<經 id="n32">PHẬT NÓI KINH TỨ ĐẾ Hán dịch: Đời Hậu Hán, An Thế Cao. Nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đà Cấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Phật gọi các Tỳ-kheo; các Tỳ-kheo thưa: –Dạ vâng. Các Tỳ-kheo liền theo Đức Phật để nghe dạy. Đức Phật liền nói như vầy: –Này Tỳ-kheo, nói về pháp chân chánh, thì đó chính là Tứ đế, là pháp cần tư duy một cách đầy đủ, thấy khai mở một cách đầy đủ, hiểu biết rốt ráo, phân biệt, nêu bày, hiển thị. Nếu có Tỳ-kheo ở trong thời quá khứ, theo các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Chánh Giác nghe pháp thì các Ngài cũng nói điều chánh yếu này, đó là Tứ đế. Đó là pháp cần tư duy một cách đầy đủ, thấy, khai mở, thông tỏ, phân biệt, nêu bày, hiển thị một cách đầy đủ. Nếu có Tỳ-kheo ở trong đời vị lai, theo các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Chánh Giác nghe pháp thì các Ngài cũng nói chánh pháp này. Thật vậy, này Hiền giả, đó là pháp Tứ đế, như đã nói đầy đủ ở trên. Nay có Tỳ-kheo đối với Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Chánh Giác ở hiện tại, thì Ngài cũng nói về Chánh đế ấy. Hãy tư duy một cách đầy đủ, thấy, khai mở, thông tỏ, phân biệt, phát kiến một cách đầy đủ về Tứ đế như thế. Đức Phật lại gọi Tỳ-kheo Xá-lợi-phất đến và nói: –Vị Tỳ-kheo này là bậc có trí tuệ nhanh nhẹn, có trí tuệ nhạy bén, có trí tuệ sắc sảo, có trí tuệ cao rộng, có trí tuệ sâu suốt, có trí tuệ tinh diệu, có trí tuệ không nhàm chán nên có thể thấy biết, có trí tuệ quý báu, có trí tuệ tùy thuận. Tỳ-kheo Xá-lợi-phất vừa là bậc thuyết pháp, vừa là bậc nghe pháp. Vì sao? Này Hiền giả, vì Ta nói một cách sơ lược về Tứ đế này thì Tỳ-kheo Xá-lợi-phất có thể vì người khác nói một cách đầy đủ, tư duy một cách đầy đủ, có thể thấy, có thể khai mở, có thể thông tỏ, có thể phân biệt nêu bày, có thể hiển thị khiến cho nhiều người tùy thuận đạo pháp. Chính Tỳ-kheo Xá-lợi-phất hướng dẫn cho con người không có lỗi lầm, ai theo đường tà thì có thể trở về chánh đạo. Tỳ-kheo Xá-lợi-phất có thể khiến cho mọi người theo đạo, Tỳ-kheo Mục-kiền-liên có thể làm cho mọi người phát khởi tâm đạo, Tỳ-kheo Xá-lợi-phất như mẹ sanh, Tỳ-kheo Mục-kiền-liên như mẹ dưỡng. Nhờ Tỳ-kheo Mục-kiền-liên mà được giác ngộ. Đối với Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Mục-kiền-liên hãy nên tôn thờ, hãy nên cúng dường, hãy nên đến để học hỏi. Tỳ-kheo Xá-lợi-phất và Tỳ-kheo Mục-kiền-liên là bạn đồng học, đưa đến ý niệm an lạc cho các vị phạm hạnh chứ không có ai khác. Đức Phật thuyết như vậy xong, từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất để tónh tọa. Lúc đó Hiền giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo: –Vì lợi ích cho chúng ta nên Đức Phật mới xuất hiện ở thế gian, cho nên Ngài nói Tứ đế này. Tứ đế là gì? 1. Khổ; 2. Tập; 3. Tận (Diệt); 4. Đạo. Thực hành Tứ đế sẽ được diệt khổ. Này Hiền giả, những gì là Khổ đế? ­Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, oán thù gặp nhau là khổ, thương nhau mà phải chia ly là khổ, cầu mong không được là khổ, tóm