự an ủy và giúp người được an ủy.” “Những gì là mười sáu pháp? “Này Ma-ha-nam, nếu Ưu-bà-tắc đủ có chánh tín và cũng xác lập cho người khác; tự mình giữ tịnh giới, cũng xác lập tịnh giới cho người khác; tự mình hành bố thí và dạy người hành bố thí; tự mình đến chùa tháp gặp các Sa-môn, cũng dạy người khác đến gặp các Sa-môn; tự mình chuyên cần nghe pháp, cũng dạy người nghe; tự mình thọ trì pháp và dạy người khác thọ trì; tự mình quán sát nghóa dạy người quán sát; tự mình biết nghóa lý sâu xa tùy thuận tu, hành pháp thứ, pháp hướng, cũng lại dạy người hiểu rõ nghóa lý sâu xa, tùy thuận tu hành hướng đến pháp, thứ pháp. Này Ma-ha-nam, người nào thành tựu mười sáu pháp như vậy, được gọi là Ưu-bà-tắc có thể tự an ủy và làm người khác được an ủy. “Này Ma-ha-nam, nếu Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp như vậy, thì tất cả người trong các chúng Bà-la-môn, chúng Sát-lợi, chúng Trưởng giả, chúng Sa-môn đều đến chỗ họ. Ở trong các chúng này, oai đức của họ sáng chói. Giống như mặt trời, ánh sáng chiếu soi cả sáng, trưa, chiều. Cũng vậy, Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp, thì oai đức họ cũng tỏ rạng cả đầu, giữa và cuối. Như vậy, này Ma-ha-nam, nếu Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp thì đó là một điều mà thế gian khó thành tựu được.” Phật nói kinh này xong, Ma-ha-nam dòng họ Thích nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827530">Kinh 930. Tự khủng<註 n="1475"/>466 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, Ma-ha-nam họ Thích đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nước Ca-tỳ-la-vệ này đang an ổn thịnh vượng, nhân dân phát đạt. Mỗi khi con ra vào, người vật theo hai bên, nào voi điên, người điên, xe điên, thường cùng đi với chúng. Con tự sợ là mình phải cùng sống, cùng chết với bọn điên cuồng này mà quên mất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tỳ-kheo Tăng. Con tự nghó, sau khi mạng chung sẽ sanh vào nơi nào?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Đừng sợ hãi! Đừng sợ hãi! Sau khi mạng chung ông sẽ không sanh đường dữ, cũng không chết dữ. Thí như cây lớn thuận xuống, nghiêng xuống, chúi xuống, nếu chặt gốc rễ, sẽ ngã về nơi nào?” Ma-ha-nam bạch Phật: “Về phía thuận xuống, nghiêng xuống, chúi xuống.” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ma-ha-nam cũng như vậy, khi mạng chung không sanh đường dữ, cũng không chết dữ. Vì sao? Vì ông đã lâu dài tu tập niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tỳ-kheo Tăng, nên sau khi mạng chung, thân này bị hỏa thiêu, hay bỏ ngoài nghóa địa, bị gió táp, nắng thiêu lâu ngày thành tro bụi, nhưng vì tâm ý thức đã lâu dài từ trước được huân tập bởi chánh tín, bởi tịnh giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, nên thần thức sẽ hướng lên cõi an lạc, đời sau sanh về cõi trời.” Sau khi Ma-ha-nam nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827531">Kinh 931. Tu tập trụ<註 n="1476"/>467 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, Ma-ha-nam dòng họ Thích đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo còn ở nơi học địa mà cầu lên Niết-bàn an ổn chưa được, bạch Thế Tôn, người ấy nên tu tập thế nào, tu tập nhiều, để ở trong Pháp luật này được hết các lậu, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri tự tác chứng, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau<註 n="1477"/>468’?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Nếu Tỳ-kheo còn nơi học địa mà cầu lên Niết-bàn an ổn chưa được, thì Tỳ-kheo ấy lúc bấy giờ, nên tu sáu niệm,… cho đến lên được Niết-bàn. Thí như người đói khát, thân thể ốm yếu, được thức ăn ngon, thân thể mập mạp. Cũng vậy Tỳ-kheo trụ nơi học địa, cầu con đường lên Niết-bàn an ổn chưa được, nên tu sáu tùy niệm… cho đến chóng đắc Niết-bàn an ổn. “Những gì là sáu niệm? “Đối với Phật sự, Thánh đệ tử niệm tưởng: Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Thánh đệ tử lúc nhớ nghó như vậy không khởi tham dục triền, không khởi tâm sân nhuế, ngu si, tâm chánh trực, đạt nghóa Như Lai<註 n="1478"/>469 và được Chánh pháp của Như Lai. Đối với Chánh pháp Như Lai và đối với Như Lai đạt được tâm tùy hỷ<註 n="1479"/>470.Do tâm tùy hỷ nên hoan hỷ. Do tâm hoan hỷ nên thân khinh an. Do thân khinh an nên được cảm giác lạc. Do được cảm giác lạc nên tâm được định. Do tâm đã định nên vị Thánh đệ tử này dù ở giữa những chúng sanh hung hiểm<註 n="1480"/>471 mà không bị các chướng ngại, được vào dòng nước pháp… cho đến Niết-bàn. “Lại nữa, đối với Pháp sự, Thánh đệ tử niệm tưởng: Pháp luật của Thế Tôn, ngay trong đời này<註 n="1481"/>472 có thể lìa nhiệt não sanh tử, không đợi thời tiết, thông đạt hiện pháp, duyên tự mình mà giác tri. Thánh đệ tử niệm pháp như vậy, không khởi tham dục, sân nhuế, ngu si… cho đến ý nhớ nghó pháp được huân tập, thăng tiến Niết-bàn. “Lại nữa, đối với Tăng sự, Thánh đệ tử niệm tưởng: Đệ tử Thế Tôn là những vị thiện hướng, chánh hướng, trực hướng, thành hướng<註 n="1482"/>473, hành pháp tùy thuận, có hướng Tu-đà-hoàn, đắc Tu-đà-hoàn; hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm, hướng A-na-hàm, đắc A-na-hàm, hướng A-la-hán, đắc A-la-hán, là bốn đôi tám bậc Hiền thánh. Đó gọi là đệ tử Tỳ-kheo Tăng, tịnh giới có đủ, tam-muọâi có đủ, trí tuệ có đủ, giải thoát có đủ, giải thoát tri kiến có đủ của Thế Tôn; đáng được tôn nghinh, thừa sự cúng dường, là ruộng phước tốt. Thánh đệ tử khi niệm tưởng Tăng sự như vậy thì không khởi tham dục, sân nhuế, ngu si… cho đến niệm tưởng Tăng được huân tập, thăng tiến Niết-bàn. “Lại nữa, đối với Tịnh giới sự, Thánh đệ tử niệm tưởng: Giới không hoại, giới không khuyết, giới không nhơ, giới không tạp, giới không bị nô lệ<註 n="1483"/>474, giới được khéo hộ trì, giới được người sáng suốt ca ngợi, giới được người trí không nhàm chán. Thánh đệ tử khi niệm tưởng giới như vậy, không khởi tham dục, sân nhuế, ngu si… cho đến niệm tưởng giới được huân tập, thăng tiến Niết-bàn. “Lại nữa, đối với Bố thí sự, Thánh đệ tử tự niệm tưởng: Ta được lợi lộc tốt, giữa những chúng sanh xan cấu mà ta lìa được tâm xan cấu, sống không nhà<註 n="1484"/>475, thực hành bố thí giải thoát, thường tự tay bố thí; thích pháp hành xả, bố thí bình đẳng có đủ. Lúc Thánh đệ tử niệm tưởng bố thí như vậy, không khởi tham dục, sân nhuế, ngu si,… cho đến niệm tưởng bố thí được huân tập, thăng tiến Niết-bàn. “Lại nữa, đối với chư Thiên, Thánh đệ tử niệm tưởng: Có Tứ đại thiên vương, Tam thập tam thiên, Diệm-ma thiên, Đâu-suất-đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên. Nếu người nào có lòng chánh tín, khi mệnh chung ở đây sẽ sanh lên các cõi trời kia. Ta cũng sẽ thực hành chánh tín này. Vị kia có tịnh giới, thí, văn, xả, tuệ đến khi mệnh chung ở đây đã sanh lên cõi trời kia. Nay ta cũng sẽ thực hành giới, thí, văn, xả, tuệ này. Thánh đệ tử niệm tưởng thiên như vậy, không khởi tham dục, sân nhuế, ngu si, tâm chánh trực duyên đến (nhớ nghó) chư Thiên. Thánh đệ tử kia do trực tâm như vậy mà đạt được pháp lợi, nghóa lợi sâu xa, được tùy hỷ lợi ích của chư Thiên. Do tùy hỷ nên sanh hoan hỷ. Do hoan hỷ nên thân khinh an. Do thân đã khinh an nên được cảm giác lạc. Do được cảm giác lạc rồi nên tâm được định. Do tâm đã định nên vị Thánh đệ tử này dù ở giữa những chúng sanh hung hiểm cũng không bị các chướng ngại, được vào dòng nước pháp. Vì niệm tưởng chư Thiên được huân tập, nên thăng tiến Niết-bàn. “Này Ma-ha-nam, nếu Tỳ-kheo nào còn ở học địa, muốn cầu lên Niết-bàn an lạc, mà tu tập nhiều như vậy, tất chóng được Niết-bàn, ở trong Chánh pháp luật các lậu nhanh chóng diệt tận, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, nhưng việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Ma-ha-nam nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ rồi lui.  <詞 id="34827532">Kinh 932. Thập nhất<註 n="1485"/>476 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ có nhiều Tỳ-kheo tụ tập tại nhà ăn, vá y cho Thế Tôn. Lúc ấy Thích Ma-ha-nam nghe các Tỳ-kheo tụ tập tại nhà ăn vá y cho Thế Tôn nói rằng: ‘Không bao lâu, sau ba tháng an cư, khi vá y xong, Thế Tôn sẽ đắp y, mang bát, du hành trong nhân gian.’ Nghe xong, Ma-ha-nam đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thế Tôn, cả người con bất an, bốn phương mờ mịt, pháp đã nghe đều quên hết. Vì nghe các Tỳ-kheo tụ tập tại nhà ăn, vá y cho Thế Tôn, nói rằng: ‘Không bao lâu, sau ba tháng an cư, khi vá y xong, Thế Tôn sẽ đắp y, mang bát, du hành trong nhân gian.’ Cho nên nay con suy nghó: ‘Lúc nào mới gặp lại được Thế Tôn và các Tỳ-kheo quen biết?’” Phật bảo Ma-ha-nam: “Dù có gặp, hay chẳng gặp Như Lai và có gặp, hay chẳng gặp các Tỳ-kheo quen biết, ông chỉ cần niệm tưởng năm pháp và tinh cần tu tập. Này Ma-ha-nam, nên lấy chánh tín làm chủ, chứ không phải là không chánh tín; lấy giới có đủ, nghe có đủ, thí có đủ, tuệ có đủ làm gốc, chứ không phải là không trí tuệ. “Cũng vậy, Ma-ha-nam, căn cứ vào năm pháp này, tu sáu niệm xứ. Những gì là sáu? Ma-ha-nam, niệm Như Lai, nên niệm như vầy: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng, Chánh Giác… cho đến Phật, Thế Tôn. Nên niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên sự… cho đến tự thực hành, đạt trí tuệ. “Cũng vậy, Ma-ha-nam, Thánh đệ tử thành tựu mười một pháp, thì sự học trọn không bại hoại, có khả năng tri kiến, có khả năng quyết định, trụ cửa cam lộ, gần vị giải thoát, chứ không thể tất cả cùng lúc chóng đắc cam lộ Niết-bàn. Ví như gà ấp trứng, năm hoặc mười trứng, tùy thời ấp nghỉ, thương yêu bảo vệ chăm sóc; cho dù khoảng giữa lại bỏ bê, cũng còn có thể dùng móng hoặc mỏ để mổ vỡ trứng cho gà con chui ra. Vì sao? Vì gà mẹ lúc ban đầu đã biết tùy thời ấp ủ hay nghỉ ngơi, khéo thương yêu bảo vệ. Cũng vậy, Thánh đệ tử thành tựu mười một pháp, là trụ nơi sự học trọn không bại hoại… không thể tất cả cùng lúc chóng đắc cam lộ Niết-bàn.” Phật nói kinh này xong, Ma-ha-nam dòng họ Thích nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ rồi lui.  <詞 id="34827533">Kinh 933. Thập nhị<註 n="1486"/>477 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ có nhiều Tỳ-kheo tụ tập tại nhà ăn để vá y cho Thế Tôn. Lúc ấy Ma-ha-nam họ Thích nghe các Tỳ-kheo tụ tập tại nhà ăn, vá y cho Thế Tôn nói rằng: ‘Không bao lâu, sau ba tháng an cư khi vá y xong, Thế Tôn sẽ đắp y, mang bát du hành trong nhân gian.’ Nghe xong, Ma-ha-nam đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, cả người con bất an, bốn phương mờ mịt, trước đây những pháp đã nghe bây giờ bỗng quên hết, vì nghe các Tỳ-kheo tụ tập tại nhà ăn, vá y cho Thế Tôn,… cho đến du hành trong nhân gian. Con suy nghó: ‘Lúc nào mới gặp lại được Thế Tôn và các Tỳ-kheo quen biết?’” Phật bảo Ma-ha-nam: “Dù có gặp hay chẳng gặp Như Lai và có gặp, hay chẳng gặp các Tỳ-kheo quen biết, ông lúc nào cũng vẫn phải siêng năng tu sáu pháp. Những gì là sáu pháp? Chánh tín là gốc; giới, thí, văn, không, tuệ là căn bản, chứ không phải không trí tuệ. Cho nên, Ma-ha-nam, căn cứ vào sáu pháp này, mà nỗ lực tu tập tăng thượng sáu tùy niệm: Từ niệm Như Lai sự… cho đến niệm Thiên. Thành tựu được mười hai niệm này, Thánh đệ tử đó giảm bớt các điều ác, không còn tăng trưởng và bị tiêu diệt không khởi nữa; lìa trần cấu, không tăng trần cấu; lìa bỏ không bám giữ, vì không bám giữ nên không dính mắc; vì không dính mắc nên tự chứng Niết-bàn: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, nhũng việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.” Phật nói kinh này xong, Ma-ha-nam dòng họ Thích nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ rồi lui.  <詞 id="34827534">Kinh 934. Giải thoát<註 n="1487"/>478 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, Ma-ha-nam họ Thích đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Theo như những gì Phật đã dạy, con hiểu: Nhờ chánh định<註 n="1488"/>479 nên giải thoát, không thể không có chánh định. Thế nào, bạch Thế Tôn, có phải đạt chánh định trước, sau mới giải thoát, hay là giải thoát trước rồi sau mới đạt chánh định? Hay chánh định và giải thoát không trước không sau, cả hai sanh cùng lúc?” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng, Ma-ha-nam ba lần hỏi như vậy, nhưng Phật vẫn im lặng. Lúc ấy, Tôn giả A-nan đang đứng sau Phật, cầm quạt hầu Phật, A-nan nghó: ‘Ma-ha-nam họ Thích đem nghóa lý sâu xa hỏi Thế Tôn, nhưng Thế Tôn vừa khỏi bệnh chưa lâu. Bây giờ ta nên nói sang chuyện khác để tiếp lời ông.’ “Này Ma-ha-nam, bậc hữu học cũng có giới, bậc vô học cũng có giới; bậc hữu học có tam-muội, bậc vô học cũng có tam-muội; bậc hữu học có tuệ, bậc vô học cũng có tuệ; bậc hữu học có giải thoát, bậc vô học cũng có giải thoát.” Ma-ha-nam hỏi Tôn giả A-nan: “Thế nào là giới của bậc hữu học? Thế nào là giới của bậc vô học? Thế nào là tam-muội của bậc hữu học? Thế nào là tam-muội của bậc vô học? Thế nào là tuệ của bậc hữu học? Thế nào là tuệ của bậc vô học? Thế nào là giải thoát của bậc hữu học? Thế nào là giải thoát của bậc vô học?” Tôn giả A-nan bảo Ma-ha-nam: “Vị Thánh đệ tử này an trụ nơi tịnh giới, luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa, oai nghi, hành xứ; thọ trì học giới; khi đã thọ trì học giới thành tựu rồi, ly dục, pháp ác bất thiện… cho đến chứng và an trụ Tứ thiền. Khi đã có đủ tam-muội như vậy rồi, biết như thật ‘Đây là Thánh đế khổ’, biết như thật ‘Đây là Thánh đế khổ tập’, biết như thật ‘Đây là Thánh đế khổ diệt’, biết như thật ‘Đây là Thánh đế khổ diệt đạo’. Biết như vậy, thấy như vậy rồi, năm hạ phần kết là thân kiến, giới thủ, nghi, tham dục, sân nhuế, được đoạn tận, được biến tri. Khi năm hạ phần kết này đã đoạn trừ rồi, sanh lên cõi kia, đắc Niết-bàn A-na-hàm, không sanh trở lại trong cõi này nữa. Ngay lúc ấy họ thành tựu học giới, học tam-muội, học tuệ và học giải thoát. “Lại một lúc khác, các hữu lậu sẽ hết, vô lậu giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri tự tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cầm làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Lúc bấy giờ, vị ấy thành tựu vô học giới, vô học tam-muội, vô học tuệ, vô học giải thoát. “Ma-ha-nam, đó gọi là những gì Thế Tôn nói về học giới, học tam-muội, học tuệ, học giải thoát của bậc hữu học; vô học giới, vô học tam-muội, vô học tuệ, vô học giải thoát của bậc vô học là như vậy.” Sau khi Ma-ha-nam dòng họ Thích nghe những gì Tôn giả A-nan nói, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật rồi lui. Bấy giờ, Đức Thế Tôn biết Ma-ha-nam vừa đi chưa lâu, bảo Tôn giả A-nan: “Họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ có thể cùng các Tỳ-kheo bàn luận nghóa lý sâu xa chăng?” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, vâng, họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ có thể cùng bàn luận nghóa lý sâu xa với các Tỳ-kheo.” Phật bảo A-nan: “Những người họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ sẽ nhanh chóng được lợi tốt, bằng tuệ nhãn của Hiền thánh có thể thâm nhập vào pháp Phật sâu xa.” Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827535">Kinh 935. Sa-đà<註 n="1489"/>480 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ có họ Thích, tên Sa-đà<註 n="1490"/>481, nói với Ma-ha-nam: “Thế Tôn nói Tu-đà-hoàn thành tựu bao nhiêu pháp?” Ma-ha-nam đáp: “Thế Tôn nói Tu-đà-hoàn thành tựu bốn pháp. Những gì là bốn? Đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng có lòng tin thanh tịnh bất hoại, thành tựu Thánh giới, đó gọi là Tu-đà-hoàn thành tựu bốn pháp.” Sa-đà bảo Ma-ha-nam: “Tôn giả chớ nói, chớ bảo rằng: ‘Thế Tôn nói Tu-đà-hoàn thành tựu bốn pháp’, nhưng sau đó Tu-đà-hoàn chỉ thành tựu ba pháp. Những gì là ba? Đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng có lòng tin thanh tịnh bất hoại. Như vậy, Tu-đà-hoàn thành tựu ba pháp, ba lần nói như vậy. “Ma-ha-nam họ Thích, không thể khiến cho Sa-đà chấp nhận bốn pháp và Sa-đà họ Thích cũng không thể khiến cho Ma-ha-nam chấp nhận ba pháp. Cả hai cùng đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, Ma-ha-nam họ Thích, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Sa-đà họ Thích lại chỗ con, hỏi: ‘Thế Tôn nói Tu-đà-hoàn thành tựu bao nhiêu pháp?’ Con liền đáp: ‘Thế Tôn nói Tu-đà-hoàn thành tựu bốn pháp. Những gì là bốn? Đó là đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, có lòng tin thanh tịnh bất hoại và thành tựu Thánh giới.’ Tu-đà-hoàn thành tựu bốn pháp như vậy. Sa-đà họ Thích nói: ‘Ma-ha-nam họ Thích chớ nói rằng: Thế Tôn nói Tu-đà-hoàn thành tựu bốn pháp; mà Tu-đà-hoàn thành tựu chỉ ba pháp. Những gì là ba? Đó là đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng có lòng tin thanh tịnh bất hoại. Thế Tôn nói Tu-đà-hoàn thành tựu ba pháp như vậy’, nói ba lần như vậy. “Con cũng không thể khiến cho Sa-đà họ Thích chấp nhận bốn pháp và Sa-đà cũng không thể làm cho con chấp nhận ba pháp. Cho nên cả hai đến chỗ Thế Tôn, nay xin hỏi Thế Tôn Tu-đà-hoàn thành tựu bao nhiêu pháp?” Bấy giờ, Sa-đà họ Thích từ chỗ ngồi đứng lên lễ Phật và chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu có những pháp tương tợ như vậy xảy ra, mà một bên là Thế Tôn, một bên là Tỳ-kheo Tăng, thì con sẽ theo Thế Tôn, không theo Tỳ-kheo Tăng. Hoặc có những tương tợ như vậy xảy ra, mà một bên là Thế Tôn, một bên là chúng Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hoặc Trời, hoặc Ma, Phạm, hoặc Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Người thế gian, con cũng chỉ theo Thế Tôn, không theo các chúng khác.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo Ma-ha-nam: “Theo Ma-ha-nam, Sa-đà họ Thích lý luận như vậy, còn ngươi thì thế nào?” Ma-ha-nam bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Sa-đà họ Thích lý luận như vậy, con còn biết nói sao đây, mà con chỉ còn nói tốt, nói chân thật thôi.” Phật bảo Ma-ha-nam: “Cho nên phải biết Tu-đà-hoàn thành tựu bốn pháp: Là đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng có lòng tin thanh tịnh bất hoại và thành tựu Thánh giới và nên thọ trì như vậy.” Sau khi Ma-ha-nam họ Thích nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ rồi lui.  <詞 id="34827536">Kinh 936. Bách thủ<註 n="1491"/>482 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ những người họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ tụ tập tại nhà cúng dường bàn luận, hỏi: “Ma-ha-nam, thế nào là lời thọ ký tối hậu? Bách Thủ họ Thích<註 n="1492"/>483 mệnh chung, Thế Tôn thọ ký người này đắc Tu-đà-hoàn, không rơi vào pháp đường ác, nhất định hướng thẳng Chánh giác, còn bảy lần qua lại trời, người, cứu cánh thoát khổ. Nhưng Bách Thủ họ Thích phạm giới uống rượu mà Thế Tôn lại thọ ký người này đắc Tu-đà-hoàn… cho đến cứu cánh thoát khổ. Này Ma-ha-nam, ông nên đến hỏi Phật rồi như những gì Phật dạy, chúng ta sẽ vâng theo.” Khi ấy Ma-ha-nam đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con, những người họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ tụ tập tại nhà cúng dường bàn luận như vầy: ‘Ma-ha-nam, thế nào là lời nói thọ ký tối hậu? Trong đó Bách Thủ họ Thích mệnh chung, Thế Tôn thọ ký đắc quả Tu-đà-hoàn… cho đến cứu cánh thoát khổ. Nay ông nên đến hỏi lại Thế Tôn, như những gì Thế Tôn dạy chúng ta sẽ vâng theo.’ Bây giờ con xin hỏi Phật, xin Ngài giải thích cho.” Phật bảo Ma-ha-nam: “Thánh đệ tử nói: ‘Đại Sư Thiện Thệ! Đại Sư Thiện Thệ!’ Miệng nói thiện thệ mà tâm chánh niệm, chánh kiến, tất nhiên thâm nhập Thiện thệ. Thánh đệ tử nói: ‘Chánh pháp luật! Chánh pháp luật!’ Miệng nói Chánh pháp luật, mà phát tâm chánh niệm, chánh kiến, tất nhiên thâm nhập Chánh pháp. Thánh đệ tử nói: ‘Thiện hướng Tăng! Thiện hướng Tăng!’ Miệng nói thiện hướng, mà phát tâm chánh niệm, chánh kiến thì tất nhiên nhập thiện hướng. Như vậy, này Ma-ha-nam, Thánh đệ tử đối với Phật một lòng tịnh tín; đối với Pháp, Tăng một lòng tịnh tín; đối với pháp có lợi trí, xuất trí, quyết định trí, bát giải thoát thành tựu, thân tác chứng, bằng trí tuệ mà thấy hữu lậu đã đoạn, đã biến tri. Như vậy, Thánh đệ tử không hướng vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chẳng đọa đường ác, nói là A-la-hán Câu giải thoát<註 n="1493"/>484.“Lại nữa, Ma-ha-nam, Thánh đệ tử tuyệt đối có tín tâm thanh tịnh đối với Phật… cho đến trí tuệ quyết định, không đạt được bát giải thoát, thân tác chứng, thành tựu an trụ, nhưng vị ấy thấy, biết hữu lậu đã đoạn. Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường ác,… cho đến Tuệ giải thoát<註 n="1494"/>485.“Lại nữa, Ma-ha-nam, Thánh đệ tử tuyệt đối có tín tâm thanh tịnh đối với Phật… cho đến trí tuệ quyết định, tuy đã được bát giải thoát, thân tác chứng, an trụ có đủ, nhưng không thấy hữu lậu đoạn. Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường ác,… cho đến Thân chứng<註 n="1495"/>486.“Lại nữa, Ma-ha-nam, Thánh đệ tử tuyệt đối có tín tâm thanh tịnh đối với Phật… cho đến trí tuệ quyết định, không được bát giải thoát, thân tác chứng, thành tựu an trụ, nhưng thấy biết như thật đối với Chánh pháp luật. Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường ác,… cho đến Kiến đáo. “Lại nữa, Ma-ha-nam, Thánh đệ tử tuyệt đối có tín tâm thanh tịnh đối với Phật… cho đến trí tuệ quyết định, tuy có thấy biết như thật đối Chánh pháp luật, nhưng chẳng được Kiến đáo. Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường ác,… cho đến Tín giải thoát. “Lại nữa, Ma-ha-nam, Thánh đệ tử tin vào ngôn thuyết thanh tịnh của Phật<註 n="1496"/>487, tin vào ngôn thuyết thanh tịnh của Pháp, của Tăng, đối với năm pháp làm tăng trưởng trí tuệ, quán sát kỹ lưỡng, lãnh thọ tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ. Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường ác,… cho đến Tùy pháp hành. “Lại nữa, Ma-ha-nam, Thánh đệ tử tin vào ngôn thuyết thanh tịnh của Phật, tin vào ngôn thuyết thanh tịnh của Pháp, của Tăng,… cho đến năm pháp ít trí tuệ, quán sát kỹ lưỡng, lãnh thọ tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ. Đó gọi là Thánh đệ tử không đọa vào đường ác,… cho đến Tùy tín hành. “Ma-ha-nam, ví như cây kiên cố<註 n="1497"/>488 này, đối với những gì Ta đã nói mà có thể hiểu nghóa thì thật không có việc này; nếu nó có thể hiểu thì Ta cũng thọ ký, huống chi Bách Thủ họ Thích mà Ta không thọ ký đắc Tu-đà-hoàn. “Này Ma-ha-nam, Bách Thủ họ Thích lúc sắp chết, nhờ thọ trì tịnh giới, bỏ uống rượu nên sau khi mạnh chung Ta ký thuyết ông đắc Tu-đà-hoàn,… cho đến cứu cánh thoát khổ.” Ma-ha-nam họ Thích nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ rồi lui.  <詞 id="34827537">Kinh 937. Huyết<註 n="1498"/>489 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú tại giảng đường Trùng các, bên ao Di hầu, nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ có bốn mươi Tỳ-kheo<註 n="1499"/>490 ở làng Ba-lê-da<註 n="1500"/>491, tất cả đều tu hạnh a-lan-nhã với y phấn tảo và đi khất thực<註 n="1501"/>492, còn ở địa vị hữu học, chưa ly dục. Họ cùng đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn nghó thầm: ‘Bốn mươi Tỳ-kheo này đang ở làng Ba-lê-da, đều tu hạnh a-lan-nhã với y phấn tảo và đi khất thực, còn ở địa vị hữu học, chưa ly dục. Hôm nay Ta nên thuyết pháp cho họ để ngay đời này họ chẳng khởi các lậu, tâm được giải thoát.’ Thế Tôn bảo bốn mươi Tỳ-kheo ở làng Ba-lê-da: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử, bị vô minh che lấp, ái buộc cổ, mãi mãi xoay vần sanh tử, chẳng biết biên tế nguyên thủy của khổ<註 n="1502"/>493.“Này các Tỳ-kheo, các ông nghó thế nào? Nước sông Hằng cuồn cuộn chảy vào biển lớn, trong khoảng ấy nước sông Hằng nhiều? hay là các ông từ trước đến nay bị xoay vần trong sanh tử, thân thể bị phá hoại, máu tuôn chảy nhiều?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Theo chúng con hiểu ý nghóa của lời Phật nói, chúng con đã trôi lăn trong sanh tử quá lâu, thân chúng con bị phá hoại, máu chảy rất nhiều, nhiều gấp trăm ngàn vạn lần nước sông Hằng.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Hãy bỏ qua nước sông Hằng. Cho đến, nước trong bốn biển lớn là nhiều hay là các ông trôi lăn trong sanh tử, thân xác bị phá hoại, máu tuôn chảy là nhiều?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Như chúng con hiểu ý nghóa của lời Thế Tôn nói, chúng con đã trôi lăn trong sanh tử, thân bị phá hoại, máu tuôn chảy rất nhiều, nhiều hơn cả nước bốn biển lớn.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Các ông mãi luân chuyển sanh tử, máu trong thân thể tuôn chảy rất nhiều, hơn cả nước sông Hằng và nước bốn biển lớn. Vì sao? Vì các ông đã từng sanh trong loài voi, hoặc bị cắt tai, mũi, đầu, đuôi, bốn chân, máu huyết vô lượng; hoặc mang thân ngựa, thân lạc đà, thân trâu, chó, thân các loài cầm thú bị cắt đứt tai, mũi, đầu, chân, toàn thân, máu tuôn chảy vô lượng. Các ông đã từng bị giặc cướp, bị người sát hại, cắt đứt đầu, chân, tai, mũi, toàn thân bị phân ly, máu tuôn chảy vô lượng. Các ông đã từng chịu thân hoại mệnh chung bỏ trong nghóa địa, máu huyết tanh nồng, tuôn chảy số lượng không lường; hoặc đọa địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, rồi thân hoại mênh chung, máu huyết tuôn chảy cũng vô lượng.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Sắc là thường hay vô thường?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, vô thường.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Vô thường là khổ chăng?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Là khổ.” Phật bảo: “Nếu vô thường, khổ, là pháp biến dịch, Thánh đệ tử có thể ở trong ấy thấy là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau chăng?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không.” “Đối thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.” Phật bảo: “Những gì thuộc về sắc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc trong hoặc ngoài, hoặc thô hoặc tế, hoặc đẹp hoặc xấu, hoặc xa hoặc gần, tất cả đều chẳng phải ngã, chẳng khác ngã, chẳng ở trong nhau, biết như thật thế. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Thánh đệ tử quán sát như thế đối với sắc sanh chán lìa, đối thọ, tưởng, hành, thức sanh chán lìa, đã chán lìa nên chẳng ưa thích, vì chẳng ưa thích nên giải thoát, giải thoát tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn thọ thân sau.” Khi Phật nói pháp này, bốn mươi Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827538">Kinh 938. Lệ<註 n="1503"/>494 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật trú tại nước Xá-vệ, rừng cây Kỳ-đà trong vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử cho đến nay, cứ mãi xoay vần, không biết được biên tế nguyên thủy của khổ. “Các Tỳ-kheo nghó thế nào? Nước sông Hằng… nước trong bốn biển lớn là nhiều hay là nước mắt của các ông tuôn ra trong vòng sanh tử luân hồi là nhiều?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Như chúng con hiểu ý nghóa của lời Phật nói, nước mắt của chúng con tuôn rơi trong vòng sanh tử luân hồi rất nhiều, nhiều hơn cả nước sông Hằng và nước bốn biển lớn.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Nước mắt của các ông tuôn rơi trong vòng sanh tử luân hồi rất nhiều, chứ không phải nước sông Hằng và nước bốn biển. Vì sao? Vì các ông đã từng bị mất cha mẹ, anh em, chị em, thân thuộc, người quen, bị mất mát tiền của, nước mắt tuôn rơi cho những sự mất mát đó nhiều vô lượng. Các ông cứ mãi bị ném ra nghóa địa, máu tanh chảy ra, rồi sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. “Này các Tỳ-kheo, các ông từ vô thỉ sanh tử luân hồi, máu và nước mắt trong thân rất nhiều, nhiều vô lượng. “Này các Tỳ-kheo, sắc là thường hay vô thường?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, vô thường. “Nếu vô thường, đó là khổ chăng? “Bạch Thế Tôn, khổ. “Nếu vô thường, khổ là pháp biến dịch, đa văn Thánh đệ tử có nên ở trong đó thấy là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau chăng?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không. “Thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như thế. “Này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử biết như thế, thấy như thế… đối với sắc giải thoát, đối với thọ, tưởng, hành, thức, giải thoát, giải thoát sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827539">Kinh 939. Mẫu nhũ<註 n="1504"/>495 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử, bị vô minh che lấp, ái trói cổ, cứ mãi luân chuyển chẳng biết cội gốc của khổ.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các Tỳ-kheo nghó thế nào? Nước sông Hằng và nước trong bốn biển lớn là nhiều hay là sữa mẹ mà các ông uống mãi luân chuyển trong sanh tử là nhiều?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Như chúng con hiểu ý nghóa lời Phật nói, sữa mẹ mà chúng con đã uống trong vòng sanh tử còn nhiều hơn nước sông Hằng và nước bốn biển lớn.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Sữa mẹ mà các ông đã uống trong vòng sanh tử còn nhiều hơn nước sông Hằng và nước bốn biển lớn. Vì sao? Các ông đã từng hoặc sanh trong loài voi, uống sữa mẹ vô lượng, vô số; hoặc sanh làm lạc đà, ngựa, trâu, lừa v.v… các loài cầm thú uống sữa mẹ vô lượng vô số. Các ông đã từng bỏ thân nơi gò mả, máu mủ cũng tuôn chảy vô lượng; hoặc đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, máu tủy tuôn chảy cũng như vậy. “Này các Tỳ-kheo, các ông từ vô thỉ sanh tử đến nay, chẳng biết cội gốc của khổ. “Này các Tỳ-kheo, sắc là thường hay vô thường? “Bạch Thế Tôn, vô thường.” “… Thánh đệ tử đối với năm thọ ấm quán sát chẳng phải ngã, chẳng phải ngã sở, đối với tất cả pháp thế gian đều không chấp thủ, vì không chấp thủ nên không dính mắc, việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn thọ thân sau.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="34827540">tạp a-hàm quyển 34 <詞 id="34827541">Kinh 940. Thảo mộc<註 n="1505"/>496 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ<註 n="1506"/>497 sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ<註 n="1507"/>498 của khổ. Các Tỳ-kheo, ý các ông nghó thế nào? Tất cả loại cỏ cây trên mặt đất này, nếu xẻ ra làm thẻ bằng bốn ngón tay dùng để đếm cha mẹ của các ông đã trải qua sanh tử luân hồi, thì số thẻ tre đã hết, nhưng số cha mẹ các ông vẫn còn không hết. “Này các Tỳ-kheo, từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi như vậy, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên các Tỳ-kheo hãy học như vầy: ‘Hãy siêng năng tinh tấn, đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827542">kinh 941. thổ hoàn liệp<註 n="1508"/>499 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Thế nào, các Tỳ-kheo? Nếu đem hết bùn đất nơi đại địa này vo lại thành viên như trái bà-la<註 n="1509"/>500 để đếm cha mẹ của các ông đã trải qua sanh tử luân hồi, thì số viên đất đã hết, nhưng số cha mẹ các ông vẫn còn không hết. “Này các Tỳ-kheo, từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi như vậy, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên các Tỳ-kheo nên học như vầy: ‘Hãy siêng năng tinh tấn, đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827543">Kinh 942. An lạc<註 n="1510"/>501 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Các Tỳ-kheo, các ông thấy các chúng sanh hưởng thụ khoái lạc an ổn, thì nên nghó rằng: ‘Chúng ta mãi mãi ở trong sanh tử luân hồi, cũng đã từng hưởng thụ khoái lạc kia, thú vui kia vô lượng.’ “Này các Tỳ-kheo, từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi như vậy, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên các Tỳ-kheo nên học như vầy: ‘Hãy siêng năng tinh tấn, đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827544">Kinh 943. Khổ não<註 n="1511"/>502 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Các Tỳ-kheo, nếu thấy các chúng sanh chịu các khổ não, thì nên nghó rằng: ‘Ta từ vô thỉ sanh tử luân hồi mãi cho đến nay, cũng đã từng chịu khổ như vậy, đến số vô lượng.’ “Này các Tỳ-kheo, từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi như vậy, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên các Tỳ-kheo nên học như vầy: ‘Hãy siêng năng tinh tấn, đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành  <詞 id="34827545">Kinh 944. Khủng bố<註 n="1512"/>503 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Này các Tỳ-kheo, các ông thấy các chúng sanh mà sanh lòng sợ hãi, dựng đứng chân lông; nên nghó rằng: ‘Quá khứ chúng ta chắc chắn đã từng sát sanh, đã từng làm tổn thương, đã từng làm hại, đã từng làm ác tri thức, mãi mãi ở trong sanh tử luân hồi vô thủy, không biết biên tế tối sơ của khổ.’ “Các Tỳ-kheo, nên học như vầy: Hãy đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827546">Kinh 945. Ái niệm<註 n="1513"/>504 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử luân chuyển mãi, mà không biết biên tế tối sơ của khổ. Các Tỳ-kheo, nếu thấy chúng sanh mà khởi ái niệm hoan hỷ, thì nên nghó rằng: ‘Chúng sanh như vậy, trong đời quá khứ chắc chắn đã từng là cha mẹ, anh em, vợ con, quyến thuộc, thầy bạn, tri thức của chúng ta, cứ mãi mãi luân chuyển sanh tử như vậy, không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên các Tỳ-kheo, nên học như vầy: Hãy nỗ lực tinh cần, đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành  <詞 id="34827547">Kinh 946. Hằng hà<註 n="1514"/>505 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Ba-la-môn đến chỗ Phật, cung kính thăm hỏi, sau khi chào hỏi xong ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, đời vị lai sẽ có bao nhiêu Đức Phật?” Phật bảo Bà-la-môn: “Phật đời vị lai có vô lượng như số cát sông Hằng.” Bấy giờ, Bà-la-môn nghó rằng: “Các Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác đời vị lai sẽ có vô lượng như số cát sông Hằng, ta sẽ theo các Ngài tu phạm hạnh.” Bà-la-môn sau khi đã nghe những gì Đức Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Trên đường về, Ba-la-môn vừa đi vừa nghó: “Hôm nay ta chỉ hỏi Sa-môn Cù-đàm về chư Phật đời vị lai chứ chưa hỏi chư Phật quá khứ.” Liền trở lại hỏi Thế Tôn: “Thế nào Cù-đàm, đời quá khứ có bao nhiêu Đức Phật?” Phật bảo Bà-la-môn: “Phật đời quá khứ cũng có vô lượng như số cát sông Hằng.” Lúc ấy Bà-la-môn liền nghó: “Chư Phật Thế Tôn trong đời quá khứ cũng có vô lượng như số cát sông Hằng, mà ta chưa từng thân cận. Giả sử vô lượng các Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác trong đời vị lai như số cát sông Hằng, cũng sẽ không thân cận vui vầy, thì trong hiện tại ta nên ở chỗ Sa-môn Cù-đàm tu hành phạm hạnh.” Nhân đó chắp tay bạch Phật: “Nguyện xin Thế Tôn cho phép con xuất gia tu phạm hạnh trong Chánh pháp luật.” Phật bảo Bà-la-môn: “Chấp thuận cho ông xuất gia tu phạm hạnh, được làm Tỳ-kheo trong Chánh pháp luật.” Bấy giờ, Bà-la-môn liền được xuất gia thọ cụ túc, sau khi xuất gia một mình ở nơi thanh vắng tư duy về nguyên nhân làm cho người thiện nam, chánh tín xuất gia học đạo, sống không nhà,… cho đến đắc A-la-hán.  <詞 id="34827548">Kinh 947. Lụy cốt<註 n="1515"/>506 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở núi Tỳ-phú-la, thành Vương xá<註 n="1516"/>507.Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có một người<註 n="1517"/>508, ở trong một kiếp sanh tử luân hồi, xương trắng chồng chất không bị mục nát, như núi Tỳ-phú-la. Nếu vị Thánh đệ tử nào biết như thật về Thánh đế khổ này, biết như thật về sự tập khởi của khổ này, biết như thật về sự diệt tận của khổ này, biết như thật về con đường đưa đến sự diệt khổ này; sau khi vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tất đoạn trừ ba kết: thân kiến, giới thủ và nghi. Khi đoạn trừ được ba kết này, đắc Tu-đà-hoàn, không rơi vào pháp đường ác, quyết định hướng thẳng Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại Trời, Người, cứu cánh thoát khổ.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Một người, trong một kiếp, Chồng chất xương cốt khô; Để lâu không mục nát, Như núi Tỳ-phú-la. Nếu các Thánh đệ tử, Chánh trí thấy chân đế; Khổ cùng nguyên nhân khổ, Lìa khổ được tịch diệt. Tu tập tám con đường, Hướng thẳng đến Niết-bàn; Chỉ còn trải bảy lần, Qua lại sanh trời người. Sạch hết tất cả kết, Giải thoát bờ mé khổ. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827549">Kinh 948. Thành trì<註 n="1518"/>509 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử, mãi luân chuyển, không biết biên tế tối sơ của khổ.” Bấy giờ, có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch áo vai phải, đảnh lễ Đức Phật, quỳ gối sát đất, chắp tay bạch Phật: “Bach Thế Tôn, kiếp dài lâu như thế nào?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Ta có thể vì ông mà nói, nhưng ông khó mà biết được!” Tỳ-kheo bạch Phật: “Ngài có thể nói thí dụ không?” Phật bảo: “Có thể nói. Này Tỳ-kheo, thí như thành trì bằng sắt, vuông vức một do-tuần, từ trên xuống dưới cũng như vậy, bên trong đầy hạt cải. Cứ một trăm năm có người lấy một hạt cải. Số hạt cải kia có thể hết, nhưng kiếp vẫn còn chưa hết. Cũng vậy Tỳ-kheo, kiếp kia dài lâu như vậy. Kiếp dài cả trăm, ngàn, vạn, ức khổ lớn nối tiếp nhau, mà xương trắng chất thành gò, máu mủ chảy thành sông, trong các đường ác địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Tỳ-kheo, đó gọi là từ vô thỉ sanh tử mãi luân hồi, không biết nguồn gốc khổ. Cho nên Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827550">Kinh 949. Núi<註 n="1519"/>510 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử, mãi luân chuyển, không biết biên tế tối sơ của khổ.” Bấy giờ, có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch áo vai phải, đảnh lễ Đức Phật, quỳ gối sát đất, chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, kiếp dài lâu như thế nào?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Ta có thể vì ông mà nói, nhưng ông khó biết được!” Tỳ-kheo bạch Phật: “Ngài có thể nói thí dụ không?” Phật bảo: “Có thể nói. Này Tỳ-kheo, thí như núi đá lớn không bị vỡ, không bị lở sụt, vuông vức một do-tuần. Nếu có người nào dùng mảnh lụa ca-thi kiếp-bối<註 n="1520"/>511, cứ một trăm năm phủi qua một lần; phủi không ngừng nghỉ. Núi đá mòn hết, nhưng kiếp vẫn còn chưa hết. Này Tỳ-kheo, kiếp kia dài lâu như vậy, cả đến trăm, ngàn, vạn, ức kiếp chịu các khổ não… cho đến các Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827551">Kinh 950. Quá khứ<註 n="1521"/>512 Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử, mãi luân hồi, không biết nguồn gốc khổ.” Lúc ấy, có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch áo vai phải, đảnh lễ Đức Phật, quỳ gối sát đất, chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, quá khứ có bao nhiêu kiếp?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Ta có thể vì ông mà nói, nhưng ông khó mà biết được!” Tỳ-kheo bạch Phật: “Ngài có thể nói thí dụ không?” Phật bảo: “Có thể nói. Này Tỳ-kheo, thí như có người sống tới trăm tuổi. Buổi sáng nhớ lại ba trăm ngàn kiếp. Buổi trưa nhớ lại ba trăm ngàn kiếp. Buổi chiều nhớ lại ba trăm ngàn kiếp. Ngày nào cũng nhớ nghó đến số kiếp như vậy, cho đến trăm tuổi mạng chung, cũng không thể nhớ được biên tế của số kiếp. Tỳ-kheo nên biết vô lượng số kiếp quá khứ như vậy. Vô lượng số kiếp quá khứ, mãi mãi chịu khổ và xương chất thành núi, máu mủ chảy thành sông, trong các đường ác địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Cũng vậy, Tỳ-kheo từ vô thỉ sanh tử mãi luân hồi, không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng’.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827552">Kinh 951. Vô hữu nhất xứ<註 n="1522"/>513 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử, mãi luân hồi, không biết biên tế tối sơ của khổ. Không có một nơi nào mà không sanh không chết. Như vậy, từ vô thỉ sanh tử mãi mãi không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827553">Kinh 952. Vô bất nhất xứ<註 n="1523"/>514 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử, mãi luân hồi, không biết biên tế tối sơ của khổ. Không có một nơi nào mà không có cha mẹ, anh em, vợ con, quyến thuộc, thân thích, Sư trưởng. Cũng vậy, Tỳ-kheo, từ vô thỉ sanh tử mãi mãi luân hồi không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng’.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827554">Kinh 953. Bong bóng nước mưa<註 n="1524"/>515 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử, mãi luân hồi, không biết biên tế tối sơ của khổ. Thí như trời mưa lớn, bong bóng nước thoáng sanh thoáng diệt. Cũng vậy, chúng sanh bị vô minh che lấp, ái cột cổ mình, từ vô thỉ sanh tử, nên sự sanh, sự chết mãi mãi luân hồi, không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827555">Kinh 954. Cơn mưa trút<註 n="1525"/>516 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử, mãi luân hồi, không biết biên tế tối sơ của khổ. Thí như trời mưa lớn tầm tã khắp nơi, cả Đông, Tây, Nam, Bắc không nơi nào là không mưa. Cũng như, phương Đông, phương Nam, phương Tây, phương Bắc. Trong vô lượng quốc độ, kiếp thành, kiếp hoại giống như trời mưa lớn, giọt mưa khắp nơi trong thiên hạ, không nơi nào là không mưa. Cũng vậy, từ vô thỉ sanh tử luân hồi mãi mãi, không biết biên tế tối sơ của khổ. “Thí như ném gậy lên không trung, hoặc đầu rơi xuống đất, hoặc là đuôi rơi xuống đất, hoặc khoảng giữa rơi xuống đất. Cũng vậy, từ vô thỉ sanh tử luân hồi mãi mãi, hoặc đọa vào địa ngục, hoặc đọa vào súc sanh, hoặc đọa vào ngạ quỷ. Sanh tử vô thỉ như vậy, luân chuyển mãi mãi. Cho nên Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827556">Kinh 955. Ngũ tiết luân<註 n="1526"/>517 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Chúng sanh từ vô thỉ sanh tử, luân hồi mãi mãi, không biết biên tế tối sơ của khổ. Này Tỳ-kheo, thí như, hoặc có người lăn bánh xe năm tiết, luôn luôn lăn không nghỉ. Cũng vậy, chúng sanh lăn bánh xe vào năm đường, hoặc rơi vào đường địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, cùng đường Trời, Người, lúc nào cũng lăn không dừng. Cũng vậy, vô thỉ sanh tử luân hồi mãi mãi, không biết biên tế tối sơ của khổ. Cho nên Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Đoạn trừ các hữu, chớ cho tăng trưởng.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827557">Kinh 956. Tỳ-phú-la<註 n="1527"/>518 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở bên núi Tỳ-phú-la, tại thành Vương xá. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Tất cả hành vô thường, tất cả hành không hằng hữu, không an định, là pháp biến dịch. Các Tỳ-kheo, đối tất cả hành nên sanh yểm ly, cầu vui giải thoát. Các Tỳ-kheo, vào thời quá khứ núi Tỳ-phú-la này gọi là núi Trường trúc<註 n="1528"/>519.Chỗ dân chúng ở chung quanh núi gọi là ấp Đề-di-la<註 n="1529"/>520.Người ấp Đề-di-la sống bốn vạn tuổi. Người ấp Đề-di-la lên đỉnh núi này, bốn ngày mới trở về. Đương thời có Phật Ca-la-ca Tôn-đề<註 n="1530"/>521 Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, xuất hiện thế gian, thuyết pháp giáo hóa; pháp ấy, khoảng đầu, khoảng giữa, sau cùng đều thiện, nghóa thiện, vị thiện, thuần đầy thanh tịnh, phạm hạnh thanh bạch, mở bày hiển thị. Hiện tại tên núi Trường trúc cũng mất, dân chúng ấp Đề-di-la cũng không còn, Đức Phật Như Lai kia cũng đã vào Bát-niết-bàn. Tỳ-kheo nên biết, tất cả các hành đều vô thường, không hằng hữu, không an định, là pháp biến dịch, đối tất cả hành, nên tu tập yểm ly, ly dục, giải thoát. “Các Tỳ-kheo, vào thời quá khứ, núi Tỳ-phú-la này gọi là Bằng-ca<註 n="1531"/>522.Lúc ấy chỗ người dân cư trú chung quanh núi gọi là ấp A-tỳ-ca<註 n="1532"/>523.Tuổi thọ người dân lúc ấy là ba vạn tuổi. Người A-tỳ-ca lên núi này trong vòng ba ngày mới trở về lại. Đương thời có Phật Câu-na-hàm Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, xuất hiện ở đời, diễn nói kinh pháp, khoảng đầu, khoảng giữa, chặn sau đều thiện, nghóa thiện, vị thiện, thuần đầy thanh tịnh, phạm hạnh thanh bạch, mở bày, hiển thị. Các Tỳ-kheo, tên núi Bằng-ca kia đã mất từ lâu, dân ấp A-tỳ-ca từ lâu cũng không còn, Đức Phật Thế Tôn kia cũng vào Bát-niết-bàn. Cũng vậy, Tỳ-kheo, tất cả các hành đều vô thường, không hằng hữu, không an định, là pháp biến dịch. Tỳ-kheo các ông, nên tu tập yểm ly, cầu vui giải thoát. “Các Tỳ-kheo, vào thời quá khứ, núi Tỳ-phú-la này tên là Tú-ba-la-thủ<註 n="1533"/>524.Chỗ nhân dân cư ngụ quanh núi gọi là ấp Xích mã<註 n="1534"/>525.Tuổi thọ người dân là hai vạn tuổi. Người dân ở đây lên đỉnh núi này trong vòng hai ngày mới về lại được. Đương thời có Phật Ca-diếp Như Lai, Ứng Cúng… cho đến xuất hiện ở đời, diễn nói kinh pháp, khoảng đầu, khoảng giữa, khoảng sau đều thiện; nghóa thiện, vị thiện, thuần đầy thanh tịnh, phạm hạnh thanh bạch, mở bày, hiển thị. Tỳ-kheo, nên biết tên núi Ba-la-thủ đã mất từ lâu, dân ấp Xích mã từ lâu cũng không còn, Đức Phật Thế Tôn kia cũng vào Bát-niết-bàn. Cũng vậy, Tỳ-kheo, tất cả các hành đều vô thường, không hằng hữu, không an định, là pháp biến dịch. Cho nên Tỳ-kheo nên tu tập yểm ly, ly dục, giải thoát. “Các Tỳ-kheo, ngày nay núi này tên là Tỳ-phú-la. Chỗ có dân chúng cư ngụ chung quanh núi, gọi là nước Ma-kiệt-đề. Tuổi thọ của những người dân này là trăm tuổi, nếu khéo tự điều hòa thì có được trăm tuổi. Người Ma-kiệt-đề lên đỉnh núi này chỉ trong chốc lát là trở về. Nay Ta ở nơi này được thành Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác,… cho đến Phật, Thế Tôn, diễn nói Chánh pháp, giáo hóa khiến được Niết-bàn tịch diệt, chánh đạo, thiện thệ giác tri. “Tỳ-kheo nên biết, tên núi Tỳ-phú-la này cũng sẽ tiêu ma, người Ma-kiệt-đề cũng sẽ diệt vong. Chẳng còn bao lâu, Như Lai sẽ vào Bát-niết-bàn. “Như vậy, Tỳ-kheo, tất cả các hành đều vô thường, không hằng hữu, không an định, là pháp biến dịch. Cho nên Tỳ-kheo, nên tu tập yểm ly, ly dục, giải thoát.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Thuở xưa núi Trường trúc, Tên ấp Đề-di-ca. Tiếp là núi Bằng-ca, Tụ lạc A-tỳ-ca. Núi Tú-ba-la-thủ, Tên tụ lạc Xích mã. Nay núi Tỳ-phú-la, Tên nước Ma-kiệt-đà. Tên núi đều hoại diệt, Dân chúng cũng không còn. Chư Phật Bát-niết-bàn, Đã có gì cũng mất. Tất cả hành vô thường, Chúng là pháp sanh diệt. Có sanh thì có diệt, Chỉ tịch diệt là vui. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827558">Kinh 957. Thân mạng<註 n="1535"/>526 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ có người xuất gia họ Bà-sa<註 n="1536"/>527, đến chỗ Phật, chắp tay chào hỏi. Chào hỏi xong ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, con có điều muốn hỏi, Ngài có thì giờ rảnh để trả lời cho không?” Phật bảo Bà-sa xuất gia: “Tùy những gì ông hỏi, Ta sẽ vì ông mà nói.” Bà-sa xuất gia bạch Phật: “Thế nào, thưa Cù-đàm, có phải mệnh tức là thân không<註 n="1537"/>528?” Phật bảo Bà-sa xuất gia: “Mệnh tức là thân, điều này không xác định<註 n="1538"/>529.” “Thế nào, thưa Cù-đàm, có phải là mệnh khác thân khác không?” Phật bảo Bà-sa xuất gia: “Mệnh khác thân khác, điều này cũng không xác định.” Bà-sa xuất gia bạch Phật: “Thế nào, thưa Cù-đàm, tôi hỏi ‘Mệnh tức thân?’ Thì được trả lời, ‘Không xác định.’ Hỏi: ‘Mệnh khác thân khác?’ Cũng được trả lời: ‘Không xác định.’ “Sa-môn Cù-đàm, có những điều kỳ lạ gì<註 n="1539"/>530 mà khi đệ tử mệnh chung liền được xác định rằng: ‘Người này sanh chỗ kia. Người kia sanh chỗ nọ.’ Các đệ tử kia, khi ở nơi này mệnh chung xả thân, liền nương theo ý sanh thân<註 n="1540"/>531, sanh vào nơi khác. Ngay lúc đó, chẳng phải là mệnh khác, thân khác sao?” Phật bảo Bà-sa: “Đây là nói về hữu dư, chứ không nói vô dư<註 n="1541"/>532.” Bà-sa bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, thế nào là hữu dư, chứ không nói vô dư?” Phật bảo Bà-sa: “Thí như lửa, có hữu dư<註 n="1542"/>533 thì có thể cháy, chứ không phải không có hữu dư.” Bà-sa bạch Phật: “Tôi thấy có lửa không có hữu dư mà cũng cháy.” Phật bảo Bà-sa: “Thế nào là thấy lửa không có hữu dư mà cũng cháy?” Bà-sa bạch Phật: “Thí như một đống lửa lớn bị gió lốc thổi qua, làm lửa bốc lên không trung. Đó há không phải là lửa vô dư <註 n="1543"/>534 sao?” Phật bảo Bà-sa: “Lửa được gió thổi bốc lên tức là hữu dư, chứ chẳng phải vô dư.” Bà-sa bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, lửa bay trong không, sao gọi là hữu dư?” Phật bảo Bà-sa: “Lửa bay trong không trung nương gió mà trụ, nương gió mà cháy. Vì nương vào gió nên nói là hữu dư<註 n="1544"/>535.” Bà-sa bạch Phật: “Chúng sanh mạng chung ở nơi này, nương ý sanh thân, vãng sanh nơi khác, tại sao nói là hữu dư?” Phật bảo Bà-sa: “Chúng sanh mạng chung ở nơi này, nương ý sanh thân, sanh nơi khác. Ngay lúc ấy, nhân vì ái mà thủ, nhân vì ái mà trụ, nên nói là hữu dư<註 n="1545"/>536.” Bà-sa bạch Phật: “Chúng sanh vì ái lạc nên hữu dư, vì nhiễm đắm nên hữu dư. Chỉ có Thế Tôn mới đạt vô dư này mà thành Đẳng Chánh Giác. “Thưa Sa-môn Cù-đàm, thế gian nhiều duyên sự, xin phép được cáo từ!” Phật bảo Bà-sa: “Ông tự biết đúng lúc.” Bà-sa xuất gia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, ra về.  <詞 id="34827559">Kinh 958. Mục-liên<註 n="1546"/>537 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng ở nơi đây. Lúc ấy, có người xuất gia dòng họ Bà-sa, đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cùng Tôn giả gặp nhau thăm hỏi khích lệ nhau, rồi ngồi lui qua một bên, thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Tôi có việc muốn hỏi, Tôn giả có rảnh thì giờ để trả lời cho không?” Mục-kiền-liên đáp lời Bà-sa: “Tùy những gì ông muốn hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.” Lúc ấy, Bà-sa xuất gia hỏi Tôn giả Mục-kiền-liên: “Nhân gì, duyên gì mà các Sa-môn, Bà-la-môn khác, có người đến hỏi: ‘Thế nào, Như Lai sau khi chết có còn, không còn; Như Lai sau khi chết vừa có, vừa không; Như Lai sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không có?’ họ đều tùy theo đó mà đáp. Còn Sa-môn Cù-đàm, nếu có người đến hỏi: ‘Như Lai sau khi chết có còn, không còn; Như Lai sau khi chết vừa có, vừa không; Như Lai sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không có?’ mà lại không xác định?” Mục-kiền-liên bảo Bà-sa: “Các Sa-môn, Bà-la-môn khác vì không biết như thật đối với sắc, sự tập khởi sắc, sự diệt tận sắc, vị ngọt của sắc, sự tai hại của sắc, sự xuất ly sắc, nên đối với việc Như Lai sau chết có còn, sanh ra chấp trước; hay sau khi chết Như Lai không còn; Như Lai sau khi chết vừa có, vừa không; Như Lai sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không có, sanh khởi chấp trước. Không biết như thật đối với thọ, tưởng, hành, thức,… sự tập khởi của thức, sự diệt tận của thức, vị ngọt của thức, sự tai hại của thức, sự xuất ly thức. Vì không biết như thật nên đối với việc Như Lai sau khi chết có còn, sanh ra chấp trước; sau khi chết không còn, sau khi chết vừa có vừa không, sau khi chết chẳng phải có chẳng phải không có, sanh ra chấp trước. Như Lai, biết như thật đối với sắc, biết như thật đối với sự tập khởi của sắc, sự diệt tận của sắc, vị ngọt của sắc, sự tai hại của sắc, sự xuất ly sắc. Vì biết như thật nên đối với việc Như Lai sau khi chết có còn, không chấp trước; hay sau khi chết không còn, sau khi chết vừa có vừa không có, sau khi chết chẳng phải có chẳng phải không có không sanh chấp trước. Và biết như thật đối với thọ, tưởng, hành, thức,… biết như thật đối với sự tập khởi của thức, sự diệt tận của thức, vị ngọt của thức, sự tai hại của thức, sự xuất ly thức. Vì biết như thật nên đối với việc Như Lai sau khi chết có còn, không đúng; hay sau khi chết không còn, sau khi chết vừa có vừa không có, sau khi chết chẳng phải có chẳng phải không có, cũng không đúng. Vì Như Lai là sâu xa, rộng lớn, vô lượng, vô số, nhưng tất cả đều tịch diệt. “Này Bà-sa, vì nhân như vậy, duyên như vậy, các Sa-môn, Bà-la-môn khác, nếu có người đến hỏi: ‘Như Lai sau khi chết có còn, sau khi chết không còn, sau khi chết vừa có vừa không; sau khi chết chẳng phải có chẳng phải không có’, thì vì họ mà ký thuyết. Cũng vì nhân như vậy, duyên như vậy, đối Như Lai, nếu có người nào đến hỏi: ‘Như Lai sau khi chết có còn, sau khi chết không còn, sau khi chết vừa có vừa không có; sau khi chết chẳng phải có chẳng phải không có’, thì không vì họ mà ký thuyết.” Sau khi Bà-sa xuất gia nghe những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827560">Kinh 959. Kỳ tai<註 n="1547"/>538 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ có người xuất gia dòng Bà-sa đến chỗ Phật, chắp tay thăm hỏi; sau khi thăm hỏi xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, do nhân gì, duyên gì mà các Sa-môn, Bà-la-môn khác, nếu có người đến hỏi… “Nói đầy đủ như trên.” Bấy giờ, Bà-sa xuất gia vui vẻ nói rằng: “Lạ thay! Thưa Cù-đàm, giữa Đại Sư và đệ tử, nghóa đồng nghóa, cú đồng cú, vị đồng vị, cho đến đồng đệ nhất nghóa. Thưa Cù-đàm, hôm nay con có đến chỗ Đại Mục-kiền-liên, dùng nghóa như vậy, cú như vậy, vị như vậy mà hỏi Tôn giả; Tôn giả cũng dùng nghóa như vậy, cú như vậy, vị như vậy mà trả lời cho con, như những gì mà Cù-đàm nói hôm nay. Cho nên thưa Cù-đàm, thật là kỳ đặc, giữa Đại Sư và đệ tử, nghóa đồng nghóa, cú đồng cú, vị đồng vị, cho đến đồng đệ nhất nghóa.” Bấy giờ<註 n="1548"/>539, Bà-sa xuất gia có nhân duyên đến tụ lạc Na-lê<註 n="1549"/>540.Sau khi lo liệu mọi việc đã xong, đến chỗ Tôn giả Tiên-đà Ca-chiên-diên<註 n="1550"/>541, cùng nhau thăm hỏi. Sau khi thăm hỏi xong, ngồi lui qua một bên, rồi hỏi Tiên-đà Ca-chiên-diên: “Do nhân gì, duyên gì mà Sa-môn Cù-đàm, nếu có người đến hỏi: ‘Như Lai sau khi chết có còn, hay sau khi chết không còn; sau khi chết vừa có, vừa không có; sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không có’, thì không vì họ mà ký thuyết?” Tiên-đà Ca-chiên-diên nói với Bà-sa xuất gia: “Bây giờ tôi hỏi ông, cứ theo ý mà đáp cho tôi. Ý ông thế nào? Hoặc nhân ấy, hoặc duyên ấy, mà các hành được thi thiết<註 n="1551"/>542 rằng: ‘Đây là sắc, đây là vô sắc, đây là tưởng, đây là phi tưởng, đây là phi tưởng phi phi tưởng’. Hoặc nhân kia, duyên kia, hành kia, hành diệt không còn, vónh viễn diệt rồi, Như Lai đối với họ có ký thuyết rằng: ‘Sau khi chết có, hay sau khi chết không có; sau khi chết vừa có, vừa không; sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không có’, không<註 n="1552"/>543?” Bà-sa xuất gia trả lời Tiên-đà Ca-chiên-diên: “Hoặc nhân ấy, hoặc duyên ấy, mà các hành được thi thiết rằng: ‘Đây là sắc, đây là vô sắc, đây là tưởng, đây là phi tưởng, đây là phi tưởng phi phi tưởng’. Hoặc nhân kia, duyên kia, hành kia, hành diệt không còn; thì làm sao Cù-đàm đối với họ mà ký thuyết: ‘Như Lai, sau khi chết có còn, sau khi chết không còn; sau khi chết vừa có, vừa không; sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không có’?” Tiên-đà Ca-chiên-diên bảo Bà-sa xuất gia: “Cho nên vì nhân này, vì duyên này mà có người hỏi Như Lai: ‘Như Lai, sau khi chết có còn, sau khi chết không còn; sau khi chết vừa có, vừa không; sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không có’, Như Lai không vì họ mà ký thuyết.” Bà-sa xuất gia hỏi Tiên-đa Ca-chiên-diên: “Ngài làm đệ tử Sa-môn Cù-đàm đã bao lâu rồi như vậy?” Tiên-đà Ca-chiên-diên đáp: “Tôi xuất gia tu phạm hạnh trong Chánh pháp luật, mới hơn ba năm.” Bà-sa xuất gia nói: “Tiên-đà Ca-chiên-diên, nhanh thay, ngài được điều thiện lợi! Mới xuất gia chỉ một thời gian ngắn mà đã đạt được luật nghi về thân, miệng như vậy và lại được trí tuệ biện tài như vậy.” Sau khi Bà-sa xuất gia nghe những gì Tiên-đà Ca-chiên-diên nói, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827561">Kinh 960. Kỳ đặc<註 n="1553"/>544 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ có xuất gia họ Bà-sa, đến chỗ Phật, chắp tay thăm hỏi, thăm hỏi xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, con có điều muốn hỏi, Ngài có rảnh giờ để giải đáp cho không?” Phật bảo Bà-sa xuất gia: “Tùy theo những gì ông muốn hỏi, Ta sẽ vì ông mà nói.” Bà-sa xuất gia bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, vì nhân gì, duyên gì, mà có người đến hỏi: ‘Như Lai, sau khi chết có còn, sau khi chết không còn; sau khi chết vừa có, vừa không; sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không có’, Ngài không vì họ ký thuyết?” Phật bảo Bà-sa xuất gia: “…” Như những gì Tiên-đà Ca-chiên-diên đã nói rộng ở trên,… cho đến “sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không có.” Bà-sa xuất gia bạch Phật: “Lạ thay! Thưa Cù-đàm, giữa Đại Sư và đệ tử, nghóa đồng nghóa, cú đồng cú, vị đồng vị, cho đến đồng đệ nhất nghóa. Thưa Cù-đàm, con có chút duyên sự đến tụ lạc Na-lợi-già để lo liệu công việc đã xong, tạm ghé qua chỗ Sa-môn Ca-chiên-diên, đem nghóa như vậy, cú như vậy, vị như vậy hỏi Sa-môn Ca-chiên-diên. Tôn giả cũng dùng nghóa như vậy, cú như vậy, vị như vậy để trả lời những gì con hỏi, như những gì Sa-môn Cù-đàm nói hôm nay. Cho nên biết, thật là kỳ đặc! Giữa Thầy và đệ tử nghóa cú vị cả hai đều đồng.” Sau khi Bà-sa xuất gia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827562">Kinh 961. Hữu ngã<註 n="1554"/>545 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ có xuất gia họ Bà-sa, đến chỗ Phật, chắp tay thăm hỏi, thăm hỏi xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Thế nào, thưa Cù-đàm, có ngã không?” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng không đáp. Ba lần hỏi như vậy, Thế Tôn cũng ba lần không đáp. Lúc này, Bà-sa xuất gia thầm nghó: “Ta đã ba lần hỏi Sa-môn Cù-đàm, mà không thấy trả lời, thôi ta nên trở về.” Lúc ấy, Tôn giả A-nan, đang cầm quạt đứng hầu sau Phật. Tôn giả A-nan liền bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Bà-sa xuất gia kia ba lần hỏi, vì sao Thế Tôn không đáp? Há không làm tăng ác tà kiến cho Bà-sa xuất gia kia, rằng Sa-môn không khả năng để giải đáp những gì được hỏi?” Phật bảo A-nan: “Nếu Ta đáp là có ngã, sẽ làm tăng tà kiến có từ trước của kia. Nếu đáp rằng không ngã, thì sẽ làm cho nghi hoặc trước kia, há không tăng thêm nghi hoặc sao? Nói rằng trước có ngã, từ nay sẽ đoạn diệt. Nếu trước vốn có ngã, đó là thường kiến; mà nay đoạn diệt, đó là đoạn kiến. Như Lai lìa hai bên, thuyết pháp ở giữa. Nghóa là: ‘Cái này có, nên cái kia có; cái này khởi nên cái kia sanh. Đó là, duyên vô minh nên có hành… cho đến sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não diệt.’” Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827563">Kinh 962. Kiến<註 n="1555"/>546 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ có xuất gia họ Bà-sa, đến chỗ Phật, cùng nhau thăm hỏi, thăm hỏi xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, thế nào, Cù-đàm có thấy như vầy, có nói như vầy: ‘Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra là hư vọng.’?” Phật bảo Bà-sa xuất gia: “Ta không thấy như vầy, không nói như vầy: ‘Thế gian thường, đó là chân thật, ngoài ra là hư vọng.’?” “Thế nào, thưa Cù-đàm, có thấy như vầy, có nói như vầy: ‘Thế gian vô thường, vừa thường, vừa vô thường; chẳng phải thường, chẳng phải vô thường; có biên, không biên; vừa biên, vừa vô biên; chẳng phải biên, chẳng phải vô biên; mạng tức là thân; mạng khác, thân khác; Như Lai, sau khi chết có còn, sau khi chết không còn; sau khi chết vừa có, vừa không; sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không’?” Phật bảo Bà-sa xuất gia: “Ta không thấy như vầy, không nói như vầy:… cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không.” Lúc ấy, Bà-sa xuất gia bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, những kiến giải này có những sai lầm nào, mà đối với tất cả những kiến giải này Ngài không ký thuyết?” Phật bảo Bà-sa xuất gia: “Nếu thấy như vầy: ‘Thế gian thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng,’ thì đó là kiến giải điên đảo, là kiến giải do quán sát, là kiến giải dao động, là kiến giải cấu nhiễm, là kiến giải kết sử, là khổ, là ngại, là não, là nhiệt, bị kiến kết trói buộc; phàm phu ngu si không học ở đời vị lai sẽ bị sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não sanh. “Này Bà-sa xuất gia, nếu thấy như vầy: ‘Thế gian vô thường; vừa thường, vừa vô thường; chẳng phải thường, chẳng phải vô thường; có biên, không có biên; vừa biên, vừa vô biên; chẳng phải có biên, chẳng phải không biên; là mạng là thân; mạng khác thân khác; Như Lai, sau khi chết có còn, sau khi chết không còn; sau khi chết vừa có vừa không; sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không’, đó là đảo kiến,… cho đến ưu, bi, khổ, não sanh.” Bà-sa xuất gia bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, sở kiến của Ngài thế nào?” Phật bảo Bà-sa xuất gia: “Sở kiến của Như Lai đã hoàn toàn dứt hết. Này Bà-sa xuất gia, nhưng Như Lai thấy là thấy rằng ‘Đây là Khổ Thánh đế; đây là Khổ tập Thánh đế, sự diệt tận của Khổ diệt Thánh đế, đây là Khổ diệt đạo Thánh đế.’ Sau khi biết như vậy, thấy như vậy rồi, đối với tất cả kiến, tất cả thọ, tất cả sanh, tất cả kiến chấp về ngã, ngã sở, ngã mạn kết sử, đều khiến cho đoạn diệt, tịch tịnh, mát mẻ, chân thật. Đối với Tỳ-kheo giải thoát tất cả như vậy, sanh không đúng, không sanh cũng không đúng.” Bà-sa bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, vì sao nói, sanh không đúng?” Phật bảo Bà-sa: “Bây giờ, Ta hỏi ông, cứ tùy ý mà trả lời cho Ta. Này Ba-sa, giống như có người đốt lửa trước ông, ông có thấy lửa cháy không? Ngay đó dập tắt lửa trước ông, ông có thấy lửa tắt không?” Bà-sa bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, thấy như vậy.” Phật bảo Bà-sa: “Nếu có người hỏi ông: ‘Lửa vừa cháy đó, nay ở chỗ nào? Đi về phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc?’ Nếu hỏi như vậy, ông sẽ nói thế nào?” Bà-sa bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, nếu có người nào đến hỏi như vậy, con sẽ trả lời như vầy: ‘Nếu có ai đốt lửa trước tôi, nhờ nhân duyên củi, cỏ nên lửa cháy. Nếu không thêm củi, lửa tắt, vónh viễn không sanh khởi trở lại được. Nói đi về phương Đông, phương Nam, phương Tây, phương Bắc thì không đúng.” Phật bảo Bà-sa: “Ta cũng sẽ nói như vầy: ‘Sắc đã đoạn, đã biết; thọ, tưởng, hành, thức đã đoạn, đã biết. Đoạn tận gốc rễ của nó như chặt đứt ngọn cây đa-la không thể sanh lại được; đối với đời vị lai không thể sanh khởi trở lại nữa. Nếu bảo đến phương Đông, phương Nam, Tây, Bắc thì điều đó không đúng. Vì điều đó sâu xa, rộng lớn, vô lượng, vô số, vónh viễn tịch diệt.” Bà-sa bạch Phật: “Con sẽ nói thí dụ.” Phật bảo Bà-sa: “Ông biết đúng lúc.” Bà-sa bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, thí như gần thành thị hay làng xóm, có một vùng đất mầu mỡ, mọc lên một khu rừng kiên cố. Có một cây to lớn bền chắc. Nó sanh trưởng đã trải qua hàng ngàn năm. Lâu ngày, cành lá rơi rụng; vỏ cây khô mục; chỉ còn gốc cây đứng trơ trọi. Cũng vậy, thưa Cù-đàm, Pháp luật của Như Lai lìa bỏ những thứ cành nhánh cọng lá, chỉ còn trơ gốc không, đứng một mình kiên cố.” Bấy giờ, Bà-sa xuất gia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827564">Kinh 963. Vô tri<註 n="1556"/>547 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ có xuất gia họ Bà-sa, đến chỗ Phật, cùng Thế Tôn thăm hỏi, khích kệ xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, người kia do không biết cái gì mà thấy như vầy, nói như vầy: ‘Thế gian thường, đấy là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng. Thế gian vô thường, thế gian vừa thường vừa vô thường; thế gian chẳng phải thường, chẳng phải vô thường; thế gian hữu biên hay thế gian vô biên; thế gian vừa hữu biên vừa vô biên; thế gian chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên; mạng tức là thân; mạng khác, thân khác; Như Lai, sau khi chết có còn, sau khi chết không còn; sau khi chết vừa có, vừa không; sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không’?” Phật bảo Bà-sa: “Vì đối với sắc không biết, nên thấy như vầy, nói như vầy: ‘Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng… cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không’. Và vì đối với thọ, tưởng, hành, thức không biết nên thấy như vầy, nói như vầy: ‘Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng… cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không’.” Bà-sa bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, vì biết pháp gì mà không thấy như vầy, không nói như vầy: ‘Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng… cho đến cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không’?” Phật bảo Bà-sa: “Vì biết sắc nên không thấy như vầy, không nói như vầy: ‘Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng… cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không’. Và vì biết thọ, tưởng, hành, thức nên không thấy như vầy, không nói như vầy: ‘Thế gian thường, đây là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng… cho đến sau khi chết chẳng phải có, chẳng phải không’.” Cũng như không biết và biết, nên không thấy và thấy như vầy. Cũng vậy, không nhận thức, có nhận thức; không đoạn, đoạn; không quán, quán; không sát, sát; không giác, giác<註 n="1557"/>548.Phật nói kinh này xong, Bà-sa xuất gia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827565">Kinh 964. Xuất gia<註 n="1558"/>549 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ có xuất gia họ Bà-sa, đến chỗ Phật, cùng Thế Tôn thăm hỏi, khích kệ xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Thưa Cù-đàm, con có điều muốn hỏi, Ngài có rảnh thì giờ giải đáp cho không?” Bấy giờ Thế Tôn ngồi im lặng. Bà-sa xuất gia hỏi hai, ba lần, Phật cũng hai, ba lần ngồi im lặng. Lúc này, Bà-sa xuất gia bạch Phật: “Con cùng Cù-đàm cả hai tùy thuận nhau<註 n="1559"/>550.Hôm nay có điều muốn hỏi vì sao Ngài lại im lặng?” Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: “Bà-sa xuất gia này lúc nào cũng chất trực, không dối trá. Những gì muốn hỏi hôm nay đều từ không biết, chứ không phải cố ý nhiễu loạn. Ta nay, nên dùng A-tỳ-đàm, Luật để nạp thọ ông ta.<註 n="1560"/>551” Nghó xong, liền bảo Bà-sa xuất gia: “Tùy những gì ông hỏi, Ta sẽ vì ông mà giải đáp.” Bà-sa bạch Phật: “Thế nào, thưa Cù-đàm, có pháp thiện, pháp bất thiện<註 n="1561"/>552 không?” Phật đáp: “Có.” Bà-sa bạch Phật: “Xin Ngài vì con mà nói về pháp thiện, pháp bất thiện, khiến cho con được hiểu.” Phật bảo Bà-sa: “Hôm nay, Ta sẽ vì ông mà nói lược về pháp thiện và pháp bất thiện. Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ. “Này Bà-sa, tham dục là pháp bất thiện. Điều phục được tham dục là pháp thiện. Sân nhuế, ngu si là pháp bất thiện. Điều phục được sân nhuế ngu si là pháp thiện. Sát sanh là pháp bất thiện. Lìa sát sanh, là pháp thiện. Trộm cắp, tà dâm, nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt, tham nhuế, tà kiến là pháp bất thiện. Không trộm cắp… cho đến chánh kiến, đó là pháp thiện. Này Bà-sa, hôm nay Ta đã nói ba thứ pháp thiện và ba thứ pháp bất thiện. Cũng vậy, khi Thánh đệ tử biết như thật về ba thứ pháp thiện và ba thứ pháp bất thiện; biết như thật về mười loại pháp thiện và mười loại pháp bất thiện, thì đối với tham dục được diệt tận không còn sót. Khi sân nhuế, ngu si, được diệt tận không còn, thì đối với tất cả pháp hữu lậu đều diệt tận, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Bà-sa bạch Phật: “Có Tỳ-kheo nào, đối với Pháp luật này sạch được hữu lậu, vô lậu tâm giải thoát,… cho đến không còn tái sanh đời sau nữa không?” Phật bảo Bà-sa: “Không những chỉ có một, hai, ba, mà cho đến năm trăm; có rất nhiều Tỳ-kheo, đối với Pháp luật này đã sạch hết các hữu lậu,… cho đến không tái sanh đời sau nữa.” Bà-sa bạch Phật: “Hãy gác Tỳ-kheo lại! Có một Tỳ-kheo-ni nào đối với Pháp luật này mà hết sạch các hữu lậu, ‘… cho đến không tái sanh đời sau nữa,’ không?” Phật bảo Bà-sa: “Không những một, hai, ba Tỳ-kheo-ni mà cho đến năm trăm, có rất nhiều Tỳ-kheo-ni, đối với Pháp luật này đã hết các hữu, ‘… cho đến không tái sanh đời sau nữa’.” Bà-sa bạch Phật: “Xin gác Tỳ-kheo-ni lại! Có một Ưu-bà-tắc nào tu các phạm hạnh, đối với Pháp luật này đã thoát khỏi hồ nghi không?” Phật bảo Bà-sa: “Không những chỉ có một, hai, ba, mà cho đến năm trăm Ưu-bà-tắc, cho đến có rất nhiều Ưu-bà-tắc, tu các phạm hạnh, đối với Pháp luật này, đã đoạn năm hạ phần kết, được thành A-na-hàm không tái sanh lại cõi này nữa.” Bà-sa bạch Phật: “Xin gác Ưu-bà-tắc lại! Có một Ưu-bà-di nào, đối với Pháp luật này tu các phạm hạnh; đối với Pháp luật này đã thoát khỏi hồ nghi không?” Phật bảo Bà-sa: “Không những chỉ có một, hai, ba, mà cho đến năm trăm Ưu-bà-di, cho đến có rất nhiều Ưu-bà-di, đối với Pháp luật này, đã đoạn năm hạ phần kết, đối với họ hóa sanh đắc A-na-hàm không tái sanh lại cõi này nữa.” Bà-sa bạch Phật: “Xin hãy gác Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di tu phạm hạnh lại! Có Ưu-bà-tắc nào hưởng thọ ngũ dục, mà đối với Pháp luật này thoát khỏi hồ nghi không?” Phật bảo Bà-sa: “Không những chỉ có một, hai, ba, mà cho đến năm trăm, cho đến có rất nhiều Ưu-bà-tắc, có gia đình vợ con, trang sức hương hoa, nuôi dưỡng nô tỳ, mà đối với Pháp luật này đã đoạn trừ ba kết; tham, nhuế, si đã mỏng, đắc Tư-đà-hàm, chỉ còn một lần qua lại, cứu cánh thoát khổ.” Bà-sa bạch Phật: “Xin gác Ưu-bà-tắc lại! Có một Ưu-bà-di nào hưởng thọ ngũ dục mà đối với Pháp luật này thoát khỏi hồ nghi không?” Phật bảo Bà-sa: “Không những một, hai, ba mà cho đến năm trăm, cho đến rất nhiều Ưu-bà-di ở tại gia, nuôi nấng con cái, hưởng thụ ngũ dục, trang điểm hoa thơm, mà đối với Pháp luật này đã đoạn tận ba kết, đắc Tu-đà-hoàn, không còn đọa vào pháp đường ác, quyết định hướng thẳng Chánh giác, chỉ còn qua lại bảy lần sanh trong Trời, Người, cứu cánh thoát khổ.” Bà-sa bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, như Sa-môn Cù-đàm đã thành Đẳng Chánh Giác; nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di tu phạm hạnh, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hưởng thụ ngũ dục, mà không được công đức như vậy, thì không đầy đủ<註 n="1562"/>553.Nhưng vì Sa-môn Cù-đàm thành Đẳng Chánh Giác và Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di tu phạm hạnh, cùng Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hưởng thụ ngũ dục, do thành tựu những công đức như vậy, nên đó là sự đầy đủ. Thưa Cù-đàm, bây giờ con sẽ nói thí dụ.” Phật bảo Bà-sa: “Ông cứ tùy ý mà nói.” Bà-sa bạch Phật: “Như trời mưa to, nước chảy xuống thành dòng. Pháp luật của Cù-đàm lại cũng như vậy. Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, hoặc nam, hoặc nữ, tất cả đều theo dòng hướng đến Niết-bàn, chuyển đến Niết-bàn. Kỳ lạ thay! Phật, Pháp, Tăng, bình đẳng pháp và luật<註 n="1563"/>554.Còn những xuất gia ngoại đạo khác đến chỗ Cù-đàm, ở trong Chánh pháp luật muốn cầu xuất gia thọ cụ túc thì phải mất bao nhiêu thời gian mới cho phép xuất gia?” Phật bảo Bà-sa: “Nếu những xuất gia ngoại đạo khác muốn cầu xuất gia thọ cụ túc ở trong Chánh pháp luật, phải qua bốn tháng ở bên Hòa thượng thọ y chỉ mà an trụ<註 n="1564"/>555.Nhưng điều này chỉ vì người mà tạm bày ra giới hạn mà thôi<註 n="1565"/>556.” Bà-sa bạch Phật: “Nếu những xuất gia ngoại đạo muốn đến cầu xuất gia thọ cụ túc ở trong Chánh pháp luật, được phép ở bên Hòa thượng nhận lãnh y chỉ và nếu đủ bốn tháng thì cho phép xuất gia. Vậy, nay con có thể ở bên Hòa thượng bốn tháng thọ y chỉ. Nếu ở trong Chánh pháp luật mà được xuất gia thọ cụ túc, thì con sẽ xuất gia thọ cụ túc tu trì phạm hạnh ở trong pháp Cù-đàm.” Phật bảo Bà-sa: “Trước đây Ta không nói là tạm vì người mà bày ra giới hạn sao?” Bà-sa bạch Phật: “Đúng vậy, thưa Cù-đàm!” Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các ông nên độ Bà-sa này xuất gia thọ cụ túc ở trong Chánh pháp luật.” Xuất gia dòng họ Bà-sa liền được phép xuất gia thọ cụ túc thành Tỳ-kheo ở trong Chánh pháp luật,… cho đến trong vòng nửa tháng những gì cần học nên biết, nên phân biệt, nên thấy, nên đắc, nên hiểu rõ, nên chứng, thì đều biết, đều phân biệt, đều thấy, đều đắc, đều hiểu rõ, đều chứng Chánh pháp của Như Lai. Tôn giả Bà-sa tự nghó: “Nay ta đã học những gì nên biết, nên phân biệt, nên thấy, nên đắc, nên hiểu rõ, nên chứng. Tất cả những điều đó ta đều biết, đều phân biệt, đều thấy, đều đắc, đều hiểu rõ, đều chứng. Bây giờ, nên đến gặp Thế Tôn.” Ngay lúc ấy, Bà-sa đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi đứng sang một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, những gì cần học nên biết, nên phân biệt, nên thấy, nên đắc, nên hiểu rõ, nên chứng, con đều biết, đều phân biệt, đều thấy, đều đắc, đều hiểu rõ, đều chứng Chánh pháp của Thế Tôn. Xin Thế Tôn vì con mà thuyết pháp, sau khi con nghe rồi, sẽ ở một mình nơi vắng vẻ chuyên tinh tư duy, sống không buông lung, tư duy về lý do người thiện nam cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo,… cho đến tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.” Phật bảo Bà-sa: “Có hai pháp tu tập, tu tập nhiều, đó là chỉ và quán<註 n="1566"/>557.Tu tập, tu tập nhiều hai pháp này, thì sẽ biết được quả báo của các cõi, hiểu rõ các cõi; biết các thứ cõi, hiểu rõ các thứ cõi. Tỳ-kheo như vậy là muốn cầu ly dục, pháp ác bất thiện,… cho đến thành tựu, trụ đệ Tứ thiền; an trụ từ, bi, hỷ xả, không nhập xứ, thức nhập xứ, vô sở hữu nhập xứ, phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ; khiến ba kết của ta diệt tận, đắc Tu-đà-hoàn. Với ba kết đã tạân diệt, tham, nhuế, si mỏng, đắc Tư-đà-hàm. Với năm hạ phần kết đã diệt tận, đắc A-na-hàm. Với các thứ cảnh giới thần thông, thiên nhãn, thiên nhó, tha tâm trí, túc mạng trí, sanh tử trí, lậu tận trí, tất cả đều đạt được. Cho nên Tỳ-kheo, nên tu hai pháp, tu tập, tu tập nhiều. Nhờ tu tập hai pháp, nên biết các thứ cõi,… cho đến lậu tận.” Sau khi Tôn giả Bà-sa nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ làm lễ mà lui. Bấy giờ, Tôn giả Bà-sa ở một mình nơi vắng vẻ chuyên tinh tư duy, sống không buông lung, ‘… cho đến tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Lúc ấy có nhiều Tỳ-kheo phượng tiện trang nghiêm muốn đến cung kính cúng dường Thế Tôn. Bấy giờ, Tôn giả Bà-sa hỏi các Tỳ-kheo: “Có phải các ông phương tiện trang nghiêm muốn đến cung kính cúng dường Thế Tôn không?” Các Tỳ-kheo đáp: “Vâng.” Lúc này Bà-sa nói các Tỳ-kheo: “Tôn giả cho tôi gởi lời kính lễ thăm hỏi Thế Tôn: ‘Ngài sống nhẹ nhàng, ít bệnh, ít não, an lạc không?’ Và thưa: ‘Tỳ-kheo Bà-sa bạch Thế Tôn rằng: Con đã cúng dường, phụng sự Thế Tôn đầy đủ, khiến Ngài hài lòng, chứ không phải không hài lòng. Những gì mà đệ tử của Đại Sư cần làm, con đã làm xong. Đã cúng dường Đại Sư, khiến Ngài hài lòng, chứ không phải không hài lòng.” Bấy giờ, các Tỳ-kheo đến chỗ Phật đảnh lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Bà-sa đê đầu kính lễ dưới chân Thế Tôn,… cho đến hài lòng chứ không phải không hài lòng.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Chư Thiên đã nói trước cho Ta rồi, nay các ông lại nói. Như Lai đã thành tựu tri kiến đệ nhất, cũng như Tỳ-kheo Bà-sa có đức lực như vậy.” Bấy giờ Thế Tôn vì Tỳ-kheo Bà-sa kia mà nói thọ ký bậc nhất. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827566">Kinh 965. Uất-đê-ca<註 n="1567"/>558 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ có xuất gia ngoại đạo tên là Uất-đê-ca<註 n="1568"/>559 đến chỗ Phật, cùng Thế Tôn chào hỏi, an úy xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm! Thế nào, Cù-đàm, thế gian hữu biên chăng?” Phật bảo Uất-đê-ca: “Điều này không xác định.” Uất-đê-ca bạch Phật: “Thế nào Cù-đàm, thế gian vô biên chăng? Vừa hữu biên vừa vô biên chăng? Chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên chăng?” Phật bảo Uất-đê-ca: “Điều này không xác định.” Uất-đê-ca bạch Phật: “Thế nào, thưa Cù-đàm, hỏi: ‘Thế gian hữu biên chăng?’ Được trả lời, ‘Không xác định’. ‘Thế gian vô biên chăng? Thế gian vừa hữu biên vừa vô biên chăng? Chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên chăng?’ Được trả lời: ‘Không xác định’. Thưa Cù-đàm, vậy những pháp nào có thể được xác định.” Phật bảo Uất-đê-ca: “Là bậc Tri giả, Trí giả, Ta vì các đệ tử mà xác định về đạo, để cho chân chánh diệt tận khổ, rốt ráo biên tế khổ.” Uất-đê-ca bạch Phật: “Như thế nào Cù-đàm vì các đệ tử mà xác định về đạo, để cho chân chánh diệt tận khổ, rốt ráo biên tế khổ. Tất cả thế gian, hay chỉ một phần ít, từ con đường này mà xuất?”<註 n="1569"/>560 Bấy giờ Thế Tôn im lặng không đáp. Qua hai, ba lần hỏi, Phật cũng hai, ba lần im lặng không đáp. Lúc ấy, Tôn giả A-nan đang cầm quạt đứng hầu sau Phật. Tôn giả bảo xuất gia ngoại đạo Uất-đê-ca: “Ban đầu ông đã hỏi nghóa này. Nay lại hỏi theo cách nói khác, cho nên Thế Tôn không ký thuyết. Này Uất-đê-ca, nay tôi sẽ vì ông mà nói thí dụ. Phàm người trí mà nghe thí dụ thì sẽ hiểu. Ví như quốc vương có thành lũy bao quanh bốn bề kiên cố; đường giao thông bằng phẳng và chỉ có một cửa. Người đứng giữ cửa lại là một người thông minh, sáng suốt, thường khéo đoán xét. Bên ngoài có người đến, nếu người đáng vào thì cho phép vào; người không đáng vào thì không cho phép. Khắp chu vi vòng thành, muốn tìm cửa thứ hai cũng không thể được. Ngay đến lỗ ra vào của chó mèo cũng không, huống chi là cửa thứ hai! Người giữ cửa thành kia cũng không biết rõ người vào kẻ ra là ai, nhưng người này biết tất cả người ra hay vào chỉ từ cửa này, chứ không phải nơi nào khác. Cũng vậy, Thế Tôn tuy không dụng tâm để biết rõ tất cả chúng sanh thế gian, hay chỉ một phần ít, từ con đường này xuất. Nhưng biết chúng sanh hết khổ, cứu cánh biên tế khổ, tất cả đều từ đạo này mà xuất.” Sau khi xuất gia ngoại đạo Uất-đê-ca nghe những gì Phật nói, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827567">Kinh 966. Phú-lân-ni<註 n="1570"/>561 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ có Tôn giả Phú-lân-ni<註 n="1571"/>562, ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành Vương xá. Lúc ấy có các xuất gia ngoại đạo, đến chỗ Tôn giả Phú-lân-ni, cùng nhau thăm hỏi khích lệ, rồi ngồi lui qua một bên, hỏi Tôn giả Phú-lân-ni: “Tôi nghe Sa-môn Cù-đàm chủ trương đoạn diệt, phá hoại sự hữu. Có truyền dạy như vậy chăng? Nay xin hỏi Tôn giả Phú-lân-ni, có đúng như vậy không?” Phú-lân-ni bảo các xuất gia ngoại đạo: “Tôi không biết điều đó. Không có trường hợp Thế Tôn dạy chúng sanh đoạn diệt, phá hoại hữu, khiến trở thành vô sở hữu. Theo tôi hiểu như vầy: ‘Thế Tôn dạy có những chúng sanh chấp có ngã, ngã mạn, tà mạn. Thế Tôn đã dạy, khiến họ đoạn diệt những thứ đó’.” Lúc ấy, các xuất gia ngoại đạo nghe những gì Tôn giả Phú-lân-ni nói, không hài lòng. Bèn chỉ trích rồi ra về. Sau khi các ngoại đạo đi rồi, Tôn giả Phú-lân-ni đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, đem những điều các xuất gia ngoại đạo đã nói, bạch đầy đủ lên Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, con đã đáp lại những điều ngoại đạo nói như vậy, là không mắc vào tội hủy báng Thế Tôn chăng? Là nói đúng pháp, nói như những gì Phật dạy, nói như pháp, nói tùy thuận pháp, không bị các nhà luận nghóa hiềm trách đó chăng?” Phật bảo Phú-lân-ni: “Như những gì ông đã nói, không hủy báng Như Lai, không mất thứ tự, như Ta ký thuyết; nói pháp như pháp, nói tùy thuận pháp, không bị các nhà luận nghó hiềm trách. Vì sao? Này Phú-lân-ni, vì trước tiên, các chúng sanh đã có ngã mạn, tà mạn; tà mạn bức bách, tà mạn tập khởi, không hiện quán tà mạn<註 n="1572"/>563, rối loạn như ruột chó, như vòng móc sắt, như cỏ rối, qua lại rong ruổi đời này sang đời khác, đời khác sang đời này, rong ruổi tới lui không thể lìa xa. “Này Phú-lân-ni, tất cả chúng sanh đối với tà mạn, nếu ai vónh viễn diệt tận không còn sót, thì tất cả những chúng sanh đó lúc nào cũng an ổn, khoái lạc.” Phật nói kinh này xong, Tỳ-kheo Phú-lân-ni nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827568">Kinh 967. Câu-ca-na<註 n="1573"/>564 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả A-nan-đà sáng sớm đến bờ sông Tháp-bổ<註 n="1574"/>565, cởi y để bên bờ, xuống nước rửa tay chân, rồi trở lên bờ mặc một y, lau chùi thân thể. Lúc ấy cũng có xuất gia ngoại đạo tên Câu-ca-na<註 n="1575"/>566 đến bên sông. Tôn giả A-nan-đà nghe tiếng đi, liền ho đánh tiếng, Câu-ca-na xuất gia ngoại đạo nghe có tiếng người, nên hỏi: “Ai đấy!” Tôn giả A-nan-đà đáp: “Sa-môn.” Câu-ca-na xuất gia ngoại đạo nói: “Sa-môn nào?” Tôn giả A-nan-đà đáp: “Sa-môn họ Thích.” Câu-ca-na xuất gia ngoại đạo nói: “Tôi có điều muốn hỏi, Tôn giả có rảnh giờ để giải đáp cho không?” Tôn giả A-nan-đà đáp: “Tùy ý cứ hỏi, nếu biết thì tôi sẽ đáp.” Câu-ca-na hỏi: “Thế nào, A-nan-đà, Như Lai sau khi chết có còn chăng?” A-nan-đà đáp: “Thế Tôn đã nói, điều này không xác định.” Lại hỏi: “Như Lai sau khi chết không còn chăng? Sau khi chết vừa có vừa không chăng? Chẳng phải có, chẳng phải không chăng?” A-nan-đà đáp: “Thế Tôn đã nói, điều này không xác định.” Ngoại đạo Câu-ca-na nói: “Thế nào, thưa Tôn giả A-nan-đà? Khi hỏi: ‘Như Lai sau khi chết còn’ thì đáp: ‘Không xác định”. Khi hỏi: ‘Sau khi chết không còn, sau khi chết vừa còn vừa không còn, sau khi chết chẳng phải còn, chẳng phải không còn’, thì đáp: ‘Không xác định’. Thế nào, A-nan-đà! Có phải vì không biết không thấy chăng?” A-nan-đà đáp: “Chẳng phải không biết, chẳng phải không thấy, mà là biết tất cả, thấy tất cả.” Lại hỏi Tôn giả A-nan-đà: “Biết gì? Thấy gì?” A-nan-đà đáp: “Thấy chỗ có thể thấy, thấy chỗ sanh khởi, thấy chỗ đoạn tận triền phược, đó là biết, đó là thấy. Ta biết như vậy, thấy như vậy, sao nói là không biết, không thấy?” Câu-ca-na ngoại đạo lại hỏi: “Tôn giả tên gì?” Tôn giả A-nan-đà đáp: “Tôi tên là A-nan-đà.” Câu ca-na ngoại đạo nói: “Lạ thay! Đệ tử của Đại Sư mà ta được cùng luận nghị. Nếu ta biết Tôn giả này là Tôn giả A-nan-đà thì không dám mở lời hỏi.” Nói những lời này xong liền bỏ đi.  <詞 id="34827569">Kinh 968. Cấp cô độc<註 n="1576"/>567 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có gia chủ Cấp Cô Độc, ngày nào cũng đến viếng thăm Thế Tôn đảnh lễ và cúng dường. Gia chủ tự nghó: ‘Ta đến quá sớm. Thế Tôn và các Tỳ-kheo còn đang tọa thiền, tư duy. Thôi ta nên đi qua trú xứ của các ngoại đạo.’ Gia chủ đi vào tinh xá ngoại đạo, cùng họ chào đón, thăm hỏi khích lệ, rồi ngồi lui qua một bên. Lúc ấy ngoại đạo kia hỏi: “Gia chủ, ông thấy Sa-môn Cù-đàm thấy thế nào, thấy những gì?” Gia chủ đáp: “Tôi cũng không biết Thế Tôn thấy thế nào và Thế Tôn thấy những gì?” Các ngoại đạo nói: “Ông hãy nói cái thấy của chúng Tăng. Chúng Tăng thấy như thế nào, chúng Tăng thấy những gì<註 n="1577"/>568?” Gia chủ đáp: “Tôi cũng chẳng biết thế nào là cái thấy của chúng Tăng, chúng Tăng thấy những gì?” Ngoại đạo lại hỏi gia chủ: “Nay hãy nói cái thấy của chính ông? Cái thấy của chính ông là gì?” Gia chủ đáp: “Các ông mỗi người hãy tự nói chỗ thấy của mình, rồi tôi sẽ nói chỗ thấy của tôi cũng không khó.” Khi đó có một ngoại đạo nói như vầy: “Gia chủ, tôi thấy tất cả thế gian là thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.” Lại có người nói: “Gia chủ, tôi thấy tất cả thế gian là vô thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.” Lại có người nói: “Gia chủ, thế gian vừa thường vừa vô thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.” Lại có người nói: “Thế gian phi thường phi vô thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.” Lại có người nói: “Thế gian hữu biên, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.” Lại có người nói: “Thế gian vô biên, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.” Lại có người nói: “Thế gian vừa hữu biên vừa vô biên.” Lại có người nói: “Thế gian chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên.” Lại có người nói: “Mạng tức là thân.” Lại có người nói: “Mạng khác thân khác.” Lại có người nói: “Như Lai sau khi chết là còn.” Lại có người nói: “Như Lai sau khi chết là không còn.” Lại có người nói: “Như Lai sau khi chết vừa có vừa không.” Lại có người nói: “Như Lai sau khi chết chẳng phải có chẳng phải không, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.” Các ngoại đạo bảo gia chủ: “Chúng tôi mỗi người đều trình bày sở kiến của mình, vậy ông nên nói sở kiến của ông.” Gia chủ đáp: “Sở kiến của tôi là, chân thật hữu vi, tư lương duyên khởi<註 n="1578"/>569.Nếu chân thật là pháp hữu vi do tư lương, duyên khởi thì chúng là vô thường; mà vô thường là khổ. Biết như vậy rồi, đối với tất cả sở kiến đều vô sở đắc. Như sở kiến của các ông cho thế gian là thường, đó là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Sở kiến này là chân thật hữu vi do tư lương duyên khởi. Nếu là chân thật hữu vi do tư lương duyên khởi thì vô thường, mà vô thường là khổ. Cho nên các ông thân cận với cái khổ, chỉ chịu khổ, sống mãi trong khổ, chìm sâu vào trong khổ. “Cũng vậy, các ông cho rằng: ‘Thế gian là vô thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.’ Chúng có lỗi như vậy. Hay: ‘Thế gian thường vô thường, phi thường, phi vô thường, thế gian hữu biên, thế gian vô biên, thế gian hữu biên vô biên, thế gian phi hữu biên phi vô biên; mạng tức là thân, mạng khác thân khác; Như Lai sau khi chết có, Như Lai sau khi chết không, Như Lai sau khi chết vừa có vừa không, Như Lai sau khi chết chẳng phải có chẳng phải không, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.’ Đều nói như trên.” Có một ngoại đạo nói với gia chủ Cấp Cô Độc: “Như những gì ông đã nói: ‘Nếu có sở kiến gì, thì đó là chân thật hữu vi do tư lương duyên khởi, đó là pháp vô thường.’ Nếu vô thường là khổ, thì sở kiến của gia chủ cũng thân cận khổ, chịu khổ, sống khổ, vào sâu trong khổ.” Gia chủ đáp: “Trước kia tôi chẳng đã nói: ‘Sở kiến thật sự là pháp hữu vi, do tư lương duyên khởi, thảy đều vô thường, mà vô thường là khổ. Khi đã biết khổ rồi, ta đối với sở kiến ấy vô sở đắc’ đó sao?” Các ngoại đạo nói: “Đúng như thế! Thưa gia chủ!” Bấy giờ gia chủ Cấp Cô Độc ở nơi tinh xá ngoại đạo khuất phục dị luận, kiến lập chánh luận, ở trong chúng ngoại đạo rống lên tiếng rống sư tử rồi, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, đem cuộc đàm luận với ngoại đạo thuật lại hết lên Thế Tôn. Phật bảo gia chủ Cấp Cô Độc: “Lành thay! Lành thay! Hãy nên tùy lúc hàng phục các ngoại đạo ngu si, kiến lập chánh luận.” Phật nói kinh này xong, gia chủ Cấp Cô Độc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ đảnh lễ mà lui.  <詞 id="34827570">Kinh 969. Trường trảo<註 n="1579"/>570 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ có tu só ngoại đạo là Trường Trảo<註 n="1580"/>571 đến chỗ Phật, cùng Thế Tôn chào hỏi an úy xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, tôi không chấp nhận mọi sở kiến<註 n="1581"/>572.” Phật bảo: “Này Hỏa chủng<註 n="1582"/>573, ông nói không chấp nhận mọi sở kiến, vậy sở kiến này cũng chẳng chấp nhận luôn chăng?” Trường Trảo ngoại đạo nói: “Đã nói không chấp nhận mọi sở kiến thì cái sở kiến này cũng không chấp nhận.” Phật bảo Hỏa chủng: “Biết như vậy, thấy như vậy thì sở kiến này đã đoạn, đã xả, đã lìa, các sở kiến khác không còn tương tục, không khởi, không sanh. Này Hỏa chủng, nhiều người có cùng sở kiến như ông. Nhiều người cũng thấy như vậy, nói như vậy, ông cùng với họ giống nhau. Này Hỏa chủng, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào xả bỏ các kiến chấp kia, các kiến chấp khác không khởi, thì hàng Sa-môn, Bà-la-môn này rất ít có ở thế gian. “Này Hỏa chủng, y cứ vào ba loại kiến. Những gì là ba? Có người thấy như vầy, nói như vầy: ‘Tôi chấp nhận tất cả.’ Lại có người thấy như vầy, nói như vầy: ‘Tôi không chấp nhận tất cả.’ Lại có người thấy như vầy, nói như vầy: ‘Tôi chấp nhận một phần, không chấp nhận một phần.’ “Này Hỏa chủng, nếu chủ trương chấp nhận tất cả, kiến chấp này cùng sanh với tham, chẳng phải không tham; cùng sanh với nhuế, chẳng phải không nhuế; cùng sanh với si, chẳng phải không si; ràng buộc, chẳng lìa ràng buộc; phiền não, chẳng thanh tịnh; ái lạc, chấp thủ, nhiễm trước sanh. Hay nếu có kiến chấp như vầy: ‘Ta không chấp nhận tất cả’, kiến chấp này chẳng cùng sanh với tham, chẳng cùng sanh với nhuế, chẳng cùng sanh với si; thanh tịnh, không phiền não; lìa ràng buộc, chẳng ràng buộc; không ái lạc, không chấp thủ, không nhiễm trước sanh. Này Hỏa chủng, hay nếu có kiến chấp như vầy: ‘Ta chấp nhận một phần, không chấp nhận một phần’; vậy nếu chấp nhận thì câu hữu với tham,… cho đến sanh nhiễm trước; còn nếu không chấp nhận thì ly tham… cho đến không sanh nhiễm trước. Đa văn Thánh đệ tử kia nên học: ‘Nếu ta thấy như vầy, nói như vầy: ‘Ta chấp nhận tất cả’, sẽ bị hai hạng người chê trách và cật vấn. Những gì là hai? Người không chấp nhận tất cả và người một phần chấp nhận, một phần không chấp nhận. Họ sẽ bị hai hạng người này chê trách. Vì bị chê trách nên bị cật vấn. Vì bị cật vấn nên bị hại. Kiến chấp kia vì bị chê trách, bị cất vấn, bị phá hại nên họ xả bỏ kiến chấp đó, còn những kiến chấp khác thì không còn sanh trở lại. Cũng vậy đoạn kiến, xả kiến, ly kiến, các kiến khác, không còn tương tục, không khởi, không sanh. “Đa văn Thánh đệ tử kia nên học như vầy: ‘Nếu ta thấy như vầy, nói như vầy: ‘Tất cả không chấp nhận’, sẽ bị hai hạng người chê trách và hai hạng người cật vấn. Những gì là hai? Người chấp nhận tất cả và người một phần chấp nhận, một phần không chấp nhận. Hai hạng người chê trách và cật vấn như vậy, ‘… cho đến không tương tục, không khởi, không sanh.’ “Đa văn Thánh đệ tử kia nên học như vầy: ‘Nếu ta thấy như vầy, nói như vầy: ‘Ta một phần chấp nhận, một phần không chấp nhận’, sẽ bị hai hạng người chê trách, hai hạng người cật vấn. Những gì là hai? Là người thấy như vầy, nói như vầy: ‘Ta chấp nhận tất cả và không chấp nhận tất cả’. Hai trường hợp bị trách như vậy, ‘… cho đến không tương tục, không khởi, không sanh.’ “Lại nữa, Hỏa chủng, thân có sắc gồm bốn đại thô kệch như vậy, Thánh đệ tử nên quán vô thường, quán sanh diệt, quán ly dục, quán diệt tận, quán xả. Nếu Thánh đệ tử sống mà luôn quán vô thường, quán sanh diệt, quán ly dục, quán diệt tận, quán xả, thì sống đối thân kia sự tham dục thuộc về thân, sự nhớ tưởng về thân, cảm thọ về thân, sự nhiễm về thân, sự đắm trước về thân vónh viễn diệt trừ không còn. “Này Hỏa chủng, có ba thứ cảm thọ. Đó là khổ thọ, lạc thọ và bất khổ bất lạc thọ. Ba thứ cảm thọ này cần có nhân gì, tập gì, sanh gì, chuyển gì? Ba cảm thọ này cần có xúc là nhân, do xúc tập, xúc sanh, xúc chuyển. Mỗi mỗi xúc tập khởi, thọ tập khởi; mỗi mỗi xúc diệt tận, thọ diệt tận; vắng lặng, trong mát, vónh viễn hết sạch. Người kia đối với ba thọ này, biết rõ khổ, biết rõ lạc, biết rõ không khổ không lạc; biết như thật mỗi mỗi thọ hoặc tập khởi, hoặc diệt tận, hoặc vị ngọt, hoặc tai hại, hoặc xuất ly. Khi đã biết như thật rồi, đối những thọ ấy liền quán sát vô thường, quán sanh diệt, quán ly dục, quán diệt tận, quán xả bỏ. Người ấy ngay nơi toàn thân mình biết như thật các cảm thọ, nơi toàn phần sanh mạng mình biết như thật các cảm thọ. Nếu người ấy sau khi thân hoại, mạng chung, ngay lúc ấy các thọ hoàn toàn chấm dứt, không còn gì nữa. Bấy giờ, người ấy nghó rằng: ‘Lúc biết rõ cảm thọ lạc thì thân mình cũng hoại, lúc biết rõ cảm thọ khổ, thì thân mình cũng hoại, ngay lúc biết rõ cảm thọ chẳng lạc chẳng khổ, thì thân mình cũng hoại, thảy đều thoát khổ. Đối với cái cảm thọ lạc kia lìa ràng buộc, chẳng ràng buộc; đối với cái cảm thọ khổ kia lìa ràng buộc, chẳng ràng buộc; đối với cái cảm thọ chẳng lạc chẳng khổ kia, lìa ràng buộc, chẳng bị ràng buộc. Lìa ràng buộc gì? Lìa tham dục, sân nhuế, ngu si; lìa sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não’. Ta nói những điều này gọi là lìa khổ.” Vào lúc bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất vừa mới thọ giới cụ túc nửa tháng, Tôn giả đang cầm quạt đứng sau hầu Phật. Lúc ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất tự nghó: ‘Thế Tôn đã khen ngợi nói ở nơi pháp này, pháp kia mà đoạn dục, ly dục, diệt tận dục, xả dục.’ Tôn giả Xá-lợi-phất đối với từng pháp này quán sát vô thường, quán sanh diệt, quán ly dục, quán diệt tận, quán xả bỏ, không khởi các lậu, tâm được giải thoát. Bấy giờ, xuất gia ngoại đạo Trường Trảo xa lìa trần cấu, đắc pháp nhãn tịnh. Ông thấy pháp, đắc pháp, giác ngộ pháp, thâm nhập pháp, thoát khỏi các nghi hoặc, không do người khác độ, vào trong Chánh pháp luật, được vô sở úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật và chắp tay bạch Phật: “Con xin được xuất gia thọ giới cụ túc ở trong Chánh pháp luật, ở trong Phật pháp tu các phạm hạnh.” Phật bảo xuất gia ngoại đạo Trường Trảo: “Ông được xuất gia thọ cụ túc trở thành Tỳ-kheo, ở trong Chánh pháp luật.” Được xuất gia trở thành thiện lai Tỳ-kheo. Ông suy nghó lý do người thiện nam cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, sống không nhà… cho đến tâm thiện giải thoát đắc A-la-hán. Phật nói kinh này xong, Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Trường Trảo nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="34827571">tạp a-hàm quyển 35 <詞 id="34827572">Kinh 970. Xá-la-bộ<註 n="1583"/>574 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ có xuất gia ngoại đạo tên là Xá-la-bộ<註 n="1584"/>575 ở bên bờ ao Tu-ma-kiệt-đà<註 n="1585"/>576; giữa đồ chúng của mình, tự tuyên bố như vầy: “Pháp của Sa-môn họ Thích, ta biết hết. Trước đây ta đã biết Pháp luật kia nhưng buông bỏ hết.” Bấy giờ có nhiều Tỳ-kheo sáng sớm đắp y ôm bát vào thành Vương xá khất thực, nghe ngoại đạo tên Xá-la-bộ ở bên bờ ao Tu-ma-kiệt-đà, giữa đồ chúng mình tuyên bố như vầy: “Pháp của Sa-môn họ Thích, ta biết hết. Trước đây ta đã biết Pháp luật kia nhưng buông bỏ hết.” Sau khi nghe những lời này, khất thực rồi họ trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân xong đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sáng nay chúng con đắp y, mang bát vào thành Vương xá khất thực, nghe xuất gia ngoại đạo tên là Xá-la-bộ ở bên bờ ao Tu-ma-kiệt-đà, giữa đồ chúng của mình tuyên bố như vầy: ‘Pháp của Sa-môn họ Thích, ta biết hết. Trước đây ta đã biết Pháp luật kia nhưng buông bỏ hết’. Lành thay! Xin Thế Tôn vì thương xót Xá-la-bộ, mà đích thân đến bên bờ ao Tu-ma-kiệt-đà.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Vào buổi chiều sau khi từ thiền tịnh dậy, Ngài đến chỗ Xá-la-bộ bên bờ ao Tu-ma-kiệt-đà. Xuất gia ngoại đạo Xá-la-bộ từ xa trông thấy Thế Tôn đến, lo sửa soạn chỗ ngồi, thỉnh Phật ngồi. Sau khi Thế Tôn an tọa, Ngài nói với Xá-la-bộ: “Ông có thật nói như vầy: ‘Pháp của Sa-môn họ Thích, ta biết hết. Sau khi đã biết hết rồi, ta buông bỏ hết không’?” Lúc ấy, Xá-la-bộ im lặng không đáp. Phật bảo Xá-la-bộ: “Ông nay nên nói. Vì sao im lặng? Nếu sự hiểu biết của ông đầy đủ thì Ta sẽ tùy hỷ. Nếu sự hiểu biết của ông chưa đầy đủ, thì Ta sẽ giúp cho ông đầy đủ.” Xá-la-bộ vẫn im lặng. Nói như vậy hai, ba lần, nhưng cả ba lần cũng vẫn giữ im lặng. Lúc ấy, Xá-la-bộ có một đệ tử phạm hạnh bạch Xá-la-bộ rằng: “Thưa thầy, lý ra thầy nên đi đến Sa-môn Cù-đàm trình bày tri kiến của mình. Hôm nay Sa-môn Cù-đàm đã tự đến đây, vì sao thầy không nói? Sa-môn Cù-đàm lại nói với thầy: ‘Nếu đầy đủ thì Ngài sẽ tùy hỷ. Nếu không đầy đủ Ngài sẽ giúp cho đầy đủ’. Vì sao thầy im lặng mà không nói?” Khi người đệ tử phạm hạnh khuyên, ông vẫn làm thinh. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá-la-bộ: “Nếu có người nói: ‘Sa-môn Cù-đàm không phải là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác’. Ta sẽ khéo can gián, khéo cật vấn. Khi được khéo can gián, khéo cật vấn, người kia sẽ nói lảng qua những việc khác; hoặc phẫn nộ, kiêu mạn, ôm hận, phẫn hận, chống đối, không chấp nhận, không có cách gì tỏ bày; hoặc im lặng xấu hổ cúi đầu, âm thầm tự nghó, tự xét; như Xá-la-bộ hôm nay. Hoặc lại có người nói như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm không có<註 n="1586"/>577 Chánh pháp luật’. Ta sẽ khéo can gián, khéo cật vấn. Người kia cũng ngồi im như ông hôm nay. “Hay lại có người nói: ‘Đệ tử<註 n="1587"/>578 nào của Sa-môn Cù-đàm không phải là bậc thiện hướng<註 n="1588"/>579.’ Ta sẽ khéo can gián, khéo cật vấn. Người kia cũng ngồi im như ông hôm nay.” Bấy giờ, Thế Tôn ở bên bờ ao Tu-ma-kiệt-đà rống lên tiếng rống sư tử, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi. Lúc ấy, đệ tử phạm hạnh của Xá-la-bộ nói với Xá-la-bộ: “Giống như trâu bị cắt đi hai cái sừng, nhốt vào trong chuồng trâu trống, nó quỳ xuống đất rống to. Thầy cũng như vậy, ở trong chúng không có đệ tử của Sa-môn Cù-đàm thì làm sư tử rống. “Giống như người con gái muốn nói giọng đàn ông, nhưng khi phát ra tiếng, thì liền là tiếng đàn bà. Thầy cũng như vậy, ở trong chúng không có đệ tử của Sa-môn Cù-đàm thì làm sư tử rống. “Giống như con dã can muốn kêu tiếng chồn, như khi phát ra tiếng thì vẫn là tiếng dã can. Thầy cũng như vậy, lúc không có Sa-môn Cù-đàm thì thầy ở giữa chúng đệ tử của mình muốn làm sư tử rống.” Sau khi đệ tử phạm hạnh của Xá-la-bộ ở trước Xá-la-bộ nói ra những lời trách cứ, hủy báng rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi.  <詞 id="34827573">Kinh 971. Thượng tọa<註 n="1589"/>580 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ, bên bờ ao Tu-ma-kiệt-đà trong thành Vương xá, có xuất gia ngoại đạo tên là Thượng Tọa<註 n="1590"/>581 đang ở cạnh hồ này, ông ở trong chúng của mình tự nói như vầy: “Tôi nói một bài kệ, nếu ai có thể đáp được, tôi sẽ theo vị ấy tu hành phạm hạnh.” Sáng sớm hôm ấy, có nhiều Tỳ-kheo đắp y, ôm bát vào thành Vương xá khất thực, nghe có xuất gia ngoại đạo tên là Thượng Tọa ở cạnh bờ ao Tu-ma-kiệt-đà, vị này ở trong chúng của mình tự nói như vầy: “Tôi nói một bài kệ, nếu ai có thể đáp được, tôi sẽ theo vị ấy tu hành phạm hạnh.” Các Tỳ-kheo khất thực xong, trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân xong đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sáng sớm các Tỳ-kheo chúng con vào thành khất thực, nghe xuất gia ngoại đạo tên là Thượng Tọa ở cạnh bờ ao Tu-ma-kiệt-đà, giữa đồ chúng của mình tự nói như vầy: ‘Tôi nói một bài kệ, nếu ai đáp được, tôi sẽ theo vị ấy tu hành phạm hạnh.’ Xin Thế Tôn vì thương xót nên đích thân đến ông ấy.” Thế Tôn im lặng nhận lời. Buổi chiều hôm đó sau khi từ thiền tịnh dậy, Ngài đến cạnh bờ ao Tu-ma-kiệt-đà. Khi xuất gia ngoại đạo Thượng Tọa từ xa trông thấy Thế Tôn, liền trải chỗ ngồi, thỉnh Phật an tọa, Thế Tôn ngồi xong, bảo xuất gia ngoại đạo Thượng Tọa rằng: “Có thật ông đã nói những lời như vầy: ‘Tôi nói một bài kệ, nếu ai đáp được, thì tôi sẽ theo vị ấy tu hành phạm hạnh’ chăng? Bây giờ ông hãy nói kệ, Ta có thể đáp lại.” Lúc ấy, ngoại đạo kia chất giường dây<註 n="1591"/>582 lên thành chỗ ngồi cao, tự mình lên đó ngồi và nói kệ: Tỳ-kheo sống đúng pháp, Không khủng bố chúng sanh, Ý lặng, hành xả ly, Trì giới thuận đình chỉ. Bấy giờ, Thế Tôn biết rõ tâm ngoại đạo Thượng Tọa này, Ngài liền nói kệ: Nếu ông tự hành theo Những gì kệ ông nói; Đối với ông, Ta sẽ Xem như người Hiền thiện. Xét những gì ông nói, Nói, làm không tương ưng. Người giữ gìn tịnh giới: Tónh lặng, tự điều phục; Chớ khủng bố chúng sanh; Ý tónh lặng, xa lìa. Thuận điều phục, tónh lặng; Tâm, miệng, thân lìa ác. Khéo nhiếp nơi trụ xứ, Không để cho phóng dật: Đây gọi là tùy thuận, Điều phục và tónh lặng. Khi ấy, xuất gia ngoại đạo Thượng Tọa tự nghó: “Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.” Liền từ trên chỗ ngồi bước xuống, chắp tay bạch Phật: “Nay con có thể xuất gia thọ cụ túc, trở thành pháp Tỳ-kheo, ở nơi Chánh pháp luật không?” Phật bảo xuất gia ngoại đạo Thượng Tọa: “Nay ông có thể xuất gia thọ cụ túc, trở thành Tỳ-kheo, ở nơi Chánh pháp luật.” Sau khi xuất gia ngoại đạo Thượng Tọa đã xuất gia và trở thành Tỳ-kheo rồi, tự suy nghó về lý do khiến cho người thiện nam cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, sống không nhà,… cho đến tâm thiện giải thoát, đắc A-la-hán.  <詞 id="34827574">Kinh 972. Tam đế<註 n="1592"/>583 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ có nhiều tu só Ba-la-môn ở cạnh ao Tu-ma-kiệt-đà, tập hợp lại một chỗ bàn luận như vầy: “Chân đế của Bà-la-môn như vậy<註 n="1593"/>584.Chân đế của Ba-la-môn như vậy.” Bấy giờ Thế Tôn biết tâm niệm của các xuất gia Bà-la-môn kia, Ngài đi đến bờ ao Tu-ma-kiệt-đà. Lúc ấy, các xuất gia Bà-la-môn từ xa trông thấy Đức Phật đang đến, liền vì Phật sửa soạn chỗ ngồi, thỉnh Phật an tọa. Phật ngồi vào chỗ ngồi xong, bảo các xuất gia Bà-la-môn: “Các ông tụ tập ở bờ ao Tu-ma-kiệt-đà này, để bàn luận những gì?” Xuất gia Bà-la-môn bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, các tu só Bà-la-môn chúng tôi tập hợp nơi đây bàn luận như vầy: ‘Chân đế của Bà-la-môn như vậy. Chân đế của Bà-la-môn như vậy’.” Phật bảo các xuất gia Bà-la-môn: “Có ba chân đế của Bà-la-môn<註 n="1594"/>585 mà Ta đã tự mình giác ngộ, thành Đẳng Chánh Giác, lại vì người diễn nói. Xuất gia Bà-la-môn các ông nói như vầy: ‘Không hại tất cả chúng sanh.’ Đó là chân đế của Bà-la-môn, chẳng phải hư dối. Họ nói với nhau rằng: ‘Ta hơn, rằng ta bằng, rằng ta kém<註 n="1595"/>586.’ Nếu đối với chân đế kia không bị trói buộc, đắm trước và đối với tất cả thế gian biểu hiện lòng từ, đó gọi là chân đế thứ nhất của Bà-la-môn, mà Ta đã tự giác ngộ, thành Đẳng Chánh Giác và vì người diễn nói. “Lại nữa, Bà-la-môn nói như vầy: ‘Những gì là pháp tập khởi<註 n="1596"/>587 đều là diệt pháp.’ Đó là chân đế, chẳng phải là hư vọng… cho đến đối với chân đế này chẳng chấp trước và đối với tất cả thế gian quán sát sanh diệt. Đó gọi là chân đế thứ hai của Bà-la-môn. “Lại nữa, Bà-la-môn nói vầy: ‘Không có ta bất cứ ở đâu, bất cứ sự gì, hoàn toàn không có gì. Không có ta bất cứ ở đâu, bất cứ sự gì, hoàn toàn không có gì<註 n="1597"/>588.’ Đó là chân đế, chẳng phải hư vọng, như trước đã nói,… cho đến đối với chân đế kia không bị trói đắm và đối với tất cả thế gian vô ngã như nhau. Đó gọi là chân đế thứ ba của Bà-la-môn, Ta đã tự giác ngộ, thành Đẳng Chánh Giác và vì người diễn nói.” Bấy giờ các xuất gia Bà-la-môn đều ngồi yên im lặng. Thế Tôn nghó rằng: “Hôm nay Ta soi sáng sự ngu si của họ, tiêu diệt điều ác của họ, nhưng hiện tại trong chúng này không có một người có khả năng tự suy xét, muốn tạo nhân duyên để ở trong pháp của Sa-môn Cù-đàm tu hành phạm hạnh!” Ngài đã biết như vậy rồi, nên từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827575">Kinh 973. Chiên-đà<註 n="1598"/>589 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở đó. Lúc ấy có xuất gia ngoại đạo tên là Chiên-đà<註 n="1599"/>590 đến chỗ Tôn giả A-nan, cùng thăm hỏi khích lệ nhau xong, ngồi lui qua một bên, hỏi Tôn giả A-nan: “Vì lý do gì Tôn giả xuất gia tu phạm hạnh ở nơi Sa-môn Cù-đàm?” Tôn giả A-nan đáp: “Vì muốn đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si, nên tôi xuất gia tu phạm hạnh ở nơi Sa-môn Cù-đàm.” Chiên-đà lại hỏi: “Vị ấy có thể nói về sự đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Tôi cũng có thể nói về sự đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si.” Chiên-đà lại hỏi: “Ngài thấy tham dục, sân nhuế, ngu si có những sai lầm, tai hại gì mà nói đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si?” A-nan đáp: “Vì nhiễm trước tham dục, làm che mờ tâm nên hoặc tự hại mình, hoặc hại người, hoặc hại cả hai, hiện tại mắc tội, đời sau mắc tội, hiện tại, đời sau cả hai đều mắc tội; tâm lúc nào cũng cảm thấy buồn khổ. Nếu bị sân nhuế che mờ, ngu si che mờ thì tự hại mình, hại người, mình người đều hại… cho đến lúc nào cũng có cảm giác buồn khổ. “Lại nữa tham dục là sự mù quáng, là không có mắt, là không có trí, làm tuệ lực sút kém, làm chướng ngại, không phải là minh, chẳng phải Đẳng giác, chẳng chuyển đến Niết-bàn. Đối với sân nhuế, ngu si cũng lại như vậy. Tôi thấy tham dục, sân nhuế, ngu si có những sai lầm tai hại như vậy nên nói phải đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si.” Chiên-đà lại hỏi: “Ngài thấy đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si có phước lợi gì mà nói đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si?” A-nan đáp: “Đoạn tham dục rồi thì không tự hại, cũng không hại người, cũng không hại cả hai. Và lại hiện tại không mắc tội, đời sau không mắc tội; hiện tại, đời sau đều không mắc tội; tâm pháp lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ, sung sướng. Đối với sân nhuế, ngu si cũng như vậy. Trong hiện tại thường xa lìa nhiệt não, không chờ thời tiết mà chứng đắc các hiện pháp khác, duyên tự thân mà giác tri<註 n="1600"/>591.Và vì những công đức lợi ích như vậy, nên nói cần đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si.” Chiên-đà lại hỏi Tôn giả A-nan: “Có đạo, có đạo tích nào, mà tu tập, tu tập nhiều thì có thể đoạn được tham dục, sân nhuế, ngu si không?” A-nan đáp: “Có, đó là tám Thánh đạo: Chánh kiến… cho đến chánh định.” Ngoại đạo Chiên-đà thưa Tôn giả A-nan: “Đây là đạo hiền thiện vậy thay! Là tích hiền thiện vậy thay! Nếu tu tập, tu tập nhiều thì sẽ có khả năng đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si.” Ngoại đạo Chiên-đà nghe Tôn giả A-nan nói xong, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827576">Kinh 974. Bổ-lũ-đê-ca (1)<註 n="1601"/>592 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Khi ấy, Thế Tôn vì Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết nhiều pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho an vui xong, Đức Phật im lặng. Tôn giả Xá-lợi-phất sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu đảnh lễ dưới chân rồi đi. Lúc ấy, có xuất gia ngoại đạo tên Bổ-lũ-đê-ca<註 n="1602"/>593 trên đường đi lại, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất: “Ngài từ đâu lại?” Xá-lợi-phất đáp: “Này Hỏa chủng, tôi từ chỗ Thế Tôn, nghe Đại Sư nói pháp, dạy dỗ, rồi tới đây.” Bổ-lũ-để-ca hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất: “Đến nay vẫn còn chưa dứt sữa<註 n="1603"/>594, vẫn theo Đại Sư nghe thuyết pháp, thọ lãnh pháp chăng?” Xá-lợi-phất đáp: “Này Hỏa chủng, tôi không dứt sữa, vẫn ở nơi Đại Sư nghe thuyết pháp, thọ lãnh pháp.” Bổ-lũ-đề-ca nói với Tôn giả Xá-lợi-phất: “Tôi đã dứt sữa từ lâu, xả bỏ những gì Thầy đã truyền dạy.” Xá-lợi-phất nói: “Pháp của ông là pháp luật được diễn thuyết một cách tệ hại, được giác ngộ một cách tệ hại; chẳng phải là pháp xuất ly, chẳng phải là đạo chánh giác, là pháp hư hoại, chẳng phải pháp đáng để khen ngợi, chẳng phải pháp đáng để y chỉ. “Lại nữa, vị Thầy kia không phải là bậc Đẳng chánh giác, cho nên ông nhanh chóng dứt bỏ sữa, lìa bỏ giáo pháp của Thầy. Ví như con bò sữa, cộc cằn hung dữ, dịch sữa lại ít. Nghé con bú sữa xong vội vã bỏ đi. Cũng vậy, pháp luật như vậy được diễn thuyết một cách tệ hại, được giác ngộ môït cách tệ hại; chẳng phải là pháp xuất ly, chẳng phải là đạo Chánh giác, là pháp hư hoại, chẳng phải pháp đáng để khen ngợi, chẳng phải pháp đáng để y chỉ. “Lại nữa, vị Thầy ấy không phải là bậc Đẳng chánh giác, cho nên ông nhanh chóng lìa bỏ giáo pháp mà Thầy ông đã dạy. Pháp mà tôi có là Chánh pháp luật, là thiện giác, là xuất ly, là đạo chánh giác, chẳng hoại, đáng để khen ngợi, đáng để y chỉ. “Lại nữa, Đại Sư của tôi là Bậc Đẳng Chánh Giác, cho nên từ lâu được uống dòng sữa của Ngài, được nghe Đại Sư dạy dỗ chánh pháp, ví như con bò sữa không cộc cằn hung dữ, lại có nhiều dịch sữa. Nghé con của nó uống sữa lâu mà không chán. Pháp của tôi cũng vậy, là Chánh pháp luật… cho đến từ lâu đã được nghe và lãnh thọ giáo pháp.” Khi ấy, Bổ-lũ-đê-ca nói với Xá-lợi-phất: “Tôn giả chóng được thiện lợi nơi Chánh pháp luật… cho đến từ lâu đã được nghe và lãnh thọ giáo pháp.” Xuất gia ngoại đạo Bổ-lũ-để-ca nghe những gì Xá-lợi-phất nói xong, hoan hỷ, tùy hỷ, lên đường mà đi.  <詞 id="34827577">Kinh 975. Bổ-lũ-đê-ca (2)<註 n="1604"/>595 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ xuất gia ngoại đạo Bổ-lũ-đê-ca đi đến chỗ Phật, sau khi cùng Thế Tôn chào hỏi an úy xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, hôm trước có nhiều xuất gia ngoại đạo Sa-môn, Bà-la-môn tập hợp ở giảng đường Vị tằng hữu<註 n="1605"/>596 bàn luận như vầy: ‘Trí tuệ của Sa-môn Cù-đàm như cái nhà trống, không thể ở giữa chỗ đông người kiến lập luận nghị: Điều này nên, điều này không nên; điều này hợp, điều này không hợp. Như con trâu mù đi cạnh bờ ruộng không vào trong ruộng. Sa-môn Cù-đàm cũng lại như vậy, không có điều gì nên, không nên; không có điều gì hợp, không hợp.’” Phậy bảo Bổ-lũ-đê-ca: “Sự bàn luận của các ngoại đạo này nói ‘nên hay không nên, hợp hay không hợp’, đối với Chánh pháp luật như trò đùa của trẻ con. Ví như người tám, chín mươi tuổi; tóc bạc, răng rụng, làm trò đùa như trẻ con, dùng đất bùn nặn ra các thứ hình voi, ngựa. Mọi người đều nói: ‘Đây là bé con già tuổi’. Cũng vậy, này Hỏa chủng, các thứ luận thuyết cho rằng: ‘Nên không nên, hợp không hợp’ đối với Chánh pháp luật như trò đùa của trẻ con. Nhưng ở trong đó không có gì cho Tỳ-kheo cần nỗ lực cả.” Bổ-lũ-để-ca bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, ở nơi nào có điều mà Tỳ-kheo cần nỗ lực?” Phật bảo ngoại đạo: “Cái gì không thanh tịnh khiến cho thanh tịnh; đó là chỗ Tỳ-kheo cần nỗ lực. Không điều phục khiến họ điều phục; đó là chỗ Tỳ-kheo cần nỗ lực. Không định khiến cho họ được chánh định; đó là chỗ Tỳ-kheo cần nỗ lực. Không giải thoát khiến họ được giải thoát; đó là chỗ Tỳ-kheo cần nỗ lực. Không đoạn khiến cho đoạn, không biến tri khiến cho biến tri, không tu khiến cho tu, không đắc khiến cho đắc; đó là chỗ Tỳ-kheo cần nỗ lực. “Thế nào là không thanh tịnh khiến thanh tịnh? Giới không thanh tịnh khiến cho giới thanh tịnh. Thế nào là không điều phục khiến họ điều phục? Các căn mắt, các căn tai, mũi, lưỡi, thân, ý không điều phục khiến điều phục đầy đủ; đó gọi là không điều phục khiến họ điều phục. Thế nào là không định khiến họ được chánh định? Tâm không chánh định khiến cho được chánh định. Thế nào là không giải thoát khiến được giải thoát? Tâm không giải thoát tham dục, sân nhuế, ngu si khiến được giải thoát. Thế nào là không đoạn khiến đoạn? Vô minh, hữu ái không đoạn khiến đoạn. Thế nào là không biến tri khiến biến tri? Đối với danh sắc không biến tri khiến biến tri. Thế nào là không tu khiến cho tu? Đối với chỉ quán không tu khiến tu. Thế nào là không đắc khiến đắc? Đối Niết-bàn không đắc khiến đắc. Đây gọi là chỗ Tỳ-kheo cần nỗ lực.” Bổ-lũ-để-ca bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, ý nghóa ấy là chỗ Tỳ-kheo cần nỗ lực. Sự kiên cố này là chỗ Tỳ-kheo cần nỗ lực. Đó chính là tận trừ các hữu lậu.” Sau khi nghe những gì Phật dạy, xuất gia ngoại đạo Bổ-lũ-đê-ca hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827578">Kinh 976. Thi-bà (1)<註 n="1606"/>597 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ có xuất gia ngoại đạo tên là Thi-bà<註 n="1607"/>598 đến chỗ Phật, cùng Thế Tôn chào đón thăm hỏi an úy, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, thế nào là học? Gọi là học, vậy thế nào là học?” Phật bảo Thi-bà: “Học những gì nên học, nên gọi là học.” Thi-bà bạch Phật: “Học những gì?” Phật bảo Thi-bà: “Tùy thời học tăng thượng giới, học tăng thượng ý, học tăng thượng tuệ.” Thi-bà bạch Phật: “Nếu Tỳ-kheo A-la-hán nào các lậu đã tạân, những việc làm đã xong, đã trút bỏ các gánh nặng, chóng được tự lợi, tận trừ những kết sử của hữu, bằng chánh trí mà khéo giải thoát, bấy giờ lại còn phải học những gì nữa?” Phật bảo Thi-bà: “Nếu Tỳ-kheo A-la-hán nào các lậu đã tận… cho đến chánh trí khéo giải thoát, chính lúc này giác tri tham dục vónh viễn sạch hết không còn và giác tri sân nhuế, ngu si vónh viễn sạch hết không còn, nên không còn tạo lại các điều ác, lúc nào cũng thực hành các điều lành. Thi-bà, đó gọi là học những gì nên học.” Sau khi xuất gia ngoại đạo Thi-bà nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827579">Kinh 977. Thi-bà (2)<註 n="1608"/>599 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ xuất gia ngoại đạo Thi-bà<註 n="1609"/>600 đi đến chỗ Phật, cùng Thế Tôn thăm hỏi an úy xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, có một số xuất gia Bà-la-môn thấy như vầy, nói như vầy: ‘Tất cả những gì được giác tri bởi con người, tất cả những thứ ấy đều là nhân đã được tạo tác từ trước<註 n="1610"/>601.Tu các khổ hạnh khiến cho các nghiệp quá khứ sạch hết, không còn tạo ra nghiệp mới, đoạn các nhân duyên, không còn các lậu trong đời vị lai. Vì các lậu đã hết nên nghiệp hết. Vì nghiệp hết nên hết khổ. Khổ hết nên rốt ráo biên tế của khổ.’ Nay chủ trương của Cù-đàm là như thế nào?” Phật bảo Thi-bà: “Sa-môn, Bà-la-môn kia thật sự nói một cách mơ hồ, không suy xét, không cân nhắc, ngu si, không khéo léo, không biện biệt. Vì sao? Hoặc khổ khởi lên do gió mà chúng sanh giác tri, hoặc khởi do đờm, hoặc khởi từ nước dãi, hoặc khởi từ đẳng phần<註 n="1611"/>602, hoặc do tự hại, hoặc do kẻ khác hại, hoặc do thời tiết khí hậu. Người tự hại kia, hoặc nhổ tóc, hoặc nhổ râu, hoặc thường đứng giơ tay, hoặc ngồi xổm trên đất, hoặc nằm giữa tro đất, hoặc nằm trên chông gai, hoặc nằm trên cái chày, hoặc nằm trên ván, hoặc nằm trên đất trét phân trâu, hoặc nằm trong nước, hoặc một ngày tắm rửa ba lần, hoặc đứng một chân, thân xoay chuyển theo mặt trời. Họ siêng năng thực hành mọi thứ khổ như vậy. Này Thi-bà, đó gọi là tự hại. Còn khổ do hay kẻ khác hại là, hoặc bị người khác dùng tay, đá, dao, gậy, các thứ hại thân. Đó gọi là kẻ khác làm hại. “Này Thi-bà, hoặc bị thời tiết làm hại, như mùa Đông thì thật lạnh, mùa Xuân thì thật nóng, mùa Hạ vừa nóng vừa lạnh. Đó là bị thời tiết hại. Những điều này thật có ở thế gian, chẳng phải hư vọng. Này Thi-bà, thế gian có những thực tế này như bị gió làm hại… cho đến bị thời tiết, khí hậu làm hại. Chúng sanh kia giác tri như thật. Ông cũng tự có những tai họa này: gió, đờm, nước dãi, thời tiết làm hại,… cho đến biết thời tiết làm hại như vậy, được giác tri như thật như vậy. “Này Thi-bà, nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào nói rằng: tất cả những gì người ta tri giác được đều là nhân đã được tạo từ trước, thì đó là bỏ việc thực tế ở thế gian mà nói theo sự nhận thấy hư vọng của chính mình. “Này Thi-bà, có năm nhân năm duyên sanh tâm ưu khổ. Những gì là năm? Nhân bởi tham dục triền phược, duyên bởi tham dục triền phược mà sanh tâm pháp ưu khổ. Nhân bởi sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi triền phược; duyên bởi sân nhuế, thùy miên, trạo hối, nghi triền phược sanh tâm pháp ưu khổ. Này Thi-bà, đó là là năm nhân, năm duyên sanh tâm ưu khổ? “Này Thi-bà, có năm nhân, năm duyên không sanh tâm ưu khổ. Những gì là năm? Nhân tham dục trói buộc, duyên tham dục trói buộc sanh tâm ưu khổ, lìa tham dục trói buộc, thì không khởi tâm ưu khổ. Đây gọi là năm nhân, năm duyên không khởi tâm ưu khổ, ngay hiện tại không bị thiêu đốt, không đợi thời tiết, thông suốt những gì được thấy, duyên nơi chính mình mà giác tri. “Này Thi-bà, lại có pháp hiện tại không bị thiêu đốt, không đợi thời tiết, đó là tám Thánh đạo, chánh kiến… cho đến chánh định.” Lúc nói pháp này, xuất gia ngoại đạo Thi-bà xa lìa trần cấu, đắc pháp nhãn thanh tịnh. Thi-bà thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, thâm nhập pháp, lìa hồ nghi, không do người khác, vào trong Chánh pháp luật, đắc vô sở úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, hôm nay con có thể xuất gia, thọ cụ túc, trở thành Tỳ-kheo ở trong Chánh pháp luật chăng?” Phật bảo Thi-bà: “Nay người được xuất gia…” Nói như trên,… cho đến tâm thiện giải thoát, đắc A-la-hán.  <詞 id="34827580">Kinh 978. Thương chủ<註 n="1612"/>603 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Hảo y Yêm-la<註 n="1613"/>604 tại thôn Na-la. Bấy giờ tại thôn Na-la có Thương chủ<註 n="1614"/>605 xuất gia ngoại đạo, đã một trăm hai mươi tuổi, các căn suy yếu, được các Trưởng giả, Bà-la-môn, Cư só thôn Na-la tôn trọng, cúng dường như bậc A-la-hán. Thương chủ xuất gia ngoại đạo kia trước đây có một người thân, mệnh chung sanh về cõi trời. Ông ở cõi trời kia nhìn thấy Thương chủ xuất gia ngoại đạo, nghó rằng: “Ta muốn đến bảo Thương chủ xuất gia ngoại đạo đến chỗ Thế Tôn, tu hành phạm hạnh. Sợ ông ta không nghe theo lời ta. Nay ta nên đến đó, bằng ý luận<註 n="1615"/>606 khiến cho hỏi.” Sau đó liền hiện thân xuống thôn Na-la, đến chỗ Thương chủ xuất gia ngoại đạo kia và nói kệ rằng: Sao là ác tri thức, Hiện tướng thiện tri thức? Sao là thiện tri thức, Đồng một thể như mình? Vì sao cầu đoạn dứt? Làm sao lìa thiêu đốt? “Này Tiên nhân, nếu ông đem ý luận này hỏi những người kia, ai có thể giải rõ, nói nghóa kia và đáp được cho ông thì có thể theo người ấy xuất gia tu phạm hạnh.” Thương chủ xuất gia ngoại đạo nhận những lời mách bảo của vị Thiên nọ, đến chỗ Phú-la-na Ca-diếp đem ý của bài kệ này hỏi Phú-lan-na Ca-diếp. Phú-lan-na Ca-diếp còn không thể hiểu được huống chi là có thể đáp lại. Sau đó Thương chủ xuất gia ngoại đạo đến chỗ Mạt-ca-lê-cù-xá-lợi Tử, San-xà-gia-tỳ-la-chi Tử, A-kỳ-đa-chỉ-xá-khâm-ba-la, Ca-la-câu-đà Ca-chiên-diên, Ni-càn-đà Nhã-đề Tử, đều đem ý của bài kệ này để hỏi, tất cả đều không thể đáp. Khi đó Thương chủ xuất gia ngoại đạo nghó rằng: “Ta đem ý luận bài kệ này hỏi các bậc Thầy xuất gia, tất cả đều không đáp được. Nay ta lại muốn cầu xuất gia, hiện tại ta tự có tiền của, chẳng bằng trở về nhà hưởng thụ ngũ dục.” Lại suy nghó: “Nay ta hãy đến Sa-môn Cù-đàm. Nhưng các vị Thầy Sa-môn, Bà-la-môn kỳ cựu như Phú-la-na Ca-diếp v.v… đều không thể đáp, mà Sa-môn Cù-đàm xuất gia tuổi trẻ, sao có thể thấu tỏ được. Nhưng ta nghe bậc tiên túc nói: ‘Chớ khinh người xuất gia tuổi trẻ mới học. Hoặc có Sa-môn xuất gia tuổi trẻ oai đức lớn.’ Hôm nay ta sẽ đến Sa-môn Cù-đàm, đem ý luận tâm niệm này để hỏi.” Bấy giờ, Thế Tôn biết được tâm niệm của Thương chủ kia, liền nói kệ: Sao là ác tri thức, Hiện tướng là thiện hữu? Trong tâm thật xấu, tởm, Miệng nói tôi đồng tâm, Việc làm không vui chung, Biết không phải thiện hữu. Miệng nói lời yêu mến, Tâm chẳng thật tương ưng, Việc làm cũng không đồng, Bậc tuệ nên giác tri, Đây là ác tri thức. Cùng ta đồng một thể, Sao là thiện tri thức? Cùng ta đồng một thể, Chẳng phải thiện hữu kia: Buông lung không chế ngự, Bại hoại, ôm nghi hoặc. Suy xét tìm manh mối, An nơi thiện tri thức, Như con trong lòng cha, Không phải kẻ bên ngoài: Đó là thiện tri thức. Vì sao cầu đoạn tận? Sanh vào nơi hoan hỷ, Trong mát, đáng khen ngợi, Tu tập quả phước lợi, Trọn tónh lặng, mát mẻ, Cho nên cầu đoạn tận. Thế nào là thiêu đốt? Vị tịch tónh vắng lặng, Biết vị viễn ly kia, Viễn ly ác thiêu đốt, Nếm được vị pháp hỷ, Tịch diệt lìa lửa dục, Đó gọi lìa thiêu đốt. Bấy giờ, Thương chủ xuất gia ngoại đạo tự nghó: “Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm niệm của ta.” Liền bạch Phật: “Nay con có được xuất gia tu phạm hạnh, thọ giới cụ túc, trở thành Tỳ-kheo ở trong Chánh pháp luật của Sa-môn Cù-đàm chăng?” Phật bảo Thương chủ xuất gia ngoại đạo: “Nay ông có thể được xuất gia tu phạm hạnh, thọ giới cụ túc, trở thành Tỳ-kheo ở trong Chánh pháp luật.” Sau khi được xuất gia như vậy rồi ông tư duy… cho đến tâm thiẹân giải thoát, đắc quả A-la-hán.  <詞 id="34827581">Kinh 979. Tu-bạt-đà-la<註 n="1616"/>607 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong rừng Sa-la song thọ, sanh địa của dòng họ Lực só, nước Câu-di-na-kiệt<註 n="1617"/>608.Bấy giờ Thế Tôn sắp Niết-bàn, Ngài bảo Tôn giả A-nan: “Hãy treo giường dây giữa hai cây Sa-la, đầu hướng về Bắc. Trong đêm nay Như Lai sẽ ở nơi Vô dư Niết-bàn, mà nhập Bát-niết-bàn.” Khi ấy Tôn giả A-nan vâng lời dạy, treo giường dây giữa hai cây Sa-la, đầu hướng về Bắc, rồi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con đã treo giường dây giữa hai cây song thọ, đầu hướng về Bắc.” Bấy giờ, Thế Tôn đến nằm trên giường dây giữa hai cây, đầu quay về hướng Bắc, nghiêng bên hông phải, hai chân chồng lên nhau, cột niệm vào ánh sáng, chánh niệm, chánh trí. Lúc ấy, trong nước Câu-di-na-kiệt có xuất gia ngoại đạo tên là Tu-bạt-đà-la<註 n="1618"/>609, tuổi thọ một trăm hai mươi, tuổi già, căn yếu, được người nước Câu-di-na-kiệt cung kính cúng dường như A-la-hán. Xuất gia Tu-bạt-đà-la kia nghe Thế Tôn đêm nay sẽ ở nơi Vô dư Niết-bàn mà Bát-niết-bàn, nhưng ông nghó: ‘Ta có điều hoài nghi, hy vọng mà an trụ<註 n="1619"/>610.Sa-môn Cù-đàm còn đủ sức có thể khai ngộ cho ta. Hôm nay ta nên đến chỗ Sa-môn Cù-đàm thưa hỏi điều hoài nghi của mình’. Ông liền ra khỏi Câu-di-na-kiệt, đi đến chỗ Thế Tôn. Trong lúc đó Tôn giả A-nan đang đi kinh hành ngoài cổng vườn. Tu-bạt-đà-la nói với Tôn giả A-nan: “Tôi nghe nói đêm nay Sa-môn Cù-đàm sẽ nhập Vô dư Niết-bàn mà Bát-niết-bàn, tôi có điều hoài nghi, hy vọng mà an trụ. Sa-môn Cù-đàm còn đủ sức có thể khiến cho tôi giác ngộ. Nếu như A-nan không ngại khó nhọc, vì tôi đến thưa lại với Cù-đàm, xin dành chút ít thì giờ rảnh để giải đáp cho những thắc mắc của tôi.” A-nan đáp: “Thế Tôn đang rất mệt mỏi như vậy, chớ nên làm nhọc Thế Tôn!” Qua ba lần Tu-bạt-đà-la nài nỉ Tôn giả A-nan, Tôn giả A-nan cũng ba lần từ chối. Tu-bạt-đà-la nói: “Tôi nghe các bậc xuất gia lão túc Đại sư thuở xưa nói rằng, lâu lắm mới có Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở thế gian này như hoa Ưu-đàm-bát, nhưng hiện tại trong đêm nay Như Lai sẽ vào cõi Vô dư Niết-bàn mà Bát-niết-bàn. Đối với pháp, hôm nay tôi có chút nghi, an trụ với tín tâm, vì Sa-môn Cù-đàm còn đủ sức có thể làm cho tôi giác ngộ. Nếu A-nan không ngại khó nhọc, vì tôi mà thưa với Sa-môn Cù-đàm.” A-nan lại đáp: “Này Tu-bạt-đà-la, hôm nay Thế Tôn quá mệt mỏi, chớ nên làm nhọc Thế Tôn.” Bấy giờ, Thế Tôn nhờ thiên nhó nghe những lời qua lại giữa A-nan và Tu-bạt-đà-la, liền bảo Tôn giả A-nan: “Đừng ngăn xuất gia ngoại đạo Tu-bạt-đà-la. Hãy để cho vào hỏi những điều nghi của ông ấy. Vì sao? Vì đây là lần cuối cùng luận nghị với xuất gia ngoại đạo và đây là vị thiện lai Tỳ-kheo Thanh văn chứng đắc sau cùng. Đó là Tu-bạt-đà-la.” Bấy giờ Tu-bạt-đà-la nghe Thế Tôn vì ông khai mở căn lành, thì vui mừng vô hạn, đến chỗ Thế Tôn cùng Thế Tôn chào đón, thăm hỏi an úy, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, phàm nhập xứ của thế gian, tức là sáu vị Tông sư như Phú-lan-na Ca-diếp, v.v…, mỗi người tự lập tông như vầy: ‘Đây là Sa-môn! Đây là Sa-môn!’ Thế nào, thưa Cù-đàm, có đúng là mỗi một phái đều có tông này chăng<註 n="1620"/>611?” Bấy giờ Thế Tôn liền vì Tu-bạt-đa-la nói kệ: Từ hai mươi chín tuổi, Xuất gia tu thiện đạo; Thành đạo tới ngày nay, Trải qua năm mươi năm. Tam-muội, minh, hạnh đủ, Thường tu tập tịnh giới: Lìa chút đạo phần này, Ngoài đây không Sa-môn. Phật bảo Tu-bạt-đà-la: “Ở trong Chánh pháp luật, ai không được tám Chánh đạo, thì cũng không được sơ quả Sa-môn, cũng không được đệ nhị, đệ tam, đệ tứ quả Sa-môn. Này Tu-bạt-đà-la, ở trong Chánh pháp luật này, ai được tám Chánh đạo thì được Sơ quả Sa-môn, được đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ quả Sa-môn. Ngoài đây ra, ngoại đạo không có Sa-môn. Ở đây các ông ngoại đạo kia, chỉ Sa-môn, Bà-la-môn suông mà thôi. Cho nên nay Ta ở trong chúng, rống lên tiếng rống sư tử.” Khi Phật nói pháp này, xuất gia ngoại đạo Tu-bạt-đà-la lìa xa trần cấu, được pháp nhãn tịnh. Khi ấy Tu-bạt-đà-la thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, nhập pháp, vượt qua các hồ nghi, được tín tâm không do người khác, không nhờ người độ, trong Chánh pháp luật đắc vô sở úy. Từ chỗ ngồi đứng lên, ông sửa lại y phục, gối phải sát đất, bạch Tôn giả A-nan: “Tôn giả được thiện lợi, Tôn giả có được Đại Sư, được làm đệ tử Đại Sư, được mưa pháp của Đại Sư rưới lên đỉnh đầu. Ngày nay nếu tôi được xuất gia thọ giới cụ túc làm Tỳ-kheo ở trong Chánh pháp luật, thì cũng sẽ được lợi ích như vậy.” Lúc ấy, Tôn giả A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, xuất gia ngoại đạo Tu-bạt-đà-la nay cầu xin xuất gia thọ giới cụ túc, làm Tỳ-kheo ở trong Chánh pháp luật.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tu-bạt-đà-la: “Tỳ-kheo này, hãy đến đây tu hành phạm hạnh.” Ngay lúc ấy Tôn giả Tu-bạt-đà-la liền được xuất gia thọ giới cụ túc, trở thành Tỳ-kheo. Từ đó tư duy như vậy… cho đến tâm thiện giải thoát, đắc A-la-hán. Khi Tôn giả Tu-bạt-đà-la đắc A-la-hán, được an lạc giải thoát, đã giác tri, tự nghó: “Ta không nỡ nhìn Phật Bát-niết-bàn, ta sẽ Bát-niết-bàn trước.” Lúc này, Tôn giả Tu-bạt-đà-la Bát-niết-bàn trước, sau đó Thế Tôn mới Bát-niết-bàn.  <詞 id="34827582">Kinh 980. Niệm Tam bảo<註 n="1621"/>612 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hành trong nhân gian từ nước Bạt-kỳ đến nước Tỳ-xá-ly, trú tại giảng đường Trùng các, bên ao Di hầu. Bấy giờ nước Tỳ-xá-ly có nhiều khách buôn đến nước Đát-sát-thi-la<註 n="1622"/>613, phương tiện trang nghiêm<註 n="1623"/>614.Các khách buôn nghe Thế Tôn đang du hành trong nhân gian từ nước Bạt-kỳ đến nước Tỳ-xá-ly, đang trú ở giảng đường Trùng các, bên ao Di hầu. Nghe xong, họ đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Phật vì những khách buôn nói pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho an vui, rồi Ngài ngồi im lặng. Các khách buôn từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con là những khách buôn, phương tiện trang nghiêm, muốn đi đến nước Đát-sát-thi-la. Kính xin Thế Tôn cùng đại chúng sáng mai nhận sự cúng dường của chúng con.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Các khách buôn biết Thế Tôn đã nhận lời cầu thỉnh, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật. Mỗi người trở về nhà mình sửa soạn các thứ đồ ăn thức uống thơm ngon tinh khiết, xếp đặt giường ghế, an trí nước sạch. Sáng sớm cho người đến bạch Phật đã đến giờ. Bấy giờ, Thế Tôn cùng với đại chúng đắp y, ôm bát đến chỗ các khách buôn, ngồi trên chỗ ngồi đã dọn. Các khách buôn đem đồ ăn thức uống thơm ngon, thanh khiết tự tay cúng dường. Ăn xong, rửa bát rồi, các khách buôn đặt những cái ghế nhỏ thấp ngồi trước đại chúng nghe Phật thuyết pháp. Bấy giờ Thế Tôn bảo các khách buôn: “Các ông sắp vào nơi hoang mạc, sẽ gặp nhiều khủng bố, tâm kinh hoàng dựng đứng cả lông, lúc ấy nên niệm Như Lai sự: ‘Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác,… cho đến Phật, Thế Tôn.’ Niệm như vậy thì mọi khủng bố đều tiêu trừ. Lại niệm pháp sự, ‘Chánh pháp luật của Phật, được thấy trong hiện tại<註 n="1624"/>615, có thể xa lìa sự thiêu đốt, không đợi thời tiết, được thấu suốt, được thân cận<註 n="1625"/>616, duyên vào tự mình mà giác tri<註 n="1626"/>617.’ Lại niệm Tăng sự, ‘đệ tử của Thế Tôn thiện hướng, chánh hướng… cho đến là ruộng phước của thế gian.’ Niệm như vậy, thì mọi sự khủng bố đều được tiêu trừ. “Thời quá khứ, Trời và A-tu-la đánh nhau, lúc ấy Thiên đế Thích bảo các chúng trời: “Trong khi các ngươi cùng chiến đấu với bọn A-tu-la, nếu ai sanh sợ hãi hãy niệm đến ngọn cờ của ta gọi là ngọn cờ Chiến thắng<註 n="1627"/>618.Khi niệm đến ngọn cờ này thì khủng bố liền tan, nếu ai không niệm đến ngọn cờ của ta, thì nên niệm đến ngọn cờ của Thiên tử Y-xá-na<註 n="1628"/>619, nếu không niệm đến ngọn cờ của Thiên tử Y-xa-na thì nên niệm đến ngọn cờ của Thiên tử Bà-lưu-na<註 n="1629"/>620, lúc niệm đến ngọn cờ ấy, khủng bố liền tiêu trừ. “Cũng vậy, các khách buôn, các ông ở nơi hoang vắng, bị khủng bố, thì nên niệm Như Lai sự, niệm Pháp sự, niệm Tăng sự.” Thế Tôn vì các khách buôn Tỳ-xá-ly nói kệ tùy hỷ cúng dường: Cúng dường Tăng Tỳ-kheo, Đồ ăn uống tùy thời; Chuyên niệm chánh tư duy, Chánh tri mà hành xả. Tịnh vật, ruộng phước tốt, Các ông đều đầy đủ. Duyên công đức lợi này, Lâu dài được an vui. Khởi tâm mong cầu gì, Các lợi đều ứng ngay. Người vật thảy an ổn, Đường sá qua lại tốt; Đêm ngày đều an ổn, Xa lìa mọi điều ác. Như ruộng đất mầu mỡ, Thuần chủng hạt giống tốt; Thường vun tưới thấm nhuần, Thu hoạch không thể kể. Tịnh giới ruộng phước tốt, Chủng tử thật tốt lành; Cùng tùy thuận chánh hạnh, Trọn thành tựu diệu quả. Cho nên người bố thí, Muốn cầu đủ công đức; Phải hành theo trí tuệ, Tự nhiên đủ các quả. Đối Bậc Minh Hạnh Túc, Chánh tâm tận cung kính; Vun trồng các gốc lành, Trọn được phước lợi lớn. Biết thế gian như thật, Chánh kiến được đầy đủ; Chánh đạo thấy vẹn toàn, Hoàn toàn mà tiến lên; Xa lìa mọi trần cấu, Chóng đắc đạo Niết-bàn. Cứu cánh được thoát khổ, Gọi là đủ công đức. Sau khi Thế Tôn vì các khách buôn ở Tỳ-xá-ly thuyết pháp, chỉ dạy soi sáng, làm cho an vui rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.  <詞 id="34827583">Kinh 981. Cây phướn<註 n="1630"/>621 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu Tỳ-kheo nào ở nơi vắng vẻ, dưới bóng cây, trong nhà trống, đôi khi bỗng khởi lên lòng sợ hãi, kinh hoàng đến độ lông dựng lên, thì nên niệm Phật, Pháp, Tăng, nói rộng như trước. Khi niệm đến Như Lai sự, Pháp sự, Tăng sự thì mọi sự sợ hãi tự tiêu trừ. “Này các Tỳ-kheo, thời quá khứ Thích Đề-hoàn Nhân cùng đánh nhau với A-tu-la. Lúc ấy Đế Thích nói với các vị Tam thập tam thiên rằng: ‘Này các Nhân giả, khi chư Thiên đánh nhau với A-tu-la, nếu có ai sanh lòng sợ hãi, kinh hoàng đến độ lông dựng đứng lên, thì các vị nên niệm đến ngọn cờ hàng phục quân địch của ta<註 n="1631"/>622.Khi niệm đến ngọn cờ này, thì mọi sự sợ hãi đều tiêu trừ.’ Cũng vậy, Tỳ-kheo nếu ở nơi vắng vẻ, dưới bóng cây, hoặc ở trong nhà trống mà sanh lòng sợ hãi, kinh hoàng đến độ lông dựng đứng lên, thì nên niệm Như Lai là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác… cho đến Phật, Thế Tôn. Đương lúc niệm Phật, thì sự sợ hãi liền tiêu trừ. Vì sao? Vì Thiên đế Thích này còn giữ lòng tham, sân, si, đối với sanh, già, bệnh, chết, lo, buồn, khổ, não, không được giải thoát, kinh hoàng sợ hãi bỏ chạy, mà còn dặn lại chư Thiên Tam thập tam nên niệm đến ngọn cờ hàng phục quân địch của ông ấy. Huống chi Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đã lìa tham, sân, si, giải thoát sanh, già, bệnh, chết, lo buồn, khổ não, không có điều sợ hãi, trốn tránh, mà không có thể khiến cho người niệm đến Như Lai trừ hết mọi sợ hãi?” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827584">Kinh 982. A-nan Xá-lợi-phất (1)<註 n="1632"/>623 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong rừng An-xà-na<註 n="1633"/>624 tại nước Sa-chỉ<註 n="1634"/>625.Bấy giờ Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: “Đối với pháp, Ta có thể lược nói và nói rộng, nhưng người hiểu thì khó.” Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật: “Xin Thế Tôn nói pháp, hoặc lược nói, hoặc rộng nói. Thật sự có người hiểu pháp.” Phật bảo Xá-lợi-phất: “Nếu có chúng sanh nào ở nơi thức thân của mình và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài mà không có<註 n="1635"/>626 ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc<註 n="1636"/>627, cho đến ngay trong đời hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu và an trụ với tâm giải thoát, tuệ giải thoát; vị ấy do ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài sẽ không có ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc, cho nên ngay trong đời hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu và an trụ với tâm giải thoát, tuệ giải thoát<註 n="1637"/>628. “Này Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo kia, ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài, mà không có<註 n="1638"/>629 kiến chấp ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc và ngay trong hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu và an trụ với tâm giải thoát, tuệ giải thoát; Tỳ-kheo ấy do ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài mà không có kiến chấp ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc, nên ngay trong đời hiện tại tự biết tác chứng, thanh tựu an trụ với tâm được giải thoát, tuệ giải thoát. “Này Xá-lợi-phất, nếu lại có Tỳ-kheo ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài, mà không có kiến chấp ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc, cùng hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu an trụ với tâm giải thoát, tuệ giải thoát; Tỳ-kheo ấy, do ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài không có kiến chấp ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc, cho nên hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu an trụ với tâm được giải thoát, tuệ giải thoát. “Xá-lợi-phất, đó gọi là Tỳ-kheo đoạn ái phược, kết sử, hiện quán ngã mạn, rốt ráo biên tế của khổ<註 n="1639"/>630. “Xá-lợi-phất, đối với điều này Ta có nói thêm khi giải đáp câu hỏi của Ba-la-diên Phú-lân-ni-ca<註 n="1640"/>631. Thế gian, xét sai biệt, Bất động mọi hoàn cảnh<註 n="1641"/>632; Ai tịch tónh, sạch bụi, Bứt rễ, không hy vọng<註 n="1642"/>633; Vượt qua biển ba hữu, Không còn lo già chết<註 n="1643"/>634. Phật nói kinh này xong, Tôn giả Xá-lợi-phất nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ Tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ mà lui.  <詞 id="34827585">Kinh 983. A-nan Xá-lợi-phất (2)<註 n="1644"/>635 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-nan cũng ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ, một mình ở chỗ vắng tư duy như vầy: “Nếu có người suy nghó như vầy: ‘Ta ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài, mà không có kiến chấp ngã, ngã sở, ngã mạn kết sử ràng buộc. Và do ngay trong đời hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu an trụ với tâm được giải thoát, tuẹâ giải thoát nào mà ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài mà không có kiến chấp ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc, ta sẽ ở nơi đó mà hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu an trụ với tâm được giải thoát, tuệ giải thoát ấy.’” Chiều hôm ấy sau khi từ thiền tịnh dậy, Tôn giả A-nan đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, một mình ở chỗ vắng con tư duy như vầy: Nếu có người nói như vầy: ‘Ta ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài, …, cho đến, tự biết tác chứng, thành tựu an trụ với tâm được giải thoát, tuệ giải thoát ấy.’” Phật dạy Tôn giả A-nan: “Đúng vậy! Đúng vậy! Nếu có người suy nghó như vầy: ‘Ta ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài, mà không có kiến chấp ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc. Và do ngay trong đời hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu an trụ với tâm được giải thoát, tuẹâ giải thoát nào mà ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài mà không có kiến chấp ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc, ta sẽ ở nơi đó mà hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu an trụ với tâm được giải thoát, tuệ giải thoát ấy’. A-nan, Tỳ-kheo đó ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài, mà không có kiến chấp ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc và do ngay trong đời hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu an trụ với tâm được giải thoát, tuẹâ giải thoát nào mà ở nơi thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài mà không có kiến chấp ngã, ngã sở, ngã mạn, kết sử ràng buộc, ta sẽ ở nơi đó mà hiện tại tự biết tác chứng, thành tựu an trụ với tâm được giải thoát, tuệ giải thoát ấy.’ “Này A-nan, nếu lại có Tỳ-kheo nào đối với thức thân này và tất cả tướng cảnh giới bên ngoài… cho đến tự biết tác chứng, an trụ đầy đủ. Đó gọi là Tỳ-kheo đoạn ái phược, kết sử, hiện quán ngã mạn, rốt ráo biên tế của khổ. “Này A-nan, ở đây Ta còn nói thêm khi đáp lại câu hỏi của Ba-la-diên Ưu-đà-da<註 n="1645"/>636. Đoạn tận tưởng ái dục, Ưu khổ cũng đều lìa; Tỉnh giác đối ngủ nghỉ, Diệt trừ trạo hối cái. Xả tham, nhuế, thanh tịnh, Hiện tiền quán sát pháp; Ta nói trí giải thoát, Diệt trừ màn vô minh<註 n="1646"/>637. Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827586">Kinh 984. Ái (1)<註 n="1647"/>638 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói ái là lưới, là chất keo, là dòng suối, là rễ sen<註 n="1648"/>639.Những thứ này thường làm chướng ngại chúng sanh, che lấp, dính chặt, giữ chặt, che phủ, đóng kín, bế tắt, tối tăm, như ruột chó, như cỏ rối, như tơ, từ đời này sang đời khác, từ đời khác đến đời này, lưu chuyển qua lại, không lúc nào ngừng. “Này các Tỳ-kheo, tại sao ái là lưới, là chất keo… cho đến lưu chuyển qua lại, không lúc nào ngừng? Nghóa là có ngã: ta tồn tại, ta ước muốn<註 n="1649"/>640, ta như vầy, có ta<註 n="1650"/>641, không ta<註 n="1651"/>642, khác ta, ta sẽ tồn tại, ta sẽ không tồn tại, ta sẽ ươc muốn, ta sẽ như vầy, ta sẽ khác khác, mong ta ước muốn (tồn tại nơi đây), mong ta như vậy, mong ta khác, mong ta đúng như vậy, mong ta muốn như vậy, mong ta khác. Mười tám ái hành<註 n="1652"/>643 như vậy, phát khởi từ bên trong. “Tỳ-kheo nói rằng ta tồn tại nơi những gì đang có, rằng ta muốn, ta như vậy<註 n="1653"/>644… cho đến mười tám ái hành, khởi lên từ bên ngoài. Tổng cộng với mười tám ái hành kia như vậy, tất cả là ba mươi sáu ái hành. Hoặc nói quá khứ khởi, hoặc vị lai, hoặc hiện tại khởi lên như vậy cộng lại là một trăm lẻ tám ái hành. Cho nên gọi đó là lưới, là chất keo, là dòng suối, là rễ sen hay làm chướng ngại chúng sanh, che lấp, dính chặt, giữ chặt, che phủ, đóng kín, bế tắc, tối tăm, như ruột chó, như cỏ rối, như tơ, từ đời này sang đời khác, từ đời khác đến đời này, lưu chuyển qua lại, không lúc nào ngừng.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo, nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827587">Kinh 985. Ái (2)<註 n="1654"/>645 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có khi từ ái sanh ra ái, từ ái sanh ra nhuế, từ nhuế sanh ra ái, từ nhuế sanh ra nhuế<註 n="1655"/>646.“Thế nào là từ ái sanh ra ái? Có người đối với chúng sanh<註 n="1656"/>647 là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Mọi người khác đối với người này đáp lại là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Nó tự nghó: ‘Ta đối với chúng sanh kia là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Những người khác đối xử với chúng sanh kia cũng hoan hỷ, đáng yêu, đáng nhớ, đáng thích ý<註 n="1657"/>648.Cho nên ta lại sanh yêu mến mọi người khác.’ Đó gọi là từ ái sanh ra ái. “Thế nào là từ ái sanh ra nhuế? Có một người đối với chúng sanh kia là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Nhưng mà những người khác đối xử với chúng sanh kia lại không hoan hỷ, không đáng yêu, không đáng nhớ, không đáng thích ý. Nó nghó rằng: ‘Ta đối với chúng sanh kia, là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Nhưng những người khác đối xử với người kia lại không hoan hỷ, không đáng yêu, không đáng nhớ, không đáng thích ý. Cho nên ta sanh ra sân nhuế đối với mọi người kia.’ Đó gọi là từ ái sanh ra nhuế. “Thế nào là từ nhuế sanh ra ái? Có một người đối với chúng sanh kia không là hoan hỷ, không là đáng yêu, không là đáng nhớ, không là đáng thích ý. Những người khác lại đối xử với người kia không hoan hỷ, không đáng yêu, không đáng nhớ, không đáng thích ý.<註 n="1658"/>649 Do đó nên ta đối với những người khác sanh ra ái niệm<註 n="1659"/>650.Đó gọi là từ nhuế sanh ra ái. “Thế nào là từ nhuế sanh ra nhuế? Có một người đối với chúng sanh kia không là hoan hỷ, không là đáng yêu, không là đáng nhớ, không là đáng thích ý. Mọi người khác đối xử với người này lại là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Nó nghó rằng: ‘Ta đối với chúng sanh kia không là hoan hỷ, không là đáng yêu, không là đáng nhớ, không là đáng thích ý. Nhưng mà người khác đối với người kia lại là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Do đó ta sanh lòng sân nhuế đối với người khác ấy.’ Đó gọi là từ nhuế sanh ra nhuế. “Nếu Tỳ-kheo nào lìa dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác, có quán… cho đến thành tựu an trụ Sơ thiền, cho đến Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, thì ái từ ái sanh, nhuế từ nhuế sanh, nhuế từ ái sanh, ái từ nhuế sanh, tất cả đều đã đoạn, đã biến tri. Đoạn tận cội gốc của nó như chặt đứt ngọn cây đa-la, không thể mọc lại nữa, ở đời vị lai trở thành pháp bất sanh. Nếu Tỳ-kheo nào sạch hết hữu lậu, tâm vô lậu giải thoát, tuệ giải thoát, ngay đời hiện tại tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Chính lúc này không bốc lên, không chống trả<註 n="1660"/>651, không nổi bụi, không thiêu đốt, không hiềm người<註 n="1661"/>652. “Thế nào là bị bốc lên? Thấy sắc là ngã, sắc khác ngã, ngã trong sắc, sắc trong ngã; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Đó gọi là bị bốc lên. “Thế nào là không bị bốc lên? Không thấy sắc là ngã, sắc khác ngã, sắc ở trong ngã, ngã ở trong sắc; và thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Đó gọi là không bị bốc lên. “Thế nào là chống trả? Đối với người mạ lî thì mạ lî lại; đối với người sân giận thì sân giận lại, đối với người đánh thì đánh lại; đối với người xúc phạm thì xúc phạm lại. Đó gọi là chống trả. “Thế nào là không chống trả? Đối với người mắng chưởi mà không mắng chưởi lại; đối với người sân giận mà không sân giận lại; đối với người đánh mà không đánh lại; đối với người xúc phạm mà không xúc phạm lại. Đó gọi là không chống trả lại. “Thế nào là nổi bụi? Có ngã, ngã dục,… cho đến mười tám thứ ái<註 n="1662"/>653.Đó gọi là khởi trần lao. “Thế nào là không nổi bụi? Không có ngã, không có ngã dục,… cho đến mười tám thứ ái không khởi. Đó gọi là không khởi trần lao. “Thế nào là thiêu đốt? Có ngã sở, ngã sở dục,… cho đến mười tám ái hành bên ngoài. Đó gọi là thiêu đốt. “Thế nào là không thiêu đốt? Không có ngã sở, không có ngã sở dục,… cho đến không có mười tám ái hành bên ngoài. Đó gọi là thiêu đốt. “Thế nào là hiềm người? Thấy ngã chân thật, mà khởi lên ngã mạn, ngã dục, ngã sử; không đoạn, không biến tri<註 n="1663"/>654.Đó gọi là hiềm người. “Thế nào là không hiềm người? Không thấy ngã là chân thật, đối với ngã mạn, ngã dục, ngã sử đã đoạn, đã biến tri. Đó gọi là không hiềm người.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827588">Kinh 986. Hai sự khó đoạn<註 n="1664"/>655 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có hai sự đoạn tuyệt khó duy trì. Những gì là hai? Nếu nơi người thế tục, nơi phi nhân, mà duy trì sự đoạn tuyệt đối với những nhu cầu của cuộc sống như cơm ăn, áo mặc, giường nằm v.v… đó là việc làm khó. Lại nữa, Tỳ-kheo là người xuất gia, không nhà, đoạn trừ tham ái. Duy trì sự đoạn tuyệt ấy cũng là một việc làm rất khó.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Thế gian có hai việc, Trì đoạn thì khó làm. Đó là lời chân thật, Những gì Phật đã biết. Tại gia tiền thu chi, Cơm áo mọi vật dụng, Tham ái bởi thế gian, Muốn đoạn rất khó khăn. Tỳ-kheo đã lìa dục, Tin xuất gia, không nhà; Diệt trừ các tham ái, Trì đoạn cũng khó làm. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827589">Kinh 987. Hai pháp<註 n="1665"/>656 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta y chỉ, an trụ nhiều nơi hai pháp. Những gì là hai? Đó là, đối với các pháp thiện Ta chưa từng biết đủ; đối với việc đoạn pháp ác Ta chưa từng lìa bỏ. Vì đối với pháp thiện không biết đủ và đối với việc đoạn trừ pháp ác chưa từng lìa bỏ, nên dù đến da khô thịt tiêu, gân liền với xương, trọn không lìa bỏ cố gắng siêng năng, không bỏ thiện pháp, không được những điều chưa được thì quyết không dừng nghỉ; đối với tâm yếu kém chưa từng sanh vui mừng, lúc nào cũng ưa thích tiến lên, vượt lên đạo cả. Vì sống tinh tấn như vậy nên mau đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đối với hai pháp này Tỳ-kheo nên y chỉ, an trụ nhiều. Đối với các pháp thiện thì không sanh ý tưởng thỏa mãn. Y chỉ trên những đoạn trừ chưa từng lìa bỏ,… cho đến da khô, thịt tiêu, gân liền với xương, siêng năng nỗ lực không ngừng mới có thể tu tập pháp thiện. Cho nên Tỳ-kheo đối với các điều hạ liệt chớ nên<註 n="1666"/>657 sanh ý tưởng hoan hỷ, hãy nên lúc nào cũng sống, tu tập thăng tiến hơn nữa. Tu tập như vậy, không bao lâu sẽ nhanh chóng diệt tận các lậu, tâm vô lậu giải thoát, tuệ giải thoát, hiện tại tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827590">Kinh 988. Đế Thích (1)<註 n="1667"/>658 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ Thích Đề-hoàn Nhân, với hình sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, lui đứng qua một bên. Do oai lực của thân trời, ánh sánh chiếu khắp vườn Trúc, khu Ca-lan-đà. Khi ấy, Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã từng ở trong hang đá núi Cách giới<註 n="1668"/>659 nói rằng: ‘Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào vô thượng ái tận giải thoát, tâm khéo giải thoát, vị ấy đã tận cùng mục đích, tận cùng ly nhiễm, tận cùng phạm hạnh<註 n="1669"/>660.’ Thế nào là Tỳ-kheo đã tận cùng mục đích, tận cùng ly nhiễm, tận cùng phạm hạnh?” Phật bảo Đế Thích: “Tỳ-kheo nào biết như thật khi tiếp nhận những cảm giác có được hoặc khổ hoặc lạc, hoặc không khổ không lạc; biết như thật về các thọ tập, thọ diệt, thọ vị, thọ hoạn, thọ xuất. Sau khi đã biết như thật rồi, quán sát thọ kia vô thường, quán sanh diệt, quán lìa dục, quán diệt tận, quán xả bỏ. Sau khi đã quán sát như vậy, chắc chắn đi đến tận cùng, tột cùng mục đích, tận cùng ly nhiễm, tận cùng phạm hạnh. “Này Câu-thi-ca, đó gọi là Tỳ-kheo đi đến tận cùng trong Chánh pháp luật, tột cùng mục đích, tận cùng ly nhiễm, tận cùng phạm hạnh… cho đến Thiên đế Thích nghe Phật dạy xong, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ mà lui.  <詞 id="34827591">Kinh 989. Đế Thích (2)<註 n="1670"/>661 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang ở trong núi Kỳ-xà-quật, cuối đêm dậy kinh hành, trông thấy có ánh sánh chiếu khắp vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thấy rồi liền nghó: ‘Đêm nay hoặc có Đại lực quỷ thần đến chỗ Thế Tôn nên mới có ánh sáng này.’ Bấy giờ, vào sáng sớm, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, cuối đêm qua con ra khỏi phòng kinh hành, trông thấy ánh sáng chói lọi chiếu khắp vườn Trúc, khu Ca-lan-đà. Thấy rồi nghó thầm: ‘Chắc có vị Đại lực quỷ thần nào đến chỗ Thế Tôn nên có ánh sáng này.’” Phật bảo Đại Mục-kiền-liên: ‘Cuối đêm qua Thích Đề-hoàn Nhân đến chỗ Ta cúi đầu đảnh lễ, rồi ngồi lui qua một bên…” Nói rộng như kinh trên… hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ mà lui.  <詞 id="34827592">Kinh 990. Lộc trú (1)<註 n="1671"/>662 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ, sáng sớm, Tôn giả A-nan đắp y, ôm bát, đi đến thành Xá-vệ, lần lượt khất thực, đến nhà Ưu-bà-di Lộc Trụ<註 n="1672"/>663.Ưu-bà-di Lộc Trụ từ xa trông thấy Tôn giả A-nan vội vàng sửa soạn chỗ ngồi và mời Tôn giả A-nan an tọa. Sau đó, Ưu-bà-di Lộc Trụ cúi đầu lễ dưới chân Tôn giả A-nan, rồi đứng lui qua một bên, bạch Tôn giả A-nan: “Thưa Tôn giả, pháp của Thế Tôn cần được hiểu như thế nào? Cha của con là Phú-lan-na<註 n="1673"/>664 trước kia tu phạm hạnh, lìa dục, thanh tịnh, không đeo hương hoa, xa lìa những thứ phàm tục thô bỉ<註 n="1674"/>665.Còn chú là Lê-sư-đạt-đa<註 n="1675"/>666 không tu phạm hạnh nhưng ông biết đủ. Cả hai người đều qua đời, mà Thế Tôn đều ký thuyết hai người sanh một nơi, cùng thọ sanh như nhau, đời sau đồng đắc Tư-đà-hàm, sanh về cõi trời Đâu-suất, một lần trở lại thế gian, cứu cánh biên tế của khổ. “Tại sao, thưa A-nan, người tu phạm hạnh và người không tu phạm hạnh lại cùng sanh một nơi, cùng thọ sanh như nhau và đời sau của họ cũng giống nhau?” A-nan đáp: “Này cô, hãy thôi đi! Cô không thể biết được căn tánh sai biệt của chúng sanh thế gian. Như Lai tất biết rõ căn tính ưu, liệt của chúng sanh thế gian.” Nói như vậy xong, từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi. Tôn giả A-nan trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân, rồi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, đem những gì Ưu-bà-di Lộc Trụ nói bạch hết lên Thế Tôn. Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan: “Ưu-bà-di Lộc Trụ làm sao có thể biết được căn tính ưu, liệt của chúng sanh thế gian. A-nan, Như Lai tất biết rõ căn tánh ưu, liệt của chúng sanh thế gian. Này A-nan, hoặc<註 n="1676"/>667 có một người phạm giới<註 n="1677"/>668.Người ấy không biết như thật đối với tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Nhưng sự phạm giới mà người ấy khởi lên đã diệt không còn, đã chìm mất không còn, dục hết không còn. Lại có một người phạm giới, do biết như thật tâm giải thoát, tuệ giải thoát, sự phạm giới mà người ấy khởi lên đã diệt không còn, đã chìm mất không còn, dục hết không còn. Đối với những người này, so sánh mà nói rằng: ‘Người này cũng có pháp như vậy, người kia cũng có pháp như vậy, ở đây cả hai phải cùng sanh một chỗ, đồng thọ sanh như nhau và đời sau cũng như nhau.’ Người nào so sánh như vậy, sẽ khổ lâu dài, không nghóa, không lợi ích. “Này A-nan, người phạm giới kia, đối với tâm giải thoát, tuệ giải thoát mà không biết như thật, nhưng sự phạm giới mà người ấy khởi lên đã diệt không còn, đã chìm mất không còn, dục hết không còn. Nên biết người này thoái đọa, không phải thăng tiến. Ta nói người này thuộc hạng thoái đọa. “A-nan, có kẻ phạm giới, do biết như thật tâm giải thoát, tuệ giải thoát, nên sự phạm giới mà người ấy khởi lên đã diệt không còn, đã chìm mất không còn, dục hết không còn; nên biết người này thăng tiến chứ không thoái đọa. Ta nói người này thuộc hạng thăng tiến. Nếu chẳng phải Như Lai thì ai có thể biết rõ sự gián cách giữa hai hạng người này? “Cho nên, này A-nan, chớ nên so sánh người này với người kia mà thiên chấp người. Chớ so sánh người này với người kia gây bệnh người. Chớ so sánh người này với người kia thì tự chiêu lấy tai hại. Chỉ có Như Lai mới biết rõ người này với người kia mà thôi. “Như hai hạng người phạm giới, hai hạng người trì giới cũng vậy. Người kia không biết như thật tâm giải thoát, tuệ giải thoát, nhưng sự trì giới mà người ấy khởi lên thì đã diệt, không còn. “Hoặc người trạo cử tháo động<註 n="1678"/>669, không biết như thật đối với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, nhưng sự trạo cử của người ấy đã diệt không còn. “Hoặc người kia sân hận, không biết như thật đối với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, nhưng tâm sân hận của họ đã diệt không còn. “Hoặc người khổ tham<註 n="1679"/>670, không biết như thật đối với tâm giải thoát, tuệ giải thoát, nhưng sự khổ tham của họ đã diệt không còn.” Ô uế và thanh tịnh, cũng được nói như trên… cho đến “Chỉ có Như Lai mới biết rõ người này với người kia mà thôi.” “Này A-nan, Ưu-bà-di Lộc Trụ ngu si, trí kém, nên đối với việc thuyết pháp nhất hướng của Như Lai tâm sanh hồ nghi. Thế nào, A-nan, những gì Như Lai dạy có phải là hai hướng không?” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không!” Phật bảo A-nan: “Lành thay! Lành thay! Như Lai nói pháp nếu là hai thì điều này không thể có. Này A-nan, nếu Phú-lan-na trì giới, Lê-sư-đạt-đa cũng là người trì giới, mà chỗ thọ sanh, là điều Phú-lan-na không thể biết được, rằng Lê-sư-đạt-đa sanh nơi nào, thọ sanh thế nào, đời sau thế nào? Nếu Lê-sư-đạt-đa thành tựu trí tuệ và Phú-lan-na cũng thành tựu trí tuệ này, thì Lê-sư-đạt-đa cũng không thể biết Phú-lan-na sẽ sanh nơi nào, thọ sanh thế nào, đời sau thế nào? A-nan, Phú-lan-na trì giới hơn, còn Lê-sư-đạt-đa trí tuệ hơn, nếu cả hai mạng chung, thì Ta nói hai người cùng sanh một nơi, cùng thọ sanh như nhau, đời sau cùng đắc Tư-đà-hàm, sanh lên cõi trời Đâu-suất, chỉ một lần sanh trở lại nơi này cứu cánh biên tế của khổ. “Giữa hai người này nếu chẳng phải Như Lai, thì ai có thể biết được? Cho nên A-nan, chớ nên so sánh người này với người kia. Nếu so sánh người này với người kia thì tự sanh tổn giảm. Chỉ có Như Lai mới có thể biết rõ người.” Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827593">Kinh 991. Lộc trú (2)<註 n="1680"/>671 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật hạ an cư tại ấp Lưu-lợi<註 n="1681"/>672 trong thành Di họ Thích. Bấy giờ có Tỳ-kheo hạ an cư trong vườn Cấp cô đọâc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Sáng sớm Tỳ-kheo kia đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, lần lượt đi đến nhà Ưu-bà-di Lộc Trụ. Ưu-ba-di Lọâc Trụ từ xa trông thấy Tỳ-kheo vội vàng sửa soạn chỗ ngồi rồi mời Tỳ-kheo an tọa. Nói giống như kinh A-nan ở trước. Bấy giờ, Tỳ-kheo ấy nói với Ưu-bà-di Lộc Trụ: “Này cô, hãy thôi đi! Cô làm sao biết được căn tính ưu, liệt của chúng sanh. Này cô, chỉ có Như Lai mới có thể biết được căn tính ưu, liệt của chúng sanh. Nói như vậy xong Tỳ-kheo liền từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Tỳ-kheo kia sau ba tháng hạ an cư, may y xong, đắp y mang bát đi đến ấp Lưu-lợi, thành Di của họ Thích, cất y bát, rửa chân xong, Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, đem những lời đàm luận giữa Tỳ-kheo cùng Ưu-bà-di Lộc Trụ trình hết lên Thế Tôn. Phật bảo Tỳ-kheo: “Ưu-bà-di Lộc Trụ làm sao có thể biết được căn tính ưu, liệt của chúng sanh thế gian. Chỉ có Như Lai mới có thể biết rõ căn tính hơn kém của chúng sanh ở thế gian thôi. “Kẻ chẳng lìa sân hận, kiêu mạn, có khi khởi pháp tham, không lãnh thọ pháp, không học hỏi đa văn, ở nơi pháp không điều phục kiến chấp, không thể hằng thời khởi tâm giải thoát. “Này Tỳ-kheo, lại có một người không lìa sân hận, kiêu mạn, có khi khởi pháp tham, nhưng người ấy nghe pháp, tu học đa văn, đối với kiến chấp khéo điều phục, hằng thời có thể khởi tâm pháp giải thoát. Nếu suy xét về chúng, rằng: ‘Người này có pháp như vậy, người kia có pháp như vậy, thì ở đây họ cùng đi đến một chỗ, cùng thọ sanh như nhau và đời sau như nhau.’ Người nào so sánh như vậy, thường chịu khổ, không nghóa, không lợi ích. “Này Tỳ-kheo, lại có người không lìa sân hận, kiêu mạn, luôn khởi pháp tham, không lãnh thọ pháp, không học hỏi đa văn, ở nơi pháp không điều phục kiến chấp, không thể hằng thời khởi tâm giải thoát, Ta nói người này là kẻ hẹp hòi nhỏ mọn, thấp kém. “Này Tỳ-kheo, lại có người không lìa sân hận, kiêu mạn, luôn khởi pháp tham, nhưng người ấy nghe pháp, tu học đa văn, đối với kiến chấp khéo điều phục, hằng thời có thể khởi tâm pháp giải thoát, Ta nói người này là thắng diệu bậc nhất. “Giữa hai người này, nếu chẳng phải tự Như Lai, thì ai có thể phân biệt, biết rõ. Cho nên, này Tỳ-kheo, chớ nên so sánh người này với người kia… cho đến Như Lai mới có thể biết căn tính ưu, liệt. “Này Tỳ-kheo, lại có người không lìa sân, mạn, lúc nào cũng khởi ác hành nơi miệng…” Còn lại, nói như trên đã nói. “Lại nữa, có người hiền thiện, an vui, cùng sống vui thích minh trí, người tu phạm hạnh thích ở chung, nhưng người kia chẳng thích nghe pháp… cho đến lúc nào cũng không được tâm giải thoát, nên biết người này trụ nơi đất hiền thiện, mà không thể thăng tiến. Chỗ đất hiền thiện đó là cõi trời, người. “Lại nữa, có người căn tính hiền thiện, cùng ở chung, được an vui, ưa thích phạm hạnh, lấy làm bạn hữu, ưa nghe chánh pháp, học tập, đa văn, khéo điều phục kiến chấp, lúc nào cũng được tâm pháp giải thoát, nên biết người này ở chỗ hiền thiện, có thể thăng tiến, nên biết người này có đủ khả năng vào dòng Chánh pháp, có chỗ kham năng. “Giữa hai người này, nếu chẳng phải tự Như Lai, thì ai có thể phân biệt, biết rõ? Cho nên, Tỳ-kheo, chớ nên so sánh người này với người kia. Nếu so sánh người này với người kia thì sẽ chuốc lấy tai hại, chỉ có Như Lai mới có thể biết rõ người mà thôi. “Này Tỳ-kheo, Ưu-bà-di Lộc Trụ vì ngu si, trí kém…” Nói như kinh trên. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827594">Kinh 992. Phước điền<註 n="1682"/>673 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ gia chủ Cấp Cô Độc đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thế gian có bao nhiêu loại ruộng phước?” Phật bảo gia chủ: “Thế gian có hai loại ruộng phước. Những gì là hai? Đó là hữu học cùng vô học.” Và nói kệ: Đời có Học, Vô học, Đại hội thường kính thỉnh; Tâm ngay thẳng chân thật, Thân, miệng cũng như vậy. Đó là ruộng phước tốt, Người thí được quả lớn. Phật nói kinh này xong, gia chủ Cấp Cô Độc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="34827595">Tạp a-hàm quyển 36 <詞 id="34827596">Kinh 993. Tán thượng tọa<註 n="1683"/>674 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có các Thượng tọa Tỳ-kheo, sống y chỉ bên cạnh Phật như Tôn giả A-nhã Kiều-trần-như, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Ma-ha Mục-kiền-liên, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nhị Thập Ức Nhó, Tôn giả Đà-la-phiêu Ma-la Tử, Tôn giả Bà-na-ca-bà-sa, Tôn giả Da-xá-xá-la-ca-tỳ-ha-lợi, Tôn giả Phú-lưu-na, Tôn giả Phân-đà-đàn-ni-ca. Như các Thượng tọa này, các Thượng tọa Tỳ-kheo khác cũng sống y chỉ ở bên Phật. Lúc đó Tôn giả Bà-kỳ-xá<註 n="1684"/>675 đang ở tại giảng đường Lộc tử mẫu trong vườn phía Đông, nước Xá-vệ. Tôn giả Bà-kỳ-xá tự nghó: “Hôm nay Thế Tôn đang trú trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ cùng với các Thượng tọa Tỳ-kheo sống y chỉ bên cạnh Phật. Nay ta nên đi đến chỗ Thế Tôn, nói kệ khen ngợi từng Thượng tọa Tỳ-kheo một.” Suy nghó như vậy xong, Bà-kỳ-xá liền đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên, nói kệ: Tỳ-kheo Tối thượng tọa, Đã đoạn các tham dục; Vượt khỏi các thế gian, Tất cả mọi tích tụ; Trí sâu, ít nói năng, Dõng mãnh siêng phương tiện; Đạo đức sạch sáng ngời: Con nay cúi đầu lạy. Đấng hàng phục ma oán, Xa lìa nơi đám đông; Không bị năm dục trói, Thường ở nơi vắng lặng; Rỗng suốt, ít ham muốn: Con nay cúi đầu lạy. Thắng tộc Giá-la-diên, Thiền tư không phóng dật, Nội tâm vui chánh thọ, Trong sạch lìa bụi nhơ, Tuệ biện hiển nghóa sâu: Cho nên con cúi lạy. Đấng đạt Thần thông tuệ, Vượt qua sức thần thông; Trong sáu thứ thần thông, Tự tại không sợ hãi; Là thần thông tối thắng: Cho nên con cúi lạy. Chúng sanh nơi năm đường, Cho đến cõi Phạm thế; Trời, người tưởng ưu liệt, Trong đại thiên thế giới; Mắt tịnh thiên thấy hết: Cho nên con cúi lạy. Sức phương tiện tinh cần, Đoạn trừ tập khởi ái; Xé toạc lưới sanh tử, Tâm thường vui Chánh pháp; Lìa các tưởng hy vọng, Vượt qua bờ bên kia; Trong sạch, không bụi nhơ: Cho nên con cúi lạy. Thoát hẳn mọi sợ hãi, Lìa tài vật, không dính; Biết đủ, không nghi hoặc, Hàng phục giặc ma oán; Quán niệm thân thanh tịnh: Cho nên con cúi lạy. Không có các thế gian, Rừng gai góc phiền não; Trừ hẳn kết phược sử, Dứt nhân duyên ba cõi; Tinh luyện diệt các cấu, Rốt cùng sáng hiện bày; Nơi rừng lìa khỏi rừng: Cho nên con cúi lạy. Dứt giả trá, si, nhuế, Điều phục các ái hỷ; Ra khỏi mọi kiến xứ, Không cửa nhà nương tựa; Thanh tịnh không vết nhơ: Cho nên con cúi lạy. Tâm kia chuyển tự tại, Kiên cố không khuynh động; Trí tuệ đại đức lực, Khuất phục ma khó phục; Đoạn trừ kết vô minh: Cho nên con cúi lạy. Đại nhân xa tối tăm, Đấng Mâu-ni vắng lặng, Chánh pháp lìa lỗi nhơ, Ánh sáng tự hiện chiếu, Soi khắp mọi thế giới, Cho nên gọi là Phật. Địa thần, hư không thiên, Thiên tử Tam thập tam; Ánh sáng ắt bị che, Cho nên gọi là Phật. Qua bờ sanh tử hữu, Siêu việt vượt mọi loài; Mềm mỏng khéo điều phục, Chánh giác đệ nhất giác; Đoạn tận mọi kết phược, Hàng phục các ngoại đạo; Đập tan bọn ma oán, Đắc Vô thượng Chánh giác; Lìa trần diệt các cấu: Cho nên con cúi lạy. Khi Tôn giả Bà-kỳ-xá nói kệ khen ngợi, các Tỳ-kheo lắng nghe những lời này, tất cả đều hoan hỷ.  <詞 id="34827597">Kinh 994. Bà-kỳ-xá tán Phật<註 n="1685"/>676 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Bà-kỳ-xá đang ở tại giảng đường Lộc tử mẫu trong vườn phía Đông, nước Xá-vệ, bị bệnh nặng nguy khốn. Tôn giả Phú-lân-ni là người chăm sóc bệnh nhân, cung cấp cúng dường. Khi ấy Tôn giả Bà-kỳ-xá nói với Tôn giả Phú-lân-ni: “Thầy hãy đến chỗ Thế Tôn, chuyển lời tôi bạch Thế Tôn rằng: ‘Tôn giả Bà-kỳ-xá đảnh lễ dưới chân Thế Tôn, kính thăm hỏi Thế Tôn ít bệnh, ít não và sống khinh lợi, an vui chăng?’ Lại nói tiếp: ‘Tôn giả Bà-kỳ-xá ở tại giảng đường Lộc tử mẫu trong vườn phía Đông, đang bị bệnh nặng nguy khốn, muốn được gặp Thế Tôn, nhưng không đủ sức để đến chỗ Phật. Lành thay! Thế Tôn! Xin Ngài mở lòng thương xót đến chỗ của Bà-kỳ-xá ở giảng đường Lộc tử mẫu tại vườn phía Đông’.” Lúc ấy, Tôn giả Phú-lân-ni nhận lời đi đến Thế Tôn. Sau khi đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên thưa: “Tôn giả Bà-kỳ-xá ở giảng đường Lộc tử mẫu trong vườn phía Đông bị bệnh nặng nguy khốn, muốn được gặp Thế Tôn nhưng không đủ sức đi đến diện kiến Ngài. Lành thay! Thế Tôn! Xin Ngài vì thương xót đến chỗ Tôn giả Bà-kỳ-xá ở giảng đường Lộc tử mẫu trong vườn phía Đông.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Tôn giả Phú-lân-ni biết Phật đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng lên đảnh lễ dưới chân Phật rồi đi. Chiều hôm ấy sau khi từ thiền tịnh dậy, Thế Tôn đến Tôn giả Bà-kỳ-xá. Tôn giả Bà-kỳ-xá từ xa trông thấy Thế Tôn, muốn vịn giường mà đứng dậy. Bấy giờ, Thế Tôn thấy Tôn giả Bà-kỳ-xá tựa giường muốn gượng dậy, liền bảo: “Bà-kỳ-xá chớ nên khinh động.” Thế Tôn liền ngồi xuống hỏi Tôn giả Bà-kỳ-xá: “Những bệnh khổ của ông có bình hòa, dễ chịu đựng không? Sự đau nhức nơi thân tăng hay giảm.” Nói đầy đủ như kinh Diệm-ma-ca ở trước… cho đến “… những bệnh khổ của con có cảm giác càng tăng thêm chứ không thuyên giảm.” Phật bảo Bà-kỳ-xá: “Bây giờ Ta hỏi ông, tùy ý mà trả lời Ta. Ông đã được tâm không nhiễm, không đắm, không nhơ, giải thoát, lìa các điên đảo, phải không?” Bà-kỳ-xá bạch Phật: “Tâm con không nhiễm, không đắm, không nhơ, giải thoát, lìa các điên đảo.” Phật bảo Bà-kỳ-xá: “Làm sao ông có được tâm không nhiễm, không đắm, không nhơ, giải thoát, lìa các điên đảo?” Bà-kỳ-xá bạch Phật: “Con đối với sắc quá khứ được nhận thức bởi mắt, tâm không luyến tiếc, đối với sắc vị lai, không mơ tưởng, đối với sắc hiện tại không đắm nhiễm. Con ở nơi sắc quá khứ, vị lai, hiện tại được nhận thức bởi mắt, đã dứt sạch niệm tham dục, ái lạc, vô dục, diệt tận, tịch diệt, tịch tónh, viễn ly, giải thoát. Tâm đã giải thoát, cho nên không nhiễm, không đắm, không nhơ, lìa các điên đảo, an trụ chánh thọ. Cũng vậy, với nhó, tỷ, thiệt, thân, ý. Đối với pháp quá khứ được nhận thức bởi ý, tâm không luyến tiếc, đối với sắc vị lai, không mơ tưởng, đối với sắc hiện tại không đắm nhiễm. Trong pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, niệm tham dục, niệm ái lạc không còn nữa, vô dục, diệt tận, tịch diệt, tịch tónh, viễn ly, giải thoát. Tâm đã giải thoát, cho nên không nhiễm, không đắm, không nhơ, lìa các điên đảo, an trụ chánh thọ. Xin Đức Thế Tôn hôm nay ban cho con điều lợi ích tối hậu, nghe con nói kệ.” Phật bảo Bà-kỳ-xá: “Nên biết đúng lúc.” Tôn giả Bà-kỳ-xá ngồi ngay ngắn, buộc niệm ở trước và nói kệ: Nay con ở trước Phật, Cúi đầu cung kính lạy. Đối với tất cả pháp, Thảy đều được giải thoát. Khéo hiểu các tướng pháp, Tin sâu, vui Chánh pháp. Thế Tôn, Đẳng Chánh Giác, Thế Tôn là Đại Sư. Thế Tôn hàng ma oán, Thế Tôn Đại Mâu-ni; Diệt trừ tất cả sử, Tự độ các loài sanh. Thế Tôn đối thế gian, Giác tri tất cả pháp. Thế gian ắt không có Ai biết pháp hơn Phật. Ở trong cõi Thiên, Nhân, Cũng không ai bằng Phật. Cho nên hôm nay con, Lễ bậc Đại tinh tấn, Cúi đầu lễ Thượng só, Lễ đấng Đại tinh tấn, Đã nhổ gai ái dục. Hôm nay giờ phút cuối, Con được thấy Thế Tôn. Cúi lễ đấng Nhật chủng, Đêm nay Bát-niết-bàn. Chánh trí buộc chánh niệm, Đối thân hư hoại này; Các dư lực còn lại, Từ đêm nay diệt hẳn. Ba cõi không còn nhiễm, Vào Vô dư Niết-bàn. Cảm thọ khổ và vui, Cũng không khổ không vui; Từ nhân duyên xúc sanh, Hôm nay ắt đoạn tận. Khổ thọ và lạc thọ, Cũng không khổ không vui; Từ nhân duyên xúc sanh, Hôm nay đều biến tri. Hoặc bên trong, bên ngoài, Các cảm thọ khổ vui; Đối thọ không chỗ đắm, Chánh trí chánh buộc tâm; Ban đầu, giữa, sau cùng, Các tụ không chướng ngại. Các tụ đã đoạn rồi, Biết rõ ái không còn. Người thấy rõ chân thật, Nói chín mươi mốt kiếp; Trong ba kiếp không trống, Có đấng Đại Tiên nhân. Cõi không không nơi tựa, Chỉ sợ kiếp khủng bố. Nên biết Đại Tiên nhân, Lại xuất hiện thế gian, An ủi các trời, người, Mở mắt, lìa bụi mờ; Thức tỉnh các chúng sanh, Cho biết mọi thứ khổ: Khổ khổ và khổ tập, Tịch diệt, vượt qua khổ; Bát Thánh đạo Hiền thánh, An ổn đến Niết-bàn. Điều thế gian khó được, Hiện tiền tất đã được; Đời này, được thân người, Chánh pháp được diễn nói. Theo những gì mình muốn, Lìa cấu cầu thanh tịnh; Chuyên tu tự lợi mình, Chớ khiến rỗng không quả. Luống không thời sanh lo, Gần nơi địa ngục khổ. Đối Chánh pháp được nói, Không thích, không muốn nhận; Sẽ ở lâu sanh tử, Bao giờ dứt luân hồi! Trường kỳ ôm ưu não, Như người buôn mất của. Nay con đủ mọi tốt, Không còn sanh, già, chết. Luân hồi đã chấm dứt, Không còn sanh lại nữa. Dòng nước sông ái, thức, Từ nay tất cạn khô. Đã nhổ cội rễ uẩn, Khoen xích không tiếp nối. Cúng dường Đại Sư xong, Việc làm đã hoàn tất, Gánh nặng đã buông xuống, Hữu lưu đã đoạn xong; Không còn thích thọ sanh, Không còn tử đáng ghét; Chánh trí, chánh buộc niệm, Chỉ chờ phút cuối cùng. Long tượng nhớ rừng hoang, Sáu mươi thú hùng mạnh, Một mai thoát gông xiềng, Thong dong trong rừng núi. Bà-kỳ-xá cũng vậy, Miệng Đại Sư sanh con; Chán bỏ lìa đồ chúng, Chánh niệm chờ thời đến. Nay nói với mọi người, Những ai đến tụ hội; Nghe kệ Ta sau cùng, Nghóa chúng được lợi ích. Có sanh ắt có diệt, Các hành đều vô thường. Pháp chóng sanh, chóng tử, Nào đáng nương cậy lâu. Nên phải có chí mạnh, Tinh cần cầu phương tiện; Quán sát có sợ hãi, Tùy thuận đạo Mâu-ni, Mau hết khổ ấm này, Chớ tăng thêm luân chuyển. Đứa con từ miệng Phật, Khen nói kệ này xong; Xin từ biệt đại chúng, Bà-kỳ-xá Niết-bàn. Vì tấm lòng từ bi, Nói kệ vô thượng này; Tôn giả Bà-kỳ-xá, Con sanh từ pháp Phật. Do rũ lòng bi mẫn, Nói kệ Vô thượng này; Sau đó Bát-niết-bàn, Tất cả nên kính lễ.<註 n="1686"/>677  <詞 id="34827598">Kinh 995. A-luyện-nhã<註 n="1687"/>678 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Tỳ-kheo A-luyện-nhã<註 n="1688"/>679, An trụ nơi vắng vẻ<註 n="1689"/>680, Lặng lẽ tu phạm hạnh, Ăn chỉ một lần ngồi<註 n="1690"/>681, Do vì nhân duyên gì, Nhan sắc được tươi sáng? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Với quá khứ không lo, Vị lai không mơ thích; Hiện tại tùy chỗ được, Chánh trí buộc giữ niệm. Ăn uống luôn buộc niệm, Nhan sắc thường tươi sáng. Tâm, tưởng ruỗi vị lai, Buồn tiếc theo quá khứ; Lửa ngu si tự nấu, Như mưa đá chết cỏ. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827599">Kinh 996. Kiêu mạn<註 n="1691"/>682 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Không khéo điều phục tâm, Khởi dục vọng kiêu mạn<註 n="1692"/>683; Chưa từng tu tịch mặc, Cũng chẳng vào chánh thọ<註 n="1693"/>684. Ở rừng mà phóng dật, Không qua đến bờ kia<註 n="1694"/>685. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Đã lìa nơi kiêu mạn, Tâm thường vào chánh định; Trí sáng khéo phân biệt, Giải thoát tất cả phược. Một mình nơi rừng vắng, Tâm này không phóng dật; Nhanh chóng vượt qua bờ Kẻ thù tử ma kia. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827600">Kinh 997. Công đức tăng trưởng<註 n="1695"/>686 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Làm sao được ngày đêm, Công đức luôn tăng trưởng? Làm sao sanh cõi trời? Xin Ngài giải nói rõ. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Trồng vườn cây ăn quả, Rừng cây cho bóng mát; Cầu, thuyền dùng qua sông, Tạo ra nhà phước đức; Đào giếng giúp đỡ khát, Khách xá giúp lữ hành; Những công đức như vậy, Ngày đêm thường tăng trưởng. Giới đầy đủ như pháp, Nhờ đó sanh cõi trời. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827601">Kinh 998. Cho gì được sức lớn<註 n="1696"/>687 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Thí gì được sức lớn? Thí gì được diệu sắc? Thí gì được an vui? Thí gì được mắt sáng? Tu tập những thí nào, Gọi là nhất thiết thí? Nay xin hỏi Thế Tôn, Xin Ngài phân biệt nói. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Thí ăn được sức lớn, Thí y được diệu sắc; Thí xe được an vui, Thí đèn được mắt sáng; Lữ quán để tiếp khách<註 n="1697"/>688, Gọi là nhất thiết thí. Đem pháp để dạy người, Đó là thí cam lộ<註 n="1698"/>689. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827602">Kinh 999. Hoan hỷ<註 n="1699"/>690 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử tên là Tất-bề-lê<註 n="1700"/>691, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ: Chư Thiên và người đời, Đều ưa thích thức ăn; Vậy có các thế gian, Phước lạc tự theo chăng<註 n="1701"/>692? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Tịnh tín tâm huệ thí, Đời này và đời sau Theo chỗ người này đến, Phước báo theo như bóng. Cho nên bỏ keo kiệt, Hành huệ thí không nhơ; Thí rồi, tâm hoan hỷ, Đời này đời khác nhận. Thiên tử Tất-bề-lê này bạch Phật: “Lạ thay! Thế Tôn khéo nói nghóa trên: Tịnh tín tâm huệ thí, Đời này và đời sau; Theo chỗ người này đến, Phước báo theo như bóng; Cho nên bỏ keo kiệt, Hành huệ thí không nhơ; Thí rồi tâm hoan hỷ, Đời này đời khác nhận. Thiên tử Tất-bề-lê bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con tự biết thời quá khứ, đã từng làm quốc vương tên Tất-bề-lê, bố thí, làm phước khắp cả bốn cửa thành. Và ở trong thành kia có bốn giao lộ, ở nơi đó cũng bố thí làm phước. “Lúc ấy đệ nhất phu nhân đến nói với con: ‘Đại vương làm phước đức lớn, mà tôi không có sức để tu các phước nghiệp.’ “Khi đó, con nói: ‘Ngoài cửa thành phía Đông, bố thí, làm phước, việc đó đều thuộc về phu nhân.’ “Các vương tử cũng đến tâu với con: ‘Đại vương làm nhiều công đức, phu nhân cũng vậy. Mà chúng con không có sức để làm các phước nghiệp. Nay chúng con xin được nương vào Đại vương làm chút công đức.’ “Khi đó, con đáp: ‘Ngoài cửa thành phía Nam, bố thí, làm phước, việc đó đều thuộc về các con.’ “Bấy giờ có quan đại thần lại đến tâu với con: ‘Ngày nay Đại vương, phu nhân, cùng vương tử làm nhiều công đức. Còn hạ thần không có sức làm các phước nghiệp, xin nương vào Đại vương làm chút công đức.’ “Khi đó, con bảo: ‘Ngoài cửa thành phía Tây, bố thí làm phước, việc đó đều thuộc về các ông.’ “Bấy giờ, các tướng só lại đến tâu với con: ‘Ngày nay Đại vương, làm nhiều công đức, phu nhân, vương tử và các đại thần đều cùng làm, chỉ có chúng hạ thần không có sức để làm phước nghiệp, xin nương vào Đại vương để làm.’ “Khi đó, con đáp: ‘Ngoài cửa thành phía Bắc, bố thí làm phước, việc đó đều thuộc về các ông.’ “Bấy giờ, thứ dân trong nước lại đến tâu với con: ‘Ngày nay Đại vương làm nhiều công đức, phu nhân, vương tử, đại thần, các tướng só đều cùng làm. Chỉ có chúng tôi không có sức để tu phước, nguyện xin nương vào Đại vương làm chút công đức.’ “Khi đó, con đáp: ‘Trong thành kia, ở đầu bốn giao lộ, bố thí làm phước, việc đó đều thuộc về các ngươi.’ “Bấy giờ, vua, phu nhân, vương tử, đại thần, tướng só, thứ dân, mọi người đều bố thí, làm các công đức. Việc huệ thí công đức trước đây của con do đó mà bị gián đoạn. Khi đó những người con đã bảo họ làm phước đều trở về chỗ con, làm lễ con và tâu con rằng: ‘Đại vương nên biết, những nơi tu phước, phu nhân, vương tử, đại thần, tướng só, thứ dân, mỗi người đều y cứ chỗ mình mà bố thí, làm phước. Sự bố thí của Đại vương đến do đó mà bị gián đoạn.’ “Khi đó, con đáp: ‘Này Thiện nam, các nước láng giềng hằng năm nộp tài vật cung ứng cho ta, phân nửa cho vào kho, còn phân nửa để lại các nước ấy thí ân, làm phước.’ “Người kia vâng theo lệnh vua, đến nước lân cận, gom góp tài vật, phân nửa cho vào kho, phân nửa để lại cho nước đó thí ân, làm phước. “Trước kia con trường kỳ thí ân, làm phước như vậy, nên luôn luôn được phước báo khả ái, khả niệm, khả ý, thường hưởng được khoái lạc không cùng tận. Do phước nghiệp này cùng với quả phước báo phước, tất cả đều dồn vào nhóm công đức lớn. Ví như năm con sông lớn hợp thành một dòng, đó là sông Hằng, Da-bố-na, Tát-la-do, Y-la-bạt-đề, Ma-hê. Năm con sông này hợp thành một dòng như vậy mà không ai có thể đo lường số lượng trăm, ngàn, vạn, ức đấu hộc nước sông kia. Nước của con sông lớn này trở thành một khối lượng nước lớn. Quả báo của các công đức đã làm của con cũng như vậy, không thể đo lường, tất cả đều nhập vào nhóm công đức lớn.” Thiên tử Tất-bề-lê nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ lễ Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827603">Kinh 1000. Viễn du<註 n="1702"/>693 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Người nào có thể làm Thiện tri thức viễn du<註 n="1703"/>694? Người nào có thể làm Thiện tri thức tại gia? Người nào có thể làm Thiện tri thức thông tài<註 n="1704"/>695? Người nào có thể làm Thiện tri thức đời sau? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Người dẫn đầu đoàn buôn, Thiện tri thức du hành. Vợ hiền lương trinh chính, Thiện tri thức tại gia. Thân tộc gần gũi nhau, Thiện tri thức thông tài. Công đức mình tu tập, Thiện tri thức đời sau. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827604">Kinh 1001. Xâm bức<註 n="1705"/>696 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Vận tối đem mạng đi, Nên khiến người đoản mạng. Bị sự già bức bách, Mà không người cứu hộ. Thấy già, bệnh, chết đó, Khiến người sợ vô cùng. Chỉ làm các công đức, Vui đi đến chỗ vui. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Vận tối đem mạng đi, Nên khiến người đoản mạng. Bị sự già bức bách, Mà không người cứu hộ. Thấy lỗi hữu dư này, Khiến người sợ vô cùng. Đoạn tham ái ở đời, Nhập Niết-bàn vô dư. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827605">Kinh 1002. Đoạn trừ<註 n="1706"/>697 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Đối mấy pháp đoạn trừ? Mấy pháp nên vất bỏ? Và đối với mấy pháp, Tăng thượng phương tiện tu? Phải siêu việt mấy tụ<註 n="1707"/>698, Tỳ-kheo vượt dòng siết<註 n="1708"/>699? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Năm đoạn trừ, năm xả<註 n="1709"/>700, Đối năm căn tu thêm<註 n="1710"/>701, Vượt lên năm hòa hợp<註 n="1711"/>702, Tỳ-kheo qua dòng sâu. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827606">Kinh 1003. Tỉnh ngủ<註 n="1712"/>703 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Mấy người ngủ khi thức? Mấy người thức khi ngủ<註 n="1713"/>704? Mấy người đắm bụi nhơ? Mấy người được thanh tịnh? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Năm người ngủ khi thức. Năm người thức khi ngủ. Năm người đắm bụi nhơ. Năm người được thanh tịnh<註 n="1714"/>705. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827607">Kinh 1004. Hỗ tương hoan hỷ<註 n="1715"/>706 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Mẹ con vui với nhau, Trâu chúa thích trâu mình. Chúng sanh thích hữu dư<註 n="1716"/>707, Không ai thích vô dư. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Mẹ con lo lẫn nhau, Trâu chúa lo trâu mình; Hữu dư chúng sanh lo, Vô dư thì không lo. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827608">Kinh 1005. Người vật<註 n="1717"/>708 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Vật gì là của người? Cái gì bạn bậc nhất? Cái gì để nuôi sống? Chúng sanh nương nơi nào? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Ruộng, nhà: của chúng sanh. Vợ hiền: bạn bậc nhất; Ăn uống để nuôi sống, Chúng sanh nương vào nghiệp. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827609">Kinh 1006. Yêu ai hơn con<註 n="1718"/>709 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Yêu ai hơn yêu con. Của nào quý hơn bò. Sáng gì hơn mặt trời. Tát-la<註 n="1719"/>710 không hơn biển. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Yêu ai bằng yêu mình. Tiền của nào hơn thóc. Sáng gì hơn trí tuệ, Tát-la đâu bằng thấy<註 n="1720"/>711. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827610">Kinh 1007. Sát-lợi<註 n="1721"/>712 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Hai chân, Sát-lợi tôn. Bốn chân, bò đực<註 n="1722"/>713 hơn. Trẻ đẹp<註 n="1723"/>714 là vợ nhất, Quý sanh<註 n="1724"/>715 là con nhất. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Hai chân, Chánh giác tôn. Bốn chân, ngựa thuần hơn. Thuận chồng là vợ hiền, Lậu tận con quý nhất<註 n="1725"/>716. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử này nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827611">Kinh 1008. Chủng tử<註 n="1726"/>717 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Những cái sanh từ đất, Cái gì là tối thắng? Từ không rơi rụng xuống, Cái gì là hơn hết? Phàm ở nơi cầu thỉnh<註 n="1727"/>718, Cái gì là bậc nhất? Trong tất cả ngôn ngữ, Biện thuyết nào là nhất? Lúc ấy có một Thiên tử vốn con nhà nông, nay được sanh lên cõi trời, vì theo tập khí trước nên liền nói kệ đáp lại Thiên tử kia: Ngũ cốc từ đất sanh, Thì đó là tối thắng. Hạt giống từ không trung, Rơi xuống đất hơn hết. Con bò giúp đỡ người<註 n="1728"/>719, Chỗ cậy nhờ tốt nhất. Lời nói yêu con cái, Đây là lời hay nhất. Vị Thiên tử vốn nêu câu hỏi bèn hỏi lại vị Thiên tử trả lời: “Tôi không hỏi đến anh, cớ sao lại nhiều lời khinh tháo vọng nói. Tôi tự nói kệ hỏi Thế Tôn: Những cái sanh từ đất, Cái gì là tối thắng? Từ không rơi xuống đất, Cái gì là hơn hết? Phàm ở nơi cầu thỉnh, Cái gì là tối thắng? Trong tất cả ngôn ngữ, Biện thuyết nào là nhất? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Từ dưới đất vọt lên, Tam minh là tối thượng<註 n="1729"/>720. Từ hư không rơi xuống, Tam minh cũng bậc nhất. Chúng đệ tử Hiền thánh, Là thầy nương cao quý<註 n="1730"/>721. Những gì Như Lai nói, Là biện thuyết bậc nhất. Thiên tử này lại nói kệ: Thế gian mấy pháp khởi<註 n="1731"/>722? Mấy pháp được thuận theo<註 n="1732"/>723? Đời mấy pháp thủ ái<註 n="1733"/>724? Đời mấy pháp tổn giảm<註 n="1734"/>725? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Đời khởi do sáu pháp<註 n="1735"/>726. Đời thuận hiệp sáu pháp. Đời, sáu pháp thủ ái Đời, sáu pháp tổn giảm. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827612">Kinh 1009. Tâm<註 n="1736"/>727 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Ai lôi thế gian đi? Ai câu dẫn thế gian<註 n="1737"/>728? Cái gì là một pháp, Chế ngự nơi thế gian? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Tâm đem thế gian đi, Tâm câu dẫn thế gian; Tâm kia là một pháp, Hay chế ngự thế gian. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827613">Kinh 1010. Phược<註 n="1738"/>729 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Cái gì trói thế gian? Điều phục gì để thoát<註 n="1739"/>730? Đoạn trừ những pháp nào, Gọi là đạt Niết-bàn? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Dục hay trói thế gian<註 n="1740"/>731, Điều phục dục, giải thoát<註 n="1741"/>732; Người đoạn trừ ái dục, Nói là đạt Niết-bàn. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827614">Kinh 1011. Yểm<註 n="1742"/>733 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Cái gì khép thế gian? Gì bao phủ thế gian? Gì kết buộc chúng sanh? Đời dựng trên cái gì? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Suy già khép thế gian, Chết bao phủ thế gian; Ái kết buộc chúng sanh, Pháp dựng đứng thế gian. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827615">Kinh 1012. Vô minh<註 n="1743"/>734 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Cái gì che thế gian? Cái gì trói thế gian? Cái gì nhớ chúng sanh? Gì dựng cờ chúng sanh? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Vô minh che thế gian, Ái ràng buộc chúng sanh; Ẩn phú nhớ chúng sanh<註 n="1744"/>735, Ngã mạn, cờ chúng sanh. Thiên tử này lại nói kệ hỏi Phật: Ai không bị trùm kín? Ai không bị ái buộc? Ai ra khỏi ẩn phú? Ai không dựng cờ mạn? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Như Lai Đẳng Chánh Giác, Chánh trí tâm giải thoát, Không bị vô minh phủ, Cũng không bị ái buộc, Vượt ra khỏi ẩn phú, Bẻ gãy cờ ngã mạn. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827616">Kinh 1013. Tín<註 n="1745"/>736 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Những gì là tài vật, Mà thượng só sở hữu<註 n="1746"/>737? Làm sao khéo tu tập, Để đạt đến an vui? Làm sao trong các vị, Được vị ngọt tối thượng? Làm sao trong chúng sanh, Đạt tuổi thọ cao nhất<註 n="1747"/>738? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Tâm thanh tịnh, tín lạc, Là của bậc nhất của người. Đối Chánh pháp tu hành, Mang lại quả an lạc. Lời vi diệu chân thật, Là vị ngọt tuyệt nhất. Đời sống tuệ Hiền thánh<註 n="1748"/>739, Là tuổi thọ cao nhất. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827617">Kinh 1014. Đệ nhị<註 n="1749"/>740 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Thế nào là Tỳ-kheo, Có bạn đồng với mình<註 n="1750"/>741? Thế nào là Tỳ-kheo, Có tùy thuận giáo thọ<註 n="1751"/>742? Tỳ-kheo ở nơi nào, Tâm rong chơi thỏa thích? Thỏa thích nơi đó rồi, Đoạn trừ các kết phược<註 n="1752"/>743? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Tín, là bạn đồng hành, Trí tuệ: vị giáo thọ; Niết-bàn: chốn hỷ lạc, Tỳ-kheo đoạn kết phược. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827618">Kinh 1015. Trì giới<註 n="1753"/>744 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Gì là tốt đến già? Gì là tốt xác lập? Gì là của báu người? Cái gì giặc chẳng đoạt? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Chánh giới tốt đến già. Tịnh tín tốt xác lập. Trí tuệ, báu của người, Công đức giặc không đoạt. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827619">Kinh 1016. Chúng sanh (1)<註 n="1754"/>745 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Pháp gì sanh chúng sanh? Những gì dong ruổi trước? Cái gì khởi sanh tử? Cái gì không giải thoát? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Ái dục sanh chúng sanh, Ý dong ruổi trước tiên; Chúng sanh khởi sanh tử<註 n="1755"/>746, Pháp khổ không giải thoát. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827620">Kinh 1017. Chúng sanh (2)<註 n="1756"/>747 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Pháp gì sanh chúng sanh? Những gì dong ruổi trước? Cái gì khởi sanh tử? Pháp gì chỗ nương cậy? Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ đáp: Ái dục sanh chúnh sanh, Ý dong ruổi trước tiên; Chúng sanh khởi sanh tử, Nghiệp pháp chỗ nương cậy. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827621">Kinh 1018. Chúng sanh (3)<註 n="1757"/>748 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Pháp gì sanh chúng sanh? Những gì dong ruổi trước? Cái gì khởi sanh tử? Pháp gì đáng sợ nhất? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Ái dục sanh chúng sanh, Ý dong ruổi trước tiên; Chúng sanh khởi sanh tử, Nghiệp là đáng sợ nhất. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827622">Kinh 1019. Phi đạo<註 n="1758"/>749 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Gì gọi là phi đạo<註 n="1759"/>750? Cái gì ngày đêm dời<註 n="1760"/>751? Cái gì nhơ phạm hạnh? Cái gì lụy thế gian<註 n="1761"/>752? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Tham dục là phi đạo, Tuổi thọ ngày đêm dời; Người nữ nhơ phạm hạnh, Người nữ lụy thế gian<註 n="1762"/>753. Nhiệt hành, tu phạm hạnh, Rửa sạch các lỗi nhỏ<註 n="1763"/>754. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827623">Kinh 1020. Vô thượng<註 n="1764"/>755 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Pháp gì ánh thế gian<註 n="1765"/>756? Pháp gì là trên hết? Những gì là một pháp, Chế ngự khắp chúng sanh? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Danh ngời sáng thế gian, Danh là nhất trên đời; Chỉ có một pháp ‘danh’, Chế ngự cả thế gian. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827624">Kinh 1021. Kệ nhân<註 n="1766"/>757 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Pháp gì nhân của kệ? Kệ lấy gì trang nghiêm<註 n="1767"/>758? Kệ này nương nơi đâu<註 n="1768"/>759? Thể của kệ là gì<註 n="1769"/>760? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Dục<註 n="1770"/>761 là nhân của kệ, Văn tự trang nghiêm kệ; Danh là chỗ kệ nương, Tạo tác<註 n="1771"/>762 là thể kệ. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất.  <詞 id="34827625">Kinh 1022. Biết xe<註 n="1772"/>763 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Thiên tử, tướng mạo tuyệt diệu, vào cuối đêm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; ánh sáng từ thân chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ vị Thiên tử này nói kệ hỏi Phật: Làm sao biết xe cộ? Làm sao lại biết lửa? Làm sao biết quốc độ? Làm sao biết được vợ? Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ đáp: Thấy cờ lọng biết xe, Thấy khói thời biết lửa; Thấy vua biết quốc độ, Thấy chồng biết được vợ. Thiên tử này lại nói kệ: Lâu thấy Bà-la-môn, Chóng đắc Bát-niết-bàn; Mọi sợ hãi đều qua, Thoát hẳn đời ân ái. Vị Thiên tử ấy nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất. <卷 id="34827626">TẠP A-HÀM Quyển 37 <詞 id="34827627">Kinh 1023. Phả-cầu-na<註 n="1773"/>764 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Phả-cầu-na<註 n="1774"/>765 đang ở tại giảng đường Lộc tử mẫu trong vườn phía Đông, bị bệnh nguy khốn. Tôn giả A-nan đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui qua một bên bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Phả-cầu-na ở giảng đường Lộc tử mẫu trong vườn phía Đông bị bệnh nguy khốn. Bệnh của Tỳ-kheo như vậy có thể chết. Lành thay, Thế Tôn! Xin Ngài vì thương xót mà đến giảng đường Lộc tử mẫu, vườn phía Đông, chỗ Tôn giả Phả-cầu-na.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Chiều hôm đó sau khi từ thiền tịnh dậy, Thế Tôn đến giảng đường Lộc tử mẫu, vườn phía Đông, vào phòng Tôn giả Phả-cầu-na, trải tòa mà ngồi và vì Tôn giả Phả-cầu-na thuyết pháp, dạy dỗ, soi sáng, làm cho an vui, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Sau khi Thế Tôn đi rồi, không lâu Tôn giả Phả-cầu-na mạng chung. Lúc mạng chung, các căn vui tươi, gương mặt thanh tịnh, sắc da tươi sáng. Tôn giả A-nan khi cúng dường xá-lợi Tôn giả Phả-cầu-na xong, về chỗ Phật đảnh lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đến thăm, không lâu Tôn giả Phả-cầu-na mạng chung. Lúc Tôn giả này sắp qua đời, các căn vui tươi, sắc da thanh tịnh, nhuận ánh sáng tươi. Bạch Thế Tôn, không biết Tôn giả ấy sẽ sanh về đâu, thọ sanh thế nào, đời sau ra sao?” Phật bảo A-nan: “Nếu có Tỳ-kheo nào trước khi chưa bệnh, chưa đoạn năm hạ phần kết. Khi bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, tâm không điều hòa, mạng sống suy mòn, nhưng được nghe Đại Sư chỉ dạy, nhắc nhở, nói nhiều pháp. Khi được nghe pháp xong, đoạn năm hạ phần kết. A-nan, đó là phước lợi được từ sự chỉ dạy, nhắc nhở của Đại Sư. “Lại nữa, A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào, trước khi chưa bệnh, chưa đoạn năm hạ phần kết. Sau đó bệnh phát khởi, thân thể đau đớn, mạng sống suy mòn dần, không nhờ được nghe Đại Sư chỉ dạy, nhắc nhở, nói pháp, nhưng gặp được các vị Đại đức đa văn, tu phạm hạnh, chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp. Khi được nghe pháp xong, đoạn năm hạ phần kết. A-nan, đó gọi là được phước lợi từ sự chỉ dạy, nhắc nhở, nghe pháp. “Lại nữa, A-nan, nếu Tỳ-kheo nào trước khi chưa bệnh, chưa đoạn năm hạ phần kết,… cho đến mạng sống suy mòn, không được nghe Đại Sư chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp; lại không nghe các vị Đại đức đa văn phạm hạnh chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp; nhưng trước kia đã lãnh thọ pháp, một mình ở nơi vắng lặng tư duy, quán sát, đoạn được năm hạ phần kết. A-nan, đó gọi là được phước lợi từ sự tư duy, quán sát pháp đã nghe từ trước. “Lại nữa, A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào, trước khi chưa bệnh đã đoạn năm hạ phần kết, nhưng chưa được ái tận giải thoát vô thượng<註 n="1775"/>766, tâm không khéo giải thoát khỏi các lậu. Sau đó tuy mắc bệnh, thân bị khổ đau, mạng sống suy mòn, nhưng nghe được Phật chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp, được ái tận giải thoát vô thượng, chẳng khởi các lậu, lìa dục giải thoát. A-nan, đó gọi là được phước lợi từ sự thuyết pháp của Đại Sư. “Lại nữa, A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào, trước khi chưa bệnh đã đoạn năm hạ phần kết, nhưng chưa được ái tận giải thoát vô thượng, chưa ly dục, giải thoát khỏi các lậu. Sau đó biết thân khởi bệnh, chịu khổ đau vô cùng. Tuy chẳng được Đại Sư chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp, nhưng lại được các vị Đại đức đa văn, phạm hạnh khác chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp, được ái tận giải thoát vô thượng, chẳng khởi các lậu, ly dục, giải thoát. A-nan, đó gọi là được phước lớn từ sự chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp. “Lại nữa, A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào, trước khi chưa bị bệnh, đã đoạn năm hạ phần kết, nhưng chưa được ái tận giải thoát vô thượng, không ly dục, giải thoát khỏi các lậu. Sau đó thân bệnh khởi, sanh khổ đau vô cùng. Tuy không được Phật chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp, cũng không được các vị Đại đức đa văn khác chỉ dạy, nhắc nhở, nói pháp, nhưng ở chỗ vắng lặng tư duy, cân nhắc, quán sát, được ái tận giải thoát vô thượng, không khởi các lậu, ly dục, giải thoát. A-nan, đó gọi là được phước lợi từ sự tư duy những gì đã được nghe từ giáo pháp<註 n="1776"/>767. “Duyên gì các căn Tỳ-kheo Phả-cầu-na không được vui tươi, tướng mạo thanh tịnh, da dẻ nhuận tươi, trước khi Tỳ-kheo Phả-cầu-na chưa bị bệnh, chưa đoạn năm hạ phần kết? Tỳ-kheo này tự mình được nghe từ sự chỉ dạy, nhắc nhở, thuyết pháp của Đại Sư, đoạn năm hạ phần kết.” Rồi Thế Tôn xác nhận Tôn giả Phả-cầu-na đã đắc quả A-na-hàm. Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827628">Kinh 1024. A-thấp-ba-thệ<註 n="1777"/>768 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-thấp-ba-thệ<註 n="1778"/>769 ở giảng đường Lộc tử mẫu, vườn phía Đông, thân bị bệnh nặng, vô cùng đau khổ. Tôn giả Phú-lân-ni là vị chăm sóc, cung cấp. Nói đầy đủ như kinh Bạt-ca-lê ở trước<註 n="1779"/>770.Đó là, ba thọ… cho đến chuyển tăng không giảm. Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Ông chớ hối hận<註 n="1780"/>771.” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thật sự con có điều hối hận!” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Ông có phá giới không?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không phá giới.” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Ông không phá giới sao hối hận?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, trước khi con chưa bệnh, con tu tập nhiều, chứng nhập tịnh lạc của thân an chỉ<註 n="1781"/>772.Tu tập tam-muội nhiều. Còn hôm nay, con lại không nhập tam-muội kia được<註 n="1782"/>773.Con tự suy nghó không lẽ tam-muội này thoái thất chăng?” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Nay Ta hỏi ông, tùy ý đáp cho Ta. Này A-thấp-ba-thệ, ông có thấy sắc tức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau chăng?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không.” Lại hỏi: “Ông có thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau chăng?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không.” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Ông đã không thấy sắc là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau; không thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau, vậy vì sao lại hối hận?” A-thấp-ba-thệ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, vì không chánh tư duy.” Phật bảo A-thấp-ba-thệ: “Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào tam-muội kiên cố, tam-muội bình đẳng, mà không nhập được tam-muội kia, thì không nên khởi nghó rằng mình thoái thất đối với tam-muội. Nếu Thánh đệ tử lại không thấy sắc là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau; không thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau. Mà chỉ nên giác tri như vậy, thì tham dục hoàn toàn sạch hết không còn; sân nhuế, ngu si hết hẳn không còn. Khi tất cả lậu đã tận trừ, tâm vô lậu giải thoát, hiện tại tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.” Khi nghe Phật thuyết pháp này, Tôn giả A-thấp-ba-thệ không khởi các lậu, tâm được giải thoát, vui mừng, phấn khởi; vì tâm được vui mừng, phấn khởi nên thân bệnh liền dứt trừ. Phật nói kinh này làm cho Tôn giả A-thấp-ba-thệ hoan hỷ, tùy hỷ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, ra về. Kinh Sai-ma-ca<註 n="1783"/>774.Như nói về ngũ thọ ấm.  <詞 id="34827629">Kinh 1025. Tật bệnh (1)<註 n="1784"/>775 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Tỳ-kheo tuổi trẻ mới học, xuất gia trong Pháp luật này chưa được lâu, ít người thân quen, một mình làm lữ khách, không có người cung cấp, đang trú trong phòng khách Tăng ngoài rìa một tụ lạc, bệnh đau nguy khốn. Bấy giờ có nhiều Tỳ-kheo đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có một Tỳ-kheo tuổi trẻ, mới học… cho đến bệnh đau nguy khốn đang ở trong phòng khách Tăng ngoài rìa một tụ lạc. Có Tỳ-kheo bệnh sống ít chết nhiều như vậy. Lành thay! Xin Thế Tôn vì thương xót mà đến trú xứ này!” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Buổi chiều, sau khi từ thiền tịnh dậy, Thế Tôn đến trú xứ này. Tỳ-kheo bệnh này từ xa trông thấy Thế Tôn, vịn giường muốn dậy, Phật bảo Tỳ-kheo: “Hãy nằm nghỉ, chớ dậy! Thế nào Tỳ-kheo, có thể chịu đựng được khổ đau không?” … Chi tiết như kinh Sai-ma-ca trước đã nói. “Ba thọ như vậy… cho đến bệnh khổ chỉ tăng không giảm.” Phật nói Tỳ-kheo bệnh: “Bây giờ Ta hỏi ông, cứ đáp theo ý cho Ta.” “Ông không hối hận chăng<註 n="1785"/>776?” Tỳ-kheo bệnh bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thật sự, có hối hận.” Phật bảo Tỳ-kheo bệnh: “Ông không phạm giới chăng?” Tỳ-kheo bệnh bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thật sự, không phạm giới.” Phật bảo Tỳ-kheo bệnh: “Nếu ông không phạm giới, tại sao ông lại hối hận?” Tỳ-kheo bệnh bạch Phật: “Con tuổi trẻ xuất gia chưa bao lâu, đối với pháp Thượng nhân và tri kiến thắng diệu chưa có sở đắc; con tự nghó, lúc mạng chung biết sanh nơi đâu? Cho nên sanh ra hối hận.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Nay Ta hỏi ông, cứ đáp theo ý cho Ta. Thế nào Tỳ-kheo, vì có nhãn nên có nhãn thức phải không?” Tỳ-kheo bệnh bạch: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Lại hỏi: “Tỳ-kheo, ý ngươi thế nào? Vì có nhãn thức nên có nhãn xúc và do nhãn xúc làm nhân làm duyên nên sanh ra cảm thọ hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui bên trong phải không?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đối với nhó, tỷ, thiệt, thân, ý cũng nói như vậy. “Thế nào Tỳ-kheo? Nếu không có nhãn thì không có nhãn thức phải không?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Lại hỏi: “Tỳ-kheo, nếu không có nhãn thức thì không có nhãn xúc phải không? Nếu không có nhãn xúc thì không có nhãn xúc làm nhân làm duyên sanh ra cảm thọ hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui bên trong, phải không?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đối với nhó, tỷ, thiệt, thân, ý cũng nói như vậy. “Cho nên, Tỳ-kheo, phải khéo tư duy pháp như vậy, thì lúc mạng chung mới tốt đẹp được và đời sau cũng tốt đẹp.” Bấy giờ, Thế Tôn vì Tỳ-kheo bệnh nói pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho an vui, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi. Sau khi Thế Tôn đi rồi, không lâu Tỳ-kheo mạng chung. Khi sắp mạng chung, các căn ông vui tươi, tướng mạo thanh tịnh, sắc da tươi sáng. Lúc ấy, nhiều Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Tỳ-kheo trẻ tuổi kia bị bệnh nguy khốn, nay Tôn giả đã mạng chung. Khi vị này sắp qua đời, các căn vui tươi, tướng mạo thanh tịnh, sắc da tươi sáng. Thế nào Thế Tôn, Tỳ-kheo này sẽ sanh về nơi nào? Thọ sanh ra sao? Đời sau thế nào?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo kia đã qua đời kia thật sự là bảo vật<註 n="1786"/>777.Nghe Ta nói pháp hiểu biết rõ ràng, đối với pháp không sợ hãi, đắc Bát-niết-bàn. Các ông nên cúng dường xá-lợi.” Bấy giờ, Thế Tôn thọ ký cho Tỳ-kheo này là bậc nhất<註 n="1787"/>778. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827630">Kinh 1026. Tật bệnh (2)<註 n="1788"/>779 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Nói như trên chỉ có sự sai biệt là: “Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói. Nếu Tỳ-kheo nào nghó như vầy: Ta đối với thức thân này và tất cả tướng cảnh giới bên ngoài không thấy có ngã, ngã sở, ngã mạn trói buộc sai sử, cùng tâm giải thoát, tuệ giải thoát, thì hiện tại tự biết tác chứng, an trụ đầy đủ. Đối với thức thân này và tất cả tướng cảnh giới bên ngoài không thấy có ngã, ngã sở, ngã mạn trói buộc sai sử, cùng với tâm giải thoát, tuệ giải thoát kia, thì hiện tại tự biết tác chứng, an trụ đầy đủ. Tỳ-kheo kia đối với thức thân của mình và tất cả tướng cảnh giới bên ngoài, không thấy có ngã, ngã sở, ngã mạn trói buộc sai sử, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, thì hiện tại tự biết tác chứng, an trụ đầy đủ. Đối với thức thân của mình và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài, không thấy có ngã, ngã sở, ngã mạn trói buộc, sai sử, cùng tâm giải thoát, tuệ giải thoát, thì hiện tại tự biết tác chứng, an trụ đầy đủ. Nếu Tỳ-kheo kia đối với thức thân này và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài không thấy có ngã, ngã sở, ngã mạn trói buộc, sai sử, cùng tâm giải thoát, tuệ giải thoát thì trong hiện tại tự biết tác chứng, an trụ đầy đủ. Đối với thức thân của mình và tất cả tướng của cảnh giới bên ngoài, không thấy có ngã, ngã sở, ngã mạn trói buộc sai sử, cùng tâm giải thoát, tuệ giải thoát thì hiện tại tự biết tác chứng, an trụ đầy đủ. Đó gọi là Tỳ-kheo đoạn ái dục, chuyển các kết, dừng ngã mạn, hiện quán cứu cánh thoát khổ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827631">Kinh 1027. Tỳ-kheo bệnh<註 n="1789"/>780 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Nói như trên, chỉ có một vài sai biệt là:… cho đến Phật nói với Tỳ-kheo bệnh: “Ông không tự phạm giới phải không?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không phải vì để thọ trì tịnh giới mà ở chỗ Thế Tôn tu phạm hạnh.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Ông vì những pháp gì mà ở chỗ Ta tu phạm hạnh?