<經 id="n26a">KINH TRUNG A-HÀM (II) <字>中阿含經 <節>Hán dịch: Cù-đàm Tăng-già-đề-bà <卷 id="517975091"> PHẨM THỨ 11: PHẨM ĐẠI (phần đầu) <詞 id="136749679">117.KINH NHU NHUYẾN<註 n="1"/>1 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Chính Ta ngày trước ra đi xuất gia học đạo là ra đi từ chỗ ưu du, từ chỗ thong dong nhàn nhã, từ đời sống cực kỳ êm dịu<註 n="2"/>2.Khi Ta còn ở nhà, phụ vương Duyệt-đầu-đàn<註 n="3"/>3 tạo cho Ta đủ thứ cung điện; cung điện để ở vào mùa xuân, cung điện để ở vào mùa hạ, cung điện để ở vào mùa đông. “Bởi Ta thích du ngoạn nên cách điện không xa, người lại tạo không biết bao nhiêu là ao sen<註 n="4"/>4: ao hoa sen xanh, ao hoa sen hồng, ao hoa sen đỏ, ao hoa sen trắng. Trong các ao đó trồng đủ các loại hoa dưới nước: hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen đỏ và hoa sen trắng. Nước luôn luôn đầy, hoa luôn luôn trổ, mà những người sai dịch chăm sóc không thông suốt được hết. “Bởi Ta thích du ngoạn nên trên bờ ao trồng các loại hoa: hoa Tu-ma-na, hoa Bà-sư, hoa Chiêm-bặc, hoa Tu-kiền-đề, hoa Ma-đầu-kiền-đề, hoa A-đề-mưu-đa, hoa Ba-la-đầu<註 n="5"/>5.“Bởi Ta thích du ngoạn nên phụ vương sai bốn người tắm rửa cho Ta. Tắm rửa cho Ta rồi lại xoa hương chiên-đàn đỏ vào khắp thân Ta. Xoa hương vào thân Ta rồi lại khoác vào mình Ta chiếc áo lụa thật mới. Trên, dưới, trong, ngoài đều mới mẻ. Suốt ngày đêm luôn luôn cầm lọng<註 n="6"/>6 che cho Ta, không để cho Thái tử đêm phải nhiễm sương, ngày bị nắng háp. “Như nhà dân thường được ăn đại mạch thô, cơm gạo tẻ, cháo đậu, gừng<註 n="7"/>7, cho đó là đồ ăn bậc nhất, nhưng người sai dịch thấp nhất của phụ vương Duyệt-đầu-đàn của Ta lại cho như vậy là rất dở, chỉ ăn nếp trắng<註 n="8"/>8 và hào soạn mới cho là đồ ăn bậc nhất. “Lại nữa, nếu có cầm thú nơi đồng ruộng, loại cầm thú ngon nhất như Đề-đế-la-hòa-tra, Kiếp-tân-xà-la, Hề-mễ-hà, Lê-nê-xa, Thi-la-mễ<註 n="9"/>9.Các loại cầm thú nơi đồng ruộng, loạïi cầm thú ngon nhất như vậy Ta thường được ăn. “Ta nhớ khi xưa, lúc còn ở với phụ vương Duyệt-đầu-đàn, suốt bốn tháng hạ, mỗi khi lên trên chánh điện đều không có người nam; chỉ toàn là kỹ nữ để cùng vui chơi, không hề trở xuống. “Rồi khi Ta muốn đến viên quán thì liền có ba mươi danh kî thượng thặng được tuyển chọn với những hàng đại thuẫn đi dẫn đường hộ tống trước sau, không kể những tiểu tiết khác. “Ta có như ý túc đó<註 n="10"/>10 và sự êm dịu cực kỳ này. “Ta còn nhớ khi xưa, lúc Ta thăm ruộng<註 n="11"/>11, người làm ruộng nghỉ ngơi trên đám ruộng, Ta đi đến dưới gốc cây Diêm-phù ngồi kiết già, ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng đắc được Sơ thiền, thành tựu và an trụ. Ta nghó rằng: ‘Phàm phu ngu si không đa văn, tự có sẵn tật bệnh, không thoát khỏi tật bệnh, nhưng thấy người tật bệnh thì ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, mà không tự quán sát mình’. “Rồi Ta lại nghó: ‘Ta tự có sẵn tật bệnh, không thoát khỏi tật bệnh. Nếu Ta thấy người tật bệnh mà ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, Ta không nên như vậy, vì Ta cũng có trường hợp này’. Quán sát như vậy rồi thì tâm cống cao phát khởi do không có tật bệnh liền tự tiêu diệt. “Ta lại nghó rằng: ‘Phàm phu ngu si không đa văn, tự có sẵn sự già, không thoát khỏi sự già, nhưng thấy người già cả thì ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, mà không tự quán sát mình’. “Rồi Ta lại nghó: ‘Ta tự có sẵn sự già, không thoát khỏi sự già. Nếu Ta thấy người già cả mà ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, Ta không nên như vậy, vì Ta cũng có trường hợp này’. Quán sát như vậy rồi thì tâm cống cao phát khởi do chưa đến tuổi già liền tự tiêu diệt. “Phàm phu ngu si không đa văn, vì chưa bị tật bệnh nên tâm tự cao, tự phụ, rồi do tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh. Phàm phu ngu si không đa văn vì còn trẻ trung nên tự cao tự phụ, không tu tập phạm hạnh, rồi tham dục mà sanh si ám. Phàm phu ngu si không đa văn vì còn thọ mạng nên tự cao tự phụ, phóng dật, rồi do tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh.” Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói bài kệ: Tuổi già, tật bệnh Và sự tử vong Là pháp có sẵn Người ngu khinh nhờn Nếu ta miệt thị Tưởng mình không vướng Thật chẳng hợp lý Vì đó sự thường Ai hành như thế Biết pháp ly sanh Không bệnh, còn trẻ Tưởng thọ kiêu căng Đoạn trừ kiêu ngạo Vô dục bình an Ai hiểu như vậy Nơi dục sợ gì! Được vô hữu tưởng Tịnh hạnh thanh tu. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749680">118.KINH LONG TƯỢNG<註 n="12"/>12 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở tại Đông viên giảng đường Lộc mẫu<註 n="13"/>13.Bấy giờ vào lúc xế trưa, Đức Thế Tôn từ chỗ tónh tọa đứng dậy, bước ra khỏi tịnh thất và nói: “Ô-đà-di<註 n="14"/>14, Ta và ngươi hãy đi đến Đông hà để tắm<註 n="15"/>15.” Tôn giả Ô-đà-di đáp: “Kính vâng.” Khi ấy, Đức Thế Tôn cùng với Tôn giả Ô-đà-di đi đến Đông hà, cởi bỏ y phục trên bờ sông rồi xuống nước tắm. Tắm xong, lên bờ lau mình và mặc y phục vào. Bấy giờ vua Ba-tư-nặc có một con voi chúa tên là Niệm<註 n="16"/>16, đang lội ngang qua Đông hà với tất cả các loại kỹ nhạc được tấu lên. Dân chúng trông thấy nói rằng: “Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?<註 n="17"/>17” Tôn giả Ô-đà-di chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con voi thân hình to lớn cho nên dân chúng trông thấy nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?’ Đức Thế Tôn nói: “Đúng vậy, Ô-đà-di! Đúng vậy, Ô-đà-di, con voi có thân hình to lớn nên dân chúng trông thấy nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?’ “Này Ô-đà-di, ngựa, lạc đà, trâu, lừa, rắn<註 n="18"/>18, người, cây cối… nếu có thân hình to lớn, này Ô-đà-di, dân chúng trông thấy cũng nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?’ “Ô-đà-di, nếu Trời, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí (hay bất cứ ai) từø người cho đến trời ở trên đời này mà không làm hại bằng thân, miệng, ý, Ta nói vị ấy chính là rồng<註 n="19"/>19. “Ô-đà-di, Như Lai ở trong thế gian này bao gồm Trời, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí (hay bất cứ ai) từ người cho đến trời đều không dùng thân, miệng, ý để làm hại, cho nên Ta được gọi là rồng.” Khi ấy, Tôn giả Ô-đà-di chắp tay hướng về Đức Phật mà bạch: “Bạch Thế Tôn, mong Đức Thế Tôn gia trì cho con thêm uy lực. Mong Đức Thiện Thệ gia trì cho con thêm uy lực để con được ở trước Phật, bằng bài tụng liên hệ đến rồng<註 n="20"/>20 mà tán thán Đức Thế Tôn.” Đức Thế Tôn nói: “Tùy ý ngươi muốn.” Khi ấy Tôn giả Ô-đà-di ở trước Đức Phật, dùng bài tụng liên hệ đến rồng tán thán Đức Thế Tôn rằng: Chánh giác sanh nhân gian, Tự chế ngự, đắc định. Phạm hạnh bước vững vàng, Bình an, tâm ý tónh. Nhân loại đều xưng tôn; Vượt ngoài tất cả pháp. Chư Thiên đều kính ngưỡng; Chí Chân, Bậc Vô Trước. Từ rừng, bỏ rừng đi; Siêu việt toàn kết sử; Xả dục, sống vô dục, Vàng ròng trong khối đá. Mặt trời trên hư không, Tối thượng giữa loài rồng, Vang lừng danh Chánh Giác, Hy-mã điệp muôn trùng. Tuyệt đối không não hại, Đại long, thật Đại long; Chắc thật, đây tối thượng, Rồng thiêng giữa loài rồng! Ôn nhuần và vô hại, Hai chân rồng là đây. Khổ hạnh và phạm hạnh, Là bước đi của rồng. Rồng thiêng, tay là tín; Hai đức, xả là ngà; Tuệ đầu và niệm cổ; Phân biệt pháp, tư duy; Bụng lớn, chứa muôn pháp; Độc cư: đôi cánh tay; Rồng tu quán hơi thở; Nội tónh, tâm tinh chuyên; Chánh định, đi hay đứngï; Nằm thiền, ngồi cũng thiền; Định ý, hằng định ý; Là pháp thường của long. Thọ thực nhà thanh tịnh; Nhà bất tịnh, không ăn; Ác bất tịnh, không thọ, Quay đi như Sư tử. Sở đắc những cúng dường, Từ tâm nên nạp thọ. Long thực, do tín thí; Vừa đủ, không đắm say. Đoạn trừ mọi kết sử, Giải thoát mọi đường dây. Tâm không, không trói buộc, Vạn nẻo bước du hành. Chẳng khác loài sen trắng, Nước sanh, nước nuôi lớn; Bùn lầy không nhiễm trước; Tuyệt sắc, hương ngào ngạt. Cũng vậy, tối thượng giác, Sanh thành trong thế gian; Tịnh diệu, dục không vương, Như hoa không nhiễm nước. Ví như ngọn lửa hừng; Bớt củi, ngọn tắt dần. Củi hết rồi lửa tắt; Như vậy lửa diệt tàn. Kẻ trí nói dụ này, Nghóa ấy mong thấu triệt; Là điều long sở tri, Long tụng, long sở thuyết. Triệt đoạn dâm dục, sân, Trừ si, vô lậu tịnh; Long xả bỏ hậu thân, Đó là long diệt tận. Phật thuyết như vậy. Tôn giả Ô-đà-di sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749681">119.KINH THUYẾT XỨ<註 n="21"/>21 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Ở đây có ba thuyết xứ<註 n="22"/>22, chứ không phải bốn hay năm. Nếu Tỳ-kheo sau khi thấy, nhân sự thấy đó nói mà nói<註 n="23"/>23 rằng: ‘Ta thấy, nghe, hiểu, biết’, Tỳ-kheo nói mà nói rằng: ‘Đây là điều tôi biết’. “Những gì là ba? Tỳ-kheo nhân vấn đề quá khứ nói mà nói<註 n="24"/>24 như vầy: ‘Trong thời quá khứ có’. Tỳ-kheo nhân vấn đề vị lai nói mà nói như vầy: ‘Trong thời vị lai có’. Tỳ-kheo nhân vấn đề hiện tại nói mà nói như vầy: ‘Trong thời hiện tại có’. “Đó gọi là ba thuyết xứ chứ không phải bốn hay năm. Nếu Tỳ-kheo sau khi thấy, nhân sự thấy đó nói mà nói rằng: ‘Ta thấy, nghe, hiểu biết’. Tỳ-kheo nói mà nói rằng: ‘Đây là điều tôi biết’. Do điều được thuyết, khéo tập được nghóa, do không thuyết, không khéo tập được nghóa. “Hiền Thánh đệ tử với hai tai nhất tâm nghe pháp. Vị ấy sau khi với hai tai nhất tâm nghe pháp, đoạn một pháp, tu một pháp, tự thân chứng đắc<註 n="25"/>25 một pháp. Vị ấy sau khi đã đoạn được một pháp, tu một pháp, tự thân chứng đắc một pháp rồi, liền được chánh định. Hiền Thánh đệ tử sau khi đã được chánh định, liền đoạn trừ hết tất cả dâm, nộ, si. Như vậy là Hiền Thánh đệ tử chứng đắc tâm giải thoát, giải thoát rồi liền biết mình đã giải thoát, biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh của ta đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. “Do điều được nói<註 n="26"/>26 nên có bốn trường hợp để quan sát người, rằng Hiền giả này có thể cùng nói, hoặc không thể cùng nói. Nếu Hiền giả này với câu hỏi xác quyết mà không trả lời xác quyết, với câu hỏi phân biệt mà không trả lời phân biệt, với câu hỏi phản vấn mà không trả lời phản vấn, với câu hỏi xả trí vấn mà không trả lời xả trí<註 n="27"/>27.Như vậy, Hiền giả này không thể cùng nói, cũng không thể cùng thảo luận. “Nếu Hiền giả này với câu hỏi xác quyết mà trả lời xác quyết, với câu hỏi phân biệt mà trả lời phân biệt, với câu hỏi phản vấn mà trả lời phản vấn, với câu hỏi xả trí vấn mà trả lời xả trí. Như vậy, Hiền giả này có thể cùng nói, cũng có thể cùng thảo luận. “Lại nữa, do điều được nói nên lại có bốn trường hợp để quan sát người, rằng Hiền giả này có thể cùng nói, hoặc không thể cùng nói. Nếu Hiền giả này không an trụ trên xứ phi xứ, không an trụ trên sở tri, không an trụ trên thuyết dụ, không an trụ trên đạo tích<註 n="28"/>28; như vậy thì Hiền giả này không thể cùng nói, cũng không thể cùng thảo luận. “Nếu Hiền giả này an trụ trên xứ phi xứ, an trụ trên sở tri, an trụ trên thuyết dụ, an trụ trên đạo tích; như vậy thì Hiền giả này có thể cùng nói, cũng có thể cùng thảo luận. “Do điều được nói, với lời nói trầm tónh<註 n="29"/>29, xả bỏ sở kiến của mình, xả bỏ ý kết oán, xả bỏ tham dục, xả bỏ sân nhuế, xả bỏ si ám, xả bỏ kiêu mạn, xả bỏ bất ngữ<註 n="30"/>30, xả bỏ tật đố, không háo thắng, không ép người, không chấp chặt khuyết điểm, nói nghóa nói pháp<註 n="31"/>31.Sau khi nói nghóa nói pháp, khuyên dạy, rồi lại khuyên dạy cho bỏ<註 n="32"/>32, tự mình hoan hỷ, khiến người kia cùng hoan hỷ. Thuyết nghóa như vậy, thuyết sự như vậy, là Thánh thuyết nghóa, là Thánh thuyết sự<註 n="33"/>33; nghóa là đã cứu cánh tận diệt hết lậu.” Rồi thì, Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng: Luận tranh và luận nghị, Ý tạp, lòng cống cao; Nghịch Thánh, chê Thánh đức, Mong cầu khuyết điểm nhau. Khai thác lỗi bất cẩn, Khăng khăng khuất phục người, Đối địch đều háo thắng; Thánh không nói như vậy. Nếu mong thành luận nghị, Người trí biết tùy thời, Có pháp và có nghóa, Chư Thánh luận như vậy. Người trí nói như vậy, Không cãi, không cống cao, Ý không biết nhàm đủ, Không kết, không oán thù. Tùy thuận, không điên đảo Mỗi lời hợp chánh tri, Khéo nói thì có thể Trọn không lời xấu xa. Không luận vì luận tranh, Không tùy người thách đố; Biết xứ và thuyết xứ, Là điều được luận bàn. Đây là lời Thánh nhân Người trí, hai mục đích<註 n="34"/>34, Cho đời này bình an, Cho đời sau khoái lạc. Nên biết người thông đạt, Thuyết phi đảo, phi thường<註 n="35"/>35. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749682">120.KINH THUYẾT VÔ THƯỜNG<註 n="36"/>36 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Sắc là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã<註 n="37"/>37.Thọ<註 n="38"/>38cũng vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. Tưởng cũng là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. Hành cũng là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. Thức cũng là vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. “Như vậy là sắc vô thường; thọ, tưởng, hành, thức vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên phi ngã. Đa văn Thánh đệ tử hãy nên quán sát như vậy, hãy tu tập bảy đạo phẩm<註 n="39"/>39, vô ngại, chánh tư, chánh niệm<註 n="40"/>40.Vị ấy đã biết như vậy, thấy như vậy rồi thì tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi liền biết mình đã giải thoát; biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh của ta đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Nếu có chúng sanh và chín trú xứ của chúng sanh<註 n="41"/>41, cho đến cõi đệ nhất hữu với hành còn tàn dư, tức cõi hữu tưởng vô tưởng xứ<註 n="42"/>42, ở trong khoang trung gian đó, là bậc đệ nhất, là tối đại, là tối thắng, là tối thượng, là tối tôn, là tối diệu; đó chính là vị A-la-hán ở trong đời. Vì sao vậy? Vì trên đời này, A-la-hán đã được an ổn khoái lạc.” Khi ấy, Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng: Vô trước<註 n="43"/>43, đệ nhất lạc Đoạn dục, ái đã trừ, Vónh viễn lìa ngã mạn, Bứt tung màn lưới si<註 n="44"/>44. Người không bị lay chuyển, Tâm chẳng bợn mảy trần, Thế gian không đắm nhiễm, Vô lậu, phạm hạnh thành, Thấu triệt năm ấm thân, Cảnh giới bảy thiện pháp<註 n="45"/>45, Chốn đại hùng du hành, Lìa xa mọi khủng bố, Thành tựu báu thất giác<註 n="46"/>46, Học đủ ba môn học, Thượng bằng hữu tôn xưng<註 n="47"/>47 Chân chánh con của Phật. Thành tựu mười chi đạo<註 n="48"/>48, Đại long định kiên cố, Đấng bậc nhất trong đời, Vị này không hữu ái; Vạn cảnh không lay chuyển Giải thoát hữu tương lai, Đoạn sanh, lão, bệnh, tử Lậu diệt, việc làm xong; Phát khởi vô học trí<註 n="49"/>49 Tận cùng tối hậu thân<註 n="50"/>50; Tối thắng thanh tịnh hạnh Tâm không do bởi người<註 n="51"/>51; Đối các phương trên dưới, Vị ấy không hỷ lạc Thường rống tiếng sư tử, Vô thượng giác trên đời. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749683">121.KINH THỈNH THỈNH<註 n="52"/>52 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa<註 n="53"/>53 cùng với chúng Tỳ-kheo gồm năm trăm vị an cư mùa mưa. Bấy giờ vào ngày mười lăm trong tháng<註 n="54"/>54, là ngày Đức Thế Tôn nói Tùng giải thoát<註 n="55"/>55 vào giờ Tự tứ<註 n="56"/>56.Ngài đến trước chúng Tỳ-kheo trải tọa cụ ngồi xuống rồi nói với các Tỳ-kheo: “Ta<註 n="57"/>57 là Phạm Chí, đã chứng đắc tịch diệt, thành Vô Thượng Y Vương, thọ thân này của Ta là thân tối hậu. Ta là Phạm Chí, sau khi đã chứng đắc tịch diệt, thành Vô Thượng Y Vương, thọ thân này của Ta là thân tối hậu, thì các ngươi là con chân chánh của Ta, thọ sanh từ miệng, hóa sanh từ pháp. Các ngươi là con chân chánh của Ta, thọ sanh từ miệng, hóa sanh từ pháp, thì các ngươi hãy dạy dỗ lẫn nhau, răn dạy lẫn nhau.” Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử cũng đang hiện diện trong chúng. Khi ấy, Tôn giả Xá-lê Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y, chắp tay hướng về Thế Tôn, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, như Thế Tôn vừa nói: ‘Ta là Phạm Chí đã chứng đắc tịch diệt, thành Vô Thượng Y Vương, thọ thân này của Ta là thân tối hậu. Ta là Phạm Chí, sau khi đã chứng đắc tịch diệt, thành Vô Thượng Y Vương, thọ thân này của Ta là thân tối hậu, thì các ngươi là con chân chánh của Ta, thọ sanh từ miệng, hóa sanh từ pháp. Các ngươi là con chân chánh của Ta, thọ sanh từ miệng, hóa sanh từ pháp, thì các ngươi hãy dạy dỗ lẫn nhau, răn dạy lẫn nhau’. Bạch Thế Tôn, đối với những ai chưa điều ngự, Thế Tôn khiến cho điều ngự; những ai chưa tịch tónh, khiến cho tịch tónh<註 n="58"/>58; những ai chưa độ thoát, khiến cho độ thoát; những ai chưa giải thoát khiến cho giải thoát; những ai chưa tịch diệt, khiến cho tịch diệt, chưa đắc đạo khiến cho đắc đạo, chưa thi thiết phạm hạnh khiến cho thi thiết phạm hạnh. Thế Tôn là Bậc Tri Đạo, Giác Đạo, Thức Đạo, Thuyết Đạo<註 n="59"/>59.Đệ tử của Thế Tôn sau đó được đắc pháp, lãnh thọ khuyến giáo, lãnh thọ khiển trách. Sau khi lãnh thọ khuyến giáo, lãnh thọ khiển trách sẽ vâng theo lời dạy của Thế Tôn mà nhất hướng tu hành, được tự tại như ý, khéo biết Chánh pháp. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không phiền gì con đối với thân, khẩu, ý hành chăng?” Khi ấy, Thế Tôn nói: “Này Xá-lê Tử, Ta không phiền gì đối với thân, khẩu, ý hành của thầy cả. Vì sao vậy? Này Xá-lê Tử, thầy là bậc thông tuệ, đại tuệ, tốc tuệ, tiệp tuệ, lợi tuệ, quảng tuệ, thân tuệ, xuất yếu tuệ, minh đạt tuệ<註 n="60"/>60.Này Xá-lê Tử, thầy đã thành tựu thật tuệ. Này Xá-lê Tử, ví như vua Chuyển luân vương có vị thái tử không trái phạm lời khuyên dạy, tất bái lãnh sự truyền thừa của phụ vương và sau này cũng có thể truyền thừa lại. Cũng vậy, này Xá-lê Tử, Ta chuyển vận pháp luân, thầy cũng có thể chuyển vận pháp luân. Này Xá-lê Tử, vì vậy nên Ta không phiền gì về thân, khẩu, ý hành của thầy.” Tôn giả Xá-lê Tử chắp tay hướng về Thế Tôn, thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không phiền gì về thân, khẩu, ý hành của con; nhưng bạch Thế Tôn, Thế Tôn có phiền gì về thân, khẩu, ý hành của năm trăm thầy Tỳ-kheo chăng?” Đức Thế Tôn nói: “Này Xá-lê Tử, Ta cũng không phiền gì về thân, khẩu, ý hành của năm trăm Tỳ-kheo này. Vì sao vậy? Này Xá-lê Tử, năm trăm Tỳ-kheo này đều đã chứng đắc vô trước, dứt trừ các lậu, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống, hữu kết đã tận và đã đạt được thiện nghóa, chánh trí, chánh giải thoát; chỉ trừ một Tỳ-kheo<註 n="61"/>61 mà trước kia Ta đã thọ ký cho rằng: ngay trong đời này sẽ chứng đắc cứu cánh trí, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Này Xá-lê Tử, vì vậy nên Ta không phiền gì về thân, khẩu, ý hành của năm trăm Tỳ-kheo này.” Tôn giả Xá-lê Tử ba lần lặp lại chắp tay hướng về Đức Thế Tôn thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn không phiền gì về thân, khẩu, ý hành của con và cũng không phiền gì về thân, khẩu, ý hành của năm trăm Tỳ-kheo này. Như vậy, bạch Thế Tôn, trong số năm trăm Tỳ-kheo này, có bao nhiêu thầy đã chứng đắc ba minh đạt<註 n="62"/>62? Bao nhiêu thầy đã chứng đắc câu giải thoát<註 n="63"/>63? Bao nhiêu thầy đã chứng đắc tuệ giải thoát<註 n="64"/>64?” Thế Tôn nói: “Này Xá-lê Tử, trong số năm trăm Tỳ-kheo này, chín mươi Tỳ-kheo đã chứng đắc ba minh đạt; chín mươi Tỳ-kheo đã chứng đắc câu giải thoát; còn các Tỳ-kheo kia đều chứng đắc tuệ giải thoát. Này Xá-lê Tử, trong chúng này không có nhánh, không có cành lá, cũng không có đốt, mà chỉ có lõi chắc thật, thanh tịnh, đều đã chân chánh trụ vị.” Bấy giờ, Tôn giả Bàng-kỳ-xá<註 n="65"/>65 cũng hiện có ở trong chúng. Khi ấy Tôn giả Bàng-kỳ-xá liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng về Thế Tôn thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, mong Đức Thế Tôn gia trì cho con thêm uy lực. Mong Đức Thiện Thệ gia trì cho con thêm uy lực để con được ở trước Phật và chúng Tỳ-kheo, bằng sự tương ưng như nghóa<註 n="66"/>66 mà làm bài tụng tán thán. Đức Thế Tôn nói: “Bàng-kỳ-xá, ngươi cứ tùy ý.” Khi ấy, Tôn giả Bàng-kỳ-xá ở trước Đức Phật và chúng Tỳ-kheo, bằng sự tương ưng như nghóa mà tán tụng như vầy: Hôm nay ngày Rằm tự tứ, Hội tọa Tăng chúng năm trăm; Đoạn tận buộc ràng kiết sử, Tiên nhân vô ngại vô sanh. Thanh tịnh ngời quang minh, Giải thoát tất cả hữu; Dứt sanh, lão, bệnh, tử Lậu diệt, việc làm xong. Diệt hối và nghi kết, Mạn, hữu lậu đã trừ, Nhổ tuyệt gai ái kết, Thành Vô Thượng Y Sư. Dõng mãnh như sư tử Khủng bố đã dứt trừ, Đã vượt sự sanh tử Diệt lậu tận, vô dư. Ví như Chuyển luân vương Quần thần vây xung quanh, Thống lãnh toàn cõi đất Suốt đại dương vô cùng. Đấng Đại Hùng tối thắng, Bậc Thượng Chủ, Thượng Tôn; Đệ tử hằng cung kính, Tam minh, ngoài tử sanh. Tất cả là con Phật Cành, lá đã loại bỏ; Chuyển pháp luân vô thượng Kính lạy Đấng Tối Tôn. Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749684">122.KINH CHIÊM-BA<註 n="67"/>67 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Chiêm-ba, ở bên hồ Hằng-già<註 n="68"/>68.Bấy giờ là ngày mười lăm trong tháng, là ngày Thế Tôn thuyết Tùng giải thoát, trải tọa ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Khi Đức Thế Tôn ngồi xong, liền nhập định và bằng tha tâm trí Ngài quan sát tâm đại chúng. Khi quan sát tâm đại chúng rồi, cho đến lúc hết buổi đầu hôm, Ngài vẫn ngồi im lặng. Bấy giờ có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, đã hết buổi đầu hôm, Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn im lặng không trả lời. Thế rồi, cho đến phần giữa đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần nữa, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Phật và thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng sắp hết; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.” Đức Thế Tôn lại một lần nữa không trả lời. Thế rồi, cho đến phần cuối đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần thứ ba từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Thế Tôn mà thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.” Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo vị Tỳ-kheo kia: “Trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo làm đã việc bất tịnh.” Lúc đó Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng đang ở trong chúng. Rồi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền suy nghó thế này: “Vị Tỳ-kheo nào mà Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh? Ta nên nhập định có hình thức như thế, nhân trong định có hình thức như thếá, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nhập định có hình thức như thế, nhân trong định có hình thức như thế, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền biết vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh. Rồi thì, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên xuất định, đi đến trước vị Tỳ-kheo ấy, nắm tay kéo đi, mở cửa lôi ra bên ngoài mà nói: “Này người ngu si, hãy đi xa đi, đừng sống ở đây, không được trở lại hội họp với đại chúng Tỳ-kheo, từ nay trở đi ông không phải là Tỳ-kheo nữa.” Ngài đóng cửa, gài chốt then lại, rồi trở về chỗ Đức Phật, cúi đầu sát lạy chân Phật, rồi ngồi sang một bên mà thưa: “Vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh; con đã đuổi vị ấy đi rồi. Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.” Đức Thế Tôn nói: “Này Đại Mục-kiền-liên, kẻ ngu si sẽ mắc đại tội nếu gây phiền nhiễu cho Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Như Lai ở giữa chúng bất tịnh mà thuyết Tùng giải thoát thì đầu người kia sẽ vỡ thành bảy mảnh. Do đó, này Đại Mục-kiền-liên, từ nay về sau các thầy hãy thuyết Tùng giải thoát, Đức Như Lai không thuyết Tùng giải thoát nữa. Vì sao như thế?<註 n="69"/>69 “Vì như vầy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri<註 n="70"/>70; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn; cầm y, bát chỉnh tề<註 n="71"/>71; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được. “Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghó rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy<註 n="72"/>72.Vì sao vậy? Vì không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô. “Này Đại Mục-kiền-liên, ví như trong ruộng lúa dé, hoặc ruộng lúa tẻ đang tươi tốt của Cư só kia có sanh loại cỏ tên là cỏ uế mạch<註 n="73"/>73.Cỏ này có rễ, thân, đốt, lá và hoa thảy đều giống hệt như cây lúa tẻ. Nhưng sau khiù kết hạt thì người Cư só kia thấy được, liền suy nghó rằng: ‘Đây là sự ô nhục đối với lúa tẻ, là gai nhọn đáng ghét đối với lúa tẻ’. Sau khi biết rồi, Cư só kia liền nhổ quăng đi hết. Vì sao vậy? Vì không muốn giống lúa tẻ đích thật phải bị ô nhiễm. “Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được. “Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghó rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. Vì sao vậy? Vì không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô. “Này Đại Mục-kiền-liên, vì như đến mùa thu, người Cư só kia đem giê lúa. Từ trên cao, lúa được đổ từ từ xuống. Nếu là hạt lúa chắc thì nằm lại, còn lúa lép hay trấu thì sẽ theo gió bay đi. Sau đó người Cư só kia liền cầm chổi quét dọn sạch sẽ. Vì sao vậy? Vì không muốn hạt lúa dé chắc thật phải bị ô tạp. “Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được. “Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghó rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. Vì sao vậy? Vì không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô. “Này Đại Mục-kiền-liên, ví như người Cư só kia muốn có nước suối chảy đến nên làm máng dẫn nước. Người ấy cầm búa vào rừng, gõ vào thân các cây. Nếu cây có lõi cứng thì tiếng phát ra nhỏ, còn cây rỗng ruột thì tiếng phát ra lớn. Sau khi biết rõ, người Cư só kia liền chặt cây ấy đem về làm máng dẫn nước. “Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được. “Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghó rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. Vì sao vậy? Vì không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.” Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói bài tụng rằng: Cùng tập hội, nên biết, Ác dục, tắng, tật, nhuế<註 n="74"/>74 Che giấu, hận, keo kiệt<註 n="75"/>75, Tật đố, siễm, khi cuống. Trong chúng, giả đạo đức Lén lút xưng Sa-môn, Âm thầm làm việc ác Ác kiến, không thủ hộ. Khi dối cùng nói láo Nên biết, người như vậy, Tập chúng đừng cho vào Tẫn xuất, không sống chung. Chúngï dối trá, láo khoét Chưa ngộ nói đã ngộ; Biết thời, tu tịnh hạnh, Đuổi chúng, tránh xa chúng. Hãy cùng người thanh tịnh, Sống hòa hợp với nhau; Như vậy sẽ an ổn, Và tận cùng sự khổ. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749685">123.KINH SA-MÔN NHỊ THẬP ỨC<註 n="76"/>76 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức<註 n="77"/>77 cũng du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Ám lâm<註 n="78"/>78; đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều học tập không ngủ, tinh cần chánh trụ, tu tập đạo phẩm. Khi ấy Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức sống một mình nơi yên tónh, thiền tọa tư duy, tâm khởi lên ý nghó: “Nếu có đệ tử nào của Đức Thế Tôn tinh cần học tập pháp luật chân chánh thì ta là người bậc nhất, thế mà tâm vẫn chưa giải thoát được các lậu. Nhà cha mẹ ta cực kỳ phú quý, có nhiều tiền của, nay ta có nên xả giới, bỏ đạo hạnh, chuyên việc bố thí, tu tập các phước nghiệp chăng?” Bấy giờ Đức Thế Tôn bằng tha tâm trí biết rõ tâm niệm của Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức, liền bảo một Tỳ-kheo: “Ngươi hãy đi đến chỗ kia, gọi Sa-môn Nhị Thập Ức về đây.” Tỳ-kheo ấy bạch: “Kính vâng.” Rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, nhiễu quanh ba vòng, bước ra, đi đến chỗ Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức nói: “Đức Thế Tôn cho gọi thầy.” Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức nghe Tỳ-kheo ấy nói, liền đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật rồi ngồi một bên. Đức Thế Tôn nói: “Sa-môn, phải chăng vừa rồi ngươi sống một mình nơi yên tónh, thiền tọa tư duy, tâm khởi lên ý nghó: ‘Nếu có đệ tử nào của Đức Thế Tôn tinh cần học tập pháp luật chân chánh thì ta là người bậc nhất, thế mà tâm vẫn chưa giải thoát được các lậu. Nhà cha mẹ ta cực kỳ phú quý, có nhiều tiền của, nay ta có nên xả giới, bỏ đạo hạnh, chuyên việc bố thí, tu tập các phước nghiệp chăng?’” Khi ấy Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức thẹn thùng xấu hổ, không thể không hoang mang, rằng, “Thế Tôn đã biết rõ tâm niệm của ta”, liền chắp tay hướng về Đức Phật mà bạch rằng: “Quả thật vậy.” Đức Thế Tôn nói: “Sa-môn, nay Ta hỏi ngươi; hãy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Ý ngươi nghó sao, khi ngươi sống tại gia, giỏi đánh đàn cầm nên tiếng đàn hòa điệu với lời ca, lời ca ăn khớp với tiếng đàn; có phải vậy chăng?” Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức thưa: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Thế Tôn lại hỏi: “Ý ngươi nghó sao, nếu dây đàn căng quá thì tiếng hòa âm có đáng ưa không?” Sa-môn Nhị Thập Ức đáp: “Bạch Thế Tôn, không!” Đức Thế Tôn lại hỏi: “Ý ngươi nghó sao, nếu dây đàn chùng quá thì tiếng hòa âm có đáng ưa chăng?” Sa-môn Nhị Thập Ức đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn lại hỏi: “Ý ngươi nghó sao, nếu dây đàn vừa phải, không căng quá, cũng không chùng quá, thì tiếng đàn có đáng ưa không?” Sa-môn Nhị Thập Ức đáp: “Bạch Thế Tôn, đáng ưa.” Đức Thế Tôn nói: “Cũng vậy, này Sa-môn, quá sức tinh tấn sẽ khiến tâm rối loạn, nhưng chẳng tinh tấn thì tâm sẽ biếng lười. Vì vậy ngươi hãy phân biệt thời gian nào nên quán sát tướng nào, chớ nên buông lung.” Bấy giờ Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức sau khi nghe Đức Phật dạy, khéo thọ lãnh, khéo ghi nhớ, từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra. Lãnh thọ ví dụ đàn cầm do Đức Phật dạy rồi, liền sống một mình ở nơi xa vắng, tâm không buông lung, tu hành tinh tấn. Tôn giả ấy sau khi sống một mình ở nơi xa vắng, tâm không buông lung, tu hành tinh tấn, liền đạt được mục đích mà một thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, duy chỉ mong thành tựu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức đã biết pháp rồi, v.v…, cho đến, chứng quả A-la-hán. Lúc bấy giờ, sau khi đã chứng quả A-la-hán, Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức nghó rằng: “Nay đã đến thời, ta có nên đi đến chỗ Đức Thế Tôn trình bày về sự chứng đắc cứu cánh trí của mình chăng?” Rồi thì Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo chứng đắc Vô sở trước<註 n="79"/>79, dứt trừ các lậu, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống, hữu kết đã giải trừ<註 n="80"/>80, tự thân đạt được thiện nghóa<註 n="81"/>81, bằng chánh trí mà chứng đắc giải thoát, thì tức khắc vị ấy liền vui nơi sáu trường hợp<註 n="82"/>82: vui nơi vô dục, vui nơi viễn ly, vui nơi vô tránh, vui nơi ái tận, vui nơi thủ tận, và vui nơi tâm không di động<註 n="83"/>83.“Bạch Thế Tôn, hoặc có người nghó rằng: ‘Hiền giả này do y tín tâm nên vui nơi vô dục’. Người ấy không nên quán như vậy. Chỉ khi nào dứt trừ được tham dục, sân nhuế và ngu si thì mới vui nơi vô dục. “Bạch Thế Tôn, hoặc có người nghó rằng: ‘Hiền giả này vì thích được khen ngợi, muốn được cúng dường, cho nên vui nơi viễn ly’. Người ấy không nên quán như vậy. Chỉ khi nào dứt trừ được tham dục, sân nhuế và ngu si thì mới vui nơi viễn ly. “Bạch Thế Tôn, hoặc có người nghó rằng: ‘Hiền giả này do y trên giới nên vui nơi vô tránh’. Người ấy không nên quán như vậy. Chỉ khi nào dứt trừ được tham dục, sân nhuế và ngu si thì mới vui nơi vô tránh, vui nơi ái tận, vui nơi thủ tận, và vui nơi tâm không di động. “Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo chứng đắc Vô sở trước, dứt trừ các lậu, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống, hữu kết đã giải trừ, tự thân đạt được thiện nghóa, bằng chánh trí mà chứng đắc giải thoát, thì tức khắc vị ấy liền vui nơi sáu trường hợp này. “Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo tu học tuy chưa đắc ý, mà mong cầu quả vị Niết-bàn an ổn vô thượng, vị ấy lúc bấy giờ chỉ mới thành tựu học căn và học giới, nhưng sau đó sẽ dứt trừ các lậu, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy lúc bấy giờ đã thành tựu vô học căn và vô học giới. “Bạch Thế Tôn, ví như một đồng tử thơ ấu, lúc bấy giờ chỉ mới thành tựu tiểu căn và tiểu giới, nhưng sau đó được đầy đủ học căn. Như vậy là đồng tử đó lúc bấy giờ đã thành tựu học căn và học giới. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo tu học tuy chưa đắc ý nhưng mong cầu quả vị Niết-bàn an ổn vô thượng, vị ấy lúc bấy giờ chỉ mới thành tựu học căn và học giới, nhưng sau đó sẽ dứt trừ các lậu, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy lúc bấy giờ đã thành tựu vô học căn và vô học giới. “Vị ấy nếu có sắc được nhận thức bởi mắt, khi sắc đó đến với mắt thì cũng không vì vậy mà khiến tâm giải thoát, tuệ giải thoát này phải bị vong thất, nội tâm được an trụ, khéo chế phục, thủ hộ, ghi nhớ và quán pháp hưng suy. Nếu có tiếng được nhận thức bởi tai, hương được nhận thức bởi mũi, vị được nhận thức bởi lưỡi, xúc được nhận thức bởi thân, pháp được nhận thức bởi ý, khi pháp đến với ý thì cũng không vì vậy mà khiến tâm giải thoát, tuệ giải thoát này phải bị vong thất, nội tâm được an trụ, khéo chế phục, thủ hộ, ghi nhớ và quán pháp hưng suy. “Bạch Thế Tôn, ví như cách thôn không xa, có tòa núi đá lớn, không vỡ, không sứt mẻ, không yếu dòn, vững chắc, không trống hở, là một khối hợp nhất. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Đông đến thì cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Đông dời đến phương Nam. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Nam đến thì cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Nam dời đến phương Tây. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Tây đến thì cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Tây dời đến phương Nam. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Bắc đến thì cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Bắc dời đến các phương. “Cũng vậy, bạch Thế Tôn, vị ấy nếu có sắc được nhận thức bởi mắt, khi sắc đó đến với mắt thì cũng không vì vậy mà khiến tâm giải thoát, tuệ giải thoát này sẽ bị vong thất, nội tâm được an trụ, khéo chế phục, thủ hộ, ghi nhớ và quán pháp hưng suy. Nếu có tiếng được nhận thức bởi tai, hương được nhận thức bởi mũi, vị được nhận thức bởi lưỡi, xúc được nhận thức bởi thân, pháp được nhận thức bởi ý. Khi pháp đó đến với ý thì cũng không vì vậy mà khiến tâm giải thoát, tuệ giải thoát này sẽ bị vong thất, nội tâm được an trú, khéo chế phục, thủ hộ, ghi nhớ và quán pháp hưng suy.” Khi ấy, Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức liền nói bài tụng: Vui nơi vô dục<註 n="84"/>84, Thì tâm viễn ly; Hoan hỷ vô tránh<註 n="85"/>85, Hân hoan thủ tận. Vui nơi thủ tận, Tâm không di động, Biết đúng như thật, Tâm được giải thoát. Tâm đã giải thoát, Căn trần tónh chỉ<註 n="86"/>86, Việc làm đã xong<註 n="87"/>87, Không phải làm nữa. Ví như núi đá, Gió không lay nổi. Sắc, thanh, hương, vị, Thân, xúc cũng vậy; Pháp ái, bất ái<註 n="88"/>88, Không làm động tâm. Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức sau khi đối trước Đức Phật trình bày về sự chứng đắc cứu cánh trí, từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra. Bấy giờ, sau khi Tôn giả Nhị Thập Ức đi ra không bao lâu, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Này các thiện nam tử, hãy nên đến trước Ta để trình bày về sự chứng đắc cứu cánh trí như vậy. Hãy như Sa-môn Nhị Thập Ức, đi đến trước Ta trình bày về sự chứng đắc cứu cánh trí mà không khen mình, không khinh người, nói điều nghóa lợi, hiển hiện pháp tùy theo các trường hợp; chớ nên như kẻ ngu si bị tăng thượng mạn trói buộc, đến trước mặt Ta trình bày về sự chứng đắc cứu cánh trí. Kẻ ấy không đạt được nghóa lợi, chỉ toàn là sự phiền nhọc. Sa-môn Nhị Thập Ức đi đến trước Ta trình bày về sự chứng đắc cứu cánh trí mà không khen mình, không khinh người, nói điều nghóa lợi, hiển hiện pháp tùy theo các trường hợp.” Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749686">124.KINH BÁT NẠN<註 n="89"/>89 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Người tu phạm hạnh có tám nạn<註 n="90"/>90, tám phi thời<註 n="91"/>91.Những gì là tám? “Vào lúc Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu, xuất hiện ở thế gian, thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, thì người ấy lúc bấy giờ đang sanh vào chốn địa ngục. Đó là nạn thứ nhất đối với người tu phạm hạnh. “Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu, xuất hiện ở thế gian, thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, thì người ấy lúc bấy giờ đang sanh vào loài súc sanh, vào loài ngạ quỷ, sanh vào cõi trời Trường thọ<註 n="92"/>92, sanh ở xứ biên địa mọi rợ, không tín, vô ân, không biết báo đáp, không có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Đó là nạn thứ năm<註 n="93"/>93 đối với người tu phạm hạnh. “Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu xuất hiện ở thế gian, thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, thì bấy giờ người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh<註 n="94"/>94 nhưng lại điếc, câm, ú ớ như dê kêu<註 n="95"/>95, dùng tay thay lời, không thể nói nghóa thiện ác. Đó là nạn thứ sáu, việc phi thời thứ sáu đối với người tu phạm hạnh. “Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu xuất hiện ở thế gian, thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy thì bấy giờ người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, có thể nói nghóa thiện ác, nhưng lại có tà kiến và điên đảo kiến. Người ấy thấy như vầy và nói như vầy, ‘Không bố thí, không trai tự, không chú thuyết, không có nghiệp thiện ác, không có nghiệp báo của thiện ác, không có đời này đời khác, không cha không mẹ, ở đời không có bậc chân nhân<註 n="96"/>96 đi đến thiện xứ, khéo đi, khéo hướng<註 n="97"/>97, tự tri, tự giác, tự tác chứng thế giới này và thế giới khác<註 n="98"/>98, thành tựu an trụ’. Đó là nạn thứ bảy đối với người tu phạm hạnh. “Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu không xuất hiện ở thế gian, cũng không thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy thì bấy giờ người ấy lại sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, lại có thể nói nghóa thiện ác và có chánh kiến, không có điên đảo kiến. Người ấy thấy như vầy và nói như vầy, ‘Có bố thí, có trai tự, cũng có chú thuyết, có nghiệp thiện ác, có nghiệp báo của thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, ở đời có bậc chân nhân, đi đến thiện xứ, khéo đi, khéo hướng, tự tri, tự giác, tự tác chứng thế giới này và thế giới khác, thành tựu an trụ’. Đó là nạn thứ tám, việc phi thời thứ tám đối với người tu phạm hạnh. “Người tu phạm hạnh có một điều không nạn, một việc đúng thời. Thế nào là một điều không nạn, một việc đúng thời đối với người tu phạm hạnh? Lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu không xuất hiện ở thế gian, cũng không thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, thì bấy giờ người ấy sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, lại có thể nói nghóa thiện ác, có chánh kiến, không có điên đảo kiến. Người ấy thấy như vầy và nói như vầy, ‘Có bố thí, có trai tự, cũng có chú thuyết, có nghiệp thiện ác, có nghiệp báo của thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, ở đời có bậc chân nhân, đi đến thiện xứ, khéo đi, khéo hướng, tự tri, tự giác, tự tác chứng thế giới này và thế giới khác, thành tựu an trụ’. Đó là điều không tai nạn, việc đúng thời đối với người tu phạm hạnh.” Khi ấy Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng: Nếu được làm thân người, Pháp được thuyết vi diệu, Mà không chứng đạo quả, Tất không phải gặp thời. Nói nhiều nạn phạm hạnh, Người ở vào đời sau; Nếu như gặp phải thời, Điều quá khó ở đời. Muốn được lại thân người, Và nghe pháp vi diệu; Cần phải siêng năng học Mình tự thương mình thôi. Luận bàn, nghe pháp lành Chớ chần chừ lỡ dịp Nếu để mất dịp này, Tất lo đọa địa ngục. Nếu không sanh gặp thời, Không được nghe pháp lành; Như người buôn mất của; Chịu sanh tử không cùng. Nếu sanh được thân người, Được nghe pháp chánh thiện, Vâng theo Thế Tôn dạy, Chắc chắn sẽ gặp thời. Nếu đã gặp thời rồi, Siêng tu chánh pháp hạnh, Để tựu thành pháp nhãn, Đấng Nhật Thân<註 n="99"/>99 đã nói. Người ấy thường tự giữ Tiến lên, lìa các sử, Đoạn diệt mọi kết sửû, Hàng ma, quyến thuộc ma; Người ấy vượt thế gian, Đã diệt tận các lậu. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749687">125.KINH BẦN CÙNG<註 n="100"/>100 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Ở đời, người có tham dục mà lại bần cùng, phải chăng là sự bất hạnh lớn?” Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo: “Nếu một người có tham dục, lại bần cùng, lại mang nợ tài vật của người khác. Ở đời, người mang nợ tài vật của người khác, phải chăng là đại bất hạnh?” Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo: “Nếu một người có tham dục, mang nợ tài vật của người khác mà không trả đúng hạn được, cứ hẹn rày, hẹn mai; ở đời cứ khất nợ mãi, phải chăng là đại bất hạnh?” Các thầy Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo: “Nếu một người có tham dục, cứ khất nợ mãi không trả được, chủ nợ đến đòi; ở đời bị chủ nợ đòi, phải chăng là đại bất hạnh?” Các thầy Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo: “Nếu chủ nợ đến đòi, mà người có tham dục kia không thể trả được, chủ nợ cứ đến đòi mãi; ở đời bị chủ nợ đòi mãi, phải chăng là đại bất hạnh?” Các thầy Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo: “Nếu chủ nợ cứ đòi mãi, nhưng kẻ tham dục kia vẫn không thể trả được, liền bị chủ nợ bắt trói lại; ở đời bị chủ nợ bắt trói lại, phải chăng là đại bất hạnh?” Các thầy Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” “Đó là, ở đời, người có tham dục lại bần cùng là đại bất hạnh. Ở đời, người có tham dục vay nợ tài vật của người khác là đại bất hạnh. Ở đời, người có tham dục vay nợ tài vật của người khác mà khất mãi là đại bất hạnh. Ở đời, người có tham dục bị chủ nợ đòi nợ là đại bất hạnh. Ở đời, người có tham dục bị chủ nợ đòi mãi là đại bất hạnh. Ở đời, người có tham dục bị chủ nợ bắt trói là đại bất hạnh. Cũng vậy, nếu ai đối với Thánh pháp mà không tin ở thiện pháp, không giữ cấm giới, không nghe nhiều, không bố thí, không trí tuệ; đối với thiện pháp, dù có nhiều kim ngân, lưu ly, thủy tinh, ma ni, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mã não, đại môi xa cừ, bích ngọc, xích thạch, tuyền châu, nhưng người ấy vẫn là kẻ nghèo nàn cô thế. Như vậy, trong Thánh pháp của Ta, gọi là sự bần cùng, bất thiện. “Kẻ ấy thân làm việc ác, miệng nói ác và ý nghó ác, như thế trong Thánh pháp của Ta gọi là sự vay nợ bất thiện. “Kẻ ấy muốn che giấu việc làm ác của thân, không tự tỏ bày, không muốn nói ra, không thích bị quở trách, không ưa theo điều phải. Muốn che giấu lời nói ác, ý nghó ác, không tự tỏ bày, không muốn nói ra, không thích bị khiển trách, không ưa theo điều phải, như thế trong Thánh pháp của Ta gọi là sự khất nợ bất thiện. “Kẻ ấy hoặc sống trong thôn ấp hay ở ngoài thôn ấp, các người phạm hạnh thấy được bèn nói như thế này: ‘Này chư Hiền, người này làm như thế, hành vi như thế, ác như thế, bất tịnh như thế. Đó là cái gai của thôn ấp’. Kẻ ấy liền bào chữa, ‘Này chư Hiền, tôi không làm như vậy, không có hành vi như vậy, không ác như vậy, không bất tịnh như vậy, cũng không phải là cái gai của thôn ấp’. Như thế, trong Thánh pháp của Ta gọi là sự đòi nợ bất thiện. “Kẻ ấy hoặc ở rừng vắng, hoặc ở núi non, dưới gốc cây, hoặc ở chỗ vắng vẻ, nhưng vẫn niệm tưởng ba việc bất thiện: dục, nhuế, hại. Như thế trong Thánh pháp của Ta gọi là sự không ngớt đòi nợ bất thiện. “Kẻ ấy thân đã làm việc ác, miệng đã nói lời ác và ý đã nghó điều ác. Do đó, kẻ ấy khi thân hoại mạng chung nhất định sanh vào chỗ ác, sanh trong địa ngục. Như thế, trong Thánh pháp của Ta gọi là sự trói buộc của bất thiện. “Ta không thấy có sự trói buộc nào đau khổ bằng, nặng nề bằng, tàn khốc bằng, khó yêu nổi bằng sự trói buộc trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ba sự trói buộc đau khổ này chỉ có bậc Tỳ-kheo A-la-hán lậu tận mới biến tri và diệt tận, nhổ phăng cội rễ, vónh viễn không còn tái sanh.” Rồi Đức Thế Tôn nói tụng rằng: Kẻ nghèo khổ ở đời Vay nợ của người khác; Đã vay tiền của rồi, Mắc nợ người là khổ. Chủ nợ đến đòi nợ, Nhân đấy bắt trói lại; Bị trói thật khổ thay, Thế gian vẫn lạc dục. Trong Thánh pháp cũng vậy; Nếu không có chánh tín, Không tàm và không quý, Thân làm điều bất thiện, Miệng ý chẳng kém gì, Che giấu không nói ra, Không ưa lời dạy phải, Giả sử có tu hành, Tâm niệm cho là khổ, Hoặc thôn hay chỗ vắng, Nhân đó sanh hối hận. Các việc thân, miệng gây, Và những điều ý nghó, Ác nghiệp cứ tăng dần, Quen làm lại làm nữa, Tạo ác mãi không thôi. Làm nhiều bất thiện rồi, Thọ sanh đã đến lúc, Tất bị trói địa ngục. Buộc ràng quá khổ này, Bậc Đại Hùng đã thoát. Đúng pháp thu tiền tài, Không nợ nần, an ổn. Bố thí được hoan hỷ Cả hai<註 n="101"/>101 đều có lợi; Các Cư só theo đây, Do trí, phước tăng mãi. Trong Thánh pháp cũng vậy, Nếu có thành tín vững, Đầy đủ đức tàm quý, Rộng rãi không keo kiệt, Dứt lìa năm triền cái, Thường ưa hành tinh tấn, Thành tựu các thiền định, Chuyên nhất, tâm tónh lạc<註 n="102"/>102. Niềm vui không tài sản<註 n="103"/>103, Cũng như nước tắm trong; Bất động tâm giải thoát <註 n="104"/>104, Trừ sạch các hữu kết. Không bệnh là Niết-bàn; Đó là đèn vô thượng, Vô ưu, vô nhiễm lạc<註 n="105"/>105, Gọi là không di động. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749688">126.KINH HÀNH DỤC<註 n="106"/>106 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Cư só Cấp Cô Độc<註 n="107"/>107 đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài rồi ngồi xuống một bên, thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ở đời có bao nhiêu hạng người hành dục<註 n="108"/>108?” Đức Thế Tôn dạy: “Này Cư só, ở đời gồm có mười hạng người hành dục. Những gì là mười? “Cư só, có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo. Sau khi tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời sống lâu. Đó là một hạng người hành dục. “Lại nữa, này Cư só, có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo. Sau khi tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục. “Lại nữa, Cư só, có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo. Sau khi tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục. “Lại nữa, Cư só, có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp. Sau khi tìm cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục. “Lại nữa, Cư só, có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp. Sau khi tìm cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục. “Lại nữa, Cư só, có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ. Sau khi tìm cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục. “Lại nữa, Cư só, có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ. Sau khi tìm cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợï con, dầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Đó là một hạng người hành dục. “Lại nữa, Cư só, có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ. Sau khi tìm cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Nhưng khi có của cải rồi lại bị đắm nhiễm, hệ lụy. Khi đã bị hệ lụy, đắm nhiễm, không thấy được tai hoạn, không biết đến sự xuất yếu mà tiêu dùng. Đó là một hạng người hành dục. “Lại nữa, Cư só, có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ. Sau khi tìm cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Khi có của cải rồi, không đắm nhiễm, không hệ lụy. Đã không hệ lụy, không đắm nhiễm, thấy được tai hoạn, biết được sự xuất yếu mà tiêu dùng. Đó là một hạng người hành dục. “Này Cư só, nếu có người hành dục tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo. Sau khi tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là thấp hèn nhất. “ Này Cư só, nếu có người hành dục tìm cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp. Sau khi tìm cầu của cải một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là tối thượng. “Này Cư só, nếu có người hành dục tìm cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ. Sau khi tìm cầu của cải một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Khi có của cải rồi, không đắm nhiễm, không hệ lụy. Đã không hệ lụy, không đắm nhiễm, thấy được tai hoạn, biết sự xuất yếu khi tiêu dùng, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu. “Cũng như con bò có sữa, do sữa có lạc, do lạc có sanh tô, do sanh tô có thục tô, do thục tô có tô tinh. Tô tinh là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu. Này Cư só, cũng như vậy, so với các người hành dục khác, kẻ hành dục này là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu.” Khi ấy, Đức Thế Tôn nói tụng rằng<註 n="109"/>109: Nếu phi pháp kiếm của; Vừa pháp vừa phi pháp; Không cúng, không tự dùng, Không bố thí, tạo phước; Cả hai đều mang họa, Kẻ hành dục thấp nhất. Nếu kiếm của hợp pháp, Đã lo được tự thân, Cung cấp và tự dùng, Bố thí và tạo phước, Cả hai đều có đức; Kẻ hành dục tối thượng. Nếu được tuệ xuất yếu, Hưởng lạc sống tại gia, Thấy tai hoạn, tri túc, Tiết kiệm dùng tài vật, Kẻ được tuệ xuất dục, Là hành dục trên hết. Phật thuyết như vậy. Cư só Cấp Cô Độc và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749689">127.KINH PHƯỚC ĐIỀN<註 n="110"/>110 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Cư só Cấp Cô Độc đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi ngồi xuống một bên, thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ở đời có bao nhiêu hạng người phước điền<註 n="111"/>111?” Đức Thế Tôn dạy: “Này Cư só, ởÛ đời có hai hạng người phước điền. Những hạng người nào là hai? Một là hạng học nhân<註 n="112"/>112, hai là hạng vô học nhân<註 n="113"/>113.“Hạng hữu học có mười tám, hạng vô học có chín. “Này Cư só, mười tám hạng người hữu học là những ai? Là tín hành, pháp hành, tín giải thoát, kiến đảo, thân chứng<註 n="114"/>114, gia gia<註 n="115"/>115, nhất chủng, hướng Tu-đà-hoàn, đắc Tu-đà-hoàn; hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm; hướng A-na-hàm, đắc A-na-hàm, trung Bát-niết-bàn, sanh Bát-niết-bàn, hành Bát-niết-bàn, vô hành Bát-niết-bàn, thượng lưu sắc cứu cánh<註 n="116"/>116.Đó là mười tám hạng hữu học. “Này Cư só, chín hạng người vô học là những ai? Tư pháp, thăng tấn pháp, bất động pháp, thối pháp, bất thối pháp, hộ pháp, hộ tắc bất thối bất hộ tắc thối<註 n="117"/>117, thật trụ pháp, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Đó là chín hạng vô học<註 n="118"/>118.” Khi ấy Đức Thế Tôn nói tụng: Học, vô học trong đời, Đáng tôn, đáng phụng kính; Các ngài tu chánh thân, Miệng, ý cũng chánh hạnh. Ruộng tốt cho tại gia, Cúng dường được phước lớn. Phật thuyết như vậy. Cư só Cấp Cô Độc và các Tỳ-kheo, sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749690">128.KINH ƯU-BÀ-TẮC<註 n="119"/>119 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Cư só Cấp Cô Độc cùng chúng Ưu-bà-tắc gồm có năm trăm người đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. Cư só Cấp Cô Độc cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên. Năm trăm Ưu-bà-tắc cũng làm lễ rồi ngồi xuống một bên. Cư só Cấp Cô Độc và năm trăm Ưu-bà-tắc sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Xá-lê Tử thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu sự hoan hỷ. Ngài dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu sự hoan hỷ rồi, liền rời chỗ ngồi đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật và ngồi xuống một bên. Sau khi Tôn giả Xá-lê Tử đi chẳng bao lâu, Cư só Cấp Cô Độc và năm trăm Ưu-bà-tắc cũng đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi Tôn giả Xá-lê Tử và mọi người đã an tọa, Đức Thế Tôn dạy: “Này Xá-lê Tử, nếu thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử<註 n="120"/>120 gìn giữ, thực hành năm pháp một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm<註 n="121"/>121, hiện pháp lạc trú, dễ được chứ không phải khó được. Xá-lê Tử, thầy nên xác nhậän rằng Thánh đệ tử này không còn đọa địa ngục, cũng không còn sanh vào loài súc sanh, ngạ quỷ và các chỗ ác, được quả Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, nhất định thẳng tiến tới quả vị Chánh giác, tối đa chịu bảy lần sanh tử nữa. Sau bảy lần qua lại cõi trời, nhân gian, liền được chấm dứt khổ đau. “Xá-lê Tử, thế nào là bạch y Thánh đệ tử khéo giữ gìn và thực hành năm pháp<註 n="122"/>122? Đó là bạch y Thánh đệ tử xa lìa sát sanh, vứt bỏ dao gậy, có tâm tàm quý, tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến loài côn trùng, người ấy đối với sự sát sanh, tâm đã tịnh trừ. Đó là pháp thứ nhất mà bạch y Thánh đệ tử đã giữ gìn và thực hành một cách hoàn hảo. “Lại nữa, này Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử xa lìa việc lấy của không cho, dứt trừ việc lấy của không cho. Khi nào cho mới lấy, vui với việc cho mới lấy, thường ưa bố thí, hoan hỷ không keo kiết, không mong đền trả, không tham lam, thấy tài vật của kẻ khác không lấy về mình<註 n="123"/>123.Người ấy đối với việc không cho mà lấy tâm đã tịnh trừ. Đó là pháp thứ hai mà bạch y Thánh đệ tử đã giữ gìn và thực hành một cách hoàn hảo. “Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử xa lìa tà dâm, dứt trừ tà dâm. Người nữ kia hoặc có cha giữ gìn, hoặc có mẹ giữ, hoặc cả cha cả mẹ cùng giữ, hoặc anh em giữ, hoặc chị em giữ, hoặc gia nương giữ, hoặc thân tộc giữ, hoặc người cùng họ giữ, hoặc là vợ của người khác, hoặc có phạt gậy<註 n="124"/>124, khủng bố, hoặc đã có ước hẹn bằng tài hóa, cho đến bằng một tràng hoa<註 n="125"/>125; đối với tất cả những người nữ ấy, không xâm phạm đến. Người ấy đối với tà dâm, tâm đã tịnh trừ. Đó là pháp thứ ba mà bạch y Thánh đệ tử đã giữ gìn và thực hành một cách hoàn hảo. “Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử xa lìa nói dối, dứt trừ nói dối; nói lời chân thật, ưa sự chân thật, an trụ nơi sự chân thật, không dời đổi sai chạy. Tất cả những lời nói đều đáng tin, không lừa dối thế gian. Người ấy đối với sự nói dối, tâm đã tịnh trừ. Đó là pháp thứ tư mà bạch y Thánh đệ tử giữ gìn và thực hành một cách hoàn hảo. “Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử lìa rượu, bỏ rượu. Người ấy đối với việc uống rượu, tâm đã tịnh trừ. Đó là pháp thứ năm mà bạch y Thánh đệ tử giữ gìn và thực hành một cách hoàn hảo. “Này Xá-lê Tử, thế nào là bạch y Thánh đệ tử được bốn tâm tăng thượng, hiện pháp lạc trú, dễ chứ không phải khó được<註 n="126"/>126? Đó là bạch y Thánh đệ tử niệm tưởng Như Lai<註 n="127"/>127, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Chúng Hựu. Nhớ nghó Như Lai như vậy rồi, nếu có những ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử nương vào Như Lai, tâm tịnh được hỷ, nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Như vậy, bạch y Thánh đệ tử được tâm tăng thượng thứ nhất, hiện pháp lạc trú, dễ được chứ không phải khó được. “Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử niệm tưởng Pháp<註 n="128"/>128 được Thế Tôn khéo giảng, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động. Quán pháp như vậy, biết pháp như vậy, nhớ nghó pháp như vậy rồi nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo, cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử duyên vào pháp, tâm tịnh được hỷ. Nếu có những điều ác dục, liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo, cũng được tiêu diệt. Như vậy, bạch y Thánh đệ tử được tâm tăng thượng thứ hai. “Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử niệm chúng Tăng<註 n="129"/>129, Thánh chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành, chúng ấy thật có A-la-hán hướng, A-la-hán quả, có A-na-hàm hướng, A-na-hàm quả, có Tư-đà-hàm hướng, Tư-đà-hàm quả, có Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn quả. Đó là bốn cặp tám bậc, là chúng của Như Lai thành tựu giới, thành tựu định, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoát tri kiến, đáng kính, đáng trọng, đáng phụng, đáng cúng, là ruộng phước an lành của thế gian. Người ấy nhớ nghó chúng của Như Lai như vậy, nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, âu lo, cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử duyên vào chúng của Như Lai, tâm được hoan hỷ, nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Như vậy, bạch y Thánh đệ tử được tâm tăng thượng thứ ba, hiện pháp lạc trú dễ được chứ không phải khó được. “Lại nữa, Xá-lê Tử, bạch y Thánh đệ tử tự niệm tưởng giới<註 n="130"/>130, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như mặt đất, không hư vọng, đó là điều mà Đức Phật ngợi khen, thọ trì đầy đủ tốt đẹp. Người ấy tự nhớ nghó giới như vậy, nếu có những điều ác dục, liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, sầu khổ, nhớp nhơ, âu lo cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử duyên vào giới, tâm định được hỷ. Nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Như vậy, bạch y Thánh đệ tử được tâm tăng thượng thứ tư, đối với hiện pháp lạc trú dễ được chứ không phải khó được. “Này Xá-lê Tử, nếu thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử giữ gìn và thực hành năm pháp một cách hoàn hảo và được bốn tâm tăng thượng, hiện pháp lạc trú, dễ được chứ không phải khó được, thì này Xá-lê Tử, thầy nên ghi nhận rằng ‘Thánh đệ tử này không còn đọa địa ngục, cũng không sanh vào loài súc sanh, ngạ quỷ và các chỗ ác, được quả Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, nhất định thẳng tiến đến quả vị Chánh giác, tối đa chịu bảy lần sanh tử nữa, sau bảy lần qua lại cõi trời và nhân gian, liền được chấm dứt khổ đau’.” Khi ấy Đức Thế Tôn nói tụng rằng: Kẻ trí sống tại gia, Thấy địa ngục, sợ hãi; Do thọ trì Thánh pháp, Trừ bỏ tất cả ác. Không sát hại chúng sanh, Biết rồi hay lìa bỏ, Chân thật không nói dối, Không trộm của kẻ khác; Tri túc với gia phụ, Không ái lạc vợ người; Dứt bỏ việc uống rượu, Gốc tâm loạn cuồng si. Thường nên niệm chánh giác, Suy nghó các pháp lành. Niệm Tăng, quán cấm giới, Do đó được hoan hỷ. Muốn hành hạnh bố thí, Mà cầu mong hưởng phước, Trước thí bậc tịch tịnh<註 n="131"/>131, Như vậy thành quả báo. Ta nói, bậc tịch tịnh, Xá-lợi nên nghe kỹ. Nếu có đen và trắng, Dù sắc đỏ hay vàng Tạp sắc, sắc đang yêu<註 n="132"/>132, Bò và các chim câu, Tùy loại chúng sanh ra. Bò thuần, đi phía trước, Thân sức thành đầy đủ; Đi nhanh lại về nhanh, Dùng theo khả năng chúng, Kẻ gì sắc tốt xấu. Nhân gian này cũng vậy, Tùy theo chỗ thọ sanh, Sát-đế-lị, Phạm chí, Cư só hay thợ thuyền, Tùy thọ sanh của họ, Trưởng thượng do tịnh giới. Bậc Vô Trước, Thiện Thệ, Cúng thí ấy, quả lớn. Phàm phu, vô sở trí, Không tuệ, không học hỏi, Thí nơi ấy, quả nhỏ. Không quang minh rọi đến, Nơi nào rọi quang minh, Phật đệ tử trí tuệ, Tín tâm nơi Thiện Thệ, Thiện căn được vững bền, Người ấy sanh thiện xứ, Như ý chứng Gia gia, Tối hậu đắc Niết-bàn, Như vậy có duyên cả. Phật thuyết như vậy. Tôn giả Xá-lê Tử, chư Tỳ-kheo, Cư só Cấp Cô Độc và năm trăm Ưu-bà-tắc sau khi nghe lời Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749691">129.KINH OÁN GIA<註 n="133"/>133 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có bảy pháp oán gia<註 n="134"/>134 để gây thành oán gia; tức là khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. “Những gì là bảy? “Oán gia thì không muốn oán gia có sắc đẹp. Vì sao oán gia không muốn oán gia có sắc đẹp? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không xả bỏ sân nhuế, thì người ấy tuy luôn tắm gội, dùng danh hương thoa mình, nhưng sắc thân<註 n="135"/>135 vẫn xấu. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ nhất gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. “Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia ngủ nghỉ an lành. Vì sao oán gia không muốn oán gia ngủ nghỉ an lành? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thì người ấy tuy nằm trên giường vua, trải bằng thảm lông chim, phủ bằng gấm vóc lụa là, có nệm mềm, hai đầu kê gối, được phủ bằng thảm quý, bằng da sơn dương<註 n="136"/>136, nhưng giấc ngủ vẫn âu lo, đau khổ. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ hai để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. “Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia có lợi lớn. Vì sao oán gia không muốn oán gia có lợi lớn? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thì người ấy đáng lẽ được lợi, hai điều ấy không trái nhau, thật là bất lợi lớn. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ ba để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. “Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia có bằng hữu. Vì sao oán gia không muốn oán gia có bằng hữu? Người hay sân nhuế bị tác động bởi tâm sân nhuế, bị chi phối bởi tâm sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thì người ấy nếu có bằng hữu thân thiết, họ cũng tìm cách lánh mặt bỏ đi. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ tư để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. “Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia có sự khen ngợi. Vì sao oán gia không muốn oán gia có sự khen ngợi? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, người ấy danh ô tiếng xấu đồn khắp. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ năm để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. “Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia quá giàu sang. Vì sao oán gia không muốn oán gia quá giàu sang? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, người ấy tạo nghiệp thân, khẩu, ý như vậy khiến mất nhiều tài vật. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ sáu để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. “Lại nữa, oán gia thì không muốn để oán gia khi thân hoại mạng chung được đến chỗ an lành, sanh ở cõi trời. Vì sao oán gia không muốn oán gia đến chỗ an lành? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thân khẩu ý tạo ác nghiệp. Người ấy sau khi thân, khẩu, ý tạo ác nghiệp, thân hoại mạng chung chắc chắn đến chỗ ác, sanh trong địa ngục. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ bảy để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. “Đó là cả bảy pháp oán gia gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.” Khi ấy Đức Thế Tôn nói tụng rằng: Người sân, sắc da xấu Nằm ngủ, khổ không yên; Đáng lẽ được của nhiều, Trở lại bị bất lợi. Kẻ bằng hữu thân thiết, Xa lìa người sân nhuế; Luôn luôn tập sân nhuế, Tiếng xấu đồn khắp nơi. Sân gây nghiệp thân khẩu, Nhuế buộc ràng nghiệp ý; Người bị nhuế chế ngự, Mất tất cả tài vật. Sân nhuế sanh bất lợi, Sân nhuế sanh tâm nhơ; Sợ sệt sanh bên trong, Người không thể biết được. Người sân không biết nghóa, Người sân không hiểu pháp, Không mắt, mù mịt tối, Là người ưa sân nhuế. Nhuế dậy, sắc da ghê, Như lửa mới bốc khói, Từ đó sanh ghét ghen, Duyên sân lại do đó. Việc làm của người sân, Dù thiện và bất thiện, Sau khi cơn sân qua, Nóng lòng như lửa đốt. Gọi là nghiệp phiền nhiệt, Và các pháp buộc ràng; Tất cả Ta đã nói, Các ngươi hãy nghe kỹ. Người sân nghịch hại cha, Và với cả anh em, Cũng giết hại chị em, Người sân nhiều tàn khốc. Sanh ra và lớn lên, Được thấy thế gian này, Nhờ mẹ được sống còn, Khi sân cũng sát hại. Không xấu, không hổ thẹn, Sân triền, không nói năng, Người bị sân chế ngự, Miệng nói không chừa gì. Tạo tác tội nghịch si, Để mình tự yểu mạng, Khi làm không tự biết, Do sân sanh sợ hãi. Tự buộc trói thân mình, Ái lạc không cùng cực, Dù ái niệm tự thân, Người sân cũng tự hại. Hoặc tự đâm bằng dao, Hoặc nhảy xuống hang sâu, Hay dùng dây thắt cổ, Uống các loại thuốc độc, Đó là tượng sân nhuế. Là chết bởi vì sân, Tất cả đều dứt hết, Dùng tuệ mới biết được. Nghiệp bất thiện dù nhỏ, Người trí biết liền trừ. Nên nhẫn nại hạnh này, Màu da không dữ dằn, Không nhuế, cũng không ưu, Khói tắt không lay động, Chế ngự đoạn sân nhuế, Tịch diệt, không còn lậu. Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749692">130.KINH GIÁO<註 n="137"/>137 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc<註 n="138"/>138.Bấy giờ, Tôn giả Đàm-di<註 n="139"/>139, vị tôn trưởng địa phương<註 n="140"/>140 làm chủ Phật-đồ<註 n="141"/>141, được mọi người tôn sùng, tánh tình hung bạo, nóng nảy, rất cộc cằn thô lỗ, hay mắng nhiếc các vị Tỳ-kheo. Vì vậy, các vị Tỳ-kheo địa phương<註 n="142"/>142 đều bỏ đi, không muốn sống ở đó. Các Ưu-bà-tắc địa phương thấy các vị Tỳ-kheo địa phương đều bỏ đi, không muốn ở đó, liền nghó rằng: “Các vị Tỳ-kheo địa phương này vì sao lại bỏ đi, không muốn sống ở đây?” Rồi các vị Ưu-bà-tắc địa phương nghe được rằng: “Tôn giả Đàm-di, vị tôn trưởng địa phương, làm chủ Phật-đồ, được mọi người tôn sùng, tánh tình hung bạo, nóng nảy, rất cộc cằn thô lỗ, hay mắng nhiếc các Tỳ-kheo. Vì vậy các Tỳ-kheo địa phương đều bỏ đi, không muốn sống ở đó.” Các vị Ưu-bà-tắc nghe việc ấy rồi, liền cùng nhau kéo đến Tôn giả Đàm-di, xua đuổi ông ra khỏi các chùa địa phương<註 n="143"/>143.Bấy giờ Tôn giả Đàm-di bị các vị Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi ra khỏi các tinh xá địa phương, liền vấn y, mang bát du hành đến nước Xá-vệ, dần dà đến vườn Cấp cô độc, rừng Thắng. Rồi Tôn giả Đàm-di đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Ngài, ngồi sang một bên mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con đối với Ưu-bà-tắc địa phương không có điều gì xấu xa, chẳng nói việc chi, không xúc phạm đến ai, nhưng các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi con ra khỏi các chùa địa phương.” Khi đó, Đức Thế Tôn bảo rằng: “Thôi đủ rồi, này Đàm-di, cần chi phải nói việc đó.” Tôn giả Đàm-di chắp tay hướng Phật, bạch lại một lần nữa rằng: “Bạch Thế Tôn, con đối với Ưu-bà-tắc địa phương không có điều gì xấu xa, chẳng nói việc chi, không xúc phạm đến ai, nhưng các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi con ra khỏi các tinh xá địa phương.” Đức Thế Tôn cũng lần thứ hai bảo rằng: “Đàm-di, thuở xưa, ở châu Diêm-phù này có các thương nhân đi thuyền ra biển, mang theo con ó tìm bờ. Bọn người ấy ra biển chưa bao xa, họ thả con ó tìm bờ. Nếu con ó tìm bờ đến được bờ của biển cả, nó sẽ vónh viễn không trở lại thuyền. Nếu con ó tìm bờ không đến được bờø của biển cả, nó sẽ trở lại thuyền. Ngươi cũng vậy, này Đàm-di, bởi vì ngươi bị các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi ra khỏi các chùa địa phương nên ngươi mới trở về chỗ Ta. Thôi, đủ rồi Đàm-di, còn cần gì phải nói điều đó nữa.” Tôn giả Đàm-di bạch lại lần thứ ba: “Bạch Thế Tôn, con đối với Ưu-bà-tắc địa phương không có điều gì xấu xa, chẳng nói việc chi, không xúc phạm đến ai, nhưng các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi con ra khỏi các tinh xá địa phương.” Đức Thế Tôn cũng lại lần thứ ba bảo rằng: “Đàm-di, ngươi trụ trong Sa-môn pháp mà vị các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi ra khỏi các tinh xá địa phương sao?” Lúc đó Tôn giả Đàm-di liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng Phật, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Sa-môn trụ trong pháp Sa-môn?” Đức Thế Tôn dạy: “Này Đàm-di, thuở xưa, khi con người sống đến tám vạn tuổi. Đàm-di, khi con người sống đến tám vạn tuổi, châu Diêm-phù này cực kỳ giàu sang hạnh phúc, dân cư đông đúc, thôn ấp gần nhau bằng khoảng một con gà bay. “Khi con người sống đến tám vạn tuổi, con gái đến năm trăm tuổi mới lấy chồng. Đàm-di, khi con người sống đến tám vạn tuổi, chỉ có các bệnh như vầy: đại tiện, tiểu tiện, lòng dục, ăn uống và già. “Đàm-di, khi con người sống đến tám vạn tuổi, có một vị vua tên là Cao-la-bà <註 n="144"/>144, thông minh trí tuệ, làm Chuyển luân vương, có bốn loại binh chủng chỉnh trị thiên hạ; là Pháp vương hành theo chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu là bánh xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư só báu, tướng quân báu; đó là bảy báu. Có đủ một ngàn người con, tướng mạo đoan chánh, dũng mãnh vô úy, có thể khuất phục mọi kẻ địch. Vua ấy thống lãnh tất cả cõi đất đai cho đến biển cả, không cai trị bằng dao gậy mà chỉ bằng chánh pháp trị hóa, khiến được an ổn. “Đàm-di, vua Cao-la-bà có một gốc cây tên là Thiện trụ ni-câu-loại thọ<註 n="145"/>145 vương<註 n="146"/>146.Đàm-di, Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương có năm cành. Cành thứ nhất dành cho vua và hoàng hậu ăn. Cành thứ nhì dành cho thái tử và các quan ăn. Cành thứ ba dành cho nhân dân trong nước ăn. Cành thứ tư dành cho Sa-môn, Phạm chí ăn. Cành thứ năm dành cho cầm thú ăn. Đàm-di, quả của cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương lớn bằng cái hủ hai thăng, mùi vị như mật nguyên chất. Đàm-di, quả Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không ai canh giữ mà cũng chẳng ai trộm cắp. Về sau có một người đói khát gầy còm, nhan sắc tiều tụy, muốn được ăn quả, nó đến cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương ăn quả rồi bẻ gãy cành cây hái quả đem về. Trên cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương có một vị trời nương ở đó. Ông ấy nghó rằng: ‘Lạ thay, người ở châu Diêm-phù vô ân, không biết báo đáp. Vì sao? Vì nó ăn quả nơi cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương rồi bẻ gãy cành cây, hái quả đem về. Mong cho cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không có quả, không sanh quả nữa!’ Tức thì cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không có quả, cũng không sanh quả. “Rồi lại có một người đói khát, gầy còm, nhan sắc tiều tụy, muốn được ăn quả, đi đến cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không có quả, cũng không sanh quả, tức thì đến vua Cao-la-bà tâu rằng: ‘Tâu Thiên vương, nên biết, cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không có quả, cũng không sanh quả nữa’. “Vua Cao-la-bà nghe xong, trong khoảnh khắc như người lực só co duỗi cánh tay biến khỏi Câu-lâu-sấu, đến cõi Tam thập tam thiên, đứng trước Thiên Đế Thích<註 n="147"/>147 mà tâu rằng: ‘Tâu Câu-dực<註 n="148"/>148 nên biết, cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương không có quả, cũng không sanh quả nữa. Khi đó, Thiên Đế Thích và vua Cao-la-bà trong khoảnh khắc như người lực só co duỗi cánh tay biến khỏi cõi Tam thập tam thiên, đến nước Câu-lâu-sấu, cách cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương đứng lại. Thiên Đế Thích thực hiện Như ý túc như vậy<註 n="149"/>149, bằng Như ý túc như kỳ tượng, hóa làm nước lớn, gió bão và mưa to. Do nước lớn, gió bão và mưa to, cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương bị tróc gốc ngã đổ. “Lúc đó có vị trời sống trên cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương nhận thấy như vậy mới buồn khổ, sầu thương, khóc lóc chảy nước mắt, đứng trước mặt Thiên Đế Thích, Thiên Đế Thích hỏi, ‘Thiên, vì lẽ gì mà ông buồn khổ, sầu thương, khóc lóc rơi lệ, đứng trước mặt ta?’ Vị trời kia thưa rằng: ‘Tâu Câu-dực, nên biết, nước lớn, gió bão, mưa to, cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương bị tróc gốc ngã đổ’. Khi ấy, Thiên Đế Thích bảo Thọ thiên kia rằng: ‘Thiên, ông là Thọ thiên, trụ Thọ thiên pháp<註 n="150"/>150 mà để nước lớn, gió mạnh, mưa to làm cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương bị tróc gốc ngã đổ sao?’ Thọ thiên thưa rằng: ‘Tâu Câu-dực, thế nào gọi là Thọ thiên trụ Thọ thiên pháp?’ Thiên Đế Thích bảo, ‘Thiên, giả sử có người muốn được rễ cây, cứ lấy rễ cây đi; muốn được cành cây, nhánh cây, lá cây, hoa quả, cứ đem đi, Thọ thiên không nên giận dữ, không nên ghen ghét, tâm không nên thù hận, Thọ thiên vẫn an trụ trên thọ thiên với ý niệm buông xả. Như vậy gọi là Thọ thiên trụ Thọ thiên pháp’. Vị trời kia lại tâu rằng: ‘Tâu Câu-dực, tôi là Thọ thiên mà không trụ Thọ thiên pháp. Từ nay về sau tôi sẽ trụ Thọ thiên pháp. Ước mong cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương trở lại như cũ’. Rồi thì Thiên Đế Thích thực hiện Như ý túc như vậy. Thực hiện Như ý túc như vậy xong, lại hóa làm nước lớn, gió bão, mưa to. Hóa làm nước lớn, gió bão, mưa to xong, cây Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương liền trở lại như cũ. “Này Đàm-di, cũng vậy, nếu có Tỳ-kheo bị người mắng nhiếc, không mắng nhiếc lại; bị người sân giận không sân giận lại; bị người quấy phá, không quấy phá lại; bị đánh đập không đánh đập lại. Này Đàm-di, như vậy gọi là Sa-môn trụ Sa-môn pháp.” Lúc đó, Tôn giả Đàm-di liền từ chỗ ngồi, trịch vai áo đang mặc, chắp tay hướng Phật khóc lóc rơi lệ, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con không phải là Sa-môn trụ Sa-môn pháp. Từ nay về sau con sẽ là Sa-môn trụ Sa-môn pháp.” Đức Thế Tôn dạy: “Xưa có một Đại sư tên là Thiện Nhãn<註 n="151"/>151, được các ngoại đạo tiên nhân tôn làm tôn sư, lìa bỏ ái dục, được như ý túc. Đàm-di, Thiện Nhãn đại sư có vô lượng trăm ngàn đệ tử. Đàm-di, Thiện Nhãn đại sư nói Phạm thế pháp<註 n="152"/>152 cho các đệ tử nghe. Đàm-di, khi Thiện Nhãn đại sư nói Phạm thế pháp cho các đệ tử, trong các đệ tử có người không phụng hành trọn vẹn, thì người ấy sau khi mạng chung, hoặc sanh lên cõi trời Tứ thiên vương, hoặc sanh cõi trời Tam thập tam thiên, hoặc sanh cõi trời Diệm-ma, hoặc sanh cõi trời Đâu-suất-đà, hoặc sanh cõi trời Hóa lạc, hoặc sanh cõi trời Tha hóa lạc. Đàm-di, khi Thiện Nhãn đại sư nói Phạm thế pháp cho đệ tử nghe, trong các đệ tử có người phụng hành trọn vẹn, người ấy tu bốn phạm thất<註 n="153"/>153, lìa bỏ dục. Khi mạng chung rồi được sanh lên cõi trời Phạm thiên. Đàm-di, khi ấy Thiện Nhãn đại sư nghó rằng: ‘Đời sau ta không nên cùng các đệ tử đồng sanh đến một chỗ. Bây giờ ta hãy tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung sẽ được sanh vào cõi trời Hoảng dục. Đàm-di, sau đó Thiện Nhãn đại sư liền tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung được sanh vào cõi trời Hoảng dục. Đàm-di, Thiện Nhãn đại sư và các đệ tử học đạo không luống công, được quả báo lớn. Cũng như Thiện Nhãn đại sư, có các Đại sư Mâu-lê-phá-quần-na, A-la-na-giá Bà-la-môn, Cù-đà-lê-xá-đa, Hại-đề-bà-la Ma-nạp, Thù-đề-ma-lệ Kiều-đệ-bà-la và Thất-đa Phú-lâu-hề-đa<註 n="154"/>154.“Đàm-di, Đại sư Thất-đa Phú-lâu-hề-đa cũng có vô lượng trăm ngàn đệ tử. Đàm-di, Đại sư Thất-đa Phú-lâu-hề-đa nói Phạm thế pháp cho các đệ tử. Trong số các đệ tử có người không phụng hành trọn vẹn pháp đã dạy, người ấy sau khi thân hoại mạng chung, hoặc sanh lên cõi trời Tứ thiên vương, hoặc sanh cõi trời Tam thập tam thiên, hoặc sanh cõi trời Diệm-ma, hoặc sanh cõi trời Đâu-suất-đà, hoặc sanh cõi trời Hóa lạc, hoặc sanh cõi trời Tha hóa. Đại sư Thất-đa Phú-lâu-hề-đa khi nói Phạm thế pháp, trong số các đệ tử có người phụng hành trọn vẹn pháp ấy, tu bốn phạm thất, lìa bỏ dục ái. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào cõi trời Phạm thiên. Đàm-di, Đại sư Thất-đa Phú-lâu-hề-đa nghó rằng: ‘Đời sau ta không nên cùng các đệ tử sanh cùng một chỗ. Bây giờ ta nên tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung sẽ được sanh vào cõi trời Hoảng dục’. Đàm-di, sau đó vị Đại sư thứ bảy Thất-đa Phú-lâu-hề-đa tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ rồi, mạng chung được sanh lên cõi trời Hoảng dục. Đàm-di, Đại sư Thất-đa Phú-lâu-hề-đa và các đệ tử học đạo không hư dối, được quả báo lớn. “Đàm-di, nếu có người nào mắng nhiếc bảy vị Đại sư và vô lượng trăm ngàn đệ tử kia, cùng đánh phá, sân nhuế, trách móc họ, chắc chắn chịu vô lượng tội. Nhưng đối với một Tỳ-kheo đã thành tựu chánh niệm, một đệ tử Phật chứng đắc tiểu quả, mà có ai mắng nhiếc, đả phá sân nhuế, trách móc vị ấy thì tội nhiều hơn thế nữa. “Thế cho nên, này Đàm-di, các ngươi hãy luôn luôn nhắc nhở, thủ hộ lẫn nhau. Vì sao như vậy? Vì ngoài sự quá thất này, không còn sự quá thất nào hơn nữa<註 n="155"/>155.” Khi ấy, Đức Thế Tôn nói kệ: Tu-niết<註 n="156"/>156, Mâu-lê-phá-quần-na, A-la-na-giá Bà-la-môn, Cù-đà-lê-xá-đa, Hại-đề-bà-la Ma-nạp, Thù-đề-ma-lệ Kiều-đệ-bà-la và Thất-đa Phú-lâu-hề-đa, Trong đời quá khứ ấy Danh đức bảy tông sư, Bi tâm, không nhiễm ái, Dục kết đã dứt trừ. Trăm ngàn số đệ tử, Vô lượng đếm sao vừa, Cũng đều ly dục kiết, Dù cứu cánh còn chưa. Với các tiên nhân ấy, Thủ trì khổ hạnh này, Ai ôm lòng oán hận, Tội mắng nhiếc nhiều thay. Huống chi với Phật tử, Quả thấy tri kiến ngay; Ai chửi mắng, đập phá, Tội nghiệp lại tràn đầy. Này Đàm-di, do đó, Hãy biết thủ hộ nhau; Sở dó hộ trì nhau, Tội nặng nào hơn đâu. Như thế thật quá khổ; Bậc Thánh cũng ghét bỏ, Màu da lại dữ dằn<註 n="157"/>157; Chớ thủ tà kiến xứ. Đó là hạng thấp hèn, Thánh pháp gọi như thế<註 n="158"/>158. Dù chưa lìa dâm dục, Có diệu ngũ căn này: Tín, tinh tấn, niệm xứ, Chánh định, chánh quán đây. Khổ kia mình chịu vậy, Trước phải thọ họa tai<註 n="159"/>159. Họa tai đã tự thọ, Sau nữa gây hại ngườøi. Ai hay tự thủ hộ, Tất thủ hộ bên ngoài. Cho nên hãy tự hộä, Kẻ trí hoan lạc thay! Phật thuyết như vậy, Tôn giả và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749693">131.KINH HÀNG MA<註 n="160"/>160 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Bạt-kì-sấu, trong núi Ngạc, rừng Bố, vườn Lộc dã<註 n="161"/>161.Lúc bấy giờ Đại Mục-kiền-liên đang coi việc dựng thiền thất cho Phật<註 n="162"/>162.Trong lúc Tôn giả đang kinh hành trên khoảng đất trống, bấy giờ Ma vương hóa hình nhỏ xíu, chui vào trong bụng của Tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Lúc đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghó như vầy, “Bụng ta cảm thấy nặng, giống như đang ăn phải hạt đậu. Ta hãy nhập Như kỳ tượng định, bằng Như kỳ tượng định ta nhìn vào bụng xem.” Rồi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đi đến cuối đường kinh hành, trải ni-sư-đàn, ngồi xếp kiết già, nhập như kỳ tượng định, bằng như kỳ tượng định mà nhìn vào bụng mình, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên thấy Ma vương đang ở trong đó. Tôn giả bèn ra khỏi định, nói với Ma vương: “Này Ba-tuần, ngươi hãy đi ra! Này Ba-tuần, ngươi hãy đi ra! Chớ có xúc nhiễu Như Lai, cũng chớ xúc nhiễu đệ tử của Như Lai. Đừng sống mãi trong sự vô nghóa, vô ích mà phải tái sanh ác xứ, thọ vô lượng khổ.” Khi ấy, Ma vương liền nghó: “Sa-môn này không thấy, không biết, thế mà lại nói: ‘Này Ba-tuần, ngươi hãy đi ra! Này Ba-tuần, ngươi hãy đi ra! Chớ có xúc nhiễu Như Lai, cũng chớ xúc nhiễu đệ tử của Như Lai. Đừng sống mãi trong sự vô nghóa, vô ích mà phải tái sanh ác xứ, thọ vô lượng khổ’. Tôn sư của ông ta có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không thể thấy mau lẹ, biết mau lẹ như vậy, huống nữa là đệ tử mà thấy biết được sao!” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên lại nói với Ma vương rằng: “Ta lại biết trong ý của ngươi, ngươi nghó như vầy, ‘Sa-môn này không thấy, không biết, thế mà lại nói: ‘Này Ba-tuần, ngươi hãy đi ra! Này Ba-tuần, ngươi hãy đi ra! Chớ có xúc nhiễu Như Lai, cũng chớ xúc nhiễu đệ tử của Như Lai. Đừng sống mãi trong sự vô nghóa, vô ích mà phải tái sanh ác xứ, thọ vô lượng khổ’. Tôn sư của ông ta có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không thể thấy mau lẹ, biết mau lẹ như vậy, huống nữa là đệ tử mà thấy biết được sao!’” Ma Ba-tuần kia nghó rằng: “Sa-môn này đã thấy và biết ta nên mới nói như vậy.” Rồi ma Ba-tuần hóa hình nhỏ xíu, từ trong miệng vọt ra, đứng ngay trước mặt Tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bảo rằng: “Này ma Ba-tuần, thuở xưa, có Như Lai tên là Giác-lịch-câu-tuân-đại<註 n="163"/>163, Đấng Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. Lúc đó ta làm ma có tên là Ác<註 n="164"/>164.Ta có người em gái<註 n="165"/>165 tên là Hắc<註 n="166"/>166.Ngươi chính là con trai của nó. Này ma Ba-tuần, vì lẽ đó cho nên ngươi là cháu gọi ta bằng cậu. “Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác có hai đệ tử, một tên là Âm<註 n="167"/>167, hai tên là Tưởng<註 n="168"/>168.Này Ba-tuần, do ý nghóa nào được gọi là Âm? Ba-tuần, Tôn giả đó lúc sống trên cõi trời Phạm thiên, tiếng nói bình thường của ngài vang cả ngàn thế giới, lại không có một đệ tử nào có âm thanh ngang bằng, hoặc tương tợ, hoặc trội hơn được. Này Ba-tuần, vì lẽ ấy cho nên Tôn giả đó được gọi là Âm vậy. Ba-tuần, lại do ý nghóa nào mà Tôn giả Tưởng có tên là Tưởng? Này Ba-tuần, Tôn giả Tưởng nương nơi thôn ấp mà du hành. Khi đêm đã qua, lúc trời hừng sáng, Tôn giả ấy đắp y, mang bình bát, đi vào thôn ấp khất thực, cẩn thận thủ hộ thân, thu nhiếp các căn, giữ vững chánh niệm. Ngài sau khi khất thực xong và sau khi ăn vào lúc giữa trưa, thâu vén y bát, rửa tay chân, vắt ni-sư-đàn trên vai, đi vào rừng vắng vẻ, hoặc đến dưới gốc cây trong rừng sâu, hoặc đến chỗ không tónh, trải ni-sư-đàn ngồi kiết già, liền nhập Tưởng tri diệt định một cách mau chóng. Lúc ấy có những người đang lùa trâu, dê, người đi mót cỏ, hoặc người đi đường, họ vào trong núi, thấy ngài nhập Tưởng tri diệt định, bèn nghó rằng: ‘Nay Sa-môn này ngồi mà chết trong khu rừng vắng này. Chúng ta hãy nhặt cỏ khô chất đống phủ lên trên, ràng rịt cẩn thận, lượm củi chất chồng lên trên thân để hỏa thiêu’. Họ bèn nhặt cỏ chất đống phủ lên thân ngài, nổi lửa đốt rồi bỏ mà đi. Tôn giả kia, sau khi đêm đã qua, trời vừa hừng sáng, ra khỏi định, đập phủi y phục, du hành trở về thôn ấp, đắp y, mang bình bát vào thôn ấp khất thực như thường lệ, khéo giữ gìn thân căn, giữ vững chánh niệm. Những người lùa trâu, dê, những người mót cỏ khô, hoặc người đi đường vào trong núi đã gặp Tôn giả trước kia, họ bèn nghó: ‘Đây là Sa-môn ngồi mà chết trong khu rừng vắng vẻ này. Chúng ta đã nhặt cỏ khô chất đống phủ trên thân, nổi lửa đốt rồi bỏ đó mà đi. Song Hiền giả này vẫn còn biết tưởng<註 n="169"/>169.’ Này Ba-tuần, vì lẽ đó cho nên Tôn giả Tưởng được gọi là Tưởng vậy. “Này Ba-tuần, lúc ấy ác ma nghó rằng: ‘Sa-môn trọc đầu này bị da đen trói chặt<註 n="170"/>170, bị tuyệt chủng, không con cái, học thiền, dò xét, ngong ngóng dò xét, luôn luôn ngong ngóng dò xét<註 n="171"/>171.Giống như con lừa trọn ngày mang nặng, bị cột lại trong tàu, không được ăn lúa mạch, nó dò xét, ngong ngóng dò xét, luôn luôn ngong ngóng dò xét; Sa-môn trọc đầu này bị da đen trói chặt, tuyệt chủng, không con cái, chúng nó học thiền, dò xét, ngong ngóng dò xét, luôn luôn ngong ngóng dò xét. “‘Giống như con mèo ngồi rình bên hang chuột, vì muốn bắt chuột nên nó dò xét, ngong ngóng dò xét, luôn luôn ngong ngóng dò xét; cũng vậy, Sa-môn trọc đầu này bị da đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, chúng nó học thiền, dò xét, ngong ngóng dò xét, luôn luôn ngong ngóng dò xét. “‘Cũng giống như con cú mèo<註 n="172"/>172 ở giữa đống củi khô, vì muốn bắt chuột nên nó dò xét, ngong ngóng dò xét, luôn luôn ngong ngóng dò xét; cũng vậy, Sa-môn trọc đầu này bị da đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, chúng nó học thiền, dò xét, ngong ngóng dò xét, luôn luôn ngong ngóng dò xét. “‘Giống như con chim hạc<註 n="173"/>173 ở bên bờ nước, vì muốn bắt cá nên nó dò xét, ngong ngóng dò xét, luôn luôn ngong ngóng dò xét; cũng vậy, Sa-môn trọc đầu này bị da đen trói chặt, bị tuyệt chủng không con cái, chúng nó học thiền, dò xét, ngong ngóng dò xét, luôn luôn ngong ngóng dò xét. “‘Chúng dò xét cái gì? Dò xét với mục đích gì? Dò xét để mong cái gì? Chúng nó loạn trí, phát cuồng, bại hoại. Ta chẳng biết chúng nó ở đâu đến, cũng chẳng biết chúng nó đi về đâu, chẳng biết chúng nó sống ở đâu, chẳng biết chúng nó chết như thế nào, sanh như thế nào? Ta hãy dạy bảo các Phạm chí, Cư só rằng: ‘Ngươi hãy đi đến mà chửi, mà đập, mà phá, mà rủa xả Sa-môn tinh tấn kia’. Vì sao vậy? Khi bị chửi, bị đập, bị phá, bị rủa xả, biết đâu chúng nó chẳng nổi ác tâm để ta dễ lợi dụng.’ “Bấy giờ ác ma bèn xúi dục các Cư só, Phạm chí. Các Cư só, Phạm chí ấy chửi, đập phá, rủa xả Sa-môn tinh tấn. Các Cư só, Phạm chí ấy hoặc dùng cây đánh, hoặc lấy đá ném, hoặc vác gậy đập, có khi gây thương tích Sa-môn tinh tấn, có khi làm rách toạc áo, có khi làm bể bình bát. Bấy giờ trong số Cư só, Phạm chí ấy do nhân duyên này thân hoại mạng chung phải đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Chúng sanh vào đó rồi, suy nghó như vầy, ‘Ta phải thọ khổ này, lại phải thọ cực khổ hơn nữa. Vì cớ sao? Vì chúng ta đã đối xử tàn ác với Sa-môn tinh tấn vậy’. “Này Ba-tuần, đệ tử của Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác mang đầu thương tích, mang y rách toạc, mang bình bát bể, đi đến chỗ Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác. Lúc bấy giờ Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đang thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn quyến thuộc vây quanh. Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác trông thấy từ xa một đệ tử mang đầu bị thương tích, y rách toạc, bình bát bể đi đến. Ngài thấy vậy, bảo các Tỳ-kheo rằng: ‘Các ngươi có thấy chăng, ác ma đã xúi dục các Cư só, Phạm chí rằng ‘Các ngươi hãy đến mà chửi, mà đập, mà rủa xả Sa-môn tinh tấn. Vì cớ sao? Khi bị chửi, bị đập, bị rủa xả, biết đâu chúng nó chẳng nổi ác tâm để ta dễ dàng lợi dụng’.’ Này các Tỳ-kheo, hãy với tâm tương ưng với từ, biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy thượng hạ bao trùm tất cả, tâm tương ưng với từ, không kết, không oán, không nhuế, không não hại, rộng lớn bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Bi và hỷ cũng vậy. Tâm tương ưng với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng lớn bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Với tâm ấy khiến ác ma không thể lợi dụng’. “Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác bằng giáo pháp như vậy mà dạy đệ tử. Họ bèn thọ lãnh giáo pháp ấy, tâm tương ưng với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng lớn bao la, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Với tâm ấy, ác ma kia không thể lợi dụng được. “Này ma Ba-tuần, lúc đó ác ma lại nghó: ‘Bằng sự việc ấy ta muốn lợi dụng Sa-môn tinh tấn mà không thể được. Bây giờ ta hãy xúi dục các Cư só, Phạm chí rằng: ‘Các người hãy đến phụng kính, cúng dường, lễ sự Sa-môn tinh tấn’. Biết đâu do sự phụng kính, cúng dường, lễ sự Sa-môn tinh tấn, chúng nó chẳng nổi ác tâm để ta dễ dàng lợi dụng’. “Này Ma Ba-tuần, các Cư só, Phạm chí kia sau khi bị ác ma xúi dục, họ đến phụng kính, cúng dường, lễ sự Sa-môn tinh tấn. Họ lấy áo trải lên mặt đất mà nói rằng ‘Sa-môn tinh tấn, xin đạp lên mà đi. Sa-môn tinh tấn thường làm những việc khó làm, khiến cho chúng tôi mãi mãi được lợi ích, được an ổn khoái lạc’. Hoặc có Phạm chí trải tóc lên mặt đất, nói rằng ‘Sa-môn tinh tấn, xin đạp lên tóc mà đi. Sa-môn tinh tấn thường làm những việc khó làm, khiến cho chúng tôi mãi mãi được lợi ích, được an ổn khoái lạc’. Hoặc có Cư só, Phạm chí hai tay bưng đủ các loại ẩm thực, đứng bên dưới đợi và nói rằng ‘Sa-môn tinh tấn, xin nhận vật thực này, xin cứ mang đi tùy ý mà thọ dụng, để cho tôi mãi mãi được lợi ích, được an ổn khoái lạc’. Các Cư só, Phạm chí thành tín thấy Sa-môn tinh tấn, cung kính bồng bế vào nhà, đem đủ thứ tài vật ra cho Sa-môn tinh tấn và nói rằng: ‘Xin thọ nhận cái này, xin thọ dụng cái này, xin mang cái này đi, tùy ý mà thọ dụng’. Lúc bấy giờ trong số các Cư só, Phạm chí đó có người chết, do nhân duyên này thân hoại mạng chung được đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời. Sau khi sanh vào đó, họ bèn nghó ‘Ta đáng thọ hưởng sự an lạc này, lại sẽ thọ hưởng cực lạc hơn nữa. Vì sao thế? Vì chúng ta đã làm các việc lành với Sa-môn tinh tấn vậy’. “Này ma Ba-tuần, đệ tử của Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, sau khi được phụng kính, cúng dường, lễ sự, họ đi đến Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác. Lúc đó Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đang thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn đệ tử vây quanh. Khi Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác trông thấy từ xa các đệ tử được phụng kính, cúng dường, lễ sự đang đi đến, thấy vậy, ngài bảo các Tỳ-kheo rằng: ‘Các ngươi có thấy chăng? Ác ma xúi dục các Cư só, Phạm chí rằng ‘Các ngươi hãy đến phụng kính, cúng dường, lễ sự Sa-môn tinh tấn’. Biết đâu do phụng kính, cúng dường, lễ sự Sa-môn tinh tấn, chúng sẽ nổi ác tâm để ta dễ dàng lợi dụng. Này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy quán các hành vô thường, quán các pháp hưng suy, quán vô dục, quán xả ly, quán diệt, quán đoạn để cho bọn ác ma không thể lợi dụng’. “Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác bằng giáo pháp như vậy mà dạy các đệ tử, họ bèn thọ lãnh giáo pháp ấy, quán các hành vô thường, quán pháp hưng suy, quán vô dục, quán xả ly, quán diệt, quán đoạn, khiến cho ác ma không thể lợi dụng. “Này ma Ba-tuần, lúc đó ác ma bèn nghó: ‘Bằng việc ấy ta muốn lợi dụng Sa-môn tinh tấn mà không được. Ta hóa hình làm một đứa nhỏ<註 n="174"/>174 tay cầm cây gậy lớn, đứng bên đường, đánh vỡ đầu Tôn giả Âm, khiến máu chảy ướt cả mặt’. “Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sau đó đang du hành trong thôn ấp. Khi đêm đã qua, lúc trời hừng sáng, mang y bát vào trong thôn xóm khất thực, Tôn giả Âm đi hầu theo phía sau. Ma Ba-tuần, lúc ấy ác ma hóa hình làm một đứa bé, tay cầm một cây gậy lớn đứng bên đường, đánh vỡ đầu Tôn giả Âm, khiến máu chảy ướt cả mặt. Ma Ba-tuần, Tôn giả Âm sau khi bị vỡ đầu chảy máu, vẫn đi theo sau Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác như bóng không rời hình. Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác sau khi đến thôn ấp, bằng sức mạnh cực kỳ của bản thân, Ngài xoay nhìn theo phía hữu, như cái nhìn của một voi chúa, không sợ không hãi, không kinh không khiếp, quán sát khắp mọi phía. Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nhìn thấy Tôn giả Âm đầu bị chảy máu ướt cả mặt, đang đi theo sau Phật như bóng không rời hình, bèn nói rằng: ‘Ác ma thật là hung bạo này có đại oai lực, ác ma này không biết vừa đủ’. “Này ma Ba-tuần, Đức Giác-lịch-câu-tuân-đại Như Lai, Đấng Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói chưa xong thì ngay tại chỗ đó ác ma liền bị đọa vào đại địa ngục Vô khuyết<註 n="175"/>175.Ma Ba-tuần, đại địa ngục này có bốn tên gọi<註 n="176"/>176, một là Vô khuyết, hai là Bách đinh, ba là Nghịch thích, bốn là Lục cánh. Trong đại địa ngục đó có ngục tốt đi đến chỗ ác ma ở mà nói rằng: ‘Ngươi nay nên biết, nếu đinh hiệp với các đinh, phải biết mãn một trăm năm’.” Ma Ba-tuần nghe nói như vậy xong, trong lòng hết sức rúng động, kinh sợ, khủng khiếp vô cùng, tóc lông dựng ngược, bèn hướng đến Tôn giả Đại Mục-kiền-liên mà nói bài kệ: Địa ngục kia thế nào, Xưa ác ma ở đó? Nhiễu hại bậc Phạm hạnh Xúc phạm cả Tỳ-kheo. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp lại ma Ba-tuần bài kệ rằng: Địa ngục tên Vô khuyết, Ác ma từng ở trong. Nhiễu hại bậc Phạm hạnh, Xúc phạm Tỳ-kheo Tăng. Đinh sắt cả trăm cái, Thảy đều đâm ngược lên. Địa ngục tên Vô khuyết, Ác ma từng ở trong. Nếu như ai không biết, Đệ tử Phật, Tỳ-kheo, Tất nhiên khổ như vậy, Mà thọ báo nghiệp đen. Trong nhiều loại viên quán, Loài người trên đất này, Ăn loại lúa tự mọc, Đời Bắc châu, tự nhiên<註 n="177"/>177. Đại Tu di triền núi Xông ướp bởi nhân lành<註 n="178"/>178. Tu tập nơi giải thoát, Thọ trì tối hậu thân, Đứng sững trên suối lớn, Cung điện kiếp lâu bền<註 n="179"/>179. Sắc vàng thật ái lạc, Như lửa rực huy hoàng<註 n="180"/>180. Nhạc trời trỗi các thứ; Đến Đế Thích thiên cung. Kiếp xưa với nhà cửa, Thiện Giác đã cúng dường<註 n="181"/>181. Nếu Đế Thích đi trước, Lên điện Tỳ-xà-diên<註 n="182"/>182, Hân hoan chào đón Thích, Thiên nữ vũ chúc mừng. Nếu thấy Tỳ-kheo đến<註 n="183"/>183, Nhìn lui, vẻ thẹn thùng. Nếu Tỳ-lan-diên hiện, Luận nghóa cùng Sa-môn, Ái tận, đắc giải thoát<註 n="184"/>184; Đại tiên có biết chăng? Tỳ-kheo liền đáp lại, Người hỏi đúng như nghóa. Câu-dực, ta biết đây, Ái tận, đắc giải thoát. Nghe lời giải đáp này, Đế Thích hoan hỷ lạc. Tỳ-kheo ban lợi ích, Nói năng đúng nghóa chân. Trên Tỳ-xà-diên điện, Hỡi Đế Thích thiên vương, Cung điện tên gì vậy, Mà người nhiếp trì thành? Thích đáp: Đại Tiên Nhân! Tên Tỳ-xà-diên-đá. Gọi là thế giới ngàn, Ở trong ngàn thế giới; Không cung điện nào hơn Như Tỳ-la-diên-đá. Thiên vương Thiên Đế Thích, Tự tại mà du hành. Ái-lạc na-du-đá<註 n="185"/>185, Hóa một thành trăm hàng. Trong Tỳ-lan-diên điện, Đế Thích tự tại chơi. Tỳ-lan-diên đại điện, Ngón chân đủ lung lay<註 n="186"/>186. Thiên vương mắt xem thấy, Đế Thích tự tại chơi. Giảng đường Lộc tử mẫu<註 n="187"/>187, Nền sâu, đắp kiên cố, Khó động, khó lung lay, Lay bởi định như ý. Kia có đất lưu ly, Thánh nhân bước lên đi Trơn nhuần, cảm thọ lạc, Trải gấm êm diệu kỳ. Ái ngữ thường hòa hiệp, Thiên vương thường hân hoan. Nhạc trời hay khéo trỗi, Âm tiết họa nhịp nhàng. Thiên chúng đều hội tụ, Nhưng thuyết Tu-đà-hoàn<註 n="188"/>188. Biết mấy vô lượng ngàn, Và hằng trăm na thuật. Đến Tam thập tam thiên, Bậc Tuệ Nhãn thuyết pháp. Nghe Ngài thuyết pháp xong, Hoan hỷ và phụng hành. Ta cũng có pháp ấy, Như lời của tiên nhân; Tức lên cõi Đại phạm, Hỏi Phạm thiên sự tình. Phạm vẫn có thấy ấy; Tức thấy có từ xưa, Ta vónh tồn, thường tại, Hằng hữu, không biến đổi. Đại Phạm trả lời kia, Đại tiên tôi không thấy, Tức thấy có từ xưa, Ta thường hằng không đổi. Tôi thấy cảnh giới này, Các Phạm thiên quá khứ; Ta nay do đâu nói, Thường hằng không biến đổi. Ta thấy thế gian này, Bậc Chánh Giác đã dạy. Tùy nhân duyên sanh ra, Luân chuyển rồi trở lại. Lửa không nghó thế này: “Ta đốt kẻ ngu dại” Lửa đốt, ngu sờ tay, Tất nhiên phải bị cháy. Cũng vậy, ma Ba-tuần, Đến Như Lai pháp khuất, Mãi làm điều bất thiện, Tất thọ báo miên viễn. Ngươi đừng trách Phật-đà, Chớ hại Tỳ-kheo tịnh. Một Tỳ-kheo hàng ma, Tại Bố lâm rừng già. Con quỷ sầu áo não, Bị Kiền-liên quở la. Hãi hùng mất trí tuệ, Biến mất bèn đi xa. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên thuyết như vậy. Ma Ba-tuần sau khi nghe Tôn giả thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749694">132.KINH LẠI-TRA-HÒA-LA<註 n="189"/>189 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu<註 n="190"/>190 cùng với chúng đại Tỳ-kheo, đi dến Thâu-lô-tra<註 n="191"/>191; trú trong vườn Thi-nhiếp-hòa<註 n="192"/>192, phía Bắc thôn Thâu-lô-tra. Bấy giờ, các Phạm chí, Cư só thôn Thâu-lô-tra nghe đồn rằng: “Sa-môn Cù-đàm, con dòng họ Thích, lìa bỏ tông tộc, xuất gia học đạo, đang du hóa Câu-lâu-sấu cùng với chúng đại Tỳ-kheo, đi đến thôn Thâu-lô-tra này, trú trong rừng Thi-nhiếp-hòa, phía Bắc thôn Thâu-lô-tra. Sa-môn Cù-đàm ấy có tiếng tăm lớn, đồn khắp mười phương. Sa-môn Cù-đàm là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu<註 n="193"/>193, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự<註 n="194"/>194, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu<註 n="195"/>195.Vị ấy ở trong thế gian này, giữa Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời, mà tự tri, tự giác, tự chứng ngộ, thành tựu an trụ<註 n="196"/>196.Vị ấy thuyết pháp vi diệu ở khởi đầu, vi diệu ở khoảng giữa và đoạn cuối cũng vi diệu, có nghóa, có văn; cụ túc thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh<註 n="197"/>197.Nếu được gặp Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác để tôn trọng, lễ bái, cúng dường, thừa sự, thật là thiện lợi thay! Chúng ta nên cùng nhau đến gặp Sa-môn Cù-đàm để lễ bái, cúng dường.” Các Cư só, Phạm chí thôn Thâu-lô-tra sau khi đã được nghe như vậy, mỗi người cùng với quyến thuộc theo sau, từ thôn Thâu-lô-tra ra đi, hướng về phía Bắc, đến vườn Thi-nhiếp-hòa. Họ mong gặp Đức Thế Tôn để lễ bái, cúng dường. Sau khi đến nơi Phật, các Phạm chí, Cư só thôn Thâu-lô-tra kia, có người cúi đầu lễ bái sát chân Phật rồi ngồi sang một bên; có người chào hỏi Phật rồi ngồi sang một bên; có người chắp tay hướng Phật rồi ngồi sang một bên; có người từ xa thấy Phật, lặng lẽ ngồi xuống. Khi các Phạm chí, Cư só thôn Thâu-lô-tra ai nấy đều ngồi yên, Đức Phật nói pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện nói pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi Đức Phật ngồi im lặng. Bấy giờ, các Phạm chí, Cư só thôn Thâu-lô-tra sau khi được Phật thuyết pháp, khuyến phát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, ai nấy đều rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu sát chân Phật, đi quanh Phật ba vòng rồi ra về. Lúc bấy giờ con trai Cư só là Lại-tra-hòa-la<註 n="198"/>198 vẫn ngồi không đứng dậy. Đến lúc các Phạm chí, Cư só thôn Thâu-lô-tra ra về chẳng bao lâu, Lại-tra-hòa-la con trai Cư só liền rời chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng về Phật mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đã dạy, nếu con sống tại gia bị tù hãm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Bạch Thế Tôn, xin cho con được theo Thế Tôn xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo tịnh tu phạm hạnh.” Đức Thế Tôn hỏi: “Này con trai Cư só, cha mẹ có cho phép ông ở trong Chánh pháp luật này, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo không?” Lại-tra-hòa-la con trai Cư só bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, cha mẹ chưa cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.” Đức Thế Tôn dạy: “Này con trai Cư só, nếu cha mẹ không cho phép ông sống trong Chánh pháp luật này, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, thì Ta không thể độ ông xuất gia học đạo, cũng không thể truyền trao giới cụ túc. Lại-tra-hòa-la con trai Cư só bạch: “Bạch Thế Tôn, con sẽ phương tiện xin cha mẹ để con được phép ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.” Đức Thế Tôn dạy: “Này con trai Cư só, tùy ước muốn của ông.” Khi ấy Lại-tra-hòa-la con trai Cư só nghe lời Phật dạy, cẩn thận ghi nhớ, cúi đầu lễ sát chân Phật, đi quanh ba vòng rồi ra về. Về đến nhà, ông thưa với cha mẹ: “Thưa cha mẹ, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đã dạy, nếu con sống tại gia đình, bị tù hãm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Cúi xin cha mẹ cho con trong Chánh pháp luật này mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.” Cha mẹ của Lại-tra-hòa-la con trai Cư só bảo: “Lại-tra-hòa-la, cha mẹ chỉ có một mình con, hết sức yêu thương chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết. Giả sử con có chết đi, cha mẹ còn không muốn rời bỏ, huống gì còn sống mà nỡ lìa xa, không nhìn thấy được mặt sao?” Lại-tra-hòa-la con trai Cư só lại thưa đến lần thứ ba: “Thưa cha mẹ, như con biết, đối với giáo pháp mà Phật đã dạy, nếu con sống tại gia đình, bị tù hãm trong những sự phiền tỏa, không thể trọn đời thanh tịnh tu hành phạm hạnh được. Cúi xin cha mẹ cho con trong Chánh pháp luật này mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.” Cha mẹ Lại-tra-hòa-la cũng lại bảo đến lần thứ ba: “Lại-tra-hòa-la, cha mẹ chỉ có một mình con, hết sức yêu thương chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết. Giả sử con có chết đi, cha mẹ còn không muốn rời bỏ, huống gì còn sống mà nỡ lìa xa, không nhìn thấy được mặt sao?” Khi ấy Lại-tra-hòa-la con trai Cư só liền vật mình xuống đất, nói: “Từ nay con không đứng dậy, không uống, không ăn, cho đến khi nào cha mẹ cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.” Rồi Lại-tra-hòa-la con trai Cư só trải qua một ngày không ăn, cho đến hai ngày, ba ngày, bốn ngày, nhiều ngày không ăn. Bấy giờ cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư só đến bên con bảo rằng: “Lại-tra-hòa-la, người con mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay con không biết khổ sao? Lại-tra-hòa-la, con hãy mau đứng dậy, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng mà tu phước nghiệp. Vì sao? Lại-tra-hòa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.” Lại-tra-hòa-la con trai Cư só vẫn nằm im lặng không đáp. Rồi cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư só đi đến thân bằng quyến thuộc và các quan viên nói rằng: “Mong quý vị hãy cùng đến chỗ Lại-tra-hòa-la khuyên nó dậy.” Thân bằng quyến thuộc của Lại-tra-hòa-la và các quan viên bèn cùng nhau đi đến chỗ Lại-tra-hòa-la bảo rằng: “Này cậu Lại-tra-hòa-la, người cậu mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay không biết khổ sao? Lại-tra-hòa-la, cậu hãy mau đứng dậy, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. Vì sao? Lại-tra-hòa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.” Lại-tra-hòa-la con trai Cư só vẫn nằm im lặng không đáp. Rồi cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư só đi đến các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư só, nói rằng: “Mong các cậu đến chỗ Lại-tra-hòa-khuyên nó đứng dậy.” Các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư só, liền cùng nhau đi đến bên Lại-tra-hòa-la con trai Cư só, nói rằng: “Lại-tra-hòa-la con trai Cư só, người bạn mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường nằm ngồi trên giường tốt, nay bạn không biết khổ sao? Lại-tra-hòa-la, bạn hãy mau đứng dậy sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. Vì sao? Lại-tra-hòa-la, cảnh giới của Đức Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.” Lại-tra-hòa-la con trai Cư só vẫn im lặng không đáp. Khi ấy các thiện tri thức đồng bạn, đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư só đi đến chỗ cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư só nói rằng: “Hai bác nên cho Lại-tra-hòa-la con trai Cư só ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Nếu anh ấy thích sống như vậy, thì ngay trong đời này còn có thể gặp nhau. Nếu anh ấy chán sống cảnh ấy thì tự nhiên sẽ trở về với cha mẹ. Nay nếu không cho anh ấy đi, nhất định anh ấy sẽ chết, không nghi ngờ gì nữa. Như thế có ích gì?” Khi ấy, cha mẹ Lại-tra-hòa-la con trai Cư só nghe xong, liền nói với các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư só rằng: “Chúng tôi nay cho Lại-tra-hòa-la ở trong Chánh pháp luật mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Nếu học đạo mà vẫn trở về cho chúng tôi gặp.” Rồi các thiện tri thức đồng bạn đồng lứa với Lại-tra-hòa-la con trai Cư só liền cùng nhau đến chỗ Lại-tra-hòa-la con trai Cư só nói rằng: “Này bạn, cha mẹ đã cho bạn ở trong Chánh pháp luật mà chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo. Khi học đạo rồi, phải trở về thăm cha mẹ.” Lại-tra-hòa-la con trai Cư só nghe như vậy, vui mừng khôn tả, hân hoan, sinh ái, sinh lạc, bèn đứng dậy, dần dần bồi dưỡng thân thể. Khi thân thể đã bình phục, liền rời khỏi thôn Thâu-lô-tra, đi đến chỗ Phật, cúi đầu sát chân Phật, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, cha mẹ đã cho con ở trong Chánh pháp luật này chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Ngưỡng mong Thế Tôn cho con được theo Thế Tôn xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo.” Khi ấy Đức Thế Tôn độ Lại-tra-hòa-la con trai Cư só xuất gia học đạo, truyền trao giới cụ túc. Sau khi truyền trao giới cụ túc, Đức Thế Tôn ở lại thôn Thâu-lô-tra một thời gian, sau đó Ngài thâu y mang bát lần lượt du hành đến nước Xá-vệ, trú trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Tôn giả Lại-tra-hòa-la sau khi xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, sống cô độc ở nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn. Do sống cô độc ở nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn, ngài đạt đến mục đích mà một thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, là chỉ cầu hoàn thành vô thượng phạm hạnh, ở ngay đời này tự tri, tự giác, tự chứng ngộ, thành tựu an trụ, biết như thật rằng: “Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la biết như pháp rồi, cho đến, chứng đắc quả A-la-hán. Tôn giả Lại-tra-hòa-la, sau khi đắc quả A-la-hán, khoảng chín mười năm trôi qua, bèn nghó rằng: “Ngày xưa ta đã hứa xuất gia học đạo rồi sẽ trở về thăm cha mẹ. Ta nay nên trở về để trọn lời hứa đó.” Rồi Tôn giả Lại-tra-hòa-la đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi sang một bên, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con trước có lời hứa, là sau khi học đạo rồi, sẽ về thăm cha mẹ. Hôm nay con xin từ giã để về thăm cha mẹ cho trọn lời hứa trước.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn nghó: “Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la<註 n="199"/>199 này, nếu giả sử xả giới, bỏ đạo, sống đời dục lạc như cũ, chắc chắn không có trường hợp đó.” Đức Thế Tôn biết vậy, liền bảo: “Ngươi hãy đi. Những ai chưa được độ, hãy độ; chưa giải thoát, hãy khiến cho giải thoát; tịch diệt, khiến được tịch diệt. Lại-tra-hòa-la, nay tùy ý ngươi. Khi đó, Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe Phật nói xong, cẩn thận ghi nhớ, liền rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy sát chân Phật, đi quanh ba vòng, rồi đi về phòng riêng, thu xếp ngọa cụ, mang y ôm bát, lần lượt du hành đến thôn Thâu-lô-tra, trú trong vườn Thi-nhiếp-hòa, phía Bắc thôn Thâu-lô-tra. Khi đêm đã qua, trời vừa hừng sáng, Tôn giả Lại-tra-hòa-la mang y ôm bát vào thôn Thâu-lô-tra khất thực. Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghó như vầy: “Đức Thế Tôn khen ngợi việc thứ lớp khất thực. Ta nay ở trong thôn Thâu-lô-tra này nên theo thứ lớp khất thực.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la ở trong thôn Thâu-lô-tra theo thứ lớp khất thực, lần lượt về đến nhà mình. Lúc đó cha của Tôn giả Lại-tra-hòa-la đứng trong cửa, đang chải tóc cạo râu. Ông ta thấy Lại-tra-hòa-la đi vào, liền nói rằng: “Sa-môn trọc đầu này bị quỷ đen trói chặt<註 n="200"/>200, tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đình ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn! Tôn giả Lại-tra-hòa-la ở nhà cha đã không được bố thí, mà lại bị rủa xả rằng: “Sa-môn trọc đầu này bị màu đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đình ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!” Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe vậy liền vội vàng bỏ đi. Lúc đó người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la xách một giỏ đồ ăn thiu thối, định vất vào đống rác. Tôn giả thấy người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la xách một giỏ đồ ăn thiu thối, định vất vào đống rác, liền nói: “Này cô em, nếu đồ ăn thiu thối này đáng bỏ đi thì nên bỏ vào bát của tôi. Tôi sẽ ăn.” Khi ấy, đứa nô tỳ của cha người nô tỳ của cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la đem đồ ăn thiu thối trong giỏ đổ vào bát. Đang khi đổ vào bát, do hai dấu hiệu mà cô nhận ra Tôn giả; đó là: tiếng nói và tay chân của Tôn giả. Nhận ra được hai dấu hiệu này, nó liền chạy đến chỗ cha của Tôn giả<註 n="201"/>201 Lại-tra-hòa-la, thưa: “Thưa ông, nên biết, cậu Lại-tra-hòa-la đã trở về đế thôn Thâu-lô-tra này rồi. Ông nên đến gặp.” Cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe xong, rất đổi vui mừng phấn khởi, tay trái vén áo, tay mặt vuốt sửa râu tóc, rồi đi nhanh đến chỗ Tôn giả Lại-tra-hòa-la. Khi đó Tôn giả Lại-tra-hòa-la đang quay mặt vào vách, ăn đồ ăn thiu thối ấy. Cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la đang quay mặt vào vách ăn đồ ăn thiu thối, nói rằng: “Lại-tra-hòa-la con, người con rất mềm mại, thân hình đẹp đẽ, thường ăn thức ăn ngon. Lại-tra-hòa-la, tại sao con lại ăn đồ ăn thiu thối như thế? Lại-tra-hòa-la, vì lẽ gì con đã về đến thôn Thâu-lô-tra này mà không về nhà cha mẹ?” Tôn giả Lại-tra-hòa-la thưa rằng: “Thưa Cư só, con đã vào nhà cha, nhưng không được bố thí mà lại bị rủa xả, mắng rằng: ‘Sa-môn trọc đầu này bị quỷ đen trói chặt, tuyệt chủng không con cái, phá hoại gia đình ta. Ta có một đứa con, hết sức thương yêu chiều chuộng, lòng những quyến luyến không kể xiết, thế mà nó dẫn đi mất. Đừng cho nó ăn!’ Con nghe như vậy bèn vội vàng bỏ đi. Cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói lời xin lỗi rằng: “Lại-tra-hòa-la, con hãy tha lỗi! Lại-tra-hòa-la, con hãy tha lỗi! Cha thật không biết Lại-tra-hòa-la trở về nhà cha.” Rồi cha Tôn giả Lại-tra-hòa-la với lòng cung kính, dìu đỡ Tôn giả Lại-tra-hòa-la đưa vào trong nhà, trải chỗ ngồi và mời ngồi. Tôn giả Lại-tra-hòa-la bèn ngồi xuống. Lúc đó, người cha thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la ngồi xong, liền đến chỗ vợ, nói rằng: “Này bà, nên biết, thiện nam tử Lại-tra-hòa-la đã về lại nhà rồi, mau sửa soạn cơm nước.” Mẹ Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe xong, rất đổi vui mừng, phấn khởi, liền vội vàng sửa soạn cơm nước. Soạn cơm nước xong, bà liền mang tiền bạc ra để giữa nhà một đống lớn. Đống tiền lớn đến nỗi một người đứng bên này, một người ngồi bên kia, không trông thấy nhau. Dồn một đống tiền lớn xong, bà đi đến chỗ Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói: “Lại-tra-hòa-la, đây là phần tiền tài của mẹ. Còn tiền tài của cha con thì nhiều vô lượng trăm ngàn, không thể tính được. Nay giao hết cho con. Lại-tra-hòa-la con, con nên xả giới, bỏ đạo, sống đời dục lạc mà bố thí, sung sướng tu phước nghiệp. Vì sao như vậy? Vì cảnh giới của Thế Tôn rất khó, rất khó! Xuất gia học đạo lại càng rất khó.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la thưa với mẹ rằng: “Con nay có một điều muốn nói mẹ có chịu nghe không?” Mẹ Lại-tra-hòa-la nói: “Này con nhà Cư só, có điều gì con cứ nói, mẹ sẵn sàng nghe.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la thưa với mẹ rằng: “Nên may bao vải mới, đựng đầy tiền, dùng xe chở đến sông Hằng, đổ xuống chỗ sâu. Vì sao vậy? Vì do tiền này làm cho con người lo khổ, sầu thương, khóc lóc, không được an vui.” Khi ấy, mẹ Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghó rằng: “Bằng phương tiện này không thể làm cho con ta Lại-tra-hòa-la xả giới bỏ đạo. Ta nên đến mấy con vợ cũ của nó, nói như thế này: ‘Các con dâu ơi, các con nên dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ ngọc mà thiện nam tử Lại-tra-hòa-la lúc còn ở nhà ưa thích nhất. Dùng thứ anh lạc này trang điểm rồi, các con cùng nhau đến bên Lại-tra-hòa-la, mỗi đứa ôm một chân mà nói rằng: Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh vì nàng?’” Nghó xong, bà ta liền đến chỗ các vợ cũ của Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói như thế này: “Các con dâu ơi, các con nên dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ ngọc mà thiện nam tử Lại-tra-hòa-la lúc còn ở nhà ưa thích nhất. Dùng thứ anh lạc này trang điểm rồi, các con cùng nhau đến bên Lại-tra-hòa-la, mỗi đứa ôm một chân mà nói rằng: ‘Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh vì nàng?’” Khi ấy, các cô vợ cũ của Tôn giả Lại-tra-hòa-la liền dùng ngọc anh lạc khi trước trang điểm thân thể, thứ anh lạc mà Tôn giả Lại-tra-hòa-la lúc còn tại gia ưa thích nhất. Dùng loại ngọc đó trang điểm rồi, liền kéo đến bên Tôn giả Lại-tra-hòa-la, mỗi người ôm một chân mà nói như thế này: “Không biết hiền lang có thiên nữ nào đẹp hơn tôi mà khiến cho hiền lang bỏ tôi để tu phạm hạnh vì nàng?” Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói với các cô vợ cũ rằng: “Này các cô em, các cô nên biết, tôi không phải vì thiên nữ mà tu phạm hạnh. Sở dó tôi tu phạm hạnh, nay đã được mục đích ấy. Những điều Phật dạy, nay tôi đã làm xong.” Những bà vợ của Tôn giả Lại-tra-hòa-la đứng sang một bên khóc lóc rơi lệ mà nói rằng: “Tôi không phải em gái của hiền lang, nhưng hiền lang lại gọi tôi bằng cô em.” Lúc đó Tôn giả Lại-tra-hòa-la quay nhìn về phía cha mẹ, nói: “Thưa Cư só, nếu có thí cơm, đúng giờ thì thí, tại sao làm phiền nhau?” Bấy giờ, cha mẹ Tôn giả Lại-tra-hòa-la liền đứng dậy, thân hành lấy nước rửa, dâng ngài các món hào soạn dồi dào, đủ các loại nhai nuốt, tự thân châm chước cho ngài ăn no. Ăn xong thâu dọn chén bát, dùng nước rửa xong, lấy một cái giường nhỏ ngồi riêng nghe pháp. Tôn giả Lại-tra-hòa-la thuyết pháp cho cha mẹ nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, ngài từ chỗ ngồi đứng dậy, nói tụng rằng: Hãy nhìn hình bóng trang sức này, Trân bảo ngọc ngà và các thứ; Tóc uốn lượn buông xuôi phía hữu; Nốt ruồi xanh, mắt kẻ, mi dài. Trò dối trá gạt người si dại, Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ! Với bao nhiêu gấm vóc lụa là, Mong làm đẹp thân hình xú uế. Trò dối trá gạt người si dại; Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ! Và bao nhiêu hương liệu bôi xoa, Châm chấm điểm phấn vàng son đỏ. Trò dối trá gạt người si dại; Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ! Áo tịnh diệu trang hoàng thân thể; Nhưng nguyên hình huyễn hoặc còn trơ. Trò dối trá gạt người si dại; Nhưng lừa sao được kẻ sang bờ! Khi nai đã đạp tan lưới bẫy, Và phá tung cổng nhốt một đời; Ta bỏ lại miếng mồi, đi mất; Ai yêu gì trói buộc thân nai? Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói tụng rồi, dùng như ý túc nương hư không mà đi. Đến rừng Thâu-lô-tra, đi vào rừng ấy, trải ni-sư-đàn ngồi kiết già dưới cây Bệ-hê-lặc<註 n="202"/>202.Bấy giờ, vua Câu-lao-bà<註 n="203"/>203 với quần thần trước sau vây quanh, ngồi ở chánh điện, bàn tán khen ngợi Tôn giả Lại-tra-hòa-la rằng: “Nếu ta nghe tin thiện nam tử Lại-tra-hòa-la<註 n="204"/>204 đến Thâu-lô-tra này thì ta quyết đến thăm.” Khi ấy vua Câu-lao-bà bảo thợ săn rằng: “Ngươi hãy đi dò xét rừng Thâu-lô-tra. Ta muốn đến đó săn.” Thợ săn vâng lời, liền đến dò xét rừng Thâu-lô-tra. Khi người thợ săn dò xét rừng, thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la trải tọa cụ ngồi kiết già dưới cây Bệ-hê-lặc, liền nghó: “Người mà vua Câu-lao-bà cùng quần thần ngồi tại chánh điện bàn tán khen ngợi, bây giờ ở đây.” Khi người thợ săn dò xét rừng Thâu-lô-tra xong rồi, trở về tâu với vua Câu-lao-bà rằng: “Tâu Đại vương, nên biết, tôi đã xem rừng Thâu-lô-tra rồi. Xin theo ý Đại vương. Tâu Đại vương, Tôn giả Lại-tra-hòa-la, người mà Đại vương cùng quần thần ngồi ở chánh điện bàn tán khen ngợi rằng: ‘Nếu ta nghe tin thiện nam tử Lại-tra-hòa-la đến Thâu-lô-tra này, ta quyết đến thăm’. Nay Tôn giả Thiện nam tử Lại-tra-hòa-la hiện đang ở trong rừng Thâu-lô-tra, trải tọa cụ ngồi kiết già dưới cây Bệ-hê-lặc, Đại vương muốn gặp có thể đến đó.” Vua Câu-lao-bà nghe xong, bảo người đánh xe: “Ngươi mau mau sửa soạn xa giá. Ta muốn đến gặp Lại-tra-hòa-la. Người đánh xe vâng lệnh, sửa soạn xa giá xong trở lại tâu vua: “Tâu Đại vương, nên biết, xa giá đã sửa soạn xong. Xin theo ý Đại vương.” Khi ấy vua Câu-lao-bà liền ngồi xe ra đi đến rừng Thâu-lô-tra. Từ xa trông thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la, nhà vua liền xuống xe, đi bộ đến chỗ Tôn giả Lại-tra-hòa-la. Tôn giả Lại-tra-hòa-la thấy vua Câu-lao-bà đến, nói rằng: “Đại vương, nay đến đây, muốn ngồi đâu tự tiện ngồi, được chăng?” Vua Câu-lao-bà đáp: “Hôm nay tuy tôi đến bờ cõi của mình, nhưng ý tôi muốn thiện nam tử Lại-tra-hòa-la mời tôi ngồi. Tôn giả Lại-tra-hòa-la liền mời vua Câu-lao-bà rằng: “Đây có chỗ ngồi riêng, xin mời Đại vương ngồi.” Khi ấy, vua Câu-lao-bà với Tôn giả Lại-tra-hòa-la cùng chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên. Vua nói với Tôn giả Lại-tra-hòa-la: “Có phải ngài vì gia đình suy sụp mà xuất gia học đạo chăng? Nếu vì không có tài vật nên sống đời học đạo, thì này Lại-tra-hòa-la, trong nhà của Câu-lao-bà vương gia này có nhiều tài vật, tôi sẽ xuất tài vật cho Lại-tra-hòa-la, khuyên Lại-tra-hòa-la xả giới bỏ đạo, sống đời dục lạc mà bố thí, tùy ý tu phước nghiệp. Vì sao như vậy? Lại-tra-hòa-la, giáo pháp của Tôn sư rất khó, xuất gia học đạo lại càng khó hơn”. Tôn giả Lại-tra-hòa-la nghe xong, nói rằng: “Đại vương nay bằng sự bất tịnh mời tôi, không phải bằng sự thanh tịnh mà mời.” Vua Câu-lao-bà nghe xong, hỏi: “Tôi phải làm sao để thỉnh mời Lại-tra-hòa-la bằng sự thanh tịnh, không phải bằng sự bất tịnh?” Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp: “Đại vương, nên nói như thế nầy: ‘Lại-tra-hòa-la, nhân dân trong nước tôi an ổn, sung sướng, không có việc kinh sợ, không có đấu tranh, không có hà khắc, không có khổ nô dịch; lúa gạo đầy đủ, khất thực dễ được. Lại-tra-hòa-la sống trong nước tôi, tôi sẽ ủng hộ như pháp’. Đại vương, nói như vậy gọi là bằng sự thanh tịnh mời tôi, không phải bằng sự bất tịnh mà mời.” Vua Câu-lao-bà nghe xong, nói: “Nay tôi bằng sự thanh tịnh mà mời Lại-tra-hòa-la; không phải bằng sự bất tịnh. Nhân dân trong nước tôi an ổn, sung sướng, không có việc kinh sợ, không có đấu tranh, không có hà khắc, không có khổ nô dịch; lúa gạo đầy đủ, khất thực dễ được. Lại-tra-hòa-la sống trong nước tôi, tôi sẽ ủng hộ như pháp.” “Lại nữa, Lại-tra-hòa-la, có bốn trường hợp suy vi, do suy vi nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Những gì là bốn? Bệnh suy, lão suy, tài sản suy, thân tộc suy. “Lại-tra-hòa-la, thế nào là bệnh suy? Hoặc có người trường kỳ bị bệnh; bệnh tật rất nặng, quá đau đớn, người ấy nghó rằng: ‘Ta trường kỳ bị bệnh; bệnh tật rất nặng, quá đau đớn. Ta thật có dục vọng nhưng không sống đời dục lạc được. Ta nay nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó, người ấy vì bệnh suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là bệnh suy. “Lại-tra-hòa-la, thế nào gọi là lão suy? Hoặc có người tuổi già, các căn suy yếu, tuổi thọ gần hết, người ấy nghó rằng: ‘Ta tuổi đã già, các căn suy yếu, tuổi thọ gần hết, ta thật có dục vọng nhưng không thể sống đời dục lạc, ta nay nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó, người ấy vì lão suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là lão suy. “Lại-tra-hòa-la, thế nào là tài sản suy? Hoặc có người bần cùng cô thế, người ấy nghó rằng: ‘Ta bần cùng cô thế, ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó, người ấy vì tài sản suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là tài suy. “Lại-tra-hòa-la, thế nào gọi là thân tộc suy? Hoặc có người bà con tuyệt tự, chết tuyệt, không còn một ai, người ấy nghó rằng: ‘Ta nay bà con tuyệt tự, chết tuyệt, không còn một ai. Ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo’. Sau đó người ấy vì thân suy nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Đó gọi là thân suy. “Lại-tra-hòa-la khi xưa không bệnh hoạn, an ổn trọn vẹn, đường tiêu hóa điều hòa, không lạnh không nóng, bình chánh an lạc, thuận hòa không tranh chấp; do đó, các thứ đồ ăn mềm hay cứng được dễ dàng tiêu hóa, an ổn. Như vậy, Lại-tra-hòa-la chẳng phải vì bệnh suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. “Lại-tra-hòa-la khi xưa vào tuổi niên thiếu, tóc đen óng mướt, thân thể khỏe mạnh, rồi xướng ca tấu nhạc, mặc tình thỏa thích. Lại chưng diện thân thể, thường thích dạo chơi. Lúc ấy bà con không ai muốn để ngài học đạo; cha mẹ khóc lóc, lo sầu áo não, cũng không cho ngài xuất gia học đạo. Nhưng ngài cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Như vậy, Lại-tra-hòa-la không vì lão suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. “Lại-tra-hòa-la ở trong thôn Thâu-lô-tra này, về phần tài vật, gia đình ngài là đệ nhất, là tối đại, là tối thắng, là tối thượng. Như vậy, Lại-tra-hòa-la không vì tài sản suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. “Lại-tra-hòa-la ở trong rừng Thâu-lô-tra này, các bà con giàu có đều còn sống. Như vậy, Lại-tra-hòa-la không phải vì thân tộc suy mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. “Lại-tra-hòa-la, đối với bốn trường hợp suy vi ấy, hoặc do một suy vi nào đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, nhưng tôi thấy Lại-tra-hòa-la không có một suy vi nào khả dó khiến Lại-tra-hòa-la cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. Lại-tra-hòa-la hiểu biết thế nào và được nghe những gì mà cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo?” “Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp: “Đại vương, Thế Tôn là đấng đã biết, đã thấy, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, đã giảng thuyết bốn sự. Tôi hoan hỷ chấp nhận điều ấy; tôi thấy, nghe, hiểu biết điều ấy, nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo. “Những gì là bốn<註 n="205"/>205? Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa<註 n="206"/>206.Thế gian này nhất thiết phải đi đến sự già nua<註 n="207"/>207.Thế gian này không thường, cần phải bỏ đi<註 n="208"/>208.Thế gian này không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái<註 n="209"/>209.” Vua Câu-lao-bà hỏi: “Lại-tra-hòa-la, như ngài vừa nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa’. Nhưng, Lại-tra-hòa-la, tôi có con, cháu, anh, em, bè đảng, tượng quân, xa quân, mã quân, bộ quân, thảy đều giỏi bắn, giỏi chống cự, nghiêm nghị, dõng mãnh như vương tử, lực só, Bát-la-khiên-đề, Ma-ha-năng-già<註 n="210"/>210; lại có người xem tướng, có kẻ trù mưu, có người tính toán, có kẻ thông hiểu điển sách, có người giỏi đàm luận, có quân thần, có quyến thuộc, người trì chú, kẻ biết chú, bất cứ phương nào có sự khủng bố thì có kẻ chế phục, ngăn cản. Nếu như lời Lại-tra-hòa-la nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa,’ thì này Lại-tra-hòa-la, nói như thế có nghóa gì?” Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp: “Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Đại vương, thân này có bệnh chăng?” Vua Câu-lao-bà đáp: “Lại-tra-hòa-la, nay thân này của tôi thường có phong bệnh<註 n="211"/>211.Tôn giả Lại-tra-hòa-la hỏi: “Đại vương, khi phong bệnh bộc phát rất trầm trọng, rất đau đớn, thì này Đại vương, lúc ấy có thể bảo bọn con cháu, anh em, họ hàng thân thích, tượng quân, xa quân, mã quân, bộ quân, thảy đều giỏi bắn, giỏi chống cự, nghiêm nghị, dõng mãnh như vương tử, lực só, Bát-la-khiên-đề, Ma-ha-năng-già, kẻ xem tướng, kẻ trù mưu, người tính toán, kẻ thông hiểu điển sách, người giỏi đàm luận, quân thần quyến thuộc, kẻ trì chú, người biết chú, rằng ‘Các ngươi hãy đến, tạm thời thay thế ta chịu sự khổ sở đau đớn để ta khỏi bệnh, an lạc’ được chăng?” Vua Câu-lao-bà đáp: “Không được. Vì sao vậy? Tôi tự gây nghiệp; nhân bởi nghiệp, duyên bởi nghiệp, riêng mình chịu khổ sở đau đớn.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la bảo: “Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng ‘Thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.” Vua Câu-lao-bà nói rằng: “Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này không được bảo vệ, không đáng nương tựa’. Này Lại-tra-hòa-la, tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. Vì sao như vậy? Thế gian này quả thật không được bảo vệ, không đáng nương tựa.” Vua Câu-lao-bà lại hỏi: “Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Lại-tra-hòa-la, nói như vậy có nghóa gì?” Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp: “Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Lúc Đại vương còn hai mươi bốn tuổi hay hai mươi lăm tuổi thì như thế nào? Khi ấy sự nhanh nhẹn như thế nào đối với ngày nay? Khi ấy, gân sức, hình thể, nhan sắc như thế nào đối với ngày nay?” Vua Câu-lao-bà đáp: “Khi tôi còn hai mươi bốn hay hai mươi lăm tuổi, tự nhớ lại thời ấy, sự nhanh nhẹn, gân sức, hình thể, nhan sắc không ai hơn tôi. Lại-tra-hòa-la, tôi nay đã già nua, các căn lụn bại, mạng sống sắp chấm dứt, tuổi đầy tám mươi, đâu có mạnh khỏe như xưa.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói: “Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này, tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Tôi muốn tiếp nhận điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín từ bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.” Vua Câu-lao-bà nói: “Như Lại-tra-hòa-la nói, ‘Đại vương, thế gian này tất cả đều đi đến chỗ già nua’. Tôi cũng muốn tiếp nhận điều đó. Vì sao như vậy? Thế gian này quả thật tất cả đều đi đến chỗ già nua.” Vua Câu-lao-bà lại hỏi: “Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Lại-tra-hòa-la, nói như vậy lại có nghóa gì?” Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp: “Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Đại vương, có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào không?” Vua Câu-lao-bà đáp: “Đúng vậy!” Tôn giả Lại-tra-hòa-la lại hỏi: “Đại vương, có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào, nếu thời gian đã đến, không thể nương tựa, chịu đựng sự tan vỡ, tất cả đời này đều đi đến chỗ diệt vong; lúc đó nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào, có thể từ đời này mang qua đời sau không?” Vua Câu-lao-bà đáp: “Không được. Vì sao như vậy? Tôi phải đơn độc, cô thân, cũng không bạn bè, từ đời này mà đi đến đời sau.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói: “Thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó, tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.” Vua Câu-lao-bà nói: “Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này vô thường, cần phải bỏ đi’. Tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. Vì sao? Thế gian này quả thật vô thường, cần phải bỏ đi.” Vua Câu-lao-bà lại hỏi: “Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái’. Lại-tra-hòa-la, nói điều này, như vậy có nghóa gì?” Tôn giả Lại-tra-hòa-la đáp: “Đại vương, bây giờ tôi hỏi nhà vua, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Có nước Câu-lâu-sấu dồi dào, hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào không?” Vua Câu-lao-bà đáp: “Đúng vậy.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la lại hỏi: “Có nước Câu-lâu-sấu dồi dào và hậu cung dồi dào, kho tàng dồi dào; nếu có một người từ phương Đông đến, đáng tín nhiệm, không lừa dối, nói với nhà vua rằng: Tôi từ phương Đông đến, thấy nước ấy vô cùng giàu có an vui, nhân dân đông đúc.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la lại nói: “Phương Nam, phương Tây, phương Bắc cũng như vậy. Từ bờ biển lớn, nếu có một người đến, đáng tín nhiệm, không lừa dối, nói với nhà vua rằng: Tôi từ bờ biển lớn đến, thấy nước ấy vô cùng giàu có an lạc, nhân dân đông đúc.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói: “Đại vương, thế cho nên Đức Thế Tôn dạy rằng: ‘Thế gian này không có sự thỏa mãn, không có biết đủ, là tôi tớ của ái’. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó; tôi thấy, nghe, hiểu biết điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.” Vua Câu-lao-bà nói: “Như Lại-tra-hòa-la đã nói, ‘Đại vương, thế gian này không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái’. Tôi cũng muốn nhẫn lạc điều đó. Vì sao? Vì thế gian này quả không có sự thỏa mãn, không có sự biết đủ, là tôi tớ của ái.” Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói: “Đức Thế Tôn, là đang đã biết, đã thấy, là Như Lai, Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, nói cho tôi nghe bốn việc này. Tôi muốn nhẫn lạc điều đó nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo.” Lúc đó, Tôn giả Lại-tra-hòa-la nói tụng rằng: Ta thấy người thế gian, Có của, ngu không thí; Được của rồi cầu thêm, Xan tham chứa chất của. Nhà vua được thiên hạ, Chỉnh ngự tùy sức mình. Trong nước không biết đủ, Lại tìm ở nước ngoài. Nhà vua và nhân dân Chưa lìa dục, mạng vong. Xỏa tóc, vợ con khóc; Ôi thôi, khổ khó ngăn. Bó chăn đệm chôn cất; Hoặc chất củi hỏa thiêu. Duyên đi đến đời sau; Thiêu rồi vẫn ngu dại. Chết rồi của không theo; Vợ con và nô tỳ, Của nhiều cùng chung hưởng; Ngu, trí, cũng vậy thôi. Người trí chẳng âu lo; Kẻ ngu ôm sầu thảm. Thế nên trí tuệ hơn; Bước về nẻo chánh giác. Chấp chặt theo có Hữu, Kẻ ngu gây hạnh ác. Với pháp, làm phi pháp; Dùng sức cưỡng đoạt người. Kém trí bắt chước theo; Ngu làm nhiều hạnh ác. Nhập thai đến đời sau, Luôn luôn chịu sanh tử. Đã thọ sanh ra đời, Chỉ làm các việc ác. Như giặc bị bắt trói; Tự làm ác hại mình. Chúng sanh này như thế, Cho mãi đến đời sau. Do nghiệp mình đã tạo Tự làm ác hại mình. Như trái chín tự rụng; Già trẻ cũng như vậy. Muốn trang điểm, yêu thích; Tâm hưởng sắc tốt xấu; Bị dục trói buộc hại; Do dục sanh kinh hãi. Vua, tôi thấy giác này, Biết Sa-môn vi diệu. Tôn giả Lại-tra-hòa-la thuyết như vậy vua Câu-lao-bà sau khi nghe lời Tôn giả Lại-tra-hòa-la thuyết xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749695">133.KINH ƯU-BA-LY<註 n="212"/>212 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Na-nan-đà<註 n="213"/>213, trong vườn xoài Ba-bà-ly<註 n="214"/>214.Lúc bấy giờ có người Ni-kiền là Trường Khổ Hạnh<註 n="215"/>215 sau giờ ăn trưa, ung dung đi đến chỗ Phật, và sau khi chào hỏi, ngồi xuống một bên. Bấy giờ Đức Thế Tôn bèn hỏi: “Nhà khổ hạnh Ni-kiền Thân Tử<註 n="216"/>216 chủ trương có bao nhiêu hành vi để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp<註 n="217"/>217?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp: “Thưa Cù-đàm, Tôn sư của tôi, Ni-kiền Thân Tử, không giảng dạy cho chúng tôi về những hành vi để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Nhưng người giảng dạy chúng tôi về sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp.” Thế Tôn lại hỏi: “Nhà khổ hạnh Ni-kiền Thân Tử chủ trương có bao nhiêu sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp rằng: “Thưa Cù-đàm, Tôn sư của tôi, Ni kiền Thân Tử giảng dạy cho chúng tôi về ba sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Những gì là ba? Đó là sự trừng phạt bằng thân, sự trừng phạt bằng miệng và sự trừng phạt bằng ý<註 n="218"/>218.Đức Thế Tôn lại hỏi: “Này Khổ Hạnh, thế nào, thân phạt, khẩu phạt, ý phạt có khác nhau không?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp rằng: “Thưa Cù-Đàm, đối với chúng tôi, thân phạt khác, khẩu phạt khác, ý phạt khác.” Đức Thế Tôn lại hỏi: “Này Khổ Hạnh, các sự trừng phạt này tương tự như vậy. Ni-kiền Thân Tử chủ trương trừng phạt nào nặng hơn hết để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp? Sự trừng phạt của thân chăng? Của khẩu chăng? Của ý chăng?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp rằng: “Thưa Cù-đàm, các sự trừng phạt này tương tự như vậy. Tôn sư tôi, Ni-kiền Thân Tử chủ trương thân phạt là nặng hơn hết để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Khẩu phạt thì không phải vậy, ý phạt thì nhẹ nhất, không bằng thân phạt vốn ‘rất lớn lao, rất nặng nề’.” Thế Tôn lại hỏi: “Này Khổ Hạnh, ông nói thân phạt nặng nhất chăng?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp: “Thưa Cù-đàm, thân phạt nặng nhất.” Đức Thế Tôn hỏi lại đến lần thứ ba: “Này Khổ Hạnh, ông nói thân phạt nặng nhất chăng?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh cũng ba lần đáp lại: “Thưa Cù-đàm, thân phạt nặng nhất.” Đức Thế Tôn thẩm định ba lần Ni-kiền Trường Khổ Hạnh việc như vậy xong, bèn ngồi im lặng. Ni-kiền Trường Khổ Hạnh hỏi: “Sa-môn Cù-đàm chủ trương có bao nhiêu sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp?” Bấy giờ Đức Thế Tôn đáp: “Này Khổ Hạnh, Ta không giảng thuyết về những trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Ta chỉ giảng thuyết về nghiệp để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp.” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh hỏi: “Cù-đàm chủ trương có bao nhiêu nghiệp để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp?” Thế Tôn lại đáp: “Này Khổ Hạnh, Ta giảng thuyết về ba nghiệp để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Thế nào là ba? Là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh lại hỏi: “Cù-đàm, thân nghiệp khác, khẩu nghiệp khác, ý nghiệp khác chăng?” Thế Tôn lại đáp: “Ta nói, thân nghiệp khác, khẩu nghiệp khác, ý nghiệp khác vậy”. Ni-kiền Trường Khổ Hạnh hỏi: “Thưa Cù-đàm, ba nghiệp này tương tự như vậy, Ngài chủ trương nghiệp nào nặng nhất để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp? Là thân nghiệp chăng? Khẩu nghiệp chăng? Ý nghiệp chăng?” Thế Tôn lại đáp: “Này Khổ Hạnh, ba nghiệp này tương tự như vậy, Ta giảng thuyết ý nghiệp là nặng nhất để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp. Thân nghiệp và khẩu nghiệp thì không phải vậy.” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh hỏi: “Cù-Đàm chủ trương ý nghiệp nặng nhất chăng?” Thế Tôn đáp: “Này Khổ Hạnh, Ta giảng thuyết ý nghiệp là nặng nhất.” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh lại hỏi đến ba lần: “Cù-Đàm chủ trương thi thiết ý nghiệp là nặng nhất chăng?” Thế Tôn cũng trả lời đến ba lần: “Này Khổ Hạnh, Ta giảng thuyết ý nghiệp là nặng nhất vậy.” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh ba lần thẩm định Thế Tôn sự việc đó như vậy xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu ba vòng quanh Thế Tôn rồi lui về; đi đến chỗ Ni-kiền Thân Tử. Ni-kiền Thân Tử từ xa thấy Trường Khổ Hạnh đi đến, liền hỏi: “Này Khổ Hạnh, ngươi từ đâu đến vậy?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp: “Con từ Na-nan-đà, trong vườn xoài Ba-bà-ly, tại chỗ của Sa-môn Cù-đàm đến đây.” Ni-kiền Thân Tử hỏi: “Này Khổ Hạnh, ông có cùng Sa-môn Cù-đàm bàn luận không?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp: “Có bàn luận với nhau.” Ni-kiền Thân Tử nói rằng: “Này Khổ Hạnh, nếu đã cùng với Sa-môn Cù-đàm bàn luận, thì hãy nói lại hết cho ta nghe, để hoặc giả ta biết được luận thuyết của vị ấy”. Rồi Ni-kiền Trường Khổ Hạnh mới đem sự việc thảo luận với Thế Tôn nói lại cho ông nghe. Ni-kiền Thân Tử nghe xong, khen rằng: “Hay thay Khổ Hạnh! Ngươi đối với Tôn sư đã làm đúng pháp của đệ tử. Ông là người mà việc phải làm được thành biện bằng trí tuệ. Với quyết định thông minh, với sự trầm tónh không sợ hãi, hoàn toàn tự tin tưởng, đã đạt đến tài hùng biện, đã bắt được ngọn cờ cam lộ, ở trong cảnh giới cam lộ tự thân chứng ngộ, thành tựu an trụ<註 n="219"/>219.Vì sao vậy? Ngươi vừa rồi đối với Sa-môn Cù-đàm mà giảng thuyết thân phạt là nặng nhất để không hành ác nghiệp, không gây ác nghiệp. Khẩu phạt không như vậy. Ýù phạt càng kém hơn; không bằng thân phạt rất lớn lao, rất trầm trọng.” Khi ấy, Cư só Ưu-ba-ly<註 n="220"/>220 cùng năm trăm Cư só tập họp trong chúng chắp tay hướng Ni-kiền Thân Tử. Rồi Cư só Ưu-ba-ly nói với Ni-kiền Trường Khổ Hạnh: “Ngài đã ba lần thẩm định Sa-môn Cù-đàm việc như vậy?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp: “Cư só, tôi đã ba lần thẩm định Sa-môn Cù-đàm việc như vậy.” Cư só Ưu-ba-ly nói với Ni-kiền Trường Khổ Hạnh: “Tôi cũng có thể đến thẩm định ba lần Sa-môn Cù-đàm việc như vậy, rồi lôi kéo đi đâu tùy ý. Cũng như người lực só nắm con dê có cái bờm dài<註 n="221"/>221 rồi lôi kéo đi đâu tùy ý; tôi cũng như vậy, có thể đến thẩm định ba lần Sa-môn Cù-đàm việc như vậy, rồi lôi kéo đi đâu tùy ý. Cũng như người lực só cầm áo lông giũ bụi, tôi cũng như vậy, có thể đến thẩm định lại ba lần với Sa-môn Cù-đàm việc như vậy, rồi lôi kéo đi đâu tùy ý. Tôi cũng như vậy, có thể đến thẩm định lại ba lần với Sa-môn Cù-đàm việc như vậy rồi lôi kéo đi dâu tùy ý. Cũng như người nấu rượu<註 n="222"/>222, hay đệ tử của người nấu rượu, lấy cái túi lọc rượu đem để vào trong nước, rồi tùy theo ý muốn, lôi đi đâu tùy ý; tôi cũng như vậy, có thể đến thẩm định ba lần Sa-môn Cù-đàm việc như vậy, rồi lôi kéo đi đâu tùy ý. Cũng như con voi chúa đã sáu mươi tuổi, là một đại long tượng kiêu ngạo<註 n="223"/>223, đủ ngà, đủ vóc, gân sức mạnh mẽ, một lực só dẫn đi, lấy nước rửa bắp vế, rửa xương sống, rửa sườn, rửa bụng, rửa răng, rửa đầu và giỡn chơi trong nước; tôi cũng như vậy, có thể đến thẩm định ba lần với Sa-môn Cù-đàm việc như vậy, rồi tùy theo chỗ mà tẩy. Tôi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm cùng ông bàn luận, hàng phục xong rồi trở về.” Ni-kiền Thân Tử nới với Cư só Ưu-ba-ly rằng: “Ta cũng có thể hàng phục Sa-môn Cù-đàm. Ông cũng có thể. Ni-kiền Trường Khổ Hạnh cũng có thể vậy.” Khi ấy, Ni-kiền Trường Khổ Hạnh thưa với Ni-kiền Thân Tử: “Con không muốn để cho Cư só Ưu-ba-ly đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm. Vì sao như vậy? Vì Sa-môn Cù-đàm biết chú huyễn hóa, có thể dùng chú thuật biến hóa làm đệ tử, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Con sợ Cư só Ưu-ba-ly bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử.” Ni-kiền Thân Tử nói: “Khổ Hạnh, Cư só Ưu-ba-ly mà bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử, việc đó hoàn toàn không có. Sa-môn Cù-đàm bị Cư só Ưu-ba-ly biến hóa làm đệ tử, chắc chắn có việc ấy.” Cư só Ưu-ba-ly thưa lại lần thứ ba với Ni-kiền Thân Tử rằng: “Hôm nay con đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm cùng ông ấy đàm luận. Hàng phục xong, con trở về.” Ni-kiền Thân Tử cũng đáp lại lần thứ ba rằng: “Ông nên đi nhanh đi. Ta cũng có thể hàng phục Sa-môn Cù-đàm. Ông cũng có thể. Ni-kiền Trường Khổ Hạnh cũng có thể vậy.” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh bạch lại lần thứ ba rằng: “Con không muốn để cho Cư só Ưu-ba-ly đi đến chỗ Sa-môn. Vì sao vậy? Vì Sa-môn Cù-đàm biết chú huyễn hóa, có thể dùng chú thuật biến hóa làm đệ tử, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Con sợ Cư só Ưu-ba-ly bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa làm đệ tử.” Ni-kiền Thân Tử nói: “Khổ Hạnh, Cư só Ưu-ba-ly bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa làm đệ tử, việc đó hoàn toàn không có. Sa-môn Cù-đàm bị Cư só Ưu-ba-ly biến hóa làm đệ tử, chắc chắn có việc ấy. Cư só Ưu-ba-ly, người đi tùy ý.” Lúc ấy, Cư só Ưu-ba-ly cúi đầu sát chân Ni-kiền Thân Tử ba lần rồi đi đến chỗ Phật, chào hỏi Phật rồi ngồi sang một bên, hỏi rằng: “Thưa Cù-đàm, ngày hôm nay Ni-kiền Trường Khổ Hạnh có đến đây không?” Đức Thế Tôn đáp: “Cư só, có đến.” Cư só Ưu-ba-ly hỏi: “Cù-đàm, có cùng với Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đàm luận chăng?” Đức Thế Tôn đáp: “Có cùng đàm luận.” Cư só Ưu-ba-ly nói: “Cù-đàm, nếu đã cùng với Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đàm luận, xin Ngài thuật lại hết cho tôi nghe. Hoặc giả, sau khi nghe xong, tôi biết được việc đó.” Rồi Thế Tôn thuật hết lại những điều mà Ngài cùng với Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đàm luận cho Ưu-ba-ly nghe. Lúc đó Cư só Ưu-ba-ly nghe rồi, khen rằng: “Hay thay Khổ Hạnh! Như vậy mới gọi là đối với Tôn sư làm đúng việc thực hành pháp của một đệ tử. Điều phải làm được thành biện bằng trí tuệ, với quyết định thông minh, với sự trầm tónh không sợ hãi, với sự hoàn toàn tự tin tưởng, đạt đến đại biện tài, bắt được ngọn cờ cam lộ, ở trong cảnh giới cam lộ mà tự tác chứng, thành tựu an trụ. Vì sao như vậy? Vì đã đối với Sa-môn Cù-đàm mà trình bày thân phạt là tối thượng để không hành ác nghiệp, không gây ác nghiệp. Khẩu phạt không như vậy, ý càng kém hơn, không bằng thân phạt, vốn rất lớn lao, rất nặng nề”. Khi đó Đức Thế Tôn bảo rằng: “Cư só, Ta muốn cùng ông bàn luận về việc này. Nếu như ông an trụ trong sự thật, thì bằng sự thật mà đáp<註 n="224"/>224.” Cư só Ưu-ba-ly đáp: “Cù-đàm, tôi an trụ trong sự thật, bằng sự thật mà đáp. Sa-môn Cù-đàm, hãy nên cùng tôi bàn luận việc này.” Đức Thế Tôn hỏi: “Cư só, ông nghó sao? Ở đây nếu Ni-kiền ưa bố thí, thích hành việc bố thí, không hý luận, ưa sự không hý luận, rất thanh tịnh, chuyên hành chú<註 n="225"/>225.Nếu khi người ấy đi đến đây, đạp chết nhiều côn trùng lớn nhỏ, thì thế nào, Cư só, Ni-kiền Thân Tử đối với việc sát sanh này chủ trương có quả báo ra sao?” Cư só Ưu-ba-ly đáp: “Thưa Cù-đàm, nếu người ấy cố ý thì có tội lớn, nếu không cố ý<註 n="226"/>226 thì không có tội lớn.” Đức Thế Tôn hỏi: “Cư só, ông nói cố ý là thế nào?” Cư só Ưu-ba-ly đáp: “Thưa Cù-đàm, đó là ý nghiệp<註 n="227"/>227 vậy.” Đức Thế Tôn bảo: “Cư só, ông nên suy nghó rồi trả lời. Những điều nói trước trái với điều sau, sau trái với điều trước, không phù hợp nhau. Cư só, ông ở trong chúng này tự nói: ‘Cù-đàm, tôi an trụ trong sự thật, bằng sự thật mà đáp. Sa-môn Cù-đàm, hãy nên cùng tôi bàn luận việc này’. Cư só, ông nghó sao? Nếu có Ni-kiền chỉ uống nước nóng, dứt hẳn nước lạnh<註 n="228"/>228.Nhưng khi không có nước nóng bèn muốn uống nước lạnh. Không có nước lạnh người ấy liền chết. Này Cư só, Ni-kiền Thân Tử có thể nói thế nào về chỗ thác sanh của Ni-kiền ấy?” Cư só Ưu-ba-ly đáp: “Thưa Cù-đàm, có loại trời gọi là Ý trước<註 n="229"/>229.Vị Ni-kiền đó mạng chung, do ý có chấp trước tất sanh vào chỗ ấy.” Đức Thế Tôn bảo: “Cư só, ông nên suy nghó rồi sẽ trả lời. Những điều ông nói trước trái với sau, sau trái với trước, không phù hợp nhau. Cư só, ông ở trong chúng này tự nói: ‘Cù-đàm, tôi an trụ trong sự thật, bằng sự thật mà đáp. Sa-môn Cù-đàm, hãy nên cùng tôi bàn luận việc này’. Cư só, ông nghó sao, giả sử có người cầm dao bén tới đây, người ấy nói rằng: ‘Trong một ngày tôi chém đầu, lột da, xẻ thịt tất cả chúng sanh ở trong xứ Na-nan-đà này chất thành đống thịt, làm thành khối thịt’. Cư só, ông nghó sao, người ấy có thể trong một ngày mà chém đầu, lột da, xẻ thịt tất cả chúng sanh ở xứ Na-nan-đà này chất thành đống thịt, làm thành một khối thịt không?” Cư só Ưu-ba-ly đáp: “Không thể. Vì sao như vậy? Xứ Na-nan-đà này quá giàu có an vui, nhân dân đông đúc, cho nên người ấy chắc chắn không thể trong một ngày mà chém đầu, lột da, xẻ thịt tất cả chúng sanh chất thành đống thịt, làm thành khối thịt được. Thưa Cù-đàm, người ấy chỉ gây phiền nhọc vô ích.” Đức Thế Tôn bảo: “Cư só, ông nghó sao, nếu có Sa-môn, Phạm chí đến, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, tâm được tự tại, người ấy nói như vầy: ‘Ta chỉ khởi một niệm sân, làm cho cả xứ Na-nan-đà này thiêu rụi thành tro’. Này Cư só, ông nghó sao? Sa-môn, Phạm chí ấy có thể làm cho cả Na-nan-đà này thiêu rụi thành tro không?” Cư só Ưu-ba-ly đáp: “Thưa Cù-đàm, đâu phải chỉ một Na-nan-đà, đâu phải chỉ hai hoặc ba, hoặc bốn; mà thưa Cù-đàm, Sa-môn Phạm chí kia có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, tâm được tự tại, nếu khởi lên niệm sân thì có thể làm cho hết thảy các nước, hết thảy nhân dân thiêu rụi thành tro, sá gì một Na-nan-đà?” Đức Thế Tôn bảo: “Cư só, ông nên suy nghó rồi sẽ trả lời. Những điều nói trước trái với sau, sau trái với trước, không phù hợp nhau. Ông ở tại chúng này tự nói: ‘Sa-môn Cù-đàm, tôi an trú trong sự thật, bằng sự thật mà đáp. Sa-môn Cù-đàm, hãy nên cùng tôi bàn luận việc này’.” Đức Thế Tôn hỏi: “Cư só, ông có từng nghe rừng Đại-trạch, rừng Kỳ-lân, rừng Mê-lộc, rừng Tónh tịch, rừng Không dã; tại sao những khu rừng ấy là những khu rừng?<註 n="230"/>230” Cư só Ưu-ba-ly đáp: “Thưa Cù-đàm, tôi có nghe.” “Cư só, ông nghó sao? Vì ai mà rừng Đại-trạch, rừng Kỳ-lân, rừng Mê-lộc, rừng Tónh tịch, rừng Không dã, tại sao những khu rừng này là những khu rừng?” Cư só Ưu-ba-ly im lặng không đáp. Đức Thế Tôn bảo: “Cư só, hãy trả lời nhanh đi! Hãy trả lời nhanh đi! Bây giờ không phải là lúc im lặng. Cư só! Ở tại chúng này, ông tự nói: ‘Thưa Cù-đàm, tôi an trú trong sự thật, bằng sự thật mà đáp. Sa-môn Cù-đàm, hãy nên cùng tôi bàn luận việc này’.” Lúc ấy, Cư só Ưu-ba-ly chỉ im lặng trong chốc lát rồi nói: “Thưa Cù-đàm, tôi không im lặng. Tôi chỉ suy nghó về ý nghóa này vậy. Thưa Cù-đàm, bọn Ni-kiền ngu si kia không hiểu rõ ràng, không thể giải biết, không biết khoảnh ruộng tốt mà không tự xét, cứ mãi lừa dối tôi, tôi mê lầm vì họ, nghóa là vì nhắm đến Sa-môn Cù-đàm mà họ chủ trương thân phạt là nặng nhất để không làm ác nghiệp, không gây ác nghiệp, khẩu phạt và ý phạt không bằng. Nếu như theo những điều mà Sa-môn Cù-đàm đã nói, tôi hiểu ý nghóa rằng, bởi vì Tiên nhân khởi một niệm sân mà có thể làm cho rừng Đại-trạch, rừng Kỳ-lân, rừng Mê-lộc, rừng Tónh tịch, rừng Không dã, những khu rừng này trở thành những khu rừng. “Bạch Thế Tôn, con đã biết. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. Hôm nay con xin quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Cúi xin Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Từ nay về sau, trọn đời con quy y cho đến khi chết”. Đức Thế Tôn bảo: “Cư só, ông hãy im lặng mà làm, không nên lớn tiếng tuyên bố<註 n="231"/>231.Sự im lặng của người thù thắng<註 n="232"/>232 như vậy là tốt đẹp.” Cư só Ưu-ba-ly bạch: “Bạch Thế Tôn, với sự kiện này, đối với Thế Tôn con lại bội phần hoan hỷ. Vì sao như vậy? Vì Thế Tôn đã nói như thế này: “Cư só, ông hãy im lặng mà làm, không nên lớn tiếng tuyên bố. Sự im lặng của người thù thắng như vậy là tốt đẹp’. “Bạch Thế Tôn, nếu như con mà làm đệ tử của các Sa-môn, Phạm chí khác thì họ đã cầm tràng phan, dù lọng đi tuyên bố khắp nơi Na-nan-đà, nói như thế này: ‘Cư só Ưu-ba-ly đã làm đệ tử ta! Cư só Ưu-ba-ly đã làm đệ tử ta!’ Nhưng Thế Tôn lại nói như thế này: ‘Cư só, ông hãy im lặng mà làm, không nên lớn tiếng tuyên bố. Sự im lặng của người thù thắng như vậy là tốt đẹp’.” Cư só Ưu-ba-ly lại bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, từ nay về sau con không cho các Ni-kiền đi vào nhà con. Chỉ có bốn chúng đệ tử Thế Tôn, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào mà thôi.” Đức Thế Tôn bảo: “Cư só, các Ni-kiền kia cùng với gia đình ông trong một thời gian dài đã tôn kính nhau. Nếu họ có đến thì ông nên tùy theo khả năng của mình mà cúng dường họ.” Ưu-ba-ly bạch: “Bạch Thế Tôn, với sự kiện này, đối với Thế Tôn con lại bội phần hoan hỷ. Vì sao như vậy? Vì Thế Tôn đã nói như thế này: ‘Cư só, các Ni-kiền kia đối với gia đình ông trong một thời gian dài đã tôn kính nhau. Nếu họ có đến thì ông nên tùy theo khả năng của mình mà cúng dường họ’. Bạch Thế Tôn, ngày trước con nghe nói Thế Tôn dạy như thế này: ‘Nên cho Ta, đừng cho người khác. Nếu cho Ta sẽ được phước lớn, nếu cho người khác thì không được phước lớn. Cho đệ tử Ta thì sẽ được phước lớn, cho đệ tử người khác thì không được phước lớn’.” Đức Thế Tôn bảo: “Cư só, Ta không nói như thế. Ta không nói rằng: ‘Nên cho Ta chứ đừng cho người khác. Cho đệ tử Ta chứ đừng cho đệ tử người khác. Nếu cho Ta thì phước lớn, nếu cho người khác thì không được phước lớn. Cho đệ tử Ta sẽ được phước lớn, nếu cho đệ tử người khác thì không được phước lớn’. Cư só, Ta nói như thế này: ‘Hãy cho tất cả tùy theo tâm hoan hỷ. Nhưng cho người không tinh tấn không được phước lớn. Cho người tinh tấn sẽ được phước lớn’.” Cư só Ưu-ba-ly bạch: “Bạch Thế Tôn, xin nguyện không làm vậy<註 n="233"/>233.Con tự biết nên cho Ni-kiền hay không nên cho Ni-kiền. Bạch Thế Tôn, hôm nay một lần nữa con xin tự quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Cúi xin Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Từ nay về sau, trọn đời quy y cho đến khi chết.” Khi ấy Đức Thế Tôn thuyết pháp cho Cư só Ưu-ba-ly, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, như pháp của chư Phật, Đức Phật trước hết nói pháp đoan chánh<註 n="234"/>234 khiến người nghe hoan hỷ, ấy là nói pháp bố thí, trì giới, sanh thiên, chê bai dục là tai hoạn, sanh tử là nhớp nhơ; khen vô dục là đạo phẩm vi diệu, là bạch tịnh. Thế Tôn nói pháp như vậy cho ông nghe xong, Ngài biết ông có tâm hoan hỷ, tâm cụ túc, tâm nhu nhuyến, tâm kham nại, tâm tăng thượng, tâm hướng đến, tâm không nghi ngờ, tâm không triền cái, có năng lực nhận lãnh chánh pháp. Rồi như pháp chánh yếu mà chư Phật đã nói, Đức Thế Tôn liền nói Khổ, Tập, Diệt, Đạo cho ông nghe. Cư só Ưu-ba-ly ngay tại chỗ ngồi đã thấy bốn Thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng như vải trắng dễ nhuộm sắc màu; cũng vậy, Cư só Ưu-ba-ly ngay tại chỗ ngồi thấy bốn Thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Ngay khi đó, Cư só Ưu-ba-ly thấy pháp, đắc pháp, biết pháp bạch tịnh, đoạn nghi độ hoặc, không còn tôn thờ ai khác, không theo ai khác, không còn do dự, đã trụ quả chứng. Đối với pháp của Thế Tôn được vô sở úy, liền rời chỗ ngồi đứng dậy làm lễ Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, hôm nay con ba lần tự quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Cúi xin Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Từ nay về sau, trọn đời con quy y cho đến khi chết.” Rồi Cư só Ưu-ba-ly sau khi nghe pháp được Phật giảng dạy, khéo thọ, khéo trì, cúi đầu lễ chân Phật, đi quanh ba vòng, trở về nhà bảo người đứng giữ cửa rằng: “Các ngươi nên biết, nay ta là đệ tử của Đức Thế Tôn. Từ nay về sau, các Ni-kiền tử đến chớ cho vào cửa, chỉ cho bốn chúng đệ tử của Đức Thế Tôn là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào mà thôi. Nếu có Ni-kiền đến thì nói với họ rằng: ‘Tôn giả, Cư só Ưu-ba-ly nay được Phật cải hóa, đã hóa làm đệ tử Phật, nên không cho các Ni-kiền vào cửa, chỉ cho bốn chúng đệ tử của Đức Thế Tôn là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào mà thôi. Nếu người cần thức ăn, hãy đứng đó. sẽ đem thức ăn ra cho.” Khi đó, Ni-kiền Trường Khổ Hạnh nghe Cư só Ưu-ba-ly đã được Sa-môn Cù-đàm cải hóa, hóa làm đệ tử và không cho Ni-kiền vào cửa, chỉ cho đệ tử của Sa-môn Cù-đàm là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào. Ni-kiền Trường Khổ Hạnh nghe xong như vậy rồi đi đến chỗ Ni-kiền Thân Tử bạch rằng: “Thưa tôn sư, đây điều con đã nói trước.” Ni-kiền Thân Tử hỏi: “Khổ Hạnh, điều gì gọi là điều ngươi đã nói trước?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp: “Thưa tôn sư, con đã nói trước rằng: ‘Không muốn cho Cư só Ưu-ba-ly đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm. Vì sao như vậy? Vì Sa-môn Cù-đàm biết chú huyễn hóa, có thể dùng chú thuật hóa làm đệ tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Con sợ rằng Cư só Ưu-ba-ly sẽ bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử’. Thưa tôn sư, Cư só Ưu-ba-ly nay đã bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử rồi, không cho các Ni-kiền vào cửa, chỉ cho đệ tử Sa-môn Cù-đàm là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào.” Ni-kiền Thân Tử nói: “Khổ Hạnh, Cư só Ưu-ba-ly bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa làm đệ tử, việc ấy hoàn toàn không có. Sa-môn Cù-đàm bị Cư só Ưu-ba-ly biến hóa làm đệ tử, việc ấy chắc chắn có.” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh bạch lại: “Thưa tôn sư, nếu không tin lời con nói, thì tôn sư có thể thân hành đến, hoặc sai người đến.” Khi ấy, Ni-kiền Thân Tử bảo: “Khổ Hạnh, ông nên thân hành đến đó xem sao. Có phải Cư só Ưu-ba-ly đã bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa làm đệ tử rồi chăng? Hay là Sa-môn Cù-đàm bị Cư só Ưu-ba-ly biến hóa làm đệ tử rồi?” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh vâng lệnh Ni-kiền Thân Tử, đi đến nhà Cư só Ưu-ba-ly. Người giữ cửa vườn trông thấy Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đến, liền nói như thế này: “Tôn giả, Cư só Ưu-ba-ly nay đã được Phật cải hóa, hóa thành đệ tử Phật rồi, nên không cho các Ni-kiền vào cửa, chỉ cho bốn chúng đệ tử của Thế Tôn là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào thôi. Nếu ngài muốn nhận thức ăn thì nên đứng đó, con sẽ đem thức ra cho. Ni-kiền Trường Khổ Hạnh nói: “Người giữ cửa, ta không cần thức ăn.” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh biết việc này như vậy rồi, lắc đầu bỏ đi, về tới chỗ Ni-kiền Thân Tử thưa: “Thưa tôn sư, đây là điều con đã nói trước.” Ni-kiền Thân Tử hỏi: “Khổ Hạnh, cái gì gọi là điều ông đã nói trước?” Trường Khổ Hạnh Ni-kiền đáp: “Thưa tôn sư, tôi đã nói rằng: ‘Không muốn cho Cư só Ưu-ba-ly đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm. Vì sao như vậy? Vì Sa-môn Cù-đàm biết chú huyễn hóa, có thể dùng chú thuật hóa làm đệ tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Con sợ rằng Cư só Ưu-ba-ly sẽ bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử’. Thưa tôn sư, Cư só Ưu-ba-ly nay đã bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa, hóa làm đệ tử rồi, không cho các Ni-kiền vào cửa, chỉ cho đệ tử Sa-môn Cù-đàm là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào.” Ni-kiền Thân Tử nói: “Khổ Hạnh, Cư só Ưu-ba-ly bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa làm đệ tử, việc ấy hoàn toàn không có. Sa-môn Cù-đàm bị Cư só Ưu-ba-ly biến hóa làm đệ tử, việc ấy chắc chắn có.” Ni-kiền Trường Khổ Hạnh bạch lại: “Thưa tôn sư, nếu không tin lời con nói, thì tôn sư có thể thân hành đến. Lúc đó Ni-kiền Thân Tử và đại chúng Ni-kiền năm trăm người cùng đi đến nhà Cư só Ưu-ba-ly. Người giữ cửa vừa trông thấy Ni-kiền Thân Tử và đại chúng Ni-kiền năm trăm người kéo đến, nói như thế này: “Thưa Tôn giả, Cư só Ưu-ba-ly nay đã được Phật cải hóa, hóa thành đệ tử Ngài rồi, nên không cho các Ni-kiền vào cửa, chỉ cho bốn chúng đệ tử của Thế Tôn là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di vào cửa mà thôi. Nếu ngài muốn nhận thức ăn thì nên đứng đó, con sẽ đem thức ăn ra cho.” Ni-kiền Thân Tử nói: “Người giữ cửa, ta không cần thức ăn, ta chỉ muốn gặp Cư só Ưu-ba-ly.” Người giữ cửa nói: “Xin ngài đứng đó, để con thưa với Cư só Ưu-ba-ly.” Người giữ cửa kia liền vào thưa rằng: “Thưa Cư só, Ni-kiền Thân Tử cùng đại chúng Ni-kiền năm trăm người đứng ở ngoài cửa, nói như thế này: ‘Ta muốn được gặp Cư só Ưu-ba-ly.’” Cư só Ưu-ba-ly bảo người giữ cửa: “Ngươi đến cửa giữa<註 n="235"/>235 trải bày tòa ngồi. Bày xong trở lại cho ta biết.” Người giữ cửa vâng lệnh, đi đến cửa giữa trải bày giường ngồi xong rồi trở lại thưa: “Thưa Cư só, đã trải giường xong, kính mong Cư só tự biết thời.” Cư só Ưu-ba-ly dẫn người giữ cửa đi đến nhà giữa. Ở đó có một cái giường thật cao rộng, to lớn, rất sạch sẽ, được trải khéo léo, đó là chỗ Cư só Ưu-ba-ly trước kia đã bế<註 n="236"/>236 Ni-kiền Thân Tử để ngồi lên đó, thì bây giờ Cư só Ưu-ba-ly tự leo lên ngồi kiết già, bảo với người giữ cửa: “Ngươi ra chỗ Ni-kiền Thân Tử nói như thế này: ‘Tôn nhân, Cư só Ưu-ba-ly nói tôn nhân muốn vào thì tùy ý’.” Người giữ cửa vâng lệnh đi ra, đến chỗ Ni-kiền nói như thế này: “Tôn nhân, Cư só Ưu-ba-ly nói: Tôn nhân muốn vào thì tùy ý.” Lúc đó, Ni-kiền Thân Tử và đại chúng Ni-kiền năm trăm người cùng đến nhà giữa. Cư só Ưu-ba-ly vừa trông thấy Ni-kiền Thân Tử và đại chúng Ni-kiền năm trăm người cùng vào, nói như thế này: “Tôn nhân, ở đây có chỗ ngồi, muốn ngồi xin tùy ý.” Ni-kiền Thân Tử nói: “Cư só, ông làm như vậy phải lẽ chăng? Tự mình lên tòa cao ngồi kiết già cùng nói chuyện với người như người xuất gia học đạo không khác?” Cư só Ưu-ba-ly nói: “Tôn nhân, tôi có đồ vật của mình, muốn cho thì cho, không cho thì không cho. Chỗ ngồi này là của tôi, cho nên tôi nói có chỗ ngồi, muốn ngồi xin tùy ý.” Ni-kiền Thân Tử trải chỗ ngồi mà ngồi, rồi nói rằng: “Cư só, vì sao như vậy? Muốn hàng phục Sa-môn Cù-đàm nhưng khi trở về đã bị hàng phục. Cũng như có người vào rừng nên đi tìm con mắt, nhưng khi trở về bị mất con mắt. Cũng vậy, Cư só, muốn đến hàng phục Sa-môn Cù-đàm nhưng khi trở về đã bị hàng phục. Cũng như người vì khát mà xuống ao; nhưng trở lên vẫn cứ khát. Cư só cũng như vậy, muốn đi chinh phục Sa-môn Cù-đàm, thì bị chinh phục ngược trở lại. Cư só, vì sao như vậy?” Cư só Ưu-ba-ly nói: “Tôn nhân, xin nghe tôi nói dụ. Người trí tuệ nghe dụ thì hiểu được ý nghóa. Tôn nhân, ví như có một người Phạm chí có người vợ trẻ. Người vợ kia đang có thai, nói với chồng rằng: ‘Tôi nay mang thai, anh hãy đến chợ mua đồ chơi đẹp về cho con’. Lúc đó, Phạm chí kia nói với vợ rằng: “Chỉ mong em được bình yên sinh sản, rồi lo gì mà không có. Nếu sanh con trai thì mua đồ chơi con trai cho nó. Nếu sanh con gái thì mua đồ chơi con gái cho nó’. Người vợ lại ba lần nói với chồng: ‘Tôi nay đang mang thai, anh hãy đến chợ mua đồ chơi về cho con’. Phạm chí đã ba lần nói lại với vợ rằng: Chỉ mong em được bình yên sanh sản, rồi lo gì mà không có. Nếu sanh con trai thì phải mua đồ chơi con trai. Còn nếu sanh con gái thì mua đồ chơi con gái’. Phạm chí kia thương vợ quá sức, liền nói rằng: ‘Em muốn mua đồ chơi gì cho con?’ Người vợ đáp: ‘Anh mua đồ chơi đẹp là con khỉ con’. Phạm chí nghe rồi, đi vào chợ mua đồ chơi đẹp bằng con khỉ con, đem về nói với vợ: ‘Tôi đã mua đồ chơi đẹp bằng khỉ con về đây’. Người vợ thấy rồi chê rằng màu sắc không đẹp, liền nói với chồng: ‘Anh nên đem thứ đồ chơi khỉ con này thợ nhuộm màu vàng để được rất dễ thương hơn và nhồi cho nó phát ra ánh sáng’. Phạm chí nghe xong, liền cầm đồ chơi con khỉ con đến thợ nhuộm, nói rằng: ‘Hãy nhuộm đồ chơi khỉ con này thành sắc vàng, làm cho nó rất dễ thương và nhồi cho nó phát ra ánh sáng cho tôi’. Khi ấy người thợ nhuộm nói với Phạm chí: ‘Đồ chơi khỉ con nhuộm thành màu vàng làm cho dễ thương, việc này làm được, nhưng không thể nhồi cho nó phát ra ánh sáng được’. “Khi ấy người thợ nhuộm nói tụng này: Khỉ nhỏ tiếp nhận sắc, Không hay chịu đảo nhồi. Nếu nhồi, nó sẽ chết; Chịu sao được với chày? Đây là đãy xú uế, Khỉ con đầy bất tịnh. “Thưa Tôn nhân, nên biết, những điều được Ni-kiền thuyết cũng giống như vậy, không thể chịu đựng được những nạn vấn của người khác, cũng không thể suy nghó quán sát được. Chỉ có nhuộm sự ngu si, không nhuộm trí tuệ. Tôn nhân, xin hãy nghe đây. Cũng như chiếc áo Ba-la-nại thanh tịnh, người chủ cầm đến thợ nhuộm, nói rằng: ‘Nhuộm giùm chiếc áo này thành cực đẹp, làm cho dễ yêu, cũng đập nhồi kỹ cho nó phát ánh sáng’. Lúc đó, thợ nhuộm bảo với chủ áo rằng: ‘Áo này có thể nhuộm thành màu sắc cực đẹp, làm cho dễ ưa; cũng có thể đập nhồi cho phát ánh sáng’. “Khi ấy thợ nhuộm nói tụng này: Như vải Ba-la-nại, Trắng sạch, chịu sắc màu; Đập xong thời mềm mại, Sáng chói, càng thêm đẹp. “Thưa Tôn nhân, những điều các Đấng Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác đã dạy cũng như vậy; rất đủ khả năng chịu đựng những nạn vấn của kẻ khác, cũng có thể suy nghó quán sát một cách thỏa đáng được; chỉ có nhuộm trí tuệ, không nhuộm ngu si.” Ni-kiền Thân Tử nói: “Cư só, ông đã bị Sa-môn Cù-đàm biến hóa bằng chú huyễn thuật.” Cư só Ưu-ba-ly nói: “Tôn nhân, thật tốt đẹp loại chú huyễn hóa ấy, rất tốt đẹp loại chú huyễn hóa. Thưa Tôn nhân, loại chú huyễn hóa đó làm cho cha mẹ tôi được lợi ích an ổn, khoái lạc lâu dài; vợ con, nô tỳ, người giúp việc, quốc vương Na-nan-đà và tất cả thế gian, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời, làm cho họ được lợi ích an ổn khoái lạc lâu dài.” Ni-kiền Thân Tử nói: “Cư só, toàn cõi Na-nan-đà đều biết Cư só Ưu-ba-ly là đệ tử Ni-kiền, nay đây cuối cùng là đệ tử của ai?” Khi ấy, Cư só Ưu-ba-ly liền từ chỗ ngồi đứng dậy, gối phải quỳ xuống đất, nhắm phương có Phật, chắp tay hướng về, nói: “Tôn nhân, hãy nghe điều tôi nói đây: Đại Hùng, trừ si ngốc; Diệt uế, bắt hàng phục. Vô địch, vi diệu tư, Học giới, thiền, trí tuệ; An ổn không bợn nhơ; Ba-ly đệ tử Phật. Bậc Đại Thánh tu nhiều; Thành đức tự tại thuyết. Khéo niệm, quán sát mầu; Không thấp, cũng không cao; Bất động, thường tự tại; Ba-ly đệ tử Phật. Không cong, thường biết đủ; Thỏa mãn, trừ xan tham; Hiện Sa-môn chứng ngộ, Tôn đại só, hậu thân; Vô tỷ, không nhiễm trần; Ba-ly đệ tử Phật. Bao dung, không ganh ghét; Đấng Tịch Mặc nhiệm mầu, Dũng mãnh, hằng an ổn; Trụ pháp, vi diệu tư, Chế ngự, không hý bỡn; Ba-ly đệ tử Phật. Đại long sống vượt tục, Giải trừ mọi sử kiết, Ưng thanh tịnh biện tài, Tuệ phát, dứt vui buồn; Đức Thích-ca, cõi ngoài; Ba-ly đệ tử Phật. Thiền tư duy Chánh pháp, Thanh tịnh, nhiễu loạn trừ; Thường cười, không hờn giận; Đệ nhất đời viễn ly. Thường chuyên tinh, vô úy Ba-ly đệ tử Phật Bậc Thất Tiên<註 n="237"/>237 vô đẳng, Chứng tịnh hạnh, tam minh<註 n="238"/>238. Tắm sạch, như đèn sáng Yên nghỉ, dứt oán kết; Dũng mãnh, cực thanh tịnh’ Ba-ly đệ tử Phật. Tịch tónh, tuệ như đất; Trí trừ tham thế gian; Đáng thờ, con mắt siêu; Thượng só không ai sánh; Tự điều ngự, triệt sân; Ba-ly đệ tử Phật. Đoạn dục<註 n="239"/>239, vô thượng thiện; Khéo điều ngự vô song; Vô thượng thường hoan hỷ; Trừ nghi, rực sắc quang; Đoạn mạn, vô thượng giác; Ba-ly đệ tử Phật. Đoạn ái, giác tối thượng; Khói tan, lửa đã tắt; Đấng Như Khứ<註 n="240"/>240, Thiện Thệ; Đấng Vô Đẳng, Tối Tôn; Đấng Đại Danh, Chân Chánh; Ba-ly đệ tử Phật. Trăm lời tán Phật này, Tự phát, không cần suy. Những sự Ba-ly nói, Chư Thiên đến hội tề. Khéo gia sức hùng biện; Đúng pháp, đúng nhân tài. Ni-kiền Thân Tử hỏi: ‘Đệ tử của Như Lai’.” Ni-kiền Thân Tử hỏi: “Cư só, ông ca ngợi Sa-môn Cù-đàm với ý gì?” Cư só Ưu-ba-ly đáp: “Hãy nghe tôi nói dụ, người trí nghe dụ thì hiểu rõ ý nghóa. Như thầy trò người làm tràng hoa, chọn các loại hoa, dùng dây dài kết làm các loại tràng hoa. Cũng vậy, này Tôn nhân, Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, có vô lượng xưng tán, là Đấng Tối tôn, nên tôi ca ngợi.” Khi nói pháp này, Cư só Ưu-ba-ly xa lìa trần cấu, phát sanh con mắt pháp thấy các pháp. Ni-kiền Thân Tử liền mửa máu nóng, rồi đến nước Bà-hòa<註 n="241"/>241 vì bệnh này mà mạng chung. Phật nói như vậy, Cư só Ưu-ba-ly nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749696">134.KINH THÍCH VẤN<註 n="242"/>242 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại phía Đông thành Vương xá, nước Ma-kiệt-đà, trong động đá Nhân-đà-la, trên núi Bệ-đà-đề, phía Bắc thôn Nại lâm<註 n="243"/>243. Bấy giờ Thiên Vương Thích<註 n="244"/>244 nghe Phật du hóa tại phía Đông thành Vương xá, nước Ma-kiệt-đà, trong động Nhân-đà-la, trên núi Bệ-đà-đề, phía Bắc thôn Nại lâm. Khi ấy, Thiên Vương Thích bảo Ngũ Kết nhạc tử<註 n="245"/>245 rằng: “Ta nghe Đức Thế Tôn du hóa tại phía Đông thành Vương xá, nước Ma-kiệt-đà, trong động Nhân-đà-la, trên núi Bệ-đà-đề, phía Bắc thôn Nại lâm. Này Ngũ Kết, ngươi hãy cùng ta đến yết kiến Đức Thế Tôn”. Ngũ Kết nhạc tử thưa rằng: “Xin vâng.” Rồi thì, Ngũ Kết nhạc tử ôm đàn lưu ly<註 n="246"/>246 cùng đi theo Thiên Vương Thích. Chư Thiên ở Tam thập tam thiên nghe Thiên Vương Thích rất khát khao muốn gặp Phật, chư Thiên Tam thập tam thiên cũng theo hầu Thiên vương mà đi. Bấy giờ trong khoảnh khắc, nhanh như lực só co duỗi cánh tay, Thiên Vương Thích cùng chư Thiên Tam thập tam và Ngũ Kết biến mất khỏi cõi trời Tam thập tam, đã hiện đến phía Đông thành Vương xá, nước Ma-kiệt-đà, trên núi Bệ-đà-đề, phía Bắc thôn Nại lâm, cách động đá không xa. Lúc bấy giờ núi Bệ-đà-đề hào quang chiếu sáng rực rỡ như lửa cháy. Nhân dân ở chung quanh núi thấy vậy nghó rằng: “Núi Bệ-đà-đề bị lửa đốt cháy khắp nơi.” Khi ấy Thiên Vương Thích sau khi đã đứng xuống tại một nơi, bảo rằng: “Này Ngũ Kết, Đức Thế Tôn là như vậy. Ngài ở trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, thích ở trên sườn núi cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tónh tọa, có đại oai đức; cùng với chư Thiên, ưa thích đời sống xa lánh, tónh tọa ấy, đời sống an ổn khoái lạc ấy. Chúng ta chưa thông báo trước, không nên tự tiện bước tới. Này Ngũ Kết, ngươi hãy đi đến thông báo trước, sau đó chúng ta mới bước tới.” Ngũ kết thưa rằng: “Xin vâng lời.” Ngũ Kết sau khi vâng lời dạy của Thiên Vương Thích, liền ôm đàn lưu ly đi trước, đến động đá Nhân-đà-la, rồi nghó rằng: “Hãy ở nơi này, cách Phật không gần cũng không xa, để Phật biết được và nghe được âm thanh của ta.”. Khi đã đến đứng ở nơi kia, Ngũ Kết gảy đàn và hát lên những bài tụng nói về tình yêu, nói về rồng, nói về Sa-môn, nói về A-la-hán<註 n="247"/>247: Hiền nương ơi <註 n="248"/>248! Ta kính lễ phụ mẫu nàng; Mặt trăng và Đam-phù-lâu<註 n="249"/>249; Đã sanh nàng thù diệu, Gây hoan lạc lòng ta. Như nóng cầu gió mát; Như khát cầu nước lạnh; Như vậy, ta yêu nàng, Như La-hán yêu Pháp. Như dòng nước, khó giữ! Lụy tình cũng như vậy. Đời đời mong sống chung, Như cúng dường Vô Trước. Ao nước trong, vừa mát; Dưới đáy có cát vàng<註 n="250"/>250; Như voi chúa<註 n="251"/>251 nóng bức, Xuống ao tắm mặc tình. Như voi bị móc câu Lòng ta bị nàng khuất Hành động nàng không hay Yểu điệu, chưa đượïc nàng. Tâm ý ta hoàn toàn lệ thuộc, Và phiền oan đã đốt cháy tim; Và vì vậy không còn hoan lạc, Như một người đi vào hang hùm. Như Thích tử tư duy thiền tọa, Hằng vui say trong sự nhất tâm. Như Mâu-ni đạt thành giác ngộ<註 n="252"/>252; Cũng diệu tịnh như ta được nàng. Như niềm vui Đại thánh Mâu-ni<註 n="253"/>253 Do chứng đắc viên toàn giác đạo. Niềm vui ta cũng ở nơi kia, Bằng khao khát được nàng hội tụ Như người bệnh mong cầu phương dược; Như đói ăn hoài niệm thức ăn; Ơi Hiền nữ, mong lòng ta tắt, Như nước rưới cho ngọn lửa tàn. Nếu ta có hành vi tạo phước, Như cúng dường La-hán chân nhân<註 n="254"/>254; Thọ báo ấy tức thành tịnh diệu, Ta mong cùng Hiền nữ sống chung. Ta ước nguyện bên nàng vónh kiếp; Không xa nàng sống lẻ đơn thân. Và ta hẹn theo nàng được chết, Không mong gì cách biệt ly sanh. Ôi, Thiên đế cho tôi lời nguyện, Bậc tôn cao Tam thập tam thiên! Ôi Đại Thánh, trên đời tối thượng, Biết cho tôi lời nguyện vững bền. Kính lễ Đấng Hùng Lực, Tối thượng giữa nhân gian, Dứt trừ gai ái dục, Con lạy Đấng Nhật Thân<註 n="255"/>255. Bấy giờ, Đức Thế Tôn từ tam-muội dậy, tán thán Ngũ Kết Nhạc tử: “Lành thay! Lành thay! Ngũ Kết, giọng ca của ngươi cùng với tiếng đàn hòa điệu; tiếng đàn và giọng ca hòa điệu. Giọng ca không đi ngoài tiếng đàn; tiếng đàn không đi ngoài giọng ca. Này Ngũ Kết, ngươi nhớ lại ngày xưa, ngươi có ca tụng bài kệ liên quan đến tình yêu, liên quan đến rồng, liên quan đến Sa-môn, liên quan đến La-hán này chăng?” Ngũ Kết thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, mong Đại Tiên Nhân<註 n="256"/>256 tự biết cho. Bạch Đại Tiên Nhân, ngày xưa, khi Thế Tôn mới chứng đắc giác đạo, ở tại Uất-bệ-la<註 n="257"/>257, bên bờ sông Ni-liên-thiền<註 n="258"/>258, dưới gốc cây A-xà-hòa-la-ni-câu-loại<註 n="259"/>259.Bấy giờ con gái của Nhạc vương Đam-phù-lâu<註 n="260"/>260, tên là Hiền Nguyệt Sắc<註 n="261"/>261 và có một thiên thần tên là Kết, con trai của Ma-đâu-lệ, người đánh xe<註 n="262"/>262, yêu người con gái kia. “Bạch Đại Tiên Nhân, vị ấy trong lúc đang yêu người con gái ấy, con cũng yêu người con gái ấy. Nhưng, bạch Đại Tiên Nhân, khi con yêu người con gái ấy mà cuối cùng không được. Bấy giờ con đứng sau người con gái ấy mà ngâm bài kệ liên quan đến tình yêu, liên quan đến rồng, liên quan đến Sa-môn, liên quan đến La-hán này. “Bạch Đại Tiên Nhân, khi con ngâm bài kệ này, người con gái ấy quay nhìn lại, hân hoan cười nụ và nói với con rằng: ‘Ngũ Kết, tôi chưa được thấy Phật Thế Tôn kia, nhưng tôi nghe từ các vị trời Tam thập tam nói rằng: ‘Đức Thế Tôn kia là Như Lai, là Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu’. Này Ngũ Kết, nếu anh đã từng nhiều lần ca ngợi Đức Thế Tôn, vậy anh có thể cùng với tôi đồng thờ kính Đấng Đại Tiên Nhân’. Con chỉ gặp gỡ nàng được một lần duy nhất, từ đó về sau không còn thấy lại.” Bấy giờ Thiên Vương Thích nghó rằng: “Ngũ Kết nhạc tử đã làm cho Thế Tôn ra khỏi thiền định, thông báo ta với Đức Thiện Thệ.” Rồi thì, Thiên Vương Thích nói: “Ngũ Kết, ngươi hãy đến nơi ấy, thay mặt ta đảnh lễ sát chân Phật mà thăm hỏi Đức Thế Tôn rằng: ‘Thánh thể có khỏe mạnh, an ổn khoái lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường chăng? Bạch Đại Tiên Nhân, Thiên Vương Thích và chư Thiên ở Tam thập tam muốn đến yết kiến Thế Tôn’.” Ngũ kết thưa: “Xin vâng.” Khi đó, Ngũ Kết bỏ đàn lưu ly xuống, chắp tay hướng về Phật, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn! Kính Đại Tiên Nhân! Thiên Vương Thích xin cúi đầu dưới chân Phật, thăm hỏi Thế Tôn rằng: ‘Thánh thể có khỏe mạnh, an ổn khoái lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường chăng? Bạch Đại Tiên Nhân, Thiên Vương Thích và chư Thiên ở Tam thập tam muốn đến yết kiến Thế Tôn’.” Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng: “Này Ngũ Kết, mong cho Thiên Vương Thích được an ổn khoái lạc. Chư Thiên, loài người, A-tu-la, Kiền-thát-bà, La-sát và tất cả các loài chúng sanh khác đều được an ổn, khoái lạc. Này Ngũ Kết, Thiên Vương Thích có muốn đến yết kiến Ta, vậy xin cứ tùy ý.” Ngũ Kết nghe Phật dạy xong, khéo léo thọ trì, đảnh lễ chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra, trở về đến chỗ Thiên Vương Thích thưa rằng: “Tâu Thiên vương, tôi đã bạch với Thế Tôn. Thế Tôn nay đang đợi Thiên vương. Mong Thiên vương nên tự biết thời.” Bấy giờ, Thiên Vương Thích cùng chư Thiên Tam thập tam và Ngũ Kết nhạc tử đi đến chỗ Phật. Khi ấy, Thiên Vương Thích cúi đầu sát chân Phật, ba lần tự xưng danh tánh rằng: “Bạch Đại Tiên Nhân! Con là Thiên Vương Thích! Con là Thiên Vương Thích!” Đức Thế Tôn bảo: “Quả thật vậy! Quả thật vậy. Này Câu-dực<註 n="263"/>263, ngươi chính là Thiên Vương Thích.” Thiên Vương Thích ba lần tự xưng danh tánh, đảnh lễ chân Phật rồi đứng sang một bên. Khi ấy, Thiên Vương Thích thưa rằng: “Bạch Đại Tiên Nhân, con nên ngồi cách Thế Tôn xa hay gần?” Đức Thế Tôn dạy: “Ngươi hãy ngồi gần Ta. Vì sao? Vì người có hàng chư Thiên quyến thuộc đông vậy.” Rồi Thiên Vương Thích đảnh lễ chân Phật và ngồi sang một bên. Chư Thiên Tam thập tam và Ngũ Kết nhạc tử cũng đảnh lễ chân Phật rồi ngồi sang một bên. Lúc ấy động Nhân-đà-la bỗng nhiên rộng lớn. Vì sao? Vì do oai thần của Phật và oai đức của chư Thiên vậy. Thiên Vương Thích sau khi ngồi xuống, thưa rằng: “Bạch Đại Tiên Nhân, đã từ lâu con muốn đến yết kiến Thế Tôn, muốn thưa hỏi về giáo pháp. Bạch Đại Tiên Nhân, xưa kia, một thời Đức Thế Tôn du hóa tại nước Xá-vệ, trong một vách đá<註 n="264"/>264.Bạch Đại Tiên Nhân, lúc đó con có việc riêng, cùng với chư Thiên Tam thập tam đi xe ngàn voi<註 n="265"/>265 đến nhà của đại vương Bệ-sa-môn<註 n="266"/>266; Bệ-sa-môn đại vương gia có người thiếp tên là Bàn-xà-na<註 n="267"/>267. “Lúc bấy giờ Thế Tôn đang nhập định, im lặng tịch nhiên. Người thiếp kia chắp tay đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn. Bạch Đại Tiên Nhân, con nói với Bàn-xà-na rằng: ‘Này hiền muội, nay không phải lúc ta đến yết kiến Thế Tôn. Thế Tôn đang nhập định. Nếu khi nào Thế Tôn xuất định, hiền muội hãy thay mặt ta đảnh lễ Thế Tôn và hỏi thăm Thánh thể của Thế Tôn có khỏe mạnh, an ổn, khoái lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường không nói như vầy: ‘Bạch Đại Tiên Nhân, Thiên Vương Thích đảnh lễ chân Phật và thăm hỏi rằng: ‘Thế Tôn có khỏe mạnh, an ổn, khoái lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường không?’ Bạch Đại Tiên Nhân, cô em ấy có thay mặt con đảnh lễ chân Phật và thăm hỏi Thế Tôn, Thế Tôn có nhớ chăng?” Đức Thế Tôn bảo: “Này Câu-dực, cô em ấy có thay mặt ngươi đảnh lễ và cũng nói lại ý ngươi muốn thăm hỏi. Ta có nhớ việc ấy. Này Câu-dực, khi người đi, Ta nghe tiếng xe lăn mà xuất định.” “Bạch Thế Tôn, ngày xưa con có nghe rằng, khi Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu xuất hiện ở đời thì thiên chúng được hưng thịnh mà A-tu-la bị giảm thiểu. “Bạch Đại Tiên Nhân, chính mắt con trông thấy Tỳ-kheo đệ tử Thế Tôn theo Phật tu hành phạm hạnh, xả dục, ly dục. Khi thân hoại mạng chung được đến cõi an lành, sanh lên trời. “Bạch Đại Tiên Nhân, Thích nữ Cù-tỳ<註 n="268"/>268 là đệ tử của Thế Tôn cũng theo Thế Tôn tu tập phạm hạnh, ghê tởm thân nữ, ái lạc thân nam, chuyển thân nữ thành thân nam, xả dục, ly dục, khi thân hoại mạng chung được sanh đến cõi Tam thập tam thiên làm con của con. Nàng đã thọ sanh rồi, chư Thiên thảy đều biết, Cù-bà thiên tử <註 n="269"/>269, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. “Bạch Đại Tiên Nhân, con lại thấy có ba vị Tỳ-kheo đệ tử Thế Tôn cũng theo Thế Tôn tu tập phạm hạnh, nhưng không xả ly dục, khi thân hoại mạng chung chúng sanh vào trong Kỹ nhạc cung<註 n="270"/>270 thấp kém. Họ đã thọ sanh rồi, ngày ngày đến Tam thập tam thiên cùng chư Thiên hầu hạ Cù-bà thiên tử. Thiên tử thấy chúng liền nói bài kệ: Pháp nhãn Ưu-bà-di <註 n="271"/>271, Tôi vốn tên Cù-tì, Phụng kính Phật và pháp, Tịnh ý thờ Tăng-già. Tôi đã nhờ ân Phật, Thích tử phước đức lớn, Diệu sanh Tam thập tam, Thiên tử, mọi người biết. Biết người vốn Tỳ-kheo, Sanh làm thần kỹ nhạc; Chắp tay đứng trước mặt Cù-bà nói kệ cho. Vốn con Đức Cù-đàm; Khi tôi ở nhân gian, Nhà ta các ngươi đến; Ẩm thực tôi cúng dường. Ngươi vốn cùng bậc Thánh Hành vô thượng phạm hạnh; Nay lại để người sai, Thường nhật kính phụng trời. Xưa tôi hầu hạ người, Cùng nghe Thánh diệu pháp. Được tín, thành tựu giới; Khéo sanh cõi trời này. Người vốn được thờ phụng, Hành vô thượng phạm hạnh. Nay lại để người sai Thường nhật kính phụng trời. Mặt mày người là gì? Phật pháp đã thọ trì, Quay lưng, không hướng Pháp, Pháp nội tâm chứng tri<註 n="272"/>272, Thánh nhãn đã dạy rõ<註 n="273"/>273. Tôi xưa hầu các vị; Nay nhạc thần thấp kém; Tự theo phi pháp hành, Tự sanh chỗ phi pháp. Ta sống đời tại gia; Nay xem thắng đức ta, Chuyển nữ thành thiên tử, Thọ ngũ dục tự do. Con Cù-đàm bị mắng, Buồn nản, khen Cù-đàm<註 n="274"/>274: Ta<註 n="275"/>275 nay hãy tiến hành; Thiên tử nói thật đúng. Hai trong số cần hành, Nhớ pháp luật Cù-đàm, Biết dục là tai họa, Bèn xả ly dục tham. Chúng bị dục trói chặt, Tức xả ly được liền. Như voi bứt dây xích, Vượt Tam thập tam thiên. Nhân-đà-la, Thiên, Phạm, Tất cả đều đến nhóm. Họ liền vượt chỗ ngồi, Hùng mãnh xả trần dục. Đế Thích thấy chúng phiền<註 n="276"/>276; Thắng Thiên<註 n="277"/>277, trời trên trời. Chúng vốn sanh hạ tiện, Nay vượt Tam tam thiên. Ưu phiền, rồi tấm tắc<註 n="278"/>278. Cù-bà nói sau hết: Loài người có Đại Giác, Đấng Mâu-ni thắng dục<註 n="279"/>279. Con Ngài do lãng quên, Bị quở trách, lại được. Một trong ba vị kia Sanh trong thần kỹ nhạc. Hai vị chánh đạo thành Tại trời, vui định căn. Ngươi nói pháp như vầy; Đệ tử không mê hoặc, Vượt lậu, đoạn tà nghi, Lễ Phật, thắng phục căn<註 n="280"/>280. Bởi vì tỏ các pháp, Hai vị được tiến thăng. Từ chỗ tiến thăng ấy Sanh lên trời Phạm thiên. Chúng con biết pháp ấy Nên đến đây, Đại Tiên!” Bấy giờ Đức Thế Tôn nghó rằng: “Vị Quỷ<註 n="281"/>281 này không bao giờ dua nịnh, dối trá, không huyễn hoặc, chất trực. Nếu có hỏi tất là muốn biết, chứ không phải muốn xúc nhiễu. Những điều vị này muốn hỏi cũng vậy. Ta hãy nói A-tỳ-đàm thậm thâm.” Đức Thế Tôn biết như thế rồi, Ngài liền nói bài kệ cho Thiên Vương Thích: Vì an lạc đời này, Và an lạc đời sau, Câu-dực tùy ý hỏi, Theo những điều sở thích. Điều này hay điều kia, Ta quyết đoán hết thảy. Thế Tôn đã nghe cho Nhật Thiên cầu đạo nghóa, Tại nước Ma-kiệt-đà Hiền Bà-sa-bà hỏi<註 n="282"/>282.Bấy giờ Thiên Vương Thích thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, các loại trời, người, A-tu-la, Kiền-đạt-hòa, La-sát và các chủng loại khác<註 n="283"/>283, mỗi mỗi có bao nhiêu kết sử<註 n="284"/>284?” Đức Thế Tôn nghe xong, đáp: “Này Câu-dực, các loại trời, người, A-tu-la, Kiền-đạt-hòa, La-sát và các chủng loại khác, mỗi mỗi đều có hai kết là bỏn sẻn và ganh tị<註 n="285"/>285.Mỗi chủng loại ấy đều nghó rằng: ‘Mong sao ta không gậy<註 n="286"/>286, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, không đấu, không khổ, sống trong an lạc<註 n="287"/>287.’ Chúng tuy nghó như vậy, nhưng vẫn có gậy, có kết, có oán, có nhuế, có tranh, có đấu, có khổ mà không sống trong sự an lạc.” Thiên Vương Thích nghe thế, thưa rằng: “Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân, các loài trời, người, A-tu-la, Kiền-đạt-hòa, La-sát và các chủng loại khác, mỗi mỗi đều có hai kiết sử. Chúng nghó rằng: ‘Mong sao ta không gậy, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, không đấu, không khổ, mà sống trong sự an lạc’. Chúng tuy nghó như vậy, nhưng vẫn có gậy, có kết, có oán, có nhuế, có tranh, có đấu, có khổ mà không sống trong sự an lạc. Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân. Đúng như pháp mà Phật đã nói, con đã biết. Con đã đoạn trừ nghi hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy.” Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành; rồi lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, bỏn sẻn, ganh tị do nhân gì duyên gì, từ đâu sanh ra, do đâu mà có? Lại do nhân gì, duyên gì mà không có bỏn sẻn và ganh tị?” Thế Tôn đáp rằng: “Này Câu-dực, bỏn sẻn và ganh tị nhân nơi yêu và không yêu<註 n="288"/>288, duyên nơi yêu và không yêu; từ nơi yêu và không yêu sanh ra; do yêu và không yêu mà có. Nếu không có yêu, và không yêu thì không có bỏn sẻn và ganh tị vậy.” Thiên Vương Thích nghe xong, thưa rằng: “Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân. Bỏn sẻn và ganh tị nhân nơi yêu và không yêu, duyên nơi yêu và không yêu; từ nơi yêu và không yêu sanh ra; do yêu và không yêu mà có. Nếu không có yêu, và không yêu thì không có bỏn sẻn và ganh tị. Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân. Đúng như pháp mà Phật đã nói, con đã biết. Con đã đoạn trừ nghi hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy.” Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành. Thiên Vương Thích lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, yêu và không yêu là do nhân gì, duyên gì, từ đâu phát sanh, do đâu mà có? Lại do nhân nào mà không có yêu và không yêu?” Đức Thế Tôn bảo rằng: “Này Câu-dực, yêu và không yêu là nhân nơi dục và duyên nơi dục mà phát sanh, do dục mà có<註 n="289"/>289.Nếu vô dục thì không có yêu và không yêu vậy.” Thiên Vương Thích nghe xong, thưa rằng: “Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thậït sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Yêu và không yêu là nhân nơi dục và duyên nơi dục mà phát sanh, do dục mà có. Nếu vô dục thì không có yêu và không yêu vậy. Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp mà Phật đã nói, con đã biết. Con đã đoạn trừ nghi hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy.” Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Thiên Vương Thích lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, dục là do nhân gì, duyên gì, từ đâu mà sanh, do đâu mà có; do nhân nào không có dục?” Đức Thế Tôn đáp: “Này Câu-dực, dục là do nhân niệm<註 n="290"/>290 và duyên nơi niệm, từ nơi niệm mà phát sanh; do niệm mà có; nếu không có suy niệm thì không có dục.” Thiên Vương Thích nghe thế thưa rằng: “Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân, dục là do nhân niệm và duyên nơi niệm, từ nơi niệm mà phát sanh; do niệm mà có; nếu không có suy niệm thì không có dục. Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp mà Phật đã nói, con đã biết. Con đã đoạn nghi, trừ hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy.” Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Thiên Vương Thích lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, niệm là do nhân gì, duyên gì, từ đâu mà sanh, do đâu mà có. Lại do nhân nào không có suy niệm?” Đức Thế Tôn đáp: “Này Câu-dực, niệm là nhân nơi tư và duyên nơi tư, từ nơi tư mà phát sanh, do tư mà có<註 n="291"/>291.Nếu không có tư thì không có niệm. “Do niệm có dục, do dục có yêu và không yêu. Do yêu và không yêu có bỏn sẻn và ganh tị. Do bỏn sẻn và ganh tị mà sanh ra dao, gậy, đấu tranh, thù nghịch, dua nịnh, dối trá, nói láo, nói hai lưỡi, trong tâm sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy, toàn khối lớn khổ đau này phát sanh. “Nếu không có tư thì không có niệm. Nếu không có niệm thì không có dục. Nếu không có dục thì không có yêu và không yêu. Nếu không có yêu và không yêu thì không có bỏn sẻn và ganh tị. Nếu không có bỏn sẻn và ganh tị thì không có dao gậy, đấu tranh, thì nghịch, dua nịnh, dối trá, nói láo, nói hai lưỡi, trong tâm không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy, toàn khối lớn đau khổ này tiêu diệt”. Thiên Vương Thích nghe xong, thưa rằng: “Con đã hiểu, bạch Thế Tôn! Con đã hiểu, bạch Thiện Thệ! Con đã hiểu, bạch Đại Tiên Nhân. Niệm là nhân nơi tư và duyên nơi tư, từ nơi tư mà phát sanh, do tư mà có. Nếu không có tư thì không có niệm. “Do niệm có dục, do dục có yêu và không yêu. Do yêu và không yêu có bỏn sẻn và ganh tị. Do bỏn sẻn và ganh tị mà sanh ra dao, gậy, đấu tranh, thù nghịch, dua nịnh, dối trá, nói láo, nói hai lưỡi, trong tâm sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy, toàn khối lớn khổ đau này phát sanh. “Nếu không có tư thì không có niệm. Nếu không có niệm thì không có dục. Nếu không có dục thì không có yêu và không yêu. Nếu không có yêu và không yêu thì không có bỏn sẻn và ganh tị. Nếu không có bỏn sẻn và ganh tị thì không có dao gậy, đấu tranh, thì nghịch, dua nịnh, dối trá, nói láo, nói hai lưỡi, trong tâm không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy, toàn khối lớn đau khổ này tiêu diệt. “Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp mà Phật đã nói, con đã biết. Con đã đoạn nghi, trừ hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy.” Thiên Vương Thích sau khi nghe xong những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Thiên Vương Thích lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, thế nào là con đường tiêu diệt hý luận<註 n="292"/>292.Tỳ-kheo thực hành như thế nào để hướng đến con đường tiêu diệt hý luận?” Đức Thế Tôn đáp rằng: “Này Câu-dực, con đường tiêu diệt hý luận là Thánh đạo tám chi. Đó là, chánh kiến, chánh tư duy, cho đến chánh định. Này Câu-dực, đó là con đường tiêu diệt hý luận. Tỳ-kheo thực hành như vậy để hướng đến con đường tiêu diệt hý luận.” Thiên Vương Thích nghe dạy xong, thưa rằng: “Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân, con đường tiêu diệt hý luận là Thánh đạo tám chi. Đó là, chánh kiến, chánh tư duy, cho đến chánh định. Này Câu-dực, đó là con đường tiêu diệt hý luận. Tỳ-kheo thực hành như vậy để hướng đến con đường tiêu diệt hý luận. Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúngï như vậy, bạch Thiện thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp mà Đức Phật đã dạy, con đã rõ. Con đã đoạn trừ nghi hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy”. Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Thiên Vương Thích lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, một Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hý luận phải đoạn bao nhiêu pháp và hành bao nhiêu pháp?” Đức Thế Tôn đáp: “Này Câu-dực, Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hý luận phải đoạn ba pháp và tu hành ba pháp. Thế nào là ba? Một là niệm, hai là ngôn, ba là cầu<註 n="293"/>293.“Này Câu-dực, niệm ấy Ta nói có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu niệm mà không nên hành thì Ta liền đoạn trừ. Nếu niệm nên hành thì Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu niệm kia vậy. Ngôn cũng như thế. “Này Câu-dực, cầu ấy Ta nói cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu cầu mà không nên hành thì Ta liền đoạn. Nếu cầu mà nên hành thì Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí, để thành tựu cầu kia vậy.” Thiên Vương Thích nghe xong, thưa: “Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn! Thật sự như vậy, bạch Thiện Thệ! Thật sự như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Tỳ-kheo không hướng đến con đường tiêu diệt hý luận, đoạn ba pháp, tu hành ba pháp. Thế nào là ba? Một là niệm, hai là ngôn, ba là cầu. Đại Tiên Nhân đã nói, niệm có hai loại nên hành và không nên hành. Nếu niệm tăng trưởng pháp ác bất thiện và giảm tổn thiện pháp thì Đại Tiên Nhân liền đoạn trừ. Nếu niệm giảm tổn pháp ác bất thiện và tăng trưởng thiện pháp thì Đại Tiên Nhân biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu niệm kia vậy. Ngôn cũng như vậy. Đại Tiên Nhân đã nói cầu cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu cầu tăng trưởng pháp ác bất thiện và tổn giảm thiện pháp thì Đại Tiên Nhân liền đoạn trừ. Nếu cầu mà giảm tổn pháp ác bất thiện và tăng trưởng thiện pháp thì Đại Tiên Nhân biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu cầu kia vậy. “Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp Phật đã nói, con đã biết. Con đã đoạn trừ nghi hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy.” Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Thiên Vương Thích lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hý luận, có bao nhiêu pháp; để thủ hộ Tùng giải thoát<註 n="294"/>294, hành bao nhiêu pháp? Đức Thế Tôn đáp: “Này Câu-dực, Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hý luận có sáu pháp; để thủ hộ tùng giải thoát hành sáu pháp. Sáu pháp ấy là gì? Đó là, mắt thấy sắc, tai nghe thanh, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân biết xúc, ý biết pháp. “Này Câu-dực, mắt thấy sắc ấy, Ta nói có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu mắt thấy sắc không nên hành thì Ta liền đoạn trừ. Nếu mắt sắc nên hành thì Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu mắt vậy. “Cũng như thế, đối với tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân biết xúc và ý biết pháp ấy, Ta nói cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu ý biết pháp không nên hành thì Ta liền đoạn trừ. Nếu ý biết pháp nên hành thì Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu ý vậy.” Thiên Vương Thích nghe xong, thưa: “Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hý luận có sáu pháp; để thủ hộ Tùng giải thoát hành sáu pháp. Sáu pháp ấy là gì? Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân biết xúc, ý biết pháp. Đại Tiên Nhân đã nói, mắt thấy sắc có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu mắt thấy mà tăng trưởng pháp ác bất thiện và làm tổn giảm thiện pháp thì Đại Tiên Nhân liền đoạn trừ. Nếu mắt thấy sắc làm tổn giảm pháp ác bất thiện và làm tăng trưởng thiện pháp thì Đại Tiên Nhân biết lúc nào nên hành vậy. Có niệm, có trí để thành tựu mắt vậy. Cũng như thế, đối với tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân biết xúc, ý biết pháp cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu ý biết pháp làm tăng trưởng pháp ác bất thiện và giảm tổn thiện pháp thì Đại Tiên Nhân liền đoạn trừ. Nếu ý biết pháp làm tổn giảm pháp ác bất thiện và tăng trưởng thiện pháp thì Đại Tiên Nhân biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu ý vậy. Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp Phật đã nói, con đã biết. Con đã đoạn nghi, trừ hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy.” Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Thiên Vương Thích lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, vị Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hý luận, khi thân mạng tồn tại trong một khoảnh khắc, phải đoạn bao nhiêu pháp và tu hành bao nhiêu pháp?” Đức Thế Tôn dạy: “Này Câu-dực, Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hý luận, khi thân mạng tồn tại trong một khoảnh khắc, lại cũng phải đoạn ba pháp và tu hành ba pháp. Ba pháp ấy là gì? Một là hỷ, hai là ưu và ba là xả<註 n="295"/>295. “Này Câu-dực, hỷ ấy Ta nói có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu hỷ mà không nên hành thì Ta liền đoạn trừ. Nếu hỷ nên hành thì Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu hỷ vậy. Ưu cũng như thế. “Này Câu-dực, xả ấy Ta nói cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu xả mà không nên hành thì Ta liền đoạn trừ. Nếu xả nên hành thì Ta biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu xả vậy.” Thiên Vương Thích nghe xong, thưa: “Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Tỳ-kheo hướng đến con đường tiêu diệt hý luận, khi thân mạng tồn tại trong một khoảnh khắc phải đoạn trừ ba pháp và thực hành ba pháp. Ba pháp ấy là gì? Một là hỷ, hai là ưu, ba là xả. Đại Tiên Nhân đã nói hỷ có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu hỷ làm tăng trưởng pháp ác bất thiện và giảm tổn thiện pháp thì liền đoạn trừ. Nếu hỷ làm giảm tổn pháp ác bất thiện và tăng trưởng thiện pháp thì biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu hỷ vậy. Ưu cũng như thế. Đại Tiên Nhân đã nói xả cũng có hai loại, nên hành và không nên hành. Nếu xả làm tăng trưởng pháp ác bất thiện và giảm tổn thiện pháp thì liền đoạn trừ. Nếu xả làm tổn giảm pháp ác bất thiện và trăng trưởng thiện pháp thì biết lúc nào nên hành, có niệm, có trí để thành tựu xả vậy. Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp Phật đã nói, con đã biết. Con đã đoạn nghi trừ hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy.” Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Thiên Vương Thích lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, tất cả Sa-môn, Phạm chí đều đồng một thuyết, đồng một mong cầu, đồng một sở thích, đồng một an lạc, đồng một ý hướng chăng<註 n="296"/>296?” Đức Phật dạy: “Này Câu-dực, tất cả Sa-môn, Phạm chí không đồng một thuyết, không đồng một mong cầu, không đồng một sở thích, không đồng một an lạc, không đồng một ý hướng.” Thiên Vương Thích lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, tất cả Sa-môn, Phạm chí vì lý do gì mà không đồng một thuyết, không đồng một mong cầu, không đồng một sở thích, không đồng một an lạc, không đồng một ý hướng?” Đức Thế Tôn đáp: “Này Câu-dực, thế giới này có nhiều chủng loại giới, có vô lượng giới<註 n="297"/>297.Vị ấy tùy theo một giới được biết đến, rồi nhân giới đó tùy khả năng của mình mà nói một chiều rằng ‘Đây là chân thật, ngoài ra đều hư dối’. Này Câu-dực, cho nên tất cả Sa-môn, Phạm chí không đồng một thuyết, không đồng một mong cầu, không đồng một sở thích, không đồng một an lạc, không đồng một ý hướng vậy.” Thiên Vương Thích nghe xong, thưa: “Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Thế giới này có nhiều chủng loại giới, có vô lượng giới. Vị ấy tùy theo một giới được biết đến, rồi ở nơi giới đó tùy khả năng của mình mà nói một chiều rằng ‘Đây là chân thật, ngoài ra đều hư vọng’. Bạch Đại Tiên Nhân, vì thế mà tất cả Sa-môn, Phạm chí không đồng một thuyết, không đồng một mong cầu, không đồng một sở thích, không đồng một an lạc, không đồng một ý hướng vậy. Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp Phật đã nói, con đã biết. Con đã đoạn trừ nghi hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy”. Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành. Thiên Vương Thích lại hỏi: “Bạch Đại Tiên Nhân, tất cả Sa-môn, Phạm chí đều đạt đến cứu cánh, cứu cánh bạch tịnh, cứu cánh phạm hạnh, thành tựu cứu cánh phạm hạnh chăng<註 n="298"/>298?” Đức Thế Tôn đáp: “Này Câu-dực, không hẳn tất cả Sa-môn, Phạm chí đều đạt đến cứu cánh, cứu cánh bạch tịnh, cứu cánh phạm hạnh, thành tựu cứu cánh phạm hạnh.” Thiên Vương Thích, thưa: “Bạch Đại Tiên Nhân, vì lý do gì mà không hẳn tất cả Sa-môn, Phạm chí đều đạt đến cứu cánh, cứu cánh phạm bạch tịnh, cứu cánh phạm hạnh, thành tựu cứu cánh phạm hạnh?” Đức Thế Tôn đáp: “Này Câu-dực, nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với vô thượng ái tận, không toàn vẹn chân chánh tâm giải thoát<註 n="299"/>299, kẻ ấy không đạt đến cứu cánh, không cứu cánh bạch tịnh, không cứu cánh phạm hạnh, không thành tựu cứu cánh phạm hạnh. “Này Câu-dực, nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với vô thượng ái tận toàn vẹn chân chánh tâm giải thoát, kẻ ấy đạt đến cứu cánh, cứu cánh bạch tịnh, cứu cánh phạm hạnh, thành tựu cứu cánh phạm hạnh.” Thiên Vương Thích, thưa: “Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân, nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với vô thượng ái tận không hoàn toàn chân chánh tâm giải thoát, kẻ ấy không đạt đến cứu cánh, không cứu cánh bạch tịnh, không cứu cánh phạm hạnh, không thành tựu cứu cánh phạm hạnh. “Bạch Đại Tiên Nhân, nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với vô thượng ái tận toàn vẹn chân chánh tâm giải thoát, kẻ ấy đạt đến cứu cánh, cứu cánh bạch tịnh, cứu cánh phạm hạnh, thành tựu cứu cánh phạm hạnh. Đúng như vậy, bạch Thế Tôn! Đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy, bạch Đại Tiên Nhân! Đúng như pháp Phật đã nói, con đã biết, con đã đoạn nghi, trừ hoặc, không còn do dự, do nghe những điều Phật dạy.” Thiên Vương Thích sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành. Thiên Vương Thích lại nói: “Bạch Đại Tiên Nhân, con lâu nay bị gai nhọn nghi hoặc, ngày nay được Thế Tôn nhổ ra. Vì sao? Vì Như Lai là Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác vậy.” Đức Thế Tôn hỏi: “Này Câu-dực, ngươi nhớ lại ngày xưa ngươi đã từng hỏi các Sa-môn, Phạm chí việc như thế chăng?” Thiên Vương Thích đáp: “Bạch Thế Tôn, mong Đại Tiên Nhân tự biết cho. Bạch Đại Tiên Nhân, chư Thiên Tam thập tam tập họp tại Pháp đường, đều ôm lòng sầu não, thường than thở rằng ‘Chúng ta nếu gặp được Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, quyết sẽ đến yết kiến’. Bạch Đại Tiên Nhân, nhưng chúng con không gặp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, bèn thụ hưởng đầy đủ công đức của ngũ dục<註 n="300"/>300. “Bạch Đại Tiên Nhân, chúng con phóng dật. Sau khi sống phóng dật, vị thiên tử có đại oai đức, ngay nơi chỗ cực diệu mà mạng chung. Bạch Đại Tiên Nhân, khi con thấy vị thiên tử đại oai đức ngay nơi chỗ cực diệu mà mạng chung bèn chán nản hết sức, lông tóc đều dựng ngược ‘Mong ta không ở nơi này mà mạng chung nhanh chóng’. “Bạch Đại Tiên Nhân, con do sự chán này, sự ưu não này, nên thấy Sa-môn, Phạm chí nào sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, thích ở trên sườn núi cao, vắng bặt không có tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận tónh tọa; sau khi thấy vị ấy ưa thích nơi xa vắng, tónh tọa, sống an ổn khoái lạc, con cho rằng đây là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, liền đến yết kiến. “Vị ấy không biết con, nên hỏi rằng: ‘Ông là ai?’ “Lúc đó con đáp rằng ‘Bạch Đại Tiên Nhân, con là Thiên Vương Thích. Bạch Đại Tiên Nhân, con là Thiên Vương Thích’. “Vị ấy lại hỏi ‘Ta từng thấy Thích và cũng thấy chủng tánh Thích. Vì lý do gì gọi là Thích? Vì lý do gì gọi là chủng tánh Thích?’ “Con liền đáp rằng ‘Bạch Đại Tiên Nhân, nếu có ai đến hỏi con việc như vậy, con liền tùy khả năng, tùy sức<註 n="301"/>301 mà trả lời, cho nên được gọi là Thích’. “Vị ấy lại hỏi ‘Chúng ta nếu tùy theo việc mà hỏi Thích, Thích cũng tùy việc mà đáp lại ta’. “Vị ấy hỏi việc con, nhưng con không hỏi việc vị ấy. Vị ấy quy mạng con, nhưng con không quy mạng vị ấy. “Bạch Đại Tiên Nhân, từ nơi Sa-môn Phạm chí kia, hoàn toàn không được oai nghi giáo pháp, huống nữa lại được hỏi như vậy sao?” Lúc ấy, Thiên Vương Thích nói bài tụng: Thích<註 n="302"/>302 đi qua, đi qua; Thích hay nói như thế. Ý tưởng niệm lìa xa; Trừ nghi, các do dự; Từ lâu đi trong đời, Tìm cầu Đức Như Lai. Thấy Sa-môn, Phạm chí Tónh tọa nơi xa xôi Cho là Chánh Đẳng Giác; Đến phụng cúng, lạy thờ: ‘Làm sao được thăng tấn’. Như vậy con hỏi Ngài Đã hỏi, không được đáp, Thánh đạo và đạo tích. Thế Tôn nay vì con, Nếu ý có sở nghi, Sở niệm và sở tư, Và sở hành của ý; Biết tâm ẩn và hiện, Thánh Nhãn nói cho hay. Tôn Phật là Đạo Sư, Tôn Vô trước Mâu-ni, Tôn Bậc Đoạn kết sử, Độ mình và độ người. Đệ nhất trong hàng giác ngộ; Tối thượng ngự trong hàng Điều ngự; Tối diệu tịch trong hàng Tịch tónh; Đấng Đại Tiên, độ mình, độ người. Nên con lễ Đại Hùng; Cúi lạy Tối Thượng Nhân; Đoạn tuyệt gai ái dục; Kính lạy Đấng Nhật Thân. Bấy giờ Đức Thế Tôn lại hỏi rằng: “Này Câu-dực, ông có nhớ ngày xưa, được xả ly như vậy, được hoan hỷ<註 n="303"/>303 như vậy, nghóa là do nơi Ta mà dạy được pháp hỷ chăng?” Thiên Vương Thích thưa: “Bạch Thế Tôn, mong Đại Tiên Nhân tự biết cho. “Bạch Đại Tiên Nhân, một thời xưa, chư Thiên và A-tu-la chiến đấu với nhau. Bạch Đại Tiên Nhân, khi chư Thiên và A-tu-la chiến đấu với nhau, con nghó rằng ‘Mong chư Thiên thắng, phá vỡ A-tu-la. Thực phẩm của chư Thiên và thực phẩm của A-tu-la hãy để tất cả cho Tam thập tam thiên thọ thực’. “Bạch Đại Tiên Nhân, khi chư Thiên đánh nhau với A-tu-la, chư Thiên đắc thắng, phá vỡ chúng A-tu-la. Thực phẩm của chư Thiên và thực phẩm của A-tu-la, tất cả đều được chư Thiên Tam thập tam thọ thực. “Bạch Đại Tiên Nhân, bây giờ có ly, có hỷ, nhưng xen lẫn dao gậy, kết oán, đấu tranh, thù nghịch, không được thần thông, không được giác đạo, không được Niết-bàn. “Bạch Đại Tiên Nhân, ngày nay được ly, được hỷ, không xen lẫn dao gậy, kết oán, đấu tranh, thù nghịch, được thần thông, được giác đạo và được Niết-bàn.” Đức Thế Tôn hỏi: “Này Câu-dực, do đâu ngươi được ly được hỷ? Do nơi Ta mà được pháp hỷ chăng? “Thiên Vương Thích đáp rằng: “Bạch Đại Tiên Nhân, con nghó rằng ‘Ta mạng chung ở đây, sanh nơi nhân gian. Ở đó nếu có dòng họ rất giàu sang, tiền của vô số, sản nghiệp, súc mục không thể tính được. Phong hô thực ấp các thứ đầy đủ, hoặc là chủng tộc Sát-lợi trưởng giả, chủng tộc Phạm chí trưởng giả và các chủng tộc khác, rất là giàu sang, của cải vô số, sản nghiệp, súc mục không thể tính được. Phong hô thực ấp các thứ đầy đủ. Sau khi sanh vào chủng tộc như thế, thành tựu các căn, có tín tâm đối với pháp luật mà Đức Như Lai giảng thuyết. Sau khi có tín tâm, liền cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo và học trí. Sau khi học trí, nếu thành đạt trí, liền chứng đắc cứu cánh trí, đạt đến biên tế cứu cánh. Nếu sau khi học trí mà không được cứu cánh học trí và sau khi học trí thì có chư Thiên nào đó có đại phước hựu, có sắc tượng uy nguy, chói sáng rực rỡ, rất có oai lực, an ổn khoái lạc, sống mãi trong cung, sanh nơi tối thượng. Ta sanh trong đó”. Bấy giờ Thiên Vương Thích nói bài tụng: Xả ly thân Thiên thần, Sanh xuống nơi nhân gian; Thác thai không ngu muội, Tùy sở thích hân hoan. Thành thân đã hoàn mãn, Chất trực, tu Thánh đạo, Hành phạm hạnh trọn đủ Sống vui đời xin ăn. “Và sau khi học trí, nếu được trí, liền chứng đắc cứu cánh trí, đạt đến biên tế cứu cánh. Nếu học trí và sau khi học trí rồi mà được trí nhưng không chứng đắc cứu cánh trí, đã thành vị trời tối thượng diệu, chư Thiên đều nghe danh, đó là Sắc cứu cánh thiên, sẽ sanh vào đó. Bạch Đại Tiên Nhân, con mong sẽ chứng đắc A-na-hàm. Bạch Đại Tiên Nhân, con nay đã chứng đắc Tu-đà-hoàn.” Đức Thế Tôn hỏi: “Này Câu-dực, ngươi do đâu mà được sai giáng<註 n="304"/>304 rất tốt đẹp, cực cao, cực rộng này, để có thể tự nói là đã chứng đắc Tu-đà-hoàn?” Bấy giờ Thiên Vương Thích dùng bài kệ đáp: Không còn tôn ai khác Ngoài cảnh giới Thế Tôn. Chứng Vô thượng sai giáng, Cõi này thật chưa từng. Đại Tiên, con ngồi đây, Ngay với thân trời này Con liền được tăng thọ Chính mắt thấy như vầy. Khi nói pháp này, Thiên Vương Thích xa lìa trần cấu, pháp nhãn của các pháp phát sanh. Tám vạn chư Thiên cũng được xa lìa trần cấu, pháp nhãn của các pháp phát sanh. Khi ấy Thiên Vương Thích thấy pháp, đắc pháp, giác ngộ pháp bạch tịnh, đoạn trừ nghi hoặc, không còn tôn ai khác, không còn do ai khác, không còn do dự, đã an trụ trên quả chứng, đối với giáo pháp của Phật mà chứng đắc vô sở úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, con nay xin tự quy Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo. Ngưỡng mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Kể từ hôm nay cho đến trọn đời, con tự quy y cho đến khi mạng chung.” Bấy giờ Thiên Vương Thích ngợi khen Ngũ Kết nhạc tử rằng: “Lành thay! Lành thay! Ngũ Kết, ngươi đã giúp ích cho ta rất nhiều. Lý do vì sao? Do ngươi mà Phật xuất định, bởi ngươi trước hết khiến Thế Tôn từ định ra, khiến ta sau đó mới yết kiến được Thế Tôn. Này Ngũ Kết! Sau khi từ đây trở về, ta đem Hiền Nguyệt Sắc, con gái của Nhạc vương Đam-phù-lâu gả cho ngươi và đem bổn quốc của Nhạc vương ấy trao cho ngươi, phong tặêng ngươi làm vua kỹ nhạc<註 n="305"/>305.” Bấy giờ Thiên Vương Thích bảo chư Thiên Tam thập tam rằng: “Các ngươi hãy lại đây! Nếu trước kia chúng ta vốn là Phạm thiên, sống trên cõi Phạm thiên, thường ba lần cung kính, lễ sự Phạm thiên vương thì các vị ấy nay tất cả đều cung kính lễ sự Thế Tôn. Lý do vì sao? Vì Thế Tôn là Phạm thiên, là vị Phạm thiên sẽ tạo hóa những bậc tối tôn, những chúng sanh đã sanh, những chúng sanh đã có và sẽ có, những gì Phạm thiên biết, Ngài đều biết hết, những gì Phạm thiên có thể thấy, Ngài đều thấy hết.” Rồi Thiên Vương Thích, chư Thiên cõi Tam thập tam, Ngũ Kết nhạc tử, nếu trước kia từng là Phạm thiên, sống trên cõi Phạm thiên, ba lần cung kính, lễ sự Phạm thiên, thì nay họ thảy đều hướng sự cung kính, lễ sự ấy đến Đức Thế Tôn, cúi đầu trước Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. Bấy giờ, Thiên Vương Thích, chư Thiên Tam thập tam và Ngũ Kết nhạc tử lại lần nữa cung kính lễ sự Thế Tôn, cúi đầu lễ sát chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi bỗng nhiên biến mất khỏi chỗ đó, không thấy nữa. Bấy giờ Phạm thiên với sắc tượng nguy nguy, sáng chói rực rỡ, vào lúc trời gần sáng, đi đến chỗ Phật, cúi đầu sát chân Phật, rồi đứng sang một bên, dùng kệ bạch Thế Tôn: Do gây nhiều thiện ích Do lợi nghóa, là “trời”. Hiền giả ở Ma-kiệt, Bà-sa-bà hỏi han. “Khi Đại Tiên Nhân nói pháp này, Thiên Vương Thích xa lìa trần cấu, pháp nhãn về các pháp khác phát sanh và tám vạn chư Thiên cũng xa lìa trần cấu, pháp nhãn về các pháp phát sanh.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo Phạm thiên rằng: “Quả như vậy! Quả như vậy! Đúng như Phạm thiên đã nói: Do gây nhiều thiện ích Do lợi nghóa, là “trời”. Hiền giả ở Ma-kiệt, Bà-sa-bà hỏi han. “Này Phạm thiên, khi Ta nói pháp, Thiên Vương Thích xa lìa trần cấu, pháp nhãn về các pháp phát sanh và tám vạn chư Thiên cũng xa lìa trần cấu, pháp nhãn về các pháp phát sanh.” Đức Phật thuyết như vậy. Thiên Vương Thích, chư Thiên Tam thập tam, Ngũ Kết nhạc tử và Đại phạm thiên, sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749697">135.KINH THIỆN SANH<註 n="306"/>306 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Nhiêu hà mô<註 n="307"/>307.Bấy giờ, trong thành Vương xá có con của vị Cư só tên là Thiện Sanh<註 n="308"/>308.Khi người cha sắp lâm chung, nhân sáu phương mà trối trăn, khéo dạy khéo quở rằng: “Này Thiện Sanh! Sau khi cha mất, con phải chắp tay mà lạy sáu phương rằng: ‘Ở phương Đông, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi. “Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi’.” Thiện Sanh, con trai Cư só, nghe cha dạy xong, thưa rằng: “Con xin vâng theo lời cha dạy bảo.” Sau khi cha mất, vào mỗi sáng sớm, Thiện Sanh tắm gội xong, mặc áo sô-ma mới<註 n="309"/>309, tay cầm lá câu-xá<註 n="310"/>310 còn tươi, đi đến bờ sông, chắp tay lạy sáu phương: “Ở phương Đông, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi. “Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.” Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, Đức Thế Tôn mang y, cầm bát vào thành Vương xá khất thực. Khi Đức Thế Tôn vào thành Vương xá khất thực, từ xa trông thấy Thiện Sanh, con vị Cư só, vào lúc sáng sớm, tắm gội, mặc áo sô-ma mới, tay cầm lá câu-xá còn tươi, đi đến bờ sông, chắp tay lạy sáu phương: “Ở phương Đông, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi. “Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.” Đức Thế Tôn thấy thế, liền đi đến gần, hỏi Thiện Sanh, con trai Cư só: “Này con trai Cư só, ông thọ nhận sự giáo hóa của Sa-môn, Phạm chí nào? Ai dạy ông cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng sáu phương? Mà vào mỗi buổi sáng tắm rửa, mặc áo sô-ma mới, tay cầm lá câu-xá còn tươi, đi đến bờ sông, chắp tay lạy sáu phương: “‘Ở phương Đông, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi. “‘Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi?’.” Thiện Sanh, con trai Cư só, thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, không có vị Sa-môn, Phạm chí nào dạy con cả. Bạch Thế Tôn, cha con khi sắp lâm chung, nhân sáu phương mà trối lại con, khéo dạy, khéo quở rằng: ‘Này Thiện Sanh! Sau khi cha mất, con phải chắp tay mà lạy sáu phương rằng: ‘Ở phương Đông, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi. “‘Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi.’ “Bạch Thế Tôn, con vâng lời trối của cha nên con cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng. Mỗi sáng sớm tắm gội, mặc áo sô-ma mới, tay cầm lá câu-xá còn tươi đi đến bờ sông, chắp tay lạy sáu phương rằng: ‘Phương Đông nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi. “‘Cũng như vậy, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, trên, dưới, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi’.” Đức Thế Tôn sau khi nghe như vậy, Ngài nói rằng: “Này con trai Cư só, Ta nói có sáu phương, chớ không nói là không có<註 n="311"/>311.Này con trai Cư só, nếu có người khéo phân biệt sáu phương, xa lìa những nghiệp ác bất thiện ở bốn phương, người đó ngay trong đời này đáng được cung kính, tôn trọng. Sau khi thân hoại mạng chung, chắc chắn sẽ sanh đến thiện xứ, sanh vào cõi trời. Này con trai Cư só, chúng sanh có bốn loại nghiệp, bốn loại ô uế<註 n="312"/>312.Những gì là bốn? Này con trai Cư só, sát sanh là một loại nghiệp, một loại ô uế của chúng sanh; lấy vật không được cho, tà dâm, vọng ngôn, là một loại nghiệp, một loại ô uế của chúng sanh.” Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ này: Sát sanh cùng trộm cắp, Tà dâm lấy vợ người, Lời nói không chân thật, Bậc trí không ngợi khen. “Này con trai Cư só, con người do bốn việc mà bị nhiều tội lỗi. Bốn việc đó là gì? Đó là đi theo dục, đi theo sân hận, đi theo sợ hãi và đi theo ngu si<註 n="313"/>313.” Rồi Đức Phật dạy tiếp bài kệ: Dục, nhuế, bố và si; Làm hạnh ác, phi pháp, Thanh danh tất bị diệt, Như mặt trăng sắp tàn. “Này con trai Cư só, con người do bốn việc mà được nhiều phước. Bốn việc đó là gì? Đó là không đi theo dục, không đi theo sân hận, không đi theo sợ hãi và không đi theo ngu si.” Khi ấy, Đức Thế Tôn dạy bài kệ: Đoạn dục, không nhuế, bố, Không si, hành pháp hạnh; Thanh danh được tròn đủ, Như mặt trăng dần đầy. “Này con trai Cư só, kẻ mong cầu của cải nên biết sáu điều phi đạo<註 n="314"/>314.Sáu điều đó là gì? Một là với mọi chơi bời<註 n="315"/>315 mà mong cầu tài vật là phi pháp. Hai là rong chơi không phải lúc<註 n="316"/>316 mà mong cầu tài vật là phi pháp. Ba là đam mê rượu chè mà mong cầu tài vật là phi pháp. Bốn là gần gũi ác tri thức mà mong cầu tài vật là phi pháp. Năm là đam mê kỹ nhạc mà mong cầu tài vật là phi pháp. Sáu là quen lười biếng mà mong cầu tài vật là phi pháp. “Này con của vị Cư só, với kẻ chơi bời bài bạc, nên biết có sáu tai họa. Sáu tai họa đó là gì? Một là, thắng<註 n="317"/>317 thì sanh oán thù. Hai là, thua thì sanh xấu hổ. Ba là, mắc nợ<註 n="318"/>318 thì ngủ không yên. Bốn là, khiến kẻ thù vui mừng. Năm là, khiến thân thuộc lo âu. Sáu là, nói giữa đám đông không ai tin dùng. Này con trai Cư só, người chơi bài bạc thì làm việc không kinh doanh. Làm việc không kinh doanh thì công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được thì không thể có được. Tài vật đã có sẵn thì càng lúc càng tiêu hao. “Này con trai Cư só, với người rong chơi không phải lúc, nên biết có sáu món tai họa. Sáu món đó là gì? Một là không tự giữ mình. Hai là không giữ gìn tài vật. Ba là không giữ gìn vợ con. Bốn là bị người nghi ngờ<註 n="319"/>319.Năm là sanh nhiều khổ hoạn<註 n="320"/>320.Sáu là bị người hủy báng<註 n="321"/>321.Này con trai Cư só, người rong chơi không phải lúc thì việc làm không kinh doanh. Việc làm không kinh doanh thì công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được thì không thể có. Tài vật đã có sẵn thì càng lúc càng tiêu hao. “Này con của vị Cư só, với người đam mê rượu chè, nên biết có sáu món tai họa. Sáu món đó là gì? Một là tài sản hiện tại bị tổn thất. Hai là thân bị nhiều bệnh hoạn. Ba là đấu tranh càng tăng trưởng. Bốn là để lộ chỗ kín. Năm là tổn thất danh tiếng. Sáu là mất trí, thành ngu. Này con của vị Cư só, người đam mê rượu thì việc làm không kinh doanh được. Việc làm không kinh doanh thì công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được thì không thể có. Tài vật đã có sẵn thì càng lúc càng bị tiêu hao. “Này con nhà Cư só, người gần gũi tri thức ác, nên biết có sáu món tai họa. Sáu món đó là gì? Một là thân cận giặc cướp. Hai là thân cận kẻ lừa gạt. Ba là thân cận kẻ say sưa. Bốn là thân cận kẻ buông lung. Năm là tụ hội chơi bời. Sáu là lấy đó làm thân hữu, lấy đó làm bạn đồng hành<註 n="322"/>322.Này con nhà Cư só, người gần gũi ác tri thức thì việc làm không kinh doanh. Việc làm không kinh doanh thì công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được thì không thể có. Tài vật đã có sẵn thì càng lúc càng bị tiêu hao. Này con trai Cư só, với người đam mê kỹ nhạc, nên biết có sáu món tai họa. Sáu món đó là gì? Một là mê nghe ca. Hai là mê xem vũ. Ba là mê đánh nhạc. Bốn là mê xem lắc chuông. Năm là thích vỗ tay. Sáu là thích tụ hội đông người. Này con nhà Cư só, người đam mê kỹ nhạc không phải lúc thì việc làm không kinh doanh. Việc làm không kinh doanh thì công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được thì không thể có. Tài vật đã có sẵn thì càng lúc càng bị tiêu hao. Này con nhà Cư só, với người lười biếng, nên biết có sáu tai họa. Sáu món đó là gì? Một là quá sớm, không làm việc. Hai là quá trễ, không làm việc. Ba là quá lạnh, không làm việc. Bốn là quá nóng, không làm việc. Năm là quá no, không làm việc. Sáu là quá đói, không làm việc. Này con nhà Cư só, người lười biếng không phải lúc thì việc làm không kinh doanh được. Việc làm không kinh doanh thì công nghiệp không thành. Tài vật chưa có được thì không thể có. Tài vật đã có sẵn thì càng lúc càng bị tiêu hao.” Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ này: Bài bạc, đuổi theo sắc, Nghiện rượu, thích đánh nhạc, Gần gũi ác tri thức, Lười biếng không làm việc, Buông lung không giữ mình; Những thứ ấy hại người. Tới lui không giữ gìn, Tà dâm, lấy vợ người, Trong tâm thường kết oán, Cầu nguyện không có lợi, Uống rượu, nhớ nữ sắc; Những thứ ấy hại người. Nặng nề các việc ác, Ngoan cố không nghe lời, Chửi Sa-môn, Phạm chí, Điên đảo có tà kiến, Hung bạo làm nghiệp đen, Những thứ ấy hại người. Thiếu thốn không của cải, Uống rượu, mất áo quần, Mang nợ, như chìm suối, Kẻ ấy phá họ hàng; Thường đi đến lò rượu, Gần gũi bằng hữu xấu, Muốn được của không được, Lấy bạn bè làm vui. Có nhiều bạn hữu ác, Thường theo bạn không lành, Đời nay và đời sau, Hai đời đều bại hoại. Người làm ác giảm lần; Làm lành lần hưng thạnh. Tập thù thắng càng tăng. Cho nên phải tập thắng; Tập thắng thì được thắng; Thường theo trí tuệ thắng. Càng được giới thanh tịnh, Càng an vui vi diệu. Ngày thì ưa ngủ nghỉ, Đêm lại thích rong chơi; Buông lung, thường uống rượu; Ở nhà không yên được. Quá lạnh và quá nóng, Đều lười biếng không làm; Rốt cuộc không sự nghiệp, Không kiếm ra tài vật. Hoặc lạnh và quá nóng, Bất kể, như ngọn cỏ. Siêng làm việc như vậy, Suốt đời đều an vui. “Này con nhà Cư só, có bốn hạng người không thân cận, tuồng như thân cận<註 n="323"/>323.Bốn hạng người đó là gì? Một là biết việc<註 n="324"/>324, thì chẳng phải thân cận in tuồng thân cận. Hai là trước mặt nói lời dịu ngọt<註 n="325"/>325, thì chẳng phải thân cận in tuồng như thân cận. Ba là lời nói<註 n="326"/>326 thì chẳng thân cận in tuồng như thân cận. Bốn là bạn đưa đến chỗ ác thì chẳng thân cận in tuồng như thân cận. “Này con nhà Cư só, do bốn trường hợp nên người biết việc dù chẳng phải thân cận in tuồng như thân cận. Bốn trường hợp ấy là gì? Một là do biết việc mà đoạt của. Hai là cho ít lấy nhiều. Ba là hoặc vì sợ mà làm. Bốn là hoặc vì lợi mà hùa theo.” Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ: Người lấy biết làm việc, Nói năng rất êm dịu, Sợ, vì lợi hùa theo, Biết chẳng thân, tuồng thân. Nên xa lìa kẻ ấy Như đường có hiểm họa. “Này con nhà Cư só, do bốn trường hợp, trước mặt nói lời dịu ngọt, dù chẳng thân cận in tuồng như thân cận. Bốn trường hợp đó là gì? Một là bày ra những việc hay đẹp. Hai là xúi làm các việc ác. Ba là trước mặt ngợi khen. Bốn là sau lưng nói việc xấu.” Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ: Nếu đặt chuyện hay ho, Xúi làm ác bất thiện, Đối mặt thì ngợi khen, Sau lưng lại nói xấu; Nếu biết hay và ác, Và biết hai lối nói, Dù thân, không nên thân; Biết người ấy như vậy, Nên xa lìa kẻ ấy; Như đường có hiểm họa. “Này con nhà Cư só, có bốn trường hợp, ngôn ngữ dù chẳng phải thân cận in tuồng như thân cận. Bốn trường hợp đó là gì? Một là chấp nhận việc đã qua. Hai là bàn bạc việc ngày mai<註 n="327"/>327.Ba là dối trá không nói thật. Bốn là việc hiện tại thì hỏng; nhận nói rằng ‘tôi sẽ làm’ nhưng không làm.” Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ: Nhận việc qua, chưa đến; Bàn suông, việc nay hỏng; Nói làm, nhưng không làm; Biết chẳng thân như thân; Nên xa lìa kẻ ấy Như đường có hiểm họa. “Này con nhà Cư só, có bốn trường hợp bạn dẫn đến chỗ ác, dù chẳng phải thân cận in tuồng như thân cận. Bốn trường hợp đó là gì? Một là xúi các việc bài bạc. Hai là xúi đi rong chơi không phải thời. Ba là xúi uống rượu. Bốn là xúi thân cận kẻ ác.” Rồi thì Đức Thế Tôn nói bài kệ: Xúi đủ thứ bài bạc Uống rượu, lấy vợ người; Thói thấp, không vươn lên; Nó diệt như trăng tàn. Nên xa lìa kẻ ấy Như đường có hiểm họa. “Này con nhà Cư só, nên biết, có bốn hạng bạn lành<註 n="328"/>328.Những gì là bốn? Một là cùng chịu khổ vui, nên biết đó là bạn lành. Hai là thương tưởng, nên biết đó là bạn lành. Ba là khuyên điều lợi, nên biết đó là bạn lành. Bốn là giúp đỡ, nên biết đó là bạn lành. “Này con nhà Cư só, do bốn việc mà cùng khổ cùng vui. Bốn trường hợp đó là gì? Một là quên mình, vì bạn. Hai là quên tài sản vì bạn. Ba là quên vợ con vì bạn. Bốn là biết nghe lời.” Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ: Xả dục, tài, vợ, con, Lời nói hay kham nhẫn; Biết thân cùng khổ vui, Kẻ trí nên làm thân. “Này con nhà Cư só, do bốn việc mà thương tưởng, nên biết là bạn lành. Những gì là bốn? Một là dạy cho diệu pháp<註 n="329"/>329.Hai là ngăn cấm ác pháp. Ba là khen ngợi trước mặt. Bốn là khước từ oán gia<註 n="330"/>330.Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ: Dạy lành, cản việc ác, Khen trước mặt, tránh thù; Biết bạn lành thương tưởng, Kẻ trí nên làm thân. “Này con nhà Cư só, do bốn việc mà cầu lợi<註 n="331"/>331, nên biết là bạn lành. Những gì là bốn? Một là bộc lộ việc kín ra. Hai là không che giấu việc kín. Ba là được lợi nên vui mừng. Bốn là không được lợi, không buồn.” Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ: Việc mật, bày không giấu; Lợi vui; không, chẳng buồn. Biết bạn lành cầu lợi, Kẻ trí nên thường thân. “Này con nhà Cư só, do bốn việc mà giúp đỡ, nên biết bạn lành. Những gì là bốn? Một là biết bạn hết của cải. Hai là biết của cải hết, liền cung cấp vật. Ba là thấy buông lung nên khuyên ngăn. Bốn là thường thương tưởng.” Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ: Biết của hết, cho thêm; Buông lung khuyên; thương tưởng. Biết bạn lành giúp đỡ, Kẻ trí nên làm quen. “Này con nhà Cư só, trong pháp luật của bậc Thánh, có sáu phương: Đông, Nam, Tây, Bắc, Trên, Dưới. “Này con nhà Cư só, cũng như đối với phương Đông, con đối với cha mẹ cũng vậy. Người con phải có năm điều thờ kính, phụng dưỡng cha mẹ. Năm điều đó là gì? Một là tăng thêm của cải. Hai là cáng đáng mọi việc. Ba là dâng lên cha mẹ những gì người muốn. Bốn là không tự tác, không trái ý. Năm là tất cả vật riêng của mình đều dâng hết cha mẹ. Người con làm năm việc như trên để phụng dưỡng, thờ kính cha mẹ. “Cha mẹ cũng lấy năm việc để chăm sóc các con. Năm việc đó là gì? Một là thương yêu con cái. Hai là cung cấp không thiếu. Ba là khiến con không mang nợ. Bốn là gả cưới xứng đáng. Năm là cha mẹ có của cải vừa ý đều giao hết cho con. Cha mẹ bằng năm điều ấy mà chăm sóc các con. “Này con nhà Cư só, như vậy phương Đông có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư só, trong luật pháp của bậc Thánh, phương Đông là giữa con và cha mẹ. Này con nhà Cư só, nếu người từ hiếu với cha mẹ, chắc chắn có sự tăng ích, chứ không có sự suy hao. “Này con nhà Cư só, cũng như phương Đông, phương Nam có hai trường hợp phân biệt. “Học trò đối với thầy nên biết năm điều thờ kính, phụng dưỡng thầy. Năm điều đó là gì? Một là khéo cung kính vâng lời. Hai là khéo giúp đỡ, hầu hạ. Ba là hăng hái. Bốn là nghề nghiệp giỏi. Năm là hay thờ kính thầy. Đệ tử lấy năm điều ấy cung kính, phụng dưỡng Sư trưởng. “Sư trưởng cũng dùng năm việc săn sóc đệ tử. Năm việc đó là gì? Một là dạy cho nên nghề. Hai là dạy dỗ nhanh chóng. Ba là dạy hết những điều mình biết. Bốn là đặt để ở những chỗ lành. Năm là gửi gắm bậc thiện tri thức. Sư trưởng lấy năm điều ấy mà săn sóc đệ tử. “Này con nhà Cư só, như vậy phương Nam có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư só, trong luật pháp của bậc Thánh, phương Nam là giữa học trò và thầy. Này con nhà Cư só, nếu người từ thuận đối với Sư trưởng, chắc chắn có sự tăng ích chứ không có sự suy hao. “Này con nhà Cư só, cũng như phương Tây, người chồng đối với vợ cũng vậy. Người chồng nên lấy năm việc mà yêu thương, cấp dưỡng vợ. Năm việc đó là gì? Một là thương yêu vợ. Hai là không khinh rẻ. Ba là sắm các thứ chuỗi ngọc, đồ trang điểm. Bốn là ở trong nhà để vợ được tự do. Năm là xem vợ như chính mình. Người chồng lấy năm việc để thương yêu, cấp dưỡng vợ. “Người vợ phải lấy mười ba điều<註 n="332"/>332 khéo léo kính thuận chồng. Mười ba điều ấy là gì? Một là thương yêu kính trọng chồng. Hai là cung phụng, kính trọng chồng. Ba là nhớ nghó đến chồng. Bốn là trông nom các công việc. Năm là khéo tiếp đãi bà con. Sáu là trước mặt đưa mắt hầu đợi. Bảy là sau lưng thì cử chỉ yêu thương. Tám là lời nói thành thật. Chín là không khóa kín cửa phòng. Mười là thấy đến thì ca ngợi. Mười một là trải sẵn giường mà đợi. Mười hai là bày dọn đồ ăn uống ngon lành, sạch sẽ, dồi dào. Mười ba là cúng dường Sa-môn, Phạm chí. Người vợ lấy mười ba việc ấy để khéo léo kính trọng chồng. “Này con nhà Cư só, như vậy phương Tây có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư só, trong luật pháp của bậc Thánh, phương Tây là giữa vợ với chồng. Này con nhà Cư só, nếu người từ mẫn với vợ, chắc có sự tăng ích, chứ không có sự suy hao. “Này con nhà Cư só, cũng như phương Bắc, chủ nhà đối với tôi tớ cũng như vậy<註 n="333"/>333.Người chủ nhà nên lấy năm điều thương mến chu cấp cho tôi tớ. Năm điều ấy là gì? Một là tùy sức mà sai làm việc. Hai là tùy lúc mà cho ăn. Ba là tùy lúc cho uống. Bốn là hết ngày thì cho nghỉ. Năm là bệnh hoạn cho thuốc thang. Chủ nhà lấy năm việc trên mà thương xót cung cấp cho tôi tớ. “Tôi tớ cũng nên lấy chín điều<註 n="334"/>334 mà phụng sự chủ nhà. Chín điều ấy là gì? Một là tùy thời mà làm việc. Hai là chuyên tâm vào công việc. Ba là làm tất cả việc. Bốn là trước mặt thì đưa mắt hầu đợi. Năm là sau lưng thì thương kính mà làm. Sáu là nói lời thành thật. Bảy là khi chủ hoạn nạn thì không bỏ đi. Tám là đi phương xa thì nên khen ngợi chủ. Chín là khen chủ nhà là dễ dãi. Tôi tớ lấy chín điều ấy khéo léo phụng sự chủ nhà. “Này con nhà Cư só, như vậy phương Bắc có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư só, trong luật pháp của bậc Thánh, phương Bắc là giữa chủ nhà và tôi tớ. Này con nhà Cư só, nếu có người thương xót tôi tớ, chắn chắn có sự tăng ích chứ không có sự suy hao. “Này con nhà Cư só, cũng như phương Dưới, bằng hữu đối với bằng hữu<註 n="335"/>335 cũng vậy. Thân hữu nên lấy năm việc để ái kính cung cấp thân hữu. Năm việc ấy là gì? Một là ái kính. Hai là không khinh mạn. Ba là không dối gạt. Bốn là cho tặng đồ quý. Năm là tìm cách giúp đỡ. Thân hữu lấy năm việc trên để ái kính, cung cấp thân hữu. “Thân hữu này<註 n="336"/>336 cũng lấy năm việc để nhớ nghó đến thân hữu. Năm việc đó là gì? Một là biết của cải hết. Hai là khi biết của cải hết thì cung cấp của cải. Ba là thấy buông lung thì khuyên răn. Bốn là thương nhớ. Năm là gặp hoạn nạn thì cho nương tựa. Thân hữu lấy năm việc ấy để nhớ nghó đến thân hữu. “Này con nhà Cư só, như vậy, phương Dưới có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư só, trong pháp luật của bậc Thánh là thân hữu đối với thân hữu vậy. Này con nhà Cư só, nếu người thương xót thân hữu, chắc chắn có sự tăng ích chứ không phải có sự suy hao. “Này con nhà Cư só, cũng như phương Trên, thí chủ đối với Sa-môn, Phạm chí cũng vậy. Thí chủ nên lấy năm điều để tôn kính, cúng dường Sa-môn, Phạm chí. Năm điều đó là gì? Một là không đóng kín cửa. Hai là thấy đến thì tán thán. Ba là trải giường mà đợi. Bốn là làm các món ăn uống ngon sạch, dồi dào, mà cúng. Năm là đúng như pháp mà hộ trì. Người thí chủ lấy năm điều trên cung kính cúng dường Sa-môn, Phạm chí. “Sa-môn, Phạm chí cũng lấy năm việc để khéo nhớ nghó đến thí chủ. Năm việc ấy là gì? Một là dạy cho có tín, hành tín và niệm tín. Hai là dạy các giới cấm. Ba là dạy nghe rộng. Bốn là dạy bố thí. Năm là dạy cho có tuệ, hành tuệ và lập tuệ. Sa-môn, Phạm chí lấy năm việc ấy để nhớ nghó đến thí chủ. “Này con nhà Cư só, như vậy phương Trên có hai trường hợp phân biệt. Này con nhà Cư só, trong luật pháp của bậc Thánh, phương trên là giữa thí chủ và Sa-môn, Phạm chí. Này con nhà Cư só, nếu người nào tôn kính cúng dường Sa-môn, Phạm chí thì chắc chắn có sự tăng ích chứ không có sự suy hao. “Này con nhà Cư só, có bốn nhiếp sự<註 n="337"/>337.Bốn việc ấy là gì? Một là huệ thí. Hai là lời nói khả ái. Ba là làm lợi cho người. Bốn là có lợi cùng chia<註 n="338"/>338.” Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ: Huệ thí và ái ngôn, Thường vì người lợi hành, Với tất cả đồng sự, Khắp nơi đều vang danh. Sự này duy trì đời Cũng như người đánh xe. Nhiếp sự này vắng mặt, Mẹ không nhân bởi con Mà được kính phụng dưỡng. Con đối cha cũng vậy. Nếu có nhiếp sự này, Phước hựu thật to lớn; Chiếu soi như ánh nhật, Tiếng tốt truyền đi nhanh. Thông minh, không nói cộc Như vậy, làm nên danh Định vững, không cao ngạo; Tiếng loan truyền đi nhanh Thành tựu tín và giới<註 n="339"/>339, Như vậy làm nên danh. Hăng hái, không giải đãi; Thường cho người uống ăn; Dìu dắt vào nẻo chánh; Như vậy làm nên danh. Bạn bè cùng lân tuất, Ái lạc có giới hạn; Giữa người thân, nhiếp sự Thù diệu như sư tử. Học nghề, học buổi đầu, Kiếm lợi, kiếm sau đó. Sản nghiệp đã dựng thành, Phân chia làm bốn phần. Phần cung cấp ẩm thực; Phần điền giả nông canh; Phần kho tàng chất chứa, Phòng khi hữu sự cần; Gom nông tang, thương cổ, Thu xuất, lợi một phần. Thứ năm để cưới vợ; Thứ sáu làm nhà cửa. Tại gia sáu sự này, Hưng thịnh, sống khoái lạc. Tiền tài sẵn càng đầy, Như nước xuôi biển cả. Đời mưu sinh như vầy, Như ong hút nhụy hoa; Đời mưu sinh lâu dài, Sống an lạc hưởng thọ. Xuất tiền, không xuất xa; Không tản mác tung ra. Không thể đem tài vật Cho hung bạo, ngoan tà. Phương Đông là cha mẹ; Phương Nam là tôn sư; Phương Tây là thê tử; Phương Bắc là nô tỳ; Phương Dưới bằng và hữu; Phương Trên bậc tịnh tu; Nguyện lễ các phương ấy, Phước đời này đời sau. Do lễ các phương ấy, Thí chủ sanh trời cao. Phật thuyết như vậy. Thiện Sanh con trai Cư só sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517975111">136.KINH THƯƠNG NHÂN CẦU TÀI<註 n="340"/>340 <詞 id="136749698">136.KINH THƯƠNG NHÂN CẦU TÀI<註 n="340"/>340 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo<註 n="341"/>341: “Thuở xưa, tại châu Diêm-phù, có một số đông thương nhân cùng nhau tụ tập tại nhà khách buôn. Họ suy nghó như vầy: ‘Chúng ta hãy dong một chiếc thuyền đi biển<註 n="342"/>342 mà vào biển lớn, tìm kiếm tài bảo mang về cung cấp những chi dụng trong gia đình.’ “Họ lại suy nghó rằng: ‘Này các bạn, việc đi biển không thể biết trước là an ổn hay không an ổn. Vậy mỗi người trong chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, tức là gồm túi bằng da dê đen<註 n="343"/>343, trái bầu lớn và mững bè.’ “Sau đó mỗi người trong bọn họ đều chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, gồm túi bằng da dê đen, trái bầu lớn và mững bè rồi đi vào biển cả. “Khi họ đi vào biển cả, vua cá là Ma-kiệt<註 n="344"/>344 phá vỡ chiếc thuyền ấy. Các thương nhân này mỗi người đều tự nương vào các dụng cụ làm phao nổi như túi bằng da dê đen, trái bầu lớn hay mững bè, rồi trôi đi về các phía. “Lúc bấy giờ, từ phía Đông cửa biển ngọn gió lớn trỗi dậy, thổi các thương nhân tấp vào bờ biển Tây. Nơi ấy, họ gặp một bọn con gái rất mỹ lệ, đoan chánh, trang sức thân thể bằng tất cả các loại trang sức. Bọn con gái ấy thấy rồi, bèn nói: “Xin kính chào các bạn! Xin đón mừng các bạn. Nơi đây là chỗ rất diệu hảo, cực kỳ khoái lạc. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi và nằm, nào là rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mã não, đồi mồi, xích thạch, toàn châu; tất cả đều dành cho các bạn. Hãy cùng chúng tôi vui chơi hoan lạc. Mong các thương nhân châu Diêm-phù không đi về phương Nam, dù trong chiêm bao. “Bọn thương nhân ấy đều cùng với những người đàn bà này vui chơi hoan lạc. Rồi bọn thương nhân ấy vì cùng với những người đàn bà này hiệp hội mà sanh ra con trai hoặc con gái. “Về sau, châu Diêm-phù có một thương nhân có trí tuệ, sống cô độc tại một nơi thanh vắng mà nghó rằng: ‘Vì lý do gì bọn đàn bà này ngăn cản chúng ta không cho đi về phương Nam? Chúng ta nên canh chừng người đàn bà sống chung; khi biết nó đã ngủ, ta lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam’. “Thương nhân trí tuệ ở châu Diêm-phù ấy sau đó canh chừng người đàn bà sống chung. Khi biết nó đã ngủ, bèn lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam. Thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù ấy khi đi về phương Nam, từ xa nghe có tiếng kêu réo vang dậy, tiếng nhiều người la khóc áo não, hoặc kêu gọi cha mẹ, hoặc réo vợ réo con và nhớ thương bạn bè thân thích, rằng ‘Châu Diêm-phù tốt đẹp, an ổn khoái lạc, không còn thấy nữa’. Thương nhân này rất sợ hãi, lông tóc dựng ngược, nghó rằng: ‘Mong cho loài người và loài phi nhân không quấy rầy ta.’ “Rồi một thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù tự kềm chế sự sợ hãi, tiếp tục đi lần về phương Nam. Một thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù kia khi đi lần về phương Nam bỗng thấy có một tòa đại thiết thành. Sau khi thấy bèn tìm khắp nhưng không thấy cửa, cho đến một chỗ đủ để con mèo chui ra cũng không. Thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù ấy thấy phía Bắc của thiết thành có một lùm cây to lớn sum suê bèn đi đến lùm cây đại thọ ấy, chậm chạp leo lên cao. Leo lên rồi, hỏi đám đông: “‘Này các bạn, các bạn vì cớ gì khóc la áo não, kêu cha gọi mẹ, réo vợ réo con, nhớ thương bạn bè thân thích rằng châu Diêm-phù tốt đẹp, an ổn khoái lạc không còn thấy nữa?’ “Khi ấy đám đông đáp: “‘Này bạn, chúng tôi là thương nhân ở châu Diêm-phù, đều cùng nhau tụ tập tại nhà khách buôn rồi nghó rằng ‘Chúng ta hãy dong một chiếc thuyền đi biển mà vào biển lớn tìm kiếm tài bảo mang về cung cấp những chi dụng trong gia đình’. Này bạn, chúng tôi lại nghó rằng ‘Này các bạn, việc đi biển không thể biết trước là an ổn hay không an ổn. Vậy mỗi người trong chúng ta hãy nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, tức là gồm túi bằng da dê đen, trái bầu lớn và mững bè’. Này bạn, sau đó chúng tôi mỗi người đều chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, gồm túi bằng da dê đen, trái bầu lớn và mững bè rồi đi vào biển cả. Khi chúng tôi ở giữa biển, ngư vương Ma-kiệt phá vỡ chiếc thuyền ấy. Này bạn, bọn thương nhân chúng tôi mỗi người tự nương vào các dụng cụ làm phao nổi như túi bằng da dê đen, trái bầu lớn hay mững bè rồi trôi đi về các phía. Lúc bấy giờ, từ phía Đông bờ biển, ngọn gió lớn trỗi dậy thổi bọn thương nhân chúng tôi tấp vào bờ bể phía Tây. Nơi ấy gặp một bọn con gái rất mỹ lệ, đoan chánh, trang sức thân thể bằng tất cả các loại trang sức. Bọn con gái ấy thấy rồi bèn nói rằng ‘Xin kính chào các bạn. Nơi đây là chỗ rất diệu hảo, cực kỳ khoái lạc; nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi, nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, vàng bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mã não, đại mạo, xích thạch, toàn châu; tất cả đều dành cho các bạn. Hãy cùng chúng tôi vui chơi hoan lạc. Mong các thương nhân châu Diêm-phù không đi về phương Nam, dù trong chiêm bao.’ Này bạn, chúng tôi cùng với những người vợ này vui chơi hoan lạc. Chúng tôi nhân vì cùng với những người vợ này hiệp hội mà sanh ra con trai hoặc con gái. Này bạn, những người đàn bà ấy nếu không nghe châu Diêm-phù có bọn thương nhân khác ở giữa biển mà ngư vương Ma-kiệt phá vỡ thuyền thì họ cùng chúng tôi tôi vui chơi hoan lạc. Này bạn, những người đàn bà ấy nếu nghe châu Diêm-phù có bọn thương nhân khác ở giữa biển mà ngư vương Ma-kiệt phá vỡ thuyền, liền ăn thịt chúng tôi. Chúng tôi gặp phải sự bức bách. Nếu khi ăn thịt người mà còn thừa tóc, lông, móng, răng thì bọn đàn bà ấy lấy ăn hết. Nếu khi ăn thịt người, có máu huyết nhỏ xuống đất, bọn đàn bà ấy liền lấy móng tay đào sâu xuống đất bốn tấc, lấy mà ăn. Này bạn, nên biết, chúng tôi là những thương nhân ở châu Diêm-phù, trước kia có năm trăm người, trong số đó bị ăn thịt hết hai trăm năm mươi người, còn lại hai trăm năm mươi người, nay đều ở trong thiết thành lớn này. Này bạn, bạn chớ có tin lời của bọn đàn bà ấy. Chúng không phải thật là người, chính là quỷ La-sát vậy.’ “Bấy giờ thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù từ trên cây đại thọ thong thả leo xuống, trở ra đường cũ trở về chỗ sống chung với người đàn bà kia. Khi biết người đàn bà ấy còn ngủ say, ngay trong đêm đó, thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù tức tốc trở lại chỗ ở của các thương nhân châu Diêm-phù, nói rằng: “‘Các người hãy đến đây. Chúng ta hãy đến một nơi vắng vẻ, mỗi người đi một mình, chớ đem con cái theo. Hãy cùng nhau đến chỗ kín đáo, vì có điều cần bàn luận.’ “Bọn thương nhân châu Diêm-phù cùng đi đến một nơi vắng vẻ, mỗi người đi một mình, không đem theo con cái. Khi ấy, thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù nói: “‘Các bạn thương nhân, khi tôi sống cô độc tại một nơi thanh vắng mà nghó rằng: ‘Vì lý do gì bọn đàn bà này ngăn cản chúng ta không cho đi về phương Nam? Chúng ta nên canh chừng người đàn bà sống chung; khi biết nó đã ngủ, ta lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam.’ “‘Rồi thì, tôi sau đó canh chừng người đàn bà sống chung. Khi biết nó đã ngủ, bèn lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam. Tôi khi đi về phương Nam, từ xa nghe có tiếng kêu réo vang dậy, tiếng nhiều người la khóc áo não, hoặc kêu gọi cha mẹ, hoặc réo vợ réo con và nhớ thương bạn bè thân thích, rằng ‘Châu Diêm-phù tốt đẹp, an ổn khoái lạc, không còn thấy nữa’. Tôi nghe thế rất sợ hãi, lông tóc dựng ngược, nghó rằng: ‘Mong cho loài người và loài phi nhân không quấy rầy ta.’ “‘Rồi tôi tự kềm chế sự sợ hãi, tiếp tục đi lần về phương Nam. Tôi khi đi lần về phương Nam bỗng thấy có một tòa đại thiết thành. Sau khi thấy bèn tìm khắp nhưng không thấy cửa, cho đến một chỗ đủ để con mèo chui ra cũng không. Tôi thấy phía Bắc của thiết thành có một lùm cây to lớn sum suê bèn đi đến lùm cây đại thọ ấy, chậm chạp leo lên cao. Leo lên rồi, hỏi đám đông rằng: “‘–Này các bạn, các bạn vì cớ gì khóc la áo não, kêu cha gọi mẹ, réo vợ réo con, nhớ thương bạn bè thân thích rằng châu Diêm-phù tốt đẹp, an ổn khoái lạc không còn thấy nữa?’ “‘Khi ấy đám đông đáp rằng ‘Này bạn, chúng tôi là thương nhân ở châu Diêm-phù, đều cùng nhau tụ tập tại nhà khách buôn rồi nghó rằng ‘Chúng ta hãy dong một chiếc thuyền đi biển mà vào biển lớn tìm kiếm tài bảo mang về cung cấp những chi dụng trong gia đình’. Này bạn, chúng tôi lại nghó rằng ‘Này các bạn, việc đi biển không thể biết trước là an ổn hay không an ổn. Vậy mỗi người trong chúng ta hãy nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, tức là gồm túi bằng da dê đen, trái bầu lớn và mững bè’. Này bạn, sau đó chúng tôi mỗi người đều chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm phao nổi trên biển, gồm túi bằng da dê đen, trái bầu lớn và mững bè rồi đi vào biển cả. Khi chúng tôi ở giữa biển, ngư vương Ma-kiệt phá vỡ chiếc thuyền ấy. Này bạn, bọn thương nhân chúng tôi mỗi người tự nương vào các dụng cụ làm phao nổi như túi bằng da dê đen, trái bầu lớn hay mững bè rồi trôi đi về các phía. Lúc bấy giờ, từ phía Đông bờ biển, ngọn gió lớn trỗi dậy thổi bọn thương nhân chúng tôi tấp vào bờ biển phía Tây. Nơi ấy gặp một bọn con gái rất mỹ lệ, đoan chánh, trang sức thân thể bằng tất cả các loại trang sức. Bọn con gái ấy thấy rồi bèn nói rằng ‘Xin kính chào các bạn. Nơi đây là chỗ rất diệu hảo, cực kỳ khoái lạc; nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi, nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, vàng bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mã não, đại mạo, xích thạch, toàn châu; tất cả đều dành cho các bạn. Hãy cùng chúng tôi vui chơi hoan lạc. Mong các thương nhân châu Diêm-phù không đi về phương Nam, dù trong chiêm bao’. Này bạn, chúng tôi cùng với những người vợ này vui chơi hoan lạc. Chúng tôi nhân vì cùng với những người vợ này hiệp hội mà sanh ra con trai hoặc con gái. Này bạn, những người đàn bà ấy nếu không nghe châu Diêm-phù có bọn thương nhân khác ở giữa biển mà ngư vương Ma-kiệt phá vỡ thuyền thì họ cùng chúng tôi tôi vui chơi hoan lạc. Này bạn, những người đàn bà ấy nếu nghe châu Diêm-phù có bọn thương nhân khác ở giữa biển mà ngư vương Ma-kiệt phá vỡ thuyền, liền ăn thịt chúng tôi. Chúng tôi gặp phải sự bức bách. Nếu khi ăn thịt người mà còn thừa tóc, lông, móng, răng thì bọn đàn bà ấy lấy ăn hết. Nếu khi ăn thịt người, có máu huyết nhỏ xuống đất, bọn đàn bà ấy liền lấy móng tay đào sâu xuống đất bốn tấc, lấy mà ăn. Này bạn, nên biết, chúng tôi là những thương nhân ở châu Diêm-phù, trước kia có năm trăm người, trong số đó bị ăn thịt hết hai trăm năm mươi người, còn lại hai trăm năm mươi người, nay đều ở trong thiết thành lớn này. Này bạn, bạn chớ có tin lời của bọn đàn bà ấy. Chúng không phải thật là người, chính là quỷ La-sát vậy’.’ “Khi ấy, các thương nhân châu Diêm-phù hỏi thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù rằng: “Này bạn, sao bạn không hỏi đám đông người kia như vầy ‘Này các bạn, có phương tiện nào khiến chúng tôi và các bạn từ nơi này an ổn về đến châu Diêm-phù?’ “Thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù đáp: “Này các bạn, khi ấy tôi quên không có hỏi như vậy. “Rồi các thương nhân châu Diêm-phù nói rằng: “Này bạn, bạn hãy trở về đến chỗ sống chung với người đàn bà ấy, rồi canh chừng khi nó đang ngủ hãy lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam, lại đến chỗ đông người kia hỏi rằng ‘Này các bạn, có phương tiện nào khiến chúng tôi và các bạn từ đây mà an ổn về đến châu Diêm-phù?’ “Khi ấy, thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù im lặng nhận lời các thương nhân. “Lúc bấy giờ thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù trở lại chỗ sống chung với người đàn bà ấy, dò xét thấy nó đang ngủ bèn lặng lẽ chỗi dậy, rồi lén đi về phương Nam, lại đi đến chỗ đông người kia hỏi rằng: “Này các bạn, có phương tiện nào khiến chúng tôi và các bạn từ đây mà an ổn về đến châu Diêm-phù chăng? “Đám đông kia đáp rằng: Này bạn, hoàn toàn không có phương tiện nào khiến chúng tôi và các bạn từ đây mà an ổn về đến châu Diêm-phù. Này bạn, tôi đã nghó rằng ‘Chúng ta hãy đào phá vách tường này mà trở về chốn cũ’. Vừa nghó như thế, bức tường này lại cao gấp bội bình thường. Này bạn, thế là phương tiện này khiến chúng ta không thể từ đây mà an ổn về đến châu Diêm-phù được. Chúng ta hoàn toàn không có cách nào. Này bạn, chúng tôi nghe trên không trung nói rằng: Bọn thương nhân châu Diêm-phù ngu si bất định cũng không khéo hiểu biết. Vì sao? Vì không thể vào ngày mười lăm là ngày nói Tùng giải thoát giới mà đi về phương Nam. Nơi ấy có Mao mã vương<註 n="345"/>345 ăn gạo trắng tự nhiên, an ổn khoái lạc, các căn sung mãn, ba lần xướng lên rằng ‘Ai muốn qua bờ bên kia? Ai muốn nhờ ta được giải thoát? Ai muốn nhờ ta đưa từ đây đến châu Diêm-phù an ổn?’ Các người hãy đến Mao mã vương mà nói rằng ‘Chúng tôi muốn được đưa qua bờ bên kia. Mong giải thoát chúng tôi! Mong đưa chúng tôi từ đây an ổn về đến châu Diêm-phù’ Này bạn, đó là phương tiện khiến các người từ đây an ổn mà về đến châu Diêm-phù. Này thương nhân, hãy đến chỗ Mao mã vương kia mà nói rằng ‘Chúng tôi muốn được đưa qua bờ bên kia. Mong giải thoát chúng tôi. Mong đưa chúng tôi từ đây an ổn trở về châu Diêm-phù’. “Khi ấy, thương nhân trí tuệ châu Diêm-phù nói: “Này các thương nhân, mong sao<註 n="346"/>346 tới lúc đi đến chỗ Mao mã vương mà nói: ‘Chúng tôi muốn được đưa qua bờ bên kia. Mong giải thoát chúng tôi. Mong đưa chúng tôi từ đây an ổn trở về châu Diêm-phù’. Các thương nhân tùy theo ý của chư Thiên. Này các thương nhân, nếu như vào ngày mười lăm là ngày thuyết Tùng giải thoát, Mao mã vương ăn gạo trắng tự nhiên, an ổn khoái lạc, các căn sung mãn, ba lần xướng lên rằng ‘Ai muốn được đưa qua bờ bên kia? Ai muốn nhờ ta được giải thoát? Ai muốn nhờ ta đưa từ đây an ổn về tới châu Diêm-phù?’ Bấy giờ chúng ta hãy đến chỗ kia mà nói rằng ‘Chúng tôi muốn được đưa qua bờ bên kia? Mong giải thoát chúng tôi. Mong đưa chúng tôi từ đây an ổn về tới châu Diêm-phù’. “Khi ấy, Mao mã vương, vào ngày mười lăm kế đó, là ngày thuyết Tùng giải thoát, ăn gạo trắng tự nhiên, an ổn khoái lạc, các căn sung mãn ba lần xướng lên rằng: “Ai muốn được đưa qua bờ bên kia? Ai muốn nhờ ta được giải thoát? Ai muốn nhờ ta đưa từ đây an ổn về tới châu Diêm-phù? “Khi những thương nhân châu Diêm-phù nghe xong, liền đi đến chỗ của Mao mã vương nói: “Chúng tôi muốn được đưa qua bờ bên kia! Mong giải thoát chúng tôi! Mong đưa chúng tôi từ đây an ổn về đến châu Diêm-phù! “Bấy giờ Mao mã vương nói: Này các thương nhân, các đàn bà kia sẽ bồng con cùng nhau đến đây mà nói rằng ‘Này các bạn, xin mời các bạn trở về đây. Nơi đây là chỗ rất diệu hảo, cực kỳ khoái lạc. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền của như kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mã não, đại mạo, xích thạch, toàn châu; tất cả dành cho các bạn. Hãy cùng chúng tôi vui chơi hoan lạc. Giả sử không cần đến chúng tôi thì nên thương nghó đến con trẻ’. Nếu các thương nhân kia nghó rằng ‘Ta có con trai, con gái. Ta có nơi cực lạc, tối diệu hảo. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mã não, đại mạo, xích thạch, toàn châu…’ thì họ dù có cỡi trên lưng ta, chắc sẽ bị ngã lộn xuống, rồi rơi xuống nước và sẽ bị bọn đàn bà ăn thịt, sẽ gặp sự bức bách. Nếu khi ăn thịt người mà còn sót tóc, lông, móng, răng thì bọn họ sẽ lấy ăn hết. Lại nữa, nếu khi ăn có máu huyết nhỏ xuống đất, bọn đàn bà lấy móng tay đào sâu xuống đất bốn tấc, lấy mà ăn. Nếu các thương nhân kia không nghó rằng ‘Ta có con trai, con gái. Ta có nơi cực lạc, tối diệu hảo. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mã não, đại mạo, xích thạch, toàn châu…’ thì họ dù chỉ nắm một sợi lông trong thân ta, chắc sẽ được an ổn về đến châu Diêm-phù.” “Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Bọn đàn bà kia bồng con đến màø nói rằng ‘Này các bạn, xin mời các bạn trở về đây. Nơi đây là chốn cực lạc, rất là diệu hảo. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mã não, đại mạo, xích thạch, toàn châu… tất cả dành cho các bạn, hãy cùng chúng tôi vui chơi hoan lạc’. Nếu thương nhân kia nghó rằng ‘Ta có con trai, con gái. Ta có nơi cực lạc, tối diệu hảo. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mã não, đại mạo, xích thạch, toàn châu…’ thì họ dù cỡi trên chỗ cao nhất nơi lưng của Mao mã vương, chắc chắn sẽ bị ngã lộn xuống, rơi xuống nước, liền bị bọn đàn bà ăn thịt, sẽ gặp bước đường rất là bức bách. Nếu khi ăn thịt người mà còn sót tóc, lông, móng, răng thì bọn họ sẽ lấy ăn hết. Lại nữa, nếu khi ăn có máu huyết nhỏ xuống đất, bọn đàn bà ấy liền lấy móng tay đào xuống đất bốn tấc, lấy mà ăn. Nếu các thương nhân kia không nghó rằng ‘Ta có con trai, con gái. Ta có nơi cực lạc, tối diệu hảo. Nào là vườn tược, ao tắm, những chỗ ngồi nằm, rừng cây, hoa cỏ um tùm và lại có nhiều tiền tài, kim ngân, thủy tinh, lưu ly, ma ni, chơn châu, bích ngọc, bạch kha, xa cừ, san hô, hổ phách, mã não, đại mạo, xích thạch, toàn châu…’ thì họ dù chỉ một sợi lông nơi thân Mao mã vương, chắc chắn được an ổn về đến châu Diêm-phù. “Này các Tỳ-kheo, Ta nói ví dụ này là muốn cho biết nghóa. Ví dụ ấy là nói nghóa này: “Pháp của Ta được thuyết giảng khéo léo, phơi bày sâu rộng, khéo giữ gìn không trống, không khuyết, cũng như cầu, bè, các dụng cụ làm phao nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời, người. “Pháp của Ta được khéo giảng thuyết như vậy, phơi bày sâu rộng như vậy, khéo giữ gìn, không trống, không khuyết như vậy, cũng như cầu, bè, các dụng cụ làm phao nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người, đối với pháp ấy, nếu có Tỳ-kheo nào nghó rằng ‘Con mắt là ta; ta sở hữu con mắt. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý là ta; ta sở hữu ý’; Tỳ-kheo ấy chắc chắn sẽ bị hại, giống như bọn thương nhân bị quỷ La-sát ăn thịt. “Pháp của Ta được giảng thuyết khéo léo, phơi bày sâu rộng như vậy, khéo giữ gìn, không trống, không khuyết như vậy, cũng như cầu, bè, các dụng cụ làm phao nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nào nghó rằng ‘Mắt không phải là ta. Ta không sở hữu con mắt. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý không phải là ta. Ta không sở hữu con mắt’; Tỳ-kheo ấy chắc chắn được an ổn. Ví như thương nhân cỡi trên Mao mã vương an ổn mà giải thoát nạn. “Pháp của Ta khéo nói, khéo giảng thuyết như vậy, phơi bày sâu rộng như vậy, khéo giữ gìn, không trống, không khuyết như vậy, cũng như cầu, bè, các dụng cụ làm phao nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nào nghó rằng: ‘Sắc là ta. Ta sở hữu sắc. Thanh, hương, vị, xúc và pháp là ta. Ta sở hữu pháp’; Tỳ-kheo ấy chắc chắn sẽ bị hại, giống như bọn thương nhân bị quỷ La-sát ăn thịt. “Pháp của Ta khéo nói, phơi bày sâu rộng, khéo giữ gìn, không trống, không khuyết, ví như chiếc cầu nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu các Tỳ-kheo nào nghó rằng ‘Sắc không phải là ta. Ta không sở hữu sắc. Thanh, hương, vị, xúc và pháp không là ta. Ta không sở hữu pháp’; Tỳ-kheo ấy chắc chắn được an ổn, giống như thương nhân kia cỡi trên Mao mã vương mà an ổn được thoát nạn. “Pháp của Ta khéo nói, phơi bày sâu rộng, khéo giữ gìn, không trống, không khuyết, ví như chiếc cầu nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nghó rằng ‘Sắc ấm là ta. Ta sở hữu sắc ấm. Thọ, tưởng, hành, và thức ấm là ta. Ta sở hữu thức ấm’; Tỳ-kheo ấy chắc chắn sẽ bị hại, giống như thương nhân bị quỷ La-sát ăn thịt. “Pháp của Ta khéo nói, phơi bày sâu rộng, khéo giữ gìn, không trống, không khuyết, ví như chiếc cầu nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nghó rằng ‘Sắc ấm không là ta. Ta không sở hữu sắc ấm. Thọ, tưởng, hành, và thức ấm không là ta. Ta không sở hữu thức ấm’; Tỳ-kheo ấy chắc chắn được an ổn, giống như thương nhân cỡi trên Mao mã vương mà an ổn thoát nạn. “Pháp của Ta khéo nói, phơi bày sâu rộng, khéo giữ gìn, không trống, không khuyết, ví như chiếc cầu nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nghó rằng ‘Đất là ta. Ta sở hữu đất. Cho đến nước, lửa, gió, không và thức<註 n="347"/>347 là ta. Ta sở hữu thức’, vị Tỳ-kheo kia chắc chắn bị hại, giống như thương nhân bị quỷ La-sát ăn thịt. “Pháp của Ta khéo nói, phơi bày sâu rộng, khéo giữ gìn, không trống, không khuyết, ví như chiếc cầu nổi, được lưu bố cùng khắp đến cả trời người. Nếu có Tỳ-kheo nghó rằng ‘Đất là không ta. Ta không sở hữu đất. Cho đến nước, lửa, gió, không và thức không là ta. Ta không sở hữu thức’; vị Tỳ-kheo kia chắc chắn được an ổn, giống như thương nhân nhờ ngồi trên lưng Mao mã vương đưa đến chỗ an lành.” Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài tụng: Phật thuyết Chánh pháp luật; Nếu có kẻ không tin, Người ấy chắc bị hại Như bị La-sát thịt. Phật thuyết Chánh pháp luật; Nếu có kẻ kính tin, Người ấy được an ổn, Như nương Mao mã vương. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749699">137.KINH THẾ GIAN<註 n="348"/>348 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Như Lai đã tự mình giác ngộ về thế gian và cũng nói lại cho người khác. Như Lai biết<註 n="349"/>349 thế gian. Như Lai tự giác ngộ về sự tập khởi của thế gian và cũng nói lại cho người khác. Như Lai đoạn trừ thế gian tập. Như Lai tự giác ngộ sự diệt tận của thế gian và cũng nói cho người khác. Như Lai chứng ngộ thế gian diệt. Như Lai tự giác ngộ đạo tích<註 n="350"/>350 của thế gian và cũng nói cho người khác. Như Lai tu thế gian đạo tích. “Nếu có tất cả những gì cần được hiểu biết một cách toàn diện<註 n="351"/>351, tất cả những gì điều đó Như Lai đã biết, thấy, giác, ngộ, chứng đắc. Vì sao vậy? Như Lai từ đêm chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng chánh giác cho đến ngày hôm nay vào lúc ban đêm sẽ đi vào tịch diệt trong Vô dư Niết-bàn giới<註 n="352"/>352; trong khoảng thời gian giữa đó, nếu những gì được nói ra, được ứng đối từ chính miệng của Như Lai, tất cả những điều ấy đều là chắc thật, không hư vọng, không ra ngoài sự Như<註 n="353"/>353, cũng không phải là điên đảo. Đó là sự chắc thật, là sự chân thật. “Nếu nói về sư tử như thế nào, thì hãy nói về Như Lai cũng như vậy. Vì sao vậy? Như Lai ở giữa đại chúng nếu có giảng thuyết thì đó chính là tiếng rống của Sư tử<註 n="354"/>354.“Đối với tất cả thế gian, Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ trời đến người, Như Lai là Phạm Hữu<註 n="355"/>355.Như Lai là Bậc Chí Lãnh<註 n="356"/>356 vì không phiền cũng không nhiệt. Như Lai là Bậc Chân Thật không hư vọng<註 n="357"/>357.” Bấy giờ Thế Tôn liền nói bài kệ: Biết tất cả thế gian; Ra khỏi mọi thế gian; Thuyết tất cả thế gian; Trọn thế gian như thật<註 n="358"/>358 Đấng Tối Tôn Đại Hùng Giải thoát mọi triền phược, Diệt tận hết thảy nghiệp, Sanh tử đều giải thoát. Là trời cũng là người, Thảy đều quy mạng Phật. Cúi đầu lễ Như Lai, Đại dương sâu vô cực. Chư Thiên, thần Hương âm<註 n="359"/>359, Kính lạy Đấng Đã Biết. Chúng sanh trong tử sanh, Đều cúi đầu quy phục, Cúi đầu lễ Trí só; Quy mạng Đấng Thượng Nhân; Không trần lụy, vô ưu, Vô ngại, các giải thoát; Vì vậy, hãy vui thiền, Sống viễn ly tịch tịnh. Hãy tự mình đốt đèn, Vì Như Lai khó gặp<註 n="360"/>360. Không gặp thời Như Lai, Đời sống trong địa ngục. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749700">138.KINH PHƯỚC<註 n="361"/>361 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Phật bảo các vị Tỳ-kheo: “Đừng sợ hãi phước<註 n="362"/>362 mà hãy có ý niệm yêu thích. Vì sao vậy? Vì những gì được gọi là phước thì cũng nói là lạc. Sự sợ hãi đối với phước là không có ý niệm yêu thích. Vì sao vậy? Những gì là phi phước được nói là khổ. “Ta nhớ lại trong thời quá khứ, lâu dài tác phước, lâu dài thọ báo mà ý niệm yêu thích. Thời quá khứ Ta hành từ tâm trong bảy năm mà trải qua bảy lần kiếp thành và kiếp hoại, không tái sanh trong thế gian này. Nếu thời kiếp hoại, Ta sanh lên cõi trời Hoảng dục<註 n="363"/>363.Trong thời kiếp thành, Ta tái sanh trở xuống trong cung điện trống không của Phạm thiên và là Đại Phạm thiên trong cõi Phạm thiên đó. “Trong những trường hợp khác, Ta trải qua một ngàn lần làm Tự Tại Thiên vương, ba mươi sáu lần làm Thiên Đế Thích và vô lượng lần làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh. “Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn thớt voi lớn được phủ những đồ cưỡi rất đẹp; dùng các báu bạch châu lạc<註 n="364"/>364 trang sức, phủ lên voi chúa đầu đàn Vu-sa-hạ<註 n="365"/>365.“Này Tỳ-kheo, lúc Ta làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, có tám vạn bốn ngàn con ngựa được phủ lên các thứ đồ cưỡi đẹp. Dùng các báu vàng, bạc, dao lạc để trang sức cho ngựa đầu đàn là ngựa Mao<註 n="366"/>366.“Này Tỳ-kheo, lúc Ta làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, có tám vạn bốn ngàn cỗ xe, trang sức bằng bốn cách, dùng da vằn quý báu đủ màu của các thú như sư tử, cọp, beo, dệt thành đủ loại màu sắc xen lẫn trang sức cho cỗ xe dẫn đầu chạy rất nhanh chóng tên là xe Nhạc thanh<註 n="367"/>367.“Này Tỳ-kheo, lúc Ta làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, có tám vạn bốn ngàn thành lớn, giàu có cùng cực, dân chúng đông đúc, lấy vương thành Câu-xá-hòa-đề<註 n="368"/>368 làm đầu. “Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn ngôi lầu; có bốn loại lầu báu, làm bằng vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh; đứng đầu là Chánh pháp điện<註 n="369"/>369. “Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn ngự tòa; bốn loại tòa báu, bằng vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh; trải lên bằng các thứ nệm, chiếu dệt bằng lông năm sắc, phủ lên bằng những gấm, the, sa trun, lụa là; có chăn nệm lót, hai đầu để gối, trải thảm quý bằng da sơn dương<註 n="370"/>370.“Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn chiếc áo song y, áo sơ-ma<註 n="371"/>371, áo gấm, áo lụa, áo kiếp bối, áo gia-lăng-già-ba-hòa-la. “Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn người nữ, thân thể nõn nà, sạch sẽ sáng sủa, sắc đẹp hơn người, không thua chư Thiên, tư dung đoan chánh, ai nhìn cũng sinh ưa thích, trang điểm bằng các thứ vật báu, anh lạc; tất cả đều thuộc dòng Sát-lợi. Ngoài ra, những người thuộc dòng khác thì nhiều vô số. “Này Tỳ-kheo, lúc làm vua Sát-lợi Đảnh Sanh, Ta có tám vạn bốn ngàn món ăn, ngày đêm thường dọn ra cho Ta ăn. “Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn món ăn kia, có một món hết sức ngon, sạch sẽ, có vô lượng mùi vị, là món Ta thường ăn. “Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn người nữ kia có một người thuộc dòng Sát-lợi, đoan chánh đẹp đẽ khác thường, hầu hạ Ta. “Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn song y kia có một chiếc áo song y, hoặc là áo sơ-ma, hoặc áo gấm, hoặc áo lụa, hoặc áo kiếp-bối<註 n="372"/>372, hoặc áo gia-lăng-già-ba-hòa-la là Ta thường mặc. “Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn ngự tòa kia, có một ngự tòa làm bằng vàng, hoặc bạc, hoặc lưu ly, hoặc thủy tinh; đồ trải lên thì dùng những tấm nệm, những chiếc chiếu dệt bằng lông năm sắc; đồ phủ lên thì dùng gấm, the, sa trun, lụa là, có chăn nệm lót, hai đầu để gối, có trải thảm quý bằng da sơn dương, là Ta thường nằm. “Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn lầu quán kia, có một lầu quán làm bằng vàng, hoặc bạc, hoặc lưu ly, hoặc thủy tinh, tên là Chánh pháp điện, là nơi Ta thường ở. “Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn thành lớn kia, có một thành giàu có cùng cực, dân chúng đông đúc, gọi là thành Câu-xá-hòa-đề là chỗ Ta thường ở. “Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn cỗ xe kia, có một cỗ được dùng da đủ màu của các thú như sư tử, cọp, beo dệt thành, màu sắc xen kẽ để trang hoàng, chạy rất nhanh chóng, tên là xe Nhạc thanh, Ta thường ngồi lên, đi đến các lầu quán để ngắm nhìn các vườn tược. “Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn con ngựa kia có một con màu xanh biếc, đầu như chim, gọi là ngựa Mao, là Ta thường cưỡi, đi đến các lầu quán để ngắm các vườn tược. “Này Tỳ-kheo, trong tám vạn bốn ngàn thớt voi lớn kia, có một thớt toàn thân trắng toát, bảy chi thảy đều ngay thẳng, gọi là voi chúa Vu-sa-hạ, là Ta thường cưỡi đi đến các lầu quán để ngắm các vườn tược. “Này Tỳ-kheo, bấy giờ Ta nghó: ‘Đó là nghiệp quả gì, là nghiệp báo gì, mà ngày nay Ta có đại như ý túc, đại oai đức, đại phước hựu, đại oai thần?’ “Này Tỳ-kheo, Ta lại nghó: ‘Đó là ba nghiệp quả, là ba nghiệp báo, khiến Ta ngày nay có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần: một là bố thí, hai là điều phục, ba là thủ hộ’.” Bấy giờ Thế Tôn liền nói bài kệ: Quán sát phước báo này, Diệu thiện, nhiều ích lợi. Tỳ-kheo, Ta quá khứ Bảy năm tu từ tâm; Bảy kiếp thành, kiếp hoại, Không tái sanh cõi này. Lúc thế gian hủy hoại, Ta sanh trời Hoảng dục. Lúc thế gian chuyển thành, Ta sanh vào Phạm thiên; Ở đó, Ta Đại phạm. Nghìn sanh, Tự Tại thiên; Ba sáu lần Đế Thích; Vô lượng trăm Đảnh vương. Sát-lợi Đảnh Sanh vương, Tối tôn trong loài người<註 n="373"/>373. Đúng pháp, không dao gậy, Thống trị cả thiên hạ. Đúng pháp, không dối trá<註 n="374"/>374 Chánh an lạc, dạy dân. Đúng pháp, lần lượt truyền, Khắp tất cả cõi đất. Chỗ giàu sang, nhiều của, Sanh vào chủng tộc ấy; Lúa gạo thảy tràn đầy’ Thánh tựu bảy trân bảo. Do các phước lớn ấy, Chỗ sanh đều tự tại. Chư Phật ngự thế gian, Những điều Phật ấy dạy; Biết điều này kỳ diệu, Thấy thần thông không ít. Ai biết mà không tin, Như vậy sanh trong tối. Vì vậy hãy vì mình Mong cầu đại phước hựu. Hãy cung kính Chánh pháp; Thường niệm Pháp luật Phật. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749701">139.KINH TỨC CHỈ ĐẠO<註 n="375"/>375 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Tỳ-kheo niên thiếu vừa mới thành tựu giới hãy thường xuyên đi đến một nghóa địa<註 n="376"/>376 mà quán sát các tướng trạng tử thi: tướng xương, tướng xám xanh, tướng rữa nát, tướng bị thú ăn, tướng bộ xương khô. Vị ấy sau khi ghi nhận kỹ những tướng trạng tử thi này rồi trở về trụ xứ của mình, rửa sạch tay chân, trải ni-sư-đàn trên giường, ngồi kiết già và suy niệm về các tướng trạng này: tướng xương, tướng xám xanh, tướng rữa nát, tướng bị thú ăn, tướng những đốt xương dính liền. Vì sao vậy? Nếu Tỳ-kheo tu tập bằng các tướng trạng này sẽ đoạn trừ nhanh chóng những bệnh tham dục, sân nhuế trong tâm.” Rồi Đức Thế Tôn nói bài tụng này: Những niên thiếu Tỳ-kheo, Chưa đạt thành niệm trụ<註 n="377"/>377 Hãy đến bãi tha ma Để trừ dâm dục ý. Để tâm không hận thù, Thương yêu cả chúng sanh, Tràn đầy khắp mọi phương. Hãy quán sát thân thể, Quán sát tướng xám xanh Và rữa nát, hư hoại; Quán sâu, quạ rỉa thân, Xương phơi bày từng đốt. Tu tập những tướng này, Rồi trở về trụ xứ, Gội rửa sạch chân tay, Trải giường ngồi ngay thẳng; Hãy quán sát như chân, Trong thân và ngoài thân, Chứa đầy đại tiểu tiện; Tim, thận, gan và phổi, Nếu khi đi trì bình<註 n="378"/>378 Đến nơi thôn ấp người, Như tướng mang giáp trụ, Hãy chánh niệm trước mắt. Nếu thấy sắc khả ái Tinh sạch, liên hệ dục; Thấy vậy quán như chân, Chánh niệm pháp luật Phật. Trong đây không xương, gân, Không thịt, cũng không máu; Không thận, tim, gan, phổi; Không đàm, dãi, não, óc, Địa đại thảy đều không; Thủy đại cũng bất thực; Hỏa đại cũng là không; Phong đại cũng chẳng thực. Nếu có cảm thọ nào, Tinh sạch liên hệ dục, Tất cả đều lắng tịnh; Quán sát bằng thật tuệ. Như vậy tinh cần hành. Thường niệm bất tịnh tưởng; Đoạn trừ dâm, nộ, si, Vô minh cũng dứt tuyệt; Hưng khởi thanh tịnh minh, Tỳ-kheo vượt khổ tế. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749702">140.KINH CHÍ BIÊN<註 n="379"/>379 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Trong sự nuôi sống, thấp kém nhất, cùng biên nhất, đó là đi khất thực. Thế gian rất húy kî, gọi là “đầu trọc, tay ôm bình bát bước đi.” Nhưng thiện nam tử ấy vì mục đích mà chấp nhận. Lý do vì sao? Vì nhàm tởm, ghê sợ sự sanh, già, bệnh, chết, sầu bi, khóc than, ưu khổ, áo não; hoặc để đạt đến biên tế của toàn vẹn khối lớn đau khổ này. Các ngươi há không phải với tâm như vậy mà xuất gia học đạo chăng?” Các Tỳ-kheo bạch rằng: “Thật sự như vậy.” Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo: “Người ngu si kia, với tâm như vậy mà xuất gia học đạo, nhưng lại sống theo tham dục, chìm đắm đến tận cùng, sự ô trược quấn chặt lấy tâm, ganh ghét, bất tín, lười biếng, mất chánh niệm, không chánh định, ác tuệ, tâm cuồng, rối loạn các căn, giữ giới hết sức lơ là, không tu Sa-môn, không phát triển rộng lớn. “Cũng như người dùng mực để giặt những đồ bị mực dính dơ; lấy máu rửa máu, lấy dơ chùi dơ, lấy bẩn trừ bẩn, lấy phân trừ phân, chỉ tăng thêm ô uế mà thôi; bỏ chỗ mờ mịt để vào chỗ mờ mịt, bỏ chỗ tối tăm để vào chỗ tối tăm. Ta nói người ngu si kia giữ giới Sa-môn cũng lại như vậy, nghóa là nó sống theo tham dục, chìm đắm đến tận cùng, sự ô trược quấn chặt lấy tâm, ganh ghét, bất tín, lười biếng, mất chánh niệm, không chánh định, ác tuệ, tâm cuồng, rối loạn các căn, giữ giới hết sức lơ là, không tu Sa-môn, không phát triển rộng lớn. “Cũng như đống tro tàn giữa những que củi tàn thiêu xác người trong rừng vắng. Núi rừng không cần đến nó, thôn ấp cũng không dùng đến nó. Ta nói người ngu si giữ giới Sa-môn cũng lại như vậy, nghóa là nó sống theo tham dục, chìm đắm đến tận cùng, sự ô trược quấn chặt lấy tâm, ganh ghét, bất tín, lười biếng, mất chánh niệm, không chánh định, ác tuệ, tâm cuồng, rối loạn các căn, giữ giới hết sức lơ là, không tu Sa-môn, không phát triển rộng lớn.” Rồi Thế Tôn nói bài tụng: Người ngu muội hỏng đời dục lạc, Và hư luôn mục đích Sa-môn. Đạo và tục cả hai đều mất, Như tro tàn theo ngọn lửa tàn. Như thể giữa khu rừng hoang vắng, Xác người thiêu còn lại tro tàn; Dù thôn ấp, núi rừng, vô dụng; Người tham mê dục vọng không hơn. Đạo và tục cả hai đều mất, Như tro tàn theo ngọn lửa tàn. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="136749703">141.KINH DỤ<註 n="380"/>380 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được thì tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởi, nhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất. “Cũng như làm ruộng, tất cả đều nhân nơi đất, y cứ trên đất, thiết lập trên đất mới làm được ruộng. Cũng vậy, nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được thì tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởi, nhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất. “Cũng như hạt giống, các loại hạt giống<註 n="381"/>381, các loại thảo mộc<註 n="382"/>382, trăm giống lúa, cây thuốc được phát sanh, trưởng dưỡng, tất cả đều nhân nơi đất, y cứ trên đất, thiết lập trên đất mới được sanh trưởng. Cũng vậy, nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được thì tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởi, nhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất. “Cũng như trong các căn hương<註 n="383"/>383, trầm hương<註 n="384"/>384 là tối đệ nhất. Cũng như trong các thọ hương<註 n="385"/>385, xích chiên-đàn<註 n="386"/>386 là tối đệ nhất. Cũng như trong các hoa dưới nước, hoa sen xanh là tối đệ nhất. Cũng như trong các hoa trên đất, hoa Tu-ma-na<註 n="387"/>387 là tối đệ nhất. Cũng như trong các dấu chân của loài thú, thì tất cả đều nhập vào trong dấu chân voi; dấu chân voi gồm chứa hết là bậc nhất; dấu chân voi ấy là tối đệ nhất, vì rất rộng, rất lớn. Cũng như thế, nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được thì tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởi, nhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất. “Cũng như trong các loài thú, Sư tử vương là tối đệ nhất. Ví như khi các trận cùng đấu chiến nhau thì yếu thệ<註 n="388"/>388 là thứ nhất. Cũng như các đòn tay của lầu gác, tất cả đều y cứ trên đòn dông<註 n="389"/>389, thiết lập trên dông, được duy trì bởi đòn dông, đòn dông là bậc nhất vì duy trì tất cả. Cũng vậy, nếu có vô lượng thiện pháp mà có thể đạt được thì tất cả đều lấy sự không phóng dật làm căn bản, không phóng dật làm tập khởi, nhân không phóng dật mà phát sanh, không phóng dật làm đầu. Trong các thiện pháp, không phóng dật là tối đệ nhất. “Cũng như trong các ngọn núi, Tu-di sơn vương là bậc nhất. Cũng như trong các dòng suối, biển lớn thu nhập nước, biển lớn là bậc nhất. Cũng như trong các loại đại thân<註 n="390"/>390, A-tu-la vương là thứ nhất. Cũng như trong các loại chiêm thị<註 n="391"/>391, Ma vương là thứ nhất. Cũng như trong các loại hành dục, Đảnh sanh vương là thứ nhất. Cũng như trong các Tiểu vương, Chuyển luân vương là bậc nhất. Cũng như giữa các vì tinh tú trong hư không, mặt trăng là bậc nhất. Cũng như trong các loại vải lụa, lụa trắng tinh là thứ nhất. Cũng như trong các loại ánh sáng, ánh sáng của trí tuệ là thứ nhất. Cũng như trong các chúng hội, chúng đệ tử của Như Lai là bậc nhất. Cũng như trong các pháp hữu vi và vô vi, ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn là bậc nhất. Cũng như trong các loài chúng sanh không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân; sắc, vô sắc, có tưởng, không tưởng, cho đến phi hữu tưởng, phi vô tưởng, trong đó Như Lai là bậc nhất, là tối đại, là tối thượng, là tối cao, là tối tôn, là tối diệu. “Cũng như do bò mà có sữa; nhân sữa có tô; nhân tô có sanh tô; nhân sanh tô có thục tô; nhân thục tô có tô tinh; tô tinh là bậc nhất, là lớn, là trên, là tối, là thắng, là tôn, là diệu. Cũng như thế, trong các loài chúng sanh không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, cho đến phi hữu tưởng, phi vô tưởng, trong đó Như Lai là bậc nhất, là tối đại, là tối thượng, là tối cao, là tối thắng, là tối tôn, là tối diệu.” Bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài tụng: Những ai mong tài vật, Tốt đẹp, tăng tiến nhiều, Khen ngợi không phóng dật Sự, vô sự, đều tỏ<註 n="392"/>392. Những ai không phóng dật, Lợi nghóa cả hai đời; Đời này khéo thu hoạch; Và đời sau thu hoạch. Và thu hoạch đời này Dũng mãnh quán các nghóa Kẻ trí tất giải thoát. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="517975117">PHẨM THỨ 12: PHẨM PHẠM CHÍ (phần đầu) <詞 id="137030777">142.KINH VŨ THẾ<註 n="393"/>393 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, ở trong núi Thứu nham<註 n="394"/>394.Bấy giờ vua nước Ma-kiệt-đà là Vị Sanh Oán Bệ-đà-đề Tử<註 n="395"/>395 cùng với nước Bạt-kỳ<註 n="396"/>396 thù nghịch nhau, thường ở giữa quyến thuộc nhiều lần nói rằng: “Người nước Bạt-kỳ có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần<註 n="397"/>397, nhưng ta sẽ diệt trừ giống người Bạt-kỳ, tàn phá Bạt-kỳ, làm cho nhân dân nước Bạt-kỳ gặp vô số tai ách.” Khi ấy, Vị Sanh Oán Bệ-đà-đề Tử, vua nước Ma-kiệt-đà nghe Đức Thế Tôn du hóa thành Vương xá, ở trong núi Thứu nham, nên nói với đại thần Vũ Thế<註 n="398"/>398: “Ta nghe Sa-môn Cù-đàm du hóa thành Vương xá, ở trong núi Thứu nham. Này Vũ Thế, ngươi hãy đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm, nhân danh ta mà thăm hỏi Thánh thể có được an vui không bệnh, sức lực có được bình thường hay không? Rồi hãy nói như vầy, ‘Cù-đàm, vua nước Ma-kiệt-đà là Vị Sanh Oán Bệ-đà-đề Tử thăm hỏi Thánh thể có được an vui không bệnh, sức lực có được bình thường chăng? Bạch Sa-môn Cù-đàm, vua nước Ma-kiệt-đà là Vị Sanh Oán Bệ-đà-đề Tử, cùng với nước Bạt-kỳ thù nghịch nhau, thường ở giữa quyến thuộc và nhiều lần nói rằng: ‘Người nước Bạt-kỳ có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nhưng ta sẽ diệt trừ giống người Bạt-kỳ, tàn phá Bạt-kỳ, làm cho nhân dân nước Bạt-kỳ gặp vô số tai ách’. Bạch Sa-môn Cù-đàm, về vấn đề này Ngài dạy như thế nào?’ Này Vũ Thế, nếu Sa-môn Cù-đàm có dạy những gì thì ngươi hãy cố gắng ghi nhớ, thọ trì. Vì sao? Bởi lẽ những người như vậy nhất định không khi nào nói sai.” Đại thần Vũ Thế vâng lời vua dạy xong, lên một cỗ xe rất đẹp và cùng năm trăm cỗ xe khác đồng ra khỏi thành Vương xá, đi đến trong núi Thứu nham và leo lên núi Thứu nham, rồi xuống xe đi bộ đến chỗ Phật. Đại thần Vũ Thế cùng với Đức Thế Tôn nói lời chào hỏi rồi ngồi sang một bên, thưa rằng: “Thưa Cù-đàm, vua nước Ma-kiệt-đà là Vị Sanh Oán Bệ-đà-đề Tử thăm hỏi Thánh thể có được an vui không bệnh, sức lực có được bình thường chăng? Bạch Sa-môn Cù-đàm, vua nước Ma-kiệt-đà là Vị Sanh Oán Bệ-đà-đề Tử, cùng với nước Bạt-kỳ thù nghịch nhau, thường ở giữa quyến thuộc và nhiều lần nói rằng: ‘Người nước Bạt-kỳ có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nhưng ta sẽ diệt trừ giống người Bạt-kỳ, tàn phá Bạt-kỳ, làm cho nhân dân nước Bạt-kỳ gặp vô số tai ách’. Bạch Sa-môn Cù-đàm, về vấn đề này Ngài dạy như thế nào?” “Đức Thế Tôn nghe rồi, bảo rằng: “Này Vũ Thế, xưa kia Ta đã từng đi đến nước Bạt-kỳ. Nước đó có ngôi chùa tên là Giá-hòa-la<註 n="399"/>399.Lúc ấy, này Vũ Thế, Ta giảng nói pháp không suy thoái<註 n="400"/>400 cho người nước Bạt-kỳ nghe. Người nước Bạt-kỳ có thể vâng thọ và thực hành bảy pháp không suy thoái đó. Này Vũ Thế, nếu người dân nước Bạt-kỳ thực hành được bảy pháp không suy thoái mà không trái phạm thì nước Bạt-kỳ chắc chắn hùng mạnh, không thể suy vi được.” Đại thần Vũ Thế bạch Đức Thế Tôn: “Sa-môn Cù-đàm, về việc này chỉ nói một cách tóm tắt, chứ không phân biệt rộng rãi. Chúng con không thể hiểu được nghóa này. Kính xin Sa-môn Cù-đàm phân biệt rộng rãi để chúng con được biết ý nghóa này.” Đức Thế Tôn bảo: “Này Vũ Thế, hãy lắng nghe, suy nghó kỹ. Ta sẽ giảng nói rộng rãi ý nghóa này cho ông nghe<註 n="401"/>401.” Đại thần Vũ Thế vâng lời, lắng nghe. Lúc ấy, Tôn giả A-nan đang cầm quạt đứng hầu Phật, Đức Thế Tôn quay lại hỏi A-nan rằng: “Ngươi có từng nghe người nước Bạt-kỳ thường xuyên hội họp và tụ tập đông đảo chăng? Tôn giả A-nan bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con nghe người nước Bạt-kỳ thường xuyên hội họp và tụ tập đông đảo.” Đức Thế Tôn liền bảo đại thần Vũ Thế: “Nếu người nước Bạt-kỳ thường xuyên hội họp và tụ tập đông đảo thì nước Bạt-kỳ tất thắng, không thể suy vi được.” Đức Thế Tôn lại hỏi Tôn giả A-nan: “Ngươi có từng nghe người nước Bạt-kỳ cùng chung hội họp, cùng chung làm công việc của người Bạt-kỳ và cùng giải tán?” “Bạch Đức Thế Tôn, con nghe người nước Bạt-kỳ cùng chung hội họp, cùng chung làm công việc của người Bạt-kỳ và cùng giải tán.” Đức Thế Tôn lại bảo đại thần Vũ Thế: “Nếu người nước Bạt-kỳ cùng chung hội họp, cùng chung làm công việc của người Bạt-kỳ và cùng giải tán thì nước Bạt-kỳ tất thắng, không thể suy vi được.” Đức Thế Tôn lại hỏi Tôn giả A-nan: “Ngươi có từng nghe nước Bạt-kỳ đối với những điều chưa thi thiết thì không thi thiết thêm, những điều đã thi thiết thì không cải đổi, những pháp cũ xưa của nước Bạt-kỳ thì được nghiêm chỉnh phụng hành chăng?” “Bạch Đức Thế Tôn, con nghe nước Bạt-kỳ đối với những điều chưa thi thiết thì không thi thiết thêm; những điều đã thi thiết thì không cải đổi; những pháp cũ xưa của nước Bạt-kỳ thì được nghiêm chỉnh phụng hành.” Đức Thế Tôn lại bảo đại thần Vũ Thế: “Nếu nước Bạt-kỳ đối với những điều chưa thi thiết thì không thi thiết thêm; những điều đã thi thiết thì không cải đổi; những pháp cũ xưa của nước Bạt-kỳ thì được nghiêm chỉnh phụng hành, thì nước Bạt-kỳ tất thắng, không thể suy vi được.” Đức Thế Tôn lại hỏi Tôn giả A-nan: “Ngươi có từng nghe người nước Bạt-kỳ không ỷ thế mà xâm phạm vợ của người và con gái của người khác chăng?” “Bạch Thế Tôn, con nghe người nước Bạt-kỳ không ỷ thế mà xâm phạm vợ của người và con gái của người khác.” Đức Thế Tôn lại bảo đại thần Vũ Thế: “Nếu người nước Bạt-kỳ không ỷ thế mà xâm phạm vợ của người và con gái của người khác thì nước Bạt-kỳ tất thắng, không thể suy vi được.” Đức Thế Tôn lại hỏi Tôn giả A-nan: “Ngươi có từng nghe người nước Bạt-kỳ nếu có những bậc danh đức đáng tôn trọng thì những người nước Bạt-kỳ cùng nhau tôn kính, cung phụng, cúng dường chăng? Và họ có nghe lời dạy của những bậc ấy mà làm theo chăng?” “Bạch Thế Tôn, con nghe người nước Bạt-kỳ nếu có những bậc danh đức đáng tôn kính thì những người nước Bạt-kỳ cùng nhau tôn kính, cung phụng, cúng dường và họ nghe theo lời dạy của những bậc ấy mà làm theo.” Đức Thế Tôn lại bảo đại thần Vũ Thế: “Này Vũ Thế, nếu người nước Bạt-kỳ có những bậc danh đức đáng tôn trọng thì người nước Bạt-kỳ cùng nhau tôn kính, cung phụng, cúng dường và họ nghe lời dạy của những bậc ấy mà làm theo, thì nước Bạt-kỳ tất thắng, không thể suy vi được.” Đức Thế Tôn lại hỏi Tôn giả A-nan: “Ngươi có từng nghe người nước Bạt-kỳ nếu có chùa cũ nào<註 n="402"/>402 thì người nước Bạt-kỳ cùng nhau tu bổ, tuân phụng cúng dường, lễ bái, thường không bỏ bê những tế tự đã có, không giảm thiểu tập tục đã làm chăng?” “Bạch Thế Tôn, con nghe người nước Bạt-kỳ nếu có chùa cũ nào thì người nước Bạt-kỳ cùng nhau tu bổ, tuân phụng cúng dường, lễ bái, thường không bỏ bê những tế tự đã có, không giảm thiểu tập tục đã làm.” Đức Thế Tôn lại bảo đại thần Vũ Thế: “Nếu nước Bạt-kỳ có chùa cũ nào thì người nước Bạt-kỳ cùng nhau tu bổ, tuân phụng, cúng dường, lễ bái, thường không bỏ bê những tế tự đã có, không giảm thiểu tập tục đã làm, thì nước Bạt-kỳ tất thắng, không thể suy vi được.” Đức Thế Tôn lại hỏi Tôn giả A-nan: “Ngươi có từng nghe người nước Bạt-kỳ thảy đều ủng hộ các vị A-la-hán và vô cùng kính mến, thường mong muốn các vị A-la-hán chưa đến thì đến, đã đến rồi thì mong hằng an trụ lâu dài, thường không để các vị ấy thiếu thốn các nhu dụng sinh sống như quần áo, đồ ăn uống, giường chõng, thuốc thang chăng?” “Bạch Thế Tôn, con nghe người nước Bạt-kỳ thảy đều ủng hộ các vị A-la-hán và vô cùng kính mến, thường mong muốn các vị A-la-hán chưa đến thì đến, đã đến rồi thì mong hằng an trụ lâu dài, thường không để các vị ấy thiếu thốn các nhu dụng sinh sống như quần áo, đồ ăn uống, giường chõng, thuốc thang.” Đức Thế Tôn lại bảo đại thần Vũ Thế: “Nếu người nước Bạt-kỳ thảy đều ủng hộ các vị A-la-hán và vô cùng kính mến, thường mong muốn các vị A-la-hán chưa đến thì đến, đã đến rồi thì mong hằng an trụ lâu dài, thường không để các vị ấy thiếu thốn các nhu dụng sinh sống như quần áo, đồ ăn uống, giường chõng, thuốc thang, thì nước Bạt-kỳ tất thắng, không thể suy vi được. “Này Vũ Thế, người nước Bạt-kỳ đã thực hành bảy pháp không suy thoái này. Nếu vâng giữ bảy pháp không suy thoái này thì nước Bạt-kỳ tất thắng, không thể suy vi được.” Khi ấy, đại thần Vũ Thế liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo vai hữu, chắp tay hướng về Đức Phật, bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, dù cho nước Bạt-kỳ chỉ thành tựu một pháp không suy thoái thì nước Ma-kiệt-đà là Vị Sanh Oán, con bà Bệ-đà-đề cũng không thể khuất phục họ được, huống chi họ đầy đủ cả bảy pháp không suy thoái. Bạch Cù-đàm, con nhiều việc nước, xin được từ giã lui về.” Đức Thế Tôn nói: “Muốn lui về xin cứ tùy ý.” Lúc đó, đại thần Vũ Thế nghe lời Phật dạy, khéo léo ghi nhớ, đi quanh Đức Thế Tôn ba vòng rồi ra về. Sau khi đại thần Vũ Thế ra về chẳng bao lâu, bấy giờ Đức Thế Tôn quay lại bảo Tôn giả A-nan: “Này A-nan, nếu có những Tỳ-kheo hiện đang sống rải rác trong núi Thứu nham thì ngươi hãy truyền cho tất cả tập trung tại giảng đường. Sau khi tất cả đã tụ họp xong, hãy đến cho Ta hay.” Tôn giả A-nan liền vâng lời Phật dạy: “Kính vâng, bạch Thế Tôn!” Ngay khi đó, Tôn giả A-nan đi truyền lệnh: “Những Tỳ-kheo nào hiện đang sống rải rác trong núi Thứu nham thì truyền cho tất cả hãy tập trung tại giảng đường.” Sau khi tất cả tập họp xong, Tôn giả trở lại chỗ Phật, cúi đầu làm lễ rồi đứng sang một bên, bạch rằêng: “Bạch Thế Tôn, con đã truyền lệnh: Nếu có những Tỳ-kheo nào hiện đang sống rải rác trong núi Thứu nham thì tất cả hãy tập trung tại giảng đường. Giờ đây đã tập họp xong, kính mong Thế Tôn tự biết thời.” Bấy giờ Đức Thế Tôn cùng Tôn giả A-nan đi đến giảng đường, trải chỗ ngồi trước chúng Tỳ-kheo rồi nói với các thầy Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói cho các ngươi nghe về bảy pháp không suy thoái. Các ngươi hãy lắng nghe, khéo suy nghó kỹ.” Lúc ấy các Tỳ-kheo bạch Phật rằng: “Kính vâng.” Phật nói: “Những gì là bảy? “Nếu chúng Tỳ-kheo thường xuyên hội họp, tụ tập đông đảo thì chúng Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu chúng Tỳ-kheo cùng chung hội, cùng chung làm việc chung và cùng giải tán thì chúng Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu chúng Tỳ-kheo đối với những việc chưa thi thiết thì không thêm; những việc đã thi thiết thì không thay đổi; những giới luật do Ta nói ra được phụng hành nghiêm chỉnh; thì chúng Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu chúng Tỳ-kheo không bị chi phối<註 n="403"/>403 bởi hữu ái đưa đến vị lai<註 n="404"/>404, hiện hành với hỷ dục, ái lạc đời sống như vầy như kia<註 n="405"/>405, thì chúng Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu chúng Tỳ-kheo có bậc trưởng lão thượng tôn đồng học phạm hạnh, các Tỳ-kheo thảy đều tôn kính, cung phụng, cúng dường và nghe theo lời dạy của các vị ấy, thì chúng Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu chúng Tỳ-kheo đối với rừng vắng, sườn núi cao, chỗ thanh tịnh nhàn cư, vắng bặt không có tiếng động, xa lánh sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tónh tọa, hoan lạc an trụ không rời, thì chúng Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu chúng Tỳ-kheo thảy đều ủng hộ các vị phạm hạnh, hết sức tôn trọng, ái kính, thường mong muốn các vị phạm hạnh chưa đến thì đến, đã đến rồi thì hằng mong an trụ lâu dài, thường không để các vị ấy thiếu thốn những nhu dụng sinh sống như quần áo, đồ ăn uống, giường chõng, thuốc thang, thì chúng Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu chúng Tỳ-kheo thực hành bảy pháp không suy thoái này, thọ trì, không trái phạm thì chúng Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái.” Lúc ấy Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo: “Ta lại nói cho các ngươi nghe về bảy pháp không suy thoái khác. Các thầy hãy lắng nghe, suy nghó kỹ.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Kính vâng.” Phật nói: “Những gì là bảy? “Nếu Tỳ-kheo đối với Tôn sư mà hết sức cung kính, cúng dường, phụng sự, thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu Tỳ-kheo đối với Pháp, với Tăng, với Giới, với sự không phóng dật, với sự cung cấp và đối với định<註 n="406"/>406 mà hết sức cung kính thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu chúng Tỳ-kheo thực hành bảy pháp không suy thoái này, thọ trì không trái phạm thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái.” Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo: “Ta lại nói cho các ngươi nghe về bảy pháp không suy thoái khác. Các ngươi hãy lắng nghe, suy nghó kỹ.” Các thầy Tỳ-kheo bạch Phật: “Kính vâng.” Phật nói: “Những gì là bảy? “Nếu chúng Tỳ-kheo không hành nơi thế nghiệp<註 n="407"/>407, không hoan lạc nơi thế nghiệp, không tập quán thế nghiệp, thì chúng Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu chúng Tỳ-kheo không hành nơi phiếm luận<註 n="408"/>408, không hoan lạc nơi phiếm luận, không tập quán nơi phiếm luận; không hành nơi tụ hội, không hoan lạc nơi tụ hội, không thân cận nơi tụ hội; không hành nơi sự kết hợp hỗn tạp<註 n="409"/>409, không hoan lạc nơi sự kết hợp hỗn tạp, không tập quán sự kết hợp hỗn tạp; không hành ngủ nghỉ, không hoan lạc ngủ nghỉ, không tập quán ngủ nghỉ; không vì lợi, không vì tiếng khen, không vì người khác mà tu hành phạm hạnh; đối với quả thấp, đối với quả cao không nửa chừng gián đoạn nỗ lực hướng thượng, thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu Tỳ-kheo thực hành bảy pháp không suy thoái này, thọ trì không trái phạm thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh không thể suy thoái.” Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo: “Ta lại nói cho các ngươi nghe về bảy pháp không suy thoái khác. Các ngươi hãy lắng nghe, suy nghó kỹ.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Kính vâng.” Phật nói: “Những gì là bảy? “Nếu Tỳ-kheo thành tựu tài sản tín, tài sản giới, tài sản tàm, tài sản quý, tài sản bác văn, tài sản thí và thành tựu tài sản tuệ, thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu Tỳ-kheo thực hành được bảy pháp không suy thoái này, thọ trì không trái phạm, thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái.” Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo “Ta lại nói cho các ngươi nghe về bảy pháp không suy thoái khác. Các ngươi hãy lắng nghe, suy nghó kỹ.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Kính vâng.” Phật nói: “Những gì là bảy? “Nếu Tỳ-kheo thành tựu năng lực tín, năng lực tinh tấn, năng lực tàm, năng lực quý, năng lực niệm, năng lực định, và thành tựu năng lực tuệ, thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu Tỳ-kheo thực hành được bảy pháp không suy thoái này, thọ trì không trái phạm thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái.” Đức Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ-kheo: “Ta lại nói cho các ngươi nghe về bảy pháp không suy thoái khác. Các ngươi hãy lắng nghe, suy nghó kỹ.” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Kính vâng.” Phật nói: “Những gì là bảy? “Nếu Tỳ-kheo tu niệm giác chi, y trên xả ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng xuất yếu. Cũng vậy, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định; tu xả giác chi, y trên xả ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng xuất yếu; thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái. “Nếu Tỳ-kheo thực hành được bảy pháp không suy thoái này, thọ trì không trái phạm, thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái.” Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo: “Ta lại nói cho các ngươi nghe về bảy pháp không suy thoái khác. Các ngươi hãy lắng nghe, suy nghó kỹ.” Các thầy Tỳ-kheo bạch Phật: “Kính vâng.” Phật nói: “Những gì là bảy? “Nếu Tỳ-kheo cần cho luật hiện tiền thì cho luật hiện tiền. Cần cho luật ức niệm thì cho luật ức niệm. Cần cho luật bất si thì cho luật bất si. Cần cho luật tự phát lồ thì ban cho luật tự phát lồ. Cần ban cho luật quân thì ban cho luật quân. Cần cho luật triển chuyển thì cho luật triển chuyển. Nếu trong chúng khởi lên sự tranh tụng thì đúng theo pháp diệt tránh như liệng bỏ giẻ rách để chấm dứt<註 n="410"/>410. “Nếu Tỳ-kheo thực hành được bảy pháp không suy thoái này, thọ trì không trái phạm, thì Tỳ-kheo chắc chắn vững mạnh, không thể suy thoái.” Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói cho các ngươi nghe về sáu pháp ủy lạo<註 n="411"/>411.Các ngươi hãy lắng nghe, suy nghó kỹ.” Các thầy Tỳ-kheo bạch Phật: “Kính vâng.” Phật nói: “Những gì là sáu? “Thân nghiệp từ hòa hướng đến các vị đồng phạm hạnh. Pháp ấy gọi là pháp ủy lạo, là pháp khả ái, là pháp khả lạc, khiến cho ái niệm, khiến cho tôn trọng, khiến cho phụng sự, khiến cho cung kính, khiến cho tu tập, khiến cho hòa thuận, được Sa-môn, được sự nhất tâm, được sự tinh cần, chứng đắc Niết-bàn. “Cũng vậy, khẩu nghiệp từ hòa, ý nghiệp từ hòa. “Lợi lộc nào đúng theo pháp mà được, cho đến miếng cơm ở chính trong bình bát của mình, với phần lợi như vậy mang chia xẻ cho các vị đồng phạm hạnh. Pháp đó gọi là pháp ủy lạo, là pháp khả ái, là pháp khả lạc, khiến cho ái niệm, khiến cho tôn trọng, khiến cho phụng sự, khiến cho cung kính, khiến cho tu tập, khiến cho hòa thuận, được Sa-môn, được sự nhất tâm, được sự tinh cần, chứng đắc Niết-bàn. “Nếu có giới nào không bị sứt mẻ, không bị hư thủng, không bị uế tạp, không bị đen, vững vàng như mặt đất<註 n="412"/>412, được Thánh khen ngợi, đầy đủ, cẩn thận thọ trì. Với giới phần như vậy, cùng chia xẻ với các vị đồng phạm hạnh. Pháp đó gọi là pháp ủy lạo, là pháp khả ái, là pháp khả lạc, khiến cho ái niệm, khiến cho tôn trọng, khiến cho phụng sự, khiến cho cung kính, khiến cho tu tập, khiến cho hòa thuận, được Sa-môn, được sự nhất tâm, được sự tinh cần, chứng đắc Niết-bàn. “Nếu có kiến giải của Thánh, có sự xuất yếu, có sự thấy rõ, có sự thấu triệt, đưa đến sự chân chánh diệt khổ; với kiến phần như vậy, cùng chia xẻ với các vị đồng phạm hạnh. Pháp đó gọi là pháp ủy lạo, là pháp khả ái, là pháp khả lạc, khiến cho ái niệm, khiến cho tôn trọng, khiến cho phụng sự, khiến cho cung kính, khiến cho tu tập, khiến cho hòa thuận, được Sa-môn, được sự nhất tâm, được sự tinh cần, chứng đắc Niết-bàn. “Nhân đây nên Ta nói sáu pháp ủy lạo.” Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="137030778">143.KINH THƯƠNG-CA-LA<註 n="413"/>413 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Ma-nạp Thương-ca-la<註 n="414"/>414 sau giữa trưa, thong dong tản bộ, đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, con có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho mới dám trình bày.” Thế Tôn nói: “Ma-nạp, muốn hỏi gì cứ hỏi’” Ma-nạp Thương-ca-la bèn hỏi: “Bạch Cù-đàm, Phạm chí đúng như pháp mà hành khất tài vật, tự mình trai tự<註 n="415"/>415, hoặc dạy người khác trai tự. Bạch Cù-đàm, nếu tự mình trai tự hay dạy người khác trai tự, những người ấy đều hành trên vô lượng phước tích<註 n="416"/>416, vì do nơi trai tự vậy. Đệ tử của Sa-môn Cù-đàm, tùy theo dòng tộc<註 n="417"/>417, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo, tự mình chế ngự, tự mình tịch tịnh, tự mình cứu cánh tịch diệt. Như vậy, đệ tử của Sa-môn Cù-đàm, tùy theo dòng tộc, chỉ hành trên một phước tích chứ không hành trên vô lượng phước tích, do bởi sự học đạo vậy.” Bấy giờ Tôn giả A-nan đang cầm quạt đứng hầu Phật, rồi Tôn giả A-nan hỏi: “Này Ma-nạp, trong hai đạo tích ấy, đạo tích nào là tối thượng, tối diệu, tối thắng?” Ma-nạp Thương-ca-la nói: “A-nan, đối với Sa-môn Cù-đàm và A-nan, tôi đều cung kính tôn trọng, phụng thờ.” Tôn giả A-nan lại hỏi: “Này Ma-nạp, tôi không hỏi ông cung kính, tôn trọng, phụng thờ ai, mà tôi chỉ hỏi ông rằng, trong hai đạo tích ấy, đạo tích nào là tối thượng, tối diệu, tối thắng?” Tôn giả A-nan đến ba lần hỏi Ma-nạp Thương-ca-la rằng: “Này Ma-nạp, trong hai đạo tích ấy, đạo tích nào là tối thượng, tối diệu, tối thắng?” Ma-nạp Thương-ca-la cũng đến ba lần nói rằng: “A-nan, đối với Sa-môn Cù-đàm và A-nan, tôi đều cung kính, tôn trọng, phụng thờ.” Tôn giả A-nan cũng nói lại: “Này Ma-nạp, tôi không hỏi ông cung kính, tôn trọng, phụng thờ ai, mà tôi chỉ hỏi ông rằng, trong hai đạo tích ấy, đạo tích nào là tối thượng, tối diệu, tối thắng?” Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nghó rằng: “Ma-nạp Thương-ca-la này đã bị A-nan khuất phục. Ta hãy cứu nó!” Thế Tôn biết vậy rồi, bèn hỏi: “Này Ma-nạp, hôm qua, khi vua và các quần thần triệu tập đại hội, thảo luận những gì? Vì những duyên cớ nào mà cùng tập hội?” Ma-nạp Thương-ca-la đáp: “Ngày hôm qua, vua và quần thần triệu tập đại hội để thảo luận vấn đề này, là ‘Do nhân gì, duyên gì mà xưa kia Sa-môn Cù-đàm thiết lập học giới ít, nhưng các Tỳ-kheo đắc đạo nhiều; và do nhân gì, duyên gì mà ngày nay khi Sa-môn Cù-đàm thiết lập học giới nhiều thì các Tỳ-kheo đắc đạo lại ít<註 n="418"/>418?’ Bạch Cù-đàm, ngày hôm qua, vua và quần thần triệu tập đại hội để thảo luận vấn đề này. Do sự kiện này mà triệu tập đại hội.” Bấy giờ, Thế Tôn nói rằng: “Ma-nạp, bây giờ Ta hỏi ngươi, hãy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Ý ngươi nghó sao? Giả sử có một Sa-môn, Phạm chí tự hành đạo như vậy, tích như vậy; và sau khi tự hành đạo như vậy, tích như vậy rồi, các lậu diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. “Vị ấy sau đó thuyết giảng cho người khác rằng: ‘Ta tự hành đạo như vậy, tích như vậy, và sau khi tự hành đạo như vậy, tích như vậy rồi, các lậu diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Các người hãy đến đây và cũng hãy tự hành đạo như vậy, tích như vậy, và sau khi tự hành đạo như vậy, tích như vậy rồi, các lậu diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri, tự giác. tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật: Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. “Rồi người này cũng tự hành đạo như vậy, tích như vậy. Sau khi tự hành đạo như vậy, tích như vậy, các lậu diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.’ Rồi người này lại cũng thuyết giảng cho người khác nữa. Cứ như vậy lần lượt truyền đi cho đến trăm ngàn vô lượng. “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Đệ tử của Ta, tùy theo dòng tộc, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo, chỉ hành trên một phước tích, không hành trên vô lượng phước tích, có phải là do bởi sự học đạo chăng?” Ma-nạp Thương-ca-la đáp: “Bạch Cù-đàm, theo sự hiểu biết của con đối với điều mà Sa-môn Cù-đàm nói, thì đệ tử Sa-môn Cù-đàm ấy, tùy theo dòng tộc, cạo bỏ râu tóc, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo, thật sự hành trên vô lượng phước tích, chứ không chỉ hành trên một phước tích do bởi sự học đạo.” Thế Tôn lại nói với Thương-ca-la: “Có ba thị hiện<註 n="419"/>419 là, như ý túc thị hiện, chiêm niệm thị hiện, giáo huấn thị hiện<註 n="420"/>420. “Ở đây, nếu có một Sa-môn, Phạm chí có đại như ý túc, đại oai đức, đại phước hựu, đại oai thần, đối với như ý túc, tâm được tự tại, hành vô lượng công đức của như ý túc như vầy; nghóa là phân một làm thành nhiều, hợp nhiều làm thành một, một thì trụ trên một, được biết, được thấy<註 n="421"/>421; không bị trở ngại bởi vách đá, cũng như đi trong hư không; chìm xuống đất như chìm xuống nước, đi trên nước như đi trên đất; ngồi xếp kiết già mà bay trên không như chim bay liệng; với mặt trời và mặt trăng này vốn có đại như ý túc, đại phước hựu, đại oai thần mà có thể đưa tay bắt nắm, thân cao đến trời Phạm thiên. Này Ma-nạp, đó là thị hiện bằng như ý túc. “Này Ma-nạp, thế nào là chiêm niệm thị hiện? Hoặc có một Sa-môn, Phạm chí do nơi tướng trạng của người khác mà chiêm đoán được ý tưởng của họ, rằng ‘Nó có ý nghó như thế này, nó có ý nghó như thế kia, nó thật sự có ý nghó’; vô lượng chiêm đoán thì không ít chiêm đoán, nhưng tất cả thảy đều chắc thật, chứ không phải là những giả thiết viễn vông. Hoặc giả không do nơi tướng trạng của người khác để đoán biết ý tưởng của họ, nhưng do nghe tiếng của chư Thiên và loài phi nhân mà đoán biết được ý tưởng của người khác rằng ‘Nó có ý nghó như thế này, nó có ý nghó như thế kia, thật sự nó có ý nghó như vậy’ vô lượng chiêm đoán, không ít chiêm đoán, nhưng tất cả thảy đều chắc thật, chứ không phải là những giả thiết viễn vông. Hoặc không do nơi tướng dạng của người khác để đoán biết ý tưởng của họ, cũng không nghe tiếng của chư Thiên và các loài phi nhân, nhưng do tâm niệm của người khác, tâm tư của người khác, ngôn thuyết của người khác. Sau khi nghe tiếng rồi đoán biết được ý tưởng của người khác rằng ‘Nó có ý tưởng như thế này, nó có ý tưởng như thế kia, nó thật sự có ý tưởng như vậy’ vô lương chiêm nghiệm đoán, không ít chiêm đoán, nhưng tất cả thảy đều chắc thật, chứ không phải là những giả thuyết viễn vông. Hoặc không do nơi tướng dạng của người khác để đoán biết ý tưởng của người khác, cũng không nghe tiếng của chư Thiên và loài phi nhân để đoán biết ý tưởng của người khác, cũng không do nơi tâm niệm của người khác, nhưng do nơi tâm tư, nơi ngôn thuyết của người khác để sau khi nghe rồi, đoán biết ý tưởng của người khác, nhưng do thấy người khác nhập vào định không giác không quán<註 n="422"/>422, sau khi thấy bèn nghó rằng ‘Như Hiền giả này thì không có niệm, không có tư, sở nguyện như ý. Hiền giả kia ra khỏi định này với niệm như vậy. Vị ấy ra khỏi định này sẽ có tâm niệm như vậy, như vậy’. Người này cũng đoán biết việc quá khứ, cũng đoán biết việc tương lai, cũng đoán biết việc hiện tại, những điều được làm từ lâu, những điều được nói từ lâu, cũng đoán biết những nơi yên tónh, sống nơi yên tónh, cũng đoán biết tất cả pháp tâm và tâm sở hữu. Đó gọi là thiện bằng sự chiêm niệm. “Này Ma-nạp, thế nào là giáo huấn thị hiện? Ở đây có một Sa-môn, Phạm chí tự hành đạo như vậy, tích như vậy, và sau khi hành đạo như vậy, tích như vậy rồi, các lậu diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Rồi vị ấy giảng thuyết lại cho người khác rằng ‘Ta tự hành đạo như vậy, tích như vậy, và sau khi hành đạo như vậy, tích như vậy rồi, các lậu diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.’ Rồi người đó cũng tự hành đạo như vậy, tích như vậy rồi, các lậu diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Rồi người đó cũng lại thuyết giảng cho người khác. Cứ như vậy… lần lượt truyền đi cho đến vô lượng trăm ngàn. Này Ma-nạp, đó gọi là sự thị hiện bằng giáo huấn. “Trong ba thị hiện này, thị hiện nào là tối thượng, tối diệu, tối thắng?” Thương-ca-la Ma-nạp đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, nếu Sa-môn, Phạm chí nào có đại như ý túc, đại oai đức, đại phước hựu, đối với như ý túc, tâm được tự tại, cho đến, thân cao đến trời Phạm thiên, thưa Cù-đàm, cái đó là tự mình làm tự mình có, tự mình thọ lãnh quả báo. Thưa Cù-đàm, trong các thị hiện, sự thị hiện này được gọi là đại pháp<註 n="423"/>423. “Bạch Cù-đàm, nếu Sa-môn, Phạm chí nào do nơi tướng dạng mà đoán biết ý tưởng của người khác, cho đến các pháp tâm và tâm sở hữu, thì bạch Cù-đàm, cái đó là tự mình làm tự mình có, tự mình thọ lãnh quả báo. Thưa Cù-đàm, trong các thị hiện, sự thị hiện này được gọi là đại pháp. “Bạch Cù-đàm, nếu Sa-môn, Phạm chí nào tự hành đạo như vậy, tích như vậy, và sau khi tự hành đạo như vậy, tích như vậy, các lậu diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Rồi vị ấy thuyết giảng cho người khác nữa. Cứ như vậy lần lượt truyền đi cho đến trăm ngàn vô lượng, thì bạch Cù-đàm, trong ba thị hiện, sự thị hiện này là tối thượng, tối diệu, tối thắng.” Thế Tôn lại hỏi Thương-ca-la Ma-nạp: “Trong ba thị hiện, ngươi tán thán sự thị hiện nào?” Ma-nạp Thương-ca-la đáp: “Trong ba thị hiện, con tán thán Sa-môn Cù-đàm. Vì sao vậy? Vì Sa-môn Cù-đàm có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, tâm được tự tại, cho đến thân cao ngang Phạm thiên. Sa-môn Cù-đàm do nơi tướng dạng của người khác mà biết ý tưởng của người khác, cho đến đoán biết các tâm và tâm sở hữu pháp. Sa-môn Cù-đàm thị đạo với đạo như vậy, tích như vậy, và sau khi hành đạo này, tích này, các lậu diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, thành tựu an trụ, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Sa-môn Cù-đàm thuyết giảng cho người khác, rồi người khác thuyết giảng cho người khác nữa. Như vậy, lần lượt truyền đi cho đến trăm ngàn vô lượng. Bạch Cù-đàm, cho nên, đối với ba thị hiện, con tán thán Sa-môn Cù-đàm.” Rồi Thế Tôn nói rằng: “Ma-nạp, người khéo thấu suốt vấn đề này. Vì sao? Thật sự Ta có đại như ý túc, đại oai thần, đại phước hựu, đại oai thần, đối với như ý túc, tâm được tự tại, cho đến, thân cao ngang Phạm thiên. Này Ma-nạp, Ta do tướng dạng người khác mà biết được ý tưởng của người khác, cho đến đoán biết tâm và tâm sở hữu pháp. “Này Ma-nạp, Ta tự hành đạo như vậy, tích như vậy, các lậu diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Rồi Ta giảng thuyết cho người khác, người khác cũng giảng thuyết cho người khác nữa. Như vậy, lần lượt truyền đi cho đến trăm ngàn vô lượng. “Này Ma-nạp, cho nên ngươi khéo thấu suốt vấn đề này. Ngươi hãy biết như vậy, hãy khéo thọ trì như vậy. Vì sao? Bởi vì ý nghóa được nói này phải như vậy.” Lúc bấy giờ, Thương-ca-la Ma-nạp bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. Bạch Thế Tôn, con nay tự quy y Phật, Pháp, Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay trọn đời tự quy y cho đến tận mạng.” Phật thuyết như vậy. Thương-ca-la Ma-nạp, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="137030779">144.KINH TOÁN SỐ MỤC-KIỀN-LIÊN<註 n="424"/>424 Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Toán số Mục-kiền-liên<註 n="425"/>425 sau bữa trưa, thong dong tản bộ đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, bạch rằng: “Thưa Cù-đàm, tôi có điều muốn hỏi, mong nghe cho mới dám trình bày”. Thế Tôn nói: “Mục-kiền-liên, ông muốn hỏi gì cứ tự tiện, đừng tự nghi ngại.” Toán số Mục-kiền-liên bèn bạch rằng: “Thưa Cù-đàm, giảng đường Lộc tử mẫu này được xây dựng dần dần cho đến cuối cùng được thành tựu. Thưa Cù-đàm, cầu thang trong Lộc tử mẫu giảng đường này, bắt đầu lên một nấc, rồi đến hai, ba, bốn. Thưa Cù-đàm, như vậy giảng đường Lộc tử mẫu lần lượt theo thứ tự đi lên. Thưa Cù-đàm, sự điều phục voi này cũng lần lượt thứ tự cho đến thành tựu, nghóa là do bởi móc câu vậy. Thưa Cù-đàm, sự điều phục ngựa này cũng lần lượt thứ tự cho đến thành tựu, nghóa là do bởi hàm vậy. Thưa Cù-đàm, Sát-đế-lợi này cũng lần lượt thứ tự cho đến thành tựu, nghóa là do bởi cung và tên vậy. Thưa Cù-đàm, các Phạm chí này cũng lần lượt thứ tự cho đến thành tựu, nghóa là do bởi kinh thư vậy. “Thưa Cù-đàm, chúng tôi học toán số, nhờ toán số mà mưu sinh, cũng lần lượt thứ tự cho đến thành tựu. Nếu có đệ tử nam hoặc nữ bắt đầu được dạy từng con số một, rồi hai, ba, mười, trăm, ngàn, vạn…, thứ tự mà đếm lên. Thưa Cù-đàm, như vậy chúng tôi học toán số, nhờ toán số mà mưu sinh, lần lượt theo thứ tự cho đến thành tựu. Sa-môn Cù-đàm, trong pháp luật này, lần lượt thứ tự như thế nào cho đến thành tựu?” Thế Tôn nói: “Này Kiền-liên, nếu có sự lần lượt thứ tự thực hiện cho đến thành tựu nào được nói đến chân chánh, thì này Mục-kiền-liên, ở trong pháp luật của Ta, đây là điều được nói đến chân chánh. Vì sao vậy? Này Mục-kiền-liên, Ta đối với pháp luật này lần lượt thứ tự thực hiện cho đến đạt thành cứu cánh. “Này Mục-kiền-liên, nếu Tỳ-kheo niên thiếu vừa mới đến học đạo, mới vào trong pháp luật này, Như Lai trước hết dạy rằng ‘Người hãy đến đây. Với thân, hãy thủ hộ mạng thanh tịnh; với miệng và ý hãy thủ hộ mạng thanh tịnh’. “Này Mục-kiền-liên, khi Tỳ-kheo với thân, thủ hộ mạng thanh tịnh; với miệng và ý thủ hộ mạng thanh tịnh rồi, Như Lai lại dạy tiến thêm rằng ‘Tỳ-kheo, hãy đến đây, hãy quán nội thân như thân, cho đến quán thọ<註 n="426"/>426, tâm và pháp như pháp’. “Này Mục-kiền-liên, khi Tỳ-kheo quán thân như thân, cho đến quán thọ, tâm và pháp như pháp rồi, Như Lai lại dạy tiến thêm ‘Tỳ-kheo, hãy đến đây, hãy quán thân như thân, đừng niệm tưởng những niệm tương ưng với dục; cho đến quán thọ, tâm và pháp như pháp, đừng niệm tưởng những niệm tương ưng với dục’. “Này Mục-kiền-liên, khi Tỳ-kheo quán thân như thân, không niệm tưởng những niệm tương ưng với dục, cho đến quán thọ, tâm và pháp như pháp, không niệm tưởng những niệm tương ưng với dục, Như Lai dạy tiến thêm ‘Tỳ-kheo, hãy đến đây, hãy thủ hộ các căn, thường niệm tưởng sự khép kín<註 n="427"/>427, niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ tâm mà được thành tựu, hằng khởi chánh tri. Nếu mắt thấy sắc, không chấp thủ tướng của sắc, không đắm nhiễm vị của sắc. Vì sự phẫn tránh<註 n="428"/>428 mà thủ hộ các căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp. Vì hướng đến kia mà thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân; khi ý biết pháp, không chấp thủ tướng của pháp, không đắm nhiễm vị của pháp. Vì sự phẫn tránh mà thủ hộ ý căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp. Vì thú hướng đến nơi kia mà thủ hộ nhãn căn. “Này Mục-kiền-liên, khi Tỳ-kheo thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng muốn khởi ý. Khi mắt thấy sắc, không chấp thủ sắc tướng, không đắm sắc vị; vì sự phẫn tránh mà thủ hộ căn con mắt, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia<註 n="429"/>429, nên thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, khi ý biết pháp không chấp thủ pháp tướng, không đắm pháp vị; vì sự phẫn tránh mà thủ hộ ý căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia, nên thủ hộ ý căn, thì này Mục-kiền-liên, Như Lai lại dạy tiến thêm ‘Tỳ-kheo, hãy đến đây, hãy biết rõ sự ra vào, khéo quán sát phân biệt, co duỗi, cúi ngước, nghi dung chững chạc, khéo đắp Tăng-già-lê và các y bát; đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ nghỉ, nói năng, im lặng, thảy đều biết rõ’. “Này Mục-kiền-liên, khi Tỳ-kheo biết rõ sự ra vào, khéo quán sát phân biệt co, duỗi, cúi, ngước, nghi dung chững chạc, khéo đắp Tăng-già-lê và các y bát; đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, nói năng, im lặng thảy đều biết rõ, Như Lai lại dạy tiến thêm ‘Tỳ-kheo, hãy đến đây, hãy sống cô độc tại nơi xa vắng, trong rừng, trong núi hoặc dưới gốc cây, những chỗ trống vắng yên tónh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc đến trong rừng, hoặc ở ngoài bãi tha ma. Sau khi ngươi đã sống trong rừng vắng, hoặc đến dưới gốc cây, những chỗ trống vắng yên tónh, hãy trải ni-sư-đàn, ngồi kiết già, chánh thân chánh nguyện<註 n="430"/>430, nhiếp niệm nội tâm, đoạn trừ tham lam, tâm không não hại; thấy tài vật và các nhu dụng sinh sống của người khác không muốn được về mình. Ngươi đối với tham lam, hãy tịnh trừ tâm ấy. Cũng vậy, đối với sân nhuế, thụy miên, trạo hối, đoạn nghi độï hoặc, đối với các thiện pháp không còn do dự. Ngươi đối với nghi hoặc hãy tịnh trừ tâm ấy. Ngươi đoạn trừ năm triền<註 n="431"/>431 này, chúng làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, rồi ly dục, ly ác bất thiện pháp cho đến chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ’. “Này Mục-kiền-liên, khi Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ, thì này Mục-kiền-liên, Như Lai đã đem lại nhiều lợi ích cho Tỳ-kheo niên thiếu, nghóa là khéo khuyên răn, dạy dỗ, khiển trách. “Này Mục-kiền-liên, nếu có Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão, phạm hạnh kỳ cựu, Như Lai lại dạy tiến thêm để thành tựu cứu cánh diệt tận hết thảy lậu.” Toán số Mục-kiền-liên lại hỏi: “Sa-môn Cù-đàm, đối với tất cả đệ tử răn dạy như vậy, khiển trách như vậy, tất cả đều đạt đến cứu cánh trí, nhất định đến Niết-bàn chăng?” Thế Tôn đáp: “Này Mục-kiền-liên, không phải nhất định đạt đến. Hoặc có người đạt được, hoặc có người không “. Toán số Mục-kiền-liên lại hỏi: “Cù-đàm, trong đó nhân duyên gì khi có Niết-bàn, có Niết-bàn đạo và Sa-môn Cù-đàm hiện tại là Đạo Sư đó, mà có Tỳ-kheo được răn dạy như vậy, được khiển trách như vậy, thì đạt đến cứu cánh Niết-bàn, nhưng một số khác lại không đạt đến?” Thế Tôn nói: “Này Mục-kiền-liên, Ta muốn hỏi lại ông, hãy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. “Này Mục-kiền-liên, ý ông nghó sao? Ông biết rõ thành Vương xá ở đâu, am tường các con đường đến đó chăng?” Toán số Mục-kiền-liên đáp: “Thật vậy, tôi biết rõ thành Vương xá ở đâu và cũng am tường các con đường đến đó.” Thế Tôn hỏi: “Này Mục-kiền-liên, nếu có một người muốn đi đến thành Vương xá để yết kiến vua, người ấy hỏi rằng: ‘Tôi muốn đi đến thành Vương xá để gặp vua, Toán số Mục-kiền-liên biết rõ thành Vương xá ở đâu, am tường các đường lộ và đường tắt, có thể chỉ cho tôi chăng?’ Ông nói với người ấy rằng ‘Từ đây đi về phía Đông, đến thôn kia, rồi từ thôn ấy đến ấp kia, lần lượt như vậy đi đến thành Vương xá. Những gì ở ngoại thành Vương xá, những khu vườn xinh đẹp, đất bằng phẳng, những lầu đài, ao tắm, đủ loại bông hoa, có con sông dài, lại có dòng suối trong, sẽ được thấy hết, được biết hết’. Người ấy sau khi nghe ông chỉ dẫn rồi, đi chưa bao lâu bèn bỏ con đường chánh mà đi theo con đường lầm lẫn để trở lui lại. Những gì ngoại thành Vương xá, rừng cây xinh đẹp, đất bằng phẳng, lâu đài, ao tắm, đủ loại cây cối, bông hoa, có con sông dài, có dòng suối trong, người ấy hoàn toàn không thấy, không biết gì hết. “Lại có một người khác muốn đi đến thành Vương xá để yết kiến vua. Người ấy hỏi ông rằng: ‘Tôi muốn đi đến thành Vương xá để gặp vua, Toán số Mục-kiền-liên biết rõ thành Vương xá ở đâu, am tường các đường lộ và đường tắt, có thể chỉ cho tôi chăng?’ Ông nói với người ấy rằng: ‘Từ đây đi về phía Đông, đến thôn kia, rồi từ thôn ấy đến ấp kia, lần lượt như vậy đi đến thành Vương xá. Những gì ở ngoại thành Vương xá, những khu vườn xinh đẹp, đất bằng phẳng, những lầu đài, ao tắm, đủ loại bông hoa, có con sông dài, lại có dòng suối trong, sẽ được thấy hết, được biết hết’. Người ấy sau khi nghe ông chỉ dẫn, bèn từ đây đi về hướng Đông, đến thôn kia, từ thôn ấy đi đến ấp kia, lần lượt như vậy cho đến thành Vương xá. Những gì ở ngoại thành Vương xá, những khu vườn xinh đẹp, đất bằng phẳng, lâu đài, ao tắm, đủ loại bông hoa, có con sông dài, có dòng suối trong đều được thấy hết, biết hết. “Này Mục-kiền-liên, trong đó do nhân gì duyên gì, trong khi có thành Vương xá, có con đường đến thành Vương xá và có ông hiện tại là đạo sư đó, nhưng người thứ nhất nghe lời ông chỉ dẫn, chẳng bao lâu đã bỏ con đường chánh mà đi theo con đường lầm lẫn trở lui lại, rồi những gì ở ngoài thành Vương xá, những khu vườn xinh đẹp, đất bằng phẳng, lâu đài, ao tắm, đủ loại bông hoa, có con sông dài, có dòng suối trong, tất cả người ấy đều không thấy, không biết? Còn người thứ hai khi nghe theo lời ông chỉ dẫn, từ con đường chánh lần lượt đi đến thành Vương xá, những gì ở ngoại thành Vương xá, những khu vườn xinh đẹp, đất bằng phẳng, lâu đài, ao tắm, đủ loại bông hoa, có con sông dài, có dòng suối trong, thảy đều được thấy hết, được biết hết?” Toán số Mục-kiền-liên đáp: “Này Cù-đàm, tôi hoàn toàn vô sự. Có thành Vương xá đó, có con đường dẫn đến thành Vương xá đó, tôi chỉ làm đạo sư. Người thứ nhất không tùy theo sự chỉ dẫn của tôi, bỏ con đường chánh mà đi theo con đường lầm lẫn để trở lui lại. Những gì ở ngoài thành Vương xá, những khu vườn xinh đẹp, đất bằng phẳng, lâu đài, ao tắm, đủ loại bông hoa, có con sông dài, có dòng suối trong, tất cả người ấy đều không thấy, không biết. Người thứ hai khi nghe theo lời tôi chỉ dẫn, từ con đường chánh lần lượt đi đến thành Vương xá, những gì ở ngoại thành Vương xá, những khu vườn xinh đẹp, đất bằng phẳng, lâu đài, ao tắm, đủ loại bông hoa, có con sông dài, có dòng suối trong, thảy đều được thấy hết, được biết hết.” Thế Tôn nói rằng: “Cũng vậy, này Mục-kiền-liên, Ta cũng vô sự. Có Niết-bàn đó, có con đường dẫn đến Niết-bàn đó, Ta chỉ là Đạo Sư, giáo huấn các Tỳ-kheo như vậy, khiển trách các Tỳ-kheo như vậy, nhưng có người đạt đến cứu cánh Niết-bàn, có người lại không. Này Mục-kiền-liên, nhưng tùy theo sở hành của mỗi Tỳ-kheo mà Thế Tôn ghi nhận sở hành ấy, tức là cứu cánh lậu tận vậy.” Toán số Mục-kiền-liên bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, tôi đã hiểu. Bạch Cù-đàm, tôi đã rõ. “Bạch Cù-đàm, cũng như trên mảnh đất tốt, có khu rừng Sa-la, trong đó có người giữ rừng Sa-la, sáng suốt, không lười biếng, đối với gốc rễ của các cây Sa-la, tùy theo thời mà cuốc xới, sang chỗ cao, lấp chỗ thấp, quét dọn rác, tưới nước, không để sai thời. Nếu bên cạnh có mọc cỏ tạp ô uế thì nhổ sạch hết. Nếu có những cây đâm ngang, cong queo thì uốn lại cho thẳng hay tỉa đi. Nếu có những cây mọc rất ngay thẳng thì chăm sóc, giữ gìn, hằng cuốc xới, quét dọn rác, tưới nước, không để sai thời. Như vậy, trên mảnh đất tốt, rừng cây Sa-la càng ngày càng sum suê. “Bạch Cù-đàm, cũng vậy, có người dua nịnh, dối trá, không biết thi ân, vô tín, giải đãi, không niệm, không định, ác tuệ, tâm cuồng, các căn rối loạn, trì giới lơ là, không tu trì phát triển. Sa-môn Cù-đàm, với những người như vậy không thể cộng sự. Vì sao vậy? Bạch Cù-đàm, những người như vậy là phạm hạnh ô uế. “Bạch Cù-đàm, nếu có những người không dua nịnh, cũng không dối trá, biết thi ân, có tín, tinh tấn, không giải đãi, có niệm, có định và cũng có trí tuệ, rất mực cung kính, tu tập phát triển. Sa-môn Cù-đàm, với những người như vậy có thể cộng sự. Vì sao vậy? Bạch Cù-đàm, những người như vậy là phạm hạnh thanh tịnh. “Bạch Cù-đàm, cũng như trong các loại căn hương<註 n="432"/>432, trầm hương là bậc nhất. Vì sao vậy? Bạch Cù-đàm, vì trầm hương đối với các loại căn hương, nó là tối thượng. “Bạch Cù-đàm, cũng như trong các loại sa-la thọ hương<註 n="433"/>433, xích chiên-đàn là bậc nhất. Vì sao vậy? Bạch Cù-đàm, vì chiên-đàn đối với các thứ sa-la thọ hương, nó là tối thượng. “Bạch Cù-đàm, cũng như trong các loại thủy hoa, hoa sen xanh là bậc nhất. Vì sao vậy? Bạch Cù-đàm, vì hoa sen xanh đối với các loại thủy hoa, nó là tối thượng. “Bạch Cù-đàm, cũng như trong các thứ hoa trên đất, hoa tu-ma-na là bậc nhất. Vì sao vậy? Bạch Cù-đàm, vì tu-ma-na hoa đối với các loại lục hoa, nó là tối thượng. “Bạch Cù-đàm, cũng như trong thế gian, giữa các luận só, Sa-môn Cù-đàm là bậc nhất. Vì sao vậy? Vì Sa-môn Cù-đàm như một luận só có thể khuất phục tất cả các ngoại đạo dị học vậy. “Bạch Thế Tôn, nay con tự quy y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Kể từ hôm nay, trọn đời đều tự quy y cho đến tận mạng.” Phật thuyết như vậy. Toán số Mục-kiền-liên và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="137030780">145.KINH CÙ-MẶÏC MỤC-KIỀN-LIÊN<註 n="434"/>434 Tôi nghe như vầy: Một thời, sau khi Đức Phật Bát-niết-bàn chưa bao lâu, Tôn giả A-nan du hóa tại thành Vương xá. Lúc bấy giờ đại thần Vũ Thế<註 n="435"/>435, nước Ma-kiệt-đà, đang chỉnh trị thành Vương xá để phòng ngừa dân Bạt-kỳ<註 n="436"/>436.Rồi đại thần Vũ Thế sai Cù mặïc Mục-kiền-liên, một người làm ruộng<註 n="437"/>437, đi đến Trúc lâm, vườn Ca-lan-đà. Bấy giờ Tôn giả A-nan vào lúc sáng sớm khoác y ôm bát vào thành Vương xá để khất thực, rồi Tôn giả A-nan nghó rằng: “Hãy gác việc khất thực trong thành Vương xá lại đã. Ta hãy đến chỗ Cù-mặïc Mục-kiền-liên, người làm ruộng.” Phạm chí Cù-măïc Mục-kiền-liên<註 n="438"/>438 từ xa trông thấy Tôn giả A-nan đi đến, bèn rời chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo đang mặc, chắp tay hướng về Tôn giả A-nan, bạch rằng: “Kính chào A-nan, lâu nay không thấy đến. Xin mời ngồi trên chỗ này.” Tôn giả A-nan liền ngồi trên chỗ ngồi đó. Phạm chí Cù-măïc Mục-kiền-liên sau khi chào hỏi Tôn giả A-nan, rồi ngồi xuống một bên mà bạch rằng: “Bạch A-nan, tôi có điều muốn hỏi, mong nghe cho chăng?” Tôn giả A-nan trả lời rằng: “Mục-kiền-liên, ông cứ hỏi đi. Tôi nghe xong sẽ suy nghó.” Bèn hỏi rằng: “Bạch A-nan, có Tỳ-kheo nào sánh ngang với Sa-môn Cù-đàm chăng?” Trong khi Tôn giả A-nan và Phạm chí Cù-măïc Mục-kiền-liên đang thảo luận vấn đề này thì đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà đang đi ủy lạo những người làm ruộng<註 n="439"/>439, đến chỗ của Phạm chí Cù-măïc Mục-kiền-liên, người làm ruộng. Đại thần Vũ Thế từ xa trông thấy Tôn giả A-nan ở trong chỗ Phạm chí Cù-măïc Mục-kiền-liên, người làm ruộng, bèn đi đến chỗ Tôn giả A-nan. Sau khi chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, hỏi rằng: “Bạch A-nan, vừa rồi cùng với Phạm chí Cù-măïc Mục-kiền-liên thảo luận vấn đề gì vậy? Vì việc gì mà cùng hội họp ở đây?” Tôn giả A-nan đáp: “Vũ Thế, Phạm chí Cù-măïc Mục-kiền-liên hỏi tôi rằng ‘A-nan, có Tỳ-kheo nào sánh ngang với Sa-môn Cù-đàm chăng?’” Đại thần Vũ Thế, nước Ma-kiệt-đà lại hỏi: “A-nan, ngài trả lời ông ấy như thế nào?” Tôn giả A-nan đáp: “Này Vũ Thế, hoàn toàn không một Tỳ-kheo nào sánh ngang với Thế Tôn được.” Đại thần Vũ Thế, nước Ma-kiệt-đà lại hỏi: “Vâng, A-nan, không một Tỳ-kheo nào sánh ngang với Thế Tôn được. Nhưng có Tỳ-kheo nào được Sa-môn Cù-đàm trong lúc tại thế lập nên và nói rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Ta Niết-bàn sẽ là nơi nương tựa của các Tỳ-kheo’, và vị ấy nay là nơi nương tựa của các người?” Tôn giả A-nan đáp: “Này Vũ Thế, hoàn toàn không một Tỳ-kheo nào được Thế Tôn, Bậc Tri Kiến<註 n="440"/>440, được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác trong lúc tại thế lập lên và nói rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Ta Niết-bàn sẽ là nơi nương tựa cho các Tỳ-kheo’ và ngày nay đang là chỗ nương tựa cho chúng tôi.” Đại thần Vũ Thế, nước Ma-kiệt-đà lại hỏi: “Vâng, A-nan, không một Tỳ-kheo nào sánh ngang với Sa-môn Cù-đàm, cũng không một Tỳ-kheo nào được Sa-môn Cù-đàm trong lúc tại thế lập lên rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Ta Niết-bàn sẽ là nơi nương tựa cho các Tỳ-kheo và ngày nay đang là chỗ nương tựa cho các Tỳ-kheo’ và vị ấy nay là nơi nương tựa cho các người. Nhưng có Tỳ-kheo nào được chúng Tăng hòa hiệp và bái lập lên rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Thế Tôn Niết-bàn là nơi nương tựa cho các Tỳ-kheo’, và vị ấy nay đang là nơi nương tựa của các người?” Tôn giả A-nan đáp: “Này Vũ Thế, cũng không có Tỳ-kheo nào được chúng Tăng hòa hiệp bái lập lên rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Thế Tôn Niết-bàn sẽ là nơi nương tựa cho các Tỳ-kheo’ và vị ấy nay đang là chỗ nương tựa cho chúng tôi.” Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà lại hỏi: “Vâng, A-nan, không một Tỳ-kheo nào sánh ngang với Sa-môn Cù-đàm, cũng không một Tỳ-kheo nào được Sa-môn Cù-đàm trong lúc tại thế lập lên rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Ta Niết-bàn sẽ là nơi nương tựa cho các Tỳ-kheo’ để vị ấy nay đang là nơi nương tựa cho các người. Cũng không Tỳ-kheo nào được Tăng chúng hòa hiệp bái lập lên rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Thế Tôn Niết-bàn sẽ là nơi nương tựa cho các Tỳ-kheo’ để vị ấy nay đang là nơi nương tựa cho các người. Này A-nan, nếu vậy các người hiện tại không có ai để nương tựa, nhưng cùng sống hòa hiệp, không tranh chấp, an ổn, đồng nhất một giáo pháp, cùng hiệp nhất như nước với sữa, khoái lạc du hành như trong lúc Sa-môn Cù-đàm tại thế chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Này Vũ Thế, ông đừng nói rằng chúng tôi không có ai để nương tựa. Vì sao vậy? Thật sự chúng tôi có nơi nương tựa.” Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà đáp rằng: “Bạch A-nan, những điều được nói trước và sau sao lại không phù hợp nhau? A-nan vừa nói như vầy ‘Không một Tỳ-kheo nào sánh ngang Thế Tôn, cũng không một Tỳ-kheo nào được Thế Tôn, Bậc Tri Kiến, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác trong lúc tại thế lập lên rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Ta Niết-bàn sẽ là nơi nương tựa cho các Tỳ-kheo’ để vị ấy nay đang là nơi nương tựa cho chúng tôi. Cũng không có Tỳ-kheo nào được chúng Tăng hòa hiệp bái lập lên rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Thế Tôn Niết-bàn sẽ là nơi nương tựa cho các Tỳ-kheo’ để vị ấy nay là nơi nương tựa cho chúng tôi’. Nhưng này A-nan, do nhân gì, duyên gì, nay lại nói rằng ‘Thật sự chúng tôi có nơi nương tựa’?” Tôn giả A-nan đáp: “Này Vũ Thế, chúng tôi không nương tựa nơi người, nhưng nương tựa nơi pháp. Này Vũ Thế, nếu chúng tôi nương tựa nơi thôn ấp mà sống, vào ngày mười lăm là ngày thuyết Tùng giải thoát, cùng tập họp ngồi tại một chỗ. Nếu có Tỳ-kheo nào hiểu biết pháp, chúng tôi thỉnh vị ấy thuyết pháp cho chúng tôi. Nếu chúng Tăng ấy được thanh tịnh, chúng tôi hoan hỷ phụng hành pháp mà Tỳ-kheo ấy đã nói. Nếu chúng Tăng ấy không thanh tịnh, tùy theo pháp được nói, chúng tôi khuyên dạy làm cho đúng<註 n="441"/>441.” Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà bạch rằng: “Bạch A-nan, không phải các ngài khuyên dạy làm cho đúng, nhưng chính là pháp khuyên dạy làm cho đúng. Như vậy, A-nan, một ít pháp hay có nhiều pháp thảy đều có thể được tồn tại lâu dài, và như vậy A-nan, các ngài sống hòa hiệp không tranh chấp, an ổn, đồng nhất một giáo pháp, cùng hiệp nhất như nước với sữa, khoái lạc du hành như lúc Sa-môn Cù-đàm tại thế.” Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà lại hỏi: “Này A-nan, có vị nào đáng tôn kính chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Này Vũ Thế, có vị xứng đáng được tôn kính.” Vũ Thế bạch rằng: “Bạch A-nan, những điều được nói sao lại trước sau không phù hợp nhau? A-nan vừa nói như vầy ‘Không một Tỳ-kheo nào sánh ngang Thế Tôn, cũng không một Tỳ-kheo nào được Thế Tôn trong lúc tại thế lập lên rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Ta Niết-bàn sẽ là nơi nương tựa cho các Tỳ-kheo’ để vị ấy nay đang là nơi nương tựa cho chúng tôi.’ Cũng không có một Tỳ-kheo nào được chúng Tăng hòa hiệp bái lập lên rằng ‘Tỳ-kheo này sau khi Thế Tôn Niết-bàn sẽ là nơi nương tựa cho các Tỳ-kheo’ để nay vị ấy đang là nơi nương tựa cho chúng tôi. Nhưng này A-nan, do nhân gì, duyên gì nay lại nói rằng ‘Có vị xứng đáng được tôn kính’?” Tôn giả A-nan đáp: “Này Vũ Thế, Thế Tôn, Bậc Tri Kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, đã có dạy về mười pháp đáng tôn kính<註 n="442"/>442.Nếu chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào có mười pháp này, chúng tôi cùng ái kính, tôn trọng, cúng dường, lễ sự Tỳ-kheo ấy.” “Những gì là mười? “Này Vũ Thế, Tỳ-kheo tu tập cấm giới, thủ hộ Tùng giải thoát, lại khéo thu nhiếp oai nghi lễ tiết, thấy tội lỗi nhỏ nhặt cũng thường sanh lòng lo sợ, thọ trì học giới. Này Vũ Thế, nếu chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào tích cực hành trì tăng thượng giới thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy. “Lại nữa, này Vũ Thế, Tỳ-kheo học rộng nghe nhiều, ghi nhớ không quên, tích lũy sự bác văn, đối với những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghóa, có văn, cụ túc thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh, đối với các pháp như vậy, học rộng nghe nhiều, tụng thuộc cho đến hằng nghìn, chuyên ý tư duy quán sát, thấy rõ, hiểu sâu<註 n="443"/>443.Này Vũ Thế, khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào tích cực đa văn thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy. “Lại nữa, này Vũ Thế, Tỳ-kheo ấy xứng đáng là thiện tri thức, xứng đáng là thiện bằng hữu, xứng đáng là người bạn đồng hành tốt. Này Vũ Thế, khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào thật sự xứng đáng là thiện tri thức, thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy. “Lại nữa, này Vũ Thế, Tỳ-kheo ưa thích đời sống viễn ly, thành tựu cả hai sự viễn ly là thân và tâm. Này Vũ Thế, khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào thật sự rất ưa thích đời sống viễn ly thì chúng tôi ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy. “Lại nữa, này Vũ Thế, Tỳ-kheo ưa thích sự tónh tọa, nội hành tónh chỉ vắng lặng<註 n="444"/>444, cũng không rời tư sát, thành tựu quán hạnh, tăng trưởng không hành<註 n="445"/>445.Này Vũ Thế, khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào rất ưa thích sự tónh tọa, thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy. “Lại nữa, này Vũ Thế, Tỳ-kheo tri túc, áo cốt che thân, ăn chỉ để sống, đi đâu đều mang theo y bát, đi không luyến tiếc. Cũng như con nhạn mang theo đôi cánh bay liệng trong hư không; cũng vậy, Tỳ-kheo tri túc, áo cốt che thân, ăn chỉ để sống, đi đâu đều mang theo y bát, đi không luyến tiếc. Này Vũ Thế, khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào rất tri túc thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy. “Lại nữa, này Vũ Thế, Tỳ-kheo thường hành chuyên niệm, thành tựu chánh niệm, những gì đã tập hành từ lâu, những gì đã từng nghe từ lâu, hằng ghi nhớ không quên. Này Vũ Thế, khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào rất chánh niệm thì chúng tôi thường ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy. “Lại nữa, này Vũ Thế, Tỳ-kheo thường hành tinh tấn, đoạn trừ ác bất thiện, tu tập các thiện pháp, hằng tự khởi ý, chuyên nhất kiên cố, đối với các gốc rễ thiện pháp không từ bỏ phương tiện. Này Vũ Thế, khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào rất tinh cần thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy. “Lại nữa, này Vũ Thế, Tỳ-kheo tu hành trí tuệ, quán pháp hưng suy, được như thật trí, thánh tuệ minh đạt, phân biệt thông suốt để chân chánh diệt tận sự khổ. Này Vũ Thế, khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào tích cực tu hành trí tuệ thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy. “Lại nữa, này Vũ Thế, Tỳ-kheo các lậu đã diệt tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Này Vũ Thế, khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào các lậu đã diệt tận, thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy. “Lại nữa, này Vũ Thế, Thế Tôn, Bậc Tri Kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, giảng thuyết mười pháp xứng đáng được tôn kính này. Này Vũ Thế, khi chúng tôi thấy Tỳ-kheo nào hành mười pháp này thì chúng tôi cùng ái kính, tôn trọng, cúng dường, tôn phụng, lễ sự Tỳ-kheo ấy.” Lúc bấy giờ, đám đông ở đây cất cao tiếng lớn nói<註 n="446"/>446: “Có thể tu tập con đường chánh trực chứ không phải không thể tu. Nếu ai tu tập con đường chánh trực, chứ không phải không thể tu thì vị ấy là A-la-hán ở trong đời, xứng đáng ái kính, tôn trọng, cúng dường, lễ sự. Nếu các ngài đối với con đường chánh trực nên tu tập mà có thể tu tập, thế thì trong đời các ngài là A-la-hán, xứng đáng ái kính, tôn trọng, cúng dường, lễ sự<註 n="447"/>447.” Rồi đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà cùng với đám tùy tùng nói: “A-nan, nay đang trú tại đâu?” Tôn giả A-nan đáp: “Tôi đang du hành tại Vương xá này, ở trong Trúc lâm, vườn Ca-lan-đà.” “A-nan, vườn trúc Ca-lan-đà thật là khả ái, đáng ưa, rất chỉnh đốn, dễ thích. Ban ngày không ồn ào, ban đêm vắng lặng, không có muỗi mòng, ruồi nhặng, không lạnh, không nóng. A-nan, ngài thích sống trong Trúc lâm Ca-lan-đà chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Thật vậy, Vũ Thế, vườn trong Trúc lâm Ca-lan-đà rất khả ái, dễ ưa, rất chỉnh đốn, dễ thích, ban ngày không ồn ào, ban đêm thì vắng lặng, không có muỗi mòng, không có ruồi nhặng, không lạnh, không nóng. Này Vũ Thế, tôi thích trú trong vườn Trúc lâm Ca-lan-đà ấy. Vì sao? Vì được Tôn giả ủng hộ<註 n="448"/>448.” Lúc ấy, đại tướng Bà-nan<註 n="449"/>449 cũng ở giữõa đám đông ấy. Đại tướng Bà-nan thưa: “Thật vậy, Vũ Thế, vườn trong Trúc lâm Ca-lan-đà rất khả ái, dễ ưa, rất chỉnh đốn, dễ thích, ban ngày không ồn ào, ban đêm thì vắng lặng, không có muỗi mòng, không có ruồi nhặng, không lạnh, không nóng. Tôn giả ấy thích trú tại Trúc lâm Ca-lan-đà. Vì sao vậy? Vì Tôn giả này hành thiền tứ, ưa thích thiền tứ<註 n="450"/>450.” Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà nghe xong bèn nói: “Này đại tướng Bà-nan, trước đây, khi Sa-môn Cù-đàm du hành lạc viên Kim-bệ-la<註 n="451"/>451, này đại tướng Bà-nan, lúc bấy giờ tôi nhiều lần đến thăm Sa-môn Cù-đàm. Vì sao vậy? Sa-môn Cù-đàm hành thiền tứ, ưa thích thiền tứ, tán thán tất cả thiền tứ.” Tôn giả A-nan nghe xong, nói rằng: “Vũ Thế, đừng nói rằng: Sa-môn Cù-đàm tán thán tất cả thiền tứ. Vì sao vậy? Thế Tôn có khi tán thán thiền tứ, nhưng có khi không tán thán.” Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt lại hỏi: “A-nan, Sa-môn Cù-đàm không tán thán thiền tứ; nhưng không tán thán loại thiền tứ nào?” Tôn giả A-nan đáp rằng: “Vũ Thế, hoặc có người bị trói buộc bởi tham dục mà phát khởi tham dục, không biết như thật sự xuất yếu. Người ấy vì bị chướng ngại bởi tham dục cho nên thiền tứ, tăng gia thiền tứ mà trầm trọng thiền tứ<註 n="452"/>452.Đó là loại thiền tứ thứ nhất mà Thế Tôn không tán thán. “Lại nữa, Vũ Thế, hoặc có người bị triền phược bởi sân nhuế mà móng khởi sân nhuế, không biết như thật sự xuất yếu, người ấy vì bị chướng ngại bởi sân nhuế cho nên thiền tứ, tăng gia thiền tứ mà trầm trọng thiền tứ. Vũ Thế, đó là loại thiền tứ thứ hai Thế Tôn không tán thán. “Lại nữa, này Vũ Thế, bị triền phược bởi thùy miên mà móng khởi thùy miên, không biết như thật sự xuất yếu. Người ấy vì bị chướng ngại bởi thùy miên cho nên thiền tứ, tăng gia thiền tứ, mà trầm trọng thiền tứ. Vũ Thế, đó là loại thiền tứ thứ ba mà Thế Tôn không tán thán. “Lại nữa, này Vũ Thế, bị triền phược bởi nghi hoặc mà móng khởi nghi hoặc, không biết như thật sự xuất yếu. Người ấy vì bị chướng ngại bởi nghi hoặc cho nên thiền tứ, tăng gia thiền tứ, mà trầm trọng thiền tứ. Vũ Thế, đó là loại thiền tứ thứ tư Thế Tôn không tán thán. “Này Vũ Thế, Thế Tôn không tán thán bốn loại thiền tứ này.” Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà bạch rằng: “Bạch A-nan, bốn loại tư sát này thật đáng ghét, là những trường hợp đáng ghét, Sa-môn Cù-đàm không tán thán. Vì sao vậy? Vì là Bậc Chánh Đẳng Giác vậy.” Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà lại hỏi: “A-nan, những loại thiền tứ nào được Sa-môn Cù-đàm tán thán?” Tôn giả A-nan đáp: “Vũ Thế, Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ. Này Vũ Thế, Thế Tôn tán thán bốn loại thiền tứ này.” Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà bạch rằng: “Bạch A-nan, bốn loại thiền tứ này thật đáng tán thán, là những trường hợp đáng tán thán, được Sa-môn Cù-đàm tán thán. Vì sao vậy? Vì là Bậc Chánh Đẳng Giác vậy. A-nan, tôi nhiều việc ứ đọng, xin phép cáo từ.” Tôn giả A-nan nói: “Xin cứ tùy ý.” Rồi đại thần Vũ Thế, nước Ma-kiệt-đà sau khi nghe Tôn giả A-nan nói, cẩn thận ghi nhớ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi quanh Tôn giả ba vòng rồi trở lui. Lúc bấy giờ Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên sau khi đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà đi không bao lâu, bạch rằng: “Bạch A-nan, phải chăng những điều tôi hỏi đã không được trả lời?” Tôn giả A-nan đáp: “Mục-kiền-liên, quả thật tôi đã không trả lời.” Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên bạch rằng: “A-nan, tôi lại có điều muốn hỏi, mong nghe cho chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Mục-kiền-liên, ông cứ hỏi. Tôi nghe xong sẽ suy nghó.” Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên bèn hỏi rằng: “A-nan, giải thoát và tuệ giải thoát của Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác và giải thoát của A-la-hán, ba giải thoát này có sự sai biệt nào và có sự thắng liệt nào chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Này Mục-kiền-liên, giải thoát và tuệ giải thoát của Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác và giải thoát của A-la-hán, ba giải thoát này không có sai biệt, cũng không có sự thắng liệt.” Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên bạch rằng: “Bạch A-nan, mong ngài ở lại đây dùng cơm.” Tôn giả A-nan im lặng nhận lời. Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên biết Tôn giả A-nan im lặng nhận lời bèn rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy, tự tay lấy nước, rửa dọn các thức ăn rất tịnh diệu với các loại nhai và nuốt rất thịnh soạn, tự tay châm chước cho đến no đủ. Ăn xong, dọn dẹp chén bát, dùng nước rửa xong, lấy một cái giường nhỏ ngồi riêng một bên nghe pháp. Tôn giả A-nan thuyết pháp cho ông nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ xong, Tôn giả A-nan đứng dậy ra về<註 n="453"/>453.Tôn giả A-nan thuyết như vậy. Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà và Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên sau khi nghe Tôn giả A-nan thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="137030781">146.KINH TƯỢNG TÍCH DỤ<註 n="454"/>454 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ dị học Ti-lô<註 n="455"/>455 vào lúc sáng sớm ra khỏi nước Xá-vệ, đi đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ rồi ngồi xuống một bên. Phật thuyết pháp cho ông nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ xong rồi Phật ngồi im lặng. Dị học Ti-lô sau khi được Phật thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ xong, rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ chân Phật, đi quanh ba vòng rồi lui về. Bấy giờ, Phạm chí Sanh Văn<註 n="456"/>456 ngồi trên cỗ xe trắng rất đẹp, cùng với năm trăm đệ tử, vào lúc sáng sớm, khi ra khỏi Xá-vệ, đi đến một khu rừng để dạy đệ tử tụng đọc kinh thơ. Phạm chí Sanh Văn từ xa trông thấy dị học Ti-lô đi đến, bèn hỏi: “Này Bà-ta<註 n="457"/>457, mới sáng sớm đã từ đâu về vậy?” Dị học Ti-lô đáp: “Này Phạm chí, tôi đi thăm Đức Thế Tôn, lễ sự, cúng dường rồi về đây.” Phạm chí Sanh Văn hỏi: “Có biết Sa-môn Cù-đàm ở nơi trống vắng yên tónh học trí tuệ chăng<註 n="458"/>458?” Dị học Ti-lô đáp: “Phạm chí, hạng người nào mà có thể biết Thế Tôn ở nơi trống vắng yên tónh học trí tuệ? Này Phạm chí, nếu biết Thế Tôn ở nơi trống vắng yên tónh, học trí tuệ thì cũng phải bằng Thế Tôn. Nhưng, này Phạm chí, kinh thơ mà tôi đọc có bốn cú nghóa<註 n="459"/>459 và do bốn cú nghóa này mà tôi nhất định tin tưởng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng. “Này Phạm chí, cũng như thợ săn voi rành nghề, đi rảo trong một khu rừng, ở giữa rừng cây nhìn thấy dấu chân voi to lớn, thấy rồi thì nhất định tin tưởng con voi này phải là rất lớn mới có dấu chân như vậy. Này Phạm chí, tôi cũng như vậy. Trong kinh thơ mà tôi đọc có bốn cú nghóa, do bốn cú nghóa này mà tôi nhất định tin rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử của Như Lai khéo thú hướng. “Bốn cú nghóa ấy là thế nào? “Này Phạm chí, các luận só Sát-lợi có trí tuệ, học rộng, quyết định<註 n="460"/>460, có thể khuất phục người đời, không thứ gì là không biết, rồi đem những điều được thấy mà tạo tác văn chương, lưu hành trong thế gian. Họ nghó như vầy, ‘Ta đến chỗ Sa-môn Cù-đàm hỏi sự việc như vầy, nếu trả lời được, ta lại hỏi nữa. Nếu không trả lời được, ta khuất phục rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn đang trú tại một thôn ấp nào đó, bèn tìm đến. Sau khi gặp Thế Tôn, hỏi còn không dám, há lại nói đến sự khuất phục. Này Phạm chí, kinh thư mà tôi đã đọc dùng được cho cú nghóa thứ nhất này. Nhân ý nghóa này, tôi nhất định tin rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử của Như Lai khéo thú hướng. “Cũng vậy, những Phạm chí có trí tuệ, những Cư só có trí tuệ, những luận só Sa-môn có trí tuệ, đa văn, quyết định, có khả năng khuất phục người đời, không điều gì là không biết, rồi đem những điều được thấy tạo tác văn chương lưu hành thế gian. Họ nghó như vầy, ‘Ta đến chỗ Sa-môn Cù-đàm hỏi sự việc như vầy, nếu trả lời được, ta lại hỏi nữa. Nếu không trả lời được, ta khuất phục rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn đang trú tại một thôn ấp nào đó, bèn tìm đến. Sau khi gặp Thế Tôn, hỏi còn không dám, há lại nói đến sự khuất phục. Này Phạm chí, kinh thư mà tôi đã đọc dùng được cho cú nghóa thứ tư này. Nhân ý nghóa này, tôi nhất định tin rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử của Như Lai khéo thú hướng. “Này Phạm chí, kinh thơ mà tôi được đọc có bốn cú nghóa này. Tôi do bốn cú nghóa này mà nhất định tin tưởng rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng.” Phạm chí Sanh Văn nói rằng: “Này Bà-ta, ông thật hết sức cúng dường Sa-môn Cù-đàm. Do sở nhân, sở duyên này mà hoan hỷ phụng hành. Dị học Ti-lô đáp: “Này Phạm chí, thật vậy, thật vậy, tôi hết sức cúng dường Đức Thế Tôn ấy và cũng hết sức tán thán. Tất cả thế gian cũng nên cúng dường.” Lúc bấy giờ Phạm chí Sanh Văn trên xe bước xuống, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay hướng về rừng Thắng, vườn Cấp cô độc ba lần làm lễ: “Nam mô Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác.” Ba lần như vậy xong, trở lên cỗ xe trắng rất đẹp, đi đến rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Đến chỗ xe có thể đi được, rồi xuống xe đi bộ, tiến về chỗ Phật, chào hỏi xong ngồi xuống một bên, đem câu chuyện mà Phạm chí Sanh Văn vừa thảo luận với dị học Ti-lô, kể lại hết cho Phật nghe. Thế Tôn nghe xong, nói rằng: “Này Phạm chí, dị học Ti-lô nói thí dụ về dấu chân voi chưa được hoàn hảo, chưa được trọn vẹn. Thí dụ về dấu chân voi mà được nói một cách hoàn hảo, trọn vẹn để Ta nói cho ông nghe. Hãy khéo nghe kỹ. “Này Phạm chí, cũng như thợ săn voi rành nghề, đi vào trong một khu rừng, ở giữa đám cây rừng, nhìn thấy dấu chân voi to lớn. Thấy rồi, có thể tin rằng con voi kia phải hết sức to lớn mới có dấu chân như vậy. “Này Phạm chí, thợ săn voi rành nghề ấy, hoặc giả không tin<註 n="461"/>461, vì rằng trong khu rừng ấy có một loại voi cái được gọi là Gia-lê-nậu<註 n="462"/>462, thân thể rất cao lớn, nó có dấu chân này. Rồi thợ săn tìm theo dấu chân. Lại thấy dấu chân voi rất lớn. Thấy rồi có thể tin rằng con voi này hết sức to lớn mới có dấu chân như vậy. “Này Phạm chí, thợ săn rành nghề ấy, hoặc giả vẫn không tin, vì rằng trong khu rừng ấy lại còn có loại voi cái được gọi là Gia-la-lê<註 n="463"/>463, thân thể rất cao lớn, nó có dấu chân này. Rồi thợ săn tìm theo dấu chân này, lại thấy dấu chân voi to lớn. Thấy rồi, có thể tin rằng con voi này phải hết sức to lớn mới có dấu chân như vậy. “Này Phạm chí, thợ săn rành nghề ấy, hoặc giả vẫn không tin, vì rằng trong rừng này còn có loại voi cái được gọi là Bà-hòa-nậu<註 n="464"/>464, thân thể rất cao lớn, nó có dấu chân này. Bèn đi tìm dấu chân này. Lại thấy dấu chân voi to lớn. Thấy rồi có thể tin rằng con voi này phải hết sức to lớn mới có dấu chân này. Thợ săn sau khi tìm theo dấu chân, thấy dấu chân voi rất lớn. Dấu chân voi rất lớn, vuông vức, rất dài, rất rộng, toàn thể chu vi bàn chân lún sâu xuống đất, và thấy con voi ấy hoặc đi lui, hoặc đi tới, hoặc dừng lại, hoặc chạy, hoặc đứng, hoặc nằm. Thấy con voi ấy rồi bèn nghó ‘Nếu có dấu chân lớn ấy tất phải con voi lơn này’. “Này Phạm chí, cũng vậy, nếu trong đời xuất hiện Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Chúng Hựu; vị ấy đối với thế gian này, gồm chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến người, mà tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có văn, có nghóa, trọn đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh, pháp được vị ấy thuyết giảng, hoặc Cư só, hoặc con nhà Cư só, nghe xong được tín tâm. Sau khi ở trong Chánh pháp luật của Như Lai mà được tín tâm rồi, bèn nghó rằng ‘Tại gia chật hẹp, đầy những nhọc nhằn bụi bặm. Đời xuất gia học đạo rộng rãi bao la. Ta nay sống tại gia bị những phiền lớn khóa chặt, không được trọn đời tịnh tu phạm hạnh. Vậy ta hãy từ bỏ những tài vật ít hay tài vật nhiều, từ giã thân thuộc lớn hay thân thuộc nhỏ, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo’. “Người ấy về sau hãy từ bỏ những tài vật ít hay tài vật nhiều, từ giã thân thuộc lớn hay thân thuộc nhỏ, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo. Vị ấy sau khi xuất gia, từ giã thân thuộc, thọ yếu pháp Tỳ-kheo, tu tập cấm giới, thủ hộ Tùng giải thoát; lại khéo thu nhiếp các oai nghi, lễ tiết, thấy những lỗi nhỏ nhặt cũng thường đem lòng lo sợ, thọ trì học giới. “Người ấy lìa bỏ sát sanh, đoạn trừ sát sanh, dẹp bỏ dao gậy, có tàm, có quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến côn trùng. Người ấy đối với sự sát sanh, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa sự lấy của không cho, đoạn trừ sự lấy của không cho, chỉ lấy của được cho, vui trong sự lấy của được cho, thường ưa bố thí, hoan hỷ không keo kiết, không trông chờ báo đáp. Người ấy đối với sự lấy của không cho, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa phi phạm hạnh, đoạn trừ phi phạm hạnh, siêng tu phạm hạnh, tinh cần diệu hạnh thanh tịnh vô uế, ly dục, đoạn dâm. Người ấy đối với sự phi phạm hạnh tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa nói láo, đoạn trừ nói láo, nói lời chắc thật, an trụ trên sự thật không di động, nói tất cả những lời đều đáng tin, không lừa gạt thế gian. Người ấy đối với sự nói láo, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa nói hai lưỡi, đoạn trừ nói hai lưỡi, sống không hai lưỡi, không phá hoại người khác. Không nghe người này nói lại người kia để phá hoại người này. Không nghe từ người kia nói lại người này để phá hoại người kia. Chia rẽ thì làm cho hòa hợp, đã hòa hợp thì làm cho hoan hỷ. Không kết bè đảng, không vui theo bè đảng, không ca ngợi việc kết bè đảng. Người ấy đối với hai lưỡi, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa lời nói cộc cằn, đoạn trừ nói cộc cằn. Nếu có lời nói nào mà lời lẽ thô lỗ, tiếng dữ chói tai, mọi người không vui, mọi người không thích, khiến người khác khổ não, khiến không được định, đoạn trừ những lời như vậy. Nếu có những lời nào mà ôn hòa, mềm mỏng, nghe lọt tai, thấm vào lòng, đáng ưa, đáng thích, khiến người khác an ổn, lời tiếng rõ ràng đầy đủ, không khiến người sợ, khiến người được định. Nói những lời như vậy. Người ấy đối với sự nói cộc cằn, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa nói thêu dệt, đoạn trừ nói thêu dệt; nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói đúng pháp, nói đúng nghóa, nói tịch tịnh, nói sự ưa thích tịch tịnh, hợp sự việc, hợp thời cơ, khéo khuyến giáo, khéo khiển trách. Người ấy đối với sự nói thêu dệt, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa việc buôn bán, dẹp bỏ cân đong và đấu hộc; cũng không nhận hàng hóa, không buộc trói người, không mong đong lừa, cân thiếu, không vì lợi nhỏ mà xâm hại, gạt gẫm người. Người ấy đối với sự buôn bán, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa sự thâu nhận đàn bà góa, đồng nữ, đoạn trừ sự thâu nhận đàn bà góa, đồng nữ. Đối với sự thâu nhận đàn bà góa, đồng nữ, người ấy tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa sự thâu nhận nô tỳ, đoạn trừ sự thâu nhận nô tỳ. Người ấy đối với sự thâu nhận nô tỳ, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa sự thâu nhận voi, ngựa, bò, dê, đoạn trừ sự thâu nhận voi, ngựa, bò, dê. Người ấy đối với sự thâu nhận voi, ngựa, bò, dê, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa sự thâu nhận gà, heo, đoạn trừ sự thâu gà, heo. Người ấy đối với sự thâu nhận gà, heo, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa sự thâu nhận ruộng vườn, quán xá, đoạn trừ sự thâu nhận ruộng vườn, quán xá. Người ấy đối với sự thâu nhận ruộng vườn, quán xá, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa sự thâu nhận lúa, thóc, đậu sống, đoạn trừ sự thâu nhận lúa, thóc, đậu sống. Người ấy đối với sự thâu nhận lúa, thóc, đậu sống, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa rượu, đoạn trừ rượu. Người ấy đối với sự uống rượu, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa giường cao rộng lớn, đoạn trừ giường cao rộng lớn. Người ấy đối với giường cao rộng lớn, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa tràng hoa, anh lạc, hương bột, phấn sáp; đoạn trừ tràng hoa, anh lạc, hương bột, phấn sáp. Người ấy đối với tràng hoa, anh lạc, hương bột, phấn sáp, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe; đoạn trừ ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe. Người ấy đối với ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa sự thâu nhận tiền bạc, đoạn trừ sự thâu nhận tiền bạc. Người ấy đối với sự thâu nhận tiền bạc, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy xa lìa sự ăn quá ngọ, đoạn trừ sự ăn quá ngọ. Người ấy đối với sự ăn quá ngọ, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này rồi, lại sống hết sức tri túc, áo chỉ cốt che thân, ăn chỉ cốt nuôi thân, du hành đến đâu đều mang theo y bát, đi không luyến tiếc, cũng như con nhạn mang theo đôi cánh bay liệng trong không. “Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này và hết sức tri túc rồi, lại thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng muốn khởi ý. Khi mắt thấy sắc, không chấp thủ sắc tướng, không đắm sắc vị; vì sự phẫn tránh<註 n="465"/>465 mà thủ hộ căn con mắt, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia<註 n="466"/>466, nên thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, khi ý biết pháp không chấp thủ pháp tướng, không đắm pháp vị; vì sự phẫn tránh mà thủ hộ ý căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia, nên thủ hộ ý căn. “Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này và hết sức tri túc, thủ hộ các căn rồi, lại biết rõ chân chánh sự ra vào, khéo quán sát phân biệt sự co, duỗi, cúi, ngước, nghi dung chững chạc, khéo đắp Tăng-già-lê và mang các y bát; đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, nói năng thảy đều biết rõ chân chánh. “Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này và hết sức tri túc, thủ hộ các căn, biết rõ chân chánh sự ra vào rồi lại sống cô độc tại nơi xa vắng, ở trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, những nơi trống vắng yên tónh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc đến trong rừng, hoặc giữa bãi tha ma. Người ấy sau khi ở trong rừng vắng, hoặc đến gốc cây, những chỗ không nhàn yên tónh, trải ni-sư-đàn, ngồi xếp kiết già, chánh thân chánh nguyện, hướng niệm nội tâm<註 n="467"/>467, đoạn trừ tâm tham lam, không có não hại, thấy tài vật và các nhu dụng sinh sống của người khác mà không khởi tâm tham lam muốn khiến về mình. Người ấy đối với tham lam, tâm được tịnh trừ. “Cũng vậy, đối với sân nhuế, thùy miên, trạo hối, đoạn trừ nghi hoặc, đối với các thiện pháp không còn do dự. Vị ấy đối với sự nghi hoặc, tâm đã tịnh trừ. “Người ấy đoạn trừ năm triền cái này, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ. “Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’. “Rồi người ấy giác quán đã dứt, nội tónh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc Nhị thiền, thành tựu an trụ. “Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’. “Rồi người ấy ly hỷ dục, xả, vô cầu, an trụ nơi chánh niệm, chánh trí, thân cảm lạc thọ, điều mà Thánh nói là Thánh sở xả niệm lạc trụ thất, đạt đến Tam thiền, thành tựu an trụ. “Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’. “Rồi người ấy lạc diệt, khổ diệt, ưu hỷ vốn cũng đã diệt, không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh, đạt đến Tứ thiền, thành tựu an trụ. “Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’. “Người ấy sau khi đạt đến tịnh tâm như vậy, thanh tịnh, không uế, không phiền, nhu nhuyến, an trụ vững vàng, đạt được bất động tâm, thú hướng đến sự tác chứng lậu tận trí thông. Người ấy biết như thật đây là Khổ, biết như thật đây là Khổ tập, đây là Khổ diệt, đây là Khổ diệt đạo, biết như thật đây là lậu, biết như thật đây là lậu tận, đây là lậu diệt, đây là lậu diệt đạo. “Người ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi thì biết mình đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. “Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, Người ấy lấy đây làm cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’. “Này Phạm chí, ý ông nghó sao? Thí dụ về dấu chân voi như vậy là khéo trình bày được trọn vẹn chăng?” Phạm chí Sanh Văn bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã rõ. Bạch Thế Tôn, con nay tự quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay tự quy y cho đến mạng tận<註 n="468"/>468.” Phật thuyết như vậy. Phạm chí Sanh Văn và Dị học Ti-lô sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="137030782">147.KINH VĂN ĐỨC<註 n="469"/>469 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Phạm chí Sanh Văn<註 n="470"/>470, sau giữa trưa thong dong tản bộ đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, bạch rằng: “Cù-đàm, tôi có điều muốn hỏi, Ngài nghe cho mới dám trình bày.” Thế Tôn nói: “Này Phạm chí, muốn hỏi gì xin cứ hỏi.” Phạm chí Sanh Văn bèn hỏi: “Đệ tử của Sa-môn Cù-đàm, hoặc có người tại gia, hoặc có người xuất gia học đạo, nhưng vì mục đích gì mà bác văn, tụng tập?” Thế Tôn đáp: “Đệ tử của Ta, hoặc tại gia hay xuất gia học đạo mà bác văn, tụng tập là muốn tự điều phục, muốn tự tịch tịnh, tự tìm cầu cứu cánh tịch diệt. Này Phạm chí, đệ tử của Ta tại gia hay xuất gia học đạo vì mục đích này mà bác văn tụng tập.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Này Cù-đàm, bác văn tụng tập có sự sai biệt chăng? Bác văn tụng tập có công đức chăng?” Thế Tôn nói: “Này Phạm chí, bác văn tụng tập có sự sai biệt, bác văn tụng tập cũng có công đức.” Phạm chí Sanh Văn hỏi: “Cù-đàm, bác văn tụng tập có sự sai biệt gì? Có công đức gì?” Thế Tôn nói: “Này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử ban ngày làm các công nghiệp cốt để mưu cầu lợi ích, nhưng công nghiệp của họ thất bại, không thành. Khi những công nghiệp của họ thất bại không thành, họ không ưu sầu, phiền muộn, khóc than; không vật mình, áo não; cũng không phát cuồng. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử ban ngày làm các công nghiệp mà những công nghiệp ấy thất bại không thành; dù những công nghiệp ấy đã thất bại không thành, họ vẫn không ưu sầu phiền muộn, khóc than; không vật mình áo não; cũng không phát si phát cuồng, này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử có những yêu thương mà bị đổi thay, tán thất, không còn sum họp, cách biệt chia lìa, nhưng vẫn không ưu sầu phiền muộn, khóc than; không vật mình áo não, cũng không phát si phát cuồng. Này Phạm chí, nếu da văn Thánh đệ tử có những yêu thương mà bị đổi thay, tán thất, không còn sum họp, cách biệt, chia lìa, nhưng vẫn không ưu sầu, phiền muộn, khóc than; không vật mình áo não, cũng không phát si phát cuồng, này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử biết rằng những tài vật sở hữu này thảy đều vô thường, nên nghó đến sự xuất gia học đạo. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử biết rằng những tài vật sở hữu thảy đều vô thường nên nghó đến sự xuất gia học đạo, này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử sau khi biết rằng tài vật sở hữu thảy đều vô thường, bèn cạo bỏ râu tóc, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử sau khi biết rằng những sở hữu tài vật thảy đều vô thường, bèn cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình sống không gia đình học đạo, này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử có thể nhẫn nại đói khát, lạnh nóng, muỗi mòng, chí rận, gió nắng bức bách, tiếng dữ, gậy hèo cũng có thể nhẫn; thân thể gặp các thứ bệnh tật rất đau đớn đến gần như tuyệt mạng và những điều không khả lạc thảy đều có thể nhẫn nại. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử có thể kham nhẫn đói khát, lạnh nóng, muỗi mòng, chí rận, gió nắng bức bách, tiếng dữ, gậy hèo cũng có thể nhẫn; thân thể gặp các bệnh tật rất đau đớn đến gần như tuyệt mạng và những điều không khả lạc thảy đều có thể nhẫn nại, thì này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử nhẫn nại những điều không hoan lạc. Khi những điều không hoan lạc đã sanh, trong lòng không hề bị vướng bận. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử nhẫn nại những điều không hoan lạc; những điều không hoan lạc đã sanh, trong tâm không hề bị vướng bận, thì này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử nhẫn nại sự sợ hãi. Khi sự sợ hãi phát sanh, trong tâm không hề bị vướng bận. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử nhẫn nại sự sợ hãi, khi sự sợ hãi phát sanh, trong tâm không hề vướng bận, thì này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử khi sanh khởi ba niệm ác bất thiện là: niệm dục, niệm nhuế và niệm hại, với ba niệm ác bất thiện này, trong tâm không hề bị dính trước. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử phát sanh ba niệm ác bất thiện, niệm dục, niệm nhuế và niệm hại, với ba niệm ác bất thiện này mà trong tâm không hề bị dính trước, thì này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ, thì này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử ba kết sử đã đoạn tận, chứng đắc Tu-đà-hoàn, không đọa pháp ác, quyết định đi đến chánh giác, tối đa bảy lần tái sanh. Sau khi bảy lần qua lại nhân gian thiên thượng rồi đạt đến khổ biên. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử ba kết sử đã đoạn tận, chứng đắc Tu-đà-hoàn, không đọa pháp ác, quyết định đi đến chánh giác, tối đa bảy lần tái sanh; sau khi bảy lần qua lại nhân gian và thiên thượng rồi đạt đến khổ biên, thì này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử ba kết sử đã đoạn tận, dâm, nộ và si đã mỏng, chứng đắc Nhất lai, chỉ một lần qua lại thiên thượng và nhân gian rồi đạt đến khổ biên. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử ba kết sử đã đoạn tận, dâm, nộ và si đã mỏng, chứng đắc Nhất lai, chỉ một lần qua lại thiên thượng và nhân gian rồi đạt đến khổ biên, thì này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử năm hạ phần kết đã đoạn tận, sanh vào nơi kia mà Bát-niết-bàn, chứng đắc pháp bất thối, không trở lại thế gian này. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử năm hạ phần kết đã đoạn tận, sanh vào nơi kia mà Bát-niết-bàn, chứng đắc pháp bất thối, không trở lại thế gian này, thì này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử có tịch tịnh giải thoát, ly sắc, chứng vô sắc, với định như thế mà<註 n="471"/>471 thân tác chứng, thành tựu an trụ, do tuệ quán mà vónh viễn đoạn trừ các lậu. Này Phạm chí, nếu Đa văn Thánh đệ tử có tịch tịnh giải thoát, ly sắc, chứng vô sắc, với định như thế mà thân tác chứng, thành tựu an trụ, do tuệ quán mà vónh viễn đoạn trừ các lậu, thì này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này. “Lại nữa, Đa văn Thánh đệ tử với các như ý túc là thiên nhó, tha tâm trí, túc mạng trí, sanh tử trí, các lậu đã đoạn tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời hiện tại mà tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Này Phạm chí, Đa văn Thánh đệ tử này với các như ý túc là thiên nhó, tha tâm trí, túc mạng trí, sanh tử trí, các lậu đã đoạn tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời hiện tại mà tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’, thì này Phạm chí, đó là bác văn tụng tập mà có sự sai biệt, có công đức này.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, bác văn tụng tập có sự sai biệt này, có công đức này. Còn có sự sai biệt nào, còn có công đức nào tối thượng, tối diệu, tối thắng nữa chăng?” Thế Tôn nói: “Này Phạm chí, bác văn tụng tập này có sự sai biệt này và với công đức này không còn có sự sai biệt, không còn có công đức nào tối thượng, tối diệu, tối thắng nữa.” Phạm chí Sanh Văn bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã rõ. Bạch Thế Tôn, con nay tự quy y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay trọn đời quy y cho đến tận mạng.” Phật thuyết như vậy. Phạm chí Sanh Văn sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="137030783">148.KINH HÀ KHỔ<註 n="472"/>472 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Phạm chí Sanh Văn<註 n="473"/>473, sau giữa trưa thong dong tản bộ đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, bạch rằng: “Này Cù-đàm, tôi có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho, tôi mới dám trình bày.” Thế Tôn nói: “Ông muốn hỏi điều gì xin cứ hỏi.” Phạm chí Sanh Văn bèn hỏi: “Cù-đàm, người tại gia có những sự khổ nào? Và người xuất gia có những khổ nào?” Đức Thế Tôn trả lời rằng: “Người tại gia vì không được tự do mà khổ. Người xuất gia vì tự do mà khổ.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Cù-đàm, tại sao người tại gia vì không được tự do mà khổ? Và tại sao người xuất gia vì tự do mà khổ?” Thế Tôn đáp: “Nếu người tại gia mà tiền tài không tăng trưởng, kim ngân, chơn châu, lưu ly, thủy tinh thảy đều không tăng trưởng; súc mục, lúùa, gạo cùng nô tỳ, sai dịch cũng không tăng trưởng; lúc bấy giờ người tại gia ưu sầu, khổ não. Do sự kiện này mà người tại gia có nhiều ưu tư khổ nhọc, trong lòng mang nhiều sầu bi. “Này Phạm chí, nếu người xuất gia học đạo mà sống theo dục vọng, theo sân nhuế, ngu si, lúc bấy giờ xuất gia học đạo có nhiều ưu sầu khổ não. Do sự kiện này mà có người xuất gia có nhiều ưu tư khổ nhọc, trong lòng chất nhiều sầu bi. “Này Phạm chí, như vậy người tại gia vì không được tự do mà khổ, và người xuất gia học đạo vì tự do mà khổ.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Cù-đàm, tại gia có những gì là hoan lạc? Và xuất gia học đạo có những gì là hoan lạc?” Thế Tôn đáp: “Tại gia vì tự do mà được hoan lạc, xuất gia học đạo vì không tự do mà được hoan lạc”. Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Cù-đàm, tại sao tại gia vì tự do mà được hoan lạc? Và tại sao xuất gia học đạo vì không tự do mà được hoan lạc?” Thế Tôn đáp: “Này Phạm chí, nếu người tại gia mà được tiền tài tăng trưởng, kim ngân, chơn châu, lưu ly, thủy tinh đều được tăng trưởng; súc mục, lúa gạo và nô tỳ, sai dịch cũng đều được tăng trưởng. Lúc bấy giờ tại gia là khoái lạc, hoan hỷ. Do sự kiện này mà người tại gia có nhiều khoái lạc hoan hỷ. “Này Phạm chí, người xuất gia học đạo sống không tùy theo dục vọng, không tùy theo sân nhuế, lúc bấy giờ xuất gia học đạo là khoái lạc hoan hỷ. Do sự kiện này mà người xuất gia học đạo có nhiều khoái lạc hoan hỷ. “Này Phạm chí, như vậy người tại gia vì tự do mà được hoan lạc, người xuất gia vì không tự do mà được hoan lạc.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Cù-đàm, do sự kiện nào mà chư Thiên và Nhân loại nhất định không có lợi nghóa? Do sự kiện nào mà chư Thiên và Nhân loại tất có lợi nghóa?” Thế Tôn đáp: “Này Phạm chí, nếu chư Thiên và Nhân loại đấu tranh lẫn nhau, tất không có lợi nghóa. Nếu chư Thiên và Nhân loại không đấu tranh lẫn nhau tất có lợi nghóa.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Cù-đàm, tại sao nếu chư Thiên và Nhân loại đấu tranh lẫn nhau, tất không có lợi nghóa? Và tại sao chư Thiên và Nhân loại không đấu tranh lẫn nhau tất có lợi nghóa?” Thế Tôn đáp: “Này Phạm chí, lúc nào chư Thiên, Nhân loại đấu tranh thù nghịch, lúc bấy giờ chư Thiên, nhân loại có ưu tư, khổ nhọc, sầu bi. Do sự kiện này mà chư Thiên và Nhân loại có nhiều ưu tư khổ nhọc, sầu bi. Nếu lúc nào chư Thiên và Nhân loại không đấu tranh thù nghịch, bấy giờ chư Thiên và Nhân loại được khoái lạc hoan hỷ. Do sự kiện này, chư Thiên và Nhân loại có nhiều khoái lạc hoan hỷ. “Này Phạm chí, như vậy chư Thiên và Nhân loại đấu tranh lẫn nhau tất không có lợi nghóa. Nếu chư Thiên và Nhân loại không đấu tranh lẫn nhau tất có lợi nghóa.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Do sự kiện nào khiến cho chư Thiên, Nhân loại nhất định không được nhiêu ích, phải gặp khổ nhọc? Do sự kiện nào khiến cho chư Thiên và Nhân loại tất được nhiêu ích, tất được hoan lạc?” Thế Tôn đáp: “Này Phạm chí, nếu chư Thiên và Nhân loại sống bằng phi pháp, làm điều dữ, tất không được nhiêu ích, tất phải khổ nhọc. Nếu chư Thiên và Nhân loại hay sống đúng như pháp, không làm dữ, tất được nhiêu ích, tất được hoan lạc.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Cù-đàm, thế nào là chư Thiên và Nhân loại sống bằng phi pháp và làm điều dữ để nhất định không được nhiêu ích, nhất định phải khổ nhọc? Thế nào là chư Thiên và Nhân loại sống đúng như pháp và không làm điều dữ để nhất định được nhiêu ích, được hoan lạc?” Thế Tôn nói: “Này Phạm chí, chư Thiên và Nhân loại thân làm điều phi pháp và làm điều dữ, miệng và ý làm điều phi pháp và làm điều dữ, lúc bấy giờ chư Thiên và Nhân loại tất sẽ tổn giảm, A-tu-la tất sẽ hưng thạnh. Này Phạm chí, nếu chư Thiên và Nhân loại mà thân làm đúng như pháp, thủ hộ thân và ý làm đúng như pháp, thủ hộ miệng và ý, thì bấy giờ chư Thiên và Nhân loại tất sẽ hưng thạnh, A-tu-la tất sẽ tổn giảm. Này Phạm chí, như vậy chư Thiên và Nhân loại nếu sống bằng phi pháp và làm điều dữ, tất không được ích lợi, tất phải khổ nhọc. Nếu chư Thiên và Nhân loại sống đúng như pháp, không làm điều dữ, tất được ích lợi, tất được hoan lạc.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Cù-đàm, nên quán sát ác tri thức như thế nào?” Thế Tôn đáp: “Hãy quán sát ác tri thức như mặt trăng.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Thế nào là quán sát ác tri thức như mặt trăng?” Thế Tôn đáp: “Như mặt trăng dần đến biến mất, càng ngày càng giảm, vành trăng cũng giảm, ánh sáng cũng giảm, hình sắc cũng giảm, càng lúc càng khuyết dần. Này Phạm chí, rồi đến một lúc mặt trăng biến mất hẳn, không còn thấy nữa. Này Phạm chí, người ác tri thức đối với Chánh pháp luật của Như Lai cũng có được tín tâm, nhưng người ấy được tín tâm rồi, về sau lại không hiếu thuận, cũng không cung kính, hành vi trái ngược, không vững chánh trí, không hướng đến pháp tùy pháp; người ấy bèn mất tín tâm, mất trì giới, bác văn, thí, xả, và trí tuệ cũng mất luôn. Này Phạm chí, cho đến lúc thiện pháp nơi ác tri thức ấy hoàn toàn tiêu diệt, cũng như mặt trăng mất hút. Này Phạm chí, như vậy hãy quán sát ác tri thức như mặt trăng.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Cù-đàm, nên quán sát thiện tri thức như thế nào?” Thế Tôn đáp: “Này Phạm chí, hãy quán sát thiện tri thức như mặt trăng.” Phạm chí Sanh Văn lại hỏi: “Cù-đàm, thế nào là quán sát thiện tri thức như mặt trăng?” Thế Tôn đáp: “Này Phạm chí, cũng như mặt trăng trong thời mới mọc, còn non, trong vắt, càng ngày càng tăng trưởng. Này Phạm chí, cho đến một lúc, vào ngày mười lăm trong tháng, vành trăng tròn đầy. Này Phạm chí, cũng vậy, thiện tri thức đối với pháp luật của Như Lai mà có được tín tâm, người ấy được tín tâm rồi, sau đó lại có hiếu thuận, cung kính, hành vi tùy thuận, vững vàng trên chánh trí, hướng đến pháp tùy pháp. Người ấy lúc bấy giờ tăng trưởng tín, trì giới, bác văn, thí xả, trí tuệ cũng tăng trưởng. Này Phạm chí, cho đến một lúc, thiện pháp nơi thiện tri thức ấy được trọn đủ như mặt trăng ngày rằm vậy. Này Phạm chí, như vậy hãy quán sát thiện tri thức như mặt trăng.” Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài tụng này: Như thể trăng tròn không bợn, Du hành trong khoảng hư không; Sáng lấp muôn ngàn tinh đẩu, Rạng ngời một cõi mênh mông. Cũng vậy, tín tâm, bác văn, Thi ân, độ lượng, bao dung; Sáng lấp trần gian bỏn sẻn, Rạng ngời thí xả mênh mông. Như thể đại long thần lực, Kéo mây, nổi sóng, điện giăng, Mưa đổ nước trào lai láng, Tràn đầy mặt đất mênh mông. Cũng vậy, tín tâm, bác văn, Thi ân, độ lượng, bao dung, Ẩm thực cho người no đủ, Hằng khuyên thí xả gia tăng. Như thể sấm truyền vang dội, Như trời hắt trận mưa rào; Phước thí như mưa quảng đại, Cơn mưa thí chủ dâng cao. Đời này tiền tài, danh dự, Đời sau cõi thiện sanh lên, Phước báo người này lãnh tho,ï Chết rồi tất sẽ sanh thiên. Phật thuyết như vậy. Phạm chí Sanh Văn sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="137030784">149.KINH HÀ DỤC<註 n="474"/>474 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Phạm chí Sanh Văn, sau giữa trưa thong dong tản bộ đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, bạch rằng: “Cù-đàm, tôi có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho, tôi mới dám trình bày.” Đức Thế Tôn nói: “Ông muốn hỏi điều gì xin cứ hỏi.” Phạm chí Sanh Văn hỏi rằng: “Cù-đàm, người Sát-lợi ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập bằng cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì<註 n="475"/>475?” Thế Tôn đáp: “Người Sát-lợi ước muốn được tài vật, thực hành nơi trí tuệ, thiết lập bằng gươm dao<註 n="476"/>476, y cứ trên nhân dân<註 n="477"/>477, lấy tự do làm mục đích.” Phạm chí Sanh Văn hỏi: “Người Cư só ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì?” Thế Tôn đáp: “Người Cư só ước muốn được tài vật. Thực hành nơi trí tuệ. Thiết lập bằng kỹ thuật. Y cứ trên nghề nghiệp. Lấy sự cứu cánh của nghề nghiệp làm mục đích”. Phạm chí Sanh Văn hỏi: “Cù-đàm, đàn bà ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì?” Thế Tôn đáp: “Đàn bà ước muốn được đàn ông. Thực hành sự trang điểm. Thiết lập bằng con cái. Y cứ trên sự không đối thủ<註 n="478"/>478.Lấy tự do làm mục đích.” Phạm chí Sanh Văn hỏi: “Cù-đàm, trộm cướp ước muốn cái gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì? Thế Tôn đáp: “Trộm cướp ước muốn lấy của không cho. Thực hành nơi chỗ lén lút. Thiết lập bằng gươm dao. Y cứ nơi bóng tối. Lấy sự không bị khám phá làm mục đích “. Phạm chí Sanh Văn hỏi: “Cù-đàm, người Phạm chí ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì?” Thế Tôn đáp: “Người Phạm chí ước muốn được tài vật. Thực hành nơi trí tuệ. Thiết lập bằng kinh thơ<註 n="479"/>479.Y cứ trên trai giới<註 n="480"/>480.Lấy Phạm thiên làm mục đích.” Phạm chí Sanh Văn hỏi: “Sa-môn ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì?” Thế Tôn đáp: “Sa-môn ước muốn được chân lý<註 n="481"/>481, thực hành nơi trí tuệ, thiết lập bằng giới, y cứ trên vô xứ<註 n="482"/>482, lấy Niết-bàn làm mục đích.” Phạm chí Sanh Văn bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã rõ. Bạch Thế Tôn, nay con xin tự quy y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay con trọn đời tự quy y cho đến lúc mạng tận.” Phật thuyết như vậy. Phạm chí Sanh Văn sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="137030785">150.KINH UẤT-SẤU-CA-LA<註 n="483"/>483 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trú trong Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Phạm chí Uất-sấu-ca-la<註 n="484"/>484, sau giữa trưa, thong dong tản bộ đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi sang một bên, bạch rằng: “Thưa Cù-đàm, tôi có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho mới dám trình bày.” Thế Tôn nói: “Hãy cứ tùy ý mà hỏi.” Phạm chí Uất-sấu-ca-la bèn hỏi rằng: “Thưa Cù-đàm, Phạm chí thiết lập bốn loại phụng sự cho bốn chủng tánh, tức thiết lập loại phụng sự cho Phạm chí, loại phụng sự cho Sát-lợi, cho Cư só<註 n="485"/>485, cho Công sư<註 n="486"/>486.“Này Cù-đàm, Phạm chí thiết lập loại phụng sự cho Phạm chí, tức là Phạm chí phải phụng sự Phạm chí; Sát-lợi, Cư só và Công sư cũng phải phụng sự Phạm chí. Này Cù-đàm, bốn chủng tánh này phải phụng sự Phạm chí. “Này Cù-đàm, Phạm chí thiết lập loại phụng sự cho Sát-lợi tức là Sát-lợi phải phụng sự cho Sát-lợi; Cư só và Công sư cũng phải phụng sự cho Sát-lợi. Này Cù-đàm, ba chủng tánh này phải phụng sự Sát-lợi. “Này Cù-đàm, Phạm chí thiết lập loại phụng sự cho Cư só, tức là Cư só phải phụng sự Cư só, Công sư cũng phải phụng sự Cư só. Này Cù-đàm, hai chủng tánh này phải phụng sự cho Cư só. “Này Cù-đàm, Phạm chí thiết lập loại phụng sự cho Công sư, tức là Công sư phải phụng sự Công sư. Ai thấp hèn hơn nữa để được chủ trương phải phụng sự Công sư? Duy chỉ có Công sư phụng sự Công sư.” Thế Tôn hỏi rằng: “Này Phạm chí, các Phạm chí có tự mình biết rõ<註 n="487"/>487 khi thiết lập bốn loại phụng sự cho bốn chủng tánh này; thiết lập loại phụng sự cho Phạm chí, thiết lập loại phụng sự cho Sát-lợi, cho Cư só, cho Công sư?” Phạm chí Uất-sấu-ca-la đáp: “Không biết rõ, Cù-đàm. Nhưng các Phạm chí tự nói như vầy, ‘Ta ở trong đời này, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời, Phạm chí không tự mình biết rõ khi thiết lập bốn loại phụng sự cho bốn chủng tánh, tức thiết lập loại phụng sự cho Phạm chí, thiết lập loại phụng sự cho Sát-lợi, thiết lập loại phụng sự cho Cư só, thiết lập loại phụng sự cho Công sư’.” Thế Tôn nói: “Này Phạm chí, cũng như một người đưa cho người khác một miếng thịt, bắt ép và nói rằng ‘Này ông bạn, hãy ăn đi và hãy trả tiền cho tôi’. Này Phạm chí, ngươi nói cho các Phạm chí ấy cũng giống như vậy. Vì sao? Vì Phạm chí không tự mình biết rõ khi thiết lập bốn loại phụng sự cho bốn chủng tánh, tức thiết lập loại phụng sự cho Phạm chí, thiết lập loại phụng sự cho Sát-lợi, cho Cư só, cho Công sư.” Thế Tôn lại hỏi: “Này Phạm chí, thế nào là phụng sự? Có loại phụng sự, do sự phụng sự này mà chỉ có hạ liệt, chứ không có sự ưu thắng. Loại phụng sự này chăng? Có loại phụng sự, do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng, chứ không có sự hạ liệt. Loại phụng sự này chăng? “Này Phạm chí, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng. Loại phụng sự này chăng? “Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư, do sự phụng sự này mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng. Loại phụng sự này chăng? “Này Phạm chí, nếu phụng sự Phạm chí, do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt. Loại phụng sự này chăng? “Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư, do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt. Loại phụng sự này chăng?” Uất-sấu-ca-la đáp: “Cù-đàm, nếu tôi phụng sự và do sự phụng sự này mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng, tôi không nên phụng sự như vậy. “Nếu tôi phụng sự, do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt, tôi nên phụng sự như vậy. “Này Cù-đàm, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng, tôi không nên theo loại phụng sự này. “Nếu phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng, tôi không nên phụng sự như vậy. “Này Cù-đàm, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt, tôi nên phụng sự như vậy. “Nếu phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt, tôi nên phụng sự như vậy.” Thế Tôn nói: “Này Phạm chí, nếu lại có một Phạm chí đến đây, người ấy không phải ngu, không phải si, cũng không phải điên đảo, tâm không điên đảo, tự do tự tại, rồi Ta hỏi Phạm chí ấy rằng: ‘Này Phạm chí, ý ông nghó sao? Nếu có loại phụng sự, do loại phụng sự ấy mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng. Loại phụng sự này chăng? Nếu có loại phụng sự, do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt. Loại phụng sự này chăng? Này Phạm chí, nếu phụng sự Phạm chí, do sự phụng sự này mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng. Loại phụng sự này chăng? Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng. Loại phụng sự này chăng? Nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt. Loại phụng sự này chăng? Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt. Loại phụng sự này chăng?’ “Này Phạm chí, nếu người Phạm chí ấy không phải ngu, không phải si, không phải điên đảo, tâm không điên đảo, tự do tự tại, trả lời Ta rằng: ‘Cù-đàm, nếu tôi phụng sự và do sự phụng sự này mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng, tôi không nên phụng sự như vậy. Nếu tôi phụng sự và do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt, tôi nên phụng sự như vậy. ‘Này Cù-đàm, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng, tôi không nên phụng sự như vậy. Nếu phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà có sự hạ liệt chứ không có sự ưu thắng, tôi không nên phụng sự như vậy. ‘Này Cù-đàm, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt, tôi nên phụng sự như vậy. Nếu phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà có sự ưu thắng chứ không có sự hạ liệt, tôi nên phụng sự như vậy’.” Rồi Thế Tôn lại hỏi: “Này Phạm chí, ý ông nghó sao? Nếu có loại phụng sự và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, văn, thí xả và tuệ. Loại phụng sự này chăng? Nếu có loại phụng sự và do sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả và trí tuệ. Loại phụng sự này chăng? Này Phạm chí, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ. Loại phụng sự này chăng? Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ. Loại phụng sự này chăng? Này Phạm chí, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả<註 n="488"/>488, trí tuệ. Loại phụng sự này chăng? Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ. Loại phụng sự này chăng?” Phạm chí Uất-sấu-ca-la đáp: “Cù-đàm, nếu tôi phụng sự và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ, tôi không nên phụng sự như vậy. “Nếu tôi phụng sự và do sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ, tôi nên phụng sự như vậy. “Này Cù-đàm, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ, tôi không nên phụng sự như vậy. “Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ, tôi không nên phụng sự như vậy. Này Cù-đàm, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ, tôi nên phụng sự như vậy. Nếu phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ, tôi nên phụng sự như vậy.” Thế Tôn nói: “Này Phạm chí, nếu có một Phạm chí đến đây, người ấy không phải ngu, không phải si, cũng không phải điên đảo, tâm không điên đảo, tự do tự tại và Ta hỏi Phạm chí ấy rằng, ‘Này Phạm chí, ý ông nghó sao? Nếu có loại phụng sự và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; loại phụng sự này chăng? ‘Nếu có loại phụng sự và do sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; loại phụng sự này chăng? ‘Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; loại phụng sự này chăng? Nếu phụng sự Phạm chí và sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; loại phụng sự này chăng? ‘Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; loại phụng sự này chăng?’ “Này Phạm chí, nếu Phạm chí này không phải ngu, không phải si, cũng không phải điên đảo, tâm không điên đảo, tự do tự tại, tất cũng sẽ trả lời Ta như vậy, rằng: ‘Này Cù-đàm, nếu tôi phụng sự và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; tôi không nên phụng sự như vậy. Nếu tôi phụng sự và do sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; tôi nên phụng sự như vậy. Này Cù-đàm, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; tôi không nên phụng sự như vậy. Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà mất tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; tôi không nên phụng sự như vậy. Này Cù-đàm, nếu phụng sự Phạm chí và do sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; tôi nên phụng sự như vậy. Phụng sự Sát-lợi, Cư só, Công sư và do sự phụng sự này mà gia tăng tín, giới, bác văn, thí xả, trí tuệ; tôi nên phụng sự như vậy’.” Phạm chí Uất-sấu-ca-la bạch rằng: “Phạm chí thiết lập bốn loại tài vật tự hữu<註 n="489"/>489 cho bốn chủng tánh, tức thiết lập loại tài vật tự hữu cho Phạm chí, thiết lập loại tài vật tự hữu cho Sát-lợi, Cư só, Công sư. “Này Cù-đàm, Phạm chí thiết lập loại tài vật tự hữu cho Phạm chí là, này Cù-đàm, Phạm chí chủ trương rằng, tài vật tự hữu của Phạm chí do khất cầu<註 n="490"/>490.Nếu Phạm chí khinh mạn sự khất cầu, tức là khinh mạn tài vật tự hữu. Khinh mạn tài vật tự hữu tức là thất lợi. Cũng như người chăn bò không thể trông chừng bò, tức là thất lợi. Cũng vậy, Phạm chí chủ trương tài vật tự hữu của Phạm chí là do khất cầu. Nếu Phạm chí khinh mạn sự khất cầu tức là khinh mạn tài vật tự hữu. Khinh mạn tài vật tự hữu tức là thất lợi. “Này Cù-đàm, Phạm chí thiết lập loại tài vật tự hữu cho Sát-lợi là, này Cù-đàm, Phạm chí chủ trương tài vật tự hữu của Sát-lợi là cung tên. Nếu Sát-lợi khinh mạn cung tên tức là khinh mạn tài vật tự hữu. Nếu khinh mạn tài vật tự hữu tức là thất lợi. Cũng như người chăn bò mà không thể trông chừng được bò, tức là thất lợi. Cũng vậy, này Cù-đàm, Phạm chí chủ trương tài vật của Sát-lợi là cung tên, nếu Sát-lợi khinh mạn cung tên tức là khinh mạn tài vật tự hữu. Khinh mạn tài vật tự hữu tức là thất lợi. “Này Cù-đàm, Phạm chí thiết lập loại tài vật tự hữu cho Cư só là, này Cù-đàm, Phạm chí chủ trương tài vật tự hữu của Cư só là nông nghiệp<註 n="491"/>491.Nếu Cư só khinh mạn nông nghiệp tức là khinh mạn tài vật tự hữu. Khinh mạn tài vật tự hữu tức là thất lợi. Cũng như người chăn bò mà không thể trông chừng được bò tức là thất lợi. Cũng vậy, này Cù-đàm, Phạm chí chủ trương tài vật tự hữu của Cư só là nông nghiệp. Nếu Cư só khinh mạn nông nghiệp tức là khinh mạn tài vật tự hữu. Khinh mạn tài vật tự hữu tức là thất lợi. “Này Cù-đàm, Phạm chí thiết lập loại tài vật tự hữu cho Công sư là, này Cù-đàm, Phạm chí chủ trương tài vật tự hữu của Công sư là gai<註 n="492"/>492.Nếu Công sư khinh mạn gai tức là khinh mạn tài vật tự hữu. Khinh mạn tài vật tự hữu tức là thất lợi. Cũng như người chăn bò mà không thể trông chừng bò được, tức là thất lợi. Cũng vậy, này Cù-đàm, Phạm chí chủ trương tài vật tự hữu của Công sư là gai. Nếu Công sư khinh mạn gai tức là khinh mạn tài vật tự hữu. Khinh mạn tài vật tự hữu tức là thất lợi.” Thế Tôn hỏi rằng: “Này Phạm chí, các Phạm chí có tự biết rõ<註 n="493"/>493 khi thiết lập bốn loại tài vật tự hữu cho bốn chủng tánh, nghóa là thiết lập loại tài vật tự hữu cho Phạm chí, thiết lập loại tài vật tự hữu cho Sát-lợi, cho Cư só, cho Công sư chăng?” Phạm chí Uất-sấu-ca-la đáp rằng: “Không tự biết rõ, bạch Cù-đàm, nhưng các Phạm chí tự nói rằng ‘Ta ở trong đời này, chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời, Phạm chí không tự mình biết rõ khi thiết lập loại tài vật tự hữu cho bốn chủng tánh tức là thiết lập loại tài vật tự hữu cho Phạm chí, thiết lập loại tài vật tự hữu cho Sát-lợi, cho Cư só, cho Công sư.” Thế Tôn nói rằng: “Này Phạm chí, cũng như một người đưa cho một người khác một miếng thịt, bắt ép và nói rằng ‘Này ông bạn, hãy ăn và hãy trả tiền cho tôi. Này Phạm chí, ngươi nói cho các Phạm chí cũng giống như vậy’. Vì sao? Vì các Phạm chí không tự mình biết rõ khi thiết lập bốn loại tài vật tự hữu cho bốn chủng tánh tức thiết lập loại tài vật tự hữu cho Phạm chí, thiết lập loại tài vật tự hữu cho Sát-lợi, cho Cư só, cho Công sư. “Nhưng, này Phạm chí, Ta tự mình biết rõ, thấu triệt khi thiết lập tài vật tự hữu cho mọi người, đó là pháp tịch tịnh, pháp tịch diệt, pháp giác đạo, pháp thiện thú.” Rồi Thế Tôn lại hỏi: “Này Phạm chí, ý ngươi nghó sao? Có trường hợp nào mà hư không này chỉ là sự không dính trước, không trói buộc, không xúc chạm, không ngăn ngại đối với Phạm chí mà thôi, chứ không đối với Sát-lợi, Cư só hay Công sư?” Phạm chí Uất-sấu-ca-la đáp: “Này Cù-đàm, hư không này vốn không dính trước, không trói buộc, không xúc chạm, không ngăn ngại đối với Phạm chí, đối với Sát-lợi, Cư só hay Công sư cũng vậy.” “Cũng vậy, này Phạm chí, Ta tự mình biết rõ, thấu triệt khi thiết lập tài vật tự hữu cho mọi người, đó là pháp tịch tịnh, pháp tịch diệt, pháp giáo đạo, pháp thiện thú.” Thế Tôn lại hỏi: “Này Phạm chí, ý ngươi nghó sao? Có trường hợp nào chỉ riêng Phạm chí mới có thể hành từ tâm, không kết, không oán, không nhuế, không tranh; còn Sát-lợi, Cư só và Công sư thì không thể chăng?” Phạm chí Uất-sấu-ca-la đáp: “Cù-đàm, Phạm chí có thể hành từ tâm, không kết, không oán, không nhuế, không tranh. Sát-lợi, Cư só, Công sư cũng vậy.” “Cũng vậy, này Phạm chí, Ta tự mình biết rõ, thấu triệt khi thiết lập loại tài vật tự hữu hco mọi người, đó là pháp tịch tịnh, pháp tịch diệt, pháp giáo đạo, pháp thiện thú.” Thế Tôn lại hỏi: “Này Phạm chí, ý ông nghó sao, nếu những người thuộc trong chủng tánh khác nhau<註 n="494"/>494 cùng đến đây và giả sử có một người nói với những người ấy rằng, ‘Các ngươi hãy đến đây, nếu ai sanh trong chủng tộc Sát-lợi hay chủng tộc Phạm chí thì chỉ những người ấy mới có thể mang bột tắm<註 n="495"/>495 đi đến nước để tắm rửa, trừ khử dơ bẩn cho sạch sẽ’. Này Phạm chí, ý ngươi nghó sao? Phải chăng chỉ có những người thuộc chủng tộc Sát-lợi hay Phạm chí mới có thể mang bột tắm đi tắm rửa, trừ khử dơ bẩn cho sạch sẽ và những người thuộc chủng tộc Cư só hay không Công sư không thể mang bột tắm đi đến nước để tắm rửa, trừ khử dơ bẩn cho thật sạch sẽ chăng? Hay tất cả những người trong một trăm chủng tộc khác nhau đều có thể mang bột tắm đi đến nước để tắm rửa, trừ khử dơ bẩn cho thật sạch sẽ?” Phạm chí Uất-sấu-ca-la đáp: “Cù-đàm, tất cả những người trong một trăm chủng tộc khác nhau ấy đều có thể mang bột tắm đi đến nước để tắm rửa, trừ khử dơ bẩn cho thật sạch sẽ.” “Cũng vậy, này Phạm chí, Ta tự mình biết rõ, thấu triệt khi thiết lập tài vật tự hữu cho mọi người, đó là pháp tịch tịnh, pháp tịch diệt, pháp giác đạo, pháp thiện thú.” Thế Tôn lại hỏi: “Này Phạm chí, ý ngươi nghó sao? Nếu những người trong trăm chủng tộc khác nhau cùng đến đây và giả sử có một người nói với họ rằng, ‘Các ngươi hãy đến đây. Nếu ai sanh trong chủng tộc Sát-lợi hay chủng tộc Phạm chí, thì những người ấy mới có thể dùng cây chiên-đàn và sa-la thật khô làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát lửa và bùng cháy’. Này Phạm chí, ý ngươi nghó sao? Phải chăng chỉ chủng tộc Sát-lợi hay chủng tộc Phạm chí, những người này mới có thể dùng cây chiên-đàn và sa-la thật khô làm mồi lửa, lấy dùi mà dùi cho phát lửa và bùng cháy? Còn những người thuộc chủng tộc Cư só hay Công sư phải lấy ván máng heo, máng chó khô, cây Y-lan-đàn và các thứ gỗ xấu khác để làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát lửa và bùng cháy? Hay tất cả những người trong chủng tộc khác đều có thể dùng bất cứ loại cây nào làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát lửa và bùng cháy?” Phạm chí Uất-sấu-ca-la đáp rằng: “Cù-đàm, tất cả những người trong chủng tộc khác nhau đều có thể dùng bất cứ loại cây gỗ nào làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát lửa và bùng cháy.” “Cũng vậy, này Phạm chí, Ta tự mình biết rõ, thấu triệt khi thiết lập loại tài vật tự hữu cho mọi người. Đó là pháp tịch tịnh, pháp tịch diệt, pháp giáo đạo, pháp thiện thú.” Thế Tôn lại hỏi: “Này Phạm chí, những người trong chủng tộc khác nhau ấy đều có thể dùng bất cứ loại cây gỗ nào làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát lửa và bùng cháy. Tất cả những thứ lửa ấy đều có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng, đều có thể dùng vào công việc lửa. Có trường hợp nào chỉ độc nhất loại này mới có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng, có thể dùng vào công việc lửa? Hay chỉ độc nhất loại lửa kia không có ngọn, không có màu sắc, không có sức nóng, không có ánh sáng, không thể dùng vào việc lửa? Hay tất cả thứ lửa ấy đều có ngọn, có màu sắc, có ánh sáng, có thể dùng vào việc lửa?” Phạm chí Uất-sấu-ca-la đáp rằng: “Cù-đàm, những người trong trăm chủng tộc khác nhau đều có thể dùng bất cứ loại cây gỗ nào để làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát lửa và bùng cháy. Tất cả những thứ lửa ấy đều có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng, đều có thể dùng vào việc lửa. Nếu nói độc nhất chỉ có loại lửa này mới có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng và có thể dùng vào việc lửa, trường hợp này không thể có.Và nếu nói rằng độc nhất loại lửa kia không có ngọn, không có màu sắc, không có sức nóng, không có ánh sáng, không thể dùng vào việc lửa, trường hợp này cũng không thể có. Nhưng tất cả thứ lửa ấy đều có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng và đều có thể dùng vào việc lửa.” “Cũng vậy, này Phạm chí, Ta tự mình biết rõ, thấu triệt khi thiết lập tài vật tự hữu cho mọi người. Đó là pháp tịch tịnh, pháp tịch diệt, pháp giáo đạo, pháp thiện thú.” Thế Tôn lại hỏi: “Này Phạm chí, ý ngươi nghó sao? Nếu những người trăm chủng tộc khác nhau ấy đều có thể dùng bất cứ loại cây gỗ nào để làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát lửa và bùng cháy, và giả sử có người mang cỏ khô hay cây khô bỏ vào trong lửa, bốc cháy thành ngọn, thành màu sắc, thành sức nóng, thành khói. Có trường hợp nào mà ngọn, màu sắc, sức nóng và khói của lửa này khác với ngọn, với màu sắc, sức nóng và khói của lửa kia khác nhau chăng?” Phạm chí Uất-sấu-ca-la đáp: “Cù-đàm, nếu những người trăm chủng tộc khác nhau ấy đều có thể dùng bất cứ loại cây gỗ nào để làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát lửa và bùng cháy, và giả sử có người mang cỏ khô hay cây khô bỏ vào trong lửa, bốc cháy thành ngọn, thành màu sắc, thành sức nóng, thành khói, thì tôi đối với ngọn, với màu sắc, sức nóng và khói của kửa kia không cho rằng có sự khác nhau.” Thế Tôn nói: “Cũng vậy, lửa mà Ta đạt được, sự không phóng dật mà Ta đạt được có khả năng đốt cháy sự phóng dật và mạn cống cao. Ta đối với lửa này hay lửa kia, không hề chủ trương có sự sai biệt.” Phạm chí Uất-sấu-ca-la bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã rõ. Bạch Thế Tôn, con nay xin tự quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Kể từ hôm nay, trọn đời quy y cho đến mạng tận.” Phật thuyết như vậy. Phạm chí Uất-sấu-ca-la sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="137030786">151.KINH PHẠM CHÍ A-NHIẾP-HÒA<註 n="496"/>496 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ có một số đông Phạm chí ở Câu-tát-la nhóm họp tại học đường, cùng nhau bàn luận như thế này: “Dòng Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sinh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên. Nhưng Sa-môn Cù-đàm nói, bốn chủng tánh thảy đều thanh tịnh, với sự giảng giải, hiển thị.” Những vị ấy nghó như thế này: “Này chư Hiền, ai là người có khả năng đến Sa-môn Cù-đàm, đem sự kiện này đúng như pháp mà cật vấn?” Họ lại nghó như thế này: “A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp<註 n="497"/>497 được cha mẹ sinh ra với sự thọ sanh thanh tịnh, cho đến bảy đời cha mẹ không dứt tuyệt dòng họ, đời đời không có tiếng xấu, nghe nhiều hiểu rộng, đọc thuộc bốn kinh điển<註 n="498"/>498, thấu suốt nhân duyên, chánh văn, hí truyện thứ năm, cú thuyết<註 n="499"/>499.A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp có khả năng để có thể đến Sa-môn Cù-đàm, đem sự kiện này đúng như pháp mà cật vấn. Này chư Hiền, hãy đến A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp để nói sự kiện này. Tùy theo những gì A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp nói, chúng ta sẽ ghi nhận.” Rồi số đông các Phạm chí ở Câu-tát-la đi đến chỗ A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp cùng chào hỏi rồi ngồi qua một bên và nói rằng: “Này Ma-nạp, chúng tôi một số đông các Phạm chí ở Câu-tát-la nhóm họp tại học đường, cùng nhau bàn luận như thế này, ‘Dòng Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sinh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên. Nhưng Sa-môn Cù-đàm nói: bốn chủng tánh thảy đều thanh tịnh, với sự giảng giải, hiển thị’. Những vị ấy nghó như thế này, ‘Này chư Hiền, ai là người có khả năng đến Sa-môn Cù-đàm, đem sự kiện này đúng như pháp mà cật vấn?’ Họ lại nghó như thế này, ‘A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp được cha mẹ sinh ra với sự thọ sanh thanh tịnh, cho đến bảy đời cha mẹ không dứt tuyệt dòng họ, đời đời không có tiếng xấu, nghe nhiều hiểu rộng, đọc thuộc bốn kinh điển, thấu suốt nhân duyên, chánh văn, hí truyện ngũ, cú thuyết. A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp có khả năng để có thể đến Sa-môn Cù-đàm, đem sự kiện này đúng như pháp mà cật vấn’.” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp nói với các Phạm chí rằng: “Này chư Hiền, Sa-môn Cù-đàm đúng như pháp mà thuyết pháp. Nếu đúng như pháp mà thuyết pháp thì không thể cật vấn.” Số đông Phạm chí ở Câu-tát-la nói rằng: “Này Ma-nạp, ngươi chưa bị khuất phục thì chưa thể tự mình chịu khuất phục trước. Vì sao? Vì A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp do cha mẹ sinh ra với sự thọ sanh thanh tịnh, cho đến bảy đời cha mẹ không dứt tuyệt dòng họ, đời đời không làm các việc ác, nghe nhiều hiểu rộng, đọc thuộc bốn bộ kinh điển, thấu suốt nhân duyên, chánh văn, hí truyện ngũ, cú thuyết. A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp có khả năng để có thể đến Sa-môn Cù-đàm, đem sự kiện này đúng như pháp mà cật vấn.” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp bèn im lặng nhận lời số đông Phạm chí ở Câu-tát-la. Rồi A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp cùng với số đông Phạm chí ở Câu-tát-la đến chỗ Phật, cùng chào hỏi, rồi ngồi qua một bên mà bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, con có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho chăng?” Đức Thế Tôn nói rằng: “Này Ma-nạp, hãy tùy ý mà hỏi.” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp hỏi rằng: “Thưa Cù-đàm, các Phạm chí nói như thế này, ‘Dòng tộc Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sinh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên’. Nhưng chưa biết Sa-môn Cù-đàm sẽ nói như thế nào?” Đức Thế Tôn nói rằng: “Nay Ta hỏi ngươi, hãy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. “Này Ma-nạp, ngươi có nghe nói ở nước Dư-ni<註 n="500"/>500 và Kiếm-phù<註 n="501"/>501 chỉ có hai chủng tánh là chủ nhân và đầy tớ; sau khi làm chủ nhân, lại trở thành đầy tớ; sau khi làm đầy tớ lại trở thành chủ nhân chăng?” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, con nghe tại hai nước Dư-ni và Kiếm-phù có hai chủng tánh, chủ nhân và đầy tớ; chủ nhân làm đầy tớ, đầy tớ làm chủ nhân.” “Như vậy, này Ma-nạp, nếu Phạm chí có thú hướng chân chánh thì Phạm chí ấy được hiểu biết rõ và tự tri đúng như pháp. Sát-lợi, Cư só hay Công sư nếu hướng đến chân chánh cũng được sự hiểu biết khéo léo và tự tri đúng như pháp.” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, thật là thích thú với ví dụ này. Nhưng các Phạm chí vẫn nói như thế này, ‘Dòng tộc Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sinh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên’.” Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ma-nạp, ngươi nghó sao? Phải chăng chỉ độc nhất có Phạm chí đối với hư không này mà không bị dính, không bị trói, không bị xúc chạm, không bị ngăn ngại; còn Sát-lợi, Cư só hay Công sư thì không như vậy sao?<註 n="502"/>502” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, Phạm chí đối với hư không này không bị dính, không bị trói, không bị xúc chạm, không bị ngăn ngại; Sát-lợi, Cư só hay Công sư cũng vậy.” “Như vậy, này Ma-nạp, nếu Phạm chí có thú hướng chân chánh thì Phạm chí ấy được hiểu biết rõ và tự tri đúng như pháp. Sát-lợi, Cư só hay Công sư nếu hướng đến chân chánh cũng được sự hiểu biết khéo léo và tự tri đúng như pháp.” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, thật là thích thú với ví dụ này. Nhưng các Phạm chí vẫn nói như thế này, ‘Dòng tộc Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sinh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên’.” Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Phải chăng chỉ có Phạm chí mới có thể hành từ tâm, không kết, không oán, không nhuế, không tránh? Còn Sát-lợi, Cư só hay Công sư thì không như vậy?” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, Phạm chí có thể hành từ tâm, không kết, không oán, không nhuế, không tránh. Sát-lợi, Cư só hay Công sư cũng như vậy.” “Như vậy, này Ma-nạp, nếu Phạm chí có thú hướng chân chánh thì Phạm chí ấy được hiểu biết rõ và tự tri đúng như pháp. Sát-lợi, Cư só hay Công sư nếu hướng đến chân chánh cũng được sự hiểu biết khéo léo và tự tri đúng như pháp.” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, thật là thích thú với ví dụ này. Nhưng các Phạm chí vẫn nói như thế này, ‘Dòng tộc Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sinh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên’.” Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Nếu có những người thuộc một trăm chủng tộc khác nhau đến, và có người nói với họ rằng, ‘Các ngươi hãy đến đây. Nếu ai sanh trong chủng tộc Sát-lợi hay chủng tộc Phạm chí thì những người ấy mới có thể mang bột tắm đến nước mà tắm, tắm rửa thật sạch cấu bẩn’. Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Chỉ những người trong chủng tộc Sát-lợi hay chủng tộc Phạm chí thì những người ấy mới có thể mang bột tắm đến nước tắm rửa cho thật sạch các cấu bẩn chăng? Hay những người trong chủng tộc Cư só, chúng tộc Công sư, những người này không thể mang bột tắm đến nước mà tắm rửa cho thật sạch các cấu bẩn? Hay tất cả mọi người trong một trăm chủng tộc khác nhau vẫn có thể mang đậu tắm đến nước mà tắm rửa thật sạch các cấu bẩn?” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, tất cả mọi người trong trăm chủng tộc khác nhau ấy đều có thể mang đậu tắm đến nước mà tắm rửa thật sạch các cấu bẩn. “Như vậy, này Ma-nạp, nếu Phạm chí có thú hướng chân chánh thì Phạm chí ấy được hiểu biết rõ và tự tri đúng như pháp. Sát-lợi, Cư só hay Công sư nếu hướng đến chân chánh cũng được sự hiểu biết khéo léo và tự tri đúng như pháp.” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, thật là thích thú với ví dụ này. Nhưng các Phạm chí vẫn nói như thế này, ‘Dòng tộc Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sinh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên’.” Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Nếu có người thuộc một trăm chủng tộc khác nhau đến, và có người nói với họ rằng, ‘Các người hãy đến đây. Nếu ai sanh trong chủng tộc Sát-lợi hay chủng tộc Phạm chí, chỉ những người ấy mới có thể dùng nhánh sa-la rất khô hay gỗ chiên-đàn làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho lửa phát ra và cháy lớn lên’. Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Chỉ những người trong chủng tộc Sát-lợi và chủng tộc Phạm chí, những người này mới có thể dùng nhánh sa-la rất khô hay gỗ chiên-đàn làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát ra lửa và cháy lớn lên chăng? Hay những người trong chủng tộc Cư só, chủng tộc Công sư, những người này cũng sẽ dùng nhánh sa-la rất khô, hay gỗ chiên-đàn làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát ra lửa và cháy lớn lên? Hay những người thuộc một trăm chủng tộc khác nhau đều có thể dùng bất cứ loại gì mà làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát ra lửa và cháy lớn lên?” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, tất cả những người trong một trăm chủng tộc khác nhau kia đều có thể dùng bất cứ loại gỗ nào làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát ra lửa và cháy lớn lên.” “Như vậy, này Ma-nạp, nếu Phạm chí có thú hướng chân chánh thì Phạm chí ấy được hiểu biết rõ và tự tri đúng như pháp. Sát-lợi, Cư só hay Công sư nếu hướng đến chân chánh cũng được sự hiểu biết khéo léo và tự tri đúng như pháp.” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, thật là thích thú với ví dụ này. Nhưng các Phạm chí vẫn nói như thế này, ‘Dòng tộc Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sinh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên’.” Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ma-nạp, ý ông nghó sao? Nếu những người trong một trăm chủng tộc khác nhau kia đều có thể dùng bất cứ loại gỗ nào làm mồi lửa rồi lấy dùi mà dùi cho phát ra lửa và cháy lớn lên, phải chăng tất cả lửa ấy đều có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng, đều có thể dùng vào các công việc do lửa đem lại? Hay chỉ độc nhất thứ lửa này mới có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng, có thể dùng vào các công việc do lửa đem lại? Hay độc nhất thứ lửa kia không có ngọn, không màu sắc, không sức nóng, không ánh sáng, không thể dùng vào các công việc do lửa đem lại? Hay tất cả thứ lửa kia đều có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng, đều có thể dùng vào các công việc do lửa đem lại?” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, nếu những người trong một trăm chủng tộc khác nhau ấy đều dùng bất cứ loại cây nào làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho lửa phát ra và cháy lớn lên. Tất cả những thứ lửa ấy đều có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng, đều có thể dùng vào các công việc do lửa đem lại. Nếu độc nhất chỉ thứ lửa kia có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng, có thể dùng vào công việc của lửa, trường hợp này không thể có. Nếu độc nhất chỉ có thứ lửa kia không có ngọn, không màu sắc, không sức nóng, không ánh sáng và không thể dùng vào các công việc của lửa, cũng không có trường hợp đó. Bạch Cù-đàm, nhưng tất cả những thứ lửa kia đều có ngọn, có màu sắc, có sức nóng, có ánh sáng, đều có thể dùng vào các công việc do lửa đem lại.” “Như vậy, này Ma-nạp, nếu Phạm chí có thú hướng chân chánh thì Phạm chí ấy được hiểu biết rõ và tự tri đúng như pháp. Sát-lợi, Cư só hay Công sư nếu hướng đến chân chánh cũng được sự hiểu biết khéo léo và tự tri đúng như pháp.” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, thật là thích thú với ví dụ này. Nhưng các Phạm chí vẫn nói như thế này, ‘Dòng tộc Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sinh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên’.” Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ma-nạp, nếu thân này được thọ sanh vào đâu, thì nó được kể thuộc loại đó. Nếu sanh trong chủng tộc Phạm chí, nó được kể là chủng tộc Phạm chí. Nếu sanh trong chủng tộc Sát-lợi, Cư só hay Công sư, nó được kể là chủng tộc Công sư. “Này Ma-nạp, cũng như tùy theo lửa được phát sanh như thế nào thì được kể thuộc loại đó, tức đó là số của lửa. Nếu nhân nơi cây mà phát sanh thì nó được kể là loại lửa cây. Nếu nhân nơi cỏ rác hay củi mà phát sanh thì nó được kể là loại lửa cỏ, lửa rác, lửa củi. “Như vậy, này Ma-nạp, thân này được thọ sanh vào đâu thì nó được kể thuộc loại đó. Nếu sanh trong chủng tộc Phạm chí, nó được gọi là chủng tộc Phạm chí. Nếu sanh trong chủng tộc Sát-lợi, Cư só hay Công sư thì nó được gọi là chủng tộc Công sư.” Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Nếu con gái của Sát-lợi cùng con trai của Phạm chí hiệp hội với nhau, họ do sự hiệp hội ấy mà sau đó sanh con, hoặc giống cha nó, hoặc giống mẹ nó, hoặc không giống cả hai. Ý ngươi nghó sao? Đứa trẻ kia là Sát-lợi chăng? Là Phạm chí chăng?” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, con gái của Sát-lợi cùng con trai của Phạm chí hiệp hội với nhau, do sự hiệp ấy mà sau đó sanh con, hoặc giống cha nó, hoặc giống mẹ nó, hoặc không giống cả hai. Con không nói là Sát-lợi, cũng không nói là Phạm chí. Bạch Cù-đàm, con chỉ nói là thân khác”. “Này Ma-nạp, thân này được thọ sanh vào đâu thì nó được kể vào loại đó. Nếu sanh trong chủng tộc Phạm chí thì nó được kể là chủng tộc Phạm chí. Nếu sanh trong chủng tộc Sát-lợi, Cư só hay Công sư thì nó được kể là chủng tộc Công sư.” Đức Thế Tôn lại hỏi rằng: “Này Ma-nạp, nếu con gái của Phạm chí cùng con trai của Sát-lợi hiệp hội với nhau, do sự hiệp hội này mà sau đó sanh con, hoặc giống cha nó, hoặc giống mẹ nó, hoặc không giống cả hai. Ý ngươi nghó sao? Đứa trẻ kia là Phạm chí chăng? Là Sát-lợi chăng?” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, con gái của Phạm chí cùng con trai của Sát-lợi hiệp hội với nhau, do sự hiệp hội này mà sau đó sanh con, hoặc giống cha nó, hoặc giống mẹ nó, hoặc không giống cả hai. Con không nói nó là Phạm chí, cũng không nói nó là Sát-lợi. Bạch Cù-đàm, con chỉ nói nó là thân khác.” “Như vậy, này Ma-nạp, thân này được thọ sanh vào đâu thì nó được kể vào loại đó. Nếu sanh trong chủng tộc Phạm chí thì nó được kể là chủng tộc Phạm chí. Nếu sanh trong chủng tộc Sát-lợi, Cư só hay Công sư thì nó được kể là chủng tộc Công sư.” Đức Thế Tôn lại hỏi: “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Nếu một người có nhiều ngựa cái, người ấy thả một con lừa đực vào trong đám ngựa cái ấy, chúng cùng con lừa đực hiệp hội, do sự hiệp hội ấy mà sau đó sanh con ngựa câu. Ý ngươi nghó sao? Nó là con lừa chăng? Là con ngựa chăng?” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, nếu ngựa và lừa hiệp hội với nhau, do sự hiệp hội này mà sau đó sanh ngựa câu. Con không nói nó là lừa, cũng không nói nó là ngựa. Bạch Cù-đàm, con chỉ nói nó là con la.” “Như vậy, này Ma-nạp, thân này được thọ sanh vào đâu thì nó được kể vào loại đó. Nếu sanh trong chủng tộc Phạm chí thì nó được kể là chủng tộc Phạm chí. Nếu sanh trong chủng tộc Sát-lợi, Cư só hay Công sư thì nó được kể là chủng tộc Công sư.” Đức Thế Tôn lại nói rằng: “Này Ma-nạp, thuở xưa có nhiều vị tiên nhân sống trên một chỗ cao của rừng vắng. Họ sinh ra ác kiến như thế này, ‘Dòng Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không có ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên’. Khi ấy, A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la<註 n="503"/>503 nghe có nhiều tiên nhân sống trên một chỗ cao của rừng vắng đã sinh ra ác kiến như thế này rồi, ông khoác áo ca-sa, quấn khăn lên đầu, chống gậy, cầm lọng, mang guốc vải trắng<註 n="504"/>504, không theo cửa vào, đến trụ xứ của tiên nhân, đi kinh hành nơi tịnh thất. “Rồi trên chỗ cao của khu rừng vắng, nói có nhiều tiên nhân sống chung này, có một tiên nhân thấy A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la khoác áo ca-sa, quấn khăn lên đầu, chống gậy, cầm lọng, mang guốc vải trắng, không theo cửa vào, đến trụ xứ của tiên nhân, đi kinh hành nơi tịnh thất, thấy rồi, bèn đến chỗ những tiên nhân sống chung trên chỗ cao của khu rừng này và nói như thế này, ‘Này chư Hiền, nay có một người khoác áo ca-sa, quấn khăn lên đầu, chống gậy cầm lọng, mang guốc vải trắng, không theo cửa vào, đến trụ xứ của tiên nhân, đi kinh hành nơi tịnh thất chúng ta nên đến mà chú thuật nó rằng, ‘Ngươi hãy thành tro! Ngươi hãy thành tro!’ “Rồi số đông các tiên nhân sống chung trên chỗ cao của khu rừng vắng bèn đến chỗ A-tư-la tiên nhân Đề-bệ-la. Đến rồi, dùng thần chú: ‘Ngươi hãy thành tro! Ngươi hãy thành tro!’, như vậy, như vậy… rồi, nhưng vị ấy sắc mặt càng thêm rạng rỡ, thân thể càng xinh tươi. “Chúng tiên nhân kia liền nghó như thế này, ‘Trước kia dùng thần chú ‘Ngươi hãy thành tro! Ngươi hãy thành tro!’, mà hễ chú đến người nào thì người ấy trở thành tro. Nay chúng ta chú người này ‘Ngươi hãy thành tro! Ngươi hãy thành tro!’, chúng ta dùng đúng theo thần chú ấy để chú người này mà sao sắc mặt càng thêm rạng rỡ, thân thể càng xinh tươi? Ta nên hỏi xem’. “Họ bèn hỏi: “–Ông là ai? “A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la đáp rằng: “–Này chư Hiền, các ngươi có nghe đến A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la chăng? Đáp rằng: “–Chúng tôi có nghe đến A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la. “Lại nói rằng: “–Chính là ta đó. “Các vị tiên nhân kia liền cùng nhau xin lỗi A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la rằng: “–Mong tha thứ cho. Vì chúng tôi không biết Tôn giả là A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la. “Khi ấy, A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la nói với các vị tiên nhân kia: “–Ta đã tha thứ rồi. Có thật các người sinh ác kiến này, ‘Dòng Phạm chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen. Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh bởi Phạm thiên’ không? “Các tiên nhân kia đáp rằng: “–Quả như vậy. “A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la lại hỏi các tiên nhân rằng: “–Các người có biết rõ cha mình chăng? “Các tiên nhân đáp rằng: “–Biết rõ. Vị Phạm chí ấy lấy vợ là người Phạm chí, chứ không lấy người không Phạm chí. Cha của cha ấy, cho đến bảy đời đều lấy vợ là người Phạm chí, không lấy người không phải Phạm chí. “A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la lại hỏi các tiên nhân kia rằng: “–Các ông có biết rõ mẹ mình chăng? “Các tiên nhân kia đáp rằng: “–Biết rõ. Vị Phạm chí ấy lấy chồng là người Phạm chí, không lấy người không phải Phạm chí. Mẹ của mẹ ấy, cho đến bảy đời mẹ, những vị Phạm chí ấy đều lấy chồng người Phạm chí, không lấy người không phải Phạm chí. “A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la lại hỏi các tiên nhân rằng: “–Các người có biết rõ sự thọ thai chăng? “Các tiên nhân kia đáp rằng: “–Biết rõ. Do ba sự hiệp hội mà thọ thai, là sự hiệp hội của cha mẹ, thời gian người mẹ có thể thọ thai<註 n="505"/>505 và hương ấm đã đến<註 n="506"/>506.Này A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la, phải hội đủ ba sự này mà có sự nhập thai mẹ. “A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la lại hỏi các tiên nhân: “–Nhưng có thể biết sự thọ sanh này là trai hay gái? Biết nó từ đâu đến? Từ chủng tộc Sát-lợi, từ Phạm chí, Cư só hay Công sư đến chăng? Từ phương Đông, phương Nam, phương Tây, phương Bắc mà đến chăng? “Các tiên nhân kia đáp rằng: “–Không biết. “A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la lại nói với các tiên nhân kia rằng: “–Này chư Hiền, các người không thấy nó, không biết nó. Các người không biết thọ thai ai, nó từ đâu đến, nó là trai hay gái; nó từ Sát-lợi, Phạm chí, Cư só hay Công sư; nó từ phương Đông, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, nhưng các người lại nói như thế này, ‘Dòng Phạm chí chí là hơn hết, ngoài ra không ai bằng. Dòng Phạm chí da trắng, ngoài ra đều là da đen, Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh. Phạm chí con Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên’. “Này Ma-nạp, các tiên nhân cùng sống chung với nhau trên chỗ cao của rừng vắng kia bị A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la khéo dạy, khéo quở trách nên không thể chủ trương Phạm chí là thanh tịnh, huống nữa là các thầy trò ngươi, những người luống mặc áo da, áo cỏ.” Khi ấy, A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp bị Thế Tôn chỉ trích ngay mặt, trong lòng sầu não, cúi đầu im lặng, không biện bạch được một lời. Đức Thế Tôn sau khi chỉ trích A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp, Ngài lại muốn khuyên cho Ma-nạp được vui vẻ, bèn hỏi: “Này Ma-nạp, có Phạm chí trai tự, bố thí; người này có bốn người con, hai đứa ham học hỏi, hai đứa không học hỏi. Ý Ma-nạp nghó sao? Người Phạm chí này sẽ dành cho ai trước tiên chỗ ngồi bậc nhất, nước tắm bậc nhất và thức ăn bậc nhất?” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp thưa rằng: “Bạch Cù-đàm, người Phạm chí ấy tất dành cho hai người con ham học hỏi của mình trước tiên về chỗ ngồi bậc nhất, nước tắm bậc nhất và thức ăn cũng bậc nhất.” Đức Thế Tôn lại hỏi rằng: “Này Ma-nạp, lại có một Phạm chí trai tự, bố thí; Phạm chí này có bốn người con; hai đứa ham học hỏi nhưng không tinh tấn, thích làm việc ác; còn hai đứa kia tuy không học hỏi, nhưng rất tinh tấn, thích làm việc thiện. Ý Ma-nạp nghó sao? Phạm chí này trước tiên dành cho ai về chỗ ngồi bậc nhất, nước tắm bậc nhất và thức ăn bậc nhất?” A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp thưa rằng: “Bạch Cù-đàm, Phạm chí ấy tất dành cho hai người con tuy không học vấn nhưng rất tinh tấn, thích làm việc thiện trước tiên về chỗ ngồi bậc nhất, nước tắm bậc nhất và thức ăn cũng bậc nhất.” Đức Thế Tôn nói rằng: “Này Ma-nạp, trước kia ngươi khen ngợi sự học hỏi, sau đó ngươi khen ngợi sự trì giới. Này Ma-nạp, như vậy Ta nói bốn chủng tánh thảy đều thanh tịnh, với sự giảng giải hiển thị, ngươi cũng nói bốn chủng tánh này đều thanh tịnh với sự giảng giải hiển thị.” Khi ấy, A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ dưới chân Phật. Bấy giờ đại chúng càng cao giọng mà nói rằng: “Sa-môn Cù-đàm thật kỳ diệu thay, thật hy hữu thay, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. Vì sao? Bởi vì Sa-môn Cù-đàm nói ‘Bốn chủng tánh thảy đều thanh tịnh, với sự giảng giải hiển thị” khiến cho A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp cũng nói theo rằng ‘Bốn chủng tánh thảy đều thanh tịnh, với sự giảng giải hiển thị’.” Bấy giờ Đức Thế Tôn biết tâm niệm đại chúng ấy<註 n="507"/>507, liền bảo: “Như vậy đủ rồi, này A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp, chỉ cần trong lòng thấy thỏa mãn là được. Hãy trở về ngồi lại chỗ cũ. A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi ngồi qua một bên. Đức Thế Tôn bèn thuyết pháp cho nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, Ngài ngồi im lặng. Khi ấy, A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp sau khi được Đức Phật thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra. Bấy giờ số đông các Phạm chí ở Câu-tát-la trở về chưa bao xa, dùng đủ thứ ngôn ngữ khiển trách A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp: “Ngươi muốn làm gì? Muốn khuất phục Sa-môn Cù-đàm, ngược lại bị Sa-môn Cù-đàm hàng phục mà trở về. Cũng như một người đi vào rừng để tìm con mắt, nhưng ngươi lại bị mất con mắt mà trở về. A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp, ngươi cũng vậy, muốn khuất phục Sa-môn Cù-đàm, nhưng ngược lại bị Sa-môn Cù-đàm hàng phục mà trở về. Cũng như một người vì muốn uống nước nên xuống ao, nhưng ngược lại bị khát nước mà trở về. A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp, ngươi cũng như vậy, muốn khuất phục Sa-môn Cù-đàm nhưng ngược lại bị Sa-môn Cù-đàm hàng phục mà trở về. A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp, ngươi muốn làm gì?” Bấy giờ, A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp nói với số đông Phạm chí ở Câu-tát-la rằng: “Này chư Hiền, tôi đã nói trước rồi, Sa-môn Cù-đàm đúng như pháp mà thuyết pháp. Ai thuyết pháp đúng như pháp, người ấy không thể cật vấn.” Phật thuyết như vậy. A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp nghe Phâït thuyết, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="517975128">PHẨM THỨ 12: PHẨM PHẠM CHÍ (phần sau) <詞 id="516363552">152.KINH ANH VŨ<註 n="508"/>1 Tôi nghe như vầy. Một thời Phật du hóa thành Vương xá, ở trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa<註 n="509"/>2.Bấy giờ, Ma-nạp Anh Vũ, con trai ông Đô-đề<註 n="510"/>3, có một ít việc phải làm nên đến trọ tại nhà một người cư só trong thành Vương xá. Tại đây, Ma-nạp Anh Vũ con trai ông Đô-đề nói với người cư só mà mình ngủ trọ: “Có Sa-môn, Phạm chí nào, bậc Tông chủ, bậc Thầy của mọi người, thống lãnh một số đông đồ chúng, rất được mọi người tôn kính, để tôi tùy thời đến thăm viếng, kính phụng, hoặc có thể do khi kính phụng đó mà được hoan hỷ chăng?” Cư só đáp: “Có. Này Thiên ái<註 n="511"/>4, có Sa-môn Cù-đàm, con dòng họ Thích, lìa bỏ Thích tộc, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo, chứng quả Vô thượng Chánh giác<註 n="512"/>5.Này Thiên ái, ông có thể tùy thời đến thăm viếng, kính phụng, hoặc có thể do khi kính phụng đó mà được hoan hỷ.” Ma-nạp Anh Vũ lại hỏi: “Sa-môn Cù-đàm hiện nay ở chỗ nào? Tôi muốn đến gặp.” Cư só đáp: “Sa-môn Cù-đàm hiện ở tại rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa, trong thành Vương xá. Ông có thể đến đó để gặp.” Khi ấy, Ma-nạp Anh Vũ liền rời khỏi chỗ trọ, nhà cư só, thẳng đến rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Ma-nạp Anh Vũ từ xa trông thấy Đức Thế Tôn ở giữa rừng cây, tướng mạo đoan chánh, đẹp đẽ khác thường, như ánh trăng giữa rừng sao sáng chói, lóng lánh như khối núi vàng, đầy đủ tướng tốt, vòi vọi oai nghi, các căn vắng lặng, an định, không một mảy may ngăn ngại, hoàn toàn tự chế ngự, lắng tâm tónh mặc. Sau khi thấy như thế, Ma-nạp liền đến trước Phật và bạch: “Bạch Cù-đàm, con có đều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho con mới dám trình bày.” Đức Thế Tôn nói: “Này Ma-nạp, muốn hỏi, cứ tùy ý.” Ma-nạp Anh Vũ hỏi: “Bạch Cù-đàm, như con được nghe<註 n="513"/>6, ‘Nếu sống tại gia thì được hiểu biết tốt, biết đúng như pháp<註 n="514"/>7.Người xuất gia học đạo thì không như vậy.’ Con xin hỏi Cù-đàm, việc đó như thế nào?” Đức Thế Tôn đáp: “Này Ma-nạp, sự kiện đó không nhất định<註 n="515"/>8.” Ma-nạp Anh Vũ thưa: “Bạch Cù-đàm, mong Ngài phân biệt sự kiện này cho con được rõ.” Đức Thế Tôn nói: “Này Ma-nạp, hãy lắng nghe khéo suy nghó, Ta sẽ phân biệt đầy đủ cho ngươi rõ.” Ma-nạp Anh Vũ vâng lời lắng nghe. Đức Phật nói: “Này Ma-nạp, nếu có kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo nào làm điều tà hạnh, thì Ta không khen ngợi người đó. Vì sao vậy? Nếu có kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo làm điều tà hạnh, thì kẻ ấy không được hiểu biết tốt, không biết đúng như pháp. Do đó, này Ma-nạp, nếu những kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo làm điều tà hạnh, thì Ta không khen ngợi kẻ ấy. “Này Ma-nạp, nếu có kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo nào thực hành chánh hạnh, thì Ta khen ngợi người đó. Vì sao vậy? Nếu có kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo thực hành chánh hạnh, thì kẻ ấy chắc chắn được hiểu biết tốt, biết đúng như pháp. Do đó, này Ma-nạp, nếu kẻ tại gia hoặc xuất gia học đạo thực hành chánh hạnh, thì Ta khen ngợi kẻ ấy. “Này Ma-nạp, Ta nói như vậy, nói về hai pháp ấy, phân biệt như vậy, hiển thị như vậy. Nhưng nếu có Sa-môn, Phạm Chí nào có năng lực, thâm nhập kiên cố, chấp chặt theo một chiều, vị ấy sẽ nói rằng, ‘Đây là chân thật, ngoài ra là hư vọng’.” Ma-nạp Anh Vũ thưa: “Bạch Cù-đàm, như con được nghe, ‘Nếu ai sống tại gia thì có lợi ích lớn, có công đức lớn; người xuất gia học đạo thì không như vậy<註 n="516"/>9.’ Con xin hỏi Cù-đàm, sự kiện ấy như thế nào?” Đức Thế Tôn nói: “Này Ma-nạp, sự kiện ấy không nhất định<註 n="517"/>10.” Ma-nạp Anh Vũ thưa: “Bạch Cù-đàm, mong Ngài phân biệt sự kiện đó cho con được rõ.” Đức Thế Tôn nói: “Này Ma-nạp, hãy lắng nghe khéo suy nghó, Ta sẽ phân biệt đầy đủ cho ngươi rõ.” Ma-nạp Anh Vũ vâng lời lắng nghe. Đức Phật nói: “Này Ma-nạp, nếu sống tại gia có tai hoạn lớn, có đấu tranh lớn, có oán ghét lớn, nhưng lại làm điều tà hạnh, thì sẽ không được quả báo lớn, không được công đức lớn<註 n="518"/>11.Ví như người làm ruộng, có tai hoạn lớn, có đấu tranh lớn, có oán ghét lớn, lại làm điều tà hạnh, thì sẽ không được quả báo lớn, không được công đức lớn. Như vậy, này Ma-nạp, người sống tại gia cũng lại như thế. “Này Ma-nạp, người xuất gia học đạo ít có tai hoạn, ít có đấu tranh, ít có oán ghét, nhưng lại làm điều tà hạnh, thì sẽ không được quả báo lớn, không được công đức lớn. Ví như người buôn bán, ít có tai hoạn, ít có đấu tranh, ít có oán ghét, nhưng lại làm điều tà hạnh, thì sẽ không được quả báo lớn, không được công đức lớn. Như vậy, này Ma-nạp, người xuất gia học đạo cũng lại như thế. “Này Ma-nạp, người sống tại gia có tai hoạn lớn, có đấu tranh lớn, có oán ghét lớn, nhưng lại thực hành chánh hạnh, thì sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn. Ví như người làm ruộng có tai hoạn lớn, có đấu tranh lớn, có oán ghét lớn, nhưng lại thực hành chánh hạnh, thì sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn. Như vậy, này Ma-nạp, người sống tại gia cũng lại như thế. “Này Ma-nạp, người xuất gia học đạo ít có tai hoạn, ít có đấu tranh, ít có oán ghét, nhưng lại thực hành chánh hạnh, thì được quả báo lớn, được công đức lớn. Ví như người buôn bán, ít có tai hoạn, ít có đấu tranh, ít có oán ghét, nhưng lại thực hành chánh hạnh, thì sẽ được quả báo lớn, được công đức lớn. Như vậy, này Ma-nạp, người xuất gia học đạo lại cũng như thế. “Này Ma-nạp, Ta nói như vậy, nói về hai pháp ấy, phân biệt như vậy, hiển thị như vậy. Nhưng nếu có Sa-môn, Phạm chí nào có năng lực, thâm nhập kiên cố, chấp chặt theo một chiều, vị ấy sẽ nói rằng, ‘Đây là chân thật, ngoài ra là hư vọng.’” Ma-nạp Anh Vũ thưa: “Bạch Cù-đàm, các Phạm chí kia chủ trương có năm pháp có quả báo lớn, có công đức lớn, tạo phước, được thiện.” Đức Thế Tôn nói: “Nếu các Phạm chí chủ trương có năm pháp có quả báo lớn, có công đức lớn, tạo phước được thiện; vậy nay ngưới có thể ở giữa đại chúng mà trình bày lại chăng?” Ma-nạp Anh Vũ thưa: “Bạch Cù-đàm, đối với con không có sự kiện không thể. Vì sao vậy? Vì Cù-đàm hiện đang ngồi ở giữa đại chúng này.” Đức Thế Tôn nói: “Vậy ngươi hãy trình bày.” Ma-nạp Anh Vũ thưa: “Bạch Cù-đàm, mong Ngài khéo nghe cho. Bạch Cù-đàm, Phạm chí chủ trương thứ nhất là pháp Chân đế, có quả báo lớn, có công đức lớn, tạo phước được thiện; pháp thứ hai là Tụng tập; pháp thứ ba là Nhiệt hành; pháp thứ tư là Khổ hạnh. Bạch Cù-đàm, Phạm chí chủ trương pháp thứ năm là Phạm hạnh<註 n="519"/>12 có quả báo lớn, có công đức lớn, tạo phước, được thiện.” Đức Thế Tôn nói: “Nếu các Phạm chí chủ trương năm pháp này có quả báo lớn, có công đức lớn, tạo phước, được thiện; vậy trong số những Phạm chí ấy, có Phạm chí nào nói như thế này: ‘Tôi đối với năm pháp này, ngay trong đời hiện tại, sau khi đã tự tri, tự giác, tự tác chứng, tôi nói lên kết quả của chúng.’?” Ma-nạp Anh Vũ bạch Đức Thế Tôn: “Bạch Cù-đàm, không có.” Thế Tôn nói: “Có vị Tôn sư hay Tổ sư nào, cho đến bảy đời cha mẹ nói như thế này, ‘Tôi đối với năm pháp này, ngay trong đời hiện tại, sau khi đã tự tri, tự giác, tự tác chứng, tôi nói lên kết quả của chúng.’?” Ma-nạp Anh Vũ bạch Đức Thế Tôn: “Bạch Cù-đàm, không có.” Bấy giờ Đức Thế Tôn hỏi: “Này Ma-nạp, xưa kia có những Phạm chí tuổi thọ hết, mạng chung, đã tụng trì kinh thư, đã truyền bá kinh thư, đã tụng tập kinh điển: một là Dạ-tra, hai là Bà-ma, ba là Bà-ma-đề-bà, bốn là Tỳ-xa-mật-đa-la, năm là Dạ-bà-đà-kiền-ni, sáu là Ứng-nghi-la-bà, bảy là Bà-tư-tra, tám là Ca-diếp, chín là Bà-la-bà, mười là Bà-hòa<註 n="520"/>13.Nay các Phạm chí đối với các kinh điển ấy tụng tập, thọ trì, học hỏi. Nhưng họ có nói như thế này: ‘Tôi đối với năm pháp này, ngay trong đời hiện tại, sau khi đã tự tri, tự giác, tự tác chứng, tôi nói lên kết quả của chúng.’?” Ma-nạp Anh Vũ bạch Đức Thế Tôn: “Không có. Nhưng các Phạm chí ấy do tin mà thọ trì.” Đức Thế Tôn nói: “Trong các Phạm chí, không có một Phạm chí nào nói như vầy, ‘Tôi đối với năm pháp này, ngay trong đời hiện tại, sau khi đã tự tri, tự giác, tự tác chứng, tôi nói lên kết quả của chúng.” Và cũng không có vị Tôn sư hay Tổ sư nào, cho đến bảy đời cha mẹ nói như thế này, ‘Tôi đối với năm pháp này, ngay trong đời hiện tại, sau khi đã tự tri, tự giác, tự tác chứng, tôi nói lên kết quả của chúng.’ “Xưa kia có những Phạm chí tuổi thọ hết, mạng chung, đã tụng trì kinh thư, đã truyền bá kinh thư, đã tụng tập điển kinh: một là Dạ-tra, hai là Bà-ma, ba là Bà-ma-đề-bà, bốn là Tỳ-xa-mật-đa-la, năm là Dạ-bà-đà-kiền-ni, sáu là Ứng-nghi-la-bà, bảy là Bà-tư-tra, tám là Ca-diếp, chín là Bà-la-bà, mười là Bà-hòa. Nay các Phạm chí đối với các kinh điển ấy, tụng tập, thọ trì, học hỏi, nhưng họ không nói như vầy, ‘Tôi đối với năm pháp này, ngay trong đời hiện tại, sau khi đã tự tri, tự giác, tự tác chứng, tôi nói lên kết quả của chúng.’ Thế thì này Ma-nạp, các Phạm chí ấy há không vì sự kiện này mà trong sự tin tưởng có thiếu căn bản chăng?” Ma-nạp Anh Vũ bạch: “Bạch Cù-đàm, thật sự không căn bản. Nhưng các Phạm chí nghe rồi thọ trì.” Đức Thế Tôn nói: “Ví như một đám người mù dắt nhau, người trước không thấy người ở sau, cũng không thấy người ở giữa; người giữa không thấy người ở trước, cũng không thấy người ở sau; người ở sau không thấy người ở giữa, cũng không thấy người ở trước. Này Ma-nạp, Ta nói các Phạm chí cũng như vậy. Này Ma-nạp, trước ngươi nói là do tin, sau đó ngươi nói là do nghe.” Ma-nạp Anh Vũ liền tức giận Đức Thế Tôn, hằn học, không vui, phỉ báng Thế Tôn, chỉ trích Thế Tôn, mạ lî Thế Tôn, và nghó rằng, ‘Cần phải phỉ báng Cù-đàm, cần phải chỉ trích Cù-đàm, cần phải hạ nhục Cù-đàm.’ Liền nói với Đức Thế Tôn: “Này Cù-đàm, có một Phạm chí tên là Phất-ca-sa-sa-la<註 n="521"/>14, thuộc chủng tánh thuần khiết, không gián đoạn<註 n="522"/>15, nói như thế này: ‘Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào cho rằng mình đã thấy, đã biết, đã chứng đắc pháp Thượng nhân<註 n="523"/>16; sau khi nghe như vậy, Ta bèn cả cười, không thể chấp nhận được. Đó là sự láo khoét, không chân thật, không đúng như pháp. Làm sao con người sanh trong loài người mà tự nói là được pháp Thượng nhân? Nếu ai nói rằng: Tôi biết, tôi thấy pháp Thượng nhân, thì sự kiện ấy là không hợp lý.” Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nghó như thế này: “Ma-nạp Anh Vũ, con ông Đô-đề phẫn nộ đối với Ta, hằn học, không vui, phỉ báng Ta, chỉ trích Ta, mạ lî Ta, nghó rằng: ‘Cần phải phỉ báng Cù-đàm, cần phải chỉ trích Cù-đàm, cần phải hạ nhục Cù-đàm.’ Liền nói với Đức Thế Tôn: ‘Này Cù-đàm, có một Phạm chí tên là Phất-ca-sa-sa-la, thuộc chủng tánh thuộc chủng tánh thuần khiết, không gián đoạn, nói như thế này: ‘Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào cho rằng mình đã thấy, đã biết, đã chứng đắc pháp Thượng nhân; sau khi nghe như vậy, Ta bèn cả cười, không thể chấp nhận được. Đó là sự láo khoét, không chân thật, không đúng như pháp. Làm sao con người sanh trong loài người mà tự nói là được pháp Thượng nhân? Nếu ai nói rằng: Tôi biết, tôi thấy pháp Thượng nhân, thì sự kiện ấy là không hợp lý’.” Đức Thế Tôn biết thế nên nói: “Này Ma-nạp, có phải Phạm chí tên là Phất-ca-sa-sa-la, thuộc chủng tánh thuần khiết, không gián đoạn, ông ấy biết điều mong nghó trong tâm của hết thảy Sa-môn, Phạm chí rồi mới nói như thế này: ‘Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào cho rằng mình đã thấy, đã biết, đã chứng đắc pháp Thượng nhân; sau khi nghe như vậy, Ta bèn cả cười, không thể chấp nhận được. Đó là sự láo khoét, không chân thật, không đúng như pháp. Làm sao con người sanh trong loài người mà tự nói là được pháp Thượng nhân? Nếu ai nói rằng: Tôi biết, tôi thấy pháp Thượng nhân, thì sự kiện ấy là không hợp lýchăng?’” Ma-nạp Anh Vũ đáp: “Bạch Cù-đàm, Phạm chí Phất-ca-sa-sa-la, thuộc chủng tánh thuần khiết, không gián đoạn, có một nữ tỳ tên là Bất-ni<註 n="524"/>17.Nhưng đối với tâm niệm của nữ tỳ này, ông còn không thể biết, huống nữa là biết tâm tư của tất cả Sa-môn, Phạm chí! Nếu cho rằng ông ấy biết, thì sự kiện này không thể có.” Thế Tôn nói: “Cũng như người sanh ra đã mù; người ấy nói như thế này, ‘Không có màu đen, màu trắng, cũng không thấy màu đen, màu trắng; không có sắc tốt, sắc xấu, cũng không thấy sắc tốt, sắc xấu; không có sắc ngắn, sắc dài, cũng không thấy sắc ngắn, sắc dài; không có sắc gần, sắc xa, cũng không thấy sắc gần, sắc xa; không có sắc thô, sắc tế, cũng không thấy sắc thô, sắc tế; vì ta không bao giờ thấy, không bao giờ biết, cho nên nói không có màu sắc.’ Người mù bẩm sinh kia nói như vậy là đúng sự thật chăng?” Ma-nạp Anh Vũ bạch Đức Thế Tôn: “Bạch Cù-đàm, không phải vậy. Vì sao? Vì có màu đen, màu trắng, cũng có người thấy màu đen, màu trắng; có sắc tốt, sắc xấu, cũng có người thấy sắc tốt, sắc xấu; có sắc ngắn, sắc dài, cũng có người thấy sắc ngắn, sắc dài; có sắc gần, sắc xa, cũng có người thấy sắc gần, sắc xa; có sắc thô, sắc tế, cũng có người thấy sắc thô, sắc tế. Nếu nói, ‘Tôi không hề thấy, không hề biết, cho nên nói không có màu sắc,’ thì người mù bẩm sinh nói như vậy là không đúng sự thật.” “Này Ma-nạp, Phạm chí Phất-ca-sa-sa-la, thuộc chủng tánh thuần khiết, không gián đoạn; lời nói của ông ấy có khác gì hạng người mù bẩm sinh, không có mắt kia chăng?” Ma-nạp Anh Vũ bạch Đức Thế Tôn: “Bạch Cù-đàm, như mù vậy.” Đức Thế Tôn nói: “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Nếu xưa kia có những Phạm chí, tuổi thọ hết, mạng chung, đã tụng trì kinh thư, đã truyền bá kinh thư, đã tụng tập điển kinh<註 n="525"/>18; đó là các Phạm chí Thương-già, Phạm chí Sanh Văn, Phạm chí Phất-ca-sa-sa-la và Đô-đề, thân phụ ngươi<註 n="526"/>19; những điều mà họ nói, được chấp nhận hay không được chấp nhận? Chân thật hay không chân thật? Có cao, có thấp chăng?” Ma-nạp Anh Vũ bạch Đức Thế Tôn: “Nếu xưa kia có những Phạm chí, tuổi thọ hết, mạng chung, đã tụng trì kinh thư, đã truyền bá kinh thư, đã tụng tập điển kinh, đó là các Phạm chí Thương gia, Phạm chí Sanh Văn, Phạm chí Phất-ca-sa-sa-la và Đô-đề, thân phụ con; những điều được nói ấy; thì theo ý con, họ mong được chấp nhận, không mong không được chấp nhận; mong là chân thật, không mong không phải là chân thật; mong là sự cao thượng, không mong là sự thấp hèn.” Bấy giờ Đức Thế Tôn hỏi: “Này Ma-nạp, Phạm chí Phất-ca-sa-sa-la, thuộc chủng tánh thuần khiết, không gián đoạn; điều mà ông ấy nói, há không phải là không được chấp nhận, không có sự được chấp nhận? Là không chân thật, không có sự chân thật? Há không phải là rất thấp hèn, không có cái gì cao?” Ma-nạp Anh Vũ thưa Đức Thế Tôn: “Thật vậy, bạch Cù-đàm.” “Lại nữa, này Ma-nạp, có năm pháp gây chướng ngại, gây che lấp, làm cho mù, không có mắt, có thể diệt mất trí tuệ, gây ra sự nhọc nhằn vô ích, không chứng đắc Niết-bàn. Những gì là năm? Này Ma-nạp, pháp thứ nhất là dục, gây chướng ngại, gây che lấp, làm cho mù, không có mắt, có thể diệt mất trí tuệ, gây ra sự nhọc nhằn vô ích, không chứng đắc Niết-bàn. Này Ma-nạp, sân nhuế, thân kiến, giới thủ và thứ năm là nghi, gây chướng ngại, gây che lấp làm cho mù, không có mắt, có thể diệt mất trí tuệ, gây ra sự nhọc nhằn vô ích, không chứng đắc Niết-bàn<註 n="527"/>20. “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Ai bị năm pháp này làm chướng ngại, che lấp, quấn chặt, người ấy nếu muốn quan sát ý nghóa lợi ích của mình, ý nghóa lợi ích của người khác, ý nghóa lợi ích của cả hai, và biết tất cả Sa-môn, Phạm chí nghó gì trong tâm; sự kiện ấy không thể có. “Này Ma-nạp, Phạm chí Phất-ca-sa-sa-la, thuộc chủng tánh thuần khiết, không gián đoạn, bị nhiễm bởi dục, bị ô uế bởi dục, nhiễm dục, xúc dục, say đắm nơi dục, vào trong dục mà không thấy tai hoạn, không biết sự xuất yếu và sống theo dục; vị ấy bị năm pháp này chướng ngại, che lấp, quấn chặt; vị ấy nếu muốn quán sát ý nghóa lợi ích của mình, ý nghóa lợi ích của người khác, ý nghóa lợi ích của cả hai, và biết tất cả Sa-môn, Phạm chí nghó gì trong tâm; sự kiện ấy không thể có. “Lại nữa, này Ma-nạp, có năm công đức của dục, khả ái, khả niệm, khả ý, khả lạc, có khát ái liên hệ sắc dục, rất đáng ham muốn. Những gì là năm? Là sắc được thấy bởi mắt, tiếng được nghe bởi tai, hương được ngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, xúc được biết bởi thân. Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Chúng sanh do năm công đức của dục này cho nên phát sanh lạc, phát sanh hỷ, chẳng còn có điều gì ở ngoài đây chăng?” Ma-nạp Anh Vũ bạch Thế Tôn: “Quả như vậy, bạch Cù-đàm.” Thế Tôn hỏi: “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Lửa do cỏ, cây được đốt cháy, và lửa không do cỏ, cây mà được đốt cháy; thứ lửa nào có ngọn sáng tối thượng, tối diệu, tối thắng?” Ma-nạp Anh Vũ thưa: “Bạch Cù-đàm, lửa không do cỏ, cây mà được đốt cháy; sự kiện này không thể có. Chỉ có thể có do sức mạnh của Như ý túc. Bạch Cù-đàm, lửa không do cỏ, cây mà được đốt cháy; lửa ấy có ngọn sáng tối thượng, tối diệu, tối thắng.” Thế Tôn nói: “Quả như vậy, quả như vậy! Nếu lửa không do cỏ, cây mà được đốt cháy sự kiện này không thể có. Chỉ có do sức mạnh của như ý túc, lửa không do cỏ cây mà được đốt cháy; thứ lửa ấy có ngọn sáng tối thượng, tối diệu, tối thắng. “Này Ma-nạp, ở đây Ta giả thiết rằng, cũng như thứ lửa do cỏ cây mà được đốt cháy, sự phát sanh hỷ lạc của chúng sanh cũng vậy, là do dục, do pháp ác, bất thiện, không đạt được lạc do xả và tịch tónh. Này Ma-nạp, cũng như thứ lửa không do cỏ, cây mà được đốt cháy; sự phát sanh xả lạc của chúng sanh cũng vậy, là do ly dục, từ các pháp thiện, không đạt được lạc do xả và tịch tónh.” Thế Tôn lại nói: “Này Ma-nạp, ở đây, một Phạm chí lễ trai tự, hành bố thí, nhưng có một đồng tử Sát-lợi từ phương Đông đến nói như vầy, ‘Ta ở trong đây được chỗ ngồi bậc nhất, nước rửa bậc nhất, ăn uống bậc nhất.’ Nhưng vì ở đó không được chỗ ngồi bậc nhất, nước rửa bậc nhất, nó bèn sanh oán hận, ôm lòng ganh ghét. Hoặc từ phương Nam có đồng tử Phạm chí đến, nói như vầy, ‘Ta ở trong đây được thức ăn tịnh diệu.’ Nhưng ở đó không được thức ăn tịnh diệu, nó bèn sanh oán hận, ôm lòng ganh ghét. Hoặc từ phương Tây có đồng tử Cư só đến nói như vầy, ‘Ta ở trong đây được thức ăn dồi dào.’ Nhưng ở đó không được thức ăn dồi dào, nó bèn sanh oán hận, ôm lòng ganh ghét. Hoặc từ phương Bắc có đồng tử Công sư đến nói như vầy, ‘Ta ở trong đây ăn no đủ.’ Nhưng ở đó không được ăn no đủ, nó bèn sanh oán hận, ôm lòng ganh ghét. Này Ma-nạp, các vị Phạm chí ấy thực hành sự bố thí như vậy, sẽ giả thiết những báo ứng nào?” Ma-nạp Anh Vũ thưa: “Bạch Cù-đàm, Phạm chí không thực hành bố thí với tâm như vậy, khiến người khác oán hận, ôm lòng ganh ghét. Cù-đàm nên biết, Phạm chí hành sự bố thí vì do tâm thương xót; do tâm thương xót mà hành sự bố thí thì được đại phước.” Đức Thế Tôn nói: “Này Ma-nạp, các Phạm chí há không phải chủ trương pháp thứ sáu có quả báo lớn, có công đức lớn, tạo phước, được thiện chăng?” Ma-nạp Anh Vũ đáp: “Quả như vậy, bạch Cù-đàm.” Đức Thế Tôn hỏi: “Này Ma-nạp, nếu có Phạm chí chủ trương năm pháp có quả báo lớn, có công đức lớn, tạo phước, được thiện; thì ngươi thấy pháp ấy phần nhiều ở tại đâu? Tại gia chăng? Xuất gia học đạo chăng?” Ma-nạp Anh Vũ đáp: “Bạch Cù-đàm, nếu có Phạm chí chủ trương năm pháp có quả báo lớn, có công đức lớn, tạo phước, được thiện; thì con thấy pháp ấy phần nhiều ở sự xuất gia học đạo, chứ không phải ở tại gia. Vì sao? Vì tại gia có nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm, có nhiều kết hận, có nhiều ganh ghét đấu tranh, không có thể thành tựu sự thủ hộ, sự thành thật. Bạch Cù-đàm, người xuất gia học đạo ít công việc, ít bổn phận phải làm, ít có kết hận, ít có ganh ghét, nên có thể thành tựu sự thủ hộ, sự thành thật. “Bạch Cù-đàm, sự thành thật ấy con thấy phần nhiều ở xuất gia học đạo, chứ không phải ở tại gia. Vì sao? Vì tại gia có nhiều công việc, nhiều bổn phận phải làm, có nhiều kết hận, có nhiều ganh ghét, đấu tranh, không được hành sự bố thí, không được tụng tập, không được hành khổ hạnh, không được sống Phạm hạnh. Bạch Cù-đàm, người xuất gia học đạo ít có công việc, ít có bổn phận phải làm, ít có kết hận, ít có ganh ghét, vị ấy có thể hành sự bố thí, có thể tụng tập, có thể hành khổ hạnh, có thể sống Phạm hạnh. “Bạch Cù-đàm, Người sống Phạm hạnh, con thấy pháp phần nhiều ở xuất gia học đạo chứ không phải ở tại gia.” Đức Thế Tôn nói: “Này Ma-nạp, nếu có Phạm chí chủ trương năm pháp có quả báo lớn, có công đức lớn, tạo phước, được thiện, Ta nói sự kiện ấy từ tâm mà khởi. Thế nào gọi là từ tâm mà khởi? Nếu tâm không kết, không oán không sân nhuế, không tranh chấp là do tu tập những pháp ấy. “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Nếu có Tỳ-kheo thủ hộ thành thật, thì vị ấy do thủ hộ thành thật cho nên được hỷ, được duyệt. Này Ma-nạp, nếu có hỷ và duyệt tương ưng với thiện, Ta nói sự kiện đó từ tâm mà khởi. Thế nào gọi là từ tâm mà khởi? Nếu tâm không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, là do tu tập những pháp ấy. Như vậy, vị ấy, được hành sự bố thí, được sự tụng tập, được sự hành khổ hạnh, được sống Phạm hạnh. Vị ấy do sống Phạm hạnh cho nên được hỷ, được duyệt. “Này Ma-nạp, nếu có hỷ và duyệt tương ưng với thiện, Ta nói sự kiện ấy từ tâm mà khởi. Thế nào gọi là từ tâm mà khởi? Nếu tâm không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, tâm ấy đi đôi với từ, biến mãn một phương, thành tựu an trụ; cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy, trên dưới, bao trùm tất cả, tâm đi đôi với từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ; cũng vậy, với bi và hỷ. Tâm đi đôi với xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. “Này Ma-nạp, cũng như có người khéo thổi tù và. Nếu có phương nào chưa nghe được, người ấy vào lúc nửa đêm, leo lên núi cao, đem hết sức thổi tù và, phát ra âm thanh vi diệu, biến mãn cả bốn phương; cũng vậy, Tỳ-kheo tâm đi đôi với từ, biến mãn một phương, thành tựu an trụ; cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy, trên dưới, bao trùm tất cả, tâm đi đôi với từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn cả thế gian, thành tựu an trụ; cũng vậy với bi và hỷ. Tâm đi đôi với xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Ở đây, có người cầu làm Trời. Vì để sanh lên trời, nên người ấy thực hành tâm tương ưng với tham lam, và nghó rằng, ‘Mong ta làm vị Trời này, hay vị Trời khác.’ Lại có người cầu làm Trời; vì để sanh lên trời, nên không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, tâm định, ý xác quyết, biến mãn, thành tựu an trụ, và nghó rằng. ‘Mong ta làm vị Trời này, hay vị Trời khác.’ Ngươi xem các người đó, ai được làm vị Trời này hay vị Trời khác?” Ma-nạp Anh Vũ đáp: “Bạch Cù-đàm, nếu có người cầu làm Trời; vì để sanh lên trời, nên không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, tâm định, ý xác quyết, biến thành tựu an trụ, con xem người ấy chắc chắn được làm vị Trời này hay vị Trời khác.” Thế Tôn hỏi: “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Nếu có người cầu Phạm thiên. Vì để sanh lên Phạm thiên, nên thực hành tâm tương ưng với tham lam, và nghó rằng, ‘Mong ta làm vị Phạm thiên này, hay vị Phạm thiên khác.’ Ở đây, lại có người cầu Phạm thiên. Vì để sanh lên Phạm thiên, nên không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, tâm định, ý xác quyết, biến mãn, thành tựu an trụ, và nghó rằng, ‘Mong ta làm vị Phạm thiên này hay vị Phạm thiên khác.’ Ngươi xem các người đó, ai được làm Phạm thiên này, hay Phạm thiên khác?” Ma-nạp Anh Vũ đáp: “Bạch Cù-đàm, nếu người này cầu Phạm thiên, vì để sanh lên Phạm thiên, nên không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, tâm định, ý xác quyết, con thấy rằng, người này chắc chắn được làm vị Phạm thiên này, hay vị Phạm thiên khác.” Ma-nạp Anh Vũ lại hỏi: “Cù-đàm biết con đường dẫn đến Phạm thiên<註 n="528"/>21 chăng?” Đức Thế Tôn nói: “Này Ma-nạp, nay Ta hỏi ngươi, hãy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Thôn Na-la-ca-la<註 n="529"/>22 cách chúng hội này không xa chăng?” Ma-nạp AnhVõ đáp: “Không xa.” Thế Tôn nói: “Này Ma-nạp, ý ngươi nghó sao? Ngươi nói với một người trong chúng hội này rằng: ‘Ông hãy đến thôn Na-la-ca-la kia. Đến đó rồi quay về.’ Người ấy vâng lời ngươi, nhanh chóng đi đến thôn Na-la-ca-la; đến đó rồi trở về. Sau khi người ấy đi và về rồi, ngươi hỏi đường đi, hỏi sự việc đi và về, ra và vào nơi thôn Na-la-ca-la, người ấy há lại đứng im, không thể trả lời chăng?” Ma-nạp Anh Vũ trả lời Đức Thế Tôn: “Không vậy, bạch Cù-đàm.” Đức Thế Tôn nói: “Này Ma-nạp, người ấy đi và về nơi thôn Na-la-ca-la, khi được hỏi về đường đi, có thể đứng im, không biết trả lời. Nhưng nếu hỏi Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác về con đường dẫn đến Phạm thiên thì hoàn toàn không có sự kiện giây lát im lặng, không biết trả lời.” Ma-nạp Anh Vũ bạch Thế Tôn: “Sa-môn Cù-đàm không chấp trước nơi sự tế tự chư Thiên; sự kiện ấy đã trọn đủ. Bởi vì khi được hỏi về con đường dẫn đến Phạm thiên thì Ngài có thể trả lời nhanh chóng. “Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã rõ. Nay con xin tự quy y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm Ư-bà-tắc, kể từ hôm nay quy y cho đến lúc mạng chung.” Đức Phật thuyết như vậy, Ma-nạp Anh Vũ sau khi nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516363553">153.KINH MAN-NHÀN-ĐỀ<註 n="530"/>23 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, trú ở tịnh thất đệ nhất<註 n="531"/>24 của Bà-la-bà<註 n="532"/>25 trên một đệm cỏ. Bấy giờ vào lúc sáng sớm, Đức Thế Tôn mang y, cầm bát vào Kiếm-ma-sắt-đàm, tuần tự khất thực. Sau buổi cơm trưa, thu dọn y bát, rửa tay chân, Ngài vắt tọa cụ lên vai đi đến chỗ nghỉ ban ngày tại một khu rừng. Khi đã vào rừng, Đức Thế Tôn đến dưới một gốc cây, trải tọa cụ và ngồi kiết già. Lúc ấy vào buổi xế trưa, dị học Man-nhàn-đề<註 n="533"/>26 thong dong, tản bộ đến Đệ nhất tịnh thất của Bà-la-bà. Từ xa dị học Man-nhàn-đề thấy trên sàn rải cỏ ở tịnh thất ấy có dấu nằm một bên hông, như chỗ nằm của sư tử, của Sa-môn, của bậc Phạm hạnh. Trông thấy vậy, dị học Man-nhàn-đề hỏi Bà-la-bà: “Trong Đệ nhất tịnh thất ấy, sàn cỏ có dấu nằm một bên hông này của ai mà giống như chỗ nằm của sư tử, của Sa-môn, của bậc Phạm hạnh như thế?” Phạm chí Bà-la-bà đáp: “Này Man-nhàn-đề, có Sa-môn Cù-đàm con dòng họ Thích, từ bỏ Thích tộc, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, đắc quả Vô thượng Chánh đẳng giác. Ở trong tịnh thất đó, sàn cỏ có dấu nằm một bên hông đó, như chỗ nằm của sư tử, của Sa-môn, của bậc Phạm hạnh chính là của Sa-môn Cù-đàm.” Dị học Man-nhàn-đề nói: “Này Bà-la-bà, tôi nay phải thấy cảnh không đáng thấy, phải nghe theo điều không đáng nghe; nghóa là phải thấy chỗ nằm của Sa-môn Cù-đàm. Vì sao? Vì Sa-môn Cù-đàm ấy là kẻ phá hoại<註 n="534"/>27.Kẻ phá hoại là kẻ vô dụng. Bà-la-bà nói: “Này Man-nhàn-đề, ông không nên đem điều đó mà phỉ báng Sa-môn Cù-đàm. Vì sao? Vì Sa-môn Cù-đàm có nhiều trí tuệ, Sát-lợi trí tuệ, Phạm chí trí tuệ, Cư só trí tuệ, Sa-môn trí tuệ. Ai giảng thuyết về trí tuệ thảy đều đắc Thánh trí<註 n="535"/>28.Này Man-nhàn-đề, tôi muốn đem ý nghóa đó mà nói với Sa-môn Cù-đàm có được chăng?” Man-nhàn-đề đáp: “Này Bà-la-bà, tùy ý ông. Tôi thấy không gì trở ngại. Này Bà-la-bà, nếu gặp Sa-môn Cù-đàm, tôi cũng nói như thế. Vì sao? Vì Sa-môn Cù-đàm là kẻ phá hoại. Kẻ phá hoại là kẻ vô dụng.” Bấy giờ Đức Thế Tôn ở chỗ nghỉ trưa với thiên nhó thanh tịnh, vượt hẳn người thường, nghe Phạm chí Bà-la-bà cùng dị học Man-nhàn-đề đang bàn luận chuyện ấy. Nghe xong, vào lúc xế chiều, Thế Tôn từ chỗ tónh tọa đứng dậy, đi đến Đệ nhất tịnh thất của Bà-la-bà, trải tọa cụ lên đệm cỏ, rồi ngồi kiết già. Phạm chí Bà-la-bà từ xa trông thấy Thế Tôn ở giữa rừng cây, trang nghiêm, đẹp đẽ, như vầng trăng giữa vòm trời sao, chói lọi rạng ngời, tỏa chiếu như núi vàng, đầy đủ tướng tốt, oai thần uy nghi, các căn vắng lặng, không bị chướng ngại, thành tựu điều ngự, nội tâm tónh chỉ, tịnh mặc. Sau khi trông thấy, Phạm chí ấy đi đến chỗ Thế Tôn, chào hỏi nhau rồi ngồi qua một bên. Đức Thế Tôn hỏi: “Này Bà-la-bà, ông đã cùng với Man-nhàn-đề bàn luận về chỗ đệm cỏ này phải chăng?” Phạm chí Bà-la-bà đáp: “Đúng như vậy, bạch Cù-đàm. Con cũng định đem chuyện đó thưa với Cù-đàm, nhưng chưa nói kịp mà Cù-đàm đã biết. Vì sao? Vì Như Lai là Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác.” Đức Thế Tôn và Phạm chí Bà-la-bà cùng nhau thảo luận về vấn đề này. Sau đó, dị học Man-nhàn-đề tản bộ đến Đệ nhất tịnh thất ấy. Từ xa, Đức Thế Tôn trông thấy dị học Man-nhàn-đề đến, liền bảo: “Này Man-nhàn-đề, không chế ngự nhãn căn, không thủ hộ kín đáo, không tu, thì chắc chắn thọ khổ báo. Đối với nhãn căn ấy, Cù-đàm khéo chế ngự, khéo thủ hộ kín đáo, khéo tu, nên chắc chắn được lạc báo. Này Man-nhàn-đề, có phải vì nhân ấy mà ông bảo rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm là kẻ phá hoại. Kẻ phá hoại là kẻ vô dụng’?” Man-nhàn-đề trả lời: “Đúng như vậy, Cù-đàm.” “Này Man-nhàn-đề, cũng vậy, nhó, tỷ, thiệt, thân, ý căn; nếu không chế ngự ý căn, không thủ hộ kín đáo, không khéo tu, thì chắc chắn thọ khổ báo. Đối với ý căn ấy, Cù-đàm khéo chế ngự, khéo thủ hộ kín đáo, khéo tu, nên chắc chắn được lạc báo. Này Man-nhàn-đề, có phải vì nhân đó mà ông bảo rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm là kẻ phá hoại. Kẻ phá hoại là kẻ vô dụng’?” Man-nhàn-đề đáp: “Đúng như vậy, Cù-đàm.” Đức Thế Tôn hỏi: “Này Man-nhàn-đề, ông nghó thế nào? Người khi chưa xuất gia học đạo, với con mắt, vị ấy biết sắc khả ái, khả niệm, khả ý, khả lạc, tương ưng với dục. Một thời gian sau, vị ấy xả bỏ sắc được biết bởi mắt, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo. Vị ấy thấy, biết đúng như thật về sự tập khởi của sắc được biết bởi mắt, sự đoạn diệt, vị ngọt, tai họa, sự xuất yếu của sắc ấy, an trú với nội tâm tịch tónh. Vị ấy thấy những người chưa ly sắc dục, bị sự ham muốn sắc nhai nuốt, bị hơi nóng của sắc thiêu đốt; đối với sắc, được biết bởi mắt khả ái, khả niệm, khả ý, khả lạc, tương ưng với dục, sau khi an trụ mà thấy như vậy, vị ấy không thỏa mãn, không ham thích. Này Man-nhàn-đề, ông nghó thế nào? Nếu có lạc thú do sắc, do ái, do sắc mà hoan lạc trong lạc thú này, vì chúng thấp hèn, cho nên không thỏa mãn chúng, vì chúng thấp hèn cho nên không ham thích chúng. Này Man-nhàn-đề, đối với người này, ông có nói gì chăng?” “Dạ không, thưa Cù-đàm.” “Này Man-nhàn-đề, ông nghó thế nào? Người khi chưa xuất gia cũng vậy đối với tiếng được biết bởi tai, hương được biết bởi mũi, vị được biết bởi lưỡi, xúc được biết bởi thân, khả ái, khả niệm, khả ý, khả lạc tương ưng với dục. Một thời gian sau, vị ấy xả bỏ xúc được biết bởi thân, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo; vị ấy biết và thấy như thật về sự tập khởi của xúc, sự đoạn diệt, vị ngọt, tai hoạn, sự xuất yếu của xúc, an trú nơi nội tâm tịch tónh; vị ấy thấy những người chưa ly xúc, dục, bị sự ham muốn xúc nhai nuốt, bị hơi nóng của xúc thiêu đốt; đối với xúc được biết bởi thân khả ái, khả niệm, khả ý, khả lạc, tương ưng với dục; sau khi an trụ mà thấy như vậy, vị ấy không thỏa mãn, không ham thích chúng. Này Man-nhàn-đề, ông nghó thế nào, nếu có lạc thú do ái, do xúc này, thì khi hoan lạc trong lạc thú này, vì chúng thấp hèn cho nên không ham thích chúng. Này Man-nhàn-đề đối với người này, ông có nói gì chăng?” “Dạ không, thưa Cù-đàm.” Đức Thế Tôn bảo: “Này Man-nhàn-đề, ông nghó thế nào? Người khi chưa xuất gia học đạo, thấy năm công đức của dục khả ái, khả niệm, khả ý, khả lạc tương ưng với dục. Một thời gian sau, người ấy xả bỏ năm công đức của dục, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thấy như thật về sự tập khởi của năm công đức của dục, sự đoạn diệt, vị ngọt, tai họa, sự xuất yếu của năm công đức của dục, an trú với nội tâm tịch tónh. Vị ấy thấy những người chưa ly dục, bị ham muốn dục nhai nuốt, bị hơi nóng của dục thiêu đốt; đối với năm công đức của dục khả ái, khả niệm, khả ý, khả lạc, tương ưng với dục, sau khi an trụ mà thấy như vậy, vị ấy không thỏa mãn, không ham thích chúng. Này Man-nhàn-đề, ông nghó thế nào? Nếu có lạc thú do dục, do dục ái này, khi hoan lạc trong lạc thú này, vì chúng thấp hèn cho nên không thỏa mãn chúng, vì chúng thấp hèn cho nên không ham thích chúng. Này Man-nhàn-đề, đối với người này, ông có nói gì chăng?” “Dạ không, thưa Cù-đàm.” “Này Man-nhàn-đề, Ta khi chưa xuất gia học đạo, hưởng thụ năm công đức của dục, dễ được, không khó, khả ái, khả niệm, khả ý, khã lạc, tương ưng với dục. Sau đó Ta xả bỏ năm công đức của dục, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo. Ta thấy như thật về sự tập khởi của năm cong đức của dục, sự đoạn diệt, vị ngọt, tai hoạn và xuất yếu của năm công đức của dục, an trú với nội tâm tịch tónh. Ta thấy những người chưa ly dục, bị ham muốn dục nhai nuốt, bị hơi nóng của dục thiêu đốt; đối với năm công đức của dục khả ái, khả niệm, khả ý, khả lạc, tương ưng với dục, sau khi an trụ mà thấy như vậy, Ta không thỏa mãn chúng, không ham thích chúng. Này Man-nhàn-đề, ông nghó thế nào? Nếu có lạc thú do dục, do dục ái này, khi hoan lạc trong lạc thú này, vì chúng thấp hèn nên Ta không thỏa mãn chúng, vì chúng thấp hèn cho nên Ta không ham thích chúng. Này Man-nhàn-đề, đốùi với Ta, ông có nói gì chăng?” “Dạ không, thưa Cù-đàm.” Đức Thế Tôn bảo: “Này Man-nhàn-đề, cũng như cư só, hay con của cư só, rất giàu, của cải vô lượng, nuôi nhiều súc vật, phong hộ, thực ấp đầy đủ các thứ cần cho sự sống; người ấy hưởng năm công đức của dục, dễ được không khó, lại thành tựu thân diệu hành, khẩu và ý diệu hành; lúc chết, không muốn xả bỏ năm công đức của dục; sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ thiện; sanh lên cõi trời, hưởng đầy đủ năm công đức của dục. Này Man-nhàn-đề, Thiên vương hoặc Thiên tử ấy có thể xả bỏ năm công đức của dục ở cõi trời mà hoan hỷ hướng đến dục lạc ở nhân gian chăng?” Man-nhàn-đề đáp: “Dạ không, thứ Cù-đàm. Vì sao? Vì dục lạc ở nhân gian vốn xú uế, bất tịnh, rất đáng ghê tởm, không thể tưởng tới, vốn não hại, cực khổ. Thưa Cù-đàm, so với dục lạc ở thế gian, dục lạc cõi Trời là tối diệu, tối thắng. Thiên vương hay Thiên tử xả bỏ năm công đức của dục ở cõi trời mà hoan hỷ tưởng đến dục lạc ở thế gian; điều đó không thể xảy ra được.” “Cũng vậy, này Man-nhàn-đề, Ta đoạn tuyệt dục lạc nhân gian, vượt khỏi dục lạc cõi trời, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thấy như thật về sự tập khởi của năm công đức của dục ấy, sự đoạn diệt, vị ngọt, tai họa, cùng sự xuất yếu của chúng, an trú với nội tâm tịch tónh. Ta thấy những người chưa ly dục, bị ham muốn dục nhai nuốt, bị hơi nóng của dục thiêu đốt; đối với năm công đức dục khả ái, khả niệm, khả ý, khả lạc, tương ưng với dục, sau khi an trụ, thấy như vậy, Ta không thỏa mãn chúng, Ta không ham thích chúng. Này Man-nhàn-đề, ý ông nghó sao, nếu có lạc thú do dục, do dục ái này, trong khi hoan lạc trong lạc thú này, vì chúng thấp hèn cho nên Ta không thỏa mãn chúng; vì chúng thấp hèn cho nên Ta không ham thích chúng. Này Man-nhàn-đề, đối với Ta, ông có nói gì chăng?” “Dạ không, thưa Cù-đàm.” “Này Man-nhàn-đề, cũng như người bị bệnh cùi, thân thể lở lói, bị trùng đục khoét. Người ấy gãi, cào rách các mụt ghẻ, hơ lên bếp lửa. Này Man-nhàn-đề, ông nghó thế nào? Nếu người bị bệnh cùi thân thể lở lói, bị trùng đục khoét mà lấy tay gãi các mụt, cào rách, rồi hơ lên bếp lửa, như vậy liệu trừ bệnh có kết quả, không làm hại các căn, thoát khỏi cùi hủi, thân thể khỏe mạnh, hoàn toàn bình phục như cũ được chăng?” Man-nhàn-đề đáp: “Dạ không, thưa Cù-đàm. Vì sao? Vì người mắc bệnh cùi, thân thể lở lói, bị trùng đục khoét mà lấy tay gãi, cào rách các mụt, hơ trên bếp lửa, như vậy chỉ làm cho các mụt lở lói hơn trước mà thôi, nhưng bệnh nhân thì lại lấy ghẻ cùi làm sự thích thú.” “Này Man-nhàn-đề, cũng như người mắc bệnh cùi, thân thể lơ ûlói, bị trùng đục khoét mà lấy tay gãi, cào rách các mụt rồi hơ lên bếp lửa, như vậy chỉ làm cho các mụt lở lói hơn trước mà thôi, nhưng bệnh nhân thì lại lấy ghẻ cùi làm sự thích thú. Này Man-nhàn-đề, cũng như thế, chúng sanh chưa ly dục, bị ham muốn dục nhai nuốt, bị hơi nóng của dục thiêu đốt, mà cứ chạy theo dục. Này Man-nhàn-đề, chúng sanh ấy, vì chưa ly dục, bị ham muốn dục nhai nuốt, bị hơi nóng của dục thiêu đốt, mà cứ chạy theo dục, thì chỉ làm cho dục tăng trưởng, làm cho ái bành trướng thêm mà thôi; nhưng chúng sanh ấy thì lại lấy ái dục làm sự khoái lạc. Nếu chúng sanh đó không đoạn dục, không ly dục ái mà đã an trụ, sẽ an trụ hay đang an trụ với nội tâm tịch tónh, thì điều đó không thể xảy ra. Vì sao? Vì đó không phải là đạo lý để đọan dục, để ly dục ái, mà là chạy theo dục. “Này Man-nhàn-đề, cũng như vua và đại thần hưởng năm công đức của dục, dễ được, không khó. Nếu các vị ấy không đoạn dục, không lý dục ái mà đã an trụ hay đang an trụ với nội tâm tịch tónh, thì điều đó không thể có được. Vì sao? Vì đó không phải là đạo lý để đoạn dục, để ly dục ái mà là chạy theo dục. Cũng vậy, này Man-nhàn-đề, chúng sanh chưa ly dục, bị ham muốn dục nhai nuốt, bị hơi nóng của dục thiêu đốt, mà chạy theo dục, thì này Man-nhàn-đề, chúng sanh ấy chỉ làm cho dục tăng trưởng, làm chó dục ái bành trướng thêm mà thôi; nhưng chúng sanh ấy thì lại lấy dục ái làm sự hoan lạc. Nếu chúng sanh không đoạn dục, không ly dục ái mà đã an trụ, đang an trụ và sẽ an trụ với nội tâm tịch tónh, thì điều ấy không thể xả ra được. Vì sao? Vì đó không phải là đạo lý để đoạn dục, để ly dục ái mà là chạy theo dục. “Này Man-nhàn-đề, cũng như người mắc bệnh cùi, thân thể lở lói, bị trùng đục khoét, lấy tay gãi, cào rách các mụt, hơ lên bếp lửa; có người xót thương, mưu cầu thiện lợi và hữu ích, an ổn và khoái lạc nên cho một thứ thuốc hay nào đó<註 n="536"/>29ù. Khi được cho thứ thuốc hay nào đó, trị bệnh có hiệu quả, không làm hư hoại các căn, người bệnh khỏi được bệnh cùi, thân thể tráng kiện, bình phục như cũ. Sau khi lành bệnh, nếu thấy ai mắc bệnh cùi, thân thể lở lói, bị trùng đục khoét, lấy tay gãi, cào rách các mụt, hơ lên bếp lửa, này Man-nhàn-đề, thấy vậy, người ấy có hoan hỷ ngợi khen chăng?” Man-nhàn-đề đáp: “Dạ không, thưa Cù-đàm. Vì sao? Vì có bệnh mới cần thuốc, chứ không bệnh thì không cần.” “Này Man-nhàn-đề, ông nghó thế nào? Người mắc bệnh cùi ấy chữa bệnh có kết quả, không hư hoại các căn, thoát khỏi bệânh cùi, thân thể khỏe mạnh hoàn toàn, bình phục như cũ. Có hai người lực só bắt người ấy hơ lên bếp lửa, người ấy hoảng hốt né tránh vì cảm thấy quá nóng. Này Man-nhàn-đề, ông nghó thế nào, bếp lửa bây giờ lại nóng hơn, khiến cho rất khổ, nguy hiểm hơn trước nhiều lắm chăng?” “Dạ không, thưa Cù-đàm. Trước kia, còn mắc bệnh cùi, thân thể lở lói, bị trùng đục khoét, bệnh nhân lấy tay gãi, cào rách các mụt, hơ lên bếp lửa. đối với sự khổ bức nóng của lửa, bệnh nhân lại cảm thấy hoan lạc; ấy là do tâm mê loạn mà có ý tưởng điên đảo. Thưa Cù-đàm, trái lại bây giờ trị bệnh có kết quả, không hư hoại các căn, thoát khỏi bệnh cùi, thân thể khỏe mạnh hoàn toàn bình phục như cũ, người ấy đối với sự khổ bức của lửa lại cảm thấy khổ sở, như vậy là do tâm sáng suốt, không có ý tưởng điên đảo.” “Này Man-nhàn-đề, cũng người mắc bệnh cùi, thân thể lở lói, bị trùng đục khoét, bệnh nhân lấy tay gãi, cào rách các mụt, hơ lên bếp lửa; đối với sự khổ bức của lửa, bệnh nhân lại thấy khoan khoái; ấy là do tâm mê loạn, có ý tưởng điên đảo. Cũng vậy, này Man-nhàn-đề, chúng sanh không ly dục, bị ham muốn dục nhai nuốt, bị hơi nóng của dục thiêu đốt mà chạy theo dục; những kẻ ấy đối với khổ dục lại có ý tưởng dục lạc; ấy là do tâm mê loạn, có ý tưởng điên đảo. “Này Man-nhàn-đề, người trị bệnh đã có kết quả, không hư hoại các căn, đã khỏi bệnh ghẻ cùi, thân thể khỏe mạnh, hoàn toàn bình phục như cũ; người ấy đối với sự khổ bức của lửa thì cảm thấy đau khổ; ấy là do tâm yên ổn, không có ý tưởng điên đảo, cũng vậy, Này Man-nhàn-đề, Ta đối với khổ dục, thì có ý tưởng về khổ dục đúng như thật, không có ý tưởng điên đảo. Vì sao? Này Man-nhàn-đề, vì dục quá khứ là bất tịnh, xấu xa, rất đáng ghê tởm, không thể hướng đến, não hại, gây đau khổ; dục vị lai và hiện tại cũng bất tịnh, xấu xa rất đáng ghê tởm, không thể hướng đến, não hại, cảm thọ khổ. Cho nên, này Man-nhàn-đề, Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói rằng: Không bệnh là thiện lợi bậc nhất, Niết-bàn là sự an lạc tối thượng." Dị học Man-nhàn-đề thưa: “Thưa Cù-đàm, tôi cũng đã từng nghe các bậc kỳ cựu tôn trưởng lão, học Phạm hạnh đã lâu, nói rằng: Không bệnh là thiện lợi bậc nhất, Niết-bàn là an lạc tối thượng." Đức Thế tôn hỏi: “Nếu ông đã từng nghe các bậc kỳ cựu tôn đức trưởng lão học Phạm hạnh đã lâu nói rằng: Không bệnh là thiện lợi bậc nhất, Niết-bàn là sự an lạc tối thượng; thì Man-nhàn-đề, thế nào là không bệnh, thế nào là Niết-bàn?” Bấy giờ, Man-nhàn-đề dị học, đối với thân là bệnh hoạn, là ung nhọt, là mũi tên, là rắn độc, là vô thường, là khổ, là không, là chẳng phải tự ngã, nhưng lại dùng hai tay xoa bóp mà nói rằng: “Thưa Cù-đàm, cái này không bệnh, cái này là Niết-bàn.” Đức Thế Tôn bảo: “Này Man-nhàn-đề, cũng như người mù bẩm sinh, nghe người có mắt nói rằng: ‘Trắng tinh, không bẩn! Trắng tinh, không bẩn!’ Nghe như vậy, người mù đi tìm cái trắng tinh. Có người lừa đối, không mưu cầu thiện lợi hữu ích, an ổn khoái lạc cho người mù, nên đem chiếc áo cáu ghét nhơ bẩn, đến nói với người mù rằng: ‘Ông nên biết, đây là chiếc áo trắng tinh, không bẩn. Ông hãy cung kính đưa hai tay nhận lấy mà khoác lên thân.’ Người mù ấy liền hoan hỷ đưa hai tay cung kính thọ nhận, khoác lên thân mà nói rằng: ‘Trắng tinh, không bẩn! Trắng tinh không bẩn!’ Này Man-nhàn-đề, người mù ấy tự mình biết mà nói lên như thế, hay không tự mình biết mà nói lên như thế? Tự mình thấy mà nói lên như thế, hay không tự mình thấy mà nói lên như thế?” Man-nhàn-đề dị đạo đáp: “Thưa Cù-đàm, người ấy nói như vậy nhưng quả thật không biết, không thấy gì cả.” Đức Thế Tôn nói: “Cũng vậy, này Man-nhàn-đề, ông như người mù không có mắt. Thân chính là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là rắn độc, là vô thường, là khổ, là không, là không phải tự ngã. Thế mà ông dùng hai tay xoa bóp và nói rằng: ‘Thưa Cù-đàm, cái này không bệnh, cái này là Niết-bàn.’ Này Man-nhàn-đề, thế nào là không bệnh, ông còn không biết, há lại thấy biết Niết-bàn, được Niết-bàn chăng? Nói rằng thấy Niết-bàn thì quả không thể được. Này Man-nhàn-đề, Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói rằng: Không bệnh, lợi bậc nhất, Niết-bàn, lạc tối thượng, Chỉ con đường Bát chánh, Đến an ổn cam lồ<註 n="537"/>30.“Trong chúng đó nhiều người được nghe bài kệ này. Sau khi số đông những người dị học nghe bài kệ này, liền truyền lại cho nhau, nhưng không hiểu rõ nghóa lý. Họ đã nghe và muốn tìm cầu giáo nghóa, họ đều là kẻ ngu si, trở lại tự lừa dối lẫn nhau. Thân bốn đại hiện tại của họ là do cha me sanh ra, được nuôi lớn nhờ ăn uống, che đậy của y phục, chăm sóc bằng tắm rửa, đó là pháp hủy hoại, là pháp tan rã, nhưng họ thấy là ngã, chấp thủ là ngã, duyên nơi chấp thủ nên có hữu, duyên nơi hữu nên có sanh, duyên nơi sanh nên có già, chết, duyên nơi già, chết nên có buồn rầu, khóc than, lo lắng, khổ sở, áo não. Như vậy, toàn bộ khối lớn khổ đau này phát sanh.” Khi ấy, Man-nhàn-đề dị đạo liền đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng về Đức Thế Tôn và bạch: “Bạch Cù-đàm, nay con hoàn toàn tin tưởng Sa-môn Cù-đàm. Mong Cù-đàm thuyết pháp cho con nghe, để con được biết: Đây là sự không bệnh, đây là Niết-bàn.” Đức Thế Tôn nói: “Này Man-nhàn-đề, nếu Thánh tuệ nhãn của ông chưa được thanh tịnh; dù Ta có thuyết giảng cho nghe về sự không bệnh, về Niết-bàn, thì ông cũng không thể nào hiểu được, mà chỉ nhọc công cho Ta thôi. Này Man-nhàn-đề, ví như người sanh ra đã bị mù, nghe người khác đến nói rằng: ‘Ông nên biết, đây là sắc xanh, sắc vàng, sắc đỏ, sắc trắng.’ Này Man-nhàn-đề, người mù ấy chỉ nghe người khác nói, có biết đây là sắc xanh, sắc vàng, sắc đỏ, sắc trắng chăng?” Man-nhàn-đề đáp: “Dạ không, thưa Cù-đàm.” “Cũng vậy, này Man-nhàn-đề, nếu Thánh tuệ nhãn của ông chưa được thanh tịnh; dù Ta có thuyết giảng cho ông nghe về sự không bệnh, về Niết-bàn, thì ông cũng không thể nào hiểu được, mà chỉ nhọc công Ta thôi. Này Man-nhàn-đề, Ta sẽ thuyết giảng cho ông nghe về diệu dược thích hơp khiến cho Thánh tuệ nhãn chưa được thanh tịnh liền được thanh tịnh. Này Man-nhàn-đề, nếu Thánh tuệ nhãn của ông được thanh tịnh, ông sẽ tự biết: ‘Đây là sự không bệnh, đây là Niết-bàn.’ Này Man-nhàn-đề, ví như người mù bẩm sinh, có thân nhân mong muốn cho được an ổn, khoái lạc nên tìm cầu thầy chữa mắt. Thầy chữa mắt trị liệu bằng mọi cách, hoặc khiến nôn ra ở trên, hoặc khiến bài tiết ở dưới, hoặc nhỏ thuốc vào lỗ mũi, hoặc rửa ở dưới, hoặc chích ở mạch<註 n="538"/>31, hoặc khiến chảy nước mắt ra. Này Man-nhàn-đề, giả sử trúng thuốc thì hai mắt được trong sáng. Này Man-nhàn-đề, nếu người ấy hai mắt được trong sáng thì tự mình thấy đây là sắc xanh, sắc vàng, sắc đỏ, sắc trắng. Người ấy thấy cái áo dơ bẩn, nên nghó rằng: ‘Người kia là oan gia, từ lâu nó đã đem cái áo dơ bẩn mà dối gạt ta. Rồi nó sanh tâm oán ghét. Này Man-nhàn-đề, người ấy có thể sát hại người kia. Cũng vậy, này Man-nhàn-đề, Ta sẽ thuyết giảng cho ông nghe về diệu dược thích hợp, khiến cho Thánh tuệ nhãn chưa thanh tịnh liền được thanh tịnh. Này Man-nhàn-đề, nếu Thánh tuệ nhãn của ông được thanh tịnh, ông sẽ tự biết: ‘Đây là sự không bệnh, đây là Niết-bàn.’ “Này Man-nhàn-đề, có bốn pháp khiến người Thánh tuệ nhãn chưa thanh tịnh liền được thanh tịnh. Những gì là bốn? Là thân cận thiện tri thức, cung kính thừa sự, nghe thiện pháp, khéo tư duy, thực hành theo pháp và thứ pháp<註 n="539"/>32.Này Man-nhàn-đề, ông nên học như vậy. Thân cận thiện tri thức, cung kính thừa sự, nghe thiện pháp, khéo tư duy, thực hành theo pháp và thứ pháp, này Man-nhàn-đề nên học như vậy. “Này Man-nhàn-đề, ông đã thân cận thiện tri thức, cung kính thừa sự rồi, và đã được nghe thiện pháp, đã nghe được thiện pháp sẽ khéo tư duy sẽ thực hành theo pháp và thứ pháp, thực hành theo pháp và thứ pháp rồi, liền biết như thật rằng: Đây là Khổ, đây là Khổ Tập, đây là Khổ diệt, biết như thật đây là Khổ diệt đạo. “Thế nào là biết Khổ như thật? Là biết khổ sanh, khổ già, khổ bệnh, khổ chết, khổ oán tăng hội, khổ ái biệt ly, khổ cầu bất đắc; nói tóm, năm thủ uẩn là khổ. Đó gọi là biết khổ như thật. “Thế nào là biết Khổ tập như thật? Biết rằng đây là tham ái dẫn đến tiếp thọ sự hữu trong tương lai, tương ưng với hỷ dục, ước mong đời sống như thế này hay như thế kia. Đó gọi là biết Khổ tập như thật. “Thế nào là biết Khổ diệt như thật? Biết rằng đây là tham ái dẫn đến tiếp thọ sự hữu trong tương lai, đi đôi với hỷ dục ước mong đời sống như thế này hay như thế kia; tham ái ấy đã diệt tận không còn dư tàn, đã bị đoạn trừ, đã bị xả ly, đã nôn ra hết, không còn tham dục, đã thanh tịnh, đoạn trừ, tónh chỉ. Đó gọi là biết Khổ diệt như thật. “Thế nào là biết Khổ diệt đạo như thật? Là biết Thánh đạo tám chi, từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó gọi là biết Khổ diệt đạo như thật.” Sau khi nghe nói pháp này, dị học Man-nhàn-đề xa lìa trần cấu, pháp nhãn về các pháp phát sanh. Lúc bấy giờ, dị học Man-nhàn-đề thấy pháp, đắc pháp, giác chứng bạch tịnh pháp, đoạn nghi, trừ hoặc, không còn tôn thờ ai, không còn do ai, không còn do dự, đã an trụ nới quả chứng, đối với pháp của Thế Tôn đã được vô sở úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật và bạch: “Bạch Thế Tôn, cúi mong Thế Tôn cho con xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo.” Đức Thế Tôn nói: “Lành thay! Hãy đến đây, Tỳ-kheo! Hãy tu hành phạm hạnh!” Man-nhàn-đề dị đạo liền xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo. Sau khi dị học Man-nhàn-đề xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo rồi, liền chứng quả A-la-hán. Đức Phật thuyết như vậy, Tôn giả Man-nhàn-đề sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516363554">154.KINH BÀ-LA-BÀ ĐƯỜNG<註 n="540"/>33 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa nước Xá-vệ, trú tại Đông viên, trong giảng đường Lộc tử mẫu<註 n="541"/>34.Bấy giờ, có hai người thuộc dòng Phạm chí là Bà-tư-tra<註 n="542"/>35 và Bà-la-bà<註 n="543"/>36, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo. Các Phạm chí khác thấy vậy, chỉ trích họ dữ dội, nói những lời rất gay gắt và cay đắng, rằng: “Dòng Phạm chí là hơn hết, không dòng nào bằng; dòng Phạm chí là da trắng, ngoài ra đều là da đen; Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh; Phạm chí con Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh từ Phạm thiên. Các ông bỏ nơi thù thắng mà đi theo chỗ thấp hèn, bỏ trắng theo đen. Bọn Sa-môn đầu trọc kia bị trói buộc vào da đen, nên tuyệt tự, không con cái. Cho nên, các ông đã làm chuyện đại cực ác, phạm việc đại sai lầm." Bấy giờ, vào buổi chiều, Đức Thế Tôn từ thiền tọa dậy, bước xuống giảng đường. Ngài kinh hành trên khoảng đất trống trong bóng mát của giảng đường, rồi nói pháp thậm thâm vi diệu cho các Tỳ-kheo. Tôn giả Bà-tư-tra từ xa trông thấy Đức Thế Tôn vào buổi chiều từ thiền tọa dậy, bước xuống giảng đường. Ngài kinh hành trên khoảng đất trống trong bóng mát của giảng đường, rồi nói pháp thậm thâm vi diệu cho các Tỳ-kheo. Sau khi thấy như vậy, Tôn giả Bà-tư-tra nói: “Này Hiền giả Bà-la-bà, nên biết, Đức Thế Tôn, vào buổi chiều, từ thiền tọa dậy, bước xuống giảng đường. Ngài kinh hành trên khoảng đất trống trong bóng mát của giảng đường, rồi nói pháp thậm thâm vi diệu cho các Tỳ-kheo. Này Hiền giả Bà-la-bà, chúng ta nên đến chỗ Đức Phật, hoặc có thể nhân đây mà được nghe Ngài nói pháp.” Khi ấy, Bà-tư-tra và Bà-la-bà liền đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ, rồi đi kinh hành theo sau. Đức Thế Tôn quay lại nói với hai người kia: “Bà-tư-tra, hai Phạm chí, các ngươi từ bỏ chủng tộc Phạm chí, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo; các Phạm chí khác thấy như vậy, không chỉ trích các ngươi sao?” Hai người kia liền bạch: “Quả thật vậy, bạch Đức Thế Tôn. Các Phạm chí thấy như vậy, chỉ trích dữ dội, gay gắt, cay đắng.” Đức Thế tôn hỏi: “Này Bà-tư-tra, các Phạm chí thấy như vậy, đã chỉ trích dữ dội, gay gắt, cay đắng như thế nào?” Bà-tư-tra thưa: “Bạch Thế Tôn, các Phạm chí thấy chúng con như vậy, nói như thế này, ‘Dòng Phạm chí là hơn hết, không dòng nào bằng; dòng Phạm chí là da trắng, ngoài ra đều là da đen; Phạm chí được thanh tịnh, không phải Phạm chí thì không được thanh tịnh; Phạm chí con Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh từ Phạm thiên. Các ông bỏ nơi thù thắng mà đi theo chỗ thấp hèn, bỏ trắng theo đen. Bọn Sa-môn đầu trọc kia bị trói buộc vào da đen, nên tuyệt tự, không con cái. Cho nên, các ông đã làm chuyện đại cực ác, phạm việc đại sai lầm.’ Bạch Thế Tôn, các Phạm chí thấy chúng con như vậy, đã chỉ trích dữ dội, gay gắt, cay đắng như vậy.” Đức Thế Tôn nói: “Này Bà-tư-tra, những lời của các Phạm chí quá độc ác, hết sức vô lại. Vì sao? Vì họ ngu si, không khéo hiểu rõ, không biết ruộng tốt, không thể tự biết mình, dó đó mới nói như thế này, ‘Phạm chí chúng ta là con Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, được hóa sanh từ Phạm thiên.’ Vì sao? Này Bà-tư-tra, chính Ta, với sự chứng đắc Minh Hạnh vô thượng này không chủ trương thọ sanh ưu thắng, không chủ trương chủng tộc, không chủ trương kiêu mạn, nói rằng ‘Nó đẹp lòng Ta; nó không đẹp lòng Ta<註 n="544"/>37,’ không vì chỗ ngồi, không vì nước<註 n="545"/>38, không vì sở học kinh sách. “Này Bà-tư-tra, chỗ nào có hôn nhân<註 n="546"/>39, nơi đó mới có thể nói về thọ sanh, về chủng tộc, về kiêu mạn, nói, ‘Nó đẹp lòng Ta, không đẹp lòng Ta; vì chỗ ngồi, vì nước uống và vì sở học kinh sách. “Này Bà-tư-tra, nếu ai chủ trương thọ sanh, chủ trương chủng tộc, chủ trương kiêu mạn, người ấy cách biệt quá xa đối với sự chứng đắc Minh Hạnh vô thượng của Ta. Này Bà-tư-tra, nói về thọ sanh, về chủng tộc, về kiêu mạn, nói: ‘Nó đẹp lòng Ta, không đẹp lòng ta,’ vì chỗ ngồi, vì nước uống và vì sở học kinh sách thì cách biệt với sự chứng đắc Minh Hạnh vô thượng của ta. “Lại nữa, này Bà-tư-tra, ở đây có ba giai cấp<註 n="547"/>40 khiến cho không phải tất cả mọi người cùng tranh luận với nhau, thiện và bất thiện lẫn lộn, được các bậc Thánh khen ngợi hoặc không khen ngợi. Thế nào là ba? Đó là: dòng Sát-lợi, dòng Phạm chí, dòng Cư só. “Này Bà-tư-tra, ý ngươi thế nào? Người Sát-lợi có sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo cho đến tà khiến; người Cư só cũng vậy, chứ không phải Phạm chí (mới làm những chuyện đó chăng)?” Bà-tư-tra rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, dòng Sát-lợi cũng có người sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, cho đến tà kiến và dòng Phạm chí, Cư só cũng vậy.” Đức Thế Tôn hỏi: “Này Bà-tư-tra, ý ngươi thế nào? Chỉ có người Phạm chí mới xa lìa sát sanh, đoạn trừ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, cho đến xa lìa tà kiến, được chánh kiến; còn Sát-lợi, Cư só thì không như vậy chăng?” Bà-tư-tra thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, Phạm chí cũng có người xa lìa sát sanh, đoạn trừ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, cho đến xa lìa tà kiến, được chánh kiến, và Sát-lợi, Cư só cũng vậy.” Đức Thế Tôn hỏi: “Này Bà-tư-tra, ý ngươi thế nào? Nếu có vô lượng pháp ác, bất thiện, thì đó chỉ là việc làm của Sát-lợi, Cư só, chứ không phải Phạm chí chăng? Và nếu có vô lượng pháp thiện, thì đó chỉ là việc làm của Phạm chí chứ chẳng phải Sát-lợi, Cư só?” Bà-tư-tra thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, nếu có vô lượng pháp ác, bất thiện thì hàng Sát-lợi, Cư só kia cũng có thể làm, mà Phạm chí cũng vậy. Nếu có vô lượng pháp thiện, thì Phạm chí cũng có thể làm, và Sát-lợi, Cư só cũng vậy.” “Này Bà-tư-tra, nếu có vô lượng pháp ác, bất thiện, mà tuyệt đối chỉ có Sát-lợi làm, chứ không phải Phạm chí làm, và nếu có vô lượng pháp thiện, mà tuyệt đối chỉ có Phạm chí làm chứ không phải Sát-lợi, Cư só làm, thì các Phạm chí kia có thể nói như thế này, ‘Phạm chí chúng ta là con Phạm thiên, sanh ra từ miệng Phạm thiên, hóa sanh từ Phạm thiên.’ Vì sao? Này Bà-tư-tra, người ta thấy một nữ Phạm chí vừa mới lấy chồng, sau khi lấy chồng thì nàng mang thai và sau đó lại thấy nàng sanh ra một bé trai, hoăc là một bé gái. Này Bà-tư-tra, như vậy, các Phạm chí cũng y theo pháp thế gian sanh ra từ sản đạo, thế nhưng họ lại nói láo, vu báng Phạm thiên mà nói như thế này, ‘Phạm chí chúng ta là con Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, hóa sanh từ Phạm thiên.’ “Này Bà-tư-tra, nếu một thiện nam tử, bất luận chủng tộc hay tánh danh nào, từ bỏ chủng tộc, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, theo Ta học đạo, thì có thể nói như thế này, ‘Phạm chí chúng tôi là con Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, hóa sanh từ Phạm thiên<註 n="548"/>41.’ Vì sao? Này Bà-tư-tra, vì thiện nam tử ấy vào trong Chánh pháp luật của Ta, thọ lãnh Chánh pháp và Giới luật, đến được bờ bên kia, đoạn nghi, trừ hoặc, không có do dự, đối với Pháp của Đấng Thế Tôn đã được vô sở úy. Cho nên, người ấy đáng nói như thế này, ‘Phạm chí chúng ta là con Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, hóa sanh từ Phạm thiên.’ “Này Bà-tư-tra, Phạm thiên đó là nói Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. Bởi vì Phạm là Như Lai, Mát lạnh là Như Lai, Không phiền không nhiệt, Không lìa Như là Như Lai<註 n="549"/>42.“Này Bà-tư-tra, ý ngươi thế nào? Những người họ Thích có hạ ý yêu quý, kính trọng, cúng dường, phụng sự Ba-tư-nặc, vua nước Câu-tát-la chăng?” Bà-tư-tra thưa: “Bạch Thế Tôn, có.” Đức Thế Tôn hỏi: “Này Bà-tư-tra, ý ngươi thế nào? Nếu những người họ Thích hạ ý yêu kính, quý trọng, cúng dường, phụng sự vua Ba-tư-nặc nước Câu-tát-la thì như vậy, vua Ba-tư-nặc nước Câu-tát-la đối với bản thân có hạ ý, yêu kính, quý trọng, cúng dường, phụng sự Ta chăng?” Đáp rằng: “Những người họ Thích mà hạ ý, yêu kính, quý trọng, cúng dường, phụng sự vua Ba-tư-nặc nước Câu-tát-la, thì việc này không có gì lạ. Nếu vua Ba-tư-nặc nước Câu-tát-la mà hạ ý, yêu quý, kính trọng, cúng dường, phụng sự Đức Thế Tôn, thì việc này rất kỳ lạ.” Đức Thế Tôn nói: “Này Bà-tư-tra, vua Ba-tư-nặc nước Câu-tát-la đối với bản thân Ta mà hạ ý, yêu quý, kính trọng, cúng dường, phụng sự Ta, không phải với ý nghó rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm thuộc chủng tộc rất cao, còn ta chủng tộc quá thấp. Sa-môn Cù-đàm tài bảo rất nhiều, còn ta tài bảo quá ít. Sa-môn Cù-đàm hình sắc rất đẹp, còn ta hình sắc thô kịch. Sa-môn Cù-đàm có oai thần lớn, còn ta oai thần quá ít. Sa-môn Cù-đàm có trí tuệ thiện còn ta có trí tuệ ác.’ Nhưng này Bà-tư-tra, vua Ba-tư-nặc nước Câu-tát-là chỉ vì yêu kính, tôn trọng Pháp và cúng dường Pháp, vì phụng sự Pháp cho nên đối với bản thân Ta, mà hạ ý, yêu quý, kính trọng, cúng dường, phụng sự Ta.” Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với Tỳ-kheo rằng: “Này Bà-tư-tra, có một lúc tất cả thế gian này đều hoại diệt. Khi thế gian này hoại, các chúng sanh sanh lên cõi trời Hoảng dục<註 n="550"/>43; ở trong cõi ấy, sắc vi diệu, do ý hóa sanh. Tất cả chi tiết và các căn đều đầy đủ, dùng hỷ làm món ăn, tự thân phát sáng, bay lên hư không, sống lâu trong tịnh sắc<註 n="551"/>44.“Này Bà-tư-tra, trong một thời gian quả đất này tràn ngập nước<註 n="552"/>45, do gió thổi qua và khuấy động trên mặt nước đóng lại một lớp tinh, hòa hiệp giống như sữa chín đóng váng và đông lại thành một lớp tinh. Cũng vậy, Bà-tư-tra, có một thời gian quả đất này tràn ngập nước, do gió thổi và khuấy động, trên mặt nước đông lại và hợp tụ hòa hợp thành một lớp tinh, từ đó sanh ra vị của đất<註 n="553"/>46, có sắc, có hương vị. Sắc nó như thế nào? Giống như sắc của sanh tô, và sắc của thục tô. Và vị của nó như thế nào? Như vị mật ong. “Này Bà-tư-tra, có một thời gian khi thế giới này trở lại thời kỳ thành lập, có những chúng sanh, sanh trên cõi trời Hoảng dục, tuổi thọ hết, nghiệp hết, phước hết, mạng chung, sanh trở lại làm người, sanh vào thế gian này, cũng với sắc tướng thù diệu và do hóa sanh; tất cả chi tiết và các căn đều đầy đủ, dùng hỷ lạc làm thức ăn, tự thân phát sáng, bay trong hư không, sống lâu dài trong tịnh sắc. “Này Bà-tư-tra, bấy giờ ở trong thế giới đó không có mặt trời, mặt trăng, cũng không có tinh tú, không có ngày đêm, không có một tháng hay nửa tháng, không có ngày giờ, không có năm. Này Bà-tư-tra, ngay vào lúc đó, không có cha, không có mẹ, không có trai hay gái, lại cũng không có chủ nhân và tôi tớ, chỉ một loại chúng sanh như nhau mà thôi. Rồi có một chúng sanh tham ăn, không liêm khiết, đã nghó như thế này, ‘Vị của đất như thế nào? Ta thử dùng ngón tay móc một ít đất này nếm thử.’ Khi ấy chúng sanh này bèn dùng ngón tay móc đất đó mà nếm thử. Như vậy, chúng sanh đã biết vị của đất. Người ấy lại muốn được ăn. Bấy giờ chúng sanh đó lại nghó như thế này, ‘Sao lại phải nếm vị của đất bằng ngón tay cho nhọc sức. Ta hãy dùng bàn tay vóc lấy vị đất này mà ăn.’ Khi đó chúng sanh này bèn dùng tay vóc lấy vị đất này mà ăn. “Trong số các chúng sanh kia lại có những chúng sanh khác thấy các chúng sanh này mỗi người dùng tay vóc lấy vị đất mà ăn, bèn nghó như thế này, ‘Cái này thật là hay, cái này thật là khoái, chúng ta có thể dùng tay vóc lấy vị đất này để ăn.’ Rồi các chúng sanh liền dùng tay vóc lấy vị đất này để ăn. Khi họ đã dùng tay vóc lấy vị đất này để ăn như vậy và như vậy, thân họ trở thành dày, trở thành nặng, thành cứng. Nếu trước kia họ có sắc thanh tịnh, thì lúc ấy bị mất, tự nhiên sanh ra tối tăm. “Này Bà-tư-tra, pháp của thế gian tự nhiên có điều này: nếu sự tối tăm đã sanh ra, thì mặt trời, mặt trăng tất xuất hiện. Mặt trời, mặt trăng đã xuất hiện, thì các tinh tú cũng xuất hiện; tinh tú xuất hiện, tức thì thành ngày đêm, thành ngày đêm rồi, thì liền có một tháng hay nửa tháng có ngày giờ và có năm. Họ ăn vị của đất và sống đời rất lâu. “Này Bà-tư-tra, nếu chúng sanh nào ăn nhiều vị của đất, thì sắc da thành xấu, nếu ăn ít vị của đất thì sắc da đẹp; từ đó có sự phân biệt hơn kém về màu sắc. Nhân màu sắc hơn kém cho nên mỗi mỗi chúng sanh có những lời khinh mạn lẫn nhau, ‘Sắc da của ta hơn, sắc của ông không bằng.’ Nhân màu sắc hơn kém mà sanh ra sự khimh mạn và ác pháp, cho nên vị của đất liền mất. Khi vị của đất đã mất, các chúng sanh kia liền tụ tập nhau lại, khóc lóc não nề và nói như thế này, ‘Hỡi ôi vị đất! Hỡi ôi vị đất!’ Cũng như người đời nay ngậm tan vật ngon; chúng không nói chữ của thời xưa, tuy thọ trì mà không biết nghóa<註 n="554"/>47.Sự quán sát ý nghóa cũng được nói như vậy. “Này Bà-tư-tra, sau khi vị của đất mất, chất béo của đất<註 n="555"/>48 có sắc, hương, vị sanh ra cho các chúng sanh kia. Sắc nó như thế nào? Như sắc của sanh tô và thục tô. Vị như thế nào? Như vị của mật ong. Chúng sanh kia ăn chất béo của đất này mà tồn tại ở thế gian trong một thời gian lâu dài. “Này Bà-tư-tra, nếu chúng sanh nào ăn chất béo của đất nhiều thì sắc da xanh xấu, người ăn chất béo của đất ít thì có sắc da đẹp, từ đó có sự phân biệt hơn kém về sắc da. Nhân màu sắc có hơn kém cho nên mỗi mỗi chúng sanh cùng nói nhau lời khinh mạn: ‘Sắc của ta hơn, sắc của ông không bằng.’ Do sắc hơn kém mà sanh ra khinh mạn và ác pháp, cho nên chất chất béo của đất liền tiêu mất. Khi chất béo của đất tiêu mất, các chúng sanh kia liền nhóm họp nhau lại, khóc lóc não nề và nói như thế này: ‘Hỡi ơi chất béo của đất! Hỡi ơi chất béo của đất!’ Cũng như người đời nay bị người khác mắng; chúng không nói chữ của thời xưa, tuy thọ trì mà không biết nghóa<註 n="556"/>49.Sự quán sát ý nghóa cũng được nói như vậy. “Này Bà-tư-tra, sau khi chất béo của đất tiêu mất, một loại bà-la<註 n="557"/>50 có sắc, có hương vị sanh ra cho các chúng sanh kia. Sắc nó như thế nào? Như sắc hoa đàm. Vị nó như thế nào? Như vị mật ong tinh chất. Họ ăn dây bà-la này mà tồn tại ở thế gian trong thời gian lâu dài. “Này Bà-tư-tra, nếu chúng sanh nào ăn bà-la nhiều thì sắc da thành xấu, người ăn ít bà-la thì có sắc da đẹp. Từ đó có sự phân biệt hơn kém về màu da. Nhân sắc có hơn kém, cho nên mỗi mỗi chúng sanh nói lời khinh mạn với nhau rằng, ‘Sắc ta hơn, sắc ông không bằng.’ Nhân sắc có hơn kém mà sanh khinh mạn và ác pháp, cho nên bà-la liền diệt mất. Khi bà-la đã diệt mất, các chúng sanh kia liền nhóm họp nhau lại, khóc lóc não nề và nói như thế này: ‘Hỡi ơi bà-la! Hỡi ơi bà-la!’ Cũng như người đời nay bị người khác mắng; chúng không nói chữ của thời xưa, tuy thọ trì mà không biết nghóa. Sự quán sát ý nghóa cũng được nói như vậy. “Này Bà-tư-tra, sau khi bà-la diệt mất, loại nếp tự nhiên<註 n="558"/>51 sanh ra cho các chúng sanh kia. Trắng tinh, không vỏ cũng không có cám, trấu; dài bốn tấc. Sớm mai cắt chiều sanh, chiều cắt sáng sanh; lúa chín có vị muối, không có mùi sống. Chúng sanh ăn loại nếp tự nhiên này. Sau khi họ ăn nếp tự nhiên này, tức thì sanh ra sự khác nhau về thân hình. Hoặc có chúng sanh trở thành hình dạng con trai, hoặc có chúng sanh trở thành hình dạng con gái. Sau khi các chúng sanh này trở thành hình trai và hình gái, họ thấy nhau bèn nói như thế này: ‘Ôi, ác chúng sanh ra đời! Ác chúng sanh ra đời!’ “Này Bà-tư-tra, ác chúng sanh đó là nói người đàn bà. Khi chúng sanh kia đã trở thành hình trai và hình gái, thì họ nhìn ngắm nhau. Nhìn ngắm nhau rồi, nhìn kỹ nhau bằng mắt; mắt nhìn kỹ rồi, thì họ nhiễm nhau; nhiễm nhau rồi, liền sanh bứt rứt; bứt rứt rồi, thì ái trước nhau; ái trước nhau rồi, họ làm chuyện dâm dục. Nếu họ bị bắt gặp trong lúc hành dục, người ta bèn dùng cây, đá, hoặc dùng gậy, đất cục mà đánh, ném, và nói như thế này: ‘Ôi, bọn họ xấu xa, làm việc phi pháp! Tại sao chúng sanh làm chung nhau chuyện như vậy?’ Cũng như người thời nay khi rước vợ mới người ta rải hoa, hay buông rũ những tràng hoa và nói như thế này: ‘Chúc cô dâu bình an! Chúc cô dâu bình an!’<註 n="559"/>52 Đó là việc mà xưa kia thì người ta ghét, còn nay thì người ta yêu. “Này Bà-tư-tra, cũng có chúng sanh ghét pháp bất tịnh, ghê tởm, sỉ nhục, hổ thẹn, người đó liền xa đám đông<註 n="560"/>53 từ một ngày, hai ngày, đến sáu bảy ngày, nửa tháng, một tháng cho đến một năm. “Này Bà-tư-tra, nếu chúng sanh nào muốn làm việc bất tịnh này, thì người ấy bèn làm nhà và nói như thế này: ‘Ta làm chuyện xấu trong này! Ta làm chuyện xấu trong này!’ Này Bà-tư-tra, đó là nhân duyên đầu tiên trong thế gian có pháp dựng nhà. Đó là trí bậc nhất kỳ cựu, đúng như pháp, chứ chẳng phải không như pháp. Như pháp là tôn quý giữa loài người<註 n="561"/>54. “Ở đây, có một chúng sanh lười biếng. Người ấy nghó như thế này: ‘Tại sao ta phải mỗi bữa đi lấy nếp tự nhiên? Sao ta không lấy luôn cho đủ ăn một ngày?’ Người ấy bèn gom lấy gạo ăn cho một ngày. Khi ấy, có một chúng sanh khác nói với người ấy rằng: ‘Này Chúng sanh, ông đi lấy gạo với tôi chăng?’ Vị ấy trả lời: ‘Tôi đã gom đủ. Ông đi lấy một mình vậy.’ “Chúng sanh kia nghe rồi, liền nghó như thế này: ‘Thật là hay, thật là khoái! Ta cũng có thể lấy luôn gạo ăn cho ngày mai chăng?’ Người này bèn lấy luôn gạo cho ngày mai. “Lại có một chúng sanh khác nói với người này rằng: ‘Này Chúng sanh! Ông hãy đi lấy gạo với tôi chăng?’ Chúng sanh kia đáp: ‘Tôi đã lấy luôn gạo cho ngày mai, ông đi một mình vậy.’ Chúng sanh này nghe rồi, bèn nghó như thế này: ‘Thật là hay, thật là khoái! Ta nay nên lấy gạo ăn luôn trong bảy ngày.’ Khi chúng sanh này lấy loại lúa tự nhiên tích tụ rất nhiều; lúa nếp được cất bèn sanh ra vỏ và cám, cắt lấy cho đến bảy ngày cũng sanh vỏ và cám. Cắt đến đâu, chỗ ấy không còn mọc trở lại nữa. “Bấy giờ, các chúng sanh mới cùng nhóm họp, khóc lóc não nề mà nói thế này: ‘Chúng ta đã làm phát sanh pháp ác, bất thiện; bọn chúng ta cất chứa gạo để lâu. Vì sao? Bởi lẽ, chúng ta trước kia có sắc tướng thù diệu, và do ý hóa sanh; tất cả chi tiết và các căn đều đầy đủ, dùng hỷ làm thức ăn, tự nhiên chói sáng, bay trong hư không, sống lâu dài với tịnh sắc. Chúng ta sanh ra vị của đất có sắc, hương, vị. Sắc như thế nào? Như sắc của sanh tô và thục tô. Vị thế nào? Vị như mật ong. Chúng ta ăn vị của đất và tồn tại trong một thời gian lâu dài. Chúng ta nếu ăn nhiều vị của đất, sắc da thành xấu. Người ăn vị của đất ít, thì có sắc da đẹp. Từ đó có sự phân biệt hơn kém về màu sắc. Nhân màu sắc hơn kém, cho nên chúng ta mỗi người cùng nói lời khinh mạn nhau rằng: ‘Sắc ta hơn, sắc ngươi không bằng.’ Nhân sắc có hơn kém mà sanh ra khinh mạn và ác pháp, cho nên vị của đất liền tiêu mất. Sau khi vị của đất tiêu mất, loại chất béo của đất, có sắc, hương, vị sanh ra cho chúng ta. Sắc như thế nào? Như sắc của sanh tô, thục tô. Vị như thế nào? Vị như mật ong. Chúng ta ăn chất béo của đất mà tồn tại ở thế gian trong một thời gian lâu dài. Người nào ăn chất béo của đất nhiều thì sắc da thành xấu; người ăn chất béo của đất ít thì sắc da đẹp. Từ đó có sự phân biệt hơn kém về màu sắc. Vì sắc có hơn kém, cho nên chúng ta mỗi người cùng nói lời khinh mạn nhau: ‘Sắc ta hơn, sắc ngươi không bằng.’ Vì sắc hơn kém mà sanh ra khinh mạn và ác pháp, cho nên chất béo của đất liền tiêu mất. Sau khi chất béo của đất tiêu mất, loại bà-la, có sắc, hương, vị sanh ra cho chúng ta. Sắc như thế nào? Sắc như hoa đàm. Vị như thế nào? Như vị mật ong tinh chất. Chúng ta ăn bà-la mà tồn tại ở thế gian lâu dài. Người nào nếu ăn bà-la nhiều, thì sắc da thành xấu, người ăn bà-la ít, thì có sắc da đẹp. Từ đó có sự phân biệt hơn kém về màu sắc. Nhân sắc có hơn kém cho nên chúng ta mỗi người cùng nói lời khinh mạn nhau rằng: ‘Sắc ta hơn, sắc ngươi không bằng.’ Nhân sắc hơn kém mà sanh ra khinh mạn và ác pháp, cho nên bà-la liền tiêu mất. Sau khi bà-la mất, loại nếp tự nhiên sanh ra cho chúng ta, trắng tinh, không vỏ, cũng không cám, trấu; dài bốn tấc, sáng cắt chiều sanh, chiều cắt sáng sanh, lúa chín có chất muối, không có mùi sống. Chúng ta ăn nếp tự nhiên kia. Khi chúng ta tích tụ loại nếp tự nhiên rất nhiều; nếp lúa được cất liền sanh vỏ, cám, cắt cho đến bảy ngày cũng sanh vỏ, cám; cắt đến đâu, chỗ đó không còn mọc trở lại nữa. Vậy chúng ta phải làm thành ruộng, và cắm mốc chăng?’ “Rồi các chúng sanh ấy làm ruộng, gieo giống và cắm mốc. Trong khi đó có một chúng sanh đã có lúa của mình, còn vào ruộng người khác mà lấy trộm lúa. Người chủ ruộng thấy vậy bèn nói như thế này: ‘Chao ôi! Chúng sanh xấu ác đã ra đời! Tại sao ngươi làm như vậy? Ngươi có lúa của ngươi mà còn vào ruộng của người khác lấy trộm lúa; hãy đi đi. Về sau đừng làm như vậy nữa.’ Song chúng sanh kia vẫn đi lấy trộm lúa của người khác hai ba lần nữa. Người chủ ruộng cũng hỏi hai ba lần, thấy rồi, liền nắm tay thoi chúng sanh kia, lôi đến chỗ đông người và nói với mọi người rằng: ‘Chúng sanh này có lúa của nó mà còn vào ruộng tôi lấy trộm lúa tôi.’ Chúng sanh kia cũng nói với mọi người rằng: ‘Chúng sanh này nắm tay tôi, thoi tôi, lôi tôi đến chỗ đông người.’ Khi ấy, các chúng sanh kia cùng nhau nhóm họp, khóc lóc não nề và nói như thế này: ‘Chúng ta sanh pháp ác bất thiện, đó là phải giữ ruộng vậy. Vì sao? Vì gìn giữ ruộng, cho nên mới cùng nhau tranh tụng, có mất mát, kiệt tận, có nói chuyện nhau bằng lời, có thoi nhau bằng nắm tay. Trong số đông này chúng ta hãy cử ra một người đoan chánh, có hình sắc rất đẹp đẽ, lập làm điền chủ. Nếu người nào đáng quở trách thì phải để cho ông ấy quở trách. Nếu người nào đáng đuổi thì để cho ông ấy đuổi. Còn lúa bọn chúng ta thu được thì nên theo đúng như pháp chở đến cho ông ấy.’ “Khi ấy trong số chúng sanh kia có một người đoan chánh, hình sắc đẹp đẽ đệ nhất, họ bèn cử ra, lập làm điền chủ. Nếu có ai đáng quở trách thì ông ấy quở trách; nếu có ai đáng đuổi, thì ông ấy đuổi. Nếu có lúa thì họ đúng như pháp chở đến cho điền chủ. Điền chủ đó tức là Sát-lợi<註 n="562"/>55.Làm cho chúng sanh hoan lạc đúng như pháp, thủ hộ và hành giới là vua<註 n="563"/>56.Vua được gọi là vua vậy. “Này Bà-tư-tra, đó la nhân duyên đầu tiên của dòng Sát-lợi trong thế gian. Đó là trí bậc nhất kỳ cựu, đúng như pháp, chứ chẳng phải không như pháp. Như pháp là tôn quý giữa loài người. “Khi ấy, có chúng sanh cho rằng sự thủ hộ là bệnh, thủ hộ là ung nhọt, thủ hộ là mũi tên đâm, liền từ bỏ sự thủ hộ, nương nơi vô sự<註 n="564"/>57, làm nhà lá để ở và học Thiền. Người ấy từ chỗ vô sự, mỗi buổi sáng vào thôn ấp hay vương thành mà khất thực. Số đông chúng sanh kia thấy vậy liền bố thí cho, cung kính, tôn trọng và nói như thế này: ‘Chúng sanh này cho rằng thủ hộ là bệnh, thủ hộ là ung nhọt, thủ hộ là mũi tên đâm, nên đã từ bỏ thủ hộ, nương nơi vô sự làm nhà lá để ở và học Thiền. Này chư Tôn, người này đã xả bỏ sự gây hại, pháp ác, bất thiện.’ Đó là Phạm chí. Do đó Phạm chí được gọi là Phạm chí vậy<註 n="565"/>58.“Chúng sanh kia học Thiền mà không đắc Thiền, học khổ hạnh mà không đắc khổ hạnh, học viễn ly mà không đắc viễn ly, học nhất tâm mà không đắc nhất tâm, học tinh tấn mà không được tinh tấn, liền bỏ chỗ vô sự, trở về thôn ấp, vương thành, làm nhà bốn trụ, tạo lập kinh sách. Các chúng sanh kia thấy vậy, bèn không bố thí, không cung kính, tôn trọng nữa và nói như thế này: ‘Chúng sanh này trước kia coi thủ hộ là bệnh, thủ hộ là ung nhọt, thủ hộ là mũi tên đâm, bèn từ bỏ sự thủ hộ, nương nơi vô sự, làm nhà lá để ở và học Thiền, nhưng không thể đắc Thiền, học khổ hạnh mà không đắc khổ hạnh, học viễn ly mà không được viễn ly, học nhất tâm mà không được nhất tâm, học tinh tấn mà không được tinh tấn liền bỏ nơi vô sự, trở về thôn ấp, vương thành, làm nhà bốn trụ, tạo lập kinh sách. Này chư Tôn, người này lại học sự bác văn, không học Thiền nữa. Bác văn do đó được gọi là bác văn vậy<註 n="566"/>59.“Này Bà-tư-tra, đó là nhân duyên đầu tiên của dòng Phạm chí trong thế gian. Đó là trí bậc nhất kỳ cựu, đúng như pháp, chứ chẳng phải không như pháp. Như pháp là tôn quý giữa loài người. “Bấy giờ, các chúng sanh khác, mỗi người đến mỗi phương mà làm ruộng; người thì đi về phương này mà làm nghề làm ruộng; người thì đi về phương kia mà làm nghề làm ruộng. Đó là dòng Phệ-xá. “Này Bà-tư-tra, đây là nhân duyên đầu tiên có dòng Phệ-xá trong đời. Đó là trí bậc nhất kỳ cựu, đúng như pháp, chứ chẳng phải không như pháp. Như pháp là tôn quý giữa loài người. “Này Bà-tư-tra, khi thế gian khởi lên ba chủng tánh này rồi, thì liền biết có dòng Sa-môn thứ tư<註 n="567"/>60.Tại sao trong thế gian có ba chủng tánh này rồi liền biết có dòng Sa-môn thứ tư? Trong dòng tộc Sát-lợi có những thiện nam tử hay tự quở trách mình, ghét pháp bất thiện, tự chán ghét pháp ác, bất thiện, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình học đạo, và suy nghó thế này: ‘Ta nên làm Sa-môn, tu Phạm hạnh.’ Người ấy bèn làm Sa-môn, tu Phạm hạnh. Thiện nam tử trong dòng tộc Phạm chí, dòng tộc Phệ-xá cũng vậy, cũng tự quở trách, ghét pháp bất thiện, tự chán ghét pháp ác, bất thiện, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, cũng nghó như thế này: ‘Ta nên làm Sa-môn, tu Phạm hạnh,’ bèn làm Sa-môn và tu Phạm hạnh. “Này Bà-tư-tra, như vậy, trong thế gian khởi lên ba chủng tánh này rồi, thì liền biết có dòng Sa-môn thứ tư. “Này Bà-tư-tra, nay Ta nói rộng về ba chủng tánh này. Nói rộng về ba chủng tánh này thế nào? Một thiện nam tử thuộc chủng tộc Sát-lợi mà thân làm pháp bất thiện, khẩu, ý, làm pháp bất thiện, thì người đó khi thân hoại mạng chung, nhất định phải thọ khổ. “Cũng vậy, thiện nam tử trong dòng tộc Phạm chí, dòng tộc Phệ-xá, thân làm pháp bất thiện, khẩu, ý, làm pháp bất thiện, thì người đó khi thân hoại mạng chung, nhất định phải thọ khổ. “Này Bà-tư-tra, một thiện nam tử thuộc dòng tộc Sát-lợi mà thân làm thiện pháp, khẩu, ý làm thiện pháp, thì người đó khi thân hoại chung, nhất định sẽ thọ lạc. “Cũng vậy, thiện nam tử dòng tộc Phạm chí, dòng tộc Phệ-xá, mà thân làm thiện pháp, khẩu, ý làm thiện pháp, thì người đó khi thân hoại mạng chung, nhất định sẽ thọ lạc. “Này Bà-tư-tra, thiện nam tử thuộc dòng tộc Sát-lợi, thân làm hai hạnh, và giữ hộ hạnh<註 n="568"/>61, khẩu, ý làm hai hạnh và giữ hộ hạnh, thì người đó khi thân hoại mạng chung, sẽ thọ khổ và lạc. “Cũng vậy, này Bà-tư-tra, thiện nam tử thuộc dòng tộc Phạm chí hay Phệ-xá, thân làm hai hạnh, và giữ hộ hạnh, khẩu, ý làm hai hạnh và giữ hộ hạnh, thì người đó khi thân hoại mạng chung, sẽ thọ khổ và lạc. “Này Bà-tư-tra, thiện nam tử dòng tộc Sát-lợi tu bảy giác pháp, khéo tư duy và khéo quán sát, biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu, giải thoát rồi liền biết giải thoát, biết như thật: Sự sanh đã hết, Phạm hạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, sẽ không còn tái sanh nữa. “Cũng vậy, thiện nam tử dòng tộc Phạm chí, dòng tộc Phệ-xá tu bảy giác pháp, khéo tư duy, khéo quán sát; người ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát khỏi hữu lậu, vô minh lậu, giải thoát rồi liền biết giải thoát, biết như thật: Sự sanh đã hết, Phạm hạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh. “Này Bà-tư-tra, như vậy, Ta đã phân biệt rộng rãi về ba chủng tánh này vậy. “Phạm thiên đế chúa<註 n="569"/>62 nói bài kệ: Loài hai chân, Sát-lợi tối tôn, Đấy là chủ trương có chủng tộc. Những ai cầu học Minh và Hạnh, Vị ấy, Thiên, Nhân đều tán thán. “Này Bà-tư-tra, Phạm thiên đế chúa khéo nói bài kệ này chứ không phải không khéo, khéo ca ngơi, phúng tụng chứ không phải không khéo, khéo ngâm vịnh và nói, chứ không phải không khéo, nói như thế này: Loài hai chân, Sát-lợi tối tôn, Đấy là chủ trương có chủng tộc. Những ai cầu học Minh và Hạnh, Vị ấy, Thiên, Nhân đều tán thán. “Vì sao? Vì Ta cũng nói như vậy: Loài hai chân, Sát-lợi tối tôn, Đấy là chủ trương có chủng tộc. Những ai cầu học Minh và Hạnh, Vị ấy, Thiên, Nhân đều tán thán.” Đức Phật nói như vậy, Tôn giả Bà-tư-tra, Bà-la-bà và chư Tỳ-kheo nghe Phật nói, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516363555">155.KINH TU-ĐẠT-ĐA<註 n="570"/>63 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, cư só Tu-đạt-đa<註 n="571"/>64 đi đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ Ngài, rồi ngồi qua một bên. Đức Thế Tôn hỏi: “Gia đình của Cư só có thực hành hạnh bố thí chăng? Cư só trả lời: “Dạ có, bạch Thế Tôn, gia đình con có bố thí; nhưng chỉ bố thí những thức thô xấu, không được mỹ diệu, như cơm lẫn với cám, canh lá gai, chỉ có một miếng gừng, một lá rau.” Đức Thế Tôn bảo: “Này Cư só, dù bố thí những thức thô xấu, hay bố thí những thức mỹ diệu, thì đều có quả báo. Nhưng này Cư só, nếu bố thí những thức thô xấu, không tín mà bố thí, không cố tâm bố thí, không tự tay bố thí, không tự mình đến bố thí, không tư duy mà bố thí, không do tín mà bố thí, không quán nghiệp và quả báo mà bố thí, thì nên quán rằng sẽ thọ báo đúng như thế, tâm không muốn được nhà đẹp, không muốn được xe đẹp, không muốn áo chăn đẹp, không muốn được đồ ăn thức uống ngon, không muốn được ngũ dục công đức tốt. Vì sao? Vì không chí tâm mà hành bố thí. Này Cư só, nên biết rằng, sẽ thọ báo đúng như thế. “Này Cư só, nếu bố thí những thức thô xấu nhưng có tín mà bố thí, có tâm bố thí, tự tay bố thí, tự mình đến bố thí, tư duy mà bố thí, do tín mà bố thí, quán nghiệp và quả báo mà bố thí, thì nên quán rằng sẽ thọ báo đúng như thế, là do tâm muốn được nhà đẹp, muốn được xe đẹp, muốn được áo chăn đẹp, muốn được đồ ăn thức uống ngon, muốn được ngũ dục công đức tốt đẹp. Vì sao? Vì chí tâm mà bố thí. Này Cư só, nên biết rằng, sẽ thọ báo đúng như thế. “Này Cư só, nếu bố thí những thức mỹ diệu, không tín mà bố thí, không cố tâm bố thí, không tự tay bố thí, không tự mình đến bố thí, không tư duy mà bố thí, không do tín mà bố thí, không quán nghiệp và quả báo mà bố thí, thì nên quán rằng sẽ thọ báo đúng như thế, tâm không muốn được nhà đẹp, không muốn được xe đẹp, không muốn áo chăn đẹp, không muốn được đồ ăn thức uống ngon, không muốn được ngũ dục công đức tốt. Vì sao? Vì không chí tâm mà hành bố thí. Này Cư só, nên biết rằng, sẽ thọ báo đúng như thế. “Này Cư só, nếu bố thí những thức mỹ diệu, lại có tín mà bố thí, tự tay bố thí, tự mình đến bố thí, tư duy mà bố thí, do tín mà bố thí, quán nghiệp và quả báo mà bố thí, thì nên quán rằng sẽ thọ báo đúng như thế, là do tâm muốn được nhà đẹp, muốn được xe đẹp, muốn áo chăn đẹp, muốn đồ ăn thức uống ngon, muốn được ngũ dục công đức tốt đẹp. Vì sao? Vì chí tâm mà bố thí. Này Cư só, nên biết rằng, sẽ thọ báo đúng như thế. “Này Cư só, thuở xưa có Phạm chí đại trưởng giả tên là Tùy-lam<註 n="572"/>65 rất giàu có, của cải vô lượng, có nhiều phong hộ, thực ấp, có nhiều châu báu, sản nghiệp chăn nuôi không thể tính kể. Vị ấy bố thí như thế này: tám vạn bốn ngàn bát bằng vàng đựng đầy bạc vụn, thực hành đại bố thí như vậy; tám vạn bốn ngàn bát bằng bạc đựng đầy vàng vụn, thực hành đại bố thí như vậy. Tám vạn bốn ngàn bát bằng vàng đựng đầy vàng vụn, thực hành đại bố thí như vậy. Tám vạn bốn ngàn bát bằng bạc, đựng đầy bạc vụn, thực hành đại bố thí như vậy. Tám vạn bốn ngàn thớt voi được trang sức dây trắng đan lại, phủ lên, thực hành đại bố thí như vậy. Tám vạn bốn ngàn con ngựa được trang sức bằng dây kim hợp phi-na<註 n="573"/>66, thực hành đại bố thí như vậy. Tám vạn bốn ngàn con bò lấy y làm dây thừng và phủ lên bằng y, có thể cung cấp một hộc sữa, thực hành đại bố thí như vậy. Tám vạn bốn ngàn người nữ, tư dung đẹp đẽ, ai nhìn cũng thích, trang sức đầy đủ châu báu, thực hành đại bố thí như vậy. Ngoài ra lại có những thức ăn, thức nuốt khác nữa. ‘Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí như vậy; nếu lại có người bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù nữa, thì so với đại bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, và bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù như vậy; nếu lại có người bố thí thức ăn cho một vị Tu-đà-hoàn, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, và bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn như thế; nếu lại có người bố thí thức ăn cho một vị Tư-đà-hàm, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, cho một trăm vị Tư-đà-hàm như thế; nếu lại có người bố thí thức ăn cho một vị A-na-hàm, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm như thếâ; nếu lại có người bố thí thức ăn cho một vị A-la-hán, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán như vậy; nếu lại có người bố thí thức ăn cho một vị Bích-chi-phật, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán, một trăm vị Bích-chi-phật như vậy; nếu lại có người bố thí thức ăn cho một Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, thì so với sự bố thí kia, sự bố thí này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù; bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán, một trăm vị Bích-chi-phật như thế; nếu lại có người tạo phòng nhà bố thí cho chúng Tỳ-kheo bốn phương, thì so với sự bố thí này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán, một trăm vị Bích-chi-phật, tạo phòng nhà bố thí cho chúng Tỳ-kheo bốn phương như thế; nếu lại có người với tâm hoan hỷ, quy y Ba ngôi tôn quý là Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo, lại thọ giới, thì so với sự bố thí kia, việc làm này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm vị Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán, một trăm vị Bích-chi-phật, tạo phòng nhà bố thí cho chúng Tỳ-kheo bốn phương, tâm hoan hỷ quy y Ba ngôi tôn quý là Phật, Pháp, chúng Tỳ-kheo, và thọ giới; nếu lại có người trong khoảnh khắc thực hành từ tâm đối với tất cả chúng sanh, cho đến trong khoảng thời gian vắt sữa bò, thì so với sự bố thí kia, việc này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, Phạm chí Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán, một trăm vị Bích-chi-phật, tạo phòng, nhà bố thí cho chúng Tỳ-kheo bốn phương, tâm hoan hỷ quy y Ba ngôi tôn quý là Phật, Pháp, chúng Tỳ-kheo, thọ giới và trong khoảûnh khắc thực hành từ tâm đối với tất cả chúng sanh, cho đến trong khoảng thời gian vắt sữa bò, như thế; nếu lại có người quán được tất cả pháp là vô thường, khổ, không và vô ngã, thì so với sự bố thí kia, việc làm này hơn nhiều lắm. “Này Cư só, ý ông nghó sao? Phạm chí đại trưởng giả Tùy-lam thuở xưa ấy là ai khác chăng? Chớ nghó như vậy. Vì sao? Nên biết rằng, đó chính là Ta vậy. Ta thuở xưa là Phạm chí đại trưởng giả tên là Tùy-lam. “Này Cư só, Ta bấy giờ vì lợi ích cho mình, cũng vì lợi ích cho kẻ khác, vì lợi ích cho mọi người, thương xót thế gian, mưu cầu thiện lợi và hữu ích, cầu sự an ổn khoái lạc cho Trời và Người. Nhưng lúc bấy giờ Ta thuyết pháp chưa được rốt ráo, chưa rốt ráo bạch tịnh, chưa rốt ráo Phạm hạnh, chưa thành tựu rốt ráo Phạm hạnh; nên lúc bấy giờ, Ta chưa lìa được sanh, già, bệnh, chết, khóc lóc, áo não, cũng chưa thể thoát khỏi mọi khổ đau. Này Cư só, Ta nay là Bậc Xuất Thế, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Nay Ta vì lợi cho mình cũng vì lợi ích cho kẻ khác, vì lợi ích cho mọi người, thương xót thế gian, mưu cầu thiện lợi và hữu ích, cầu sự an ổn khoái lạc cho Trời và Người. Nay Ta thuyết pháp đến chỗ rốt ráo, rốt ráo bạch tịnh, rốt ráo Phạm hạnh, thành tựu Phạm hạnh; nên nay Ta đã lìa khỏi sự sanh, sự già chết, khóc lóc, áo não. Ta nay đã giải thoát khỏi mọi khổ đau.” Đức Phật thuyết như vậy, Cư só Tu-đạt-đa và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516363556">156.KINH PHẠM BA-LA-DIÊN<註 n="574"/>67 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ có nhiều Phạm chí nước Câu-sa-la<註 n="575"/>68, vào lúc xế trưa, quanh quẩn đi đến chỗ Đức Phật, chào hỏi nhau rồi, ngồi qua một bên và thưa: “Này Cù-đàm, chúng tôi có điều muốn hỏi, ông có nghe chăng?” Đức Thế Tôn đáp: “Các ông hỏi gì thì hỏi.” Nghe thế, các Phạm chí hỏi: “Này Cù-đàm, bây giờ còn có Phạm chí học pháp Phạm chí cổ đại<註 n="576"/>69 hay đã vượt khỏi pháp Phạm chí cổ đại rồi chăng?” Đức Thế Tôn đáp: “Nay không còn Phạm chí học pháp Phạm chí cổ đại, Phạm chí đã vượt khỏi pháp Phạm chí cổ đại từ lâu rồi.” Nghe thế, các Phạm chí hỏi: “Này Cù-đàm, tại sao nay không còn Phạm chí học pháp Phạm chí cổ đại và các Phạm chí vượt khỏi pháp Phạm chí cổ đại từ bao giờ?” Bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài kệ trả lời: Vì xưa có Phạm chí, Tự chế ngự, nhiệt hành<註 n="577"/>70, Bỏ năm công đức dục, Hành Phạm hạnh thanh tịnh. Phạm hạnh và giới hạnh, Khiến tâm tính nhu thuận, Rộng lượng, tâm không hại, Nhẫn nhục thủ hộ ý. Thuở xưa có pháp này Phạm chí chẳng thủ hộ. Phạm chí không thủ hộ, Của cải, tiền lúa gạo. Tụng đọc là tài sản, Thủ hộ kho tàng này. Sắc áo đủ các loại, Nhà cửa và giường chõng, Dân các nước, các thành, Học Phạm chí như vậy<註 n="578"/>71. Phạm chí này chớ hại, Thủ hộ tất cả pháp, Đi đến cửa nhà người, Không ai ngăn cản họ. Lần lượt xin từng nhà, Xin ăn theo từng bữa. Những Phạm chí tại gia, Trông thấy, thích bố thí. Bốn tám năm đã tròn, Tu Phạm hạnh thanh tịnh, Mong Minh, Hạnh chóng thành; Cổ Phạm chí như vậy. Không lấy trộm của cải, Cũng không hề sợ hãi, Thương mến đùm bọc nhau, Và cùng sống hòa hợp. Bởi không có phiền não, Pháp liên hệ oán, dâm, Tất cả các Phạm chí, Không thể hành như vậy. Nếu có hạnh bậc nhất, Phạm chí quyết mong cầu. Các pháp dâm dục ấy, Không thực hành, dù mộng. Nhân các phạm hạnh ấy, Tự xưng "Ta là Phạm" Biết họ có hạnh ấy, Bậc có tuệ sẽ biết. Giường thưa, chiếc áo mỏng, Cơm, sữa cốt sanh tồn, Khất cầu đều như pháp, Trai tự, hành bố thí, Hiến tế, chẳng cầu khác, Chỉ cầu xin nơi mình. Lúc tổ chức trai thí, Người ấy không giết bò; Như cha mẹ, anh em, Và các người thân khác, Xem người, bò cũng vậy. Nhân đó sanh khoái lạc. Ăn uống, thân khoẻ mạnh, Nhờ vậy mà yên vui. Biết được nghóa lý này, Không ưa giết hại bò. Mềm mại, thân lực lớn, Tinh sắc, được khen ngợi. Ân cần tự cầu lợi, Như vậy, Phạm chí xưa. Phạm chí vì lợi mình, Biết nên làm, phải tránh. Cõi này, trong tương lai, Người ấy nhất định thoát. Tuần trăng đã quá tuần, Xứng ý xin cầu thân. Đêm dài mãi du hí, Những người vợ phấn son. Đàn bò, quây trước mặt, Vợ đẹp nối sau lưng, Dục vi diệu ở đời. Phạm chí thường ước mong. Ngựa xe trang bị đủ, Tài nghệ giỏi vá may, Hôn nhân và nhà cửa, Phạm chí thường ước mong. Họ tạo triền phược ấy, Chúng tôi từ kia lại, Đại vương<註 n="579"/>72 mở cuộc chay, Đừng để mất tài lợi. Nhiều tài vật lúa gạo, Hoặc có dư tiền tài, Đại vương tương ưng đó<註 n="580"/>73, Phạm chí và cưỡi xe<註 n="581"/>74; Tế voi và tế ngựa, Tế ngựa được suốt thông<註 n="582"/>75, Tụ tập làm trai thí, Thí cho Bà-la-môn. Họ do đó được lợi, Say mê đắm tài vật, Họ khơi dậy lòng dục, Càng dục càng say mê, Cũng như ao nước rộng, Và vô lượng tài vật, Cũng vậy, người có bò, Các vật dụng sanh sống, Họ tạo triền phược ấy, Chúng tôi từ kia lại. Đại vương mở cuộc chay, Đừng để mất tài lợi; Nhiều tài vật lúa gạo, Nếu ngài có nhiều bò, Đại vương tương ưng đó, Phạm chí và ngựa xe. Bò vô lượng trăm ngàn, Vì trai tự mà giết, Đầu, sừng không não hại, Bò heo thời xưa kia. Đi đến nắm sừng bò, Cầm dao bén mà giết. Gọi bò và gọi cha, La sát tên là Hương, Họ hô hoán phi pháp, Khi cầm dao đâm bò, Pháp ấy hành trai thí, Vượt qua tại trước nhất. Không hữu sự mà giết, Viễn ly pháp suy thoái, Thời xưa có ba bệnh, Dục vọng, đói và già. Do thù nghịch với bò, Khởi bệnh chín mươi tám, Thù nghịch ấy như vậy, Nên kẻ trí rất ghét. Nếu người thấy như vậy, Ai mà không oán ghét; Như vậy, trong đời này, Vô trí thấp hèn nhất. Mỗi, mỗi vì dục, tranh, Như vợ rủa xả chồng. Sát-lợi, Phạm chí nữ, Người thủ hộ chủng tánh, Vi phạm pháp chủng tánh, Tự do theo dục vọng. “Như vậy, này Phạm chí, hiện tại không còn Phạm chí học pháp Phạm chí cổ đại. Phạm chí đã vượt khỏi pháp Phạm chí cổ đại từ lâu rồi.” Nghe vậy, các Phạm chí nước Câu-sa-la thưa: “Bạch Thế Tôn, chúng con đã biết. Bạch Thiện Thệ, chúng con đã rõ. Nay chúng con tự đem mình quy y Phật, Pháp, và chúng Tỳ-kheo, mong Thế Tôn nhận chúng con làm những Ưu-bà-tắc từ nay và đến trọn đời; chúng con tự đem mình quy y cho đến lúc mạng chung.” Đức Phật thuyết như vậy, các Phạm chí nước Câu-sa-la và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516363557">157.KINH HOÀNG LÔ VIÊN<註 n="583"/>76 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Bệ-lan-nhã<註 n="584"/>77, trú trong vườn Hoàng lô<註 n="585"/>78.Bấy giờ Phạm chí Bệ-lan-nhã tuổi cao tác lớn, tuổi thọ gần dứt, mạng sống gần tàn, tuổi đã một trăm hai mươi, chống gậy mà đi. Vào buổi xế trưa, Phạm chí ấy thong dong đi đến chỗ Đức Phật, chào hỏi nhau rồi, chống gậy đứng trước Đức Phật và nói: “Này Cù-đàm, ta nghe Sa-môn Cù-đàm lúc thiếu thời, tuổi còn quá trẻ, vừa mới xuất gia học đạo, thế mà nếu có danh đức Sa-môn Phạm chí nào đích thân đi đến vẫn không kính lễ, cũng không tôn trọng, cũng không đứng dậy, không mời các vị ấy ngồi. Này Cù-đàm, việc ấy quả không thể được.” Thế Tôn đáp: “Này Phạm chí, Ta chưa từng thấy chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí nào từ loài Người cho đến Trời đi đến, khiến Như Lai kính lễ, tôn trọng, đứng dậy, mời các vị ấy ngồi. Này Phạm chí, nếu có ai đến mà muốn Như Lai kính lễ, tôn trọng, đứng dậy, mời ngồi, thì đầu của vị ấy chắc chắn vỡ thành bảy mảnh.” Phạm chí lại nói: “Cù-đàm vô vị<註 n="586"/>79.” Đức Thế Tôn bảo: “Này Phạm chí, có sự kiện khiến Ta vô vị, nhưng không phải như lời ông nói. Nếu có vị của sắc, vị của tiếng, vị của hương, vị của xúc, thì những thứ ấy đã bị Như Lai đoạn trừ, dứt sạch, nhổ tận gốc rễ, không bao giờ sanh lại nữa. Đó là sự kiện khiến Ta vô vị, nhưng không như lời ông nói.” Phạm chí lại nói: “Cù-đàm không sợ hãi<註 n="587"/>80.” Đức Thế tôn đáp: “Này Phạm chí, có sự kiện khiến Ta không sợ hãi, nhưng không như lời ông nói. Nếu có sợ hãi sắc, thanh, hương, vị, xúc, thì Như Lai đã đoạn trừ, dứt sạch, nhổ tận gốc rễ, không bao giờ sanh lại nữa. Đó là sự kiện khiến Như Lai không sợ hãi, nhưng không như lời ông nói.” Phạm chí lại nói: “Cù-đàm không nhập thai<註 n="588"/>81.” Đức Thế Tôn đáp: “Có sự kiện khiến Ta không đầu thai, nhưng không như lời ông nói. Nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với sự mang thai trong tương lai mà đã đoạn trừ, dứt sạch, nhổ tận gốc rễ, không bao giờ sanh lại nữa, Ta nói rằng vị ấy không đầu thai. Như Lai đối với sự mang thai trong tương lai đã vónh viễn đoạn trừ, tuyệt diệt, nhổ tận gốc rễ, không bao giờ sanh lại nữa, cho nên Ta không đầu thai. Đó là sự kiện Ta không đầu thai, nhưng không như lời ông nói. “Này Phạm chí, Ta ở trong chúng sanh này đến từ vô minh, say đắm vô minh, bị vô minh che lấp, bị phủ kín trong vỏ trứng vô minh, thì Ta là người trước tiên quán pháp; đối với chúng sanh ấy, Ta là bậc nhất. “Cũng như gà mái sanh trứng, mười hoặc mười hai trứng, luôn luôn nghó, luôn luôn ấp ủ, luôn luôn sưởi ấm, luôn luôn bảo bọc. Một thời gian sau, giả sử gà mái buông trôi; gà con ở bên trong, hoặc dùng mỏ mổ, hoặc dùng móng chân mà chọi, phá vỡ trứng chui ra an ổn, đối với các gà con khác, nó là bậc nhất. Ta cũng như thế, Ta ở trong chúng sanh này, đến từ vô minh, say đắm vô minh, bị vô minh che lấp, bị bọc kín trong vỏ trứng vô minh. Ta là người trước tiên quán pháp; đối với chúng sanh ấy Ta là bậc nhất. “Này Phạm chí, Ta ôm cỏ khô đi đến cây Giác thọ, rãi cỏ xuống gốc cây, trải ni-sư-đàn lên mà ngồi kiết già, quyết ngồi ngay ngắn, thề cho đến khi dứt sạch các lậu mới thôi. Rồi Ta ngồi ngay ngắn cho đến khi dứt sạch các lậu. Sau khi ngồi ngay ngắn, Ta ly dục, ly pháp ác, bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, đạt được Thiền thứ nhất, thành tựu an trú; nghóa là lúc bấy giờ Ta chứng đắc Tâm tăng thượng thứ nhất, đạt được sự an lạc ngay trong hiện tại, chứng đắc dễ dàng, không khó, sống an lạc, không sợ hãi, an ổn khoái lạc, khiến lên đến Niết-bàn. “Lại nữa, này Phạm chí, sau khi Ta giác quán dứt sạch, bên trong tịch tónh, nhất tâm, không giác không quán, có hỷ lạc do định sanh, đạt được Thiền thứ hai, thành tựu an trú; nghóa là lúc bấy giờ Ta chứng đắc Tâm tăng thượng thứ hai, đạt được sự an lạc ngay trong hiện tại, chứng đắc dễ dàng, không khó, sống an lạc, không sợ hãi, an ổn khoái lạc, khiến lên Niết-bàn. “Lại nữa, này Phạm chí, Ta ly hỷ, ly dục, xả, vô cầu, an trú chánh niệm, chánh trí mà thân giác lạc, điều mà bậc Thánh nói là Thánh xả, có niệm, an trụ lạc, đạt được Thiền thứ ba, thành tựu an trú; nghóa là lúc bấy giờ chứng đắc Tâm tăng thượng thứ ba, đạt được sự an lạc ngay trong hiện tại, chứng đắc dễ dàng, không khó, sống an lạc, không sợ hãi, an ổn khoái lạc, khiến lên Niết-bàn. “Lại nữa, này Phạm chí, Ta diệt lạc, diệt khổ, hỷ và ưu vốn có cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, đạt được Thiền thứ tư, thành tựu an trú; nghóa là lúc bấy giờ Ta chứng đắc Tâm tăng thượng thứ tư, đạt được sự an lạc ngay trong hiện tại, chứng đắc dễ dàng, không khó, sống an lạc, không sợ hãi, an ổn khoái lạc, khiến lên Niết-bàn. “Lại nữa, này Phạm chí, Ta đã chứng định tâm thanh tịnh như thế, không uế, không phiền nhiệt, nhu nhuyến, khéo an trú, đạt đến tâm bất động, học Túc mạng trí thông và chứng đắc, nhớ vô lượng đời trước mà Ta đã trải qua, có hành động và có dung mạo thế nào. Nghóa là Ta nhớ lại một đời, trăm đời, ngàn đời, kiếp thành, kiếp hoại, vô lượng kiếp thành và hoại, chúng sanh kia tên như thế, thuở xưa trải qua đó. Ta từng sanh ở đó, họ như thế, tên như thế, sanh như thế, ăn uống như thế, tồn tại lâu dài như thế, chấm dứt tuổi thọ như thế, chết nơi này sanh nơi kia, chết chỗ kia sanh chỗ này; Ta sanh nơi này, họ như thế, tên như thế, sanh như thế, ăn uống như thế, thọ khổ và an lạc như thế, trường thọ như thế, tồn tại lâu dài như thế, chấm dứt mạng sống như thế. Bấy giờ là lúc vào khoảng đầu, chứng đắc minh đạt thứ nhất này, nhờ không phóng dật, sống an lạc trong đời sống viễn ly, tu hành tinh tấn, nên vô trí diệt, mà trí pháp sanh, mê ám tiêu tan mà minh thành tựu, vô minh hoại diệt mà minh phát sanh. Đó là Ta đắc minh đạt Túc mạng trí. “Lại nữa, này Phạm chí, Ta đã chứng đắc định tâm thanh tịnh như thế, không ô uế, không phiền nhiệt, nhu nhuyến, khéo an trú, đạt đến tâm bất động, học Lậu tận thông và chứng đắc. Ta biết như thật rằng: ‘Đây là Khổ,’ biết như thật rằng ‘đây là Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo’; biết như thật rằng: ‘Đây là lậu’, biết như thật rằng ‘đây là lậu tập, lậu diệt, lậu diệt đạo.’ Ta biết như thế, Ta thấy như thế, tâm giải thoát khỏi dục lậu, tâm giải thoát khỏi hữu lậu và vô minh lậu. Sau khi giải thoát liền biết mình đã giải thoát, biết như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, Phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.’ Bấy giờ là vào lúc cuối đêm, Ta chứng đắc minh đạt trí thứ ba này, nhờ không phóng dật, sống an lạc trong đời sống viễn ly, tu hành tinh tấn, nên vô trí diệt, trí phát sanh, mê ám tiêu tan, minh thành tựu, vô minh hoại diệt, minh phát sanh. Đó là Ta chứng đắc minh đạt Lậu tận trí. “Lại nữa, này Phạm chí, nếu có ai với sự thuyết giảng chân chánh mà thuyết bất si pháp, đối với chúng sanh sanh ra trong thế gian, ở giữa tất cả chúng sanh, vị ấy là tối thắng, không bị khổ lạc phủ kín, nên biết rằng vị thuyết giảng chân chánh ấy chính là Ta. Vì sao? Vì Ta thuyết bất si pháp, đối với chúng sanh sanh trong thế gian, ở giữa tất cả chúng sanh ấy, Ta là tối thắng, không bị khổ lạc phủ kín.” Nghe vậy, Phạm chí xứ Tỳ-lan-nhã liền bỏ gậy xuống, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật và bạch Thế Tôn: “Thế Tôn là bậc nhất, Thế Tôn thật vó đại, Thế Tôn tối thượng, Thế Tôn cao tột, Thế Tôn chánh đẳng, Thế Tôn không có ai bằng, Thế Tôn không có một ai so sánh, Thế Tôn không chướng ngại, Thế Tôn là bậc không gây chướng ngại! Bạch Thế Tôn, con nay nguyện đem mình quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Mong Đức Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc bắt đầu từ hôm nay cho đến trọn đời, con nguyện đem mình quy y cho đến lúc mạng chung.” Đức Phật thuyết như vậy, Phạm chí xứ Tỳ-lan-nhã và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516363558">158.KINH ĐẦU-NA<註 n="589"/>82 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Phạm chí Đầu-na, vào lúc xế trưa, ung dung đi đến chỗ Đức Phật, chào hỏi nhau rồi, ngồi qua một bên. Đức Thế Tôn hỏi: “Này Đầu-na, nếu ai hỏi: ‘Ông là Phạm chí phải không?’ thì ông có tự xưng mình là Phạm chí chăng?” Phạm chí Đầu-na đáp: “Này Cù-đàm nếu ai đáng xưng là Phạm chí, thì người ấy phải được cha mẹ sanh ra với sự thọ sanh thanh tịnh, cho đến bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng tộc, đời đời không ác, học rộng, trì chú, tụng đọc tinh thông bốn bộ điển kinh, thấu triệt nhân duyên, chánh văn, truyện giải trí, thứ năm là văn phạm. Này Cù-đàm, người đáng gọi là Phạm chí thì chính là tôi vậy. Vì sao? Vì tôi được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh, cho đến bảy đời cha mẹ, chủng tộc không tuyệt, đời đời không ác, học rộng, trì chú, tinh thông bốn bộ điển kinh, thấu triệt nhân duyên, chánh văn, truyện giải trí và văn phạm.” Đức Thế Tôn bảo: “Này Đầu-na, Ta nay hỏi ông, ông hiểu thế nào thì trả lời thế ấy. Này Đầu-na, nếu thuở xưa có Phạm chí, lúc thân hoại mạng chung, đã đọc tụng kinh điển, truyền bá kinh điển, tụng đọc kinh điển, đó là một là Dạ-tra, hai là Bà-ma, ba là Bà-ma-đề-bà, bốn là Tỳ-xa-mật-đa-la, năm là Dạ-bà-đà-kiền-ni, sáu là Ứng-nghi-la-bà, bảy là Bà-tư-tra, tám là Ca-diếp, chín là Bà-la-bà, mười là Bà-hòa<註 n="590"/>83; lại chủ xướng có năm hạng Phạm chí: có Phạm chí ngang hàng Phạm thiên, có Phạm chí ngang hàng chư Thiên, có Phạm chí không vượt giới hạn, có Phạm chí vượt giới hạn, và thứ năm là Phạm chí Chiên-đồ-la<註 n="591"/>84, thì này Đầu-na, trong năm loại Phạm chí ấy, ông thuộc hạng nào?” Đầu-na đáp: “Này Cù-đàm nói nghóa ấy tóm lược, không phân biệt rộng rãi, nên tôi không hiểu được. Mong Sa-môn Cù-đàm khéo giải thích cho tôi biết.” Thế Tôn đáp: “Này Đầu-na, hãy lắng nghe, khéo tư duy và ghi nhớ, Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho ông.” Đầu-na thưa: “Xin vâng, thưa Cù-đàm.” Đầu-na vâng lời, lắng nghe. Đức Phật giải thích: “Này Đầu-na, thế nào là Phạm chí ngang hàng Phạm thiên? Phạm chí nào được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh cho đến bảy đời cha mẹ, không tuyệt chủng, đời đời không ác. Vị ấy trải qua bốn mươi tám năm thực hành đồng tử Phạm hạnh<註 n="592"/>85 để thấu triệt kinh thư, tụng tập điển kinh. Sau khi đã thấu triệt kinh thư, tụng tập kinh điển, vị ấy cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư, đúng pháp, chứ không phải không đúng như pháp. Thế nào là không đúng như pháp? Không làm ruộng, không buôn bán, không học sách, không làm toán thuật, không làm công số, không in khắc, không tạo thủ bút, không làm văn chương, không đọc kinh, không ngâm thơ, không dùng đao gậy, không phụng sự vua, đúng như pháp mà cầu xin, cầu xin của cải, tâm đi đôi với từ, biến mãn một phương, thành tựu, an trú. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, bốn hướng, phương trên, phương dưới, biến khắp mọi phương, tâm đi đôi với từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rộng rãi bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu, an trú. Cũng như vậy, bi và hỷ. Tâm đi đôi với xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rộng rãi, bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu, an trú. Này Đầu-na, như vậy gọi là Phạm chí ngang hàng Phạm thiên. “Này Đầu-na, thế nào Phạm chí ngang hành chư Thiên? Phạm chí nào được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh, cho đến bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng, đời đời không ác. Vị ấy trải qua bốn mươi tám năm thực hành đồng tử Phạm hạnh để thấu triệt kinh thư, tập tụng điển kinh. Sau khi nắm vững kinh thư, tụng tập điển kinh, vị ấy cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư, đúng như pháp chứ không phải không đúng như pháp. Thế nào là đúng như pháp? Không làm ruộng, không buôn bán, không học sách, không làm toán thuật, không làm công số, không in khắc, không tạo thủ bút, không làm văn chương, không đọc kinh, không ngâm thơ, không dùng đao gậy, không phụng sự vua<註 n="593"/>86, đúng như pháp mà cầu xin, cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư. Sau đó bố thí của cải, vị ấy thực hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh. Khi đã thành tựu thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh, vị đó nhờ nhân duyên ấy, khi thân hoại mạng chung, chắc chắn đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời. Này Đầu-na, như vậy gọi là Phạm chí ngang hàng chư Thiên. “Này Đầu-na, thế nào là Phạm chí không vượt giới hạn? Phạm chí nào được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh, cho đến bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng, đời đời không ác. Vị ấy trải qua bốn mươi tám năm thực hành đồng tử Phạm hạnh để thấu triệt kinh thư, tập tụng điển kinh. Sau khi nắm vững kinh thư, tụng tập điển kinh, vị ấy cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư, đúng như pháp chứ không phải không đúng như pháp. Thế nào là đúng như pháp? Không làm ruộng, không buôn bán, không học sách, không làm toán thuật, không làm công số, không in khắc, không tạo thủ bút, không làm văn chương, không đọc kinh, không ngâm thơ, không dùng đao gậy, không phụng sự vua, đúng như pháp mà cầu xin, cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư. Sau khi bố thí của cải, vị ấy đi tìm vợ cho mình đúng như pháp, chứ không phải đúng như pháp. Thế nào là không đúng như pháp? Phạm chí không có ý như vầy đối với nữ Phạm chí: ‘Mong rằng yêu ta, gặp gỡ ta để cùng giao hợp.’ Vị ấy lấy vợ người nữ dòng Phạm chí chứ không phải người nữ không thuộc dòng Phạm chí, cũng không phải người nữ dòng Sát-lợi, không phải đang mang thai, không phải đã sanh sản<註 n="594"/>87.Này Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí không lấy vợ người nữ đang mang thai? Vì không muốn rằng con trai hay con gái của mình được gọi là sanh ra do bất tịnh dâm<註 n="595"/>88.Cho nên, Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đang mang thai. Này Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đã sanh sản? Vì không muốn rằng con trai hay con gái được gọi là do cưỡng bức bất chánh<註 n="596"/>89.Cho nên Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đã sanh sản. Này Đầu-na, Phạm chí ấy lấy vợ không phải vì của cải, không phải vì kiêu ngạo, không phải vì phục sức, không phải vì phấn son, mà chỉ vì cầu con. Sau khi sanh con trong mức độ nào là giới hạn ước định của những Phạm chí thời xưa, vị ấy dừng lại ở đó, giữ giới hạn đó, không vượt qua giới hạn đó. Này Đầu-na, như vậy gọi là Phạm chí không vượt giới hạn. “Này Đầu-na, thế nào là Phạm chí vượt giới hạn? Phạm chí nào được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh, cho đến bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng, đời đời không ác. Vị ấy trải qua bốn mươi tám năm thực hành đồng tử Phạm hạnh để thấu triệt kinh thư, tập tụng điển kinh. Sau khi nắm vững kinh thư, tụng tập điển kinh, vị ấy cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư, đúng như pháp chứ không phải không đúng như pháp. Thế nào là đúng như pháp? Không làm ruộng, không buôn bán, không học sách, không làm toán thuật, không làm công số, không in khắc, không tạo thủ bút, không làm văn chương, không đọc kinh, không ngâm thơ, không dùng đao gậy, không phụng sự vua, đúng như pháp mà cầu xin, cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư. Sau khi bố thí của cải, vị ấy đi tìm vợ cho mình đúng như pháp, chứ không phải đúng như pháp. Thế nào là không đúng như pháp? Phạm chí không có ý như vầy đối với nữ Phạm chí: ‘Mong rằng yêu ta, gặp gỡ ta để cùng giao hợp.’ Vị ấy lấy vợ người nữ dòng Phạm chí chứ không phải người nữ không thuộc dòng Phạm chí, cũng không phải người nữ dòng Sát-lợi, không phải đang mang thai, không phải đã sanh sản. Này Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí không lấy vợ người nữ đang mang thai? Vì không muốn rằng con trai hay con gái của mình được gọi là sanh ra do bất tịnh dâm. Cho nên, Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đang mang thai. Này Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đã sanh sản? Vì không muốn rằng con trai hay con gái được gọi là do cưỡng bức bất chánh. Cho nên Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đã sanh sản. Này Đầu-na, Phạm chí ấy lấy vợ không phải vì của cải, không phải vì kiêu ngạo, không phải vì phục sức, không phải vì phấn son, mà chỉ vì cầu con. Sau khi sanh con, trong mức độä nào là giới hạn ước định Phạm chí thời xưa, vị ấy không dừng lại ở đó, không giữ nguyên giới hạn đó, mà vượt qua khỏi giới hạn đó. Này Đầu-na, như vậy gọi là Phạm chí vượt khỏi giới hạn. “Này Đầu-na, Phạm chí như thế nào là Phạm chí Chiên-đà-la? Phạm chí nào được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh, cho đến bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng, đời đời không ác. Vị ấy trải qua bốn mươi tám năm thực hành đồng tử Phạm hạnh để thấu triệt kinh thư, tập tụng điển kinh. Sau khi nắm vững kinh thư, tụng tập điển kinh, vị ấy cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư, đúng như pháp chứ không phải không đúng như pháp. Thế nào là đúng như pháp? Không làm ruộng, không buôn bán, không học sách, không làm toán thuật, không làm công số, không in khắc, không tạo thủ bút, không làm văn chương, không đọc kinh, không ngâm thơ, không dùng đao gậy, không phụng sự vua, đúng như pháp mà cầu xin, cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư. Sau khi bố thí của cải, vị ấy đi tìm vợ cho mình đúng như pháp, chứ không phải đúng như pháp. Thế nào là không đúng như pháp? Phạm chí không có ý như vầy đối với nữ Phạm chí: ‘Mong rằng yêu ta, gặp gỡ ta để cùng giao hợp.’ Vị ấy lấy vợ người nữ dòng Phạm chí chứ không phải người nữ không thuộc dòng Phạm chí, cũng không phải người nữ dòng Sát-lợi, không phải đang mang thai, không phải đã sanh sản. Này Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí không lấy vợ người nữ đang mang thai? Vì không muốn rằng con trai hay con gái của mình được gọi là sanh ra do bất tịnh dâm. Cho nên, Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đang mang thai. Này Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đã sanh sản? Vì không muốn rằng con trai hay con gái được gọi là do cưỡng bức bất chánh. Cho nên Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đã sanh sản. Này Đầu-na, Phạm chí ấy lấy vợ không phải vì của cải, không phải vì kiêu ngạo, không phải vì phục sức, không phải vì phấn son, mà chỉ vì cầu con. Khi đã sanh con, vị ấy những việc liên hệ đến vua, làm những việc liên hệ giặc cướp, làm những việc liên hệ đến tà đạo, và lại nói như vầy: ‘Phạm chí có quyền làm tất cả mọi sự, nhưng Phạm chí không phải vì vậy mà nhiễm trước, cũng không ô uế. Như lửa đốt cháy những gì sạch hay không sạch. Cũng vậy, Phạm chí có quyền làm tất cả mọi sự, nhưng Phạm chí không vì vậy mà bị nhiễm trước, cũng không bị ô uế.’ Này Đầu-na, Phạm chí như vậy gọi là Phạm chí Chiên-đà-la. “Này Đầu-na, trong năm hạng Phạm chí ấy, ông thuộc hạng nào?” Đầu-na trả lời: “Thưa Cù-đàm, ngay hạng sau cùng là Phạm chí Chiên-đà-la, con cũng không sánh kịp huống nữa là các hạng Phạm chí trên. Bạch Thế Tôn, con đã biết. Bạch Thiện Thệ, con đã rõ. Bạch Thế Tôn, con nay tự đem mình quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Từ nay cho đến trọn đời, con tự đem mình quy y cho đến lúc mạng chung.” Đức Phật thuyết như vậy, Phạm chí Đầu-na sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516363559">159.KINH A-GIÀ-LA-HA-NA<註 n="597"/>90 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ có Phạm chí A-già-la-ha-na, sau bữa cơm trưa, ung dung đi đến chỗ Đức Phật, chào hỏi rồi ngồi qua một bên và nói: “Thưa Cù-đàm, tôi có điều muốn hỏi, mong Ngài cho phép, tôi mới dám trình bày.” Thế Tôn đáp: “Ông muốn hỏi gì tùy ý.” Phạm chí liền hỏi: “Thưa Cù-đàm, kinh điển của Phạm chí nương vào đâu mà tồn tại?” Đức Thế Tôn đáp: “Kinh điển của Phạm chí nương vào con người mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, con người nương vào đâu mà tồn tại?” “Con người nương vào lúa gạo mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, lúa gạo nương vào đâu mà tồn tại?” “Lúa gạo nương vào đất mà tồn tại.” Phạm chí lại hỏi: “Thưa Cù-đàm, đất nương vào đâu mà tồn tại?” Thế Tôn đáp: “Đất nương vào nước mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, nước nương vào đâu mà tồn tại?” “Nước nương vào gió mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, gió nương vào đâu mà tồn tại?” “Gió nương vào hư không mà tồn tại?” “Thưa Cù-đàm, hư không nương vào đâu mà tồn tại?” “Hư không không có nương tựa, nhưng nhân mặt trời, mặt trăng mà có hư không.” “Thưa Cù-đàm, mặt trời và mặt trăng nương vào đâu mà tồn tại?” “Mặt trời, mặt trăng nương vào Tứ thiên vương mà tồn tại.” Phạm chí lại hỏi: “Thưa Cù-đàm, Tứ thiên vương nương vào đâu mà tồn tại?” Thế Tôn đáp: “Tứ Thiên vương nương vào Tam thập tam thiên mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, Tam thập tam thiên nương vào đâu mà tồn tại?” “Tam thập tam thiên nương vào Diệm-ma thiên mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, Diệm-ma thiên nương vào đâu mà tồn tại?” “Diệm-ma thiên nương vào Đâu-suất-đà thiên mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, Đâu-suất-đà thiên nương vào đâu mà tồn tại?” “Đâu-suất-đà thiên nương vào Hóa lạc thiên mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, Hóa lạc thiên nương vào đâu mà tồn tại?” “Hóa lạc thiên nương vào Tha hóa lạc thiên mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, Tha hóa lạc thiên nương vào đâu mà tồn tại?” “Tha hóa lạc thiên nương vào Phạm thiên mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, Phạm thiên nương vào đâu mà tồn tại?” “Phạm thiên nương vào Đại phạm mà tồn tại.” “Thưa Cù-đàm, Đại phạm nương vào đâu mà tồn tại?” “Đại phạm nương vào nhẫn nhục, ôn hòa mà tồn tại.” Phạm chí lại hỏi: “Thưa Cù-đàm, nhẫn nhục, ôn hòa nương vào đâu mà tồn tại?” Thế Tôn đáp: “Nhẫn nhục, ôn hòa nương vào Niết-bàn mà tồn tại.” Phạm chí lại hỏi: “Thưa Cù-đàm, Niết-bàn nương vào đâu mà tồn tại?” Thế Tôn đáp: “Ý muốn của Phạm chí nương vào những sự kiện không cùng nên ông nay đã hỏi Ta về sự không có giới hạn, nhưng Niết-bàn không nương vào đâu cả. Niết-bàn là tịch diệt, Niết-bàn là tối thượng. Này Phạm chí, vì mục đích này mà nhiều người theo ta mà tu hành Phạm hạnh.” Phạm chí thưa: “Bạch Đức Thế Tôn, con đã biết. Bạch Thiện Thệ, con đã rõ. Bạch Đức Thế Tôn, con nay xin đem mình quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Mong Đức Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc từ nay và suốt đời, con nguyện đem mình quy y cho đến lúc mạng chung.” Đức Phật thuyết như vậy, Phạm chí A-già-la-ha-na sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516363560">160.KINH A-LAN-NA<註 n="598"/>91 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ sau bữa ăn trưa, các Tỳ-kheo tụ tập ngồi tại giảng đường bàn luận thế này: “Này chư Hiền, thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc lành, việc tốt lại không thực hành, cũng chẳng mong cầu.” Lúc ấy, Đức Thế Tôn đang ở tại chỗ nghỉ trưa, bằng Thiên nhó thanh tịnh hơn hẳn người thường, nghe các Tỳ-kheo sau bữa cơn trưa, tụ tập ngồi tại giảng đường, đã bàn luận như thế này: “Chư Hiền, thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng chẳng cầu mong.” Nghe vậy, Đức Thế Tôn, vào lúc xế trưa từ chỗ tónh tọa, đứng dậy, đi đến giảng đường. Ngài trải chỗ ngồi, ngồi trước đại chúng Tỳ-kheo và hỏi: “Này các Tỳ-kheo, các Thầy bàn luận chuyện gì? Vì duyên cớ nào mà tụ tập ngồi tại giảng đường?” Nghe Đức Thế Tôn hỏi như vậy, các Tỳ-kheo thưa: “Bạch Thế Tôn, chúng Tỳ-kheo chúng con, sau bữa ăn trưa, tụ tập ngồi tại giảng đường, bàn luận thế này: ‘Thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng người đời này đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc lành, việc tốt lại không thực hành, cũng chẳng cầu mong.’ Bạch Đức Thế Tôn, chúng con đã bàn luận với nhau như vậy. Vì việc ấy, nên chúng con đã tụ tập ngồi ở giảng đường.” Thế Tôn tán thán: “Lành thay! Lành thay! Khi các ngươi nói với nhau rằng: ‘Chư Hiền, thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong.’ Vì sao? Vì ta cũng nghó thế này: 'Thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng ngươì đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong?’ Vì sao? “Này các Tỳ-kheo, vào đời quá khứ, có lúc chúng sanh thọ tám vạn tuổi, thì châu Diêm-phù này rất giàu, có nhiều của cải châu báu, thôn ấp gần nhau bằng khoảng cách con gà bay. Lúc ấy, con gái đến năm trăm tuổi mới lấy chồng. Con người chỉ có bệnh như thế này: lạnh, nóng, đại và tiểu tiện, ham muốn, không ăn và già lão<註 n="599"/>92, ngoài ra không còn tai hoạn nào khác. “Này các Tỳ-kheo, lúc con người thọ tám vạn tuổi, có vua tên là Câu-lao-bà<註 n="600"/>93 làm Chuyển luân vương, thông minh, trí tuệ, có bốn loại quân chỉnh trị thiên hạ, tự do, tự tại, là pháp vương đúng như pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu đó là luân báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư só báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Vua có đủ một ngàn người con, dung mạo khôi ngô, dõng mãnh, không sợ, hàng phục được kẻ khác, chắc chắn thống trị toàn cõi đất này, cho đến biển cả, không dùng đao gậy, chỉ dùng pháp giáo hóa, khiến dân an ổn. “Này các Tỳ-kheo, vua Câu-lao-bà có vị Phạm chí tên A-lan-na đại trưởng giả<註 n="601"/>94, được cha mẹ nuôi lớn, thọ sanh thanh tịnh cho đến bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng tộc, đời đời không ác, học rộng, thông suốt, tụng đọc hết bốn loại kinh điển, thấu triệt nhân duyên, chánh văn, truyện giải trí thứ năm, và cú thuyết. Phạm chí A-lan-na có vô lượng trăm ngàn Ma-nạp ma. Phạm chí đã ở nơi yên tónh truyền dạy kinh thư cho vô lượng trăm ngàn Ma-nạp ma. “Bấy giờ Phạm chí A-lan-na sống một mình ở nơi yên tónh, tónh tọa tư duy, đã suy nghó rằng: ‘Thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực hành quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc thiện, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra không thể không chết. Nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong. Có lẽ ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo.’ Thế rồi, Phạm chí A-lan-na đi đến chỗ các Ma-nạp ma thuộc nhiều nước khác nhau và nói: “– ‘Này các Ma-nạp ma, khi ta sống một mình nơi chỗ yên tónh, tónh tọa tư duy, đã suy nghó rằng: ‘Thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc thiện cần tu Phạm hạnh, vì sanh ra không thể không chết. Thế nhưng con người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không mong cầu. Có lẽ ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình xuất gia học đạo.’ Này các Ma-nạp ma, nay ta muốn cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì các ông sẽ làm những gì?’ “Nghe vậy, các chúng Ma-nạp ma của những nước khác nhau ấy thưa rằng: “– ‘Thưa Tôn sư, những gì chúng con đã biết đều nhờ ơn Tôn sư chỉ dạy, nếu Tôn sư cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì chúng con cũng sẽ cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo theo gót Tôn sư.’ “Thế rồi Phạm chí A-lan-na, sau đó, đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo. Các chúng Ma-nạp ma thuộc những nước khác ấy cũng đều cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, theo Tôn sư là Phạm chí A-lan-na ấy mà xuất gia học đạo. Đó là sự phát sanh danh hiệu Tôn sư A-lan-na,và đệ tử của Tôn sư A-lan-na. Bấy giờ, Tôn sư A-lan-na thuyết pháp cho đệ tử: “– Này các Ma-nạp ma, thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ? Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Thế nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong.” Bấy giờ, Tôn sư A-lan-na thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lành, cần tu phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Thế nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong.’ “Lại nữa, Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như hạt sương mai trên ngọn cỏ, lúc mặt trời mọc thì tan mất, tồn tại tạm thời không thể trường cửu; cũng vậy, này Ma-nạp ma, sanh mạng con người như hạt sương mai, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, cũng như lúc trời mưa lớn, nước giọt tạo thành bong bóng, thoạt hiện thoạt biến; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng người cũng như bọt nước, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ tai hoạn rất lớn, tai hoạn quá nhiều!’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vây. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như cây gậy ném xuống nước, nó sẽ trồi trở lên rất nhanh; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng người cũng như cây gậy ném xuống nước, trồi lên rất nhanh, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà tai hoạn, khổ đau lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như viên ngói mới được nhúng vào bồn nước, rồi đem ra ngay, để ở nơi có gió và nóng thì khô ráo liền; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng người cũng như viên ngói mới được nhúng vào bồn nước, rồi khô ráo ngay, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ tai hoạn lớn, tai hoạn quá nhiều!’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như một miếng thịt nhỏ được bỏ vào nồi nước lớn, bên dưới lửa cháy hừng hực, sẽ tiêu tan rất nhanh; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng người cũng như miếng thịt tiêu tan kia, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn rất nhiều!’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như trói tên ăn cướp dẫn đến dưới gốc cây nêu để giết ; mỗi bước chân đi là một bước tiến gần chỗ chết, là một bước rời xa sự sống; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng sống con người cũng như tên cướp bị trói dẫn đến dưới cây nêu để sát hại, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như gã đồ tể dẫn bò đi làm thịt; mỗi bước chân đi là một bước tiến gần đến chỗ chết, là một bước rời xa sự sống; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng sống con người cũng như con bò bị dẫn đi làm thịt, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như dệt vải, thêm một hàng chỉ ngang là thêm một phần gần thành, gần xong; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng sống con người như vải dệt gần xong, khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’ “Tôn sư A-lan-na thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như dòng nước trên núi đổ xiết, chảy nhanh, cuốn trôi các thứ, nước chảy ào ạt không phút nào ngừng; cũng vậy này Ma-nạp ma, mạng sống con người quá nhanh, không phút nào ngừng. Này Ma-nạp ma, mạng sống con người cũng như dòng nước chảy nhanh, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử: “– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như lúc đêm tối mà liệng gậy xuống đất, hoặc đầu dưới đụng đất, hoặc đầu trên đụng đất hoặc rơi ngay xuống đất, có khi trúng chỗ đất sạch, có khi trúng chỗ đất không sạch; cũng vậy, này Ma-nạp ma, chúng sanh bị vô minh phủ kín, bị ái dục cuốn chặt, hoặc sanh vào địa ngục, sanh vào súc sanh hay loài ngạ quỷ, hoặc sanh cõi trời, hoặc sanh cõi người. Cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng sống con người như trong tối mà liệng gậy xuống đất, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho các đệ tử: “–‘Này các Ma-nạp ma, ngay đời này, nay đã đoạn trừ tham lam, tâm không não hại; thấy của cải của kẻ khác hay các vật dụng cần cho sự sống, ta không móng khởi tham lam, muốn chiếm đoạt cho ta. Đối với tham tâm, ta đã tịnh trừ; cũng vậy, đối với sân nhuế, thụy miên, điệu hối và nghi. Ngay trong đời này, ta đã đoạn trừ nghi hoặc, đối với các pháp thiện không còn do dự, đối với tâm nghi hoặc, ta đã tịnh trừ. Này Ma-nạp ma, ngay trong đời này các ông cũng nên đoạn trừ tham, tâm không não hại, thấy của cải của kẻ khác hay các vật dụng cần cho sự sống, không nên sanh khởi tham lam, muốn chiếm đoạt cho mình. Đối với tham tâm, các ông nên tịnh trừ; cũng vậy, đối với sân nhuế, thụy miên, điệu hối và nghi. Ngay trong đời này, các ông nên đoạn nghi hoặc, đối với các pháp thiện không nên do dự.’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na thuyết pháp cho đệ tử: “–‘Này các Ma-nạp ma, tâm ta cùng với từ tương ưng, biến mãn một phương, thành tựu an trú. Cũng vậy, hai ba, bốn phương, bốn hướng, phương trên, phương dưới, phổ biến cùng khắp, tâm cùng với từ tương ưng, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rộng rãi, bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trú. Cũng vậy, bi và hỷ, tâm cùng với xả tương ưng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi, bao la, vô lượng, khéo tu tập biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu an trú. Này Ma-nạp ma, các ông cũng nên thực hành tâm cùng với từ tương ưng, biến mãn một phương, thành tựu an trú. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, bốn hướng, phương trên, phương dưới, phổ biến cùng khắp tâm cùng với từ tương ưng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi, bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn khắp thế gian, thành tựu an trú. Cũng vậy, bi và hỷ, tâm cùng với xả tương ưng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu an trú.’ “Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. “ Tôn sư A-lan-na lại thuyết Phạm thế pháp<註 n="602"/>95 cho đệ tử. Khi Tôn sư A-lan-na thuyết Phạm thế pháp cho các đệ tử, nếu có vị nào không thực hành pháp ấy đầy đủ, thì sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào Tứ thiên vương hoặc sanh vào Tam thập tam thiên, hoặc sanh vào Diệm-ma thiên, hoặc sanh vào Đâu-suất-đà thiên, hoặc sanh vào Hóa lạc thiên, hoặc sanh vào Tha hóa lạc thiên. Còn lúc Tôn sư A-lan-na thuyết Phạm thế pháp cho các đệ tử, nếu vị nào phụng hành pháp ấy đầy đủ, tu bốn Phạm thất<註 n="603"/>96, xả ly ái dục, thì sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh vào cõi Phạm thiên. “Bấy giờ Tôn sư A-lan-na nghó rằng: ‘Đến đời sau, ta không nên cùng với đệ tử sanh chung nơi. Vậy nay ta nên tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung sẽ được sanh vào trong Hoảng dục thiên.’ Nghó vậy, sau đó Tôn sư A-lan-na liền tu tăng thượng từ, sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung được sanh vào cõi Hoảng dục thiên. Tôn sư A-lan-na và các đệ tử đã tu học đạo không hư đối, được đại phước báo. “Này các Tỳ-kheo, các ngươi nghó sao, Tôn sư A-lan-na thuở xưa ấy là ai khác chăng? Chớ nghó như vậy. Vì sao? Các Tỳ-kheo nên biết, vị ấy chính là Ta vậy. Bấy giờ Ta tên là Tôn sư A-lan-na. Lúc đó Ta có vô lượng trăm ngàn đệ tử. Ta đã thuyết Phạm thế pháp cho các đệ tử ấy. Lúc Ta thuyết Phạm thế pháp cho các đệ tử; có người phụng hành không đầy đủ pháp ấy, nên khi lâm chung, đã sanh vào Tứ thiên vương, hoặc Tam thập tam thiên, hoặc Diệm-ma thiên hoặc Đâu-suất-đà thiên, hoặc Hóa lạc thiên, hoặc Tha hóa lạc thiên. Còn lúc Ta thuyết Phạm thế pháp cho các đệ tử; có vị phụng hành đầy đủ pháp ấy, tu bốn Phạm thất, xả ly ái dục, thì sau khi mạng chung, được sanh vào cõi Phạm thiên. Bấy giờ Ta nghó rằng: ‘Đời sau Ta không nên cùng với các đệ tử sanh chung một nơi. Vậy nay ta nên tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung sẽ được sanh vào cõi Hoảng dục thiên.’ Ta và các đệ tử bấy giờ tu học đạo không hư dối, được đại quả báo. Bấy giờ Ta làm lợi ích cho mình, làm lợi ích cho kẻ khác, làm lợi ích cho mọi người. Ta thương xót thế gian, mưu cầu thiện lợi và hữu ích, an ổn khoái lạc cho Trời và Người. Lúc ấy, Ta thuyết pháp chưa đến chỗ rốt ráo, chưa rốt ráo bạch tịnh, chưa rốt ráo Phạm hạnh, chưa thành tựu rốt ráo Phạm hạnh. Bấy giờ Ta chưa xa lìa được sự sanh, sự già, bệnh tật, sự chết, khóc lóc, áo não, cũng chưa thoát khỏi mọi khổ đau. Này các Tỳ-kheo, nay Ta là Bậc Xuất Thế, Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Nay Ta tự làm lợi cho mình, làm lợi ích cho kẻ khác, làm lợi ích cho mọi người. Ta thương xót thế gian, mưu cầu thiện lợi và hữu ích, an ổn, khoái lạc cho Trời và Người. Nay Ta thuyết pháp đã đến chỗ rốt ráo, rốt ráo bạch tịnh, rốt ráo Phạm hạnh, thành tựu Phạm hạnh. Nay Ta đã xa lìa sự sanh, sự già, tật bệnh, sự chết, khóc lóc, áo não. Nay Ta đã thoát khỏi mọi khổ đau. “Này các Tỳ-kheo, nếu có người nói đúng, thì sẽ nói rằng: ‘Mạng sống con người ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác; do đó cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra không thể không chết.’ Này các Tỳ-kheo, nay nói như thế là nói đúng. Vì sao? Vì nay có ai trường thọ thì lâu lắm là một trăm tuổi, hoặc quá hơn một ít nữa mà thôi. Nếu ai trường thọ, thì sống được ba trăm mùa, một trăm mùa xuân, một trăm mùa hạ, một trăm mùa đông. Như vậy sống được một ngàn hai trăm tháng; bốn trăm tháng mùa xuân, bốn trăm tháng mùa hạ, bốn trăm tháng mùa đông. Sống một ngàn hai trăm tháng là sống hai ngàn bốn trăm nửa tháng, tám trăm mùa xuân, tám trăm mùa hạ, tám trăm mùa đông. Sống hai ngàn bốn trăm nửa tháng là ba vạn sáu ngàn ngày đêm; một vạn hai ngàn mùa xuân, một vạn hai ngàn mùa hạ, một vạn hai ngàn mùa đông. Sống ba vạn sáu ngàn ngày đêm là bảy vạn hai ngàn lần ăn với nghỉ ăn và bú sữa mẹ. “Về sự nghỉ ăn<註 n="604"/>97, đó là khổ không ăn, sân không ăn, bệnh không ăn, bận việc không ăn, đi đường không ăn, đến chỗ nhà vua không ăn, ngày trai không ăn, thất bại<註 n="605"/>98 không nên ăn. “Này các Tỳ-kheo, đó là sự sống trong một trăm năm. Trong một trăm năm ấy với bao nhiêu mùa; với bấy nhiêu mùa có bao nhiêu tháng, với bấy nhiêu tháng nửa tháng, bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm, bao nhiêu ngày đêm, bao nhiêu lần ăn, bao nhiêu lần nghỉ ăn, bao nhiêu lần ăn và nghỉ ăn. “Này các Tỳ-kheo, như một Tôn sư khởi tâm đại bi đoái tưởng, xót thương, mưu cầu thiện lợi ích, an ổn khoái lạc cho đệ tử; sự kiện ấy Ta đã làm xong. Các ngươi hãy nên làm như vậy; hãy đến nơi rừng vắng, nơi rừng sâu núi thẳm, hay dưới gốc cây, nơi yên tónh an ổn mà tónh tọa tư duy, không được phóng dật, luôn luôn tinh tấn, đừng để hối hận về sau. Đó là lời khuyến giáo của Ta. Đó là huấn thị của ta.” Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516363561">161.KINH PHẠM-MA<註 n="606"/>99 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Bệ-đà-đề<註 n="607"/>100, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo. Bấy giờ ở Di-tát-la<註 n="608"/>101 có Phạm chí tên là Phạm-ma<註 n="609"/>102 giàu có, của cải vô lượng, sản nghiệp chăn nuôi không thể tính toán, phong hộ, thực ấp đầy đủ mọi thứ. Di-tát-la này cho đến nước, cỏ, cây, đều là đặc tặng, là ân tứ của Vị Sanh Oán, con bà Bệ-đà-đề, vua nước Ma-kiệt-đà<註 n="610"/>103.Phạm chí Phạm-ma có một Ma-nạp tên là Ưu-đa-la được cha mẹ sanh ra với sự thọ sanh thanh tịnh cho đến bảy đời cha mẹ, chủng tộc không tuyệt, đời đời không ác, học rộng, thông suốt, tụng đọc hết bốn loại kinh điển, thấu triệt nhân duyên, chánh văn, hí truyện, và thứ năm là cú thuyết. Phạm chí Phạm-ma nghe có Sa-môn Cù-đàm, con dòng tộc Thích, đã từ giả dòng họ Thích, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, đang du hóa tại nước Bệ-đà-đề cùng với chúng Đại Tỳ-kheo. Sa-môn Cù-đàm ấy có danh tiếng lớn lao, muời phương đều nghe: ‘Sa-môn Cù-đàm là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự<註 n="611"/>104, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Vị ấy ở trong thế gian này giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ loài người cho đến loài trời, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu và an trụ. Pháp mà vị ấy thuyết, khoảng đầu thiện, khoảng giữa thiện, cứu cánh cũng thiện, có nghóa, có văn, hiển hiện phạm hạnh thanh tịnh trọn đủ<註 n="612"/>105.’ Lại nghe rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm thành tựu ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân. Nếu ai thành tựu tướng của Đại nhân, thì chắc chắn có hai trường hợp chân thực không sai lầm. Đó là, nếu vị ấy ở tại gia thì chắc chắn làm Chuyển luân vương, thông minh, trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do, tự tại, là pháp vương như pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu đó là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư só báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Nhà vua có đủ một ngàn người con, dung mạo khôi ngô, dõng mãnh, không sợ, hàng phục được địch quân, chắc chắn thống lãnh toàn cõi đất này, cho đến bể cả, không dùng đao gậy, chỉ đem pháp giáo hóa, khiến dân an ổn. Và nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì chắc chắn đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm lan khắp, mười phương đều nghe.’ Phạm chí Phạm-ma nghe vậy, liền bảo: “Này Ưu-đa-la, ta nghe như thế này: 'Sa-môn Cù-đàm, con dòng tộc Thích, đã từ giã dòng họ Thích, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, đang du hóa tại nước Bệ-đà-đề cùng với chúng Đại Tỳ-kheo. Sa-môn Cù-đàm ấy có danh tiếng lớn lao, muời phương đều nghe: ‘Sa-môn Cù-đàm là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Vị ấy ở trong thế gian này giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ loài người cho đến loài trời, tự tri tự giác, tự tác chứng, thành tựu và an trụ. Pháp mà vị ấy thuyết, khoảng đầu thiện, khoảng giữa thiện, cứu cánh cũng thiện, có nghóa, có văn, hiển hiện phạm hạnh thanh tịnh trọn đủ.’ Lại nghe rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm thành tựu ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân. Nếu ai thành tựu tướng của Đại nhân, thì chắc chắn có hai trường hợp chân thực không sai lầm. Đó là, nếu vị ấy ở tại gia thì chắc chắn làm Chuyển luân vương, thông minh, trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do, tự tại, là pháp vương như pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu đó là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư só báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Nhà vua có đủ một ngàn người con, dung mạo khôi ngô, dõng mãnh, không sợ, hàng phục được địch quân, chắc chắn thống lãnh toàn cõi đất này, cho đến bể cả, không dùng đao gậy, chỉ đem pháp giáo hóa, khiến dân an ổn. Và nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì chắc chắn đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm lan khắp, mười phương đều nghe.’ Ngươi có biết như vậy chăng? Ưu-đà-la đáp: “Thưa Tôn sư, con thọ trì các kinh, có biết về ba hai tướng của bậc Đại nhân, và biết rằng, nếu ai thành tựu tướng của bậc Đại nhân, thì chắc chắn có hai trường hợp chân thật, không sai lầm: đó là, nếu vị ấy ở tại gia, thì chắc chắn làm Chuyển luân vương, thông minh, trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do, tự tại, là pháp vương như pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu đó là xe báu, voi báu, ngựa báu, nữ báu, cư só báu, và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Nhà vua có đủ một ngàn người con dung mạo khôi ngô, dõng mãnh, không sợ, hàng phục nổi địch quân. Vị ấy chắc chắn thống lãnh toàn cõi đất này, cho đến bể cả, không dùng đao gậy, đem pháp giáo hóa, khiến dân an ổn. Và nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì chắc chắn đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm lan khắp, mười phương đều nghe.” Nghe vậy, Phạm chí Phạm-ma bảo: “Này Ưu-đa-la, ngươi hãy đến chỗ Sa-môn Cù-đàm, xem Sa-môn Cù-đàm có đúng như thế, hay không đúng như thế, quả thực có ba mươi hai tướng của Đại nhân chăng?” Ma-nạp Ưu-đa-la nghe bảo như vậy, liền cúi đầu đảnh lễ sát chân Phạm chí Phạm-ma, đi quanh ba vòng, rồi lui ra, đi đến chỗ Đức Phật, chào hỏi xong, ngồi qua một bên, quan sát ba mươi hai tướng trên thân Đức Thế Tôn. Ma-nạp ấy thấy trên thân Ngài có ba mươi tướng, còn nghi ngờ về hai tướng, đó là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài. Bấy giờ Đức Thế Tôn thầm nghó: "Ưu-đa-la này với ba mươi hai tướng của Ta, chỉ thấy được ba mươi tướng, còn nghi ngờ về hai tướng là mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài; nay Ta nên trừ mối nghi ngờ ấy." Nghó vậy, Đức Thế Tôn liền như vậy mà hiện thần thông<註 n="613"/>106.Sau khi Thế Tôn bằng như vậy mà hiện thần thông, thì Ma-nạp Ưu-đa-la thấy được tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài trên thân Đức Thế Tôn. Tướng lưỡi rộng dài là khi le ra, lưỡi phủ khắp cả mặt. Khi đã trông thấy, Ưu-đa-la Ma-nạp nghó: ‘Sa-môn Cù-đàm thành tựu ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân, chắc chắn có hai trường hợp chân thật, không sai lầm: đó là, nếu vị ấy ở tại gia, thì chắc chắn làm Chuyển luân vương, thông minh, trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do, tự tại, là pháp vương như pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu đó là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư só báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Nhà vua có đủ một ngàn người con, dung mạo khôi ngô, dõng mãnh, không sợ, hàng phục nổi địch quân. Vị ấy chắc chắn thống lãnh toàn cõi đất này, cho đến biển cả, không dùng đao gậy, đem pháp giáo hoá, khiến dân an ổn. Và nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì chắc chắn đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm lan khắp, mười phương đều nghe.’ Ma-nạp Ưu-đa-la lại nghó: “Ta nên quán sát kỹ về oai nghi, lễ tiết và nơi Cù-đàm du hành.” Nghó vậy, Ma-nạp Ưu-đa-la lẽo đẽo theo Đức Phật, trong bốn tháng hạ, quán sát oai nghi, lễ tiết và nơi Đức Phật du hành. Qua bốn tháng hạ, Ma-nạp Ưu-đa-la cảm thấy sung sướng khi đã quán sát oai nghi, lễ tiết và nơi Đức Phật du hành, liền thưa: “Thưa Cù-đàm, con nay có việc muốn trở về, xin từ giã Cù-đàm.” Thế Tôn bảo: “Này Ưu-đa-la, ngươi cứ đi, tùy ý.” Ma-nạp Ưu-đa-la nghe Đức Thế Tôn nói như vậy, khéo thọ trì, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi quanh ba vòng rồi lui ra, đi đến chỗ Phạm chí Phạm-ma, cúi đầu đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Phạm chí Phạm-ma hỏi: “Này Ưu-đa-la, có quả như lời đồn, Sa-môn Cù-đàm có tiếng tăm lớn, mười phương đều nghe, đúng như vậy hay không đúng như vậy? Quả Cù-đàm có ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân chăng?” Ma-nạp Ưu-đa-la đáp: “Đúng như vậy, thưa Tôn sư. Quả như lời đồn, Sa-môn Cù-đàm có tiếng tăm lớn, mười phương đều nghe. Sa-môn Cù-đàm quả thực như vậy, chứ không phải không thực như vậy, thực có ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân. “Sa-môn Cù-đàm có lòng bàn chân bằng phẳng, đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, thưa Tôn sư, lòng bàn chân của Sa-môn Cù-đàm có hình bánh xe. Bánh xe có một ngàn tăm và đầy đủ các bộ phận. Đó là tướng của Đại nhan Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, ngón chân của Sa-môn Cù-đàm thon dài. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, mu bàn chân của Sa-môn Cù-đàm thì ngay ngắn. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, ở phía sau hai bên mắt cá của gót chân Sa-môn Cù-đàm thì đầy đặn, bằng phẳng. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, hai mắt cá nơi bàn chân của Sa-môn Cù-đàm thì nhỏ. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, lông ở thân thể Sa-môn Cù-đàm mọc hướng lên. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, bàn tay và bàn chân của Sa-môn Cù-đàm có màng lưới như nhạn chúa. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, tay chân của Sa-môn Cù-đàm rất đẹp, mềm mại xòe ra như hoa đâu-la. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, da thịt của Sa-môn Cù-đàm mịm màng, bụi nước không dính được. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, mỗi một lỗ chân lông ở trên thân của Sa-môn Cù-đàm mọc một sợi lông màu xanh lóng lánh, xoáy ốc về phía bên phải. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, đùi của Sa-môn Cù-đàm như đùi của nai chúa. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. Lại nữa, mã âm tàng của Sa-môn Cù-đàm giống như ngựa chúa tốt. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, thân hình của Sa-môn Cù-đàm cân xứng, đẹp đẽ cũng giống như cây ni-câu-loại, trên dưới hoàn toàn tương xứng. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, thân hình Sa-môn Cù-đàm không gù, không còng. Thân không còng nghóa là đứng thẳng mà duỗi tay, thì sờ tận đầu gối. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, thân của Sa-môn Cù-đàm màu vàng, giống như màu vàng tía. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, thân của Sa-môn Cù-đàm có bảy chỗ đầy đặn. Bảy chỗ đầy đặn là hai bàn tay, hai bàn chân, hai vai và cổ. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, thân của Sa-môn Cù-đàm phần trên lớn giống như thân sư tử. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, quai hàm của Sa-môn Cù-đàm như của sư tử. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, xương sống và lưng của Sa-môn Cù-đàm thẳng bằng. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, trên hai vai của Sa-môn Cù-đàm liên tiếp qua cổ đầy đặn, bằng phẳng. Đó là tướng của đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, Sa-môn Cù-đàm có bốn mươi cái răng, trắng đều đặn, răng không khuyết hở, răng trắng trong, có mùi vị bậc nhất. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, tiếng nói của Sa-môn Cù-đàm đáng ưa như tiếng trời Phạm thiên, âm thanh như tiếng chim ca-lăng-tần-già. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, Sa-môn Cù-đàm có lưỡi rộng dài. Lưỡi rộng dài là lưỡi khi le ra trùm khắp cả mặt. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, khóe mắt của Sa-môn Cù-đàm đầy như của trâu chúa. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, mắt của Sa-môn Cù-đàm màu xanh lóng lánh. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, đỉnh đầu của Sa-môn Cù-đàm có nhục kế, tròn, cân đối, xoáy tròn về hướng phải như vỏ ốc. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Lại nữa, giữa hai hàng lông mày của Sa-môn Cù-đàm có sợi lông trắng trong, mọc xoáy về hướng phải. Đó là tướng của Đại nhân Sa-môn Cù-đàm. “Sa-môn Cù-đàm đã thành tựu ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân như vậy. Nếu ai thành tựu tướng của bậc Đại nhân thì chắc chắn có hai trường hợp, chân thật, không sai lầm: đó là, nếu vị ấy ở tại gia thì làm Chuyển luân vương, thông minh, trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do, tự tại, là pháp vương như pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu đó là: xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư só báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Nhà vua có đủ một ngàn người con, dung mạo khôi ngô, dõng mãnh, không sợ, hàng phục được quân địch, chắc chắn thống lãnh toàn cõi đất này, cho đến bể cả, không dùng đao gậy, đem pháp giáo hóa khiến dân an ổn. Và nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì chắc chắn đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang khắp mười phương đều nghe. “Lại nữa, thưa Tôn sư, con thấy Sa-môn Cù-đàm lúc đang khoác y, lúc đã khoác y; lúc đang quấn y, lúc đã quấn y; lúc ra khỏi phòng, đã ra khỏi phòng; lúc ra khỏi vườn, đã ra khỏi; đang trên đường đi đến thôn xóm, lúc đã vào thôn xóm; đứng ở đường hẻm, đang vào nhà, đã vào; đang sửa giường, đã sửa giường; đang ngồi, đã ngồi; đang rửa tay, đã rửa tay; đang nhận đồ ăn, thức uống, đã nhận; đang ăn, đã ăn; sau khi rửa tay, chú nguyện xong, từ chỗ ngồi đứng dậy, đang ra khỏi, đã ra khỏi nhà; đến đường hẻm, đang ra khỏi thôn xóm, đã ra khỏi; lúc đang vào vườn, đã vào; đang vào phòng, đã vào. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm khoác y ngay ngắn, không cao không thấp, áo không bó sát thân, gió không thể thổi tung khiến y tuột khỏi thân. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm quấn y ngay ngắn, không cao không thấp, y không bó sát thân, gió không thể thổi tung khiến y tuột khỏi thân. “Thưa Cù-đàm, Sa-môn Cù-đàm mỗi khi đắp y mới, tùy thuận Thánh nhân, dùng dao cắt ra từng miếng rồi may lại, nhuộm thành hoại sắc, cũng như y hoại sắc của bậc Thánh đã nhuộm. Vị ấy đắp y không phải vì của cải, không phải vì cống cao, không phải để trang sức, không phải để cho oai vệ, mà chỉ để ngăn chặn muỗi mòng và tránh sự ma sát của gió và nắng, và vì sự hổ thẹn, nên phải che kín thân thể. “Thưa Tôn sư, khi ra khỏi phòng, Sa-môn Cù-đàm thân không cúi xuống, cũng không ngước lên, ra khỏi phòng thân không bao giờ cúi thấp. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm lúc muốn đi, trước hết bước chân bên phải, dở chân lên, để chân xuống một cách chững chạc, đi không gây thành tiếng động, không đi quàng xiên; lúc đi, hai gót chân không bao giờ chạm nhau. Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm lúc đi không bị bụi dính vào. Vì sao? Vì nhờ thiện hành thuở trước. “Thưa Tôn sư, lúc ra khỏi vườn, Sa-môn Cù-đàm thân không cúi xuống, không ngước lên, lúc ra khỏi vườn, thân không bao giờ cúi thấp. Đi đến xóm làng, thân luôn luôn quay về lối phải, quán sát như cái nhìn của một con voi chúa nhìn khắp nơi, không hãi, không sợ, cũng không khiếp đảm, xem khắp các phương. Vì sao? Vì là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác. Thưa Tôn sư, lúc vào thôn xóm, thân không cúi xuống, không ngước lên, lúc vào thôn xóm, Sa môn Cù-đàm không bao giờ cúi thấp. “ Lúc ở đường hẻm Sa-môn Cù-đàm không cúi xuống mà nhìn cũng không ngước lên mà trông, chỉ nhìn ngay thẳng, trong đó không có gì ngăn ngại đối với sự thấy và biết. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm có các căn thường định. Vì sao? Vì nhờ thiện hành thuở trước. “Thưa Tôn sư, lúc vào nhà, Sa-môn Cù-đàm thân không cúi xuống, không ngước lên; lúc vào nhà thân không bao giờ cúi thấp. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm xoay mình lại thì xoay theo hướng phải, ngồi trên giường kê ngay ngắn; không ngồi lên giường một cách nặng nề, cũng không chống tay dưới trôn mà ngồi; khi đã ngồi, không thấy táy máy, không bứt rứt, cũng không ham thích; lúc thọ nhận nước rửa, không cao, không thấp, không nhiều, không ít; thọ nhận đồ ăn thức uống, cũng không cao, không thấp, không nhiều, không ít. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm thọ thực ngang bình bát; canh và cơm bằng nhau. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm bốc thức ăn chỉnh tề, từ từ bỏ vào miệng, khi thức ăn chưa đến thì không há miệng ra mà đợi sẵn, khi thức ăn đã vào miệng thì nhai ba lần mới nuốt, không có miếng cơm hay canh nào mà không nghiền nát, thức ăn còn lại trong miệng thì nuốt xuống hết rồi mới bốc nắm khác. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm do ba việc thanh tịnh<註 n="614"/>107 mà ăn, cảm giác được vị lúc ăn<註 n="615"/>108, nhưng không nhiễm trước vào vị. Vị ấy không phải ăn vì của cải, không vì cống cao, không vì trang sức, không vì oai vệ, mà chỉ muốn bảo tồn thân thể sống lâu, không tai hoạn, để ngăn chận bệnh cũ, không sanh bệnh mới, duy trì sự sống không tai hoạn, sức khỏe, an lạc<註 n="616"/>109.Ăn xong, vị ấy dùng nước rửa tay, không cao, không thấp, không nhiều, không ít; dùng nước rửa bát, không cao, không thấp, không nhiều, không ít. Sau khi rửa tay sạch, thì bát cũng sạch; rửa bát sạch thì tay cũng sạch; lau tay rồi lau bát; lau bát rồi lau tay. Khi đã rửa và lau bát xong, để đặt xuống một bên, không gần, không xa, không nhìn hoài vào bát, cũng không lơ là bát. Sa-môn Cù-đàm không chê thức ăn này, cũng không khen thức ăn kia, chỉ im lặng. Ăn xong, thuyết pháp cho các cư só, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, vị ấy liền từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm lúc ra khỏi nhà, thân không cúi xuống, ngước lên; lúc ra khỏi nhà, thân không bao giờ cúi xuống. Lúc ở tại đường cái, ngõ hẻm, không cúi nhìn xuống, cũng không ngước lên, chỉ nhìn thẳng đằng trước, trong đó không có gì ngăn ngại đối với sự biết và sự thấy. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm có các căn thường định. Vì sao? Vì nhờ thiện hành thuở trước. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm lúc ra khỏi thôn, thân không cúi xuống, ngước lên; lúc ra khỏi thôn, thân không bao giờ cúi xuống. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm lúc đi vào vườn, thân không cúi xuống, ngước lên; lúc đi vào vườn thân không bao giờ cúi xuống. “Thưa Tôn sư, sau bữa ăn trưa, Sa-môn Cù-đàm thu dọn y, bát, rửa tay chân, lấy ni-sư-đàn vắt lên vai vào phòng tónh tọa. Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm vào phòng tónh tọa để làm lợi ích cho thế gian. “ThưaTôn sư, vào lúc xế, Sa-môn Cù-đàm từ chỗ tónh tọa đứng dậy, sắc diện trong sáng. Vì sao? Vì là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm từ miệng phát ra với tám thứ âm thanh, một là sâu sắc, hai là tỳ-ma-lâu-bá<註 n="617"/>110, ba là nhập tâm, bốn là khả ái, năm là rất đầy, sáu là sống động, bảy là rõ ràng, tám là có trí, khiến cho mọi người mến chuộng, mọi người ưa thích, mọi người ghi nhớ, sẽ được định tâm. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm thuyết pháp tùy theo chúng; âm thanh không ra ngoài chúng, chỉ vừa ở trong chúng. Thuyết pháp cho chúng, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy trở về chỗ cũ. “Thưa Tôn sư, Sa-môn Cù-đàm là như thế đó, có những cái thù thắng hơn nữa. Con muốn đến theo học Phạm hạnh với Sa-môn Cù-đàm.” Phạm chí Phạm-ma đáp: “Tùy ý ngươi.” Rồi thì, Ma-nạp Ưu-đa-la cúi đầu đảnh lễ sát chân Phạm chí Phạm-ma, đi quanh ba vòng rồi lui ra, đi đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ sát chân Ngài, ngồi qua một bên và thưa: “Bạch Thế Tôn, con nay xin theo Thế Tôn học đạo, thọ Cụ túc giới, trở thành Tỳ-kheo, để được theo Thế Tôn tu hành Phạm hạnh.” Bấy giờ Đức Thế Tôn độ cho Ma-nạp Ưu-đa-la, cho theo học đạo, cho thọ Cụ túc. Sau khi độ cho Ma-nạp Ưu-đa-la, cho theo học đạo, cho thọ Cụ túc, Thế Tôn du hành tại nước Bệ-đà-đề cùng đại chúng Tỳ-kheo, lần hồi đi lên Di-tát-la, trú ở rừng xoài Đại thiên<註 n="618"/>111 trong xứ ấy. Các cư só ở Di-tát-la nghe rằng: “Sa-môn Cù-đàm là con dòng họ Thích, từ bỏ thân tộc, xuất gia học đạo, đang du hành tại nước Bệ-đà-đề cùng đại chúng Tỳ-kheo, lần hồi đi lên Di-tát-la, trú ở rừng xoài Đại thiên trong xứ ấy. Sa-môn Cù-đàm có tiếng tăm lớn, mười phương đều nghe: ‘Sa-môn Cù-đàm là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu; Sa-môn ấy ở đời này, giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí từ Người đến Trời, mà tự tri, tự giác, tự thân chứng đắc, thành tựu an trú; vị ấy thuyết pháp phần đầu thiện, phần giữa thiện và phần cuối cũng thiện, có nghóa, có văn, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện Phạm hạnh.’ Nếu ai chiêm ngưỡng đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, mà kính trọng lễ bái, cúng dường, thừa sự thì sẽ được thiện lợi, vui thay! Chúng ta nên cùng nhau đến chiêm ngưỡng Sa-môn Cù-đàm và lễ bái, cúng dường.” Rồi thì, Phạm chí cư só ở Di-tát-la, mỗi hạng có quyến thuộc tháp tùng, từ Di-tát-la đi đến hướng bắc, đến rừng xoài Đại thiên, muốn chiêm ngưỡng Thế Tôn, lễ bái, cúng dường. Khi đã đến chỗ Đức Phật, trong số Phạm chí cư só ấy, có người cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi ngồi sang một bên; có người chắp tay hướng về Đức Phật rồi ngồi sang một bên, có người từ xa nhìn dức Phật, rồi im lặng ngồi xuống. Khi các cư só Phạm chí Di-tát-la đã ngồi xong, Đức Phật thuyết pháp cho họ, khuyến phát tâm khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi Đức Phật dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát tâm khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, Ngài im lặng an trú. Phạm chí Phạm-ma nghe rằng: “Sa-môn Cù-đàm con dòng họ Thích, từ bỏ tông tộc họ Thích, xuất gia học đạo, du hành tại nước Bệ-đà-đề cùng chúng Đại Tỳ-kheo, lần hồi đi đến nước Di-tát-la, trú ở rừng xoài Đại thiên. Sa-môn Cù-đàm có tiếng tăm lớn lao, mười phương đều nghe. Sa-môn ấy là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Vị ấy ở đời này, giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ Người đến Trời mà tự tri, tự giác, tự thân chứng đắc, thành tựu an trú. Sa-môn Cù-đàm thuyết pháp phần đầu thiện, phần giữa thiện, phần cuối cũng thiện, có nghóa, có văn, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện Phạm hạnh. Nếu ai chiêm ngưỡng Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, kính trọng, lễ bái, cúng dường, thừa sự thì sẽ được thiện lợi, an vui. Vậy, ta nên đến chiêm ngưỡng Sa-môn Cù-đàm và lễ bái cúng dường.” Phạm chí Phạm-ma bảo người đánh xe: “Ngươi hãy sửa soạn xe. Ta muốn đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm.” Người đánh xe vâng lời, sửa soạn xe xong, trở lại thưa: “Xe đã sửa soạn xong, mong Tôn sư tự biết thời.” Rồi Phạm-ma dùng cỗ xe rất xinh đẹp, từ Di-tát-la đi đến hướng Bắc, đến rừng xoài Đại thiên để chiêm ngưỡng Thế Tôn và lễ bái, cúng dường. Bấy giờ Đức Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô lượng đồ chúng ngồi vây quanh trước sau. Phạm chí Phạm-ma từ xa trông thấy Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô lượng đồ chúng ngồi vây quanh trước sau. Thấy vậy, Phạm-ma khiếp sợ, liền rẽ qua một bên lề đường dừng lại dưới gốc cây, bảo một Ma-nạp rằng: “Ngươi hãy đến chỗ Sa-môn Cù-đàm, thay ta thăm hỏi thế này: ‘Thưa Cù-đàm, Thánh thể có khang kiện, an lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực như thường chăng?’ Ngươi hãy nói như thế này: ‘Thưa Cù-đàm Tôn sư Phạm-ma của con xin kính lời thăm hỏi Ngài Thánh thể có khang kiện, an lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lục như thường chăng? Tôn sư Phạm-ma của con muốn đến chiêm ngưỡng Sa-môn Cù-đàm’.” Bấy giờ Ma-nạp vâng lời, đến chỗ Phật, chào hỏi rồi ngồi qua một bên thưa: “Thưa Cù-đàm, Tôn sư Phạm-ma của con có lời thăm hỏi rằng: ‘Thánh thể Cù-đàm có khang kiện, an lạc, không bệnh, đi đứng thoải mái, có khí lực như thường chăng?’ Thưa Cù-đàm, Tôn sư Phạm-ma của con muốn đến chiêm ngưỡng Sa-môn Cù-đàm.” Đức Thế Tôn bảo: “Này Ma-nạp, mong cho Phạm chí Phạm-ma an ổn khoái lạc, mong cho Trời và Người, A-tu-la, Kiền-đạt-hòa, La-sát và các chủng loại khác, được an ổn khoái lạc, này Ma-nạp, Phạm chí Phạm-ma muốn đến thì tùy ý.” Nghe Đức Phật nói như vậy, Ma-nạp khéo thọ trì, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi quanh Phật ba vòng rồi lui ra, trở về chỗ Phạm chí Phạm-ma và thưa: “Thưa Tôn sư, con đã thưa như vậy với Sa-môn Cù-đàm. Sa-môn Cù-đàm hiện đang đợi Tôn sư. Mong Tôn sư biết thời.” Phạm chí Phạm-ma bèn bước xuống, đi đến chỗ Phật. Chúng kia từ xa trông thấy Phạm-ma đi đến, bèn đứng dậy tránh đường. Vì sao? Vì là người có danh đức, và nổi tiếng. Phạm chí Phạm-ma nói với chúng kia rằng: “Chư Hiền, mời các vị ngồi lại chỗ cũ. Tôi muốn đi thẳng đến thăm Sa-môn Cù-đàm.” Rồi Phạm-ma đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi sang một bên. Lúc bấy giờ, hai căn của Phạm-ma, nhãn căn và nhó căn, chưa bị hủy hoại. Sau khi ngồi xuống, Phạm-ma quán sát kỹ ba mươi hai tướng nơi thân Phật. Ông thấy ba mươi tướng. Hai tướng còn ngờ; đó là mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài. Phạm chí Phạm-ma nói bài kệ để hỏi Đức Thế Tôn: Như trước tôi từng nghe, Đại nhân ba hai tướng. Nay xem thân Cù-đàm, Trong đó, thiếu hai tướng, Mã âm tàng có chăng, Kín nhiệm, Bậc Tôn Quý? Tại sao nay Tối Tôn, Không hiện lưỡi vi diệu? Nếu có lưỡi rộng dài, Mong tôi nay được thấy. Nay tôi thật nghi hoặc, Mong Điều Ngự giải trừ. Thế Tôn nghó rằng: "Phạm chí Phạm-ma này muốn tìm ba mươi hai tướng nơi thân Ta, nay chỉ thấy được ba mươi tướng, còn nghi ngờ về hai tướng là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài. Nay Ta nên trừ mối nghi hoặc ấy." Đức Thế Tôn biết thế, nên như vậy mà thị hiện như ý túc. Sau khi Thế Tôn như vậy mà thị hiện như ý túc, Phạm chí Phạm-ma thấy được tướng mã âm tàng và lưỡi rộng dài trên thân Đức Thế Tôn. Trong đó, tướng lưỡi rộng và lưỡi khi từ trong miệng le ra trùm khắp cả mặt. Đức Thế Tôn thâu lại như ý túc, nói cho Phạm-ma nghe bài tụng: Trước đây ông từng nghe, Đại nhân ba hai tướng, Tất cả trên thân Ta, Tròn đầy, Chánh tối thượng, Điều Ngự đoạn trừ nghi, Phạm chí phát diệu tín, Thực khó được thấy nghe, Bậc Chánh Giác tối thượng. Quả rất hiếm ra đời, Bậc Chánh Giác tối thượng, Phạm chí, Ta Chánh Giác, Chánh pháp Vô thượng vương. Phạm chí Phạm-ma nghe vậy liền nghó: "Sa-môn Cù-đàm này thành tựu ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân. Ai thành tựu tướng của bậc Đại nhân, thì chắc chắn có hai trường hợp chân thật không sai lầm: ấy là nếu vị ấy ở tại gia, thì chắc chắn làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do, tự tại, là pháp vương như pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư só báu, và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Nhà vua có đủ một ngàn người con, dung mạo khôi ngô, dõng mãnh, không sợ, hàng phục được địch quân. Vị ấy chắc chắn thống lãnh toàn cõi đất này, cho đến bể cả, không dùng đao gậy, đem pháp giáo hóa, khiến dân an lạc. Và nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì chắc chắn đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm lan khắp mười phương đều nghe.” Bấy giờ Đức Thế Tôn nghó như thế này: ‘Phạm chí Phạm-ma này không bao giờ dua nịnh, lừa dối, nếu muốn hỏi điều gì là vì muốn biết, chớ không phải để quấy rầy. Phạm chí ấy cũng vậy, ta nên thuyết A-tỳ-đàm thậm thâm cho vị ấy.’ Đức Thế Tôn biết như vậy, liền nói cho Phạm chí Phạm-ma nghe bài tụng: Vì pháp lạc đời nay, Và ích lợi đời sau, Phạm chí hãy thưa hỏi, Tùy những điều đã nghó. Phạm chí hỏi các điều, Ta đoạn nghi cho ông, Thế Tôn đã cho phép, Phạm chí Phạm-ma hỏi. Thế Tôn về những điều, Tùy theo ý đã nghó. Thế nào là Phạm chí? Tam đạt<註 n="619"/>112 có nghóa gì, Vì sao nói Vô trước<註 n="620"/>113, Đẳng Chánh Giác là gì? Bấy giờ Đức Thế Tôn nói tiếp bài kệ để giải thích: Diệt pháp ác, bất thiện, Vững trú nơi Phạm hạnh, Tu tập hạnh Phạm chí, Như vậy là Phạm chí. Thấu suốt về quá khứ, Thấy lạc và ác đạo, Dứt trừ sạch vô minh, Biết vậy là Mâu-ni. Khéo biết tâm thanh tịnh, Dứt sạch dâm, nộ, si. Thành tựu được ba minh, Như vậy là tam đạt. Viễn ly pháp bất thiện, Chánh trú đệ nhất nghóa, Thế gian tôn kính nhất, Như vậy là Vô trước. Làm lợi ích Trời, Người, Thánh nhân, dứt đấu tranh. Biết khắp chứng diệt tận, Như vậy là Chánh giác. Nghe vậy, Phạm-ma liền đứng dậy, cúi đầu lễ sát chân Phật. Bấy giờ đại chúng cùng một lúc nói lớn rằng: "Sa-môn Cù-đàm kỳ lạ thay, hy hữu thay! Ngài có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. Vì sao? Vì trong tất cả Phạm chí, cư só ở Di-tát-la này, thì Phạm chí Phạm-ma là người bậc nhất về sự thọ sanh. Phạm chí Phạm-ma được cha mẹ sanh ra với sự thọ sanh thanh tịnh cho đến bảy đời cha mẹ, chủng tộc không tuyệt, đời đời không ác, thế mà Phạm chí ấy đã hết lòng tôn kính, lễ bái, cúng dường, phụng sự Sa-môn Cù-đàm. “Sa-môn Cù-đàm kỳ lạ thay, hy hữu thay! Ngài có đại như ý túc, đại oai đức, đại phước hựu. Vì sao? Vì trong tất cả Phạm chí, cư só ở Di-tát-la này, Phạm chí Phạm-ma là người bậc nhất, về sự học kinh điển, Phạm chí Phạm-ma học rộng, thông suốt, đọc tụng hết bốn loại kinh điển, thấu triệt nhân duyên, chánh văn, hí truyện thứ năm và cú thuyết; thế mà Sa-môn Phạm chí ấy đã hết lòng cung kính, lễ bái cúng dường, phụng sự Sa-môn Cù-đàm. “Sa-môn Cù-đàm kỳ lạ thay, hy hữu thay! Ngài có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, đại oai thần. Vì sao? Vì trong tất cả Phạm chí cư só ở Di-tát-la này Phạm chí Phạm-ma là người bậc nhất về tài sản, Phạm chí Phạm-ma rất giàu, của cải vô lượng, sản nghiệp chăn nuôi không thể tính toán, phong hộ thực ấp đầy đủ mọi thứ. Di-tát-la này cho đến nước, cỏ cây đều là đặc tặng, ân tứ của Vị Sanh Oán, con bà Bệ-đà-đề, vua nước Ma-kiệt-đà; thế mà Phạm chí ấy đã hết lòng tôn trọng, lễ bái, cúng dường, phụng sự Sa-môn Cù-đàm. “Sa-môn Cù-đàm kỳ lạ thay, hy hữu thay! Ngài có đại như ý túc, đại oai đức, đại phước hựu, đại oai thần. Vì sao? Vì trong tất cả Phạm chí, cư só ở nước Di-tát-la này, Phạm chí Phạm-ma là người bậc nhất về tuổi thọ. Phạm chí Phạm-ma là vị trưởng lão, sống đến một trăm hai mươi sáu tuổi. Thế mà Phạm chí ấy đã hết lòng tôn kính, lễ bái, cúng dường, phụng sự Sa-môn Cù-đàm.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn với tha tâm trí, biết tâm đại chúng đang nghó gì. Biết vậy, Thế Tôn bảo Phạm chí Phạm-ma: “Hãy thôi, này Phạm chí, chỉ cần với tâm thỏa mãn là được. Hãy ngồi trở lại, Ta sẽ thuyết pháp cho.” Phạm chí Phạm-ma cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, ngồi xuống một bên. Đức Thế Tôn thuyết pháp cho Phạm chí, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, đúng như pháp của chư Phật, trước hết, Đức Thế Tôn thuyết pháp đoan chánh, khiến người nghe hoan duyệt. Đó là thuyết về pháp thí, về giới và về sanh thiên, chỉ trích dục là tai họa, sanh tử là ô uế; tán thán vô dục là diệu đạo phẩm, là bạch tịnh. Sau khi thuyết như vậy, Thế Tôn biết Phạm chí ấy có tâm hoan hỷ, tâm cụ túc, tâm nhu nhuyến, tâm kham nhẫn, tâm tăng thượng, tâm nhất hướng, tâm không nghi, tâm không bị che lấp, có đủ khả năng thọ nhận Chánh pháp của Phật, Đức Thế Tôn theo như những pháp qua yếu mà chư Phật đã thuyết, Ngài thuyết cho Phạm chí nghe đầy đủ về Khổ, Tập, Diệt và Đạo. Phạm chí Phạm-ma ngay nơi chỗ ngồi thấy bốn Thánh đế, Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng như vải trắng nhuộm dễ ăn màu; cũng vậy, Phạm-ma ngay trong chỗ ngồi thấy rõ bốn Thánh đế, Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Bấy giờ, Phạm-ma đã thấy pháp đắc pháp, chứng pháp bạch tịnh, đoạn trừ nghi hoặc, không còn tôn kính một ai khác nữa, không còn do dự, đã an trú vào quả vị chứng đắc. Đối với pháp của Thế Tôn, Phạm chí chứng đắc vô úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật và bạch: “Bạch Thế Tôn, con nay đem mình quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo. Mong Đức Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc từ nay và suốt đời; con đem mình quy y cho đến lúc mạng chung.” Và rồi Phạm chí Phạm-ma lại chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch tiếp: “Bạch Thế Tôn, mong ngày mai Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo đoái tưởng nhận lời mời của con!” Đức Thế Tôn im lặng nhận lời mời của Phạm-ma. Phạm chí Phạm-ma biết Đức Thế Tôn đã im lặng nhận lời mời, nên cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, đi quanh ba vòng và lui ra, trở về nhà. Ngay đêm ấy, Phạm chí Phạm-ma cho sửa soạn các món ăn mỹ diệu ngon lành, đủ các thức nhai và nuốt. Sửa soạn xong, sáng lại cho trải giường, và đúng lúc thì xướng lên rằng: “Bạch Thế Tôn, bữa cơm được soạn xong, kính mong Đức Thánh biết thời.” Sáng hôm ấy, Đức Thế Tôn mang y cầm bát đi trước, chúng Tỳ-kheo theo sau, đi đến nhà của Phạm chí Phạm-ma, đến nơi, Đức Thế Tôn trải chỗ ngồi, ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Phạm chí Phạm-ma thấy Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo đã ngồi xong, liền thân hành múc nước rửa, đem thức ăn ngon lành, cùng các thứ nhai và nuốt, tự tay sớt vào, khiến các vị ăn no. Sau khi ăn rồi, thu dọn và lấy nước rửa xong, Phạm chí ngồi vào một ghế nhỏ để thọ nhận sự chú nguyện. Phạm chí Phạm-ma ngồi xong, Đức Thế Tôn chú nguyện rằng: Chú hỏa, tế bậc nhất, Thông âm, gốc các âm, Vua, tôn quý trong người, Biển, lớn hơn sông ngòi, Trăng, sáng hơn các sao, Nhưng sáng nhất: mặt trời. Cùng tận khắp mười phương, Trong tất cả thế gian, Chư Thiên và Nhân loại, Duy Phật đệ nhất tôn. Sau khi chú nguyện cho Phạm chí Phạm-ma, Đức Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đến nước Di-tát-la, ở lại vài ngày, rồi mang y, cầm bát du hành nước Xá-vệ. Lần hồi đi đến nước Xá-vệ, Ngài trú tại vườn Cấp cô độc, trong rừng Thắng. Bấy giờ, có nhiều Tỳ-kheo vào Xá-vệ khất thực nghe Phạm chí Phạm-ma nước Di-tát-la, sau khi dùng bài kệ hỏi Đức Phật mọi việc thì liền lâm chung. Nghe vậy, sau bữa ăn trưa, các Tỳ-kheo thu dọn y bát, rửa tay chân, lấy ni-sư-đàn vắt lên vai, đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ, rồi đứng sang một bên, thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo chúng con vào lúc sáng sớm mang y, cầm bát vào Xá-vệ khất thực, nghe rằng Phạm chí Phạm-ma ở nước Di-tát-la, sau khi dùng bài kệ vấn sự Đức Phật, thì liền lâm chung. Bạch Thế Tôn, như vậy Phạm chí ấy sẽ đến nơi nào? Sanh nơi nào? Đời sau ra sao?” Đức Thế Tôn đáp: “Nay các Tỳ-kheo, Phạm chí Phạm-ma có đại lợi ích, vào lúc tối hậu, đã biết pháp, vì pháp cho nên không làm phiền nhọc Ta. Này Tỳ-kheo, Phạm chí Phạm-ma đã dứt sạch năm hạ phần kết, sanh đến nơi ấy sẽ đắc Niết-bàn, đắc pháp bất thối, không trở lại cõi này nữa. Bấy giờ Ta đã ghi nhận rằng Phạm chí Phạm-ma đắc A-na-hàm.” Đức Phật thuyết như vậy, Phạm chí Phạm-ma và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="517975139">PHẨM THỨ 13: PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT <詞 id="516566477">162.KINH PHÂN BIỆT LỤC GIỚI<註 n="621"/>114 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Ma-kiệt-đà, trú ở thành Vương xá. Bấy giờ Đức Thế Tôn đến nhà thợ gốm<註 n="622"/>115, nói rằng: “Này thợ gốm, Ta nay muốn tạm trú ở phòng làm đồ gốm một đêm, ông có thuận chăng?” Thợ gốm trả lời: “Con chẳng trở ngại gì, nhưng đã có một Tỳ-kheo trú trong đó trước rồi. Nếu vị ấy thuận thì xin tùy ý”. Lúc ấy, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi<註 n="623"/>116 đã trú ở trong phòng làm đồ gốm ấy trước rồi. Bấy giờ, Đức Thế Tôn ra khỏi nhà thợ gốm, đi vào phòng làm gốm, nói với Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi rằng: “Này Tỳ-kheo, Ta nay muốn tạm trú một đêm ở phòng làm gốm, thầy có thuận chăng?” Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp: “Thưa Hiền giả, tôi không trở ngại. Vả lại, ở phòng làm gốm này có chỗ ngồi bằng cỏ đã trải xong, Hiền giả muốn ở lại thì tùy ý”. Nghe vậy, Đức Thế Tôn từ phòng làm gốm đi ra ngoài rửa chân rồi mới trở vào, lấy ni-sư-đàn trải lên chỗ ngồi bằng cỏ mà ngồi kiết già, suốt đêm yên lặng tónh tọa, định ý. Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi cũng suốt đêm yên lặng tónh tọa, định ý. Bấy giờ, Đức Thế Tôn suy nghó như vầy: “Tỳ-kheo này đi đứng tịch tónh, thật kỳ lạ, thật hiếm có. Ta hãy Tỳ-kheo này, ‘Thầy của bạn là ai? Y theo ai mà bạn xuất gia, học Đạo, thọ Pháp?’.” Nghó như vậy rồi, Thế Tôn bèn hỏi: “Tỳ-kheo, Thầy của bạn là ai? Y theo ai mà bạn xuất gia, học Đạo, thọ Pháp?” Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp: “Này Hiền giả, có Sa-môn Cù-đàm, dòng họ Thích, đã từ bỏ tông tộc, cạo bỏ râu tóc, khoác y ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học Đạo, đã giác ngộ Vô thượng Chánh tận giác<註 n="624"/>117.Vị ấy là Thầy của tôi. Tôi y theo vị ấy mà xuất gia học Đạo, thọ Pháp”. Thế Tôn lại hỏi: “Tỳ-kheo, đã từng thấy Thầy chưa?” Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp: “Chưa thấy”. Thế Tôn hỏi: “Nếu gặp Thầy, bạn có nhận ra không?” Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp: “Không biết. Nhưng, này Hiền giả, tôi nghe rằng Thế Tôn là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Ngài là Thầy của tôi. Tôi y theo Ngài mà xuất gia, học Đạo, thọ Pháp”. Khi ấy, Thế Tôn lại suy nghó như vầy: “Thiện nam tử này y theo Ta mà xuất gia, học Đạo, thọ Pháp. Ta nay có nên thuyết pháp chăng?” Suy nghó như vậy rồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi: “Này Tỳ-kheo, nay Ta sẽ thuyết pháp cho thầy, phần đầu toàn thiện, phần giữa cũng toàn thiện và phần cuối cũng toàn thiện; có nghóa, có văn đầy đủ, thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh. Đó gọi là ‘Phân biệt sáu giới’<註 n="625"/>118.Thầy hãy lắng nghe, khéo suy tư và ghi nhớ. Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp: “Xin vâng”. Đức Phật bảo rằng: “Này Tỳ-kheo, con người<註 n="626"/>119 có sáu giới tụ, có sáu xúc xứ, có mười tám ý hành, có bốn trụ xứ. Nếu ai an trú vào đó sẽ không nghe đến chuyện sầu não<註 n="627"/>120.Sau khi không nghe chuyện sầu não thì ý không chán ghét, không ưu sầu, không lao nhọc, không sợ hãi. Như vậy, có sự khuyên bảo là đừng buông lung trí tuệ, hãy thủ hộ chân đế và trưởng dưỡng huệ thí<註 n="628"/>121.Này Tỳ-kheo, hãy học về tối thượng, hãy học về chí tịch<註 n="629"/>122, như vậy là phân biệt về sáu giới. “Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu giới tụ, nhân gì mà nói như thế? Đó là, giới của đất, giới của nước, giới của lửa, giới của gió, giới hư không và giới của thức. Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu giới tụ là nhân đó mà nói. “Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu xúc xứ<註 n="630"/>123, do nhân gì mà nói như thế? Đó là, này Tỳ-kheo, xúc con mắt thấy sắc, xúc tai nghe tiếng, xúc mũi ngửi mùi, xúc lưỡi nếm vị, xúc thân cảm xúc, xúc ý biết pháp. Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu xúc xứ là do nhânn đó mà nói. “Này Tỳ-kheo, nói con người có mười tám ý hành<註 n="631"/>124, do nhơn gì mà nói như thế? Đó là, này Tỳ-kheo, mắt thấy sắc, quán<註 n="632"/>125 sắc rồi an trú nơi hỷ, quán sắc rồi an trú nơi ưu, quán sắc rồi an trú nơi xả. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Ý nhận thức pháp, quán pháp rồi an trú nơi hỷ, quán pháp rồi an trú nơi ưu, quán pháp rồi an trú nơi xả. Này Tỳ-kheo, như vậy sáu hỷ quán<註 n="633"/>126, sáu ưu quán, sáu xả quán hợp lại là mười tám ý hành. Nói rằng con người có mười tám ý hành là do nhơn đó mà nói. “Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có bốn trụ xứ <註 n="634"/>127, do nhơn gì mà nói như thế? Là chân đế trụ xứ, tuệ trụ xứ, thí xả trụ xứ và tịch tónh<註 n="635"/>128 trụ xứ. Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có bốn trụ xứ là do nhơn đó mà nói. “Này Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ? Tỳ-kheo phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội địa giới, được chấp thọ nơi hữu tình<註 n="636"/>129.Nội địa giới là thế nào? Là tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, xương, gân, thận, tim, gan, phổi, lá lách, ruột già, bao tử, phổi, tương tự như thế, trong thân này còn những thứ khác nữa. Những gì đượïc thâu nhiếp trong thân thuộc về chất cứng, tính cứng ở bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình là nội địa giới’. Này Tỳ-kheo, dù là nội địa giới hay ngoại địa giới đều gọi chung là địa giới. Tỳ-kheo đó dùng trí tuệ quán biết như thật rằng ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã<註 n="637"/>130’. Tâm vị ấy không nhiễm trước địa giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. “Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội thủy giới, được chấp thọ nơi hữu tình. Nội thủy giới là gì? Là não tủy<註 n="638"/>131, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, mủ, máu, mỡ, tủy, nước dãi, đờm, nước tiểu, tương tự như thế, trong thân này còn có nhiều thể khác nữa. Những gì được thâu nhiếp trong thân, thuộc về chất nước, tính nước nhuần thấm ở bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình, đó là nội thủy giới’. Này Tỳ-kheo, nội thủy giới hay ngoại thủy giới đều gọi chung là thủy giới. Tỳ-kheo ấy dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Tâm vị ấy không nhiễm trước thủy giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. “Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo nào phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội hỏa giới được chấp thọ nơi hữu tình. Nội hỏa giới là gì? là cái làm cho thân phát nhiệt, thân nóng, thân phiền muộn, thân âm ấp, làm tiêu đồ ăn thức uống, tương tự như thế, trong thân này còn những thứ khác nữa, những gì được thâu nhiếp trong thân thuộc về lửa, tức lửa làm nóng ở bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình. Đó là nội hỏa giới’. Này Tỳ-kheo, dù nội hỏa giới hay ngoại hỏa giới đều gọi chung là hỏa giới. Vị ấy dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Tâm Tỳ-kheo ấy không nhiễm trước hỏa giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. “Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo nào phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội phong giới được chấp thọ nơi hữu tình. Nội phong giới là thế nào? Là gió thổi lên, gió thổi xuống, gió ngang hông, gió co thắt, gió nhảy lên, gió phi đạo, gió cử động tay chân, gió ở hơi thở ra, thở vào, tương tự như thế, trong thân này còn các thứ khác nữa. Những gì được thâu nhiếp trong thân, thuộc về gió, tánh gió, lưu động bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình. Đó là nội phong giới’. Này Tỳ-kheo, dù ngoại phong giới hay nội phong giới đều gọi là phong giới. Tỳ-kheo ấy dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. “Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội không giới, được chấp thọ nơi hữu tình. Nội không giới là gì? Là lỗ trống ở mắt, lỗ trống ở tai, lỗ trống ở mũi, lỗ trống ở miệng, cái khiến cho cổ họng cử động, tức để cho thức ăn được nhai và nuốt từ từ đi qua cổ họng, đi xuống rồi ra ngoài, tương tự như thế, trong thân này có những thứ khác nữa thuộc về hư không. Ở chỗ hư không ấy không bị da, thịt, xương, gân lấp kín. Đó là nội không giới’. Này Tỳ-kheo, dù nội không giới hay ngoại không giới đều gọi chung là không giới. Tỳ-kheo dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Tâm vị ấy không nhiễm trước không giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. “Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo nào biết như thật về năm giới này, sau khi biết như thật, tâm không nhiễm trước chúng thì được giải thoát, chỉ còn có các thức mà thôi. Đó là những thức nào? Là thức về lạc, thức về khổ, thức về hỷ, thức về ưu và thức về xả<註 n="639"/>132.“Này Tỳ-kheo, nhơn lạc xúc mà sanh lạc thọ<註 n="640"/>133, vị ấy cảm giác lạc thọ. Khi đã cảm giác lạc thọ, vị ấy biết mình cảm giác lạc thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt lạc xúc, sau khi diệt lạc xúc này, nếu có lạc thọ do lạc xúc sanh, lạc thọ ấy cũng diệt, tónh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh. “Này Tỳ-kheo, nhơn khổ xúc sanh ra khổ thọ, vị ấy cảm giác khổ thọ. Sau khi đã cảm giác khổ thọ, vị ấy biết đã cảm giác khổ thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt khổ xúc, sau khi diệt khổ xúc, nếu có khổ thọ do khổ xúc sanh, vị ấy cũng diệt tónh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh. “Này Tỳ-kheo, nhơn hỷ xúc sanh ra hỷ thọ, vị ấy cảm giác hỷ thọ. Khi đã cảm giác hỷ thọ, vị ấy biết đã cảm giác hỷ thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt hỷ xúc, sau khi diệt hỷ xúc này, nếu có hỷ thọ do hỷ xúc sanh, vị ấy cũng diệt, tónh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh. “Này Tỳ-kheo, nhơn ưu xúc sanh ra ưu thọ, vị ấy cảm giác ưu thọ. Khi đã cảm giác ưu thọ, vị ấy biết đã cảm giác ưu thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt ưu xúc, sau khi diệt ưu xúc này, nếu có ưu thọ do ưu xúc sanh, vị ấy cũng diệt, tónh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh. “Này Tỳ-kheo, nhơn xả xúc sanh ra xả thọ, vị ấy cảm giác xả thọ. Khi đã cảm giác xả thọ, vị ấy biết đã cảm giác xả thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt xả xúc, sau khi diệt xả xúc này, nếu có xả thọ do xả xúc sanh, vị ấy cũng diệt, tónh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh. “Này Tỳ-kheo, nhơn các xúc ấy sanh ra các thọ ấy. Khi đã diệt các xúc ấy thì các thọ ấy cũng diệt. Vị ấy biết rằng, thọ này từ xúc mà có, lấy xúc làm gốc, lấy xúc làm tập khởi, từ xúc sanh ra, lấy xúc làm đầu mối, y cứ nơi xúc mà hiện hành. “Này Tỳ-kheo, cũng như mồi lửa, nhơn cái dùi, sự nỗ lực của ngườøi và sức nóng mà lửa phát sanh. Này Tỳ-kheo, khi các dùi cây ấy tách rời nhau thì lửa mà từ đó phát sanh, sức nóng của lửa và sự chấp thọ của hữu tình, tất cả đều tắt biến, vắng bặt, im lìm và dùi cây ấy trở nên nguôïi lạnh. Cũng vậy, này Tỳ-kheo, các xúc ấy thế này hay thế kia, sanh ra các thọ như thế này hay thế khác. Diệt các xúc ấy thì các thọ ấy cũng diệt. Như vậy là đã biết thọ này từ xúc mà có, lấy xúc làm gốc, lấy xúc làm tập khởi, từ xúc sanh ra, lấy xúc làm đầu mối, y cứ nơi xúc mà hiện hành. “Nếu Tỳ-kheo nào không nhiễm trước ba thọ này, mà giải thoát, thì Tỳ-kheo ấy chỉ còn có xả cực kỳ thanh tịnh. “Này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ấy nghó rằng, ‘Ta với xả thanh tịnh này nhập vào vô lượng không xứ<註 n="641"/>134; tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó. Ta với xả thanh tịnh này nhập vào vô lượng thức xứ<註 n="642"/>135, vô sở hữu xứ, phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó’. “Này Tỳ-kheo, cũng như thợ luyện kim lành nghề, dùng lửa đốt thỏi vàng, dát cho thật mỏng, rồi lại bỏ vào lò nung, đốt lửa đều đặn và đúng độ, luyện kỹ cho đến lúc tinh ròng, rất mềm mại và có ánh sáng. Này Tỳ-kheo, thứ vàng này là do thợ vàng đã đốt lửa đều đặn và đúng độ, luyện kỹ thật tinh ròng, rất mềm mại và có ánh sáng. Như vậy rồi, tự thợ vàng ấy làm theo ý mình, như làm dây đính vào tơ lụa để trang sức áo mới, làm nhẫn tay, vòng tay, xuyến, chuỗi, lưới tóc… Cũng vậy, này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ấy nghó rằng: ‘Ta với xả thanh tịnh này nhập vào vô lượng không xứ; tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó. Ta với xả thanh tịnh này nhập vào Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó’. “Tỳ-kheo ấy lại nghó, ‘Ta với xả thanh tịnh này, mà y vào vô lượng không xứ, như vậy thuộc pháp hữu vi. Là pháp hữu vi thì vô thường. Cái gì là vô thường, cái ấy là khổ. Nếu cái gì là khổ thì biết là khổ’. Sau khi biết khổ, vị ấy xả, không còn di chuyển nhập vô lượng không xứ nữa. “‘Ta với xả thanh tịnh này, mà y vào Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, vẫn là thuộc pháp hữu vi. Là pháp hữu vi thì vô thường. Cái gì là vô thường, cái ấy là khổ. Nếu cái gì là khổ thì biết là khổ’. Sau khi biết khổ, vị ấy xả, không còn di chuyển nhập Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ nữa. “Này Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo nào đối với bốn xứ này bằng tuệ mà quán sát, biết như thật, tâm không thành tựu, không di chuyển nhập, thì bấy giờ vị ấy không cần phải làm gì, và cũng không có gì để tư niệm, nghóa là những gì liên hệ đến hữu và vô hữu<註 n="643"/>136.Vị ấy cảm giác về thân tối hậu chấp thọ<註 n="644"/>137 thì biết cảm giác về thân chấp thọ cuối cùng; cảm giác về mạng chấp thọ tối hậu<註 n="645"/>138 thì biết cảm giác về mạng chấp thọ tối hậu; và biết khi thân hoại mạng chung, thọ mạng chấm dứt, những gì được cảm thọ, tất cả đều tịch diệt, tịch tịnh, tónh chỉ và biết là trở thành rất mát lạnh<註 n="646"/>139.“Này Tỳ-kheo, ví như đèn sáng là nhờ dầu và nhờ bấc. Nếu không có ai đổ thêm dầu, nối thêm bấc, như vậy khi dầu và bấc có trước đã cháy hết mà những cái sau không được tiếp nối sẽ không còn gì để chấp thọ nữa. Tỳ-kheo ấy cũng thế, cảm giác về chấp thọ thân tối hậu thì biết cảm giác về chấp thọ thân tối hậu; cảm giác về chấp thọ sanh mạng tối hậu thì biết cảm giác về chấp thọ sanh mạng tối hậu; và biết rằng, khi thân hoại mạng chung, sanh mạng chấm dứt thì tất cả những gì được cảm thọ thảy đều tịch diệt, tịch tịnh, tónh chỉ và biết là trở thành rất mát lạnh. “Này Tỳ-kheo, như thế vị ấy được gọi là Tỳ-kheo tối thắng chánh tuệ, nghóa là đạt đến cứu cánh diệt tận, lậu tận. Tỳ-kheo ấy thành tựu như vậy là thành tựu tối thắng chánh tuệ xứ<註 n="647"/>140. “Này Tỳ-kheo, sự giải thoát này an trú nơi chân đế, không bị di động. Chân đế là pháp như thật. Giả dối là pháp hư vọng. Tỳ-kheo ấy thành tựu tối thắng chân đế xứù<註 n="648"/>141.“Này Tỳ-kheo, với thí xả, nếu trước kia có oan gia cố cựu thì bấy giờ vị ấy phóng xả, lìa bỏ, giải thoát, dứt trừ. Này Tỳ-kheo, đó là Tỳ-kheo tối thắng chánh huệ thí, là xả ly tất cả mọi sự ở đời, hoàn toàn vô dục, tịch tónh, tónh chỉ. Này Tỳ-kheo, thành tựu như thế là thành tựu tối thắng huệ thí xứ. “Này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo nào tâm bị dục, nhuế và si làm cho ô uế, không được giải thoát, Tỳ-kheo ấy tận diệt tất cả dâm, nộ, si, vô dục, tịch tịnh, tónh chỉ, chứng đắc tối thắng, tịch tónh. Này Tỳ-kheo, thành tựu như thế là thành tựu tối thắng tịch tónh xứ. “Này Tỳ-kheo, ai nghó rằng ‘Tôi đang là’, ấy là tự đề cao<註 n="649"/>142.Rằng ‘Tôi sẽ hiện hữu’, ấy là tự đề cao. Rằng “Tôi sẽ không hiện hữu, cũng không phải không hiện hữu’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ có sắc’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ không có sắc’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ có tưởng’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ không có tưởng’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ không có tưởng, không không có tưởng’, ấy là tự đề cao. Đó làø cống cao, là kiêu ngạo, là phóng dật. “Này Tỳ-kheo, nếu không có tất cả những sự tự đề cao, cống cao, kiêu ngạo, phóng dật ấy thì ý tịch tónh. “Này Tỳ-kheo, nếu ý tịch tónh thì không chán ghét, không ưu sầu, không lao nhọc, không sợ hãi. Vì sao? Vì Tỳ-kheo ấy đã thành tựu pháp nên không còn chán ghét, không chán ghét thì không ưu tư, không ưu tư thì không sầu não, không sầu não thì không lao nhọc, không lao nhọc thì không sợ hãi. Nhơn không sợ hãi nên sẽ đắc Niết-bàn, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’”. Đức Thế Tôn thuyết pháp này xong, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn ly trần cấu, phát sanh pháp nhãn và các pháp. Bấy giờ, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn thấy pháp, đắc pháp, chứng pháp bạch tịnh, đoạn trừ nghi hoặc, không còn ai hơn, không tùy thuộc ai nữa, không còn do dự, đã an trú vào quả chứng đắc; đối với pháp của Thế Tôn, chứng đắc vô úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con ăn năn! Bạch Thiện Thệ, con ngay từ đầu như ngu, như si, như khờ dại, như không hiểu biết, không nhận ra Bậc Lương Điền mà không tự biết. Vì sao? Vì con đã gọi Như Lai –Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác– là “Hiền giả<註 n="650"/>143”. Mong Đức Thế Tôn cho con sám hối. Sau khi sám hối, con sẽ không còn tái phạm nữa”. Đức Thế Tôn đáp: “Này Tỳ-kheo, ngươi quả thực ngu si, quả thực là khờ dại, không hiểu biết nên đã gọi Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, là “Hiền giả”. Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tự sám hối, đã thấy và phát lồ, gìn giữ không tái phạm nữa, như thế, này Tỳ-kheo, đối với pháp luật của bậc Thánh như vậy là tăng ích chứ không tổn hại, vì đã tự sám hối, đã tự thấy và phát lồ, gìn giữ không tái phạm nữa”. Đức Phật, thuyết như vậy. Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516566478">163.KINH PHÂN BIỆT LỤC XỨ<註 n="651"/>144 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ thuyết pháp cho các ngươi, phần đầu thiện, phần giữa thiện và phần cuối cũng thiện, có nghóa, có văn, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh. Đó là phân biệt về sáu xứ. các ngươi hãy lắng nghe, khéo suy tư và ghi nhớ”. Bấy giờ, các Tỳ-kheo thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, chúng con xin vâng lời”. Đức Phật, bảo rằng: “Này các thầy Tỳ-kheo, sáu xứ, nên biết, là bên trong vậy<註 n="652"/>145; sáu xúc xứ <註 n="653"/>146 nên biết bên trong; mười tám ý hành<註 n="654"/>147 nên biết bên trong; ba mươi sáu đao kiếm<註 n="655"/>148 nên biết bên trong. Trong đó đoạn trừ cái kia, thành tựu cái này, vô lượng thuyết pháp nên biết bên trong. Có ba ý chỉ<註 n="656"/>149, là những điều mà bậc Thánh phải tu tập. Sau khi tu tập mới có thể giáo hóa đồ chúng<註 n="657"/>150, đó là bậc Vô thượng Điều ngự con người<註 n="658"/>151, là điều ngự người thú hướng tất cả phương’. Như vậy là phân biệt lục xứ. “Nói rằng, ‘sáu xứ nên biết bên trong’, do nhơn gì mà nói như thế? Đó là xứ là mắt; xứ là tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Nói rằng ‘sáu xứ nên biết bên trong’ là nhơn đó mà nói. “Nói rằng ‘Sáu xúc xứ nên biết bên trong’, do nhơn gì mà nói như vậy? Đó là xúc con mắt thì thấy sắc, xúc lỗ tai thì nghe tiếng, xúc của mũi thì ngửi mùi, xúc của lưỡi thì nếm vị, xúc của thân thì cảm giác, xúc bởi ý thì biết pháp. Nói rằng ‘sáu xúc xứ nên biết bên trong’ là nhơn đó mà nói. “Nói rằng ‘Mười tám ý hành nên biết bên trong’, do nhơn gì mà nói như vậy? Đó là Tỳ-kheo mắt đã thấy sắc rồi phân biệt sắc mà an trụ nơi hỷ, phân biệt các sắc mà an trụ nơi ưu, phân biệt các sắc mà an trụ nơi xả. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; ý đã biết pháp rồi phân biệt pháp mà an trụ nơi hỷ, phân biệt pháp mà an trụ nơi ưu, phân biệt pháp mà an trụ nơi xả. Đó gọi là phân biệt sáu hỷ, phân biệt sáu ưu, phân biệt sáu xả. Tổng thuyết là mười tám ý hành. Nói rằng ‘mười tám ý hành nên biết bên trong’ là nhơn đó mà nói. “Nói rằng ‘Ba mươi sáu loại đao kiếm nên biết bên trong’, do nhơn gì mà nói như vậy? Có sáu hỷ y trên đắm trước, có sáu hỷ y trên vô dục<註 n="659"/>152; có sáu ưu y trên đắm trước, có sáu ưu y trên vô dục; có sáu xả y trên đắm trước, có sáu xả y trên vô dục. “Thế nào là sáu hỷ y trên đắm trước? Thế nào là sáu hỷ y trên vô dục? Mắt thấy sắc rồi phát sanh hỷ, nên biết, có hai loại, hoặc y trên đắm trước, hoặc y trên vô dục. “Thế nào là hỷ y đắm trước? Sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệm, sắc ái, lạc tương ưng với dục<註 n="660"/>153; cái chưa được thì muốn được, đã được thì truy ức, rồi phát sanh hỷ. Hỷ như vậy gọi là hỷ y trên đắm trước. “Thế nào là hỷ y trên vô dục? Biết sắc vô thường, biến dịch, diệt tận, vô dục, tịch diệt, tịch tónh; biết tất cả sắc trước kia và bây giờ đều là pháp vô thường, khổ, hoại diệt. Truy ức như vậy rồi phát sanh hỷ. Hỷ như vậy gọi là hỷ y trên vô dục. “Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; ý nhận thức pháp rồi sanh hỷ, nên biết có hai loại, hoặc y trên đắm trước, hoặc y trên vô dục. “Thế nào hỷ y trên đắm trước? Pháp được biết bởi ý, khả hỷ, ý niệm, pháp ái, lạc tương ưng với dục; cái chưa được thì muốn được, đã được thì truy ức, rồi phát sanh hỷ. Hỷ như vậy gọi là hỷ y trên đắm trước. “Thế nào gọi là hỷ y trên vô dục? Biết pháp là vô thường, biến dịch, diệt tận, vô dục, tịch diệt, tịch tónh; biết tất cả pháp trước kia và bây giờ đều là pháp vô thường, khổ, hoại diệt. Truy ức như vậy rồi phát sanh hỷ. Hỷ như vậy gọi là hỷ y trên vô dục. “Thế nào là sáu ưu y trên đắm trước? Thế nào là sáu ưu y trên vô dục? Mắt thấy sắc rồi phát sanh ưu, nên biết có hai loại: hoặc y trên đắm trước, hoặc y trên vô dục. “Thế nào là ưu y trên đắm trước? Sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, û ý niệm, sắc ái, lạc tương ưng với dục, cái chưa được mà không được, đã được nhưng trong quá khứ bị phân tán, hoại diệt, biến dịch nên sanh ưu. Ưu như vậy gọi là ưu y trên đắm trước. “Thế nào là ưu y trên vô dục? Biết sắc là pháp vô thường, biến dịch, diệt tận, vô dục, tịch diệt, tịch tónh; biết tất cả sắc trước kia và bây giờ đều là pháp vô thường, khổ, pháp hoại diệt. Truy ức như vậy rồi nghó rằng ‘Ta lúc nào thì thành tựu, an trú nơi xứ mà các bậc Thánh đã thành tựu, an trú?’ Do ước nguyện chứng nhập tối thượng ấy mà lo sợ<註 n="661"/>154, sầu khổ nên phát sanh ưu. Ưu như vậy gọi là ưu y trên vô dục. “Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; ý nhận thức pháp rồi sanh ưu, nên biết có hai loại: hoặc y trên đắm trước, hoặc y trên vô dục. “Thế nào là ưu y trên đắm trước? Pháp được biết bởi ý, khả hỷ, niệm, pháp ái, lạc tương ưng với dục, cái chưa được mà không được, cái đã được nhưng trong quá khứ bị phân tán, hoại diệt, biến dịch nên sanh ưu. Ưu ấy gọi là ưu y trên đắm trước. “Thế nào là ưu do vô dục? Biết pháp là vô thường, biến dịch, diệt tận, vô dục, tịch diệt, tịch tónh; biết tất cả pháp trước kia và bây giờ đều vô thường, khổ, hoại diệt. Truy ức như vậy rồi nghó rằng ‘Ta lúc nào thì thành tựu, an trú vào xứ mà các bậc Thánh đã thành tựu, an trú?’ Do ước nguyện chứng nhập tối thượng ấy mà lo sợ, sầu khổ nên phát sanh ưu. Ưu như vậy gọi là ưu y trên vô dục. “Thế nào là xả y trên đắm trước? Thế nào là xả y trên vô dục? Mắt thấy sắc phát sanh xả, nên biết có hai loại: hoặc y trên đắm trước, hoặc y trên vô dục. “Thế nào là xả y trên đam mê? Mắt thấy sắc rồi phát sanh xả. Phàm phu ngu si hoàn toàn<註 n="662"/>155 không đa văn, không trí tuệ, đối với sắc có xả nhưng không xuất ly sắc. Đó là xả y trên đam mê. “Thế nào là xả y trên vô dục? Biết sắc vô thường, biến dịch, diệt tận, vô dục, tịch diệt, tịch tónh; biết tất cả sắc trước kia và bây giờ đều là vô thường, khổ, hoại diệt. Truy ức như vậy rồi an trụ nơi xả. Nếu vị nào dốc lòng tu tập xả như thế, thì đó là xả y trên vô dục. “Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; ý nhận thức pháp rồi phát sanh xả, nên biết rằng có hai loại: hoặc y trên đắm trước, hoặc y trên vô dục. “Thế nào là xả y trên đam mê? Ý nhận thức, phát sanh xả. Phàm phu ngu si, hoàn toàn không đa văn, không trí tuệ, đối với pháp có xả nhưng không xuất ly pháp. Đó là xả y trên đắm. “Thế nào là xả y trên vô dục? Ý biết pháp là vô thường, biến dịch, diệt tận, vô dục, tịch diệt, tịch tónh; biết pháp trước kia hay bây giờ đều là vô thường, khổ, hoại diệt. Truy ức như vậy rồi an trụ nơi xả. Ai dốc lòng tu tập xả ấy, thì đó là xả y trên vô dục. “Đó là sáu hỷ y trên đắm trước, sáu hỷ y trên vô dục; sáu ưu y trên đắm trước, sáu ưu y trên vô dục; sáu xả y trên đắm trước, sáu xả y trên vô dục. Tổng thuyết là ba mươi sáu thứ đao kiếm nên biết bên trong. Do nhơn đó mà nói như thế. “Nói rằng ‘Trong đó đoạn trừ cái kia, thành tựu cái này’, do nhơn gì mà nói như vậy? Đó là, đối với sáu hỷ y trên vô dục này, hãy thủ lấy cái này, y trên cái này, an trú nơi cái này; còn đối với sáu hỷ y trên đắm trước ấy thì hãy hủy diệt cái kia, đoạn trừ cái kia, nhổ cái kia ra. Như vậy là đoạn trừ cái kia. “Đối với sáu ưu y trên vô dục này, hãy thủ lấy cái này, y trên cái này, an trú nơi cái này; còn đối với sáu ưu y trên đám trước này, hãy hủy diệt cái kia, đoạn trừ cái kia, nhổ cái kia ra. Như vậy là đoạn trừ cái kia. “Đối với sáu xả y trên vô dục này, hãy thủ lấy cái này, y trên cái này, an trú nơi cái này; còn đối với sáu xả y trên đắùm trước này, hãy hủy diệt cái kia, đoạn trừ cái kia, nhổ cái kia ra. Như vậy là đoạn trừ cái kia. “Có loại xả có vô lượng xúc, sai biệt xúc<註 n="663"/>156; có loại xả chỉ có một xúc, không sai biệt xúc. “Thế nào là xả có vô lượng xúc, sai biệt xúc? Nếu xả đối với sắc, đối với thanh, đối với hương, đối với vị, đối với xúc, thì xả ấy có vô lượng xúc, sai biệt xúc. “Thế nào xả chỉ có một xúc, không sai biệt xúc? Là xả hoặc y vào vô lượng không xứ, hoặc y vào vô lượng thức xứ, hoặc y vào vô sở hữu xứ, hoặc y vào phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thì xả ấy chỉ có một xúc, không sai biệt xúc. “Đối với xả có một xúc, không sai biệt xúc, hãy thủ lấy cái này, y trên cái này, an trú nơi cái này. Đối với xả có vô lượng xúc, sai biệt xúc, hãy hủy diệt cái kia, đoạn trừ cái kia, nhổ cái kia ra. Như vậy là đoạn trừ cái kia. Thủ vô lượng, y vô lượng, trú vô lượng, tức là đối với xả có một xúc, không sai biệt xúc, hãy thủ lấy cái này, y trên cái này, an trú nơi cái này. Đối với xả có vô lượng xúc, sai biệt xúc, hãy hủy diệt cái kia, đoạn trừ cái kia, nhổ cái kia ra. Như vậy là đoạn trừ cái kia. “Nói rằng ‘Trong đó đoạn trừ cái kia, thành tựu cái này’ là nhơn đó mà nói. “Nói rằng ‘Vô lượng thuyết pháp nên biết bên trong’, do nhơn gì mà nói như thế? “Như Lai có bốn đệ tử, có tăng thượng hành, tăng thượng ý, tăng thượng niệm, tăng thượng tuệ, có biện tài, thành tựu biện tài bậc nhất, thọ đến một trăm tuổi. Như Lai thuyết pháp cho đệ tử ấy suốt cả một trăm năm, ngoại trừ lúc ăn lúc uống, lúc đại tiểu tiện, lúc ngủ nghỉ và lúc tụ hội; những pháp mà Như Lai thuyết kia, có văn cú, pháp cú, quán nghóa, bằng tuệ mà quán nghóa một cách nhanh chóng, không có hỏi lại Như Lai về pháp nữa. Vì sao? Vì pháp được Như Lai giảng thuyết không có giới hạn, không thể cùng tận, có văn cú, pháp cú, quán nghóa, cho đến lúc bốn đệ tử lâm chung. “Cũng như bốn hạng người bắn giỏi, cùng kéo mạnh dây cung mà bắn một lượt, khéo học kỹ, khéo biết rõ. Cũng vậy, Thế Tôn có bốn đệ tử, có tăng thượng hành, tăng thượng ý, tăng thượng niệm, tăng thượng tuệ, có biện tài, thành tựu biện tài bậc nhất, thọ đến một trăm tuổi. Như Lai thuyết pháp cho đệ tử ấy suốt cả một trăm năm, ngoại trừ lúc ăn lúc uống, lúc đại tiểu tiện, lúc ngủ nghỉ và lúc tụ hội; những pháp mà Như Lai thuyết kia, có văn cú, pháp cú, quán nghóa, bằng tuệ mà quán nghóa một cách nhanh chóng, không có hỏi lại Như Lai về pháp nữa. Vì sao? Vì pháp được Như Lai giảng thuyết không có giới hạn, không thể cùng tận. “Nói rằng ‘Vô lượng thuyết pháp nên biết bên trong’, là nhơn đó mà nói. “Nói rằng ‘Có ba ý chỉ, là những điều mà bậc Thánh phải tu tập. Sau khi tu tập mới có thể giáo hóa đồ chúng’, do nhơn gì mà nói như thế? “Như Lai thuyết pháp cho đệ tử là vì mến yêu, mưu cầu nhiều thiện lợi và hữu ích, an ổn và khoái lạc, phát khởi tâm từ bi, bảo rằng ‘Đây là lợi ích, đây là khoái lạc, đây là lợi ích khoái lạc’. Nếu các đệ tử kia mà không cung kính, không thuận hành, không xác lập nơi trí, tâm không thực hành pháp và tùy pháp<註 n="664"/>157, không thọ chánh pháp, làm trái lời Thế Tôn, không thể đắc định; nhưng Thế Tôn không vì thế mà buồn rầu. Thế Tôn chỉ xả mà không làm gì, thường chánh niệm, chánh trí. Đó là ý chỉ thứ nhất mà bậc Thánh tu tập. Sau khi đã tu tập mới có thể giáo hóa đồ chúng. “Lại nữa, Như Lai thuyết pháp cho đệ tử vì thương tưởng mến yêu, vì mưu cầu thiện lợi hữu ích, an ổn và khoái lạc, phát khởi tâm từ bi, nói rằng ‘Đây là hữu ích, đây là khoái lạc, đây là hữu ích khoái lạc’. Nếu đệ tử kia cung kính thực hành theo chánh trí, tâm thực hành pháp và tùy pháp, thọ trì chánh pháp, không trái lời Thế Tôn, đắc định, thì Thế Tôn cũng không vì thế mà hoan hỷ. Thế Tôn chỉ xả, mà không làm gì cả, thường chánh niệm, chánh trí. Đó là ý chỉ thứ hai mà bậc Thánh tu tập. Sau khi đã tu tập mới có thể giáo hóa đồ chúng. “Lại nữa, Như Lai thuyết pháp cho đệ tử vì thương tưởng mến yêu, vì mưu cầu thiện lợi hữu ích, an ổn và khoái lạc, phát khởi tâm từ bi, bảo rằng ‘Đây là hữu ích, đây là khoái lạc, đây là hữu ích khoái lạc’. Nhưng có đệ tử không cung kính, cũng không thực hành, không vững chánh trí, tâm không hướng đến pháp tùy pháp hành, không thọ trì chánh pháp, trái lời Thế Tôn, không thể đắc pháp. Trái lại, có đệ tử cung kính, thực hành, vững chánh trí, tâm quy hướng đến pháp tùy pháp hành, thọ trì chánh pháp, không trái lời Thế Tôn, đắc định, Thế Tôn cũng không vì thế mà buồn rầu hay hoan hỷ. Thế Tôn chỉ xả, mà không làm gì cả, thường chánh niệm, chánh trí. Đó là ý chỉ thứ ba mà bậc Thánh tu tập. Sau khi đã tu tập mới có thể giáo hóa đồ chúng. “Nói rằng ‘Có ba ý chỉ, là những điều mà bậc Thánh phải tu tập. Sau khi tu tập mới có thể giáo hóa đồ chúng’, là nhơn đó mà nói. “Nói rằng ‘Bậc Vô Thượng điều ngự con người, là điều ngự người thú hướng tất cả phương’, do nhơn gì mà nói như vậy? “Điều ngự con người, đó là nói điều ngự con người chỉ thú hướng một phương, hoặc phương Đông, hoặc phương Nam, hoặc phương Tây, hoặc phương Bắc. Chẳng hạn như điều ngự voi, là vị điều ngự chỉ dẫn con voi đến một phương, hoặc phương Đông, hoặc phương Nam, phương Tây, phương Bắc. Điều ngự ngựa là vị điều ngự chỉ dẫn con ngựa đến một phương, hoặc phương Đông, hoặc phương Nam, phương Tây, phương Bắc. Điều ngự bò là vị điều ngự chỉ dẫn con bò đến một phương, hoặc phương Đông, hoặc phương Nam, phương Tây, phương Bắc. Trái lại, Vô thượng Điều ngự con người thú hướng đến tất cả phương. Trong đó, phương là có sắc thì quán sắc, đó là phương thứ nhất<註 n="665"/>158.Bên trong không có sắc tưởng, bên ngoài quán sắc, đó là phương thứ hai. Tịnh giải thoát, thân chứng thành tựu, an trú, đó là phương thứ ba. Vượt qua mọi sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không nghó đến các loại tưởng sai biệt, nhập vô lượng hư không, thành tựu và an trú vô lượng không xứ, đó là phương thứ tư. Vượt qua mọi vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu an trú vô lượng thức xứ, đó là phương thứ năm. Vượt qua mọi vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trú vô sở hữu xứ, đó là phương thứ sáu. Vượt qua mọi vô sở hữu xứ, nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trú, đó là phương thứ bảy. Vượt qua mọi phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, tưởng và thọ đã diệt tận, thân chứng thành tựu, an trú, do tuệ mà quán lậu tận, vónh viễn đoạn trừ, đó là phương thứ tám. “Nói rằng ‘Bậc Vô Thượng điều ngự con người, là điều ngự người thú hướng tất cả phương’ là nhơn đó mà nói”. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516566479">164.KINH PHÂN BIỆT QUÁN PHÁP<註 n="666"/>159 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ thuyết pháp cho các ngươi, phần đầu thiện, phần giữa thiện và phần cuối cũng thiện, có nghóa, có văn, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh. Đó là kinh ‘Phân biệt quán pháp’. Các thầy hãy lắng nghe, khéo suy tư và ghi nhớ. Nghe vậy, các Tỳ-kheo thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, chúng con xin vâng lời”. Đức Phật bảo rằng: “Tỳ-kheo, quán như vậy như vậy. Ngươi quán như vậy rồi, Tỳø kheo, tâm hướng về bên ngoài, bị phân rải, tán loạn, tâm không an trú vào bên trong, không chấp thủ nhưng sợ hãi. Nhưng, này các Tỳ-kheo, hãy quán như thế nào mà sau khi các ngươi đã quán như vậy, tâm không hướng về bên ngoài, không bị phân rải, tán loạn, tâm trú bên trong, không chấp thủ, không sợ hãi. Như vậy các ngươi không còn sanh, lão, bệnh, tử nữa. Đó là tận cùng sự khổ”. Đức Phật nói như thế, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào thất tónh tọa. Khi ấy, các Tỳ-kheo nghó rằng: “Chư Hiền nên biết, Đức Thế Tôn nói lên điều đó một cách tóm tắt, không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy vào thất tónh tọa. Thế Tôn chỉ nói: ‘Tỳ-kheo, quán như vậy như vậy. Ngươi quán như vậy rồi, Tỳø kheo, tâm hướng về bên ngoài, bị phân rải, tán loạn, tâm không an trú vào bên trong, không chấp thủ nhưng sợ hãi. Nhưng, này các Tỳ-kheo, hãy quán như thế nào mà sau khi các ngươi đã quán như vậy, tâm không hướng về bên ngoài, không bị phân rải, tán loạn, tâm trú bên trong, không chấp thủ, không sợ hãi. Như vậy các ngươi không còn sanh, lão, bệnh, tử nữa. Đó là tận cùng sự khổ’.” Các vị ấy lại nghó rằng: “Chư Hiền, vị nào có thể phân biệt rộng rãi điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược?” Các vị ấy lại nghó: “Tôn giả Đại Ca-chiên-diên<註 n="667"/>160 thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có trí tán thán. Như vậy, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Này chư Hiền, hãy cùng nhau đi đến nơi Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nhờ Tôn giả giải thích điều đó. Nếu Tôn giả Đại Ca-chiên-diên phân biệt cho, chúng ta sẽ khéo thọ trì”. Thế rồi các Tỳ-kheo cùng nhau đi đến chỗ Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, cùng chào hỏi nhau rồi ngồi qua một bên thưa rằng: “Thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nên biết cho rằng, Đức Thế Tôn nói điều này một cách tóm lược, không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào phòng tónh tọa. Thế Tôn chỉ nói rằng, ‘Tỳ-kheo, quán như vậy như vậy. Ngươi quán như vậy rồi, Tỳø kheo, tâm hướng về bên ngoài, bị phân rải, tán loạn, tâm không an trú vào bên trong, không chấp thủ nhưng sợ hãi. Nhưng, này các Tỳ-kheo, hãy quán như thế nào mà sau khi các ngươi đã quán như vậy, tâm không hướng về bên ngoài, không bị phân rải, tán loạn, tâm trú bên trong, không chấp thủ, không sợ hãi. Như vậy các ngươi không còn sanh, lão, bệnh, tử nữa. Đó là tận cùng sự khổ.’ “Chúng tôi đã nghó rằng, ‘Chư Hiền, vị nào có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược?’ “Chúng tôi lại nghó, ‘Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Thế Tôn và các bậc pham hạnh có trí tán thán. Như vậy, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược’. Mong Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thương xót mà phân biệt rộng rãi cho”. Bấy giờ, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói rằng: “Này chư Hiền, hãy nghe tôi nói thí dụ. Người có trí nghe thí dụ thì sẽ hiểu được nghóa. “Này chư Hiền, cũng như ngườøi muốn tìm lõi cây. Vì muốn tìm lõi cây nên xách búa vào rừng. Người ấy thấy cây đại thọ có đủ gốc, thân, cành, nhánh, lá, hoa và lõi. Người ấy không đốn gốc, thân, cành và lõi mà chỉ chặt nhánh và lá thôi. Điều chư Hiền nói ra cũng lại như vậy. Đức Thế Tôn còn đó mà chư Hiền lại bỏ đi tìm tôi để hỏi về điều ấy. Vì sao? Chư Hiền nên biết, Thế Tôn là Con mắt, là Trí, là Nghóa, là Pháp chủ, là Pháp tướng. Nói nghóa chân đế, hiển hiện tất cả các nghóa, đều do Thế Tôn. “Này chư Hiền, hãy đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi điều đó như thế này, ‘Bạch Thế Tôn, điều đó thế nào? Điều đó có nghóa gì?’ Đức Thế Tôn dạy thế nào, chư Hiền nên khéo léo thọ trì thế ấy”. Nghe thế, các Tỳ-kheo thưa rằng: “Xin vâng, thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Đức Thế Tôn là Con mắt, là Trí, là Nghóa, là Pháp chủ, là Pháp tướng. Nói nghóa chân đế, hiển hiện tất cả các nghóa, đều do Thế Tôn. Chúng tôi đáng lẽ phải đến chỗ Thế Tôn mà hỏi về điều đó như vầy ‘Bạch Thế Tôn, điều đó thế nào? Điều đó có nghóa gì?’ Đức Thế Tôn nói như thế nào, chúng tôi sẽ khéo thọ trì thế ấy. Nhưng Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có tri tán tán. Như vậy, Tôn giả có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Mong Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thương xót mà giải thích rộng rãi cho”. Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói: “Này chư Hiền, vậy hãy nghe tôi nói. “Này chư Hiền, thế nào là tâm<註 n="668"/>161 Tỳ-kheo hướng ra bên ngoài, bị phân rải, tán loạn? –Chư Hiền, với con mắt, Tỳ-kheo con mắt thấy sắc, thức ăn tướng của sắc, thắc đắm trước vị lạc của tướng của sắc, thức bị trói buộc bởi vị lạc của tướng của sắc; vị ấy bị vị ngọt của sắc tướng cột chặt tâm nên hướng ra ngoài, bị phân rải, tán loạn. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; với ý vị ấy nhận thức pháp, thức chạy theo pháp tướng, thức đắm trước vị lạc của pháp tướng, thức bị trói buộc bởi vị lạc của pháp tướng, vị ấy bị vị của vị ngọt của pháp tướng cột chặt tâm nên hướng ra bên ngoài, bị phân rải, tán loạn. “Này Chư Hiền, như vậy gọi là tâm Tỳ-kheo hướng ra bên ngoài, bị phân rải, tán loạn. “Này chư Hiền, thế nào gọi là tâm Tỳ-kheo không hướng ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn? “Này chư Hiền, với con mắt, Tỳ-kheo thấy sắc, thức không chạy theo sắc tướng, thức không đắm trước lạc của sắc tướng, thức không bị trói buộc bởi lạc của sắc tướng, vị ấy không bị vị ngọt của sắc tướng cột chặt tâm nên không hướng ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; với ý Tỳ-kheo nhận thức pháp, thức không chạy theo pháp tướng, thức không đắm trước lạc của pháp tướng, thức không bị trói buộc bởi lạc của pháp tướng. Vị ấy không bị vị ngọt của pháp tướng cột chặt tâm nên không hướng ra ngoài, không bị chi phối, tán loạn. “Này Chư Hiền, như vậy gọi là tâm Tỳ-kheo không hướng ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn. “Này chư Hiền, thế nào là tâm Tỳ-kheo không trú vào bên trong? “Này chư Hiền, Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục phát sanh, chứng đắc thiền thứ nhất, thành tựu an trụ. Nhưng thức của vị ấy đắm trước ở vị ngọt của ly dục, y nơi đó, trú nơi đó, duyên nơi đó, gắn chặt nơi đó, nên thức không trú vào bên trong. “Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo giác quán đã dứt, nội tónh nhất tâm, không giác không quán, có hỷ lạc do định phát sanh, đắc thiền thứ hai, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy đắm trước nơi vị ngọt của định, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong. “Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo ly hỷ dục, an trú xả, vô cầu, với chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh nói là được Thánh xả, niệm, an trú lạc<註 n="669"/>162, đắc thiền thứ ba, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị ngọt của ly hỷ, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong. “Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ trước kia, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, đắc thiền thứ tư, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị của xả và của niệm, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong. “Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua mọi sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không tư duy đến các loại tưởng sai khác, nhập vô lượng không, thành vô lượng không xứ, thành tựu và an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị ngọt của không trí, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong. “Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, vô lượng thức xứ, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị của thức trí, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong. “Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu xứ, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị của vô sở hữu trí, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong. “Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, nhập Phi hữu tưởng phi vô tưởng, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị của tưởng trí, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong. “Này chư Hiền, như vậy gọi là tâm Tỳ-kheo không trú vào bên trong. “Này chư Hiền, thế nào là tâm Tỳ-kheo an trú vào bên trong? “Chư Hiền, Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, đắc Thiền thứ nhất, thành tựu an trú. Thức của vị ấy không trú trước vào vị ngọt của ly dục, không y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên trong. “Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo giác quán đã dứt, nội tónh nhất tâm, không giác không quán, có hỷ lạc do định sanh, đắc đệ Nhị thiền, thành tựu an trú. Thức của vị ấy không trú trước vào vị ngọt của định, không y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên trong. “Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo ly hỷ dục, an trụ, vô cầu, chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh nói là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, đắc Thiền thứ ba, thành tựu an trụ. Thức của vị ấy không trú trước vào vị của ly hỷ, không y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên trong. “Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo diệt khổ, diệt dục, diệt hỷ và ưu có trước kia, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, đắc Thiền thứ tư, thành tựu an trụ. Thức của vị ấy không trú trước vào vị ngọt của xả và vị của niệm thanh tịnh, không y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên trong. “Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không tư duy đến các loại tưởng sai biệt, nhập vô lượng không xứ, thành tựu an trụ. Thức của vị ấy không trú trước vào vị của không trí, không y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên trong. “Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức xứ, thành tựu an trụ. Thức của vị ấy không trú trước vào vị ngọt của thức trí, không y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên trong. “Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ. Thức của vị ấy không trú trước vào vị ngọt của vô sở hữu trí, không y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên trong. “Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. Thức của vị ấy không trú trước vào vị ngọt của vô tưởng trí, không y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên trong. “Này chư Hiền, như vậy gọi là tâm Tỳ-kheo trú vào bên trong. “Này chư Hiền, thế nào là Tỳ-kheo không chấp thủ mà sợ hãi? “Chư Hiền, Tỳ-kheo không ly sắc nhiễm, không ly sắc dục, không ly sắc ái, không ly sắc khát. Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo nào không ly sắc nhiễm, không ly sắc dục, không ly sắc ái, không ly sắc khát, thì vị ấy muốn được sắc, truy cầu, đắm trước sắc, trú vào sắc, nghó rằng ‘Sắc là ta. Sắc là sở hữu của ta’. Khi đã muốn được sắc, truy cầu sắc, đắm trước sắc, trú vào sắc, nghó rằng ‘Sắc là ta. Sắc là sở hữu của ta’, thì thức nắm bắt sắc. Sau khi thức nắm bắt sắc, lúc ấy sắc biến dịch thì thức cũng bị chuyển theo sắc. Khi thức đã bị chuyển theo sắc thì Tỳ-kheo ấy sanh sợ hãi, tâm trú vào trong đó. Nhơn vì tâm không biết nên sanh khiếp sợ, lao nhọc, không chấp thủ mà sợ hãi. “Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức; Tỳ-kheo không ly thức nhiễm, không ly thức dục, không ly thức ái, không ly thức khát. “Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo nào không ly thức nhiễm, không ly thức dục, không ly thức ái, không ly thức khát, thì vị ấy muốn được thức, truy cầu thức, đắm trước thức, trú vào thức, nghó rằng ‘Thức là ta. Thức là sở hữu của ta’. Vị ấy khi đã muốn đượïc thức, truy cầu thức, đắm trước thức, trú vào thức, nghó rằng ‘Thức là ta. Thức là sở hữu của ta’ thì thức nắm bắt thức. Sau khi thức nắm bắt thức, lúc thức ấy biến dịch thì thức cũng bị chuyển theo thức. Sau khi thức đã bị chuyển theo thức, Tỳ-kheo ấy sanh sợ hãi, tâm trú vào trong đó. Nhơn vì tâm không biết nên sanh khiếp hãi, lao nhọc, không chấp thọ mà sợ hãi. “Này chư Hiền, như vậy gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ mà sợ hãi. “Này chư Hiền, thế nào gọi là Tỳ-kheo không chấp thủ, không sợ hãi? “Chư Hiền, là Tỳ-kheo ly sắc nhiễm, ly sắc dục, ly sắc ái, ly sắc khát. “Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo nào ly sắc nhiễm, ly sắc dục, ly sắc ái, ly sắc khát, thì vị ấy không muốn được sắc, không truy cầu sắc, không đắm trước sắc, không trú vào sắc nghó rằng ‘Sắc không phải là ta. Sắc không phải là sở hữu của ta’. Vị ấy đã không muốn được sắc, không truy cầu sắc, không đắm trước sắc, không trú vào sắc nghó rằng ‘Sắc không phải là ta. Sắc không phải là sở hữu của ta’ thì thức không nắm bắt sắc. Khi thức đã không nắm bắt sắc, lúc ấy sắc biến dịch, thức không bị chuyển theo sắc. Thức đã không bị chuyển theo sắc thì vị ấy không sanh sợ hãi, tâm không trú vào trong đó. Nhơn vì tâm biết nên không khiếp sợ, không lao nhọc, không chấp thọ, không sợ hãi. “Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức; Tỳ-kheo ly thức nhiễm, ly thức dục, ly thức ái, ly thức khát. Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo nào ly thức nhiễm, ly thức dục, ly thức ái, ly thức khát thì vị ấy không muốn đắc thức, không truy cầu thức, không đắm trước thức, không trú vào thức, nghó rằng ‘Thức không phải là ta. Thức không phải là sở hữu của ta’. Tỳ-kheo ấy khi đã không muốn được thức, không truy cầu thức, không đắm trước thức, không trú vào thức, nghó rằng ‘Thức không phải là ta. Thức không phải là của ta’, thì thức không nắm bắt thức. Khi thức đã không nắm bắt thức, lúc thức kia biến dịch, thức không bị chuyển theo thức. Khi thức không bị chuyển theo thức, Tỳ-kheo ấy không sanh sợ hãi, tâm không trú vào trong đó. Nhơn vì tâm biết nên không khiếp sợ, không lao nhọc, không chấp thọ, không sợ hãi. “Này chư Hiền, như vậy gọi là Tỳ-kheo không chấp thủ, không sợ hãi. “Này chư Hiền, Đức Thế Tôn nói điều đó tóm lược, không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào phòng tónh tọa. Ngài chỉ nói rằng ‘Tỳ-kheo, quán như vậy như vậy. Ngươi quán như vậy rồi, Tỳ-kheo, tâm hướng về bên ngoài, bị phân rải, tán loạn, tâm không an trú vào bên trong, không chấp thủ nhưng sợ hãi. Nhưng, này các Tỳ-kheo, hãy quán như thế nào mà sau khi các ngươi đã quán như vậy, tâm không hướng về bên ngoài, không bị phân rải, tán loạn, tâm trú bên trong, không chấp thủ, không sợ hãi. Như vậy các ngươi không còn sanh, lão, bệnh, tử nữa. Đó là tận cùng sự khổ’. Đức Thế Tôn đã nói điều ấy tóm lược, không phân biệt rộng rãi như vậy đó. Tôi đã dùng cú này, văn này giải thích rộng rãi như thế. Này chư Hiền, hãy đến trình bày với Thế Tôn đầy đủ. Nếu Đức Thế Tôn nói điều đó như thế nào thì chư Hiền thọ trì như thế ấy”. Bấy giờ, các Tỳ-kheo ấy nghe Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói như vậy, khéo thọ trì, đọc tụng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi quanh Tôn giả ấy ba vòng rồi đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi qua một bên mà thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn nói tóm lược về điều đó mà không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào thất tónh tọa, thì Tôn giả Đại Ca-chiên-diên với cú như thế, văn như thế đã giải thích rộng rãi về điều đó”. Đức Thế Tôn nghe như vậy, liền tán thán rằng: “Lành thay! Lành thay! Trong số đệ tử của Ta, đó là vị có mắt, có trí, có pháp, có nghóa. Vì sao? Vì Đạo Sư nói điều ấy tóm lược, không phân biệt rộng rãi cho các đệ tử, mà đệ tử ấy đã bằng cú như thế, văn như thế để giải thích rộng rãi. Cho nên những gì mà Ca-chiên-diên đã nói, các ngươi hãy thọ trì như vậy. Vì sao? Vì thuyết quán nghóa phải như vậy. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516566480">165.KINH ÔN TUYỀN LÂM THIÊN<註 n="670"/>163 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa<註 n="671"/>164.Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề<註 n="672"/>165 cũng đi du hóa ở thành Vương xá, tại Ôn tuyền tâm<註 n="673"/>166.Bấy giờ, đêm gần tàn, trời sắp sáng, Tôn giả Tam-di-đề từ phòng bước ra, đi đến Ôn tuyền, cởi y để trên bờ rồi xuống hồ Ôn tuyền tắm. Sau khi tắm xong, Tôn giả lên bờ lấy khăn lau mình và mặc y vào. Bấy giờ có một vị thiên thần thân hình rất đẹp, sắc tướng uy nghi, nhắm lúc trời sắp rạng đông, đi đến Tôn giả Tam-di-đề, cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Tam-di-đề rồi đứng qua một bên. Vị thiên thần đó với sắc tướng uy thần cực diệu làm sáng chói khắp cả bờ hồ Ôn tuyền. Sau khi đứng qua một bên, thiên thần bạch với Tôn giả Tam-di-đề rằng: “Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế<註 n="674"/>167 chăng? Tôn giả Tam-di-đề trả lời vị thiên thần kia rằng: “Tôi không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế”. Rôi Tôn giả hỏi lại thiên thần: “Nhưng ngài có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế chăng?” Thiên thần trả lời: “Tôi cũng không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế”. Tôn giả Tam-di-đề lại hỏi vị thiên thần kia: “Ai thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế?” Thiên thần kia đáp: “Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghóa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướng đến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, cần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này”. Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân của Tôn giả Tam-di-đề, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó. Sau khi thiên thần biến mất không lâu, Tôn giả Tam-di-đề đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên mà bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay khi trời sắp rạng đông, con ra khỏi phòng, đi đến Ôn tuyền, cởi y để trên bờ rồi xuống hồ Ôn tuyền tắm. Sau khi tắm xong, lên bờ lấy khăn lau mình và mặc y vào. Bấy giờ có một vị thiên thần thân hình rất đẹp, sắc tướng uy nghi, nhắm lúc trời sắp rạng đông, đi đến con, cúi đầu đảnh lễ con rồi đứng qua một bên. Vị thiên thần đó với sắc tướng uy thần cực diệu làm sáng chói khắp cả bờ hồ Ôn tuyền. Sau khi đứng qua một bên, thiên thần bạch với con: ‘Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế chăng? Con trả lời vị thiên thần kia rằng: ‘Tôi không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế’. Rồi con hỏi lại thiên thần: ‘Nhưng ngài có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế chăng?’ Thiên thần trả lời: ‘Tôi cũng không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế’. Con lại hỏi vị thiên thần kia: ‘Ai thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế?’ Thiên thần kia đáp: ‘Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghóa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướng đến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, cần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này’. Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân con, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó”. Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này Tam-di-đề, ngươi có biết vị thiên thần kia từ đâu đến chăng? Vị thiên thần kia tên là gì chăng?” “Tôn giả Tam-di-đề đáp rằng: “Bạch Thế Tôn, con không biết vị thiên thần kia từ đâu đến, cũng không biết tên gì”. Đức Thế Tôn bảo: “Này Tam-di-đề, vị thiên thần kia tên là Chánh Điện<註 n="675"/>168, làm tướng quân ở cõi trời Tam thập tam thiên. Khi ấy, Tôn giả Tam-di-đề bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nay thật là đúng lúc. Bạch Thiện Thệ, nay thật là đúng lúc. Nếu Thế Tôn nói cho Tỳ-kheo bài kệ Bạt-địa-la-đế ấy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Thế Tôn nói, sẽ ghi nhớ kỹ”. Đức Thế Tôn bảo: “Này Tam-di-đề, hãy nghe kỹ và suy nghó kỹ. Ta sẽ nói cho ông nghe”. Tôn giả Tam-di-đề bạch: “Xin vâng, bạch Thế Tôn!” Bấy giờ, các Tỳ-kheo vâng lời chỉ giáo mà lắng nghe. Đức Thế Tôn đọc bài tụng: Cẩn thận, đừng nghó quá khứ; Tương lai cũng chớ mong cầu. Quá khứ đã qua, đã mất, Tương lai chưa đến, còn xa. Hiện tại những gì đang có Thì nên quán sát suy tư. Niệm niệm mong manh không chắc, Người khôn biết vậy nên tu. Nếu có làm theo hạnh Thánh, Ai hay nỗi chết ưu sầu. Nhất định tránh xa sự chết; Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ. Như vậy thực hành tinh tấn, Ngày đêm không chút biếng lười. Vì vậy phải thường tụng đọc Bạt-địa-la-đế kệ này. Sau khi nói bài kệ như vậy, Đức Thế Tôn liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh thất mà tónh tọa. Lúc bấy giờ, các Tỳ-kheo liền nghó rằng: “Này chư Hiền, nên biết, Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt lời dạy này, không phân biệt rộng rãi, rồi Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất nhập định. Cẩn thận, đừng nghó quá khứ; Tương lai cũng chớ mong cầu. Quá khứ đã qua, đã mất, Tương lai chưa đến, còn xa. Hiện tại những gì đang có Thì nên quán sát suy tư. Niệm niệm mong manh không chắc, Người khôn biết vậy nên tu. Nếu có làm theo hạnh Thánh, Ai hay nỗi chết ưu sầu. Nhất định tránh xa sự chết; Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ. Như vậy thực hành tinh tấn, Ngày đêm không chút biếng lười. Vì vậy phải thường tụng đọc Bạt-địa-la-đế kệ này. Các vị ấy lại nghó rằng: “Chư Hiền, vị nào có thể phân biệt rộng rãi điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược?” Các vị ấy lại nghó: “Tôn giả Đại Ca-chiên-diên<註 n="676"/>169 thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có trí tán thán. Như vậy, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Này chư Hiền, hãy cùng nhau đi đến nơi Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nhờ Tôn giả giải thích điều đó. Nếu Tôn giả Đại Ca-chiên-diên phân biệt cho, chúng ta sẽ khéo thọ trì”. Thế rồi các Tỳ-kheo cùng nhau đi đến chỗ Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, cùng chào hỏi nhau rồi ngồi qua một bên thưa rằng: “Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nên biết, Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt lời dạy này, không phân biệt rộng rãi, rồi Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất nhập định. Cẩn thận, đừng nghó quá khứ; Tương lai cũng chớ mong cầu. Quá khứ đã qua, đã mất, Tương lai chưa đến, còn xa. Hiện tại những gì đang có Thì nên quán sát suy tư. Niệm niệm mong manh không chắc, Người khôn biết vậy nên tu. Nếu có làm theo hạnh Thánh, Ai hay nỗi chết ưu sầu. Nhất định tránh xa sự chết; Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ. Như vậy thực hành tinh tấn, Ngày đêm không chút biếng lười. Vì vậy phải thường tụng đọc Bạt-địa-la-đế kệ này. “Chúng tôi suy nghó rằng: ‘Chư Hiền, vị nào có thể phân biệt rộng rãi điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược?’ Chúng tôi lại nghó: ‘Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có trí tán thán. Như vậy, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Cúi xin Tôn giả Đại Ca-chiên-diên vì lòng từ mẫn mà nói nghóa ấy một cách rộng rãi”. Bấy giờ, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói rằng: “Này chư Hiền, hãy nghe tôi nói thí dụ. Người có trí nghe thí dụ thì sẽ hiểu được nghóa. “Này chư Hiền, cũng như ngườøi muốn tìm lõi cây. Vì muốn tìm lõi cây nên xách búa vào rừng. Người ấy thấy cây đại thọ có đủ gốc, thân, cành, nhánh, lá, hoa và lõi. Người ấy không đốn gốc, thân, cành và lõi mà chỉ chặt nhánh và lá thôi. Điều chư Hiền nói ra cũng lại như vậy. Đức Thế Tôn còn đó mà chư Hiền lại bỏ đi tìm tôi để hỏi về điều ấy. Vì sao? Chư Hiền nên biết, Thế Tôn là Con mắt, là Trí, là Nghóa, là Pháp chủ, là Pháp tướng. Nói nghóa chân đế, hiển hiện tất cả các nghóa, đều do Thế Tôn. “Này chư Hiền, hãy đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi điều đó như thế này, ‘Bạch Thế Tôn, điều đó thế nào? Điều đó có nghóa gì?’ Đức Thế Tôn dạy thế nào, chư Hiền nên khéo léo thọ trì thế ấy”. Nghe thế, các Tỳ-kheo thưa rằng: “Xin vâng, thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Đức Thế Tôn là Con mắt, là Trí, là Nghóa, là Pháp chủ, là Pháp tướng. Nói nghóa chân đế, hiển hiện tất cả các nghóa, đều do Thế Tôn. Chúng tôi đáng lẽ phải đến chỗ Thế Tôn mà hỏi về điều đó như vầy ‘Bạch Thế Tôn, điều đó thế nào? Điều đó có nghóa gì?’ Đức Thế Tôn nói như thế nào, chúng tôi sẽ khéo thọ trì thế ấy. Nhưng Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có tri tán thán. Như vậy, Tôn giả có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Mong Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thương xót mà giải thích rộng rãi cho”. Tôn giả Đại Ca-chiên-diên bảo các Tỳ-kheo rằng: “Này chư Hiền, nếu vậy xin hãy nghe tôi nói. “Này chư Hiền, thế nào là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ? Này chư Hiền, Tỳ-kheo quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệm, sắc ái, tâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy bị nhiễm trước dục; do thức nhiễm trước dục, vị ấy hoan lạc. Do hoan lạc, vị ấy truy niệm quá khứ. Tai, mũi, lưỡi và thân cũng vậy. Quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệm, sắc ái, tâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy bị nhiễm trước dục; do thức nhiễm trước dục, vị ấy hoan lạc. Do hoan lạc, vị ấy truy niệm quá khứ. “Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ? Này chư Hiền, Tỳ-kheo quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệm, sắc ái, tâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy không bị nhiễm trước dục; do thức không bị nhiễm trước dục, nên không hoan lạc nơi đó. Do không hoan lạc nơi đó nên không truy niệm quá khứ. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệm, sắc ái, tâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy không bị nhiễm trước dục; do thức không nhiễm trước dục, vị ấy không hoan lạc. Do không hoan lạc, vị ấy không truy niệm quá khứ. Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ. “Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo mong ước vị lai? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với vị lai những gì chưa được thì muốn được, đã được rồi thì tâm mong ước. Do tâm mong ước nên hoan lạc nơi đó. Do hoan lạc nên mong ước vị lai. Tai, mắt, nũi, lưỡi, thân cũng như vậy. Đối với vị lai, những gì chưa được thì muốn được. Đã được thì tâm mong ước. Do tâm mong ước nên tâm hoan lạc nơi đó. Do hoan lạc nên mong ước vị lai. Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo mong ước vị lai. “Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo không mong ước vị lai? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với vị lai những gì chưa được thì không muốn được, đã được rồi thì tâm không mong ước. Do tâm không mong ước nên không hoan lạc nơi đó. Do không hoan lạc nơi đó nên không mong ước vị lai. Này chư Hiền, như vậy đó gọi là Tỳ-kheo mong ước vị lai. “Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại bị nhiễm trước dục. Do thức bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên chấp thủ pháp hiện tại. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, nếu có ý, pháp và ý thức, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại bị nhiễm trước dục. Do bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên chấp thủ pháp hiện tại. Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại. “Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo không chấp thủ pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại không bị nhiễm trước dục. Do thức không bị nhiễm trước dục nên không hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên không chấp thủ pháp hiện tại. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, nếu ý, pháp và ý thức, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại không bị nhiễm trước dục. Do thức không bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do không hoan lạc nên không chấp thủ pháp hiện tại. Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo không chấp thủ pháp hiện tại. “Này chư Hiền, phần này được Thế Tôn nói vắn tắt, không phân biệt một cách rộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tónh tọa”. Cẩn thận, đừng nghó quá khứ; Tương lai cũng chớ mong cầu. Quá khứ đã qua, đã mất, Tương lai chưa đến, còn xa. Hiện tại những gì đang có Thì nên quán sát suy tư. Niệm niệm mong manh không chắc, Người khôn biết vậy nên tu. Nếu có làm theo hạnh Thánh, Ai hay nỗi chết ưu sầu. Nhất định tránh xa sự chết; Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ. Như vậy thực hành tinh tấn, Ngày đêm không chút biếng lười. Vì vậy phải thường tụng đọc Bạt-địa-la-đế kệ này. “Phần này được Thế Tôn nói vắn tắt mà không phân biệt một cách rộng rãi. Tôi bằng những câu này nói một cách rộng rãi như vậy đó. Này chư Hiền, có thể đến trình bày đầy đủ lên Đức Phật. Nếu Đức Thế Tôn có nói ý nghóa như thế nào, chư Hiền hãy thọ trì”. Bấy giờ, các Tỳ-kheo ấy nghe Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói như vậy, khéo thọ trì, đọc tụng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi quanh Tôn giả ấy ba vòng rồi đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi qua một bên mà thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn nói tóm lược về điều đó mà không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào thất tónh tọa, thì Tôn giả Đại Ca-chiên-diên với cú như thế, văn như thế đã giải thích rộng rãi về điều đó.” Đức Thế Tôn nghe như vậy, liền tán thán rằng: “Lành thay! Lành thay! Trong số đệ tử của Ta, đó là vị có mắt, có trí, có pháp, có nghóa. Vì sao? Vì Đạo Sư nói điều ấy tóm lược, không phân biệt rộng rãi cho các đệ tử, mà đệ tử ấy đã bằng cú như thế, văn như thế để giải thích rộng rãi. Cho nên những gì mà Ca-chiên-diên đã nói, các ngươi hãy thọ trì như vậy. Vì sao? Vì thuyết quán nghóa phải như vậy. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516566481">166.KINH THÍCH TRUNG THIỀN THẤT TÔN<註 n="677"/>170 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ<註 n="678"/>171 cũng ở giữa những người họ Thích tại thiền thất Vô sự<註 n="679"/>172.Khi ấy, vào lúc trời gần sáng, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ từ thiền thất kia đi ra, đến một khoảng đất trống nằm trong bóng thiền thất, trải ni-sư-đàn lên trên chõng rồi ngồi kiết già. Bấy giờ có một vị thiên thần hình dáng rất đẹp, sắc đẹp nguy nguy, vào lúc trời gần sáng, đi đến chỗ Tôn giả Lô-di-cường-kỳ, cúi đầu đảnh lễ rồi đứng qua một bên. Sắc tượng và uy thần của bị trời này rất là thù diệu, ánh sáng chói khắp cả thiền thất. Sau khi đứng qua một bên, vị trời này thưa với Tôn giả Lô-di-cường-kỳ rằng: “Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghóa của nó chăng?” Tôn giả Lô-di-cường-kỳ trả lời vị thiên thần ấy rằng: “Tôi không có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và cũng không hiểu ý nghóa của nó”. Rồi Tôn giả hỏi lại: “Người có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghóa của nó chăng?” Thiên thần trả lời: “Tôi có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế nhưng ý nghóa thì không hiểu”. Tôn giả Lô-di-cường-kỳ lại hỏi thiên thần: “Tại sao thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế mà lại không hiểu ý nghóa của nó?” Thiên thần đáp: “Một thời, Đức Thế Tôn du hóa trong thành Vương xá, trú tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói cho các Tỳ-kheo nghe bài kệ Tôn giả Lô-di-cường-kỳ như vầy: Cẩn thận, đừng nghó quá khứ; Tương lai cũng chớ mong cầu. Quá khứ đã qua, đã mất, Tương lai chưa đến, còn xa. Hiện tại những gì đang có Thì nên quán sát suy tư. Niệm niệm mong manh không chắc, Người khôn biết vậy nên tu. Nếu có làm theo hạnh Thánh, Ai hay nỗi chết ưu sầu. Nhất định tránh xa sự chết; Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ. Như vậy thực hành tinh tấn, Ngày đêm không chút biếng lười. Vì vậy phải thường tụng đọc Bạt-địa-la-đế kệ này. “Này Tỳ-kheo, tôi thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế như vậy nhưng mà không lãnh hội được ý nghóa của nó”. Tôn giả Lô-di-cường-kỳ hỏi thiên thần: “Vậy thì ai thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghóa của nó? Thiên thần kia đáp: “Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghóa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướng đến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, cần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này”. Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân của Tôn giả Lô-di-cường-kỳ, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó. Chẳng bao lâu, sau khi vị thiên thần biến mất, bấy giờ Tôn giả Lô-di-cường-kỳø, giữa dòng họ Thích, ba tháng an cư mùa mưa đã qua, khâu vá y cũng đã xong, đắp y ôm bát đi vào nước Xá-vệ. Tôn giả lần hồi tiến về phía trước, đến nước Xá-vệ, trụ tại rừng Thắng, trong vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi một bên mà bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, một thời con trú ở giữa dòng họ Thích, tại thiền thất Vô sự. Bạch Đức Thế Tôn, bấy giờ vào lúc trời gần sáng, con từ thiền thất đi ra, đến khoảng đất trống nằm trong bóng của thiền thất, con trải tọa cụ lên trên chõng rồi ngồi kiết già. Lúc đó có một vị thiên thần hình dáng rất đẹp, sắc đẹp nguy nguy, vào lúc trời gần sáng, đi đến chỗ con, cúi đầu đảnh lễ rồi đứng qua một bên. Sắc tượng và uy thần của bị trời này rất là thù diệu, ánh sáng chói khắp cả thiền thất. Sau khi đứng qua một bên, vị trời này thưa với con rằng ‘Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghóa của nó chăng?’ Con trả lời vị thiên thần ấy rằng: ‘Tôi không có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và cũng không hiểu ý nghóa của nó’. Rồi con hỏi lại ‘Người có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghóa của nó chăng?’ Thiên thần trả lời ‘Tôi có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế nhưng ý nghóa thì không hiểu’. Con lại hỏi thiên thần ‘Tại sao thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế mà lại không hiểu ý nghóa của nó?’ Thiên thần đáp ‘Một thời, Đức Thế Tôn du hóa trong thành Vương xá, trú tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói cho các Tỳ-kheo nghe bài kệ Tôn giả Lô-di-cường-kỳ như vầy: Cẩn thận, đừng nghó quá khứ; Tương lai cũng chớ mong cầu. Quá khứ đã qua, đã mất, Tương lai chưa đến, còn xa. Hiện tại những gì đang có Thì nên quán sát suy tư. Niệm niệm mong manh không chắc, Người khôn biết vậy nên tu. Nếu có làm theo hạnh Thánh, Ai hay nỗi chết ưu sầu. Nhất định tránh xa sự chết; Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ. Như vậy thực hành tinh tấn, Ngày đêm không chút biếng lười. Vì vậy phải thường tụng đọc Bạt-địa-la-đế kệ này. “‘Này Tỳ-kheo, tôi thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế như vậy nhưng mà không lãnh hội được ý nghóa của nó’. Con lại hỏi thiên thần ‘Vậy thì ai thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghóa của nó?’ Thiên thần kia đáp ‘Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghóa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướng đến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, cần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này’. Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân của con, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó”. Khi ấy, Đức Thế Tôn hỏi Tôn giả Lô-di-cường-kỳ rằng: “Ngươi biết vị thiên thần kia từ đâu đến chăng? Vị thiên thần kia tên là gì chăng?” Tôn giả Lô-di-cường-kỳ trả lời rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, con không biết vị thiên thần kia từ đâu tới, cũng không biết tên vị ấy là gì”. Đức Thế Tôn bảo rằng: “Này Cường-kỳ, vị thiên thần kia tên là Ban-na<註 n="680"/>173, làm tướng quân cõi trời Tam thập tam. Lúc ấy, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nay thật đúng lúc! Bạch Thiện Thệ, nay thật đúng lúc, nếu Thế Tôn nói cho các Tỳ-kheo nghe bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghóa của nó thì các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ khéo thọ trì”. Đức Thế Tôn bảo rằng: “Này Cường-kỳ, hãy nghe kỹ và suy nghó kỹ. Ta sẽ nói ý nghóa bài kệ một cách rộng rãi cho ông nghe”. Tôn giả Lô-di-cường-kỳ bạch rằng: “Xin vâng, con xin nghe theo lời dạy”. Cẩn thận, đừng nghó quá khứ; Tương lai cũng chớ mong cầu. Quá khứ đã qua, đã mất, Tương lai chưa đến, còn xa. Hiện tại những gì đang có Thì nên quán sát suy tư. Niệm niệm mong manh không chắc, Người khôn biết vậy nên tu. Nếu có làm theo hạnh Thánh, Ai hay nỗi chết ưu sầu. Nhất định tránh xa sự chết; Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ. Như vậy thực hành tinh tấn, Ngày đêm không chút biếng lười. Vì vậy phải thường tụng đọc Bạt-địa-la-đế kệ này. “Này Cường-kỳ, thế nào là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ? Nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Như vậy, đó là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ. “Này Cường-kỳ, thế nào là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ? Nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc quá khứ, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Nếu không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ. “Này Cường-kỳ, thế nào là Tỳ-kheo mong cầu tương lai? Nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc ở tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo mong cầu tương lai. “Này Cường-kỳ, sao gọi là Tỳ-kheo không mong cầu tương lai? Nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở tương lai, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức tương lai, sẽ không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không mong cầu tương lai. “Này Cường-kỳ, thế nào gọi là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại?-Nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo chấp thọ pháp hiện tại. “Này Cường-kỳ, thế nào gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại? Nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại.” Phật thuyết như vậy. Tôn giả Lô-di-cường-kỳ và các Tỳ-kheo nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516566482">167.KINH A-NAN THUYẾT<註 n="681"/>174 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói bài kệ Bạt-địa-la-đế kệ và ý nghóa của nó cho các Tỳ-kheo đang tụ họp tại giảng đường vào lúc ban đêm. Bấy giờ đêm đã qua, trời hừng sáng, có một Tỳ-kheo đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên mà bạch Phật, rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, Tôn giả A-nan có nói bài kệ Bạt-địa-la-đế kệ và ý nghóa của nó cho các Tỳ-kheo tụ tập tại giảng đường vào lúc ban đêm”. Nhân đó, Đức Thế Tôn bảo một vị Tỳ-kheo rằng: “Ngươi hãy đi đến chỗ của Tỳ-kheo A-nan mà nói như vầy: “Thưa Tôn giả A-nan, Đức Thế Tôn gọi Tôn giả”. Vị Tỳ-kheo kia vâng lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, ba vòng rồi đi đến chỗ của Tôn giả A-nan mà nói rằng: “Thế Tôn gọi Tôn giả A-nan”. Tôn giả A-nan liền đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi đứng qua một bên. Đức Thế Tôn hỏi A-nan rằng: “Này A-nan, có quả thật ông có nói bài kệ Bạt-địa-la-đế kệ cho các Tỳ-kheo tụ họp tại giảng đường vào lúc ban đêm chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Thật vậy, bạch Thế Tôn”. Đức Thế Tôn hỏi: “Này A-nan, ông nói bài kệ Bạt-địa-la-đế kệ và ý nghóa của nó cho các Tỳ-kheo nghe như thế nào?” Tôn giả A-nan liền nói rằng: Cẩn thận, đừng nghó quá khứ; Tương lai cũng chớ mong cầu. Quá khứ đã qua, đã mất, Tương lai chưa đến, còn xa. Hiện tại những gì đang có Thì nên quán sát suy tư. Niệm niệm mong manh không chắc, Người khôn biết vậy nên tu. Nếu có làm theo hạnh Thánh, Ai hay nỗi chết ưu sầu. Nhất định tránh xa sự chết; Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ. Như vậy thực hành tinh tấn, Ngày đêm không chút biếng lười. Vì vậy phải thường tụng đọc Bạt-địa-la-đế kệ này. Đức Thế Tôn lại hỏi A-nan rằng: “Này A-nan, thế nào là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ?” Tôn giả A-nan đáp: “Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Như vậy, đó là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ. Đức Thế Tôn lại hỏi: “A-nan, thế nào là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ?” Tôn giả A-nan đáp: “Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc quá khứ, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Nếu không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ”. Đức Thế Tôn lại hỏi: “A-nan, thế nào là Tỳ-kheo mong cầu tương lai?” Tôn giả A-nan đáp: “Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc ở tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo mong cầu tương lai”. Đức Thế Tôn lại hỏi: “A-nan, thế nào là Tỳ-kheo không mong cầu tương lai?” Tôn giả A-nan đáp: “Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở tương lai, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức tương lai, sẽ không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không mong cầu tương lai”. Đức Thế Tôn lại hỏi: “A-nan, thế nào là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại?” Tôn giả A-nan đáp: “Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo chấp thọ pháp hiện tại”. Đức Thế Tôn lại hỏi: “A-nan, thế nào là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại?” Tôn giả A-nan đáp: “Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại”. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Lành thay! Lành thay! Đệ tử của Ta là người có mắt, có trí, có nghóa, có pháp. Vì sao vậy? Vì là đệ tử, ngay trước mặt Tôn Sư, mà diễn rộng ý nghóa của văn cú như vậy. Đúng như những gì Tỳ-kheo A-nan đã nói, các thầy hãy nên như vậy mà thọ trì. Vì sao vậy? Lời nói ấy và quán nghóa đó phải như vậy”. Phật thuyết như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516566483">168.KINH Ý HÀNH<註 n="682"/>175 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Nay Ta sẽ nói pháp cho các ngươi nghe, vi diệu ở đoạn đầu, vi diệu ở đoạn giữa, và đoạn cuối cũng vi diệu; có văn, có nghóa đầy đủ, thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh. Đó là kinh “Phân biệt ý hành” về sự thọ sanh theo ý hành<註 n="683"/>176.Hãy lắng nghe, hãy khéo tư niệm kỹ”. Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời, lắng nghe. Phật nói: “Sao gọi là sự tái sanh do ý hành đưa tới? Nếu các Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác, có quán, chứng được Sơ thiền<註 n="684"/>177, thành tựu an trụ. Vị ấy đối với định này, vui sướng trụ ở đó. Vị ấy đối với định kia đã ham muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ vào đó, khoái lạc đó, mạng chung sanh trong cõi Phạm thân. Các trời Phạm thân<註 n="685"/>178 sanh ở đó, sống ở đó, thọ hưởng hỷ lạc phát sanh do ly dục; và Tỳ-kheo sống ở đây<註 n="686"/>179 nhập Sơ thiền, thọ hưởng hỷ lạc do ly dục sanh. Hai thứ hỷ và lạc do ly dục sanh này không có sai khác, cả hai đều bằng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó mới sanh vào chỗ ấy. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh vào trong cõi Phạm thân. Như vậy là ý hành sanh. “Lại nữa, Tỳ-kheo giác quán đã tịch tónh, nội tónh, nhất tâm, không giác, không quán, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Đối với định lực này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định này, khi đã trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ nơi đó, khoái lạc nơi đó, mạng chung sanh vào cõi trời Hoảng dục<註 n="687"/>180.Các trời Hoảng dục sanh ở đó, sống ở đó, thọ hưởng hỷ lạc do định sanh; và Tỳ-kheo trụ ở đây, nhập đệ Nhị thiền, thọ hưởng hỷ lạc do định sanh. Hai hỷ lạc do định sanh này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đâu hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh trong cõi Hoảng dục thiên. Như vậy gọi là ý hành sanh. “Lại nữa Tỳ-kheo, ly hỷ dục, xả, vô cầu, an trụ, chánh niệm, chánh trí mà thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, lạc trụ, chứng đệ Tam thiền, thành tựu an trụ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định lạc này, vị kia vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ nơi đó, khoái lạc nơi đó, thân hoại mạng chung sanh vào cõi Biến tịnh thiên<註 n="688"/>181.Các trời Biến tịnh sanh ở đó, sống ở đó, thọ hưởng diệu lạc do ly hỷ; và Tỳ-kheo sống ở đây, nhập Tam thiền này, thọ hưởng diệu lạc do ly hỷ. Diệu lạc do ly hỷ này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đâu hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh trong cõi Biến tịnh thiên. Như vậy là ý hành sanh. “Lại nữa Tỳ-kheo, diệt lạc, diệt khổ, hỷ và ưu vốn có từ trước cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, thân hoại mạng chung sanh lên cõi trời Quả thật thiên<註 n="689"/>182.Các trời Quả thật thiên, sanh ở đó, sốngï ở đó, thọ hưởng diệu lạc do xả niệm thanh tịnh; và Tỳ-kheo sốngï ở đây, nhập đệ Tứ thiền, thọ hưởng diệu lạc do xả niệm thanh tịnh. Hai diệu lạc do xả niệm thanh tịnh này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh trong cõi Quả thật thiên. Như vậy là ý hành sanh. “Lại nữa Tỳ-kheo, vượt qua tất cả sắc tưởng, hữu đối tưởng, không truy niệm bất cứ tưởng nào, nhập vô biên không, thành tựu an trụ Không vô biên xứ. Đối với định lạc này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định lạc này khi đã vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, mạng chung sanh vào trong cõi Vô lượng không xứ thiên. Các trời Vô lượng không xứ thiên sanh ở đó, sốngï ở đó, thọ hưởng Vô lượng không xứ tưởng; và Tỳ-kheo ở đây thọ hưởng Vô lượng không xứ tưởng. Hai Vô lượng không xứ tưởng này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh vào cõi Vô lượng không xứ thiên. Như vậy là ý hành sanh. “Lại nữa Tỳ-kheo, vượt qua Vô lượng không xứ, nhập Vô lượng thức xứ, thành tựu an trụ Vô lượng thức xứ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định lạc này khi đã vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, mạng chung sanh vào trong cõi Vô lượng thức xứ thiên. Các trời Vô lượng thức xứ thiên sanh ở đó, sốngï ở đó, thọ hưởng Vô lượng thức xứ tưởng; và Tỳ-kheo sốngï ở đây thọ hưởng Vô lượng thức xứ tưởng. Hai Vô lượng thức tưởng này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh vào cõi Vô lượng thức xứ. Như vậy là ý hành sanh. “Lại nữa Tỳ-kheo, vượt qua Vô lượng thức xứ, nhập Vô sở hữu thì thành tựu an trụ Vô sở hữu xứ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định này khi đã vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, mạng chung sanh vào trong cõi Vô sở hữu xứ thiên. Các trời Vô sở hữu xứ thiên sanh ở đó, sốngï ở đó, thọ hưởng Vô sở hữu xứ tưởng; và Tỳ-kheo trụ ở đây thọ hưởng Vô lượng thức xứ tưởng. Hai Vô sở hữu xứ tưởng này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh vào cõi Vô sở hữu xứ thiên. Như vậy là ý hành sanh. “Lại nữa Tỳ-kheo, vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ tưởng, nhập Phi hữu tưởng phi vô tưởng, thành tựu an trụ Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định này khi đã muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, mạng chung sanh vào trong Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ thiên. Chư Thiên trên cõi trời Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ thiên sanh ở đó, sốngï ở đó, thọ hưởng Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ tưởng; và Tỳ-kheo trụ ở đây thọ hưởng Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ tưởng. Hai tưởng này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh vào Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ thiên. Như vậy là ý hành sanh. “Lại nữa Tỳ-kheo, vượt qua tất cả Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ tưởng, nhập tưởng thọ diệt, tự thân tác chứng, thành tựu an trụ, do tuệ kiến đoạn trừ các lậu, chứng đắc tận trí. Trong các định, định này được nói là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối diệu. Ví như do bò mà có sữa, do sữa có lạc, do lạc có sanh tô, do sanh tô có thục tô, do thục tô có tinh tô. Tô tinh này được nói là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối diệu. Do chứng đắc định này, y nơi định này, trụ ở định này, không còn thọ lãnh sự khổ của sanh, già, bệnh, chết. Đó là tận cùng sự khổ”. Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516566484">169.KINH CÂU-LÂU-SẤU VÔ TRÁNH<註 n="690"/>183 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Bà-kì-sấu<註 n="691"/>184, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu<註 n="692"/>185.Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Nay Ta sẽ nói pháp cho các ngươi nghe. Pháp ấy vi diệu ở phần đầu, vi diệu ở quảng giữa và đoạn cuối cũng vi diệu, có nghóa, có văn, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh, gọi là kinh ‘Phân biệt vô tránh’. Các ngươi hãy lắng nghe và suy nghó kỹ”. Bấy giờ, các Tỳ-kheo vâng lời, lắng nghe. Phật dạy: “Đừng nên mong cầu dục lạc<註 n="693"/>186, là nghiệp vô cùng hèn hạ<註 n="694"/>187, là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không phải Thánh hạnh, không tương ưng với nghóa<註 n="695"/>188.Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo, tác thành con mắt, tác thành trí tự tại, tác thành định, đưa đến trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn, có tán thán và chỉ trích, có sự không tán thán và không chỉ trích mà nói pháp, quyết định đúng mức<註 n="696"/>189 và sau khi đã biết quyết định, thường tùy cầu sự lạc nào đã có bên trong. Đừng nói lời ám chỉ<註 n="697"/>190, cũng đừng đối mặt khen ngợi; nói vừa phải chứ đừng quá giới hạn<註 n="698"/>191; tùy theo phong tục địa phương<註 n="699"/>192, đừng nói thị, đừng nói phi. Đó là những vấn đề của kinh ‘Phân biệt vô tránh’. “‘Đừng nên mong cầu dục lạc, là nghiệp vô cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với cứu cánh’. Vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào? Ở đây, ‘Đừng nên mong cầu dục lạc, là nghiệp vô cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu’. Đây là nói về một cực đoan. ‘Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghóa’. Đây là nói về một cực đoan nữa. Do bởi sự kiện này mà nói ‘Đừng nên mong cầu dục lạc, là nghiệp vô cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghóa.’ “‘Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo, tác thành con mắt, tác thành trí tự tại, tác thành định, đưa đến trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn’. Vấn đề này được nói lên với những nguyên nhân nào? Ở đây, Thánh đạo tám chi, từ chánh kiến cho đến chánh định, gọi là tám. Do bởi sự kiện này mà nói ‘Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo, tác thành con mắt, tác thành trí tự tại, tác thành định, đưa đến trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn.’ “‘Có tán thán, có chỉ trích và có sự không tán thán, không chỉ trích mà chỉ thuyết pháp’. Vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào? Sao gọi là tán thán, sao gọi là chỉ trích mà không nói pháp? ‘Nếu lạc có tương ưng với dục, cùng đi với hỷ, là nghiệp rất hèn hạ, là hạnh của phàm phu; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy biết điều đó rồi, tự chỉ trích mình<註 n="700"/>193.Vì sao? Vì dục là vô thường, là khổ, là pháp hoại diệt. Do biết dục là vô thường cho nên pháp ấy nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh’. Vị ấy đã biết điều này cho nên tự chỉ trích mình. “‘Tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghóa. Pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, là tà hạnh’.Vị ấy biết điều đó rồi, tự chỉ trích mình. Vì sao? Vì Sa-môn Phạm-chí kia sợ hãi sự khổ nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo. Nhưng Sa-môn Phạm-chí này lại ôm cái khổ này nữa, cho nên họ nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy đã biết điều này cho nên tự chỉ trích mình. “‘Kết sử hữu<註 n="701"/>194 không được đoạn tận; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, là tà hạnh’. Vị ấy biết điều đó rồi, tự chỉ trích mình. Vì sao? Vì nếu người nào kết sử hữu không đoạn tận thì sự hữu kia cũng không bị đoạn tận, cho nên người đó nhất thiết có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy đã biết điều này cho nên tự chỉ trích mình. “‘Kết sử hữu đã đoạn tận; pháp này không có khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, chánh hạnh’. Vị ấy đã biết điều này rồi, tự tán thán. Vì sao? Vì nếu người nào kết sử hữu đoạn tận thì sự hữu kia cũng bị đoạn tận, cho nên người đó nhất thiết không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, là chánh hạnh. Vị ấy đã biết điều đó, cho nên tự tán thán. “‘Không mong cầu sự lạc bên trong; pháp ấy có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi, tự chỉ trích mình. Vì sao? Vì nếu người nào không mong cầu sự lạc bên trong, cũng không cầu bên trong, cho nên người đó nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy biết điều này rồi, tự chỉ trích mình. “‘Mong cầu sự lạc bên trong; pháp này không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, là chánh hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi, tự tán thán. Vì sao? Vì nếu người nào mong cầu sự lạc bên trong, thì cũng mong cầu bên trong. Cho nên người đó không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, là chánh hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên tự tán thán. “Như vậy gọi là ‘Có tán thán, có chỉ trích mà không thuyết pháp. Không tán thán, không chỉ trích mà thuyết pháp’. “Thế nào là ‘Không tán thán, không chỉ trích mà thuyết pháp’? ‘Nếu có lạc tương ưng với dục, cùng đi với hỷ, là nghiệp rất hèn hạ, là hạnh của phàm phu, thì pháp ấy có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao? Vị ấy không nói như vầy, ‘Dục là vô thường, là khổ, là pháp hoại diệt’. Vị ấy đã biết dục là vô thường cho nên nhất thiết pháp ấy có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Không thấu đạt pháp này chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp. “‘Tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghóa; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi, liền nói pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, ‘Tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghóa; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’. Không thấu đạt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp’. “‘Kết sử hữu không được đoạn tận; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, là tà hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, ‘Nếu người nào kết sử hữu không đoạn tận thì sự hữu kia cũng không đoạn tận, cho nên người ấy nhất định phải khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’. Không thấu suốt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có buồn rầu, là tà hạnh. Vị ấy đã biết điều đó cho nên thuyết pháp. “‘Kết sử hữu đã đoạn tận; pháp này không có khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, chánh hạnh’. Vị ấy đã biết điều này rồi, liền nói pháp. Vì sao? Vị ấy không nói như vầy, ‘Nếu người nào kết sử hữu đã đoạn tận thì sự hữu kia cũng đoạn tận, cho nên người ấy nhất thiết không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh’. Không thấu đạt pháp này chỉ có pháp không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp. “‘Không mong cầu sự lạc bên trong; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, ‘Nếu người nào không mong cầu sự lạc bên trong thì cũng không mong cầu bên trong, cho nên người ấy nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’. Không thấu đạt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp. “‘Mong cầu sự lạc bên trong; pháp này không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, ‘Nếu người nào có mong cầu sự lạc bên trong, thì cũng mong cầu bên trong cho nên người đó nhất thiết không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh’. Không thấu đạt pháp này, chỉ có pháp không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp. “Như vậy là ‘không tán thán, không chỉ trích mà thuyết pháp’. Vấn đề đó được nói với nguyên nhân như vậy. “‘Quyết định đúng mức, và sau khi đã biết quyết định, hãy mong cầu sự lạc nào đã có bên trong’. Vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào? “Có sự lạc không phải sự lạc của bậc Thánh, mà là lạc của phàm phu, là gốc của bệnh, là gốc của ung nhọt, gốc của mũi tên châm chích, có thức ăn<註 n="702"/>195, có sống chết, không đáng tu, không đáng tập, không đáng phát triển. Ta nói điều ấy không đáng tu tập. “Có sự lạc của bậc Thánh, là sự lạc của vô dục, sự lạc của ly dục, sự lạc của tịch tónh, là lạc của chánh giác, không có thức ăn, không có sống chết, nên tu, nên tập, nên phát triển. Ta nói điều ấy nên tu được vậy. “Sao gọi là ‘Có sự lạc không phải là Thánh lạc mà là phàm phu lạc, là gốc của bệnh, là gốc của ung nhọt, gốc của mũi tên châm chích, có thức ăn, có sống chết, không nên tu, không nên tập, không nên phát triển. Ta nói điều ấy không nên tu tập’? Nếu do năm công đức của dục mà sanh hỷ, sanh lạc, thì sự lạc ấy là lạc của phàm phu, không phải là lạc của bậc Thánh, là gốc của bệnh, là gốc của ung nhọt, gốc của mũi tên châm chích, có thức ăn, có sống chết, không nên tu, không nên tập, không nên phát triển. Ta nói điều ấy không nên tu tập vậy. “Sao gọi là ‘Có sự lạc của bậc Thánh, là lạc của vô dục, là lạc của ly dục, lạc của tịch tónh, là lạc của chánh giác, không có ăn, không có sống chết, nên tu nên tập, nên phát triển. Ta nói điều ấy nên tu vậy’. Nếu có Tỳ-kheo nào ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đệ tứ thiền, thành tựu an trụ. Sự lạc này là lạc của bậc Thánh, sự lạc của vô dục, là lạc của ly dục, lạc của tịch tónh, là lạc của chánh giác, không có thức ăn, không có sống chết, nên tu nên tập, nên phát triển. Ta nói điều ấy nên tu vậy. “‘Quyết định đúng mức, sau khi đã biết quyết định hãy mong cầu sự lạc nào đã có bên trong’. Vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy. “‘Không nên nói lời ám chỉ, cũng không nên đối mặt tán thán’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào? “Có lời nói ám chỉ mà không chân thật, hư dối, không tương ưng với nghóa<註 n="703"/>196.Cũng có lời nói ám chỉ mà chân thật, không hư vọng, tương ưng với nghóa. Trong này nếu có lời nói ám chỉ mà không chân thật, hư vọng, không tương ưng với nghóa, nhất định không nói những lời như vậy. Trong này nếu có lời nói ám chỉ mà chân thật, không hư vọng, không tương ưng với cứu cánh, cũng hãy học đừng nói như vậy. Ở đây nếu có lời nói ám chỉ chân thật, không hư vọng, tương ưng với nghóa thì hãy nên biết thời, chánh trí, chánh niệm để cho thành tựu lời nói ấy. “Như vậy, ‘Đừng nói lời ám chỉ, cũng đừng đối mặt khen ngợi’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy. “‘Nói vừa phải, chứ đừng quá giới hạn’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào? “Nói quá giới hạn thì thân phiền nhọc, niệm hay quên, tâm mệt mỏi, tiếng bị hư mà hướng đến trí thì không được tự tại <註 n="704"/>197.Nói vừa phải thì thân không phiền nhọc, niệm không ưa quên, tâm không mệt mỏi, tiếng nói không bị hư, hướng đến trí thì được tự tại. “‘Nói vừa phải, đừng nói quá giới hạn’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy. “‘Tùy theo phong tục địa phương, đừng nói thị, đừng nói phi’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào? Thế nào là thị và phi tùy theo phong tục địa phương? Địa phương này, nhân gian này, sự việc này, hoặc nói là ‘cái chậu’, hoặc nói là ‘cái khay’, hoặc nói là ‘cái ô’, hoặc nói là ‘cái chén’, hoặc nói là ‘đồ đạc’; hay nói là cái khay, hay nói là cái ô, hay nói là cái chén, hay nói là đồ đạc; mỗi nơi tùy theo khả năng mà nói một mực rằng, ‘Đây là sự thực, ngoài ra là láo cả’. Như vậy, đó là tùy theo phong tục địa phương mà nói thị hay phi vậy. “Sao gọi là ‘Tùy phong tục địa phương, không thị không phi’? Địa phương này, nhân gian này, sự việc này, hoặc nói là ‘cái chậu’, hoặc nói là ‘cái khay’, hoặc nói là ‘cái ô ’ hoặc nói là ‘cái chén’, hoặc nói là ‘đồ đạc’, và ở địa phương kia, nhân gian kia, sự việc kia, hoặc nói là ‘cái chậu’, hoặc nói là ‘cái khay’, hoặc nói là ‘cái ô’, hoặc nói là ‘cái chén’, hoặc nói là ‘đồ đạc’. Với sự việc này hay sự việc kia, không tùy khả năng, không nói với một mực rằng ‘Đây là sự thật, ngoài ra đều láo cả’, như vậy là tùy phong tục địa phương không nói thị không nói phi. “‘Tùy phong tục địa phương, đừng nói thị, đừng nói phi’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy. “‘Pháp hữu tránh và pháp vô tránh’. Sao gọi là pháp hữu tránh? Nếu có lạc tương ưng với dục, cùng đi với, là nghiệp rất hèn hạ, là hạnh phàm phu, pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện gì mà pháp này là hữu tránh. Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh. Nếu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không phải chánh hạnh, không tương ưng với nghóa, thì pháp này là hữu tránh. Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh. Xa lìa hai cực đoan ấy, có trung đạo, tác thành con mắt, tác thành trí tự tại, thành định, đưa đến trí tuệ, đưa đến giác ngộ và Niết-bàn, pháp này là vô tránh. “Vì những sự kiện nào mà pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh. Kết sử hữu mà không đoạn tận, pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh. “Kết sử hữu diệt tận, pháp này là vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, thuộc chánh hạnh, cho nên nói pháp này không tranh chấp, không mong cầu nội lạc. “Không cầu nội lạc, pháp ấy là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà gọi pháp ấy là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, nên nói pháp này là hữu tránh. “Mong cầu ở nội lạc, pháp này là vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh. “Trong đó, nếu có sự lạc nào không phải là Thánh lạc mà là phàm phu lạc, là gốc của bệnh, gốc của ung nhọt, gốc của mũi tên châm chích, có thức ăn, có sống chết, không nên tu, không nên tập, không nên phát triển. Ta nói pháp ấy không nên tu. Pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh. “Trong đó nếu có sự lạc nào là lạc của bậc Thánh, sự lạc nào của vô dục, lạc do ly dục, lạc của tịch tịnh, của chánh giác, không thức ăn, không có sống chết, nên tu nên tập, nên phát triển. Ta nói pháp ấy nên tu, pháp này là pháp vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh. “Trong đó nếu có lời nói ám chỉ mà không chân thật, dối láo, không tương ưng với cứu cánh, pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh. “Trong đó, nếu có lời chê bai sau lưng mà chân thật, không dối láo, tương ưng với cứu cánh, pháp ấy là vô tránh. Vì sự kiện nào mà nói pháp ấy là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh. “Không nói vừa phải. pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là tranh chấp. “Nói vừa phải, pháp này là vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh. “Thị và phi theo phong tục địa phương, pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên pháp này có tranh chấp. “Tùy phong tục địa phương, không nói thị không nói phi, pháp này là vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh. “Đó gọi là tránh pháp. Các ngươi nên biết pháp tránh và pháp vô tránh. Đã biết pháp tránh và pháp vô tránh thì nên xả bỏ pháp tránh, tu tập pháp vô tránh. Các ngươi cần phải học như vậy. “Như vậy thiện nam tử Tu-bồ-đề<註 n="705"/>198 do đạo vô tránh<註 n="706"/>199 mà về sau biết được pháp như pháp<註 n="707"/>200”. Biết pháp Như chơn thật Tu-bồ-đề thuyết kệ Thực hành chơn không này Bỏ đây, trụ tịch tịnh. Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516566485">170.KINH ANH VŨ<註 n="708"/>201 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. Trong khi đi khất thực, Thế Tôn đi qua nhà của Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử<註 n="709"/>202.Lúc bấy giờ, Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử có chút việc phải làm nên đi khỏi, không có ở nhà. Khi ấy, tại nhà Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử có một con chó trắng<註 n="710"/>203 đang ăn cơm trong cái chậu bằng vàng, trên một cái giường lớn. Rồi con chó trắng trông thấy Đức Phật từ xa đi lại; thấy Ngài, nó liền sủa. Đức Thế Tôn nói với con chó trắng rằng: “Ngươi không nên làm như vậy. Nhà người hết ó rồi lại sủa. Chó trắng nghe nói, giận dữ từ trên giường nhảy xuống, đến bên đống cây, nằm buồn thiểu não. Sau đó, Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử, thấy chó trắng có vẻ giận dữ, đã từ trên giường nhảy xuống, đến bên lùm cây nằm buồn thiểu não, ông mới hỏi người nhà rằng: “Ai quấy rầy con chó của tôi, khiến nó rất đổi giận dữ, từ trên giường nhảy xuống, đến bên lùm cây nằm buồn thiểu não vậy?” Người nhà trả lời: “Chúng tôi không ai quấy rầy con chó trắng cả khiến nó rất đổi giận dữ, từ trên giường nhảy xuống, đến bên lùm cây nằm buồn thiểu não. Ma-nạp nên biết, ngày nay có Sa-môn Cù-đàm đến đây khất thực, con chó trắng đã thấy liền chạy tới sủa. Sa-môn Cù-đàm nói với con chó trắng rằng, ‘Ngươi không nên làm như vậy. Nhà ngươi hết ó rồi lại sủa’. Này Ma-nạp, do vậy nên khiến con chó trắng rất đổi giận dữ, từ trên giường nhảy xuống, đến bên lùm cây nằm buồn thiểu não”. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử vừa nghe xong tức thì nổi giận, muốn vu khống Đức Thế Tôn, muốn hủy báng Đức Thế Tôn. Với ý định vu khống, hủy báng, hạ nhục Sa-môn Cù-đàm như vậy, ông liền ra khỏi Xá-vệ, đến Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Khi ấy, Đức Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô lượng đại chúng đứng vây quanh trước sau, Đức Thế Tôn trông thấy Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử từ xa đi đến, Ngài bảo các Tỳ-kheo rằng: “Các ngươi thấy Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử đến không?” Các Tỳ-kheo trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, dạ thấy”. Đức Thế Tôn bảo rằng: “Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử mà mạng chung ngay bấy giờ thì như co duỗi cánh tay, trong khoảnh khắc tất sanh địa ngục. Vì sao vậy? Vì người ấy đối với Ta đang nổi cơn thịnh nộ. Nếu có chúng sanh nào, do bởi tâm sân nhuế, thân hoại mạng chung tất đến chỗ ác, sanh vào địa ngục”. Rồi Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử đến chỗ Đức Phật, nói với Thế Tôn rằng: “Hôm nay Sa-môn Cù-đàm có đến nhà tôi khất thực phải không?” Đức Thế Tôn trả lời rằng: “Hôm nay Ta có đến nhà ông khất thực”. “Cù-đàm, ông nói gì với con chó trắng của tôi, khiến nó rất đổi giận dữ, từ trên giường nhảy xuống, đến bên lùm cây nằm buồn thiểu não?” Đức Thế Tôn trả lời rằng: “Hôm nay vào lúc trời vừa sáng, Ta đắp y mang bát vào Xá-vệ khất thực, lần lượt khất thực đến nhà ông. Lúc ấy con chó trắng trông thấy Ta từ xa đi đến. Thấy Ta, nó liền sủa. Ta nói với con chó trắng rằng, ‘Người không nên làm như vậy. Nhà ngươi hết la ó<註 n="711"/>204 rồi lại sủa’. Vì vậy, con chó trắng rất đổi giận dữ, từ trên giường nhảy xuống, đến bên đống cây nằm buồn thiểu não”. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử hỏi Thế Tôn: “Con chó trắng đời trước có liên hệ gì với tôi?” Đức Thế Tôn bảo: “Thôi, thôi, này Ma-nạp, tốt hơn đừng nên hỏi Ta. Ông nghe việc này rồi chắc chắn không vừa ý”. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử hỏi đi hỏi lại Đức Thế Tôn ba lần: “Con chó trắng đời trước có liên hệ gì với tôi?” Đức Thế Tôn cũng ba lần nói: “Thôi, thôi, này Ma-nạp, tốt hơn đừng nên hỏi Ta. Ông nghe việc này rồi chắc chắn không vừa ý”. Đức Thế Tôn lại bảo Ma-nạp rằng: “Ông hỏi Ta đến ba lần mà không chịu thôi. Ma-nạp nên biết, con chó trắng kia đời trước là cha của ông, tên là Đô-đề vậy”. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử nghe nói xong, nổi giận gấp bội. Ông muốn vu khống Đức Thế Tôn, muốn hủy báng Đức Thế Tôn, muốn hạ nhục Đức Thế Tôn. Với ý định vu khống, hủy báng, hạ nhục như vậy, ông nói với Đức Thế Tôn: “Cha tôi là Đô-đề thực hành sự bố thí lớn lao, thiết những cuộc trai tự vó đại, sau khi thân hoại mạng chung nhất định sanh lên Phạm thiên. Chớ do nhơn gì, duyên gì mà sanh vào loài chó hạ tiện này?” Đức Thế Tôn bảo: “Đô-đề, cha của ông do bởi tăng thượng mạn ấy nên sanh vào loài chó hạ tiện”. Phạm chí tăng thượng mạn, Chết rồi sanh sáu nơi: Chó, gà, heo và sói, Lừa năm, địa ngục sáu. “Anh Vũ Ma-nạp, nếu ông không tin lời Ta nói, ông có thể trở về nói với con chó trắng rằng, ‘Nếu đời trước là cha của tôi, chó trắng hãy trở lên giường lớn’. Ma-nạp, chó trắng tất sẽ trở lên giường lớn. ‘Nếu đời trước là cha của tôi, chó trắng hãy ăn trong mâm vàng như cũ’. Này Ma-nạp, chó trắng tất ăn trong mâm vàng như cũ. ‘Nếu đời trước là cha của tôi, hãy chỉ cho tôi thấy kho tàng cất dấu vàng bạc, thủy tinh, trân bảo mà tôi không biết’. Này Ma-nạp, chó trắng chắc chắn sẽ chỉ cho ông thấy kho tàng cất dấu vàng bạc, thủy tinh và châu báu mà ông không biết”. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử nghe những lời Đức Phật, nói, ghi nhớ kỹ, nhiễu quanh Đức Thế Tôn xong rồi trở về nhà, nói với con chó trắng rằng: “Nếu đời trước là cha của tôi, chó trắng hãy trở lên giường lớn”. Chó trắng liền trở lên giường lớn. “Nếu đời trước là cha của tôi, chó trắng hãy ăn trong mâm vàng như cũ”. Chó trắng liền ăn trong mâm vàng như cũ. “Nếu đời trước là cha của tôi, hãy chỉ chỗ kho tàng trước kia cha tôi cất dấu vàng bạc, thủy tinh, trân bảo mà tôi không biết”. Chó trắng tức thì từ trên giường nhảy xuống, đi đến chỗ mà đời trước nó ngủ nghỉ, dùng miệng và chân bươi bốn chân giường. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử liền từ chỗ đó mà được rất nhiều báu vật. Rồi thì Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử đã được báu vật, rất đổi vui mừng, quỳ gối bên phải xuống đất, chắp tay hướng đến Thắng lâm, vườn Cấp cô độc, ba lần xướng lên những lời tán thán Đức Thế Tôn: “Những lời Sa-môn Cù-đàm nói đều không hư dối. Những lời Sa-môn Cù-đàm nói đều chắc thật. Những lời Sa-môn Cù-đàm nói đều như thật”. Ba lần tán thán Đức Thế Tôn xong, ông từ Xá-vệ đi ra, đến Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô lượng đại chúng vây quanh trước sau. Đức Thế Tôn trông thấy Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử từ xa đi đến, Ngài bảo các Tỳ-kheo: “Các ngươi có thấy Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử đi đến không?” Các Tỳ-kheo trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, thấy”. Đức Thế Tôn bảo: “Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử bây giờ mà mạng chung thì như co duỗi cánh tay, trong khoảnh khắc chắc chắn đi đến chỗ lành. Vì sao vậy? Vì người ấy đối với Ta rất có thiện tâm. Nếu có chúng sanh nào do bởi thiện tâm, thân hoại mạng chung tất đến chỗ lành, sanh vào trong thiên giới”. Bấy giờ, Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử đi đến chỗ Đức Phật, cùng thăm hỏi rồi ngồi xuống một bên. Đức Thế Tôn bảo: “Thế nào? Này Ma-nạp, như Ta đã nói, con chó trắng như vậy có đúng chăng, hay không đúng như vậy?” Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, thật đúng như đã nói. Kính bạch Cù-đàm, tôi lại có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho, tôi mới dám tỏ bày”. “Đức Thế Tôn bảo: “Tùy ý, ông cứ hỏi”. “Bạch Cù-đàm, do nhân gì, do duyên gì, chúng sanh kia đều thọ thân người mà có người cao kẻ thấp, có người đẹp kẻ xấu. Vì sao vậy? Bạch Cù-đàm, tôi thấy có kẻ sống lâu, người chết yểu; có kẻ nhiều bệnh, người ít bệnh; lại thấy có kẻ thân hình đoan chánh, có người không đoan chánh; lại thấy có kẻ có oai đức, người không oai đức; lại thấy có kẻ sanh nhằm dòng dõi tôn quý, có người sanh nhằm dòng dõi ti tiện; lại thấy có kẻ giàu có, có người nghèo hèn; lại thấy có kẻ thiện trí, có người ác trí”. Đức Thế Tôn trả lời: “Chúng sanh kia do nơi hành nghiệp của chính mình, nhân bởi nghiệp mà thọ báo, duyên vào nghiệp, y nơi nghiệp, tùy theo nơi nghiệp xứ có cao thấp mà chúng sanh có tốt đẹp hay không tốt đẹp”. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử bạch Thế Tôn rằng: “Sa-môn Cù-đàm nói vắn tắt quá, không phân biệt một cách rộng rãi, tôi không thể biết được. Mong Sa-môn Cù-đàm nói một cách rộng rãi cho tôi nghe để tôi được hiểu rõ ý nghóa”. Đức Thế Tôn bảo: “Này Ma-nạp, hãy nghe kỹ và suy nghó kỹ. Ta sẽ phân biệt một cách rộng rãi cho ông nghe”. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử bạch: “Kính vâng, tôi xin vâng lời lắng nghe”. Đức Phật nói: “Này Ma-nạp, do nhân gì, do duyên gì mà kẻ nam hay người nữ thọ mạng rất ngắn ngủi? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào sát sanh, hung dữ, cực ác, uống máu, ý nghó ác hại, không có tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh, cho đến các loài côn trùng. Người ấy lãnh thọ nghiệp này, tạo tác đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung, chắc chắn đi đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục rồi, lại sanh vào nhân gian, tuổi thọ rất ngắn ngủi. Vì sao vậy? Con đường này đưa đến nhận lãnh sự đoản thọ, nghóa là kẻ nam hay người nữ sát sanh, hung dữ, cực ác, uống máu. Này Ma-nạp, nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhơn gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ thọ mạng rất dài? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào xa lìa nghiệp sát, đoạn tuyệt nghiệp sát, bỏ hẳn dao gậy, có tâm tàm, có tâm quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả cho đến loài côn trùng. Người ấy thọ nghiệp này, tạo tác nghiệp ấy đầy đủ rồi đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếp ở cõi trời, lại sanh vào nhân gian, thọ mạng rất dài. Vì sao vậy? Con đường này đưa đến nhận lãnh sự trường thọ, nghóa là kẻ nam hay người nữ xa lìa nghiệp sát, đoạn tuyệt nghiệp sát. Này Ma-nạp, nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ đa phần có tật bệnh? Nếu có kẻ nam hay người nữ nhiễu hại chúng sanh; người ấy hoặc nắm tay, hoặc dùng cây đá, hoặc dùng dao gậy nhiễu hại chúng sanh. Người ấy thọ nghiệp này, tạo thành nghiệp ấy đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, chịu nhiều tật bệnh. Vì sao vậy? Con đường này đưa đến chỗ chịu nhiều bệnh, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào nhiễu hại chúng sanh. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ không có tật bệnh? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không nhiễu hại chúng sanh, người ấy không dùng tay nắm, không dùng cây đá, không dùng dao gậy nhiễu hại chúng sanh. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành nghiệp ấy đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếp ở cõi trời rồi, lại sanh vào nhân gian, không có tật bệnh. Vì sao vậy? Con đường này đưa đến hưởng thọ không tật bệnh, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào nhiễu hại chúng sanh. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có thân hình không đoan chánh? Nếu có kẻ nam hay người nữ mà tánh nóng nảy, hay bực dọc, vừa nghe chút ít đã nổi cơn giận dữ, nổi ganh ghét mà sanh lo buồn, nổi thịnh nộ tranh chấp. Người ấy thọ lấy nghiệp này, tạo tác đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, hình thể không đoan chánh. Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo hình thể không đoan chánh, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào tánh nóng nảy, hay bực dọc. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có thân hình đoan chánh? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào tánh không nóng nảy, không hay bực dọc, người ấy nghe lời nói êm ái hay thô bỉ cục cằn không nổi cơn giận dữ, không ganh ghét sanh ra buồn rầu, không nổi thịnh nộ tranh chấp. Người ấy thọ nghiệp, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếp ở cõi trời lại sanh vào nhân gian, hình thể đoan chánh. Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo hình thể đoan chánh, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào tánh không nóng nảy, không nhiều bực dọc. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ không có oai đức? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào bên trong ôm lòng tật đố; người ấy thấy kẻ khác được cung kính, cúng dường liền sanh lòng tật đố; nếu thấy kẻ khác có của thì muốn làm sao của ấy được về mình. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục rồi, lại sanh vào trong nhân gian, không có oai đức. Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo không có oai đức, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào bên trong ôm lòng tật đố. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có oai đức lớn? Nếu có kẻ nam hay người nữ không ôm lòng tật đố, người ấy thấy kẻ khác được cung kính cúng dường không sanh lòng tật đố. Nếu thấy kẻ khác có của, không có lòng ham muốn của ấy được về ta. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếp ở cõi trời rồi, lại sanh vào nhân gian, có oai đức lớn. Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo có oai đức, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào không ôm lòng tật đố. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ sanh vào dòng dõi đê tiện? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào kiêu ngạo, ngã mạn, người đáng cung kính thì không cung kính, đáng tôn trọng thì không tôn trọng, đáng quý thì không quý, đáng phụng thờ thì không phụng thờ, đáng cúng dường thì không cúng dường, đáng nhường lối thì không nhường lối, đáng nhường chỗ ngồi thì không nhường chỗ ngồi, đáng chắp tay hướng về lễ bái, thăm hỏi thì không chắp tay hướng về lễ bái, thăm hỏi. Người ấy thọ nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, sanh nhằm dòng dõi ti tiện. Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo sanh nhằm dòng dõi ti tiện, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào kiêu ngạo, đại mạn. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ sanh nhằm dòng dõi tôn quý? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không có lòng kiêu ngạo, đại mạn, người đáng cung kính thì cung kính, đáng tôn trọng thì tôn trọng, đáng quý thì quý, đáng phụng thờ thì phụng thờ, đáng cúng dường thì cúng dường, đáng nhường lối thì nhường lối, đáng nhường chỗ thì nhường chỗ, đáng chắp tay hướng về lễ bái thăm hỏi thì chắp tay hướng về lễ bái thăm hỏi. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếp ở cõi trời, lại sanh vào nhân gian nhằm dòng dõi tôn quý. Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo sanh nhằm dòng dõi tôn quý, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào không kiêu ngạo, đại mạn. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ không có của cải? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không làm thí chủ, không thực hành bố thí cho Sa-môn, Phạm chí, cho kẻ nghèo cùng đơn độc ở xa đến xin những thứ như đồ ăn, thức uống, quần áo, mền, vòng hoa, hương thoa, nhà cửa, giường chõng, đèn dầu và sai dịch. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, không có của cải. Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo không có của cải, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào không biết làm người thí chủ, không thực hành bố thí. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có nhiều của cải? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào biết làm người thí chủ, biết thực hành bố thí. Người ấy bố thí cho Sa-môn, Phạm chí và kẻ nghèo cùng, cô độc từ xa tới xin những thứ như đồ, ăn thức uống, áo quần, mền, vòng hoa, hương thoa, nhà cửa, giường chõng, đèn dầu và sai dịch. Người ấy thọ nhận nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếp ở cõi trời, lại sanh vào nhân gian, có nhiều của cải. Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo có nhiều của cải, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào làm người chủ bố thí, biết thực hành hạnh bố thí. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có trí tuệ kém cỏi? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không thường đến nơi kia hỏi việc. Nếu có Sa-môn, Phạm chí danh đức, người ấy không thường đến nơi đó hỏi đạo nghóa, rằng ‘Thưa chư tôn, thế nào là thiện, thế nào là bất thiện? Thế nào là tội, thế nào là không tội? Thế nào là vi diệu, thế nào là không vi diệu? Thế nào là trắng, thế nào là đen? Trắng đen từ đâu sanh ra? Ý nghóa của quả báo hiện tại như thế nào? Ý nghóa của quả báo vị lai như thế nào? Ý nghóa quả báo hậu thế như thế nào?’ Giả sử có hỏi nhưng không chịu thực hành. Người ấy thọ nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, có trí tuệ kém cỏi. Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo trí tuệ kém cỏi, nghóa là kẻ nam hay người nữ ấy không có thường đến nơi kia hỏi việc. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có trí tuệ tốt đẹp? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào thường hay đến nơi kia hỏi việc. Nếu có Sa-môn, Phạm chí danh đức, người ấy thường đến nơi ấy mà hỏi đạo nghóa, rằng ‘Thưa chư tôn, thế nào là nghiệp thiện, thế nào là bất thiện? Thế nào là tội, thế nào là không tội? Thế nào là vi diệu, thế nào là không vi diệu? Thế nào là trắng, thế nào là đen? Trắng và đen từ đâu sanh ra? Ý nghóa của quả báo hiện tại là thế nào? Ý nghóa của quả báo vị lai là thế nào? Ý nghóa quả báo hậu thế như thế nào?” Hỏi xong lại thường thực hành. Người ấy thọ nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếp ở cõi trời, lại sanh vào nhân gian, có trí tuệ tốt đẹp. Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo có trí tuệ tốt đẹp, nghóa là kẻ nam hay người nữ nào thường hay đến nơi kia hỏi việc. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy. “Ma-nạp nên biết, tạo tác nghiệp tương xứng với đoản thọ, tất chịu đoản thọ. Tạo nghiệp tương xứng với trường thọ, tất được trường thọ. Tạo tác nghiệp tương xứng với nhiều tật bệnh, tất phải chịu nhiều tật bệnh. Tạo tác nghiệp tương xứng với ít tật bệnh, tất được ít tật bệnh. Tạo tác nghiệp tương xứng với sự không đoan chánh, tất phải thọ sự không đoan chánh. Tạo tác nghiệp tương xứng với đoan chánh, tất được đoan chánh. Tạo tác nghiệp tương xứng với không oai đức, tất phải chịu không oai đức. Tạo tác nghiệp tương xứng với oai đức, tất được oai đức. Tạo tác nghiệp tương xứng với dòng dõi ti tiện, tất phải sanh nhằm dòng dõi ti tiện. Tạo tác nghiệp tương xứng với dòng dõi tôn quý, tất được sanh vào dòng dõi tôn quý. Tạo tác nghiệp tương xứng với không của cải, tất bị không của cải. Tạo tác nghiệp tương xứng với nhiều của cải, tất được nhiều của cải. Tạo tác nghiệp tương xứng với trí tuệ kém cỏi, tất bị trí tuệ kém cỏi. Tạo tác nghiệp tương xứng với trí tuệ tốt đẹp, tất được trí tuệ tốt đẹp. “Này Ma-nạp, đó là những điều Ta đã nói từ trước rằng ‘Chúng sanh do hành nghiệp của chính mình, do nghiệp mà thọ báo, duyên nơi nghiệp, tùy theo nghiệp xứ cao thấp mà chúng sanh có tốt đẹp hay không tốt đẹp’”. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã hiểu! Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu! Thế Tôn, nay con tự quy y Phật, quy y Pháp và chúng Tỳ-kheo. Cúi xin Đức Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Kể từ ngày nay, trọn đời tự quy y cho đến tận mạng. Bạch Đức Thế Tôn, bắt đầu ngày nay, mong Ngài vào nhà Đô-đề như vào nhà Ưu-bà-tắc khác tại Xá-vệ, để cho nhà Đô-đề được lợi nghóa, được lợi ích an ổn, khoái lạc lâu dài<註 n="712"/>205”. Phật thuyết như vậy. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử và vô lượng chúng sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516566486">171.KINH PHÂN BIỆT ĐẠI NGHIỆP<註 n="713"/>206 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trú trong Trúc lâm, vườn Ca-lan-đà. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề<註 n="714"/>207 cũng trú ở thành Vương xá, trong thiền thất Vô sự. Lúc ấy, dị học Bộ-la-đà Tử<註 n="715"/>208 sau giờ trưa, ung dung đi đến chỗ Tôn giả Tam-di-đề, cùng chào hỏi rồi lui ngồi xuống một bên và hỏi: “Này Hiền giả Tam-di-đề, tôi có điều muốn hỏi, ngài cho phép chăng?” Tôn giả Tam-di-đề đáp: “Hiền giả Bộ-la-đà Tử, muốn hỏi cứ hỏi. Tôi nghe xong sẽ suy nghó”. Dị học Bộ-la-đà Tử bèn hỏi: “Này Hiền giả Tam-di-đề, tôi trực tiếp nghe từ Sa-môn Cù-đàm, tôi trực tiếp nhận từ Sa-môn Cù-đàm, rằng ‘Thân nghiệp, khẩu nghiệp là hư vọng. Chỉ có ý nghiệp là chơn thật. Có một loại định, Tỳ-kheo vào định đó không còn hay biết gì’”. Tôn giả Tam-di-đề đáp: “Hiền giả Bộ-la-đà Tử, chớ có nói như vậy, chớ có hủy báng Đức Thế Tôn. Hủy báng Thế Tôn là bất thiện. Thế Tôn không nói như vậy. “Hiền giả Bộ-la-đà Tử, Đức Thế Tôn đã dùng vô số phương tiện nói rằng ‘Nếu cố ý tạo tác nghiệp<註 n="716"/>209, khi tác đã thành, Ta nói không có việc không thọ báo, hoặc hiện tại thọ báo, hoặc đời sau thọ báo. Nếu không cố ý tạo tác nghiệp, khi tác đã thành, Ta không nói chắc chắn phải thọ báo’”. Dị học Bộ-la-đà Tử ba lần nhắc lại câu ấy với Tôn giả Tam-di-đề rằng: “Này Hiền giả Tam-di-đề, tôi trực tiếp nghe từ Sa-môn Cù-đàm, tôi trực tiếp nhận từ Sa-môn Cù-đàm, rằng ‘Thân nghiệp, khẩu nghiệp là hư vọng. Chỉ có ý nghiệp là chơn thật. Có một loại định, Tỳ-kheo vào định đó không còn hay biết gì’.” Tôn giả Tam-di-đề cũng ba lần đáp: “Hiền giả Bộ-la-đà Tử, chớ có nói như vậy, chớ có hủy báng Đức Thế Tôn. Hủy báng Thế Tôn là bất thiện. Thế Tôn không nói như vậy. “Hiền giả Bộ-la-đà Tử, Đức Thế Tôn đã dùng vô số phương tiện nói rằng ‘Nếu cố ý tạo tác nghiệp, khi tác đã thành, Ta nói không có việc không thọ báo, hoặc hiện tại thọ báo, hoặc đời sau thọ báo. Nếu không cố ý tạo tác nghiệp, khi tác đã thành, Ta không nói chắc chắn phải thọ báo’”. Dị học Bộ-la-đà Tử hỏi Tôn giả Tam-di-đề: “Nếu cố ý tạo tác nghiệp, khi tác nghiệp đã thành, phải thọ báo gì?” Tôn giả Tam-di-đề đáp: “Hiền giả Bộ-la-đà Tử, nếu cố ý tạo tác nghiệp, khi tác nghiệp đã thành, tất thọ báo khổ”. Dị học Bộ-la-đà Tử lại hỏi: “Này Hiền giả Tam-di-đề, ông học đạo trong pháp luật này bao lâu rồi?” Tôn giả Tam-di-đề đáp rằng: “Hiền giả Bộ-la-đà Tử, tôi học đạo trong pháp luật này mới có ba năm”. Lúc ấy, dị học Bộ-la-đà Tử bèn suy nghó rằng: “Tỳ-kheo niên thiếu mà vẫn có thể bảo hộ Tôn sư như vậy, huống nữa là vị Thượng tọa cựu học.” Rồi thì dị học Bộ-la-đà Tử nghe Tôn giả Tam-di-đề nói, không cho là phải, cũng không cho là quấy, rời chỗ ngồi, lắc đầu mà đi. Lúc bấy giờ Tôn giả Đại Châu-na<註 n="717"/>210, đang ở cách chỗ nghỉ ngày của Tôn giả Tam-di-đề không xa. Tôn giả Đại Châu-na nghe cuộc đối thoại giữa Tôn giả Tam-di-đề và dị học Bộ-la-đà Tử, ghi nhớ tất cả, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Tôn giả A-nan, cùng chào hỏi xong rồi ngồi xuống một bên và mang những lời đối thoại giữa Tôn giả Tam-di-đề và dị học Bộ-la-đà Tử thuật lại hết cho Tôn giả A-nan nghe. Tôn giả A-nan nghe xong bảo rằng: “Này Hiền giả Châu-na, nhơn câu chuyện này, chúng ta nên đến gặp Đức Phật và trình bày lên Thế Tôn. Hiền giả Châu-na, chúng ta hãy cùng đến nơi Thế Tôn và bạch lên Thế Tôn tất cả nghóa này. Hoặc nhơn đây, chúng ta được nghe những pháp nào khác của Thế Tôn”. Rồi Tôn giả A-nan và Tôn giả Đại Châu-na cùng đi đến chỗ Phật. Tôn giả Đại Châu-na cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả A-nan cúi đầu làm lễ sát chân Phật rồi đứng qua một bên. Lúc đó, Tôn giả A-nan nói rằng: “Này Hiền giả Châu-na, Hiền giả nên nói đi! Hiền giả nên nói đi!” Bấy giờ Thế Tôn hỏi: “Này A-nan, Tỳ-kheo Châu-na muốn nói sự gì?” Tôn giả A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sẽ tự nghe hết câu chuyện”. “Rôi thì Tôn giả Đại Châu-na thuật lại đầu đuôi cuộc đối thoại giữa Tôn giả Tam-di-đề và dị học Bộ-la-đà Tử cho Phật nghe. Nghe xong, Thế Tôn bảo rằng: “Này A-nan, hãy xem Tỳ-kheo Tam-di-đề người si, không đạo lý gì. Vì sao? Vấn đề dị học Bộ-la-đà Tử hỏi là bất định<註 n="718"/>211 mà Tỳ-kheo Tam-di-đề, người ngu si kia chỉ trả lời theo nhất hướng đáp<註 n="719"/>212.” Tôn giả A-nan bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo Tam-di-đề nhơn việc này trả lời rằng ‘Nhữøng gì được cảm thọ đều là khổ’ thì có lỗi gì?” Đức Thế Tôn quở Tôn giả A-nan: “Hãy xem Tỳ-kheo A-nan cũng không có đạo lý gì cả. A-nan, kẻ ngu si Tam-di-đề này, dị học Bộ-la-đà Tử kia hỏi tất cả ba cảm thọ, khổ thọ, lạc thọ và không khổ không lạc thọ. A-nan, nếu kẻ ngu si Tam-di-đềø được dị học Bộ-la-đà Tử hỏi, nên đáp như vầy, ‘Này Hiền giả Bộ-la-đà Tử, nếu cố ý tạo nghiệp an lạc, khi tác đã thành sẽ thọ quả báo an lạc. Nếu cố ý tạo nghiệp khổ, khi tác đã thành, sẽ thọ quả báo khổ. Nếu cố ý tạo nghiệp không khổ không lạc, khi tác đã thành rồi sẽ thọ quả báo không khổ không lạc’. Này A-nan, nếu kẻ ngu si Tam-di-đề được dị học Bộ-la-đà Tử hỏi và đáp như vậy thì dị học Bộ-la-đà Tử mắt còn không dám nhìn Tam-di-đề ngu si ấy, huống nữa lại có thể hỏi đến chuyện như vậy chăng? “Này A-nan, nếu ngươi từ Thế Tôn mà nghe kinh ‘Phân biệt đại nghiệp’, thì đối với Như Lai lại càng tăng thượng tâm tónh, được hoan hỷ”. Bấy giờ, Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Phật, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nay thật đúng lúc. Bạch Thiện Thệ, nay thật đúng lúc. Nếu Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói kinh ‘Phân Biệt Đại Nghiệp’, các Tỳ-kheo nghe xong sẽ ghi nhớ kỹ”. Thế Tôn bảo: “Này A-nan, hãy lắng nghe, hãy suy nghó kỹ, Ta sẽ phân biệt đầy đủ cho ngươi nghe”. Tôn giả A-nan thưa: “Kính vâng, bạch Thế Tôn”. Bấy giờ, các Tỳ-kheo vâng lời dạy, lắng nghe. Phật nói: “Này A-nan, hoặc có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối,… cho đến không từ bỏ tà kiến. Với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chỗ lành, sanh lên trời. Này A-nan, hoặc có một người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến. Với sự xả ly, sự thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chỗ ác, trong địa ngục. “Này A-nan, hoặc có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến. Với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chỗ ác, trong địa ngục. Này A-nan, hoặc có một người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến. Với sự xả ly và thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, trong cõi trời. “Này A-nan, nếu có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung, người ấy sanh về chốn lành, trong cõi trời. Nếu có vị Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn mà thấy người kia, thấy rồi bèn tự suy nghó rằng, ‘Không có thân ác hành, cũng không có quả báo của thân ác hành. Không có khẩu và ý ác hành, cũng không có quả báo của khẩu và ý ác hành. Vì sao? Ta thấy người kia không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ sự lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về cõi lành, trong cõi trời. Nếu có những trường hợp khác cũng tương tự như vậy, không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ không cho mà lấy, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, kia tất cả khi thân hoại mạng chung nhất định sanh về cõi lành, trong cõi trời. Ai thấy như vậy gọi là chánh kiến. Ai thấy khác đi, trí họ đi về nẻo tà’. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, dều chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thật, ngoài ra đều hư dối’. “Này A-nan, nếu có một người từ bỏ sát sanh, từ bỏ không cho mà lấy, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục. Nếu có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn mà thấy người kia, thấy rồi bèn tự suy nghó rằng: “Không có thân diệu hạnh, không có quả báo của thân diệu hạnh, không có khẩu và ý diệu hạnh, cũng không có quả báo của khẩu và ý diệu hạnh’. Vì sao? Ta thấy người kia từ bỏ sát sanh, từ bỏ sự lấy của không cho từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục. Nếu có những trường hợp khác cũng tương tự như vậy, từ bỏ sát sanh, từ bỏ không cho mà lấy, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, kia tất cả khi thân hoại mạng chung nhất định sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục. Ai thấy như vậy gọi là chánh kiến. Ai thấy khác đi, trí họ đi về nẻo tà’. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, đều chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thật, ngoài ra đều hư dối’. “Này A-nan, nếu có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ không cho mà lấy, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục. Nếu có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn mà thấy người kia, thấy rồi bèn tự suy nghó: ‘Có thân ác hạnh, có quả báo của thân ác hạnh, có khẩu và ý ác hạnh, cũng không có quả báo của khẩu và ý ác hạnh’. Vì sao? Ta thấy kẻ kia không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ không cho mà lấy, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, kia tất cả khi thân hoại mạng chung nhất định sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục. Ai thấy như vậy gọi là chánh kiến; thấy khác đi, trí họ đi về nẻo tà’. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, đều chủ trương theo một chiều rằng: ‘Đây mới là chân thật, ngoài ra đều hư dối.’ “Này A-nan, nếu có một người từ bỏ sát sanh, từ bỏ không cho mà lấy, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến. Với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Nếu có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn mà thấy người kia, thấy rồi bèn tự suy nghó: ‘Có thân diệu hạnh, cũng có quả báo của thân diệu hạnh; có khẩu và ý diệu hạnh, cũng có quả báo của khẩu và ý diệu hạnh. Vì sao? Ta thấy kẻ kia từ bỏ sát sanh, từ bỏ không cho mà lấy, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, khi thân hoại mạng chung nhất định sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Nếu lại có trường hợp khác tương tợ như vậy, từ bỏ sát sanh, từ bỏ không cho mà lấy, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, tất cả những người ấy khi thân hoại mạng chung nhất định sẽ sanh về nẻo lành, sanh trong cõi trời. Ai thấy như vậy gọi là chánh kiến; thấy khác đi, trí họ đi về nẻo tà’. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, chủ trương theo một chiều rằng: ‘Đây mới là chân thật, ngoài ra đều hư dối’. “Này A-nan, ở trong đó, nếu vị Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn, nói như thế này, ‘Không có thân ác hành, không có quả báo của thân ác hành. Không có khẩu, ý ác hành, không có quả báo của khẩu và ý ác hành’. Ta không theo vị ấy. Nếu vị ấy nói như thế này, ‘Ta thấy người kia không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ không cho mà lấy, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn ác, sanh trong địa ngục’. Ta nghe theo vị ấy. Nếu nói như vầy, ‘Nếu có những trường hợp khác tương tợ như vậy, không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ không cho mà lấy, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, tất cả những người ấy khi thân hoại mạng chung sanh về chỗ lành, sanh lên trời’. Ta không nghe theo vị ấy. Nếu có ai nói như vầy, ‘Thấy như vậy mới là chánh kiến, thấy khác là kẻ có trí tà’. Ta không nghe theo họ. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thật, ngoài ra đều hư dối.’ Ta cũng không nghe họ. Vì sao? Này A-nan, Như Lai biết những người đó là trường hợp khác. “Này A-nan, trong đó có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn, nói thế này, ‘Không có thân diệu hạnh, cũng không có quả báo của thân diệu hạnh; không có khẩu, ý diệu hạnh, cũng không có quả báo của khẩu và ý diệu hạnh’. Ta không nghe theo vị ấy. Nếu nói thế này, ‘Ta thấy người kia từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến. Với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục’. Ta nghe theo<註 n="720"/>213 vị ấy. Nếu có ai nói thế này, ‘Có những trường hợp khác tương tợ như vầy, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, tất cả những người ấy khi thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục’. Ta không nghe theo họ<註 n="721"/>214.Nếu kia lại nói thế này, ‘Thấy như vậy mới là chánh kiến, thấy khác là kẻ có trí tà’. Ta cũng không nghe họ. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thật, ngoài ra đều hư dối.’ Ta cũng không nghe họ. Vì sao? Này A-nan, Như Lai biết những người đó là trường hợp khác. “Này A-nan, trong đó nếu có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn, nói như vầy, ‘Có thân ác hạnh, cũng có quả báo của thân ác hạnh. Có khẩu, ý ác hạnh, cũng có quả báo của khẩu và ý ác hạnh’. Ta nghe theo vị ấy. Nếu kia nói như thế này, ‘Ta thấy người kia không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến. Với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục’. Ta nghe theo vị ấy. Nếu nói thế này, ‘Những trường hợp tương tợ như vậy, không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, tất cả những người ấy khi thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục’. Ta không nghe theo họ. Nếu kia lại nói thế này, ‘Thấy như vậy mới là chánh kiến, thấy khác là kẻ có trí tà’. Ta cũng không nghe họ. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thật, ngoài ra đều hư dối’. Ta cũng không nghe họ. Vì sao? Này A-nan, Như Lai biết những người đó là trường hợp khác. “Này A-nan, trong đó nếu có Sa-môn, Phạm chí chứng được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn, nói như thế này, ‘Có thân diệu hạnh, cũng có quả báo của thân diệu hạnh; có khẩu, ý diệu hạnh, cũng có quả báo của khẩu và ý diệu hạnh’. Ta nghe theo vị ấy. Nếu nói như vầy, ‘Ta thấy người kia từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời’. Ta nghe theo họ. Nếu nói như vầy, ‘Nếu có những trường hợp tương tợ như vầy, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, tất cả những người ấy khi thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời’. Ta không nghe theo họ. Nếu kia lại nói thế này, ‘Thấy như vậy mới là chánh kiến, thấy khác là kẻ có trí tà’. Ta cũng không nghe họ. Bất cứ sở tri và sở kiến nào được cực lực mò mẫm, chủ trương theo một chiều rằng ‘Đây mới là chân thật, ngoài ra đều hư dối.’ Ta cũng không nghe họ. Vì sao? Này A-nan, Như Lai biết những người đó là trường hợp khác. “Này A-nan, nếu có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Ấy là, nếu trước kia nó đã tạo tác nghiệp bất thiện, tác đã thành rồi, do sự không xả ly, không thủ hộ, cho nên ở trong đời hiện tại thọ báo xong, họ sanh về nơi đó<註 n="722"/>215.Hoặc do hậu báo cho nên người kia không vì nhơn này, không vì duyên này mà thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Hoặc trước kia đã tạo tác nghiệp thiện, tác đã thành rồi, do xả ly và thủ hộ nên chưa tiêu hết, cần phải được thọ báo ở chốn lành; kia do nhơn này, duyên này cho nên thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Hoặc khi chết khởi các tâm, và tâm sở hữu pháp thuộc thiện<註 n="723"/>216 tương ưng với chánh kiến; kia nhờ nhơn này, duyên này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. A-nan, Như Lai biết người kia là như vậy. “Này A-nan, nếu có một người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. Nếu trước kia họ đã tạo tác nghiệp thiện, tác đã thành rồi, do sự xả ly, thủ hộ cho nên ở trong đời hiện tại họ thọ báo xong, cho nên sanh về nơi đó. Hoặc do bởi hậu báo cho nên họ không vì nhơn này, duyên này mà thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. Hoặc trước kia đã tạo tác nghiệp bất thiện, tác đã thành rồi, do không xả ly và không thủ hộ nên chưa tiêu hết, phải thọ báo ở địa ngục; họ do nhơn này, duyên này cho nên thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. Hoặc khi chết sanh tâm và các tâm sở hữu pháp bất thiện tương ưng với tà kiến, do nhơn này, duyên này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. A-nan, Như Lai biết người kia là như vậy. “Này A-nan, nếu có một người không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ lấy của không cho, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói dối, cho đến không từ bỏ tà kiến; với sự không xả ly, không thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. Kia do chính nhơn này, duyên này thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. Hoặc trước kia đã tạo tác nghiệp bất thiện, tác đã thành rồi, do sự không xả ly, không thủ hộ mà chưa tiêu hết, nên phải thọ báo ở địa ngục; kia do nhơn này, duyên này cho nên thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. Hoặc khi chết sanh các tâm và tâm sở hữu pháp bất thiện tương ưng với tà kiến, kia do nhơn này, duyên này, thân hoại mạng chung sanh về nẻo ác, sanh trong địa ngục. A-nan, Như Lai biết người kia là như vậy. “Này A-nan, nếu có một người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến; với sự xả ly, thủ hộ này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Kia nhờ chính nhơn này, duyên này thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Hoặc trước kia đã tạo tác nghiệp thiện, tác đã thành rồi, nhờ có xả ly, có thủ hộ mà chưa tiêu hết, phải được thọ báo thiện; kia nhờ nhơn này, duyên này cho nên thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. Hoặc đến lúc chết sanh các tâm và tâm sở hữu pháp thiện tương ưng với chánh kiến, kia do nhơn này, duyên này, thân hoại mạng chung sanh về chốn lành, sanh trong cõi trời. A-nan, Như Lai biết người kia là như vậy. “Lại nữa, có bốn hạng người. Hoặc có người không có mà tợ như có. Hoặc có mà tợ như không có. Hoặc không có tợ như không có. Hoặc có tợ như có. “Này A-nan, cũng như có bốn loại xoài. Hoặc xoài không chín mà giống như chín. Hoặc chín giống như không chín. Hoặc không chín giống như không chín. Hoặc chín giống như chín. “Cũng vâïy A-nan, bốn thứ xoài được thí dụ với người. Hoặc có người không có mà tợ như có. Hoặc có mà tợ như không có. Hoặc không có tợ như không có. Hoặc có tợ như có”. Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="517975150">PHẨM THỨ 14: PHẨM TÂM <詞 id="517322020">172.KINH TÂM<註 n="724"/>217 Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo sống cô độc tại một nơi an tónh, thiền tọa tư duy, tâm khởi ý niệm: ‘Cái gì dẫn thế gian đi? Cái gì làm nhiễm trước<註 n="725"/>218? Cái gì khởi tự tại<註 n="726"/>219?’ Khi ấy, vào lúc xế chiều, Tỳ-kheo ấy từ thiền tọa dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật rồi ngồi xuống một bên, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, hôm nay con một mình ở một nơi yên tónh, thiền tọa tư duy, tâm khởi ý niệm ‘Cái gì dẫn thế gian đi? Cái gì làm nhiễm trước? Cái gì khởi tự tại?’.” Đức Thế Tôn nghe xong, khen ngợi: “Lành thay! Lành thay! Tỳ-kheo! Là con đuờng hiền thiện lại được quán sát hiền thiện, là biện tài tinh diệu với tư duy khéo léo<註 n="727"/>220 rằng ‘Cái gì dẫn thế gian đi? Cái gì làm nhiễm trước? Cái gì khởi tự tại?’ Này Tỳ-kheo, câu hỏi của ngươi là như vậy chăng?” Thầy Tỳ-kheo ấy đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy”. Đức Thế Tôn nói: “Này Tỳ-kheo, tâm dẫn thế gian đi, tâm làm nhiễm trước, tâm khởi tự tại<註 n="728"/>221.Này Tỳ-kheo, chính nó dẫn thế gian đi, chính nó làm nhiễm trước và cũng chính nó khởi tự tại. Này Tỳ-kheo, Đa văn Thánh đệ tử không để tâm dẫn đi, không để tâm nhiễm trước, không để tâm tự tại. Này Tỳ-kheo, Đa văn Thánh đệ tử không vâng theo sự tự tại của tâm, mà tâm tùy theo tự tại của Đa văn Thánh đệ tử”. Tỳ-kheo bạch rằng: “Lành thay! Lành thay! Kính vâng, bạch Thế Tôn!” Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết giảng, hoan hỷ phụng hành rồi lại hỏi tiếp: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo đa văn; được nói là Tỳ-kheo đa văn, bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tỳ-kheo đa văn? Thế nào để được tuyên bố là Tỳ-kheo đa văn?” Đức Thế Tôn nghe xong, khen ngợi: “Lành thay, lành thay, Tỳ-kheo, là con đuờng hiền thiện lại được quán sát hiền thiện, là biện tài tinh diệu với tư duy khéo léo rằng ‘Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo đa văn; được nói là Tỳ-kheo đa văn, bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tỳ-kheo đa văn? Thế nào để được tuyên bố là Tỳ-kheo đa văn?’ Này Tỳ-kheo, câu hỏi của ngươi là như vậy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy”. Đức Thế Tôn nói: “Này Tỳ-kheo, những gì được Ta thuyết giảng rất nhiều, là chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghóa. Này Tỳ-kheo, nếu có thiện nam tử chỉ nghe Ta nói bốn câu kệ mà biết nghóa, biết pháp, thực hành pháp và tùy pháp, thuận theo phạm hạnh, thì này Tỳ-kheo, nói Tỳ-kheo đa văn là chỉ nói như vậy chứ không hơn nữa. Này Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo đa văn. Như Lai tuyên bố như vậy là Tỳ-kheo đa văn”. Tỳ-kheo bạch rằng: “Lành thay! Lành thay! Kính vâng, bạch Thế Tôn!” Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết giảng, hoan hỷ phụng hành rồi lại hỏi tiếp: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo đa văn có trí tuệ minh đạt<註 n="729"/>222, nói là Tỳ-kheo đa văn có trí tuệ minh đạt. Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo đa văn có trí tuệ minh đạt? Thế nào để được tuyên bố là Tỳ-kheo đa văn có trí tuệ minh đạt?” Đức Thế Tôn nghe xong khen ngợi: “Lành thay! Lành thay! Tỳ-kheo! Là con đuờng hiền thiện lại được quán sát hiền thiện, là biện tài tinh diệu với tư duy khéo léo rằng ‘Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo đa văn có trí tuệ minh đạt, nói là Tỳ-kheo đa văn có trí tuệ minh đạt. Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo đa văn có trí tuệ minh đạt? Thế nào để được tuyên bố là Tỳ-kheo đa văn có trí tuệ minh đạt?’ Này Tỳ-kheo, câu hỏi của ngươi là như vậy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy”. Đức Thế Tôn nói: “Này Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo nghe rằng ‘Đây là Khổ’, tức thì với trí tuệ mà chân chánh thấy khổ đúng như thật; nghe Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo, tức thì với trí tuệ mà chân chánh thấy Khổ diệt đạo đúng như thật. Này Tỳ-kheo, như vậy là đa văn Tỳ-kheo có trí tuệ minh đạt. Như Lai tuyên bố như vậy là đa văn Tỳ-kheo có trí tuệ minh đạt”. Tỳ-kheo bạch rằng: “Lành thay! Lành thay! Kính vâng, bạch Thế Tôn!” Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết giảng, hoan hỷ phụng hành rồi lại hỏi tiếp: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ, nói là Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ. Bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ? Thế nào để được tuyên bố là Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ?” Đức Thế Tôn nghe xong, khen ngợi: “Lành thay! Lành thay! Tỳ-kheo! Là con đuờng hiền thiện lại được quán sát hiền thiện, là biện tài tinh diệu với tư duy khéo léo rằng ‘Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ, nói là Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ. Bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ? Thế nào để được tuyên bố là Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ?’ Này Tỳ-kheo, câu hỏi của ngươi là như vậy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Thế Tôn nói: “Nếu Tỳ-kheo không có niệm gây tự hại, không có niệm gây hại người, cũng không có niệm gây hại cả hai. Tỳ-kheo chỉ có niệm làm lợi ích cho tự thân và lợïi ích cho người, lợi ích cho mọi người, thương xót thế gian, mong muốn cho trời, người được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc. Này Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ, Như Lai tuyên bố như vậy là Tỳ-kheo thông minh có hiệt tuệ, quảng tuệ”. Tỳ-kheo bạch rằng: “Lành thay! Lành thay! Kính vâng, bạch Thế Tôn!” Khi ấy, Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết giảng, khéo thọ lãnh, khéo ghi nhớ, khéo tụng tập, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra. Lúc bấy giờ Tỳ-kheo ấy lãnh thọ lời dạy của Đức Thế Tôn, sống cô độc nơi yên tónh xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Tỳ-kheo ấy khi sống cô độc ở nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần để đạt đến mục đích mà một thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, là duy chỉ mong thành tựu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị Tôn giả ấy đã biết pháp rồi, liền chứng quả A-la-hán. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517322021">173.KINH PHÙ-DI<註 n="730"/>223 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, ở trong rừng Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Phù-di<註 n="731"/>224 cũng ở tại thành Vương xá, trong thiền thất Vô sự<註 n="732"/>225.Lúc bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, Tôn giả Phù-di khoác y, ôm bát vào thành Vương xá để khất thực. Tôn giả Phù-di suy nghó rằng: “Hãy khoan vào thành Vương xá khất thực. Ta nên đến nhà Vương tử Kỳ-bà-tiên-na Đồng tử<註 n="733"/>226”. Rồi thì Tôn giả Phù-di đi đến nhà Vương tử Kỳ-bà-tiên-na Đồng tử. Vương tử Kỳ-bà-tiên-na Đồng tử từ xa trông thấy Tôn giả Phù-di đến, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng về Tôn giả Phù-di nói như vầy: “Kính chào Tôn giả Phù-di. Tôn giả Phù-di lâu không đến đây. Xin mời ngồi trên giường này”. Tôn giả Phù-di ngồi xuống, Vương tử Kỳ-bà-tiên-na Đồng tử cúi đầu đảnh lễ sát chân Tôn giả Phù-di rồi ngồi sang một bên, thưa rằng: “Thưa Tôn giả Phù-di, tôi có điều muốn hỏi, mong ngài nghe cho”. “Tôn giả Phù-di đáp: “Này Vương đồng tử, muốn hỏi điều gì cứ hỏi, tôi nghe rồi sẽ suy nghó”. Vương đồng tử liền hỏi: “Thưa Tôn giả Phù-di, có Sa-môn, Phạm chí đi đến chỗ tôi và nói với tôi rằng, ‘Này Vương đồng tử, người nào có ước nguyện tu hành phạm hạnh một cách chân chánh, người ấy tất sẽ chứng quả. Nếu người nào không có ước nguyện, hoặc vừa có uớc nguyện, vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh, người ấy tất sẽ chứng quả’. Tôn sư của Tôn giả Phù-di có ý gì, có thuyết gì chăng<註 n="734"/>227?” Tôn giả Phù-di nói: “Này Vương đồng tử, tôi chưa được đích thân nghe Đức Thế Tôn nói, cũng chưa được nghe các vị phạm hạnh nói lại, nhưng này Vương đồng tử, có thể Đức Thế Tôn đã nói như vầy, ‘Người nào có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh, người ấy tất sẽ chứng quả. Nếu người nào không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh, người ấy tất sẽ chứng quả<註 n="735"/>228”. Vương đồng tử thưa rằng: “Nếu Tôn sư của Tôn giả Phù-di có ý như vậy, thuyết như vậy, thì ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời trên thế gian này, Ngài quả là Bậc Tối Thượng. Thưa Tôn giả Phù-di, xin mời ngài thọ trai tại đây luôn”. Tôn giả Phù-di im lặng nhận lời. Sau khi biết Tôn giả Phù-di đã im lặng nhận lời rồi, Vương đồng tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, tự tay múc nước rửa, tự tay bưng hầu các món ngon sạch, mỹ diệu với đủ thức nhai, thức nuốt, tự tay châm chước, khiến Tôn giả thọ dùng no đủ. Khi Tôn giả ăn xong, Vương đồng tử thu dọn chén bát, múc nước rửa, rồi lấy một cái giường nhỏ ngồi riêng một bên để nghe pháp. Tôn giả Phù-di thuyết pháp cho Vương đồng tử nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho Vương tử nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, Tôn giả liền từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi ngồi sang một bên, đem những điều đã bàn luận với Vương đồng tử thuật lại hết với Đức Phật. Đức Thế Tôn nghe xong, nói rằng: “Này Phù-di, sao ngươi không đem bốn ví dụ nói cho Vương đồng tử rõ?” Tôn giả Phù-di hỏi: “Bạch Thế Tôn, bốn ví dụ ấy là những gì?” Đức Thế Tôn nói: “Này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí tà kiến, tà kiến định<註 n="736"/>229, người ấy có ước nguyện nhưng tu hành phạm hạnh một cách tà vạy, nên chắc chắn không thể chứng quả. Không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện, vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy, thì chắc chắn không thể chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách tà vạy, là không đúng đường lối<註 n="737"/>230. “Này Phù-di, ví như có người muốn lấy sữa mà lại vắt nơi sừng con bò thì chắc chắn không lấy được sữa. Dù không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, nếu người ấy muốn lấy sữa mà lại vắt nơi sừng con bò thì chắc chắn không lấy được sữa. Vì sao vậy? Vì tìm cầu sữa một cách tà vạy, tức là vắt nơi sừng con bò vậy. Cũng vậy, này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí tà kiến, tà kiến định, người ấy có ước nguyện nhưng tu hành phạm hạnh một cách tà vạy nên chắc chắn không thể chứng quả. Không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện, hoặc vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy thì chắc chắn không thể chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách tà vạy, là không đúng đường lối. “Này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí chánh kiến, chánh kiến định, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh nên tất sẽ chứng quả. Không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện, vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh, thì tất sẽ chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách chân chánh, là đúng đường lối. Này Phù-di, ví như có người muốn lấy sữa, cho bò ăn uống no nê rồi vắt sữa nơi vú nó thì chắc chắn lấy được sữa. Dù không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện, vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, nếu người ấy muốn lấy sữa, cho bò ăn no nê rồi vắt nơi vú nó, thì chắc chắn lấy được sữa. Vì sao vậy? Vì tìm cầu sữa một cách chân chánh, là vắt nơi vú con bò. Cũng vậy, này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí chánh kiến, chánh kiến định, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh, chắc chắn sẽ chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh thì chắc chắn sẽ chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách chân chánh, là đúng đường lối. “Này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí tà kiến, tà kiến định, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy nên chắc chắn không thể chứng quả. Nếu không có ước nguyện hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy thì chắc chắn không thể chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách tà vạy, là không đúng đường lối. “Này Phù-di, ví như có người muốn có tô, bèn lấy một bình đựng đầy nước lã rồi khuấy đều lên, chắc chắn không thể có tô. Dù không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, cũng chẳng phải không có ước nguyện. Người ấy muốn có tô, bèn lấy một bình đựng đầy nước lã rồi khuấy đều lên, thì chắc chắn không thể có tô. Vì sao vậy? Vì tìm cầu tô một cách tà vạy, là khuấy nước lã. Cũng vậy, này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí tà kiến, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy, chắc chắn không thể chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy thì chắc chắn không thể chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách tà vạy, là không đúng đường lối. “Này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí chánh kiến, chánh kiến định, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh nên chắc chắn sẽ chứng quả. Nếu không có ướùc nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh thì chắc chắn sẽ chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách chân chánh, là đúng đường lối. “Này Phù-di, ví như có người muốn có tô, lấy một bình đựng đầy lạc rồi khuấy đều lên thì chắc chắn được tô. Dù không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, người ấy muốn có tô, lấy một bình đựng đầy lạc rồi khuấy đều lên thì chắc chắn có được tô. Vì sao vậy? Vì tìm cầu tô một cách chân chánh, là khuấy lạc. Cũng vậy, này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí chánh kiến, chánh kiến định, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh nên chắc chắn sẽ chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh thì chắc chắn sẽ chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách chân chánh, là đúng đường lối. “Này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí tà kiến, tà kiến định, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy nên chắc chắn không thể chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy, thì chắc chắn không thể chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách tà vạy, là không đúng đường lối. “Này Phù-di, ví như có người muốn có dầu, đổ đầy cát vào đồ ép, rưới nước lạnh cho rỉ thấm qua, rồi ép xuống, nên chắc chắn không có được dầu. Dù không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, nếu người ấy muốn có dầu mà đổ đầy cát vào đồ ép, rưới nước lạnh cho rỉ thấm qua, rồi ép xuống, thì chắc chắn không có được dầu. Vì sao vậy? Vì tìm cầu dầu một cách tà vạy, là ép cát. Cũng vậy, này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí tà kiến, tà kiến định, người ấy có ước nguyện, nhưng tu hành phạm hạnh một cách tà vạy nên chắc chắn không thể chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện mà tu hành phạm hạnh một cách tà vạy thì chắc chắn không thể chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách tà vạy, là không đúng đường lối. “Này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí chánh kiến, chánh kiến định, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh, nên chắc chắn sẽ chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh, thì chắc chắn sẽ chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách chân chánh, là đúng đường lối. “Này Phù-di, ví như có người muốn có dầu, đổ đầy hạt mè vào đồ ép, rưới nước sôi cho rỉ thấm qua, rồi ép xuống nên chắc chắn có được dầu. Dù không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, nếu người ấy muốn có dầu, đổ đầy hạt mè vào đồ ép, rưới nước sôi cho rỉ thấm qua, rồi ép xuống thì chắc chắn có được dầu. Vì sao vậy? Vì tìm cầu dầu một cách chân chánh, là ép hạt mè. Cũng vậy, này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí chánh kiến, định chánh kiến, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh nên chắc chắn sẽ chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh thì chắc chắn sẽ chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách chân chánh, là đúng đường lối. “Này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí tà kiến, tà kiến định, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy nên chắc chắn không thể chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy thì chắc chắn không thể chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách tà vạy, là không đúng đường lối. “Này Phù-di, ví như có người muốn có lửa, bèn lấy củi ướt làm mồi lửa, dùng dùi ướt mà dùi nên chắc chắn không có được lửa. Dù không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, nếu người ấy muốn có lửa mà lấy củi ướt làm mồi lửa, dùng dùi ướt mà dùi thì chắn chắn không có được lửa. Vì sao vậy? Vì tìm cầu lửa một cách tà vạy, là dùi củi ướt. “Cũng vậy, này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí tà kiến, tà kiến định, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy nên chắc chắn không thể chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách tà vạy, thì chắc chắn không được chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách tà vạy, là không đúng đường lối. “Này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí chánh kiến, chánh kiến định, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh, nên chắc chắn sẽ chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh thì chắc chắn sẽ chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách chân chánh, là đúng đường lối. “Này Phù-di, ví như có người muốn có lửa bèn lấy củi khô làm mồi lửa, dùng dùi khô mà dùi nên chắc chắn có được lửa. Dù không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, người ấy muốn có lửa, lấy củi khô làm mồi lửa, dùng dùi khô mà dùi thì chắc chắn có được lửa. Vì sao vậy? Vì tìm cầu lửa một cách chân chánh, là dùi củi khô. Cũng vậy, này Phù-di, nếu có Sa-môn, Phạm chí chánh kiến, người ấy có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh nên chắc chắn sẽ chứng quả. Nếu không có ước nguyện, hoặc vừa có ước nguyện vừa không có ước nguyện, hoặc chẳng phải có ước nguyện, chẳng phải không có ước nguyện, tu hành phạm hạnh một cách chân chánh thì chắc chắn sẽ chứng quả. Vì sao vậy? Vì tìm cầu quả vị một cách chân chánh, là đúng đường lối. “Này Phù-di, nếu ngươi nói cho Vương đồng tử nghe bốn ví dụ này, Vương đồng tử nghe xong chắc chắn sẽ rất hoan hỷ, cúng dường thầy suốt đời, như áo, chăn, uống ăn, ngọa cụ, thuốc thang và đủ các thứ nhu dụng khác cho đời sống”. Tôn giả Phù-di thưa: “Bạch Thế Tôn, trước đây con chưa từng được nghe bốn ví dụ này, thì lấy đâu để nói lại. Duy chỉ hôm nay mới được nghe Thế Tôn nói mà thôi”. Phật thuyết giảng như vậy. Tôn giả Phù-di và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517322022">174.KINH THỌ PHÁP (I)<註 n="738"/>231 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Thế gian thật sự có bốn loại thọ pháp<註 n="739"/>232.Những gì là bốn? Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo khổ. Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ, tương lai thọ quả báo lạc. Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ, tương lai thọ quả báo khổ. Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc. “Thế nào là thọ pháp hiện tại lạc, mà tương lai thọ quả báo khổ? “Hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, Phạm chí ham thích vui đùa chung với người con gái trang điểm<註 n="740"/>233 mà chủ trương rằng ‘Sa-môn, Phạm chí này đối với dục, thấy có những sợ hãi và những tai họa gì trong tương lai mà phải đoạn trừ dục và bày ra phương pháp đoạn dục? Xúc chạm nơi thân thể người nữ trang điểm này thật là sung sướng’. Người ấy với người nữ này cùng nhau vui đùa, du hí ở trong đó. Người ấy thọ pháp lạc đó đã thành tựu đầy đủ rồi, khi thân hoại mạng chung thẳng đến chỗ ác, sanh trong địa ngục, mới dấy lên ý nghó như vầy, ‘Sa-môn, Phạm chí kia đối với dục thấy những sợ hãi và những tai họa này trong tương lai cho nên đoạn dục và bày ra phương pháp đoạn dục. Chúng ta nhân bởi dục, do tranh với dục<註 n="741"/>234, duyên do dục cho nên lãnh sự khổ cùng cực như vậy, sự khổ trọng đại như vậy’. “Cũng như vào tháng cuối mùa xuân<註 n="742"/>235, giữa trưa rất nóng, hạt giống của dây leo, bị nắng đố nứt ra<註 n="743"/>236, rơi xuống gốc cây sa-la. Bấy giờ Thần cây Sa-la nhân đó sanh ra sợ sệt. Khi ấy, chung quanh có các Thần cây loại hạt giống, trăm thứ cây lúa, cây thuốc, các Thần cây bà con, bằng hữu, đối với hạt giống mà thấy tương lai có sự sợ hãi, có đủ tai họa như vậy, liền đi đến chỗ Thần cây mà an ủi rằng, ‘Thần cây chớ sợ, Thần cây chớ sợ! Hạt giống này đây, hoặc là nai ăn, hoặc khổng tước ăn, hoặc gió thổi đi, hoặc lửa xóm đốt, hoặc lửa đồng thiêu, hoặc hư, hoặc chẳng thành hạt giống. Như vậy, này Thần cây, ông được an ổn’. Nếu hạt giống này không bị nai ăn, khổng tước ăn, gió thổi đi, lửa thôn thiêu, cũng như không bị lửa đồng thiêu, cũng không hư hoại, chẳng thành hạt giống. Hạt giống này chẳng khuyết, chẳng sâu, không bị vỡ nứt, không bị mưa, gió, nắng làm tổn thương; gặp mưa lớn tưới ướt liền nẩy sanh nhanh chóng. Thần cây kia liền suy nghó như vầy, ‘Vì những cớ gì các Thần cây xung quanh, các Thần cây loại hạt giống, trăm thứ cây lúa, cây thuốc, các Thần cây bà con, bằng hữu, đối với hạt giống thấy tương lai có sự sợ hãi gì, tai họa gì mà sang an ủi ta, nói rằng, ‘Thần cây chớ sợ, Thần cây chớ sợ! Hạt giống này đây, hoặc là nai ăn, hoặc khổng tước ăn, hoặc gió thổi đi, hoặc lửa xóm đốt, hoặc lửa đồng thiêu, hoặc hư, hoặc chẳng thành hạt giống. Như vậy, này Thần cây, ông được an ổn’?’ Nhưng hạt giống này không bị nai ăn, không bị khổng tước ăn, không bị gió thổi đi, không bị lửa thôn thiêu, không bị lửa đồng thiêu, cũng không bị hư hoại, không thành hạt giống, hạt giống này chẳng khuyết, chẳng lủng, không bị vỡ nứt, chẳng bị mưa, gió, nắng làm tổn thương, gặp mưa lớn tưới ướt liền nẩy mầm nhanh chóng, thành thân cây, cành lá mềm mại, thành đốt, sờ đến thích thú. Thân, cành, lá mềm mại thành đốt này sờ đến thích thú, xúc chạm vui sướng. “Rồi cái này duyên vào cây mà thành cành lá to lớn, quấn lấy thân cây ấy, che phủ ở trên. Sau khi bị che phủ ở trên rồi, vị Thần cây kia mới suy nghó như vầy, ‘Các Thần cây xung quanh kia, Thần cây loại hạt giống, trăm thứ cây lúa, cây thuốc, các Thần cây bà con, bằng hữu, đối với hạt giống thấy tương lai có sự sợ hãi gì, tai họa gì mà sang an ủi ta, nói rằng, ‘Thần cây chớ sợ, Thần cây chớ sợ! Hạt giống này đây, hoặc là nai ăn, hoặc khổng tước ăn, hoặc gió thổi đi, hoặc lửa xóm đốt, hoặc lửa đồng thiêu, hoặc hư, hoặc chẳng thành hạt giống. Như vậy, này Thần cây, ông được an ổn’. Nhưng hạt giống này không bị nai ăn, không bị khổng tước ăn, không bị gió thổi đi, không bị thiêu bởi lửa xóm, không bị thiêu bởi lửa đồng, không bị hư hại chẳng thành hạt giống. Hạt giống này chẳng khuyết, chẳng lủng, cũng chẳng bị vỡ nứt, không bị mưa gió nắng làm thương tổn, gặp mưa lớn tưới nước liền nẩy sanh mầm nhanh chóng. Nhân vì hạt giống, duyên vì hạt giống mà chịu sự khổ cùng cực này, sự khổ trọng đại này’. “Cũng vậy, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn, Phạm chí ham thích vui đùa chung với người con gái trang điểm mà chủ trương rằng ‘Sa-môn, Phạm chí này đối với dục, thấy có những sợ hãi và những tai họa gì trong tương lai mà phải đoạn trừ dục và bày ra phương pháp đoạn dục? Xúc chạm nơi thân thể người nữ trang điểm này thật là sung sướng’. Người ấy với người nữ này cùng nhau vui đùa, du hí ở trong đó. Người ấy thọ pháp lạc đó đã thành tựu đầy đủ rồi, khi thân hoại mạng chung thẳng đến chỗ ác, sanh trong địa ngục, mới dấy lên ý nghó như vầy, ‘Sa-môn, Phạm chí kia đối với dục thấy những sợ hãi và những tai họa này trong tương lai cho nên đoạn dục và bày ra phương pháp đoạn dục. Chúng ta nhân bởi dục, do tranh với dục, duyên do dục cho nên lãnh sự khổ cùng cực như vậy, sự khổ trọng đại như vậy’. “Đó gọi là pháp thọ hiện tại lạc mà tương lai chịu quả báo khổ. “Sao gọi là pháp thọ hiện tại khổ mà tương lai tho quả báo lạc? “Hoặc có người mà bản tánh nặng đắm dục, nặng đắm nhuế, nặng đắm si, thường tùy tâm dục mà thọ khổ, ưu sầu. Tùy tâm giận dữ, tâm si mê mà thọ khổ, ưu sầu. Người ấy vì khổ, vì ưu sầu mà trọn suốt cuộc sống tu hành phạm hạnh, cho đến khóc lóc rơi lệ. Người kia thọ lãnh pháp này, đã thành tựu đầy đủ, thân hoại mạng chung tất sanh lên chỗ lành, sanh trên các cõi trời. “Đó là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc. “Sao gọi là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo khổ? “Hoặc có Sa-môn, Phạm chí lõa hình, không y phục, hoặc dùng tay làm y phục, hoặc lấy lá làm y phục, hoặc lấy hạt châu làm y phục; hoặc không múc nước bằng bình, hoặc không múc nước bằng gáo; không ăn đồ ăn xốc xỉa bằng dao gậy, không ăn đồ ăn lừa dối, không tự mình đến, không sai người đi, không làm khách được mời<註 n="744"/>237, không làm khách được chào đón<註 n="745"/>238, không là khách được lưu<註 n="746"/>239, không ăn từ giữa hai người đang ăn, không ăn tại nhà có thai<註 n="747"/>240, không ăn từ nhà có nuôi chó, không ăn từ nhà có lằng xanh bay đến; không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu, không uống nước dấm<註 n="748"/>241, hoặc không uống gì cả, học tập hạnh không uống; hoặc ăn một miếng, cho một miếng là đủ<註 n="749"/>242, hoặc ăn hai, ba, bốn, cho đến bảy miếng, và cho bảy miếng là đủ, hoặc ăn bởi một lần nhận được<註 n="750"/>243, và cho đến một lần nhận được là đủ, hoặc ăn bởi hai, ba bốn cho đến bảy lần nhận được và cho bảy lần nhận được là đủ, hoặc ăn ngày một lần và cho một lần là đủ, hoặc hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy ngày, nữa tháng, hay một tháng, ăn một lần và cho một lần là đủ; hoặc ăn cỏ<註 n="751"/>244, hoặc ăn lúa cỏ<註 n="752"/>245, hoặc ăn nếp tuế, hoặc ăn cám, hoặc ăn gạo đầu-đầu-la<註 n="753"/>246, hoặc ăn đồ ăn thô; hoặc đến chỗ vô sự<註 n="754"/>247, y nơi vô sự; hoặc ăn rễ, hoặc ăn trái, hoặc ăn quả tự rụng; hoặc mặc áo khâu đủ thứ vải<註 n="755"/>248, hoặc mặc áo lông, hoặc mặc áo vải đầu-xá<註 n="756"/>249, hoặc mặc áo vải đầu-xá bằng lông, hoặc mặc bằng da nguyên, hoặc mặc da có xoi lỗ, hoặc mặc da toàn xoi lỗ; hoặc để tóc xõa, hoặc để tóc bệân, hoặc để tóc vừa xỏa vừa bện, hoặc chỉ cạo tóc, hoặc chỉ cạo râu, hoặc cạo cả râu tóc, hoặc nhổ tóc, hoặc nhổ râu, hoặc nhổ cả râu tóc, hoặc chỉ đứng thẳng không hề ngồi, hoặc đi chồm hổm, hoặc nằm gai, lấy gai làm giường; hoặc nằm cỏ<註 n="757"/>250, lấy cỏ làm giường; hoặc thờ nước, ngày đêm lấy tay vọc; hoặc thờ lửa, ngày đêm đốt lên; hoặc thờ mặt trời, mặt trăng, thờ đấng Tôn hựu Đại đức, chắp tay hướng về kia. Những sự như vậy thọ khổ vô lượng, học hạnh nóng bức<註 n="758"/>251.Vị ấy thọ pháp này khi đã thành tựu đầy đủ rồi, thân hoại mạng chung tất sanh tới chỗ ác, sanh trong địa ngục. “Đó là thọ pháp hiện tại khổ, tương lai thọ quả báo khổ vậy. “Sao gọi là thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc? “Hoặc có người bản tánh không nặng đắm dục, không nặng đắm sân nhuế, không nặng đắm si. Vị ấy không thường theo tâm dục mà thọ khổ ưu lo, không theo tâm sân nhuế mà thọ khổ ưu lo và không theo tâm si mà chịu khổ, ưu lo. Vị ấy do lạc, do hỷ, trọn cuộc đời mình tu hành phạm hạnh cho đến đạt được tâm hoan hỷ. Vị ấy thọ pháp này, đã thành tựu đầy đủ rồi, năm hạ phần kết dứt sạch, hóa sanh ở chỗ kia mà nhập Niết-bàn, được pháp bất thối, không trở lại cõi này<註 n="759"/>252.“Đó là pháp thọ hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc. “Thế gian thật sự có bốn thọ pháp như vậy, do đó mà Ta giảng thuyết”. Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517322023">175.KINH THỌ PHÁP (II)<註 n="760"/>253 Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở tại đô ấp Kiếm-ma-sắt-đàm<註 n="761"/>254.Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Thế gian này có ham muốn như vầy, ước vọng như vầy, yêu thích như vầy, vui sướng như vầy và ý hướng như vầy, ‘Mong sao các pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt; và các pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt sanh ra’. Nó ham muốn như vầy, ước vọng như vầy, yêu thích như vầy, vui sướng như vầy và ý hướng như vầy như vậy. Song, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si. Pháp của Ta rất là sâu xa, khó thấy, khó giác ngộ, khó thông đạt. Như vậy, pháp của Ta rất sâu xa, khó thấy, khó giác ngộ, khó thông đạt, là pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý được sanh. Đó là pháp không ngu si. “Thế gian này chân thật có bốn thọ pháp. Những gì là bốn? Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai thọ quả báo khổ. Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc. Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng thọ quả báo khổ. Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai cũng thọ báo lạc. “Thế nào là pháp thọ hiện tại lạc mà tương lai chịu quả báo khổ? Hoặc có một người tự mình vui sướng, tự mình vui thích trong việc sát sanh. Do nhân sát sanh mà sanh lạc, sanh hỷ. Người đó tự mình, vui sướng, tự mình vui thích trong việc lấy của không cho, nói láo, cho đến tà kiến, nhân nơi tà kiến mà sanh lạc, sanh hỷ. Như vậy, thân lạc, tâm lạc, bất thiện, từ bất thiện mà sanh ra, không hướng đến trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn. “Đó là thọ pháp hiện tại lạc, tương lai chịu quả báo khổ. “Sao gọi là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai được quả báo lạc? Hoặc có người tự mình khổ, tự mình ưu, đoạn trừ việc sát sanh, do sự đoạn trừ việc sát hại mà sanh khổ, sanh ưu, người đó tự khổ, tự ưu; đoạn trừ việc lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến đoạn trừ tà kiến, do đoạn tà kiến mà sanh khổ sanh ưu. Như vậy, thân khổ, tâm khổ, thiện sanh, hướng đến trí, hướng đến giác, hướng đến Niết-bàn. “Đó là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ đặng quả báo lạc. “Sao gọi là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng thọ quả báo khổ? Hoặc có người tự khổ, tự ưu và sát sanh, do sát sanh mà khổ, sanh ưu. Người đó tự khổ, tự ưu và lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến tà kiến mà sanh khổ, sanh ưu. Như vậy, thân khổ, tâm khổ, bất thiện từ bất thiện mà sanh, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn. “Đó gọi là pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng phải thọ quả báo khổ. “Sao gọi là thọ pháp hiện tại an vui mà tương lai cũng thọ quả báo an vui? Hoặc có người tự mình vui sướng, tự mình vui thích, đoạn trừ sát sanh, do đoạn trừ sát sanh mà sanh lạc, sanh hỷ. Người ấy tự mình vui sướng, tự mình vui thích, đoạn trừ lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến tà kiến. Do đoạn trừ tà kiến cho nên sanh lạc, sanh hỷ. Như vậy, thân lạc và tâm lạc từ thiện mà sanh, hướng đến trí, hướng đến giác, hướng đến Niết-bàn. “Như thế gọi là thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai cũng thọ quả báo lạc. “Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo khổ, nhưng người kia do ngu si chẳng biết như thật rằng thọ pháp ấy hiện tại lạc, nhưng tương lai chịu lấy khổ báo. Do không biết như thật nên tập hành không đoạn trừ<註 n="762"/>255.Sau khi tập hành không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý sanh; pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt. Cũng như thuốc A-ma-ni-dược<註 n="763"/>256, một phần có sắc, có hương, có vị, nhưng có trộn chất độc; hoặc có người bị bệnh nên uống, khi uống thì sắc, hương và vị ngon miệng mà không tổn hại cổ họng, nhưng khi uống xong, vào trong bụng rồi lại chẳng thành thuốc. Cũng vậy, thọ pháp này hiện tại lạc mà tương lai phải chịu lấy quả báo khổ. Người kia ngu si không biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc mà tương lai phải chịu quả báo khổ. Khi đã không biết như thật liền tập hành không đoạn trừ. Sau khi tập hành không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si. “Nếu có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai chịu quả báo lạc, song người ấy ngu si không biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai sẽ được quả báo an lạc. Khi đã không biết như thật liền không tập hành đoạn trừ. Sau khi không tập hành đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si. “Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng chịu quả báo khổ, song người ngu si không biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ, tương lai cũng chịu quả báo khổ. Khi đã không biết như thật, liền tập hành không đoạn trừ. Khi đã tập hành không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. “Cũng như đại tiểu tiện<註 n="764"/>257 lại trộn lẫn độc, hoặc có người bị bệnh cho nên uống. Khi uống thì nhơ nhớp, hôi thối, không có mùi vị, không ngon miệng mà lại tổn thương cuống họng, uống vào trong bụng lại chẳng thành thuốc. Cũng vậy, pháp thọ này hiện tại khổ, tương lai cũng chịu quả báo khổ. Người kia ngu si không biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại khổ, tương lai cũng chịu quả báo khổ. Đã không biết như thật, bèn tập hành sự không đoạn trừ. Do tập hành sự không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si. “Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai cũng thọ quả báo lạc, nhưng người kia ngu si không biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc mà tương lai cũng thọ báo lạc. Do không biết như thật nên không tập hành sự đoạn trừ. Do không tập hành sự đoạn trừ nên, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si. “Người kia không biết như thật pháp nào nên tập hành, không biết như thật pháp nào không nên tập hành. Do không biết như thật pháp nào không nên tập hành và không biết như thật pháp nào nên tập hành, do đó pháp không nên tập hành lại tập hành, pháp nên hành lại không hành. Do tập hành pháp không nên tập hành và không tập hành pháp nên tập hành, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si. “Nếu có thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai thọ quả báo khổ, người có trí tuệ biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc mà tương lai thọ quả báo khổ. Do biết như thật nên không tập hành nó, mà đoạn trừ nó. Do không tập hành nhưng đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ. “Nếu có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc, người có trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ nhưng tương lai lại được quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành nó mà không đoạn trừ. Do tập hành mà không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. “Cũng như đại tiểu tiện<註 n="765"/>258 có hòa với nhiều thứ thuốc, hoặc có người bị bệnh uống; khi uống, sắc xấu, hôi thối, không mùi vị, không ngon miệng mà hại đau cuống họng, nhưng uống vào trong bụng lại thành thuốc. Cũng vậy, thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc, người trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành nó mà không đoạn trừ. Do tập hành mà không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ. “Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng chịu quả báo khổ, người có trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai cũng chịu quả báo khổ. Do trí biết như thật, vị ấy không tập hành nó, nhưng đoạn trừ. Do không tập hành nó nhưng đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ. “Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc, người trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành chứ không đoạn trừ. Do tập hành chứ không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ. “Cũng như tô mật hòa với nhiều thứ thuốc, hoặc có người bị bệnh nên uống, khi uống có sắc đẹp, có hương, có vị, ngon miệng mà không tổn thương cuống họng, uống vào bụng lại thành thuốc. Cũng vậy, pháp thọ này hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc. Người trí tuệ biết một cách như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc, tương lai cũng thọ quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành chứ không đoạn trừ; pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ. “Người đó biết như thật rằng, đây là pháp nên tập hành, biết như thật rằng đây là pháp không nên tập hành. Do biết như thật pháp nào nên tập hành và pháp nào không nên tập hành, vị ấy tập hành pháp nên tập hành, không tập hành pháp không nên tập hành. Do tập hành pháp nên tập hành và không nên tập hành pháp không nên tập hành, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ. “Thế gian quả thật có bốn thọ pháp ấy, vì vậy mà Ta giảng thuyết”. Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="516858182">176.KINH HÀNH THIỀN<註 n="766"/>259 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Trong thế gian quả thật có bốn loại hành thiền. Những gì là bốn? Hoặc có hành thiền xí thạnh mà gọi là suy thoái. Hoặc có hành thiền suy thoái mà gọi là xí thạnh. Hoặc có hành thiền suy thoái thì biết như thật là suy thoái. Hoặc có hành thiền xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh. “Tại sao gọi là người hành thiền xí thạnh mà cho là suy thoái? “Người hành thiền kia ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, hỷ và lạc phát sanh do ly dục, chứng Sơ thiền, thành tựu an trụ. Tâm người đó tu tập chánh tư duy, đang từ Sơ thiền hướng đến Nhị thiền, đó là sự tịch tịnh thù thắng. Người hành thiền đó lại nghó rằng, ‘Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định’. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Sơ thiền hướng đến Nhị thiền, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy. “Lại nữa, người hành thiền, giác và quán đã tịch tịnh, nội tónh, nhất tâm, không giác không quán, có hỷ và lạc phát sanh do định, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền, đó gọi là tịch tịnh thù thắng. Nhưng người hành thiền ấy lại nghó rằng ‘Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định’. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy. “Lại nữa, người hành thiền ly hỷ và dục, xả, an trụ vô cầu, chánh niệm, chánh trí mà thân có cảm giác lạc, điều được Thánh nói là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ đệ Tam thiền hướng đến đệ Tứ thiền, đó là tịch tịnh thù thắng. Nhưng người hành thiền đó lại nghó rằng ‘Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định’. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Tam thiền hướng đến Tứ thiền, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy. “Lại nữa, người hành thiền định, khổ diệt, lạc diệt, hỷ và ưu vốn đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ đệ Tứ thiền hướng đến Vô lượng không xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Nhưng vị hành thiền ấy lại nghó rằng ‘Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định’. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Tứ thiền hướng đến Vô lượng không xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy. “Lại nữa, người hành thiền vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu tưởng, không tư duy bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu an trụ nơi Vô lượng không xứ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ Vô lượng không xứ hướng đến Vô lượng thức xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Nhưng vị hành thiền ấy lại nghó rằng ‘Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định’. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô lượng không xứ hướng đến Vô lượng thức xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy. “Lại nữa, người hành thiền vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu an trụ Vô lượng thức xứ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ Vô lượng thức xứ hướng đến Vô sở hữu xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Nhưng vị hành thiền ấy lại nghó ‘Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định’. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô lượng thức xứ hướng đến Vô sở hữu xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy. “Lại nữa, người hành thiền vượt qua tất cả Thức vô lượng xứ, nhập Vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ Vô sở hữu xứ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ Vô sở hữu xứ hướng đến Phi tưởng phi vô tưởng xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Nhưng vị hành thiền ấy lại nghó rằng: “Tâm ta lìa bốn tướng mà hướng đến chỗ khác, nên mất vô xứ Vô sở hữu xứ, diệt mất định”. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô sở hữu xứ hướng đến Phi tưởng phi vô tưởng xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy. “Thế nào là hành thiền suy thoái mà cho là xí thạnh? “Vị hành thiền ấy ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Nhị thiền, nhưng vị ấy lại nghó rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Sơ thiền hướng đến Nhị thiền, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Sơ thiền, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Nhị thiền. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền với giác và quán đã dứt, nội tónh, nhất tâm, không giác không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Tam thiền. Nhưng vị ấy lại nghó rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Nhị thiền, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Tam thiền. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh. “Vị hành thiền ly hỷ, ly dục, xả, an trụ vô cầu, chánh niệm, chánh trí mà thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm an trụ lạc, chứng đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Vị ấy tư duy trong những tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Tứ thiền. Nhưng vị ấy lại nghó rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Tam thiền hướng đến Tứ thiền, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Tam thiền, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Tứ thiền. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền với lạc diệt, khổ diệt, hỷ ưu vốn cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Vô lượng không xứ, nhưng vị ấy lại nghó rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Tứ thiền hướng đến Vô lượng không xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Tứ thiền, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Vô lượng không xứ. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không tư duy bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, chứng Vô lượng không xứ ấy, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy lại nghó rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô lượng không xứ hướng đến Vô lượng thức xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Vô lượng không xứ, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Vô lượng thức xứ. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền vượt qua Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, chứng Vô lượng thức xứ ấy, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tư tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy lại nghó rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô lượng thức xứ hướng đến Vô sở hữu xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Vô lượng thức xứ, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Vô sở hữu xứ. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, chứng Vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tư tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, nhưng vị ấy lại nghó rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô sở hữu xứ hướng đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Vô sở hữu xứ, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh. “Thế nào là hành thiền suy thoái thì biết như thật là suy thoái? “Vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, nhập Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, chứng Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ, nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng Vô sở hữu xứ, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghó rằng, ‘Tâm ta lìa khỏi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ; diệt định vậy’. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái. “Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, chứng Vô sở hữu xứ ấy, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng Vô lượng thức xứ, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghó rằng, ‘Tâm ta lìa khỏi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất Vô sở hữu xứ; diệt định vậy’. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái. “Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, chứng Vô lượng thức xứ, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng Vô lượng không xứ, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy bèn nghó rằng ‘Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất Vô lượng thức xứ; diệt định vậy’. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái. “Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, vượt qua tất cả các sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, chứng Vô lượng không xứ ấy, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng sự ái lạc sắc, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghó rằng ‘Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất Vô lượng không xứ; diệt định vậy’. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái. “Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, lạc diệt, khổ diệt, hỷ ưu vốn có cũng đã diệt, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng đệ Tam thiền, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghó rằng ‘Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất đệ Tứ thiền; diệt định vậy’. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái. “Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, ly hỷ, ly dục, xả, an trụ vô cầu, chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi được Thánh xả, niệm, an trú lạc trụ, chứng đệ Tam thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng đệ Nhị thiền, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghó rằng ‘Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất đệ Tam thiền; diệt định’. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái. “Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, giác và quán đã dứt, nội tónh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng Sơ thiền, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghó rằng ‘Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất đệ Nhị thiền; diệt định’. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái. “Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác, có quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng Sơ thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng sự ái lạc dục, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghó rằng ‘Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất Sơ thiền, diệt định vậy’. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái. “Thế nào là hành thiền mà xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh? “Vị hành thiền ấy ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Sơ thiền hướng đến Nhị thiền, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghó như vầy ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Sơ thiền hướng đến đệ Nhị thiền, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền ấy giác quán đã dứt, nội tónh nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị ấy bèn nghó rằng ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền ấy ly hỷ, ly dục, xả, vô cầu, an trụ, chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trụ lạc trụ, chứng đệ Tam thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Tam thiền hướng đến Tứ thiền, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghó như ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Tam thiền hướng đến Tứ thiền, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền ấy với lạc diệt, khổ diệt, hỷ ưu vốn có cũng đã diệt, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Tứ thiền hướng đến Vô lượng không xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghó như vầy ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Tứ thiền hướng đến Vô lượng không xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không làm mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền ấy vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không tư duy bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, chứng Vô lượng không xứ ấy, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô lượng không xứ hướng đến Vô lượng thức xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghó như vầy ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô lượng không xứ hướng đến Vô lượng thức xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền ấy vượt qua Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, chứng Vô lượng thức xứ ấy, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô lượng thức xứ hướng đến Vô sở hữu xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghó như vầy ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô lượng thức xứ hướng đến Vô sở hữu xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh. “Lại nữa, vị hành thiền ấy vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, chứng Vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô sở hữu xứ hướng đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghó như vầy ‘Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô sở hữu xứ hướng đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, đó là tịch tịnh thù thắng’. Vị ấy biết như thật rồi bèn biết rõ tâm ấy mà không làm mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh. “Thế gian quả thật có bốn loại hành thiền, vì vậy mà Ta giảng thuyết”. Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517322025">177.KINH THUYẾT Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở trong Kiếm-ma-sắt-đàm, đô ấp của Câu-lâu<註 n="767"/>260.Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Ta sẽ thuyết pháp cho các ngươi nghe, vi diệu ở khởi đầu, vi diệu ở quảng giữa và vi diệu ở đoạn cuối; có văn, có nghóa, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh. Đó là kinh ‘Tứ Chủng Thuyết’. Sau đây Ta sẽ phân biệt nghóa lý của kinh ‘Tứ Chủng Thuyết’. Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Hãy khéo tư niệm. Ta sẽ nói”. Khi ấy các Tỳ-kheo vâng lời dạy, lắng nghe. Đức Phật nói: “Thế nào gọi là phân biệt nghóa lý của kinh Tứ Chủng Thuyết? “Nếu có Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng và tiêu đích, mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với dục lạc, bèn thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy phải nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thoái chuyển. Do đó định này của ta không tồn tại lâu dài’. Thầy Tỳ-kheo ấy phải nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, khiến an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta an trụ, mà định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu và an trụ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ niệm tưởng tương ưng với đệ Nhị thiền, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng: ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này khiến ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc đệ Nhị thiền’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu và an trụ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này có thể khiến ta yểm ly. Như vậy, không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tónh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Sơ thiền, thành tựu sự thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thoái chuyển, do đó định này của ta không tồn tại lâu dài’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tónh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được an trụ, do đó định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tónh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Tam thiền, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc đệ Tam thiền’. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tónh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tónh, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này nên khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Nhị thiền, thành tựu sự thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thoái chuyển, do đó định này của ta không tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trụ lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ; và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được an trụ, do đó định này của ta chắn chắn tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, an trụ vô cầu, với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Tứ thiền, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đệ Tứ thiền’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trụ lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tónh, thành tựu sự vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này nên có thể khiến ta bị yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Tam thiền, thành sự thối thất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thối thất, do đó định này của ta không tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có; không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng không xứ, với sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc Vô lượng không xứ’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tónh, thành tựu sự vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này có thể khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ. Nhưng vị ấy chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với ái lạc sắc, thành tựu sự thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này khiến ta bị thối thất, do đó, định này của ta không tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ, và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng thức xứ, thành tựu thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc Vô lượng thức xứ’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tónh, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này có thể khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng không xứ, thành tựu thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta bị thối thất, do đó, định này của ta không tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này khiến ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô sở hữu xứ, thành tựu thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc Vô sở hữu xứ’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tónh, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không thăng tiến; vì ta sanh pháp này nên khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng thức xứ, thành tựu thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này khiến ta bị thối thất, do đó, định này của ta không tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không tiến, cũng không yểm ly; vì ta sanh pháp này nên ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không yểm ly; vì ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với sự nhàm tởm, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng ‘Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không thăng tiến; vì ta sanh pháp này nên khiến ta nhàm tởm, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận’. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy. “Có tưởng và có tri<註 n="768"/>261.Ngang mức ấy còn được tri; cho đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ là hành dư cao hơn hết trong sự hữu<註 n="769"/>262.Tỳ-kheo hành thiền hãy phát khởi theo như vậy, hãy thuyết giảng lại cho người khác biết. Đức Phật thuyết như vậy, các thầy Tỳ-kheo sau khi Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517322026">178.KINH LẠP SƯ<註 n="770"/>263 Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc lâm, vườn Ca-lan-đà. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Người thợ săn khi bẫy mồi nai, không có tâm như vầy ‘Mong cho nai được béo mập, được tốt đẹp, được sức lực, được sung sướng, sống lâu’. Nhưng người thợ săn bẫy mồi nai với tâm như vầy ‘Bẫy mồi là chỉ muốn chúng đến gần để ăn; đã đến gần để ăn thì sẽ kiêu loạn phóng dật, mà đã kiêu sa phóng dật thì sẽ tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn’. Người thợ ăn bẫy mồi nai với tâm như vậy. “Đàn nai thứ nhất đến gần đồ mồi của thợ săn. Sau khi chúng đến gần để ăn, bèn sanh kiêu sa phóng dật rồi do kiêu loạn phóng dật nên bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Như vậy là đàn nai thứ nhất không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. “Đàn nai thứ hai suy nghó rằng ‘Đàn nai thứ nhất đã đến gần để ăn đồ mồi của thợ săn. Sau khi chúng đến gần để ăn, bèn sanh kiêu loạn phóng dật, rồi do kiêu sa phóng dật nên bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Như vậy là đàn nai thứ nhất không thoát khỏi cảnh giới thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Nay ta đừøng ăn đồ ăn của thợ săn, tránh xa chỗ đáng sợ, nương nơi rừng vắng an toàn<註 n="771"/>264, ăn cỏ uống nước được chăng?’ Sau khi suy nghó, đàn nai thứ hai liền bỏ mặc đồ mồi của thợ săn, tránh xa chỗ đáng sợ, nương ở nơi rừng vắng an toàn, ăn cỏ uống nước. Đến tháng cuối mùa xuân<註 n="772"/>265, cỏ nước đều hết, thân thể chúng rất gầy ốm, khí lực hao mòn và rồi lại bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. “Như vậy là đàn nai thứ hai cũng không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. “Đàn nai thứ ba lại suy nghó rằng, ‘Đàn nai thứ nhất và thứ hai, tất cả đều không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Nay ta hãy tránh xa thợ săn và quyến thuộc thợ săn, nhưng ở một nơi không xa, sau đó hãy ăn đồ ăn của thợ săn mà đừng đến gần. Đã ăn mà không đến gần thì không kiêu sa phóng dật. Do không kiêu loạn phóng dật nên không bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn’. Sau khi suy nghó, đàn nai thứ ba liền tránh xa thợ săn và quyến thuộc thợ săn, nhưng ở một nơi không xa. Sau đó ăn đồ mồi của thợ săn mà không đến gần. Ăn mà không đến gần nên không kiêu loạn phóng dật, rồi do không kiêu sa phóng dật nên không tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. “Người thợ săn và quyến thuộc thợ săn nghó rằng ‘Đàn nai thứ ba này khôn lanh kỳ lạ! Quả thật, rất khôn lanh! Vì sao? Vì chúng ăn đồ ăn của ta mà ta không thể bắt được. Nay ta hãy bủa vòng lưới chạy dài. Sau khi bủa lưới chạy dài chắc sẽ biết được chỗ ở, đường lui tới của đàn nai thứ ba này’. Sau khi suy nghó, thợ săn và quyến thuộc thợ săn liền bủa vòng lưới chạy dài và sau đó biết được chỗ ở, đường lui tới của đàn nai thứ ba. Như vậy, đàn nai thứ ba cũng không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. “Đàn nai thứ tư lại suy nghó, ‘Đàn nai thứ nhất, thứ hai và thứ ba, tất cả đều không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Nay ta hãy nương ở một nơi mà thợ săn và quyến thuộc thợ săn không đến được. Sau đó hãy ăn đồ mồi của thợ săn mà đừng đến gần. Đã ăn mà không đến gần thì không kiêu loạn phóng dật. Do không kiêu sa phóng dật, sẽ không bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn’. Sau khi suy nghó, đàn nai thứ tư liền nương ở một nơi mà thợ săn và quyến thuộc thợ săn không thể đến được, sau đó ăn đồ mồi của thợ săn mà không đến gần. Đã ăn mà không đến gần nên không kiêu sa phóng dật, rồi do không kiêu sa phóng dật nên không bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Người thợ săn và quyến thuộc thợ săn lại suy nghó rằng: “Đàn nai thứ tư này ranh mãnh xảo trá kỳ lạ! Quả thật ranh mãnh xảo trá, nếu ta xua đuổi chúng, chắc chắn không thể được, vì những nai con khác sẽ kinh sợ bỏ chạy tán loạn. Vậy ta hãy cứ bỏ mặc đàn nai thứ tư này’. Sau khi suy nghó, thợ săn và quyến thuộc thợ săn liền bỏ mặc. “Như vậy là đàn nai thứ tư thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. “Này Tỳ-kheo, Ta nói thí dụ này là muốn các giải rõ ý nghóa. Nay Ta nói đây, các ngươi hãy quán sát nghóa lý: “Đồ mồi của thợ săn, nên biết, đó là năm công đức của dục<註 n="773"/>266: mắt biết sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm. Đồ mồi của thợ săn, nên biết, đó là năm niệm công đức của dục. Người thợ săn, nên biết, đó chính là Ác ma vương. Quyến thuộc của thợ săn, nên biết, đó chính là quyến thuộc của Ma vương. Đàn nai, nên biết đó chính là Sa-môn, Phạm chí vậy. “Sa-môn, Phạm chí thứ nhất đến gần ăn đồ mồi của Ma vương, là ăn của tín thí thế gian. Những vị ấy sau khi đến gần đồ ăn bèn sanh kiêu loạn phóng dật. Rồi do kiêu loạn phóng dật nên bị tùy thuộc Ma vương và quyến thuộc Ma vương. Như vậy là Sa-môn, Phạm chí thứ nhất không thoát khỏi cảnh giới của Ma vương và quyến thuộc của Ma vương. “Ví như đàn nai thứ nhất đến gần để ăn đồ mồi của thợ săn. Sau khi chúng đến gần để ăn bèn sanh kiêu loạn phóng dật, rồi do kiêu sa phóng dật nên bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Như vậy là đàn nai thứ nhất không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Các ngươi hãy quán sát các Sa-môn, Phạm chí kia cũng giống như vậy. “Sa-môn, Phạm chí thứ hai lại suy nghó rằng, ‘Sa-môn, Phạm chí thứ nhất đến gần ăn đồ mồi của Ma vương, là ăn của tín thí thế gian. Những vị ấy sau khi đến gần đồ ăn bèn sanh kiêu loạn phóng dật. Rồi do kiêu sa phóng dật nên bị tùy thuộc Ma vương và quyến thuộc Ma vương. Như vậy là Sa-môn, Phạm chí thứ nhất không thoát khỏi cảnh giới của Ma vương và quyến thuộc của Ma vương. Nay ta hãy từ bỏ đồ mồi của tín thí thế gian, tránh xa chỗ đáng sợ, nương ở nơi rừng vắng an toàn, chỉ ăn trái cây và rễ cây’. Sau khi suy nghó, Sa-môn, Phạm chí thứ hai liền từ bỏ đồ ăn của tín thí thế gian, tránh xa chỗ đáng sợ, nương ở nơi rừng vắng an toàn, chỉ ăn trái cây và rễ cây. Đến tháng cuối Xuân, trái cây và rễ cây đều hết, thân thể những vị ấy rất gầy ốm, khí lực hao mòn, nên tâm giải thoát, tuệ giải thoát cũng hao mòn. Và tâm giải thoát, tuệ giải thoát đã hao mòn nên trở lại bị tùy thuộïc Ma vương và quyến thuộc của Ma vương. Như vậy là Sa-môn, Phạm chí thứ hai cũng không thoát khỏi cảnh giới của Ma vương và quyến thuộc của Ma vương. “Ví như đàn nai thứ hai suy nghó rằng ‘Đàn nai thứ nhất đến gần để ăn đồ mồi của thợ săn. Sau khi chúng đến gần để ăn bèn sanh kiêu sa phóng dật, rồi do kiêu sa phóng dật nên bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Như vậy là đàn nai thứ nhất không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Nay ta hãy từ bỏ đồ mồi của thợ săn, tránh xa chỗ đáng sợ, nương ở nơi rừng vắng an toàn, ăn cỏ uống nước được chăng? Sau khi suy nghó, đàn nai thứ hai liền từ bỏ đồ mồi của thợ săn, tránh xa chỗ đáng sợ, nương ở nơi rừng vắng an toàn, ăn cỏ uống nước. Đến tháng cuối Xuân, cỏ nước đều hết, thân thể chúng rất gầy ốm, khí lực hao mòn, và rồi lại bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Như vậy là đàn nai thứ hai không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Các ngươi hãy quán sát Sa-môn, Phạm chí thứ hai kia cũng giống như vậy. “Sa-môn, Phạm chí thứ ba lại suy nghó rằng, ‘Sa-môn, Phạm chí thứ nhất và thứ hai, tất cả đều không thoát khỏi cảnh giới của Ma vương và quyến thuộc Ma vương. Nay ta hãy tránh xa Ma vương và quyến thuộc Ma vương, nương ở một nơi không xa, sau đó hãy ăn đồ mồi của thế gian tín thí mà đừng đến gần. Đã ăn mà không đến gần thì không bị tùy thuộc Ma vương và quyến thuộc Ma vương’. Sau khi suy nghó, Sa-môn, Phạm chí thứ ba liền tránh xa Ma vương và quyến thuộc Ma vương, nương ở một nơi không xa, sau đó ăn đồ mồi của thế gian tín thí mà không đến gần. Đã ăn mà không đến gần, nên không kiêu loạn phóng dật, rồi do không kiêu sa phóng dật nên không bị tùy thuộc Ma vương và quyến thuộc Ma vương, nhưng còn chấp thủ hai kiếân chấp, hữu kiến và vô kiến. Những vị ấy do chấp thủ hai kiến chấp này nên rồi cũng bị tùy thuộc Ma vương và quyến thuộc Ma vương. Như vậy là Sa-môn, Phạm chí thứ ba cũng không thoát khỏi cảnh giới của Ma vương và quyến thuộc Ma vương. “Ví như đàn nai thứ ba lại suy nghó rằng ‘Đàn nai thứ nhất và đàn nai thứ hai, tất cả đều không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Nay ta hãy tránh xa thợ săn và quyến thuộc thợ săn, nương ở một nơi không xa, sau đó hãy ăn đồ mồi của thợ săn mà không đến gần. Đã ăn mà không đến gần thì không kiêu loạn phóng dật, không kiêu sa phóng dâït thì không bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn’. Sau khi suy nghó, đàn nai thứ ba liền tránh xa thợ săn và quyến thuộc thợ săn, nương ở một nơi không xa, sau đó ăn đồ mồi của thợ săn mà không đến gần. Đã ăn mà không đến gần nên không ỷ thị, phóng dật, rồi do không ỷ thị phóng dật nên không bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Người thợ săn và quyến thuộc thợ săn suy nghó rằng ‘Đàn nai thứ ba này khôn lanh kỳ lạ! Quả thật rất khôn lanh. Vì sao vậy? Vì chúng ăn đồ mồi của ta mà không thể bắt được. Nay ta hãy bủa vòng lưới chạy dài. Sau khi bủa vòng lưới chạy dài, chắc sẽ biết được chỗ ở, đường lui tới của đàn nai thứ ba này’. Sau khi suy nghó, thợ săn và quyến thuộc thợ săn liền bủa vòng lưới chạy dài và sau đó biết được chỗ ở, đường lui tới của đàn nai thứ ba. Như vậy là đàn nai thứ ba cũng không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Chỗ ở, nên biết đó chính là hữu kiến. Đường lui tới, nên biết đó chính là vô kiến. Các ngươi hãy quán sát Sa-môn, Phạm chí thứ ba cũng giống như vậy. “Sa-môn, Phạm chí thứ tư lại suy nghó rằng, ‘Sa-môn, Phạm chí thứ nhất, thứ hai và thứ ba, tất cả đều không thoát khỏi cảnh giới của Ma vương và quyến thuộc Ma vương. Nay ta hãy nương ở một nơi mà Ma vương và quyến thuộc Ma vương không thể đến được, sau đó hãy ăn đồ mồi của thế gian tín thí mà đừng đến gần. Đã ăn mà không đến gần thì không kiêu loạn phóng dật, không kiêu sa phóng dật thì không bị tùy thuộc Ma vương và quyến thuộc của Ma vương’. Sau khi suy nghó, Sa-môn Phạm chí thứ tư này liền nương ở một nơi mà Ma vương và quyến thuộc Ma vương không thể đến được, sau đó ăn đồ mồi của thế gian tín thí mà không đến gần. Đã ăn mà không đến gần nên không kiêu loạn phóng dật, rồi do không kiêu loạn phóng dật nên không bị tùy thuộc Ma vương và quyến thuộc Ma vương. Như vậy là Sa-môn, Phạm chí thứ tư thoát khỏi cảnh giới của Ma vương và quyến thuộc của Ma vương. “Cũng như đàn nai thứ tư lại suy nghó rằng, ‘Đàn nai thứ nhất, thứ hai và thứ ba, tất cả đều không thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc của thợ săn. Nay ta hãy nương ở một nơi mà thợ săn và quyến thuộc thợ săn không đến được, sau đó hãy ăn đồ mồi của thợ săn mà đừng đến gần. Đã ăn mà không đến gần thì không kiêu loạn phóng dật, không kiêu sa phóng dật thì không bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn’. Sau khi suy nghó, đàn nai thứ tư liền nương ở một nơi mà thợ săn và quyến thuộc thợ săn không thể đến được, sau đó ăn đồ mồi của thợ săn mà không đến gần. Đã ăn mà không đến gần nên không kiêu loạn phóng dật, rồi do không kiêu loạn phóng dật nên không bị tùy thuộc thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Người thợ săn và quyến thuộc thợ săn lại suy nghó rằng, ‘Đàn nai thứ tư này khôn lanh xảo quyệt kỳ lạ! Quả thật rất khôn lanh xảo quyệt, nếu ta xua đuổi chúng, chắc chắn không thể được vì những con nai khác sẽ kinh sợ bỏ chạy tán loạn. Vậy ta hãy bỏ mặc đàn nai thứ tư này’. Sau khi suy nghó, thợ săn và quyến thuộc thợ săn liền bỏ mặc. Như vậy là đàn nai thứ tư thoát khỏi cảnh giới của thợ săn và quyến thuộc thợ săn. Các ngươi hãy quán rằng Sa-môn, Phạm chí thứ tư cũng giống như vậy. “Này Tỳ-kheo, phải nên học chỗ ở, đường lui tới như vậy để khiến Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được. “Chỗ nào mà Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được? Đó là Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Đó là chỗ Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được. “Lại nữa, chỗ nào mà Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được? Đó là Tỳ-kheo tâm câu hữu với từ, biến mãn cả một phương, thành tựu và an trụ. Như vậy cho đến hai, ba, bốn phương, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới, phổ biến khắp cả, tâm câu hữu với từ, không kết, không oán, không nhuế, không hại, rộng lớn bao la, vô lượng, khéo tu tập biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng như vậy, đối với bi và hỷ. Tâm câu hữu với xả, biến mãn cả một phương, thành tựu và an trụ. Như vậy cho đến hai, ba, bốn phương, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới, phổ biến khắp cả, tâm câu hữu với xả, không kết, không oán, không sân, không nhuế, không hại, rộng lớn bao la, vô lượng, khéo tu tập biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Đó gọi là chỗ Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được. “Lại nữa, chỗ nào mà Ma vương và quyến thuộc của Ma vương của Ma vương không thể đến được? Đó là Tỳ-kheo vượt qua tất cả các sắc tưởng, cho đến thành tựu và an trụ Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Đó gọi là chỗ Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được. “Lại nữa, chỗ nào mà Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được? Đó là Tỳ-kheo vượt qua tất cả Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, nhập tưởng thọ diệt, tự thân tác chứng, thành tựu an trụ, do tuệ kiến mà vónh viễn diệt tận các lậu. Đó gọi là chỗ Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được. “Này Tỳ-kheo, chỗ ở và đường lui tới như vậy khiến Ma vương và quyến thuộc của Ma vương không thể đến được. Các ngươi hãy nên học như vậy”. Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517322027">179.KINH NGŨ CHI VẬT CHỦ<註 n="774"/>267 Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Ngũ Chi Vật chủ<註 n="775"/>268 vào buổi sáng sớm rời khỏi nước Xá-vệ, đi đến chỗ Phật để cúng dường lễ bái. Ngũ Chi Vật chủ suy nghó: “Dù có đến chỗ Đức Phật thì Đức Thế Tôn và các Tỳ-kheo vẫn còn đang thiền tịnh. Vậy ta hãy đi đến khu vườn của Dị học Nhất Sa-la Mạt-lị<註 n="776"/>269.” Rồi thì Ngũ Chi Vật chủ bèn ghé lại chỗ du hí hoan lạc gần hàng cây Cân-đầu-a-lê<註 n="777"/>270, đi đến khu vườn Dị học nhất sa-la mạt-lị<註 n="778"/>271. Bấy giờ, trong khu vườn Dị học nhất sa-la mạt-lị có một Dị học tên là Sa-môn Văn-kì Tử<註 n="779"/>272, là đại tông chủ ở trong chúng đó, là tôn sư của nhiều người, được nhiều người kính trọng, thống lãnh một đại chúng gần năm trăm dị học sư. Ông đang ở giữa đám đông ồn ào, lớn tiếng, âm thanh huyên náo, luận bàn đủ mọi đề tài súc sanh<註 n="780"/>273, như: bàn chuyện vua chúa, bàn chuyện trộm cướp, bàn chuyện đấu tranh, bàn chuyện ăn uống, bàn chuyện áo chăn, bàn chuyện phụ nữ, bàn chuyện đàn bà, bàn chuyện con gái, bàn chuyện dâm nữ, bàn chuyện thế gian, bàn chuyện tà đạo, bàn chuyện trong biển; đại loại như thế, chúng tụ tập luận bàn đủ mọi đề tài súc sanh. Dị học Sa-môn Văn-kì Tử trông thấy Ngũ Chi Vật chủ từ xa đang đi đến, liền ra lệnh bảo chúng của mình im lặng, rằng: “Các người hãy im lặng, đừng nói nữa. Hãy tự thu liễm. Có đệ tử của Sa-môn Cù-đàm là Ngũ Chi Vật chủ sắp đến đây. Trong số những đệ tử tại gia của Sa-môn Cù-đàm ở nước Xá-vệ này không ai hơn được Ngũ Chi Vật chủ. Vì sao vậy? Vì ông ấy ưa thích sự im lặng, ca ngợi sự im lặng. Nếu ông ấy thấy hội chúng đây im lặng, có thể sẽ đến thăm”. Bấy giờ, Dị học Sa-môn Văn-kì Tử bảo hội chúng im lặng rồi, tự mình cũng im lặng. Khi ấy, Ngũ Chi Vật chủ đi đến chỗ Dị học Sa-môn Văn-kì Tử, cùng nhau chào hỏi, rồi ngồi xuống một bên. Dị học Sa-môn Văn-kì Tử nói: “Này Vật chủ<註 n="781"/>274, nếu có bốn sự, ta chủ trương rằng người ấy thành tựu thiện, đệ nhất thiện, là bậc Vô thượng só, chứng đắc đệ nhất nghóa, là Sa-môn chất trực. Những gì là bốn? Là thân không tạo nghiệp ác, miệng không nói ác, không sống bằng tà mạng và không suy niệm niệm ác. Này Vật chủ, nếu có bốn sự này, ta chủ trương rằng người ấy thành tựu thiện, đệ nhất thiện, bậc Vô thượng só, chứng đắc đệ nhất nghóa, là Sa-môn chất trực”. Ngũ Chi Vật chủ nghe Dị học Sa-môn Văn-kì Tử nói, không cho là phải, không cho là trái, từ chỗ ngồi đứng dậy, bước đi với ý niệm: “Với lời như vậy, ta phải đích thân đi đến Thế Tôn thưa hỏi nghóa này”. Rồi ông đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi xuống mộït bên, đem những điều đã bàn luận với Dị học Sa-môn Văn-kì Tử thuật lại hết với Đức Phật. Đức Thế Tôn nghe xong, nói rằng: “Này Vật chủ, theo lời Dị học Sa-môn Văn-kì Tử nói, nếu quả thật như vậy thì trẻ sơ sanh tay chân mềm yếu, nằm ngửa mà ngủ, cũng sẽ thành tựu thiện, đệ nhất thiện, là bậc Vô thượng só, chứng đắc đệ nhất nghóa, là Sa-môn chất trực. Này Vật chủ, trẻ sơ sanh còn không có tưởng về thân, huống nữa là tạo nghiệp ác của thân. Nó chỉ có thể cử động thân. Này Vật chủ, trẻ sơ sanh còn không có tưởng về miệng, huống nữa là nói ác. Nó chỉ biết khóc. Này Vật chủ, trẻ sơ sanh còn không có tưởng về niệm, huống nữa là niệm ác duy chỉ biết bập bẹ<註 n="782"/>275.Này Vật chủ, trẻ sơ sanh còn không có tưởng về mạng, huống nữa là sống tà mạng, duy chỉ suy niệm đến sữa mẹ. Này Vật chủ, theo lời Dị học Sa-môn Văn-kì Tử nói, như vậy thì trẻ sơ sanh cũng thành tựu thiện, đệ nhất thiện, là bậc Vô thượng só, chứng đắc đệ nhất nghóa, là Sa-môn chất trực. “Này Vật chủ, nếu người nào có bốn sự, Ta chủ trương rằng người ấy thành tựu thiện, đệ nhất thiện, nhưng không phải là bậc Vô thượng só, không thể chứng đắc đệ nhất nghóa, cũng không phải là Sa-môn chất trực. “Những gì là bốn? Là thân không tạo nghiệp ác, miệng không nói ác, không sống tà mạng và không suy niệm niệm ác. Này Vật chủ, nếu người nào có bốn sự, Ta chủ trương rằng người ấy thành tựu thiện, đệ nhất thiện, nhưng không phải là bậc Vô thượng só, không thể chứng đắc đệ nhất nghóa, cũng không phải là Sa-môn chất trực. “Này Vật chủ, thân nghiệp, khẩu nghiệp, Ta chủ trương đó là giới. “Này Vật chủ, niệm, Ta chủ trương đó là tâm sở hữu đi theo với tâm. “Này Vật chủ, Ta nói nên biết giới bất thiện. Nên biết giới bất thiện phát sanh từ đâu? Nên biết giới bất thiện bị diệt trừ không còn dư tàn ở chỗ nào, bị bại hoại không còn dư tàn ở chỗ nào. Nên biết đệ tử Hiền thánh làm thế nào để diệt trừ giới bất thiện. “Này Vật chủ, Ta nói nên biết giới thiện. Nên biết giới thiện phát sanh từ đâu? Nên biết giới thiện bị diệt không còn dư tàn ở chỗ nào, bị bại hoại không còn dư tàn ở chỗ nào. Nên biết đệ tử Hiền thánh làm thế nào để diệt trừ giới thiện. “Này Vật chủ, Ta nói nên biết niệm bất thiện. Nên biết niệm bất thiện phát sanh từ đâu? Nên biết niệm bất thiện bị diệt trừ không còn dư tàn ở chỗ nào, bị bại hoại không còn dư tàn ở chỗ nào. Nên biết đệ tử Hiền thánh làm thế nào để diệt trừ niệm bất thiện. “Này Vật chủ, Ta nói nên biết niệm thiện. Nên biết niệm thiện phát sanh từ đâu? Nên biết niệm thiện bị diệt trừ không còn dư tàn ở chỗ nào, bị bại hoại không còn dư tàn ở chỗ nào. Nên biết Hiền thánh làm thế nào để diệt trừ niệm thiện. “Này Vật chủ, thế nào gọi là giới bất thiện? “Thân hành bất thiện, miệng, ý hành bất thiện. Đó gọi là giới bất thiện. “Này Vật chủ, giới bất thiện này phát sanh từ đâu? Ta nói chỗ phát sanh của chúng, nên biết là phát sanh từ tâm. Thế nào gọi là tâm? Nếu tâm có dục, có nhuế, có si, nên biết giới bất thiện phát sanh từ tâm này. “Này Vật chủ, giới bất thiện bị diệt trừ, không còn dư tàn ở chỗ nào, bị bại hoại không còn dư tàn ở chỗ nào? Đa văn Thánh đệ tử xả bỏ nghiệp bất thiện về thân, tu tập nghiệp thiện về thân; xả bỏ nghiệp bất thiện về miệng, ý, tu tập nghiệp thiện về miệng, ý. Đây là giới bất thiện bị diệt trừ không còn dư tàn, bị bại hoại không còn dư tàn. “Này Vật chủ, đệ tử Hiền thánh làm thế nào diệt trừ giới bất thiện? Nếu Đa văn Thánh đệ tử quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp. Như vậy là Hiền thánh đệ tử đã diệt trừ giới bất thiện. “Này Vật chủ, thế nào gọi là giới thiện? Thân hành thiện, miệng, ý hành thiện. Đó gọi là giới thiện. “Này Vật chủ, giới thiện này phát sanh từ đâu? Ta nói chỗ phát sanh của chúng, nên biết là phát sanh từ tâm. Thế nào gọi là tâm? Nếu tâm không có dục, không có nhuế, không có si, nên biết giới thiện phát sanh từ tâm này. “Này Vật chủ, giới thiện bị diệt trừ không còn dư tàn ở chỗ nào, bị bại hoại không còn dư tàn ở chỗ nào. Nếu Đa văn Thánh đệ tử hành trì giới mà không dính trước nơi giới, đây là giới thiện bị diệt trừ không còn dư tàn, bị bại hoại không còn dư tàn. “Này Vật chủ, Hiền thánh đệ tử làm thế nào để diệt trừ giới thiệïn? Nếu Đa văn Thánh đệ tử quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp. Như vậy là Hiền thánh đệ tử đã diệt trừ giới thiện. “Này Vật chủ, thế nào gọi là niệm bất thiện? Suy niệm về niệm dục, niệm nhuế, niệm hại. Đó gọi là niệm bất thiện. “Này Vật chủ, niệm bất thiện này phát sanh từ đâu? Ta nói chỗ phát sanh của chúng, nên biết là phát sanh từ tưởng. Thế nào gọi là tưởng? Ta nói hành trạng của tưởng có nhiều loại, đa chủng, vô lượng chủng, hoặc dục tưởng, nhuế tưởng, hại tưởng. “Này Vật chủ, chúng sanh do tưởng dục giới<註 n="783"/>276 mà sanh niệm bất thiện tương ưng với dục giới. Nếu có tưởng thì vì nhân nơi tưởng đó cho nên sanh niệm bất thiện tương ưng với dục giới. “Này Vật chủ, chúng sanh do tưởng nhuế giới, hại giới cho nên sanh niệm bất thiện tương ưng với nhuế và hại giới. Nếu có tưởng thì vì nhân nơi tưởng đó cho nên sanh niệm bất thiện tương ưng với nhuế, hại giới. Đó là niệm bất thiện phát sanh từ tưởng này. “Này Vật chủ, niệm bất thiện bị diệt trừ không còn dư tàn ở chỗ nào, bị bại hoại không còn dư tàn ở chỗ nào? Nếu Đa văn Thánh đệ tử ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu và an trụ, đây là niệm bất thiện bị diệt trừ không còn dư tàn, bị bại hoại không còn dư tàn. “Này Vật chủ, Hiền thánh đệ tử làm thế nào để diệt trừ niệm bất thiện? Nếu Đa văn Thánh đệ tử quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp; như vậy là Hiền thánh đệ tử đã diệt trừ niệm bất thiện. “Này Vật chủ, thế nào gọi là niệm thiện? Suy niệm về niệm vô dục, niệm vô nhuế, niệm vô hại<註 n="784"/>277.Đó gọi là niệm thiện. “Này Vật chủ, niệm này phát sanh từ đâu? Ta nói chỗ phát sanh của chúng, nên biết là phát sanh từ tưởng. Thế nào gọi là tưởng? Ta nói hành trạng của tưởng có nhiều loại, đa chủng, vô lượng chủng, hoặc vô dục tưởng, vô nhuế tưởng, vô hại tưởng. Này Vật chủ, chúng sanh do tưởng trong vô dục giới cho nên sanh niệm thiện tương ưng với vô dục giới. Nếu có tưởng thì vì nhân nơi tưởng đó cho nên sanh niệm thiện, tương ưng với vô dục giới. “Này Vật chủ, chúng sanh do tưởng trong vô nhuế, vô hại giới cho nên sanh niệm thiện tương ưng với vô nhuế, vô hại giới. Nếu có tưởng thì vì nhân nơi tưởng đó cho nên sanh niệm thiện tương ưng với vô nhuế, vô hại giới. Đó là niệm thiện phát sanh từ tưởng này. “Này Vật chủ, niệm thiện bị diệt trừ không còn dư tàn ở chỗ nào, bị bại hoại không còn dư tàn ở chỗ nào? Nếu Đa văn Thánh đệ tử diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ, đây là niệm thiện bị diệt trừ không còn dư tàn, bị bại hoại không còn dư tàn. “Này Vật chủ, Hiền thánh đệ tử làm thế nào để diệt trừ niệm thiện? Nếu Đa văn Thánh đệ tử quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp, như vậy là Hiền thánh đệ tử đã diệt trừ niệm thiện. “Này Vật chủ, nếu Đa văn Thánh đệ tử do tuệ quán sát biết đúng như thật giới bất thiện, biết đúng như thật giới bất thiện phát sanh từ đâu, biết đúng như thật giới bất thiện này đã bị diệt trừ không còn dư tàn, bị bại hoại không còn dư tàn. Do tuệ mà quán sát biết đúng như thật như vậy là Hiền thánh đệ tử đã diệt trừ giới bất thiện. “Do tuệ mà quán sát biết đúng như thật giới thiện, biết đúng như thật giới thiện phát sanh từ đâu, biết đúng như thật giới thiện này đã bị diệt trừ không còn dư tàn, bị bại hoại không còn dư tàn. Do tuệ mà quán sát biết đúng như thật như vậy là Hiền thánh đệ tử đã diệt trừ giới thiện. “Do tuệ mà quán sát biết đúng như thật niệm bất thiện, biết đúng như thật niệm bất thiện phát sanh từ đâu, biết đúng như thật niệm bất thiện này đã bị diệt trừ không còn dư tàn, bị bại hoại không còn dư tàn. Do tuệ mà quán sát biết đúng như thật như vậy là Hiền thánh đệ tử đã diệt trừ niệm bất thiện. “Do tuệ mà quán sát biết đúng như thật niệm thiện, biết đúng như thật niệm thiện phát sanh từ đâu, biết đúng như thật niệm thiện này đã bị diệt trừ không còn dư tàn, bị bại hoại không còn dư tàn. Do tuệ mà quán sát biết đúng như thật như vậy là Hiền thánh đệ tử đã diệt trừ niệm thiện. “Vì sao vậy? Vì nhân chánh kiến nên sanh chánh chí<註 n="785"/>278, nhân chánh chí nên sanh chánh ngữ, nhân chánh ngữ nên sanh chánh nghiệp, nhân chánh nghiệp nên sanh chánh mạng, nhân chánh mạng nên sanh chánh phương tiện<註 n="786"/>279, nhân chánh phương tiện nên sanh chánh niệm, nhân chánh niệm nên sanh chánh định. Hiền thánh đệ tử đã định tâm như vậy rồi, liền giải thoát tất cả dâm, nộ, si. “Này Vật chủ, Hiền thánh đệ tử đã chánh tâm giải thoát như vậy rồi, liền biết đúng như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Đó gọi là học kiến đạo<註 n="787"/>280 thành tựu tám chi, và A-la-hán lậu tận đã thành tựu mười chi<註 n="788"/>281.“Này Vật chủ, thế nào gọi là học kiến đạo thành tựu tám chi? Đó là học chánh kiến cho đến chánh định. Như vậy gọi là học kiến đạo thành tựu tám chi. “Thế nào gọi là A-la-hán lậu tận thành tựïu mười chi? Đó là vô học chánh kiến cho đến vô học chánh trí<註 n="789"/>282.Như vậy gọi là A-la-hán lậu tận thành tựu mười chi. “Này Vật chủ, nếu người nào có mười chi, Ta chủ trương rằng người ấy thành tựu thiện, đệ nhất thiện, là bậc Vô thượng só, chứng đắc đệ nhất nghóa, là Sa-môn chất trực”. Phật thuyết như vậy. Ngũ Chi Vật chủ và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517322028">180.KINH CÙ-ĐÀM-DI<註 n="790"/>283 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Thích-ki-sấu, ở tại Gia-bệ-la-vệ, trong vườn Ni-câu-loại<註 n="791"/>284.Bấy giờ, Ma-ha Bá-la-xà-bát-đề Cù-đàm-di<註 n="792"/>285 đem một chiếc y mới sắc vàng, dệt bằng kim tuyến, đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, ngồi xuống một bên rồi thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, chiếc y mới sắc vàng dệt bằng kim tuyến này, tôi tự cắt may cho Thế Tôn. Mong Thế Tôn thương xót tôi mà thâu nạp cho. Đức Thế Tôn nói: “Này Cù-đàm-di, hãy đem y này dâng cúng cho chúng Tỳ-kheo. Dâng cúng cho chúng Tỳ-kheo tức là đã cúng dường Ta, cũng như đã cúng dường đại chúng. Lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Đại Sanh Chủ<註 n="793"/>286 Cù-đàm-di vẫn thưa: “Bạch Thế Tôn, chiếc y mới sắc vàng dệt bằng kim tuyến này, tôi tự cắt may cho Thế Tôn. Mong Thế Tôn thương xót tôi mà thâu nạp cho. Lần thứ hai, rồi lần thứ ba, Đức Thế Tôn cũng vẫn nói: “Này Cù-đàm-di, hãy đem y này dâng cúng cho chúng Tỳ-kheo. Dâng cúng cho chúng Tỳ-kheo tức là đã cúng dường Ta, cũng như đã cúng dường đại chúng. Bấy giờ, Tôn giả A-nan đứng phía sau Đức Thế Tôn, cầm quạt hầu Phật, liền thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, Đại Sanh Chủ Cù-đàm-di đã đem lại cho Thế Tôn nhiều lợi ích, đã bảo dưỡng Thế Tôn sau khi thân mẫu Thế Tôn qua đời”. Đức Thế Tôn nói: “Này A-nan, thật sự như vậy. Này A-nan, thật sự như vậy. Đại Sanh Chủ Cù-đàm-di đã đem lại cho Ta nhiều lợi ích, đã bảo dưỡng Ta sau khi thân mẫu Ta qua đời. Nhưng này A-nan, Ta cũng đem lại cho Đại Sanh Chủ Cù-đàm-di nhiều lợi ích. Vì sao vậy? Đại Sanh Chủ Cù-đàm-di nhờ Ta mà được quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo, không nghi ngờ Ba ngôi tôn quý, Khổ, Tập, Diệt, Đạo, thành tựu tín, giới, đa văn, bố thí, trí tuệ, xa lìa nghiệp sát, đoạn trừ nghiệp sát, không cho mà lấy, tà dâm, nói dối, xa lìa nghiệp uống rượu, đoạn trừ nghiệp uống rượu. A-nan, nếu có người nhờ ngưới mà được quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo, không nghi ngờ ba ngôi tôn quý, không nghi ngờ Khổ, Tập, Diệt, Đạo, thành tựu tín, giới, đa văn, bố thí, trí tuệ, xa lìa nghiệp sát, đoạn trừ nghiệp sát, không cho mà lấy, tà dâm, nói dối, xa lìa nghiệp uống rượu, đoạn trừ nghiệp uống rượu, thì người này cúng dường lại người kia, dù cho đến suốt đời, uống ăn, áo chăn, giường chõng, thuốc thang và đủ các thứ vật dụng cho đời sống, vẫn chưa thể đền ơn. “Lại nữa, này A-nan, có bảy loại bố thí cho Tăng chúng, và có mười loại bố thí riêng cho từng người, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn. “Này A-nan, thế nào gọi là bảy loại bố thí cho Tăng chúng sẽ đượïc đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn? “Thiện nam tử hay thiện nữ nhân có tín tâm<註 n="794"/>287 khi Phật còn tại thế, Phật là vị đứng đầu, mà bố thí cho Phật và chúng Tỳ-kheo, như vậy gọi là loại bố thí thứ nhất cho Tăng chúng sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn. “Thiện nam tử hay thiện nữ nhân có tín tâm, sau khi Thế Tôn nhập Niết-bàn không lâu, bố thí cho cả hai bộ chúng, bố thí cho chúng Tỳ-kheo, bố thí cho chúng Tỳ-kheo-ni; đi vào tinh xá Tỳ-kheo bạch với chúng rằng ‘Mong trong chúng ở đây cử ra một số Tỳ-kheo để chúng con được bố thí’; đi vào tinh xá Tỳ-kheo-ni bạch với chúng rằng ‘Mong trong chúng ở đây cử ra một số Tỳ-kheo-ni để chúng con được bố thí’. Như vậy gọi là loại bố thí thứ năm cho Tăng chúng, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn. “Này A-nan, trong thời tương lai, có Tỳ-kheo thuộc loại danh tánh<註 n="795"/>288, khoác áo ca-sa mà không tinh tấn, vị ấy đã không tinh tấn, không tinh cần mà vẫn được bố thí vì có ở trong chúng, duyên nơi chúng, ở trên chúng, nhân nơi chúng, Ta nói lúc bấy giờ thí chủ sẽ được phước vô lượng không thể đếm, không thể kể, được thiện, được lạc; huống nữa là bố thí cho Tỳ-kheo thành tựu hành sự<註 n="796"/>289, thành tựu trừ sự<註 n="797"/>290, thành tựu cả hành sự và trừ sự, thành tựu chất trực, thành tựu nhu nhuyến, thành tựu cả chất trực và nhu nhuyến, thành tựu nhẫn, thành tựu lạc, thành tựu cả nhẫn và lạc, thành tựu tương ưng, thành tựu kinh kỹ, thành tựu cả tương ưng và kinh kỹ, thành tựu oai nghi, thành tựu hành lai du<註 n="798"/>291, thành tựu cả oai nghi và hành lai du<註 n="799"/>292, thành tựu tín, thành tựu giới, thành tựu đa văn, thành tựu thí, thành tựu tuệ, thành tựu cả tín, giới, đa văn, thí, tuệ. Như vậy gọi là loại bố thí thứ bảy cho Tăng chúng, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn. “Đó gọi là bảy loại bố thí cho Tăng chúng sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được quả báo rộng lớn. “Này A-nan, thế nào gọi là mười bốn loại bố thí riêng cho từng người sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, quả báo rộng lớn? “Thiện nam tử hay thiện nữ có tín nhân bố thí cho Đức Như Lai, bố thí cho Duyên giác, bố thí cho A-la-hán, bố thí cho A-la-hán hướng, bố thí cho A-na-hàm, bố thí cho A-na-hàm hướng, bố thí cho Tư-đà-hàm, bố thí cho Tư-đà-hàm hướng, bố thí cho Tu-đà-hoàn, bố thí cho Tu-đà-hoàn hướng, bố thí cho Tiên nhân ngoại đạo ly dục, bố thí cho người tinh tấn, bố thí cho người không tinh tấn, bố thí cho súc sanh. “Này A-nan, bố thí cho súc sanh được phước trăm lần hơn. “Bố thí cho người không tinh tấn được phước ngàn lần hơn. “Bố thí cho người tinh tấn được phước trăm ngàn lần hơn. “Bố thí cho Tiên nhân ngoại đạo ly dục được phước ức trăm ngàn lần hơn. “Bố thí cho vị Tu-đà-hoàn hướng được phước vô lượng. “Bố thí cho vị đắc Tu-đà-hoàn được phước vô lượng. “Bố thí cho vị Tư-đà-hàm hướng được phước vô lượng. “Bố thí cho vị đắc Tư-đà-hàm được phước vô lượng. “Bố thí cho vị A-na-hàm hướng được phước vô lượng. “Bố thí cho vị đắc a-na-hàm được phước vô lượng. “Bố thí cho vị A-la-hán hướng được phước vô lượng. “Bố thí cho vị đắc A-la-hán được phước vô lượng. “Huống nữa là bố thí cho Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. “Đây là mười bốn loại bố thí riêng cho từng người, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được đại quảng báo. “Lại nữa, này A-nan, có bốn loại bố thí và chỉ ba loại được thanh tịnh. “Những gì là bốn? Có loại bố thí do thí chủ thanh tịnh, không phải do người thọ nhận. Có loại bố thí do người thọ nhận thanh tịnh, chứ không phải do thí chủ. Có loại bố thí không phải do thí chủ thanh tịnh, cũng không phải do người thọ nhận. Có loại bố thí do thí chủ thanh tịnh và người thọ nhận cũng vậy. “Này A-nan, thế nào gọi là loại bố thí do thí chủ thanh tịnh, không phải do người thọ nhận? Là thí chủ thì tinh tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo<註 n="800"/>293.Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’. Còn người thọ nhận thì không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’. Như vậy gọi là loại bố thí do thí chủ thanh tịnh, không phải do người thọ nhậïn. “Này A-nan, thế nào gọi là loại bố thí do người thọ nhận thanh tịnh, không phải do thí chủ? Là thí chủ thì không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’. Còn người thọ nhận thì tinh tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’. Như vậy gọi là loại bố thí do người thọ nhận thanh tịnh, không phải do thí chủ. “Này A-nan, thế nào gọi là loại bố thí không phải do thí chủ thanh tịnh, cũng không phải do người thọ nhận? Là thí chủ thì không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’. Và người thọ nhận cũng không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’. Như vậy gọi là loại bố thí không phải do thí chủ thanh tịnh, cũng không phải do người thọ nhận. “Này A-nan, thế nào gọi là loại bố thí do thí chủ thanh tịnh và người thọ nhận cũng vậy? Là thí chủ thì tinh tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’. Và người thọ nhận cũng tinh tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’. Như vậy gọi là loại bố thí do thí chủ thanh tịnh và người thọ nhận cũng vậy.” Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài kệ rằng: Người tinh tấn thí người không tinh tấn Thí đúng pháp được tâm hoan hỷ Vì tin có nghiệp và quả báo Loại thí này thí chủ thanh tịnh. Không tinh tấn thí người tinh tấn Không đúng pháp, không tâm hoan hỷ Vì không tin nghiệp và quả báo Loại thí này người nhận thanh tịnh. Người giải đãi thí không tinh tấn Không đúng pháp, không tâm hoan hỷ Vì không tin nghiệp và quả báo Loại thí này không được quảng báo Người tinh tấn thí người tinh tấn Là đúng pháp, được tâm hoan hỷ Vì tin có nghiệp và quả báo Loại thí này đạt được quảng báo. Kẻ nô tỳ và kẻ bần cùng Hoan hỷ tự mình làm bố thí Vì tin có nghiệp, có quả báo Bố thí như vậy thiên nhân khen. Khéo léo giữ gìn cả thân miệng Đưa tay cầu xin đúng Chánh pháp Người ly dục thí người ly dục Đó chính là tài thí đệ nhất. Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517322029">181.KINH ĐA GIỚI<註 n="801"/>294 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Tôn giả A-nan một mình trong tịnh thất, tónh tọa tư duy, tâm khởi lên ý nghó này: “Những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ<註 n="802"/>295.” Rồi Tôn giả A-nan vào lúc xế chiều, từ tónh tọa dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi đứng sang một bên, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, hôm nay con một mình trong tịnh thất, tónh tọa tư duy, tâm khởi lên ý nghó này: “Những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ”. Thế Tôn nói rằng: “Thật vậy, A-nan, những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ. “Này A-nan, cũng như lửa dậy từ bụi lau, bụi cỏ, cháy luôn cả lầu các, điện đường. Này A-nan, cũng vậy, những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ. “Này A-nan, trong quá khứ, nếu những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Nếu những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ. “Này A-nan, trong thời vị lai, nếu những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Nếu những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ. “Này A-nan, trong thời hiện tại, những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ. “Này A-nan, đó gọi là, ngu si có sợ hãi, trí tuệ không sợ hãi; ngu si có vấp ngã, tai hoạn, ưu não; trí tuệ không có vướng tai hoạn, ưu não. “Này A-nan, những ai có sợ hãi, vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng có thể tìm thấy nơi ngu si chứ không phải nơi trí tuệ. Lúc bấy giờ, Tôn giả A-nan buồn rầu, khóc lóc, nước mắt chảy, chắp tay hướng về Đức Phật, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo ngu si, không phải trí tuệ<註 n="803"/>296?” Thế Tôn đáp rằng: “Này A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào không biết giới, không biết xứ, không biết nhân duyên, không biết thị xứ phi xứ<註 n="804"/>297.A-nan, Tỳ-kheo như vậy là ngu si, không phải trí tuệ. Tôn giả A-nan bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo như vậy là ngu si, không phải là trí tuệ. Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo trí tuệ, không phải ngu si?” Thế Tôn đáp rằng: “A-nan, nếu Tỳ-kheo nào biết giới, biết xứ, biết nhân duyên, biết thị xứ phi xứ; A-nan, Tỳ-kheo như vậy là trí tuệ, không phải ngu si”. Tôn giả A-nan bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo như vậy là trí tuệ, không phải ngu si. Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo biết giới?” Thế Tôn nói: “Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nào thấy và biết như thật về mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhó giới, thanh giới, nhó thức giới, tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. A-nan, thấy và biết như thật về mười tám giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về sáu giới: địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới. A-nan, thấy và biết như thật về sáu giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về sáu giới: dục giới, nhuế giới, hại giới, vô dục giới, vô nhuế giới, vô hại giới. A-nan, thấy và biết như thật về sáu giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về sáu giới: lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới. A-nan, thấy và biết như thật về sáu giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về bốn giới: thọ giới, tưởng giới, hành giới, thức giới. A-nan, thấy và biết như thật về bốn giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về ba giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. A-nan, thấy và biết như thật về ba giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về ba giới: sắc giới, vô sắc giới, diệt giới. A-nan, thấy và biết như thật về ba giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về ba giới: quá khứ giới, vị lai giới, hiện tại giới. A-nan, thấy và biết như thật về ba giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về ba giới: diệu giới, bất diệu giới, trung giới. A-nan, thấy và biết như thật về ba giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về ba giới: thiện giới, bất thiện giới, vô ký giới. A-nan, thấy và biết như thật về ba giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về ba giới: học giới, vô học giới, phi học vô học giới. A-nan, thấy và biết như thật về ba giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về hai giới: hữu lậu giới, vô lậu giới. A-nan, thấy và biết như thật về hai giới này. “Lại nữa, A-nan, thấy và biết như thật về: hữu vi giới, vô vi giới. A-nan, thấy và biết như thật về hai giới này. “Này A-nan, thấy và biết như thật về sáu mươi hai giới này. A-nan, Tỳ-kheo thấy và biết như thật về giới như vậy”. Tôn giả A-nan bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo biết giới như vậy. Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo biết xứ?” Thế Tôn đáp: “Nếu Tỳ-kheo nào thấy và biết như thật về mười hai xứ: nhãn xứ, sắc xứ, nhó xứ, thanh xứ, tỷ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ. A-nan, thấy và biết như thật về mười hai xứ này. Này A-nan, Tỳ-kheo biết xứ như vậy. Tôn giả A-nan bạch rằng: “Tỳ-kheo biết xứ như vậy. Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo biết nhân duyên<註 n="805"/>298?” Thế Tôn đáp: “Nếu Tỳ-kheo nào thấy và biết như thật về nhân duyên và pháp khởi từ nhân duyên, rằng ‘Nhân cái này có, cái kia có; cái này không, cái kia không. Cái này sanh, cái kia sanh; cái này diệt cho nên cái kia diệt’. Tức là duyên vô minh có hành…, cho đến duyên sanh có già, chết. Nếu vô minh diệt thì hành diệt, cho đến sanh diệt thì già, chết diệt. A-nan, Tỳ-kheo biết nhân duyên như vậy.” Tôn giả A-nan bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo biết nhân duyên như vậy. Nhưng, bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo biết thị xứ phi xứ<註 n="806"/>299?” Thế Tôn đáp: “Nếu Tỳ-kheo nào thấy và biết như thật về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Này A-nan, nếu trong đời có hai vị Chuyển luân vương cùng cai trị, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu trong đời có một Chuyển luân vương cai trị, trường hợp này tất có. “Này A-nan, nếu trong đời có hai Đức Như Lai, trường hợp này hoàn toàn không. Nếu trong đời này có một Đức Như Lai, trường hợp này tất có. “Này A-nan, nếu một người đã thấy đế lý<註 n="807"/>300 mà có ý sát hại cha mẹ, giết A-la-hán, phá hoại Thánh chúng, ác tâm với Phật, làm Như Lai đổ máu, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu một người phàm phu cố ý hại cha mẹ, giết A-la-hán, phá hoại Thánh chúng, ác tâm với Phật, làm Như Lai đổ máu, trường hợp này tất có xảy ra. “A-nan, nếu một người đã thấy đế lý mà cố tình phạm giới, xả giới, bỏ đạo, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu một người phàm phu cố ý phạm giới, xả giới, bỏ đạo, trường hợp này tất có. “Nếu có một người đã thấy đế lý mà xả ly nội đạo này, tôn thờ ngoại đạo, mong cầu phước điền ở đó, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu một người phàm phu xả ly nội đạo này, tôn thờ ngoại đạo, mong cầu phước điền ở đó, trường hợp này tất có. “Này A-nan, nếu một người đã thấy đế lý mà theo các Sa-môn, Phạm chí khác nói như vầy: ‘Các ngài thấy điều đáng thấy, biết điều đáng biết’, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu người phàm phu theo các Sa-môn, Phạm chí khác, nói rằng: ‘Các ngài thấy điều đáng thấy, biết điều đáng biết’, trường hợp này tất có. “Này A-nan, nếu người đã thấy đế lý mà còn tin bói toán, hỏi cát hung, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu người phàm phu tin bói toán, hỏi cát hung, trường hợp này tất có. “Này A-nan, nếu người đã thấy đế lý theo các Sa-môn, Phạm chí khác mà bói toán, hỏi cát hung, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu người phàm phu theo các Sa-môn, Phạm chí khác mà bói toán, hỏi cát hung, trường hợp này tất có. “A-nan, nếu ngườøi thấy đế lý mà phát sanh sự cực khổ, rất khổ, trọng đại khổ, không thể ái, không thể lạc, không thể tư, không thể niệm, cho đến đoạn mạng, bèn xả ly nội đạo này, cầu cứu ở ngoại đạo. Hoặc có Sa-môn, Phạm chí trì một câu, hai câu, ba câu, bốn câu, nhiều câu, trăm ngàn câu, ‘Mong giải trừ sự khổ cho tôi’, đó là đi tìm sự khổ, tập khởi sự khổ, dẫn đến sự khổ mà nói là dứt khổ, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu một người phàm phu xả ly nội đạo này mà cầu cứu ngoại đạo, hoặc có Sa-môn, Phạm chí trì chú một câu, hai câu, ba câu, bốn câu, nhiều câu, trăm ngàn câu, ‘Mong giải trừ sự khổ cho tôi’, đó là đi tìm sự khổ, tập khởi sự khổ, dẫn đến sự khổ, mà nói là dứt khổ, trường hợp này tất có. “A-nan, nếu người thấy đế lý mà tái sanh lần thứ tám, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu một người phàm phu tái sanh lần thứ tám, trường hợp này tất có. “Này A-nan, nếu ai có thân ác hành, khẩu và ý ác hành, do duyên này thân hoại mạng chung đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai có thân ác hành, khẩu và ý ác hành, do duyên này thân hoại mạng chung đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục, trường hợp này tất có. “A-nan, nếu ai có thân diệu hành, khẩu và ý diệu hành, do duyên này thân hoại mạng chung đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai có thân diệu hành, khẩu và ý diệu hành, do duyên này thân hoại mạng chung đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời, trường hợp này tất có. “A-nan, nếu ai có thân ác hành, khẩu và ý ác hành mà thọ lạc báo, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai có thân ác hành, khẩu và ý ác hành mà thọ khổ báo, trường hợp này tất có. “A-nan, nếu ai có thân diệu hành, khẩu và ý diệu hành mà thọ khổ báo, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai có thân diệu hành, khẩu và ý diệu hành mà thọ lạc báo, trường hợp này tất có. “Này A-nan, nếu ai không đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, mà tâm có thể an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém mà tâm an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, trường hợp này tất có. “A-nan, nếu ai không đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tâm không an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ mà muốn tu bảy giác chi, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tâm an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ mà tu bảy giác ý, trường hợp này tất có. “A-nan, nếu ai không đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tâm không an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, không tu bảy giác ý mà muốn chứng đắc Vô thượng chánh đẳng giác, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, tu bảy giác ý, chứng đắc Vô thượng chánh đẳng giác, trường hợp này tất có. “A-nan, nếu ai không đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tâm không an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, không tu bảy giác ý, không chứng đắc Vô thượng chánh đẳng giác mà đạt đến khổ biên, trường hợp này hoàn toàn không có. Nếu ai đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, an trụ vững vàng trên bốn niệm xứ, tu bảy giác ý, chứng đắc Vô thượng chánh đẳng giác, đạt đến khổ biên, trường hợp này tất có. “Này A-nan, Tỳ-kheo biết thị xứ, phi xứ như vậy”. Lúc bấy giờ Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Đức Phật bạch: “Bạch Thế Tôn, kinh này tên gọi là gì? Nên phụng trì như thế nào?” Thế Tôn đáp: “Này A-nan, hãy thọ trì pháp này, là đa giới, pháp giới, cam lộ giới, đa cổ, pháp cổ, cam lộ cổ, là pháp kính, là tứ phẩm<註 n="808"/>301.Do đó kinh này được gọi là Đa Giới”. Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="517975161">PHẨM THỨ 15: PHẨM SONG <詞 id="517141588">182.KINH MÃ ẤP (I)<註 n="809"/>302 Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Ương-kị<註 n="810"/>303, cùng với đại chúng Tỳ-kheo. Ngài cùng với chúng Đại Tỳ-kheo đi đến Mã ấp<註 n="811"/>304, ngụ tại Mã lâm tự<註 n="812"/>305.Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Người ta thấy các ngươi, những Sa-môn, là Sa-môn. Nếu có ai hỏi các ngươi, những Sa-môn, thì các ngươi có tự xưng mình là Sa-môn chăng?” Các Tỳ-kheo bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, có.” Phật lại nói: “Cho nên, các ngươi chính vì lẽ đó, chính vì là Sa-môn, phải học pháp như thật Sa-môn, và pháp như thật Phạm chí. Sau khi đã học pháp như thật Sa-môn và pháp như thật Phạm chí, bấy giờ mới là Sa-môn chân chánh, không phải là Sa-môn hư danh. Nếu có thọ nhận áo chăn, ẩm thực, giường chõng, thuốc thang, và các thứ tư cụ sinh hoạt khác, những thứ cung cấp ấy được phước lớn, được kết quả lớn, được công đức lớn và được quả báo rộng rãi. Các ngươi nên học như vậy. “Thế nào là pháp như thật Sa-môn và pháp như thật Phạm chí? “Thân hành thanh tịnh, chánh đại quang minh, khéo léo giữ gìn, không có tỳ vết. Nhân nơi thân hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người, không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu các ngươi nghó rằng, ‘Ta thân hành thanh tịnh, điều cần làm ta đã làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức nghóa, không còn gì phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghóa của Sa-môn mà lạc mất nghóa của Sa-môn. “Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân đã thanh tịnh lại phải làm những gì? Phải học khẩu hành thanh tịnh, chánh đại quang minh, khéo léo giữ gìn, không có tỳ vết. Nhân nơi khẩu hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người, không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu các thầy nghó rằng, ‘Ta thân, khẩu hành thanh tịnh, điều cần làm ta đã làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức nghóa, không còn gì phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghóa của Sa-môn mà lạc mất nghóa của Sa-môn. “Như muốn cầu tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân, khẩu đã thanh tịnh, lại phải làm những gì? Phải học ý hành thanh tịnh, chánh đại quang minh, khéo léo giữ gìn, không có tỳ vết. Nhân nơi ý hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người, không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu các ngươi nghó rằng, ‘Ta thân, khẩu, ý hành thanh tịnh, điều cần làm ta đã làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức nghóa, không còn gì phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghóa của Sa-môn mà lạc mất nghóa của Sa-môn. “Như muốn cầu tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân, khẩu, ý đã thanh tịnh, lại phải làm những gì? Phải học mạng hành<註 n="813"/>306 thanh tịnh, chánh đại quang minh, khéo léo giữ gìn, không có tỳ vết. Nhân nơi mạng hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người, không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu các ngươi nghó rằng, ‘Ta thân, khẩu, ý, mạng hành thanh tịnh, điều cần làm ta đã làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức nghóa, không còn gì phải làm thêm’, này Tỳ-kheo Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghóa của Sa-môn mà lạc mất nghóa của Sa-môn. “Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân, khẩu, ý, mạng đã thanh tịnh, lại phải làm những gì? Tỳ-kheo phải học thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng muốn khởi ý. Khi mắt thấy sắc, không chấp thủ sắc tướng, không đắm sắc vị; vì sự phẫn tránh<註 n="814"/>307 mà thủ hộ căn con mắt, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia<註 n="815"/>308, nên thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, khi ý biết pháp không chấp thủ pháp tướng, không đắm pháp vị; vì sự phẫn tránh mà thủ hộ ý căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia, nên thủ hộ ý căn. Nếu các ngươi nghó rằng, ‘Ta thân, khẩu, ý, mạng hành thanh tịnh, thủ hộ các căn, điều cần làm ta đã làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức nghóa, không còn gì phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để các thầy mong cầu cứu cánh của Sa-môn mà lạc mất cứu cánh của Sa-môn. “Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân, khẩu, ý, mạng đã thanh tịnh, đã thủ hộ các căn, lại phải làm những gì? Tỳ-kheo phải học chánh tri khi ra, khi vào<註 n="816"/>309, khéo quán sát phân biệt<註 n="817"/>310; co duỗi, cúi ngước, nghi dung chững chạc; khéo mang Tăng-già-lê và các y bát; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng hay im lặng… đều có chánh tri. Nếu các ngươi nghó rằng, ‘Ta thân, khẩu, ý, mạng hành thanh tịnh, thủ hộ các căn, có chánh tri khi ra, khi vào, điều cần làm ta đã làm xong, không cần học thêm nữa, đã thành tựu đức nghóa, không còn gì phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghóa của Sa-môn mà lạc mất nghóa của Sa-môn. “Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân, khẩu, ý, mạng đã thanh tịnh, đã thủ hộ các căn, đã biết rõ sự ra vào, lại phải làm những gì? Tỳ-kheo nên học sống cô độc tại nơi xa vắng, ở trong rừng vắng, dưới gốc cây, những nơi không nhàn yên tónh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc vào trong rừng, hoặc giữa bãi tha ma. Vị ấy sau khi ở trong rừng vắng, hoặc dưới gốc cây, những nơi không nhàn yên tónh, trải ni-sư-đàn, ngồi kiết già, chánh thân chánh nguyện<註 n="818"/>311, hướng niệm nội tâm<註 n="819"/>312, đoạn trừ tâm tham lam, tâm không tranh cãi<註 n="820"/>313, thấy tài vật và các nhu dụng sinh sống của người khác mà không khởi lòng tham muốn, muốn khiến về mình. Vị ấy đối vớùi sự tham lam, tâm đã tịnh trừ. Cũng vậy, sân nhuế, thùy miên, trạo hối, đoạn nghi trừ hoặc, đối với các thiện pháp không có do dự. Vị ấy đối với sự nghi hoặc, tâm đã tịnh trừ. Vị ấy đã đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm ô uế, tuệ yếu kém, rồi ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. “Tỳ-kheo với định tâm như vậy, thanh tịnh, không ô uế, không phiền nhiệt, nhu nhuyến, khéo an trụ, chứng đắc tâm bất động, bèn hướng đến sự tác chứng Lậu tận trí thông. Vị ấy liền biết như thật rằng, ‘Đây là Khổ’, ‘Đây là Khổ tập’, ‘Đây là Khổ diệt’, ‘Đây là Khổ diệt đạo’. Cũng biết như thật ‘Đây là Lậu’, ‘Đây là Lậu tập’, ‘Đây là Lậu diệt’, ‘Đây là Lậu diệt đạo’. Tỳ-kheo ấy đã biết như vậy, thấy như vậy rồi, tâm giải thoát dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi liền biết là mình đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Ta nói vị ấy là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là Tịnh dục<註 n="821"/>314.“Thế nào gọi là “Sa-môn”? Là người đã đình chỉ<註 n="822"/>315 các pháp ác bất thiện, các lậu ô uế, là gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệït, là nhân của khổ báo, của sanh lão bệnh tử. Đó gọi là Sa-môn. “Thế nào gọi là “Phạm chí”? Là người xa lìa<註 n="823"/>316 các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế mà là gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lão bệnh tử. Đó gọi là Phạm chí. “Thế nào gọi là Thánh? Là người xa lìa<註 n="824"/>317 các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế, làm gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lão bệnh tử. Đó gọi là Thánh. “Thế nào gọi là “Tịnh dục”? Là người đã tắm rửa sạch các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế, là gốc rễ của hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lão bệnh tử. Đó gọi là Tịnh dục. Đó gọi là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là tịnh dục.” Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517141589">183.KINH MÃ ẤP (II)<註 n="825"/>318 Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật du hóa tại nước Ương-kị<註 n="826"/>319, cùng với đại chúng Tỳ-kheo. Ngài cùng với chúng Đại Tỳ-kheo đi đến Mã ấp, ngụ tại Mã lâm tự. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Người ta thấy các ngươi, những Sa-môn, là Sa-môn. Nếu có ai hỏi các ngươi, những Sa-môn, thì các ngươi có tự xưng mình là Sa-môn chăng?” Các Tỳ-kheo bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, có.” Phật lại nói: “Cho nên, các ngươi chính vì lẽ đó, chính vì là Sa-môn, phải học đạo hạnh<註 n="827"/>320 của Sa-môn, chớ đừng là phi Sa-môn. Sau khi đã học đạo hạnh của Sa-môn, bấy giờ mới là Sa-môn chân chánh, không phải là Sa-môn hư danh. Nếu có thọ nhận áo chăn, ẩm thực, giường chõng, thuốc thang, và các thứ tư cụ sinh hoạt khác, những thứ cung cấp ấy được phước lớn, được kết quả lớn, được công đức lớn và được quả báo rộng rãi. Các ngươi nên học như vậy. “Thế nào là không phải đạo hạnh của Sa-môn? Không phải là Sa-môn? Có tham lam, không dứt tham lam. Có nhuế, không dứt nhuế. Có sân, không bỏ sân<註 n="828"/>321. Có bất ngữ không dứt bất ngữ<註 n="829"/>322. Có kết không dứt kết<註 n="830"/>323. Có bỏn sẻn, không dứt bỏn sẻn. Có tật đố, không dứt tật đố. Có dua nịnh, không dứt dua nịnh. Có lường gạt, không dứt lường gạt. Có vô tàm, không dứt vô tàm<註 n="831"/>324.Có vô quý<註 n="832"/>325, không dứt vô quý. Có ác dục, không bỏ ác dục. Có tà kiến, không bỏ tà kiến. Đó gọi là sự cấu uế của Sa-môn, du siểm của Sa-môn, là trá ngụy của Sa-môn, sự cong vạy của Sa-môn, dẫn đến chỗ ác, vì chưa dứt sạch, nên sự học không phải là đạo tích của Sa-môn, không phải là Sa-môn<註 n="833"/>326.“Cũng như cái búa<註 n="834"/>327 mới rèn rất bén, đầu có mũi nhọn, được bọc trong Tăng-già-lê, Ta nói những người ngu si học đạo Sa-môn kia cũng như vậy, nghóa là có tham lam, không dứt tham lam, có nhuế, không dứt nhuế, có sân, không bỏ sân, có bất ngữ không dứt bất ngữ, có kết không dứt kết, có bỏn sẻn, không dứt bỏn sẻn, có tật đố, không dứt tật đố, có dua nịnh, không dứt dua nịnh, có lường gạt, không dứt lường gạt, có vô tàm, không dứt vô tàm, có vô quý, không dứt vô quý, có ác dục, không bỏ ác dục, có tà kiến, không bỏ tà kiến; dù khoác Tăng-già-lê, Ta không nói đó là Sa-môn. “Nếu ai chỉ cần đắp Tăng-già-lê mà có tham lam dứt tham lam, có nhuế dứt nhuế, có sân bỏ sân, có bất ngữ dứt bất ngữ, có kết dứt kết, có bỏn sẻn dứt bỏn sẻn, có tật đố dứt tật đố, có dua nịnh dứt dua nịnh, có lường gạt dứt lường gạt, có vô tàm dứt vô tàm, có vô quý dứt vô quý, có ác dục bỏ ác dục, có tà kiến bỏ tà kiến, thì bạn bè thân thiết của nó nên đến nói với nó rằng, ‘Này Hiền nhân, hãy học khoác Tăng-già-lê. Này Hiền nhân, nếu học khoác Tăng-già-lê, thì có tham lam dứt tham lam, có nhuế dứt nhuế, có sân dứt sân, có bất ngữ dứt bất ngữ, có kết dứt kết, có bỏn sẻn dứt bỏn sẻn, có tật đố dứt tật đố, có dua nịnh dứt dua nịnh, có lường gạt dứt lường gạt, có vô tàm dứt vô tàm, có vô quý dứt vô quý, có ác dục bỏ ác dục, có tà kiến bỏ tà kiến’. “Bởi vì Ta thấy người đắp Tăng-già-lê mà vẫn có tham lam, có nhuế, có sân, có bất ngữ, có kết, có bỏn sẻn, có tật đố, có dua nịnh, có lường gạt, có vô tàm, cóù vô quý, có ác dục, có tà kiến, cho nên người đắp Tăng-già-lê ấy Ta không nói đó là Sa-môn. “Cũng như vậy, lõa hình, bện tóc, ngồi, ăn một bữa, thường tung nước, thọ trì nước. Những Sa-môn có hạnh như vậy Ta nói không phải là Sa-môn. Nếu Sa-môn do thọ trì nước mà có tham lam dứt tham lam, có nhuế dứt nhuế, có sân bỏ sân, có bất ngữ dứt bất ngữ, có kết dứt kết, có bỏn sẻn dứt bỏn sẻn, có tật đố dứt tật đố, có dua nịnh dứt dua nịnh, có lường gạt dứt lường gạt, có vô tàm dứt vô tàm, có vô quý dứt vô quý, có ác dục bỏ ác dục, có tà kiến bỏ tà kiến; thì bạn bè thân thiết của nó nên đến bảo nó rằng: “Này bạn, bạn nên thọ trì nước, vì do thọ trì nước mà có tham lam dứt tham lam, có nhuế dứt nhuế, có sân bỏ sân, có bất ngữ dứt bất ngữ, có kết dứt kết, có bỏn sẻn dứt bỏn sẻn, có tật đố dứt tật đố, có dua nịnh dứt dua nịnh, có lường gạt dứt lường gạt, có vô tàm dứt vô tàm, có vô quý dứt vô quý, có ác dục bỏ ác dục, có tà kiến bỏ tà kiến’. “Bởi vì Ta thấy có người thọ trì nước mà vẫn có tham lam, có nhuế, có sân, có bất ngữ, có kết, có bỏn sẻn, có tật đố, có dua nịnh, có lường gạt, có vô tàm, cóù vô quý, có ác dục, có tà kiến, cho nên người thọ trì nước ấy Ta nói không phải là Sa-môn. Đó gọi là không phải đạo hạnh của Sa-môn, không phải là Sa-môn. “Thế nào gọi là đạo hạnh của Sa-môn? Chẳng phải chẳng là Sa-môn? Nếu có tham lam dứt tham lam, có nhuế dứt nhuế, có sân bỏ sân, có bất ngữ dứt bất ngữ, có kết dứt kết, có bỏn sẻn dứt bỏn sẻn, có tật đố dứt tật đố, có dua nịnh dứt dua nịnh, có lường gạt dứt lường gạt, có vô tàm dứt vô tàm, có vô quý dứt vô quý, có ác dục bỏ ác dục, có tà kiến bỏ tà kiến. Sự tật đố ấy của Sa-môn<註 n="835"/>328, sự dua nịnh của Sa-môn, sự trá ngụy của Sa-môn, sự tà vạy của Sa-môn dẫn đến chỗ dữ đều đã bị dứt sạch, rồi học đạo hạnh của Sa-môn. Vị ấy như vậy không phải không là Sa-môn. Đó là đạo hạnh của Sa-môn, không phải không là Sa-môn. “Vị ấy như vậy thành tựu giới, thân thanh tịnh, miệng, ý thanh tịnh, không tham lam, trong tâm không có sân nhuế, không có thụy miên, không trạo cử kiêu ngạo, đoạn nghi trừ hoặc, chánh niệm chánh trí, không có ngu si. Tâm vị ấy câu hữu với từ, biến mãn một phương, thành tựu an trú. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, phương trên, phương dưới và bốn phương bàng, khắp tất cả, tâm của vị ấy câu hữu với từ, không kết không oán, không nhuế không tranh, rất rộng lớn, khéo tu vô lượng, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trú. Cũng vậy, tâm bi, tâm hỷ câu hữu với xả, không kết không oán, không nhuế, không tranh, rất rộng lớn, khéo tu vô lượng, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trú. “Vị ấy tự nghó: “Có thô, có diệu, có tưởng, dẫn đến thượng xuất yếu<註 n="836"/>329, biết như thật. Sau khi biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Sau khi đã giải thoát, vị ấy biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. “Cũng như cách làng nọ không xa, có ao tắm tốt, nước trong chảy tràn, cỏ xanh phủ bờ, cây hoa bốn phía. Giả sử có một người từ phương Đông đến, bị đói khát mệt mỏi, cởi áo bỏ trên bờ, xuống ao mặc sức tắm rửa sạch bụi nhơ, trừ khử nóng bức và khát. Phương Nam, phương Tây, phương Bắc cũng vậy, giả sử có một người từ các phương đó đến bị đói khát mệt mỏi, cởi áo bỏ trên bờ, xuống ao mặc sức tắm rửa sạch bụi nhơ, trừ khử nóng bức và khát. Cũng vậy, một thiện nam tử dòng Sát-đế-lợi, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thực hành nội tâm tónh chỉ, khiến được nội tâm tónh chỉ. Người với nội tâm tónh chỉ, Ta nói người ấy là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là Tịnh dục. “Cũng vậy, một thiện nam tử dòng Phạm chí, Cư só, Công sư, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thực hành nội tâm tónh chỉ, khiến được nội tâm tónh chỉ. Người với nội tâm tónh chỉ, Ta nói người ấy là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là Tịnh dục. “Thế nào gọi là Sa-môn? Là người đã đình chỉ<註 n="837"/>330 các pháp ác bất thiện, các lậu ô uế, là gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệït, là nhân của khổ báo, của sanh lão bệnh tử. Đó gọi là Sa-môn. “Thế nào gọi là “Phạm chí”? Là người xa lìa các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế mà là gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lão bệnh tử. Đó gọi là Phạm chí. “Thế nào gọi là Thánh? Là người xa lìa các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế, làm gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lão bệnh tử. Đó gọi là Thánh. “Thế nào gọi là “Tịnh dục”? Là người đã tắm rửa sạch các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế, là gốc rễ của hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lão bệnh tử. Đó gọi là Tịnh dục. Đó gọi là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là Tịnh dục.” Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517141590">184.KINH NGƯU GIÁC SA-LA LÂM (I)<註 n="838"/>331 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa đến Bạt-kì-sấu<註 n="839"/>332, trong rừng Ngưu giác sa-la<註 n="840"/>333, cùng với số đông các Đại đệ tử Tỳ-kheo thượng tôn tri thức, như Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Ly-việt-đa, Tôn giả A-nan<註 n="841"/>334.Các Tỳ-kheo Đại đệ tử là những vị thượng tôn tri thức như vậy cũng cùng đi đến Bạt-kì-sấu, trong rừng Ngưu giác sa-la, cùng ở gần bên ngôi nhà láù của Phật. Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. Tôn giả A-nan từ xa trông thấy các bậc Thượng tôn đã đi qua, bạch rằng: “Hiền giả Ly-việt-đa, nên biết, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. Hiền giả Ly-việt-đa, bây giờ chúng ta có thể cùng với các bậc Thượng tôn đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử, hoặc giả có thể nhân cơ hội này mà được nghe pháp ít nhiều nơi Tôn giả Xá-lê Tử. Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Ly-việt-đa, Tôn giả A-nan, sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. Tôn giả Xá-lê Tử sau khi từ xa thấy các vị Thượng tôn đi đến, Tôn giả Xá-lê Tử nhân các vị Thượng tôn ấy, nói rằng: “Kính chào A-nan, kính chào A-nan! Người là thị giả của Thế Tôn, hiểu được ý nghóa, thường được Đức Thế Tôn và các bậc trí tuệ phạm hạnh khen ngợi. Nay tôi có lời hỏi Hiền giả A-nan, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-nan, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?” Tôn giả A-nan đáp rằng: “Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo học rộng, nghe nhiều, nhớ mãi không quên, tích lũy sự nghe nhiều. Với những pháp sơ khởi vi diệu, khoảng giữa vi diệu và kết thúc cũng vi diệu, có nghóa lý, có văn chương, toàn vẹn thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh; những pháp như vậy được vị ấy học rộng, nghe nhiều, tụng tập đến ngàn lần, chuyên ý tư duy, kiến giải thông suốt. Vị ấy thuyết pháp gọn gàng, lưu loát, hoàn toàn tương ưng với mục đích đoạn trừ các kết sử. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như thế làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la này.” Tôn giả Xá-lê Tử hỏi: “Hiền giả Ly-việt-đa, Hiền giả A-nan đã nói theo hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ly-việt-đa, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ly-việt-đa, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?” Tôn giả Ly-việt-đa đáp rằng : “Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo ưa yển tọa<註 n="842"/>335, bên trong tu hành nội tâm tónh chỉ<註 n="843"/>336, không bỏ tọa thiền, thành tựu quán tưởng, thường thích nhàn cư, ưa chỗ yên tónh. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi: “Hiền giả A-na-luật-đà, Hiền giả Ly-việt-đa Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả A-na-luật-đà, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-na-luật-đà, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?” Tôn giả A-na-luật-đà đáp rằng: “Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo đạt được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn, ở trong một ngàn thế giới, với một ít phương tiện<註 n="844"/>337, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, ví như người có mắt ở trên lầu cao nhìn xuống khu đất trống có một ngàn gò nỗng với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, cũng vâïy, nếu Tỳ-kheo có được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn, ở trong một ngàn thế giới với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi: “Hiền giả Ca-chiên-diên, Hiền giả A-na-luật-đà Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ca-chiên-diên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ca-chiên-diên, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?” Tôn giả Ca-chiên-diên đáp rằng: “Tôn giả Xá-lê Tử, ví như hai Tỳ-kheo pháp sư cùng bàn luận về A-tỳ-đàm thâm áo. Những điều được hỏi đều được thấu hiểu tường tận, những lời giải đáp thì thông suốt, sự thuyết pháp thì lưu loát. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi: “Tôn giả Đại Ca-diếp, Hiền giả Ca-chiên-diên Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Đại Ca-diếp, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?” Tôn giả Đại Ca-diếp đáp rằng: “Hiền giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo tự mình sống nơi vô sự<註 n="845"/>338 khen ngợi ở nơi vô sự; tự mình có thiểu dục, khen ngợi sự thiểu dục; tự mình tri túc, khen ngợi sự tri túc; tự mình thích sống cô độc viễn ly và khen ngợi cô độc viễn ly; tự mình tu hành tinh tấn, khen ngợi sự tu hành tinh tấn; tự mình lập chánh niệm chánh trí, khen ngợi sự lập chánh niệm chánh trí; tự mình đắc định, khen ngợi sự đắc định; tự mình có trí tuệ, khen ngợi sự có trí tuệ; tự mình các lậu đã sạch, khen ngợi các lậu đã sạch; tự mình khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, khen ngợi khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Hiền giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi: “Hiền giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Mục-kiền-liên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp rằng: “Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo nào có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, được tự tại vô lượng như ý túc, thực hành vô lượng như ý túc, có thể biến một thành nhiều, hợp nhiều làm thành một, một thì trụ trên một, được biết, được thấy<註 n="846"/>339; không bị trở ngại bởi vách đá, cũng như đi trong hư không; chìm xuống đất như chìm xuống nước, đi trên nước như đi trên đất; ngồi xếp kiết già mà bay trên không như chim bay liệng; với mặt trời và mặt trăng này vốn có đại như ý túc, đại phước hựu, đại oai thần mà có thể đưa tay bắt nắm, thân cao đến trời Phạm thiên. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi: “Tôn giả Xá-lê Tử, tôi và các vị Thượng tôn mỗi người đã tự nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Xá-lê Tử, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?” Tôn giả Xá-lê Tử đáp rằng: “Hiền giả Mục-kiền-liên, nếu có Tỳ-kheo tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm<註 n="847"/>340.Nếu muốn trú định nào<註 n="848"/>341, vị ấy vào buổi sáng an trú<註 n="849"/>342 định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức thì vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, ví như y phục của vua và các quan rất nhiều màu sắc rực rỡ, nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi sáng, liền lấy mặc vào. Nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi trưa hay buổi chiều, liền lấy mặc. Hiền giả Mục-kiền-liên, cũng vậy, nếu có Tỳ-kheo nào tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm. Nếu muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức thì vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” Tôn giả Xá-lê Tử bảo rằng: “Hiền giả Mục-kiền-liên, tôi và chư Hiền mỗi người đã nói theo sự hiểu biết của mình. Hiền giả Mục-kiền-liên, chúng ta hãy cùng với chư Hiền đi đến chỗ Phật để biết trong những điều vừa thảo luận ấy, vị nào nói hay.” Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Ly-việt-đa, Tôn giả A-nan, tất cả cùng đi đến chỗ Phật. Các Tôn giả đều cúi đầu lễ sát chân Phật rồi ngồi qua một bên. Tôn giả A-nan cũng cúi đầu lễ sát chân Phật rồi lui đứng một bên. Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, hôm nay có Hiền giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Hiền giả Ca-chiên-diên, Hiền giả A-na-luật-đà, Hiền giả Ly-việt-đa, Hiền giả A-nan, vào buổi sáng sớm tất cả đều đi đến chỗ con. “Con thấy chư Hiền đến, nhân đó mới nói rằng: “‘Kính chào A-nan! Kính chào A-nan! Người là thị giả của Thế Tôn, hiểu được ý nghóa, thường được Đức Thế Tôn và các bậc trí tuệ phạm hạnh khen ngợi. Nay tôi có lời hỏi Hiền giả A-nan, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-nan, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’ “Tôn giả A-nan đáp rằng, ‘Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo học rộng, nghe nhiều, nhớ mãi không quên, tích lũy sự nghe nhiều. Với những pháp sơ khởi vi diệu, khoảng giữa vi diệu và kết thúc cũng vi diệu, có nghóa lý, có văn chương, toàn vẹn thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh; những pháp như vậy được vị ấy học rộng, nghe nhiều, tụng tập đến ngàn lần, chuyên ý tư duy, kiến giải thông suốt. Vị ấy thuyết pháp gọn gàng, lưu loát, hoàn toàn tương ưng với mục đích đoạn trừ các kết sử. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như thế làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la này’.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như thật lời Tỳ-kheo A-nan đã nói. Vì sao? Vì Tỳ-kheo A-nan đã thành tựu Đa-văn.” Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Hiền giả A-nan nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Hiền giả Ly-việt-đa, Hiền giả A-nan đã nói theo hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ly-việt-đa, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ly-việt-đa, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’ “Hiền giả Ly-việt-đa đáp con rằng, ‘Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo ưa yển tọa, bên trong tu hành nội tâm tónh chỉ, không bỏ tọa thiền, thành tựu quán tưởng, thường thích nhàn cư, ưa chỗ yên tónh. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Ly-việt-đa đã nói. Vì sao? Vì Tỳ-kheo Ly-việt-đa ưa Tọa thiền.” Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Hiền giả Ly-việt-đa nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Hiền giả A-na-luật-đà, Hiền giả Ly-việt-đa Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả A-na-luật-đà, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-na-luật-đà, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’ “Hiền giả A-na-luật-đà liền đáp lại con rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo đạt được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn, ở trong một ngàn thế giới, với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, ví như người có mắt ở trên lầu cao nhìn xuống khu đất trống có một ngàn gò nỗng với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, cũng vâïy, nếu Tỳ-kheo có được thiên nhãn, thành tựu thiên nhãn, ở trong một ngàn thế giới với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo A-na-luật-đà đã nói. Vì sao? Vì A-na-luật-đà Tỳ-kheo đã thành tựu Thiên nhãn.” Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Hiền giả A-na-luật-đà nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Hiền giả Ca-chiên-diên, Hiền giả A-na-luật-đà Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ca-chiên-diên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ca-chiên-diên, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’ “Hiền giả Ca-chiên-diên liền đáp lại con rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, ví như hai Tỳ-kheo pháp sư cùng bàn luận về A-tỳ-đàm thâm áo. Những điều được hỏi đều được thấu hiểu tường tận, những lời giải đáp thì thông suốt, sự thuyết pháp thì lưu loát. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Ca-chiên-diên đã nói. Vì sao? Vì Ca-chiên-diên Tỳ-kheo là Phân biệt pháp sư.” Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Hiền giả Ca-chiên-diên nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Tôn giả Đại Ca-diếp, Hiền giả Ca-chiên-diên Tỳ-kheo đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Đại Ca-diếp, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?” “Tôn giả Đại Ca-chiên-diên liền đáp lại con rằng, ‘Hiền giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo tự mình sống nơi vô sự khen ngợi ở nơi vô sự; tự mình có thiểu dục, khen ngợi sự thiểu dục; tự mình tri túc, khen ngợi sự tri túc; tự mình thích sống cô độc viễn ly và khen ngợi cô độc viễn ly; tự mình tu hành tinh tấn, khen ngợi sự tu hành tinh tấn; tự mình lập chánh niệm chánh trí, khen ngợi sự lập chánh niệm chánh trí; tự mình đắc định, khen ngợi sự đắc định; tự mình có trí tuệ, khen ngợi sự có trí tuệ; tự mình các lậu đã sạch, khen ngợi các lậu đã sạch; tự mình khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, khen ngợi khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Hiền giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Ca-diếp đã nói. Vì sao? Vì Đại Ca-diếp Tỳ-kheo thường tu hạnh Vô sự.” Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Đại Ca-diếp nói như vậy rồi, con lại hỏi ‘Hiền giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp đã nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Mục-kiền-liên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’ “Hiền giả Đại Mục-kiền-liên liền đáp lại con rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo nào có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, được tự tại vô lượng như ý túc, thực hành vô lượng như ý túc, có thể biến một thành nhiều, hợp nhiều làm thành một, một thì trụ trên một, được biết, được thấy; không bị trở ngại bởi vách đá, cũng như đi trong hư không; chìm xuống đất như chìm xuống nước, đi trên nước như đi trên đất; ngồi xếp kiết già mà bay trên không như chim bay liệng; với mặt trời và mặt trăng này vốn có đại như ý túc, đại phước hựu, đại oai thần mà có thể đưa tay bắt nắm, thân cao đến trời Phạm thiên. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Mục-kiền-liên đã nói. Vì sao? Vì Tỳ-kheo Mục-kiền-liên có Đại như ý túc.” Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo một bên, chắp tay mà bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, con và chư Tôn giả nói như vậy rồi, liền bạch Tôn giả Xá-lê Tử rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, tôi và các vị Thượng tôn mỗi người đã tự nói theo sự hiểu biết của mình. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Xá-lê Tử, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’ “Tôn giả Xá-lê Tử liền đáp lại lời con rằng, ‘Hiền giả Mục-kiền-liên, nếu có Tỳ-kheo tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm. Nếu muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức thì vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, ví như y phục của vua và các quan rất nhiều màu sắc rực rỡ, nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi sáng, liền lấy mặc vào. Nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi trưa hay buổi chiều, liền lấy mặc. Hiền giả Mục-kiền-liên, cũng vậy, nếu có Tỳ-kheo nào tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm. Nếu muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức thì vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Mục-kiền-liên, đúng như lời Tỳ-kheo Xá-lê Tử đã nói. Vì sao? Vì Xá-lê Tử Tỳ-kheo tùy dụng Tâm tự tại.” Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo một bên mà bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, con và chư Hiền nói như vậy rồi, bảo rằng, ‘Hiền giả Mục-kiền-liên, tôi và chư Hiền mỗi ngườøi đã tự trình bày theo sự hiểu biết của mình. Hiền giả Mục-kiền-liên, chúng ta hãy cùng với chư Hiền đi đến chỗ Đức Phật để biết trong những điều vừa bàn luận ấy vị nào nói hay. Bạch Thế Tôn, trong chúng con, ai nói hay?” Thế Tôn đáp rằng: “Này Xá-lê Tử, tất cả đều hay. Vì sao? Vì các pháp đó chính là những điều Ta nói. Xá-lê Tử, hãy nghe Ta nói. Vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la. Này Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo tùy theo chỗ ở hoặc thành quách, thôn ấp, vào buổi sáng sớm mang y cầm bát vào thôn khất thực, khéo thủ hộ thân, khéo thúc liễm các căn, khéo giữ tâm niệm. Vị ấy sau khi khất thực xong, sau giờ ngọ, thâu xếp y bát, rửa chân tay, lấy tọa cụ vắt lên trên vai, đến chỗ vô sự, hoặc dưới gốc cây, hay chỗ thanh vắng, trải ni-sư-đàn mà ngồi kiết già, ngồi luôn cho đến chứng lậu tận mới giải kiết già. Vị ấy không giải kiết già cho đến khi nào chưa chứng được lậu tận. Này Xá-lê Tử, Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” Phật thuyết giảng như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517141591">185.KINH NGƯU GIÁC SA-LA LÂM (II)<註 n="850"/>343 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa đến Na-ma-đề-sấu<註 n="851"/>344, ở tại tinh xá Kiền-kì<註 n="852"/>345. Bấy giờ, sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, Đức Thế Tôn đắp y trì bát, vào Na-ma-đề khất thực. Sau khi ăn xong, vào buổi chiều, Ngài đi đến khu rừng Ngưu giác sa-la<註 n="853"/>346.Có ba người con dòng quý tộc cùng ở trong đó, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la<註 n="854"/>347.Ba Tôn giả ấy làm như vầy. Nếu ai khất thực đi về trước thì trải giường, múc nước, mang dồ rửa chân ra, để sẵn ghế rửa chân, khăn lau chân, bình đựng nước, chậu rửa. Nếu có thể ăn hết đồ ăn đã xin được thì cứ ăn. Nếu còn dư thì cho vào đồ chứa đậy kín cất. Ăn xong, cất bình bát, rửa tay chân, lấy tọa cụ vắt lên vai, vào nhà ngồi tónh tọa. Nếu ai khất thực đi về sau, có thể ăn hết đồ ăn thì cứ ăn. Nếu không đủ thì lấy đồ dư của người trước đem ra ăn cho đủ. Nếu còn dư nữa thì đem đổ chỗ đất sạch hay trong nước không có trùng. Người ấy lấy đồ đựng của người kia rửa, lau thật sạch rồi đem treo một bên, dọn dẹp giường chiếu, nhặt ghế rửa chân, thâu khăn lau chân, cất đồ rửa chân, bình nước và chậu rửa, dọn dẹp nhà ăn sạch sẽ rồi thâu cất y bát, rửa tay chân, lấy tọa cụ vắt trên vai, vào nhà tónh tọa. Ngồi đến xế, trong các Tôn giả ấy, nếu ai đang tónh tọa mà ngồi dậy trước, thấy bình nước và chậu rửa chân không có nước thì phải đem đi lấy. Nếu xách nổi thì xách, bằng không thì vẫy tay một Tỳ-kheo khác, hai người cùng khiêng, mỗi người khiêng một phía, không nói chuyện với nhau, không hỏi gì nhau. Các vị ấy cứ năm ngày họp một lần, hoặc để nói pháp, hoặc yên lặng cả theo các bậc Thánh. Bấy giờ người giữ rừng thấy Thế Tôn từ xa đi đến, đón ngăn lại, quở rằng: “Sa-môn! Sa-môn! Chớ có vào khu rừng này. Vì sao? Hiện nay trong khu rừng này có ba người dòng quý tộc ở. Ấy là Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la. Nếu thấy ông, chắc họ không chịu.” Đức Phật bảo rằng: “Này Người giữ rừng, nếu họ thấy Ta thì không có gì là không chịu”. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật-đà từ xa thấy Thế Tôn đến, liền quở người giữ rừng rằng: “Này Người giữ rừng, chớ có ngăn cản Đức Thế Tôn. Này Người giữ rừng, chớ có quở la Đức Thiện Thệ. Vì sao? Vì đó là Tôn sư Thế Tôn của tôi đến, là Đấng Thiện Thệ của tôi đến.” Rồi Tôn giả A-na-luật-đà ra rước Thế Tôn, đón lấy y bát. Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la trải giường ngồi, Tôn giả Kim-tì-la đi lấy nước. Đức Thế Tôn bấy giờ sau khi rửa tay xong, ngồi xuống chỗ ngồi đã dọn sẵn. Ngồi xong Ngài hỏi rằng: “A-na-luật-đà, ông có thường an ổn, không thiếu thốn chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con vẫn thường an ổn, không có gì thiếu thốn.” Thế Tôn lại hỏi: “Này A-na-luật-đà, vì sao ông được an ổn, không có gì thiếu thốn?” Tôn giả A-na-luật-đà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con nghó rằng con nhờ có thiện lợi, có đại công đức, vì con tu tập cùng với các vị phạm hạnh như vậy. Bạch Thế Tôn, con thường hướng đến các vị phạm hạnh này để tu thân nghiệp từ hòa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy; và tu khẩu nghiệp từ hòa, ý nghiệp từ hòa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy. Bạch Thế Tôn, con tự nghó, ‘Nay ta hãy tự xả bỏ tâm mình mà tùy theo tâm các Hiền giả này’. Rồi con xả bỏ tâm mình để tùy theo tâm các Hiền giả này. Con chưa từng có một điều gì mà không xứng ý. Bạch Thế Tôn, con nhờ như vậy mà thường được an ổn, không có gì thiếu thốn”. Phật hỏi Tôn giả Nan-đề, đáp cũng như vâïy. Phật lại hỏi Tôn giả Kim-tì-la rằng: “Ông có thường an ổn, không có gì thiếu thốn chăng?” Tôn giả Kim-tì-la bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con thường an ổn không có gì thiếu thốn.” Phật lại hỏi: “Này Kim-tì-la, vì sao ông thường được an ổn, không có gì thiếu thốn?” Tôn giả Kim-tì-la bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con nghó rằng con nhờ có thiện lợi, có đại công đức, vì con tu tập cùng với các vị phạm hạnh như vậy. Bạch Thế Tôn, con thường hướng đến các vị phạm hạnh này để tu thân nghiệp từ hòa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy; và tu khẩu nghiệp từ hòa, ý nghiệp từ hòa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy. Bạch Thế Tôn, con tự nghó, ‘Nay ta hãy tự xả bỏ tâm mình mà tùy theo tâm các Hiền giả này’. Rồi con xả bỏ tâm mình để tùy theo tâm các Hiền giả này. Con chưa từng có một điều gì mà không xứng ý. Bạch Thế Tôn, con nhờ như vậy mà thường được an ổn, không có gì thiếu thốn”. Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, các ông thường cùng nhau hòa hiệp an ổn, không tranh chấp như vậy, cùng một tâm, cùng một thầy, cùng hiệp nhất như nước với sữa. Thế nhưng có chứng đắc pháp Thượng nhân mà có sai giáng an lạc trụ chỉ<註 n="855"/>348 chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, quả như vậy. Chúng con thường cùng hòa hiệp an ổn, không tranh cãi nhau, cùng một tâm, cùng một thầy, cùng hòa hiệp với nhau như nước với sữa, chứng đắc pháp Thượng nhân mà có sai giáng an lạc trụ chỉ. Bạch Thế Tôn, chúng con ly dục ác bất thiện pháp, cho đến, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. “Bạch Thế Tôn, như vậy, chúng con cùng hòa hiệp an ổn, không tranh cãi nhau, cùng một tâm, cùng một thầy, cùng hòa hiệp với nhau như nước với sữa, chứng đắc pháp Thượng nhân mà sai giáng an lạc trụ chỉ.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, còn có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, còn có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ. Bạch Thế Tôn, tâm của con câu hữu với từ, biến khắp một phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, tâm câu hữu với từ, biến khắp tất cả phương thứ hai, phương thứ ba, phương trên, phương dưới và bốn phương bàng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi bao la, khéo tu vô lượng, biến khắp tất cả thế gian, thành tựu và an trú. Cũng vậy, bi tâm, hỷ tâm câu hữu với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi bao la, khéo tu vô lượng, biến khắp tất cả thế gian, thành tựu và an trú. “Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, còn có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, còn có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, còn có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua tất cả sắc tưởng, cho đến, nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. “Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, còn có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, còn có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, còn có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ. Bạch Thế Tôn, chúng con đắc Như ý túc, Thiên nhó trí, Tha tâm trí, Túc mạng trí, Sanh tử trí, các lậu đã hết, tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. “Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, còn có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, còn có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, vượt qua, lướt qua, không còn có pháp nào khác nữa của bậc Thượng nhân, mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ.” Bấy giờ Đức Thế Tôn nghó như vầy: “Chỗ an trụ của người con dòng họ quý tộc này an ổn khoái lạc. Hôm nay Ta hãy thuyết pháp cho họ nghe.” Thế Tôn nghó như vậy rồi, liền thuyết pháp cho Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy đi về. Bấy giờ Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la đi theo Đức Thế Tôn được một quãng đường, rồi trở lại chỗ ở. Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la khen Tôn giả A-na-luật-đà: “Lành thay! Lành thay! Tôn giả A-na-luật-đà, chúng tôi trước chưa nghe Tôn giả A-na-luật-đà nói những nghóa lý như vậy. Chúng tôi có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần như vậy, nhưng Tôn giả A-na-luật-đà đã hết sức khen ngợi chúng tôi trước Đức Thế Tôn.” Tôn giả A-na-luật-đà khen Tôn giả Nan-đề và Tôn giả Kim-tì-la: “Lành thay! Lành thay! Này chư Tôn giả, tôi cũng chưa bao giờ nghe Tôn giả có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần như vậy. Nhưng một thời gian dài, với tâm tôi, tôi biết tâm của Tôn giả, Tôn giả có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. Vì thế, đứng trước Đức Thế Tôn tôi mới trình bày như vậy. Bấy giờ có vị trời Trường Quỷ<註 n="856"/>349, hình dáng cực diệu, sáng chói lồng lộng, lúc đêm tàn, sáng rạng đông, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lẽ dưới chân rồi lui đứng một bên, bạch Thế Tôn rằng: “Bạch Đại tiên nhân, dân chúng nước Bạt-kì được đại lợi ích vì có Thế Tôn và ba người con dòng quý tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-tì-la.” Các Địa thần nghe Trường Quỷ thiên nói, làm cho âm thanh vang lớn: “Bạch Đại tiên nhân, dân chúng nước Bạt-kì được đại lợi ích vì có Thế Tôn và ba người con dòng quý tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-tì-la.” Nghe theo âm thanh vang lớn của Địa thần, các cõi Hư không thiên, Tứ vương thiên, Tam thập tam thiên, Diệm-ma thiên, Đâu-suất-đa thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa lạc thiên, khoảnh khắc đã làm cho âm thanh thấu đến Phạm thiên: “Bạch Đại tiên nhân, dân chúng nước Bạt-kì được đại lợi ích vì có Thế Tôn và ba người con dòng quý tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-tì-la.” Thế Tôn bảo rằng: “Thật vậy, này Trường Quỷ thiên, dân chúng nước Bạt-kì được đại lợi ích vì có Thế Tôn và ba người con dòng quý tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-tì-la. “Này Trường Quỷ thiên, các Địa thần nghe tiếng nói của ngươi rồi, liền làm vang lớn âm thanh, ‘Bạch Đại tiên nhân, dân chúng nước Bạt-kì được đại lợi ích vì có Thế Tôn và ba người con dòng quý tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-tì-la’. Tiếp theo âm thanh vang lớn của Địa thần, các cõi Hư không thiên, Tứ vương thiên, Tam thập tam thiên, Diệm-ma thiên, Đâu-suất-đa thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa lạc thiên, khoảnh khắc đã làm cho âm thanh thấu đến Phạm thiên: ‘Bạch Đại tiên nhân, dân chúng nước Bạt-kì được đại lợi ích vì có Thế Tôn và ba người con dòng quý tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-tì-la’. “Này Trường Quỷ thiên, nếu ba gia đình quý tộc kia có ba người con quý tộc này, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, tín xả, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì ba gia đình quý tộc ấy sẽ nhớ lại nhân duyên và công hạnh của ba người con. Họ cũng sẽ được lợi ích lớn, khoái lạc lâu dài. Và nếu thôn ấp, Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời mà nhớ nghó đến nhân duyên và công hạnh của ba người con dòng dõi quý tộc ấy, họ cũng sẽ được đại lợi ích, an ổn, khoái lạc lâu dài. “Này Trường Quỷ thiên, vì ba người con dòng dõi quý tộc ấy có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần như vậy”. Phật thuyết giảng như vậy. Ba người con dòng quý tộc và Trường Quỷ thiên sau khi nghe những lời Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517141592">186.KINH CẦU GIẢI<註 n="857"/>350 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa Câu-lâu-sấu, tại đô ấp Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu<註 n="858"/>351. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Duyên nơi ý của mình mà không biết như thật về tâm trí của người khác<註 n="859"/>352 thì không thể biết được sự Giác ngộ chánh đẳng của Thế Tôn. Vậy làm thế nào để tìm hiểu<註 n="860"/>353 Như Lai<註 n="861"/>354?” Khi ấy các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc của pháp, Thế Tôn là chủ của pháp, pháp do nơi Thế Tôn mà có. Ngưỡng mong Ngài thuyết cho, chúng con nghe được rồi sẽ thấu rõ nghóa lý.” Phật liền bảo rằng: “Này các Tỳ-kheo, hãy lắng nghe rõ và khéo suy nghó. Ta sẽ phân biệt đầy đủ cho các ông nghe.” Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời mà lắng nghe. Thế Tôn bảo rằng: “Duyên nơi ý của mình mà không biết như thật về tâm trí của người khác, phải do hai sự kiện để tìm hiểu Như Lai, một là sắc được biết bởi mắt và hai là tiếng được nghe bởi tai. “Pháp ô nhiễm được biết bởi mắt và tai, có hay không có nơi Tôn giả ấy<註 n="862"/>355? Sau khi tìm hiểu, biết rằng pháp ô nhiễm được biết bởi mắt và tai không có nơi Tôn giả ấy. Nếu ở đây không có, lại phải tìm hiểu nữa. “Pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai<註 n="863"/>356, có hay không có nơi Tôn giả ấy? Sau khi tìm hiểu, biết rằng những pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai không có nơi Tôn giả ấy. Nếu ở đây không có, phải tìm hiểu thêm nữa. “Pháp bạch tịnh được biết bởi mắt và tai, có hay không có nơi Tôn giả ấy? Sau khi tìm hiểu, biết rằng pháp bạch tịnh được biết bởi mắt và tai có nói Tôn giả ấy. Nếu ở đây có, lại phải tìm nữa. “Tôn giả ấy đã thực hành pháp ấy lâu dài hay chỉ thực hành tạm thời? Nếu khi tìm hiểu, biết rằng Tôn giả ấy thực hành pháp ấy lâu dài chứ không phải tạm thời. Nếu là thường thực hành, lại phải tìm hiểu thêm nữa. “Tôn giả ấy<註 n="864"/>357 nhập vào thiền này vì danh dự, vì lợi nghóa, hay không vì danh dự và lợi nghóa? Nếu khi tìm hiểu, biết rằng Tôn giả ấy nhập vào thiền này không phải vì tai hoạn<註 n="865"/>358.“Nếu có người nói như vầy, ‘Tôn giả ấy thích tu hành<註 n="866"/>359 không phải vì sợ hãi; ly dục, không hành dục, vì dục đã diệt tận<註 n="867"/>360’, thì nên hỏi người ấy rằng, ‘Này Hiền giả, với hành vi nào, với năng lực nào, với trí tuệ nào để Hiền giả có thể tự mình nhận xét chân chánh rằng, ‘Tôn giả ấy thích tu hành không phải vì sợ hãi; ly dục, không hành dục, vì dục đã diệt tận’?’ Nếu người ấy trả lời như vầy, ‘Tôi không biết tâm trí của vị ấy, cũng không phải do sự kiện nào khác mà biết. Nhưng vị Tôn giả ấy, hoặc khi sống một mình, hoặc khi ở giữa đại chúng, hoặc ở giữa chỗ tập họp, nơi đó hoặc có Thiện thệ hay những người thọ hóa bởi Thiện thệ<註 n="868"/>361, hoặc là bậc Tông chủ, hoặc là người được thấy bởi vật dục<註 n="869"/>362, này Hiền giả, tôi cũng không tự mình hiểu biết vị ấy<註 n="870"/>363.Tôi nghe từ chính Tôn giả ấy mà trực tiếp ghi nhận như vầy, ‘Ta thích tu hành không phải vì sợ hãi; ly dục, không hành dục, vì dục đã diệt tận’ Này Hiền giả, với hành vi như vậy, với năng lực như vậy, với trí tuệ như vậy, khiến tôi tự mình nhận xét chân chánh mà nói rằng, ‘Tôn giả ấy thích tu hành không phải vì sợ hãi; ly dục, không hành dục, vì dục đã diệt tận’.’ “Trong đây này lại cần phải hỏi thêm nữa về Như Lai, ‘Nếu có pháp ô nhiễm được biết bởi mắt và tai, có trường hợp pháp ấy bị diệt tận vô dư chăng? Nếu có pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai, có trường hợp pháp ấy bị diệt tận vô dư chăng? Nếu có pháp bạch tịnh, có trường hợp pháp ấy bị diệt tận vô dư chăng?’ Như Lai bèn trả lời người ấy rằng, ‘Nếu có pháp ô nhiễm được biết bởi mắt và tai, có trường hợp pháp này bị diệt tận vô dư. Nếu có pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai, có trường hợp pháp này bị diệt tận vô dư.’ “Nếu có pháp ô nhiễm được nhận biết bởi mắt và tai, Như Lai diệt tận, đoạn trừ, nhổ tuyệt gốc rễ, không bao giờ sanh khởi trở lại nữa. Nếu có pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai, Như Lai diệt tận, đoạn trừ, nhổ tuyệt gốc rễ, không bao giờ sanh trở lại nữa. Nếu có pháp bạch tịnh, thì Ta với pháp bạch tịnh như vậy, cảnh giới như vậy, đạo Sa-môn như vậy, Ta như vậy mà thành tựu Chánh pháp luật này. “Có đệ tử tịnh tín đến thăm viếng Như Lai, phụng sự Như Lai, nghe pháp từ Như Lai, và được Như Lai nói pháp cho, pháp cao siêu càng lúc càng cao siêu, pháp vi diệu càng lúc càng vi diệu, khéo đoạn trừ hắc bạch. Sau khi được Như Lai nói pháp cho nghe, pháp cao siêu càng lúc càng cao siêu, pháp vi diệu càng lúc càng vi diệu, khéo đoạn trừ hắc bạch; nghe như vậy như vậy rồi, vị ấy biết tường tận<註 n="871"/>364 pháp một, đối với các pháp mà chứng đắc cứu cánh, tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị Chánh Đẳng Giác’ vậy. “Ở đây, lại cần hỏi thêm vị ấy rằng, ‘Này Hiền giả, do hành vi nào, do năng lực nào, do trí tuệ nào để Hiền giả có thể biết tường tận pháp một, đối với các pháp mà chứng đắc cứu cánh, tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị Chánh Đẳng Giác?’ Vị ấy sẽ trả lời như vầy, ‘Này Hiền giả, tôi không biết tâm của Thế Tôn, cũng không do sự kiện nào khác mà biết. Tôi do nơi Thế Tôn mà có tịnh tín như vậy. Thế Tôn nói pháp cho tôi nghe, pháp cao siêu càng lúc càng cao siêu, pháp vi diệu càng lúc càng vi diệu, khéo đoạn trừ hắc bạch. Này Hiền giả, như Thế Tôn nói pháp cho tôi nghe, và tôi nghe như vậy như vậy, Như Lai nó pháp cho tôi nghe, pháp cao siêu càng lúc càng cao siêu, pháp vi diệu càng lúc càng vi diệu, khéo đoạn hắc bạch, và tôi nghe như vậy như vậy rồi, biết tường tận pháp một, đối với các pháp mà chứng đắc cứu cánh, tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị Chánh Đẳng Giác’. Này Hiền giả, tôi do hành vi như vậy, năng lực như vậy, trí tuệ như vậy, khiến tôi biết tường tận pháp một, đối với các pháp mà chứng đắc cứu cánh, tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị Chánh Đẳng Giác’.’ “Nếu ai có hành này, lực này, trồng sâu gốc rễ tịnh tín nơi Như Lai, tín căn đã vững, thì được gọi là tín tương ưng với trí bất hoại, do thấy được gốc rễ. Sa-môn, Phạm chí, Chư thiên, Ma, Phạm và các hàng thế gian khác không thể tước đoạt được. Hãy như vậy mà tìm hiểu Như Lai. Hãy như vậy mà nhận biết chính đáng về Như Lai.” Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517141593">187.KINH THUYẾT TRÍ<註 n="872"/>365 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Nếu các Tỳ-kheo nào đến trước các ngươi nói lên trí mà mình đã chứng đắc, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Các ngươi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành<註 n="873"/>366. “Sau khi đã khen vị ấy là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi, các ngươi nên hỏi Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, Thế Tôn đã nói năm thủ uẩn<註 n="874"/>367, thọ<註 n="875"/>368, tưởng, hành và thức. Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy năm thủ uẩn này để được biết là không còn chấp thủ, mà dứt sạch các lậu, tâm giải thoát<註 n="876"/>369?’ “Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu và biết được rằng phạm hạnh đã vững ấy nên như pháp mà đáp lại như vầy, ‘Này chư Hiền, sắc thủ uẩn là không hiệu quả<註 n="877"/>370, là không hư, không đáng ham muốn, không bằng hữu, cũng không thể dựa, là pháp biến dịch. Tôi biết như vậy. Nếu đối với sắc thủ uẩn mà có tham dục, có ô nhiễm, có đắm trước, có trói buộc; sự đắm trước, sự trói buộc, sự sai sử này mà bị tận trừ, ly dục, diệt, tịch tónh, do đó biết là không còn chấp thủ, dứt sạch các lậu, tâm giải thoát. Cũng như vậy, thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn là không hiệu quả, là không hư, là không đáng ham muốn, không bằng hữu, cũng không thể dựa, là pháp biến dịch. Tôi biết như vậy. Nếu đối với thức thủ uẩn mà có tham dục, có ô nhiễm, có đắm trước, có trói buộc; sự đắm trước, sự trói buộc, sự sai sử này mà tận trừ, ly dục, diệt, tịch tónh, do đó biết là không còn chấp thủ, dứt sạch các lậu, tâm giải thoát. Này chư Hiền, đối với năm thủ uẩn, tôi biết như vậy, thấy như vậy, được rõ biết là không còn chấp thủ, dứt sạch các lậu, tâm được giải thoát’. “Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu và biết được rằng phạm hạnh đã vững ấy nên như pháp mà đáp lại như vậy. Và các ngươi sau khi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành. “Khi đã khen là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi, lại hỏi Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, Thế Tôn đã nói bốn loại thức ăn<註 n="878"/>371, chúng sanh nhờ đó mà được tồn tại và được trưởng dưỡng. Những gì là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế. Hai là xúc thực. Ba là ý niệm thực. Bốn là thức thực. “‘Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy được bốn loại thực này để rõ biết là không còn chấp thủ, đã dứt sạch các lậu, tâm giải thoát?’ “Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu và biết được phạm hạnh đã vững ấy nên như pháp mà đáp như vầy, ‘Này chư Hiền, đối với đoàn thực, ý tôi không coi trọng, không coi rẻ, không đam mê, không ràng buộc, không nhiễm, không đắm, được giải thoát, giải thoát một cách rốt ráo, tâm không còn điên đảo; biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Cũng như vậy, đối với xúc thực, ý niệm thực và thức thực, ý tôi không coi trọng, không coi rẻ, không đam mê, không ràng buộc, không nhiễm, không đắm, được giải thoát, giải thoát một cách rốt ráo, tâm không còn điên đảo; biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Này chư Hiền, tôi biết như vậy, tôi thấy như vậy đối với bốn loại thực này, rõ biết không còn chấp thủ, dứt sạch các lậu, tâm giải thoát’. “Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu, biết mình phạm hạnh đã vững nên như pháp mà đáp như vậy. Các ngươi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành. “Sau khi khen là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi, lại hỏi Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, Đức Thế Tôn đã nói bốn loại tuyên thuyết<註 n="879"/>372.Những gì là bốn? Một là thấy thì nói là thấy. Hai là nghe thì nói là nghe. Ba là hay thì nói là hay. Bốn là biết thì nói là biết.’ “‘Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy bốn loại tuyên thuyết này để rõ được mình không còn chấp thủ, đã dứt sạch các lậu, tâm được giải thoát?’ “Tỳ-kheo các lậu đã dứt sạch, biết được mình phạm hạnh đã vững, nên như pháp mà đáp như vầy, ‘Này chư Hiền, đối với sự thấy nói thấy, tôi không coi trọng, không coi rẻ, không đam mê, không ràng buộc, không nhiễm, không đắm, được giải thoát, giải thoát một cách rốt ráo, tâm không còn điên đảo; biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Này chư Hiền, tôi biết như vậy, thấy như vậy đối với bốn loại tuyên thuyết này, tôi biết rõ mình đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát’. Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu, tự biết phạm hạnh đã vững ấy nên như pháp mà đáp như vậy. Các ngươi sau khi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành. “Sau khi khen là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi, lại hỏi Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả,Thế Tôn đã nói pháp sáu nội xứ<註 n="880"/>373, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý xứ. Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy được sáu nội xứ này để biết rõ là đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát?’ “Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu, tự biết phạm hạnh đã vững ấy nên như pháp mà đáp như vầy, ‘Này chư Hiền, đối với mắt và thức con mắt, pháp được biết bởi thức con mắt, tôi đều biết. Sau khi biết hai pháp, này chư Hiền, nếu đối với mắt và thức con mắt, pháp được biết bởi thức con mắt mà ái lạc đã dứt sạch; do dứt sạch, ly dục, diệt, tịch tónh mà tôi biết là đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát. Cũng như vậy, đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý và ý thức, pháp biết bởi ý thức, tôi đều biết. Sau khi biết hai pháp, này chư Hiền, nếu đối với ý và ý thức, pháp được biết bởi ý thức, mà ái lạc đã dứt sạch; do dứt sạch, ly dục, diệt, tịch tónh mà đã biết là đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát. Này chư Hiền, tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với nội lục xứ được biết là đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát’. Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu và biết mình phạm hạnh đã vững ấy nên như pháp mà đáp như vậy. Các ngươi sau khi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành. “Sau khi khen là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi nên hỏi vị Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, Thế Tôn nói sáu giới, là: địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới và thức giới. Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy sáu giới này để rõ biết mình đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát?’ “Tỳ-kheo đã dứt sạch phiền não, biết được mình phạm hạnh đã vững, nên như pháp mà đáp như vầy, ‘Này chư Hiền, tôi không thấy rằng địa giới là sở thuộc của tôi. Tôi không phải là sở thuộc của địa giới. Địa giới chẳng phải là thần ngã. Nhưng ba thủ<註 n="881"/>374 nương địa giới mà trụ và các kết sử<註 n="882"/>375 dựa vào đó mà sanh. Chúng bị diệt sạch, ly dục, diệt, tịch tónh, do đó mà biết là đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát. Cũng như vậy, thủy, hỏa, phong, không và thức giới chẳng phải sở thuộc của tôi. Tôi không phải sở thuộc của thức giới. Thức giới chẳng phải là thần ngã. Nhưng ba thủ nương địa giới mà trụ và các kết sử dựa vào đó mà sanh. Chúng bị diệt sạch, ly dục, diệt, tịch tónh, do đó mà biết là đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát. Này chư Hiền, tôi biết như vậy, thấy như vậy đối với sáu giới ấy, rõ biết mình đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát’. Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu và biết mình phạm hạnh đã vững ấy nên như pháp mà đáp như vậy. Các ngươi sau khi nghe rồi nên khen ngợi là đúng và hoan hỷ phụng hành. “Sau khi khen ngợi là đúng và hoan hỷ rồi nên hỏi vị Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy bên trong thân cùng với thức này<註 n="883"/>376 và tất cả các tướng bên ngoài, ngã, ngã tác và kết sử mạn, thảy đều được đoạn tri<註 n="884"/>377, nhổ tuyệt cội gốc của chúng, không còn tái sanh nữa?’ Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu và biết mình phạm hạnh đã vững ấy nên như pháp mà đáp như vầy, ‘Này chư Hiền, thuở xưa, khi tôi chưa xuất gia học đạo đã nhàm tởm sự sanh, già, bệnh, chết, khóc than, khốn khổ, sầu muộn, bi ai; tôi muốn đoạn trừ khối khổ đau to lớn này. Này chư Hiền! Sau khi đã nhàm tởm ghê sợ, tôi quán sát, tại gia là đời sống hẹp hòi, là chốn trần lao bụi bặm. Xuất gia học đạo là đời sống rộng rãi bao la. Nay ta sống đời tại gia bị xiềng xích quấn chặt, không thể trọn đời tịnh tu phạm hạnh. Vậy ta hãy vứt bỏ các tài sản nhỏ và lớn, từ giã thân tộc ít hay nhiều rồi cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo. Này chư Hiền! Sau đó, tôi vứt bỏ tài sản nhỏ và lớn, từ giã thân tộc ít hay nhiều, rồi cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo. “Này chư Hiền! Sau khi tôi xuất gia học đạo, từ bỏ của cải họ hàng rồi, thọ lãnh cấm giới mà Tỳ-kheo phải tu tập, thủ hộ Tùng giải thoát, tôi lại cẩn thận thu nhiếp các oai nghi lễ tiết, thấy tội nhỏ nhiệm cũng thường ôm lòng lo sợ, nhớ kỹ điều cốt yếu đã học. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ sát sanh, xa lìa sát sanh, xả bỏ kiếm gậy, biết hổ, biết thẹn, nuôi lòng từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến loài côn trùng. Đối với tâm sát sanh, tôi đã tịnh trừ. “Tôi từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho; chỉ lấy của đã cho, thích của đã cho, thường thích bố thí, vui vẻ không cầu mong sự đáp lại. Đối với tâm ưa lấy của không cho, tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ sự phi phạm hạnh, tránh xa phi phạm hạnh, siêng năng tu phạm hạnh, tinh tấn với diệu hạnh, thanh tịnh không ô uế, từ bỏ dục vọng, dứt trừ dâm dục. Đối với tâm phi phạm hạnh, tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói điều chân thật, ưa điều chân thật, dựa trên sự chân thật không sai chạy. Tất cả lời nói của tôi đều đáng tin cậy, không lừa dối thế gian. Đối với tâm nói láo, tôi đã dứt trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, tu hạnh không nói hai lưỡi, không phá hoại người khác, không nghe lời người này đem nói với người kia để phá hoại người này, không nghe lời người kia đem nói với người này để phá hoại người kia; người ly gián tôi làm cho hòa hợp, người đã sống hòa hợp, tôi làm cho họ hoan hỷ, không chia phe đảng, không thích phe đảng, không khen ngợi phe đảng. Đối với tâm nói hai lưỡi, tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ lời nói thô ác, tránh xa lời nói thô ác, giọng điệu thô bỉ, lớn tiếng, nghịch tai, người nghe không ưa không mến, khiến họ khổ não không định tâm. Tôi đoạn trừ lời nói như vậy. Nếu có lời nói êm dịu, nhẹ nhàng, thuận tai, thông cảm đến tâm, làm cho người nghe vui vẻ, mến chuộng, sung sướng, tiếng nói rõ ràng, không làm cho người khác sợ, trái lại họ được định tâm, tôi nói lời nói như vậy. Đối với tâm nói lời độc ác, tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ lời nói thêu dệt, tránh xa lời nói thêu dệt, nói đúng lúc, nói chân thật, nói đúng pháp, nói đúng nghóa, nói về tịch tónh, ưa nói về tịch tónh, hợp thời, hợp lý, khéo dạy, khéo la mắng. Đối với tâm nói thêu dệt, tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ buôn bán, tránh xa sự buôn bán, xả bỏ thói cân lường và đấu hộc, cũng không nhận hàng hóa, không chèn ép người, không mong gian lận, không vì lợi nhỏ mà lấn lướt người. Đối với sự sinh hoạt buôn bán, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận đàn bà góa, con gái thơ, tránh xa việc nhận đàn bà góa, con gái thơ. Đối với việc nhận đàn bà góa, con gái thơ, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận nô tỳ, tránh xa việc nhận nô tỳ. Đối với việc nhận nô tỳ, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận voi, ngựa, bò, dê; tránh xa việc nhận voi, ngựa, bò, dê. Đối với việc nhận voi, ngựa, trâu, dê, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận gà, heo; tránh xa việc nhận gà, heo. Đối với việc nhận gà, heo, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận ruộng nương, hàng quán; tránh xa việc nhận ruộng nương, hàng quán. Đối với việc nhận ruộng nương, hàng quán, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận lúa giống, lúa mạch, đậu; tránh xa việc nhận lúa giống, lúa mạch, đậu. Đối với việc nhận lúa giống, lúa mạch, đậu, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ rượu, tránh xa rượu. Đối với việc uống rượu, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ không dùng giường cao, rộng lớn; tránh xa giường cao, rộng lớn. Đối với việc dùng giường cao, rộng lớn, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ không trang sức vòng hoa, chuỗi ngọc, hương liệu, dầu thơm; tránh xa không trang sức vòng hoa, ngọc ngà, hương thoa, phấn sáp. Đối với việc trang sức vòng hoa, chuỗi ngọc, hương thoa, phấn sáp, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ không ca múa, xướng hát và đi xem nghe; tránh xa sự ca múa, xướng hát và đi xem nghe. Đối với sự ca múa, xướng hát và đi xem nghe, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận vàng bạc, tránh xa việc nhận vàng bạc. Đối với việc nhận vàng bạc, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi từ bỏ sự ăn quá ngọ, tránh xa sự ăn quá ngọ, ăn đúng ngọ, không ăn ban đêm, không ăn phi thời, học ăn đúng thời. Đối với sự ăn quá ngọ, tâm tôi đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi đã thành tựu Thánh giới này, thân lại tu hành sự tri túc, áo cốt để che thân, ăn cốt đủ để nuôi thân. Tôi đến chỗ nào mang theo y bát, không có luyến tiếc, ví như chim nhạn cùng với hai cánh bay liệng trong không theo hai cánh, tôi cũng như vậy. “Này chư Hiền, tôi đã thành tựu Thánh giới thân này và cực tri túc, rồi lại thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng muốn khởi ý. Khi mắt thấy sắc, không chấp thủ sắc tướng, không đắm sắc vị; vì sự phẫn tránh<註 n="885"/>378 mà thủ hộ căn con mắt, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia<註 n="886"/>379, nên thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, khi ý biết pháp không chấp thủ pháp tướng, không đắm pháp vị; vì sự phẫn tránh mà thủ hộ ý căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia, nên thủ hộ ý căn. “Này chư Hiền, tôi đã thành tựu Thánh giới thân này và cực tri túc, Thánh thủ hộ các căn, lại biết rõ chân chánh sự ra vào, khéo quán sát phân biệt sự co, duỗi, cúi, ngước, nghi dung chững chạc, khéo đắp Tăng-già-lê và mang các y bát; đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, nói năng thảy đều biết rõ chân chánh. “Này chư Hiền, tôi đã thành tựu Thánh giới thân này và cực tri túc, và cũng thành tựu Thánh thủ hộ các căn, chân chánh biết sự ra vào, rồi lại sống cô độc tại nơi xa vắng, ở trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, những nơi trống vắng yên tónh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc đến trong rừng, hoặc giữa bãi tha ma. Tôi sau khi ở trong rừng vắng, hoặc đến gốc cây, những chỗ không nhàn yên tónh, trải ni-sư-đàn, ngồi xếp kiết già, chánh thân chánh nguyện, hướng niệm nội tâm<註 n="887"/>380, đoạn trừ tâm tham lam, không có não hại, thấy tài vật và các nhu dụng sinh sống của người khác mà không khởi tâm tham lam muốn khiến về mình. Tôi đối với tham lam, tâm được tịnh trừ. Cũng vậy, đối với sân nhuế, thùy miên, trạo hối, đoạn trừ nghi hoặc, đối với các thiện pháp không còn do dự. Tôi đối với sự nghi hoặc, tâm đã tịnh trừ. “Này chư Hiền, tôi đã đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, cho đến, chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ. “Này chư Hiền, tôi đã đắc định tâm như vậy, thanh tịnh không ô uế, không phiền nhiệt, nhu nhuyến, an trú vững vàng, được bất động tâm, hướng đến chứng ngộ Trí lậu tận thông. Này chư Hiền, tôi biết như thật rằng, ‘Đây là Khổ’, biết như thật: ‘Đây là Khổ tập’, biết như thật: ‘Đây là Khổ diệt’, và biết như thật: ‘Đây là Khổ diệt đạo’. Biết như thật, ‘Đây là lậu’, ‘Đây là lậu tập’, ‘Đây là lậu diệt’, và ‘Đây là lậu diệt đạo’. Biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Khi đã giải thoát liền biết mình đã giải thoát và biết một cách như thật rằng, ‘Sự sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Này chư Hiền, tôi biết như vậy, thấy như vậy đối với bên trong thân cùng với thức này và tất cả các tướng bên ngoài, ngã, ngã tác và kết sử mạn, thảy đều được đoạn tri, nhổ tuyệt cội gốc của chúng, không còn tái sanh nữa’. Tỳ-kheo đã dứt sạch các lậu và tự biết phạm hạnh đã vững ấy nên như pháp mà đáp như vậy. Các ngươi sau khi nghe rồi, nên khen ngợi là đúng và hoan hỷ phụng hành. “Sau khi khen ngợi là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi, nên nói với vị Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, khi Hiền giả vừa nói, chúng tôi đã đẹp lòng, đã hoan hỷ, nhưng chúng tôi muốn theo Hiền giả để tăng tiến càng tăng tiến, mong cầu trí tuệ và ứng đối biện tài. Vì vậy chúng tôi hỏi Hiền giả, rồi lại hỏi nữa’.” Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo nghe lời Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517141594">188.KINH A-DI-NA<註 n="888"/>381 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trú tại Đông viên, giảng đường Lộc tử mẫu<註 n="889"/>382.Bấy giờ, vào lúc xế chiều, Đức Thế Tôn từ tónh tọa đứng dậy, bước xuống giảng đường, đi kinh hành trên khoảng đất trống, trong bóng mát của giảng đường và thuyết giảng rộng rãi về pháp thậm thâm vi diệu cho các Tỳ-kheo nghe. Lúc ấy, dị học A-di-na<註 n="890"/>383, đệ tử của Sa-môn Man-đầu<註 n="891"/>384, từ xa thấy Đức Thế Tôn từ tónh tọa dậy, bước xuống giảng đường, đi kinh hành trên khoảng đất trống, trong bóng mát của giảng đường và thuyết giảng rộng rãi về pháp thậm thâm vi diệu cho các Tỳ-kheo nghe; Dị học A-di-na, đệ tử của Sa-môn Man-đầu đến chỗ Phật, chào hỏi và kinh hành theo Phật. “Đức Thế Tôn quay lại hỏi rằng: “Dị học A-di-na, Sa-môn Man-đầu có thật sự tư duy với năm trăm tư duy; nếu có dị học, Sa-môn, Phạm chí nào là vị nhất thiết tri, nhất thiết kiến, tự cho là ‘Ta biết không sót cái gì<註 n="892"/>385’, nhưng nếu có lầm lẫn thì cũng phải tự nhận là lầm lẫn<註 n="893"/>386.” Dị học A-di-na, đệ tử của Sa-môn Man-đầu đáp rằng: “Thưa Cù-đàm, Sa-môn Man-đầu thật sự tư duy với năm trăm tư duy; nếu có dị học, Sa-môn, Phạm chí nào là vị nhất thiết tri, nhất thiết kiến, tự cho là “Ta biết không sót thứ gì’, nhưng nếu có lầm lẫn thì cũng phải tự nhận là lầm lẫn.” Đức Thế Tôn lại hỏi rằng: “A-di-na, thế nào là Sa-môn Man-đầu thật sự tư duy với năm trăm tư duy; nếu có dị học, Sa-môn, Phạm chí nào là vị nhất thiết tri, nhất thiết kiến, tự cho là “Ta biết không sót cái gì’, nhưng nếu có lầm lẫn thì cũng phải tự nhận là lầm lẫn?” Dị học A-di-na, đệ tử của Sa-môn Man-đầu, đáp rằng: “Thưa Cù-đàm! Sa-môn Man-đầu nói như vầy, ‘Nếu khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi ngủ, khi thức, lúc tối hay ban ngày vẫn thường không chướng ngại tri kiến. Nhưng cũng có khi gặp voi chạy càn, ngựa phóng đại, xe ruỗi nhanh, lính bại trận, con trai chạy trốn, con gái chạy trốn, hoặc đi trên con đường nào đó mà gặp voi dữ, ngựa dữ, bò dữ, chó dữ, hoặc gặp ổ rắn, hoặc bị ném đất, hoặc bị gậy đánh, hoặc lọt xuống rãnh, hoặc rơi vào hầm xí, hoặc đạp lên bò đang nằm, hoặc sa xuống hầm sâu, hoặc đâm vào bụi gai, hoặc thấy thôn ấp mà phải hỏi tên đường, hoặc gặp kẻ trai người gái phải hỏi họ hỏi tên, hoặc nhìn lầm nhà trống, hoặc vào dòng họ nào đó và khi vào rồi được hỏi rằng: ‘Ông ở đâu đến?’ Ta đáp rằng, ‘Này chư Hiền, tôi đi lộn đường’.’ “Thưa Cù-đàm! Sa-môn Man-đầu đại loại như vậy, tư duy với năm trăm tư duy, và nếu có dị học Sa-môn, Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến, tự cho rằng: “Ta biết không sót cái gì’, nhưng vị ấy cũng có những lầm lẫn như vậy.” Rồi Đức Thế Tôn đi kinh hành đến mút đường, dừng lại, trải tọa cụ, ngồi kiết già, hỏi các Tỳ-kheo: “Những sự kiện trí tuệ<註 n="894"/>387 được Ta nói đến, các người thọ trì chăng? Các Tỳ-kheo im lặng không đáp. Đức Thế Tôn hỏi như vậy đến ba lần: “Những sự kiện trí tuệ được Ta nói đến, các ngươi thọ trì chăng?” Các Tỳ-kheo cũng ba lần im lặng không đáp. Lúc ấy có một Tỳ-kheo liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng đến Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nay thật là đúng lúc! Bạch Thiện Thệ, nay thật là đúng lúc! Nếu Thế Tôn nói những sự kiện trí tuệ cho các Tỳ-kheo nghe thì các Tỳ-kheo sau khi nghe Thế Tôn nói sẽ khéo léo thọ trì.” Thế Tôn nói: “Này Tỳ-kheo, hãy nghe rõ và suy nghó kỹ, Ta sẽ phân tích đầy đủ cho các ngươi.” Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch rằng: “Chúng con kính vâng lời, lắng nghe.” Đức Phật lại bảo rằng: “Có hai chúng, một là chúng pháp, hai là chúng phi pháp. “Sao gọi là chúng phi pháp? Hoặc có người làm việc phi pháp, nói lời phi pháp và chúng ấy cũng làm việc phi pháp, nói lời phi pháp. Người phi pháp ấy đứng đầu trong chúng phi pháp, theo những điều chính mình đã biết, nhưng lại bằng những lời hư vọng, không chân thật mà hiển thị, phân biệt, quy định hành vi, lưu bố, tuần tự thuyết pháp, muốn đoạn trừ sự xấu xa trong tâm ý người khác, bị cật vấn thì không thể trả lời được. Đối với trong Chánh pháp luật không thể xứng lập những điều chính mình đã biết. Nhưng người phi pháp đứng đầu trong chúng phi pháp, tự cho là ‘Ta có trí tuệ, hiểu biết tất cả’. Ở nơi nào mà sự kiện trí tuệ được nói đến như vậy, ở đó được gọi là chúng phi pháp. “Sao gọi là chúng pháp? Hoặc có người làm đúng pháp, nói như pháp và chúng ấy cũng làm đúng pháp, nói như pháp. Người đúng pháp ấy đứng đầu trong chúng pháp, theo những điều chính mình đã biết, không bằng những lời hư vọng mà bằng sự chắc thật, hiển thị, phân biệt, quy định hành vi, lưu bố, tuần tự thuyết pháp, muốn đoạn trừ sự xấu xa trong tâm ý người khác, khi bị cật vấn thì có thể trả lời được, đối với Chánh pháp luật có thể xứng lập những điều chính mình đã biết, và người ấy đứng đầu trong chúng pháp, tự cho là ta có trí tuệ, hiểu biết tất cả’. Ở nơi nào mà sự kiện trí tuệ được nói đến như vậy, ở đó được gọi là chúng pháp. “Cho nên, các ngươi nên biết pháp và phi pháp, nghóa và phi nghóa. Sau khi đã chứng biết pháp và phi pháp, nghóa và phi nghóa rồi, các ngươi nên học pháp như thật và nghóa như thật.” Phật thuyết như vậy rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào tịnh thất tónh tọa. Bấy giờ các Tỳ-kheo liền suy nghó: “Chư Hiền nên biết, Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt ý nghóa này, không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào tịnh thất tónh tọa; nói rằng, ‘Cho nên các ngươi nên biết pháp và phi pháp, nghóa và phi nghóa. Sau khi đã biết pháp và phi pháp, nghóa và phi nghóa rồi, các ngươi nên học pháp như thật và nghóa như thật’.” Họ lại nghó rằng: “Này chư Hiền, ai có thể phân biệt rộng rãi ý nghóa mà Đức Thế Tôn đã thuyết vắn tắt?” Họ lại nghó rằng: “Tôn giả A-nan là thị giả của Phật, hiểu biết ý Phật, thường được Thế Tôn và các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả A-nan có thể phân biệt rộng rãi ý nghóa mà Đức Thế Tôn đã thuyết vắn tắt. Này chư Hiền, chúng ta cùng nhau đi đến chỗ Tôn giả A-nan để yêu cầu nói ý nghóa bày. Nếu được Tôn giả A-nan phân biệt cho, chúng ta sẽ khéo léo thọ trì.” Rồi các Tỳ-kheo đi đến chỗ Tôn giả A-nan, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, bạch rằng: “Bạch Tôn giả A-nan, xin biết cho! Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt ý nghóa này, không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào tịnh thất tónh tọa, rằng ‘Cho nên các ngươi nên biết pháp và phi pháp, nghóa và phi nghóa. Sau khi đã biết pháp và phi pháp, nghóa và phi nghóa rồi, các ngươi nên học pháp như thật và nghóa như thật’. “Chúng tôi lại nghó, ‘Này chư Hiền! Ai có thể phân biệt rộng rãi ý nghóa mà Đức Thế Tôn đã thuyết vắn tắt?’ Chúng tôi lại nghó rằng: ‘Tôn giả A-nan là thị giả của Phật, hiểu biết ý Phật, thường được Thế Tôn và các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả A-nan có thể phân biệt rộng rãi ý nghóa mà Đức Thế Tôn đã thuyết vắn tắt’. Cúi mong Tôn giả A-nan vì lòng từ mẫn mà phân biệt rộng rãi cho.” Tôn giả A-nan bảo rằng: “Này chư Hiền, hãy lắng nghe tôi nói ví dụ. Người có trí sau khi nghe ví dụ thì sẽ hiểu rõ ý nghóa: “Này chư Hiền, ví như có người muốn tìm lõi cây, vì muốn tìm lõi cây nên xách búa vào rừng. Người ấy thấy một gốc cây to, đã đầy đủ rễ, thân, đốt, cành, lá, hoa và lõi. Người ấy không đụng đến rễ, thân, đốt, lõi, mà chỉ đụng đến cành, lá. Những điều mà chư Hiền nói cũng giống như vậy. Đức Thế Tôn đang còn đó, sao chư Hiền lại bỏ đi mà tìm đến tôi để hỏi ý nghóa này? Vì sao vậy? Chư Hiền nên biết, Thế Tôn là Con mắt, là Trí, là Nghóa, là Pháp, là Pháp chủ, là Pháp tướng, là Bậc nói nghóa Chân đế. Mọi cứu cánh được chỉ bày do bởi Thế Tôn ấy. Chư Hiền nên đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi ý nghóa này, ‘Bạch Thế Tôn, điều này là thế nào? Điều này có ý nghóa gì?’ Đúng như những lời Thế Tôn nói, chư Hiền hãy khéo léo thọ trì.” Lúc ấy các Tỳ-kheo bạch rằng: “Bạch Tôn giả A-nan, vâng, Đức Thế Tôn là Con mắt, là Trí, là Nghóa, là Pháp, là Pháp chủ, là Pháp tướng, là bậc nói nghóa Chân đế. Mọi cứu cánh được chỉ bày do bởi Thế Tôn ấy. Nhưng Tôn giả A-nan là thị giả của Phật, hiểu biết ý Phật, thường được Thế Tôn và các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Bạch Tôn giả A-nan, Tôn giả có thể phân biệt rộng rãi ý nghóa mà Đức Thế Tôn đã thuyết một cách vắn tắt. Cúi mong Tôn giả A-nan vì lòng từ mẫn mà phân biệt rộng rãi cho.” Tôn giả A-nan nói với các Tỳ-kheo rằng: “Này chư Hiền, vậy hãy cùng nghe tôi nói. “Này chư Hiền, tà kiến là phi pháp, chánh kiến là pháp. Nếu điều nào nhân bởi tà kiến mà sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, đó gọi là phi nghóa. Nếu nhân bởi chánh kiến mà sanh ra vô lượng pháp thiện, đó gọi là nghóa. “Này chư Hiền, cho đến tà trí là phi pháp, chánh trí là pháp. Nếu nhân bởi tà trí mà sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, đó gọi là phi nghóa. Nếu nhân bởi chánh trí mà sanh ra vô lượng pháp thiện, đó gọi là nghóa. “Này chư Hiền! Sự kiện Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt ý nghóa này, không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào tịnh thất tónh tọa, rằng ‘Cho nên các ngươi nên biết pháp và phi pháp, nghóa và phi nghóa. Sau khi đã biết pháp và phi pháp, nghóa và phi nghóa rồi, các ngươi nên học pháp như thật và nghóa như thật’. “Ý nghóa mà Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt chứ không phân biệt rộng rãi này, tôi bằng câu ấy, bằng văn ấy mà diễn rộng ra như vậy. Chư Hiền có thể đến trình bày đầy đủ lên Đức Phật. Nếu đúng như ý nghóa mà Đức Thế Tôn nói thí chư Hiền hãy thọ trì.” Bấy giờ các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Tôn giả A-nan nói, khéo léo thọ trì, đọc thuộc, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu quanh Tôn giả A-nan ba vòng rồi đi. Khi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, vừa rồi Thế Tôn chỉ nói vắn tắt ý nghóa này, không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào tịnh thất tónh tọa. Tôn giả A-nan đã bằng câu ấy, bằng văn ấy mà diễn rộng ra. Đức Thế Tôn nghe xong, khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Trong hàng đệ tử của Ta có những vị có Mắt, có Trí, có Pháp, có Nghóa. Vì sao vậy? Vì Tôn sư nói ý nghóa này cho đệ tử một cách vắn tắt mà không phân biệt rộng rãi, đệ tử ấy bằng câu ấy, bằng văn ấy mà diễn rộng ra. “Đúng như những gì A-nan nói, các ngươi hãy như vậy mà thọ trì. Vì sao vậy? –Vì thuyết quán nghóa phải như vậy.” Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517141595">189.KINH THÁNH ĐẠO<註 n="895"/>388 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Câu-lâu-lấu, ở Kiếm Ma-sắt-đàm, đô ấp Câu-lâu. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Có một con đường khiến chúng sanh được thanh tịnh, xả bỏ ưu sầu, than khóc, dứt hết buồn khổ ảo não, chứng được như pháp. Đó là Thánh chánh định, có tập, có trợ<註 n="896"/>389 và cũng có cụ<註 n="897"/>390, bao gồm bảy chi. “Thế nào là Thánh chánh định nói tập, nói trợ và nói cụ gồm bảy chi? Đó là, chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm. Nếu do bảy chi này mà có tập, có trợ và có cụ<註 n="898"/>391, khéo hướng đến tâm chuyên nhất<註 n="899"/>392, đó gọi là Thánh chánh định có tập, có trợ và có cụ. Vì sao vậy? Chánh kiến sanh chánh chí, chánh chí sanh chánh ngữ, chánh ngữ sanh chánh nghiệp, chánh nghiệp sanh chánh mạng, chánh mạng sanh chánh phương tiện, chánh phương tiện sanh chánh niệm, chánh niệm sanh chánh định. Hiền thánh đệ tử tâm được chánh định như vậy lập tức dứt sạch dâm, nộ, si. Hiền thánh đệ tử chánh tâm giải thoát như thế, lập tức biết như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. “Trong các chi ấy, chánh kiến đứng ngay hàng đầu. Nếu thấy rõ tà kiến là tà kiến thì đó gọi là chánh kiến. Nếu thấy rõ chánh kiến là chánh kiến thì đó cũng gọi là chánh kiến. “Thế nào là tà kiến? “Đó là cho rằng không có bố thí, không có trai tự, không có chú thuyết, không có thiện, ác nghiệp, không có quản báo của thiện, ác nghiệp, không có đời này đời sau, không có cha, không có mẹ, không có bậc chân nhân ở trên đời đi đến thiện xứ, khéo ra khỏi cõi này, khéo hướng đến cõi kia, tự tri, tự giác, trong đời này hay đời sau mà tự tác chứng, thành tựu an trụ. Như vậy gọi là tà kiến. “Thế nào gọi là chánh kiến? “Đó là thấy rằng có bố thí, có trai tự, có chú thuyết, có thiện, ác nghiệp, có quả báo của thiện, ác nghiệp, có đời này đời sau, có cha có mẹ, có bậc chân nhân ở trên đời đi đến thiện xứ, khéo ra khỏi cõi này, khéo hướng đến cõi kia, trong đời này hay đời sau tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ. Như vậy gọi là chánh kiến. “Đó gọi rằng thấy tà kiến là tà kiến thì đó là chánh kiến. Thấy chánh kiến là chánh kiến; đó cũng gọi là chánh kiến. Khi biết rõ như thế, liền phải cầu học, muốn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến. Đó gọi là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm về sự đoạn trừ nơi tà kiến, thành tựu chánh kiến. Đó gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo kiến phương tiện, do phương tiện của kiến. Vì thế cho nên bảo chánh kiến là đứng ngay ở hàng đầu. “Nếu thấy tà chí là tà chí, thì đó là chánh chí. Nếu thấy chánh chí là chánh chí thì đó cũng là chánh chí. “Thế nào gọi là tà chí? Đó là niệm dục, niệm nhuế, niệm hại, được gọi là tà chí. “Thế nào gọi là chánh chí? Đó là niệm vô dục, niệm vô nhuế, niệm vô hại, được gọi là chánh chí. “Thấy rõ tà chí là tà chí, thì đó là chánh chí. Thấy rõ chánh chí là chánh chí, thì đó cũng là chánh chí. Biết như thế rồi, liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà chí, thành tựu chánh chí. Đó gọi là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà chí, thành tựu chánh chí. Đó gọi là chánh niệm. “Tất cả ba chi này đi theo chánh chí, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu. “Nếu thấy rõ tà ngữ là tà ngữ, thì đó là chánh ngữ. Nếu thấy chánh ngữ là chánh ngữ, thì đó cũng chính là chánh ngữ. “Sao gọi là tà ngữ? Nói dối, nói hai lưỡi, lời nói thô ác, lời nói thêu dệt, đó gọi là tà ngữ. “Thế nào là chánh ngữ? Xa lìa sự nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, thêu dệt, đó gọi là chánh ngữ. Đó cũng gọi là thấy tà ngữ là tà ngữ, thì gọi là chánh ngữ. Thấy chánh ngữ là chánh ngữ, cũng gọi là chánh ngữ. Biết như vậy rồi liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ. Đó là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà ngữ, thành tựu chánh ngữ, gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo chánh ngữ, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu. “Nếu thấy tà nghiệp là tà nghiệp, thì đó là chánh nghiệp. Nếu thấy chánh nghiệp là chánh nghiệp, thì đó cũng chính là chánh nghiệp. “Thế nào gọi là tà nghiệp? Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, gọi là tà nghiệp. Thế nào gọi là chánh nghiệp? Lìa sát sanh, trộm cướp, tà dâm, gọi là chánh nghiệp. Đó gọi rằng thấy tà nghiệp là tà nghiệp thì gọi là chánh nghiệp. Thấy chánh nghiệp là chánh nghiệp, cũng gọi là chánh nghiệp. Biết như thế rồi liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp, gọi là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp, gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo chánh nghiệp, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu. “Nếu thấy tà mạng là tà mạng, thì đó gọi là chánh mạng. Nếu thấy chánh mạng là chánh mạng, thì cũng gọi là chánh mạng. “Thế nào là tà mạng? Nếu có sự mong cầu mà không mãn ý; bằng nhiều loại chú thuật súc sanh, bằng tà mạng mà nuôi sống. Nó không như pháp mà tìm kiếm áo chăn, mà lại bằng phi pháp; không như pháp mưu cầu ẩm thực, giường chõng, thuốc thang, các tư cụ sanh hoạt, mà bằng phi pháp. Đó là tà mạng. Thế nào là chánh mạng? Nếu không có sự mong cầu không mãn ý; không dùng các thứ chú thuật, tà mạng để nuôi sống. Người ấy như pháp mà tìm kiếm áo chăn, thì đó là pháp vậy; như pháp mà mưu cầu ẩm thực, giường chõng, thuốc thang, các tư cụ sanh hoạt, thì đó là pháp vậy. Đó gọi là chánh mạng. Đó là nói rằng, thấy tà mạng là tà mạng thì gọi là chánh mạng; thấy chánh mạng là chánh mạng, cũng gọi là chánh mạng. Kia biết như vậy rồi, bèn cầu học để đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng; đó là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm nơi sự đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng, đó gọi là chánh niệm. Ba chi này đi theo chánh mạng, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu. “Thế nào là chánh phương tiện? Tỳ-kheo để đoạn trừ ác pháp đã sanh mà phát khởi ý dục tìm cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm trừ diệt; vì để ác pháp chưa sanh thì không sanh, nên phát khởi ý dục tìm cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm mà trừ diệt; để pháp thiện chưa sanh thì sanh nên phát khởi ý dục tìm cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm trừ diệt; để thiện pháp đã sanh tồn tại, không bị quên, không thối thất, càng lúc càng phát triển rộng rãi, tu tập biến mãn đầy đủ, nên phát khởi ý dục tìm cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm mà trừ diệt; đó gọi là chánh phương tiện. “Thế nào là chánh niệm? Tỳ-kheo quán nội thân như thân; quán, cho đến, thọ, tâm, pháp như pháp; đó gọi là chánh niệm. “Thế nào là chánh định? Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ; đó gọi là chánh định. “Thế nào là chánh giải thoát? Tỳ-kheo, tâm giải thoát khỏi dục, tâm giải thoát khỏi nhuế, si; đó gọi là chánh giải thoát. Thế nào là chánh trí? Tỳ-kheo biết tâm giải thoát dục, tâm giải thoát nhuế, si; gọi là chánh trí. “Đó là bậc hữu học thành tựu tám chi. Lậu tận A-la-hán thành tựu mười chi. “Thế nào là hữu học thành tựu tám chi? Là học từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó là hữu học thành tựu tám chi. “Thế nào là lậu tận A-la-hán thành tựu mười chi? Đó là vô học chánh kiến cho đến vô học chánh trí. Đó là lậu tận A-la-hán thành tựu mười chi. Vì sao vậy? Vì chánh kiến là đoạn trừ tà kiến. Nếu nhân tà kiến sanh vô lượng ác pháp bất thiện, vị ấy phải đoạn trừ nó. Nếu nhân chánh kiến sanh ra vô lượng thiện pháp, vị ấy tu tập được sung mãn. Cho đến chánh trí đoạn trừ tà trí. Nếu nhân tà trí sanh vô lượng pháp ác bất thiện, vị ấy đoạn trừ nó. Nếu nhân chánh trí sanh vô lượng pháp thiện, vị ấy tu tập để được sung mãn. “Đó là hai mươi phẩm thiện và hai mươi phẩm bất thiện. Tức là tuyên thuyết bốn mươi đại pháp phẩm được chuyển vận nơi Phạm luân mà không một ai có thể chế ngự mà bài xích, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm, và các loại thế gian khác. “Đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân ấy, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên và Ma, Phạm, và các loại thế gian khác; mà nếu có Sa-môn, Phạm chí nào phi bác, người ấy đối với như pháp có mười trường hợp đáng bị chỉ trích. “Những gì là mười? Hoặc chê bai chánh kiến, khen ngợi tà kiến. Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào có tà kiến, mà hoặc cúng dường vị ấy, hoặc tán thán vị ấy, thì đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm và các loại thế gian khác ấy, mà nếu có Sa-môn, Phạm chí nào phi bác, vị ấy đối với như pháp đây là trường hợp thứ nhất đáng bị chỉ trích. “Hoặc chê bai, cho đến chánh trí, khen ngợi tà trí. Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào có tà trí mà hoặc cúng dường vị ấy, hoặc tán thán vị ấy, thì đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm và các loại thế gian khác ấy, mà nếu có Sa-môn, Phạm chí nào phi bác, vị ấy đối với như pháp đây trường hợp thứ mười đáng bị chỉ trích. “Đó gọi là đối với như pháp có mười trường hợp đáng bị chỉ trích. Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết, được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm, và các loại thế gian khác ấy, mà phi bác; thì người ấy đối với như pháp có mười điều bị chỉ trích. “Lại có những Sa-môn, Phạm chí khác sống ngồi chồm hổm<註 n="900"/>393, thuyết giảng sự ngồi chồm hổm. Sống vô sở hữu, thuyết giảng vô sở hữu, thuyết vô nhân, thuyết vô tác, thuyết vô nghiệp; nghóa là đối với thiện ác được tạo tác bởi người này hay người kia mà chủ trương đoạn tuyệt, phá hoại ở kia hay ở đây, những người ấy đối với bốn đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm và các loại thế gian khác, những người ấy cũng có sự chỉ trích, lo lắng, sợ hãi.” Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517141596">190.KINH TIỂU KHÔNG<註 n="901"/>394 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, tại Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường<註 n="902"/>395.Bấy giờ Tôn giả A-nan vào lúc xế, từ thiền tọa đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, lui đứng sang một bên mà bạch rằng: “Một thời Thế Tôn du hành giữa những người họ Thích, trong thành tên là Thích đô ấp<註 n="903"/>396.Con lúc ấy được nghe Thế Tôn nói nghóa như vầy, ‘Này A-nan, Ta phần nhiều hành nơi không tánh’<註 n="904"/>397.Thế Tôn! Phải là con biết rõ, nhận rõ và nhớ kỹ không?” Khi ấy Thế Tôn đáp rằng: “Này A-nan, lời nói của Ta đó, ông thật sự biết rõ, nhận rõ và nhớ kỹ. Vì sao? Vì Ta tự bao giờ cho đến hôm nay phần nhiều hành nơi không tánh. “Này A-nan, như giảng đường Lộc tử mẫu này trống không, không có voi, ngựa, bò, dê, tài vật, lúa thóc, nô tỳ; nhưng có cái không trống không. Đó là chỉ có chúng Tỳ-kheo. Cho nên, này A-nan, nếu trong đó không có gì cả thì chính do đó mà Ta thấy là trống không. Nếu trong này còn có cái khác thì Ta thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, không tánh, sự không điên đảo<註 n="905"/>398. “Này A-nan, Tỳ-kheo nào nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác đến ý tưởng về xóm làng, đừng tác ý đến ý tưởng về người, mà hằng tác ý đến ý tưởng về duy nhất tánh là ý tưởng về khu rừng<註 n="906"/>399.Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ý tưởng về xóm làng, trống không ý tưởng về người, nhưng có một cái không trống không, đó là duy nhất tánh do ý tưởng về khu rừng. Nếu có sự phiền nhọc<註 n="907"/>400 do ý tưởng về xóm làng, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về người, thì ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc là do duy nhất tánh ý tưởng về khu rừng’. Nếu trong đó không có gì cả thì, thì chính do đó mà vị ấy thấy đó là trống không. Nếu trong này còn có cái khác, thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, không tánh, sự không điên đảo. “Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về người, đừng tác ý đến ý tưởng khu rừng mà hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý tưởng về đất. Tỳ-kheo ấy nếu thấy đất này có cao có thấp, có ổ rắn, có bụi gai, có cát, có đá, núi chởm, sông sâu thì chớ có tác ý đến. Nếu thấy đất này bằng phẳng như lòng bàn tay, chỗ trông ra được rõ ràng, thì hãy thường tác ý đến. “Này A-nan, ví như da bò, lấy một trăm cây đinh mà căng ra; sau khi căng rất thẳng, nó không nhăn, không rút lại. Nếu thấy chỗ đất này có cao có thấp, có ổ rắn, có bụi gai, có cát, có đá, núi chởm, sông sâu thì đừng tác ý đến. Nếu thấy chỗ đất này bằng phẳng như lòng bàn tay, chỗ trông ra được rõ ràng, thì hãy thường tác ý. Vị ấy biết như vậy, biết rằng, ‘Trống không ý tưởng về người, trống không ý tưởng về khu rừng, nhưng có một cái không trống không, đó là duy nhất ý tưởng về đất. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về người, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về khu rừng, thì ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ý tưởng về đất’. Nếu trong đó không có gì cả, thì chính do đó mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này còn có cái khác thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, không tánh, sự không điên đảo. “Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về khu rừng, đừng tác ý đến ý tưởng về đất, mà hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý tưởng thuần nhất về vô lượng không xứ <註 n="908"/>401.Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ý tưởng về khu rừng, trống không ý tưởng về đất, nhưng có cái không trống không, đó là duy nhất ý tưởng về vô lượng không xứ. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về khu rừng, thì ở đây ta không có sự đó. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về đất, thì ta không có sự đó. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ý tưởng về vô lượng không xứ’. Nếu trong đó không có gì cả, thì chính do đó mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này còn có cái khác, thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo. “Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về khu rừng, đừng tác ý đến ý tưởng về đất, đừng tác ý về ý tưởng vô lượng không xứ, hãy hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý tưởng về vô lượng thức xứ<註 n="909"/>402.Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ý tưởng về khu rừng, trống không ý tưởng về đất, trống không ý tưởng về vô lượng không xứ, nhưng có một cái không trống không, đó là duy nhất ý tưởng về vô lượng thức xứ. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về khu rừng, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về đất, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về vô lượng không xứ, thì ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ý tưởng về vô lượng thức xứ.’ Nếu trong đó không có gì cả, thì chính vì vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này còn có một cái khác, thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo. “Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về vô lượng không xứ, đừng tác ý đến ý tưởng về vô lượng thức xứ, mà hãy hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý tưởng về vô sở hữu xứ<註 n="910"/>403.Vị ấy niệm biết như vầy, ‘Trống không vô lượng không xứ, trống không vô lượng thức xứ, nhưng có một cái không trống không. Đó là duy nhất ý tưởng về vô sở hữu xứ. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về vô lượng không xứ, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về vô lượng thức xứ, thì ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ý tưởng về vô sở hữu xứ’. Nếu trong đó không có gì cả, thì chính vì vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong đó còn có cái khác, thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo. “Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về vô lượng thức xứ, đừng tác ý đến ý tưởng về vô sở hữu xứ, mà hãy hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý tưởng về vô tưởng tâm định<註 n="911"/>404.Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ý tưởng về vô lượng thức xứ, trống không ý tưởng về vô sở hữu xứ, nhưng có cái không trống không, đó là duy nhất tánh do vô tưởng tâm định. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về vô lượng thức xứ, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về vô sở hữu xứ, thì ở đây ta cũng không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất là về tưởng tâm định’. Nếu trong đó không có gì cả, thì chính vì vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này còn có cái khác, thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo. “Vị ấy lại suy nghó như vầy, ‘Vô tưởng tâm định mà ta đã có đây vốn là sở hành, vốn là sở tư<註 n="912"/>405.Nếu nó vốn là sở hành, vốn là sở tư thì ta không ái lạc nó<註 n="913"/>406, không mong cầu nó, không an trụ trên nó’. “Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Giải thoát rồi, thì biết là mình đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy biết như vầy, ‘Trống không là dục lậu, trống không là hữu lậu, trống không là vô minh lậu; nhưng có cái không trống không, đó là chỉ có thân này của ta với sáu xứ cho mạng tồn tại. Nếu có sự phiền nhọc do dục lậu, thì ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do hữu lậu và vô minh lậu, ta cũng không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do nơi thân này của ta và sáu xứ cho mạng tồn tại<註 n="914"/>407’. Nếu trong đó không có gì cả thì chính vì vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này còn có cái khác thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo. Đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát. “Này A-nan, trong quá khứ, nếu có các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, các vị ấy tất cả đều hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo này; đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát. “Này A-nan, trong vị lai, nếu có các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, các vị ấy tất cả đều hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo này; đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát. “Này A-nan, trong hiện tại, Ta là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Ta cũng hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo này; đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát. “Cho nên, này A-nan, hãy học như vậy.” Phật thuyết như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517141597">191.KINH ĐẠI KHÔNG<註 n="915"/>408 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa giữa những người họ Thích, ở trong thành Ca-duy-la-vệ, tại vườn Ni-câu-loại<註 n="916"/>409.Bấy giờ Đức Thế Tôn sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, đắp y cầm bát đi vào thành Ca-duy-la-vệ khất thực. Sau khi ăn xong, sau buổi trưa, Ngài đi đến tinh xá Gia-la-sai-ma Thích<註 n="917"/>410.Lúc bấy giờ tại tinh xá Gia-la-sai-ma thích có sắp đặt rất nhiều giường chõng, có rất nhiều Tỳ-kheo trú nghỉ ở trong đó. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ trong tinh xá Gia-la-sai-ma Thích đi ra, đến Già-la Thích<註 n="918"/>411 tinh xá. Bấy giờ, Tôn giả A-nan và rất nhiều Tỳ-kheo ở trong tinh xá Già-la Thích đang làm y. Tôn giả A-nan từ xa trông thấy Phật sắp đến, bèn ra nghinh tiếp, rước y bát của Phật, trở vào trải giường ngồi, múc nước rửa chân. Phật rửa chân rồi, ngồi trên chỗ ngồi của Tôn giả A-nan đã trải sẵn trong tinh xá Già-la Thích và nói rằng: “Này A-nan, trong tinh xá Gia-la-sai-ma Thích có sắp đặt rất nhiều giường chõng, có rất nhiều Tỳ-kheo trú nghỉ ở trong đó chăng?” Tôn giả A-nan bạch: “Quả như vậy, bạch Thế Tôn, trong tinh xá Gia-la-sai-ma Thích có sắp đặt rất nhiều giường chõng, có rất nhiều Tỳ-kheo đang trú nghỉ trong đó. Vì sao? Vì chúng con hôm nay đang làm y.” Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo A-nan rằng: “Tỳ-kheo không nên ham muốn nói chuyện ồn ào, vui thích trong sự nói chuyện ồn ào, tụ tập để nói chuyện ồn ào, ham muốn đông người, vui thích với sự đông người, tụ tập đông người, không thích rời xa chỗ đông người, không thích sống cô độc ở nơi xa vắng. “Tỳ-kheo nào ham muốn nói chuyện ồn ào, vui thích trong sự nói chuyện ồn ào, tụ tập để nói chuyện ồn ào, ham muốn đông người, vui thích với sự đông người, tụ tập đông người, không thích rời xa chỗ đông người, không thích sống cô độc ở nơi xa vắng; vị ấy nếu có hoan lạc nơi sự hoan lạc của bậc Thánh, hoan lạc vô dục, hoan lạc viễn ly, hoan lạc tịch tịnh, hoan lạc chánh giác, hoan lạc không tài sản, hoan lạc phi sanh tử, đối với những hoan lạc ấy mà được dễ dàng không khó, trường hợp này không thể xảy ra. “Này A-nan, Tỳ-kheo nào không ham muốn nói chuyện ồn ào, không hoan lạc trong sự nói chuyện ồn ào, không tụ tập để nói chuyện ồn ào, không ham muốn đông người, không hoan lạc với sự đông người, không tụ tập đông người, muốn rời xa chỗ đông người, thường hoan lạc trong sự sống cô độc nơi xa vắng; vị ấy nếu có sự hoan lạc của bậc Thánh, hoan lạc vô dục, hoan lạc viễn ly, hoan lạc tịch tịnh, hoan lạc chánh giác, hoan lạc không tài sản, hoan lạc phi sanh tử, đối với những hoan lạc này mà được dễ dàng không khó, trường hợp này tất có thể xảy ra. “Này A-nan, Tỳ-kheo không nên ham muốn nói chuyện ồn ào, hoan lạc trong sự nói chuyện ồn ào, tụ tập để nói chuyện ồn ào, ham muốn đông người, hoan lạc với sự đông người, tụ tập đông người, không thích rời xa chỗ đông người, không thích sống cô độc ở nơi xa vắng. “Tỳ-kheo nào ham muốn nói chuyện ồn ào, hoan lạc trong sự nói chuyện ồn ào, tụ tập để nói chuyện ồn ào, ham muốn đông người, hoan lạc với sự đông người, tụ tập đông người, không thích rời xa chỗ đông người, không thích sống cô độc ở nơi xa vắng. Nếu vị ấy chứng đắc thời ái tâm giải thoát<註 n="919"/>412 và bất thời bất di động tâm giải thoát<註 n="920"/>413, trường hợp này hoàn toàn không xảy ra. “Này A-nan, Tỳ-kheo nào không ham nói chuyện ồn ào, không hoan lạc trong sự nói chuyện ồn ào, không tụ tập để nói chuyện ồn ào, không ham muốn đông người, không hoan lạc với sự đông người, không tụ tập đông người, muốn rời xa chỗ đông người, thường hoan lạc trong sự sống cô độc nơi xa vắng; vị ấy chứng đắc thời ái tâm giải thoát và bất thời bất di động tâm giải thoát, trường hợp này tất có xảy ra. “Vì sao vậy? Này A-nan, Ta không thấy có một sắc nào khiến Ta ham muốn hoan lạc. Sắc ấy bại hoại, biến dịch, và khi nó đổi khác thì sanh ra sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não. Vì vậy, Ta an trụ nơi một trú xứ khác mà thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Đó là vượt qua tất cả sắc tưởng, an trụ nơi ngoại không. “Này A-nan, Ta an trụ nơi trụ xứ này rồi, phát sanh sự hoan duyệt. Sự hoan duyệt này Ta cảm thọ trong toàn thân với chánh niệm chánh trí, rồi phát sanh hỷ, phát sanh khinh an<註 n="921"/>414, phát sanh lạc, phát sanh định. Định này Ta cảm thọ toàn thân với chánh niệm chánh trí. “Này A-nan, nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc hay Ưu-bà-di nào tìm đến Ta, Ta bèn vì họ mà an trụ trong tâm như vậy, viễn ly, an lạc, vô dục. Ta cũng vì họ mà thuyết pháp, khuyến khích, hỗ trợ họ. “Này A-nan, Tỳ-kheo nào muốn hằng an trụ trong không tánh<註 n="922"/>415, Tỳ-kheo ấy sẽ giữ vững nội tâm an trụ, tónh chỉ, khiến cho chuyên nhất và định<註 n="923"/>416 Vị ấy sau khi giữ vững nội tâm an trụ, tónh chỉ, khiến cho chuyên nhất và định rồi, hãy suy niệm về nội không. “Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nói như vầy: “Tôi không giữ vững nội tâm an trụ, tónh chỉ, không khiến cho chuyên nhất và định”, thì này A-nan, nên biết vị ấy tự làm cho mình rất phiền nhọc<註 n="924"/>417.“Này A-nan,Thế nào là Tỳ-kheo giữ vững nội tâm an trụ, tónh chỉ, khiến cho chuyên nhất và định? Tỳ-kheo đối với thân này có hỷ lạc do ly dục phát sanh, thấm ướt khắp tất cả, thấm ướt nhuần một cách phổ biến sung mãn; hỷ lạc do ly dục sanh không chỗ nào không biến mãn. Này A-nan, cũng như một người tắm gội, đựng đầy bột tắm trong nhà rồi đổ nước vào khuấy rất đều cho nổi bọt lên, thấm ướt thấm nhuần khắp tất cả, phổ biến sung mãn, trong ngoài kín đáo không có chỗ nào rỉ ra. Cũng vậy, này A-nan, Tỳ-kheo nơi thân này có hỷ lạc do ly dục phát sanh, thấm ướt khắp tất cả, thấm ướt nhuần một cách phổ biến sung mãn. Hỷ lạc do ly dục sanh không chỗ nào không biến mãn. “Này A-nan, như vậy, Tỳ-kheo giữ vững nội tâm an trụ, tónh chỉ, khiến cho chuyên nhất và định rồi<註 n="925"/>418, hãy tác ý về nội không. Vị ấy sau khi tác ý về nội không rồi, mà tâm bèn di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với nội không, Tỳ-kheo ấy hãy tác ý về ngoại không. Vị ấy sau khi tác ý về ngoại không rồi, tâm bèn di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với ngoại không. “Này A-nan, nếu Tỳ-kheo trong lúc quán, biết rằng mình đang tác ý về ngoại không mà tâm di động, không hướng đến gần, không an trụ, không giải thoát đối với ngoại không, Tỳ-kheo ấy hãy tác ý về nội ngoại không. Vị ấy sau khi suy niệm về nội ngoại không rồi mà tâm bèn di động, không hướng đến gần, không trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với nội ngoại không. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo trong lúc lúc quán mà biết rằng mình đang suy niệm về nội ngoại không mà tâm di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với nội ngoại không, Tỳ-kheo ấy hãy tác ý về sự không di động. “Vị ấy sau khi suy niệm về sự không di động mà tâm di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với sự bất di động. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nào trong lúc quán sát biết được rằng mình đang suy niệm về sự không di động mà tâm di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với sự bất di động, Tỳ-kheo ấy có tâm như thế này hay thế khác, bằng định như thế này hay thế khác mà điều phục, liên tục điều phục, tu tập, liên tục tu tập, làm nhu nhuyến rồi lại nhu nhuyến, rất hân hoan trong sự nhu hòa, rất tịnh lạc trong sự viễn ly. “Nếu vị ấy có tâm như thế này hay thế khác bằng định như thế này hay thế khác mà điều phục rồi lại điều phục, tu tập rồi lại tu tập, nhu nhuyến rồi lại nhu nhuyến, rất hân hoan trong sự nhu hòa, rất tịnh lạc trong sự viễn ly rồi, hãy bằng nội không mà thành tựu an trụ. “Vị ấy sau khi nội không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với nội không. Này A-nan, Tỳ-kheo trong lúc quán thì biết nội không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với nội không, đó là chánh tri. “Này A-nan, Tỳ-kheo hãy bằng ngoại không thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với ngoại không. Này A-nan, như vậy Tỳ-kheo trong lúc quán thì biết ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với ngoại không. Đó gọi là chánh tri. “Này A-nan, Tỳ-kheo hãy bằng nội ngoại không thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi nội ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với nội ngoại không. Này A-nan, như vậy Tỳ-kheo trong lúc quán thì biết nội ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với nội ngoại không. Đó gọi là chánh tri. “Này A-nan, hãy bằng bất di động thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi bất di động thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với bất di động. Này A-nan, như vậy Tỳ-kheo trong lúc quán thì biết bất di động thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với bất di động. Đó gọi là chánh tri. “Này A-nan, vị Tỳ-kheo ấy với tâm an trụ trên trụ xứ này, nếu muốn kinh hành, Tỳ-kheo ấy từ thiền thất đi ra, đi kinh hành trên khoảng đất trống, trong bóng mát của thiền thất, các căn hướng vào trong tâm, không hướng ra ngoài, lấy phía sau tác ý làm phía trước. Kinh hành như vậy rồi, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp. Đó gọi là chánh tri. “Này A-nan, Tỳ-kheo với tâm an trụ trên trụ xứ này, nếu muốn tọa định, Tỳ-kheo ấy rời khỏi chỗ kinh hành, đến cuối con đường kinh hành, trải ni-sư-đàn, ngồi kiết già. Sau khi ngồi như vậy vững vàng rồi, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp. Đó gọi là chánh tri. “Này A-nan, Tỳ-kheo với tâm an trụ trong trụ xứ này, nếu muốn có suy niệm<註 n="926"/>419, thì Tỳ-kheo ấy đối với ba sự suy niệm về ác bất thiện này là niệm dục, niệm nhuế và niệm hại, đừng suy niệm đến ba suy niệm ác bất thiện ấy. Đối với ba suy niệm thiện là: niệm vô dục, niệm vô nhuế, niệm vô hại, hãy suy niệm trên ba suy niệm thiện ấy. Sau khi suy niệm như vậy rồi, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp, đó gọi là chánh tri. “Này A-nan, Tỳ-kheo ấy đối với những luận bàn không phải là Thánh luận, không tương ưng nghóa<註 n="927"/>420, tức là luận bàn về những vấn đề vua chúa, vấn đề đạo tặc, vấn đề đấu tranh, vấn đề ẩm thực, vấn đề đàn bà, vấn đề đồng nữ, vấn đề dâm nữ, vấn đề thế gian, vấn đề tà đạo, vấn đề trong biển. Vị ấy không bàn luận các loại súc sanh luận như vậy. Nếu có những vấn đề thuộc Thánh luận, tương ưng nghóa, khiến tâm nhu hòa, không có những sự che đậy<註 n="928"/>421, tức là vấn đề thí, vấn đề giới, vấn đề định, vấn đề giải thoát, vấn đề giải thoát tri kiến, vấn đề tiệm giảm<註 n="929"/>422, vấn đề không tụ hội, vấn đề thiểu dục, vấn đề tri túc, vấn đề vô dục, vấn đề đoạn, vấn đề diệt, vấn đề tónh tọa, vấn đề duyên khởi. Sau khi luận bàn những vấn đề mà Sa-môn luận bàn như vậy rồi, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp. Đó gọi là chánh tri. “Lại nữa, này A-nan, có năm công đức của dục, khả lạc, khả ý, khả niệm, sắc ái lạc tương ưng với dục; đó là, sắc được biết bởi mắt, tiếng được biết bởi tai, hương được biết bởi mũi, vị được biết bởi lưỡi, xúc được biết bởi thân. Tỳ-kheo với tâm chuyên chú<註 n="930"/>423 mà quán<註 n="931"/>424 năm diệu dục này, tùy theo diệu dục ấy mà có hành ấy trong tâm<註 n="932"/>425.Vì sao vậy? Không trước, không sau, năm dục công đức này tùy theo dục công đức nào mà có hành ấy trong tâm. “Này A-nan, Tỳ-kheo trong lúc quán thì biết năm công đức của dục này, tùy theo công đức dục nào mà có hành ấy trong tâm. Tỳ-kheo ấy với công đức dục này hay công đức dục kia quán là vô thường, quán suy hao, quán vô dục, quán đoạn, quán diệt, quán đoạn xả ly. Nếu năm công đức dục này có dục, bị nhiễm dục, chúng tức thì bị tiêu diệt. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo khi quán như vậy thì biết năm công đức dục này có dục và bị nhiễm dục, chúng đã bị đoạn trừ rồi. Đó gọi là chánh tri. “Lại nữa, này A-nan, có năm thủ uẩn<註 n="933"/>426, sắc thủ uẩn, thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn. Tỳ-kheo như vậy mà quán sự hưng suy, quán sát rằng, đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự diệt tận của sắc. Đây là thọ, tưởng, hành và thức. Đây là sự tập khởi của thức, đây là sự diệt tận của thức. Nếu năm thủ uẩn này có ngã mạn<註 n="934"/>427, nó liền bị tiêu diệt. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo khi quán như vậy thì biết trong năm thủ uẩn, ngã mạn đã bị diệt rồi. Đó gọi là chánh tri. “Này A-nan! Pháp này tuyệt đối khả ý, tuyệt đối khả lạc, tuyệt đối ý niệm, vô lậu, không chấp thủ<註 n="935"/>428, ma không đến gần được, ác không thể đến gần được. Các pháp ác bất thiện ô uế làm gốc rễ cho sự hữu trong tương lai là phiền nhiệt, khổ báo, là nhân của sanh, già, bệnh, chết cũng không thể đến gần được; tức là thành tựu sự không phóng dật này. Vì sao vậy? Nhân không phóng dật mà Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác chứng đắc giác ngộ, nhân gốc rễ không phóng dật mà phát sanh vô lượng thiện pháp, cho đến các trợ đạo phẩm<註 n="936"/>429.“Cho nên, này A-nan, ngươi phải học như vầy, ‘Ta cũng thành tựu nơi sự không phóng dật’. Hãy học như vậy. “Này A-nan, do nghóa lợi nào mà một tín đồ đệ tử đi theo Thế Tôn mà hành phụng sự cho đến trọn đời?” Tôn giả A-nan bạch Thế Tôn rằng: “Thế Tôn là pháp bổn, Thế Tôn là pháp chủ, pháp do Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn thuyết giảng điều đó. Con nay sau khi nghe xong sẽ được biết rộng ý nghóa ấy.” Đức Phật bèn nói: “Này A-nan, hãy lắng nghe. Hãy khéo tư niệm. Ta sẽ phân biệt đầy đủ cho thầy nghe.” Tôn giả A-nan vâng lời, lắng nghe. Đức Phật nói: “Này A-nan, không phải chỉ vì chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết mà một tín đệ tử đi theo Thế Tôn để hành phụng sự cho đến trọn đời. Này A-nan, hoặc từ lâu vị ấy đã từng nghe pháp này, tụng tập đến cả ngàn, chuyên ý tư duy quán sát, thấy rõ, thấu triệt sâu xa. Nếu vấn đề này là Thánh luận tương ưng với cứu cánh, khiến tâm nhu hòa, không có những che lấp, tức các vấn đề bố thí, vấn đề giới, vấn đề định, vấn đề tuệ, vấn đề giải thoát, vấn đề giải thoát tri kiến, vấn đề tiệm giảm, vấn đề không tụ hội, vấn đề thiểu dục, vấn đề tri túc, vấn đề vô dục, vấn đề đoạn, vấn đề diệt, vấn đề tónh tọa, vấn đề duyên khởi. Những vấn đề mà Sa-môn luận bàn như vậy, được dễ dàng chứ không khó. Do ý nghóa này mà một tín đệ tử đi theo Thế Tôn để hành phụng sự cho đến trọn đời. Này A-nan, như vậy là phiền lụy<註 n="937"/>430 cho Tôn sư, phiền lụy cho đệ tử, phiền lụy cho các vị đồng phạm hạnh. “Này A-nan, thế nào là phiền lụy cho Tôn sư? “Ở đây, một vị Tôn sư xuất thế, có sách lự tư duy, bằng tâm trạng sách lự mà quán sát các loại phàm nhân. Có biện tài, vị ấy đi đến nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tónh tọa, hoặc sống tại nơi đó mà học sự viễn ly, tinh cần, được tăng thượng tâm, sống an lạc ngay trong đời hiện tại. “Vị ấy sau khi học sự viễn ly, tinh cần, sống an ổn khoái lạc, rồi theo các đệ tử trở về với các Phạm chí, Cư só, phong ấp, quốc nhân. Vị ấy sau khi theo đệ tử trở về, với các Phạm chí, Cư só, phong ấp, quốc nhân, bèn tự cao mà trở về nhà. Như vậy là phiền lụy cho Tôn sư và cũng bị phiền lụy bởi các pháp ác bất thiện, ô uế, là gốc rễ cho sự hữu trong tương lai, phiền nhiệt, khổ báo, nhân của sanh-già-bệnh-chết; đó là phiền lụy cho Tôn sư. “Này A-nan, thế nào là sự phiền lụy cho đệ tử? Đệ tử của vị Tôn sư ấy học sự viễn ly của vị ấy, vị ấy sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, trên sườn non, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tónh tọa, hoặc sống tại nơi đó mà học sự viễn ly, tinh cần, được tăng thượng tâm, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này. Vị ấy sau khi học sự viễn ly, tinh cần, sống an ổn khoái lạc rồi, bèn theo đệ tử trở về với các Phạm chí, Cư só, phong ấp, quốc nhân. Vị ấy sau khi theo đệ tử về với các Phạm chí, Cư só, phong ấp, quốc nhân rồi, bèn tự cao mà trở về nhà. Như vậy là làm phiền lụy cho đệ tử, và cũng bị phiền lụy bởi các pháp ác, bất thiện, gốc rễ của sự hữu trong tương lai, phiền nhiệt, khổ báo, nhân của sanh-già-bệnh-chết. Đó là phiền lụy cho đệ tử. “Này A-nan, thế nào là phiền lụy cho các vị phạm hạnh? Ở đây Đức Như Lai xuất thế, Ngài là Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Ngài sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, trên sườn cao, vắng bặt không chút động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tónh tọa. “Này A-nan, Đức Như Lai vì nghóa lợi nào mà sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng ngườøi, tùy thuận tónh tọa?” “Tôn giả A-nan bạch Đức Thế Tôn rằng: “Thế Tôn là Pháp bổn, Thế Tôn là Pháp chủ, Pháp do Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn thuyết giảng điều ấy, con nay sau khi nghe xong được biết rộng nghóa ấy.” Đức Phật bèn nói: “Này A-nan, hãy lắng nghe, hãy khéo tư niệm. Ta sẽ phân biệt đầy đủ cho thầy nghe.” Tôn giả A-nan vâng lời lắng nghe. Đức Phật nói: “Này A-nan, như Lai không phải vì để được những gì chưa được, thu hoạch những gì chưa thu hoạch, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ mà sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có bóng người, tùy thuận mà tónh tọa. Này A-nan, vì hai ý nghóa mà Như Lai sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có bóng người, tùy thuận mà tónh tọa. Một là sống an lạc ngay trong hiện tại cho chính mình. Hai là từ mẫn đối với những người đời sau. “Hoặc giả, đời sau người người noi bóng Như Lai mà sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tónh tọa. Này A-nan, chính vì nghóa lợi này mà Như Lai sống trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có giận dữ, không có bóng người, tùy thuận tónh tọa. Hoặc sống ở nơi đó mà học sự viễn ly, tinh cần, được tăng thượng tâm, sống an lạc ngay trong đời hiện tại. “Như Lai sau khi học sự viễn ly, tinh cần, sống an ổn khoái lạc rồi, theo các vị Phạm hạnh mà trở về với các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Như Lai sau khi theo các vị phạm hạnh trở về với các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di rồi, không tự cao mà trở về nhà. “Này A-nan, nếu vị ấy chứng ngộ bất động tâm giải thoát, thì Ta không nói vị ấy có sự chướng ngại. Nhưng nếu vị ấy chứng đắc Bốn tăng thượng tâm<註 n="938"/>431, sống an lạc trong đời hiện tại, vốn do trước kia sống tinh cần, không phóng dật, thì ở đây, hoặc giả có thể bị thối thất vì sự tụ hội đông đảo nhiều đệ tử. “Lại nữa, này A-nan, đệ tử của Tôn sư ấy noi theo Tôn sư mà sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận tónh tọa. Hoặc sống tại nơi đó mà học sự viễn ly, tinh cần, được tăng thượng tâm, sống an lạc ngay trong đời hiện tại. Vị ấy sau khi học sự viễn ly, tinh cần, sống an ổn khoái lạc rồi theo các vị phạm hạnh mà trở về với các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Vị ấy sau khi theo các vị phạm hạnh trở về với các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di rồi bèn tự cao mà trở về nhà. Như vậy là phiền lụy cho các vị phạm hạnh và cũng bị phiền lụy bởi các pháp ác bất thiện, gốc rễ của sự hữu trong tương lai, phiền nhiệt, khổ báo, nhân của sanh-già-bệnh-chết. Đó gọi là phiền lụy cho các phạm hạnh. “Này A-nan, trong sự phiền lụy Tôn sư và đệ tử, sự phiền lụy cho các phạm hạnh rất là bất khả, không khả lạc, không khả ái, rất là không khả ý, khả niệm. Cho nên, này A-nan, các ngươi hãy hành sự từ hòa đối với Ta, đừng gây sự oán hận. “Này A-nan, thế nào là đệ tử đối với Tôn sư mà gây sự oán hận, không hành sự từ hòa? “Nếu Tôn sư thuyết pháp cho đệ tử, là vì thương yêu, lo lắng, mong cầu thiện lợi và phước lành, mong cầu sự an ổn khoái lạc cho đệ tử mà phát khởi từ bi tâm, nói rằng, ‘Đây là điều hữu ích. Đây là sự an lạc. Đây là sự hữu ích an lạc’. Nếu đệ tử ấy mà không cung kính, cũng không tùy thuận theo, không an trụ nơi chánh trí, tâm không hướng đến pháp tùy, pháp hành, không thọ lãnh chánh pháp, trái phạm những điều Tôn sư dạy, không được định, đệ tử như vậy là đối với Tôn sư mà gây sự oán hận, không hành sự từ hòa. “Nếu Tôn sư thuyết pháp cho đệ tử, thương yêu, lo lắng, mong cầu thiện lợi và an lành, mong cầu sự an ổn khoái lạc cho đệ tử phát khởi từ bi tâm mà nói rằng, ‘Đây là điều hữu ích. Đây là sự an lạc. Đây là sự hữu ích an lạc’. Nếu đệ tử thuận hành theo, an lập nơi chánh trí, tâm quy hướng đến pháp tùy, pháp hành, thọ lãnh Chánh pháp, không trái phạm lời giáo huấn của Tôn sư, có thể được định. Vị đệ tử như thế là đối với Tôn sư mà hành sự từ hòa, không gây sự oán hận. “Cho nên này A-nan, các ngươi đối với Ta hãy hành sự từ hòa, không gây sự oán hận. Vì sao vậy? Này A-nan, Ta không nói như vầy ‘Như người thợ gốm làm ngói<註 n="939"/>432.’ Nhưng, này A-nan, Ta nói: ‘Nghiêm khắc, khắc khổ<註 n="940"/>433.’ Nghiêm cấp chí khổ. Cái gì chắc thật, cái ấy đứng vững<註 n="941"/>434.Đức Phật thuyết như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="517975172">PHẨM THỨ 16: PHẨM ĐẠI (phần sau) <詞 id="517975173">192.KINH CA-LÂU-Ô-ĐÀ-DI<註 n="942"/>1 <詞 id="517357239">192.KINH CA-LÂU-Ô-ĐÀ-DI<註 n="942"/>1 Tôi nghe như vầy. Một thời Phật du hóa trong nước Ương-già<註 n="943"/>2, cùng với đại chúng Tỳ-kheo, đến A-hòa-na<註 n="944"/>3, ở tại tịnh xá Kiền-nhã<註 n="945"/>4.Bấy giờ sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng, Đức Thế Tôn đắp y cầm bát đi vào A-hòa-na khất thực. Sau khi ăn xong, sau buổi trưa, Ngài cất y bát, rửa tay chân, vắt ni-sư-đàn lên vai, đi đến một khu rừng để nghỉ trưa<註 n="946"/>5.Tôn giả Ô-đà-di, cũng sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, đắp y cầm bát vào thôn A-hòa-na khất thực. Sau khi ăn xong, sau buổi trưa, Tôn giả cất y bát, rửa tay chân, vắt ni-sư-đàn lên vai, đi theo hầu sau Phật mà nghó rằng, “Nếu Thế Tôn đi nghỉ trưa ở đâu, mình cũng đến nghỉ mát ở đó.” Rồi Thế Tôn vào trong rừng, đến dưới một gốc cây, trải ni-sư-đàn mà ngồi kiết già. Tôn giả Ô-đà-di cũng đi vào khu rừng ấy, cách Phật không xa, đến dưới một gốc cây, trải ni-sư-đàn ngồi kiết già. Bấy giờ Tôn giả Ô-đà-di, riêng một mình ngồi tónh tọa chỗ thanh vắng mà tư duy, trong tâm nghó rằng, “Đức Thế Tôn làm lợi ích rất nhiều cho chúng ta. Đức Thiện Thệ mang lại sự an ổn rất nhiều cho chúng ta. Đức Thế Tôn trừ cho chúng ta các pháp khổ, làm tăng thêm pháp lợi ích an lạc cho chúng ta. Đức Thế Tôn trừ cho chúng ta vô lượng pháp ác, pháp bất thiện, làm tăng thêm vô lượng pháp thiện và vi diệu cho chúng ta.” Vào lúc xế, Tôn giả Ô-đà-di từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, lui ngồi một bên. Đức Thế Tôn bảo rằng: “Này Ô-đà-di, ông không thiếu thốn gì, được an ổn khoái lạc, sức khỏe vẫn như thường chăng?” Tôn giả Ô-đà-di bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con không thiếu thốn gì, an ổn khoái lạc, và sức khỏe vẫn như thường.” Thế Tôn lại hỏi rằng: “Này Ô-đà-di, vì sao ông không thiếu thốn, thường được an ổn, và sức khỏe vẫn như thường?” Tôn giả Ô-đà-di đáp rằng: “Bạch Thế Tôn, con riêng một mình ngồi tónh tọa chỗ thanh vắng mà tư duy, trong tâm nghó rằng, ‘Đức Thế Tôn làm lợi ích rất nhiều cho chúng ta. Đức Thiện Thệ mang lại sự an ổn rất nhiều cho chúng ta. Đức Thế Tôn trừ cho chúng ta các pháp khổ, làm tăng thêm pháp lợi ích an lạc cho chúng ta. Đức Thế Tôn trừ cho chúng ta vô lượng pháp ác, pháp bất thiện, làm tăng thêm vô lượng pháp thiện và vi diệu cho chúng ta.’ “Bạch Thế Tôn, khi xưa Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng, ‘Hãy dứt trừ việc ăn quá ngọ<註 n="947"/>6.’ Bạch Thế Tôn, chúng con nghe rồi mà không kham không nhẫn, không muốn, không vui, mà nghó rằng, ‘Nếu có Phạm chí, Cư só tín tâm đi đến chúng viên bố thí, tạo phước rộng rãi, chúng ta tự tay nhận lấy đồ ăn; nhưng Thế Tôn hôm nay dạy ta từ bỏ điều này; Đức Thiện Thệ dạy ta dứt tuyệt điều này.’ Chúng con lại nói như vầy, ‘Vị Đại Sa-môn ấy không tiêu hóa nổi đồ ăn.’ Nhưng chúng con đối với oai thần diệu đức của Thế Tôn, kính trọng, bất kham, cho nên chúng con chấm dứt việc ăn sau giờ ngọ. “Lại nữa, khi xưa Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng, ‘Các ông hãy dứt trừ việc ăn tối.’ Bạch Thế Tôn, chúng con nghe rồi mà không kham, không nhẫn, không thích, không vui. Chúng con nghó rằng, ‘Trong hai bữa ăn rất tối thượng, tối diệu, tối thắng, tối mỹ mà Thế Tôn nay dạy ta chấm dứt cả.’ Chúng con lại nói rằng, ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa nổi đồ ăn.’ “Bạch Thế Tôn, khi xưa có một cư só mang rất nhiều đồ ăn thức uống ngon lành trở về nhà, bảo người nhà rằng, ‘Các ngươi hãy lấy đồ ăn này đem cất một chỗ. Ta sẽ tụ tập mọi người để ăn ban đêm, không ăn buổi sáng và buổi trưa.’ Bạch Thế Tôn, nếu các nhà bày soạn các món ăn rất ngon lành thượng diệu, chỉ ăn trong ban đêm mà ta thì buổi sáng và buổi trưa, nhưng Thế Tôn nay dạy ta từ bỏ việc đó, Đức Thiện Thệ dạy ta dứt trừ việc đó.’ Nhưng chúng con đối với oai thần diệu đức của Thế Tôn, kính trọng bất kham, cho nên chúng con chấm dứt việc ăn ban đêm. “Bạch Thế Tôn, con lại nghó rằng, ‘Nếu có Tỳ-kheo phi thời đi vào thôn ấp khất thực, hoặc có thể gặp kẻ đạo tặc đang hành sự hay chưa hành sự, hoặc găïpï cọp, gặp nai, hoặc gặp cả cọp nai, hoặc gặp beo gặp gấu, hoặc gặp cả beo gấu, hoặc sống<註 n="948"/>7 ở những chỗ như vậy, hoặc gặp voi dữ, ngựa dữ, bò dữ, chó dữ, hoặc gặp ổ rắn, hoặc bị ném đất, hoặc bị gậy đánh, hoặc té vào mương rãnh, hoặc rơi vào hầm xí, hoặc cỡi lên bò đang nằm, hoặc lọt xuống hầm sâu, hoặc vướng vào bụi gai, xem xét thấy nhà trống mà bước vào nhà như vậy, khi vào trong đó rồi, người con gái thấy rủ rê làm việc bất tịnh hạnh xấu xa. “Bạch Thế Tôn, xưa có một Tỳ-kheo trong đêm tối mịt, trời mưa lâm râm, chớp lóe như lửa xẹt, mà phi thời đi vào nhà người ta khất thực. Bấy giờ người đàn bà đi ngoài rửa chén bát. Khi ấy người đàn bà này trong cơn chớp lóe, trông xa thấy Tỳ-kheo tưởng là quỷ. Thấy rồi, bà ta kinh hãi, lông tóc dựng ngược, thất thanh la lớn, tức thì ngả xuống<註 n="949"/>8, miệng nói rằng, ‘Ông là ma! Ông là ma!’ Tỳ-kheo mới nói với người đàn bà ấy rằng, ‘Này cô em, tôi không phải là ma đâu, tôi là Sa-môn đến khất thực.’ Bấy giờ người đàn bà ấy giận và mắng vị Tỳ-kheo rất nhức nhối, rất dữ dằn rằng, ‘Sa-môn hãy vong mạng cho lẹ đi! Bố mẹ Sa-môn hãy chết cho lẹ đi! Dòng họ Sa-môn hãy tuyệt diệt đi! Sa-môn hãy lòi ruột đi! Sa-môn trọc đầu, đen thui, tuyệt tự, không con cái! Hãy cầm dao bén mà tự mổ bụng đi! Chớ đừng đi khất thực phi thời ban đêm. Ôi chao! Tại Sa-môn mà tôi bị té!’ Bạch Thế Tôn, con nhớ lại việc ấy rồi tâm sanh hân hoan. Bạch Thế Tôn, con nhờ sự hân hoan này mà sung mãn châu thân, chánh niệm chánh trí, phát sanh hỷ, khinh an, lạc, định. Bạch Thế Tôn, con nhờ định này, sung mãn châu thân mà được chánh niệm chánh trí. Như vậy, bạch Thế Tôn, con không thiếu thốn gì, thường được an ổn, khoái lạc, khí lực bình thường.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Ô-đà-di, ông nay không phải như người ngu si kia, khi Ta nói với người ngu si ấy rằng, ‘Các ông hãy từ bỏ điều này’, thì nó nói rằng, ‘Đó là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng nay Thế Tôn dạy ta phải từ bỏ việc ấy. Thiện Thệ muốn ta dứt tuyệt việc ấy!’ Và nó cũng nói như vầy, ‘Vị Đại sa-môn này không tiêu hóa nổi đồ ăn’, rồi nó không từ bỏ. Không phải chỉ với Ta mà nó không vừa ý, không nhẫn thọ; đối với các Tỳ-kheo khéo giữ gìn giới, nó cũng không vừa ý, không nhẫn thọ. Này Ô-đà-di, người ngu si kia bị trói buộc rất cứng, rất chặt, càng lúc càng gắt gao không thể đoạn tuyệt, không thể giải thoát. “Này Ô-đà-di, ví như có một con ruồi bị dính dưới bãi nước mũi. Nó ở trong đó hoặc khổ hoặc chết. Này Ô-đà-di, hoặc có người nói rằng: “Con ruồi kia tuy bị dính mà không cứng, không chặt, không càng lúc càng gắt gao nên có thể đoạn tuyệt, có thể giải thoát, nói như vậy có đúng không?” Ô-đà-di bạch rằng: “Không đúng, bạch Thế Tôn! Vì sao? Vì con ruồi đã bị dính. Nó ở trong đó hoặc khổ hoặc bị chết. Thế nên, bạch Thế Tôn, con ruồi kia bị dính rất cứng, rất chặt, càng lúc càng gắt gao, không thể đoạn tuyệt, không thể giải thoát.” “Này Ô-đà-di, người ngu si kia được Ta bảo rằng ‘Các ngươi hãy từ bỏ điều này,’ thì nó nói như vầy, ‘Đó là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn nay dạy ta phải từ bỏ việc ấy! Thiện Thệ muốn ta từ bỏ việc ấy!’ Và nó cũng nói như vầy, ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa nổi đồ ăn.’ Rồi nó không từ bỏ. Không chỉ đối với Ta nó không vừa ý, không nhẫn thọ, mà chúng đối với các Tỳ-kheo khéo giữ gìn giới, nó cũng không vừa ý, không nhẫn thọ. Này Ô-đà-di, người ngu si kia bị trói rất cứng, rất chặt, càng lúc càng gắt gao, không thể đoạn tuyệt, không thể giải thoát. Này Ô-đà-di, nếu có một thiện gia nam tử được Ta bảo rằng, ‘Ngươi hãy từ bỏ điều này,” thì người ấy không nói như vầy, ‘Đó là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn nay dạy ta từ bỏ việc ấy! Thiện Thệ muốn ta từ bỏ!” và cũng không nói như vầy, ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa nổi đồ ăn.’ Rồi người ấy từ bỏ. Người ấy đối với Ta không sanh tâm không vừa ý, không nhẫn thọ, và đối với các Tỳ-kheo khéo giữ gìn giới, cũng không sanh tâm không vừa ý, không nhẫn thọ. Này Ô-đà-di, thiện gia nam tử ấy không bị trói cứng, không chắc, không càng lúc càng gắt gao, có thể đoạn tuyệt, có thể giải thoát. “Này Ô-đà-di, ví như con voi chúa tuổi đến sáu mươi, sẽ thành một ma-ha-năng-già<註 n="950"/>9 kiêu ngạo, đủ ngà đủ vóc, gân sức tráng kiện, nó bị trói chặt, nhưng nó nỗ lực chuyển mình, sự trói chặt kia liền bị bức, và nó trở về chỗ cũ. Này Ô-đà-di, nếu có người nói như vầy, ‘Con voi chúa to lớn kia tuổi đến sáu mươi, đã thành một ma-ha-năng-già kiêu ngạo, đủ ngà đủ vóc, gân sức tráng kiện, nó bị trói chặt, càng lúc càng gắt gao, không thể đoạn tuyệt, không thể giải thoát được.’ Nói như vậy có đúng không?” Tôn giả Ô-đà-di bạch rằng: “Không đúng, bạch Thế Tôn! Vì sao? Vì con voi chúa to lớn kia tuổi đến sáu mươi, đã thành một ma-ha-năng-già kiêu ngạo, đủ ngà đủ vóc, gân cốt tráng kiện, bị trói chặt, nhưng nó nỗ lực cựa mình, sự trói chặt kia liền bị bứt và nó trở về chỗ cũ. Bạch Thế Tôn, cho nên con voi chúa to lớn kia, tuổi đến sáu mươi, đã trở thành một ma-ha-năng-già kiêu ngạo, gân cốt tráng kiện, sự trói buộc kia không chặt, không càng lúc càng gắt gao, có thể đoạn tuyệt, có thể giải thoát.” “Cũng như vậy, này Ô-đà-di, với thiện gia nam tử kia, Ta khuyên rằng, ‘Ngươi hãy từ bỏ điều này’, người ấy không nói như vầy, ‘Đó là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ! Nhưng Thế Tôn nay dạy ta từ bỏ! Thiện Thệ muốn ta từ bỏ!” Và cũng không nói như vầy, ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa nổi đồ ăn’ và người ấy liền từ bỏ. Không chỉ đối với Ta vị ấy không sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận mà đối với những Tỳ-kheo khéo giữ gìn giới cũng không sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận. Này Ô-đà-di, thiện gia nam tử ấy bị trói không chặt, không cứng, không càng lúc càng gắt gao, có thể đoạn tuyệt, có thể giải thoát. Này Ô-đà-di, với người ngu si mà Ta khuyên dạy rằng, ‘Ngươi hãy từ bỏ điều này’, người ấy sẽ nói như vầy, ‘Đó là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn nay dạy ta từ bỏ! Thiện Thệ muốn ta từ bỏ!” và cũng nói như vầy, ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa nổi đồ ăn’ rồi nó không chịu từ bỏ. Không chỉ đối với Ta nó sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận mà đối với các Tỳ-kheo giữ giới cẩn thận, nó cũng sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận. Này Ô-đà-di, người ngu si kia bị trói chặt cứng, rất chặt, càng lúc càng gắt gao, không thể đoạn tuyệt, không thể giải thoát. “Này Ô-đà-di, ví như người nghèo khổ, không có của cải, cũng không có thế lực; người ấy có một người vợ mà cặp mắt bị mù, lại xấu xí, không khả ái; chỉ có một cái nhà đổ nát, mưa dột, chim quạ bu đến đậu, tệ không thể ở. Lại có một cái giường bị gãy sập, tệ không thể nằm; có một cái lu bị thủng không dùng được. Người ấy thấy vị Tỳ-kheo sau khi ăn xong, rửa sạch chân, trải ni-sư-đàn ngồi dưới một gốc cây mát mẻ điều hòa mà tu tập tăng thượng tâm. Người ấy thấy vậy trong tâm nghó rằng ‘Sa-môn thật là khoái lạc, Sa-môn như Niết-bàn. Ta thật là xấu xa vô đức. Vì sao? Vì ta có một người vợ mà cặp mắt bị mù, lại xấu xí, không khả ái, nhưng không thể bỏ; chỉ có một cái nhà đổ nát, mưa dột, chim quạ bu đến đậu, tệ không thể ở, nhưng cũng không thể bỏ. Lại có một cái giường bị gãy sập, tệ không thể nằm; có một cái lu bị thủng không dùng được nhưng cũng không thể bỏ. Ta ưa thích Tỳ-kheo, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo. Này Ô-đà-di, nếu có người nói như vầy, ‘Người nghèo khổ kia không có tiền của cũng không có thế lực, mà bị trói buộc không cứng không chặt, không càng lúc càng gắt gao, có thể đoạn tuyệt có thể giải thoát, nói như vậy có đúng chăng?” Tôn giả Ô-đà-di đáp: “Không đúng, bạch Thế Tôn! Vì sao? Vì người nghèo khổ kia không có tiền của cũng không có thế lực, có một người vợ mà cặp mắt bị mù, lại xấu xí, không khả ái, nhưng không thể bỏ; chỉ có một cái nhà đổ nát, mưa dột, chim quạ bu đến đậu, tệ không thể ở, nhưng cũng không thể bỏ. Lại có một cái giường bị gãy sập, tệ không thể nằm; có một cái lu bị thủng không dùng được nhưng cũng không thể bỏ. Dù người ấy ưa thích như vị Tỳ-kheo, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo. Bạch Thế Tôn, thế cho nên người nghèo khổ kia, không có tiền của cũng không có thế lực, bị trói rất cứng, rất chặt, càng lúc càng gắt gao không thể đoạn tuyệt cũng không thể giải thoát được.” “Cũng vậy, này Ô-đà-di, nếu có người ngu si mà Ta khuyên rằng ‘Ngươi hãy từ bỏ điều ấy, người ấy lại nói rằng ‘Đó là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn dạy ta phải từ bỏ! Thiện Thệ dạy ta phải từ bỏ!” Và cũng nói ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa đồ ăn.’ Rồi người ấy không đoạn trừ. Nó không chỉ đối với Ta sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận, mà đối với các Tỳ-kheo giữ gìn giới hạnh cẩn thận, nó cũng sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận. Này Ô-đà-di, thế cho nên người ngu si kia bị trói rất cứng, rất chặt, càng lúc càng gắt gao, không thể đoạn trừ, không thể giải thoát. Này Ô-đà-di, nếu một thiện gia nam tử mà Ta khuyên rằng ‘Ngươi hãy từ bỏ điều này,’ người ấy không nói như vầy ‘Ấy là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn dạy ta phải từ bỏ! Thiện Thệ dạy ta phải từ bỏ!” Và cũng không nói ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa đồ ăn.’ Rồi người ấy đoạn trừ. Người không chỉ đối với Ta không sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận, mà đối với các Tỳ-kheo giữ gìn giới hạnh cẩn thận, nó cũng không sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận. Này Ô-đà-di, thế cho nên thiện gia nam tử kia bị trói không cứng, không chặt, không càng lúc càng gắt gao, có thể đoạn trừ, có thể giải thoát. “Này Ô-đà-di, ví như cư só, con cư só, rất giàu có, sung sướng, rất nhiều tiền của, sản nghiệp súc mục không thể tính được, phong hộ thực ấp, lúa gạo, bao nhiêu những nhu dụng sinh sống đều rất đầy đủ. Nô tỳ, voi ngựa thôi thì không kể. Người ấy thấy vị Tỳ-kheo sau khi ăn xong, rửa tay chân, trải ni-sư-đàn ngồi dưới một gốc cây mát mẻ điều hòa mà tu tập tăng thượng tâm. Thấy vậy người ấy nghó rằng ‘Sa-môn thật là khoái lạc, Sa-môn như Niết-bàn. Ta nên từ bỏ sự giàu sang sung sướng, vàng bạc châu báu, voi ngựa, nô tỳ, hâm mộ làm Tỳ-kheo, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo!’ Này Ô-đà-di, có người lại nghó rằng ‘Người cư só, con người cư só kia bị trói rất cứng, rất chặt, càng lúc càng gắt gao, không thể đoạn trừ, không được giải thoát.’ Nói như vậy có đúng không?” Tôn giả Ô-đà-di bạch rằng: “Không đúng, bạch Thế Tôn! Vì sao? Vì người cư só hay con người cư só kia có thể xa lìa, vứt bỏ sự giàu sang, phú quý, vàng bạc châu báu, lúa gạo, voi ngựa, nô tỳ để làm Tỳ-kheo, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo. Bạch Thế Tôn, thế cho nên người cư só hay con người cư só kia bị trói không cứng chặt, không càng lúc càng gắt gao, có thể đoạn trừ, có thể giải thoát được.” “Cũng như vậy, này Ô-đà-di, nếu một thiện gia nam tử mà Ta khuyên rằng ‘Ngươi hãy từ bỏ điều này,’ người ấy không nói như vầy ‘Ấy là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn dạy ta phải từ bỏ! Thiện Thệ dạy ta phải từ bỏ!” Và cũng không nói ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa đồ ăn.’ Rồi người ấy đoạn trừ. Người không chỉ đối với Ta không sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận, mà đối với các Tỳ-kheo giữ gìn giới hạnh cẩn thận, nó cũng không sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận. Này Ô-đà-di, thế cho nên thiện gia nam tử kia bị trói không cứng, không chặt, không càng lúc càng gắt gao, có thể đoạn trừ, có thể giải thoát. “Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo hành xả<註 n="951"/>10.Vị ấy hành xả rồi, phát sanh suy niệm tương ưng với dục<註 n="952"/>11, bị ái lạc ràng buộc. Vị ấy ham thích nó, không đoạn, không trụ<註 n="953"/>12, không nhả bỏ. Này Ô-đà-di, Ta nói đó là trói buộc, không nói là giải thoát. Vì sao? Vì các kết sử là bất thiện. Ô-đà-di, vì kết sử là bất thiện, cho nên Ta nói đó là trói buộc, không nói là giải thoát. “Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo hành xả; vị ấy hành xả rồi, phát sanh suy niệm tương ưng với dục, bị ái lạc ràng buộc. Vị ấy không ham thích nó, nhưng đoạn, trụ, nhả bỏ. Này Ô-đà-di, Ta nói đó cũng là trói buộc, không phải là giải thoát. Vì sao? Vì các kết sử là bất thiện<註 n="954"/>13.Này Ô-đà-di, vì kết sử bất thiện, cho nên Ta nói là trói buộc, không nói là giải thoát. “Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo hành xả; vị ấy hành xả rồi, thỉnh thoảng ý lãng quên, song hành với suy niệm tương ưng với dục, bị ái lạc ràng buộc, sự quán chậm nhưng bị diệt nhanh<註 n="955"/>14.Này Ô-đà-di, ví như hòn sắt hay lưỡi cày sắt trọn ngày bị đốt, nếu có người nhỏ lên đó hai hoặc ba giọt nước, nhỏ chậm, không liên tục nước bèn tiêu tan mau chóng. Này Ô-đà-di, cũng vậy, Tỳ-kheo hành xả; vị ấy hành xả rồi thỉnh thoảng quên lãng, song hành với niệm tương ưng dục, bị ái lạc ràng buộc, sự quán chậm bị diệt nhanh. Này Ô-đà-di, Ta nói như thế là trói buộc không phải là giải thoát. Vì sao? Vì các kết sử là bất thiện. Này Ô-đà-di, vì kết sử bất thiện cho nên Ta nói là trói buộc, không nói là giải thoát. “Này Ô-đà-di, cùng ở nơi gốc rễ của khổ, mà du hành không sanh tử, ở nơi vô thượng ái tận mà thiện tâm giải thoát<註 n="956"/>15.Này Ô-đà-di, Ta nói là giải thoát, không nói là trói buộc. Vì sao? Vì các kết sử đã chấm dứt. Này Ô-đà-di, vì các kiết sử đã chấm dứt cho nên Ta nói là giải thoát không nói là trói buộc. “Này Ô-đà-di, có sự an lạc không phải là thánh lạc mà là phàm phu lạc, là gốc rễ của bệnh hoạn, gốc rễ của mụt nhọt, gốc rễ của gai nhọn, có thức ăn<註 n="957"/>16, có sanh tử, không nên tu, không nên tập hành, không nên phát triển. Ta nói đối với sự lạc ấy không nên tu tập. Này Ô-đà-di, có sự lạc gọi là thánh lạc, là sự lạc vô dục, lạc viễn ly, lạc tịch tịnh, lạc chánh giác, không có thức ăn, không sanh tử, nên tu, nên tập hành, nên phát triển. Ta nói đối với sự lạc ấy nên tu tập. “Này Ô-đà-di, thế nào gọi là sự lạc không phải là thánh lạc mà là phàm phu lạc, là gốc rễ của bệnh hoạn, gốc rễ của mụt nhọt, là gốc rễ của tên dâm, có thức ăn, có sanh tử, không nên tu, không nên tập hành, không nên phát triển, Ta nói đối với sự lạc ấy không nên tu tập? Nếu nhân nơi ngũ dục mà sanh lạc, sanh hỷ, đó là sự lạc không phải là thánh lạc, mà là phàm phu lạc, là gốc rễ của bệnh hoạn, gốc rễ của mụt nhọt, gốc rễ của gai nhọn, có thức ăn, có sanh tử, không nên tu tập, không nên tập hành, không nên phát triển, Ta nói đối với sự lạc ấy không nên tu tập. “Này Ô-đà-di, thế nào là có sự lạc được gọi là thánh lạc? Đó là sự lạc vô dục, lạc viễn ly, lạc tịch tónh, lạc chánh giác, không có thức ăn, không sanh tử, nên tu, nên tập hành, nên phát triển, Ta nói đối với sự lạc ấy nên tu tập. “Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Đó là sự lạc được gọi là thánh lạc, là sự lạc vô dục, lạc viễn ly, lạc tịch tịnh, lạc chánh giác, không thực, không sanh tử, nên tu, nên tập hành, nên phát triển. Ta nói đối với sự lạc ấy nên tu tập. “Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục phát sanh, chứng đắc Sơ thiền thành tựu an trú. Thánh nói đó là di động. Trong đó những gì mà Thánh nói là di động? Trong đó có giác có quán nên Thánh nói là di động. “Trong đây những gì mà Thánh nói là di động? Nầy Ô-đà-di, Tỳ-kheo giác quán tịch tịnh, nội tâm tónh chỉ, nhất tâm, không giác, không quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng đắc Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Đó là điều mà Thánh nói là di động. Trong đó những gì mà Thánh nói là di động? Nếu đạt được hỷ này Thánh nói là di động. “Trong đây những gì mà Thánh nói là di động? Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo xả ly hỷ dục, xả, vô cấu, an trụ chánh niệm, chánh trí thân cảm giác lạc, điều mà Thánh nói là Thánh xả, niệm, an trú lạc<註 n="958"/>17, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Đó là điều mà Thánh nói là di động. Trong đó những gì mà Thánh nói là di động? Vì có tâm lạc<註 n="959"/>18 nên Thánh nói là di động. “Trong đây những gì mà Thánh nói là không di động? Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo lạc diệt, khổ diệt, hỷ ưu vốn đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc Tứ thiền, thành tựu và an trú. Đó là điều mà Thánh nói là không di động. “Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền thành tựu và an trụ. Này Ô-đà-di, ở đây Ta nói chưa được hoàn toàn, chưa đạt đến đoạn trừ, không đạt đến sự quá độ<註 n="960"/>19.Trong đó những gì là quá độ? Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo giác quán đã dứt, nội tónh, nhất tâm, không giác không quán, hỷ lạc do định sanh, đạt đến Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Đấy là sự quá độ, được nói đến trong đó. Này Ô-đà-di, Ta nói đây cũng chưa đạt được hoàn toàn, không đạt đến sự đoạn trừ, không đạt đến sự quá độ. Vậy trong đó những gì là quá độ? Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo ly hỷ dục, xả, an trú vô cầu, chánh niệm chánh trí, thân cảm thọ lạc, điều mà Thánh gọi là Thánh xả, niệm, an trụ lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trú. Đây là sự quá độ được nói đến trong đó. Này Ô-đà-di, Ta nói ở đây cũng chưa được hoàn toàn, không đạt đến đoạn trừ, không đạt đến sự quá độ. Vậy trong đó những gì là quá độ? Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo lạc diệt, khổ diệt, hỷ và ưu vốn đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, đạt đến cõi Tứ thiền, thành tựu và an trú. Đây là sự quá độ được nói đến trong đó. Này Ô-đà-di, Ta nói đó cũng chưa được hoàn toàn, không đạt đến sự đoạn trừ, không đạt đến sự quá độ. Vậy trong đó những gì là quá độ? Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo vượt qua khỏi tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không tư duy đến bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, chứng vô lượng không xứ, thành tựu và an trú. Đây là sự quá độ được nói đến trong đó. Này Ô-đà-di, Ta nói đó cũng chưa đạt được hoàn toàn, không đạt đến sự đoạn trừ, không đạt đến sự quá độ. Vậy trong đó những gì là quá độ? Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, chứng vô lượng thức xứ, thành tựu và an trú. Đây là sự quá độ được nói đến trong đó. Này Ô-đà-di, Ta nói đó cũng chưa đạt được hoàn toàn, không đạt đến sự đoạn trừ, không đạt đến sự quá độ. Vậy trong đó những gì là quá độ? Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, chứng đắc vô sở hữu xứ, thành tựu và an trụ. Đây là sự quá độ được nói đến trong đó. Này Ô-đà-di, Ta nói đó cũng chưa được hoàn toàn, không đạt đến sự đoạn trừ, không đạt đến sự quá độ. Vậy trong đó những gì là quá độ? Này Ô-đà-di, Tỳ-kheo nhập qua tất cả vô sở hữu xứ, nhập phi hữu tưởng, phi vô tưởng, chứng phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu và an trú. Đây là sự quá độ được nói đến trong đó. Này Ô-đà-di, Ta nói cho đến phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ cũng chưa được hoàn toàn, không đạt đến đoạn trừ, không đạt đến sự quá độ. “Này Ô-đà-di, có chăng một kết sử nào, hoăïc ít hoặc nhiều tồn tại lâu dài mà Ta nói chưa được hoàn toàn, không đạt đến đoạn trừ, không đạt đến sự quá độ; kết sử ấy Ta nói không đoạn trừ?” Tôn giả Ô-đà-di bạch rằng: “Không có, bạch Thế Tôn!” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Này Ô-đà-di, ông không phải như người ngu si kia khi Ta khuyên rằng ‘Ngươi hãy từ bỏ điều này’ người ấy lại nói rằng ‘Đó là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn nay bảo ta phải từ bỏ! Thiện Thệ bảo ta phải từ bỏ! Và cũng nói rằng ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa nổi đồ ăn’ rồi người ấy không chịu từ bỏ. Không chỉ đối với Ta người ấy sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận; mà đối với các Tỳ-kheo giữ gìn giới hạnh cẩn thận người ấy cũng sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận. Này Ô-đà-di, thế cho nên người ngu si kia bị trói rất cứng, rất chặt, càng lúc càng gắt gao, không thể đoạn trừ, không giải thoát được. “Này Ô-đà-di, nếu có thiện gia nam tử nào mà Ta khuyên rằng: ‘Ngươi hãy từ bỏ điều này’, người ấy không nói như vầy ‘Đó là việc nhỏ nhặt, đủ thiếu gì mà phải từ bỏ. Nhưng Thế Tôn nay bảo ta phải từ bỏ! Thiện Thệ bảo ta phải từ bỏ!’ Và cũng không nói như vầy ‘Vị Đại Sa-môn này không tiêu hóa nổi đồ ăn.’ Rồi người ấy liền từ bỏ. Người ấy đối với Ta không sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận, và đối với các Tỳ-kheo giữ gìn giới cẩn thận vị ấy cũng không sanh tâm không vừa ý, không chấp nhận. Này Ô-đà-di, thế cho nên thiện nam tử kia bị trói không cứng không chặt, không càng lúc càng gắt gao, có thể đoạn trừ, có thể giải thoát.” Phật thuyết như vậy. Tôn giả Ô-đà-di sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517357240">193.KINH MÂU-LÊ-PHÁ-QUẦN-NA<註 n="961"/>20 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na<註 n="962"/>21 thường tụ tập với các Tỳ-kheo-ni. Nếu có vị nào trước mặt Mâu-lê-phá-quần-na mà nói xấu<註 n="963"/>22 các Tỳ-kheo-ni, thầy liền sân hận, hằn học cho đến cãi vã. Hoặc có vị nào trước mặt Tỳ-kheo-ni nói xấu Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na các Tỳ-kheo-ni nghe vậy liền sân hận hằn học cho đến cãi vã. Một số đông các Tỳ-kheo nghe như vậy liền đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, ngồi qua một bên thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na thường tụ tập với các Tỳ-kheo-ni. Nếu có vị nào trước mặt Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na nói xấu các Tỳ-kheo-ni, thầy ấy nghe vậy liền sân hận, hằn học cho đến cãi vã. Hoặc có vị nào trước mặt các Tỳ-kheo nói xấu Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na, các Tỳ-kheo-ni nghe vậy liền sân hận, hằn học cho đến cãi vã.” Đức Thế Tôn nghe rồi liền bảo một Tỳ-kheo: “Hãy đến chỗ Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na mà nói rằng: ‘Đức Thế Tôn gọi thầy’.” Một Tỳ-kheo nghe Phật dạy như vậy bèn thưa: “Kính vâng, bạch Thế Tôn”, rồi cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra đi. Vị Tỳ-kheo đó đến chỗ Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na nói rằng: “Đức Thế Tôn gọi thầy.” Tỳ-kheo Mâu-lê-phá-quần-na nghe vậy liền đến chỗ Phật đảnh lễ dưới chân ngồi qua một bên. Đức Thế Tôn nói: “Phá-quần-na, có thật ngươi thường tụ hội cùng các Tỳ-kheo-ni? Và có vị nào trước mặt ngươi nói xấu các Tỳ-kheo-ni, ngươi nghe vậy liền sân hận, hằn học cho đến cãi vã. Hoặc có vị nào trước mặt các Tỳ-kheo-ni nói xấu ngươi, các Tỳ-kheo-ni ấy liền sân hận hằn học, cho đến cãi vã? Phá-quần-na, có thật vậy không?” Phá-quần-na thưa rằng: “Bạch Thế Tôn! Điều đó có thật.” Thế Tôn liền hỏi: “Phá-quần-na, ngươi há không phải là chí tín, lìa bỏ gia đình sống không gia đình mà học đạo?” Phá-quần-na đáp: “Đúng như vậy, bạch Thế Tôn!” Đức Phật hỏi: “Phá-quần-na, như vậy, ngươi chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo, phải học như thế này, nếu có dục, có niệm nào y cứ trên thế tục<註 n="964"/>23, hãy đoạn trừ. Nếu có dục, có niệm nào y trên vô dục, hãy tập, hãy tu, hãy phát triển rộng lớn. Phá-quần-na, ngươi nên học như vậy.” Rồi Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo: “Các ông có phải chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình mà học đạo chăng?” Các Tỳ-kheo đáp: “Thưa phải, bạch Thế Tôn.” Thế Tôn lại bảo: “Các ông chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, mà học đạo, hãy học như thế này, nếu có dục, có niệm nào y trên thế tục, hãy đoạn trừ. Nếu có dục, có niệm nào y trên vô dục, hãy tập, hãy tu, hãy phát triển rộng lớn. Các ngươi hãy học như vậy. “Một thời, Ta đã từng nói với các Tỳ-kheo rằng, ‘Này các Tỳ-kheo, hoặc có Tỳ-kheo được nhiều người biết đến<註 n="965"/>24, hoặc có Tỳ-kheo ít được biết đến, tất cả các vị ấy hãy học Nhất tọa thực<註 n="966"/>25.Học Nhất tọa thực rồi, vô vi, vô cầu, không bệnh tật, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn sảng khoái.’ Các Tỳ-kheo ấy, hoặc được biết đến nhiều, hoặc ít được biết đến, tất cả đều học theo điều Nhất tọa thực. Sau khi học theo điều Nhất tọa thực, vô vi, vô cầu, không tật bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn, sảng khoái. Những Tỳ-kheo ấy hài lòng Ta. và Ta cũng không phải khuyên giáo, khiển trách nhiều. Các Tỳ-kheo nhân đó mà sanh khởi suy niệm pháp tùy pháp hành<註 n="967"/>26. “Cũng như người điều khiển chiếc xe ngựa, tay trái cầm cương, tay phải cầm roi, nó theo tám con đường mà di, muốn đến nơi nào cũng được. Các Tỳ-kheo như vậy rất hài lòng Ta, và Ta cũng không phải khuyên giáo, khiển trách nhiều. Các Tỳ-kheo nhân đó sanh khởi suy niệm pháp tùy pháp hành. “Cũng như khoảng đất tốt có rừng cây sa-la. Người dọn rừng kia thông minh sáng suốt, không biếng nhác, tùy lúc mà dọn sửa gốc rễ cây sa-la, thường cào bừa những rác rưới và luôn luôn tưới nước, san bằng chỗ cao, lấp bằng chỗ thấp, hai bên nếu cỏ dại mọc đầy thì nhổ bỏ đi, nếu cây nào cong queo, xấu xí, không ngay thẳng, thì nhổ gốc bỏ ra ngoài, nếu có nhánh nào đâm ngang và cong, thì chắt xuống hoặc uốn lại, nếu gần biên vừa mới mọc thêm cây nào đều đặn ngay thẳng, thì tùy lúc mà sửa soạn, thường cào bừa đi những rác rưới và thường tưới nước. Như vậy, trên khu đất tốt kia rừng cây sa-la càng ngày càng sầm uất. Cũng vậy các Tỳ-kheo làm hài lòng Ta và Ta cũng khỏi phải khuyến giáo, khiển trách nhiều. “Ta không nói các Tỳ-kheo là thiện ngữ, cung thuận do các nhu dụng sinh sống, y bát, ẩm thực, giường chõng. Vì sao vậy? Tỳ-kheo ấy nếu không nhận được các thứ ấy thì trả lại bằng sự không thiện ngữ cung thuận, thành tựu đức tánh không thiện ngữ cung thuận. “Nếu có Tỳ-kheo vì viễn ly, y trên viễn ly, sống nơi viễn ly, mà thiện ngữ cung thuận, thành tựu đức tánh thiện ngữ cung thuận, Ta nói ấy thật sự là thiện ngữ cung thuận. Vì sao vậy? Ở đây, một Tỳ-kheo khéo thủ hộ, khéo an trú<註 n="968"/>27 chỉ vì người khác không nói cộc cằn. Nếu người khác ăn nói cộc cằn thì không phẫn nộ, cũng không thù nghịch, cũng không ưu sầu, oán hận, không hằn học giận dữ, không lộ vẻ hung bạo. Các Tỳ-kheo kia sau khi thấy vậy bèn nghó rằng ‘Hiền giả thật là người nhẫn nhục, ôn hòa, giỏi chịu đựng, giỏi tự chủ, khéo định, khéo trầm tónh. Nếu người khác ăn nói cộc cằn thì liền hằn học, thù nghịch, ưu phiền, ôm hận, lộ vẻ hung dữ. Các Tỳ-kheo kia thấy vậy bèn nói ‘Hiền giả này ngoan cố, nóng nảy, thô lỗ, không định, không tự chủ, không trầm tónh.’ Vì sao vậy? “Này các Tỳ-kheo, có một nữ cư só tên là Bệ-đà-đề<註 n="969"/>28, rất giàu sang sung sướng, có nhiều tiền tài, sản nghiệp súc mục không thể kể xiết, phong hộ thực ấp, lúa gạo đầy đủ, và biết bao nhu dụng sinh sống khác. Bấy giờ nữ cư só Bệ-đà-đề được vang danh khắp nơi với tiếng tốt như vầy ‘Nữ cư só Bệ-đà-đề là người nhẫn nhục, nhu thuận, ôn hòa, giỏi tự chế, khéo định tónh, khéo trầm tịnh.’ “Bấy giờ nữ cư só ấy có một nữ tỳ tên là Hắc<註 n="970"/>29 hầu hạ. Nữ tỳ ăn nói dịu dàng, ít nhiều hành thiện. Hắc nữ tỳ ấy bèn nghó rằng ‘Chủ nhân ta, nữ cư só Bệ-đà-đề được vang danh khắp nơi với tiếng tốt như vầy ‘Nữ cư só Bệ-đà-đề là người nhu thuận, nhẫn nhục, ôn hòa, giỏi tự chế, khéo định tónh, khéo trầm tịnh. Nay ta hãy thử xem chủ nhân nữ cư só Bệ-đà-đề thật sự có sân hay không sân.’ “Rồi Hắc nô tỳ nằm ngủ không dậy sớm. Phu nhân gọi dậy, ‘Hắc tỳ, sao ngươi không dậy sớm?’ Hắc tỳ nghe vậy bèn nghó rằng ‘Chủ nhân ta, nữ cư só Bệ-đà-đề, sự thật có sân chứ không phải không sân, nhưng vì ta giỏi lo liệu việc nhà, giỏi quán xuyến và chu tất, khiến cho chủ ta nữ cư só Bệ-đà-đề được vang danh với tiếng tốt như vầy ‘Nữ cư só Bệ-đà-đề là người nhẫn nhục, nhu thuận, ôn hòa, giỏi tự chế, khéo định tónh, khéo trầm tịnh.’ Nay ta hãy thử thách hơn nữa xem chủ ta, nữ cư só Bệ-đà-đề thật sự có sân hay không sân.’ “Rồi Hắc nữ tỳ ngủ không dậy sớm. Phu nhân gọi dậy, ‘Hắc tỳ, sao ngươi dậy quá trễ vậy?’ “Hắc nữ tỳ nghe vậy bèn suy nghó, ‘Chủ ta, nữ cư só Bệ-đà-đề thật sự có sân chớ không phải không sân. Nhưng vì ta khéo lo liệu việc nhà, giỏi quán xuyến và chu tất, nên chủ ta nữ cư só Bệ-đà-đề mới có được vang danh với tiếng tốt như vầy: ‘Nữ cư só Bệ-đà-đề là người nhẫn nhục, nhu thuận, ôn hòa, giỏi tự chế, khéo định tónh, khéo trầm tịnh’. Nay ta lại thử thách thật lớn, xem chủ ta, nữ cư só Bệ-đà-đề thật sự có sân hay không sân. “Rồi Hắc nữ tỳ ngủ đến xế trưa mới dậy. Phu nhân gọi: ‘Hắc tỳ, sao ngươi ngủ đến xế trưa mới dậy? Ngươi đã không chịu làm việc, cũng không bảo người khác làm. Con Hắc tỳ này không nghe ta dạy. Con Hắc tỳ này khinh mạn ta.’ Bèn thịnh nộ, hằn học, trán nổi ba đường gân, mặt mày nhăn nhó, tự mình đến cánh cửa đang đóng, rút then cửa, tay cầm gậy đánh vào đầu nữ tỳ. Nó vỡ đầu chảy máu. Với cái đầu, máu chảy, Hắc nữ tỳ chạy qua nói với hàng xóm, lớn tiếng phân bua, nói xấu đủ điều rằng: “Này các ngài, hãy xem việc làm của người nhẫn nhục, nhu thuận, ôn hòa, giỏi tự chế, khéo định tónh, khéo trầm tịnh là như vậy chăng? Người ấy mắng chửi tôi: ‘Con Hắc tỳ này không nghe lời ta dạy, con Hắc tỳ này khinh mạn ta.’ Rồi thịnh nộ, trán nổi ba đường gân, mặt mày nhăn nhó, tự mình đi đến cánh cửa đang đóng, rút then cửa, tay cầm gậy, đánh vào đầu tôi, vỡ đầu chảy máu.” Bấy giờ, nữ cư só Bệ-đà-đề được đồn xa với tiếng xấu như vầy: ‘Nữ cư só Bệ-đà-đề hung dữ, nóng nảy, thô lỗ, không tự chế, không định tónh, không trầm tịnh.’ “Cũng vậy, ở đây, một người khéo thủ hộ, khéo đi, khéo đến, là do người khác không nói lời cộc cằn. Khi người khác không nói lời cộc cằn, vị ấy không phẫn nộ, không hằn học, không ưu phiền oán hận, không giận dữ thù nghịch, không lộ vẻ hung dữ. Các Tỳ-kheo kia thấy vậy, bèn nghó: ‘Hiền giả này là người nhẫn nhục, ôn hòa, giỏi chịu đựng, khéo tự chế, khéo định tónh, khéo tịch tịnh.’ Nếu khi có người khác nói lời cộc cằn bèn phẫn nộ, hằn học, ưu phiền oán hận, giận dữ, thù nghịch, lộ vẻ hung dữ, các Tỳ-kheo khác thấy vậy bèn nghó rằng: ‘Hiền giả này hung dữ, nóng nảy, thô lỗ, không định tónh, không tự chế, không tịch tịnh.” Lại nữa, có năm con đường của ngôn ngữ<註 n="971"/>30, hoặc nói đúng thời hay không đúng thời, hoặc nói chân thật hay không chân thật hoặc nói dịu dàng hay cứng ngắt, hoặc nói từ hòa hay sân nhuế, hoặc nói có nghóa lợi hay không nghóa lợi. Với năm con đường ngôn ngữ này, các ngươi nếu khi người khác nói mà với tâm bị biến đổi, có thể miệng phát ra lời nói cộc cằn, Ta nói các ngươi do đó mà bị suy thoái. Các người hãy học, với năm con đường ngôn ngữ này, khi người khác nói mà tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn, hãy hướng đến kẻ thù nghịch, hãy duyên nơi kẻ thù nghịch mà khởi tâm từ mẫn, tâm tương ưng với từ biến mãn một phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương tứ duy, trên dưới, bao trùm tất cả, tâm tương ưng với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng lớn, vô lượng, vô biên, khéo tu tập, biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu an trụ. Cũng vậy, bi và hỷ. Tâm tương ưng với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng lớn, vô lượng, vô biên khéo tu tập, biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu an trụ. Các ngươi hãy học như vậy. Cũng như một người cầm cái cuốc rất lớn đến và nói rằng: “Tôi có thể làm cho cả mặt đất nay trở thành không phải đất.” Người ấy bèn đào chỗ này, chỗ kia, rồi nhổ nước miếng, nước tiểu để làm dơ bẩn. Khi người nói lời thô ác nói như vầy: “Mong cả mặt đất này không phải là đất.” Ý ngươi nghó sao? Người ấy do phương tiện ấy có thể làm cho mặt đất trở thành không phải mặt đất được chăng?” Các Tỳ-kheo trả lời rằng: “Không thể được bạch Thế Tôn! Vì sao vậy? Vì cõi đất này rất sâu rất rộng, không thể lường được. Cho nên người kia với phương tiện ấy không thể nào làm cho cõi đất này trở thành không phải đất. Bạch Thế Tôn, người ấy chỉ tự gây phiền nhọc vô ích mà thôi.” “Cũng vậy, với năm con đường ngôn ngữ này mà người khác nói, đúng thời hay không đúng thời, chân thật hay không chân thật, dịu dàng hay cứng ngắt, từ hòa hay sân nhuế, nói có nghóa lợi hay không có nghóa lợi. Các ngươi đối với năm con đường ngôn ngữ này, khi người khác nói mà tâm biến đổi, hay miệng phát ra lời nói thô ác, Ta nói các ngươi do đó mà tất phải suy thoái. Các ngươi hãy học, với năm con đường của ngôn ngữ này. Khi người khác nói mà tâm không biến đổi, miệng không phát ra lời nói thô ác, hướng đến người nói ấy, duyên nơi người nói ấy mà khởi tâm từ mẫn, như mặt đất tâm hành không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng lớn, vô lượng, vô biên, khéo tu tập, biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu an trú. Các ngươi hãy học như vậy. “Cũng như một người cầm cây đuốc bằng cỏ rất lớn mà nói như vầy: ‘Tôi với cây đuốc bằng cỏ này đun nóng sông Hằng cho sôi sục lên’. Các ngươi nghó sao? Người ấy bằng phương tiện ấy có thể làm cho sông Hằng nóng và sôi lên chăng?” Các Tỳ-kheo trả lời rằng: “Không thể được, bạch Thế Tôn! Vì sao vậy? Vì sông Hằng kia rất sâu, rất rộng không thể do lường được. Cho nên người ấy với phương tiện ấy không thể làm cho sông Hằng nóng và sôi sục lên được. Bạch Thế Tôn, người ấy chỉ tự gây phiền nhọc vô ích mà thôi.” “Cũng vậy, với năm con đường ngôn ngữ này, nếu người khác nói đúng thời hay không đúng thời, nói chân thật hay không chân thật, nói dịu dàng hay cứng ngắt, nói từ hòa hay sân nhuế, nói có nghóa lợi hay không nghóa lợi; các ngươi đối với năm con đường ngôn ngữ này mà khi người khác nói, hoặc tâm biến đổi, hoặc miệng phát ra lời nói thô ác. Ta nói các ngươi do đó tất bị suy thoái. Các ngươi hãy học năm con đường ngôn ngữ này, nếu khi người khác nói mà tâm không biến đổi, miệng không phát ra lời thô ác, hướng đến người ấy, duyên nơi người ấy, khởi tâm từ mẫn, tâm hành như sông Hằng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng lớn, vô lượng vô biên, khéo tu tập, biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu an trụ. Các người hãy học như vậy. “Cũng như thợ vẽ hay đệ tử của thợ vẽ, tay cầm đủ các loại màu và nói như thế này: ‘Ở nơi hư không này, tôi vẽ lên các hình tượng, rồi y tô lên các loại màu’, các ngươi nghó sao? Thợ vẽ hay đệ tử của thợ vẽ ấy, bằng phương tiện ấy, có thể vẽ lên hư không các hình tượng, rồi tô lên các loại màu này chăng?” Các Tỳ-kheo đáp: “Không thể, bạch Thế Tôn! Vì sao vậy? Hư không này không phải là vật sắc, không thể thấy, không có đối ngại. Do đó, thợ vẽ hay đệ tử của thợ vẽ, bằng phương tiện ấy không thể vẽ lên hư không các hình tượng rồi tô lên các loại màu. Thợ vẽ và đệ tử của thợ vẽ chỉ tự gây phiền nhọc vô ích mà thôi.” “Cũng vậy, bằng năm con đường ngôn ngữ này mà người khác nói, hoặc đúng thời hay không đúng thời, hoặc chân thật hay không chân thật, hoặc dịu dàng hay thô lỗ, hoặc từ hòa hay sân nhuế, hoặc có nghóa lợi hay không có nghóa lợi, các ngươi đối với năm con đường ngôn ngữ này mà khi người khác nói, tâm không biến đổi. Miệng không phát ra lời thô ác, hướng đến người khác nói, duyên nơi người khác nói, mà khởi tâm từ mẫn, tâm hành hư không, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng lớn, vô lượng, vô biên, khéo tu tập, biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu an trụ. Các ngươi hãy học như vậy. “Cũng như một cái túi bằng da mèo đã được thuộc mềm, rất mềm nhũn, hết tiếng xì xộp, không còn tiếng xì xộp, và có một người hoặc nắm hoặc đấm, hoặc lấy đá chọi, hoặc dùng gậy đánh, hoặc lấy dao chém, hoặc đập xuống đất, các ngươi nghó sao? Cái túi da mèo đã được thuộc mềm, rất mềm nhũn, làm hết tiếng xì xộp, không còn tiếng xì xộp, bấy giờ lại phát ra tiếng kêu xì xộp nữa chăng?” Các Tỳ-kheo đáp: “Không thể được, bạch Thế Tôn! Vì sao vậy? Vì cái túi ấy bằng da mèo đã được thuộc mềm, rất mềm nhũn, làm hết tiếng xì xộp, không còn tiếng xì xộp nữa, cho nên nó không còn phát ra tiếng xì xộp nữa.” “Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu có người khác, nắm tay đấm các ngươi, hoặc vác đá chọi, hoặc xách gậy đánh, hoặc lấy dao chém các ngươi, nếu khi bị người khác nắm tay đấm, vác đá chọi, dùng gậy đánh, lấy dao chém, mà tâm biến đổi, hoặc miệng phát ra lời thô ác, Ta nói các ngươi nhân đó tất bị suy thoái. Các ngươi hãy học như vậy. Nếu bị người khác nắm tay đấm, vác đá chọi dùng gậy đánh, lấy dao chém, tâm không biến đổi, miệng không phát ra lời thô ác, hướng đến người đánh đập, duyên nơi người đánh đập mà khởi tâm từ mẫn, tâm hành như cái túi da mèo, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi, vô lượng, vô biên, khéo tu tập, biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu an trụ. Các ngươi hãy học như vậy. “Nếu có giặc cướp đến, bằng lưỡi cưa bén, cắt xẻ tay chân chi tiết. Này các ngươi, nếu có giặc cướp đến, dùng lưỡi cưa bén mà xẻ tay chân chi tiết các ngươi mà các ngươi hoặc tâm biến đổi, hoặc miệng phát ra lời thô ác, Ta nói các ngươi nhân đó tất bị suy thoái. Các ngươi hãy học như vậy: nếu có giặc cướp đến, dùng lưỡi cưa bén cưa xẻ tay chân các ngươi chi tiết, mà tâm không biến đổi, miệng không phát ra lời thô ác, hướng đến người cắt xả ấy, duyên nơi người cắt xả ấy mà khởi tâm từ mẫn, tâm tương ưng với từ, biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, tứ duy trên dưới, bao trùm tất cả tâm tương ưng với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng lớn, vô lượng, vô biên, khéo tu tập, biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu an trụ. Cũng vậy, bi và hỷ. Tâm tương ưng với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tránh, rộng lớn, vô lượng, vô biên, khéo tu tập, biến mãn khắp cả thế gian, thành tựu an trụ. Các ngươi hãy học như vậy.” Rồi bấy giờ Đức Thế Tôn tán thán các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Các Tỳ-kheo luôn luôn suy niệm về lưỡi cưa bén cho giáo huấn của Sa-môn. Các ngươi sau khi luôn luôn suy niệm về thí dụ lưỡi cưa bén cho giáo huấn của Sa-môn rồi, các ngươi há còn thấy rằng: ‘Người kia nói lời thô ác không khả ái đối với ta, sau khi ta nghe không thể chịu đựng nổi chăng?’.” Các Tỳ-kheo đáp: “Không có, bạch Thế Tôn!” Đức Thế Tôn lại tán thán các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Các ngươi hãy luôn luôn suy niệm về thí dụ lưỡi cưa bén cho giáo huấn Sa-môn. Sau khi luôn luôn suy niệm về thí dụ lưỡi cưa bén cho giáo huấn Sa-môn, các ngươi nếu sống ở phương Đông, chắc chắn được an lạc, không có các khổ nạn. Nếu sống ở phương Nam, phương Tây và phương Bắc, cũng chắc chắn được an lạc, không có các khổ hoạn. “Lành thay! Lành thay! Các ngươi luôn luôn suy niệm về thí dụ lưỡi cưa bén cho giáo huấn Sa-môn. Các ngươi sau khi suy niệm về thí dụ lưỡi cưa bén cho giáo huấn Sa-môn, đối với các thiện pháp các ngươi đã an trụ, Ta còn không nói, huống nữa là nói đến sự suy thoái. Chỉ còn sự tăng trưởng thiện pháp ngày đêm, chứ không còn sự suy thoái nữa. “Lành thay! Lành thay! Các ngươi hãy luôn luôn suy niệm về thí dụ lưỡi cưa bén cho giáo huấn Sa-môn; các ngươi sau khi luôn luôn suy niệm về thí dụ lưỡi cưa bén cho giáo huấn Sa-môn rồi, trong hai quả chắc chắn được một. Hoặc ngay trong đời hiện tại mà chứng đắc Cứu cánh trí, hoặc chứng A-na-hàm nếu còn hữu dư y.” Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517975175">194.KINH BẠT-ĐÀ-HÒA-LỢI<註 n="972"/>31 <詞 id="517357241">194.KINH BẠT-ĐÀ-HÒA-LỢI<註 n="972"/>31 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc, cùng với đại chúng Tỳ-kheo an cư trong mùa mưa. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Này các Tỳ-kheo, Ta chỉ ăn trong một lần ngồi<註 n="973"/>32.Do chỉ ăn trong một lần ngồi, Ta vô vi, vô cầu, không có các tật bệnh, thân thể nhẹ nhàng thoải mái, khí lực khang cường, an ổn khoái lạc. Các ngươi cũng nên chỉ ăn trong một lần ngồi; do chỉ ăn trong một lần ngồi, các ngươi sẽ vô vi, vô cầu, không có các tật bệnh, thân thể nhẹ nhàng thoải mái, khí lực khang cường an ổn khoái lạc. Lúc bấy giờ Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi<註 n="974"/>33 cũng ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo đang mặc, chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con không thể kham nổi, sự việc ăn chỉ trong một lần ngồi. Vì sao vậy? Vì nếu con chỉ ăn trong một lần ngồi thì chẳng khác nào làm một việc chưa xong, cảm thấy ảo não, trong lòng hối tiếc. Bạch Thế Tôn, vì vậy con không thể kham nổi sự việc ăn chỉ trong một lần ngồi.” Đức Thế Tôn nói rằng: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, khi Ta nhận lời mời, ngươi cũng đi theo Ta và nếu Ta chấp nhận cho ngươi mang đồ ăn được mời ấy đi nhưng chỉ ăn trong một lần ngồi, như vậy cũng có thể sống được an lành<註 n="975"/>34.” Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi lại bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, dù vậy con cũng không thể kham nổi sự việc chỉ ăn trong một lần ngồi. Vì sao vậy? Vì nếu con chỉ ăn trong một lần ngồi, chẳng khác nào làm một việc chưa xong, cảm thấy ảo não trong lòng hối tiếc. Bạch Thế Tôn, vì vậy con không thể kham nổi sự việc chỉ ăn trong một lần ngồi.” Đức Thế Tôn đến ba lần nói với các Tỳ-kheo rằng: “Ta chỉ ăn trong một lần ngồi. Do ăn chỉ trong một lần ngồi, Ta vô vi, vô cầu, không có các tật bệnh, thân thể nhẹ nhàng thoải mái, khí lực khang cường, an ổn khoái lạc. Các ngươi cũng nên học chỉ ăn trong một lần ngồi. Do ăn chỉ trong một lần ngồi, các ngươi sẽ vô vi, vô cầu, không có các tật bệnh, thân thể nhẹ nhàng thoải mái, khí lực khang cường, an ổn khoái lạc.” Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi cũng đến ba lần từ chỗ ngồi đứng dậy trịch vai áo đang mặc, chắp tay hướng về Đức Thế Tôn mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con không thể kham nổi sự việc ăn chỉ trong một lần ngồi. Vì sao vậy? Vì nếu con ăn chỉ trong một lần ngồi thì không khác nào làm một công việc chưa xong, cảm thấy ảo não, trong lòng hối tiếc. Bạch Thế Tôn, vì vậy con không thể kham nổi việc ăn chỉ trong một lần ngồi.” Đức Thế Tôn cũng đến ba lần nói rằng: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, khi Ta nhận lời mời, ngươi cũng đi theo; và nếu ta chấp thuận cho ngươi mang đồ ăn được mời ấy đi, nhưng ăn chỉ trong một lần ngồi, như vậy cũng có thể sống được an lành.” Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi cũng đến lần thứ ba bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, mặc dù như vậy, nhưng con cũng không thể kham nổi sự việc ăn chỉ trong một lần ngồi. Vì sao vậy? Vì nếu con ăn chỉ trong một lần ngồi thì chẳng khác nào làm việc một công việc chưa xong, cảm thấy ảo não, trong lòng hối tiếc. Bạch Thế Tôn, vì vậy con không thể kham nổi sự việc ăn chỉ trong một lần ngồi.” Bấy giờ Đức Thế Tôn thiết lập giới Nhất tọa thực cho chúng Tỳ-kheo<註 n="976"/>35.Chúng Tỳ-kheo thảy đều vâng giữ học giới và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Chỉ trừ Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi tuyên bố là không thể kham nổi, từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi. Vì sao vậy? Vì không học theo giới cụ túc<註 n="977"/>36 và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Rồi Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi suốt trong một mùa mưa ấy lánh mình không gặp Đức Thế Tôn. Vì sao vậy? Vì không học theo giới cụ túc và các pháp vi diệu trong cảnh giới Thế Tôn. Vào một lúc, chư Tỳ-kheo làm y cho Đức Phật, để sau ba tháng an cư mùa mưa tại nước Xá-vệ và khâu vá lại y áo xong, Đức Thế Tôn sẽ thu vén y, ôm bát mà du hành trong nhân gian. Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi được nghe rằng chư Tỳ-kheo đang làm y cho Đức Phật để sau ba tháng an cư mùa mưa tại nước Xá-vệ và khâu vá lại các y áo xong, Đức Thế Tôn sẽ thu vén y, ôm bát mà du hành trong nhân gian. Sau khi nghe như vậy, Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi bèn đi đến chỗ các Tỳ-kheo. Chư Tỳ-kheo từ xa trông thấy Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi đang đi đến, bèn nói như vầy: “Hiền giả Bạt-đà-hòa-lợi, nên biết ở đây chúng tôi đang làm y cho Thế Tôn, để sau ba tháng an cư vào mùa mưa tại nước Xá-vệ, và khâu vá y xong Đức Thế Tôn sẽ thu vén y, ôm bát mà du hành trong nhân gian. Này Bạt-đà-hòa-lợi, hãy tự khéo gìn giữ trong trường hợp này, đừng để về sau xảy ra nhiều sự phiền nhọc.” Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi nghe những lời ấy xong, liền đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, thật sự con đã sai lầm! Thật sự con đã sai lầm! Con như ngu, như si, như khờ dại, như bất thiện. Vì sao? Vì Thế Tôn thiết lập giới Nhất tọa thực cho chúng Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo thảy đều vâng giữ học giới và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Duy chỉ con tuyên bố là không kham nổi, từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi. Vì sao vậy? Vì không học theo giới cụ túc và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn.” Đức Thế Tôn nói: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, lúc ấy ngươi không biết rằng, ‘Một số đông các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đang an cư mùa mưa tại nước Xá-vệ, những vị ấy biết ta<註 n="978"/>37, thấy ta, rằng ‘Có một Tỳ-kheo tên là Bạt-đà-hòa-lợi, đệ tử của Thế Tôn, không học theo giới cụ túc và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn.’ Này Bạt-đà-hòa-lợi, lúc bấy giờ ngươi không biết có sự kiện như vậy chăng? “Này Bạt-đà-hòa-lợi, lúc bấy giờ ngươi không biết rằng, ‘Một số đông Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di tại nước Xá-vệ, những người này biết ta, gặp ta, rằng ‘Có một Tỳ-kheo tên là Bạt-đà-hòa-lợi, đệ tử của Thế Tôn không học theo giới cụ túc, và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn.’ Này Bạt-đà-hòa-lợi, lúc bấy giờ ngươi không biết có sự kiện như vậy chăng? “Này Bạt-đà-hòa-lợi, ngươi lúc ấy không biết rằng, ‘Một số đông các Sa-môn Phạm chí dị học đang an cư mùa mưa tại nước Xá-vệ, những vị này biết ta, thấy ta, rằng ‘Có một Tỳ-kheo tên là Bạt-đà-hòa-lợi, đệ tử của Sa-môn Cù-đàm, một bậc danh đức, nhưng không học theo giới cụ túc và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn.’ Này Bạt-đà-hòa-lợi, lúc bấy giờ ngươi không biết có sự kiện như vậy chăng? “Này Bạt-đà-hòa-lợi, nếu có Tỳ-kheo chứng câu giải thoát<註 n="979"/>38 mà ta nói với vị ấy rằng, ‘Ngươi hãy xuống vũng bùn! <註 n="980"/>39’. Này Bạt-đà-hòa-lợi, ý ngươi nghó sao? Ta dạy Tỳ-kheo ấy như vậy Tỳ-kheo ấy há thể đứng im hay tránh đi chỗ khác chăng?” Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Thế Tôn nói rằng: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, giả sử không phải là Tỳ-kheo câu giải thoát nhưng là Tỳ-kheo tuệ giải thoát<註 n="981"/>40; hoặc giả sử không phải là Tỳ-kheo tuệ giải thoát, nhưng Tỳ-kheo thân chứng<註 n="982"/>41; hoặc giả sử không phải Tỳ-kheo thân chứng, nhưng là kiến đáo<註 n="983"/>42; hoặc giả sử không phải là kiến đáo nhưng là tín giải thoát<註 n="984"/>43; hoặc giả sử không phải là tín giải thoát nhưng là tùy pháp hành<註 n="985"/>44; hoặc giả sử không phải là tùy pháp hành, nhưng là tùy ý hành<註 n="986"/>45, mà ta nói với vị Tỳ-kheo ấy rằng, ‘Ngươi hãy xuống vũng bùn’. Này Bạt-đà-hòa-lợi, ý ngươi nghó sao? Ta dạy Tỳ-kheo ấy như vậy, Tỳ-kheo ấy há có thể đứng im hay tránh đi nơi khác chăng?” Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi đáp rằng: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn nói rằng: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, ý ngươi nghó sao? Lúc bấy giờ ngươi đã chứng đắc tùy tín hành, tùy pháp hành, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát hay câu giải thoát chăng?” Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi đáp: “Bạch Thế Tôn, không phải vậy.” Đức Thế Tôn nói: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, lúc bấy giờ ngươi không phải như ngôi nhà trống chăng?” Lúc ấy Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi bị Thế Tôn khiển trách ngay mặt, trong lòng rầu ró, cúi đầu im lặng, không còn lời để biện bạch, suy nghó mông lung. Đức Thế Tôn sau khi khiển trách Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi ngay mặt rồi, lại muốn làm cho Tôn giả được hoan hỷ bèn nói rằng: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, ngươi lúc bấy giờ đối với Ta mà không có sự tịch tịnh của sự tín pháp, không có sự tịch tịnh của ái pháp, không có sự tịch tịnh của tónh pháp<註 n="987"/>46.Vì sao vậy? Trong lúc ta thiết lập giới Nhất tọa thực cho chúng Tỳ-kheo; chúng Tỳ-kheo thảy đều vâng giữ học giới và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Duy chỉ riêng ngươi tuyên bố là không kham nổi, và từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi. Vì sao vậy? Vì không học theo giới cụ túc, và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn.” Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi bạch rằng: “Quả thật như vậy. Vì sao vậy? Vì trong lúc Thế Tôn thiết lập học giới cho chúng Tỳ-kheo; chúng Tỳ-kheo thảy đều vâng giữ, duy chỉ riêng con tuyên bố là không kham nổi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi. Vì sao vậy? Vì không học theo giới cụ túc và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn nhận sự hối lỗi của con. Con đã thấy lỗi lầm rồi sẽ tự mình ăn năn hối cải, và từ nay trở đi sẽ giữ gìn không tái phạm nữa.” Đức Thế Tôn nói: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, như vậy, ngươi thật sự như ngu, như si, như khờ dại, như bất thiện. Vì sao vậy? Vì trong lúc ta thiết lập học giới Nhất tọa thực cho chúng Tỳ-kheo; chúng Tỳ-kheo thảy đều vâng giữ học giới và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn, chỉ riêng ngươi tuyên bố là không kham nổi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi. Vì sao vậy? Vì ngươi không học theo giới cụ túc và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. “Này Bạt-đà-hòa-lợi, nếu ngươi có lỗi lầm, đã thấy và tự hối từ nay về sau gìn giữ, không thể để tái phạm. Này Bạt-đà-hòa-lợi, như vậy ở trong Thánh pháp luật có ích lợi chớ không tổn hại. Nếu ngươi có lầm lỗi, đã thấy và tự hối, từ nay về sau gìn giữ không để tái phạm nữa, thì này Bạt-đà-hòa-lợi, ý ngươi nghó sao, nếu có Tỳ-kheo không học theo giới cụ túc<註 n="988"/>47, vị ấy sống trong rừng vắng, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tónh tọa. Vị ấy sau khi sống tại một nơi xa vắng, tu hành tinh cần để chứng đắc tăng thượng tâm, hiện pháp lạc trụ<註 n="989"/>48.Nhưng vị ấy sống tại nơi xa vắng, tu hành tinh cần như vậy mà chê bai học giới của Thế Tôn<註 n="990"/>49, xuyên tạc chê bai chư Thiên và các phạm hạnh có trí và cũng xuyên tạc học giới của chính mình. Vị ấy sau khi xuyên tạc học giới của Thế Tôn, xuyên tạc chư Thiên và các vị Phạm hạnh có trí, và cũng xuyên tạc học giới của chính mình rồi, bèn không sanh tâm hoan duyệt; do không sanh tâm hoan duyệt nên không sanh hỷ; do không sanh hỷ nên thân không khinh an; do thân không khinh an, nên không cảm thọ lạc; do không cảm thọ lạc, nên tâm bất định. Này Bạt-đà-hòa-lợi, Hiền Thánh đệ tử khi tâm bất định, thì không thể thấy như thật, biết như thật. “Này Bạt-đà-hòa-lợi, ý ngươi nghó sao, nếu có Tỳ-kheo học giới cụ túc, sống trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tónh tọa. Vị ấy sống tại nơi xa vắng, tu hành tinh cần, để chứng đắc tăng thượng tâm, hiện pháp lạc trú. Vị ấy sau khi sống tại nơi xa vắng, tu hành tinh cần, an ổn khoái lạc rồi, không xuyên tạc học giới của Thế Tôn, cũng không xuyên tạc chư Thiên và các vị Phạm hạnh có trí, cũng không xuyên tạc học giới của chính mình. Vị ấy sau khi không xuyên tạc học giới của Thế Tôn, không xuyên tạc chư Thiên và các vị Phạm hạnh có trí, cũng không xuyên tạc học giới của chính mình rồi bèn sanh hoan duyệt, do sanh hoan duyệt nên sanh hỷ, do sanh hỷ nên thân khinh an, do thân khinh an nên cảm thọ lạc, do cảm thọ lạc nên tâm định. Này Bạt-đà-hòa-lợi, Hiền Thánh đệ tử tâm định rồi bèn thấy như thật, biết như thật. Sau khi thấy như thật, biết như thật, bèn ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ. Này Bạt-đà-hòa-lợi, đó là vị ấy lúc bấy giờ chứng đắc tăng thượng tâm thứ nhất, ngay trong đời hiện tại sống an lạc, dễ được chớ không khó, an lạc sống trong vô úy an ổn khoái lạc và thăng tiến đến Niết-bàn. Rồi vị ấy giác và quán đã tịch tịnh, nội tónh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ. Này Bạt-đà-hòa-lợi, đó là vị ấy bấy giờ chứng đắc tăng thượng tâm thứ hai, ngay trong đời hiện tại được sống an lạc, dễ được chớ không khó, an lạc sống trong vô úy, an ổn khoái lạc mà thăng tiến đến Niết-bàn. Rồi vị ấy ly hỷ, xả dục, xả, an trú vô cầu, với chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều mà Thánh nói là Thánh xả, niệm, an trụ lạc, chứng đắc đệ Tam thiền thành tựu an trụ. Này Bạt-đà-hòa-lợi, đó là vị ấy lúc bấy giờ chứng đắc tăng thượng tâm thứ ba, ngay trong đời hiện tại được sống an lạc, dễ được chớ không khó, an lạc sống trong vô úy, an ổn khoái lạc mà thăng tiến đến Niết-bàn. Rồi vị ấy lạc diệt khổ diệt, ưu và hỷ vốn cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Này Bạt-đà-hòa-lợi, đó là vị ấy lúc bấy giờ chứng đắc tăng thượng tâm thứ tư ngay trong đời hiện tại được sống an lạc, dễ được chớ không khó an trú trong vô úy, an ổn khoái lạc mà thăng tiến đến Niết-bàn. “Vị ấy với sự chứng đắc định tâm thanh tịnh như vậy, không nhuế, không phiền, nhu nhuyến, an trụ vững vàng, đạt đến bất động tâm, học và chứng đắc Túc mạng trí thông. Vị ấy với hành vi, với tướng mạo, nhớ lại về trước vô lượng trăm nghìn đời sống đã trải qua, một đời, hai đời trăm đời, nghìn đời, thành kiếp, hoại kiếp, vô lượng thành kiếp hoại kiếp; chúng sanh ấy có tên như vậy, mà vị ấy xưa kia đã từng trải, biết rằng ‘Ta đã từng sanh làm người ấy, với tên như vậy, họ như vậy, tự như vậy, sanh như vậy, ăn uống như vậy, thọ khổ lạc như vậy, sống lâu như vậy, tồn tại như vậy, mạng chung như vậy, chết ở đây sanh ở chỗ kia, chết ở chỗ kia sanh ở đây. Ta sanh tại chỗ này với tên như vậy, họ như vậy, ăn uống như vậy, tử như vậy, sanh như vậy, thọ khổ lạc như vậy, sống lâu như vậy, tồn tại như vậy, mạng chung như vậy.’ Này Bạt-đà-hòa-lợi, đó là vị kia lúc bấy giờ, chứng đắc minh đạt<註 n="991"/>50 thứ nhất này, do trước kia không phóng dật, ưa sống nơi xa vắng, tu hành tinh cần, cho đến vô trí diệt, và trí tuệ phát sanh, bóng tối biến mất mà ánh sáng xuất sanh, vô minh diệt mà minh phát sanh, tức là chứng ngộ minh đạt Ức túc mạng trí<註 n="992"/>51.“Vị ấy với sự chứng đắc định tâm như vậy, không nhuế, không phiền an trụ vững vàng. Đạt đến bất động tâm, học và chứng sanh tử trí thông. Vị ấy với thiên nhãn thanh tịnh, vượt hẳn trên người thường, thấy chúng sanh này, lúc tử lúc sanh, sắc đẹp sắc xấu, diệu hay chẳng diệu, qua lại thiện xứ hay bất thiện xứ. Tùy theo tác nghiệp của chúng sanh này mà thấy đúng như thật. Nếu chúng sanh này thành tựu thân ác hành, khẩu và ý ác hành, phỉ báng Thánh nhân, tà kiến, thành tựu tà kiến; do nhân duyên này khi thân hoại mạng chung tất sanh đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Nếu chúng sanh này thành tựu thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh, không phỉ báng chánh nhân, chánh kiến, thành tựu chánh kiến; do nhân duyên khi thân hoại mạng chung tất đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời. Này Bạt-đà-hòa-lợi, đó là vị ấy lúc bấy giờ chứng đắc minh đạt thứ hai, do trước kia không phóng dật, ưa sống nơi xa vắng, tu hành tinh cần, vô trí diệt và trí sanh, bóng tối biến mất và ánh sáng hiện thành, vô minh diệt và minh sanh, tức chứng ngộ minh đạt Sanh tử trí<註 n="993"/>52.“Vị ấy với sự chứng đắc định tâm thanh tịnh như vậy, không uế, không phiền, an trụ vững vàng, đạt được bất động tâm, học và chứng ngộ Lậu tận trí thông. Vị ấy biết như thật rằng ‘Đây là Khổ, đây là Khổ tập, đây là Khổ diệt, biết như thật đây là Khổ diệt đạo’; biết như thật rằng ‘Đây là lậu, đây là lậu tập, đây là lậu diệt, biết như thật đây là lậu diệt đạo.’ Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát khỏi dục lậu, tâm giải thoát khỏi hữu lậu và vô minh lậu. Đã giải thoát thì biết mình đã giải thoát. Biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.’ Này Bạt-đà-hòa-lợi, đó là vị ấy lúc bấy giờ chứng đắc minh đạt thứ ba, do trước không phóng dật, ưa sống nơi xa vắng, tu hành tinh tấn, vô trí diệt và trí sanh, bóng tối biến mất và ánh sáng hiện thành, vô minh diệt và minh sanh chứng chứng ngộ minh đạt Lậu tận trí<註 n="994"/>53.” Lúc bấy giờ Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo đang mặc, chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì, khi các Tỳ-kheo cùng phạm giới, nhưng có trường hợp khổ trị, có trường hợp không khổ trị.” Đức Thế Tôn nói: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, hoặc có Tỳ-kheo thường xuyên phạm giới; do bởi thường xuyên hay phạm giới nên các Tỳ-kheo đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy, được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ. Vị ấy sau khi bị các đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy, được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ, bèn nói lãng sang vấn đề khác, những việc ngoài vấn đề; sân hận, thù nghịch, phẫn nộ, bất mãn, xúc nhiễu chúng Tăng, khinh mạn chúng Tăng, nói như vầy, ‘Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ mà vui lòng.’ Với ý nghó như vậy. Này Bạt-đà-hòa-lợi, các Tỳ-kheo bèn nghó rằng, ‘Nhưng Hiền giả này thường hay phạm giới. Và do thường hay phạm giới, nên bị các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy, được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ. Vị này sau khi bị các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy được nghe hay từ người khác mà nghi ngờ, bèn nói sang vấn đề khác, những sự việc ngoài vấn đề, sân hận, thù nghịch, phẫn nộ, bất mãn, xúc nhiễu chúng Tăng, khinh mạn chúng Tăng, nói như vầy ‘Tôi phải làm gì để chúng Tăng được hoan hỷ mà hài lòng.’ Sau khi thấy vậy, bèn nói rằng: “Này chư Tôn, hãy xem xét khiến để kéo dài một thời gian<註 n="995"/>54. “ Hoặc giả có Tỳ-kheo thường hay phạm giới; do thường hay phạm giới cho nên bị các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy, được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ. Vị ấy sau khi bị các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy, được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ, không nói lãng sang vấn đề khác, những sự việc ngoài vấn đề, không sân hận, thù nghịch chúng Tăng, phẫn nộ, bất mãn, xúc nhiễu và khinh, mạn, không nói như vầy, ‘Tôi phải làm gì để Tăng chúng hoan hỷ mà hài lòng.’ Không có ý nghó như vậy. Này Bạt-đà-hòa-lợi, các Tỳ-kheo bèn nghó rằng, ‘Nhưng Hiền giả này thường hay phạm giới, do bởi thường hay phạm giới nên các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy, được nghe hay từ người khác mà nghi ngờ. Vị ấy sau khi bị các vị đồng phạm hạnh khiển trách bằng những điều được thấy, được nghe, hay từ người khác mà nghi ngờ, vị ấy không nói lãng sang vấn đề khác, những sự việc ngoài vấn đề không sân hận, thù nghịch, phẫn nộ, bất mãn, không xúc nhiễu chúng Tăng, không khinh mạn chúng Tăng, không nói như vầy, ‘Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ mà hài lòng.’ Sau khi thấy như vậy bèn nói rằng, ‘Này chư Tôn, hãy xem xét mà khiến cho diệt sớm.’ Trường hợp phạm các cấm giới nhẹ cũng vậy. “Này Bạt-đà-hòa-lợi, hoặc giả có Tỳ-kheo có tín, có ái, có tónh<註 n="996"/>55.‘Nay Tỳ-kheo này còn có tín, có ái, có tónh. Nếu chúng ta khổ trị Tỳ-kheo này, thì Hiền giả này vốn có tín, ái và tónh, do đây mà dứt mất vậy. Chúng ta hãy cùng nhau cẩn thận gìn giữ cho Hiền giả này. Rồi các Tỳ-kheo bèn cùng nhau gìn giữ hộ. Này Bạt-đà-hòa-lợi, cũng như một người kia chỉ có một con mắt các bà con quyến thuộc, vì thương tưởng, yêu mến, mong cầu cho được sự thiện lợi và hữu ích, sự an ổn khoái lạc, nên cùng nhau cẩn thận gìn giữ hộ, không để cho người này bị lạnh nóng, đói, khát, đau yếu, ưu sầu, vừa đau yếu vừa ưu sầu, không để cho phải bụi, không để cho khói, không để cho phải bụi và khói. Vì sao vậy? Vì sợ ấy mất luôn một con mắt nữa. Cho nên thân thuộc cẩn thận gìn giữ hộ. Này Bạt-đà-hòa-lợi, cũng vậy, với Tỳ-kheo chỉ còn một ít tín, một ít ái, một ít tónh, các Tỳ-kheo bèn nghó rằng, ‘Nay Tỳ-kheo chỉ có một ít tín, một ít ái, một ít tónh nếu chúng ta khổ trị Tỳ-kheo này thì Tỳ-kheo này sẽ do đây mà đứt mất một ít tín, một ít ái, một ít tónh ấy. Chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn hộ, cũng như thân thuộc gìn giữ người một mắt vậy.” Lúc bấy giờ Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo sang bên, chắp tay hướng về Đức Phật, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì, ngày xưa ít có thiết lập học giới nhưng được nhiều Tỳ-kheo vâng lónh phụng trì? Và do nhân gì, duyên gì, bạch Thế Tôn, ngày nay thiết lập nhiều học giới, nhưng ít có Tỳ-kheo vâng lãnh phụng trì?” Đức Thế Tôn đáp rằng: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, khi chúng Tỳ-kheo không được thịnh lợi, trong chúng không có pháp hỉ hảo<註 n="997"/>56; nhưng khi chúng Tỳ-kheo được thịnh lợi, trong chúng phát sanh pháp hỉ hảo. Khi pháp hỉ hảo đã phát sanh, Thế Tôn muốn đoạn trừ pháp hỉ hảo đó, bèn thiết lập học giới cho đệ tử. “Cũng vậy, khi chúng Tỳ-kheo được tán thán, được lớn mạnh, có những bậc Thượng tôn được hàng vương giả biết đến và có phước đức lớn, học vấn nhiều<註 n="998"/>57.“Này Bạt-đà-hòa-lợi, khi chúng Tỳ-kheo không có những người đa văn, trong chúng không phát sanh pháp hỉ hảo. Nhưng khi chúng Tỳ-kheo có những người đa văn, trong chúng phát sanh pháp hỉ hảo. Vì pháp hỉ hảo đã phát sanh, Thế Tôn muốn đoạn trừ pháp hỉ hảo ấy, cho nên thiết lập học giới cho các đệ tử. “Này Bạt-đà-hòa-lợi, không phải vì để đoạn trừ hữu lậu trong hiện tại mà Ta thiết lập học giới cho các đệ tử. Nhưng vì để đoạn trừ hữu lậu trong đời sau mà Ta thiết lập học giới cho các đệ tử. Bạt-đà-hòa-lợi, vì vậy, vì để đoạn trừ hữu lậu nên Ta thiết lập học giới đệ tử, khi đến vâng lãnh lời dạy của Ta. “Bạt-đà-hòa-lợi, trước kia Ta đã từng nói pháp thí dụ về ngựa thuần giống<註 n="999"/>58 cho các Tỳ-kheo, ở trong đó, do nhân gì, duyên gì ngươi có nhớ không?” Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, trong ấy có nguyên nhân. Vì sao vậy? Thế Tôn thiết lập giới Nhất tọa thực cho chúng Tỳ-kheo. Chúng Tỳ-kheo thảy đều vâng lãnh học giới và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Chỉ riêng con tuyên bố là không kham nổi, từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi. Vì không theo giới cụ túc và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, đó gọi là trong ấy có nguyên nhân.” Đức Thế Tôn lại nói với Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi, rằng: “Trong đó không phải chỉ có nguyên nhân như vậy. Này Bạt-đà-hòa-lợi, khi Ta nói thí dụ về loài ngựa thanh tịnh cho các Tỳ-kheo, thì ngươi hẳn là không nhất tâm, không khéo cung kính, không tư niệm mà nghe. Này Bạt-đà-hòa-lợi, đó gọi là trong ấy lại còn có nguyên nhân khác nữa vậy.” Lúc bầy giờ Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch vai áo đang mặc, chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, nay thật là đúng lúc! Bạch Thiện Thệ, nay thật là đúng lúc! Nếu Thế Tôn nói thí dụ về con ngựa thuần giống cho các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Thế Tôn nói, sẽ khéo léo ghi nhớ.” Thế Tôn nói rằng: “Này Bạt-đà-hòa-lợi, cũng như người biết cách huấn luyện ngựa, được một con ngựa tốt thuần giống. Người giỏi huấn luyện ấy trước hết trị cái miệng của nó. Sau khi trị miệng, tất nhiên nó sẽ không thích với sự chuyển động, muốn hay không muốn. Vì sao vậy? Vì chưa từng được trị. Này Bạt-đà-hòa-lợi, nếu con ngựa tốt thuần giống tuân theo cách trị của người huấn luyện, cách trị thứ nhất được thành tựu. Nhưng người huấn luyện lại phải trị bằng cách dàm mõm, cùm chân; cùm chân, dàm mõm, nhưng khiến nó sãi, đi, cần phải làm cho nó dừng lại, chạy đua, có thể để vua cỡi; đi không gì hơn, trầm tónh không gìn hơn; trị các chi thể khác, thảy đều huấn luyện cho thành tựu. Tất nhiên nó không thích với chuyển động, hoặc muốn hay không muốn. Vì sao vậy? Vì bị sửa trị nhiều lần. Này Bạt-đà-hòa-lợi! Nếu con ngựa tốt thuần giống, với người huấn luyện, được sửa trị nhiều lần cho đến thành tựu. Lúc bấy giờ nó là con ngựa thuần thục, khéo thuần thục, được đệ nhất vô thượng thuần thục, vô thượng hành, đệ nhất hành, rồi xung vào cho vua cỡi, ăn thóc của vua, được gọi là ngựa vua. “Này Bạt-đà-hòa-lợi, cũng vậy, nếu bấy giờ có một người hiền minh, có trí, thành tựu mười pháp vô học, vô học chính kiến cho đến vô học chánh trí, người ấy lúc bấy giờ là một người thuần thục, khéo thuần thục, vô thượng thuần thục, được đệ nhất vô thượng thuần thục, vô thượng tónh chỉ, đệ nhất tónh chỉ, diệt trừ tất cả tà vạy, diệt trừ tất cả ô uế, diệt trừ tất cả sợ hãi, diệt trừ tất cả si ám, diệt trừ tất cả siểm nịnh, lặng đọng mọi trần lao, thanh tịnh mọi cấu trược, không còn gì để bị dính trước đáng kính, đáng trọng, đáng phụng, đáng thờ, là ruộng phước cho hết thảy chư Thiên và Nhân loại.” Phật thuyết như vậy, Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi, và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517357242">195.KINH A-THẤP-BỐI<註 n="1000"/>59 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Ca-thi<註 n="1001"/>60 cùng với đại chúng Tỳ-kheo. Trong lúc dừng chân tại một nơi<註 n="1002"/>61, Đức Phật nói với các Tỳ-kheo rằng: “Ta một ngày chỉ ăn một lần<註 n="1003"/>62.Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi vô cầu, không bệnh không đau, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Các ngươi cũng nên một ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không bệnh không đau, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc.” Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn vì chúng Tỳ-kheo mà thi thiết giới, một ngày chỉ ăn một lần. Các Tỳ-kheo đều phụng trì theo học giới này và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Rồi Thế Tôn lần hồi đi đến Ca-la-lại<註 n="1004"/>63, trụ trong rừng Thi-nhiếp-hòa ở phía Bắc thôn Ca-la-lại. Lúc bấy giờ tại Ca-la-lại, có hai vị Tỳ-kheo, một vị tên là A-thấp-bối, một vị tên là Phất-na-bà-tu<註 n="1005"/>64.Hai vị này là cựu chủ đất, chủ chùa, tông chủ. Hai vị này sáng cũng ăn, chiều cũng ăn, tối cũng ăn, quá ngọ cũng ăn. Vì sáng ăn, chiều ăn, tối ăn, quá ngọ cũng ăn, mà vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Một số đông Tỳ-kheo nghe vậy, liền đến chỗ hai vị Tỳ-kheo A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu mà nói hai vị rằng: “Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, Đức Thế Tôn du hóa tại nước Ca-thi cùng với chúng đại Tỳ-kheo, trong lúc dừng chân tại một nơi, bảo các Tỳ-kheo rằng, ‘Ta một ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Các ngươi cũng nên một ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không có tật bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc.’ Bấy giờ Đức Thế Tôn thi thiết giới này cho chúng Tỳ-kheo, đó là một ngày chỉ ăn một lần. Các Tỳ-kheo đều phụng trì theo học giới này cùng các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, các thầy cũng nên ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Các thầy chớ trái nghịch với Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo.” A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu nghe vậy liền nói: “Này chư Hiền, chúng tôi sáng ăn, chiều ăn, tối ăn, quá ngọ ăn. Vì sáng ăn, chiều ăn, tối ăn, quá ngọ ăn, xong rồi, vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Chúng tôi vì duyên do gì mà bỏ hiện tại để phải chờ đợi về sau.” Hai vị ấy nói như thế ba lần. Chúng Tỳ-kheo không thể làm cho A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu trừ bỏ ác tà kiến, liền từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi, đến chỗ Phật cúi đầu đảnh lễ dưới chân Ngài, rồi ngồi sang một bên thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ở Ca-la-lại này có hai vị Tỳ-kheo, một vị tên là A-thấp-bối, một vị tên là Phất-na-bà-tu. Hai vị này là cựu chủ đất, chủ chùa, tông chủ. Hai vị này sáng cũng ăn, chiều cũng ăn, tối cũng ăn, quá ngọ cũng ăn. Vì sáng ăn, chiều ăn, tối ăn, quá ngọ cũng ăn, mà vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Bạch Thế Tôn, chúng con nghe như vậy liền đến chỗ cho A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu mà nói thế này, ‘Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, Đức Thế Tôn du hóa tại nước Ca-thi cùng với chúng đại Tỳ-kheo, trong lúc dừng chân tại một nơi, bảo các Tỳ-kheo rằng, ‘Ta một ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Các ngươi cũng nên một ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không có tật bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc.’ Bấy giờ Đức Thế Tôn thi thiết giới này cho chúng Tỳ-kheo, đó là một ngày chỉ ăn một lần. Các Tỳ-kheo đều phụng trì theo học giới này cùng các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, các thầy cũng nên ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Các thầy chớ trái nghịch với Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo.’ “A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu nghe vậy liền trả lời chúng con như vầy, ‘Này chư Hiền, chúng tôi sáng ăn, chiều ăn, tối ăn, quá ngọ ăn. Vì sáng ăn, chiều ăn, tối ăn, quá ngọ ăn, xong rồi, vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Chúng tôi vì duyên do gì mà bỏ hiện tại để phải chờ đợi về sau?’ Như vậy ba lần. “Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con không thể làm cho A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu trừ bỏ ác tà kiến này, nên chúng con từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi.” Đức Thế Tôn nghe xong liền bảo một vị Tỳ-kheo: “Ngươi đến chỗ A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu mà nói như thế này: ‘Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, Đức Thế Tôn gọi các thầy.’” Vị Tỳ-kheo nghe rồi liền đáp: “Kính vâng, bạch Thế Tôn.” Rồi từ chỗ ngồi đứng dậy cúi đầu lễ dưới chân Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi ra đi. Tỳ-kheo ấy đến chỗ hai vị Tỳ-kheo A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu nói rằng: “Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, Thế Tôn gọi hai thầy đó.” A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu nghe vậy liền đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Ngài, rồi ngồi sang một bên. Đức Thế Tôn hỏi: “Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, chúng Tỳ-kheo thật có nói với các ngươi như vầy: ‘Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, Đức Thế Tôn du hóa tại nước Ca-thi cùng với chúng Đại Tỳ-kheo, trong lúc dừng chân tại một nơi, bảo các Tỳ-kheo rằng, ‘Ta một ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Các ngươi cũng nên một ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không có tật bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc.’ Bấy giờ Đức Thế Tôn thi thiết giới này cho chúng Tỳ-kheo, đó là một ngày chỉ ăn một lần. Các Tỳ-kheo đều phụng trì theo học giới này cùng các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, các thầy cũng nên ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Các thầy chớ trái nghịch với Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo.’ “Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, các ngươi nghe rồi lại nói với chúng Tỳ-kheo rằng, ‘Này chư Hiền, chúng tôi sáng ăn, chiều ăn, tối ăn, quá ngọ ăn. Vì sáng ăn, chiều ăn, tối ăn, quá ngọ ăn, xong rồi, vô vi, vô cầu, không có đau bệnh, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Chúng tôi vì duyên do gì mà bỏ hiện tại để phải chờ đợi về sau?’ Hai ngươi nói như vậy ba lần. Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, rồi chúng Tỳ-kheo không thể làm cho hai ngươi trừ bỏ ác tà kiến, nên từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi, thật có vậy không?” A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, thật có như vậy.” Thế Tôn dạy nói: “Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, các ngươi có hiểu biết pháp ta nói như vầy: “Nếu ai có cảm thọ về cảm thọ lạc, và khi người ấy cảm thọ về cảm thọ lạc rồi, thì các pháp ác bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện lại giảm? Nếu ai cảm thọ về cảm thọ khổ, và khi cảm thọ về cảm thọ khổ rồi, pháp ác bất thiện giảm và các thiện pháp sanh trưởng?” A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, thưa rằng: “Quả vậy, bạch Thế Tôn. Chúng con biết Đức Thế Tôn nói pháp như vậy, ‘Nếu ai có cảm thọ về cảm thọ lạc, và khi đã cảm thọ về cảm thọ lạc rồi, pháp ác bất thiện tăng trưởng và thiện pháp tổn giảm. Nếu ai cảm thọ về cảm thọ khổ, và khi đã cảm thọ về cảm thọ khổ rồi thì pháp ác bất thiện giảm và pháp thiện tăng trưởng.” Đức Thế Tôn quở trách A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu rằng: “Các ngươi là người ngu. Do đâu mà các ngươi biết ta nói pháp như vậy? Các ngươi là người ngu. Từ miệng ai mà các ngươi biết Ta nói pháp như vậy? Các ngươi là người ngu. Ta không nói một chiều, mà các ngươi lại thọ trì một chiều. Các ngươi là người ngu. Khi nào được các Tỳ-kheo hỏi, các ngươi phải đáp đúng như pháp rằng, ‘Chúng tôi chưa biết, sẽ hỏi lại các Tỳ-kheo.’” Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Các ngươi cũng có hiểu biết pháp ta nói như vậy, ‘Nếu ai cảm thọ về cảm thọ lạc, và khi đã cảm thọ về cảm thọ lạc rồi, pháp bất thiện tăng trưởng và pháp thiện tổn giảm. Nếu ai có cảm thọ khổ, và khi đã cảm thọ về cảm thọ khổ rồi, pháp bất thiện tổn giảm và pháp thiện tăng trưởng?” Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không phải vậy.” Đức Thế Tôn lại hỏi: “Các ngươi biết pháp ta nói như thế nào?” Chúng Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, chúng con hiểu biết pháp Đức Thế Tôn nói như vầy, ‘Hoặc có cảm thọ về cảm thọ lạc thì ác pháp, bất thiện pháp tăng trưởng, pháp thiện lại giảm. Hoặc có cảm thọ về cảm thọ lạc, mà pháp ác bất thiện lại giảm, pháp thiện lại tăng trưởng. Hoặc có cảm thọ về cảm thọ khổ, nên pháp ác bất thiện lại tăng trưởng, pháp thiện lại tổn giảm. Hoặc có cảm thọ về cảm thọ khổ nên pháp ác bất thiện tổn giảm và pháp thiện tăng trưởng.’ Bạch Thế Tôn, chúng con hiểu biết Đức Thế Tôn nói pháp như vậy.” Đức Thế Tôn nghe nói thế, tán thán các Tỳ-kheo rằng: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vầy, ‘Hoặc có cảm thọ về cảm thọ lạc, nên pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện tổn giảm. Hoặc có cảm thọ về cảm thọ lạc, nên pháp ác, bất thiện tổn giảm, thiện pháp tăng trưởng. Hoặc có cảm thọ về cảm thọ khổ, nên pháp ác bất thiện tăng trưởng, thiện pháp bị tổn giảm. Hoặc có cảm thọ về cảm thọ khổ nên pháp ác, bất thiện tổn giảm, pháp thiện tăng trưởng.’ Vì sao? Ta cũng nói như vầy, ‘Hoặc có cảm thọ về cảm thọ lạc, nên pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện tổn giảm. Hoặc có cảm thọ về cảm thọ lạc, nên pháp ác bất thiện tổn giảm, pháp thiện tăng trưởng. Hoặc có cảm thọ về cảm thọ khổ nên pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện tổn giảm. Hoặc có cảm thọ về cảm thọ khổ nên pháp ác, bất thiện tổn giảm, pháp thiện tăng trưởng.’ “Nếu Ta không biết đúng như thật, không thấy, không hiểu rõ, không chứng đắc, không giác ngộ cứu cánh; thì hoặc có cảm thọ lạc mà pháp ác bất thiện giảm, pháp thiện tăng trưởng, Ta không nên nói đoạn trừ cảm thọ lạc. Nếu Ta không biết như thật, không thấy, không hiểu rõ, không chứng đắc, không chứng ngộ cứu cánh; thì hoặc có cảm thọ khổ mà pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện lại giảm, Ta không nên nói tu tập cảm thọ lạc. “Nếu Ta không biết như thật, không thấy, không hiểu rõ, không chứng đắc, không giác ngộ cứu cánh; thì hoặc có cảm thọ khổ mà pháp bất thiện lại tăng, thiện pháp tăng giảm, Ta không nên nói đoạn trừ cảm thọ khổ. Nếu Ta không biết như thật, không thấy, không hiểu rõ, không chứng đắc, không giác ngộ cứu cánh; thì hoặc có cảm thọ khổ mà pháp bất thiện lại giảm, thiện pháp tăng tăng, Ta không nên nói tu cảm thọ khổ. “Nếu Ta biết đúng như thật, thấy rõ, hiểu rõ, chứng đắc, giác ngộ cứu cánh; thì hoặc có cảm thọ lạc, mà pháp ác bất thiện lại tăng, pháp thiện lại giảm, cho nên ta nói đoạn trừ cảm thọ lạc. Nếu Ta biết đúng như thật, thấy rõ, hiểu rõ, chứng đắc, giác ngộ cứu cánh; thì hoặc có cảm thọ lạc mà pháp ác bất thiện lại giảm, pháp thiện lại tăng trưởng, cho nên Ta nói tu cảm thọ lạc. “Nếu Ta biết đúng như thật, thấy rõ, hiểu rõ, chứng đắc, giác ngộ cứu cánh; thì hoặc có cảm thọ khổ, mà pháp ác bất thiện lại tăng, pháp thiện lại giảm, cho nên Ta nói đoạn trừ cảm thọ khổ. Nếu Ta biết đúng như thật, thấy rõ, hiểu rõ, chứng đắc, giác ngộ cứu cánh; thì hoặc có cảm thọ khổ mà pháp ác bất thiện lại giảm, pháp thiện lại tăng trưởng, cho nên Ta nói tu cảm thọ khổ. “Vì sao? Ta không nói tu tập tất cả thân lạc, cũng không nói không nên tu tập tất cả thân lạc. Ta không nói tu tập tất cả thân khổ, cũng không nói không nên tu tập tất cả thân khổ. Ta không nói tu tập tất cả tâm lạc, cũng không nói không nên tu tập tất cả về tâm lạc. Ta không nói tu tập tất cả tâm khổ, cũng không nói không nên tu tập tất cả tâm khổ. “Thế nào là thân lạc mà ta nói là không tu? Nếu tu thân lạc mà pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện lại giảm, thì thân lạc như vậy ta nói không tu. Thế nào là thân lạc mà Ta nói tu? Nếu tu thân lạc mà pháp ác bất thiện giảm, thiện pháp tăng trưởng, thân lạc như vậy ta nói tu. Thế nào là thân khổ mà ta nói không tu? Nếu tu thân khổ mà pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện lại giảm, thân khổ như vậy, ta nói không tu. Thế nào là thân khổ mà ta nói tu? Nếu tu thân khổ mà pháp ác bất thiện lại giảm, pháp thiện tăng trưởng. Thân khổ như vậy, ta nói tu. “Thế nào là tâm lạc ta nói không tu? Nếu tu tâm lạc mà các pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện lại giảm. Tâm lạc như vậy, ta nói không tu. Thế nào là tâm lạc ta nói phải tu? Nếu tu tâm lạc mà pháp ác bất thiện lại giảm, pháp thiện tăng trưởng. Tâm lạc như vậy ta nói tu. Thế nào là tâm khổ mà ta nói không tu? Nếu tu tâm khổ mà các pháp ác bất thiện tăng trưởng, pháp thiện lại giảm. Tâm khổ như vậy ta nói không tu. Thế nào là tâm khổ mà ta nói tu? Nếu tu tâm khổ mà pháp ác bất thiện lại giảm, pháp thiện tăng trưởng, tâm khổ như vậy, ta nói tu. “Người kia đối với pháp nên tu mà biết đúng như thật, đối với pháp không nên tu cũng biết đúng như thật; và khi đã biết đúng như thật về pháp nên tu và pháp không nên tu, người ấy liền không tu pháp không nên tu, và tu pháp nên tu. Sau khi đã không tu pháp không nên tu, và tu pháp nên tu rồi, pháp ác bất thiện liền giảm, pháp thiện tăng trưởng. “Ta không nói tất cả Tỳ-kheo đều thực hành sự không phóng dật, cũng không nói tất cả các Tỳ-kheo đều không thực hành sự không phóng dật. “Thế nào là Tỳ-kheo không thực hành sự không phóng dật? Nếu có vị Tỳ-kheo nào chứng câu giải thoát<註 n="1006"/>65.Thế nào là Tỳ-kheo có câu giải thoát? Nếu có Tỳ-kheo đối với tám giải thoát, thân đã chứng<註 n="1007"/>66, thành tựu an trụ, do tuệ kiến<註 n="1008"/>67 mà các lậu đã diệt tận, đã biết rõ. Như vậy là Tỳ-kheo có câu giải thoát. Vị Tỳ-kheo này ta nói thực hành sự không phóng dật. Nếu Hiền giả này vốn có phóng dật thì điều ấy không bao giờ có. Vì vậy, Ta nói vị Tỳ-kheo này không thực hành sự không phóng dật. “Hoặc có Tỳ-kheo không phải câu giải thoát mà có tuệ giải thoát. Thế nào là Tỳ-kheo có tuệ giải thoát? Nếu có Tỳ-kheo đối với tám giải thoát mà thân không chứng, thành tựu an trú, nhưng do tuệ kiến mà các lậu đã diệt tận, đã biết rõ. Như vậy là Tỳ-kheo có tuệ giải thoát. Vị Tỳ-kheo này Ta nói không thành tựu sự không phóng dật. Vì sao? Vì Hiền giả này vốn đã thành tựu sự không phóng dật. Nếu Hiền giả này vốn có phóng dật thì điều ấy không bao giờ có. Vì vậy Ta nói vị Tỳ-kheo này không thành tựu sự không phóng dật. “Hai hạng Tỳ-kheo này Ta nói không thành tựu sự không phóng dật. Này các Tỳ-kheo, tại sao Ta nói thành tựu sự không phóng dật? Hoặc có Tỳ-kheo không có câu giải thoát, cũng không có tuệ giải thoát mà có thân chứng. Thế nào là Tỳ-kheo có thân chứng? Nếu có Tỳ-kheo đối với tám giải thoát, thân đã chứng, thành tựu an trụ, không do tuệ kiến mà các lậu đã diệt tận, đã biết rõ<註 n="1009"/>68.Như vậy là Tỳ-kheo có thân chứng. Tỳ-kheo này Ta nói thực hành sự không phóng dật. Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật. Vì có quả gì khiến Ta nói Tỳ-kheo ấy hành không phóng dật? Ở đây, vị Tỳ-kheo này tìm cách chế ngự các căn<註 n="1010"/>69, học tập theo thiện tri thức, sống tùy thuận an trú<註 n="1011"/>70, các lậu đã diệt tận, đắc được vô lậu, giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong hiện tại, tự tri, tự giác, tự tác chứng thành tựu và an trú, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.’ Vì Ta thấy vị Tỳ-kheo này không phóng dật, có được quả như thế, cho nên Ta nói vị Tỳ-kheo này thực hành sự không phóng dật. “Hoặc có vị Tỳ-kheo không phải câu giải thoát, không phải tuệ giải thoát, cũng không phải thân chứng, nhưng lại kiến đáo<註 n="1012"/>71.Thế nào là Tỳ-kheo có kiến đáo? Nếu Tỳ-kheo nào có lòng tin dứt khoát đối với Phật, Pháp, Tăng, tùy thuộc pháp được nghe, rồi do tuệ mà có tăng thượng quán và tăng thượng nhẫn<註 n="1013"/>72.Như thế, vị Tỳ-kheo này có kiến đáo. Vị Tỳ-kheo này Ta nói không phóng dật. Vì có quả gì khiến Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật? nếu có Tỳ-kheo nào tìm cách chế ngự các căn, học tập các vị thiện tri thức, sống tùy thuận an trú, các lậu đã tận diệt, được vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong hiện tại, tự tri tự giác, tự chứng, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.’ Vì Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật có quả như vậy. Cho nên Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật. “Nếu Tỳ-kheo nào không phải câu giải thoát, không phải tuệ giải thoát, cũng không phải thân chứng, cũng không phải kiến đáo, nhưng lại có tín giải thoát. Thế nào là Tỳ-kheo có tín giải thoát? Nếu Tỳ-kheo nào có lòng tin dứt khoát đối với Phật, Pháp, Tăng, tùy theo pháp được nghe, rồi do tuệ mà có quán và nhẫn nhận, không bằng kiến đáo<註 n="1014"/>73.Như vậy là vị Tỳ-kheo này có tín giải thoát. Vị Tỳ-kheo này Ta nói hành không phóng dật. Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật, vì có quả gì, khiến Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật? nếu có vị Tỳ-kheo nào tìm cách chế ngự được các căn, học tập theo các vị thiện tri thức, sống tùy thuận an trú, các lậu đã diệt tận, được vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong hiện tại, tự tri, tự giác, tự tác chứng thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.’ Vì Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật, vì có quả như vậy, cho nên Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật. “Nếu có vị Tỳ-kheo nào không có câu giải thoát, không có tuệ giải thoát, không có thân chứng, không có kiến đáo cũng không có tín giải thoát, nhưng có pháp hành<註 n="1015"/>74.Thế nào là Tỳ-kheo có pháp hành? Nếu Tỳ-kheo nào có lòng tin tuyệt đối với Phật, Pháp, Tăng, tùy theo pháp được nghe, rồi do tuệ mà có tăng thượng quán, tăng thượng nhẫn<註 n="1016"/>75.Như vậy, Tỳ-kheo này có pháp hành. Vị Tỳ-kheo này Ta nói hành không phóng dật. Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật, vì có quả gì khiến Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật? Nếu có Tỳ-kheo nào tìm cách chế ngự các căn, học tập theo thiện tri thức, sống tùy thuận an trú, đối với trong hai quả chắc chắn sẽ đạt được một. Hoặc ngay trong hiện tại được cứu cánh trí, nếu còn hữu dư được A-na-hàm. Vì Ta thấy vị này hành không phóng dật, có quả như vậy. Cho nên Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật. “Nếu có Tỳ-kheo nào không có câu giải thoát, không có tuệ giải thoát, không có thân chứng, không có kiến đáo, không có tín giải thoát, không có pháp hành, nhưng lại có tín hành. Thế nào là Tỳ-kheo có tín hành? Nếu vị Tỳ-kheo nào có lòng tin dứt khoát đối với Phật, Pháp, Tăng, tùy theo pháp được nghe, rồi do tuệ mà quán và nhẫn, không như pháp hành. Như vậy, Tỳ-kheo này có tín hành. Vị Tỳ-kheo này Ta nói hành không phóng dật. Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật, vì quả gì khiến Ta nói vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật? Nếu có vị Tỳ-kheo nào tìm cách chế ngự các căn, học tập theo thiện tri thức, sống tùy thuận an trú, đối với trong hai quả chắc chắn sẽ đạt được một, hoặc ngay trong hiện tại được cứu cánh trí, nếu còn hữu dư, đắc A-na-hàm. Vì Ta thấy vị Tỳ-kheo này hành không phóng dật. Các vị Tỳ-kheo này Ta nói hành không phóng dật. “Ta không nói tất cả Tỳ-kheo được cứu cánh trí, cũng không nói tất cả các Tỳ-kheo ngay từ đầu được cứu cánh trí, song dần dần học tập và thực hành, nhận lãnh giáo huấn, chịu khiển trách, sau đó các Tỳ-kheo mới được cứu cánh trí, cứu cánh trí mà các Tỳ-kheo chứng đắc này. “Thế nào là dần dần học tập và thực hành, nhận lãnh giáo huấn và khiển trách, sau đó các Tỳ-kheo mới được cứu cánh trí, cứu cánh trí mà các Tỳ-kheo chứng đắc này? Nếu có tín giả nào liền tìm đến. Tìm đến rồi liền phụng sự; phụng sự rồi liền nhất tâm nghe pháp; nhất tâm nghe pháp rồi liền thọ trì pháp; thọ trì pháp rồi liền tư duy về pháp; tư duy về pháp rồi liền chấp nhận<註 n="1017"/>76; chấp nhận rồi liền quán sát về pháp. Đệ tử hiền thánh quán sát về pháp rồi thì tự thân tác chứng chân đế, và do tuệ có tăng thượng quán<註 n="1018"/>77.Vị ấy liền nghó, ‘Chân đế này, tự thân Ta chưa từng tác chứng cũng không phải được tăng thượng quán bằng tuệ. Ta hãy tự thân tác chứng chân đế này, và do tuệ mà tăng thượng quán. Như vậy dần dần học tập và thực hành, nhận lãnh giáo huấn và khiển trách, rồi sau các Tỳ-kheo mới đắc cứu cánh trí, cứu cánh trí mà các Tỳ-kheo chứng đắc này.” Bấy giờ Đức Thế Tôn nói rằng: “Này A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu, có pháp được gọi là Tứ cú, Ta nói cho các ngươi nghe, các ngươi có muốn biết không?” A-thấp-bối và Phất-na-bà-tu thưa: “Bạch Thế Tôn! Chúng con là hạng người nào và do đâu hiểu được pháp?” Bấy giờ Đức Thế Tôn bèn nghó rằng: “Hạng người ngu si này vượt quá sự chỉ dạy của Ta. Đối với pháp luật chân chính này, còn cách biệt quá lâu dài. Nếu có vị thầy pháp luật nào tham trước việc ăn uống, không xả ly việc ăn uống mà đệ tử của vị ấy còn không nên dục tốc, phóng dật. Huống chi Ta lại là người không tham trước việc ăn uống, viễn ly sự ăn uống, do đó tín đệ tử của Ta nên nói, ‘Đức Thế Tôn là bậc thầy của ta. Ta là đệ tử của Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn nói pháp cho ta nghe. Đức Thiện Thệ nói pháp cho ta nghe. Mong cho ta được thiện lợi, hữu ích, được an ổn khoái lạc lâu dài. Tín đệ tử kia đối với cảnh giới của Thế Tôn có nhiều điều phải làm, đối với cảnh giới của Thế Tôn được nhiều lợi ích. Đối với cảnh giới của Thế Tôn có nhiều điều phải hành, thể nhập trong cảnh giới của Thế Tôn, an chỉ trong cảnh giới của Thế Tôn. Nếu trú ở phương Đông, chắc chắn sẽ được an lạc, không có chỗ khổ hoạn. Nếu trụ ở phương Nam, phương Tây và phương Bắc, chắc chắn sẽ được an lạc, không có các khổ hoạn.’ Nếu tín đệ tử nào đối với cảnh giới của Thế Tôn mà có nhiều điều phải làm, đối với cảnh giới của Thế Tôn, được nhiều điều lợi ích, đối với cảnh giới của Thế Tôn có nhiều điều phải hành, thể nhập cảnh giới của Thế Tôn, an chỉ cảnh giới của Thế Tôn. Tín đệ tử ấy đối với pháp thiện đã trụ, Ta không còn nói, huống chi nói đến pháp suy thoái, nhưng ngày đêm vẫn tăng trưởng pháp thiện, chớ không suy thoái. Nếu Tín đệ tử nào đối với cảnh giới của Đức Thế Tôn có nhiều điều phải làm, đối với cảnh giới của Thế Tôn được nhiều lợi ích, đối với cảnh giới của Thế Tôn có nhiều điều phải hành, thể nhập vào cảnh giới của Thế Tôn, an chỉ trong cảnh giới của Thế Tôn, trong hai quả, chắc chắn sẽ đạt được một, hoặc hiện tại được cứu cánh trí, nếu hữu dư, chứng được A-na-hàm.” Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517357243">196.KINH CHÂU-NA<註 n="1019"/>78 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Bạt-kì, thôn Xá-di<註 n="1020"/>79.Bấy giờ sa-di Châu-na<註 n="1021"/>80, kiết hạ ở Ba-hòa<註 n="1022"/>81.Tại xứ Ba-hòa có một Ni-kiền tên là Thân Tử<註 n="1023"/>82.Nơi đây, vị ấy qua đời. Sau khi qua đời không bao lâu, các đệ tử Ni-kiền Thân Tử chia rẽ và phá hoại nhau, nói những lời chia rẽ và phá hoại nhau. Họ tranh đấu, kiện tụng, cột trói nhau, thù nghịch nhau, tranh luận với nhau rằng, “Ta biết pháp này, ngươi không biết. Ngươi biết pháp sao bằng chỗ ta biết? Ta nói tề chỉnh, còn ngươi không tề chỉnh. Ta nói phù hợp, còn ngươi không phù hợp. Điều đáng nói trước, ngươi nói sau; điều đáng nói sau ngươi lại nói trước. Ta hơn, còn ngươi không bằng. Ta hỏi việc ngươi, ngươi không thể trả lời được. Ta đã chế phục ngươi, ngươi còn hỏi nữa. Nếu ngươi động thủ, ta sẽ cột trói ngươi lại.” Họ kiêu mạn và thách đố lẫn nhau. Ai cũng chỉ mong mình nói hơn, mà không có người nào để khiển trách. Nếu có những người bạch y tại gia, đệ tử của Ni-kiền Thân Tử, thấy vậy, họ đều chán nản và lãng xa các đệ tử của Ni-kiền Thân Tử này. Vì sao vậy? Bởi vì những điều họ nói ấy đều là ác pháp luật, không phải là pháp xuất yếu, không dẫn đến Chánh giác, cũng không phải là lời dạy của Đấng Thiện Thệ. Nó là sự băng hoại, không thể đứng vững, không nơi nương tựa và cậy nhờ. Bởi vì bậc thầy mà họ tôn sùng không phải là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác. Lúc bấy giờ Sa-di Châu-na đã qua ba tháng an cư mùa mưa, sửa vá lại y áo, rồi mang y cất bát đến thôn Xá-di, rồi qua phía bắc thôn Xá-di, đến rừng Thi-nhiếp-hòa. Sa-di Châu-na đến chỗ Tôn giả A-nan. Sau khi đến nơi, đảnh lễ sát chân Tôn giả A-nan, rồi ngồi qua một bên. Tôn giả A-nan hỏi<註 n="1024"/>83: “Này Hiền giả Châu-na, từ đâu đến đây? An cư mùa mưa ở đâu?” Sa-di Châu-na đáp: “Bạch Tôn giả A-nan, con từ Ba-hòa đến, và an cư mùa mưa ở Ba- hòa. Bạch Tôn giả A-nan, tại xứ Ba-hòa có một Ni-kiền tên là Thân Tử<註 n="1025"/>84.Nơi đây, vị ấy qua đời. Sau khi qua đời không bao lâu, các đệ tử Ni-kiền Thân Tử chia rẽ và phá hoại nhau, nói những lời chia rẽ và phá hoại nhau. Họ tranh đấu, kiện tụng, cột trói nhau, thù nghịch nhau, tranh luận với nhau rằng, ‘Ta biết pháp này, ngươi không biết. Ngươi biết pháp sao bằng chỗ ta biết? Ta nói tề chỉnh, còn ngươi không tề chỉnh. Ta nói phù hợp, còn ngươi không phù hợp. Điều đáng nói trước, ngươi nói sau; điều đáng nói sau ngươi lại nói trước. Ta hơn, còn ngươi không bằng. Ta hỏi việc ngươi, ngươi không thể trả lời được. Ta đã chế phục ngươi, ngươi còn hỏi nữa. Nếu ngươi động thủ, ta sẽ cột trói ngươi lại.’ Họ kiêu mạn và thách đố lẫn nhau. Ai cũng chỉ mong mình nói hơn, mà không có người nào để khiển trách. Nếu có những người bạch y tại gia, đệ tử của Ni-kiền Thân Tử, thấy vậy, họ đều chán nản và lãng xa các đệ tử của Ni-kiền Thân Tử này. Vì sao vậy? Bởi vì những điều họ nói ấy đều là ác pháp luật, không phải là pháp xuất yếu, không dẫn đến chánh giác, cũng không phải là lời dạy của đấng Thiện Thệ. Nó là sự băng hoại, không thể đứng vững, không nơi nương tựa và cậy nhờ. Bởi vì bậc thầy mà họ tôn sùng không phải là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác.” Tôn giả A-nan nghe xong, nói rằng: “Hiền giả Châu-na, nhân dịp này, chúng ta có thể đến yết kiến Đức Phật, đem sự việc này trình bày lên Thế Tôn. Này Hiền giả Châu-na, bây giờ chúng ta cùng đi đến Đức Phật, đem tất cả sự việc này trình lên cho Đức Thế Tôn. Thảng hoặc, chúng ta có thể nhân đó mà được nghe pháp khác nữa từ Đức Thế Tôn.” Rồi Tôn giả A-nan và Sa-di Châu-na cùng nhau đến chỗ Đức Phật, chắp tay cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài, Tôn giả A-nan đứng qua một bên và Sa-di Châu-na ngồi xuống một bên. Tôn giả A-nan bạch với Đức Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, hôm nay Sa-di Châu-na đi đến chỗ con, cúi đầu đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên. Con hỏi: ‘Hiền giả Châu-na, từ nơi nào đến đây và an cư mùa mưa ở đâu?’ Sa-di Châu-na liền trả lời với con rằng: ‘Thưa Tôn giả A-nan, con từ Ba-hòa đến, an cư mùa mưa ở Ba-hòa. Bạch Tôn giả A-nan, tại Ba-hòa có một Ni-kiền tên là Thân Tử. Nơi đây, vị ấy qua đời. Sau khi qua đời không bao lâu, các đệ tử Ni-kiền Thân Tử chia rẽ và phá hoại nhau, nói những lời chia rẽ và phá hoại nhau. Họ tranh đấu, kiện tụng, cột trói nhau, thù nghịch nhau, tranh luận với nhau rằng, ‘Ta biết pháp này, ngươi không biết. Ngươi biết pháp sao bằng chỗ ta biết? Ta nói tề chỉnh, còn ngươi không tề chỉnh. Ta nói phù hợp, còn ngươi không phù hợp. Điều đáng nói trước, ngươi nói sau; điều đáng nói sau ngươi lại nói trước. Ta hơn, còn ngươi không bằng. Ta hỏi việc ngươi, ngươi không thể trả lời được. Ta đã chế phục ngươi, ngươi còn hỏi nữa. Nếu ngươi động thủ, ta sẽ cột trói ngươi lại.’ Họ kiêu mạn và thách đố lẫn nhau. Ai cũng chỉ mong mình nói hơn, mà không có người nào để khiển trách. Nếu có những người bạch y tại gia, đệ tử của Ni-kiền Thân Tử, thấy vậy, họ đều chán nản và lãng xa các đệ tử của Ni-kiền Thân Tử này. Vì sao vậy? Bởi vì những điều họ nói ấy đều là ác pháp luật, không phải là pháp xuất yếu, không dẫn đến chánh giác, cũng không phải là lời dạy của đấng Thiện Thệ. Nó là sự băng hoại, không thể đứng vững, không nơi nương tựa và cậy nhờ. Bởi vì bậc thầy mà họ tôn sùng không phải là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác.’ “Bạch Thế Tôn, con nghe rồi kinh sợ hãi hùng, toàn thân lông tóc dựng đứng. Mong sau khi Thế Tôn khuất bóng, đừng có một vị Tỳ-kheo nào ở trong chúng mà gây ra sự đấu tranh như vậy. Sự đấu tranh ấy, không giúp gì cho ai mà chỉ gây khổ cho mọi người. Nó không phải là sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn và khoái lạc, cho đến loài trời và loài người cũng phải chịu đau khổ và tai hoạn. Bạch Thế Tôn, khi con thấy một vị Tỳ-kheo ngồi trước Đức Thế Tôn chí tâm kính trọng Đức Thế Tôn, khéo hộ trì Thiện Thệ. Bạch Thế Tôn! Con thấy như vậy rồi liền nghó, ‘Nếu sau này khi Thế Tôn khuất bóng mà vị Tỳ-kheo ấy trong chúng gây sự đấu tranh, thì đấu tranh ấy không giúp ích gì cho ai mà chỉ gây đau khổ cho mọi người, nó không phải là sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn và khoái lạc cho đến loài trời, loài người cũng phải chịu đau khổ và tai hoạn’.” Bấy giờ Đức Thế Tôn hỏi: “Ngươi thấy những điều nào khiến chúng Tăng có sự đấu tranh, sự đấu tranh ấy không giúp ích gì cho ai mà chỉ gây khổ cho mọi người. Không phải là sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn và khoái lạc cho đến loài trời, loài người cũng phải chịu đau khổ và tai hoạn?” Tôn giả A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, đó là do tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng quán<註 n="1026"/>85 mà phát sanh sự đấu tranh ở trong chúng. Bạch Thế Tôn, sự đấu tranh ấy, không giúp gì cho ai mà chỉ gây đau khổ cho mọi người. Nó không phải là sự thiện lợi, không phải là sự hữu ích. Không phải là sự an ổn, khoái lạc cho đến loài trời, loài người cũng phải chịu tai hoạn, đau khổ.” Đức Thế Tôn nói: “Này A-nan, nếu đấu tranh do bởi giới tăng thượng, tâm tăng thượng, quán tăng thượng thì sự đấu tranh ấy quá nhỏ nhặt. Này A-nan! Nếu có sự đấu tranh trong chúng Tăng do đạo và đạo tích<註 n="1027"/>86 thì sự đấu tranh ấy không giúp ích gì cho ai mà chỉ gây khổ cho mọi người. Nó không phải là sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn khoái lạc. “Này A-nan, khi ngươi thấy ở trong đấy có hai Tỳ-kheo vì mỗi người có mỗi ý kiến khác nhau mà gây ra cuộc đấu tranh mà nói rằng, ‘Đây là pháp, đây là phi pháp; đây là luật, đây là phi luật; đây là phạm, đây là phi phạm; hoặc nhẹ, hoặc nặng; có thể sám hối, không thể sám hối; có thể thủ hộ, không thể thủ hộ; dư tàn, không dư tàn; khởi, không khởi<註 n="1028"/>87. “Này A-nan, ý ngươi nghó sao đối với pháp tụ mà Ta tự giác, tự thân chứng ngộ, gồm Bốn niệm xứ, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Tám chi thánh đạo? “Này A-nan, Ni-kiền Thân Tử thật sự không phải là Nhất thiết trí <註 n="1029"/>88 nhưng tự cho là Nhất thiết trí. “Này A-nan, nếu Ni-kiền Thân Tử là vị biết tất cả, thấy tất cả thì vị ấy đã vì đệ tử mà giảng giải sáu gốc rễ của đấu tranh; nghóa là, có thể nghe để đình chỉ<註 n="1030"/>89.” Bấy giờ Tôn giả A Nan chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn! Nay thật là đúng lúc. Bạch Thiện Thệ, nay thật hợp thời, nếu Thế Tôn dạy về sáu gốc rễ của sự đấu tranh cho các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Thế Tôn dạy sẽ khéo léo thọ trì.” Đức Thế Tôn bảo: “Này A-nan, hãy nghe kỹ; hãy suy nghó kỹ. Ta sẽ phân biệt đầy đủ.” Tôn giả A Nan bạch rằng: “Kính vâng, xin vâng lời lắng nghe.” Đức Phật dạy: “Này A-nan, ở đây có người bị kiết sử sân và não quấn chặt<註 n="1031"/>90.Này A-nan, người ấy bị kiết sử sân và não quấn chặt cho nên không cung kính Tôn sư, không thấy pháp, không giữ giới. Người ấy đã không cung kính Tôn sư, không thấy pháp, không giữ giới, ở trong chúng nó gây ra sự đấu tranh như vậy. Sự đấu tranh ấy không giúp gì cho ai mà chỉ gây khổ cho mọi người, không phải sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn khoái lạc, cho đến trời người phải chịu đau khổ và tai hoạn. Này A-nan! Nếu ngươi thấy sự đấu tranh như vậy, ở bên trong hay bên ngoài, mà không dứt hết được, vậy, để đoạn trừ sự đấu tranh ấy, ngươi phải nhanh chóng tìm cầu phương tiện, học tập tinh cần, chánh niệm, chánh trí, kiên nhẫn, đừng để thối thất. Này A-nan, ví như có người bị lửa đốt cháy đầu, đốt cháy áo, thì phải cấp tốc tìm phương tiện để chữa cháy đầu, chữa cháy áo. Cũng vậy, nếu ngươi thấy sự đấu tranh như vậy, ở bên trong hay bên ngoài, mà không dứt hết được, vậy để đoạn trừ sự đấu tranh ấy, ngươi phải nhanh chóng tìm cầu phương tiện, học tập tinh cần, chánh niệm chánh trí, kiên nhẫn đừng để thối thất. “Này A-nan, sự đấu tranh như vậy, bên trong hay bên ngoài, mà ngươi thấy đã được chấm dứt, ngươi phải thủ hộ cái tâm đó hơn nữa, luôn luôn không buông lung, vì để ngăn chặn sự đấu tranh ấy vậy. Như vậy, sự tranh chấp này được ngươi đoạn trừ từ gốc rễ. Này A-nan, ví như có người bị lửa đốt cháy đầu, đốt cháy áo, thì phải cấp tốc tìm phương tiện để chữa cháy đầu, chữa cháy áo. Cũng vậy, sự đấu tranh như vậy, bên trong hay bên ngoài, mà ngươi thấy đã được chấm dứt, ngươi phải thủ hộ cái tâm đó hơn nữa, luôn luôn không buông lung, vì để ngăn chặn sự đấu tranh ấy vậy. Như vậy, sự tranh chấp này được ngươi đoạn trừ từ gốc rễ. “Cũng giống như vậy với các kiết sử phú tàng<註 n="1032"/>91, bỏn sẻn, tật đố, dua nịnh, dối trá, vô tàm, vô quý, ác dục, tà kiến, và ác tánh không biết phục thiện<註 n="1033"/>92. “Này A-nan, nếu một người nào có ác dục, tà kiến, ác tánh không biết phục thiện thì không cung kính Tôn sư, không thấy pháp, không giữ giới. Người ấy đã không cung kính Tôn sư, không thấy pháp, không giữ giới, ở trong chúng nó gây ra sự đấu tranh như vậy. Sự đấu tranh ấy không giúp gì cho ai mà chỉ gây khổ cho mọi người, không phải sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn khoái lạc, cho đến trời người phải chịu đau khổ và tai hoạn. Này A-nan! Nếu ngươi thấy sự đấu tranh như vậy, ở bên trong hay bên ngoài, mà không dứt hết được, vậy, để đoạn trừ sự đấu tranh ấy, ngươi phải nhanh chóng tìm cầu phương tiện, học tập tinh cần, chánh niệm, chánh trí, kiên nhẫn, đừng để thối thất. Này A-nan, ví như có người bị lửa đốt cháy đầu, đốt cháy áo, thì phải cấp tốc tìm phương tiện để chữa cháy đầu, chữa cháy áo. Cũng vậy, nếu ngươi thấy sự đấu tranh như vậy, ở bên trong hay bên ngoài, mà không dứt hết được, vậy để đoạn trừ sự đấu tranh ấy, ngươi phải nhanh chóng tìm cầu phương tiện, học tập tinh cần, chánh niệm chánh trí, kiên nhẫn đừng để thối thất. “Này A-nan, sự đấu tranh như vậy, bên trong hay bên ngoài, mà ngươi thấy đã được chấm dứt, ngươi phải thủ hộ cái tâm đó hơn nữa, luôn luôn không buông lung, vì để ngăn chặn sự đấu tranh ấy vậy. Như vậy, sự tranh chấp này được ngươi đoạn trừ từ gốc rễ. Này A-nan, ví như có người bị lửa đốt cháy đầu, đốt cháy áo, thì phải cấp tốc tìm phương tiện để chữa cháy đầu, chữa cháy áo. Cũng vậy, nếu ngươi thấy sự đấu tranh như vậy, ở bên trong hay bên ngoài, mà ngươi thấy đã được chấm dứt, ngươi phải thủ hộ cái tâm đó hơn nữa, luôn luôn không buông lung, vì để ngăn chặn sự đấu tranh ấy vậy. Như vậy, sự tranh chấp này được ngươi đoạn trừ từ gốc rễ. “Lại nữa, này A-nan, có bảy phương pháp đình chỉ đấu tranh<註 n="1034"/>93.Bảy phương pháp đó là: một là ưng dữ diện tiền chỉ tránh luật, hai là ưng dữ ức chỉ tránh luật, ba là ưng dữ bất si chỉ tránh luật, bốn là ưng dữ phát lồ chỉ tránh luật, năm là ưng dữ quân chỉ tránh luật, sáu là ưng dữ triển chuyển chỉ tránh luật, bảy là ưng dữ như khí phấn tảo chỉ tránh luật<註 n="1035"/>94.“Này A-nan, thế nào là ưng dữ diện tiền chỉ tránh luật<註 n="1036"/>95? Làm thế nào để đoạn trừ sự đấu tranh này? Tức là điều luật đình chỉ đấu tranh bằng sự hiện diện. Này A-nan, hoặc một người đối với một người, mà khuyến giáo, khiển trách, thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện diện khiến được hoan hỷ. Một người đối với hai người, một người đối với nhiều người, một người đối với chúng Tăng mà khuyến giáo, khiển trách, được thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện diện khiến được hoan hỷ. Hai người đối với hai người mà khuyến giáo, khiển trách, thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện diện khiến được hoan hỷ. Hai người đối với nhiều người, hai người đối với chúng Tăng, hai người đối với một người mà khuyến giáo, khiển trách, thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện diện khiến được hoan hỷ. Nhiều người đối với nhiều người mà khuyến giáo, khiển trách, thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện diện khiến được hoan hỷ. Nhiều người đối với chúng Tăng, nhiều người đối với một người, nhiều người đối với hai người mà khuyến giáo, khiển trách, được thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo với sự hiện diện khiến được hoan hỷ. Chúng Tăng đối với một người, chúng Tăng đối với hai người, chúng Tăng đối với nhiều người mà khuyến giáo, khiển trách, được thủ hộ bằng pháp luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện diện khiến được hoan hỷ. Này A-nan, như vậy gọi là ưng dữ hiện tiền chỉ tránh luật. Sự đấu tranh ấy được đoạn trừ như vậy, tức do luật chấm dứt đấu tranh bằng sự hiện diện. “Này A-nan, thế nào là ưng dữ ức chỉ tránh luật<註 n="1037"/>96? làm thế nào để đoạn trừ sự tranh đấu này? Tức là do đình chỉ đấu tranh bằng nhớ lại. Này A-nan, nếu có một người nào phạm giới mà không nhớ lại giới mình đã phạm. Các Tỳ-kheo thấy vậy, nói với vị ấy rằng, ‘Thầy đã phạm giới mà không nhớ lại giới mình đã phạm. Thầy hãy đến trong chúng mà xin luật ức niệm. Tăng chúng sẽ ban cho Hiền giả luật ức niệm.’ Này A-nan, nếu ở một nơi nào có Tăng chúng hòa hợp mà nhóm họp vị Tỳ-kheo kia phải đến đó, trịch vai áo, bỏ guốc, vào trong chúng, cúi đầu đảnh lễ dưới chân các bậc Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo, chắp tay quỳ mọp mà bạch với các trưởng lão thượng tôn rằng, ‘Bạch chư Tôn, mong các ngài nghe cho, con đã từng phạm giới mà không nhớ, nay con từ nơi chúng Tăng cầu xin luật ức niệm. Mong Tăng chúng hòa hợp ban cho con luật ức niệm.’ Này A-nan, Tăng chúng hòa hợp lại để ban cho vị Tỳ-kheo này luật ức niệm, bằng Pháp và Luật như Tôn sư đã chỉ dạy, với sự hiện diện khiến cho được hoan hỷ. Này A-nan, như vậy gọi là ưng dữ ức chỉ tránh luật. Sự đấu tranh ấy phải được đoạn trừ như vậy, tức do luật chấm dứt đấu tranh bằng cách nhớ lại. “Này A-nan, thế nào là ưng dữ bất si chỉ tránh luật<註 n="1038"/>97? Làm thế nào để đoạn trừ sự đấu tranh ấy? Tức là luật đình chỉ đấu tranh bằng sự không si cuồng. Này A-nan, nếu có một người do phát cuồng mà tâm điên đảo, nên làm nhiều điều không thanh tịnh, không phải là pháp của Sa-môn, không tùy thuận theo pháp hành mà nói vi phạm. Người ấy sau khi trở lại tâm trạng như trước, gặp các Tỳ-kheo và được bảo rằng: ‘Thầy đã phát cuồng và tâm điên đảo, do phát cuồng và tâm điên đảo, nên làm nhiều điều không thanh tịnh, không phải là pháp của Sa-môn, không tùy thuận theo pháp hành mà nói vi phạm. Này Hiền giả, nếu Hiền giả sau khi trở lại tâm trạng như trước, Hiền giả có thể đến nơi chúng Tăng mà cầu xin luật bất si. Chúng Tăng sẽ ban cho Hiền giả luật bất si.’ Này A Nan, nếu một nơi nào đó Tăng chúng đang hòa hợp và nhóm hội, vị Tỳ-kheo ấy nên đến đó, trịch vai áo, bỏ guốc, vào trong Tăng chúng, cúi đầu lễ sát dưới chân các bậc Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo chắp tay quì mọp, mà bạch với các Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo rằng, ‘Bạch chư Tôn, xin nghe cho, con đã từng phát cuồng và tâm điên đảo. Do con đã phát cuồng và tâm điên đảo nên làm nhiều điều không thanh tịnh, không phải là pháp của Sa-môn, không tùy thuận theo pháp hành mà nói vi phạm. Về sau con trở lại tâm trạng như trước. Nay con từ nơi chúng Tăng xin cầu luật bất si. Mong chúng Tăng hòa hợp ban cho con luật bất si.’ Này A-nan, chúng Tăng cùng hòa hợp và nhóm hội, ban cho vị Tỳ-kheo ấy luật bất si, bằng Pháp và Luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện diện, khiến được hoan hỷ. Này A-nan, đó gọi là ưng dữ bất si chỉ tránh luật. Sự đấu tranh ấy được đoạn trừ như vậy, tức do luật chấm dứt đấu tranh bằng sự không si cuồng. “Này A-nan, thế nào là ưng dữ tự phát lồ chỉ tranh luật<註 n="1039"/>98? Sự đấu tranh làm thế nào để chấm dứt? Tức do luật chấm dứt đấu tranh bằng sự tự thú nhận. Này A-nan, nếu có một người phạm giới, hoặc nói ra hay không nói ra, hoặc có nhớ hay không nhớ. Này A-nan, nếu tại nơi nào đó có chúng Tăng đang hòa hợp và nhóm hội. Vị Tỳ-kheo kia nên đến đó, trịch vai áo, bỏ guốc, vào trong chúng, cúi đầu đảnh lễ dưới chân các bậc Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo, chắp tay quì mọp mà bạch rằng, “Bạch chư Tôn, xin nghe cho, con phạm giới đó, con nay hướng về các bậc Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo, chí tâm phát lồ, tự mình nói và trưng bày rõ, không dám che giấu, từ nay về sau sẽ khéo léo hộ trì không tái phạm. Này A-nan, chúng Tỳ-kheo nên hỏi vị ấy rằng, ‘Này Hiền giả, có tự thấy điều mình phạm không?’ Vị Tỳ-kheo ấy đáp, ‘Con thật sự có thấy điều con phạm.’ Đại chúng cũng nên nói với vị ấy rằng, ‘Hiền giả nên cẩn thận giữ gìn đừng tái phạm.’ Này A-nan! Đó là ưng dữ tự phát lồ chỉ tránh luật. Sự đấu tranh ấy phải được đoạn trừ như vậy. Tức do luật chấm dứt đấu tranh bằng sự từ thú nhận. “Này A-nan, thế nào là ưng dữ quân chỉ tranh luật<註 n="1040"/>99? Làm sao để đoạn trừ sự đấu tranh ấy? Tức do luật chấm dứt đấu tranh bằng chín đương nhân. Này A-nan! Nếu có người không biết xấu hổ, không hối hận những tội bị thấy, bị nghe và bị người khác nghi ngờ là ác dục. Người ấy đã phạm giới rồi nói là mình biết ở một nơi, mình thấy ở một nơi. Sau khi nói mình biết ở một nơi này, lại nói mình thấy ở một nơi. Sau khi nói mình thấy ở một nơi, lại nói mình biết ở một nơi. Ở trong Tăng chúng mà nói là mình biết ở một nơi, ở trong Tăng chúng mà nói là mình thấy ở một nơi. Nói mình biết ở một nơi, rồi lại nói mình thấy ở một nơi. Nói mình thấy ở một nơi rồi lại nói mình biết ở một nơi. Này A-nan! Vì vị Tỳ-kheo ấy, Tăng chúng hòa hợp và nhóm họp mà ban quân luật, nói rằng: ‘Nhà ngươi không đạo lý, nhà ngươi ác bất thiện. Vì sao? Vì ngươi đã phạm giới rồi lại nói mình biết ở một nơi, mình thấy ở một nơi. Nói mình biết ở một nơi, rồi lại nói mình thấy ở một nơi. Nói mình thấy ở một nơi, rồi lại nói mình biết ở một nơi. Ở trong chúng mà nói mình biết ở một nơi. Ở trong chúng mà nói mình thấy ở một nơi. Nói mình biết ở một nơi rồi lại nói mình thấy ở một nơi. Nói mình thấy ở một nơi rồi lại nói mình biết ở một nơi.’ Này A-nan, như vậy gọi là ưng dữ quân chỉ tránh luật. Sự đấu tranh ấy phải được đoạn trừ bằng sự như vậy. Tức do luật chấm dứt đấu tranh bằng chính đương nhân. “Này A-nan, thế nào là ưng dữ triển chuyển chỉ tránh luật? Làm thế nào để đoạn trừ sự đấu tranh ấy? Tức là do luật chấm dứt đấu tranh bằng sự diễn tiến. Này A-nan, ở đây, giữa hai vị Tỳ-kheo vì một số ý kiến mà gây ra sự đấu tranh như vầy, ‘Đây là pháp, đây là phi pháp; đây là luật, đây là phi luật; đây là phạm, đây là phi phạm; đây là nhẹ, đây là nặng; khả thuyết, không khả thuyết<註 n="1041"/>100; có thể thủ hộ, không thể thủ hộ; dư tàn, không dư tàn; có thể sám hối, không thể sám hối<註 n="1042"/>101.Này A-nan, Tỳ-kheo kia ngay tại chỗ đang cãi vã ấy mà chấm dứt đấu tranh. Nếu ngay tại chỗ cãi vã mà chấm dứt đấu tranh, thì sự đấu tranh này được tuyên bố là chấm dứt. Nếu ngay tại chỗ cãi vã mà không chấm dứt, có thể đưa sự đấu tranh ra bạch với chúng Tăng. Nếu ở trong chúng Tăng mà chấm dứt, thì sự đấu tranh ấy được tuyên bố là chấm dứt. Nếu trong chúng Tăng không chấm dứt, thì này A-nan, gần đó có Tỳ-kheo giỏi kinh, giỏi luật, giỏi luận<註 n="1043"/>102, các Tỳ-kheo kia cùng đến vị này thưa việc đấu tranh ấy. Nếu ngay trên đường đi mà chấm dứt, thì sự đấu tranh được tuyên bố là chấm dứt. Nếu ngay trên đường đi mà không chấm dứt, lại hãy đem sự đấu tranh ấy nói trước chúng Tăng. Nếu ở trước chúng Tăng mà chấm dứt, sự đấu tranh ấy được tuyên bố là chấm dứt. Nếu ở tại chúng Tăng mà không chấm dứt, thì này A-nan, nếu có nhiều người hỗ trợ mà giỏi kinh, giỏi luật, giỏi luận, thì các vị này phải chấm dứt sự đấu tranh ấy bằng Pháp và Luật như Tôn sư đã chỉ giáo, với sự hiện diện khiến được hoan hỷ. Này A-nan, như vậy gọi là ưng dữ triển chuyển chỉ tránh luật. Sự đấu tranh ấy phải được đoạn trừ như vậy, tức là do luật chấm dứt đấu tranh bằng sự triển chuyển. “Này A-nan, thế nào gọi là ưng dữ như khí phấn tảo chỉ tránh luật?<註 n="1044"/>103 Làm sao để đoạn trừ sự đấu tranh ấy? Tức là luật chấm dứt đấu tranh như quăng bỏ giẻ rách. Này A-nan, nếu các vị Tỳ-kheo ở chung một chỗ tranh chấp, kiện tụng nhau, thù nghịch nhau, oán ghét nhau, này A-nan, do đó các Tỳ-kheo kia chia ra hai nhóm. Sau khi chia ra hai nhóm rồi, trong một nhóm có bậc Trưởng lão thượng tôn Tỳ-kheo, hay dưới trưởng lão một bậc; hoặc có người làm tông chủ hay nhỏ hơn tông chủ một bậc. Này A-nan, vị Tỳ-kheo này nói với các vị Tỳ-kheo kia rằng, ‘Này chư Hiền, xin nghe cho, chúng ta không có đạo lý, chúng ta là người ác bất thiện. Vì sao vậy? Vì chúng ta đối với Pháp và Luật được khéo giảng dạy mà chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, để học đạo, nhưng chúng ta tranh chấp kiện tụng nhau, thù nghịch nhau, oán ghét nhau, cãi vã nhau. Này chư Hiền, do sự tranh chấp này mà chúng ta đã phạm giới, ngoại trừ tội Thâu-lan-giá<註 n="1045"/>104 và ngoại trừ tội tương ưng với hàng tại gia. Tôi vì chính mình và cũng vì chư Hiền nữa, nên hướng đến chư Hiền phát lồ, tự nói mà trình bày rõ ràng, không dám che giấu, lại cẩn thận giữ gìn sau không tái phạm nữa.’ Này A-nan, nếu ở trong nhóm này mà không có vị Tỳ-kheo nào ứng theo, thì này A-nan, Tỳ-kheo ấy nên đi đến nhóm thứ hai. Đến nơi rồi, cúi đầu đảnh lễ các bậc Thượng tôn trưởng lão Tỳ-kheo chắp tay quì mọp mà thưa rằng, ‘Thưa chư Tôn, xin nghe cho, chúng ta không có đạo lý, chúng ta là người ác bất thiện. Vì sao vậy? Vì chúng ta đối với Pháp và Luật được khéo giảng dạy mà chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo, nhưng chúng ta tranh chấp, kiện tụng nhau, thù nghịch nhau, oán ghét nhau, cãi vã nhau. Này chư Hiền, do sự tranh đấu này mà chúng ta đã phạm giới, ngoại trừ tội Thâu-lan-giá, và ngoại trừ tội tương đương với hàng tại gia. Tôi vì chính mình và cũng vì chính chư Hiền nữa, nên hướng đến chư Hiền chí tâm phát lồ, tự nói mà trình bày rõ ràng, không dám che giấu, lại cẩn thận giữ gìn sau không tái phạm nữa.’ Này A-nan, các Tỳ-kheo kia nên nói với vị Tỳ-kheo này như vầy, ‘Này Hiền giả, thầy tự thấy mình phạm giới chăng?’ Vị Tỳ-kheo này đáp, ‘Quả thật tôi tự thấy mình đã phạm giới.’ Tỳ-kheo kia nên nói, ‘Vậy hãy cẩn thận giữ gìn, đừng để tái phạm.’ Nhóm thứ hai cũng làm như vậy. Này A-nan, như vậy gọi là ưng dữ như khí phấn tảo chỉ tránh luật. Này A-nan! Sự đấu tranh ấy phải được đoạn trừ như vậy. Tức do luật chấm dứt đấu tranh như quăng bỏ giẻ rách. “Này A-nan! Nay ta nói cho ngươi sáu pháp ủy lao<註 n="1046"/>105, hãy lắng nghe kỹ, hãy khéo suy nghó kỹ.” Tôn giả A Nan bạch rằng: “Kính vâng, con xin vâng lời lắng nghe.” Phật nói: “Thế nào là sáu? Thân nghiệp từ hòa hướng đến các vị đồng phạm hạnh, pháp ấy gọi là pháp ủy lao. Đó là pháp khả ái, là pháp khả lạc, khiến cho ái niệm, khiến cho tôn trọng, khiến cho phụng sự, khiến cho cung kính, khiến cho tu tập, khiến cho đoàn kết, tác thành Sa-môn, tác thành nhất tâm, được sự tinh cần, chứng đắc Niết-bàn. “Khẩu nghiệp nói năng từ hòa, ý nghiệp từ hòa, cũng vậy. “Có lợi lộc nào đúng pháp mà được, cho đến miếng cơm ở chính trong bình bát của mình, với phần lợi như vậy, mang chia xẻ cho các vị đồng phạm hạnh, pháp đó gọi là pháp ủy lao, là pháp khả ái, pháp khả lạc, khiến cho ái niệm, khiến cho tôn trọng, khiến cho phụng sự, khiến cho cung kính, khiến cho tu tập, khiến cho đoàn kết, tác thành Sa-môn, tác thành nhất tâm, được sự tinh cần, chứng đắc Niết-bàn. “Nếu có giới nào không bị sứt mẻ, không bị hư thủng, không bị dơ, không bị đen, vững vàng như mặt đất, được Thánh khen ngợi, đầy đủ khéo thọ trì. Với giới phần như vậy, cùng chia xẻ với các vị đồng phạm hạnh, pháp đó là pháp ủy lao, là pháp khả ái, là pháp khả lạc, khiến cho ái niệm, khiến cho tôn trọng, khiến cho phụng sự, khiến cho cung kính, khiến cho tu tập, khiến cho đoàn kết, tác thành Sa-môn, tác thành nhất tâm, được sự tinh cần, chứng đắc Niết-bàn. “Nếu có kiến giải của Thánh có sự xuất yếu, được thông suốt bằng tuệ kiến, đưa đến sự chân chánh diệt khổ, với kiến phần như vậy, cùng chia xẻ với các vị đồng phạm hạnh, pháp đó là pháp ủy lao là pháp khả ái, là pháp khả lạc, khiến cho ái niệm, khiến cho tôn trọng, khiến cho phụng sự, khiến cho cung kính, khiến cho tu tập, khiến cho đoàn kết, tác thành Sa-môn, tác thành nhất tâm, được sự tinh cần, chứng đắc Niết-bàn. “Này A-nan, Ta vừa nói sáu pháp ủy lao, vì vậy mà ta giảng giải. Này A-nan, nếu các ngươi đối với sáu gốc rễ của đấu tranh mà đoạn tuyệt hoàn toàn, và với bảy pháp đình chỉ đấu tranh, khi trong Tăng chúng khởi lên đấu tranh, thì chấm dứt bằng luật đình chỉ đấu tranh như quăng bỏ giẻ rách, rồi lại thực hành sáu pháp ủy lao ấy, thì này A-nan, như vậy sau khi Ta khuất bóng, các con sống cộng đồng hòa hợp hoan hỷ không tranh chấp, cùng đồng nhất trong một tâm, cùng đồng nhất trong một giáo pháp, hòa hợp như nước với sữa, khoái lạc du hành như lúc Ta còn tại thế.” Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và chư Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517357244">197.KINH ƯU-BA-LY<註 n="1047"/>106 Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật du hóa tại Chiêm-ba, trú tại bờ ao Hằng-già<註 n="1048"/>107.Bấy giờ vào một buổi chiều Tôn giả Ưu-ba-ly<註 n="1049"/>108, từ tónh tọa dậy, đi đến chỗ Phật đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi sang một bên, thưa: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng nhau hòa hợp mà tác biệt kiết ma, thuyết biệt kiết ma<註 n="1050"/>109; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật diện tiền<註 n="1051"/>110, nhưng lại ban cho luật ức niệm, cần ban cho luật ức niệm lại ban cho luật diện tiền. Đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật ức niệm lại ban cho luật bất si, cần ban cho luật bất si, lại ban cho luật ức niệm, đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật bất si, lại ban cho luật tự phát lồ, cần ban cho luật tự phát lồ lại ban cho luật bất si, đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật tự phát lồ, lại ban cho luật quân, cần ban cho luật quân, lại ban cho luật tự phát lồ, đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho quân luật nhưng lại ha trách<註 n="1052"/>111; cần ha trách nhưng lại cho quân luật; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết-ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần khiển trách lại hạ trí<註 n="1053"/>112, cần hạ trí lại khiển trách, đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần hạ trí lại dùng cử tội<註 n="1054"/>113, cần cử tội lại dùng hạ trí, đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần cử tội lại diệt tẫn<註 n="1055"/>114, cần diệt tẫn lại cử tội; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng? Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần diệt tẫn lại ban cho luật ức niệm, cần ban cho luật ức niệm lại diệt tẫn; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho ức niệm, lại do căn bản trị; cần phải do căn bản trị lại ban cho ức niệm; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần phải do căn bản trị, lại khu xuất, cần khu xuất lại do căn bản trị. Đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trường hợp cần khu xuất lại hành bất mạn<註 n="1056"/>115, cần hành bất mạn lại khu xuất; đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng?” Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly.” Tôn giả Ưu-ba-ly lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần phải hành bất mạn mà lại trị<註 n="1057"/>116, cần đến trị lại hành bất mạn. Đó có phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật chăng? Thế Tôn đáp: “Không đúng vậy, này Ưu-ba-ly. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp mà tác biệt kiết ma thuyết biệt kiết ma, đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tăng cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật diện tiền lại ban cho luật ức niệm, cần ban cho luật ức niệm lại ban cho luật diện tiền, đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp trong trường hợp cần ban cho luật ức niệm lại ban cho luật bất si, cần ban cho luật bất si, lại ban cho luật ức niệm. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật bất si, lại ban cho luật tự phát lồ, cần ban cho luật tự phát lồ lại ban cho luật bất si. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật tự phát lồ lại ban cho luật quân, cần ban cho luật quân lại ban cho luật tự phát lồ. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật quân, lại khiển trách, cần khiển trách lại ban cho luật quân. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ha trách lại hạ trí, cần hạ trí lại ha trách. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần hạ trí, nhưng lại dùng cử tội, cần cử tội lại hạ trí. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần cử tội lại diệt tẫn, cần diệt tẫn lại cử tội. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần diệt tẫn, nhưng lại dùng ức niệm, cần ban cho ức niệm lại diệt tẫn, đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần ban cho luật ức niệm, nhưng lại do căn bản trị, cần ban do căn bản trị, lại ban cho luật ức niệm. Đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, nếu chúng Tỳ-kheo cùng hòa hợp, trong trường hợp cần do căn bản trị, nhưng lại khu xuất, cần khu xuất lại do căn bản trị, đó không phải là kiết ma đúng Pháp, kiết ma đúng Luật, chúng Tăng cũng có tội. “Này Ưu-ba-ly, ông nên học tùy theo loại kiết ma nào mà thuyết kiết ma đó. Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm, cần ban cho luật bất si liền ban cho luật bất si, cần ban cho luật tự phát lồ, liền ban cho luật tự phát lồ, cần ban cho luật quân liền ban cho luật quân, cần khiển trách liền khiển trách, cần hạ trí liền hạ trí, cần cử tội liền cử tội, cần diệt tẫn liền diệt tẫn, cần dùng căn bản trị liền dùng căn bản trị, cần khu xuất liền khu xuất, cần hành bất mạn liền hành bất mạn, cần trị liền trị. “Này Ưu-ba-ly, thầy nên học như vậy.” Phật thuyết như vậy. Tôn giả Ưu ba ly, và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517357245">198.KINH ĐIỀU NGỰ ĐỊA<註 n="1058"/>117 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá, ở tại Trúc lâm, trong vườn Ca-lan-đà. Bấy giờ Sa-di A-di-na-hòa-đề<註 n="1059"/>118, cũng ở tại thành Vương xá, tại một cốc thiền, trong khu rừng vắng. Lúc bấy giờ Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na<註 n="1060"/>119, sau giờ trưa, thong dong đi đến Sa-di A-di-na-hòa-đề, cùng chào hỏi xong, ngồi xuống một bên hỏi rằng: “Hiền giả A-kì-xá-na<註 n="1061"/>120, tôi có điều muốn hỏi, mong Hiền giả nghe cho chăng?” Sa-di A-di-na-hòa-đề nói: “Hiền Vương đồng tử, muốn hỏi xin cứ hỏi. Tôi nghe rõ rồi sẽ suy nghó.” Vương đồng tử hỏi: “Hiền giả A-kì-xá-na, phải chăng thật sự Tỳ-kheo ở trong Pháp Luật này không phóng dật, tu hành tinh cần, sẽ đạt đến nhất tâm chăng?” Sa-di đáp: “Hiền Vương đồng tử, thật sự như vậy, Tỳ-kheo ở trong Pháp Luật này, không phóng dật, tu hành tinh cần sẽ đạt được nhất tâm.” Vương đồng tử lại hỏi: “Hiền giả A-kì-xá-na, mong Hiền giả theo những điều đã nghe, đã tụng tập, nói lại hết cho tôi rõ, như Tỳ-kheo trong Pháp Luật này không phóng dật, tu hành tinh cần sẽ đạt đến nhất tâm.” Sa-di đáp: “Hiền Vương đồng tử, tôi không đủ sức để theo những điều đã nghe, đã tụng tập nói lại hết cho Vương tử, như Tỳ-kheo ở trong Pháp Luật này không phóng dật, tu hành tinh cần, sẽ đạt đến nhất tâm. Hiền Vương tử, nếu tôi theo những điều đã nghe, đã tụng tập nói lại hết cho Vương tử, như Tỳ-kheo ở trong Pháp Luật này không phóng dật, tu hành tinh cần, sẽ đạt đến nhất tâm. Hoặc Hiền giả Vương tử không thể hiểu được. Như vậy thì tôi nhọc công vô ích.” Vương đồng tử nói với Sa di: “Hiền giả A-kì-xá-na, Hiền giả chưa bị người khác chiết phục, vì ý gì mà đã tự mình rút lui? Hiền giả A-kì-xá-na, mong Hiền giả cứ theo những điều đã nghe, đã tụng tập, có thể nói lại hết cho tôi, như Tỳ-kheo ở trong Pháp Luật này không phóng dật, tu hành tinh cần sẽ đạt đến nhất tâm, nếu tôi hiểu được thì hay lắm, nhưng nếu tôi không hiểu sẽ không hỏi thêm về các pháp nữa.” Rồi thì Sa-di A-di-na-hòa-đề theo những pháp đã nghe, đã tụng tập, nói lại cho Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na, như Tỳ-kheo ở trong Pháp Luật này, không phóng dật, tu hành tinh cần, sẽ đạt đến nhất tâm. Bấy giờ Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na nói: “Hiền giả A-kì-xá-na, nếu Tỳ-kheo ở trong Pháp Luật này không phóng dật, tu hành tinh cần, sẽ đạt đến nhất tâm; không bao giờ có trường hợp này.” Nói xong, bèn từ chỗ ngồi đứng dậy, không nói lời từ giã mà bỏ đi. Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na đi chưa bao lâu, rồi Sa-di A-di-na-hòa-đề đi đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ và ngồi sang một bên, đem những điều đã thảo luận với Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na kể hết lại cho Đức Phật. Đức Thế Tôn nghe xong, nói với Sa-di: “A-kì-xá-na, thôi đủ rồi. Làm sao có thể biết được, khi Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na sống trong dục vọng, bị dục ái nhai nuốt, bị dục vọng đốt cháy. Đối với sự đoạn trừ dục, đoạn trừ ái, đoạn trừ sự đốt cháy của dục, tình trạng mà chỉ có địa vị<註 n="1062"/>121 vô dục mới biết, vô dục mới hay, vô dục mới chứng giác; địa vị ấy mà Vương đồng tử có thể biết được, thấy được, không thể có trường hợp này. Vì sao vậy? Này A-kì-xá-na, vì Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na thường sống trong dục vọng vậy. “A-kì-xá-na, cũng như trong bốn trường hợp điều ngự <註 n="1063"/>122; điều ngự voi, điều ngự ngựa, điều ngự bò, điều ngự người. Trong đó có hai trường hợp điều ngự có thể điều ngự, và hai trường hợp điều ngự không thể điều ngự<註 n="1064"/>123.A-kì-xá-na, ý ngươi nghó sao? Nếu trong hai trường hợp điều ngự không thể điều ngự ấy; ở đây chưa điều phục tình trạng chưa điều phục, chưa được huấn luyện mà tiếp nhận sự huấn luyện, trường hợp này không thể có<註 n="1065"/>124.Nếu trong hai trường hợp điều ngự có thể điều ngự này, khéo điều ngự; ở đây điều phục tình trạng chưa điều phục, huấn luyện để tiếp nhận sự huấn luyện, trường hợp này có thể có<註 n="1066"/>125. “Cũng vậy, ở đây, A-kì-xá-na, thôi đủ rồi. Làm sao có thể biết được, khi Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na sống trong dục vọng, bị dục ái nhai nuốt, bị dục vọng đốt cháy. Đối với sự đoạn trừ dục, đoạn trừ ái, đoạn trừ sự đốt cháy của dục, tình trạng mà chỉ có địa vị<註 n="1067"/>126 vô dục mới biết, vô dục mới hay, vô dục mới chứng giác; địa vị ấy mà Vương đồng tử có thể biết được, thấy được, không thể có trường hợp này. Vì sao vậy? Này A-kì-xá-na, vì Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na thường sống trong dục vọng vậy. “A-kì-xá-na, cũng như cách xóm không xa có một hòn núi đá lớn, không sứt, không thủng, không trống, bền chặt, không lung lay, hợp thành khối duy nhất. Giả sử có hai người đang muốn nhìn ngắm, trong đó có một người leo nhanh lên núi, người thứ hai đứng dưới chân núi. Người đứng trên núi đá nhìn thấy bên kia núi đá có khoảng đất bằng phẳng, vườn tược, cây rừng, suối trong, ao hoa, sông dài, nước lớn. Người trên núi sau khi thấy, bèn hỏi người dưới núi rằng, ‘Bạn có thấy bên kia núi có khoảng đất bằng phẳng, vườn tược, cây rừng, ao hoa, suối trong, sông dài, nước lớn chăng?’ Người dưới núi đáp, ‘Nếu tôi thấy hòn núi này, với bên kia có khoảng đất bằng phẳng, vườn tược, cây rừng, suối trong, ao hoa, sông dài, nước lớn, trường hợp này không thể có.’ Rồi người trên núi leo nhanh xuống, nắm người dưới núi dẫn lên trên hòn núi đá. Đến nơi rồi hỏi, ‘Bạn có thấy bên kia núi có khoảng đất bằng phẳng, vườn tược, cây rừng, suối trong, ao hoa, sông dài, nước lớn chăng?’ Người kia đáp, ‘Bây giờ tôi mới thấy.’ Lại hỏi người kia, ‘Vừa rồi bạn nói rằng không thể có trường hợp này, nay lại nói là thấy có; thế nghóa là sao?’ Người kia đáp, ‘Vừa rồi tôi bị hòn núi che khuất nên không thấy.’ “Cũng vậy, A-kì-xá-na, thôi đủ rồi. Làm sao có thể biết được, khi Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na sống trong dục vọng, bị dục ái nhai nuốt, bị dục vọng đốt cháy. Đối với sự đoạn trừ dục, đoạn trừ ái, đoạn trừ sự đốt cháy của dục, tình trạng mà chỉ có địa vị<註 n="1068"/>127 vô dục mới biết, vô dục mới hay, vô dục mới chứng giác; địa vị ấy mà Vương đồng tử có thể biết được, thấy được, không thể có trường hợp này. Vì sao vậy? Này A-kì-xá-na, vì Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na thường sống trong dục vọng vậy. “Này A-kì-xá-na, thuở xưa, vua Sát-lợi Đảnh Sanh có một người thợ săn voi. Vua nói, ‘Này thợ săn voi. Hãy bắt voi rừng về đây cho ta. Nếu bắt được rồi hãy báo cho ta hay.’ Bấy giờ thợ săn voi sau khi lãnh mạng của vua, bèn cỡi vương tượng đi đến một khu rừng già. Ở trong khu rừng già này, người thợ săn trông thấy một con voi rừng rất lớn. Sau khi thấy, bèn bắt và cột vào cổ con vương tượng. Lúc bấy giờ con vương tượng dẫn voi rừng ra ngoài khoảng đất trống, còn người thợ săn voi thì đi đến vua Sát-lợi Đảnh Sanh thưa rằng, ‘Tâu thiên vương, thần đã bắt được con voi rừng, cột ở khoảng đất trống, xin theo ý thiên vương!” Vua Sát-lợi Đảnh Sanh nghe tâu, liền bảo rằng, ‘Này nài voi giỏi, bây giờ ngươi hãy huấn luyện nhanh chóng con voi rừng đó khiến nó khuất phục, khiến nó thành con voi được huấn luyện kỹ. Nếu huấn luyện đã hoàn hảo rồi, hãy trở về báo cho ta biết.’ Rồi người huấn luyện voi giỏi sau khi vâng mạng vua, vác cây gậy rất lớn trên vai hữu, đi đến chỗ con voi rừng. Người ấy cắm cây gậy xuống đất, cột cổ voi rừng lại, chế ngự tâm ý vui thích núi rừng của nó, trừ khử tâm niệm ham muốn núi rừng, dứt bỏ mệt nhọc núi rừng, khiến cho nó vui thích thôn ấp, tập yêu người đời. “Người huấn luyện voi giỏi trước hết cho nó ăn uống. Này A-kì-xá-na, khi voi rừng bắt đầu nghe theo thợ huấn luyện voi giỏi mà chịu ăn uống, người huấn luyện voi giỏi bèn nghó rằng, ‘Bây giờ con voi rừng này có thể sống được rồi. Vì sao vậy? Vì con voi rừng to lớn này bắt đầu chịu ăn uống.’ Khi voi rừng bắt đầu chịu ăn uống, nghe lời người huấn luyện, người huấn luyện voi nói với nó bằng những lời dịu dàng khả ái, bảo nó nằm xuống, đứng dậy, đi tới, đi lui, lấy, bỏ, co lại, đuổi ra. Khi người luyện voi nói với voi rừng bằng những lời dịu dàng khả ái, bảo nó nằm xuống, đứng dậy, đi tới, đi lui, lấy bỏ, co lại duỗi ra, và voi rừng làm y theo lời dạy của người huấn luyện voi như vậy. Này A-kì-xá-na, khi voi rừng nghe theo lời dạy của người huấn luyện voi, bấy giờ người huấn luyện voi mới buộc hai chân trước, hai chân sau, hai bàn thối, hai sườn hông, đùi, xương sống, đầu, trán, tai, ngà, và buộc cả vòi nó lại, rồi sai người cầm móc câu cỡi lên đầu nó; khiến một số đông người cầm dao, thuẫn, sảo, mâu, kích, búa, việt, đứng phía trước, còn người huấn luyện voi thì tay cầm một cây mâu nhọn đứng ngay trước voi mà nói rằng, ‘Bây giờ ta trị ngươi, khiến ngươi không di động. Ta trị ngươi chớ có di động.’ Khi voi rừng nghe người huấn luyện voi sửa trị không di động, nó không giở chân trước, cũng không động đậy chân sau, hai bàn thối, hai sườn hông, đùi, xương sống, đầu, trán, tai ngà và vòi, tất cả thảy đều không động đậy. Voi rừng nghe theo người huấn luyện voi đứng im bất động như vậy. “Này A-kì-xá-na, khi voi rừng nghe theo người huấn luyện voi mà không di động, lúc bấy giờ nó nhẫn chịu những dao, sảo, mâu, kích, búa, việt, hô hoán to tiếng, hoặc gào thét, hoặc thổi tù và, đánh trống, động chuông, nó có thể nhẫn chịu tất cả. Khi voi rừng đã có thể kham nhẫn, bấy giờ nó là con voi điều ngự, khéo điều ngự, thượng điều ngự, tối thượng điều ngự, thượng nhanh nhẹn, tối thượng nhanh nhẹn, có thể vào cho vua cỡi, ăn lẫm của vua, được gọi là vương tượng. “Cũng vậy, A-kì-xá-na, nếu khi Như Lai xuất hiện thế gian, là Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu, vị ấy đối với thế gian này, giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời, mà tự tri, tự giác, tự chứng ngộ, thành tựu an trụ. Vị ấy thuyết pháp phần đầu vi diệu, phần giữa vi diệu, phần cuối cũøng vi diệu, có nghóa có văn, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh; pháp được vị ấy nói, khi con nhà cư só nghe được, và sau khi nghe thì có tín tâm nơi pháp được Như Lai nói. Người này sau khi có tín tâm, bèn cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, để học đạo. Này A-kì-xá-na, đó là lúc Thánh đệ tử ra nơi khoảng đất trống, cũng như vương tượng dẫn voi rừng ra. Và cũng như voi rừng còn tham luyến ái dục, ái dục nơi đời sống trong rừng núi. Này A-kì-xá-na, cũng vậy, chư Thiên và Nhân loại tham luyến dục lạc ở nơi ngũ dục, sắc, thanh, hương, vị, xúc, Như Lai bắt đầu điều ngự Tỳ-kheo ấy rằng, ‘Ngươi hãy thủ hộ thân và mạng thanh tịnh. Hãy thủ hộ miệng ý và mạng thanh tịnh. “Khi Thánh đệ tử thủ hộ thân và mạng thanh tịnh, thủ hộ miệng, ý và mạng thanh tịnh. Như Lai lại điều phục Tỳ-kheo ấy rằng, ‘Ngươi hãy quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp.’ Khi Thánh đệ tử quán nội thân như thân, quán thọ, tâm, pháp như pháp, thì bốn niệm xứ này ở trong tâm của Hiền Thánh đệ tử, buộc trói tâm của vị ấy lại, chế ngự tâm ý vui say theo thế tục, trừ khử tâm niệm ham muốn thế tục, dứt trừ sự mệt nhọc thế tục, khiến cho vui với Chánh pháp, tu tập Thánh giới. Này A-kì-xá-na, cũng như người huấn luyện voi, sau khi vâng mạng vua Sát-lợi Đảnh Sanh rồi, vác cây gậy rất lớn rồi trên vai phải đi đến chỗ voi rừng, cắm cây xuống đất, cột cổ voi rừng lại, chế ngự tâm ý vui thích núi rừng, trừ khử tâm niệm ham muốn núi rừng, dứt bỏ sự mệt nhọc núi rừng, khiến vui với thôn ấp, quen yêu thích nhân gian; cũng vậy, này A-kì-xá-na,, bốn niệm xứ này ở trong tâm của Hiền Thánh đệ tử, buộc trói tâm người ấy lại, chế ngự tâm ta vui say thế tục, dứt bỏ sự mệt nhọc thế tục, khiến vui với Chánh pháp, tu tập Thánh giới. “Khi Thánh đệ tử quán nội thân như thân, cho đến quán, thọ, tâm, pháp như pháp, Như Lai điều phục Tỳ-kheo ấy rằng, ‘Ngươi hãy quán nội thân như thân, đừng suy niệm những tư niệm tương ưng với dục, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp, không suy niệm những tư niệm tương ưng với phi pháp.’ Và đệ tử vâng theo lời dạy của Như Lai vậy. Này A-kì-xá-na, cũng như voi rừng nghe theo người huấn luyện voi, bằng những lời dịu dàng khả ái, bảo nằm xuống, đứng dậy, đi tới, đi lui, lấy, bỏ, co lại, duỗi ra. Voi rừng tuân theo lời dạy của người huấn luyện voi như vậy. Cũng vậy, này A-kì-xá-na, khi Thánh đệ tử quán nội thân như thân, không suy niệm tư niệm tương ưng với dục, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp, không suy niệm tư niệm tương ưng với phi pháp. Thánh đệ tử vâng theo lời dạy của Như Lai như vậy. “Khi Thánh đệ tử vâng theo lời dạy của Như Lai như vậy, Như Lai lại điều phục Tỳ-kheo ấy rằng, ‘Ngươi hãy ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền thành tựu và an trụ. Như vậy Thánh đệ tử vâng theo lời dạy của Như Lai, an trụ không di động.’ Này A-kì-xá-na, cũng như voi rừng vâng theo sự sửa trị của người huấn luyện voi không di động, không giở hai chân trước, hai chân sau, hai bàn thối, hai sườn hông, đùi xương sống, đầu, tai, ngà và vòi, tất cả đều không di động. Voi rừng nghe theo người huấn luyện voi đứng im không di động như vậy. Cũng vậy, này A-kì-xá-na, khi Thánh đệ tử ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ, như vậy Thánh đệ tử vâng theo lời dạy của Như Lai mà an trụ không di động. Khi Thánh đệ tử vâng theo lời dạy của Như Lai mà an trụ không di động, vị ấy lúc bấy giờ có thể kham nhẫn đói, khát, nóng lạnh, muỗi, chí, rận, gió, nắng bức bách, tiếng dữ, gậy đánh cũng đều có thể kham nhẫn. Thân gặp những bệnh tật rất đau đớn, gần như tuyệt mạng, và những điều không khả lạc, tất cả đều có thể kham nhẫn. Này A-kì-xá-na, cũng như voi rừng nghe theo người huấn luyện voi đứng im không di động, nó lúc bấy giờ nhẫn chịu được dao, thuẫn, sảo, mâu, kích, búa, việt, hô hoán to tiếng, hoặc gào thét, thổi tù và, đánh trống, động chuông thảy đều có thể kham nhẫn. Cũng vậy, này A-kì-xá-na, khi Thánh đệ tử vâng theo lời dạy của Như Lai mà an trụ không di động, vị ấy lúc bấy giờ có thể kham nhẫn đói, khát, lạnh, nóng, muỗi, chí, rận, gió, nắng, bức bách, tiếng dữ, gậy đánh, cũng có thể kham nhẫn, thân gặp những bệnh tật rất đau đớn, gần như tuyệt mạng, và những điều không khả lạc, thảy đều có thể kham nhẫn. Này A-kì-xá-na, khi Thánh đệ tử vâng theo lời dạy của Như Lai mà có thể kham nhẫn, vị ấy lúc bấy giờ là vị điều ngự, thiện điều ngự, được thượng điều ngự, tối thượng điều ngự, được thượng tịch tịnh, tối thượng tịch tịnh. Vị ấy trừ bỏ các tà vạy, sợ hãi, ngu si và siểm nịnh, thanh tịnh lắng đọng trần lao, không cấu nhiễm không ô uế, xứng đáng tán thán, đáng thỉnh, đáng kính, đáng trọng, thật sự xứng đáng được cúng dường, là ruộng phước cho tất cả chư Thiên và Nhân loại. Này A-kì-xá-na, cũng như voi rừng đã có thể kham nhẫn. Lúc bấy giờ nó là voi điều ngự, thiện điều ngự, thượng điều ngự, tối thượng điều ngự, thượng nhanh nhẹn, tối thượng nhanh nhẹn, có thể xung vào cho vua cỡi, được ăn lẫm của vua, được gọi là vương tượng. Cũng vậy, này A-kì-xá-na, khi Thánh đệ tử vâng theo Như Lai mà có thể kham nhẫn, vị ấy lúc bấy giờ được gọi là điều ngự, thiện điều ngự, được thượng điều ngự, tối thượng điều ngự, thượng tịch tịnh, tối thượng tịch tịnh, trừ bỏ các tà vạy, sợ hãi, ngu si và siểm nịnh, thanh tịnh lắng đọng các trần lao, không cấu nhiễm, không ô uế, xứng đáng tán thán, đáng thỉnh, đáng kính, đáng trọng, thật sự xứng đáng cúng dường, là ruộng phước cho hết thảy chư Thiên và Nhân loại. “Này A-kì-xá-na, con voi rừng còn nhỏ, không được điều ngự, mà chết, thì đó gọi là cái chết không được điều ngự. Con voi rừng trung niên, không được điều ngự mà chết, thì gọi là cái chết không được điều ngự. Này A-kì-xá-na, Thánh đệ tử niên thiếu không được điều mà mạng chung, thì đó gọi là mạng chung không được điều ngự. Thánh đệ tử trung niên không được điều ngự mà mạng chung thì đó gọi là mạng chung không được điều ngự. “Này A-kì-xá-na, con voi rừng còn nhỏ được thiện điều ngự mà chết thì đó gọi là cái chết thiện điều ngự. Con voi rừng trung niên, được thiện điều ngự mà chết, thì đó gọi là cái chết được thiện điều ngự. Này A-kì-xá-na, Thánh đệ tử niên thiếu được thiện điều ngự mà mạng chung, đó gọi là mạng chung thiện điều ngự. Thánh đệ tử trung niêm được thiện điều ngự mà mạng chung, thì đó gọi là mạng chung thiện điều ngự.” Phật thuyết như vậy, Sa-di A-di-na-hòa-đề và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517975180">199.KINH SI TUỆ ĐỊA <詞 id="517357246">199.KINH SI TUỆ ĐỊA Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nay Ta sẽ nói cho các thầy nghe về pháp ngu si và pháp trí tuệ. Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, hãy suy nghó kỹ. Các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe. Đức Phật dạy: Thế nào là pháp ngu si? Người ngu si có ba: Sự tướng, tiêu thức ngu si và ấn tượng ngu si. Tức là người thành tựu sự ngu si thì nói là ngu si. Những gì là ba? Người ngu si suy tư bằng tư niệm ác, nói bằng lời nói ác, và làm việc làm ác. Do đó, người ngu si được gọi là ngu si. Nếu người ngu si không suy nghó ý nghó ác, không nói lời nói ác, và không làm việc ác, như vậy thì làm sao người ngu si được nói là ngu si? Vì người ngu si suy nghó ý nghó ác, nói lời nói ác và làm việc làm ác, cho nên người ngu si được nói là ngu si. Người ngu si kia ngay trong đời hiện tại, thân tâm phải cảm thọ ba điều sầu khổ. Thế nào là thân tâm người ngu si phải cảm thọ ba điều sầu khổ? Người ngu si có những hành vi nào, hoặc ngồi nơi tụ hội, hoặc nơi đường cái, đường hẻm, hoặc nơi chợ quán, hoặc đầu ngã tư đường, nói những việc thích hợp với người ngu si. Người ngu si mà làm việc sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối cho đến tà kiến, và thành tựu vô lượng pháp ác bất thiện khác, và đã thành tựu vô lượng pháp ác bất thiện khác rồi, khi người khác thấy được bằng nói sự ác của nó, kẻ ngu si kia nghe rồi tự nghó: “Nếu ai thành tựu vô lượng pháp ác bất thiện, khi người ta thấy được bằng nói sự ác của nó. Ta cũng có vô lượng pháp ác bất thiện. Nếu có kẻ khác biết được, cũng nói điều ác của ta.” Đây là điều sầu khổ thứ nhất mà thân tâm của người ngu si lãnh thọ ngay trong đời hiện tại. Lại nữa, người ngu si thấy người của vua bắt trói kẻ có tội, trị bằng các thứ hình phạt đau đớn như: chặt tay, chặt chân, chặt cả tay chân, xẻo tai, xẻo mũi, xẻo cả tai mũi, hoặc cắt từng miếng thịt, nhổ tóc bứt râu, hoặc nhổ cả râu tóc, hoặc nhốt trong cũi, trùm trong áo rồi đốt, hoặc lấy cát lấp, quấn cỏ rồi châm lửa, hoặc bỏ vào miệng heo sắt, hoặc bỏ vào bụng lừa sắt, hoặc bỏ vào miệng cọp sắt rồi đốt, hoặc bỏ trong chảo đồng, hoặc đặt trong chảo sắt rồi nấu, hoặc chặt ra từng khúc, hoặc lấy mũi nhọn đâm, hoặc dùng móc câu móc, hoặc đặt trên giường sắt, lấy dầu sôi nhểu xuống, hoặc ngồi trên cối sắt rồi dùng chày sắt giã, hoặc cho độc long mổ, hoặc lấy roi đánh, hoặc dùng gậy phang, hoặc lấy hèo đập, hoặc xỏ lưỡi bêu đầu, hoặc đem chém bêu đầu. Người ngu si kia thấy rồi tự suy nghó: “Nếu ai thành tựu vô lượng pháp ác bất thiện nếu biết được ta cũng có vô lượng pháp ác bất thiện, nếu vua biết được, ta cũng bị khảo trị như vậy.” Đây là điều sầu khổ thứ hai mà thân của kẻ ngu si lãnh thọ ngay trong đời hiện tại. Lại nữa, người ngu si kia thân hành ác hạnh, khẩu, ý hành ác hạnh, khi nó bệnh tật mà chịu đau đớn, hoặc ngồi nằm trên giường, hoặc ngồi nằm trên ván, hoặc ngồi nằm trên đất, thân tâm cực kỳ đau khổ, nhẫn đến mạng sống gần dứt. Bấy giờ những thân ác hạnh, khẩu, ý ác hạnh của nó treo ngược từ trên cao, như lúc xế chiều mặt trời lặng xuống núi cao, dốc ngược trên mặt đất. Cũng vậy, những thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh của nó bây giờ đang treo ngược từ trên cao. Người kia tự nghó: “Đó là những thân ác hạnh, khẩu, ý ác hạnh của ta đang đổ ngược từ trên cao. Ta xưa kia làm ác nhiều, không tạo phước, nếu có nơi nào cho những người làm ác, hung bạo, làm việc phi lý, không làm lành, không tạo phước, không tìm nơi quy mạng, nương tựa cho sự sợ hãi, ta đến chỗ ác đó.” Rồi do đó mà sanh hối hận, mà chết không nhẹ nhàng, mạng chung chẳng an lành. Đây là điều sầu khổ thứ ba mà thân tâm của người ngu si lãnh thọ ngay trong đời hiện tại. Lại nữa, người ngu si kia, thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh. Và sau khi thân hành ác hạnh, khẩu, ý hành ác hạnh, do nhân duyên đó, thân hoại mạng chung chắc đến đường ác, sanh vào địa ngục. Đã sanh vào đó, nó lãnh thọ khổ báo, hoàn toàn không khả ái, không khả lạc, không khả ý, khả niệm, thì cái đó là địa ngục. Vì sao? Vì trong địa ngục kia hoàn toàn không khả ái, không khả lạc, không khả ý khả niệm vậy. Bấy giờ có một vị Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên phải, chắp tay hướng về Phật mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, sự khổ trong địa ngục như thế nào?” Thế Tôn đáp: “Này Tỳ-kheo, địa ngục không thể nói hết được. Nghóa là nói về sự khổ trong địa ngục. Này Tỳ-kheo, vì địa ngục chỉ có sự khổ mà thôi.” Tỳ-kheo lại hỏi: “Đức Thế Tôn có thể dùng ví dụ để làm rõ nghóa ấy chăng?” Đức Thế Tôn đáp: “Cũng có thể dùng ví dụ để làm rõ nghóa về sự khổ ấy. Này Tỳ-kheo, ví như người của nhà vua bắt kẻ giặc đem về chỗ vua Sát-lợi Đảnh Sanh tâu: ‘Tâu Thiên vương, kẻ giặc này có tội xin Thiên vương trị nó.’ Vua Sát-lợi Đảnh Sanh bảo: ‘Các ngươi hãy đem nó đi trị tội. Buổi sáng dùng một trăm cây giáo nhọn mà đâm’. Người của vua lãnh lệnh bèn đem đi trị tội. Buổi sáng dùng một trăm cây giáo nhọn mà đâm. Nhưng người kia vẫn còn sống. Vua Sát-lợi Đảnh Sanh hỏi: ‘Người kia thế nào?’ Người của vua đáp: ‘Tâu Thiên vương, người kia còn sống.’ Vua Sát-lợi Đảnh Sanh lại bảo: ‘Buổi trưa các ngươi cũng dùng một trăm cây giáo nhọn mà đâm.’ Người của vua thừa lệnh, buổi giữa trưa dùng một trăm cây giáo nhọn mà đâm. Người kia vẫn còn sống. Vua Sát-lợi Đảnh Sanh lại hỏi: ‘Người kia thế nào?’. Người của vua đáp: ‘Tâu Thiên vương, kẻ kia còn sống’. Vua Sát-lợi Đảnh Sanh lại bảo: ‘Buổi chiều các ngươi cũng hãy dùng một trăm cây giáo nhọn mà đâm.’ Người của vua thừa lệnh, buổi chiều lại dùng một trăm cây đáo nhọn mà đâm. Kẻ kia vẫn còn sống, nhưng thân thể đã bị đâm thủng, rách nát hoàn toàn, không còn một chỗ nguyên vẹn, dầu nhỏ như lỗ đồng tiền. Vua Sát-lợi Đảnh Sanh lại hỏi: ‘Người kia thế nào?’ Người của vua đáp: ‘Tâu Thiên vương, người kia còn sống, nhưng thân thể bị đâm thủng, rách nát hoàn toàn không còn một chỗ nguyên vẹn, dù nhỏ như lỗ đồng tiền.’ “Này Tỳ-kheo, ý ông nghó sao? Nếu người kia một ngày bị ba trăm mũi giáo nhọn đâm, nó nhân đó, thân tâm có chịu ưu phiền, sầu khổ cực kỳ không?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, bị một mũi giáo nhọn đâm còn chịu cực khổ, huống nữa một ngày chịu ba trăm mũi giáo nhọn đâm. Thân tâm người kia há không chịu sự cực kỳ sầu khổ, ưu não?” Bấy giờ Thế Tôn tay cầm viên đá nhỏ như hạt đậu hỏi Tỳ-kheo: “Ngươi thấy tay Ta cầm viên đá nhỏ như hạt đậu chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, con thấy.” Thế Tôn lại hỏi: “Này Tỳ-kheo, ý ông nghó sao? Viên đá Ta cầm nhỏ bằng hạt đậu này sánh với núi Tuyết sơn vương, cái nào lớn hơn?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, viên đá cầm trong tay nhỏ bằng hạt đậu, đem sánh với Tuyết sơn vương, thì nhỏ thua gấp trăm, gấp ngàn lần, gấp trăm ngàn vạn lần, trọn chẳng sánh kịp, không thể toán, không thể tính, không thể thí dụ, không thể so được. Chỉ nói là Tuyết sơn vương rất lớn, cực lớn.” Thế Tôn bảo: “Này Tỳ-kheo, nếu viên đá Ta cầm trong tay nhỏ bằng hạt đậu, đem sánh với Tuyết sơn vương nhỏ thua gấp trăm lần, gấp ngàn lần, gấp trăm ngàn vạn lần, trọn không thể sánh kịp, không thể toán, không thể tính, không thể ví dụ, không thể so được. Chỉ nói là núi Tuyết sơn vương rất lớn. Cũng vậy, Tỳ-kheo, nếu người này một ngày bị ba trăm mũi giáo nhọn đâm, do nhân duyên đó, thân tâm nó chịu ưu não sầu khổ cực trọng, mà đem so với sự khổ trong địa ngục không bằng gấp trăm lần, gấp ngàn lần, gấp trăm ngàn vạn lần, trọn không thể sánh kịp, không thể toán, không thể tính, không thể thí dụ không thể so được, chỉ nói là trong địa ngục cực kỳ khổ sở mà thôi. Này Tỳ-kheo, thế nào là địa ngục khổ? Chúng sanh sanh trong địa ngục, đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, tay cầm búa sắt, trui lửa đỏ rực mà móc thân thể. Chỗ đó hình phạt tội nhân, hoặc xây tám góc, hoặc xây sáu góc, hoặc xây vuông vức, hoặc làm hình tròn, hoặc cao, hoặc thấp, hoặc tốt, hoặc xấu. Như vậy, kẻ tội nhân bị tra khảo thống khổ bức ngặt, trải qua nhiều năm cho đến trăm nghìn năm cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ thống khổ, nhưng không thể chết được trừ khi tội ác bất thiện đã hết. Như vậy gọi là khổ địa ngục. “Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh trong địa ngục, đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, tay cầm búa sắt trui lửa đỏ rực mà đốt thân thể. Chỗ để hình phạt hoặc xây tám góc, hoặc xây sáu góc, hoặc vuông vức, hoặc hình tròn, hoặc cao, hoặc thấp, hoặc tốt, hoặc xấu. Như thế, tội nhân bị khảo trị thống khổ bức ngặt, trải qua nhiều năm cho đến trăm nghìn năm, cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ thống khổ, nhưng không thể chết được, trừ khi tội ác bất thiện đã dứt. Như vậy gọi là khổ địa ngục. “Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh trong địa ngục, khi sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, rồi lấy cọc sắt đốt cháy đỏ rực, cưỡng ép ngồi lên, rồi lấy kềm sắt kẹp mở miệng tội nhân, lấy hòn sắt lửa cháy hừng hực, bỏ vào miệng kẻ tội, làm cháy môi cháy lưỡi, cháy răng, cháy cổ, cháy tim, cháy bao tử, rồi chạy xuống dưới thân mà ra. Như vậy tội nhân bị khảo trị thống khổ bức ngặt trải qua nhiều năm, cho đến trăm ngàn năm, cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ thống khổ nhưng không thể chết được, trừ phi tội ác bất thiện đã dứt. Như vậy gọi là khổ địa ngục. “Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, rồi lấy cọc sắt trui cháy đỏ rực, cưỡng ép ngồi lên, bèn lấy kềm sắt, kẹp mở miệng tội nhân, rồi lấy nước đồng sôi rót vào miệng tội nhân làm cháy môi, cháy lưỡi, cháy cổ, cháy răng, cháy tim, cháy bao tử, rồi chảy xuống dưới thân ra ngoài. Như vậy tội nhân bị khảo trị thống khổ bức ngặt trải qua nhiều năm, cho đến trăm ngàn năm, cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ thống khổ, nhưng không thể chết được, trừ phi tội ác bất thiện đã dứt. Như vậy gọi là khổ địa ngục. “Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, rồi với đất bằng sắt đốt lửa đỏ rực, khiến nằm ngửa lên, trói năm chi thể lại, lấy đinh sắt đóng xuống hai tay và hai chân, dùng một cái đinh riêng đóng ở bụng tội nhân. Như vậy tội nhân bị khảo trị đau đớn đến cùng cực, trải qua nhiều năm cho đến trăm ngàn năm như vậy, cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ đau khổ, nhưng tội nhân không thể chết được trừ phi tội ác và nghiệp bất thiện của họ chấm dứt. Như vậy gọi là khổ địa ngục. “Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh vào địa ngục khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, với mặt đất bằng sắt, đốt cháy đỏ rực, bắt tội nhân nằm sát đất, kéo lưỡi ra, dùng trăm đinh căng thẳng, không nhăn, không dùn. Cũng như vậy, chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, bị ngục tốt nắm lấy, với mặt đất bằng sắt đốt cháy đỏ rực, khiến tội nhân nằm xuống đất, từ miệng kéo lưỡi ra, dùng trăm đinh đóng, căng thẳng không nhăn không dùn. Như vậy, kẻ kia bị khảo trị đau khổ đến cùng cực, trải qua nhiều năm cho đến trăm nghìn năm như vậy, cảm thọ vô lượng khổ, những khổ cực trọng nhưng họ không thể chết được trừ phi tội ác và bất thiện của họ tiêu diệt. Như thế gọi là khổ địa ngục. “Này Tỳ-kheo, thế nào gọi là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, bị ngục tốt nắm lấy, lột da từ đầu đến chân, rồi lột ngược từ chân lên đầu, dùng xe sắt đốt lửa đỏ rực, buộc tội nhân vào, ở trên mặt đất bằng sắt, châm lửa cháy khắp, rồi bắt tội nhân kéo qua kéo lại trên đó. Như vậy kẻ kia bị tra khảo đau đớn đến cùng cực, trải qua nhiều năm cho đến trăm ngàn năm như vậy, cảm thọ vô lượng khổ, những khổ cực trọng, nhưng họ không thể chết được, trừ phi tội ác và bất thiện tiêu hết. Như vậy gọi là khổ địa ngục. “Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, với lửa đốt cháy hừng hực, rải khắp trên đất, lại bảo tội nhân lấy tay bốc lửa vải lên thân mình. Như vậy kẻ kia bị khảo trị đau đớn đến cùng cực, trải qua nhiều năm, cho đến trăm ngàn năm như vậy, cảm thọ vô lượng khổ, những thống khổ cực trọng, nhưng họ không thể chết được, trừ phi tội ác bất thiện tiêu hết. Như vậy gọi là khổ địa ngục. “Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, bằng cái chảo lớn, đốt lửa cháy đỏ, xách ngược thân tội nhân, chân lên trời đầu xuống đất rồi quăng vào trong chảo. Tội nhân ở trong chảo sôi sùng sục, thân nổi lên chìm xuống, hoặc trôi dạt bốn bên, tự thân chảy ra bọt trở lại nấu lấy thân, cũng như các thứ đậu lớn, đậu nhỏ, đậu uẩn, đậu đắng, hạt cải, bỏ chung trong chảo đó đổ đầy nước, chụm lửa cháy dữ, các hạt đậu trong chảo hoặc nổi lên chìm xuống, hoặc trôi dạt bốn bên, đậu tự ra bọt rồi lại nấu lấy. Cũng vậy, chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, dùng chảo bằng sắt lớn, đốt lửa cháy đỏ, dựng ngược thân tội nhân, chân quay lên trên, đầu quay xuống đất rồi ném vào trong chảo có nước đang sôi sùng sục, thân nổi lên chìm xuống, hoặc trôi giạt bốn bên, từ thân sanh ra bọt trở lại nấu lấy thân. Kẻ kia như vậy bị khảo trị thống khổ đau đớn cùng tột, trải qua nhiều năm cho đến ngàn năm, cảm thọ vô lượng khổ, những khổ cực trọng. Nhưng tội nhân không thể chết được trừ phi tội ác bất thiện của họ tiêu trừ hết. Như vậy gọi là khổ địa ngục. “Này các Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Trong địa ngục kia có ngục tên là Lục xúc. Nếu chúng sanh sanh vào trong đó, sau khi đã sanh vào, hoặc sắp được thấy bởi mắt không khả hỷ, không phải khả hỷ khả ý. Ý không nhuần lạc, không phải nhuần lạc, ý không thiện lạc, không phải thiện lạc. Hoặc tiếng được nghe bởi tai, được ngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, xúc chạm nơi thân và pháp được biết bởi ý, không khả hỷ, không khả ý, không phải khả hỷ khả ý, ý không nhuần lạc, không phải nhuần lạc, ý không thiện lạc, không phải thiện lạc. Như vậy gọi là khổ địa ngục. “Này các Tỳ-kheo! Ta đã dùng vô lượng phương tiện nói cho các ngươi về địa ngục, về sự việc ở địa ngục, song sự khổ địa ngục không thể nói hết được. Chỉ nói là địa ngục duy trì chỉ có khổ mà thôi. “Này các Tỳ-kheo! Có lúc người ngu si kia ra khỏi địa ngục, sanh làm súc sanh, thì súc sanh đó cũng rất khổ. “Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh vào loài súc sanh, tức loài sống trong tăm tối, lớn lên trong tăm tối và chết đi trong tăm tối. Nó là loài gì? Là loài trùng sống trong đất. Người ngu si ấy vì lúc xưa tham đắm thực vị. Nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh. Sau khi hành động với thân ác hành, khẩu và ý ác hạnh rồi. Do nhân duyên đó, đến lúc thân hoại mạng chung, sanh vào loài súc sanh, tức là loài sống trong tối tăm, lớn lên trong tối tăm và chết đi trong tối tăm. Như vậy gọi là khổ súc sanh. “Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh trong loài súc sanh, tức sống trong thân, lớn lên trong thân và chết trong thân. Nó là loài gì? Là loài vi trùng ghẻ chóc. Người ngu si ấy vì lúc xưa tham đắm thực vị, nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh. Nó sau khi hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh rồi, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung sanh vào loài súc sanh, tức nó sống trong thân, lớn lên trong thân, và rồi chết trong thân. Như vậy gọi là khổ súc sanh. “Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh trong loài súc sanh mà sanh ra trong nước, lớn lên trong nước và chết đi trong nước. Nó là loài gì? Đó là loài cá kình, rùa, cá sấu, bà lưu ly đẻ trứng, già la. Người ngu si ấy vì lúc xưa tham đắm thực vị, nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh. Nó sau khi hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh rồi, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, sanh trong loài súc sanh tức sống trong nước lớn lên trong nước và rồi chết đi trong nước. Như vậy gọi là súc sanh khổ. “Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh trong súc sanh, loài có răng để cắn, sống ăn cỏ, cây lá. Chúng là loài gì? Đó là voi, lạc đà, bò, nai, lừa, trâu và chó. Người ngu si ấy vì lúc xưa tham đắm thực vị, nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh. Đó sau khi đã hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh do nhân duyên đó, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào loài súc sanh loài có răng để cắn, sống ăn cỏ cây lá. Như vậy gọi là súc sanh khổ. “Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh vào trong súc sanh, là loài súc sanh khi nghe mùi đại tiểu tiện của người ta, liền chạy đến chỗ đó, ăn loại đồ ăn đó. Cũng như trai, gái nghe được mùi ẩm thực liền chạy đến và nói rằng: ‘Đây là đồ ăn, đây là đồ ăn.’ Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu chúng sanh sanh trong súc sanh, tức là loài súc sanh khi nghe mùi người ta đại tiểu tiện ra, liền chạy đến nơi đó, ăn loại đồ ăn đó. Chúng là những loại gì? Đó là gà, heo, chó, chó sói, quạ, câu-lâu-la, câu-lăng-già. Người ngu si ấy, vì lúc xưa tham trước thực vị. Nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, sanh trong súc sanh, tức là loài ăn phân ô uế. Như vậy gọi là súc sanh khổ. “Này các Tỳ-kheo, Ta đã dùng vô lượng phương tiện để nói cho các ngươi về súc sanh, nói sự việc của súc sanh. Song nỗi khổ của súc sanh không làm sao nói hết được. Chỉ nói là súc sanh duy chỉ có khổ mà thôi. “Này các Tỳ-kheo, nếu như người ngu si kia ra khỏi đường súc sanh, trở lại sanh lên làm người là việc cực kỳ khó khăn. Vì sao? Vì kẻ kia trong loài súc sanh không làm nhân nghóa, không theo phép tắc lễ nghi, không làm việc lành, súc sanh lại ăn nuốt lẫn nhau. Con mạnh ăn con yếu, con lớn nuốt con bé. Này Tỳ-kheo, như đất này tràn đầy những nước. Có một con rùa đui, sống lâu vô lượng trăm ngàn năm. Trên mặt nước kia có miếng ván nhỏ, chỉ có một lỗ duy nhất bị gió thổi trôi. Này các Tỳ-kheo, các ông nghó sao? Con rùa đui kia, đầu nó có thể chui vào cái lỗ duy nhất của miếng gỗ nhẹ nhỏ kia chăng?” Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, có thể chui được, nhưng thật lâu, thật lâu và rất khó. Thế Tôn bảo: “Này các Tỳ-kheo, hoặc con rùa đui kia trải qua một trăm năm, rồi nó từ phía Đông đến, ngóc đầu lên một lần. Miếng ván nhỏ kia chỉ có một lỗ lại bị gió thổi từ phương Đông dời qua phương Nam. Hoặc lúc con rùa đui qua một trăm năm từ phương Nam đến, ngóc đầu lên một lần, thì miếng ván một lỗ kia, lại bị gió thổi từ phương Nam dời đến phương Tây. Hoặc có lúc con rùa đui đợi một trăm năm qua từ phương Tây đến, ngóc đầu lên một lần, thì miếng ván có một lỗ kia, lại bị gió từ phương Tây thổi dời đến phương Bắc. Hoặc lúc con rùa đui kia từ phương Bắc đến, ngóc đầu lên một lần nữa, thì miếng ván có một lỗ kia lại bị gió thổi từ phương Bắc dời tới các phương khác. Này các Tỳ-kheo, ý ông nghó sao? Con rùa đui kia có chui vào được lỗ ván ấy chăng? Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, con rùa cũng có thể chui vào được lỗ ván ấy. Nhưng thật lâu, thật lâu và khó lắm.” “Này Tỳ-kheo, cũng vậy, người ngu si kia, từ súc sanh ra mà trở lại làm người thì cũng khó lắm. Vì sao? Kẻ kia ở trong súc sanh, không làm việc nhân nghóa, không theo phép tắc lễ nghi, không làm việc tốt lành, loài súc sanh đó lại ăn nuốt lẫn nhau, con mạnh ăn con yếu, con lớn nuốt con nhỏ. “Này các Tỳ-kheo, nếu người ngu si kia có khi ra khỏi súc sanh, sanh lên làm người, hoặc sanh nhằm nhà thuộc giai cấp hạ tiện, xấu xí, bần cùng, ăn uống thiếu thốn, kiếm thức ăn rất khó. Họ là hạng người nào? Đó là nhà ngục tốt, nhà làm thợ, nhà thủ công, nhà làm đồ gốm, và các nhà hạ tiện khác, đại loại như vậy. Xấu xí, bần cùng, ăn uống thiếu thốn, kiếm ăn rất khó. Họ sanh nhằm những nhà như vậy. Khi sanh vào đó rồi, hoặc đui, hoặc què, hoặc khuỷu tay ngắn, hoặc gù, hoặc chỉ dùng tay trái, da xấu, mặt dê, xấu xí đoản mạng, bị người khác sai sử. Nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh. Nó sau khi hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh, do nhân duyên đó, sau khi thân hoại mạng chung trở lại chỗ ác sanh vào địa ngục. Cũng như hai người cùng đánh bạc, một trong hai người đó, canh bạc đầu nó mất tôi tớ, và mất cả vợ con. Sau đó lại đến thân mình bị treo ngược trong nhà khói. Người đó tự nghó: ‘Ta không ăn không uống, song canh bạc đầu ta mất tôi tớ, mất cả vợ con. Canh bạc cuối, thân ta bị treo ngược trong nhà khói.’ Này các Tỳ-kheo, canh bạc ấy thua rất ít, chỉ mất tôi tớ, mất vợ con, và sau đó thân bị treo ngược trong nhà khói. Này Tỳ-kheo, canh bạc này mới đáng kể ‘Đó là thân hành động ác, khẩu và ý hành động ác.’ Sau khi hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, trở lại chỗ ác, sanh trong địa ngục. “Này các Tỳ-kheo, đối với việc làm này, thật không thể vui, thật không thể thích, chẳng phải chỗ nghó đến. “Này các Tỳ-kheo, được nói như vậy, há không đầy đủ chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, thật sự như vậy, đã nói hết các pháp ngu si kia. Đức Thế Tôn bảo: “Thế nào là pháp trí tuệ? Là người trí tuệ có ba: sự tướng, tiêu thức và ấn tượng trí tuệ. Tức là người đã thành tựu trí tuệ nên nói là trí tuệ. “Những gì là ba? Người trí tuệ suy nghó với ý nghó thiện, nói lời nói thiện và làm việc thiện. Vì là người trí tuệ, nên được nói là trí tuệ vậy. “Nếu kẻ trí chẳng nghó điều thiện, không nói là thiện và không làm việc thiện, thì người trí làm sao biết được họ là trí? Vì người có trí tuệ, nghó thì nghó thiện, nói thì nói thiện và làm thì làm thiện nên người có trí nói là kẻ trí. “Người có trí tuệ ngay trong đời hiện tại thân tâm cảm thọ được ba điều hỷ lạc. Thế nào là người trí tuệ ngay trong đời hiện tại thân tâm của họ cảm thọ ba điều hỷ lạc? Người trí tuệ có những hành vi nào, hoặc ngồi nơi tụ lạc, hoặc tại đường cái, đường hẻm, hoặc tại chợ quán, hoặc tại ngã tư đường, nói những việc thích hợp với người trí. Kẻ có trí thì từ bỏ sát sanh, từ bỏ việc lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến mà được chánh kiến, thành tựu vô lượng pháp thiện. Nếu đã thành tựu vô lượng pháp thiện, khi người khác thấy họ, bèn khen ngợi, người trí tuệ kia, nghe hoặc tự nghó: ‘Nếu ai thành tựu vô lượng pháp thiện, khi người khác thấy bèn khen ngợi, thì ta đây cũng có vô lượng pháp thiện. Nếu có kẻ nào thấy tất sẽ khen ngợi ta.’ Đây là điều hỷ lạc thứ nhất mà người trí ngay trong đời hiện tại, thân tâm cảm thọ được. “Lại nữa, người trí tuệ kia thấy người của vua dùng các thứ hình phạt để trị giặc cướp như chặt tay, chặt chân, và chặt cả tay chân, xẻo tai, xẻo mũi, hoặc xẻo cả tai mũi, hoặc cắt từng miếng thịt, hoặc nhổ tóc, bứt râu, hoặc bứt cả râu tóc, hoặc bỏ vào cũi, trùm trong áo rồi đốt cháy, hoặc lấy cát lấp, quấn cỏ rồi châm lửa, hoặc bỏ vào trong bụng lừa sắt, hoặc ném vào trong miệng heo sắt, hoặc đôi vào miệng cọp sắt rồi đốt, hoặc bỏ vào chảo đồng, hoặc đôi vào chảo sắt rồi nấu, hoặc chặt ra từng khúc, hoặc dùng giáo nhọn đâm, hoặc lấy móc câu móc, hoặc đặt trên giường sắt rồi lấy dầu sôi nhểu, hoặc ngồi trên cối sắt dùng chày sắt giã, hoặc cho độc long mổ, hoặc dùng roi quất, hoặc dùng gậy đánh, hoặc lấy hèo đập, hoặc xỏ lưỡi bêu đầu, hoặc đâm chết bêu đầu. Người trí tuệ kia thấy rồi bèn nghó: ‘Nếu ai thành tựu vô lượng pháp ác bất thiện, vua biết được bắt và khảo trị như vậy. Ta không làm vô lượng pháp ác bất thiện, nếu vua biết ta thì ta hoàn toàn chẳng bị các loại khổ trị như vậy.’ Đây là điều hỷ lạc thứ hai mà người trí ngay trong đời hiện tại, thân tâm cảm thọ được. “Lại nữa, người trí kia hành động với thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh. Người đó gặp lúc bệnh khổ, hoặc nằm ngồi trên giường, hoặc nằm ngồi trên ván, hoặc nằm ngồi dưới đất, hoặc thân đau nhức rất khổ sở cho đến khi mạng sống gần dứt; những hành động với thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh của người kia, bấy giờ các việc làm ấy treo ngược lên cao. Ví như xế chiều, mặt trời lặng xuống, bóng núi cao đổ ngược trên mặt đất. Cũng vậy, hành động với thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh của người kia treo ngược từ trên cao. Người ấy tự nghó: ‘Đây là những hành động với thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh, tuy treo ngược từ trên cao. Vì lúc xế trưa ta làm nhiều phước, không làm ác, nếu có nơi nào cho những người không làm ác, không hung bạo, không làm điều phi lý, chỉ làm phước, tạo nơi quy mạng, nương tựa cho sự sợ hãi, thì ta đến chỗ lành đó. Do vậy, không sanh tâm hối hận, do không hối hận, nên chết nhẹ nhàng, mạng chung an lành.’ Đây là điều hỷ lạc thứ ba mà người trí ngay trong đời hiện tại thân tâm cảm thọ được. “Lại nữa, người trí kia hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh. Người ấy sau khi hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh rồi, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, tất đến thiện xứ, sanh lên cõi trời. Kẻ kia đã sanh lên đó rồi, cảm thọ quả báo lành, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn khả lạc, khả ý khả niệm. Nếu ai nghó rằng: ‘Nơi nào hoàn toàn khả ái, hoàn toàn khả lạc, khả ý khả niệm’ nơi đó được nói là thiện xứ. Vì sao? Vì chốn lành kia, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn khả lạc, khả ý khả niệm.” Bấy giờ có một vị Tỳ-kheo, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên phải chắp tay hướng về Phật mà bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, thiện xứ là thế nào?” Thế Tôn đáp: “Này Tỳ-kheo, thiện xứ không thể nói hết được, nghóa là nói về sự hoan lạc nơi thiện xứ, chỉ nói rằng thiện xứ chỉ có hoan lạc.” Tỳ-kheo lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, xin Ngài có thể dùng ví dụ để dễ hiểu nghóa ấy chăng?” Thế Tôn đáp: “Cũng có thể dùng ví dụ để làm rõ nghóa ấy. Ví dụ Chuyển luân vương thành tựu bảy báu và bốn ý túc của loài người. Này Tỳ-kheo, ý ngươi nghó sao? Chuyển luân vương kia thành tựu đầy đủ bảy báu và bốn như ý túc của loài người thì nơi vua kia nhân đó thân tâm có lãnh thọ hỷ lạc cùng cực chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, thành tựu được một như ý túc loài người còn lãnh thọ được hỷ lạc cùng cực, huống nữa là Chuyển luân vương thành tựu hết bảy báu và bốn như ý túc loài người, há chẳng phải là lãnh thọ hỷ lạc cùng cực đó sao?” Bấy giờ Thế Tôn tay cầm viên đá nhỏ bằng hạt đậu hỏi Tỳ-kheo: “Ngươi có thấy viên đá nhỏ bằng hạt đậu mà Ta cầm trong tay chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, có thấy.” Thế Tôn lại hỏi: “Này Tỳ-kheo, ý ông nghó sao? Viên đá nhỏ như hạt đậu mà ta cầm đây đem so với Tuyết sơn vương cái nào lớn hơn?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, viên đá nhỏ như hạt đậu mà Thế Tôn cầm đó đem so với Tuyết sơn vương thật quá nhỏ, nhỏ gấp trăm gấp ngàn, gấp vạn lần không thể so sánh kịp, không thể tính toán, không thể so sánh được, chỉ nói là Tuyết sơn vương rất lớn, quá lớn thôi.” Thế Tôn lại bảo: “Này Tỳ-kheo, nếu viên đá nhỏ như hạt đậu mà Ta cầm đây đem so với Tuyết sơn vương, nó thật quá nhỏ, quá nhỏ, nhỏ gấp trăm gấp ngàn, gấp vạn lần, trọn không thể so sánh kịp, không thể tính toán, không thể ví dụ được, chỉ nói là Tuyết sơn vương rất lớn, quá lớn thôi. Cũng vậy, này Tỳ-kheo, nếu Chuyển luân vương đã thành tựu đầy đủ và bốn như ý túc, nơi vua kia thân tâm cảm thọ hỷ lạc cùng cực, nếu đem so sánh với hỷ lạc ở cõi trời, nó thật quá nhỏ, nhỏ gấp trăm, gấp ngàn vạn lần, không thể so sánh, không thể tính toán, không thể ví dụ được. Nghóa là hoan lạc nơi thiện xứ, chỉ hoàn toàn hoan lạc thôi. “Này Tỳ-kheo, thế nào là sự hoan lạc nơi thiện xứ? Có thiện thiện xứ gọi là lục xúc, nếu chúng sanh sanh vào trong đó, khi đã sanh đến đó rồi, hoặc sắc được thấy bởi sắc, mắt, khả hỷ, khả ý, khả niệm, ý nhuần ái, ý thiện lạc, thì đó là thiện xứ. Thanh được nghe nơi tai, lưỡi được ngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, sự xúc chạm nơi thân, pháp được biết bởi ý; khả hỷ, khả lạc, khả ý, khả niệm, ý nhuần ái, thì đó là nhuần ái, ý thiện lạc, thì đó là thiện lạc. Như vậy gọi là sự hoan lạc ở thiện xứ. “Này Tỳ-kheo, Ta đã dùng vô số phương tiện để nói về thiện xứ, nói sự việc ở nơi thiện xứ cho các thầy nghe. Song sự hoan lạc nơi thiện xứ kia không thể nào nói hết được. Chỉ nói là nơi thiện xứ hoàn toàn chỉ có hoan lạc mà thôi. “Này các Tỳ-kheo, nếu người trí tuệ kia, có khi từ thiện xứ sanh xuống, hoặc sanh nhầm nhà rất giàu sang, tiền tài vô số, nuôi nhiều tôi tớ và súc mục, phong hộ thực ấp, thóc lúa đầy đủ và biết bao các thứ nhu dụng sinh tồn khác. Họ là hạng người nào? Là nhà đại trưởng giả Cư só, nhà trưởng giả dòng Sát-lợi, nhà trưởng giả dòng Phạm chí và các nhà đại phú gia khác. Tiền của vô số, nuôi nhiều tôi tớ và súc mục, phong hộ thực ấp, thóc lúa đầy đủ, và biết bao các thứ nhu dụng sinh tồn khác. Sanh nhầm nhà như vậy, đoan chánh, khả ái, nhiều người kính thuận, danh vang cùng khắp, có oai đức lớn, nhiều người kính mến, nhiều người nhắc đến. Rồi người ấy lại hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh. Sau khi hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh rồi, do nhân duyên đó khi thân hoại mạng chung trở lại thiên xứ, sanh lên thiên giới. Ví như hai người đánh bạc, trong đó một người ăn và tiếp tục đánh, ăn được nhiều tiền tài. Người đó nghó rằng: “Ta chẳng làm ruộng, nhưng ván đầu ta ăn và tiếp tục canh bạc như vậy, ta lấy được nhiều tiền tài.” Này Tỳ-kheo, canh bạc đó quá nhỏ mà được nhiều tiền của. Này Tỳ-kheo, canh bạc này mới đáng kể, đó là hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh. Sau khi hành thân diệu hạnh, hành khẩu và ý diệu hạnh, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung trở lại thiện xứ, sanh lên cõi trời. Này Tỳ-kheo, các việc thiện này là sự việc rất đáng vui, rất đáng thích, rất đáng được thích ý. “Này Tỳ-kheo, các pháp của người trí tuệ được nói như vậy, há không đầy đủ chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, thật sự các pháp của người trí tuệ kia được nói như vậy là đầy đủ.” Thế Tôn bảo: “Đó là pháp của người ngu si và pháp của người trí tuệ. Các thầy phải biết pháp của người ngu si và pháp của người trí tuệ. Đã biết pháp của người ngu si và pháp của người trí tuệ rồi, thì phải xả bỏ pháp của người ngu si và chọn lấy pháp của người trí tuệ. Các thầy phải học như vậy.” Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517357247">200.KINH A-LÊ-TRA<註 n="1069"/>128 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Tỳ-kheo A-lê-tra<註 n="1070"/>129 vốn là một người Già-đà-bà-lê<註 n="1071"/>130 sanh ác kiến như vầy, ‘Tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy, ‘Hành dục không bị chướng ngại<註 n="1072"/>131.” Các Tỳ-kheo nghe như vậy, đi đến chỗ Tỳ-kheo A-lê-tra hỏi: “Này A-lê-tra, thật thầy có nói như vầy, ‘Tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy, ‘Hành dục không bị chướng ngại chăng’?’.” Khi ấy A-lê-tra đáp: “Này chư Hiền, tôi thật sự hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy, ‘Hành dục không bị chướng ngại.’” Các Tỳ-kheo khiển trách A-lê-tra rằng: “Thầy chớ nói như vậy; chớ xuyên tạc Đức Thế Tôn. Xuyên tạc Đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn cũng không nói như vậy. Này A-lê-tra, dục có chướng ngại. Đức Thế Tôn đã dùng vô lượng phương tiện để nói dục có chướng ngại. Này A-lê-tra, thầy nên xả bỏ ác kiến ấy đi.” Tỳ-kheo A-lê-tra bị các Tỳ-kheo khiển trách, nhưng vẫn cố chấp ác kiến của mình và nhất quyết nói, ‘Đây là điều chân thật, ngoài ra là hư vọng.’ Và lặp lại ba lần như vậy. Chúng Tỳ-kheo không thể khuyên Tỳ-kheo A-lê-tra xả bỏ ác kiến ấy liền đứng dậy ra về, và đến chỗ Phật cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, ngồi sang một bên bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo A-lê-tra sanh ác kiến như vầy: Tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Hành dục không bị chướng ngại’. Bạch Thế Tôn, chúng con nghe vậy, liền đi đến chỗ Tỳ-kheo A-lê-tra hỏi rằng: ‘Này A-lê-tra, thầy có thật nói như vầy: Tôi hiểu Đức Thế Tôn thuyết pháp như vầy, ‘Hành dục không bị chướng ngại chăng’?’ Tỳ-kheo A-lê-tra trả lời chúng con rằng, ‘Này chư Hiền, thật sự tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy: Hành dục là không bị chướng ngại.’ Bạch Thế Tôn, chúng con khiển trách rằng, ‘Này A-lê-tra, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Đức Thế Tôn. Xuyên tạc Đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn cũng không nói như vậy. Này A-lê-tra, dục có chướng ngại. Đức Thế Tôn đã dùng vô lượng phương tiện nói dục có chướng ngại. Này A-lê-tra, thầy nên xả bỏ ác kiến ấy đi.’ Chúng con khiển trách, nhưng Tỳ-kheo A-lê-tra vẫn cố chấp ác kiến của mình và nhất quyết nói, ‘Đây là điều chân thật, ngoài ra là hư vọng.’ Và lặp lại ba lần như vậy. Bạch Thế Tôn, chúng con không thể khuyên Tỳ-kheo A-lê-tra xả bỏ ác kiến ấy, liền đứng dậy ra về.” Đức Thế Tôn nghe rồi, bảo một Tỳ-kheo: “Hãy đến chỗ Tỳ-kheo A-lê-tra, nói như vầy, ‘Thế Tôn cho gọi thầy’.” Lúc bấy giờ vị Tỳ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật nhiễu quanh ba vòng rồi đi. Khi đến chỗ Tỳ-kheo A-lê-tra liền nói: “Đức Thế Tôn gọi thầy.” Tỳ-kheo A-lê-tra liền đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi xuống môït bên. Đức Thế Tôn nói: “Này A-lê-tra, thật ngươi có nói như vầy, ‘Tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy, ‘Hành dục không bị chướng ngại’ chăng?’.” A-lê-tra đáp: “Bạch Thế Tôn, thật sự con hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy, ‘Hành dục không bị chướng ngại’.” Đức Thế Tôn khiển trách: “Này A-lê-tra, bằng cách nào mà ngươi hiểu Ta thuyết pháp như vậy? Ngươi nghe từ miệng người nào nói Ta thuyết pháp như vậy? Này người ngu si kia, Ta không nói một chiều mà ngươi lại nói một chiều chăng? Khi nghe các Tỳ-kheo khiển trách, ngươi khi ấy phải đúng như pháp mà trả lời. Nay để Ta hỏi lại các Tỳ-kheo đã.” Liền đó, Đức Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo: “Các ngươi cũng hiểu như vầy, rằng Ta nói pháp như vầy, ‘Hành dục không bị chướng ngại’ chăng?” Bấy giờ các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn hỏi: “Các thầy hiểu Ta nói pháp như thế nào?” Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, chúng con hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy, ‘Dục có chướng ngại, Thế Tôn nói dục có chướng ngại. Dục như bộ xương khô, Thế Tôn nói dục như bộ xương khô, dục như miếng thịt, Thế Tôn nói dục như miếng thịt. Dục như bó đuốc, Thế Tôn nói dục như cây đuốc trong tay. Dục như hầm lửa, Thế Tôn nói dục như hầm lửa. Dục như rắn độc, Thế Tôn nói dục như rắn độc. Dục như mộng, Thế Tôn nói dục như mộng. Dục như đồ vay mượn, Thế Tôn nói dục như đồ vay mượn. Dục như trái cây, Thế Tôn nói dục như trái cây<註 n="1073"/>132.’ Chúng con hiểu Thế Tôn nói pháp như vậy.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Này các Tỳ-kheo, các ngươi hiểu Ta nói pháp như vậy. Vì sao? Vì Ta cũng nói như vầy, ‘Dục có chướng ngại, Ta nói dục có chướng ngại. Dục như bộ xương khô, Ta nói dục như bộ xương khô. Dục như miếng thịt, Ta nói dục như miếng thịt. Dục như bó đuốc, ta nói dục như cây đuốc trong tay. Dục như hầm lửa, Ta nói dục như hầm lửa. Dục như rắn độc, Ta nói dục như rắn độc. Dục như mộng, Ta nói dục như mộng. Dục như đồ vay mượn, Ta nói dục như đồ vay mượn. Dục như trái cây, Ta nói dục như trái cây.’” Đức Thế Tôn lại khen: “Lành thay! Lành thay! Này các Tỳ-kheo, các ngươi hiểu Ta nói pháp như vậy. Nhưng A-lê-tra ngu si này tiếp thọ và lãnh hội nghóa và văn điên đảo. Kia nhân tiếp thọ và lãnh hội nghóa và văn điên đảo cho nên xuyên tạc Ta, để tự gây thương hại cho mình. Có phạm, có tội. Đó là điều mà các phạm hạnh có trí không hoan hỷ, và là một đại tôïi<註 n="1074"/>133.Này người ngu si kia, có biết chỗ ác bất thiện này chăng?” Lúc ấy Tỳ-kheo A-lê-tra bị Đức Thế Tôn khiển trách ngay mặt, trong lòng rầu ró, cúi đầu im lặng, không lời để biện bạch, suy nghó mông lung. Bấy giờ, Đức Thế Tôn sau khi khiển trách ngay mặt Tỳ-kheo A-lê-tra, rồi nói với các Tỳ-kheo: “Nếu pháp Ta nói mà ý nghóa được hiểu biết đầy đủ, tường tận thì nên thọ trì đúng như vậy. Nếu pháp Ta nói mà ý nghóa không được hiểu biết đầy đủ, tường tận thì phải hỏi lại Ta hay các vị Phạm hạnh có trí. Vì sao? Hoặc có người ngu si ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghóa. Chúng do tự mình hiểu biết điên đảo và ghi nhớ điên đảo mà biết pháp kia như vậy như vậy, tức chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghóa<註 n="1075"/>134.Chúng vì tranh luận mà biết nghóa này, chứ không vì giải thoát mà biết nghóa này. Chúng biết pháp này vì mục đích ấy nên không đạt đến nghóa này, chỉ chuốc lấy cực khổ luống công, tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì chúng ghi nhớ và hiểu biết điên đảo về pháp. “Cũng như có người muốn bắt được rắn, bèn đi tìm rắn. Khi đi tìm rắn, nó đi vào rừng hoang, thấy con rắn rất lớn, liền bước tới, dùng tay nắm lấy lưng rắn; con rắn ngóc đầu quay lại, hoặc mổ vào tay, chân, hoặc các chi thể khác. Nó làm công việc tìm bắt rắn, nhưng không đạt được mục đích, chỉ chuốc lấy cực khổ luống công, tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì không biết rõ phương pháp bắt rắn. Cũng vậy, có thể có người ngu si ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghóa. Chúng do tự mình hiểu biết điên đảo và ghi nhớ điên đảo mà biết pháp kia như vậy như vậy, tức chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghóa. Chúng vì tranh luận mà biết nghóa này, chứ không vì giải thoát mà biết nghóa này. Chúng biết pháp này vì mục đích ấy nên không đạt đến nghóa này, chỉ chuốc lấy cực khổ luống công, tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì chúng ghi nhớ và hiểu biết điên đảo về pháp. “Hoặc có một thiện gia nam tử ghi nhớ và hiểu biết về nghóa và văn không điên đảo. Người ấy do tự mình ghi nhớ và hiểu biết không điên đảo về nghóa và văn mà biết pháp kia như vậy như vậy, tức chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghóa. Người ấy không vì tranh luận mà biết nghóa này, nhưng vì giải thoát mà biết nghóa này. Người ấy biết pháp này vì mục đích ấy nên đạt đến nghóa này, không chuốc lấy cực khổ luống công, không tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì ghi nhớ và hiểu biết không điên đảo về pháp. “Cũng như có người muốn bắt được rắn, bèn đi tìm rắn. Khi đi tìm rắn, người ấy tay cầm gậy sắt, đi trong rừng hoang, thấy một con rắn rất lớn, liền lấy gậy sắt đè lên đầu con rắn, rồi lấy tay nắm đầu nó. Con rắn kia tuy ngoặt đuôi lại, hoặc quấn tay chân, hoặc các chi thể khác, nhưng không thể mổ. Người kia làm như vậy để tìm bắt rắn và đạt được mục đích, không chuốc lấy cực khổ luống công, cũng không tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì người ấy khéo biết cách bắt rắn. Cũng vậy, hoặc có thiện gia nam tử ghi nhớ và hiểu biết về nghóa và văn không điên đảo. Người ấy do tự mình ghi nhớ và hiểu biết không điên đảo về nghóa và văn mà biết pháp kia như vậy như vậy, tức chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghóa. Người ấy không vì tranh luận mà biết nghóa này, nhưng vì giải thoát mà biết nghóa này. Người ấy biết pháp này vì mục đích ấy nên đạt đến nghóa này, không chuốc lấy cực khổ luống công, không tự gây phiền nhọc. Vì sao? Vì ghi nhớ và hiểu biết không điên đảo về pháp. “Ta thường nói cho các ngươi nghe về thí dụ chiếc bè, là để cho các thầy biết xả bỏ, chứ không phải để chấp thủ. “Ta thường nói cho các thầy nghe về thí dụ chiếc bè như thế nào, để các thầy biết xả bỏ chứ không phải để chấp thủ? “Ví như, con nước từ núi đổ xuống, rất sâu, rất mênh mông, chảy xiết và cuốn trôi nhiều thứ. Ở khoảng giữa đó không có thuyền, bè, cũng không có cầu ngang. Một người đi đến, có việc ở bờ bên kia nên cần phải qua. Người ấy bèn nghó rằng, ‘Ở đây con nước từ trên núi chảy xuống, rất sâu, rất mênh mông, chảy xiết và cuốn trôi rất nhiều thứ. Ở khoảng giữa không có thuyền bè, cũng không có cầu ngang để có thể qua. Ta có công việc ở bờ bên kia cần phải qua phải dùng phương tiện gì để ta đến bờ bên kia được yên ổn?’ Rồi người ấy tự suy nghó, ‘Nay ở bên này, ta hãy góp nhặt cỏ, cây, cột lại làm bè<註 n="1076"/>135 để bơi qua.’ Người ấy bèn ở bên bờ bên này, góp nhặt cỏ cây, cột lại làm bè rồi bơi qua. Đến bờ bên kia được yên ổn, rồi tự nghó rằng, ‘Chiếc bè này có nhiều lợi ích. Nhờ nó mà ta đã yên ổn bơi từ bờ bên kia đến bờ bên này. Nay ta hãy vác nó lên vai phải hoặc đội trên đầu mà đi.’ Người ấy bèn vác lên vai phải, hoặc trên đầu mà mang đi. Ý các ngươi nghó sao? Người ấy làm như vậy, có lợi ích gì đối với chiếc bè không?” Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Thế Tôn lại nói: “Người ấy phải làm thế nào mới có thể có lợi ích đối với chiếc bè? Người ấy nghó như vầy, ‘Chiếc bè này có nhiều lợi ích, nhờ nó mà ta an ổn từ bờ bên kia đến bờ này. Nay ta có nên thả chiếc bè này trở lại trong nước, hoặc để nó trên bờ rồi bỏ đi chăng?’ Người ấy mang chiếc bè này thả lại trong nước, hoặc để nó bên bờ rồi bỏ đi. Ý các ngươi nghó sao? Người ấy làm như vậy, có thể có lợi ích đối với chiếc bè chăng?” Bấy giờ các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, có.” Thế Tôn lại nói: “Cũng vậy, Ta thường nói cho các ngươi nghe về thí dụ chiếc bè là để cho các ngươi biết mà xả bỏ, chứ không phải để chấp thủ. Nếu các ngươi biết Ta thường nói thí dụ về chiếc bè, đối với pháp còn phải xả bỏ huống là phi pháp chăng? “Lại nữa, có sáu kiến xứ<註 n="1077"/>136.Những gì là sáu? Tỳ-kheo đối với những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội, hoặc ngoại, hoặc tinh, hoặc thô, hoặc diệu, hoặc bất diệu, hoặc gần, hoặc xa; tất cả những sắc ấy không phải là sở hữu của ta, ta không là sở hữu của sắc ấy, nó cũng không phải là tự ngã. Những gì thuộc thọ, tưởng, những gì thuộc về kiến này, đều thấy chúng không phải là sở hữu của ta, ta không là sở hữu của chúng, ta sẽ không có, ta sẽ không hiện hữu, tất cả chúng đều không là sở hữu của ta, ta không phải là sở hữu của chúng, và cũng không phải là thần ngã<註 n="1078"/>137.Như vậy do tuệ, quán sát mà biết như thật về chúng. “Những gì là thọ; những gì là tưởng<註 n="1079"/>138; những gì thuộc kiến này, đều không phải là sở hữu của ta, ta không phải là sở hữu của chúng, và cũng không phải là thần ngã. Như vậy do tuệ, quán sát mà biết như thật về chúng. “Những gì thuộc về kiến này, thấy, nghe, nhận thức, biết<註 n="1080"/>139, được thủ đắc, được quán sát, được tư niệm bởi ý, từ đời này đến đời kia, từ đời kia đến đời này; tất cả chúng đều không là sở hữu của ta, ta không là sở hữu của chúng, và cũng không phải là thần ngã. Như vậy, do tuệ quán sát mà biết như thật về chúng. Những gì thuộc kiến này, đây là thần ngã<註 n="1081"/>140, đây là thế gian, đây là ta, ta sẽ hiện hữu ở đời sau, là pháp thường trụ, không biến dịch, là pháp hằng hữu, không hủy hoại; tất cả chúng đều không phải là sở hữu của ta, ta không là sở hữu của chúng, cũng không phải là thần ngã. Như vậy, do tuệ biết như thật về chúng.” Bấy giờ có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên phải chắp tay hướng về Đức Phật bạch: “Bạch Thế Tôn, có trường hợp nào nhân bên trong mà có sợ hãi chăng?”<註 n="1082"/>141 Thế Tôn đáp: “Có.” Tỳ-kheo lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, thế nào là nhân bên trong mà có sợ hãi?” Thế Tôn đáp: “Tỳ-kheo, thấy như vầy, nói như vầy, ‘Kia trước đây hoặc giả không có; giả thiết có ta không được<註 n="1083"/>142.’ Và do thấy như vậy, nói như vậy, người ấy ưu sầu, phiền muộn, khóc lóc, đấm ngực, phát cuồng si. Này Tỳ-kheo, như vậy là nhân bên trong mà có sợ hãi.” Tỳ-kheo tán thán Thế Tôn, rồi lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, có trường hợp nào nhân bên trongmà không có sợ hãi chăng?” Đức Thế Tôn nói: “Có.” Tỳ-kheo lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, thế nào là nhân bên trong mà không có sợ hãi?” Thế Tôn đáp: “Tỳ-kheo, không thấy như vầy, không nói như vầy, ‘Kia trước đây hoặc giả không có; giả thiết có ta không được.’ Và do không thấy như vậy, không nói như vậy, người ấy không ưu sầu, không phiền muộn, không khóc lóc, không đấm ngực, không phát cuồng si. Này Tỳ-kheo, như vậy là nhân bên trong mà không có sợ hãi.” Tỳ-kheo tán thán Thế Tôn, rồi lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, có trường hợp nào nhân bên ngoài<註 n="1084"/>143 mà có sợ hãi chăng?” Thế Tôn đáp: “Có.” Tỳ-kheo lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, thế nào là nhân bên ngoài có sự sợ hãi?” Thế Tôn đáp: “Tỳ-kheo, thấy như vầy, nói như vầy, ‘Đây là thần ngã, đây là thế gian, đây là ta, ta sẽ hiện hữu ở đời sau.’ Và do thấy như vậy, nói như vậy, mà hoặc giả gặp Như Lai hay đệ tử của Như Lai, thông minh trí tuệ nói năng khéo léo, thành tựu trí tuệ. Và bấy giờ Như Lai, hoặc đệ tử của Như Lai vì diệt trừ hết tất cả tự thân, cho nên nói pháp; vì xả ly tất cả lậu, tất cả ngã và sở tác của ngã; diệt kiết sử kiêu mạn, cho nên nói pháp. Người ấy được nghe Như Lai hoặc đệ tử của Như Lai vì diệt tất cả tự thân cho nên nói pháp, vì xả ly tất cả lậu, tất cả ngã và sở tác của ngã, diệt kiết sử kiêu mạn, cho nên nói pháp; nó bèn ưu sầu, phiền muộn, khóc lóc, đấm ngực, phát si cuồng nói như vầy, ‘Ta sẽ đoạn hoại, không còn tái sanh nữa.’ Vì sao vậy? Này Tỳ-kheo, vì người ấy trong một thời gian dài, hằng sống với những điều không khả ái, không khả lạc, không xứng ý niệm ấy, cho nên nó ưu sầu, phiền muộn, khóc lóc, đấm ngực, phát si cuồng. Này Tỳ-kheo, như vậy là nhân bên ngoài mà có sợ hãi.” Tỳ-kheo tán thán Thế Tôn, rồi lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, có trường hợp nào nhân bên ngoài mà không có sợ hãi chăng?” Thế Tôn đáp: “Có.” Tỳ-kheo lại hỏi: “Bạch Thế Tôn, thế nào là do bên ngoài mà không có sợ hãi?” Thế Tôn đáp: “Tỳ-kheo, không thấy như vầy, không nói như vầy, ‘Đây là thần ngã, đây là thế gian, đây là ta, ta sẽ hiện hữu ở đời sau.’ Và do không thấy như vậy, không nói như vậy, mà hoặc giả gặp Như Lai, hoặc đệ tử của Như Lai, thông minh trí tuệ, nói năng khéo léo, thành tựu trí tuệ; và bấy giờ Như Lai hoặc đệ tử của Như Lai, vì diệt tất cả tự thân cho nên nói pháp; vì xả ly tất cả ngã và sở tác của ngã, diệt kiết sử kiêu mạn, cho nên nói pháp. Người ấy được nghe Như Lai hoặc đệ tử của Như Lai, vì diệt tất cả tự thân cho nên nói pháp; vì xả ly tất cả lậu, tất cả ngã và sở tác của ngã, diệt kiết sử kiêu mạn, cho nên nói pháp. Người ấy không ưu sầu, không phiền muộn, không khóc lóc, không đấm ngực, không phát cuồng si mà nói như vầy, ‘Ta sẽ bị đoạn diệt, không còn tái sanh nữa.’ Vì sao vậy? Này Tỳ-kheo, vì người ấy trong một thời gian dài hằng sống với những điều khả ái, khả lạc, xứng ý niệm ấy, cho nên không ưu sầu, không phiền muộn, không khóc lóc, không đấm ngực, không phát cuồng si. Này Tỳ-kheo, như vậy là do bên ngoài mà không có sự sợ hãi.” Bấy giờ, Tỳ-kheo tán thán Đức Thế Tôn: “Lành thay! Lành thay!” Tán thán rồi, khéo léo ghi nhận và trì tụng, rồi im lặng. Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen các Tỳ-kheo: “Lành thay! Lành thay! Tỳ-kheo, ngươi chấp thủ những điều có thể được chấp thủ như vậy<註 n="1085"/>144, mà sau khi chấp thủ lại không sanh ưu sầu, không phiền muộn, không khóc lóc, không đấm ngực, không phát cuồng si. Các ngươi thấy có cái có thể chấp thủ nào mà khi được chấp thủ ấy lại không sanh ưu sầu, không phiền muộn, không khóc lóc, không đấm ngực, không phát si cuồng chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Các ngươi y cứ vào cái sở y của kiến như vậy<註 n="1086"/>145, mà kiến được y cứ ấy lại không sanh ưu sầu, không phiền muộn, không khóc lóc, không đấm ngực. Các ngươi có thể y cứ vào tri kiến như vậy, mà tri kiến được y cứ ấy không sanh ưu sầu, không phiền muộn, không khóc lóc, không đấm ngực, không phát cuồng si chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Các ngươi chấp thủ thân như vậy, mà có thân nào là thường trụ không biến dịch, là pháp không hoại diệt chăng? Các ngươi có thấy sự chấp thủ nào về thân được chấp thủ như vậy mà là thường trụ, không biến dịch, là pháp không hoại diệt chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nói là do thần ngã mà có ta<註 n="1087"/>146, không có thần ngã thì không có ta. Đó là thần ngã và sở hữu của thần ngã, đều không thể bắt được, không thể khái niệm được, và kiến xứ ràng buộc với kiết sử tùy miên ở trong tâm<註 n="1088"/>147, cũng không thể bắt được, cũng không thể khái niệm được. Này Tỳ-kheo, như vậy há không phải là đầy đủ để nói về kiến và tương tục bởi kiến, như là Tỳ-kheo A-lê-tra, vốn là một người Già-đà-bà-lê chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Thật sự như vậy, bạch Thế Tôn. Như vậy là đầy đủ để nói về kiến và tương tục bởi kiến, như Tỳ-kheo A-lê-tra, vốn là một người già-đà-bà-lê.” “Lại nữa, có sáu kiến xứ. Những gì là sáu? Tỳ-kheo, đối với những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội, hoặc ngoại, hoặc tinh, hoặc thô, hoặc diệu, hoặc bất diệu, hoặc gần hoặc xa; tất cả sắc ấy đều không phải sở hữu của ta, ta không phải là sở hữu của sắc ấy, cũng không phải là thần ngã. Như vậy do tuệ mà quán sát biết như thật về sắc. Những gì thuộc về thọ, tưởng, thuộc về kiến này đều thấy chúng không phải là sở hữu của ta, ta không phải là sở hữu của chúng, ta sẽ không có, ta sẽ không hiện hữu, tất cả chúng đều không là sở hữu của ta, ta không phải là sở hữu của chúng, cũng không phải là tự ngã. Như vậy, do tuệ mà quán sát biết như thật về chúng. Những gì thuộc về kiến này, thấy, nghe, nhận thức, biết, được thủ đắc, được quán sát, được tư niệm bởi ý, từ đời này đến đời kia, từ đời kia đến đời này; tất cả chúng đều không phải là sở hữu của ta, ta không phải là sở hữu của chúng, cũng không phải là thần ngã. Như vậy do tuệ mà quán sát biết như thật về chúng. Những gì thuộc kiến này, ‘đây là tự ngã, đây là thế gian, đây là ta, ta sẽ hiện hữu ở đời sau, là pháp thường trụ, không biến dịch, là pháp hằng hữu, không hủy hoại’; tất cả chúng đều không phải là sở hữu của ta, ta không phải là sở hữu của chúng, cũng không phải là thần ngã. Như vậy, do tuệ quán sát mà biết như thật về chúng. “Này Tỳ-kheo, những gì thuộc về sáu kiến xứ ấy mà thấy không phải là sở hữu của ta, ta không phải là sở hữu của chúng, cũng không phải là thần ngã, và do không kiến chấp như vậy, nên không chấp thủ thế gian này. Do không chấp thủ thế gian này nên không có sợ hãi. Do không sợ hãi mà chứng đắc Niết-bàn, biết như thật rằng, ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.’ Đó gọi là Tỳ-kheo băng hào, vượt hào, phá đổ thành quách, không cửa, được gương Thánh trí tuệ. “Thế nào là Tỳ-kheo băng hào<註 n="1089"/>148? Hào vô minh đã diệt tận, đã biến tri, nhổ tuyệt gốc rễ, dẹp tan không còn sanh trở lại nữa. Như vậy là Tỳ-kheo đã được bằng hào. “Thế nào là Tỳ-kheo vượt hào<註 n="1090"/>149? Hào hữu ái đã diệt tận, đã biến tri, nhổ tuyệt gốc rễ, dẹp tan không còn sanh trở lại nữa, như vậy là Tỳ-kheo đã vượt hào. “Thế nào là Tỳ-kheo phá đổ thành quách<註 n="1091"/>150.Sanh tử vô cùng đã diệt tận, đã biến tri, nhổ tuyệt gốc rễ, dẹp tan không còn sanh trở lại nữa. Như vậy là Tỳ-kheo phá đổ thành quách. “Thế nào là Tỳ-kheo không cửa<註 n="1092"/>151? Năm hạ phần kiết đã diệt tận, đã biến tri, nhổ tuyệt gốc rễ, dẹp tan không còn sanh trở lại nữa. Như vậy là Tỳ-kheo đã được không cửa. “Thế nào là Tỳ-kheo được gương Thánh trí tuệ<註 n="1093"/>152? Ngã mạn đã diệt tận, đã biến tri, nhổ tuyệt gốc rễ, dẹp tan không còn sanh trở lại nữa. Như vậy là Tỳ-kheo đã được gương Thánh trí tuệ. “Đó gọi là Tỳ-kheo băng hào, vượt hào, phá đổ thành quách, không cửa, được gương Thánh trí tuệ. “Như Lai chánh giải thoát như vậy, dù Nhân-đà-la<註 n="1094"/>153, dù Thiên Y-sa-na<註 n="1095"/>154, dù Phạm thiên và quyến thuộc, không ai có thể tìm thấy thức sở y của Như Lai. Như Lai là Phạm, Như Lai là Mát lạnh, Như Lai là Không phiền nhiệt, Như Lai là Bất dị<註 n="1096"/>155.Ta nói như vầy, Các Sa-môn Phạm chí xuyên tạc Ta bằng những lời hư vọng không chân thật rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm chủ trương hư vô<註 n="1097"/>156.Quả thật có chúng sanh, nhưng lại chủ trương là đoạn, diệt, hoại<註 n="1098"/>157.Nhưng nếu trong đó không có, thì Ta đã không nói rằng, ‘Như Lai ấy trong đời hiện tại, được nói là không ưu phiền, nếu có ai mạ lî, đánh đập, sân hận, trách mắng Như Lai; trong trường hợp đó Như Lai không sân hận, không thù hận, trọn không có hại tâm.’ Nếu có ai đánh đập, mạ lî, sân hận, trách mắng Như Lai, ý Như Lai thế nào? Như Lai tự nghó như vầy, ‘Có hành vi tạo tác nào của Ta trong quá khứ để đưa đến sự kiện này.’ Đối với sự mạ lî, đánh đập, sân hận, trách mắng Như Lai, Như Lai nghó như vầy, ‘Nếu có ai cung kính cúng dường, lễ bái, tôn trọng, thừa sự Như Lai; Như Lai không do đó mà vui thích, không do đó mà hoan hỷ, tâm không do đó mà hoan lạc.’ Nếu có ai cung kính, cúng dường, lễ bái, tôn trọng thừa sự Như Lai, thì ý Như Lai thế nào? Như Lai tự nghó, ‘Ta nay do những gì được biết, do những gì được đoạn trừ mà đưa đến sự kiện này?’ Nếu có ai cung kính, cúng dường, lễ bái, tôn trọng, thừa sự Như Lai, Như Lai nghó như vậy.” Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nếu có ai mạ lî đánh đập, trách mắng các ngươi; hay nếu có ai cung kính, cúng dường, lễ bái, tôn trọng, thừa sự các ngươi; các ngươi nhân đó cũng chớ nên sân hận, thù hằn, chớ có tâm hại, cũng chớ vui thích, hoan hỷ, cũng đừng có tâm hoan lạc. Vì sao? Hãy nghó rằng, “Chúng ta không có thần ngã, không có sở hữu của thần ngã. Ví như nay đây, ngoài cửa Thắng lâm này có cỏ khô, cây khô, có một người mang đi đốt, tùy ý mà dùng. Ý các ngươi nghó sao? Cây cỏ khô kia có nghó rằng, ‘Người ấy mang ta đi đốt, tùy ý mà dùng không’?” Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Cũng vậy, nếu có ai mạ lî, đánh đập, sân hận, trách mắng các ngươi hay nếu có ai cung kính, cúng dường, lễ bái, tôn trọng, thừa sự các ngươi; các ngươi nhân đó cũng chớ nên sân hận, thù hằn, chớ có hại tâm cũng chớ có vui thích, hoan hỷ, cũng đừng có tâm hoan lạc. Vì sao? Hãy nghó rằng, ‘Ta không có thần ngã, không có sở hữu của thần ngã.’ “Pháp của Ta giảng thuyết toàn thiện, được phơi bày, được quảng bá, không có trống khuyết, được lưu bố, tuyên truyền, cho trời người. Pháp của Ta được giảng thuyết toàn thiện, được phơi bày, được quảng bá, không có trống khuyết, được lưu bố, tuyên truyền, cho đến trời người như vậy, nếu có ai với chánh trí giải thoát mà mạng chung, với người ấy không giả thuyết có luân chuyển vô cùng. “Pháp của Ta được giảng thuyết toàn thiện, được phơi bày, được quảng bá, không có trống khuyết, được lưu bố, tuyên truyền cho đến trời người. Pháp của Ta được giảng thuyết toàn thiện, được phơi bày được quảng bá, không có trống khuyết, được lưu bố, tuyên truyền cho đến trời người như vậy, nếu có ai với năm hạ phần kiết tận diệt mà mạng chung sẽ sanh ở chỗ kia mà vào Niết-bàn, được pháp bất thối, không trở lại thế gian này. “Pháp của Ta được giảng thuyết toàn thiện, được phơi bày, được quảng bá, không có trống khuyết, được lưu bố tuyên truyền cho đến trời người. Pháp của Ta được giảng thuyết toàn thiện, được phơi bày, được quảng bá, không có trống khuyết, được lưu bố tuyên truyền cho đến trời người như vậy, nếu có ai với ba kiết sử đã tận diệt, dâm nộ si đã mỏng, chứng đắc Nhất vãng lai, sau khi qua lại nhân gian thượng một lần nữa, sẽ chứng đắc khổ biên. “Pháp của Ta được giảng thuyết toàn thiện, được phơi bày, được quảng bá, không có trống khuyết, được lưu bố tuyên truyền cho đến trời người. Pháp của Ta được giảng thuyết toàn thiện, được phơi bày được quảng bá, không có trống khuyết, được lau bố, tuyên truyền cho đến trời người như vậy, nếu có ai với ba kiết sử đã tận diệt, đắc Tu-đà-hoàn, không đọa vào pháp ác, quyết định sẽ đến chánh giác, chỉ cần bảy lần qua lại cõi trời cõi người, sau bảy lần qua lại sẽ chứng đắc khổ biên. “Pháp của Ta được giảng thuyết toàn thiện, được phơi bày, được quảng bá, không có trống khuyết, được lưu bố tuyên truyền cho đến trời người. Pháp của Ta được giảng thuyết toàn thiện, được phơi bày được quảng bá, không có trống khuyết, được lan bố, tuyên truyền cho đến trời người như vậy, nếu có ai với tâm tín lạc nơi Ta mà mạng chung, chắc chắn sẽ mau vào thiện xứ<註 n="1099"/>158.” Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517357248">201.KINH TRÀ-ĐẾ<註 n="1100"/>159 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Tỳ-kheo Trà-đế Kê-hòa-đa Tử<註 n="1101"/>160 sanh ác kiến như vầy: “Tôi hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Ở đây, thức này luân chuyển và tái sanh, nhưng không đổi khác’.” Các Tỳ-kheo nghe như vậy, liền đi đến chỗ Tỳ-kheo Trà-đế hỏi: “Này Trà-đế, thầy thật có nói như vầy: Tôi biết Đức Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Ở đây thức này luân chuyển và tái sanh nhưng không đổi khác’ chăng?” Tỳ-kheo Trà-đế đáp: “Này chư Hiền, tôi thực sự hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Ở đây, thức này luân chuyển, và tái sanh nhưng không đổi khác’.” Bấy giờ các Tỳ-kheo khiển trách: “Thầy chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Đức Thế Tôn, xuyên tạc Đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn cũng không nói như vậy. Này Trà-đế, thức này do duyên mà khởi, Đức Thế Tôn dùng vô lượng phương tiện nói thức này do duyên mà khởi, có duyên thì sanh, không duyên thì diệt. Này Trà-đế thầy nên xả bỏ ác kiến này đi.” Tỳ-kheo Trà-đế bị các Tỳ-kheo khiển trách nhưng vẫn cố chấp ác kiến của mình và nhất quyết nói: “Đây là điều chân thật, ngoài ra đều hư vọng” và lặp lại ba lần như vậy. Các Tỳ-kheo không thể khuyên Trà-đế xả bỏ ác kiến ấy, liền đứng dậy ra về, và đến chỗ Phật. Đảnh lễ dưới chân Phật rồi ngồi xuống một bên, bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo Trà-đế sanh ác kiến như vầy: Tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy, ‘Ở đây thức này luân chuyển và tái sanh nhưng không đổi khác.’ Bạch Thế Tôn, chúng con nghe vậy liền đến chỗ Tỳ-kheo ấy và hỏi: Này Trà-đế, thật thầy có nói như vầy, ‘Tôi hiểu Thế Tôn nói như vầy, ‘Ở đây, thức này luân chuyển và tái sanh nhưng không đổi khác’ chăng?’ Trà-đế đáp chúng con rằng: Này chư Hiền, tôi thật sự hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Ở đây, thức này luân chuyển và tái sanh nhưng không đổi khác’. Chúng con khiển trách: ‘Thầy chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Đức Thế Tôn, xuyên tạc Đức Thế Tôn là không tốt, Đức Thế Tôn cũng không nói như vậy. Này Trà-đế, thức này do duyên mà khởi, Đức Thế Tôn đã dùng vô số phương tiện nói thức này do duyên mà khởi, có duyên thì sanh, không duyên thì diệt. Này Trà-đế, thầy nên xả bỏ ác kiến ấy đi.’ Chúng con khiển trách như vậy, nhưng Tỳ-kheo ấy vẫn cố chấp ác kiến của mình và nhất quyết nói: ‘Đây là chân thật, ngoài ra là hư vọng’, và lặp lại ba lần như vậy. Bạch Thế Tôn, chúng con không thể khuyên Tỳ-kheo Trà-đế bỏ ác kiến ấy, liền đứng dậy ra về.” Đức Thế Tôn nghe xong, bảo một Tỳ-kheo: “Hãy đến chỗ Tỳ-kheo Trà-đế nói như vầy: ‘Đức Thế Tôn gọi thầy’.” Lúc bấy giờ Tỳ-kheo ấy vâng lời Đức Thế Tôn, từ chỗ ngối đứng dậy đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi đi. Đến chỗ Tỳ-kheo Trà-đế, nói lại lời Phật dạy: “Đức Thế Tôn gọi thầy.” Tỳ-kheo Trà-đế liền đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân rồi ngồi sang một bên. Đức Thế Tôn hỏi: “Ngươi có thật nói như vầy: Tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Ở đây, thức luân chuyển, và tái sanh nhưng không đổi khác’ chăng?” Tỳ-kheo Trà-đế đáp: “Bạch Thế Tôn, con thật sự hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Thức này luân chuyển và tái sanh không đổi khác’.” Đức Thế Tôn hỏi: “Thế nào là thức?” Tỳ-kheo Trà-đế đáp: “Thức này nói năng, cảm thọ, hành động, và sai bảo hành động. Đứng dậy và sai bảo đứng dậy, nó tạo tác các nghiệp thiện ác chỗ này chỗ kia để rồi thọ báo.” Đức Thế Tôn quở: “Này Trà-đế, do đâu mà ngươi hiểu Ta thuyết pháp như vầy? Người nghe từ miệng người nào mà nói Ta thuyết pháp như vậy? Ngươi là kẻ ngu si. Ta không nói một chiều, ngươi lại nói một chiều chăng? Khi nghe các Tỳ-kheo khiển trách, ngươi bấy giờ phải đúng như pháp mà trả lời. Để Ta hỏi lại các Tỳ-kheo đã.” Bấy giờ Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo: “Các thầy cũng hiểu Ta nói pháp như vậy, ‘Thức này luân chuyển và tái sanh nhưng không đổi khác chăng?’.” Các Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn hỏi: “Các ngươi hiểu Ta nói pháp như thế nào?” Các Tỳ-kheo đáp: “Chúng con hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Thức do duyên mà khởi, Thế Tôn nói thức do duyên mà khởi. Thức có duyên thì sanh, không duyên thì diệt’. Chúng con hiểu Thế Tôn nói pháp như vậy.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Này các Tỳ-kheo, các ngươi hiểu Ta nói pháp như vậy. Vì sao? Ta cũng nói pháp như vậy: ‘Thức do duyên mà sanh. Ta nói thức do duyên là khởi. Thức có duyên thì sanh, không duyên thì diệt’. Thức tùy theo những gì nó duyên vào để sanh khởi mà gọi tên theo duyên ấy. Mắt duyên sắc sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là nhãn thức. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy. Pháp duyên ý sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là ý thức. Ví như lửa tùy theo những gì nó duyên vào để sanh khởi mà gọi theo duyên đó. Lửa duyên cây mà khởi được gọi là lửa cây. Lửa duyên cỏ rác mà sanh được gọi là lửa cỏ, lửa rác. Cũng vậy, thức tùy theo những gì nó duyên vào đó để sanh thì gọi tên theo duyên đó. Mắt duyên sắc sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là nhãn thức. Tai mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy. Pháp duyên ý sanh thức, thức sanh khởi ấy gọi là ý thức.” Đức Thế Tôn lại khen: “Lành thay! Lành thay! Các ngươi hiểu Ta nói pháp như vậy. Nhưng Tỳ-kheo Trà-đế này là người ngu si, ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghóa. Rồi do ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghóa, cho nên xuyên tạc Ta, để tự làm tổn thương. Có phạm có tội là điều mà các vị Phạm hạnh có trí không hoan hỷ, và cũng là một đại tội. “Này người ngu si, ngươi có biết chỗ ác bất thiện này chăng?” Bấy giờ Tỳ-kheo Trà-đế bị Thế Tôn trách mắng ngay mặt, trong lòng buồn rầu, cúi đầu im lặng, không có lời để biện bạch, suy nghó mông lung. Đức Thế Tôn sau khi quở trách ngay mặt Tỳ-kheo Trà-đế, nói với các Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói pháp rốt ráo không phiền, không nhiệt, hằng hữu, bất biến cho các ngươi nghe. Những người có trí phải quán như vậy. Hãy lắng nghe. Hãy lắng nghe. Hãy khéo suy niệm.” Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe. Đức Phật nói: “Đây là một chân thể<註 n="1102"/>161 các ngươi có thấy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, thấy.” Đức Thế Tôn nói: “Như Lai là một chân thể, các ngươi có thấy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, thấy.” Đức Thế Tôn nói: “Khi Như Lai diệt rồi, cái được gọi là chân thể ấy cũng là pháp hủy diệt, các ngươi thấy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, thấy.” Đức Thế Tôn nói: “Đây là một chân thể, các ngươi đã thấy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đã thấy.” Đức Thế Tôn nói: “Như Lai là một chân thể, các ngươi đã thấy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đã thấy.” Đức Thế Tôn nói: “Khi Như Lai diệt rồi, cái được gọi là chân thể ấy cũng là pháp hủy diệt, các ngươi đã thấy chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đã thấy.” Đức Thế Tôn nói: “Đây là một chân thể các ngươi có nghi hoặc chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn nói: “Như Lai là một chân thể, các ngươi có nghi hoặc chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn nói: “Khi Như Lai diệt rồi, cái được gọi là chân thể ấy cũng là pháp hủy diệt, các ngươi có nghi hoặc chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn nói: “Đây là một chân thể, do tuệ mà thấy chân thật như vậy, thì những gì nghi hoặc kia bị tiêu diệt chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, bị tiêu diệt.” Đức Thế Tôn nói: “Như Lai là một chân thể, do tuệ mà thấy chân thật như vậy, thì những gì nghi hoặc kia bị tiêu diệt chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, bị tiêu diệt.” Đức Thế Tôn nói: “Khi Như Lai diệt rồi, cái được gọi là chân thể ấy, cũng là pháp hủy diệt, do tuệ mà thấy chân thật như vậy, thì những gì nghi hoặc kia bị tiêu diệt chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, bị tiêu diệt.” Đức Thế Tôn nói: “Đây là một chân thể, các ngươi đã không còn nghi hoặc chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn nói: “Như Lai là một chân thể, các ngươi đã không còn nghi hoặc chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn nói: “Khi Như Lai diệt rồi, cái được gọi là chân thể ấy cũng là pháp hủy diệt, các ngươi đã không còn nghi hoặc chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi thấy như vậy, biết như vậy, tức là nói: ‘Tri kiến này của tôi, nó thanh tịnh như vậy, nên chấp trước nó, tiếc nuối nó, thủ trì nó, không muốn xả bỏ’ và các ngươi biết Ta thường nói thí dụ chiếc bè, khi qua rồi, những gì bị bít kín, có thể được mở cho chảy xuôi chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, tức là nói: ‘Tri kiến này của tôi, nó thanh tịnh như vậy, nhưng không chấp trước nó, không tiếc nuối nó, không chủ trì nó, muốn xả bỏ nó’ và các ngươi biết Ta thường nói thí dụ chiếc bè, khi biết rồi những gì bị bít kín, có thể được mở chảy xuôi chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu có kẻ dị học đến hỏi các ngươi: ‘Này Hiền giả, các ngài có tri kiến thanh tịnh như vậy, nhưng nó có nghóa lợi gì, có công đức gì?’ Các ngươi trả lời thế nào?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, nếu có kẻ dị học đến hỏi chúng con: ‘Này Hiền giả, các ngài tri kiến thanh tịnh, như vậy, nhưng nó có nghóa lợi gì? Có công đức gì?’ Chúng con sẽ đáp như sau: ‘Này chư Hiền, nghóa lợi đó là yểm ly, nghóa lợi đó là vô dục, nghóa lợi đó là thấy biết như thật.’ Bạch Thế Tôn, nếu có kẻ dị học đến hỏi, chúng con sẽ đáp như vậy.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu có kẻ dị học đến hỏi các ngươi, các ngươi nên đáp như vậy. Vì sao? Đây được nói là sự quán sát: một là thực phẩm phần đoạn, thô hoặc tế, nghi hoặc xúc; ba là ý niệm, bốn là thức. Bốn loại thực phẩm này lấy gì làm nhân, do cái gì mà tập khởi, từ đâu mà sanh, do đâu mà có? Bốn loại thực phẩm ấy, lấy ái làm nhân, do ái mà tập khởi, từ ái mà sanh, duyên ái mà có. Ái lấy gì làm nhân, do cái gì mà tập khởi, từ đâu mà sanh, duyên gì mà có? Ái lấy thọ làm nhân, do thọ tập khởi, từ thọ mà sanh, duyên thọ mà có. Thọ lấy gì làm nhân, do cái gì mà tập khởi, từ đâu mà sanh, duyên đâu mà có? Thọ lấy xúc làm nhân, do xúc mà tập khởi, từ xúc mà sanh, duyên xúc mà có. Xúc lấy gì làm nhân, do gì mà tập khởi, từ đâu mà sanh, duyên đâu mà có? Xúc lấy sáu xứ làm nhân, do sáu xứ mà tập khởi, từ sáu xứ mà sanh, duyên sáu xứ mà có. Sáu xứ lấy gì làm nhân, do gì tập khởi, từ đâu mà sanh, duyên đâu mà có? Sáu xứ lấy danh sắc làm nhân, do danh sắc mà tập khởi, từ danh sắc mà sanh, duyên danh sắc mà có. Danh sắc lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, từ đâu mà sanh, duyên đâu mà có? Danh sắc lấy thức làm nhân, do thức mà tập khởi, từ thức mà sanh, duyên thức mà có. Thức lấy gì làm nhân, do cái gì tập khởi, từ đâu mà sanh, duyên đâu mà có? Thức lấy hành làm nhân, do hành mà tập khởi, từ hành mà sanh, duyên hành mà có. Hành lấy gì làm nhân, do cái gì mà tập khởi, từ đâu mà sanh, duyên đâu mà có? Hành lấy vô minh làm nhân, do vô minh mà tập khởi, từ vô minh mà sanh, duyên vô minh mà có. Đó là duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có già, chết, sầu bi khóc lóc, ưu khổ, ác não. Như vậy, toàn vẹn khối lớn, khổ đau này phát sanh. “Duyên sanh có già, chết. Ở đây nói là duyên sanh có già, chết, ý các ngươi nghó sao?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, duyên sanh có già, chết, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên sanh, có già, chết.” “Duyên hữu có sanh, ở đây nói là duyên hữu có sanh, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, duyên hữu có sanh, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên hữu có sanh.” “Duyên thủ có hữu, ở đây nói là duyên thủ có hữu, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, duyên thủ có hữu, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên thủ có hữu.” “Duyên ái có thủ, ở đây nói là duyên ái có thủ, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, duyên ái có thủ, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên ái có thủ.” “Duyên thọ có ái, ở đây nói là duyên thọ có ái, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, duyên thọ có ái, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên thọ có ái.” “Duyên xúc có thọ, ở đây nói duyên xúc có thọ, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, duyên xúc có thọ, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên xúc có thọ.” “Duyên sáu xứ có xúc, ở đây nói là duyên sáu xứ có xúc, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, duyên sáu xứ có xúc, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên sáu xứ có xúc.” “Duyên danh sắc có sáu xứ, ở đây nói là duyên danh sắc có sáu xứ, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, duyên danh sắc có sáu xứ, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên danh sắc có sáu xứ.” “Duyên thức có danh sắc, ở đây nói là duyên thức có danh sắc, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, duyên thức có danh sắc, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên thức có danh sắc.” “Duyên hành có thức, ở đây nói duyên hành có thức, ý các ngươi nghó sao?” “Duyên hành có thức, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên hành có thức.” “Duyên vô minh có hành, ở đây nói duyên vô minh có hành, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, duyên vô minh có hành, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì duyên vô minh có hành.” Đây là duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có sáu xứ, duyên sáu xứ có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có già, chết, sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, áo não. Như vậy, toàn bộ khối lớn khổ đau này phát sanh. Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Này các Tỳ-kheo, các ngươi nói như vậy. Vì sao? Ta cũng nói như vậy. Duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có sáu xứ, duyên sáu xứ có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có già, chết, sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não. Như vậy, toàn vẹn khối lớn đau khổ này phát sanh. “Sanh diệt thì già chết diệt, ở đây nói là sanh diệt thì già, chết diệt, ý các ngươi nghó sao?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, sanh diệt thì già, chết diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì sanh diệt thì già, chết diệt.” “Hữu diệt thì sanh diệt, ở đây nói hữu diệt thì sanh diệt, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, hữu diệt thì sanh diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì hữu diệt thì sanh diệt.” “Thủ diệt thì hữu diệt, ở đây nói là thủ diệt thì hữu diệt, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, thủ diệt thì hữu diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì thủ diệt thì hữu diệt.” “Ái diệt thì thủ diệt, ở đây nói ái diệt thì thủ diệt, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, ái diệt thì thủ diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì ái diệt thì thủ diệt.” “Thọ diệt thì ái diệt, ở đây nói thọ diệt thì ái diệt, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, thọ diệt thì ái diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì thọ diệt thì ái diệt.” “Xúc diệt thì thọ diệt, ở đây nói xúc diệt thì thọ diệt, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, xúc diệt thì thọ diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì xúc diệt thì thọ diệt.” “Sáu xứ diệt thì xúc diệt, ở đây nói sáu xứ diệt thì xúc diệt, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, sáu xứ diệt thì xúc diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì sáu xứ diệt thì xúc diệt.” “Danh sắc diệt thì sáu xứ diệt, ở đây nói danh sắc diệt thì sáu xứ diệt, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, danh sắc diệt thì sáu xứ diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì danh sắc diệt thì sáu xứ diệt.” “Thức diệt thì danh sắc diệt, ở đây nói thức diệt thì danh sắc diệt, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, thức diệt thì danh sắc diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì thức diệt thì danh sắc diệt.” “Hành diệt thì thức diệt, ở đây nói hành diệt thì danh sắc diệt, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, hành diệt thì thức diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì hành diệt thì thức diệt.” “Vô minh diệt thì hành diệt, ở đây nói vô minh diệt thì hành diệt, ý các ngươi nghó sao?” “Bạch Thế Tôn, vô minh diệt thì hành diệt, ý chúng con như vậy. Vì sao? Vì vô minh diệt thì hành diệt.” Đây là vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu xứ diệt, sáu xứ diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì già, chết diệt, sầu bi, khóc lóc, ưu não diệt. Như vậy, toàn vẹn khối lớn khổ này bị diệt. Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Này Tỳ-kheo, các ngươi nói như vậy. Vì sao? Ta cũng nói như vậy. Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu xứ diệt, sáu xứ diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì già chết diệt, sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não diệt. Như vậy toàn vẹn khối lớn đau khổ này cũng diệt.” Đức Thế Tôn lại khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi đối với quá khứ có nghó: “Ta có trong thời quá khứ, hay ta không có trong thời quá khứ? Ta có trong thời quá khứ như thế nào? Do gì mà có trong thời quá khứ chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi đối với vị lai có nghó rằng: Ta sẽ có trong đời vị lai hay sẽ không có trong đời vị lai? Có trong đời vị lai như thế nào? Do đâu mà có trong đời vị lai chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi đối với bên trong mà có nghi hoặc rằng: Đây là thế nào? Đây là cái gì? Chúng sanh này từ đâu đến? Sẽ đi về đâu? Do nhân gì mà đã có? Do nhân gì mà sẽ có chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi có giết cha mẹ, hại đệ tử Phật, giết A-la-hán, phá hoại Thánh chúng, có ác ý với Phật, làm đổ máu Như Lai chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi có phạm giới, xả giới, bỏ đạo chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi thấy như vậy, biết như vậy, các ngươi có bỏ nội đạo mà tìm đến ngoại đạo để tìm ruộng phước chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi có đối với Sa-môn Phạm chí mà nói như vầy: ‘Chư Tôn, các ngài thấy điều đáng thấy, biết điều đáng biết’ chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi có cho lễ cát tường<註 n="1103"/>162 là thanh tịnh chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi có thấy những kiến chấp liên hệ đến lễ cát tường của các Sa-môn Phạm chí xen lẫn khổ, xen lẫn độc hại, xen lẫn phiền nhiệt, xen lẫn ảo não, là chân thật chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi khi thân thể bệnh hoạn, rất là đau đớn, đến gần như tuyệt mạng bèn bỏ nội đạo tìm đến ngoại đạo, tìm đến những Sa-môn Phạm chí kia những người trì loại chú một câu, chú hai câu, ba câu, bốn câu, nhiều câu, trăm câu, nói rằng: ‘Xin trì chú này để tôi thoát khổ.’ Đó là tìm đến sự khổ, tập khởi sự khổ mà mang diệt tận khổ được chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi có chấp thủ sự tái sanh không?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Nếu các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi có nói như vầy: ‘Chúng ta cung kính Sa-môn, kính trọng Sa-môn, Sa-môn Cù-đàm là Bậc Tôn Sư của chúng ta chăng?’.” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Các ngươi bằng sự tự biết, tự thấy, tự giác đối với sự chứng đắc Tối chánh giác, các ngươi có tùy theo những điều được hỏi mà trả lời chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn khen: “Lành thay! Lành thay! Ta chân chánh điều ngự các ngươi đối với pháp hoàn toàn rốt ráo, không phiền, không nhiệt, thường hằng, không biến đổi, được biết bởi chánh trí, được thấy bởi chánh trí, được giác ngộ bởi chánh trí, vì lý do đó mà Ta đã nói rằng: Ta sẽ nói cho các ngươi nghe về pháp hoàn toàn rốt ráo, không phiền, không nhiệt, thường hằng, không biến đổi, được biết bởi chánh trí, được thấy bởi chánh trí, được giác ngộ bởi chánh trí. “Lại nữa, có ba sự kiện hội hợp để thác vào thai mẹ. Đó là cha mẹ tụ tập tại một chỗ, người mẹ trong thời kỳ có thể thọ thai, và hương ấm đã đến. Do ba sự kiện này hợp hội mà thác vào thai mẹ. Thai mẹ kéo dài chín tháng hay mười tháng rồi sanh. Sau rồi được nuôi dưỡng bằng máu. Máu đó ở trong Thánh pháp gọi là sữa mẹ. Rồi thì các căn lớn dần cho đến thành tựu, ăn cơm, ăn cháo, dầu tô thoa mình, rồi mắt nó thấy sắc, ưa thích sắc đẹp, ghét bỏ sắc xấu. Nó không lập niệm tại thân, với một tâm nhỏ mọn; nó không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát, những pháp ác bất thiện được sanh ra, không bị diệt tận vô dư, không bị hủy hoại, không dư tàn. Tai, mũi, lưỡi, thân ý cũng như vậy. Ý biết pháp, ưa thích cái đẹp, ghét bỏ cái xấu. Nó không lập niệm tại thân, với một tâm nhỏ mọn. Nó không biết như thật tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Những pháp ác bất thiện được sanh ra, không bị diệt tận vô dư, không bị hủy hoại, không dư tàn. Nó tùy những gì ưa, ghét mà lãnh nạp cảm thọ, hoặc lạc, hoặc khổ, hoặc không lạc, không khổ. Nó hoan lạc với cảm lạc ấy, tìm cầu, chấp trước, chấp thủ cảm thọ ấy. Nó sau khi hoan lạc với cảm thọ ấy, tìm cầu chấp trước, chấp thủ cảm thọ ấy rồi. Nếu nó là cảm thọ lạc, vì do chấp thủ và duyên thủ mà có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có già chết, ưu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não. Như vậy toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sanh. “Này Tỳ-kheo, như vậy há không phải là đầy đủ để sự tương tục trói buộc bởi ái như Tỳ-kheo Trà-đế Kê-hòa-đa Tử chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, như vậy là đầy đủ để sự tương tục bị trói buộc bởi ái như Tỳ-kheo Trà-đế Kê-hòa-đa Tử.” “Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu. Mắt vị ấy thấy sắc, nhưng đối với sắc đẹp không hoan lạc chấp trước, đối với sắc xấu không ghét bỏ. Vị ấy lập niệm tại thân với một tâm vô lượng, biết như thật là tâm giải thoát, tuệ giải thoát, các pháp ác bất thiện đã sanh bị tận diệt vô dư, bị hủy hoại không dư tàn. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng như vậy. Ý biết pháp đối với cái đẹp không hoan lạc, chấp trước, đối với cái xấu không ghét bỏ. Lập niệm tại thân với một tâm vô lượng. Biết như thật là tâm giải thoát, tuệ giải thoát, các pháp bất thiện đã sanh bị tận diệt vô dư, bị hủy hoại không dư tàn. Vị ấy như vậy, diệt những gì yêu ghét được lãnh nạp bởi thọ, hoặc lạc, hoặc khổ, hoặc không lạc không khổ. Vị ấy không hoan lạc theo cảm thọ ấy, không tìm cầu, không chấp trước, không chấp thủ cảm thọ ấy. Do không hoan lạc theo cảm thọ ấy, không tìm cầu, không chấp trước, không chấp thủ theo cảm thọ ấy, nếu có cảm thọ lạc, nó liền diệt. Lạc diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì già chết diệt, sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não cũng diệt. Như vậy, toàn vẹn khối lớn khổ đau này đều diệt. “Này Tỳ-kheo, đây há không phải là đầy đủ về ái diệt, giải thoát chăng?” Tỳ-kheo đáp: “Bạch Thế Tôn, như vậy là đầy đủ về ái diệt giải thoát.” Khi nói pháp này, ba ngàn đại thiên thế giới ba lần chấn động, hết động lại động nữa, hết rung lại rung nữa, hết rền lại rền nữa. Cho nên kinh này gọi là: “Ái tận giải thoát.” Đức Phật thuyết giảng như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <卷 id="517975183">PHẨM THỨ 17: PHẨM BÔ-ĐA-LỢI <詞 id="517658579">202.KINH TRÌ TRAI<註 n="1104"/>163 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trụ trong Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường<註 n="1105"/>164. Bấy giờ Lộc Tử Mẫu Tì-xá-khư<註 n="1106"/>165, vào lúc sáng sớm, tắm gội, mặc chiếc áo trắng tinh, dẫn các con dâu với đoàn tùy tùng vây quanh đi đến chỗ Phật. Cúi đầu làm lễ, rồi đứng sang một bên, Thế Tôn hỏi: “Này Bà cư só <註 n="1107"/>166, bà vừa tắm gội chăng? Đáp rằng: “Bạch Thế Tôn, hôm nay con trì trai. Bạch Thế Tôn, hôm nay con trì trai.” Thế Tôn hỏi: “Này Bà cư só, hôm nay bà trì loại trai nào? Vì trai có ba loại. Những gì là ba? Thứ nhất là loại trai của mục đồng; thứ hai là loại trai của Ni-kiền; thứ ba là Thánh trai tám chi. “Này Bà cư só, thế nào là loại trai của mục đồng<註 n="1108"/>167? Mục đồng buổi sáng thả trâu trong đầm, buổi xế dẫn trâu về thôn. Khi về thôn, nó nghó rằng, ‘Ngày hôm nay ta thả trâu ở chỗ này; ngày mai ta sẽ thả trâu ở chỗ kia. Ngày hôm nay ta cho trâu uống ở chỗ này; ngày mai ta sẽ cho trâu uống nước tại chỗ kia. Này Bà cư só, nếu người trì trai nghó rằng, ‘Ngày hôm nay ta ăn đồ ăn như vầy; ngày mai ta sẽ ăn đồ ăn như kia. Ngày hôm nay ta uống thức uống như vầy; ngày mai ta sẽ uống thức uống như kia. Ngày hôm nay ta nuốt thức ăn như vầy; ngày mai ta sẽ nuốt thức ăn như thế kia’. Người ấy ở đây trải qua ngày đêm hoan lạc, đắm trước trong dục vọng như vậy. Đó gọi là loại trai của mục đồng. Nếu trì loại trai mục đồng như vầy, không thu hoạch được đại lợi, không được đại quả, không có đại công đức, không được phát triển. “Này Bà cư só, thế nào là loại trai của Ni-kiền<註 n="1109"/>168? Nếu có người xuất gia học theo Ni-kiền, vị ấy khuyên người rằng, ‘Ngươi đối với chúng sanh ở ngoài một trăm do-diên về phía Đông, để ủng hộ chúng sanh ấy, hãy loại bỏ dao gậy. Cũng vậy, đối với phương Tây, phương Nam và phương Bắc, ngoài một trăm do-diên mà có chúng sanh nào, vì để ủng hộ chúng sanh ấy, hãy loại bỏ dao gậy’. Người ấy khuyến khích sách tấn người khác như vậy. Hoặc chúng sanh có tưởng được thủ hộ, hoặc chúng sanh không có tưởng không được ủng hộ, ngươi vào ngày mười lăm là ngày thuyết Tùng giải thoát, cởi bỏ y phục, để mình trần truồng, đứng ngay về phương Đông, nói như vầy, ‘Ta không có cha mẹ, không thuộc về cha mẹ. Ta không có vợ con, không thuộc về vợ con. Ta không có nô tỳ, không thuộc về nô tỳ’. Này Bà cư só, người ấy khuyến khích sách tấn bằng lời nói chân thật, nhưng ngược lại sự khuyến khích sách tấn trở thành những lời nói hư dối. Người ấy ngày ngày gặp mặt cha mẹ mình và nghó rằng, ‘Đây là cha mẹ ta’. Cha mẹ người ấy ngày ngày cũng thấy con mình cũng nghó rằng, ‘Đây là con ta’. Người ấy gặp mặt vợ con và nghó rằng, ‘Đây là vợ con ta’. Vợ con cũng thấy người ấy và cũng nghó rằng ‘Đây là tôn trưởng của ta’. Người ấy gặp mặt nô tỳ cũng nghó rằng, ‘Đây là nô tỳ của ta’. Nô tỳ cũng thấy người ấy và cũng nghó rằng, ‘Đây là chủ của ta’. Người ấy thọ dụng dục lạc này, không được cho mà thọ dụng, chứ không phải được cho mà thọ dụng<註 n="1110"/>169.Đó gọi là loại trai của Ni-kiền như vậy không thu hoạch được đại lợi, không được đại quả, không được phát triển. “Này Bà cư só, thế nào là Thánh trai tám chi<註 n="1111"/>170? Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai tư duy như vầy, ‘A-la-hán chân nhân trọn đời xa lìa sát sanh, đoạn trừ sát sanh, dẹp bỏ dao gậy, có tàm, có quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả cho đến côn trùng, vị ấy đối với sự sát sanh tâm đã tịnh trừ. Tôi cũng trọn đời xa lìa sát sanh<註 n="1112"/>171, đoạn trừ sát sanh, dẹp bỏ dao gậy, có tàm có quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả cho đến côn trùng. Đối với việc sát sanh nay tôi tịnh trừ tâm ấy.Tôi do chi này mà đồng đẳng không khác với A-la-hán<註 n="1113"/>172’. Ta coi chi này đồng đẳng không khác với A-la-hán, cho nên nói là trai. “Lại nữa, này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai tư duy như vầy, ‘A-la-hán chân nhân trọn đời không lấy của không cho, đoạn trừ sự lấy của không cho, những gì được cho rồi mới lấy, vui thích trong việc lấy của được cho, thường ưa bố thí, tâm vui thích sự phóng xả, hoan hỷ, không bỏn sẻn, không trông chờ báo đáp, không để sự trộm cắp che lấp tâm mình, hay tự chế ngự. Vị ấy đối với việc không cho mà lấy, tâm đã tịnh trừ. Tôi cũng trọn đời xa lìa sự lấy của không cho, đoạn trừ sự lấy của không cho, những gì được cho mới lấy, vui thích trong việc lấy của được cho, thường ưa bố thí, tâm vui thích sự phóng xả, hoan hỷ, không bỏn sẻn, thường không trông chờ sự báo đáp, không để sự trộm cắp che lấp tâm mình hay tự chế ngự. Đối với việc không cho mà lấy, nay tôi tịnh trừ tâm ấy’. Ta coi chi này đồng đẳng không khác với A-la-hán, cho nên nói là trai. “Lại nữa, này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai tư duy như vầy, ‘A-la-hán chân nhân trọn đời xa lìa phi phạm hạnh, đoạn trừ phi phạm hạnh, tu hành phạm hạnh, chí thành tâm tịnh, sống không xú uế, ly dục, đoạn dâm, vị ấy đối với phi phạm hạnh, tâm đã tịnh trừ. Tôi nay trong một ngày một đêm này xa lìa phi phạm hạnh, đoạn trừ phi phạm hạnh tu hành phạm hạnh, chí thành tịnh tâm, sống không xú uế, ly dục, đoạn dâm. Đối với phi phạm hạnh, nay tôi tịnh trừ tâm ấy’. Ta coi chi này đồng đẳng không khác với A-la-hán, cho nên nói là trai. “Lại nữa, này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai tư duy như vầy, ‘A-la-hán chân nhân trọn đời không nói láo, đoạn trừ sự nói láo chỉ nói lời chắc thật, vui thích sự thật, an trụ nơi sự thật, được mọi người tin tưởng, không lừa gạt thế gian. Vị ấy đối với sự nói dối, tâm đã tịch trừ. Tôi nay trọn đời không nói dối, đoạn trừ sự nói dối, chỉ nói lời chắc thật, vui thích sự thật, an trụ nơi sự thật, được mọi người tin tưởng, không lừa gạt thế gian. Đối với sự nói dối, tôi nay tịnh trừ tâm ấy’. Ta coi chi này đồng đẳng không khác với A-la-hán, cho nên nói là trai. “Lại nữa, này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai tư duy như vầy, ‘A-la-hán chân nhân trọn đời xa lìa việc uống rượu buông lung, đoạn trừ sự uống rượu buông lung. Vị ấy đối với việc uống rượu buông lung, tâm đã tịnh trừ. Tôi nay cũng trọn đời xa lìa sự uống rượu buông lung, đoạn trừ sự uống rượu buông lung. Đối với việc uống rượu buông lung, nay tôi tịnh trừ tâm ấy’. Ta coi chi này đồng đẳng không khác với A-la-hán, cho nên nói là trai. “Lại nữa, này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai tư duy như vầy, ‘A-la-hán chân nhân trọn đời xa lìa giường lớn cao rộng, đoạn trừ giường lớn cao rộng, vui thích nằm ngồi chỗ thấp, hoặc giường hoặc trải cỏ. Vị ấy đối với giường lớn cao rộng, tâm đã tịnh trừ. Tôi nay trong một ngày một đêm này xa lìa giường lớn cao rộng, đoạn trừ giường lớn cao rộng, vui thích nằm ngồi chỗ thấp, hoặc giường hoặc trải cỏ. Đối với giường lớn cao rộng, tôi nay tịnh trừ tâm ấy’. Ta coi chi này đồng đẳng không khác với A-la-hán, cho nên nói là trai. “Lại nữa, này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai tư duy như vầy, ‘A-la-hán chân nhân trọn đời xa lìa tràng hoa anh lạc, hương bột, phấn sáp, ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe. Đoạn trừ tràng hoa anh lạc, hương bột, phấn sáp, ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe. Vị ấy đối với tràng hoa anh lạc, hương bột, phấn sáp, ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe tâm đã tịnh trừ. Tôi nay trong một ngày một đêm này xa lìa tràng hoa anh lạc, hương bột, phấn sáp, ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe. Đoạn trừ tràng hoa anh lạc, hương bột phấn sáp, ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe. Đối với tràng hoa anh lạc, hương bột, phấn sáp, ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe, nay tôi tịnh trừ tâm ấy’. Ta coi chi này đồng đẳng không khác với A-la-hán, cho nên nói là trai. “Lại nữa, này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai tư duy như vầy, ‘A-la-hán chân nhân trọn đời xa lìa sự ăn phi thời, đoạn trừ sự ăn phi thời. Vị ấy đối với sự ăn phi thời tâm đã tịnh trừ. Tôi nay trong một ngày một đêm xa lìa sự ăn phi thời, đoạn trừ sự ăn phi thời. Đối với sự ăn phi thời, tôi nay tịnh trừ tâm ấy’. Ta coi chi này như của A-la-hán, ngang nhau không khác, do đó gọi là trai. “Người ấy sau khi đến với Thánh trai tám chi này rồi, để tiến lên, lại nên tu tập năm pháp. “Những gì là năm? Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng Như Lai rằng, ‘Thế Tôn là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu<註 n="1114"/>173, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự<註 n="1115"/>174, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu<註 n="1116"/>175’. Người ấy sau khi niệm tưởng Như Lai như vậy, ác tham nếu có liền bị tiêu diệt. Những pháp tạp uế, ác bất thiện, nếu có cũng bị diệt. Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử duyên nơi Như Lai cho nên tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền bị diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng bị tiêu diệt. Cũng như một người trên đầu có cáu ghét, do cao, nước nóng, sức người tắm gội cho nên được sạch. Cũng vậy, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng Như Lai rằng, ‘Thế Tôn là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu’. Người ấy sau khi niệm tưởng Như Lai như vậy ác tham nếu có liền bị diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử duyên nơi Như Lai nên tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền bị diệt, pháp tạp uế, bất thiện nếu có cũng bị diệt. Đó gọi là Đa văn Thánh đệ tử thọ trì trai giới Phạm thiên, cùng cộng hội với Phạm thiên, nhân Phạm thiên cho nên tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền bị diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng bị diệt. Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng Pháp rằng, ‘Pháp này do Thế Tôn giảng thuyết toàn thiện, cứu cánh, thường hằng, không biến đổi, được biết bởi chánh trí, được thấy bởi chánh trí, được chứng giác bởi chánh trí<註 n="1117"/>176’. Người ấy sau khi niệm tưởng như vậy rồi, ác tham lam nếu có liền bị diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng bị diệt. Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử duyên nơi pháp nên tâm tónh, được hỷ; ác tham lam nếu có liền diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng bị diệt. Cũng như một người trong mình có cấu ghét, nhờ bột tắm, nước nóng và sức người tắm gội kỹ cho nên được sạch sẽ. Cũng vậy, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng Pháp rằng, ‘Pháp này do Thế Tôn giảng thuyết toàn thiện, cứu cánh, thường hằng, không biến đổi’. Người ấy sau khi niệm pháp như vậy rồi, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử duyên nơi pháp cho nên tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Này Bà cư só, đó gọi là Đa văn Thánh đệ tử thọ trì pháp trai, cùng cộng hội với pháp, nhân pháp cho nên tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, bất thiện nếu có cũng được diệt. “Lại nữa, này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng Tăng rằng, ‘Tăng là đệ tử Thế Tôn, khéo thú hướng, chất trực, hành yếu, hành thú, trong Tăng chúng của Như Lai thật sự có A-la-hán thú, A-la-hán quả chứng, A-na-hàm thú, A-na-hàm quả chứng, Tư-đà-hàm thú, Tư-đà-hàm quả chứng, Tu-đà-hoàn thú, Tu-đà-hoàn quả chứng. Đó là bốn đôi, tám hạng Thánh só. Đó là chúng tăng đệ tử của Thế Tôn, thành tựu giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, xứng đáng mời gọi, xứng đáng thỉnh, xứng đáng cúng dường, xứng đáng phụng sự, xứng đáng kính trọng, là ruộng phước là ruộng phước tốt cho trời và người<註 n="1118"/>177’. Người đó sau khi niệm tưởng như vậy rồi, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử duyên nơi Tăng nên tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Cũng như một người nơi áo có cấu ghét, bất tịnh, nhờ tro, bột kết, bột giặt, nước nóng, sức người giặt giũ, nên nó được sạch sẽ như vậy. Cũng vậy, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng Tăng rằng, ‘Tăng là đệ tử Thế Tôn, khéo thú hướng, chất trực, hành yếu, hành thú, trong Tăng chúng của Như Lai thật sự có A-la-hán thú, A-la-hán quả chứng, A-na-hàm thú, A-na-hàm quả chứng. Tư-đà-hàm thú, Tư-đà-hàm quả chứng, Tu-đà-hoàn thú, Tu-đà-hoàn quả chứng. Đó là bốn đôi tám hạng Thánh só, đó là Tăng chúng của Thế Tôn, thành tựu, giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, xứng đáng mời gọi, xứng đáng thỉnh, xứng đáng cung kính, xứng đáng cúng dường, xứng đáng phụng sự, xứng đáng kính trọng, là ruộng phước tốt cho trời và người’. Người ấy niệm tưởng Tăng như vậy, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử duyên nơi tăng nên tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Đó gọi là Đa văn Thánh đệ tử thọ trì tăng trai, cùng tăng cộng hội, nhân tăng mà tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. “Lại nữa, này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai tư duy Giới mình đang thọ trì, không sứt, không thủng, không uế, không ô, rất rộng, rất lớn, không trông chờ báo đáp, được bậc trí khen ngợi, khéo trọn đủ, khéo thú hướng, khéo thọ, khéo trì. Người ấy sau khi niệm tưởng Giới mình đang thọ rồi, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử duyên nơi Giới, nên tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Cũng như một tấm gương bụi nhơ, không sáng, nhờ đá, đá mài, ngọc oanh, và sức người lau chùi, mài dũa mà được trong sáng. Cũng vậy, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng Giới mình đang thọ trì, không sứt, không thủng, không ô, không uế, rất rộng, rất lớn, không trông chờ báo đáp, được bậc trí khen ngợi, khéo trọn đủ, khéo thú hướng, khéo thọ, khéo trì. Người ấy sau khi niệm tưởng Giới mình đang thọ trì như vậy, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử duyên nơi Giới nên tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền được diệt pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Đó gọi là Đa văn Thánh đệ tử thọ trì giới trai. Cùng Giới cộng hội, nhân Giới, tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. “Lại nữa, này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng chư Thiên rằng, ‘Thật sự có Tứ vương thiên. Hàng Thiên ấy, nếu thành tựu tín, mạng chung nơi này được sanh nơi ấy. Tôi cũng có tín ấy. Hàng Thiên ấy, nếu thành tựu giới, văn, thí, tuệ, mạng chung nơi này được sanh nơi ấy. Tôi cũng có tuệ ấy. Thật sự có Tam thập tam thiên, Diệm-ma thiên, Đâu-suất-đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa lạc thiên. Hàng Thiên ấy, thành tựu tín, mạng chung nơi này được sanh nơi ấy, tôi cũng có tín ấy. Hàng Thiên ấy, nếu thành tựu giới, văn, thí, tuệ, mạng chung nơi này được sanh nơi ấy. Tôi cũng thành tựu tuệ ấy’. Người ấy sau khi niệm tưởng như vậy rồi, và chư Thiên có tín, giới, văn, thí, tuệ, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Này Bà cư só, Đa văn Thánh đệ tử duyên nơi chư Thiên nên tâm tónh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. Cũng như vàng ròng thượng sắc, bị bụi đóng bất tịnh, nhờ lửa, bài, kiềm, chùy, đất đỏ, sức người lau chùi mài dũa mà được minh tịnh. Cũng vậy, Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng chư Thiên rằng ‘Thật sự có Tứ vương thiên. Hàng Thiên ấy, nếu thành tựu tín, mạng chung nơi này được sanh nơi kia, tôi cũng có tín ấy. Hàng Thiên ấy, nếu thành tựu giới, văn, thí, tuệ, mạng chung nơi này được sanh nơi kia, tôi cũng có tuệ ấy. Thật sự có Tam thập tam thiên, Diệm-ma thiên, Đâu-suất-đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa lạc thiên. Hàng Thiên ấy, nếu thành tựu tín, mạng chung nơi này được sanh nơi ấy. Tôi cũng thành tựu tín ấy. Hàng Thiên ấy, nếu thành tựu giới, văn, thí, tuệ, mạng chung nơi này được sanh nơi ấy; tôi cũng thành tựu tuệ ấy’. Người ấy niệm tưởng như vậy, và chư Thiên có tín, giới, văn, thí, tuệ, ác tham lam nếu có liền được diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng được diệt. “Này Bà cư só, nếu hành trì Thánh trai tám chi này như vậy và ở đây với mười sáu đại quốc này, một là Ương-già, hai là Ma-kiệt-đà, ba là Ca-thi, bốn là Câu-tát-la, năm là Câu-lâu, sáu là Ban-xà-la, bảy là A-nhiếp-bối, tám là A-hòa-đàn-đề, chín là Chi-đề, mười là Bạt-kỳ, mười một là Bạt-ta, mười hai là Bạt-la, mười ba là Tô-ma, mười bốn là Tô-ma-tra, mười lăm là Dụ-ni, mười sáu là Kiếm-phu. Trong các nước này những sở hữu tiền tài, bảo vật, kim ngân, ma ni, chơn châu, lưu ly, tương-già<註 n="1119"/>178, bích ngọc, san hô, lưu-thiệu<註 n="1120"/>179, bệ-lưu<註 n="1121"/>180, bệ-lặc<註 n="1122"/>181, mã não, đồi mồi, xích thạch, tuyền châu, và giả sử một người làm vua trong đó, sẽ được xử dụng tự tại, tùy ý. Nhưng người ấy so với người thọ trì Thánh trai tám chi hoàn toàn không bằng một phần mười sáu. “Này Bà cư só, Ta nhân đó mà nói như vầy, ‘Lạc thú của nhân vương không bằng lạc thú của chư Thiên’. Nếu nhân gian năm mươi năm, ở trên Tứ vương thiên mới là một ngày một đêm. Như vậy ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm. Năm trăm năm như vậy là tuổi thọ của Tứ vương thiên. Này Bà cư só, tất có trường hợp này, là thiện nam tử hay thiện nữ nhân, thọ trì Thánh trai tám chi, thân hoại mạng chung sẽ sanh lên Tứ vương Thiên. “Này Bà cư só, do đó mà ta nói như vầy, ‘Lạc thú nhân vương không bằng lạc thú chư Thiên’. Nếu nhân gian sống một trăm tuổi, thì ở Tam thập tam thiên mới một ngày một đêm. Như vậy ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm và một nghìn năm như vậy là tuổi thọ của Tam thập tam thiên. Này Bà cư só, tất có trường hợp này là thiện nam tử hay thiện nữ nhân, thọ trì Thánh trai tám chi này, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên Tam thập tam thiên. “Này Bà cư só, Ta nhân đó mà nói như vầy, ‘Lạc thú nhân vương không bằng lạc thú chư Thiên’. Ở nhân gian hai trăm năm thì Diệm-ma thiên mới là một ngày một đêm. Như vậy ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm. Hai nghìn năm như vậy là tuổi thọ của Diệm-ma thiên. Này Bà cư só, tất có trường hợp này, là thiện nam tử hay thiện nữ nhân thọ trì Thánh trai tám chi, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên trên Diệm-ma thiên. “Này Bà cư só, ta nhân đó mà nói như vầy, ‘Lạc thú của nhân vương không bằng lạc thú của chư Thiên’. Nhân gian bốn trăm năm thì Đâu-suất-đà thiên mới là một ngày một đêm. Như vậy, ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm. Bốn ngàn năm như vậy là tuổi thọ của Đâu-suất-đà thiên. Này Bà cư só, tất có trường hợp này, là thiện nam tử hay thiện nữ nhân thọ trì Thánh trai tám chi này, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên Đâu-suất-đà thiên. “Này Bà cư só, Ta nhân đó mà nói như vầy, ‘Lạc thú nhân vương không bằng lạc thú chư Thiên’. Nhân gian sống tám trăm tuổi, thì Hóa lạc thiên mới là một ngày một đêm. Như vậy ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm, tám ngàn năm như vậy là tuổi thọ của Hóa lạc thiên. Này Bà cư só, tất có trường hợp này, là thiện nam tử hay thiện nữ nhân thọ trì Thánh trai tám chi này, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên Hóa lạc thiên. “Này Bà cư só, Ta nhân đó mà nói rằng, ‘Lạc thú của nhân vương không bằng lạc thú chư Thiên’. Nhân gian một ngàn sáu trăm năm, thì Tha hóa lạc thiên mới một ngày một đêm. Như vậy ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm, một vạn sáu ngàn năm như vậy là tuổi thọ của Tha hóa lạc thiên. Này Bà cư só, tất có trường hợp này, là thiện nam tử hay thiện nữ nhân thì trì Thánh trai tám chi này, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên Tha hóa lạc thiên.” Lúc bấy giờ Lộc Tử Mẫu Tì-xá-khư chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, Thánh trai tám chi thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, đại lợi, đại quả, có đại công đức, có đại quảng bố, con từ nay cho đến trọn đời xin thọ trì Thánh trai tám chi này, tùy theo năng lực mà bố thí tu phước.” Rồi Lộc Tử Mẫu sau khi nghe những lời Phật dạy, khéo thọ trì, khéo tu tập, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, đi quanh ba vòng rồi lui về. Thế Tôn thuyết như vậy, Lộc Tử Mẫu Tì-xá-khư và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517658580">203.KINH BÔ-LỊ-ĐA<註 n="1123"/>182 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Na-nan-đại, trong khu rừng xoài của Ba-hòa-lị<註 n="1124"/>183.Bấy giờ Bô-lị-đa Cư só mặc chiếc áo trắng tinh, đầu quấn khăn trắng, chống gậy, cầm dù, mang guốc thế tục, đi từ vườn này sang vườn khác, từ quán nọ đến quán kia, từ rừng đến rừng, du hành khắp nơi, thong dong tản bộ, nếu gặp các Sa-môn, Phạm chí bèn nói rằng, ‘Chư Hiền nên biết, tôi lánh tục, đoạn tục, xả các tục sự’. Các Sa-môn, Phạm chí nói lại bằng những lời dịu dàng rằng, ‘Vâng, Cư só Bô-lị-đa lánh tục, đoạn tục, xả các tục sự’. Rồi Cư só Bô-lị-đa trong khi du hành khắp nơi, thong dong tản bộ đến chỗ Đức Phật, chào hỏi xong, chống gậy đứng ngay trước Phật. Thế Tôn hỏi: “Cư só, có chỗ ngồi đó, muốn ngồi thì mời ngồi.” Cư só Bô-lị-đa bạch rằng: “Này Cù-đàm, không thể như vậy! Không nên như vậy! Vì sao? Vì tôi lánh tục, đoạn tục, xả các tục sự, mà Cù-đàm gọi tôi là Cư só sao?” Thế Tôn nói: “Ngươi có hình tướng, biểu hiệu như Cư só, cho nên Ta gọi ngươi là Cư só. Có chỗ ngồi đó, muốn ngồi thì mời ngồi.” Thế Tôn lại ba lần nói rằng: “Này Cư só, có chỗ ngồi đó, muốn ngồi thì ngồi.” Cư só Bô-lị-đa cũng ba lần bạch Phật rằng: “Này Cù-đàm, không thể như vậy! Không nên như vậy! Vì sao? Vì tôi lánh tục, đoạn tục, xả các tục sự mà Cù-đàm gọi tôi là Cư só sao?” Thế Tôn trả lời rằng: “Ngươi có hình tướng, biểu hiện như Cư só, cho nên Ta gọi ngươi là Cư só. Có chỗ ngồi đó, muốn ngồi thì mời ngồi.” Rồi Thế Tôn hỏi: “Ngươi lánh tục, đoạn tục, xả các tục sự như thế nào?” Cư só Bô-lị-đa đáp: “Tất cả những tài vật trong nhà, tôi đều cho con cái hết rồi tôi sống vô vi, vô cầu, chỉ đi lấy thức ăn để duy trì mạng sống mà thôi. Tôi lánh tục, đoạn tục, xả các tục sự như vậy.” Thế Tôn nói: “Này Cư só, trong Thánh pháp luật, sự đoạn tuyệt các tục sự không phải như vậy. Này Cư só, trong Thánh pháp luật có Tám chi đoạn tuyệt tục sự.” Lúc bấy giờ Cư só Bô-lị-đa bèn bỏ gậy, xếp dù, cởi guốc tục, chắp tay hướng về Phật bạch rằng: “Này Cù-đàm, trong Thánh pháp luật, thế nào là Tám chi đoạn tuyệt tục sự?” Thế Tôn nói: “Này Cư só, Đa văn Thánh đệ tử y trên lìa sát mà đoạn trừ sát, y trên xa lìa lấy của không cho mà đoạn trừ sự lấy của không cho, y trên xa lìa tà dâm mà đoạn trừ tà dâm, y trên xa lìa nói láo mà đoạn trừ nói láo, y trên không tham trước mà đoạn trừ tham trước, y trên không nhuế hại mà đoạn trừ nhuế hại, y trên không đố kî thù nghịch mà đoạn trừ đố kî thù nghịch, y trên không tăng thượng mạn mà đoạn trừ tăng thượng mạn. “Này Cư só, thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên lìa sát mà đoạn trừ sát? Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai giết chóc phải chịu ác báo trong đời này và đời sau. Nếu ta giết chóc, ấy là gây hại mình và cũng xuyên tạc hủy báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, các phương đều nghe đồn tiếng xấu của ta, thân hoại mạng chung tất sẽ đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai giết chóc như vậy, sẽ chịu quả báo này, trong đời này và đời sau. Như vậy, nay ta có nên y trên lìa sát mà đoạn trừ sát chăng?’ Rồi vị ấy y trên xa lìa sát hại mà đoạn trừ sát hại. Như vậy là Đa văn Thánh đệ tử y trên lìa sát mà đoạn trừ sát. “Này Cư só, thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên xa lìa lấy của không cho mà đoạn trừ sự lấy của không cho? Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai lấy của không cho tất phải chịu quả báo ác trong đời này và đời sau. Nếu ta lấy của không cho, ấy là gây hại mình và cũng xuyên tạc hủy báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, các phương đều nghe đồn tiếng xấu của ta, thân hoại mạng chung tất sẽ đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai lấy của không cho phải chịu ác báo trong đời này và đời sau như vậy, nay ta có nên y trên xa lìa lấy của không cho mà đoạn trừ sự lấy của không cho chăng?’ Rồi vị ấy y trên xa lìa lấy của không cho mà đoạn trừ sự lấy của không cho. Như vậy, Đa văn Thánh đệ tử y trên xa lìa lấy của không cho mà đoạn trừ sự lấy của không cho. “Này Cư só, thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y xa lìa tà dâm mà đoạn trừ tà dâm? Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai tà dâm tất phải chịu ác báo trong đời này và đời sau. Nếu ta tà dâm ấy là tự hại mà cũng là xuyên tạc hủy báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, các phương thảy đều nghe đồn tiếng xấu của ta. khi thân hoại mạng chung phải đi đến ác thú, sanh trong địa ngục. Ai tà dâm tất phải chịu ác báo này trong đời này và đời sau như vậy, nay ta có nên y trên xa lìa tà dâm mà đoạn trừ tà dâm chăng?’ Rồi vị ấy y trên xa lìa tà dâm mà đoạn trừ tà dâm. Như vậy, Đa văn Thánh đệ tử xa lìa tà dâm mà đoạn trừ tà dâm. “Này Cư só, thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên xa lìa nói láo mà đoạn trừ sự nói láo? Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai nói láo tất phải chịu ác báo trong đời này và đời sau. Nếu ta nói láo ấy là tự hại mà cũng xuyên tạc phỉ báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, khi thân hoại mạng chung tất sẽ phải đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai nói láo tất phải chịu ác báo này đời này và đời sau như vậy. Nay ta nên y cứ trên xa lìa nói láo mà đoạn trừ sự nói láo chăng?’ Rồi vị ấy y cứ trên xa lìa nói láo mà đoạn trừ sự nói láo. Như vậy Đa văn Thánh đệ tử y trên xa lìa nói láo mà đoạn trừ sự nói láo. “Này Cư só, thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên không tham trước mà đoạn trừ tham trước? Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai tham trước tất phải thọ ác báo trong đời này và đời sau. Nếu ta tham trước ấy là tự hại mà cũng là xuyên tạc hủy báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta. Khi thân hoại mạng chung tất phải đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai tham trước tất phải thọ ác báo này trong đời này và đời sau như vậy. Nay ta có nên xa lìa tham trước mà đoạn trừ tham trước chăng?’ Rồi vị ấy y trên xa lìa tham trước mà đoạn trừ tham trước. Như vậy, Đa văn Thánh đệ tử y trên xa lìa tham trước mà đoạn trừ tham trước. “Này Cư só, thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên xa lìa hại nhuế mà đoạn trừ hại nhuế? Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai hại nhuế tất phải thọ ác báo trong đời này và đời sau. Nếu ta hại nhuế ấy là tự hại, mà cũng là hủy báng xuyên tạc người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, các phương đều nghe đồn tiếng xấu của ta, khi thân hoại mạng chung tất sẽ đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai hại nhuế tất phải thọ ác báo này đời này và đời sau. Như vậy, nay ta có nên xa lìa hại nhuế mà đoạn trừ hại nhuế chăng?’ Rồi vị ấy y trên xa lìa hại nhuế mà đoạn trừ hại nhuế. Như vậy, Đa văn Thánh đệ tử y trên xa lìa hại nhuế mà đoạn trừ hại nhuế. “Này Cư só, thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên không đố kî thù nghịch mà đoạn trừ đố kî thù nghịch? Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai đố kî thù nghịch tất phải thọ ác báo đời này và đời sau. Nếu ta đố kî thù nghịch ấy là tự hại và cũng xuyên tạc hủy báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, các phương đều nghe đồn tiếng xấu của ta. Khi thân hoại mạng chung tất phải đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai đố kî thù nghịch tất phải thọ ác báo này đời này và đời sau như vậy, nay ta có nên y cứ trên không đố kî thù nghịch mà đoạn trừ đố kî thù nghịch chăng?’ Rồi vị ấy y cứ trên không đố kî thù nghịch mà đoạn trừ đố kî thù nghịch. Như vậy, Đa văn Thánh đệ tử y cứ trên không đố kî thù nghịch mà đoạn trừ đố kî thù nghịch. “Này Cư só, thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên không tăng thượng mạn mà đoạn trừ tăng thượng mạn? Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai tăng thượng mạn tất thọ ác báo trong đời này và đời sau. Nếu ta có tăng thượng mạn ấy là tự hại mà cũng là xuyên tạc hủy báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, các phương đều nghe đồn tiếng xấu của ta. Khi thân hoại mạng chung tất phải đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai có tăng thượng mạn tất phải thọ ác báo này đời này và đời sau như vậy. Nay ta có nên y cứ không tăng thượng mạn mà đoạn trừ tăng thượng mạn chăng?’ Rồi vị ấy y trên không tăng thượng mạn mà đoạn trừ tăng thượng mạn. Như vậy Đa văn Thánh đệ tử y trên không tăng thượng mạn mà đoạn trừ tăng thượng mạn. “Đó là Tám chi đoạn tuyệt tục sự trong Thánh pháp luật.” Cư só hỏi rằng: “Này Cù-đàm, trong Thánh pháp luật chỉ như vậy là đoạn tuyệt tục sự hay còn những điều khác nữa?” Thế Tôn nói: “ Trong Thánh pháp luật không chỉ có chừng đó đoạn tuyệt tục sự, mà còn Tám chi đoạn tuyệt tục sự khác đạt đến chứng ngộ.” Bô-lị-đa Cư só nghe xong, bèn cởi khăn trắng chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng: “Này Cù-đàm, thế nào nói là trong Thánh pháp luật còn có Tám chi đoạn tuyệt tục sự khác đạt đến chứng ngộ?” Thế Tôn đáp rằng: “Này Cư só, cũng như một con chó đói, gầy ốm, mệt mỏi, đến bên chỗ mổ bò. Người đồ tể hay đệ tử của người đồ tể quăng cho con chó một khúc xương đã rút tỉa hết thịt. Con chó lượm được khúc xương rồi chạy đến chỗ này chỗ kia mà gặm, rách môi, mẻ răng, hoặc gây thương hại cuống họng, nhưng con chó không vì vậy mà đoạn trừ được đói. Này Cư só, Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng như bộ xương khô. Thế Tôn nói dục vọng như bộ xương khô, hoan lạc ít mà khổ não lại nhiều, đầy dẫy nguy hiểm, nên xa lánh đi. Nếu ai có sự xả ly dục, ly ác bất thiện pháp này, thì ở đây tất cả mọi sự vật dục của thế gian<註 n="1125"/>184 đều vónh viễn đoạn tận không dư tàn. Hãy tu tập điều đó. “Này Cư só, cũng như cách thôn không xa, có một miếng thịt rơi trên khoảng đất trống; hoặc quạ hoặc diều mang miếng thịt ấy đi. Rồi những quạ diều khác đuổi theo để tranh giành. Ý Cư só nghó sao? Nếu quạ diều ấy không chịu xả bỏ tức khắc miếng thịt này, các quạ diều khác vẫn đuổi theo để giành giựt chăng?” Cư só đáp: “Thật sự như vậy, Cù-đàm.” “Ý Cư só nghó sao, nếu quạ diều ấy xả bỏ tức khắc miếng thịt này, các quạ diều khác có còn đuổi theo để giành giựt chăng?” Cư só đáp: “Không vậy, Cù-đàm.” “Này Cư só, Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng như miếng thịt. Thế Tôn nói dục vọng như miếng thịt; hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm, hãy nên xa lìa đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ly ác bất thiện pháp này, thì ở đây tất cả mọi vật dục thế gian đều vónh viễn đoạn tận không dư tàn. Hãy nên tu tập điều này. “Này Cư só, cũng như một người tay cầm một bó đuốc đang cháy, ngược gió mà đi. Ý Cư só nghó sao? Giả sử người ấy không liệng bỏ tức khắc, nhất định có cháy tay và các chi thể khác chăng?” Cư só đáp: “Thật sự như vậy, Cù-đàm.” “Ý Cư só nghó sao? Giả sử người ấy liệng bỏ tức khắc, sẽ còn bị cháy tay hay các chi thể khác nữa chăng?” Cư só đáp: “Không vậy Cù-đàm.” “Này Cư só, Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng như bó đuốc đang cháy; Thế Tôn nói dục vọng như bó đuốc đang cháy, hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm hãy xa lánh đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ly ác bất thiện pháp này, thì ở đây, tất cả mọi dục vọng thế gian, vónh viễn đoạn tận không dư tàng. Hãy tu tập điều này. “Này Cư só, cũng như cách thôn không xa có một hầm lửa lớn, trong đó đầy những lửa nhưng không có khói, không có ngọn. Nếu một người đi đến, không ngu, không si, cũng không điên đảo, tự chủ với tâm mình, tự do tự tại, muốn hoan lạc chớ không muốn đau đớn, rất ghét sự đau đớn; muốn sống chớ không muốn chết, rất ghét sự chết. Ý Cư só nghó sao? Người ấy lại nhảy vào hầm lửa này chăng?” Cư só đáp: “Không phải vậy, Cù-đàm. Vì sao vậy? Vì người ấy thấy hầm lửa liền nghó rằng, ‘Nếu rơi xuống hầm lửa, nhất định chết chớ không nghi ngờ. Dù không chết, nhất định chịu đựng đau đớn vô cùng’. Người ấy thấy hầm lửa bèn nghó đến việc xa lìa, ước mong xa lìa, xả ly. “Này Cư só, Đa văn Thánh đệ tử lại tư duy như vầy, ‘Dục vọng như hầm lửa. Thế Tôn nói dục vọng như hầm lửa, hoan lạc ít mà khổ não nhiều đầy những nguy hiểâm, hãy nên xa lánh đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ly ác bất thiện pháp, thì ở đây tất cả mọi vật dục thế gian vónh viễn đoạn tận không dư tàng. Hãy tu tập điều này. “Này Cư só, cũng như cách thôn không xa, có một con rắn độc to lớn, rất dữ, rất độc địa, màu đen dễ sợ. Nếu một người đi đến, không ngu, không si, cũng không điên đảo, tự chủ với tâm mình, tự do tự tại, muốn hoan lạc, chớ không muốn đau đớn, rất ghét đau đớn; muốn sống chớ không muốn chết, rất ghét sự chết. Ý Cư só nghó sao, người ấy há lại thò tay cho con rắn cắn, hay các chi thể khác và nói rằng, ‘Này, mổ đi! Này mổ đi!’ Như vậy chăng?” Cư só đáp: “Không phải vậy, Cù-đàm. Vì sao vậy? Người ấy thấy con rắn bèn nghó rằng, ‘Nếu ta thò tay và các chi thể khác cho con rắn nó mổ, nhất định phải chết chớ không nghi ngờ. Dù không chết thì nhất định phải chịu đau đớn vô cùng’. Người ấy thấy con rắn bèn nghó đến sự lánh xa, ước mong xả ly. “Này Cư só, Đa văn Thánh đệ tử lại tư duy như vầy, ‘Dục vọng như rắn độc. Thế Tôn nói dục vọng như con rắn độc, hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm, hãy xa lánh đi. Nếu ai có sự xả ly dục, ác bất thiện pháp này, thì ở đây tất cả mọi dục vọng thế gian vónh viễn đoạn tận không dư tàng. Hãy tu tập điều này. “Này Cư só, cũng như một người nằm mộng, thấy mình sung túc, năm thứ dục lạc thỏa thích. Nhưng khi tỉnh dậy, một thứ cũng không thấy. Này Cư só, Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng như giấc mộng. Thế Tôn nói dục vọng như giấc mộng, hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm, hãy xa lánh đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ác bất thiện pháp này, thì ở đây, tất cả mọi vật dục thế gian, vónh viễn đoạn tận, không dư tàn. Hãy nên tu tập sự kiện này. “Này Cư só, cũng như một người vay mượn vật dụng hưởng lạc, hoặc cung điện, lầu các, hoặc vườn hào, ao tắm, hoặc voi ngựa, xe cộ, hoặc chăn đệm mùng mền, hoặc nhẫn, vòng, xuyến, hoặc hương, anh lạc, vòng cổ, hoặc tràng hoa vàng báu, hoặc danh y thượng phục, rồi nhiều người trông thấy bèn ca ngợi rằng, ‘Như vậy, tốt lành thay! Như vậy, sung sướng thay! Nếu có tài vật gì thì nên hưởng thụ thỏa thích cho đến cùng như vậy’. Nhưng chủ nhân có thể tước đoạt hay sai người tước đoạt bất cứ lúc nào muốn, bèn tự mình tước đoạt hay sai người tước đoạt, những người khác trông thấy, bèn nói với nhau rằng, ‘Nó là người vay mượn; thật sự là lừa gạt chớ không phải vay mượn. Vì sao? Vì chủ nhân của sở hữu có thể tước đoạt hay sai người tước đoạt bất cứ lúc nào muốn. Và rồi đã tự mình tước đoạt hay sai người tước đoạt’. Này Cư só, Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng như vay mượn. Thế Tôn nói dục vọng như vay mượn hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm, hãy xa lánh đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ác bất thiện pháp này, thì ở đây tất cả mọi vật dục thế gian vónh viễn đoạn tận không dư tàng. Hãy tu tập điều này. “Này Cư só, cũng như cách thôn không xa, có một gốc cây ăn trái to lớn. Cây ấy thường có nhiều trái ngon lành đẹp mắt. Một người đi đến, đói, mệt mỏi, gầy ốm, muốn được ăn trái. Người ấy nghó rằng, ‘Cây này thường có nhiều trái ngon lành đẹp mắt. Ta đang đói, gầy ốm, mệt mỏi, muốn được ăn trái. Nhưng dưới gốc không có trái rụng để có thể ăn cho no và mang về. Ta biết leo cây. Bây giờ ta có nên leo lên cây này chăng?’ Nghó xong, bèn leo lên. Lại cũng có một người khác, đói, gầy ốm, mệt mỏi, muốn được ăn trái, cầm một cái búa rất lớn, bèn nghó rằng: ‘Cây này thường có nhiều trái ngon lành đẹp mắt nhưng dưới gốc cây không có trái rụng để có thể ăn cho no và mang về, ta không biết leo cây. Bây giờ ta có nên đốn ngã cây này chăng?’, bèn đốn ngã cây ấy. Ý Cư só nghó sao? Người trên cây nếu không xuống nhanh khi cây ngã xuống đất, có bị gãy tay hoặc các chi thể khác chăng?” Cư só đáp: “Thật sự như vậy, Cù-đàm.” “Ý Cư só nghó sao, nếu người trên cây leo xuống nhanh, khi cây ngã xuống đất, há lại bị gãy tay hay các chi thể khác chăng?” Cư só đáp: “Không vậy, Cù-đàm.” “Này Cư só, Đa văn Thánh đệ tử lại tư duy như vầy, ‘Dục vọng như trái cây. Thế Tôn nói dục vọng như trái cây, hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm hãy lánh xa đi’. Nếu ai có sự xả ly dục ly ác bất thiện pháp này, thì ở đây tất cả mọi vật dục thế gian, vónh viễn đoạn tận không dư tàng. Hãy tu tập sự kiện này. “Đó gọi là trong Thánh pháp luật còn có Tám chi đoạn tuyệt tục sự khác, đạt đến chứng ngộ. “Này Cư só, rồi vị ấy có giác có quán, đã dứt<註 n="1126"/>185, nội tónh, nhất tâm, không giác, không quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ. Rồi vị ấy ly hỷ, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm chánh trí, thân thọ lạc, điều mà Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, chứng đắc Tam thiền, thành tựu an trụ. Rồi vị ấy lạc diệt, khổ diệt, hỷ ưu vốn cũng diệt, không lạc không khổ, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. “Rồi vị ấy với định tâm thanh tịnh như vậy, không uế, không phiền, nhu nhuyến, an trụ vững vàng, đạt đến bất động tâm, tu học và chứng ngộ lậu tận trí thông, biết như thật ‘Đây là Khổ’, ‘Đây là Khổ tập’, ‘Đây là Khổ diệt’, ‘Đây là Khổ diệt đạo’. Biết như thật đây là lậu, đây là lậu tập, đây là lậu diệt, đây là lậu diệt đạo. Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu, vô minh lậu, giải thoát rồi biết mình đã giải thoát, biết như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.” Khi nói pháp này Bô-lị-đa Cư só viễn ly trần cấu, pháp nhãn về các pháp phát sanh. Lúc bấy giờ Bô-lị-đa Cư só thấy pháp, đắc pháp, chứng giác bạch tịnh pháp, đoạn nghi độ hoặc, không còn tôn thờ ai, không còn do ai, không còn do dự, đã an trụ nơi quả chứng đối với pháp của Thế Tôn đã được vô sở úy, bèn cúi đầu đảnh lễ chân Phật bạch: “Bạch Thế Tôn, con nay quy y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, từ hôm nay suốt trọn đời, tự quy y cho đến lúc mạng chung. “Bạch Thế Tôn, con trước đây mặc chiếc áo trắng tinh, đầu quấn khăn trắng, chống gậy, cầm dù và mang guốc tục, đi từ vườn này sang vườn khác, từ quán nọ đến quán kia, từ rừng đến rừng, du hành khắp nơi thong dong tản bộ, nếu gặp các Sa-môn, Phạm chí, bèn nói như vầy, ‘Chư Hiền, tôi lánh tục, đoạn tục, xả các tục sự’. Các Sa-môn, Phạm chí ấy bèn những lời dịu dàng nói với con rằng, ‘Vâng, Cư só Bô-lị-đa lánh tục, đoạn tục, xả các tục sự’. “Bạch Thế Tôn, con lúc bấy giờ các vị ấy thật sự vô trí, lại đặt vào chỗ trí, thật sự vô trí mà thờ tự, thật sự vô trí mà cúng thực, thật sự vô trí mà phụng sự như người trí. Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay chúng Tỳ-kheo và đệ tử Thế Tôn, đây mới thật sự là có trí, xứng đáng đặt ở chỗ trí, thật sự có trí xứng đáng thờ tự, thật sự có trí xứng đáng cúng thực, thật sự có trí xứng đáng phụng sự người trí tuệ. “Bạch Thế Tôn, con nay lại lần nữa tự quy y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc kể từ hôm nay suốt đời tự quy y cho đến lúc mạng chung. Bạch Thế Tôn, con trước kia kính tín kính trọng các Sa-môn, Phạm chí ngoại đạo, kể từ hôm nay đoạn tuyệt. Bạch Thế Tôn, nay lần thứ ba con xin tự quy y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay suốt đời tự quy y cho đến lúc mạng chung.” Đức Phật thuyết như vậy, Cư só Bô-lị-đa và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517658581">204.KINH LA-MA<註 n="1127"/>186 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong Đông viên, giảng đường Lộc tử mẫu. Bấy giờ Thế Tôn vào lúc xế trưa, từ tónh tọa dậy, bước xuống giảng đường, nói với Tôn giả A-nan rằng: “Bây giờ ta và ngươi đến sông A-di-la-bà-đề<註 n="1128"/>187 để tắm.” Tôn giả A-nan bạch rằng: “Xin vâng, bạch Thế Tôn.” Rồi Tôn giả A-nan cầm then cửa tản bộ đi đến khắp các cốc, gặp Tỳ-kheo nào cũng nói rằng: “Chư Hiền, hãy đi đến nhà Phạm chí La-ma<註 n="1129"/>188.” Các Tỳ-kheo nghe nói, bèn cùng nhau đến nhà Phạm chí La-ma. Thế Tôn dẫn Tôn giả A-nan đi đến sông A-di-la-bà-đề, cởi y để trên bờ, rồi xuống nước tắm. Tắm xong, trở lên lau mình, mặc y. Bấy giờ Tôn giả A-nan đứng sau Thế Tôn, cầm quạt quạt Phật. Rồi Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng<註 n="1130"/>189: “Bạch Thế Tôn, nhà của Phạm chí La-ma rất tốt, ngăn nắp, rất khả ái. Cúi mong Thế Tôn vì lòng từ bi mẫn đi đến nhà của Phạm chí La-ma.” Thế Tôn im lặng nhận lời của Tôn giả A-nan. Rồi Thế Tôn dẫn Tôn giả A-nan đi đến nhà Phạm chí La-ma. Bấy giờ tại nhà của Phạm chí La-ma một số đông Tỳ-kheo đã tụ tập ngồi lại để thuyết pháp. Đức Phật đứng ngoài cửa, đợi các Tỳ-kheo nói pháp xong. Khi số đông các Tỳ-kheo đã nói pháp xong, các ngài ngồi im lặng. Thế Tôn biết rồi bèn tằng hắng và gõ cửa. Các Tỳ-kheo nghe, tức thì đi ra mở cửa<註 n="1131"/>190.Thế Tôn bước vào nhà Phạm chí La-ma, trải chỗ ngồi trước chúng Tỳ-kheo mà ngồi và hỏi: “Các Tỳ-kheo vừa rồi nói những câu chuyện gì vậy? Vì công việc gì mà tụ tập ngồi ở đây?” Lúc ấy các Tỳ-kheo đáp rằng: “Bạch Thế Tôn, vừa rồi, chúng con thuyết pháp. Do pháp sự này mà tụ tập ngồi tại đây.” Thế Tôn khen rằng: “Lành thay! Lành thay, Tỳ-kheo khi tụ tập ngồi lại nên làm hai việc; một là thuyết pháp, hai là im lặng. Vì sao vậy? Ta sẽ giảng pháp cho các ngươi. Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Hãy tư niệm kỹ.” Lúc ấy các Tỳ-kheo bạch rằng: “Chúng con kính vâng lời lắng nghe.” Đức Phật nói: “Có hai loại tìm cầu. Một là Thánh cầu<註 n="1132"/>191 và hai là phi Thánh cầu. Thế nào là phi Thánh cầu? Có một hạng người thật sự lệ thuộc bệnh tật nhưng lại tìm cầu tật bệnh; thật sự lệ thuộc sự chết nhưng lại tìm cầu sự chết, thật sự lệ thuộc vào ưu bi khổ não, lệ thuộc sự tạp uế, nhưng lại tìm cầu sự tạp uế. “Thế nào là thật sự lệ thuộc vào bệnh tật<註 n="1133"/>192 nhưng lại tìm cầu sự bệnh tật? Thế nào là sự tật bệnh? Con cái, anh em, đó là bệnh pháp. Voi, ngựa, bò, dê, nô tỳ, tiền tài, trân bảo, lúa gạo, là sự bệnh pháp. Chúng sanh ở trong đó xúc chạm, đắm nhiễm, tham ái, dính trước, kiêu ngạo mà thọ nhập, không thấy sự nguy hiểm, không thấy sự xuất yếu. “Thế nào là sự lệ thuộc sự già<註 n="1134"/>193, sự chết, sự sầu bi ưu não, sự tạp uế? Con cái, anh em đó là sự tạp uế. Voi, ngựa, bò, dê, nô tỳ, tiền tài, trân bảo, đó là sự tạp uế, sự tổn hại. Chúng sanh ở trong đó đắm nhiễm, xúc chạm, tham ái, dính trước, kiêu ngạo mà thọ nhập, không thấy sự nguy hiểm, không thấy sự xuất yếu. Người đó muốn tìm cầu cái không tật bệnh, an ổn, vô thượng, Niết-bàn, nhưng đạt được Niết-bàn an ổn vô thượng là trường hợp không thể có. Tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, nhưng đạt được Niết-bàn vô thượng an ổn là trường hợp không thể có. Đó gọi là phi Thánh cầu. “Thế nào là Thánh cầu? Có một hạng người suy nghó như thế này, ‘Ta thật sự lệ thuộc tật bệnh, nhưng không bỏ tìm cầu sự tật bệnh. Ta thật sự lệ thuộc sự già, sự chết, sự sầu bi khổ não, sự tạp uế, nhưng không bỏ sự tìm cầu tạp uế. Vậy ta hãy tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn, Niết-bàn’. Người ấy bèn tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn và đạt được không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn là trường hợp có thể có. Tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, và đạt được không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, là trường hợp có thể có. “Ta trước kia khi chưa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác cũng suy nghó như vầy, ‘Ta thực sự lệ thuộc tật bệnh, không bỏ tìm cầu sự tật bệnh. Ta thực sự lệ thuộc già, chết, sầu bi ưu não, tạp uế, nhưng không bỏ tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế. Vậy ta có nên tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn chăng?’ “Ta vào thời thiếu niên trong trắng, mái tóc xanh mướt, cho đến thời tráng niên năm hai mươi chín tuổi, bấy giờ sống cực kỳ hoan lạc, vui đùa, trang sức, du hành. Ta vào lúc ấy mặc dù cha mẹ khóc lóc, thân thuộc không ai vui, nhưng Ta cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, để học đạo; thủ hộ thân mạng thanh tịnh, thủ hộ khẩu và ý mạng thanh tịnh. Ta đã thành tựu giới thân ấy rồi, lại muốn tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, cho nên lại tìm nơi A-la-la Già-la-ma<註 n="1135"/>194, hỏi rằng, ‘Thưa A-la-la, tôi muốn theo pháp của người để tu học phạm hạnh được chăng?’ A-la-la trả lời rằng, ‘Này Hiền giả, không có gì là không được. Hiền giả muốn hành thì hành’. Ta lại hỏi, ‘Người làm thế nào để tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp này?’ A-la-la đáp, ‘Ta vượt qua tất cả thức xứ, đạt được vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ. Do đó, pháp của ta được tự tri, tự giác, tự tác chứng’. Ta lại suy nghó như vầy, ‘Không chỉ riêng A-la-la mới có niềm tin này. Ta cũng có niềm tin này. Không chỉ riêng A-la-la mới có tinh tấn này, Ta cũng có sự tinh tấn này. Không chỉ riêng A-la-la mới có tuệ này, Ta cũng có tuệ này’. A-la-la đối với pháp này đã tự tri, tự giác, tự tác chứng. Ta muốn chứng pháp này nên sống cô độc, viễn ly, tại một nơi trống vắng, yên tónh. Sau khi tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, không bao lâu Ta chứng pháp ấy. Sau khi chứng pháp ấy rồi, Ta lại tìm đến chỗ A-la-la Già-la-ma, hỏi rằng, ‘Thưa A-la-la, phải chăng pháp này được tự tri, tự giác, tự tác chứng, nghóa là vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, đạt được vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ?’ A-la-la trả lời Ta rằng, ‘Hiền giả, đó là pháp ta tự tri, tự giác, tự tác chứng, nghóa là vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, đạt được vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ’. A-la-la lại nói với Ta rằng, ‘Hiền giả, ấy là cũng như sự tác chứng của ta đối với pháp này, Hiền giả cũng vậy. Cũng như sự tác chứng của Hiền giả đối với pháp này, ta cũng vậy. Hiền giả, người hãy đến đây, cùng ta lãnh đạo đồ chúng này’. Đó là A-la-la đối xử với Ta với địa vị Tôn sư, coi Ta ngang hàng, tối thượng cung kính, tối thượng cúng dường, tối thượng hoan hỷ. “Ta lại suy nghó như vầy, ‘Pháp này không đưa đến trí; pháp này không đưa đến giác, không đưa đến Niết-bàn. Vậy Ta hãy xả bỏ pháp này, để cầu thêm nữa, sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn’. Ta bèn bỏ pháp này đi tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. “Rồi Ta đi đến chỗ Uất-đà-la La-ma Tử<註 n="1136"/>195, hỏi rằng, ‘Thưa Uất-đà-la, tôi muốn ở trong pháp của người mà học hỏi, có thể được chăng?’ Uất-đà-la La-ma Tử trả lời Ta rằng, ‘Hiền giả, không có gì là không được. Người muốn học thì học’. Ta lại hỏi, ‘Thưa Uất-đà-la, cha ngài là La-ma<註 n="1137"/>196, người tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp gì?’ Uất-đà-la La-ma Tử đáp, ‘Hiền giả, ta vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, đạt được phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. Hiền giả, pháp mà cha ta La-ma tự tri, tự giác, tự tác chứng, là pháp này’. Ta lại suy nghó như vầy, ‘Không chỉ riêng La-ma mới có niềm tin này, Ta cũng có niềm tin này. Không chỉ riêng La-ma mới có sự tinh tấn này, Ta cũng có sự tinh tấn này. Không chỉ riêng La-ma mới có tuệ này, Ta cũng có tuệ này. La-ma đã tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp này, tại sao ta lại không tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp này?’ Vì Ta muốn chứng pháp này, cho nên sống cô độc tại một nơi xa vắng, không nhàn, yên tónh, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Sau khi Ta sống cô độc, viễn ly, tại một nơi trống vắng, yên tónh, không bao lâu chứng được pháp ấy. Khi chứng pháp ấy rồi, Ta lại đến Uất-đà-la La-ma Tử hỏi rằng, ‘Thưa Uất-đà-la La-ma Tử, cha ngài là La-ma, phải chăng pháp này được tự tri, tự giác, tự tác chứng, nghóa là vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, đạt được phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ?’ Uất-đà-la La-ma Tử trả lời Ta rằng, ‘Hiền giả, cha ta là La-ma, đây là pháp được tự tri, tự giác, tự tác chứng, nghóa là vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, đạt được phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ’. Uất-đà-la lại nói với Ta rằng, ‘Cũng như cha ta tác chứng pháp này, Hiền giả cũng vậy. Cũng như Hiền giả tác chứng pháp này, cha ta cũng vậy. Hiền giả hãy đến đây cùng ta lãnh đạo đồ chúng này’. Uất-đà-la đối xử với Ta ngang địa vị Tôn sư, coi Ta cũng như bậc Tôn sư, tối thượng cung kính, tối thượng cúng dường, tối thượng hoan hỷ. Ta lại suy nghó như vầy, ‘Pháp này không đưa đến trí, không đưa đến giác, không đưa đến Niết-bàn. Vậy Ta hãy xả bỏ pháp này để đi tìm cầu thêm nữa, sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn’. Ta liền xả bỏ pháp ấy để đi tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn. “Rồi Ta đi về phía nam núi Tượng đỉnh<註 n="1138"/>197, đến tại Uất-bệ-la <註 n="1139"/>198, một ngôi làng của Phạm chí tên gọi là Tư na<註 n="1140"/>199, đây là một khoảng đất xinh xắn, khả ái, núi rừng sầm uất, sông Ni-liên-thuyền<註 n="1141"/>200 với dòng nước trong xanh chảy lên bờ. Ta thấy khoảnh đất ấy bèn nghó rằng, ‘Nếu một thiện nam tử muốn học đạo, nên ở nơi này mà học, Ta cũng học đạo; vậy Ta hãy ở nơi này mà học. Rồi Ta ôm cỏ đến cây giác thọ<註 n="1142"/>201.Đến nơi, Ta rải cỏ xuống, trải ni-sư-đàn lên và ngồi kiết già, kỳ hạn sẽ không rời khỏi chỗ ngồi cho đến khi nào chứng đắc Lậu tận. Và Ta không rời khỏi chỗ ngồi cho đến khi chứng đắc Lậu tận. “Ta tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn, liền đạt được sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn. Liền đạt được sự không già không chết, không ưu bi sầu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, sanh tri, sanh kiến, định đạo phẩm pháp<註 n="1143"/>202, ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, biết như thật không còn tái sanh nữa’. “Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, liền nghó như vầy, ‘Ta sẽ thuyết pháp cho ai trước nhất?’ Rồi Ta lại nghó rằng, ‘Ta có nên đi đến thuyết pháp cho A-la-la Già-la-ma trước chăng?’ “Lúc bấy giờ có Thiên thần trụ trong hư không nói với Ta rằng: “Đại Tiên nhân, xin biết cho, A-la-la Già-la-ma vừa mạng chung đến nay đã được bảy ngày’. Ta cũng tự biết A-la-la Già-la-ma đã mạng chung được bảy ngày. Ta lại nghó như vầy, ‘A-la-la Già-la-ma, thiệt thòi thay cho người ấy, không nghe được pháp này. Nếu được nghe pháp này, người ấy sẽ nhanh chóng biết rõ pháp tùy pháp<註 n="1144"/>203.“Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, liền nghó như vầy, ‘Ta sẽ thuyết pháp cho Uất-đà-la La-ma Tử trước nhất chăng?” Thiên thần lại trụ trong hư không nói với Ta rằng, ‘Đại Tiên nhân, xin biết cho, Uất-đà-la La-ma Tử mạng chung đến nay đã hai tuần thất’. Ta cũng tự biết Uất-đà-la La-ma Tử mạng chung đã hai tuần thất. Ta lại nghó như vầy, ‘Uất-đà-la La-ma Tử thiệt thòi thay cho người ấy, không nghe được pháp này. Nếu nghe được pháp này, người ấy sẽ nhanh chóng biết rõ pháp tùy pháp’. “Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, Ta liền suy nghó như vầy, ‘Ta sẽ thuyết pháp cho ai trước nhất?’ Rồi Ta lại nghó rằng, ‘Xưa kia, năm Tỳ-kheo theo hầu hạ Ta, giúp Ta nhiều điều hữu ích. Khi Ta tu hành khổ hạnh, năm Tỳ-kheo ấy đã thừa sự Ta, nay Ta có nên thuyết pháp cho năm Tỳ-kheo trước kia chăng?’ Rồi Ta lại nghó rằng, ‘Năm Tỳ-kheo thuở xưa ấy, bây giờ đang ở đâu?’ Bằng thiên nhãn thanh tịnh vượt hẳn người thường, Ta thấy năm Tỳ-kheo đang ở tại Ba-la-nại<註 n="1145"/>204, Tiên nhân trú xứ, trong vườn Lộc giả. “Ta tùy thuận trụ dưới gốc cây Giác thọ. Sau đó Ta thu vén y, ôm bát đi về Ba-la-nại, đến đô ấp Gia-thi<註 n="1146"/>205.Bấy giờ Dị học Ưu-đà<註 n="1147"/>206, từ xa trông thấy Ta đi đến, bèn nói với Ta rằng, ‘Hiền giả Cù-đàm, các căn thanh tịnh, hình sắc thù diệu, khuôn mặt ngời sáng. Hiền giả Cù-đàm, ai là Tôn sư? Theo ai học đạo? Tin tưởng pháp của ai?’ Lúc bấy giờ Ta liền nói bài kệ để trả lời Ưu-đà rằng: Ta tối thượng, tối thắng; Nhiễm trước pháp đã trừ; Giải thoát, ái diệt tận; Tự giác, ai Tôn sư? Bậc Vô Đẳng, Đại Hùng, Tự Giác, Vô Thượng Giác, Như Lai, Thầy thiên, nhơn, Biến tri, thành tựu lực. “Ưu-đà hỏi rằng: “–Hiền giả Cù-đàm tự cho là tối thắng chăng?” “Ta lại nói bài kệ trả lời rằng: Đấng Tối Thắng như vậy Các lậu đã tận trừ. Ta sát hại ác pháp, Nên tối thắng là Ta. “Ưu-đà lại hỏi Ta rằng: “–Hiền giả Cù-đàm, bấy giờ muốn đi về đâu?” “Bấy giờ Ta nói bài kệ rằng: Ta đến Ba-la-nại, Gióng trống diệu cam lồ, Chuyển pháp luân vô thượng Chưa ai chuyển trong đời. “Ưu-đà lại nói với Ta rằng: “–Hiền giả Cù-đàm, hoặc có thể là như vậy.” “Rồi vị ấy bước sang con đường tắt mà đi trở lui. “Ta một mình đi đến Tiên nhân trụ xứ, trong vườn Lộc dã. Bấy giờ năm Tỳ-kheo từ xa trông thấy Ta đi đến, ai cũng lập giao ước với nhau rằng, ‘Chư Hiền, nên biết đó là Sa-môn Cù-đàm đang đi đến. Người ấy đa dục, đa cầu, ăn với loại ẩm thực thù diệu, bằng cơm gạo trắng ngon lành, cùng với bột, tô, mật, và bôi xoa thân thể bằng dầu mè nay lại đến đây. Các người cứ ngồi. Chớ nên đứng dậy đón tiếp, cũng đừng làm lễ. Dành sẵn cho một chỗ đó, nhưng đừng mời ngồi, hãy nói rằng ‘Nếu bạn muốn ngồi, xin cứ tùy ý’. Rồi Ta đi đến chỗ năm Tỳ-kheo. Bấy giờ năm Tỳ-kheo không kham nổi uy đức tối thắng thù diệu của Ta, tức thì rời chỗ ngồi đứng dậy, người thì ôm y bát của Ta, người thì trải chỗ ngồi, người thì lấy nước cho Ta rửa chân. Ta nghó rằng, ‘Những người ngu si này sao lại không bền chí, đã tự mình thiết lập điều ước hẹn, rồi lại làm trái điều giao hẹn’. Ta biết như vậy rồi bèn ngồi trên chỗ ngồi mà năm Tỳ-kheo đã dọn sẵn. Khi ấy năm Tỳ-kheo gọi thẳng tên họ Ta và xưng hô với Ta là “Bạn”<註 n="1148"/>207.“Ta nói với họ rằng, ‘Ta là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, các người đừng gọi thẳng tên họ Ta, cũng đừng gọi Ta là ‘Bạn’. Vì sao vậy? Ta vì tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn, và đạt được sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Ta tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, và đạt được sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn. Đã sanh tri, sanh kiến, định đạo phẩm pháp, ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Họ nói với Ta rằng: “–Này bạn Cù-đàm, trước kia bạn hành như vậy, đạo tích như vậy, khổ hạnh như vậy mà còn chưa chứng được pháp thượng nhân, gần kề với Thánh tri, Thánh kiến, huống là ngày hôm nay đa dục, đa cầu, ăn với thực phẩm thù diệu với gạo trắng ngon lành, cùng với bột, tô, mật, bôi xoa thân thể bằng dầu mè chăng? “Ta lại nói rằng: “–Này năm Tỳ-kheo, các ngươi trước kia có bao giờ thấy Ta như vậy, với các căn thanh tịnh, rạng rỡ sáng ngời chăng? “Bấy giờ năm Tỳ-kheo lại trả lời với Ta rằng: “–Trước kia chúng tôi chưa từng thấy bạn với các căn thanh tịnh, rạng rỡ sáng ngời. Này bạn Cù-đàm, nay bạn với các căn thanh tịnh, hình sắc thù diệu khuôn mặt sáng ngời. “Ta lúc ấy nói với họ rằng: “–Này năm Tỳ-kheo, có hai lối sống cực đoan mà những người học đạo không nên học. Một là đắm trước dục lạc, nghiệp hèn hạ, là lối sống của phàm phu. Hai là tự gây phiền, tự gây khổ, không phải là pháp Hiền Thánh, không tương ưng với cứu cánh. Này năm Tỳ-kheo, xả bỏ hai cực đoan ấy, có con đường giữa, thành minh, thành trí, thành tựu định, đạt đến tự tại, đưa đến trí, đưa đến giác, dẫn đến Niết-bàn. Đó là tám con đường chân chánh, từ chánh kiến cho đến chánh định là tám. “Rồi Ta lần lượt giáo hóa năm Tỳ-kheo. Khi giáo hóa cho hai người thì ba người đi khất thực. Ba người mang thức ăn về cho đủ sáu người ăn. Khi giáo hóa cho ba người thì hai người đi khất thực. Hai người mang thức ăn về cho đủ sáu người ăn. Ta giáo hóa như vậy, họ tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Và đạt được sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, và đạt được sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế và vô thượng an ổn Niết-bàn; sanh tri, sanh kiến, định đạo phẩm pháp, ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, biết như thật không còn tái sanh nữa’. “Rồi Thế Tôn lại nói với họ rằng: “–Này năm Tỳ-kheo, có năm thứ công đức của dục, khả ái, khả lạc, khả ý, khả niệm, hoàn toàn tương ưng với dục. Đó là sắc được biết bởi mắt, tiếng được biết bởi tai, hương được biết bởi mũi, vị được biết bởi lưỡi, xúc được biết bởi thân. Này năm Tỳ-kheo, phàm phu ngu si, không đa văn, không gặp thiện hữu, không biết Thánh pháp, không điều ngự trong Thánh pháp, chúng xúc chạm, đắm nhiễm, tham ái, dính trước, kiêu ngạo mà thọ nhập, không biết sự nguy hiểm, không thấy sự xuất yếu. Nên biết chúng nghe theo ác ma, làm theo ác ma, rơi vào ác ma, bị lưới ma quấn chặt, bị cùm ma khóa chặt, không thoát khỏi sự trói buộc của ma. Này năm Tỳ-kheo, cũng như nai rừng bị dây buộc chặt nên biết nó phải nghe theo thợ săn, làm theo thợ săn, rơi vào tay thợ săn, bị lưới thợ săn quấn chặt, khi thợ săn đến, không thể trốn thoát. Cũng vậy, năm Tỳ-kheo, phàm phu ngu si, không đa văn, không gặp thiện hữu, không biết Thánh pháp, không điều ngự trong Thánh pháp, chúng đối với năm thú diệu dục mà xúc chạm, đắm nhiễm, tham ái, dính trước, kiêu ngạo, lăn xả vào, thọ dụng mà không thấy sự nguy hiểm, không thấy sự xuất yếu. Nên biết, chúng phải nghe theo ác ma, làm theo ác ma, rơi vào tay ác ma, bị lưới ma quấn chặt, bị dây ma trói xiết, không thoát khỏi sự trói buộc của ma. Này năm Tỳ-kheo, Đa văn Thánh đệ tử, gặp thiện tri thức, hiểu biết Thánh pháp, điều ngự trong Thánh pháp, những vị ấy đối với năm diệu dục, không xúc, không nhiễm, không tham, không trước, cũng không kiêu ngạo mà thọ nhập, mà thấy sự nguy hiểm, thấy sự xuất yếu. Nên biết, họ không nghe theo ác ma, không làm theo ác ma, không bị rơi vào tay ác ma, không bị lưới ma quấn chặt, không bị dây ma trói siết, bèn thoát khỏi sự trói buộc của ma. Này năm Tỳ-kheo, cũng như nai rừng thoát khỏi trói buộc, nên biết nó không phải nghe theo thợ săn, không phải làm theo thợ săn, không rơi vào tay thợ săn, không bị lưới thợï săn quấn chặt, không bị dây thợ săn buộc siết. Khi thợ săn đến, nó có thể trốn thoát. Cũng vậy, này năm Tỳ-kheo, Đa văn Thánh đệ tử gặp thiện tri thức, hiểu biết Thánh pháp, điều ngự trong Thánh pháp, vị ấy đối với năm công đức của dục không xúc, không nhiễm, không tham không trước, cũng không kiêu ngạo mà thọ nhập, mà thấy sự nguy hiểm, thấy sự xuất yếu. Nên biết những người ấy không phải nghe theo ác ma, không phải làm theo ác ma, không rơi vào tay ma, không bị lưới ma quấn chặt, không bị dây ma buộc siết, bèn thoát khỏi sự trói buộc của ma. Này năm Tỳ-kheo, nếu lúc Như Lai xuất hiện trong thế gian, là Bậc Vô Sở Trước, Minh Hạnh Thành Tựu, Đẳng Chánh Giác, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, là Phật, Chúng Hựu. Vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm tạp uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly ác bất thiện pháp cho đến chứng đắc Tứ thiền thành tựu an trụ. Vị ấy với định tâm thanh tịnh, như vậy, không uế, không phiền, nhu nhuyến, an trụ vững vàng, đạt đến bất động tâm, tu học và tác chứng Lậu tận trí thông. Vị ấy biết như thật đây là Khổ, biết như thật đây là Khổ tập, biết như thật đây là Khổ diệt, đây là Khổ diệt đạo. Biết như thật đây là lậu, đây là lậu tập, đây là lậu diệt, đây là lậu diệt đạo. Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi biết mình đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy bây giờ tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Vì sao vậy? Vị ấy đã tự mình thấy rõ vô lượng pháp ác bất thiện đã diệt tận. Cho nên, vị ấy tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Này năm Tỳ-kheo, cũng như trong khu rừng vắng, nơi không có bóng người, ở đó nai rừng tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Vì sao vậy? Nai rừng ấy không nằm trong cảnh giới của thợ săn. Cho nên nó tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Cũng vậy, này năm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo lậu tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy lúc bấy giờ tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Vì sao vậy? Vì vị ấy tự mình thấy vô lượng pháp ác bất thiện đã diệt tận, cho nên tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Này năm Tỳ-kheo, đó gọi là giải thoát vô dư, đó gọi là sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Đó gọi là sự không già không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn.” Đức Phật thuyết như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517658582">205.KINH NGŨ HẠ PHẦN KẾT<註 n="1149"/>208 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Ta đã từng nói năm hạ phần kết<註 n="1150"/>209, các ngươi có thọ trì chăng?” Các Tỳ-kheo im lặng không trả lời. Thế Tôn lại hỏi đến lần thứ ba: “Ta đã từng nói năm hạ phần kết, các ngươi có thọ trì chăng?” Các Tỳ-kheo im lặng không trả lời đến lần thứ ba. Lúc bấy giờ Tôn giả Man Đồng tử<註 n="1151"/>210, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về Phật bạch rằng: “Thế Tôn đã từng nói năm hạ phần kết. Con có thọ trì.” Thế Tôn hỏi: “Này Man Đồng tử, Ta đã từng nói năm hạ phần kết, ngươi có thọ trì chăng?” Tôn giả Man Đồng tử đáp: “Thế Tôn nói dục là hạ phần kết thứ nhất, con thọ trì như vậy. Nhuế, thân kiến, giới thủ và nghi, Thế Tôn nói nghi là hạ phần kết thứ năm, con thọ trì như vậy.” Thế Tôn quở rằng: “Man Đồng tử, ngươi sao lại thọ trì rằng Ta nói năm hạ phần kết như vậy? Man Đồng tử, ngươi nghe từ miệng ai mà thọ trì rằng Ta nói năm hạ phần kết như vậy?” “Này Man Đồng tử, há không phải số đông các người dị học cật vấn chỉ trích ngươi với thí dụ về trẻ nít sơ sanh này chăng? Này Man Đồng tử, con nít mới sanh mềm yếu, nằm ngủ, trong ý còn không có ý tưởng về dục tưởng, há lại có quấn chặt nơi dục chăng? Nhưng kết sử nằm trong bản tính<註 n="1152"/>211 của chúng nên nói là dục sử<註 n="1153"/>212.Này Man Đồng tử, con nít mới sanh, mềm yếu, nằm ngửa mà ngủ, ý tưởng về chúng sanh còn không có, há lại có tâm về quấn chặt nơi sân nhuế chăng? Nhưng do kết sử nằm trong bản tính của nó, nên nói là nhuế sử<註 n="1154"/>213.Này Man Đồng tử, con nít mới sanh mềm yếu, nằm ngửa mà ngủ, ý tưởng về tự thân còn không có, há lại có quấn chặt nơi thân chăng? Nhưng do kết sử ở nơi bản tính của nó nói là thân kiến sử<註 n="1155"/>214.Này Man Đồng tử, con nít mới sanh mềm yếu, nằm ngửa mà ngủ, ý tưởng về giới còn không có há lại có tâm quấn chặt nơi giới chăng? Nhưng do kết sử nơi bản tính của nó nên nói là giới thủ sử<註 n="1156"/>215.Này Man Đồng tử, con nít mới sanh mềm yếu, ý tưởng về pháp còn không có, há lại có tâm quấn chặt nơi pháp chăng? Nhưng do kết sử nơi bản tính của nó nên nói là nghi sử<註 n="1157"/>216.Há không phải số đông các dị học đem thí dụ con nít mới sanh này mà chỉ trích cật vấn ngươi chăng?” Lúc bấy giờ, Tôn giả Man Đồng tử bị Thế Tôn quở trách ngay mặt, trong lòng rầu ró, cúi đầu im lặng, không còn lời lẽ biện bạch, suy nghó mông lung. Thế Tôn sau khi mắng Tôn giả Man Đồng tử ngay mặt rồi, ngồi im lặng. Lúc ấy Tôn giả A-nan đứng sau Thế Tôn, cầm quạt quạt Phật. Rồi Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Đức Phật, bạch: “Bạch Thế Tôn, hôm nay thật đúng lúc, bạch Thiện Thệ nay thật đúng lúc, nếu nói cho các Tỳ-kheo nghe năm hạ phần kết. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Thế Tôn dạy sẽ khéo léo thọ trì.” Thế Tôn nói: “Này A-nan, hãy lắng nghe, hãy khéo tư niệm.” Tôn giả A-nan bạch Phật: “Xin vâng lời lắng nghe.” Phật nói: “A-nan, ở đây có một hạng người bị dục quấn chặt. Dục tâm sanh rồi mà không biết như thật về sự xả ly; do không biết như thật về sự xả ly, nên tham dục càng tăng thạnh, không thể chế trừ. Đó là hạ phần kết. “A-nan, ở đây có một hạng người bị nhuế quấn chặt. Nhuế tâm sanh rồi mà không biết như thật về sự xả ly. Do không biết như thật xả ly sân nhuế càng tăng thạnh, không thể chế trừ. Đó là hạ phần kết. “A-nan, ở đây có một hạng người bị thân kiến quấn chặt. Thân kiến tâm sanh rồi mà không biết như thật về sự xả ly. Do không biết như thật xả ly, thân kiến càng tăng thạnh, không thể chế trừ. Đó là hạ phần kết. “A-nan, ở đây có một hạng người bị giới thủ quấn chặt. Giới thủ tâm sanh rồi mà không biết như thật về sự xả ly. Do không biết như thật xả ly, giới thủ càng tăng thạnh. Không thể chế trừ. Đó là hạ phần kết. “A-nan, ở đây có một hạng người bị nghi quấn chặt. Nghi tâm sanh rồi mà không biết như thật về sự xả ly, nghi càng tăng thạnh. Không thể chế trừ. Đó là hạ phần kết. “Này A-nan, y trên đạo, y trên đạo tích để đoạn trừ năm hạ phần kết. Nếu không y trên đạo này, không y trên đạo tích này mà đoạn trừ được năm hạ phần kết, trường hợp này không thể có. “A-nan, cũng như có người muốn tìm một cái gì chắc thật<註 n="1158"/>217.Vì để tìm cái gì chắc thật nên xách búa vào rừng, và người ấy thấy một gốc cây đã đầy đủ rễ, thân, cành, lá và lõi. Nhưng nếu người ấy không chặt nơi rễ nơi thân mà tìm được cái gì chắc thật mang về, thì trường hợp này không thể có. Cũng vậy, này A-nan, phải y trên đạo, y trên đạo tích để đoạn trừ năm hạ phần kết. Nếu không y trên đạo này, không y trên tích này mà đoạn trừ được năm hạ phần kết, trường hợp này không thể có. “Này A-nan, y trên đạo, y trên đạo tích để đoạn trừ năm hạ phần kết. Nếu ai y trên đạo này, y trên tích này mà đoạn trừ năm hạ phần kết, trường hợp này tất có. “A-nan, cũng như một người muốn tìm cái gì chắc thật. Vì để tìm cái gì chắc thật, nên xách búa vào rừng, và người ấy thấy một gốc cây đã đầy đủ rễ, thân, cành, và lá với lõi. Nếu người ấy chặt nơi rễ, nơi thân và được cái chắc thật để mang về, trường hợp này chắc có. Cũng vậy này A-nan, y trên đạo và y trên tích để đoạn trừ năm hạ phần kết. Nếu ai y trên đạo này và y trên tích này mà đoạn trừ được năm hạ phần kết trường hợp này tất có. “Này A-nan, y trên đạo nào, y trên tích nào để đoạn trừ năm hạ phần kết? A-nan, hoặc có một hạng người bị dục quấn chặt. Nếu dục triền đã sanh, liền biết như thật về sự xả ly; biết như thật về sự xả ly rồi dục triền nơi người ấy liền diệt. A-nan, ở đây một người bị nhuế quấn chặt; nếu nhuế triền phát sanh, liền biết như thật về sự xả ly. Nếu biết như thật về sự xả ly rồi, nhuế triền nơi người ấy liền diệt. A-nan ở đây có một người bị thân kiến quấn chặt. Nếu thân kiến đã quấn chặt, liền biết như thật về sự xả ly. Biết như thật về sự xả ly rồi, thân kiến triền nơi người ấy liền diệt. A-nan, ở đây có một người bị giới thủ quấn chặt. Nếu giới thủ triền đã sanh, liền biết như thật về sự xả ly. Biết như thật về sự xả ly rồi, giới thủ triền nơi người ấy liền diệt. A-nan, ở đây một người bị nghi quấn chặt, nếu nghi triền đã sanh, liền biết như thật về sự xả ly. Biết như thật về sự xả ly rồi, nghi triền nơi người ấy liền diệt. “Này A-nan, y trên đạo này, y trên đạo tích này mà đoạn trừ năm hạ phần kết. “Này A-nan, cũng như sông Hằng-già với nước chảy tràn lên bờ. Nếu có một người đến, có công việc ở bờ bên kia nên muốn qua sông. Người ấy suy nghó rằng, ‘Sông Hằng-già này nước chảy tràn lên bờ. Ta có công việc bờ bên kia nên muốn qua sông. Nhưng tự thân ta không đủ sức để bình an lội sang bờ bên kia’. A-nan, nên biết rằng người ấy không đủ sức. Cũng vậy, này A-nan, nếu ai đối với sự chứng giác, với tịch diệt, với Niết-bàn mà tâm không thú hướng, không thanh tịnh, không trụ nơi giải thoát; A-nan, nên biết người ấy cũng giống như người gầy yếu không sức lực kia. “A-nan, cũng như sông Hằng-già với nước chảy tràn lên bờ. Nếu có một người đến, có công việc ở bờ bên kia nên muốn qua sông. Người ấy nghó rằng, ‘Sông Hằng-già này với nước chảy tràn lên bờ. Ta có công việc ở bờ bên kia. Tự thân ta đủ sức để bình an lội qua bờ bên kia’. A-nan, nên biết rằng người ấy đủ sức. Cũng vậy, này A-nan, nếu ai đối với sự chứng giác, với tịch diệt, với Niết-bàn, mà có tâm thú hướng, thanh tịnh mà trụ nơi giải thoát; A-nan, nên biết, người này cũng như người có sức lực kia. “Này A-nan, cũng giống như giòng nước lũ<註 n="1159"/>218 rất sâu, rất rộng, chảy xiết, cuốn trôi nhiều thứ, mà ở quãng giữa không thuyền, không cầu, giả sử có một người đến, có công việc ở bờ bên kia, nên tìm cách để qua. Khi tìm cách để qua, người ấy nghó rằng, ‘Nay giòng nước lũ này rất sâu, rất rộng, chảy xiết, cuốn trôi mọi thứ, ở khoảng giữa lại không có thuyền, không cầu để có thể qua. Với phương tiện để ta có thể bình an sang bờ bên kia. Ta có công việc ở bờ bên kia cần đi qua. Với phương tiện nào để ta có thể bình an qua bờ bên kia?’ Rồi người ấy lại nghó rằng, ‘Bây giờ ở bờ bên này ta hãy thu lượm cỏ, cây buộc lại mà làm chiếc bè để bơi sang’. Người ấy bèn ở bên này thu lượm cỏ cây buộc lại làm thành chiếc bè, rồi bình an bơi sang bờ bên kia. Cũng vậy, này A-nan, nếu có Tỳ-kheo phan duyên vào sự yểm ly, y trên sự yểm ly, an trụ nơi yểm ly, do làm an tịnh thân ác, do tâm nhập ly định, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền thành tựu an trụ. Vị ấy y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ. Vị ấy y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ rồi, an trụ nơi đó, tất chứng đắc Lậu tận. Giả sử trụ nơi đó mà không chứng đắc Lậu tận, tất sẽ thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ. “Rồi vị ấy giác quán tịch tịnh, nội tónh, nhất tâm, không giác không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc Nhị thiền, thành tựu an trụ. Vị ấy y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ. Vị ấy sau khi y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ rồi, an trụ nơi đó tất chứng đắc Lậu tận. Giả sử an trụ nơi đó mà không chứng đắc Lậu tận, tất sẽ thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ. “Thế nào là thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ? Vị ấy ly hỷ dục, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm chánh trí, thân cảm thọ lạc, điều mà Thánh nói là được Thánh xả, với niệm an trú lạc, chứng đắc Tam thiền, thành tựu an trụ. Vị ấy y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ. Vị ấy sau khi y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ rồi, an trụ nơi đó tất chứng đắc Lậu tận. Giả sử an trụ nơi đó mà không chứng đắc Lậu tận, tất sẽ thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ. “Thế nào là thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ? Vị ấy diệt lạc, diệt khổ, ưu hỷ vốn cũng đã diệt, không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Vị ấy y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ. Vị ấy sau khi y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ rồi, an trụ nơi đó tất chứng đắc Lậu tận. Giả sử an trụ nơi đó mà không chứng đắc Lậu tận, tất sẽ thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ. “Thế nào là thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ? Vị ấy vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu ngại tưởng<註 n="1160"/>219, không suy niệm đến bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, chứng vô lượng không xứ, thành tựu an trụ. Vị ấy y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ. Vị ấy sau khi y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ rồi, an trụ nơi đó tất chứng đắc Lậu tận. Giả sử an trụ nơi đó mà không chứng đắc Lậu tận tất sẽ thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ. “Thế nào là thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ? Vị ấy vượt qua tất cả vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, chứng vô lượng thức xứ, thành tựu an trụ. Vị ấy y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ. Vị ấy sau khi y trên xứ này mà quán sát sự hưng suy của thọ rồi, an trụ nơi đó tất chứng đắc Lậu tận. Giả sử an trụ nơi đó mà không chứng đắc Lậu tận, tất sẽ thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ. “Thế nào là thăng tiến và đạt đến Tịch tịnh xứ? Vị ấy vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, chứng vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ. Nơi vị ấy nếu có những cảm thọ nào, hoặc lạc, khổ, hoặc không lạc, không khổ, vị ấy quán sát cảm thọ này là vô thường, quán hưng suy, quán vô dục, quán diệt, quán đoạn, quán xả. Vị ấy sau khi như vậy quán thọ này là vô thường, quán hưng suy, quán vô dục, quán diệt, quán đoạn, quán xả rồi, liền không còn chấp thủ đối với thế gian này<註 n="1161"/>220.Sau khi không còn chấp thủ đối với thế gian này, liền không sợ hãi. Do không sợ hãi mà nhập Niết-bàn. Biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. “Cũng như cách thôn không xa có một bụi chuối to lớn, nếu có một người xách búa đến đốn ngã cây chuối, xẻ thành mảnh, xả làm mười phần, hoặc làm trăm phần. Sau khi xả làm mười phần hoặc trăm phần rồi, bèn vạch từng sợi, nhưng mắt chuối không tìm thấy, há lại tìm thấy lõi được sao? A-nan, cũng vậy, Tỳ-kheo nếu có những cảm thọ nào, hoặc lạc, hoặc khổ, hoặc không khổ không lạc, vị ấy quán cảm thọ này là vô thường, quán hưng suy, quán vô dục, quán diệt, quán đoạn, quán xả. Vị ấy sau khi như vậy, quán sát thọ này là vô thường, quán hưng suy, quán vô dục, quán diệt, quán đoạn quán xả rồi, liền không còn chấp thủ đối với thế gian này. Sau khi không còn chấp thủ đối với thế gian này, liền không sợ hãi. Do không sợ hãi mà nhập Niết-bàn. Biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.” Lúc bấy giờ Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Đức Phật mà bạch: “Bạch Thế Tôn! Kỳ lạ thay! Hy hữu thay! Thế Tôn vì các Tỳ-kheo y trên y, thiết lập y, giảng thuyết về sự xả ly lậu, nói về sự vượt qua lậu. Nhưng các Tỳ-kheo không nhanh chóng chứng đắc vô thượng, nghóa là đạt đến cứu cánh diệt tận.” Thế Tôn nói: “Thật vậy, A-nan! Thật vậy, A-nan! Thật là kỳ lạ. Thật là hy hữu, Ta vì các Tỳ-kheo, y trên y, thiết lập y, nói về sự xả ly lậu, nói về sự vượt qua lậu. Nhưng các Tỳ-kheo không nhanh chóng vượt chứng đắc vô thượng, nghóa là đạt đến cứu cánh diệt tận. Vì sao vậy? Vì sự thắng liệt nơi mỗi người cho nên sự tu học có tinh, có thô. Do sự tu học đạo có tinh có thô, cho nên mỗi người có sự thắng liệt khác nhau. A-nan, vì vậy Ta nói mỗi người có sự thắng liệt khác nhau.” Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517658583">206.KINH TÂM UẾ<註 n="1162"/>221 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Nếu Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào không nhổ sạch năm thứ tạp uế<註 n="1163"/>222 trong tâm, không cởi bỏ năm sự trói buộc<註 n="1164"/>223 trong tâm, thì Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni đó được nói đến với pháp tất thối. “Thế nào là không nhổ sạch năm thứ tạp uế trong tâm? “Ở đây có một hạng người nghi ngờ Thế Tôn, do dự, không ngộ nhập, không quyết đoán, không tịnh tín<註 n="1165"/>224.Nếu hạng người nào nghi ngờ Thế Tôn, do dự, không ngộ nhập, không quyết đoán, không tịnh tín. Đó gọi là không nhổ sạch loại tâm tạp uế thứ nhất, nghóa là đối với Thế Tôn<註 n="1166"/>225.Cũng vậy, đối với Chánh pháp, đối với học giới, đối với giáo huấn<註 n="1167"/>226, hoặc đối với những vị đồng phạm hạnh, được Thế Tôn khen ngợi mà sân nhuế, mạ lî, lăng nhục, xúc não, xâm hại, không ngộ nhập, không quyết đoán, không tịnh tín, đó là loại tâm tạp uế thứ năm không được nhổ sạch, nghóa là đối với các vị đồng phạm hanh. “Thế nào là không cởi bỏ năm sự trói buộc trong tâm? “Ở đây có một hạng người thân chưa ly nhiễm, chưa ly dục, chưa ly khát, chưa ly ái. Nếu ai thân chưa ly nhiễm, không ly dục, không ly ái, không ly khát, người ấy tâm không thú hướng, không tịnh tín, không an trụ, không thắng giải<註 n="1168"/>227 trong nỗ lực tinh tấn<註 n="1169"/>228, và chuyên cần tónh tọa. Nếu ai có tâm này, không thú hướng, không tịnh tín, không an trụ, không thắng giải trong nỗ lực tinh tấn và chuyên cần tónh tọa đó gọi là tâm phược thứ nhất, nghóa là nơi thân. “Lại nữa, nếu ai đối với dục mà không ly nhiễm, không ly dục, không ly ái, không ly khát, vị ấy tâm không thú hướng, không tịnh tín, không an trụ, không thắng giải trong nỗ lực tinh tấn và chuyên cần tónh tọa. Nếu ai có tâm này, không thú hướng, không tịnh tín, không an trụ, không thắng giải trong nỗ lực tinh tấn và chuyên cần tónh tọa đó gọi là tâm phược thứ hai, nghóa là nơi dục. “Lại nữa, có một hạng người, đối với điều được nói tương ưng với Thánh nghóa, nhu nhuyến, không triền cái mà nghi hoặc, nghóa là nói về giới, định, giải thoát, giải thoát tri kiến, nói về tổn giảm, nói về sự không tụ hội, nói về sự thiếu dục, nói về diệt, nói về tónh tọa nói về duyên khởi; những điều như vậy được Tỳ-kheo hay Sa-môn nói, nhưng tâm không thú hướng, không tịnh tín, không an trụ, không thắng giải trong nỗ lực tinh tấn và chuyên cần tónh tọa. Nếu ai có tâm này, không thú hướng, không tịnh tín, không an trụ, không thắng giải, không tinh tấn, không tónh tọa, đó gọi là loại tâm phược thứ ba, nghóa là đối với thuyết. “Lại nữa, thường tụ hội chung với đạo hay tục, náo loạn, kiêu xa, không học hỏi. Nếu ai thường tụ hội chung với đạo hay tục, náo loạn, kiêu xa, không học hỏi, người ấy tâm không thú hướng, không tịnh tín, không an trụ, không thắng giải trong nỗ lực tinh cần và chuyên cần tónh tọa. Nếu ai có tâm này không thú hướng, không tịnh tín, không an trụ, không thắng giải trong nỗ lực tinh tấn và chuyên cần tónh tọa, thì đó gọi là loại tâm phược thứ tư, nghóa là đối với sự tụ hội. “Lại nữa, với một ít sở đắc mà nửa đường dừng lại không mong cầu thăng tiến. Nếu ai với một ít sở đắc mà nửa đường dừng lại không mong cầu thăng tiến, người đấy tâm không thú hướng, không tịnh tín, không an trụ, không thắng giải trong nỗ lực tinh tấn, và chuyên cần tónh tọa. Nếu ai có tâm này, không thú hướng, không tịnh tín, không an trụ, không thắng giải trong nỗ lực tinh tấn, và chuyên cần tónh tọa, đó gọi là tâm phược thứ năm, nghóa là đối với sự thăng tiến. “Nếu Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào không nhổ sạch năm thứ tạp uế trong tâm, và khéo cởi mở năm thứ trói buộc trong tâm, thì Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni ấy được nói đến với pháp tất thối vậy. “Nếu Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào khéo nhổ sạch năm thứ tạp uế trong tâm, và khéo cởi mở năm thứ trói buộc trong tâm, Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni ấy được nói đến với pháp thanh tịnh. “Thế nào là Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni khéo nhổ sạch năm thứ tạp uế trong tâm? Ở đây có một hạng người không nghi ngờ Thế Tôn, không do dự nhưng ngộ nhập, quyết đoán, tịnh tín. Nếu ai không nghi ngờ Thế Tôn, không do dự nhưng ngộ nhập, quyết đoán, tịnh tín, đó là hạng người thứ nhất vậy, đối với Chánh pháp, đối với học giới, đối với giáo huấn. Hoặc đối với những vị đồng phạm hạnh được Thế Tôn khen ngợi mà không sân nhuế, không lăng nhục, không xúc não, không sân hại, có ngộ nhập, quyết đoán, tịnh tín. Đó gọi là hạng người thứ năm khéo nhổ sạch tạp uế trong tâm, nghóa là đối với các vị đồng phạm hạnh. “Thế nào là khéo cởi mở năm thứ trói buộc trong tâm? “Ở đây có một hạng người thân ly nhiễm, ly dục, ly ái, ly khát. Nếu ai thân ly nhiễm, ly dục, ly ái, ly khát, người ấy có tâm thú hướng, tịnh tín, an trụ, thắng giải, nỗ lực tinh tấn, chuyên cần tónh tọa. Đó gọi là hạng người thứ nhất khéo cởi mở sự trói buộc trong tâm, nghóa là đối với thân. “Lại nữa, đối với dục mà ly nhiễm, ly dục, ly ái, ly khát. Nếu ai đối với dục mà ly nhiễm, ly dục, ly ái, ly khát, người ấy có tâm thú hướng, tịnh tín, an trụ, thắng giải, nỗ lực tinh tấn, chuyên cần, tónh tọa. Đó là hạng người thứ hai khéo cởi mở sự trói buộc trong tâm, tức là đối với dục vậy. “Lại nữa, có một hạng người, đối với những điều được thuyết giảng, tương ưng với Thánh nghóa, nhu nhuyến, không triền cái, nghi hoặc, nghóa là nói về giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, nói về tổn giảm, nói về sự không tụ hội, nói về thiểu dục, nói về tri túc, nói về đoạn trừ, nói về vô dục, nói về diệt, nói về tónh tọa, nói về duyên khởi, những điều như vậy được thuyết giảng bởi Sa-môn hay Tỳ-kheo, mà người ấy tâm thú hướng tịnh tín, an trụ, thắng giải, nỗ lực tinh tấn, chuyên cần tónh tọa. Nếu ai có tâm này, thú hướng, tịnh tín, an trụ, thắng giải, nỗ lực tinh tấn, chuyên cần tónh tọa. Đó là hạng người thứ ba khéo cởi mở sự trói buộc trong tâm, tức là đối với thuyết vậy. “Lại nữa, không thường tụ hội với đạo hay tục, không náo loạn, không kiêu xa, nhưng học hỏi. Nếu ai không thường tụ hội với đạo hay tục, không náo loạn, không kiêu xa, nhưng học hỏi, người ấy có tâm thú hướng tịnh tín, an trụ, thắng giải, nỗ lực tinh tấn, chuyên cần tónh tọa. Đó là hạng người thứ tư khéo cởi mở sự trói buộc trong tâm, tức là đối với sự không tụ hội. “Lại nữa, với một ít sở đắc mà nửa đường không dừng lại, nhưng mong cầu thăng tiến. Nếu ai với một ít sở đắc mà nửa đường không dừng lại nhưng mong cầu thăng tiến, người ấy tâm thú hướng, tịnh tín, an trụ, thắng giải, nỗ lực, tinh tấn, chuyên cần tónh tọa. Đó gọi là hạng người thứ năm khéo cởi mở sự trói buộc trong tâm, tức là đối với sự thăng tiến vậy. “Nếu Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào khéo nhổ sạch năm thứ tạp uế trong tâm khéo cởi mở năm thứ trói buộc trong tâm, Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni ấy được nói đến với pháp thanh tịnh. Vị ấy an trụ nơi mười chi này rồi, lại tu tập thêm năm pháp. Thế nào là năm? “Tu dục, định thành tựu đoạn như ý túc<註 n="1170"/>229, y trên viễn ly, y trên vô dục, y diệt, y xả, thú hướng phi phẩm. Tu tinh tấn định, tâm định tư duy, thành tựu đoạn như ý túc, y trên viễn ly, y trên vô dục, y diệt y xả, thú hướng phi phẩm, và kham nhiệm là thứ năm. Vị ấy thành tựu kham nhiệm cho đến mười lăm pháp này thành tựu tự thọ<註 n="1171"/>230, chắc chắn đạt đến tri, đến kiến, đến Chánh đẳng chánh giác, đến cửa cam lồ, cận trụ Niết-bàn. Ta nói không có sự kiện không đi đến Niết-bàn. “Cũng như gà sanh mười trứng, hoặc mười hai trứng, luôn luôn ấp ủ, luôn luôn sưởi ấm, luôn luôn trông chừng. Giả sử con gà mái ấy buông trôi, nhưng bên trong đã có gà con nó sẽ lấy chân mà chọi, lấy mỏ mà mổ vỏ trứng, tự nó bình an chui ra. Nó là con gà con đệ nhất. Cũng vậy, Tỳ-kheo thành tựu, kham nhiệm cho đến mười lăm pháp này, tự thọ, chắc chắn đạt đến tri kiến, đến chánh đẳng giác, đến cửa cam lồ, cận trụ Niết-bàn. Ta nói, không có sự kiện không đi đến Niết-bàn.” Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517658584">207.KINH TIỄN MAO (I)<註 n="1172"/>231 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá, ở Trúc lâm, vườn Ca-lan-đà cùng đại chúng Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người đang an cư mùa mưa. Bấy giờ trải qua đêm, lúc vừa sáng, Thế Tôn mang y cầm bát vào thành Vương xá để khất thực. Khất thực xong, thu dọn y bát, rửa chân tay, Ngài khoác y ni-sư-đàn trên vai và đi đến vườn Dị học trong rừng Khổng tước<註 n="1173"/>232.Tại rừng Khổng tước, trong vườn Dị học, bấy giờ có một người Dị học tên là Tiễn Mao<註 n="1174"/>233 là một vị danh đức, là bậc Tông chủ, được nhiều người tôn làm Thầy, có tiếng tăm lớn, nhiều người kính trọng ông đang ở giữa đám đông ồn ào, lớn tiếng, âm thanh huyên náo, luận bàn đủ mọi đề tài súc sanh<註 n="1175"/>234, như: bàn chuyện vua chúa, bàn chuyện trộm cướp, bàn chuyện đấu tranh, bàn chuyện ăn uống, bàn chuyện áo chăn, bàn chuyện phụ nữ, bàn chuyện đàn bà, bàn chuyện con gái, bàn chuyện dâm nữ, bàn chuyện thế gian, bàn chuyện tà đạo, bàn chuyện trong biển; đại loại như thế, chúng tụ tập luận bàn đủ mọi đề tài súc sanh. Dị học Tiễn Mao thấy Phật từ xa đến, dặn dò chúng của mình rằng: “Này các ông, hãy ngồi im lặng, người đang đến kia là Sa-môn Cù-đàm. Đồ chúng của ông ấy im lặng, thường ưa sự im lặng, khen ngợi sự im lặng. Ông ấy nếu thấy chúng ta im lặng, có thể sẽ đến thăm.” Dị học Tiễn Mao dặn chúng im lặng, chính mình cũng im lặng mà ngồi. Thế Tôn đi đến chỗ Dị học Tiễn Mao. Dị học Tiễn Mao liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay mà bạch Phật rằng: “Kính chào Sa-môn Cù-đàm, Sa-môn Cù-đàm đã lâu không đến đây. Mời Ngài ngồi xuống chỗ này.” Thế Tôn liền ngồi xuống chỗ ngồi Tiễn Mao đã trải sẵn. Dị học Tiễn Mao và Thế Tôn sau khi cùng nhau chào hỏi, rồi lui ngồi một bên. Thế Tôn hỏi rằng: “Ưu-đà-di<註 n="1176"/>235, các ông vừa bàn luận những gì, do việc gì mà cùng nhóm họp ở đây?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, xin bỏ qua vấn đề này. Vấn đề này không hay ho gì. Sa-môn Cù-đàm nếu muốn nghe vấn đề này để sau này nghe cũng không khóù gì.” Thế Tôn hỏi như vậy ba lần rằng: “Ưu-đà-di, các ông vừa bàn luận những vấn đề gì? Do việc gì mà cùng nhóm họp nơi đây?” Dị học Tiễn Mao cũng đáp lại ba lần rằng: “Bạch Cù-đàm, xin bỏ qua vấn đề này. Nó không hay ho gì. Sa-môn Cù-đàm nếu muốn nghe sau này nghe cũng không khó. Nhưng Sa-môn Cù-đàm ba lần muốn nghe, nay tôi phải nói. “Bạch Cù-đàm, chúng tôi cùng với số đông các Phạm chí nước Câu-tát-la cùng tụ tập ngồi ở học đường Câu-tát-la<註 n="1177"/>236 bàn luận như vầy, “Thật tốt đẹp và lợi ích cho dân nước Ương-già Ma-kiệt-đà<註 n="1178"/>237! Thật tốt đẹp và lợi ích cho người nước Ương-già Ma-kiệt-đà! Chúng Đại phước điền<註 n="1179"/>238 như thế cùng an cư mùa mưa tại thành Vương xá. “Đó là có ngài Phất-lan Ca-diếp<註 n="1180"/>239.Vì sao? Bạch Cù-đàm, Phất-lan Ca-diếp là bậc Tông chủ danh đức, làm Thầy mọi người, có tiếng tăm lớn, mọi người kính trọng, lãnh đạo đồ chúng lớn, được năm trăm dị học tôn trọng, cùng an cư mùa mưa tại thành Vương xá này. “Cũng vậy, Ma-tức-ca-lợi Cù-xá-lợi Tử, Sa-nhã Bệ-la-trì Tử, Ni-kiền Thân Tử, Ba-phục Ca-chiên, A-di-đa Kê-xá Kiếm-bà-lợi. Bạch Cù-đàm, A-di-đa Kê-xá Kiếm-bà-lợi là danh đức Tông chủ, làm Thầy mọi người, có tiếng tăm lớn, mọi người đều kính trọng, thống lãnh đồ chúng lớn, được năm trăm dị học tôn trọng, cùng an cư mùa mưa ở thành Vương xá. “Vừa rồi cùng bàn đến Sa-môn Cù-đàm rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm này là bậc danh đức Tông chủ, làm Thầy mọi người có tiếng tăm lớn, mọi người kính trọng, thống lónh đại chúng Tỳ-kheo được một ngàn hai trăm người tôn trọng, cũng cùng nhau an cư mùa mưa tại thành Vương xá này. “Bạch Cù-đàm, chúng tôi lại nghó, ‘Nay trong các Sa-môn, Phạm chí được tôn trọng này, ai là người được đệ tử cung kính, cúng dường, không bị đệ tử đúng theo pháp mắng nhiếc, cũng không bị đệ tử vấn nạn rằng ‘Điều này hoàn toàn không thể có, không tương ưng, không chính đáng’. Nói rồi bỏ đi?’ “Bạch Cù-đàm, chúng tôi lại nghó, Phất-lan Ca-diếp này không được đệ tử hầu hạ, tôn trọng, cúng dường, bị đệ tử dùng pháp mà mắng nhiếc, rất nhiều đệ tử nạn vấn rằng ‘Điều này hoàn toàn không thể được, không tương ưng, không chính đáng’. Nói rồi bỏ đi. “Bạch Cù-đàm, thuở xưa Phất-lan Ca-diếp đã có lần ở trong chúng đệ tử giơ tay la lớn, ‘Các ông hãy dừng lại! Không có ai đến hỏi các ông. Người ta hỏi tôi, các ông không thể giải quyết việc này, nhưng ta có thể giải quyết được việc này’. Nhưng các đệ tử ngay trong lúc đó lại bàn luận việc khác nữa, không chờ ngươi nói xong vấn đề. Bạch Cù-đàm, chúng tôi lại nghó, như vậy, Phất-lan Ca-diếp này không được đệ tử hầu hạ, cung kính, tôn trọng, cúng dường. Bị đệ tử dùng pháp mạ lî mắng nhiếc, rất nhiều đệ tử vấn nạn rằng: ‘Điều này hoàn toàn không thể được, không tương ưng, không chính đáng’. Nói rồi liền bỏ đi. “Ma-tức-ca-lợi Cù-xá-lợi Tử, Sa-nhã Bệ-la-trì Tử, Ni-kiền Thân Tử, Ba-phục Ca-chiên, A-di-đa Kê-xá Kiếm-bà-lợi. Cũng vậy, bạch Cù-đàm, chúng tôi lại nghó, ‘A-di-đa Kê-xá Kiếm-bà-lợi này, không được đệ tử hầu hạ, cung kính, tôn trọng, cúng dường, bị đệ tử dùng pháp mạ lî mắng nhiếc, rất nhiều đệ tử vấn nạn rằng ‘Điều này hoàn toàn không thể được, không tương ưng, không chính đáng’. Nói rồi bỏ đi. “Bạch Cù-đàm, thuở xưa A-di-đa Kê-xá Kiếm-bà-lợi đã có lần ở trong chúng đệ tử giơ tay la lớn rằng, ‘Các ông hãy dừng lại, không có ai đến hỏi các ông. Người ta hỏi tôi, các ông không thể giải quyết được việc này’. Nhưng các đệ tử ngay trong lúc đó, lại bàn luận việc khác không chờ ngươi nói xong. Bạch Cù-đàm, chúng tôi lại nghó, như vậy, A-di-đa Kê-xá Kiếm-bà-lợi, không được đệ tử hầu hạ, cung kính, tôn trọng, cúng dường mà bị đệ tử dùng pháp mạ lî mắng nhiếc, rất nhiều đệ tử vấn nạn rằng ‘Điều này hoàn toàn không thể được, không tương ưng, không chính đáng’. Nói rồi bỏ đi. “Bạch Cù-đàm, chúng tôi lại nghó, Sa-môn Cù-đàm này được đệ tử hầu hạ, cung kính, tông trọng, cúng dường, cũng không bị đệ tử vấn nạn rằng ‘Điều này hoàn toàn không thể được, không tương ưng, không chính đáng’. Nói rồi bỏ đi. “Bạch Cù-đàm, thuở xưa Sa-môn Cù-đàm đã có lần nói pháp tại đại chúng, vô lượng trăm ngàn người vây quanh. Ngay bấy giờ có một người ngủ mà ngáy. Lại có một người bảo người kia rằng ‘Đừng có ngủ ngáy. Ông không muốn nghe Thế Tôn nói pháp vi diệu như cam lồ sao?’ Người kia liền im lặng không gây tiếng động nữa. “Bạch Cù-đàm, chúng tôi lại nghó, như vậy Sa-môn Cù-đàm được đệ tử hầu hạ cung kính, tôn trọng, cúng dường, không bị đệ tử dùng pháp mạ lî mắng nhiếc, cũng không bị đệ tử vấn nạn rằng ‘Điều đó hoàn toàn không thể được, không tương ưng, không chính đáng’. Nói rồi liền bỏ đi.” Thế Tôn nghe rồi liền hỏi Tiễn Mao rằng: “Ưu-đà-di, ông thấy Ta có bao nhiêu pháp khiến cho các đệ tử hầu hạ cung kính, tôn trọng và cúng dường, thường theo Ta không rời?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Tôi thấy Cù-đàm có năm pháp khiến đệ tử hầu hạ, cung kính, tôn trọng, cúng dường phụng sự, thường theo không rời. Những gì là năm? Sa-môn Cù-đàm trí túc về thô y, khen ngợi tri túc về thô y. Bởi vì Sa-môn Cù-đàm tri túc về thô y, khen ngợi tri túc về vải thô, nên tôi thấy tri túc đó là pháp thứ nhất mà Sa-môn Cù-đàm có thể khiến cho hàng đệ tử phụng sự cung kính, tôn trọng cúng dường, thường theo không rời. “Lại nữa, Sa-môn Cù-đàm tri túc về ăn uống đạm bạc, khen ngợi về tri túc đạm bạc. Bởi vì Sa-môn Cù-đàm tri túc về ăn uống đạm bạc, khen ngợi về tri túc ăn uống đạm bạc, nên tôi thấy Sa-môn Cù-đàm có pháp thứ hai khiến các đệ tử cung kính, tôn trọng cúng dường, phụng sự thường theo không rời. “Lại nữa, Sa-môn Cù-đàm ăn ít, khen ngợi sự ăn ít. Vì Sa-môn Cù-đàm ăn ít và khen ngợi sự ăn ít, nên tôi thấy Sa-môn Cù-đàm có pháp thứ ba khiến các đệ tử cung kính tôn trọng, cúng dường phụng sự, thường theo không rời. “Lại nữa, Sa-môn Cù-đàm tri túc về chỗ nghỉ ngơi và giường chõng thô sơ, khen ngợi tri túc về chỗ nghỉ ngơi và giường chõng thô sơ. Vì Sa-môn Cù-đàm tri túc như vậy, nên tôi thấy đó là pháp thứ tư mà Sa-môn Cù-đàm có thể khiến các đệ tử cung kính, tôn trọng, cúng dường, thường theo không rời. “Lại nữa Sa-môn Cù-đàm tónh tọa và ngợi khen tónh tọa<註 n="1181"/>240.Vì vậy tôi thấy đó là pháp thứ năm mà Sa-môn Cù-đàm có thể khiến các đệ tử cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng hành thường theo không rời. “Đó là năm pháp mà tôi thấy Sa-môn Cù-đàm có thể khiến các đệ tử cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng hành, thường theo không rời.” Thế Tôn bảo rằng: “Này Ưu-đà-di, Ta không phải do năm pháp ấy mà khiến các đệ tử cung kính tôn trọng, cúng dường thừa sự, thường theo không rời. Này Ưu-đà-di, áo ta mặc được cắt theo con dao Thánh<註 n="1182"/>241 và nhuộäm màu sắc xấu xa. Như vậy, y Thánh được nhuộm màu sắc xấu xa. Ưu-đà-di! Nhưng đệ tử Ta cũng có người trọn đời chỉ mặc áo phấn tảo do người ta bỏ, và cũng nói thế này, ‘Thế Tôn ta tri túc về thô y’, khen ngợi sự tri túc về thô y. Này Ưu-đà-di, nếu đệ tử ta nhận sự tri túc về thô y mà khen ngợi Ta, thì người đó do sự kiện này đã không cung kính tôn trọng, cúng dường phụng sự Ta, cũng không theo Ta. “Lại nữa, này Ưu-đà-di, Ta ăn đồ ăn gạo nếp, nấu chín và không có hạt xép, vô lượng tạp vị. Ưu-đà-di, nhưng đệ tử Ta có người trọn đời khất thực, ăn đồ ăn đã bỏ, cũng lại nói rằng, ‘Thế Tôn ta tri túc về thô thực’, khen ngợi tri túc về thô thực. Ưu-đà-di, nếu đệ tử Ta nhân sự tri túc về ăn uống thô sơ, mà khen ngợi Ta, người ấy nhân sự kiện này đã không cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng sự Ta, cũng không theo Ta. “Lại nữa, Ưu-đà-di, Ta chỉ ăn bằng một trái cây bệ-la<註 n="1183"/>242 hoặc bằng nửa bệ-la. Nhưng đệ tử của Ta có người ăn bằng một câu-tha<註 n="1184"/>243, hoặc bằng nửa câu-tha, cũng nói như vầy, ‘Thế Tôn ăn ít, khen ngợi sự ăn ít’. Nếu đệ tử Ta nhân sự ăn ít mà khen ngợi Ta, người ấy do sự kiện này đã không cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng sự và theo Ta. “Lại nữa, Ưu-đà-di, Ta hoặc ở trên lầu cao, hoặc trên nhà rạp. Ưu-đà-di, nhưng đệ tử của Ta có người trải qua chín mười tháng, suốt đêm ngủ ngoài trời, cũng nói như vầy, ‘Thế Tôn của Ta tri túc về chỗ nghỉ ngơi và giường chõng thô sơ, khen ngợi tri túc về chỗ nghỉ ngơi và giường chõng thô sơ’. Ưu-đà-di, nếu đệ tử Ta khen ngợi tri túc về chỗ nghỉ ngơi và giường chõng thô sơ nên khen ngợi Ta, thì người ấy do sự kiện này đã không cung kính, tôn trọng, cúng dường phụng sự Ta và cũng không theo Ta. “Lại nữa, Ưu-đà-di, Ta thường sống trong sự náo nhiệt giữa Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Nhưng đệ tử của Ta có người quá nửa tháng mới nhập chúng một lần vì pháp thanh tịnh<註 n="1185"/>244 cũng nói như vầy, ‘Thế Tôn của Ta tónh tọa và khen ngợi sự tónh tọa’. Ưu-đà-di, nếu đệ tử Ta nhân sự tónh tọa mà khen ngợi Ta, vị ấy do sự kiện này đã không cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng sự Ta, cũng không theo Ta. “Ưu-đà-di, Ta không có năm pháp này, khiến hàng đệ tử cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng sự, thường theo không rời. Ưu-đà-di, Ta lại có năm pháp khác, khiến các đệ tử cung kính, tôn trọng, cúng dường phụng sự, thường theo không rời. “Những gì là năm? Này Ưu-đà-di, Ta có đệ tử do giới vô thượng<註 n="1186"/>245, khen ngợi Ta rằng, ‘Thế Tôn có giới, đại giới, lời nói đúng theo việc làm, việc làm đúng theo lời nói’. Ưu-đà-di, nếu đệ tử Ta nhân giới vô thượng mà khen ngợi Ta thì vị ấy nhân điều này mà cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng sự thường theo Ta không rời. “Lại nữa, này Ưu-đà-di, Ta có đệ tử, do vô thượng trí tuệ<註 n="1187"/>246, khen ngợi Ta, ‘Thế Tôn có trí tuệ, cực đại trí tuệ, nếu có ai đến bàn luận hay đối đáp, Ngài đều khuất phục được. Nghóa là đối với Chánh pháp luật, họ không thể nói. Đối với điều chính mình nói, họ cũng không thể nói’. Ưu-đà-di, nếu đệ tử nhân vô thượng trí tuệ, mà khen ngợi Ta, vị ấy nhân sự kiện này mà cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng sự Ta, theo Ta không rời. “Lại nữa, Ưu-đà-di, Ta có đệ tử do vô thượng tri kiến<註 n="1188"/>247, khen ngợi Ta rằng, ‘Thế Tôn biết khắp chứ không phải không biết; thấy khắp chứ không phải không thấy. Ngài nói pháp cho đệ tử có nhân chứ không phải không nhân, có duyên chớ không phải không duyên, có thể đáp chứ không phải không thể đáp, có xả ly chứ không phải không xả ly’. Ưu-đà-di, nếu đệ tử Ta nhân vô thượng tri kiến mà khen ngợi Ta, người ấy nhân sự kiện này mà cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng sự, thường theo ta không rời. “Lại nữa, Ưu-đà-di, Ta có đệ tử, do nhờm tởm mũi tên ái dục mà đến hỏi Ta về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo. Ta liền trả lời về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo. Ưu-đà-di, nếu có đệ tử đến hỏi Ta được trả lời xứng ý, khiến được hoan hỷ, người đó nhân sự kiện này mà cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng sự Ta, thường theo Ta không rời. “Lại nữa, Ưu-đà-di, Ta vì các đệ tử hoặc nói Túc mạng trí thông, tác chứng, hoặc nói Lậu tận trí thông tác chứng minh đạt. Ưu-đà-di, nếu đệ tử Ta trong Chánh pháp luật này được thọ được độ, được đến bờ bên kia, không nghi không hoặc, ở trong thiện pháp không có do dự, người ấy nhân sự kiện này mà cung kính, cúng dường, tôn trọng, phụng sự Ta, thường theo ta không rời. “Này Ưu-đà-di, Đó là năm pháp Ta có khiến cho các đệ tử cung kính, tôn trọng, cúng dường, phụng sự Ta, thường theo không rời.” Bấy giờ Dị học Tiễn Mao, liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch vai áo mặt, chắp tay hướng về Phật bạch rằng: “Kỳ diệu thay! Hy hữu thay! Ngài khéo nói những điều vi diệu thấm nhuần thân thể con cũng như cam lồ. Bạch Cù-đàm, cũng như mưa lớn, cõi đất này từ cao đến thấp thảy được thắm nhuần khắp cả. Cũng vậy, Sa-môn Cù-đàm nói cho chúng tôi những điều vi diệu, thấm nhuần thân thể chúng tôi cũng như cam lồ. “Bạch Thế Tôn, tôi đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. Bạch Thế Tôn, hôm nay con tự quy Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay con trọn đời tự quy y cho đến mạng chung.” Phật thuyết như vậy. Dị học Tiễn Mao sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517658585">208.KINH TIỄN MAO (II)<註 n="1189"/>248 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá, ở Trúc lâm vườn Ca-lan-đa cùng đại chúng Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người, an cư mùa mưa. Bấy giờ, trải qua đêm, lúc vừa sáng, Thế Tôn mang y cầm bát vào thành Vương xá để khất thực. Khất thực xong, thu dọn y bát, rửa chân tay, Ngài khoác ni-sư-đàn trên vai và đi đến vườn Dị học, trong rừng Khổng tước. Tại rừng Khổng tước, trong vườn Dị học, bấy giờ có một người Dị học tên là Tiễn Mao là một danh đức, bậc tông chủ, được mọi người tôn làm thầy, có tiếng tăm lớn, mọi người kính trọng, thống lãnh đồ chúng đông đảo, được năm trăm vị dị học tôn trọng. Vị này ở giữa một đại chúng đang ồn ào, nhiễu loạn, nói năng lớn tiếng, bàn luận đủ mọi vấn đề súc sanh, tức là vấn đề vua chúa, về giặc, về việc đấu tranh, việc ăn uống, về y phục, về đàn bà, về con gái, về dâm nữ, về thế gian, về đồng trống, về dưới biển và việc nước, việc dân. Những người ấy cùng nhau nhóm họp ngồi bàn luận về những vấn đề như súc sanh vậy. Dị học Tiễn Mao thấy Phật từ xa đến, dặn đồ chúng của mình rằng: “Này các ông, hãy ngồi im lặng. Người đang đến kia là Sa-môn Cù-đàm, đồ chúng của ông ấy im lặng, thường ưa sự im lặng, khen ngợi sự im lặng. Ông ấy nếu thấy chúng ta im lặng, có thể đến thăm. Dị học Tiễn Mao dặn đồ chúng im lặng, chính mình cũng im lặng mà ngồi. Thế Tôn đi đến chỗ Dị học Tiễn Mao. Dị học Tiễn Mao liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng về Phật bạch rằng: “Kính chào Sa-môn Cù-đàm, Sa-môn Cù-đàm đã lâu không đến đây, mời Ngài ngồi xuống chỗ này.” Thế Tôn liền ngồi xuống chỗ ngồi Tiễn Mao đã trải sẵn. Dị học Tiễn Mao và Thế Tôn, sau khi cùng nhau chào hỏi, rồi lui ngồi một bên. Thế Tôn hỏi rằng: “Ưu-đà-di, các ông vừa bàn luận những gì? Do việc gì mà cùng nhau ngồi họp ở đây? Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, xin bỏ qua vấn đề này, vấn đề này không hay ho gì. Sa-môn Cù-đàm muốn nghe vấn đề này để sau này nghe cũng không khó gì.” Thế Tôn hỏi như vậy ba lần rằng: “Ưu-đà-di, vừa bàn luận những gì? Do việc gì mà nhóm họp ngồi đây?” Dị học Tiễn Mao cũng đáp lại ba lần rằng: “Bạch Cù-đàm, xin bỏ qua vấn đề này, nó không hay ho gì, Sa-môn Cù-đàm nếu muốn nghe, sau này nghe cũng không khó. Nhưng nếu Sa-môn Cù-đàm ba lần muốn nghe, nay tôi phải nói<註 n="1190"/>249.“Bạch Cù-đàm, tôi có sách lự, có tư duy; trụ trong trạng thái sách lự, trụ trong trạng thái tư duy, có trí tuệ, có biện tài, khi nghe có người nói: ‘Thật sự có Tát-vân-nhiên<註 n="1191"/>250, thấy tất cả, biết tất cả, không cái gì không biết, không cái gì không thấy. Tôi liền vấn sự vị ấy, nhưng vị ấy không biết. Bạch Cù-đàm, tôi nghó như vầy, ‘Đây là những ai?’.” Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ưu-đà-di, ông có sách lự, có tư duy; trụ trong trạng thái sách lự, trụ trong trạng thái tư duy, có trí tuệ, có biện tài, nhưng ai nói, ‘Thật sự có Tát-vân-nhiên, biết tất cả, thấy tất cả, không có gì không biết, không có gì không thấy’ nhưng khi ông đến vấn sự, thì vị ấy không biết?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, đó là Bất-lan Ca-diếp. Vì sao? Bạch Cù-đàm, vì Bất-lan Ca-diếp tự cho là thật có Tát-vân-nhiên, biết tất cả, thấy tất cả, không gì không biết, không gì không thấy. Tôi có sách lự, có tư duy, trụ trong sách lự, trụ trong tư duy có trí tuệ, có biện tài; tôi đến vấn sự. Nhưng vị ấy không biết. Bạch Cù-đàm, vậy nên tôi nghó thế này, ‘Đây là những ai?’ “Ma-tức-ca-lợi Cù-xá-lợi Tử, Bà-nhã Bệ-la-trì Tử, Ni-kiền Thân Tử, Ba-phù Ca-chiên, A-di-đa Kê-xá Kiếm-bà-lợi, các vị này cũng vậy. Bạch Cù-đàm, A-di-đa Kê-xá Kiếm-bà-lợi tự cho thật sự có Tát-vân-nhiên, biết tất cả thấy tất cả, không cái gì không biết, không cái gì không thấy. Tôi có sách lự, có tư duy, trú trong sách lự, trú trong tư duy, có trí tuệ, có biện tài, tôi đến vấn sự những vị ấy không biết. Bạch Cù-đàm, vậy nên tôi khởi ý nghó rằng, ‘Đây là những ai?’ “Bạch Cù-đàm, vậy nên tôi lại suy nghó, ‘Như vậy ta phải đến chỗ Sa-môn Cù-đàm để hỏi những việc quá khứ. Sa-môn Cù-đàm ắt có thể đáp những việc quá khứ của ta. Ta phải đến chỗ Sa-môn Cù-đàm, hỏi những việc vị lai, Sa-môn Cù-đàm ắt sẽ đáp những việc vị lai của ta. Lại nữa, ta tùy những việc mà hỏi cùng Sa-môn Cù-đàm, ắt Sa-môn Cù-đàm cũng tùy mà trả lời những việc ta hỏi.” Thế Tôn đáp rằng: “Ưu-đà-di! Thôi! Thôi, ông luôn luôn có dị kiến, dị nhẫn, dị lạc, dị dục, dị ý, nên không thấu triệt ý nghóa những điều Ta nói. Ưu-đà-di, Ta có đệ tử, có nhân, có duyên, nhớ được vô lượng đời sống về trước, trong quá khứ, nghóa là một đời, hai đời, trăm đời, ngàn đời, thành kiếp, bại kiếp, vô lượng thành bại kiếp, ăn uống như vậy, thọ khổ vui như vậy, sống lâu như vậy, trụ lâu như vậy, chết như vậy, từ đây sanh tử ra kia, từ kia sanh tử ra đây. Ta sanh tại đây, họ như vậy, tên như vậy, sống như vậy, ăn uống như vậy, thọ khổ lạc như vậy, sống lâu như vậy, trú lâu như vậy, thọ chung như vậy. Vị ấy đến hỏi ta việc quá khứ, Ta đáp việc quá khứ cho vị ấy. Ta cũng đến hỏi việc quá khứ, vị ấy cũng đáp việc quá khứ cho Ta. Ta tùy theo sự việc đó mà hỏi, vị đó cũng tùy theo việc Ta hỏi mà đáp. “Lại nữa, Ưu-đà-di, Ta có đệ tử thanh tịnh thiên nhãn, vượt quá người thường, thấy chúng sanh này, khi sanh khi chết, sắc đẹp sắc xấu, sắc diệu hay bất diệu, qua lại chỗ thiện hay bất thiện, tùy theo sự thọ nghiệp của chúng mà thấy đúng như thật. Nếu chúng sanh này thành tựu thân ác hạnh, thành tựu khẩu và ý ác hạnh, vu báng Thánh nhân, tà kiến, thành tựu nghiệp tà kiến, người ấy do nhân duyên này, khi thân hoại mạng chung ắt đến chỗ dữ, sanh vào trong địa ngục. Nếu chúng sanh này thành tựu thân diệu hạnh, thành tựu khẩu và ý diệu hạnh, không vu báng Thánh nhân, chánh kiến, thành tựu nghiệp chánh kiến; người ấy do nhân duyên này, khi thân hoại mạng chung ắt sanh lên chỗ thiện, được sanh lên trời. Người đó đến hỏi Ta việc vị lai, Ta đáp việc vị lai cho họ; Ta cũng hỏi việc vị lai nơi họ, họ cũng đáp việc vị lai cho Ta; Ta tùy theo việc người ấy hỏi mà đáp, người ấy cũng tùy theo việc Ta hỏi mà đáp.” Dị học Tiễn Mao bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, nếu như vậy, tôi càng trở thành không biết, không thấy, càng trở thành ngu si, rớt vào ngu si. Nghóa là vì Sa-môn Cù-đàm nói như vầy, ‘Ưu-đà-di! Thôi! Thôi! Ông luôn luôn dị kiến, dị nhân, dị lạc, dị dục và dị ý, nên không thấu triệt ý nghóa những điều Ta nói. Ưu-đà-di, Ta có đệ tử, có nhân có duyên, nhớ được vô lượng đời sống về trước trong quá khứ, nghóa là một đời, hai đời, trăm đời, ngàn đời, thành kiếp, bại kiếp, vô lượng thành kiếp, vô lượng bại kiếp, ăn uống như vậy, thọ khổ vui như vậy, sống lâu như vậy, trụ lâu như vậy, mạng chung như vậy, từ đây sanh tử ra kia, từ kia sanh tử ra đây, Ta sanh tại đây, họ như vậy, tên như vậy, sống lâu như vậy, ăn uống như vậy, thọ khổ lạc như vậy, trú lâu như vậy, mạng chung như vậy. Vị ấy đến hỏi ta việc quá khứ, ta đáp việc quá khứ cho vị ấy; Ta cũng đến hỏi vị ấy việc quá khứ, vị ấy cũng đáp việc quá khứ cho Ta. Ta theo sự việc người đó hỏi mà đáp, người đó cũng tùy theo sự việc Ta hỏi mà đáp. Lại nữa, Ưu-đà-di, Ta có đệ tử thanh tịnh thiên nhãn, vượt quá người thường, thấy chúng sanh này khi sanh khi tử, sắc đẹp sắc xấu, sắc diệu hay bất diệu, qua lại chỗ thiện hay chỗ bất thiện, tùy theo sự tạo nghiệp của chúng sanh này mà thấy như thật. Nếu chúng sanh này thành tựu thân ác hạnh, thành tựu khẩu, ý ác hạnh, vu báng Thánh nhân, tà kiến, thành tựu nghiệp tà kiến, người ấy do nhân duyên này khi thân hoại mạng chung, ắt đến chỗ ác, sanh trong địa ngục. Nếu chúng sanh này thành tựu thân diệu hạnh, khẩu, ý diệu hạnh, không vu báng Thánh nhân, chánh kiến, thành tựu nghiệp chánh kiến, người ấy do nhân duyên này khi thân hoại mạng chung ắt sanh lên chỗ thiện, được sanh lên trời. Người đó đến hỏi Ta việc vị lai, Ta đáp việc vị lai cho họ. Ta cũng hỏi việc vị lai nơi vị ấy, vị ấy cũng đáp việc vị lai cho Ta. Ta tùy theo việc người ấy hỏi mà đáp, người ấy cũng tùy việc Ta hỏi mà đáp’. “Bạch Cù-đàm, tôi đối với đời sống này làm những gì đã làm, được những gì đã được, nhưng vẫn không thể nhớ huống gì có thể nhớ được sự việc trong vô lượng đời sống về trước, có nhân có duyên sao? Bạch Cù-đàm, tôi còn không thể thấy con quỷ Phiêu phong<註 n="1192"/>251 thì làm gì mà được thiên nhãn thanh tịnh vượt qua người thường, thấy chúng sanh này khi chết, khi sống, sắc tốt, sắc xấu, đẹp hoặc không đẹp, đưa đến chỗ thiện hoặc chỗ bất thiện tùy sự tạo nghiệp của chúng sanh này, thấy đó như thật. “Bạch Cù-đàm, tôi lại nghó như vầy, ‘Nếu Sa-môn Cù-đàm hỏi ta vấn đề theo Thầy học pháp, hoặc giả có thể đáp khiến Ngài vừa ý.” Thế Tôn hỏi rằng: “Ưu-đà-di, ông theo Thầy học những pháp gì?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, người đó nói, ‘Sắc vượt quá sắc, sắc kia tối thắng, sắc kia tối thượng<註 n="1193"/>252.” Thế Tôn hỏi rằng: “Ưu-đà-di, sắc là gì?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, nếu sắc nào không có sắc khác tối thượng hơn, tối diệu hơn là tối thắng hơn; vậy sắc đó tối thắng, sắc đó tối thượng.” Thế Tôn bảo rằng: “Ưu-đà-di, cũng như có người nói như vầy, ‘Nếu trong nước có người con gái rất đẹp, ta muốn được người con gái đó’. Nếu có người hỏi người đó như vầy, ‘Ông biết trong nước có người con gái rất đẹp, nhưng có biết tên gì, họ gì, sanh sống như thế nào? Là cao hay thấp, thô hay tế, trắng hay đen, hoặc không trắng không đen, là con gái Sát-đế-lợi, con gái Phạm chí, Cư só, hay người thợ, ở phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc?’ Người đó đáp, ‘Tôi không biết’. Người kia lại hỏi, ‘Ông không biết, không thấy trong nước có người con gái rất đẹp, tên họ như vậy, sanh sống như vậy, dài, ngắn, thô, tế, trắng, đen, không trắng không đen, con gái Sát-lợi, con gái Phạm chí, Cư só, hay người thợ, ở phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc, mà lại nói như vầy, ‘Ta muốn được người con gái đó được ư’?’ “Cũng vậy, Ưu-đà-di, ông nói như vầy, ‘Người đó nói sắc vượt quá sắc, sắc đó tối thắng, sắc đó tối thắng. Nhưng khi hỏi sắc đó thì ông lại không biết.” Dị học Tiễn Mao thưa rằng: “Bạch Cù-đàm, cũng như tinh vàng tử ma là thứ cực diệu, người thợ vàng khéo mài dũa, sửa sang khiến cho trong suốt, nhờ dùng tấm lụa trắng đem giữa nắng, sắc của nó cực diệu, ánh sáng chiếu sáng lấp lánh. Cũng vậy, bạch Cù-đàm, tôi nói, ‘Sắc đó vượt hơn sắc, sắc đó tối thắng, sắc đó tối thượng’.” Thế Tôn bảo rằng: “Ưu-đà-di, nay Ta hỏi ông, tùy theo chỗ hiểu mà đáp. Ưu-đà-di, ý ông nghó sao? Vàng ròng tử ma nhờ dùng lụa trắng, để giữa nắng mà sắc của nó cực diệu chiếu sáng lấp lánh, và ánh sáng con đom đóm trong đêm tối chiếu sáng lấp lánh, trong hai ánh sáng đó, cái nào tối thượïng, tối thắng?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng con đom đóm đối với ánh sáng của vàng ròng tử ma thì ánh sáng đom đóm tối thượng, tối thắng.” Thế Tôn hỏi rằng: “Ưu-đà-di, ý ông nghó sao? Ánh sáng lấp lánh của đom đóm trong đêm tối và ánh sáng lấp lánh của đèn dầu trong đêm tối, trong hai ánh sáng đó, cái nào tối thượng, tối thắng?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng đèn dầu đối với ánh sáng đom đóm, thì ánh sáng đèn dầu tối thượng, tối thắng.” Thế Tôn hỏi rằng: “Ưu-đà-di, ý ông nghó sao? Ánh sáng đèn dầu trong đêm tối và lửa đống cây lớn trong đêm tối, trong hai ánh sáng đó, cái nào tối thượng, tối thắng?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng lửa cây lớn đối với ánh sáng đốt đèn dầu thì ánh sáng lửa đống cây lớn tối thượng, tối thắng.” Thế Tôn hỏi rằng: “Ưu-đà-di, ý ông thế nào? Ánh sáng chiếu của lửa đống cây lớn, trong đêm tối và ánh sáng chiếu của sao Thái bạch vào buổi sáng, trời không u ám, hai ánh sáng ấy, ánh sáng nào tối thượng, tối thắng?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng của saoThái bạch đối với ánh sáng của lửa đống cây lớn, thì ánh sáng của sao Thái bạch tối thượng, tối thắng.” Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ưu-đà-di, ý ông nghó sao? Ánh sáng chiếu tỏa của sao Thái bạch vào buổi sáng trời không u ám và ánh sáng tỏa chiếu của mặt trăng nửa đêm không u ám, trong ánh sáng ấy, cái nào tối thượng, tối thắng?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng của mặt trăng đối với ánh sáng của sao Thái bạch thì ánh sáng của mặt trăng tối thượng, tối thắng.” Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ưu-đà-di, ý ông nghó sao? Ánh sáng chiếu tỏa của mặt trăng nửa đêm trời không u ám, và ánh sáng chiếu tỏa của mặt trời vào mùa thu, đứng ngay giữa bầu trời trong suốt, không u ám, trong hai ánh sáng ấy cái nào tối thượng, tối thắng?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng mặt trời so với ánh sáng mặt trăng thì ánh sáng mặt trời tối thượng, tối thắng.” Thế Tôn bảo rằng: “Này Ưu-đà-di, có rất nhiều chư Thiên; mà nay ánh sáng của mặt trời và ánh sáng của mặt trăng này, tuy có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nhưng ánh sáng đó cũng không bằng ánh sáng của chư Thiên. Ta ngày xưa đã cùng với chư Thiên tụ tập luận sự, nhưng những điều ta nói đều vừa ý chư Thiên ấy, tuy vậy Ta không nói: ‘Sắc vượt quá sắc, sắc đó tối thắng, sắc đó tối thượng’. Này Ưu-đà-di, còn ông đối với ánh lửa đom đóm, lửa sâu bọ, sắc rất tệ, rất xấu mà nói ‘Sắc đó vượt quá sắc, sắc đó tối thắng, sắc đó tối thượng,’ và khi được hỏi lại không biết.” Dị học Tiễn Mao thưa rằng: “Bạch Cù-đàm, con xin hối lỗi về lời nói này. Bạch Thiện Thệ, con xin hối lỗi về lời nói này<註 n="1194"/>253.” Thế Tôn hỏi rằng: “Này Ưu-đà-di, ý ông nghó sao mà nói như vầy, ‘Bạch Thế Tôn, con xin hối lỗi về lời nói đó, bạch Thiện Thệ, con xin hối lỗi về lời nói đó?’.” Dị học Tiễn Mao đáp: “Bạch Cù-đàm, con nói như vầy, ‘Sắc kia vượt quá sắc, sắc đó tối thắng, sắc đó tối thượng’. Sa-môn Cù-đàm nay khéo tra xét tôi, khéo dạy dỗ và khéo quở trách, khiến sự hư vọng của tôi không còn nữa. Bạch Cù-đàm, vậy nên con nói như vầy. ‘Bạch Thế Tôn, con xin hối lỗi về lời nói này. Bạch Thiện thệ con xin hối lỗi về lời nói này’.” Dị học Tiễn Mao lại thưa rằng: “Bạch Cù-đàm, ‘Đời sau tuyệt đối lạc<註 n="1195"/>254, có một đạo tích để chứng đắc<註 n="1196"/>255 thế giới tuyệt đối lạc.” Thế Tôn hỏi rằng: “Ưu-đà-di, thế nào gọi là hậu thế tuyệt đối lạc? Thế nào là có một đạo tích chứng đắc thế giới tuyệt đối lạc?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, giả sử có một người xa lìa sát sanh, đoạn trừ sát sanh; xa lìa trộm cắp tà dâm, nói láo; cho đến, xa lìa tà kiến được chánh kiến. Bạch Cù-đàm, đó gọi là đời sau tuyệt đối lạc, đó gọi là chứng đắc thế giới tuyệt đối lạc.” Thế Tôn lại bảo rằng: “Ưu-đà-di, nay Ta hỏi ông, theo sự hiểu biết mà đáp. Này Ưu-đà-di, ý ông nghó thế nào? Nếu có một người xa lìa sát sanh, đoạn trừ sát sanh, người ấy là tuyệt đối lạc, hay là hỗn tạp khổ<註 n="1197"/>256?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, là hỗn tạp khổ.” “Nếu có một người xa lìa trộm cắp, tà dâm, nói láo, cho đến xa lìa tà kiến có chánh kiến, người ấy là tuyệt đối lạc, hay là hỗn tạp khổ?” Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “BaÏch Cù-đàm, là hỗn tạp khổ.” Thế Tôn hỏi rằng: “Ưu-đà-di, há không phải rằng hỗn tạp khổ lạc như vậy là đạo tích chứng đắc thế giới?” Dị học Tiễn Mao đáp: “Bạch Cù-đàm, hỗn tạp khổ lạc như vậy là đạo tích chứng đắc thế giới vậy.” Dị học Tiễn Mao lại thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, con hối lỗi lời nói này. Bạch Thiện Thệ, con hối lỗi lời nói này.” Thế Tôn hỏi rằng: “Ưu-đà-di, ông nghó thế nào mà nói như vầy, ‘Bạch Thế Tôn, con hối lỗi lời nói này. Bạch Thiện Thệ, con hối lỗi lời nói này?’ Dị học Tiễn Mao đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, con vừa nói, ‘Đời sau tuyệt đối lạc, có một đạo tích chứng đắc thế giới tuyệt đối lạc’. Nay Sa-môn Cù-đàm khéo tra xét con, khéo dạy dỗ và khéo quở trách, khiến cho sự hư vọng của con không còn nữa. Bạch Cù-đàm, do đó con nói như vầy, ‘Bạch Thế Tôn, con hối lỗi lời nói này. Bạch Thiện Thệ, con hối lỗi lời nói này’.” Thế Tôn bảo rằng: “Ưu-đà-di, đời quả có tuyệt đối lạc, có một đạo tích chứng đắc thế giới tuyệt đối lạc.” Dị học Tiễn Mao hỏi rằng: “Bạch Cù-đàm, thế nào là đời quả có tuyệt đối lạc? Thế nào là có một đạo tích chứng đắc tuyệt đối lạc?” Thế Tôn đáp rằng: “Ưu-đà-di, nếu khi Như Lai xuất thế, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Chúng Hựu; người ấy đoạn trừ năm triền cái, là thứ làm tâm tạp uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly ác bất thiện pháp; có giác, có quán, hỷ lạc do ly dục sanh, chứng Sơ thiền, thành tựu an trụ, cùng với chư Thiên kia tương đồng về giới, về tâm, về kiến vậy. Vị ấy giác quán đã dứt, nội tâm tịch tónh, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ, cùng với chư Thiên kia tương đồng về giới, về tâm, và về kiến vậy. Vị đó ly hỷ dục, an trú xả, vô cầu, chánh niệm chánh trí, thân giác lạc, điều mà bậc Thánh nói là được Thánh xả, có niệm, an trú lạc, chứng Tam thiền thành tựu an trú, cùng với chư Thiên tương đồng về giới, về tâm và về kiến vậy. Ưu-đà-di, đó gọi là thế giới tuyệt đối lạc.” Dị học Tiễn Mao hỏi: “Bạch Cù-đàm, Trong đời, tuyệt đối lạc chỉ cùng cực là thế chăng?” Thế Tôn nói: “Trong đời, tuyệt đối lạc không chỉ cùng cực là thế. Ưu-đà-di, còn có đạo tích nữa chứng đắc thế giới tuyệt đối lạc.” Dị học Tiễn Mao hỏi: “Bạch Cù-đàm, thế nào là có đạo tích nữa chứng đắc thế giới tuyệt đối lạc?” Thế Tôn đáp: “Ưu-đà-di, Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp; có giác, có quán, hỷ lạc do ly dục sanh, chứng Sơ thiền, thành tựu an trụ, cùng với chư Thiên kia tương đồng về giới, về tâm, về kiến vậy. Vị ấy giác quán đã dứt, nội tâm tịch tónh, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ, cùng với chư Thiên kia tương đồng về giới, về tâm, và về kiến vậy. Vị đó ly hỷ dục, an trú xả, vô cầu, chánh niệm chánh trí, thân giác lạc, điều mà bậc Thánh nói là được Thánh xả, có niệm, an trú lạc, chứng Tam thiền thành tựu an trú, cùng với chư Thiên tương đồng về giới, về tâm và về kiến vậy. Ưu-đà-di, đó gọi là thế giới tuyệt đối lạc.” Dị học Tiễn Mao hỏi rằng: “Bạch Cù-đàm, phải chăng đệ tử của Sa-môn Cù-đàm vì thế giới tuyệt đối lạc, và vì đạo tích chứng đắc thế giới tuyệt đối lạc ấy mà theo Sa-môn Cù-đàm học phạm hạnh chăng?” Thế Tôn đáp rằng: “Đệ tử của Ta không phải chỉ vì thế giới tuyệt đối lạc và vì chứng đắc thế giới tuyệt đối lạc ấy mà theo học phạm hạnh. Nhưng còn có sự tối thắng, tối diệu, tối thượng khác để chứng đắc nữa.” Bấy giờ cả đại chúng này cùng lớn tiếng nói: “Cái ấy là tối thượng, tối diệu, tối thắng; vì để chứng đắc cái ấy mà đệ tử Sa-môn Cù-đàm theo Sa-môn Cù-đàm học phạm hạnh.” Sau khi làm cho đại chúng của mình im lặng rồi, Phạm chí Tiễn Mao lại thưa rằng: “Bạch Cù-đàm, cái gì là tối thượng, tối diệu, tối thắng, vì để chứng đắc như vậy, mà đệ tử Sa-môn Cù-đàm theo Sa-môn Cù-đàm học phạm hạnh?” Thế Tôn đáp rằng: “Ưu-đà-di, Tỳ-kheo diệt lạc, diệt khổ, và ưu, hỷ đã có từ trước cũng diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ. Ưu-đà-di, đó gọi là tối thượng tối diệu, tối thắng, vì để chứng đắc như vậy mà đệ tử Ta theo học phạm hạnh.” Bấy giờ Dị học Tiễn Mao liền từ chỗ ngồi đứng dậy, muốn cúi đầu sát chân Phật. Ngay lúc đó các đệ tử dị học phạm hạnh của Dị học Tiễn Mao thưa với Dị học Tiễn Mao rằng: “Tôn giả nay đáng làm bậc Thầy mà muốn làm đệ tử Sa-môn Cù-đàm ư? Khi nào Tôn giả không đáng làm Thầy, rồi hãy làm đệ tử Sa-môn Cù-đàm vậy.” Đó là các đệ tử của Dị học Tiễn Mao là chướng ngại cho Dị học Tiễn Mao đối với sự tu học phạm hạnh. Phật thuyết như vậy. Dị học Tiễn Mao sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517658586">209.KINH BỆ-MA-NA-TU<註 n="1198"/>257 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Dị học Bệ-ma-na-tu<註 n="1199"/>258, sau giờ ngọ, thung dung đến chỗ Phật, chào hỏi xong, hỏi rằng: “Bạch Cù-đàm, sắc này hơn, sắc này hơn. Này Cù-đàm, sắc này hơn<註 n="1200"/>259.” Thế Tôn hỏi: “Này Ca-chiên<註 n="1201"/>260, đó là những sắc nào?” Dị học Bệ-ma-na-tu đáp: “Bạch Cù-đàm, nếu sắc nào không có sắc khác tối thượng, tối diệu, tối thắng hơn, Cù-đàm, sắc đó là tối thượng, sắc đó là tối thắng.” Thế Tôn bảo: “Ca-chiên, cũng như có người nói như vầy, ‘Nếu trong nước có người con gái rất đẹp, ta muốn được người con gái đó’. Nếu có người hỏi người đó như vầy, ‘Ông biết trong nước có người con gái rất đẹp, nhưng có biết tên gì, họ gì, sanh sống như thế nào? Là cao hay thấp, thô hay tế, trắng hay đen, hoặc không trắng không đen, là con gái Sát-đế-lợi, con gái Phạm chí, Cư só, hay người thợ, ở phương Đông, phương Tây, phương Nam phương Bắc?’ Người đó đáp, ‘Tôi không biết’. Người kia lại hỏi, ‘Ông không biết, không thấy trong nước có người con gái rất đẹp, tên họ như vậy, sanh sống như vậy, dài, ngắn, thô, tế, trắng, đen, không trắng không đen, con gái Sát-lợi, con gái Phạm chí, Cư só, hay người thợ, ở phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc, mà lại nói như vầy, ‘Ta muốn được người con gái đó được ư’?’ “Cũng vậy, Ca-chiên, ông nói như vầy, ‘Sắc kia là vi diệu, tối vi diệu; sắc kia là tối thắng; sắc kia là tối thượng’. Nhưng khi hỏi sắc đó thì ông lại không biết.” Dị học Bệ-ma-na-tu thưa: “Bạch Cù-đàm, cũng như tinh vàng tử ma là thứ cực diệu, người thợ vàng khéo mài dũa, sửa sang khiến cho trong suốt, nhờ dùng tấm lụa trắng đem giữa nắng, sắc của nó cực diệu, ánh sáng chiếu sáng lấp lánh. Cũng vậy, bạch Cù-đàm, tôi nói ‘Sắc kia là vi diệu, tối vi diệu; sắc kia là tối thắng; sắc kia là tối thượng’. Thế Tôn bảo: “Ca-chiên, nay Ta hỏi ông, tùy theo chỗ hiểu biết mà đáp. Ý ông nghó sao? Vàng ròng tử ma nhờ dùng lụa trắng, để giữa nắng mà sắc của nó cực diệu chiếu sáng lấp lánh, và ánh sáng con đom đóm trong đêm tối chiếu sáng lấp lánh, trong hai ánh sáng đó, cái nào tối thượïng, tối thắng?” Dị học Bệ-ma-na-tu đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng con đom đóm đối với ánh sáng của vàng ròng tử ma thì ánh sáng đom đóm tối thượng, tối thắng.” Thế Tôn hỏi: “Ca-chiên, ý ông nghó sao? Ánh sáng đèn dầu trong đêm tối và ánh lửa đống cây lớn trong đêm tối, trong hai ánh sáng ấy, cái nào sáng hơn?” Dị học Bệ-ma-na-tu đáp: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng lửa đống cây lớn trong đêm tối đối với ánh sáng đèn dầu thì ánh sáng lửa đống cây lớn sáng hơn.” Thế Tôn hỏi: “Ca-chiên, ý ông nghó thế nào? Ánh sáng chiếu của lửa đống cây lớn trong đêm tối và ánh sáng chiếu của sao Thái bạch vào buổi sáng trời không u ám, ánh sáng nào sáng hơn?” Dị học Bệ-ma-na-tu đáp: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng của sao Thái bạch đối với ánh sáng lửa đống cây lớn, thì ánh sáng sao Thái bạch sáng hơn.” Thế Tôn hỏi: “Ca-chiên, ý ông nghó sao? Ánh sáng chiếu tỏa của sao Thái bạch vào buổi sáng trời không u ám và ánh sáng chiếu tỏa của mặt trăng nửa đêm trời không u ám, trong hai ánh sáng ấy, cái nào sáng hơn?” Dị học Bệ-ma-na-tu đáp: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng của mặt trăng đối với ánh sáng của sao Thái bạch thì ánh sáng của mặt trăng sáng hơn.” Thế Tôn hỏi: “Ca-chiên, ý ông nghó sao? Ánh sáng chiếu tỏa của mặt trăng vào nửa đêm trời không u ám và ánh sáng chiếu tỏa mặt trời vào mùa thu đứng ngay giữa bầu trời trong suốt không u ám, trong hai ánh sáng đó cái nào sáng hơn?” Dị học Bệ-ma-na-tu đáp: “Bạch Cù-đàm, ánh sáng của mặt trời, so với ánh sáng của mặt trăng thì ánh sáng mặt trời sáng hơn.” Thế Tôn bảo rằng: “Ca-chiên, có rất nhiều chư Thiên, nay ánh sáng của mặt trời và ánh sáng của mặt trăng này tuy có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nhưng ánh sáng đó cũng không bằng ánh sáng của chư Thiên. Ta ngày xưa đã từng cùng chư Thiên tụ tập luận sự. Những điều Ta nói đều vừa ý chư Thiên ấy, nhưng Ta không nói, ‘Sắc vượt quá sắc, sắc đó tối thắng, sắc đó tối thượng.” Này Ca-chiên, còn ông, với lửa đóm, lửa sâu, sắc rất tệ xấu mà nói ‘Sắc kia là vi diệu, tối vi diệu; sắc kia là tối thắng; sắc kia là tối thượng’. Và khi được hỏi lại nói không biết.” Ngay lúc đó dị học Bệ-ma-na-tu bị Thế Tôn quở trách trước mặt trong lòng buồn bã, cúi đầu im lặng, không còn lời nào biện bạch. Sau khi Thế Tôn quở trách, muốn khiến ông ta hoan hỷ nên bảo: “Này Ca-chiên, có năm công đức của dục<註 n="1202"/>261, khả hỷ, khả ái, khả niệm, khả ái, có lạc tương ưng với dục<註 n="1203"/>262.Mắt nhận biết sắc, tai biết tiếng, mũi biết hương vị, lưỡi biết mùi, và thân biết cảm xúc. Này Ca-chiên, sắc hoặc có ái, hoặc không ái. Nếu có một người đối với sắc này mà khả ý, xứng ý, thích ý, thỏa ý, mãn nguyện ý, người ấy đối với sắc khác dù tối thượng, tối thắng vẫn không ham muốn, không tư duy, không nguyện cầu. Người đó cho sắc này là tối thắng tối thượng. Này Ca-chiên, thanh, hương, vị, xúc cũng lại như vậy. Này Ca-chiên, xúc hoặc có ái, hoặc không ái. Nếu có một người đối với xúc này mà khả ý, xứng ý, thích ý, thỏa ý, mãn nguyện ý, người đó đối với những xúc khác, dù tối thượng, tối thắng vẫn không ham muốn, không tư duy, không nguyện, không cần. Người đó cho xúc này là tối thượng, tối thắng vậy. Bấy giờ Dị học Bệ-ma-na-tu chắp tay hướng về Phật bạch rằng: “Bạch Cù-đàm! Thật kỳ diệu thay! Thật hy hữu thay. Sa-môn Cù-đàm vì tôi mà dùng vô lượng phương tiện nói, ‘Dục lạc, dục lạc đệ nhất’<註 n="1204"/>263.Bạch Cù-đàm, cũng như do lửa cỏ mà đốt lửa cây, do lửa cây mà đốt lửa cỏ. Cũng vậy, Sa-môn Cù-đàm vì tôi mà dùng vô lượng phương tiện, nói: ‘Dục lạc, dục lạc đệ nhất’. Thế Tôn bảo: “Thôi! Thôi! Này Ca-chiên, ông là người vì luôn luôn có sở kiến dị biệt, nhẫn thọ dị biệt, sở thích dị biệt, ý dục dị biệt, ý hướng dị biệt<註 n="1205"/>264, cho nên không thấu triệt ý nghóa những điều Ta nói. “Này Ca-chiên, đệ tử Ta đầu hôm và cuối đêm thường không nằm ngủ, mà chánh định, chánh ý, tu tập đạo phẩm, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Những người ấy mới thấu triệt những điều Ta nói.” Ngay lúc đó dị học Bệ-ma-na-tu nổi giận đối với Phật, nổi ghen ghét, không vừa ý, muốn vu báng Thế Tôn, muốn hạ nhục Thế Tôn, và ông vu báng Thế Tôn như vầy, hạ nhục Thế Tôn như vầy: “Cù-đàm, có Sa-môn, Phạm chí, không biết biên tế đời trước, không biết biên tế đời sau, không biết sanh tử vô cùng mà tự cho là chứng đắc Cứu cánh trí, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Cù-đàm, tôi nghó như vầy, ‘Vì sao Sa-môn, Phạm chí này không biết biên tế đời trước, không biết biên tế đời sau, không biết sanh tử vô cùng mà tự cho là chứng đắc Cứu cánh trí, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’?” Lúc đó Thế Tôn liền nghó rằng: “Dị học Bệ-ma-na-tu nổi giận đối với Ta, nổi ghen ghét, không vừa ý, muốn vu báng Ta, muốn hạ nhục Ta, và vu báng Ta như vậy, hạ nhục Ta như vậy mà nói với Ta như vầy, ‘Cù-đàm, có Sa-môn, Phạm chí, không biết biên tế đời trước, không biết biên tế đời sau, không biết sanh tử vô cùng mà tự cho là chứng đắc Cứu cánh trí, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Cù-đàm, tôi nghó như vầy, ‘Vì sao Sa-môn, Phạm chí này không biết biên tế đời trước, không biết biên tế đời sau, không biết sanh tử vô cùng mà tự cho là chứng đắc Cứu cánh trí, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’?’.” “Thế Tôn biết rồi bảo rằng: “Này Ca-chiên, nếu có Sa-môn, Phạm chí này không biết biên tế đời trước, không biết biên tế đời sau, không biết sanh tử vô cùng mà tự cho là chứng đắc Cứu cánh trí, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’; thì người đó phải nói như vầy, ‘Hãy gác qua biên tế đời trước, hãy gác qua biên tế đời sau’. Nhưng này Ca-chiên, Ta cũng nói như vầy, ‘Hãy gác qua biên tế đời trước, hãy gác qua biên tế đời sau’. Giả sử không nhớ một đời. Khi đệ tử Tỳ-kheo của Ta đến, không nịnh hót, không lừa gạt, mà thẳng thắn thì Ta giáo hóa họ. Nếu cứ theo sự giáo hóa của Ta mà thực hành đúng như vậy thì nhất định biết được Chánh pháp. “Này Ca-chiên, cũng như một đứa trẻ nhỏ thân còn yếu, nằm ngửa. Cha mẹ nó buộc tay chân nó lại. Đứa bé đó sau lớn lên, các căn thành tựu, cha mẹ lại cởi trói tay chân cho nó ra. Nó chỉ nhớ khi được cởi trói, chớ không nhớ khi bị trói. “Cũng vậy, này Ca-chiên, Ta nói như vầy, ‘Hãy gác lại biên tế đời trước, hãy gác lại biên tế đời sau’. Giả sử không nhớ một đời. Khi đệ tử Tỳ-kheo Ta đến, không nịnh hót, không lừa dối, mà thẳng thắn thì Ta giáo hóa họ. Nếu cứ theo sự giáo hóa của Ta mà thực hành đúng như vậy thì nhất định biết được Chánh pháp. “Này Ca-chiên, cũng như do dầu, do tim, mà đốt đèn, không có người thêm dầu, không có người đổi tim, dầu trước đã hết, sau lại không rót thêm thì không thể còn mà chóng tự tắt vậy. “Cũng vậy, này Ca-chiên, Ta nói như vầy, ‘Hãy gác lại biên tế đời trước, hãy gác lại biên tế đời sau’. Giả sử không nhớ một đời. Khi đệ tử của Ta đến, không nịnh hót, không lừa dối mà thẳng thắn thì Ta giáo hóa họ. Nếu cứ theo sự giáo hóa của Ta mà thực hành đúng như vậy thì nhất định biết được Chánh pháp. “Này Ca-chiên, cũng như có mười đống cây, hoặc hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi hay sáu mươi đống cây, dùng lửa mà đốt, tất cả đều bùng cháy, bèn thấy ngọn lửa. Đống lửa ấy nếu không có người thêm cỏ cây hoặc đổ thêm vỏ trấu vào củi trước đã hết, sau không thêm nữa, thì không thể còn mà chóng tự tắt vậy. “Cũng vậy, này Ca-chiên, Ta nói như vầy, ‘Hãy gác lại biên tế đời trước, hãy gác lại biên tế đời sau’. Giả sử không nhớ một đời. Khi đệ tử của Ta đến, không nịnh hót, không lừa dối mà thẳng thắn thì Ta giáo hóa họ. Nếu cứ theo sự giáo hóa của Ta mà thực hành đúng như vậy thì nhất định biết được Chánh pháp.” Khi thuyết pháp này Dị học Bệ-ma-na-tu xa lìa trần cấu, pháp nhãn của các pháp phát sanh. Lúc đó, Dị học Bệ-ma-na-tu thấy pháp, chứng pháp, giác ngộ bạch tịnh pháp, không còn thấy ai hơn, lại không do kẻ khác mà độ nghi, đoạn hoặc, không còn do dự, đã an trú quả chứng đối với pháp của Thế Tôn, chứng được vô sở úy, cúi đầu sát chân Phật mà thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, con xin được theo Phật xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo, thực hành phạm hạnh.” Thế Tôn dạy: “Thiện lai Tỳ-kheo, hãy hành phạm hạnh! Dị học được theo Phật xuất gia học đạo, thọ cụ túc giới, được làm Tỳ-kheo, thực hành phạm hạnh. Tôn giả Bệ-ma-na-tu xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc rồi, biết pháp, thấy pháp, cho đến chứng được quả vị A-la-hán. Phật thuyết như vậy. Tôn giả Bệ-ma-na-tu và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517658587">210.KINH TỲ-KHEO-NI PHÁP LẠC<註 n="1206"/>265 Tôi nghư như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc<註 n="1207"/>266.Bấy giờ có bà Ưu-bà-di Tì-xá-khư<註 n="1208"/>267, đến chỗ Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc<註 n="1209"/>268, cúi đầu lê dưới chân, rồi lui ngồi một bên, thưa rằng: “Bạch Ni sư<註 n="1210"/>269, tôi có điều muốn hỏi, mong Ni sư nghe cho chăng?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Tì-xá-khư, có điều gì xin cứ hỏi, sau khi nghe xong tôi sẽ suy nghó.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư liền hỏi: “Thưa Ni sư, tự thân<註 n="1211"/>270, nói là tự thân; vậy thế nào là tự thân? Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp: “Thế Tôn nói năm thạnh ấm<註 n="1212"/>271.Tự thân là năm thạnh ấm. Đó là sắc thạnh ấm, là thọ, tưởng, hành, thức thạnh ấm. Đó là năm thạnh ấm được Thế Tôn nói.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong, hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Bạch Ni sư, sao gọi là Tự thân kiến<註 n="1213"/>272?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp: “Phàm phu ngu si, không đa văn, không gặp thiện tri thức, không biết Thánh pháp, không chế ngự theo Thánh pháp<註 n="1214"/>273, kẻ ấy thấy sắc là thần ngã, thấy thần ngã có sắc, thấy trong thần ngã có sắc, thấy trong sắc có thần ngã. Thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, thấy ngã có thức, thấy trong ngã có thức, thấy trong thức có ngã. Đó gọi là thân kiến.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong, hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Bạch Ni sư, sao gọi là không thân kiến?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp: “Đa văn Thánh đệ tử, gặp thiện tri thức, biết Thánh pháp, khéo léo chế ngự trong Thánh pháp, kẻ ấy không thấy sắc là thần ngã, không thấy thần ngã có sắc, không thấy trong sắc có thần ngã, không thấy trong thần ngã có sắc. Không thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, không thấy trong ngã có thức, không thấy trong thức có ngã. Đó gọi là không thân kiến.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong, hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Bạch Ni sư, sao gọi là diệt tự thân?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp: “Sắc thạnh ấm bị đoạn trừ không dư tàn, xả, nhả sạch, không ô nhiễm, diệt, tịch tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thạnh ấm đoạn trừ không dư tàn, xả, nhả sạch, không ô nhiễm, diệt, tịch tịnh. Đó là tự thân diệt.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Bạch Ni sư, ấm nói là thạnh ấm, thạnh ấm nói là ấm. Ấm tức là thạnh ấm, hay thạnh ấm tức là ấm? Ấm khác với thạnh ấm chăng?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp: “Hoặc ấm tức là thạnh ấm. Hoặc ấm chẳng phải là thạnh ấm. Sao gọi là ấm tức là thạnh ấm? Nếu sắc hữu lậu, được chấp thủ<註 n="1215"/>274; thọ, tưởng, hành, thức hữu lậu, được chấp thủ, thì nói ấm tức là thạnh ấm. “Thế nào nói ấm tức chẳng phải là thạnh ấm? Sắc vô lậu, không bị chấp thủ, thì nói ấm chẳng phải là thạnh ấm.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong, hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Bạch Ni sư, thế nào là Thánh đạo tám chi?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp: “Thánh đạo tám chi là từ chánh kiến đến chánh định là tám. Đó gọi là Thánh đạo tám chi.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, Thánh đạo tám chi là hữu vi chăng?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Đúng vậy, Thánh đạo tám chi là hữu vi.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Bạch Ni sư, có bao nhiêu tụ?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp: “Có ba tụ là giới tụ, định tụ và tuệ tụ.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong, khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: Bạch Ni sư, Thánh đạo tám chi thâu nhiếp ba tụ hay ba tụ thâu nhiếp Thánh đạo tám chi?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp: “Không phải Thánh đạo tám chi thâu nhiếp ba tụ, nhưng ba tụ thâu nhiếp Thánh đạo tám chi. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, ba chi Thánh đạo này được nhiếp về Thánh giới tụ. Chánh niệm, chánh định, hai chi này được thâu nhiếp vào Thánh định tụ. Chánh kiến, chánh chí, chánh phương tiện, ba chi này thân nhiếp vào Thánh tuệ tụ. Đó là nói rằng không phải Thánh đạo tám chi ba tụ, nhưng ba tụ nhiếp Thánh đạo tám chi.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong, hoan hỷ phụng hành. Lại thưa: “Bạch Ni sư, diệt là hữu đối chăng?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp: “Diệt là vô đối.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành, lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, Sơ thiền có bao nhiêu chi?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp: “Sơ thiền có năm chi là giác, quán, hỷ, lạc và nhất tâm<註 n="1216"/>275.Đó là năm chi của Sơ thiền.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại thưa: “Bạch Ni sư, sao gọi là đoạn, sao gọi là tưởng, sao gọi là định lực, sao gọi là định công, sao gọi là tu định<註 n="1217"/>276?” Pháp Lạc Tỳ-kheo-ni đáp rằng: “Nếu có thiện tâm thuần nhất<註 n="1218"/>277 được gọi là định. Bốn niệm xứ được gọi là định tưởng. Bốn chánh đoạn được gọi là định lực. Bốn như ý túc được gọi là định công. Nếu tu tập các thiện pháp này rồi lại thường chuyên tu tập tinh cần, đó gọi là tu định. Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, có bao nhiêu sự kiện mà sanh thân sau khi chết rồi, thân bị liệng ngoài gò đống như cây gỗ vô tình?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Có ba sự kiện khiến sanh thân sau khi chết, thân bị liệng ngoài gò đống như cây gỗ vô tình. Những gì là ba? Một là tuổi thọ, hai là hơi ấm, ba là thức. Đó là ba pháp khiến sanh thân sau khi chết thân bị liệng ngoài gò đống như cây gỗ vô tình.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong, khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, một người chết và nhập diệt tận định khác nhau như thế nào?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Chết là mạng đã dứt, hơi ấm lìa thân, các căn bại hoại. Còn Tỳ-kheo nhập diệt tận định thì tuổi thọ chưa dứt, hơi ấm cũng không lìa thân, các căn không bại hoại. Đó là sự khác biệt giữa một người chết và nhập diệt tận định.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, một người diệt tận định và một người nhập vô tưởng định khác nhau thế nào?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Một người nhập diệt tận định thì tưởng và tri<註 n="1219"/>278 đều diệt còn một người nhập vô tưởng định thì tưởng và tri không diệt. Đó là sự khác biệt giữa một người nhập diệt tận định và nhập vô tưởng định.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, một người từ diệt tận định ra và từ vô tưởng định ra khác nhau như thế nào?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Tỳ-kheo từ diệt tận định ra không khởi suy nghó này, ‘Ta từ diệt tận định ra’. Tỳ-kheo khi từ vô tưởng định ra, khởi ý nghó này, ‘Ta là hữu tưởng? Hay ta là vô tưởng?’ Đó là sự khác nhau giữa một người từ diệt tận định ra và từ vô tưởng định ra.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong, hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Tỳ-kheo khi nhập diệt tận định có khởi ý nghó rằng, ‘Ta nhập diệt tận định không’?” Pháp lạc Tỳ-kheo đáp: “Tỳ-kheo khi nhập diệt tận định không khởi ý nghó rằng, ‘Ta nhập diệt tận định,’ nhưng do theo tâm thức đã tu tập từ trước, y như vậy mà tiến tới.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, tỳ-kheo từ diệt tận định ra có khởi ý nghó rằng, ‘Ta từ diệt tận định ra’ hay không?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Tỳ-kheo khi từ diệt tận định ra không khởi ý nghó, ‘Ta từ diệt tận định ra”, nhưng bởi thân này và sáu xứ duyên mạng căn, cho nên từ định mà ra.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, Tỳ-kheo từ diệt tận định ra, tâm lạc những gì? Thú hướng những gì? Và thuận những gì?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Tỳ-kheo từ diệt tận định ra, tâm lạc đối với viễn ly, thú hướng viễn ly và tùy thuận viễn ly.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư có bao nhiêu thọ<註 n="1220"/>279?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Có ba thọ, là cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ không lạc không khổ. Chúng duyên vào đâu mà có? Duyên vào xúc<註 n="1221"/>280.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, thế nào là cảm thọ lạc? Thế nào là cảm thọ khổ, và thế nào là cảm thọ không khổ không lạc?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Nếu lạc được cảm xúc bởi lạc xúc<註 n="1222"/>281 mà sanh, thân và tâm cảm giác rất khoái lạc, thì thọ này gọi là cảm thọ lạc. Nếu khổ được cảm xúc bởi khổ xúc mà sanh, thân và tâm cảm thọ khổ, không khoái lạc, thì thọ này gọi là cảm thọ khổ. Nếu không khổ không lạc được cảm xúc bởi xúc không khổ không lạc mà sanh, thân và tâm cảm thọ không khổ không lạc, không phải khoái cảm hay không khoái cảm, thì cảm thọ này gọi là cảm giác không lạc không khổ.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, Đối với cảm thọ lạc, thế nào là lạc? Thế nào là khổ? Thế nào là vô thường? Thế nào là tai hoạn? Thế nào là sử? Đối với cảm thọ khổ, thế nào là lạc, thế nào là khổ, thế nào là vô thường, thế nào là tai hoạn, thế nào là sử? Đối với cảm thọ không khổ không lạc, thế nào là lạc, thế nào là khổ, thế nào là vô thường, thế nào là tai hoạn, thế nào là sử<註 n="1223"/>282?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Đối với cảm thọ lạc, sanh là lạc, trụ là lạc; biến dịch là khổ; vô thường tức là tai hoạn, và dục là sử; đối với cảm thọ khổ, sanh là khổ, trụ là khổ, biến dịch là lạc, vô thường tức là tai hoạn, sân nhuế là sử. Đối với cảm thọ không khổ không lạc, khổ hay lạc không được biết đến, vô thường tức là biến dịch và vô minh là sử vậy.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, phải chăng tất cả cảm thọ lạc đều là dục sử<註 n="1224"/>283? Tất cả cảm thọ khổ đều là nhuế sử<註 n="1225"/>284? Tất cả cảm thọ không khổ không lạc đều là vô minh sử<註 n="1226"/>285?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Không phải tất cả cảm thọ lạc đều là dục sử, không phải tất cả cảm thọ khổ đều là nhuế sử; không phải tất cả cảm thọ không khổ không lạc đều là vô minh sử. Vì sao cảm thọ lạc không phải là dục sử? Nếu Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, hỷ lạc do ly dục sanh, chứng Sơ thiền, thành tựu an trụ. Đó là cảm thọ lạc không phải là dục sử. Vì sao vậy? Vì đã đoạn dục. Vì sao cảm thọ khổ không phải là nhuế sử? Như mong cầu vô thượng giải thoát lạc, do sự nguyện cầu canh cánh mà sanh ra ưu khổ. Đó là cảm thọ khổ không phải là nhuế sử. Vì sao? Vì nó đoạn sân nhuế. Vì sao cảm thọ không khổ không lạc không phải là vô minh sử? Khi lạc diệt, khổ diệt, ưu hỷ đã có trước cũng diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Đó là cảm thọ không khổ không lạc không phải là vô minh sử. Vì sao? Vì nó đoạn vô minh.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, cảm thọ lạc đối đãi với cái gì?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Cảm thọ lạc lấy cảm thọ khổ làm đối đãi.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, cảm thọ khổ đối đãi với cái gì?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Cảm thọ khổ lấy cảm thọ lạc làm đối đãi.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, cảm thọ vừa lạc vừa khổ đối đãi với cái gì?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Cảm thọ lạc khổ lấy không khổ không lạc làm đối đãi.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, cảm thọ không khổ không lạc đối đãi với cái gì?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Cảm thọ không khổ không lấy vô minh làm đối đãi.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, vô minh đối đãi với gì?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Vô minh lấy minh làm đối.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, minh đối đãi với gì?” Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Minh lấy Niết-bàn làm đối.” Ưu-bà-di Tì-xá-khư nghe xong khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Bạch Ni sư!” Ưu-bà-di Tì-xá-khư khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi rằng: “Bạch Ni sư, Niết-bàn đối đãi với cái gì?” “Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp rằng: “Ông<註 n="1227"/>286 muốn hỏi những việc vô cùng, nhưng việc ông hỏi không thể cùng tận giới hạn của tôi được. Niết-bàn không có đối đãi. Niết-bàn không có quái ngại, vượt qua quái ngại, diệt trừ quái ngại, do nghóa này nên tôi theo Thế Tôn hành phạm hạnh.” Bấy giờ Ưu-bà-di Tì-xá-khư, khi nghe Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc nói, khéo léo thọ trì, tụng tập, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ dưới chân Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc, đi nhiễu ba vòng rồi lui về. Bấy giờ Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc sau khi tiễn Ưu-bà-di Tì-xá-khư đi cách đó không lâu, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi lui đứng một bên, đem hết những điều thảo luận cùng Ưu-bà-di Tì-xá-khư bạch lại với Phật, chắp tay thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, con nói như vậy, đáp như vậy, không vu báng Thế Tôn chăng? Nói chân thật, nói như pháp, không có trái nhau, không có tranh cãi, nhầm lẫn chăng?” Thế Tôn đáp rằng: “Này Tỳ-kheo-ni, ngươi nói như vậy, đáp như vậy, không vu báng Ta, ngươi nói chân thật, ngươi nói như pháp, nói theo thứ lớp của pháp. Đối với như pháp, không có chống trái nhau, không tranh, không lỗi vậy. Này Tỳ-kheo-ni, nếu Ưu-bà-di Tì-xá-khư đến hỏi Ta, Ta cũng bằng những văn cú như vậy, Ta cũng trả lời Ưu-bà-di Tì-xá-khư bằng nghóa này, bằng văn cú này. Này Tỳ-kheo-ni, nghóa này đúng như ngươi đã nói, ngươi cứ như vậy mà thọ trì. Vì sao, những lời này tức là giáo nghóa vậy.” Phật thuyết như vậy, Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc và chư Tỳ-kheo nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517658588">211.KINH ĐẠI CÂU-HY-LA<註 n="1228"/>287 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử vào lúc xế từ tónh tọa dậy, đi đến chỗ Tôn giả Đại Câu-hy-la<註 n="1229"/>288, chào hỏi nhau xong rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Xá-lê Tử nói rằng: “Này Hiền giả Đại Câu-hy-la, tôi có điều muốn hỏi, Hiền giả nghe cho chăng? Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp rằng: “Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, muốn hỏi xin cứ hỏi, tôi nghe xong sẽ suy nghó.” Tôn giả Xá-lê Tử hỏi rằng: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, bất thiện, được nói là bất thiện; bất thiện căn, được nói là bất thiện căn. Thế nào là bất thiện? Thế nào là bất thiện căn?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Thân ác hành, khẩu và ý ác hành, đó là bất thiện vậy. Tham, nhuế, si, đó là bất thiện căn vậy. Đó là bất thiện và bất thiện căn.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Hay thay! Lành thay! Hiền giả Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong, hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Câu-hy-la, thiện, được nói là thiện; thiện căn, được nói là thiện căn. Thế nào là thiện? Thế nào là thiện căn? Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh, đó là thiện vậy. Không tham, không nhuế, không si, đó là thiện căn vậy. Đó là thiện và thiện căn.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Trí tuệ, được nói là trí tuệ. Thế nào là trí tuệ?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp rằng: “Biết như vậy, cho nên nói là trí tuệ. Biết những gì? Biết như thật ‘Đây là Khổ’, biết như thật ‘Đây là Khổ tập’, ‘Đây là Khổ diệt’, ‘Đây là Khổ diệt Đạo’. Biết như vậy cho nên được nói là trí tuệ.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, thức, được nói là thức; thế nào là thức?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Thức, nhận thức, cho nên nói là thức<註 n="1230"/>289.Nhận thức những gì? Nhận thức sắc, nhận thức thanh, hương, vị, xúc, pháp. Thức, nhận thức, cho nên nói là thức.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, trí tuệ và thức, hai pháp này hiệp nhất hay riêng biệt? Có thể thi thiết hai pháp này riêng biệt chăng<註 n="1231"/>290?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Hai pháp này hiệp nhất chứ không riêng biệt. Không thể thi thiết hai pháp ấy riêng rẽ. Vì sao vậy? Những gì được biết bởi trí tuệ cũng được biết bởi thức. Cho nên hai pháp này hiệp nhất chứ không riêng biệt, và không thể cho rằng hai pháp này riêng rẽ.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, người biết, ngài lấy gì để biết?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Biết, tôi do trí tuệ mà biết.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Tôn giả Đại Câu-hy-la!” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, trí tuệ có nghóa gì? Có sự thù thắng gì? Có công đức gì?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Trí tuệ có nghóa yểm ly, có nghóa vô dục, có nghóa thấy như thật<註 n="1232"/>291.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, thế nào là chánh kiến?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Biết như thật về Khổ, biết như thật về Khổ tập, Khổ diệt và Khổ diệt đạo. Đó gọi là chánh kiến.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu nhân, có bao nhiêu duyên sanh chánh kiến?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Có hai nhân, có hai duyên sanh chánh kiến. Những gì là hai? Một là duyên từ người khác, hai là nội tâm tư duy. Đó là có hai nhân, có hai duyên sanh chánh kiến.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu chi thâu nhiếp chánh kiến để đạt được tâm giải thoát quả, tuệ giải thoát quả, đạt được tâm giải thoát công đức, tuệ giải thoát công đức?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Có năm chi thâu nhiếp chánh kiến để đạt được tâm giải thoát quả, tuệ giải thoát quả; đạt được tâm giải thoát công đức, tuệ giải thoát công đức. Những gì là năm? Một là được thâu nhiếp bởi chân đế, hai là được thâu nhiếp bởi giới, ba là được thâu nhiếp bởi bác văn, bốn là được thâu nhiếp bởi chỉ, năm là được thâu nhiếp bởi quán. Đó gọi là năm chi thâu nhiếp chánh kiến để đạt được tâm giải thoát quả, tuệ giải thoát quả, đạt được tâm giải thoát công đức, tuệ giải thoát công đức.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, như thế nào sanh sự hữu trong tương lai<註 n="1233"/>292?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Phàm phu ngu si, vô tri, không đa văn, bị vô minh che lấp, bị ái kết trói buộc, không gặp thiện tri thức, không hiểu biết Thánh pháp, không điều ngự Thánh pháp, đó gọi là làm phát sanh sự hữu trong tương lai.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, thế nào là không sanh sự hữu trong tương lai?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Nếu vô minh đã diệt, minh đã sanh, tất diệt tận khổ. Đó gọi là không phát sanh sự hữu trong tương lai.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu thọ?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Có ba thọ, là khổ thọ, lạc thọ và không khổ không lạc thọ. Thọ này duyên đâu mà có? Duyên xúc mà có.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la!” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, thọ, tưởng, tư, ba pháp này hiệp nhất hay riêng biệt? Có thể thi thiết ba pháp này riêng biệt chăng?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp rằng: “Thọ, tưởng, tư, ba pháp này hiệp nhất không riêng biệt. Không thể thi thiết ba pháp này là riêng biệt. Vì sao? Những gì được cảm thọ bởi thọ, cũng được tưởng bởi tưởng, được tư bởi tư. Cho nên nói ba pháp này hiệp nhất không riêng biệt, và không thể thi thiết ba pháp này riêng biệt.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Diệt có sự đối ngại gì?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Diệt không có sự đối ngại.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có năm căn với hành dị biệt<註 n="1234"/>293, cảnh giới dị biệt, mỗi căn lãnh thọ cảnh giới riêng. Nhãn căn, nhó, tỷ, thiệt, thân căn. Năm căn hành tướng dị biệt, cảnh giới dị biệt, mỗi căn tự lãnh thọ cảnh giới riêng. Vậy cái gì lãnh thọ tất cả cảnh giới cho chúng? Cái gì làm sở y cho chúng?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp rằng: “Năm căn với hành tướng dị biệt, với cảnh giới dị biệt, mỗi căn lãnh thọ cảnh giới riêng. Nhãn căn, nhó, tỷ, thiệt, thân căn. Năm căn này với hành tướng riêng biệt, với cảnh giới riêng biệt, mỗi căn lãnh thọ cảnh giới riêng; ý lãnh thọ tất cả cảnh giới cho chúng. Ý làm sở y cho chúng.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Ý nương tựa vào đâu mà tồn tại?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Ý nương tựa vào tuổi thọ mà tồn tại.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, tuổi thọ nương vào đâu mà tồn tại?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp rằng: “Tuổi thọ nương vào hơi ấm mà tồn tại.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, tuổi thọ và hơi ấm, hai pháp này hiệp nhất hay riêng biệt? Có thể thi thiết hai pháp này riêng biệt chăng?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Tuổi thọ và hơi ấm hai pháp này hiệp nhất không riêng biệt. Không thể cho rằng hai pháp này riêng biệt. Vì sao? Nhân tuổi thọ mà có hơi ấm; nhân hơi ấm mà có tuổi thọ. Nếu không có tuổi thọ thì không có hơi ấm, nếu không có hơi ấm thì không có tuổi thọ. Cũng như do dầu do bấc mà đốt được đèn; và ở đây do ngọn mà có ánh sáng, do ánh sáng mà có ngọn. Nếu không có ngọn thì không có ánh sáng, không có ánh sáng thì không có ngọn. Cũng vậy, nhân tuổi thọ mà có hơi ấm, nhân hơi ấm mà có tuổi thọ. Nếu không có tuổi thọ thì không có hơi ấm, không có hơi ấm thì không có tuổi thọ. Cho nên hai pháp này hiệp nhất không riêng biệt, và không thể cho rằng hai pháp này riêng biệt.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu pháp khi sanh thân chết rồi bỏ xác ngoài bãi tha ma như cây gỗ vô tình?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Có ba pháp khi sanh thân chết rồi bỏ xác ngoài bãi tha ma như cây gỗ vô tình. Những gì là ba? Một là tuổi thọ, hai là hơi ấm, ba là thức. Ba pháp này sau khi sanh thân chết rồi, bỏ xác ngoài bãi tha ma như cây gỗ vô tình.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, chết và nhập diệt tận định khác nhau như thế nào?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Chết là thọ mạng đã diệt, hơi nóng ấm đã đi, các căn tan rã. Tỳ-kheo nhập diệt tận định, tuổi thọ chưa hết, hơi ấm cũng chưa đi, các căn chưa tan rã. Chết và nhập diệt tận định khác nhau như vậy.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, nhập diệt tận định và nhập vô tưởng định khác nhau như thế nào?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Tỳ-kheo nhập diệt tận định thì tưởng và tri đã diệt. Tỳ-kheo nhập vô tưởng định thì tưởng và tri không diệt. Nhập diệt tận định và nhập vô tưởng định khác nhau như vậy.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, ra khỏi diệt tận định và ra khỏi vô tưởng định khác nhau như thế nào?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Tỳ-kheo ra khỏi diệt tận định không nghó như vầy, ‘Ta ra khỏi diệt tận định’. Tỳ-kheo ra khỏi vô tưởng định suy nghó như vầy, ‘Ta có tưởng hay ta không có tưởng?’ Ra khỏi diệt tận định và vô tưởng định khác nhau như vậy.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, Tỳ-kheo nhập diệt tận định trước hết diệt pháp nào, thân hành, khẩu hành hay ý hành?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Tỳ-kheo nhập diệt tận định trước hết diệt thân hành, kế đến khẩu hành và sau hết là ý hành.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, Tỳ-kheo ra khỏi diệt tận định, pháp nào phát sanh trước hết? Thân hành, khẩu hành hay ý hành?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Tỳ-kheo ra khỏi diệt tận định, trước hết sanh thân hành, kế đến sanh khẩu hành và sau cùng sanh ý hành.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Tỳ-kheo khi ra khỏi diệt tận định, xúc bao nhiêu loại xúc?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Tỳ-kheo ra khỏi diệt tận định, xúc ba loại xúc. Những gì là ba? Một là xúc không di động; hai là xúc vô sở hữu; ba là xúc vô tướng. Tỳ-kheo khi ra khỏi diệt tận định xúc ba loại xúc này.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, không, vô nguyện, vô tướng, ba pháp này khác nhau về nghóa, về văn? Hay cùng một nghóa một văn?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Không, vô nguyện, vô tướng, ba pháp này khác nghóa, khác văn.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong, khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu nhân, bao nhiêu duyên phát sanh bất động định?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Có bốn nhân, bốn duyên phát sanh bất động định. Những gì là bốn? Nếu Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc Tứ thiền thành tựu an trụ. Đó gọi là bốn nhân bốn duyên phát sanh bất động định.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu nhân, bao nhiêu duyên phát sanh vô sở hữu định?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Có ba nhân, ba duyên phát sanh vô sở hữu định. Những gì là ba? Nếu Tỳ-kheo vượt tất cả sắc tưởng cho đến chứng đắc vô sở hữu xứ thành tựu an trụ. Đó gọi là ba nhân ba duyên phát sanh vô sở hữu định.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu nhân, bao nhiêu duyên phát sanh vô tưởng định?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Có hai nhân, hai duyên phát sanh vô tưởng định. Những gì là hai? Một là không suy niệm tất cả mọi tưởng, hai là suy niệm vô tưởng giới. Đó gọi là có hai nhân, hai duyên phát sanh vô tưởng định.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu nhân, bao nhiêu duyên trụ vô tưởng định?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Có hai nhân, hai duyên trụ vô tưởng định. Những gì là hai? Một là không niệm tất cả tưởng, hai là niệm vô tưởng giới. Đó là hai nhân duyên hai duyên trụ vô tưởng định.” Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.” Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi: “Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu nhân bao nhiêu duyên ra khỏi vô tưởng định?” Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp: “Có ba nhân ba duyên ra khỏi vô tưởng định. Những gì là ba? Một là niệm tất cả tưởng; hai là không niệm vô tưởng giới; ba là do thân này và do sáu xứ duyên mạng căn. Đó gọi là có ba nhân, ba duyên ra khỏi vô tưởng định.” Như vậy, hai vị Tôn giả tán thán lẫn nhau rằng: “Lành thay! Lành thay!” và những điều được thảo luận đó, hoan hỷ phụng hành, rồi rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy mà đi. <卷 id="517975194">PHẨM THỨ 18: PHẨM LỆ <詞 id="517667867">212.KINH NHẤT THIẾT TRÍ<註 n="1235"/>294 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Uất-đầu-tùy-nhã, trong rừng Phổ cức thích<註 n="1236"/>295.Bấy giờ vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc<註 n="1237"/>296 nghe Sa-môn Cù-đàm du hóa tại Uất-đầu-tùy-nhã, trong rừng Phổ cức thích. Sau khi nghe như vậy, vua nước Câu-tát-la, Ba-tư-nặc, bảo một người rằng: “Ngươi đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm, thay mặt ta mà thăm hỏi rằng, ‘Thánh thể có khương cường, an lạc không tật bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường chăng?’ Rồi nói như vầy, ‘Vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc, kính lời thăm hỏi rằng ‘Thánh thể được khang cường, an lạc không tật bệnh đi đứng thoải mái, khí lực như thường chăng?’ Ngươi lại nói thêm rằng, ‘Vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc muốn đến gặp’.” Người ấy lãnh giáo đến chỗ Phật, cùng Ngài chào hỏi rồi lui ngồi một bên mà thưa rằng: “Bạch Cù-đàm, vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc kính lời thăm hỏi Thánh thể được khang cường, an lạc không tật bệnh, đi đứng thoải mái khi lực như thường chăng? Vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc muốn đến gặp.” Đức Thế Tôn đáp rằng: “Mong vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc được an ổn khoái lạc. Mong cho Trời, Người, A-tu-la, Kiền-tháp-hòa, La-sát và mọi loài khác cũng được an ổn khoái lạc. Vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc muốn đến xin cứ tự tiện tùy ý.” Lúc đó sứ giả nghe Phật nói, ghi nhớ kỹ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy nhiễu ba vòng rồi lui về. Bấy giờ Tôn giả A-nan đứng sau lưng Đức Thế Tôn, quạt hầu Phật. Sau khi người sứ giả đi rồi, Đức Thế Tôn quay lại bảo rằng: “Này A-nan, ông cùng Ta sang ngôi nhà lớn hướng phía Đông, mở cửa sổ ra và đóng cửa lớn lại, vào trong chỗ kín đáo ấy. Hôm nay Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, nhất tâm, không loạn động, muốn nghe và thọ lãnh Chánh pháp.” Khi ấy Tôn giả A-nan bạch Phật rằng: “Kính vâng.” Rồi Đức Thế Tôn dẫn A-nan sang ngôi nhà lớn hướng phía Đông kia, mở cửa sổ ra và đóng cửa lớn lại, dọn chỗ ngồi ở chỗ kín đáo, trải ni-sư-đàn và kiết già mà ngồi. Lúc đó sứ giả trở về chỗ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la thưa: “Tâu Thiên vương, tôi đã thông báo cho Sa-môn Cù-đàm và Sa-môn Cù-đàm đang chờ Thiên vương. Cúi xin Thiên vương nên biết đúng thời.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la bảo người đánh xe rằng: “Ngươi hãy sửa soạn xa giá. Hôm nay Ta muốn đến thăm Sa-môn Cù-đàm.” Người đánh xe lãnh giáo, tức thì sửa soạn xa giá. Bấy giờ chị em Hiền và Nguyệt<註 n="1238"/>297 đang ngồi ăn với Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe nói hôm nay Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la sẽ đến thăm Phật, liền tâu rằng: “Tâu Thiên vương, nếu hôm nay ngài đến thăm Đức Thế Tôn, xin thay chúng tôi cúi đầu thăm hỏi Đức Thế Tôn Thánh thể Ngài khỏe mạnh, an lạc, không bệnh tật, đi đứng thoải mái, khí lực như thường chăng? Đại vương nói như vầy, ‘Chị em Hiền và Nguyệt cúi đầu thăm hỏi Thế Tôn, Thánh thể Ngài khỏe mạnh, an lạc, không tật bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường chăng?’” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la im lặng nhận lời chị em Hiền và Nguyệt. Lúc đó người đánh xe sửa soạn xa giá đã xong, đến tâu rằng: “Tâu Thiên vương, xa giá trang nghiêm đã xong, xin vâng ý Thiên vương.” Vua nghe xong, lên xe rời khỏi Uất-đầu-tùy-nhã, đi đến rừng Phổ cức thích. Lúc đó ngoài cửa rừng Phổ cức thích, một số đông các Tỳ-kheo đi kinh hành trên khoảng đất trống. Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la đến hỏi các Tỳ-kheo rằng: “Bạch chư Hiền, Sa-môn Cù-đàm hôm nay ở đâu? Tôi muốn đến thăm.” Chư Tỳ-kheo đáp rằng: “Nơi phía Đông kia, tâu Đại vương, tại ngôi nhà lớn hướng phía Đông, có cửa sổ mở và cửa lớn đóng, Đức Thế Tôn đang ở trong đó. Đại vương muốn thăm thì đến nhà ấy, đứng ngoài mà tằng hắng và gõ cửa, Đức Thế Tôn sẽ mở cửa.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la liền xuống xe, với đám tùy tùng vây quanh, đi bộ về ngôi nhà lớn hướng phía Đông ấy. Đến nơi vua đứng phía ngoài tằng hắng và gõ cửa. Đức Thế Tôn nghe, liền ra mở cửa. Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la vào trong ngôi nhà ấy, đến trước bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, chị em Hiền và Nguyệt cúi đầu thăm hỏi Thế Tôn rằng, ‘Thánh thể Ngài khỏe mạnh, an lạc, không bệnh tật, đi đứng thoải mái, khí lực như thường chăng?’” Thế Tôn hỏi rằng: “Chị em Hiền và Nguyệt không có người sai sao?” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, mong Ngài biết cho, hôm nay chị em Hiền và Nguyệt cùng ngồi ăn với con, nghe con muốn đến thăm Phật, bèn thưa rằng, ‘Đại vương, nếu ngài đến thăm Phật, xin thay chúng tôi cúi đầu thăm hỏi Đức Thế Tôn, Thánh thể Ngài khỏe mạnh, an lạc, không bệnh tật, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường chăng?’ Nên con bạch lại như vậy cùng Thế Tôn rằng, chị em Hiền và Nguyệt cúi đầu thăm hỏi Thế Tôn ‘Thánh thể Ngài khỏe mạnh an lạc, không tật bệnh đi đứng thoải mái, khí lực như thường chăng?’ Bạch Cù-đàm, chị em Hiền và Nguyệt cúi đầu thăm hỏi Đức Thế Tôn, Thánh thể Ngài khỏe mạnh, an lạc, không tật bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường chăng?” Thế Tôn đáp: “Này Đại vương, mong cho chị em Hiền và Nguyệt an ổn, khoái lạc, mong cho Trời, Người, A-tu-la, Kiền-đáp-hòa, La-sát cùng mọi loài khác an ổn khoái lạc.” Bấy giờ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nói lời thăm hỏi Phật rồi lui ngồi một bên bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, con có điều muốn hỏi mong Ngài nghe chuyện con mới dám trình bày.” Thế Tôn đáp rằng: “Này Đại vương, có điều gì muốn hỏi cứ tự ý mà hỏi.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi rằng: “Bạch Cù-đàm, con nghe Sa-môn Cù-đàm nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai không có, và hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’. Bạch Cù-đàm, Ngài đã nhớ là đã nói như vậy chăng? Thế Tôn đáp rằng: “Này Đại vương, Ta không nhớ là đã nói như vậy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai không có, và hiện tại không có, không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’.” Lúc đó Đại tướng Bệ-lưu-la<註 n="1239"/>298 đứng sau lưng Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, cầm phất trần hầu vua. Rồi Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la quay lại nói với Đại tướng Bệ-lưu-la rằng: “Hôm trước Ta ngồi với đại chúng, ai là người đầu tiên nói rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai không có và trong hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’?” Đại tướng Bệ-lưu-la đáp rằng: “Tâu Thiên vương, có Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử<註 n="1240"/>299 là người đầu tiên nói như vậy.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong, bảo một người rằng: “Ngươi đến chỗ Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử nói như vầy, ‘Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la cho gọi ông’.” Người ấy lãnh giáo, đi đến chỗ Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử bảo như vầy: “Này Niên Thiếu, Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la cho gọi ông.” Sau khi người ấy đi, Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la bạch Thế Tôn: “Bạch Sa-môn Cù-đàm, có thể có những lời nói khác, nhưng được ghi nhớ khác. Bạch Cù-đàm, ngài có nhớ đã nói những gì chăng?” Thế Tôn đáp rằng: “Này Đại vương, Ta nhớ đã từng nói như vầy, ‘Trong quá khứ không có, trong tương lai không có, trong hiện tại cũng không có, không có Sa-môn Phạm chí nào trong một thời<註 n="1241"/>300 biết tất cả, trong một thời thấy tất cả’. Này Đại vương, Ta nhớ đã nói như vậy.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong tán thán rằng: “Những lời Sa-môn Cù-đàm nói như Sư<註 n="1242"/>301.Những lời Sa-môn Cù-đàm nói như Thiện sư. Lại có những điều muốn hỏi, mong Ngài cho phép con hỏi.” Thế Tôn đáp rằng: “Đại vương, nếu có điều muốn hỏi cứ tùy ý hỏi.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi rằng: “Bạch Cù-đàm! Ở đây có bốn chủng tộc, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só, Công sư. Bốn chủng tộc này có sự hơn kém nào không? Và có sự sai biệt nào?” Thế Tôn đáp rằng: “Bốn chủng tộc này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só, Công sư có hơn kém và sai biệt. Hạng Sát-lợi, và Phạm chí ở trong nhân gian được coi là tối thượng. Hạng Cư só và hạng Công sư ở trong nhân gian được coi là hạ liệt. Trong bốn hạng này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só và Công sư đó là sự hơn kém và đó là sự sai biệt.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong khen rằng: Những gì Sa-môn Cù-đàm nói như Sư. Những gì Sa-môn Cù-đàm nói như Thiện sư.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại bạch: “Bạch Cù-đàm, con không hỏi những vấn đề trong hiện tại, mà con muốn hỏi cả những vấn đề đời sau nữa, mong Ngài nghe con hỏi chăng?” Thế Tôn đáp: “Đại vương, nếu có điều muốn hỏi, cứ tùy ý hỏi.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi: “Bạch Cù-đàm, ở đây có bốn chủng tộc, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só và Công sư, có sự hơn kém nào, có sự sai biệt nào ở đời sau chăng?” Thế Tôn đáp rằng: “Bốn hạng này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só, và Công sư, có sự hơn kém, có sự sai biệt cả trong đời sau nữa. Bốn hạng này, Sát-lợi, Phạm chí, Công sư và Cư só nếu thành tựu được năm đoạn chi này<註 n="1243"/>302, chắc chắn sẽ gặp được Bậc Thiện Sư, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, chắc chắn được vừa ý, không có điều gì không vừa ý, và cũng luôn luôn được thiện lợi và hữu ích, an ổn khoái lạc. Những gì là năm chi? Đa văn Thánh đệ tử đối với Như Lai đã gieo trồng tín căn, đã quyết định vững bền, không ai có thể tước đoạt, dù là Sa-môn, Phạm chí, Thiên, Ma, Phạm và các loài thế gian khác. Đó gọi là đoạn chi thứ nhất. “Lại nữa, Đại vương, Đa văn Thánh đệ tử, ít bệnh, không bệnh, thành tựu sự điều hòa thực đạo<註 n="1244"/>303, không quá lạnh, không quá nóng, dễ chịu, không bị bực dọc. Nghóa là sự ăn uống được tiêu hóa dễ dàng an ổn. Đó gọi là đoạn chi thứ hai. “Lại nữa, này Đại vương, Đa văn Thánh đệ tử không siểm mị, không dối gạt, chất trực, tự bộc lộ sự chân thật đối với Thế Tôn và các vị phạm hạnh. Đó gọi là đoạn chi thứ ba. “Lại nữa, Đại vương, Đa văn Thánh đệ tử thường thành tựu hạnh tinh tấn, đoạn trừ ác và bất thiện pháp, siêng tu các thiện pháp, luôn luôn tự sách tấn<註 n="1245"/>304, chuyên nhất kiên cố, đối với gốc rễ các thiện pháp, không hề từ bỏ phương tiện. Đó gọi là đoạn chi thứ bốn. “Lại nữa, Đại vương, Đa văn Thánh đệ tử tu hành trí tuệ, quán pháp hưng suy và chứng đắc trí tuệ như vậy, thánh tuệ minh đạt phân biệt thấu triệt, do đó mà chơn chánh diệt tận. Đó gọi là đoạn chi thứ năm. “Có bốn chủng tộc, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só và Công sư. Bốn hạng này nếu thành tựu được năm đoạn chi này, nhất định được gặp Bậc Thiện Sư, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, ắt được vừa ý, không có điều gì không vừa ý, luôn luôn được thiện lợi và hữu ích, an ổn khoái lạc. “Có bốn chủng tộc này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só và Công sư. Đó là hơn kém, đó là sự sai biệt ở đời sau vậy.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong tán thán rằng: “Những lời Sa-môn Cù-đàm nói như Sư. Những lời Sa-môn Cù-đàm nói như Thiện sư. Con lại có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe con hỏi chăng?” Đức Thế Tôn đáp: “Đại vương, nếu có điều gì muốn hỏi, cứ tùy ý hỏi.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi: “Bạch Cù-đàm, có bốn chủng tộc, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só và Công sư; bốn hạng này có sự hơn kém và sự sai biệt nào đối với đoạn hành<註 n="1246"/>305 chăng?” Đức Thế Tôn đáp: “Có bốn chủng tộc này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só và Công sư. Bốn hạng này có sự sai biệt và hơn kém đối với đoạn hành. Này Đại vương, Đại vương nghó sao? Những gì được đoạn bởi tín, và chúng được đoạn bởi bất tín trường hợp đó hoàn toàn không thể có. Những gì được đoạn bởi ít bệnh, mà chúng cũng được đoạn bởi nhiều bệnh, trường hợp đó hoàn toàn không thể có. Những gì được đoạn bởi sự không siểm nịnh, không lừa dối<註 n="1247"/>306, mà chúng cũng được đoạn bởi siểm nịnh, lừa dối, trường hợp này không thể có. Nếu được đoạn bởi tinh cần mà cũng được đoạn bởi giải đãi; trường hợp này không thể có. Nếu đoạn bởi trí tuệ, mà cũng được đoạn trừ bởi ác tuệ, trường hợp này không thể có. “Cũng như chế ngự bốn thứ<註 n="1248"/>307 là chế ngự voi, chế ngự ngựa, chế ngự bò và chế ngự người. Trong đó có hai trường hợp cần chế ngự mà không thể chế ngự và hai trường hợp cần chế ngự mà có thể chế ngự. Đại vương, ý ông thế nào? Hai trường hợp cần chế ngự mà không thể chế ngự, con vật không thể chế ngự ấy mà lại đi đến chỗ được điều phục, đi đến được chỗ chế ngự<註 n="1249"/>308, thọ nhận công việc của sự điều ngự<註 n="1250"/>309, thì việc này có thể vậy. “Cũng vậy, này Đại vương, Đại vương nghó sao? Nếu những gì được đoạn bởi tín mà cũng được đoạn bởi bất tín chăng? Việc này không thể có. Nếu được đoạn bởi ít bệnh mà cũng được đoạn bởi nhiều bệnh chăng? Việc này không thể có. Nếu được đoạn bởi sự không siểm nịnh không dối trá mà cũng được đoạn bởi siểm nịnh, dối trá chăng? Việc này không thể có. Nếu được đoạn bởi tinh cần mà cũng đoạn bởi giải đãi chăng? Việc này không thể có. Nếu do trí tuệ mà đoạn cũng do ác tuệ mà đoạn chăng? Việc này không thể có. Như vậy, bốn hạng này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só, và Công sư, đó là sự hơn kém, sự sai biệt về đoạn hành.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong khen rằng: “Bạch Cù-đàm, những điều Ngài nói như Sư, những điều Ngài nói như Thiện sư. Con lại có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe con hỏi chăng?” Đức Thế Tôn đáp: “Đại vương, nếu có điều muốn hỏi tùy ý hỏi.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi: “Bạch Sa-môn Cù-đàm, có bốn chủng tộc này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só và Công sư, bốn hạng này có sự hơn kém, có sự sai biệt đối với đoạn<註 n="1251"/>310 chăng?” Đức Thế Tôn đáp rằng: “Có bốn chủng tộc này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só và Công sư, chúng bình đẳng đối với đoạn, không hơn kém, không sai biệt đối với đoạn vậy<註 n="1252"/>311.“Cũng như một đứa nhỏ dòng Sát-lợi từ phương Đông đến lấy Sa-la khô làm mồi lửa và cọ xát cho bốc lửa. Một đứa dòng Phạm chí từ phương Nam đến nó lấy cây Sa-la khô làm mồi lửa và cọ xát cho bốc lửa. Một đứa dòng Cư só từ phương Tây đến, nó lấy chiên-đàn làm mồi và cọ xát cho bốc lửa. Một đứa bé dòng Công sư từ phương Bắc đến, nó lấy cây Bát-đầu-ma<註 n="1253"/>312 khô làm mồi lửa và cọ xát cho bốc lửa. Này Đại vương, ý ngài nghó sao? Những người khác chủng tộc kia mang các loại cây khác nhau làm mồi lửa, nó cọ xát cho bốc lửa; rồi trong số đó, có người châm vào cây khô làm cho bốc khói, bốc lửa ngọn và phát sanh màu lửa. Này Đại vương, giữa khói với khói, giữa ngọn lửa với ngọn lửa. Giữa sắc lửa với sắc lửa, có những sai biệt nào chăng?” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la đáp rằng: “Bạch Cù-đàm, những người khác chủng tộc đó lấy các thứ cây khác nhau đó làm mồi lửa và cọ xát cho bốc lửa, rồi trong số đó có người châm lửa vào cây khô làm bốc khói, bốc lửa ngọn và phát sanh màu lửa. Bạch Cù-đàm, con không nói rằng giữa khói và khói, giữa ngọn lửa và ngọn lửa, giữa sắc lửa và sắc lửa có sự sai biệt.” “Cũng vậy, này Đại vương, bốn chủng tộc này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư só và Công sư, chúng hoàn toàn bình đẳng đối với đoạn, không có hơn kém, không có sai biệt đối với đoạn.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong khen rằng: “Bạch Cù-đàm, những điều Ngài nói như Sư. Bạch Sa-môn Cù-đàm, những điều Ngài nói như Thiện sư. Con lại có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho con hỏi chăng?” Thế Tôn đáp: “Nếu có điều muốn hỏi, cứ tùy ý hỏi.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi rằng: “Bạch Cù-đàm, có chư Thiên chăng?” Đức Thế Tôn hỏi lại: “Đại vương, ngài hỏi có chư Thiên không với ý gì?” Vua Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la đáp: “Bạch Cù-đàm, chư Thiên nào có tranh<註 n="1254"/>313, ưa tranh thì chư Thiên ấy phải sanh lại thế gian này. Nếu chư Thiên nào không có não hại thì sẽ không sanh lại thế gian này<註 n="1255"/>314.” Bấy giờ Đại tướng Bệ-lưu-la đứng sau lưng Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, cầm phất trần hầu vua. Đại tướng Bệ-lưu-la bạch: “Bạch Cù-đàm, chư Thiên nào không có tranh, không ưa tranh không đến thế gian này, hãy gác lại chư Thiên đó. Giả như chư Thiên nào có tranh, ưa tranh, thì đến thế gian này, Sa-môn Cù-đàm tất phải nói rằng chư Thiên đó có phước hơn, có phạm hạnh hơn. Vì chư Thiên này được tự tại nên đẩy lui chư Thiên kia, đuổi chư Thiên kia đi vậy.” Lúc đó Tôn giả A-nan đứng hầu sau Đức Thế Tôn, cầm phất trần hầu Phật. Tôn giả A-nan nghó rằng, ‘Đại tướng Bệ-lưu-la này là con của Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, còn ta là con của Đức Thế Tôn. Bây giờ chính là lúc con và con thảo luận. Rồi Tôn giả A-nan nói với Đại tướng Bệ-lưu-la rằng: “Tôi muốn hỏi ngài, xin tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. “Thưa Đại tướng, ngài nghó thế nào? Trong phần ranh giới thuộc về Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la mà giáo lệnh có thể truyền đến, Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la được tự do đuổi đi những vị có phước đức hơn, có phạm hạnh hơn chăng?” Đại tướng Bệ-lưu-la đáp: “Này Sa-môn, trong phần ranh giới thuộc về Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la mà giáo lệnh có thể truyền đến thì Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la được quyền đuổi đi tự do những vị có phước đức hơn, có phạm hạnh hơn.” “Này Đại tướng, ngài nghó sao? Nếu không phải trong ranh giới của Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, giáo lệnh không thể truyền đến, thì Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la có được tự ý đuổi những vị có phước đức hơn, có phạm hạnh hơn chăng?” Đại tướng Bệ-lưu-la đáp rằng: “Này Sa-môn, nếu không phải ranh giới thuộc về Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, giáo lệnh không thể truyền đến thì Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la không được tự do xua đuổi những vị có phước hơn, có phạm hạnh hơn đi khỏi vậy.” Tôn giả A-nan lại hỏi rằng: “Này Đại tướng, ngài có nghe nói đến chư Thiên ở Tam thập tam thiên chăng?” Đại tướng Bệ-lưu-la đáp rằng: “Khi tôi cùng Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la dạo chơi, có nghe nói chư Thiên trên Tam thập tam thiên.” “Này Đại tướng, ngài nghó thế nào? Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la có được quyền tự do xua đuổi chư Thiên có phước hơn, có phạm hạnh hơn ở Tam thập tam thiên khỏi chỗ ấy chăng?” Đại tướng Bệ-lưu-la đáp rằng: “Này Sa-môn, Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la còn không thể thấy được chư Thiên ở Tam thập tam thiên, huống gì lại đuổi họ ra khỏi chỗ đó? Đuổi chư Thiên ở Tam thập tam thiên, việc ấy chắc chắn không thể có vậy.” “Cũng vậy, này Đại tướng, nếu có chư Thiên nào không tranh, không ưa tranh, không đến thế gian này. Chư Thiên ấy có phước đức hơn và có phạm hạnh hơn. Nếu có chư Thiên nào có tranh, ưa tranh, sanh đến thế gian này thì chư Thiên này đối với chư Thiên kia còn không thể thấy được huống gì đánh đuổi ư? Việc đánh đuổi chư Thiên, chắc chắn không thể có.” Lúc đó Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi rằng: “Bạch Cù-đàm, Sa-môn này tên gì?” Đức Thế Tôn đáp rằng: “Này Đại vương, Tỳ-kheo này tên là A-nan, đó là thị giả của Ta.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong khen rằng: “Những điều A-nan nói như Sư. Những điều A-nan như Thiện sư. Con lại có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho con hỏi chăng?” Đức Thế Tôn bảo rằng: “Này Đại vương, nếu có điều muốn hỏi, cứ tùy ý hỏi.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi rằng: “Bạch Cù-đàm, có Phạm thiên chăng?” Đức Thế Tôn hỏi lại rằng: “Này Đại vương, Đại vương hỏi có Phạm thiên không với ý gì? Này Đại vương, nếu Ta chủ trương có Phạm thiên thì đó là Phạm thanh tịnh.” Trong lúc Đức Thế Tôn cùng Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la đang luận việc này nửa chừng thì người sứ giả dẫn Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử trở lại đến chỗ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la tâu: “Tâu Thiên vương, Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử đã đến đây.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe nói liền hỏi Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử rằng: “Hôm trước ta cùng đại chúng đang hội tọa ai là người trước tiên nói rằng, ‘Sa-môn Cù-đàm nói như vầy: Trong quá khứ không có, trong tương lai không có, và trong hiện tại cũng không có. Không có Sa-môn Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến’?” Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử đáp: “Tâu Thiên vương, chính Đại tướng Bệ-lưu-la là người đã nói trước tiên.” Đại tướng Bệ-lưu-la nghe xong thưa: “Tâu Thiên vương, chính Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử là người nói trước.” Cứ như vậy hai người đó cãi nhau về vấn đề này. Ngay trong lúc đó, người đánh xe liền sửa soạn xa giá, đến chỗ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la tâu rằng: “Tâu Thiên vương, nghiêm giá đã đến, tâu Thiên vương, mong ngài biết đã đến thời.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong, bạch với Phật rằng: “Con hỏi Cù-đàm về Nhất thiết trí, Sa-môn Cù-đàm đã trả lời con về Nhất thiết trí. Con hỏi Sa-môn Cù-đàm về bốn chủng tánh thanh tịnh; Sa-môn Cù-đàm đã trả lời con về bốn chủng tánh thanh tịnh. Con hỏi Sa-môn Cù-đàm về sở đắc, Sa-môn Cù-đàm đã trả lời con về sở đắc. Con hỏi Sa-môn Cù-đàm có Phạm thiên hay không, Sa-môn Cù-đàm đã trả lời cho con có Phạm thiên. Nếu con còn hỏi Sa-môn Cù-đàm các vấn đề khác chắc Sa-môn Cù-đàm cũng sẽ trả lời con các vấn đề ấy. “Bạch Cù-đàm, hôm nay con có nhiều việc phải trở về, xin kiếu từ.” Đức Thế Tôn đáp rằng: “Đại vương, ngài hãy làm những gì ngài nghó là đúng thời.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la sau khi nghe những gì Thế Tôn nói, ghi nhớ kỹ rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi quanh Thế Tôn ba vòng rồi ra về. Phật nói như vậy. Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, Tôn giả A-nan và tất cả đại chúng nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517667868">213.KINH PHÁP TRANG NGHIÊM<註 n="1256"/>315 Tôi nghe như vầy. Một thời Phật du hóa giữa những người họ Thích, trú trong một đô ấp của Thích gia tên là Di-lũ-ly<註 n="1257"/>316.Bấy giờ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la và Trường Tác<註 n="1258"/>317 vì có những việc cần làm nên cùng đi đến một thị trấn tên gọi là Thành<註 n="1259"/>318.Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, đến một khu vườn nơi ấy, nhìn thấy những gốc cây vắng vẻ, không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, thích hợp cho sự tónh tọa. Sau khi nhìn thấy như vậy, nghó nhớ Đức Thế Tôn, Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nói rằng: “Này Trường Tác, ở đây, những gốc cây này vắng vẻ, không có tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, thích hợp cho sự tónh tọa. Tại chỗ này ta đã nhiều lần đến thăm viếng Đức Thế Tôn. Này Trường Tác, Đức Thế Tôn hiện giờ đang ở đâu? Ta muốn đến thăm.” Trường Tác trả lời: “Tôi nghe nói Đức Thích Tôn đang du hóa giữa những người họ Thích, trú trong một đô ấp của Thích gia, tên gọi là Di-lũ-ly.” Ba-tư-nặc nước Câu-tát-la lại hỏi: “Này Trường Tác, Di-lũ-ly, đô ấp của Thích gia cách đây bao xa?” “Trường Tác đáp: “Tâu Thiên vương, cách đây ba cu-lô-xá<註 n="1260"/>319.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nói: “Này Trường Tác, ngươi hãy ra lệnh cho sửa soạn xa giá. Ta muốn đến chỗ Thế Tôn.” Trường Tác vâng lời cho sửa soạn xa giá, rồi tâu rằng: “Tâu Thiên vương, xa giá đã sửa soạn xong, xin vâng ý Thiên vương.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la bèn lên xe, dong khỏi thành ngoài đi đến Di-lũ-ly, đô ấp của Thích gia. Bấy giờ, ngoài cổng Di-lũ-ly, một số đông các Tỳ-kheo đang đi kinh hành trên một khoảng đất trống. Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la đến nơi các Tỳ-kheo hỏi rằng: “Thưa các Tôn giả, Đức Thế Tôn hiện đang nghỉ mát ban ngày ở đâu?” Các Tỳ-kheo trả lời rằng: “Đại vương, ngôi nhà lớn hướng Đông kia, với cửa sổ mở và cửa lớn đóng ấy, Đức Thế Tôn hiện đang nghỉ mát ban ngày tại đó. Đại vương nếu muốn đến thăm, có thể đi đến nơi đó, đến nơi hãy đứng bên ngoài, rồi tằng hắng và gõ cửa. Đức Thế Tôn nghe tất sẽ mở cửa.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la bèn xuống xe. Khi một vị Sát-lợi Đảnh Sanh xuất hiện để cai trị nhân dân, và ban hành giáo lệnh cho cõi đất, thì có năm nghi trượng. Đó là kiếm, lọng, tràng hoa, phất cán ngọc và giày thêu. Vua cởi bỏ tất cả trao cho Trường Tác. Trường Tác nghó rằng: “Thiên vương nay tất chỉ đi vào một mình. Chúng ta nên đứng ở đây mà đợi vậy.” Rồi Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la với đám tùy tùng vây quanh bước tới ngôi nhà hướng Đông kia. Đến nơi, vua đứng ngoài tằng hắng và gõ cửa. Đức Thế Tôn nghe rồi, bèn ra mở cửa. Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la đi vào trong nhà đến trước Đức Phật cúi đầu lễ sát chân, rồi ba lần tự xưng tên họ. “Con là Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, con là Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la!” Đức Thế Tôn đáp: “Như vậy, Đại vương, ngài là Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la. Ngài là Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la!” Sau ba lần tự xưng tên họ, vua Ba-tư-nặc đảnh lễ dưới chân Phật và lui ngồi một bên. Đức Thế Tôn hỏi: “Đại vương, Đại vương thấy Ta có những nghóa lợi nào mà tự hạ mình đảnh lễ dưới chân và cúng dường cung kính như vậy?” Vua Ba-tư-nặc thưa: “Bạch Thế Tôn, con có sự loại suy về pháp<註 n="1261"/>320 đối với Thế Tôn. Do đó con nghó rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật khéo thú hướng<註 n="1262"/>321.’ “Bạch Thế Tôn, khi con ngồi trên đô tọa<註 n="1263"/>322, con nhìn thấy mẹ tranh chấp với con, con tranh chấp với mẹ; cha tranh chấp với con, con tranh chấp với cha; cho đến anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc tranh chấp lẫn nhau. Trong khi tranh chấp, mẹ nói con xấu, con nói mẹ xấu, cha con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc nói xấu lẫn nhau. Người thân thích trong nhà còn như thế, huống nữa là người ngoài. Còn ở đây, con thấy chúng Tỳ-kheo, đệ tử của Thế Tôn theo Thế Tôn tu hành phạm hạnh. Hoặc nếu có Tỳ-kheo nào gây ra ít nhiều tranh chấp, xả giới bỏ đạo cũng không nói xấu Phật, không nói xấu pháp, không nói xấu chúng Tăng, mà chỉ tự chê trách rằng, ‘Tôi xấu xa, thiếu đức hạnh. Tại sao như vậy? Vì tôi không thể theo Thế Tôn trọn đời tu hành phạm hạnh’. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghó rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’. “Bạch Thế Tôn, lại nữa, con thấy một Sa-môn Phạm chí khác đã ít nhiều học hành phạm hạnh, hoặc chín tháng, hoặc mười tháng, nhưng lại xả bỏ để theo sắc phục trước kia, rồi lại bị nhiễm ô bởi dục vọng, nhiễm dục, dính trước dục, bị dục trói chặt, kiêu ngạo, chấp thủ, thâm nhập, sống hoan lạc trong sự hành dục mà không thấy tai họa, không thấy xuất yếu. Bạch Thế Tôn, con thấy ở đây chúng Tỳ-kheo đệ tử của Thế Tôn tự nguyện trọn đời tu tập phạm hạnh, cho đến ức số. Ngoài đây ra con không thấy ở đâu có phạm hạnh thanh tịnh như vậy, như mái nhà của Thế Tôn. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghó rằng, ‘Pháp của Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’. “Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy một Sa-môn Phạm chí thân thể gầy còm tiều tụy, tướng mạo xấu xí, thân nổi vẩy trắng<註 n="1264"/>323 không ai muốn nhìn. Con tự nghó rằng, ‘Các Tôn giả này vì sao thân thể lại gầy còm, tiều tụy, tướng mạo xấu xí, thân nổi vẩy trắng, không ai muốn nhìn. Các Tôn giả này ắt không tu phạm hạnh, hoặc vì bệnh hoạn hay lén lút làm việc xấu xa, cho nên các Tôn giả này thân hình gầy còm, tiều tụy, hình sắc xấu xa, mình nổi vẩy trắng không ai muốn nhìn’. Con đến hỏi họ, ‘Các Tôn giả vì sao thân hình tiều tụy gầy còm, tướng mạo xấu xí, mình nổi vẩy trắng, không ai muốn nhìn? Có phải các Tôn giả không thích tu hành phạm hạnh chăng? Hoặc vì bệnh hoạn hay lén lút làm việc xấu xa, cho nên các Tôn giả thân thể gầy còm tiều tụy?’ Những vị ấy đáp, ‘Đại vương, đây là bệnh trắng! Đại vương, đây là bệnh trắng<註 n="1265"/>324’. “Bạch Thế Tôn, con thấy chúng Tỳ-kheo đệ tử của Thế Tôn, sống hân hoan đoan chánh, sắc mặt vui tươi, hình thể tịnh khiết, vô vi vô cầu<註 n="1266"/>325 sống đời tịnh hạnh, ăn uống như loài nai rừng<註 n="1267"/>326, tự mình trọn đời tu hành phạm hạnh. Thấy vậy, con nghó rằng, ‘Các Tôn giả này vì sao được hân hoan, đoan chánh, sắc mặt vui tươi hình thể tịnh, khiết, vô vi, vô cầu, sống đời tịnh hạnh, ăn uống như loài nai rừng? Tự mình trọn đời tu hành phạm hạnh? Các Tôn giả hoặc đã đạt đến ly dục, hoặc chứng đắc tăng thượng tâm, đối với hiện pháp lạc trụ<註 n="1268"/>327 chứng đạt dễ dàng không khó. Cho nên các Tôn giả này mới được hân hoan, đoan chánh, sắc mặt vui tươi, hình thể tịnh, khiết, vô vi, vô cầu, sống đời tịnh hạnh, ăn uống như loài nai rằng, tự mình trọn đời tu hành phạm hạnh. Nếu sống trong dục lạc mà được hân hoan, đoan chánh, thì chính ta phải được đời sống hân hoan đoan chánh ấy. Vì sao? Vì ta hưởng thụ năm thứ diệu dục, một cách dễ dàng không khó. Nhưng các Tôn giả này đạt đến sự ly dục, chứng đắc tăng thượng tâm, đối với hiện pháp lạc trú thành tựu dễ dàng không khó. Vì vậy cho nên các Tôn giả này sống hân hoan, đoan chánh, sắc mặt vui tươi, hình thể tịnh khiết, vô vi vô cầu, sống đời tịnh hạnh, ăn uống như loài nai rừng, tự mình trọn đời tu hành phạm hạnh. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn, do đó con nghó rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’. “Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy một Sa-môn Phạm chí thông minh trí tuệ, tự xưng mình thông minh trí tuệ, bác văn quyết định, thuộc làu các kinh, chế phục cường dịch, đàm luận thông suốt, danh tiếng đồn khắp, mọi người ai cũng đều nghe biết, đi đến nơi nào thảy đều đả phá tông chủ của người mà tự lập luận điểm của mình, và nói rằng, ‘Chúng ta hãy đến chỗ Sa-môn Cù-đàm, mà hỏi ông những điều như vầy, như vầy. Nếu ông trả lời được như thế này, thì ta vặn hỏi thế kia. Nếu ông không trả lời được thì ta cũng vặn hỏi rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn du hóa tại làng nọ, vị này liền tìm đến, nhưng khi gặp Phật thì lại chẳng dám hỏi lời nào huống nữa là vấn nạn. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghó rằng, ‘Pháp được Như Lai Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’. “Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy một Sa-môn Phạm chí, thông minh trí tuệ, tự xưng là thông minh trí tuệ, bác văn quyết định, thuộc làu các kinh, chế phục cường địch, đàm luận thông suốt, danh tiếng đồn khắp, mọi người đều nghe biết, đi đến chỗ nào thảy đều đả phá tông chỉ người khác mà tự lập luận điểm của mình. Và nói rằng, ‘Chúng ta hãy đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm để hỏi ông những điều như vầy như vầy. Nếu ông trả lời được thế này, ta lại vặn hỏi ông cách kia. Nếu ông trả lời không được, ta cũng vặn hỏi rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn du hóa tại làng nọ, vị này liền đến tìm hỏi, được Thế Tôn trả lời rõ ràng. Nghe xong Sa-môn Phạm chí này vui mừng hớn hở, cúi đầu lễ sát chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó, con nghó rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’. “Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy một Sa-môn Phạm chí khác, thông minh trí tuệ, tự xưng là thông minh trí tuệ, bác văn quyết định, thuộc làu các kinh, chế phục cường địch, đàm luận thông suốt, danh tiếng đồn khắp, mọi người đều nghe biết, đi đến nơi nào thảy đều đả phá chủ trương tông chỉ của người mà tự lập luận điểm của mình và nói rằng, ‘Chúng ta hãy đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm để hỏi ông những điều như vầy, như vầy. Nếu ông trả lời được như thế này, ta lại vặn hỏi ông cách khác. Nếu ông không trả lời được, ta cũng vặn hỏi ông rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn du hóa tại làng nọ, vị này liền đến hỏi, được Thế Tôn trả lời rõ ràng. Nghe xong, Sa-môn Phạm chí này liền vui mừng phấn khởi, liền tự quy y Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo; được Thế Tôn thọ nhận làm Ưu-bà-tắc; trọn đời quy y cho đến tận mạng. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó, con nghó rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện; chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’. “Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy một Sa-môn Phạm chí khác thông minh trí tuệ, tự xưng là thông minh trí tuệ, bác văn quyết định, thuộc làu các kinh, chế phục được cường địch, đàm luận thông suốt, danh tiếng đồn khắp mọi người đều nghe biết, đi đến nơi nào thảy đều đả phá chủ trương tông chỉ của người mà lập luận điểm của mình mà nói rằng, “Chúng ta hãy đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm để hỏi ông những điều như vầy, như vầy. Nếu ông trả lời được như thế này, ta lại vặn hỏi ông cách kia. Nếu ông trả lời không được, ta cũng vặn hỏi ông rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn du hóa tại làng nọ, vị này liền tìm đến hỏi, được Thế Tôn trả lời rõ ràng. Nghe xong, Sa-môn Phạm chí này vui mừng phấn khởi bèn theo Thế Tôn cầu xin xuất gia thọ giới Cụ túc, đắc pháp Tỳ-kheo. Thế Tôn bèn độ cho và truyền trao giới Cụ túc, đắc pháp Tỳ-kheo. Khi các Tôn giả ấy xuất gia học đạo, thọ giới Cụ túc, đắc pháp Tỳ-kheo rồi, sống cô độc một nơi xa vắng, tâm không buông lung, tinh cần tu tập. Vị ấy sau khi sống cô độc tại một nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tinh cần tu tập, đạt đến mục đích mà một thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, là duy chỉ để thành tựu vô thượng phạm hạnh, ngay trong đời hiện tại mà tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ an trú, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Khi các Tôn giả ấy biết pháp rồi, cho đến chứng đắc A-la-hán; chứng đắc A-la-hán rồi, bèn nói rằng, ‘Này chư Hiền, trước kia tôi gần bị suy vong gần bị hủy diệt. Vì sao vậy? Trước kia tôi không phải là Sa-môn tự xưng là Sa-môn; không phải phạm hạnh tự xưng phạm hạnh, không phải A-la-hán tự xưng A-la-hán. Bấy giờ chúng ta mới thực sự là Sa-môn, thực sự là phạm hạnh, thực sự là A-la-hán’. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó, con nghó rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’. “Lại nữa, bạch Thế Tôn, con tự do trong quốc thổ của mình, muốn giết kẻ không lỗi lầm thì ra lệnh giết, muốn giết kẻ có lỗi lầm ra lệnh giết; nhưng khi con ngồi trên đô tọa, con vẫn không được tự do mà nói như vầy, ‘Các khanh hãy giữ im. Không ai hỏi việc nơi các khanh, mà chính là hỏi việc nơi ta. Các khanh không thể quyết đoán việc này, chỉ có ta mới có thể quyết đoán việc này’. Nhưng ở trong đó vẫn có người bàn cãi việc khác, không đợi người trước nói xong. Con đã nhiều lần thấy Thế Tôn thuyết pháp với đại chúng vây quanh. Bấy giờ có một người ngủ gật mà ngáy, thấy gây tiếng động, một người khác bèn nói rằng, ‘Ngài chớ có ngáy gây tiếng động. Ngài không muốn nghe pháp được Thế Tôn nói như cam lồ chăng?’ Người ấy nghe rồi tức thì im lặng. Con nghó rằng, ‘Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, là Bậc Điều Ngự đại chúng. Thật kỳ diệu thay! Thật hy hữu thay! Vì sao vậy? Vì Ngài không cần dùng dao, dùng gậy, nhưng tất cả đều đúng như pháp mà được an ổn khoái lạc’. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghó rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’. “Lại nữa, bạch Thế Tôn, hai viên thần tá Tiên Dư và Túc Cựu<註 n="1269"/>328 được con ban phát tiền tài, và con thường khen ngợi họ; đời sống họ do nơi con. Nhưng con không thể khiến cho hai vị thần tá này hạ ý cung kính, cúng dường, phụng sự con như họ hạ ý cung kính tôn trọng cúng dường phụng sự Thế Tôn. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghó rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng.’ “Lại nữa, bạch Thế Tôn, thuở xưa trong lúc xuất chinh, ngủ đêm trong một ngôi nhà nhỏ, con muốn thử hai viên thần tá Tiên Dư và Túc Cựu khi ngủ quay đầu về phía nào, quay về phía con hay quay về phía Thế Tôn ở. Rồi hai vị thần tá Tiên Dư và Túc Cựu, vào lúc đầu hôm, ngồi kiết già im lặng tónh tọa. Đến nửa hôm nọ nằm ngủ, đầu hướng về phía mà họ biết Thế Tôn đang ở, còn chân thì quay về phía con. Thấy thế con suy nghó, ‘Hai viên thần tá Tiên Dư và Túc Cựu này không quan tâm đến sự thù thắng trước mắt, cho nên họ không hạ ý cung kính tôn trọng cúng dường phụng sự ta như hạ ý cung kính tôn trọng, cúng dường phụng sự Thế Tôn’. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghó rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng.’ “Lại nữa, bạch Thế Tôn, con là quốc vương, Thế Tôn cũng là Pháp vương. Con thuộc dòng Sát-lợi, Thế Tôn cũng thuộc dòng Sát-lợi. Con là người nước Câu-tát-la, Thế Tôn cũng người nước Câu-tát-la. Con đã tám mươi tuổi, Thế Tôn cũng tám mươi tuổi. Con có thể trọn đời hạ ý cung kính, tôn trọng, cúng dường phụng sự Thế Tôn. “Bạch Thế Tôn, hôm nay có nhiều công việc, con xin phép lui về.” Đức Thế Tôn bảo: “Đại vương, mong Đại vương tự biết đúng thời.” Rồi thì Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la, sau khi nghe những lời Phật dạy, khéo léo ghi nhớ, bèn từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra về. Lúc đó ngài A-nan cầm quạt đứng hầu sau Phật. Thế Tôn bảo: “A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào đang sống ở rừng Di-lũ-ly này, hãy tập họp tất cả về giảng đường.” Rồi thì, Tôn giả A-nan sau khi vâng lời Phật dạy, tập họp tất cả Tỳ-kheo đang sống trong rừng Di-lũ-ly tất cả cùng vào giảng đường. Rồi trở lại bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, những Tỳ-kheo tại rừng Di-lũ-ly này, tất cả đều đã tụ tập tại giảng đường này rồi, mong Thế Tôn tự biết thời.” Bấy giờ Thế Tôn cùng Tôn giả A-nan đi đến giảng đường. Đến nơi Ngài trải chỗ ngồi trước đại chúng và nói: “Này các Tỳ-kheo, hôm nay Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la đã đứng trước Ta nói kinh ‘Pháp Trang Nghiêm’<註 n="1270"/>329 xong, liền đứng dậy cúi đầu đảnh lễ dưới chân Ta, nhiễu quanh ba vòng rồi lui về. Này các Tỳ-kheo, các ngươi nên thọ trì kinh Pháp Trang Nghiêm đó, hãy khéo léo tụng đọc. Vì sao vậy? Này các Tỳ-kheo, vì kinh Pháp Trang Nghiêm này là như pháp, là như nghóa, là căn bản của phạm hạnh, dẫn đến trí tuệ, dẫn đến giác ngộ, dẫn đến Niết-bàn. Nếu một thiện nam tử đã chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, hãy nên thọ trì, hãy khéo léo tụng tập kinh Pháp Trang Nghiêm này.” Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517667869">214.KINH BỆ-HA-ĐỀ<註 n="1271"/>330 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Tôn giả A-nan trú tại Xá-vệ, có chút việc tại Đông viên Lộc mẫu giảng đường. Lúc đó Tôn giả A-nan dẫn một thầy Tỳ-kheo ra khỏi Xá-vệ<註 n="1272"/>331, đến Đông viên Lộc mẫu giảng đường. Công việc xong, Tôn giả dẫn thầy Tỳ-kheo trở về vườn Cấp cô độc, trong rừng Thắng. Khi ấy Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la cỡi trên con voi Nhất-bôn-đà-lị<註 n="1273"/>332 cùng với Đại thần Thi-lị-a-trà<註 n="1274"/>333 từ thành Xá-vệ đi ra. Tôn giả A-nan khi ấy nhìn thấy Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la từ xa đi đến, bèn hỏi vị Tỳ-kheo đồng hành rằng: “Có phải là Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la ấy không?” Vị Tỳ-kheo đáp: “Đúng vậy.” Tôn giả A-nan liền tẻ xuống đường, lánh vào một gốc cây. Vua Ba-tư-nặc từ xa nhìn thấy Tôn giả A-nan nơi gốc cây bèn hỏi: “Này Thi-lị-a-trà, có phải là Sa-môn A-nan ấy không?” Thi-lị-a-trà đáp: “Đúng vậy.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la bảo Đại thần Thi-lị-a-trà: “Khanh hãy giục voi đến chỗ Sa-môn A-nan.” Thi-lị-a-trà vâng lệnh bèn giục voi đến chỗ A-nan. Rồi Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la vui mừng hỏi: “A-nan, từ đâu đến đây và muốn đi đâu bây giờ?” “Tôn giả A-nan trả lời: “Đại vương, tôi từ Đông viên Lộc mẫu giảng đường đến và muốn trở về vườn Cấp cô độc, trong rừng Thắng.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nói: “A-nan, nếu tại Thắng lâm không có việc gì gấp, xin Ngài từ mẫn đi cùng tôi đến sông A-di-la-bà-đề<註 n="1275"/>334. Tôn giả A-nan nhận lời Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la. Nhà vua để Tôn giả A-nan đi trước, rồi cùng đến sông A-di-la-bà-đề. Đến nơi, vua bước xuống, lấy yên voi gấp làm tư, trải lên đất và mời Tôn giả A-nan: “Xin mời ngồi trên chỗ này!” Tôn giả A-nan đáp: “Thôi được rồi, Đại vương, trong lòng thỏa mãn là đủ.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại ba lần mời Tôn giả A-nan: “A-nan, xin mời ngồi lên chỗ này.” Tôn giả A-nan cũng đáp lại ba lần: “Thôi được rồi, Đại vương, trong lòng thỏa mãn là đủ. Tôi đã có sẵn tọa cụ. Tôi sẽ ngồi nơi đây.” Nói xong Tôn giả A-nan trải tọa cụ và ngồi kiết già. Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la chào hỏi A-nan rồi ngồi xuống một bên mà nói rằng: “A-nan, tôi có điều muốn hỏi mong ngài cho phép.” Tôn giả A-nan trả lời. “Đại vương, ngài có điều gì cứ hỏi; tôi nghe sẽ suy nghó.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi: “A-nan, Đức Thế Tôn có hành những thân hành như vậy chăng? Tức là thân hành mà các Sa-môn, Phạm chí ghê tởm chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Đại vương, Như Lai không có những thân hành như vậy tức là thân hành mà các Sa-môn Phạm chí, những người thông minh trí tuệ và hàng thế gian khác ghê tởm.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! A-nan, điều mà tôi không đủ khả năng để nói, kể cả những người thông minh trí tuệ, và những hàng thế gian khác, thì A-nan đủ khả năng. Này A-nan, nếu ai không nhận định kỹ mà đã chê bai hay khen ngợi thì tôi không coi đó là chơn thật. Này A-nan, Đức Thế Tôn có những thân hành như vầy, những thân hành mà các Sa-môn Phạm chí những người thông minh trí tuệ và những hàng thế gian khác ghê tởm chăng?” Tôn giả A-nan trả lời: “Đại vương, Như Lai không bao giờ hành những thân hành như vậy, tức những thân hành mà các Sa-môn Phạm chí những người thông minh trí tuệ và những hàng thế gian khác ghê tởm.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, thế nào là thân hành?”<註 n="1276"/>335 A-nan đáp: “Đại vương, đó là những thân hành bất thiện.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi. “Thế nào là thân hành bất thiện?” A-nan đáp: “Đó là những thân hành có tội.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, thế nào là thân hành có tội?” Tôn giả A-nan đáp: “Đại vương, đó là những thân hành bị người trí ghê tởm<註 n="1277"/>336.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, thế nào là thân hành bị người trí ghê tởm?” Tôn giả A-nan đáp: “Đại vương, đó là những thân hành hại mình, hại người, hại cả hai, diệt trí tuệ, hỗ trợ sự ác, không chứng đắc Niết-bàn, không dẫn đến trí, không dẫn đến giác, không dẫn đến Niết-bàn. Người ấy đối với pháp nên hành, không biết như thật, đối với pháp không nên hành cũng không biết như thật. Khi đối với pháp nên hành không biết như thật, và pháp không nên hành cũng không biết như thật rồi, đối với pháp nên chấp thủ không biết như thật, và đối với pháp không nên chấp thủ cũng không biết như thật. Sau khi đối với pháp nên thủ đã không biết như thật, và đối với pháp không nên thủ cũng không biết như thật rồi, đối với pháp nên đoạn trừ không biết như thật, và đối với pháp không nên đoạn trừ cũng không biết như thật. Sau khi đối với pháp nên đoạn trừ đã không biết như thật, và đối với pháp không nên đoạn trừ cũng không biết như thật; thì đối với pháp nên thành tựu không biết như thật và đối với pháp không nên thành tựu cũng không biết như thật. Sau khi đối với pháp nên thành tựu đã không biết như thật và pháp không nên thành tựu cũng không biết như thật rồi, do đó, pháp nên hành trì thì không hành, pháp không nên hành trì lại hành. Sau khi pháp nên hành trì thì không hành, pháp không nên hành trì lại hành rồi, đối với pháp nên thủ thì không thủ và pháp không nên thủ lại thủ. Sau khi đối với pháp nên thủ thì không thủ, đối với pháp không nên thủ lại thủ rồi, đối với pháp nên đoạn trừ thì không đoạn trừ, đối với pháp không nên đoạn trừ lại đoạn trừ. Sau khi đối với pháp nên đoạn trừ thì không đoạn trừ, và đối với pháp không nên đoạn trừ lại đoạn trừ rồi, đối với pháp nên thành tựu thì không thành tựu, và đối với pháp không nên thành tựu lại thành tựu. Sau khi pháp nên thành tựu thì không thành tựu, và pháp không nên thành tựu lại thành tựu rồi thì pháp bất thiện càng tăng và pháp thiện càng giảm. Vì vậy, Như Lai không bao giờ hành những pháp ấy.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, tại sao Như Lai không bao giờ hành những pháp ấy?” Tôn giả A-nan đáp: “Đại vương, ly dục và dục đã diệt tận, ly nhuế và nhuế đã diệt tận, ly si và si đã diệt tận, Như Lai đoạn trừ tất cả pháp bất thiện, thành tựu tất cả pháp thiện. Đây là Bậc Thầy khuyến giáo, Bậc Thầy vi diệu, Bậc Thầy khéo tùy thuận, là Vị dẫn dắt điều ngự, tùy thuận điều ngự, là Vị nói năng toàn thiện, nói năng vi diệu, nói năng khéo tùy thuận. Cho nên Như Lai trọn không bao giờ hành những pháp bất thiện ấy.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la khen rằng: “Lành thay! Lành thay! A-nan, Như Lai không bao giờ hành những pháp không nên hành. Vì sao vậy? Vì Như Lai là Bậc Vô Sở Trước, Chánh Đẳng Giác. A-nan, ngài là đệ tử của vị Đạo sư ấy, học đạo để chứng đắc Niết-bàn an ổn vô thượng, mà còn không hành pháp ấy, huống nữa Đức Như Lai lại hành các pháp ấy sao?” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, Như Lai có hành những thân hành như vầy, tức là thân hành mà các Sa-môn Phạm chí, những người thông trí tuệ và các hàng thế gian khác không ghê tởm chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Đại vương, Như Lai tất nhiên hành những thân hành như vậy, tức thân hành các Sa-môn Phạm chí, những người thông minh trí tuệ và các hàng thế gian khác không ghê tởm.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, thân hành đó là như thế nào?” Tôn giả A-nan đáp: “Đại vương, đó là những thân hành thiện.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, thế nào là thân hành thiện?” Tôn giả A-nan trả lời: “Đại vương, đó là thân hành không có tội.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, thế nào là thân hành không có tội?” Tôn giả A-nan trả lời: “Đại vương, đó là thân hành mà kẻ trí không ghê tởm.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, thế nào là thân hành mà kẻ trí không ghê tởm?” Tôn giả A-nan trả lời: “Đại vương, đó là những thân hành không hại mình, không hại người, không hại cả hai, có giác, có tuệ, không hỗ trợ bởi sự ác, chứng đắc Niết-bàn, đưa đến trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn. Đối với pháp nên hành thì biết như thật, đối với pháp không nên hành cũng biết như thật. Sau khi đối với pháp nên hành đã biết như thật, đối với pháp không nên hành cũng biết như thật rồi, đối với pháp nên thủ biết như thật, đối với pháp không nên thủ cũng biết như thật. Sau khi đối với pháp nên thủ đã biết như thật, và đối với pháp không nên thủ cũng biết như thật rồi, đối với pháp nên đoạn trừ biết như thật, và pháp không nên đoạn trừ biết như thật. Sau khi đối với pháp đã biết như thật và pháp không nên đoạn trừ đã biết như thật rồi, đối với pháp nên thành tựu biết như thật và pháp không nên thành tựu cũng biết như thật. Sau khi đối với pháp nên thành tựu đã biết như thật và pháp không nên thành tựu cũng biết như thật rồi, đối với pháp nên hành thì hành, đối với pháp không nên hành thì không hành. Sau khi đối với pháp nên hành thì hành, đối với pháp không nên hành thì không hành rồi, đối với pháp nên thủ thì thủ, đối với pháp không nên thủ thì không thủ. Sau khi đối với pháp nên thủ thì thủ, đối với pháp không nên thủ thì không thủ rồi, đối với pháp nên đoạn trừ thì đoạn trừ đối với pháp nên đoạn trừ thì không đoạn trừ. Sau khi biết pháp nên đoạn trừ thì đoạn trừ, và pháp không nên đoạn trừ thì không đoạn trừ rồi, đối với pháp nên thành tựu thì thành tựu và đối với pháp không nên thành tựu thì không thành tựu. Sau khi đối với pháp nên thành tựu thì thành tựu, pháp không nên thành tựu thì không thành tựu rồi, pháp bất thiện càng giảm, pháp thiện càng tăng trưởng. Cho nên Như Lai tất nhiên hành những pháp ấy.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại hỏi: “A-nan, tại sao Như Lai tất nhiên hành những pháp ấy?” Tôn giả A-nan trả lời: “Đại vương, ly dục và dục đã diệt tận, ly nhuế và nhuế đã diệt tận, ly si và si đã diệt tận, Như Lai đã thành tựu tất cả pháp thiện, và đoạn trừ tất cả pháp bất thiện. Ngài là Bậc Thầy khuyến giáo, Bậc Thầy vi diệu, Bậc Thầy khéo tùy thuận, là Vị hướng dẫn điều ngự và tùy thuận điều ngự, là Vị nói năng toàn thiện, nói năng vi diệu, nói năng khéo tùy thuận, cho nên Như Lai tất nhiên hành những pháp ấy.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la khen ngợi: “Hay thay, hay thay, A-nan, Như Lai tất nhiên hành những pháp nên hành. Vì sao vậy? Vì Như Lai là Bậc Vô Sở Trước, là Bậc Đẳng Chánh Giác. Này A-nan, Ngài là bậc đệ tử của Đức Đạo Sư ấy, học đạo để chứng đắc Niết-bàn an ổn vô thường, mà còn phải hành những pháp ấy, huống nữa Như Lai lại không hành những pháp ấy sao? A-nan nói thật khéo léo khiến tôi hoan hỷ. Nếu A-nan được phép thâu nhận thuế tô trong làng, tôi sẽ vì pháp mà bố thí thuế tô đó. Nếu A-nan được phép tùy thuận nhận voi, ngựa, trâu, dê, tôi sẽ vì pháp mà bố thí voi, ngựa, trâu, dê đó. Nếu A-nan được phép thâu nhận đàn bà con gái, tôi sẽ vì pháp mà bố thí vợ, đàn bà, con gái. Nếu A-nan được phép thâu nhận vàng bạc châu báu<註 n="1278"/>337, tôi sẽ vì pháp mà bố thí vàng bạc và châu báu. Nhưng A-nan không được phép thâu nhận vàng bạc và châu báu như thế. Vương gia Câu-tát-la của tôi có một chiếc áo tên là bệ-ha-đề<註 n="1279"/>338 rất tốt, tôi đặt nó trong ống cán dù, được gởi đến để làm tin<註 n="1280"/>339.Trong các loại áo kiếp-bối<註 n="1281"/>340 của vương gia Câu-tát-la, áo này là bậc nhất trong tất cả. Vì sao vậy? Áo bệ-ha-đề dài mười sáu khuỷu tay. Tôi nay vì Pháp đem chiếc áo này bố thí A-nan. A-nan sẽ dùng nó mà may thành ba y để vương gia Câu-tát-la ấy được mãi mãi tăng ích phước lành.” Tôn giả A-nan đáp: “Thôi đủ rồi Đại vương? Trong tâm thỏa mãn là đủ. Tôi đã có đủ ba y rồi.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại thưa: “A-nan, xin nghe tôi nói một ví dụ, người có trí tuệ nghe ví dụ sẽ thấu rõ ý nghóa. Ví như sau trận mưa lớn, nước đầy cả sông A-di-la-bà-đề này, ngập cả hai bên bờ và chảy tràn ra cả ngoài. A-nan có thấy vậy không?” Tôn giả A-nan đáp: Đại vương, tôi có thấy. Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la lại thưa rằng: “Cũng thế, này A-nan, nếu có ba y thì hãy đem cho các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, các vị tiệm học, xá-la, xá-la-ma-ni-ly<註 n="1282"/>341.Còn A-nan đem bệ-ha-đề này làm thành ba y để vương gia Câu-tát-la được tăng ích phước lành.” Tôn giả A-nan im lặng nhận lời. Khi biết A-nan nhận rồi, Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la sau khi theo pháp bố thí chiếc y bệ-ha-đề cho Tôn giả A-nan rồi, liền từ chỗ đứng dậy nhiễu quanh ba vòng rồi lui về. Sau khi vua đi không bao lâu, Tôn giả A-nan bèn đem chiếc y bệ-ha-đề đến trước Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi lui đứng một bên mà thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, hôm nay Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la vì pháp mà bố thí chiếc y bệ-ha-đề này, vậy con xin Thế Tôn đặt chân lên trên chiếc y này để vương gia nước Câu-tát-la được tăng ích phước lành.” Khi ấy Đức Thế Tôn bèn dẫm hai chân lên y bệ-ha-đề rồi bảo: “A-nan, nếu ông đã bàn luận những gì cùng Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hãy kể lại cho Ta nghe.” Khi ấy Tôn giả A-nan bèn kể lại hết những điều đã luận bàn cùng vua nước Câu-tát-la cho Thế Tôn nghe rồi chắp tay thưa: “Con nói như vậy không xuyên tạc Thế Tôn chăng? Con nói đúng sự thật, nói đúng như pháp, nói đúng pháp như pháp, đối với pháp như pháp không có điều gì sai lầm chăng?” Đức Thế Tôn bảo: “Ông nói như vậy là không xuyên tạc Ta, là nói sự thật, là nói đúng pháp, nói đúng như pháp, đối với pháp như pháp, không có điều gì sai lầm. Này A-nan, nếu Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la hỏi Ta bằng nghóa này, với câu này, với văn này, Ta cũng trả lời bằng nghóa này, với câu này, với văn này mà trả lời cho nhà vua.” “A-nan, nghóa ấy đúng như lời ông đã nói, ông nên theo đúng như vậy mà thọ trì. Vì sao vậy? Vì nói như vậy chính là nghóa như vậy.” Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517667870">215.KINH ĐỆ NHẤT ĐẮC<註 n="1283"/>342 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: “Trong cảnh giới nào giáo lệnh của Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la có thể ban hành đến, trong đó Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la là đệ nhất. Tuy vậy, Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la cũng lệ thuộc sự biến dịch, thay đổi. Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy ắt phải sanh ra nhàm tởm cái đệ nhất ấy. Nhàm tởm rồi, đối với cái đệ nhất còn không ham muốn, huống nữa là cái hạ tiện. “Những cảnh giới mà ánh sáng của mặt trời, mặt trăng chiếu đến, những phương được chiếu đến, tức Thế giới ngàn<註 n="1284"/>343.Trong Thế giới ngàn này, có một ngàn mặt trời, một ngàn mặt trăng, một ngàn châu Phất-vu-đãi<註 n="1285"/>344, một ngàn châu Diêm-phù<註 n="1286"/>345, một ngàn châu Câu-đà-ni<註 n="1287"/>346, một ngàn châu Uất-đơn-việt<註 n="1288"/>347, một ngàn Tu di sơn<註 n="1289"/>348, một ngàn Tứ đại vương thiên<註 n="1290"/>349, một ngàn Tứ thiên vương tử<註 n="1291"/>350, một ngàn Tam thập tam thiên<註 n="1292"/>351, một ngàn Thích Thiên Nhân-đà-la<註 n="1293"/>352, một ngàn Diệm-ma thiên<註 n="1294"/>353, một ngàn Tu-diệm-ma thiên tử<註 n="1295"/>354, một ngàn Đâu-suất-đà thiên<註 n="1296"/>355, một ngàn Đâu-suất-đà thiên tử, một ngàn Hóa lạc thiên<註 n="1297"/>356, một ngàn Thiện hóa lạc thiên tử<註 n="1298"/>357, một ngàn Tha hóa lạc thiên<註 n="1299"/>358, một ngàn Tự tại thiên tử<註 n="1300"/>359, một ngàn Phạm thế giới<註 n="1301"/>360, và một ngàn Biệt phạm. Trong đó có Phạm Đại Phạm, là đấng Phú hựu, là Tạo hóa tôn, là tổ phụ các loài chúng sanh, đã sanh và sẽ sanh<註 n="1302"/>361.Nhưng Đại Phạm ấy cũng là lệ thuộc biến dịch, lệ thuộc sự thay đổi. Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy, ắt phải nhàm tởm cái đệ nhất ấy. Nhàm tởm rồi, đối với cái đệ nhất không ham muốn huống là cái hạ tiện. “Một thời gian sau, khi thế giới này hủy diệt. Khi thế giới này hủy diệt, chúng sanh lên cõi trời Hoảng dục<註 n="1303"/>362.Trong ấy chỉ có sắc nương theo ý mà sanh<註 n="1304"/>363, các chi thể đầy đủ không thiếu, các căn không bị hư hoại, nuôi sống bằng hỷ thực<註 n="1305"/>364, hình sắc thanh tịnh, thân chiếu sáng, phi hành trong hư không, sống ở đó một thời gian lâu dài. Nhưng cõi trời Hoảng dục cũng lệ thuộc biến dịch, lệ thuộc sự thay đổi. Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy, ắt phải sanh ra nhàm tởm sự ấy. Nhàm tởm rồi, đối với cái đệ nhất còn không muốn, huống nữa là cái hạ tiện. “Lại nữa, có bốn sự tưởng<註 n="1306"/>365.Tỳ-kheo suy tưởng về tưởng nhỏ, tưởng lớn, về tưởng vô lượng và tưởng vô sở hữu. Chúng sanh đó thắng ý nơi lạc tưởng như vậy<註 n="1307"/>366 cũng lệ thuộc vào sự biến dịch, lệ thuộc vào thay đổi. Đa văn Thánh đệ tử quán sát như đệ nhất còn không muốn, huống nữa là cái hạ tiện. “Lại có tám trừ xứ<註 n="1308"/>367.Thế nào là tám? Tỳ-kheo bên trong có sắc tưởng, bên ngoài quán sắc lượng nhỏ hoặc sắc đẹp, hoặc sắc xấu, đối với các sắc ấy đã thắng tri, đã thắng kiến<註 n="1309"/>368, tưởng như vậy được gọi là đệ nhất thắng xứ. “Lại nữa, Tỳ-kheo bên trong có sắc tưởng, bên ngoài có quán sắc vô lượng, hoặc sắc đẹp, hoặc sắc xấu, đối với các sắc ấy đã thắng tri, đã thắng kiến. Tưởng như vậy được gọi là đệ nhị thắng xứ. “Lại nữa, Tỳ-kheo bên trong không có sắc tưởng, bên ngoài quán sắc lượng nhỏ, hoặc sắc đẹp hoặc sắc xấu. Đối với các sắc ấy đã thắng tri, đã thắng kiến. Tưởng như vậy được gọi là đệ tam thắng xứ. “Lại nữa, Tỳ-kheo bên trong không sắc tưởng, bên ngoài quán sắc vô lượng, hoặc sắc đẹp, hoặc sắc xấu. Đối với các sắc ấy đã thắng tri, đã thắng kiến. Tưởng như vậy được gọi là đệ tứ thắng xứ. “Lại nữa, Tỳ-kheo bên trong không sắc tưởng, bên ngoài quán sắc hoặc xanh, màu xanh, ánh sáng xanh. Cũng như hoa thanh thủy<註 n="1310"/>369 xanh, màu xanh, ánh sáng xanh. Cũng như áo bằng lụa Ba-la-nại được giặt, được vỗ, được nhồi, được vò kỹ cho đến sạch tinh, sắc sáng tươi mát, hoặc xanh, màu xanh, ánh sáng xanh. Cũng vậy, Tỳ-kheo bên trong không sắc tưởng, bên ngoài quán các sắc hoặc xanh, màu xanh, ánh sáng xanh. Vô lượng, vô lượng tịnh ý, nhuận ý, ái lạc, không ghê tởm. Đối với các sắc ấy đã thắng tri, đã thắng kiến. Tưởng như vậy được gọi là đệ ngũ thắng xứ. “Lại nữa, Tỳ-kheo bên trong không sắc tưởng, bên ngoài quán các sắc, hoặc vàng, màu vàng, ánh sáng vàng. Cũng như hoa tần-đầu-ca-la<註 n="1311"/>370 vàng, màu vàng, ánh sáng. Cũng như chiếc áo bằng thứ lụa Ba-la-nại được giặt, được vỗ, được nhồi, được vò kỹ cho đến sạch tinh, sắc sáng tươi mắt, vàng, màu vàng, ánh sáng vàng. Cũng vậy, Tỳ-kheo bên trong không sắc tưởng, bên ngoài quán các sắc, hoặc vàng, màu vàng, ánh sáng vàng; vô lượng, vô lượng tịnh ý, nhuận ý, ái lạc, không ghê tởm. Đối với các sắc ấy đã thắng tri đã thắng kiến. Tưởng như vậy được gọi là đệ lục thắng xứ. “Lại nữa, Tỳ-kheo bên trong không sắc tưởng, bên ngoài quán các sắc hoặc đỏ, màu đỏ, ánh sáng đỏ. Cũng như hoa ca-ni-ca-la màu đỏ, đỏ hiển, đỏ hiện, đỏ quang. Cũng như chiếc áo bằng thứ lụa Ba-la-nại được giặt, được vỗ, được nhồi, được vò kỹ cho đến sạch tinh, sắc sáng tươi mát, đỏ, màu đỏ, ánh sáng đỏ. Cũng vậy, Tỳ-kheo bên trong không sắc tưởng, bên ngoài quán các sắc, hoặc đỏ, màu đỏ, ánh sáng đỏ, vô lượng, vô lượng tịnh ý, nhuận ý, ái lạc, không ghê tởm. Đối với các sắc ấy đã thắng tri, đã thắng kiến. Tưởng như vậy được gọi là đệ thất thắng xứ. “Lại nữa, Tỳ-kheo bên trong không sắc tưởng, bên ngoài quán các sắc, hoặc trắng, màu trắng, ánh sáng trắng. Cũng như sao Thái bạch màu trắng, màu trắng, ánh sáng trắng. Cũng như chiếc áo bằng lụa Ba-la-nại, được giặt, được vỗ, được nhồi, được vò kỹ cho đến sạch tinh, sắc sáng tươi mát, trắng, màu trắng, ánh sáng trắng. Cũng vậy Tỳ-kheo bên trong không sắc tưởng, bên ngoài quán các sắc, trắng, màu trắng, ánh sáng trắng, vô lượng, vô lượng tịnh ý, nhuận ý, ái lạc không ghê tởm. Đối với các sắc ấy đã thắng tri, đã thắng kiến, tưởng như vậy được gọi là đệ bát thắng xứ. “Chúng sanh có thắng ý nơi lạc thắng xứ như vậy, cũng lệ thuộc vào sự biến dịch. Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy ắt sanh nhàm tởm sự ấy. Nhàm tởm rồi, đối với cái đệ nhất còn không muốn, huống nữa là cái hạ tiện. “Lại nữa, có Mười biến xứ<註 n="1312"/>371.Thế nào là mười? Các Tỳ-kheo tu tập nơi một biến xứ đất, tư duy trên, dưới, các phương là không hai, vô lượng. Tu tập nơi một biến xứ nước, một biến xứ lửa, một biến xứ gió, một biến xứ xanh, một biến xứ vàng, một biến xứ đỏ, một biến xứ trắng, một biến xứ hư không, một biến xứ thức là thứ mười. Tu tập một biến xứ, tư duy trên, dưới, các phương là không hai, vô lượng. Nhưng các chúng sanh có thắng ý nơi biến xứ lạc này cũng lệ thuộc vào sự biến dịch, lệ thuộc sự thay đổi. Đa văn Thánh đệ tử quán tưởng như vậy ắt sanh ra nhàm tởm sự ấy. Nhàm tởm rồi, đối với cái đệ nhất còn không muốn, huống nữa là cái hạ tiện. “Và đây là thuyết thanh tịnh đệ nhất, là sự thi thiết tối đệ nhất, tức là ‘Ta không có, ta không hiện hữu<註 n="1313"/>372’ và để chứng đắc điều này mà thiết lập nơi đạo. “Và đây là đệ nhất ngoại y kiến xứ, tối ý kiến xứ<註 n="1314"/>373, tức là vượt qua tất cả sắc tưởng, cho đến chứng phi hữu tưởng, phi vô tưởng, thành tựu an trụ<註 n="1315"/>374.“Và đây là đệ nhất thú hướng, Niết-bàn ngày trong hiện tại, là thi thiết tối thượng về Niết-bàn ngay trong hiện tại<註 n="1316"/>375 tức là sáu xúc xứ <註 n="1317"/>376với sự khởi tập, hoại diệt, vị ngọt, tai hoạn và xuất ly được thất như thật bằng tuệ. “Lại nữa, có bốn đoạn<註 n="1318"/>377.Thế nào là bốn? Có sự đoạn mà lạc chậm<註 n="1319"/>378, có sự đoạn mà lạc nhanh, có sự đoạn mà khổ chậm, có sự đoạn mà khổ nhanh. Trong đó sự đoạn mà lạc chậm là lạc đưa đến đoạn trừ chạâm chạp<註 n="1320"/>379 cho nên nói là lạc kém. Trong đó, sự đoạn mà lạc nhanh, là lạc đưa đến đoạn trừ một cách mau chóng<註 n="1321"/>380.Cho nên đoạn này cũng được nói là thấp kém. “Trong đó, sự đoạn mà khổ chậm<註 n="1322"/>381 là khổ đưa đến đoạn trừ một cách chậm chạp, cho nên đoạn này cũng được nói là thấp kém. “Trong đó, sự đoạn mà khổ nhanh, là khổ đưa đến đoạn trừ một cách mau chóng. Cho nên đoạn này không phải là sự tiến triển, không được lưu bố. Cho đến chư Thiên và Nhân loại cũng không tán thán và phát triển. “Sự đoạn<註 n="1323"/>382 của ta được phát triển, được lưu bố cho đến chư Thiên và Nhân loại cũng tán thán và phát triển. “Thế nào là sự đoạn của Ta được phát triển, được lưu bố cho đến chư Thiên và Nhân loại cũng tán thán, lưu bố? Đó là Thánh đạo tám chi, chánh kiến cho đến chánh định là tám. “Ta như vậy<註 n="1324"/>383.Nhưng các Sa-môn, Phạm chí, hư ngụy, nói láo, bất thiện, không chân thật, xuyên tạc, và hủy báng Ta rằng, ‘Quả thật có chúng sanh, nhưng lại chủ trương sự đoạn hoại. Sa-môn Cù-đàm chủ trương hư vô<註 n="1325"/>384’. Quả thật có chúng sanh mà chủ trương sự đoạn hoại, nếu không, Ta sẽ không thuyết giảng như vậy. Như Lai ngay trong đời hiện tại đã vónh viễn đoạn trừ tất cả mà chứng đắc Niết-bàn tịch tịnh, diệt tận<註 n="1326"/>385.” Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517667871">216.KINH ÁI SANH<註 n="1327"/>386 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ có một người Phạm chí, độc nhất chỉ có một đứa con, trong lòng hết sức ái niệm, tâm ý khắng khít, chiều chuộng, nhìn hoài không chán. Bỗng nhiên đứa con mạng chung. Sau khi đứa con mạng chung, người Phạm chí ấy ưu sầu, không thể ăn uống được, không mặc áo xiêm, cũng không bôi hương; chỉ biết đi ra bãi tha ma mà khóc nhớ tưởng chỗ con nằm. Rồi Phạm chí lang thang khắp nơi, đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên. Thế Tôn hỏi: “Ông nay vì sao, các căn không trụ nơi tâm mình?” Phạm chí đáp rằng: “Tôi làm sao các căn có thể an trụ nơi tâm mình được? Vì sao vậy? Chỉ có một đứa con độc nhất, trong lòng hết sức ái niệm, tâm ý khắng khít, chìu chuộng, nhìn hoài không chán. Bỗng nhiên nó mạng chung. Sau khi nó mạng chung, tôi ưu sầu không thể ăn uống được, không mặc áo xiêm, cũng không bôi hương; chỉ biết đi ra bãi tha ma mà khóc nhớ tưởng chỗ con nằm. Thế Tôn nói: “Thật vậy, Phạm chí! Thật vậy, Phạm chí! Nếu khi ái sanh thì phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não.” Phạm chí nói: “Cù-đàm, sao lại nói khi ái sanh, thì cũng phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não? Cù-đàm nên biết, khi ái sanh thì hỷ cũng sanh, tâm hoan lạc.” Thế Tôn đến ba lần nói như vậy: “Thật vậy, Phạm chí! Thật vậy, Phạm chí! Khi ái sanh thì cũng phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não.” Phạm chí cũng ba lần hỏi rằng: “Cù-đàm, sao lại nói khi ái sanh thì cũng phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não? Cù-đàm nên biết, khi ái sanh thì hỷ cũng sanh, tâm hoan lạc.” Lúc bấy giờ Phạm chí nghe những lời Phật nói, không cho là phải, mà chỉ bác bỏ, rồi rời chỗ ngồi đứng dậy, lắc đầu bỏ đi. Bấy giờ ở trước cổng Thắng lâm, có một số thị dân<註 n="1328"/>387 đang đánh bạc. Phạm chí từ xa trông thấy, bèn nghó rằng, ‘Trong đời nếu có những người thông minh trí tuệ, cũng không thể hơn được những kẻ đánh bạc. Ta hãy đến đó. Những gì vừa được thảo luận với Cù-đàm ta sẽ kể lại hết cho họ nghe’. Rồi Phạm chí đi đến số đông những người đánh bạc ấy, và đem những gì vừa được thảo luận với Thế Tôn kể lại cho họ nghe. Những thị dân đang đánh bạc này nghe xong nói rằng: Này Phạm chí, sao lại nói khi ái sanh thì cũng phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não? Phạm chí nên biết khi ái sanh, thì hỷ cũng sanh, tâm hoan lạc.” Phạm chí nghe xong, bèn nghó rằng, “Điều mà con bạc nói thật hết sức phù hợp với ta.” Rồi gật đầu mà đi. Rồi thì vấn đề này lần lượt truyền rộng ra, cho đến lọt vào Vương cung. Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nghe đồn Sa-môn Cù-đàm nói như vậy, “Nếu khi ái sanh, thì cũng phát sanh những sầu bi khóc than, ưu khổ, phiền muộn ảo não.” Vua bèn nói với hoàng hậu Mạt-lî<註 n="1329"/>388 rằng: “Tôi nghe đồn Sa-môn Cù-đàm nói như vầy, “Nếu khi ái sanh thì cũng phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não.” Hoàng hậu nghe xong, thưa rằng: “Thật vậy, Đại vương! Thật vậy, Đại vương! Nếu khi ái sanh thì cũng phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nói với hoàng hậu Mạt-lî rằng: “Nghe Tôn sư nói gì thì đệ tử nhất định đồng ý. Sa-môn Cù-đàm là Tôn Sư của bà cho nên bà nói như vậy. Bà là đệ tử của Ngài cho nên bà nói như vậy, ‘Nếu khi ái sanh thì cũng phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’.” Hoàng hậu Mạt-lî thưa rằng: “Đại vương, nếu không tin, hãy đích thân đến mà hỏi, hay hãy sai sứ đi.” Rồi Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la bèn gọi Phạm chí Na-lị-ương-già<註 n="1330"/>389 đến bảo rằng: “Ngươi đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàm, thay ta mà hỏi Sa-môn Cù-đàm Thánh thể, khỏe mạnh, bình an, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường chăng? Rồi nói như vầy, ‘Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la có lời thăm hỏi Thánh thể khỏe mạnh, bình an, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường chăng? Sa-môn Cù-đàm có thật sự nói rằng, ‘Nếu khi ái sanh thì cũng sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’ chăng?’ Này Na-lị-ương-già, nếu Sa-môn Cù-đàm có nói những gì, ngươi hãy khéo ghi nhớ và thuộc kỹ. Vì sao? Vì những người như vậy không bao giờ nói dối.” Phạm chí Na-lị-ương-già vâng lời vua, đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi sang một bên, bạch rằng: “Bạch Cù-đàm, Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la có lời hỏi thăm thánh thể mạnh khỏe, bình an, không bệnh, đi đứng thoải mái, khí lực bình thường chăng? Sa-môn Cù-đàm có thật sự nói như vầy, ‘Nếu khi ái sanh, thì cũng sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não chăng?’.” Thế Tôn nói rằng: “Này Na-lị-ương-già, Ta nay hỏi ngươi, hãy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Na-lị-ương-già, ý ngươi nghó sao? Giả sử có một người đàn bà đã chết. Người ấy phát cuồng, loạn trí, cởi áo cởi quần, trần truồng mà chạy rong khắp các ngõ đường, nói như vầy, ‘Này các người, có thấy mẹ tôi chăng? Này các người có thấy mẹ tôi chăng?’ Này Na-lị-ương-già, do sự kiện này mà biết rằng, ‘Nếu khi ái sanh, thì cũng sanh sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’. “Cũng vậy, nếu cha chết, anh, chị, em chết, con cái chết, vợ chết, người ấy phát sanh cuồng, loạn trí, cởi áo cởi quần, trần truồng chạy rong khắp cả ngõ đường, nói rằng, ‘Này các ngài, có thấy vợ tôi chăng? Này các ngài, có thấy vợ tôi chăng?’ Này Na-lị-ương-già, do sự kiện này mà biết rằng, ‘Nếu ái sanh thì cũng sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’. “Này Na-lị-ương-già, thuở xưa có một người đàn bà về thăm gia đình, các thân tộc của người này muốn cưỡng bức cải giá. Người đàn bà ấy tức tốc trở về nhà chồng, nói với chồng rằng, ‘Này ông, hãy biết cho, thân tộc của tôi muốn cướp vợ của ông để gả cho người khác. Ông có mưu kế gì chăng?’ Người ấy bèn nắm cánh tay của bà vợ dẫn vào trong nhà, nói rằng, ‘Chết chung, sang đời khác với nhau! Chết chung, sang đời khác với nhau!’ Rồi lấy con dao bén chém chết vợ và mình cũng tự sát luôn. Này Na-lị-ương-già, do sự kiện này mà biết rằng, ‘Nếu ái sanh thì cũng sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’.” Phạm chí Na-lị-ương-già sau khi nghe những điều Phật nói, khéo ghi nhớ và thuộc kỹ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, đi quanh ba vòng, rồi trở về. Về đến Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la tâu rằng: “Tâu Thiên vương, Sa-môn Cù-đàm quả thực có nói rằng, ‘Nếu khi ái sanh, thì cũng sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’.” Hoàng hậu Mạt-lî tâu rằng: “Đại vương, tôi hỏi Đại vương, hãy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Ý Đại vương nghó sao? Đại vương có thương yêu đại tướng Bệ-lưu-la<註 n="1331"/>390 chăng?” Vua đáp: “Thật sự có yêu thương.” Mạt-lî lại hỏi: “Nếu đại tướng Bệ-lưu-la bị biến dịch, đổi khác, Đại vương sẽ như thế nào?” Vua đáp: “Mạt-lî, nếu đại tướng Bệ-lưu-la bị biến dịch, đổi khác, tôi tất sanh sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não.” Mạt-lî tâu rằng: “Do sự kiện này mà biết rằng, ‘Nếu khi ái sanh thì cũng sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’.” Mạt-lî lại hỏi: “Vương có yêu Đại thần Thi-lị-a-đà<註 n="1332"/>391, yêu con voi Nhất-bôn-đà-lị<註 n="1333"/>392, yêu đồng nữ Bà-di-lị<註 n="1334"/>393, yêu Vũ Nhật Cái<註 n="1335"/>394, yêu nước Ca-thi và yêu Câu-tát-la chăng?” Vua đáp: “Thật sự có yêu thương.” Mạt-lî lại hỏi: “Nước Ca-thi và Câu-tát-la bị biến dịch, đổi khác, Vương sẽ ra sao?” Vua đáp: “Mạt-lî, tôi được hưởng thụï thỏa mãn năm thứ công đức của dục là do ở hai nước này. Nếu Ca-thi và Câu-tát-la mà bị biến dịch, đổi khác, mạng sống của tôi cũng không, nói gì đến những sầu bi, khóc than ưu khổ, phiền muộn, ảo não?” Mạt-lî tâu rằng: “Do sự kiện này mà biết rằng, ‘Nếu khi ái sanh, thì cũng sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’.” Mạt-lî lại hỏi: “Ý Đại vương nghó sao? Có yêu thương tôi chăng?” Vua đáp: “Thật sự tôi yêu thương bà.” Mạt-lî lại hỏi: “Nếu một khi tôi bị biến dịch, đổi khác, Đại vương sẽ ra sao?” Vua đáp: “Mạt-lî, nếu một khi bà bị biến dịch, đổi khác, tôi tất sanh sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não.” Mạt-lî tâu rằng: “Do sự kiện này mà biết rằng, ‘Nếu khi ái sanh thì cũng sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não’.” Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la nói rằng: “Này Mạt-lî, kể từ hôm nay, Sa-môn Cù-đàm, do sự kiện này là Thầy của tôi, tôi là đệ tử của Ngài. Này Mạt-lî, tôi nay tự quy y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Đức Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay trọn đời tự quy cho đến tận mạng.” Phật thuyết như vậy, Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la và hoàng hậu Mạt-lî sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517667872">217.KINH BÁT THÀNH<註 n="1336"/>395 Tôi nghe như vầy: Một thời sau khi Phật nhập Niết-bàn không lâu, một số lớn các Tỳ-kheo danh đức, thượng tôn đến thành Ba-lị Tử, trú tại Kê viên<註 n="1337"/>396.Bấy giờ Cư só Đệ Thập, người ở Bát thành<註 n="1338"/>397 mang nhiều hàng hóa quý đến thành Ba-lị Tử để buôn bán đổi chác. Số hàng hóa đó bán hết rất mau; được lời khá to, Cư só Đệ Thập, người Bát thành, hết sức vui mừng, bèn rời Ba-lị Tử đến Kê viên, tìm đến các Tỳ-kheo Thượng tôn danh đức, cúi đầu lễ sát chân rồi ngồi sang một bên. Các Tỳ-kheo Thượng tôn danh đức thuyết pháp cho Cư só nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi đã dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho Cư só, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, các Ngài ngồi im lặng. Rồi thì Cư só Đệ Thập, người Bát thành bạch: “Bạch Thượng tôn, Tôn giả A-nan hiện giờ ở đâu? Con muốn được gặp.” Các Tỳ-kheo Thượng tôn đáp: “Cư só, Tôn giả A-nan đang ở tại thành Bệ-xá-li, bên bờ sông Di hầu, trong cao lâu đài quán<註 n="1339"/>398.Nếu muốn thăm thì có thể đi đến đó.” Bấy giờ Cư só Đệ Thập, người Bát thành, từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ sát chân các Tỳ-kheo Thượng tôn, nhiễu quanh chiều mặt ba vòng rồi đi. Cư só tìm đến chỗ Tôn giả A-nan, cúi đầu lễ sát chân rồi ngồi xuống một bên và bạch rằng: “Bạch Tôn giả A-nan, con có điều muốn hỏi, Ngài có cho phép chăng?” “Cư só cứ hỏi. Tôi nghe rồi sẽ suy xét.” Cư só hỏi: “Bạch Tôn giả, Đức Thế Tôn, Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Bậc đã thành tựu tuệ nhãn, thấy đệ nhất nghóa, Ngài có dạy một pháp nào mà Thánh đệ tử nếu an trú vào đó sẽ đoạn trừ các lậu, tâm giải thoát chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Đúng vậy, Đức Thế Tôn có dạy pháp ấy.” Cư só hỏi: “Đức Thế Tôn, Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Bậc đã thành tựu tuệ nhãn, đã thấy đệ nhất nghóa, Ngài dạy như thế nào về một pháp ấy, mà Thánh đệ tử nếu an trú vào đó sẽ dứt sạch các lậu, tâm giải thoát? Pháp ấy như thế nào?” Tôn giả A-nan đáp: “Này Cư só, Đa văn Thánh đệ tử ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trú. Vị ấy y cứ nơi đây mà quán pháp như pháp. Hoặc có thể y cứ nơi đây mà quán pháp như pháp, vị ấy an trú vào đó mà dứt sạch các lậu. Nhưng an trú vào đó mà không dứt sạch các lậu, thì nhờ nơi pháp này, do có muốn pháp, yêu pháp, thích pháp, tin tưởng pháp, ái lạc hoan hỷ<註 n="1340"/>399, vị ấy đoạn trừ năm hạ phần kết, hóa sanh nơi kia mà nhập Niết-bàn, được pháp bất thối, vónh viễn không còn trở lại đời này. “Lại nữa, Cư só, Đa văn Thánh đệ tử, tâm cùng đi đối với từ biến mãn một phương, thành tựu và an trú. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, bốn phương bàng, phương trên và phương dưới khắp cả mọi nơi tâm cùng đi đối với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, quảng đại, vô biên, vô lượng, khéo tu tập, viên mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, tâm đi đối với bi, hỷ và xả, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, quảng đại, vô lượng, vô biên khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Vị ấy cứ y nơi đây mà quán pháp như pháp. Vị ấy hoặc có thể y cứ vào đó mà dứt sạch các dục. Nhưng nếu chưa dứt sạch được các lậu, nhờ pháp này, do yêu pháp, thích pháp, tin tưởng pháp, ái lạc hoan hỷ, vị ấy đoạn trừ ngũ hạ phần kiết, hóa sanh vào cõi kia mà nhập Niết-bàn, được pháp bất thối, vónh viễn không còn tái sanh lại đời này nữa. Đây là pháp mà Đức Thế Tôn, Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Bậc thành tựu tuệ nhãn, đã thấy đệ nhất nghóa, nói rằng, ‘Có một pháp mà nếu Đa văn Thánh đệ tử an trú vào đó sẽ dứt sạch các lậu, tâm được giải thoát. “Lại nữa, Cư só, Đa văn Thánh đệ tử vượt qua tất cả sắc tưởng cho đến phi phi tưởng xứ, thành tựu và an trú, vị ấy ở nơi đây mà quán pháp như pháp, vị ấy hoặc có thể an trú vào đó mà dứt sạch các lậu. Nhưng nếu không dứt sạch các lậu, thì nhờ pháp này, do yêu pháp, thích pháp, tin tưởng pháp, ái lạc, hoan hỷ, vị ấy đoạn trừ ngũ hạ phần kết, hóa sanh nơi kia mà nhập Niết-bàn, được pháp bất thối, vónh viễn không còn trở lại đời này nữa. Đây là pháp mà Đức Thế Tôn, Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Bậc đã thành tựu, đã thấy đệ nhất nghóa, nói rằng, có một pháp mà nếu Đa văn Thánh đệ tử an trụ vào đó sẽ dứt sạch các lậu tâm được giải thoát.” Bấy giờ Cư só Đệ Thập, người ở Bát thành, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên hữu chắp tay bạch rằng: “Kỳ diệu thay! Hy hữu thay! Tôn giả A-nan, con chỉ hỏi một cánh cửa cam lồ, nhưng Tôn giả đã nói cho con nghe một lần đến mười hai pháp môn cam lồ<註 n="1341"/>400.Dựa theo pháp môn nào trong mười hai pháp môn ấy tu tập cũng đều được giải thoát an lạc. “Bạch Tôn giả A-nan, cũng như cách làng không xa, có một ngôi nhà lớn, được mở ra với mười hai cánh cửa. Một người có việc cần nên đã vào trong nhà ấy. Lại có một người khác đứng đó, nhưng không muốn đem lại sự lợi ích và phước lạc, không muốn sự an ổn cho người ấy, nên nổi lửa mà đốt nhà. Bạch Tôn giả A-nan, người ấy có thể do theo một trong mười hai cửa mà ra khỏi ngôi nhà cháy một cách an toàn<註 n="1342"/>401.Cũng vậy, bạch Tôn giả, con chỉ hỏi một cửa cam lồ mà Ngài nói cho con nghe một lần đến mười hai cửa pháp cam lồ. Y theo một trong mười hai cửa pháp cam lồ này thì có thể được an ổn giải thoát. Bạch Tôn giả A-nan, trong pháp luật của Phạm chí nói về pháp luật bất thiện mà còn có sự cúng dường thầy của họ, huống sao con lại không cúng dường bậc Đại sư Tôn giả A-nan.” Rồi ngay trong đêm ấy, Cư só Đệ Thập, người ở Bát thành bày dọn các món ăn thơm ngon, tinh khiết, đầy đủ các loại nhai và nuốt; sau khi bày biện thức ăn xong, vào lúc sáng sớm, trải dọn chỗ ngồi Cư só cung thỉnh chúng Tăng ở Kê viên và thành Bệ-xá-li hợp lại, rồi tự tay mình dâng nước rửa, dâng các thức ăn thơm ngon tinh khiết, đầy đủ các loại nhai và nuốt; tự tay mời mọc cho đến khi chúng Tăng no đủ, phân chia các thức ăn đầy đủ cho chúng Tăng. Sau khi chúng Tăng thọ thực, thâu bát, rửa tay, Cư só đem năm trăm vật phẩm mua một ngôi nhà cúng riêng cho Tôn giả A-nan. Tôn giả A-nan nhận lãnh, sau đó cúng cho Chiêu đề tăng<註 n="1343"/>402.Tôn giả A-nan thuyết như vậy. Cư só Đệ Thập người ở Bát thành sau khi nghe những gì Tôn giả A-nan thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517975201">218.KINH A-NA-LUẬT-ĐÀ (I)<註 n="1344"/>403 <詞 id="517667873">218.KINH A-NA-LUẬT-ĐÀ (I)<註 n="1344"/>403 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ các Tỳ-kheo vào lúc xế trưa từ tónh tọa dậy, đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật-đà<註 n="1345"/>404, cúi đầu đảnh lễ sát chân, rồi ngồi sang một bên, bạch rằng: “Chúng tôi có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho mới dám trình bày.” Tôn giả A-na-luật-đà nói: “Chư Hiền, muốn hỏi xin cứ hỏi. Tôi nghe xong sẽ suy nghó.” Khi ấy các Tỳ-kheo bèn bạch rằng: “Làm thế nào một Tỳ-kheo chết an lành, mạng chung an lành?” Tôn giả A-na-luật-đà đáp: “Chư Hiền, nếu Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc Tứ thiền; đó gọi là Tỳ-kheo chết an lành, mạng chung an lành.” Các Tỳ-kheo lại hỏi: “Tỳ-kheo cùng đích như vậy là chết an lành, mạng chung an lành chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà đáp: “Chư Hiền, Tỳ-kheo không phải chỉ cùng đích như vậy là chết an lành mạng chung an lành. Lại nữa, này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo chứng đắc như ý túc về thiên nhó, tha tâm trí, túc mạng trí, sanh tử trí, lậu tận trí, lậu tận, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời này mà tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Đó là Tỳ-kheo chết an lành, mạng chung an lành.” Các Tỳ-kheo lại hỏi: “Tỳ-kheo cùng đích như vậy là chết an lành, mạng chung an lành chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà đáp: “Chư Hiền, Tỳ-kheo cùng đích như vậy là chết được an lành, mạng chung được an lành.” Lúc bấy giờ các Tỳ-kheo nghe những điều Tôn giả A-na-luật-đà nói khéo ghi nhớ và thuộc kỹ xong, rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lạy sát chân Tôn giả A-na-luật-đà, đi quanh ba vòng rồi lui ra. Tôn giả A-na-luật-đà thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Tôn giả A-na-luật-đà thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517667874">219.KINH A-NA-LUẬT-ĐÀ (II) Tôi nghe như vầy. Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ các Tỳ-kheo, vào lúc xế, từ thiền tọa dậy, đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật-đà<註 n="1346"/>405, cúi đầu đảnh lễ sát chân, rồi ngồi xuống một bên bạch rằng: “Chúng tôi có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho mới dám trình bày.” Tôn giả A-na-luật-đà nói: “Chư Hiền, muốn hỏi xin cứ hỏi. Tôi nghe xong sẽ suy nghó.” Khi ấy các Tỳ-kheo hỏi rằng: “Làm thế nào mà một Tỳ-kheo chết không bứt rứt, mạng chung không bứt rứt?” Tôn giả A-na-luật-đà đáp: “Nếu Tỳ-kheo có tri kiến chất trực và đạt đến Thánh ái giới<註 n="1347"/>406, đó là Tỳ-kheo chết không bứt rứt, mạng chung không bứt rứt.” Các Tỳ-kheo lại hỏi: “Tỳ-kheo cùng đích như vậy là chết không bứt rứt, mạng chung không bứt rứt chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà đáp: “Tỳ-kheo không chỉ cùng đích như vậy là chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt. Lại nữa, này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp, đó là Tỳ-kheo chết không bứt rứt, mạng chung không bứt rứt.” Các Tỳ-kheo lại hỏi: “Tỳ-kheo cùng đích như vậy là chết không bứt rứt, mạng chung không bứt rứt chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà đáp: “Chư Hiền, Tỳ-kheo không chỉ cùng đích như vậy là chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt. Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo tâm tương ưng với từ, biến mãn một phương, thành tựu an trụ; hai, ba, bốn phương, bốn duy, trên, dưới, bao trùm tất cả, tâm tương ưng với từ, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. Cũng vậy, bi và hỷ. Tâm tương ưng với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rất rộng, rất lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. Đó gọi là Tỳ-kheo chết không bứt rứt, mạng chung không bứt rứt.” Các Tỳ-kheo lại hỏi: “Tỳ-kheo chỉ cùng đích như vậy là chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà đáp: “Chư Hiền, Tỳ-kheo không chỉ cùng đích như vậy, là chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt. Lại nữa, này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo vượt qua tất cả sắc tưởng, cho đến chứng phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. Đó là Tỳ-kheo chết không bứt rứt, mạng chung không bứt rứt.” Các Tỳ-kheo lại hỏi: ‘Tỳ-kheo chỉ cùng đích như vậy là chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà đáp: “Chư Hiền, không chỉ cùng đích như vậy là chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt. Lại nữa, này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo vượt qua tất cả phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ, tưởng thọ diệt thân chứng thành tựu an trụ, và do tuệ quán mà các lậu diệt tận, đó là Tỳ-kheo chết không phiền nhiệt, mạng chung không phiền nhiệt.” Các Tỳ-kheo lại hỏi: “Tỳ-kheo chỉ cùng đích như vậy là chết không bứt rứt, mạng chung không bứt rứt chăng?” Tôn giả A-na-luật-đà đáp: “Chư Hiền, Tỳ-kheo cùng đích như vậy là chết không bứt rứt, mạng chung không bứt rứt.” Bấy giờ các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Tôn giả A-na-luật-đà nói, khéo ghi nhớ và thuộc kỹ xong, từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ sát chân Tôn giả A-na-luật-đà, đi quanh ba vòng rồi lui ra. Tôn giả A-na-luật-đà thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Tôn giả A-na-luật-đà thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517667875">220.KINH KIẾN<註 n="1348"/>407 Tôi nghe như vầy: Một thời sau khi Phật Niết-bàn không lâu, Tôn giả A-nan trú tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Lúc bấy giờ có một Phạm chí dị học, vốn là bạn của Tôn giả A-nan trước khi xuất gia, sau giữa trưa, thong dong tản bộ đi đến chỗ Tôn giả A-nan, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên nói với Tôn giả A-nan rằng: “A-nan, tôi có điều muốn hỏi, mong nghe cho chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Phạm chí, muốn hỏi cứ hỏi, Tôi nghe xong sẽ suy nghó.” Dị học Phạm chí bèn hỏi: “Sự kiện như vầy. Những quan điểm<註 n="1349"/>408 này bị gác lại<註 n="1350"/>409, bị loại bỏ, không được giải thích tường tận, đó là, ‘Thế giới hữu thường hay vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên<註 n="1351"/>410; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt<註 n="1352"/>411; Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt; hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt duyệt?’ Sa-môn Cù-đàm có biết rõ các quan điểm này đúng như lý ưng phải biết chăng?” Tôn giả A-nan đáp: “Phạm chí, sự kiện như vầy. Đối với những quan điểm này, Thế Tôn là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, gác qua một bên, loại bỏ, không giải thích tường tận; đó là, ‘Thế giới hữu thường, hay vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt; hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ Thế Tôn là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, biết các quan điểm này đúng như lý ưng phải biết.” Phạm chí dị học lại hỏi: “Sự kiện như vầy. Những quan điểm này Sa-môn Cù-đàm gác qua một bên, loại bỏ, không giải thích tường tận, đó là, ‘Thế giới hữu thường, hay thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay thế giới vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Sa-môn Cù-đàm biết rõ các quan điểm này đúng như lý ưng phải biết như thế nào?” Tôn giả A-nan đáp: “Phạm chí, sự kiện như vầy. Những quan điểm này được Đức Thế Tôn, Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, gác qua một bên, loại bỏ, không giải thích tường tận; đó là, ‘Thế giới hữu thường hay thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay thế giới vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Này Dị học Phạm chí, kiến như vậy, thủ như vậy, sanh như vậy, đến đời sau như vậy, những vấn đề như vậy là điều mà Thế Tôn, Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, gác qua một bên, loại bỏ, không giải thích tường tận, đó là, ‘Thế giới hữu biên hay thế giới vô biên, thế giới hữu thường hay thế giới vô thường; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt; hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ Những quan điểm ấy được biết như vậy. Các quan điểm ấy phải được biết như vậy.” Dị học Phạm chí bạch rằng: “A-nan, nay tôi tự quy A-nan.” Tôn giả A-nan đáp: “Phạm chí, ông đừng tự quy nơi tôi. Cũng như tôi tự quy y nơi Phật ông cũng nên tự quy như vậy.” Dị học Phạm chí nói: “A-nan, nay tôi tự quy Phật, Pháp, và Tỳ-kheo Tăng. ‘Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay, trọn đời tự quy cho đến tận mạng’.” Tôn giả A-nan thuyết như vậy. Dị học Phạm chí nghe Tôn giả A-nan thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517667876">221.KINH TIỄN DỤ<註 n="1353"/>412 Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Tôn giả Man Đồng tử<註 n="1354"/>413, sống cô độc tại một nơi yên tónh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý niệm, “Sự kiện như vầy. Những quan điểm này bị Đức Thế Tôn gác lại<註 n="1355"/>414, loại bỏ, không giải thích tường tận; đó là, ‘Thế giới hữu thường hay vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên<註 n="1356"/>415; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt, hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt<註 n="1357"/>416, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Ta không hài lòng với điều này, ta không nhẫn khả với điều này. Nếu Đức Như Lai xác quyết<註 n="1358"/>417 nói cho ta biết rằng: ‘Thế giới hữu thường’ ta sẽ theo Ngài học phạm hạnh, còn nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ ta sẽ cật vấn Ngài rồi bỏ Ngài mà đi. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu Đức Thế Tôn xác quyết nói cho ta biết rằng, ‘Điều này chơn thật, ngoài ra là hư vọng’ ta sẽ theo Ngài tu học phạm hạnh; còn nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng, ‘Điều này là chơn thật ngoài ra là hư vọng’ thì ta sẽ cật vấn Ngài rồi bỏ Ngài mà đi.” Rồi Tôn giả Man Đồng tử vào lúc xế trưa, từ tónh tọa dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi qua một bên mà bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay con sống cô độc tại một nơi yên tónh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý niệm, ‘Sự kiện như vầy. Những quan điểm này bị Đức Thế Tôn gác lại, loại bỏ, không giải thích tường tận; đó là, ‘Thế giới hữu thường hay vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ Ta không hài lòng với điều này, ta không nhẫn khả với điều này. Nếu Thế Tôn xác quyết rõ ràng, ‘Thế giới hữu thường’, Bạch Thế Tôn, mong Ngài hãy nói cho con biết. Còn nếu Thế Tôn không xác quyết rõ ràng ‘Thế giới hữu thường’ thì Ngài hãy nói thẳng là không biết. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu Thế Tôn xác quyết rõ ràng ‘Điều này chơn thật, ngoài ra là hư vọng’, Bạch Thế Tôn, mong Ngài hãy nói cho con biết. Còn nếu Thế Tôn không xác quyết rõ ràng ‘Điều này là chơn thật, ngoài ra là hư vọng’, thì Ngài hãy nói thẳng là không biết’.” Đức Thế Tôn hỏi: “Này Man Đồng tử, trước kia Ta có nói như vầy với ngươi rằng, ‘Hãy đến đây! Hãy theo Ta tu học Phạm hạnh rồi Ta sẽ nói cho nghe, ‘Thế giới hữu thường’chăng’?” Man Đồng tử đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” “Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên, hay vô biên sinh mạng tức thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ chăng?” Man Đồng tử đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn nói: “Này Man Đồng tử, trước kia ngươi có nói với Ta rằng, ‘Nếu Thế Tôn xác quyết nói cho con biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ thì con sẽ theo Thế Tôn học phạm hạnh’ chăng?” Man Đồng tử đáp: “Bạch Thế Tôn, không.” Đức Thế Tôn nói: “Này Man Đồng tử, trước kia Ta không nói với ngươi và ngươi cũng không nói với Ta; ngươi quả là kẻ ngu si, vì sao lại hư vọng xuyên tạc Ta?” Lúc bấy giờ, Tôn giả Man Đồng tử bị Đức Thế Tôn khiển trách ngay mặt, trong lòng rầu ró, cúi đầu im lặng, không còn lời biện bạch, suy nghó mông lung. Đức Thế Tôn sau khi khiển trách ngay mặt Man Đồng tử, rồi nói với các Tỳ-kheo rằng: “Nếu có người ngu si nghó như vầy, ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho Ta biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ thì Ta không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh’. Những người ngu si ấy, chưa biết được gì thì nửa chừng mạng chung. “Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu có người ngu si nghó như ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho Ta biết rằng: ‘Điều này là chơn thật, ngoài ra là hư vọng’ thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh’. Những người ngu si ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung. “Ví như một người bị trúng tên độc; do bị trúng tên độc nên đau đớn cùng cực. Người ấy được các thân thuộc đồng tình thương xót, mong muốn cho được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc nên tìm cầu y só nhổ tên. Nhưng nó lại nói rằng, ‘Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết người bắn tôi đó, họ gì, tên gì, sanh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, thuộc dòng Sát-lợi, Phạm chí, Cư só hay Công sư, là người ở phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết cây cung ấy làm bằng gỗ chá<註 n="1359"/>418, bằng gỗ dâu, bằng gỗ quỳ, hay bằng sừng? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết, cần cung làm bằng gân bò, bằng gân hươu, nai hay bằng tơ? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết, cây cung đó màu đen, màu trắng, màu đỏ hay màu vằng? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết dây cung đó làm bằng gân, bằng tơ, bằng sợi gai hay bằng võ gai? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết cán tên này làm bằng gỗ hay bằng tre? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết tên được quấn bằng gân bò, gân hươu nai, hay bằng tơ? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết đuôi tên này kết bằng lông phiêu lằng<註 n="1360"/>419, lông kên kên, lông gà trống, hay lông hạc? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết mũi tên này thuộc loại mũi răng cưa, mũi nhọn, hay mũi bình phi đao? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết người thợ vót tên này họ gì, tên gì, sanh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, ở phương Đông, phương Nam, phương Tây hay phương Bắc?’ Nhưng nó chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung. “Cũng vậy, nếu có người ngu si nghó như vầy, ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh’. Nhưng người ngu si ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung. “Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, Như Lai vừa tuyệt diệt hay Như Lai vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu có người ngu si nghó như vầy ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho Ta biết rằng: ‘Điều này là chơn thật, ngoài ra là hư vọng thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh’.’ Nhưng người ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung. “‘Thế giới hữu thường’, nhân nơi quan điểm này mà theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy. Cũng vậy, ‘Thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác, Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt; hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, nay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nhân nơi những quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. “‘Thế giới hữu thường’, vì có quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác, Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Vì có quan điểm này mà không theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. “‘Thế giới hữu thường’, vì có quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên; thế giới vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Vì có quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. “‘Thế giới hữu thường’, vì không có quan điểm này mà không theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Vì không có những quan điểm này mà không theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy. “Dù ‘Thế giới hữu thường’, thì vẫn có sanh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc than, ưu khổ, ảo não, như vậy toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sanh. Cũng vậy, dù ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ thì vẫn có sanh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não; như vậy, toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sanh. “‘Thế giới hữu thường’, Ta không xác quyết điều này. Vì điều này không tương ưng với cứu cánh, không tương ưng với pháp, không phải căn bản phạm hạnh, không đưa đến trí, không đưa đến giác, không dẫn đến Niết-bàn. Cho nên Ta không xác quyết điều này. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Ta không xác quyết điều này. Vì lý do gì mà Ta không xác quyết những điều này? Vì những điều này không tương ưng với cứu cánh, không tương ưng với pháp, không phải là căn bản phạm hạnh, không đưa đến trí, không đưa đến giác, không dẫn đến Niết-bàn. Cho nên Ta không xác quyết những điều này. “Những pháp nào được Ta xác quyết nói đến? ‘Đây là khổ’, Ta xác quyết nói ‘Đây là khổ’, ‘Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo tích’ Ta xác quyết nói. Vì những lý do gì mà Ta xác quyết nói những điều này? Vì những điều này tương ưng với cứu cánh, tương ưng với pháp, là căn bản phạm hạnh, đưa đến trí, đưa đến giác, dẫn đến Niết-bàn, cho nên Ta xác quyết nói những điều này. “Đó là, những gì thể nói thì Ta không nói, những gì có thể nói thì Ta nói<註 n="1361"/>420, hãy thọ trì như vậy. Hãy học tập như vậy.” Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <詞 id="517667877">222.KINH LỆ Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Nếu muốn đoạn trừ vô minh, nên tu Bốn niệm xứ. “Thế nào gọi là muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn niệm xứ? Nếu khi Đức Như Lai xuất thế, là Vô Sở Trước, Minh Hạnh Thành Tựu, Đẳng Chánh Giác, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu. Vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh, nên tu Bốn niệm xứ. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri<註 n="1362"/>421. “Nếu muốn biệt tri vô minh, nên tu Bốn niệm xứ. Thế nào là muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn niệm xứ? Nếu khi Như Lai xuất thế, là Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, quán nội thân như thân, cho đến quán thọ tâm, pháp như pháp. Đó là muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn niệm xứ. “Nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn chánh đoạn. Thế nào là muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn chánh đoạn? Nếu khi Đức Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm ô uế, tuệ yếu kém; đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì muốn đoạn trừ cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn<註 n="1363"/>422.Đối với pháp ác bất thiện chưa sanh, vì muốn không sanh cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện chưa sanh, vì muốn sanh khởi, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện đã sanh, vì muốn kiên cố, không quên mất, không suy thoái, tăng trưởng, quảng đại, tu tập viên mãn, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đó là, nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn chánh đoạn. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri<註 n="1364"/>423.“Nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn chánh đoạn. Thế nào gọi là muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn chánh đoạn? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì muốn đoạn trừ cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ, và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp ác bất thiện chưa sanh, vì muốn không sanh, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện chưa sanh, vì muốn sanh khởi, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện đã sanh, vì muốn kiên cố, không vong thất, không suy thối, tăng trưởng, quảng đại, tu tập viên mãn, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cầu khích lệ, và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đó là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn chánh đoạn. “Nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn như ý túc. Thế nào gọi là muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn như ý túc? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu dục định như ý túc, thành tựu đoạn hành<註 n="1365"/>424, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên dục tận, thú hướng phi phẩm<註 n="1366"/>425.Cũng vậy tu tinh tấn định, tâm định, tư duy định ý túc, thành tựu đoạn hành, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận thú hướng phi phẩm. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh, nên tu Bốn như ý túc. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. Nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn như ý túc. “Thế nào gọi là muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn như ý túc? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm ô uế, tuệ yếu kém, tu dục định như ý túc, thành tựu đoạn hành, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Cũng vậy, tu tinh tấn định, tâm định, tư duy định như ý túc, thành tựu đoạn hành, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Đó là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Bốn như ý túc. “Nếu muốn đoạn trừ vô minh, nên tu Tứ thiền. Thế nào gọi là muốn đoạn trừ vô minh nên tu Tứ thiền? Nếu khi Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ, cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Đó là, nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Tứ thiền. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Tứ thiền. Thế nào là muốn biệt tri vô minh nên tu Tứ thiền? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm cho tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Đó là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Tứ thiền. “Nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Năm căn. Thế nào gọi là muốn đoạn trừ vô minh nên tu Năm căn? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Năm căn. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Năm căn. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Năm căn? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm ô uế, tuệ yếu kém, tu tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Đó là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Năm căn. “Nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Năm lực. Thế nào gọi là muốn đoạn trừ vô minh nên tu Năm lực? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm ô uế, tuệ yếu kém, tu tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ lực. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Năm lực. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Năm lực. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Năm lực? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ lực. Đó là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Năm lực. “Nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bảy giác chi. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bảy giác chi? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu niệm giác chi, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Cũng vậy, tu pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, tu xả giác chi, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bảy giác chi. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Bảy giác chi. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Bảy giác chi? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu niệm giác chi, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Cũng vậy, tu pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, định. Tu xả giác chi, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Đó là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Bảy giác chi. “Nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Thánh đạo tám chi. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Thánh đạo tám chi? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái những thứ làm ô uế, tuệ yếu kém, tu chánh kiến cho đến chánh định. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Thánh đạo tám chi. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Thánh đạo tám chi. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Thánh đạo tám chi? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu chánh kiến, cho đến tu chánh định. Đó là nếu muốn biệt tri vô minh, nên tu Thánh đạo tám chi. “Nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Mười biến xứ. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Mười biến xứ? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu thứ nhất địa biến xứ, bốn duy, trên dưới là không hai, là vô lượng; tu thủy biến xứ, hỏa biến xứ, phong biến xứ, thanh biến xứ, hoàng biến xứ, xích biến xứ, bạch biến xứ, vô lượng không xứ biến xứ, tu thứ mười là vô lượng thức biến xứ, bốn duy, trên dưới là không hai, là vô lượng. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh, nên tu Mười biến xứ. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Mười biến xứ. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Mười biến xứ? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; tu thứ nhất, địa biến xứ, bốn duy, trên dưới là không hai, là vô lượng. Cũng vậy tu thủy biến xứ, hỏa biến xứ, phong biến xứ, thanh biến xứ, hoàng biến xứ, xích biến xứ, bạch biến xứ, vô lượng không biến xứ; tu thứ mười vô lượng thức xứ biến xứ, bốn duy trên dưới, là không hai, là vô lượng. Đó là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Mười biến xứ. “Muốn đoạn trừ vô minh nên tu Mười pháp vô học. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Mười pháp vô học? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; tu vô học chánh kiến cho đến tu vô học chánh trí. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Mười pháp vô học. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Mười pháp vô học. “Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Mười pháp vô học? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; tu vô học chánh kiến cho đến tu vô học chánh trí. Đó là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Mười pháp vô học. “Như vô minh, hành cũng vậy. Như hành, thức cũng vậy. Như thức, danh sắc cũng vậy. Như danh sắc, sáu xứ cũng như vậy. Như sáu xứ, xúc cũng như vậy. Như xúc, thọ cũng như vậy. Như thọ, ái cũng như vậy. Như ái, thủ cũng như vậy. Như thủ, hữu cũng như vậy. Như hữu, sanh cũng như vậy. “Nếu đoạn trừ lão tử, nên tu Bốn niệm xứ. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Bốn niệm xứ? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn niệm xứ. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Bốn niệm xứ. Thế nào gọi là nếu muốn biệt trừ lão tử nên tu Bốn niệm xứ? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp. Đó là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Bốn niệm xứ. “Nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Bốn chánh đoạn. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Bốn chánh đoạn? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì muốn đoạn trừ cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ, và kiên trì tâm chánh đoạn. Đối với pháp ác bất thiện chưa sanh, vì muốn không sanh cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ, và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện chưa sanh, vì muốn sanh khởi, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện đã sanh, vì muốn kiên cố, không vong thất, không suy thối, tăng trưởng, quảng đại, tu tập viên mãn, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần khích lệ, và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đó là nếu đoạn trừ lão tử nên tu Bốn chánh đoạn. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Bốn chánh đoạn. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Bốn chánh đoạn? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì muốn đoạn trừ cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp ác bất thiện chưa sanh, vì muốn không sanh, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện chưa sanh, vì muốn sanh khởi, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện đã sanh, vì muốn kiên cố, không vong thất, không suy thối, tăng trưởng, quảng đại, tu tập viên mãn, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đó là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Bốn chánh đoạn. “Nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Bốn như ý túc. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Bốn như ý túc? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; tu học dục định như ý túc, thành tựu đoạn hành, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận thú hướng phi phẩm. Cũng vậy, tu tinh tấn định, tâm định, tư duy định như ý túc thành tựu đoạn hành, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Đó là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Bốn như ý túc. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Bốn như ý túc. Thế nào gọi là muốn biệt tri lão tử nên tu Bốn như ý túc? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu dục định như ý túc, thành tựu đoạn hành, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm; cũng vậy, tu tinh tấn định, tâm định, tu tư duy định, như ý túc, thành tựu đoạn hành, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Đó là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Bốn như ý túc. “Nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Tứ thiền. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Tứ thiền? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly bất thiện pháp cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Tứ thiền. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Tứ thiền? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Đó là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Tứ thiền. “Nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Năm căn. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Năm căn? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Đó là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Năm căn. “Nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Năm căn? Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Năm căn? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Đó là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Năm căn. “Nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Năm lực. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Năm lực? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu tín lực, tinh tấn, niệm, định, tuệ lực. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Năm lực. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Năm lực? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; tu tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ lực. Đó là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Năm lực. “Nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Bảy giác chi. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Bảy giác chi? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu niệm giác chi, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Đó là nếu muốn đoạn trừ lão tử, nên tu Bảy giác chi. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Bảy giác chi. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Bảy giác chi? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu niệm giác chi, y trên viễn ly, y trên vô dục, y trên diệt tận, thú hướng phi phẩm. Cũng vậy, tu pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định. Tu xả giác chi, y trên viễn ly, y trên diệt tận, y trên vô dục, thú hướng phi phẩm. Đó là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Bảy giác chi. “Nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Thánh đạo tám chi. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Thánh đạo tám chi? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; tu chánh kiến, cho đến chánh định. Đó là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Thánh đạo tám chi. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Thánh đạo tám chi. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Thánh đạo tám chi? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; tu chánh kiến cho đến chánh định. Đó là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Thánh đạo tám chi. “Nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Mười biến xứ. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Mười biến xứ? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; tu thứ nhất, địa biến xứ, bốn duy, trên dưới là không hai, là vô lượng. Tu thủy biến xứ, hỏa biến xứ, phong biến xứ, thanh biến xứ, hoàng biến xứ, xích biến xứ, bạch biến xứ, vô lượng không xứ biến xứ, tu thứ mười là vô lượng thức xứ biến xứ, bốn duy trên dưới, là không hai, là vô lượng. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Mười biến xứ. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Mười biến xứ? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; tu thứ nhất, địa biến xứ, bốn duy, trên dưới là không hai, là vô lượng. Cũng vậy, tu thủy biến xứ, hỏa biến xứ, phong biến xứ, thanh biến xứ, hoàng biến xứ, xích biến xứ, bạch biến xứ, vô lượng không xứ biến xứ, tu thứ mười là vô lượng thức xứ biến xứ, bốn duy, trên dưới, là không hai, là vô lượng. Đó là nếu muốn biệt tri vô minh nên tu Mười biến xứ. “Nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Mười pháp vô học. Thế nào gọi là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Mười pháp vô học? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu vô học chánh kiến cho đến tu vô học chánh trí. Đó là nếu muốn đoạn trừ lão tử nên tu Mười pháp vô học. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. “Nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Mười pháp vô học. Thế nào gọi là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Mười pháp vô học? Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Só, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém; tu vô học chánh kiến cho đến tu vô học chánh trí. Đó là nếu muốn biệt tri lão tử nên tu Mười pháp vô học.” Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. <類>MỤC LỤC <類>SỐ 26 – KINH TRUNG A-HÀM (II) <釋 n="1">1. Bản Hán, quyển 29. Tương đương Pàli: A.iii.38 Sukhumàla; A.ii.39 Mada. <釋 n="2">2. Tùng ưu du, thung dung nhàn lạc, cực nhu nhuyến → Pàli: sukhumàlo parasakhumàlo accanta sukhumàlo, êm dịu, rất êm dịu, vô cùng êm dịu. <釋 n="3">3. Duyệt-đầu-đàn →tức vua Tịnh Phạn, Pàli: Suddhodana. <釋 n="4">4. Hoa trì Pàli: Pokkharanì. <釋 n="5">5. Hoa Tu-ma-na摩hoa Bà-sư→hoa Chiêm-bặchoa Tu-kiền-đề hoa Ma-đầu-kiền-đề 犍hoa A-đề-mưu-đa  hoa Ba-la-đầuBản Pàli không đề cập các loại hoa này. <釋 n="6">6. Tán cái đúng ra phải nói “bạch tán cái”, biểu hiện của vương gia. Pàli: setachatta <釋 n="7">7. Hán: thô quảngmạch phạnđậu canhkhương tháiPàli: kaịàjakaư bhojanaư… vilaígadutiyaư, cháo tấm và sữa chua. <釋 n="8">8. Hán: canh lương  <釋 n="9">9. Đề-đế-la-hòa-tra 惒Pàli: tittirapatta (?), một loại chim tró, hay chim chá-cô. Kiếp-tân-xà-la Pàli: kapinjala (?), chim tró. Hề-mễ-hà →Pàli: hamsa (?), chim nhạn. Lê-nê-xa Thi-la-mễ không tìm ra tương đương âm Pàli. Trong bản Pàli không đề cập các loại thực phẩm này. <釋 n="10">10. Như ý túc (Pàli: iđhi-pàda), thường dịch là thần thông. Đây có nghóa là quyền lực. Đoạn trên. kể bốn quyền lực của thiếu niên con nhà phú quý: gấm vóc lụa là, cung điện cho các mùa, vườn hoa tráng lệ, và thức ăn thượng hạng. <釋 n="11">11. Xem cht.15 kinh 32. <釋 n="12">12. Tham chiếu Pàli: A. Vi.43 Nàga; Thag. 689-704. <釋 n="13">13. Đông viên Lộc tử mẫu giảng đường Pàli: Pubbàrama Migàgamàtu-pàsàda, giảng đường đượcc xây dựng bởi bà Visakhà, mẹ của Miga. <釋 n="14">14. Ô-đà-di Pàli: Udàyi, cũng gọi là Mahà-udàyi, hay Pandita-udàyi, con của một người Bà-la-môn ở Kapilavatthu. <釋 n="15">15. Đông hà Pàli: Pubbakotthaka. Bản Pàli nói: Phật gọi ngài A-nan đi tắm. <釋 n="16">16. Long tượng danh viết Niệm Pàli: Seto nàma nàgo (Seta, bản Hán đọïc là Sati). <釋 n="17">17. Long trung long, vi đại long vương, vi thị thùy  Pàli: Nàgo vata, bho, nàgo. “Rồng kìa, các ngài, rồng kìa!” <釋 n="18">18. Nguyên Hán: hung hành đi bằng bụng, Pàli: Uragam, loài bò sát hay con rắn. <釋 n="19">19. Bất dó thân khẩu ý hại (…) thị long →Pàli nói: Àgum na kàgoti kàyena vàcàya manasà, tam ahaư nàgo ti brùmi, ai không làm ác bằng thân, miệng, ý; Ta nói người đó là nàga. <釋 n="20">20. Long tương ưng tụng  <釋 n="21">21. Tương đương Pàli: A.iii.67 Kathàvatthu. Kinh số 86 ở trên cùng tên với kinh này. <釋 n="22">22. Thuyết xứ Pàli: tìni kathàvatthùni, “ba luận sự”. Tam ngôn y  xem Tập Dị 3 (Đại 26, tr.378 c - 78 a). <釋 n="23">23. Thuyết nhi thuyết Pàli: Katham katheyya, có thể nói về vấn đề. <釋 n="24">24. Nhân quá khứ thuyết nhi thuyết Pàli: atìtam và addhànam àrabbha katham katheyya, có thể nói về vấn đề liên hệ thời quá khứ. <釋 n="25">25. Hán: tác chứng  <釋 n="26">26. Nhân sở thuyết Pàli: Kathàsampayogena, bằng sự liên hệ với ngôn thuyết. <釋 n="27">27. Nhất hướng luận (ekaưsavyàkaranìyam), phân biệt luận (vibhajjhavyàkaranìyam), cật luận (paỉipucchàvyàkarannìyam), chỉ luận (thapanìyam), Bốn trường hợp đặt câu hỏi và phải trả lời, bốn ký vấn (Tập dị 8, Đại 26 tr. 401a-11a): Nhất hướng ký vấn, phân biệt ký vấn, phản cật ký vấn, xả trí ký vấn. <釋 n="28">28. Xứ phi xứ (Pàli: thànàthàna), (không được xác định là) hợp lý hay không hợp lý; sở tri (Pàli: parikappa) (có hay không có) chủ đích; thuyết dụ (Pàli: aóóàtavàda) ngôn ngữ được chấp thuận (của bậc trí); đạo tích (Pàli: paỉipadà), thực tiễn (được xác định bằng thực tiễn hành động). <釋 n="29">29. Chỉ tức khẩu hành → <釋 n="30">30. Hán: bất ngữ không rõ nghóa. Có lẽ Pàli: dubbhàsitaư, lời nói khó nghe, ác ngữ. <釋 n="31">31. Hán: nghóa thuyết pháp thuyết Pàli: atthavàdì dhammavàdì, lời nói hữu ích, lời nói đúng pháp. <釋 n="32">32. Hán: giáo phục giáo chỉ Có lẽ Pàli: sataư ve hoti mantanà, được lưu ý và thật sự được khuyến cáo. <釋 n="33">33. Pàli: evaư kho ariyà mantenti, esà ariyàna mantanà, “Các Thánh đàm luận như vậy; đó là những điều được các Thánh đàm luận”. <釋 n="34">34. Hán: câu đắc nghóa được lợi (nghóa) cả hai đường. <釋 n="35">35. Pàli: etad aóóàya medhàvì na samusseyya, sau khi nhận thức được điều đó, bậc trí không nói lời khoa đại. <釋 n="36">36. Tương đương Pàli S.xxii.76 Arahanta-sutta. <釋 n="37">37. Hán: phi thần chỉ thần ngã, tự ngã, hay linh hồn. Xem cht.5 dưới <釋 n="38">38. Hán: giác Pàli: vedàna. <釋 n="39">39. Bản Nguyên-Minh: ba mươi bảy đạo phẩm. Bản Pàli, không có chi tiết này. <釋 n="40">40. Pàli: yad anattà taư n’etam mama, n’eso aham asmi na m’eso attà, ti evam etaư yathàbhùtaư sammappaóóàya daỉỉhabbaư,“cái gì là vô ngã, cần phải được nhận thức một cách như thực bằng chánh trí rằng: cái này không phải của ta; ta không phải là cái này; cái này không phải là tự ngã của ta”. <釋 n="41">41. Hán: hữu tình cư, chỗ chúng sanh cư ngụ. Pàli: sattàvasà. <釋 n="42">42. Hán: hữu tưởng vô tưởng xứ hành dư đệ nhất hữu  chỉ Hữu đỉnh thiên, cõi cao nhất trong tam hữu, tức cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tầng thứ tư của vô sắc định. Pàli: yàvatà sattàvasà, yàvatà bhaggaư, cho đến các cảnh vức của hữu tình, cho đến chóp đỉnh của (ba) Hữu. <釋 n="43">43. Vô trước dịch nghóa từ A-la-hán. Pàli: sukhino vata arahanta, A-la-hán thật sự an lạc. <釋 n="44">44. Vô minh võng Pàli: mohajàla. <釋 n="45">45. Cảnh giới thất thiện phápPàli: sattasadhammagocarà, sở hành là bảy diệu (chánh) pháp. Xem Tập Dị 17 (Đại 26, tr.437a), “bảy diệu pháp: tín, tàm,quý, tinh tấn, niệm, định, tuệ”. <釋 n="46">46. Thất bảo giác Pàli: Sattaratanà, ở đây chỉ bảy giác chi: trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả. <釋 n="47">47. Thượng bằng hữu Pàli: không rõ. <釋 n="48">48. Thập chi đạo tức mười vô học chi; Tập Dị 20 (Đại 26, tr.452c): 1. Vô học chánh kiến; …; 8. Vô học chánh định; 9.Vô học chánh giải thoát; 10. Vô học chánh trí. Pàli: dasahaíga. <釋 n="49">49. Vô học trí. Pàli: asekhaóàịà. <釋 n="50">50. Tối hậu thân. Pàli: antimoyaư samussayo. <釋 n="51">51. Bất do tha tự tri, tự chứng ngộ, không do kẻ khác. Pàli: aparapaccàya, không nương theo người khác. <釋 n="52">52. Phụ chú trong bản Hán: “chữ sau đọc là tỉnh”. Tương đương Pàli: S. vii.7 Pavàraịa (tự tứ). Tham chiếu, No.99 (1212) Tạp A-hàm 45, kinh số 45 (Đại 2, tr.330); No.100 (228) Biệt dịch Tạp 12 (Đại 2, tr. 457a); No.61. Phật Thuyết Thọ Tân Tuế Kinh, Trúc Pháp Hộ dịch (Đại 1, tr.858; No.62 Phật Thuyếùt Tân Tuế Kinh, Trúc Đàm-vô-lan dịch; No.63. Phật Thuyết Giải Hạ Kinh, Tống Pháp Hiền dịch. <釋 n="53">53. No.61, 62 và Pàli: Xá-vệ, Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường (Sàvatthi, Pubbàrama, Migàramàtupàsàda). <釋 n="54">54. No.61, ngày rằm tháng bảy. <釋 n="55">55. Tùng giải thoát tức Biệt giải thoát. Pàli: Pàỉimokkha. <釋 n="56">56. Tương thỉnh thỉnh thời →“trong khi hỏi lẫn nhau”, được dịch nghóa như vậy, vì trong lễ Tự tứ, các Tỳ-kheo chỉ điểm lẫn nhau những điều luật. Pàli: Pavàraịà. Các bản dịch khác là “thọ tuế”, tức sau ba tháng an cư, Tỳ-kheo được tính một tuổi hạ. <釋 n="57">57. Trong bản Pàli và các bản Hán kia đều có ghi lời tự tứ của Đức Thế Tôn như vầy: “Này các Tỳ-kheo, bây giờ Ta tự tứ (tức yêu cầu chỉ điểm, hoặc nói là “thọ tuế”), các thầy có khiển trách gì Ta đối với thân, khẩu chăng?”. (Handa dàni, bhikkhave, pavàremi. Ka ca ma kinci garahatha kàyikam và vàcasikam và). <釋 n="58">58. Hán: tức →và chỉ tức → <釋 n="59">59. Tri Đạo, Giác Đạo, Thức Đạo, Thuyết Đạo No.63: Như Lai đã nhận thức toàn diện về Chánh đạo, tuyên thuyết hoàn hảo về Chánh đạo, khai thị Chánh đạo. <釋 n="60">60. Thông tuệ (Pàli: paiđịta), đại tuệ (Pàli: mahàpaóóà), tốc tuệ (Pàli: hàsapaóóa), tiệp tuệ (Pàli: javapaóóa), lợi tuệ  (Pàli: tikkhapaóóa), quảng tuệ (Pàli: putthu paóóa), thâm tuệ (Pàli: không đề cập), xuất yếu tuệ (Pàli: không đề cập), minh đạt tuệ  (Pàli: nibbedhikà). <釋 n="61">61. Chỉ Tôn giả A-nan, bấy giờ chưa chứng đắc lậu tận. <釋 n="62">62. Tam minh đạt tức tam minh. <釋 n="63">63. Câu giải thoát, hay câu phần giải thoát, Pàli: ubhatobhàgavimutta, vị A-la-hán có tuệ giải thoát đồng thời có diệt tận định. Về câu giải thoát, tuệ giải thoát, xem kinh số 127 và 195. <釋 n="64">64. Tuệ giải thoát, xem cht. trên. <釋 n="65">65. Bàng-kỳ-xá Vangìsa, thuộc một gia đình Bà-la-môn rất thông suốt các tập Vệ-đà, do quán bất tịnh mà đắc quả A-la-hán. <釋 n="66">66. Hán: tương ưng như nghóa Pàli: sàruppàhi gàthàhi abhitthavi, tán thán bằng những bài kệ thích ứng. <釋 n="67">67. Tương đương Pàli A. Viii.10. Kàraịđava-sutta; A, viii.20 Uposatha Biệt dịch, No.64 Chiêm-ba Tỳ-kheo Kinh, Pháp Cự dịch. Tham chiếu kinh số 37 trên. <釋 n="68">68. Xem các cht. liên hệ ở kinh số 37 trên. <釋 n="69">69. Từ đây trở xuống tương đương Pàli A. Viii.10 đã dẫn. Bản Pàli bắt đầu bằng sự kiện hai Tỳ-kheo nói xấu nhau, và khi biết được, Đức Thế Tôn nói như trong bản Hán này. <釋 n="70">70. Chánh tri  Pàli: sampajàna, biết rõ mình đang làm gì. <釋 n="71">71. Tăng-già-lê cập chư y bát 鉢Pàli: saíghàỉìpattacìvara, chỉ ba y (gồm tăng-già-lê) và bình bát. <釋 n="72">72. Tẫn khí  <釋 n="73">73. Hán: uế mạch  <釋 n="74">74. Tắng, tật, nhuế ghétganh tị, thù nghịch <釋 n="75">75. Bất ngữ kết, hận, xan Bất ngữ kết, Pàli: makkhà, che giấu tội lỗi. <釋 n="76">76. Tương đương Pàli A. Vi.55.Soịa-sutta; tham chiếu Luật tạng Pàli, Mv.1.1~ 30. Tham chiếu, No.99 (254) Tạp A-hàm 9, kinh số 254; No.125 (23.3) Tăng Nhất 13, phẩm 23 “Địa Chủ” kinh số 3; Tứ Phần 29, Đại 22 tr.843; Ngũ Phần 21, Đại 22, tr.145. <釋 n="77">77. Sa-môn Nhị Thập Ức Pàli: Soịa (Koơivìsa). No.99 (254) và No.125 (23.3) dịch là Nhị Thập Ức Nhó, do Soịa được đọc là Sota (lỗ tai); và Koơi được đọc là Koỉi (một ức). <釋 n="78">78. Ám lâm, cũng dịch là hàn lâm; khu rừng lạnh, bãi tha ma, nơi vất bỏ xác chết. Pàli: sìtavana. <釋 n="79">79. Hán: Tỳ- kheo đắc Vô sở trước Pàli: bhikkhu arahaư, vị Tỳ-kheo là A-la-hán. <釋 n="80">80. Hán: hữu kết dó giải Pàli: parikkhìịabhavasaưyojano(tận chư hữu kết), đã diệt tận hoàn toàn các phiền não trói buộc dẫn tới tái sanh. <釋 n="81">81. Hán: tự đắc thiện nghóatự mình đã đạt đến mục đích; Pàli: anuppattasadattho (đãi đắc kỹ lợi), đã đạt đến mục đích tối cao, chí thiện. <釋 n="82">82. Hán: lạc thử lục xứ Pàli: cha thànàni adhimutto, quyết định trong sáu trường hợp. <釋 n="83">83. Vô dục viễn ly vô tránh ái tận thọ (= thủ) tận tâm bất di động Pàli: nekkhama (xuất gia), paviveka (ẩn dật), abyàpajjha (không não hại, hay không sân nhuế), taịhàkkhayà (đã diệt tận khát ái), upàdanakkhaya (đã diệt tận chấp thủ), assammohà (vô si). <釋 n="84">84. Pàli: nekkhamma, xuất ly, xuất gia. <釋 n="85">85. Pàli: avyàpajjha, không não hại, không thù nghịch. <釋 n="86">86. Hán: tức căn →→Pàli: santacitta, tâm tịch tịnh. <釋 n="87">87. Hán: tác dó bất quán Pàli: katassa paỉicayo n’atthi, không có sự làm thêm đối với điều đã làm. <釋 n="88">88. Pàli: iỉỉhà dhammà aniỉỉhà ca, các pháp khả ái và không khả ái. <釋 n="89">89. Tương đương Pàli: A.8.29 Akkhaịà. Tham chiếu, No.125 (42.1) Tăng Nhất 36, “phẩm Bát Nạn” kinh số 1. <釋 n="90">90. Bát nạn Pàli: atth’ akkhaịà, tám trường hợp không may mắn, không gặp vận, bất hạnh. <釋 n="91">91. Phi thời →Pàli: asamaya, không đúng lúc, trái thời. <釋 n="92">92. Trường thọ thiên chỉ Vô tưởng thiên. Pàli: dìghàyukaư devanikàyaư. <釋 n="93">93. Trong này kể gồøm luôn cả súc sanh (tiracchànayoniư), ngạ quỷ (pettivisayaư), Trường thọ thiên (dìghàyakaư devanikàyaư), và biên địa (paccantimesu janapadesu). <釋 n="94">94. Trung Quốc Pàli: majjhimesu janapadesu, chỉ những nước ở Trung bộ Ấn-độ. <釋 n="95">95. Như dương minh Pàli: eơamùga, vừa điếc vừa câm. <釋 n="96">96. Chân nhân bản Pàli: samaịabràhmaịà, Sa-môn Bà-la-môn. <釋 n="97">97. Thiện khứ thiện hướng Pàli: sammaggatà sammà paịipannà, chánh hành, chánh hướng đi đúng hướng, đang hướng thẳng đến Niết-bàn. <釋 n="98">98. Tự tri tự giác… Pàli: ye imaóca lokaư paraóca lokaư sayaư abhióóà sacchikatvà pavedeti, những vị tự mình bằng trí tuệ siêu việt đã chứng nghiệm thế giới này và thế giới khác, rồi tuyên bố. <釋 n="99">99. Nhật thân bà con của mặt trời, chỉ dòng họ Thích. Pàli: àdiccabandhu. <釋 n="100">100. Tương đương Pàli, A. 6. 45.Dàliddiya (iịasutta). <釋 n="101">101. Hạnh phúc trong đời này (diỉỉhadhamomahitatthàya) và an lạc trong đời sau (samparàyasukhàya). <釋 n="102">102. Mãn cụ thường khí lạc Pàli: ekodi nipako sato, chuyên nhất, cẩn thận, có chánh niệm. <釋 n="103">103. Vô thực lạc Pàli: niràmisam sukham, sự an lạc không do vật chất. <釋 n="104">104. Bất động tâm giải thoát Pàli: akuppà me vimuttì. <釋 n="105">105. Vô trần an Pàli: virajam khema, sự an ổn không dính bụi. <釋 n="106">106. Bản Hán, quyển 30. Tương đương Pàli, A. 10. 91 Kàmabhogì. <釋 n="107">107. Cấp Cô Độc Cư só Pàli: Anàthapiiđịko gahapati. <釋 n="108">108. Hành dục (nhân) Pàli: kàmabhogì, người hưởng thụ dục lạc. <釋 n="109">109. Bản Pàli không có kệ tụng. <釋 n="110">110. Tương đương Pàli A.2.4.4 Dakkhiịeyya (Samacittavaggo). Hán, Biệt dịch, No.99 (992). <釋 n="111">111. Phước điền nhân Pàli: dakkhiịeyya, người xứng đáng được cúng dường. <釋 n="112">112. Học nhân chỉ các bậc Thánh dưới A-la-hán quả, vì còn phải học. Pàli: sekha. <釋 n="113">113. Vô học nhân chỉ vị đắc quả A-la-hán, không cần phải học nữa. Pàli: asekha. <釋 n="114">114. Tín hành, hay Tùy tín hành; Pháp hành hay Tùy pháp hành; Tín giải thoát hay Tín thắng giải; Kiến đáo hay Kiến chí và Thân chứng. Xem kinh số 195. <釋 n="115">115. Gia gia →→ (Pàli: Kolaíkola), những vị chứng quả Dự lưu (Sotàpanna) phải thọ sanh từ nhân gian lên thiên thượng hay từ thiên thượng xuống nhân gian, trước khi chứng đắc Niết-bàn. Nhất chủng (Pàli: Ekabìja), những vị chứng quả Dự lưu chỉ tái sanh một lần trước khi đắc Niết-bàn. Cả hai hạng này thuộc Nhất lai hướng hay Tư-đà-hàm hướng (Sakadàgàmimagga), tức từ Dự lưu quả hướng đến Nhất lai quả. <釋 n="116">116. Năm hạng A-na-hàm (Ngũ bất hoàn 還) xem Tập Dị 14 (Đại 26, trang 425 c-26 c): 1. Trung Bát-niết-bàn (Pàli: antaraparinibbàyi), nhập Niết-bàn ngay sau khi vừa thác sanh lên Tịnh cư thiên (Niết-bàn với thân trung hữu, theo Hữu bộ); 2. Sanh bát Niết-bàn (Pàli: upahacca-parinibhàyi): thác sanh Tịnh cư thiên một thời gian mới nhập Niết-bàn; 3. Hữu hành Bát-niết-bàn (Pàli: sasaíkhàra-parinibbàyì): thác sanh thượng giới, tinh tấn tu tập mới nhập Niết-bàn; 4. Vô hành Bát-niết-bàn (Pàli: asaíkhàra-parinibhàyì): không cần tinh tấn tu tập nữa; 5. Thượng lưu sắc cứu cánh (Pàli: uddhaưsota-akanittha-gàmì), lần lượt tái sanh qua các cõi từ Sơ thiền, cho đến tầng cao nhất của Sắc giới, nhập Niết-bàn tại đó. <釋 n="117">117. Đối chiếu với sáu hạng A-la-hán trong luận Câu-xá 25 (No.1558, Đại 26, trang 129a, tt.): 1. Thối pháp (thối bất thối), gặp nghịch duyên bị sụt xuống các bậc Thánh thấp hơn; 2. Tư pháp, mong cầu Vô dư Niết-bàn cấp thời vì sợ thối thất; 3. Hộ pháp (hộ tắc bất thối, bất hộ tắc thối), do thủ hộ mà không bị thối thất; 4. An trụ pháp (thật trụ), không bị chi phối nghịch duyêân để thối thất, nhưng không tiến tới; 5. Kham đạt pháp (thăng tiến), có khả năng tiến tới bất động tánh. 6.Bất động tánh căn cơ mãnh lợi, không bị chi phối bởi bất cứ duyên gì. <釋 n="118">118. Bản Pàli và No.99 (992) không đề cập đến các chi tiết, chỉ nói đại cương hai hạng phước điền và bài tụng. <釋 n="119">119. Tương đương Pàli A.5.179: Gihi-sutta. <釋 n="120">120. Bạch y Thánh đệ tử Pàli: gihi odàtavasana, tại gia áo trắng. <釋 n="121">121. Bốn tăng thượng tâm ở đây chỉ bốn chứng tịnh hay bốn bất hoại tín, (xem Pháp Uẩn 2, No.1537, trang 460a). Pàli: cataro àbhicetasikà dhammà; xem đoạn dưới. <釋 n="122">122. Thiện hộ hành ngũ pháp Pàli: paócasu sikkhàpadesu saưvutta- kammanto, hoạt động được phòng hộ trong năm điều học, tức hộ trì năm giới. <釋 n="123">123. Bất dó thâu sở phú thường tự hộ dó không bị ám ảnh bởi việc ăn trộm. Sau khi thường tự giữ gìn… Câu này bất thường so với các nơi khác cũng trong bản Hán này. Ở đây dịch theo thông lệ của các trường hợp kia. <釋 n="124">124. Hữu tiên phạt, khủng bố →roi vọt và đe dọa; hai hạng nữ không là vợ hay con của ai, nhưng một hạng được pháp luật vua gìn giữ; và một hạng vốn là nô tỳ được chủ gìn giữ. <釋 n="125">125. Người nữ đã hứa hôn. <釋 n="126">126. Nghóa là, do có bốn tăng thượng tâm (catunnaư àbhicetasikànaư) mà sống an lạc ngay trong hiện tại (diỉỉhadhammavihàrànaư). <釋 n="127">127. Hán: niệm Như Lai Pàli: buddhe aveccappasàdena samannàgato, thành tựu niềm tin không dao động đối với Phật. Có bốn niềm tin bất động, gọi là bốn chứng tịnh hay bất hoại tín; xem đoạn tiếp của kinh. <釋 n="128">128. Hán: niệm Pháp. Pàli: dhamme aveccappasàdena samannàgato, thành tựu niềm tin bất động nơi Pháp. <釋 n="129">129. Niệm Tăng. Pàli: saíhge aveccappasdèna samannàgato. <釋 n="130">130. Tự niệm thi-lại Pàli: ariyakantehi sìlehi aveccappasàdena samannàgato, thành tựu các học giới mà Thánh ái mộ. <釋 n="131">131. Hán: tiên thí ư tức tâm →bố thí cho người có tâm tịch tónh trước hết. Pàli: santesu paỉhamaư dinnà. <釋 n="132">132. Mang sắc ái lạc sắc Pàli: kammasàsu sarùpàsu, (những con bò) có đốm hay cùng màu. Hình như bản Hán đọc là surùpa thay vì sarùpa. <釋 n="133">133. Tương đương Pàli A.7.60.Kodhana-sutta. <釋 n="134">134. Thất oán gia pháp →Pàli: sattime dhammà sapattakantà sapattakaraịà, bảy pháp được kẻ thù yêu thích, tạo thành kẻ thù. <釋 n="135">135. Sắc, đây chỉ màu da. Pàli: vanna. <釋 n="136">136. Ca-lăng-già-ba-hòa-la-ba-già-tất-đa-la-na, phiên âm. Ca-lăng-già: tên xứ. Ba- hòa-la: dịch là ác. Ba-già-tất-đa-la-na: dịch là áo gối (phiên Phạn ngữ 10, No.2130, trang 1051b). Pàli: kadalimigapavara-paccattharaịa. <釋 n="137">137. Tương đương Pàli A.6.54 Dhammika-sutta. <釋 n="138">138. Bản Pàli: Phật tại Ràjagaha, núi Gijjhakùỉa. <釋 n="139">139. Đàm-di Pàli: Dhammika thera, nguyên là một Bà-la-môn ở Kosala, quy Phật vào lúc rừng Jetavana được cúng. <釋 n="140">140. Sanh địa tôn trưởng Pàli: Jàtibhùmiyaư àvasiko. <釋 n="141">141. Phật-đồ chủ có lẽ muốn nói Phật tháp. Bản Pàli: sattasu àvàsesu, trong bảy trú xứ (ở địa phương). Hình như tất cả đều do Dhammika làm chủ. <釋 n="142">142. Bản Hán: sanh địa chư Tỳ-kheo Bản Pàli: àgantukà bhikkhù, các Tỳ-kheo khách. <釋 n="143">143. Bản Pàli nói: Bị xua đuổi, Tôn giả đến một tinh xá khác cũng trong địa phương. Nhưng vừa đến Tôn giả lại mắng nhiếc các Tỳ-kheo ở đó, họ lại bỏ đi và Tôn giả lại bị các Cư só kéo đến xua đuổi. Cứ như vậy, Tôn giả sống bảy nơi tất cả tại địa phương (sabbaso jàtibhùmiyam sattasu àvàsesu). Cuối cùng, Tôn giả phải tìm đến Đức Phật tại Ràjagaha, núi Gijjhakùta. <釋 n="144">144. Cao-la-bà Pàli: Koravya, trong các truyện bản sanh thường được nói là vua của bộ tộc Kuru. <釋 n="145">145. Bản Cao-li không có chữ thọ. Ba bản Tống-Nguyên-Minh đều có. <釋 n="146">146. Thiện trụ ni-câu-loại thọ vương Pàli: Suppatiỉỉha- nigrodha-ràjà. <釋 n="147">147. Thiên Đế Thích. Pàli: Sakka devànam Inda. <釋 n="148">148. Câu-dực Pàli: Kosika, biệt danh Thiên Đế Thích. <釋 n="149">149. Tác như kỳ tượng như ý túc. Pàli: tathàrùpaư iddhàbhisaưkhàraư abhisaưkhàsi, thực hiện một loại thần thông như thế. <釋 n="150">150. Thọ thiên pháp Pàli: rukkhadhamma, đây hiểu là đạo lý tự nhiên của cây. <釋 n="151">151. Đại sư Thiện Nhãn →Pàli: Sunetto nàma satthà, một trong sáu vị tôn sư cổ đại, thường được kể trong các mẫu truyện cổ Phật giáo. <釋 n="152">152. Phạm thế pháp pháp dẫn đến đời sống trên Phạm thiên. Pàli: Brahama-lokasahavyatàya dhamma. <釋 n="153">153. Phạm thất hay phạm trụ. <釋 n="154">154. Danh sách sáu Đại sư thời cổ: Mâu-lê-phá-quần-na, Pàli: Mùgapakkha; A-la-na-giá Bà-la-môn, Pàli: Aranemi Bràhmịa; Cù-đà-lê-xá-đa, Pàli: Kuddàlakasattà; Hại-đề-bà-la Ma-nạp, Pàli: Hatthipàla mànava; Thù-đề-ma-lệ Kiều-đệ-bà-la, Pàli: Jotipàla govinda; Thất-đa Phú-lâu-hề-đa, Pàli: Satta purohita. <釋 n="155">155. Pàli: Nàham (….) ito bahiddà evarùpam khantim vàdàmi. Ngoài sự nhẫn nại này, ta nói không còn sự nhẫn nại nào như vậy nữa. <釋 n="156">156. Sunetta, xem chú thích trên. <釋 n="157">157. Hán: tất đắc thọ ác sắc Pàli: nà sàdhurùpaư àsìde, dùng công kích người (có sắc diện) đoan chánh. Có lẽ Hán hiểu àsìde là “hãy ngồi gần” do gốc động từ sìdati, ngồi. <釋 n="158">158. Bản Pàli: sattamo puggalo eso, ariyasaíghassa vuccati, người ấy (xả bỏ tà kiến) được nói là cao cả trong hàng Thánh chúng. Hình như bản Hán hiểu ngược lại? <釋 n="159">159. Dịch sát như vậy, nhưng không rõ nghóa. Pàli nói: tàdisam bhikkhum àsajja, pubbeva upahaóóati, ai công kích Tỳ-kheo (dù chưa ly dục nhưng đã có ngũ diệu căn: tín, tấn v.v…) như vậy, nó bị tai họa trước. <釋 n="160">160. Tương đương Pàli M.50.Màratajjaniya-sutta. Biệt dịch No.66 và No.67. <釋 n="161">161. Ngạc sơn, Bố lâm: xem cht.3, kinh 74. <釋 n="162">162. No.66 cũng nói dữ kiện này. No.67 và Pàli không có. <釋 n="163">163. Giác-lịch-câu-tuân-đại No.66: Câu-lâu-tôn. No.67: Câu-lâu-tần. Pàli: Kakusandha. <釋 n="164">164. Ác No.66: xúc nhiễu ma. No.67: sân hận. Pàli: Dùsì. <釋 n="165">165. No.66 cũng nói là muội. No.67 nói là tỷ, chị. Pàli: Bhaginì. <釋 n="166">166. Hắc No.67: Yểm hắc. Pàli: Kàlì. <釋 n="167">167. Âm Pàli: Vidhura. <釋 n="168">168. Tưởng Pàli: Saójìva. <釋 n="169">169. Thử Hiền giả cánh phục tưởng Pàli: ayaư samaịo… svàyaư paỉisaójìvito, Sa-môn này tự mình sống lại. Ở đây, saójìva: người còn sống; bản Hán đọc là saóóìva: người còn có tưởng. <釋 n="170">170. Dó hắc sở phược Pàli: kiịhà bandhupàdàpacca, đen điu, nòi giống ti tiện (sinh từ bàn chân của bà con của Phạm thiên). Trong bản Hán, bandhu, bà con, được đọc là bandha, sự cột trói. <釋 n="171">171. Cố dịch sát: học thiền, tứ, tăng tứ, sác sác tăng tứ  Pàli: jhàyanti, pajjhàyanti, nijjhàyanti, apajjhàyanti (chúng nó thiền, chúng nó thiền trầm ngâm, chúng nó thiền đắm đuối, chúng nó thiền si dại). Hán tăng tứ thường dịch chữ abhijjhà, tham cầu (theo nghóa, dòm ngó tài sản người khác), được hiểu cùng gốc động từ jhàyati: thiền hay tư duy. <釋 n="172">172. Nguyên Hán: hưu hồ có lẽ chính xác là con hưu lưu loại cú tai mèo, bắt chuột. Pàli: ulùka, con cú. <釋 n="173">173. Hạc điểu chính xác nên hiểu là con sếu; nhưng bản Pàli: kotthu nadìtìre, con dã can bên bờ sông. <釋 n="174">174. Bản Pàli: nhập vào một cậu bé (aóóataraư kumàrakaư anvàvisitvà). <釋 n="175">175. No.66: danh A-tỳ-nê-lê. Có lẽ, Vô khuyết tức Vô gián, hay A-tỳ (Avici). Bản Pàli không nói tên địa ngục gì. <釋 n="176">176. Bản Pàli chỉ có ba tên: chaphassàyataniko, địa ngục sáu xúc xứ; saíkusamàhato, địa ngục cọc sắt; paccattavedaniyo, địa ngục thọ khổ các biệt. <釋 n="177">177. Bốn câu trở lên nói đời sống châu Bắc Câu-lô. <釋 n="178">178. Hai câu nói về trời Tứ thiên vương, ở ngay sườn núi Tu-di (Sineru). <釋 n="179">179. Nói về cõi trời Tam thập tam thiên hay Đao-lợi thiên (Tavatimsa), ở trên chóp Tu-di. Từ đây trở xuống, nói về các cõi cao hơn. <釋 n="180">180. Hán: Hoảng dục; danh từ bình thường, không chỉ trời Quang âm ở Nhị thiền thiên. <釋 n="181">181. Trong một tiền kiếp, Đế Thích cúng dường nhà cửa cho Sa-môn. Do đó, còn có tên là Vàsava. <釋 n="182">182. Tỳ-xà-diên. Pàli: Vejayanta (Chiến thắng), được gọi như vậy vì xuất hiện khi Thiên Đế Thích chiến thắng A-tu-la (Asura). <釋 n="183">183. Tức Tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Xem chú thích ngay dưới. <釋 n="184">184. Thiên Đế Thích (Sakka) được Phật giảng cho về ái tận giải thoát. Trở về cung điện, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên muốn biết Sakka có hiểu hay không, nên tìm đến điện Vejayanta. Thiên Đế Thích từ chối trả lời. Khi Tôn giả thấy đời sống hưởng thụ của Thiên Đế Thích cho rằng quá đáng, nên bấm ngón chân cái, làm rung động điện Vejayanta, Thiên Đế Thích hoảng sợ (xem M.37). <釋 n="185">185. Na-du-đá, Pàli: nahuta hay nayuta, đơn vị đo đường dài. Nhưng trong đây không rõ ý gì. <釋 n="186">186. Xem chú thích 25 trên. <釋 n="187">187. Phật nói về ái tận giải thoát cho Đế Thích tại giảng đường Lộc tử mẫu. <釋 n="188">188. Đế Thích được coi như đắc Tu-đà-hoàn, sau khi nghe Phật nói kinh Sakkapaóhà (Pàli: D.21, Hán No.1914). <釋 n="189">189. Bản Hán, quyển 31. Tương đương Pàli, M. 82 Raỉỉhapàla-suttanta. Hán biệt dịch, No.68 Phật thuyết Lại-tra-hòa-la kinh, Ngô Chi Khiêm dịch; No.69 Phật Thuyết Hộ Quốc Kinh, Tống, Pháp Hiền dịch. <釋 n="190">190. Câu-lâu-sấu Pàli: Kurùsu, giữa những Kuru. <釋 n="191">191. Thâu-lô-tra 鍮No.69: Đổ-la tụ lạc. No.68: từ Câu-lưu quốc đến Thâu-la-âu-tra quốc. Pàli: Thullakoỉỉhikaư nàma kurùnaư nigamo, một làng của người Kuru tên là Thullakoỉỉihika. <釋 n="192">192. Thi-nhiếp-hòa viên 惒Pàli: Siưsapàvana, rừng cây siưsapa. <釋 n="193">193. Hán: Minh Hành Thành thường nói là Minh Hành Túc. Pàli: vijjà-caraịsampanno. <釋 n="194">194. Hán: Đạo pháp ngự thường nói là Điều ngự trượng phu. Bản Hán này đọc dhamma (pháp) thay vì damma (huấn luyện). <釋 n="195">195. Chúng Hựu tức Thế Tôn. Pàli: Bhagavà. <釋 n="196">196. Hán: bỉ ư thử thế… tự tri tự giác tự tác chứng thành tựu du. Các bản Pàli: so imaư lokaư sadevakaưsayaư abhióóà sacchikatvà pavedeti, “Vị ấy sau khi bằng thắng trí tự mình chứng nghiệm thế giới này bao gồm chư Thiên… rồi thuyết minh”. Trong Pàli, các từ lokaư (thế gian)… đều đồng nghiệp cách, túc từ trực tiếp cho pavedeti (thuyết minh) và sacchikatvà (sau khi chứng nghiệm); trong khi, trong bản Hán, thế gian… được hiểu là ư cách, túc từ chỉ nơi chốn. <釋 n="197">197. Hán: cụ túc thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh Pàli: kevalaparipuịịaư parisuddhaư brahmacariyaư pakàseti, giới thiệu đời sống phạm hạnh tuyệt đối hoàn hảo, tuyệt đối trong sạch. Trong bản Hán, các từ cụ túc, thanh tịnh, cần được hiểu là phẩm định cho phạm hạnh. <釋 n="198">198. Lại-tra-hòa-la Cư só tử 惒Pàli: Raỉỉhapàlo nàma kulaputto. <釋 n="199">199. Trong nguyên bản: Lại-tra-hòa-la tộc tánh tử 惒Pàli: Raỉỉhapàlo kulaputto. <釋 n="200">200. Hán: vị hắc sở phược Pàli: imehi muiđạkehi samaịakehi…, vì bọn Sa-môn trọc đầu nay mà… <釋 n="201">201. Bản Pàli, báo tin cho mẹ của Raỉỉhapàla. Sau đó bà báo tin cho ông. <釋 n="202">202. Bệ-hê-lặc Pàli: vibhìỉaka, cây xuyên luyện (Terminalia belerica), có thể dùng quả nó làm thuốc. <釋 n="203">203. Câu-lao-bà; tên vua, chủ khu vườn nai mà Lại-tra-hòa-la đang trú. Xem No(160), kinh “A-lan-na” sau. Pàli: Koravya. <釋 n="204">204. Hán: Lại-tra-hòa-la tộc tánh tử: Lại-tra-hòa-la, con trai nhà tông tộc, hay con nhà gia thế. <釋 n="205">205. Bốn sự kiện theo No.69: lão, bệnh, ái, tử. No.68: đại loại như vậy. Pàli và bản Hán này tương đồng về đại cương. <釋 n="206">206. Pàli: attàịo loko anabhissaro’ti, thế giới này vô hộ, vô chủ. <釋 n="207">207. Hán: thú hướng lão pháp Pàli: upanìyyati loko addhuvo ti, thế gian này không bền vững, bị lôi cuốn đi. <釋 n="208">208. Pàli: assako loko sabbaư pahàya gamanìyan ti, thế giới này không sở hữu; cần xả bỏ tất cả khi ra đi. Trong bản Hán, assaka, “không có sở hữu” được đọc là asassaka, “không thường hằng”. <釋 n="209">209. Hán: vi ái tẩu sứ Pàli: ùno loko atitto taịhàdàso ti, thế gian này thiếu thốn, không thỏa mãn, nô lệ của khát ái. <釋 n="210">210. Bát-la-khiên-đề, Ma-ha-năng-già鈢không rõ tên của ai. Đại tạng kinh sách dẫn, vol.1 cho là tên của một người. Hoặc giả là tên một con voi chúa (Ma-ha-năng-già: mahànàga). <釋 n="211">211. Hán: phong bệnh Pàli: anusàyiko àbàdho, bệnh thống phong mãn tính. <釋 n="212">212. Bản Hán, quyển 32. Tương đương Pàli, M. 56. Upàli-suttaư. <釋 n="213">213. Na-nan-đà Pàli: Nàơandà. <釋 n="214">214. Ba-bà-ly nại lâm Pàli: Pàvàrikambavana, khu rừng xoài của Pàvàrika, một đại phú tại Nàlànda (Na-nan-đà), một thị trấn ở gần Ràjagaha. <釋 n="215">215. Trường Khổ Hạnh Ni-kiền Pàli: Dìghatapassì-nigantha, một đệ tử của Nigaịỉha-Nàtaputta (Ni-kiền Thân Tử). <釋 n="216">216. Ni-kiền Thân Tử Nigaịỉha-Nàtaputta. <釋 n="217">217. Hán: kỷ hành linh bất hành ác nghiệp bất tác ác nghiệp  Pàli: kati…kammàni paóóapeti pàpassa kammassa kiriyàya pàpassa kammassa pavattiyà’ti, có bao nhiêu nghiệp để thi hành ác nghiệp, để tiến hành ác nghiệp? <釋 n="218">218. Tam phạt: thân phạt, khẩu phạt, ý phạt Pàli: tiịi … daiđàni paóóapeti… seyyathidam, kàyadaịđaư vacìdaịđaư manodaịđaư. <釋 n="219">219. Sở tác trí biện, thông minh quyết định, an ổn vô úy, thành tựu điều ngự, đãi đắc biện tài đắc cam lộ tràng, ư cam lộ giới, tự tác chứng thành tựu du  Lời khen ngợi này cũng giống như lời khen ngợi giữa Tôn giả Xá-lợi-phất và Mãn Từ Tử trong kinh số 9 trên. <釋 n="220">220. Ưu-ba-ly cư só đệ tử tại gia của Ni-kiền Thân Tử. Pàli: Upàli- gahapati. <釋 n="221">221. Chấp trường mao dương Pàli: dìghalomikaư eơakaư lomesu gahetvà, túm lấy lông của con dê có lông dài. <釋 n="222">222. Cô tửu sư →(nhà bán rượu). Cô, Tống-Nguyên-Minh: Pàli, gồm hai thí dụ: balavà soịđikàkammakaro, lực só nấu ruợu; và balavàsoiđikàdhutto, lực só say rượu. <釋 n="223">223. Kiêu ngạo Ma-ha-năng-già Không rõ Pàli; nhưng Sanskrit có thể là pramàdana-mahànàga, con voi chúa say rượu; thay vì pra-màna- (kiêu mạn). Thí dụ này, trong bản Pàli: (…) kuójaro saỉỉhihàyano, con voi già sáu mươi tuổi. <釋 n="224">224. Pàli: sace kho tvaư gahapati sacce patiỉỉhàya manteyyàsi siyà no ettha kathàsallàpo ti, “nếu ông an trú trên sự thật mà tư duy thì ở đây có thể có hội thoại của chúng ta”. <釋 n="225">225. Trong bản Pàli, đề cập bốn chế giới của Ni-kiền Tử, càtuỳamasaưvarasaưvutto: sabbavàrivàrito sabbavàriyutto sabbavàridhuto sabbavàriphuỉo, hoàn toàn cấm chỉ nước, hoàn toàn chuyên tâm (vào sự cấm chế tất cả nước). <釋 n="226">226. Hán: tư và vô tư. Pàli: cetana; và asaócetanika. <釋 n="227">227. Bản Hán, tư tức ý nghiệp. Bản Pàli: tư trong trường hợp này là ý phạt: cetanư… manodaiđasmiư. <釋 n="228">228. Pàli: (…) nigaịỉho àbàdhika… sìtodakapaỉikkhito uịhodakapaỉisevì, có người Ni-kiền bệnh… không uống nước lạnh, mà chỉ uống nước nóng. <釋 n="229">229. Ý trước (thiên) Pàli: Manosatta, những ai khi chết mà còn có chỗ chấp trước sẽ tái sanh vào đây. <釋 n="230">230. Đại-trạch vô sự, Kỳ-lân vô sự, Mi-lộc vô sự, Tónh tịch vô sự, Không dã vô sự Tham chiếu dẫn chứng của Duy Thức Nhị Thập Luận: rừng Đàn-trạch-ca, rừng Ma-đăng-già, rừng Kiết-lăng-già. Những khu rừng này trước kia vốn là những đô thị trù phú, nhưng do sự phẫn nộ của các đạo só, chúng trở thành rừng xanh. (Xem giải thích của Khuy Cơ, Duy Thức Nhị Thập Luận Thuật Ký. No.1834, trang 1005 a và tt). Các khu rừng được kể trong bản Pàli: Daịđakàraóóaư Kàliígàraóóaư Mejjhàraóóaư Màtaígàraóóaư. <釋 n="231">231. Hán: mặc nhiên hành…; Pàli: manasi karohi…manasi karitvà vyàkarohi: hãy suy nghó chín chắn. Suy nghó chín chắn rồi hãy tuyên bố. <釋 n="232">232. Thắng nhân Pàli nói: óàta-nanussa, người nổi tiếng, vì Upàli vốn là nhân vật nổi tiếng. <釋 n="233">233. Nguyện vô vi dãKhông rõ nghóa chính xác. <釋 n="234">234. Đoan chánh pháp Trong bản Pàli: anupubbikathà, thuận tự pháp thoại. <釋 n="235">235. Hán: trung môn Pàli: majjhimàya dvàrasàlàya, căn nhà (phòng) giữa có trổ cửa lớn. <釋 n="236">236. Hán: bão Tống-Nguyên-Minh: thí  <釋 n="237">237. Đức Thích-ca cũng được xưng hiệu là Đệ Thất Tiên. <釋 n="238">238. Nguyên Hán: tam đạt  <釋 n="239">239. Hán: đoạn vọng  <釋 n="240">240. Như khứ cùng nghóa với Như Lai. Đối với Niết-bàn mà nói là Như Lai, đối với sanh tử mà nói là Như khứ. <釋 n="241">241. Ba-hòa quốc 惒Tức Pàli: Pàva; xem kinh số 196. <釋 n="242">242. Bản Hán, quyển. Tương đương Pàli D. 21 Sakkapaóha-sutta. Hán, Biệt dịch No.1(14). Trường A-hàm kinh số 14 “Thích Đề-hoàn Nhân Vấn”; No.15 Phật Thuyết Đế Thích Sở Vấn Kinh, Tống Pháp Hiền dịch; Tham chiếu No.203 Tạp Bảo Tạng Kinh, kinh số 73 “Đế Thích Vấn Sự Duyên Kinh”, Nguyên Ngụy, Cát-ca-dạ & Đàm-vô-sấm dịch (Đại 4, tr. 476). <釋 n="243">243. Ma-kiệt-đà Pàli: Magadha. Vương xá thành Pàli: Ràjagaha. Nại lâm No.1(14) Am-bà, Pàli: Ambasasaiđa. Nhân-đà-la thạch thất No.1(14) Nhân-đà-sa-la khốt (quật); Pàli: Indasàla-gùha. Bệ-đà-đề No.1(14) Ty-đà sơn; Pàli: Vediyaka. <釋 n="244">244. Thiên Vương Thích hay Thiên Đế Thích Pàli: Sakka devànam inda. <釋 n="245">245. Ngũ Kết nhạc tử cũng thường gọi là Ngũ Kế (năm chỏm); No.14 gọi là Chấp nhạc thần Ban-giá-dực. No.15: Ngũ Kết Càn-thát-bà vương tử. Sở dó có tên như vậy vì khi thọ sanh nhân gian, lúc còn nhỏ, vị này thắt năm cái búi tóc trên đầu. Pàli: Paócasikha Gandhabbaputta, một vị Càn-thát-bà (Gandhabba) sử dụng cây huyền cầm. <釋 n="246">246. Lưu ly cầm Pàli: Beluvapaịđuvìịà: một nhạc khí nguyên là của Màra. <釋 n="247">247. Dục tương ưng kệ, Long tương ưng kệ, Sa-môn tương ưng kệ, A-la-ha tương ưng kệ Pàli: buddhùpasaưhità dhammùpasaưhità saíghùpasaưhità arahantùpasaưhità kàmùpasaưhità, nói về Phật, về Pháp, về Tăng, về A-la-hán, về dục. <釋 n="248">248. Hán: Hiền No.1(14) Bạt-đà; Pàli: Bhaddà, con gái của Timbaru, Chấp nhạc Thiên vương. <釋 n="249">249. Hán: nguyệt cập Đam-phù-lâu Pàli: (…) Timbaraư Suriyavaccase, (cha nàng) Timbara, (và nàng thì) rực rỡ như mặt trời. <釋 n="250">250. Hán: kim túc sa Pàli: kiójakkha, tơ sen hay nhụy sen. <釋 n="251">251. Hán: long tượng  <釋 n="252">252. Pàli: amataư muni jigìsàno, (như) tu só khát vọng sự bất tử (hay cam lộ). <釋 n="253">253. Các từ Mâu-ni ở đây chỉ chung các ẩn só, hay tu só; không chỉ riêng Đức Thích-ca Mâu-ni. Xem thêm chú thích trên. <釋 n="254">254. Trong nguyên bản: cúng dường chư Vô trước. <釋 n="255">255. Nhật chi thân Pàli: Àdicca-bandhu, bà con của mặt trời, chỉ Đức Thích Tôn; theo truyền thuyết, dòng họ Thích xuất thân từ Mặt trời. <釋 n="256">256. Đại Tiên Nhân Pàli: Mahesi. Chỉ Phật. <釋 n="257">257. Uất-bệ-la Pàli: Uruvela, tên thôn; phía Nam Bồ-đề đạo tràng. <釋 n="258">258. Ni-liên-thiền hà Pàli: Neraójarà, chi lưu của sông Hằng, cách chỗ Phật thành đạo khoảng một dặm. <釋 n="259">259. A-xà-hòa-la-ni-câu-loại 惒Pàli: Ajapàla-Nigrodha, tức cây bồ-đề. <釋 n="260">260. Đam-phù-lâu Nhạc vương Pàli: Timbaru-Gandhabba-ràja, Thần âm nhạc (vua Càn-thát-bà) tên là Timbaru. <釋 n="261">261. Hiền Nguyệt Sắc Pàli: Bhaddà Suriya-vaccasà, nàng Bhaddà lộng lẫy như mặt trời. <釋 n="262">262. Thiên danh Kết Ma-đâu-lệ ngự xa tử →No.1(14): Thi-hán-đà, Thiên đại tướng tử; Pàli: Sikkhaịđì nàma Màtalissa saỉthàhakassa putto, Sikkhandi, vốn là con trai của thần đánh xe Màtali. <釋 n="263">263. Câu-dực cũng gọi la Kiêu-thi-ca. Pàli: Kosiya, biệt danh của Thiên Đế Thích. <釋 n="264">264. Thạch nham Pàli: Salaơàgàra, ngôi nhà (agàra) có những cây salaơa (loại cây tỏa mùi thơm) ở trước cửa (bản hán đọc là Sela-lagàra?). No.1(14): tại ngôi nhà của một người Bà-la-môn. <釋 n="265">265. Thiên tượng xa →No.1(14): thiên bức hảo xa, cỗ xe báu có bánh xe nghìn căm. <釋 n="266">266. Bệ-sa-môn hoặc Tì-sa-môn. Pàli: Vessavaịa, Đa Văn Thiên vương, đứng đầu trong Tứ đại Thiên vương. <釋 n="267">267. Bàn-xà-na Pàli: Bhuójatì (Diệu Tý). <釋 n="268">268. Cù-tỳ Thích nữ Pàli: Gopikà nàma Sakya-dhità. <釋 n="269">269. Cù-bà thiên tử Pàli: Gopako devaputto. <釋 n="270">270. Kỹ nhạc cung →Pàli: Gandhabbakàya, đội viên đội âm nhạc của Thiên Đế Thích. <釋 n="271">271. Nguyên Hán: dữ nhãn Ưu-bà-diPàli: upàsikà cakkhumato ahosi, tôi vốn là Ưu-bà-di, vị nữ đệ tử của Bậc Hữu Nhãn, tức Đức Phật. <釋 n="272">272. Nguyên Hán: phản bối bất hướng pháp Pháp quay vào nội tâm chứ không hướng ra bên ngoài. Pàli: paccattaư veditabbo hi dhammo. <釋 n="273">273. Nguyên Hán: thị nhãn giác thiện thuyết Pàli: sudesito cakkhumatànubuddho, pháp ấy được khéo thuyết bởi Đấng Giác Ngộ có mắt. <釋 n="274">274. Pàli: te codità Gotama-sàvakena saưvegam àpàduư samecca Gopakaư, “họ bị mắng vì là đệ tử của Gotama, cuối cùng, đồng ý với Gopaka (và nói như sau)…” <釋 n="275">275. Ta, lời của những Thiên tử bị Cù-bà mắng. <釋 n="276">276. Pàli: Te disvà samvegam (…), (Đế Thích) sau khi thấy chư Thiên hiện diện ưu phiền (vì họ bị vượt qua ngay tại chỗ). <釋 n="277">277. Thắng thiên chỉ cho Thiên Đế Thích. Pàli: Devabhibhù. <釋 n="278">278. Diệu tức ngôn →→(những lời trầm lắng). Pàli: vaco nisamma, suy nghó sâu xa về những lời (khiển trách). Trong bản Hán, đọc là nisama (diệu tức, hoàn toàn lắng xuống), thay vì nisamma (tư duy sâu xa). <釋 n="279">279. Nguyên Hán: tri dục Pàli: kàmàbhibhù, vị đã chiến thắng dục vọng. <釋 n="280">280. Thắng phục căn →Pàli: buddhaư namassàma jinaư janidư, “chúng con lễ Phật, Đấng Chiến Thắng muôn loài”. Trong bản Hán, Janinda, Thiên đế của sanh loại, được hiểu là: jana (sanh loại) = jita: bị chinh phục, và inda (Thiên đế) = indriya: căn (quan năng hay giác quan). <釋 n="281">281. Hán: thử quỷ Pàli: ayaư yakkho, con quỷ Dạ-xoa này. Yakkha (Dạ-xoa), Thiên Đế Thích cũng thường được gọi như vậy. Yakkha đôi khi là một mỹ từ cũng được dùng để tán Phật, như M.56 (tr.386) (….) buddhasa (….) anupalittassa àhuneyya yakkhassa, Đức Phật (….) vị Yakkha vô nhiễm, ứng cúng. <釋 n="282">282. Bà-sa-bà →Pàli: Vàsava, một tên khác của Thiên Đế Thích. Xem cht. 21, kinh 131. <釋 n="283">283. Chủng chủng thân Pàli: Putthukàyà, phàm phu thân. <釋 n="284">284. Kết Pàli: saưyojana, chỉ phiền não trói buộc. <釋 n="285">285. Xan và tật Pàli: issà-macchariya. Trong bản Pàli, Sakka hỏi do kiết sử gì (kiư samyojanà) mà chúng sanh gây hận thù (savera). Phật trả lời như vậy. Hai bản kia cũng tương tợ bản Pàli. Có lẽ bản Hán này dịch sát, vì câu hỏi của Thiên Đế Thích phiếm định. <釋 n="286">286. Hán: vô trượng Pàli: adaiđà, không chiến tranh, gây hấn nhau. <釋 n="287">287. Trong các bản kia, Thiên Đế Thích đã hỏi tương tợ như vậy. <釋 n="288">288. Ái bất ái Pàli: Piyàppiya, khả ái và không khả ái, yêu và ghét. <釋 n="289">289. Pàli: chanda: ham muốn. <釋 n="290">290. Niệm cũng thường nói là tầm Pàli: vitakka. No.1(14) Ái do tưởng sanh; Pàli: chando (… ) vitakkanidàno, dục có nguyên nhân là tầm tức tầm cầu hay suy nghó tìm tòi. <釋 n="291">291. Tư Bản Pàli: papaóca-saóóà-saíkhà, hý luận vọng tưởng. <釋 n="292">292. Diệt hý đạo tích Pàli: papaóca-saóóà-saíkhà-nirodha-gàmini- patipadà, thực hành hay tu tập dẫn đến chỗ diệt trừ hý luận vọng tưởng. <釋 n="293">293. Niệm, ngôn, cầu No.1(14): khẩu, tưởng, cầu Pàli không đề cập và thay bằng somanassa, domanassa, upekkha, hỷ, ưu và xả. Ba pháp này trong bản Hán được trả lời cho câu hỏi khác ở sau. Xem cht.54 dưới. <釋 n="294">294. Tức Biệt giải thoát (luật nghi), hay Ba-la-đề-mộc-xoa. <釋 n="295">295. Pàli: somanassa, domanassa, upekkha, xem cht.52 trên. <釋 n="296">296. Đồng nhất thuyết, đồng nhất dục, đồng nhất ái, đồng nhất lạc, đồng nhất ý Pàli: ekantavàdà ekantasìlà ekantachandà ekanta-ajjhosànà ti? Đồng một chủ thuyết, đồng một giới đức, đồng một ước muốn, đồng một chí hướng. <釋 n="297">297. Pàli: anekadhàtu-nànàdhàtu, vô số giới loại sai biệt. <釋 n="298">298. Pàli: accantaniỉỉhà accantayogakkhemì accantabrahmacàrì accantapariyosànà ti? “Đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích”. <釋 n="299">299. Pàli: taịhàsaưkhaya-vimutta, ái tận giải thoát, hay giải thoát do diệt tận khát ái. <釋 n="300">300. Ngũ dục công đức. Paóca kàma-guịà, năm phẩm chất, hay đặc tính, của dục. <釋 n="301">301. Tùy sở năng, tùy kỳ lực. Định nghóa từ sakka, mà nghóa đen là “khả năng”. <釋 n="302">302. Tức Thiên Đế Thích. <釋 n="303">303. Hán: đắc ly đắc hỷ. Pàli: veda-paỉilàbha, somanassa-paỉilàbha, có được cảm giác phấn khích, hoan hỷ. <釋 n="304">304. Sai giáng →ở đây có lẽ chỉ sự lần lượt chuyển sanh. <釋 n="305">305. Tức phong làm Càn-thát-bà vương. <釋 n="306">306. Tương đương Pàli D.31 Siígàlovàda-suttanta. Hán, biệt dịch No.1(16) Trường A-hàm Kinh 16 “Thiện Sanh”; No.16. Phật Thuyết Thi-ca-la-việt Lục Phương Lễ Bái Kinh, Hậu Hán, An Thế Cao dịch; No.17 Phật Thuyết Thiện Sanh Tử Kinh, Tống, Chi Pháp Độ dịch. <釋 n="307">307. Nhiêu hà mô chỗ nuôi ễnh ương (hay nuôi sóc?). No.1(16) nói: trên núi Kỳ-xà-quật tức Linh thứu. Pàli nói: Veơuvane Kalandaka-nivàpe, trong rừng Trúc, chỗ nuôi sóc. <釋 n="308">308. No.1(16): trưởng giả tử. Pàli: Gahapati-putto, con trai gia chủ. <釋 n="309">309. Sô-ma y  (Pàli: khoma: áo len). No.1(16): toàn thân đều ướt. Pàli: alla-vattham alla-kesam: áo và tóc đều ướt hết. <釋 n="310">310. Câu-xá diệp  , có lẽ Pàli gọi là kusa, một loại cỏ thơm (cỏ cát tường). <釋 n="311">311. Tham chiếu No.1(16): “có tên của sáu phương, nhưng trong pháp của Hiền Thánh không phải lạy như vậy.” Tham chiếu Pàli: na (….) ariyassa vinaye evaư chaddisà namassitabhà ti, “trong luật của bậc Thánh, không phải lạy sáu phương như vậy”. <釋 n="312">312. No.1(16): nghiệp kết. Pàli: cattàro kamma-kilesà, bốn phiền não, hay bốn sự ô nhiễm, của nghiệp. <釋 n="313">313. Hán: hành dục, hành khuể (nhuế), hành bố, hành si  Pàli: chandàgatiư dosàgatiư bhayàgatiư mohàgatiư. <釋 n="314">314. Lục phi đạo Pàli: cha bhogànaư apàya-mukhàni, sáu nguyên nhân cho sự hao tài. <釋 n="315">315. Hán: chủng chủng hý Pàli:jùta-ppamàda-ỉỉhànuyogo, đam mê cờ bạc. <釋 n="316">316. Hán: phi thời hành →Pàli: vikàla-visikhà-cariyànuyogo, du hành đường phố phi thời. <釋 n="317">317. Trong bản Hán: phụ  “thua”. Theo ngữ cảnh, phải hiểu “thắng”. <釋 n="318">318. Trong bản Hán: phụ ở đây nên hiểu là “mắc nợ”. <釋 n="319">319. Pàli: saưkiyo hoti pàpakesu ỉhànesu, bị tình nghi các trường hợp phạm tội. <釋 n="320">320. Nghóa là, chuốc vào thân những chuyện rắc rối. <釋 n="321">321. Pàli: nạn nhân của tin đồn thất thiệt. <釋 n="322">322. Dịch sát: dó thử vi thân hữu dó thử vi bạn lữ tối nghóa. Pàli: ye sàhasikà tyàssa mittà honti, te sahàyà, “những kẻ thô bạo, thật vậy, là những người bạn, những người đồng hành của nó”. Bản Hán hiểu sàhasika (thô bạo) cùng gốc với sahàya (bằng hữu). <釋 n="323">323. Pàli: amittà mitta-ptỉirùpakà, không phải bạn mà có vẻ bạn. <釋 n="324">324. Hán: tri sự No.1(16) úy phục. Pàli: aóóadatthu-haro, hạng người vật gì cũng lấy. Hình như, trong bản Hán, aóóad (khác) được hiểu là aóóà(d) (biết); atthu, động từ khả năng cách: mong nó là; được hiểu là attha: sự việc. <釋 n="325">325. Pàli: anuppiya-bhàịì, nói ngọt, tức nịnh hót. <釋 n="326">326. Hán: ngôn ngữ không rõ ý. Pàli: vacì-paramo, nói giỏi. <釋 n="327">327. Một và hai, No.1(14): việc trước dối trá; việc sau dối trá. Pàli: atìtena paỉisamtharati anàgatena paỉisamtharati, hoan nghinh bằng việc quá khứ… bằng việc vị lai. <釋 n="328">328. Hán: thiện thân Pàli: mittà suhadà, bạn tâm giao. <釋 n="329">329. Tức pháp thiện. <釋 n="330">330. Ba và bốn, bản Pàli: khuyên người nói tốt bạn; ngăn người nói xấu bạn. <釋 n="331">331. Tức mong điều lợi cho bạn. Pàli: atthakkhayì. <釋 n="332">332. No.1(16) và Pàli, chỉ có năm. <釋 n="333">333. Pàli: quan hệ bằng hữu ở phương Bắc, quan hệ chủ tớ ở phương dưới. <釋 n="334">334. No.1(16) có năm. <釋 n="335">335. Nguyên Hán: thân hữu quán thân hữu thần Ý muốn phân biệt người bạn này đối với người bạn kia, rồi người kia đối lại. Pàli nói rõ hơn: một thiện nam tử đối với bạn hữu, kula-puttena (….) mittàmaccà (….) và ngược lại. Hán: thân hữu thần, Pàli: mittàmacca, trong đó, amacca có nghóa bằng hữu, cũng có nghóa người phụ tá hay thần thuộc (mahàmacca: quan đại thần). <釋 n="336">336. Thân hữu thần: xem chú thích trên. <釋 n="337">337. Nhiếp sự tức bốn nhiếp pháp. <釋 n="338">338. Huệ thí, ái ngữ, hành lợi, đẳng lợi. Thuật ngữ thông dụng của các kinh Đại thừa: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. <釋 n="339">339. Thi lại phiên âm, Pàli: sìla. <釋 n="340">340. Bản Hán, quyển 34. Tương đương Pàli, JÀ.196 Valàhassa (Vân mã). Biệt dịch, No.125 (45.1) Tăng Nhất Phẩm 45 Kính 1. Tham chiếu, No.190 Phật Bản Hạnh Tập Kinh, Tùy, Xà-na-quật-đa dịch (Đại 3, tr.883b); No.152 Lục Độ Tập Kinh, Khang Tăng Hội dịch (Đại 3 tr.19c, 33b). <釋 n="341">341. No.125 (45.1) bắt đầu với sự kiện: một người Bà-la-môn mang một người con gái dâng cho Phật, Đức Phật khước từ. Một vị trưởng lão Tỳ-kheo cố gắng thuyết phục Phật chấp nhận. Do đó Ngài nói câu chuyện tiền thân này. <釋 n="342">342. Hán: hải trang thuyền → <釋 n="343">343. Hán: cổ dương  <釋 n="344">344. Ma-kiệt ngư vương hay nói là Ma-già-đà ngư vương dịch là cá kình (Phiên Phạn Ngữ 7), hoặc cự ngao (Tuệ Uyển Âm Nghóa, hạ). Pàli: makara, một loại cá voi trong huyền thoại. <釋 n="345">345. Mao mã vương Pàli: valàhassa (vân mã), giống ngựa lông dài có thể lướt mây bay đi. <釋 n="346">346. Bản Nguyên: linh các bản khác: kim  <釋 n="347">347. Bốn đại chủng, cùng với hư không và thức, được kể là sáu giới (dhàtu). <釋 n="348">348. Tương đương Pàli A.4.23 Loka-sutta; tham chiếu It. 112 Loka. <釋 n="349">349. Bốn Thánh đế, tri khổ, đoạn tập, chứng diệt và tu đạo. <釋 n="350">350. Đạo tích Pàli: paỉipàda, phương pháp, hay đường lối thực hành. <釋 n="351">351. Nhất thiết tận phổ chánh hữu (?). Có lẽ là (…) chánh tri, thay vì chánh hữu. Tham chiếu Pàli: yam… sadevakassa lokassa… sadevamanussasàya diỉỉhaư sutaư mutaư vióóataư pattaư pariyesitaư anuvicaritaư manasà sabbaư taư tathàgatena abhisaưbuddhaư, thế giới này bao gồm Thiêân giới, cho đến, chư Thiên và nhân loại, những gì được thấy, được nghe, được nghó đến, được biết đến, được đạt đến, được tầm cầu, được suy xét bởi ý; tất cả những cái ấy đều được Như Lai giác ngộ. <釋 n="352">352. Vô dư Niết-bàn giới Pàli: anupàdisesà nibbànadhàtu. <釋 n="353">353. Bất ly ư như  Pàli nói: sabbaư tam tatheva hoti, no aóóathà, tất cả những điều ấy chính thực là như vậy, không thể khác. <釋 n="354">354. Pàli khác hẵn: nói như vậy thì cũng làm như vậy (…) cho nên gọi là Như Lai. Yathàvàdì tathàkàrì (…) tathàgato vuccati. <釋 n="355">355. Phạm Hữu được hiểu là “Bậc Tối Diệu” (Pàli: Brahmabhùta, S.IV. Pp-95, M.I. P.111), không được đề cập trong bản Pàli. <釋 n="356">356. Chí lãnh hữu cực kỳ mát lạnh, vì đã dập tắt các thứ lửa. Pàli:? <釋 n="357">357. Chân đế bất hư hữu không rõ Pàli. Đoạn văn Pàli được coi tương đương: (…) Tathàgato abhibhù anabhibhùti aóóadfatthudaso vasavattì, Như Lai là Vị chiến thắng, Vị không thể bị đánh bại, là Vị thấy tất cả, biết tất cả, tự do tự tại. <釋 n="358">358. Pàli: sabhaư loke yathàtatham, (biết) tất cả thế gian một cách như thật. <釋 n="359">359. Hương âm thần hay nhạc thần, hay Càn-thát-bà; Pàli: Gandhabba. <釋 n="360">360. Vô ngã tất thất thời → <釋 n="361">361. Tham chiếu Pàli A.7.58 Pacala (ngủ gục), đoạn cuối. <釋 n="362">362. Pàli: mà bhikkhave puóóànaư bhàyittha, sukkhass’etaư bhikkhave adhivacanaư, yad idaư puóóaun ti, “đừng sợ phước; đồng nghóa với lạc, đó là phước”. <釋 n="363">363. Hoảng dục thiên tức Quang âm thiên hay Cực quang thiên; Pàli: Àbhassara. <釋 n="364">364. Bạch châu lạc  <釋 n="365">365. Vu-sa-hạ tượng vương →Pàli: Uposathanàgaràja. <釋 n="366">366. Mao mã vương Pàli: Valàhaka-assaràja. <釋 n="367">367. Nhạc thanh xa →Pàli: Vejayanta-ratha, cỗ xe (= cung điện) Chiến thắng. <釋 n="368">368. Câu-xá-hòa-đề 惒Pàli: Kusàvati. <釋 n="369">369. Chánh pháp điện Pàli: Dhammapàsàda. <釋 n="370">370. Hán dịch: gia-lăng-già-ba-hòa-la ba-giá-tất-đa-la-na →惒 Pàli: kadalimigapavara-pacchattharaịa, thảm lông bằng da sơn dương cực quý. <釋 n="371">371. Sơ-ma y Pàli: khoma-pilotikà, vải lanh. <釋 n="372">372. Kiếp-bối y Pàli: kappàsika, vải bông (gòn). <釋 n="373">373. Pàli: Muddhàbhisitto khattiyo manussàdhipatì, làm vua Đảnh Sanh, thuộc dòng Sát-lợi, là bậc Nhân chủ. <釋 n="374">374. Như pháp bất gia uổng 抂Pàli: asàhasena dhammena, đúng theo pháp chứ không cưỡng chế. <釋 n="375">375. Tham chiếu Sn.(1.11) Vijiya-sutta và đối chiếu kinh số 98 trên. <釋 n="376">376. Tức chỉ đạo →Pàli: Sìvathikà. <釋 n="377">377. Nguyên Hán: ý chỉ Pàli: satipaỉỉhàna. <釋 n="378">378. Phân vệ phiên âm. Pàli: piịđapàta. <釋 n="379">379. Tham chiếu Pàli, It. 91. Jìvita; S. 22. 80 Piiđo. Tham chiếu Hán, No.765 (2.32) Bản Sự Kinh, phẩm 2 kinh 32. <釋 n="380">380. Tham chiếu Pàli S.3.2(7-8) Appamàda-sutta; S.45.140.148.Padam. Tham chiếu Hán No.99 (1239), 100 (66), No.765 (1.12) Bản Sự Kinh, Huyền Tráng dịch. <釋 n="381">381. Chủng tử thôn 村Pàli: bìjagàma, loại hạt giống; chỉ các thực vật thuộc nhóm gieo hạt. <釋 n="382">382. Nguyên Hán: quỷ thần thôn Pàli: bhùta-gàma, chỉ các loại cây trồng, đối lập với chủng tử thôn, xem cht. trên. <釋 n="383">383. Căn hương →hương liệu lấy từ rễ cây. <釋 n="384">384. Trầm hương trong bản Pàli: kàơànusàriya, hương chiên-đàn đen. <釋 n="385">385. Thọ hương hương liệu lấy từ thân cây. <釋 n="386">386. Xích chiên-đàn Pàli: lohita-candana, chiên-đàn đỏ. <釋 n="387">387. Tu-ma-na hoa Pàli: sumana, duyệt ý hoa. <釋 n="388">388. Yếu thệ No.100 (66) nói: ai xông lên trước là bậc nhất. <釋 n="389">389. Thừa duyên lương đòn dông. Pàli: gopànasì. No.100 (66): trong tất cả lầu các, cao-ba-na-tả (gopànasì) là tối đệ nhất. <釋 n="390">390. Đại thân thân hình to lớn đồ sộ. <釋 n="391">391. Chiêm thị bản Thánh: chiêm đặc Không rõ. <釋 n="392">392. Sự vô sự tuệ thuyết  <釋 n="393">393. Bản Hán, quyển 35. Tương đương Pàli: A.7.20 Vassakàra-sutta; tham chiếu D.16 Mahàparinibbàna. Hán, biệt dịch No.125 (40.2) Tăng Nhất phẩm 40 kinh số 2; tham chiếu No.1(2) Trường A-hàm, kinh số 2 “Du Hành”; No.5 Phật Bát-nê-hoàn Kinh, Bạch Pháp Tổ dịch; No.6 Bát-nê-hoàn Kinh, khuyết danh dịch. <釋 n="394">394. Thứu nham cũng nói là Linh thứu, hay đọc âm là Kỳ-xà-quật; đỉnh Kên kên. Pàli: Gijjakùta-pabbata. <釋 n="395">395. Vị Sanh Oán Bệ-đà-đề Tử hoặc A-xà-thế Vi-đề-hy Tử. Pàli: Ajàtasattu Vedehiputta, Ajàtasattu, con trai của bà Vedehi. <釋 n="396">396. Bạt-kỳ Pàli: Vajjì. <釋 n="397">397. Pàli: evaưmahiddhike evaưmahànubhàve, hùng mãnh như thế, uy thế như thế. <釋 n="398">398. Vũ Thế hoặc đọc âm là Vũ-xá Pàli: Vassakàra, một người Bà-la-môn, Tể tướng nước Magadha. <釋 n="399">399. Giá-hòa-la tự 惒Trong bảnPàli: Sàrandada-cetiya. Chùa này theo bản Hán có lẽ là Càpala, chỗ Phật thông báo quyết định nhập Niết-bàn. <釋 n="400">400. Bất suy pháp Pàli: Aparihàniya-dhamma. <釋 n="401">401. Các bản khác, Phật chỉ nói gián tiếp. <釋 n="402">402. Cựu tự ở đây nói theo No.1(2): tông miếu. Pàli: vajjìnaư vajjicetiyàni, các linh miếu của người Bạt-kỳ. <釋 n="403">403. Khởi bất tùy Pàli: na vasaư gacchanti. <釋 n="404">404. Pàli: uppannàya taịhàya ponobhavikàya na vasaư gacchanti, không bị chi phối bởi khát ái hiện hành, khát ái ấy dẫn đến đời sau. <釋 n="405">405. Ái lạc bỉ bỉ hữu  <釋 n="406">406. Pháp, chúng, giới, bất phóng dật, cung cấp, định, cùng với tôn sư nói trước, là bảy đề mục bất thối. So sánh bảy pháp kể trong No.1(2): 1. Kính Phật; 2. Kính Pháp; 3. Kính Tăng; 4. Kính giới luật; 5. Kính thiền định; 6. Kính thuận cha mẹ; 7. Kính pháp không buông lung. <釋 n="407">407. Bất hành ư nghiệp Nghiệp ở đây được hiểu là chuyện đời. Pàli: na kammàràmà, na kammaratà, na kammàràmataư anuyuttà, không thích thế nghiệp, không hoan hỷ thế nghiệp, không đam mê thế nghiệp. <釋 n="408">408. Bất hành hoa thuyết 譁Pàli: na bhassàràmà. <釋 n="409">409. Tạp hiệp được hiểu là “kết hợp với ác hữu”. <釋 n="410">410. Bảy pháp chỉ tránh, hay diệt tránh. Xem kinh số 196 ở sau. <釋 n="411">411. Sáu pháp hòa kỉnh, hay lục hòa, xem kinh 196. <釋 n="412">412. Hán: như địa bất tùy tha trong bản Pàli: bhujissàni, người tự do, không còn làm nô lệ. <釋 n="413">413. Tương đương Pàli A.3.60.Saígàrava-sutta. <釋 n="414">414. Thương-ca-la Ma-nạpPàli: Saígàrava, một Bà-la-môn trẻ, hình như là bạn của Tôn giả A-nan trước khi xuất gia. <釋 n="415">415. Hán: trai Pàli: yaóóaư, tế đàn. <釋 n="416">416. Phước tích Pàli: puóóapaỉipadà, con đường dẫn đến phước đức. <釋 n="417">417. Hán: tùy tộc Đối chiếu Pàli: yassa và tassà kulà anagàriyaư pabbajito, người ấy từ bỏ dòng tộc, từ bỏ gia dình, xuất gia sống không gia đình. <釋 n="418">418. Cũng như kinh số 194 ở sau. <釋 n="419">419. Tam thị hiện ở đây “thị đạo”, chỉ ba loại thần thông hay phép lạ; xem theo Tập Dị 6 (No.1536, tr.389 b): thần biến thị đạo, ký tâm thị đạo, giáo giới thị đạo. Pàli: Tini pàtihàriyànà: iddhi, àdesanà, anusàsanà. <釋 n="420">420. Xem cht.1 trên. <釋 n="421">421. Hán: nhất tắc trụ nhất, hữu tri hữu kiến  Nghóa không rõ. Tập Dị (nt): hoặc ẩn hoặc hiện. Pàli: àvibhàvaư tirobhàvaư. <釋 n="422">422. Chỉ các bậc từ Nhị thiền trở lên, trong đó không có tâm sở tầm (Pàli: vitakka) và tứ (Pàli: vicara). <釋 n="423">423. Đại pháp . Pàli: màyàsaha-dhammarùpam; pháp huyễn hoặc; bản Hán đọc là ma (…) hà-dhamma. <釋 n="424">424. Tương đương Pàli, M.107.Gaịaka-Moggallàna-sutta. Biệt dịch, No.70. Phật Thuyết Số Kinh, Tây Tấn, Pháp Cự dịch. <釋 n="425">425. Toán số Mục-kiền-liên Pàli: Gaịaka-Moggallàna, có thể là một nhà toán học. <釋 n="426">426. Trong bản Hán: quán giác <釋 n="427">427. Thường niệm bế tắc  <釋 n="428">428. Vị phẫn tránh cố vì sự phẫn nộ và tranh cãi. Pàli: yatvàdhikaraịam enam…, do nguyên nhân gì mà… Trong bản Hán, adhikaraịa, nguyên nhân, được hiểu là sự tranh cãi. <釋 n="429">429. Thú hướng bỉ cố Pàli: (akusalà dhammà) anvàssaveyyư, (các pháp bất thiện) có thể khởi lên (trôi chảy vào tâm). <釋 n="430">430. Chánh thân chánh nguyện Pàli: ujuư kàyaư paịidhàya, ngồi thẳng lưng. Trong bản Hán, paịidhàya (sau khi đặt xuống), được hiểu là paịidhàna: ước nguyện. <釋 n="431">431. Ngũ cái Pàli: paóca nìvaraịà. <釋 n="432">432. Căn hương →hương liệu từ rễ cây; xem kinh 141 trên. Pàli: mùlagandhà. <釋 n="433">433. Sa-la thọ hương →loại hương trầm bằng lõi cây; xem kinh 141 trên. Pàli: sàragandhà. <釋 n="434">434. Bản Hán, quyển 36. Tương đương Pàli M. 108 Gopaka-Moggallàna-suttam. <釋 n="435">435. Ma-kiệt-đà đại thần Vũ Thế. Pàli: Vassakàro bràmaịo Magadhamahàmatto. Xem cht.5, kinh 142. <釋 n="436">436. Xem kinh 142. Theo bản Pàli, chuẩn bị đánh nhau với Pajjo, chứ không phải với Vajji (Bạt-kỳ). <釋 n="437">437. Cù-mặc Mục-kiền-liên điền tác nhân Pàli: gopakamogallànassa bràhmaiassa kammanto, chỗ làm việc của Bà-la-môn Gopaka-Moggallàna. Trong bản Hán, kammanta, chỗ đang làm việc, được hiểu là kassaka: nông phu? <釋 n="438">438. Đoạn trên nói ông là người làm ruộng. Xem cht. trên. <釋 n="439">439. Hán: ủy lạo điền tác nhân Pàli: kammante anusaóóàyamàno, đang đi thị sát chỗ đang làm việc (công trường). <釋 n="440">440. Hán: vị Thế Tôn sở tri kiến có lẽ dư chữ sở, vì những nơi khác trong bản Hán đều cho thấy như vậy. Pàli: tena bhagavatà janatà passatà arahatà…, bởi Thế Tôn, Bậc Tri Giả, Bậc Kiến Giả, là A-la-hán… <釋 n="441">441. Pàli: tasmiư ce bhaóóamàne hoti bhikkussa àpatti hoti vìtakamo, taư mayaư yathàdhammaư yathàsathaaư karmati, “nếu trong những điều được thuyết ấy, có Tỳ-kheo nào vi phạm, chúng tôi khiến vị ấy làm đúng theo Pháp, đúng theo Luật”. <釋 n="442">442. Thập pháp nhi khả tôn kính Pàli: dasa pasàdaniyà dhammà, mười pháp khả hỷ, khiến cho tin tưởng. <釋 n="443">443. Hán: ý sở duy quán, minh kiến thâm đạt Pàli: manasànupekkhità diỉỉhiyà suppaỉividdhà, chiêm nghiệm một cách chuyên ý, thâm nhập bằng sự thấy rõ. <釋 n="444">444. Nôïi hành chánh chỉ  <釋 n="445">445. Tăng trưởng không hành  <釋 n="446">446. Vì các chi tiết không được mạch lạc, không rõ đám đông này là những ai. <釋 n="447">447. Đoạn này bản Hán hơi tối nghóa. Trong bản Pàli, đây là lời của Vassakàra nói với tướng quân Upananda; đại ý: đối với những vị chân chánh tu hành, mà nếu các Tỳ-kheo không tôn trọng, thì còn tôn trọng ai? <釋 n="448">448. Trong bản Hán: dó thế tôn ủng hộ cố có lẽ dư chữ thế. Tham chiếu Pàli: yathà taư tumhàdisehi rakkhakehi gopakehi, nhờ những người ủng hộ, bảo vệ như ngài. <釋 n="449">449. Bà-nan Pàli: Upananda senàpati. <釋 n="450">450. Hành tứ lạc tứ hành tứù ở đây được hiểu là hành thiền. Pàli: jhàyino ca jhànasìlino ca, là những người hành thiền, có xu hướng (tập quán) hành thiền. <釋 n="451">451. Kim-bệ-la lạc (hay nhạc?) viên không rõ địa danh này, Có thể Pàli là Kimbilà, một thị trấn bên bờ sông Hằng, trong một khu rừng tre. Nhưng trong bản tương đương: Vesàliyaư Mahàvane Kùỉàgàrasàlàyaư, ở giảng đường Trùng các (ngôi nhà lầu) trong rừng Đại lâm thành Vesàli. <釋 n="452">452. Tứ, tăng tứ, nhi trọng tứ có thể hiểu là “dò xét, tăng gia dò xét, trầm trọng dò xét”. Xem các thí dụ trong kinh số 131 trên. Pàli: jhàyati pajjhàyati nijjhàyati apajjhàyati: thiền tứ (trầm ngâm suy nghó), mãi miết thiền tứ (= bị dày vò), chìm đắm thiền tứ (= bị thiêu đốt), chuyên chú thiền tứ. Trong Pàli, động từ jhàyati (Skt. dhyàyati, danh từ phái sinh: jhàna, Skt. dhyàna, âm: thiền), có nghóa là tư duy hay trầm tư; nhưng cũng có nghóa là thiêu đốt hay hỏa táng (Hán âm: xà-duy hay trà-tì, hỏa táng; Skt. kwàyati). <釋 n="453">453. Đoạn trong ngoặc, bản chữ Hán có thể sót; ở đây, theo những nơi khác, thêm vào cho đủ nghóa. <釋 n="454">454. Tương đương Pàli M.27 Cùơa-hatthìpadoma-sutta, ví dụ về dấu chân voi. <釋 n="455">455. Ti-lô dị học Pàli: Pilotika-paribbàjaka, một du só trẻ, thuộc bộ tộc Vacchàyma. <釋 n="456">456. Sanh Văn Jàịussonì, các kinh tiếp theo sau. Ông được kể trong số những Bà-la-môn lỗi lạc đương thời Phật. Ông thường ở tại Xá-vệ và thường đến gặp Phật để thảo luận. Aíguttara ghi chép nhiều nhất các cuộc đối thoại này. <釋 n="457">457. Bà-ta Pàli: Vacchàyana, xem chú thích (2) ở trên. <釋 n="458">458. Trong bản Pàli: taư kiư maóóati (…) samaịanassa Gotamasasa paóóàveyyattiyaư, paịđito…, ông có nghó rằng Sa-môn Cù-đàm có trí tuệ đặc sắc,…, là người thông bác chăng? <釋 n="459">459. Tứ cú nghóa Pàli: Samaịne Gotame cattàri padàni, bốn dấu chân nơi Sa-môn Gatama. Trong Pàli, pada, có nghóa dấu chân, cũng có nghóa là câu văn. <釋 n="460">460. Hán: quyết định bản Pàli: nipuịe: tinh tế. <釋 n="461">461. Không tin là voi lớn nhất. Sẽ còn có con lớn hơn nữa. <釋 n="462">462. Gia-lê-nậu Pàli: Kaịerukà, tên một loại voi cái. <釋 n="463">463. Gia-la-lê Pàli: Kaơàrikà, cũng tên một loại voi cái. <釋 n="464">464. Bà-hòa-nậu 惒Pàli: Vàmanikà, loại voi cái rất lớn và lùn. <釋 n="465">465. Xem cht.5, kinh 144. <釋 n="466">466. Xem cht.6, kinh 144. <釋 n="467">467. Chánh thân chánh nguyện phản niệm bất hướng  Pàli: ujuư kàyaư paịidhàya, parimukhaư satiư upaỉỉhapetvà, giữ thân ngay thẳng; dựng chánh niệm để trước mặt. Trong bản Pàli, paịidhàya, “đặt để” trong bản Hán hiểu là paịidhàna, “ước nguyện”. <釋 n="468">468. Đối chiếu kinh số 149 ở sau. <釋 n="469">469. Không thấy các bản tương đương. <釋 n="470">470. Xem kinh số 146 trên. <釋 n="471">471. Như kỳ tượng định; với một thiền định thích hợp nào đó. <釋 n="472">472. Tương đương Pàli: A. 5. 31 Sumanà. Tham chiếu Hán, No.125(17.8). <釋 n="473">473. Xem các kinh 146, 147 trên. <釋 n="474">474. Bản Hán, quyển 37. Tương đương Pàli: A.6. Khattiya. Tham chiếu, Hán, No.125 (37.8). <釋 n="475">475. Hán: hà dục hà hành hà lập hà y hà ngật  Pàli: kim-adhippayà kim-upavicàrà kim-adhiỉỉhànà kim-abhinivesà kim-pariyosanà, ham muốn gì, tâm niệm gì (cận hành), y cứ gì, tham vọng, cứu cánh gì? <釋 n="476">476. Sở lập dó đao Pàli: balàdhiỉỉhànà, chấp cứ sức mạnh. Có lẽ bản Hán chép nhầm đao thay vì lực  <釋 n="477">477. Y ư nhân dân Pàli: pathavìbhinivesà, tham vọng cõi đất (chinh phục). <釋 n="478">478. Vô đối Pàli: asapatì, không vợ nhỏ của chồng. <釋 n="479">479. Pàli: mantadhiỉỉhànà, chấp chú thuật. <釋 n="480">480. Hán: trai giới cần hiểu là trai tự hay tế tự. Pàli: yaóóàbhinivesà. <釋 n="481">481. Hán: chân đế Pàli: khantisoraccàdhippayà, nhẫn nhục và nhu hòa. <釋 n="482">482. Pàli: àkiócanàbhinivesà, vô sở hữu, không có gì. <釋 n="483">483. Tương đương Pàli: M. 96.Esukàrisuttaư. <釋 n="484">484. Uất-sấu-ca-la Pàli: Esukàrì. <釋 n="485">485. Cư só Pàli: Vessa (Phệ-xá), giai cấp thứ dân. Nơi khác, từ Cư só đồng nhất với Pàli: gahapati, gia chủ, hay trưởng giả. <釋 n="486">486. Công sư →Pàli: Sudda (Thủ-đà-la), cùng đinh hay nô lệ. <釋 n="487">487. Hán: tự tri ở đây nên hiểu là “được đồng ý” theo nghóa được thí dụ dưới. Pàli: kiư pana… sabbo loko… etad abbhanujànàti, có phải tất cả thế gian đều đồng ý điều này? <釋 n="488">488. Nguyên Hán: thứ cơ chỉ sự rộng lượng, hay cho người khác. <釋 n="489">489. Pàli: sandhana, tài sản, hay tư hữu. <釋 n="490">490. Pàli: bhikkhacàriya, sự khất thực. <釋 n="491">491. Hán: điền tác Pàli: kasigorakkha, cày ruộng và nuôi bò. <釋 n="492">492. Hán: ma Bản Pàli: asitabyàbhaígì, lưỡi liềm và đòn gánh. <釋 n="493">493. Xem cht.5 trên. <釋 n="494">494. Nguyên Hán: bách chủng nhân  <釋 n="495">495. Nguyên Hán: tháo đậu <釋 n="496">496. Tương đương Pàli M.93 Assalàyana-sutta. Hán, biệt dịch No.71 Phạm Chí An-ba-la-diên Vấn Chủng Tôn Kinh, Đông Tấn, Trúc Đàm-vô-lan dịch. <釋 n="497">497. A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp 惒Pàli: Àssalàyana-mànava. Bản Pàli xác định: mới 16 tuổi thôi. No.71: khoảng 15 hay 16 tuổi. <釋 n="498">498. Tứ điển kinh, chỉ bốn bộ Vệ-đà. <釋 n="499">499. Nhân duyên, chánh văn, hí ngũ, cú thuyết. Theo Pàli: nighandu (từ vựng), keỉubha (lễ nghi), àkkharappabheda (ngữ nguyên), itihàsa (hí truyện), padakoveyyakarana (cú thuyết, văn phạm). <釋 n="500">500. Dư-ni Pàli: Yoni, tên một nước ở Tây bắc Ấn-độ. <釋 n="501">501. Kiếm-phù Pàli: Kamboja, tên nước, thuộc địa phương A-phú-hãn ngày nay. <釋 n="502">502. Xem kinh số 150 trên. <釋 n="503">503. A-tư-la tiên nhân Đề-phệ-la Pàli: Asita-Devala-Isi. <釋 n="504">504. Bạch y điệp Ở trên, nói: “mặc áo ca-sa” nên đây không thể là “áo trắng”. Tiệp, bản Cao-li chép là biến 變Trong bản Pàli: upàhanà àrohitvà, mang dép cỏ. <釋 n="505">505. Dịch thoát ý; nguyên Hán: vô mãn kham nại Pàli: màtà ca tunì hoti, người mẹ trong thời có kinh. <釋 n="506">506. Pàli: gandhabbo ca paccupaỉỉhito, hương ấm hiện diện. <釋 n="507">507. Ngài biết họ cố ý cản trở thanh niên này theo Phật. <釋 n="508">1. Bản Hán, quyển 11. Pàli, M. 99 Subhasuttaư. <釋 n="509">2. Bản Pàli, Phật tại Xá-vệ: Sàvatthiyaư viharati. <釋 n="510">3. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử Pàli: Subho màịavo todeyyaputto, thanh niên Shubha, con trai của Todeyya. <釋 n="511">4. Thiên ái Pàli: Devànampiya, người được Trời thương; thường dùng để xưng hô với người ngu khờ. Bản Pàli: bhante: này ông bạn. <釋 n="512">5. Trong bản Hán: Vô thượng Chánh tận giác  <釋 n="513">6. Bản Pàli: Bràhmaìa bho Gotama evam àhaưsu, “Các người Bà-la-môn nói như vầy…” <釋 n="514">7. Hán: tiện đắc thiện giải, tắc tri như pháp Pàli: àràdhako hoti óàyaư dhammaư kusalaư, là người nhiệt tình với pháp thiện đúng chánh lý. <釋 n="515">8. Bản Pàli: vibhajjavàdo kho aham ettha màịava nàham ekaưsavàdo, Ta thuyết có phân tích. Ta không thuyết pháp theo một chiều. <釋 n="516">9. Pàli: mahaỉỉham idaư mahàkiccaư mahàdhikaraịam mahàsamàrambhaư gharàcàsakammaỉỉhànaư mahapphalaư hoti, sự nghiệp của người tại gia cần nhiều kinh doanh, nhiều việc phải làm, nhiều tác vụ, nhiều nỗ lực, do đó, có kết quả to lớn. <釋 n="517">10. Xem cht.5 ở trên. <釋 n="518">11. Pàli: atthi màịana kammaỉỉhànaư mahaỉỉhaư mahàkiccaư mahàdhikaraịam mahàsamàrambhaư vipajjamànaư appaphalaư hoti, có sự nghiệp cần nhiều kinh doanh nhiều việc phải làm, nhiều tác vụ, nhiều nỗ lực, nhưng không làm tốt, cho nên, kết quả nhỏ. Có lẽ, trong bản Pàli: mahàkicca (nhiều nghóa vụ), trong bản Hán đọc là mahàcicha (nhiều khó nhọc, đại tai hoạn). Pàli: mahàdhikaraịa, có nghóa: sự vụ hay tác vụ, cũng có nghóa tranh chấp; bản Hán hiểu theo nghóa thứ ha (đại đấu tránh). Pàli: samàrambha, có hai nghóa: nỗ lực (do gốc động từ rabh); hoặc gây tổn hại (do gốc động từ radh); bản Hán hiểu theo nghóa sau (đại tắng oán). <釋 n="519">12. Năm pháp theo Pàli: saccam (sự thật), tapam (khổ hành), brahmacariyam (tiết dục hay phạm hạnh), ajjhenam (tụng đọc), càga (thí xả). Bản Hán thay càga (thí xả) bằng nhiệt hành. <釋 n="520">13. Danh sách mười đạo só thời thượng cổ: Dạ-tra Bà-ma Bà-ma-đề-bà Tỳ-xa-mật-đa-laDạ-bà-đà-kiền-ni  Ứng-nghi-la-bà Bà-tư-tra Ca-diếp Bà-la-bà Bà-hòa 惒Danh sách Pàli: Aỉỉhaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Aígìrasa, Vàseỉỉha, Kassapa, Bhàradvàjà. <釋 n="521">14. Phất-ca-sa-sa-la →→Pàli: Pokkarasàti Opamaóóo Subhagavaniko, (người Bà-la-môn tên là) Pokkharasàti Opamaóóo, sống trong rừng Subha. <釋 n="522">15. Hán: tánh trực thanh tịnh hóa chỉ thuộc một dòng họ Bà-la-môn thuần chủng, không lai tạp trong nhiều đời liên tục. <釋 n="523">16. Nhân thượng pháp Pàli: uttarimanussadhamma, pháp của con người siêu việt. <釋 n="524">17. Bất-ni Pàli: ? <釋 n="525">18. Pàli: Kosalakà brahmaịa-mahàsàrà, các Bà-la-môn phú hào ở Kosala. <釋 n="526">19. Các Bà-la-môn Thương-già Sanh Văn Phất-ca-sa-sa-la  →→và Đô-đề Pàli: Caíki, Jànussoịi, Pokkharasàti, Todeyya. <釋 n="527">20. Năm pháp chướng ngại, bản Hán: dục, nhuế, thân kiến, giới thủ kiến và nghi. Trong bản Pàli, paóca nìvaraịà (năm triền cái): kàmacchanda (dục vọng), vyàpàda (sân hận), thìnamiddha (hôn trầm), uddhaccakukkucca (trạo cử), vicikicchà (nghi). <釋 n="528">21. Hán: Phạm đạo tích Pàli: brahmànaư sahavyatàya maggaư, con đường dẫn đến cộng trú với Phạm thiên. <釋 n="529">22. Na-la-ca-la thôn Pàli: Naơakàra, thôn phụ cận Xá-vệ. <釋 n="530">23. Các bản Hán đều in là Tu nhàn đề . Nhầm tự dạng tu và man  Pàli: M.75. Màgandiyasuttaư. <釋 n="531">24. Đệ nhất tịnh thất. Pàli: agyàgàra, ngôi nhà thờ lửa. Bản Hán đọc là agra: đệ nhất, thay vì agya (aggi-agàra), lửa. <釋 n="532">25. Bà-la-bà Pàli: Bhàradvàja. <釋 n="533">26. Man-nhàn-đề dị học 閑Pàli: Màgandiya-paribbàjaka, du só Màgandiya. <釋 n="534">27. Hán: bại hoại địa Pàli: bhùnahuno: kẻ phá hoại mầm sống; Sớ giải: bhùnahuno ti hatavađđhino mariyàdakàrakassa, “bhùnahuno (kẻ phá hoại mầm sống), là người phá hoại sự thịnh vượng (của thế gian), đặt ra các quy tắc nghiêm khắc”. <釋 n="535">28. Pàli: bahù hi tassa bhoto gotamassa khattiyapaịđitàpi bràhamanapaịđitàpi… abhippassannà vinìtà ariye óàye dhamme kusale ti, “Sa-môn Cù-đàm kia được nhiều nhà thông thái thuộc Sát-đế-lị, Bà-la-môn… trọng vọng; họ được hướng dẫn vào trong Thánh đạo, trong pháp thiện”. <釋 n="536">29. Hán: như kỳ tượng hảo dược  <釋 n="537">30. Hán: cam lồ (lộ) Pàli: amata: cõi bất tử. <釋 n="538">31. Mạch cơ bản chép là nhãn  <釋 n="539">32. Tham chiếu Pháp Uẩn Túc Luận 2, bốn Dự lưu chi: thân cận thiện só, thính văn chánh pháp, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành. Pàli, D.333 Saígìti: cattàri sotàpattiyaígàni, suppurisa-samsevo saddhamma-savanaư yonisomanasikàro dhammànudhammapaỉipatti. <釋 n="540">33. Bản Hán, quyển 39. Pàli, D.27 Agaóóasuttanta. Hán, biệt dịch, Trường A-hàm 5, “Kinh Tiểu Duyên”; No.10 Phật Thuyết Bạch Y Kim Tràng Nhị Bà-la-môn Duyên Khởi Kinh, Tống, Thi Hộ dịch. <釋 n="541">34. Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường Pàli: pubbàràme Migàra-màtu-pasàde. <釋 n="542">35. Bà-tư-tra Pàli: Vàseỉỉha. <釋 n="543">36. Bà-la-bà Pàli: Bhàradvàja. <釋 n="544">37. Cf. D.3 Ambaỉiha-suttanta: jàtivàdo và vuccati, gottavàdo và vuccati manavàdo và vuccati, ’arahasi và maư na và maư tvaư arahasì ti, “thuyết về thọ sanh (huyết thống), thuyết về chủng tộc, thuyết về kiêu mạn, rằng ‘Ngươi xứng với ta; ngươi không xứng với ta’.” <釋 n="545">38. Chỗ ngồi và nước (Pàli: àsanaư và udakaư và), tiêu chuẩn ưu tiên giai cấp. <釋 n="546">39. Pàli, tham chiếu D.3 Ambaỉỉha, đã dẫn. <釋 n="547">40. Bản Pàli: bốn giai cấp, kể luôn cả sudda. <釋 n="548">41. Bản Pàli: Bhagavato’ mhi putto oraso mukhato jàto dhammajo dhammanimito dhammadayàko, “Chúng tôi là con của Thế Tôn; sanh ra từ miệng của Thế Tôn; được sanh ra bởi Pháp; được sáng tạo bởi Pháp, là kẻ thừa tự Pháp”. <釋 n="549">42. Hán: lãnh thị Như Lai, vô phiền vô nhiệt, bất ly như, thị Như Lai Pàli: tathàgatassa h’etam… adhivacanaư, dhammakàyo iti pi brahmakàyo iti pi dhammabhùto iti pi brahmabhùto iti pi, “Những từ ngữ này đồng nghóa với Như Lai, Pháp thân, Phạm thân, Pháp thể, Phạm thể”. <釋 n="550">43. Hoảng dục thiên →Pàli: Àbhassara. cũng dịch là Quang âm thiên, hay Cực quang thiên. <釋 n="551">44. Pàli: subhaỉỉhàyin, sống trong phước lạc thuần tịnh. <釋 n="552">45. Bản Pàli: ekodakì-bhùtaư… andhakàro andhakàra-timisà, chỉ toàn nước, một màu đen sẩm tối tâm. <釋 n="553">46. Pàli: rasa-paỉhavì, vị đất, hay đất dưới dạng dịch vị (thể lỏng). <釋 n="554">47. Pàli: tad eva poràịaư aggaóóaư akkharaư anupatanti, na tv ev’ assa atthaư àjànanti, chúng nói theo văn tự ấy của thượng cổ, mà không biết ý nghóa của nó. <釋 n="555">48. Hán: địa phì Pàli: bhùmi-pappaỉaka, một thứ bánh (sửa bò trộn với gạo) của đất. No.1(5) dịch là địa bính  <釋 n="556">49. Xem cht.15 trên. <釋 n="557">50. Bà-la Pàli: badàlatà, một loại dây leo hay bò. No.1(5) dịch là lâm đằng dây sắn, hay dây leo rừng. <釋 n="558">51. Tự nhiên canh mễ Pàli: akaỉỉhapàko sàli, thứ thóc lúa tự chín, không cần canh tác. <釋 n="559">52. Trong bản Pàli: bị những người khác ném tro, bùn đất, hay phân bò, và nhiếc mắng. <釋 n="560">53. Trong bản Pàli, những con người hành dâm đầu tiên bị cộng đồng xa lánh. <釋 n="561">54. Pàli: dhammo hi… seỉỉho jane tasmiư diỉỉhe c’ eva dhamme abhisamparàyaó ca, “Pháp là tối thượng trong đời, trong hiện tại, và trong đời sau”. <釋 n="562">55. Định nghóa từ sát-đế-lị; Pàli: khettànaư patìti…khattiyo, “Khattiya (sát-đế-lị), là người chủ của ruộng đất”. <釋 n="563">56. Định nghóa từ vua, trong Pàli, từ ràjà (vua) được nói là xuất xứ từ động từ raójeti, làm vui lòng. Pàli: dhammena pare raójetiit… ràjà, “Vua, là người đúng như pháp mà làm vui lòng mọi người”. <釋 n="564">57. Pàli: araóóàyatane, trong khu rừng vắng. <釋 n="565">58. Định nghóa ngữ nguyên của từ Bà-la-môn; Pàli: pàpake akusale dhamme bàhentìti… bràhmaịà, “Bà-la-môn là những người loại bỏ pháp ác bất thiện”. Từ bràhmaịa được giải thích là do động từ bàheti: loại bỏ, tống khứ. <釋 n="566">59. Pàli, định nghóa ajjhàyaka, hạng người có học thức: na dàn’ ime jhàyantì i.. ajjhàyaka, “Họ không tu thiền, nên gọi họ là ajjhàyaka”. Theo ngữ nguyên này, ajjhàyaka (người bác văn) là do động từ jhàyati, tu thiền. <釋 n="567">60. Trong bản Pàli, giai cấp thứ tư là suddà (Thủ-đà-la). <釋 n="568">61. Hộ hành chỉ hành vi thủ hộ. Bản Pàli không có từ này. <釋 n="569">62. Phạm thiên đế chúa Pàli: Sanaư-kumàra Brahaman, Thường đồng hình Phạm thiên (Phạm thiên trong hình dáng con nít). <釋 n="570">63. Pàli, A.9.20 Velàma. Hán, tham chiếu, No.72-No.74; No.125(27.3). <釋 n="571">64. Tu-đạt-đa; tên thật của ông Cấp Cô Độc Pàli: Sudatta. <釋 n="572">65. Tùy-lam Pàli: Velàma, một tiền thân của Phật. <釋 n="573">66. Phi-na theo Nhất Thiết Kinh Âm Nghóa 52 (Đại 54, tr.652b), đây là âm tiếng Phạm, có nghóa là “phước đức hành”. <釋 n="574">67. Pàli, Sn. 2. 7. Brahmaịadhammika-sutta. <釋 n="575">68. Câu-sa-la →Pàli: Kosala. <釋 n="576">69. . Cố phạm chí pháp Pàli: poràịànaư bràhmaịànaư bràhmaịadhamma, pháp Bà-la-môn của các Bà-la-môn thượng cổ. <釋 n="577">70. Hán: nhiệt hành Pàli: tapassin, khổ hành giả. <釋 n="578">71. Pàli: nànàrattehi vatthei sayanehi àvasathehi ca phità janapadà raỉỉhà te namassiưsu brahmaie, bằng các loại vải vóc, giường chõng, nhà cửa, nhân dân từ các nước giàu có đến lễ những người Bà-la-môn. <釋 n="579">72. Trong bản Pàli: Okkàka (Cam Giá vương), Tổ tiên của dòng họ Thích-ca. <釋 n="580">73. Hán: Đại vương tương ưng thử Câu này và câu kế tiếp, bản Hán tối nghóa. Pàli: tato ca ràjà saóóatto (brahmaịehi): Vua được khuyên bảo bởi các người Bà-la-môn. Pàli: saóóatta: khuyến cáo, trong bản Hán đọc là samyutta: tương ưng. <釋 n="581">74. Pàli: brahmaịehi rathesabho, bởi những người Bà-la-môn, và chúa binh xa. Bản Hán phân tích ngữ pháp không giống bản Pàli. Trong bản Pàli, brahmaịehi, cách ba số nhiều, tác nhân của saóóatto (dẫn cht.6 trên); rathesabho, chủ cách, đồng cách với ràjà: nhà vua là chúa của binh xa. <釋 n="582">75. Pàli: tato ca ràjà saóóatto bràhmaịehi rathesabbho assamedhaư purisamedhaư sammàpàsaư vàcapeyyaư maggaơaư, do sự khuyên bảo của các Bà-la-môn, nhà vua, chúa của binh xa, cử hành các tế lễ: tế ngựa, tế người, tế quăng gậy, tế rượu Soma, tế lễ vô già (không hạn chế ). Xem các cht. 6,7 trên. <釋 n="583">76. Bản Hán, quyển 40. Pàli, A. 8.11. Veraójà. Hán, biệt dịch, No.75. <釋 n="584">77. Bệ-lan-nhãPàli: veraójà, tên thôn. <釋 n="585">78. Hoàng lô Pàli: naơerupucimanda-mùla, dưới gốc cây Nelerupucimanda, không biết cây gì. <釋 n="586">79. Pàli: arasarùpo bhavaư gotamo, Tôn giả Gotama không có sắc vị (không thực chất). No.75: Sa-môn Cù-đàm này nhác nhớn. <釋 n="587">80. Hán: Cù-đàm vô khủng bố →No.75 cũng vậy. Pàli: nibbhogo bhavaư Gotamo, Tôn giả Gotama là người không biết hưởng thụ. Nibbhoga (không thọ dụng), các bản Hán đều đọc là nibbhaya, không sợ hãi. <釋 n="588">81. Pàli: apagabbho bhavaư Gotamo. <釋 n="589">82. Pàli, A. 5. 192 Doịa. <釋 n="590">83. Danh sách các tiên nhân cổ đại, xem kinh 152 trên. <釋 n="591">84. Pàli: ime paóca bràhmaịe paóóàpenti, bràhmasamaư devasamaư maruyadaư sambhinnamariyadaư bràhmaịacaiđàlaư yeva paócamaư, năm hạng Bà-la-môn: ngang Phạm thiên, ngang chư Thiên, giữ quy tắc, phá vỡ quy tắc, và thứ năm là Caịđala. <釋 n="592">85. Đồng tử phạm hạnh hạnh đồng chơn hay trinh khiết. Pàli: komàrabrahmacariya. <釋 n="593">86. Các nghề không làm, theo Pàli: neva kasiyà na vaịijjàya na gorakkhena na isatthena na ràjaporisena na isappaóóatarena, không theo nông sư, không theo thương nghiệp, không theo chăn nuôi, không theo cung kiếm, không theo quan chức của vua, không theo công xảo. <釋 n="594">87. Pàli: na pàyamànaư gacchati, không tiếp cận (người nữ) đang cho bú. <釋 n="595">88. Hán: bất tịnh dâm Pàli: atimìơhajo, sanh ra từ đống phân. <釋 n="596">89. Hán: bất tịnh nhuế Pàli: asucipaỉipìlito, cưỡng bức bất tịnh, hay “do uống bất tịnh (asucipipata?)”. <釋 n="597">90. Không thấy Pàli tương đương. <釋 n="598">91. Pàli, tham chiếu, A. 7. 70. Araka; A. 7. 69. Suneta. <釋 n="599">92. Các thứ bịnh, kể theo bản Pàli: sìtaư uịhaư jigucchà pipàsà uccàro passavo, lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện. <釋 n="600">93. Câu-lao-bà Pàli: Koravya, xem kinh 132 “Lại-tra-hòa-la” ở trên. <釋 n="601">94. A-lan-na phiên âm gần với Aranemi trong A. 7. 69. Sunetta, được kể chung với bảy tôn sư thời cổ, giảng dạy pháp dẫn đến cộng trú trong thế giới Phạm thiên (brahmalokasahavyatàya dhammaư desesi). Nhưng nội dung tư duy thì đồng nhất với của Araka (thứ bảy trong bảy tôn sư thời cổ kể trong Sunetta) trong A.7.70. <釋 n="602">95. Phạm thế pháp Pàli: brahmalokasahavyatà-dhamma, pháp dẫn đến cọng trú với thế giới Phạm thiên. <釋 n="603">96. Bốn thất hay bốn Phạm trú (đời sống của Phạm thiên); Pàli: brahmavihàra. <釋 n="604">97. Pàli: bhattantaràya, thục chướng ngại, sự gián đoạn hay cản trở bữa ăn. <釋 n="605">98. Hán: bất đắc giả bất thực Pàli: alabhkèna, do không được lợi lộc nên không ăn. <釋 n="606">99. Bản Hán, quyển 41. Pàli, M. 91 Brahmàyu-suttaư. Hán, biệt dịch, No.76. <釋 n="607">100. Bệ-đà-đề Pàli: Videha <釋 n="608">101. Di-tát-la Pàli: Mithilà. <釋 n="609">102. Phạm-ma Pàli: Brahmàyu. <釋 n="610">103. Ma-kiệt-đà vương, Vị Sanh Oán, Bệ-đà-đề Tử  Pàli: Magadharàja-Ajàtasattu-Vedehiputta <釋 n="611">104. Đạo Pháp Ngự. Pàli: Damma-sàrathi, Điều Ngự Trượng Phu. Bản Hán đọc là dhamma-(đạo pháp), thay vì là damma- (huấn luyện, điều ngự). <釋 n="612">105. Hán: cụ túc thanh tịnh hiển hiện phạm hạnh Pàli: kevala-paripuịịaư pari-suddhaư brahmacariyaư pakàseti, hiển bày đời sống phạm hạnh thanh tịnh và hoàn hảo tuyệt đối. <釋 n="613">106. Hán: như kỳ tượng tác như ý túc Xem cht.25, kinh 33. <釋 n="614">107. Tam sự thanh tịnh . Pàli: aỉỉhaígasamannàgataư, thành tựu tám chi. Xem cht.11 dưới. <釋 n="615">108. Hán: thực dục đắc vị . Pàli: rasapatisaưvedì, cảm nhận được mùi vị (của thức ăn). <釋 n="616">109. Tám chi, như liệt kê trong bản Pàli. <釋 n="617">110. Tỳ-ma-lâu-bá không rõ phiên âm từ chữ gì. Tám thứ giọng theo bản Pàli: visaaỉỉha (cực hay), vióóeyya (dễ biết), maóju (dịu dàng), savanìya (hài hòa), bindu (sung mãn), avisàrì (phân minh), gambhìra (sâu xa), ninnàdi (lan rộng). <釋 n="618">111. Đại thiên nại lâm Pàli: Maghadevambavane. <釋 n="619">112. Tam đạt tức tam minh thiên nhãn, túc mạng, lậu tận. Đây cũng chỉ ba bộ Vệ-đà. Pàli: tevijja. <釋 n="620">113. Vô trước tức A-la-hán. <釋 n="621">114. Bản Hán, quyển 38. Tương đương Pàli, M.140. Dhàtuvibhanga-sutta. <釋 n="622">115. Thợ gốm tên là Bhagga trong bản Pàli. <釋 n="623">116. Phất-ca-la-sa-lợi → Pàli: Pukkusàti. <釋 n="624">117. Tức Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. <釋 n="625">118. Lục giới  Pàli: Chadhàturo. <釋 n="626">119. Pàli: ayaư puriso, con người này. <釋 n="627">120. Hán: bất văn ưu thích sự  Pàli: maóóussavà nappavattanti, các tưởng hoan hỷ (= vọng tưởng) không chuyển động. <釋 n="628">121. Huệ thí; Pàli: càga, sự thi ân. <釋 n="629">122. Chí tịch  Pàli: santi: sự tịch tónh, sự bình an; đồng nghóa Niết-bàn. <釋 n="630">123. Lục xúc xứ  Pàli: chaphassàyatano. <釋 n="631">124. Thập bát ý hành  Pàli: Atthàdasamanopavicàro. Cũng nói là mười tám ý cận hành (phạm vi hoạt động của ý), gồm sáu hỷ cận hành, sáu ưu cận hành và sáu xả cận hành. Xem giải thích Tập Dị 15 (No.1536, Đại 26, trang 430). <釋 n="632">125. Quán đồng nghóa cận hành, đi sát, hay chạy theo; Pàli: upavicarati; trong đó, vicàra, hành (đi), và cũng thường dịch là tứ (một thiền chi thuộc Sơ thiền) mà bản Hán này thường dịch là quán (th.d.: hữu giác hữu quán, Pl. savitakka, savicàra) Tập Dị (đd): “Mắt sau khi thấy, nó tùy theo trú xứ của hỷ mà đi sát (hay đi gần, cận hành) với sắc”. Pàli: Cakkhunà rùpam disvà somanassaỉỉhànìyam rupaư upavicarati. <釋 n="633">126. Hỷ quán, tức hỷ cận hành. <釋 n="634">127. Tứ trụ xú  Pàli: caturàdhiỉỉhàno, bốn sự xác lập. <釋 n="635">128. Nguyên Hán: tức trụ xứ → Pàli: upasamàdiỉỉhàna. <釋 n="636">129. Thọ ư sanh  được hiểu là “duy trì sanh mạng của các loài hữu tình”. Thọ, Pàli: upàdi, thủ hay chấp thủ. <釋 n="637">130. Hán: phi thần   Pàli: n’etaư mama, n’eso ‘ham asmi. na me sattà, “cái này không là của tôi; tôi không là cái này; cái này không là tự ngã của tôi”. <釋 n="638">131. Bản Cao-li: não mạc. <釋 n="639">132. Pàli: sukhan ti pi vijànàti, dukkhan ti pi vijànàti…, nhận biết rằng ‘đây là lạc’, nhận biết rằng ‘đây là khổ’… <釋 n="640">133. Nguyên Hán: nhân lạc canh lạc cố sanh lạc giác Pàli: sukhavedanìyaư… phassaư paỉicca uppajjati sukhà vedanà,ø do xúc chạm với đối tượng đáng ưa mà phát sinh cảm giác lạc. <釋 n="641">134. Nhập vô lượng không xứ, tức nhập Hư không vô biên xứ, đối tượng thứ nhất của bốn Vô sắc giới định. Pàli: àkàsànaócàyatanaư upasaưhareyyaư. <釋 n="642">135. Vô lượng thức xứ, hay Thức vô biên xứ. Pàli: vióóàịaóócàyatanaư. <釋 n="643">136. Hán: bất phục hữu vi diệc vô sở tư, vị hữu cập vô   Pàli: so neva taư abhisaưkharoti na abhisaưcetayati bhavàya và vibhavàya và, vị ấy không hành trì cũng không tư duy về hữu hay phi hữu. <釋 n="644">137. Thọ thân tối hậu thân được chấp thọ, hay chấp thủ, cuối cùng.Pàli: kàyapariyantika. <釋 n="645">138. Mạng tối hậu  Pàli: jìvitapariyantika. <釋 n="646">139. Pàli: sabbavedayitàni abhinanditàni sìtibhavissanti, “tất cả những gì được cảm thọ đầy hỷ lạc đều trở thành mát mẻ”. <釋 n="647">140. Đệ nhất chánh huệ xứ; Pàli: paramapaóóàdiỉỉhàna. <釋 n="648">141. Đệ nhất chân đế xứ; Pàli: paramasaccàdiỉỉhàna. <釋 n="649">142. Hán: tự cử nghóa là kiêu mạn (Pàli: màna). Trong bản Pàli: maóóita, vọng tưởng. <釋 n="650">143. Tức đã gọi Phật là “bạn”. Pàli: àvusovàdena. <釋 n="651">144. Tương đương Pàli, M.137, Salàyatana-vibhaíga-sutta. <釋 n="652">145. Hán: lục xứ đương tri nội dã  Pàli: ajjhattikàni àyatanàni veditabbàni, sáu nội xứ cần được biết. <釋 n="653">146. Lục cánh lạc xứ  Pàli: cha phassakayà. <釋 n="654">147. Thập bát ý hành  Pàli: aỉỉhàdasa manopavicàrà. Xem cht.11, kinh 62. <釋 n="655">148. Tam thập lục đao  Pàli: chattiưsa sattapadà, 36 cú (phạm trù), hay dấu chân, của chúng sanh; 36 loại chúng sanh. Trong bản Hán, đọc là sattha (đao kiếm) thay vì satta (hữu tình). Tỳ-bà-sa (No.1545, Đại 27, trang 718 a): Tam thập lục sư cú → Pàli: Sattapadà (36 cú nghóa, hay phạm trù, về chúng sanh). Cả ba bản đọc theo ngữ nguyên khác nhau. Pàli: satta, chúng sanh. Bản Hán này, đao kiếm: do Skt. zastra (Pàli: sattha), Tỳ-bà-sa; Skt. zàstra: đạo sư (Pàli: sattha). <釋 n="656">149. Tam ý chỉ  Pàli: tayo satipaỉỉhànà, ba niệm trú. <釋 n="657">150. Tham chiếu Pàli: tatr’idaư nissàya idaư pajahatha. tayo satipaỉỉhànà yad ariyo sevati, yad ariyo sevannàno satthà gaịaư anusàsituư arahati, “trong đây, y trên cái này, các ngươi hãy đoạn trừ cái này; có ba niệm trụ mà bậc Thánh tập hành, và khi tập hành nó bậc Thánh xứng đáng là Đạo sư giáo huấn đồ chúng”. <釋 n="658">151. Hán: điều ngự só chế ngự hay huấn luyện con người và đánh xe đưa con người đến chỗ an ổn. Pàli: so vuccati yoggàcariyànaư anuttaro purisadammasàrathì ti, vị ấy được gọi là vị hướng đạo và huấn luyện con người, cao cả nhất trong tất cả những người đánh xe. <釋 n="659">152. Y trước y vô dục  Tỳ-bà-sa (đd., như trên): Y đam thị y xuất ly  Pàli: gehaseta, nekkhammasitay tại gia và y xuất gia. Do từ nguyên trong Skt. hay đồng âm của từ gaha (Pàli) có nghóa là nhà (Skt. gfha) và sự nắm chặt (Skt. graha) nên có những nghóa khác nhau như thế. <釋 n="660">153. Pàli: lokàmisapaỉisaưyuttaư, liên hệ đến vật dục thế gian. <釋 n="661">154. Hán: thượng cụ xúc nguyện khủng bố → không hiểu ý. Pàli: anuttaresu vimokkhesu pihaư upaỉỉhàyato uppajjati, khởi lên ước muốn đối với các giải thoát vô thượng. <釋 n="662">155. Hán: bình đẳng, liên hệ từ samư (Pàli, hay Skt.). <釋 n="663">156. Pàli: atthi bhikkhave upekhà nànattà nànattasità, có xả là tạp đa tánh, y trên tạp đa tánh. <釋 n="664">157. Thú hướng pháp thứ pháp, tức Pàli: dhammànudhamma-paỉipanna, thực hành pháp và những liên hệ pháp. <釋 n="665">158. Từ đây trở xuống, nói về tám giải thoát, cũng nói là tam bối. Xem giải thích Tập Dị 18, Đại 16, trang 443. <釋 n="666">159. Tương đương Pàli, M.138.Uddesa-vibaíga-suttam. <釋 n="667">160. Đại Ca-chiên-diên  Pàli: Mahà-Kaccàna. <釋 n="668">161. Trong bản Pàli: thức (vióóàna) bị phân tán. <釋 n="669">162. Hán: Thánh sở thuyết Thánh sở xả niệm lạc trú  Pàli: yaư taư àriyà àcikkhanti upekkhako satimà sukhaviharì, điều mà các Thánh nói là xả, an trú lạc với chánh niệm. <釋 n="670">163. Tương đương Pàli, M.133 Mahà-Kaccànabhadhekaratta-sutta. Hán tham chiếu, No.77 Phật Thuyết Tôn Thượng Kinh, Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ dịch. <釋 n="671">164. Bản Pàli nói tại Tapodàràna, cũng trong Ràjagaha (Vương xá), xem thêm chú thích (4) ở sau. <釋 n="672">165. Tam-di-đề  Pàli: Samiddhi, thuộc mộït gia đình phú hào tại Vương xá. <釋 n="673">166. Ôn tuyền lâm  Pàli: Tapodàràma (tinh xá Ôn tuyền), ở cạnh hồ Ôn tuyền (Tapodà), dưới chân núi Vebhàra, ngoài thành Vương xá. <釋 n="674">167. Bạt-địa-la-đế  Pàli: Bhaddekaratta: một đêm hạnh phúc, nhất dạ hiền giả. <釋 n="675">168. Chánh Điện  Bản Pàli không nhắc đến vị thiên thần này. <釋 n="676">169. Đại Ca-chiên-diên  Pàli: Mahà-Kaccàna. <釋 n="677">170. Tương đương Pàli, M.134.Lomasakaígiya-bhaddekaratta-sutta. Tham chiếu kinh 165 trên. <釋 n="678">171. Lô-di-cường-kỳ  Pàli: Lomasakaígiya, dòng họ Thích, ở Ca-tỳ-la-vệ. <釋 n="679">172. Vô sự thiền thất. Bản Pàli nói: tại Nigrodhàràma (vườn cây Ni-câu-loại). <釋 n="680">173. Ban-na  Pàli: Candana, tiềân thân trong đời Phật Ca-diếp, là vị Tỳ-kheo đã đọc bài kệ này cho Lomasakangiya, nhưng Loma không hiểu và được hứa hẹn trong tương lai sẽ hiểu. (Pàli Proper Names. II, trang 789 -10). <釋 n="681">174. Tương đương Pàli M.132.Ànanda-bhaddekaratta-sutta. Nội dung và các chú thích, đối chiếu và xem các kinh số 165, 166 ở trên. <釋 n="682">175. Tương đương Pàli, M.120 Sankhàrupatti-sutta. <釋 n="683">176. Ý hành sanh  thọ sanh do hành nghiệp của ý. Pàli: Saíkhàruppatti. <釋 n="684">177. Đây bắt đầu từ Sắc giới. Bản Pàli bắt đầu từ Dục giới. <釋 n="685">178. Phạm thân thiên cũng nói là Phạm chúng thiên. Pàli: Brahmakàyika. <釋 n="686">179. Tỳ-kheo đang sống ở Dục giới nhưng nhập Sơ thiền. <釋 n="687">180. Hoảng dục thiên → hay Quang âm thiên, hay Cực quang thiên. Pàli: Àbhassara. <釋 n="688">181. Biến tịnh thiên  Pàli: Subhakiịhà. <釋 n="689">182. Quả thật thiên Quảng quả thiên. Pàli: Vedapphalà. <釋 n="690">183. Tương đương Pàli, M.139.Araịavibhanga-sutta. <釋 n="691">184. Bà-kì-sấu  Pàli: Bhaggesu, giữa những người Bhagga, tên một bộ tộc. Nhưng, bản Pàli tương đương: Phật trú ở Sàvatthi. <釋 n="692">185. Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu xem cht.2,3 kinh số 10. <釋 n="693">186. Hán: mạc cầu dục lạc  Pàli: na kàmasukham anuyuójeyya, chớ đam mê khoái lục dục tình. <釋 n="694">187. Hán: cực hạ tiện nghiệp  Pàli: hìnaư gammaư, thấp hèn và đê tiện. Trong bản Hán, gamma (đê tiện) có lẽ được đọc là kamma: nghiệp. <釋 n="695">188. Vô nghóa tương ưng, Pàli: amatthasamhita, không liên hệ đến mục đích. <釋 n="696">189. Hán: quyết định ư tề (có bản chép là trai ). Pàli: sukhavinicchayam, sự phán xét về lạc. <釋 n="697">190. Đạo thuyết  bản Cao-li chép  Tống-Nguyên-Minh chép  Pàli: raho-vàdaư, nói chuyện bí mật, nói lén. <釋 n="698">191. Hán: tề hạn thuyết  Pàli: ataramàno bhàseyya na taramàno, nói thong thả, đừng nhanh quá. <釋 n="699">192. Hán: tùy quốc tục pháp  Pàli: janapadaniruttiư nàbhinivesyya, đừng cố chấp địa phương ngữ. <釋 n="700">193. Pàli: iti vadaư itth’ eke apasàdeti, vị ấy chỉ trích một số người bằng lời lẽ như vậy. <釋 n="701">194. Hữu kết  Pàli: bhava-saưyojana. <釋 n="702">195. Hữu thực tức là có yếu tố làm điều kiện; xem kinh “Thực” số 52. <釋 n="703">196. Xem cht.6 trên. <釋 n="704">197. Nghóa là, nói nhanh quá, người nghe không kịp hiểu. <釋 n="705">198. Tu-bồ-đề  Pàli: Subhùti. <釋 n="706">199. Vô tránh đạo  <釋 n="707">200. Pàli: Subhùti ca pana, bhikkhave, kulaputto araịapaỉipadaư paỉipanno, thiện nam tử Tu-bồ-đề là người thực hành con đường vô tránh. <釋 n="708">201. Bản Hán, quyển 44. Tương đương Pàli, M.135. Cùơakammavibhaíga-suttam. Hán, biệt dịch, No.78 Phật Thuyết Đâu-điều Kinh, khuyết danh dịch; No.79 Phật Thuyết Anh Vũ Kinh, Lưu Tống Cầu-na-bạt-đà-la dịch; No.80 Phật Vị Thủ-ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh, Tùy, Pháp Trí dịch; No.81 Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng Kinh, Tống, Thiên Tức Tai dịch. <釋 n="709">202. Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử  No.79: Anh Vũ Ma-lao Đâu-la Tử; No.78: Đâu-diệu Tử Cốc; No.80: Đáo-đề-đa Tử Thủ-ca Trưởng giả; No.81: Đâu-nễ-dã Tử Du-ca Trưởng giả; Pàli: Subha màịava Toddeyyaputta, niên thiếu Bà-la-môn tên là Subha, con trai của Todeyya. <釋 n="710">203. Bạch cẩu. No.78: con chó tên Loa  No.79 nó tên là Bối(in lầm là cụ ) và No.81 gọi nó là Thương-khư  phiên âm tương đương Pàli là Saíkha: con sò. <釋 n="711">204. Hán: để Nguyên-Minh: hộ (giữ); bản Thánh: nha  (tru). <釋 n="712">205. No.79 kết luận, Phật nói: đời sau ai nghe kinh này mà lông dựng đứng, nước mắt chảy sẽ được gặp Phật Di-lặc trong tương lai. <釋 n="713">206. Tương đương Pàli, M.136.Mahà-Kammavibhaíga-suttam. <釋 n="714">207. Tam-di-đề, xem kinh số 165. <釋 n="715">208. Bộ-la-đà Tử  Pàli: Potaliputta. <釋 n="716">209. Hán: cố tác nghiệp, nghiệp được làm với sự cố ý. Pàli: saócetanika kamma. <釋 n="717">210. Đại Châu-na  Pàli: Mahà-Cunda, đệ tử của ngài Xá-lợi-phất. <釋 n="718">211. Vấn sự bất định  câu hỏi không xác định, cần trả lời bằng phân biệt đáp; một trong bốn ký vấn. Xem thêm cht. dưới. Bản Thánh chép: vấn sự bất túc  nhầm tự dạng. Pàli: vibhajja-byàkàịiyo paóho. <釋 n="719">212. Nhất hướng đáp, một trong bốn cách trả lời vấn đề, tứ ký vấn: nhất hướng (xác định), phân biệt, phản cật bà xả trí. Pàli: ekaưsena vyàkato. <釋 n="720">213. Chấp nhận có. Trường hợp hành thiện, nhưng tái sanh ác thú. Vì có sự phân biệt. <釋 n="721">214. Như trên, nhưng không chấp nhận, vì quan điểm nhất hướng. <釋 n="722">215. Tức sanh về cõi lành. <釋 n="723">216. Tức khi chết với tâm và tâm sở thiện. <釋 n="724">217. Bản Hán, quyển 45. Tương đương Pàli A.4.19.6 Ummagga-sutta. Hán, Biệt dịch, No.82 Phật Thuyết Ý Kinh, Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ dịch. <釋 n="725">218. Thùy vi nhiễm trước No.82: dó hà cố thọ khổ vì cái gì mà thọ khổ? Pàli: kena loko parikissati, cái gì bức bách thế gian? Trong bản Hán, đọc là pari-kilissati, thay vì parikissati. <釋 n="726">219. No.82: dó hà cố sanh, sanh dó nhập tùy tùng do cái gì mà sanh, sanh rồi chịu chi phối? Pàli: Kassa ca uppannassa vasam gacchati, dưới sự chỉ đạo của cái đã sanh khởi nào mà (thế giới) tiến hành? <釋 n="727">220. Hữu hiền đạo nhi hữu hiền quán…  Pàli: Bhaddako kho te ummaggo, bhaddako paỉibhànam kalyàni paripucchà, tốt lành thay là con đường (hầm) của ngươi; sự lý giải thật là tốt lành; những câu hỏi thật là khéo léo. <釋 n="728">221. Pàli: cittassa upannassa vasaư gacchati, tâm sau khi sanh khởi khống chế (thế gian). <釋 n="729">222. Minh đạt trí tuệï. No.82: Tiệp tật trí tuệ. Pàli: Nibbedhikapaóóo, trí tuệ nhạy bén hay sâu sắc (quyết trạch tuệ). <釋 n="730">223. Tương đương Pàli, M.126 Bhùmija-sutta. <釋 n="731">224. Phù-di Pàli: Bhùmija. <釋 n="732">225. Xem các kinh số 166, 171. <釋 n="733">226. Vương tử Kỳ-bà-tiên-na Đồng tử Pàli theo bản Hán: Jìvasena Kumàra. Nhưng, tên trong bản Pàli: Jayasena ràjakumara. <釋 n="734">227. Trong bản Pàli, cả bốn trường hợp đều không đắc quả (abhabbà phalassa adhigamàya). <釋 n="735">228. Có sự nhầm lẫn trong bản dịch Hán. Xem nộïi dung kinh. <釋 n="736">229. Bản Hán: tà kiến, tà kiến định. Bản Pàli, nêu Thánh đạo tám chi, từ tà kiến cho đến tà định. <釋 n="737">230. Hán: vô đạo 道Pàli: ayoni hesà. <釋 n="738">231. Tương đương Pàli, M.45 Cùơa-dhammasamàdhàna-sutta. <釋 n="739">232. Bốn thọ pháp Pàli: cattàrimàni dahammasamàdànàni. <釋 n="740">233. Hán: trang nghiêm nữ Pàli: te kho moơibaddhàhi paribbàjikàhi paricàrenti, họ đi tìm lạc thú với các nữ du só tóc quấn. <釋 n="741">234. Hán: tránh dục “tranh cãi với dục”. Có lẽ hiểu adhikaraịa là tranh cãi, thay vì là nguyên nhân hay động cơ. <釋 n="742">235. Xuân hậu nguyệt. Pàli: gimhànaư pacchime màse, tháng cuối cùng mùa hạ. <釋 n="743">236. Hán: nhật chích sách bính Các bản chép khác nhau về nhóm từ này. Bản Cao-li: viết thay vì nhật bản Cao-li: bỉ bản Tống: ngạn thay vì sách Pàli: màluvàsipàỉikà. <釋 n="744">237. Hán: bất lai tôn Pàli: na-ehi-bhadantika, “không là Tôn giả được gọi: Mời đến đây!” <釋 n="745">238. Hán: bất thiện tôn Có lẽ: na-sàdhu-bhadantika, “không là Tôn giả được chào đón: Lành thay, Tôn giả!” <釋 n="746">239. Hán: bất trụ tôn Pàli: na-tiỉỉha-bhadantika, “không là Tôn giả được mời mọc: Hãy ở lại đây, Tôn giả!” <釋 n="747">240. Hán: bất hoài nhâm gia thực →Pàli: na gabbhiniyà (paỉiganịhàti), không (nhận thức ăn) từ người đàn bà mang thai. <釋 n="748">241. Hán: ác thủy Pàli: thusodaka, nước lên men. <釋 n="749">242. Pàli: ekàgàriko và hoti ekàlopiko, mỗi nhà chỉ nhận một miếng ăn. <釋 n="750">243. Hán: thực nhất đắc Pàli: ekissàpi dattiyà yàpeti, chỉ sống bằng một vật được cho. <釋 n="751">244. Hán: thái như Pàli: sàka-bhakkho. <釋 n="752">245. Hán: bại tử loại cỏ giống như lúa. Pàli: sàmàka. <釋 n="753">246. Hán: đầu-đầu-la Pàli: daddula. <釋 n="754">247. Hán: chí vô sự xứ đến nơi rừng vắng? Không thấy Pàli tương đương. Tham chiếu: vana-mùla-palàhàro yàpeti. <釋 n="755">248. Hán: liên hiệp y Pàli: masàịàni, vải gai lẫn các vải khác. <釋 n="756">249. Hán: đầu-xá y Pàli dussa, vải thô chưa nhuộm màu. <釋 n="757">250. Hán: thảo Tống-Nguyên: quảMinh: Kinh số 18: ngọa quả Pàli: phalaka, (nằm trên) tấm ván. Bản Hán hiểu phala(ka) là trái cây. <釋 n="758">251. Hán: Học phiền nhiệt hành Pàli: àtàpanaparitàpanànuyogam anuyutto viharati, sống hành theo sự khổ hạnh ép xác. <釋 n="759">252. Vị A-na-hàm từ Dục giới chết tái sanh lên Tịnh cư thiên và Niết-bàn tại đó. <釋 n="760">253. Tương đương Pàli, M.46.Mahà-Dhammasamàdàna-suttam. Hán, biệt dịch, No.83 Phật Thuyết Ứng Pháp Kinh, Trúc Pháp Hộ dịch. <釋 n="761">254. Xem cht.2,3 kinh số 10. No.83: Tại Câu loại Pháp trị xứ dịch âm và dịch nghóa hỗn hợp của Kuru-kammàsaddhamma. Bản Pàli: tại Sàvatthi. <釋 n="762">255. Tập hành, bất đoạn N.83: hành, bất khí“Làm theo chứ không bỏ”. Pàli: sevati na parivajjiti, phục vụ, không tránh né. <釋 n="763">256. A-ma-ni-dược Pàli: àpànìyakaưsa, bình đựng nước uống. Trong bản Hán, dược, có lẽ phiên âm từ -yakaưsa, không có nghóa là thuốc. <釋 n="764">257. Pàli: pùtimuttam, nước đái quỷ, tức a-ngùy, thường dùng làm thuốc. <釋 n="765">258. Xem cht.5 trên. <釋 n="766">259. Bản Hán, quyển 46. <釋 n="767">260. Xem các kinh số 10, 55, 169. <釋 n="768">261. Tưởng tri, hay tưởng thọ; chỉ tất cả thiền định, trừ diệt tận định. Ở định Phi tưởng phi tưởng xứ chỉ tồn tại hai yếu tố nay. Vượt lên nữa, là diệt tận định hay tưởng thọ diệt tận định. <釋 n="769">262. Hành dư đệ nhất hữu. <釋 n="770">263. Bản Hán, quyển 47. Tương đương Pàli: M. 25. Nivàpa-suttaư. <釋 n="771">264. Hán: vô sự xứ Pàli: araóóàyatana. <釋 n="772">265. Hán: xuân hậu nguyệt Pàli: gimhànaư pacchime màse, vào tháng cuối mùa hạ. <釋 n="773">266. Ngũ dục công đức Pàli: paóca kàma-guịà, năm phẩm chất của dục vọng. <釋 n="774">267. Tương đương Pàli, M.78 Samaịamaịđikà-sutta. <釋 n="775">268. Ngũ Chi Vật chủ Pàli: Pancakaíga thapati, một người thợ mộc. <釋 n="776">269. Nhất sa-la mạt-lị dị học viên →Pàli: yena samayappavàdo tindukàciro ekasàlako Mallikàya aeàmo tena…, đi đến khu vườn Mallika, tại nhà hội Ekasàlaka có hàng cây tinduka bao quanh (xem chú thích 5 ở dưới). <釋 n="777">270. Cân-đầu-a-lê xem cht.5 dưới đây. <釋 n="778">271. Mallikàràma, là một khu rừng để thưởng ngoạn ở trong thành Sàvatthi của hoàng hậu Mallikà (Mạt-lị phu nhân). Tại đây, trước tiên chỉ có một ngôi nhà độc nhất, nhưng sau được du só ngoại đạo Poỉỉhapàda dựng lên nhiều cái nữa, do đó được gọi là Ekasàlaka (Hán: Nhất sa-la); với hàng rào bằng cây Tinduka (tên khoa học: Diospyros embryopters) nên cũng được gọi là Tindukàcirà (Hán: cân-đầu-a-lê). Khu vườn cũng được gọi là Samayappavàlaka, một hội trường để tranh luận các vấn đề tà chánh. <釋 n="779">272. Sa-môn Văn-kì Tử →Pàli: Samaịamaịđikàputta, con trai của Samaịamaịđikà, tên thật là Uggàhamana. <釋 n="780">273. Súc sanh luận Pàli: tiracchàna-kathà, luận bàn phiếm, vô ích. Đoạn kế kể các đề tài được nói là Súc sanh luận. <釋 n="781">274. Vật chủ Pàli: Thapati, thợ mộc. <釋 n="782">275. Trong bản Hán có sự nhầm lẫn về thứ tự mạng và niệm. <釋 n="783">276. Dục giới tưởng; đây không chỉ cho giới hệ hay cõi, mà là giới loại. Đoạn kinh này đề cập ba bất thiện giới: dục giới, sân giới, hại giới (Pàli: tisso akisala-dhàtuyo, kàma-dhàtu, vyàpàda-dhàtu, vihiưsa-dhàtu). Xem Pháp Uẩn Túc Luận 11 (No.1537, Đại 26, trang 503c). <釋 n="784">277. Ba thiện giới. Xem cht.10 trên. <釋 n="785">278. Chánh chí, tức chánh tư duy. <釋 n="786">279. Chánh phương tiện, tức chánh tinh tấn. <釋 n="787">280. Hán: học kiến tích chỉ giai đoạn kiến đạo của hàng hữu học. Xem thêm cht. dưới. <釋 n="788">281. Hàng hữu học ở địa vị kiến đạo, tu tập và thành tựu tám chi Thánh đạo để thấy lý Tứ đế. Bậc A-la-hán lậu tận thành tựu mười vô học chi. Xem Tỳ-bà-sa 92 (No.1545, trang Đại 27, tr.479 a và tt). <釋 n="789">282. Tám vô học chi của Thánh đạo, thứ 9 vô học chánh giải thoát và 10 vô học chánh trí (xem giải thích Tập dị 20 Đại 26, trang 452 c). <釋 n="790">283. Tương đương Pàli, M.142 Dakkhiịàvibhaíga-sutta. Hán, biệt dịch, No.84 Phật Thuyết Phân Biệt Bố Thí Kinh, Tống Thi Hộ dịch. <釋 n="791">284. Thích-ki-sấu, Ca-bệ-la-vệ, Ni-câu-loại thọ viên  Pàli: Sakkesu viharati Kapilavatthusmiư nigrodhàràme, sống những người họ Thích, trong tinh xá (vườn) Nigrodha, Ca-tì-la-vệ. <釋 n="792">285. Ma-ha Bá-la-xà-bát-đề Cù-đàm-di 鉢Thường đọc theo phiên âm là Ma-ha Ba-xà-ba-đề, dịch là Đại Ái Đạo; đoạn dưới dịch là Đại Sanh Chủ. Xem kinh 116. Pàli: Mahà-Pajàpati Gotamì. <釋 n="793">286. Đại Sanh Chủ xem cht. trên. <釋 n="794">287. Tín tộc tánh nam, tộc tánh nữ. <釋 n="795">288. Danh tánh chủng, chỉ Tỳ-kheo chỉ có danh tự, chứ không có thực chất (?). Pàli: Gotrabhuno. <釋 n="796">289. Tức bốn hành: không an ổn, an ổn, điều phục và tịch tịnh. Chúng đệ tử Phật hành ba loại sau. Tham chiếu Pàli, D. 33. Saígìti-suttanta: catasso paỉipadà: akkhamà paịipadà (không kham nhẫn), khamà paỉipadà (kham nhẫn), damà paỉipadà (điều phục), samà paỉipadà (tịch tónh). <釋 n="797">290. Trừ sự, trong kinh 215, tám thắng xứ được gọi là tám trừ xứ, nhưng ở đây trừ sự có thể chỉ cho bốn thông hành (xem kinh số 215 ở sau). <釋 n="798">291. Hành lai du, tham khảo Pháp Uẩn 3 (No.1537, Đại 26, trang 463 b), được gọi là Pháp tùy, tức tám chi Thánh đạo. Chúng đệ tử của Phật tùy thuận du lịch thiệp hành trong đó. <釋 n="799">292. Mười sự thành tựu trên đây, trừ những thành tựu: nhu nhuyến, nhẫn và lạc, còn lại có thể so với những đức tánh Tăng bảo thường được tán thán, mà theo văn của Tập Dị và Pháp Uẩn như vầy: “Cụ túc diệu hành, chất trực hành, pháp tùy pháp hành, hòa kỉnh hành, tùy pháp hành”. <釋 n="800">293. Kiến lai kiến quả; Xem Tập Dị (No.1536, Đại 26, trang 402): hữu y kiến, hữu quả kiến. <釋 n="801">294 . Tương đương Pàli, M.115 Bahudhàtuka-sutta. Đối chiếu Pháp Uẩn 10 (No.1537, Đại 26 trang 501b - 505a). <釋 n="802">295. Bản Hán này và Pháp Uẩn tương đương. Bản Pàli, đây là lời Phật nói với các Tỳ-kheo. <釋 n="803">296. Pháp Uẩn và Pàli giống nhau về câu hỏi này: đến mức độ nào để được liệt vào loại ngu phu? <釋 n="804">297. Thị xứ phi xứ: trường hợp đúng và trường hợp sai. <釋 n="805">298. Nhân duyên, đây chỉ duyên khởi. Pàli: paỉiccasamuppada. <釋 n="806">299. Xem cht.4 trên. Pàli: thànàthànakusala (xứ phi xứ thiện xảo). <釋 n="807">300. Kiến đế nhân, đây chỉ vị Tu-đà-hoàn. <釋 n="808">301. Tứ phẩm, Pháp Uẩn: tứ chuyển. Pàli: Catuparivatto. <釋 n="809">302. Bản Hán, quyển 48. Tương đương Pàli, M.39. Mahà-Assapura-suttaư. Hán, tham chiếu, No.125 (49.8). <釋 n="810">303. Ương-kị quốc  một trong mười sáu nước lớn thời Phật. Pàli: Aíga. <釋 n="811">304. Mã ấp  một thị trấn của Ương-kị. Pàli: assapuraư nàma aígànaư nigamo. <釋 n="812">305. Mã lâm tự  không rõ. <釋 n="813">306. Mạng hành thanh tịnh, sinh hoạt, hay sự nuôi sống, thanh tịnh. Pàli: parisuddho àjìvo. <釋 n="814">307. Vị phẫn tránh cố  vì sự phẫn nộ và tranh cãi. Pàli: yatvàdhikaraịam enam…, do nguyên nhân gì mà… Trong bản Hán, adhikaraịa, nguyên nhân, được hiểu là sự tranh cãi. <釋 n="815">308. Thú hướng bỉ cố  Pàli: (akusalà dhammà) anvàssaveyyư, (các pháp bất thiện) có thể khởi lên (trôi chảy vào tâm). <釋 n="816">309. Chánh tri xuất nhập  Pàli: abhikkante paỉikkante saưpajànakàrì, tỉnh giác (biết mình đang làm gì) khi đi tới đi lui. <釋 n="817">310. Thiện quán phân biệt; Pàli: àlokite vilokite saupajànakàrì, tỉnh giác khi nhìn trước nhìn sau. <釋 n="818">311. Chánh thân chánh nguyện  Pàli: ujuư kàyaư paịidhàya, ngồi thẳng lưng. Bản Hán, paịidhàya, sau khi đặt để, được hiểu là paịidhàna: ước nguyện. <釋 n="819">312. Phản niệm bất hướng Pàli: parimukhaư satiư upaỉỉhapetvà, dựng chánh niệm ngay trước mặt (hệ niệm tại tiền). <釋 n="820">313. Tâm vô hữu tránh  Pàli: vigatàbhijjhena cetasà vharati, sống với tâm tư không tham lam. <釋 n="821">314. Tịnh dục  Pàli: nahàtaka, người đã tắm sạch. <釋 n="822">315. Tức chỉ →Pàli: samaịo…samitàassa honti pàpakà àkusalà dhammà, Sa-môn…, là những người đã đình chỉ các pháp ác bất thiện. Theo đây, từ samaịa (Sa-môn) được giải thích là do động từ sammati: ( làm cho) yên lặng, tónh lặng, tónh chỉ, đình chỉ. <釋 n="823">316. Viễn ly  Pàli: bràhmaịo…bàhitàssa honti pàpakà àkusalà dhammà, Bà-la-môn (bràhmaịa) là những người đã loại ra ngoài các pháp ác bất thiện. Theo đây, từ bràhmaịa được giải thích là do động từ bàheti, cự tuyệt, tránh xa, loại bỏ. <釋 n="824">317. Viễn ly  Pàli: àriyo…àrakàssa…, Thánh (àriya), là những người cách xa… Theo đây, àriya do trạng từ àrakà, cách xa. <釋 n="825">318. Tương đương Pàli, M. 40.Cùơa-Assapura-suttaư. <釋 n="826">319. Xem kinh 182 trên. <釋 n="827">320. Đạo tích Pàli: msàmicìpaịipadà, sự thực hành chân chính, chính xác, đạo chân chính. <釋 n="828">321. Hán: nhuế và  sân; những từ dễ lẫn lộn. Nhuế, Pàli: vyàpàda, sân hận hay thù nghịch, có ác ý muốn làm thiệt hại người. Sân, Pàli: kodha, nóng giận, phẫn nộ. <釋 n="829">322. Bất ngữ  Pàli: makkha, phú tàng, sự che giấu, đạo đức giả, ngụy thiện. <釋 n="830">323. Kết  Pàli: paơàsa, não hại, ác ý, thù nghịch muốn gây hại. <釋 n="831">324. Vô tàm  không biết tự thẹn. <釋 n="832">325. Vô quý  không biết thẹn với người. <釋 n="833">326. Tham chiếu Pàli: imesaư… samaịamalànaư samaịadosànaư samaịakasaỉànaư àpàyikànaư thànànaư duggativedaniyànaư appahànà na samaịasàmìcipaỉipadaư paỉipanno, những sự cấu uế của Sa-môn này, những khuyết điểm, những tà ác của Sa-môn này, dẫn đến chỗ thấp kém, cảm thọ ác thú; vì chưa dứt trừ chúng nên không có sự thực hành Chánh đạo của Sa-môn. <釋 n="834">327. Việt phủ  Pàli: mataja, một loại vũ khí nhọn hai đầu. <釋 n="835">328. Bản Hán, Sa-môn tật, ở trên nói là Sa-môn cấu. Có lẽ đây chép nhầm. <釋 n="836">329. Lai thượng xuất yếu; không rõ. Có lẽ ý nói dẫn đến sự xuất ly cao thượng hơn (Tham khảo Pàli, M. 49 tr. 326: ito ca panaóóaư uttari nissaraịaư natthi). <釋 n="837">330. Đoạn này giống đoạn cuối kinh 183 trên. <釋 n="838">331. Tương đương Pàli, M. 32.Mahà-Gosaíga-suttaư. Tham chiếu Hán, 125(37.3). <釋 n="839">332. Bạt-kì-sấu  xem cht. dưới. Xem kinh 142. <釋 n="840">333. Ngưu giác sa-la lâm → Pàli: Gosiígasàlavanadàya, một khu rừng ở gần Nàdika, xứ Vajjì, mà bản Hán âm là Bạt-kì-sấu: Vajjìsu, giữa những người Bạt-kỳ. <釋 n="841">334. Các đệ tử Thượng tọa nổi tiếng (abhióóàtehi abióóàtehi therehi sàvakehi): Tôn giả Xá-lê Tử (Sàriputta), Tôn giả Đại Mục-kiền-liên (Mahà-Moggakàna), Tôn giả Đại Ca-diếp (Mahà-Kassapa), Tôn giả Đại Ca-chiên-diên (Mahà-Kaccayàna, bản Pàli không kể), Tôn giả A-na-luật-đà (Anuruddha)ø, Tôn giả Ly-việt-đa (Revata), Tôn giả A-nan (Ànanda). <釋 n="842">335. Yển tọa  ngồi nơi chỗ vắng vẻ. Pàli: patisallàna. <釋 n="843">336. Nội hành chỉ  Pàli: ajjhattaư cetosamathànuyutto. <釋 n="844">337. Nên hiểu là “một ít cố gắng”. <釋 n="845">338. Chỉ Tỳ-kheo A-lan-nhã, tu theo hạnh chỉ sống trên rừng. Pàli: araóóaka. <釋 n="846">339. Hán: nhất tắc trụ nhất, hữu tri hữu kiến   Nghóa không rõ. Tập Dị (nt): hoặc ẩn hoặc hiện. Pàli: àvibhàvaư tirobhàvaư. <釋 n="847">340. Pàli: cittaư vasaư vatteti, no… cittassa vasena vatteti, (Tỳ-kheo chế ngự tâm chứ không phải bị tâm chế ngự). <釋 n="848">341. Hán: trú chỉ  Pàli: vihàrasamàpattiyà. Bản Hán, samàpatti (định, hay đẳng chí) được hiểu là samatha, chỉ. <釋 n="849">342. Hán: du hành  Pàli: viharati, trú ngụ hay sống (ở đâu); bản Hán này thường dịch là du hay du hành. <釋 n="850">343. Tương đương Pàli M.31 Cùơagosiíga-suttaư. <釋 n="851">344. Na-ma-đề-sấu  Pàli: Nadika, hay Natika, thuộc xứ Vajji, ở giữa Ketigàma và Vesali. Theo phiên âm bản Hán, mà tương đương Pàli có thể là Nadikesu, giữa những người Nadika, cho thấy đây là một bộ tộc thay vì một địa danh. <釋 n="852">345. Kiền-kì tinh xá  Pàli: Giójakàvasatha (Luyện ngõa đường), một tinh xá bằng gạch mà dân xứ Vajji cúng dường Phật. Du khách hay các du só cũng thường ghé ngụ tinh xá này. <釋 n="853">346. Xem chú thích kinh số 184 ở trước. <釋 n="854">347. Anurudha, Nandiya, Kimbila, cả ba đều dòng họ Thích, cùng xuất gia một lần khi Phật về thăm Ca-tì-la-vệ. <釋 n="855">348. Sai giáng an lạc trụ chỉ → Pàli: phàsuvihàro, sống an lạc thoải mái. Xem thêm kinh số 77, đoạn cuối. <釋 n="856">349. Trường Quỷ thiên  Pàli: Dìgho parajano yakkho, quỷ Dạ-xoa tên là Dìgha (dài). <釋 n="857">350. Tương đương Pàli, M. 47.Vimưsaka-suttaư. <釋 n="858">351. Câu-lâu-sấu, xem các kinh 177, 175. <釋 n="859">352. So Pàli: Vìmaưsakena bhikkhunà parassa cetopariyàyam àjànantena “Tỳ-kheo tư sát muốn biết tập tánh (cetopariyàyam) của người khác”. <釋 n="860">353. Cầu giải  Pàli: samannesanà. <釋 n="861">354. Đại ý: làm sao biết Như Lai có phải là Chánh đẳng giác hay không? <釋 n="862">355. Bản Pàli: nơi Như Lai. <釋 n="863">356. Pháp hỗn tạp, lẫn lộn cả tịnh và nhiễm. Pàli: vìtimissà cakkhusotavióóeyyà dhammà. <釋 n="864">357. Bản Hán, bỉ Tôn đoạn trước trong bản Pàli nói là Như Lai; bỉ Tôn ở đoạn này, Pàli nói: óattajjhàpanno àyasmà bhikkhu, “Tôn giả Tỳ-kheo nổi tiếng này”. <釋 n="865">358. Bản Pàli: tìm hiểu xem sự nguy hiểm có khởi lên cho Tôn giả hữu danh này không, và biết rằng không. <釋 n="866">359. Hán: lạc hành  Pàli: uparata, tịch tónh hay trấn tónh, tự kềm chế. <釋 n="867">360. Pàli: vitaràgattà kàme na sevati khayà ràgassà ti, không hành theo dục, vì đã ly dục, diệt tận dục. <釋 n="868">361. Thiện thệ, vi thiện thệ sở hóa  Pàli: ye ca tattha sugatà ye ca tattha duggatà, “những người ở nơi đó là hành phục (thiện hành) hay khốn nạn (ác hành)”. Sugatà, duggatà, những người hạnh phúc hay khốn nạn (thiện hành, ác hành), ở đây không phải là danh hiệu chỉ cho Đức Phật như thường gặp trong mười hiệu Phật. <釋 n="869">362. Nhân thực khả kiến do ăn mà được thấy (xuất hiện). Pàli: ye ca idhekacce àmisesu sandissati, một số người ở đây bị lôi cuốn theo vật dục. Bản Hán hiểu sandissati (bị lôi cuốn) là được thấy (khả kiến), do gốc động từ passati (thấy). <釋 n="870">363. Ngã bất tự tri  Pàli: nàyasmà taư tena avajànàti, Tôn giả ấy không vì vậy mà khinh bỉ người đó. <釋 n="871">364. Hán: tri đoạn  Pàli: abhióóàya. <釋 n="872">365. Bản Hán quyển 49. Tương đương Pàli M.112 Chabbisodhana-suttaư. <釋 n="873">366. Bản Pàli: n’eva abhinanditabbaư nappatikkositabbaư, không hoan hỷ cũng không phản đối. <釋 n="874">367. Hán: thạnh ấm  <釋 n="875">368. Nguyên Hán: giác  <釋 n="876">369. Lậu tận tâm giải thoát  Pàli: anupàdàya àsavehi cittaư vimuttaư, sau khi không chấp thủ, do vô lậu mà tâm được giải thoát. <釋 n="877">370. Vô quả  Pàli: abala, không có thế lực. Hình như theo bản Hán, aphala, thay vì abala. <釋 n="878">371. Tứ thực: đoàn thực thô tế, cánh lạc, ý niệm, thức;   Thức ăn vo nắm tức vật chất, thức ăn do xúc chạm, thức ăn do ý niệm và thức ăn do thức. Bản Pàli không đề cập. Tham khảo, S. II. pp.11-12, 98, M. I. p. 261: cattàro àhàrà… kabaliưkàro àhàro oơàriko và sukhume và, phasso dutiyo, manosaócetanà tatiyà, vióóàịaư catutthaư. <釋 n="879">372. Tứ thuyết: kiến, văn, thức (giác), tri Pàli: cattaro vohàrà… diỉỉhe diỉỉhavàdità, sute sutavàdità, mute mutavàdità, vióóàte vióóàtavàdità, bốn ngôn thuyết: đối với cái được thấy thì nói là cái được thấy, cái được nghe nói là cái được nghe, cái được cảm nói là cái được cảm, cái được nhận thức nói là cái được nhận thức. <釋 n="880">373. Hán: nội lục xứ  <釋 n="881">374. Tam thọ  ba bản Tống, Nguyên, Minh chép là “hai thọ”, ở đây thọ được hiểu là thủ, hay chấp thủ và có hai: dục thủ, kiến thủ. Hay ba thủ, thêm ngã ngữ thủ. <釋 n="882">375. Trong để bản: thức sử  Tống-Nguyên-Minh: chư sử Sử, trong bản Pàli: anusaya: tùy miên. <釋 n="883">376. Thân cọng hữu thức  hay hữu thức thân, thân tồn tại cùng với thức, hay là sở y cho thức hoạt động. Pàli: savióóàịaka kàya. <釋 n="884">377. Đoạn tri  có lẽ là đoạn biến tri. Phát Trí 2 (Đại 26, trang 924 c), “Thế nào là đoạn biến tri? Các tham đã vónh viễn bị đoạn trừ, sân và si vónh viễn bị đoạn trừ. Tất cả phiền não vónh viễn bị đoạn trừ”. Pàli: susamàhata. Nguyên đoạn này, Pàli: imasmiư ca-savióóàịake kàye bahiddhà ca-sabbanimittesu ahaưkàra-mamaưkàra-mànànusayà susamùhatà, ở trong các thân câu hữu với thức này và trong tất cả, tướng bên ngoài, mà hoàn toàn đoạn tuyệt ngã kiến, ngã sở kiến và mạn tùy miên. <釋 n="885">378. Vị phẫn tránh cố  vì sự phẫn nộ và tranh cãi. Pàli: yatvàdhikaraịam enam…, do nguyên nhân gì mà… Trong bản Hán, adhikaraịa, nguyên nhân, được hiểu là sự tranh cãi. <釋 n="886">379. Thú hướng bỉ cố  Pàli: (akusalà dhammà) anvàssaveyyư, (các pháp bất thiện) có thể khởi lên (trôi chảy vào tâm). <釋 n="887">380. Chánh thân chánh nguyện phản niệm bất hướng  Pàli: ujuư kàyaư paịidhàya, parimukhaư satiư upaỉỉhapetvà, giữ thân ngay thẳng; dựng chánh niệm để trước mặt. Trong bản Pàli, paịidhàya, “đặt để” trong bản Hán hiểu là paịidhàna, “ước nguyện”. <釋 n="888">381. Tương đương Pàli A.10.12.4 Ajita-sutta. <釋 n="889">382. Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường, xem các kinh số 118, 144, 154,v.v. Pàli: Pubbàràma Migàramàtu-pàsàda. <釋 n="890">383. A-di-na  Pàli: Ajita. <釋 n="891">384. Sa-môn Man-đầu  Pàli, Chính lời của Ajita nói: amhakam pandito nàma sabrahmacàrì, vị đồng phạm hạnh của chúng tôi thật sự là Paịđita (thông thái, trí tuệ; hay tên là Paịđita, Man-đầu?). <釋 n="892">385. Ngã hữu vô dư tri  <釋 n="893">386. Đoạn này và vấn đề liên hệ ở dưới, không có trong bản Pàli đối chiếu này, nhưng văn và nghóa chính xác, có thể thấy trong M.76 (trang 519). <釋 n="894">387. Trí tuệ sự  Pàli: Paịđitavatthùni, xem cht.4 trên. <釋 n="895">388. Tương đương Pàli M.117 Mahà-cattàrìsaka suttaư. <釋 n="896">389. Hữu tập hữu trợï  Pàli: sa-upanisa, cùng với sự thân cận, hay phương tiện, sa-parikkhàra cùng với sự hỗ trợ hay tư trợ. <釋 n="897">390. Hữu cụ  Bản Pàli không có từ tương xứng, nhưng nội dung tương đồng. Nghóa là một chi Thánh đạo này bao gồm bảy chi Thánh đạo còn lại. <釋 n="898">391. Nhờ bảy chi này làm phương tiện và hỗ trợ cho chánh định. <釋 n="899">392. Tâm đắc nhất  trạng thái tập trung vào một điểm. Pàli: cittassa ekaggatà, cũng dịch là tâm nhất cảnh tánh. <釋 n="900">393. Tồân cứ  Pàli: Okkalà Vessa-Bhanna, những người ở Ukkalà, Vassa và Bhanna, được coi như theo chủ trương vô nhân (ahetuvàda), vô tác (akiriyavàda), và vô sở hữu (natthikavàdà). Bản Hán đọc Ukkalà như là Ukkùla, ngồi chồm hổm. <釋 n="901">394. Tương đương Pàli, M.124.Cùơa-suóóatà-suttaư. <釋 n="902">395. Xem kinh 189 trên. <釋 n="903">396. Pàli: Sakkesu (…..) nagarakam nàma sakyànaư nigamo, giữa những người họ Thích, một thị trấn của họ Thích ca, tên là Nagaraka. <釋 n="904">397. Hành không  Pàli: suóóatàvihàra, không trụ, sự an trụ nơi tánh không, sống trong trạng thái không tánh. <釋 n="905">398. Hành chân thật không bất điên đảo. Pàli: Yathàbhuccà avipallatthà parisuddhà sunnatàvakkam. Thâm nhập không tánh, chân thật, thanh tịnh, không điên đảo. Bốn từ này ở đây được coi là đồng nghóa. <釋 n="906">399. Hán: niệm nhất vô sự tưởng  Pàli: araóóasaóóaư paỉicca manasi karoti ekattaư, duyên vào ý tưởng về khu rừng mà tác ý cái một. Duyên vào ý tưởng rừng mà tập trung trên một đối tượng duy nhất, nhất tánh. <釋 n="907">400. Bì bao  Pàli: daratha, bất an, buồn phiền. <釋 n="908">401. Vô lượng không xứ tưởng  Pàli: àkàsànaócàyatana-saóóà. <釋 n="909">402. Vô lượng thức xứ tưởng無 Pàli: vióóàịaócanàyatana-saóóà. <釋 n="910">403. Vô sở hữu xứ tưởng  Pàli: àkiócaóóàyatana-saóóà. <釋 n="911">404. Vô tưởng tâm định Pàli: animitta-cetosamàdhi (vô tướng tâm định). Bản Hán bỏ qua Phi hữu tưởng phi vô tưởng phi vô tưởng xứ (nevasaóóàsaóóàyàtana-saóóà) được đề cập trong bản Pàli. <釋 n="912">405. Bổn sở hành, bổn sở tư  Pàli: ayampi kho animoitto cetosamàdhi abhsaíkhato abhisaócetayito, vô tướng tâm định này là thắng hữu vi, được tư duy. Thắng hữu vi, thuộc hữu vi, vì những thù thắng, siêu việt hơn. Trong bản Hán, đọc là abhisaưkhàra (bổn sở hành hay thắng hành) thay vì là abhisaưkhata. Bổn sở tư (abhisaócetayita), ở đây hiểu là cái được tạo ra do tư niệm, tư sở tác. <釋 n="913">406. So Pàli: abhismkhatưm (….) aniccưm: thuộc về hữu vi, là vô thường. <釋 n="914">407. Pàli: kàyaư paỉicca-saơàyatanikaư jìvitapaccayà, duyên nơi thân với sáu xứ là điều kiện cho mạng tồn tại. <釋 n="915">408. Tương đương Pàli M.122 Mahà-suóóatà-suttaư. <釋 n="916">409. Xem các kinh 12, 100, 116. <釋 n="917">410. Gia-la-sai-ma Thích tinh xá →Pàli: Kàơakhemakassa Sakkassa vohàra, tinh xá của Kàlakhema, người họ Thích. <釋 n="918">411. Già-la Thích  Pàli: Ghaỉàya-sakkassa. <釋 n="919">412. Xem các chú thích trong kinh số 127. Pàli: sàmàyikà kantà cetovimutti. <釋 n="920">413. Xem các chú thích trong kinh số 172. Pàli: asàmàyika akuppà cetovimutti. <釋 n="921">414. Chỉ, được hiểu là khinh an. <釋 n="922">415. Đa hành không. Như kinh số 190 trên. <釋 n="923">416. Pàli: ajjhattameva cittaư saịỉhapetabbaư sannisàdetabbaư ekodi kàtabbaư samàdahàtabbaư, nội tâm cần an định, tónh chỉ, sự chuyên nhất và tập trung. <釋 n="924">417. Xem cht.7, kinh 190. <釋 n="925">418. Nghóa là sau khi chứng nhập Sơ thiền. Pàli nói: từ Sơ thiền đến Tứ thiền. <釋 n="926">419. Niệm, tức tầm, suy tầm hay toan tính. Có ba bất thiện tầm: dục tầm, nhuế tầm và hại tầm. Pàli: tayo akusala-vitkkà: kàma-vitakko, vyàpàda-vitakko, avihiưs-vitakko. Xem, D.33 Saígìtisuttanta. <釋 n="927">420. Không liên hệ đến mục đích của Thánh đạo. <釋 n="928">421. Pàli: cetovinìvaraịasappayà, tâm được cởi mở, không bị che đậy. <釋 n="929">422. Tiệm tổn  xem kinh 91 ở trước. <釋 n="930">423. Nguyên Hán: chí đáo có lẽ Pàli là abhikhaịaư (thường xuyên) ở đây hiểu là abhikkantaư (vượt lên). <釋 n="931">424. Pàli: abhikkhaịaư sakam cittam paccavekkhitabham, thường tự quán tâm, thường xuyên tự quán sát tâm mình. <釋 n="932">425. So Pàli: Atthi kho me imesu paócasu kàmaguịesu aóóatarasmiư và aónótarasmiư và àyatane upajjati cetaso samudàcàroti, trong tâm tư ta có phát sinh tập quán gì trong xứ này hay xứ kia trong năm công đức của dục? <釋 n="933">426. Ngũ thạnh ấm. <釋 n="934">427. Ngã mạn, Pàli: asmimàna, phức cảm về “Tôi hiện hữu” hay “Tôi là”. <釋 n="935">428. Vô thọ. <釋 n="936">429. Nhược hữu tùy đạo phẩm. <釋 n="937">430. Phiền sư, Pàli: àcariyùpaddava, bất hạnh, hay nguy hại cho thầy. <釋 n="938">431. Tứ tăng thượng tâm, ở đây chỉ Bốn tịnh lự hay Tứ thiền. <釋 n="939">432. Người thợ gốm bao giờ cũng phải nhẹ tay đối với ngói. Nhưng một vị Tôn sư không chỉ nuông chiều đệ tử. Như “đào sư tác ngõa” → Pàli: yathà kumbakàro àmake àmakamatte, như thợ gốm đối với đồ gốm chưa nung chín. <釋 n="940">433. Nghiêm cấp chí khổ  Pàli: niggayha niggayha, pavayha pavagha, khiển trách khiển trách, tán thán tán thán. <釋 n="941">434. Nhược chân thật giả, tất năng vãng giả  Pàli: yo sàro so thassati. <釋 n="942">1. Bản Hán, quyển 50. Tương đương Pàli, N.66 Laỉukikopama-suttaư. <釋 n="943">2. Ương-già Pàli: Anga, một trong mười sáu đại quốc phía đông Magadha, cách con sông Campa. Bản Pàli: Aígauttaràpesu. <釋 n="944">3. A-hòa-na 惒 Pàli: Àpana, một thị trấn ở trong Aíguttaràpa, một bộ phận của nước Aíga. <釋 n="945">4. Kiền-nhã  Pàli: Keniya; dịch là “Chúng tụ”, Phiên Phạn Ngữ 10 No.2130, Đại 54 tr.1041b). <釋 n="946">5. Trú kinh hành Pàli: divàvihàra, “an trú ban ngày” tức nghỉ ngày, hay nghỉ trưa, không phải kinh hành đi bộ. <釋 n="947">6. Quá trung thực  Pàli: divàvikàlabhojanam: ăn phi thời ban ngày. <釋 n="948">7. Vãng Tống-Nguyên-Minh: trú  <釋 n="949">8. Đọa thần →xẩy thai; Tống-Nguyên-Minh: đọa thân  <釋 n="950">9. Ma-ha-năng-già; Pàli: mahànàga. Bản Pàli: raóóo nàgo, con voi của vua. <釋 n="951">10. Hành xả Pàli: upadhipahànàya paỉipannaư, hướng đến đoạn trừ hữu dư y, thực hành để xả trừ sanh y (hữu y). <釋 n="952">11. Dục tương ưng niệm  Pàli: upadhipaỉisaưyuttà sarasaưkappà, những niệm tưởng và tư duy liên hệ chặt với sanh y. <釋 n="953">12. Bất trụ, ở đây nên hiểu là “làm cho không tồn tại”; Pàli: anabhàvaư gameti. <釋 n="954">13. Pàli: indriyavemattatà hi me… vidità, Ta nói, có sự sai biệt về căn tánh. <釋 n="955">14. Trì quán tốc diệt  Pàli: dandho… satuppàdo… namư khippameva pajahati, niệm khởi lên chậm nhưng bị đoạn tuyệt nhanh. <釋 n="956">15. Pàli: upadhi dukkhassa mùlan ti viditvà iti norupadhi hoti upadhisaưkhaye vimutto, sanh y là gốc rễ của khổ; sau khi biết như vậy, trở thành không sanh y, giải thoát với sự diệt tận của sanh y. <釋 n="957">16. Thực, đồng nghóa với duyên; xem kinh 52 trên. <釋 n="958">17. Tống-Nguyên-Minh: lạc trụ không Bản Cao-li: lạc trụ thất Pàli: sukhavihàra, an trú nơi lạc. <釋 n="959">18. Tâm lạc. Pàli: upekhàsukham, xả và lạc. <釋 n="960">19. Quá độ. Pàli: samatikkama, sự vượt qua. <釋 n="961">20. Tương đương Pàli, M. 21.Kakacùpamasuttaư. <釋 n="962">21. Mâu-lê-phá-quần-na  Pàli: Moliyaphagguna. <釋 n="963">22. Đạo thuyết  Pàli: avaịịanaư bhàsati, nói điều không tốt. <釋 n="964">23. Nguyên Hán: y gia → Pàli: gehasita. <釋 n="965">24. Đa sở tri thức chỉ người nổi tiếng. <釋 n="966">25. Nhất tọa thực  ngữ nguyên không rõ, nhưng ý nghóa: ăn một ngày một lần. Xem thêm cht.2, kinh 194 dưới. Pàli: ekàsana-bhojana. <釋 n="967">26. Nguyên Hán: sanh niệm hướng pháp thứ pháp. Pàli: satuppàdakaraịìyaư… bhikkhusu, cần khơi dậy chánh niệm nơi các Tỳ-kheo. <釋 n="968">27. Thiện thệ hànhNguyên-Minh: thiện du hành  <釋 n="969">28. Cư só phụ Bệ-đà-đề  Pàli: Vedehikà nàma gahapatànì. <釋 n="970">29. Tì danh Hắc  Pàli: Kàơì nàma dàsì. <釋 n="971">30. Ngũ ngôn đạo hay ngũ ngữ lộ (Xem Tập Dị 13, No.1536, Đại 26, tr.421c). Pàli: Paóca Vacanapathà. <釋 n="972">31. Bản Hán, quyển 51. Tương đương Pàli, M.65. Bhàddàli-suttaư. Tham chiếu, No.125 (49.7). <釋 n="973">32. Nhất tọa thực  Một ngày chỉ ăn một lần giữa ngọ, và trong một lần ấy cũng chỉ ngồi một lần, nếu có duyên sự gì phải đứng dậy nửa chừng thì không ngồi ăn trở lại. Đây là một trong sáu phép tịnh thực và cũng là một trong mười hai hạnh đầu đà. Xem thêm Luật Tứ Phần 14 (No.1428, Đại 22, tr.660). Xem cht.6, kinh 193. Pàli: ekàsanabhojana. <釋 n="974">33. Bạt-đà-hòa-lợi  Pàli: Bhaddàlì. <釋 n="975">34. Pàli nói: ăn một phần tại chỗ và một phần mang đi. Theo Luật Tứ Phần (sđd.,nt), trường hợp Tỳ-kheo bệnh, có thể ăn nhiều lần. <釋 n="976">35. Trong Luật tạng không thấy nói đến học giới Nhất tọa thực nhưng nói là Sát sát thực (Pàli: parampara-bhojana). <釋 n="977">36. Bất học cụ giới, xem cht.17 dưới. <釋 n="978">37. Văn giả thiết, trực tiếp dẫn lời của Bạt-đà-hòa-lợi. <釋 n="979">38. Câu giải thoát  hay Câu phần giải thoát. Pàli: ubhatobhàgavimutta. Xem kinh 195 sau. <釋 n="980">39. Pàli nói: ehi me tvam bhikkhu paíke sàíkamo hoti, “Tỳ-kheo, lại đây, làm cầu trên bùn cho Ta”. <釋 n="981">40. Tuệ giải thoát  Pàli: Paóóàvimutta, xem kinh 195 ở sau. <釋 n="982">41. Thân chứng  Pàli: kàyasakkhin, xem kinh 195 ở sau. <釋 n="983">42. Kiến đáo Pàli: diỉỉhipatta, xem kinh 195 ở sau. <釋 n="984">43. Tín giải thoát  Pàli: saddhàvimutta, nt. <釋 n="985">44. Pháp hành  hay tùy pháp hành. Pàli: dhammànusàrin, nt. <釋 n="986">45. Tín hành hay tùy tín hành. Pàli saddhàssussàrin, nt. <釋 n="987">46. Vô tín pháp tónh (hoặc, vô ái pháp tónh  vô tránh pháp tónh (hoặc)  Chưa rõ ý nghóa. Xem cht.2 đoạn dưới. <釋 n="988">47. Bất học cụ giới  Pàli satthusàsane sikkhàya aparipùrakàrì, sự học tập không đầy đủ trong giáo pháp của Tôn sư. <釋 n="989">48. Trong nguyên bản: hiện pháp lạc cư. <釋 n="990">49. Đối chiếu bản Pàli tassa tathàvùpakaỉỉhassa viharato satthàpi upavadati… devatàpi upavadanti, vị ấy trong khi sống viễn ly như vậy, nhưng Đạo sư chỉ trích,…, chư Thiên cũng chỉ trích. <釋 n="991">50. Minh đạt  hay minh, tức ba minh: Pàli: tisso vijjà. <釋 n="992">51. Ức túc mạng trí tác chứng minh đạt  hay túc mạng trí minh, hay túc trụ tùy niệm tác chứng minh; xem Tập Dị Môn Luận 6, Đại 26, tr.391a. Pàli: pubbenivàsànusatióàịaư vijjà. <釋 n="993">52. Sanh tử trí tác chứng minh đạt  hay tử sanh trí tác chứng minh; xem Tập Dị Môn, đd. nt. Pàli: sattànaư cutùpapàte óàịaư vijjà. <釋 n="994">53. Lậu tận trí tác chứng minh. Pàli: àsavànaư khaye óàịaư vijjà. <釋 n="995">54. Đương quán linh cửu trụ  Pàli: (…) upaparikkhatha (…) na khippameva vùpasameyyà ti, hãy tham cứu, chớ chấm dứt sớm. <釋 n="996">55. Hữu tín hữu ái hữu tónh (hay?); Pàli: (…) saddàmattakena vahati pemamattakena, (Tỳ-kheo ấy) tùng sự (Tăng) với một ít lòng tin, một ít yêu mến. Bản Hán nói thêm tónh, mà có thể là tránh chép nhầm. Đoạn này có thể hiểu: “Tỳ-kheo tuy phạm tọâi, nhưng còn một ít lòng tin, một ít thương yêu, và với một ít tranh chấp nhỏ”. <釋 n="997">56. Hỷ hảo pháp ”chuộng tốt”. Pàli: àsavaỉỉhàniyà dhammà, pháp được xác lập trên hữu lậu. <釋 n="998">57. Năm trường hợp pháp hữu lậu phát sanh trong Tăng chúng: có thịnh lợi, tăng lớn mạnh, có danh dự, có bậc kỳ túc được kinh trọng, và có học vấn cao. So sánh Pàli: saígho mahattaư patto… làbhaggaư patto… yasaggaư… bàhusaccau… rattaóóutaư… <釋 n="999">58. Thanh tịnh mã dư pháp  Pàli: àjàniyasusùpamaư dhamma- pariyàyư, pháp môn thí dụ lương mã (tuấn mã). <釋 n="1000">59. Tương đương Pàli, M.70.Kìỉàgiri-suttaư. <釋 n="1001">60. Ca thi quốc Pàli: Kàsi, một trong mười sáu đại quốc. Thủ phủ là Bàraịàsi. Trong thời Đức Phật, Kàsi được sát nhập với Kosala của vua Pasenadi. Kàsi là một trung tâm thương mãi và đông dân. <釋 n="1002">61. Du tại nhất xứ: không xác định địa điểm. <釋 n="1003">62. Nhật nhất thực  Pàli: ekabhattika; nhưng, bản Pàli tương đương: aóóatreva rattibhojianà bhuójàmi. Ta từ bỏ ăn đêm. <釋 n="1004">63. Ca-la-lại Pàli: Kìỉagiri. <釋 n="1005">64. A-thấp-bối Pàli: Assaji. (trùng tên với một người trong năm đệ tử đầu tiên của Phật). Phất-na-bà-tu  Pàli: Punabhasuka. Hai vị này dẫn đầu một nhóm Tỳ-kheo bất tuân ở tại Kìỉàgiri, đưa đến việc thiết lập một điều khoản quan trọng trong Giới bổn Tỳ-kheo. (Xem Tứ Phần Luật 5, No.1428, Đại 22, tr. 596c-599a). <釋 n="1006">65. Câu giải thoát tức Câu phần giải thoát Gọi là Cu phần vì có hai phần chướng, phiền não phần chướng và giải thoát phần chướng (xem Tập Dị Môn Luâïn 17, Đại 26 tr.436a). Pàli: Ubhatobhàgavimutta. <釋 n="1007">66. Thân xúc Tập Dị (đd.,nt.): Thân dó chứng  Pàli: santà vimokhà atkkama rùpe àruppà te kàyena phassitvà viharati, tịch tịnh giải thoát, vượt qua các sắc và vô sắc, sau khi thể nghiệm bằng thân, vị ấy an trụ. <釋 n="1008">67. Tuệ kiến, Pàli: paóóàya cassa divà, sau khi thấy bằng tuệ. <釋 n="1009">68. “Căn cứ vào sự chứng đắc diệt định mà thành lập thân chứng, tức là do thân chứng đắc diệt định vậy” (Cu-xá: 25, No.1558, Đại 29 tr.131b). <釋 n="1010">69. Cầu ư chư căn → Pàli: indriyàni samannayàmano, đang chế ngự các căn. <釋 n="1011">70. Hành tùy thuận trụ chỉ Pàli: anulomikàni senàsanàni paỉisevamano, đang sử dụng các thứ sàng tọa đúng quy định (một cách tùy thuận). <釋 n="1012">71. Kiến đáo  cũng gọi là kiến chí. Pàli: diỉỉhipatto. <釋 n="1013">72. Tức là bậc Thánh này căn cứ trên địa vị tùy pháp hành (xem dưới) chứng đắc Đạo loại trí, với sự bén nhạy của tuệ (Tập Dị đd., tr.435c Cu-xá đd., nt.). Pàli: paóóàya vodiỉỉhà honti vocarità, do tuệ mà quán sát và thấu triệt. <釋 n="1014">73. Câu-xá, đd.nt., căn cứ trên Tùy tín hành (xem dưới) mà chứng đắc Đạo loại trí, khả năng của tuệ không bén nhạy phải nương vào tín. <釋 n="1015">74. Pháp hành, hay tùy pháp hành “Với bản tánh nhiều tư duy phân tích, mà học về bốn Diệu đế, quán sát khổ đế (tuệ tăng thượng) rồi thấy rõ nhận thức về sự thật của khổ đế (nhân tăng thượng) như vậy là chứng bậc tùy hành pháp” (tóm tắt, Tập Dị đd. nt.). Pàli: dhammànusàri. <釋 n="1016">75. Pàli: (…)ø mattaso nijjhànaư khamanti, bằng vào tuệ mà chấp nhận sự lý giải hạn một cách hạn chế. <釋 n="1017">76. Hán: bình lượng Pàli: dhammà nijjhànaư khamanti, hoan hỷ chấp nhận pháp. <釋 n="1018">77. Pàli: paóóàya naư ativijjha passati, do tuệ mà thấy pháp ấy một cách tinh mật. <釋 n="1019">78. Tương đương Pàli: M.103.Sàmagàmasuttaư. Hán, biệt dịch No.85 Phật Thuyết Tức Tranh Nhân Duyên Kinh, Tống Thi Hộ dịch. <釋 n="1020">79. Bạt-kì  Xá-di  No.85: Xa-ma-ca tử tụ lạc. Pàli: Sakkesu viharti (…) Sàmagàme, là một ngôi làng của giòng họ Sakya. <釋 n="1021">80. Sa-di Châu-na Pàli: Cunda samaịuddesa. Được đồng với Mahà- Cunda em ruột ngài Sàriputta và đắc quả A-na-hàm trong lúc là Sa-di. <釋 n="1022">81. Ba-hòa Pàli: Pàvà, một thị trấn của bộ tộc Malla. Đoạn đường cuối cùng của Phật, đi từ Pàvà đến Kusinàrà và ngài dừng chân để nghỉ 25 lần trên đoạn đường ấy. <釋 n="1023">82. Ni-kiền danh Thân Tử Pàli: Nigaịỉha Nàỉaputta. <釋 n="1024">83. Ngài A-nan là Bổn sư của Châu-na. <釋 n="1025">84. Ni-kiền danh Thân Tử  Pàli: Nigaịỉha Nàỉaputta. <釋 n="1026">85. Bản Pàli: do ajihàjìva (tăng thượng hoạt mạng) và do adhipàtimokkha (tăng thượng giới bổn), tranh chấp các vấn đề liên hệ sinh hoạt và giới bổn, cả hai đều chỉ liên hệ đến giới luật. Bản Hán nói do cả giới, định, và tuệ. <釋 n="1027">86. Đạo và đạo tích. Pàli: magge và hi patipadàya, tranh chấp trong các vấn đề liên hệ Thánh đạo và sự tu tập Thánh đạo. <釋 n="1028">87. Có 18 tránh sự, theo các Luật tạng. Trong đây chỉ nêu 16. Hai điều thuyết và phi thuyết đề cập riêng. <釋 n="1029">88. Trong bản Hán: tát-vân-nhã  Pàli: sabbaóóu. <釋 n="1030">89. Khả văn nhi chỉ. Không rõ ý. Có lẽ, cần biết để dập tắt tranh chấp. <釋 n="1031">90. Sân não kết triền tức phẫn và hận. Pàli: kodhano upanàhi, phẫn nộ và oán hận. <釋 n="1032">91. Trong nguyên bản, bất ngữ kết  Xem cht.6, kinh 183. <釋 n="1033">92. Ác tánh bất khả chế  hoặc nói là ác tánh bất thọ nhân ngữ Tánh ương ngạnh không chịu nghe lời. Đoạn này tóm tắt, liệt kê các cặp kiết sử làm nguyên nhân cho đấu tranh, có thể xếp loại theo thuật ngữ thông dụng: Phẩn, hận; phú, não; tật, xan; cuồng, siểm; vô tàm, vô quý; ác dục, tà kiến. Xem thêm, đối chiếu kinh 98 trên. Xem giải thích Tập Dị 15 (No.1536, Đại tr.431a-b). <釋 n="1034">93. Chỉ tránh hay nói là diệt tránh pháp   Pàli: adhikaraịa-samathà. <釋 n="1035">94. Thuật ngữ theo Luật Tứ Phần: 1. Hiện tiền tì-ni (Pàli: sammukhàvinaya), 2. Ức niệm tì-ni (sativinaya), 3. Bất si tì-ni (amùơhavinaya), 4. Tự ngôn trị (paỉióóayà kàretabbaư), 5. Đa nhân ngữ (yebhuyyasikà), 6. Tội xứ sở (tassapàyikà), 7. Như thảo phú địa (tiịavatthàraka)ø. <釋 n="1036">95. Ưng dữ diện tiền chỉ tránh luật Xem cht.17 trên. <釋 n="1037">96. Ưng dữ ức chỉ tránh luật Xem cht.17 trên. <釋 n="1038">97. Ưng dữ bất si chỉ tránh luật  Xem cht.17 trên. <釋 n="1039">98. Ưng dữ phát lồ chỉ tránh luật  Xem cht.17 trên. <釋 n="1040">99. Ưng dữ quân chỉ tránh luật  Xem cht.17 trên. Quân luật “Luật áp dụng cho chính ngài”. Vì vị này khi bị hỏi tội, cứ nói loanh quanh, nên Tăng chúng phải chỉ định ngay tội danh: “Chính ngài đã phạm tội”. <釋 n="1041">100. Đoạn trên, bản Hán thiếu hai sự này. <釋 n="1042">101. Đoạn trên nói là khởi và không khởi. Khởi, hay cử tội, nêu tội Tỳ-kheo; tức khởi tố. <釋 n="1043">102. Nguyên bản: trì mẫu hay giỏi Ma-đắc-lặc-già (Pàli: Màtikà), chỉ Luận tạng. <釋 n="1044">103. Ưng dữ như khí phấn tảo chỉ tránh luật Xem cht.17 trên. <釋 n="1045">104. Trong bản, Thâu-la-chá thường nói là thâu-lan-giá. Cố ý phạm các tọâi Ba-la-di và Tăng-già-bà-thi-sa mà chưa thành tựu thì gọi là Thâu-lan-giá, thô tội. Pàli: thullavajja. <釋 n="1046">105. Ủy lao pháp thường được biết là sáu pháp hòa kỉnh hay lục hòa. Tập Dị 15 (No Đại 26.1536, tr.431b), gọi là sáu pháp khả hỷ. Pàli: cha sàràịiyà dhammà. <釋 n="1047">106. Pàli, tham chiếu Luật tạng, Mv. 9. 6. 1-8. Hán, tham chiếu, luật các bộ phái, Luật bộ, Đại 22-23. <釋 n="1048">107. Xem cht.2, kinh 37. <釋 n="1049">108. Ưu-ba-ly Pàli: Upàli. <釋 n="1050">109. Nguyên bản Hán: tác dị nghiệp thuyết dị nghiệp  <釋 n="1051">110. Xem kinh 196 trên. <釋 n="1052">111. Trong bản, trách số cũng nói là ha trách, tức khiển trách hay cảnh cáo. <釋 n="1053">112. Hạ trí có lẽ Luật Tứ Phần nói là y chỉ, bắt phục tùng giám hộ. <釋 n="1054">113. Hán: cử hay cử tội, thủ tục buộc tội Tỳ-kheo trước Đại chúng. <釋 n="1055">114. Hán: tẫn hay diệt tẫn, trục xuất khỏi Tăng. <釋 n="1056">115. Hành bất mạn Tứ Phần: hành Ma-na-đỏa, hay hành pháp ý hỷ, trong sám Tăng-già-bà-thi-sa. <釋 n="1057">116. Trị Tứ Phần: a-phù-ha-na, phép xuất tội Tăng-già-bà-thi-sa. <釋 n="1058">117. Tương đương Pàli, M.125. Dantabhùmi-suttaư. <釋 n="1059">118. Sa-di A-di-na-hòa-đề Pàli: Aciravato samaọuddeso, tân học Sa-môn Aciravata. <釋 n="1060">119. Vương đồng tử Kì-bà-tiên-na Pàli: Jayasena-Ràjakùmàra. <釋 n="1061">120. A-kì-xá-na Pàli: Aggivassana: có thể tên của một bộ tộc chớ không phải biệt danh của Tôn giả. <釋 n="1062">121. Bản Hán: địa, địa vị hay tình trạng; ý nghóa sẽ thấy sau. <釋 n="1063">122. Điều ngự Pàli: damma, được huấn luyện. Bản Pàli chỉ kể có ba: hatthidamma, huấn luyện voi, assadamma, huấn luyện ngựa, godamma, huấn luyện bò. <釋 n="1064">123. Trong bản Pàli, có hai con vật cần huấn luyện nhưng chưa được huấn luyện, và hai con vật cần huấn luyện đã được huấn luyện. <釋 n="1065">124. Đoạn này văn Hán hơi tối. Tham chiếu Pàli: api nu te adantàva dantakàraịaư gaccheyyuư, adantàva dantabhùmiư sampàpuịeyyuư, seyyathàpi te dve… sudantà suvinìtà’ti? “Những con chưa được huấn luyện này có thể làm công việc của con vật đã được huấn luyện, có thể đạt đến địa vị của con vật đã được huấn luyện, như hai con… đã được huấn luyện kỹ, đã được khéo khuất phục kia?” <釋 n="1066">125. Bản Hán hình như hiểu rằng có hai trường hợp có khả năng huấn luyện, và hai trường hợp tuyệt đối không khả năng. <釋 n="1067">126. Bản Hán: địa, địa vị hay tình trạng; ý nghóa sẽ thấy sau. <釋 n="1068">127. Xem cht.10 trên. <釋 n="1069">128. Bản Hán, quyển 54. Tương đương Pàli, M. 22. Alagadupama-suttaư. <釋 n="1070">129. A-lê-tra Pàli: Ariỉỉha. <釋 n="1071">130. Bổn già-đà-bà-lê Pàli: Gadhabàdhi-pubba. Trước kia là người huấn luyện chim ưng. <釋 n="1072">131. Chướng ngại hoặc nói chướng đạo pháp Pàli: anatàriyakà dhammà. Trường hợp này được ghi trong Luật tạng. Xem Tứ Phần Luật 17 (Đơn đề 68 và 69. No.1428, Đại 22, tr.682 và tt). <釋 n="1073">132. Xem thí dụ kinh 203 sau. <釋 n="1074">133. Ở đây được gọi là Tăng-già-bà-thi-sa, vì không chịu nghe Tăng can gián. Xem Tứ Phần Luật (sđd., nt). <釋 n="1075">134. Xem kinh 1 trên. <釋 n="1076">135. Để bản, bệ phiệt椑bè cỏ (?); Tống-Nguyên-Minh: bạc phiệt  bè liếp. Pàli: kulla, chiếc bè. <釋 n="1077">136. Kiến xứ Pàli: diỉỉhiỉỉhàna, cơ sở của kiến chấp. <釋 n="1078">137. Hán: diệc phi thị thần Pàli: na m’eso attà, cái đó không phải là tự ngã của tôi. <釋 n="1079">138. Bản Hán không kể hành. <釋 n="1080">139. Hán: kiến văn thức tri Pàli: diỉỉhaư sutaư mutaư vióóàtaư, cái được thấy, được nghe, được cảm giác, được nhận thức. <釋 n="1081">140. Hán: thử thị thần Pàli: so attà, đây là tự ngã. Xem cht.10 trên. <釋 n="1082">141. Pàli: siyà nu kho bhante asati bahiddhà asati paritassanà ti, có thể có cái gì không thật hữu ở bên ngoài mà khiến cho có sợ hãi? <釋 n="1083">142. Văn Hán đoạn này hơi tối nghóa. Tham khảo Pàli: ahu vata me, taư vata me natthi, chao ôi, nó (trước kia) đã là của tôi, (nay) thực sự không là của tôi. <釋 n="1084">143. Pàli:…ajjha ư asati…, không có thật ở bên trong. Xem cht.14 trên. <釋 n="1085">144. Thọ như thị sở khả thọ Pàli: taư attavàdupàdànàư upàdiyetha yaưsa…, các ngươi có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào (cố chấp quan điển hữu ngã) mà… <釋 n="1086">145. Y như thị khiến sở khả Pàli: taư bhikkhave diỉỉhinissayaư nissayetha yaưsa…, các ngươi có thể y chỉ sở y của kiến… <釋 n="1087">146. Nhân thần cố hữu ngã Bản Pàli không thấy đề cập. <釋 n="1088">147. Tâm trung sở hữu kiến xứ kết trước chư sử diệc bất khả đắc   <釋 n="1089">148. Độ tiệm Pàli: ukkhittapaligho, người đã dẹp các chướng ngại. <釋 n="1090">149. Quá tiệm Pàli: abbùhesiko, người đã nhổ lên cột trụ. <釋 n="1091">150. Phá quách 墎Pàli: saưkiịịaparikkho, người đã lấp hào. <釋 n="1092">151. Vô môn Pàli: niraggaơo, người đã tháo chốt cửa. <釋 n="1093">152. Thánh trí tuệ kính Pàli: ariyo oannaddhajo pannabhàro visaưyutto, vị Thánh đã hạ cờ, đã đặt gánh nặng xuống, đã thoát ly. <釋 n="1094">153. Nhân-đà-la Pàli: Inda, tức Thiên Đế Thích. <釋 n="1095">154. Y-sa-na Pàli: Ìsànà. <釋 n="1096">155. Như Lai thị Phạm, Như Lai thị lãnh, Như Lai bất phiền nhiệt, Như Lai bất dị  <釋 n="1097">156. Ngự vô sở thi thiết Pàli: venayiko Samano Gotamo, Sa-môn Cù-đàm, người dẫn đến chỗ hư vô. <釋 n="1098">157. Thi thiết đoạn diệt hoại. Pàli: ucchedaư vinàsaư vibhavaư paóóàpeti, chủ trương đoạn diệt, hoại diệt, phi hữu. <釋 n="1099">158. Còn một câu chót trong bản Hán: như thượng hữu dư  Không rõ ý. <釋 n="1100">159. Tương đương Pàli: M.38.Mahà-Taịhàsankhaya-sutta. <釋 n="1101">160. Trà-đế Kê-hòa-đa Tử嗏Sàti Kevaỉỉa Putta, con người đánh cá. <釋 n="1102">161. Chân thuyết Pàli: Phùta. Được hiểu là một thực thể, một sự hữu, một sinh vật. Trong văn mạch bản Hán, cần phải hiểu là “Một sự vật đang hiện hữu”. <釋 n="1103">162. Cát tường Pàli: mangala: có nghóa “cát tường” mà cũng có nghóa là ‘lê đàn’, ở đây nên hiểu theo nghóa sau. <釋 n="1104">163. Tương đương Pàli: A.8.43.Visàkhà-sutta. Biệt dịch No.87 Phật Thuyết Trai Kinh, Ngô, Chi Khiêm dịch; No.88 Ưu-ba-di Đọa-xá-ca Kinh, khuyết danh dịch; và 89 Phật Thuyết Bát Quan Trai Kinh, Lưu Tống, Trở Cừ Kinh Thanh dịch. <釋 n="1105">164. Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường Pàli: Pubbàràme Migàramàtupàsàde. <釋 n="1106">165. Lộc tử mẫu Tì-xá-khư 佉Pàli: Visàkhà Migàramàtà. <釋 n="1107">166. Nguyên Hán: Cư só phụ  <釋 n="1108">167. Phóng ngưu nhi trai  Pàli: gopàlakùposatha. <釋 n="1109">168. Ni-kiền trai  Pàli: Nigaịỉhùposatha. <釋 n="1110">169. Bỉ dụng thủ dục bất dữ nhi dụng phi thị dữ dụng   Câu này không hiểu muốn nói gì. No.87, có đoạn có thể đối chiếu lại không có ý nghóa quan hệ ngày hôm sau, vẫn gọi nhau (là cha mẹ, con cái…) như cũ. <釋 n="1111">170. Thánh bát chi trai  Pàli: atthaíga samannàgato upasatho hay ariyùposatha. <釋 n="1112">171. Bản Hán có sự nhầm lẫn. Giới bát quan trai có thể tự phát nguyện trong một ngày một đêm No.87 và bản Pàli cũng nói chỉ phát nguyện trong một ngày một đêm. Pàli: yàvajìvaư arahanto pàịàtipàtaư pahàya… ahaư pajja imaóca rattiư imaóca divasaư pàịtipàtaư pahàya…, A-la-hán trọn đời không sát sanh… tôi nay một ngày một đêm không sát sanh… <釋 n="1113">172. Câu chót này theo văn mạch bản Hán, phải hiểu lời kết của Phật. Nhưng theo bản Pàli nó nằm trong lời phát nguyện. Pàli: iminàpaígena arahantaư anukaromi uposatho ca me upavuttho, “Tôi noi gương A-la-hán với chi này, tôi sẽ thọ trì trai giới”. <釋 n="1114">173. Hán: Minh Hành Thành Vi. Pàli: vijjàcara-sampanno. <釋 n="1115">174. Đạo Pháp Ngự  bản Hán đọc Dhammasàrathi (người đánh xe của Đạo pháp) và lược bỏ purisa (con người). Phật hiệu theo Pàli: Purisadammasàrathi (vị đánh xe, hay hướng dẫn con người đã đươc huấn luyện): Điều ngự trượng phu. <釋 n="1116">175. Chúng Hựu  tức Thế Tôn. Pàli: Bhagavà. <釋 n="1117">176. Tư duy về Pháp bảo, đọc theo Pháp Uẩn (Đại 26, tr.462a) như vầy: “Phật Chánh pháp thiện thuyết hiện kiến, vô nhiệt, ứng thời, dẫn đạo, cận quán, trí giả nội chứng”. <釋 n="1118">177. Tư duy về Tăng bảo, theo Pháp Uẩn (sđd., nt.) như vầy: “Phật đệ tử, cụ túc diệu hành, chất trực hành, như lý hành, pháp tùy pháp hành, hòa kỉnh hành, ở trong tăng này có Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả. Như vậy tổng có bốn đôi tám lẻ Bổ-đặc-già-la. Phật đệ tử chúng giới cụ túc, ứng thỉnh, ứng khuất, ứng cung kính, vô thượng phước điền, thế sở ứng cúng”. <釋 n="1119">178. Tương-già 儴 Pàli: saưkha, vỏ sò hay xa-cừ. <釋 n="1120">179. Lưu-thiệu không rõ ngọc gì. <釋 n="1121">180. Bệ-lưu   không rõ ngọc gì. <釋 n="1122">181. Bệ-lặc   không rõ ngọc gì. <釋 n="1123">182. Tương đương Pàli: M.54.Potaliya-suttaư. <釋 n="1124">183. Ba-hòa-lị-nại viên (Pàli: Pàvàrikambavana). Bản Pàli nói: tại thôn Àpaịa, Anguttaràpa. <釋 n="1125">184. Thế gian ẩm thực  Pàli: Lokàmisupàdànà: Sự chấp thủ vật dục trần gian. <釋 n="1126">185. “Có giác có quán” là Sơ thiền, “giác quán đã dứt” là ở Nhị thiền. Ở đây không nói đến Sơ thiền. Pàli lược bỏ cả bốn thiền. <釋 n="1127">186. Tương đương Pàli. M. 26.Ariyapariyesana-suttaư. <釋 n="1128">187. A-di-la-bà-đề  Pàli: Aciravatì. Trong bản Pàli: Pubbakoỉỉhaka. <釋 n="1129">188. La-ma  Pàli: Rammaka. <釋 n="1130">189. Một vài chi tiết trong đoạn này không được mạch lạc. <釋 n="1131">190. Theo bản Pàli, đây là một am cốc (Rammakassa bràhmanassa assamo: thảo am của Bà-la-môn Rammaka) chứ không phải là nhà. <釋 n="1132">191. Thánh cầu  Pàli: ariyàpariyesanà. <釋 n="1133">192. Bệnh pháp  Pàli: byàdhidhamma. <釋 n="1134">193. Lão pháp Pàli: jaràdhamma. <釋 n="1135">194. A-la-la Già-la-ma  Pàli: Àơàra Kàlàma. <釋 n="1136">195. Uất-đà-la La-ma Tử  Pàli: Udduka Ràmaputta. <釋 n="1137">196. Nhữ phụ La-ma  đáng lẽ gọi là La-ma Tử, không hiểu tại sao ở đây lại nói như vậy. Bản Pàli cũng chỉ gọi Ràma (tên cha) thay vì gọi Uddaka hay Ràmaputta (tên con). <釋 n="1138">197. Tượng đỉnh sơn  Pàli: Gayàsisa. <釋 n="1139">198. Uất-bệ-la  Pàli: Uruvelà. <釋 n="1140">199. Tư-na  Pàli: Senà. <釋 n="1141">200. Ni-liên-thuyền  Pàli: Neraójarà. <釋 n="1142">201. Giác thọ, tức cây bồ-đề. <釋 n="1143">202. Định đạo phẩm pháp bản Pàli: akuppà me vimutti, sự giải thoát của Ta không dao động. <釋 n="1144">203. Nguyên bản Hán: pháp thứ pháp  Đoạn Pàli tương đương không có từ liên hệ, nhưng thông thường là dhammànudhamma. <釋 n="1145">204. Ba-la-nại, Tiên nhơn trụ xứ, Lộc giả uyển Pàli: Bàràịasi Isipatanaư Migadàyo. <釋 n="1146">205. Gia-thi đô ấp  không rõ ở đâu. <釋 n="1147">206. Ưu-đà  Pàli: Upaka. <釋 n="1148">207. Hán: khanh ư ngã  Pàli: àvusovàdena ca samudàcaranti, họ xưng hô với Ta là “àvuso” (Bạn, hay Hiền giả). <釋 n="1149">208. Tương đương Pàli: M.64.Mahà-Màluíkya-suttaư. <釋 n="1150">209. Ngũ hạ phần kết  Hạ phần, chỉ cho Dục giới, năm loại kết sử đưa đến sự tái sanh ở dục giới. Cũng gọi là Ngũ thuận hạ phần kết. Pàli: Paóc’orambhàgiyàni saưyojanàni. <釋 n="1151">210. Man Đồng tử  Pàli: Màluíkyàputta, con một đại thần của vua nước Kosala. Trước kia Tôn giả tu theo ngoại đạo. Sau tu theo Phật và chứng đắc A-la-hán. Kinh này tất nhiên được nói trước khi Tôn giả chứng A-la-hán. <釋 n="1152">211. Nguyên Hán: bỉ tính sử cố. Pàli: anusetvevassa kàmaràgànusayo, dục ái tùy miên tiêm phục nơi nó. Pàli dùng động từ anuseti (nằm ngủ, tiềm phục) nêu rõ ý nghóa phiền não được gọi là tùy miên (anusaya). <釋 n="1153">212. Dục sử  Pàli: kàmaràgànusayo, dục ái tùy miên. <釋 n="1154">213. Nhuế sử Pàli: vyàpàdànusayo, sân tùy miên. <釋 n="1155">214. Thân kiến sử  Pàli: sakkàyadiỉỉhànusayo, hữu thân kiến tùy miên. <釋 n="1156">215. Giới thủ sử  Pàli: sìlabbataparàmàsànusayo, giới cấm thủ tùy miên. <釋 n="1157">216. Nghi sử  Pàli: vicikicchànusayo, nghi tùy miên. <釋 n="1158">217. Thật  Pàli: sàra, vừa có nghóa chắc thật, vừa có nghóa lõi cây. <釋 n="1159">218. Nguyên Hán: sơn thủy, nước trên núi đổ xuống. Xem thí dụ về chiếc bè trong kinh 200 trên. <釋 n="1160">219. Hữu ngại tưởng; những nơi khác cũng trong bản Hán này, nói là hữu đối tưởng. Những tưởng tương ưng với nhãn thức thuộc sắc tưởng. Những tưởng tương ưng với bốn thức tiếp theo thuộc hữu đối tưởng, (giải thích của Pháp Uẩn 8, No.1537, Đại tr.488c). <釋 n="1161">220. Một vị đã diệt trừ năm hạ phần kết, sẽ không còn nguyên nhân để tái sanh (chấp thủ hay thọ) dục giới. <釋 n="1162">221. Tương đương Pàli: M.16.Cetekhila-suttaư. Tham chiếu Tập Dị Môn Luận 12 (No.1536, Đại 26 tr.416b-19c: “Ngũ tâm tài, và ngũ tâm phược”.) <釋 n="1163">222. Uế Tập Dị Môn Luận, sđd., nt.: Tài → cọc nhọn. Pàli: khìla <釋 n="1164">223. Phược  xem cht. 1 trên. Pàli: cetasovinibandha. <釋 n="1165">224. Bất khai ý, bất giải ý, ý bất tónh  Tập dị (sđd., nt.): Bất ngộ nhập, vô thắng giải, vô tịnh tín, Ý bất tónh  ý không ổn định, không tin tưởng. Pàli: nàdhimuccati na sampasìdati. <釋 n="1166">225. Tập Dị (sđd., nt.): “Đối với Đại sư mà cọc nhọn trong tâm chưa đoạn, chưa biến tri.” <釋 n="1167">226. Giáo  Trong bản Pàli, thứ ba, Saưghe kaíkhati, nghi ngờ Tăng, thứ tư, sikkhàya kaíkhati, nghi ngờ học giới. <釋 n="1168">227. Được hiểu là không có sự quyết tâm. <釋 n="1169">228. Nguyên Hán: tự phương tiện đoạn  <釋 n="1170">229. Dục định tâm thành tựu đoạn như ý túc  có thể dư chữ tâm, hoặc nói là Dục tam-ma-địa đoạn hành (hay thắng hành) (thành tựu thần túc). Thần túc thứ nhất xem kinh 86 trên. <釋 n="1171">230. Thành tựu tự thọ  với đầy đủ khả năng (?). <釋 n="1172">231. Bản Hán, quyển 57. Tương đương Pàli, M.77. Mahà-sakuludàyi-suttaư. <釋 n="1173">232. Khổng tước lâm Dị học viên  khu vườn cho các du só, rừng nuôi công. Pàli: Moranivàpa paribbàjakàràma. <釋 n="1174">233. Tiễn Mao Pàli: Sakuơudàyi, và kể thêm tên hai du só khác: Varadhara, Anugàra. <釋 n="1175">234. Súc sanh luận  Pàli: tiracchàna-kathà, luận bàn phiếm, vô ích. Đoạn kế kể các đề tài được nói là súc sanh luận. <釋 n="1176">235. Ưu-đà-di  tức tên gọi lược của Tiễn Mao; xem cht.3 trên. Pàli: Udàyi. <釋 n="1177">236. Học đường Pàli: Kutùhalasàla, nghị luận đường; chỉ nơi xảy ra cuộc thảo luận. <釋 n="1178">237. Ương-già Ma-kiệt-đà Pàli: Aíga-Magadhà, lúc này hai nước đang liên minh chính trị nên gọi chung như vậy. <釋 n="1179">238. Chúng đại phước điền: những người là ruộng phước lớn, thường chỉ chúng Tỳ-kheo, nhưng ở đây cũng chỉ cho nhóm ngoại đạo khác. <釋 n="1180">239. Phất-lan Ca-diếp, Pàli: Pùràịa-Kassapa và năm vị kế tiếp: Makkhali-Gosàla. Saójaya-Belaỉỉhiputta, Nigaịỉha-Nàtaputta, Pakudha-Kaccàyana, được mệnh danh là Lục sư ngoại đạo. Về chủ trương của họ, xem kinh Sa-môn quả, No.1 (27) và D. 2. <釋 n="1181">240. Yến tọa, ngồi nghỉ ngơi chỗ thanh vắng. <釋 n="1182">241. Để bản: Thánh lực  Tống-Nguyên-Minh: Thánh đao  <釋 n="1183">242. Bệ-la thực  Pàli:veơuvàhàra, thức ăn bằng trái cây veơuva, môt loại dưa (tên khoa học Aegle marmelos). <釋 n="1184">243. Câu-tha thực拘 kosàhàra, một bát cơm. <釋 n="1185">244. Pháp thanh tịnh, đây chỉ Giới bổn Tỳ-kheo, Pàli: Pàtimokkhuddesàya, để tụng giới bổn Pàtimokkha. <釋 n="1186">245. Vô thượng giới. Pàli: adhisìla, tăng thượng giới. <釋 n="1187">246. Vô thượng trí tuệ. Pàli: adhipaóóà, tăng thượng tuệ. <釋 n="1188">247. Vô thượngï tri kiến. Pàli: abhikkaantaóàịadassana, tri kiến siêu việt. <釋 n="1189">248. Tương đương Pàli: M.79.Cùơa-Sakuludàyi-sutta. <釋 n="1190">249. Toàn cả đoạn trên, giống kinh 208. <釋 n="1191">250. Tát-vân-nhiên  Pàli: sabaóóu, hoặc âm là tá-bà-nhã: vị Nhất thiết trí; người hay đấng Toàn trí. <釋 n="1192">251. Phiêu phong quỷ Pàli: Pamsupisàcaka, “quỷ bùn”, môt loại tì-xá-xà. <釋 n="1193">252. Pàli: ayaư paramo vaịịo ayaư paramo vaịịo ti, “sắc này là tối thượng, sắc này là tối thượng”. Sắc (vaịịa) ở đây có nghóa màu sắc hay màu da. <釋 n="1194">253. Thế Tôn, hối quá thử thuyết. Pàli: acchidaư Bhagavà kathaư, Thế Tôn đã cắt đứt vấn đề. <釋 n="1195">254. Hậu thế nhất hướng lạc  Pàli: ekantasukho loko, thế giới nhất hướng lạc. <釋 n="1196">255. Pàli: atthi àkàravatì paỉipadà… sacchikiriyàyàti, có đường lối có cơ sở để thực chứng bản thân. <釋 n="1197">256. Tạp khổ  Pàli: sukhadukkhì, vừa sướng vừa khổ. <釋 n="1198">257. Tương đương Pàli: M.80.Vekhannassa-suttaư. Biệt dịch No.90 Phật Thuyết Bệ-ma-túc kinh, Lưu Tống, Cầu-na-bạt-đà-la dịch. <釋 n="1199">258. Bệ-ma-na-tu  No.90 Bệ-ma-túc. Pàli: Vekhanassa paribbàjaka, thầy của Sakuludàyi. Sau khi Sakuludàyi bị khuất phục bởi Phật (xem kinh 208 trên) ông thân hành đến tìm hiểu sự thật. <釋 n="1200">259. Tối sắc; No.90: Hình sắc cực vô thượng diệu. Pàli: paramo vaịịo, “màu sắc là trên hết”. Có lẽ chủ trương phân biệt sắc tộc. Xem cht.5, kinh 208 trên. <釋 n="1201">260. Ca-chiên  Pàli: Kaccana, họ của Vekhanassa. <釋 n="1202">261. Ngũ dục công đức  No.90: ngũ tánh dục. Pàli: Paóca-kàmagunà, năm phẩm chất hay yếu tố của dục vọng, chứ không phải phẩm chất của năm thứ dục vọng. <釋 n="1203">262. No.90: Cận dâm, nhiễm trước. Pàli: Kàmùpasamhità rajanivà. <釋 n="1204">263. Dục lạc, dục lạc đệ nhất   Pàli: kàmehi kàmasukham; kàmasukhà kàmaggasukham tattha aggam akkhayàti, “do bởi các dục mà có lạc; từ lạc do dục ấy lạc dục tối thượng ấy được nói là tối thượng”. <釋 n="1205">264. Dị kiến dị nhẫn dị lạc dị dục dị ý  Pàli: aóóadiỉỉhena aóóakhantikena aóóarucikena aóóatrayogena aóóatràcariyakena, quan điểm dị biệt, tin tưởng dị biệt, sở thích dị biệt, sở hành dị biệt, tông sư dị biệt. <釋 n="1206">265. Tương đương Pàli: M.44.Cùơa-vedalla-suttaư. <釋 n="1207">266. Bản Pàli nói tại Ràjagaha, Veơuvana, Kalandakanivàpa. <釋 n="1208">267. Tì-xá-khư Ưu-bà-di 佉Trong bản Pàli: Visàkho upàsako, nam cư só Visàkha chứ không phải nữ cư só Visàkha. <釋 n="1209">268. Pháp Lạc Tỳ-kheo-ni  Pàli: Dhammadinnà bhikkhunì. Bà được xếp vào hàng những Tỳ-kheo-ni có tài biện thuyết. Trước kia bà là vợ của Visàkha ở Ràjigaha. Bản chữ Hán có thể nhầm Visàkha này với Visàkà, một nữ cư só hộ đạo nhiệt thành ngang Cấp Cô Độc. <釋 n="1210">269. Hiền Thánh. Pàli: ayye, “bạch Thánh ni!” <釋 n="1211">270. Tự thân  Pàli: sakkàya, hữu thân, hay “tát-ca-da”. <釋 n="1212">271. Ngũ thạnh ấm, hoặc nói là ngũ thủ uẩn. Pàli: paóca upàdànakkhandhà. <釋 n="1213">272. Tự thân kiến  cũng nói là hữu thân kiến, hay tát-ca-da tà kiến, có hai mươi trường hợp. Pàli: sakkàya-diỉỉhi. <釋 n="1214">273. Bất ngự Thánh pháp  Pàli: ariyadhamme avinìto. <釋 n="1215">274. Hán: hữu thọ  <釋 n="1216">275. Giác, quán, hỷ, lạc, nhất tâm; hay tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm hay tâm nhất cảnh tánh. Pàli: vitakka, vicàra, pìti, sukha, cittekaggatà. <釋 n="1217">276. Đoạn, theo trả lời đây là định. Pàli: samàdhi (định), samàdhinimittà (định tướng), samàdhiparikkhàra (định lực, định công hay tư trợ, tư cụ của định), samàdhibhavana (định tu, tu định). <釋 n="1218">277. Đắc nhất hay nói là tâm nhất cảnh tánh, hay tâm nhất thú tánh. Pàli: ekaggatà. <釋 n="1219">278. Tưởng tri  hay tưởng và thọ. Pàli: saóóà-vedayita. <釋 n="1220">279. Hán: giác  tức thọ, hay cảm thọ. Pàli: vedanà. <釋 n="1221">280. Hán: cánh lạc  Pàli: phassa. <釋 n="1222">281. Lạc cánh lạc sở xúc sanh  <釋 n="1223">282. Sử  kết sử, hay tùy miên. Pàli: anusaya. <釋 n="1224">283. Dục sử  hay tham dục tùy miên. Pàli: ràgànusaya. <釋 n="1225">284. Nhuế sử  hay sân tùy miên. Pàli: paỉighànusaya. <釋 n="1226">285. Vô minh sử  hay vô minh tùy miên. Pàli: avijjànusaya. <釋 n="1227">286. Hán: quân  Có thể nam, có thể nữ. Có sự bất nhất về phái tính nhân vật trong bản Hán. Pàli: avuso. <釋 n="1228">287. Tương đương Pàli. M.43.Mahà-vedalla-suttaư. Phần lớn, những vấn đề được thảo luận trong kinh, đối chiếu và xem chú thích ở kinh 210 trên. <釋 n="1229">288. Ma-ha Câu-hy-la  Pàli: Mahà-Koỉỉthika. <釋 n="1230">289. Thức thức, thị cố thuyết thức  Pàli: vijànàti vijànàtì’ti kho àvuso tasmà vióóàịan ti vuccati. <釋 n="1231">290. Pàli: labbhà ca panimesaư dhammànaư vinibbhujitvà vinibbhujitvà nànàkaraịaư paóóàpetun ti, có thể chăng sau khi phân tích rồi phân tích các pháp này mà giả thiết hành tướng sai biệt của chúng? <釋 n="1232">291. Pàli: paóóà kho àvuso abhióóatthà parióóatthà pahànatthà ti, trí tuệ có nghóa thắng tri, có nghóa biến tri, có nghóa đoạn trừ. <釋 n="1233">292. Đương lai hữu  Pàli: àyatiư punabbhavàbhimibbatti, sự tái sanh xảy ra trong tương lai. <釋 n="1234">293. Hành dị  Pàli: nànàgocaràni, có môi trường hoạt động sai biệt, sai biệt sở hành cảnh giới. <釋 n="1235">294. Tương đương Pàli, M.90.Kaịịakatthala-suttaư. <釋 n="1236">295. Uất-đầu-tùy-nhã  Pàli: Ujuóóà, một quận lî tại xứ Kosala. Phổ cức thích  Pàli: Kaịịakatthala, là vườn Nai trong quận này. <釋 n="1237">296. Câu-tát-la vương Ba-tư-nặc Pàli: Kosala-ràjan Pasenadi. <釋 n="1238">297. Hiền, Nguyệt  Pàli: Sakulà và Somà. Cả hai chị em đều là vợ của vua Pasenadi (Ba-tư-nặc), cũng là hai vị đệ tử nhiệt thành của Phật. <釋 n="1239">298. Bệ-lưu-la hay Tì-lưu-li. Pàli: Viđùđabha, con trai của Pasenadi, mà mẹ nguyên là một nữ tỳ trong dòng họ Thích. Sau này Viđùđabha, vì một mối thù só diện đối với họ Thích nên đã đem quân tàn sát cả họ. <釋 n="1240">299. Tưởng Niên Thiếu Cát Tường Tử Pàli: Saójaya-Àkàsagotta, tên một người Bà-la-môn, Đại thần của vua Ba-tư-nặc. <釋 n="1241">300. Nhất thời → Pàli: sakideva, trong một thời, một lúc, hay một lần; ngay trong một sát-na. <釋 n="1242">301. Sở thuyết như sư → không rõ cách nói này. Tham khảo Pàli: heturùpaư bhante bhagavà àha, saheturùpaư… àha, Thế Tôn nói có nguyên nhân, liên hệ đến nguyên nhân. Không hiểu do liên hệ âm vận như thế nào, bản Hán hiểu heturùpaư là “như sư”. Nếu dịch sát, có thể “như nhân” nghóa là, có hình thức luận lý. <釋 n="1243">302. Ngũ đoạn chi hay ngũ thắng chi, xem Tập Dị 13 (No.1536, Đại 26 tr.422-3). Pàli: paóca padhàniyanngàni. Bản Hán hiểu là pahàna, đoạn trừ, thay vì là padhàna, tinh cần. Xem D. 33. Saígìtisuttanta. <釋 n="1244">303. Đẳng thực đạo  Pàli: sama-vepàkiniyà. <釋 n="1245">304. Hán: hằng tự khởi ý  Có lẽ Pàli: thàmavant, kiên trì nỗ lực. <釋 n="1246">305. Đoạn hành  Pàli: padhàna, sự tinh cần hay chuyên cần. <釋 n="1247">306. Cuống, siểm. Pàli: saỉha, màyàvin, giảo hoạt và lừa dối hay. <釋 n="1248">307. Bốn điều ngự, hay bốn trường hợp huấn luyện, xem kinh 198 trên. Một ít chi tiết trong kinh trước và kinh này không thống nhất trong bản Hán. <釋 n="1249">308. Điều địa, ngự địa  Pàli: dantabhùmi, địa vị (của con vật) đã được huấn luyện. <釋 n="1250">309. Thọ ngự sự  Pàli: dantàkaraịaư gaccheyyuư, có thể làm công việc (của con vật) đã được huấn luyện. <釋 n="1251">310. Đoạn  Pàli: sammappadhàna, chánh cần, hay chân chánh tinh cần. <釋 n="1252">311. Trong bản Pàli: na kióci nànàkaraịaư vàdàmi yadidư vimuttiyà vimuttiư, Ta nói không có hành tướng sai biệt nào, tức là giải thoát này đối với giải thoát kia. <釋 n="1253">312. Bát-đầu-ma 鈢 thường Pàli tương đương là paduma (hoa sen đỏ), nhưng ở đây, trong bản Pàli: udumbarakaỉỉha, củi bằng gỗ cây udumbaraka, tức cây sung. <釋 n="1254">313. Hữu tránh  có tranh cãi hay tranh chấp. Pàli: savyàpajjhà, có não hại, sân hận. <釋 n="1255">314. Trong bản Pàli, đây là câu trả lời của Phật. <釋 n="1256">315. Tương đương Pàli, M.89.Dhammacetiya-suttaư. <釋 n="1257">316. Di-lũ-ly  Pàli: Medaơumpa. <釋 n="1258">317. Trường Tác  Pàli: Dìghakàryàịa, viên đại tướng tổng chỉ huy của vua Pasenadi. <釋 n="1259">318. Ấp danh thành  Pàli: Naígaraka. <釋 n="1260">319. Câu-lũ-xá  hay câu-lô-xá, số đo dài năm trăm cung, hay khoảng cách tiếng rống của một con bò. Bản Pàli: ba yojana, do-tuần. <釋 n="1261">320. Pháp tónh (bản Tống: ); Pàli: Dhammanvaya, tổng tướng của pháp, loại cú của pháp, mục đích thứ tự của pháp. Đây chỉ sự suy diễn dựa trên những chứng nghiệm thực tế. <釋 n="1262">321. Pàli: svàkkhato bhagavato dhammo suppaỉipanno sàvakasaígho, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo thực hành. <釋 n="1263">322. Đô tọa  Pàli: atthakaraịa, công đường, pháp đình, chỗ xử kiện. <釋 n="1264">323. Bạch pháo  <釋 n="1265">324. Bạch bệnh  Pàli: bandhukarogo, bệnh truyền nhiễm, (bệnh hoàng đản hay hoàng đậu?). <釋 n="1266">325. Vô vi vô cầu  Pàli: appossukka pannaloma, thoải mái vô tư. <釋 n="1267">326. Hộ tha thế, thực như lộc: paradavutte migabhùtena (…) sống do sự hỗ trợ của người khác, (…) như loài nai. <釋 n="1268">327. Tăng thượng tâm, hiện pháp lạc trụ: chỉ cho sự chứng đắc bốn tónh lự. <釋 n="1269">328. Tiên Dư, Túc Cựu  Pàli: Isidatta, Puràịa. <釋 n="1270">329. Pháp trang nghiêm  Pàli: dhammacetiya, linh miếu Pháp, tháp thờ phụng Chánh pháp. <釋 n="1271">330. Tương đương Pàli, M.88.Bàhitika-suttaư. <釋 n="1272">331. Tùng Xá-vệ xuất. Nói là ra khỏi, vì Đông viên (Pubbàràma) ở nên ngoài cửa đông của thành Xá-vệ. <釋 n="1273">332. Nhất-bôn-đà-lị  Pàli: Ekapuịdarìka, (Nhất bạch Liên hoa), được gọi như vậy, vì hai bên hông nó có những đốm trắng hình hoa sen trắng. <釋 n="1274">333. Thi-lị-a-trà  Pàli: Sirivaddha. <釋 n="1275">334. A-di-la-bà-đề (Pàli: aciravatì), từ trên lầu của vua Pasenadi có thể nhìn thấy con sông này. <釋 n="1276">335. Thân hành: kàyasamàcàra, hành vi của thân. Bản Pàli, câu hỏi nói: “Thân hành đáng bị khiển trách ấy là gì?” <釋 n="1277">336. Bản Pàli: những thân hành có hại (savyàpajjha). <釋 n="1278">337. Hán: sanh sắc bảo  Pàli: jàtarùpa. <釋 n="1279">338. Bệ-ha-đề  “dịch là chủng chủng thê, cũng nói là lụa”. (Phiên Phạn Ngữ 10, No.2130, Đại 54 tr.1051b). Pàli: bàhitikà, áo choàng, áo khoác ngoài. <釋 n="1280">339. Bản Pàli nói, cuộn vải do vua Ajàtasattu gởi tặng. Văn bản Hán có thể sót, vì câu nói không đủ nghóa. <釋 n="1281">340. Kiếp-bối, xem cth.15, kinh 61. <釋 n="1282">341. Tiệm học, xá-la, xá-la-ma-ni-ly  có lẽ phổ thông nói là Thức-xoa-ma-na, Sa-di và Sa-di-ni. Bản Pàli nói: sabrahmacàrìhi saưbhajissati, được phân chia cho các vị đồng phạm hạnh. <釋 n="1283">342. Tương đương Pàli. A.10.29 Kosala. <釋 n="1284">343. Thiên thế giới  Pàli: sahassadhà-loka = sahassìlokadhàtu. <釋 n="1285">344. Phất-vu-đãi  hay châu Đông thắng thân. Pàli: Pubbavideha. <釋 n="1286">345. Diêm-phù châu  Pàli: Jambudìpa. <釋 n="1287">346. Câu-đà-ni châu  Pàli: Godànìya. Hoặc nói: Aparagoyàna. <釋 n="1288">347. Uất-đan-việt châu  Pàli: Uttarkuru. <釋 n="1289">348. Tu di sơn Pàli: Sinerupabbata. <釋 n="1290">349. Thiên tứ Đại vương thiên  Có lẽ bản Hán chép nhầm, thay vì là Tứ thiên Đại vương, tức bốn ngàn vua cai trị bốn ngàn nước lớn trong loài người. Pàli: cattàri mahàràjasahassàni, bốn ngàn vị Đại vương. <釋 n="1291">350. Tứ thiên vương tử  Pàli: Càtummahàràjikà. <釋 n="1292">351. Tam thập tam thiên  hay Đao-lợi thiên. Pàli: Tàvatiưsa. <釋 n="1293">352. Thích Thiên Nhân-đà-la  tức Thiên Đế Thích. Pàli: Sakka devanam inda. <釋 n="1294">353. Diệm-ma thiên焰Pàli: Yàma. <釋 n="1295">354. Bản Thánh không có. Bản Pàli cũng không có. <釋 n="1296">355. Đâu-suất-đa  Pàli: Tusita. <釋 n="1297">356. Hóa lạc thiên  Pàli: Nimmànaratì. <釋 n="1298">357. Thiện hóa lạc thiên tử. Bản Pàli không kểù. <釋 n="1299">358. Tha hóa lạc thiên Pàli: Paranimmitavasavattì. <釋 n="1300">359. Tự tại thiên tử Bản Pàli không kể. <釋 n="1301">360. Phạm thế giới Pàli: Brahmaloka. <釋 n="1302">361. Bản Pàli chỉ nói gọn: Mahàbrahmà tattha aggam akkhàyati, ở đây Đại Phạm thiên được coi là cao nhất. <釋 n="1303">362. Hoảng dục thiên hay Quang âm thiên, xem cth.13, kinh 8 trên. <釋 n="1304">363. Ý sanh Pàli: manomaỳa. <釋 n="1305">364. Hỷ thực  Pàli: pìti-bhakkhà. <釋 n="1306">365. Tứ tưởng  Xem Tập Dị 6. (No.1536, Đại 16 tr.392a-b). <釋 n="1307">366. Chỉ các chúng sanh trên cõi Vô sở hữu xứ. <釋 n="1308">367. Bát trừ xứ  nhưng thường nói Bát thắng xứ  Pàli, aỉỉha abhibhàyatanàni (xem Tập Dị 19, No. 1536, Đại 26 tr.445b và tt). <釋 n="1309">368. Nguyên Hán: trừ dó tri, trừ dó kiến  Trong Tập Dị sđd., nt nói thắng tri thắng kiến (thấy siêu việt và biết siêu việt), và giải thích: đã đoạn trừ và siêu việt lục tham mà có thắng tri thắng kiến. <釋 n="1310">369. Thanh thủy hoa Tập Dị (sđd., nt): O-mạt-ca hoa, Umàpuppham (?). <釋 n="1311">370. Tần-đầu-ca-la Pàli: bandhujìvaka-puppha, loại hồng tàu. Bản Hán này có lẽ nhầm, vì loại hoa này màu đỏ, Tập Dị và bản Pàli đều nói hoa này trong thắng xứ màu đỏ. <釋 n="1312">371. Thập nhất thiết xứ hay biến xứ. Pàli: dasa kasiịàyatanàni. <釋 n="1313">372. Ngã vô, ngã bất hữu  trong bản Pàli, trường hợp này được gọi là: Ngoại y kiến xứù, là thi thiết thanh tịnh đệ nhất nghóa (paramatthavisuddhiư paóóàpenti). <釋 n="1314">373. Đệ nhất ngoại y kiến xứ, tối ý kiến xứ; tối thượng ngoại kiến xứ, hay nói rõ hơn: “Đây là tối thượng đối với quan điểm ngoại đạo” và kiến xứù cao nhất ở đây được coi như là đạt đến hữu ngã. <釋 n="1315">374. Trong bản Hán này, kiến xứù, hay quan điểm, cao nhất của ngoại đạo là đạt đến Bốn vô sắc xứ, khác với Pàli coi bốn vô sắc xứ này là thi thiết thanh tịnh đệ nhất nghóa. <釋 n="1316">375. Ư hiện pháp trung, tối thi thiết Niết-bàn  Pàli: aggam paramadiỉỉhadhammanibbànam paóóàpentànaư. <釋 n="1317">376. Nguyên Hán: lục cánh lạc xứ  <釋 n="1318">377. Hán: đoạn  hoặc nói là thông hành. Pàli: catasso paỉipadà. <釋 n="1319">378. Tập Dị, Pháp Uẩn: lạc trì thông hành. <釋 n="1320">379. Đặc tính của bốn tónh lự là hiện pháp lạc trú, và do đây mà tiến đến chứng đắc bốn Thánh quả, hoặc nhanh hoặc chậm. (Xem giải thích Phát Uẩn 3, No.1537, Đại 26 tr.465). <釋 n="1321">380. Từ đây trở xuống dịch theo phần hiệu đính cuối kinh, trong nguyên văn để bản không có, nhưng đã có giải thích “sự đoạn mà lạc chậm” hay lạc trì thông hành, thì ba thông hành kia tất nhiên cũng được giải thích. Bản Pàli chỉ nêu danh số, không có giải thích. <釋 n="1322">381. Tức khổ trì thông hành theo Tập Dị Môn Luận. Giải thích của Pháp Uẩn (đd): coi ngũ uẩn như là sự lăng nhục, thương tổn, bức thiết như gánh nặng, căn cứ trên đó mà quán sát nhàm tởm. Như vậy gọi là Khổ (…) thông hành (lược trích). <釋 n="1323">382. Đoạn, nói là thông hành, hay nói là đạo và đạo tích đều cùng một nghóa và cùng một nguồn gốc, cùng tương đương Pàli: paỉipadà. <釋 n="1324">383. Nên hiểu là: “Ta nói như vậy, giảng dạy như vậy”. <釋 n="1325">384. Bản Pàli nói: “Sa-môn Cù-đàm không giảng giải sự thấu hiểu về dục, (…) về sắc, (…) về thọ”. <釋 n="1326">385. Đoạn kết luận trên đây gần với bản Pàli, với một ít khác biệt (xem cth.43 trên), nhưng hoàn toàn khác nguyên văn trong để bản. Nguyên văn đó như vầy: (xem đoạn Lạc trì thông hành, và một câu lỡ dỡ về lạc tốc thông hành): “Nếu có người đoạn lạc dục. Hoặc có người tập pháp này không bao giờ thấy chán. Hoặc có người tập uống rượu không bao giờ thấy chán. Hoặc có người tập sự ngủ nghỉ không bao giờ thấy chán. Này Tỳ-kheo, đó là nói hoặc có người tập ba pháp này không bao giờ thấy chán, và cũng không thể đi đến chỗ diệt tận. Cho nên, các Tỳ-kheo hay thường xả ly ba pháp này, không thân cận chúng. Như vậy, các Tỳ-kheo hãy học như vậy. <釋 n="1327">386. Bản Hán, quyển 60. Tương đương Pàli, M. 87. Piyajàtika-suttaư. Hán, biệt dịch, No.91; No.125 (13.3). <釋 n="1328">387. Nguyên Hán: thị quách nhi  Bản Pàli: sambahulà akkhadhuta, một số đông những tay cờ bạc. <釋 n="1329">388. Mạt-lî  Pàli: Mallikà, vợ chánh cung của vua Pasenadi; bà là một nữ tại gia nhiệt thành và cũng là một phụ nữ gương mẫu. Bà thường thảo luận Phật pháp với vua Pasenadi, và thường thường nhà vua thua. <釋 n="1330">389. Na-lị-ương-già  Nàlijaígha, theo bản Pàli, không phải Ba-tư-nặc đích thân sai đi, mà chính Mạt-lî (hình như lén?) sai đi, để được hiểu rõ vấn đề. <釋 n="1331">390. Bệ-lưu-la, Pàli: Viđùđabha. Xem kinh 212 trên. <釋 n="1332">391. Thi-lị-a-trà  Pàli: Sirivađđha. Xem kinh 212 trên. <釋 n="1333">392. Nhất-bôn-đà-lị, Pàli: Ekapundirika. Xem kinh 214 trên. <釋 n="1334">393. Bà-di-lị đồng nữ  Pàli: Vajìrì-kunàri, công chúa, con gái độc nhất của Ba-tư-nặc và Mạt-lî, sau được gả cho vua A-xà-thế. <釋 n="1335">394. Vũ Nhật Cái  Pàli: Vàsabhà (Khattiyà), một nữ tỳ dòng họ Thích, được giả làm con gái của Ma-ha-nam và được gả cho Pasenadi, về sau sinh Tỳ-lưu-ly (Viđùđabha). <釋 n="1336">395. Tương đương Pàli, M. 52.Aỉỉhakanàgara-suttam. Hán, biệt dịch, No.92. <釋 n="1337">396. Ba-la-lị Tử thành Kê viên No.92: Ba-la-lê-phất-đô-lô, Kê viên. So Pàli: Pàỉaliputta, về sau là thủ đô của Magadha; Kukktàrama, khu vườn có lẽ ở Đông nam của Pàỉaliputta. Một tinh xá cùng tên ở tại Kosambì. <釋 n="1338">397. Đệ thập Cư só Bát thành  Pàli: Dasamo gahapati Aỉỉhaka-nàgaro, gia chủ Dasama, người thị trấn Aỉỉhaka. <釋 n="1339">398. Di hầu giang biên, cao lầu đài quán có lẽ một ngôi nhà sàn ở trong rừng Mahàvana gần Vesàli, được gọi là Kùỉàgarasàlà. Vì sông Di hầu không rõ tương đương Pàli, nhưng Sanskrit gọi là Markatà. <釋 n="1340">399. Dục pháp ái pháp lạc pháp tónh pháp ái lạc hoan hỷ   Pàli: teneva dhammaràgena tàya dhammanandiyà, do sự đam mê đối với pháp, do sự vui say đối với pháp. <釋 n="1341">400. Tức Bốn sắc giới thiền, Bốn vô lượng tâm và Bốn vô sắc định. <釋 n="1342">401. Cả hai bản Hán đều thí dụ bằng ngôi nhà cháy. Bản Pàli thí dụ một người đi tìm kho tàng. <釋 n="1343">402. Chiêu đề tăng  dịch nghóa là Thập phương tăng. Bản Pàli không có chi tiết này, nhưng tiếng Pàli tương đương là Catuddisàsaígha. <釋 n="1344">403. Không có Pàli tương đương. <釋 n="1345">404. Xem kinh 184, 185 trên, và nhiều kinh khác. <釋 n="1346">405. Xem kinh 184, và nhiều kinh khác. <釋 n="1347">406. Thánh ái giới, hay Thánh sở ái giới, giới được các Thánh hiền hâm mộ. <釋 n="1348">407. Tương đương Pàli, A.7.51.Avyàkata. Hán, biệt dịch, No.93. <釋 n="1349">408. Kiến  Pàli: diỉỉhigata, thường được dịch là kiến thú, xu hướng của kiến chấp. <釋 n="1350">409. Xả trí  chỉ những vấn đề thuộc bất khả thuyết. Xem ý nghóa, kinh 222 ở sau. Pàli avyàkàta, vô ký. <釋 n="1351">410. Nguyên Hán: thế hữu để, thế vô để世dịch sát: “thế gian có đáy hay không có đáy”. <釋 n="1352">411. Nguyên Hán: Như Lai chung, bất chung  <釋 n="1353">412. Tương đương Pàli: M.63.Cùơa-Màluíkyaputta-suttam. Hán, biệt dịch: No.94. <釋 n="1354">413. Xem cht.3, kinh 205 trên. <釋 n="1355">414. Xem cht.3, kinh 220 trên. <釋 n="1356">415. Nguyên Hán: thế hữu để vô để  Pàli: antavà loko ‘ti pi anantavà loko ’ti pi. <釋 n="1357">416. Nguyên Hán: Như Lai chung… bất chung  Pàli: hoti tathàgato paraư maraịnà, Như Lai tồn tại hay không sau khi chết? <釋 n="1358">417. Hán: nhất hướng thuyết  <釋 n="1359">418. Chá  một loại cây giống cây dâu, lá tằm ăn được. <釋 n="1360">419. Trong bản nói phiêu phương  các bản khác nói phiêu lăng, một loại chim? <釋 n="1361">420. Bất khả thuyết Pàli: abyakàta (vô ký), có mười bốn vấn đề bất khả thuyết, như trong kinh này đã kể. <釋 n="1362">421. Các giai đoạn tu tập tuần tự: số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ tổng tri và biệt tri: chuyên cần, quyết ý, vượt qua, nhổ sạch, hoàn toàn tónh chỉ. <釋 n="1363">422. Tham chiếu Pháp Uẩn Túc Luận 3 (Đại 26 tr.467c): khởi dục, phát cần, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. <釋 n="1364">423. Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần… đều được tu tập theo thứ tự từ tinh cần… <釋 n="1365">424. Xem kinh 86 trên. <釋 n="1366">425. Phi phẩm, nơi khác, cũng trong bản Hán này nói là Thú hướng xuất yếu (?).