lại, ngũ ấm là khổ. Này Hiền giả, thế nào là sanh khổ? Đó là con người và tất cả các chủng loại chúng sanh khác, do sanh mà có sự phát triển sanh, do tùy thuận, do lòng dục mà thành, năm ấm đã phát sanh rồi, liền có mạng căn, như vậy gọi là sanh. Này Hiền giả, sanh là khổ. Do nhân duyên gì mà sanh là khổ? Đó là khi sanh ra, con người có thân cho nên phải thọ khổ, do xúc (cánh) tất cả xúc, do thọ tất cả thống (thọ), làm cho ý lãnh thọ khổ. Do xúc tất cả xúc, do thọ tất cả thọ khiến cho thân ý xúc khổ. Do xúc tất cả xúc, biết thọ lại sanh thọ khiến cho thân lãnh thọ sự phiền não. Do xúc tất cả xúc, hiểu thọ lại sanh thọ khiến cho tâm ý bị nhiệt não. Do xúc tất cả xúc, biết thọ lại sanh thọ khiến thân ý bị nhiệt não mỏi mệt. Do xúc tất cả xúc, do thọ tất cả thọ nên thân bị nhiệt não mỏi mệt, sanh ra nóng bức buồn rầu. Do xúc tất cả xúc, do thọ tất cả thọ khiến cho ý bị nóng bức mệt mỏi, sanh ra ý niệm nhiệt não. Do xúc tất cả xúc, do thọ tất cả thọ khiến thân ý nóng bức, mệt mỏi, sanh ra ý niệm mệt mỏi. Do xúc tất cả xúc, do thọ tất cả thọ nên này Hiền giả, sanh ra sự khổ như đã nói trên. Cho nên nói: Từ sanh mà có già. Này Hiền giả, những gì gọi là già khổ? Già có nghóa là mọi chúng sanh trở nên già yếu mỏi mệt, da nhăn, sức khỏe giảm sút, vì già yếu lưng còng phải chống gậy mà đi, râu tóc đen nhánh trở thành bạc phơ, các căn đã suy giảm, thân đang hư hoại, nhan sắc tiều tụy, chuyển thành cái già của kiếp người. Đó gọi là già. Này chư Hiền, già là khổ. Do nhân duyên gì mà nói già là khổ? Do vì người già, thân thể cảm xúc khổ. Do xúc tất cả xúc, hành thọ tất cả thọ nên ý niệm xúc khổ. Do xúc tất cả xúc, cảm thọ tất cả thọ nên thân ý cũng khổ. Do xúc tất cả xúc, cảm thọ tất cả thọ nên thân bị nhiệt não. Do xúc tất cả xúc, do thọ tất cả thọ nên ý niệm bị nhiệt não. Do cảm xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên thân ý bị nhiệt não. Do cảm xúc tất cả xúc, do thọ tất cả thọ nên thân bị nóng bức mệt mỏi. Do xúc nên tất cả cùng xúc, do thọ nên tất cả cùng thọ, ý niệm bị mệt mỏi, nhiệt não, sầu lo. Do xúc nên tất cả cùng xúc, do thọ nên tất cả cùng thọ, thân ý niệm bị nóng bức, mệt mỏi, sầu lo. Do xúc nên tất cả cùng xúc, do thọ nên tất cả cùng thọ, cho nên này Hiền giả, mới nói già là khổ. Do đó nên mới nói sự khổ trên. Này Hiền giả, bệnh là khổ. Bệnh là gì? Đó là có lúc đau đầu, đau bụng, đau tai, đau mũi, đau miệng, đau môi, đau lưỡi, đau yết hầu, bị nôn ọe, bệnh biến (từ trạng thái này sanh trạng thái khác), bệnh ở hạ bộ, bệnh nhiệt, bệnh đường tiểu tiện, bệnh điên, bướu cổ, trăn trở bức rức, đau khớp xương, mệt mỏi, bệnh về da, bệnh về mỡ, bệnh máu nóng, bệnh đàm… còn nhiều thứ bệnh như thế do đó mà sanh, không thể thoát khỏi, đều ở trong thân. Này Hiền giả, đó gọi là bệnh khổ. Do nhân duyên gì mà có bệnh khổ? Nghóa là khi con người bị bệnh khiến cho thân phải chịu khổ, do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên ý niệm bị khổ. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên cả thân, ý niệm đồng xúc khổ. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, nên thân bị nhiệt não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ khiến cho ý bị nhiệt não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên thân và ý niệm bị nhiệt não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên thân bị nóng bức, sầu lo. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, ý bị nóng bức sầu lo. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên thân và ý niệm bị nóng bức, sầu lo. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, này Hiền giả, cho nên gọi đó là bệnh khổ, là do các nhân duyên trên. Này Hiền giả, chết là khổ. Chết là gì? Đó là điều mà con người không sao tránh khỏi, là con người ở trong vòng sanh tử, thân này bị bỏ đi, tan phế, hoại diệt ở khắp mọi nơi, không còn thấy lại thân hình nữa, năm ấm đã dứt, mạng căn đã xả bỏ. Khi đã hủy diệt, đã chết, thì gọi đó là chết. Này Hiền giả, do nhân duyên gì mà gọi chết là khổ? –Đó là lúc chết, thân con người cảm xúc sự khổ, do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên ý niệm cảm xúc khổ. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên thân và ý niệm cảm xúc sự khổ. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ khiến cho thân bị nhiệt não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ khiến cho ý niệm bị nhiệt não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên khiến cho thân ý bị nhiệt não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, nên thân bị mỏi mệt, nóng bức, hối hận, áo não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ khiến cho thân và ý niệm bị mỏi mệt, nóng bức, hối hận, áo não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, này Hiền giả, cho nên nói chết là khổ. Do nhân duyên đó và cũng từ nhân duyên đó cho nên nói chết là khổ. Này Hiền giả, oán ghét nhau mà phải gặp nhau là khổ. Những gì gọi là oán ghét nhau mà phải gặp nhau? Này Hiền giả, con người có sáu tự nhập (sáu xứ bên trong), không đáng yêu, không đáng thích, nhưng chúng tụ hội tại một chỗ, đó là tướng hủy hoại, không ở đúng vị trí, nhưng cùng nhau tụ hội, cộng sự, sự tương ly ấy gọi là khổ. Cũng vậy, các ngoại xứ cũng lại như thế, đó là: Thức cũng vậy, tư cũng vậy, thống (thọ) cũng vậy, tư tưởng cũng vậy, niệm cũng vậy, ái cũng vậy, sáu hành cũng như vậy. Này Hiền giả, con người có sáu thứ gìn giữ không đáng yêu. Những gì là sáu thứ? Đó là địa chủng, thủy chủng, hỏa chủng, phong chủng, không chủng và thức chủng. Đó là nhất hội tướng, cùng hiệp hội, cùng cộng sự, đó là khổ. Này Hiền giả, vì chúng không tương ưng, không đáng yêu mà phải ở chung cho nên gọi là khổ. Do nhân duyên gì mà chúng không tương ưng, không đáng yêu mà phải tụ hội, này Hiền giả, gọi là khổ? Do vì chúng không thương nhau mà phải cộng sự, hiệp hội, này Hiền giả, mới khiến cho thân con người xúc khổ, do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, khiến cho ý xúc khổ. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên khiến cho thân và ý niệm bị xúc khổ. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên khiến cho thân và ý niệm bị đốt cháy. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên khiến cho thân bị đốt cháy, mệt mỏi, khổ não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, nên khiến cho ý niệm bị đốt cháy, mệt mỏi, khổ não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, nên khiến cho thân và ý niệm bị đốt cháy, mệt mỏi, khổ não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, nên không yêu mến với nhau mà phải tụ hội tương phùng, này Hiền giả, đó là khổ. Cho nên nói như trên là do như vậy. Này Hiền giả, thương yêu mà phải xa lìa là khổ. Những gì là thương yêu mà phải xa lìa? Này Hiền giả, đó là con người có sáu xứ bên trong, rất đáng yêu, nhưng chúng phải chia ly, mất hẳn, xa cách, từ biệt, không tụ hội với nhau, không hội ngộ, không ở chung, không gặp nhau, không cảm xúc nhau, gọi đó là khổ. Cũng vậy, đối với sáu ngoại xứ: Thức cũng vậy, xúc cũng vậy, Thống (thọ) cũng vậy, Niệm cũng vậy, Ái cũng vậy, sáu thứ gìn giữ cũng vậy. Này Hiền giả, có người thương yêu sáu thứ gìn giữ, đó là: Địa, thủy, hỏa, phong, không và thức, nhưng phải biệt ly, cách biệt xa lìa nhau, không hội ngộ, xa lìa, không ở chung, không gặp nhau, không cảm xúc nhau, đó là khổ. Này chư Hiền, do xa lìa điều mình yêu thương cho nên gọi là khổ. Do đó, do nhân duyên ấy mới nói như vậy. Cầu mong mà không được cũng là khổ. Này Hiền giả, cho nên lại nói pháp thế gian, con người nếu trong ý sanh ra ước muốn rằng: “Mong tôi đừng sanh ra”. Điều ấy không thể muốn mà được. Với sự già, này Hiền giả, con người nếu trong ý sanh ra ước muốn rằng: “Mong tôi đừng già”. Ý đó không phải muốn mà được. Đối với sự bệnh, này Hiền giả, con người khi đã thọ bệnh, khởi lên ước muốn rằng: “Mong tôi không bệnh”, nhưng vẫn không thoát khỏi. Này Hiền giả, đối với sự chết, con người thì phải chết, nhưng mong rằng: “Mong cho tôi được sống, đừng chết”, nhưng không phải mong mà được. Này Hiền giả, có người đã sanh ra ý thống khổ, không ưa, không tham muốn, vô dụng, người ấy sanh ra ước muốn rằng: “Nếu đã sanh ra ý thống khổ, không đáng ưa, vô dụng, mong sao nó đổi thành đáng ưa, đáng muốn, vừa ý”. Điều ấy không thể muốn mà được. Này Hiền giả, có người có tư tưởng mong cầu, suy nghó không đáng ưa, không vừa ý, không hiện hữu, người ấy suy nghó như vầy: “Hãy khiến cho ý mong cầu nhưng vô dụng, không vừa ý, không đáng ưa, mong sao đổi thành khả dụng, hợp ý, hãy khiến cho ta được vừa ý, đối với cái không thể được thì trở thành có thể được”. Này Hiền giả, có người sanh ra tư tưởng khả ái, hợp ý. Giả sử người ấy sanh ra ý nghó: “Nếu cảm xúc ta đã sanh ra khả ái, hợp ý, mong cho nó được thường hằng không ly biệt”. Sự mong muốn đó không phải muốn mà được. Này Hiền giả, giả sử có người sanh ra tư tưởng này: “Niệm ái thật hợp ý đáng yêu”, liền sanh ra ý muốn: “Hãy khiến cho tư tưởng này, niệm sanh dục, khả ý dục được thường hằng, kiên cố, đừng xa lìa. Hãy khiến cho sự mong ước này đừng cắt đứt”, nhưng vẫn không được. Điều mong cầu mà không được là khổ, do đó mà nói, cũng do nhân