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Vì ly tham dục nên ở chỗ Thế Tôn tu phạm hạnh. Vì ly sân nhuế, ngu si nên ở chỗ Thế Tôn tu phạm hạnh.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Đúng vậy! Đúng vậy! Ông nên thật sự vì để ly tham dục nên ở chỗ Ta tu phạm hạnh. Vì ly sân nhuế, ngu si nên ở chỗ Ta tu phạm hạnh. Này Tỳ-kheo, vì tham dục trói buộc nên không ly được dục. Vì vô minh trói buộc nên tuệ không thanh tịnh. Cho nên Tỳ-kheo, ở nơi dục mà ly dục, tâm giải thoát. Do ly vô minh nên tuệ giải thoát. Nếu Tỳ-kheo nào, ở nơi mà dục ly dục, tự thân tác chứng tâm giải thoát. Do ly vô minh nên tuệ giải thoát. Đó gọi là Tỳ-kheo đoạn các ái dục, chuyển kết phược, dừng ngã mạn, hiện quán, cứu cánh biên tế khổ. Cho nên Tỳ-kheo đối với pháp này phải khéo tư duy.” Nói đầy đủ như trên… cho đến thọ ký bậc nhất. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827632">Kinh 1028. Tật bẹânh (3)<註 n="1790"/>781 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có nhiều Tỳ-kheo cùng tụ tập ở giảng đường Già-lê-lệ<註 n="1791"/>782.Lúc đó có nhiều Tỳ-kheo bệnh. Buổi chiều sau khi Thế Tôn từ thiền tịnh tỉnh giấc, đến giảng đường Già-lê-lệ, trải tòa ngồi trước đại chúng, rồi bảo các Tỳ-kheo: “Nên chánh niệm, chánh trí để đợi thời. Đó là giáo huấn của Ta<註 n="1792"/>783.Này các Tỳ-kheo, thế nào là chánh niệm? Là Tỳ-kheo sống quán niệm thân trên thân, tinh cần, chánh niệm, chánh trí, điều phục tham ưu thế gian, sống quán niệm ngoại thân trên thân, sống quán niệm nội ngoại thân trên thân; nội thọ, ngoại thọ, nội ngoại thọ; nội tâm, ngoại tâm, nội ngoại tâm; sống quán niệm nội pháp, ngoại pháp, nội ngoại pháp, phương tiện tinh cần, chánh niệm, chánh trí, điều phục tham ưu thế gian. Đó gọi là Tỳ-kheo ức niệm chánh. “Thế nào là chánh trí? Tỳ-kheo hoặc tới hoặc lui, an trụ chánh trí; nhìn trông, quán sát, co, duỗi, cúi, ngước, nắm cầm y bát, đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức… cho đến năm mươi, sáu mươi người nói năng hay im lặng đều hành với chánh trí. Tỳ-kheo, đó gọi là chánh trí. Cũng thế, Tỳ-kheo nào an trụ vào chánh niệm, chánh trí, có thể khởi cảm thọ lạc, có nhân duyên chứ không phải không nhân duyên. “Thế nào là nhân duyên? Duyên vào thân khởi suy nghó: ‘Thân này của ta là vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh. Cảm thọ lạc cũng vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh’. Quán sát thân và cảm thọ lạc, quán sát vô thường, quán sát sanh diệt, quán sát ly dục, quán sát diệt tận, quán sát xả. Vị ấy quán sát thân cùng với cảm thọ lạc là vô thường… cho đến xả. Nếu ở nơi thân và cảm thọ lạc mà kết sử tham dục<註 n="1793"/>784 vónh viễn không còn sai sử nữa<註 n="1794"/>785.Cũng vậy, với chánh niệm, chánh trí, biết cảm thọ khổ phát sanh, có nhân duyên chứ không phải không nhân duyên. “Thế nào là nhân duyên? Cũng vậy, duyên vào thân khởi tư duy: ‘Thân này của ta là vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh. Cảm thọ khổ cũng vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh’. Quán sát thân và cảm thọ khổ, là vô thường cho đến xả. Ở nơi thân này và cảm thọ khổ mà kết sử sân nhuế vónh viễn không còn sai sử nữa. Cũng vậy, với chánh niệm, chánh trí, biết cảm thọ không khổ, không vui phát sanh, có nhân duyên chứ không phải không nhân duyên. “Thế nào là nhân duyên? Là duyên vào thân khởi suy nghó: ‘Thân này của ta là vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh. Cảm thọ chẳng khổ chẳng lạc, cũng vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh’. Quán sát thân và cảm thọ không khổ, không lạc kia, là vô thường cho đến xả. Nếu những gì ở nơi thân và cảm thọ không khổ không lạc mà kết sử vô minh sử vónh viễn không còn sai sử nữa. Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy, đối với sắc yểm ly, đối với thọ, tưởng, hành, thức yểm ly. Đã yểm ly rồi, ly dục. Ly dục rồi, được giải thoát, giải thoát tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ: Khi đang cảm giác lạc; Không biết cảm giác lạc. Vì kết sử tham dục, Nên không thấy xuất ly. Khi đang cảm giác khổ, Không biết cảm giác khổ. Vì kết sử sân nhuế, Nên không thấy xuất ly. Cảm thọ không lạc, khổ, Đẳng Chánh Giác đã nói, Người kia không thể biết, Nên không qua bờ kia. Nếu Tỳ-kheo tinh tấn, Chánh trí không xiêu động; Nơi tất cả thọ kia, Trí tuệ đều biết hết. Thường biết các thọ rồi, Hiện tại hết các lậu; Mạng chung nương trí tuệ, Niết-bàn, không đọa lạc. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827633">Kinh 1029. Tật bệnh (4)<註 n="1795"/>786 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Nói như trên. Bấy giờ, các Tỳ-kheo tụ tập nơi giảng đường Già-lê-lệ<註 n="1796"/>787, đa số đều bị bệnh. Nói như trên, chỉ có một vài sai biệt là: cho đến “… Thánh đệ tử nên quán sát như vầy, ở nơi sắc mà giải thoát, ở nơi thọ, tưởng, hành, thức giải thoát. Ta nói những người này giải thoát sanh, lão, bệnh, tử.” Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Bậc trí tuệ đa văn, Đều tỏ rõ các thọ. Đối cảm thọ khổ, lạc, Phân biệt thật rõ ràng. Nên biết sự chắc thật, Phàm phu có lên xuống; Nơi lạc không nhiễm trước, Nơi khổ không xiêu động. Biết thọ không thọ sanh. Y cảm thọ tham, nhuế. Đoạn trừ những pháp này, Tâm kia khéo giải thoát. Buộc niệm vào diệu cảnh, Chánh hướng đợi hết đời. Nếu Tỳ-kheo tinh cần, Chánh trí chẳng xiêu động; Đối với mọi thọ này, Kẻ trí thường giác tri. Thấu rõ các thọ rồi, Hiện tại hết các lậu, Mạng chung nương trí tuệ, Niết-bàn không đọa lạc. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ làm lễ rồi lui.  <詞 id="34827634">Kinh 1030. Cấp Cô Độc (1)<註 n="1797"/>788 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ gia chủ Cấp Cô Độc bị bệnh, thân thể khổ đau vô cùng. Thế Tôn nghe tin này, sáng sớm Ngài đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, theo thứ tự khất thực đến nhà gia chủ Cấp Cô Độc. Gia chủ từ xa trông thấy Thế Tôn, vịn giường muốn dậy, Thế Tôn thấy thế liền bảo: “Gia chủ, chớ dậy mà tăng bệnh khổ.” Thế Tôn ngồi xuống rồi bảo gia chủ: “Thế nào gia chủ? Bệnh có thể chịu được không? Thân bệnh, đau đớn tăng hay giảm?” Gia chủ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, rất đau đớn, khó chịu nổi!… cho đến nói ba thọ, chi tiết như kinh Sai-ma… cho đến “… cảm thọ khổ chỉ tăng chứ không giảm.” Phật bảo gia chủ: “Nên học như vầy: Đối với Phật có tín thanh tịnh bất hoại, đối với Pháp, Tăng, có tín thanh tịnh bất hoại và thành tựu Thánh giới.” Gia chủ bạch Phật: “Như Thế Tôn đã dạy về bốn bất hoại tịnh. Con có pháp này, trong pháp này có con. Bạch Thế Tôn, nay đối với Phật con có lòng tin thanh tịnh bất hoại, đối với Pháp, Tăng có lòng tin thanh tịnh bất hoại và thành tựu Thánh giới.” Phật bảo gia chủ: “Lành thay! Lành thay!” Rồi liền thọ ký cho gia chủ đắc quả A-na-hàm. Gia chủ bạch Phật: “Hôm nay, con xin cung thỉnh Thế Tôn thọ thực ở đây.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Gia chủ liền dạy tôi tớ sửa soạn các thứ đồ ăn thức uống tinh khiết, ngon lành cúng dường Thế Tôn. Thế Tôn thọ thực xong, vì gia chủ nói đủ các pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho an vui, rồi từ khỏi chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827635">Kinh 1031. Cấp Cô Độc (2)<註 n="1798"/>789 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-nan nghe gia chủ Cấp Cô Độc thân bị bệnh khổ, đến nhà ông thăm. Từ xa gia chủ trông thấy A-nan, vịn giường muốn dậy… cho đến nói về ba thọ, đầy đủ như kinh Sai-ma ở trước dạy… cho đến “…bệnh khổ chỉ tăng chứ không giảm.” Bấy giờ, Tôn giả A-nan bảo gia chủ: “Đừng sợ hãi! Chỉ có phàm phu ngu si vô học vì không tin Phật, không tin Pháp, Tăng, không đầy đủ Thánh giới, nên có sự sợ hãi và sợ sau khi mạng chung cùng cái khổ đời sau. Còn ông đối với sự bất tín ấy ngày nay đã đoạn, đã biến tri. Đối với Phật đầy đủ lòng tin thanh tịnh. Đối với Pháp, Tăng đầy đủ lòng tin thanh tịnh. Đã thành tựu Thánh giới.” Gia chủ thưa Tôn giả A-nan: “Ngày nay con còn sợ hãi cái gì? Lần đầu tiên con mới gặp Thế Tôn giữa bãi tha ma trong rừng Lạnh, thành Vương xá, liền được lòng tin thanh tịnh bất hoại đối với Phật, được lòng tin thanh tịnh bất hoại đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới. Từ đó đến nay, nhà có tiền của đều đem cúng dường cho đệ tử Phật là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.” Tôn giả A-nan nói: “Lành thay, gia chủ! Ông tự ký thuyết quả Tu-đà-hoàn.” Gia chủ bạch Tôn giả A-nan: “Xin mời Tôn giả thọ thực tại đây.” Tôn giả A-nan im lặng nhận lời. Gia chủ liền cho sửa soạn các thứ đồ ăn thức uống tinh khiết, ngon lành, cúng dường Tôn giả A-nan. Sau khi thọ thực xong, lại vì gia chủ thuyết pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm an vui, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827636">Kinh 1032. Cấp Cô Độc (3)<註 n="1799"/>790 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất nghe tin gia chủ Cấp Cô Độc thân bị bệnh khổ. Nghe vạây, hỏi Tôn giả A-nan: “Thầy có biết chăng? Gia chủ Cấp Cô Độc thân đang bị bệnh khổ. Chúng ta hãy cùng đến thăm.” Tôn giả A-nan im lặng nhận lời. Khi ấy Tôn giả Xá-lợi-phất cùng Tôn giả A-nan đến nhà gia chủ Cấp Cô Độc. Gia chủ từ xa trông thấy Tôn giả Xá-lợi-phất, vịn giường muốn dậy… cho đến nói về ba thọ, đầy đủ như kinh Sai-ma, “… bệnh khổ của thân càng tăng chứ không giảm.” Tôn giả Xá-lợi-phất bảo gia chủ: “Nên học như vầy: Không chấp trước mắt, không có thức tham dục y trên nhãn giới mà sanh. Không chấp trước tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có thức tham dục y trên ý giới mà sanh. Không chấp trước sắc, không có thức tham dục y trên sắc giới sanh. Không chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có thức tham dục y trên pháp giới sanh. Không chấp trước địa giới, không có thức tham dục y trên địa giới sanh. Không chấp trước thủy, hỏa, phong, không, thức giới, không có thức tham dục y trên thức giới sanh. Không chấp trước sắc uẩn, không có thức tham dục y trên sắc uẩn sanh. Không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức uẩn,… không có thức tham dục y trên thức ấm sanh.” Lúc ấy gia chủ Cấp Cô Độc cảm động rơi nước mắt. Tôn giả A-nan nói với gia chủ: “Gia chủ khiếp sợ hạ liệt chăng<註 n="1800"/>791?” Gia chủ thưa với Tôn giả A-nan: “Con không khiếp sợ hạ liệt. Con tự xét lại từ khi phụng sự Phật cho đến nay, đã hơn hai mươi năm, mà con chưa lần nào nghe Tôn giả Xá-lợi-phất nói pháp sâu xa, vi diệu như những gì vừa được nghe hôm nay.” Tôn giả Xá-lợi-phất bảo gia chủ: “Từ lâu tôi cũng chưa từng vì các gia chủ nói pháp như vậy.” Gia chủ thưa Tôn giả Xá-lợi-phất: “Có bạch y tại gia nào có tín thù thắng, niệm thù thắng, lạc thù thắng, nhưng vì không nghe pháp sâu xa nên sanh ra thoái thất. Lành thay, Tôn giả Xá-lợi-phất! Xin Tôn giả thương xót vì hàng bạch y tại gia mà nói pháp thâm diệu. Tôn giả Xá-lợi-phất, hôm nay xin Tôn giả thọ thực tại đây.” Tôn giả Xá-lợi-phất im lặng nhận lời. Gia chủ liền cho sửa soạn đồ ăn thức uống tinh khiết ngon lành cung kính cúng dường. Thọ thực xong, ngài lại vì gia chủ thuyết pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho an vui, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827637">Kinh 1033. Đạt-ma-đề-ly<註 n="1801"/>792 Đạt-ma-đề-ly, kinh thứ nhất cũng nói đầy đủ như kinh đầu Đức Thế Tôn nói pháp cho gia chủ Cấp Cô Độc. Kinh thứ hai cũng nói như vậy, chỉ có một vài sai khác là: “Nếu lại có gia chủ nào y vào bốn bất hoại tịnh, rồi còn hướng lên tu tập sáu niệm, từ niệm Như Lai sự… cho đến niệm Thiên.” Gia chủ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, y vào bốn bất hoại tịnh, rồi còn hướng lên tu tập sáu tùy niệm, ngày nay con đều thành tựu. Con thường tu tập niệm Như Lai sự… cho đến niệm Thiên.” Phật bảo gia chủ: “Lành thay! Lành thay! Hôm nay ông tự ký thuyết quả A-na-hàm.” Gia chủ bạch Phật: “Xin Thế Tôn nhận lời thỉnh thọ thực của con.” Bấy giờ Thế Tôn im lặng nhận lời. Gia chủ biết Phật đã nhận lời, liền cho sửa soạn đồ ăn thức uống tinh khiết ngon lành, cung kính cúng dường. Thế Tôn thọ thực xong lại vì gia chủ nói pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho an vui, rồi Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827638">Kinh 1034. Trường thọ<註 n="1802"/>793 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ có đồng tử Trường Thọ<註 n="1803"/>794 là cháu gia chủ Thọ Đề thân mắc bệnh nặng. Bấy giờ Thế Tôn nghe đồng tử Trường Thọ thân mắc bệnh nặng, sáng sớm đắp y ôm bát vào thành Vương xá khất thực, theo thứ tự đi đến nhà đồng tử Trường Thọ. Đồng tử Trường Thọ từ xa thấy Thế Tôn, vịn giường muốn dậy… cho đến nói về ba thọ như kinh Sai-ma đã nói đầy đủ;… cho đến “… bệnh khổ chỉ tăng không giảm.” “Cho nên, đồng tử, nên học như vầy: Hãy có tín thanh tịnh bất hoại đối với Phật. Hãy có tín thanh tịnh bất hoại đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới. Nên học như vậy.” Đồng tử bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, như Thế Tôn đã nói về bốn bất hoại tịnh. Hiện tại con đều có. Con lúc nào cũng có tín thanh tịnh bất hoại đối với Phật; có tín thanh tịnh bất hoại đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới.” Phật bảo đồng tử: “Ông nên y vào bốn bất hoại tịnh, để hướng lên tu tập sáu minh phần tưởng<註 n="1804"/>795.Những gì là sáu? Quán tưởng tất cả hành là vô thường, quán tưởng vô thường là khổ, quán tưởng khổ là vô ngã, quán tưởng về thực, quán tưởng tất cả thế gian không gì đáng vui, quán tưởng về sự chết.” Đồng tử bạch Phật: “Như Thế Tôn nói y vào bốn bất hoại tịnh để tu tập sáu minh phần tưởng. Hiện tại con đều có. Nhưng con tự nghó, sau khi chết, con không biết ông nội của con là gia chủ Thọ Đề<註 n="1805"/>796 sẽ thế nào?” Bấy giờ gia chủ Thọ Đề nói với đồng tử Trường Thọ: “Đối với ông, cháu đừng nghó đến. Hiện giờ cháu nên nghe Thế Tôn nói pháp, suy nghó và nhớ lấy, mới có thể được phước lợi, an vui, nhiêu ích lâu dài.” Đồng tử Trường Thọ nói: “Đối với tất cả hành con sẽ quán tưởng chúng là vô thường, quán tưởng vô thường là khổ, quán tưởng khổ là vô ngã, quán tưởng về thực, quán tưởng thế gian không gì đáng vui, quán tưởng về tử, lúc nào chúng cũng hiện hữu trước mặt.” Phật bảo đồng tử: “Hôm nay con đã tự ký thuyết quả Tư-đà-hàm.” Đồng tử Trường Thọ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, xin thỉnh Ngài thọ thực tại nhà con.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Trường Thọ đồng tử liền cho sửa soạn đồ ăn thức uống tinh khiết, ngon lành, cung kính cúng dường. Thế Tôn thọ thực xong, vì đồng tử thuyết pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho an vui, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827639">Kinh 1035. Bà-tẩu<註 n="1806"/>797 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Lộc dã, tại trú xứ Tiên nhân, nước Ba-la-nại. Bấy giờ gia chủ Bà-tẩu<註 n="1807"/>798 thân bị bệnh khổ. Nói đầy đủ như kinh Gia chủ Đạt-ma-đề-na<註 n="1808"/>799 ở trước… được thọ ký đắc quả A-na-hàm… cho đến từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827640">Kinh 1036. Sa-la<註 n="1809"/>800 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Câu-ni-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ có Sa-la họ Thích<註 n="1810"/>801 bị bệnh liệt nặng. Thế Tôn hay tin Sa-la họ Thích bệnh liệt nặng, sáng sớm đắp y, mang bát vào thành Ca-tỳ-la-vệ khất thực, theo thứ tự đến nhà Sa-la họ Thích. Từ xa Sa-la họ Thích trông thấy Thế Tôn, vịn giường muốn dậy… cho đến nói về ba thọ như đã nói đầy đủ trong kinh Sai-ma-ca… cho đến “…bệnh khổ chỉ tăng chứ không giảm.” “Cho nên, Sa-la họ Thích, nên học như vầy: Hãy có tín thanh tịnh bất hoại đối với Phật. Hãy có tín thanh tịnh bất hoại đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới.” Sa-la họ Thích bạch Phật: “Như Thế Tôn nói: Hãy có tín thanh tịnh bất hoại đối với Phật. Hãy có tín thanh tịnh bất hoại đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới. Con đều có đủ. Con lúc nào cũng có tín thanh tịnh bất hoại đối với Phật; tín thanh tịnh bất hoại đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới.” Phật bảo Sa-la họ Thích: “Cho nên ông phải y vào tín thanh tịnh bất hoại đối với Phật, tín thanh tịnh bất hoại đối với Pháp, Tăng và thành tựu Thánh giới, để hướng lên tu tập năm hỷ xứ<註 n="1811"/>802.Những gì là năm? Đó là niệm Như Lai sự… cho đến tự những pháp bố thí.” Sa-la họ Thích bạch Phật: “Như Thế Tôn đã nói y vào bốn bất hoại tịnh, để tu năm hỷ xứ, con cũng đã có. Con lúc nào cũng niệm Như Lai sự… cho đến tự những pháp bố thí.” Phật dạy: “Lành thay! Lành thay! Nay tự ông ký thuyết quả Tư-đà-hàm.” Sa-la bạch Phật: “Xin Thế Tôn hôm nay, thọ thực tại nhà con.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Gia chủ Sa-la liền cho sửa soạn đồ ăn thức uống tinh khiết, ngon lành, cung kính cúng dường. Thế Tôn thọ thực xong, lại vì gia chủ thuyết pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho an vui, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827641">Kinh 1037. Da-thâu<註 n="1812"/>803 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú trong một tinh xá Khúc cốc, thôn Na-lê<註 n="1813"/>804.Bấy giờ, gia chủ Da-thâu<註 n="1814"/>805 bị bệnh trầm trọng, như vậy… cho đến ký thuyết đắc quả A-na-hàm. Như đã nói đầy đủ trong kinh Đạt-ma-đề-na<註 n="1815"/>806.  <詞 id="34827642">Kinh 1038. Ma-na-đề-na<註 n="1816"/>807 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú bên ao Kiệt-già, tại nước Chiêm-bà. Bấy giờ có gia chủ Ma-na-đề-na<註 n="1817"/>808 bị bệnh mới bớt<註 n="1818"/>809. Bấy giờ gia chủ nói với một người nam: “Này thiện nam tử, ông hãy đến chỗ Tôn giả A-na-luật, thay tôi đảnh lễ dưới chân, hỏi thăm cuộc sống có thoải mái, an lạc không? Ngày mai, xin cùng bốn vị nhận lời thỉnh của tôi. Nếu nhận lời, ông nên vì tôi bạch rằng tôi là người thế tục, bận nhiều công việc vương gia, không thể đích thân đến rước được; xin Tôn giả thương xót, đến giờ cùng bốn vị đến phó hội theo lời mời của tôi.” Lúc ấy người nam kia vâng lời gia chủ, đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật, đảnh lễ dưới chân, thưa Tôn giả rằng: “Gia chủ Ma-na-đề-na xin kính lễ và hỏi thăm cuộc sống của Tôn giả ít bệnh, ít não, thoải mái, an lạc không? Và trưa ngày mai, xin mời Tôn giả cùng bốn vị, thương xót mà nhận lời thỉnh cầu của gia chủ.” Lúc ấy, Tôn giả A-na-luật im lặng nhận lời mời. Bấy giờ người kia lại vì gia chủ Ma-na-đề-na thưa Tôn giả A-na-luật: “Gia chủ là người thế tục bận nhiều công việc vương gia không thể đích thân đến rước được, xin Tôn giả thương xót, cùng bốn vị nhận lời mời trưa ngày mai của gia chủ.” Tôn giả A-na-luật nói: “Ông cứ an tâm, tôi tự biết thời. Ngày mai sẽ cùng bốn vị đến nhà gia chủ.” Khi ấy, người này theo lời dạy của Tôn giả A-na-luật về thưa lại gia chủ: “Thưa A-lê<註 n="1819"/>810, nên biết, tôi đã đến Tôn giả A-na-luật, trình đầy đủ theo tôn ý và Tôn giả A-na-luật nói rằng gia chủ cứ an tâm, ngài tự biết thời.” Tối hôm đó, gia chủ Ma-na-đề-na sửa soạn đồ ăn thức uống tinh khiết, ngon lành. Sáng sớm, lại sai người kia đến chỗ Tôn giả A-na-luật thưa đã đến giờ. Người kia liền vâng lời đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, bạch rằng: “Đồ cúng dường đã sửa soạn xong, xin ngài biết thời.” Bấy giờ, Tôn giả A-na-luật đắp y ôm bát cùng với bốn vị đi đến nhà gia chủ. Trong lúc ấy, các thể nữ đang đứng vây quanh gia chủ Ma-na-đề-na, đứng trong cửa bên trái, trông thấy Tôn giả A-na-luật cúi người ôm chân kính lễ, đưa tới chỗ ngồi; mỗi người tự cúi đầu hỏi thăm, rồi ngồi lui qua một bên. Tô giả A-na-luật hỏi thăm gia chủ: “Cuộc sống có kham nhẫn, an vui không?” Gia chủ đáp: “Vâng, thưa Tôn giả, sống kham nhẫn an vui. Trước đây, con bị bệnh nặng nhưng hôm nay đã bớt rồi.” Tôn giả A-na-luật hỏi gia chủ: “Gia chủ sống, trụ tâm thế nào để có thể khiến cho bệnh tật khổ não bớt dần?” Gia chủ bạch: “Thưa Tôn giả A-na-luật, con trụ vào bốn Niệm xứ, chuyên tu buộc niệm, nên các thứ bệnh tật khổ đau nơi thân đều được đình chỉ. Những gì là bốn? Sống quán niệm nội thân trên thân, nỗ lực tinh cần, chánh niệm, chánh trí, điều phục tham ưu thế gian; ngoại thân, nội ngoại thân; nội thọ, ngoại thọ, nội ngoại thọ; nọâi tâm, ngoại tâm, nội ngoại tâm, sống quán niệm nội pháp; ngoại pháp, nội ngoại pháp trên pháp, nỗ lực tinh cần, chánh niệm, chánh trí, điều phục tham ưu thế gian. Như vậy, Tôn giả A-na-luật, con nhờ buộc tâm trụ vào bốn Niệm xứ nên mọi thứ bệnh tật khổ đau nơi thân đều được đình chỉ. Thưa Tôn giả A-na-luật, nhờ trụ tâm được nên mọi thứ tất bệnh khổ đau đều được đình chỉ.” Tôn giả A-na-luật bảo gia chủ: “Hôm nay, gia chủ tự ký thuyết quả A-na-hàm.” Lúc này, gia chủ Ma-na-đề-na mang các thứ đồ ăn thức uống thanh khiết, ngon lành, tự tay cúng dường đầy đủ. Sau khi thọ thực và súc rửa miệng xong, gia chủ Ma-na-đề-na lại ngồi nơi ghế thấp nghe pháp. Tôn giả A-na-luật nói pháp, chỉ dạy, soi sáng, làm cho an vui, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827643">Kinh 1039. Thuần-đà<註 n="1820"/>811 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong tinh xá Kim sư, tại thành Vương xá<註 n="1821"/>812.Bấy giờ, có gia chủ Thuần-đà<註 n="1822"/>813 đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Lúc này, Thế Tôn hỏi gia chủ Thuần-đà: “Hiện tại, ông ưa thích tịnh hạnh<註 n="1823"/>814 của những Sa-môn, Bà-la-môn nào?” Thuần-đà bạch Phật: “Có Sa-môn, Bà-la-môn thờ phụng nước, thờ Tỳ-thấp-ba Thiên<註 n="1824"/>815, cầm trượng, bình nước, thường rửa sạch tay mình<註 n="1825"/>816.Vị Chánh só như vậy thường khéo nói pháp rằng: ‘Này thiện nam, vào ngày mười lăm mỗi tháng dùng mạt vụn hồ-ma và am-ma-la để gội tóc, tu hành trai pháp, mặc đồ mới sạch, đeo tràng hoa<註 n="1826"/>817 dài, lụa trắng, nằm lên trên đất trét phân bò. Này thiện nam, sáng mai dậy sớm lấy tay sờ đất và nói như vầy: ‘Đất này trong sạch. Ta cũng sạch như vậy’. Tay cầm cục phân trâu cùng nắm một nắm cỏ tươi, miệng nói: ‘Cái này trong sạch. Ta cũng trong sạch như vậy.’ Nếu ai như vậy thì được thấy là trong sạch. Nếu ai không như vậy, hoàn toàn không trong sạch’. Bạch Thế Tôn, Sa-môn, Bà-la-môn nào, nếu trong sạch như vậy thì đáng cho con kính ngưỡng.” Phật bảo Thuần-đà: “Có pháp đen và báo ứng đen, bất tịnh, quả bất tịnh, gánh nặng chúc xuống. Nếu ai đã thành tựu những pháp ác này, dù cho sáng mai dậy sớm lấy tay sờ đất và nói rằng ‘thanh tịnh’ thì vẫn bất tịnh, cho dù không chạm cũng không thanh tịnh. Người này cầm cục phân bò và nắm cỏ tươi nói rằng ‘thanh tịnh’ thì vẫn bất tịnh, cho dù không chạm cũng không thanh tịnh. “Này Thuần-đà, thế nào là pháp đen, báo ứng đen, bất tịnh, quả bất tịnh, gánh nặng chúc xuống… cho đến chạm hay không chạm, tất cả đều bất tịnh? “Này Thuần-đà, đối với tất cả chúng sanh cho đến côn trùng cũng không tránh xa sự sát hại, tay thường tanh máu, tâm thường suy nghó đến đánh đập, sát hại, không hổ, không thẹn, tham lam, keo kiệt. Đó là nghiệp ác sát sanh. “Đối với tài vật, làng xóm, đất trống của người, cũng không xa lìa trộm cắp. “Đối với những người được bảo hộ của cha mẹ, anh em, chị em, phu chủ, thân tộc cho đến người trao vòng hoa, mà dùng sức cưỡng bức, làm mọi việc tà dâm, không lìa bỏ tà dâm. “Nói dối không chân thật: Hoặc ở chốn vua quan, các nhà nói chân thật, nơi có nhiều người tụ tập cần lời nói thích đáng, nhưng lại nói lời không thật; không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, không nghe nói nghe, nghe nói không nghe; biết nói không biết, không biết nói biết. Vì chính mình, vì người khác, hoặc vì tài lợi, biết mà nói dối không chịu lìa bỏ. “Hoặc nói hai lưỡi chia lìa, đem chuyện chỗ này đến nói chỗ kia, đem chuyện chỗ kia đến nói chỗ này, phá hoại lẫn nhau, làm cho tan rã sự hòa hợp, khiến kẻ ly gián vui mừng. “Hoặc không lìa bỏ lời nói thô ác, mắng nhiếc. Có những lời nói dịu dàng, êm tai, làm vui lòng, rõ ràng dễ hiểu, lời nói được ưa nghe, được nhiều người yêu mến, hợp ý, tùy thuận tam-muội. Xả bỏ những lời như vậy mà nói lời gắt gao, cộc cằn, bị nhiều người ghét, không ưa, không hợp ý, không tùy thuận tam-muội<註 n="1827"/>818.Nói những lời như vậy, không lìa bỏ lời nói thô. Đó gọi là ác khẩu. “Hoặc lời nói bại hoại thêu dệt<註 n="1828"/>819, nói không đúng lúc, nói không thực tế, lời nói vô nghóa, lời nói phi pháp, lời nói thiếu suy nghó. Nói những lời bại hoại như vậy. “Không lìa bỏ tham lam; đối với tài vật người khác khởi tham dục, nói rằng ‘Nếu ta có vật này thì rất tốt’. “Không xả bỏ sân nhuế tệ ác; trong tâm suy nghó, chúng sanh kia đáng bị trói, đáng bị roi vọt, gậy gộc, đáng giết, muốn cho nó khó sống. “Không bỏ tà kiến; điên đảo thấy như vầy: ‘Không có bố thí, không có quả báo, không có phước, không có điều thiện điều ác, không có nghiệp thiện ác và quả báo, không có đời này, đời khác, không có cha mẹ, không có chúng sanh hóa sanh; thế gian không có A-la-hán, không có các vị chánh hành, chánh hướng<註 n="1829"/>820 mà trong đời này hay đời khác tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Này Thuần-đà, đó gọi là pháp đen, báo ứng đen, bất tịnh, quả bất tịnh, gánh nặng chúc xuống… cho đến cầm lấy hay không cầm lấy tất cả đều bất tịnh. “Này Thuần-đà, có pháp trắng, báo ứng trắng, tịnh và quả tịnh, nhẹ nhàng đi lên. Nếu ai đã tạo thành những thứ này, mà sáng sớm sờ đất, nói cái này tịnh ta tịnh, thì cũng được thanh tịnh, hay không sờ, thì cũng được thanh tịnh; và cầm cục phân bò cùng nắm cỏ tươi, nếu nhân tịnh quả tịnh thì dù có cầm nắm hay không cầm nắm cũng được thanh tịnh. “Thuần-đà, thế nào là pháp trắng, báo ứng trắng, đến, sờ hay không sờ, thì cũng được thanh tịnh? “Đó là, có nghóa là người không sát sanh, lìa bỏ sát sanh, bỏ đao trượng, biết hổ thẹn, thương xót nghó đến tất cả chúng sanh. Không trộm cướp, lìa bỏ trộm cướp, vật cho thì lấy, không cho không lấy, tâm sạch không tham. Lìa tà dâm hoặc đối người được cha mẹ bảo hộ,… cho đến người trao vòng hoa đều không cưỡng bức, làm chuyện tà dâm. Lìa nói dối, căn cứ vào sự thật mà nói. Xa lìa nói hai lưỡi, không đi đến chỗ này nói chuyện chỗ kia, đến chỗ kia nói chuyện chỗ này, phá hoại lẫn nhau; đã bị ly gián nên làm hòa hợp, đã hòa hợp nên tùy hỷ. Xa lìa ác khẩu, không thô rắn, những lời nói ra khiến nhiều người ưa thích. Tránh lời nói hư hoại, nói lời chân thật, nói đúng lúc, nói đúng sự thật, nói có ý nghóa, nói như pháp, nói chánh kiến. Lìa tham dục, đối với của cải, đồ vật người khác không tưởng là của mình mà sanh tham đắm. Lìa sân nhuế, không nghó đến việc đánh đập, bắt trói, giết hại, gây các tai nạn. Thành tựu chánh kiến, không thấy điên đảo, nói có bố thí, có quả báo, có phước, có quả báo thiện hạnh, ác hạnh, có đời này, có cha mẹ, có chúng sanh hóa sanh, trong đời có A-la-hán, ngay trong đời này hay đời khác mà hiện tại tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Này Thuần-đà, đó gọi là pháp trắng, báo ứng trắng, đến, sờ hay không sờ, thì cũng được thanh tịnh.” Sau khi gia chủ Thuần-đà nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ ra về.  <詞 id="34827644">Kinh 1040. Xả hành<註 n="1830"/>821 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong tinh xá Kim sư<註 n="1831"/>822, tại thành Vương xá. Bấy giờ, có Ba-la-môn vào ngày mười lăm, gội đầu, rồi thọ trai pháp, đeo tràng hoa dài, khoác áo lụa trắng<註 n="1832"/>823, tay cầm nắm cỏ tươi đi đến chỗ Phật, cùng Thế Tôn thăm hỏi an úy nhau xong, ngồi lui qua một bên. Khi đó Phật bảo Bà-la-môn: “Ông gội đầu, đeo tràng hoa dài, khoác áo lụa trắng, đó là pháp của ai vậy?” Bà-la-môn bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, đó là học pháp xả<註 n="1833"/>824.” Thế Tôn hỏi Bà-la-môn: “Thế nào là pháp xả của Bà-la-môn?” Bà-la-môn bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, cứ vào ngày mười lăm, gội đầu, giữ gìn trai pháp, đeo tràng hoa dài, khoác áo lụa trắng, tay cầm cỏ tươi, tùy khả năng mà bố thí, làm phước. Thưa Cù-đàm, đó gọi là Bà-la-môn tu tập hạnh xả.” Phật bảo Bà-la-môn: “Những thực hành về hạnh xả theo pháp luật của Hiền thánh thì khác ở đây.” Bà-la-môn bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, vậy sở hành về hạnh xả theo pháp luật của Hiền thánh như thế nào?” Phật bảo Bà-la-môn: “Lìa sát sanh, không thích sát sanh. Nói đầy đủ như phần thanh tịnh ở trước. Y nơi sự không sát sanh, lìa bỏ sát sanh… cho đến nói đầy đủ như phần thanh tịnh ở trước. Lìa trộm cướp, không thích trộm cướp, y nơi sự không trộm cướp, lìa bỏ sự lấy vật không cho. Lìa tà dâm, không thích tà dâm, y nơi sự không tà dâm, bỏ việc phi phạm hạnh. Lìa vọng ngữ, không thích vọng ngữ, y nơi sự không nói dối, xả bỏ lời nói không thật. Lìa hai lưỡi, không thích nói hai lưỡi, y nơi sự không nói hai lưỡi, xả bỏ hành ly gián. Lìa ác khẩu, không thích ác khẩu, y nơi sự không ác khẩu, bỏ lời thô ác. Lìa lời thêu dệt, không thích lời thêu dệt, y nơi sự không nói thêu dệt, bỏ lời vô nghóa. Đoạn trừ tham dục, xa lìa khổ tham, y tâm không tham, xả bỏ ái trước. Đoạn trừ sân nhuế, không sanh phẫn hận, y không giận, xả bỏ sân hận. Tu tập chánh kiến, không khởi điên đảo, y chánh kiến, xả bỏ tà kiến. “Này Bà-la-môn, đó gọi là sở hành về hạnh xả theo Pháp luật của Hiền thánh.” Bà-la-môn bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, lành thay! Những sở hành về hạnh xả theo Pháp luật của Hiền thánh.” Sau khi Bà-la-môn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827645">Kinh 1041. Sanh Văn<註 n="1834"/>825 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy giờ có Phạm chí Sanh Văn<註 n="1835"/>826 đi đến chỗ Phật, cùng Phật thăm hỏi an úy xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, con có người thân tộc rất thương mến, bỗng nhiên qua đời. Con vì người ấy nên bố thí với tín tâm. Thế nào, bạch Thế Tôn, người ấy có nhận được không?” Phật bảo Bà-la-môn: “Không phải nhất định được. Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong địa ngục, nó sẽ ăn thức ăn của chúng sanh địa ngục để nuôi sống sanh mạng của nó, chứ không nhận được đồ ăn thức uống mà ông bố thí với tín tâm. Nếu nó sanh vào súc sanh, ngạ quỷ, hoặc loài người, họ sẽ được đồ ăn thức uống của loài người, không nhận được đồ bố thí của ông. “Này Bà-la-môn, trong đường ngạ quỷ có một nơi tên là Nhập xứ ngạ quỷ<註 n="1836"/>827.Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong Nhập xứ ngạ quỷ kia, thì sẽ nhận được thức ăn của ông.” Bà-la-môn bạch Phật: “Nếu người thân tộc của con không sanh vào trong đường Nhập xứ ngạ quỷ, thì thức ăn do tín tâm của con bố thí ai sẽ hưởng được?” Phật bảo Bà-la-môn: “Nếu ông với tín tâm bố thí cho người thân tộc, nhưng họ không sanh vào chốn Nhập xứ ngạ quỷ, thì có những thân tộc quen biết khác đã sanh vào trong chốn Nhập xứ ngạ quỷ đó sẽ được hưởng.” Bà-la-môn bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, nếu con vì tín tâm bố thí cho người thân tộc, nhưng họ không sanh vào trong chốn Nhập xứ ngạ quỷ và cũng không có các thân tộc quen biết khác sanh vào chốn Nhập xứ ngạ quỷ, thì thức ăn do lòng tin bố thí đó ai sẽ hưởng?” Phật bảo Bà-la-môn: “Giả sử ông vì những thân tộc quen biết mà bố thí, nhưng họ không sanh vào trong chốn Nhập xứ ngạ quỷ và lại cũng không có những người quen biết khác sanh vào chốn ngạ quỷ, thì việc bố thí do lòng tin, tự mình sẽ được phước. Của bố thí do lòng tin của người thí chủ đó, sẽ không mất đạt-thẩn<註 n="1837"/>828.” Bà-la-môn bạch Phật: “Thế nào là thí chủ hành thí, để người bố thí được đạt-thẩn kia?” Phật bảo Bà-la-môn: “Có người sát sanh, làm những việc ác, tay thường tanh máu,… cho đến mười nghiệp bất thiện, nói đầy đủ như kinh Thuần-đà. Sau lại bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn,… cho đến những kẻ ăn xin bần cùng, đều bố thí tiền tài, áo quần, chăn mền, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, những vật dụng trang nghiêm. “Này Bà-la-môn, thí chủ kia nếu lại phạm giới sanh trong loài voi, nhưng vì người ấy đã từng bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn tiền của, áo quần, chăn mền, đồ ăn thức uống cho đến những vật dụng trang nghiêm, nên tuy ở trong loài voi, nhưng cũng nhận được phước báo nhờ họ đã bố thí, từ quần áo, đồ ăn thức uống cho đến những vật dụng trang nghiêm. “Nếu lại sanh vào các loài súc sanh như trâu, ngựa, lừa, la v.v… nhưng cũng nhờ vào công đức thí ân trước, nên họ ắt sẽ nhận được phước báo kia tùy theo chỗ sanh tương ứng mà được thọ dụng. “Này Bà-la-môn, nếu thí chủ kia lại trì giới, không sát sanh, trộm cướp,… cho đến chánh kiến và bố thí cho các Sa-môn, Bà-la-môn,… cho đến những kẻ ăn xin nào là tiền của, áo quần, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, nhờ công đức này mà sanh trong loài người, ngồi hưởng thụ phước báo này, từ áo quần, đồ ăn thức uống… cho đến những vật dụng như đèn đuốc. “Lại nữa, này Bà-la-môn, nếu họ lại trì giới, thì sẽ được sanh lên cõi trời, vì họ nhờ vào những thí ân nên được hưởng những thứ phước báo về tài bảo, áo quần, đồ ăn thức uống,… cho đến những vật dụng trang nghiêm cõi trời. “Này Bà-la-môn, đó gọi là người bố thí hành thí; khi người bố thí thọ nhận đạt-thẩn, quả báo không mất.” Sau khi Bà-la-môn Sanh Văn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827646">Kinh 1042. Bề-la-ma (1) Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú tại Câu-tát-la du hành trong nhân gian, đang nghỉ trong rừng cây Thân-thứ<註 n="1838"/>829 phía Bắc làng Bề-la-ma<註 n="1839"/>830.Bấy giờ, các gia chủ làng Bề-la-ma nghe Thế Tôn đang nghỉ trong rừng cây Thân-thứ phía Bắc làng. Nghe vậy, họ cùng rủ nhau đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, vì nhân gì, duyên gì, có những chúng sanh khi mạng chung sanh vào địa ngục?” Phật bảo các gia chủ Bà-la-môn: “Vì nhân duyên tạo những hành vi phi pháp hành, hành vi nguy hiểm hành, nên khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào địa ngục.” Các gia chủ Bà-la-môn bạch Phật: “Những gì là hành vi phi pháp hành, hành vi nguy hiểm hành, để đến khi thân hoại mạng chung bị sanh vào địa ngục?” Phật bảo các gia chủ Bà-la-môn: “Vì nhân duyên sát sanh… cho đến tà kiến, đủ mười nghiệp bất thiện. “Này Bà-la-môn, đó là những hành vi phi pháp hành, hành vi nguy hiểm hành, nên khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào địa ngục.” Bà-la-môn bạch Phật: “Vì những nhân duyên gì mà chúng sanh khi thân hoại mạng chung được sanh lên trời?” Phật bảo các gia chủ Bà-la-môn: “Vì nhân duyên đã tạo ra những hành động đúng pháp, hành động chân chánh nên khi thân hoại mạng chung được sanh lên trời.” Lại hỏi Thế Tôn: “Tạo những hành động gì đúng pháp, những hành động gì chân chánh để khi thân hoại mạng chung được sanh lên trời?” Phật bảo các gia chủ Bà-la-môn: “Là nhân duyên lìa sát sanh… cho đến chánh kiến, mười nghiệp lành thì khi thân hoại mạng chung được sanh lên trời. “Này các gia chủ Bà-la-môn, nếu người nào có những hành động đúng pháp, hành động chân chánh này, muốn cầu sanh vào nhà quyền quý Sát-lợi, hoặc dòng họ Bà-la-môn uy thế, dòng họ Cư só có tiếng, đều được sanh vào đó. Vì sao? Vì nhân duyên hành động đúng pháp và hành động chân chánh. Hoặc lại muốn sanh vào Tứ thiên vương, Tam thập tam thiên… cho đến Tha hóa tự tại thiên, đều sẽ được sanh về. Vì sao? Vì hành động đúng pháp và hành động chân chánh, trì tịnh giới nên tự nhiên sẽ đạt được tất cả những gì mình muốn. Hoặc lại có người nào hành động đúng pháp và hành động chân chánh như vậy, mà muốn cầu sanh vào Phạm thiên thì cũng được sanh về. Vì sao? Vì đã tạo hành động đúng pháp và chân chánh, trì giới thanh tịnh, tâm lìa ái dục nên sẽ đạt được những sở nguyện. Hoặc lại muốn cầu sanh về cõi Quang âm, Biến tịnh,… cho đến A-già-ni-tra cũng lại như vậy. Vì sao? Vì người này trì giới thanh tịnh, tâm ly dục. Hoặc lại muốn cầu ly dục, pháp ác bất thiện, có giác, có quán,… cho đến chứng và trụ đệ Tứ thiền, tất cả được thành tựu. Vì sao? Vì người này hành động đúng pháp và chân chánh, trì giới thanh tịnh, tâm ly ái dục, nên thành tựu mọi ước nguyện. Muốn cầu Từ, Bi, Hỷ, Xả, Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, tất cả đều được. Vì sao? Vì hành động đúng pháp và chân chánh, trì giới thanh tịnh, tâm ly ái dục, nên đạt được mọi ước nguyện. Muốn cầu đoạn tận ba kết, đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, vô lượng thần thông, thiên nhó, tha tâm trí, túc mạng trí, sanh tử trí, lậu tận trí, tất cả đều đạt được. Vì sao? Vì hành động đúng pháp và chân chánh, trì giới, ly dục, nên đạt được mọi ước nguyện.” Sau khi các gia chủ Bà-la-môn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ rồi ra về.  <詞 id="34827647">Kinh 1043. Bề-la-ma (2) Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú tại Câu-tát-la du hành trong nhân gian, đang nghỉ trong rừng cây Thân-thứ phía Bắc làng Bề-la-ma. Bấy giờ, các gia chủ Bà-la-môn trong làng Bề-la-ma nghe Thế Tôn đang nghỉ trong rừng cây Thân-thứ làng Bề-la-ma. Nghe vậy, họ đi xe ngựa trắng, có nhiều tùy tùng theo hai bên, cầm dù lọng cán vàng, bình tắm vàng, ra khỏi làng Bề-la-ma, đến rừng cây Thân-thứ. Đến đầu đường, họ xuống xe đi bộ, tiến vào cửa vườn, đến trước Thế Tôn, thăm hỏi an úy nhau xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, vì nhân gì, duyên gì có người khi mạng chung sanh vào địa ngục,… cho đến sanh lên trời?” Nói đầy đủ như kinh trên. Sau khi các Bà-la-môn Tỳ-la-ma nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, ra về.  <詞 id="34827648">Kinh 1044. Bề-nữu-đa-la<註 n="1840"/>831 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú tại Câu-tát-la du hành trong nhân gian, đang nghỉ trong rừng cây Thân-thứ, phía Bắc làng Bề-nữu-đa-la<註 n="1841"/>832.Gia chủ Bà-la-môn làng Bề-nữu-đa-la nghe Phật đang nghỉ nơi này; sau đó rủ nhau đến rừng cây Thân-thứ, đến trước Thế Tôn thăm hỏi an úy nhau xong, ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo gia chủ Bà-la-môn: “Ta sẽ vì ông nói pháp tự thông<註 n="1842"/>833, hãy lắng nghe và suy nghó kỹ. Những gì là pháp tự thông? Thánh đệ tử nên học như vầy: Tôi tự nghó, nếu có người muốn giết tôi, điều đó tôi không thích. Cũng như vậy, điều mà nếu tôi không thích người khác cũng không thích. Tại sao lại giết họ? Nhận ra điều này rồi, sẽ thọ trì sự không sát sanh, không thích sát sanh. Chi tiết như trên. “Nếu tôi không thích bị người trộm cướp, người khác cũng không thích. Vậy tại sao tôi lại trộm cướp đối với người? Cho nên hãy giữ giới không trộm cướp, không thích việc trộm cướp. Nói như trên. “Tôi đã không thích người xâm phạm đến vợ tôi, người khác cũng không thích. Vậy tại sao nay tôi lại xâm phạm đến vợ người? Cho nên phải giữ giới không tà dâm đối với người. Nói như trên. “Tôi còn không thích bị người dối gạt, người khác cũng như thế. Vậy tại sao lại dối gạt người khác? Cho nên, phải giữ giới không nói dối. Nói như trên. “Tôi còn không thích người khác chia lìa thân hữu tôi, người khác cũng như vậy. Vậy tại sao nay tôi lại chia lìa thân hữu người khác? Cho nên không nói hai lưỡi. Nói như trên. “Tôi còn không thích người khác nói lời thô ác, người khác cũng như thế. Vậy tại sao đối với người khác mà lại mạ nhục? Cho nên đối với người khác không nên nói lời ác khẩu. Nói như trên. “Tôi còn không thích người nói lời thêu dệt, người khác cũng như thế. Vậy tại sao đối với người lại nói lời thêu dệt? Cho nên đối với người khác không nên nói lời thêu dệt. Nói như trên. “Bảy pháp như vậy gọi là Thánh giới. Lại nữa, thành tựu tín thanh tịnh bất hoại đối với Phật, thành tựu tín thanh tịnh bất hoại đối với Pháp, đối với Tăng. Đó gọi là Thánh đệ tử thành tựu bốn bất hoại tịnh. Tự mình quán sát ngay bây giờ có thể tự ký thuyết, mình không còn vào địa ngục, không còn vào ngạ quỷ, súc sanh và không còn vào tất cả đường ác; đạt được pháp Tu-đà-hoàn, không rơi vào pháp đường ác, quyết định thẳng đến Chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại cõi trời, người, cứu cánh biên tế khổ.” Sau khi gia chủ Bà-la-môn làng Bề-nữu nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827649">Kinh 1045. Tùy loại<註 n="1843"/>834 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có những pháp thân cận<註 n="1844"/>835, hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói: “Những gì là pháp thân cận? Người sát sanh thân cận người sát sanh. Trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, nói hai lưỡi, nói lời ác, nói thêu dệt, tham, sân, tà kiến, chúng tùy theo loại thân cận nhau. Thí như vật bất tịnh cùng với vật bất tịnh tự hòa hợp nhau; cũng như vậy, sát sanh cùng sát sanh… cho đến tà kiến cùng tà kiến, tự thân cận nhau. Cũng vậy Tỳ-kheo, không sát sanh cùng với không sát sanh thân cận nhau… cho đến chánh kiến cùng với chánh kiến thân cận nhau. Thí như vật tịnh cùng vật tịnh hòa hợp nhau; sữa sanh lạc, lạc sanh tô, tô sanh đề hồ, đề hồ tự hòa hợp nhau. Cũng vậy, không sát sanh cùng với không sát sanh thân cận nhau… cho đến chánh kiến cùng với chánh kiến thân cận nhau. Đó gọi là pháp thân cận nhau của Tỳ-kheo.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827650">Kinh 1046. Xà hành<註 n="1845"/>836 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có pháp rắn bò<註 n="1846"/>837, hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói. “Thế nào là pháp rắn bò? Sát sanh, làm ác, tay thường tanh máu,… cho đến mười nghiệp ác, nói đầy đủ như kinh Thuần-đà trước. Lúc bấy giờ người ấy bò trườn với thân, bò trườn với miệng, bò trườn với ý. Khi bò trườn với thân, bò trườn với miệng, bò trườn với ý như vậy, một trong hai đường người đó đang hướng đến là địa ngục hoặc súc sanh. Chúng sanh bò trườn, là chỉ các loài chúng sanh đi bằng bụng như rắn, chuột, mèo, chồn. Đó gọi là pháp rắn bò. “Thế nào là pháp không phải rắn bò? Không sát sanh… cho đến chánh kiến, nói đầy đủ về mười nghiệp thiện như kinh Thuần-đà trước. Đó gọi là pháp không phải rắn bò. Khi thân không phải rắn bò, miệng không phải rắn bò, ý không phải rắn bò, thì một trong hai đường họ sẽ sanh về là cõi trời hoặc cõi người. Đó gọi là pháp không phải rắn bò.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827651">Kinh 1047. Viên châu (1)<註 n="1847"/>838 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có nhân nghiệp ác, nhân tâm ác, nhân kiến ác. Nếu chúng sanh nào có nhân như vậy, khi thân hoại mạng chung chắc chắn rơi vào địa ngục, đường ác. Giống như ném hạt châu tròn<註 n="1848"/>839 vào hư không, sẽ rơi lại xuống đất lăn đi, không đình trú tại một chỗ<註 n="1849"/>840.Cũng vậy, nhân nghiệp ác, nhân tâm ác, nhân kiến ác, khi thân hoại mạng chung chắc sẽ rơi vào địa ngục không có chỗ đình trú<註 n="1850"/>841. “Thế nào là nghiệp ác? Sát sanh… cho đến nói lời thêu dệt, nói đầy đủ như trên. Đó gọi là nghiệp ác. “Thế nào là tâm ác<註 n="1851"/>842? Tâm tham, tâm sân nhuế, nói đầy đủ như trên. Đó gọi là tâm ác. “Thế nào là kiến ác? Tà kiến điên đảo, nói đầy đủ như trên. Đó gọi là kiến ác. Đây gọi là nhân nghiệp ác, nhân tâm ác, nhân kiến ác, khi thân hoại mạng chung, chắc sẽ rơi vào địa ngục, đường ác. Nếu nhân nghiệp thiện, nhân tâm thiện, nhân kiến thiện, khi thân hoại mạng chung, chắc sẽ được sanh về cõi trời, đường lành. “Này Bà-la-môn, thế nào là nghiệp thiện? Lìa sát sanh, không ưa sát sanh,… cho đến không nói lời thêu dệt. Đó gọi là nghiệp thiện. “Thế nào là tâm thiện? Không tham, không sân, đó gọi là tâm thiện. “Thế nào là kiến thiện? Chánh kiến, không điên đảo… cho đến kiến không tái sanh đời sau. Đó gọi là kiến thiện. Đây gọi là nhân nghiệp thiện, nhân tâm thiện, nhân kiến thiện, khi thân hoại mạng chung chắc sẽ được sanh về cõi trời. Giống như ném hạt ma ni có bốn phương<註 n="1852"/>843 vào hư không, nó rơi chỗ nào sẽ nằm yên chỗ đó; cũng vậy ba nhân thiện kia tùy thuộc vào chỗ thọ sanh mà an ổn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827652">Kinh 1048. Viên châu (2)<註 n="1853"/>844 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu người sát sanh, mà tập nhiều, hành nhiều, sẽ sanh vào địa ngục. Nếu sanh vào loài người, sẽ bị chết yểu. Sự lấy của không cho được tập nhiều, hành nhiều, sẽ rơi vào địa ngục. Nếu sanh vào loài người, tiền của nhiều khó khăn. Sự tà dâm được tập nhiều, hành nhiều, sẽ rơi vào địa ngục. Nếu sanh vào loài người, vợ con của nó bị người xâm phạm. Sự nói dối tập nhiều, hành nhiều, sẽ sanh vào địa ngục. Nếu sanh vào loài người, sẽ bị người khác chê bai luôn. Sự nói hai lưỡi được tập nhiều, hành nhiều, sẽ sanh vào địa ngục. Nếu sanh vào loài người, sẽ bị bạn bè thân hữu xa lìa, chia rẽ. Sự nói thô ác được tập nhiều, hành nhiều, sẽ sanh vào địa ngục. Nếu sanh vào loài người, thường nghe những tiếng xấu. Sự nói lời thêu dệt được tập nhiều, hành nhiều, sẽ sanh vào địa ngục. Nếu sanh vào loài người, lời nói không được tin dùng. Tham dục được tập nhiều, hành nhiều, sẽ sanh vào địa ngục. Nếu sanh vào loài người, tham dục kia sẽ tăng trưởng. Sân nhuế được tập nhiều, hành nhiều, sẽ sanh vào địa ngục. Nếu sanh vào loài người, sân nhuế kia sẽ tăng trưởng. Tà kiến được tập nhiều, hành nhiều, sẽ sanh vào địa ngục. Nếu sanh vào loài người, ngu si kia sẽ tăng trưởng. “Nếu sự lìa bỏ sát sanh được tu tập, tu tập nhiều, sẽ được sanh lên trời. Nếu sanh vào loài người, chắc sẽ được sống lâu. Nếu sự lìa bỏ trộm cướp được tu tập, tu tập nhiều, sẽ được sanh lên trời. Nếu sanh vào loài người, tiền tài sẽ không mất. Nếu sự không tà dâm được tu tập, tu tập nhiều, sẽ được sanh lên trời. Nếu sanh vào loài người, vợ con sẽ thuần lương. Nếu sự không nói dối được tu tập, tu tập nhiều, sẽ được sanh lên trời. Nếu sanh vào loài người, sẽ không bị chê bai. Nếu sự không nói hai lưỡi được tu tập, tu tập nhiều, sẽ được sanh lên trời. Nếu sanh vào loài người, thân hữu sẽ bền vững. Nếu sự không nói lời ác được tu tập, tu tập nhiều, sẽ được sanh lên trời. Nếu sanh vào loài người, sẽ được nghe những âm thanh dịu dàng. Nếu sự không nói lời thêu dệt được tu tập, tu tập nhiều, sẽ được sanh lên trời. Nếu sanh vào loài người, lời nói sẽ được tin dùng. Nếu sự không tham lam được tu tập, tu tập nhiều, sẽ được sanh lên trời. Nếu sanh vào loài người, ái dục sẽ không tăng trưởng. Nếu sự không sân nhuế được tu tập, tu tập nhiều, sẽ được sanh lên trời. Nếu sanh vào loài người, sân nhuế sẽ không tăng trưởng. Nếu chánh kiến được tu tập, tu tập nhiều, sẽ được sanh lên trời. Nếu sanh làm người, ngu si sẽ không tăng trưởng.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827653">Kinh 1049. Na nhân<註 n="1854"/>845 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Sát sanh có ba thứ: Sanh khởi từ tham, sanh khởi từ sân, sanh khởi từ si,… cho đến tà kiến cũng có ba thứ: Sanh khởi từ tham, sanh khởi từ sân, sanh khởi từ si. “Lìa sát sanh cũng có ba thứ: Sanh khởi từ không tham, sanh khởi từ không sân, sanh khởi từ không si,… cho đến lìa tà kiến cũng có ba thứ: Sanh khởi từ không tham, sanh khởi từ không sân, sanh khởi từ không si.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827654">Kinh 1050. Pháp xuất không xuất<註 n="1855"/>846 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nói là có pháp xuất và pháp xuất không xuất<註 n="1856"/>847.Những gì là pháp xuất và pháp xuất không xuất? Nghóa là không sát sanh, là sự xuất ly đối với sát sanh,… cho đến chánh kiến, là sự xuất ly đối với tà kiến.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827655">Kinh 1051. Bờ kia bờ này<註 n="1857"/>848 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà tại thành Vương xá. Bấy có Bà-la-môn Sanh Văn đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thưa Cù-đàm, được nói là bờ này, bờ kia. Thế nào là bờ này? Thế nào là bờ kia?” Phật bảo Bà-la-môn: “Sát sanh là bờ này; không sát sanh là bờ kia. Tà kiến là bờ này; chánh kiến là bờ bên kia.” Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Một ít người tu thiện, Có thể qua bờ kia; Tất cả mọi chúng sanh, Chạy rông bờ bên này. Đối Chánh pháp luật này, Nếu quán pháp, tướng pháp; Thì họ qua bờ kia, Hàng phục bọn ma chết. Sau khi Bà-la-môn Sanh Văn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Cũng vậy, ba kinh: Những gì Tỳ-kheo khác hỏi, Tôn giả A-nan hỏi và Phật hỏi các Tỳ-kheo, cũng nói như trên.  <詞 id="34827656">Kinh 1052. Chân thật<註 n="1858"/>849 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có pháp ác, có pháp chân thật<註 n="1859"/>850.Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói: “Thế nào là pháp ác? Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói thêu dệt, tham, sân, tà kiến. Đó gọi là pháp ác. “Thế nào là pháp chân thật? Lìa sát sanh,… cho đến chánh kiến. Đó gọi là pháp chân thật.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827657">Kinh 1053. Ác pháp<註 n="1860"/>851 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có pháp ác, pháp ác ác, có pháp chân thật, pháp chân thật chân thật<註 n="1861"/>852.Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói: “Thế nào là pháp ác? Sát sanh,… cho đến tà kiến. Đó gọi là pháp ác. “Thế nào là pháp ác ác? Tự sát sanh, dạy người sát sanh,… cho đến tự khởi tà kiến, lại đem tà kiến dạy người làm. Đó gọi là pháp ác ác. “Thế nào là pháp chân thật? Lìa sát sanh,… cho đến chánh kiến. “Thế nào là pháp chân thật chân thật? Tự mình không sát sanh, dạy người không sát sanh,… cho đến tự mình thực hành chánh kiến, lại đem chánh kiến dạy cho người thực hành. Đó gọi là pháp chân thật chân thật.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827658">Kinh 1054. Pháp chân nhân<註 n="1862"/>853 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có người nam bất thiện và người nam thiện<註 n="1863"/>854.Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói. “Thế nào là người nam bất thiện? Người sát sanh,… cho đến người tà kiến. Đó gọi là người nam bất thiện. “Thế nào là người nam thiện? Người không sát sanh,… cho đến chánh kiến. Đó gọi là người nam thiện.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe nhũng gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827659">Kinh 1055. Mười pháp (1)<註 n="1864"/>855 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có người nam bất thiện; có người nam bất thiện hơn người nam bất thiện; có người nam thiện; có người nam thiện hơn người nam thiện. Các Tỳ-kheo hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói. “Thế nào là người nam bất thiện? Người sát sanh,… cho đến người tà kiến. Đó gọi là người nam bất thiện. “Thế nào là người nam bất thiện hơn người nam bất thiện? Người tự tay sát sanh, rồi dạy người sát sanh,… cho đến tự thực hành tà kiến, rồi dạy người thực hành tà kiến. Đó gọi là người nam bất thiện hơn người nam bất thiện. “Thế nào là người nam thiện? Người không sát sanh… cho đến chánh kiến. Đó gọi là người nam thiện. “Thế nào là người nam thiện hơn người nam thiện? Tự mình không sát sanh và dạy người không sát sanh,… cho đến tự thực hành chánh kiến, lại đem chánh kiến dạy người khác thực hành. Đó gọi là người nam thiện.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827660">Kinh 1056. Mười pháp (2)<註 n="1865"/>856 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu người nào thành tựu mười pháp, như mâu sắt đâm xuống nước; người kia khi thân hoại mạng chung sẽ hạ nhập vào địa ngục, đường ác. Những gì là mười? Đó là sát sanh… cho đến tà kiến. Nếu người nào thành tựu mười pháp, như mâu sắt chóa lên hư không; khi thân hoại mạng chung được sanh lên trời. Những gì là mười? Đó là không sát sanh… cho đến chánh kiến. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827661">Kinh 1057. Hai mươi pháp<註 n="1866"/>857 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu người nào thành tựu hai mươi pháp, như mâu sắt đâm xuống nước, khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào địa ngục, đường ác. Những gì là hai mươi? Tự tay sát sanh, bảo người sát sanh,… cho đến tự mình hành tà kiến, lại dùng tà kiến dạy người hành. Đó gọi là thành tựu hai mươi pháp, như mâu sắt đâm xuống nước, khi thân hoại mạng chung sẽ hạ sanh vào địa ngục, đường ác. “Nếu người nào thành tựu hai mươi pháp, giống như mâu sắt chóa lên hư không, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên trên trời. Những gì là hai mươi? Tự mình không sát sanh, dạy người không sát sanh,… cho đến tự mình hành chánh kiến, lại đem chánh kiến dạy người khác hành. Đó gọi là thành tựu hai mươi pháp, như mâu sắt chóa lên hư không, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên trên trời.” Phật nói kinh nay xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827662">Kinh 1058. Ba mươi pháp<註 n="1867"/>858 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có ba mươi pháp, nếu người nào thành tựu, như mâu sắt đâm xuống nước, khi thân hoại mạng chung sẽ hạ sanh vào địa ngục, đường ác. Những gì là ba mươi? Tự mình sát sanh, dạy người sát sanh và khen ngợi sát sanh,… cho đến tự mình hành tà kiến, lại đem tà kiến dạy người khác hành và thường khen ngợi người hành tà kiến. Đó gọi là thành tựu ba mươi pháp, như mâu sắt đâm xuống nước, khi thân hoại mạng chung sẽ hạ sanh vào địa ngục, đường ác. “Có ba mươi pháp, nếu người nào thành tựu, giống như mâu sắt chóa lên hư không, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên trên trời. Những gì là ba mươi? Tự mình không sát sanh, dạy người không sát sanh và thường khen ngợi công đức không sát sanh,… cho đến tự mình hành chánh kiến, lại đem chánh kiến dạy người hành và khen ngợi công đức chánh kiến. Đó gọi là thành tựu ba mươi pháp, như mâu sắt chóa lên hư không, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên trên trời.” Các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827663">Kinh 1059. Bốn mươi<註 n="1868"/>859 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn mươi pháp, nếu thành tựu bốn mươi pháp này, như giáo sắt ném xuống nước, khi thân hoại mạng chung sẽ hạ sanh vào địa ngục, đường ác. Những gì là bốn mươi? Tự mình sát sanh, dạy người sát sanh, khen ngợi sát sanh, thấy người sát sanh sanh lòng hoan hỷ theo,… cho đến tự mình hành tà kiến, dạy người khác hành, khen ngợi tà kiến, thấy hành tà kiến sanh lòng hoan hỷ theo. Đó gọi là thành tựu bốn mươi pháp thì sẽ như giáo sắt ném xuống nước, khi thân hoại mạng chung sẽ hạ sanh vào địa ngục, đường ác. “Có bốn mươi pháp, nếu thành tựu bốn mươi pháp, như giáo sắt chóa lên không, khi thân hoại mạng chung được sanh lên trên trời. Những gì là bốn mươi? Tự mình không sát sanh, dạy người không sát sanh, miệng thường khen ngợi công đức không sát sanh, thấy người không sát sanh, sanh lòng hoan hỷ theo,… cho đến tự mình hành chánh kiến, dạy người khác hành, thường khen ngợi công đức chánh kiến, thấy người hành chánh kiến sanh lòng hoan hỷ theo. Đó gọi là thành tựu bốn mươi pháp, như giáo sắt chóa lên không, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên trên trời.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827664">Kinh 1060. Pháp phi pháp khổ<註 n="1869"/>860 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có phi pháp, có chánh pháp. Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói: “Thế nào là phi pháp? Sát sanh,… cho đến tà kiến. Đó gọi là phi pháp. “Thế nào là chánh pháp? Không sát sanh,… cho đến chánh kiến. Đó gọi là chánh pháp.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827665">Kinh 1061. Phi luật chánh luật<註 n="1870"/>861 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có phi luật, có chánh luật. Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói: “Thế nào là phi luật? Sát sanh,… cho đến tà kiến. Đó gọi là phi luật. “Thế nào là chánh luật? Không sát sanh,… cho đến chánh kiến. Đó gọi là chánh luật.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Giống như Phi luật và chánh luật; cũng thế Phi Thánh và Thánh, Bất thiện và thiện, Phi thân cận và thân cận, Chẳng lành thay và lành thay, Hắc pháp và bạch pháp, Phi nghóa và chánh nghóa, Pháp kém và pháp hơn, Pháp tội và pháp không tội, Pháp bỏ và pháp không bỏ, tất cả đều nói như trên.<註 n="1871"/>862 <卷 id="34827666">Tạp a-hàm quyển 38 <詞 id="34827667">Kinh 1062. Thiện Sanh<註 n="1872"/>863 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Tôn giả Thiện Sanh<註 n="1873"/>864 vừa mới cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, sống không nhà; đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Khi ấy Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, nên biết thiện nam tử Thiện Sanh này có hai chỗ đoan nghiêm<註 n="1874"/>865: Một là cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín, xuất gia học đạo, sống không nhà; hai là đã tận trừ các hữu lậu, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, hiện tại tự biết tác chứng<註 n="1875"/>866: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Tịch tónh, sạch các lậu, Tỳ-kheo trang nghiêm tốt; Ly dục, đoạn các kết, Không tái sanh, Niết-bàn. Giữ thân sau cùng này, Hàng phục giặc ma oán. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827668">Kinh 1063. Xú lậu<註 n="1876"/>867 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Tỳ-kheo<註 n="1877"/>868 hình tướng xấu xí khó coi, bị các Tỳ-kheo khinh mạn, đến chỗ Phật. Khi ấy bốn chúng đang vây quanh bên Thế Tôn, thấy Tỳ-kheo này đến, tất cả đều có ý khinh mạn, liền nói với nhau rằng: “Tỳ-kheo đang đến kia là ai, mà hình tướng xấu xí, khó coi, bị mọi người khinh mạn vậy?” Bấy giờ, Đức Thế Tôn biết được tâm niệm của các Tỳ-kheo nên bảo các Tỳ-kheo: “Các ông có thấy Tỳ-kheo đang đến, hình tướng thô xấu, khó coi kia, bị mọi người khinh mạn không?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Vâng, chúng con đã thấy vậy.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Đối với Tỳ-kheo này, các ông chớ có khởi ý tưởng kinh mạn. Vì sao? Vì Tỳ-kheo này đã tận trừ các lậu, những việc cần làm đã làm xong, đã lìa các gánh nặng, đã đoạn tận các hữu kết, chánh trí, tâm thiện giải thoát. Này các Tỳ-kheo, các ông chớ xét đoán lầm người, chỉ có Như Lai mới có khả năng xét đoán người.” Vị Tỳ-kheo này đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo: “Các ông có thấy Tỳ-kheo này cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi lui qua một bên không?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Vâng, chúng con đã thấy.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Đối với Tỳ-kheo này, các ông chớ có ý khinh mạn,… cho đến các ông chớ xét đoán lầm người, chỉ có Như Lai mới có khả năng biết được người.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Chim bay cùng thú chạy, Tất cả sợ sư tử. Sư tử vua loài thú, Không có loài nào bằng. Cũng vậy, người trí tuệ, Tuy nhỏ nhưng mà lớn. Chớ chấp thân tướng họ, Mà sanh tâm khinh mạn. Nào cần thân to lớn, Thịt nhiều không trí tuệ. Trí tuệ hiền thắng này, Chính là bậc Thượng só. Ly dục, đoạn các kết, Không tái sanh, Niết-bàn. Giữ thân sau cùng này, Hàng phục các ma quân. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827669">Kinh 1064. Đề-bà<註 n="1878"/>869 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, Đề-bà-đạt-đa<註 n="1879"/>870 có được lợi dưỡng từ A-xà-thế<註 n="1880"/>871 con bà Tỳ-đề-hy, vua nước Ma-kiệt-đà. Hằng ngày cùng đoàn thị tùng với năm trăm cỗ xe đến chỗ Đề-bà-đạt-đa; hằng ngày đem năm trăm chõ đồ ăn cúng dường Đề-bà-đạt-đa. Đề-bà-đạt-đa dẫn năm trăm người thành nhóm riêng<註 n="1881"/>872 nhận sự cúng dường này. Lúc ấy có nhiều Tỳ-kheo đắp y, ôm bát vào thành Vương xá khất thực, nghe Đề-bà-đạt-đa có những lợi dưỡng như vậy,… cho đến nhóm riêng năm trăm người hưởng thụ sự cúng dường này. Khất thực xong, trở về tinh xá cất y bát, rửa chân xong đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sáng sớm chúng con đắp y, ôm bát vào thành Vương xá khất thực, nghe Đề-bà-đạt-đa có lợi dưỡng như vậy,… cho đến dẫn nhóm riêng năm trăm người hưởng thọ sự cúng dường này.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Các ông chớ nói Đề-bà-đạt-đa đang được lợi dưỡng. Vì sao? Vì Đề-bà-đạt-đa này, nếu hưởng thọ lợi dưỡng riêng thì đời này tự hoại và đời sau cũng bị hoại. Ví như cây chuối, lau, tre sanh quả liền chết, năm sau cũng hư hoại. Cũng lại như vậy, Đề-bà-đạt-đa, nếu thọ nhận sự cúng dường này, thì đời này bị hoại, đời sau cũng bị hoại. Thí như con la<註 n="1882"/>873 mang thai thì chết; cũng như vậy Đề-bà-đạt-đa, nếu thọ nhận các lợi dưỡng thì đời này bị hoại, đời sau cũng bị hoại. Đề-bà-đạt-đa ngu si kia, sẽ tùy theo thời gian nhiều ít hưởng thụ lợi dưỡng này, mà phải lâu dài chịu khổ, không lợi ích. Cho nên, các Tỳ-kheo, nên học như vầy: ‘Dù có lợi dưỡng đến, tôi cũng không sanh tâm nhiễm trước.’” Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Chuối sanh quả liền chết, Lau tre cũng như vậy. La mang thai thì chết; Người vì tham mà chết. Thường làm hạnh phi nghóa, Biết nhiều không khỏi ngu; Pháp lành ngày tổn giảm, Cành khô, rễ cũng tàn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng.  <詞 id="34827670">Kinh 1065. Tượng Thủ<註 n="1883"/>874 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nước Xá-vệ có Thủ Tỳ-kheo<註 n="1884"/>875 là người dòng họ Thích, mạng chung tại nước Xá-vệ. Lúc ấy, sáng sớm có nhiều Tỳ-kheo đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, nghe Thủ Tỳ-kheo họ Thích mạng chung ở nước Xá-vệ. Nghe xong vào thành Xá-vệ khất thực trở về cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sáng sớm hôm nay các Tỳ-kheo đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, nghe Thủ Tỳ-kheo dòng họ Thích mạng chung ở nước Xá-vệ. Thế nào, bạch Thế Tôn, Thủ Tỳ-kheo mạng chung sẽ sanh về nơi nào? Thọ sanh thế nào? Đời sau ra sao?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thủ Tỳ-kheo này thành tựu ba pháp bất thiện, nên khi mạng chung sẽ sanh vào địa ngục, đường ác. Những gì là ba pháp bất thiện? Là tham dục, sân nhuế và ngu si. Ba pháp bất thiện này trói buộc tâm. Thủ Tỳ-kheo dòng họ Thích sẽ sanh vào địa ngục, đường ác.” Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Tham dục, sân nhuế, si, Trói buộc tâm con người; Phát từ trong, tự hại. Như lau, tre ra hoa. Tâm không tham, nhuế, si, Đó gọi là sáng suốt; Phát từ trong, không hại, Đó gọi là thắng xuất. Cho nên phải lìa tham, Tăm tối si, sân nhuế; Tỳ-kheo trí tuệ sáng, Khổ tận, Bát-niết-bàn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827671">Kinh 1066. Nan-đà (1) Như Thủ Tỳ-kheo, kinh Nan-đà cũng nói như vậy.  <詞 id="34827672">Kinh 1067. Nan-đà (2)<註 n="1885"/>876 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Nan-đà con Di mẫu của Phật, thích mặc áo nhuộm, chải chuốt bóng láng, mang giữ bát tốt, thích bỡn cợt, vừa đi vừa cười đùa. Lúc ấy có nhiều Tỳ-kheo đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nan-đà là con Di mẫu của Phật<註 n="1886"/>877, thích mặc áo nhuộm, chải chuốt bóng láng, mang giữ bát tốt, thích bỡn cợt, vừa đi vừa cười đùa.” Bấy giờ Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo: “Ông đến chỗ Tỳ-kheo Nan-đà nói Nan-đà rằng: ‘Đại Sư cho gọi ngươi.’” Tỳ-kheo kia vâng lời Thế Tôn dạy đến nói với Nan-đà: “Thế Tôn cho gọi ông.” Nan-đà nghe xong liền đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên. Phật bảo Nan-đà: “Có thật ngươi thích mặc áo nhuộm, chải chuốt bóng láng, mang giữ bát tốt, thích bỡn cợt, vừa đi vừa cười đùa không?” Nan-đà bạch Phật: “Thật vậy, bạch Thế Tôn!” Phật bảo Nan-đà: “Ngươi là con Di mẫu của Phật, dòng quý tộc xuất gia, không nên mặc y phục đẹp, chải chuốt bóng láng, mang giữ bát tốt, thích bỡn cợt, vừa đi vừa cười đùa. Ngươi nên tự nghó như vầy: ‘Ta là con bà Di mẫu của Phật, dòng quý tộc xuất gia, nên trú ở a-lan-nhã, đi khất thực, mặc áo phấn tảo, thường nên khen ngợi sự mặc áo phấn tảo, ưa ở chỗ núi, khe, không tham luyến ái dục.” Sau khi vâng lời Phật dạy, Nan-đà trú ở a-lan-nhã, đi khất thực, mặc áo phấn tảo, thường nên khen ngợi sự mặc áo phấn tảo, ưa ở chỗ núi, khe, không tham luyến ái dục. Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Nan-đà, Ta muốn ngươi, Tu tập a-lan-nhã; Đi khất thực từng nhà, Thân mặc áo phấn tảo. Thích ở chỗ núi khe, Không tham luyến ngũ dục! Phật nói kinh này xong, Tôn giả Nan-đà nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827673">Kinh 1068. Đê-sa<註 n="1887"/>878 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Đê-sa<註 n="1888"/>879 tự nghó: “Ta là anh em con cô của Thế Tôn, nên không cần phải cung kính, không cần quan tâm cấp bậc, cũng cần phải sợ nễ, không chịu để can gián.” Lúc ấy có nhiều Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Đê-sa tự nghó mình là anh em con cô của Thế Tôn nên không cần cung kính, không cần quan tâm cấp bậc, cũng không cần sợ nễ, không chịu để can gián.” Bấy giờ Thế Tôn bảo một vị Tỳ-kheo: “Ông hãy đến chỗ Tỳ-kheo Đê-sa nói rằng: ‘Đại Sư cho gọi ngươi.’” Lúc ấy Tỳ-kheo kia vâng lời Phật dạy đến chỗ Tỳ-kheo Đê-sa nói: “Thế Tôn cho gọi ông.” Tỳ-kheo Đê-sa liền đi đến chỗ phật, cúi đầu lễ Phật và lui ngồi một bên. Phật bảo Đê-sa: “Có thật ông nghó rằng: ‘Ta là anh em con cô của Thế Tôn nên không cần cung kính, không cần dè dặt, không phải sợ nễ, không chịu để can gián’ chăng?” Tỳ-kheo Đê-sa bạch Phật: “Thật vậy, bạch Thế Tôn!” Phật bảo Tỳ-kheo Đề-sa: “Ông không nên nghó thế. Ông phải nghó rằng: ‘Ta là anh em con cô của Thế Tôn nên phải cung kính, sợ nễ, nhẫn chịu sự can gián.’” Lúc ấy Thế Tôn liền nói kệ: Lành thay, ngươi Đê-sa! Lìa sân nhuế là tốt; Chớ sanh tâm sân hận. Người sân giận không tốt. Nếu hay lìa sân mạn, Tu hành tâm khiêm hạ; Sau đó ở nơi Ta, Tu tập các phạm hạnh. Phật nói kinh này xong, Tỳ-kheo Đê-sa nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827674">Kinh 1069. Tỳ-xá-khư<註 n="1889"/>880 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Tỳ-xá-khư Bát-xà-lê Tử<註 n="1890"/>881 tụ họp ở nhà cúng dường<註 n="1891"/>882, thuyết pháp cho số đông các Tỳ-kheo, ngôn từ hoàn hảo, giọng tốt trong trẻo cú vị rõ ràng, chính xác, lời nói phù hợp với trí tuệ; thính giả thích nghe, lời nói lưu loát, hiển bày ý nghóa sâu xa, khiến các Tỳ-kheo nhất tâm lắng nghe. Khi ấy Thế Tôn đang nhập chánh thọ ban ngày<註 n="1892"/>883, với thiên nhó thanh tịnh hơn tai người thường, nghe tiếng thuyết pháp, Ngài xuất định, đi đến giảng đường, ngồi trước đại chúng và nói với Tỳ-kheo Tỳ-xá-khư Bát-xà-lê Tử: “Lành thay, lành thay, Tỳ-xá-khư! Ông có thể ở nơi nhà cúng dường này mà thuyết pháp cho các Tỳ-kheo, với ngôn từ hoàn hảo, cho đến, hiển hiện ý nghóa sâu xa, khiến các Tỳ-kheo chuyên tinh, kính trọng. Ông hãy thường xuyên thuyết pháp như vậy cho các Tỳ-kheo, khiến các Tỳ-kheo chuyên tinh kính trọng, nhất tâm ưa nghe, sẽ được ích lợi lâu dài, sống an lạc.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói bài kệ: Nếu không có thuyết pháp, Khó phân rõ ngu, trí. “Đây ngu! Đây trí tuệ!” Không do đâu hiển hiện. Khéo nói pháp tươi mát, Nhân thuyết trí rõ ràng. Thuyết pháp là sáng chiếu, Sáng chói cờ Đại tiên. Phật nói kinh này xong; Tỳ-xá-khư Bát-xà-lê Tử nghe những gì Phât dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ rồi lui.  <詞 id="34827675">Kinh 1070. Niên thiếu<註 n="1893"/>884 Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có nhiều chúng Tỳ-kheo ở nhà cúng dường, tụ tập cùng nhau may y. Lúc đó có một Tỳ-kheo trẻ tuổi, xuất gia chưa bao lâu, mới vào Pháp luật, không muốn phụ giúp các Tỳ-kheo may y. Bấy giờ các Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ Phật, lui ngồi một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, ở nhà cúng dường, các Tỳ-kheo tụ tập may y. Có một Tỳ-kheo trẻ tuổi, xuất gia chưa bao lâu, mới vào Pháp luật, không muốn phụ giúp các Tỳ-kheo may y.” Bấy giờ Đức Phật hỏi vị Tỳ-kheo trẻ ấy: “Có thật ông không muốn giúp đỡ các Tỳ-kheo may y chăng?” Tỳ-kheo trẻ kia bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, tùy theo khả năng của con mà con phụ giúp.” Thế Tôn khi đó biết được tâm niệm của Tỳ-kheo trẻ tuổi, mới bảo các Tỳ-kheo: “Các ông chớ nói với<註 n="1894"/>885 Tỳ-kheo trẻ này. Vì sao? Vì Tỳ-kheo này được bốn pháp tăng tâm<註 n="1895"/>886, đang hoàn toàn an trú trong hiện pháp lạc, chẳng phải do cố gắng mà được. Tỳ-kheo ấy theo bản tâm của mình, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, xuất gia học đạo, tăng tiến tu học, hiện pháp tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Khi ấy Thế Tôn liền nói kệ: Kém nỗ lực, đức mỏng, Trí tuệ ít: không thể Hướng thẳng đến Niết-bàn, Thoát khỏi gông phiền não. Hiền nhân trẻ tuổi này, Sớm được chỗ thượng só; Lìa dục tâm giải thoát, Niết-bàn dứt tái sanh. Giữ thân tối hậu này, Hàng phục các ma quân. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827676">Kinh 1071. Trưởng lão<註 n="1896"/>887 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Tỳ-kheo tên Thượng Tọa<註 n="1897"/>888, sống một mình tại một nơi, cũng thường hay khen ngợi người sống một mình, đi khất thực một mình, khất thực xong trở về một mình và một mình ngồi thiền tư. Bấy giờ, trong chúng có nhiều Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, rồi lui ngồi một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, có Tôn giả tên là Thượng Tọa sống một mình, cũng thường hay khen ngợi người sống một mình, đi khất thực một mình, khất thực xong trở về một mình và một mình ngồi thiền tư.” Khi đó Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo: “Ông hãy đến chỗ Tỳ-kheo Thượng Tọa nói rằng: ‘Đại Sư cho gọi thầy.’” Tỳ-kheo ấy vâng lời Phật dạy, đến nói lời như trên với Tỳ-kheo Thượng Tọa, Tỳ-kheo Thượng Tọa vâng lời đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ Phật, rồi lui ngồi một bên. Thế Tôn bảo Tỳ-kheo Thượng Tọa: “Ông có thật sống một mình nơi chỗ vắng, khen ngợi người sống một mình, đi khất thực một mình, ra khỏi làng một mình, ngồi thiền tư một mình chăng?” Tỳ-kheo Thượng Tọa bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thật như vậy.” Phật bảo Tỳ-kheo Thượng Tọa: “Này Tỳ-kheo, ông như thế nào sống một mình, khen ngợi người sống một mình, một mình đi khất thực, một mình trở về chỗ ở và một mình ngồi thiền tư?” Tỳ-kheo Thượng Tọa bạch Phật: “Con chỉ ở một mình nơi vắng vẻ, khen ngợi người sống một mình, đi khất thực một mình, ra khỏi làng một mình, ngồi thiền tư một mình.” Phật bảo Tỳ-kheo Thượng Tọa: “Ông là kẻ sống một mình, Ta không nói là chẳng phải sống một mình. Nhưng lại có lối sống một mình thắng diệu hơn. Sao gọi là lối sống một mình thắng diệu? Đó là Tỳ-kheo phía trước thì khô cằn, phía sau thì diệt tận, ở giữa thì không tham hỷ<註 n="1898"/>889.Đó là Bà-la-môn tâm không còn do dự, đã xả ưu hối, lìa các hữu ái, đoạn các kết sử. Đây gọi là sống một mình không có lối sống nào thắng diệu hơn nữa.” Khi ấy Phật nói kệ: Chiếu sáng khắp tất cả, Biết khắp các thế gian; Chẳng chấp tất cả pháp, Lìa hết tất cả ái. Người này sống an lạc, Ta nói là độc trụ. Phật nói kinh này xong, Tôn giả Thượng Tọa nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ cáo từ.  <詞 id="34827677">Kinh 1072. Tăng-ca-lam<註 n="1899"/>890 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có Tôn giả Tăng-ca-lam<註 n="1900"/>891 du hành nhân gian ở Câu-tát-la, tới nước Xá-vệ, rừng cây Kỳ-đà, trong vườn Cấp cô độc. Tỳ-kheo Tăng-ca-lam kia có vợ cũ đang ở trong nước Xá-vệ, nghe tin Tỳ-kheo Tăng-ca-lam du hành trong nhân gian từ Câu-tát-la đến nước Xá-vệ, trong rừng Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc. Nghe vậy, liền mặc y phục đẹp, trang điểm hoa anh lạc, ôm con đi thẳng đến Kỳ-hoàn, đến trước phòng Tỳ-kheo Tăng-ca-lam. Trong lúc Tôn giả Tăng-ca-lam ra khỏi phòng đi kinh hành ngoài đất trống, người vợ cũ kia tiến đến trước mặt Tôn giả và nói: “Đứa bé này còn nhỏ quá, anh bỏ con thơ đi tu, ai sẽ nuôi dưỡng nó?” Tỳ-kheo Tăng-ca-lam không nói chuyện với nàng. Người vợ ba lần nói như vậy, Tỳ-kheo cũng không nói gì. Người vợ lại nói: “Tôi đã nói cho anh biết ba lần như vậy mà anh chẳng nói với tôi, chẳng ngó ngàng tới, bây giờ tôi sẽ bỏ đứa bé này.” Người vợ liền bỏ đứa nhỏ ngay đầu đường kinh hành mà đi và nói: “Này Sa-môn, đây là con của ông! Ông hãy tự nuôi nấng. Nay tôi bỏ đi!” Tôn già Tăng-ca-lam cũng chẳng nhìn đến đứa bé. Người vợ ấy lại nói: “Sa-môn này chẳng để ý gì đến đứa nhỏ. Chắc có lẽ ông đã được chỗ khó được của bậc Tiên nhân. Lành thay! Sa-môn chắc hẳn đã được giải thoát.” Thiếu phụ không toại nguyện đành ôm con đi. Bấy giờ, Thế Tôn đang nhập chánh thọ ban ngày, với thiên nhó siêu việt hơn người thường, Ngài nghe được những lời của người vợ cũ của Tôn giả Tăng-ca-lam, liền nói kệ: Việc đến chẳng hoan hỷ, Đi cũng chẳng lo buồn; Với thế gian hòa hợp, Giải thoát chẳng nhiễm trước. Ta nói Tỳ-kheo kia, Chân thật Bà-la-môn; Việc đến chẳng hoan hỷ, Đi cũng chẳng lo buồn. Không nhiễm cũng không ưu, Hai tâm đều vắng lặng; Ta nói Tỳ-kheo này, Là chân Bà-la-môn. Phật nói kinh này xong, Tôn giả Tăng-già-lam nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ làm lễ rồi đi.  <詞 id="34827678">Kinh 1073. A-nan<註 n="1901"/>892 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả A-nan một mình ở chỗ vắng tự suy nghó: “Có ba thứ mùi hương chỉ bay theo chiều gió, không thể bay theo ngược chiều gió. Những gì là ba? Đó là mùi hương rễ cây, mùi hương thân cây và mùi hương của hoa. Hoặc lại có mùi hương nào bay theo chiều gió, cũng bay theo ngược gió, cũng bay vừa thuận gió ngược gió chăng?” Suy nghó như thế, buổi chiều hôm đó sau khi từ thiền tịnh dậy, A-nan đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ Phật và lui đứng một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con một mình ở chỗ vắng tự nghó thầm: ‘Có ba thứ mùi hương chỉ bay theo chiều gió, không thể bay theo ngược gió. Những gì là ba? Đó là mùi hương rễ cây, mùi hương thân cây, mùi hương của hoa. Hoặc có mùi hương nào bay theo chiều gió, cũng bay theo ngược gió, cũng bay vừa thuận gió vừa ngược gió chăng?’” Phật bảo Tôn giả A-nan: “Đúng thế! Đúng thế! Có ba loại mùi hương chỉ bay theo chiều gió, không thể bay theo ngược gió. Đó là hương thơm rễ cây, hương thơm của cây, hương thơm của hoa. Này A-nan, cũng có mùi hương bay theo chiều gió, bay theo ngược gió và cũng bay theo thuận gió ngược gió. Này A-nan, hương bay theo chiều gió, bay theo ngược gió và cũng bay theo thuận gió ngược gió, đó là: Có thiện nam tử hay người thiện nữ nào sống ở thành ấp, tụ lạc, thành tựu pháp chân thật, suốt đời không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Người thiện nam, người thiện nữ như vậy đều được người lành trong tám phương, cùng phương trên, phương dưới, thảy đều tán thán rằng: ‘Ở phương kia, làng kia, có người thiện nam, người thiện nữ trì giới thanh tịnh, thành tựu pháp chân thật, suốt đời không sát sanh… cho đến không uống rượu.’ Này A-nan, đây gọi là thứ hương hoa bay theo chiều gió, bay theo ngược chiều gió và cũng bay theo thuận gió ngược gió.” Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Chẳng phải hương cành, hoa, Có thể bay ngược gió. Chỉ có hương tịnh giới, Của thiện nam, thiện nữ; Ngược, thuận bay các phương, Không đâu không nghe biết. Đa-ca-la<註 n="1902"/>893, Chiên-đàn, Ưu-bát-la, Mạt-lợi; So sánh các mùi hương, Giới hương là hơn hết. Hương thơm như Chiên-đàn, Lan tỏa có giới hạn; Chỉ có hương giới đức, Xông ngát tận cõi trời. Hương thơm của tịnh giới, Chánh thọ, chẳng phóng dật; Chánh trí và giải thoát, Ma đạo không thể vào. Đây là đạo an ổn, Đạo này rất thanh tịnh; Hướng thẳng diệu thiền định, Bứt dây trói của ma. Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ làm lễ rồi đi.  <詞 id="34827679">Kinh 1074. Bện tóc<註 n="1903"/>894 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hành trong nhân gian ở nước Ma-kiệt-đề, cùng với một ngàn vị Tỳ-kheo. Xưa kia họ là những người xuất gia bện tóc<註 n="1904"/>895, nay đều đắc quả A-la-hán, các lậu đã tận, việc làm đã xong, xả bỏ các gánh nặng, chóng được tự lợi, sạch các hữu kết, chánh trí thiện giải thoát. Phật cùng các Tỳ-kheo đi đến tại rừng Trượng lâm, tháp Thiện kiến<註 n="1905"/>896. Bình-sa<註 n="1906"/>897 vua nước Ma-kiệt-đề, nghe Thế Tôn du hành trong nhân gian tại nước Ma-kiệt-đề, đến trong rừng Trượng lâm, tháp Thiện kiến. Vua cùng với các tiểu vương, quần thần và đoàn tùy tùng, xe cộ một muôn hai ngàn chiếc, ngựa một muôn tám ngàn, người đi bộ theo đông vô số, các Bà-la-môn, gia chủ trong nước Ma-kiệt-đề đều đi theo. Nhà vua rời khỏi thành Vương xá đi đến chỗ Thế Tôn, cung kính cúng dường. Tới đầu đường, vua xuống đi bộ. Lúc tiến vào đến cửa trong, vua dẹp bỏ năm thứ nghi trượng, giở mão, dẹp bỏ lọng, quạt, dao gươm, cởi giày da. Vua đến trước Phật, sửa lại y phục tề chỉnh, trật vai áo bên phải, đảnh lễ Phật, nhiễu quanh Phật ba vòng, tự xưng danh tánh và bạch Phật: “Thế Tôn, con là Bình-sa, vua nước Ma-kiệt-đề.” Phật bảo Bình-sa vương: “Đại vương, ngài là Bình-sa. Mời Đại vương an tọa.” Bình-sa vương lại lễ dưới chân Phật, từ tốn ngồi xuống một bên. Lúc bấy giờ Uất-bề-la Ca-diếp<註 n="1907"/>898 cũng đang ngồi tại đấy. Trong khi đó các gia chủ Bà-la-môn nghó rằng: “Có phải Đại Sa-môn này theo Uất-bề-la Ca-diếp tu phạm hạnh hay là Uất-bề-la Ca-diếp theo Đại Sa-môn tu phạm hạnh?” Thế Tôn biết được tâm niệm của các gia chủ, Ngài liền nói kệ hỏi: Uất-bề-la Ca-diếp, Nơi đây thấy lợi gì, Bỏ sự phụng thờ xưa, Thờ lửa và các việc? Nay hãy nói nghóa kia. Nguyên do bỏ thờ lửa. Uất-bề-la Ca-diếp nói kệ bạch Phật: Tiền tài thức ăn ngon, Nữ sắc, quả ngũ dục; Quán sát vị lai thọ, Đều vô cùng nhơ nhớp. Thế nên đều ném bỏ, Sự thờ lửa trước kia. Thế Tôn lại nói kệ hỏi: Ông chẳng đắm thế gian, Năm dục tiền, vị, sắc…; Sao lại bỏ trời, người? Ca-diếp, tùy nghóa nói. Ca-diếp lại nói kệ đáp Thế Tôn: Thấy đạo lìa hữu dư, Lối Vô dư tịch diệt, Vô sở hữu, bất trước, Không đường khác, đạo khác. Thế nên đều ném bỏ, Lối tu thờ lửa trước, Đại hội<註 n="1908"/>899 đều thọ trì, Phụng thờ nước, hoặc lửa. Ngu si chìm trong đó. Chí cầu đạo giải thoát. Mù, không mắt trí tuệ, Hướng sanh, già, bệnh, chết. Chẳng thấy con đường chánh, Trọn lìa nẻo sanh tử. Nay mới nhờ Thế Tôn, Được thấy đạo vô vi, Lực mà Đại long nói, Được qua bên bờ kia. Mâu-ni rộng cứu giúp, An úy vô lượng chúng, Nay mới biết Cù-đàm, Bậc siêu xuất chân đế. Đức Phật lại nói kệ khen Ca-diếp: Lành thay! Này Ca-diếp, Trước suy xét phi ác, Kế phân biệt tìm cầu, Mới đến nơi tốt dẹp. “Này Ca-diếp, ông nên có lòng an úy tâm đồ chúng của ông.” Khi ấy Uất-bề-la Ca-diếp liền nhập chánh thọ, do sức thần túc, hướng về phương Đông, bay lên hư không, hiện ra bốn thứ thần biến: đi, đứng, nằm, ngồi. Vào trong lửa tam-muọâi, toàn thân rỗng sáng tỏa ra sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, pha lê, sắc hồng. Trên thân ra nước, dưới thân ra lửa, trở lại thiêu đốt thân. Trên thân ra nước để rưới nước lên thân. Hoặc trên thân ra lửa để đốt thân kia; dưới thân tuôn nước để tưới ướt thân. Hiện bày các thứ thần thông biến hóa xong, Ca-diếp cúi đầu lễ Phật và bạch: “Bạch Thế Tôn, Phật là Thầy của con, con là đệ tử.” Phật bảo Ca-diếp: “Ta là Thầy ông. Ông là đệ tử. Ông hãy bình an ngồi xuống đi.” Tôn giả Uất-bề-la Ca-diếp ngồi lại chỗ cũ. Các gia chủ Bà-la-môn xứ Ma-kiệt-đề đều nghó thầm: “Uất-bề-la Ca-diếp đã quyết định ở nơi Đại Sa-môn tu hành phạm hạnh.” Phật nói kinh này xong, Bình-sa vua xứ Ma-kiệt-đề, cùng các gia chủ Bà-la-môn nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ rồi cáo từ.  <詞 id="34827680">Kinh 1075. Đà-phiêu (1)<註 n="1909"/>900 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật trú tại thành Vương xá, trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, có Đà-phiêu Ma-la Tử<註 n="1910"/>901, quê cũ ở thành Vương xá, lo việc Tăng chúng, phân chia thức ăn uống và các vật dụng: giường nằm, chỗ ngồi,… và xếp đặt phiên thứ, sai thỉnh rất chu đáo. Lúc đó, có Tỳ-kheo Từ Địa<註 n="1911"/>902 trải qua ba lần nhận thức ăn thô dở. Trong khi ăn lòng cảm thấy khó chịu, cay đắng nghó thầm: “Quái lạ thay! Khổ thay! Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử chắc cố tình đem thức ăn dở để là xúc não ta, khiến ta khi ăn cảm thấy cực khổ. Ta phải làm sao gây bất lợi cho y mới được?” Tỳ-kheo Từ Địa có một cô em gái là Tỳ-kheo-ni tên Mật-đa-la<註 n="1912"/>903 đang ở trong chúng Tỳ-kheo-ni nơi vườn nhà vua thuộc thành Vương xá. Tỳ-kheo-ni Mật-đa-la đi đến chỗ Tỳ-kheo Từ Địa, cúi đầu lễ chân Từ Địa rồi đứng một bên. Tỳ-kheo Từ Địa không nhìn đến cũng không mở lời. Tỳ-kheo-ni Mật-đa-la nói với Tỳ-kheo Từ Địa: “A-lê<註 n="1913"/>904, vì sao không ngó ngàng và chẳng nói chuyện với tôi?” Tỳ-kheo Từ Địa nói: “Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử nhiều lần đem thức ăn thô dở để làm xúc não tôi, khiến tôi khi ăn cảm thấy cực khổ. Còn cô thì cứ bỏ mặc tôi.” Tỳ-kheo-ni nói: “Làm gì bây giờ?” Tỳ-kheo Từ Địa nói: “Cô hãy đến Thế Tôn bạch như vầy: ‘Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử là kẻ phi pháp, không ra gì, đã cùng con làm điều trái phạm, phạm tội Ba-la-di’. Tôi sẽ làm chứng và nói: ‘Bạch Thế Tôn, đúng như lời em gái con đã nói’.” Tỳ-kheo-ni nói: “A-lê, làm sao tôi lại đem tội Ba-la-di để vu báng cho Tỳ-kheo phạm hạnh?” Tỳ-kheo Từ Địa bảo: “Nếu cô không làm như thế, tôi và cô từ nay chấm dứt tình anh em. Cô đừng lui tới đây để chuyện trò, thăm hỏi nhau nữa.” Tỳ-kheo-ni im lặng một hồi, suy nghó rồi nói: “A-lê khiến tôi làm như thế, tôi sẽ vâng theo lời dạy.” Tỳ-kheo Từ Địa bảo: “Cô hãy đợi tôi đi đến Thế Tôn trước, cô sẽ đi theo sau.” Tỳ-kheo Từ Địa đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi lui đứng một bên. Tỳ-kheo-ni Mật-đa-la đi theo sau, đảnh lễ Phật rồi lui ngồi một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, một việc không đẹp thay! Thật phi lý thay<註 n="1914"/>905! Đà-phiêu Ma-la Tử đã làm điều phi phạm hạnh với con, phạm tội Ba-la-di!” Tỳ-kheo Từ Địa lại bạch Phật: “Như lời nói của em gái con, trước đây con đã biết.” Bấy giờ, Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử đang ở giữa đại chúng. Khi ấy Thế Tôn bảo Tỳ-kheo Đà-phiêu-ma-la Tử: “Ông có nghe lời nói này không?” Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử bạch: “Bạch Thế Tôn, con đã nghe.” Phật bảo Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử: “Hôm nay ông như thế nào?” Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử bạch Phật: “Như Thế Tôn đã biết! Như Thiện Thệ đã biết!” Phật bảo Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử: “Ông nói như Thế Tôn đã biết, nay chẳng hợp thời. Bây giờ ông có nhớ thì nói nhớ, không nhớ thì nói không nhớ.” Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử bạch: “Con không tự nhớ.” Trong lúc đó Tôn giả La-hầu-la đang đứng phía sau cầm quạt hầu Phật, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không đẹp thay! Thật phi lý thay! Tỳ-kheo-ni này nói: ‘Tôn giả Đà-phiêu Ma-la Tử cùng với con làm điều phi phạm hạnh’. Tỳ-kheo Từ Địa lại nói: ‘Bạch Thế Tôn, đúng thế! Trước đây con đã biết như em con đã nói.’” Phật bảo La-hầu-la: “Bây giờ, Ta hỏi La-hầu-la, tùy ý ngươi đáp lời Ta. Nếu Tỳ-kheo-ni Mật-đa-la đến nói với Ta rằng: ‘Thật không đẹp thay! Thật phi lý thay! La-hầu-la cùng con làm điều phi phạm hạnh, phạm tội Ba-la-di.’ Tỳ-kheo Từ Địa lại bạch với Ta: ‘Thưa đúng như vậy, trước đây con đã biết, như lời em gái con nói.’ Ngươi sẽ làm thế nào?” La-hầu-la bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu con nhớ con sẽ nói nhớ, nếu không nhớ sẽ nói không nhớ.” Phật bảo La-hầu-la: “Này người ngu si, ngươi còn nói được những lời này, huống chi Đà-phiêu Ma-la Tử là Tỳ-kheo thanh tịnh, cớ sao không nói được những lời như vậy?” Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Đối với Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử, hãy để ức niệm<註 n="1915"/>906.Với Tỳ-kheo-ni Mật-đa-la, hãy diệt tránh bằng tự xác nhận<註 n="1916"/>907.Với Tỳ-kheo Từ Địa, Tăng sẽ tích cực giáo giới can gián và khiển trách: ‘Ngươi thấy gì? Thấy ở đâu? Do nhân duyên gì đến để thấy?’” Thế Tôn dạy như vậy xong, Ngài rời chỗ ngồi đứng lên, vào phòng tọa thiền. Khi ấy các Tỳ-kheo để cho Tỳ-kheo Đà-phiêu tự ức niệm. Với Tỳ-kheo-ni Mật-đa-la, cho pháp diệt tránh bằng tự nhận. Với Tỳ-kheo Từ Địa, Tăng tích cực giáo giới can gián và khiển trách: ‘Ngươi thấy gì? Thấy ở đâu? Do nhân duyên gì đến để thấy?’ Trong khi can ngăn như thế, Tỳ-kheo Từ Địa nói rằng: “Đà-phiêu Ma-la Tử không làm chuyện phi phạm hạnh; không phạm Ba-la-di. Đà-phiêu Ma-la Tử đã ba phen cho tôi thức ăn tệ, đáng sợ, khiến tôi khi ăn cảm thấy cực khổ, nên tôi đối với Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử mà có sự thiên vị, giận hờn, ngu si, sợ hãi, nên cố ý nói như thế. Nhưng thật sự Đà-phiêu Ma-la Tử là người thanh tịnh, vô tội.” Chiều hôm ấy, Thế Tôn từ thiền định ra, đến trước đại chúng trải tòa, ngồi xuống. Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con đã cho Tỳ-kheo Đà-phiêu Ma-la Tử tự ức niệm. Với Tỳ-kheo-ni Mật-đa-la cho pháp diệt tránh bằng tự nhận. Với Tỳ-kheo Từ Địa thì tích cực giáo giới can gián. Tỳ-kheo ấy nói rằng: ‘Đà-phiêu Ma-la Tử thanh tịnh vô tội’.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vì sao ngu si, chỉ vì việc ăn uống, mà cố ý vọng ngữ?” Lúc ấy, Thế Tôn liền nói kệ: Nếu hay xả một pháp, Biết mà cố vọng ngữ; Chẳng kể gì đời sau, Điều ác nào chẳng làm. Thà ăn viên sắt nóng, Như lửa than cháy hừng; Không vì phạm giới cấm, Ăn của thí cho Tăng. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827681">Kinh 1076. Đà-phiêu (2)<註 n="1917"/>908 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn trúc Ca-la-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả Đà-phiêu Ma-la Tử đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ Phật, rồi lui đứng một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con xin vào Bát-niết-bàn ở trước Phật.” Thế Tôn im lặng, Tôn giả ba lần bạch như vậy. Phật bảo Đà-phiêu Ma-la Tử: “Các pháp hành hữu vi đều như vậy cả.” Khi ấy, Tôn giả Đà-phiêu Ma-la Tử liền ở trước Phật nhập tam-muội, bằng chánh thọ như vậy, hướng về phương Đông, Tôn giả bay lên hư không hiện bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, nhập vào tam-muội lửa, dưới thân phát ra lửa, cả thân rỗng sáng; ánh sáng chiếu khắp các màu xanh, vàng, đỏ, trắng, pha lê, hồng. Dưới thân ra lửa, trở lại thiêu thân. Trên thân ra nước rưới ướt trên thân. Hoặc trên thân ra lửa thiêu đốt thân, dưới thân ra nước rưới ướt trên thân. Khắp cả mười phương hiện bày các sự biến hóa xong, Tôn giả liền ở trong hư không, trong thân phát ra lửa tự thiêu thân vào Vô dư Niết-bàn, tiêu tận, tịch diệt, khiến không còn sót một mảy bụi, ví như trong hư không thắp cây đèn, dầu, tim đều hết. Đà-phiêu Ma-la Tử ở trong hư không đã nhập diệt, thân tâm đều bặt hết cũng như thế. Bấy giờ Thế Tôn nói kệ: Ví như đốt hòn sắt, Lửa bừng sáng rực rỡ; Sức nóng dần dần tắt, Nào biết đi về đâu? Cũng thế, sự giải thoát, Vượt bùn lầy phiền não; Đã cắt đứt các dòng, Nào biết đi về đâu? Chóng đắc dấu bất động, Nhập Vô dư Niết-bàn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827682">Kinh 1077. Giặc<註 n="1918"/>909 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú tại nước Ương-cù-đa-la<註 n="1919"/>910 du hành nhân gian. Khi đi qua trong rừng Đà-bà-xà-lê-ca<註 n="1920"/>911, Ngài gặp những người chăn bò, người chăn dê, người nhặt củi, cỏ và các người làm việc khác. Họ trông thấy Thế Tôn đang đi trên đường, đều vội vàng bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chớ đi theo con đường này. Phía trước có tên cướp Ương-cù-lợi-ma-la<註 n="1921"/>912 chuyên môn khủng bố người.” Đức Phật nói với các người này: “Ta không sợ.” Nói xong, Ngài cứ theo đường mà đi. Họ nói ba lần, Đức Phật vẫn cứ đi. Từ xa Phật trông thấy Ương-cù-lợi-ma-la, tay cầm dao chạy thẳng đến. Thế Tôn dùng thần lực hiện thân đi từ từ khiến cho Ương-cù-lợi-ma-la chạy như bay cũng không kịp. Chạy theo đến mệt đuối, Ương-cù-lợi-ma-la từ xa nói với Thế Tôn: “Đứng lại, đứng lại, chớ đi!” Thế Tôn vừa đi vừa đáp: “Ta luôn dừng. Ngươi không tự dừng đó thôi.” Lúc ấy Ương-cù-lợi-ma-la nói kệ: Sa-môn vẫn rảo nhanh, Lại nói ‘Ta luôn dừng.’ Nay tôi mệt, dừng nghỉ. Sao nói ‘Ngươi chẳng dừng’? Thế Tôn lại nói kệ đáp: Ương-cù-lợi-ma-la, Ta nói Ta thường dừng: Với tất cả chúng sanh, Đã dừng mọi đao trượng. Ông khủng bố chúng sanh, Nghiệp ác không chịu dừng. Với tất cả côn trùng, Ta dứt dùng đao gậy. Với côn trùng bé nhỏ, Ông bức bách đe dọa; Cố tạo nghiệp hung ác, Trọn chẳng lúc nào thôi. Ta đối tất cả thần<註 n="1922"/>913, Dừng thôi mọi đao, trượng. Ông đối với các thần, Luôn làm khổ, bức bách. Tạo tác ác nghiệp đen, Đến nay không dừng nghỉ. Ta dừng nơi pháp nghỉ, Tất cả không phóng dật. Ông chẳng thấy Bốn đế, Nên chẳng dừng buông lung. Ương-cù-lợi-ma-la nói kệ bạch Phật: Lâu mới thấy Mâu-ni, Nên theo đường chạy đuổi; Nay nghe lời vi diệu, Sẽ bỏ điều ác xưa. Nói ra như thế rồi, Liền buông bỏ đao gậy; Dập đầu dưới chân Phật, Xin cho con xuất gia. Phật đầy lòng từ bi, Đại Tiên tràn thương xót; Gọi Tỳ-kheo, thiện lai! Xuất gia thọ cụ túc. Ương-cù-lợi-ma-la sau khi xuất gia, thường một mình ở chỗ vắng, chuyên tâm tư duy lý do khiến thiện gia nam tử cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chánh tín xuất gia, học đạo, sống không nhà, tinh tấn tu phạm hạnh, hiện tại tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Lúc ấy Ương-cù-lợi-ma-la đắc quả A-la-hán, giác ngộ, giải thoát, hỷ lạc, Tôn giả liền nói kệ: Vốn mang tên ‘Bất Hại’<註 n="1923"/>914 Mà lại sát hại nhiều. Nay được tên ‘Kiến Đế’, Xa lìa sự tổn, sát. Thân không giết, không hại, Miệng ý cũng như thế; Nên biết ‘chân bất sát’, Chẳng bức bách chúng sanh. Rửa sạch tay vấy máu, Gọi là Ương ma-la; Trôi nổi giữa dòng sâu, Tam quy làm dừng bặt. Quy y Tam bảo xong, Xuất gia được cụ túc; Thành tựu được tam minh, Điều Phật dạy đã làm. Chăn trâu, dùng gậy đánh, Nài voi, dùng móc sắt; Chẳng dùng đến gươm đao, Thật huấn luyện trời, người. Dao bén nhờ đá mài, Tên thẳng nhờ lửa ấm; Chặt gậy nhờ búa rìu, Tự chế, nhờ trí tuệ. Nơi dòng đời ân ái, Chánh niệm mà vượt ra. Người tuổi trẻ xuất gia, Siêng tu lời Phật dạy; Sẽ soi sáng thế gian, Như mây tan trăng hiện. Người tuổi trẻ xuất gia, Siêng tu lời Phật dạy; Nơi dòng đời ân ái, Người trước kia phóng dật, Sau đó hay tự kiểm; Sẽ soi sáng thế gian, Như mây tan trăng hiện. Người trước kia phóng dật, Sau này hay tự kiểm; Chánh niệm mà siêu xuất. Nếu thoát các nghiệp ác, Chánh thiện hay khiến diệt; Sẽ soi sáng thế gian, Như mây tan trăng hiện. Trước người tạo nghiệp ác, Chánh niệm hay khiến diệt; Nơi dòng đời ân ái, Chánh niệm hay siêu xuất. Tôi đã làm nghiệp ác, Chắc hướng đến đường ác; Đã nhận lấy báo ác, Nợ trước vay đã trả. Nếu người oán ghét tôi, Được nghe Chánh pháp này; Được pháp nhãn thanh tịnh, Tôi tu hạnh nhẫn nhục. Chẳng còn khởi tranh cãi, Nhờ ân lực của Phật; Tôi hiền lành, nhẫn nhục, Cũng thường khen ngợi nhẫn. Tùy thời được nghe pháp, Nghe rồi tu hành theo. Phật nói kinh này xong, Ương-cù-lợi-ma-la nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827683">Kinh 1078. Tán-đảo-tra<註 n="1924"/>915 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn trúc Ca-la-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, lúc sáng sớm đi ra bên bờ sông Tháp-bổ<註 n="1925"/>916, cởi y phục để trên bờ, xuống sông tắm rửa. Tắm xong, lên bờ, khoác sơ một cái y đợi thân khô. Khi ấy có một Thiên tử từ thân tỏa ra ánh sáng, chiếu sáng bên sông Tháp-bổ, bảo Tỳ-kheo rằng: “Ông trẻ tuổi xuất gia, tươi trắng, tóc đen, đang ở vào lứa tuổi tráng thịnh đẹp đẽ. Đáng nên hưởng thụ ngũ dục, trang nghiêm chuỗi ngọc, xức dầu thơm, đeo tràng hoa, tự vui sướng với năm dục. Nhưng sao bây giờ lại trái với người thân, quay lưng với thế tục, khiến họ phải khóc lóc biệt ly; cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, sống không nhà? Sao lại bỏ cái vui hiện tiền mà tìm cái lợi phi thời<註 n="1926"/>917?” Tỳ-kheo đáp: “Tôi không xả bỏ cái lạc hiện tại, để tìm cầu cái lạc phi thời. Thật sự chính tôi đang xả bỏ cái lạc phi thời, được lạc hiện tiền.” Thiên tử hỏi Tỳ-kheo: “Thế nào là xả bỏ cái lạc phi thời, được lạc hiện tiền?” Tỳ-kheo đáp: “Như Thế Tôn nói, dục là phi thời<註 n="1927"/>918, vị ngọt ít mà khổ nhiều; ít lợi nhiều nạn. Tôi nay trong các pháp hiện thực đã lìa sự thiêu đốt, chẳng đợi thời tiết, hay tự thông đạt, hiện tiền quán sát, duyện tự tâm mà tri giác<註 n="1928"/>919.Này Thiên tử, như thế gọi là xả bỏ cái lạc phi thời, được niềm lạc hiện tiền.” Thiên tử lại hỏi Tỳ-kheo: “Điều mà Như Lai nói là thế nào, rằng dục là phi thời, ít vui, nhiều khổ? Điều mà Như Lai nói là thế nào, rằng lợi lạc trong đời hiện tại,… cho đến, tự giác tri?” Tỳ-kheo đáp: “Tôi trẻ tuổi xuất gia, không thể nói rõ hết ý nghóa Chánh pháp luật của Như Lai. Thế Tôn đang ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà gần đây. Ngài có thể đến hỏi Thế Tôn điều nghi ngờ. Thế Tôn sẽ nói, tùy sự ghi nhớ mà lãnh thọ.” Thiên tử lại nói: “Này Tỳ-kheo, nơi chỗ Như Lai đang có nhiều chư Thiên oai lực vây quanh. Tôi trước chưa hỏi, không dễ gì đến được. Tỳ-kheo, nếu có thể vì tôi bạch trước Thế Tôn, tôi sẽ đi theo.” Tỳ-kheo đáp: “Tôi sẽ vì ngài đi đây.” Thiên tử thưa với Tỳ-kheo: “Vâng, Tôn giả đi, tôi đi theo sau Tôn giả.” Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ Phật, lui đứng một bên; tường thuật lại đầy đủ cuộc vấn đáp với Thiên tử cho Thế Tôn nghe và bạch: “Bạch Thế Tôn, vị Thiên tử này nếu là người thành thật chốc lát sẽ đến, nếu không thành thật sẽ không đến.” Lúc ấy vị Thiên tử kia từ xa nói vọng lại với Tỳ-kheo: “Tôi đã ở đây. Tôi đã ở đây.” Bây giờ Thế Tôn liền nói kệ: Chúng sanh theo ái tưởng<註 n="1929"/>920, Do ái tưởng mà trụ. Vì chẳng biết rõ ái, Nên thần chết tùy tiện<註 n="1930"/>921. Phật bảo Thiên tử: “Ông giải thích bài kệ này rồi mới có thể hỏi.” Thiên tử bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không hiểu. Thưa Thiện Thệ, con không hiểu.” Đức Phật nói kệ và bảo Thiên tử: Nếu biết ái được yêu, Ở đó không sanh yêu. Người không có sự này, Người khác không thể nói<註 n="1931"/>922. Phật bảo Thiên tử: “Ông hiểu nghóa này rồi có thể hỏi câu khác.” Thiên tử bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không hiểu. Thưa Thiện Thệ, con không hiểu.” Đức Phật lại nói kệ: Ai thấy: bằng, hơn, kém, Ắt có ngôn luận sanh. Ba việc chẳng khuynh động: Không yếu mền, trung, thượng<註 n="1932"/>923. Phật bảo Thiên tử: “Hiểu được nghóa này thì có thể hỏi.” Thiên tử bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con không hiểu. Thưa Thiện Thệ, con không hiểu.” Đức Phật lại nói kệ: Đoạn ái và danh sắc, Trừ mạn, không ràng buộc; Tịch diệt, dừng sân nhuế, Lìa kết, bặt dục vọng. Chẳng thấy nơi trời, người, Đời này và đời khác. Phật bảo Thiên tử: “Ông hiểu nghóa này rồi mới nên hỏi.” Thiên tử bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Thưa Thiện Thệ, con đã hiểu.” Đức Phật nói kinh này xong, Thiên tử nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ biến mất.  <詞 id="34827684">Kinh 1079. Bạt-chẩn<註 n="1933"/>924 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo kia<註 n="1934"/>925 cuối đêm đến bên bờ sông Tháp-bổ, cởi y phục để trên bờ, xuống sông tắm rửa, tắm xong lên bờ khoác sơ một cái y đợi thân khô. Khi ấy có một Thiên tử từ thân tỏa ra ánh sáng, chiếu sáng bên sông Tháp-bổ, bảo Tỳ-kheo rằng: “Tỳ-kheo! Tỳ-kheo! Đây là gò mả<註 n="1935"/>926, ban đêm bốc khói, ban ngày bốc lửa. Người Bà-la-môn kia thấy vậy, nói rằng: ‘Hãy phá cái gò mả này đi. Đào lên là người trí, hãy cầm lấy gươm đao.’ “Lại thấy con rùa lớn<註 n="1936"/>927.Bà-la-môn thấy rồi nói: ‘Trừ đi con rùa này. Đào lên là người trí, hãy cầm lấy gươm đao.’ “Lại thấy có cái cù lâu<註 n="1937"/>928, Bà-la-môn thấy rồi nói: ‘Trừ đi cái cù lâu này. Đào lên là người trí, hãy cầm lấy gươm đao.’ “Lại thấy có miếng thịt<註 n="1938"/>929.Bà-la-môn thấy rồi nói: ‘Trừ đi miếng thịt này. Đào lên là người trí, hãy cầm lấy gươm đao.’ “Lại thấy chỗ giết chóc<註 n="1939"/>930.‘Trừ đi chỗ giết chóc này. Đào lên là người trí, hãy cầm lấy gươm đao.’ “Lại thấy cái lăng-kỳ<註 n="1940"/>931, Bà-la-môn thấy rồi nói: ‘Trừ đi cái lăng-kỳ này. Đào lên là người trí, hãy cầm lấy gươm đao.’ “Lại thấy có hai đường. Bà-la-môn thấy rồi nói: ‘Trừ đi hai đường này. Đào lên là người trí, hãy cầm lấy gươm đao.’ “Lại thấy có một cánh cửa. Bà-la-môn thấy rồi nói: ‘Trừ đi cánh cửa này. Đào lên là người trí, hãy cầm lấy gươm đao.’ “Lại thấy có con rồng lớn<註 n="1941"/>932.Bà-la-môn thấy rồi nói: ‘Dừng lại, chớ bỏ qua con rồng to. Phải nên cung kính.’ “Này Tỳ-kheo, ông hãy đem luận này đến hỏi Thế Tôn. Như lời Phật dạy, ông theo đó thọ trì. Vì sao? Vì trừ Như Lai ra, tôi không thấy ai trong thế gian này, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa môn, Bà-la-môn nào, mà đối với luận này có tâm ưa thích. Trừ các đệ tử, hay những người nghe từ tôi rồi nói lại.” Bấy giờ, vị Tỳ-kheo sau khi nghe luận này từ Thiên tử ấy, liền đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ Phật, rồi lui ngồi một bên. Tỳ-kheo đem các luận của Thiên tử kia hỏi Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, thế nào là gò mả? Thế nào là đêm thì bốc khói? Thế nào là ngày thì lửa cháy? Thế nào là Bà-la-môn? Thế nào là đào lên? Thế nào là người trí? Thế nào là gươm đao? Thế nào là con rùa lớn? Thế nào là cù lâu? Thế nào là miếng thịt? Thế nào là chỗ giết chóc? Thế nào là lăng-kỳ? Thế nào là hai đường? Thế nào là cánh cửa? Thế nào là con rồng lớn?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Gò mả là cái thân sắc gồm sắc đại thô phù của chúng sanh, bẩm thọ di thể của cha mẹ, ăn uống, y phục che chở, tắm rửa trau chuốt, nuôi dưỡng. Tất cả đều là pháp biến hoại, ma diệt. Ban đêm bốc khói nghóa là giữa đêm có người thức dậy tùy giác tùy quán<註 n="1942"/>933.Ban ngày lửa cháy nghóa là thực hành theo lời dạy tạo các nghiệp thân, miệng<註 n="1943"/>934.Bà-la-môn nghóa là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. Đào lên, nghóa là nỗ lực tinh tấn. Người trí nghóa là đa văn Thánh đệ tử. Gươm đao là gươm đao trí tuệ. Con rùa lớn nghóa là năm cái<註 n="1944"/>935.Cù lâu<註 n="1945"/>936 nghóa là phẫn hận. Khúc thịt là bỏn xẻn tật đố. Giết chóc nghóa là công năng năm dục<註 n="1946"/>937.Lăng-kỳ nghóa là vô minh. Hai đường là nghi hoặc. Cánh cửa là ngã mạn. Con rồng to là bậc Lậu tận A-la-hán. “Như vậy, này Tỳ-kheo, những gì Đại Sư cần làm cho đệ tử, do thương yêu, nghó tưởng đến, vì lợi ích mà an ủi. Đối với ông, việc Ta đã làm rồi. Các ông nên làm những việc cần làm. Hãy ở chỗ vắng trong rừng, trong nhà trống, chỗ núi non, nơi hẻo lánh, trong hang núi v.v… trải cỏ hoặc lá cây để ngồi, tư duy thiền định, không khởi buông lung, chớ để sau này phải hối tiếc. Đó là giáo huấn của Ta.” Phật liền nói kệ: Nói thân là gò mả, Giác, quán đêm bốc khói; Nghiệp là lửa ban ngày. Bà-la-môn: Chánh giác. Tinh tấn: chăm khai quật, Người trí tuệ sáng suốt, Dùng gươm bén trí tuệ. Bậc thăng tiến, chán lìa. Năm cái là rùa to, Phẫn hận là cù lâu; Xan tật là khúc thịt, Năm dục, nơi giết chóc. Vô minh là lăng-kỳ, Nghi hoặc là hai đường; Cánh cửa hiện ngã mạn, Rồng, La-hán lậu tận. Cứu cánh dứt các luận, Nên Ta nói như vậy. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827685">Kinh 1080. Tàm quý<註 n="1947"/>938 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Lộc uyển, trú xứ của Tiên nhân, tại nước Ba-la-nại. Bấy giờ, sáng sớm Thế Tôn đắp y ôm bát vào thành Ba-la-nại khất thực. Lúc ấy có một Tỳ-kheo khác vì không trụ tâm, tâm tán loạn, không gìn giữ các căn. Tỳ-kheo kia sáng sớm đắp y ôm bát vào thành Ba-la-nại khất thực, từ xa trông thấy Thế Tôn vội thu nhiếp các căn nhìn thẳng mà đi. Thế Tôn nhìn thấy Tỳ-kheo kia nhiếp trì các căn, nhìn thẳng rảo bước đi, thấy rồi. Phật vào thành. Khất thực xong, Ngài trở về tinh xá cất y, bát, rửa chân xong, vào phòng tọa thiền. Chiều hôm ấy, sau khi từ thiền tịnh dậy, Ngài vào trong Tăng chúng, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo: “Sáng nay Ta đắp y, ôm bát vào thành Ba-la-nại khất thực thấy có một vị Tỳ-kheo vì không trụ tâm nên tâm tán loạn, các căn buông thả, cũng đắp y, ôm bát vào thành khất thực. Tỳ-kheo ấy từ xa thoáng trông thấy Ta liền vội vàng tự nhiếp trì, đây là ai vậy?” Khi ấy vị Tỳ-kheo kia từ chỗ ngồi đứng lên sửa lại y phục, đến trước Phật, trật vai áo bên hữu, chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con sáng sớm vào thành khất thực tâm tán loạn, không thu nhiếp các căn, con đang đi thoáng thấy Thế Tôn từ xa, con liền tự thúc liễm tâm, nhiếp trì các căn.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Ông thấy Ta rồi, có thể tự thúc liễm tâm và nhiếp trì các căn. Này Tỳ-kheo, pháp này phải nên như vậy. Nếu thấy Tỳ-kheo cũng nên tự nhiếp trì. Nếu lại thấy Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di cũng nên nhiếp trì các căn như vậy sẽ được lợi ích, an ổn, khoái lạc, lâu dài.” Bấy giờ, trong chúng có một Tỳ-kheo khác nói kệ khen ngợi: Với tâm kia mê loạn, Không chuyên trụ hệ niệm; Sáng sớm mang y bát, Vào thành ấp khất thực. Dọc đường thấy Đại Sư, Đầy oai đức, dung nghi; Vui mừng sanh tàm quý, Liền nhiếp trì các căn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="34827686">Tạp a hàm quyển 39 <詞 id="34827687">Kinh 1081. Khổ chúng<註 n="1948"/>939 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở vườn Lộc dã, tại nước Ba-la-nại. Bấy giờ sáng sớm Thế Tôn đắp y, ôm bát, vào thành Ba-la-nại khất thực. Lúc ấy, cũng có Tỳ-kheo đắp y, ôm bát, vào thành khất thực, đứng dưới gốc cây bên đường, vì nương vào ác tham<註 n="1949"/>940 nên sanh giác tưởng bất thiện<註 n="1950"/>941.Thế Tôn thấy Tỳ-kheo đứng dưới bóng cây, sống bằng vị ác tham nên sanh giác tưởng bất thiện, bảo rằng: “Này Tỳ-kheo! Tỳ-kheo! Chớ gieo trồng hạt giống đắng<註 n="1951"/>942, để rồi xông lên mùi thối, nước rỉ chảy ra. Nếu Tỳ-kheo nào gieo trồng hạt giống đắng, để rồi xông lên mùi thối, nước rỉ chảy ra, mà muốn cho ruồi nhặng không tranh nhau bu lại, thì điều đó không thể có được.” Lúc ấy Tỳ-kheo kia tự nghó: “Thế Tôn đã biết được niệm ác trong tâm ta.” Chợt lòng cảm thấy sợ hãi, toàn thân lông dựng đứng. Bấy giờ, sau khi Thế Tôn vào thành khất thực, trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân, rồi vào phòng tọa thiền. Chiều hôm ấy, từ thiền tịnh dậy, Ngài vào trong Tăng, trải tòa ngồi trước đại chúng và bảo các Tỳ-kheo: “Sáng nay, Ta đắp y, ôm bát vào thành khất thực, thấy một Tỳ-kheo đứng dưới bóng cây, nương vào ác tham dục, phát sanh giác tưởng bất thiện. Khi Ta thấy vậy liền bảo rằng: ‘Tỳ-kheo! Tỳ-kheo! Chớ gieo trồng hạt giống đắng, để rồi xông lên mùi thối, nước rỉ chảy ra. Nếu Tỳ-kheo nào gieo trồng hạt giống đắng, để rồi xông lên mùi thối, nước rỉ chảy ra, mà muốn cho ruồi nhặng không tranh nhau bu lại, thì điều đó không thể có được.’ Lúc đó, Tỳ-kheo kia liền tự nghó: ‘Phật đã biết được niệm của ta.’ Lòng cảm thấy hổ thẹn, sợ hãi đến nỗi lông dựng cả lên, rồi theo đường mà đi.” Khi ấy, có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dạy, sửa lại y phục, bày áo vai bên hữu, chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thế nào là hạt giống đắng? Thế nào là sanh hôi thối? Thế nào là nước rỉ chảy? Thế nào là ruồi nhặng?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Phẫn nộ, phiền oán gọi là hạt giống đắng. Công đức ngũ dục gọi là sanh hôi thối. Đối với lục xúc nhập xứ không nhiếp luật nghi gọi là chất nước rỉ chảy. Và khi đã không nhiếp xúc nhập xứ, thì các tâm ác bất thiện, tham ưu tranh nhau sanh ra, đó gọi là ruồi nhặng<註 n="1952"/>943.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Tai mắt không phòng hộ, Tham dục theo đó sanh; Đó gọi là giống đắng, Hôi thối, nước rỉ chảy. Khí vị các giác quán, Do nếm ác tham dục. Nơi xóm làng, chỗ vắng, Đối với ngày hoặc đêm, Viễn ly, tu phạm hạnh, Cứu cánh biên tế khổ. Nếu nội tâm tịch tónh, Quyết định biết chân thật. Thức ngu thường an lạc, Ruồi nhặng bị tận diệt. Thân cận bậc Chánh só, Khéo nói đường Hiền thánh; Biết rõ bát Chánh đạo, Không tái sanh thân sau. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827688">Kinh 1082. Ung nhọt<註 n="1953"/>944 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, sáng sớm Thế Tôn đắp y, ôm bát, vào thành Xá-vệ khất thực. Khất thực xong Thế Tôn trở về tinh xá, rửa chân rồi vào rừng An-đà tọa thiền. Khi ấy có một Tỳ-kheo cũng sáng sớm đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực. Khất thực xong trở về tinh xá, rửa chân rồi vào rừng An-đà nhập chánh thọ ban ngày<註 n="1954"/>945, dưới một bóng cây. Khi Tỳ-kheo này nhập chánh thọ ban ngày, vì nương vào tâm nếm vị tham dục nên khởi lên giác tưởng bất thiện. Khi ấy có Thiên thần đang ở tại rừng An-đà tự nghó: “Tỳ-kheo này, thật không tốt đẹp, không thích hợp, ngồi thiền ở trong rừng An-đà mà tâm nếm vị ác tham, khởi lên giác tưởng bất thiện. Ta nên đến quở trách.” Nghó xong liền nói với Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo! Tỳ-kheo, đang nổi nhọt, bướu phải không?” Tỳ-kheo đáp: “Sẽ trị cho khỏi.” Thiên thần bảo Tỳ-kheo: “Bệnh ung nhọt như cái vạc sắt, làm sao có thể bình phục được?” Tỳ-kheo bảo: “Chánh niệm, chánh trí đủ có thể bình phục.” Thiên thần bạch rằng: “Tốt thay! Hay thay! Đó là cách trị bệnh nhọt chân thật của Hiền thánh. Trị bệnh nhọt như vậy, cuối cùng có thể bớt, mà không bao giờ phát tác nữa.” Chiều hôm ấy, Thế Tôn từ thiền tịnh dậy, trở về vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, vào trong Tăng, trải tòa ngồi trước đại chúng và bảo các Tỳ-kheo: “Sáng sớm nay Ta đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, khất thực xong trở về rừng An-đà tọa thiền, nhập chánh thọ ban ngày. Có một Tỳ-kheo cũng sáng sớm đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực. Khất thực xong trở về tinh xá, rửa chân rồi vào rừng An-đà nhập chánh thọ ban ngày, dưới một bóng cây. Khi Tỳ-kheo này nhập chánh thọ ban ngày, vì nương vào tâm nếm vị tham dục nên khởi lên giác tưởng ác bất thiện. Khi ấy có thiên thần đang ở tại rừng An-đà tự nghó: ‘Tỳ-kheo này, thật không tốt đẹp, không thích hợp, ngồi thiền ở trong rừng An-đà mà tâm nếm vị ác tham, khởi lên giác tưởng bất thiện. Ta nên đến quở trách.” Nghó xong liền nói với Tỳ-kheo: ‘Tỳ-kheo! Tỳ-kheo, đang nổi nhọt, bướu phải không?’ Nói đầy đủ như trên… cho đến như vậy Tỳ-kheo: ‘Tốt thay! Hay thay! Đó là cách trị bệnh nhọt chân thật của Hiền thánh.’” Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ: Con người<註 n="1955"/>946 nổi nhọt, bướu, Tự sanh ra bệnh khổ; Mong cầu dục thế gian, Tâm nương vào ác tham. Vì sanh ra nhọt bướu, Ruồi nhặng tranh nhau đến. Nhọt, bướu là tham cầu, Ruồi nhặng là ác giác, Cùng các tâm tham nếm, Thảy đều từ ý sanh; Đục khoét tâm con người, Để cầu hoa danh lợi. Lửa dục càng hừng hực, Vọng tưởng giác bất thiện; Thân tâm ngày đêm suy. Xa lìa đạo tịch tónh, Nếu nội tâm vắng lặng, Trí quyết định sáng suốt; Không còn nhọt bướu kia, Thấy Phật, đường an ổn, Vết tích Chánh só theo, Hiền thánh khéo tuyên nói, Con đường trí sáng biết, Không còn thọ các hữu. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827689">Kinh 1083. Ăn củ rễ<註 n="1956"/>947 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở nơi giảng đường Trùng các, bên ao Di-hầu, tại nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ sáng sớm, có nhiều Tỳ-kheo đắp y, ôm bát, vào thành Tỳ-xá-ly khất thực. Khi đó, có một Tỳ-kheo tuổi trẻ, xuất gia chưa bao lâu, không rành Pháp luật, nên lúc khất thực không biết thứ tự trước sau; các Tỳ-kheo khác thấy vậy nói với vị ấy: “Thầy tuổi còn trẻ, mới xuất gia, chưa biết Pháp luật: không được đi vượt qua, không được đi ngang hàng. Đi khất thực mà trước sau không theo thứ tự, trường kỳ sẽ chịu khổ, không bao giờ được lợi ích.” Tỳ-kheo tuổi trẻ thưa: “Các Thượng tọa cũng vượt thứ lớp, không theo trước sau, đâu phải chỉ một mình tôi.” Đã ba lần như vậy, vẫn không thể làm cho vị ấy dừng lại. Các Tỳ-kheo đi khất thực xong, trở về tinh xá cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui ra một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sáng sớm chúng con đắp y, ôm bát vào thành Tỳ-xá-ly khất thực, có một Tỳ-kheo tuổi trẻ xuất gia nơi Pháp luật này chưa bao lâu, khi đi khất thực không theo thứ tự trước sau, lại đi ngang hàng. Các Tỳ-kheo đã ba lần can gián nhưng vẫn không chịu, mà nói rằng: ‘Các Thượng tọa cũng không có thứ tự sao lại rầy tôi?’ Các Tỳ-kheo chúng con đã ba lần răn nhắc, vẫn không chịu nghe nên đến bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn vì thương xót mà dẹp trừ điều phi pháp.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Như trong đầm không, có hồ nước lớn, có một long tượng<註 n="1957"/>948 to ở trong đó, nhổ những củ rễ, rửa sạch bùn đất sau đó ăn chúng. Ăn rồi thì thân thể mập mạp, sung sức và đầy hạnh phúc. Vì lý do này nên luôn sống lạc sướng. Có một con voi thuộc chủng tộc khác<註 n="1958"/>949, hình thể gầy yếu, bắt chước long tượng kia, nhổ củ rễ, nhưng rửa không sạch, còn để lẫn bùn đất mà ăn. Ăn vào không tiêu, thân thể không mập mạp mà trở thành gầy yếu, vì vậy dẫn đến chỗ chết, hoặc khổ gần chết. “Cũng vậy, Tỳ-kheo tôn túc, đức đôï, học đạo lâu ngày, không ưa thích đùa giỡn, tu phạm hạnh đã lâu, được Đại Sư khen ngợi; cũng được các vị tu phạm hạnh trí khác lại càng khen ngợi hơn. Các Tỳ-kheo này nương nơi thành ấp, làng xóm; sáng sớm đắp y, ôm bát đi khất thực, khéo giữ gìn thân miệng, khéo nhiếp các căn, chuyên tâm cột niệm, có thể khiến người nào không tin phát lòng tin, người đã có lòng tin sẽ không biến đổi. Khi được tài lợi, y phục, đồ ăn, thức uống, giường nằm, thuốc men; vị ấy không nhiễm, không đắm, không tham, không ham, không mê, không theo đuổi; mà thấy được lỗi lầm, tai hại, thấy sự xuất ly chúng, sau đó mới dùng. Ăn xong, thân tâm đều đượm vẻ an lạc, sắc được tươi, sức được khỏe. Vì nhân duyên này Tỳ-kheo luôn luôn được an lạc. “Tỳ-kheo tuổi trẻ kia xuất gia chưa được bao lâu, chưa quen rành Pháp luật, y theo các bậc Trưởng lão, nương vào nơi làng xóm. Khi đắp y, ôm bát vào thôn khất thực, mà không khéo hộ thân, không giữ gìn các căn, không chuyên cột niệm, không thể khiến cho người chưa tin phát lòng tin và người đã tin không thay đổi. Nếu được tài lợi, y phục, đồ ăn, thức uống, ngọa cụ, thuốc men; mà sanh nhiễm, đắm, tham lam, đeo đuổi, không thấy lỗi lầm, tai hại, không thấy sự thoát ly, vì tâm tham nếm thức ăn này, nên không thể làm cho thân lạc tươi, an ổn, sung sướng được. Vì ăn như vậy nên chuyển đến cái chết, hoặc khổ giống như chết. Nói là chết có nghóa là xả giới, hoàn tục, mất Chánh pháp, Chánh luật. Khổ giống như chết nghóa là phạm Chánh pháp luật, không biết tội tướng, không biết trừ tội.” Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Long tượng nhổ rễ sen, Nước rửa sạch rồi ăn, Voi giống khác bắt chước, Ăn rễ dính lẫn bùn. Vì ăn nhằm bùn đất, Gầy yếu bệnh đến chết. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827690">Kinh 1084. Trường thọ<註 n="1959"/>950 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở giữa bãi tha ma trong rừng Lạnh<註 n="1960"/>951, thành Vương xá. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Mệnh sống rất ngắn, chỉ thoáng đã trở thành đời sau. Hãy nên siêng tu tập pháp thiện, tu các phạm hạnh. Không có gì sanh mà không chết. Nhưng người thế gian không siêng năng, nỗ lực chuyên tu pháp thiện, tu hiền, tu nghóa.” Lúc ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đang trú giữa nghóa địa trong rừng Lạnh, thành Vương xá, vì các Thanh văn nói pháp như vậy. Mệnh sống con người rất ngắn,… cho đến không tu hiền, tu nghóa. Nay ta nên đến làm nhiễu loạn.’ Ma Ba-tuần liền hóa thành một thiếu niên đến trước Phật, mà nói kệ: Thường bức bách chúng sanh, Được sống lâu cõi người.<註 n="1961"/>952 Mê say tâm phóng dật, Cũng không đến chỗ chết. Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Đây là ác ma đến làm não loạn.’ Liền nói kệ: Thường bức bách chúng sanh, Mạng sống thật ngắn ngủi; Nên tinh tấn cần tu, Như cứu lửa cháy dầu. Chớ lười dù chốc lát, Khiến ma chết chợt đến. Biết ngươi là ác ma, Mau đi khỏi nơi đây. Thiên ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Liền hổ thẹn, lo buồn biến mất.  <詞 id="34827691">Kinh 1085. Thọ mạng<註 n="1962"/>953 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở giữa nghóa địa trong rừng Lạnh, tại thành Vương xá. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Tất cả hành là vô thường, tất cả hành không thường hằng, bất an, là pháp biến dịch, không nghỉ ngơi<註 n="1963"/>954,… cho đến hãy đình chỉ tất cả hành hữu vi, yểm ly, không ưa thích, giải thoát.” Lúc ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: “Nay Sa-môn Cù-đàm đang trú trong rừng Lạnh, tại thành Vương xá, vì các Thanh văn nói pháp như vầy: ‘Tất cả hành là vô thường, không thường hằng, bất an, là pháp biến dịch, không nghỉ ngơi… cho đến nên đình chỉ tất cả hữu vi, yểm ly, không ưa thích, giải thoát.’ Ta sẽ đến đó làm nhiễu loạn.” Liền hóa ra một thiếu niên đi đến chỗ Phật, đứng trước Phật mà nói kệ: Mạng sống trôi ngày đêm, Không lúc nào cùng tận.<註 n="1964"/>955 Mạng sống đến rồi đi, Giống như bánh xe lăn. Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Đó là ác ma muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Ngày đêm luôn đổi dời, Mạng cũng theo đó giảm. Mạng người tạm tiêu mất, Giống như dòng nước nhỏ. Ta biết ngươi ác ma, Hãy tự tiêu mất đi. Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Liền hổ thẹn, lo buồn biến mất.  <詞 id="34827692">Kinh 1086. Ma trói<註 n="1965"/>956 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Bấy giờ, ban đêm, Thế Tôn dậy đi kinh hành. Đến cuối đêm, rửa chân, vào phòng ngồi ngay thẳng, chuyên tâm cột niệm. Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá. Ban đêm Thế Tôn dậy đi kinh hành. Đến cuối đêm, rửa chân, vào phòng ngồi ngay thẳng, chuyên tâm cột niệm thiền tư. Bây giờ, ta sẽ đến làm nhiễu loạn.’ Liền hóa ra một thiếu niên đứng trước Phật nói kệ: Tâm ta ở giữa không, Cầm dây dài buông xuống.<註 n="1966"/>957 Nhằm muốn trói Sa-môn, Khiến ngươi không thoát được. Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ác Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Ta nói, ở thế gian, Năm dục, ý thứ sáu; Đối chúng đã lìa hẳn, Tất cả khổ đã dứt. Ta đã lìa dục kia, Tâm ý thức cũng diệt. Ba-tuần, Ta biết ngươi, Mau đi khỏi nơi đây. Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Liền hổ thẹn, lo buồn biến mất.  <詞 id="34827693">Kinh 1087. Ngủ nghỉ<註 n="1967"/>958 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, vào ban đêm, Thế Tôn dậy đi kinh hành. Đến cuối đêm, rửa chân, vào phòng, nằm nghiêng bên phải, cột niệm vào tướng ánh sáng, chánh niệm, chánh trí, nghó tưởng đến thức. Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại thành Vương xá… cho đến nghó tưởng đến thức. Bây giờ, ta sẽ đến để gây trở ngại.’ Liền hóa thành một thiếu niên đứng trước mặt Phật mà nói kệ: Ngủ sao, vì sao ngủ? Đã diệt, sao còn ngủ? Nhà trống, làm sao ngủ? Ra được, sao lại ngủ? Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ác Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ đáp: Vì lưới ái nên nhiễm, Không ái, ai kéo đi? Diệt tất cả hữu dư, Chỉ Phật được ngủ yên. Ngươi ác Ma Ba-tuần, Nói những gì ở đây? Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Liền hổ thẹn, lo buồn biến mất.  <詞 id="34827694">Kinh 1088. Kinh hành<註 n="1968"/>959 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành Vương xá. Bấy giờ vào ban đêm, trời mưa bụi, có tia chớp lóe lên. Thế Tôn ra khỏi phòng đi kinh hành. Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành Vương xá. Đêm tối, trời mưa bụi, tia chớp lóe lên, Sa-môn Cù-đàm ra khỏi phòng, đi kinh hành. Bấy giờ, ta sẽ đến gây trở ngại.’ Nó cầm một khối đá to, đùa giỡn trên hai tay, đến trước Phật bóp nát thành bụi nhỏ. Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ác Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Dù núi Kỳ-xà-quật, Trước Ta, bị bóp nát; Thì chư Phật giải thoát, Cũng không động mảy lông. Giả sử trong bốn biển, Khiến tất cả núi non; Và thân tộc phóng dật<註 n="1969"/>960, Khiến nát thành vi trần, Cũng không làm lay động, Một sợi tóc Như Lai. Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Liền hổ thẹn, lo buồn biến mất.  <詞 id="34827695">Kinh 1089. Đại long<註 n="1970"/>961 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành Vương xá. Bấy giờ, ban đêm, Thế Tôn dậy đi kinh hành, cho đến cuối đêm, rửa chân, vào phòng, thân ngồi ngay thẳng, cột niệm ở trước. Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành Vương xá, ban đêm Thế Tôn dậy đi kinh hành cho đến cuối đêm, rửa chân, vào phòng, thân ngồi ngay thẳng, cột niệm ở trước. Bây giờ, ta sẽ đến để gây trở ngại.’ Liền hóa thành một con rồng to<註 n="1971"/>962 quấn Phật bảy vòng, cất đầu đến trên đảnh Phật, thân như chiếc thuyền to, đầu như cái buồm lớn, mắt đỏ như lò đồng, lưỡi như điện chớp, hơi thở dữ dội như tiếng sấm. Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ác Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Giống như ngôi nhà trống, Tâm Mâu-ni rỗng lặng; Chuyển xoay ở trong đó, Thân Phật cũng như vậy. Vô lượng rồng hung ác, Ruồi, muỗi, rệp, côn trùng; Tụ lại ăn thân kia, Cũng không động lông tóc. Dù phá nát hư không, Nghiêng úp cả đại địa; Tất cả loài chúng sanh, Đều đến gây kinh sợ. Gươm, mâu, đao, tên bén, Cũng đến hại thân Phật; Mọi bạo hại như vậy, Cũng không tổn mảy lông. Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Trong lòng cảm thấy lo buồn liền biến mất.  <詞 id="34827696">Kinh 1090. Ngủ yên<註 n="1972"/>963 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong thất đá, núi Tỳ-bà-la trong rừng Thất diệp thọ<註 n="1973"/>964, thành Vương xá. Bấy giờ, ban đêm, Thế Tôn dậy, nơi đất trống hoặc ngồi, hoặc đi kinh hành đến cuối đêm, rửa chân, vào thất, nằm yên nghỉ, nghiêng hông bên phải sát đất, hai chân chồng lên nhau, cột niệm vào tướng ánh sáng, chánh niệm, chánh trí, nghó tưởng đến thức. Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở trong thất đá, núi Tỳ-bà-la trong rừng Thất diệp thọ, thành Vương xá. Bấy giờ, ban đêm, Thế Tôn dậy, nơi đất trống, hoặc ngồi, hoặc đi kinh hành đến cuối đêm, rửa chân, vào thất, nằm yên nghỉ, nghiêng hông bên phải sát đất, hai chân chồng lên nhau, cột niệm vào tướng ánh sáng, chánh niệm, chánh trí, nghó tưởng đến thức. Bây giờ, ta sẽ đến gây trở ngại.’ Ma Ba-tuần hóa ra một thiếu niên đến đứng trước Phật, mà nói kệ: Nhân vì ta nên ngu? Hay là vì đời sau? Có nhiều tiền, của báu? Cớ sao chọn ở rừng? Một mình không bè bạn, Mà mê đắm ngủ nghỉ? Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ác Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Không nhân ngươi nên ngủ, Không phải vì đời sau, Cũng không nhiều tiền của, Chỉ gom báu vô ưu. Vì thương xót thế gian, Nên nằm nghiêng hông phải, Thức cũng không nghi hoặc Ngủ cũng không sợ hãi. Hoặc ngày, hoặc lại đêm, Không tăng cũng không giảm. Vì thương chúng sanh ngủ, Nên không có tổn giảm. Dù dùng trăm mũi nhọn, Xuyên thân, luôn khuấy động, Vẫn được ngủ an ổn, Vì lìa gươm bên trong. Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Liền hổ thẹn, lo buồn biến mất.  <詞 id="34827697">Kinh 1091. Cù-đề-ca<註 n="1974"/>965 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở nơi thất đá, núi Tỳ-bà-la trong rừng Thất diệp thọ<註 n="1975"/>966, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tôn giả Cù-đề-ca<註 n="1976"/>967 cũng ở thành Vương xá, trong hang Đá đen bên sườn núi Tiên nhân<註 n="1977"/>968, một mình tư duy, tu hạnh không phóng dật, tự được nhiều lợi ích, tự chứng ngộ tâm giải thoát nhất thời<註 n="1978"/>969, nhiều lần bị thoái chuyển. Lần thứ nhất, thứ hai, ba, bốn, năm, sáu, trở đi, trở lại; sau khi tự thân tác chứng tâm giải thoát nhất thời, chẳng bao lâu lại thoái chuyển. Tôn giả Cù-đề-ca tự nghó: ‘Một mình ta ở chỗ vắng tư duy, hành không phóng dật, tinh tấn tu tập để tự được lợi ích, khi tự thân chứng ngộ tâm giải thoát nhất thời, mà nhiều lần lại còn thoái chuyển, cho đến sáu lần vẫn còn thoái chuyển lại. Bây giờ, ta nên dùng đao tự sát chớ để cho thoái chuyển lần thứ bảy.’ Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: “Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở nơi thất đá, núi Tỳ-bà-la trong rừng Thất diệp thọ, tại thành Vương xá, có đêï tử là Cù-đề-ca cũng ở thành Vương xá, trong hang Đá đen bên sườn núi Tiên nhân, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh tư duy, khi tự thân tác chứng tâm giải thoát nhất thời, qua sáu lần thoái chuyển. Ông tự nghó: ‘Ta đã qua sáu lần phản thoái mới trở lại được, chớ để cho thoái chuyển lần thứ bảy. Ta hãy dùng đao tự sát chớ để cho thoái chuyển lần thứ bảy.’ Nếu Tỳ-kheo kia dùng đao tự sát, ta chớ để tự sát, mà ra khỏi cảnh giới của ta. Bây giờ ta nên đến bảo Đại Sư ông ấy.” Bấy giờ, Ma Ba-tuần cầm đàn tỳ bà bằng lưu ly, đến chỗ Thế Tôn, vừa khảy đàn vừa nói kệ: Đại trí đại phương tiện, Tự tại thần lực lớn, Được đệ tử sáng chói, Mà nay muốn chết đi. Đại Mâu-ni nên ngăn, Chớ để ông tự sát. Sao để đệ tử Phật, Theo học Chánh pháp luật, Học nhưng không chứng đắc, Chỉ muốn chết cho xong? Ma Ba-tuần nói kệ, Thế Tôn nói kệ đáp: Ba-tuần, giống phóng dật, Vì việc mình nên đến, Bậc đã được kiên cố, Thường trụ diệu thiền định. Ngày đêm chuyên tinh tấn, Không nghó đến tánh mạng, Thầy ba cõi đáng sợ, Đoạn trừ ái dục kia. Đã chiết phục quân ma, Cù-đề Bát-niết-bàn. Tâm Ba-tuần buồn lo, Tỳ bà rơi xuống đất. Lòng ôm ấp ưu sầu, Liền biến mất không hiện. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các ông hãy cùng Ta đến hang Đá đen bên sườn núi Tiên nhân, xem Tỳ-kheo Cù-đề-ca dùng đao tự sát.” Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo đến hang Đá đen bên sườn núi Tiên nhân, thấy Tỳ-kheo Cù-đề-ca đã tự sát nằm trên đất, bảo các Tỳ-kheo: “Các ông có thấy Tỳ-kheo Cù-đề-ca tự sát, thân thể nằm trên đất không?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Thưa vâng Thế Tôn, đã thấy.” Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các ông có thấy chung quanh thân thể Tỳ-kheo Cù-đề-ca bốc khói đen đầy khắp bốn phía không?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đã thấy.” Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Đó là ác Ma Ba-tuần ở bên thân thiện nam Cù-đề-ca, đang quanh quẩn tìm thần thức; nhưng Tỳ-kheo Cù-đề-ca với tâm vô trụ<註 n="1979"/>970 mà cầm đao tự sát!” Bấy giờ, Thế Tôn vì Tỳ-kheo Cù-đề-ca thọ ký lần đầu tiên. Lúc ấy, Ma Ba-tuần nói kệ: Trên dưới cùng các phương, Tìm khắp thần thức kia, Đều không thấy nơi này, Cù-đề-ca để đâu? Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ: Bậc kiên cố như vậy, Không thể tìm ở đâu. Nhổ sạch gốc ân ái, Cù-đề Bát-niết-bàn. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827698">Kinh 1092. Ma nữ<註 n="1980"/>971 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở dưới gốc cây Bồ-đề, tại làng Uất-bề-la bên bờ sông Ni-liên-thiền, thành đạo chưa bao lâu. Bấy giờ, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở dưới gốc cây Bồ-đề, tại làng Uất-bề-la bên bờ sông Ni-liên-thiền, thành đạo chưa bao lâu. Ta sẽ đến đó làm chướng ngại.’ Ma Ba-tuần hóa ra một thiếu niên đến trước Phật mà nói kệ: Một mình vào chỗ vắng, Thiền tư, tónh tư duy, Đã bỏ nước, tài bảo, Ở đây cầu lợi gì? Nếu cầu lợi xóm làng, Sao không gần gũi người? Đã không gần gũi người, Rốt cuộc được gì nào? Thế Tôn tự nghó: ‘Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Đã được tài lợi nhiều, Tri túc, an tịch diệt, Điều phục bọn quân ma, Không đắm vào sắc dục. Một mình riêng thiền tư, Nếm vị thiền diệu lạc, Cho nên không cùng người, Quanh quẩn gần gũi nhau. Ma lại nói kệ: Cù-đàm nếu tự biết, Đường Niết-bàn an ổn, Riêng mình lạc vô vi, Tại sao gượng dạy người? Phật lại nói kẹâ đáp: Chẳng phải chỗ ma cấm, Lại hỏi qua bờ kia, Thì Ta đáp chân chánh, Khiến người đắc Niết-bàn. Kịp thời không phóng dật, Tự tại không theo ma. Ma lại nói kệ: Có đá như mỡ đặc, Chim chóc muốn lại ăn, Cuối cùng không được vị, Trượt mỏ trở về không. Nay ta cũng như chúng Luống nhọc về Thiên cung. Ma nói vậy xong, trong lòng cảm thấy lo buồn, tâm bỗng biến đổi, hối hận, cúi đầu sát đất, dùng ngón tay vẽ lên đất<註 n="1981"/>972.Ma có ba người con gái: Người thứ nhất tên là Ái Dục, người thứ hai tên là Ái Niệm, người thứ ba tên là Ái Lạc<註 n="1982"/>973 đi đến chỗ Ma Ba-tuần nói kệ: Cha đang lo buồn gì? Con người đáng gì lo, Con dùng dây ái trói Trói chúng như điều voi Lôi đem đến trước cha, Tùy ý cha sai khiến. Ma đáp lại con gái: Khi đã lìa ân ái, Không dục nào lôi được Đã ra khỏi cảnh ma Cho nên ta lo buồn. Bấy giờ, ba con gái ma từ thân phóng ra ánh sáng lóe lên như những tia chớp trong mây, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên bạch Phật: “Nay con trở về dưới chân Thế Tôn, để giúp đỡ hầu hạ, xin Ngài sai khiến.” Bấy giờ, Thế Tôn không ngó ngàng đến. Biết Như Lai đã lìa ái dục, tâm thiện giải thoát. Hai ba phen nói như vậy, sau đó ba gái ma tự bảo với nhau rằng: “Đàn ông có những loại ái dục tùy theo hình tướng. Bây giờ chúng ta mỗi người sẽ biến hóa ra những loại này, thành trăm thứ sắc của đồng nữ, trăm thứ sắc của thiếu nữ mới lấy chồng, trăm thứ sắc của phụ nữ chưa sanh, trăm thứ sắc của phụ nữ đã sanh, trăm thứ sắc của phụ nữ trung niên, trăm thứ sắc của phụ nữ đứng tuổi. Hóa ra những loại hình như vậy rồi, chúng ta đi đến Sa-môn Cù-đàm nói rằng: ‘Hôm nay tất cả đều về dưới chân Thế Tôn, hiến dâng cho Ngài sai sử.’” Bàn bạc với nhau xong, chúng liền biến hóa thành những loại như đã nói trên, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, bọn chúng con hôm nay về dưới chân Thế Tôn, hiến dâng cho Ngài sai sử.” Bấy giờ, Thế Tôn cũng không hề để ý đến. “Pháp của Như Lai là lìa các ái dục.” Phật lặp lại như vậy ba lần. Bấy giờ, ba ma nữ lại bảo với nhau: “Nếu đàn ông chưa lìa dục trông thấy các hình thể tuyệt diệu của chúng ta, tâm sẽ bị mê loạn, dục khí dồn nén bốc lên, lồng ngực muốn vỡ, máu nóng đỏ bừng trên mặt. Nhưng hiện Sa-môn Cù-đàm không hề để ý đến chúng ta, nên biết Như Lai đã lìa dục, giải thoát, được thiện giải thoát tưởng. Bây giờ chúng ta mỗi người nên nói kệ để cật vấn.” Ba ma nữ trở lại trước Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên. Thiên nữ Ái Dục liền nói kệ: Một mình vào chỗ vắng, Thiền tư, tónh tư duy, Đã bỏ nước, tài bảo, Ở đây lại cầu gì? Nếu cầu lợi xóm làng, Sao không gần gũi người? Đã không gần gũi người, Rốt cuộc được gì nào? Thế Tôn nói kệ đáp: Đã được tài lợi nhiều, Tri túc, an tịch diệt, Điều phục bọn quân ma, Không đắm vào sắc dục. Một mình riêng thiền tư, Nếm vị thiền diệu lạc. Cho nên không cùng người, Quanh quẩn gần gũi nhau. Thiên nữ Ái Niệm nói kệ: Tu nhiều thiền diệu gì, Để thoát dòng ngũ dục? Lại nhờ phương tiện nào, Vượt qua biển thứ sáu? Đối các dục sâu rộng, Làm sao tu diệu thiền, Để qua được bờ kia, Mà không bị ái giữ? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Thân được lạc dừng nghỉ, Tâm được khéo giải thoát, Vô vi, không tạo tác, Chánh niệm không dao động. Biết rõ tất cả pháp, Không khởi các loạn giác, Ái, nhuế, thùy miên, phú, Tất cả đều đã lìa. Tu tập nhiều như vậy, Thoát khỏi được năm dục, Như đổi biển thứ sáu, Tất qua được bờ kia. Tu tập thiền như vậy, Đối các dục sâu rộng, Đều qua được bờ kia, Không bị chúng giữ lại. Khi ấy, Thiên nữ Ái Lạc lại nói kệ: Đã đoạn trừ sân ái, Chất chứa dục sâu dày, Người nhiều đời tịnh tín, Vượt qua được biển dục. Mở ra trí tuệ sáng, Vượt qua cảnh tử ma. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Đại phương tiện, rộng độ, Vào Pháp luật Như Lai, Những người này đã độ, Người trí còn lo gì? Bấy giờ, chí nguyện của ba Thiên nữ chưa được thỏa mãn, trở lại chỗ Ma Ba-tuần, cha của chúng. Khi ấy, Ma Ba-tuần vừa trông thấy các con gái đến, liền nói kệ trêu họ: Các con, này ba đứa, Tự khoe mình kham năng, Toàn thân phóng lửa sáng, Như lằn chớp trong mây. Đến chỗ Đại Tinh Tấn, Mỗi người phô sắc đẹp. Ngược lại đều bị phá, Như gió lùa bông gòn. Dùng ngón tay phá núi, Dùng răng cắn hòn sắt, Hay muốn dùng tóc, tơ, Di chuyển hòn núi lớn? Những người thoát hòa hợp, Mà mong loạn tâm kia. Muốn buộc dính chân gió, Khiến trăng rơi giữa không, Dùng tay khuấy biển lớn, Hà hơi động núi tuyết. Đã giải thoát hòa hợp, Dễ làm gì dao động. Ở giữa biển sâu rộng, Mà tìm đất đặt chân, Như Lai đối tất cả, Hòa hợp tất giải thoát, Trong biển lớn Chánh giác, Tìm dao động cũng vậy. Ma Ba-tuần trêu ba cô con gái rồi biến mất.  <詞 id="34827699">Kinh 1093. Tịnh bất tịnh<註 n="1983"/>974 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật mới thành đạo, ở dưới cây Bồ-đề lớn bên bờ sông Ni-liền-thiền, tại xứ Uất-bề-la. Thiên ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm mới thành đạo, đang ở dưới bóng cây Bồ-đề, bên bờ sông Ni-liền-thiền, xứ Uất-bề-la. Nay ta sẽ đến làm chướng ngại.’ Tức thì tự biến thân mình thành trăm thứ sắc tịnh và bất tịnh, đến chỗ Phật. Từ xa, Đức Phật trông thấy một trăm thứ sắc tịnh và bất tịnh của Ma Ba-tuần liền tự nghó: ‘Ác Ma Ba-tuần biến trăm thứ sắc tịnh và bất tịnh là muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Mãi mãi trong sanh tử, Làm sắc tịnh bất tịnh, Vì sao ngươi làm vậy? Không vượt khổ, bờ kia. Nếu thân, miệng và ý, Không làm chướng ngại người, Không bị ma sai sử, Không bị ma khống chế. Biết ma ác như vậy, Ma liền tự biến mất. Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Trong lòng cảm thấy buồn lo liền biến mất.  <詞 id="34827700">Kinh 1094. Khổ hành<註 n="1984"/>975 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật mới thành đạo, ở dưới cây Bồ-đề lớn, bên bờ sông Ni-liền-thiền, tại xứ Uất-bề-la. Bấy giờ, Thế Tôn một mình ở chỗ yên tónh, chuyên tâm thiền định tư duy, tự nghó như vầy: ‘Nay Ta khéo giải thoát khổ hạnh<註 n="1985"/>976.Lành thay! Nay Ta khéo giải thoát khổ hạnh. Trước kia tu chánh nguyện, ngày nay đã được quả Vô thượng Bồ-đề.’ Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm mới thành Chánh giác đang ở dưới cây Bồ-đề, tại xứ Uất-bề-la bên bờ sông Ni-liền-thiền. Nay ta sẽ đến làm chướng ngại’. Liền biến thành một thiếu niên đến trước Phật mà nói kệ: Chỗ tu đại khổ hạnh, Thường khiến được thanh tịnh, Nay ngược lại, vất bỏ, Ở đây tìm những gì? Muốn cầu tịnh ở đây, Tịnh cũng không thể được. Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Biết các tu khổ hạnh, Thảy đều không có nghóa, Hoàn toàn không được ích, Như cung chỉ có tiếng<註 n="1986"/>977. Giới, định, văn, tuệ, đạo, Ta đều đã tu tập, Được thanh tịnh bậc nhất, Tịnh này không gì hơn. Khi đó Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Trong lòng cảm thấy buồn lo liền biến mất.  <詞 id="34827701">Kinh 1095. Khất thực<註 n="1987"/>978 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại làng Sa-la của Bà-la-môn<註 n="1988"/>979.Bấy giờ, sáng sớm Thế Tôn đắp y, ôm bát, vào làng Sa-la khất thực. Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: “Nay Sa-môn Cù-đàm sáng sớm đắp y, ôm bát, vào làng Sa-la khất thực. Bây giờ ta nên đến trước, vào nhà họ, nói với những gia chủ Bà-la-môn tín tâm, để cho Sa-môn Cù-đàm ôm bát trống ra về.” Lúc ấy, Ma Ba-tuần chạy theo sau Phật kêu: “Sa-môn! Sa-môn! Không được thức ăn sao?” Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ác Ma Ba-tuần muốn làm não loạn.’ Liền nói kệ: Ngươi đối với Như Lai, Mới phạm vô lượng tội, Ngươi bảo rằng Như Lai, Chịu mọi khổ não ư? Khi ấy, Ma Ba-tuần nói: “Cù-đàm hãy trở lại làng xóm. Tôi sẽ khiến cho Ngài được khất thực.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kẹâ: Dù thật không có gì, Vẫn an lạc tự sống. Như trời Quang âm kia, Hỷ lạc là thức ăn. Dù thật không có gì, Vẫn an lạc tự sống. Hỷ lạc là thức ăn. Không nương vào có thân. Khi đó Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Trong lòng cảm thấy buồn lo liền biến mất.  <詞 id="34827702">Kinh 1096. Sợi dây<註 n="1989"/>980 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trú xứ của các Tiên nhân, nước Ba-la-nại. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ta đã giải thoát dây trói buộc trời, người. Các ông lại cũng đã giải thoát dây trói buộc trời, người. Các ông nên đi vào nhân gian, đi qua nhiều chỗ, lợi ích nhiều nơi, an lạc cho trời, người. Không cần bạn đồng hành, mỗi người tự đi<註 n="1990"/>981.Bây giờ, Ta cũng du hành trong nhân gian, đến trú xứ Uất-bề-la.” Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: “Sa-môn Cù-đàm đang ở trong vườn Lộc dã trú xứ của Tiên nhân, tại nước Ba-la-nại, vì các Thanh văn mà nói như vầy: ‘Ta đã giải thoát dây ràng buộc trời, người. Các ông lại cũng đã… Các ông, riêng mỗi người đi vào nhân gian giáo hóa,… cho đến Ta cũng du hành trong nhân gian, đến trú xứ Uất-bề-la.’ Bấy giờ ta sẽ đến làm chướng ngại.” Liền biến thành một thiếu niên đứng trước Phật mà nói kệ: Không thoát, nghó tưởng thoát, Tự hô giải thoát rồi; Lại buộc thêm càng chặt, Nay ta quyết không tha. Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Ta thoát tất cả rồi, Mọi trói buộc trời, người. Đã biết ngươi Ba-tuần, Hãy tự diệt, mất đi. Khi đó Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Trong lòng cảm thấy buồn lo liền biến mất.  <詞 id="34827703">Kinh 1097. Thuyết pháp<註 n="1991"/>982 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại nhà Thạch Chủ<註 n="1992"/>983 dòng họ Thích, trong làng họ Thích. Bấy giờ, trong làng Thạch Chủ họ Thích có nhiều người chết vì bệnh dịch. Dân chúng mọi nơi hoặc nam hoặc nữ, từ bốn phương đều thọ trì tam quy. Những bệnh nhân nam nữ hoặc lớn hoặc nhỏ này đều là những người nhân đến tự xưng tên họ: ‘Chúng con tên… xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.’ Cả thôn cả ấp đều như vậy. Bấy giờ, Thế Tôn vì hàng Thanh văn mà ân cần thuyết pháp. Lúc ấy những người có tín tâm quy y Tam bảo đều được sanh vào trong cõi trời, hay người. Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở trong nhà Thạch Chủ họ Thích trong làng họ Thích, ân cần thuyết pháp cho bốn chúng. Bây giờ, ta sẽ đến làm chướng ngại.’ Liền biến thành một thiếu niên đến đứng trước Phật nói kệ: Vì sao siêng thuyết pháp, Giáo hóa cho mọi người? Trái nghịch, không trái nghịch, Không khỏi bị xua đuổi. Vì còn bị ràng buộc, Nên vì họ thuyết pháp<註 n="1993"/>984.Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ác Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Dạ-xoa ngươi nên biết, Chúng sanh sanh tập quần, Những người có trí tuệ, Ai mà không thương xót? Vì có lòng thương xót, Không thể không giáo hóa, Thương xót mọi chúng sanh, Lẽ tự nhiên như vậy<註 n="1994"/>985.Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Trong lòng cảm thấy buồn lo liền biến mất.  <詞 id="34827704">Kinh 1098. Làm vua<註 n="1995"/>986 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại nhà Thạch Chủ dòng họ Thích, trong làng họ Thích. Bấy giờ, Thế Tôn một mình ở chỗ yên tónh, thiền định tư duy, tự nghó: “Có thể nào làm vua mà không sát sanh, không khiến người sát sanh, một mực thi hành chánh pháp mà không thi hành phi pháp chăng?” Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: “Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở trong nhà Thạch Chủ họ Thích, trong làng họ Thích, một mình ở chỗ yên tónh, thiền định tư duy, tự nghó: ‘Có thể nào làm vua mà không sát sanh, không khiến người sát sanh, một mực thi hành chánh pháp mà không thi hành phi pháp chăng?’ Bây giờ, ta hãy nên đến đó vì họ mà nói pháp.” Liền biến thành một thiếu niên đến đứng trước Phật nói rằng: “Như vậy, Thế Tôn! Như vậy, Thiện Thệ! Có thể được làm vua không sát sanh, không khiến người sát sanh, một mực thi hành chánh pháp, không thi hành phi pháp. Thế Tôn nay hãy làm vua! Thiện Thệ nay hãy làm vua! Có thể sẽ được như ý.” Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ác Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Nên nói với ma rằng: “Ma Ba-tuần, vì sao ngươi nói: ‘Thế Tôn nay hãy làm vua! Thiện Thệ nay hãy làm vua! Có thể sẽ được như ý?’” Ma bạch Phật: “Chính tôi nghe từ Phật nói như vầy: ‘Nếu bốn Như ý túc được tu tập, tu tập nhiều rồi, muốn khiến cho núi Tuyết chúa biến ra vàng ròng tức thì làm được, không khác.’ Nay, Thế Tôn đã có tứ như ý túc, tu tập, tu tập nhiều, có thể khiến cho núi Tuyết chúa biến ra vàng ròng như ý, không khác. Cho nên tôi bạch: ‘Thế Tôn hãy làm vua! Thiện Thệ hãy làm vua! Có thể sẽ được như ý.’” Phật bảo Ba-tuần: “Ta không có tâm muốn làm vua. Vì sao phải làm? Ta cũng không có tâm muốn núi Tuyết chúa biến ra vàng ròng. Tại sao phải biến?” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Dù thật có vàng ròng, Giống như núi Tuyết chúa, Một người được vàng này, Cũng còn không biết đủ. Cho nên người trí tuệ, Vàng đá coi như nhau. Khi đó Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Trong lòng cảm thấy buồn lo liền biến mất.  <詞 id="34827705">Kinh 1099. Số đông<註 n="1996"/>987 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại nhà Thạch Chủ dòng họ Thích, trong làng họ Thích. Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo tụ tập ở nhà cúng dường để may y. Lúc đó, Ma Ba-tuần tự nghó: “Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở tại nhà Thạch Chủ dòng họ Thích, trong làng họ Thích, có số đông Tỳ-kheo tụ tập ở nhà cúng dường để may y. Bây giờ, ta sẽ đến làm chướng ngại.” Liền biến thành một thanh niên Bà-la-môn, quấn búi tóc to, mặc áo da thú, tay cầm gậy cong, đến nhà cúng dường<註 n="1997"/>988, đứng im lặng trước chúng Tỳ-kheo, trong giây lát nói với các Tỳ-kheo: “Các ông tuổi trẻ xuất gia, da trắng, tóc đen, tuổi đang lúc sung sức nên hưởng thụ ngũ dục, trang điểm tự lạc. Vì sao trái nghịch thân tộc, khiến họ khóc lóc chia lìa, chí tin, không nhà, xuất gia học đạo? Tại sao lại bỏ cái lạc hiẹân tại mà đi tìm cái lạc phi thời của đời khác<註 n="1998"/>989?” Các Tỳ-kheo nói với Bà-la-môn: “Chúng tôi không bỏ cái lạc hiẹân tại mà đi tìm cái lạc phi thời của đời khác, nhưng bỏ cái lạc phi thời để thành tựu cái lạc hiẹân tại?” Ma Ba-tuần lại hỏi: “Thế nào là bỏ cái lạc phi thời để thành tựu cái lạc hiẹân tại?” Tỳ-kheo đáp: “Thế Tôn đã dạy: ‘Cái lạc của đời khác thú vị ít mà khổ nhiều, lợi ít mà hại nhiều.’ Thế Tôn đã nói: ‘Cái lạc hiẹân tại xa lìa các nhiệt não, không đợi thời tiết, có thể tự thông đạt, duyên vào tự tâm mà giác tri.’ Này Bà-la-môn, đó gọi là cái lạc hiẹân tại.” Khi ấy Bà-la-môn ấm ớ, lắc đầu ba lần, chống gậy xuống đất rồi biến mất. Bấy giờ, các Tỳ-kheo sanh lòng sợ hãi, lông trong người dựng đứng, tự hỏi: ‘Đó là hạng Bà-la-môn nào, đến đây rồi biến mất?’ Liền đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo chúng con đang ở nhà cúng dường để may y, có một thanh niên Bà-la-môn quấn búi tóc to đến chỗ chúng con nói rằng: ‘Các ông tuổi trẻ xuất gia… Nói đầy đủ như trên cho đến: ấm ớ, lắc đầu ba lần, chống gậy xuống đất rồi biến mất. Chúng con sanh lòng sợ hãi, lông trong người dựng đứng. Đó là hạng Bà-la-môn nào mà đến đây rồi biến mất?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Đó không phải là Bà-la-môn nào, mà là Ma Ba-tuần đến chỗ các ông, muốn làm nhiễu loạn.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Phàm sanh các khổ não, Đều do nơi ái dục. Biết đời là kiếm nhọn, Người nào ưa thích dục? Biết thế gian hữu dư, Tất cả là kiếm nhọn, Cho nên người trí tuệ, Phải luôn tự điều phục. Tích tụ vàng ròng nhiều, Giống như núi Tuyết chúa, Chỉ một người thọ dụng, Ý còn không biết đủ, Cho nên người trí tuệ, Phải tu bình đẳng quán. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827706">Kinh 1100. Thiện giác<註 n="1999"/>990 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại nhà Thạch Chủ dòng họ Thích, trong làng họ Thích. Bấy giờ, có Tôn giả Thiện Giác<註 n="2000"/>991, sáng sớm đắp y, ôm bát vào làng Thạch Chủ họ Thích khất thực. Sau khi khất thực trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân, cầm tọa cụ vắt lên vai phải, vào trong rừng ngồi dưới một bóng cây, nhập chánh thọ ban ngày, tự nghó: “Ta được điều lợi ích! Đã xuất gia học đạo trong Chánh pháp luật. Ta được điều lợi ích! Đã may mắn gặp Đại Sư Như Lai Đẳng Chánh Giác. Ta được điều lợi ích! Đã được ở trong đại chúng phạm hạnh, trì giới đầy đủ, đức độ, hiền thiện chân thật. Nay ta sẽ được mạng chung một cách hiền thiện. Ở đời vị lai cũng được tốt lành.” Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở nhà Thạch Chủ làng họ Thích và có đệ tử Thanh văn tên là Thiện Giác đắp y, ôm bát… nói đầy đủ như trên cho đến sẽ được mạng chung một cách hiền thiện. Ở đời vị lai cũng được tốt lành. Bây giờ, ta sẽ đến làm chướng ngại.’ Liền hóa thân to lớn, sức lực khỏe mạnh, ai thấy cũng sợ. Sức mạnh này có thể lật úp đại địa, đi đến chỗ Tỳ-kheo Thiện Giác. Tỳ-kheo Thiện Giác vừa trông thấy thân to lớn, sức lực khỏe mạnh, liền sanh lòng sợ hãi, từ chỗ ngồi đứng dậy đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sáng sớm con đắp y, ôm bát… nói đầy đủ như trên cho đến sẽ được mạng chung một cách hiền thiện. Ở đời vị lai cũng được tốt lành. Con thấy có người thân to lớn, sức lực dũng mãnh có thể lay động quả đất, thấy rồi sanh lòng sợ hãi, sợ hãi đến dựng đứng cả lông!” Phật bảo Thiện Giác: “Đó không phải là người thân to lớn, là Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn. Ông hãy trở về nương vào dưới bóng cây tu tập tam-muội như trước, hãy tác động ma kia, để nhờ đó thoát khổ.” Khi ấy Tôn giả Thiện Giác liền trở về chỗ cũ, sáng sớm đắp y, ôm bát vào nhà Thạch Chủ, làng họ Thích khất thực, khất thực xong trở về tinh xá. Nói đầy đủ như trên,… cho đến sẽ được mạng chung một cách hiền thiện. Ở đời vị lai cũng được tốt lành. Lúc ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Hiện tại Sa-môn Cù-đàm đang ở nhà Thạch Chủ làng họ Thích và có đệ tử Thanh văn tên là Thiện Giác, đắp y, ôm bát. Nói đầy đủ như trên,… cho đến sẽ được mạng chung một cách hiền thiện. Ở đời vị lai cũng được tốt lành. Bây giờ, ta sẽ đến làm chướng ngại.’ Lại hóa ra thân to lớn, sức mạnh dũng mãnh, có thể lay động quả đất, đến đứng trước Thiện Giác. Tỳ-kheo Thiện Giác vừa trông thấy ma lại liền nói kệ: Ta chánh tín không nhà, Để xuất gia học đạo. Nơi Phật, vô giá bảo<註 n="2001"/>992, Chuyên buộc tâm chánh niệm. Mặc ngươi hóa hình sắc, Tâm ta không dao động. Biết ngươi là huyễn hóa, Từ đây hãy mất đi. Khi đó Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Trong lòng cảm thấy buồn lo liền biến mất.  <詞 id="34827707">Kinh 1101. Sư tử<註 n="2002"/>993 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Lộc dã, chỗ ở của các Tiên nhân, tại nước Ba-la-nại. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thanh văn của Như Lai rống lên tiếng rống của sư tử, nói là: ‘Đã biết! Đã biết!’ Vậy, không biết Thanh văn của Như Lai đã biết những pháp gì? Vì đã biết nên rống lên tiếng rống của sư tử, đó là: ‘Thánh đế về khổ, Thánh đế về sự tập khởi của khổ, Thánh đế về sự tận diệt khổ, Thánh đế về con đường đưa đến diệt khổ.’” Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đang ở trong vườn Lộc dã, chỗ ở của các Tiên nhân, tại nước Ba-la-nại, vì các Thanh văn thuyết pháp,… cho đến đã biết bốn Thánh đế. Bây giờ, ta sẽ đến làm chướng ngại.’ Liền hóa ra một thiếu niên đứng trước Phật nói kệ: Vì sao giữa đại chúng, Sư tử rống không sợ, Bảo rằng: ‘Không ai địch’, Mong điều phục tất cả. Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Ác Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.’ Liền nói kệ: Như Lai đối tất cả, Chánh pháp luật sâu xa, Phương tiện sư tử rống, Nơi pháp không sợ hãi, Nếu người có trí tuệ, Cớ sao tự lo sợ? Khi đó Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Trong lòng cảm thấy buồn lo liền biến mất.  <詞 id="34827708">Kinh 1102. Bát<註 n="2003"/>994 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong đồng trống bị nhiều người giẫm đạp, tại thành Vương xá, cùng với năm trăm Tỳ-kheo; Ngài lấy năm trăm bình bát để giữa sân, vì họ mà nói pháp. Bấy giờ, Thế Tôn lại vì năm trăm Tỳ-kheo nói về năm uẩn là pháp sanh diệt. Khi ấy, Thiên ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đang ở trong đồng trống bị nhiều người giẫm đạp, tại thành Vương xá, cùng với năm trăm Tỳ-kheo… cho đến nói về năm uẩn là pháp sanh diệt. Bây giờ, ta nên đến làm chướng ngại.” Liền hóa ra một con trâu lớn đến chỗ Phật, vào chỗ để năm trăm bình bát. Các Tỳ-kheo muốn bảo vệ các bình bát, liền đuổi đi. Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Đó không phải là trâu, là Ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.” Liền nói kệ: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, Không phải ngã, ngã sở, Nếu biết nghóa chân thật, Không đắm trước nơi chúng. Tâm không đắm trước pháp, Thoát khỏi sắc ràng buộc, Thấu rõ khắp mọi nơi, Không trụ cảnh giới ma. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827709">Kinh 1103. Nhập xứ<註 n="2004"/>995 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong đồng trống bị nhiều người giẫm đạp, tại thành Vương xá, cùng với sáu trăm Tỳ-kheo. Bấy giờ, Thế Tôn lại vì các Tỳ-kheo nói về sáu xúc nhập xứ<註 n="2005"/>996 tập, sáu xúc tập, sáu xúc diệt. Khi ấy, Ma Ba-tuần tự nghó: “Sa-môn Cù-đàm đang ở đồng trống bị nhiều người giẫm đạp, tại thành Vương xá, vì sáu trăm Tỳ-kheo nói về sáu xúc nhập xứ, nói đây là pháp tập, đây là pháp diệt. Bây giờ, ta nên đến làm chướng ngại.’ Liền hóa ra một thanh niên thân to lớn, sức lực dũng mãnh có thể lay động quả đất đi đến chỗ Phật. Các Tỳ-kheo kia vừa trông thấy thanh niên to lớn, dũng mãnh, sanh lòng sợ hãi, lông trong người dựng đứng, nói với nhau rằng: “Kia là ai mà hình dáng đáng sợ vậy?” Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Đó là Ác ma Ba-tuần muốn làm nhiễu loạn.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kẹâ: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, Và thứ sáu: các pháp, Niệm, ái, thích, vừa ý, Thế gian chỉ có vậy. Đây là tham ác nhất, Thường trói buộc phàm phu, Người vượt những bệnh này, Là Thánh đệ tử Phật, Vượt qua cảnh giới ma, Như mặt trời không mây. Khi đó Ma Ba-tuần tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Trong lòng cảm thấy buồn lo liền biến mất. <卷 id="34827710">tạp a-hàm quyển 40 <詞 id="34827711">Kinh 1104<註 n="2006"/>997 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu người nào có khả năng thọ trì bảy thọ<註 n="2007"/>998, chỉ nhờ nhân duyên này, người ấy sẽ được sanh lên cõi Thiên đế Thích. Thiên đế Thích xưa kia lúc còn làm người thường, phụng dưỡng cha mẹ cùng các bậc tôn trưởng trong gia tộc, với gương mặt hài hòa, lời nói mềm mỏng, không nói dữ, không nói hai lưỡi, thường nói chân thật. Đối với thế gian keo kiệt, người này tuy ở tại gia, nhưng không keo lẫn; thực hành giải thoát thí<註 n="2008"/>999, siêng bố thí, thường ưa hành bố thí, mở hội bố thí cúng dường, bố thí bình đẳng tất cả”. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ: Phụng dưỡng cho cha mẹ Và tôn trưởng gia tộc; Lời nhu hòa, cung kính, Tránh lời thô, hai lưỡi. Điều phục tâm keo kiệt, Thường nói lời chân thật, Trời Tam thập tam kia, Thấy người hành bảy pháp; Tất cả đều nói rằng, Tương lai sanh cõi này. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827712">Kinh 1105. Ma-ha-ly<註 n="2009"/>1000 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở giảng đường Trùng các, bên ao Di hầu, tại nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, có người dòng Ly-xa tên là Ma-ha-lợi<註 n="2010"/>1001, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Ngài có thấy Thiên đế Thích không?” Phật đáp: “Thấy.” Ly-xa lại hỏi: “Thế Tôn có thấy con quỷ giống hình Thiên đế Thích không?”<註 n="2011"/>1002 Phật bảo Ly-xa: “Ta biết Thiên đế Thích. Cũng biết có quỷ giống Thiên đế Thích. Cũng biết pháp Thiên đế Thích kia, nhờ duyên thọ trì những pháp này nên được sanh chỗ Thiên đế Thích. Này Ly-xa, Đế Thích xưa kia, khi còn làm con người, hay phụng dưỡng cha mẹ,… cho đến hành xả bình đẳng.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Phụng dưỡng cho cha mẹ Và tôn trưởng gia tộc; Lời nhu hòa, cung kính, Lìa lời thô, hai lưỡi. Điều phục tâm keo kiệt, Thường nói lời chân thật, Trời Tam thập tam kia, Thấy người hành bảy pháp; Tất cả đều nói rằng, Tương lai sanh cõi này. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.  <詞 id="34827713">Kinh 1106. Do nhân gì<註 n="2012"/>1003 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở giảng đường Trùng các, bên ao Di hầu, tại nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà Thích Đề-hoàn Nhân được gọi là Thích Đề-hoàn Nhân<註 n="2013"/>1004?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân xưa kia, khi làm người, hành thí nhiệt thành<註 n="2014"/>1005, bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, người bần cùng khốn khổ, người đi đường, người đi ăn xin, bằng các thứ đồ ăn, thức uống, tiền của, thóc gạo, lụa là, hoa hương, vật dụng trang nghiêm, giường nằm, đèn đuốc. Vì có khả năng làm như vậy, nên gọi là Thích Đề-hoàn Nhân<註 n="2015"/>1006.” Tỳ-kheo lại bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà Thích Đề-hoàn Nhân được gọi là Phú-lan-đà-la<註 n="2016"/>1007?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân xưa kia khi còn làm người, thường hay hành thí y phục, đồ ăn thức uống,… cho đến đèn đuốc. Vì những nhân duyên này, nên gọi là Phú-lan-đà-la.” Tỳ-kheo lại bạch Phật: “Nhân gì, duyên gì mà được gọi là Ma-già-bà<註 n="2017"/>1008?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân khi còn làm người tên là Ma-già-bà<註 n="2018"/>1009, do đó Ma-già-bà là tên cũ của Thích Đề-hoàn Nhân.” Tỳ-kheo lại bạch Phật: “Nhân gì, duyên gì mà lại có tên là Bà-sa-bà<註 n="2019"/>1010?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân xưa kia khi còn là người luôn luôn đem áo bà-tiên-hòa<註 n="2020"/>1011 bố thí, cúng dường, vì nhân duyên này nên Thích Đề-hoàn Nhân có tên Bà-sa-bà.” Tỳ-kheo lại bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà Thích Đề-hoàn Nhân lại có tên là Kiều-thi-ca<註 n="2021"/>1012?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân xưa kia khi còn làm người, là người dòng họ Kiều-thi<註 n="2022"/>1013.Vì nhân duyên này, nên Thích Đề-hoàn Nhân lại có tên là Kiều-thi-ca.” Tỳ-kheo hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà Thích Đề-hoàn Nhân được gọi là Xá-chỉ-bát-đê<註 n="2023"/>1014?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Nữ A-tu-la Xá-chỉ là đệ nhất thiên hậu của Thiên đế Thích. Cho nên Đế Thích được gọi là Xá-chỉ-bát-đê.” Tỳ-kheo lại bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà Thích Đề-hoàn Nhân lại có tên là Thiên Nhãn<註 n="2024"/>1015?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân xưa kia khi còn làm người, thông minh trí tuệ, ngồi một chỗ mà suy nghó cả ngàn thứ nghóa, xem xét, cân nhắc. Vì nhân duyên này nên Thiên đế Thích còn gọi là Thiên Nhãn.” Tỳ-kheo lại bạch Phật: “Nhân gì, duyên gì mà Thích Đề-hoàn Nhân còn có tên là Nhân-đề-lợi<註 n="2025"/>1016?” Phật bảo Tỳ-kheo: “Thiên đế Thích kia đối với cõi trời Tam thập tam là vua, là chủ. Vì nhân duyên này nên Thiên đế Thích được gọi là Nhân-đề-lợi.” Phật lại bảo Tỳ-kheo: “Song Thích Đề-hoàn Nhân xưa kia khi còn làm người, thọ trì bảy thứ thọ, vì nhân duyên này nên được làm Thiên đế Thích. Những gì là bảy thọ? Thích Đề-hoàn Nhân xưa kia khi còn làm người, phụng dưỡng cha mẹ… cho đến hành thí. Đó là bảy thứ thọ, vì nhân duyên này nên được làm Thiên đế Thích.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Nói đầy đủ như trên. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827714">Kinh 1107. Dạ-xoa<註 n="2026"/>1017 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở giảng đường Trùng các, bên ao Di hầu, tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vào đời quá khứ, có một con quỷ Dạ-xoa<註 n="2027"/>1018 xấu xí, ngồi trên chỗ ngồi trống của Đế Thích. Khi chư Thiên Tam thập tam thấy quỷ xấu xí này ngồi trên chỗ ngồi trống của Đế Thích rồi, mọi người đều nổi sân. Lúc chư Thiên nổi sân như vậy, thì cứ theo cái sân như vậy, như vậy, con quỷ kia dung mạo dần dần trở nên xinh đẹp. Khi ấy chư Thiên Tam thập tam đến chỗ Đế Thích, tâu Đế Thích rằng: “Kiều-thi-ca, nên biết cho, có một con quỷ xấu xí ngồi trên chỗ ngồi trống của Thiên vương. Khi chư Thiên chúng tôi thấy con quỷ xấu xí ngồi trên chỗ ngồi trống của Thiên vương thì nổi giận vô cùng và tùy theo sự nổi giận của chư Thiên chúng tôi, con quỷ kia theo đó càng trở nên xinh đẹp.” Thích Đề-hoàn Nhân bảo chư Thiên Tam thập tam: “Chính sự sân nhuế kia có thể đối trị con quỷ.” Bấy giờ, Đế Thích tự đến chỗ con quỷ kia, sửa lại y phục, bày vai hữu, chắp tay xưng tên ba lần rằng: “Nhân giả, tôi là Thích Đề-hoàn Nhân.” Theo sự cung kính khiêm hạ như vậy của Thích Đề-hoàn Nhân, mà con quỷ kia cũng tùy thuộc vào như vậy, như vậy, dần dần trở lại xấu xí, liền biến mất. Khi ấy, Thích Đề-hoàn Nhân tự an tọa rồi nói kệ: Người chớ nên sân nhuế. Bị sân chớ đáp sân; Đối ác chớ sanh ác. Nên phá hoại kiêu mạn. Không sân cũng không hại, Gọi là chúng Hiền thánh, Tội ác khởi sân hận, Trụ vững như núi đá. Nên giữ cơn giận lại, Như điều xe ngựa sổng. Ta nói người khéo điều, Chẳng phải người cầm dây. Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân ở cõi trời Tam thập tam là vua Tự tại, khen ngợi không sân nhuế. Cũng vậy, các ông chánh tín, xuất gia học đạo, không nhà, cũng nên khen ngợi không sân nhuế. Nên học như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827715">Kinh 1108. Được mắt<註 n="2028"/>1019 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, vào sáng sớm, Thế Tôn đắp y ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực. Khất thực xong, trở về tinh xá, cất y bát, rửa chân, cầm tọa cụ vắt lên vai phải, vào rừng An-đà, trải tọa cụ ngồi dưới một bóng cây, nhập chánh thọ ban ngày. Khi ấy, trong tinh xá Kỳ-hoàn, có hai Tỳ-kheo tranh chấp. Một người mạ lî, một người im lặng. Người mạ lî liền hối cải, đến xin lỗi vị kia, mà Tỳ-kheo kia không nhận sự sám hối của vị này. Vì không nhận sự sám hối, nên trong tinh xá khi ấy, các Tỳ-kheo cùng đến khuyên can; lớn tiếng ồn ào. Bấy giờ, Thế Tôn bằng tịnh thiên nhó hơn tai người, nghe trong tinh xá Kỳ-hoàn đang lớn tiếng ồn ào. Nghe vậy, từ thiền tịnh dậy, trở về tinh xá, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo: “Sáng nay Ta đi khất thực trở về, vào rừng An-đà ngồi thiền, nhập chánh thọ ban ngày, nghe trong tinh xá, cao tiếng, lộn xộn, ồn ào, rốt cuộc là ai vậy?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Trong tinh xá này có hai Tỳ-kheo tranh chấp. Một người mắng, một người im lặng. Khi ấy Tỳ-kheo mắng đến sám hối, vị kia không nhận. Vì không nhận nên nhiều người khuyên can, cho nên mới có lớn tiếng, cao tiếng, ồn ào.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Thế nào, Tỳ-kheo ngu si? Người đến sám hối mà không nhận sự sám hối của người ta. Nếu có người sám hối mà người nào đó không nhận, thì đó là ngu si, bị khổ não lâu dài, không có lợi ích.” Này các Tỳ-kheo, vào thời quá khứ, có chư Thiên Tam thập tam tranh chấp nhau. Thích Đề-hoàn Nhân nói kệ dạy rằng: Với người, tâm không hại Sân cũng không trói buộc, Không ôm lòng hận lâu, Vì không trụ sân nhuế. Tuy lại nổi giận dữ, Không nói ra lời thô, Không tìm người trút giận, Nêu cái dở của người. Luôn luôn tự phòng hộ, Bên trong tỉnh sát nghóa, Không giận cũng không hại, Thường câu hữu Hiền thánh. Nếu câu hữu người ác, Cứng rắn như núi đá, Tự giữ cơn giận lại, Như điều xe ngựa sổng, Ta nói người khéo điều, Chẳng phải người cầm dây. Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân đối với trời Tam thập tam là vua Tự tại, thường hành nhẫn nhục, cũng lại khen ngợi người hành nhẫn nhục. Tỳ-kheo các ông chánh tín, xuất gia học đạo, không nhà, cũng nên hành nhẫn nhục và khen ngợi người hành nhẫn nhục. Nên học như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827716">Kinh 1109. Được Thiện Thắng<註 n="2029"/>1020 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vào thời quá khứ, chư Thiên và A-tu-la bày trận muốn đánh nhau. Thích Đề-hoàn Nhân nói với A-tu-la là Tỳ-ma-chất-đa-la: “Chúng ta không được sát hại nhau, chỉ nên dùng lý luận nghị để khuất phục.” Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nói: “Giả sử cùng nhau luận nghị, nhưng ai sẽ làm chứng để biết lý đó là thông suốt hay bế tắc?” Thiên đế Thích trả lời: “Trong chúng chư Thiên tự có người trí tuệ sáng suốt, sẽ ghi nhận điều này. Trong chúng A-tu-la cũng lại tự có người sáng suốt ghi nhận.” A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nói: “Được vậy.” Thích Đề-hoàn Nhân nói: “Các ông có thể lập luận trước, sau tôi sẽ theo đó lập luận, thì không khó.” Khi ấy, vua A-tu-la là Tỳ-ma-chất-đa-la liền nói kệ lập luận: Nếu tôi hành nhẫn nhục, Thì việc này thiếu sót, Người ngu si sẽ bảo, Vì sợ nên nhẫn nhục. Thích Đề-hoàn Nhân nói kệ đáp: Giả sử người ngu si, Nói vì sợ nên nhẫn. Và kẻ không nói kia, Tổn thương gì đạo lý? Nên tự xét nghóa này, Cũng nên xét nghóa kia, Ta, người đều được an, Nhẫn nhục là tối thượng. A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la lại nói kệ: Nếu không chế ngu si Thì ngu si hại người. Giống như trâu hung dữ, Chạy xông theo húc người. Cầm roi mà áp chế, Vì sợ, sẽ khuất phục. Cho nên giữ chặt roi, Chiết phục kẻ ngu kia. Đế Thích lại nói kệ: Tôi thường xem xét họ, Chiết phục kẻ ngu kia, Người ngu nổi sân nhuế, Người trí giữ điềm tónh. Không sân cũng không hại, Thường câu hữu Hiền thánh, Tội ác khởi sân nhuế, Cứng chắc như núi đá. Tự giữ cơn giận lại, Như điều xe ngựa sổng, Ta nói người khéo điều, Chẳng phải người cầm dây. Bấy giờ, trong chúng trời có vị trời trí tuệ, trong chúng A-tu-la cũng có vị A-tu-la trí tuệ, đối với kệ này suy xét, cân nhắc, quan sát, tự nghó: ‘Bài kệ của A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nói cuối cùng lúc nào cũng chỉ khởi lên chiến đấu, tranh tụng. Nên biết vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la luôn luôn dạy người chiến đấu, tranh tụng, còn bài kệ của Thích Đề-hoàn Nhân cuối cùng lúc nào cũng muốn dứt chiến đấu, tranh tụng, nên biết trời Đế Thích luôn luôn dạy người đừng chiến đấu, tranh tụng. Nên biết Đế Thích khéo lập luận thù thắng.’ Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân nhờ nghị luận đúng nên hàng phục được A-tu-la. Này các Tỳ-kheo, Thích Đề-hoàn Nhân là vua Tự tại của cõi trời Tam thập tam, an trú nơi thiện nghị luận, khen ngợi những thiện nghị luận. Cũng nên như vậy, Tỳ-kheo các ông chánh tín, xuất gia, học đạo, không nhà cũng nên an trú nơi thiện nghị luận và khen ngợi những thiện nghị luận. Nên học như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827717">Kinh 1110. Cột trói<註 n="2030"/>1021 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vào thời quá khứ có Thiên đế Thích và A-tu-la bày trận muốn đánh nhau. Lúc ấy, Thích Đề-hoàn Nhân nói với chư Thiên cõi trời Tam thập tam: “Hôm nay chư Thiên cùng A-tu-la đánh nhau, nếu chư Thiên thắng, A-tu-la bại, thì sẽ bắt sống vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, trói chặt năm chỗ, đem về Thiên cung.” A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la bảo các A-tu-la: “Hôm nay chư Thiên cùng A-tu-la đánh nhau, nếu A-tu-la thắng, chư Thiên bại, thì sẽ bắt sống Thích Đề-hoàn Nhân, trói chặt năm chỗ, đem về cung A-tu-la.” Đang lúc họ đánh nhau, chư Thiên đắc thắng, A-tu-la bị bại. Khi ấy, chư Thiên bắt được vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, lấy dây trói lại năm chỗ đem về Thiên cung, cột dưới cửa, trước điện Đoán pháp<註 n="2031"/>1022 của Đế Thích. Khi Đế Thích ra vào cửa này, A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la bị cột ở bên cửa tức giận, mạ lî. Lúc đó người hầu cận của Đế Thích thấy vua A-tu-la thân bị trói năm vòng, cột bên cửa, thấy Đế Thích ra vào thì nổi giận mạ lî, liền làm bài kệ: Nay Đế Thích sợ nó, Vì không đủ sức chăng, Nên nhẫn A-tu-la, Mắng chưởi trước mặt mình? Đế Thích liền đáp: Không vì sợ nên nhẫn, Không phải sức không đủ. Có người trí tuệ nào, Tranh cãi với kẻ ngu. Người hầu cận lại tâu: Nếu chỉ hành nhẫn nhục, Sự việc tất thiếu sót. Kẻ ngu si sẽ bảo, Vì sợ nên nhẫn nhục. Cho nên phải khổ trị, Dùng trí chế ngu si. Đế Thích đáp: Ta thường xem xét kia, Chế ngự kẻ ngu kia. Thấy người ngu nổi sân, Trí dùng tónh chế phục. Không sức mà dùng sức, Là sức kẻ ngu kia. Ngu si trái xa pháp, Thời với đạo không có. Giả sử có sức mạnh, Hay nhẫn đối người yếu, Thì nhẫn này tối thượng. Không sức sao có nhẫn? Bị người mạ nhục quá, Người sức mạnh hay nhẫn, Đó là nhẫn tối thượng. Không sức làm sao nhẫn? Đối mình và với người, Khéo làm chủ sợ hãi, Biết kia nổi sân nhuế, Mình lại giữ an tónh. Đối hai nghóa đều đủ, Lợi mình cũng lợi người. Gọi là kẻ ngu phu, Do vì không thấy pháp. Ngu bảo mình thắng nhẫn, Càng tăng thêm lời ác. Chưa biết nhẫn mạ lî, Đối kia thường đắc thắng. Nhẫn đối người hơn mình, Đó là nhẫn do sợ. Hành nhẫn, đối người bằng, Đó là nhẫn tránh nhẫn, Hành nhẫn, đối người thua, Đó là nhẫn tối thượng. Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân là vua Tự tại của trời Tam thập tam, thường hành nhẫn nhục, khen ngợi nhẫn nhục. Tỳ-kheo các ông chánh tín, xuất gia, học đạo, không nhà, cũng nên nhẫn nhục như vậy và khen ngợi nhẫn nhục, nên học như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827718">Kinh 1111. Kính Phật<註 n="2032"/>1023 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vào thời quá khứ, Thích Đề-hoàn Nhân muốn đi thăm công viên, sai người đánh xe sửa soạn cỗ xe ngàn ngựa để đi thăm vườn. Người đánh xe vâng lệnh liền sửa soạn cỗ xe ngàn ngựa, rồi tâu với Đế Thích: “Thưa Câu-thi-la, đã sửa soạn xe cộ xong, xin vua biết thời.” Đế Thích liền bước xuống điện Thường thắng<註 n="2033"/>1024, hướng về phía Đông chắp tay lễ Phật. Bấy giờ, người đánh xe thấy vậy liền sanh lòng kinh hãi, lông dựng đứng, roi ngựa rớt xuống đất. Khi ấy, Đế Thích thấy người đánh xe sanh lòng kinh hãi, lông dựng đứng, roi ngựa rớt xuống đất, liền nói kệ: Ông thấy gì lo sợ Để roi ngựa rớt đất? Người hầu cận nói kệ tâu Đế Thích: Thấy vua Thiên đế Thích, Là chồng của Xá-chỉ<註 n="2034"/>1025, Cho nên sanh sợ hãi, Roi ngựa rớt xuống đất! Thường thấy Thiên đế Thích, Được toàn thể đại địa, Vua lớn, nhỏ, trời, người, Cùng bốn Chúa hộ thế<註 n="2035"/>1026, Thiên chúng Tam thập tam, Thảy đều lễ cung kính. Còn nơi nào tôn hơn, Đáng tôn đối Đế Thích? Mà nay hướng về Đông, Chắp tay để kính lễ. Lúc ấy, Đế Thích nói kệ đáp: Thật, ta đối tất cả, Vua lớn, nhỏ thế gian, Cùng bốn Chúa hộ thế Thiên chúng Tam thập tam, Tối tôn, Chúa của họ, Nên họ đến cung kính. Nhưng thế gian lại có, Đấng Chánh Giác tùy thuận, Là Thầy cả chư Thiên, Nên ta cúi đầu lễ. Người đánh xe lại tâu: Đó chắc hơn thế gian, Nên khiến Thiên đế Thích, Cung kính mà chắp tay, Cúi đầu lễ hướng Đông. Nay con cũng nên lễ, Đấng vua Trời đã lễ. Khi ấy Đế Thích, chồng của Xá-chỉ, nói kệ lễ Phật như vậy, rồi lên xe ngàn ngựa đến dạo xem vườn. Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thiên đế Thích kia là vua Tự tại của trời Tam thập tam còn cung kính Phật, cũng lại khen ngợi sự cung kính Phật. Tỳ-kheo các ông chánh tín, xuất gia, học đạo, không nhà, cũng nên cung kính Phật như vậy, cũng nên khen ngợi sự cung kính Phật. Nên học như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827719">Kinh 1112. Kính Pháp<註 n="2036"/>1027 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Nói đầy đủ như trên nhưng chỉ có sự sai khác là: Bấy giờ, Thiên đế Thích bước xuống điện Thường thắng, chắp tay hướng về hướng Đông kính lễ Tôn pháp… cho đến Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  Tôi nghe như vầy<註 n="2037"/>1028: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Nói đầy đủ như trên nhưng chỉ có sự sai khác là: Bấy giờ, Thiên đế Thích nói ra kệ trả lời người đánh xe: Ta thật Vua cõi đất, Vua lớn nhỏ thế gian, Và bốn Chúa hộ thế Thiên chúng Tam thập tam. Được tất cả như vậy, Đều tôn trọng, cung kính. Nhưng có tịnh giới kia, Luôn luôn vào chánh thọ, Với chánh tín xuất gia, Rốt ráo các phạm hạnh. Nên ta đối với kia, Tôn trọng cung kính lễ. Lại điều phục tham, nhuế, Vượt cảnh giới ngu si. Tu học không buông lung, Nên cung kính, lễ kia, Tham dục, sân nhuế, si, Đều dứt hẳn không đắm. Lậu tận, A-la-hán, Lại nên kính lễ kia, Nếu người ở tại gia, Phụng trì giới thanh tịnh, Đúng như pháp Bố-tát<註 n="2038"/>1029 Cũng lại nên kính lễ. Người đánh xe tâu Đế Thích: Người này chắc hơn đời Nên Thiên vương kính lễ. Tôi cũng nên như vậy, Kính lễ theo Thiên vương. “Này các Tỳ-kheo, Thiên đế Thích chồng của Xá-chỉ kia kính lễ Pháp, Tăng, cũng còn khen ngợi người kính lễ Pháp, Tăng. Các ông đã chánh tín, xuất gia, học đạo, không nhà, cũng nên kính lễ Pháp, Tăng và khen ngợi người kính lễ Pháp, Tăng như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827720">Kinh 1113. Kính Tăng<註 n="2039"/>1030 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vào thời quá khứ, Thích Đề-hoàn Nhân muốn đi thăm công viên, sai người đánh xe sửa soạn cỗ xe ngàn ngựa để đi thăm vườn. Người đánh xe vâng lệnh liền sửa soạn cỗ xe ngàn ngựa, rồi tâu với Đế Thích: “Thưa Câu-thi-la, đã sửa soạn xe cộ xong, xin vua biết thời.” Đế Thích liền bước xuống điện Thường thắng<註 n="2040"/>1031, hướng về phía Đông chắp tay lễ. Bấy giờ, người đánh xe thấy vậy liền sanh lòng kinh hãi, lông dựng đứng, roi ngựa rớt xuống đất. Khi ấy, Đế Thích thấy người đánh xe sanh lòng kinh hãi, lông dựng đứng, roi ngựa rớt xuống đất, liền nói kệ: Các phương chỉ có người, Do thai sanh, xú uế, Thần ở trong thây thối, Đói khát thường thiêu đốt. Tại sao Kiều-thi-ca, Tôn trọng người không nhà? Vì tôi nói nghóa này, Khao khát xin muốn nghe. Lúc ấy, Thiên đế Thích nói kệ đáp: Ta chân thành kính lễ, Người xuất gia không nhà, Tự tại dạo khắp nơi, Không kể nơi đi, ở. Cảnh thành ấp, quốc độ, Không thể lụy tâm kia, Không chứa chất tư hữu, Một đi, không cố định. Bước đi không mong cầu, Chỉ vô vi là vui, Lời đã nói, là làm, Không nói, là tịch tịnh. Chư Thiên, A-tu-la, Họ cùng kình chống nhau, Nhân gian tranh giành nhau, Nghịch nhau cũng như vậy. Chỉ có người xuất gia, Không tranh giữa người tranh; Với tất cả chúng sanh, Buông bỏ mọi đao gậy. Đối tài, lìa tài sắc, Không say, không mê đắm, Xa lìa tất cả ác, Cho nên kính lễ kia. Lúc ấy, người đánh xe lại nói kệ: Người được Thiên vương kính, Chắc là bậc hơn đời. Nên từ hôm nay con Sẽ lễ người xuất gia. Nói như vậy rồi, Thiên đế Thích lễ tất cả Tăng ở các phương, xong rồi leo lên xe ngựa dạo xem vườn rừng. Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thiên đế Thích kia là vua Tự tại của trời Tam thập tam mà thường cung kính chúng Tăng, cũng thường khen ngợi công đức cung kính Tăng. Tỳ-kheo các ông chánh tín, xuất gia, học đạo, không nhà cũng nên cung kính chúng Tăng và cũng nên khen ngợi công đức cung kính chúng Tăng như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827721">Kinh 1114. Tú-tỳ-lê<註 n="2041"/>1032 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vào thời quá khứ, vua A-tu-la khởi bốn binh chủng là tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh muốn đánh nhau với chư Thiên trời Tam thập tam. Lúc ấy, Thích Đề-hoàn Nhân nghe vua A-tu-la khởi bốn binh chủng là tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh, muốn đến gây chiến. Nghe rồi liền bảo Thiên tử Tú-tỳ-lê<註 n="2042"/>1033: “Bố<註 n="2043"/>1034 biết không, A-tu-la đem bốn binh chủng là tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh, muốn gây chiến với trời Tam thập tam? Bố hãy ra lệnh chư Thiên cõi trời Tam thập tam đem bốn binh chủng là tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh, cùng đánh với A-tu-la kia.” Bấy giờ, Thiên tử Tú-tỳ-lê vâng lệnh Đế Thích trở về Thiên cung; biếng nhác, lơi lỏng, không nỗ lực chuẩn bị. Quân A-tu-la đã ở đường lộ. Đế Thích nghe như vậy lại bảo Thiên tử Tú-tỳ-lê: “Này Bố, quân A-tu-la đã ra giữa đường lộ, Bố hãy cấp tốc ra lệnh khởi bốn binh chủng ra đánh với A-tu-la.” Thiên tử Tú-tỳ-lê vâng lệnh Đế Thích trở lại Thiên cung, biếng nhác, lơi lỏng. Khi ấy vua A-tu-la đem quân áp sát. Thích Đề-hoàn Nhân nghe quân A-tu-la đã áp sát, lại bảo với Thiên tử Tú-tỳ-lê: “Bố có biết chăng? Quân A-tu-la đã áp sát. Bố hãy cấp tốc ra lệnh chư Thiên khởi bốn binh chủng.” Khi ấy Thiên tử Tú-tỳ-lê liền nói kệ: Nếu có nơi không khởi<註 n="2044"/>1035 Vô vi mà an vui; Người được chỗ như vậy, Không làm, cũng không lo<註 n="2045"/>1036. Hãy cho tôi chỗ ấy, Để tôi được an ổn. Lúc ấy, Đế Thích nói kệ đáp lại: Nếu có chỗ không khởi, Vô vi mà an vui; Nếu người được chỗ ấy, Không làm, cũng không lo. Nếu ông được chỗ ấy, Hãy đưa ta đến đó. Thiên tử Tú-tỳ-lê lại nói kệ: Nếu nơi không phương tiện<註 n="2046"/>1037, Không khởi, mà an vui; Nếu ai được chỗ ấy, Thì không tạo, không lo. Hãy cho tôi chốn này, Để tôi được an ổn. Lúc ấy, Đế Thích lại nói kệ: Nếu nơi không phương tiện, Không khởi, cũng không vui; Nếu ai được chỗ ấy, Thì không tạo, không lo. Nếu ông được chỗ ấy, Hãy đưa ta đến đó. Thiên tử Tú-tỳ-lê lại nói kệ: Nếu nơi không buông lung, Không khởi, mà an vui; Nếu ai được chỗ ấy, Thì không tạo, không lo. Nên cho tôi nơi ấy, Để tôi được an ổn. Lúc ấy, Đế Thích lại nói kệ: Nếu nơi không buông lung, Không khởi, mà an vui; Nếu ai được chỗ ấy, Thì không tạo, không lo. Nếu ông được chỗ ấy, Hãy đưa ta đến đó. Tú-tỳ-lê lại nói kệ: Biếng nhác, không phấn khởi, Không biết làm, đã làm; Nhưng hành dục hội đủ, Nên cho tôi chỗ ấy Lúc ấy, Đế Thích lại nói kệ: Biếng nhác, không phấn khởi, Mà rốt ráo an vui; Nếu ông được chỗ ấy, Hãy đưa ta đến đó. Thiên tử Tú-tỳ-lê lại nói kệ: Không việc vẫn an vui, Không làm, cũng không lo; Nếu cho tôi chỗ ấy, Để tôi được an vui. Lúc ấy, Đế Thích lại nói kệ: Nếu thấy hoặc lại nghe, Chúng sanh không làm gì; Nếu ông được chỗ ấy, Hãy đưa ta đến đó. Ông nếu sợ việc làm, Chẳng nghó đến hữu vi; Hãy nhanh chóng trừ sạch, Là đường tắt Niết-bàn<註 n="2047"/>1038.Khi ấy, Thiên tử Tú-tỳ-lê chuẩn bị bốn binh chủng là tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh, cùng đánh với A-tu-la, diệt hết quân A-tu-la. Chư Thiên đắc thắng trở về cung trời. Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân khởi bốn binh chủng cùng chiến đấu với A-tu-la, nhờ tinh cần nên thắng trận. Này các Tỳ-kheo, Thích Đề-hoàn Nhân là vua Tự tại của trời Tam thập tam, thường nhờ phương tiện tinh cần, cũng thường khen ngợi đức tinh cần. Tỳ-kheo các ông chánh tín, xuất gia, học đạo, không nhà cũng nên tinh cần tinh tấn và khen ngợi tinh cần.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827722">Kinh 1115. Tiên nhân<註 n="2048"/>1039 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vào thời quá khứ, một tụ lạc nọ, có các Tiên nhân dừng nghỉ tại vùng đất trống bên cạnh tụ lạc ấy. Lúc đó chư Thiên và A-tu-la đang bày trận đánh nhau cách tụ lạc không xa. Bấy giờ, vua A-tu-la là Tỳ-ma-chất-đa-la dẹp đi năm loại trang sức<註 n="2049"/>1040, bỏ mũ Thiên quan, dẹp dù lọng, bỏ gươm đao, vứt quạt báu, cởi giày dép, đến chỗ ở các Tiên nhân kia. Vào trong cửa, nhìn khắp mà không ngó ngàng các Tiên nhân, cũng không chào hỏi. Nhìn rồi trở ra. “Khi ấy có một Tiên nhân từ xa nhìn thấy vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la dẹp đi năm thứ trang sức vào trong vườn, quan sát xong trở ra; thấy vậy, nói với các Tiên nhân rằng: ‘Đây là loại người gì mà dung sắc không trấn tónh, không giống như hình người, không đúng pháp oai nghi, giống như người quê mùa, không phải là con nhà trưởng giả; dẹp đi năm thứ trang sức, vào cửa vườn, nhìn quanh cao ngạo, mà không ngó ngàng hỏi thăm các Tiên nhân?’ Có một Tiên nhân đáp rằng: “Đó là Tỳ-ma-chất-đa-la, vua A-tu-la, dẹp đi năm thứ trang sức, vào xem xét rồi đi.” Tiên nhân kia nói: “Đây không phải Hiền só, không tốt, bất thiện, không phải Hiền thánh, phi pháp, dẹp năm thứ trang sức đi vào trong cửa vườn nhìn quanh rồi ra về, cũng không hề để ý chào hỏi các Tiên nhân. Do đó mà biết Thiên chúng tăng trưởng, A-tu-la giảm sút.” “Trong lúc ấy, Thích Đề-hoàn Nhân thì cởi bỏ năm thứ trang sức, đi vào trú xứ của Tiên nhân, cùng với các Tiên nhân chào đón, thăm hỏi an úy nhau, sau đó trở ra. Lại có Tiên nhân thấy Thiên đế Thích cởi bỏ năm thứ trang sức vào trong cửa vườn thăm hỏi khắp cả, thấy vậy hỏi các Tiên nhân: ‘Đây là người gì mà có dung sắc trấn tónh, dáng vẻ đáng ưa, có vẻ oai nghi, không phải người quê mùa, tợ như con nhà trưởng giả; vào trong vườn rừng cởi bỏ năm thứ trang sức, đi vào cửa vườn thăm hỏi khắp cả, sau đó mới trở ra?’ Có Tiên nhân đáp: ‘Đây là Thiên đế Thích, cởi bỏ năm thứ trang sức, vào trong cửa vườn thăm hỏi khắp cả rồi sau đó trở ra.’ Tiên nhân kia nói: ‘Đây là bậc Hiền só, thiện, tốt, chân thật, oai nghi, phép tắc, cởi bỏ năm thứ trang sức, vào trong cửa vườn thăm hỏi khắp cả, rồi sau đó mới trở ra. Vì vậy nên biết Thiên chúng tăng, chúng A-tu-la giảm.’ Lúc ấy vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nghe Tiên nhân kia khen ngợi chư Thiên; sau khi nghe, nổi giận đùng đùng. Lúc này có vị Tiên nhân ở chốn hư không nghe vua A-tu-la nổi giận đùng đùng, liền đến chỗ A-tu-la vương Tỳ-ma-chất-đa-la nói kệ: Tiên nhân cố đến đây, Cầu xin thí vô úy<註 n="2050"/>1041. Nếu ngươi thí vô úy, Ban ân giáo Mâu-ni. A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la dùng kệ đáp: Cho Tiên nhân các ông, Không có thí vô úy. Vì chống A-tu-la, Mà gần gũi Đế Thích. Thay vì cho vô úy, Ta sẽ cho sợ hãi. Tiên nhân lại nói kệ: Tùy gieo trồng hạt giống, Tùy loại sanh quả báo. Ta cầu xin vô úy, Chỉ lại cho kinh sợ. Ngươi sẽ sợ vô cùng. Vì gieo giống kinh sợ. “Sau khi các Tiên nhân ở trước vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nói chú xong, bay lên hư không đi mất. Ngay đêm ấy vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la lòng cảm thấy sợ hãi, ba phen trỗi dậy, trong giấc ngủ nghe âm thanh dữ rằng: ‘Thích Đề-hoàn Nhân sẽ cất bốn binh chủng đánh nhau với A-tu-la.’ Sau khi thức dậy, lòng cảm thấy kinh hoàng, sợ hãi, lo lắng là chắc chắn sẽ chiến bại, đành phải rút lui chạy về cung A-tu-la. Bấy giờ, quân địch đã rút lui, đắc thắng rồi, Thiên đế Thích đi đến trú xứ các Tiên nhân nơi rừng vắng, lễ dưới chân các Tiên nhân, rồi lui ra bốn phía trước các Tiên nhân, hướng về Đông ngồi xuống. Lúc ấy gió Đông khởi lên, có một Tiên nhân liền nói kệ: Nay các ẩn só này, Xuất gia đã lâu ngày, Nách rịn mồ hôi nhơ, Chớ ngồi trước chiều gió, Thiên Nhãn hãy dời chỗ. Ở đây hôi khó chịu. Thiên đế Thích nói kệ đáp: Dùng mọi thứ hương hoa, Kết lại làm tràng hoa. Nay hương tôi ngửi được, Còn thơm cả hương kia, Dù ít ngửi hương này. Nhưng chưa từng ghê, chán. Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thiên đế Thích là vua Tự tại của cõi trời Tam thập tam mà cung kính người xuất gia, cũng thường khen ngợi người xuất gia, cũng thường khen ngợi đức cung kính. Tỳ-kheo các ông chánh tín, xuất gia, học đạo, không nhà thường nên cung kính các bậc phạm hạnh, cũng nên khen ngợi đức cung kính.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827723">Kinh 1116. Diệt sân<註 n="2051"/>1042 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ sáng sớm, Thiên đế Thích đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật. Do thần lực của Đế Thích, ánh sáng từ thân tỏa ra chiếu khắp tinh xá Kỳ thọ. Lúc này, Thích Đề-hoàn Nhân nói kệ hỏi Phật: Vì giết hại những gì, Mà ngủ được an ổn? Vì giết hại những gì, Mà được không lo sợ? Vì sát hại những gì, Được Cù-đàm khen ngợi? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Hại sân nhuế, hung ác, Mà ngủ được an ổn, Hại sân nhuế, hung ác, Tâm được không lo sợ. Sân nhuế là rắn độc, Chủng tử khổ tìm tàng. Ta đã diệt chúng rồi, Nên được không lo sợ, Vì giống khổ đã diệt, Nên được Hiền thánh khen. Sau khi Thích Đề-hoàn Nhân nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ lui ra.  <詞 id="34827724">Kinh 1117. Ngày mồng tám<註 n="2052"/>1043 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vào ngày mồng tám mỗi tháng<註 n="2053"/>1044, bốn Đại thiên vương ra lệnh các đại thần đi xem xét nhân gian. Những người nào cúng dường cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn, tôn kính tôn nhân, làm các phước đức; thấy ác đời này lo sợ tội đời sau, bố thí làm phước, thọ trì trai giới; vào các ngày mồng tám, mười bốn, mười lăm mỗi tháng và tháng thần biến<註 n="2054"/>1045, thọ giới, bố-tát. “Đến ngày mười bốn<註 n="2055"/>1046 sai thái tử xuống quán sát nhân gian, những người nào phụng dưỡng cha mẹ… cho đến thọ giới, bố-tát. “Đến ngày mười lăm<註 n="2056"/>1047 Tứ Đại thiên vương đích thân xuống thế gian xem xét chúng sanh, những người nào phụng dưỡng cha mẹ… cho đến thọ giới, bố-tát. “Này các Tỳ-kheo, lúc bấy giờ thế gian không có nhiều người phụng dưỡng cha mẹ… cho đến thọ giới, bố-tát. Lúc này, Tứ Đại thiên vương đến giảng đường Tập pháp<註 n="2057"/>1048, cõi trời Tam thập tam, thưa với Thiên đế Thích: “Thiên vương nên biết, ngày nay thế gian không có nhiều người người phụng dưỡng cha mẹ… cho đến thọ giới, bố-tát.” Bấy giờ Thiên chúng cõi trời Tam thập tam nghe như vậy không vui, quay lại nói với nhau: “Người thế gian bây giờ không hiền, không thiện, không tốt, không ra gì, không hạnh chân thật, không phụng dưỡng cha mẹ… cho đến thọ giới, bố-tát. Vì tội ấy nên chúng chư Thiên giảm và chúng A-tu-la càng ngày càng tăng thêm.” “Này các Tỳ-kheo, thế gian lúc ấy, nếu có nhiều người phụng dưỡng cha mẹ… cho đến thọ giới, bố-tát, thì Tứ thiên vương sẽ đến giảng đường Tập pháp, cõi trời Tam thập tam, bạch Thiên đế Thích: “Thiên vương nên biết, thế gian ngày nay có nhiều người phụng dưỡng cha mẹ… cho đến thọ giới, bố-tát.” Lúc ấy tâm chư Thiên cõi Tam thập tam đều vui mừng quay lại bảo nhau: “Ngày nay, các thế gian đều hiền thiện chân thật như pháp, có nhiều người phụng dưỡng cha mẹ… cho đến thọ giới, bố-tát. Nhờ phước đức này nên chúng A-tu-la giảm, chúng chư Thiên tăng thêm.” Bấy giờ Thiên đế Thích biết các chúng chư Thiên đều vui mừng liền nói kệ: Người đến ngày mồng tám, Mười bốn, ngày mười lăm, Và đến tháng thần biến, Trọ trì trai tám chi. Như ta đã từng tu, Họ cũng tu như vậy. Bấy giờ, Thế Tôn bảo cho các Tỳ-kheo những gì Thiên đế Thích kia đã nói kệ: Người, nếu ngày mồng tám, Mười bốn, ngày mười lăm, Và đến tháng thần biến, Trọ trì bát trai giới. Như ta đã từng tu, Họ cũng tu như vậy. “Những lời nói này không hay. Vì sao? Vì Thiên đế Thích kia tự có tham, sân, si nên không thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Nếu Tỳ-kheo A-la-hán nào các lậu đã hết, việc cần làm đã làm xong, lìa các gánh nặng, đoạn các hữu kết, tâm khéo giải thoát thì nói kệ này: Người, nếu ngày mồng tám, Mười bốn, ngày mười lăm, Và đến tháng thần biến, Trọ trì bát trai giới. Như ta đã từng tu, Họ cũng tu như vậy. “Thì những lời nói như vậy mới là lời hay. Vì sao? Vì Tỳ-kheo A-la-hán đã lìa tham, sân, si, đã thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Cho nên bài kệ này là những lời nói hay.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827725">Kinh 1118. Bệnh<註 n="2058"/>1049 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vào thời quá khứ, vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la bị bệnh rất nặng, đi đến chỗ Thích Đề-hoàn Nhân, nói với Thích Đề-hoàn Nhân rằng: ‘Kiều-thi-ca, nên biết, hiện nay tôi đang bị bệnh rất nặng. Xin vì tôi trị liệu cho được an ổn.’ Thích Đề-hoàn Nhân nói với vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la: ‘Ông hãy trao huyễn pháp<註 n="2059"/>1050 cho ta, ta sẽ trị bệnh cho ông được an ổn.’ A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la bảo Đế Thích: ‘Tôi sẽ trở về hỏi chúng A-tu-la. Nếu bằng lòng, tôi sẽ trao huyễn pháp của A-tu-la cho Đế Thích.’ Lúc ấy, A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la liền trở về đến trong chúng A-tu-la, nói với các A-tu-la: ‘Mọi người nên biết, nay ta bệnh nặng, đến chỗ Thích Đề-hoàn Nhân nhờ trị bệnh. Đế Thích nói ta rằng: ‘Ông hãy trao huyễn pháp của A-tu-la cho ta, ta sẽ trị bệnh cho ông được an ổn.’ Bấy giờ, ta sẽ đi đến vì Đế Thích nói huyễn pháp của A-tu-la.’ Khi ấy có một A-tu-la trá ngụy bảo với A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la: “Thiên đế Thích kia là người chất trực, trọng tín, không hư dối. Chỉ nói với ông ta rằng: ‘Thiên vương, huyễn pháp của A-tu-la nếu người nào học nó sẽ đọa vào địa ngục, chịu tội vô lượng trăm ngàn năm. Thiên đế Thích kia chắc chắn sẽ thôi, không còn ý muốn học nữa. Và ông ta sẽ bảo ông đi và sẽ khiến cho bệnh ông thuyên giảm, được an ổn.’” Lúc này, vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la lại đến chỗ Đế Thích nói kệ bạch rằng: Bậc Thiên vương Thiên Nhãn, Huyễn thuật A-tu-la, Đều là pháp giả dối Khiến người đọa địa ngục, Vô lượng trăm ngàn năm, Chịu khổ không dừng nghỉ. Lúc ấy Thiên đế Thích bảo A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la: ‘Thôi thôi, huyễn thuật như vậy không phải là pháp ta cần. Ông hãy trở về, ta sẽ khiến cho thân bệnh của ông được lành, được an ổn khỏe mạnh.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân là vua Tự tại nơi cõi trời Tam thập tam, luôn luôn chân thật, không hư, không ngụy, hiền thiện, chất trực. Tỳ-kheo các ông chánh tín, xuất gia, học đạo, không nhà cũng nên không hư, không ngụy, hiền thiện, chất trực nên học như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827726">Kinh 1119. Bà-tró<註 n="2060"/>1051 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Một hôm, Thiên đế Thích cùng với Bà-tró A-tu-la vương, con trai của Bề-lư-xá-na<註 n="2061"/>1052 có diện mạo tuyệt đẹp, sáng sớm cả hai đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui ra một bên. Các ánh sáng từ thân Thiên đế Thích và Bà-tró A-tu-la vương, con trai của Bề-lư-xá-na, lúc ấy tỏa chiếu ra khắp vườn Cấp cô độc.” Khi ấy Bà-tró A-tu-la vương, con trai của Bề-lư-xá-na nói kệ bạch Phật: Con người cần siêng năng, Để thỏa mãn điều lợi. Lợi này đã đủ rồi, Cần gì phải siêng năng<註 n="2062"/>1053? Lúc ấy, Thiên đế Thích lại nói kệ: Nếu người cần siêng năng, Để thỏa mãn điều lợi. Lợi này đã đủ rồi, Tu nhẫn không gì hơn. Nói kệ xong cả hai cùng bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, bài kệ nào được khéo nói?” Thế Tôn bảo: “Những điều các ông nói, cả hai bài đều nói hay, nhưng bây giờ các vị hãy lắng nghe Ta nói: Tất cả loài chúng sanh, Thảy đều cầu tự lợi. Mỗi mỗi chúng sanh kia, Đều mong điều mình cần. Các hòa hợp thế gian, Cùng với đêï nhất nghóa<註 n="2063"/>1054, Nên biết hòa hợp đời. Vốn là pháp vô thường. Nếu người cần siêng năng, Để thỏa mãn điều lợi, Lợi này thỏa mãn rồi, Tu nhẫn không gì hơn. Sau khi Thiên đế Thích cùng với vua A-tu-la Bề-lư-xá-na nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về. Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thích Đề-hoàn Nhân là vua Tự tại của trời Tam thập tam, tu hạnh nhẫn, khen ngợi nhẫn. Tỳ-kheo các ông chánh tín, xuất gia, học đạo, không nhà cũng nên tu hạnh nhẫn, khen ngợi nhẫn như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827727">Kinh 1120. Thệ ước<註 n="2064"/>1055 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thời quá khứ có một vị Thiên đế Thích bạch Phật rằng: ‘Thế Tôn, hôm nay con thọ giới như vậy, cho đến khi Phật pháp còn tồn tại ở thế gian, suốt đời con, nếu có người nào xúc não con, con sẽ không xúc não lại người kia.’ “Lúc ấy A-tu-la vương Tỳ-ma-chất-đa-la nghe Thiên đế Thích thọ giới như vầy: ‘Cho đến lúc Phật pháp còn tồn tại ở thế gian, suốt đời con, nếu có người nào xúc não con, con sẽ không xúc não lại người kia.’ Nghe như vậy, bèn xách gươm bén ngược đường tới. Lúc này, Thiên đế Thích từ xa trông thấy vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la cầm gươm bén ngược đường tới, liền từ xa nói: ‘A-tu-la đứng lại, ông đã bị trói, không được cử động.’ Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la liền không cử động được; bèn nói với Đế Thích: ‘Ông nay há không thọ giới như vầy: ‘Nếu Phật pháp tồn tại ở thế gian, suốt đời con, nếu có người nào xúc não con, con sẽ không xúc não lại người kia’ hay sao?’ “Thiên đế Thích đáp: ‘Tôi thật thọ giới như vậy. Nhưng ngươi tự đứng lại chịu trói.’ “A-tu-la nói: ‘Bây giờ hãy thả tôi ra.’ “Thiên đế Thích đáp: ‘Nếu ông hứa thề không làm loạn, ta sẽ buông tha ông.’ “A-tu-la nói: ‘Thả tôi ra, sẽ làm đúng pháp.’ “Đế Thích đáp: ‘Trước hết phải làm đúng như pháp, sau đó thả ông ra.’ “Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la liền nói kệ: Chỗ tham dục rơi vào, Chỗ sân nhuế rơi vào, Chỗ vọng ngữ rơi vào, Chỗ phạm Thánh rơi vào, Nếu ta gây não loạn, Ta sẽ rơi vào đó. “Thích Đề-hoàn Nhân lại nói: ‘Tha cho ông, tùy ý được an ổn.’ “Thiên đế Thích, sau khi bắt buộc vua A-tu-la phải ước thề xong, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con ở trước Phật thọ giới như vậy: ‘Cho đến Phật pháp tồn tại ở thế gian, suốt đời con, nếu có người nào xúc não con, con sẽ không xúc não lại người kia.’ Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nghe con thọ giới, tay xách gươm bén theo đường tới. Con trông thấy từ xa và bảo: ‘A-tu-la. Đứng lại. Đứng lại. Ông đã bị trói. Không được cử động’. A-tu-la kia nói: ‘Ông không có thọ giới sao?’ Con liền đáp: ‘Tôi thật có thọ giới. Nay ông đứng lại nên bị trói, không được cử động.’ Vua A-tu-la xin được cứu thoát, con bảo hắn: ‘Nếu ước thề là không làm loạn thì ngươi sẽ được cứu thoát.’ A-tu-la nói: ‘Hãy thả tôi ra, tôi hứa sẽ thề.’ Con liền nói: ‘Nói lời thề ước trước, sau đó thả ông.’ A-tu-la liền nói kệ ước thề: Chỗ tham dục rơi vào, Chỗ sân nhuế rơi vào, Chỗ vọng ngữ rơi vào, Chỗ phạm Thánh rơi vào, Nếu ta gây não loạn, Ta sẽ rơi vào đó. “Như vậy, bạch Thế Tôn, con muốn khiến vua A-tu-la phải nói lời ước thề, vậy có đúng pháp không? A-tu-la kia có gây nhiễu loạn nữa không? “Phật bảo Thiên đế Thích: “Lành thay! Lành thay! Ông muốn A-tu-la nói lời thề như vậy là đúng pháp, không trái và A-tu-la cũng không dám làm nhiễu loạn nữa. “Sau khi, Thiên đế Thích nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ ra về.” Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thiên đế Thích kia là vua Tự tại của trời Tam thập tam, không bị nhiễu loạn, cũng thường khen ngợi pháp không nhiễu loạn. Tỳ-kheo các ông chánh tín, xuất gia, học đạo, không nhà cũng nên không nhiễu loạn, cũng nên khen ngợi pháp không nhiễu loạn như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="34827728">tạp a-hàm quyển 41 <詞 id="34827729">Kinh 1121. Thích thị<註 n="2065"/>1056 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, nước Ca-tỳ-la-vệ<註 n="2066"/>1057, Bấy giờ, có nhiều người họ Thích đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Thích thị: “Này các người Cù-đàm, vào ngày trai giới<註 n="2067"/>1058 và tháng thần túc<註 n="2068"/>1059, có thọ trì trai giới và tu tập công đức gì không?” Các Thích thị bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con vào những ngày trai, có khi giữ được trai giới, có khi không được. Vào tháng thần túc có khi giữ trai giới, tu tập mọi công đức và cũng có khi không giữ được.” Phật bảo những người họ Thích: “Này các Cù-đàm, các ông sẽ không thu hoạch được lợi tốt. Các ông là những người kiêu mạn, người phiền não, người ưu bi, người khổ não. Tại sao vào những ngày trai giới, có khi giữ được trai giới, có khi không được? Vào những tháng thần túc, có khi giữ được trai giới, tu tập công đức, có khi không được? Này các Cù-đàm, thí như người cầu lợi, mỗi ngày mỗi tăng dần, một ngày một tiền, hai ngày hai tiền, ba ngày bốn tiền, bốn ngày tám tiền, năm ngày mười sáu tiền, sáu ngày hai mươi tiền. Như vậy, người ấy càng ngày càng tăng dần; tám ngày, chín ngày, cho đến một tháng, tiền tài càng lúc càng lớn rộng phải không?” Gia chủ bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Phật bảo Thích thị: “Thế nào, các người Cù-đàm, như vậy, người tiền tài tăng lên dần và tiền tài tự nhiên sẽ tăng rộng ra mãi; rồi lại muốn cho mình, trong vòng mười năm, chỉ một mực hỷ lạc, tâm lạc, phần nhiều trụ thiền định; há có thể được không?” Thích thị đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Phật bảo Thích thị: “Hoặc là chín năm, tám năm, bảy năm, sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm hay một năm, hỷ lạc, tâm lạc, phần nhiều trụ thiền định; há có thể được không?” Thích thị đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Phật bảo Thích thị: “Thôi, không tính năm. Liệu mười tháng, chín tháng, tám tháng cho đến một tháng, hỷ lạc, tâm lạc, phần nhiều trụ thiền định, há có thể được không? Lại không tính tháng, mà mười ngày, chín ngày, tám ngày cho đến một ngày một đêm hỷ lạc, tâm lạc, phần nhiều trụ thiền định, há có thể được không?” “Bạch Thế Tôn, không.” Phật dạy Thích thị: “Nay Ta nói cho các ông biết, trong hàng Thanh văn của Ta, có người tâm ngay thẳng, không siểm trá, không huyễn ngụy; Ta đã giáo hóa người này mười năm. Do nhân duyên này, người ấy có thể trong vòng trăm, ngàn, vạn năm chỉ một mực hỷ lạc, tâm lạc, phần nhiều trụ thiền định. Điều này chắc chắn là có. “Lại nữa, thôi, không tính mười năm, mà chín năm, tám năm, cho đến một năm, mười tháng, chín tháng, cho đến một tháng; mười ngày, chín ngày, cho đến một ngày một đêm, nếu đã được Ta giáo hóa, thì đến sáng hôm sau họ có thể tiến bộ vượt bực. Sáng sớm đã được giáo hóa thì đến chiều tối, có thể tiến bộ gấp bội. Vì nhân duyên này, nên trong vòng trăm, ngàn, vạn năm chỉ một mực hỷ lạc, tâm lạc, phần nhiều trụ thiền định, thành tựu hai quả. Hoặc quả Tư-đà-hàm hay quả A-na-hàm. Vì người này trước đó đã đắc Tu-đà-hoàn rồi.” Những người họ Thích bạch Phật: “Lành thay! Thế Tôn! Từ hôm nay, vào những ngày trai, chúng con sẽ tu tập trai giới tám chi; vào tháng thần túc, cũng thọ trì trai giới, tùy sức mà bố thí, tu tập mọi công đức.” Phật bảo Thích thị: “Lành thay, các Cù-đàm, hãy làm những việc cần thiết<註 n="2069"/>1060.” Phật nói kinh này xong, những người họ Cù-đàm nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827730">Kinh 1122. Tật bệnh<註 n="2070"/>1061 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, có nhiều người dòng họ Thích nhóm họp tại nhà luận nghị, bàn luận như vậy. Khi ấy, có người họ Thích nói với người họ Thích tên là Nan-đề: “Tôi có khi được đến Như Lai để cung kính cúng dường, có khi không được. Có khi được gần gũi cúng dường các vị Tỳ-kheo quen biết, có khi không được. Lại cũng không biết có những vị Ưu-bà-tắc trí tuệ, mà khi có những vị Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di trí tuệ khác bị tật bệnh khốn khổ, thì sẽ làm sao thuyết pháp, giáo giới, giáo hóa cho họ? Bây giờ chúng ta cùng đến chỗ Thế Tôn thưa hỏi nghóa này. Theo như lời dạy Thế Tôn mà thọ trì.” Lúc đó, Nan-đề và những người dòng họ Thích, cùng nhau đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con những người họ Thích có bàn luận với nhau ở nhà nghị luận như vậy. Có người họ Thích đến nói với con rằng: ‘Này Nan-đề, chúng tôi có khi được đến Như Lai để cung kính cúng dường, có khi không được. Có khi được gần gũi cúng dường các vị Tỳ-kheo quen biết, có khi không được. Nói đầy đủ như trên… cho đến vâng theo lời dạy Thế Tôn mà thọ trì.’ Hôm nay chúng con thỉnh vấn Thế Tôn: ‘Nếu Ưu-bà-tắc trí tuệ, mà khi có Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di trí tuệ khác bị bệnh tật khốn khổ thì nên thuyết pháp giáo giới, giáo hóa thế nào?’” Phật bảo Nan-đề: “Nếu Ưu-bà-tắc trí tuệ, muốn đến chỗ Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di trí tuệ khác đang bị tật bệnh khốn khổ, thì đem ba pháp an tâm<註 n="2071"/>1062 này mà truyền dạy cho họ; nói rằng: ‘Nhân giả! Hãy thành tựu lòng tin thanh tịnh bất hoại đối với Phật, đối với Pháp, Tăng.’ “Sau khi đem ba pháp an tâm này truyền dạy xong, lại nên hỏi rằng: ‘Nhân giả có quyến luyến cha mẹ không?’Nếu người kia có quyến luyến cha mẹ, thì nên dạy buông xả và nên nói rằng: ‘Nếu Nhân giả quyến luyến cha mẹ mà được sống, thì đáng quyến luyến. Đã không do quyến luyến mà được sống, thì quyến luyến làm gì?’Nếu kia nói không có quyến luyến cha mẹ thì nên tùy hỷ khuyến thiện và hỏi thêm rằng: ‘Đối với vợ con, nô bộc, tiền của cùng mọi vật Nhân giả có quyến luyến không?’ Nếu nói quyến luyến thì nên khuyên buông xả, như pháp xả sự quyến luyến cha mẹ. Nếu nói không quyến luyến, thì tùy hỷ khuyến thiện và hỏi nữa: ‘Đối với ngũ dục thế gian Nhân giả có luyến tiếc không?’ Nếu họ nói luyến tiếc, thì nên giải thích là ngũ dục thế gian là chỗ xấu xa, bất tịnh, bại hoại, hôi hám, không giống như ngũ dục thắng diệu cõi trời. Hãy khuyên kia lìa bỏ ngũ dục thế gian và quyết mong ngũ dục cõi trời. Nếu người kia nói tâm đã xa lìa ngũ dục thế gian và trước đã nghó đến dục thắng diệu cõi trời, thì tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với họ rằng: ‘Ngũ dục thắng diệu cõi trời, là pháp vô thường, khổ, không, biến hoại. Chư Thiên cõi trời có thân tướng thù thắng hơn ngũ dục cõi trời.’ Nếu kia nói đã bỏ nghó đến dục cõi trời và chỉ nghó đến thân tướng hơn ngũ dục, thì cũng tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với rằng: ‘Dục của hữu thân<註 n="2072"/>1063 cũng lại là pháp vô thường, biến hoại, chỉ có sự an lạc của xuất ly, là Niết-bàn với sự diệt tận của các hành. Nhân giả nên lìa bỏ sự mê luyến nơi hữu thân, mà nên vui cái vui Niết-bàn vắng lặng, tối thượng, thù thắng.’ “Vị Thánh đệ tử kia nếu đã lìa bỏ sự mê luyến đối với hữu, chỉ vui với Niết-bàn, thì cũng nên tùy hỷ khuyến thiện. “Như vậy, Nan-đề, Thánh đệ tử kia từ từ trước sau được nhắc nhở chỉ dạy, khiến cho họ được Niết-bàn bất khởi<註 n="2073"/>1064; giống như Tỳ-kheo sống một trăm tuổi, giải thoát Niết-bàn.” Phật nói kinh này xong, Nan-đề họ Thích cùng mọi người nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ ra về.  <詞 id="34827731">Kinh 1123. Bồ-đề<註 n="2074"/>1065 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ, Bấy giờ, có người họ Thích tên là Bồ-đề<註 n="2075"/>1066 đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Lành thay, bạch Thế Tôn, chúng con sung sướng được thiện lợi, là được làm thân quyến Thế Tôn.” Phật bảo Bồ-đề: “Chớ nói như vậy, rằng: ‘Chúng con sung sướng được thiện lợi, là được làm thân quyến Thế Tôn.’ Này Bồ-đề, được gọi là thiện lợi là đối với Phật có tâm thanh tịnh bất hoại, đối với Pháp, Tăng có tâm thanh tịnh bất hoại và thành tựu Thánh giới. Cho nên, này Bồ-đề, nên học như vầy: Đối với Phật có tâm thanh tịnh bất hoại, đối với Pháp, Tăng có tâm thanh tịnh bất hoại và thành tựu Thánh giới.” Phật nói kinh này xong, Bồ-đề họ Thích nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827732">Kinh 1124. Vãng sanh<註 n="2076"/>1067 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có vị Thánh đệ tử nào đối với Phật mà thành tựu được lòng tin thanh tịnh bất hoại, thì ngay lúc đó, sẽ được các hàng chư Thiên mà trước kia đối với Phật đã thành tựu được lòng tin tịnh giới bất hoại và vì nhân duyên này họ được sanh lên cõi trời, họ đều rất hoan hỷ và khen ngợi rằng: ‘Ta, nhờ nhân duyên đối với Phật thành tựu được lòng tin thanh tịnh bất hoại, nên được sanh lên cõi trời tốt đẹp này. Vị Thánh đệ tử kia, ngày nay đối với Phật thành tựu lòng tin thanh tịnh bất hoại, vì nhân duyên đó cũng sẽ sanh lên cõi trời tốt đẹp này.’ “Đối với Pháp và Tăng, lòng tin thanh tịnh bất hoại và thành tựu Thánh giới cũng nói như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827733">Kinh 1125. Tu-đà-hoàn (1)<註 n="2077"/>1068 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn đạo phần Tu-đà-hoàn<註 n="2078"/>1069: Thân cận người thiện nam, nghe chánh pháp, bên trong suy nghó chân chánh, pháp thứ pháp hướng<註 n="2079"/>1070.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827734">Kinh 1126. Tu-đà-hoàn (2)<註 n="2080"/>1071 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn chi phần Tu-đà-hoàn<註 n="2081"/>1072.Những gì là bốn? Đối với Phật có tâm thanh tịnh bất hoại; đối với Pháp, Tăng có tâm thanh tịnh bất hoại, thành tựu Thánh giới. Đó gọi là đạo phần Tu-đà-hoàn.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827735">Kinh 1127. Bốn pháp<註 n="2082"/>1073 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có người nào thành tựu bốn pháp thì biết người đó là Tu-đà-hoàn. Những gì là bốn? Đó là đối với Phật có tâm thanh tịnh bất hoại; đối với Pháp, Tăng, có tâm thanh tịnh bất hoại, thành tựu Thánh giới. Đó gọi là người thành tựu bốn pháp, nên biết họ là Tu-đà-hoàn.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Giống như nói mà không phân biệt, cũng vậy phân biệt về Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Người nào thành tựu bốn pháp, thì biết họ là Tu-đà-hoàn. Các kinh đều nói như trên.<註 n="2083"/>1074  <詞 id="34827736">Kinh 1128. Bốn quả (1)<註 n="2084"/>1075 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn quả Sa-môn. Những gì là bốn? Là quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827737">Kinh 1129. Bốn quả (2)<註 n="2085"/>1076 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bốn quả Sa-môn. Những gì là bốn? Quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán. Thế nào là quả Tu-đà-hoàn? Đoạn trừ ba kết gọi là Tu-đà-hoàn. Thế nào là quả Tư-đà-hàm? Đoạn trừ ba kết, tham, sân, si vơi mỏng, gọi là Tư-đà-hàm. Thế nào là quả A-na-hàm? Đoạn dứt năm hạ phần kết sử, gọi là quả A-na-hàm. Thế nào là quả A-la-hán? Nếu người nào dứt sạch tham dục, sân nhuế, ngu si và tất cả phiền não gọi là A-la-hán.