duyên ấy mà nói. Nói tóm lại, năm ấm là khổ, cho nên lại nói pháp này là pháp vô thường, nguy ách, bệnh tật, phá hoại, bị bệnh tật làm hư hoại, già nua, không kiên cố, không đáng tin cậy, bị chia lìa, cho nên nói gốc năm ấm là khổ. Này Hiền giả, thời gian quá khứ là khổ đế, thời gian vị lai, này Hiền giả, cũng là khổ đế; thời gian hiện tại, này Hiền giả, cũng là khổ đế. Đó là điều chắc thật, không điên đảo, không mê hoặc. Này Hiền giả, nếu có sự thật nào hợp với chân lý như vậy là phù hợp với chân lý của bậc Hiền giả; này Hiền giả, là đạt được sự tương ứng với tri kiến giải thoát của bậc Hiền giả. Giác ngộ chân lý như vậy cho nên gọi đó là chân lý của bậc Hiền giả. Này Hiền giả, những gì gọi là Khổ tập đế? Này Hiền giả, hoặc là con người có sáu tự nội ở trong thân (sáu xứ bên trong), trong đó nếu ai có tham đắm, có nhiễm thì gọi là Tập. Như vậy, đối với tự thân, ngoại thân cũng như vậy. Từ thức, cánh (xúc), tri, hành, ái, hữu cũng vậy. Này Hiền giả, con người có tham ái sáu giới: Địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Những gì làm cho kẻ ấy phát sanh tham đắm, gần gũi, thì gọi là Tập. Như vậy phải làm thế nào? Nếu có người tham ái đối với vợ con, nô tỳ, quyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, chỗ ngồi, đồ nằm, người ấy tạo tác nghiệp có vướng chấp nơi ái, gần gũi, xúc chạm, phát sanh mong cầu. Nên biết ái tập này là Khổ tập đế. Này Hiền giả, thời quá khứ cũng ái tập này là Khổ tập đế. Này Hiền giả, thời vị lai cũng ái tập này là Khổ tập đế, thời hiện tại cũng ái tập này là Khổ tập đế, là như thật, không khác, là như thật, không điên đảo, mê hoặc. Này Hiền giả, chân đế là sự thật đích thực, chân chánh. Này Hiền giả, đó là sự thật của bậc Thánh; xúc, kiến, giải, đắc của Hiền giả, tương ưng với sự giác ngộ, này Hiền giả, cho nên gọi là Khổ tập đế. Này Hiền giả, những gì gọi là Khổ tận đế? Này Hiền giả, con người có sáu thứ nhập trong tự thân nhưng không thọ, hiểu rõ như vậy, không xúc, đã đoạn, đã xả, xa lìa, đã chấm dứt, không còn mong mỏi, đã diệt, vắng lặng, đó là khổ diệt. Đối với ngoại thân cũng vậy, thức tưởng cận cánh (xúc), tư tưởng, niệm hành, vọng ái cũng thế. Này Hiền giả, con người có sáu giới nhưng không ái, đó là: Địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Nhờ hiểu rõ như vậy nên không xúc nhau, đã đoạn, đã xả, đã bỏ, đã thay đổi, không dùng, đó là khổ tận. Đó là những gì? Nếu con người không có tham ái đối với con cái, nhà cửa, nô tỳ, kẻ sai khiến, ruộng đất, phòng ốc, quán xá, đồ nằm, lợi tức của việc mua bán, hoàn toàn không tham đắm thì sẽ không có ý gần gũi, phát sanh mong cầu, nên biết ái này chấm dứt là khổ tận. Này Hiền giả, ở thời quá khứ nếu ái tận thì khổ cũng tận. Này chư Hiền, ở đời vị lai cũng vậy, đời hiện tại cũng thế, nếu ái tận thì khổ cũng tận. Này Hiền giả, như vậy sự thật đó là không thay đổi, không mê hoặc, không điên đảo. Có chân đế ấy thì khổ liền tận. Này Hiền giả, đó gọi là Đế (tức là điều chắc chắn). Này Hiền giả, những gì gọi là Khổ tận thọ hành đế? Này Hiền giả, có tám chủng đạo: 1. Trực kiến; 2.Trực trị; 3. Trực ngữ; 4. Trực hành; 5. Trực nghiệp; 6. Trực phương tiện; 7. Trực niệm; 8. Trực định. Này Hiền giả, Trực kiến là gì? –Đó là khi vị Hiền giả đệ tử đạo đức suy niệm về Khổ là Khổ, Tập là Tập, Tận là Tận, Đạo là Đạo, có thể quán phân biệt, được pháp quán; có thể thọ tưởng, có thể quán tưởng, có thể suy tưởng, có thể thọ hành, gọi đó là Trực kiến; cũng có thể quán sát sự tạo tác trước kia của mình, cũng suy niệm về đạo đức, hoặc thấy các hành là đáng hối hận (tai họa), nên tịnh chỉ, thấy vô vi là tịch nhiên (Niết-bàn là tịch diệt), do không vướng mắc, mà được giải thoát ý, quán phân biệt hành tướng, ý hành đối với pháp, quán bất ly tướng tham thọ. Đó gọi là Chánh trực kiến, gọi là Đạo đức đế. Này Hiền giả, những gì là Chánh trực trị (chánh tư duy)? –Nếu bậc Hiền giả, vị đệ tử đạo đức suy niệm về Khổ là Khổ, Tập là Tập, Tận là Tận, Đạo là Đạo; nếu đã nghó những gì thì nay nhớ lại thì gọi đó là Trực trị; cũng quán việc đời trước của mình, cũng nhớ lại hành tướng của sở học, do vậy hối hận thấy chúng là tai họa, an trụ trong vô vi tịch nhiên, không còn chấp trước, được ý giải thoát, quán niêm an chỉ những điều mong cầu, suy niệm hành tùy hành. Đó gọi là Trực trị, đó là Đạo đức đế. Này Hiền giả, Chánh trực ngữ là gì? –Đó là bậc Hiền giả vị đệ tử đạo đức suy niệm về Khổ là Khổ, Tập là Tập, Tận là Tận, Đạo là Đạo, đình chỉ bốn lỗi của miệng, và những hạnh ác khác của miệng, từ đó được an chỉ, viễn ly, an chỉ và viễn ly, phòng hộ không làm điều không đáng làm, từ tạo tội nay được vô tội. Đó gọi là Trực ngữ; cũng lại quán việc làm ngày trước, đã thâm nhập hạnh, thực hành nhớ nghó về đạo. Do tụ tập nên sanh tâm hối hận, an trụ trong pháp vô vi, vắng lặng, vượt thế, khả ý; tâm an định, không còn chấp trước nên được ý giải thoát, quán phân biệt, trừ bốn hạnh ác của miệng, xa lìa, đình chỉ, viễn ly, thâu giữ, điều không nên nói thì không nói, từ chỗ thọ tội nay được vô tội, đó gọi là Trực ngữ, gọi là Đạo đức đế. Này Hiền giả, Chánh trực hạnh là thế nào? –Đó là bậc Hiền giả, vị đệ tử đạo đức suy niệm Khổ là Khổ, Tập là Tập, Tận là Tận, Đạo là Đạo, trừ ba hạnh ác của thân, cũng trừ các hạnh ác khác của thân. Nhờ đó đình chỉ xa lìa, thâu giữ, điều không đáng làm thì không làm, điều đáng phải bị tội thì làm cho vô tội. Đó gọi là Trực hạnh, cũng quán sát việc làm đời trước, cũng theo hạnh đạo đức suy niệm về các việc làm ở thế gian thấy hối hận, an định trong vô vi, vượt thế, vắng lặng, tịch nhiên. Do tâm đã giải thoát vượt thế không vướng mắc nên được ý giải thoát, được sự quán chiếu để trừ ba hạnh ác của thân, cũng để trừ các hạnh ác khác của thân; xa lìa, đình chỉ, viễn ly, thâu giữ, không làm điều không nên làm, từ có tội được vô tội. Đó gọi là Chánh trực hạnh, đó gọi là Đạo đức đế. Này Hiền giả, Chánh trực nghiệp là thế nào? –Đó là bậc Hiền giả, vị đệ tử đạo đức suy niệm Khổ là Khổ, Tập là Tập, Tận là Tận, Đạo là Đạo, suy niệm về những điều không nên cầu, không nên làm, bao nhiêu nghiệp súc sanh, do tà hạnh mà muốn để