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Giống như nói mà không phân biệt, cũng vậy, phân biệt Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Người nào thành tựu bốn pháp, thì biết họ là Tu-đà-hoàn. Các kinh đều nói như trên.  <詞 id="34827738">Kinh 1130. Hàn xứ<註 n="2086"/>1077 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở bất cứ nơi nào, nếu có Tỳ-kheo đi kinh hành và ở nơi đó mà chứng được một trong bốn quả Sa-môn, thì khi Tỳ-kheo ấy mạng chung, thường nhớ đến chỗ mình chứng quả.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Giống như chỗ kinh hành, cũng vậy chỗ đứng, chỗ ngồi, chỗ nằm cũng nói như vậy. Cũng vậy Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Các kinh đều nói như vậy.  <詞 id="34827739">Kinh 1131. Bốn thức ăn<註 n="2087"/>1078 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Giống như bốn loại thức ăn đối với tứ đại, để an lập chúng sanh, giúp ích và duy trì. Những gì là bốn? Đoàn thực, xúc thực, ý tư thực và thức thực. Cũng vậy, có bốn thứ thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đức, thấm nhuần bởi pháp lành. Những gì là bốn? Đó là đối với Phật thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại, là thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đức, thấm nhuần bởi pháp lành. Đối với Pháp, Tăng thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại và thành tựu Thánh giới, là thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đức, thấm nhuần bởi pháp lành.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827740">Kinh 1132. Nhuận trạch (1)<註 n="2088"/>1079 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nói như trên, nhưng chỉ có một vài sự sai khác là: “Đối với Phật thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại, là thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đức, thấm nhuần bởi pháp lành. “Đối với Pháp, Tăng, thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại, các pháp đã được nghe, vừa ý, yêu thích. Thành tựu Thánh giới, là thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đức, thấm nhuần bởi pháp lành.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827741">Kinh 1133. Nhuận trạch (2)<註 n="2089"/>1080 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nói như trên, nhưng chỉ có một vài sự sai khác là: “Đối với Phật thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại, là thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đức, thấm nhuần bởi pháp lành. Nếu đối với pháp<註 n="2090"/>1081; hoặc tâm keo kiệt, cấu bẩn, trói buộc chúng sanh, thì tâm phải xa lìa các thứ keo kiệt, cấu bẩn đã dính nhiều vào đó, mà thực hành bố thí giải thoát. Thường bố thí, thích buông xả, tâm hành thí bình đẳng, là thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đức, thấm nhuần bởi pháp lành.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827742">Kinh 1134. Nhuận trạch (3)<註 n="2091"/>1082 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nói như trên, nhưng chỉ có một vài sự sai khác là: “Bốn thứ như vậy là thức ăn an lạc vốn thấm nhuần bởi phước đức, thấm nhuần bởi pháp lành. Quả báo và công đức của Thánh đệ tử kia không thể so sánh. Không thể nói có được bao nhiêu phước, bao nhiêu báo như vậy, mà chỉ nói phước báo nhiều của họ thuộc về công đức lớn đã tích tụ.” Giống như kinh Thí dụ ngũ hà<註 n="2092"/>1083 đã nói,… cho đến nói kệ. Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827743">Kinh 1135. Bốn mươi thiên tử<註 n="2093"/>1084 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có bốn mươi Thiên tử tướng mạo rất đẹp đẽ, sáng sớm đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên. Thế Tôn bảo các Thiên tử ấy rằng: “Lành thay! Lành thay! Các Thiên tử, các ông đối với Phật đã thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại; đối với Pháp, Tăng thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại và thành tựu Thánh giới chưa?” Bấy giờ, có một Thiên tử đứng dậy, sửa lại y phục, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đối với Phật con đã thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại, nhờ công đức này, nên khi thân hoại mạng chung con được sanh lên cõi trời.” Một Thiên tử thưa: “Bạch Thế Tôn, đối với Pháp con đã thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại, nhờ công đức này, nên khi thân hoại mạng chung con được sanh lên cõi trời.” Một Thiên tử thưa: “Bạch Thế Tôn, đối với Tăng con đã thành tựu tâm thanh tịnh bất hoại, nhờ công đức này, nên khi thân hoại mạng chung con được sanh lên cõi trời.” Một Thiên tử thưa: “Bạch Thế Tôn, đối với Thánh giới con đã thành tựu, nhờ công đức này nên khi thân hoại mạng chung con được sanh lên cõi trời.” Bấy giờ, bốn mươi Thiên tử ở trước Phật tự ký thuyết về quả Tu-đà-hoàn rồi liền biến mất. Giống như bốn mươi vị Thiên tử, cũng vậy, bốn trăm Thiên tử, tám trăm Thiên tử, mười ngàn Thiên tử, hai chục ngàn Thiên tử, ba chục ngàn Thiên tử, bốn chục ngàn Thiên tử, năm chục ngàn Thiên tử, sáu chục ngàn Thiên tử, bảy chục ngàn Thiên tử, tám chục ngàn Thiên tử, họ ở trước Phật tự ký thuyết về quả Tu-đà-hoàn xong liền biến mất.  <詞 id="34827744">Kinh 1136. Nguyệt dụ<註 n="2094"/>1085 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá<註 n="2095"/>1086. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Hãy sống như mặt trăng; khi đi vào nhà người khác với tàm quý, khiêm hạ, kiểm thúc tâm, thúc liễm thân hình như người mới học. Như người mắt sáng khi lội vực sâu, lên đỉnh núi, kiểm thúc tâm, thúc liễm thân hình và chậm rãi tiến tới trước. “Tỳ-kheo cũng vậy, sống như mặt trăng; khi đi vào nhà người khác với tàm quý, khiêm hạ, kiểm thúc tâm, thúc liễm thân hình như người mới học. “Tỳ-kheo Ca-diếp sống như mặt trăng; khi đi vào nhà người khác với tàm quý, khiêm hạ không cao mạn, kiểm thúc tâm, thúc liễm thân hình như người mới học. Như người mắt sáng lội vực sâu, lên đỉnh núi chế ngự tâm, thúc liễm thân, xem xét kỹ rồi mới tiến.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Ý các ông thế nào? Tỳ-kheo phải như thế nào mới vào nhà người?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là chỗ nương tựa của pháp, xin Thế Tôn nói rộng, các Tỳ-kheo nghe xong sẽ nhận lãnh phụng hành.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông giảng nói. “Nếu Tỳ-kheo nào ở nhà người mà tâm không bị dính, không bị trói, không tham đắm dục lạc<註 n="2096"/>1087; đối với cái lợi mà người khác có, công đức mà người khác làm, hoan hỷ như là của chính mình, không sanh ra tư tưởng ganh tị; cũng không tự đề cao mình, hạ thấp người. Tỳ-kheo như vậy mới nên vào nhà người.” Bấy giờ, Thế Tôn đưa tay sờ vào hư không, rồi hỏi các Tỳ-kheo: “Hiện tại tay này của Ta có bị dính, bị trói, bị nhiễm bởi hư không chăng?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không,” Phật bảo Tỳ-kheo: “Pháp của Tỳ-kheo thường như vậy, với tâm không bị dính, không bị trói và không bị nhiễm khi vào nhà người. Chỉ có Tỳ-kheo Ca-diếp là với tâm không bị dính, không bị trói và không bị nhiễm khi vào nhà người. Đối với cái lợi mà người khác có, công đức mà người khác làm, hoan hỷ như là của chính mình, không sanh ra tư tưởng ganh tị; cũng không tự đề cao mình, hạ thấp người, chỉ có Tỳ-kheo Ca-diếp như vậy mới nên vào nhà người.” Bấy giờ, Thế Tôn lại đưa tay sờ vào hư không, rồi hỏi các Tỳ-kheo: “Ý các ông thế nào? Hiện tại tay này của Ta có bị dính, bị trói, bị nhiễm bởi hư không chăng?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không,” Phật bảo Tỳ-kheo: “Chỉ Tỳ-kheo Ca-diếp thường như vậy, với tâm không bị dính, không bị trói và không bị nhiễm khi vào nhà người. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo như thế nào mới đáng là thuyết pháp thanh tịnh?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là nơi nương tựa của pháp, xin Ngài nói rộng, chúng con nghe xong sẽ nhận lãnh phụng hành.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Hãy lắng nghe và suy nghó kỹ, Ta sẽ vì các ông mà giảng nói. “Nếu có Tỳ-kheo nào thuyết pháp cho người mà khởi tâm như vầy: ‘Những ai khởi tín tâm thanh tịnh đối với ta? Làm như thế rồi, cúng dường y phục, ngọa cụ, mền nệm và thuốc men.’ Thuyết như vậy, gọi là thuyết pháp không thanh tịnh. “Nếu lại có Tỳ-kheo nào thuyết pháp cho người, khởi nghó như vầy: ‘Chánh pháp luật được Thế Tôn hiển hiện, lìa các nhiệt não, không đợi thời tiết, ngay nơi hiện thân này<註 n="2097"/>1088, duyên nơi tự tâm mà giác tri, hướng thẳng Niết-bàn. Nhưng chúng sanh thì đắm chìm vào già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Những chúng sanh như vậy nếu nghe được Chánh pháp, nhờ nghóa lợi thì mãi mãi sẽ được an lạc. Nhờ nhân duyên Chánh pháp này, bằng tâm từ, tâm bi, tâm thương xót và tâm muốn Chánh pháp được trụ thế lâu dài mà thuyết cho người’. Đó gọi là thuyết pháp thanh tịnh. “Chỉ có Tỳ-kheo Ca-diếp mới có tâm thanh tịnh như vậy mà vì người thuyết pháp; bằng Chánh pháp luật của Như Lai,… cho đến vì tâm muốn làm Chánh pháp được trụ thế lâu dài mà vì người thuyết pháp. “Cho nên, các Tỳ-kheo, phải học như vậy, thuyết pháp như vậy, đối với Chánh pháp luật của Như Lai,… cho đến tâm muốn khiến cho Chánh pháp được thường trụ lâu dài mà vì người thuyết pháp.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827745">Kinh 1137. Thí dữ<註 n="2098"/>1089 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có Tỳ-kheo nào, muốn vào nhà người mà khởi nghó như vầy: ‘Người kia sẽ bố thí cho ta, chứ không phải không bố thí; bố thí vội, không cúng từ từ; bố thí nhiều, không bố thí ít; bố thí ngon, không bố thí dở; cúng bố thí không cúng chậm.’ Vì tâm như vậy, mà đến nhà người, nếu người ta không bố thí,… cho đến bố thí chậm, tâm của Tỳ-kheo này sẽ bị khuất nhục. Vì lý do này nên tâm của Tỳ-kheo ấy thoái thất, tự sanh chướng ngại. “Nếu lại có Tỳ-kheo nào, muốn vào nhà người mà khởi nghó như vầy: ‘Người xuất gia mục đích đến nhà người, là do đâu được bố thí chứ không phải không bố thí, bố thí vội không phải bố thí từ từ, bố thí nhiều không phải bố thí ít, bố thí ngon không phải bố thí dở, bố thí nhanh không phải bố thí chậm?’ Nghó như vậy mới đến nhà người. Nếu người ta không bố thí,… cho đến bố thí chậm, tâm của Tỳ-kheo này không bị khuất nhục, cũng không bị thoái thất, không sanh chướng ngại. “Chỉ có Tỳ-kheo Ca-diếp nghó như vậy khi đến nhà người. Cho nên các Tỳ-kheo phải học như vậy, nghó như vậy khi vào nhà người: ‘Người xuất gia mục đích khi đến nhà người, do đâu được cúng chứ không phải không cúng,… cho đến cúng mau không phải cúng chậm?’ Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827746">Kinh 1138. Thắng<註 n="2099"/>1090 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Ca-diếp ở trong giảng đường Lộc tử mẫu vườn phía Đông nước Xá-vệ. Buổi chiều, sau khi từ thiền tịnh dậy, Tôn giả đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên. Khi ấy Thế Tôn bảo Tôn giả Ma-ha Ca-diếp: “Ông nên thuyết pháp, giáo giới, giáo thọ cho các Tỳ-kheo. Vì sao? Vì Ta thường thuyết pháp giáo giới, giáo thọ cho các Tỳ-kheo, ông cũng nên như vậy.” Tôn giả Ma-ha ca-diếp bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nay rất khó giáo thọ các Tỳ-kheo. Hoặc có Tỳ-kheo không chịu nghe nói.” Phật bảo Ma-ha Ca-diếp: “Vì lý do gì ông nói như vậy?” Ma-ha Ca-diếp bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con thấy có hai Tỳ-kheo, một tên là Bàn-trù<註 n="2100"/>1091 đệ tử của A-nan, hai tên là A-phù-tỳ<註 n="2101"/>1092 đệ tử của Ma-ha Mục-kiền-liên. Hai người này tranh luận về đa văn. Họ bảo nhau: ‘Ngươi đến đây cùng nhau bàn luận để coi ai có sở tri nhiều và sở tri ai hơn.’” Khi ấy, Tôn giả A-nan đứng sau Phật đang cầm quạt hầu, nói với Tôn giả Ma-ha Ca-diếp: “Hãy thôi! Thưa Tôn giả Ma-ha Ca-diếp! Hãy nhẫn! Tôn giả Ca-diếp! Những Tỳ-kheo thiếu niên này trí tuệ kém, trí tuệ xấu.” Tôn giả Ma-ha Ca-diếp nói với Tôn giả A-nan: “Ông hãy im lặng! Chớ khiến ta ở giữa Tăng hỏi sự việc ông.” Lúc ấy, Tôn giả A-nan liền im lặng. Bấy giờ, Đức Phật bảo một Tỳ-kheo: “Ông hãy đến chỗ Tỳ-kheo Bàn-trù và A-phù-tỳ nói rằng: ‘Đại Sư cho gọi các ông.’” Tỳ-kheo này liền vâng lời, đến chỗ Tỳ-kheo A-phù-tỳ và Tỳ-kheo Bàn-trù nói rằng: “Đại Sư cho gọi các ông.” Tỳ-kheo Bàn-trù và A-phù-tỳ vâng theo lời dạy, cả hai liền đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn hỏi hai Tỳ-kheo: “Có thực, hai ông đã cùng nhau tranh luận và nói: ‘Ông đến đây cùng nhau bàn luận để coi ai có sở tri nhiều và sở tri ai hơn’ không?” Hai Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thật có.” Phật bảo hai Tỳ-kheo: “Các ông đem những pháp của Ta dạy như Tu-đa-la, Kỳ-dạ, Già-đà, Ưu-đà-na, Ni-đà-na, A-bà-đà-na, Y-đế-nhật-đa-già, Xà-đà-già, Tỳ-phú-la, A-phù-đà-đạt-ma, Ưu-ba-đề-xá để tranh luận nhau và bảo: ‘Ngươi đến đây cùng nhau bàn luận để coi ai có sở tri nhiều và sở tri ai hơn’ phải không?” Hai Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không vậy.” Phật bảo hai Tỳ-kheo: “Các ông không đem những gì Ta đã nói trong Tu-đa-la,… cho đến Ưu-ba-đề-xá để tự điều phục, tự đình chỉ và tự cầu Niết-bàn sao?” Hai Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Phật bảo hai Tỳ-kheo: “Các ông là những người ngu si! Sao các ông đã biết những gì Ta dạy trong Tu-đa-la,… cho đến Ưu-ba-đề-xá rồi, lại cùng nhau tranh luận thử ai có sở tri nhiều và sở tri ai hơn?” Lúc này, hai Tỳ-kheo trước Phật lễ dưới chân, cùng bạch Phật: “Xin sám hối Thế Tôn! Xin sám hối Thiện Thệ! Chúng con ngu si không tốt, không phân biệt, mà tranh luận nhau.” Phật bảo hai Tỳ-kheo: “Các ông đã thực biết tội, sám hối lỗi ngu si, không tốt, không biết phân biệt mà lại cùng tranh luận. Nay đã tự biết tội, tự thấy tội, tự biết hối lỗi, thì Giới luật nghi sẽ phát sanh ở đời vị lai. Nay Ta vì thương xót các ông mà nhận sự sám hối, để cho thiện pháp các ông tăng trưởng không bao giờ thoái giảm. Vì sao? Vì nếu có người tự biết tội, tự thấy tội, tự biết hối lỗi, thì Giới luật nghi sẽ phát sanh ở đời vị lai, không bao giờ thoái giảm.” Hai Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.  <詞 id="34827747">Kinh 1139. Vô tín<註 n="2102"/>1093 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp ở trong giảng đường Lộc tử mẫu tại vườn phía Đông nước Xá-vệ. Buổi chiều, sau khi từ thiền tịnh dậy, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên. Phật bảo Ca-diếp: “Ông nên giáo thọ, giáo giới cho các Tỳ-kheo. Vì các Tỳ-kheo thuyết pháp, giáo giới, giáo thọ. Vì sao? Vì Ta thường thuyết pháp giáo giới, giáo thọ cho các Tỳ-kheo, ông cũng nên như vậy.” Tôn giả Ma-ha Ca-diếp bạch Phật: “BạchThế Tôn, Tỳ-kheo bây giờ khó có thể vì họ thuyết pháp. Nếu có thuyết pháp, thì sẽ có Tỳ-kheo không nhẫn, không hoan hỷ.” Phật bảo Ca-diếp: “Vì lý do gì ông nói như vậy?” Ma-ha Ca-diếp bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, hoặc có Tỳ-kheo không có tâm tin kính đối với thiện pháp, nếu nghe thuyết pháp, họ có thể thoái chuyển. Hoặc người ác trí tuệ không có trí tuệ, tinh tấn và tàm quý, không có trí tuệ đối với thiện pháp; nghe thuyết pháp, có thể thoái thất. Hoặc có người tham dục, sân nhuế, thụy miên, trạo hối, nghi hoặc, thân hành thô bạo, phẫn hận, thất niệm, bất định, vô trí, họ có nghe thuyết pháp thì cũng thoái thất. Bạch Thế Tôn, những hạng người xấu như vậy, còn không thể khiến tâm an trụ ở thiện pháp, huống lại tăng tiến! Nên biết hạng người này thiện pháp càng ngày càng thoái thất, không thể tăng trưởng. “Bạch Thế Tôn, nếu người nào, đối với thiện pháp, có lòng tin thanh tịnh thì sẽ không thoái thất. Đối với thiện pháp có trí tuệ, tinh tấn và tàm quý, sẽ không thoái thất. Không tham, không nhuế, không thụy miên, không trạo hối, không nghi hoặc, sẽ không thoái thất. Thân không thô bạo, tâm không ô nhiễm, không phẫn, không hận, định tâm, chánh niệm, trí tuệ, sẽ không thoái thất. Người như vậy, đối với các thiện pháp càng ngày càng tăng trưởng, huống chi tâm lại an trú. Người này ngày đêm thường cầu thăng tiến, không bao giờ thoái thất.” Phật bảo Ca-diếp: “Đúng vậy! Đúng vậy! Người nào đối với các thiện pháp, mà không có lòng tin thì sẽ bị thoái thất”. Cũng như Ca-diếp lần lượt nói đầy đủ. Sau khi Tôn giả Ma-ha Ca-diếp nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ ra về.  <詞 id="34827748">Kinh 1140. Phật là căn bản<註 n="2103"/>1094 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp ở trong giảng đường Lộc tử mẫu tại vườn phía Đông nước Xá-vệ. Buổi chiều, sau khi từ thiền tịnh dậy, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên. Khi ấy Thế Tôn bảo Tôn giả Ma-ha Ca-diếp: “Ông nên giáo thọ, giáo giới cho các Tỳ-kheo. Vì các Tỳ-kheo thuyết pháp, giáo giới, giáo thọ. Vì sao? Vì Ta thường thuyết pháp giáo giới, giáo thọ cho các Tỳ-kheo, ông cũng nên như vậy.” Tôn giả Ma-ha Ca-diếp bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo bây giờ khó có thể vì họ thuyết pháp. Có các Tỳ-kheo nghe thuyết pháp sẽ không nhẫn, không hoan hỷ.” Phật bảo Ca-diếp: “Vì lý do gì ông nói như vậy?” Ma-ha Ca-diếp bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc pháp, là con mắt pháp, là chỗ nương tựa của pháp, cúi xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo thuyết pháp, các Tỳ-kheo nghe xong sẽ lãnh thọ phụng hành.” Phật bảo Ca-diếp: “Hãy lắng nghe và suy nghó cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà giảng nói.” Phật bảo Ca-diếp: “Ngày xưa, Tỳ-kheo a-luyện-nhã ở chỗ a-luyện-nhã khen ngợi pháp a-luyện-nhã. Với Tỳ-kheo khất thực<註 n="2104"/>1095 thì khen ngợi về công đức khất thực. Với Tỳ-kheo y phấn tảo thì khen ngợi về công đức mặc y phấn tảo. Với Tỳ-kheo thiểu dục tri túc, tu hạnh viễn ly, tinh cần phương tiện, chánh niệm, chánh định, trí tuệ lậu tận, tự thân tác chứng, thì theo sở hành của họ mà khen ngợi, xưng tụng. “Này Ca-diếp, nếu có Tỳ-kheo với a-luyện-nhã thì khen ngợi pháp a-luyện-nhã,… cho đến với Tỳ-kheo lậu tận, thì khen ngợi lậu tận tự thân tác chứng; nếu gặp Tỳ-kheo như vậy thì nên tiếp chuyện, tùy nghi thăm hỏi, chào đón: ‘Ngài tên gì? Đệ tử của ai?’ Nhường chỗ ngồi mời ngồi và tán thán sự hiền thiện của vị ấy, như pháp sở hành của vị ấy, có nghóa Sa-môn, có sở dục Sa-môn. Khi khen ngợi như vậy, nếu vị ấy cùng ở hay cùng đi thì liền quyết định tùy thuận sở hành của vị ấy, không bao lâu cũng sẽ đồng với sở kiến và sở dục của vị ấy.” Phật bảo Ca-diếp: “Nếu Tỳ-kheo tuổi trẻ gặp Tỳ-kheo a-luyện-nhã kia đến thì tán thán pháp a-luyện-nhã,… cho đến Tỳ-kheo lậu tận, tự thân tác chứng. Tỳ-kheo tuổi trẻ này nên đứng dậy nghinh tiếp, cung kính lễ bái, thưa hỏi,… cho đến cùng ở với họ, thì không bao lâu chính mình sẽ được nghóa lợi, được hữu ích. Người nào cung kính như vậy, thì sẽ được lợi ích an lạc lâu dài.” Phật bảo Ca-diếp: “Hiện nay, Tỳ-kheo tuổi trẻ thấy vị kia đến, biết đó là đại đức có tri kiến có thể chiêu cảm được mọi thứ tài vật như y phục, mền nệm, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men, nên cùng tiếp chuyện với họ, cung kính hỏi thăm, chào đón, rằng: ‘Ngài tên gì? Là đệ tử của ai?’ Và tán thán phước đức của họ để có thể chiêu cảm được lợi lớn như y phục, mền nệm, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men. Hoặc cùng gần gũi vị ấy cũng sẽ được đầy đủ mọi thứ y phục, mền nệm, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men. Hoặc lại có Tỳ-kheo-niên thiếu, thấy vị kia đến biết đó là đại đức, đại trí, có thể chiêu cảm được mọi thứ tài lợi như y phục, mền nệm, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men, nên vội vàng đứng dậy nghinh đón, cung kính chào hỏi: ‘Quý thay ngài đến đây! Bậc Đại đức, đại trí!’ để có thể chiêu cảm lợi lớn về y phục, mền nệm, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men. Này Ca-diếp, những Tỳ-kheo-niên thiếu như vậy, sẽ lâu dài bị đau khổ, phi nghóa, không có lợi. “Như vậy, Ca-diếp, những Tỳ-kheo đó là tai hoạn của Sa-môn, là sự đắm chìm của phạm hạnh, là chướng ngại lớn, là pháp ác bất thiện, là cái hại của phiền não, trở lại thọ các hữu, chịu khổ báo sanh tử thiêu đốt trong đời vị lai đưa đến sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Cho nên, Ca-diếp, phải tu học như vầy: Hãy xưng danh tán thán những vị a-luyện-nhã sống ở a-luyện-nhã; xưng danh tán thán vị mặc y phấn tảo khất thực, thiểu dục tri túc, tu hạnh viễn ly, tinh cần phương tiện, chánh niệm, chánh định, chánh trí lậu tận, tự thân tác chứng.” Phật nói kinh này xong, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ làm lễ ra về.  <詞 id="34827749">Kinh 1141. Quá già<註 n="2105"/>1096 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp ở tại giảng đường Lộc tử mẫu trong vườn phía Đông nước Xá-vệ. Buổi chiều, sau khi từ thiền tịnh dậy, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi xuống một bên. Khi ấy, Thế Tôn bảo Ma-ha Ca-diếp: “Ông nay đã già, các căn suy yếu, y phấn tảo nặng, y của Ta nhẹ tốt<註 n="2106"/>1097.Nay ông có thể ở trong chúng mặc y nhẹ hoại sắc do cư só cúng.” Ca-diếp bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con đã lâu dài tập hạnh a-luyện-nhã, tán thán hạnh a-luyện-nhã, mặc y phấn tảo, khất thực<註 n="2107"/>1098.” Phật bảo Ca-diếp: “Thầy quán sát có bao nhiêu nghóa mà tập hạnh a-luyện-nhã, tán thán pháp a-luyện-nhã; mặc y phấn tảo, khất thực, tán thán pháp mặc y phấn tảo, khất thực?” Ca-diếp bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con quán sát thấy có hai nghóa: Hiện tại được nghóa sống an lạc; đời vị lai, làm gương cho chúng sanh. Vì chúng sanh đời vị lai sẽ nghó như vầy: ‘Thượng tọa quá khứ có sáu thần thông, xuất gia lâu ngày, phạm hạnh thuần thục, được Thế Tôn khen ngợi và được những vị phạm hạnh trí tuệ phụng sự. Vị ấy lâu dài tập hạnh a-luyện-nhã, tán thán pháp a-luyện-nhã; mặc y phấn tảo, khất thực, tán thán pháp mặc y phấn tảo, khất thực.’ Nếu ai nghe được điều này, tâm họ sẽ thanh tịnh và tùy hỷ, lúc nào cũng được an lạc và lợi ích.” Phật bảo Ca-diếp: “Lành thay! Lành thay! Ca-diếp, ông là người trong lâu dài đem lại nhiều lợi ích, an lạc cho chúng sanh, thương xót thế gian và an lạc trời, người.” Phật bảo Ca-diếp: “Nếu có người nào hủy báng pháp đầu-đà<註 n="2108"/>1099, tức là hủy báng Ta. Nếu có người nào tán thán pháp đầu-đà, tức là tán thán Ta. Vì sao? Vì pháp đầu-đà là pháp Ta luôn luôn xưng danh và tán thán. Cho nên, Ca-diếp, người a-luyện-nhã, nên tán thán a-luyện-nhã; người mặc y phấn tảo, khất thực, nên tán thán pháp mặc y phấn tảo khất thực.” Phật nói kinh này xong, Ma-ha Ca-diếp nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827750">Kinh 1142. Nạp y nặng<註 n="2109"/>1100 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp sống lâu nơi trú xứ sàng tọa a-luyện-nhã<註 n="2110"/>1101, râu tóc ra dài, mặc y rách vá, đến chỗ Phật. Lúc đó Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô số đại chúng vây quanh. Bấy giờ, các Tỳ-kheo thấy Ma-ha Ca-diếp từ xa đi lại và sau khi thấy Tôn giả Ma-ha Ca-diếp rồi, họ khởi tâm khinh mạn rằng: “Tỳ-kheo này là ai mà y phục tồi tàn; đến đây mà dung nghi không có; đến đây mà y phục dương dương<註 n="2111"/>1102?” Khi đó Thế Tôn biết được tâm niệm của các Tỳ-kheo, bảo Ma-ha Ca-diếp: “Đến đây, Ca-diếp! Hãy ngồi nơi phân nửa chỗ ngồi này. Nay Ta rốt cuộc<註 n="2112"/>1103 biết ai xuất gia trước. Thầy ư? Ta ư?” Các Tỳ-kheo sanh lòng sợ hãi, chân lông dựng đứng lên, nói với nhau: “Lạ thay, Tôn giả! Tôn giả ấy là Ma-ha Ca-diếp có đức độ lớn, thần lực lớn, là đệ tử của Đại Sư, được mời ngồi nửa tòa.” Khi ấy Tôn giả Ma-ha Ca-diếp chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Phật là Thầy con. Con là đệ tử<註 n="2113"/>1104.” Phật bảo Ca-diếp: “Thật vậy! Thật vậy! Ta là Đại Sư. Ông là đệ tử. Bây giờ ông hãy ngồi xuống, trên chỗ ngồi đã dọn sẵn.” Tôn giả Ma-ha Ca-diếp cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên. Bấy giờ Thế Tôn muốn cảnh tỉnh các Tỳ-kheo nên đem những công đức rộng lớn thù thắng của Ca-diếp đã sở đắc như mình, vì đại chúng hiện tiền mà bảo các Tỳ-kheo: “Ta đã lìa dục, pháp ác bất thiện, có giác, có quán, thành tựu và trụ Sơ thiền, hoặc ngày, hoặc đêm, hoặc ngày đêm. Ma-ha Ca-diếp cũng lại như Ta, lìa dục, pháp ác bất thiện, cho đến thành tựu và trụ Sơ thiền, hoặc ngày, hoặc đêm, hoặc ngày đêm. “Ta muốn thành tựu và an trụ Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, hoặc ngày, hoặc đêm, hoặc ngày đêm. Ma-ha Ca-diếp cũng lại như vậy,… cho đến thành tựu và an trụ Tứ thiền, hoặc ngày, hoặc đêm, hoặc ngày đêm. “Ta tùy theo sở dục mà thành tựu và an trụ Từ, Bi, Hỷ, Xả, Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, thần thông hiện các cảnh giới, có trí thiên nhó, tha tâm, túc mạng, trí sanh tử và trí lậu tận, hoặc ngày, hoặc đêm, hoặc ngày đêm. Tỳ-kheo Đại Ca-diếp cũng lại như vậy,… cho đến thành tựu và an trụ trí lậu tận hoặc ngày, hoặc đêm, hoặc ngày đêm.” Sau khi Đức Thế Tôn ở giữa vô số đại chúng, tán thán công đức thắng diệu rộng lớn của Tôn giả Ma-ha Ca-diếp như mình rồi, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827751">Kinh 1143. Khi ấy<註 n="2114"/>1105 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp và Tôn giả A-nan đang ở trong núi Kỳ-xà-quật. Tôn giả A-nan đến chỗ Tôn giả Ca-diếp nói rằng: “Hôm nay chúng ta có thể ra khỏi núi Kỳ-xà-quật vào thành Vương xá khất thực?” Tôn giả Ma-ha Ca-diếp im lặng bằng lòng. Hai Tôn giả Ma-ha Ca-diếp và A-nan đắp y, ôm bát vào thành Vương xá khất thực. Tôn giả A-nan nói với Tôn giả Ma-ha Ca-diếp: “Trời còn quá sớm, chúng ta tạm ghé qua tinh xá Tỳ-kheo-ni.” Hai vị liền ghé qua. Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni trông thấy Tôn giả Ca-diếp và Tôn giả A-nan từ xa đi lại, vội vàng trải sàng tòa mời ngồi. Các Tỳ-kheo-ni lễ dưới chân Tôn giả Ma-ha Ca-diếp và Tôn giả A-nan, rồi ngồi lui qua một bên. Tôn giả Ma-ha Ca-diếp vì các Tỳ-kheo-ni dùng nhiều cách thuyết pháp, chỉ bày, soi sáng và làm cho hoan hỷ. Sau khi Tôn giả chỉ bày, soi sáng và làm cho hoan hỷ xong, lúc ấy, Tỳ-kheo-ni Thâu-la Nan-đà<註 n="2115"/>1106 không hoan hỷ, nói ra những ác ngôn như vầy: “Tại sao A-lê Ma-ha Ca-diếp<註 n="2116"/>1107 lại thuyết pháp cho Tỳ-kheo-ni trước mặt A-lê A-nan Bề-đề-ha-mâu-ni<註 n="2117"/>1108? Giống như người buôn bán kim lại đem kim bán cho người làm kim? A-lê Ma-ha Ca-diếp cũng lại như vậy, thuyết pháp cho các Tỳ-kheo-ni trước mặt A-lê A-nan Bề-đề-ha-mâu-ni!” Tôn giả Ma-ha Ca-diếp sau khi nghe Tỳ-kheo-ni Thâu-la Nan-đà với tâm không hoan hỷ mà miệng thốt ra những ác ngôn, liền nói với Tôn giả A-nan: “Ông có thấy Tỳ-kheo-ni Thâu-la Nan-đà với tâm không hoan hỷ mà miệng thốt ra những ác ngôn? Thế nào A-nan? Ta là người buôn kim, bán kim trước mặt người làm kim là ông chăng?” Tôn giả A-nan nói với Tôn giả Ma-ha Ca-diếp: “Thôi, hãy nhịn! Đó là mụ già ngu si, thiếu trí tuệ, chưa từng tu tập!” “Này A-nan, ông chẳng đã từng nghe Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, ở giữa đại chúng thuyết ‘Nguyệt dụ kinh’<註 n="2118"/>1109 để giáo giới, giáo thọ rằng: ‘Tỳ-kheo, hãy sống như mặt trăng, thường như người mới học’… (chi tiết như trên)? Đó là nói A-nan sống như mặt trăng, thường như người mới học chăng?” Tôn giả A-nan thưa: “Thưa Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, không phải.” “A-nan, ông có nghe Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, ở giữa đại chúng thuyết ‘Nguyệt dụ kinh’để giáo giới, giáo thọ rằng: ‘Tỳ-kheo, hãy sống như mặt trăng, thường như người mới học, thì chỉ có Ma-ha Ca-diếp’?” A-nan đáp: “Thưa Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, đúng vậy.” “A-nan, ông có từng được Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, ở giữa vô lượng đại chúng, mời đến ngồi chung chăng? Lại nữa, Thế Tôn có tán thán đức độ rộng lớn của ông bằng Ngài không? A-nan đã lìa dục, lìa pháp ác bất thiện,… cho đến được Ngài tán thán lậu tận thông chăng?” Đáp: “Thưa Tôn giả Ca-diếp, chưa!” “Như vậy, này A-nan, Thế Tôn Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, ở giữa vô lượng đại chúng, miệng tự nói: ‘Thiện lai! Ma-ha Ca-diếp! Mời ông ngồi nửa tòa.’ Lại, ở giữa đại chúng có khen ngợi công đức rộng lớn của Ma-ha Ca-diếp bằng Phật; đã lìa dục, lìa pháp ác bất thiện… cho đến lậu tận không?” A-nan đáp: “Đúng vậy, thưa Tôn giả Đại Ca-diếp!” Khi ấy Tôn giả Ma-ha Ca-diếp ở giữa chúng Tỳ-kheo-ni rống lên tiếng rống sư tử.  <詞 id="34827752">Kinh 1144. Chúng giảm thiểu<註 n="2119"/>1110 Tôi nghe như vầy: Một thời, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp và Tôn giả A-nan ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành Vương xá, sau khi Thế Tôn Niết-bàn chưa bao lâu. Bấy giờ, gặp lúc mất mùa, đói kém, nên đi khất thực rất khó được. Lúc này, có nhiều Tỳ-kheo tuổi trẻ đi theo Tôn giả A-nan, không khéo nhiếp hộ các căn, ăn uống không biết lượng, nên không thể từ đầu đêm đến cuối đêm tinh cần thiền định tư duy, chỉ ưa đắm vào ngủ nghỉ, thường cầu lợi lộc ở đời. Họ du hành nhân gian đến Nam Thiên trúc<註 n="2120"/>1111, có ba mươi Tỳ-kheo tuổi trẻ xả giới hoàn tục, chỉ còn lại mấy chú trẻ nhỏ<註 n="2121"/>1112.Lúc ấy, Tôn giả A-nan du hành ở nước Nam sơn<註 n="2122"/>1113, vì thấy đồ chúng còn ít nên trở lại Vương xá. Tôn giả cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, cúi đầu lễ dưới chân Tôn giả, ngồi lui qua một bên. Lúc ấy, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp hỏi Tôn giả A-nan: “Ông từ đâu đến mà đồ chúng quá ít?” A-nan đáp: “Từ nước Nam sơn, du hành trong nhân gian, có ba mươi Tỳ-kheo tuổi trẻ xả giới hoàn tục, đồ chúng giảm, nay còn lại phần nhiều là các trẻ nhỏ.” Tôn giả Ma-ha Ca-diếp nói với A-nan rằng: “Có bao nhiêu phước lợi mà Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, bậc Tri giả, Kiến giả, chế giới cho phép ba người trở lên cùng ăn chung<註 n="2123"/>1114?” A-nan đáp: “Vì hai việc. Những gì là hai? Một là nhà nghèo ít của. Hai là những người ác lập bạn đảng phá hoại nhau. Chớ để những người ác mang danh là chúng, sống ở trong Tăng làm chướng ngại đại chúng, phân làm hai phe hiềm khích tranh đấu lẫn nhau.” Tôn giả Ma-ha Ca-diếp bảo A-nan: “Ông biết nghóa này, vì sao vào lúc đói kém lại cùng nhiều đệ tử niên thiếu du hành nước Nam sơn, làm cho ba mươi người xả giới hoàn tục, đồ chúng tổn giảm chỉ còn lại đa số là các trẻ nhỏ? A-nan, đồ chúng của ông sụt giảm. Ông chỉ là trẻ con, vì không biết trù lượng.” A-nan thưa: “Thế nào, đầu tôi đã hai thứ tóc mà vẫn còn gọi tôi là trẻ nhỏ sao, thưa Tôn giả Ma-ha Ca-diếp? “ Tôn giả Ma-ha Ca-diếp nói: “Vào thời buổi đói kém, mà ông cùng nhiều đệ tử tuổi trẻ du hành trong nhân gian, lại để cho ba mươi người xả giới hoàn tục, chỉ còn lại các trẻ nhỏ. Đồ chúng tiêu giảm, không biết trù lượng, để cho đồ chúng niên thiếu bại hoại<註 n="2124"/>1115.Chúng của A-nan đã tan hết. Này A-nan, ông là trẻ con, không biết trù lượng.” Khi ấy Tỳ-kheo-ni Đê-xá<註 n="2125"/>1116 nghe Tôn giả Ca-diếp dùng từ trẻ con để quở trách Tôn giả A-nan Bề-đề-ha-mâu-ni; nghe rồi không vui thích, bèn thốt ra những lời không tốt: “Tại sao A-lê Ma-ha Ca-diếp vốn là gốc ngoại đạo mà lại dám dùng từ trẻ con để quở trách A-lê A-nan Bề-đề-ha-mâu-ni, khiến cho cái danh trẻ con lan ra.” Tôn giả Ca-diếp dùng thiên nhó nghe được những ác ngôn thốt ra từ miệng Tỳ-kheo-ni Đê-xá khi lòng không hoan hỷ. Nghe xong nói với Tôn giả A-nan rằng: “Ông có thấy Tỳ-kheo-ni Đê-xá, tâm không hoan hỷ, miệng thốt ra những lời nói ác: ‘Ma-ha Ca-diếp gốc từ ngoại đạo mà dám quở trách A-lê A-nan Bề-đề-ha-mâu-ni, khiến cho cái danh trẻ con lan ra?” Tôn giả A-nan đáp: “Xin thôi! Tôn giả Ma-ha Ca-diếp! Hãy nhịn! Tôn giả Ma-ha Ca-diếp! Đó là mụ già ngu si, không có trí tự tánh.” Tôn giả Ma-ha Ca-diếp nói với A-nan: “Từ khi ta xuất gia đến nay, không biết có vị thầy nào khác, ngoài Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác ra. Khi chưa xuất gia ta thường suy nghó đến sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. Biết là tại gia công việc bận rộn, nhiều phiền não, nếu xuất gia sống không nhàn, người thế tục thì khó sống đời sống không nhà, một mực trong sạch, suốt đời thuần nhất thanh tịnh tràn đầy, phạm hạnh thanh bạch, nên ta đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín, xuất gia học đạo, không nhà; đem y quý, trị giá trăm ngàn lượng vàng cắt nhỏ từng mảnh may thành Tăng-già-lê. Nếu nghe ở thế gian có A-la-hán nào, thì đi theo xuất gia. Sau khi xuất gia rồi, ta gặp Thế Tôn, thân ngồi ngay thẳng, tướng tốt kỳ lạ, các căn tịch tónh vắng lặng không gì bằng, giống như núi vàng, ở khoảng giữa tụ lạc Na-la<註 n="2126"/>1117 thành Vương xá và tháp Đa tử<註 n="2127"/>1118.Khi ta thấy rồi, tự nghó: ‘Đây là Thầy ta. Đây là Thế Tôn. Đây là La-hán, đây là Đẳng Chánh Giác.’ Lúc ấy, Ta nhất tâm chắp tay kính lễ bạch Phật: “Ngài là Đại Sư con. Con là đệ tử!” Phật bảo ta rằng: “Thật vậy, Ca-diếp! Ta là Thầy của ông. Ông là đệ tử. Này Ca-diếp, nay ông đã thành tựu tâm thanh tịnh chân thật, ông là người đáng cung kính. Người không biết, nói biết, không thấy, nói thấy; người thật không phải A-la-hán, mà nhận là A-la-hán; người không phải Đẳng Chánh Giác mà nói là Đẳng Chánh Giác, thì tự nhiên thân họ sẽ bị nát thành bảy mảnh. Này Ca-diếp, nay Ta biết, nên nói biết; thấy, nên nói thấy; thật A-la-hán nói A-la-hán; thật Đẳng Chánh Giác nói Đẳng Chánh Giác. Này Ca-diếp, nay Ta có nhân duyên vì Thanh văn thuyết pháp, không phải không có nhân duyên; có y cứ không phải không y cứ, có thần lực không phải không thần lực. Cho nên, này Ca-diếp, nếu muốn nghe pháp phải học như vậy; nếu vì nghóa lợi, vì hữu ích, muốn nghe pháp, thì phải một lòng cung kính tôn trọng, chuyên tâm lắng nghe và tự nghó rằng: Đối với sự sanh diệt của ngũ ấm, sự tập khởi, sự diệt tận của lục xúc nhập xứ, ta phải chánh quán. Đối với tứ niệm xứ, phải chánh niệm lạc trụ; tu tập bảy Giác phần, tám giải thoát, tự thân tác chứng; lúc nào cũng nghó thân này chưa từng đoạn tuyệt, xa lìa sự không tàm quý. Đối với phạm hạnh và đạo đức của Đại Sư, thường giữ tâm tàm quý, nên học tập như vậy. “Bấy giờ, Thế Tôn vì ta mà thuyết pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng làm cho ta hoan hỷ. Sau khi khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho ta hoan hỷ rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy đi, ta cũng đi theo về trụ xứ. Ta lấy cái y giá trị trăm ngàn lượng vàng cắt may thành Tăng-già-lê, gấp bốn làm tòa ngồi. Bấy giờ, Thế Tôn biết ta chí tâm cầu đạo. Ta trải y ra làm tọa cụ thỉnh Phật ngồi. Thế Tôn ngồi xuống, lấy tay sờ y khen rằng: “Ca-diếp, y này nhẹ mịn, mềm mại.” Lúc ấy, ta thưa: “Đúng vậy, bạch Thế Tôn, y này nhẹ mịn, mềm mại, xin Thế Tôn nhận y này của con.” Phật bảo Ca-diếp: “Ông nên nhận y phấn tảo của Ta, Ta sẽ nhận y Tăng-già-lê của ông.” Phật liền tự tay trao y phấn tảo trao cho ta. Ta liền dâng Tăng-già-lê cho Phật. Rồi lần lượt giáo thọ như vậy, trong vòng tám ngày, ta đã học pháp lãnh thọ nơi khất thực, cho đến ngày thứ chín, ta đạt đến Vô học. Này A-nan, nếu có ai hỏi thẳng: ‘Ai là Pháp tử của Thế Tôn, từ miệng Phật sanh, từ pháp hóa sanh, được giao phó gia tài Phật pháp và các thiền giải thoát, tam-muội chánh thọ?’ Thì nên đáp, đó là ta. Như vậy là nói chân chánh. “Giống như người con trưởng thứ nhất của Chuyển luân Thánh vương, sẽ bằng phép quán đảnh mà ngồi lên vương vị, hưởng thụ ngũ dục của vua, không phải dùng phương tiện khổ, tự nhiên hưởng được. Ta cũng như vậy, là Pháp tử của Phật, từ miệng Phật sanh, từ pháp hóa sanh, đắc pháp và pháp tài khác như thiền định, giải thoát, tam-muội chánh thọ, không phải dùng phương tiện khổ, mà tự nhiên được. “Thí như voi báu của Chuyển luân Thánh vương cao bảy, tám khuỷu tay mà một lá đa-la có thể che rợp. Cũng vậy, sáu thần thông trí thành tựu của ta có thể che rợp. Nếu đối với cảnh giới thần thông và trí chứng, có người nào nghi hoặc, ta có thể vì họ phân biệt, ký thuyết về thiên nhó, tha tâm thông, túc mạng trí, sanh tử trí, lậu tận, tác chứng trí thông. Nếu có người nào nghi hoặc, ta có thể vì họ phân biệt, ký thuyết, khiến họ được quyết định.” Tôn giả A-nan thưa Tôn giả Ma-ha Ca-diếp: “Đúng vậy! Đúng vậy! Thưa Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, như voi báu của Chuyển luân Thánh vương cao bảy, tám khuỷu tay mà dùng một lá đa-la có thể che rợp. Cũng vậy, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, sáu thần thông trí có thể che rợp. Nếu có người nào nghi hoặc về cảnh giới thần thông, tác chứng trí… cho đến lậu tận, tác chứng trí, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp có thể vì họ ký thuyết khiến họ được quyết định. Đối với Tôn giả Ma-ha Ca-diếp tôi luôn luôn kính tín tôn trọng.” Vì có thần lực đức độ lớn như vậy, nên khi Tôn giả Đại Ca-diếp nói những lời này, Tôn giả A-nan nghe những gì ngài nói, hoan hỷ thọ trì. <卷 id="34827753">tạp a-hàm quyển 42 <詞 id="34827754">Kinh 1145. Ưng thí<註 n="2128"/>1119 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc<註 n="2129"/>1120 đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nên thí cho những người nào?” Phật đáp: “Đại vương, tùy vào sở thích của tâm.” Vua Ba-tư-nặc lại bạch Phật: “Nên thí chỗ nào để được quả báo lớn?” Phật đáp: “Đại vương, đây là câu hỏi khác. Câu hỏi: ‘Nên thí chỗ nào’, đây là một câu hỏi khác. Lại hỏi: ‘Thí chỗ nào sẽ được quả báo lớn’, đây lại là câu hỏi khác.<註 n="2130"/>1121 “Bây giờ Ta hỏi Đại vương và cứ tùy ý trả lời Ta: “Này Đại vương, giả sử nước này, khi lâm trận chiến đấu, tập hợp các chiến só, trong đó có một người con trai của Bà-la-môn từ phương Đông đến, tuổi nhỏ, ấu tró, yếu ớt, đoan chánh, da trắng, tóc đen, không tập võ nghệ, không học sách lược chiến thuật, sợ hãi rút lui, khiếp nhược không thể tự an được, không dám nhìn kẻ địch, hoặc đâm hay bắn, không có phương tiện, nên không thể đả thương địch. Thế nào, Đại vương, người như vậy Đại vương có thưởng không<註 n="2131"/>1122?” Vua bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không thưởng.” “Cũng vậy Đại vương, có đồng tử Sát-lợi từ phương Nam đến. Đồng tử Bề-xá từ phương Tây tới. Đồng tử Thủ-đà-la từ phương Bắc tới, không có võ thuật, giống như con trai của Bà-la-môn từ phương Đông. Vua có thưởng không?” Vua bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, không thưởng.” Phật hỏi Đại vương: “Khi nước này tập hợp quân vào trận chiến đấu, có đồng tử Bà-la-môn từ phương Đông đến, trẻ tuổi, đoan chánh, da trắng tóc đen, giỏi võ nghệ, biết cách chiến đấu, dũng cảm không sợ hãi, khổ chiến không rút lui, đứng yên xem xét tình hình, múa đao cự địch có thể làm thương tổn, phá hoại. Thế nào, Đại vương, người như vậy Đại vương có trọng thưởng không?” Vua bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sẽ trọng thưởng.” “Cũng vậy, Đại vương, có đồng tử Sát-lợi từ phương Nam đến. Đồng tử Bề-xá từ phương Tây tới. Đồng tử Thủ-đà-la từ phương Bắc tới, trẻ tuổi, đoan chánh, da trắng tóc đen, giỏi võ nghệ, biết cách chiến đấu, dũng cảm không sợ hãi, khổ chiến cự địch, đều như những đồng tử Bà-la-môn từ phương Đông đến. Những chiến só như vậy, nhà vua có thưởng không?” Vua bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, sẽ trọng thưởng.” Phật nói: “Này Đại vương, cũng vậy, Sa-môn, Bà-la-môn, xa lìa năm chi, thành tựu năm chi, kiến lập phước điền; nếu ai thí vào ruộng phước này thì được phước lợi lớn, được quả báo lớn. Những gì là lìa bỏ năm chi? Tham dục cái, sân nhuế, ngu si, trạo hối, nghi cái đã đoạn, đã biến tri. Đó gọi là lìa bỏ năm chi. Những gì là thành tựu năm chi? Thành tựu giới thân vô học, định thân vô học, tuệ thân, giải thoát thân, giải thoát tri kiến thân. Đó gọi là thành tựu năm chi. “Này Đại vương, người nào lìa bỏ năm chi, thành tựu năm chi, kiến lập phước điền; thí vào ruộng phước này thì sẽ được quả báo lớn.” Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ: Múa kiếm chiến đấu giỏi, Là dũng só kham năng. Vì họ người chiến đấu, Nên theo công trọng thưởng. Không thưởng dòng danh tiếng, Người khiếp nhược, yếu hèn. Nhẫn nhục tu hiền lương, Thấy Đế, lập phước điền. Đủ luật nghi Hiền thánh, Thành tựu trí thâm diệu; Dòng họ tuy thấp hén, Kham làm ruộng phước thí. Y thực, tiền, của báu, Giường nằm cùng các loại; Đều nên thí cung kính, Do trì giới thanh tịnh. Mé rừng vắng, xa người, Đào giếng, cấp bộ hành. Bắc cầu qua khe suối. Làm quán trọ đường xa. Chúng đa văn giới đức, Đi đường được dừng nghỉ. Thí như mây dầy giăng, Sấm chớp vọng vang rền; Mưa rơi khắp mặt đất, Trăm cỏ chen nhau vươn; Cầm thú thảy vui vẻ, Nông phu cũng vui mừng. Cũng vậy, tâm tịnh tín, Văn, tuệ, xả keo bẩn; Tiền của, ăn uống đủ, Thường thí ruộng phước tốt. Xướng lớn, càng ưa thí<註 n="2132"/>1123, Như sấm mưa ruộng tốt; Công đức chảy nhuần khắp, Thấm ướt tâm thí chủ. Được nổi tiếng, giàu có, Và quả lớn Niết-bàn. Phật nói kinh này xong, vua Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827755">Kinh 1146. Sáng tối<註 n="2133"/>1124 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thế nào, bạch Thế Tôn, Bà-la-môn chết rồi có sanh trở lại dòng Bà-la-môn hay sanh vào nhà Sát-lợi, Tỳ-xá, Thủ-đà-la?” Phật nói: “Này Đại vương, sao được như vậy! Đại vương nên biết, có bốn loại người. Những gì là bốn? Có một loại người từ tối vào tối; có một loại người từ tối vào sáng; có một loại người từ sáng vào tối; và có một loại người từ sáng vào sáng. “Đại vương, thế nào là loại người từ tối vào tối? Có người sanh vào nhà thuộc dòng thấp hèn, như sanh vào nhà Chiên-đà-la, nhà người săn bắn, bắt cá, làm đồ tre, nhà người kéo xe và những nhà làm nghề nghiệp công xảo hạ tiện khác; bần cùng, đoản mạng, hình thể tiều tụy mà lại tu hành theo nghiệp thấp kém, cũng lại bị người hạ tiện sai khiến. Đó gọi là tối. Ở trong chỗ tối này, thân lại làm việc ác, miệng nói lời ác, ý nghó điều ác. Vì những lý do này, khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào đường ác, rơi vào trong địa ngục. Giống như người từ tối vào tối, từ nhà xí vào nhà xí, lấy máu rửa máu<註 n="2134"/>1125, bỏ ác lấy ác. Người từ tối vào tối cũng lại như vậy, cho nên gọi là từ tối vào tối. “Thế nào là từ tối vào sáng? Người sanh vào nhà thấp hèn cho đến bị người sai làm những điều hèn hạ. Đó gọi là tối. Nhưng người ở trong tối này, thân làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghó điều lành; vì những lý do này, khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào đường lành, được hóa sanh cõi trời. Thí như người lên giường<註 n="2135"/>1126, cỡi ngựa, từ ngựa tiến lên voi; từ tối vào sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là người từ tối vào sáng. “Thế nào là người từ sáng vào tối? Có người đời sanh vào gia đình giàu sang khoái lạc như nhà dòng lớn Sát-đế-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, nhà dòng lớn Trưởng giả, cùng sanh vào những gia đình giàu có khoái lạc khác, có nhiều tiền bạc, của cải, nô tỳ, người sai khiến, nhóm họp nhiều người thân quen, thân thể đoan chánh, thông minh trí tuệ. Đó gọi là sáng. Ở trong chỗ sáng này, thân làm điều ác, miệng nói lời ác, ý nghó điều ác. Vì lý do này, khi thân hoại mạng chung, sanh vào đường ác, rơi vào trong địa ngục. Giống như có người từ lầu cao, xuống cưỡi voi lớn, xuống voi lớn cưỡi ngựa, xuống ngựa đi xe, xuống xe ngồi giường, xuống giường đi đất, từ đất rơi xuống hầm hố. Người từ sáng vào tối lại cũng như vậy. “Thế nào là có người từ sáng vào sáng? Có người sanh vào nhà giàu sang vui vẻ,… cho đến hình tướng đoan nghiêm. Đây gọi là sáng. Ở trong chỗ sáng này, thân làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghó điều lành. Vì lý do này, khi thân hoại mạng chung, sanh lên đường lành, được hóa thân cõi trời. Giống như có người từ lầu quán đến lầu quán;… cho đến từ giường đến giường; người từ sáng vào sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là từ sáng vào sáng.” Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ: Người bần cùng khốn khổ, Không tín, thêm sân hận; Tưởng tà ác, xan tham, Si mê không cung kính. Gặp Sa-môn, đạo só, Người đa văn, trì giới; Hủy báng, không khen ngợi, Ngăn người cho và nhận. Những người như vậy đó, Từ nay đến đời khác, Sẽ đọa vào địa ngục; Là từ tối vào tối. Nếu có người bần cùng, Tín tâm, ít sân hận; Thường sanh tâm tàm quý, Bố thí lìa keo bẩn. Gặp Sa-môn, Phạm chí, Người đa văn, trì giới; Khiêm cung mà thưa hỏi, Tùy nghi khéo cúng cấp. Khuyên người nên bố thí, Khen người cho và nhận. Người tu thiện như vậy, Từ nay đến đời khác. Sanh đường lành cõi trời, Là từ tối vào sáng. Người giàu có khoái lạc, Không tín, nhiều sân hận; Tưởng ác, xan tham, tật, Tà mê không cung kính. Gặp Sa-môn, Phạm chí, Hủy báng không khen ngợi; Cản trở người bố thí, Và ngăn người đến nhận. Những người ác như vậy, Từ nay đến đời sau, Rơi vào khổ địa ngục; Là từ sáng vào tối. Nếu người giàu của cải, Tín tâm, không sân hận; Thường sanh tâm tàm quý, Bố thí, lìa sân nhuế. Gặp Sa-môn, Phạm chí, Người đa văn, trì giới, Trước nghinh tiếp thưa hỏi, Tùy nghi cấp vật cần. Khuyên người nên cúng dường, Khen người cho và nhận. Những người như thế đó, Đời này đến đời sau, Sanh cõi Tam thập tam, Là từ sáng vào sáng. Phật nói kinh này xong, vua Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827756">Kinh 1147. Núi đá<註 n="2136"/>1127 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ sáng sớm<註 n="2137"/>1128, vua Ba-tư-nặc thân dính đầy bụi bặm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên. Phật hỏi: “Đại vương từ đâu đến?” Vua đáp: “Bạch Thế Tôn, con theo pháp của Quán đảnh vương<註 n="2138"/>1129, tự tại trong loài người<註 n="2139"/>1130, tinh cần phương tiện, thống lónh cõi đất, thống lý vương sự, sau khi đi xem xét mọi nơi rồi đến đây.” Phật bảo Đại vương: “Nay hỏi Đại vương, cứ tùy ý trả lời Ta. Thí như có người từ phương Đông lại, có tín, có duyên<註 n="2140"/>1131, chưa từng giả dối, đến tâu với vua rằng: ‘Tôi từ phương Đông lại, thấy một núi đá, rất vuông vức to lớn, không bị đục thủng, không bị phá hoại, cũng không xói lở, đang nghiền đất mà đến. Tất cả cây cỏ và sanh vật đều bị nghiền nát.’ Từ phương Nam, Tây, Bắc cũng có người đến, có tín, có duyên, chưa từng giả dối, đến tâu với vua rằng: ‘Tôi thấy một núi đá rất vuông vức to lớn, không bị đục thủng, không bị phá hoại, cũng không xói lở, đang nghiền đất mà đến. Tất cả cây cỏ và sanh vật đều bị nghiền nát.’ Ý Đại vương thế nào? Sự việc khủng bố, hiểm ác, chết chóc lớn lao như vậy xảy đến; vận của chúng sanh đã hết; sanh làm người thật khó. Đại vương sẽ phải tính sao?” Vua bạch Phật: “Nếu như vậy, thì không còn cách tính nào khác, chỉ còn cách tu thiện, chuyên tâm phương tiện nơi Pháp luật của Phật.” Phật bảo Đại vương: “Cớ sao lại nói là những chuyện hiểm ác khủng bố chợt xảy đến cho đời, vận của chúng sanh đã hết, thân người khó được; chỉ còn phải thực hành theo pháp, hành nghóa, hành phước, phải chuyên tinh phương tiện nơi giáo pháp của Phật? Vì sao không nói, địa vị của Quán đảnh vương, đứng đầu trên mọi người, uy quyền tự tại, thống lãnh đại địa, sự vụ, nhân dân để đối phó sự việc ấy?” Vua bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đó là nói khi thanh bình, thì vương vị quán đảnh là đứng đầu mọi người, thống lãnh cõi đất, để doanh lý mọi việc. Dùng tài sản đấu tài sản. Dùng voi đấu voi. Dùng xe đấu xe. Dùng bộ đấu bộ. Hoặc thắng hoặc bại, ngay lúc đó không thể tự chủ. Cho nên, con nói đến khi sự việc hiểm ác khủng bố xảy đến, chúng sanh vận cùng, thân người khó được; khi đó không có kế nào khác, mà chỉ còn có thực hành theo pháp, hành nghóa, hành phước, chuyên tâm quay về nương tựa nơi giáo pháp của Phật.” Phật bảo Đại vương: “Đúng thế! Đúng thế! Thường xuyên bị nghiền nát, nghóa là kiếp ác, già, bệnh, chết, khổ, não nghiền nát chúng sanh, sẽ phải làm sao? Chính là phải tu nghóa, tu phước, tu thiện, tu từ, ở trong Phật pháp tinh cần phương tiện.” Bấy giờ, Phật nói kệ: Như có núi đá lớn, Cao rộng không hoại khuyết; Khắp từ bốn phương đến, Nghiền nát đại địa này. Không binh mã, chú thuật, Sức mạnh để phòng ngự. Kiếp ác, già, bệnh, chết, Thường nghiền nát chúng sanh. Bốn chủng tộc, dòng lớn, Thợ săn, Chiên-đà-la, Tại gia và xuất gia, Người trì giới, phạm giới. Tất cả bị nghiền nát, Không ai cứu hộ được. Cho nên người trí tuệ, Quán sát lợi tự mình. Kiến lập lòng tin sạch, Tin Phật, Pháp, Tăng bảo; Thân, khẩu, ý thanh tịnh, Tùy thuận theo Chánh pháp. Đời này được tiếng khen, Mạng chung sanh lên trời. Phật nói kinh này xong, vua Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827757">Kinh 1148. Xà-kỳ-la<註 n="2141"/>1132 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên. Khi ấy có bảy người Ni-kiền Tử, bảy người Xà-kỳ-la<註 n="2142"/>1133, bảy người Nhất-xá-la<註 n="2143"/>1134, thân thể thô lớn, đang đi lượn quanh, rồi đứng trước của tinh xá Kỳ-hoàn. Vua Ba-tư-nặc từ xa trông thấy họ đang lượn quanh ngoài cửa, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi ra trước cửa, chắp tay bạch hỏi và tự xưng tên ba lần: “Tôi là vua Ba-tư-nặc, vua xứ Câu-tát-la.” Bấy giờ, Phật hỏi vua: “Vì cớ gì, hôm nay bệ hạ lại cung kính những người đó, chắp tay thưa hỏi, ba lần xưng tên họ?” Vua bạch Phật: “Con tự nghó ở thế gian nếu có những vị A-la-hán, thì chính họ là những vị đó.” Phật dạy bảo vua Ba-tư-nặc: “Này bệ hạ, thôi đủ rồi. Chính bệ hạ cũng không phân biệt được đó có phải là A-la-hán thật, hay không phải là A-la-hán, vì không có được tha tâm trí. Vả lại cần phải gần gũi, xem xét giới hạnh của họ<註 n="2144"/>1135, một thời gian lâu mới có thể biết được; chớ tự quyết vội vàng. Hãy xem xét kỹ, không chỉ hời hợt<註 n="2145"/>1136; hãy dùng trí tuệ, chớ không phải vô trí. Phải kinh qua các khổ cực khó khăn, mới có khả năng tự mình biện biệt<註 n="2146"/>1137, đối chiếu so sánh, thật giả sẽ phân biệt được. Thấy lời nói mới biết sự sáng suốt<註 n="2147"/>1138, chứ không thể phân biệt vội vàng, cần phải dùng trí tuệ tư duy quán sát.” Vua bạch Phật: “Lạ thay! Bạch Thế Tôn, khéo nói lý này. Phải tiếp xúc chuyện trò một thời gian lâu, quán sát giới hạnh của họ… cho đến thấy sự nói năng hiểu biết rõ ràng. “Con có người nhà cũng đi xuất gia. Mang hình tướng cũng như những người này, đi khắp các nước và khi trở về lại, khi cởi bỏ y phục kia, là trở lại hưởng thọ ngũ dục. Cho nên, nên biết, Thế Tôn nói đúng, nên cùng họ sống chung để xem xét giới hạnh của họ,… cho đến nói năng mà biết có trí tuệ.” Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ: Không do thấy hình tướng, Biết thiện ác của người. Không phải vừa gặp nhau, Mà cùng đồng tâm chí. Điều kín hiện thân, miệng, Tâm tục không kiểm thúc; Giống như miếng đồng xi<註 n="2148"/>1139, Thếp lên lớp vàng ròng. Trong ôm lòng tạp mọn, Ngoài hiện oai nghi Thánh; Đi khắp các quốc độ, Lừa dối khắp thế gian. Phật nói kinh này xong, vua Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827758">Kinh 1149. Bảy vua<註 n="2149"/>1140 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, đứng đầu vua Ba-tư-nặc cùng bảy vị quốc vương<註 n="2150"/>1141 và các vị đại thần cùng họp nhau bàn luận như vầy: “Trong ngũ dục, cái nào nhất?” Có người nói: “Sắc là nhất.” Lại có người nói: “Thanh, hương, vị, xúc là nhất.” Trong đó có người nói: “Chúng ta mỗi người đều cho của mình là nhất, rốt cùng không thể phán định. Hãy cùng nhau đến Thế Tôn, hỏi về nghóa này. Cứ theo lời dạy Thế Tôn, sẽ cùng nhau ghi nhớ thọ trì.” Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc dẫn đầu bảy vị quốc vương và các đại thần, quyến thuộc, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, chúng con bảy vị quốc vương và các đại thần, bàn luận như vầy: ‘Công năng năm thứ dục lạc, thứ nào hơn hết?’ Trong số này, có người nói sắc là hơn hết; có người nói thanh là hơn hết; có người nói hương là hơn hết; có người nói vị là hơn hết; có người nói xúc là hơn hết. Cuối cùng không thể quyết định, nên đến hỏi Thế Tôn, rốt cùng cái nào hơn hết?” Phật bảo các vua: “Mỗi người đều nói lên theo ý thích của mình, còn Ta thì nói khác. Vì lý do này, Ta nói về năm công năng của dục. Nhưng đối với sắc, có người tự vừa ý, chỉ yêu mến một thứ sắc, là thỏa mãn chí nguyện của mình. Giả sử có những sắc đẹp hơn, nhưng không phải sở ái của họ, thì sẽ không đụng đến, không ngó ngàng đến. Nên chỉ nói thứ sắc sở ái của mình là nhất không còn sắc nào vượt lên trên nó. Như người yêu mến sắc; thanh, hương, vị, xúc cũng đều như vậy; những gì mình sở ái, thì liền cho đó là tối thắng, rồi hoan hỷ, ưa đắm. Cho dù có thứ vượt trên thứ đó nữa, nhưng vì không phải là sở dục của họ, nên họ không đụng đến, không ngó ngàng đến. Chỉ có những gì ta yêu là tối thắng tối diệu, không gì so sánh, không gì trên được.” Bấy giờ giữa chúng có một Ưu-bà-tắc tên là Chiên-đàn<註 n="2151"/>1142 từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, bày vai hữu, chắp tay bạch Phật rằng: “Thế Tôn khéo nói! Thiện Thệ khéo nói!” Phật bảo Ưu-bà-tắc: “Chiên-đàn khéo nói! Chiên-đàn, hãy nói đi!” Khi ấy Ưu-bà-tắc Chiên-đàn liền nói kệ rằng: Vua Ương-già quý tộc, Đeo ngọc, giáp anh lạc. Dân Ma-kiệt vui họp, Như Lai hiện nước này; Tiếng đồn vang khắp nơi, Như núi chúa Tuyết sơn; Như hoa sen thanh tịnh, Trong sạch không vết nhơ, Nở theo ánh mặt trời, Hương thơm xông khắp nước. Hiện sáng nước Ương-kỳ<註 n="2152"/>1143, Như mặt trời giữa không. Quán tuệ lực Như Lai, Như đêm đốt đuốc sáng; Là mắt, ánh sáng lớn, Đến Người vì quyết nghi. Khi ấy các quốc vương đều khen rằng: “Ưu-bà-tắc Chiên-đàn khéo nói!” Lúc này, bảy vị quốc vương cởi bảy cái áo báu tặng cho Chiên-đàn. Sau khi bảy vị quốc vương nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Khi Ưu-bà-tắc Chiên-đàn biết các vị quốc vương đã đi rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, bày vai phải, chắp tay bạch Phật: “Hôm nay bảy vị quốc vương để lại cho con bảy cái áo thượng hảo hạng này, xin Thế Tôn vì lòng thương xót mà nhận bảy cái áo này.” Bấy giờ, Thế Tôn vì lòng thương xót, nên nhận bảy cái áo đó, Ưu-bà-tắc Chiên-đàn hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.  <詞 id="34827759">Kinh 1150. Thở suyển<註 n="2153"/>1144 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc, với thân thể mập lớn, mồ hôi ướt đẫm, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, hơi thở hổn hển. Bấy giờ, Thế Tôn nói vua Ba-tư-nặc: “Đại vương thân thể mập quá!” Đại vương bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy! Con đang lo về cái thân quá mập và thường rất khổ sở, nhờm chán, hổ thẹn, vì cái thân mập béo này.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Người nên tự cột niệm, Khi ăn biết tiết độ; Thì các thọ sẽ giảm, Yên ổn mà sống lâu. Khi ấy có một thiếu niên tên là Uất-đa-la<註 n="2154"/>1145 ngồi giữa hội chúng. Vua Ba-tư-nặc nói với Uất-đa-la rằng: “Khanh có thể ghi nhớ bài kệ vừa được nói này từ Thế Tôn, rồi đến mỗi bữa ăn đọc lên cho ta được không? Nếu được; ta sẽ ban cho mười vạn tiền vàng và sẽ thường xuyên ban cho thức ăn.” Uất-đa-la tâu vua: “Xin vâng lời dạy. Tôi sẽ đọc!” Sau khi vua Ba-tư-nặc nghe Phật nói xong, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về. Khi ấy Uất-đa-la biết vua đã đi rồi, đến trước Thế Tôn xin nhận bài kệ Phật đã nói. Khi vua ăn, cứ mỗi bữa vua ăn đều tụng lên, tâu rằng: “Đại vương, Đức Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, bậc Tri giả, Kiến giả, đã nói bài kệ này: Người nên tự cột niệm, Khi ăn biết tiết độ; Thì các thọ sẽ giảm, Yên ổn mà sống lâu. Như vậy, từ đó trở đi, vua Ba-tư-nặc thân thể gầy thon lại, tướng mạo đoan chánh. Ở trên lầu, hướng về chỗ Phật ở, vua cung kính chắp tay quỳ sát đất, nói ra ba lần như vầy: “Nam-mô kính lễ Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. Nam-mô kính lễ Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. Nam-mô kính lễ Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, đã ban cho con những lợi ích trong hiện tại và đời sau. Đời này, đời sau được lợi ích do biết tiết độ ăn uống.”  <詞 id="34827760">Kinh 1151. A-tu-la<註 n="2155"/>1146 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ. Khi ấy có một thiếu niên A-tu-la<註 n="2156"/>1147 đến chỗ Phật, ở trước Phật dùng những lời bất thiện, thô ác, sân si, mạ lî, chỉ trích Phật<註 n="2157"/>1148.Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Không giận, thắng sân nhuế, Lấy thiện phục bất thiện; Bố thí phục keo kiệt, Nói thật diệt nói dối. Không mắng cũng không ngược, Luôn trụ tâm Thánh hiền. Người ác ôm sân hận, Bất động như núi đá. Kiềm giữ sân nhuế khởi, Hơn giữ xe ngựa cuồng; Ta nói đánh xe giỏi, Không phải người cầm cương. Bấy giờ, thiếu niên A-tu-la, bạch Phật rằng: “Bạch Cù-đàm, con xin hối lỗi. Con thật ngu, thật si, không biết phân biệt, không tốt, ở trước mặt Cù-đàm dám trách mắng hủy nhục.” Sám hối như vậy xong, A-tu-la nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.  <詞 id="34827761">Kinh 1152. Tân-kỳ-ca<註 n="2158"/>1149 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một thiếu niên Bà-la-môn tên Tân-kỳ-ca<註 n="2159"/>1150, đến chỗ Phật, ở trước mặt Thế Tôn dùng những lời bất thiện, thô ác, sân si, mạ lî, chỉ trích Phật. Bấy giờ Thế Tôn bảo thiếu niên Tân-kỳ-ca: “Vào những ngày tốt, anh có mời bà con thân thuộc hội họp không?” Tân-kỳ-ca bạch Phật: “Có! Bạch Cù-đàm!” Phật bảo Tân- kỳ: “Nếu những người bà con thân tộc của anh không nhận vật thực thì sẽ thế nào?” Tân-kỳ bạch Phật: “Nếu không nhận vật thực thì vật thực ấy trở về tôi.” Phật bảo Tân-kỳ: “Cũng vậy, ở trước mặt Như Lai anh nói ra những lời mạ nhục, quở trách thô ác, bất thiện. Cuối cùng Ta không nhận, thì những lời trách mắng như vậy chúng sẽ thuộc về ai?” Tân-kỳ bạch Phật: “Như vậy, bạch Cù-đàm, tuy người kia không nhận, nhưng vì đã tặng nhau nên coi như đã cho rồi.” Phật bảo Tân-kỳ: “Như vậy, không gọi là quà tặng nhau, thì đâu được gọi là cho nhau?” Tân-kỳ hỏi: “Thế nào mới gọi là quà tặng nhau, gọi là cho nhau? Thế nào gọi là không nhận quà tặng nhau, không gọi là cho nhau?” Phật bảo Tân-kỳ: “Hoặc sẽ như vầy: mắng thì trả mắng, sân thì trả sân, đánh thì trả đánh, đấu thì trả đấu; gọi là quà tặng nhau, gọi là cho nhau<註 n="2160"/>1151.Lại nữa, Tân-kỳ, hoặc mắng không trả mắng, sân không trả sân, đánh không trả đánh, đấu không trả đấu; nếu như vậy thì không phải là quà tặng nhau, không gọi là cho nhau.” Tân-kỳ bạch Phật: “Bạch Cù-đàm, tôi nghe chuyện xưa có vị trưởng lão Bà-la-môn, kỳ cựu, được trọng vọng, là bậc Đại Sư hành đạo, nói: ‘Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác bị người mạ nhục, sân nhuế, chỉ trích trước mặt, vẫn không sân, không giận.’ Mà nay Cù-đàm có sân nhuế chăng?” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Không sân sao có sân, Chánh mạng để chế ngự; Chánh trí, tâm giải thoát, Người trí tuệ không sân. Người lấy sân báo sân, Thì chính là người ác; Không lấy sân báo sân, Chế ngự giặc khó chế. Không sân thắng sân nhuế, Ba kệ nói như trước. Bấy giờ, thiếu niên Tân-kỳ bạch Phật: “Bạch Cù-đàm, con xin hối lỗi. Con thật ngu, thật si, không biết phân biệt, không tốt, ở trước mặt Sa-môn Cù-đàm dám nói ra lời trách mắng, sân si, thô ác, bất thiện.” Sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827762">Kinh 1153. Mạ lî (1)<註 n="2161"/>1152 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong giảng đường Lộc tử mẫu, vườn phía Đông, nước Xá-vệ. Bấy giờ buổi chiều, sau khi từ thiền tịnh dậy, Thế Tôn đến dưới bóng mát giảng đường, đi kinh hành giữa khoảng đất trống. Khi ấy có Bà-la-môn Kiện Mạ Bà-la-đậu-bà-giá<註 n="2162"/>1153, đến chỗ Phật, trước mặt Phật thốt ra những lời thô ác, bất thiện, mạ lî, chỉ trích. Thế Tôn kinh hành. Ông đi theo sau Thế Tôn. Khi Thế Tôn đã kinh hành xong, dừng lại một chỗ, Bà-la-môn nói: “Cù-đàm! Bị thua chăng?” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Người hơn liền thêm oán, Người thua nằm không yên. Hơn thua đều buông xả, Là được ngủ an lành. Bà-la-môn bạch: “Bạch Cù-đàm, nay xin sám hối! Con thật ngu, thật si, không biết phân biệt, không tốt, ở trước mặt Cù-đàm thốt ra những lời thô ác, bất thiện, mạ lî, chỉ trích!” Sau khi Bà-la-môn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.  <詞 id="34827763">Kinh 1154. Mạ lî (2)<註 n="2163"/>1154 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong giảng đường Lộc tử mẫu, phía Đông nước Xá-vệ. Bấy giờ sáng sớm Thế Tôn đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực. Khi ấy có Bà-la-môn Kiện Mạ Bà-la-đậu-bà-giá<註 n="2164"/>1155, vừa thấy Thế Tôn liền thốt ra những lời mắng nhiếc, sân si, thô ác, bất thiện; hốt bụi đất ném vào Phật. Khi ấy có gió ngược, thổi bụi bay trở lại, bụi này tự phản dính vào người ông. Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Nếu người không sân hận, Thì mạ nhục đến đâu, Vẫn sạch không dính nhơ, Ác kia trở lại mình. Giống như người tung bụi, Ngược gió hoàn tự nhơ. Lúc ấy, Bà-la-môn bạch Phật: “Bạch Cù-đàm, xin sám hối! Con thật ngu, thật si, không biết phân biệt, không tốt, sao ở trước mặt Cù-đàm thốt ra những lời mạ lî, quở trách, thô ác, bất thiện!” Sau khi Bà-la-môn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ quay đầu lại mà đi.  <詞 id="34827764">Kinh 1155. Trái nghóa<註 n="2165"/>1156 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú tại Câu-tát-la, du hành trong nhân gian, đến vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Khi ấy có Bà-la-môn tên là Vi Nghóa<註 n="2166"/>1157, nghe Sa-môn Cù-đàm từ Câu-tát-la du hành trong nhân gian đến vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ, tự nghó: “Ta sẽ đến chỗ Sa-môn Cù-đàm để nghe thuyết pháp và sẽ bẻ lại nghóa.” Nghó như vậy rồi, liền đến tinh xá tìm chỗ Thế Tôn. Bấy giờ, Thế Tôn đang nói pháp cho vô lượng quyến thuộc đang vây quanh. Thế Tôn vừa thấy Bà-la-môn Vi Nghóa đến, liền ngồi im lặng. Bà-la-môn Vi Nghóa bạch Phật: “Bạch Cù-đàm, hãy thuyết pháp. Tôi mong muốn nghe.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Bà-la-môn Vi Nghóa, Chưa thể hiểu nghóa sâu. Lòng giận hờn, ganh tị, Muốn cản trở pháp thuyết. Điều phục tâm chống đối, Những ý dục bất tín; Dứt các bẩn chướng ngăn, Mới hiểu lời thâm diệu. Khi ấy, Bà-la-môn Vi Nghóa tự nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm đã biết tâm ta.’ Sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827765">Kinh 1156. Bất hại<註 n="2167"/>1158 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ sáng sớm Thế Tôn đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực. Khi ấy có Bà-la-môn Bất Hại<註 n="2168"/>1159 đến chỗ Phật, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, tên con là Bất Hại, có xứng thật danh không?” Phật bảo: “Như thế này mới xứng thật danh: nếu thân bất hại, nếu miệng bất hại, nếu tâm bất hại thì mới xứng thật danh.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Nếu thân không sát hại, Cả khẩu, ý cũng vậy; Thì đó lìa sát hại, Không khủng bố chúng sanh. Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn Bất Hại nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ quay đầu lại mà đi.  <詞 id="34827766">Kinh 1157. Hỏa Dữ<註 n="2169"/>1160 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ buổi sáng, Thế Tôn đắp y, ôm bát, vào thành Xá-vệ khất thực. Lần lượt đi khất thực, đến nhà Bà-la-môn Hỏa Dữ<註 n="2170"/>1161.Bà-la-môn vừa thấy Phật đến, liền bày đầy đủ các thức ăn ngon cúng dường đầy bát Thế Tôn. Hai ba ngày như vậy, lại đến nhà này khất thực, Bà-la-môn Hỏa Dữ vừa thấy Phật đến tự nghó: “Sa-môn đầu trọc sao lại đến mãi, vì tham thức ăn ngon chăng?” Lúc ấy, Thế Tôn biết được ý nghó của Bà-la-môn Hỏa Dữ liền nói bài kệ: Trời ngày nào cũng mưa, Nông phu ngày đêm cày; Thường xuyên gieo giống lúa, Ruộng thâu lúa luôn luôn. Như người thường mang thai. Bò sữa mãi nhớ nghé. Thường luôn có người xin, Lúc nào cũng bố thí. Vì luôn mãi bố thí, Nên luôn nổi tiếng lớn. Nhiều lần quăng thây chết, Nhiều lần khóc tiếc thương. Nhiều lần sanh rồi chết, Nhiều lần khổ ưu, bi; Nhiều lần lấy lửa đốt, Nhiều lần bị trùng ăn. Nếu được đạo Hiền thánh, Không mãi thọ các hữu; Cũng không mãi sanh tử, Không mãi khổ ưu, bi. Không luôn luôn lửa đốt, Không mãi bị trùng ăn. Sau khi Bà-la-môn Hỏa Dữ nghe Phật nói kệ xong, khởi tín tâm trở lại và đem thức ăn cúng dường đầy bát Phật. Nhưng Thế Tôn không nhận vì nhân nói kệ mới được cúng. Lại nói kệ: Nhân vì nói kệ pháp, Không nên nhận thức ăn; Nên quán sát tự pháp, Thuyết pháp, không nhận ăn. Bà-la-môn nên biết, Đó là lối sống tịnh. Nên cúng dường người khác, Bậc Đại Tiên thuần tịnh, Đã hết các hữu lậu, Pháp nhơ đã đoạn tất; Cúng dường các thức ăn, Cho ruộng phước tốt này. Người muốn cầu phước đức, Thì ruộng Ta là tốt. Bà-la-môn Hỏa Dữ bạch Phật: “Thức ăn này bây giờ nên để chỗ nào?” Phật bảo: “Ta không thấy chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên thần hay người đời có thể ăn đồ tín thí này mà thân được an lạc. Ông nên đem thức ăn này bỏ vào nước không trùng và đất ít cỏ mọc.” Khi ấy Bà-la-môn liền đem thức ăn này bỏ vào trong nước không trùng. Nước liền bốc khói, sôi thành tiếng xèo xèo. Giống như hòn sắt nung đỏ bỏ vào trong nước, nước liền bốc khói, sôi thành tiếng xèo xèo. Cũng lại như vậy, Bà-la-môn đem thức ăn này bỏ vào trong nước, nước liền bốc khói, sôi thành tiếng xèo xèo. Lúc đó, Hỏa Dữ Bà-la-môn khen rằng: “Lạ thay! Cù-đàm đức độ lớn, thần lực lớn, có thể khiến thức ăn này hiện thần biến.” Bấy giờ, Hỏa Dữ Bà-la-môn nhân thấy thức ăn thần biến này nên phát tâm kính tín, cúi đầu lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nay con có thể được xuất gia, thọ giới cụ túc và tu phạm hạnh ở trong Chánh pháp không?” Phật bảo Bà-la-môn: “Nay ông có thể xuất gia, thọ cụ túc và tu phạm hạnh ở trong Chánh pháp.” Bà-la-môn liền xuất gia và tự suy nghó đến lý do khiến những thiện gia nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, không nhà… cho đến đắc A-la-hán, tâm khéo giải thoát.  <詞 id="34827767">Kinh 1158. Bà-tứ-tra<註 n="2171"/>1162 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nước Xá-vệ có một nữ Bà-la-môn là Bà-tứ-tra<註 n="2172"/>1163, tin Phật, Pháp, Tăng; quy y Phật, Pháp, Tăng. Đối với Phật, Pháp, Tăng đã dứt hồ nghi; đối với Khổ, Tập, Diệt, Đạo cũng đã dứt nghi hoặc, thấy đế, đắc quả, được tuệ vô gián<註 n="2173"/>1164.Chồng của bà là Bà-la-đậu-bà-giá thuộc chủng tánh Bà-la-môn. Mỗi khi bà làm công việc gì mà có chút ít nên hay hư, đều niệm: “Nam-mô Phật”, hướng về phương nào mà ở đó Như Lai đang trụ, chắp tay nói ba lần: “Nam-mô Đa-đà-a-già-độ A-la-ha Tam-miệu-tam-phật-đà<註 n="2174"/>1165, thân chói sáng như vàng ròng, sáng xa một tầm, thân tròn đầy như cây Ni-câu-luật, Đấng Mâu-ni khéo nói diệu pháp, là Thượng Thủ Tiên Nhân, là Đại Sư của con.” Bấy giờ người chồng Bà-la-môn nghe vậy, sân hận không vui, nói với vợ: “Bà bị quỷ ám chăng? Không có lý này. Bà đã bỏ các vị đại đức Bà-la-môn tam minh<註 n="2175"/>1166 mà đi xưng tán lão Sa-môn đầu trọc, phần tử hắc ám, mà đời không ai khen<註 n="2176"/>1167.Bây giờ tôi sẽ đến cùng tranh luận với Đại Sư của bà thì đủ biết ai hơn thua.” Người vợ nói với chồng: “Tôi không thấy chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, các Thần và người đời mà ai có thể cùng tranh luận với Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, thân sắc vàng, chói sáng một tầm, thân tròn đầy như cây Ni-câu-luật, là Bậc Thượng Thủ Tiên Nhân, khéo nói pháp vi diệu, là Bậc Đại Sư của tôi. Nhưng bây giờ thì ông cứ đến đó để tự biết.” Lúc ấy, Bà-la-môn liền đi đến chỗ Phật. Thăm hỏi ủy lạo xong, ngồi lui qua một bên, nói kệ: Giết hại những thứ gì, Mà giấc ngủ an ổn? Giết hại những thứ gì; Khiến tâm còn không lo? Giết hại những thứ gì, Được Cù-đàm khen ngợi? Bậy giờ, Thế Tôn biết ý nghó Bà-la-môn, Ngài nói kệ: Người giết hại sân hận, Giấc ngủ được an ổn. Người giết hại sân hận, Thì tâm không còn lo. Sân nhuế là rễ độc, Hay hại hạt giống ngọt; Người nào giết hại chúng, Được Thánh hiền khen ngợi. Nếu người nào hại chúng, Tâm họ không còn lo. Khi ấy, Bà-la-môn Bà-la-đậu-bà-giá nghe những gì Phật nói, được khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho vui mừng và lần lượt Ngài thuyết pháp. Nghóa là nói về bố thí, nói về trì giới, nói về pháp sanh lên trời, nói về sự mê đắm dục vị là tai hoạn, phiền não; về thanh tịnh xuất yếu, viễn ly, tùy thuận phúc lợi thanh tịnh, phân biệt một cách rộng rãi. Giống như tấm vải trắng trong sạch dễ được nhuộm màu, cũng vậy, Bà-la-môn Bà-la-đậu-bà-giá ngay tại chỗ ngồi, đối với bốn Thánh đế mà chứng đắc hiện quán<註 n="2177"/>1168, thấy Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Bà-la-môn này thấy pháp, đắc pháp, biết pháp và nhập pháp, vượt qua khỏi mọi nghi hoặc, không do người khác độ. Đối với Chánh pháp luật được vô sở úy. Liền từ chỗ ngồi đứng dậy, bày vai bên hữu, chắp tay bạch Phật: “Con đã được độ, bạch Thế Tôn! Con đã được độ, bạch Thiện Thệ! Hôm nay sau khi quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tỳ-kheo Tăng rồi, suốt đời con nguyện làm Ưu-bà-tắc. Xin chứng tri cho con.” Bà-la-môn Bà-la-đậu-bà-giá nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về. Trở về nhà mình, vợ ông Ưu-bà-di vừa thấy chồng về, liền thưa rằng: “Ông đã cùng luận nghị với Thầy tôi Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác có thân sắc vàng ròng, sáng xa một tầm, thân đầy đặn như cây Ni-câu-luật là Thượng Thủ Tiên Nhân, Đấng Đại Mâu-ni khéo nói pháp phải không?” Người chồng đáp: “Tôi chưa từng thấy chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Quỷ thần hay người đời mà có thể luận nghị với Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác thân sắc vàng ròng, sáng xa một tầm, thân đầy đặn như cây Ni-câu-luật, Bậc Tiên Nhân Thượng Thủ, khéo nói diệu pháp, là Đấng Mâu-ni, Đại Sư của bà. Bây giờ bà may cho tôi một pháp y tốt để tôi đem đến chỗ Thế Tôn xin xuất gia học đạo.” Lúc ấy, người vợ lấy xấp vải lụa trắng, sai may pháp y cho ông. Bà-la-môn cầm y đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nay con có thể xuất gia học đạo, tu phạm hạnh, ở trong pháp của Thế Tôn được không?” Phật bảo Bà-la-môn: “Nay, ông có thể xuất gia học đạo, tu các phạm hạnh, trong Pháp luật này.” Ông liền xuất gia, một mình ở chỗ vắng suy tư về lý do khiến người thiện nam cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo,… cho đến đắc A-la-hán, tâm khéo giải thoát.  <詞 id="34827768">Kinh 1159. Ma-cù <註 n="2178"/>1169 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Bà-la-môn Ma-cù<註 n="2179"/>1170 đến chỗ Phật, cùng nhau chào hỏi an úy xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Cù-đàm, ở nhà con thường hay bố thí. Nếu một người đến thì bố thí cho một người. Nếu hai người, ba người cho đến trăm ngàn, tất cả đều bố thí hết. Con bố thí như vậy có được nhiều phước không?” Phật bảo Bà-la-môn: “Ông bố thí như vậy, thật được phước lớn. Vì sao? Vì ở nhà ông thường làm việc bố thí. Một người đến xin liền thí cho một người. Hai người, ba người, cho đến trăm ngàn người đến xin, tất cả đều được thí cho, nên được phước lớn.” Lúc ấy, Bà-la-môn Ma-cù liền nói kệ: Tại gia thường tổ chức, Bố thí cùng đại hội; Nhờ việc bố thí này, Muốn cầu công đức lớn. Nay xin hỏi Mâu-ni, Những hiểu biết của con; Đồng sở kiến Phạm thiên? Vì con phân biệt nói. Làm sao để giải thoát, Về đường lành thắng diệu? Phương tiện nào để tu, Được sanh về Phạm thế? Tùy vui bố thí gì, Sanh Phạm thiên thù thắng? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Người lập đại hội thí, Tùy sở thích bố thí kia, Tâm tịnh tín, hoan hỷ, Duyên vào công đức lành. Nhờ sự kiến lập đó, Mong xa lìa lỗi ác; Xa lìa nơi tham dục, Tâm kia khéo giải thoát. Tu tập nơi lòng từ, Công đức này vô lượng. Huống lại thêm chí thành, Mở đại hội thí khắp. Nếu ở trong hội này, Có được các tâm lành; Hướng đến khéo giải thoát, Hoặc đến đường thuần thiện. Nhân thù thắng như vậy, Được sanh về Phạm thiên; Người bố thí như vậy, Nhờ tâm kia bình đẳng. Nên sanh về Phạm thế, Thọ mạng được lâu dài. Sau khi Bà-la-môn Ma-cù nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827769">Kinh 1160. Cầm lọng vàng<註 n="2180"/>1171 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Bà-la-môn dẫn theo tùy tùng cầm lọng hoa<註 n="2181"/>1172, mang xá-lặc<註 n="2182"/>1173, đi đến chỗ Phật, cùng nhau chào hỏi, an úy xong, ngồi lui qua một bên, mà nói kệ: Nếu phi Bà-la-môn, Sở hành không thanh tịnh<註 n="2183"/>1174. Sát-lợi tu khổ hạnh, Cúng trái ngược với tịnh. Bà-la-môn Ba kinh<註 n="2184"/>1175: Đây mới là thanh tịnh; Người thanh tịnh như vậy, Chúng sanh khác không có. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Không biết đạo thanh tịnh, Và các tịnh vô thượng; Ai tìm tịnh nơi khác, Cuối cùng không được tịnh. Bà-la-môn bạch Phật: “Bạch Cù-đàm, Ngài giảng về đạo thanh tịnh và thanh tịnh vô thượng chăng? Thế nào là đạo thanh tịnh? Thế nào là thanh tịnh vô thượng?” Phật bảo Bà-la-môn: “Chánh kiến là đạo thanh tịnh. Tu tập, tu tập nhiều chánh kiến, sẽ đoạn trừ tham dục, đoạn trừ sân nhuế và đoạn trừ ngu si. Nếu Bà-la-môn nào đã đoạn hẳn tham dục, đã đoạn hẳn sân nhuế, si mê, dứt hẳn hết cả phiền não, thì gọi là thanh tịnh vô thượng. Chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định gọi là đạo thanh tịnh. Sau khi tu tập, tu tập nhiều về chánh định, đoạn trừ tham dục, đoạn trừ sân nhuế, đoạn trừ ngu si và đoạn trừ hẳn tất cả phiền não thì gọi là thanh tịnh vô thượng.” Bà-la-môn bạch Phật: “Bạch Cù-đàm, Ngài giảng về đạo thanh tịnh và thanh tịnh vô thượng chăng? Bạch Cù-đàm, thế gian nhiều việc nay con xin kiếu từ trở về.” Phật bảo Bà-la-môn: “Nên biết đúng thời.” Bà-la-môn dẫn tùy tùng cầm lọng hoa, mang xá-lặc, sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827770">Kinh 1161. La-hán pháp<註 n="2185"/>1176 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Bà-la-môn đi đến chỗ Phật, cùng nhau chào hỏi úy lạo xong, ngồi lui qua một bên, nói kệ: Thế nào là Thi-la? Thế nào là oai nghi? Thế nào là công đức? Thế nào gọi là nghiệp? Thành tựu những pháp nào, Bà-la-môn La-hán? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Trí nhớ biết túc mạng, Thấy sanh thiên, đường dữ; Các thọ sanh đã đoạn, Mâu-ni minh quyết định<註 n="2186"/>1177. Biết tâm khéo giải thoát, Giải thoát tất cả tham; Đầy đủ cả ba minh, Ba minh Bà-la-môn. Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827771">Kinh 1162. Vợ chồng già<註 n="2187"/>1178 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ sáng sớm Thế Tôn đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, có Tôn giả A-nan đi theo sau Thế Tôn. Khi ấy có hai lão nam nữ là vợ chồng, tuổi đã cao, các căn đã chín, lưng còng như móc câu. Họ đến đầu ngõ hẻm, chỗ đốt phân rác, cùng ngồi chồm hỗm hơ lửa. Thế Tôn thấy hai vợ chồng già này, tuổi đã cao, các căn đã chín, lưng còng như móc câu, giống như hai con hạc già nhìn nhau với tâm dục nhiễm. Thấy rồi, bảo Tôn giả A-nan: “Ông có thấy hai vợ chồng kia, tuổi đã cao, các căn đã chín, lưng còng như móc câu, cùng ngồi chồm hỗm hơ lửa, giống như hai con hạc già nhìn nhau với tâm dục nhiễm chăng?” A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Phật bảo A-nan: “Hai vợ chồng già này, vào thời thiếu niên, thân thể tráng kiện, nếu siêng năng tìm cầu tài vật, cũng có thể là gia chủ giàu có nhất trong thành Xá-vệ. Còn nếu họ cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, không nhà, tinh cần tu tập, thì cũng có thể chứng được thượng quả đệ nhất A-la-hán. Nếu ở giữa phần hai cuộc đời còn tráng kiện, siêng năng tìm cầu tài vật thì cũng có thể trở thành người giàu thứ hai trong thành Xá-vệ. Nếu họ cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, không nhà, cũng có thể chứng được quả A-na-hàm. Nếu ở giữa phần ba trung niên, siêng năng tìm cầu tài vật cũng có thể là người giàu thứ ba trong thành Xá-vệ. Nếu họ cạo bỏ râu tóc mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, không nhà, cũng có thể chứng được quả Tư-đà-hàm. Nếu ở phần thứ tư, khi tuổi già, siêng năng tìm cầu tài vật cũng có thể là người giàu thứ tư trong thành Xá-vệ. Nếu họ cạo bỏ râu tóc mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, không nhà, cũng có thể chứng được quả Tu-đà-hoàn. Nhưng ngày hôm nay, họ tuổi già, các căn suy yếu, không có tiền của, không có phương tiện, không có khả năng; lại không thể kham năng nếu có tìm kiếm tiền của, cũng không có cách nào để chứng đắc Pháp thượng nhân được.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Vì không hành phạm hạnh; Nên niên thiếu không của; Suy nghó việc xa xưa, Ngủ đất như cung cong. Không tu hành phạm hạnh; Niên thiếu không tài sản; Giống như chim hạc già, Chờ chết nơi đầm hoang. Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, phụng hành.  <詞 id="34827772">Kinh 1163. Già chết<註 n="2188"/>1179 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Nói như trên chỉ có khác ở bài kệ: Hoại diệt bởi già chết, Thân và cảm thọ diệt. Chỉ có phước bố thí, Là tư lương theo mình. Nhiếp hộ nương vào thiện, Và tu thiền công đức. Tùy sức mà bố thí, Tiền tài và ẩm thực. Tỉnh thức giữa đám mê, Không phải sống luống không. Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn kia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về. <卷 id="34827773">TẠP A-HàM quyển 43 <詞 id="34827774">Kinh 1164. Bà-la-diên<註 n="2189"/>1180 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Lộc uyển, trú xứ của các Tiên nhân, nước Ba-la-nại. Bấy giờ, có số đông các Tỳ-kheo<註 n="2190"/>1181 tụ tập tại giảng đường bàn luận như vầy: “Chư Tôn, như lời Đức Thế Tôn đã đáp cho câu hỏi Bà-la-diên-đê-xá-di-đức-lặc<註 n="2191"/>1182: Nếu người biết nhị biên, Không dính mắc khoảng giữa; Được gọi Đại trượng phu, Không mê luyến ngũ dục, Thoát chỉ khâu ưu phiền<註 n="2192"/>1183.“Chư Tôn, những câu này có nghóa gì? Thế nào là biên? Thế nào là hai biên? Thế nào là giữa? Thế nào là thợ khâu? Thế nào là tư, do trí mới biết, bằng liễu tri mà liễu tri; khi được biết bởi trí, được liễu tri bởi liễu tri, thì tột mé khổ, thoát khỏi khổ?” Có người đáp: “Sáu nội nhập xứ là một biên; sáu ngoại nhập xứ là biên thứ hai; thọ là ở giữa; ái là thợ khâu. Thân cận với ái<註 n="2193"/>1184, rồi do bởi nhân này nhân kia mà thân lần lần tăng trưởng xuất sanh<註 n="2194"/>1185.Những pháp này do trí mà biết, do liễu tri mà liễu tri. Khi được biết bởi trí, được liễu tri bởi liễu tri, thì tột mé khổ, mới thoát khỏi khổ.” Lại có người nói: “Đời quá khứ là một biên; đời vị lai là biên thứ hai; đời hiện tại là giữa; ái là thợ khâu. Tập cận những ái này, do bởi nhân này nhân kia mà thân lần lần tăng trưởng xuất sanh… cho đến thoát khổ.” Lại có người nói: “Thọ lạc là một biên; thọ khổ là biên thứ hai; không khổ không lạc là giữa; ái là thợ khâu. Tập cận những ái này, tự thân sở đắc do chúng lần lần tăng trưởng xuất sanh… cho đến thoát khổ.” Lại có người nói: “Hữu là một biên; tập là biên thứ hai; thọ là giữa; ái là thợ khâu. Như vậy nói đầy đủ,… cho đến thoát khổ.” Lại có người nói: “Thân là một biên; thân tập là biên thứ hai; ái là thợ khâu. Như vậy nói đầy đủ,… cho đến thoát khổ.” Lại có người nói: “Tất cả những gì chúng ta nói ra không giống nhau, chỉ đưa ra những dị thuyết, không hy vọng gì để hiểu được. Thế Tôn nói gì khác trong kinh “Những câu hỏi của Đê-xá-di-đức-lặc”? Chúng ta nên đến Thế Tôn bạch hỏi, như những gì Thế Tôn dạy, chúng ta phụng trì.” Bấy giờ, các Tỳ-kheo đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Thế nào, bạch Thế Tôn, có những thuyết khác nhau về kinh Ba-la-diên-đê-xá-di-đức-lặc sở vấn, vừa rồi các Tỳ-kheo nhóm họp tại giảng đường, bàn luận như vầy: ‘Những gì mà Thế Tôn đã dạy trong kinh Ba-la-diên-đê-xá-di-đức-lặc sở vấn, về hai biên… cho đến thoát khổ.’ Có người bảo: ‘Nội lục nhập xứ là một biên, ngoại lục nhập xứ là biên thứ hai, thọ ở giữa, ái là thợ khâu. Nói đầy đủ như trước. Tất cả đều không quyết định được, nên hôm nay chúng con đến đây thỉnh vấn Thế Tôn về những nghóa này. Những gì chúng con nói, ai là người nào nói đúng nghóa?” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Những gì các ông đã nói đều là khéo nói. Nay Ta sẽ vì các ông mà nói về kinh khác. Ta đã vì Ba-la-diên-đê-xá-di-đức-lặc, có nói kinh khác. Xúc là một biên; xúc tập là biên thứ hai; thọ<註 n="2195"/>1186 là ở giữa; ái là thợ khâu. Sau khi đã tập cận ái rồi, thân này thân kia duyên vào đó mà tăng trưởng xuất sanh. Đối với pháp này, do trí mới biết, do liễu tri mà liễu tri. Do được biết bởi trí, liễu tri bởi liễu tri, mà tột cùng mé khổ, thoát khỏi khổ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827775">Kinh 1165. Tân-đầu lô<註 n="2196"/>1187 Tôi nghe như vầy: Một thời Tôn giả Tân-đầu-lô<註 n="2197"/>1188 ở trong vườn Cù-sư-la, tại Câu-diệm-di. Bấy giờ, có Quốc vương Bà-sa tên Ưu-đà-diên-na<註 n="2198"/>1189, đến chỗ Tôn giả Tân-đầu-lô. Thăm hỏi nhau xong, ngồi lui qua một bên, Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na bạch Tôn giả Tân-đầu-lô: “Có điều muốn hỏi, Tôn giả có rảnh rỗi để đáp cho không?” Tôn giả Tân-đầu-lô đáp: “Này Đại vương, Đại vương cứ hỏi, điều gì biết tôi sẽ đáp.” Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na hỏi Tôn giả Tân-đầu-lô: “Nhân gì, duyên gì, mà các Tỳ-kheo tuổi trẻ mới học, xuất gia chưa lâu ở trong Pháp luật này, sống rất an lạc, các căn hòa duyệt, tướng mạo sáng sủa, da dẻ tươi tốt, thích tónh, ít động, mặc tình người khác mà sống<註 n="2199"/>1190, tâm như dã thú, kham năng suốt đời tu trì phạm hạnh, thanh tịnh thuần nhất?” Tôn giả Tân-đầu-lô đáp: “Như những gì Phật, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, đã dạy các Tỳ-kheo: ‘Tỳ-kheo các ông, nếu gặp người nữ lớn tuổi thì nên coi như mẹ. Gặp người trung niên thì nên coi như chị em. Gặp người non trẻ thì nên coi như con. Vì nguyên nhân này nên các Tỳ-kheo tuổi trẻ xuất gia chưa bao lâu ở trong Pháp luật này sống an lạc, an ổn, các căn hòa duyệt, tướng mạo sáng sủa, da dẻ tươi mát, thích tónh, ít động, mặc tình người khác mà sống, tâm như dã thú, kham năng suốt đời tu trì phạm hạnh, thanh tịnh thuần nhất.” Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na hỏi Tôn giả Tân-đầu-lô: “Hiện tại người thế gian, tâm tham cầu, dù có gặp người lớn tuổi coi như mẹ, trung niên coi như chị, non trẻ coi như con. Nhưng lúc đó tâm họ cũng theo sự thiêu đốt của tham dục, sân nhuế, ngu si mà khởi lên. Còn có nhân duyên nào đặc biệt hơn không?” Tôn giả Tân-đầu-lô nói với quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na: “Còn có nhân duyên khác nữa. Như Thế Tôn Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, đã dạy các Tỳ-kheo: ‘Thân này từ chân đến đỉnh đầu, bộ xương được trét bởi thịt, được che đậy bởi một lớp da mỏng, trong đó chứa dẫy đầy những thứ bất tịnh. Quán sát tất cả: tóc, lông, móng, răng, bụi dơ, nước dãi, da, thịt, xương trắng, gân, mạch, tim, gan, phổi, lá lách, thận, ruột, dạ dày, ruột non, ruột già, bào, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước bọt, mỡ, tủy, đàm âm, mủ, máu, dịch não, phẩn, nước tiểu<註 n="2200"/>1191.’ Này Đại vương, vì nhân này, duyên này, nên các Tỳ-kheo tuổi trẻ xuất gia chưa bao lâu ở trong Pháp luật này, vẫn sống an lạc, an ổn… cho đến thanh tịnh tràn đầy thuần nhất.” Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na hỏi Tôn giả Tân-đầu-lô: “Tâm người hay phiêu nhanh. Nếu quán bất tịnh, có khi sẽ theo tưởng tịnh mà hiện. Vậy còn có nhân duyên nào khiến cho Tỳ-kheo tuổi trẻ xuất gia chưa bao lâu trong Pháp luật này, sống an lạc, an ổn… cho đến thanh tịnh tràn đầy thuần nhất không?” Tôn giả Tân-đầu-lô đáp: “Còn có nhân duyên khác nữa. Như Thế Tôn Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, đã dạy các Tỳ-kheo: ‘Các ông nên giữ gìn các căn môn, khéo thu nhiếp tâm mình. Nếu mắt thấy sắc, chớ nắm bắt sắc tướng, chớ nắm bắt hình tướng tốt đẹp, mà tăng thêm sự chấp giữ<註 n="2201"/>1192.Nếu đối với mắt mà không an trụ với sự thúc liễm, những pháp ác bất thiện tham ưu thế gian sẽ lọt vào tâm mình. Cho nên các ông phải giữ gìn luật nghi của mắt. Đối tai và âm thanh, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp cũng lại như vậy,… cho đến giữ gìn luật nghi của ý.” Bấy giờ quốc vương Bà-sa, Ưu-đà-diên-na hỏi Tôn giả Tân-đầu-lô: “Lành thay! Khéo nói Pháp,… cho đến giữ gìn luật nghi các căn. Bạch Tôn giả Tân-đầu-lô, tôi cũng như vậy, có khi không giữ gìn thân, không giữ gìn luật nghi các căn, khi vào cung không nhất niệm, thì tâm mình sanh ra tham dục hừng hực, ngu si thiêu đốt. Ngay khi đóng cửa phòng ở một mình, ba độc cũng lại thiêu đốt tâm mình, huống lại là ở trong cung. Lại có lúc tôi khéo nhiếp hộ được các căn, nhiếp hộ được thân mình, chuyên tâm nhất niệm, thì khi vào trong cung, tham dục, nhuế, si không còn dấy khởi thiêu đốt tâm mình; khi ở trong cung nội còn không bị thiêu đốt thân tâm, huống chi là khi ở một mình. Vì vậy cho nên do nhân này, do duyên này hay khiến cho Tỳ-kheo tuổi trẻ xuất gia chưa bao lâu trong Pháp luật này sống an lạc, an ổn,… cho đến thanh tịnh tràn đầy thuần nhất.” Sau khi quốc vương Bà-sa, Ưu-đà-diên-na nghe những gì Tôn giả nói, hoan hỷ, tùy hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827776">Kinh 1166. Ví dụ tay chân<註 n="2202"/>1193 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vì có tay, nên biết có lấy bỏ. Vì có chân nên biết có tới lui. Vì có các khớp nên biết có co duỗi. Vì có bụng nên biết có đói khát. Cũng vậy, Tỳ-kheo, vì có mắt nên có nhãn xúc làm nhân duyên sanh ra cảm thọ bên trong, hoặc khổ lạc, hoặc không khổ không lạc. Tai mũi lưỡi thân ý lại cũng như vậy. “Này các Tỳ-kheo, nếu không tay thì không biết lấy bỏ. Nếu không chân thì không biết tới lui. Nếu không có các khớp thì không biết co duỗi. Nếu không có bụng thì không biết đói khát. Cũng vậy, các Tỳ-kheo, nếu không có mắt thì không có nhãn xúc làm nhân duyên sanh ra cảm thọ bên trong, hoặc khổ, hoặc lạc, hoặc không khổ không lạc. Tai mũi lưỡi thân ý lại cũng như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827777">Kinh 1167. Con rùa<註 n="2203"/>1194 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Vào thời quá khứ, có đám cỏ trong sông và có con rùa sống trong bụi cỏ ấy<註 n="2204"/>1195.Khi đó có một con dã can đói đi tìm thức ăn. Vừa thấy con rùa, nó vội nhảy tới vồ lấy. Con rùa thấy vậy, liền thu hết đầu đuôi và bốn chân vào trong mai<註 n="2205"/>1196.Dã can canh đợi con rùa thò đầu, chân ra là chụp ăn liền. Nhưng chờ lâu quá, mà nhất định rùa không thò đầu và chân ra. Dã can đói quá, tức tối bỏ đi. “Này các Tỳ-kheo, ngày nay các ông cũng lại biết như vậy. Ma Ba-tuần luôn luôn dò xét tìm cơ hội bên các ông. Mong đợi mắt các ông đắm sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý nhớ pháp mà xúi dục sanh tâm đắm nhiễm sáu trần. Cho nên Tỳ-kheo, các ông phải luôn luôn giữ gìn luật nghi của mắt. Khi đã giữ gìn an trụ nơi luật nghi của mắt rồi, dù mắt có sanh khởi hoặc duyên cảnh đi nữa thì ác Ma Ba-tuần cũng không thể tìm được cơ hội. Tai mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Dù sáu căn kia có sanh khởi hoặc duyên cảnh đi nữa, thì chúng cũng không thể tìm được tiện lợi. Giống như con rùa, dã can không thể tìm được cơ hội nào.” Bấy giờ Phật liền nói kệ: Rùa vì sợ dã can, Dấu thân vào trong mai. Tỳ-kheo khéo nhiếp tâm, Dấu kín các giác tưởng. Không nương, không sợ hãi<註 n="2206"/>1197, Kín tâm, chớ nói năng.<註 n="2207"/>1198 Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827778">Kinh 1168. Lúa<註 n="2208"/>1199 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như lúa<註 n="2209"/>1200 đặt ở ngã tư đường, có sáu tráng niên cầm chày giã, trong chốc lát nát ra như bụi. Rồi người thứ bảy cầm chày giã lại. Này các Tỳ-kheo, ý các ông thế nào, đống lúa đã bị sáu người giã, rồi người thứ bảy giã lại, lúc này bị nát nhừ phải không?” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, cũng vậy, người ngu si bị sáu xúc nhập xứ nện đả. Những gì là sáu? Đó là nhãn xúc nhập xứ thường nện đả. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý xúc nhập xứ thường nện đả. Người ngu si kia, tuy bị sáu xúc nhập xứ nện đả, nhưng vẫn còn ý niệm mong cầu sanh hữu đời vị lai<註 n="2210"/>1201, như người thứ bảy giã lại cho nát thêm. “Này các Tỳ-kheo, nếu nói là ngã<註 n="2211"/>1202, đó là dao động; nói là ngã sở, đó là dao động; vị lai sẽ hiện hữu, đó là dao động; vị lai sẽ không hiện hữu, đó là dao động; sẽ lại có sắc, đó là dao động<註 n="2212"/>1203; sẽ lại không sắc, đó là dao động; sẽ lại có tưởng, đó là dao động; sẽ lại không có tưởng, đó là dao động; sẽ lại không phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, đó là dao động. Vì dao động nên là bệnh, vì dao động nên là ung nhọt, vì dao động nên là gai nhọn, vì dao động nên là dính mắc. Chân chánh quán sát rằng vì dao động nên là khổ; do đó được tâm không dao động, tu tập nhiều, an trụ, cột niệm, chánh trí. Giống như dao động, tư lương, hư cuống<註 n="2213"/>1204 cũng như vậy. “Vì có hành do ái. Nói ngã, đó là ái<註 n="2214"/>1205; nói ngã sở, đó là ái; nói vị lai sẽ hiện hữu, đó là ái; nói vị lai sẽ không hiện hữu, đó là ái; nói sẽ có sắc, đó là ái; nói sẽ không có sắc, đó là ái; nói sẽ có tưởng, đó là ái; nói sẽ không tưởng, đó là ái; nói sẽ chẳng phải tưởng, chẳng phải không tưởng, đó là ái. Vì ái nên là bệnh, vì ái nên là ung nhọt, vì ái nên là gai nhọn. Chân chánh quán sát rằng vì dao động nên là khổ; do đó được tâm không dao động, tu tập nhiều, an tru, cột niệm, chánh trí. “Này các Tỳ-kheo, vào thời quá khứ, A-tu-la đem quân chiến đấu với Đế Thích. Khi ấy Thiên đế Thích bảo chư Thiên Tam thập tam rằng: ‘Hôm nay chư Thiên cùng chiến đấu với A-tu-la. Nếu chư Thiên thắng, A-tu-la thua, thì hãy bắt sống vua A-tu-la, lấy dây cột chặt lại năm chỗ đem về cung trời.’ Vua A-tu-la cũng nói với binh chúng mình: ‘Hôm nay A-tu-la cùng chiến đấu với chư Thiên. Nếu A-tu-la thắng, chư Thiên thua, thì hãy bắt sống Thiên đế Thích, lấy dây cột chặt lại năm chỗ đem về cung A-tu-la.’ “Trong lúc đánh nhau, chư Thiên thắng, A-tu-la thua. Bấy giờ chư Thiên Tam thập tam bắt sống được vua A-tu-la là Tỳ-ma-chất-đa-la, trói năm chỗ, đem về cung trời. Lúc này, vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, thân bị trói năm chỗ, được đặt trên điện Chánh pháp, cho hưởng thụ năm thứ dục lạc của chư Thiên. Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la tự nghó: ‘Chư Thiên tuy là giỏi, nhưng chỉ có A-tu-la là hiền thiện thông tuệ hơn. Nay ta sẽ trở về cung A-tu-la.’ Trong lúc đang nghó như vậy, thì tự thấy thân mình năm chỗ bị dây ấy cột chặt lại, ngũ dục của chư Thiên tự nhiên biến mất. “Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la lại nghó: ‘A-tu-la tuy giỏi, nhưng chư Thiên hiền thiện trí tuệ và sáng suốt hơn, nay ta sẽ ở lại cung trời này.’ Trong lúc đang nghó như vậy, thì tự thấy năm chỗ thân mình dây lỏng ra, ngũ dục chư Thiên tự nhiên xuất hiện trở lại. “Tuy vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la bị sự cột trói vi tế như vậy, nhưng sự cột trói của Ma Ba-tuần càng vi tế hơn. Khi tâm bị dao động, thì liền theo đó bị ma cột. Tâm không dao động thì cũng liền theo đó ma cởi ra. Cho nên, các Tỳ-kheo, phải luôn luôn trụ vào tâm không dao động, chánh niệm, chánh trí. Cần phải học như vậy.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827779">Kinh 1169. Cây đàn<註 n="2215"/>1206 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di, Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu với Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào, ở nơi sắc được nhận thức bởi con mắt mà phát sanh hoặc dục<註 n="2216"/>1207, hoặc thèm muốn, hoặc ái niệm, hoặc chỗ bị quyết định đắm trước<註 n="2217"/>1208; đối với những tâm như vậy, phải khéo tự phòng hộ. Vì sao? Vì những tâm này đều là con đường đưa đến sợ hãi, có chướng nạn. Đây là chỗ nương tựa của người ác, không phải chỗ nương tựa của người thiện. Cho nên, phải tự phòng hộ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. “Thí như người nông phu có đám mạ tốt, mà người giữ ruộng thì lười biếng, buông lung, để trâu vào ăn lúa mạ. Phàm phu ngu si cũng lại như vậy, sáu xúc nhập xứ… cho đến buông lung cũng lại như vậy. “Đám mạ tốt, nếu người giữ ruộng tâm không buông lung, thì trâu không ăn được. Giả sử có vào ruộng cũng bị đuổi ra hết. Nghóa là tâm, ý, hay thức của Thánh đệ tử đa văn, đối với công năng ngũ dục phải khéo tự nhiếp hộ, tónh chỉ hết, khiến cho diệt tận. “Đám mạ tốt, người giữ ruộng không tự buông lung, thì nếu trâu vào ruộng, sẽ dùng tay trái kéo dây mũi, tay phải cầm roi nện sả vào thân, đuổi ra khỏi ruộng. Này các Tỳ-kheo, ý các ông nghó sao? Khi con trâu kia đã bị thống khổ vậy rồi, thì từ làng về nhà, từ nhà ra làng, có còn dám ăn lúa mạ non như lỗi trước không?” Đáp rằng: “Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Vì nó nhớ lần trước vào ruộng, đã bị cái đau khổ bởi roi vọt. “Như vậy, này các Tỳ-kheo, nếu tâm, ý, hay thức của Thánh đệ tử đa văn đối với sáu xúc nhập xứ cực kỳ sanh lòng yểm ly, sợ hãi, nội tâm an trụ, chế ngự nhất tâm. “Này các Tỳ-kheo, thời quá khứ có ông vua nghe tiếng đàn hay chưa từng có được, nên sanh yêu thích, say mê, chìm đắm. Vua hỏi các vị đại thần rằng: ‘Đó là những âm thanh gì mà nghe khả ái quá vậy?’ Đại thần tâu: ‘Tâu bệ hạ, đó là những tiếng đàn.’ Vua nói với đại thần: ‘Khanh hãy đem những âm thanh đó đến đây.’ Đại thần vâng lời, liền đem cây đàn đến tâu: ‘Tâu đại vương, đây chính là cây đàn đã tạo ra âm thanh hay.’ Vua nói đại thần: ‘Ta không cần cây đàn, mà chỉ cần đem những âm thanh khả ái đã nghe lần trước đến.’ Đại thần tâu: ‘Cây đàn này cần phải có nhiều thứ, là phải có cán, có máng, có thùng, có dây, có da và người đàn giỏi. Cần phải hội đủ những nhân duyên này mới thành âm thanh. Nếu thiếu đi những dụng cụ này thì sẽ không có được âm thanh. Âm thanh mà bệ hạ đã nghe trước đây đã qua lâu rồi, chúng đã biến chuyển và cũng đã diệt mất rồi, không thể đem đến được.’ Lúc ấy, nhà vua tự nghó: ‘Ôi! Cần gì vật hư ngụy này! Đàn ở thế gian là vật hư ngụy, mà khiến cho người đời say đắm vậy sao? Bây giờ các khanh hãy đem chẻ ra từng mảnh, rồi vất bỏ khắp mười phương.’ Các đại thần vâng lệnh, chẻ ra thành trăm mảnh, ném khắp mọi nơi. “Như vậy, Tỳ-kheo, nếu đối với sắc, thọ, tưởng, tư, dục; biết những pháp này là vô thường, hữu vi, do tâm duyên sanh, rồi liền cho là ngã, ngã sở. Những thứ ấy, ở vào lúc khác, tất cả đều không. Này các Tỳ-kheo, hãy bằng chánh trí bình đẳng như vậy mà quán sát như thật.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827780">Kinh 1170. Cùi hủi<註 n="2218"/>1209 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Như người bị bệnh hủi, tay chân bị thương lở loét. Nếu vào cỏ tranh, sẽ bị những lá nhọn như mũi kim đâm chích bị thương, đau khổ vô cùng. Cũng vậy, phàm phu ngu si, sáu xúc nhập xứ chịu những sự đau khổ cũng lại như vậy. Giống như người bị hủi kia bị lá cỏ nhọn đâm bị thương, máu mủ chảy ra. Cũng vậy, phàm phu ngu si, tánh tình thô bạo, xấu xa, bị xúc bởi sáu xúc nhập xứ, liền nổi sân nhuế, lời thô tiếng ác tuôn ra, như người bị phong hủi kia. Vì sao? Vì phàm phu ngu si vô học, tâm như phong hủi. “Bây giờ, Ta sẽ nói về luật nghi và bất luật nghi<註 n="2219"/>1210.Thế nào là luật nghi và thế nào là bất luật nghi? “Phàm phu ngu si vô học, khi mắt thấy sắc rồi, đối sắc đáng nhớ thì khởi lên tham đắm, với sắc không đáng nhớ thì khởi lên sân nhuế. Từ nơi đó, lần lượt phát sanh ra nhiều giác tưởng tương tục, không thấy lỗi lầm, hoặc có thấy lỗi lầm cũng không thể trừ diệt. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Này Tỳ-kheo, đó gọi là bất luật nghi. “Thế nào gọi là luật nghi? Thánh đệ tử đa văn khi mắt thấy sắc, với sắc đáng nhớ không khởi tưởng dục, với sắc không đáng nhớ không khởi tưởng sân nhuế, lần lượt cũng không khởi những giác tưởng tương tục trụ<註 n="2220"/>1211 và thấy sắc là lỗi lầm; vì đã thấy lỗi lầm nên phải lìa bỏ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Đó gọi là luật nghi.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827781">Kinh 1171. Sáu chúng sanh<註 n="2221"/>1212 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như người dạo trong căn nhà trống, bắt được sáu loài chúng sanh. Đầu tiên được con chó, liền bắt nó cột một chỗ. Kế đến được con chim, rồi được rắn độc, dã can, thất-thâu-ma-la<註 n="2222"/>1213 và con khỉ. Sau khi bắt được những chúng sanh này, tất cả đều bị cột một chỗ. Con chó muốn vào làng; chim luôn muốn bay lên không; rắn luôn muốn bò vào hang; dã can muốn đến gò mả; thất-thâu-ma-la lúc nào cũng muốn vào biển; con khỉ muốn vào rừng núi. Sáu con vật này đều bị cột một chỗ, nhưng sở thích không giống nhau. Mỗi con đều muốn đến chỗ an ổn, không con nào thích bị cột vào chỗ mà nó không ưa thích, nên mỗi con tự dùng sức để trở về chỗ ưa thích của mình, mà không thể thoát được. “Cũng vậy, sáu căn có cảnh giới riêng của chúng, mỗi mỗi tự tìm đến cảnh giới ưa thích của nó, không ưa cảnh giới khác. Như mắt thường tìm đến sắc khả ái, nếu là sắc không vừa ý thì sẽ sanh ra chán. Tai thường tìm âm thanh vừa ý, nếu là âm thanh không vừa ý, thì sẽ sanh ra chán. Mũi thường tìm mùi vừa ý, nếu là mùi không vừa ý, thì sẽ sanh ra chán. Lưỡi thường tìm vị vừa ý, nếu là vị không vừa ý, thì sẽ sanh ra chán. Thân thường tìm chạm vật vừa ý, nếu xúc chạm vật không vừa ý, thì sẽ sanh ra chán. Ý thường tìm đến pháp vừa ý, nếu là pháp không vừa ý, thì sẽ sanh ra chán. Sáu căn này có bao nhiêu hành xứ, cảnh giới khác nhau, mỗi cái không tìm đến cảnh giới của căn khác. Sáu căn này, chúng có cái lực kham năng tự tại mà lãnh thọ cảnh giới của mình. Như người kia, cột sáu con vật vào cây cột bền chắc, cho dù chúng có dùng sức muốn thoát ra theo ý mình mà đi, nhưng lui tới chỉ mệt nhọc, vì đã bị dây cột, cuối cùng cũng bị dính vào cây trụ. “Này các Tỳ-kheo, Ta nói thí dụ này là muốn vì các ông hiển bày nghóa ấy. Sáu con vật là dụ cho sáu căn. Cây trụ chắc là dụ cho thân niệm xứ<註 n="2223"/>1214.Nếu thân niệm xứ được khéo tu tập, có niệm, không niệm sắc, thấy sắc khả ái thì không sanh đắm, sắc không khả ái thì không sanh chán. Tai đối với tiếng; mũi đối với mùi; lưỡi đối với vị; thân đối với xúc; ý đối với pháp, … đối với pháp khả ái, thì không tìm cầu ưa muốn; với pháp không khả ái thì không sanh chán. Cho nên, các Tỳ-kheo, phải siêng năng tu tập nhiều về thân niệm xứ.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827782">Kinh 1172. Rắn độc<註 n="2224"/>1215 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như có bốn con rắn hổ hung ác, độc nghiệt, đựng trong một cái tráp. Bấy giờ có một người thông minh, không ngu si, có trí tuệ, tìm lạc, nhàm khổ, cầu sống chán chết. Khi ấy, có một người kia nói với người này rằng: ‘Nay, anh giữ cái tráp đựng rắn độc này. Hãy lau chùi, tắm rửa cho chúng; gần gũi, cho chúng ăn. Thỉnh thoảng, cho chúng ra, vào. Nếu bốn con rắn này thoát ra, thì rất có hại, hoặc có thể cắn chết, hoặc gần chết. Bạn hãy coi chừng.’ “Bấy giờ, người này sợ hãi bỏ chạy. Bỗng có năm kẻ oán thù cầm đao rượt theo muốn bắt giết: ‘Này bạn, hãy đề phòng.’ Trong lúc anh đang sợ bốn con rắn độc và năm kẻ oán thù hoa đao nên ruổi chạy, thì người kia lại nói: ‘Này bạn, bên trong còn có sáu tên giặc đang đuổi theo rình rập anh. Nếu bắt được, chúng nó sẽ giết. Anh nên đề phòng.’ “Bấy giờ, người này vì sợ bốn con rắn độc, năm kẻ oán thù cầm dao, với sáu tên giặc ở bên trong, nên kinh hãi bỏ chạy, lại trở vào trong xóm vắng. Thấy một căn nhà trống mục nát nguy hoại kia, với những đồ vật xấu ác, dòn tan, dễ vỡ, không có gì chắc thật. Người kia lại nói: ‘Này bạn, thôn xóm vắng vẻ này sẽ có bọn giặc đến. Chúng sẽ hại anh.’ “Khi ấy, người này vì sợ bốn con rắn độc, năm tên giặc hoa đao, sáu tên giặc dữ bên trong và một đám giặc trong xóm vắng, nên anh tiếp tục chạy. Chợt gặp một con sông lớn chắn ngang đường, dòng nước sâu đang chảy siết, chỉ thấy bờ bên này có nhiều sự sợ hãi, còn thấy bờ bên kia an ổn khoái lạc, mát mẻ, không có sợ hãi. Nhưng không có cầu, thuyền để đưa qua được đến bờ kia. Anh ta tự nghó: ‘Ta hãy lấy cây cỏ kết thành một chiếc bè, dùng tay chân làm phương tiện vượt qua bên kia sông.’ Nghó như vậy rồi, liền thâu thập cây cỏ, tại cạnh bờ sông kết lại thành chiếc bè, dùng tay chân làm phương tiện cắt dòng sang ngang. Như vậy, người này thoát khỏi bốn con rắn độc, năm kẻ oán thù hoa đao, sáu tên giặc ác bên trong và lại thoát được bọn giặc nơi xóm vắng; vượt qua khỏi dòng sâu, bỏ lại mọi sự sợ hãi ở bờ bên này, đến được bờ bên kia, an ổn, khoái lạc. “Này các Tỳ-kheo, Ta nói thí dụ đó là để giải thích nghóa này: “Cái tráp là dụ cho sắc thân gồm bốn đại thô và sở tạo của bốn đại phù này, thể tinh huyết, được được nuôi lớn bằng các thức ăn tạp uế, tắm rửa, y phục. Đó là những pháp mong manh, biến hoại, vô thường. “Bốn rắn độc là dụ cho bốn đại: đất, nước, gió, lửa. Nếu như địa đại cạnh tranh, có thể làm cho thân này chết, hoặc là gần chết. Đối với nước, lửa, gió cạnh tranh nhau cũng lại như vậy. Năm kẻ oán thù cầm đao là dụ cho năm thủ uẩn. Sáu tên giặc ác bên trong là dụ cho sáu ái hỷ. Xóm vắng là dụ cho sáu nội nhập. Này thiện nam tử, hãy quán sát mắt nhập xứ là vô thường, biến hoại. Sự chấp thủ mắt cũng là pháp vô thường hư ngụy. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý nhập xứ cũng lại như vậy. “Bọn giặc nơi xóm vắng là dụ cho sáu nhập xứ bên ngoài. Mắt bị sắc vừa ý, không vừa ý làm hại; tai đối tiếng, mũi đối mùi, lưỡi đối vị, thân đối xúc, … ý đối pháp dù vừa ý hay không vừa ý cũng đều bị hại. “Dòng nước xiết dụ cho bốn lưu: dục lưu, hữu lưu, kiến lưu và vô minh lưu. “Con sông dụ cho ba ái: dục ái, sắc ái và vô sắc ái. “Bờ bên này nhiều sợ hãi dụ cho hữu thân. Bờ bên kia mát mẻ, an lạc dụ cho Vô dư Niết-bàn. Chiếc bè dụ cho Bát chánh đạo. Dùng tay chân làm phương tiện cắt dòng sang sông dụ cho tinh tấn dõng mãnh đến bờ kia. Trụ xứ của Bà-la-môn dụ cho Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. “Như vậy, các Tỳ-kheo, Đại Sư từ bi, an ủi đệ tử. Những gì cần làm Ta đã làm xong. Nay các ông cũng phải nên làm những gì cần làm. Hoặc dưới bóng cây vắng vẻ, hay nơi phòng xá thanh tịnh, trải cỏ làm tòa, hoặc chỗ đất trống hay gò mả, xa lìa tất cả, tinh cần thiền tư, cẩn thận chớ buông lung mà sau này hối hận. Đây là giáo giới của Ta.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827783">Kinh 1173. Khổ pháp<註 n="2225"/>1216 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-diệm-di. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thánh đệ tử đa văn thấy biết như thật, đối với tất cả pháp khổ, tập, diệt, vị, hoạn, ly. Thấy ngũ dục như hầm lửa. Sau khi quán sát ngũ dục như vậy rồi, ở nơi ngũ dục mà dục tham, dục ái, dục niệm, dục trước<註 n="2226"/>1217 vónh viễn không còn che đậy tâm; biết hành xứ và trụ xứ của dục tâm kia mà tự phòng hộ. Sau khi hành xứ, trụ xứ đã được phòng hộ, đóng chặt cửa rồi, pháp ác bất thiện và tham ưu thế gian không tùy theo hành xứ và trụ xứ kia mà lọt vào tâm mình. “Thế nào gọi là Thánh đệ tử đa văn thấy biết như thật đối với tất cả pháp khổ, tập, diệt, vị, hoạn, ly? Thánh đệ tử đa văn biết như thật về Khổ Thánh đế này; biết như thật về Khổ tập này, về Khổ diệt này, về Khổ diệt đạo tích Thánh đế này. Đó gọi là Thánh đệ tử đa văn biết như thật tất cả pháp khổ, tập, diệt, vị, hoạn, ly. “Thế nào gọi là Thánh đệ tử đa văn thấy năm dục như hầm lửa,… cho đến các pháp ác bất thiện và tham ưu thế gian vónh viễn không còn che đậy tâm nữa? “Thí như bên cạnh thôn xóm có một cái hầm sâu đựng đầy lửa, không có khói và lửa ngọn. Khi ấy có một người không ngu si, thông minh trí tuệ, ưa lạc, chán khổ, ham sống, sợ chết. Ông tự nghó: ‘Ở đây có cái hầm đựng đầy lửa, nếu ta rơi vào trong đó chắc chắn phải chết không còn nghi nữa.’ Người kia phát sanh sự tránh xa, nghó tránh xa, muốn tránh xa. Cũng vậy, Thánh đệ tử đa văn thấy ngũ dục như hầm lửa… cho đến pháp ác bất thiện, tham ưu thế gian, vónh viễn không còn che đậy tâm. Nếu hành xứ, trụ xứ mà được phòng hộ trước, biết trước… cho đến các pháp ác bất thiện tham ưu thế gian không còn lọt vào tâm. “Thí như bên cạnh thôn xóm có khu rừng nại<註 n="2227"/>1218 nhiều cây gai nhọn. Khi ấy có người vào rừng có công việc. Sau khi vào rừng, thấy trước sau, phải trái, trên dưới hoàn toàn là gai nhọn. Bấy giờ người kia chánh niệm mà đi, chánh niệm tới lui, chánh niệm mở mắt sáng, chánh niệm nhìn thẳng, chánh niệm khom người. Vì sao? Vì không để gai nhọn làm tổn thương thân mình. Thánh đệ tử đa văn cũng lại như vậy. Nếu y tựa nơi làng xóm, thành ấp; sáng sớm đắp y, ôm bát vào xóm khất thực, phải khéo nhiếp hộ thân và giữ gìn tâm mình, chánh niệm an trú, chánh niệm mà đi, chánh niệm mở mắt sáng, chánh niệm quán sát. Vì sao? Vì không để cho gai nhọn làm tổn thương đến Chánh pháp luật. Thế nào là gai nhọn làm tổn thương đến Chánh pháp luật? Là sắc vừa ý, đáng yêu, đáng nhớ. Đó gọi là gai nhọn làm tổn thương đến Thánh pháp luật. “Thế nào là sắc vừa ý, đáng yêu, đáng nhớ, lại làm tổn thương đến Thánh pháp luật? Đó là năm công năng của dục. Mắt nhận thức thấy sắc sanh ra yêu, nhớ, nuôi lớn dục lạc; tai nhận thức nghe tiếng; mũi nhận thức ngửi mùi; lưỡi nhận thức nếm vị; thân nhận thức tiếp xúc sanh ra yêu, nhớ, nuôi lớn dục lạc. Đó gọi là sắc đáng yêu, nhớ, làm tổn thương đến Chánh pháp luật. Đó cũng gọi là Thánh đệ tử đa văn phòng hộ trước và biết trước chỗ hành xứ và trú xứ,… cho đến không để các pháp ác bất thiện, tham ưu thế gian lọt vào tâm. “Hoặc khi Thánh đệ tử đa văn mất chánh niệm, sanh ra giác ác bất thiện, nuôi lớn tham dục, sân nhuế, ngu si. Đó là Thánh đệ tử đa văn thuộc độn căn<註 n="2228"/>1219.Tuy khởi tập, diệt nhưng bị dục che đậy tâm. Giống như hòn sắt nóng đỏ rực, dùng vài giọt nước nhỏ xuống liền khô mất. Cũng vậy, Thánh đệ tử đa văn độn căn sanh niệm cũng liền diệt mất như vậy. “Thánh đệ tử đa văn đi như vậy, đứng như vậy. Nếu quốc vương hay đại thần đến chỗ họ dùng bổng lộc để mời dụ rằng: ‘Này người nam, cần gì phải cạo bỏ râu tóc, mang đồ sành, thân mặc áo ca-sa, đi xin ăn từng nhà? Sao bằng an úy hành ngũ dục lạc, bố thí làm phước’. “Thế nào, Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đa văn có vì bổng lộc mời dụ của các thân tộc, đàn việt, đại thần, quốc vương mà họ sẽ hoàn giới thoái giảm không?” Đáp: “Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Vì Thánh đệ tử đa văn đã thấy biết như thật đối với tất cả pháp khổ, tập, diệt, vị, hoạn, ly. Thấy ngũ dục như hầm lửa,… cho đến pháp ác bất thiện, tham ưu thế gian, vónh viễn không còn che đậy tâm nữa, nhờ đã phòng hộ trước và biết trước những hành xứ và trú xứ của phiền não,… cho đến các pháp ác bất thiện, tham ưu thế gian, không còn lọt vào tâm mình. Nếu quốc vương, đại thần hay thân tộc dùng bổng lộc mời dụ người ấy hoàn giới thoái giảm thì điều này không thể có được.” Phật bảo các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Thánh đệ tử đa văn từ lâu tâm xuôi về, rót về, đổ dốc về, hướng đến viễn ly, hướng đến ly dục, hướng đến Niết-bàn tịch tónh xả ly, vui nơi Niết-bàn; ở nơi hữu lậu đã được dâïp tắt, được làm mát nguội. Nếu bị quốc vương, gia chủ hay thân tộc dùng bổng lộc mời dụ để hoàn giới thoái giảm, chịu khổ lớn khác, thì điều này không thể có được. Giống như sông Hằng luôn luôn xuôi về, rót về, đổ dốc về phương Đông<註 n="2229"/>1220.Có nhiều người ngăn nó, muốn nó xuôi về, rót về, đổ dốc về phương Tây thì có được không?” Đáp: “Bạch Thế Tôn, không thể. Vì sao? Vì dòng nước sông Hằng đã lâu ngày chảy về phương Đông mà muốn nó chảy về phương Tây thì không thể được. Những người kia, họ sẽ chịu khổ cực!” “Cũng vậy, Thánh đệ tử đa văn đã lâu ngày tâm xuôi về, rót về, đổ dốc về, hướng đến viễn ly,… cho đến muốn khiến thoái giảm, thì điều này không thể có được, họ phải chịu khổ cực mà thôi.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827784">Kinh 1174. Khúc gỗ trôi<註 n="2230"/>1221 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật, tại A-tỳ-xà, bên Hằng thủy<註 n="2231"/>1222.Bấy giờ, có Tỳ-kheo đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Lành thay! Bạch Thế Tôn, xin vì con thuyết pháp. Sau khi nghe pháp rồi, con một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh tư duy, sống không buông lung và hiểu được lý do về những nhà dòng dõi, cạo bỏ râu tóc, chánh tín xuất gia học đạo, không nhà, tiến tu phạm hạnh, thấy pháp, tự biết tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’” Bấy giờ, Thế Tôn ngắm sông Hằng, thấy trong nước có một cây lớn trôi theo dòng nước chảy xuống. Nói với vị Tỳ-kheo kia: “Ông có thấy cây lớn trong dòng nước sông Hằng này không?” Đáp: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy.” Phật bảo: “Cây lớn này không vướng bờ bên này, không vướng bờ bên kia, không chìm xuống đáy, không mắc ở bãi cù lao, không vào dòng nước xoáy, không bị người vớt lên, phi nhân không giữ lại, cũng không bị mục, sẽ xuôi theo dòng nước, thuận dòng mà rót về, đổ về biển lớn phải không?” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Phật bảo: “Tỳ-kheo cũng lại như vậy. Không vướng bờ bên này, không vướng bờ bên kia, không bị chìm, không mắc bãi cù lao, không vào dòng nước xoáy, cũng không bị người vớt lấy, phi nhân không giữ lại, cũng không bị mục, vị ấy sẽ theo dòng nước mà xuôi về, rót về, đổ về Niết-bàn.” Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, thế nào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên kia? Thế nào là chìm mất? Thế nào là bị mắc bãi cù lao? Thế nào là dòng nước xoáy? Thế nào là người vớt lấy? Thế nào là phi nhân giữ? Thế nào là mục nát? Lành thay, Thế Tôn, vì con giảng rộng! Sau khi nghe xong, con sẽ một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh tư duy, sống không buông lung,… cho đến tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Bờ bên này là sáu nhập xứ. Bờ bên kia là sáu ngoại nhập xứ<註 n="2232"/>1223.Bị người vớt lấy là như người nào gần gũi với người thế tục, hay với người xuất gia; nếu gặp chuyện sướng, khổ, buồn, vui và những việc làm của họ, tất cũng cùng họ cộng đồng. Đó gọi là bị người vớt lấy. Bị phi nhân giữ lại là như có người nào nguyện tu phạm hạnh, rằng: ‘Nay ta trì giới, khổ hạnh, tu các phạm hạnh để được sanh lên các cõi trời.’ Đó gọi là bị phi nhân giữ lại. Bị dòng nước xoáy là như có người nào hoàn giới thoái chuyển. Hư mục là phạm giới, hành các pháp bất thiện, hủ bại, ít học, giống như cỏ dại, như tiếng thổi tù và. Họ không phải là Sa-môn mà giống Sa-môn, không phải là Phạm hạnh mà giống Phạm hạnh. “Như vậy, Tỳ-kheo, đó gọi là không vướng bờ bên này, bờ bên kia,… cho đến Niết-bàn.” Sau khi Tỳ-kheo kia nghe những gì Phậy dạy, hoan hỷ làm lễ ra về. Lúc này, một mình ở chỗ vắng, tư duy về những lời Đức Phật đã dạy trong kinh Cây lớn trôi theo dòng nước,… cho đến tự biết không còn tái sanh đời sau nữa và đắc A-la-hán. Lúc ấy có một người chăn bò là Nan-đồ<註 n="2233"/>1224 cách Phật không xa, đang cầm gậy chăn bò. Sau khi vị Tỳ-kheo đã đi rồi, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, hiện tại con có thể không vướng bờ bên này, không vướng bờ bên kia, không bị chìm mất, không mắc ở bãi cù lao, không bị người vớt lấy, không bị phi nhân giữ, không vào dòng nước xoáy và cũng không bị mục nát. Vậy con có được xuất gia tu phạm hạnh ở trong Chánh pháp luật của Thế Tôn không?” Phật hỏi người chăn bò: “Con đưa bò trở về cho chủ chưa?” Người chân bò bạch: “Trong đàn bò có con đầu đàn có thể tự dẫn trở về, không cần con đưa. Xin cho phép con xuất gia học đạo.” Phật bảo người chăn bò: “Tuy bò tự có thể về nhà được. Nhưng con đã nhận lãnh cơm ăn áo mặc của người, điều cần là con phải về báo cho chủ nhà con biết.” Lúc này, người chăn bò đã nghe lời Phật, hoan hỷ lễ Phật ra về. Sau khi người chăn bò đi chưa được bao lâu, bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất cũng đang ở trong hội này, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, người chăn bò Nan-đồ muốn xin xuất gia, sao Thế Tôn bảo trở về nhà.” Phật bảo Xá-lợi-phất: “Người chăn bò Nan-đồ, nếu trở về nhà để hưởng thụ ngũ dục, thì không có việc đó. Sau khi giao bò lại cho người chủ rồi, sẽ nhanh chóng trở lại xuất gia học đạo, tịnh tu phạm hạnh, trong Pháp luật này,… cho đến tự biết không còn tái sanh đời sau nữa, đắc A-la-hán.” Bấy giờ, người chăn bò Nan-đồ sau khi giao bò lại cho chủ rồi liền trở lại chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con đã giao bò cho chủ rồi. Xin cho phép con xuất gia học đạo trong Chánh pháp luật.” Phật bảo người chăn bò Nan-đồ: “Con được xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc làm Tỳ-kheo, ở trong Chánh pháp luật này.” Sau khi xuất gia rồi, tự tư duy về lý do những người con nhà dòng dõi đã cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, không nhà, tiến tu phạm hạnh,… cho đến không còn tái sanh đời sau nữa, thành A-la-hán.  <詞 id="34827785">Kinh 1175. Khẩn-thú dụ<註 n="2234"/>1225 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo một mình ngồi thiền tại chỗ vắng, tự nghó: “Tỳ-kheo biết thế nào, thấy thế nào, để được cái thấy thanh tịnh?” Nghó rồi, đến các chỗ các Tỳ-kheo, bạch các Tỳ-kheo rằng: “Thưa các Tỳ-kheo biết thế nào, thấy thế nào để khiến cái thấy được thanh tịnh?” Các Tỳ-kheo đáp: “Tôn giả, biết đúng như thật về tập, diệt, vị, hoạn, ly của sáu xúc nhập xứ. Tỳ-kheo nào biết, thấy như vậy, sẽ được cái thấy thanh tịnh.” Tỳ-kheo này nghe các Tỳ-kheo kia nói như vậy, tâm không hoan hỷ, lại đến chỗ Tỳ-kheo khác, hỏi Tỳ-kheo kia rằng: “Chư tôn Tỳ-kheo, biết thế nào, thấy thế nào để được cái thấy thanh tịnh?” Tỳ-kheo kia đáp: “Biết đúng như thật về tập, diệt, vị, hoạn, ly của sáu giới. Tỳ-kheo nào biết như vậy, thấy như vậy, sẽ được cái thấy thanh tịnh.” Tỳ-kheo này nghe Tỳ-kheo kia ký thuyết như vậy tâm cũng không lạc, lại đến Tỳ-kheo khác hỏi: “Tỳ-kheo, biết thế nào, thấy thế nào để được cái thấy thanh tịnh?” Tỳ-kheo kia đáp: “Quán sát năm thủ uẩn như là bệnh tật, như ung nhọt, như gai nhọn, như giết hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Biết như vậy, thấy như vậy, sẽ được cái thấy thanh tịnh.” Tỳ-kheo này nghe Tỳ-kheo kia ký thuyết như vậy tâm cũng không lạc, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, con một mình ở chỗ vắng tư duy: ‘Tỳ-kheo, biết thế nào, thấy thế nào để được cái thấy thanh tịnh?’ Sau khi nghó như vậy, rồi con đi đến chỗ các Tỳ-kheo, ba nơi đã nói những gì, như đã bạch đầy đủ lên Thế Tôn, con nghe họ nói vậy, tâm không hoan hỷ, nên đến Thế Tôn đem nghóa này xin hỏi Thế Tôn: ‘Tỳ-kheo, biết thế nào, thấy thế nào để được cái thấy thanh tịnh?’” Phật đáp: “Vào thời quá khứ, có một người chưa từng thấy cây khẩn-thú<註 n="2235"/>1226, đến người đã từng thấy khẩn-thú; hỏi người đã từng thấy khẩn thú rằng: ‘Ông biết cây khẩn-thú không?’ Đáp: ‘Biết.’ Lại hỏi: ‘Hình dạng của nó thế nào?’ Đáp: ‘Nó màu đen như cái cột bị cháy.’ Vì người kia đang lúc thấy khẩn-thú màu đen như cột trụ cháy sém. Người này nghe nói khẩn-thú màu đen như cái cột cháy sém thì không hoan hỷ lắm. Lại đi đến người khác đã từng thấy khẩn-thú và hỏi: ‘Ông đã từng biết khẩn-thú phải không?’ Người kia đáp: ‘Biết.’ Lại hỏi: ‘Hình dạng của nó thế nào?’ Người từng thấy khẩn-thú đáp: ‘Sắc của nó màu đỏ, hoa nở ra như khúc thịt.’ Vì người kia lúc thấy khẩn-thú nở hoa thật như một khúc thịt. Người này nghe những gì người kia nói như vậy không hoan hỷ. Lại đến người đã từng thấy khẩn-thú khác hỏi: ‘Ông từng biết khẩn-thú phải không?’ Người kia đáp: ‘Biết.’ Lại hỏi: ‘Hình dạng của nó thế nào?’ Đáp: ‘Lông thân của nó dài thườn thượt rủ xuống như quả Thi-lợi-sa<註 n="2236"/>1227.’ Người này nghe rồi, tâm cũng không hoan hỷ. Lại đi hỏi người đã biết khẩn-thú khác: ‘Ông đã biết khẩn-thú phải không?’ Đáp: ‘Biết.’ Lại hỏi: ‘Hình dáng của nó thế nào?’ Người kia trả lời: ‘Nó màu xanh lá cây, lá bóng, lá dài rộng như cây Ni-câu-lâu-đà<註 n="2237"/>1228.’ Như những người kia, khi hỏi về khẩn-thú, nghe xong, tâm không hoan hỷ. Lại đi tìm khắp nơi, nhưng những người thấy khẩn-thú, tùy thời tùy sở kiến của mỗi người mà trả lời; cho nên không giống nhau. “Cũng vậy, các Tỳ-kheo, nếu ở nơi thanh vắng, chuyên tinh tư duy, sống không buông lung, nhân theo pháp tư duy mà không khởi lên các lậu, tâm được giải thoát và tùy theo sở kiến của họ mà ký thuyết. Nay ông nghe Ta nói thí dụ, người trí nhờ thí dụ sẽ hiểu được. Thí như có một quốc vương biên địa, khéo chỉnh trị thành quách, dưới cửa kiên cố, đường sá bằng phẳng. Bốn cửa thành đặt bốn người canh gác. Tất cả đều thông minh trí tuệ, biết người đi người đến. Trong thành này, tại một con đường ngã tư, an trí giường chõng. Thành chủ ngồi trên đó. Nếu có sứ giả từ phương Đông đến hỏi người giữ cửa: ‘Thành chủ ở đâu?’ Liền được trả lời: ‘Đang ngồi trên tòa, ở ngã tư đường, trong thành.’ Vị sứ giả kia nghe rồi, đến chỗ thành chủ nhận chỉ thị rồi trở về đường cũ. Những sứ giả từ Nam, Tây, Bắc, đến cũng hỏi người giữ cửa: ‘Thành chủ ở đâu?’ Họ cũng đáp: ‘Ở giữa ngã tư đường, trong thành.’ Các sứ giả kia nghe rồi đều đến chỗ thành chủ, nhận chỉ thị của ông, rồi mỗi người trở về chỗ cũ của mình.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Ta đã nói thí dụ. Nay sẽ nói ý nghóa. Thành là dụ cho sắc thô của thân người. Giống như kinh nói thí dụ cái tráp rắn độc. Khéo sửa sang tường thành là chỉ cho chánh kiến. Đường sá bằng phẳng là nội sáu nhập xứ. Bốn cửa chỉ cho bốn trú xứ của thức. Bốn người giữ cửa chỉ cho tứ niệm xứ. Thành chủ chỉ cho thức thủ uẩn. Sứ giả là Chánh quán. Nói lời như thật là Bốn chân đế. Trở về đường cũ là tám Thánh đạo.” Phật bảo Tỳ-kheo: “Nếu Đại Sư có những điều cần làm cho đệ tử; thì nay Ta đã làm xong. Vì thương xót nên: Như kinh thí dụ về cái tráp rắn độc.” Sau khi Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, chuyên tinh tư duy, không sống buông lung, tiến tu phạm hạnh,… cho đến không tái sanh đời sau nữa, thành A-la-hán.  <詞 id="34827786">Kinh 1176. Lậu pháp<註 n="2238"/>1229 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hành nhân gian, giữa những người họ Thích; rồi đến ở trong vườn Ni-câu-luật-đà, nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, những người họ Thích ở Ca-tỳ-la làm xong giảng đường mới, chưa có Sa-môn, Bà-la-môn, thiếu niên dòng họ Thích-ca và nhân dân nào ở trong đó. Họ nghe Thế Tôn du hành trong nhân gian, đến nước Ca-tỳ-la-vệ dòng họ Thích và đang trú trong vườn Ni-câu-lâu-đà, giảng về nghóa khổ lạc. Họ bàn với nhau: “Nhà này mới hoàn thành, chưa có ai ở, nên thỉnh Thế Tôn và đại chúng về đây cúng dường, sẽ được công đức phước báo vô lượng, an ổn lâu dài. Rồi sau đó chúng ta mới sử dụng.” Bàn luận xong, họ cùng nhau ra khỏi thành, đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn vì những người họ Thích, diễn nói pháp yếu, khai thị, soi sáng, làm cho vui mừng xong, rồi ngồi im lặng. Khi ấy, những người họ Thích từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật, đầu gối hữu quỳ sát đất, chắp tay bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con những người dòng họ Thích, làm xong giảng đường mới, chưa có ai ở. Hôm nay, thỉnh Thế Tôn và đại chúng đến giảng đường cho chúng con được cúng dường, để chúng con được công đức phước lợi và an lạc mãi mãi. Rồi sau đó chúng con sẽ sử dụng.” Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Khi ấy những người họ Thích biết Thế Tôn đã nhận lời mời rồi, cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi mỗi người trở về chỗ của mình. Ngay ngày hôm đó, dùng xe chở hết đồ đạc đến trang hoàng giảng đường mới, trải sàng tòa và lót thảm cỏ mịn trên đất, dầu đèn đầy đủ. Khi mọi việc đã sửa soạn xong, họ đến chỗ Phật, cúi đầu bạch rằng: “Mọi việc đã chuẩn bị xong rồi, mong Ngài biết thời.” Bấy giờ, Thế Tôn và đại chúng tùy tùng trước sau đi đến ngoài giảng đường. Sau khi rửa chân, bước lên nhà, ngồi trước cây cột ở giữa, hướng về Đông. Lúc này, các Tỳ-kheo cũng rửa chân xong, lần lượt vào giảng đường, ngồi quay mặt hướng về Tây, phía Đức Phật. Bấy giờ, những người họ Thích cũng ngồi quay mặt hướng về Tây. Bấy giờ, Thế Tôn vì những người dòng họ Thích rộng nói pháp yếu, khai thị, soi sáng, làm cho vui mừng xong, rồi nói với những người dòng họ Thích: “Này các Cù-đàm, đã quá đầu đêm, bây giờ các người có thể trở về Ca-tỳ-la-vệ.” Khi ấy, những người dòng họ Thích nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ, tùy hỷ ra về. Bấy giờ, Thế Tôn biết những người họ Thích đã đi rồi, bèn bảo Đại Mục-kiền-liên: “Ông nên vì các Tỳ-kheo thuyết pháp cho họ. Ta đang đau lưng, cần được nghỉ ngơi.” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Bấy giờ, Thế Tôn xếp y Uất-đa-la bốn lớp lót dưới sườn và cuốn y Tăng-già-lê đặt dưới đầu làm gối, nằm nghiêng hông bên phải, xếp đầu gối chân lên nhau, cột niệm vào tướng ánh sáng, với ý tưởng sẽ thức dậy. Bấy giờ, Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ-kheo: “Pháp của Thế Tôn đã dạy, khoảng đầu, khoảng giữa, khoảng cuối đều thiện, nghóa thiện, vị thiện, thuần nhất, mãn tịnh, thanh bạch, phạm hạnh. Hôm nay, tôi sẽ nói về pháp hữu lậu và vô lậu. Các ông hãy lắng nghe: “Thế nào là pháp hữu lậu? Phàm phu ngu si vô học, khi mắt thấy sắc rồi, với sắc đáng nhớ khởi lên ưa đắm, với sắc không đáng nhớ khởi lên chán ghét, không trụ vào thân niệm xứ, không có một phần trí đối với tâm giải thoát và tuệ giải thoát; đủ các thứ pháp ác bất thiện khởi lên, không được hoàn toàn diệt trừ, không vónh viễn hoàn toàn đoạn tận. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Này Tỳ-kheo, người như vậy Thiên ma Ba-tuần sẽ đến chỗ họ để dò xét những chỗ yếu kém tai hại, ở nơi mắt thấy sắc, mà nắm chỗ được sơ hở. Đối với tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi niếm vị, thân với xúc, ý với pháp cũng lại như vậy, liền nắm được chỗ sơ hở. Giống như đống cỏ khô, nổi lửa bốn bên, bị cháy tiêu tức thì. Cũng vậy, Tỳ-kheo, ở nơi sắc được nhận thức bởi mắt của Tỳ-kheo, Thiên ma Ba-tuần liền nắm được chỗ sơ hở. Cũng vậy, Tỳ-kheo, không thắng ở nơi sắc. Tai đối với tiếng, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp, … đối với bị pháp chế phục, không thắng được pháp. Không thắng sắc, không thắng âm thanh, mùi thơm, vị ngọt, xúc chạm và pháp. Cũng lại không thắng ý, cùng các pháp ác bất thiện phiền não, thiêu bức, khổ báo và sẽ bị sanh, già, bệnh, chết ở đời vị lai. Chư Tôn giả, Ta đã tự thân nhận lãnh các pháp hữu lậu này từ Đức Thế Tôn. Đó gọi là ‘kinh Pháp Hữu Lậu’. “Thế nào là pháp vô lậu? Thánh đệ tử đa văn mắt thấy sắc, đối với sắc đáng nhớ không khởi ưa đắm, với sắc không đáng nhớ không khởi chán ghét, cột niệm an trụ, vô lượng tâm giải thoát, tuệ giải thoát, biết một cách như thật. Các pháp ác bất thiện đã khởi kia bị diệt tận không dư tàn. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Tỳ-kheo như vậy, ác Ma Ba-tuần có đến dò xét tìm sở đoản nơi sắc được thấy bởi mắt, cũng không thể tìm được sở đoản. Tai đối với tiếng, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp, để tìm cầu chỗ yếu kém, cũng không tìm được chỗ yếu kém đó. Giống như lầu các, nếu tường vách kiên cố, cửa ngõ nhiều lớp đóng, lấp dày kín, dù đốt lửa bốn bên cũng không thể cháy được. Các Tỳ-kheo này cũng lại như vậy, dù Ma Ba-tuần đến chỗ dò xét để tìm tòi chỗ yếu cũng không thể tìm được. Tỳ-kheo như vậy, có thể thắng được sắc kia, không bị sắc chiết phục. Và thắng được tiếng, mùi, vị, xúc và pháp không bị những pháp ấy chiết phục. Nếu thắng được sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp rồi thì cũng thắng luôn đối với những pháp ác bất thiện, phiền não, khổ báo dẫy đầy, cùng sanh, già, bệnh, chết đời vị lai. Tự thân tôi nhận được pháp này từ Đức Thế Tôn. Đó gọi là ‘kinh Pháp Vô Lậu’.” Bấy giờ, Thế Tôn biết Đại Mục-kiền-liên thuyết pháp xong, ngồi dậy cột niệm trước mặt, bảo Mục-kiền-liên: “Lành thay! Lành thay! Mục-kiền-liên, vì người thuyết kinh pháp này, làm lợi ích nhiều nơi, vượt qua nhiều phiền não và an lạc trời, người lâu dài.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các ông nên thọ trì kinh Pháp Hữu Lậu, Vô Lậu này. Hãy nói rộng cho mọi người. Vì sao? Vì nghóa lý đầy đủ, pháp đầy đủ, phạm hạnh đầy đủ, khai mở thần túc, hướng thẳng Niết-bàn,… cho đến người thiện nam có lòng tin, ở nhà hay xuất gia cũng nên thọ trì đọc tụng và nói rộng cho mọi người.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.  <詞 id="34827787">Kinh 1177. Sông tro<註 n="2239"/>1230 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Thí như có một sông tro, bờ Nam rất nóng, nhiều gai nhọn, ở nơi tối tăm, có nhiều tội nhân ở trong sông trôi dạt theo dòng. Trong đó có một người thông minh trí tuệ, không ngu si, ưa lạc chán khổ, ham sống sợ chết, tự nghó: ‘Hiện tại ta vì duyên gì mà ở sông tro này, bờ Nam thì nóng bức lại nhiều gai nhọn; ở nơi tối tăm, trôi dạt theo dòng như vậy? Ta sẽ dùng chân tay làm phương tiện, bơi ngược dòng lên.’ Dần dần thấy được chút ánh sáng, người ấy thầm nghó, ‘Ta đã gắng sức mới thấy được chút ánh sáng này.’ Rồi lại vận dụng tay chân, gắng thêm, nỗ lực thêm và thấy được đất bằng. Tức thì đứng lại đó quan sát chung quanh, thấy núi đá lớn nguyên vẹn không bị lở, không sụt, không bị đục thủng. Liền leo lên trên, lại thấy ao nước trong mát có đủ tám phần: mát lạnh, ngon ngọt, nhẹ nhàng, êm dịu, thơm tho, trong xanh, khi uống không bị nghẹn, không trở ngại trong cổ, đã uống vào rồi thì thân thể an lạc. Người ấy liền vào trong đó, hoặc uống hoặc tắm, xa lìa được phiền não. Sau đó, leo lên trên núi lớn, gặp bảy loài hoa: hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đàm-ma, hoa Câu-mâu-đầu, hoa Phân-đà-lợi, hoa Tu-kiên-đề, hoa Di-ly-đầu-kiên-đề, hoa A-đề-mục-đa, nghe thấy mùi hương thơm. Rồi lại lên núi đá, thấy tòa nhà bốn tầng cấp, liền ngồi trên ấy; thấy màn che có năm trụ, liền vào trong đó, điều thân ngồi ngay thẳng. Ở trong này, đầy đủ gối mền, rải hoa khắp nơi, trang hoàng đẹp đẽ; tự do ngồi nằm, gió mát bốn bề, làm cho thân thể an ổn. Ngồi trên cao, vị ấy nhìn xuống cất lớn tiếng xướng rằng: “Hỡi chúng sanh, các Hiền chánh só trong sông tro! Sông này bờ Nam nóng bức, phần nhiều là gai nhọn; nơi này tối tăm, nên tìm cách ra khỏi sông này!” Có người nghe được những lời này, nương theo tiếng, hỏi rằng: “Hướng nào ra được? Theo chỗ nào để ra?” “Trong đó có lời nói: “Ngươi cần gì hỏi, chỗ nào ra được? Cái người lớn tiếng gọi kia, chính nó cũng không biết, không thấy theo chỗ nào để ra. Nó cũng ở lại trong sông tro này, bờ Nam nóng bức, phần nhiều gai nhọn; ở đây tối tăm, theo dòng trôi xuống. Hỏi nó làm gì! “Như vậy, Tỳ-kheo, Ta nói thí dụ này, nay Ta sẽ giải thích nghóa của nó. “Tro chỉ cho ba ác giác bất thiện<註 n="2240"/>1231.Những gì là ba? Là dục giác, nhuế giác và hại giác. “Sông chỉ cho ba ái: Dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Bờ Nam rất nóng bức chỉ cho nội ngoại sáu nhập xứ. Phần nhiều là gai nhọn chỉ cho năm công năng của dục. Chỗ tối tăm chỉ cho vô minh che lấp tuệ nhãn. Nhiều người chỉ cho phàm phu ngu si. Dòng là chỉ cho sông sanh tử. Trong đó có một người không ngu không si là chỉ cho Đại Bồ-tát. Dùng tay chân làm phương tiện bơi ngược dòng là chỉ cho tinh cần tu học. Thấy một chút ánh sáng ẩn hiện là được pháp nhẫn. Gặp được đất bằng là chỉ cho trì giới. Quan sát bốn phương là chỉ cho thấy được bốn Chân đế. Núi đá lớn là chỉ cho Chánh kiến. Nước tám phần là chỉ cho tám Thánh đạo. Bảy loài hoa là chỉ cho bảy Giác chi. Nhà bốn tầng cấp là chỉ cho bốn Như ý túc. Năm trụ màn che là chỉ cho năm Căn: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Thân ngồi ngay thẳng là chỉ cho Vô dư Niết-bàn. Rải hoa khắp nơi là chỉ cho các thiền định, giải thoát, tam-muội, chánh thọ. Tự do ngồi nằm là chỉ cho Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. Gió thổi bốn bề là chỉ cho bốn tâm tăng trưởng hiện pháp lạc trụ<註 n="2241"/>1232.Cất tiếng kêu gọi là chỉ cho Chuyển pháp luân. Kia có người hỏi: ‘Chư Hiền chánh só ra chỗ nào?’ là chỉ cho Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên và các Tỳ-kheo Hiền thánh. Ở trong đó có lời nói: ‘Ngươi cần gì hỏi, chỗ nào ra được? Cái người kia cũng không biết, không thấy theo chỗ nào để ra. Nó cũng ở lại trong sông tro này, bờ Nam nóng bức, phần nhiều gai nhọn; và chỗ tối tăm theo dòng trôi xuống’, chỉ cho lục sư và các người tà kiến. Đó là Phú-lan-na Ca-diếp, Mạt-già-lê Cù-xá-lê Tử, Tán-xà-da Tỳ-la-chi Tử, A-kỳ-đa-chỉ-xá Khâm-bà-la, Già-câu-la Ca-đàn-diên, Ni-kiền-liên-đà-xà-đề Phất-đa-la và những người tà kiến khác. “Như vậy, Tỳ-kheo, Đại Sư vì các đệ tử mà làm những việc cần làm. Nay Ta đã làm xong. Bây giờ, các ông phải làm những việc cần làm như Ta đã nói trong kinh Tráp Rắn Độc.” Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="34827788">tạp a-hàm quyển 44 <詞 id="34827789">Kinh 1178. Bà-tứ-tra<註 n="2242"/>1233 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Am-la, tại nước Di-hy-la<註 n="2243"/>1234.Khi ấy, có thiếu phụ Bà-la-môn tên là Bà-tứ-tra<註 n="2244"/>1235, có sáu người con qua đời liên tiếp. Vì nhớ con nên phát cuồng, trần truồng, xõa tóc, cứ theo đường mà chạy<註 n="2245"/>1236, đến trong vườn Am-la, Di-hy-la. Bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô lượng đại chúng đang vây quanh. Từ xa, thiếu phụ Bà-la-môn Bà-tứ-tra trông thấy Thế Tôn. Vừa thấy, bỗng tỉnh tâm lại, thẹn thùng xấu hổ nép mình ngồi xổm xuống. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan: “Lấy Uất-đa-la-tăng của ông đem cho thiếu phụ Bà-la-môn Bà-tứ-tra và bảo khoác vào để nghe pháp.” Tôn giả A-nan vâng lời Phật dạy, lấy y đưa cho bà khoác vào. Sau khi bà được y, mặc xong, đến trước Phật cúi đầu lễ Phật, ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn vì bà thuyết pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, làm cho hoan hỷ. Như thường lệ, Đức Phật thuyết pháp theo thứ lớp cho đến khi tín tâm thanh tịnh, thọ tam tự quy. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, bà hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ ra về. Sau đó người con thứ bảy của Ưu-bà-di Bà-tứ-tra này đột nhiên lại qua đời. Nhưng bà Ưu-bà-di này không còn ưu bi, khổ, não, khóc lóc nữa. Lúc này, chồng của bà Ưu-bà-di Bà-tứ-tra làm kệ nói với bà rằng: Những đứa con trước chết, Nhớ thương sanh ưu khổ; Ngày đêm không ăn uống, Cho đến phát cuồng điên. Nay chôn đứa thứ bảy, Sao không sanh ưu khổ? Ưu-bà-di Bà-tứ-tra liền nói kệ đáp lại cho chồng rằng: Con cháu có cả ngàn, Nhân duyên hòa hợp sanh; Đã lâu thành quá khứ; Tôi và ông cũng vậy. Con cháu và dòng họ, Số này không hạn lượng, Sanh nơi này, nơi kia; Tàn sát, ăn thịt nhau. Nếu biết cuộc sống ác<註 n="2246"/>1237, Sanh ưu khổ làm gì. Tôi đã biết xuất ly, Sự sống chết, còn mất. Không còn sanh ưu khổ, Do nhập Chánh pháp Phật. Lúc ấy, người chồng của Ưu-bà-di Bà-tứ-tra làm kệ khen rằng: Pháp chưa từng được nghe, Mà nay nghe bà nói. Nghe nói pháp ở đâu, Không ưu khổ nhớ con? Ưu-bà-di Bà-tứ-tra làm kệ đáp: Nay Đấng Đẳng Chánh Giác, Tại nước Câu-hy-la; Trong vườn cây Am-la, Lìa hẳn tất cả khổ. Diễn nói tất cả khổ, Khổ tập, Khổ tịch diệt. Bát chánh đạo Hiền thánh, An ổn hướng Niệt-bàn. Đó là Thầy của tôi, Hâm mộ Chánh giáo Ngài. Tôi đã biết Chánh pháp, Hay trừ khổ nhớ con. Người chồng là Bà-la-môn nói kệ đáp: Nay tôi cũng sẽ đến, Vườn Am-la, Di-hy; Đức Thế Tôn cũng sẽ, Dạy bỏ khổ nhớ con. Ưu-bà-di lại nói kệ đáp: Nên quán Đẳng Chánh Giác, Mềm mại thân sắc vàng; Điều phục người khó điều, Đưa khắp người qua bể. Bấy giờ, Bà-la-môn liền sửa soạn xe cộ; rồi lên xe ngựa đến vườn Am-la, Di-hy. Từ xa trông thấy Thế Tôn, lòng tin vui tăng lên, đến trước Đại Sư. Khi ấy Đại Sư vì ông mà nói kệ, khai mở pháp nhãn cho ông, thấy khổ, tập, diệt, đạo, thẳng đến Niết-bàn. Ông liền thấy pháp, thành tựu hiện quán. Sau khi biết pháp rồi, xin được phép xuất gia. Ngay lúc đó Bà-la-môn liền được xuất gia và một mình ở chỗ yên tónh, tư duy… cho đến đắc A-la-hán. Thế Tôn đã ký thuyết là chờ vào đêm thứ ba, ông sẽ đắc tam minh. Sau khi đắc tam minh rồi, Đức Thế Tôn bảo ông, sai người đánh xe hãy đem xe về nhà, cho Ưu-bà-di Bà-tứ-tra biết, khởi phát lời tùy hỷ chúc mừng rằng: “Bà-la-môn đã đến gặp Thế Tôn; đã có được tín tâm thanh tịnh và kính thờ làm Thầy. Đại Sư liền vì ông thuyết pháp, vì ông mà khai mở pháp nhãn, ông đã thấy Khổ Thánh đế, Khổ tập, Khổ diệt và tám đường Hiền thánh an ổn thẳng đến Niết-bàn, thành tựu hiện quán. Sau khi biết pháp rồi, liền xin xuất gia và Thế Tôn đã ký thuyết là vào đêm thứ ba ông đắc tam minh đầy đủ.” Khi đó người đánh xe vâng lời liền quay về nhà, từ xa Ưu-bà-di Bà-tứ-tra trông thấy người đánh xe đánh xe không trở về, liền hỏi: “Bà-la-môn có gặp được Phật không? Phật có vì ông thuyết pháp, khai thị pháp nhãn cho ông thấy Thánh đế không?” Người đánh xe thưa: “Bà-la-môn đã đến gặp Thế Tôn; đã có được tín tâm thanh tịnh và kính thờ làm Thầy. Đại Sư liền vì ông thuyết pháp, vì ông mà khai mở pháp nhãn, ông đã thấy Khổ Thánh đế, Khổ tập, Khổ diệt và tám đường Hiền thánh an ổn thẳng đến Niết-bàn, thành tựu hiện quán. Sau khi biết pháp rồi, liền xin xuất gia và Thế Tôn đã ký thuyết là vào đêm thứ ba ông đắc tam minh đầy đủ.” Lúc ấy, Ưu-bà-di trong lòng liền vui vẻ, nói với người đánh xe: “Cho ông chiếc xe ngựa này côïng thêm một trăm ngàn tiền vàng, vì ông đã truyền tin, nói là Bà-la-môn Tú-xà-đế<註 n="2247"/>1238 đã chứng tam minh, khiến lòng tôi vui vẻ.” Người đánh xe đáp: “Bây giờ con đâu cần xe ngựa và vàng bạc làm gì? Xe ngựa vàng bạc, xin trả lại cho bà Ưu-bà-di, nay con sẽ trở lại chỗ Bà-la-môn, theo ông xuất gia.” Ưu-bà-di nói: “Ý ông như vậy, thì hãy mau mau trở lại để theo ông chủ xuất gia, không bao lâu cũng sẽ được tam minh đầy đủ như ông chủ.” Người đánh xe nói: “Đúng vậy, thưa bà Ưu-bà-di, như ông chủ xuất gia, con cũng sẽ như vậy.” Bà Ưu-bà-di nói: “Cha của ngươi đã xuất gia, ngươi cũng xuất gia theo. Ta nay không bao lâu cũng sẽ đi theo. Giống như con rồng lớn trong đồng trống lướt qua hư không mà du hành. Những con rồng khác, rồng con trai, rồng con gái, thảy đều bay theo. Ta cũng như vậy, sẽ mang bát, đắp y, sống đời dễ thỏa mãn.” Người đánh xe thưa: “Thưa bà Ưu-bà-di, nếu như vậy, sở nguyện của bà ắt sẽ thành tựu. Không bao lâu sẽ thấy bà Ưu-bà-di ít muốn, biết đủ, đắp y, mang bát, xin nhận những gì người ta bỏ đi mà ăn, cạo tóc mặc áo nhuộm. Đối với ấm, giới, nhập, đoạn trừ ái dục, xa lìa sự trói buộc của tham và dứt hết các hữu lậu.” Ông Bà-la-môn, người đánh xe, bà Ưu-bà-di Bà-tứ-tra và cô con gái là Tôn-đà-bàn-lê<註 n="2248"/>1239 đều xuất gia, cứu cánh thoát khổ.  <詞 id="34827790">Kinh 1179. Mất bò<註 n="2249"/>1240 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong tinh xá Đại lâm<註 n="2250"/>1241, nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, có Bà-la-môn Tỳ-lê-da Bà-la-đậu-bà-giá<註 n="2251"/>1242, sáng sớm đi mua bò, chưa kịp trả giá, ngay hôm đó mất bò. Sáu ngày không tìm thấy. Nhân tìm bò, Bà-la-môn đến tinh xá Đại lâm. Từ xa trông thấy Thế Tôn đang ngồi dưới bóng cây, dung nghi đónh đặc, các căn thanh tịnh, tâm Ngài vắng lặng, thành tựu chỉ quán. Thân Ngài sắc vàng chiếu sáng chói. Thấy vậy, liền đến trước Ngài nói kệ: Vì sao không sở cầu, Trống vắng ở nơi này, Một mình nơi rừng vắng, Mà tâm được an lạc? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Hoặc mất, hoặc được lại, Đối tâm Ta không loạn; Bà-la-môn nên biết, Chớ nói kia như Ta. Tâm chấp việc được mất, Tâm ấy không tự tại. Lúc ấy Bà-la-môn lại nói kệ: Chỗ Phạm chí hơn hết, Như Tỳ-kheo đã nói; Nay tôi sẽ tự nói, Lắng nghe lời chân thật. Sa-môn định chẳng phải Người mất bò buổi sáng, Sáu ngày tìm không được, Cho nên sống an lạc. Sa-môn định chẳng phải Người gieo trồng ruộng mè Lo cỏ hoang phủ mất; Cho nên sống an lạc. Sa-môn định chẳng phải Người trồng lúa thiếu nước, Sợ hoang khô mà chết; Cho nên sống an lạc. Sa-môn định chẳng phải Quả phụ có bảy người, Đều nuôi con mồ côi; Cho nên sống an lạc. Sa-môn định chẳng phải Bảy con không được yêu, Phóng túng nhiều nợ nần; Cho nên sống an lạc. Sa-môn định chẳng phải Chủ nợ giữ cửa mình, Tìm đòi tiền lãi nhiều; Cho nên sống an lạc. Sa-môn định chẳng phải Đồ nằm sâu bảy lớp Lo lắng nhặt côn trùng; Cho nên sống an lạc. Sa-môn định chẳng phải Vợ tóc vàng, mắt đỏ, Ngày đêm nghe tiếng ác; Cho nên sống an lạc. Sa-môn định chẳng phải Bồ không, đàn chuột giỡn Thường lo lắng thiếu gầy; Cho nên sống an lạc. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp lại: Nay Ta quyết không phải Kẻ mất bò buổi sáng, Sáu ngày tìm không ra, Cho nên sống an lạc. Nay Ta quyết không phải Người gieo trồng ruộng mè, Lo cỏ hoang phủ mất, Cho nên sống an lạc. Nay Ta quyết không phải Người trồng lúa thiếu nước, Sợ hoang khô mà chết, Cho nên sống an lạc. Nay Ta quyết không phải Quả phụ có bảy người, Đều nuôi con mồ côi, Cho nên sống an lạc. Nay Ta quyết không phải Bảy con không được yêu, Phóng túng nhiều nợ nần, Cho nên sống an lạc. Nay Ta quyết không phải Chủ nợ giữ cửa mình, Tìm đòi tiền lãi nhiều, Cho nên sống an lạc. Nay Ta quyết không phải Đồ nằm sâu bảy lớp, Lo lắng nhặt côn trùng, Cho nên sống an lạc. Nay Ta quyết không phải Vợ tóc vàng, mắt đỏ, Ngày đêm nghe tiếng ác, Cho nên sống an lạc. Nay Ta quyết không phải Bồ không, đàn chuột giỡn, Thường lo lắng thiếu gầy, Cho nên sống an lạc. Không buông niệm, không niệm. Chúng sanh sống an lạc; Đoạn dục, lìa ân ái, Mà được sống an lạc. Bấy giờ, Thế Tôn vì tinh tấn Ba-la-môn Bà-la-đậu-bà-giá mà thuyết pháp khai thị, dạy dỗ, soi sáng, làm cho vui mừng. Như thường lệ Phật theo thứ tự thuyết pháp về bố thí, trì giới… cho đến ở trong Chánh pháp tâm không còn sợ hãi, rồi liền từ chỗ đứng dậy chắp tay bạch Phật: “Con nay có được xuất gia học đạo thành Tỳ-kheo, tu phạm hạnh ở trong Chánh pháp luật không?” Phật bảo Bà-la-môn: “Nay ông có thể được xuất gia, thọ cụ túc giới, tu các phạm hạnh ở trong Chánh pháp luật …”. Chi tiết, cho đến đắc A-la-hán, tâm khéo giải thoát. Bấy giờ tinh tấn Bà-la-môn Bà-la-đậu-bà-giá đắc A-la-hán, duyên tự tâm mà giác tri, được an lạc giải thoát, bèn nói kệ: Nay ta thật vui sướng, Ở trong pháp Đại tiên; Được vui lìa tham dục, Không phí công thấy Phật.  <詞 id="34827791">Kinh 1180. Trí giả<註 n="2252"/>1243 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong rừng cây Sa-la, tại tụ lạc Bà-la-môn<註 n="2253"/>1244.Bấy giờ sáng sớm Thế Tôn đắp y, mang bát vào tụ lạc Bà-la-môn khất thực, bất chợt mây phi thời nổi lên. Bấy giờ, Thế Tôn tự nghó: ‘Nay, Ta nên đến trong nhà hội lớn gia chủ Bà-la, tại tụ lạc Bà-la-môn<註 n="2254"/>1245.’ Nghó vậy rồi, Ngài liền đến chỗ nhà hội lớn kia. Khi ấy các gia chủ Bà-la-môn đang hội họp trong nhà đó. Từ xa trông thấy Thế Tôn, họ cùng bảo với nhau: “Sa-môn cạo đầu kia cuối cùng biết pháp gì<註 n="2255"/>1246?” Bấy giờ, Thế Tôn bảo gia chủ Bà-la-môn tụ lạc Bà-la kia rằng: “Trong dòng Bà-la-môn có người biết pháp, có người không biết pháp; dòng Sát-đế-lợi hay gia chủ, cũng có người biết pháp, có người không biết pháp.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Chẳng bạn muốn hơn bạn, Vua không phục khó phục; Vợ không cầu hơn chồng, Con nào không kính cha? Không người trí: không hội. Không trí: không lời pháp; Tham, sân, si đoạn tận, Thì đó là người trí. Khi ấy gia chủ Bà-la-môn kia bạch Phật: “Thiện só Cù-đàm! Thiện só phu! Mời Ngài có thể vào nhà này mà ngồi.” Sau khi Thế Tôn ngồi rồi, liền bạch rằng: “Xin Cù-đàm thuyết pháp. Chúng tôi muốn nghe.” Bấy giờ, Thế Tôn vì gia chủ Bà-la-môn nơi đại hội này bằng mọi cách thuyết pháp khai thị, dạy dỗ, soi sáng và làm cho vui mừng rồi, lại nói kệ: Ngu cùng trí tụ hội, Không nói, biết ai sáng? Hay nói đạo tịch tónh, Nghe nói, biết kẻ trí. Người nói, nêu Chánh pháp, Kiến lập cờ Đại tiên; Khéo nói là cờ Tiên, Pháp là cờ La-hán. Bấy giờ, Thế Tôn vì các gia chủ Bà-la-môn nơi tụ lạc Bà-la kiến lập chánh pháp, khai thị, dạy dỗ, soi sáng, làm cho vui vẻ xong, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827792">Kinh 1181. Thiên tác<註 n="2256"/>1247 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở Câu-tát-la<註 n="2257"/>1248, du hành trong nhân gian. Rồi đến tụ lạc Phù-lê<註 n="2258"/>1249, trú trong vườn Am-la của Bà-la-môn Thiên Tác<註 n="2259"/>1250.Khi ấy Tôn giả Ưu-ba-ma<註 n="2260"/>1251 làm thị giả. Bấy giờ Thế Tôn đang đau lưng<註 n="2261"/>1252, bảo Tôn giả Ưu-ba-ma: “Thầy cất y bát xong, đến nhà Bà-la-môn Thiên Tác.” Lúc đó Bà-la-môn Thiên Tác đang ở trong nhà, sai người chải đầu và cạo râu, sửa tóc cho ông, thấy Tôn giả Ưu-ba-ma đang đứng ngoài cửa. Thấy rồi ông nói kệ: Vì sao cạo râu tóc, Mình khoác Tăng-già-lê<註 n="2262"/>1253; Đang đứng ngoài cửa đó, Muốn cầu xin thứ gì? Tôn giả Ưu-ba-ma nói kệ đáp: Đấng Thiện Thệ La-hán, Bị bệnh phong đau lưng; Có thứ nước an lạc<註 n="2263"/>1254, Trị bệnh Mâu-ni chăng? Lúc ấy, Bà-la-môn Thiên Tác lấy ra một bát đầy tô, một bình dầu, một bình đường phèn, rồi sai người bưng đi, cùng bình nước nóng, theo Tôn giả Ưu-ba-ma đến chỗ Thế Tôn. Lấy dầu xoa lên thân, dùng nước nóng rửa đi, xong đem tô và đường phèn làm nước uống. Sau đó, bệnh đau lưng Thế Tôn liền được an ổn. Sáng sớm hôm sau Thiên Tác dậy thật sớm, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, nói kệ: Sao gọi Bà-la-môn, Thí gì được quả lớn? Thế nào là thời thí<註 n="2264"/>1255, Sao gọi ruộng phước tịnh? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Nếu được trí túc mạng, Thấy trời, định hướng sanh<註 n="2265"/>1256; Được hết các hữu lậu, Mâu-ni khởi tam minh. Khéo biết tâm giải thoát, Giải thoát tất cả tham; Mới gọi Bà-la-môn. Thí kia được quả lớn. Thí kia là thời thí, Ruộng phước theo ý muốn. Sau khi Bà-la-môn Thiên Tác nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.  <詞 id="34827793">Kinh 1182. Nghề ruộng<註 n="2266"/>1257 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại Câu-tát-la du hành trong nhân gian; một đêm nọ dừng chân lại trong rừng Sa-la. Bấy giờ, cách rừng Sa-la không xa có một Bà-la-môn làm nghề nông<註 n="2267"/>1258.Sáng sớm thức dậy vào trong rừng Sa-la, từ xa nhìn thấy Thế Tôn đang ngồi dưới một bóng cây, tướng mạo oai nghi đoan chánh, các căn thanh tịnh, tâm người tịch định, thành tựu đầy đủ chỉ quán đệ nhất. Thân Ngài sắc vàng ánh sáng chiếu suốt. Thấy vậy, đến chỗ Ngài, bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, tôi làm nghề nông ở gần đây, nên thích rừng này. Bạch Cù-đàm, có nghề nghiệp gì ở đây không, mà thích ở trong rừng này? Rồi nói kệ: Tỳ-kheo ở rừng này, Vì có nghề nghiệp gì, Nên một mình chỗ vắng, Thích ở trong rừng này? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp lại: Vô sự ở rừng này, Rễ rừng chặt từ lâu; Nơi rừng, lìa thoát rừng, Thiền tư, trừ bất lạc. Sau khi Bà-la-môn nghe những gì Phật nói, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ ra về.  <詞 id="34827794">Kinh 1183. Nhặt củi<註 n="2268"/>1259 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại Câu-tát-la du hành trong nhân gian; một đêm nọ dừng chân lại trong rừng Sa-la. Bấy giờ, có một Bà-la-môn ở bên cạnh rừng, cùng năm trăm thiếu niên Bà-la-môn ở chung<註 n="2269"/>1260.Bà-la-môn kia thường tán thán, mong mỏi và muốn gặp Thế Tôn, “Khi nào Ngài du hành đến rừng này, nhân đó ta đến gặp để hỏi về những chỗ còn nghi. Ngài có rảnh vì ta mà ký thuyết không?” Khi ấy người đệ tử thiếu niên của Bà-la-môn kia nhân kiếm củi, nên vào trong rừng. Từ xa nhìn thấy Thế Tôn ngồi dưới bóng cây, dung nghi đoan chánh, các căn vắng lặng, tâm ngài định tónh, thân như núi vàng ánh sáng chiếu suốt, thấy rồi tự nghó: ‘Thầy mình thường tán thán, kính ngưỡng và mong được gặp Ngài Cù-đàm để hỏi những điều nghi ngờ. Nay Sa-môn Cù-đàm này đến trong rừng này, ta phải nhanh chóng về báo cho thầy ta biết.’ Tức thì ôm bó củi nhanh chóng trở về nhà học, bỏ bó củi xuống, rồi đến chỗ thầy thưa rằng: “Thầy nên biết! Lâu nay thầy thường tán thán, kính ngưỡng muốn gặp Sa-môn Cù-đàm đến rừng này để hỏi những điều nghi, nay Sa-môn Cù-đàm đã đến rừng này, xin thầy biết thời.” Khi ấy Bà-la-môn liền đến chỗ Thế Tôn, sau khi thăm hỏi, ủy lạo xong, ngồi lui qua một bên nói kệ: Một mình vào nơi sợ, Trong rừng rậm thâm sâu; Đứng vững không dao động, Khéo tu pháp chánh cần. Không ca múa âm nhạc, Ở chỗ vắng tónh lặng; Tôi chưa từng thấy ai, Một mình thích rừng sâu. Muốn tìm nơi thế gian, Vị Chúa tể tự tại; Là trời Tam thập tam, Cõi trời vui tự tại. Cớ sao vào rừng sâu, Khổ hạnh tự khô héo? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Mong cầu nhiều là khổ, Đắm mê vào các cõi; Tất cả chúng đều là Cội rễ của ngu si. Những loại cầu như vậy, Ta trừ bỏ từ lâu. Không cầu, không lừa dối, Tất cả không đụng tới. Đối tất cả các pháp, Duy có quán thanh tịnh; Được vô thượng Bồ-đề, Thiền tư tu chánh lạc. Bà-la-môn lại nói kệ: Nay con kính lễ Ngài, Đấng Mâu-ni tịch lặng; Vua thiền tư vi diệu, Đại giác, giác vô biên. Như Lai cứu trời, người, Vòi vọi như núi vàng; Giải thoát khỏi rừng rậm, Ở rừng hẳn không đắm. Đã nhổ gai nhọn sâu, Lành sạch không dấu vết; Thượng thủ hàng luận sư, Biện luận hơn tất cả. Sư tử hùng loài người, Rống động khắp rừng sâu; Hiển hiện Khổ Thánh đế, Tập, Diệt, tám Thánh đạo. Diệt tận các tụ khổ, Xuất ly, tịnh không nhơ; Tự thoát tất cả khổ, Cứu khổ khắp chúng sanh. Vì an lạc chúng sanh, Nên diễn nói Chánh pháp; Với ân ái đã dứt, Đối lưới dục xa lìa. Đoạn trừ hết tất cả, Kết buộc của hữu ái; Như hoa sen sống nước, Không nhiễm dính nước bùn. Như mặt trời giữa không, Trong sáng không mây che; Hôm nay con may mắn, Đến rừng Câu-tát-la. Được gặp Bậc Đại Sư, Đấng Lưỡng Túc Tôn Thắng; Đại tinh tấn, rừng sâu, Rộng độ sanh bậc nhất. Hàng đầu, Điều Ngự Sư, Kính lễ Đấng Vô Úy. Sau khi Bà-la-môn nói đầy đủ kệ khen ngợi Phật xong, nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ ra về.  <詞 id="34827795">Kinh 1184. Tôn-đà-lợi (1)<註 n="2270"/>1261 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật tại Câu-tát-la du hành trong nhân gian, nghỉ đêm bên bờ sông Tôn-đà-lợi<註 n="2271"/>1262.Bấy giờ, Thế Tôn cạo tóc chưa lâu, vào cuối đêm, lấy y phủ lên đầu, ngồi kiết già, chánh thân tư duy, cột niệm ở trước. Bấy giờ, bên sông Tôn-đà-lợi có Bà-la-môn<註 n="2272"/>1263 đang ở, cuối đêm thức dậy, đem những thức ăn cúng còn dư chưa hết, đem đến bờ sông, muốn tìm Bà-la-môn có đức lớn để cúng dường. Khi ấy Thế Tôn nghe tiếng Bà-la-môn bên bờ sông; nghe rồi bèn đằng hắng lên tiếng và lấy y ra để bày đầu. Lúc ấy, Bà-la-môn bên sông Tôn-đa-lợi thấy Phật rồi, tự nghó: “Đây là Sa-môn cạo đầu, chẳng phải Bà-la-môn.” Định đem thức ăn trở về, nhưng Bà-la-môn này lại nghó: “Đâu phải chỉ có Sa-môn đầu cạo tóc. Trong hàng Bà-la-môn cũng có người đầu cạo tóc. Nên đến đó, hỏi chỗ sanh của ông ta.” Lúc này, Bà-la-môn bên sông Tôn-đà-lợi đến chỗ Thế Tôn hỏi rằng: “Ngài sanh thuộc dòng họ nào?” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Ông chớ hỏi chỗ sanh, Mà nên hỏi chỗ hành. Khắc cây dùi lấy lửa, Cũng có thể sanh lửa. Trong dòng họ hạ tiện, Sanh Mâu-ni vững chắc; Trí tuệ, có tàm quý, Tinh tấn, khéo chế ngự. Rốt ráo sáng tỏ khắp, Tu phạm hạnh thanh tịnh; Mà nay đã đúng thời, Nên cúng thức ăn dư. Bà-la-môn bên sông Tôn-đà-lợi lại nói kệ: Nay ngày tốt của con, Muốn cúng dường cầu phước; May gặp được Đại só, Tôn quý nhất ba thời. Nếu không gặp được Phật, Thời đã cúng người khác. Bấy giờ, Bà-la-môn bên sông Tôn-đà-lợi càng tăng thêm lòng tin, liền đem thức ăn dư ấy phụng cúng Thế Tôn. Thế Tôn không nhận, vì đã nhờ nói bài kệ mà được. (Chi tiết như đã nói, vì nhờ thuyết pháp mà được đồ ăn). Bà-la-môn bên sông Tôn-đà-lợi bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, bây giờ thức ăn cúng này nên để chỗ nào?” Phật bảo Bà-la-môn: “Ta không thấy chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên thần hay người đời nào có thể ăn thức ăn này mà khiến thân thể an ổn. Ông hãy đem thức ăn này bỏ vào trong nước không có trùng và chỗ đất ít cỏ mọc.” Lúc này, Bà-la-môn này liền đem thức ăn này bỏ vào trong nước không có trùng. Nước liền bốc khói sủi bọt sôi lên thành tiếng xèo xèo. Ví như nung hòn sắt, đem bỏ vào trong nước lạnh, bốc khói sủi bọt sôi lên phát ra tiếng xèo xèo. Thức ăn này cũng vậy. Bỏ vào nước không có trùng, bốc khói sủi bọt, sôi lên thành tiếng xèo xèo. Bà-la-môn bên sông Tôn-đà-lợi lòng kinh hãi, thân lông dựng lên hết, cho là tai biến, vội chạy lên bờ gom củi khô lại cúng dường đền thờ lửa để dứt sự tai quái. Thế Tôn thấy ông gom củi khô cúng dường đền thờ lửa để mong dứt sự tai quái. Thấy vậy, liền nói kệ: Bà-la-môn thờ lửa, Thiêu đốt cây cỏ khô, Chớ cho là tịnh đạo, Có thể dứt tai hoạn. Đó là ác cúng dường, Mà bảo là trí tuệ. Tạo nhân duyên như vậy, Ngoại đạo thủ tu tịnh. Nay ông bỏ lửa củi, Thổi bùng lửa bên trong; Thường tu không phóng dật, Lúc nào cũng cúng dường. Tin tịnh khắp mọi nơi, Rộng bày đại hội thí. Tâm ý là bó củi, Sân nhuế bốc khói đen. Vọng ngữ là vị đời, Miệng lưỡi là thìa gỗ; Ngực giữ nơi lửa đốt, Lửa dục thường cháy mạnh. Phải khéo tự điều phục, Người tiêu diệt ngọn lửa. Chánh tín là sông lớn, Tịnh giới là vượt sang. Lắng trong sạch dòng nước, Được người trí khen ngợi; Sạch trong người: đức trời, Nên tắm rửa trong đó. Lội nước không dính mình, An ổn qua bờ kia. Chánh pháp là vực sâu, Phước đức là xuống đò. Nước lắng trong tràn đầy, Được người trí khen ngợi Sạch trong người: đức trời, Nên tắm rửa trong đó. Lội nước không dính mình, An ổn qua bờ kia; Chân đế khéo điều ngự, Nhiếp hộ tu phạm hạnh. Từ bi là khổ hạnh, Tâm chân thật thanh tịnh; Dùng Chánh pháp tắm rửa, Được người trí xưng tán. Sau khi Bà-la-môn bên sông Tôn-đà-lợi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, trở lại đường cũ mà đi.  <詞 id="34827796">Kinh 1185. Tôn-đà-lợi (2)<註 n="2273"/>1264 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật tại Câu-tát-la du hành trong nhân gian, ở trong rừng rậm bên sông Tôn-đà-lợi. Lúc ấy, có Bà-la-môn đang ở bên sông Tôn-đà-lợi, đến chỗ Phật, thăm hỏi, ủy lạo xong, ngồi lui qua một bên, hỏi Phật: “Bạch Cù-đàm, Ngài có đến sông Tôn-đà-lợi tắm rửa không?” Phật bảo Bà-la-môn: “Đến sông Tôn-đà-lợi để tắm rửa để làm gì?” Bà-la-môn bạch: “Bạch Cù-đàm, sông Tôn-đà-lợi là cứu độ, là an lành, là thanh tịnh. Nếu ai tắm rửa ở đó, có thể trừ hết mọi điều ác.” Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: Chẳng sông Tôn-đà-lợi, Cũng chẳng Bà-hưu-đa; Chẳng Già-da, Tát-la. Những con sông như vậy; Không khiến người tạo ác Có thể thành thanh tịnh. Nhưng sông Tôn-đà-lợi, Hằng hà, Bà-hưu-đa; Người ngu thường ở đó, Không thể trừ hết ác. Những người thanh tịnh kia, Cần tắm rửa làm gì? Những người thanh tịnh kia, Cần bố-tát làm gì? Nghiệp tịnh do mình tịnh, Đời này nên gìn giữ; Không sát sanh, trộm cướp, Không dâm, không nói dối; Bố thí trừ keo bẩn, Ở đó mà tắm rửa. Đối tất cả chúng sanh, Thường khởi lòng từ bi; Dùng nước giếng tắm rửa, Già-da để làm gì? Trong tâm tự thanh tịnh, Không đợi tắm bên ngoài; Kẻ nghèo cùng hạ tiện, Thân thể nhiều nhơ bẩn. Dùng nước rửa bụi ngoài, Không thể sạch ở trong. Sau khi Bà-la-môn bên sông Tôn-đà-lợi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827797">Kinh 1186. Búi tóc (1)<註 n="2274"/>1265 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, có Bà-la-môn búi tóc La-đậu-bà-giá<註 n="2275"/>1266, vốn là người quen biết của Phật lúc còn là người thế tục, đến chỗ Phật, thăm hỏi, uý lạo xong, ngồi lui qua một bên, nói kệ: Người búi tóc ngoài thân, Đó chỉ gọi búi tóc; Người búi tóc bên trong, Là chúng sanh trói buộc. Nay xin hỏi Cù-đàm, Làm sao gỡ búi tóc? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Nên thọ trì tịnh giới, Trong tâm tu Chánh giác; Chuyên tinh cần phương tiện, Thì gỡ được búi tóc. Sau khi Bà-la-môn búi tóc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827798">Kinh 1187. Búi tóc (2)<註 n="2276"/>1267 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, có Bà-la-môn búi tóc Bà-la-đậu-bà-giá, đến chỗ Phật, thăm hỏi úy lạo nhau xong, ngồi lui qua một bên, nói kệ: Người búi tóc ngoài thân, Đó chỉ gọi búi tóc. Người búi tóc trong tâm, Là chúng sanh trói buộc. Nay tôi hỏi Cù-đàm, Người búi tóc như vậy; Nên dùng phương tiện gì? Nơi nào gỡ búi tóc? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Mắt, tai, cùng với mũi, Lưỡi, thân, ý nhập xứ; Đối với danh sắc kia, Diệt hết khiến không còn. Các thức đã diệt hẳn, Nơi đó dứt búi tóc. Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn búi tóc Bà-la-đậu-bà-giá nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.  <詞 id="34827799">Kinh 1188. Tôn trọng<註 n="2277"/>1268 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở dưới gốc cây bồ-đề<註 n="2278"/>1269, bên sông Ni-liên-thiền, tại tụ lạc Uất-bề-la, thành đạo chưa bao lâu. Bấy giờ, Thế Tôn một mình yên tónh tư duy tự nghó rằng: “Thật là khổ thay, không có cung kính, không có thứ lớp, không có bậc tự tại nào khác để nễ sợ<註 n="2279"/>1270.Như vậy sẽ bị thoái giảm đối với đại nghóa. Có chỗ để cung kính, có thứ tự, có bậc tự tại nào khác, sẽ sống được an lạc. Có cung kính, có thứ tự, có bậc tự tại khác, đại nghóa được đầy đủ. Có ai trong chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Thần, Người mà có thể thành tựu hơn Ta về giới, tam-muội, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri, Ta sẽ cung kính tôn trọng, phụng sự cúng dường, nương vào người đó mà sống.” Ngài lại nghó: “Nhưng không có ai trong chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Thần và Người mà có thể có đầy đủ giới, tam-muội, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến hơn Ta, để khiến Ta cung kính tôn trọng, phụng sự cúng dường, nương vào người đó mà sống. Duy chỉ có Chánh pháp khiến Ta tự giác, thành tựu Bồ-đề. Ta hãy cung kính tôn trọng, phụng sự, cúng dường pháp ấy, nương vào đó mà sống. Vì sao? Chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác quá khứ cũng cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường Chánh pháp, nương vào đó mà sống. Chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác vị lai cũng sẽ cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường Chánh pháp, nương vào đó mà sống.” Bấy giờ, Phạm Thiên vương, chúa của thế giới Ta-bà, biết tâm niệm Thế Tôn rồi, nhanh như lực só co duỗi cánh tay biến mất khỏi Phạm thiên, đứng trước Phật, tán thán rằng: “Lành thay, bạch Thế Tôn! Đúng vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng vậy! Những người giải đãi không cung kính thì rất khổ… (nói chi tiết như trên, cho đến) nghóa lớn đầy đủ. Kỳ thực không có chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Thần, Người mà có thể có đầy đủ giới, tam-muội, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến hơn Thế Tôn, để khiến Thế Tôn cung kính tôn trọng, phụng sự cúng dường, nương vào đó mà sống. Chỉ có Chánh pháp, mà Như Lai tự ngộ thành Chánh đẳng Chánh giác, là chỗ mà Như Lai phải cung kính tôn trọng, phụng sự, cúng dường Chánh pháp, nương vào đó mà sống. Vì sao? Chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác quá khứ cũng đã cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường Chánh pháp, nương vào đó mà sống. Chư Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác vị lai cũng cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường Chánh pháp, nương vào đó mà sống. Thế Tôn cũng cung kính, tôn trọng, phụng sự, cúng dường Chánh pháp, nương vào đó mà sống.” Bấy giờ Phạm thiên vương lại nói kệ: Chư Phật thời quá khứ, Và chư Phật vị lai; Phật, Thế Tôn hiện tại, Hay trừ chúng sanh ưu; Hết thảy cung kính pháp, Nương Chánh pháp mà sống. Sự cung kính như vậy Đó là pháp chư Phật. Sau khi Phạm thiên vương nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827800">Kinh 1189. Phạm thiên (1)<註 n="2280"/>1271 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở dưới gốc cây bồ-đề, bên sông Ni-liên-thiền, tại tụ lạc Uất-bề-la, thành đạo chưa bao lâu. Bấy giờ, Thế Tôn, một mình yên tónh tư duy như vầy: “Có nhất thừa đạo<註 n="2281"/>1272 có thể làm cho chúng sanh thanh tịnh, thoát mọi ưu bi, diệt trừ khổ não và được pháp chân như<註 n="2282"/>1273.Đó là bốn Niệm xứ. Những gì là bốn? “Đó là niệm xứ quán thân trên thân, niệm xứ quán thọ, tâm, pháp trên pháp. Nếu có người nào không thích bốn Niệm xứ thì sẽ không thích Thánh pháp như<註 n="2283"/>1274.Không thích Thánh pháp như thì sẽ không thích Thánh đạo như<註 n="2284"/>1275.Không thích Thánh đạo như thì sẽ không thích pháp cam lộ. Không thích pháp cam lộ thì sẽ không giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não. “Nếu người nào thích tu bốn Niệm xứ thì sẽ thích tu Thánh pháp như. Thích tu Thánh pháp như thì sẽ thích Thánh đạo như. Thích Thánh đạo như thì sẽ thích pháp cam lộ. Thích pháp cam lộ thì được giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.” Bấy giờ, Phạm thiên vương, chúa của thế giới Ta-bà, biết được tâm niệm của Phật rồi, nhanh như lực só co duỗi cánh tay biến mất khỏi cõi trời và hiện đứng trước Phật, tán thán rằng: “Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Đúng vậy, bạch Thiện Thệ! Có nhất thừa đạo có thể làm cho chúng sanh thanh tịnh. Đó là bốn Niệm xứ,… cho đến giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.” Lúc ấy, Phạm thiên vương lại nói kệ: Rằng có nhất thừa đạo, Thấy đoạn tận hữu biên<註 n="2285"/>1276; Diễn nói về Chánh pháp, An ủi chúng sanh khổ. Chư Thế Tôn quá khứ, Nương đạo này vượt qua; Chư Thế Tôn vị lai, Cũng nương đạo này qua. Đấng Chánh Giác hiện tại, Nương đây qua biển cả, Rốt ráo mé sanh tử, Điều phục tâm thanh tịnh. Đối sanh tử lưu chuyển, Đều đã dứt hết hẳn. Biết tất cả cảnh giới, Tuệ nhãn tỏ Chánh đạo. Thí như nước sông Hằng, Đều chảy về biển lớn; Dòng nước siết trôi xa, Chánh đạo cũng như vậy. Trí rộng khéo hiển bày, Mau được pháp cam lộ; Xe Chánh pháp thù thắng, Vốn chưa từng được nghe. Vì thương xót chúng sanh, Nên chuyển vì chúng sanh; Che chở chúng trời, người, Khiến đưa qua bờ kia. Cho nên các chúng sanh, Đều cúi đầu đảnh lễ. Sau khi Phạm thiên vương nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827801">Kinh 1190. Phạm chúa<註 n="2286"/>1277 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở dưới gốc cây bồ-đề, bên sông Ni-liên-thiền, tại tụ lạc Uất-bề-la<註 n="2287"/>1278, thành đạo chưa bao lâu. Bấy giờ, có Phạm thiên vương, chúa của thế giới Ta-bà<註 n="2288"/>1279, với sắc thân tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, nói kệ: Ở trong các chủng tánh, Lưỡng túc tôn Sát-lợi<註 n="2289"/>1280; Bậc Minh Hạnh đầy đủ, Tối thắng trong loài người. Phật đáp: “Đúng vậy, Phạm thiên! Đúng vậy, Phạm thiên! Ở trong các chủng tánh, Lưỡng túc tôn Sát-lợi; Bậc Minh Hạnh đầy đủ, Tối thắng trong loài người. Phật nói kinh này xong, Phạm thiên vương chủ thế giới Ta-bà nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827802">Kinh 1191. Không nhàn xứ<註 n="2290"/>1281 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại Câu-tát-la, du hành trong nhân gian, dừng nghỉ nơi thanh vắng không có tụ lạc<註 n="2291"/>1282, cùng với các Tỳ-kheo nghỉ đêm tại đó. Bấy giờ, Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói pháp tùy thuận A-lan-nhã. Khi ấy Phạm thiên vương, chủ thế giới Ta-bà tự nghó rằng: “Hôm nay Thế Tôn đang ở tại Câu-tát-la, du hành trong nhân gian và dừng nghỉ nơi thanh vắng không có tụ lạc, cùng với các Tỳ-kheo nghỉ đêm tại nơi hoang vắng đó. Bấy giờ, Thế Tôn đã vì đại chúng nói pháp tùy thuận không<註 n="2292"/>1283.Bây giờ, ta nên đến tùy thuận mà tán thán.” Nghó vậy xong, nhanh như lực só co duỗi cánh tay, biến mất khỏi cõi trời và hiện đứng trước Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, mà nói kệ: Quen chỗ ngồi biên địa<註 n="2293"/>1284, Đoạn trừ các phiền não; Nếu không thích rừng vắng, Nhập chúng, hãy phòng hộ. Tự điều phục tâm mình, Đi xin ăn từng nhà; Nên giữ gìn các căn, Chuyên tinh nhiếp tâm niệm. Sau tập quen rừng vắng, Ngồi nơi a-luyện-nhã; Xa lìa các sợ hãi, Trụ an ổn không sợ. Nếu có các hung hiểm, Rắn dữ, mọi độc hại; Mây đen, lắm tối tăm, Sấm sét lóe sáng ngời; Thì nhờ lìa phiền não, Nên ngày đêm an ổn. Như pháp con đã nghe, Cho đến không cứu cánh. Một mình, tu phạm hạnh, Không sợ ngàn ma chết. Nếu tu hành giác đạo, Cả vạn chẳng sợ chi. Tất cả Tu-đà-hoàn, Hoặc đắc Tư-đà-hàm; Cùng với A-na-hàm, Số này cũng vô lượng. Không thể tính số được, Sợ người bảo: nói dối. Sau khi Phạm thiên vương, chủ thế giới Ta-bà nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ Phật rồi biến mất.  <詞 id="34827803">Kinh 1192. Tập hội<註 n="2294"/>1285 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại rừng Ca-tỳ-la-vệ, ở Ca-tỳ-la-vệ<註 n="2295"/>1286, cùng với năm trăm Tỳ-kheo, đều là những bậc A-la-hán, sạch hết phiền não, việc làm đã xong, lìa các gánh nặng, đã được lợi mình, hết mọi hữu kết, chánh trí, tâm khéo giải thoát. Bấy giờ, Thế Tôn vì đại chúng nói pháp tương ưng Niết-bàn. Khi ấy có đại chúng chư Thiên oai lực từ mười phương thế giới, đều đến câu hội, cúng dường Thế Tôn và các Tỳ-kheo Tăng. Lại có các Phạm thiên vương ở tại Phạm thế tự nghó rằng: “Hôm nay Phật đang trú tại Ca-tỳ-la-vệ, … nói đầy đủ như trên, cho đến cúng dường Thế Tôn và đại chúng. Bấy giờ, chúng ta nên đến đó tán thán.” Nghó vậy rồi, nhanh như lực só co duỗi cánh tay, biến mất khỏi cõi trời và hiện đứng trước Phật. Phạm thiên thứ nhất nói kệ: Ở trong rừng lớn này, Đại chúng đều vân tập; Chúng chư Thiên mười phương, Tất cả đến cung kính. Từ xa con đến lễ, Tăng nan phục, tối thắng<註 n="2296"/>1287. Phạm thiên thứ hai lại nói kệ: Chư Tỳ-kheo Tăng này, Tinh tấn, tâm chân thật; Ở trong rừng lớn này, Cầu độ, nhiếp các căn. Phạm thiên thứ ba nói kệ tiếp: Khéo phương tiện tiêu dung Ân ái sâu, gai nhọn; Kiên cố không dao động, Như phướn Nhân-đà-la<註 n="2297"/>1288. Vượt dòng nước hào sâu, Thanh tịnh không cầu dục; Đấng Đại Sư khéo độ Các Rồng chúa đã thuần. Phạm thiên thứ tư nói kệ tiếp: Ai quy y nơi Phật, Quyết không đọa đường ác; Đã dứt thân làm người, Được thân trời thọ lạc. Mỗi vị nói kệ xong, bốn Phạm thiên liền biến mất.  <詞 id="34827804">Kinh 1193. Cù-ca-lê<註 n="2298"/>1289 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Phạm thiên vương, chủ thế giới Ta-bà, hằng ngày tinh cần đến chỗ Phật tôn kính cúng dường. Bấy giờ chủ thế giới Ta-bà nghó: “Sáng nay đến gặp Thế Tôn quá sớm. Chắc Thế Tôn còn đang nhập đại định. Ta hãy đến phòng Tỳ-kheo Cù-ca-lê<註 n="2299"/>1290, bạn đảng của Đề-bà-đạt-đa.” Nghó rồi, liền đến trước phòng Cù-ca-lê gõ cửa và nói rằng: “Cù-ca-lê, nên khởi lòng tin thanh tịnh nơi Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên. Người chớ để chịu khổ lâu dài, không lợi ích.” Cù-ca-lê nói: “Ông là ai?” Phạm thiên đáp: “Phạm thiên vương, chủ thế giới Ta-bà.” Cù-lê-ca nói: “Thế Tôn không thọ ký cho ông đắc A-na-hàm phải không?” Phạm thiên vương nói: “Đúng vậy, Tỳ-kheo!” Cù-lê-ca nói: “Cớ gì ông đến đây?” Phạm thiên vương, chủ thế giới Ta-bà nghó: “Người này, không thể trị”, liền nói kệ: Ở nơi bậc Vô lượng, Sanh lòng muốn ước lượng: Có người trí tuệ nào, Lại sanh giác tưởng này? Muốn lường bậc khôn lường: Phàm phu bị che tối.<註 n="2300"/>1291 Bấy giờ, Phạm thiên vương, chủ thế giới Ta-bà đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, hằng ngày con thường siêng đến chỗ Phật gần gũi cúng dường. Con nghó rằng sáng nay đến gặp Thế Tôn còn quá sớm, chắc Thế Tôn còn đang nhập đại định, con bèn đến phòng Tỳ-kheo Cù-ca-lê bạn đảng của Đề-bà-đạt-đa, liến đứng trước phòng từ từ gõ cửa và nói rằng: “Cù-ca-lê! Cù-ca-lê! Nên khởi lòng tin thanh tịnh nơi Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên là người trí tuệ, hiền thiện. Người chớ chịu khổ lâu dài, không lợi ích. Cù-ca-lê nói: ‘Ông là ai?’ Con liền đáp: ‘Phạm thiên vương, chủ thế giới Ta-bà.’ Cù-lê-ca nói: ‘Thế Tôn không thọ ký cho ông đắc A-na-hàm phải không?’ Con liền đáp: ‘Đúng vậy! Cù-ca-lê.’ Lại nói: ‘Cớ gì ông đến đây?’ Con tự nghó: ‘Người này, không thể trị’, liền nói kệ: Ở nơi không thể lường, Muốn sanh lòng tính toán; Đem vô lượng, muốn lường, Là che lấp phàm phu. Phật bảo Phạm thiên: “Đúng vậy! Đúng vậy! Phạm thiên.” Ở chỗ không thể lường, Muốn khởi tâm suy lường; Có người trí tuệ nào, Mà sanh vọng tưởng này. Không thể lường, muốn lường, Là che lấp phàm phu.” Phật nói kinh này xong, Phạm thiên vương, chủ thế giới Ta-bà nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật, rồi biến mất.  <詞 id="34827805">Kinh 1194. Phạm thiên (2)<註 n="2301"/>1292 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, Đại Phạm thiên vương và các Biệt Phạm thiên<註 n="2302"/>1293 khác cùng với Thiện Tí biệt Phạm thiên<註 n="2303"/>1294, hằng ngày dùng phương tiện đến gặp và cúng dường Thế Tôn. Khi ấy có Bà-cú Phạm thiên<註 n="2304"/>1295 thấy Biệt Phạm thiên và Thiện Tí Phạm thiên tinh cần phương tiện như vậy bèn hỏi: “Các ông muốn gì?” Họ liền đáp: “Muốn gặp Thế Tôn cung kính cúng dường.” Lúc ấy, Phạm thiên Bà-cú liền nói kệ: Kia bốn loại ngỗng trời<註 n="2305"/>1296, Ba cung điện sắc vàng<註 n="2306"/>1297; Năm trăm bảy mươi hai, Người tu hành thiền tư. Thân sắc vàng rực rỡ<註 n="2307"/>1298, Chiếu khắp cung Phạm thiên; Ông hãy nhìn thân ta, Cần đến đó làm gì? Khi ấy, Thiên Phạm vương, Biệt Phạm vương và Thiện Tí biệt Phạm vương lại nói kệ: Tuy có thân sắc vàng, Chiếu khắp cung Phạm thiên; Vị có trí tuệ này, Biết sắc có phiền não. Người trí không đắm sắc, Nên tâm được giải thoát. Bấy giờ, Thiện Phạm thiên<註 n="2308"/>1299, Biệt Phạm thiên, Thiện Tí biệt Phạm thiên đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con phương tiện muốn đến gặp Thế Tôn, cung kính cúng dường, có Bà-cú Phạm thiên thấy chúng con phương tiện như vậy nên đến hỏi chúng con rằng: ‘Hôm nay quý vị muốn phương tiện đi đâu?’ Chúng con liền đáp, ‘Muốn đến gặp Thế Tôn, lễ bái cúng dường.’ Bà-cú Phạm thiên liền nói kệ: Kia bốn loại ngỗng trời<註 n="2309"/>1300 Ba cung điện sắc vàng; Năm trăm, bảy mươi hai<註 n="2310"/>1301, Người tu hành thiền tư. Thân sắc vàng rực rỡ, Chiếu khắp cung Phạm thiên; Ông hãy nhìn thân ta, Cần đến đó làm gì? Chúng con nói kệ đáp lại: Tuy có thân sắc vàng, Chiếu khắp cung Phạm thiên; Vị có trí tuệ này, Biết sắc có phiền não. Người trí không đắm sắc, Nên tâm được giải thoát. Phật bảo Phạm thiên: “Đúng vậy, Phạm thiên! Đúng vậy, Phạm thiên! Tuy có thân sắc vàng, Chiếu khắp cung Phạm thiên; Nên biết sắc vàng ròng, Đó là tướng phiền não. Người trí giải thoát sắc, Đối sắc không còn ưa. Khi ấy những vị Phạm thiên kia vì Tỳ-kheo Ca-tra-vụ-đà-đê-sa<註 n="2311"/>1302 mà nói kệ: Người sanh ở thế gian, Búa bén ở trong miệng; Trở lại chặt thân mình, Do những ác ngôn này: Điều đáng chê lại khen, Điều đáng khen lại chê; Ác khẩu tăng thêm lỗi, Đời sống không an vui. Cờ bạc, rượu tán tài, Lỗi này còn quá nhẹ; Ác tâm đối Thiện Thệ, Đó là tội rất nặng. Có trăm ngàn địa ngục, Tên Ni-la-phù-đà<註 n="2312"/>1303; Ba ngàn sáu trăm ngục, Và năm A-phù-đà<註 n="2313"/>1304. Chúng là ngục báng Phật, Do ác nguyện miệng, ý. Phật nói kinh này xong, các Phạm thiên kia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi biến mất.  <詞 id="34827806">Kinh 1195. Bà-cú phạm<註 n="2314"/>1305 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Bà-cú Phạm thiên<註 n="2315"/>1306 ở trên cõi Phạm thiên khởi ác tà kiến, nói rằng: “Chỗ này thường hằng, không phải là pháp biến dịch, là nơi thuần nhất, là chỗ xuất ly.” Bấy giờ, Thế Tôn biết tâm niệm của Bà-cú Phạm thiên rồi, nhập tam-muội, với chánh thọ như vậy, biến mất khỏi thành Vương xá và hiện ra nơi cõi Phạm thiên. Bà-cú Phạm thiên xa thấy Thế Tôn, liền nói kệ: Phạm thiên, bảy mươi hai: Tạo tác các phước nghiệp<註 n="2316"/>1307; Tự tại mà thường trụ, Đã khỏi sanh, già, chết. Tôi đối các Minh luận<註 n="2317"/>1308, Đã tu tập rốt ráo. Trong hàng chư Thiên kia, Chỉ có tôi trường tồn. Bấy giờ, Phật nói kệ đáp: Đời sống này rất ngắn, Không phải là trường tồn; Mà Bà-cú Phạn thiên, Tự bảo là sống lâu. Ngục Ni-la-phù-đa, Tuổi thọ trăm ngàn năm; Ta đều nhớ biết cả, Ông tự bảo trường tồn. Bà-cú Phạm thiên lại nói kệ: Chỗ thấy Phật, Thế Tôn, Số kiếp không bến bờ. Sanh, già, chết, ưu, bi, Tất cả là quá khứ. Xin nói cho tôi biết, Quá khứ đã từng qua: Thọ trì giới nghiệp gì, Mà được sanh ở đây? Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Kiếp quá khứ lâu xa, Giữa vùng đại hoang mạc, Có các chúng tu hành, Nhiều phạm hạnh Hiền thánh. Đói thiếu, không đủ ăn, Ông đến cứu giúp họ. Tâm từ giúp liên tục, Trải nhiều kiếp không mất. Đó là quá khứ ông, Công đức được thọ trì. Ta đều nhớ biết cả, Xa, gần, như ngủ thức. Quá khứ có thôn ấp, Bị bọn giặc cướp bóc; Khi ấy ông đến cứu, Khiến họ được cứu thoát. Đó là thời quá khứ, Phước nghiệp được thọ trì. Ta nhớ nhân duyên này, Xa, gần, như ngủ thức. Quá khứ có nhiều người, Đi thuyền trên sông Hằng; Ác long giữ thuyền kia, Muốn hại hết mạng người. Thời ông dùng thần lực, Cứu họ được giải thoát. Đó là quá khứ ông, Phước nghiệp được thọ trì. Ta nhớ nhân duyên này, Xa, gần, như ngủ thức. Bà-cú Phạm thiên lại nói kệ: Quyết định đã biết tôi, Việc thọ mạng xưa nay; Cũng biết hết tất cả, Đây là Đấng Chánh Giác. Cho nên được thọ thân, Ánh vàng chiếu rực khắp; Thân Ngài đứng ở đây, Sáng khắp cả thế gian. Bấy giờ, Thế Tôn vì Bà-cú Phạm thiên khai thị, chỉ giáo, soi sáng, là cho vui mừng xong. Ngài nhập chánh thọ như vậy biến khỏi cõi Phạm thiên và trở về thành Vương xá.  <詞 id="34827807">Kinh 1196. Tà kiến<註 n="2318"/>1309 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có vị Phạm thiên ở trên cõi Phạm thiên khởi tà kiến nói như vầy: “Cõi này thường hằng không biến dịch, thuần nhất, xuất ly. Chưa từng thấy có ai đến cõi này, huống là có người vượt lên trên cõi này.” Bấy giờ, Thế Tôn biết được những sở niệm trong tâm của Phạm thiên này, liền nhập tam-muội, với chánh thọ như vậy, biến mất khỏi nước Xá-vệ và hiện nơi cung Phạm thiên. Ngài ngồi kiết già, chánh thân buộc niệm ở giữa hư không, ngay trên đỉnh Phạm thiên kia. Bấy giờ, Tôn giả A-nhã Câu-lân nghó thầm: “Hôm nay Thế Tôn đang ở chỗ nào?” Bèn dùng thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt người, nhìn thấy Thế Tôn đang ở trên cõi Phạm thiên. Thấy rồi, liền nhập tam-muội, với chánh thọ như vậy, biến mất khỏi nước Xá-vệ và hiện ra ở cõi Phạm thiên; ngồi kiết già ngay thẳng, buộc niệm ngay dưới tòa Phật và trên tòa Phạm thiên, quay mặt về hướng Tây, hướng đến Phật. Khi ấy, Tôn giả Đại Ca-diếp cũng nghó: “Hôm nay Thế Tôn đang ở chỗ nào?” Bèn dùng thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt người, nhìn thấy Thế Tôn đang ở trên cõi Phạm thiên. Thấy rồi, liền nhập tam-muội, chánh thọ như vậy, biến mất khỏi nước Xá-vệ và hiện ra ở cõi Phạm thiên, ngồi kiết già ngay thẳng, nhất tâm nhiếp niệm ngay dưới tòa Phật và trên tòa Phạm thiên, quay mặt về hướng Bắc, hướng đến Phật. Khi ấy, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng nghó: “Hôm nay Thế Tôn đang ở chỗ nào?” Bèn dùng thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt người, nhìn thấy Thế Tôn đang ở trên cõi Phạm thiên. Thấy rồi, liền nhập tam-muội, chánh thọ như vậy, biến mất khỏi nước Xá-vệ và hiện ra ở cõi Phạm thiên, ngồi kiết già ngay thẳng, nhất tâm nhiếp niệm ngay dưới tòa Phật và trên tòa Phạm thiên, quay mặt về hướng Nam, hướng đến Phật. Bấy giờ, Thế Tôn nói với Phạm thiên: “Nay ông lại khởi kiến giải rằng: ‘Từ xưa đến nay chưa từng thấy có người nào vượt qua khỏi Ta’ phải không?” Phạm thiên bạch Phật: “Hôm nay con không còn dám nói rằng: ‘Ta chưa từng thấy có người nào vượt qua khỏi ta.’ Mà chỉ thấy ánh sáng Phạm thiên bị ngăn che.” Bấy giờ, Thế Tôn vì Phạm thiên kia thuyết pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng và làm cho vui vẻ rồi, liền nhập tam-muội, với chánh thọ như vậy, biến mất khỏi cõi Phạm thiên, trở về nước Xá-vệ. Các Tôn giả A-nhã Câu-lân, Ma-ha Ca-diếp, Xá-lợi-phất cũng vì Phạm thiên kia thuyết pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng và làm cho vui mừng xong, liền nhập tam-muội, với chánh thọ như vậy, biến mất khỏi cõi Phạm thiên, trở về nước Xá-vệ. Chỉ có Tôn giả Mục-kiền-liên vẫn còn ở lại đó. Lúc này, Phạm thiên kia hỏi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên: “Các vị đệ tử khác của Thế Tôn đều có đại đức đại lực như vậy không?” Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền nói kệ: Đại đức đủ ba minh, Thông đạt biết tâm người; Các La-hán lậu tận, Số ấy không thể lường. Lúc ấy, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên vì Phạm thiên kia thuyết pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng và làm cho vui mừng xong, liền nhập tam-muội, với chánh thọ như vậy, biến khỏi cõi Phạm thiên và trở về nước Xá-vệ.  <詞 id="34827808">Kinh 1197. Nhập diệt<註 n="2319"/>1310 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở trong rừng Song thọ kiên cố<註 n="2320"/>1311, sanh địa của lực só, tại nước Câu-thi-na-kiệt. Bấy giờ, Thế Tôn sắp nhập Bát-niết-bàn, bảo Tôn giả A-nan rằng: “Ông hãy trải giường dây xoay đầu hướng Bắc giữa Song thọ kiên cố. Nửa đêm hôm nay Như Lai sẽ vào Vô dư Niết-bàn mà Bát-niết-bàn.” Lúc này, Tôn giả A-nan vâng lời Thế Tôn dạy, ở giữa Song thọ kiên cố vì Thế Tôn mà trải giường dây, xoay đầu về hướng Bắc rồi, trở lại chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã vì Như Lai, trải giường dây ở giữa Song thọ kiên cố xoay đầu về hướng Bắc.” Bấy giờ, Thế Tôn đến giường dây, hông phải nghiêng xuống đất, đầu xoay về hướng Bắc, hai chân xếp lên nhau, buộc niệm vào tướng ánh sáng. Bấy giờ là giữa đêm, Thế Tôn ở Vô dư Niết-bàn mà Bát-niết-bàn. Sau khi Phật Bát-niết-bàn rồi, rừng cây Song thọ liền trổ hoa, rơi xuống chung quanh cúng dường Thế Tôn. Khi ấy có Tỳ-kheo nói kệ: Đẹp thay, cây Kiên cố, Rũ cành nhánh lễ Phật; Cúng dường hoa vi diệu, Đại Sư Bát-niết-bàn. Lúc ấy, Thích Đề-hoàn Nhân bỗng nói kệ: Tất cả hành vô thường, Chúng là pháp sanh diệt; Tuy sanh liền đến diệt, Tịch diệt này an lạc. Lúc ấy, Phạm thiên vương, chủ thế giới Ta-bà, lại nói kệ: Mọi sanh vật ở đời, Đã lập đều phải bỏ. Thánh Đại Sư như vậy, Thế gian không ai bằng. Được thần lực Như Lai, Làm mắt cho thế gian; Cuối cùng cũng hoại diệt, Nhập Vô dư Niết-bàn. Tôn giả A-na-luật-đà lại nói kệ tiếp: Thở ra, vào: đình trú, Lập tâm khéo nhiếp hộ; Từ sở y mà đến, Thế gian Bát-niết-bàn. Sanh tướng sợ hãi lớn, Khiến lông thân người dựng; Đủ tất cả hành lực, Đại Sư Bát-niết-bàn. Tâm kia không giải đãi, Cũng không vướng các ái; Tâm pháp dần giải thoát, Như củi hết, lửa tắt. Sau khi Như Lai Bát-niết-bàn bảy ngày, Tôn giả A-nan đến chỗ Chi-đề<註 n="2321"/>1312 nói kệ: Thân báu này, Đại Sư, Lên đến cõi Phạm thiên; Thần lực lớn như vậy, Nội hỏa lại đốt thân. Năm trăm lụa quấn thân, Đốt cháy tiêu rụi hết. Một ngàn tấm y mịn, Y quấn thân Như Lai. Chỉ hai tấm không cháy, Tối thượng và sấn thân<註 n="2322"/>1313.Khi Tôn giả A-nan nói kệ này rồi, thì các Tỳ-kheo im lặng thương nhớ. mục lục  <釋 n="1">1. Đại Chánh, quyển 16. “Tạp nhân tụng” phẩm iii (phần 4) [tiểu mục trong nguyên bản Đại Chánh]. Quốc Dịch đồng. Pàli, S. 56. 41.Cintà. <釋 n="2">2. Pàli: lokacintaư cintento, tư duy về (tư duy) thế gian, suy nghó về thế giới. <釋 n="3">3. Phi nghóa nhiêu ích, phi pháp nhiêu ích, phi phạm hạnh nhiêu ích, phi trí, phi giác, bất thuận Niết-bàn. Pàli: na hetaư atthasaưhitaư etaư àdibrahmacariyakaư etaư na nibbidàya na viràgàya na nirodhàya na upasamàya na abhióóàya na sambodhàya na nibbànàya saưvattati (S. v. p. 448), điều đó không liên hệ mục đích (giải thoát), không thuộc căn bản phạm hạnh, không dẫn đến yểm ly, không dẫn đến ly dục, tịch diệt, tịch tónh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. <釋 n="4">4. Câu-hy-la trì . Pàli: sumàgadhà pokkharaóì, hồ sen Sumàgadhà. <釋 n="5">5. Ngẩu khổng  Pàli: bhisamuơàla, chồi non của sen. <釋 n="6">6. Phi nghóa nhiêu ích : chẳng ích gì cho mục đích. <釋 n="7">7. S. 56. 8. Cintà. <釋 n="8">8. Pàli: mà… pàpakaư àkusalaư cittam cinteyyàtha, các ngươi chớ tư duy về tư duy ác bất thiện. <釋 n="9">9. Suy tầm, trầm tư. Pàli, S. 56. 7. Vitakkà. <釋 n="10">10. Tham giác, sân (nhuế) giác, hại giác; đây gọi là ba bất thiện tầm, ba tư duy tầm cầu bất thiện: ham muốn, thù hận, ý nghó ác hại. Pàli: kàmavitakkaư vyàpàdavitakkaư vihiưsavitakkaư. <釋 n="11">11. Pàli: mà, bhikkhave, pàpake akusale vitakke vitakkeyyàtha, Tỳ-kheo, các ngươi chớ có tư duy tầm cầu về các suy tầm ác bất thiện. <釋 n="12">12. Pàli, xem kinh 409. <釋 n="13">13. S. 56. 10. Kathà. <釋 n="14">14. Các đề tài được gọi là súc sanh luận (Pàli: tiracchànakathà), vì vô nghóa, vô ích. <釋 n="15">15. Tranh cãi. Pàli, S. 56. 9.Viggàhikà. <釋 n="16">16. Ba-tư-nặc (Pàli: Pasenadi), vua nước Câu-tát-la (Pàli: Kosala). Tần-bà-sa-la →(Pàli: Bimbisàra), vua nước Ma-kiệt-đà. <釋 n="17">17. Như kinh 407. <釋 n="18">18. Như kinh 407. <釋 n="19">19. Tức thí chủ. <釋 n="20">20. Pàli, S. 56. 15. Dhàraịa. <釋 n="21">21. S. 56. 20, 27. Tathà. <釋 n="22">22. Như như, bất ly như, bất dị như… . Pàli (S.v.430): cattàrimàni bhikkhave tathàni avitathàni aóóatathàni. <釋 n="23">23. S. 56. 16. Dhàraịa. <釋 n="24">24. S. 56. 42. Papàto. <釋 n="25">25. Thâm hiểm nham; xem cht. dưới. Pàli: ayàma, bhikkhave, yena paỉibhànakùỉo ten’ upasaưkamissàma divàvihàrayà, này các Tỳ-kheo, chúng ta hãy đi lên ngọn Paỉibhànakùỉa (Biện tài đỉnh) để nghỉ trưa. <釋 n="26">26. Thâm hiểm nham  vực thẳm sâu; bản Pàli: Thế Tôn lên ngọn Paỉibhàna, một Tỳ-kheo thấy một vực sâu nguy hiểm, kêu lên: mahà vatàyaư bhante papàto subhayànako, Thế Tôn, lớn thay, vực thẳm dễ sợ này. <釋 n="27">27. Sanh bổn chư hành lạc trước  Pàli: jàtisaưvattanikesu saưkhàresu abhiramanti, hoan lạc nơi các hành mà chúng dẫn đến sự thọ sanh. <釋 n="28">28. Cực kỳ nóng. Pàli, S. 56. 43.Pariơàha. <釋 n="29">29. Đại nhiệt địa ngục  Pàli: Mahàpariơàha. <釋 n="30">30. Cực kỳ đen tối. Pàli, S. 56.46. Andhakàra. <釋 n="31">31. Xem cht.33, kinh 424 dưới. <釋 n="32">32. Xem kinh 423 trên. <釋 n="33">33. Pàli (S.v.454): atthi, bhikkhave, lokantarikà aghà asaưvutà andhakàrà andhakàratimisà, yattham imesaư candimasùriyànaư evaưmahiddhikànaư evaư mahànubhàvànaư àbhàya nànubhontì ti, có một chỗ tối tăm, sâu thẳm tối tăm không đáy, ở khoảng giữa các thế giới, không có vòm trời che; chỗ đó, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng vốn có thần lực như vậy, mà không chiếu tới được. <釋 n="34">34. Gần giống kinh 424 trên. <釋 n="35">35. Gần tương đồng các kinh 424, 425 trên. <釋 n="36">36. Pàli, S. 56. 29. Parióóeyyaư (cần được biến tri). <釋 n="37">37. Pàli, S. 56. 2. Paỉisallàna (sống độc cư). <釋 n="38">1. Đương cần thiền tư. Pàli: paỉisallàne bhikkhave yogam àpajjatha, hãy tu tập chuyên cần ở nơi nhàn tónh độc cư. <釋 n="39">2. Chánh phương tiện, tức chánh tinh tấn. <釋 n="40">3. Pàli (S.v.141): paỉisallàno…bhikkhu yathàbhùtam pajànàti, Tỳ-kheo tịch tónh độc cư thì liễu tri như thật (về bốn Thánh đế). <釋 n="41">4. S. 56. 1. Samàdhi. <釋 n="42">1. Tức tu định. Pàli: samàdhiư bhikkhave bhàvetha. <釋 n="43">2. Cây gậy. Pàli, S. 56. 33.Daịđo. <釋 n="44">3. Ngũ tiết tương tục luân  bánh xe có năm nan. <釋 n="45">4. Tăng thượng thuyết pháp  <釋 n="46">5. Các cách thuyết pháp của Phật, Pàli: àcikkananà (tuyên thuyết, công bố), desanà (giáo huấn, chỉ thị), paóóàpanà (thi thiết, quy định), vivaraịà (khai thị, khai hiển), vibhajanà (phân biệt, phân tích). <釋 n="47">6. Hiệt tuệ  nhận thức lão luyện, sâu sắc. Pàli: paịđita. <釋 n="48">7. Tu-đạt, tên thật của ông Cấp cô độc. Pàli: Sudatta. <釋 n="49">8. Tu-đạt trưởng giả  Pàli: Sudatta-gahapati. <釋 n="50">9. Tiệm thứ vô gián đẳng, đốn vô gián đẳng  <釋 n="51">10. Tế diệp; xem cht.90, kinh 397. <釋 n="52">11. Pàli, S. 56. 44. Kùỉàgàra. <釋 n="53">12. S. 56. 36. Pàjà. <釋 n="54">13. Thương  trong Khang Hy, từ này chỉ tiếng khua của châu ngọc. Có lẽ là  Pàli: sùla, cây giáo, hay cái cọc nhọn. <釋 n="55">14. S. 56. 49-50. Sineru. <釋 n="56">15. Hán: thổ thạch  Pàli, Phật so sánh bảy viên sỏi nhỏ bằng hạt cải (satta muggamattiyo pàsàịakkharà) và núi chúa Tu-di (Sineru). <釋 n="57">16. Thí dụ về ao hồ và các thứ khác nữa. Pàli, S. 56. 52. Pokkharaịì. <釋 n="58">17. Kiến đế, thấy được Thánh đế. Pàli: ariyasàvakassa diỉỉhisampanassa puggalassa abhisametàvino, đối với Thánh đệ tử đã thành tựu kiến, đã đắc hiện quán (Đây chỉ Thánh giả Tu-đà-hoàn). <釋 n="59">18. Tên các con sông lớn ở Ấn Độ: Sambejja, Gaígà, Yamunà, Aciravatì, Sarabhù, Mahì. <釋 n="60">19. Đất. Pàli, S.56. 55-60.Pathavì,v.v… <釋 n="61">20. Pàli: satta kolaỉỉhimattiyo guơikà, hòn đất lớn bằng hạt của quả táo. <釋 n="62">21. Pàli, núi Tudi (Sineru) và 7 núi chung quanh: Nemindhara, Vinataka, Assakaịịa, Sudassana, Karavìka, Ìsadhara, Yugandhara. <釋 n="63">22. Móng tay. Pàli, S. 56. 51.Nakkhasikho. <釋 n="64">23. Tóm tắt có ba mươi kinh. <釋 n="65">24. Tóm tắt có chín kinh. <釋 n="66">25. Ấn Thuận, tụng iii Tạp nhân, “5. Tương ưng Giới”, gồm ba mươi bảy kinh, Đại Chánh hai mươi hai kinh: 444-465. phần lớn tương đương Pàli, S.14. Dhàtu-saưyutta, Viên thuốc chữa mắt. <釋 n="67">26. Ý nói, số lượng viên thuốc được tập hợp lại. <釋 n="68">27. Chỉ cách tính số lượng: mỗi giới loại (chủng loại) đặt một viên. <釋 n="69">28. Số viên thuốc hết nhanh, nhưng số giới chưa hết. <釋 n="70">29. Tâm hèn mọn. Pàli, S. 14. 14.Hìnàdhimutti (Ý chí hèn kém). <釋 n="71">30. Pàli: dhàtusova bhikkhave sattà saưsandanti samenti, chúng sanh giao tiếp theo giới, tập hợp theo giới. Ở đây, giới hay giới loại được hiểu là tính chất (đồng loại tướng quần). <釋 n="72">31. Pàli: hìnàdhimuttikà hìnàdhimuttikehi saddhiư…, bản tánh thấp hèn thì đi với bản tánh thấp hèn. <釋 n="73">32. Pàli, S. 14. 16. Sagathà. <釋 n="74">33. S. 14. 15. Kammaư. <釋 n="75">34. Xem cht.71, kinh 445. <釋 n="76">35. Như kinh 486. <釋 n="77">36. S. 14. 12. Sanidànaư. <釋 n="78">37. Tóm tắt mười một kinh. <釋 n="79">38. S. 14. 1. Dhàtu. <釋 n="80">39. Chủng chủng giới  Pàli: dhàtunànattaư, sự đa dạng của giới (loại). <釋 n="81">40. S. 14. 2-5. Samphassa, v.v… <釋 n="82">41. S. 14. 7. Saóóà. <釋 n="83">42. Giác, đây chỉ cho giác tưởng phân biệt, hay vọng tưởng phân biệt (Pàli: saíkappa). Bản Pàli: duyên đa dạng tưởng (saóóànànattaư) sanh đa dạng tư duy (saưkappanànattaư); duyên đa dạng tư duy sanh đa dạng dục (chandanànattaư). <釋 n="84">43. Pàli: duyên đa dạng dục (chandanànattaư) sanh đa dạng nhiệt não (pariơàhanànattaư, nóng bức, bực tức khổ não); duyên nhiệt não sanh đa dạng mong cầu (priyesanànànattaư). <釋 n="85">44. Nội dung gần với kinh trên. <釋 n="86">45. Trong bản, trên chữ duyên có chữ phi. Đây lược bỏ. <釋 n="87">46. Tóm tắt có bốn kinh. <釋 n="88">47. Đại Chánh quyển 17. “Tạp nhân tụng, phẩm iii, phần v” (tiêu mục trong nguyên bản Đại Chánh). Ấn Thuận: “5 Tương ưng Giới” tiếp theo, trì kinh 444 (Đại Chánh quyển 16). Pàli, S. 14. 11. Sattimà. <釋 n="89">48. Quang giới光界, tịnh giới淨界, vô lượng không nhập xứ giới無量空入處界, vô lượng thức nhập xứ giới無量識入處界, vô sở hữu nhập xứ giới無所有入處界, phi tưởng phi phi tưởng nhạâp xứ giới非想非非想入處界, hữu diệt giới有滅界. Pàli: sattimà, bhikkhave, dhàtuyo, katamà sattà? àbhàdhàtu, subhadhàtu, àkàsànaócàyatanadhàtu, vióóàịaócàyatanadhàtu, àkiócaóóàyatanadhàtu, nevasaóóànàsaóóàyatanadhàtu, saóóàvedayitanirodhadhàtu, có bảy giới loại (ở đây: giới hệ hay cõi): giới loại ánh sáng, giới loại tịnh khiết, giới loại cảnh vực hư không vô biên, cảnh vực thức vô biên, cảnh vực vô sở hữu, cảnh vực phi tưởng phi phi tưởng, cõi của sự diệt tận tưởng và thọ. <釋 n="90">49. Trong nguyên bản: duyên nội緣內. Bản đời Nguyên: duyên nội không 緣內空. Ấn Thuận đề nghị sửa lại là (hư) không. Pàli: àkàsànaócàyatanaư paỉicca, duyên hư không vô biên. <釋 n="91">50. Pàli: vióóàịaócàyatanaư paỉicca, duyên thức vô biên xứ. <釋 n="92">51. Hữu đệ nhất, hay hữu đảnh, chóp đỉnh của hữu, cao nhất trong các cõi Hữu (Pàli: bhavagga). Bản Pàli: àkiócaóóàyatanaư paỉicca, duyên vô sở hữu xứ. <釋 n="93">52. Hữu thân  Pàli: sakkàya. Bản Pàli: nirodhaư paỉicca, duyên diệt. <釋 n="94">53. Chánh thọ, hoặc đẳng chí, trạng thái tập trung, hợp nhất tư tưởng, có chín bậc định như vậy: bốn sắc giới thiền, bốn vô sắc định và diệt tận định. Pàli: samàpatti. <釋 n="95">54. Bản Pàli: saóóàsamàpatti pattabbà, y tưởng chánh thọ (đẳng chí) mà đạt được. <釋 n="96">55. Bản Pàli: saưkhàràvasesa-samàpatti pattabbà, đạt được do chánh thọ của hành hữu dư (một ít hành uẩn còn tàn dư). <釋 n="97">56. Hữu thân diệt  diệt tận các thân kiến (hai mươi hữu thân kiến, hay tát-ca-da tà kiến). Pàli: nirodhasamàpatti, do diệt chánh thọ. <釋 n="98">57. Pàli, S. 14. 13. Giójakàvasatha. <釋 n="99">58. Pàli: dhàtuư paỉicca saóóà uppajjati, duyên giới sanh tưởng. <釋 n="100">59. Trong nguyên bản chép nhầm là bất giới Đây sửa lại là hạ giới  Pàli: hìnam dhàtum. <釋 n="101">60. Pàli: hìnà vàcà, ngôn ngữ thấp kém, hạ đẳng. <釋 n="102">61. Pàli: hìnà cetanà, tư niệm hay ý chí thấp kém. <釋 n="103">62. Pàli: hìnà patthanà, dục cầu hay hy vọng thấp kém. <釋 n="104">63. Pàli: hì no puggalo, con người hay nhân cách thấp kém. <釋 n="105">64. Như thị trung . Pàli: majjhimaư dhàtuư paỉicca. <釋 n="106">65. Pàli: paịìtà dhàtu, giới vi diệu, thượng đẳng. <釋 n="107">66. Bà-ca-lị  Có lẽ Pàli: Vakkali. Nhưng, bản Pàli: Kaccàna. <釋 n="108">67. Pàli: asammàsabuddhesu sammàsambuddhà’ ti, ở nơi những vị không phải là Chánh đẳng Chánh giác mà thấy là Chánh đẳng Chánh giác. <釋 n="109">68. PàIi, S. 14. 12. Sanidàna (có nguyên do). Tham chiếu, A. 6. 39.Nidàna. <釋 n="110">69. Dục tưởng, nhuế tưởng, hại tưởng; ba bất thiện tưởng, cũng là ba bất thiện tầm, ba tư duy tầm cầu bất thiện. Pàli: tayo akusala-vitakkà: kàma-vitakko, vyàpàda-vitakko, vihiưsà-vitakko. Ba bất thiện tầm này cũng là ba bất thiện giới. Pàli: tissa akusala-dhàtuyo. Xem Trường A-hàm, N01(7); D. 33. Saígìti. <釋 n="111">70. Pàli: kàma-dhàtu, kàma-saóóà, kàma-saưkappo, kàma-chando, kàma-pariơàho, kàma-pariyesanà; dục giới, dục tưởng, dục tư duy, dục dục, dục nhiệt não, dục tầm cầu. <釋 n="112">71. Hán: hữu ngại, hữu não  Pàli: sa-vighàtaư, sa-upayàsaư. <釋 n="113">72. Nguy hiểm tưởng Tham chiếu Pàli: upannaư visamagataư saóóaư na khippameva pajahati, không nhanh chóng loại bỏ ý tưởng bất chánh đang sanh khởi. Pàli: visamagata, bất chánh, Hán đọc là visaưgata, (bị chi phối bởi) độc hại. <釋 n="114">73. Hán: bất giác có lẽ là na vinodeti, không bài trừ, nhưng bản Hán đọc là na vedeti: không cảm giác. <釋 n="115">74. Xuất yếu tưởng  ý tưởng thoát ly (xuất ly, xuất gia). Pàli: nekkhama-vitakka (tư duy tầm cầu sự thoát ly ). <釋 n="116">75. Xem Trung A hàm, N01(7): ba thiện giới: xuất ly giới, vô nhuế giới, vô hại giới; D. 33.Saígìti: tisso kusala-dhàtuyo: nekkhama-dhàtu, avyàpàda-dhàtu, avihiưsà-dhàtu. <釋 n="117">76. Pàli: đa văn Thánh đệ tử (sutavà ariyasàvako). <釋 n="118">77. Bất nhuế, bất hại tưởng → Pàli: avyàpàda-vitakka, avihiưsà-vitakka. Xem cht.28 trên. <釋 n="119">78. Nguyên Hán: bất giác. Xem cht.27 trên. <釋 n="120">79. Pàli, A. 6. 38. Attakàrì. <釋 n="121">80. Phương tiện giới  ở đây, phương tiện đồng nghóa gia hành (Pàli: payoga), chỉ sự chuẩn bị phát khởi hành động. Bản Pàli: àrabbha-dhàtu, phát khởi giới (xuất phát hành động). <釋 n="122">81. Pàli: yaư kho, bràhmaịa, àrabbhadhàtuyà sati àrabbhavanto sattà paóóàyanti, ayaư sattànaư attakàro ayaư parakàro, cái gì mà trong khi khởi sự làm chúng sanh biết đang khởi sự làm, cái đó là việc tự mình làm, cái đó là việc người khác làm, của chúng sanh. <釋 n="123">82. An trụ giới, kiên cố giới, xuất giới, tạo tác giới. Pàli: nikkamadhàtu (xuất hành giới), thàmadhàtu (thế lực giới), ỉhitidhàtu (an trụ giới), upakkamadhàtu (công kích giới). <釋 n="124">83. S. 35. 129.Ghosita. <釋 n="125">84. Câu-diệm-di Cù-sư-la viên →  một tinh xá do Cù-sư-la (Pàli: Ghosita) dựng ở Câu-diệm-di (Kosambì). <釋 n="126">85. Cù-sư-la trưởng giả → Pàli: Ghosita-gahapati. <釋 n="127">86. Chủng chủng giới  Pàli: dhàtunànattaư, sự đa dạng của giới. <釋 n="128">87. Pàli: samvajjati… cakkhudhàtu rùpà ca manàpà, có nhãn giới và sắc khả ái. <釋 n="129">88. Tham chiếu It. 51. <釋 n="130">89. Xem cht.38, kinh 460. <釋 n="131">90. Pàli (Cf. It. 51): kàyena amataư dhàtuư phusayitvà nirùpadhiư, bằng tự thân, chứng nghiệm bất tử giới (cam lộ giới), chứng vô dư y. <釋 n="132">91. Nguyên Hán: Tam-da-tam-phật  <釋 n="133">92. Hán: vô ưu ly cấu cú  Pàli (Cf. It.51): deseti sammàsambuddho asokaư virajaư padan ti, Đấng Chánh Giác chỉ rõ dấu chân không ưu phiền, không cấu nhiễm. <釋 n="134">93. Xem cht.38, kinh 460. <釋 n="135">94. Cf. It. 51: tisso dhàtuyo: rùpadhàtu, àrùpadhàtu, nirodhadhàtu. <釋 n="136">95. Thượng tọa Thượng Tọa danh giả  Không rõ Pàli. <釋 n="137">96. Chỉ và quán. Pàli: samatha, vipassanà (xa-ma-tha, tỳ-bát-xa-na). <釋 n="138">97. S. 18. 21. Anusaya; tham chiếu S. 22. 91. Ràhulo. <釋 n="139">98. Ngã, ngã sở kiến, ngã mạn hệ trước sử. Pàli: ahaưkàramamaưkàramàmànusayà, các tùy miên ngã, ngã sở và mạn. <釋 n="140">1. Ấn Thuận, tụng 3. Tạp nhân, 6. Tương ưng Thọ, gồm các kinh, Đại Chánh 466-489. phần lớn, tương đương Pàli: S.36. Vedanàsaưyutta. Đại Chánh kinh 466, Pàli, S.36.10 Phassa-mùlaka. <釋 n="141">2. Xem cht.52 kinh 465. <釋 n="142">3. Gươm đâm. Pàli, S. 36. 5. Daỉỉhabbena. <釋 n="143">4. S. 36. 3. Pahànena. <釋 n="144">5. Tham sử, tức tham tùy miên. Pàli: ràgànusayo. <釋 n="145">6. Sân nhuế sử, hay sân tùy miên. Pàli: paỉighànusayo. <釋 n="146">7. Si sử, hay si tùy miên. Pàli: avjjànusayo, vô minh tùy miên. <釋 n="147">8. mạn vô gián  Pàli: mànàbhisamaya, hiện quán mạn, hiểu rõ mạn, làm đình chỉ, tiêu vong kiêu mạn. <釋 n="148">9. Pàli: ayaư vuccati, bhikkhave, bhikkhu niranusayo sammaddaso accheti taịhaư vivattayi saưyojanaư sammà mànàbhisamayà antamakàsi dukkhassà’ ti. Đây gọi là Tỳ-kheo đã dứt sạch tùy miên, hoàn toàn cắt đứt khát ái, trừ khử kết buộc, một cách chân chánh thấy rõ kiêu mạn (tiêu diệt kiêu mạn), chấm dứt khổ. <釋 n="149">10. Pàli: saưpajaóóaư na riócati, không bỏ chánh trí. Pàli: riócati, rời, chối bỏ, phủ nhận; bản Hán đọc là iójati: dao động. <釋 n="150">11. Hán: bất đọa ư chúng số  Pàli: kàyassa bhedà dhamaỉỉho saưkhyaư nopeti vedagù ti, không thể mô tả bậc Pháp trí, vị Hiền trí, khi thân hoại (định danh). <釋 n="151">12. Sâu thẳm, hiểm trở, chỉ vực thẳm. S. 36. 4. Pàtàla. <釋 n="152">13. Hán: đại hải thâm hiểm → Pàli: atthi mahàsamudde pàtàlo’ti, trong biển cả có vực thẳm. <釋 n="153">14. Pàli: (…) asataư avijjamànaư evaư vàcaư bhssàti (trong biển có vực thẳm), nói về cái không hiện hữu, không tồn tại. <釋 n="154">15. Mũi tên. Pàli, S. 36. 6. Sallattena. <釋 n="155">16. Vi tham sử sở sử. Pàli: yo sukhàya vedanàya ràgànusayo so anuseti, tiềm phục tham tùy miên đối với cảm thọ lạc. <釋 n="156">17. Pàli: yo dukkhàya vedanàya paỉighànusayo so anuseti, đối với cảm thọ khổ, sân tùy miên tiềm phục. <釋 n="157">18. Pàli: so sukhaóce vedanaư vedayati, saóóutto naư vedayati; nếu nó cảm giác lạc. nó cảm giác bị cái đó trói buộc. <釋 n="158">19. Trong nguyên bản: đại văn   sửa lại là đại gian  cách biệt rất lớn. <釋 n="159">20. Xem cht.62, kinh 468. <釋 n="160">21. Hán: bất đọa số, xem cht.63 kinh 468. <釋 n="161">22. S. 36. 12.Àkàsa. <釋 n="162">23. Tỳ-thấp-ba phong  Pàli không có. Có lẽ Phạm: vizva-vàta, gió mạnh. <釋 n="163">24. Tỳ-lam-bà phong  Pàli: verambha-vàta, não. Bản Pàli không kể. <釋 n="164">25. Lạc thực thọ Pàli: sàmisàpi sukhà vedanà, cảm thọ lạc của da thịt, của vị ái nhiễm (sa-àmisa: có thịt, nhục thể, xác thịt, vật chất). <釋 n="165">26. Xem cht.62 kinh 468. <釋 n="166">27. Xem cht.63 kinh 468. <釋 n="167">28. S. 36. 14. Àgàraư. <釋 n="168">29. Xem cht.77, kinh 471. <釋 n="169">30. S. 36. 11.Rahogataka (Ẩn dật). <釋 n="170">31. Độc nhất tónh xứ  Pàli: rahogata, sống ẩn dật. <釋 n="171">32. S. 36. 15-16. Santakaư. <釋 n="172">33. Tiệm thứ tịch diệt Pàli: anupubbasaưkhàràịaư nirodho, sự biến mất của các hành theo tuần tự. <釋 n="173">34. Tiệm thứ chỉ tức → Pàli: anupubbasaưkharaịaư vùpasamoa, lần lượt đình chỉ, an tónh. <釋 n="174">35. Nguyên Hán: chánh thọ  Pàli: samàpatti, danh từ; phân từ samàpanna thượng được dịch là đạt đến, hay nhập. Pàli: paỉhamaư jhànaư samàpanassa, khi chứng nhập Sơ thiền. <釋 n="175">36. Giác quán  hay tầm tứ. Pàli: vitakka-vicàra. <釋 n="176">37. Thiền thứ ba được gọi là “Ly hỷ diệu lạc địa” (thân cảm giác lạc vi diệu do đã loại bỏ hỷ). <釋 n="177">38. Không nhập xứ, tức Không vô biên xứ định (hư không vô biên). <釋 n="178">39. Thức nhập xứ, tức Thức vô biên xứ định. <釋 n="179">40. Trí đời trước. Pàli, S. 36. 24. Pubbaóóàịa. <釋 n="180">41. Tóm tắt sáu kinh. <釋 n="181">42. S. 36. 23. Bhikkhu. <釋 n="182">43. Những câu hỏi của A-nan. <釋 n="183">44. Pàli: S.36.25 Bhikkhu. <釋 n="184">45. Nguyên bản: A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. <釋 n="185">46. S. 36. 26-28. Samaịa-bràhamaịa. <釋 n="186">47. Sa-môn nghóa, Bà-la-môn nghóa  Pàli: sàmaóóatthaư bràhamaóóatthaư, đối với mục đích của Sa-môn, Bà-la-môn. <釋 n="187">48. Xem cht.74, kinh. 391. <釋 n="188">49. Pàli, S. 54. 11. Icchànaígala. <釋 n="189">50. Nhất-xa-năng-già-la lâm  Pàli: Icchànaígalavàna. <釋 n="190">51. Trong bản Pàli: trừ thị giả mang thức ăn đến, đừng ai đến chỗ Ta. <釋 n="191">52. Giác, đây chỉ tầm, hay tư duy tầm cầu. Pàli: vitakka. <釋 n="192">53. Tịch diệt, đây chỉ diệt tận. Pàli: nirodha. <釋 n="193">54. Tham chiếu, Pàli, A. 5, 176.Pìti. <釋 n="194">55. Nghóa là, trang nghiêm và chỉnh sửa con đường sanh Thiên. <釋 n="195">56. Viễn ly hỷ lạc (Pàli: pavivekaja-pìti-sukha); đây chỉ hỷ lạc trạng thái Sơ thiền. Pàli: kinti maya kàlena kàlaư paviveka pìtiư upasampajja, làm sao tùy thời tôi chứng và an trú với trạng thái hỷ do viễn ly này? <釋 n="196">57. Viễn ly ngũ pháp  Pàli: paócassa ỉhànàni tasmiư na honti, trong thời gian (học hạnh viễn ly ) ấy, có năm trường hợp không xảy ra. <釋 n="197">58. Nguyên Hán: ỷ tức → <釋 n="198">59. Lạc phi vật chất. Pàli, S. 36. 29. Niràmisaư. <釋 n="199">60. Thực niệm vô thực niệm . Pàli: atthi sàmisà pìti atthi niràmisà pitì, có hỷ do vật dục (sàmisa: có thịt), có hỷ phi vật dục (niràmisa: không có thịt). <釋 n="200">61. Bản Pàli: pìti, hỷ. <釋 n="201">62. Sắc câu hành. Pàli: rùpappaỉisaưyutto vimokkho, giải thoát liên hệ với sắc. <釋 n="202">63. Pàli, A. 5. 170. Bhaddaji. <釋 n="203">64. Bạt-đà-la跋 陀羅. Pàli: Bhaddaji. <釋 n="204">65. Kiến đệ nhất見第一. Pàli: dassànaư aggaư, tối thượng trong những cái được thấy. <釋 n="205">66. Hữu đệ nhất有第一, chỉ cõi trời Hữu đảnh. Pàli: bhavànaư aggaư, tối thượng trong các hữu. <釋 n="206">67. S. 36. 19. Paócakaígo. <釋 n="207">68. Bình-sa vương →(Pàli: Bimbisàra); vua nước Ma-kiệt-đà. Bản Pàli: Paócakaígako thapati (Ngũ chi vật chủ), một người thợ mộc <釋 n="208">69. Đại Chánh quyển 18, “Đệ tử sở thuyết tụng đệ tứ phẩm”. Quốc Dịch “Tụng iv”. Ấn Thuận, Tụng vi. Đệ tử sở thuyết và ghi chú: “Nguyên phụ vào ‘Tạp nhân tụng’. Nhưng nguyên bản dịch đã biệt lập, đề ‘Đệ tử sở thuyết tụng đệ tứ’. Từ quyển 18-22; phân thành sáu Tương ưng, Ấn Thuận: 28. Tương ưng Xá-lợi-phất (Đại Chánh kinh 490-500), 29. Tương ưng Mục-kiền-liên (Đại Chánh kinh 501-534), 30. Tương ưng A-na-luật (Đại Chánh kinh 535-545), 31. Tương ưng Đại Ca-chiên-diên (Đại Chánh kinh 546-555), 32. Tương ưng A-nan (Đại Chánh kinh 556-565), 33. Tương ưng Chất-đa-la (Đại Chánh kinh 566-575). Tương đương Pàli, các Samyutta: S.38.Jambukhàdaka, S.39. Sàmanadaka, S.40.Moggalàna, 41. Citta. Chú thích của Ấn Thuận Hội Biên (hạ): “Xá-lợi-phất tương ưng, gồm tám mươi mốt kinh”. Bảy mươi hai kinh đầu tương đương Pàli các Samyutta: S.38, S.39. Đại Chánh, kinh số 490. Tương đương Pàli, S.38. 