mình được sanh sống. Đó gọi là tà nghiệp. Cũng quán sát về việc làm đời trước, do hạnh được đắc đạo, nhớ nghó các việc làm ở thế gian, quán thấy hối hận, an định trong vô vi, vượt thế, vắng lặng, tịch nhiên; được tâm định vượt thế gian, không vướng mắc, được ý giải thoát, nhờ đó quán thấy điều không nên mong cầu thì không cầu, với bao nhiêu hạnh nghiệp súc sanh để tự nuôi sống, thì xa lìa, đình chỉ, viễn ly, thâu giữ, không làm, do đó điều đáng phải có tội thì được vô tội. Đó gọi là Chánh trực nghiệp, gọi là Đạo đức đế. Này Hiền giả, Chánh trực phương tiện là gì? –Đó là bậc Hiền giả, vị đệ tử đạo đức suy niệm Khổ là Khổ, Tập là Tập, Tận là Tận, Đạo là Đạo, có tinh tấn, có phương tiện, có xuất ly, có an chỉ, năng hành, diễn bày, hoan hỷ; không hủy, không diệt niệm Chánh định thì gọi là Chánh trực phương tiện. Vị ấy cũng quán sát việc làm đời trước. Do niệm được tu tập, từ các việc làm ở thế gian thấy hối hận, nên kiến an định, vượt thế gian, trụ trong vô vi tịch nhiên; nhờ không tham đắm được đắc đạo, quán ý giải thoát, có tinh tấn, có phương tiện, có xuất ly, có an chỉ, diễn bày, hoan hỷ; không hủy diệt niệm, nhiếp ý an định một cách chân chánh. Đó gọi là Chánh trực phương tiện, gọi là Đạo đức đế. Này Hiền giả, Trực chánh niệm là gì? –Nếu bậc Hiền giả, vị đệ tử đạo đức suy niệm Khổ là Khổ, Tập là Tập, Tận là Tận, Đạo là Đạo, luôn theo đó suy niệm, niệm niệm không quên, ít nói, không lìa niệm, thì gọi là Trực chánh niệm. Vị ấy cũng quán sát việc làm đời trước, cũng nhờ đó được đạo hạnh, suy niệm hạnh thế gian là bất khả hối, nhiếp tâm an định, vượt thế gian, trụ trong vô vi tịch nhiên, kiến chiếu một đức không còn chấp trước, ý giải thoát, quán niệm, tưởng niệm; từ niệm ấy niệm niệm mãi không quên, ít nói, không rời niệm. Đó gọi là Trực chánh niệm, gọi là Đạo đức đế. Này Hiền giả, Trực chánh định là gì? –Nếu bậc Hiền giả, vị đệ tử đạo đức suy niệm Khổ là Khổ, Tập là Tập, Tận là Tận, Đạo là Đạo, do ý an chỉ nên không động, không dong ruổi, nhờ nhiếp chỉ cho nên ý niệm được chuyên nhất, đó gọi là Trực chánh định. Vị ấy cũng quán sát về việc làm đời trước, từ đó ý niệm được giải thoát, thấy hành vi ở thế gian mà hối hận, nhiếp ý an chỉ, vượt thế gian, có kiến giải thoát, dứt mọi chấp trước, nhờ nhân duyên giải thoát nên ý quán hướng về sự đình chỉ ý, chánh an, chuyên nhất, không mê hoặc, không dong ruổi, nhiếp ý an chỉ định niệm ở hai niệm. Đó gọi là Trực chánh định, gọi là Đạo đức đế. Này Hiền giả, thời quá khứ là Khổ tận đạo thánh đế (Đạo đế), thời vị lai sau này cũng là thọ hành thánh đế, thời hiện tại cũng là thọ hành diệt khổ thánh đế, như thật, không khác, không mất, không mê hoặc, là chân đế, đúng căn bản, đúng cái đức của Đạo đức đế. Này Hiền giả, đế chân thật này, nhờ thấy nó mà được giải thoát, cho nên gọi là khổ tận, nhờ thực hành như vậy nên gọi là Đạo đức đế. Do đó nên nói: “Khổ và khổ tập chấm dứt thì thấy đạo. Phật đã nói ra, phải thực hành mãi mãi”. Tôn giả Xá-lợi-phất giảng nói như vậy, các Tỳ-kheo thọ giáo phụng hành. <卷 id="34453590">