1-16. Nibbàna và tiếp theo. <釋 n="209">70. Na-la tụ lạc  Pàli: Nàlakagàmaka. <釋 n="210">71. Diêm-phù-xa→Pàli: Jambukhàdaka-paribbàjaka. <釋 n="211">72. Chú giải Pàli nói ông là cháu của Xá-lợi-phất (the rassa bhàgineyyo). <釋 n="212">73. Đoạn đối thoại, tương đương Pàli, S.38.16 Dukkara. <釋 n="213">74. Ái lạc Pàli: abhirati, đây chỉ sự vui thú đời sống xuất gia. <釋 n="214">75. Bản Pàli: “thực hành pháp và tùy pháp là khó”. <釋 n="215">76. Hữu đạo hữu hướng Pàli: atthi maggo atthi paỉipadà, có đạo và đạo tích. <釋 n="216">77. Thực tế bản Hán chỉ có ba mươi sáu. <釋 n="217">78. Đoạn vấn đáp 2, Pàli, S.38.3 Dhammavàdì. <釋 n="218">79. Thế gian chánh hướng Pàli: loke suppaỉipanna, vị hành trì chân chánh, hay khéo hành trì trong đời. <釋 n="219">80. Thế gian thiện thệ Pàli: loke sugata, vị đã khéo léo đi đến (Niết-bàn). <釋 n="220">81. Bản Pàli: “Có con đường nào dẫn đến sự dứt trừ tham dục, sân nhuế, ngu si?” <釋 n="221">82. Đoạn vấn đáp 3, Pàli S.38.1 Nibbàna. <釋 n="222">83. Đoạn vấn đáp 4, Pàli S.38.4 Kimatthi. <釋 n="223">84. Bản Pàli: dukkhassa parióóatthaư, “vì mục đích biến tri khổ”. <釋 n="224">85. Đoạn vấn đáp 5, Pàli, S.38.8 Àsavà. <釋 n="225">86. Bản Pàli, ba lậu: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, tayo àsvà: kàmàsavo, bhavàsavo, avijjàsavo. <釋 n="226">87. Đoạn vấn đáp 6, Pàli, S.38.2 Arahattaư. <釋 n="227">88. Đoạn vấn đáp 7, không có Pàli tương đương. <釋 n="228">89. Đoạn vấn đáp 8, Pàli, S.38.9.Avijjà. <釋 n="229">90. Tiền tế, hậu tế, trung tế  giới hạn quá khứ khởi thủy, giới hạn tận cùng vị lai, giới hạn trung gian. <釋 n="230">91. Bản Pàli: dukkhe aóóàịaư dukkhasamudaye aóóàịaư dukkhanirodhe aóóàịaư dukkhanirodhagàminiyà paịipadàya aóóàịaư, ayaư vuccati avijjà, “không biết khổ, không biết tập khởi của khổ, không biết sự diệt khổ, không biết con đường dẫn đến diệt khổ; đó được nói là vô minh”. <釋 n="231">92. Đoạn vấn đáp 9, không có Pàli tương đương. <釋 n="232">93. Xem đoạn 5 ở trên. <釋 n="233">94. Đoạn vấn đáp 10, Pàli, S.38.13 Bhava. <釋 n="234">95. Đoạn vấn đáp 11, S.38.15 Sakkàya. <釋 n="235">96. Hán: hữu thân hay tự thân. Pàli, sakkàya; Cf. S.ii., tr. 159: katamo bhikkhave sakkàyo? paócùpàdàna-kkhandhà tassa vacanìyaư, “Thế nào là hữu thân? Năm thủ uẩn, được nói là hữu thân”. <釋 n="236">97. Đoạn vấn đáp 12, Pàli, S.38.14 Dukkha. <釋 n="237">98. Đoạn vấn đáp 13, S.38.11 Ogha. <釋 n="238">99. Lưu đây chỉ bộc lưu dòng nước lũ. Pàli: ogha. <釋 n="239">100. Đoạn vấn đáp 14, như trên. <釋 n="240">101. Ách chính xác:chỉ gọng cày. Pàli: cattàro yogà. <釋 n="241">102. Đoạn vấn đáp 15, S.38.12 Upàdàna. <釋 n="242">103. Thủ Pàli: cattàri upàdànàni kàmùpàdànaư, diỉỉhùpàdànaư. sìlabbatùpàdànaư, atta-vàdùpàdànaư. <釋 n="243">104. Đoạn vấn đáp 16, không có trong bản Pàli. <釋 n="244">105. Phược ;tức Tập dị 8, tr.399, thân hệ có bốn: tham thân hệ, sân thân hệ, giới cấm thân hệ, thử thật chấp thân hệ. Pàli, D.iii, tr. 230: cattàro ganthà, abhijjhà kàyagantho, vyàpàdo kàyagantho, sìlabbataparàmàso kàyagantho, idaưsaccàbhiniviseso kàyagantho. <釋 n="245">106. Đoạn vấn đáp 17, bản Pàli không có. <釋 n="246">107. Xem Tập Dị 19, tr.446 a25 <釋 n="247">108. Tập dị 19, tr.446 b9: thủ kết “Hai thủ được gọi là thủ kết; kiến thủ và giới cấm thủ”. Pàli, paràmàsa, gồm diỉỉhiparàmàsa, sìlabbatapaàmàsa. <釋 n="248">109. Đoạn vấn đáp 18, không có trong bản Pàli. <釋 n="249">110. Sử hoặc dịch là tùy miênPàli, D.iii. 254, satta anusayà: kàmaràgànusayo, paỉighànusayo, diỉỉhànusayo, vicikcchànusayo, mànàusayo, bhavaràgànusayo, avijjànusayo. <釋 n="250">111. Đoạn vấn đáp 19, không có trong bản Pàli. <釋 n="251">112. Ái dục sử hay ái dục tùy miên; Pàli: kàmaràgànusaya. <釋 n="252">113. Hán: só phu dục  <釋 n="253">114. Đoạn vấn đáp 20. <釋 n="254">115. Cái hay triền cái. Pàli, paóca nìvaraịàni: kàmacchanda-, vyàpàda-, thìnamiddha-, uddhaccakukkucca. <釋 n="255">116. Đoạn vấn đáp 21, Pàli, S.38.5 Assàso. <釋 n="256">117. Hán: an tức →Pàli: assàsa, nguyên chỉ hơi thở vào, hơi thở điều hòa: trạng thái ngưng nghỉ, an ổn. <釋 n="257">118. Đoạn vấn đáp 22, như kinh trên Pàli, S.38.5 Assàsa. <釋 n="258">119. Đoạn vấn đáp 23, Pàli, S.38.6 Paramassàna. <釋 n="259">120. Hán: thượng an tức →Pàli: paramassàsa. <釋 n="260">121. Pàli: assàso… channam phassàyatanànaư samudayaóca atthaígamaóca assàdađca àdìnavaóca nissaraịaóca yathàbhùtam pajànàti, “đạt đến sự nghỉ ngơi là biết như thực về sự tập khởi, sự tiêu diệt, vị ngọt, tai hại, sự xuất ly của sáu xúc xứ”. <釋 n="261">122. Pàli:… viditvà anupàdà vimutto hoti, “sau khi biết, giải thoát với sự không chấp thủ”. <釋 n="262">123. Đoạn vấn đáp 24, không có trong bản Pàli. <釋 n="263">124. Hán: thượng tô tức xứ → <釋 n="264">125. Đoạn vấn đáp 25, không có trong Pàli. <釋 n="265">126. Thanh lươnghay trạng thái mát lạnh. Pàli: sìtibhùta. <釋 n="266">127. Đoạn vấn đáp 26, không có trong Pàli. <釋 n="267">128. Đoạn vấn đáp 27. <釋 n="268">129. Đoạn vấn đáp 28. <釋 n="269">130. Đoạn vấn đáp 29, Pàli, S.38.10 Taịhà. <釋 n="270">131. Đoạn vấn đáp 30. <釋 n="271">132. Hán: nghiệp đạo Pàli: kammapatha; bản Hán hiểu là kammapada. <釋 n="272">133. Đoạn vấn đáp 31. <釋 n="273">134. “Những câu hỏi của Sa-môn xuất gia”. Nội dung gần giống các kinh trên. <釋 n="274">135. “Ao bùn”. Pàli, A.4.178 Jambàli. <釋 n="275">136. Pàli: cattàrome bhikkhave puggalà santo saưvijjamànà lokasmiư, thế gian có bốn hạng người. <釋 n="276">137. Pàli: santaư cetovimutti, tâm giải thoát tịch tónh. <釋 n="277">138. Hán: hữu thân diệt  Pàli: sakkàyanirodha. <釋 n="278">139. Hán: tâm bất lạc trước Pàli: na pakkhandati: không tiến tới, hay không phấn chấn. <釋 n="279">140. Bản Pàli, A.ii, tr.165: sakkàyanirodhe cittaư na pakkhandati nappasìdati na santiỉỉhati nàdhimuccati, “(Vị ấy khi tác ý hữu thân diệt) đối với hữu thân diệt mà tâm không thăng tiến, không trừng tịnh, không an trú, không quyết tín”. <釋 n="280">141. Xem cht.69 trên. <釋 n="281">142. Xem cht.71 trên. <釋 n="282">143. Bản Pàli: “Vị ấy khi tác ý sự diệt trừ vô minh”. <釋 n="283">144. Bản Pàli: ao đã bị bít, không thoát nước, lại lâu ngày không mưa, lớp bùn khô cứng không thể vét cạn”. <釋 n="284">145. “Cỡi thuyền đi ngược dòng”. <釋 n="285">146. Hán: A-luyện-nhã tỳ-kheo Pàli: araóóaka-bhikkhu, tỳ-kheo sống trong rừng. <釋 n="286">147. Trái với đời sống ẩn dật. <釋 n="287">148. Pàli, A.6.41 Dàrukkhandha. <釋 n="288">149. Pàli, A.5.168 Sìla; 10.4 Upanisà; 11.4-5 Upanissà. Tham chiếu Hán, N026 Trung, 48 Giới kinh. <釋 n="289">150. Hán: sở y thoái giảm tâm bất lạc trú Pàli: hatùpaniso hoti sammàsamàdhi, tư trợ (sở y) của chánh định bị tổn hại. <釋 n="290">151. Pàli: sammàsamàdhivipannssa hatùpanisaư hoti yathàbhùtaóóàịadassanaư, do thoái thất chánh định, tư trợ (sở y) của tri kiến như thật bị tổn hại. <釋 n="291">152. Hán: công đức (thoái giảm) Đoạn trên dịch là sở y. Pàli: hatùpanisà. Xem cht.82 trên. <釋 n="292">153. Hán: bất tín lạc không còn tin tưởng. <釋 n="293">154. Hán: thâu thuế Bản Tống: thâu di  <釋 n="294">155. Pàli, A.5.167 Codanà. <釋 n="295">156. Hán: biến hối → Pàli: avippaỉisàro. <釋 n="296">157. Hán: Giải tài kinh  Không rõ xuất xứ. <釋 n="297">158. Pàli, S.47.12 Nàlandà. Tham chiếu, D.28 Sampasàdanìya-suttanta. <釋 n="298">159. Na-la-kiền-đà mại y giả Am-la viên . Pàli: Nàlandàyaư viharati pàvàrikambavane, vườn xoài của nhà phú hộ Pàvàrika là nghề (bán y) chứ không phải tên người. <釋 n="299">160. Nguyên Hán: Bồ-đề . Pàli: Sambodhi. <釋 n="300">161. Hán: bất tri … tâm chi phân tề … Pàli: cetopariyaóàịa n’atthi, “không có nhận thức về tâm tư…” Bản Hán đọc ceto-paryanta (giới hạn của tâm tư) thay vì ceto-pariya (động thái của tâm tư). <釋 n="301">162. Hán: pháp chi phân tề Pàli: dhammanvaya: tổng tướng (tính loại tợ) của pháp. <釋 n="302">163. Pàli, A.9.26 Silàyùpa. <釋 n="303">164. Nguyệt Tử Tỳ-kheo Pàli: Candikaputta. <釋 n="304">165. Đề-bà-đạt-đaPàli: Devadatta. <釋 n="305">166. Hán: tâm pháp tu tâm Pàli: cetassà cittaư suparicitam, tâm hoàn toàn được được tích tập bởi tâm ý. <釋 n="306">167. Hán: nhân-đà đồng trụ Pàli: indakhìla, cọc trụ trước cổng chợ để làm mốc. Bản Pàli không dẫn thí dụ này. <釋 n="307">168. Pàli, S.28.10 Sucimukhì. <釋 n="308">169. Tịnh Khẩu ngoại đạo xuất gia ni →theo cách dịch này, đây không phải là tên riêng. Pàli: Sùcimukhì. <釋 n="309">170. Hán: hạ khẩu thực chỉ sự kiếm ăn bằng tự canh tác. Pàli: adhomukha. Trong Pàli, mukha, nghóa là miệng; cũng có nghóa là mặt. <釋 n="310">171. Hán: ngưỡng khẩu thực kiếm ăn bằng sự xem thiên văn. Pàli: ubbhamukha. <釋 n="311">172. Hán: phương khẩu thựctu só kiếm ăn bằng cách làm mai mối, thông sứ, liên lạc viên cho cư só. Pàli: disàmukha. <釋 n="312">173. Hán: tứ duy khẩu kiếm ăn bằng sự bói toán. Pàli: vidisàmukha. <釋 n="313">174. Hán: minh ư sự Pàli: vatthuvijjà, được hiểu là môn học về đất đai, nhà cửa; trạch địa minh, gia tướng học; một thứ phong thủy học. Chính xác, có lẽ là môn học về chú thuật trấn yểm thổ trạch. <釋 n="314">175. Hán: minh ư hoành pháp  Pàli: tiracchànavijjà, kiến thức về súc vật, bàng sanh minh, hay động vật học. Chính xác, loại chú thuật về súc vật. <釋 n="315">176. Pàli: aígavijjàtiracchànavijjàya micchàjivena jìvikaư kappenti, “kiếm sống môt cách tà mạng bằng chiêm tinh học, súc sanh học”. <釋 n="316">177. Hán: tịnh mạng tự hoạt Pàli: dhammikaư àhàraư àhàrenti, “Họ ăn thức ăn đúng pháp”. <釋 n="317">178. Ấn Thuận, Tụng 6. Đệ tử sở thuyết, “29. Tương ưng Mục-kiền-liên”, gồm các kinh Đại Chánh 501-534, phần lớn tương đương Pàli, S.40. Moggalàna-Samyutta. Đại Chánh kinh 501, Pàli, S.21.1 Kolito. Xem thêm, S.40.1-6 Savitakka. <釋 n="318">179. Hán: tức hữu giác hữu quán →Pàli, savitakka (hữu tầm) và savicàra (hữu tứ), hai chi của Sơ thiền đã lắng xuống (vitakkavicàrànaư vùpasamà) khi chứng Thiền thứ hai. <釋 n="319">180. Bản Cao-ly: tam Theo nội dung, đây sửa lại là nhị  <釋 n="320">181. Hán: đắc Phật pháp phần  <釋 n="321">182. Pàli, S.40.9 Animitto. <釋 n="322">183. Thánh trụ an trú của bậc Thánh, hay đời sống của Thánh giả. Có ba trụ, Pàli: tayo vihàrà dibbo vihàro, brahmavihàro ariyo vihàro, thiên trụ, phạm trụ và thánh trụ. <釋 n="323">184. Hán: vô tướng tâm chánh thọ Pàli: animittaư cetosamàdhiư, vô tướng tâm định. <釋 n="324">185. Hán: thủ tướng tâm Pàli: nimittànusàrivióóàịaư, thức hồi tưởng tướng. <釋 n="325">186. Xem cht.113, kinh 501. <釋 n="326">187. Pàli, S.21.3 Ghaỉo (vò nước). <釋 n="327">188. Bản Pàli: vào buổi chiều, sau khi từ thiền tịnh tỉnh giấc. <釋 n="328">189. Hán: tịch diệt chánh thọ寂滅正受 Pàli: santena… vihàrena vihàsi, Tôn giả an trụ với sự an trụ tịch tónh. Vihàra: an trú tịch tónh. <釋 n="329">190. Bản Pàli: Xá-lợi-phất nhìn sắc mặt mà phát biểu. <釋 n="330">191. Pàli: oơàrikena… vihàrena vihàmi, tôi an trú với sự an trụ thô. <釋 n="331">192. Pàli, M.37 Cùơataịhàsaịkhaya-sutta. Chi tiết không hoàn toàn đồng nhất. Tham chiếu N0125(19.3). <釋 n="332">193. Bản Pàli: tại Xá-vệ, Đông viên, giảng đường Lộc tử mẫu. <釋 n="333">194. Thích Đề-hoàn Nhân→Pàli: Sakko devànaư Indo, Thiên chúa của chư thiên Tàvatiưa. <釋 n="334">195. Thượng diệu đường quán →Trong bản Pàli, Sakka mời ngài Mục-kiền-liên lên cung điện Chiến thắng (Vejayanta). N0125(19.3) nói là Tối thắng giảng đường  <釋 n="335">196. Bản Pàli không có bài kệ này. N0125 (19.3) cũng không. <釋 n="336">197. Kiều-thi-ca Pàli: Kosiya, tên tục của Thiên đế Thích. <釋 n="337">198. Tì-xà-diên đường quán cũng gọi là cung điện Chiến thắng hay Tối thắng điện, Tối thắng giảng đường. Pàli: Vejayanta-vimàna, hay Vejayanta-sabha. <釋 n="338">199. Pàli, M.37 Cùơataịhàsaíkhaya-sutta. Tham chiếu, kinh trên; Hán, N0125 (19.3). <釋 n="339">200. Giới cách sơn  <釋 n="340">201. Ái tận giải thoát  Pàli: taịhàkkhayavimutti, giải thoát do tham ái đã được dứt sạch. <釋 n="341">202. Bản Pàli: không biết ông ấy có tin lời Phật hay không? <釋 n="342">203. Phân-đà-lợi trì tức ao sen. <釋 n="343">204. Chỉ cung điện Tối thắng (Pàli: Vejayanta). <釋 n="344">205. Hán: trước giới thần trú chỉ đắm trước nơi bốn đại chủng (hay xúc giác). <釋 n="345">206. Pàli, S.40.10 Sakko. Tham chiếu, N0125(36.5). <釋 n="346">207. Thông sắc hư nhuyễn thạchmột tảng đá rất lớn ở trên chóp đỉnh Tu-di. <釋 n="347">208. Ba-lê-da-đa-la dịch là Trú đạc thọ, hay Viên sanh thọ, loại cây san hô che mát cõi trời Tam thập tam. Pàli: pàricchattaka. <釋 n="348">209. Câu-tỳ-đà-la hương thọ một loại cây hắc đàn. Pàli: kovidàra. <釋 n="349">210. Bất hoại tịnh  hay bất hoại tín, chứng tịnh, trừng tịnh; bốn chi phần của vị đã chứng quả Dự lưu. Pàli: aveccappasàda. <釋 n="350">211. Tăng-ca-xá thànhN0125 (36.5): Tăng-ca-thi quốc. Pàli: Saưkassa, một vương quốc bên bờ sông Hằng, Trung Ấn. <釋 n="351">212. Thiên há xứ Pàli nói là lễ hội Mahàpavàraịa (Đại tự tứ). <釋 n="352">213. Pàli, S.55.18 Devacàrika. <釋 n="353">214. Bản Pàli: Tàvatiưsakàyikà devatayo, chư Thiên thuộc Thiên chúng trời Tam thập tam. <釋 n="354">215. Bản Hán sót bất hoại tín thứ tư. Y theo đoạn dưới thêm vào. <釋 n="355">216. Pàli, S.19.1 Aỉỉhìpesi. <釋 n="356">217. Lặc-xoa-na Pàli: Lakkhaịa. <釋 n="357">218. Pàli, S.19.2 Pesi (Gàvaghàỉaka). <釋 n="358">219. Pàli, 19.4 Nicchavi (orabhika). <釋 n="359">220. Xem cht.26 kinh 508. <釋 n="360">221. Tham chiếu các kinh trên. <釋 n="361">222. Tham chiếu các kinh trên. <釋 n="362">223. Người huấn luyện voi. Pàli, S.19.8 Sùciloma (sarathi). <釋 n="363">224. Tóm tắt bốn kinh. <釋 n="364">225. Pàli, S.19.9 Sùcako (người hay đâm thọc, gián điệp). <釋 n="365">226. Thợ săn. Pàli, S.19.6 Satti (màgaviko). <釋 n="366">227. Giết heo. Pàli, S.19.5 Asi (sùkariko). <釋 n="367">228. Chặt đầu người. Pàli, S.19.16 Sìsachinno-coraghàỉako (đao phủ và cai ngục). <釋 n="368">229. Người đúc đồng. S.19.10 Kumbhaịđa. <釋 n="369">230. Hán: âm noãn như ung kumbhaịđa. <釋 n="370">231. Bản Pàli: gàmakùỉako (tên lường gạt làng xóm, phán quan tham nhũng). <釋 n="371">232. Các kinh tương đương Pàli, S.19.3 Piịđa (sàkuniko). <釋 n="372">233. Nữ nhân làm thầy bói. Pàli, S.19.14. Maígulitthi. <釋 n="373">234. Bản Pàli: thấy một người nữ. <釋 n="374">235. Hán: bốc chiêm nữ nhân Pàli: maígulitthi ikkhamitthi, người đàn bà xấu xí làm nghề bói toán. <釋 n="375">236. Pàli, S.19.11 Paradàriko (lấy vợ người). <釋 n="376">237. Hán: ủ thân tàng hành  <釋 n="377">238. Buôn bán sắc. Pàli, S.19.13 Nicchavitthì. <釋 n="378">239. Vì giận, chế dầu lên người. Pàli, S.19.15, Okilini-sapattaígàrakokiri. <釋 n="379">240. Pàli: itthiư uppakkaư okiliniư okỉiịiư, một người đàn bà bị cháy xém, bị nướng rám, bị xua đuổi. <釋 n="380">241. Tự tại vương Pàli: Kaliígaràjađđo, vua Kaliíga. <釋 n="381">242. Người Bà-la-môn ganh tị. Pàli, S.19.12 Gùthakhàdi-duỉỉhabràhmaịo, người Bà-la-môn tà ác ăn phân. <釋 n="382">243. Không chia dầu. <釋 n="383">244. Ăn trộm bảy trái cây. <釋 n="384">245. Ăn trộm đường thẻ. <釋 n="385">246. Trộm hai cái bánh. <釋 n="386">247. Pàli, S.19.17-21 Bhikkhu. <釋 n="387">248. Cỡi xe bò. <釋 n="388">249. Ma-ha-đế, chủ chùa hay trụ trì. Pàli không có. <釋 n="389">250. Thích gây tranh cãi. <釋 n="390">251. Ấn Thuận, “30. Tương ưng A-na-luật”, gồm các kinh, Đại Chánh 535-545. phần lớn tương đương Pàli S.52. Anuruddhasamyutta. Đại Chánh kinh 535, Pàli, S.52.1 Rahogata. <釋 n="391">252. Bản Pàli, trong tinh xá Cấp cô độc. <釋 n="392">253. Khủng bố trù lâm →Pàli: Bhesakalà-vana. <釋 n="393">254. Thất-thâu-ma-la sơn Pàli: Suưsumàragiri, núi Cá sấu. <釋 n="394">255. Nhất thừa đạo con đường độc đạo, chỉ bốn niẹâm xứ. (Pàli: ekàyana-maggo = cattàro satipaỉỉhànà). <釋 n="395">256. Xem kinh 535 trên. <釋 n="396">257. Đại Chánh quyển 20. Kinh 537. Pàli, S.52.3 Sutanu. <釋 n="397">258. Thủ thành dục trì tên một con sông chảy qua Xá-vệ. Pàli: Sutanu. <釋 n="398">259. Bản Pàli: sambahulà bhikkhù, số đông Tỳ-kheo. <釋 n="399">260. Hán: đại đức đại lực Pàli: mahàbhióóàta, đại thần thông. <釋 n="400">261. Pàli: katamesaư dhammànaư bhàvitattà bahalikatattà mahàbhióóataư patto ti, do tu tập những pháp gì, tu tập nhiều, mà chứng đắc đại thắng trí (thần thông) này? <釋 n="401">262. Chỉ cần chút cố gắng. <釋 n="402">263. Pàli, S.52.6 Kaịỉakì. <釋 n="403">264. Bản Pàli: ở tại Sàkete Kaịỉakivane (khu rừng gai tại Sàketa). <釋 n="404">265. Pàli, S.52.23. Dibbacakkhu. <釋 n="405">266. S.52.10 Bàơhagilàna (bệnh nặng). <釋 n="406">267. Bản Pàli: Andhavana (Ảm lâm, khu rừng tối). <釋 n="407">268. Kinh số 103, quyển 5. <釋 n="408">269. Như kinh trên. <釋 n="409">270. Hán: lạc trú Pàli: sukkhavihàra. <釋 n="410">271. S.52.4 Kaịỉaki (tên khu rừng, có nhiều gai). <釋 n="411">272. Bản Pàli: Sàkete Kaịỉakivane, trong rừng Kaịỉaki, Sàketa. <釋 n="412">273. Học địa Pàli: sekhabhùmi. <釋 n="413">274. Xem kinh trên. <釋 n="414">275. Hán: hữu kết , Pàli: bhava-saưjoyana. <釋 n="415">276. Vì sao xuất gia? <釋 n="416">277. Pàli, S.52.8 Salaơàgàra (tinh xá Tòng lâm). <釋 n="417">278. Hán: tùy tuấn tùy thâu nghóa không rõ. Bản Pàli: gaígà nadì pàcìnaninnà pàcìnapoịa pàcìnapabbhàrà, sông Hằng hướng về Đông, xuôi về Đông, đổ về Đông. <釋 n="418">279. Pàli: cittaư dìgharattaư vivekaninnaư vivekapoịaư vivekapabbhàraư, “tâm thú lâu ngày hướng viễn ly, xu hướng viễn ly, khuynh hướng viễn ly”. <釋 n="419">280. Ấn Thuận, “31. Tương ưng Đại Ca-chiên-diên”, gồm các kinh Đại Chánh 546-555. – Đại Chánh kinh 546, Pàli: A.2.4.6 Àràmadaịđa. <釋 n="420">281. Ô-nê trìPàli: Kaddamadaha (ao bùn). <釋 n="421">282. Bạt-lan-na tụ lạc Pàli: Varaịà. <釋 n="422">283. Chấp tháo quán trượng phạm chí không rõ nghóa (Phạm chí cầm gậy có treo bình nước rửa tay?). Chữ quán, bản Cao-ly tưới nước; bản Tống rửa tay; bản Nguyên-Thánh cái hủ. Pàli: Àràmadaịđa bràhmaịo. <釋 n="423">284. Tham dục hệ trước . Pàli: kàmaràgàbhinivesa, đam mê dục lạc. <釋 n="424">285. Kiến dục hệ trước . Pàli: diỉỉhiràgàbhinivesa, đam mê kiến giải. <釋 n="425">286. Người lớn tuổi. Pàli, A.2.4.7 Kaịđaràyana. <釋 n="426">287. Bà-la-na xem cht.25, 26, kinh 546.Pàli: Madhuràyaư Gundàvane, trong rừng Gundà, vương quốc Madhura. <釋 n="427">288. Chấp trượng phạm chí Pàli: Bà-la-môn Kaịđaràyana. <釋 n="428">289. Hán: túc só Pàli: atha kho bàlo na therotveva saíkhyaư gacchati, “(người bị chi phối bởi dục vọng) người như vậy được gọi là người ngu, chứ không phải là Trưởng lão”. Pàli, bàla chỉ người ngu, cũng có nghóa là con nít. <釋 n="429">290. Pàli, M.84 Madhura-sutta. <釋 n="430">291. Trù lâm Pàli: Madhuràyaư Gundàvane. <釋 n="431">292. Tây Phương vương tử Pàli, vua nước Madhurà tên là Avantiputta. <釋 n="432">293. Bản Hán: Bà-la-môn tử không phân biệt brahma (Phạm thiên) với bràhmaịa (Bà-la-môn). <釋 n="433">294. Bản Hán: thị Bà-la-môn sở hữu Pàli: brahmadàyàdà. <釋 n="434">295. Pàli: ghosoyeva kho eso, mahàraja, lokasmiị, đó chỉ là tiếng chào xáo trong đời. <釋 n="435">296. Nên hiểu, “nếu người Bà-la-môn làm vua”. So sánh các đoạn dưới. <釋 n="436">297. Nên hiểu, “nếu người Sát-đế-lợi (…) làm vua”. <釋 n="437">298. A-la-ha Pàli: àrahà, tức A-la-hán; ở đây chỉ chung các bậc Thánh được tôn sùng, không phải riêng A-la-hán trong hàng Thanh văn của Phật. <釋 n="438">299. Pàli, A.10.26 Kàlì. <釋 n="439">300. A-bàn-đề quốc Câu-la-la-tra tinh xá Pàli: Avantìsu Kuraraghare pavatte pabbate, trong thị trấn Kuraraghara, vương quốc Avanti, trong núi Pavatta. <釋 n="440">301. Hán: nhập Có sự nhầm lẫn về địa danh trong bản Hán. <釋 n="441">302. Ca-lê-ca Pàli: Kuraragharikà Kàlì, vợ của người thợ săn chim ưng (?). Bản Pàli: Ưu-bà-di Kàlì đi đến chỗ Tôn giả. <釋 n="442">303. Tăng-kỳ-đa đồng nữ sở vấn Pàli: Kumàripaóha, “những câu hỏi của Đồng nữ”, chỉ các con gái của Mara, trong kinh S.4.25 Dhìtaro. <釋 n="443">304. Hán: thật nghóa tồn ư tâm, tịch diệt nhi bất loạn  Pàli: atthassa pattiư hadayassa santiư, đạt đến mục đích (ý nghóa) và sự tịch tónh của tâm. <釋 n="444">305. Pàli: jetva senaư piyasàtarùpaư, hàng phục quân đội sắc khả ái, khả hỷ. <釋 n="445">306. Hán: địa nhất thiết nhập xứ chánh thọ môn chánh thọ (tập trung tư tưởng) có đề mục là nhất thiết nhập (hay biến xứ: tập trung trên tính phổ biến của đối tượng) với đối tượng là đất, một trong mười đối tượng của đề mục thiền định biến xứ. Pàli: paỉhavì-kasiịa-samàpatti. <釋 n="446">307. Pàli: paỉhavìkasiịasamàpattiparamà kho bhaginì eke samaịabràhmaịà attho’ ti abhinibbattesuư, “Một số Sa-môn, Bà-la-môn cho rằng địa biến xứ định là mục đích (ý nghóa) tối thượng”. <釋 n="447">308. Đây chỉ vị ngọt của định. Pàli: assàda. <釋 n="448">309. Pàli, A.6.26 Kaccàna. <釋 n="449">310. Hán: sở tri sở kiến Pàli: jànatà passataf, danh từ tác nhân; bản Hán hiểu là phân từ quá khứ. <釋 n="450">311. Pàli: óàyassa adhigamàya nibbànassa sacchikitiyàya, để đạt chánh lý, chứng Niết-bàn. <釋 n="451">312. Nguyên bản: tịnh . Theo đoạn dưới, sửa lại là niệm . <釋 n="452">313. Tham dục giác, sân nhuế giác, hại giác → tức ba bất thiện tầm. Pàli: tayo akusala-vitakkà: kàma-vitakko, vyàpàda-, vihiưsa-vitakko. <釋 n="453">314. Dịch sát Hán: Thế Tôn hiện tại pháp luật . Bản Hán hiểu sai. Văn chuẩn theo Huyền Trang: Phật chánh pháp (thiện thuyết) hiện kiến  ( ): Chánh pháp của Phật (được khéo thuyết), chứng nghiệm ngay trong hiện tại. Pàli: (svàkkhato) bhagavato dhammo sandiỉỉhiko. Xem cht. dưới. <釋 n="454">315. Văn chuẩn định cú về niệm pháp (Huyền Trang, Pháp Uẩn Túc Luận 3): “Phật Chánh pháp thiện thuyết, hiện kiến, vô nhiệt, ứng thời, dẫn đạo, cận quán, trí giả nội chứng”. Pàli: svàkkhàto bhagavatà dhammo sandiỉỉhiko akàliko ehipassiko opnanàyiko paccattaư veditabbo vióóùhìti. <釋 n="455">316. Văn chuẩn định cú về niệm Tăng, xem Pháp uẩn, đã dẫn trên. <釋 n="456">317. Phi đạo thủ giới . Pàli: bhujssàni (silàni): nô lệ được giải phóng, tự do; (giới) tự tại. <釋 n="457">318. Pàli: càga, huệ thí, thí xả, từ thiện bố thí. <釋 n="458">319. Pàli: devatànussati, niệm tưởng chư Thiên. <釋 n="459">320. Pàli, S.22.3 Hàliddikàni. <釋 n="460">321. Ha-lê Tụ lạc trưởng giả Ha-lê tụ lạc chủ; xem kinh tiếp theo. Pàli: Hàliddikàni-gahapati. <釋 n="461">322. Pàli: aỉỉhakavaggiye màgandiyapaóhe, trong kinh Những câu hỏi của Màgandiya, phẩm thứ 8 (Suttanipàta). <釋 n="462">323. Hán: lưuPàli: rùpadhàtu gahapati vióóàịassa oko, rùpadhàturàgavinibaddhaóca pana vióóàịam okasàriti vuccati, “Sắc giới là nhà của thức. Thức bị trói buộc bởi sắc giới tham được gọi là người ở trọ nhà”. Bản Hán đọc ogho (dòng chảy) thay vì oko (nhà). <釋 n="463">324. Bất lưu. Pàli: anokasàrì, người không ở trọ. Xem cht. trên. <釋 n="464">325. Lưu nguyên . Pàli: niketasàrì, tiêu tướng của trú xứ. <釋 n="465">326. Pàli: kathaư ca gàme santhavajàto hoti, “Thế nào là sự hòa thuận trong thôn xóm?” <釋 n="466">327. Bản Pàli: “Thế nào là không gần gũi xóm làng?” <釋 n="467">328. Bất không dục . Pàli: kàmehi aritto, chưa dọn sạch các dục. <釋 n="468">329. Giải thích câu tụng 6. Pàli: kathaóca… apurakkharàno hoti, thế nào là không ước vọng? <釋 n="469">330. S.22.4 Hàliddikàni. <釋 n="470">331. Xem cht.65, kinh 551. <釋 n="471">332. Nguyên Hán: . Xem kinh 505. Pàli: Kurara ghare papàte pabbate, trên sườn núi gần thị trấn Kurara ghara. <釋 n="472">333. Ái tận giải thoát Pàli: taịhàkkhayavimutti; Cf. M.37 Cùơataịhàsaịkhaya-suttam. <釋 n="473">334. Xem cht.61, kinh 550. <釋 n="474">335. Bát thành Pàli: Aỉỉhaka-nàgara. <釋 n="475">336. Đà-thíPàli: Dasama. <釋 n="476">337. Ấn Thuận, “33. Tương ưng A-nan”, gồm các kinh, Đại Chánh 556-565. –Đại Chánh kinh 556, không thấy Pàli tương đương. <釋 n="477">338. An-thiền lâm Pàli: Aójanavana, khu rừng gần thị trấn Sàketa. <釋 n="478">339. Sa-kỳ →Pàli: Sàketa, thị trấn phước Kosala. <釋 n="479">340. Vô tướng tâm tam-muộixem kinh 566, quyển 21. Pàli: animittà (ceto)samàdhi. <釋 n="480">341. Hán: bất dũng bất một Pàli: (Yàyam samàdhi) na càbhinato na càpannato, (Định ấy) không căng lên, không chùn xuống. <釋 n="481">342. Pàli: A. ix. 37.Ànanda. <釋 n="482">343. Cù-sư-la viên →Pàli: Ghositàràma, tinh xá do Ghosita ở Kosambì dựng. <釋 n="483">344. Xà-tri-la Tỳ-kheo-ni Pàli: Jaơilà. <釋 n="484">345. Hán: bất dũng bất một Xem cht.85, kinh 556. <釋 n="485">346. Pàli, A.9.37 Ànanda. <釋 n="486">347. Đại Chánh quyển 21, kinh 559; Pàli, S.35.192 Kàmabhù. <釋 n="487">348. Ba-la-lợi-phất-đố-lộ波 羅利弗路. Bản Pàli: Phật trú tại tinh xá Ghositàràma, Kosambì. <釋 n="488">349. Ca-ma 迦摩. Pàli: Kàmabhù. <釋 n="489">350. Kê lâm tinh xá雞林精舍. Pàli: Kukkuỉàràma? Bản Pàli: tinh xá Ghositàràma. <釋 n="490">351. Bản Pàli, S.35.192: “Con mắt là hệ phược của sắc, hay sắc là hệ phược của con mắt?” Nội dung Hán và Pàli không đồng nhất. <釋 n="491">352. Vô tưởng tâm tam-muội無想心三昧: tức vô tướng tâm tam-muội. Xem các kinh 556 và tiếp. <釋 n="492">353. Xem kinh 556 trên. <釋 n="493">354. Pàli, A.4.170 Yuganandha. <釋 n="494">355. Tự ký thuyết自記說. Bản Pàli: arahattapattiư vyàkaroti, tự xác nhận đắc quả A-la-hán. <釋 n="495">356. Bản Pàli: sabbo so catùhi aịgehi etesaư và aóóatarena, “(tự ký thuyết) bằng bốn chi, hay một trong bốn chi”. <釋 n="496">357. Hán: nhất tâm đẳng thọ hóa一心等受化; không rõ nghóa. Ấn Thuận cho là dư chữ hóa化. <釋 n="497">358. Bốn chi (Hán: tứ đạo四道), bản Pàli: 1. samathapubaígamaư vipassanaư bhàveti, tu quán dẫn đầu bởi chỉ; 2. vipassanàpubbaígamaư samathaư bhàveti, tu chỉ với quán đi trước; 3.samathavipassanaư yuganaddhaư bhàveti, chỉ quán song hành; 4.dhammuddhaccaviggahitaư mànasaư hoti, tác ý để diệt trừ sự loạn đọâng đối với pháp. <釋 n="498">359. Pàli, S.51.15 Bràhmaịa. <釋 n="499">360. Pàli: chandappahànattham, mục đích đoạn trừ dục. <釋 n="500">361. Bản Pàli: y chỉ dục tam-ma-địa cần hành thần túc (chandasamàdhi-padhàna-saưkhàra-samannàgataư iddhipàdaư). Tức tu bốn thần túc (iddhipàda). <釋 n="501">362. Pàli: “Lấy dục để đoạn dục, như thế thì không cùng tận (… santakaư hoti no asantakaư). <釋 n="502">363. Bốn Như ý túc, hay thần túc, xem cht.15, kinh 561. <釋 n="503">364. Dục, tinh tấn định, tâm định, tư duy định; thứ tự này không đồng với các bản khác: dục, tâm, tinh tấn, tư duy. Pàli: chanda-samàdhi-, citta-samàdhi-, viriya-samàdhi-, vìmaưsà-samàdhi. <釋 n="504">365. Thế gian thiện hướng; xem cht.11, kinh 490(2). <釋 n="505">366. Thế gian thiện đáo; chỗ khác: thế gian thiẹân thệ. Xem cht.12, kinh 490(2). <釋 n="506">367. Pàli, A.3.74 Nigaịỉha. <釋 n="507">368. Vô Úy Ly-xa無畏離車. Pàli: Abhaya-licchavi. <釋 n="508">369. Thông Minh đồng tử聰明童子. Pàli: Paịđita Kumaràka. <釋 n="509">370. A-kỳ-tỳ 阿耆毘. Có lẽ Pàli: Àjivika, tà mạng ngoại đạo. Xem kinh 573. <釋 n="510">371. Hán: xí nhiên pháp熾然法. Pàli:? <釋 n="511">372. Pàli: so puràịànaư kammànaư tapasà vyantìbhàvaư paóóapeti, “Ngài chủ trương phá trừ nghiệp quá khứ bằng sự nhiệt hành (khổ hành)”. <釋 n="512">373. Pàli: tisso nijjarà visuddhiyo, ba sự diệt tận, thanh tịnh. <釋 n="513">374. Hán: đắc chân như pháp得真如法. Pàli: óàyassa adhigamàya nibbànassa sacchikiriyàya, để chứng đắc như lý; để thân chứng Niết-bàn. <釋 n="514">375. Pàli thường gặp về giới: pàtimokkhasaưvarasaưmvutto viharati àcàragocarasampanno aịumattesu vajjesu bhayadassàvì, “sống phòng hộ với sự phòng hộ bằng Ba-la-đề-mộc-xoa, đầy đủ oai nghi chánh hạnh; thấy sợ hãi trong những lỗi lầm nhỏ nhặt”. <釋 n="515">376. Pàli: sandiỉỉhikà nijjarà akàlikà ehipassikà opaneyyikà paccattaư veditabbà vióóùhì’ti, “sự diệt tận ngay hiện thời, phi thời gian, được thấy do đến gần, có tính tùy thuận, được nhận biết bằng nội tâm bởi những bậc trí. <釋 n="516">377. Pàli: so bhikkhu evaư sìlasampanno… àsavànaư khayà anàsavaư cetovimuttiư ditth’eva dhamme sayaư abhióóà sacchikatvà upasampajja viharati, “Tỳ-kheo ấy thành tựu giới như vậy, đoạn tận hữu lậu, ngay trong đời hiện tại, bằng thắng trí, vô lậu tâm giải thoát tự mình thân chứng, thành tựu và an trú. <釋 n="517">378. Pàli, A.4.159 Bhikkhunì. <釋 n="518">379. Pàli, A.4.194 Sàpùgì. <釋 n="519">380. Kiều-trì Pàli: Koliyesu Sàpùgan nàma nigame, giữa những người Koliya, trong một xóm tên là Sàpùga. <釋 n="520">381. Thân-thứ lâm →rừng cây siưsapa. <釋 n="521">382. Bà-đầu tụ lạc quốc Pàli: Sàpùga. <釋 n="522">383. Hổ chủng, tên gọi một dòng họ. Bản Cao-ly chép đế bản Tống-Nguyên-Minh: khổ Y theo bản Pàli, sửa lại là “hổ” Pàli: Vyagghapajja. <釋 n="523">384. Pàli: bốn thanh tịnh cần chi; pàrisddhipadhànyaíga. <釋 n="524">385. Dục tinh tấn… … Pàli: yo tattha chando ca vayàmo ca ussàho ca appaỉivàni ca sati ca sampajaóóaóca idaư vuccati… sìlapàrisuddhipadhàni-yaígaư, ở đây, ý dục, tinh cần, dũng mãnh, nổ lực, không thoái thất, chánh niệm, chánh trí, đều được gọi là giới thanh tịnh tinh cần. <釋 n="525">386. Pàli: cittapàrisuddhipadhàniyaígaư, tâm thanh tịnh cần chi. Pàli: Padhàna, bản Hán đọc là Pahàna. <釋 n="526">387. Nguyên Hán chép nhầm là giới thân . <釋 n="527">388. Pàli: diỉỉhipàrisuddhipadhàniyaígaư, kiến thanh tịnh cần chi. <釋 n="528">389. Pàli: vimuttipàrisuddhipadhàniyaígaư, giải thoát thanh tịnh cần chi. <釋 n="529">390. Ấn Thuận, “33. Tương ưng Chất-đa-la” gồm các kinh, Đại Chánh 566-575. phần lớn tương đương Pàli S.41. Cittasaưyutta. Đại Chánh kinh 566, Pàli, S.41.5 Kàmabhù. <釋 n="530">391. Am-la tụ lạc Am-la lâm Pàli: Macchikàsaịđe Ambàỉakavane. <釋 n="531">392. Chất-đa-la trưởng giả Pàli: Citta-gahapati. <釋 n="532">393. Xem cht.49 dưới. <釋 n="533">394. Xem cht.50 dưới. <釋 n="534">395. Hán: chi thanh (cành cây xanh)Pàli: nelaíga, chi phần không khuyết điểm. Bản Hán đọc: nìla: mau xanh, thay vì nela: không khuyết điểm, không tội lỗi. <釋 n="535">396. Hán: bạch phú Pàli: setapacchàda, lọng trắng. <釋 n="536">397. Pàli: ratho… imasseta càtumahàbhùtikassa kàyassa adhivacanaư, xe đồng nghóa với thân bốn đại này. <釋 n="537">398. Ly kết Pàli: anìgham, không khổ, không động chuyển. <釋 n="538">399. Pàli: passa, hãy nhìn! <釋 n="539">400. Pàli: àyantam, người đang đến. <釋 n="540">401. Hán: đoạn lưu Pàli: chinnasotam. <釋 n="541">402. Hán: bất phục phược Pàli: abandhana, không bị cột trói. <釋 n="542">403. Pàli, S.41.7 Godatta. <釋 n="543">404. Vô lượng tâm tam-muội Pàli: appamànà cetovimutti, tâm giải thoát không hạn lượng. <釋 n="544">405. Vô tướng tâm tam muội Pàli: animittà cetovimutti, tâm giải thoát vô tướng. <釋 n="545">406. Vô sở hữu tâm tam-muội Pàli: akiócaóóà cetovimutti. <釋 n="546">407. Không tâm tam-muội Pàli: sùóóà cetovimutti. <釋 n="547">408. Bản Pàli: Tỳ-kheo vào rừng,…, hay nhà trống, tư duy, “Cái này trống không; không có ngã và ngã sở”. <釋 n="548">409. Pàli: ràgo bhante pamàịakaraịo, tham là cái làm ra hạn lượng. <釋 n="549">410. Pàli: trong tất cả vô lượng tâm giải thoát, bất đọâng tâm giải thoát là bậc nhất: akuppà tàsaư cetovimutti aggam akkhàyati. <釋 n="550">411. Pàli, S.41.6 Kàmabhù (2). <釋 n="551">412. Nguyên bản viết già . Trên kia, kinh 559, viết là ca . <釋 n="552">413. Hành Pàli: saíkhàra; ở đây chỉ hành vi. <釋 n="553">414. Hán: giác hữu quán Pàli: (sa)vitakka-(sa)vicàrà. <釋 n="554">415. Hán: tưởng tư Pàli: saóóà ca vedanà. <釋 n="555">416. Diệt tận chánh thọ tức diệt tận định, hay tưởng tri diệt tận định. Pàli: saóóvedayita-nirodha-samàpatti. <釋 n="556">417. Hán: thuận thú, lưu chú, tuấn thâu Pàli:… kiưnaư cittam hoti, kiưpoịaư kiưpabbhàran ’ti, tâm hướng đến cái già, nghiêng về cái gì, xuôi theo cái gì. <釋 n="557">418. Pàli, S.41.2 Isidatta (1). <釋 n="558">419. Chủng chủng giới . Pàli: dhàtunànattaư. <釋 n="559">420. Lê-tê-đạt-đa . Pàli: Isidatta. <釋 n="560">421. Pàli, S.41.3 Isidatta (2). <釋 n="561">422. Hà bản, hà tập, hà sanh, hà chuyển 本xem cht.104, kinh 57. <釋 n="562">423. Thân kiến đây chỉ hữu thân kiến. Pàli: sakkàgadiỉỉhi. <釋 n="563">424. Pàli: rùpam attato samanupassati, rùpavantaư và attànaư attanivà rùpaư rùpasmiư và attànam, quán sát sắc là tự ngã, tự ngã có sắc, chính tự ngã là sắc, tự ngã ở trong sắc. <釋 n="564">425. S.41.4 Mahaka. <釋 n="565">426. Hán: ngưu mục Pàli: gokula, ngưu xá, nhà cho bò ở, hay trại bò. <釋 n="566">427. Ma-ha-ca . Pàli: Mahaka. <釋 n="567">428. Như kỳ chánh thọ . Pàli: tathàrùpaư iddhàbhisaíkhàraư abhisaíkhati, thực hiện thắng hành thần thông như vậy. <釋 n="568">429. Quá nhân pháp thần túc hiện hóaPàli: uttarimanussa-dhamma iddhipàỉihàriya. <釋 n="569">430. Hệ phược, hay kết. Pàli, S.41.1 Saóóojana. <釋 n="570">431. Dục tham Pàli: chandaràga. <釋 n="571">432. S.41.9 Acela. <釋 n="572">433. A-kỳ-tỳ-ca bản Cao-ly không có chữ ca Pàli: àjivika. Bản Pàli, S.41.9: Acela Kassapa, lõa thể ngoại đạo, bạn cũ của Citta trước khi tu lõa thể. <釋 n="573">434. Bản Pàli, 30 năm. <釋 n="574">435. Quá nhân pháp Pàli: uttarimanussa-dhamma, nhân thượng pháp, hay thượng nhân pháp, pháp của bậc thượng nhân. <釋 n="575">436. Pàli, S.41.8 Nigaịỉha. <釋 n="576">437. Ni-kiền Nhã-đề Tử Pàli: Nigaịỉha Nàỉaputta. <釋 n="577">438. Vô giác vô quán tam muôi định không tầm và tứ, từ Nhị thiền trở lên. Pàli: saddahasi tvam gahapati samanassa gotamassa atthi avitakko avicàro samàdhi, atthi vitakkavicàrànaư nirodho’ti, gia chủ có tin lời Sa-môn Cù-đàm rằng có định không tầm không tứ và có sự diệt tận của tầm và tứ? <釋 n="578">439. Bản Pàli: “Ông có tin lời Phật về định không tầm không tứ? <釋 n="579">440. Pàli: na khvàhaư ettha, bhante, bhegavato saddhàya gacchàmi, atthi avitakko avicàro, atthi vitakkavicàràịaư nirodho’ti, tôi không đến đây để tin Thế Tôn nói rằng có định không tầm không tứ và có sự diệt tận của tầm và tứ. <釋 n="580">441. Bản Minh chép là Ni-kiền Nhã-đề Tử. <釋 n="581">442. Pàli, S.41.10 Gilànadasana (thăm bệnh). <釋 n="582">443. Ấn Thuận, tụng 5. Bát chúng, “25. Tương ưng Chư thiên” gồm các kinh: Đại Chánh 576-597 (quyển 12), 995-1022 (quyển 35). Phần lớn tương đương Pàli, S.1. Devatàsamyutta. Đại Chánh kinh 576, Pàli, S.1.11. Nandana. Tham chiếu, Hán: N0100 (161) [Biệt dịch Tạp A-hàm quyển 9]; N0125 (31.9) [Tăng nhất quyển 9]. <釋 n="583">444. Nan-đà lâm vườn Hoan hỷ trên trời Tam thập tam. Pàli: Nandana. <釋 n="584">445. Hán: đồng mông Pàli: tvam bàle. <釋 n="585">446. Xiềng xích. Pàli, S.10.2 Sakka. Tham chiếu, N0100(162). <釋 n="586">447. S.1.18. Hirì. <釋 n="587">448. S.1.7 Appaỉividità. Tham chiếu, N0100(164). <釋 n="588">449. Pàli: yesam dhammà appaỉividità, paravàdesu nìyare, “Những ai không hiểu rõ pháp, lạc lối vào các dị thuyết”. <釋 n="589">450. Pàli: caranti visame saman’ti, “Bước đi bằng phẳng trên lối đi gập ghềnh”. <釋 n="590">451. S.1.8 Susammuỉỉhà. Tham chiếu, N0100(165). <釋 n="591">452. Pàli: yesaư dhammà susammmuỉỉhà, paravàdesu nìyare, “những ai mê mờ pháp, lạc lối vào dị thuyết”. <釋 n="592">453. S.1.25 Arahaư. Tham chiếu, N0100(166). <釋 n="593">454. Pàli: ahaư vadàmì’ ti’ pi so vadeyyà’ ti. mamaư vadantì’ ti’ pi so vadeyyà’ti, “Vị ấùy cũng có thể nói: ‘Tôi nói.’ Vị ấy cũng có thể nói: ‘Họ nói (với tôi) là của tôi”. Vị A-la-hán, tuy chứng vô ngã, nhưng vẫn nói ‘tôi’ và ‘của tôi’ theo ngôn ngữ thế gian. <釋 n="594">455. Xem kinh 581 trên. <釋 n="595">456. S.2.9 Candima. <釋 n="596">457. La-hầu-la A-tu-la vương Pàli: Ràhu-asurinda. <釋 n="597">458. Hiện tượng nguyệt thực. <釋 n="598">459. Tỳ-lô-giá-na Pàli: virocana; bản Pàli không nêu. <釋 n="599">460. Bà-tró Pàli: Vepacitti. <釋 n="600">461. S.1.19 Kuỉikà. <釋 n="601">462. Hán: tộc bản chuyển sanh tộc 生Pàli: kacci te kuỉikà natthi, kacci natthi kulàvaka kacci santànakà natthi, kacci muttosi bandhanà’ti, “Ngài không có chòi tranh, Ngài không có tổ ấm, Ngài không có con cháu, Ngài thoát mọi ràng buộc”. Bản Hán đọc kula (gia tộc) thay vì kuỉikà, chòi tranh. <釋 n="602">463. Pàli: màtaraư kuỉikaư brùsi, bhariyaư brùsi kulàvakaư. “Ta nói, mẹ là chòi tranh, vợ là tổ ấm”. <釋 n="603">464. Sống một mình. Pàli, S.2.18 Kakudha. <釋 n="604">465. Thích thị Ưu-la-đề-na tháp釋氏優羅提那塔. Bản Pàli, S.2.2.8: Sàkete vihàrati aójavane migadàya; Phật ở Sàketa, trong rừng Aójana, chỗ nuôi dê. <釋 n="605">466. S.1.21 Sattiyà. Hán, N0100(170). <釋 n="606">467. Hậu thân Pàli: sakkàyadiỉỉhi, hữu thân kiến. <釋 n="607">468. S.1.46 Accharà. Hán, N0100(171). <釋 n="608">469. Tỳ-xá-chỉ Pàli: pisàca, tỳ-xá-xà, quỷ uống máu. <釋 n="609">470. Pháp tưởng Pàli: dhammacakkehi saưyuto, kết hợp bởi pháp luân. <釋 n="610">471. Hán: trường mi Pàli: hirì tassa apàlambo, sự hổ thẹn là dây thắng xe. <釋 n="611">472. Bốn bánh xe. S.1.29 Catucakka. <釋 n="612">473. Pàli: S.1.28. Mahaddhana. Tham chiếu, N0100(183). <釋 n="613">474. Pàli: Mahaddhanà mahàbhogà, raỉỉhavantopi; khattiyà, những Sát-lợi nhiều tiền, nhiều của, có cả đất nước. Bản Hán hiểu raỉỉhavanta, sở hữu vương quốc, là tên nước (hình dung từ). <釋 n="614">475. Tham chiếu, Hán N0100(184). <釋 n="615">476. Đệ nhất vô gián đẳng quả, chỉ quả vị Tu-đà-hoàn. <釋 n="616">477. Tham chiếu, N0100(185). <釋 n="617">478. Pàli: S.10.8. Sudatta. Tham chiếu, N0100(186). <釋 n="618">479. Bản Hán nhầm. Lúc này Cấp Cô Độc chưa biết Phật. Bản Pàli: ràjagahe viharati sìtavane: trú tại Vương xá, trong Thi-đà lâm (bãi tha ma). <釋 n="619">480. Pàli: S.2.20. Anàthapiịđika. Tham chiếu, N0100(187). <釋 n="620">481. Tiên nhân Tăng , chỉ Tăng đệ tử Phật. Pàli: isisaígha. <釋 n="621">482. Hán: chư vương Pàli: dhammaràja,háp vương, chỉ Phật. <釋 n="622">483. Pàli: kammaư vijjà ca dhammo ca sìlam jìvitamuttaư; etena maccà sujjhanti: chúng sanh được thanh tịnh bởi nghiệp, minh, pháp, giới và chánh mạng tối thắng. Pàli: jìvita, bản Hán hiểu là (tuổi) thọ thay vì là chánh mạng. <釋 n="623">484. Pàli: A.3.125. Hatthaka. Tham chiếu, N0100(188). <釋 n="624">485. Thủ Thiên tử . Pàli: Hatthaka. <釋 n="625">486. Thợ gốm. Pàli: S.2.24. Ghaỉìkara. Tham chiếu, N0100(189). <釋 n="626">487. Phiền não ách ; đoạn sau, nói là chư Thiên ách . Pàli: dibbayoga, gông cùm cõi trời. <釋 n="627">488. Bệ-bạt-lăng-già. Pàli: Vehaliíga. <釋 n="628">489. Pàli: S.2.17. Subrahmà. Tham chiếu, N0100(181). <釋 n="629">490. Pàli: Thiên tử có tên là Subrahmà. <釋 n="630">491. Tham chiếu, N0100(182). <釋 n="631">492. Pàli: S.1.16. Niddàtandì. <釋 n="632">493. Nguyên Hán: thập . Ấn Thuận nghi là thất . <釋 n="633">494. Pàli: S.1.23. Jaỉà. Tham chiếu, N0100(173). <釋 n="634">495. Pàli: S.1.17. Dukkara. Tham chiếu, N0100(174). <釋 n="635">496. Pàli: S.1.27. Sarà. Tham chiếu, N0100(176). <釋 n="636">497. Tát-la . Pàli: Sarà, dòng nước; chỉ dòng luân hồi (saưsàra-sarà). Bản Hán hiểu là tên sông. <釋 n="637">498. Đùi nai. Pàli: S.1.20. Eịijaígha. <釋 n="638">499. Y-ni-da lộc bác , đùi nai, một tướng tốt của Phật. Đây chỉ Phật. Pàli: Eịijaíghà. <釋 n="639">500. Nguyên Đại Chánh quyển 23. Được đa số học giả hiện đại đoán định là không thuộc Tạp A-hàm. Không có tương đương trong Tạng Pàli. Quốc Dịch và Phật Quang đều để vào phần Phụ lục. Đây giữ nguyên theo thứ tự quyển số của Đại Chánh. Tham chiếu, Skt. Divyàvadàna 26-27 (Cowell & Nell ed. pp. 364-405). Hán tạng, Đại 50, N02042 A-dục vương truyện; N02043 A-dục vương kinh. Nguồn tư liệu Pàli: Dìpavaưsa, chương i, v, vi, vii, xi,…; Mahàvaưsa, chương v, xi, xx, Samantapàsàdikà. <釋 n="640">501. Xà-da  và Tỳ-xà-da Skt. Jaya, Vijaya. <釋 n="641">502. Tản cái vương hay Bạch tán cái vương nhà vua có lọng trắùng, nghi vệ của một Đại hoàng đế. <釋 n="642">503. Ba-liên-phất Pàli: Pàỉaliputta (Skt. Pàỉaliputra), thời Phật, là thôn Pàỉaligàma, trong vương quốc Magadha. <釋 n="643">504. Khổng Tước Skt. Maurya, tên dòng họ và cũng là Vương triều. Pàli: Moriyà. <釋 n="644">505. A-dục Skt. Azoka (Pàli: Asoka). <釋 n="645">506. Nguyệt Hộ Skt. Candragupta (Pàli: Candagutta), Ông nội vua A-dục, người sáng lập vương triều Maurya (Khổng Tước Vương triều). <釋 n="646">507. Tần-đầu-sa-la →Skt. Bindusàra, con trai của Candragupta. <釋 n="647">508. Tu-sư-ma →Skt. Susìma, em của Bindusàra. <釋 n="648">509. Vô Ưu , dịch nghóa của Asoka (A-dục). <釋 n="649">510. Ly Ưu Skt. Vigata-azoka. <釋 n="650">511. Tân-già-la-a Skt. Piígalavatsàjìva. <釋 n="651">512. Kim điện viên quán  <釋 n="652">513. A-nậu-la-đà A-dục vương kinh nói là Thành Hộ A-dục vương truyện nói là La-đề-quật-đa (Skt. Ràdhagupta). <釋 n="653">514. Đức-xoa-thi-la Skt. Takwasìla. Pàli: Takkasìlà, thủ phủ của Gandhara. <釋 n="654">515. Bạt-đà-la-do-đà Skt. Bhadràyudha. <釋 n="655">516. Bạo ác A-dục vương 阿Skt. Caịdàzoka. <釋 n="656">517. Kỳ-lê Skt. Giri. <釋 n="657">518. Hung ác Kỳ-lê tử Skt. Caịda-Girika. <釋 n="658">519. Tên Hải →Skt. Samudra. <釋 n="659">520. Hữu cái , đây chỉ hữu kết . <釋 n="660">521. La-ma-la thôn Skt. Ràmagàma. Pàli: Ràmagàma, tên làng của người Koliya, nhận được một phần, trong tám phần xá-lợi của Phật. (D.ii.107). Về sau, bị cơn lũ, tháp xá-lợi bị cuốn đi. Long vương Mahàkàla nhận được bình xá-lợi, đem về thờ ở Maójerika. Mhv.xxxi.187f. <釋 n="661">522. Đức 徳bản Cao-ly chép là trước Về Đức-xoa-thi-loa, xem cht.15. <釋 n="662">523. Nguyệt thực, các bản chép  Chính xác là A-dục vương truyện: Da-xá sau đó lấy tay che mặt trời, để cho vua được toại nguyện, là dựng tháp trong một ngày. <釋 n="663">524. Pháp A-dục vương Skt. Dharmàzoka. <釋 n="664">525. Kê tước tinh xá Skt. Kurkuỉàràma. Pàli: Kukuỉàràma, tinh xá ở Pàỉiliputta, có từ thời Phật. <釋 n="665">526. A-ba-la long vương Skt. Apalàla. <釋 n="666">527. Đào sư Chiên-đà-la →Skt. Caịdalì Kumbhakàla. <釋 n="667">528. Cù-ba-lê Skt. Gopàlì. <釋 n="668">529. Ma-thâu-la quốc Skt. Mathurà. <釋 n="669">530. Cù-đa Skt.Gupta. <釋 n="670">531. Ưu-ba-quật-đa 優波崛多. Skt. Upagupta. <釋 n="671">532. A-dục vương truyện: “tuy không có tướng tốt”. <釋 n="672">533. Ưu-lưu-mạn-trà Skt. Urumuịda. <釋 n="673">534. Na-trà-bà-đê Skt. Naỉabhaỉikà. <釋 n="674">535. A-dục vương truyện: “Ta chưa được tâm Kim cang; đâu có thể bắt người như Phật khuất phục mình”. <釋 n="675">536. Long tần lâm tức vườn Lâm-tỳ-ni. Skt. Lumbinì. <釋 n="676">537. Ca-lê long . Pàli: Kàơa hay Mahàkàơa. Khi Phật liệng bát sữa xuông sông Ni-liên thiền, Long vương đang ở dưới đó. Ông cùng các Long nữ hiện lên ca ngợi Phật. J.i.70,72. Mhv.v.87; Sp.i.43. <釋 n="677">538. A-thời-bà →Skt. Àjivika, tà mạng ngoại đạo. <釋 n="678">539. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diệp Skt. Uruvilvà-Kàzyapa. <釋 n="679">540. Bình-sa vương hay Tần-bà-sa-la. Skt. Bimbisàra. <釋 n="680">541. Cưu-thi-na-kiệt quốc Skt. Kusinagara. <釋 n="681">542. Nan-đà Bạt-nan-đà Skt. Nandopananda. <釋 n="682">543. Đề-xá-la-hy-đa Skt. Tiwyarakwità. <釋 n="683">544. Tân-đầu-lư Skt. Piịđolabharadvàja. <釋 n="684">545. Tăng-ca-xa quốc . Pàli: Saíkassa, thị trấn cách Sàvatthi 30 dặm. <釋 n="685">546. Ưu-ba-la tức Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc. Skt. Utpalavarịà. <釋 n="686">547. Phú-lâu-na-bạt-đà-na quốc Skt. Puịđavardhana. <釋 n="687">548. Kiền-đà-ma-la 揵 Skt. Gandhamàdana. <釋 n="688">549. Câu-na-la Skt. Kuịàla. <釋 n="689">550. Triển chuyển tương thí →, không cúng trực tiếp cho Sa-di. Nhưng cúng dường cho Tăng. Sau đó Tăng theo thứ tự chia lại cho các Sa-di. <釋 n="690">551. Truyện kể về cuối đời A-dục vương, xem tiếp Đại Chánh kinh 641, quyển 25. <釋 n="691">552. Đại Chánh, quyển 24, Tiểu đề: “Đệ ngũ tụng Đạo phẩm đệ nhất”, gồm các kinh số 605-639. –Quốc Dịch, quyển 22, tụng 5. Đạo phẩm, 1. Tương ưng Niệm xứ gồm Kinh số từ 1247-1299. –Phật Quang, quyển 24; y theo Ấn Thuận, Tụng 4. Đạo phẩm. –Ấn Thuận Hội Biên, Tụng 4. Đạo phẩm, 7. Tương ưng Niệm xứ, gồm năm mươi bốn kinh, từ số 760-813. Phần lớn tương đương Pàli: S.47. Sàtipatthàna samyutta. Đại Chánh kinh 605, Pàli, S.47.24 Suddhaka. <釋 n="692">553. Xem kinh 605 trên. <釋 n="693">554. Pàli, S.47.18 Bramà. <釋 n="694">555. Bản Pàli, tại Uruvelà, bên bờ sông Neraójarà, lúc vừa thành đạo. <釋 n="695">556. Nhất thừa đạo  Pàli: ekàyano maggo. <釋 n="696">557. Đắc như thật pháp Pàli: óayassa adhigamàya nibbànaư sacchikiriyàya, đạt chánh lý, thân chứng Niết-bàn. <釋 n="697">558. Pàli, S.47.41 Amata. <釋 n="698">559. Cam lộ pháp  Pàli: amata, sự bất tử. <釋 n="699">560. Pàli, 47.42 Samudaya. <釋 n="700">561. Tứ niệm xứ tập tứ niệm xứ một四念處集四念處沒. Pàli: satipaỉỉhànaư samudayaóca atthaígamaóca. <釋 n="701">562. Pàli: manasikàrasamudayà dhammasamudayo, do tập khởi của tác ý mà có sựï tập khởi của pháp. <釋 n="702">563. Pàli, S.47.2. Sato. Tham chiếu, Hán: N0100(14). <釋 n="703">564. Pàli, S.47.5 Kusalaràsi. <釋 n="704">565. Thiện pháp tụ, bất thiện pháp tụ Pàli: kusalaràsi, akusalaràsi. <釋 n="705">566. Ngũ cái  Pàli: paóca nìvaraịà. <釋 n="706">567. Pàli, S. 20.6 Dhanuggaho. <釋 n="707">568. Tứ chủng cường cung  Pàli: cattàro daơhadhammà dhanuggahà, bốn nhà thiện xạ cầm (bốn) cây cung cứng. <釋 n="708">569. Tứ chủng Thanh văn  chỉ bốn chúng đệ tử Phật. <釋 n="709">570. Bổ tả . Có lẽ chỉ đại tiểu tiện. <釋 n="710">571. Pàli, S.47.47 Duccaritaư. <釋 n="711">572. Pàli, S.47.47 Duccaritaư. <釋 n="712">573. Pàli, S.42.49 Vedanà. <釋 n="713">574. Tóm tắt có bốn kinh. <釋 n="714">575. Pàli, S.47.11 Mahàpurisa. <釋 n="715">576. Pàli, S.47.10 Bhikkhunì. <釋 n="716">577. Pàli: suppatiỉỉhitacittà viharantiyo, an trụ với tâm hoàn toàn ổn định. <釋 n="717">578. Pàli: uơàraư pubbenàparaư visesaư saójànanti, nhận thức sự sai biệt lên xuống, trước sau. <釋 n="718">579. Tham chiếu Pàli: tassa kàye kayànupassiịo viharato kayàrammaịo và uppajjati kàyasmiư pariơàho, cetaso và lìnattaư, bahiddhà và cittaư vikkhipati, tenànanda bhikkhunà kismiócideva pasàdanìye nimitte cittaư paịidahitabbaư, “Vị ấy sống quán thân trên thân, hoặc sở duyên của thân khởi lên, hoặc có sự bức rức trong thân, hoặc tâm co rút, hoặc tâm tán loạn ra bên ngoài; Tỳ-kheo ấy hãy cố định tâm trên một ảnh tượng trong sáng nào đó”. <釋 n="719">580. Sau khi trụ tâm trên tịnh tướng, tuần tự các trạng thái khởi lên: pamudita, duyệt (vui thích), pìti, hỷ (khoan khoái), passadhakàya, thân ỷ tức hay khinh an (cảm giác thân thể nhẹ nhàng), sukha, an lạc và cuối cùng samàdhi, định. <釋 n="720">581. Pàli: so paỉisaưharati ceva na ca vitakketi na vicàreti, “Vị ấy khi nhiếp phục như vậy, không còn tầm cầu, không còn tư sát (trạng thái không tầm và không tứ). <釋 n="721">582. Người đầu bếp. Pàli, S.47.8 Sùda. <釋 n="722">583. Hán: bất biện  Pàli: avyatto, không thông minh, không năng lực. <釋 n="723">584. Hán: thượng phiền não  Pàli: upakkilesà. <釋 n="724">585. Tứ tăng tâm pháp, hiện pháp lạc trú  bốn thiền cũng gọi là bốn tăng thượng tâm, hay bốn hiện pháp lạc trú. <釋 n="725">586. Pàli, S.47.6 Sakuịaggahì. Cf. Jàtaka 168. <釋 n="726">587. La-bà  Pàli: làpa, giống chim cút. <釋 n="727">588. Hán: điền canh lũng  <釋 n="728">589. Pàli, S.47.19 Sedaka. <釋 n="729">590. Tư-già-đà Pàli:sumbhesu viharati sedakaư nàma sumbhànaư nigamo, giữa những người Sumbha, tại xóm Sedaka của người Sumbha. <釋 n="730">591. Duyên tràng kỹ sư → người nhào lộn trên cột phướn. Pàli: caịđàlavaưsika. <釋 n="731">592. Pàli: àsevanàya, bhàvanàya, bahulìkammena, evaư kho bhikkhave, attànaư rakkhanto paraư rakkhanti, “Bằng sự thân cận, bằng sự tu tập, bằng sự tu tập nhiều lần, như vậy là hộ trì người khác trong khi hộ trì chính mình”. <釋 n="732">593. Pàli, S.47.7 Makkaỉa. <釋 n="733">594. Pàli, S.47.4 Salla. <釋 n="734">595. Pàli: kàye kayànupassino viharatha àtàpino sampajànà ekodibhùtà vippasannacittà saưhità ekaggacittà kàya yathàbhùtaư óàịàya, “Để có nhận thức như thực về thân, các người hãy sống quán thân trên thân, nhiệt hành, chánh trí, chuyên nhất, tâm trong sáng, định tónh, tâm nhất cảnh”. <釋 n="735">596. Pàli, S.47.1 Ambapàli. <釋 n="736">597. Khu vườn trên trời Đao-lợi. Xem cht.2, kinh 576. <釋 n="737">598. Pàli, S.47.20 Janapada. <釋 n="738">599. Thế gian mỹ sắc  Pàli: janapadakalyàịì, mỹ nữ của cả nước, mỹ nhân quốc sắc. <釋 n="739">600. Hán: chánh thân tự trọng…  Pàli: bahùlikatà yànikatà vatthukatà anuỉỉhità paricità susamàraddhà, (bốn Niệm xứ) được tu tập nhiều, được làm thành như cỗ xe, làm thành như nền đất, được thể nghiệm, được tích lũy, được khéo sách tiến. <釋 n="740">601. Pàli, S. 47.16; Uttiya; 47.15 Bàhiya. <釋 n="741">602. Uất-để-ca 欝 Pàli: Uttiya. <釋 n="742">603. Hán: tịnh kỳ sơ nghiệp  Pàli: àdim eva visodhehi kusalesu dhammesu, “Hãy làm thanh tịnh pháp căn bản (hay bản sơ) trong các thiện pháp”. <釋 n="743">604. Pàli, S.47.15 Bàhika. <釋 n="744">605. Bà-hê-ca Pàli: Bàhika (Bàhya). <釋 n="745">606. Pàli, tham chiếu S.47.26 Padesa. <釋 n="746">607. Pàli, S.47.21 Sìla. <釋 n="747">608. Kê lâm tinh xá 鷄 Pàli: Kukkaỉàràma. <釋 n="748">609. Ba-liên-phất ấp  Pàli: Pàỉaliputta. <釋 n="749">610. Hán: bất trạch  Tham chiếu Pàli, D.iii. Saígìti:…akaịđehi acchidehi asabalehi akammàsehe bhujissehi vióóuppasatthehi aparàmatthesi… không bị khuyết, không bị vỡ, không tì vết, không bị đốm, khiến cho tự do, không bị cố chấp, được kẻ trí khen ngợi… <釋 n="750">611. Bất giới thủ  giới bị cố chấp. Pàli: aparàmaỉỉha. xem cht. 59 trên. <釋 n="751">612. Pàli, S.47.23 Parihàna. Xem kinh 628 trên. <釋 n="752">613. Xem kinh 629 trên. <釋 n="753">614. Pàli, S.47.17 Ariya. <釋 n="754">615. Hiền thánh xuất ly賢聖出離. Pàli: ariyà niyànikà, vị Thánh giả đã thoát ly (khổ). <釋 n="755">616. Tóm tắt có bảy kinh. <釋 n="756">617. Pàli, S.47.3 Bhikkhu. <釋 n="757">618. Trụ bất luật nghi住不律儀, tức sống không phòng hộ. Pàli: asaưvara. <釋 n="758">619. Pàli, S.47.46 Pàỉimokkha. <釋 n="759">620. Pàli, S.47.13 Cuịđa. <釋 n="760">621. Ma-kiệt-đềø Na-la tụ lạc摩竭提那羅聚落. Pàli: Magadha-Nalagàmaka, thôn Na-la ở Magadha. <釋 n="761">622. Thuần-đà  Pàli: Cuịđa. <釋 n="762">623. Thọ giới thân . Pàli: Sìla-kkhanda, giới uẩn. <釋 n="763">624. Sanh  bản Cao-ly: tọa  Tham chiếu Pàli: yaư taư jàtaư bhùtaư sankhataư palokadhammaư, cái gì là sanh, là tồn tại, là hữu vi, là pháp bại hoại. <釋 n="764">625. Pàli: sabbehi piyehi manàpehi nànàbhàvo vinàbhàvo aóóathàbhàvo, với tất những gì yêu thương, thích ý, đều là tánh khác biệt, là tánh ly tán, là tánh biến dị. <釋 n="765">626. Pàli, S.47.14 Ceơa. <釋 n="766">627. Trong bản: thí tài . Bản Tông-Nguyên-MInh: thế tài . <釋 n="767">628. Nguyên Đại Chánh quyển 25, gồm hai kinh, số 640-641,học giả hiện đại đoán định không thuộc Tạp A-hàm. Quốc Dịch đưa xuống quyển 50, tiếp theo A-dục vương nhân duyên (Xem kinh số 604). Phật Quang đưa vào Phụ lục 2. Về kinh số 640, tham chiếu, Đại 12 N0383 Ma-ha Ma-da kinh. Đại 13, N0397 Đại Tập kinh, “15. Nguyệt tạng phần, phẩm 20.Pháp diệt tận”. Đại 49, N02028 Ca-đinh Tỳ-kheo Thuyết Đương Lai Biến kinh. Đại 49, N02029 Ca-chiên-diên Thuyết Pháp Một Tận Kệ. Đại 50, N02042 A-dục vương kinh; Đại 27, N01545 Đại Tỳ-bà-sa quyển 183, tr. 918a. <釋 n="768">629. Ma-thâu-la  xem cht.11, kinh 36. <釋 n="769">630. Quật-đa  xem kinh 604, âm là Cù-đa. <釋 n="770">631. Ưu-ba-quật-đa  xem cht.32, kinh 604. <釋 n="771">632. Ưu-lưu-mạn-trà  xem cht.34 kinh 604. <釋 n="772">633. Na-tra-bạt-trí  xem cht.35 kinh 604, âm là Na-trà-bà-đề. <釋 n="773">634. Quỷ thôn  chỉ các loại thảo mộc. Skt.: bhùtagràma. <釋 n="774">635. Da-bàn-na  Skt. yavana, nguyên chỉ người Hy-lạp. Về sau, chỉ người Hồi giáo. <釋 n="775">636. Bát-la-bà  <釋 n="776">637. Đâu-sa-la  Skt. Tukhàra, chỉ người Nhục-chi, ở Tây vực Trung quốc, xâm chiếm Tây bắc bộ Ấn độ. <釋 n="777">638. Câu-diệm-di Ma-nhân-đà-la-tây-na  A-dục vương truyện nói là Đại Quan. Skt. Kosambi Mahenaresena. <釋 n="778">639. A-kỳ-ni-đạt-đa  Skt. Agnidatta. <釋 n="779">640. Tỳ-đà kinh luận  chỉ các kinh điển thuộc Veda. <釋 n="780">641. Đệ Tử  A-dục vương truyện gọi là “Đa Đệ Tử”. <釋 n="781">642. Tu-đà-na 須 Skt. Sudhana? <釋 n="782">643. Kiền-đà-ma-la  Skt. Gandhamàlya? Xem Câu-xá 11 (Đại 29, tr.58a): Hương túy sơn  Skt. Gandhamàdana. <釋 n="783">644. Hán: bất tát-xà vị nhân thọ kinh  Đại-tỳ-bà-sa 183: bất lộc độc xứ tónh lự tư duy  không thích một mình ở chỗ vắng vẻ tu thiền. <釋 n="784">645. Đại Chánh: Tu-la-tha Bản Minh: Tu-la-đà  <釋 n="785">646. Hành sa-la trù  phát thẻ tre và đếm, một hình thức kiểm danh hay lấy biểu quyết tập thể giữa Tăng. Skt. zalàkà. <釋 n="786">647. Kinh nói về nhân duyên vua A-dục bố thí nửa trái A-ma-lặc (quả xoài). Xem cht.1 kinh 640. Tham chiếu kinh số 604 (Đại Chánh, quyển 23). <釋 n="787">648. La-đà-quật-đa  Skt. Ràdhagupta. <釋 n="788">649. Kê tước tự  Skt. Kurkuỉàràma. <釋 n="789">650. Tam-ba-đề  Skt. Sampadì, cháu nội của vua A-dục. <釋 n="790">651. A-ma-lặc  Skt. àmalaka, quả xoài. <釋 n="791">652. Tỳ-lê-ha-ba-đê  Skt.Bfhaspati. <釋 n="792">653. Tỳ-lê-ha-tây-na  Skt. Vfhasena. <釋 n="793">654. Phất-sa-tu-ma  Skt. Puwyadharma. <釋 n="794">655. Phất-sa-mật-đa-la  Skt. Puwyamitra. <釋 n="795">656. Nha Xỉ  Skt. Daưwỉrànivàsì-yakwa. <釋 n="796">657. Trùng  Skt. Kfmiza. <釋 n="797">658. Ấn Thuận Hội Biên, Tụng 4. Đạo phẩm, “10. Tương ưng Căn,” gồm hai mươi bảy kinh, từ số 815-840, (gồm mười chín kinh, Đại Chánh: 642-660) tức Tương ưng thứ 4 trong “Tụng 4. Đạïo phẩm”. Quốc Dịch, để lên Tương ưng thứ 2. Bản Đại Chánh, quyển 24, Tương ưng 1; Đại Chánh. quyển 26, từ số 642. Quốc Dịch, quyển 23, Tương ưng Căn, từ kinh số 1230. Phật Quang, quyển 26, kinh số 654-724.Pàli, S.48.23 Óàya. Cf. A.3.84 Sekka. <釋 n="798">659. Vị tri đương tri căn, tri căn, vô tri căn →→→ Vô tri căn, Câu-xá: cụ tri căn. Xem Câu-xá 2, phẩm 2 “Phân biệt căn”. Pàli: tìị’indriyàni: anaóóàtàóóassàmìtindriyaư, aóóindriyaư, aóóàtàvindriyaư, Căn chưa biết sẽ biết, căn đã biết, căn đã biết trọn vẹn. <釋 n="799">660. Bất động ý giải thoát tức bất động tâm giải thoát. Pàli: akuppà cetvimutti. <釋 n="800">661. Pàli, S.48.1 Siddhika. <釋 n="801">662. Pàli, S.48.2-3 Sotapanna. <釋 n="802">663. Đoạn tri tức đoạn biến tri, đoạn trừ với nhận thức toàn diện; xem Câu-xá 21 (tr.11218). Pàli: pahàịa-parióóà. <釋 n="803">664. Pàli, S.48.4-5 Arahaư. <釋 n="804">665. Ly dục giải thoát; bản Pàli: anupàdàvimutto, giải thoát không còn chấp thủ. <釋 n="805">666. Đãi đắc kỷ lợi đã đạt được mục đích của mình. <釋 n="806">667. Pàli, S.48.8 Daỉỉhabbaư. <釋 n="807">668. Pàli, S.48.9-10 Vibhaíga. <釋 n="808">669. Pàli, S.48.12 Saíkhitta. <釋 n="809">670. Xem cht.6, kinh 644. <釋 n="810">671. Pàli, S.48.20 Àsavànaưkhayo. <釋 n="811">672. Pàli, S.48.6-7 Samaịa-brahmaịà. <釋 n="812">673. Xem kinh 650 trên. <釋 n="813">674. Pàli, S.48.12 Saíkhitta, 18 Paỉipanna. <釋 n="814">675. Pàli: paripùraư paripùrakàrì àràdheti, padesaư padesakrì àradheti, người làm cho viên mãn thì hoàn thành sự viên mãn; người chỉ làm một phần thì hoàn tất một phần. <釋 n="815">676. Pàli, S.48.15-16 Vitthàra. <釋 n="816">677. Xem kinh 652 trên. <釋 n="817">678. Câu phần giải thoát đối với vị A-la-hán chứng đắc Diệt tận định. Pàli: ubhatobhàgavimutta. <釋 n="818">679. Thân chứng đối với A-na-hàm chứng đắc Diệt tận định. Pàli: kàyasakkhin. <釋 n="819">680. Kiến đáo Pàli: diỉỉhipatta. <釋 n="820">681. Tín giải thoát Pàli: saddhàvimutta. <釋 n="821">682. Nhất chúng Pàli: ekabìjin. <釋 n="822">683. Gia gia →→Pàli: kolaưkola. <釋 n="823">684. Thất hữu  Pàli: sattakkhattuparama. <釋 n="824">685. Pháp hành  tức Tùy pháp hành. Pàli: dhammànusàrin. <釋 n="825">686. Tín hành  tức Tùy tín hành. Pàli: saddhànusàrin. <釋 n="826">687. Căn ba-la-la-mật, quả ba-la-mật → Pàli: indriyavemattatà phalavemattatà hoti, do sự sai biệt của căn mà có sự sai biệt của quả. Pàli: vemattatà, chủng loại sai biệt; bản Hán đọc là pàramita: ba-la-mật. <釋 n="827">688. Nhân ba-la-mật  Pàli: puggalavemattatà, sự sai biệt về nhân cách. <釋 n="828">689. Xem cht.18 kinh 652 trên. <釋 n="829">690. Pàli, S.48.52 Mallika. <釋 n="830">691. Pàli, S.48.10 Vibhaíga; 48.52. Mallika. <釋 n="831">692. Pàli, S.48.10 Vibhaíga. <釋 n="832">693. Pàli: saddahati tathàgatassa bodhiư, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai. <釋 n="833">694. Pàli, S.48 50 Saddha. <釋 n="834">695. Pàli, S.48.50: tathàgate ekantagato abhippasanno, nhất hướng tín tâm minh tịnh đối với Như Lai. <釋 n="835">696. Pàli, nt.: saddhassa…ariyasàvakassa evaư pàỉikaưkhaư yaư àraddhaviriyo viharassati akusalànaư dhammànaư pahànàya… Thánh đệ tử có tín mong đợi như vầy: an trú với tinh tấn dũng mãnh hướng đến đoạn trừ các pháp bất thiện… <釋 n="836">697. Ấn Thuận Hội Biên, tụng 4. Đạo phẩm, “11. Tương ưng lực”, gồm sáu mươi kinh, từ số 841-900; gồm mười ba kinh Đại Chánh: 661-703. Tương đương Pàli, Samyutta 50. Balasaưyutta. Đại Chánh kinh 661, Hai sức mạnh. Pàli, A.2.2.1 Balàni. <釋 n="837">698. Số lực Pàli: paỉisaíkhànabala, sức mạnh của sựï giản trạch, tức năng lực quán sát và phân tích của tuệ. Xem Câu-xá 1. tr.1b. Bản Hán hiểu theo ngữ nguyên saíkhàø, con số. <釋 n="838">699. Tu lực  Pàli, bhàvanàbala. <釋 n="839">700. Tứ đạo  tức bốn hay hay thông hành; xem Tập Dị Môn 7, tr.395b. Cf. Pàli, D.iii. tr.228: catasso paỉipàdà. <釋 n="840">701. Tứ cú  tức bốn pháp tích; xem Tập Dị Môn 7, tr.395b. Cf. Pàli, D.ii. tr.229, cattàri dhammapadàni. Ấn Thuận tách kinh này thành ba kinh. <釋 n="841">702. Tóm tắt có chín kinh. <釋 n="842">703. Ba loại sức mạnh. <釋 n="843">704. Tham chiếu Pàli, A.4.152 Balàni. <釋 n="844">705. Tập cận  Pàli: sevitabba. <釋 n="845">706. Hành lợi , hoặc nói là lợi hành . Pàli: atthacàriyà. <釋 n="846">707. Đồng lợi  cũng nói là đồng sự. Pàli: samànattatà, đồng ngã, nâng người lên ngang mình. Nhưng Hán dịch theo Skt. Samànàrthatà. <釋 n="847">708. Ý nghóa, người muốn chứng đắc A-la-hán, thì giúp cho được chứng đắc. <釋 n="848">709. Pàli, A.4.32 Saígaha. <釋 n="849">710. Hán: cang釭, ống gang trong bánh xe. Pàli: ete kho saígahà loke, rathhassàịìva yàyato, những nhiếp sự này ở trong đời, như cái chốt trục xe khiến xe lăn. <釋 n="850">711. Pàli: yasmà ca saígaha ete samavekkhanti paịđità, tasmà mahattaư papponti pàsaưsà ca bhavanti, bậc trí do quán sát các nhiếp sự này mà đạt được sự vó đại và có danh thơm. <釋 n="851">712. Pàli, A.4 153 Paóóà. <釋 n="852">713. Bất thiện số  đồng nghóa bất thiện tư duy. <釋 n="853">714. Pàli, S.50.1 Gaígàpeyyàla; Cf. A.5.13 Saíkhìta <釋 n="854">715. Pàli, S.48.8 Daỉỉhabbaư; A.5.14 Vitthata, 5.15 Daỉỉhabba. <釋 n="855">716. Cf. A.5.1 Saíkhita. <釋 n="856">717. Học lực  năng lực của hữu học. Pàli: sekhabala. Xem cht. 63 dưới. <釋 n="857">718. Năm Lực theo bản Pàli: saddhà, tín; hirì, tàm; ottapa, quý; vìriya, tinh tấn; paóóà, tuệ. <釋 n="858">719. Pàli, xem kinh 677. <釋 n="859">720. Pàli: saddhàbalena samannàgatà bhavissàma sekhabalena, chúng tôi sẽ thành tựu sức mạnh của tín, là sức mạnh của hữu học. <釋 n="860">721. Pàli, A.5.2 Vitthàta. <釋 n="861">722. Phiền não số . <釋 n="862">723. Pàli, A.5.5 Sikhà. <釋 n="863">724. Đương  bản Cao-ly chép là thẩm  <釋 n="864">725. Pàli: saddhàpi nàma te nàhosi kusalesu dhammesu, người không có tín đối với các thiện pháp. <釋 n="865">726. Pàli: paóóàpi nàma te nàhosi kusalesu dhammesu, người không có tuệ nơi các thiện pháp. <釋 n="866">727. Pàli, A.5.5 Sikkhà. <釋 n="867">728. Pàli: sikkhaư paccakkhàya hinayàvattati, xả học xứ, hoàn tục. <釋 n="868">729. Hán: ha trách nhữ  <釋 n="869">730. Cf. M.12 Mahàsìhanàda-sutta; A.10.21. Sìha. Hán: N0125(46.4). <釋 n="870">731. Xứ phi xứ như thật tri  tức (thị) xứ phi xứ trí lực. Pàli: ỉhànaóca ỉhànato aỉhànaó ca aỉỉhànato yathàbhùtaư pajànàti, biết như thật trường hợp nào xảy ra (lý), trường hợp nào không xảy ra (phi lý). <釋 n="871">732. Tiên Phật tối thắng xứ trí  Pàli: tathàgato àsabhaư ỉhànaư paỉijànàti, Như Lai tự xác nhận địa vị Ngưu vương. <釋 n="872">733. Nghiệp pháp thọ nhân sự báo  Pàli: kammasamàdànànaư ỉhànaso hetuso vipàkaư, nhân và duyên báo ứng của sự thọ nghiệp. <釋 n="873">734. Pàli: (…)-samàpattìnaư saíkilesaư vodànaư vuỉỉhànaư, (biết) sự tạp nhiễm, thanh tịnh và xuất ly của các (…) chánh thọ (hay đẳng trì). <釋 n="874">735. Nhất thiết chí đạo xứ  tức biến thú hành trí lực. Pàli: sabbatthagàminiư paỉipadaư, (biết) con đường dẫn đến tất cả mục đích. <釋 n="875">736. A.6.64 Sìhanàda. <釋 n="876">737. Xem cht.75 kinh 684. <釋 n="877">738. (…) tâm lạc pháp thọ  không rõ nghóa. Hoặc, nghiệp pháp thọ (Pàli: kammasamàdàna) nhưng chép nhầm là lạc pháp thọ. Xem cht.76 kinh 684. <釋 n="878">739. Pàli, A.6.64 Sìhanàda. <釋 n="879">740. Tự dó lạc thọ  không rõ nghóa. Ấn Thuận đọc là dó nghiệp pháp thọ  thay vì tâm nghiệp pháp thọ . Xem cht.81 kinh 686 trên. <釋 n="880">741. A.7.3-4 Bala; 5. Dhana. <釋 n="881">742. Tham chiếu, Hán: N0125(38.11); Pàli: A.8.27 Bala. <釋 n="882">743. Cf. N0125(38.11); A.8.27 Bala. <釋 n="883">744. Pàli, A.8.28 Bala. <釋 n="884">745. Cf. A.8.28 Bala. <釋 n="885">746. Xem kinh 697. <釋 n="886">747. Xem kinh 692, 693. <釋 n="887">748. Cf. A.10.21 Sìha. Xem kinh 684. <釋 n="888">749. Như kinh 684. <釋 n="889">750. Như kinh 687. <釋 n="890">751. Trong nguyên bản: như thật tri phi xứ: có sự chép nhầm. <釋 n="891">752. Ấn Thuận Hội Biên, tụng 4, “12. Tương ưng Giác chi,” gồm sáu mươi kinh, từ số 901-967 (Đại Chánh, 704-747). Quốc Dịch, “4. Tương ưng Bồ-đề phần”. Phần lớn tương đương Pàli, S.46 Bojjhaíga-saưyutta. –Đại Chánh kinh 704, Pàli, S.46.24 Ayonisa. <釋 n="892">753. Bất chánh tư duy  Pàli: ayoniso manasikaroto, không tác ý như lý. <釋 n="893">754. Nguyên Hán: ỷ . <釋 n="894">755. Pàli, S.46.37 Vuđđhi. <釋 n="895">756. Xem cht.97 trên. <釋 n="896">757. Pàli, S.46.40 Nìvaraịa. <釋 n="897">758. Pàli, S.46.38 Àvaraịa-nìvaraịa. <釋 n="898">759. Ngũ chướng ngũ cái  Pàli: paóca àvaraịà nìvaraịnà, năm chướng cái, chướng ngại và ngăn che. <釋 n="899">760. Phiền não ư tâm  Pàli: cetaso upakkilesà, là những tùy phiền não của tâm: là những thứ làm ô uế tâm. <釋 n="900">761. Tức khinh an. <釋 n="901">762. Gốc cây. Pàli, S.46.39 Rukkha. <釋 n="902">763. Kiền-giá-da 揵遮耶. Pàli: kacchaka. <釋 n="903">764. Ca-tỳ-đa-la 迦捭多羅. Pàli: kapithaka. <釋 n="904">765. A-thấp-ba-tha 阿濕波他. Pàli: assattha. <釋 n="905">766. Ưu-đàm-bát-la 優曇鉢羅. Pàli: udumbara. <釋 n="906">767. Ni-câu-lưu-tha 尼拘留他. Pàli: nigrodha. <釋 n="907">768. Nguyên Hán: tâm thọ心樹, có thể nhầm. Pàli: mahàrukkha, cây đại thọ. <釋 n="908">769. Trong để bản thiếu sân nhuế. Thêm vào cho đủ. <釋 n="909">770. Pàli, S.46.23 Ỉhàna. <釋 n="910">771. Đẳng vô gián  bản Minh: vô minh. Xem cht.8 kinh 259. <釋 n="911">772. Pàli, S.46.56 Abhaya. <釋 n="912">773. Vô Úy vương tử  Pàli: Abhaya ràjakumàra. <釋 n="913">774. Bản Pàli: thuyết của Puraịa kassapa. Trong Trường bộ, đây là thuyết Luân hồi tịnh hóa của Makkhali Gosàla; xem D.ii. Sàmaóóaphala-sutta. <釋 n="914">775. Ấn Thuận, câu này dư, cắt bỏ. <釋 n="915">776. Nguyên Hán: ỷ tức → <釋 n="916">777. Đại Chánh quyển 27. Phật Quang quyển 27. Quốc Dịch quyển 24. Pàli, S.46.56 Abhya. <釋 n="917">778. Bản Pàli, quan điểm của Puraịa Kassapa: natthi hetu natthi paccayo aóóàya adassanàya ahetu apaccayo aóóànaư adassanaư hoti, không có nhân, không duyên cho sự vô trí và vô kiến; vì vậy, vô trí, vô kiến là vô nhân vô duyên. Xem thuyết vô tác (akiriya), D.ii. Smàóóaphala-sutta. <釋 n="918">779. Pàli, S.46.52 Pariyàya. <釋 n="919">780. Hán: phản a mạ  Bản Pàli: neva abhinandiưsu nappaỉikkosiưsu, không hoan hỷ cũng không chỉ trích. <釋 n="920">781. Hán: thuyết ngoại đạo pháp . Tống-Nguyên-Minh: dư chữ thuyết. Xem đoạn văn tương đương ở kinh 714. <釋 n="921">782. Bản Pàli: nàhaư… yo imesaư paóhànaư veyyàkaraịena cittaư àràdheyya aóóatra tathàgatena và tathàgatasàvakena và ito và sutvà, Ta… không ai có thể làm hài lòng với sự trả lời cho những câu hỏi này, trừ Như Lai hay đệ tử của Như Lai đã nghe từ đây. <釋 n="922">783. Bản Pàli: ajjhattaư vyàpàdo, bahiddhà vyàpàdo, nội sân, ngoại sân. <釋 n="923">784. Hữu thụy, hữu miên. Bản Pàli: thinaư nìvaraịaư, middhaư nìvaraịaư, hôn trầm là triền cái; thụy miên là triền cái. <釋 n="924">785. Trạo (điệu) hối → Pàli: uddhacca-kukkucca, bồn chồn và hối tiếc. <釋 n="925">786. Bản Pàli: ajjhattaư dhammesu vicikicchà, bahiddhà dhammesu vicikicchà, hoài nghi các pháp bên trong, hoài nghi các pháp bên ngoài. <釋 n="926">787. Bản Pàli: yadapi… ajjhattaư dhammesu sati tadapi satibojjhaígo, có chánh niệm nơi các pháp bên trong, đó là niệm giác chi. <釋 n="927">788. Bản Pàli: ajjhattaư dhammesu paóóàya pavicinati pavicarati… bahidhà dhammesu..., bằng trí tuệ mà khảo sát (tư trạch) và khảo nghiệm (tư sát) các pháp bên trong… các pháp bên ngoài. <釋 n="928">789. Bản Pàli: kàyikaư vìriyaư…cetasikaư vìriyaư, thân tinh tấn, tâm tinh tấn. <釋 n="929">790. Bản Pàli: savitakkavicàrà pìtì…avitakkàvicarà pìtì, hỷ đồng hành với tầm tứ, hỷ không đồng hành với tầm tứ. <釋 n="930">791. Nguyên Hán: thân ỷ tức, tâm y tức→→Pàli: kàyapassaddhi, cittapassaddhi. <釋 n="931">792. Bản Pàli: savitakko savicàro samàdhi, avitakko avicàro samàdhi, định có tầm có tứ, định không tầm không tứ. <釋 n="932">793. Bản Pàli: ajjhattaư dhammesu upekkhà, bahidhà dhammesu upekkhà, xả nơi các pháp bên trong, xả nơi các pháp bên ngoài. <釋 n="933">794. Pàli, S.46.53 Aggi. <釋 n="934">795. Bản Pàli:… lìnaư cittaư hoti, katamesaư tasmiư samaye bojjhaígànaư akàlo bhàvanàya… kàlo bhàvanàya, khi tâm co rút, lúc ấy là hợp thời để tu tập những giác chi nào, không hợp thời cho sự tu tập những giác chi nào. <釋 n="935">796. Xem cht.8 kinh 713. <釋 n="936">797. Xem cht.6 kinh 713. <釋 n="937">798. Hán: tiêu thán  Bản Pàli:… allàni ceva tiịàni,… allàni ca gomayàni,… allàni ca kaỉỉhàni pakkhipeyya, bỏ vào những cỏ ướt, phân bò ướt, củi ướt. <釋 n="938">799. Cf. S.46.2 Kàya; 46.51 Àhàra. <釋 n="939">800. Hán: xúc tướng  Bản Pàli: subhanimitta, tịnh tướng. <釋 n="940">801. Bản Pàli: ayonisomanasikàrabahulìkàro, tu tập nhiều (với tịnh tướng) mà không tác ý một cách như lý. <釋 n="941">802. Dục ái  Pàli: kàmachanda. <釋 n="942">803. Chướng ngại tướng  Pàli: paỉighanimittaư, tướng đối nghịch hay đối ngại. Trong Pàli, paỉigha, có nghóa là sân, cũng có nghóa là đối nghịch (chướng ngại). <釋 n="943">804. Bản Pàli: cetaso avùpasamo, tâm không an tónh. <釋 n="944">805. Bản Pàli: mettàcetovimutti, từ tâm giải thoát. <釋 n="945">806. Hán: minh chiếu. Bản Pàli: atthi àrambhadhàtu nikkamadhàtu parakkamadhàtu, có phát cần giới, tinh cần giới, dũng mãnh giới. <釋 n="946">807. Pàli, S.45.83 Yoniso; 46.29 Ekadhamma. <釋 n="947">808. Pàli, S.46.4 Vatta. <釋 n="948">809. Hán: giác phần chánh thọ  <釋 n="949">810. Pàli, S.46.8 Upavàịa. <釋 n="950">811. Ưu-ba-ma  Pàli: Upavàịa. <釋 n="951">812. A-đề-mục-đa  Pàli: Adhimutta. <釋 n="952">813. Thất giác phần phương tiện  Pàli: susamàraddhà satta bojjhaígà, bảy Giác chi được khéo nỗ lực. <釋 n="953">814. Lạc trú chánh thọ  Pàli: phàsuvihàràya saưvattanti, chúng tác dụng để dẫn đến an trú lạc. <釋 n="954">815. Hán: tri tư duy . Ấn Thuận thêm từ bất : không biết tư duy. <釋 n="955">816. Pàli, 46.42 Cakkavatti. <釋 n="956">817. Bản Hán, văn đột ngột; có thể nhảy sót một đoạn. Xem kinh 722 dưới. <釋 n="957">818. Pàli, S.46.42 Cakkavatti. Tham chiếu, N0125(39.7), D.17 Mahàsudassana-suttanta. <釋 n="958">819. Hán: thất chi trụ địa . Pàli: sattappatiỉỉhito. Bảy chỗ. <釋 n="959">820. Bản Cao-ly: tận thời → Bản Tống-Nguyên-Minh: trú thời → (ngay ban ngày). <釋 n="960">821. Cf. S. 46.3. Sìlà (phần đầu). <釋 n="961">822. Nguyên bản: tăng . Theo Tống bản: y . <釋 n="962">823. S.46.3 Sìla (phần đầu). <釋 n="963">824. S. 46.24 Ayoniso. <釋 n="964">825. S. 45. 2 Upađđha. <釋 n="965">826. Giáp cốc tinh xá  <釋 n="966">827. Pàli: sakalam evidaư brahmacariyaư yadidư kalyaịàmittà kalyàịasahàyatà, chính toàn bộ đời sống phạm hạnh này là thiện tri thức, thiện đồng hành… <釋 n="967">828. S. 46.16 Gilàna. Cf. D.16 Mahàparinibbàna-suttanta. <釋 n="968">829. S. 46.22 Desanà. <釋 n="969">830. S. 46.27 Nirodha. <釋 n="970">831. S. 46.41 Vidhà. <釋 n="971">832. S. 46.9-10 Uppannà; 46. 49 Aíga. <釋 n="972">833. Hán: trừ Phật điều phục giáo thọ  Pàli:...bojjhaígà bhàvità bahulìkatà uppannà uppajjanti nàóóatra tathàgatassa pàtubhàvà, giác chi được tu tập, được sung mãn, nếu chưa sanh thì sanh, trừ phi không có Như Lai xuất hiện. <釋 n="973">834. S. 46.9-10 Uppannà. Xem kinh 731 trên. <釋 n="974">835. S. 46.5 Bhikkhu. <釋 n="975">836. Đạo phẩm pháp  Pàli: bodhàya saưvattantì ‘ti… bojjhaígà’ ti vuccanti, chúng tư trợ cho sự giác ngộ, nên chúng được gọi là giác chi. <釋 n="976">837. S. 48.65 Dve phalà. <釋 n="977">838. S. 48.12 Saíkhita. <釋 n="978">839. S. 46.3. Sìla. <釋 n="979">840. Hán: đắc hiện pháp trí chứng lạc  Pàli: diỉỉhidhamme paỉikacca aóóam àràdheti, ngay trong đời hiện tại nhất định chứng đắc chánh trí. Bản Hán hiểu àràdheti: vui thích; cũng có nghóa là thành đạt. <釋 n="980">841. Pàli: no ce diỉỉheva dhamme paỉikacca aóóam àràdheti atha maraịakàle aóóam àràdheti, nếu hiện pháp không nhất định chứng đắc chánh trí, khi lâm chung sẽ chứng đắc chánh trí. Đây là kết quả thứ hai. <釋 n="981">842. S. 46.5 Bhikkhu. <釋 n="982">843. Xem kinh 733. <釋 n="983">844. S. 48.65 Dve phalà. <釋 n="984">845. Bản Hán: đắc hiện pháp trí hữu dư Niết-bàn cập a-na-hàm quả   Có sự nhầm lẫn. Pàli: diỉỉhiva dhamme aóóà, sati và upàdisesa anàgamità’ti. <釋 n="985">846. Xem kinh 735. <釋 n="986">847. Xem kinh 746. <釋 n="987">848. Hán: cập mạng chung thời, nhược bất nhó giả → Tối nghóa. Được hiểu như sau: Nếu không như vậy (không Chánh trí tức chứng quả A-la-hán trong đời hiện tại), thì kịp khi mạng chung (sẽ chứng Chánh trí lúc đó). Xem cht.69 kinh 738. <釋 n="988">849. S. 46.67 Asubha. <釋 n="989">850. S.46.68 Maraịa. <釋 n="990">851. S. 46.54 Mettaư. <釋 n="991">852. Hoàng chẩm ấp Pàli: Koliyesu viharati haliddavasanaư nàma koliyànaư nigamo, trú ở Koliya, tại Haliddavasana, một thị trấn của người Koliya. <釋 n="992">853. Bản Pàli:… bhàvità… mettàcetovimutti kiưgatikà hoti kiưparamà kiưphalà kiưpariyosanà, tu tập từ tâm giải thoát, hướng về đâu, cái gì là tối thắng, cái gì là kết quả, cái gì là cứu cánh? <釋 n="993">854. Pàli: subhaparamà mettàcetovimutti. <釋 n="994">855. Pàli: àkàsànaócàyatanaparamà kuruịàcetovimutti, bi tâm giải thoát, Không vô biên xứ là tối thắng. <釋 n="995">856. S. 46.62 Mettà. <釋 n="996">857. S. 46.76 Nirodha. <釋 n="997">858. S. 46.66 Anàpàna. <釋 n="998">859. An-na-ban-na niệm  Pàli; anàpànassati, niệm hơi thở ra vào. <釋 n="999">860. S. 46.57-61 Aỉỉhika v.v. <釋 n="1000">861. Trong bản: tâm khẩu  dư chữ khẩu. <釋 n="1001">862. Ấn Thuận y theo luận Du-già Sư Địa mà thêm vào. <釋 n="1002">863. Ấn Thuận Hội Biên, “13. Tương ưng Thánh đạo phần”, gồm một trăm mười bốn kinh, số 968-1081 (Đại Chánh kinh 748-800). Quốc Dịch, quyển 25, tụng 5. Đạo tụng tiếp theo, “5. Tương ưng Thánh đạo”, kinh số 12449-12558, chia thành hai phẩm, phẩm 1 gồm một trăm kinh, toàn bộ quyển 25; phẩm 2, mười kinh, phần đầu quyển 26. Phần lớn tương đương Pàli, S.45 Maggasaưyutta. Đại Chánh, quyển 28, kinh số 748. Pàli, 45.55. Yoniso. <釋 n="1003">864. Bản Pàli, S.45.55: ariyassa atthaígikassa maggassa uppàdàya etaư pubbaưgamaư etaư pubba-nimittaư yadidaư yonisomanasikàrasampadà, trước khi Thánh đạo tám chi xuất hiện, có tiền tướng là sự thành tựu như lý tác ý. <釋 n="1004">865. Pàli: yonisomanasikàra- sampannassetam bhikkhave bhikkhuno paỉikaíkhaư ariyaư aỉỉhaígikaư maggaư bhàvessati, Tỳ-kheo thành tựu như lý tác ý, hy vọng tu tập Thánh đạo tám chi. <釋 n="1005">866. S. 45.1 Àvijjà. <釋 n="1006">867. S. 45.24 Paỉipàda. <釋 n="1007">868. Tà sự  Pàli: micchàpaỉipàda, sự thực hành tà vạy. <釋 n="1008">869. S. 45.30 Uttiya (Uttika). <釋 n="1009">870. Ca-ma  Bản Pàli: Uttiyo. <釋 n="1010">1. S. 45.7 Aóóatara bhikkhu. <釋 n="1011">2. A-lê-sắt-tra  Pàli: Ariỉỉha. <釋 n="1012">3. Cam lộ  Pàli: amata, sự bất tử. <釋 n="1013">4. Hán: giới danh thuyết  Giới ở đây chỉ Niết-bàn giới. Pàli: nibbànadhàtuyà adhivacanaư… amataư. <釋 n="1014">5. Hán: đẳng tam-muội  tức chánh tam-muội hay chánh định. Pàli: sammàsamàdhi. <釋 n="1015">6. Hán: cơ nghiệp Pàli: kammaỉỉhàna: đề mục thiền định. <釋 n="1016">7. A. 3.62 Bhaya. <釋 n="1017">8. Hán: vô mẫu tử úy  Pàli: amàtàputtika bhaya. <釋 n="1018">9. Hán: hữu đạo, hữu tích  Pàli: atthi maggo, atthi paỉipàdà. <釋 n="1019">10. S. 45.29 Vedanà. <釋 n="1020">11. A. 10. 76 Abhabba. <釋 n="1021">12. S. 45.13 Sekho. <釋 n="1022">13. Học  Hay hữu học, chỉ các Thánh giả dưới quả A-la-hán. Pàli: sekha. <釋 n="1023">14. S. 45.51 Uppàda. <釋 n="1024">15. S.45.16-17 Parisuddha. <釋 n="1025">16. Xem kinh 731. <釋 n="1026">17. A. 5.52 Ràsi. <釋 n="1027">18. S. 45.2 Upađđhaư. <釋 n="1028">19. Sơn cốc tinh xá  Pàli: Giribbaja. Bản Pàli: Sakyesu viharati nagarakaư nàma sakyànaư nigamo, ở giữa những người Thích-ca, tại Nagaraka, một thị trấn của những người Thích-ca. <釋 n="1029">20. Xem kinh 726. <釋 n="1030">21. S. 45.4 Bràhmaịa. <釋 n="1031">22. Sanh Văn Bà-la-môn  Pàli: Jànusoịi-bràhmaịa. <釋 n="1032">23. S. 45.21 Micchatta. <釋 n="1033">24. S. 45.34 Pàraígama. <釋 n="1034">25. Bài kệ, xem Dham.85-86. <釋 n="1035">26. S. 45. 76, 83 Yonisa. <釋 n="1036">27. Bất chánh tư duy  Pàli: ayoniso manasikàra, không như lý tác ý. <釋 n="1037">28. Xem các kinh 775, 776, 777. <釋 n="1038">29. S. 45. 77 Kalyàịamitta. <釋 n="1039">30. Xem kinh 778. <釋 n="1040">31. Hán: phi pháp, thị pháp  <釋 n="1041">32. S. 45.5 Kimattha. <釋 n="1042">33. Tóm tắt có mười kinh. <釋 n="1043">34. S. 45.21 Micchatta. Cf. S.45.8 Vibhaíga. <釋 n="1044">35. Hán: thí, thuyết, trai  Pàli: dinnaư, yiỉỉhaư, hutaư. <釋 n="1045">36. Hán: chúng sanh sanh  Pàli: sattà opapàtikà. <釋 n="1046">37. Hán: thiện đáo  Pàli: sammaggata, chân chánh đi (ra khỏi thế gian). <釋 n="1047">38. Hán: thiện hướng  Pàli: sammàpaỉipanna, chân chánh hướng (đến Niết-bàn). <釋 n="1048">39. Bản Pàli: katamà… sammàdiỉỉhi? yaư… dukkhe óànaư, thế nào là chánh kiến? Nhận thức về khổ… <釋 n="1049">40. Pàli: katamo…sammàsaíkappo? yo kho… nekkammasaíkappo avyàpàdadsaíkappo avihiưsàsaíkappo, thế nào là chánh tư duy? Tư duy về xuất ly, tư duy về không thù hận, tư duy về không bạo hại. <釋 n="1050">41. Cf. M. 117 Mahàcattàrìsakasutta. Cf. N026(189). <釋 n="1051">42. Hán: thủ  ở đây, Pàli: upadhi, sanh y, hay hữu y, tức sở y của tái sanh. <釋 n="1052">43. Cf. Pàli, M.111: atthi bhikkhave sammàdiỉỉhi sàsavà puóóabhàgiyà upadhivepakkhà, có chánh kiến là hữu lậu, thuộc phần phước nghiệp, đưa đến hữu y. <釋 n="1053">44. Pàli: atthi bhikkhave sammàdiỉỉhi ariyà anàsavà lokuttarà maggaígà, có chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, xuất thế gian, thành phần của Đạo. <釋 n="1054">45. Xem kinh 784. <釋 n="1055">46. A. 10.103 Micchatta. <釋 n="1056">47. Pàli: micchattaư bhikkhave àgamma viràdhanà hoti no àràdhanà, do đi theo tà nên nghịch ý, không phải thích ý. <釋 n="1057">48. A. 10.104 Bìja. <釋 n="1058">49. Xem kinh 786. <釋 n="1059">50. Xem kinh 787. <釋 n="1060">51. Xem kinh 786. <釋 n="1061">52. Xem kinh 784. <釋 n="1062">53. S. 45.36 Sàmaóóa. <釋 n="1063">54. S. 45.36 Sàmaóóa. <釋 n="1064">55. S. 45.35 Sàmaóóa. <釋 n="1065">56. Quốc Dịch, quyển 26, tụng 5. Đạo tụng tiếp theo, “5. Tương ưng Thánh đạo, phẩm 2”. Đại Chánh, quyển 29, kinh số 797. –Pàli, S. 45.35.Sàmaóóa. <釋 n="1066">57. Sa-môn pháp  Pàli: sàmaóóa. <釋 n="1067">58. Sa-môn quả  Pàli: sàmaóóaphala. <釋 n="1068">59. Pàli, S. 45.36. Sàmaóóa. <釋 n="1069">60. Sa-môn nghóa  Pàli: sàmaóóattha. <釋 n="1070">61. Pàli, 45. 37. Brahmaóaóa; 30-40. Brahmacariya. <釋 n="1071">62. Quốc Dịch, quyển 26, Tụng 5. Đạo tụng, Tương ưng 6.An-na-ban-na, gồm mười tám kinh, kinh số 12559-12576; một phẩm duy nhất. Ấn Thuận Hội Biên, Tụng 4. Đạo phẩm, Tương ưng 14. An-na-ban-na niệm, gồm hai mươi hai kinh, kinh số 1082-1103. Phần lớn tương đương Pàli, S. 54. Ànàpànasaưyutta. Đại Chánh quyển 29, kinh số 801-815. Phật Quang quyển 29, kinh số 813-827. <釋 n="1072">63. Pàli, S.54.1. Ekadhamma. Cf. N0101(15). <釋 n="1073">64. Hán: nội tức → Pàli: passasati, thở vào. <釋 n="1074">65. Hán: ngoại tức → Pàli: assasati, thở ra. <釋 n="1075">66. Hán: tức trường → Pàli: dìghaư và assasanto dìghaư assasàmì’ ti pajànàti, trong khi thở ra dài, biết rằng “Tôi đang thở ra dài”. <釋 n="1076">67. Hán: tức đoản → Pàli: rassaư và assasanto rassaư assasàmì’ ti pajànàti, trong khi thở ra ngắn, biết rằng “Tôi đang thở ra ngắn”. <釋 n="1077">68. Pàli: sabbakàyapaỉisaưvedì passasissàmì’ ti sikkhati, vị ấy học tập rằng, “cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vào”. <釋 n="1078">69. Hán:… nhất thiết thân hành tức xuất tức →→ Pàli: passaưbhayaư kàyasaưkhàraư assasissàmì’ti sikkhati, vị ấy học tập rằng, “thân hành an tónh, tôi sẽ thở vào”. <釋 n="1079">70. Hán: giác tri hỷ, giác tri lạc, giác tri tâm hành   Pàli: pìtippaỉisaưvedì…, sukhappaỉisaưvedì…, cittasaưkhàrappaỉisaưvedì… <釋 n="1080">71. Hán:… tâm hành tức nhập tức…→→ Pàli: passambhayaư cittasaưkhàraư passasissàmì’ti sikkhati, vị ấy học rằng, “tâm hành an tónh, tôi sẽ thở vào,” <釋 n="1081">72. Giác tri tâm, giác tri tâm duyệt, giác tri tâm định, giác tri tâm giải thoát → Pàli: cittappaỉisaưvedì…, abhippamodayaư cittaư…, samàdahaư cittaư…, vimocayaư cittaư…, <釋 n="1082">73. Hán: quán sát vô thường… đoạn… vô dục… diệt   Pàli: aniccànupassì… viràgànupassì… nirodhànupassì… paỉinissaggànupassì, quán vô thường, quán ly dục, quán diệt, quán xả ly. <釋 n="1083">74. Pàli, S. 54. 2-5. Bojjhaíga,v.v… <釋 n="1084">75. Tóm tắt có bảy kinh. <釋 n="1085">76. Pàli, S. 54.6. Ariỉỉha. <釋 n="1086">77. Hán: ư nội ngoại đối ngại tưởng Pàli: ajjhattaư bahidhà ca dhammesu paỉighasaóóa, tri giác tưởng về tính đối ngại (tính đối kháng của vật chất, cũng có nghóa sự sân hận) nơi các pháp nội và ngoại. <釋 n="1087">78. Pàli, S. 54.7. Kappina. <釋 n="1088">79. Pàli: neva kayassa iójitaư và hoti phanditaư và, na cittassa iójitaư và hoti phanditaư và, thân không dao động, không khuynh động; tâm không dao động, không khuynh động. <釋 n="1089">80. Pàli, S. 54.11. Icchànaígala. <釋 n="1090">81. Nhất-xa-năng-già-la  Pàli: Icchànaígala. <釋 n="1091">82. Hán: nhị nguyệt . Pàli: temàsaư, ba tháng. <釋 n="1092">83. Hán: thời đáo→. Có lẽ Pàli: kàlagata, chết. <釋 n="1093">84. Trong bản: A-la-ha tịch diệt. <釋 n="1094">85. Thánh trụ  Pàli: ariyavihàra. <釋 n="1095">86. Thiên trụ  Pàli: dibbavihàra. <釋 n="1096">87. Phạm trụ  Pàli: brahmavihàra. <釋 n="1097">88. Học trụ  Pàli: sekhavihàra. <釋 n="1098">89. Vô học trụ  Pàli: asekhavihàra. <釋 n="1099">90. Như Lai trụ  Pàli: tathàgatavihàra. <釋 n="1100">91. Hiện pháp lạc trụ 法樂住 Pàli: diỉỉhadhammasukhavihàra. <釋 n="1101">92. Pàli, S.54.12. Kaíkheyya. <釋 n="1102">93. Ca-tỳ-la-việt Ni-câu-luật thọ viên  Pàli: Kapilavatthusmiư nigrodhàràme. <釋 n="1103">94. Thích thị Ma-ha-nam  Pàli: Mahànàmo sakko. <釋 n="1104">95. Ca-ma Tỳ-kheo  Bản Pàli: àyasmà Lokasakaưbhiyo. <釋 n="1105">96. Học trụ  Pàli: sekhavihàra. <釋 n="1106">97. Xem cht.35, kinh 807. <釋 n="1107">98. Pàli: bhikkhù sekhà… te paóca nìvaraịe pahàya viharanti, các Tỳ-kheo hữu học an trụ sau khi đoạn trừ năm triền cái. <釋 n="1108">99. Xem kinh 807. <釋 n="1109">100. Xem cht.27, kinh 807 trên. <釋 n="1110">101. Pàli, S. 54.9. Vesàli. Tham chiếu, Tứ phần quyển 2, Tăng kỳ quyển 4, Ngũ phần quyển 2; Mahavagga iii.68. <釋 n="1111">102. Kim cương tụ lạc Bạt-cầu-ma hà trắc Tát-la-lê lâm   Bản Pàli: Vesàliyaư… Mahàvane Kùỉàgàraàlàyaư. <釋 n="1112">103. Hán: bất tịnh ác lộ . Pàli: asubha. <釋 n="1113">104. Lộc Lâm phạm chí tử . Tứ phần: Vật-lực-già Nan-đề  . Thập tụng: Lộc Trượng phạm chí . Pàli: Miga-laịđika samaịakuttaka. Bản Hán đọc puttaka (con trai) thay vì kuttaka (kẻ giả trang). <釋 n="1114">105. Bạt-cầu-ma hàPàli: Vaggumudà. <釋 n="1115">106. Pàli, S. 54. 13-14. Ànanda. <釋 n="1116">107. Minh giải thoát  Pàli: vijjàvimutti. <釋 n="1117">108. Hán: dị ư thân . Pàli: kàyantaràhaư ànanda etam vadàmi yadidaư assàsa passàsaư, tùy thuộc một (trong hai) thân, ta nói cái đó là hơi thở ra, hơi thở vào. <釋 n="1118">109. Hán: dị thọ… tùy thọ (nguyên bản: thân) tỉ tư duy  Pàli: vedanàóóataràhaư ànanda etaư vadàmi yadidaư assàsa passàsaư sàdhukaư manasikaư, tùy theo một thọ, ta nói cái này là hơi thở ra, hơi thở vào được khéo léo tác ý. <釋 n="1119">110. Tóm tắt có hai kinh. <釋 n="1120">111. Pàli, S. 54.10. Kimila. <釋 n="1121">112. Kim-tỳ-la tụ lạc Kim-tỳ lâm  Pàli: Kimilàyaư viharati veơuvane. <釋 n="1122">113. Kim-tỳ-la  Pàli: Kimila, tức Kimbila. <釋 n="1123">114. Cù-đàm, đây chỉ A-nan, gọi theo dòng họ. <釋 n="1124">115. Không mệt nhọc. Pàli, S. 54.8. Dìpa. <釋 n="1125">116. Pàli: neva kàyo kilamati na cakkhùni anupàdàya ca me àsavehi cittaư vimuccati, thân không mệt mỏi, mắt cũng không; Ta, sau khi không còn chấp thủ, tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc. <釋 n="1126">117. Ca-đê nguyệt 低 Pàli: kaỉỉika, thường chỉ tháng sau ngày giải chế an cư. <釋 n="1127">118. Ấn Thuận Hội Biên, “15. Tương ưng học,” gồm ba mươi hai kinh, số 1104-1135 (Đại Chánh, kinh 816-832). Không có tương đương Saưyutta Pàli; phần lớn tương đương Aíguttara. 3. Quốc Dịch, quyển 26, “7. Tương ưng học,” kinh số 12577-12608 (qua một phần quyển 27), chia làm hai phẩm, phẩm 1, kinh 12577-12593, phẩm 2, kinh 12594-12608. –Đại Chánh, quyển 29, kinh 816. Pàli, A. 3.89. Sikkhà. <釋 n="1128">119. Tăng thượng ý  tức tăng thượng tâm, chỉ định học. Pàli: adhicitta. <釋 n="1129">120. Thị thuyết vi giác tích đệ nhất thanh lương tập . Pàli: tamàhu sekkhaư paỉipadaư, atho saưsuddhacàriyam, đây gọi là lối đi hữu học, hành thanh tịnh. Bản Hán đọc samudàcàra, sự tập khởi, hay tập hành. <釋 n="1130">121. Pàli, S. 3.88. Sikkhà. <釋 n="1131">122. Hán: vô thượng tuệ thọ nhi hoạt . <釋 n="1132">123. Pàli, S. 3.87. Sàdhika (Sikkhà.1). <釋 n="1133">124. Hán: quá nhị bách ngũ thập giới  Bản Pàli: diyađđha-sikkhàpadasataư, một trăm năm mươi điều học giới. <釋 n="1134">125. Pàli, A. 3.86. Sekkha. <釋 n="1135">126. Pàli: sìlesu paripùrakàrì hoti samàdhismiư mattaso kàrì paóóàya mattaso kàrì, nơi giới hành trì toàn phần, nơi định, tuệ hành trì một phần nhỏ. <釋 n="1136">127. Hán: giới sư thường trú → Pàli: ỉhitasìlo, giới trụ vững. <釋 n="1137">128. Pàli, A. 3.85. Sikkhà. <釋 n="1138">129. Xem cht.69 kinh 819 trên. <釋 n="1139">130. Xem cht.71 kinh 820 trên. <釋 n="1140">131. Nhất chủng đạo  quả vị thuộc Tư-đà-hàm. Pàli: ekabìja. <釋 n="1141">132. Xem kinh 821. <釋 n="1142">133. Xem cht.71 kinh 820. <釋 n="1143">134. Xem cht.71 kinh 820. <釋 n="1144">135. Nhất chủng đạo (Pàli: ekabìjìka), Câu-xá 24 gọi là nhất gián , vị Thánh giả còn một lần tái sanh Dục giới nữa sẽ chứng quả A-na-hàm. <釋 n="1145">136. Gia gia (Pàli: kulaư kula), chỉ vị Tu-đà-hoàn còn một hay ba lần tái sanh nữa thì đạt Nhất lai hướng. Xem Câu-xá 24. <釋 n="1146">137. Pàli, A.3.84. Sekha. <釋 n="1147">138. Hán: học giả  tức học nhân, chỉ Thánh giả hữu học. Paki: sekha. <釋 n="1148">139. Pàli: khayasmiư paỉhamaư óàịaư, trong sự đoạn tận, trí thứ nhất (khởi lên). <釋 n="1149">140. Hán: thứ cứu cánh vô tri  Pàli: tato aóóà anantarà, kế đó, không gián đoạn, chánh trí (khởi lên). Bản Hán đọc aóóàịa, vô tri hay vô trí, thay vì là aóóà: chánh trí (của A-la-hán). <釋 n="1150">141. Cf. It. 46. Sikkhà. <釋 n="1151">142. Luật các bộ: thập cú nghóa , mười mục đích Phật chế giới. Cf. Pàli: dasa atthavase paỉicca. <釋 n="1152">143. Pàli, S. 3.82. Sukhetta. <釋 n="1153">144. Con lừa. Pàli. A. 3.81. Samaịa. <釋 n="1154">145. Pàli, A. 3.83. Vajjiputta. <釋 n="1155">146. Đại Chánh, quyển 30. Quốc Dịch quyển 27, “7. Tương ưng học” tiếp theo, phẩm 2.- Pàli, A. 3.90. Paíkadhà. <釋 n="1156">147. Băng-già-xà Băng-già-kỳ lâm  Pàli: Paíkadhà (Saíkavà). <釋 n="1157">148. Giới tương ưng pháp  Pàli: sikkhàpadapaỉisaưuyitta. <釋 n="1158">149. Ca-diếp Thị  Pàli: Kassapagotta. <釋 n="1159">150. Bản Pàli: adhisallikhat’evàyaư samaịo, vị Sa-môn này quá khắt khe. <釋 n="1160">151. Hán: phó chúc ngọa cụ  Pàli: senàsanaư saưsametvà, thâu thập tọa ngọa cụ. <釋 n="1161">152. Pàli: àyatiư saưvaraư àpajjati, phòng hộ phạm tội trong tương lai. Bản Hán đọc upajjati (sanh khởi) thay vì àpajjati (phạm tội). <釋 n="1162">153. Pàli, A. 3.90. Paíkadhà. <釋 n="1163">154. Pàli, A. 3.88. Sikkhà. <釋 n="1164">155. Tóm tắt có mười kinh. <釋 n="1165">156. Ấn Thuận Hội Biên, “16. Tương ưng Bất hoại tịnh”, gồm hai mươi chín kinh (số 1136-1164). Phần lớn tương đương Pàli, S.55. Sotàpattisauyutta. Quốc Dịch, quyển 26 tiếp theo, “8. Tương ưng Bất hoại tịnh”, chia làm hai phẩm. – Pàli, S. 55.30. Licchavi. <釋 n="1166">157. Điều tượng sư Ly-xa →→ Pàli: Nandako Licchavimahàmatto. Vị Đại thần của Licchavi tên là Nandaka. <釋 n="1167">158. Bất do tha dục . Đây chỉ thiện pháp dục (Pàli: kusala-dhammachanda). <釋 n="1168">159. Thanh tịnh tín lạc . Pàli: pàsada, trong sáng thuần tịnh; cũng có nghóa tịnh tín. Do đó, aveccappasàda, bất hoại tịnh, hay chứng tịnh, trừng tịnh, cũng nói là bất động tín. <釋 n="1169">160. Không nghèo. Pàli, S. 55.44-45.Mahaddhana. <釋 n="1170">161. Pàli, S. 55.1 Ràjà. <釋 n="1171">162. Pàli, S. 55.16-17. Mittenàmaccà. <釋 n="1172">163. Pàli: Ye te bhikkhave anukampeyyàtha, ye ca sotabhaư maóóeyyuư, mittà và amaccà và óàti và sàlohità và, te bhikkhave catùsu sotàpattiyaígesu samàdapetabbà: “Này các Tỳ-kheo, những người mà các ngươi yêu thương, những người có thể tư duy điều cần được nghe, tức là bằng hữu, thân thích, huyết thống; các ngươi hãy khuyến dẫn họ vào trong bốn chi phần của Dự lưu”. <釋 n="1173">164. Bị Tăng tác pháp yết-ma xả trí. <釋 n="1174">165. Tỳ-kheo phạm tội nhưng ngoan cố không tự thừa nhận, Tăng tác pháp yết-ma bất kiến tội. <釋 n="1175">166. Pàli, S. 55.31. Abhisanda (1). <釋 n="1176">167. Pàli: Cattàrome puóóàbhisandà kusalàbhisandà sukhassàhàrà, có bốn sự thấm nhuần của phước, của thiện, là thức ăn cho sự an lạc. <釋 n="1177">168. Pàli, S. 55.32. Abhisanda (2). <釋 n="1178">169. Pàli, S. 55.41-42. Abhisanda. <釋 n="1179">170. Năm sông lớn: Hằng hà  Da-bồ-na  Tát-la-do  Y-la-bạt-đề  Ma-hê  Pàli: Gaígà, Yamunà, Sarabhù, Aciravatì, Mahì. <釋 n="1180">171. Pàli, S. 55.12. Bràhmaịa. <釋 n="1181">172. Pàli, S. 55.5. Sàriputta (2). <釋 n="1182">173. Hán: lưu  Pàli: sota, dòng nước. <釋 n="1183">174. Nhập lưu phần  cũng nói là Dựu lưu chi, chi phần của dòng Thánh. Pàli: sotàpattiyaíga. <釋 n="1184">175. Bốn Dự lưu chi, xem Phẩm Loại Túc Luận 2, tr.458b: thân cận Thiện só, thính văn chánh pháp, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành. Cf. D.iii. Saígìti, cattàri sotàpattiyaígàni: sappurisa-saưsevo, saddhamma-savanaư, yoniso-manasikàro, dhammànudhammàpaỉipatti. <釋 n="1185">176. Nhập lưu giả  Pàli; sotàpanna, chỉ Thánh giả Tu-đà-hoàn, hay Dự lưu. <釋 n="1186">177. Pàli, S. 55.4. Sàriputta (1). <釋 n="1187">178. Trong nguyên bản, Tôn giả A-nan nói với Tôn giả Xá-lợi-phất. <釋 n="1188">179. Pàli, S. 55.29. Bhayaư (hay Bhikkhu) (2). <釋 n="1189">180. Khủng bố đối oán → Pàli: bhayavera, kinh sợ và oán thù. <釋 n="1190">181. Pàli, S. 55.28, Duvera, hay Anàthapiịđika. <釋 n="1191">182. Ấn Thuận tách thành một kinh riêng. <釋 n="1192">183. Pàli, S. 55.35. Devapada. <釋 n="1193">184. Chư Thiên thiên đạo  Pàli: devànaư devapadàni. <釋 n="1194">185. Pàli, S. 55.35. Depada. <釋 n="1195">186. Như Lai sự  tức Như Lai hiệu. Pàli: Tathàgataguịa (?). <釋 n="1196">187. Hán: thân ỷ tức → <釋 n="1197">188. Xem cht.41, kinh 848 trên. <釋 n="1198">189. Pàli, A. 11.12-13. Mahànàma. <釋 n="1199">190. Xem cht.41, kinh 848 trên. <釋 n="1200">191. Tham dục triền, sân nhuế triền, ngu si triền 恚 Pàli: ràgapariyuỉỉhita, dosapariyuỉỉhita, mohapariyuỉỉhita, (tâm) bị quấn chặt bởi tham, sân, si. <釋 n="1201">192. Hán: pháp lưu thủy, nghóa lưu thủy  Bản Pàli: dhammaveda, atthaveda. <釋 n="1202">193. Bản Pàli: dhammupasaưhitam pàmojjaư, sự hoan hỷ liên hệ đến pháp. <釋 n="1203">194. Tấm gương của pháp. Pàli, S. 55.9. Gióakàvasatha. <釋 n="1204">195. Pháp kính kinh  Pàli: dhammàdàsa dhammapariyàya, pháp môn Pháp kính. <釋 n="1205">196. Pàli, S. 55.8. Gióakàvasatha. <釋 n="1206">197. Bản Pàli, như kinh 854. <釋 n="1207">198. Nan-đồ Tỳ-kheo Nan-đà Tỳ-kheo-niThiện Sanh Ưu-bà-tắc Thiện Sanh Ưu-bà-di  Pàli: Sàơha (?) bhikkhu, Nandà bhikkhunì; Sudatta (?) upàsaka, Sujàtà upàsikà. S.55.8-10, danh sách còn dài hơn. <釋 n="1208">199. Bản Pàli, như kinh 854. <釋 n="1209">200. Danh sách đầy đủ, S. 55.8-10. <釋 n="1210">201. Pàli, S. 55.10. Giójakàvasatha. <釋 n="1211">202. Na-lê-ca tụ lạc Phồn-kỳ-ca tinh xá  Pàli: Óàtike Giójakàvasathe. <釋 n="1212">203. Kế-ca-xá Ưu-bà-tắc Ni-ca-tra  Khư-lăng-ca-la佉 Ca-đa-lê sa-bà  Xà-lộ Ưu-ba-xà-lộ  Lê-sắc-tra  A-lê-sắc-tra  Bạt-đà-la  Tu-bạt-đà-la  Da-xá  Da-du-đà Uất-đa-la 欝 Danh sách Pàli, S. 55.10: Kakkaỉo óàỉike upàsako, Kàơibho, Nikato, Kaỉissabho, Tuỉỉho, Santuỉỉho, Bhaddo, Subhaddo. <釋 n="1213">204. Pàli, S. 55.40. Nandiya. <釋 n="1214">205. Nan-đề Ưu-bà-tắc  Pàli: Nandiyo sakko. <釋 n="1215">206. Bản Pàli: cattàri sotàpattyaígàni, bốn Dự lưu chi. <釋 n="1216">207. Hán: ư nhất thiết thời → Pàli: sabbena sabbaư sabbathà sabbaư, toàn bộ, một cách triệt để. <釋 n="1217">208. Hán: phàm phu số  Pàli: puthujanapakkha, thành phần phàm phu. <釋 n="1218">209. Pàli, S. 55.47. Nandiya. <釋 n="1219">210. Phật tại Xá-vệ, bản Hán có thể nhầm. Có thể ở Ca-tỳ-la-vệ. Pàli: Sakkesu viharati kapilavatthusmiư nigrodhàràme. <釋 n="1220">211. Thích thị Nan-đề  Pàli: Sakko Nandiyo. <釋 n="1221">212. Xem kinh 855. <釋 n="1222">213. Xem các kinh 855, 856. <釋 n="1223">214. Hán: tiền tam nguyệt hạ → mùa hè, tức mùa mưa, có bốn tháng. An cư trong phạm vi ba tháng đầu. <釋 n="1224">215. Pàli, A. 11.14. Nandiya. <釋 n="1225">216. Xem cht.69 kinh 857. <釋 n="1226">217. Có thể ở Ca-tỳ-la-vệ thì đúng hơn. Xem cht.65, kinh 857. <釋 n="1227">218. Tham chiếu kinh 858. <釋 n="1228">219. Lê-sư-đạt-đa → Pàli: Isidatta. Xem kinh 860. <釋 n="1229">220. Phú-lan-na  Pàli: Puràịa. Xem kinh 860. <釋 n="1230">221. Pàli, S. 55.6. Thapatayo. <釋 n="1231">222. Xem cht.74,75, kinh 859. <釋 n="1232">223. Lộc kinh trạch鹿徑澤. Pàli: Isidattapuràịà thapatayo sàdhuke paỉivasanti, hai người thợ Isidatta và Puràịa đang ở tại thôn Sàdhuka. <釋 n="1233">224. Câu-tát-la 拘薩羅; Ca-thi伽尸; Ma-la摩羅; Ma-kiệt-đà摩竭陀; Ương-già 伽, Tu-ma修摩; Phân-đà-la分陀羅; Ca-lăng-già迦陵伽. Pàli, theo thứ tự: Kosala, Kàsi, Malla, Magadha, Àíga, Sumbha, Puịđarìka, Kaliíga. Lộ trình không giống với S. 55.6. <釋 n="1234">225. Đại Chánh, quyển 31, kinh số 861-904. –Phật Quang, quyển 23, kinh số 575-618.–Ấn Thuận Hội Biên, Tụng 7. Như Lai sở thuyết, “37. Tương ưng thiên,” gồm 48 kinh, số 12874-12921 (Đại Chánh, số 861-872); “38. Tương ưng tu chứng,” gồm bảy mươi kinh, số 12922-12991 (Đại Chánh, số 873-891); “39. Tương ưng Nhập giới ấm,”gồm một trăm tám mươi hai kinh, số 12992-13173 (Đại Chánh, số 892-901) và kinh đầu của “40. Tương ưng Bất hoại tịnh,” số 13174-13173.- Quốc Dịch quyển 28 (nửa sau), Tụng 5. Đạo tụng, “Tương ưng chư Thiên” (bao gồm bốn tương ưng trong Ấn Thuận Hội Biên) chia thành mười ba phẩm, gồm bốn mươi ba kinh, số 12685-12955 (Đại Chánh, số 861-904). Cf. A. 3.70. Uposathaíga. <釋 n="1235">226. Đâu-suất-đà 兜率陀. Pàli: Tusita. <釋 n="1236">227. Như kinh 861. <釋 n="1237">228. Hóa lạc thiên化樂天. Pàli: Nimmànaratì. <釋 n="1238">229. Tha hóa tự tại thiên他化自在天. Pàli: Paranimmitavasavattì. <釋 n="1239">230. Để bản: xả ly dư捨離餘, có thể sót. Nói đủ là: xả nhất thiết hữu dư y捨一切有餘Xem kinh 867. <釋 n="1240">231. Trung Bát-niết-bàn中般涅槃, Pàli: antaràparinibbayì. <釋 n="1241">232. Sanh Bát-niết-bàn生般涅槃 . Pàli: upabaccaparinibbayì. <釋 n="1242">233. Hữu hành Bát-niết-bàn有行般涅槃. Pàli: sasaikhàraparinibbayì (tổn hại Bát-niết-bàn). <釋 n="1243">234. Vô hành Bát-niết-bàn無行般涅槃. Pàli: asaíkhàraparinibbayì. <釋 n="1244">235. Thượng lưu Bát-niết-bàn上流般涅槃. Pàli: uddhaưsoto hoti akaniỉỉha-gàmà (thượng lưu cứu cánh). <釋 n="1245">236. Đại Phạm thiên大梵天. Pàli: Mahàbrahmà. <釋 n="1246">237. Phạm phụ thiên梵輔天. Pàli: Brahmapurohita. <釋 n="1247">238. Phạm thân thiên梵身天. Pàli: Brahmakàyikà. <釋 n="1248">239. Vô hành Bát-niết-bàn  Pàli: asaíkhàraparinibbayì. <釋 n="1249">240. Tự tánh quang âm thiên  Pàli: Àbhassara. <釋 n="1250">241. Vô lượng quang thiên  Pàli: Appamàịàbha. <釋 n="1251">242. Thiểu quang thiên  Pàli: Parittàbha. <釋 n="1252">243. Nguyên bản không có chữ sắc, y các bản Tống-Nguyên-Minh bổ túc. <釋 n="1253">244. Biến tịnh thiên遍淨天. Pàli: Subhakiịịà. <釋 n="1254">245. Vô lượng tịnh thiên無量淨天. Pàli: Appamàịasubha. <釋 n="1255">246. Thiểu tịnh thiên少淨天. Pàli: Parittasubha. <釋 n="1256">247. Tịnh niệm淨念, hay nội đẳng tịnh, hay nội tịnh. Xem Câu-xá, T.29, tr.146c. <釋 n="1257">248. Nhân tánh Quả thật thiên因性果實天. Pàli: Vehapphala (Quảng quả thiên). <釋 n="1258">249. Phước sanh thiên福生天. Pàli: Puóóapasavana. <釋 n="1259">250. Thiểu phước thiên少福天, tức Vô vân thiên無雲天 (Pàli: anabbhaka). Xem Câu-xá, T.29, tr.41a. <釋 n="1260">251. Pàli, S. 32.1. Desanà. <釋 n="1261">252. Phong vân thiên風雲天. Pàli: valàhakàyika deva (Vân thiên, trời mây). <釋 n="1262">253. Diệm điện thiên, Lôi chấn thiên, Vũ thiên, Tình thiên, Hàn thiên, Nhiệt thiên焰電天, 雷震天, 雨天, 睛天, 寒天, 熱天. Tham chiếu Pàli, S. 32.53. Sìtavalàhaka, Hàn vân thiên, trời lạnh; 54. Uịhavalàhaka, Nhiệt vân thiên, trời nóng; 55. Abbhavalàhaka, Ám vân thiên, trời tối; 56. Vàtavalàhaka, Phong vân thiên, trời gió; 57. Vassavalàhaka, trời mưa. <釋 n="1263">254. Tóm tắt có hai mươi kinh (theo Ấn Thuận). <釋 n="1264">255. Cây lọng che đèn. <釋 n="1265">256. Câu-lân Tỳ-kheo 隣 tức Kiều-trần-như  Pàli: Aóóà-Koịđaóóa. <釋 n="1266">257. Thích Đề-hoàn Nhân → Pàli: Sakko devànaư Indo. <釋 n="1267">258. Trật-lật-đế-la-sắc-tra-la →tức Đê-đầu-lại-tra. Pàli: Dhataraỉỉha, Trì Quốc Thiên vương. <釋 n="1268">259. Tỳ-lâu-lặc-ca  Pàli: Virùơhaka, Tăng Trưởng Thiên vương. <釋 n="1269">260. Tỳ-lâu-bặc-xoa  Pàli:Virùpakka, Quảng Mục Thiên vương. <釋 n="1270">261. Tỳ-sa-môn  Pàli: Vessavaịa, Đa Văn Thiên vương. <釋 n="1271">262. Ấn Thuận Hội Biên, “38. Tương ưng Tu chứng” gồm bảy mươi kinh. (Đại Chánh mười chín kinh, 873-891). Kinh 873, Bốn loại huấn luyện. Pàli, A. 4.7. Sobheti; Cf. N0125(27.7). <釋 n="1272">263. Tài biện   Bản Pàli: viyatta, có năng lực, thông minh. <釋 n="1273">264. Vô úy  tức vô sở úy. Pàli: visàrada, tự tin, không do dự. <釋 n="1274">265. Hành pháp thứ pháp hướng  Pàli: dhammassa hoti anudhammacàrì, là người thực hành tùy pháp của pháp. <釋 n="1275">266. Tăng hảo Tăng trung hảo  thiện chúng  Pàli: saíghasobhaịa, sự tỏa sáng giữa Tăng. <釋 n="1276">267. Tóm tắt có tám kinh. <釋 n="1277">268. Cf. Pàli, It. 74. Putta. <釋 n="1278">269. Tùy sanh tử  Pàli: anujàta, (con) giống cha; bằng cha. <釋 n="1279">270. Thắng sanh tửhay ưu sanh. Pàli: atijàta, con giỏi hơn cha. <釋 n="1280">271. Hạ sanh tử  Pàli: avajàta, con thấp kém. <釋 n="1281">272. Tham chiếu, S. 49.1-12. Gaígà-peyyàla. <釋 n="1282">273. Chánh đoạn  Pàli: sammappadhàna, chánh cần. Bản Hán đọc, pahàna: đoạn, thay vì padhàna: tinh cần. Cf. D. 33. Saígìti, có bốn sammappadhànà (bốn chánh cần) và bốn padhànàni (bốn tinh cần) khác nhau. <釋 n="1283">274. Xem giải thích kinh 877. <釋 n="1284">275. Xem cht.49, kinh 875. <釋 n="1285">276. Xem giải thích kinh 877. <釋 n="1286">277. Đoạn Pàli: pahàna-padhàna, tinh cần để đoạn trừ. <釋 n="1287">278. Sanh dục  Pàli: chandaư janeti, sanh khởi ý muốn, ý chí. <釋 n="1288">279. Phương tiện  ở đây được hiểu là nỗ lực, không phải phương tiện thiện xảo. Pàli: vàyamati, vị ấy nỗ lực. <釋 n="1289">280. Tinh cần  tức tinh tấn. Pàli: viriyaư àrabhati. <釋 n="1290">281. Nhiếp thọ  Pàli: citaư paggaịhàti padahati, giữ chặt tâm và sách tiến tâm. <釋 n="1291">282. Đây gọi là bốn chánh cần, Pàli: cattàro sammappadhànà; xem cht.47, kinh 875. Tham chiếu, D. 33. Saígìti: katamaóc’àvuso pahàna-padhànaư? Idh’ àvuso bhikkhu uppannaư kàma-vitakkaư nàdhivàseti pajahati vinodeti…, ở đây, Tỳ-kheo, dục tầm đã khởi, không thừa nhận nó, đoạn trừ nó, tiêu diệt nó. <釋 n="1292">283. Luật nghi đoạn  Pàli: saưvara-padhàna, tinh cần phòng hộ (chế ngự). <釋 n="1293">284. Tham chiếu, D.33: katamaó c’ àvuso saưvara-padhànaư: Id ‘àvuso bhikkhu cakkhunà rùpaư disvà na nimittaggàhì hoti…, Thế nào là tinh cần phòng hộ? Tỳ-kheo sau khi thấy sắc bởi mắt, không chấp thủ tướng… <釋 n="1294">285. Tùy hộ đoạn  Pàli: anurakkhaịà-padhàna, tinh cần thủ hộ. <釋 n="1295">286. Cf. D.33: katamaó c’ àvuso anurakkhaịa-padhànaư? Id’ àvuso bhikkhu uppannaư bhaddaư samàdhi-nimittaư anurakkahti… Thế nào là tinh cần thủ hộ? Tỳ-kheo thủ hộ định tướng (dấu hiệu của định) tốt đẹp đã khởi lên… <釋 n="1296">287. Tu đoạn  Pàli: bhàvana-padhàna, tinh cần tu tập. <釋 n="1297">288. Cf. D.33: (…) Idh’ àvuso bhikkhu sati-saưbojjhaígaư bhàveti…, ở đây, Tỳ-kheo tu tập niệm giác chi… <釋 n="1298">289. Xem cht.60, kinh 877. <釋 n="1299">290. Xem cht.62, kinh 877. <釋 n="1300">291. Xem cht.64, kinh 877. <釋 n="1301">292. Tóm tắt có chín kinh. <釋 n="1302">293. Bất phóng dật  Pàli: appamàda. <釋 n="1303">294. Tóm tắt có năm kinh. <釋 n="1304">295. Pàli, S. 49.13-22. Appamàda-vagga. <釋 n="1305">296. Câu-tỳ-đà-la  Pàli: koviơàra, một loại hắc đàm, hay trầm đen. <釋 n="1306">297. Già-thi  Pàli: Kàsi, địa danh, một trong mười sáu vương quốc lớn thời Phật, nơi sản xuất vải danh tiếng. <釋 n="1307">298. Kim sí điểu  chim cánh vàng. Pàli: garuđa. <釋 n="1308">299. Tú-diệm-ma Thiên vương Pàli: Suyàma-devaràjà. <釋 n="1309">300. Đâu-suất-đà Thiên vương  Pàli: Tusita-devaràjà. <釋 n="1310">301. Thiện Hóa lạc Thiên vương  Pàli: Sunimmita-devaràjà. <釋 n="1311">302. Thiện Tha hóa tự tại Thiên tử Pàli: Suparanimmta-vasavatta-devaputta. <釋 n="1312">303. Nguyên Hán: tát-la  Pàli: sara, hồ, ao. <釋 n="1313">304. Nguyên Hán: A-nậu-đại tát-la →Pàli: Anotatta-sara. <釋 n="1314">305. Các sông lớn: Hằng hà  Tân-đầu  Bác-xoa  Tư-đà  Pàli, theo thứ tự: Gaígà, Sindhù, Vaggu (?), Sìdà (?). <釋 n="1315">306. La-hầu-la A-tu-la  Pàli: Ràhu-asurinda. <釋 n="1316">307. Đảnh Sanh vương  Pàli: Muddhàvasitta-ràjà. <釋 n="1317">308. Thánh giới  Pàli: ariya-dhàtu (?). <釋 n="1318">309. Pàli, S. 34. Jhànasaưyutta. <釋 n="1319">310. Tứ chủng thiền  Pàli: cattàto jhàyì, bốn hạng thiền giả. <釋 n="1320">311. Tam-muội thiện  Pàli (S.34.1): samàdhismiư samàdhikusalo, thiện xảo về định trong khi định. Giải thích của Aỉỉhakathà: thiện xảo phân biệt thiền chi trong các thiền. <釋 n="1321">312. Phi chánh thọ thiện Pàli: na samàdhismiư samàpattikusalo, không thiện xảo về sự chứng nhập (đẳng chí) trong định. Aỉỉhakathà giải thích: sau khi đã làm cho tâm hoan hỷ, tâm thích ứng, nhưng không thể chứng nhập thiền. <釋 n="1322">313. Trụ tam-muội thiện phi trụ chánh thọ thiện Pàli (S.34.2): samàdhismiư samàdhikusalo na samàdhismiư ỉhitikusalo, thiện xảo định trong định, nhưng không thiện xảo trụ lâu trong định. <釋 n="1323">314. Hán: phi chánh thọ khởi thiện  Pàli (S.34.3): na samàdhismiư vuỉỉhanàkusalo, không thiện xảo để xuất định. <釋 n="1324">315. Tam-muội thời thiện phi chánh thọ thời thiện →→ Pàli (S.34.4): samàdhismiư samàdhikusalo na samàdhismiư kallitakusalo, thiện xảo định trong định, nhưng không thiện xảo thích ứng trong định. Aỉỉhakathà giải thích: na samàdhismiư kallitakusalo’ti cittaư hàsetvà nà kallaư kàtuư akusalo, không thiện xảo thích ứng trong định, nghóa là, sau khi đã làm cho tâm hoan hỷ, nhưng không thiện xảo khiến tâm thích ứng. Bản Hán đọc kàla: thời gian, thay vì kalla:ï thích ứng (cũng được hiểu là an lạc). <釋 n="1325">316. Phi chánh thọ xứ thiện  Pàli (S.34.6): na samàdhismiư gocarakusalo, không thiện xảo về cảnh giới sở hành trong định. <釋 n="1326">317. Pàli (S.34.8): Samàdhismiư sakkaccakàrì hoti, có sự nhiệt hành trong định. Sớ giải: jhànaư appetuư sakkaccakàrì hoti, có sự nhiệt hành để đột tiến trong định. Bản Hán hiểu sakkaccakàrì là “cung kính tác lễ (= nghinh)”. <釋 n="1327">318. Hán: chánh thọ lai  Pàli (S.34.7): na samàdhismiư abhinìhàrakusalo, không thiện xảo về sự dẫn phát trong định. Sớ giải: kammaỉỉhànaư visesa bhàgiyatàya abhinìharituư akusalo, không thiện xảo để dẫn phát đề mục thiền định thăng tiến. <釋 n="1328">319. Hán: phi tam-muội ác thiện  Cf. có lẽ Pàli (S.34.10): samàdhismiư samàdhikusalo hoti na samàdhismiư sappàyakàrì, có thiện xảo định trong định nhưng không làm tăng ích trong định. <釋 n="1329">320. Nhiều đoạn không xác định được Pàli tương đương. <釋 n="1330">321. Pàli, A. 3.58. Tìkaịịa. <釋 n="1331">322. Pàli: aóóathàkho, bràhmaịa, bràhmaịà brahmaịam tevijjaư paóóapenti, aóóathà ca pana ariyassa vinaye tevijjo hotì ti, ba minh trong Thánh pháp luật khác với ba minh của Bà-la-môn được các Bà-la-môn chủ trương. Xem kinh 886 ở sau. <釋 n="1332">323. Pàli, A. 3.58. Tìkaịịa; 3.59. Jàịussoni. <釋 n="1333">324. Pàli, A. 3.58. Tikaịịa. <釋 n="1334">325. Bản Pàli: tikaịo bràhmaịo, Bà-la-môn Tikaịiaa (ba lỗ tai). <釋 n="1335">326. Pàli: tevijjà bràhmaịà. <釋 n="1336">327. Hán: phụ mẫu cụ tướng  Pàli: ubhto sujàto màtito ca pitito ca, dòng dõi cha mẹ đều thiện (thuần chủng). <釋 n="1337">328. Hán: vô chư hà uế  Pàli: akkhitto, không lai tạp. <釋 n="1338">329. Hán: lịch thế bản mạt Pàli: itihàsa, truyện cổ. <釋 n="1339">330. Hán: thử ngũ chủng ký  có thể sai. Pàli: (itihàsa) paócamànaư, thứ năm là truyện cổ. Bốn môn trước: tiịịaư vedànaư: ba tập Veda, nighaịđu: ngữ vựng (Hán: vật loại danh tự), ketubha: sách nghi lễ (Hán: vạn vật phẩm sai?), akkharabheda: phân tích âm vận (Hán: tự loại phân hiệp). <釋 n="1340">331. Bản Cao-ly: chân yếu  <釋 n="1341">332. Đẳng khởi  Pàli: samuỉỉhàna, sự xuất hiện, nguyên khởi nguyên động lực làm phát khởi. <釋 n="1342">333. Pàli, S. 43.11-43. Maggena,v.v… <釋 n="1343">334. Vô vi đạo tích  Pàli: asaíkhatagàmimagga, con đường dẫn đến vô vi. <釋 n="1344">335. Tóm tắt, tám kinh. <釋 n="1345">336. Trên đầu sợi lông. Pàli, S. 13. Abhisamayasaưyutta. <釋 n="1346">337. Hán: chánh vô gián đẳng  xem cht.67 kinh 23. <釋 n="1347">338. Tóm tắt có tám kinh. <釋 n="1348">339. Ấn Thuận Hội Biên, tương ưng 39, “Nhập giới ấm tương ưng”, Đại Chánh kinh 892-901. –Đại Chánh, 892; Pàli: S.25. Okkantasaưyuttam. <釋 n="1349">340. Tín hành  tức tùy tín hành. Pàli: saddhànusàrin. <釋 n="1350">341. Hán: ly sanh  Không rõ Pàli. Tham chiếu, Sn. 371: saddho sutavà niyàmadassì, có tín, có văn, có kiến, ly sanh. Về nghóa ly sanh vị, siêu việt phàm phu vị, xem Câu-xá, tr.40c. <釋 n="1351">342. Pháp hành  hay tùy pháp hành. Pàli: dhammànusàrin. <釋 n="1352">343. Tóm tắt có chín kinh. <釋 n="1353">344. Năm loại hạt giống. <釋 n="1354">345. Tóm tắt có mười kinh. <釋 n="1355">346. Pàli, A. 4.23. Loka. <釋 n="1356">347. Tóm tắt có tám kinh. <釋 n="1357">348. Tóm tắt có năm mươi kinh. <釋 n="1358">349. Tóm tắt có năm mươi kinh. <釋 n="1359">350. Tham chiếu, Pàli, S. 18.Ràhulasaưyutta. Xem các kinh 198-200. <釋 n="1360">351. Tham chiếu, Pàli, S.13.11.Anusaya. <釋 n="1361">352. Đam mê vị ngọt. <釋 n="1362">353. Thiết lập pháp thiện. <釋 n="1363">354. Pàli, S. 45.139. Tathàgata. Cf. A. 4.34. Pasàda. <釋 n="1364">355. Ấn Thuận Hội Biên, Tụng 7. Như Lai sở thuyết, “41.Tương ưng Đại Ca-diếp,” gồm mười một kinh, chín kinh đầu, số 13236-13244 (Đại Chánh, số 1136-11440); phần tiếp, hai kinh, số 13245-13246, (Đại Chánh, số 905-905); “42. Tương ưng Tụ lạc chủ”, mười kinh, số 13247-13256 (Đại Chánh, số 907-916).–Quốc Dịch quyển 45, Tụng 8. Như Lai, “1. Tương ưng Đại Ca-diếp” mười một kinh, số 13356-13366; “2. Tương ưng Tụ lạc chủ,” gồm mười kinh, số 13367-13376. Pàli, S. 16.12. Paraưmaraịaư. <釋 n="1365">356. Bản Pàli, Xá-lợi-phất hỏi Ca-diếp. Xem tiếp đoạn dưới. <釋 n="1366">357. Pàli: hoti tathàgato paraư maraịà, Như Lai có tồn tại sau khi chết? <釋 n="1367">358. Hán: vô ký  Pàli: avyàkata. <釋 n="1368">359. Hán: vô tự tánh trí  <釋 n="1369">360. Bản Pàli, Ca-diếp trả lời: na hetaư àvuso atthasaưhitaư nàdibrahmacariyakaư na nibbidàya na viràgàya na nirodhàya na upasamàya na abhióóàya na saưbodhàya na nibbàya saưvattati, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, không thuộc phạm hạnh căn bản, không dẫn đến yểm ly, không dẫn đến ly tham, diệt tận, tịch tónh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. <釋 n="1370">361. Để bản không có hai chữ sanh tử. Vì đây là cú nghóa thứ tự của vấn đề, nên theo các nghóa trước mà thêm cho đủ ý. <釋 n="1371">362. Pàli, S.16.13. Saddhammapaỉirùpakaư (tượng pháp). Tham chiếu Hán, N0100(121). <釋 n="1372">363. Gọi là ngũ trược ác thế  bản Pàli không có. <釋 n="1373">364. Bản Pàli: khi vàng thật còn ở đời thì vàng giả không xuất hiện. Khi vàng giả xuất hiện thì vàng thật biến mất ở đời (yato ca kho jàtarùpappaỉirùpakaư loke uppajjati atha jàtarùpassa antaradhànaư). <釋 n="1374">365. Chánh pháp  Pàli: saddhamma. <釋 n="1375">366. Hán: tương tợ tượng pháp  Pàli: saddhammapatirùpaka, tương tợ chánh pháp. <釋 n="1376">367. Bản Pàli: paóca okkamaniyà… satthari agàravà viharanti appatissà, dhamme agàravà… saíghe agàravà… sikkhàya agàravà… samàdhismiư agàravà…, năm sự thoái hóa: chúng không tôn trọng Đạo sư, sống không tùy thuận; không tôn trọng Pháp, không tôn trọng Tăng, không tôn trọng Học giới, không tôn trọng Chánh định. <釋 n="1377">368. Ấn Thuận Hội Biên, “42. Tương ưng Tụ lạc chủ” gồm mười kinh. Đại Chánh, quyển 32, kinh số 907-916. Phần lớn tương đương Pàli, S.42 Gàmanisaưyutta. Xem thêm cht.1 “1. Tương ưng Đại Ca-diếp”. Pàli, S. 42.2. Puỉo. Tham chiếu, N0100(122). <釋 n="1378">369. Giá-la-châu-la-na tụ lạc chủ Pàli: Tàlapuỉo Naỉagàmani, phường trưởng phường ca vũ tên là Tàlapuỉa. <釋 n="1379">370. Hán: Ca vũ hý tiếu kỳ niên túc só  Pàli: àcariyàpàcariyà naỉà, Sư tổ của các ca kỹ. <釋 n="1380">371. Hoan hỷ thiên  N0100(122): Quang chiếu thiên. Pàli: Pahàsà devà. <釋 n="1381">372. Sống bằng nghề chiến đấu, tức chiến só. Pàli, S. 42.3 Yodhàjìvo. <釋 n="1382">373. Chiến đấu hoạt tụ lạc chủ 闘 Pàli: yodhàjìva-gàmaịi, người cầm đầu phường võ. <釋 n="1383">374. Tiễn hàng phục thiên  Pàli: saraójità (saràjità) devà. <釋 n="1384">375. Huấn luyện ngựa. Pàli, S. 42.5 Assa (Haya). <釋 n="1385">376. Điều mã tụ lạc chủ  Pàli: assàroho gàmiịi. <釋 n="1386">377. Bản Pàli, người huấn luyện ngựa hỏi Phật với nội dung như các ca kỹ, chiến só trong các kinh trên. <釋 n="1387">378. Điều ngự trượng phu  huấn luyện con người. Pàli: purisadamma. <釋 n="1388">379. Pàli, S. 42.1 Caịđa. <釋 n="1389">380. Ác tánh  Pàli: caịđo, hung dữ, bạo ác. <釋 n="1390">381. Hiền Thiện  Pàli: sorata, nhu hòa. <釋 n="1391">382. Pàli, S. 42.10 Maịicùơa. <釋 n="1392">383. Ma-ni Châu Kế tụ lạc chủ  Pàli: Maịicùơaka. <釋 n="1393">384. Pàli, S. 42.12 Ràsiyo. <釋 n="1394">385. Vương Đảnh tụ lạc chủ Pàli: Ràsiyo gàmiịi. <釋 n="1395">386. Nguyên bản: bất đắc  trùng với loại tự khổ thứ hai. Theo văn ý, nên sửa lại là thiểu đắc  có thể một ít. Bản Pàli, có ba hạng khổ hành, sống khắc khổ (tapassì lùkhajìvì): 1. Tự hành khổ nhưng không chứng thiện pháp, không đắc pháp thượng nhân, không nhập Thánh trí thù thắng. 2.Tự hành khổ, chứng pháp thiện, nhưng không đắc pháp thượng nhân và Thánh trí. 3. Tự hành khổ, chứng pháp thiện, đắc pháp thượng nhân và Thánh trí thù thắng. <釋 n="1396">387. Bản Cao-ly: bất  chẳng đưa đến. Tống-Nguyên-Minh: thị đưa đến. <釋 n="1397">388. Pàli, S. 42.11 Bhadra. Tham chiếu, Hán, N0100(128). <釋 n="1398">389. Lực só nhân dân力士人 Pàli: Mallesu, giữa những người nước Malla. <釋 n="1399">390. Uất-bệ-la trú xứ Anh vũ Diêm-phù lâm欝鞞羅住處鸚鵡閻浮林. Bản Pàli: Uruvelakappaư nàma Mallànaư nigamo, Uruvelakappa, một thị trấn của người Malla. <釋 n="1400">391. Bản Cao-ly: kiệt竭; bản Minh: yết  <釋 n="1401">392. Yết-đàm tụ lạc chủ 曇聚落主. Pàli: Bhadro gàmiịi. <釋 n="1402">393. Hiện pháp khổ tập khổ một  Pàli: dukkhassa samudayaóca atthaígamaóca. <釋 n="1403">394. Pàli: tatra te siyà kaíkkà siyà vimati, ở đây ông có thể nghi ngờ, có thể bối rối. <釋 n="1404">395. Hán: y phụ mẫu  nghóa không rõ. Ngộ Từ Pháp sư giải, y phụ mẫu: chỉ người con; sau khi sanh được đưa cho người khác nuôi. Bản Pàli, Bhadra có người con trai tên Ciravàsi. Phật hỏi: “Ông và mẹ của Ciravàsi nếu chưa thấy nhau ông có sanh dục tâm, nhiễm tâm, ái tâm đối với mẹ của Ciravàsi không?” Có thể bản Hán đọc là Cìvaramàtà, mẹ của một người tên Civara tức y = y phục (thay vì viết là y tựa). <釋 n="1405">396. Có thể hiểu, chưa hề biết nhau. <釋 n="1406">397. Bản Pàli: có con trai tên là Ciravàsi sống tại một nơi khác. Liên hệ Ciravàsi và Cìvaramàta, xem cht.41 trên. <釋 n="1407">398. Pàli, S. 42.9 Kulaư. Cf. N0100(129). <釋 n="1408">399. Bản Pàli: tại Nàlandà lúc đó đang có nạn đói. <釋 n="1409">400. Na-la tụ lạc Hảo y Yêm-la viên Pàli: Nàlandàyaư Pàvarikambavane. <釋 n="1410">401. Đao Sư Thị → Pàli: Asibandhakaputta. <釋 n="1411">402. Tật-lê luận  nghóa theo Hán văn, tật-lê là loại cỏ gai, trái nó nhiều gai, khi bám vào người thì rất khó gỡ. Pàli: ubhatokoỉika paóha, câu hỏi có hai đầu nhọn. <釋 n="1412">403. Hán: chân thật tịch chỉ  Tham chiếu Pàli: saccasaưbhùtàni (tài sản ấy) được phát sanh một cách chân thật. <釋 n="1413">404. Pàli, S. 42.7 Desanà. Cf. N0100(130). <釋 n="1414">405. Hán: a-lê . Pàli: ayya, cách xưng hô của người nhỏ với người lớn. <釋 n="1415">406. Pàli, S. 42.8. Saíkha. <釋 n="1416">407. Pàli: yaưbahulaư yaưbahulaư tena tena nìyatì ti, nó bị lôi kéo đi bởi những gì mà nó hành nhiều. <釋 n="1417">408. Ý giải thoát  tức tâm giải thoát. Pàli: cetovimutti. <釋 n="1418">409. Hán: phiền não  ở đây được hiểu là ô nhiễm. <釋 n="1419">410. Tức nghiệp bị ô nhiễm. <釋 n="1420">411. Ấn Thuận Hội Biên, tương ưng 43, “Mã tương ưng” gồm mười kinh, 13257-13266 (Đại Chánh, 917-926). Phần lớn tương đương các kinh thuộc Aíguttara. Đại Chánh kinh 917, Pàli, A. 3.137. Assakhaơuíka. Cf. N0100(143) <釋 n="1421">412. Điều mã  N0100(143): bất điều chi mã, ngựa chưa được huấn luyện. Pàli: assakhaluíka. <釋 n="1422">413. Pàli, A. 3.138 Assadassa. Cf. N0100(144). <釋 n="1423">414. Đại Chánh, quyển 33. Ấn Thuận Hội Biên, “43. Tương ưng Mã” tiếp theo. Quốc Dịch quyển 46. Pàli, A. 3.139 Assàjànuya; 9.22 Khaluíka. Tham chiếu, N0100(145). <釋 n="1424">415. Bản Pàli: abhidhamme abhivinaye paóhaư, hỏi về Thắng pháp, Thắng luật. <釋 n="1425">416. Pàli, A.94-96 Àjàniya. Cf. N0100(146). <釋 n="1426">417. Pàli, A. 4.256-257. Àjàniya. Cf. N0100(147). <釋 n="1427">418. Để bản: năng  Tống-Nguyên-Minh: chủng  Bản Pàli: raóóo bhaddo assàjàniyo, ngựa tốt khôn ngoan của vua. <釋 n="1428">419. Hán: hiền thiện  Pàli: bhaddo; xem cht. 6 ở trên. <釋 n="1429">420. Bốn yếu tố, theo bản Pàli: vaịịasampanno, balasampanno, javasampanno, àrohapariịàhasampanno: có sắc, có lực, có sự nhanh nhẹn, có thân hình cao lớn. <釋 n="1430">421. Bóng roi. Pàli, A. 4.113 Patoda. Cf. N0100(148). <釋 n="1431">422. Pàli, A. 4.111 Kesi. <釋 n="1432">423. Điều mã sư danh viết chỉ thi →Pàli: kesi assadammasàrathi. <釋 n="1433">424. Vô thượng điều ngự trượng phu Pàli: anuttaro dammasàrathi, vị huấn luyện người không còn ai hơn. Một trong mười hiệu của Phật. <釋 n="1434">425. Pàli, A. 8.14 Khaluíka. Cf. N0100(149). <釋 n="1435">426. Mã hữu bát thái  Pàli: aỉỉha assakhaơuíke, tám loại ngựa bất kham. <釋 n="1436">427. Ác trượng phu  Pàli: purusakhaơuíka, con người bất kham. <釋 n="1437">428. Pàli, A. 8.13 Àjaóóa. Cf. N0100(150). <釋 n="1438">429. Thủ đạo đa thiểu  chưa rõ ý. Pàli: ràjàraho ràlàbhogo raóóo aíganteva… thích hợp với vua, được vua thọ dụng, là tài bảo của vua. <釋 n="1439">430. Lương mã hương Pàli: ubhato sùato hoti, cha mẹ thuần giống. <釋 n="1440">431. Hán: bất kinh khủng nhân → Pàli: na ca aóóe asse ubbejetà, không làm các ngựa khác sợ. <釋 n="1441">432. Pàli: yàni kho panassa honti sàỉheyyàni kùỉeyyàni jimheyyàni vaíkeyyàni tàni yathàbhùtaư sàrathissa àvikattà hoti, nếu có những tính giảo hoạt, man trá, quanh co, tà vạy; thảy đều hiện rõ một cách trung thực cho người huấn luyện. <釋 n="1442">433. Hán: trượng phu  con người, hay người đàn ông. Bản Pàli nói bhikkhu. <釋 n="1443">434. Hán: hiền só phu  chỉ con người hiền thiện (Pàli: bhaddo puriso). Tham chiếu Pàli: aỉỉhahi dhammehi samannàgato bhikku àhuneyyo hoti, thành tựu tám pháp, Tỳ-kheo ấy là vị ứng thỉnh (xứng đáng được tôn kính, cúng dường). <釋 n="1444">435. Pàli: bhikkhu sìlavà hoti, pàtimokkhasaưvarasaưvuto viharati, Tỳ-kheo có giới, sống tự chế ngự bằng sự chế ngự của Giới bổn. <釋 n="1445">436. Dịch sát; nhưng bản Hán sai, so sánh theo thí dụ nêu trên. Bản Pàli: yàni kho panassa honti sàỉheyyàni kùỉeyyàni jimheyyàni vaíkeyyàni tàni yathàbhùtaư àvakattà hoti satthiri và vióóùsu và sabrahmacàrisu. tesam assa atthà và vióóù và sabrahmacàrì abhinimmadanàya vàyamati, Hoặc (tự mình) có những gì là giảo hoạt, man trá, siểm khúc, không chính trực, đều trung thực được biểu hiện cho Tôn sư hay các đồng phạm hạnh có trí thấy. (Tỳ-kheo) ấy nỗâ lực để được Tôn sư hay các đồng phạm hạnh có trí sửa sai cho. <釋 n="1446">437. Pàli, A. 11.10 Sandha. Tham chiếu, N0100(151). <釋 n="1447">438. Na-lê tụ lạc Thâm cốc tinh xá  Pàli: Nàtike Giójakàvasathe, trong ngôi nhà ngói ở Nàtika. <釋 n="1448">439. Sằn-đà Ca-chiên-diên詵 Pàli: Sandha. <釋 n="1449">440. Hán: chân thật thiền, cường lương thiền  Pàli: àjàniyajjhàyitaư, khaluíkajjhàyitaư, tu thiền của con ngựa thuần, tu thiền của con ngựa chứng. <釋 n="1450">441. Hán: ư tham dục triền đa sở tu tập Pàli: kàmaràgapariyuỉỉhitena cetasà viharati, sống với tâm tư bị quấn chặt bởi tham dục. <釋 n="1451">442. Pàli: uppanassa kàmaràgassa nissaraịaư yathàbhùtaư nappàjànati, nó không biết như thật sự xuất ly đối với tham dục. <釋 n="1452">443. Nghi cái tâm  <釋 n="1453">444. Hán: chân sanh mã  <釋 n="1454">445. Xem cht.29 trên. <釋 n="1455">446. Hán: tùy giác  Pàli: anuvicàra, tư duy chiêm nghiệm. <釋 n="1456">447. Y-thấp-bà-la  Pàli: Issara. <釋 n="1457">448. Ba-xà-ba-đề Pàli: Pajàpati. <釋 n="1458">449. Pàli: paỉhaviyaư paỉhavìsaóóà vibhùtà hoti; vì vibhùta có hai nghóa: phi hữu và minh nhiên, nên câu Pàli có thể hiểu theo hai cách ngược nhau. Nhưng vì paỉhaviyaư ở cách số sáu, nên cần hiểu: ở nơi đất không có tưởng về đất. Nhưng bản Hán đọc là abhibhùta, chinh phục. <釋 n="1459">450. Đại Chánh, kinh số 927-936. Ấn Thuận Hội Biên, “44.Tương ưng Ma-ha-nam”. Gồm mười kinh, số 13267-13276. Quốc Dịch, quyển 46 tiếp, “4. Tương ưng Ma-ha-nam” mười kinh. Pàli, S. 55.37 Mahànàma. Cf. N0100(152). <釋 n="1460">451. Pàli: Sakkesu viharati kapilavatthusmiư nigrodhàràme. <釋 n="1461">452. Pàli: Sakko Mahànàmo. <釋 n="1462">453. Ưu-bà-tắc  Pàli: upàsaka. <釋 n="1463">454. Hán: tín cụ túc  cũng nói là tín thành tựu. Pàli: saddhàsampanno. <釋 n="1464">455. Giới cụ túc  Pàli: sìlasampanno. <釋 n="1465">456. Văn cụ túc  bản Pàli không đề cập. <釋 n="1466">457. Xả cụ túc  đây chỉ thí xả hay huệ xả. Pàli: càgasampanno. <釋 n="1467">458. Trụ ư phi gia → có lẽ bản Hán nhầm agàra (nhà) và anagàra (không nhà). Bản Pàli: vigatamalamaccherena cetasà agàraư ajjhàvasati, sống tại gia với tâm xa lìa cáu bợn của bỏn sẻn. <釋 n="1468">459. Pàli, S. 55.49 Mahànàma. Cf. N0100(153). <釋 n="1469">460. Bản Pàli: thành tựu bốn chứng tịnh hay bất hoại tịnh. <釋 n="1470">461. Không đề cập A-la-hán. Trong kinh này, tại gia không thể chứng. <釋 n="1471">462. Pàli, A. 8.25 Mahànàma. <釋 n="1472">463. Hán: pháp thứ pháp hướng  thường nói là pháp tùy pháp hành. Pàli: dhammànudhammàpaỉipàda, thực hành pháp và tùy pháp, hay sự thực hành tùy thuận với pháp. <釋 n="1473">464. Hán: tự an ủy  Pàli: attahitàya paỉipanno, thực hành vì mục đích tự lợi. <釋 n="1474">465. Hán: an ủy tha  Pàli: parahitàya. <釋 n="1475">466. Pàli, S. 55.21-22 Mahànàma. <釋 n="1476">467. Pàli, A. 6.10 Mahànàma. Cf. N0100(156). <釋 n="1477">468. Bản Pàli: ariyasàvako àgataphalo vióóàtasàsano so katamena vihàrena bahulaư viharati, Thánh đệ tử đã đắc quả, đã hiểu biết giáo pháp, sống nhiều với sự an trụ nào? <釋 n="1478">469. Kỳ tâm chánh trực, đắc Như Lai nghóa Pàli: ujugatamevassa tasmiư samaye cittaư hoti tathàgataư àrabbha, “lúc bấy giờ tâm vị ấy chánh trực do liên hệ đến Như Lai”. Trong bản Pàli, àrabbha là bất biến từ, nên câu này có nghóa (tâm chánh trực do) “liên hệ đến Như Lai”. Bản Hán hiểu là độâng từ àrabbhati, nên có nghóa là “đạt được nghóa của Như Lai”. <釋 n="1479">470. Pàli: labhati dhammùpasaưhitaư pàmojjaư, đạt được sự tùy hỷ liên hệ đến pháp. <釋 n="1480">471. Pàli: savyàpajjàya pajàya avyàpajjo viharati, sống không hiềm hận đối với người hiềm hận. <釋 n="1481">472. Hán: hiện pháp  Pàli: sadiỉỉhiko, hiện kiến, kết quả được thấy ngay hiện tại. <釋 n="1482">473. Hán: thiện hướng, chánh hướng, trực hướng, thành hướng   Pàli: supaỉipanno (diệu hành), ujupaỉipanno (chất trực hành), óàyapaỉipanno (như lý hành), samìcìpaỉipanno (hòa kỉnh hành). <釋 n="1483">474. Bất thủ tha giới  “không bị người khác lấy đi”; không rõ ý. Có lẽ muốn nói: không bị người khác chi phối. Pàli: bhujissa, tự do, chỉ người nô lệ được giải phóng; đây chỉ giới của người tự do, không bị áp đặt cưỡng chế. <釋 n="1484">475. Xem cht.45, kinh 927. <釋 n="1485">476. Pàli, A. 11.12 Mahànàma. <釋 n="1486">477. Pàli, A. 11.13 Mahànàma. <釋 n="1487">478. Pàli, A. 3.73 Sakka, N0100(158). <釋 n="1488">479. Nguyên Hán: chánh thọ  tức Pàli samàpatti. Nhưng bản Pàli: samahitassa óàịaư, người được chánh định thì có chánh trí. <釋 n="1489">480. Pàli, S. 55.23 Godhà. Cf. N0100(159). <釋 n="1490">481. Thích thị Sa-đà  Pàli: sakko godhà. <釋 n="1491">482. Pàli, S. 55.24 Sarakàni. Cf. N0100(160). <釋 n="1492">483. Bách Thủ Thích Thị百手釋氏. Pàli: Sarakàni. Trong bản Hán: Satapàịi. <釋 n="1493">484. A-la-hán câu giải thoát阿羅漢俱解脫, hay câu phần giải thoát; A-la-hán chứng diệt tận định. Bản Pàli không có chi tiết này. <釋 n="1494">485. A-la-hán tuệ giải thoát阿羅漢慧解脫, có tuệ nhưng không chứng diệt tận định. <釋 n="1495">486. Thân chứng身證. A-na-hàm có diệt tận định được gọi là Thân chứng. <釋 n="1496">487. Nhưng vị này chưa thành tựu bốn chứng tịnh. <釋 n="1497">488. Kiên cố thọ堅固樹, chỉ cây ni-câu-luật (loại); Pàli: nigrodha. <釋 n="1498">489. Ấn Thuận Hội Biên, “45. Tương ưng Vô thủy” gồm hai mươi chín kinh, số 13277-13296. Đại Chánh, kinh số 937-956, phần sau quyển 33 và một phần đầu quyển 34.Kinh 937, Pàli, S. 15.13.Tiưsamattà. <釋 n="1499">490. Bản Pàli: tiưsamttà bhikkhù, chỉ có ba mươi Tỳ-kheo. <釋 n="1500">491. Ba-lê-da tụ lạc波梨耶聚落. Pàli: Pàveyyakà. <釋 n="1501">492. A-luyện-nhã, phấn tảo y, khất thực阿練若 , 糞掃衣, 乞食, hành trì ba trong mười hai hạnh đầu đà: chỉ sống trong rừng, chỉ khoác y phấn tảo và chỉ khất thực (không nhận lời mời). Pàli: araóóakà paưsukùlikà piịđạpàtikà. <釋 n="1502">493. Pàli: anamataggoyaư saưsàro, pubbà koỉi na paóóàyati, sự luân chuyển này là vô thủy, không biết được giới hạn tối sơ của nó. <釋 n="1503">494. Nước mắt. Pàli. S. 15.3 Assu. <釋 n="1504">495. Sữa mẹ. Pàli, S. 15.4 Khìraư. <釋 n="1505">496. Đại Chánh quyển 34. Ấn Thuận Hội Biên, vii. Như Lai sở thuyết tụng, 45. Vô thủy tương ưng, kinh số 1377.Quốc Dịch, viii. Như Lai tụng, 5. Vô thủy tương ưng, kinh 13400. Phật Quang, quyển 34, kinh 932. Tương đương Pàli, S. 15, 1. Tiịakaỉỉhaư. Hán, N0100(336). <釋 n="1506">497. Pàli: amatagga, khởi thủy không thể ước lượng. <釋 n="1507">498. Hán: bản tế本際. Pàli: pubbà koỉi. <釋 n="1508">499. Hòn đất. Pàli: 15.2 Pathavì. Hán: N0100(336). <釋 n="1509">500. Bà-la quả婆羅果. N0100(336): “như hạt đậu”. Pàli: kollàtthimatta, như hạt quả táo. <釋 n="1510">501. Pàli: S.15.12. Sukhitaư. Hán Biệt dịch, N0100(335). <釋 n="1511">502. Pàli: S.15,11. Duggataư. Hán Biệt dịch, N0100(336). <釋 n="1512">503. Pàli: tham chiếu các kinh trên. Hán, N0100(337). <釋 n="1513">504. Pàli: 15. 14-19. Màtà, v.v... Hán, N0100(338). <釋 n="1514">505. Pàli: S.15.8. Gaígà. Hán, N0100(339). <釋 n="1515">506. Đống xương nọ. Pàli: S.15.10 Puggala (con người). Hán, N0100(340), 101(11), 150A(30). <釋 n="1516">507. Núi Tỳ-phú-la, thành Vương xá王舍城毘富羅山. Pàli: Veppulla-pabbata; Nhưng S.15.10: Ràjagahe Gijjhakùỉe pabbate. Trên núi Kỳ-xà-quật, thành Vương xá. <釋 n="1517">508. Pàli: ekapuggalassa, đối với một con người. <釋 n="1518">509. Quốc Dịch phẩm 2, kinh 13480-13417 (=984-956). Pàli: S.15.6. Sàsapà. Hán, N0100(341), N0125(52.3). <釋 n="1519">510. Pàli: S.15.5. Pabbata. Hán, N0100(342). <釋 n="1520">511. Ca-thi kiếp-bối迦尸劫貝. Pàli: Kàsika vattha, vải sản xuất ở nước Kàsi. <釋 n="1521">512. Pàli, S.15.7. Sàvakà (các Đệ tử). Cf. N0100(343). <釋 n="1522">513. Không có một chỗ nào. Hán Biệt dịch, N0100(344). Pàli, không thấy tương đương. <釋 n="1523">514. Không một nơi nào mà không. Pàli, S.15.14-19. Màtà, v.v... Cf. N0100(345). <釋 n="1524">515. Pàli, tham chiếu, S.22.95. Phenam (bong bóng), S.48.50. Saddha (tín). Cf. N0100(346). <釋 n="1525">516. Quốc Dịch gồm hai kinh: 1344. Đại vũ hồng chú大雨洪澍; 1315.Trịch trượng擲杖 (ném gậy). Pàli, S.15.9. Daịđa (cây gậy). <釋 n="1526">517. Bánh xe 5 tiết (căm). Pàli, không thấy tương đương. Biệt dịch, N099(432), N0100(349). <釋 n="1527">518. Pàli, S. 15.20. Vepullapbbataư. Biệt dịch, N0100(350). <釋 n="1528">519. Trường trúc sơn長竹山. Pàli: Pàcìnavaưsa (đông trúc). <釋 n="1529">520. Đề-di-la ấp低彌羅邑. Pàli: Tivara. <釋 n="1530">521. Ca-la-ca Tôn-đề 迦羅迦孫提= Phật Câu-lưu-tôn. Pàli: Kakusandho. <釋 n="1531">522. Bằng-ca 朋迦. Pàli: Vaíkaka. <釋 n="1532">523. A-tỳ-ca 阿毘迦. Pàli: Rohitassa (ngựa đỏ). Xem cht. 30 dưới. <釋 n="1533">524. Tú-ba-la-thủ 宿波羅首. Pàli: Supassa. <釋 n="1534">525. Xích mã赤馬. Pàli: Suppiya. <釋 n="1535">526. Quốc Dịch, tụng viii. Như Lai tụng, Tương ưng 6. Bà-sa chủng, gồm chín kinh, 13418-13426 (Đại Chánh kinh 957-964). Ấn Thuận Hội Biên, tương ưng 46: Bà-sa xuất gia, chín kinh: kinh 13297-13305). Tương đương Pàli, một phần các kinh thuộc S. 33.Vacchagotta-samyutta. Đại Chánh kinh 957; Pàli, tham chiếu S. 44.9. Kutùhalasàlà (luận nghị đường). Biệt dịch, N0100(190). <釋 n="1536">527. Bà-sa chủng xuất gia婆蹉種出家 . Pàli: Vacchagotta-paribbàjaka, tu só thuộc chủng tộc Vaccha. <釋 n="1537">528. Pàli: taư jìvaư taư sarìraư, tức linh hồn và thân xác đồng nhất; một trong mười bốn vấn đề được xếp vào loại vô ký, không xác định. <釋 n="1538">529. Hán: vô ký無記 . Pàli: avyàkata. <釋 n="1539">530. Bản Cao-ly: hà đẳng kỳ何等奇. Bản Phật Quang sửa lại: hà đẳng pháp何等法. <釋 n="1540">531. Ý sanh thân意生身, hay ý thành thân, Pàli: manomaya-kàyà, thân được tác thành bởi ý, không lệ thuộc vật chất. <釋 n="1541">532. Hữu dư有餘 ; Pàli: upàdiesa, tàn dư của hữu y, chất liệu của tồn tại; tức tàn dư của chấp thủ hay phiền não, làm chỗ y cứ cho sự tồn tại. Niết-bàn với sự tồn tại của ngũ uẩn chưa tan rã gọi là hữu dư y Niết-bàn (saupàdisesa-nibbàna). Niết-bàn với sự xả bỏ hoàn toàn ngũ uẩn gọi là vô dư (y) Niết-bàn (anupàdiesa-nibbàna). <釋 n="1542">533. Hữu dư, đây được hiểu là nhiên liệu. <釋 n="1543">534. Vô dư, đây chỉ lửa không nhiên liệu. <釋 n="1544">535. Hữu dư, upàdiesa, đây được hiểu là sở y. <釋 n="1545">536. Ở đây hữu dư đồng nghóa với chấp thủ. <釋 n="1546">537. Pàli, S.44.7. Moggalàna (Àyatana). Biệt dịch, N0100(191). <釋 n="1547">538. Quốc Dịch chia làm hai kinh: “Kỳ tai” và “Tiên-na Ca-chiên-diên”. Ấn Thuận cũng chia làm hai. Pàli, S.44.11. Sabhiyo. Biệt dịch, N0100(192, 193). <釋 n="1548">539. Từ đây xuống, Ấn Thuận tách thành một kinh riêng. <釋 n="1549">540. Na-lê tụ lạc那梨聚落. Pàli: Nàtike Giójakàvasatte. <釋 n="1550">541. Tiên-đà Ca-chiên-diên詵陀迦旃延. Pàli: Sabhiyo Kaccàno. <釋 n="1551">542. Bản Cao-ly: hành thân thi . Bản Minh: chủng thi thiết chư hành . Ấn Thuận Hội Biên, Phật Quang và Quốc Dịch đều sửa theo bản Minh. Tham chiếu Pàli: yo ca vaccha hetu yo ca paccayo paóóàpanàya rùpìti và arùpìti va… “Có nhân này, có duyên này, để tuyên bố (= thi thiết) rằng: đây là sắc, đây là vô sắc…” <釋 n="1552">543. Tham chiếu Pàli: so ca hetu, so ca paccayo sabbena sabbaư sabbathà sabbaư aparisesaư nirujjheyya, kena naư paóóàpanàya rùpì ti và arùpì ti và… “Nếu nhân ấy, duyên ấy hoàn toàn diệt tận, vónh viễn diệt tận, do cái gì mà nói (=thi thiết): đây là sắc, đây là vô sắc…?” <釋 n="1553">544. Pàli, S.44.8 Vaccho (Bhandham). Biệt dịch N0100(194). <釋 n="1554">545. Pàli, S.44.10. Ànando. Biệt dịch, N0100(195). <釋 n="1555">546. Pàli, M. 72. Aggivacchagotta-suttanta. Biệt dịch, N0100(196). <釋 n="1556">547. Pàli, S.33.1-5 Aóóàịà. Biẹât dịch, N0100(197). <釋 n="1557">548. Nghóa là, như kinh trên, thay các từ “biết / không biết” bằng các từ tương ứng. <釋 n="1558">549. Pàli, M.73. MahàVacchagotta-suttanta. Biệt dịch, N0100(198). <釋 n="1559">550. Cọng tương tùy thuận . Pàli: dìgharattafhaư khotà gotamena sahakathì, từ lâu tôi thường đàm đạo với Tôn giả Gotama. <釋 n="1560">551. Pàli: saưkhittenapi khote ahaư vaccha kusalà kusalaư deseyyaư, này Vaccha, Ta có thể nói cho ông một cách tóm tắt về thiện và bất thiện. <釋 n="1561">552. Bản Cao-ly không có “pháp bất thiện”. Ấn Thuận theo Tống-Nguyên-Minh thêm vào. <釋 n="1562">553. Nghóa là, pháp của Phật chưa hoàn hảo. <釋 n="1563">554. Hán dịch không rõ nghóa. Trong bản Pàli, đoạn này là lời Vacchagotta xin quy y Phật, Pháp, Tăng. <釋 n="1564">555. Nghóa là, y chỉ Thầy mà sống giữa các Tỳ-kheo tuy chưa thọ cụ túc. Bản Cao-ly: y(chỉ). Bản Tống-Nguyên-Minh: y (áo). <釋 n="1565">556. Bản Pàli: do sự sai biệt về tâm tính của mỗi người (api ca m’ettha puggalavemattatà). <釋 n="1566">557. Pàli: samathaóca vipassanaóca. <釋 n="1567">558. Ấn Thuận Hội Biên, “47. Ngoại đạo Xuất gia tương ưng”. Gồm mười lăm kinh: 13306-13320 Quốc Dịch, mười lăm kinh: 13427-13441. Đại Chánh, kinh 965-979. Pàli, A.10.95. Uttiya. Biệt dịch, N0100(199). <釋 n="1568">559. Uất-đê-ca 鬱低迦. Pàli: Uttiya. <釋 n="1569">560. Pàli: sabbo và tena loko nìyati upađđho và tìbhàgo và ti, do bởi đó tất cả thế gian, hay một nửa, hay một phần ba, được hướng dẫn (xuất ly)? <釋 n="1570">561. Tham chiếu, Pàli, A.10.83. Puịịiya (không hoàn toàn tương đương). Skt. Pùrịiya (Píchel). Biệt dịch N0100(200). <釋 n="1571">562. Phú-lân-ni 富鄰尼 . Pàli: Puịịiya. <釋 n="1572">563. Nguyên Hán: tà mạn bất vô gián đẳngXem các cht.trước. <釋 n="1573">564. Pàli, A.10.96. Kokanuda. Biệt dịch, N0100(201). <釋 n="1574">565. Tháp-bổ hà榻補河 . Pàli: Tapodà. <釋 n="1575">566. Câu-ca-na 俱迦那. Pàli: Kokanuda. <釋 n="1576">567. Pàli, A.10.93. Diỉỉhi. Skt. Dfwỉi (Píchel). Biệt dịch, N0100(202). <釋 n="1577">568. Pàli: Kiưdiỉỉhikà bhikkhù ti, “Các Tỳ-kheo có quan điểm gì?” <釋 n="1578">569. Hán: chân thật hữu vi tư lương duyên khởi Tham chiếu Pàli: yaư kióci bhùtaư saíkhataư cetayitaư paticcasamuppannaư, “Phàm cái gì là thật vật, được tạo thành bởi tâm tư, sanh khởi do duyên”. Trong bản Hán: bhùta (sanh vật hay thật vật) được hiểu là chân thật; saíkhataư cetayitaư (đươc tạo tác thành do bởi tâm tư) hiểu là hữu vi tư lương. <釋 n="1579">570. Móng tay dài. Pàli, M.47. Dìghanakha-suttanta. Skt. Dìrghànkha (Píchel). Biệt dịch, N0100(203). <釋 n="1580">571. Trường Trảo長爪 Pàli: Dìghanakha, tu só để móng tay dài. <釋 n="1581">572. Nhất thiết kiến bất nhẫn一切見不忍 Các bản Tống-Nguyên-Minh không có chữ kiến. Pàli: sabbaư me na khamati, “Tôi không công nhận tất cả”. Phát biểu của chủ nghóa hoài nghi, không tin bất cứ điều gì. <釋 n="1582">573. Hỏa chủng火種Pàli: Aggivessana. <釋 n="1583">574. Pàli, A.3.64. Sarabha. Skt. Zarabha (Píchel). Biệt dịch, N0 100(204). <釋 n="1584">575. Xá-la-bộ舍羅步. Pàli: Sarabha, một tu só ngoại đạo từng xuất gia theo Phật. Sau đó xả giới, trở về đạo cũ. <釋 n="1585">576. Tu-ma-kiệt-đà trì須摩竭陀池. Pàli:? Cf. A.3.64: acirapakkanto hoti imasmà dhamma-vinayà, từ bỏ Pháp luật này chưa bao lâu (xả giới hoàn tục). <釋 n="1586">577. Bản Hán: phi… vô…, phủ định kép. Dư chữ vô, lược bỏ. <釋 n="1587">578. Bản Hán: Thanh văn  <釋 n="1588">579. Thiện hướng善向hay chánh hành, người đang hướng thẳng đến giải thoát. <釋 n="1589">580. Pàli, không thấy tương đương. Skt. Parivràjakasthavira (Píchel). Biệt dịch, N0100(205). <釋 n="1590">581. Danh Thượng Tọa名上坐. Skt. Parivràjaka-Sthavira. <釋 n="1591">582. Hán: thằng sàng繩床 . <釋 n="1592">583. Ba sự thực. Pàli, A.4.185.Bràmaịa-sacca. Skt. Bràhmana-satyàni (Píchel). Biệt dịch, N0100(206), N0125(26.8). <釋 n="1593">584. Pàli: itipi bhàhmaịasaccàni, đây là những chân lý của Bà-la-môn. <釋 n="1594">585. Bản Pàli: cattàrimàni bràhmaịasaccàni, đây là bốn chân lý của Bà-la-môn. <釋 n="1595">586. Bản Pàli: so tena na samaịo ti maóóati,… na seyyoham asmìti maóóati, na sadisoham asmìti maóóati… api ca yadeva tattha saccaư anuddayàya anukampàya paỉipanno hoti: vị ấy vì vậy không nghó rằng mình là Sa-môn… không nghó rằng ta hơn, ta bằng… Lại nữa do nhận thức chính xác chân lý ở đây mà vị ấy thực hành lòng thương yêu, thương xót đối với các chúng sanh. <釋 n="1596">587. Tập pháp集法. Bản Pàli, gồm hai chân đế: sabbe kàmà aniccà… sabbe bhavà aniccà…, tất cả dục là vô thường… tất cả sự hữu là vô thường. <釋 n="1597">588. Hán: Vô ngã xứ sở cập sự đô vô sở hữu無我處所及事都無所有 . Tham chiếu Pàli: nàham kvacani kassaci kiócana tasmiư na ca mama kvacani katthaci kiócanatatthì ti: “Ta không là ai, của bất cứ ai, là bất cứ cái gì. Trong đó, không có bất cứ ai, bất cứ ở đâu, bất cứ cái gì, là của ta”. <釋 n="1598">589. Pàli, A.3.71.Channa. Biệt dịch, N0100(207). <釋 n="1599">590. Chiên-đà 栴陀. Pàli: Channo. Bản Hán đọc là Caịđo. <釋 n="1600">591. Hán: bất đãi thời tiết, hữu đắc dư hiện pháp, duyên tự giác tri → . Văn dịch khác đó của định cú thường gặp nói về pháp; Pàli: akaliko ehipassiko opanàyìko paccataư veditabbo vióóùhì ti. <釋 n="1601">592. Biệt dịch, N0100(208). <釋 n="1602">593. Bổ-lũ-đê-ca 補縷低迦. <釋 n="1603">594. Hán: ly nhũ . <釋 n="1604">595. Biệt dịch, N0100(209). <釋 n="1605">596. Vị tằng hữu giảng đường未曾有講堂. <釋 n="1606">597. Pàli, xem cht. 26, kinh 977 dưới. Biệt dịch, N0100(210). <釋 n="1607">598. Thi-bà 尸婆. Xem cht.27, kinh 977 dưới. <釋 n="1608">599. Pàli, S.36.21. Sìvako. Biệt dịch, N0100(211). <釋 n="1609">600. Thi-bà ngoại đạo尸婆 . Pàli: Moơiya Sìvaka paribbàjaka, tu só bện tóc Sìvaka. <釋 n="1610">601. Pàli: yaư kiócàyaư purisapuggalo paỉisaưvedeti sukhaư và dukkhaư và adukkham-asukhaư và sabbaư taư pubbekatahetù ’ti: Bất cứ lạc thọ gì, khổ thọ gì, hay phi khổ phi lạc thọ gì, mà con người cảm thọ, tất cả đều là nhân được tạo tác từ trước. <釋 n="1611">602. Đẳng phần khởi, khởi lên do các yếu tố kể trên hợp lại. <釋 n="1612">603. Biệt dịch, N0100(212). <釋 n="1613">604. Na-la tụ lạc Hảo y Yêm-la viên那羅聚落好衣菴羅園. <釋 n="1614">605. Thương chủ商主 . N0100(212): Na-lị-bà-lực那利婆力 . Pàli: Nàlivaịika? <釋 n="1615">606. Ý luận意論. N0100(212): tâm trung mặc niệm心中默念. <釋 n="1616">607. Cf. D.16 Mahàparinibbàna-suttanta (Ro ii. 149ff: Subhaddaparibbàjakavatthu). Biệt dịch, N0100 (213), N0100 (110). <釋 n="1617">608. Câu-di-na-kiệt quốc Lực só sanh xứ Kiên cố song thọ lâm俱夷那竭國力士生處堅固雙樹林 . Pàli: Kusinàrà upavattanaư Mallànaư sàlavanaư. <釋 n="1618">609. Tu-bạt-đà-la 須跋陀羅 . Pàli: Subhadda. <釋 n="1619">610. Hy vọng nhi trụ希望而住 ; đoạn dưới: tín tâm nhi trụ信心而住 . Tham chiếu Pàli: evaư pasanno ahaư samaịe gotame: Tôi có niềm tin như vậy nơi Sa-môn Gotama. <釋 n="1620">611. Câu hỏi trong bản Pàli: yeme bho gotama samaịa-bràhmaịà… seyyathidaư pùraịo kassapo,…, sabbete sakàya paỉióóàya abbhaóóiưsu sabbeva na abbhaóóiưsu, udàhu ekacce abbhaóóiưsu ekacce na sabbhaóóiưsu: phàm những Sa-môn, Bà-la-môn, như Phú-lan-na Ca-diếp,… Tất cả họ tự mình thừa nhận đã chứng ngộ, hay tất cả không chứng ngộ, hay một số chứng ngộ, một số không chứng ngộ? <釋 n="1621">612. Ấn Thuận, “48. Tương ưng Tạp” thuộc Tụng 7. Như Lai sở thuyết, gồm các kinh, Đại Chánh quyển 35, nửa cuối, kinh 980-992, quyển 47, phần đầu, kinh 1241-1245. <釋 n="1622">613. Đát-sát-thi-la 怛剎尸羅. Pàli: Takkasìlà, trung tâm thương mại và giáo dục được nhắc nhiều trong các Jataka, nhưng không hề được nói đến trong các kinh Pàli. <釋 n="1623">614. Phương tiện trang nghiêm方便莊嚴 ; chưa rõ nghóa. <釋 n="1624">615. Nguyên Hán: hiện pháp現法 . Huyền Trang: hiện kiến現見 . Pàli: ehipassiko, pháp đến để thấy. <釋 n="1625">616. Hán: thông đạt thân cận通達親近 . Huyền Trang: dẫn đạo cận quán pháp có khả năng hướng dẫn, được quán sát trực tiếp. <釋 n="1626">617. Hán: duyên tự giác tri緣自覺知 . Huyền Trang: trí giả nội chứng, được chứng ngộ nọâi tâm bởi bậc trí. <釋 n="1627">618. Hán: Tồi phục tràng摧伏幢. Xem kinh 981. <釋 n="1628">619. Y-xá-na Thiên tử tràng伊舍那天子幢 . Xem kinh 981. Tham chiếu, S.11.3: Pajàpatissa devaràjassa dhajaggaư: chóp ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati (Sanh Chủ). <釋 n="1629">620. Bà-lưu-na Thiên tử tràng婆留那天子幢 . Xem kinh 981. Tham chiếu, S.11.3: Varuịassa devaràjassa dhajaggaư: chóp ngọn cờ của Thiên vương Varuịa. <釋 n="1630">621. Pàli, S.11.3. Dhajagga. Cf. N0125(24.1). <釋 n="1631">622. Phục địch chi tràng ᄂ伏敵之幢. Kinh 980: tồi phục tràng摧伏幢. Pàli: dhajaggaư ullokeyyàtha, các ông hãy nhìn lên đỉnh ngọn phướn. <釋 n="1632">623. Pàli, A. 3.32.2. Sàriputta. <釋 n="1633">624. An-xà-na 安闍那. Pàli: Aójana-vana, khu rừng nai ở Sàketa. <釋 n="1634">625. Sa-chỉ quốc娑枳國. Pàli: Sàketa. <釋 n="1635">626. Bản Pàli: na bhavissanti, (vị lai) sẽ không tồn tại. <釋 n="1636">627. Tham chiếu Pàli: imasmióca savióóàịake kàye ahaíkàramamaíkàramànàusayà na bhavissanti, trong thân có thức này sẽ không tồn tại các tùy miên (bản Hán: sử) tác thành ý niệm về ta và của ta. <釋 n="1637">628. Đoạn văn Hán này hơi tối nghóa. Tham khảo Pàli: yaóca cetovimuttiư paóóàvimuttiư upasampajja viharato ahaíkàramamaưkàramànànusayà na honti, taóca cetovimuttiư paóóàvimuttiư upasampajja viharati, (Tỳ-kheo) do chứng đắc và an trụ tâm giải thoát tuệ giải thoát nào mà ở đó các tùy miên của phức cảm tác thành ý niệm về ta và của ta không tồn tại, thì (Tỳ-kheo ấy) chứng và an trụ tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. <釋 n="1638">629. Pàli: na honti, (hiện tại) không tồn tại. <釋 n="1639">630. Tham chiếu Pàli: acchecchi taịhaư vivattayi samyojanaư sammà mànàbhisamayà antam akàsi dukkhassa, vị ấy đã cắt đứt khát ái, bứt bỏ kết sử, chân chánh hiện quán các mạn, đã tận cùng biên tế của khổ. <釋 n="1640">631. Ba-la-diên Phú-lân-ni-ca sở vấn波羅延富鄰尼迦所問. Pàli: pàràyane puịịakapaóhe. Cf. Sn.5.4. Puịịakamàịava-pucchà. <釋 n="1641">632. Pàli: saíkhàya lokasmiư paroparàni, yassiójitaư metthi kuhióci loke, tư duy trong đời những gì là cao hay thấp; những ai không dao động trong mọi hoàn cảnh. Saíkhàya (tư duy, tư trạch), bản Hán hiểu là Số. <釋 n="1642">633. Vô hy vọng無悕望, bản Thánh: vô minh. Pàli: niràso. <釋 n="1643">634. Kệ Pàli, Sn. 1048. <釋 n="1644">635. Pàli, A. 3.32. Ànanda-Sàriputta. <釋 n="1645">636. Ba-la-diên Ưu-đà-da sở vấn波羅延憂陀耶所問. Pàli: Sn. 5.14. Udàyamànava-pucchà. <釋 n="1646">637. Kệ Pàli, Sn. 1106-1107. <釋 n="1647">638. Pàli, A. 4.199. Taịhà. <釋 n="1648">639. Pàli: jàliniư saưsaritaư visataư visattikaư: cái lưới được di chuyển, được bủa rộng, làm dính chặt. <釋 n="1649">640. Dục ngã欲我 ; có lẽ bản Hán đọc nhầm itthasmi: tôi hiẹân hữu ở đây, thành icchasmi: tôi muốn. <釋 n="1650">641. Hữu ngã有我 . Bản Hán đọc sata ’smi (tôi thường hằng) thành sati ’smi (tôi đang hiện hữu). <釋 n="1651">642. Vô ngã. Bản Hán đọc asata’smi (tôi không thường hằng) thành asati’smi (tôi không đang hiện hữu). <釋 n="1652">643. Thập bát ái hành: hữu ngã, dục ngã, nhó ngã, hữu ngã, vô ngã, dị ngã, đương ngã, bất đương ngã, dục ngã, đương nhó thời, đương dị dị ngã, hoặc dục ngã, hoặc nhó ngã, hoặc dị, hoặc nhiên, hoặc dục nhiên, hoặc nhó nhiên, hoặc dị.十八愛行 : 有我,欲我 , 爾我,有我 , 無我,異我 , 當我,不當我,欲我 , 當爾時 , 當異異我,或欲我,或爾我,或異 , 或然,或欲然,或欲然,或爾然,或異 . So sánh Pàli: atthàrasa taịhà-vicaritàni: 1. asmìti sati, 2. itthasmì ti hoti, 3.evasmìti hoti, 4.aóóthasmìti hoti, 5. asatasmìti hoti, 6. satasmìti hoti, 7.santi hoti, 8. itthaư santi hoti, 9. evaư santi hoti, 10. aóóathà santi hoti, 11. api ha santi hoti, 12. api itthaư santi hoti, 13. api evaư santi hoti, 14. api aóóathà santi hoti, 15. bhivissanti hoti, 16. itthaư bhavissanti hoti, 17. evaư bhavissanti hoti, 18. aóóathà bhavissanti hoti: 1. tôi hiện hữu, 2. tôi hiện hữu ở đây, 3. tôi hiện hữu như vầy, 4.tôi hiện hữu khác vầy, 5. tôi không thường hằng, 6. tôi thường hằng, 7. tôi đang tồn tại, 8.tôi đang tồn tại ở đây, 9. tôi đang tồn tại như vầy, 10. tôi đang tồn tại khác như vầy, 11. ước gì tôi đang tồn tại, 12. ước gì tôi đang tồn tại ở đây, 13. ước gì tôi đang tồn tại như vầy, 14. ước gì tôi đang tồn tại như thế khác, 15. tôi sẽ hiện hữu, 16. tôi sẽ hiện hữu ở đây, 17.tôi sẽ hiện hữu như vầy, 18. tôi sẽ hiện hữu như thế khác. <釋 n="1653">644. Pàli: iminàsmì ti sati, iminà itthasmì ti hoti, iminà evaưsmì ti hoti: với những cái này tôi hiẹân hữu; với những cái này tôi tồn tại ở đây; với những cái này tôi như vầy… <釋 n="1654">645. A.4.200. Pema. <釋 n="1655">646. Pàli: cattàri pemàni, bốn sự luyến ái. <釋 n="1656">647. Pàli: puggalo puggalassa iỉỉho hoti, một người này là khả ái đối với mọât người kia. <釋 n="1657">648. Pàli: yo kho myàyaư puggalo iỉỉho… taư pare iỉỉhena… samudàcaranti, người mà đối với ta là khả ái, người ấy được mọi người đối xử một cách khả ái. <釋 n="1658">649. Nhảy sót trong bản Hán. Theo văn mạch các đoạn trên, cần thêm: “Nó nghó như vầy: Ta đối với chúng sanh kia là không hoan hỷ… Những người khác đối với chúng sanh kia cũng không hoan hỷ… Do đó, Ta…”. <釋 n="1659">650. Tức là, sanh ái niệm đối với những ai không ưa người mà mình không ưa. <釋 n="1660">651. Hán: bất hoàn cử 不還舉. Bản Hán thiếu. Theo văn dưới bổ túc. <釋 n="1661">652. Hán: bất tự cử, bất khởi trần, bất xí nhiên, bất hiềm bỉ 不自舉, 不起塵, 不熾然不嫌彼. Pàli: neva usseneti na paỉisseneti na dhùpàyati na pajjati na sampajjhàyati: không bị lôi cuốn, không bị kháng cự, không bị xông khói, không bốc cháy, không khô cằn. <釋 n="1662">653. Xem kinh 984 trên. <釋 n="1663">654. Pàli: asmimàno pahìno na hoti, không đoạn trừ phức cảm (mạn) về ý tưởng “Tôi hiện hữu”. <釋 n="1664">655. Không thấy Pàli tương đương. <釋 n="1665">656. Không thấy Pàli tương đương. <釋 n="1666">657. Nguyên Hán sót phủ định từ. Theo nội dung, thêm vào. <釋 n="1667">658. Pàli, S.40.10. Sakka. <釋 n="1668">659. Cách giới sơn 隔界山. <釋 n="1669">660. Cf. Cùơa-Taíhàsaíkhaya-sutta, M. i. 249: taíhàsaíkhayavimutto hoti accàntniỉỉho accantayogakkhemì accantabrahmacàrì accantapariyosàno seỉỉho devamanussànan ti: vị ấy giải thoát với khát ái đã tận diẹât, đã tận cùng mục đích cứu cánh, tuyệt đối an ổn thoát khỏi gông cùm, tuyệt đối phạm hạnh, tuyệt đối viên mãn, tối thượng giữa chư Thiên và Nhân loại. <釋 n="1670">661. Tham chiếu kinh 988 trên. Cf. M.i.320 (Cùơa-Taíhàsaíkhaya-sutta). <釋 n="1671">662. Pàli, A.10.75. Migasàlà. <釋 n="1672">663. Lộc Trụ Ưu-bà-di 鹿住優婆夷. Pàli: Migasàlà upàsikà. <釋 n="1673">664. Phú-lan-na 富蘭那. Pàli: Pùraịa. <釋 n="1674">665. Hán: phàm bỉ凡鄙 . Pàli: Àràcàrì virato methunà gàmadhammà, là người ẩn dật, sống xa lánh các pháp dâm dục thấp hèn. <釋 n="1675">666. Lê-sư-đạt-đa 梨師達多. Pàli: Isidatta. <釋 n="1676">667. Pàli: dasayime… puggalà santo saưvijjamànà lokasmim, có mười hạng người này hiện diện trong thế gian. <釋 n="1677">668. Phạm giới犯戒. Pàli: dussìla, ác giới. <釋 n="1678">669. Hán: trạo động掉動 , hay trạo cử. Pàli: uddhata. <釋 n="1679">670. Khổ tham苦貪. Pàli: tibbaràgo, ham muốn rất kịch liệt. <釋 n="1680">671. Pàli, A. 6.44. Migasàlà. <釋 n="1681">672. Thích thị Di thành Lưu-lợi ấp釋氏彌城留利邑. <釋 n="1682">673. Pàli, A.2.4.4. Dakkhiịeyyà. Biệt dịch, N026(127). <釋 n="1683">674. Ấn Thuận, “Tụng vii. Tám chúng, Tương ưng 24.Bà-kỳ-xá”. Gồm mười sáu kinh, Đại Chánh, quyển 45 (nửa sau), kinh 1208-1221; quyển 36, hai kinh đầu, 993-994. Quốc Dịch, quyển 40, “8. Tương ưng Bà-kỳ-xá”, phẩm 2, tiếp theo. Ấn Thuận, “24, Tương ưng Bà-kỳ-xá” tiếp theo, kinh 15. Phật Quang, quyển 46, kinh 1206. Tương đương Pàli, không thấy. Biệt dịch, N0100(256). <釋 n="1684">675. Bà-kỳ-xá 婆耆舍 . Pàli: Vaígìsa, biện tài đệ nhất. <釋 n="1685">676. Biệt dịch, N0100(257). <釋 n="1686">677. Tương ưng Bà-kỳ-xá sẽ được tiếp nối nơi quyển 45 (nửa sau), kinh 1028-1221. <釋 n="1687">678. Ấn Thuận, “25. Tương ưng chư Thiên”, một trăm lẻ tám kinh: 1324-1431, tương đương Đại Chánh, kinh 995-1022 (quyển 36), 576-603 (quyển 22), 1267-1318 (quyển 48). Tương đương Pàli, S.1. Devatà-saưyutta. Quốc Dịch, phẩm 1, gồm chín kinh, Đại Chánh kinh 995-1003.Pàli, S.1.1.10. Araóóe. Biệt dịch, N0100(132). <釋 n="1688">679. A-luyện-nhã 阿練若 . Pàli: araóóaka, vị (Tỳ-kheo) sống trong rừng. Một trong mười hai hạnh đầu đà. <釋 n="1689">680. Hán: không nhàn xứ空閑處. Pàli: araóóe, chỗ rừng vắng. <釋 n="1690">681. Nhất tọa thực一坐食, chỉ sự ăn một ngày một lần duy nhất trước giờ ngọ. Một trong mười hai hạnh đầu đà. Pàli: ekabhattaư = ekàsanabhatta. <釋 n="1691">682. Pàli, S.1.9. Mànakàma. Biệt dịch, N0100(133). <釋 n="1692">683. Hán: bất dục khởi kiêu mạn, thiện tự điều kỳ tâm 不欲起憍慢, 善自調其心; cú pháp đảo trang. Xét nội dung và đối chiếu Pàli, sắp xếp lại trước khi dịch. Tham khảo Pàli: na mànakàmassa damo idhatthi, ở đây, dục kiêu mạn không được chế ngự. <釋 n="1693">684. Pàli: na monam atthi asamàhitassa, không có Mâu-ni (tịch mặc) đối với tâm không định tónh. <釋 n="1694">685. Pàli: na maccudheyyassa tareyya pàran’ ti, không thể vượt qua bên kia cảnh giới tử thần. <釋 n="1695">686. Pàli, S.1.47. Vanaropa. Biệt dịch, N0100(134). <釋 n="1696">687. Pàli, S.1.42. Kiưdada. Biệt dịch, N0100(235). <釋 n="1697">688. Pàli: upassaya, phòng xá, hay phòng trọ. <釋 n="1698">689. Pàli: amataư dado, cho sự bất tử. <釋 n="1699">690. Pàli, S.1.43. Anna (thực); S.2.23. Serì. <釋 n="1700">691. Tất-bề-lê 悉鞞梨 . Pàli: Serì devaputto. <釋 n="1701">692. Pàli: atha ko nàma so yakkho, yaư annaư nàbhinandatì ti, có Dạ-xoa tên gì mà không ưa thích đồ ăn? <釋 n="1702">693. Pàli, S.1.53. Mitta. Biệt dịch, N0100 (237). <釋 n="1703">694. Pàli: pavasato mittaư, bạn trong khi đi đường. <釋 n="1704">695. Hán: thông tài thiện tri thức通財善知識 . Pàli: mittaư atthajàtassa, bạn hiểu biết công việc, bạn khi cần. <釋 n="1705">696. Pàli, S.1.3. Upaneyya; S.2.2.9. Uttara. Biệt dịch, N0100(138). <釋 n="1706">697. Pàli, S.1.5. Kati chande. Biệt dịch, N0100(140). <釋 n="1707">698. Pàli: saígàtigo, (người) siêu việt chấp trước, thoát khỏi sự kết buộc. <釋 n="1708">699. Pàli: oghatiịịo, (người) vượt qua dòng thác. <釋 n="1709">700. Đây chỉ đoạn trừ năm triền cái, xả năm dục. <釋 n="1710">701. Năm căn, chỉ năm vô lậu căn: tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ. <釋 n="1711">702. Năm hòa hiệp, chỉ năm kết: tham, sân, mạn, tật đố, keo kiệt (xan). Pàli: paóca saígàtigo. <釋 n="1712">703. Pàli, S.1.6. Jàgara. Biệt dịch, N0100 (141). <釋 n="1713">704. Pàli: kati jàgarataư suttà, kati suttesu jàgarà, bao nhiêu (pháp) mình ngủ khi người khác thức? Bao nhiêu (pháp) mình thức khi người ngủ? <釋 n="1714">705. Biệt dịch Tạp A-hàm 8, kinh 10: Người trì năm giới, tuy ngủ mà là thức. Người tạo năm ác, tuy thức mà ngủ. Bị năm cái che lấp: nhiễm bụi bặm. Có năm Vô học phần: thanh tịnh ly cấu. <釋 n="1715">706. Quốc Dịch, “9. Tương ưng chư Thiên, phẩm 2”. Pàli, S.1.12. Nandati. S.4.1.8. Nandana. Biệt dịch, N0100(142). <釋 n="1716">707. Chỉ hữu y hay sanh y. Pàli: upadhi. <釋 n="1717">708. Pàli, S.1.54. Vatthu. Biệt dịch, N0100(231). <釋 n="1718">709. Pàli, S.1.13. Natthiputtasama. Biệt dịch, N0100(232). <釋 n="1719">710. Tát-la 薩羅. Pàli: sara, chỉ biển hồ, không lớn hơn biển Đại dương (Samudda). <釋 n="1720">711. Pàli: vuỉỉhi ve paramà sarà ti, mưa là biển hồ tối thượng. Bản Hán, đọc là diỉỉhi (thấy, kiến) thay vì vuỉỉhi (mưa). <釋 n="1721">712. Pàli, S.1.2.4. Khattiya. Biệt dịch, N0100 (233). <釋 n="1722">713. Phong ngưu犎牛. Pàli: balìvaddo, bò đực. <釋 n="1723">714. Hán: đồng anh童英. Pàli: komarì, đồng nữ, thiếu nữ, quý nữ. <釋 n="1724">715. Quý sanh貴生. Pàli: pubbaja, sanh trước, con trai trưởng. <釋 n="1725">716. Pàli: yo ca puttànam assavo’ti, hiếu thuận là con quý nhất. Bản Hán đọc nhầm assava (trung thực, hiếu thuận) thành asava rồi hiểu là tỉnh lược của anàsava (vô lậu). <釋 n="1726">717. Quốc Dịch phân thành hai kinh: Chủng tử kinh, Thế gian kinh. Pàli, S.1.74. Vuỉỉhi; S.1.70. Loka. Biệt dịch, N0100 (234, 235). <釋 n="1727">718. Hán: kỳ thỉnh xứ祈請處. Pàli: pavajamànànam, trong những cái đi lang thang. Bản Hán đọc là pavàraịà. <釋 n="1728">719. Pàli: gàvo pavajamànànaư, trong các con đi lang thang, con bò (là bậc nhất). <釋 n="1729">720. Pàli: avijjà nipatataư varà, vô minh là bậc nhất trong những cái đọa lạc. <釋 n="1730">721. Hán: sư y師依. Pàli: saígho pavajamànànaư, Tăng là bậc nhất trong những người thường du hành. <釋 n="1731">722. Pàli: kismiư loko samupamuppanno, thế gian tập khởi trên cái gì? <釋 n="1732">723. Pàli: kismiư kubbati santhavaư, (thế gian) kết hợp trên cái gì? <釋 n="1733">724. Thủ ái取愛. Pàli: kissa loko upàdàya, thế gian chấp thủ cái gì? <釋 n="1734">725. Pàli: kismiư loko vihaóóàti, thế gian bị cái gì bức khổ? <釋 n="1735">726. Sáu pháp chỉ sáu xứ. <釋 n="1736">727. Pàli, S.1.62. Citta. Biệt dịch, N0100(236). <釋 n="1737">728. Câu khiên拘牽. Ấn Thuạân đọc là câu dẫn拘 . Pàli: kenassu parikissati, (thế gian) khốn đốn vì cái gì? Bản Hán đọc là parikassati, lôi kéo đi. <釋 n="1738">729. Pàli, S.1.64. Saưyojana. Biệt dịch, N0100(237). <釋 n="1739">730. Pàli: kiưsu tassa vicàraịaư, cái gì là bước chân của thế gian? <釋 n="1740">731. Pàli: nandìsaưyojano loko, thế gian bị trói buộc bởi hỷ. <釋 n="1741">732. Pàli: vitakkassa vicàraịaư, tầm cầu là bộ hành của thế gian. <釋 n="1742">733. Pàli, S.1.68. Pihita. Biệt dịch, N0100 (238). <釋 n="1743">734. Không thấy Pàli tương đương. Biệt dịch, N0100 (239). <釋 n="1744">735. Ẩn phú ức chúng sanh隱覆憶眾生; chưa rõ nghóa. Ẩn phú, Pàli: makkha (?): ngụy thiện, đạo đức giả. <釋 n="1745">736. Quốc Dịch, “9, Tương ưng chư Thiên; phẩm 3”. Pàli, S.1.73.Vitta. Biệt dịch, N0100 (240). <釋 n="1746">737. Pàli: kiưsu vittaư purisassa seỉỉhaư, trong những gì là tài sản tối thượng của con người? <釋 n="1747">738. Pàli: kathaưjìviư jìvitamàhu seỉỉhan’ti, sống như thế nào là đời sống tối thượng? <釋 n="1748">739. Trí tuệ mạng智慧命. Pàli: paóóàjìviư, đời sống trí tuệ. <釋 n="1749">740. Pàli, S.1.59. Dutiya. Biệt dịch, N0100 (241). <釋 n="1750">741. Đệ nhị第二; người thứ hai, tức người bạn đồng hành hay sống chung. Pàli: kiưsu dutiyà purisassa hoti, nơi những gì là bạn của con người. <釋 n="1751">742. Pàli: kiưsu cenaư pasàsati, bằng cái gì mà dạy dỗ con người? <釋 n="1752">743. Pàli: kissa càbhirato macco,sabbadukkhà pamuccatì ti, con người vui thú nơi cái gì mà giải thoát mọi khổ đau? <釋 n="1753">744. Pàli, S.1.51. Jàra. Biệt dịch, N0100 (242). <釋 n="1754">745. Pàli, S.1.56. Jana (2). Biệt dịch, N0100 (243). <釋 n="1755">746. Pàli: satto saưsàram àpàdi, chúng sanh đọa lạc sanh tử. <釋 n="1756">747. Pàli, S.1.57. Jana (3). Biệt dịch, N0100 (244). <釋 n="1757">748. Pàli, S.1.55. Jana (1). Biệt dịch, N0100 (245). <釋 n="1758">749. Pàli, S.1.58. Uppatha. Biệt dịch, N0100(246). <釋 n="1759">750. Phi đạo非道. Pàli: uppatha, con đường lầm lạc, tà đạo. <釋 n="1760">751. Nhật dạ thiên日夜遷, có lẽ là tận盡 . Pàli: rattindivakkhayo, bị tận diệt ngày đêm. <釋 n="1761">752. Pàli: kiư sinànam anodakaư, sự tắm gì không nước? <釋 n="1762">753. Pàli: etthàyaư sajjate pajàø, ở đây mọi người dính mắc nó. Bản Hán đọc iỉỉhi (nữ thay vì ettha (ở đây). <釋 n="1763">754. Pàli: tapo ca brahmacariyaóca, taư sinànam anodakaư, khổ hạnh và phạm hạnh, là sự tắm không có nước. <釋 n="1764">755. Pàli, S.1.61. Nàma. Biệt dịch, N0100(247). <釋 n="1765">756. Pàli: kiưsu sabbaư addhabhavi, cái gì chinh phục tất cả? <釋 n="1766">757. Pàli, S.1.60. Kavi. Biệt dịch, N0100(248). <釋 n="1767">758. Pàli: kiưsu tàsaư viyaójanaư, cái gì là tiêu tướng (= văn cú) của chúng? <釋 n="1768">759. Pàli: kiưsu sannissità gàthà, thi kệ y cái gì? <釋 n="1769">760. Pàli: kiưsu gàthànaư àsàyo, cái gì là sở y của kệ? <釋 n="1770">761. Pàli: chando (trung tính): âm vận; bản Hán hiểu là nam tính: dục hay ý muốn. <釋 n="1771">762. Pàli: kavi, thi nhân. <釋 n="1772">763. Pàli, S.1.72. Ratha. Biệt dịch, N0100(249). <釋 n="1773">764. Quốc Dịch, quyển 31, “Tụng vi. Tám chúng, 3. Tương ưng Bệnh, phẩm 2”, hai mươi kinh, Đại Chánh, 1023-1038; –Ấn Thuận, “Tụng vii. Như Lai, 50. Tương ưng Bệnh” hai mươi kinh, Đại Chánh, quyển 47 (nửa sau) 1265-1266; quyển 37, 1023-1038. Pàli, A. 6. 65. Phagguna. <釋 n="1774">765. Phả-cầu-na 叵求那 . Pàli: Phagguna. <釋 n="1775">766. Vô thượng ái tận giải thoát無上愛盡解. Bản Pàli: anuttare ca kho upadhisaíkhaye (cittaư vimuttaư), (tâm giải thoát) trong sự đoạn tận hữu dư y tối thượng. <釋 n="1776">767. Pàli: ayaư… chaỉỉho ànisaưso, đây là lợi ích thứ sáu. <釋 n="1777">768. Pàli, S. 22. 88. Assaji. <釋 n="1778">769. A-thấp-ba-thệ 阿濕波誓. Pàli: Assaji. <釋 n="1779">770. Xem kinh 33 trên. <釋 n="1780">771. Hán: biến hối變悔 . Pàli: kacci te assaji na kióci kukkccaư na koci vippaỉisàro ti, “Ngươi không có điều gì hối hận, phân vân chăng?” <釋 n="1781">772. Hán: thân tức lạc chánh thọ身息樂正受. Pàli: passambhetvà kàyasaíkhàre: làm cho thân hành êm dịu (an chỉ). <釋 n="1782">773. Tham chiếu Pàli:… gelàne passambhetvà viharàmi sohaư samàdhiư nappaỉilabhàti, trong khi bệnh, con cố gắng, rất cố gắng an chỉ thân hành, do đó không đạt được chánh định (tam-muội). <釋 n="1783">774. Sai-ma-ca tu-đa-la差摩迦修多羅. Ấn Thuận, kinh 13362, “50. Tương ưng Bệnh”. Có tên kinh, nhưng không có nội dung. Cf. S.22.89.Khemaka. <釋 n="1784">775. Pàli, S.35.74. Gilàna. <釋 n="1785">776. Xem cht.8 kinh 1024 trên. <釋 n="1786">777. Chơn bảo vật­真寶物. <釋 n="1787">778. Thọ đệ nhất ký受第一記 ; đây chỉ sự xác nhận đã chứng quả A-la-hán. <釋 n="1788">779. Pàli, S. 35. 75. Gilàna (nội dung không hoàn toàn nhất trí). <釋 n="1789">780. Không thấy Pàli tương đương. <釋 n="1790">781. Pàli, S. 36. 7. Gelaóóa. <釋 n="1791">782. Già-lê-lệ giảng đường伽梨隸講堂. Pàli: Gilànasàlà, bệnh xá. <釋 n="1792">783. Hán: tùy thuận chi giáo隨順之教 , hay tùy thuận giáo, tức sự giáo huấn hay giáo giới. Pàli: anusàsanì. <釋 n="1793">784. Tham dục sử, tức dục tùy miên. <釋 n="1794">785. Nghóa là, không còn tùy miên, tức tùy tùng miên phục: không còn nằm phục hay tiềm phục. <釋 n="1795">786. Pàli, S. 36. 8. Gelaóóa (2). <釋 n="1796">787. Xem cht.19 kinh 1028. <釋 n="1797">788. Không thấy Pàli tương đương. <釋 n="1798">789. Pàli, S.55. 27. Anàthapiịđika (2). <釋 n="1799">790. Pàli, S. 55. 26. Anàthapiịđika (1); Cf. M. 143. Anàthapiịđikovàda. Tham chiếu, Hán, N0125 (51.8). <釋 n="1800">791. Hán: khiếp liệt怯劣 . Pàli: olìyasi… saưsìdasi…? “Ông đang bám chặt (sự sống) chăng? Đang chìm xuống (sự chết) chăng? <釋 n="1801">792. Bản Hán, Ấn Thuận phân thành hai kinh: 13371, 13372.Pàli, S.55.53. Dhammadinna. <釋 n="1802">793. Pàli, S. 55. 3. Dìghàvu. <釋 n="1803">794. Trường Thọ đồng tử長壽童子 . Pàli: Dìghàvu upasako, Ưu-bà-tắc Trường Thọ. <釋 n="1804">795. Pàli: cha vijjà bhàgiyàdhammà, sáu pháp thuận minh phần, dẫn đến minh trí. <釋 n="1805">796. Thọ Đề樹提 . Pàli: Jotika, cha của Dìghàvu. Bản Hán nói là ông nội. <釋 n="1806">797. Không thấy Pàli tương đương. <釋 n="1807">798. Bà-tẩu trưởng giả婆藪長者 . <釋 n="1808">799. Đạt-ma-đề-na 達摩提那. Tức Đạt-ma-đề-ly, xem kinh 1033 trên. <釋 n="1809">800. Pàli, S. 55. 39. Kàơigodha. <釋 n="1810">801. Sa-la họ Thích釋氏沙羅 . Pàli: Kaơìgodhà Sàkyàni, Thích nữ Kaơìgodhà. <釋 n="1811">802. Năm hỷ xứ五喜處. <釋 n="1812">803. Không thấy Pàli tương đương. <釋 n="1813">804. Na-lê, hay Na-lê-ca, xem các kinh 301, 854, 926, 959. <釋 n="1814">805. Da-thâu 耶輸. <釋 n="1815">806. Xem kinh 1035 trên. <釋 n="1816">807. Pàli, S. 47. 30. Mànadinna. <釋 n="1817">808. Ma-na-đề-na 摩那提那. Pàli: Mànadinno gahapati. <釋 n="1818">809. Bản Pàli: bệnh nặng. <釋 n="1819">810. A-lê . Pàli: ayyo (= ariya), xưng hô của tớ đối với chủ. <釋 n="1820">811. Quốc Dịch, “Tụng vi. Tám chúng; 4. Tương ưng Ứng báo”. Ấn Thuận, “Tụng vii. Như Lai sở thuyết; 51. Tương ưng Nghiệp báo”; gồm ba mươi lăm kinh: 13378-13404; Đại Chánh 1039-1061. Pàli, A. 10. 176. Cunda. <釋 n="1821">812. Bản Pàli: pàvàyaư viharati cundassa kammàraputassa ambavane, trú tại Pàvà trong rừng xoài của Cunda, con trai người thợ rèn (hay thợ vàng?). <釋 n="1822">813. Thuần-đà trưởng giả淳陀長者 . Pàli: xem chú thích 48 trên. <釋 n="1823">814. Tịnh hạnh淨行 . Pàli: soceyya, sự thanh khiết, thanh tịnh. <釋 n="1824">815. Tỳ-thấp-bà thiên , phiên âm Skt. Vizva của Rig-veda, về sau, được chỉ cho thần Viznu. Chi tiết này không có trong bản Pàli. <釋 n="1825">816. Pàli: bràhmaịà pacchàbhùmakà kamaịđalukà sevàlamàlikà aggiparicàrikà udakorohakà soceyyàni paóóapenti, những người Bà-la-môn ở phương Tây, mang theo bình nước, đeo vòng hoa huệ, thờ lửa, thường xuyên tắm gội, cử hành các lễ thanh tẩy. <釋 n="1826">817. Bản Nguyên Minh: man鬘. Bản Cao-ly: phát髮. Bản Tống tu鬚. <釋 n="1827">818. Pàli: asamàdhi-saưvattanikà, (lời nói) khiến mất định. <釋 n="1828">819. Ỷ sức hoại ngữ . Pàli: samphappalàpì, tạp uế ngữ. <釋 n="1829">820. Nguyên Hán: đẳng thú đẳng hướng等趣等向. Pàli: sammaggatà sammàpaỉipannà. <釋 n="1830">821. Pàli, A. 10. 167. Paccorohaịì. <釋 n="1831">822. Xem cht.49 kinh 1039. <釋 n="1832">823. Xem cht.53 kinh 1039. Pàli: tadahuposathe sìsaưnhàto navaư khomàyugaư nivattho, vào ngày trai giới, gội đầu, khoác cặp áo lụa khoma. <釋 n="1833">824. Xả pháp捨法 . Pàli: paccorohaịì, lễ Đi xuống; một nghi thức cúng tế Lửa của Bà-la-môn. <釋 n="1834">825. Pàli, A. 10. 177. Jàịussoịi. <釋 n="1835">826. Sanh Văn Phạm chí生聞梵志 . Pàli: Jàịussoịi bràhmaịo. <釋 n="1836">827. Nhập xứ ngạ quỷ入處餓鬼 . Pàli: petavisayaư, cảnh giới ngạ quỷ. <釋 n="1837">828. Đạt-thẩn達嚫. Từ phiên âm; Pàli: dakkhiịà, cũng dịch là cúng vật, thí vật. Phẩm vật cúng dường hay bố thí được cúng cho Tăng sau khi đã thọ trai. Đây chỉ sự thuyết pháp, chú nguyện hay hồi hướng của Tăng đối với vật được cúng dường. <釋 n="1838">829. Thân-thứ lâm →Pàli: siưsapa-vana, rừng cây siưsapa, một loại cây lớn, tên khoa học Dalbergiasisu. <釋 n="1839">830. Bề-la-ma tụ lạc鞞羅磨聚落. Pàli: Velàma (?). <釋 n="1840">831. Pàli, S. 55. 7. Veơudvàreyyà. <釋 n="1841">832. Bề-nữu-đa-la 鞞紐多羅. Pàli: Veơudvàraư nàma Kosalànaư bràhmaịagàmo, thôn Bà-la-môn thuộc nước Kosala. <釋 n="1842">833. Tự thông chi pháp自通之法 . Pàli: attupanàyika dhammapariyàya, pháp môn liên hệ đến bản thân (tự ngã); chỉ sự tự tu dưỡng để được tự lợi ích. <釋 n="1843">834. Pàli, A. 10. 199. Sevitabba-bahupuóóa. <釋 n="1844">835. Tương tập cận pháp相習近法 . Pàli: àsevitabbadhamma, cần được thân cận, cần được phục vụ. <釋 n="1845">836. Pàli, A. 10. 205. Saưsappaniya. <釋 n="1846">837. Xà hành pháp蛇行法. Pàli: saưsapanìya-dhammapariyà, pháp môn quanh co, bò trườn như rắn bò. <釋 n="1847">838. Pàli, A. 10. 206. Mani. <釋 n="1848">839. Viên châu圓珠. Pàli: apaịịaka maịi, viên ngọc ma-ni hoàn hảo. <釋 n="1849">840. Pàli: yena yevena patiỉỉhàti supatiỉỉhitaưyeva patiỉỉhàti, dừng chỗ nào thì đứng im tại chỗ đó. <釋 n="1850">841. Vô trú xứ . Xem liên hệ thí dụ trên. <釋 n="1851">842. Ác tâm. Pàli: akusalasaócetàn, tư duy, ý chí bất thiện; bất thiện tư niệm. <釋 n="1852">843. Tứ phương ma-ni四方摩尼 ; ngọc ma-ni có bốn phương? Pàli: apaịịaka maịi? Xem cht.77 trên. <釋 n="1853">844. Pàli, A. 10. 206. Maịi. <釋 n="1854">845. Pàli, A. 10. 174. Hetu. <釋 n="1855">846. Pàli, A. 10. 175. Parikkamma. <釋 n="1856">847. Xuất pháp xuất bất xuất pháp出法出不出法 . Pàli: saparikkammo… ayaư dhammo… nàyaư dhammo aparikkammo, pháp này có thoát ly; pháp này không phải không thoát ly. <釋 n="1857">848. Pàli, A. 10. 170. Tìra. <釋 n="1858">849. Pàli, A. 10. 191. Saddhamma. <釋 n="1859">850. Ác pháp, chân thật pháp惡法真實法. Pàli: saddhammaóca, asaddhammaóca, pháp vi diệu và pháp không vi diệu. <釋 n="1860">851. Pàli, A. 4. 207-210. Pàpadhammà. <釋 n="1861">852. Ác pháp ác ác pháp, chân thật pháp chân thật chân thật pháp惡法惡惡法, 真實法真實真實法. Pàli: pàpadhammaóca pàpadhammena pàpadhamma-taraóca; kalyàịadhammaóca kalyàịadhammena kalyàịadhammataraóca, pháp ác và pháp ác hơn pháp ác; pháp thiện lương và pháp thiện lương hơn pháp thiện lương. <釋 n="1862">853. Pàli, A. 10. 192. Sappurisadhamma. <釋 n="1863">854. Bất thiện nam tử thiện nam tử不善男子善男子. Pàli: asappurisadhamma, sappurisa-dhamma, pháp không phải thiện só, pháp thiện só. <釋 n="1864">855. Pàli, A. 4. 201. Sikkhàpada. <釋 n="1865">856. Pàli, A. 10. 210. Dasa-dhammà. <釋 n="1866">857. Pàli, A. 4. 211. Vìsati-dhammà. <釋 n="1867">858. Pàli, A. 4. 212. Tiưsà-dhammà. <釋 n="1868">859. Pàli, A. 10. 213. Cattàrìsa-dhammà. <釋 n="1869">860. Pàli, A. 10. 198. Sacchikàtabba. <釋 n="1870">861. Pàli, A. 10. Sàdhu. <釋 n="1871">862. Tóm tắt có chín kinh. <釋 n="1872">863. Ấn Thuận, “Tụng viii. Tám chúng. 17. Tương ưng Tỳ-kheo”, gồm hai mươi hai kinh: 1165-1186; Đại Chánh, kinh 1062-1083. Quốc Dịch, quyển 32, “Tụng vii. Kệ. 1. Tương ưng Tỳ-kheo”, hai phẩm, hai mươi hai kinh. Phật Quang, quyển 38, kinh 1050-1068. Pàli, S. 21. 5. Sujàto. Biệt dịch, N0100(1). <釋 n="1873">864. Thiện Sanh . Pàli: Sujàta. <釋 n="1874">865. Hán: nhị xứ đoan nghiêm二處端嚴. Pàli; ubhayena … sobhati, sáng chói với hai điều. <釋 n="1875">866. Hán: tự tri tác chứng自知作證. Pàli: sayaư abhióóà sacchikatvà, bằng thắng trí mà tự mình chứng nghiệm (chứng ngộ). <釋 n="1876">867. Pàli, S. 21. 6. Bhaddi. Biệt dịch, N0100(2). <釋 n="1877">868. Pàli: [Lakuịđaka-] Bhaddiya. <釋 n="1878">869. Pàli, S. 17. 36. Ratha. Cf. A. 4. 68. Devadatta. Biệt dịch, N0100(3) <釋 n="1879">870. Đề-bà-đạt-đa 提婆達多. Pàli: Devadatta. <釋 n="1880">871. Ma-kiệt-đà vương A-xà-thế Tỳ-đề-hy-tử摩竭陀王阿闍世毘提希子. Pàli: Ajàtasattu-kumàro, vương tử Ajàtasattu, chưa làm vua. <釋 n="1881">872. Biệt chúng別眾; một số Tỳ-kheo trong Tăng tách thành nhóm riêng sinh hoạt biệt lập. Bản Pàli không có chi tiết này. <釋 n="1882">873. Hán: cự hư駏驉; giống thú hình như ngựa (Từ hải). Pàli: assatara, giống lừa lai ngựa. <釋 n="1883">874. Biệt dịch, N0100(4). <釋 n="1884">875. Thủ Tỳ-kheo手比丘 . Biệt dịch: Tượng Thủ Tỳ-kheo. Pàli, hoặc Hattha (tay), hoặc Hatthi (voi). <釋 n="1885">876. Pàli, S. 21. 8. Nando. Biệt dịch, N0100(5); Cf. N0125(18.6). <釋 n="1886">877. Nan-đà Phật di mẫu tử難陀佛姨母子. Pàli: Nando Bhagavato màtucchàputto. <釋 n="1887">878. Pàli, S.21.9. Tisso. Biệt dịch, N0100(7). <釋 n="1888">879. Đê-sa 低沙. Pàli: àyasmà Tisso Bhagavato pitucchàputto, Tôn giả Tissa, con trai của Bá mẫu của Thế Tôn. <釋 n="1889">880. Pàli, S. 21. 7. Visàkho; Cf. A. 4.48. Visàkho. Biệt dịch, N0100(8). <釋 n="1890">881. Tỳ-xá-khư Bát-xà-lê Tử毘舍佉般闍梨子. Pàli: Visàkho paócàlaputto. <釋 n="1891">882. Cúng dường đường供養堂. Pàli: upaỉỉhànasàlà, giảng đường hay thị giả đường, hay nhà khách. <釋 n="1892">883. Trú chánh thọ晝正受. Đây chỉ sự nghỉ trưa. Bản Pàli: sàyaịhasamayaư paỉisallàna. <釋 n="1893">884. Pàli, S. 21. 4. Navo. Biệt dịch, N0100(9). <釋 n="1894">885. Pàli: mà … etassa bhikkhuno ujjhàyittha, các ông chớ hiềm trách Tỳ-kheo này. <釋 n="1895">886. Bốn pháp tăng tâm四增心法 ; hay bốn tăng thượng tâm. Pàli: catunaư jhànànaư àbhicetasikànaư, bốn thiền tăng thượng tâm. <釋 n="1896">887. Pàli, S. 21. 10. Theranàmo. Biệt dịch, N0100(10). <釋 n="1897">888. Danh viết Thượng Tọa →. Pàli: Theranàmako. <釋 n="1898">889. Pàli: yaư atìtaư taư pahìnaư, yaư anàgataư paỉinissaỉỉhaư, paccuppannesu attabhàvapaỉilàbhesu chandaràgo suppaỉivinìto, cái gì đã qua thì đoạn tận, cái gì chưa đến khước từ, trong những lợi dưỡng cho bản thân thì khéo chế ngự tham dục. <釋 n="1899">890. Pàli, Cf. Ud. 1.8. Bodhi-vagga. Biệt dịch, N0100(11). <釋 n="1900">891. Tăng-ca-lam 僧迦藍 . Pàli: Saígàmaji. <釋 n="1901">892. Quốc Dịch, “1. Tương ưng Tỳ-kheo, phẩm 2”. Pàli, A. 3. 79. Gandha. Biệt dịch, N0100(12), N0116, N0117, N0125(23.5). <釋 n="1902">893. Đa-ca-la 多迦羅 . Pàli: tagara, cây cam tùng, cách hương. <釋 n="1903">894. Pàli, Cf. Luật tạng, Mv.1.22 (Seniya Bimbisàra). Biệt dịch, N0100(13). <釋 n="1904">895. Oanh phát xuất gia縈髮出家 . Pàli: jaỉila. Đây chỉ các anh em Uruvela-Kassapa (Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp) và các đêï tử của họ. <釋 n="1905">896. Thiện kiến lập chi-đề Trượng lâm善建立支提杖林. Pàli: Laỉỉivane Suppaỉỉha-cetiya. <釋 n="1906">897. Ma-kiệt-đề vương Bình-sa摩竭提王瓶沙 . Pàli: ràjà Magadho Seniyo Bimbisàro. <釋 n="1907">898. Uất-bề-la Ca-diếp鬱鞞羅迦葉 . Pàli: Uruvela-Kassapa. <釋 n="1908">899. Đại hội, chỉ đại tế đàn. <釋 n="1909">900. Pàli, Cf., Luật tạng, Tiểu phẩm, Cv. 4. 4. 4. Biệt dịch, N0100(14). <釋 n="1910">901. Đà-phiêu Ma-la Tử陀驃摩羅子. Pàli: Dabba Mallaputta. <釋 n="1911">902. Từ Địa慈地. Pàli: Mettiya-bhummajaka. <釋 n="1912">903. Mật-đa-la 蜜多羅 . Pàli: Mettiyà. <釋 n="1913">904. A-lê 阿梨; Ấn Thuận đọc là A-xà-lê (Pàli: àcariya), tức Hán dịch là Giáo thọ sư hay Quỹ phạm sư. Nhưng đây là phiên âm từ Skt. ariya (Pàli: ayya): “Thưa Ngài/ Thưa Đức Ông” từ xưng hô của người nhỏ đối với người lớn. <釋 n="1914">905. Hán: bất thiện bất loại不善不類 , Pàli: nacchannaư nappaỉỉùpaư. <釋 n="1915">906. Luật Tỳ-kheo: đây chỉ pháp diệt tránh, bằng ức niệm tỳ-ni; Pàli: sati-vinayo. <釋 n="1916">907. Luật Tỳ-kheo: chỉ pháp diệt tránh bằng tự ngôn trị; Pàli: paỉióóàtakara. <釋 n="1917">908. Pàli, Cf. Ud. 8. 9. Pàỉaơigàmiya-vagga. <釋 n="1918">909. Pàli, Cf. M. 86. Aígulimàla-sutta. Biệt dịch, N0100(16). N0125 (38.6). <釋 n="1919">910. Ương-cù-đa-la 央瞿多羅. Bản Pàli, tại Savatthi. <釋 n="1920">911. Đà-bà-xà-lê-ca 陀婆闍梨迦 . Pàli: Dhavajàlikà (?). <釋 n="1921">912. Ương-cù-lợi-ma-la 央瞿利摩羅 . Pàli: Aígulimàla. <釋 n="1922">913. Thần神 . Đoạn kệ này không có Pàli tương đương. Đây chắc là dịch từ bhùta, quỷ thần, cũng chỉ các loại thảo mộc. <釋 n="1923">914. Bất Hại不害. Pàli: Ahimsa, tên do cha mẹ đặt. <釋 n="1924">915. Pàli, S.1. 20. Samiddhi. Biệt dịch, N0100(17) <釋 n="1925">916. Tháp-bổ hà搨補河 . Pàli: Tapodà, tên hồ lớn ngoại thành Vương xá. <釋 n="1926">917. Pàli: mà sandiỉỉhikaư hitvà kàlikaư anudhàvì’ti, chớ xả bỏ cái hiện thực, mà chạy theo cái lệ thuộc thời gian. Chỉ sự tu tập đòi hỏi nhiều thời gian. Bản Hán đọc akàlika, do tách âm cuối của từ đi trước, hitvà = à+a. <釋 n="1927">918. Pàli: kàlikà hi àvuso kàmà, dục vọng vốn lệ thuộc thời gian. <釋 n="1928">919. Pàli: sandiỉỉhiko ayaư dhammo akàliko ehipassiko opaneyyiko paccattaư veditabbo vióóùhì ti, ‘Pháp này (của Phật) là hiện thực (được thấy ngay hiện tại), không lệ thuộc thời gian, hãy đến để thấy (là pháp thực chứng), có khả năng hướng dẫn (đến Niết-bàn), được chứng biết từ nội tâm bởi kẻ Trí’. <釋 n="1929">920. Ái tưởng愛想. Pàli: akkheyyasaóóino sattà, chúng sanh có tưởng về danh (tên gọi người và vật). <釋 n="1930">921. Pàli: akkheyyaư aparióóàya, yogamàyanti maccuno, do không biết rõ danh nên bị Tử thần trói đi. <釋 n="1931">922. Pàli: akkheyyaóca parióóàya, akkhàtàraư na maóóati; taóca tassa na hoti, yena naư vajjà na tassa atthi, do biết rõ cái bị gọi tên, nó không suy tưởng đến tên gọi. Ai không có điều này, người đó không có lầm lỗi. <釋 n="1932">923. Pàli: tìsu vidhàsu avikampamàno, samo visesì ti na tassa hoti, ai không dao động trong ba sự này, người đó không có ý nghó hơn, kém. <釋 n="1933">924. Pàli, Cf. M. 23. Vammìka. Biệt dịch, N0100(18), N0125(39.9). <釋 n="1934">925. Pàli: Tôn giả Kumàrakassapa, sống trong rừng Andhavana (Ám lâm). <釋 n="1935">926. Hán: khâu trũng丘塚 . Pàli: vammìka, ổ kiến hay gò mối. <釋 n="1936">927. Bản Pàli, đào lần đầu, thấy cái then cửa (laígi). <釋 n="1937">928. Cù lâu氍氀. Không hiểu ý. Pàli, đào lên lần thứ hai: uddhumàyika, thây sình (hay con nhái). <釋 n="1938">929. Nhục đoạn肉段. Pàli, lần thứ ba: dvidhàpatha, hai con đường. <釋 n="1939">930. Đồ sát xứ屠殺處 . Pàli, lần thứ tư: caígavàraư, chiếc thuyền (khúc gỗ được moi ruột). <釋 n="1940">931. Lăng-kỳ 楞耆. Pàli: laígi, cái then cửa. Bản Pàli, lần thứ năm: kummo, con rùa. <釋 n="1941">932. Đại long大龍. Pàli: nàga, con rắn hổ mang. <釋 n="1942">933. Tùy giác tùy quán隨覺隨觀 . Pàli: anuvitakketi anuvicàreti, suy tầm, suy tưởng. <釋 n="1943">934. Pàli: rattiư anuvitakketvà anuvcàretvà divà kammante payojeti kàyena vàcàya, sau khi ban đêm suy tầm, suy tưởng, ban ngày thực hiện công việc bằng thân hay miệng. <釋 n="1944">935. Tức năm triền cái. Bản Pàli, con rùa, chỉ cho năm thủ uẩn. <釋 n="1945">936. Bản Pàli: uddhumàyika. <釋 n="1946">937. Bản Pàli: asisùnà. <釋 n="1947">938. Biệt dịch, N0100(19). <釋 n="1948">939. Đại Chánh, quyển 39. Quốc Dịch, quyển 33. “Tụng vii. Kệ.1. Tương ưng Tỳ-kheo” tiếp theo Pàli, A.3.126 Kaỉuviya. Biệt dịch, N0100 (20). <釋 n="1949">940. Hán: y ác tham thị依惡貪嗜 . Pàli: rittassàdaư bàhirassàdaư, vị trống không, vị ngoại giới. <釋 n="1950">941. Pàli: muỉỉhassatiư asampajnaư asamàhitaư vibbhantacittaư pàkantindriyaư, mất chánh niệm, không tỉnh giác, không tập trung, tâm loạn động, các căn phóng túng. <釋 n="1951">942. Pàli: mà… attànaư kaỉuviyam akàsi, đừng làm tự ngã hư thối. <釋 n="1952">943. Pàli: abhijjhà… kaỉuvuyaư vyàpàdo àmagadho pàpakà ạkusalà vitakkà makkhikà, tham là thối nát, sân là mùi hôi thối, tầm cầu ác bất thiện là ruồi nhặng. <釋 n="1953">944. Pàli, không thấy tương đương. Biệt dịch, N0100(21). <釋 n="1954">945. Tức nghỉ trưa. <釋 n="1955">946. Nguyên Hán: Só phu . <釋 n="1956">947. Pàli, S. 20. 9. Nàgo. Biệt dịch, N0100(22). <釋 n="1957">948. Long tượng . Pàli: nàga, số nhiều. <釋 n="1958">949. Pàli: taruịà bhivikacchàpà, những con voi nhỏ. <釋 n="1959">950. Quốc Dịch, “Tụng vii. Kệ. 2. Tương ưng Ma” gồm hai phẩm, hai mươi mốt kinh. Ấn Thuận, “Tụng viii. Tám chúng. 18. Tương ưng Ma” hai mươi kinh, Đại Chánh, 1084-1103. Quốc Dịch, phẩm 1, mười một kinh. Pàli, S. 4.9. Àyu (1). Biệt dịch, N0100(23). <釋 n="1960">951. Hàn lâm . Pàli: Sìtavana, khu rừng ở gần thành Ràjagaha. <釋 n="1961">952. Pàli: dìghamàyu manussànaư, na naư hìơe suporiso, tuổi thọ con người rất dài; người khôn ngoan không xem khinh điều này. <釋 n="1962">953. Pàli, S. 4.10. Àyu (2). Biệt dịch, N0100(24). <釋 n="1963">954. Tô tức穌息 . Pàli: assàsaka, có hơi thở điều hòa, an tâm. <釋 n="1964">955. Pàli: nàcca yanti aho rattà jìvitaư nùparujjhati, ngày đêm không đi qua, mạng sống không giảm thiểu. <釋 n="1965">956. Pàli, S. 4.15. Mànasa. Biệt dịch, N0100(25). <釋 n="1966">957. Pàli: antalikkhacaro pàso, yoyaư carati mànaso, tâm ý này dong ruổi, như sợi dây thòng giữa hư không. <釋 n="1967">958. Pàli, S. 4.7. Suppati. Biệt dịch, N0100(26). <釋 n="1968">959. Pàli, S. 4. 11. Pàsàịa. Biệt dịch, N0100(27). <釋 n="1969">960. Đây chỉ quyến thuộc của A-tu-la. <釋 n="1970">961. Pàli, S. 4.6. Sappa (Rắn). Biệt dịch, N0100(28). <釋 n="1971">962. Hán: đại long大龍 . Pàli: mahanta sapparàjà, đại xà vương. <釋 n="1972">963. Pàli, S. 4.13.Sakalika. Biệt dịch, N0100(29). <釋 n="1973">964. Vương xá thành Tỳ-bà-la sơn Thất diệp thọ lâm thạch thất王舍城毘婆羅山七葉樹林石室. Đây chỉ hang Sattapaịịiguhà, trên sườn núi Vebhàra, thành Ràjagaha. Nhưng bản Pàli: Maddakucchismiư Migadàye, vườn Nai, trong rừng Maddakucchi. <釋 n="1974">965. Pàli, S.4.23.Godhika. Biệt dịch, N0100(30). <釋 n="1975">966. Xem cht.26, kinh1090. <釋 n="1976">967. Cù-đề-ca 瞿低迦. Pàli: Godhika. <釋 n="1977">968. Tiên nhân sơn trắc Hắc thạch thất仙人山側黑石室. Pàli: Isigili-passa, Kàơasilà. <釋 n="1978">969. Hán: thời thọ ý giải thoát時受意解脫; tức, thời giải thoát hay thời ái tâm giải thoát, trường hợp A-la-hán chứng tâm giải thoát tùy thuộc hoàn cảnh; khi nghịch duyên, có thể bị thoái thất. Xem, Câu-xá 25, Đại 29, tr.129a 19, 130b 16 Pàli: sàmàyikaư ceto-vimuttiư. <釋 n="1979">970. Hán: bất trụ tâm不住心. Pàli: appatiỉỉhitena vióóàịena, bằng thức vô trụ (không trụ xứ). <釋 n="1980">971. Pàli, S.4.24.Sattavassa; S.4.25.Dhìtaro. Biệt dịch, N0100(31). <釋 n="1981">972. Pàli: kaỉỉhena bhùmiư vilikhanto, dùng que vạch lên đất. <釋 n="1982">973. Ái Lạc愛樂, Ái Niệm愛念, Ái Dục愛欲. Pàli: Taịhà (khát ái), Rati (không lạc), Ràga (tham dục). <釋 n="1983">974. Pàli, S.4.2. Nàga; 4.3. Subha. Biệt dịch, N0100(32). <釋 n="1984">975. Quốc Dịch, phẩm 2.Pàli, S. 4. 1. 1. Tapokammaóca. <釋 n="1985">976. Khổ hành. Pàli: dukkhàrakàrikàya, đây chỉ sáu năm khổ hạnh của Phật. <釋 n="1986">977. Pàli: như bánh lái của chiếc thuyền trên cạn. <釋 n="1987">978. Pàli, S.4.18. Piịđa. <釋 n="1988">979. Sa-la Bà-la-môn tụ lạc娑羅婆羅門聚落. Pàli: Paócasàlàyaư bràhmaịagàme. <釋 n="1989">980. Pàli, S.4.4-5 Pàsa. <釋 n="1990">981. Sf. Mv.i., vin.i - 21. <釋 n="1991">982. Pàli, S.4.14. Patirùpa. <釋 n="1992">983. Thạch Chủ石主. Pàli: Kosalesu Ekasàlàyaư bràhmaịagàme. <釋 n="1993">984. Pàli: netaư tava patirùpaư, yad aóóam anusàssasi, anurodhavirodhesu, mà sajjittho tad àcaran ti, “Thật không thích hợp để Ngài giáo hóa người khác. Chớ đi giữa những người tán thành và những người chống đối.” <釋 n="1994">985. Pàli: hitànukampì sambuddho, yad aóóam anusàssati; anurodha-virodhehi vippamutto Tathàgato ti, Đấng Chánh Giác giáo hóa mọi người do lòng thương tưởng, lân mẫn. Như Lai đã giải thoát ngoài những tán thành và chống đối. <釋 n="1995">986. Pàli, S.4.20. Rajja. <釋 n="1996">987. S. 4.21. Sambahulà. <釋 n="1997">988. Nhà thị giả, hay nhà khách trong tinh xá. <釋 n="1998">989. Xem cht.55, kinh 1078. <釋 n="1999">990. Pàli, S.4.22. Samiddhi. <釋 n="2000">991. Thiện Giác善覺. Pàli: Samiddhi. <釋 n="2001">992. Vô giá bảo  Bản Tống-Nguyên-Minh: Pháp Tăng bảo <釋 n="2002">993. Pàli, S.4.12. Sìha. <釋 n="2003">994. Pàli, S.4.16. Patta. <釋 n="2004">995. Pàli, S.4.17. Àyatana. <釋 n="2005">996. Xúc nhập xứ 觸入處. Pàli: phassàyatana. <釋 n="2006">997. Đại Chánh, quyển 40. Quốc Dịch, quyển 34, “Tụng vii.3.Tương ưng Đế thích” hai phẩm. Ấn Thuận, “Tụng viii. Tám chúng. 19. Tương ưng Đế thích” hai mươi hai kinh: 1207-1228; Đại Chánh 1104-1225. Phật Quang, quyển 40. Quốc Dịch, phẩm 1. Pàli, S.11.11. Vatapada. Biệt dịch, N0100(33). <釋 n="2007">998. Thất chủng thọ,七種受 . Pàli: satta vatapadàni, bảy cấm giới. <釋 n="2008">999. Giải thoát thí解脫施 . Pàli: muttacàga, huệ thí một cách rộng rãi. <釋 n="2009">1000. Pàli, S.11.13. Mahàli. Biệt dịch, N0100(34). <釋 n="2010">1001. Ly-xa danh Ma-ha-lợi離車名摩訶利 . Pàli: Mahàli Licchavì. <釋 n="2011">1002. Pàli: so hi nùna… Sakkapatirùpako bhavissati, không phải Đế Thích đâu, mà chỉ là tướng Đế Thích. <釋 n="2012">1003. Pàli, S.11.12. Sakkanàma. Biệt dịch, N0100(35). <釋 n="2013">1004. Thích Đề-hoàn Nhân釋提桓因 . Pàli: Sakko Devànaư Indo. <釋 n="2014">1005. Đốn thí頓施 . So sánh Pàli: sakkaccaư dànaư adàsi, bố thí một cách cung kính, nhiệt thành. <釋 n="2015">1006. Định nghóa của Pàli: sakkaccaư dàna adàsi tasmà kko ti vuccati, vì bố thí một cách cung kính (sakkaccaư), nên được gọi là Sakka (Thích). <釋 n="2016">1007. Phú-lan-đà-la 富蘭陀羅. Pàli: Purindado. Định nghóa của Pàli: pure dànam adàsi tasmà purindado ti vuccati, do bố thí nơi thị tứ (pura) nên được gọi là Purindado. <釋 n="2017">1008. Ma-già-bà 摩伽婆 . Pàli: Maghavà. <釋 n="2018">1009. Pàli: pubbe manussabhùto samàno magho nàma màịavo ahosi, trước kia, khi còn làm người, ông là thiếu niên tên là Magha. <釋 n="2019">1010. Bà-sa-bà 婆娑婆 . Pàli: Vàsava. Định nghóa của Pàli: pubbe… àvasatham adàsi tasmà Vàsavo ti vuccati, trước kia, do bố thí nhà ở (àvasatha), nên được gọi là Vàsava. <釋 n="2020">1011. Bà-tiên-hòa 婆詵和 . Bản Cao-ly: tư私. Pàli: àvasatha (nhà ở), bản Hán hiểu là vasanakà (y phục). <釋 n="2021">1012. Kiều-thi-ca 憍尸迦 . Pàli: Kosiya (Kosika). <釋 n="2022">1013. Pàli: Kosiya. <釋 n="2023">1014. Xá-chỉ-bát-đê 舍脂鈢低 . Pàli: Sujampati, “chồng của bà Sujà”. <釋 n="2024">1015. Thiên Nhãn千眼 . Pàli: Sahassakkha, hay Sahassaneta. <釋 n="2025">1016. Nhân-đề-lợi 因提利 . Phiên âm từ Skt. Indra (= Pàli: Inda). <釋 n="2026">1017. Pàli, S.11.22. Dubbaịịiya. Biệt dịch, N0100(36). <釋 n="2027">1018. Dạ-xoa 夜叉. Pàli: Yakkha. <釋 n="2028">1019. Pàli, S.11.24. Akodha. Biệt dịch, N0100(37). <釋 n="2029">1020. Pàli, S.11.5. Subhàsitaư-jaya. Biệt dịch, N0100(38). <釋 n="2030">1021. Pàli, S.11.4. Vepacitti. Biệt dịch, N0100(39); N0125(34.8). <釋 n="2031">1022. Đoán pháp điện斷法殿. Pàli: Sudhammasabha (Thiện pháp đường). <釋 n="2032">1023. Pàli, S. 11.19. Satthàravandana. Biệt dịch, N0100(40). <釋 n="2033">1024. Thường thắng điện常勝殿. Pàli: Vejayantapàsàdo, cung điện Chiến thắng. <釋 n="2034">1025. Xá-chỉ chi phu舍脂之夫 ; một tên khác của Đế Thích. Pàli: Sùjampati. <釋 n="2035">1026. Hộ thế chúa護世主; chỉ cho bốn Đại thiên vương. <釋 n="2036">1027. Pàli, không thấy nội dung tương đương. Cf. S.11.18.Gahaỉỉhavandana. Biệt dịch, N0100(41). <釋 n="2037">1028. Đây là một kinh riêng biệt, nhưng bản Đại Chánh không ghi số. Ấn Thuận phân thành kinh riêng. Quốc Dịch phân thành kinh riêng và ghi tên kinh là “Kính Pháp”. Nội dung kinh này là kính pháp như giới thiệu trong kinh số 1112. có lẽ nguyên thủy không có. Người sau, tìm thấy nội dung ở đâu đó nên bổ túc vào cho đủ tán Tam bảo. <釋 n="2038">1029. Pàli: (…) dhammena dàraư posenti, (những Ưu-bà-tắc) những pháp nuôi dưỡng vợ. Bản Hán hiểu posenti (nuôi dưỡng) như là (u)posatha (bố-tát). <釋 n="2039">1030. Pàli, S.11.20. Sakka-namassana. Biệt dịch, N0100(42). <釋 n="2040">1031. Xem cht.28, kinh 1111. <釋 n="2041">1032. Quốc Dịch, phẩm 2. Pàli, S. 11.1. 1. Suvìra. Biệt dịch, N0100(43). <釋 n="2042">1033. Tú-tỳ-lê Thiên tử宿毘梨天子. Pàli: Suvìra-devaputta. <釋 n="2043">1034. Hán: a công阿公 . Pàli: tàta suvìra, từ xưng hô, gọi người lớn tuổi hơn, coi như cha. Cũng có thể gọi người nhỏ hơn: Con thân yêu! <釋 n="2044">1035. Bất khởi xứ不起處. Pàli: anuỉỉhahaư; biếng nhác, không hăng hái, (do động từ uỉỉhahati = uỉỉhàti: đứng dậy, phấn khởi hay hăng hái). <釋 n="2045">1036. Pàli: anuỉỉhahaư, avàyàmaư, sukhaư yàtràdhigacchati, nói đến nơi nào mà ở đó không cần hăng hái, không cần nỗ lực, nhưng an vui. <釋 n="2046">1037. Hán: vô phương tiện無方便. Pàli: avàyàmaư, không nỗ lực. <釋 n="2047">1038. Pàli: sace atthi akammena, koci kvaci na jìvati; nibbànassa hi so maggo, suvìra tattha gacchàhi, nếu không có hành nghiệp, không có bất cứ ai tồn tại bất cứ đâu; con đường đó dẫn đến Niết-bàn, suvìra, hãy đi đến đó. <釋 n="2048">1039. Pàli, S.11.9. Araóóàyatana-isi; S.11.10. Samudaka. Biệt dịch, N0100(44). <釋 n="2049">1040. Bản Pàli: mang nguyên cả giày, kiếm… mà vào. Bản Hán có thể nhầm. <釋 n="2050">1041. Thí vô úy施無畏. Pàli: abhayadakkhiịa; các Tiên nhân này đến A-tu-la cầu xin cho mình sự an toàn. <釋 n="2051">1042. Pàli, S.11.21. Chetvà. Biệt dịch, N0100(45). <釋 n="2052">1043. Pàli, A.3.37. Ràjà. Biệt dịch, N0100(46). <釋 n="2053">1044. Đây chỉ tháng mười lăm ngày, theo lịch cổ Ấn. Nếu theo ba mươi ngày, thì đây gồm ngày mồng 8 và 23.Pàli: aỉỉhamiyaư pakkhassa, ngày mồng 8 mỗi (nửa) tháng. <釋 n="2054">1045. Tháng thần biến神變月 (Pàli: iddhimasà?); các tháng Giêng, tháng Năm và tháng Chín, bốn Thiên vương hiện thần thông đi quan sát nhân gian. Bản Pàli không thấy nói các tháng này. <釋 n="2055">1046. Pàli: càtuddasiư pakkhassa, ngày thứ 14 mỗi (nửa) tháng, tức gồm ngày 14 và 29, hay 28 nếu tháng thiếu. <釋 n="2056">1047. Pàli: uposathe pannarase, vào ngày trai giới, ngày thứ 15, tức ngày 15 và 30 hay 29 nếu tháng thiếu. <釋 n="2057">1048. Tập pháp giảng đường集法講堂 ; cũng gọi là Thiẹân pháp đường hay Chánh pháp đường. Pàli: Sudhamma-sabhà. <釋 n="2058">1049. Pàli, S.11.23. Màyà. Biệt dịch, N0100(47). <釋 n="2059">1050. Pàli: Sambarimàyà, huyễn thuật của Sambarà, (tên khác của Vepacitta, A-tu-la vương). <釋 n="2060">1051. Pàli, S.11.8. Verocana-asurinda. Biệt dịch, N0100(50). <釋 n="2061">1052. Bề-lư-xá-na tử Bà-tró A-tu-la vương鞞盧闍那子婆稚Bản Pàli chỉ nói tên Verocana Asurinda, Cf, D.ii.259: sataóca Baliputtànaư sabbe Verocanàmakà, một trăm con trai của Bali tất cả đều có tên là Vero (=Verocana). Hán, Bà-tró, liên hệ phiên âm của Bali. <釋 n="2062">1053. Pàli: nipphannasobhano attho, mục đích được sáng chói khi đã được hoàn tất. <釋 n="2063">1054. Pàli: saưyogaparamà tveva sambhogà, các thức ăn được chế biến (Hán: hòa hiệp) thượng diệu (Hán: đệ nhất nghóa). <釋 n="2064">1055. Pàli, S.11.7. Nadubbiya. Biệt dịch, N0100(48). <釋 n="2065">1056. Đại Chánh quyển 41. Ấn Thuận, “Tụng vii. Như Lai sở thuyết. 40. Tương ưng Bất hoại tịnh” sáu mươi hai kinh: 13174-13235 (Đại Chánh: quyển 31 (phần cuối) kinh 902-904, quyển 41 (phần đầu) kinh 1121-1135). Quốc Dịch, quyển 26, “Tụng 5. Đạo.8 Tương ưng Bất hoại tịnh; phẩm 2” bốn mươi tám kinh: 12637-12684 (Đại Chánh: 1121-1135). Phật Quang, quyển 31, kinh 873-896 (Đại Chánh: kinh 1121-1144). –Đại Chánh kinh 1121; Pàli, A. 10. 46. Sakka. <釋 n="2066">1057. Ca-tỳ-la-vệ quốc Ni-câu-luật viên迦毘羅衛國尼拘律園. Pàli: Kapilavatthu-Nigodha-Nigodhàràma. <釋 n="2067">1058. Pháp trai nhật法齋日; chỉ ngày thọ trì bát quan trai giới. Pàli: aỉỉhaíga-susamàgataư uposathaư. <釋 n="2068">1059. Thần túc nguyệt神足月; tháng thần túc hay thần biến. Xem cht.49, kinh 1117. <釋 n="2069">1060. Hán: vi chân thật yếu為真實要 : chưa hiểu ý. <釋 n="2070">1061. Pàli, S. 55. 54 Gilàyana. <釋 n="2071">1062. Tô tức xứ穌息處. Pàli: assàsaniya dhamma: pháp làm cho hơi thở điều hòa; làm cho thư giản, nghỉ ngơi; pháp làm cho an tâm. <釋 n="2072">1063. Hữu thân有身 ; tức hữu thân kiến, chấp thân có thật. Diệt trừ thân kiến chứng Tu-đà-hoàn. Pàli: sakkàya. <釋 n="2073">1064. Hán; bất khởi Niết-bàn不起涅槃 ; chỉ Niết-bàn vô sanh, không còn tái sanh. Bản Pàli không nhắc đến ý nghóa này. <釋 n="2074">1065. Pàli, S. 55. 48. Bhaddiya. <釋 n="2075">1066. Bồ-đề 菩提. Pàli: Bhaddiya. Bản Hán đọc là Bodhi(ya). <釋 n="2076">1067. Pàli, S. 55. 36. Sabhàgata. <釋 n="2077">1068. Pàli, S. 55. 50. Aíga; S. 55. 55. Caturo phalà. <釋 n="2078">1069. Tứ chủng Tu-đà-hoàn đạo phần四種須陀洹道分 . Pàli: cattàri sotapattiyaígàni. Cũng gọi là bốn Dự lưu chi, Cf. Pháp uẩn 2, Đại 26, tr.458. <釋 n="2079">1070. Cf, Pháp uẩn, ibid.: thân cận thiện só, thính văn chánh pháp, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành. Pàli, Cf. D.iii. 227: sappurisa-saưsevo, saddhamma-savanaư, yoniso-manasikàro, dhammànudhamma-paỉipatti. <釋 n="2080">1071. Pàli, S. 55. 46. Bhikkhù. <釋 n="2081">1072. Tu-đà-hoàn phần須陀洹分 . <釋 n="2082">1073. Pàli, S. 55. 2. Ogadha. <釋 n="2083">1074. Trong đoạn này, tóm tắt có mười bảy kinh. Ấn Thuận, kinh 1318-13190. Đại Chánh không có kinh số tương đương. <釋 n="2084">1075. Pàli, S. 55. 55-58. Caturo phalà. <釋 n="2085">1076. Tham chiếu kinh 1128. <釋 n="2086">1077. Pàli, không thấy tương đương. <釋 n="2087">1078. Pàli, S. 55. 31. Abhisanda (1). <釋 n="2088">1079. Pàli, S. 55. 32.Abhisanda (2). <釋 n="2089">1080. Tham chiếu kinh 1132. <釋 n="2090">1081. Bản Hán tiết lược: đối với pháp và đối với Tăng, chi tiết như đối với Phật. Tiếp theo là thứ tư, an lạc do bố thí. <釋 n="2091">1082. Pàli, S. 55. 33.Abhisanda. <釋 n="2092">1083. Quyển 30, kinh 841. <釋 n="2093">1084. Pàli, S. 55. 20. Devacàrika. <釋 n="2094">1085. Quốc Dịch, quyển 45 “Tụng viii. Đạo. Như Lai. 1. Tương ưng Đại Ca-diếp” một phẩm. Ấn Thuận, “Tụng 7. Như Lai sở thuyết. 41. Tương ưng Đại Ca-diếp” mười một kinh, tương đương Pàli S. 16. Kassapa-saưyutta. Phật Quang, quyển 31, phần sau (vào hai kinh đầu quyển 32). Đại Chánh, quyển 41, kinh 1136-1144, 905-906 (quyển 32). Pàli, S. 16. 3. Candupama. Biệt dịch, N0100(111). <釋 n="2095">1086. Bản Đại Chánh: Xá-vệ quốc. <釋 n="2096">1087. Pàli: seyyathàpìyư àkàse pàịi na… cittaư na sajjati na gayhati na bajjhati, cũng như cánh tay này trong hư không, tâm không bị dính mắc, không bị nắm giữ, không bị cột trói. <釋 n="2097">1088. Tức thử hiện thân即此現身 . <釋 n="2098">1089. Pàli, S. 16.4. Kulupagaư. Biệt dịch, N0100(112). <釋 n="2099">1090. Pàli, S. 16. 6.Ovàdo. <釋 n="2100">1091. Bàn-trù 槃稠. Pàli: Bhaịđa. <釋 n="2101">1092. A-phù-tỳ 阿浮毘 . Abhiójika. <釋 n="2102">1093. Pàli, S. 16. 7. Ovàdo. Biệt dịch, N0100(114). <釋 n="2103">1094. Pàli, S. 16. 8. Ovàdo (3). Biệt dịch, N0100(115). <釋 n="2104">1095. Tức Tỳ-kheo chỉ sống bằng hạnh khất thực; trong mười hai hạnh đầu-đà. Tiếp theo, là một số hạnh đầu-đà được nhắc đến. <釋 n="2105">1096. Pàli, S.16. 5. Jiịịaư. Biệt dịch, N0100(116); N0125(41.5). <釋 n="2106">1097. Cf. S. ii. 220: Lần đầu tiên gặp Phật, Ca-diếp khoác chiếc Tăng-già-lê rất quý; rồi xin đổi lấy y thô xấu của Phật. <釋 n="2107">1098. Bản Pàli kể chi tiết các hạnh đầu-đà của Ca-diếp. <釋 n="2108">1099. Đầu-đà pháp頭陀法 . Pàli: dhutaguịnà. <釋 n="2109">1100. Pàli, S. 16. 9. Jhànàbhióóà. Biệt dịch, N0100(117). <釋 n="2110">1101. Hán: a-luyện-nhã sàng tọa xứ阿練若床坐處 . Chưa rõ ý. Biệt dịch, N0100(112): “Sống ở biên địa xa xôi, trải cỏ mà nằm”. <釋 n="2111">1102. Y phục dương dương衣服佯佯 ; bản Tống-Nguyên-Minh: bàng dương, y phục phất phơ. <釋 n="2112">1103. Hán: cánh tri . Ấn Thuận cho rằng nhảy sót chữ bất: “Rốt cuộc, không biết ai…”. <釋 n="2113">1104. Cf. S. ii. 220: satthà me, bhante, bhagavà, sàvakoham asmi, “Thưa Đại đức, Thế Tôn là Thầy của tôi. Tôi là đệ tử.” Câu nói khi Ca-diếp lần đầu trông thấy Phật. Bằng câu này, theo các Luật tạng, Ma-ha Ca-diếp đắc giới cụ túc, thành Tỳ-kheo. <釋 n="2114">1105. Pàli, S. 16. 10. Upassayaư. Biệt dịch, N0100(118). <釋 n="2115">1106. Thâu-la Nan-đà偷羅難陀 . Pàli: Thullanandà. <釋 n="2116">1107. A-lê Ma-ha Ca-diếp阿梨摩訶迦葉 . Pàli: ayyo Mahàkassapo. Xem cht.42, kinh 1075. <釋 n="2117">1108. A-nan Bề-đề-ha-mâu-ni阿難鞞提訶牟尼 . Pàli: Ànanda Vedehamuni; sớ giải, SA.i. 120: Vedehiputto ti, vedehi paịđitàdhivacanaư etaư; paị ititthiy putto ti attho, A-nan được gọi là Ẩn só Vedeha, vì là con trai của Vedehi. Vedehi đồng nghóa với Pađita, thông thái. Nghóa là, con trai của người đàn bà thông thái. <釋 n="2118">1109. Xem kinh 1136. <釋 n="2119">1110. Pàli, S. 16. 11. Cìvaraư. Biệt dịch, N0100(119). <釋 n="2120">1111. Nam Thiên trúc南天竺. Đây chỉ địa phương phía nam Ma-kiệt-đà, không phải Nam Ấn. Bản Pàli không đề cập. <釋 n="2121">1112. Hán: đồng tử童子 . Pàli: kumàrabhùtà, con nít. <釋 n="2122">1113. Nam sơn quốc thổ南山國土 . Dakkhiịagiri, tên tiểu quốc ở phía Nam Vương xá. <釋 n="2123">1114. Hán dịch đoạn này không rõ nghóa. Pàli: tikabhojana, một bữa ăn chỉ ba người (trở xuống). Luật Tỳ-kheo gọi là “Biệt chúng thực”; Tứ phần, Ba-dật-đề 33; Ngũ phần, Ba-dật-đề 32; Tăng-kỳ, Ba-dật-đề 40; Pàli, pàcittiya 32: gaịabhojana. Bốn Tỳ-kheo trở lên thành một nhóm, tách ra khỏi Tăng, cùng đi khất thực chung và cùng ăn chung tại một nhà thí chủ, gọi là Biệt chúng thực. <釋 n="2124">1115. Hán: túc só chúng hoại , chúng kỳ cựu bị phá hoại. Pàli: palujjanti… navappayà. <釋 n="2125">1116. Đê-xá低舍. Pàli: Thullatissà. <釋 n="2126">1117. Na-la tụ lạc那羅聚落. Pàli: Naơanda. <釋 n="2127">1118. Đa tử tháp多子塔. Pàli: Bahuputta-cetiya. <釋 n="2128">1119. Đại Chánh, quyển 42. Quốc Dịch, quyển 36, “Tụng vii Kệ; 4. Tương ưng Câu-tát-la”, phẩm 2 tiếp theo. Ấn Thuận, “Tụng viii Tám chúng; 20. Tương ưng Sát-lợi” tiếp theo (Đại Chánh quyển 40, kinh 1226-1239). Phật Quang, quyển 42. Đại Chánh kinh 1145, Pàli, S. 3. 3. Issattha. Biệt dịch, N0100(68). <釋 n="2129">1120. Ba-tư-nặc 波斯匿. Pàli: Pasenadi. <釋 n="2130">1121. Pàli: kattha dànaư dàtabbaư, “sự cho cần được cho ở đâu?”; kattha dinnaư mahapphalaư, “vật cho ở đâu có kết quả lớn?” <釋 n="2131">1122. Pàli: bhareyyàsi taư purisaư, “Vua có phù trì người ấy không?” <釋 n="2132">1123. Hán: cao xướng tăng hoan thọ (bản Cao-ly: ái ). Pàli: àmodamàno pakireti, detha dethàti bhàsati, phân phát với tâm hoan hỷ, người ấy nói, “Hãy bố thí! Hãy bố thí.” <釋 n="2133">1124. Pàli, S.3.21. Puggala. Biệt dịch, N0100(69). <釋 n="2134">1125. Pàli: lohitamalà và lohitamalaư gaccheyya, từ chỗ vấy bẩn máu đi đến chỗ vấy bẩn máu. <釋 n="2135">1126. Hán: đăng sàng登床 . Pàli: pathaviyà pallaíkaư àroheyya, “người từ đất nhảy lên kiệu”. <釋 n="2136">1127. Pàli, S.3.25. Pabbatùpamà. Biệt dịch, N0100(70). <釋 n="2137">1128. Bản Cao-ly, Ấn Thuận: nhật nhật日日; mỗi ngày. Biệt dịch: nhật trung giữa trưa. Phật Quang: bạch nhậtban ngày. Pàli: divàdivassa, buổi sáng sớm. <釋 n="2138">1129. Quán đảnh vương. Pàli: Khattiya-muddhàvasitta-ràjan, vua thuộc dòng Sát-đế-lợi, đăng quang bằng phép quán đảnh. <釋 n="2139">1130. Pàli: issariyamadamattaư, kiêu hãnh với vương quyền. <釋 n="2140">1131. Hán: hữu tín, hữu duyên有信有緣 . Pàli: saddhàyiko paccayiko, người thân tín, đáng tin cậy. <釋 n="2141">1132. Pàli, S.3.11. Jaỉila. Biệt dịch, N0100(71). <釋 n="2142">1133. Xà-kỳ-la 闍祇羅 . Pàli: Jaỉila, đạo só bện tóc. <釋 n="2143">1134. Nhất-xá-la 一舍羅. Pàli: ekasàỉaka, ngoại đạo một y (khoác một mảnh vải duy nhất). <釋 n="2144">1135. Pàli: saưvàsena … sìlaư veditabbaư, bằng sự sống chung mà biết được giới hạnh của một người. <釋 n="2145">1136. Pàli: saưvohàrena … soceyyaư veditbbaư, bằng nghiệp vụ chung mới biết được sự thanh tịnh của một người. <釋 n="2146">1137. Pàli: àpadàsu… thàmo veditabbo, trong những khổ nạn mới biết sức chịu đựng của một người. <釋 n="2147">1138. Hán: kiến thuyết tri minh見說知明. Pàli: sàkacchàya … paóóà viditabbà, cùng đàm luận mới biết trí tuệ của một người. <釋 n="2148">1139. Đại Chánh:鋀石銅? Ấn Thuận, Phật Quang: thâu thạch đồng鍮石銅, loại đồng đỏ. Pàli: patirùpako mattikakuíđalo, hoa tai bằng đất sét được thếp vàng. <釋 n="2149">1140. Pàli, S.3.12. Paócaràjàno. Biệt dịch, N0100(72); N0125(33.1). <釋 n="2150">1141. Pàli: năm vua. <釋 n="2151">1142. Chiên-đàn Ưu-bà-tắc栴檀優婆塞. Pàli: Candanaígaliko upàsako. <釋 n="2152">1143. Hán: Ương-kỳ quốc minh hiển央耆國明顯. Pàli: Aígìrasaư passaư-virocamànaư, “hãy xem Aígìrasa ánh sáng chói lọi”. Trong Pàli, Aígìrasa là xưng hiệu thường dùng để chỉ Phật, vì dòng họ Gotama nguyên thủy thuộc bộ tộc Aígìrasa. Bản Hán hiểu đây là tên một nước. <釋 n="2153">1144. Pàli, S.3.13. Doịapàka. Biệt dịch, N0100(73). <釋 n="2154">1145. Uất-đa-la 鬱多羅 . Pàli: Sudassano màịavo. <釋 n="2155">1146. Quốc Dịch, quyển 36, phần cuối, “Tụng vii. Kệ. 5. Tương ưng Bà-la-môn”, hai phẩm. Ấn Thuận, “Tụng viii. Tám chúng; 21. Tương ưng Bà-la-môn” ba mươi tám kinh: 1250-1287 (Đại Chánh, quyển 42, kinh 1151-1163; quyển 3 (phần cuối) và quyển 4 (phần đầu), kinh 88-102; quyển 44 (phần đầu), kinh 1178-1187). Quốc Dịch, phẩm 1. Pàli, S.7.3. Asurinda. Biệt dịch, N0100(74). <釋 n="2156">1147. Niên thiếu A-tu-la年少阿修羅. Pàli: Asurindaka Bhàradvàjo bràhmaịo, người Bà-la-môn tên là Asurindaka Bhàradvàja. <釋 n="2157">1148. Bản Pàli: Nghe tin anh mình xuất gia theo Phật, Asurindaka giận dữ, đến mắng Phật. <釋 n="2158">1149. Pàli, S.7.3. Akkosa. Biệt dịch, N0100(75). <釋 n="2159">1150. Tân-kỳ-ca Bà-la-môn賓耆迦婆羅門; phiên âm từ Bilaịgika (?); xem cht.35, kinh 1153. Pàli: Akkosa Bhàradvàjo bràhmaịo; trong bản Pàli, người này là anh của người được đề cập trong kinh trên. <釋 n="2160">1151. Hán: tương tặng di, tương dữ . Pàli: sambhuójati, vìtiharati; ăn chung với nhau (= giao tế), trao đổi nhau (giao hoán). <釋 n="2161">1152. Pàli, S.7.2. Akkosa. Biệt dịch, N0100(76). <釋 n="2162">1153. Kiện Mạ Bà-la-đậu-bà-giá健罵婆羅豆婆遮. Pàli: Akkosa-Bhàradvàja. Biệt danh Akkosa (Kiện Mạ), vì đến nhiếc mắng Phật. <釋 n="2163">1154. Pàli, S. 7.4. Bilaịgika. Biệt dịch, N0100(77). <釋 n="2164">1155. Xem kinh 1153. Bản Pàli: Bilaịgika. <釋 n="2165">1156. Pàli, S.7.16. Paccanìka. Biệt dịch, N0100(78). <釋 n="2166">1157. Vi Nghóa違義. Pàli: Paccanìkasàta. <釋 n="2167">1158. Pàli, S.7.5. Ahiưsa. Biệt dịch, N0100(79), N0101(26). <釋 n="2168">1159. Bất Hại不害. Pàli: Ahiưsaka. <釋 n="2169">1160. Pàli, S.7.12. Udaya. Biệt dịch, N0100 (80). <釋 n="2170">1161. Hỏa Dữ火與. (Pàli: Aggidatta?). Nhưng, bản Pàli: Udaya. <釋 n="2171">1162. Pàli, S.7.1. Dhànaójanì. Biệt dịch, N0100(81). <釋 n="2172">1163. Bà-tứ-tra 婆肆吒 . Pàli: Dhànaójanì. <釋 n="2173">1164. Vô gián tuệ無間慧. Tống-Nguyên-Minh: vô văn tuệ無 慧. <釋 n="2174">1165. Nam-mô Đa-đà-a-già-độ A-la-ha Tam-miệu-tam-phật-đà南無多陀阿伽度阿羅呵三藐三佛陀. Pàli: Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsambuddhassa. <釋 n="2175">1166. Tam minh đại đức Bà-la-môn三明大德婆羅門; đây chỉ ba bộ Vệ-đà nguyên thủy. Cf. Pàli, Di. 88: tiịịaư vedànaư pàragù, (người Bà-la-môn) tinh thông ba tập Vệ-đà. <釋 n="2176">1167. Cf. Di.90, văn Pàli về những lời mà Bà-la-môn chưởi Phật và đệ tử: ye ca kho te … muịđakà samaịakà ibbhà kiịhà bandhupàdàpaccà, “bọn chúng là những Sa-môn trọc đầu, ti tiện, đen điu, con cháu của bọn tiện tì”. <釋 n="2177">1168. Đại Chánh: vô ngại đẳng無閡等. Về vô gián đẳng, tức hiện quán Thánh đế, xem các kinh trên (quyển 1, 3, 5, 6, 10…) <釋 n="2178">1169. Pàli, Sn. 3. 5. Màgha-sutta. Biệt dịch, N0100(82). <釋 n="2179">1170. Ma-cù 魔瞿. Pàli: Màgha màịava. <釋 n="2180">1171. Pàli, S.7.7. Suddhika. Biệt dịch, N0100(83). <釋 n="2181">1172. Bản Cao-ly: kim cái金蓋. Bản Tống-Nguyên-Minh: hoa cái . Ấn Thuận và Quốc Dịch đều đọc là kim cái: lọng có cán bằng vàng. <釋 n="2182">1173. Xá-lặc 舍勒; Huyền ứng âm nghóa 16: “Xá-lặc, đây nói là y; hoặc nói là nội y”. Tức cái quần (Pàli: sàluka). Bản Pàli không có các chi tiết này. <釋 n="2183">1174. Hán: vô phi…, có lẽ dư một phủ định từ. Cf. Pàli, S. ibid.: Na bràmaịo sujjhati koci loke, sìlavà pi tapo karaư, không Bà-la-môn trong đời này được thanh tịnh, dù có trì giới, tu khổ hành (trừ phi vị ấy tinh thông ba bộ Vệ-đà). <釋 n="2184">1175. Tam điển Bà-la-môn三典婆羅門; chỉ Bà-la-môn tinh thông ba bộ Vệ-đà nguyên thủy. <釋 n="2185">1176. Quốc Dịch, phẩm 2. Pàli, S.7.8.Aggika (không hoàn toàn tương đương). Biệt dịch, N0100(84). <釋 n="2186">1177. Minh, chỉ ba minh vừa nêu trên: túc mạng trí minh, sanh tử trí minh, lậu tận trí minh. <釋 n="2187">1178. Biệt dịch, N0100(85). <釋 n="2188">1179. Pàli, A. 3. 51-52. Jinna. <釋 n="2189">1180. Đại Chánh quyển 43. Ấn Thuận, 2. Tương ưng Nhập xứ (Tụng 2), hai trăm tám mươi lăm kinh: 188-462; Đại chánh: 188-255 (cuối quyển 7 – hết quyển 9), 1164-1177 (quyển 43), 273-342 (quyển 11-12). Quốc Dịch, 2. Tương ưng Nhập, mười hai phẩm. Quốc Dịch, quyển 12, “2. Tương ưng Nhập”, phẩm 12. Phật Quang, quyển 10. Pàli, A. 6. 61. Pàràyana. <釋 n="2190">1181. Pàli: Sambahulànaư therànaư bhikkhùnaư, số đông các Tỳ-kheo Thượng tọa. <釋 n="2191">1182. Bà-la-diên-đê-xá-di-đức-lặc sở vấn波羅延低舍彌德勒所問; Những câu hỏi của Đê-xá-di-đức-lặc (Tissametteyyamànava-pucchà), trong phẩm Ba-la-diên (Pàràyana). Pàli: Sn. 5. 3.Tisamettyyamànavapucchà. <釋 n="2192">1183. Hán: siêu xuất phùng trất ưu超出縫紩憂. Pàli: taư brùmi mahàpuriso’ti, so idha sibbinimaccagà, (…) người ấy Ta gọi là Đại trượng phu mà ở đây đã thoát khỏi người thợ may. <釋 n="2193">1184. Đại Chánh: thọ . Quốc Dịch và Phật Quang đọc là thọ . Ấn Thuận đọc là ái . <釋 n="2194">1185. Pàli: taịhà hi naư sibbati tassa tasseva bhavassa abhinibbatiyà, do ái dệt thành cái ấy nên dẫn đến sự xuất hiện của hữu. <釋 n="2195">1186. Pàli: phassanirodho majjhe, xúc diệt là ở giữa. <釋 n="2196">1187. Pàli, S. 35. 127. Bhàradvàja. <釋 n="2197">1188. Tân-đầu-lô 賓頭盧 . Pàli: Piịđolabhàradvàja. <釋 n="2198">1189. Bà-sa vương Ưu-đà-diên-na婆蹉王優陀延那. Udena. <釋 n="2199">1190. Hán: nhiệm tha nhi hoạt . Đối chiếu Pàli: samannàgatà paỉhamena vayasà anikilìtàvino kàmesu, với tuổi tráng niên đầu đời mà không đoái hoài đến các dục vọng. <釋 n="2200">1191. Bản liệt kê ba mươi hai thứ bất tịnh trong thân. Bản Hán, nhiều hơn. <釋 n="2201">1192. Tăng thượng chấp trì增上執持. Về thủ hộ căn môn. <釋 n="2202">1193. Pàli, S.35.195-196. Hatthapàdupama. <釋 n="2203">1194. Pàli, S.35.199. Kumma. <釋 n="2204">1195. Pàli: sàyaưhasamayaư anunadìtìre gocarapasuto ahosi, buổi chiều, nó đi dọc bờ sông để kiếm mồi. <釋 n="2205">1196. Hán: tàng lục藏六 . Pàli: soịđipaócamàni aígàni, năm chi mà cái đầu là thứ năm. <釋 n="2206">1197. Pàli: anissato aóóamaheỉhayàno, không y tựa, không tổn thương kẻ khác. Sớ giải: taịhàdiỉỉhinissayehi anissito, không y tựa ái kiến. <釋 n="2207">1198. Pàli: parinibbuto nùpavadeyya kaóci, hoàn toàn viên tịch, không có gì chê trách. Bản Hán đọc: parinivuto, hoàn toàn được che kín. <釋 n="2208">1199. Pàli, S. 35. 207. Yavakalàpi. <釋 n="2209">1200. Hán: hoàng mạch . Pàli: yavakalàpì, bó lúa. <釋 n="2210">1201. Đương lai thế hữu當來世有 . Pàli: àyàtiư punabbhava, hữu tái sanh trong đời tương lai. <釋 n="2211">1202. Pàli: asmì ti, iójatam etam, nói rằng “Tôi hiện hữu”, đây là sự dao động. <釋 n="2212">1203. Pàli: asmì’ ti…iójitam etaư, ayam aham asmì’ti …bhavissan’ti … Na bhavissan’ti …rùpì bhavissan’ti … iójitam etaư: “Tôi hiện hữu, đây là cái bị dao động (lung lay, lắc lư). Cái này là tôi… Tôi sẽ hiện hữu… Tôi sẽ không hiện hữu … sẽ có sắc… đây là cái bị dao động. <釋 n="2213">1204. Tư lương, hư cuống思量虛誑 . Pàli: asmì ’ti … phanditam etaư: Tôi hiện hữu, đây là cái bị chấn động (run rẩy); asmì’ti… papaócitam etaư: tôi hiện hữu, cái này là hý luận. <釋 n="2214">1205. Ngã … ái; Pàli: asmì’ti… mànagatam etaư, tôi hiện hữu, cái này là mạn. <釋 n="2215">1206. Pàli, S. 35. 205. Viịà. <釋 n="2216">1207. Pàli: cakkhuvióóeyyesu rùpesu uppajjeyya chando: tham dục sanh khởi nơi các sắc được nhận thức bởi mắt. <釋 n="2217">1208. Hán: nhược dục, nhược tham, nhược nật, nhược niệm, nhược quyết định trước xứ若欲若貪若昵若念若決定著處. Pàli: chando và ràgo và doso và moho và paỉighaư vàpi: dục, tham, sân, si, hận. <釋 n="2218">1209. Pàli, S. 35. 206. Chappàịa. <釋 n="2219">1210. Luật nghi bất luật nghi律儀不律儀. Pàli: saưvaro asaưvaro. <釋 n="2220">1211. (…) giác tưởng tương tục trụ覺想相續住. Pàli: upaỉỉhitakàyassati ca viharati appamàịa-cetaso, “sống an trụ chánh niệm trên thân, với tâm tư vô lượng”. <釋 n="2221">1212. Pàli, S. 35. 206 (5-8) Capàịa. Biệt dịch, N0125(38.8). <釋 n="2222">1213. Thất-thâu-ma-la 失收摩羅. Pàli: suưsumàra, con cá sấu. <釋 n="2223">1214. Pàli: upaỉỉhitakàyassati, an trụ chánh niệm trên thân. <釋 n="2224">1215. Pàli, S. 35. 197. Àsìvisa. Biệt dịch, N0125(31,6). <釋 n="2225">1216. Pàli, S. 35. 203. Dukkhaddhamma. <釋 n="2226">1217. Pàli: kàmachando kàmasneho kàmamucchà kàmapariơàho, ham muốn của dục, mê luyến của dục, mê đắm của dục, nóng bức của dục. <釋 n="2227">1218. Nại lâm奈林 (?). Pàli: bahukaịỉakaư dàyaư, khu rừng có nhiều gai. <釋 n="2228">1219. Pàli: dandho satuppàdo, niệm khởi lên một cách chậm chạp. <釋 n="2229">1220. Hán: lâm thú lưu chú tuấn thâu đông phương臨趣流注浚輸東方. Pàli: Gangà nadì pàcìnaninnà pàcìnapoịà pàcìnapabbhàrà. <釋 n="2230">1221. Pàli, S. 35. 200. Dàrukkhandha (1). Biệt dịch, N0125 (43.3). <釋 n="2231">1222. A-tỳ-xà Hằng thuỷ biên阿毘闍恒水邊 . Pàli: Kosambhiyaư viharati Gaígàya nadiyà tìre, trú tại Kosambhi, bên bờ sông Hằng. <釋 n="2232">1223. Bản Hán hình như bị nhảy sót: Tham chiếu Pàli: bị chìm giữa dòng là hỷ thâm (nandìràga); bị mắc cạn là ngã mạn (asmìmàna). <釋 n="2233">1224. Nan-đồ 難屠. Pàli: Nando gopàlako. <釋 n="2234">1225. Pàli, S. 35. 204. Kiưsuka. <釋 n="2235">1226. Khẩn-thú 緊獸. Cũng âm là chân-thúc-ca. Tên một loai cây, hoa màu đỏ như thịt tươi. Pàli: kiưsuka. <釋 n="2236">1227. Thi-lợi-sa 尸利沙 . Hán dịch là hợp hoan thọ. Pàli: sirìsa, cây Bồ-đề. Cf. D.ii. 4. Sammà-sambuddho sirìsassa mùle abhisambuddho, “Đức Phật ngồi dưới gốc cây Sirìsa mà thành Chánh giác”. <釋 n="2237">1228. Ni-câu-lâu-đà 尼拘婁陀 . Pàli: nigrodha. <釋 n="2238">1229. Pàli, S. 35. 202. Avassuta. <釋 n="2239">1230. Pàli, không thấy tương đương. <釋 n="2240">1231. Tức ba bất thiện tầm: tham bất thiện tầm, sân bất thiện tầm, hại bất thiện tầm. <釋 n="2241">1232. Chỉ bốn thiền. <釋 n="2242">1233. Đại Chánh quyển 44. Ấn Thuận, “21. Tương ưng Bà-la-môn (phần sau)”; tiếp theo Đại Chánh kinh số 102 (quyển 4). Quốc Dịch, quyển 38. –Pàli, Cf. Theri. 133. Vàsiỉỉhì. Biệt dịch, N0100(92). <釋 n="2243">1234. Di-hy-la 彌絺羅 . Pàli: Mithilà. <釋 n="2244">1235. Bà-tứ-tra 婆四吒 . Pàli: Vàseỉỉhì. <釋 n="2245">1236. Bà chạy từ Vesalì đến Mithilà. <釋 n="2246">1237. Ác; Ấn Thuận, Phật Quang đọc là yếu要. Các bản Tống-Nguyên-Minh đọc là ác . <釋 n="2247">1238. Tú-xà-đế 宿闍諦 . Pàli: Sujàta. <釋 n="2248">1239. Tôn-đà-bàn-lê 孫陀槃梨. Pàli: Sundarì. <釋 n="2249">1240. Pàli, S. 7. 1. 10. Bahudhìti. Biệt dịch, N0100(93). <釋 n="2250">1241. Bản Pàli: Kosalesu viharati aóóatarasmiư vanande, trong một khu rừng nọ ở Kosala. <釋 n="2251">1242. Tỳ-lê-da Bà-la-đậu-bà-giá毘梨耶婆羅豆婆遮. Pàli: aóóatarassa bhàradvàja-gotassa bràhmaịassa, có một người Bà-la-môn nọ thuộc dòng họ Bhàradvàja. <釋 n="2252">1243. Pàli, S.7.22. Khomadussa. Biệt dịch, N0100(94). <釋 n="2253">1244. Pàli: Sakkesu viharati Khomadussaư nàmaư Sakyànaư nigamo. Sống giữa những người họ Thích, tại tụ lạc Khomadussa của họ Thích. <釋 n="2254">1245. Bà-la-môn tụ lạc Bà-la trưởng giả婆羅門聚落婆羅長者. Pàli: Khomadussakà bràhmaịagahapatikà sabhàyaư, trong nhà hội của những gia chủ Bà-la-môn thuộc tụ lạc Khomadussa. <釋 n="2255">1246. Pàli: ke ca muịđakà samaịakà, ke ca sabhàdhammaư jànanti? “Những Sa-môn trọc đầu kia là ai? Sao họ không biết phép hội họp?” <釋 n="2256">1247. Pàli, S. 7. 2. 3. Devahita. Biệt dịch, N0100(95). <釋 n="2257">1248. Bản Pàli: Sàvatthinidànaư, nhân duyên ở Xá-vệ. <釋 n="2258">1249. Phù-lê tụ lạc浮梨聚落. <釋 n="2259">1250. Thiên Tác Bà-la-môn天作婆羅門. Pàli: Devahito bràhmaịo. <釋 n="2260">1251. Ưu-ba-ma 優波摩 . Pàli: Upavàịa. <釋 n="2261">1252. Pàli: vàtehàbàdhiko, phong bệnh; được giải thích (Tha.ii.57), do sự dao động của gió nội thân. Không phải gió cảm mạo từ ngoài. <釋 n="2262">1253. Pàli: muịđo saíghàtipàruto, trọc đầu, khoác Tăng-già-lê. <釋 n="2263">1254. An lạc thủy安樂水. Pàli: uịhodakaư, nước nóng. Bản Hán đọc là sukhodakaư? <釋 n="2264">1255. Thời thí時施; chỉ trong lúc đang bố thí (hiểu theo phân từ hiện tại). Pàli: kathaóhi yajamànassa, như thế nào, trong lúc hiến tế? <釋 n="2265">1256. Các bản đều đọc là định thú sanh定趣生. Nên đọc là ác thú sanh, gần với bản Pàli. Pàli: saggàpàyaóca passati, thấy sanh thiên, hay đọa lạc. <釋 n="2266">1257. Pàli, S.7.17. Navakammika. Biệt dịch, N0100(96). <釋 n="2267">1258. Hán: doanh tác điền nghiệp營作田業 . Bản Pàli: navakammika, thợ cất nhà (hoặc thợ mộc). <釋 n="2268">1259. Pàli, 7.18. Kaỉỉhahàra. Biệt dịch, N0100(97). <釋 n="2269">1260. Cọng (túc) . Hán dịch sát nghóa đen. Pàli: antevàsika: đệ tử (= người sống chung). <釋 n="2270">1261. Pàli, S.7.9. Sundarika. Biệt dịch, N0100(99). <釋 n="2271">1262. Tôn-đà-lợi hà孫陀利河. Pàli: Sundarikà-nadì. <釋 n="2272">1263. Pàli: Sundarikabhàradvàja bràhmaịa, Bà-la-môn Sundarika dòng họ Bhàradvàja. <釋 n="2273">1264. Pàli, M. 7. Vatthùpama-sutta. Biệt dịch, N0100 (98); N0125(13.5). <釋 n="2274">1265. Pàli, S.7.6. Jaỉà. Biệt dịch, N0100(100). <釋 n="2275">1266. Oanh kế La-đậu-bà-giá Bà-la-môn縈髻羅豆婆遮婆羅 . Trên chữ la羅có thể sót chữ bà婆. Pàli; Jaỉabhàradvàja-bràhmaịa, Bà-la-môn bện tóc dòng họ Bhàradvàja. <釋 n="2276">1267. Tham chiếu kinh 1187 trên. <釋 n="2277">1268. Quốc Dịch, quyển 38, phần cuối, “Tụng vii. Kệ. 6.Tương ưng Phạm thiên” 1 phẩm, 10 kinh. Ấn Thuận, “Tụng viii. 22. Tương ưng Phạm thiên” mười kinh: 1288-1287 (Đại Chánh, kinh 1188-1197). Pàli, S.6.2. Gàrava; cf. A. 4. 21.Uruvelà. Biệt dịch, N0100(101). <釋 n="2278">1269. Pàli: ajapàlanigrodhamùle, dưới gốc cây Ajapàla-nigrodha. <釋 n="2279">1270. Pàli: dukkhaư kho agàravo viharati appatisso, “Khổ thay, sống mà không có sự kính trọng, không có sự thuận tùng”. <釋 n="2280">1271. Pàli, S. 47. 18. Brahmà. Biệt dịch, N0100 (102); N0101(4). <釋 n="2281">1272. Nhất thừa đạo一乘道. Pàli: ekàyano maggo, con đường có một lối đi duy nhất, khác với ekayàna, nhất thừa, chỉ một cỗ xe duy nhất. <釋 n="2282">1273. Đắc chân như pháp得真如法. Pàli: óàyassa adhigamàya, nibbànassa sacchikiriyàya, để đạt đến Chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. <釋 n="2283">1274. Như Thánh pháp如法. Pàli: óàya (dhamma)? Xem thêm cht. dưới. <釋 n="2284">1275. Như Thánh đạo如道. Pàli: óàyàya maggam, con đường dẫn đến chánh lý(?) <釋 n="2285">1276. Hán: kiến sanh chư hữu biên見生諸有邊. Chư, nên đọc là tận. Pàli: jàtikhayantadassì, thấy sự sanh được đoạn tận. <釋 n="2286">1277. Pàli, S.6.11. Sanaưkumàra. Biệt dịch, N0100 (103). <釋 n="2287">1278. Bản Pàli: Ràjagahe viharati Sappinìtìre, trú tại Vương xá, bên bờ sông Sappinì. <釋 n="2288">1279. Pàli: Brahmà sanaưkumàro, vị Phạm thiên thường xuyên dưới dạng hài đồng, thường đồng hình Phạm thiên. <釋 n="2289">1280. Pàli: khattiyo seỉỉho janetasmiư, ye gottapaỉisàrino, những ai tin vào chủng tộc, thì Sát-lợi là tối tôn. <釋 n="2290">1281. Pàli, S.6.13. Andhakavinda. Biệt dịch, N0100(104). <釋 n="2291">1282. Bản Pàli: Màgadhesu viharati Andhakavinde, sống giữa những người Ma-kiệt-đà, trong làng Andhakavinda. <釋 n="2292">1283. Tùy thuận không . Trên kia, Hán dịch là “tùy thuận a-luyện-nhã ”. <釋 n="2293">1284. Pàli: sevetha pantàni senàsanàni, các ông hãy sống nơi biên địa. <釋 n="2294">1285. Pàli, S.1.37. Samaya. Biệt dịch, N0100(105). <釋 n="2295">1286. Ca-tỳ-la-vệ Ca-tỳ-la-vệ lâm迦毘羅衛迦毘羅衛林. Pàli: Kapilavatthusmiư Mahàvane, trong rừng Đại lâm, ở Kaplilavatthu. <釋 n="2296">1287. Pàli: aparàjitasaígham, Tăng-già không thể bị đánh bại. <釋 n="2297">1288. Nhân-đà-la tràng因陀羅幢. Cây phướn của Đế Thích. <釋 n="2298">1289. Pàli, S.6. 7-9. Kokàlika. Biệt dịch, N0100(106); N0101(5). <釋 n="2299">1290. Cù-ca-lê 瞿迦梨. Pàli: Kokàlika. <釋 n="2300">1291. S. 6.7. <釋 n="2301">1292. Pàli, S. 6.6. Pamàda. Biệt dịch, N0100(107). <釋 n="2302">1293. Biệt Phạm thiên別梵天. Pàli: Pacceka-Brahmà. Không thấy các tài liệu giải thích. Có thể chỉ những Phạm thiên độc lập, không có Thiên chúng. <釋 n="2303">1294. Thiện Tí biệt Phạm thiên善臂別梵天. Pàli, đề cập hai vị: Subrahmà và Suddhavàsa. <釋 n="2304">1295. Bà-cú Phạm thiên婆句梵天. Pàli: Bako Brahmà. <釋 n="2305">1296. Hán: hộc điểu鵠鳥. Pàli: haưsa, thiên nga. <釋 n="2306">1297. Bản Pàli: tayo supaịịà, ba trăm chim cánh vàng (Kim xí điểu). <釋 n="2307">1298. Pàli: vyagghìnisà paócasatà ca jhàyino, sáng rực với 500 hổ cái? Bản Hán hiểu jhàyino: các hành giả Thiên, thay vì là (các cung điện) sáng rực. <釋 n="2308">1299. Thiện Phạm thiên善梵天. Pàli: Subràhmà, một trong hai vị Pacceka-Brahmà mà bản Hán trên kia không nhắc. <釋 n="2309">1300. Xem cht.64, kinh 1194. <釋 n="2310">1301. Về “bảy mươi hai”, xem cht.75 kinh 1195. <釋 n="2311">1302. Ca-tra-vụ-đà-đê-sa 迦吒務陀低沙. <釋 n="2312">1303. Ni-la-phù-đà 尼羅浮 . Pàli: Nirabbuda. <釋 n="2313">1304. A-phù-đà 阿浮陀. Pàli: Abbuda. <釋 n="2314">1305. Pàli, S. 6.4. Bako-Brahmà. Biệt dịch, 100 (108). <釋 n="2315">1306. Xem cht.63, kinh 1194. <釋 n="2316">1307. Hán: Phạm thiên thất thập nhị, tạo tác chư phước nghiệp梵天七十二造作諸福業 ; văn cú đảo. Nên hiểu: “Các Phạm thiên đã tạo ra bảy mươi hai loại phước nghiệp”. Tham chiếu Pàli: dvàsattati Gotma puóóakammà, vasavattino jàtijaraư atìtà, “bằng bảy mươi hai phước nghiệp, chúng tôi có quyền uy siêu việt già và chết”. <釋 n="2317">1308. Minh luận明論. Pàli: Vedagù, người thông thạo các Veda. <釋 n="2318">1309. Pàli, S. 6.5. Aparà diỉỉhi. Biệt dịch, N0100(109). <釋 n="2319">1310. Pàli, S. 6.15. Parinibbàna. Biệt dịch, N0100(110). <釋 n="2320">1311. Song thọ kiên cố lâm堅固雙樹林. Pàli: Yamaka-sàla, cụm cây sàla mọc đôi. Bản Hán đọc là sara (kiên cố). <釋 n="2321">1312. Chi-đề 枝提. Pàli: cetiya, tháp miếu. <釋 n="2322">1313. Chỉ y Uất-đa-la-tăng và áo lót.