<經 id="n25">KINH KHỞI THẾ NHÂN BỔN <章 id="521976576">KINH KHỞI THẾ NHÂN BỔN Hán dịch: Sa-môn Đạt-ma-cấp-đa, người Thiên Trúc, đời Tùy. <卷 id="521976577"> QUYỂN I Phẩm 1: CHÂU DIÊM-PHÙ Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Bà-già-bà ở thạch thất Ca-lợi-la tại thành Xá-la-bà-tất-đế. Bấy giờ, tại nơi ấy, có số đông Tỳ-kheo, sau khi thọ trai, cùng đến tụ họp ở giảng đường Ca-lợi-la. Sau khi an tọa, mọi người đều suy nghó rồi cùng nhau bàn luận: –Này các Trưởng lão, thật chưa từng có! Nay thế gian này, thiên địa, chúng sanh, chỗ ở, quốc độ, chuyển biến thành lập như thế nào? Và chuyển biến tan hoại như thế nào? Chuyển biến tan hoại rồi lại thành lập như thế nào? Chuyển biến thành lập rồi an trụ như thế nào? Khi ấy Đức Thế Tôn, một mình ở trong thạch thất yên tónh, với thiên nhó nghe khắp, thanh tịnh hơn người, nghe các Tỳ-kheo, sau khi thọ trai, tụ họp tại giảng đường Ca-lợi-la cùng bàn luận việc hy hữu như vậy. Thế Tôn nghe rồi, ngay sau buổi trưa hôm ấy, xuất thiền, ra khỏi thạch thất Ca-lợi-la, đi đến giảng đường; đến giảng đường rồi ở trước đại chúng Tỳ-kheo, theo lệ thường, trải tòa, ngồi thẳng an nhiên. Sau khi an tọa, Thế Tôn biết nhưng vẫn hỏi: –Này các thầy Tỳ-kheo, vừa rồi, các thầy tụ tập nơi đây bàn luận việc gì? Khi ấy các Tỳ-kheo đồng bạch Phật: –Bạch Đại Đức Thế Tôn, sau khi thọ trai, Tỳ-kheo chúng con cùng đến giảng đường Ca-lợi-la này tụ họp, bàn luận thế này: “Này các Trưởng lão, thật chưa từng có! Thế gian chuyển biến thành lập như thế nào? Chuyển biến tan hoại như thế nào? Thế gian chuyển biến tan hoại rồi thành lập như thế nào? Thế gian chuyển biến thành lập rồi an trụ như thế nào?” Bạch Đại Đức Thế Tôn, vừa rồi chúng con tập họp đến đây để bàn luận việc như vậy. Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Hay thay! Hay thay! Này các Tỳ-kheo, chỉ các thầy mới có khả năng tin và làm việc như pháp như vậy. Này chư Thiện nam tử, vì lòng tin, các thầy bỏ tục xuất gia, nếu các thầy thường tập trung ngồi lại với nhau và bàn luận việc như pháp như vậy, thì đó là việc bất khả tư nghì. Này các thầy Tỳ-kheo, khi các thầy ngồi lại với nhau, nên tu hai thứ pháp này để tự tạo sự nghiệp cho mình: hoặc là bàn luận pháp nghóa, hoặc là Hiền thánh mật nhiên, chẳng sanh lười biếng, kiêu mạn. Nếu có thể làm được điều đó, thì các thầy mới nên nghe Như Lai nói về ý nghó: Thế gian chuyển biến thành lập, thế gian chuyển biến tan hoại, thế gian chuyển biến tan hoại rồi thành lập; thế gian chuyển biến thành lập rồi an trụ. Khi Đức Phật dạy như vậy rồi, các Tỳ-kheo bạch: –Bạch Đại Đức Thê Tôn, nay đã đúng lúc! Bạch Thiện Thệ, nay đã đúng lúc! Nếu Phật Thế Tôn vì Tỳ-kheo chúng con mà giảng thuyết nghóa này thì sau khi nghe Thế Tôn dạy, chúng con sẽ theo đó mà phụng trì. Lúc bấy giờ Phật bảo các Tỳ-kheo: –Này các thầy Tỳ-kheo, hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Hãy suy nghó chính chắn! Ta sẽ vì các ông lần lượt giảng thuyết. Khi ấy các Tỳ-kheo đồng bạch Phật: –Bạch Thế Tôn, chúng con rất muốn nghe. Phật dạy các Tỳ-kheo: –Này các Tỳ-kheo, như mặt trời, mặt trăng ở tại một chỗ mà chiếu sáng bốn cõi thiên hạ, bấy giờ tại bốn chỗ thiên hạ đều có cả ngàn mặt trời, mặt trăng. Này chư Tỳ-kheo, đó gọi là một ngàn thế giới. Này chư Tỳ-kheo, trong ngàn thế giới, có ngàn mặt trăng, ngàn mặt trời, ngàn núi chúa Tu-di, bốn ngàn châu nhỏ, bốn ngàn châu lớn, bốn ngàn biển nhỏ, bốn ngàn biển lớn, bốn ngàn dòng giống Rồng, bốn ngàn dòng giống Rồng lớn, bốn ngàn dòng giống Kim sí điểu, bốn ngàn dòng giống Kim sí điểu lớn, bốn ngàn dòng giống chốn ác đạo, bốn ngàn dòng giống chốn ác đạo lớn, bốn ngàn tiểu vương, bốn ngàn đại vương, bảy ngàn các giống cây lớn, tám ngàn các loại núi lớn, mười ngàn các loại địa ngục lớn, một ngàn vua Diêm-ma-la, ngàn châu Diêm-phù, ngàn Cù-đà-ni, ngàn Phất-bà Thiên vương, ngàn trời Tam thập tam, ngàn trời Dạ-ma, ngàn trời Đâu-suất-đà, ngàn trời Hóa lạc, ngàn trời Tha hóa tự tại, ngàn trời Chư-ma-la, ngàn trời Phạm thế. Chư Tỳ-kheo, ở trong cõi Phạm thế kia, có một Phạm chủ, oai lực rất mạnh, không ai hàng phục được, thống nhiếp ngàn Phạm tự tại vương, nói: “Ta có khả năng tạo tác, gọi ta là cha, ta tự tạo ra các sự vật”. Vị ấy nói những lời kiêu ngạo như vậy, rồi liền sanh ngã mạn. Như Lai không như vậy. Vì sao? Vì tất cả thế gian kia, mỗi pháp đều tùy theo nghiệp lực mà hiện khởi, thành lập. Chư Tỳ-kheo, ngàn thế giới nhỏ này, giống như búi tóc, gọi là một tiểu thiên thế giới. Chư Tỳ-kheo, một tiểu thiên thế giới như búi tóc như vậy, gọi đó là bậc hai – trung thiên thế giới. Chư Tỳ-kheo, một ngàn trung thiên thế giới ở bậc hai như vậy, gọi là đại thiên thế giới. Ba ngàn lần thế giới như vậy, gọi là tam thiên đại thiên thế giới. Chư Tỳ-kheo, tam thiên đại thiên thế giới này đồng thời thành lập; đồng thời thành lập rồi thì lại tan hoại; đồng thời tan hoại rồi thì trở lại thành lập; đồng thời thành lập rồi thì an trụ. Như thế, thế giới xoay vần thiêu hủy gọi là bại hoại; xoay vần thành lập gọi là thành tựu; xoay vần an trụ, gọi là an lập. Đó là nơi ở của chúng sanh, một cõi Phật vô úy. Chư Tỳ-kheo, đại địa ấy dày bốn mươi tám vạn do-tuần, chung quanh rộng vô biên. Chư Tỳ-kheo, đại địa ấy trụ ở trên nước; nước trụ trên gió, gió nương hư không. Chư Tỳ-kheo, phía dưới đại địa ấy, có một lớp nước, dày sáu mươi vạn do-tuần, chung quanh rộng vô biên. Dưới lớp nước ấy, có một lớp gió dày ba mươi sáu vạn do-tuần, chung quanh rộng vô biên. Chư Tỳ-kheo, nước biển lớn ấy sâu vô cùng, sâu tới tám vạn bốn ngàn do-tuần, chung quanh rộng vô biên. Chư Tỳ-kheo, núi chúa Tu-di phần chìm trong biển là tám vạn bốn ngàn do-tuần, phần nhô khỏi mặt biển cũng cao tám vạn bốn ngàn do-tuần. Chư Tỳ-kheo, núi chúa Tu-di, mặt đáy bằng phẳng, phần dưới bám chặt trên bánh xe vàng lớn. Chư Tỳ-kheo, núi chúa Tu-di ấy ở trong biển lớn, dưới hẹp, trên rộng, càng lên càng rộng ra, ngay thẳng chẳng lồi lõm, thân lớn, vững chắc, đẹp đẽ lạ thường, lạ mắt, ưa xem, bốn báu hiệp thành, đó là vàng, bạc, lưu ly, pha lê; có các loại cây tốt tươi, tỏa ra các mùi thơm, mùi thơm bay xa, xông khắp các núi, là chốn dừng chân của nhiều chúng Thánh hiền, và chư Thiên thần đại oai đức thắng diệu. Chư Tỳ-kheo, ở phần trên của núi chúa Tu-di, bốn phương có bốn ngọn, ngọn vươn cao ở bốn phía, mỗi ngọn cao bảy trăm do-tuần, đẹp đẽ khả ái, do bảy báu tạo thành, là nơi được trang trí bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não; núi uốn cong trên mặt biển. Chư Tỳ-kheo, phía dưới núi Tu-di có ba bậc, trú xứ của chư thần. Tầng bậc thấp nhất cao rộng sáu mươi do-tuần; có bảy lớp tường thành, bảy lớp lan can, bảy lớp dây chuông, lại có bảy lớp cây Đa-la ngay ngắn khả ái, bao bọc chung quanh. Cây ấy được tạo thành bằng bảy báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não. Các tường vách đều có bốn cửa, mỗi cửa ấy đều có bờ lũy, lầu gác, mái hiên, tháp canh, cung điện, hành lang, vườn cây, cùng các ao hồ đầy đủ trang nghiêm. Trong ao có hoa đẹp, đủ loại hương thơm; có đủ tất cả các loại cây, đủ các loại cành lá, các loại hoa quả, cũng phát ra các mùi thơm ngào ngạt. Lại có các loài chim hót ca, âm thanh vi diệu hòa quyện vào nhau, hòa nhã thánh thót. Tầng bậc kế tiếp của núi, cao rộng bốn mươi do-tuần, được trang nghiêm bằng bảy vòng tường thành, lan can, dây chuông, hàng cây Đa-la bằng phẳng, ngay ngắn, khả ái bao quanh, cũng được trang trí bằng bảy báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não; cũng có đầy đủ các thứ cửa ngõ, lầu gác, đài, điện, vườn, ao, cây có quả và các loài chim. Tầng bậc trên cùng của núi, cao rộng hai mươi do-tuần, cũng có bảy lớp tường thành cho đến các loài chim, phát ra âm thanh vi diệu. Chư Tỳ-kheo, ở tầng bậc dưới của núi, có vị Dạ-xoa tên là Bát thủ ở; tại tầng bậc giữa, có các vị Dạ-xoa tên là Trì phát; tầng trên có các vị Dạ-xoa tên là Thường túy. Chư Tỳ-kheo, giữa triền núi Tu-di rộng bốn vạn hai ngàn do-tuần, có cung điện của Tứ đại thiên vương. Chư Tỳ-kheo, phần trên núi Tu-di có các cung điện của chư Thiên Tam thập tam, nơi ở của Đế-thích. Trên cõi trời Tam thập tam, có cung điện của chư Thiên Dạ-ma; trên trời Dạ-ma một tầng, có cung điện của chư Thiên Đâu-suất-đà; trên trời Đâu-suất-đà một tầng, có cung điện của chư Thiên Hóa lạc; trên trời Hóa lạc một tầng, có cung điện của chư Thiên Tha hóa tự tại; trên trời Tha hóa tự tại một tầng, có cung điện của chư Thiên Phạm thân; ở khoảng giữa trời Tha hóa tự tại và Phạm thân, có các cung điện của ma Ba-tuần; ở phía trên trời Phạm thân, có trời Quang âm; phía trên trời Quang âm, có trời Biến tịnh; phía trên trời Biến tịnh, có trời Quảng quả; phía trên trời Quảng quả, có trời Bất thô; khoảng giữa trời Quảng quả và trời Bất thô, có các cung điện là chỗ ở của chúng sanh Vô tưởng; ở phía trên trời Bất thô, có trời Bất não; phía trên trời Bất não, có trời Thiện kiến; phía trên trời Thiện kiến, có trời Thiện hiện; phía trên trời Thiện hiện là cung điện của chư Thiên A-ca-ni-trá. Chư Tỳ-kheo, trên trời A-ca-ni-trá, lại có chư Thiên Vô biên hư không xứ, Vô biên thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Các nơi này đều được gọi là trú xứ của chư Thiên. Chư Tỳ-kheo, nơi chốn như vậy, ranh giới như vậy là chỗ ở của chúng sanh. Chúng sanh ấy, hoặc đến, hoặc đi, hoặc sanh, hoặc diệt đều nằm trong giới hạn ấy. Trong thế giới đó, các loài chúng sanh có sanh, già, chết đều rơi vào đó. Chúng ở trong đường sanh hóa như vậy, đến bây giờ không ra khỏi. Cho nên gọi thế giới Ta-bà là cõi Vô úy. Ngoài ra, tất cả thế giới khác cũng giống như thế. Chư Tỳ-kheo, phía Bắc của núi chúa Tu-di có châu tên là Uất-đa-la-cứu-lưu. Cõi ấy dài rộng mười ngàn do-tuần, bốn phía bằng phẳng; khuôn mặt của người ở cõi ấy giống như hình trái đất. Chư Tỳ-kheo, phía Đông của núi chúa Tu-di, có châu tên là Phất-bà-tùy-đề-hạ. Cõi ấy dài rộng chín ngàn do-tuần, tròn như trăng tròn; khuôn mặt của người ở cõi ấy cũng giống như trái đất. Chư Tỳ-kheo, phía Tây núi chúa Tu-di, có châu tên là Cù-đà-ni. Cõi ấy dài rộng tám ngàn do-tuần, hình dáng như nửa mặt trăng, khuôn mặt của người ở cõi ấy lại giống như trái đất. Chư Tỳ-kheo, phía Nam núi chúa Tu-di, có châu là Diêm-phù-đề. Cõi ấy dài rộng bảy ngàn do-tuần, phía Bắc rộng, phía Nam hẹp, hình dạng như cái hòm xe. Khuôn mặt của người ở cõi ấy cũng giống như trái đất. Chư Tỳ-kheo, mặt bắc núi chúa Tu-di do vàng trời tạo thành, chiếu sáng châu Uất-đa-la-cứu-lưu; mặt Đông do bạc trời tạo thành, chiếu sáng châu Phất-bà-tỳ-đề-ha; mặt Tây do pha lê trời tạo thành, chiếu sáng châu Cù-đà-ni; mặt Nam do lưu ly xanh cõi trời tạo thành, chiếu sáng châu Diêm-phù-đề này. Chư Tỳ-kheo, châu Uất-đa-la-cứu-lưu có một đại thọ gọi là Am-bà-la, thân to bảy do-tuần, phần ăn sâu dưới đất là hai mươi mốt do-tuần, phần vượt lên cao là một trăm do-tuần, cành lá phủ che năm mươi do-tuần. Chư Tỳ-kheo, châu Phất-bà-tỳ-đề-ha có một đại thọ gọi là Ca-đàm-bà-phất, thân to bảy do-tuần, phần ăn sâu dưới đất là hai mươi mốt do-tuần, phần vượt lên cao là một trăm do-tuần, cành lá che phủ năm mươi do-tuần. Chư Tỳ-kheo, châu Cù-đà-ni có một đại thọ gọi là Chấn-đầu-ca, thân to bảy do-tuần… cho đến cành lá phủ năm mươi do-tuần. Dưới cây ấy có một con trâu đá, cao một do-tuần. Do nhân duyên này nên gọi là châu Cù-đà-ni. Chư Tỳ-kheo, châu Diêm-phù-đề ấy có một đại thọ gọi là Diêm-phù, thân to bảy mươi do-tuần… cho đến cành lá bao phủ năm mươi do-tuần. Dưới cây ấy có khối vàng Diêm-phù-đàn cao hai mươi do-tuần; vì vàng sanh ra từ dưới cây Diêm-phù cho nên gọi là Diêm-phù-đàn; và do đó có tên là vàng Diêm-phù-đàn. Chư Tỳ-kheo, chỗ ở của loài Rồng và loài Kim sí điểu có một đại thọ tên là Câu-tra-dư-ma-lợi-hòa, thân to bảy do-tuần… cho đến cành lá che phủ năm mươi do-tuần. Chư Tỳ-kheo, chỗ ở của A-tu-la có một đại thọ tên là Tu-chất-đà-la-ba-tra-la, thân to bảy do-tuần… cho đến cành lá che phủ năm mươi do-tuần. Chư Tỳ-kheo, trời Tam thập tam có một đại thọ tên là Ba-lợi-cù-tỷ-đà-la, thân to bảy do-tuần, phần ăn sâu xuống đất hai mươi mốt do-tuần, phần vượt lên cao là một trăm do-tuần, cành lá che phủ năm mươi do-tuần. Chư Tỳ-kheo, dưới núi Tu-di, kế đến có núi tên là Khư-đề-la-ca, cao bốn vạn hai ngàn do-tuần, trên rộng cũng vậy, ngay thẳng khả ái, do bảy báu hợp thành, đó là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não. Chư Tỳ-kheo, khoảng giữa hai núi Tu-di và Khư-đề-la-ca ấy rộng tám vạn bốn ngàn do-tuần, bao bọc chung quanh là vô số các loài hoa: Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca, Tao-kiền-đề-ca che phủ khắp sông hồ. Chư Tỳ-kheo, ngoài núi Khư-đề-la-ca, kế đến có núi tên là Y-sa-đà-la, cao hai vạn một ngàn do-tuần, trên cũng rộng như vậy, đẹp đẽ khả ái… cho đến mã não… bảy báu hợp thành. Khoảng giữa hai núi Khư-đề-la-ca và Y-sa-đà-la rộng bốn vạn hai ngàn do-tuần, chung quanh có vô số các loài hoa: Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca, Tao-kiền-đề-ca che phủ khắp sông hồ. Ngoài núi Y-sa-đà-la, kế đến có núi tên là Du-kiền-đà-la, cao một vạn hai ngàn do-tuần, ở trên cũng rộng như vậy, đẹp đẽ khả ái… cho đến mã não… bảy báu hợp thành. Khoảng giữa hai núi Y-sa-đà-la và Du-kiền-đà-la rộng hai vạn một ngàn do-tuần, chung quanh có vô số các loài hoa: Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca, Tao-kiền-đề-ca che phủ khắp các sông hồ. Ngoài núi Du-kiền-đà-la, kế đến có núi tên là Thiện kiến cao sáu ngàn do-tuần, ở trên cũng rộng như vậy, đẹp đẽ khả ái… cho đến mã não… bảy báu hợp thành. Khoảng giữa hai núi Du-kiền-đà-la và Thiện kiến rộng một vạn hai ngàn do-tuần, chung quanh có vô số các loài hoa: Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca, Tao-kiền-đề-ca che phủ khắp các sông hồ. Ngoài núi Thiện kiến, kế đến có núi tên là Mã bán đầu, cao ba ngàn do-tuần, ở trên cũng rộng như vậy, đẹp đẽ khả ái… cho đến mã não… bảy báu hợp thành. Khoảng giữa hai núi Thiện kiến và Mã bán đầu rộng sáu ngàn do-tuần, chung quanh có vô số các loài hoa: Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca, Tao-kiền-đề-ca, phủ khắp sông hồ. Ngoài núi Mã bán đầu, kế đến có núi tên là Ni-dân-đà-la, cao một ngàn hai trăm do-tuần, ở trên cũng rộng như vậy, đẹp đẽ khả ái… cho đến mã não… bảy báu hợp thành. Khoảng giữa hai núi Mã bán đầu và Ni-dân-đà-la rộng hai ngàn bốn trăm do-tuần, chung quanh có vô số các loài hoa: Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca, Tao-kiền-đề-ca che khắp các sông hồ. Ngoài núi Ni-dân-đà-la, kế đến có núi tên là Tỳ-na-da-ca, cao sáu trăm do-tuần, ở trên cũng rộng như vậy, đẹp đẽ khả ái… cho đến mã não… bảy báu hợp thành. Khoảng giữa hai núi Ni-dân-đà-la và Tỳ-na-da-ca rộng một ngàn hai trăm do-tuần, chung quanh có vô số các loài hoa: Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca, Tao-kiền-đề-ca che khắp các sông hồ. Ngoài núi Tỳ-na-da-ca, kế đến có núi tên là Chước-ca-la (Tùy dịch là Luân), cao ba trăm do-tuần, ở trên cũng rộng như vậy, đẹp đẽ khả ái… cho đến mã não… bảy báu hợp thành. Khoảng giữa hai núi Tỳ-na-da-ca và Chước-ca-la ấy rộng sáu trăm do-tuần, chung quanh có vô số các loài hoa… cho đến hoa Tao-kiền-đề-ca che khắp các sông hồ. Cách núi Luân viên (Chước-ca-la) không xa, cạnh bên một khoảng đất trống cỏ xanh phủ khắp là biển lớn. Phía Bắc biển lớn có một cội cây lớn gọi là cây Diêm-phù, thân to bảy do-tuần, rễ cắm sâu xuống đất hai mươi mốt do-tuần, cao một trăm do-tuần… cho đến cành lá che phủ bốn phía năm mươi do-tuần; khoảng đất trống ở bên cỏ xanh phủ khắp. Kế đến có rừng cây Am-bà-la, rừng cây Diêm-phù, rừng cây Đa-la, rừng cây Na-đa, mỗi khu rừng rộng năm mươi do-tuần, khoảng đất trống ở giữa, cỏ xanh mọc đầy. Kế đến có rừng cây tên là Nam, rừng cây tên là Nữ, rừng San-đà-na, rừng Chơn-đà-na, mỗi khu rừng rộng năm mươi dặm; khoảng đất trống bên khu rừng, cỏ xanh phủ đầy. Kế đến có rừng quả Kha-lê-lặc, rừng quả Tỳ-hê-lặc, rừng quả Ma-lặc, rừng quả Am-bà-la-đa-ca; mỗi khu rừng rộng năm mươi do-tuần. Kế đến có rừng cây Khả-thù-la, rừng quả Tỳ-la, rừng quả Bà-na-bà, rừng quả Thạch lựu; mỗi khu rừng rộng năm mươi do-tuần. Kế đến có rừng Ô bột, rừng Nại, rừng Mía, rừng Trúc nhỏ, rừng Trúc lớn, mỗi khu rừng rộng năm mươi do-tuần. Kế đến có rừng Lau, rừng Sậy, rừng Cát-la, rừng Cát-la lớn, rừng Ca-sà-văn-đà; mỗi khu rừng rộng năm mươi do-tuần. Kế đến có rừng hoa A-đề-mục-đa-ca, rừng hoa Chiêm-bà, rừng hoa Ba-tra-la, rừng hoa Tường vi; mỗi khu rừng rộng năm mươi do-tuần; vùng đất trống bên cạnh, cỏ xanh phủ đầy. Lại có các ao có các loại hoa Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca… phủ đầy. Lại có các ao đầy ắp rắn độc; mỗi ao rộng năm mươi do-tuần; khoảng đất trống ở giữa, cỏ xanh phủ đầy. Kế đến có biển tên là Ô-thiền-na-ca rộng mười hai do-tuần; nước ao trong mát, vị rất ngọt ngon, êm ả trong veo, có bảy lớp bờ lũy, bảy lớp đá chắn, bảy lớp lan can, bảy lớp dây chuông; bên ngoài có bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, thẳng tắp đẹp đẽ; đều do mã não… bảy báu hợp thành, trang trí bốn phương chung quanh, đều có thềm bậc đẹp đẽ khả ái, cũng do bảy báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não hợp thành. Lại có hoa Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca. Hoa màu lửa thì hiện hình lửa; hoa màu vàng thì hiện hình vàng; hoa màu xanh thì hiện hình xanh; hoa màu đỏ thì hiện hình đỏ; hoa màu trắng thì hiện hình trắng; màu Bà-vô-đà thì hiện hình Bà-vô-đà. Hoa lớn như bánh xe, cộng như trục xe, tiết ra nhựa, màu trắng như sữa, vị ngọt như mật. Chư Tỳ-kheo, trong biển Ô-thiền-na-ca, có các đường đi của Chuyển luân thánh vương, mặt đường rộng mười hai do-tuần. Chư Tỳ-kheo, trong cõi Diêm-phù-đề, khi Chuyển luân thánh vương xuất hiện thì các con đường dưới biển ấy tự nhiên hiện ra, mặt nước đứng lặng. Chư Tỳ-kheo, kế bên biển Ô-thiền-na-ca có ngọn núi tên là Ô-thiền-già-la. Chư Tỳ-kheo, núi Ô-thiền-già-la ấy đẹp đẽ khả ái, tươi tốt khả quan, có các thứ cây, các thứ lá, các thứ hoa, các thứ quả, các thứ hương và các loài dị thảo, đủ các loài chim, thú. Những vật có mặt trên thế gian, ở trong núi Ô-thiền-già-la kia, không thiếu thứ gì. Chư Tỳ-kheo, núi Ô-thiền-già-la kia đẹp đẽ khả ái, khả quan như vậy, các thầy nên giữ gìn tốt như thế. Chư Tỳ-kheo, kế núi Ô-thiền-già-la có núi tên là Kim hiếp. Chư Tỳ-kheo, trong núi Kim hiếp, có tám vạn cái hang; trong các hang kia đều có tám vạn long tượng toàn màu trắng cư trú trong đó, giống như hoa Câu-mâu-đầu, bảy chi chống đất, đều có thần thông, nương hư không mà đi. Đầu chúng màu đỏ giống như loài trùng Nhân-đà-la-cù-ba-ca, có sáu ngà; ngà chúng nhọn hoắt, màu như mạ vàng. Chư Tỳ-kheo, qua khỏi núi Kim hiếp có núi tên là Tuyết sơn, cao năm trăm do-tuần, rộng dày cũng vậy. Núi ấy đẹp đẽ, do bốn báu hợp thành, đó là vành, bạc, lưu ly, và pha lê. Bốn mặt núi ấy có bốn ngọn bằng vàng, đỉnh vượt lên cao hai mươi do-tuần. Trên đỉnh núi ấy có ao A-nậu-đạt. Long vương A-nậu-đạt cư trú trong ấy. Ao rộng dài năm mươi do-tuần. Nước ao trong mát, mùi vị ngon ngọt, trong sạch không nhơ, có bảy lớp bờ lũy, bảy lớp thềm gỗ, bảy lớp lan can, bảy lớp dây chuông, bao bọc chung quanh đẹp đẽ khả ái… cho đến do mã não… bảy báu hợp thành. Lại có các loài hoa: Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca. Các hoa ấy có nhiều màu sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, lớn như bánh xe; lại có ngó, rễ lớn như trục xe, nhựa trắng như sữa, vị ngọt như mật. Chư Tỳ-kheo, trong ao A-nậu-đạt ấy có cung điện của Long vương A-nậu-đạt-đa. Cung điện đó có năm trụ, đẹp đẽ khả ái. Long vương A-nậu-đạt-đa cùng quyến thuộc trong đó vui chơi, thọ hưởng năm dục của chư Thiên, đầy đủ khoái lạc. Chư Tỳ-kheo, phía Đông ao A-nậu-đạt có con sông Hằng, từ miệng voi chảy ra, hòa nhập năm trăm sông, chảy vào biển Đông. Phía Nam ao A-nậu-đạt có sông Tân-đầu, từ miệng trâu chảy ra, hòa nhập năm tăm sông, chảy vào biển Nam. Phía Tây ao A-nậu-đạt, có sông Bạc-xoa, từ miệng ngựa chảy ra, hòa nhập năm trăm sông, chảy vào biển Tây. Phía Bắc ao A-nậu-đạt có sông Tư-đà, từ miệng sư tử chảy ra, hòa nhập năm trăm sông, chảy vào biển Bắc. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên gì mà vị Long vương ấy được gọi là A-nậu-đạt-đa? Chư Tỳ-kheo, có ba nhân duyên. Ba nhân duyên ấy là gì? Chư Tỳ-kheo, trong châu Diêm-phù có chỗ ở của các rồng, chỉ trừ Long vương A-nậu-đạt-đa, còn các rồng khác, thì thọ hưởng khoái lạc, liền có các vật nóng rơi trên thân, các rồng ấy đều mất hình sắc loài trời, hiện hình sắc loài rắn. Các rồng chịu nỗi khổ đó còn Long vương A-nậu-đạt-đa không có việc như vậy. Đó là nhân duyên thứ nhất. Chư Tỳ-kheo, trong châu Diêm-phù, chỉ trừ Long vương A-nậu-đạt-đa, còn các rồng khác khi du hí hưởng lạc, đều có gió nóng thổi đến chạm vào thân chúng, làm mất hình sắc loài trời, hiện hình sắc loài rắn, nên có khổ như vậy. Đó là nhân duyên tứ hai. Chư Tỳ-kheo, trong châu Diêm-phù, khi các rồng có sự du hí hưởng lạc thì có vua của loài Kim sí điểu bay vào cung của chúng. Khi chúng thấy Kim sí điểu vương thì lòng sanh sợ hãi; vì sợ hãi nên liền mất hình sắc loài trời, hiện hình sắc loài rắn, chịu đầy đủ các khổ. Long vương A-nậu-đạt-đa không như vậy. Nếu Kim sí điểu vương phát sanh ý nghó thế này: “Nay ta muốn vào cung điện của Long vương A-nậu-đạt-đa, thì khi ấy Kim sí điểu kia bị quả báo bại liệt nên tự thọ khổ, không thể vào được cung điện của Long vương A-nậu-đạt-đa. Chư Tỳ-kheo, đó là nhân duyên thứ ba. Do nhân duyên ấy nên gọi là A-nậu-đạt-đa. Chư Tỳ-kheo, về phía Nam núi Tuyết không xa, có thành tên là Tỳ-xá-ly. Phía Bắc của thành Tỳ-xá-ly, có bảy núi Đen; phía Bắc núi Đen lại có núi Hương. Trong núi Hương ấy, có vô số vị Khẩn-na-la. Ở đó thường có tiếng ca vũ âm nhạc. Núi ấy có nhiều các loại cây, cây tỏa ra các mùi hương, là chỗ ở của các thần đại oai đức. Chư Tỳ-kheo, trong núi Hương đó có hai hang báu: Một là Tạp sắc, hai là Thiện tạp sắc, đẹp đẽ khả ái… cho đến do mã não… bảy báu hợp thành. Mỗi hang rộng dài năm mươi do-tuần, mềm mại trơn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề-ca. Chư Tỳ-kheo, ở trong hai hang Tạp sắc và Thiện tạp sắc, có một vị Càn-thát-bà vương tên là Vô tỷ dụ cùng với năm trăm Khẩn-na-la nữ ở trong đó thọï hưởng năm dục, đi, đứng, nằm, ngồi đùa giỡn vui chơi. Chư Tỳ-kheo, phía Bắc của hai hang Tạp sắc và Thiện tạp sắc, có thọ vương Ta-la tên là Thiện trụ. Thọ vương Ta-la Thiện trụ này có riêng tám ngàn rừng cây Ta-la bao bọc chung quanh. Khi ấy, trong rừng Ta-la Thiện trụ kia có một Long tượng ở, cũng tên là Thiện trụ, lông toàn màu trắng như hoa Câu-mâu-đầu, bảy chi chấm đất, bay đi trên không, xương đầu nhô lên như con trùng Nhân-đà-la-cù-ba-ca. Đầu nó màu đỏ, đầy đủ sáu ngà; ngà nó nhọn hoắt, có cát vàng điểm trên ngà. Lại có tám ngàn các long tượng khác làm quyến thuộc. lông chúng đều trắng như hoa Câu-mâu-đầu, bảy chi chấm đất… cho đến ngà đều tô điểm bằng vàng. Phía chánh Bắc rừng thọ vương Ta-la Thiện trụ kia, có xuất hiện một cái ao cho Đại long tượng Thiện trụ, tên là Mạn-đà-kiết-ni, rộng dài bằng phẳng năm mươi do-tuần. Nước ao mát mẻ ngon ngọt, trong xanh, không có cáu bẩn… cho đến ngó, rễ lớn như trục xe, cắt ra nhựa chảy, màu trắng như sữa, vị ngọt như mật. Chư Tỳ-kheo, chung quanh ao Mạn-đà-kiết-ni ấy, lại có tám ngàn ao khác bao bọc. Tất cả tám ngàn ao ấy đều giống như ao Mạn-đà-kiết-ni, không có gì khác. Chư Tỳ-kheo, Long tượng vương Thiện trụ khi muốn vào ao Mạn-đà-kiết-ni để du hí thì liền nghó ngay đến tám ngàn Long tượng quyến thuộc. Và ngay khi ấy, tám ngàn Long tượng kia cũng khởi ý nghó: “Long tượng vương Thiện trụ của chúng ta đang nghó đến chúng ta. Nay chúng ta nên đi đến bên Thiện trụ vương”. Các Long tượng đến rồi, liền cúi đầu đứng trước Long tượng vương Thiện trụ. Bấy giờ Long tượng đại vương Thiện trụ liền đi đến ao Mạn-đà-kiết-ni. Tám ngàn Long tượng kia hộ vệ chung quanh. Thiện trụ vương ung dung tiến bước. Các long tượng tùy tùng, có con cầm lọng trắng che đầu, có con dùng vòi cầm quạt ma-ni trắng quạt trên lưng; ở trước lại có các thần âm nhạc ca múa hát xướng dẫn đường. Khi Long tượng đại vương Thiện trụ đến nơi, liền vào ao Mạn-đà-kiết-ni kia lặn hụp, vui chơi, tắm rửa du hí, tự do thỏa thích thọ hưởng khoái lạc. Trong số long tượng tùy tùng, có con rửa vòi, có con chà ngà, có con ngoáy tai, có con gội đầu, có con kỳ lưng, có con chà hông, có con rửa đùi, có con rửa chân, có con rửa đuôi, hoặc có con dùng vòi nhổ ngó sen rửa sạch rồi đưa vào miệng Tượng vương Thiện trụ; hoặc có con dùng vòi nhổ các thứ hoa Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, Bôn-trà-lợi-ca… kết lên đầu Tượng vương Thiện trụ. Khi Long tượng đại vương Thiện trụ, ở trong ao Mạn-đà-kiết-ni, tự do theo ý thích, tắm rửa du hí, vui chơi thoải mái, thọ hưởng khoái lạc rồi, ăn ngó sen của các long tượng dâng hiến, trên đầu kết hoa Ưu-bát-la và các thứ hoa khác… trang sức rồi ra khỏi ao, lên đứng trên bờ. Khi ấy tám ngàn long tượng liền phân tán vào trong tám ngàn ao, tùy ý tắm rửa, tự do du hí, hưởng thọ khoái lạc, rồi cùng ăn ngó sen trong ao. Ăn xong, cũng dùng hoa Ưu-bát-la và các thứ hoa khác tự kết lên đầu rồi, cùng tụ họp, đến bên Long tượng vương Thiện trụ; đến nơi, vòng quanh bốn phía. Bấy giờ Đại long tượng vương Thiện trụ cùng với tám ngàn Long tượng vương kia trước sau dẫn đi trở về rừng thọ vương Ta-la Thiện trụ. Trên đường đi, các long tượng, hoặc cầm lọng trắng che, hoặc cầm quạt ma-ni trắng quạt; lại có chư thần chơi các loại âm nhạc đi trước mở đường. Lúc bấy giờ, Đại long tượng vương Thiện trụ về đến đại lâm Ta-la Thiện trụ, ở dưới cây lớn tùy ý đứng nằm. Khi ấy tám ngàn Long tượng kia cũng đều đến dưới tám ngàn cây Ta-la khác, đi, đứng, nằm, ngồi tự tại an lạc. Ở trong rừng cây Ta-la ấy, có cây, gốc của nó có chu vi sáu tầm, hoặc có cây có chu vi bảy tầm, tám tầm, hoặc chín tầm, mười tầm; có cây gốc của nó tới mười hai tầm; còn cây thọ vương Ta-la Thiện trụ, gốc của nó chu vi tới mười sáu tầm. Tại rừng tám ngàn cây Ta-la ấy, nếu có lá úa vàng rụng xuống thì liền có gió thổi bay ra ngoài, làm sạch khu rừng. Khi tám ngàn Long tượng kia bài tiết phẩm uế thì có các Dạ-xoa quét dọn mang đổ. Chư Tỳ-kheo, trong cõi Diêm-phù, nếu khi có Chuyển luân thánh vương xuất hiện thì trong tám ngàn long tượng ấy, có long tượng nhỏ nhất, hằng ngày cứ mỗi buổi sáng, đến trước Chuyển luân thánh vương hầu hạ phụng sự; nhân đó được gọi là Điều thiện tượng vương. Lại Đại vương long tượng Thiện trụ ấy vào ngày rằm sáng sớm thức dậy, đi đến chỗ Thiên Đế-thích, đứng ở trước cửa để nhận sự sai bảo. Chư Tỳ-kheo, Đại vương long tượng Thiện trụ có thần thông như vậy, có oai đức như vậy, tuy sanh trong loài súc sanh nhưng cùng loại với loài Rồng nên có sức oai thần lớn như thế. Các thầy nên luôn nhớ như vậy.  Phẩm 2: CHÂU UẤT-ĐA-LA-CỨU-LƯU Chư Tỳ-kheo, châu Uất-đa-la-cứu-lưu có vô lượng núi, những núi ấy có các loại cây, sum suê rậm rạp, tỏa ra các mùi hương xông khắp châu ấy. Lại có các loại cỏ toàn màu xanh biếc, uốn xoay về bên phải như lông khổng tước, hương thơm như hoa Bà-lợi-sư-ca, chạm vào mềm mại như áo Ca-chiên-lân-đề-ca, dài khoảng bốn ngón tay, giẫm chân lên thì rạp xuống, giở chân lên thì dựng đầu lên lại. Lại có các loại cây sanh ra các thứ cành lá, hoa quả, hương thơm; các loài chim đua nhau ca hót, âm thanh hòa nhã vi diệu. Trong những núi ấy, có các dòng sông, chia thành bốn ngã, xuôi dòng chảy xuống, bình lặng êm ả, không có sóng gợn, lại không chảy nhanh. Bờ sông không sâu, không cạn, bằng phẳng dễ lội. Nước sông trong sạch, các hoa che phủ, rộng nửa do-tuần, chảy đi cùng khắp. Hai bên bờ sông đều có rừng cây, theo dòng che nắng; đủ loại hoa thơm, cỏ xanh trải khắp, có nhiều loại trái, chim chóc hót vang. Hai bên bờ sông, có các thuyền đẹp, nhiều màu khả ái, toàn là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não… bảy báu hợp thành. Chư Tỳ-kheo, châu Uất-đa-la-cứu-lưu, đất đai bằng phẳng, không có gai gốc, rừng rậm, hầm hố; cũng không nhà xí, phấn uế bất tịnh, sỏi đá, ngói gạch, toàn bằng vàng, bạc; không lạnh, không nóng, thời tiết điều hoà. Đất đai ở nơi ấy luôn luôn màu mỡ, cỏ xanh phủ khắp; các loại cây rừng, lá thường xanh tốt, hoa quả đầy cành. Chư Tỳ-kheo, trong châu Uất-đa-la-cứu-lưu, có các rừng cây, tên là An trú; các cây đều cao sáu câu-lô-xá, lá dày đan khít, thứ lớp kế nhau như tranh lợp nhà, giọt mưa không lọt. Nhân dân cõi ấy, trú dưới tàng cây. Có các cây Hương cũng cao sáu câu-lô-xá, hoặc có cây cao năm câu-lô-xá; lại có cây cao bốn, ba, hai, một câu-lô-xá; cây nào nhỏ nhất cũng cao nửa câu-lô-xá; đều có các thứ lá, hoa và quả. Các thứ cây ấy, tùy tâm (người thích) phát ra các thứ hương thơm. Có cây Kiếp-ba cũng cao sáu câu-lô-xá… cho đến có cây cao năm, bốn, ba, hai, một câu-lô-xá; cây nhỏ nhất cao nửa câu-lô-xá; tất cả đều có lá, hoa và quả. Từ hông của quả, tự nhiên trồi ra các loại y phục, treo ở trên cây. Lại có các cây Anh lạc, cây này cũng cao sáu câu-lô-xá… cho đến có cây cao năm, bốn, ba, hai, một câu-lô-xá; cây nhỏ nhất cao nửa câu-lô-xá; tất cả đều có lá, hoa, quả; hông của quả ấy, tùy tâm (người muốn) tuôn ra các thứ Anh lạc, treo thòng xuống đất. Lại có cây Man cũng cao sáu câu-lô-xá… cho đến cây cao năm, bốn, ba, hai, một câu-lô-xá; cây nhỏ nhất cao nửa câu-lô-xá; cũng có lá, hoa, quả; các quả ấy, tùy tâm (người muốn) tuôn ra các thứ tràng hoa, treo ở trên cây. Lại có các cây Khí cũng cao sáu câu-lô-xá… cho đến có cây cao năm, bốn, ba, hai, một câu-lô-xá; cây nhỏ nhất cao nửa câu-lô-xá, đều có lá, hoa và quả; các quả ấy, tùy tâm (người muốn), hiện ra các loại đồ dùng, treo ở trên cây. Lại có các loại cây ăn trái cũng cao sáu câu-lô-xá… cho đến có cây cao năm, bốn, ba, hai, một câu-lô-xá, đều có lá, hoa, quả; các quả ấy, tùy tâm (người muốn) hiện ra các loại quả ở trên cây. Kế đến, lại có cây âm nhạc cũng cao sáu câu-lô-xá… cho đến có cây cao năm, bốn, ba, hai, một câu-lô-xá; cây nhỏ nhất cao nửa câu-lô-xá, cũng có lá, hoa, quả; các quả ấy, tùy tâm (người muốn) hiện ra các thứ nhạc cụ, treo ở trên cây. Đất ở cõi ấy, lại có gạo thơm tự nhiên không do cày bừa gieo trồng, tinh khiết trắng sạch, không có vỏ bọc. Khi muốn nấu chín, thì tự nhiên có các quả đôn trì dùng làm nồi, chõ, đun bằng ngọn lửa ngọc, không cần củi mà tự cháy, tùy theo ý muốn, làm chín thức ăn; thức ăn chín rồi, lửa ngọc tự tắt, không còn cháy nữa. Chư Tỳ-kheo, châu Uất-đa-la-cứu-lưu ấy, bốn mặt chung quanh có bốn ao nước tên là A-nậu-đạt-đa. Mỗi ao rộng dài năm mươi do-tuần. Nước ao trong mát, ngọt ngào êm ả, thơm sạch không dơ; có bảy lớp bờ lũy, bảy lớp thềm gỗ, bảy lớp lan can, bao bọc chung quanh, nhiều màu khả ái; tất cả đều do vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não… bảy báu hợp thành. Bốn phía ao đều có bờ thềm, nhiều màu khả ái… cho đến mã não… bảy báu hợp thành; có nhiều loài hoa: Ưu-bát-la, Bát-đầu-ma, Câu-mâu-đầu, bôn trà lợi… xanh, vàng, đỏ, trắng và màu xanh biếc… hình hoa tròn to, lớn như bánh xe, mùi thơm ngào ngạt, tỏa khắp mọi nơi; còn có các ngó sen lớn như trục xe, bẻ ra nhựa chảy, màu sắc như sữa, uống vào ngon ngọt, mùi vị như mật. Chư Tỳ-kheo, bốn phía ao A-nậu-đạt-đa ấy, có bốn dòng sông lớn, xuôi dòng chảy, không có sóng gợn không nhanh, không chậm; bờ sông không cao, bằng, cạn dễ vào, nước không chảy xiết, nhiều hoa phủ khắp, rộng một do-tuần. Hai bên bờ sông lại có rừng cây, đan xen che nắng và tỏa ra mùi hương thơm ngát; có các thứ cỏ, tươi xanh mềm mại, xoay về bên phải… lược nói cho đến cao bằng bốn ngón tay, chân giẫm lên thì rạp xuống, giở chân thì dựng lên lại, và các loài chim chóc cùng âm thanh. Hai bên bờ sông lại có các thuyền nhiều màu khả ái… cho đến xa cừ, mã não… bảy báu hợp thành, chạm vào mềm mại như áo Ca-chiên-lân-đề-ca. Chư Tỳ-kheo, châu Uất-đa-la-cứu-lưu, thường vào nửa đêm, từ trong bốn ao A-nậu-đạt nổi lên mây đen, che phủ khắp nơi. Châu Uất-đa-la-cứu-lưu và các núi, biển đều bị che phủ, sau đó mưa xuống nước tám công đức, giống như sữa bò đổ xuống, lượng nước mưa rơi xuống ngập bốn ngón tay, không chảy lan tràn thấm ngay xuống đất, ngay chỗ mưa rơi. Vào nửa đêm hôm sau, mây tan mưa dừng, bầu trời quang tạnh, gió biển nổi lên, thổi vào mát mẻ, êm dịu, trong lành điều hòa; chạm vào an lạc; làm thấm nhuận châu Uất-đa-la-cứu-lưu, khắp nơi đều tươi mát, trù mật, sung mãn. Như thợ xâu tràng hoa khéo tay và học trò làm tràng hoa xong, lấy nước rưới lên; rưới rồi, tràng hoa kia cũng lại như thế, tươi sáng rực rỡ. Chư Tỳ-kheo, đất đai ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu kia luôn luôn nhuận ướt phì nhiêu; giống như có người dùng dầu tô bôi lên, đất ấy nhuận ướt cũng lại như vậy. Chư Tỳ-kheo, châu Uất-đa-la-cứu-lưu kia lại có một cái ao tên là Thiện hiện, dài rộng một trăm do-tuần, mát mẻ bình lặng, trong sạch không bẩn, thềm bờ bằng bảy báu… lược nói cho đến vị ngọt như mật. Chư Tỳ-kheo, phía Đông ao Thiện hiện lại có một khu vườn, cũng tên là Thiện hiện, rộng dài một trăm do-tuần, có bảy lớp lan can, bảy lớp dây chuông, bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu khả ái, đều do bảy báu hợp thành… cho đến xa cừ, mã não… Chư Tỳ-kheo, vườn Thiện hiện ấy bằng phẳng đẹp đẽ, không có gai góc, gò nổng, hầm hố, cũng không có nhà xí, sỏi đá, ngói gạch, các loại nhơ bẩn tạp nhạp; có nhiều vàng, bạc, không lạnh, không nóng, khí hậu ôn hòa; thường có suối chảy, bốn phía tràn đầy, cây lá tốt tươi, hoa quả tróu cành; có các loại hương xông ngát; có các loài chim thường phát ra âm thanh vi diệu, tiếng kêu hòa nhã; lại có các loại cỏ xanh tươi, xoay về bên phải, mềm mại như lông Khổng tước, thường có mùi thơm, như hoa Bà-lợi-sư-ca; chạm vào như áo Ca-chiên-lân-đề; khi châm giẫm lên, theo chân rạp xuống, khi chân giở lên, theo chân bung lên. Lại có các cây có gốc, thân, hoa, lá và quả, tỏa ra mùi thơm, xông khắp mọi nơi. Chư Tỳ-kheo, vườn Thiện hiện ấy lại có rừng cây tên là An trú. Cây mọc sáu câu-lô-xá; lá cây dày đặc, mưa không lọt xuống; lá cây nối tiếp nhau như tranh lợp nhà. Nhân dân phần nhiều cư trú ở dưới đó. Lại có các cây Hương, các cây Kiếp-ba, các cây Anh lạc, các cây Man, các cây Khí vật, các cây có quả. Lại có cơm của loại gạo thơm, tự nhiên thanh khiết. Chư Tỳ-kheo, vườn Thiện hiện ấy không có ai là sở hữu chủ, không có người canh giữ. Người ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu muốn vào vườn Thiện hiện du hý, thọ hưởng các thú vui thì tùy ý mà vào, bằng các cửa Đông, Nam, Tây, Bắc; vào trong du hý tắm rửa thọ hưởng các thú vui rồi muốn đi tùy ý, đi đâu thì đi. Chư Tỳ-kheo, phía Nam ao Thiện hiện có một khu vườn tên là Phổ hiền, dành cho người Uất-đa-la-cứu-lưu. Vườn rộng dài một trăm do-tuần, có bảy lớp lan can bao bọc chung quanh. Chư Tỳ-kheo, vườn Phổ hiền ấy không có người canh giữ; chỉ có người Uất-đa-la-cứu-lưu muốn vào vườn Phổ hiền tắm rửa, du hý, hưởng lạc thì họ vào bằng các cửa Đông, Nam, Tây, Bắc. Vào tắm rửa, du hý, hưởng lạc rồi, theo ý thích muốn đi đâu thì đi. Chư Tỳ-kheo, phía Tây ao Thiện hiện ấy, có khu vườn là Thiện hoa, dành cho người Uất-đa-la-cứu-lưu. Vườn đó rộng dài một trăm do-tuần, có bảy lớp lan can bao bọc chung quanh… lược cho đến… giống như vườn Thiện hiện, không có gì khác. Cũng không có người canh giữ; chỉ có người Uất-đa-la-cứu-lưu muốn vào vườn Thiện hoa tắm rửa, du hý, hưởng lạc thì vào bằng các cửa Đông, Nam, Tây, Bắc. Vào tắm rửa, du hý, hưởng lạc rồi, tùy ý muốn đi đâu thì đi. Chư Tỳ-kheo, phía Bắc ao Thiện hiện ấy, có khu vườn tên là Hỷ lạc, dài rộng ngang nhau một trăm do-tuần… cho đến không có người canh giữ; chỉ có người Uất-đa-la-cứu-lưu muốn vào vườn Hỷ lạc tắm rửa, du hý, hưởng lạc thì theo các cửa Đông, Nam, Tây, Bắc mà vào. Tắm rửa, du hý, hưởng lạc rồi, tùy ý muốn đi đâu thì đi… lược nói như vườn Thiện hiện ở trước. Chư Tỳ-kheo, phía Đông ao Thiện hiện, tiếp giáp với vườn Thiện hiện có một con sông lớn tên là Dịch nhập đạo, từ từ chảy xuống, không có sóng, không chảy nhanh; hoa phủ mặt nước, rộng hai do-tuần rưởi. Chư Tỳ-kheo, hai bên bờ sông Dịch nhập đạo có các loại cây che phủ, các loại hương xông, các thứ cỏ mọc… lược cho đến chạm vào mềm mại như áo Ca-chiên-lân-đề-ca, cao khoảng bốn ngón tay, khi chân giẫm lên thì rạp xuống, khi giở chân lên thì dựng lên. Có các thứ cây và các thứ lá, hoa, quả đầy đủ. Có các loại hương xông, có các loài chim, loài nào cũng ca hót. Hai bên bờ sông Dịch nhập đạo, có các thuyền đẹp, nhiều màu khả ái, do bảy báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não hiệp thành, trang hoàng rực rỡ. Chư Tỳ-kheo, phía Nam ao Thiện hiện có con sông lớn tên là Thiện thể, dành cho người ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu, từ từ chảy xuống… lược nói… giống như sông Dịch nhập đạo. Ở đó cũng có đủ các thứ như sông kia không khác… cho đến các thuyền, nhiều màu hợp thành… mềm mại như áo Ca-chiên-lân-đề-ca. Chư Tỳ-kheo, phía Tây ao Thiện hiện có con sông lớn, tên là Như xa, dành cho người ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu từ từ chảy xuống… lược nói như trên… Chư Tỳ-kheo, phía Bắc ao Thiện hiện, có con sông lớn tên là Oai chủ, dành cho người ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu, từ từ chảy xuống… lược nói cho đến… hai bên bờ sông có thuyền, trang hoàng bằng bảy báu, mềm mại như áo Ca-chiên-lân-đề-ca. Tới đây có kệ Uất-đà-na: Sông Thiện hiện, Phổ hiền Thiện hoa và Hỷ lạc Dịch nhập cùng Thiện thể Như xa và Oai chủ Chư Tỳ-kheo, người Uất-đa-la-cứu-lưu muốn vào các sông Dịch nhập đạo, Thiện thể, Như xa, Oai chủ… để tắm rửa, du hý, hưởng lạc thì đến hai bên bờ sông, cởi bỏ áo xiêm để trên bờ. Nếu muốn ra xa thì ngồi trên thuyền, bơi ra giữa dòng, tắm rửa thân thể, du hý, hưởng lạc. Trong bọn họ, ai lên bờ trước thì tự do lấy xiêm y mặc vào rồi đi, chẳng cần phải tìm xiêm y của mình. Vì sao vậy? Vì người ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu không chấp ngã và ngã sở, không có người canh giữ. Họ đi đến cây Hương; đến nơi rồi, tức thì cành nhánh của cây Hương rũ xuống, tay có thể vịn tới, vì họ mà tỏa ra các mùi thơm vi diệu. Khi ấy họ lấy các loại hương trong cây ấy, dùng xoa lên thân, rồi lại đến dưới cây Kiếp-ba. Đến nơi rồi, cây này cũng như cây trước, rũ cành nhánh xuống, để họ đưa tay vịn tới và hiện ra các loại y phục. Những người này, tại cây ấy, lấy các loại y phục tuyệt đẹp mặc vào rồi đến dưới, cành cây Anh lạc cũng rũ xuống để người đưa tay vịn tới; cũng như những cây trước, cây Anh lạc ấy hiện ra các thứ Anh lạc cho những người ấy. Họ lấy Anh lạc đeo vào thân rồi đi đến cây Man; đến nơi rồi, cành cây Man cũng tự rũ xuống, đưa tay với tới được, tuôn ra các thứ tràng hoa cho họ. Họ lấy các tràng hoa mang vào cổ rồi đi đến cây Khí; đi đến nơi rồi, cành cây Khí cũng rũ thấp xuống, tay với tới được, cho họ tùy theo loại đồ dùng ưa thích mà lấy. Rồi họ đi đến cây ăn quả; đến nơi rồi, cành cây cũng rũ xuống, đưa tay với tới được. Cây ấy sanh ra các thứ quả cho họ. Họ ở dưới cây ấy, tùy theo sở thích quả nào vừa ý thì lấy; lấy xong, có người ăn luôn quả, có người vắt lấy nước uống; ăn uống xong, đi đến rừng cây âm nhạc. Đến nơi rồi, cành cây âm nhạc cũng rũ xuống, đưa tay với tới, rồi hiện ra các thứ nhạc cụ cho họ. Những người ấy, ở trong rừng cây, tùy theo nhu cầu của mình chọn lấy các nhạc cụ âm nhạc; hình dáng nhạc cụ đẹp đẽ, âm thanh hòa nhã; muốn đờn thì đờn, muốn múa thì múa, muốn ca thì ca. Hưởng các thú vui như vậy xong rồi, mỗi người theo sở thích, muốn đi đâu thì đi. <節>KHỞI THẾ NHÂN BỔN <卷 id="521976578"> QUYỂN II Phẩm 2: CHÂU UẤT-ĐA-LA-CỨU-LƯU 2 Chư Tỳ-kheo, người ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu này, đầu tóc màu xanh, xỏa xuống bằng tám ngón tay. Người cõi ấy cùng một màu da, một dung mạo, một hình dáng, không có màu da riêng để có thể phân biệt sự khác nhau. Chư Tỳ-kheo, người ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu không có ai lõa thể, cũng không để lộ nữa thân, thuận theo đạo lý, không có lòng riêng tư; răng đều bằng khít, không sửa, không khuyết, trắng đẹp sạch sẽ, giống như ngọc kha, sáng trong khả ái. Chư Tỳ-kheo, người ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu, nếu có đói khát, khi cần ăn uống, thì họ liền lấy gạo thơm tự nhiên không do canh tác, tinh khiết trắng trẻo, không có mày cám bỏ vào trong quả đôn trì; rồi lấy viên ngọc lửa đặt ở dưới. Do phước lực của chúng sanh, viên ngọc ấy tự nhiên phát lửa. Khi cơm đã chín, ngọn lửa liền tắt. Bọn họ, ai muốn ăn cơm thì ngồi vào chỗ ngồi. Trong lúc ấy, người từ khắp bốn phương đến muốn ăn, thì dọn cho họ; ăn xong nhưng cơm không hết, cho đến khi những người được mời ăn ấy chưa đứng dậy thì cơm vẫn còn đầy. Người ở cõi ấy ăn loại gạo thơm tự nhiên, một thứ gạo khi nấu chín, không có mày cám, tinh khiết thơm ngon, chẳng cần gia vị; đầy đủ mùi vị, trắng như chùm bông, màu ấy giống như vị Tô-đà của chư Thiên. Nhân dân ở cõi ấy khi ăn cơm này, thân thể sung mãn, không gầy sút, không già nua, không biến đổi, y nhiên bất động… cho đến họ ăn cơm đó còn bổ ích cho họ như sắc thân, khí lực an lạc, đầy đủ biện tài. Chư Tỳ-kheo, người ở cõi Uất-đa-la-cứu-lưu, nếu ai có dục ý, ở bên người nữ, sanh tâm đắm nhiễm, để ý đến nhau, thì người ấy liền đưa mắt nhìn người nữ kia. Người nữ kia liền đi theo người ấy, đến dưới tàng cây. Nếu người nữ kia là mẹ, hoặc là dì, là chị, là em của người ấy thì tàng cây kia không rũ xuống cho họ, mà lá cây tức thì tàn úa không rụng, không che phủ, không ra hoa, cũng không bày giường ra. Nếu chẳng phải là mẹ, cũng chẳng phải là dì, là chị, là em thì tàng cây ấy liền rũ xuống che phủ, cành lá rậm rạp xanh tốt, xuất ra trăm ngàn loại giường; đồ trải nằm. Họ dẫn nhau vào nơi ấy, vui vẻ hưởng lạc, làm gì tùy ý. Chư Tỳ-kheo, người ở cõi Uất-đa-la-cứu-lưu ở trong thai bảy ngày, đến ngày thứ tám, người mẹ mới sanh. Mẹ sanh con rồi, hoặc là trai hay gái, liền bồng con mình đặt ở ngã tư đường rồi bỏ đi. Khi ấy, ở nơi đó có người ở các phương Đông, Tây, Nam, Bắc đến, người nào muốn nuôi bé nam hoặc nữ ấy thì đưa ngón tay vào trong miệng của bé. Trên đầu ngón tay chảy ra loại sữa ngon ngọt cho bé trai hoặc gái ấy uống; đứa bé uống sữa rồi mạng sống được duy trì. Qua bảy ngày như vậy, đứa bé lại tự hình thành một loại vóc dáng giống như người lớn không sai khác. Nếu là con trai thì đi theo cùng nhóm con trai; nếu là con gái thì đi cùng nhóm con gái. Chư Tỳ-kheo, người ở cõi Uất-đa-la-cứu-lưu thọ mạng nhất định, không có người chết yểu. Khi mạng chung thì sanh lên trời. Lại nữa, ở đây, vì nhân duyên gì mà người ở cõi Uất-đa-la-cứu-lưu có được thọ mạng nhất định và sau khi chết đều sanh lên trời? Chư Tỳ-kheo, ở trên đời, có người chuyên giết hại sanh mạng, trộm cắp của cải người khác, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời hung dữ, nói thêu dệt, và tham, sân, tà kiến. Do nhân duyên ấy nên khi thân hoại mạng dứt sẽ đọa vào đường ác, ở trong địa ngục. Lại có người không hề sát sanh, không trộm cắp vật người khác, không tà dâm, không vọng ngữ, không nói hai lưỡi, không nói thêu dệt, không nói hung dữ, không tham, không sân, lại không tà kiến. Do nhân duyên này, khi thân hoại mạng dứt sanh về đường thiện, sanh làm trời, người. Lại vì nhân duyên gì mà bị đọa lạc? Vì do sát sanh và tà kiến… Còn được sanh lên? Vì không sát sanh lại có chánh kiến… Lại có người nghó thế này: “Nay ta nên làm mười điều thiện. Do nhân duyên ấy, khi mạng chung sanh vào cõi Uất-đa-la-cứu-lưu; sanh vào cõi ấy rồi sống đúng ngàn năm, không tăng, không giảm”. Người đó phát khởi nguyện lành như vậy rồi, liền làm mười việc thiện, khi thân hoại sanh vào cõi Uất-đa-la-cứu-lưu. Sanh vào cõi ấy rồi, sống đủ ngàn năm, không tăng, không giảm. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên này, người ở cõi Uất-đa-la-cứu-lưu có được thọ mạng nhất định. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên gì mà họ được sanh lên cõi trên? Chư Tỳ-kheo, người ở châu Diêm-phù, khi ở nơi ấy, thọ mười nghiệp lành thì khi thân hoại sẽ sanh vào cõi Uất-đa-la-cứu-lưu. Người Uất-đa-la-cứu-lưu ấy nếu khi xưa có thực hành đầy đủ mười nghiệp thiện đúng như pháp rồi, khi thân hoại sẽ sanh lên cõi lành, vào hàng chư Thiên. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên này, người Uất-đa-la-cứu-lưu sanh lên cõi tốt đẹp. Chư Tỳ-kheo, người Uất-đa-la-cứu-lưu khi thọ mạng kết thúc thì không có người nào buồn rầu than khóc, chỉ chuẩn bị sẵn sàng rồi đem đặt ở ngã tư đường rồi bỏ đi. Chư Tỳ-kheo, người Uất-đa-la-cứu-lưu có tục thế này: Nếu có chúng sanh nào đó, khi thọ mạng hết rồi, ngay khi ấy có một con chim bay đến, con chim ấy tên là Ưu-thiền-già-ma (đời Tùy âm là Cao hành). Bấy giờ chim Ưu-thiền-già-ma, từ hang núi lớn bay nhanh đến, ngậm tóc mang tử thi kia bỏ ở châu khác. Vì sao vậy? Vì nghiệp của người Uất-đa-la-cứu-lưu thanh tịnh, ý muốn vui vẻ, không để cho gió thổi lan mùi xú uế kia. Chư Tỳ-kheo, người Uất-đa-la-cứu-lưu khi muốn đại tiểu tiện, thì đất nứt ra cho họ; đại tiểu tiện xong, đất khép lại như cũ. Vì sao? Vì người Uất-đa-la-cứu-lưu muốn thanh tịnh, ý muốn vui vẻ. Lại nữa, ở đây, do nhân duyên gì mà gọi châu ấy là Uất-đa-la-cứu-lưu? Chư Tỳ-kheo, châu Uất-đa-la-cứu-lưu ấy, so với ba châu khác trong bốn cõi thiên hạ là tối thượng, tối diệu, tối thắng. Vì vậy gọi châu này là châu Uất-đa-la-cứu-lưu.  Phẩm 3: CHUYỂN LUÂN VƯƠNG Chư Tỳ-kheo, trong châu Diêm-phù, khi Chuyển luân vương ra đời, thì ngay nơi cõi Diêm-phù ấy tự nhiên có đầy đủ bảy thứ quý báu. Vị Chuyển luân vương ấy lại có bốn thứ năng lực thần thông. Bảy thứ quý báu ấy là gì? Một là bánh xe vàng báu, hai là voi trắng báu, ba là ngựa báu màu xanh biếc, bốn là ngọc thần báu, năm là ngọc nữ báu, sáu là chủ kho tàng báu, bảy là tướng lónh báu. Đó là bảy thứ báu. Chư Tỳ-kheo, thế nào là Chuyển luân thánh vương có đầy đủ bánh xe vàng báu? Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân thánh vương ấy xuất hiện ở cõi Diêm-phù-đề, dùng nước rưới đầu, làm Sát-đế-lợi. Vào ngày chay tịnh, ngày rằm trăng tròn, nhà vua gội đầu, mặc áo lông trắng thẳng nếp, xõa tóc rũ xuống, trang sức bằng ngọc Ma-ni và các Anh lạc; ở trên lầu gác, quyến thuộc quần thần, vây quanh sau trước. Khi ấy, trước vua, tự nhiên có bánh xe báu bằng vàng trời, có ngàn tăm, trục, vành, các bộ phận đầy đủ, hiện đến, chẳng phải do thợ làm thành; đường kính bánh xe bằng bảy khuỷu tay. Bấy giờ Chuyển luân thánh vương quán đảnh Sát-đế-lợi nghó thế này: “Khi xưa ta từng nghe nói thế này: ‘Nếu có vua quán đảnh Sát-đế-lợi vào ngày chay tịnh, ngày rằm trăng tròn, gội đầu, mặc y phục bằng lông trắng thẳng nếp, mang các Anh lạc, ở trên lầu gác, quyến thuộc, quần thân sau trước vây quanh thì khi ấy trước vua tự nhiên có bánh xe báu bằng vàng trời, có ngàn tăm, trục vành, các bộ phận đầy đủ, hiện đến, chẳng phải do công thợ, toàn bằng màu vàng, đường kính bằng bảy khuỷu tay. Khi có điềm này thì vua đã thành tựu đức của Chuyển luân vương’. Nay ta nhất định xứng đáng là Chuyển luân vương”. Bấy giờ Chuyển luân vương quán đảnh Sát-đế-lợi muốn thử bánh xe báu kia, liền ra lệnh trang bị bốn loại binh chủng là tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh. Bốn binh chủng đã trang bị xong, nhà vua liền đi đến bên bánh xe vàng. Đến nơi, để lộ cánh tay phải, đầu gối quỳ xuống đất, ở trước bánh xe vàng, dùng tay phải vỗ bánh xe báu và nói thế này: “Này bánh xe báu! Nay nếu ta là Chuyển luân vương thì hãy vì ta mà hàng phục những vùng đất chưa hàng phục”. Bánh xe báu tức thời chuyển bánh để hàng phục các nơi chưa hàng phục. Chư Tỳ-kheo, khi ấy, vua quán đảnh Sát-đế-lợi đã thấy bánh xe vàng báu kia chuyển động, liền trang bị xa giá đi về hướng Đông. Bánh xe báu kia và bốn loại binh chủng: tượng, mã… cùng lúc đi theo. Chư Tỳ-kheo, trước và sau bánh xe báu, lại có bốn vị đại thiên đi kèm. Địa phương nào mà bánh xe báu kia đến dừng nghỉ thì Chuyển luân vương và bốn loại binh chủng tượng, mã… cũng đều dừng lại nghỉ tại nơi ấy. Lúc bấy giờ tất cả các vị Quốc vương ở phương Đông đều lấy bát vàng đựng đầy cơm bạc, hoặc lấy bát bạc đựng đầy cơm vàng. Làm như vậy đầy đủ rồi, cùng đi đến trước chỗ Chuyển luân vương. Đến nơi, họ tâu với Chuyển luân vương: “Tâu đại vương, ngài đến đây thật quí hóa! Đây là thiên vật (xin dâng ngài)! Nhân dân phương Đông này giàu có, an lạc, không có sợ sệt; nhân dân đông đúc, thật rất dễ thương. Cúi xin Đại thiên xót thương thọ nhận! Xin lân mẫn, chúng thần tuân mệnh phụng sự thiên vương, quyết không thay lòng đổi dạ”. Khi ấy Chuyển luân vương bảo các vua: “Các ông nếu đã thành tâm như vậy thì các ông ở trong quốc độ của mình hãy trị hóa đúng như pháp. Vì sao? Vì nếu các ông để cho trong quốc độ của mình có những điều ác phi pháp xảy ra thì ta sẽ trị tội các ông. Nay ta ra lệnh cho các ông phải chấm dứt sát sanh, và dạy cho dân chúng không sát sanh, không lấy vật không cho, không tà dâm, không nói dối… không tà kiến. Nếu các ông chấm dứt sát sanh, không lấy vật không cho, không tà dâm, nói lời chân thật, chánh kiến thì ta biết là các ông và đất nước các ông đã hàng phục”. Bấy giờ các Quốc vương ở phương Đông nghe Chuyển luân vương dạy như vậy rồi, cùng lúc đồng thọ nhận mười nghiệp thiện; thọ nhận rồi làm theo. Mỗi quốc độ đều như pháp trị hóa. Vì sự tự tại của Chuyển luân vương nên ngài đi đến chỗ nào, bánh xe báu đi theo đến đó. Bánh xe báu bằng vàng trời của Thánh vương đã hàng phục các quốc độ phương Đông như vậy rồi, đến bờ biển phương Đông du hành cùng khắp rồi quay về. Kế đến, lần lượt đi đến phương Nam, phương Tây, cho đến phương Bắc, y theo con đường Chuyển luân vương ngày xưa đã đi mà đi. Chuyển luân vương và bốn loại binh chủng khi dẫn nhau đi thì bánh xe báu này dừng lại chỗ nào thì ở ngay chỗ ấy, Chuyển luân vương và bốn loại binh chủng liền dừng lại chỗ đó. Bấy giờ tất cả các Quốc vương ở phương Bắc cũng đều mang bát bằng vàng trời đựng đầy cơm bạc; hoặc bát bằng bạc trời đựng đầy cơm vàng. đến nơi, quỳ thẳng, thưa: “Thiên vương đến đây, thật là vinh hạnh! Thiên vương đến đây, thật là vinh hạnh! Chúng tôi ở phương Bắc này trông chờ Thiên vương. Ở đây, nhân dân đông đúc, giàu có, an lạc, không gì lo sợ, thật là dễ mến. Xin Thiên vương ở lại trị hóa. Chúng tôi xin thần phục”. Chuyển luân vương liền dạy: “Nếu quả như vậy, các ông hãy tự trị hóa quốc độ của mình, nhất mực y theo giáo lệnh, đừng làm trái pháp. Vì sao? Vì đừng để cho trong quốc độ của ta có người phi pháp và kẻ làm ác. Lại nữa, các ông đừng sát sanh và dạy người không sát sanh, không lấy vật không cho, và việc tà dâm, nói dối cho đến tà kiến, các ông phải đoạn trừ. Nếu lìa sát sanh cho đến nếu thực hành chánh kiến, làm được như vậy thì ta biết là quốc độ của các ông đều đã hàng phục”. Các vị vua ấy cùng tâu với Chuyển luân vương: “Chúng tôi sẽ phụng hành đúng như lời Thiên vương dạy”. Bấy giờ các Quốc vương ở các phương Bắc nghe Chuyển luân vương dạy như vậy rồi đều tuân theo, thọ mười nghiệp thiện; thọ rồi thực hành, giữ đúng như pháp, y luật trị hóa. Do sức tự tại nên Chuyển luân vương đi đến chỗ nào, bánh xe báu theo đến nơi ấy. Bánh xe vàng này cứ như thế lần lượt hàng phục phương Bắc rồi, qua tới bờ biển Bắc, có bao quốc độ đều đi khắp biên giới, xong rồi trở về. Bấy giờ, ở trong cõi Diêm-phù-đề, vua chọn lựa một địa điểm hùng vó nhất, đẹp đẽ nhất, sạch sẽ nhất cho bánh xe báu dừng lại chỗ đó. Chỗ ấy từ Đông sang Tây rộng bảy do-tuần; Nam sang Bắc ước chừng mười hai do-tuần. Đi được như vậy rồi, bấy giờ, vào ban đêm, chư Thiên đi xuống, tự nhiên vì Chuyển luân thánh vương tạo lập cung điện, hoàn thành tức thời. Khi đã hoàn thành, cung điện ấy rực rỡ, trang nghiêm, do bốn báu tạo thành, đó là vàng, bạc, pha lê, lưu ly cõi trời. Khi ấy bánh xe báu bằng vàng ròng cõi trời vì Thánh vương, đang ở cửa trong của cung điện vọt lên hư không, ung dung dừng lại như dính vào trục xe, không lay, không động. Ngay khi ấy Chuyển luân vương rất vui mừng, vô cùng phấn khởi nghó thế này: “Nay ta đã được bánh xe báu cõi trời rồi ư?” Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân thánh vương ấy có bánh xe báu bằng vàng trời, hoàn hảo tự nhiên, hình dáng là như thế. Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương lại có voi báu màu trắng hoàn hảo như thế nào? Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương vào buổi sáng sớm, khi đang ngồi trong cung quan sát liền có voi báu xuất hiện, màu lông đẹp đẽ, hình thể toàn trắng như hoa Câu-vật-đầu, bảy chi chấm đất, có đại thần lực, bay đi trên không. Đầu nó màu đỏ, như con trùng Đà-la-cù-ba-ca. Voi có sáu ngà nhọn hoắt, rất đẹp, trang nghiêm nhiều màu, giống như lúa vàng. Voi tên là Ô-bô-sa-tha. Chuyển luân thánh vương thấy voi báu rồi nghó như thế này: “Voi này đã xuất hiện, nếu khi được điều phục thì có thể đảm nhận các việc, trở thành thuần phục để cưỡi chăng?” Bấy giờ, trong vòng một ngày, con voi báu ấy liền được điều phục, có thể đảm nhận việc kéo xe cho vua và tất cả việc khác. Giống như con voi đã được điều phục qua vô lượng trăm ngàn năm đến nay, nghiêm trang, hiền lành, tùy thuận, thích ý, con voi báu kia trong vòng một ngày, chịu sự điều phục, đảm nhận các việc cũng giống như thế. Khi ấy Chuyển luân vương muốn thử voi báu, vào buổi sáng sớm, khi mặt trời vừa mọc cưỡi voi báu kia chu du cùng khắp, đến tận bờ biển, thấu chốn biên thùy. Chu du khắp nơi rồi, trở về đến chỗ cung điện cũ, Chuyển luân vương kia mới ăn điểm tâm. Do nhân duyên ấy, bấy giờ nhà vua, trong lòng vô cùng hoan hỷ, cho rằng vì mình nên mới sanh voi báu như vậy. Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy có voi báu trắng, tự nhiên, hoàn hảo là như vậy. Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân thánh vương có ngựa báu hoàn hảo như thế nào? Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy, vào buổi sáng sớm, ngồi trên cung điện, thì ngay trước mặt vua, ngựa báu màu xanh biếc xuất hiện, thân thể xanh mướt, sắc lông óng ả, đầu đen, lông bờm bung ra, có sức thần thông, bay đi trên không, tên nó là Bà-la-la-ha. Chuyển luân vương thấy ngựa rồi, nghó thế này: “Ngựa này đã xuất hiện, nếu khi đã điều phục thì có thể nhận lãnh các việc, có thể vì ta làm tốt việc chuyên chở chăng?” Khi ấy, trong vòng một ngày, ngựa báu kia liền được điều phục, đảm nhận các việc. Giống như con ngựa đã được điều phục từ vô lượng năm đến nay, hiền lành vô cùng, con ngựa này cũng vậy, khi điều phục chỉ trong vòng một ngày, có thể đảm nhận tất cả mọi việc. Khi ấy Chuyển luân vương muốn thử ngựa báu vào buổi sáng sớm, khi mặt trời vừa mọc, cưỡi lên ngựa báu đi khắp cõi nước, trở về cung điện, Chuyển luân vương mới dùng sáng. Vì nhân duyên ấy nên sanh hoan hỷ, phấn khởi vô cùng: “Nay ta đã có ngựa báu màu xanh biếc”. Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy có ngựa báu hoàn hảo là như vậy. Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương có ngọc báu hoàn hảo là như thế nào? Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy có ngọc Ma-ni báu, sắc tỳ lưu ly, có tám cạnh đẹp đẽ, chẳng phải do thợ làm ra, tự nhiên phát ra ánh sáng trong suốt. Chuyển luân vương thấy ngọc ấy rồi, nghó như thế này: “Ngọc Ma-ni báu này đầy đủ các tướng, phải treo nó ở trong cung để phát ánh sáng”. Khi ấy Chuyển luân vương muốn thử ngọc báu Ma-ni nên trang bị bốn binh chủng là tượng binh, mã binh, xa binh và bộ binh. Đủ bốn binh chủng rồi, vào nửa đêm, mây đen dày đặc, sấm chớp nổi lên, mưa rơi lất phất, khi ấy Chuyển luân vương lấy viên ngọc báu treo trên ngọn cờ đi ra ngoài vườn, ý muốn dạo chơi thử xem tính chất của ngọc. Chư Tỳ-kheo, ngọc báu Ma-ni ở trên đầu ngọn cờ, ánh sáng tỏa khắp, chiếu cả bốn phương, thân của bốn binh chủng cũng đều chiếu sáng, như mặt trời chiếu sáng thế gian. Lúc bấy giờ, tất cả Bà-la-môn, Cư só… cư trú ở cõi ấy đều thức dậy, làm các công việc vì tưởng là đã sáng, mặt trời đã mọc. Do nhân duyên ấy, Chuyển luân vương cảm thấy vui mừng, vô cùng phấn khởi, tự nghó: “Ngọc báu này vì ta mà xuất hiện chăng?” Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương có ngọc báu hoàn hảo là như vậy. Chư Tỳ-kheo, thế nào gọi là ngọc nữ báu hoàn hảo của Chuyển luân thánh vương? Chư Tỳ-kheo, ngọc nữ báu của Chuyển luân vương xuất hiện, không lùn, không cao, không to, không bé, chẳng trắng, chẳng đen, đoan trang thùy mị, trông thật đáng yêu, đẹp đẽ vô cùng, dung mạo hoàn hảo. Khi trời nóng thì thân ngọc nữ mát; khi trời lạnh thì thân ấm; trên thân tiết ra mùi hương Chiên đàn, miệng luôn thơm mùi thơm hoa sen xanh, vì Chuyển luân vương ngủ trễ dậy sớm, cần mẫn cung kính phụng sự; phàm làm việc gì cũng không phật ý vua. Tâm của nàng còn không khởi ác niệm, huống là thân, khẩu. Do nhân duyên ấy, Chuyển luân thánh vương cảm thấy hoan hỷ, phấn khởi vô cùng, trong lòng tự nghó: “Ngọc nữ báu này vì ta mà xuất hiện chăng?” Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy, có ngọc nữ báu hoàn hảo là như vậy. Chư Tỳ-kheo, thế nào gọi là bề tôi báu chủ kho tàng, đầy đủ oai thần của Chuyển luân thánh vương? Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy có vị quan báu chủ kho tàng xuất hiện, rất giàu có nhiều của, có nhiều công quả. Vị quan ấy do nghiệp báo nên sanh ra có thiên nhãn, thấy rõ trong lòng đất; hoặc kho tàng có chủ, hoặc kho tàng vô chủ đều bị đôi mắt của vị ấy phát hiện. Lại nữa, hoặc ở dưới nước, trên bờ, hoặc xa, hoặc gần, hễ chỗ nào có thì vị quan chủ kho tàng ấy đều vì vua mà giữ gìn đúng như pháp. Nếu là vật vô chủ thì vị ấy liền thu lấy bỏ vào vàng, bạc của mình, khi Chuyển luân vương có việc cần dùng về tài bảo thì kịp thời cung cấp đầy đủ. Khi ấy, vị quan chủ kho tàng kia liền đi đến chỗ Chuyển luân vương thưa: “Tâu Đại thánh thiên vương, nếu Thiên vương cần dùng tài bảo gì thì xin Thiên vương chớ lo. Thần sẽ vì Thiên vương cung cấp đầy đủ theo nhu cầu”. Khi ấy Chuyển luân vương muốn thử vị quan báu chủ kho tàng nên đi đến bên bờ nước, ngồi lên trên thuyền, ra giữa dòng sông, bảo vị quan chủ kho tàng: “Ông là vị quan chủ kho tàng; ta cần dùng tài bảo. Hãy mau cung cấp đầy đủ. Hãy mau cung cấp đầy đủ!”. Vị quan chủ kho tàng tâu: “Cúi xin Đại thiên vương, hãy đợi giây lát, thuyền này đến bờ, ngay tại nơi ấy, thần sẽ lấy tài bảo để cung cấp cho Thiên vương sử dụng”. Nhà vua bảo: “Nay ta không muốn lên bờ lấy tài bảo, chỉ ở ngay đây, hãy cung cấp đầy đủ cho ta!” Vị quan chủ kho tàng liền tâu: “Xin tuân thánh chỉ, chẳng dám trái lệnh!” Khi ấy, vị quan chủ kho tàng, nhận thánh chỉ rồi, liền vén tay áo bên phải, gối phải quỳ trên thuyền, đưa tay quơ trong nước, ngón tay như càng cua, cào dồn nhiều vàng bạc, chứa đầy đồ đựng, đặt ở trên thuyền, dâng lên Chuyển luân vương, tâu: “Đây là vàng bạc cõi trời. Chư Thiên đem của báu này dâng lên Thiên vương để ngài sử dụng”. Khi ấy Chuyển luân vương bảo với vị quan chủ kho tàng: “Ta không cần tài bảo, chỉ thử ngươi thôi”. Vị quan chủ kho tàng nghe vua nói vậy, thu lại vàng bạc bỏ vào trong nước. Do nhân duyên ấy, Chuyển luân vương cảm thấy hoan hỷ, phấn khởi vô cùng, tự nghó: “Ta nay đã có vị quan báu chủ kho tàng rồi chăng?’ Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy có vị quan báu hoàn hảo chủ kho tàng là như vậy. Chư Tỳ-kheo, thế nào gọi là vị tướng giỏi lãnh đạo quân đội của Chuyển luân vương? Chư Tỳ-kheo, do sức phước đức, Chuyển luân vương ấy tự nhiên có vị tướng báu xuất hiện. Vị ấy thông minh, có nhiều mưu lược, hiểu rõ quân cơ, đầy đủ thân tuệ. Nếu Chuyển luân vương cần binh lực, thì ông có thể chuẩn bị đầy đủ: Nếu muốn binh lính chạy thì liền chạy, muốn giải tán liền giải tán, muốn đứng yên liền đứng yên. Khi ấy vị tướng lãnh báu liền đi đến chỗ Chuyển luân vương. Đến nơi, tâu với Chuyển luân vương: “Nếu nhà vua muốn huấn luyện quân lính, xin nhà vua đừng lo. Thần sẽ huấn luyện quân lính cho ngài, khiến cho chúng thuần phục, tùy thuận như ý muốn”. Khi ấy Chuyển luân vương muốn thử vị tướng lãnh báu kia nên liền ra lệnh điều động đủ bốn binh chủng là tượng binh, mã binh, xa binh và bộ binh, tất cả đều như nhau. Hạ lệnh điều động đủ bốn loại binh chủng xong, khi ấy vua ra lệnh cho vị tướng lãnh báu kia: “Ông là tướng lãnh, hãy vì ta mà khéo léo chuẩn bị quân lính, huấn luyện khiến chúng tùy thuận: chạy tốt, đi tốt, tập hợp tốt, giải tán tốt, đúng như pháp, chớ sai trái”. Vị tướng lãnh ấy nghe Chuyển luân vương ra lệnh như vậy liền tâu với vua: “Như lời Thiên vương dạy bảo, thần không dám trái lệnh”. Bốn binh chủng ấy, sau khi đã chuẩn bị rồi, y theo sắc lệnh của vua, bảo chạy thì chạy, bảo giải tán thì giải tán,… cho đến muốn đứng yên thì đứng yên. Do nhân duyên ấy, Chuyển luân vương rất hoan hỷ, phấn khởi vô cùng, nghó rằng ta nay đã có tướng lãnh báu. Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy có vị tướng lãnh báu, đầy đủ oai lực là như vậy. Chư Tỳ-kheo, nếu có bảy thứ báu xuất hiện như thế thì sau dó chắc chắn được gọi là Chuyển luân thánh vương. Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy tuổi tác thọ mạng rất lâu dài. Trong tất cả thời gian, tất cả thế gian, không có người nào có được sự an ổn lâu dài như Chuyển luân vương. Sinh mạng tồn tại lâu dài, đó là thần thông thứ nhất – thọ mạng đầy đủ của Chuyển luân vương. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, thân thể mà vị Chuyển luân vương ấy bẩm thọ không bệnh, ít não, các tướng đầy đủ. Lại nữa, bụng của vua không lớn, không nhỏ; lạnh, ấm, mát, nóng, điều hòa theo thời tiết; tới lui nhẹ nhàng, ăn uống tiêu hóa, an ổn khoái lạc. Trong tất cả mọi thời, không có người nào khác ở thế gian sanh ra mà được như vậy, ít bệnh, không có các nỗi buồn rầu như thánh vương kia. Đó là thần thông thứ hai – thần lực đầy đủ của Chuyển luân thánh vương. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, báo thân có được của Chuyển luân kia đoan chánh khả ái, thường được thế gian ưa nhìn ngắm, đẹp đẽ tuyệt vời, sắc thân thanh tịnh, trang nghiêm trọn vẹn. Ở trong tất cả thời gian, trong loài người, không có ai thọ sanh mà có được như thế, đoan chánh, khả ái, được thế gian ngắm nhìn hình tướng hoàn hảo của Chuyển luân vương ấy. Đó là thần thông thứ ba – sắc mạo đầy đủ của Chuyển luân thánh vương. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, do nhân duyên nghiệp báo, Chuyển luân vương kia có đại phước đức; đó là đầy đủ các loại của cải, đầy đủ các loại châu báu trân kỳ của thế gian. Trong mọi thời, không có ai thọ sanh trong loài người mà có sự giàu có như thế, có tài sản như thế, có nhiều y phục, đồ chơi, báu vật tràn đầy bằng với vị vua Chuyển luân ấy. Đó là thần thông thứ tư - quả báo đầy đủ của Chuyển luân thánh vương. Chư Tỳ-kheo, nếu người có đầy đủ bốn loại thần thông như thế, thì sau đó mới được gọi là Chuyển luân thánh vương. Chư Tỳ-kheo, lại nữa, vị Chuyển luân thánh vương có phước đức được nhân dân yêu mến, kính trọng, tâm thường hoan hỷ an vui, giống như con thương kính cha mình. Nhân dân được Chuyển luân vương thương yêu, lòng luôn nhớ nghó như cha thương con. Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy ngồi trong xe cực kỳ lộng lẫy muốn du lịch nhìn xem vườn rừng và các cảnh đẹp. Khi ấy, nhân dân được thấy Chuyển luân vương đều rất vui mừng, nói với người đánh xe: “Xin ông khéo điều khiển xe. Xin hãy ghì cương lại, đi chậm chậm, từ từ, chớ đi quá nhanh. Vì sao? Vì nếu ông đi từ từ, cho xe đi chậm rãi, thì chúng tôi có nhiều thời gian để được chiêm ngưỡng Chuyển luân thánh vương”. Chuyển luân vương nghe lời nói ấy, cũng bảo người đánh xe như thế: “Ngươi hãy khéo điều khiển xe. Hãy cho xe đi từ từ chậm rãi, cẩn thận, chớ vội vàng! Vì sao? Vì nếu ngươi khéo điều khiển xe cho đi thong thả thì ta có nhiều thời gian để xem xét khắp nhân dân”. Chư Tỳ-kheo! Nhân dân nơi ấy thấy Luân vương rồi, đều tự mang trân bảo của mình đến trước để dâng hiến lên Chuyển luân thánh vương. Đến nơi rồi, họ tâu: “Chúng thần xin dâng lên Thiên vương! Những vật này thuộc về của ngài. Xin ngài thọ nhận, tùy ngài sử dụng. Những vật này chỉ có ngài mới xứng đáng sử dụng”. Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương ấy khi xuất hiện ở thế gian thì châu Diêm-phù này sạch sẽ bằng phẳng, không có gai gốc và rừng rậm, gò nổng, nhà xí, đồ dơ bẩn, chỗ hôi hám, sỏi đá, ngói gạch, cát, đất, phèn…, tự nhiên đầy đủ bảy báu: vàng, bạc…, thời tiết điều hòa, không lạnh, không nóng. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, khi Chuyển luân vương xuất hiện thế gian thì châu Diêm-phù này tự nhiên hình thành tám vạn thành ấp, đều sung sướng an lạc, không có sự sợ hãi, lúa gạo dư dã, xóm làng đông đúc, nhân dân phát đạt, thật đáng yêu. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, khi Chuyển luân vương xuất hiện ở thế gian thì ở châu Diêm-phù này, xóm làng, thành ấp, chốn vua cai trị, nhà cửa san sát, gà bay đụng nhau, nhân dân sung sướng an lạc không thể nghó bàn. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, khi Chuyển luân vương xuất hiện thế gian ở châu Diêm-phù này, thường vào nửa đêm, từ trong ao A-na-bà-đạt-đa, nổi lên đám mây lớn trùm khắp châu Diêm-phù cùng các núi biển, rồi mưa liền trút xuống, giống như một màng sửa trải. Nước mưa đầy đủ mùi vị tám công đức. Nước thấm sâu bốn ngón tay, không chảy tràn lan, ngay khi rơi xuống, liền thấm vào lòng đất, mất hút không thấy. Vào cuối đêm, mây mù tan hết, lại từ trong biển, gió mát nổi lên thổi tan khí ẩm, nhân dân xúc chạm, cảm thấy an lạc. Lại nữa, khí ẩm ngọt ngào kia thấm nhuận châu Diêm-phù, làm cho khắp nơi đều phù nhiêu tươi tốt. Giống như ở đời, người thợ giỏi làm tràng hoa, hoặc đệ tử của người thợ ấy, làm thành tràng hoa rồi, dùng nước tưới lên, làm cho hoa thấm nhuận, màu hoa tươi thắm cũng giống như vậy. Lại nữa, khi Chuyển luân vương xuất hiện ở đời thì đất đai cõi Diêm-phù-đề này luôn luôn màu mỡ, tốt tươi. Giống như có người dùng dầu thoa lên đất. Loại nước thấm ướt màu mỡ tốt tươi ấy cũng giống như thế. Chư Tỳ-kheo, Chuyển luân vương xuất hiện ở đời, tuy trải qua số năm lâu xa vô lượng nhưng cũng có và cũng chịu những xúc giác như người thế gian. Giống như người có thân thể ốm yếu, ăn thức ăn ngon, phải vận động làm việc, tiếp xúc với sự mệt nhọc chút đỉnh mới mau tiêu hóa. Chuyển luân vương khi đã sống lâu ở thế gian, tiếp xúc với sự sanh tử cũng giống như thế. Chư Tỳ-kheo, khi Chuyển luân vương kia mạng chung, xả thân mạng rồi, sanh lên cõi trời, cùng ở cảnh trời Ba mươi ba. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ngay khi Chuyển luân vương mạng chung, ở trên không trung, mưa các loại hoa: hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng và các loại hoa khác để cúng dường Chuyển luân vương. Lại mưa bột Thiên trầm thủy, bột Đa-già-la, bột hương Chiên đàn, và các loại hoa Mạn-đà-la trời. Lại có các loại âm nhạc vi diệu cõi trời không đánh mà tự tấu, cũng có tiếng vi diệu cõi trời ca hát tán thán cúng dường thân Chuyển luân vương để tạo phước lợi. Chư Tỳ-kheo, khi ấy ngọc nữ báu, chủ kho tàng báu, tướng lãnh báu… liền dùng các thứ nước thơm, tắm rửa thân Chuyển luân vương. Dùng nước thơm tắm rửa xong, trước hết dùng vải Kiếp-ba-ta quấn lại, sau đó mới dùng áo lông thẳng nếp mặc vào. Tiếp đến lại dùng đủ năm trăm tấm mền tinh tế đẹp đẽ theo thứ lớp đắp lên rồi buộc lại. Làm như vậy xong rồi dùng kim quan đã đựng đầy dầu tô, đặt thân Chuyển luân vương vào; đặt yên vào kim quan rồi, lại đặt kim quan vào trong quách bạc; đặt vào quách bạc rồi, dùng đinh đóng lại. Lại tập trung tất cả các loại cây Hương lại, chất thành đống lớn, sau đó thiêu đốt. Thiêu đốt xong, đem để tại ngã tư đường, kiến tạo một ngôi tháp báu, cao một do-tuần, rộng nửa do-tuần, trang trí nhiều màu, dùng bốn báu tạo nên đó là vàng, bạc, lưu ly và pha lê. Tháp có bốn bờ tường, chung quanh rộng năm mươi do-tuần, có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can,… như trên lược nói… cho đến các loại chim đều tự ca hót. Khi ấy ngọc nữ báu, chủ kho tàng báu và tướng lãnh báu dựng tháp báu cho Chuyển luân vương hoàn thành xong, sau đó bày biện đủ thứ đồ cúng dường thượng hạng; đủ mọi hạng người đến xin, cần thức ăn cho thức ăn, cần thức uống cho thức uống, cần xe cho xe, cần y phục cho y phục, cần của cải cho của cải, cần báu vật cho báu vật, cấp phát hết, ai cũng đầy đủ. Chư Tỳ-kheo, sau khi Chuyển luân vương mạng chung bảy ngày, bánh xe báu, voi báu, ngựa báu và ngọc Ma-ni báu kia tự nhiên tất cả đều biến mất. Ngọc nữ báu, chủ kho tàng báu và tướng lãnh báu cũng đều mạng chung. Bốn thành báu kia cũng đều biến đổi, trở thành thành đất. Nhân dân cõi ấy cũng lần lượt theo đó mà giảm. Chư Tỳ-kheo, Tất cả các hành hữu vi vô thường, chuyển biến như thế, không có gì thường trụ, rã tan ly tán, không được tự tại là pháp ma, diệt, tan trong giây lát, chẳng tồn tại lâu. Chư Tỳ-kheo, vì thế các vị phải bỏ các hành, phải nên viễn ly, phải nên chán ghét, cần phải mau cầu con đường giải thoát.  Phẩm 4: ĐỊA NGỤC Chư Tỳ-kheo, ngoài bốn châu lớn và tám vạn châu nhỏ cùng các núi lớn khác và núi chúa Tu-di, còn có một núi chúa tên là Luân viên (cựu dịch là núi Thiết vi) cao sáu trăm tám mươi vạn do-tuần, dài rộng cũng sáu trăm tám mươi vạn do-tuần, dày đặc kiên cố, do kim cang tạo thành, khó có thể phá hoại. Chư Tỳ-kheo, ngoài núi Luân viên này, lại có một núi Đại luân viên nữa, chiều cao, rộng, cũng giống như số do-tuần trên. Khoảng giữa hai núi ấy vô cùng tối tăm, không có ánh sáng. Mặt trời, mặt trăng có đại oai thần, đại lực, đại đức như thế mà không thể chiếu ánh sáng đến nơi ấy được. Chư Tỳ-kheo, ở giữa hai núi ấy có tám đại địa ngục. Tám đại địa ngục ấy là gì? Đó là đại địa ngục Hoạt, đại địa ngục Hắc, đại địa ngục Chúng hợp, đại địa ngục Khiếu hoán, đại địa ngục Đại khiếu hoán, đại địa ngục Nhiệt não, đại địa ngục Đại nhiệt não, đại địa ngục A-tỳ-chỉ. Chư Tỳ-kheo, tám đại địa ngục ấy, mỗi ngục lại có mười sáu địa ngục nhỏ trực thuộc bao bọc chung quanh. Mười sáu ngục ấy đều cao rộng năm trăm do-tuần. Mười sáu ngục ấy là gì? Đó là địa ngục Hắc vân sa, địa ngục Phấn thỉ nê, địa ngục Ngũ xoa, địa ngục Cơ, địa ngục Khát, địa ngục Nùng huyết, địa ngục Nhất đồng phủ, địa ngục Đa đồng phủ, địa ngục Điệp ngai, địa ngục Hộc lượng, địa ngục Kê, địa ngục Khôi hà, địa ngục Chước bảng, địa ngục Đao diệp, địa ngục Hồ lang, địa ngục Hàn băng. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên gì mà gọi là đại địa ngục hoạt? Chư Tỳ-kheo, ở đại địa ngục Hoạt kia, các loài chúng sanh khi thác sinh, có mặt, xuất hiện và tồn tại thì các ngón tay tự nhiên có móng tay sắc mọc lên, nhỏ dài bén nhọn giống như mũi nhọn. Các chúng sanh ấy khi thấy nhau, tâm ý rối loạn; tâm ý rối loạn rồi thì dùng móng tay sắc bấu rách thân, hoặc tự rạch thân, rạch đi rạch lại, rồi lại rạch lớn ra; xẻo đi xẻo lại, rồi xẻo to ra; cắt đi cắt lại, rồi cắt to ra. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ấy, ngay trong lúc đó biết rằng mình bị thương, mình đã chết. Nhưng cũng ngay lúc ấy, do nghiệp báo nên lại sanh gió mát, thổi đến thân họ, khoảnh khắc sống lại, thân thể da thịt, gân xương máu huyết trở lại như trước. Đã sống lại rồi, vì do nghiệp lực, khởi lên đủ thứ, bảo với nhau: “Chúng sanhcác ngươi ước muốn được sống, sống rồi hơn không”. Chư Tỳ-kheo, ở trong ngục ấy, còn biết chút ít nên gọi là Hoạt. Nhưng ở trong ấy lại có biệt nghiệp, chịu khổ vô cùng, bức xúc cùng cực, đau đớn khó nhẫn. Và ở trong ấy, mạng chưa chấm dứt, cho đến khi nào nghiệp ác bất thiện đã móng khởi, tạo tác ở đời trước khi còn làm thân người, hoặc thân phi nhân chưa hết, chưa diệt, chưa trừ, chưa chuyển, chưa hiện phần nhỏ, chưa hiện toàn thân. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Hoạt ấy, các loài chúng sanh khi thác sanh, có mặt, xuất hiện và tồn tại, ngón tay chúng biến thành dao sắc, hoặc nửa dao sắc, rất dài, rất nhọn. Bọn họ nhìn nhau, tâm ý rối loạn… cho đến bấu, rạch, xẻ, cứa, cắt đứt… chết rồi, gió mát thổi đến, khoảnh khắc sống lại. Chư Tỳ-kheo,… lược nói… như trên… còn biết chút ít nên gọi là hoạt. Chư Tỳ-kheo, lại vì biệt nghiệp nên ở trong ấy chịu khổ vô cùng; vì khổ chưa hết nên cầu chết không được, cho đến khi nghiệp ác bất thiện đã mống khởi, tạo tác như xưa; lúc còn làm thân người hay thân phi nhân chưa hết, chưa diệt, chưa trừ thì tất cả việc ấy lần lượt thọ lãnh đủ. Lại nữa, các loại chúng sanh ở trong đại địa ngục kia thời gian vô lượng; khi khổ báo đã hết, thoát khỏi đại địa ngục Hoạt; thoát rồi lai chạy tìm cầu nơi có nhà cửa, nơi cứu hộ, nơi nương tựa. Trong khi tìm cầu như vậy, vì nghiệp tội nên liền rơi vào tiểu địa ngục Hắc vân sa. Ngục ấy rộng năm trăm do-tuần. Vào ngục ấy rồi, trên không trung, mây đen lớn nổi lên, mưa xuống như cát; hạt mưa đỏ rực, sức nóng mãnh liệt, rơi xuống trên thân chúng sanh ở trong ngục ấy. Rơi trên da thì phỏng da, rơi đúng thịt thì cháy thịt… cho đến rơi nhằm gân thì đốt gân, đến xương thì rụi xương, đến tủy thì khô tủy, bốc khói phát lửa bùng cháy tràn lan, chịu khổ vô cùng. Vì chịu khổ ấy chưa xong nên cầu chết không được, cho đến khi nào nghiệp ác bất thiện mà khi xưa đã tạo lúc còn làm thân người hoặc phi nhân đến nay chưa hết, chưa diệt, chưa trừ, chưa chuyển, chưa đổi, chưa lìa, chưa mất thì vẫn lần lượt chịu khổ trong thời gian vô lượng. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ấy trải qua thời gian lâu xa vô lượng, thoát khỏi địa ngục Hắc vân sa, thoát khỏi rồi lại chạy tìm phòng ốc, cầu cứu độ, cầu che chở, cầu nơi nương tựa. Trong khi tìm cầu như vậy thì lại rơi vào tiểu địa ngục Phấn thỉ nhiệt nê. Ngục ấy rộng năm trăm do-tuần. Bọn họ vào rồi, từ yết hầu trở xuống chìm trong nước phân sôi; chìm vào rồi bị sức nóng thiêu tay, thiêu chân, tai, mũi, thân thể, đồng loạt cháy rụi, cho đến khi nghiệp ác bất thiện mà khi xưa lúc còn làm thân người hay phi nhân đã gây ra đến nay chưa hết, chưa diệt, chưa trừ, chưa chuyển, chưa lìa, chưa mất. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong tiểu địa ngục Phấn thỉ nê kia, có các trùng sắt, tên là Châm khẩu, đục khoét khắp thân thể chúng sanh trong ngục làm cho xuyên thủng hết. trước hết đục khoét da; đục khoét da rồi tiếp đến đục khoét thịt; đục khoét thịt rồi tiếp đến đục khoét gân; đục khoét gân rồi sau đó đục khoét xương; đã đục khoét xương rồi, dừng lại ở tủy và ăn tủy. Chúng sanh kia chịu khổ khốc liệt cho đến khi nào thọ mạng chưa chấm dứt; mà thọ mạng chưa chấm dứt thì nghiệp ác bất thiện kia cũng không diệt và vì vậy lần lượt thọ đủ. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ở trong địa ngục ấy trong thời gian lâu xa, rồi từ tiểu địa ngục Phấn thỉ nê kia thoát ra; ra rồi tự đi tìm cầu nhà cửa, cầu sự bảo hộ, cầu chỗ cư ngụ, cầu chỗ nương tựa, liền vào tiểu địa ngục Ngũ xoa. Ngục này cũng rộng năm trăm do-tuần. Bọn họ vừa vào ngục Ngũ xoa, ngục tốt liền nắm lấy tội nhân địa ngục ấy xô nằm xuống nền sắt rực lửa, lửa đỏ hừng hực. Khi đó các tội nhân nằm ngửa trên nền; để nằm như vậy rồi, đóng hai đinh sắt đỏ rực vào hai chân; rồi đóng hai đinh sắt nóng đỏ vào hai bàn tay và ngay giữa rốn cũng đóng một đinh sắt nóng đỏ. Bấy giờ ngục tốt dùng năm cái xoa xẻ ra, đau đớn vô cùng cho đến khi thọ mạng ở đó chưa hết, ác nghiệp đã tạo khi xưa lúc còn làm thân người hoặc phi nhân chưa hết, thì với những nghiệp đã tạo ấy, lần lượt thọ khổ ở địa ngục kia. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ấy, trong thời gian lâu xa, thoát khỏi tiểu địa ngục Ngũ xoa, lại chạy cầu cứu hộ, cầu nhà cửa, cầu chỗ cư ngụ, cầu nương tựa, cầu che chở và nơi thủ hộ, lại chạy vào trong tiểu địa ngục Cơ ngạ (đói khát), rộng năm trăm do-tuần. Vào chốn ấy rồi, lúc đó người giữ ngục từ xa thấy bọn chúng sanh kia đến, liền tới trước hỏi: “Nay các ngươi đến đây muốn điều gì?”. Bọn họ đồng đáp: “Thưa ngài, chúng tôi đói khát”. Người giữ ngục liền nắm lấy chúng sanh địa ngục kia, xô nằm ngửa trên nền sắt đỏ hừng hực, rồi lấy kềm sắt cạy miệng ra, dùng hòn sắt nóng bỏ vào. Lúc bấy giờ môi miệng của chúng sanh địa ngục kia tức thời bị thiêu cháy; thiêu môi rồi thiêu lưỡi; thiêu lưỡi rồi thiêu hàm ếch; thiêu hàm ếch rồi thiêu yết hầu; thiêu yết hầu rồi thiêu tim; thiêu tim rồi thiêu ngực; thiêu ngực rồi thiêu ruột già; thiêu ruột già rồi thiêu bao tử; thiêu bao tử rồi tiếp qua ruột non, xuống dưới ra ngoài và hòn sắt vẫn còn đỏ. Cứ như thế, chúng sanh địa ngục ấy, trong thời gian đó, chịu khổ cùng cực vì thọ mạng chưa hết… lược nói cho đến những việc tạo tác ở đời trước khi còn thân người, hoặc phi nhân… Như vậy, lần lượt họ ở trong địa ngục thọ đủ các khổ. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ấy, trong thời gian lâu xa vô lượng, thoát ra khỏi địa ngục Cơ ngạ rồi, lại rong ruỗi chạy đi… nói lược như trên, cầu chỗ thủ hộ, bèn đi vào trong tiểu ngục Tiêu khát. Ngục này rộng năm trăm do-tuần. Vào chốn ấy rồi, khi ấy người giữ ngục từ xa trông thấy chúng sanh địa ngục kia liền đi tới, hỏi: “Các ngươi nay mong cầu điều gì?” Bọn họ đáp: “Thưa ngài, chúng tôi rất khát!” Khi ấy người giữ ngục liền nắm bắt các chúng sanh địa ngục ấy, xô ngã xuống nền sắt cháy nóng, nằm ngữa trong ngọn lửa bừng cháy, rồi lấy kềm sắt cạy miệng ra, đổ nước đồng sôi vào. Bấy giờ chúng sanh địa ngục kia, môi miệng bị thiêu cháy; thiêu môi miệng rồi thiêu lưỡi; thiêu lưỡi rồi thiêu hàm ếch; thiêu hàm ếch rồi thiêu yết hầu; thiêu yết hầu rồi thiêu tim; thiêu tim rồi thiêu ngực; thiêu ngực rồi thiêu ruột già; thiêu ruột già rồi thiêu bao tử; thiêu bao tử rồi phá đến ruột non, xuống dưới ra ngoài. Các chúng sanh ấy, trong thời gian đó, chịu khổ vô cùng, cực kỳ đau đớn, chịu các khổ ác. Bọn họ chịu khổ cho đến khi nào thọ mạng chưa hết, hoặc nghiệp ác bất thiện kia chưa hết… lược nói như trên cho đến việc tạo tác khi còn làm người hoặc phi nhân, cứ như vậy lần lượt lãnh thọ đủ. <節>KHỞI THẾ NHÂN BỔN <卷 id="521976579"> QUYỂN III Phẩm 4: ĐỊA NGỤC 2 Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các loài chúng sanh địa ngục ấy trong thời gian lâu xa vô lượng ở trong đó, rồi từ tiểu địa ngục Tiêu khát năm trăm do-tuần ấy được ra, ra rồi bôn tẩu… cho đến cầu nơi cứu hộ, liền đi thẳng vào địa ngục Nùng huyết năm trăm do-tuần; vào địa ngục ấy rồi, tại nơi ấy tức khắc máu từ yết hầu trở xuống bị nấu sôi. Các loại chúng sanh địa ngục kia vào rồi, chạy đi chạy lại khắp nơi, khi bọn họ chạy đi như vậy thì bị thiêu tay, thiêu chân, hoặc thiêu tai, mũi; thiêu tai, mũi rồi đến các bộ phận trong thân đều bị thiêu cháy. Các bộ phận khác bị thiêu rồi, các tội nhân ấy chịu khổ vô cùng khốc liệt, không thể nghó bàn; nhưng mạng chưa dứt được cho đến khi nào mà nghiệp ác bất thiện đã tạo tác khi còn làm thân người chưa hết. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ở trong địa ngục Nùng huyết có loài trùng tên là Tối mãnh thắng. Loài trùng này gây nhiều tổn hại cho chúng sanh địa ngục ấy. Nó ở trong thân, trước hết cắn phá da; cắn phá da rồi cắn thịt; cắn thịt rồi cắn gân; cắn gân rồi phá xương; phá xương rồi hút tủy để ăn. Các chúng sanh ấy ở trong đó chịu khổ khốc liệt mà mạng chưa dứt được cho đến khi nào nghiệp ác bất thiện đã tạo ra khi còn làm thân người chưa hết, thì vẫn chịu đầy đủ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh có mặt trong địa ngục Nùng huyết đó khi đói khát liền dùng hai tay vốc lấy máu mủ sôi bỏ vào trong miệng; vừa bỏ vào miệng tức thì môi miệng liền bị cháy bỏng; môi miệng bị cháy bỏng rồi cháy hàm dưới; cháy hàm dưới rồi cháy đến yết hầu; cháy yết hầu rồi cháy đến ngực; cháy ngực rồi cháy đến tim; cháy tim rồi cháy đến ruột già; cháy ruột già rồi cháy đến bao tử; cháy bao tử rồi cháy thẳng đến ruột non, rồi cháy xuống dưới, ra ngoài. Các chúng sanh ấy ở trong địa ngục đó chịu các khổ khốc liệt vô cùng mà mạng chưa dứt, cho đến khi nào nghiệp ác bất thiện đã tạo tác khi còn làm thân người chưa hết thì cứ lần lượt chịu đủ như vậy. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các loài chúng sanh ở trong địa ngục ấy, trải qua thời gian lâu xa vô lượng, rồi từ trong tiểu địa ngục Nùng huyết năm trăm do-tuần ấy được thoát ra; ra rồi rong ruỗi… cho đến… cầu nơi cứu giúp, liền chạy thẳng vào trong tiểu địa ngục Nhất đồng phũ rộng năm trăm do-tuần. Vào nơi ấy rồi, khi ấy họ bị ngục tốt nắm lấy ném vào trong chõ, đầu chúc xuống, chân chổng lên. Bọn chúng sanh ở trong ấy, dùng lửa địa ngục thiêu đốt nhau, nước sôi trào lên liền bị nấu, bị nung; nước sôi hạ xuống cũng bị nấu bị nung; hoặc qua hoặc lại cũng bị nấu, bị nung; hoặc bị bọt phủ cũng bị nấu, bị nung; hoặc thấy, hoặc không thấy tất cả đều bị nấu bị nung. Thí như thế gian nấu đậu hoặc đậu nhỏ, đậu lớn, hay đậu oản… bỏ vào trong chõ, đổ ngập nước, phía dưới đun lửa. Như thế cho đến khi nước sôi, trào lên, nước và đậu trộn lẫn, nổi lên cũng bị đun nấu, hạ xuống cũng bị đun nấu, ở giữa cũng bị đun nấu, chuyển động qua lại cũng bị đun nấu, hoặc bọt phủ lên cũng bị nung nấu, hoặc thấy, không thấy, tất cả mọi lúc đều bị đun nấu. Chư Tỳ-kheo, cũng như vậy, ở trong tiểu địa ngục Nhất đồng phủ ấy có người giữ ngục nắm những chúng sanh địa ngục cho chổng chân lên và chúc đầu xuống, rồi từ xa, ném vào trong chõ, cho lửa địa ngục thiêu đốt. Khi nước sôi dâng lên thì các tội nhân theo nước đi lên liền bị đun nấu… cho đến hoặc thấy, hoặc không thấy cũng bị đun nấu. Bọn họ ở trong đó, chịu khổ cùng cực… cho đến những việc đã gây ra khi còn làm người, chẳng phải người, cứ lần lượt như thế, ở tại địa ngục kia nhận đủ. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ở trong địa ngục ấy, trải qua thời gian lâu xa vô lượng, rồi từ tiểu địa ngục Nhất đồng phủ năm trăm do-tuần thoát ra; ra rồi, rong ruỗi… cho đến muốn tìm cầu chỗ cứu hộ liền hướng vào tiểu địa ngục Đa đồng phủ rộng năm trăm do-tuần. Vào chốn ấy rồi, họ bị ngục tốt nắm lấy bọn chúng sanh địa ngục kia dựng chân chổng lên trên, đầu chúc xuống, ném vào trong chõ, bị lửa dữ địa ngục thiêu đốt dữ dội. Khi nước dâng lên liền bị đun nấu, nước hạ xuống cũng bị đun nấu, hoặc ở giữa cũng bị đun nấu hoặc qua lại, che phủ, thấy cùng không thấy đều bị đun nấu. Thí như các loại đậu bị nấu trong chõ, bị lửa thiêu đốt, nước sôi trào lên cũng bị đun nấu,… cho đến hoặc thấy, không thấy đều bị đun nấu. Chư Tỳ-kheo, cũng như thế, các loài chúng sanh ở trong tiểu địa ngục Đa đồng phủ rộng năm trăm do-tuần, bị ngục tốt nắm hai chân dựng ngược lên, đầu chúc xuống, ném vào trong chõ. Bọn họ ở trong đó bị lửa địa ngục thiêu đốt, hoặc khi nước sôi trào lên, hoặc qua lại, đều bị đun nấu… cho đến hoặc thấy, không thấy đều bị đun nấu. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các loài chúng sanh ở trong tiểu địa ngục Đa đồng phũ rộng năm trăm do-tuần kia, bị ngục tốt dùng móng tay sắt như càng cua chụp vào thân đưa từ chỗ này đến chỗ khác; khi đưa bọn họ từ chõ này sang chõ kia thì thịt, da, máu, mủ đều tan hết, chỉ còn bộ xương. Bọn họ ở trong đó chịu khổ cùng cực nhưng chưa chết được, cho đến khi nghiệp bất thiện đã tạo ra khi còn làm người chưa hết, thì tất cả đều nhận đủ. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh trong địa ngục ấy trải qua thời gian lâu xa vô lượng rồi từ tiểu địa ngục Đa đồng phủ rộng năm trăm do-tuần ấy được ra, ra rồi rong ruổi… cho đến khi muốn tìm cầu chỗ cứu hộ liền chạy vào trong tiểu ngục Ngại điệp rộng năm trăm do-tuần. Vào chốn ấy rồi, ngục tốt chụp nắm các chúng sanh bị tội ấy, vật nằm ngửa trên cối sắt, đốt đỏ rực lên. Khi tội nhân nằm ngữa như thế, ngục tốt dùng một hòn đá đè lên trên; đè lên rồi, hình thể biến dạng, kế đó xay nhỏ ra, xay đi xay lại cho đến khi nát nhuyễn; đã nát nhuyễn rồi lại xay cho nhuyễn hơn nữa; phần nát nhuyễn sau cùng để riêng một chỗ, rồi tiếp tục xay nữa, xay đi xay lại cho đến khi hết sức nhuyễn, làm cho thân thể nát nhừ, máu huyết lan chảy, chỉ còn xương cốt nhỏ. Khi ấy bọn họ chịu khổ vô cùng, nhưng chưa chết được, cho đến khi nghiệp bất thiện đã tạo ra khi còn làm người chưa hết, thì phải lần lượt chịu đầy đủ như thế. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ở trong địa ngục ấy trải qua thời gian lâu xa vô lượng, rồi từ tiểu địa ngục Ngại điệp rộng năm trăm do-tuần đó được ra; ra rồi rong ruỗi, muốn tìm kiếm nhà cửa, muốn tìm chỗ nương tựa, che chở, liền chạy vào trong tiểu địa ngục Hộc lượng rộng năm trăm do-tuần. Vào nơi ấy rồi, ngục tốt tóm lấy các chúng sanh địa ngục ấy lấy hộc sắt nóng đang cháy đỏ mãnh liệt, đưa cho họ đong lửa. Khi bọn họ đong lửa thì tay bị cháy chân bị cháy, tai bị cháy, mũi bị cháy, các bộ phận lớn bị cháy, các bộ phận nhỏ bị cháy. Các bộ phận thân thể bị cháy rồi, bọn họ ở đó chịu khổ vô cùng nhưng vẫn chưa chết, cho đến khi nào mà nghiệp ác bất thiện chưa hết thì chẳng diệt, chẳng chết, chẳng lìa, chẳng mất; cho đến những việc đã gây ra trong đời quá khứ, hoặc những việc tạo ra khi làm người, cứ lần lượt chịu đủ như thế. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh trong địa ngục ấy trải qua thời gian sâu xa vô lượng ở trong đó, rồi từ tiểu địa ngục Hộc lượng rộng năm trăm do-tuần kia được thoát ra; ra rồi rong ruổi tìm cầu nhà cửa, tìm cầu sự che chở, tìm cầu sự cứu hộ, tìm cầu nơi nương náu, tìm cầu chỗ quy y, liền chạy vào trong tiểu địa ngục Kê rộng năm trăm do-tuần. Vào chốn ấy rồi, nơi ấy sản sinh đầy gà, cho đến ngập gối, lửa cháy hừng hực vô cùng mãnh liệt. Các chúng sanh kia đi đứng trong đó, bị thiêu đốt theo từng bước, chạy trốn khắp nơi, ngoái nhìn bốn hướng không chỗ nương tựa. Lửa dữ thiêu đốt: đốt tay, đốt chân, đốt tai, đốt mũi, đốt tai mũi xong, đốt các bộ phận lớn nhỏ cùng một lúc, đều đỏ rực lên. Bọn họ ở trong đó chịu khổ vô cùng, cho đến chịu đau đớn càng lúc càng nặng nhưng vẫn chưa chết, vì chưa hết nghiệp ác bất thiện mà khi làm thân người đã tạo tác, nay đây theo thứ lớp chịu đủ tất cả. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh trong địa ngục ấy trải qua thời gian lâu xa vô lượng ở trong đó, rồi từ tiểu địa ngục Kê ấy được ra, ra rồi cứ mãi rong ruỗi chạy tìm… cho đến muốn cầu chỗ cứu hộ, liền chạy vào tiểu địa ngục Khôi hà (Sông tro) cũng rộng năm trăm do-tuần. Chư Tỳ-kheo, tội nhân vào rồi, dòng sông tro ấy chảy rất nhanh, sóng dâng cao, tiếng sóng vỗ vang động, nước tro sục sôi, đầy ngập tới bờ. Phần dưới đáy sông tro ấy có loại gai sắt mũi nhọn như mài, hai bên bờ sông lại có rừng dao cạo. Trong rừng dao ở hai bên bờ sông ấy lại có các con chó màu đen dơ bẩn đáng sợ. Ở hai bên bờ, lại có ngục tốt; hai bên bờ lại mọc cây Xa-ma-la; cây ấy có gai nhỏ dài sắc bén, mũi nhọn như mài. Bấy giờ bọn họ, chúng sanh trong địa ngục, xuống sông đó, muốn lội qua bên kia bờ. Trong khi đang lội, họ bị sóng lớn nhận chìm, trong khi chìm xuống nửa chừng, bị gai sắt đâm chích thân hình; bị đâm liền dừng lại, bọn họ chịu khổ vô cùng, chịu khổ quá nặng. Khi nổi lên, họ lội đến bờ bên kia của dòng sông tro. Đến bờ rồi, liền vào rừng dao cạo kia; rừng đó rất rộng. Trải qua thời gian dài, họ lội trên dao bén. Bọn họ lội cùng khắp ở trong đó, vào rồi, lại vào nữa, chịu khổ vô cùng, hoặc bị cắt tay, hoặc có lúc bị cắt chân, cắùt tai, cắt mũi; cắt tai mũi rồi, lại cắt các bộ phận khác. Bọn họ ở trong đó chịu khổ vô cùng nặng nhưng chưa chết được, vì nghiệp ác bất thiện chưa hết và những điều đã tạo ra trong quá khứ xa xưa, hoặc trong khi làm người, ở trong đó, đều chịu hết. Lại nữa, ở hai bên bờ của dòng sông tro kia có các ngục tốt thấy các chúng sanh thọ tội kia đến liền hỏi: “Nay các ngươi muốn được vật gì?” Các chúng sanh ấy liền đồng thanh đáp: “Chúng tôi rất đói”. Khi ấy ngục tốt tóm lấy các chúng sanh địa ngục ấy vật ngã trên đất đang cháy hừng hực, nóng bức vô cùng… cho đến vật nằm ngửa, dùng kìm sắt cạy miệng họ ra, cầm hòn sắt nóng bỏ vào. Ngay khi ấy họ bị đốt cháy, môi miệng chúng sanh địa ngục ấy bị cháy lỡ… cho đến từ yết hầu trở xuống đến ruột non, đi thẳng không có trở ngại. Bọn họ ở trong đó chịu khổ vô cùng, nhưng vẫn chưa chết, cho đến khi nào mà nghiệp bất thiện của họ, và những điều gây ra ngày trước khi làm người chưa hết thì đều chịu đủ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, hai bên bờ của dòng sông tro sôi sục ấy có các con chó thân màu nâu sậm, dơ dáy, dễ sợ cắn thân chúng sanh địa ngục kia; xé từng miếng thịt trên các bộ phận cơ thể mà ăn, chúng gầm gừ hoặc nhe răng sủa vang. Bọn họ ở trong đó chịu khổ vô cùng, chịu khổ không kể xiết nhưng vẫn chưa chết, cho đếùn khi nào mà nghiệp bất thiện và điều gây ra ngày xưa khi còn làm người chưa hết thì phải chịu đủ tất cả. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh địa ngục đó, khi bị nước tro rất nóng của sông tro vọt lên làm khốn khổ, họ lại bị gai sắt nhọn bén làm khốn đốn. Họ sợ hãi rừng dao cạo, bọn ngục tốt và cùng nhau trốn tránh lũ chó màu nâu dơ bẩn vì tất cả đều bức bách nên các chúng sanh địa ngục kia liền trèo lên cây Xa-ma-la. Khi leo lên cây thì cành nhánh của cây ấy toàn là gai nhọn rất sắt bén, đều chỉa đầu xuống, đầu nhọn như mài. Khi bọn chúng sanh địa ngục kia leo lên cây Xa-ma-la rồi, liền có các con quạ tên là “Mỏ sắt” bay tới mổ trên đầu bọn chúng sanh địa ngục kia; mổ bể đầu rồi hút não mà ăn. Bọn họ ở trong đó, chịu khổ vô cùng, chịu khổ không kể xiết, không thể chịu đựng, liền rơi vào sông tro sôi. Họ ở trong đó lại bị sóng lớn vùi dập chìm tới tận đáy; đến đáy rồi, lại bị mũi nhọn đâm chích; thân thể bị đâm chích rồi không thể đi đâu được, liền ở tại đó chịu khổ, nỗi khổ cùng cực chẳng thể chịu nổi, nên lại vùng dậy chạy đi, lội qua sông tro, qua rồi trở lại, đến ở bờ bên này. Bọn họ lại vào rừng dao cạo; vào rồi vào nữa, khi vào bọn họ bị cắt tay, cắt chân… cho đến cắt tiệt các bộ phận cơ thể. Ở trong đó, chịu đủ các loại cực khổ nhưng vẫn chưa chết cho đến những điều ác đã tạo thuở xa xưa khi còn làm người hoặc làm phi nhân chưa hết thì lần lượt chịu đủ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ở bờ bên này của dòng sông tro sôi ấy, có các ngục tốt, bọn họ từ xa thấy các chúng sanh thọ tội địa ngục đến, liền hỏi: “Bọn ngươi từ xa đến có việc gì? Muốn được vật gì?” Các chúng sanh ấy đồng thanh đáp: “Chúng tôi khát nước”. Khi ấy ngục tốt tóm lấy chúng sanh kia vật nằm ngữa trên nền sắt đỏ rực. Khi các chúng sanh ấy đã nằm rồi, ngọn lửa bốc cháy, ngục tốt liền dùng kềm sắt cạy miệng bọn họ, đổ nước đồng sôi vào trong miệng. Các chúng sanh địa ngục kia uống nước đồng sôi rồi, nước ấy làm phỏng môi miệng… cho đến ruột non, rồi chạy thẳng ra ngoài. Bọn họ ở trong đó chịu khổ vô cùng nhưng thọ mạng chưa tan, chưa diệt, chưa hết. Nhưng nghiệp bất thiện và những điều đã gây ra khi còn làm người đều chịu hết. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh địa ngục ấy nhận chịu tội báo ở trong đó trải qua thời gian lâu xa vô lượng, rồi có làn gió lớn thổi đến. Làn gió này tên là Hòa hiệp thổi bọn chúng sanh địa ngục ấy tới bên bờ… cứ tuần tự như thế, từ trong địa ngục Khôi hà được ra, họ lại rong ruỗi… cho đến tìm cầu nơi cứu hộ, dẫn đến tiểu địa ngục Chước bản rộng năm trăm do-tuần. Vào địa ngục ấy, họ bị bọn ngục tốt tóm lấy vật nằm ngữa trên nền sắt nóng đỏ rực, rồi dùng rìu sắt nóng đỏ chặt tay, chặt chân, chặt cả tay chân, xẻo tai xẻo mũi, xẻo cả tai mũi, xẻo từng bộ phận, xẻo hết các bộ phận của bọn chúng sanh địa ngục kia. Họ ở trong đó chịu khổ cùng cực nhưng vẫn chưa chết, cho đến khi nào mà nghiệp bất thiện và những điều đã tạo ra khi còn làm người chưa hết thì cứ tuần tự chịu đủ hết tất cả. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh địa ngục kia ở trong đó trải qua thời gian lâu xa vô lượng, rồi từ tiểu địa ngục Chước bản được thoát ra; ra rồi rong ruỗi tìm cầu nhà cửa, tìm cầu sự che chở, tìm cầu chỗ nương náu, tìm cầu chỗ quay về, tìm cầu chỗ cứu hộ, lại rơi vào tiểu địa ngục Đao diệp (lá dao) rộng năm trăm do-tuần. Vào trong ấy rồi, vì không có các quả báo của nghiệp lành nên bỗng nhiên từ không trung gió nổi lên, rừng lá dao bằng sắt rơi xuống. Rừng lá dao ấy chém tay chém chân, chém cả tay chân, xẻo tai xẻo mũi, xẻo cả tai mũi, xẻo từng bộ phận, xẻo hết các bộ phận của bọn chúng sanh địa ngục kia. Bọn họ ở trong đó chịu khổ cùng cực nhưng vẫn chưa chết… cho đến những điều ác gây ra khi còn làm người, chịu đủ hết tất cả ở trong đó. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong tiểu địa ngục rừng lá dao kia vì không có quả báo của nghiệp lành nên có quạ mỏ sắt bỗng nhiên sanh ra bay đến đậu trên hai vai của bọn chúng sanh địa ngục kia. Sau khi đứng yên, nó liền dùng mỏ sắt mổ vào hai mắt của tội nhân ấy rồi bay đi. Khi đó tội nhân chịu khổ cùng cực nhưng vẫn chưa chết,… cho đến khi những việc ác gây ra khi còn làm người chưa hết, thì cứ lần lượt như vậy, chịu đủ tất cả. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ở trong địa ngục ấy bọn chúng sanh đó trải qua thời gian lâu xa vô lượng, rồi từ trong địa ngục rừng lá dao được thoát ra; rồi rong ruổi muốn tìm cầu nhà cửa, tìm cầu sự che chở, tìm cầu nơi nương náu, tìm cầu chỗ quay về, tìm cầu nơi cứu hộ, lại vào trong tiểu địa ngục Hồ lang (Chó sói) rộng năm trăm do-tuần. Vào trong đó rồi, do quả báo của nghiệp bất thiện nên ở trong ngục ấy, sanh ra loại chó sói rất nóng hung dữ, nhe răng dễ sợ, ngoạm thịt nơi thân của các chúng sanh địa ngục ấy, chân đạp, miệng xé nát nhừ để ăn, và phát ra tiếng kêu gầm gừ rất lớn. Họ ở trong đó chịu khổ cùng cực nhưng vẫn chưa chết… lược nói cho đến những việc ác đã gây ra khi còn làm người, phi nhân cứ tuần tự như thế đều chịu đủ tất cả ở trong đó. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ở trong địa ngục ấy trải qua thời gian vô lượng, rồi từ tiểu địa ngục Hồ lang ấy được thoát ra; ra rồi rong ruỗi tìm cầu nhà cửa, tìm cầu nơi nương náu, tìm cầu sự che chở, tìm cầu sự cứu hộ, tìm cầu chỗ quay về, lại lọt vào tiểu địa ngục Hàn băng rộng năm trăm do-tuần. vào trong ấy rồi, vì quả báo của nghiệp bất thiện nên bỗng nhiên có làn gió lạnh nổi lên, một cái lạnh vô cùng tàn khốc chạm vào thân của chúng sanh địa ngục kia. Da dẻ họ bị phá nát; phá nát da rồi kế đến phá nát thịt; phá nát thịt rồi tiếp phá nát gân; phá nát gân rồi tiếp phá nát xương; phá nát xương rồi kế phá tan tủy; khi phá tan tủy rồi bọn họ ở trong đó chịu khổ cùng cực, đến nổi không thể chịu đựng được, ngay ở trong đó, mạng chung. Đó là địa ngục đầu tiên rất lớn tên là địa ngục Hoạt và mười sáu tiểu địa ngục khác. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, đại địa ngục Hắc thằng thứ hai cũng có mười sáu tiểu địa ngục rộng năm trăm do-tuần vây quanh, từ địa ngục Hắc vân sa cho đến cho đến địa ngục thứ mười sáu sau cùng là Hàn băng đều trực thuộc nhau. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó do nhân duyên gì mà địa ngục lớn này tên là Hắc thằng. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ở trong đại địa ngục Hắc thằng ấy khi sanh ra, khi có mặt, khi xuất hiện, khi tồn tại vì quả báo của nghiệp bất thiện nên ở trên không trung, bỗng nhiên xuất hiện dây đen lớn thô, đỏ hừng hực, toàn là lửa nóng dường như từ dưới đất vọt lên. Ở khoảng giữa có một đám mây đen lớn, lan ra cùng khắp. Cũng như thế, các chúng sanh trong đại địa ngục Hắc thằng do quả báo của các nghiệp bất thiện, nên ở trên không trung, xuất hiện dây đen lớn đỏ rực rơi trên thân của bọn chúng sanh địa ngục kia; rơi trên thân rồi, liền đốt cháy da của các chúng sanh địa ngục; đốt da rồi đốt thịt; đốt thịt rồi đốt gân; đốt gân rồi đốt xương; đốt xương rồi thấu đến tủy; tủy vọt ra bốc cháy; tủy bốc cháy rồi lại phát ra ngọn lửa lớn. Bọn họ ở trong đo,ù chịu khổ vô cùng. Họ vì nghiệp tội nên vẫn chưa chết, cho đến khi nào mà nghiệp ác bất thiện chưa hết, hoặc những việc đã gây ra thuở trước khi còn làm người hoặc phi nhân, chưa diệt, chưa chuyển, chưa trừ, chưa xong thì chịu đủ tất cả. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, có chúng sanh ở trong đại địa ngục Hắc thằng kia khi sanh ra, khi có mặt, khi tồn tại, khi biến đổi vì quả báo của các nghiệp bất thiện nên khi ấy ngục tốt tóm lấy bọn chúng sanh địa ngục vật ngã trên nền sắt nóng hực, một cái nóng vô cùng mãnh liệt; vật nằm ngửa rồi, dùng dây sắt nóng quấn lại; đã quấn rồi, dùng rìu sắt cháy đỏ rực chặt ngang thân các chúng sanh địa ngục, phân làm hai phần, hoặc làm ba phần, bốn phần, năm phần, cho đến mười phần, hai mươi phần, hoặc năm mươi phần, hoặc một trăm phần. Giống như thợ mộc hoặc đệ tử của thợ mộc lành nghề ở thế gian, lấy các cây gỗ đặt trên đất rồi dùng dây mực kẻ qua; khi kẻ qua rồi, dùng rìu bén chặt làm hai phần, hoặc ba, bốn, năm phần hoặc mười phần, hai mươi phần, hoặc một trăm phần, cũng giống như thế. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh trong đại địa ngục Hắc thằng cũng lại như thế. Ngục tốt tóm lấy chúng sanh ấy vật ngã nằm ngửa trên nền sắt nóng hực, dùng dây sắt đen kẻ qua làm dấu, rồi dùng rìu chặt thân ra thành các đoạn ngắn cũng lại như thế. Bọn họ ở trong đó chịu đau đớn, khổ cực vô cùng, nhưng vẫn chưa chết, cho đến khi nào mà các nghiệp ác bất thiện chưa hết, và những việc ác đã tạo ra thuở xưa khi còn làm thân người, thì chịu đủ tất cả. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh có trong đại địa ngục Hắc thằng khi có mặt, khi đổi khác cho đến khi tồn tại đều bị ngục tốt tóm lấy, vật ngã trên nền sắt nóng đỏ. Khi vật tội nhân nằm ngửa trên nền rồi, ngục tốt dùng dây sắt đen làm dấu trên thân, rồi dùng cưa sắt cháy đỏ cưa đứt thân của chúng sanh địa ngục kia; đứt rồi đứt nữa, cho đến đứt hết; kế đến xẻo, xẻo rồi xẻo nữa, cho đến xẻo hết, hoặc cắt, hoặc băm; đã cắt băm rồi, lại cắt băm nữa, hoặc cắt băm hết. Thí như người thợ cưa hoặc đệ tử của người thợ cưa lành nghề ở thế gian lấy các khúc gỗ đặt trên đất, dùng dây mực kẻ thành đường, rồi dùng cưa sắt bén cưa đứt ra, đứt rồi đứt nữa, cho đến đứt hết; kế đến lại đẽo; đẽo đi đẽo lại, cho đến đẽo hết; rồi lại bào gọt, đã bào gọt rồi, lại bào gọt nữa, cho đến bào gọt hết. Cũng như thế, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ở trong đại địa ngục Hắc thằng kia, khi sanh ra, khi có mặt, cho đến khi tồn tại, bị bọn ngục tốt tóm lấy, vật nằm trên nền sắt nóng hực. Khi đã vật tội nhân nằm ngửa rồi, ngục tốt dùng dây sắt đen quấn qua làm dấu rồi dùng cưa sắt đang cháy đỏ cưa thân họ; rồi lại mổ ra cho đến mổ hết; xẻo rồi xẻo nữa cho đến xẻo hết; cắt rồi cắt nữa cho đến cắt hết; băm rồi lại băm cho đến băm hết. Bọn họ ở trong đó, chịu đủ nỗi khổ cùng cực nhưng vẫn chưa chết,… cho đến những việc ác đã làm khi còn làm người, ở trong đó chịu đủ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh trong đại địa ngục Hắc thằng khi sanh ra, khi có mặt cho đến khi tồn tại, bị ngục tốt tóm lấy, dùng chày sắt nóng đang cháy đỏ khiến bọn họ đánh nhau. Khi họ đánh nhau thì cháy tay, cháy chân, cháy cả tay chân; cháy tai cháy mũi, cháy cả tai mũi; cháy từng bộ phận, cháy hết các bộ phận. Bọn họ ở trong đó, chịu khổ cùng cực nhưng vẫn chưa chết… nói lượt như trên cho đến những việc ác đã tạo khi còn làm thân người đều chịu đủ tất cả. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ở trong đại địa ngục Hắc thằng kia… khi còn tồn tại, từ trên không trung có một dây đen to lớn xuất hiện, đang bốc cháy mãnh liệt rơi thẳng trên thân của chúng sanh địa ngục kia. Khi dây đen rơi tới quấn vào thân của các chúng sanh địa ngục; quấn đi quấn lại cho đến quấn chặc; siết đi siết lại cho đến siết chặc; đã quấn, siết rồi lại bị một làn gió thổi bung ra. Khi gió thổi bung ra, da trên thân của bọn chúng sanh địa ngục kia bị loét ra; da loét rồi kế đến loét thịt; thịt đã loét rồi kế đến rút gân… cho đến nát xương; xương nát rồi thổi tủy bay đi. Bấy giờ bọn họ ở trong đó chịu khổ cùng cực, nhưng vẫn chưa chết… lược nói như trên cho đến nghiệp ác bất thiện chưa hết thì cứ lần lượt như thế, chịu đủ tất cả. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ở trong địa ngục ấy trải qua thời gian lâu xa vô lượng, rồi từ đại địa ngục Hắc thằng được ra; ra rồi rong ruỗi tìm cầu sự che chở, tìm cầu nhà cửa, tìm cầu nơi nương náu, tìm cầu chỗ quay về, tìm cầu chỗ cứu hộ, lại lọt vào tiểu địa ngục Hắc vân sa rộng năm trăm do-tuần. Vào trong ngục rồi… nói lược như trên cho đến địa ngục thứ mười sáu là Hàn băng; vào ngục rồi… cho đến mạng chung, chịu đủ các loại khổ. Lại nữa, Chư Tỳ-kheo, đại địa ngục Chúng hiệp cũng có mười sáu tiểu địa ngục hệ thuộc vây quanh. Mỗi ngục ngang dọc năm mươi do-tuần, từ tiểu địa ngục Hắc vân sa cho đến địa ngục cuối cùng là Hàn băng. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên gì mà gọi đại địa ngục ấy là Chúng hiệp? Chư Tỳ-kheo, chúng sanh trong đại địa ngục ấy khi sanh ra, khi có mặt, khi xuất hiện, khi đổi khác, cho đến khi tồn tại, vì bọn họ mà có hai ngọn núi xuất hiện tên là Bạch dương và Khẩu thực, lửa cháy dữ dội. Bấy giờ các chúng sanh địa ngục kia vào trong núi ấy. Khi họ vào rồi, hai ngọn núi ma sát nhau, va chạm nhau, cọ vào nhau. Hai ngọn núi ấy ép lại rồi, ma sát rồi, va chạm, cọ vào nhau xong; đứng lại chỗ cũ. Thí như hai tia chớp hiệp nhau, ma xát nhau, va chạm nhau, cọ vào nhau; khi đã hiệp nhau, ma xát nhau, va chạm nhau rồi đều về vị trí cũ. Này chư Tỳ-kheo, cũng giống như thế, hai ngọn núi kia ép nhau, ma xát nhau, cọ vào nhau, va chạm nhau, dính mắt rồi, đều rơi ra trở về chỗ cũ, cũng như thế. Nhưng ở trong đó, các chúng sanh hiện hữu trong địa ngục khi bị núi ép lại, cọ xát, va chạm, toàn thân máu mủ chảy ra, chỉ còn lại xương cốt. Khi ấy bọn họ chịu khổ cùng cực, nhưng vẫn chưa chết… cho đến tuần tự như trên, nên biết như thế. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, chúng sanh hiện có trong đại địa ngục Chúng hiệp ấy khi sanh, khi tồn tại, bị ngục tốt tóm lấy vật ngã trên nền đất nóng, cho nằm ngữa trên một tảng đá sắt lớn đang bốc cháy dữ dội, rồi lấy một tảng đá khác đè lên trên, như cái cối ở thế gian. Như vậy xong liền lấy chày giã; giã đi giã lại, giã mãi cho đến nát nhỏ; đã nát nhỏ rồi, lại giã cho nhuyễn. Khi giã xong lại nghiền, nghiền đi nghiền lại, nghiền mãi thành bột; đã thành bột rồi, lại làm cho thành bột mịn. Khi làm thành bột mịn như thế chỉ thấy máu mủ chảy ra, không thấy còn xương cốt nhỏ. Bọn họ ở trong đó chịu khổ cùng cực, nhưng vẫn chưa chết… nói lượt như trên, theo đó mà biết. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Chúng hiệp kia, có bọn chúng sanh địa ngục sanh ra, hiện hữu, cho đến tồn tại, bị ngục tốt tóm lấy chúng sanh ấy vật nằm trong một cái máng lớn bằng sắt nóng, máng ấy đang cháy đỏ dữ dội. Ném tội nhân nằm trong máng rồi, giống như thế gian ép mía ép mè, ngục tốt ép chặc lại; ép đi ép lại, ép mãi như vậy. Khi bọn họ bị ép, một bên chỉ thấy máu mủ chảy ra, một bên chỉ có xương cốt, cặn bả còn ở trong; chịu khổ cùng cực… nói lược như trên… khi chưa mạng chung thì ở trong đó chịu đủ mọi sự thống khổ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Chúng hiệp ấy, có bọn chúng sanh địa ngục, sanh ra hiện hữu, cho đến tồn tại, ngục tốt tóm lấy, ném vào trong một cái cối sắt đang đỏ hừng hực, dùng chày sắt để giã, giã đi giã lại, cho đến giã mãi; quếch đi quếch lại, cho đến quếch mãi. Đã giã quếch rồi, lại nghiền nhỏ, nghiền nhỏ mãi. Bọn họ khi bị giã quếch nghiền thành bột như thế chỉ còn có máu mủ chảy ra một bên, một bên còn lại xương cốt nát vụn. Bọn họ ở trong đó chịu khổ cùng cực… nói lược như trên, cho đến ở trong đó khi thọ mạng chưa dứt thì còn chịu đủ các khổ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Chúng hiệp ấy, có các chúng sanh địa ngục sanh ra, có mặt, cho đến tồn tại. Khi ấy, ở trên không trung, có con voi sắt lớn tự nhiên xuất hiện, rực cháy dữ dội giống như thuần một khối lửa đỏ rực, voi ấy dùng hai chân giẫm lên đầu lâu của bọn chúng sanh địa ngục kia, rồi giẫm xuống tới chân; giẫm tới giẫm lui, cho đến giẫm mãi. Khi ấy voi đó giẫm làm cho chúng sanh địa ngục kia máu mủ ở thân chảy về một bên; một bên chỉ còn lại xương cốt. Bọn họ ở trong đó, chịu khổ cùng cực… nói lược như trên thọ mạng chưa dứt, lần lượt chịu đủ như vậy. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, các chúng sanh trong đại địa ngục Chúng hiệp ấy trải qua thời gian lâu xa vô lượng, rồi từ trong đại địa ngục Chúng hiệp được thoát ra; ra rồi rong rỗi chạy đi… cho đến cầu chỗ cứu hộ, lại lọt vào tiểu địa ngục Hắc vân sa rộng năm trăm do-tuần. Nhập vào rồi… cho đến địa ngục Hàn băng, chịu đủ các khổ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Khiếu hoán kia cũng có mười sáu tiểu địa ngục rộng năm trăm do-tuần; từ địa ngục Hắc vân sa cho đến địa ngục cuối cùng là Hàn băng. Chư Tỳ-kheo, trong ngục ấy do nhân duyên gì mà gọi là ngục Khiếu hoán? Chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Khiếu hoán, các chúng sanh sanh ra, có mặt, cho đến tồn tại, bị ngục tốt xua đuổi, đưa họ vào trong các thành sắt, thành ấy đang bốc cháy dữ dội, màu lửa đỏ rực. Bọn họ ở trong đó chịu khổ cùng cực, bị não hại bức bách, cùng nhau chịu đựng, luôn luôn kêu lớn, nên gọi là ngục Đại khiếu hoán. Ở trong ngục ấy, dùng sắt làm phòng ốc, nhà cửa, xe cộ; dùng sắt làm lầu quán, vườn ao, tất cả đều nóng hực, cháy bỏng chói chang, rỗng suốt. Ngục tốt xua đuổi bọn chúng sanh thọ tội, ném họ vào trong đó, khổ não bức bách, không thể chịu được, liền kêu rống lên, cho nên gọi là địa ngục Khiếu hoán. Bọn họ ở trong đó, chịu khổ vô cùng… nói lược như trên, nhưng vẫn chưa chết, vì nghiệp ác bất thiện chưa hết nên lần lượt chịu đủ như thế. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh địa ngục ấy trải qua thời gian lâu xa vô lượng ở trong đó, rồi từ đại địa ngục Khiếu hoán ấy được thoát ra; ra rồi từ rong ruỗi,… nói lược như trên,… cho đến cầu chỗ cứu hộ, lại lọt vào tiểu địa ngục Hắc vân sa rộng năm trăm do-tuần. Vào rồi,… nói lược như trên,… cho đến tuần tự vào ngục cuối cùng là Hàn băng. Ở đó chịu đủ các khổ rồi mạng chung. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Đại khiếu hoán ấy cũng có mười sáu tiểu địa ngục trực thuộc, đều rộng năm trăm do-tuần, từ địa ngục Hắc vân sa cho đến địa ngục cuối cùng là Hàn băng. Chư Tỳ-kheo, ở trong ấy do nhân duyên gì mà gọi là đại địa ngục Đại khiếu hoán? Chư Tỳ-kheo, trong địa ngục Đại khiếu hoán ấy có chúng sanh sanh ra, tồn tại. Khi ấy ngục tốt tóm lấy các chúng sanh đó ném vào trong nhà sắt đang hực cháy rất nóng… cho đến ngọn lửa rực sáng mãnh liệt. Bọn họ ở trong đó chịu khổ cùng cực, đau đớn khó nhẫn, khổ não chất chồng bèn kêu lớn lên. Vì nhân duyên đó nên gọi địa ngục ấy là Đại khiếu hoán. Ở trong địa ngục ấy, có nhà sắt, phòng sắt, xe sắt, gác sắt, lầu sắt; trong đó lửa than vọt trào lên đầy ắp. Bọn họ ở trong đó, chịu khổ cùng cực,… nói lược như trên… khi thọ mạng chưa chấm dứt thì tuần tự như vậy, chịu đầy đủ hết. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh địa ngục ấy trải qua thời gian lâu xa vô lượng ở trong đó, rồi từ đại địa ngục Đại khiếu hoán ấy được thoát ra; ra rồi rong ruỗi… nói lược, cho đến tìm cầu chỗ cứu hộ lại lọt vào trong tiểu địa ngục Hắc vân sa. Vào rồi,… cho đến địa ngục thứ mười sáu cuối cùng là Hàn băng. Ở đấy, chịu đủ các khổ rồi mạng chung. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Nhiệt não cũng có mười sáu tiểu địa ngục trực thuộc, từng địa ngục một cũng như trước, ngang dọc năm trăm do-tuần, từ địa ngục Hắc vân sa cho đến địa ngục cuối cùng là Hàn băng. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, do nhân duyên gì mà gọi là đại địa ngục Nhiệt não? Chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Nhiệt não ấy, các chúng sanh sanh ra, có mặt, cho đến tồn tại, bọn ngục tốt tóm lấy chúng sanh địa ngục ấy ném vào trong vạc sắt, đầu chúc thẳng xuống, chân ngược lên, rồi đốt lửa bùng lên, chỉ toàn là ngọn lửa nóng hực. Bọn họ ở trong đó bị đốt nướng, cho nên gọi là địa ngục Nhiệt não. Ở trong ngục ấy, có các chõ sắt, vò sắt, hũ sắt, lu sắt, chậu sắt, lò sắt, đảnh sắt đều đỏ rực, toàn một màu lửa dữ dội. Bọn họ ở trong đó, hoặc bị thiêu, hoặc bị nấu, nên gọi là Nhiệt não… cho đến chịu khổ cùng cực, nhưng vẫn chưa chết vì nghiệp ác bất thiện của họ chưa hết, lần lượt như vậy, chịu tất cả. Chư Tỳ-kheo, trong địa ngục ấy, các chúng sanh kia trải qua thời gian lâu xa vô lượng; rồi từ đại địa ngục Đại nhiệt não được thoát ra; ra rồi rong ruỗi chạy đi muốn tìm cầu chỗ cứu hộ, chỗ quay về, lại hướng đến tiểu địa ngục Hắc vân sa… nói lược cho đến địa ngục Hàn băng. Ở đó, chịu đủ các khổ rồi mạng chung. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Đại nhiệt não, cũng có mười sáu tiểu địa ngục, mỗi ngục ngang dọc năm trăm do-tuần: từ tiểu địa ngục Hắc vân sa cho đến địa ngục cuối cùng là Hàn băng. Ở trong ngục ấy do nhân duyên gì mà gọi là đại địa ngục Đại nhiệt não? Chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục Đại nhiệt não, có các chúng sanh sanh ra, có mặt cho đến tồn tại đều bị ngục tốt tóm lấy, nắm đầu ném xuống, cầm chân giơ lên, đặt vào trong chõ sắt đốt lửa rất mạnh, đến nổi chỉ toàn là lửa lan tràn. Bọn họ ở trong đó chịu nóng bức, quá nóng bức rồi, lại nóng bức hơn nữa. Vì vậy gọi là địa ngục Đại nhiệt não nóng bức. Bọn họ ở trong vò, trong hũ, trong vạc, trong đảnh, trong chảo sắt nóng kia, nóng bức vô cùng, khổ não vô tận. Bị ném vào rồi, bọn họ ở trong đó bị lửa địa ngục hoặc thiêu, hoặc nấu, hoặc nướng, hoặc chặt, chịu các khổ não, khổ não rồi khổ não nữa. Vì vậy gọi là địa ngục Cực kỳ khổ não. Bọn họ ở trong đó, chịu khổ cùng cực… nói lược như trên cứ tuần tự ở trong đó chịu khổ như vậy cho đến mạng chung. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh trong địa ngục ấy trải qua thời gian lâu xa vô lượng, rồi từ địa ngục vô cùng khổ não nóng bức ấy được thoát ra rồi, rong ruỗi chạy đi… nói lược cho đến tìm cầu chỗ cứu hộ, chỗ nương về, lại lọt vào trong tiểu địa ngục Hắc vân sa, rồi sau cùng là địa ngục Hàn băng, chịu các khổ não nhưng mạng sống chưa dứt, tuần tự như trước. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục A-tỳ-chỉ cũng có mười sáu tiểu địa ngục trực thuộc vây bọc chung quanh, các ngục đều rộng năm trăm do-tuần. Địa ngục đầu tiên là Hắc vân sa, địa ngục cuối cùng là Hàn băng. Chư Tỳ-kheo, ở trong ngục ấy do nhân duyên gì mà gọi là đại địa ngục A-tỳ-chỉ? Chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục A-tỳ-chỉ, các chúng sanh sanh ra, có mặt, xuất hiện, tồn tại. Các chúng sanh ấy vì quả báo của nghiệp ác bất thiện nên ngục tốt tự nhiên sanh ra, rồi mỗi ngục tốt dùng tay tóm lấy thân các chúng sanh địa ngục vật ngã trên nền sắt nóng đỏ rực, ngọn lửa bốc thẳng lên thật mãnh liệt. Vật tội nhân nằm xuống đất rồi, ngục tốt liền cầm đao bén cắt từ mắt cá chân rút gân ra, cho đến trên đầu đều bị kéo theo, thấu đến tim tủy, thống khổ khó bàn. Rút như vậy xong, lệnh cho tội nhân leo lên xe sắt đang bốc cháy dữ dội mà đi, dẫn qua vô lượng vô số do-tuần trên đường sắt, những con đường ở những nơi đi qua đều toàn đường sắt nóng nguy hiểm; đi qua rồi đi lại, tùy theo tâm ý họ không lúc nào dừng; muốn đến chỗ nào thì theo ý mà đi, tùy chỗ mà đến. Khi bị dẫn đi, khi muốn dẫn đi, khi ý muốn đi tức thì máu thịt trên thân họ tiêu mất không còn thứ gì. Vì nhân duyên ấy nên chịu khổ vô cùng, chịu khổ kịch liệt nhưng vẫn còn sống vì nghiệp ác bất thiện chưa hết nên chưa diệt, chưa tan, chưa biến, chưa đổi, hoặc những việc ác đã tạo xưa kia còn làm người, phi nhân, đều chịu tất cả. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục A-tỳ-chỉ kia, các chúng sanh sanh ra có mặt, biến đổi, tồn tại, vì quả báo của nghiệp ác bất thiện nên ở phía Đông có một khối lửa lớn bỗng nhiên xuất hiện, cháy đỏ hừng hực vô cùng mãnh liệt, toàn là một màu đỏ. Lần lượt như vậy, phía Nam, phía Tây, phía Bắc… các phương đều có một khối lửa lớn xuất hiện cháy đỏ hừng hực, toàn một màu đỏ. Bọn họ ở trong đó, vì bị bao vây bởi bốn khối lửa lớn ở bốn phía, dần dần áp gần và hiệp lại với nhau, nên khiến cho họ chịu khổ vô cùng… cho đến chịu khổ cùng cực, nhưng vẫn còn sống… nói lược như trên. Họ ở trong đó, chịu đủ tất cả khổ. <節>KHỞI THẾ NHÂN BỔN <卷 id="521976580"> QUYỂN IV Phẩm 4: ĐỊA NGỤC 3 Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục A-tỳ-chỉ ấy, các chúng sanh sanh ra, có mặt, cho đến tồn tại, vì quả báo của nghiệp ác bất thiện nên từ tường phía Đông, ngọn lửa xuất hiện rồi phóng thẳng về tường phía Tây, đến rồi dừng lại; ngọn lửa từ tường phía Tây xuất hiện rồi phóng thẳng tới tường phía Đông, đến rồi dừng lại; ngọn lửa từ tường phía Nam xuất hiện rồi phóng thẳng đến tường phía Bắc; ngọn lửa từ tường phía Bắc xuất hiện rồi phóng thẳng đến tường phía Nam, rồi từ dưới hướng lên, từ trên xẹt xuống, dọc ngang giao tiếp, trên dưới đan xen, ngọn lửa đỏ rực bay vọt chạm nhau. Bọn ngục tốt ở trong đó dùng sáu loại khối lửa cực mạnh ấy ném vào các chúng sanh ở trong đó… cho đến chịu khổ cùng cực nhưng vẫn chưa chết… nói lược, cho đến nghiệp bất thiện kia chưa xong, chưa hết thì vẫn còn ở trong đó chịu đủ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục A-tỳ-chỉ ấy, các chúng sanh sanh ra, có mặt, cho đến tồn tại, vì quả báo của nghiệp ác bất thiện nên trải qua thời gian lâu xa vô lượng ở trong đó, rồi thấy cửa phía Đông của ngục bỗng nhiên tự mở. Khi ấy các chúng sanh địa ngục ấy vì nghe tiếng mở cửa nên chạy đến đó, đinh ninh là sẽ được thoát, nghó rằng: “Nay chúng ta đến nơi ấy sẽ được đại an lạc”. Khi các chúng sanh ấy chạy, chạy mãi, chạy mãi, chạy nhanh như thế, thân hình họ lại càng bốc cháy dữ dội. Thí như thế gian có vị lực só cầm đuốc lớn chạy ngược gió, thì ngọn đuốc kia lại càng cháy mạnh hơn lên. Cũng như vậy, khi bọn họ chạy, chạy mãi, chạy mãi như thế, các bộ phận nơi thân lại càng bùng cháy. Khi giở chân lên máu thịt lìa tan, khi hạ chân xuống thịt sanh trở lại. Lại nữa, bọn họ chạy như thế khi gần đến cửa thì cửa tự nhiên đóng lại. Bấy giờ chúng sanh ở trong ngục ấy, ngã úp mặt ở trên nền sắt nóng hừng hực mê man bất tỉnh . Khi bọn họ ngã úp mặt xuống liền bị đốt da; đốt da rồi tiếp đến đốt thịt; đốt thịt rồi đốt gân; đốt gân rồi đốt xương; đốt xương rồi đốt tủy; tủy vọt ra rồi, tức thời khói tuôn ra, khói tuôn ra rồi, cứ tuôn ra mãi, tuôn ra mãi. Bọn họ ở trong đó… cho đến lần lượt chịu khổ cùng cực, nhưng vẫn chưa chết… nói lược như trên… nghiệp ác bất thiện của họ chưa hết, cho đến những ác việc đã gây ra tự thuở xưa đến nay khi còn làm thân người, phi nhân, ở trong đó chịu đủ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ở trong đại địa ngục A-tỳ-chỉ kia, các chúng sanh sanh ra, có mặt, cho đến tồn tại vì quả báo của các nghiệp bất thiện nên trải qua thời gian lâu xa vô lượng ở trong đó. Khi ấy, cửa Nam, cửa Tây, cho đến cửa bắc của ngục kia lại mở ra như trước. Bấy giờ các chúng sanh địa ngục nghe tiếng mở cửa, liền nhắm đến cửa mà chạy, chạy mãi, chạy mãi, cho đến chạy hết mức, nghó thế này: “Ngay đây, ở chỗ này, chúng ta chắc chắn sẽ được thoát khỏi. Bây giờ nhất định chúng ta sẽ thoát khỏi”. Trong khi bọn họ chạy nhanh như thế, thân họ càng bốc cháy mãnh liệt. Thí như lực só cầm bó đuốc cỏ khô trong tay chạy ngược gió, lại càng cháy mạnh. Cũng như vậy, các chúng sanh kia chạy mãi, chạy mãi… cho đến chạy rất nhanh. Khi chạy như thế các bộ phận trong cơ thể họ càng bốc cháy; khi giở chân lên máu thịt đều tan, khi hạ chân xuống máu thịt lại sanh. Khi đã đến cửa, cửa đó đóng lại. Bọn họ ở trong đó, chỉ chuyên chạy thôi nhưng không được ra, tâm ý mê loạn ngã nằm úp trên nền sắt nóng đang bốc cháy mãnh liệt. Bọn họ trong đó ngã xuống rồi liền bị đốt da; đã đốt da rồi lại đốt xương, cho đến thấu tủy. Bỗng nhiên khói tuôn ra; khói ấy nóng bỏng, lại phát ra ánh sáng đỏ, khói quyện vào nhau càng thêm nóng bức. Bọn họ ở trong đó chịu khổ cùng cực,… nói lược như trên cho đến thọ mạng chưa chấm dứt vì nghiệp ác bất thiện chưa diệt, chưa lìa, chưa biến, chưa tan… cho đến những việc ác đã gây từ thuở xưa khi làm người, phi nhân, tất cả đều chịu đủ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục A-tỳ-chỉ kia có chúng sanh… cho đến… tồn tại; vì các quả báo của các nghiệp bất thiện nên khi bị lửa địa ngục ấy thiêu thì cảnh mà mắt thấy đều chẳng phải là cảnh ưa thích của ý; còn cảnh mà ý ưa thích thì không hiện tiền. Đó chẳng phải cảnh mà ý ưa, chẳng phải cảnh tốt đẹp; là cảnh chẳng ưa, cảnh bất thiện thường bức não. Tiếng mà tai nghe, hương mà mũi ngửi, vị mà lưỡi nếm, xúc chạm mà thân biết, pháp mà ý đã nghó đến đều là điều mà ý không ưa thích. Nếu chẳng phải là điều ý ưa thích thì chẳng phải là điều đáng ưa nhưng cứ hiện ra trước. Hễ có cảnh giới đều là bất thiẹân. Bọn họ ở trong đó, do nhân duyên ấy nên luôn chịu khổ nảo thô rít cùng cực; vì cảnh xấu xí nên xúc chạm cũng vậy… cho đến thọ mạng chưa hết vì nghiệp ác bất thiện chưa hết chưa diệt. Nếu vào thuở xưa khi làm người, phi nhân tạo tác tất cả các nghiệp ác thì đều chịu đủ. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, lại do nhân duyên gì mà đại địa ngục A-tỳ-chỉ kia gọi là đại địa ngục A-tỳ-chỉ? Chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục A-tỳ-chỉ ấy, vào tất cả thời, không có khoảnh khắc nào được tạm nghỉ hưởng sự an ổn, cho dù khoảng thời gian khảy móng tay. Vì vậy gọi đại địa ngục kia là A-tỳ-chỉ, và cứ tuần tự như thế, chịu đủ khổ. Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh ở đại địa ngục ấy trải qua thời gian lâu xa vô lượng ở trong đó, cho đến từ đại địa ngục A-tỳ-chỉ ấy được thoát ra; ra rồi rong ruỗi, chạy đi chạy lại cho đến chạy mãi để tìm cầu nhà cửa, tìm cầu sự che chở, tìm cầu chỗ nương náu, tìm cầu chỗ quay về, tìm cầu chỗ cứu hộ, lại lọt vào trong tiểu địa ngục Hắc vân sa rộng năm trăm do-tuần; vào rồi… nói lược cho đến … cuối cùng đến địa ngục mười sáu là Hàn băng chịu đủ các khổ, rồi ở đó mạng chung. Đến đây, Thế Tôn thuyết kệ: Nếu người tạo nghiệp thân, khẩu ý Tạo rồi hướng vào trong đường ác Như vậy sanh vào địa ngục Hoạt Trong ấy sợ hãi lông dựng đứng Trải qua vô số ngàn ức năm Chết rồi khoảnh khắc sống trở lại Oán thù hết thảy đều báo ứng Bởi vì chúng sanh giết hại nhau. Nếu đối cha mẹ khởi ác tâm Với Phật, Bồ-tát, chúng Thanh văn Tất cả đều sẽ đọa Hắc thằng Nơi ấy chịu khổ vô cùng tận Dạy người chánh hạnh thành tà vạy Thấy người bạn lành quyết phá hại Bọn ấy đều đọa ngục Hắc thằng. Hai lưỡi, ác khẩu, thường nói dối Và tạo ba loại nghiệp ác nặng Chẳng tu ba mầm giống thiện căn Bọn ngu này đọa địa ngục Hiệp Ở lâu trong đó chịu khổ não. Hoặc hại dê, ngựa và trâu bò Gà, heo và các loài động vật Cùng giết các loài trùng kiến khác Bọn họ đọa vào địa ngục Hiệp. Tại thế gian nhiều nỗi kinh hoàng Do bức bách não hại chúng sanh Kẻ ấy bị đọa ngục cối xay… Khổ não bị chày cối ép giã. Do tham dục, nhuế si sai sử Chuyển đổi chánh lý thành sai khác Cho phải là trái, ngược pháp luật Họ bị đao kiếm xoay vần chém. Hoặc dựa thế mạnh cướp của người Có sức không sức đều lấy hết Đã gây những việc bức thiết ấy Bọn họ bị voi sắt dày đạp. Hoặc ưa giết hại các chúng sanh Thân tay vấy máu tâm độc ác Thường gây nghiệp bất tịnh như thế Bọn họ sanh vào ngục Khiếu hoán. Vì nhiều cách xúc não chúng sanh Ở ngục Khiếu hoán bị thiêu nấu Trong đó lại có Đại khiếu hoán Đây do tâm siểm khúc gian manh Bị kiến chấp mịt mù che khuất Lưới ái kín dày nhận chìm đắm Thường gây nghiệp hạ liệt như thế Họ bị đọa vào Đại khiếu hoán. Hoặc vào đến Đại khiếu hoán này Chốn kinh khủng thành sắt cháy bỏng Trong đó nhà sắt và phòng sắt Người vào trong đó đều bị đốt. Hoặc làm các việc trong thế gian Phần nhiều não loạn các chúng sanh Bọn họ sanh vào ngục Nhiệt não Chịu sự nóng bức vô thời hạn. Sa-môn, Bà-la-môn thế gian Cha mẹ, tôn trưởng bậc kỳ cựu Thường xúc não họ khiến chẳng vui Thì đều đọa vào ngục Nhiệt não. Sanh thiên, tịnh nghiệp chẳng chịu tu Chia lìa người thân thích yêu thương Người ưa làm những việc như thế Họ đều đọa vào ngục Nhiệt não. Ác với Sa-môn, Bà-la-môn Các bậc hiền nhân và cha mẹ Hoặc làm hại bậc tôn kính khác Đọa vào Nhiệt não thường bị nấu Luôn luôn tạo tác nhiều ác nghiệp Chẳng từng phát khởi chút thiện tâm Người như vậy đọa A-tỳ-chỉ Sẽ chịu vô lượng các khổ não. Hoặc nói chánh pháp là phi pháp Nói các phi pháp là chánh pháp Đã không tăng thêm các điều thiện Bọn họ đều đọa vào A-tỳ. Hai ngục Hoạt và Hắc thằng này Cùng ba: Hiệp, Hội, Khiếu là năm Nhiệt não, Đại nhiệt não là bảy Cùng với A-tỳ-chỉ là tám. Trong tám đại địa ngục như thế Đốt thiêu ác liệt khổ khôn lường Những kẻ gây nên các ác nghiệp Trong đó có mười sáu ngục nhỏ. Bấy giờ Thế Tôn nói kệ ấy xong, bảo các Tỳ-kheo rằng: –Này các Thầy Tỳ-kheo, nay các vị nên biết, ở giữa hai thế giới ấy, riêng có mười địa ngục tọa lạc. Mười địa ngục ấy là gì? Đó là địa ngục Át-phù-đà, địa ngục Nê-la-phù-đà, địa ngục A-hô, địa ngục Hô-hô-bà, địa ngục A-tra-tra, địa ngục Tao-kiền-đề-ca, địa ngục Ưu-bát-la, địa ngục Ba-đầu-ma, địa ngục Bôn-trà-lợi, địa ngục Cứu-mâu-đà. Chư Tỳ-kheo, ở khoảng giữa thế giới đó có mười loại địa ngục như thế. Chư Tỳ-kheo, vì nhân duyên gì mà địa ngục Át-phù-đà ấy gọi là Át-phù-đà? Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh trong địa ngục Át-phù-đà ấy có hình thể giống như bọt nước, vì vậy gọi là Át-phù-đà. Lại nữa, do nhân duyên gì mà địa ngục Nê-la-phù-đà ấy gọi là Nê-la-phù-đà? Chư Tỳ-kheo, các chúng sanh trong đại địa ngục Nê-la-phù-đà kia có hình thể giống như miếng thịt, vì vậy gọi là Nê-la-phù-đà. Lại nữa, do nhân duyên gì màø địa ngục A-hô ấy gọi là A-hô? Chư Tỳ-kheo, trong đại địa ngục A-hô kia, các chúng sanh khi chịu khổ não bức bách dữ dội kêu lên: “Ôi cha, ôi cha!” đau khổ, vì vậy gọi là A-hô. Lại nữa, vì nhân duyên gì mà ngục Hô-hô-bà gọi là Hô-hô-bà? Chư Tỳ-kheo, trong địa ngục Hô-hô-bà kia, các chúng sanh khi bị bức bách khổ não cùng cực bèn kêu lên “Hô-hô-bà”, vì vậy gọi là Hô-hô-bà. Lại nữa, vì nhân duyên gì mà địa ngục A-tra-tra ấy gọi là A-tra-tra? Chư Tỳ-kheo, trong địa ngục A-tra-tra ấy, các chúng sanh khi chịu khổ bách bèn kêu lên “A-tra-tra” mà chẳng thể thè lưỡi ra khỏi miệng, vì vậy gọi là A-tra-tra. Lại nữa, vì nhân duyên gì mà địa ngục Tao-kiền-đề-ca được gọi là Tao-kiền-đề-ca? Chư Tỳ-kheo, trong địa ngục Tao-kiền-đề-ca ấy, lửa có màu sắc giống như hoa Tao-kiền-đề-ca, vì vậy gọi là Tao-kiền-đề-ca. Lại nữa, vì nhân duyên gì mà ngục Ưu-bát-la được gọi là Ưu-bát-la? Chư Tỳ-kheo, trong địa ngục Ưu-bát-la ấy, lửa có màu sắc giống như hoa Ưu-bát-la, vì vậy gọi là Ưu-bát-la. Lại nữa, vì nhân duyên gì mà ngục Cứu-mâu-đà ấy được gọi là Cứu-mâu-đà? Chư Tỳ-kheo, trong địa ngục Cứu-mâu-đà, lửa có màu sắc giống như hoa Cứu-mâu-đà,vì vậy gọi là Cứu-mâu-đà. Lại nữa, vì nhân duyên gì mà địa ngục Bôn-trà-lê-ca được gọi là Bôn-trà-lê-ca? Chư Tỳ-kheo, trong địa ngục Bôn-trà-lê-ca ấy, lửa có màu sắc giống như hoa Bôn-trà-lê-ca, vì vậy gọi là Bôn-trà-lê-ca. Lại nữa, vì nhân duyên gì mà ngục Ba-đầu-ma được gọi là Ba-đầu-ma? Chư Tỳ-kheo, trong địa ngục Ba-đầu-ma ấy, lửa có màu sắc giống như hoa Ba-đầu-ma, vì vậy gọi là Ba-đầu-ma. Chư Tỳ-kheo, thí như cái hộc của nước Kiều-tát-la, đong hai mươi hộc mè đầy vun, không gạt bằng; trong khi đó, có một người cứ một trăm năm lấy một hột, cứ lần lượt như vậy, sau một trăm năm lại lấy ra một hột. Này chư Tỳ-kheo, lấy xong hai mươi hộc đầy mè nước Kiều-tát-la, thì thời gian như thế, Ta nói là thời gian sống trong ngục Át-phù-đà vẫn chưa hết. Dùng con số này tính chung thì hai mươi lần tuổi thọ ở Át-phù-đà bằng một lần ở Nê-la-phù-đà; hai mươi lần ở Nê-la-phù-đà bằng một lần ở A-hô; hai mươi lần ở A-hô bằng một lần ở Hô-hô-bà; hai mươi lần ở Hô-hô-bà bằng một lần ở A-tra-tra; hai mươi lần ở A-tra-tra bằng một lần ở Tao-kiền-đề-ca; hai mươi lần ở Tao-kiền-đề-ca bằng một lần ở Ưu-bát-la; hai mươi lần ở Ưu-bát-la bằng một lần ở Cứu-mâu-đà; hai mươi lần ở Cứu-mâu-đà bằng một lần ở Bôn-trà-lê-ca; hai mươi lần ở Bôn-trà-lê-ca bằng một lần ở Ba-đầu-ma; hai mươi lần ở Ba-đầu-ma bằng một trung kiếp. Chư Tỳ-kheo, chốn địa ngục Ba-đầu-ma, nếu các chúng sanh ở cách đó một trăm do-tuần thì bị ngọn lửa thiêu đốt; nếu các chúng sanh ở cách đó năm mươi do-tuần đều bị đui mù; các chúng sanh ở cách đó hai mươi lăm do-tuần thì máu thịt trên thân tự nhiên khô kiệt lở loét. Chư Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Cù-ca-lê kia ở bên Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên khởi tâm hủy báng, tâm ô trược nên sau khi chết liền sanh vào địa ngục Ba-đầu-ma. Sau khi sanh vào chốn ấy, từ miệng vị ấy phát ra ngọn lửa, lưỡi thè ra dài mười khuỷu tay. Ở trên lưỡi, tự nhiên có năm trăm lưỡi cày, luôn cày trên đó. Chư Tỳ-kheo, Ta ở các nơi khác, chưa từng thấy có loại màu sắc nào mà tự bị tổn hại như thế. Đó là đối với người phạm hạnh mà tâm sạch uế trược, tự làm tổn hại, vì tâm ghen ghét, tâm ích kỷ, tâm không từ bi, tâm không trong sạch. Chư Tỳ-kheo, vì vậy, các thầy cần phải đối với các vị phạm hạnh nên khởi nghiệp thân, khẩu, ý thương yêu. Như chỗ Ta thấy, người ngày đêm khởi nghiệp thân, khẩu, ý thương yêu thì được an lạc. Vì vậy, Tỳ-kheo các thầy nên như điều ta đã thấy, đã nói, ngày đêm thường khởi tâm từ. Các thầy nên học tập như thế. Bấy giờ Thế Tôn nói kệ: Khi người thế gian sanh ra đời Đầu lưỡi tự nhiên hiện búa rìu Đó là trong miệng nói điều ác Trở lại tự hại, cắt thân mình. Người nên tán thán, chẳng khen ngợi Kẻ đáng chê bai, lại ngợi khen Như thế gọi là miệng cải tranh Vì tranh cãi nên không vui vẻ Nếu người vui nhiều được tài lợi Thì thế gian này ít cãi tranh Bên người thanh tịnh, khởi tâm trược Như vậy gọi là miệng đấu tranh Ba mươi sáu trăm ngàn như thế Số địa ngục Nê-la-phù-đà Và năm địa ngục Át-phù-đà Đọa vào ngục Ba-đầu-ma kia Vì chê thánh nhân nên như thế Do nghiệp khẩu ý tạo ác vậy. Chư Tỳ-kheo, ở khoảng giữa nơi ấy lại có các thứ gió gọi là Nhiệt não. Chư Tỳ-kheo, các thứ gió đó nếu thổi đến bốn thế giới này thì bọn chúng sanh hiện có ở bốn châu thế giới này sanh ra, tồn tại, tất cả đều tan, đều diệt, đều hoại, đều không. Giống như lau sậy khi bị cắt mà không có nước, khô héo không còn. Cũng như vậy, này chư Tỳ-kheo, ở giữa thế giới ấy có các thứ gió, tên là Nhiệt não, nếu khi chúng thổi đến bốn cõi này thì chúng sanh có mặt ở bốn cõi này đồng thời khô cháy không còn. Vì bị hai ngọn núi Luân viên và Đại luân viên ở trong ngăn lại, cho nên gió kia không thổi đến đây được. Chư Tỳ-kheo, núi Luân viên và Đại luân viên có thể làm việc vô cùng lợi ích như vậy, làm chỗ nương tựa cho các chúng sanh trong bốn châu, bốn thế giới này. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ở khoảng giữa thế giới kia có các ngọn gió thổi đến địa ngục thiêu đốt thịt, mỡ, tủy của chúng sanh, đồ xú uế bốc cháy xông lên các mùi bất tịnh. Chư Tỳ-kheo, ngọn gió đó nếu khi thổi đến thế giới của bốn châu này thì bấy giờ, chúng sanh hiện hữu… cho đến tồn tại trong thế giới bốn châu này đều bị đui, không trông thấy, vì hơi xú uế ở nơi ấy mãnh liệt. Nhưng nhờ hai núi Luân viên và Đại luân viên ngăn cản, do đó nên gió không thổi đến đây được. Chư Tỳ-kheo, hai núi Luân viên và Đại luân viên trong ấy có thể vì các chúng sanh ở thế giới bốn châu này mà làm việc vô cùng lợi ích như thế, làm chỗ nương tựa cho các chúng sanh. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong thế giới kia lại có gió lớn gọi là Tăng-già-đa. Ngọn gió kia nếu thổi đến thế giới này thì bốn đại châu và tám vạn bốn ngàn tiểu châu, cùng các núi lớn khác, và núi chúa Tu-di-lưu đều bị nhất bổng lên cao cách đất một câu-lô-xá, nhấc lên rồi có thể phá tan nát; cho đến có thể nhấc lên hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy câu-lô-xá. Khi đã nhấc lên khỏi mặt đất rồi, có thể phá tan nát; cho đến nhấc lên khỏi đất cao một do-tuần rồi phá tan nát như trước. Như thế, có thể nhấc lên khỏi mặt đất hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy do-tuần phá tan nát; cho đến nhấc lên khỏi mặt đất một trăm do-tuần rồi phá tan nát, nhấc lên khỏi mặt đất hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy trăm do-tuần rồi phá tan thành bột, cũng như trước; cho đến nhấc lên khỏi mặt đất một ngàn do-tuần rồi phá tan thành bụi; cho đến nhấc lên khỏi mặt đất hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy ngàn do-tuần rồi phá tan nát. Chư Tỳ-kheo, thí như một lực só cường tráng dùng tay nắm một cục bột giơ cao lên không trung bóp tan nát rồi vải tung ra. Chư Tỳ-kheo, cũng như vậy, ngọn gió Tăng-già-đa trong thế giới ấy thổi cực mạnh nếu đến thế giới bốn châu này thì bấy giờ bốn đại châu ở thế giới này và tám vạn bốn ngàn tiểu châu, cùng các núi lớn và núi chúa Tu-di-lưu đều bị nhấc lên khỏi mặt đất cao một câu-lô-xá rồi phá tan nát… nói lược như trên, cho đến nhấc lên khỏi mặt đất bảy ngàn do-tuần rồi phá tan thành bụi. Chư Tỳ-kheo, nhưng nhờ được hai ngọn núi Luân viên và Đại luân viên ngăn che nên gió kia không đến nơi đây. Chư Tỳ-kheo, hai ngọn núi Luân viên và Đại luân viên có oai đức, thế lực như thế, có thể làm việc lợi ích lớn, làm chỗ nương nhờ cho các chúng sanh trong thế giới bốn đại châu này. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ở ngoài khoảng giữa của thế giới ấy, phía Nam châu Diêm-phù có cung điện, trụ xứ của vua Diêm-ma, ngang dọc sáu ngàn do-tuần, dưới có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông bên ngoài, bảy lớp hàng cây Đa-la nhiều màu đẹp đẽ, bao bọc chung quanh, do bảy báu tạo thành; đó là vàng, bạc, tỳ lưu ly, pha-trú-ca, hồng ngọc, xa cừ, mã não. Ở bốn phương đều có các cửa; các cửa ấy đều có lầu gác canh phòng, điện, đài, vườn, ao hoa đều do bảy báu tạo thành. Trong các hoa và vườn cảnh có các loại cây, cây đều có các loại lá và các loại hoa cùng các loại quả tróu cành; các loại hương thơm xông ngát, các loài chim ca hót. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, riêng có một thời gian, vua Diêm-ma ấy, vì quả báo của nghiệp ác bất thiện cho nên trong ba thời ban đêm và ba thời ban ngày, tự nhiên có nước đồng đỏ xuất hiện ở trước mặt. Ngay khi ấy, cung điện của vua liền biến thành sắt. Trước tiên, thú vui năm dục đã hiện ra trước đây nay đều biến mất. Cũng như ở ngoài cung, ngay trong cung cũng xuất hiện như thế. Khi ấy vua Diêm-ma thấy việc này rồi, sợ hãi bất an, lông tóc dựng đứng, liền chạy ra ngoài; khi ra ngoài cung, bên ngoài cũng xuất hiện như thế. Bấy giờ vua Diêm-ma, lòng sanh sợ sệt run rẩy bất an, tóc lông trên thân đều đồng thời dựng đứng, liền chạy vào trong. Ngay lúc ấy, ngục tốt nắm lấy vua Diêm-ma vật nằm trên nền sắt nóng đang hừng hực đỏ; vật nằm ngữa rồi, liền dùng kìm sắt cạy miệng ra, lấy nước đồng sôi rót vào. Khi ấy vua Diêm-ma miệng bị cháy bỏng; miệng bị cháy bỏng rồi kế đến lưỡi; lưỡi đã cháy rồi liền cháy yết hầu; yết hầu cháy rồi liền cháy ruột già và ruột non…, kế đến thiêu cháy hết và tuột xuống dưới ra ngoài. Ngay thời điểm ấy vua Diêm-ma nghó như thế này: “Có chúng sanh vì thuở xưa, thân làm việc ác, miệng nói lời ác, ý nghó điều ác, nên bọn họ đều chịu đủ các loại khổ não về thân xác như thế, nên tâm chẳng vui. Giống như bọn chúng sanh địa ngục, ta nay cũng vậy. Và hơn nữa, nếu Diêm-ma vương ta đồng như bọn chúng sanh tạo nghiệp thì than ôi, ta nguyện từ đây xả bỏ thân này, đoạ vào ngục Hòa hiệp, rồi cùng gặp nhau thọ sanh ở nhân gian. Bấy giờ, ở trong giáo pháp Như Lai, ta sẽ được tin hiểu, và ngay nơi chốn ấy, ta sẽ được tin hiểu. Khi đã tin hiểu đầy đủ rồi, ta cạo bỏ đầu tóc, mặc áo ca-sa, bỏ nhà xuất gia, được tín giải chân chánh. Khi ta xuất gia rồi, sống hòa hiệp chưa bao lâu, nếu có thiện nam tử vì lý do gì mà được tin hiểu chân chánh, bỏ nhà xuất gia, thì vị ấy đối với phạm hạnh vô thượng, bất cứ ở đâu, sống trong chánh pháp, tự chứng được thần thông. Làm những việc đầy đủ rồi, ta sẽ ra đi. Ta nay, sanh tử đã hết, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa”. Chư Tỳ-kheo, vua Diêm-ma ấy, khi phát niệm cầu tu tập, với những thiện niệm như thế, thì ngay lúc ấy trong cung điện của vua Diêm-ma ở lại xuất hiện đủ các loại bảy báu, và thú vui năm dục cõi trời hiện ra trước, thảy đều đầy đủ. Khi ấy vua Diêm-ma lại nghó thế này: “Tất cả chúng sanh có mặt vì thân làm việc lành, miệng nói lời lành, và ý nghó đều lành. Nguyện cho bọn họ đều thọ hưởng sự an lạc như thế, giống như chúng Dạ-xoa ở trên không. Như nay ta và các vua Diêm-ma khác, có cùng một nghiệp như chúng sanh”. Chư Tỳ-kheo, thế gian có ba loại thiên sứ. Những gì là ba? Đó là già suy, bệnh và chết. Chư Tỳ-kheo, có hạng người vì tự phóng túng, nên thân làm việc ác, miệng nói lời ác và ý nghó đều ác. Người ấy, thân khẩu ý làm ác rồi, do nhân duyên ấy, thân hoại mạng chung, hướng đến đường ác, sanh vào địa ngục. Ngục tốt lập tức điệu chúng sanh kia đến bên vua Diêm-ma tâu: “ Tâu Thiên vương, gã này khi xưa ở cõi người phóng túng tự do, theo điều bất thiện, thân khẩu ý tự do làm điều ác. Vì do thân khẩu ý làm điều ác nên nay sanh đến đây. Vì vậy xin Thiên vương khéo dạy bảo, khéo quở trách”. Khi ấy, vua Diêm-ma hỏi gã kia: “Này gã kia, khi xưa ở nhân gian, Thiên sứ thứ nhất khéo dạy bảo, khéo quở trách; ngươi không thấy vị Thiên sứ ấy xuất hiện ở đời sao?” Người ấy trả lời: “Tâu Thiên vương, con thật không thấy”. Vua Diêm-ma lại hỏi: “Này gã kia, xưa kia khi làm thân người ở thế gian, hoặc làm thân nam, hoặc làm thân nữ, người không thấy tướng già nua hiện ra sao? Khi già nua, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tàn nhan đầy người giống như mè đen, lưng còng lụm khụm, bước đi khập khiểng, chân chẳng theo thân, luôn luôn nghiêng ngã, da cổ dùn nhăn, như trâu cúi đầu, môi miệng khô nứt; lưỡi nhám hầu khan; thân thể còng gãy, khí lực mong manh, hơi thở khò khè giống như kéo cửa; muốn bước tới trước nương gậy mà đi. Tuổi trẻ đã qua, máu thịt khô kiệt, ốm yếu, cái chết gần kề, cử động yếu đuối; thời trai trẻ đã qua… cho đến thân tâm luôn run rẩy. Tất cả bộ phận trong cơ thể đều rả rời, phải không?” Người ấy đáp: “Tâu Thiên vương, con thật có thấy điều đó”. Vua Diêm-ma lại bảo: “Ngươi là kẻ ngu si, không có trí tuệ. Khi xưa ngươi đã thấy tướng mạo như thế, nhưng tại sao không tự suy nghó là thân ta đây cũng có điều như thế, sự việc như thế? Nay ta cũng chưa khỏi việc như thế; nay ta cũng có đủ việc già nua như thế. Đã chưa khỏi được thì ta nên tạo nghiệp thiện tốt đẹp cho thân khẩu ý, khiến ta sẽ có quả báo lợi ích an lạc lâu dài?” Gã kia đáp: “Tâu Thiên vương, con thật sự không nghó như thế. Vì sao? Vì tâm con phóng đảng làm việc buông lung”. Vua Diêm-ma lại bảo: “Gã ngu si kia, nếu như vậy thì ngươi tự biếng nhác, làm việc phóng dật cho nên chẳng tu nghiệp lành về thân khẩu ý. Vì nhân duyên ấy ngươi sẽ bị khổ não lâu dài, không có an lạc. Vì vậy, ngươi phải chịu đủ tội vì việc phóng dật ấy, sẽ bị quả báo của nghiệp ác như thế, giống như những điều mà gã phóng dật kia phải chịu. Lại nữa, này gã kia, quả báo khổ đau về hành nghiệp ác này của ngươi, chẳng phải mẹ ngươi làm, chẳng phải cha ngươi làm, chẳng phải anh, em của ngươi làm, chẳng phải chị, em của ngươi làm, chẳng phải nhà vua làm, chẳng phải chư Thiên làm, cũng chẳng phải khi xưa tiền nhân làm, mà chính nơi thân ngươi tự gây ác nghiệp ấy, nay tự tập hợp lại, và ngươi lại tự mình lãnh thọ quả báo đó”. Bấy giờ vua Diêm-ma-la kia đem đầy đủ Thiên sứ thứ nhất như vậy để khéo léo dạy bảo, quở trách kẻ kia rồi, lại lần lượt đem Thiên sứ thứ hai khéo léo dạy bảo, quở trách: “Gã kia, ngươi há chẳng thấy Thiên sứ thứ hai, xuất hiện ở thế gian sao?” Kẻ kia đáp: “Tâu Thiên vương, con thật chẳng thấy”. Vua lại bảo: “Này gã kia, ngươi há chẳng thấy khi xưa làm thân người ở thế gian, bốn đại hòa hợp, bỗng dưng chống trái, hoặc thân phụ nữ, hoặc thân đàn ông, bệnh khổ khốn cùng, hoặc nằm trên giường nhỏ, hoặc trên giường lớn, tự động phóng uế, nhơ nhớp thân hình, lăn lộn trên phân uế, chẳng tự chủ được, nằm dậy đi ngồi đều nhờ người dìu đỡ, hoặc người lau rửa, hoặc người ẳm ra, hoặc người cho uống, hoặc người cho ăn sao?” Gã kia đáp: “Tâu Thiên vương, quả thật con có thấy”.Vua lại bảo: “Gã kia, ngươi đã thấy như thế, nếu là người khôn lanh, sao ngươi không nghó rằng ta cũng sẽ có những hiện tượng như thế; ta cũng sẽ có những sự việc như thế; ta chưa thoát khỏi tình trạng bệnh hoạn như thế; ta cũng tự có những việc bệnh hoạn như thế. Đã chưa thoát khỏi thì phải tự biết là ta nay cũng có thể tạo các nghiệp lành như nghiệp lành của thân, của miệng, của ý; vì tương lai lâu dài của ta, ta sẽ làm điều lợi ích lớn, đưa tới chỗ an lạc lớn?” Gã kia đáp: “Tâu Thiên vương, quả thật con không nghó như thế, vì tâm lười biếng, làm điều phóng dật”. Vua lại bảo: “Gã kia, ngươi nay đã làm điều phóng dật, biếng nhác giải đãi, chẳng làm việc lành, là việc lành về thân, về miệng, về ý, thì làm sao ngươi có thể được quả báo lợi ích an lạc lâu dài được. Vì vậy, ngươi nên tu hành việc thiện. Nếu hành phóng dật thì sẽ theo phóng dật. Nghiệp ác này của ngươi chẳng phải cha mẹ làm, chẳng phải anh em làm, chẳng phải chị em làm, chẳng phải nhà vua, chẳng phải trời, cũng chẳng phải tiên nhân khi xưa làm, chẳng phải các Sa-môn và Bà-la-môn… làm. Những ác nghiệp này là do ngươi đã tự gây ra, ngươi phải tự chịu quả báo này”. Khi ấy, vua Diêm-ma theo thứ tự đem Thiên sứ thứ hai này khéo léo chỉ dạy, quở trách kẻ kia rồi, lại theo thứ tự đem Thiên sứ thứ ba chỉ dạy, quở trách gã kia: “Gã ngu si kia, khi ngươi làm người ở nhân gian há chẳng thấy Thiên sứ thứ ba xuất hiện sao?” Gã kia đáp: “Tâu Thiên vương, con thật chẳng thấy. Khi ấy vua Diêm-ma lại bảo: “Gã kia, khi ở thế gian ngươi há chẳng thấy hoặc đàn bà, hoặc đàn ông theo thời mạng chung, đặt ở trên giường, đem ra bên ngoài, dùng áo nhiều màu phủ lên trên; lại làm các loại màn che bao bọc chung quanh, quyến thuộc vây quanh cởi bỏ trang sức, đưa tay xõa tóc, hoặc lấy tro bôi trên đầu, ảo não vô cùng, khóc kêu thảm thiết; hoặc có người kêu “than ôi”; có người kêu “cha ôi”; hoặc có người kể công dưỡng dục; cất tiếng kêu lớn, đấm ngực khóc kêu thảm thiết, đủ các lời nức nở bi thương. Ngươi có thấy hết không?” Người kia đáp: “Tâu Thiên vương, con thật thấy hết”. Vua Diêm-ma lại bảo: “Gã kia, khi xưa ngươi đã thấy sự việc như vậy, sao không tự suy nghó rằng ta đây cũng có những hiện tượng như vậy; thân ta cũng có những sự việc như vậy; ta chưa thoát khỏi những sự việc như vậy. Ta cũng có chết, cũng có hiện tượng chết chưa thoát ly được. Ta nay cũng có thể làm các việc thiện, như các việc thiện về thân, về miệng, về ý. Ta sẽ làm những việc lợi ích lớn, an lạc lâu dài?” Kẻ kia đáp: “Tâu Thiên vương, quả thật con chẳng làm. Vì sao? Vì con buông lung vậy”. Vua Diêm-ma lại bảo: “Gã kia, nay ngươi đã buông lung, vì ngươi làm việc buông lung thì không làm việc thiện, cũng không dồn chứa các điều thiện khác, nghóa là thân miệng ý của ngươi làm việc lợi ích lâu dài thì sẽ được an lạc. Vì vậy, nay ngươi có quả báo như vậy là do làm việc phóng dật, vì phóng dật nên ngươi tự chuốc lấy nghiệp ác bất thiện này. Nghiệp ác này của ngươi chẳng phải cha mẹ làm, chẳng phải anh em làm, chẳng phải chị em làm, chẳng phải vua làm, chẳng phải trời, cũng chẳng phải khi xưa tiền nhân làm; lại chẳng phải Sa-môn, Bà-la-môn làm. Hỡi gã kia! Nghiệp ác này của ngươi chính là tự ngươi làm, tự ngươi chứa chất nên quả báo này, ngươi phải tự chịu”. Khi ấy vua Diêm-ma dùng Thiên sứ thứ ba ấy chỉ dạy, quở trách đầy đủ, sai bảo gã kia xong xuôi, liền bỏ đi. Bấy giờ ngục tốt, bằng đủ mọi cách nắm tay gã kia chúc đầu xuống, đưa chân ngược lên, ném vào trong ngục. Bấy giờ Thế Tôn nói kệ: Chúng sanh tạo ra nghiệp ác rồi Sau chết đọa vào trong cõi ác Vua Diêm-ma thấy kẻ ác ấy Dùng tâm từ bi mà quở trách Khi xưa ngươi ở tại nhân gian Há chẳng thấy già bệnh chết sao? Đó là Thiên sứ đến chỉ bảo Tại sao phóng dật chẳng biết chi Nếu thân, khẩu, ý nhiễm các trần Không hành thí, giới tự điều phục Như vậy làm sao gọi có trí. Và rồi chẳng tạo nhân lợi ích Bấy giờ vua Diêm-la như pháp Quở trách tội nhân như thế xong Người kia hồi họp tâm sợ hãi Run rẩy lo âu nói thế này: Vì con xưa kia cùng bạn ác Nghe thiện, trong lòng chẳng ưa làm Tham dục sân nhuế đã cột che Chẳng làm lợi ích nên hại thân. Ngươi đã chẳng tu các nhân thiện Chỉ tạo đủ loại các nghiệp ác Ngu si, hôm nay phải gặt quả Thọ nghiệp kia nên vào địa ngục Như tất cả các nghiệp ác này Chẳng phải cha hay mẹ đã tạo Chẳng phải Sa-môn, Bà-la-môn Chẳng phải nhà vua hay chư Thiên Đây chính là ngươi tự tạo lấy Các hạt giống nghiệp ác chẳng tịnh Tự mình gây ra ác nghiệp này Nay lẽ đương nhiên chịu quả ác Nhà vua dùng ba Thiên sứ ấy Lần lượt quở trách tội nhân rồi Ngay khi ấy vua Diêm-ma-la Bỏ tội nhân lại, liền ra đi. Khi đó ngục tốt ở chỗ kia Liền nắm lấy gã tội nhân ấy Dắt dẫn vào trong chỗ địa ngục Vô cùng sợ hãi lông dựng đứng Bốn bên bốn cửa hướng vào nhau Bốn phương, bốn hướng đều nghiêm mật Các nhà, tường vách đều bằng sắt Dùng sắt bao quanh làm lan can Sắt nóng rực đỏ làm tường thành Ngọn lửa cháy bừng, khói lửa un Xa thấy dễ sợ tâm kinh hãi Lửa hừng hực đỏ khó thể đến Giống như trong vòng trăm do-tuần Lửa lớn rực cháy lan cùng khắp Trong đó thiêu đốt bọn chúng sanh Đều do khi xưa gây tội ác Đã bị Thiên sứ quở trách rồi Mà tâm phóng dật không tỉnh giác Bọn họ ngày nay luôn hối hận Đều do khi xưa tâm hạ liệt Những ai là người có trí tuệ Nếu thấy Thiên sứ đến chỉ dẫn Thì nên chuyên cần chớ phóng dật Chư Thánh Pháp vương khéo léo nói Đã thấy nghe rồi phải biết sợ Chỗ chấm dứt các hữu sanh tử Tất cả không đâu bằng Niết-bàn Các thứ họa hoạn không còn nữa Đến đó rồi an ổn khoái lạc Thấy pháp như thế được tịch diệt Gọi là các oán đều đã qua Tự nhiên thanh tịnh đắc tịch diệt. <節>KHỞI THẾ NHÂN BỔN <卷 id="521976581"> QUYỂN V Phẩm 5: CÁC RỒNG, KIM SÍ ĐIỂU Lại nữa, chư Tỳ-kheo, tất cả các loài Rồng có bốn hình thái sanh sản. Những gì là bốn? Một là sanh từ trứng, hai là sanh từ bào thai, ba là sanh từ chỗ ẩm thấp, bốn là sanh do biến hóa. Đó là bốn hình thái sanh sản của loài Rồng. Chư Tỳ-kheo, Kim sí điểu cũng có bốn hình thái sanh sản. Đó là sanh từ trứng, sanh từ bào thai, sanh từ chỗ ẩm thấp, và sanh do biến hóa. Đó gọi là Kim sí điểu có bốn hình thái sanh sản. Chư Tỳ-kheo, dưới đáy biển cả có cung điện của Long vương Ta-già-la, ngang dọc bằng nhau tám vạn do-tuần, có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, chung quanh trang nghiêm bằng bảy lớp linh báu, lưới đỏ đan xen. Lại có bảy lớp hàng cây Đa-la liên tiếp nhau che ánh nắng, bao bọc chung quanh, màu sắc đẹp đẽ; các báu trang nghiêm, đó là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não bảy báu tạo thành. Ở bốn phương có các cửa; tại các cửa có lầu gác, đài quan sát phòng ngự, lại có các vườn cảnh và suối, ao; ở trên bờ và trong ao đều có các thứ cỏ hoa, hàng lối bằng nhau. Lại có các cây đủ các loại hoa lá, đủ các loại quả, đủ các loại hương thơm, đủ các loài chim cùng ca hót. Chư Tỳ-kheo, ở giữa hai núi Tu-di-lưu và Khư-đê-la có cung điện của hai đại Long vương là Nan-đà và Ưu-ba-nan-đà tọa lạc. Chốn ấy ngang dọc sáu ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can… nói lược như trên, cho đến chim chóc cùng ca hót. Chư Tỳ-kheo, phía Bắc biển lớn ấy là trú xứ của các Long vương và tất cả các loài Kim sí điểu vương, có một đại thọ, tên là Cư-tra-xà-ma-ly. Cội đại thọ ấy, vòng thân của cây bảy do-tuần, ăn sâu xuống lòng đất hai mươi do-tuần, vươn cao một trăm do-tuần, cành lá che phủ năm mươi do-tuần. Chốn ấy ngang dọc năm trăm do-tuần, có bảy lớp tường lũy… nói lược như trên, cho đến chim chóc cùng ca hót. Chư Tỳ-kheo, phía Đông đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly có các cung điện của loài Rồng và loài Kim sí điểu sanh từ trứng. Mỗi cung điện ngang dọc sáu trăm do-tuần, có bảy lớp bờ tường,… nói lược như trên, cho đến các loài chim cùng ca hót. Phía Nam của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, có cung điện của loài Rồng và Kim sí điểu sanh từ bào thai. Mỗi cung điện cũng ngang dọc sáu trăm do-tuần, có bảy lớp bờ tường… nói lược như trên, cho đến… các loài chim cùng ca hót. Phía Tây của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, có cung điện của loài Rồng và Kim sí điểu sanh từ chỗ ẩm thấp. Mỗi cung điện ngang dọc cũng sáu trăm do-tuần, có bảy lớp bờ tường… nói lược như trên, cho đến các loài chim cùng ca hót. Phía Bắc của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, có cung điện của loài Rồng và Kim sí điểu hóa sanh. Mỗi cung điện ngang dọc cũng sáu trăm do-tuần, có bảy lớp bờ tường… nói lược như trên, cho đến các loài chim cùng ca hót. Chư Tỳ-kheo, Kim sí điểu vương sanh từ trứng ấy khi muốn bắt loài Rồng sanh từ trứng, liền bay đến đậu trên cành phía Đông của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, nhìn xuống biển, rồi dùng đôi cánh quạt nước biển lớn; nước biển rẽ ra hai trăm do-tuần. Nước biển rẽ ra rồi, chim liền bắt rồng sanh từ trứng ra, tùy ý sử dụng, tùy ý mà ăn. Chư Tỳ-kheo, Kim sí điểu vương sanh từ trứng ấy chỉ có thể bắt được loài Rồng sanh từ trứng để ăn, tùy ý sử dụng, nhưng không thể bắt được loài Rồng sanh từ bào thai và loài Rồng sanh từ chỗ ẩm thấp, hóa sanh… Chư Tỳ-kheo, các Kim sí điểu vương sanh từ bào thai nếu muốn bắt rồng sanh từ trứng thì liền bay đến đậu trên cành phía Đông của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly kia, nhìn xuống biển lớn, rồi dùng đôi cánh quạt biển lớn; nước biển rẽ ra hai trăm do-tuần. Nhân đó, chim bắt rồng sanh từ trứng, tùy ý ăn thịt. Lại nữa, Kim sí điểu vương sanh từ bào thai nếu muốn bắt rồng sanh từ bào thai thì bay đến đậu trên cành phía Nam của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, rồi nhìn xuống biển lớn, dùng hai cánh quạt biển lớn, nước biển rẽ ra bốn trăm do-tuần, liền bắt rồng sanh từ bào thai, tùy ý ăn thịt. Chư Tỳ-kheo, các Kim sí điểu vương sanh từ bào thai ấy chỉ có thể bắt được loài Rồng sanh từ trứng và từ bào thai, tùy ý sử dụng, chứ không thể bắt được loài Rồng sanh từ chỗ ẩm thấp và hóa sanh… Chư Tỳ-kheo, các Kim sí điểu vương sanh từ chỗ ẩm thấp nếu muốn bắt loài Rồng sanh từ trứng thì khi ấy bay đến đậu trên cành phía Đông của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, dùng đôi cánh quạt biển lớn, nước biển rẽ ra hai trăm do-tuần. Nước rẽ ra rồi, chim bắt rồng sanh từ trứng, tùy ý dùng ăn thịt. Lại nữa, Kim sí điểu sanh từ chỗ ẩm thấp nếu muốn bắt rồng sanh từ bào thai thì bay đến đậu trên cành phía Nam của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, dùng cánh quạt biển lớn, nước biển rẽ ra bốn trăm do-tuần, rồi bắt rồng sanh từ bào thai mà ăn, sử dụng tùy ý. Lại nữa, Kim sí điểu sanh từ chỗ ẩm thấp nếu muốn bắt loài Rồng sanh từ chỗ ẩm thấp thì khi ấy, bay đến đậu trên cành phía Tây của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, dùng cánh quạt biển lớn, nước biển rẽ ra tám trăm do-tuần, bèn bắt rồng sanh từ chỗ ẩm thấp dùng để ăn thịt. Chư Tỳ-kheo, các Kim sí điểu sanh từ chỗ ẩm thấp chỉ có thể bắt được các loài Rồng sanh từ trứng, sanh từ bào thai, sanh từ chỗ ẩm thấp… tùy ý sử dụng, tùy ý ăn thịt, nhưng không thể bắt được các rồng hóa sanh. Chư Tỳ-kheo, các Kim sí điểu hóa sanh nếu muốn bắt được rồng sanh từ trứng thì khi ấy, bay đến đậu trên cành phía Đông của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, dùng cánh quạt biển lớn, nước biển rẽ ra hai trăm do-tuần, bèn bắt rồng sanh từ trứng ăn thịt, tùy ý sử dụng. Lại nữa, Kim sí điểu hóa sanh nếu muốn bắt rồng sanh từ bào thai thì khi ấy, bay đến đậu trên cành phía Nam của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, dùng cánh quạt biển lớn, nước biển rẽ ra bốn trăm do-tuần. Khi ấy Kim sí điểu hóa sanh kia liền bắt rồng sanh từ bào thai ăn thịt, tùy ý sử dụng. Lại nữa, Kim sí điểu hóa sanh nếu muốn bắt được rồng sanh từ chỗ ẩm thấp thì khi ấy, liền bay đến đậu trên cành phía Tây của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, dùng cánh quạt biển lớn, nước biển rẽ ra tám trăm do-tuần, liền bắt rồng sanh từ ẩm thấp ăn thịt, tùy ý sử dụng. Lại nữa, Kim sí điểu vương hóa sanh nếu muốn bắt rồng hóa sanh thì khi ấy, liền bay đến đậu trên cành phía Bắc của cội đại thọ Cư-tra-xà-ma-ly, nhìn xuống dưới biển, rồi dùng đôi cánh quạt biển lớn. Nước biển rẽ ra một ngàn sáu trăm do-tuần, chim liền bắt rồng hóa sanh ăn thịt, tùy ý sử dụng. Chư Tỳ-kheo, các loài Rồng này đều bị Kim sí điểu kia ăn thịt. Chư Tỳ-kheo, đặc biệt có các rồng mà Kim sí điểu kia không thể bắt được. Đó là Long vương Bà-già-la, chưa hề bị Kim sí điểu vương kia làm kinh động. Lại có Long vương Nan-đà, Long vương Ưu-ba-nan-đà, các Long vương này cũng không bị loài Kim sí điểu bắt. Lại còn có Long vương Đề-đầu-lại-tra, Long vương A-na-bà-đạt-đa… cũng chẳng bị Kim sí điểu vương bắt. Chư Tỳ-kheo, ngoài ra, lại có các Long vương khác cũng không bị Kim sí điểu bắt. Đó là Ma-đa-xa-ca, Đức-xoa-ca, Yết-lặc-nô-kiêu-đa-ma-ca, Xí-bà-đà-phất-tri-lợi-ca, Thương-cư-ba-đa-ca, và hai Long vương Cam-bà-la, A-thấp-bà-đa-la… Chư Tỳ-kheo, lại còn có các Long vương cùng ở trong cảnh giới của những Long vương đó cũng không bị các Kim sí điểu ăn thịt. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên gì mà chúng sanh ở trong cõi ấy sanh vào loài Rồng? Chư Tỳ-kheo, có các chúng sanh tu tập nhân rồng, thọ trì giới rồng, phát khởi tâm rồng, phân biệt ý rồng; tạo nghiệp như vậy rồi khi nhân duyên kia được thành thục cho nên sanh vào loài Rồng… Lại có một loại huân tu nhân Kim sí điểu, thọ trì giới Kim sí điểu, phát khởi tâm Kim sí điểu, phân biệt ý Kim sí điểu. Do nhân duyên ấy, khi thân hoại mang chung, liền sanh vào trong loài Kim sí điểu kia. Lại có một loại huân tu nhân các thú, thọ trì giới các thú, phát khởi tâm các thú, tập hạnh nghiệp các thú, phân biệt ý các thú, do vì huân tu các loại nhân giới ác thú như thế, rồi phát khởi hạnh nghiệp, thành tựu tâm ý. Do các nhân duyên ấy, nên khi thân hoại mạng chung họ liền sanh vào trong các loài thú. Lại có một loài huân tu nhân trâu, giớ trâu, nghiệp trâu, tâm trâu, ý trâu… nói lược như trên, cho đến phân biệt… Do nhân duyên ấy sanh vào loài trâu. Lại có một loài huân tu nhân gà, giới gà, nghiệp gà, tâm gà, ý gà… nói lược như trước, cho đến phân biệt tâm gà, nghiệp gà. Do nhân duyên ấy sẽ sanh vào trong loài gà. Lại có một loài huân tu nhân cú mèo, thọ giới cú mèo, phát khởi tâm cú mèo, hành nghiệp cú mèo, phân biệt ý cú mèo. Vì họ huân tu nghiệp cú mèo, thọ giới cú mèo, khởi tâm cú mèo, phân biệt ý cú mèo, nên do nhân duyên ấy, khi xả thân, sẽ sanh vào loài cú mèo. Chư Tỳ-kheo, lại có một loài huân tu giới mặt trăng, hoặc huân tu giới mặt trời, giới tinh tú, giới đại nhân, hoặc lại huân tu giới mặc nhiên, hoặc huân tu giới đại lực thiên, hoặc huân tu giới đại trượng phu, hoặc huân tu giới vào nước, hoặc huân tu giới cúng dường mặt trời, hoặc lại huân tu, thờ phụng giới lửa, hoặc tu khổ hạnh ở những nơi uế trược. Họ huân tu rồi, nghó như thế này: “Tôi nguyện tu những giới này: giới mặt trăng, giới mặt trời, các giới tinh tú, thời gian… và các giới mặc nhiên, giới đại lực thiên, giới đại trượng phu, giới nước, giới lửa, giới khổ hạnh uế trược. Tu các giới như thế, tôi sẽ làm trời, hoặc được quả báo cõi trời”. Họ phát tà nguyện như thế. Chư Tỳ-kheo, lại có một loài chúng sanh khởi tà nguyện: “Nay tôi nói kẽ kia sẽ sanh vào hai chốn là hoặc sanh vào địa ngục, hoặc sanh vàp súc sanh”. Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian là thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian đều là vô thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian vừa thường vừa vô thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi lên kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian có giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian không có giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian hoặc có giới hạn, hoặc không có giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian chẳng phải có giới hạn, chẳng phải không có giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Mạng tức là thân. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Mạng khác, thân khác. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Có mạng có thân. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Không có mạng, không có thân. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi tịch diệt có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi tịch diệt không có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi tịch diệt vừa có hiện hữu, vừa không có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Lại có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi tịch diệt chẳng phải có hiện hữu, chẳng phải không có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian là thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với các hành họ khởi kiến chấp ngã, khởi kiến chấp thế gian; lìa các hành, cũng khởi kiến chấp ngã, khởi kiến chấp thế gian. Vì ý nghóa đó nên họ khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian là thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian là vô thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với các hành họ khởi kiến chấp không có ngã, kiến chấp không có thế gian; lìa các hành cũng có kiến chấp không có ngã, kiến chấp không có thế gian. Vì ý nghóa ấy, họ tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian là vô thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian vừa thường vừa chẳng phải thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với các hành họ có kiến chấp ngã và kiến chấp thế gian; lìa các hành, cũng có kiến chấp ngã và kiến chấp thế gian. Vì ý nghóa đó nên họ tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian vừa thường, vừa chẳng phải thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian chẳng phải thường, chẳng phải thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với các hành họ có kiến chấp ngã và kiến chấp thế gian, lìa các hành cũng có kiến chấp ngã và kiến chấp thế gian. Vì vậy, họ tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian chẳng phải thường, chẳng phải chẳng thường. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi lên kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian có giới hạn. Điều nầøy đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì họ tuyên bố thế này: “Mạng có giới hạn, người có giới hạn, từ khi mới gá vào trong thai mẹ cho đến mạng ấy sau khi chết tẩn táng chôn cất, đó là người trong loài người; từ khi ra đời thọ thân bốn đại, bảy lần đọa lạc, bảy lần lưu chuyển, bảy lần chạy, bảy lần đi, sẽ thành tựu mạng và nhập vào nhóm mạng”. Vì vậy, họ tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian có giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này và tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian không có giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì họ tuyên bố thế này: “Mạng không có giới hạn, người không có giới hạn. Từ khi mới gá vào thai mẹ, cho đến mạng ấy sau khi chết, tẩn táng chôn cất, đó là người trên loài người; từ khi ra đời thọ thân bốn đại bảy lần đọa lạc, bảy lần luân chuyển, bảy lần chạy, bảy lần đi sẽ thành tựu mạng và nhập vào nhóm mạng”. Vì vậy, họ tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian không có giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian chẳng phải có giới hạn, chẳng phải không có giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì họ tuyên bố thế này: “Mạng chẳng phải có giới hạn, chẳng phải không giới hạn. Con người từ khi mới gá vào thai mẹ cho đến sau khi chết, tẩn táng chôn cất, người đó từ khi mới thọ thân bốn đại, bảy lần đọa lạc, bảy lần lưu chuyển, bảy lần chạy, bảy lần đi mới thành tựu mạng và nhập vào nhóm mạng”. Vì vậy, họ tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian chẳng phải có giới hạn, chẳng phải không giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian chẳng phải không có giới hạn, chẳng phải chẳng không có giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì họ tuyên bố thế này: “Thế gian chẳng phải không có giới hạn, chẳng phải chẳng không có giới hạn. Từ khi thọ thân bốn đại, bảy lần đoạ lạc, bảy lần lưu chuyển, bảy lần chạy, bảy lần đi và sẽ thành tựu mạng và nhập vào nhóm mạng”. Vì vậy, họ tuyên bố thế này: “Ngã và thế gian chẳng phải không có giới hạn, chẳng phải chẳng không có giới hạn. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Mạng kia tức thân kia. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với tự thân họ thấy có ngã và thấy có mạng; đối với thân khác cũng thấy có ngã, cũng thấy có mạng. Vì vậy họ tuyên bố thế này: “Chính mạng tức là thân kia. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Mạng khác, thân khác. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với thân, họ thấy có ngã và thấy có mạng, ở thân khác cũng thấy có ngã và thấy có mạng. Vì vậy, họ tuyên bố thế này: “Mạng khác, thân khác. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Có mạng và thân. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với thân, họ thấy có ngã và có mạng; thân kẻ khác cũng thấy có ngã và thấy có mạng. Vì vậy họ tuyên bố thế này: “Có mạng và thân. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Chẳng phải mạng, chẳng phải thân. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với thân họ chẳng thấy có ngã, chẳng thấy có mạng, đối với thân khác cũng chẳng thấy có ngã, cũng chẳng thấy có mạng. Vì vậy, họ tuyên bố thế này: “Chẳng phải mạng, chẳng phải thân. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi tịch diệt còn có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với thế gian, họ khởi kiến chấp thế này: “Thọ mạng cũng sẽ đến, thọ mạng cũng sẽ đi, hướng đến lưu chuyển”. Vì vậy họ tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi tịch diệt sẽ còn có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, số Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi tịch diệt không còn có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với thế gian, họ tuyên bố thế này: “Nơi này có thọ mạng đến, nơi kia có thọ mạng dứt”. Vì vậy, họ tuyên bố: “Như Lai sau khi tịch diệt không còn có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, có Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi tịch diệt hoặc có hiện hữu, hoặc không còn có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì với sở kiến của họ, họ tuyên bố thế này: “Nơi này mạng dứt chạy đến nơi khác, hướng đến lưu chuyển”. Vì vậy, họ tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi tịch diệt, vừa có hiện hữu, vừa không còn có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Chư Tỳ-kheo, ở trong đó, có Sa-môn, Bà-la-môn mà khởi kiến chấp thế này, tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi diệt độ, chẳng phải còn có hiện hữu, chẳng phải không còn có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”, thì đối với thế gian, họ tuyên bố thế này: “Con người ở nơi đây mạng dứt rồi, sẽ di chuyển đến nơi kia, mạng cũng đoạn hoại”. Vì vậy họ tuyên bố thế này: “Như Lai sau khi tịch diệt chẳng phải còn có hiện hữu, chẳng phải không còn có hiện hữu. Điều này đúng, ngoài ra đều là hư vọng”. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ-kheo: –Chư Tỳ-kheo, Ta nhớ khi xưa có một quốc vương tên là Cảnh Diện. Bấy giờ, vua Cảnh Diện, có một lần, muốn cùng các người mù bẩm sanh đùa giỡn vui chơi, liền hạ lệnh tập trung nhiều nguời mù bẩm sanh. Sau khi bọn người mù tập trung, vua bảo: “Các ngươi là người mù bẩm sanh, vậy các ngươi có biết hình dáng của con voi như thế nào chăng?” Khi ấy, các người mù đồng đáp: “Tâu Thiên vương, chúng thần sanh ra đã mù, thật chưa từng biết hình dáng của voi”. Vua lại bảo: “Các ngươi từ trước đến nay chưa biết voi. Nay muốn biết hình dáng của voi chăng?” Khi ấy bọn người mù đồng thanh đáp: “Tâu Thiên vương, chúng thần thật chưa biết. Mong vua ban ân! Chúng thần muốn biết hình dáng của voi”. Khi ấy vua Cảnh Diện liền hạ lệnh gọi quản tượng đến, bảo: “Khanh hãy mau đến chuồng voi dắt một con voi đến đây, để trước ta, rồi chỉ cho các người mù”. Bấy giờ quản tượng lãnh hội ý của vua rồi, liền dẫn một con voi đến trước điện vua. Vua nói với những người mù kia: “Đây chính là con voi”. Khi ấy các người mù, ai cũng dùng tay sờ vào voi ấy. Người quản tượng nói với các người mù: “Các người sờ voi, cứ đúng sự thật tâu lên vua”. Khi ấy bọn người mù, có người sờ đúng vòi voi, có người sờ đúng ngà voi, hoặc có người sờ đúng tai voi, đầu, cổ, lưng, hông, đùi, móng chân, đuôi… Họ sờ như vậy xong khi ấy Quốc vương hỏi: ‘Các người đui mù kia! Các ngươi đã biết voi có hình dáng chưa?” Bọn người mù đồng thanh đáp: “Tâu Thiên vương, chúng thần nay đã biết hình dáng của voi”. Bấy giờ nhà vua liền hỏi lại: “Này các người mù, các ngươi nói đã biết voi rồi. Nếu đã biết rồi thì voi có hình dáng như thế nào?” Lúc đó, trong đám người mù ấy, người mà đã dùng tay sờ đụng vòi thì đáp: “Tâu Thiên vương, hình voi giống như sợi dây”. Người sờ đụng ngà thì đáp: “Tâu Thiên vương, hình voi giống như cái chày”. Người sờ đụng tai voi thì đáp: “Tâu Thiên vương, hình voi giống như cái nia”. Người sờ đụng cái đầu thì đáp: “Tâu Thiên vương, hình voi giống như cái đỉnh”. Người sờ đụng cái cổ thì đáp: “Tâu Thiên vương, hình voi giống như cái sườn nhà”. Người đụng cái lưng thì đáp: “Tâu Thiên vương, voi giống như cái nóc nhà”. Người sờ đụng hông thì đáp: “Tâu Thiên vương, voi giống như cái bồ”. Người sờ đụng đùi vế thì đáp: “Tâu Thiên vương, voi giống như cái cây”. Người sờ đụng bàn chân thì đáp: “Tâu Thiên vương, voi giống như cái cối”. Người sờ đụng cái đuôi thì đáp: “Tâu Thiên vương, voi giống như cái chổi”. Các người mù, mỗi người đều tâu như này: “Tâu Thiên vương, hình voi như thế!” Rồi tâu thêm: “Tâu Thiên vương, thần đã biết con voi là như thế”. Khi ấy nhà vua bảo các người mù: “Các ngươi chẳng biết là voi hay chẳng phải là voi, huống là có thể biết được hình dáng của voi!” Khi ấy các người mù ai cũng giữ ý kiến mình, cùng nhau tranh cãi, ẩu đả, dùng tay che mặt, cãi vã, hủy nhục nhau. Bấy giờ vua Cảnh Diện thấy bọn người mù tranh cải ẩu đã nhau như vậy, cười to vui vẻ. Khi ấy vua liền nói kệ: Bọn người mù này không mắt Chưa từng có thầy dạy bảo cho Hình dáng của voi như thế nào Nên cùng nhau tranh chấp lung tung. Chư Tỳ-kheo, cũng như thế. Các Sa-môn, Bà-la-môn ở thế gian cũng lại như thế, đã chẳng thể biết như thật Thánh đế khổ, Thánh đế khổ tập, Thánh đế khổ diệt, Thánh đế khổ diệt đạo. Đã chẳng như thật biết, điều nên biết nên bọn họ mới cùng nhau tranh cãi lâu dài, mãi mãi lưu chuyển, cùng hủy hoại nhau, cùng nhục mạ nhau, đã sanh ra sự tranh chấp cãi vã không ngừng, ai cũng dùng tay che mặt như bọn mù kia, cùng nhau não loạn. Khi ấy Thế Tôn nói kệ: Nếu chẳng biết Thánh đế khổ kia Cũng chẳng thể biết Tập, Nhân khổ Các chốn khổ não trong thế gian Đã diệt trừ hết không còn gì Đây là thánh đạo, đã chẳng biết Huống là biết cách diệt trừ khổ Tâm họ như vậy chưa giải thoát Chưa đạt trí tuệ, cảnh giải thoát Họ chẳng thể quán rõ thánh đế Chỉ hướng đến sanh, lão, tử Chưa thoát khỏi vòng trói buộc Thì đâu có thể đến tịch diệt. Chư Tỳ-kheo, nếu có Sa-môn, Bà-la-môn có thể biết như thật Thánh đế khổ, Thánh đế khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo. Biết như thế rồi, họ phải tùy thuận tu học thì họ sẽ hòa hiệp lâu dài, cùng nhau hoan hỷ không còn tranh chấp, đồng hướng đến một việc tu học, giống như nước với sữa, cùng hòa hợp, ở chung một chỗ, trụ chỗ an lạc, biểu hiện Thánh pháp mà Bậc Thầy đã thuyết. Khi ấy Đức Phật nói kệ: Nếu biết như thế đều có khổ Và chỗ sanh ra các khổ họa Đã biết tất cả đều là khổ Nên khiến trừ diệt không còn gì Đã biết đắc Diệt là do Đạo Thì liền đạt đến chỗ diệt khổ Tức là đầy đủ tâm giải thoát Và đắc trí tuệ, cảnh giải thoát Có thể đạt đến chỗ cuối cùng Như vậy chẳng còn sanh, lão, tử Vónh viễn thoát khỏi lưới của ma Xa lìa các Hữu của trần thế.  Phẩm 6: A-Tu-La 1 Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo: –Cách núi chúa Tu-di-lưu hơn một ngàn do-tuần về phía Đông, ở dưới biển lớn có cung điện của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Nơi ấy ngang dọc tám vạn do-tuần, có bảy lớp bờ tường bao bọc chung quanh; bảy lớp lan can trang hoàng vòng quanh. Cho đến bảy lớp lưới chông bằng vàng bạc, bên ngoài có bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc khắp cả, nhiều màu đẹp đẽ đều do bảy báu tạo thành, đó là vàng, bạc, lưu ly, pha-trí-ca, hồng ngọc, xa cừ, mã não. Bờ tường của thành ấy cao một trăm do-tuần, rộng năm mươi do-tuần. Những bờ tường đó đều cách nhau năm trăm do-tuần, ở khoảng giữa đặt một cái cửa; cửa đó cao ba mươi do-tuần, rộng hai mươi do-tuần. Các cửa ấy đều có các loại lầu gác, vườn tược, ao hồ. Trong các khu vườn, hồ ao đều có các loại cây; cây có các loại lá; lá có các loại hoa; hoa có các loại quả; quả có các loại hương, mùi hương xông tỏa rất xa; lại có các loài chim, đều cùng ca hót, âm thanh hòa nhã, đủ các các thứ tiếng. Chư Tỳ-kheo, trong vòng thành lớn của A-tu-la kia, có lập riêng một cung điện cho vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Cung này tên là Thiết-ma-bà-đế, thành ấy ngang dọc sáu vạn do-tuần, có bảy lớp bờ tường… cho đến xa cừ… bảy báu tạo thành. Bờ tường của thành ấy cao một trăm do-tuần, rộng năm mươi do-tuần. Bờ tường của thành ấy cách nhau năm trăm do-tuần, ở khoảng giữa đặt cái cửa; các cửa cao ba mươi do-tuần, rộng mười hai do-tuần. Các cửa ấy cũng có lầu cao canh giữ, có đài gác, có vườn cảnh và hồ nước, các ao hoa…; có các loại cây và các loại lá, các loài hoa và các thứ quả, các thứ hương, có các loài chim cùng nhau ca hót, âm thanh hòa nhã, đủ các thứ tiếng. Chư Tỳ-kheo, trong thành Thiết-ma-bà-đế ấy chỗ ở của vua nằm ngay trung ương, còn thiết trí một hội trường cho vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, tên là Thất đầu. Nơi ấy ngang dọc năm trăm do-tuần, có bảy lớp lan can trang hoàng đẹp đẽ. Lại có bảy lớp lưới chuông bằng vàng, bạc; bên ngoài có bảy lớp hàng cây Đa-la vây bọc chung quanh bốn phía, nhiều màu đẹp đẽ, rất khả ái. Tất cả đều do bảy báu tạo thành là xa cừ, mã não… Khắp bốn mặt đều có các cửa. Tại mỗi cửa, có lầu cao canh gác, nhiều màu đẹp đẽ, đều do bảy báu tạo thành là xa cừ, mã não… Còn phía dưới thì dùng tỳ lưu ly xanh trang trí xen kẽ, mền mại trơn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề-ca. Chư Tỳ-kheo, chính giữa hội trường Thất đầu của A-tu-la tự nhiên có một trụ báu cao hai mươi do-tuần. Dưới trụ báu ấy có thiết lập một tòa báu cho vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la cao một do-tuần, rộng nửa do-tuần, nhiều màu đẹp đẽ, rất dễ ưa thích, do bảy báu tạo thành là xa cừ, mã não…, mềm mại trơn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề-ca. Hai bên tòa ấy, mỗi bên có mười sáu chỗ đứng cho các Tiểu a-tu-la, nhiều màu đẹp đẽ, cũng do bảy báu tạo thành là xa cừ, mã não… mềm mại dễ ưa, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề-ca. Chư Tỳ-kheo, phía Đông hội trường Thất đầu của A-tu-la, có cung điện của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Nơi ấy ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông; bên ngoài có bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, rất khả ái, cũng bằng bảy báu tạo thành, là vàng, bạc, tỳ lưu ly, pha-trí-ca… cho đến xa cừ, mã não. Khắp bốn phía đều có các cửa; tại các cửa ấy, có các lầu cao canh gác, có đài gác, vườn cảnh hồ nước, ao hoa…; các loại cây cùng các loại lá và các loài hoa, các thứ quả, các thứ hương; có các loài chim cùng nhau ca hót, âm thanh hòa nhã, đủ các thứ tiếng. Chư Tỳ-kheo, phía Nam, phía Tây, Bắc… hội trường Thất đầu của A-tu-la, có các cung điện của các tiểu vương A-tu-la. Chốn ấy ngang dọc chín trăm do-tuần, hoặc tám trăm, bảy trăm, sáu trăm, năm trăm, bốn, ba, hai trăm do-tuần, chỗ nhỏ nhất ngang dọc cũng tới một trăm do-tuần, có bảy lớp bờ tường… nói lược cho đến các loài chim cùng ca hót. Chư Tỳ-kheo, phía Đông, phía Nam, Tây, Bắc hội trường Thất đầu của A-tu-la, lại có các cung điện của các Tiểu a-tu-la. Nơi ấy ngang dọc chín mươi do-tuần, hoặc có chỗ tám mươi, bảy mươi, sáu mươi, năm mươi, bốn mươi, ba mươi, hai mươi do-tuần, chỗ nhỏ nhất ngang dọc cũng tới mười hai do-tuần, có bảy lớp bờ tường… nói lược cho đến các loài chim cùng ca hót. Chư Tỳ-kheo, phía Đông hội trường Thất đầu của A-tu-la có vườn của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, tên là vườn Ta-la. Khu vườn này ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông, do bảy báu tạo thành như mã não… Khắp bốn phía đều có các cửa. Tại các cửa ấy, có các lầu cao nhiều màu đẹp đẽ, cũng do bảy báu tạo thành, đó là xa cừ, mã não… Chư Tỳ-kheo, phía Nam hội trường Thất đầu của A-tu-la, có khu vườn của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, tên là vườn Xà-ma-lê. Vườn ấy ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông, đều do bảy báu tạo thành, như mã não… Khắp bốn phía đều có các cửa. Tại các cửa đều có các lầu cao, nhiều màu đẹp đẽ, cũng do bảy báu tạo thành là xa cừ, mã não… Chư Tỳ-kheo, phía Tây hội trường Thất đầu của A-tu-la có khu vườn của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, tên là vườn Câu-tỳ-đà-la. Vườn ấy ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông đều do bảy báu tạo thành, như mã não… Khắp bốn phía đều có các cửa. Tại các cửa, có các lầu cao, nhiều màu đẹp đẽ, cũng bằng bảy báu tạo thành là xa cừ, mã não… Chư Tỳ-kheo, phía Bắc hội trường Thất đầu của A-tu-la, có vườn của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la tên là vườn Nan-đà-ma. Vườn ấy ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông đều do bảy báu tạo thành là mã não… Khắp bốn phía đều có các cửa. Tại các cửa đều có các lầu cao, nhiều màu đẹp đẽ, đều do bảy báu tạo thành là xa cừ, mã não… Các cửa này chỉ khác là không có các đài gác, ngoài ra đều giống nhau. Chư Tỳ-kheo, ở khoảng giữa hai khu vườn Ta-la và Xà-ma-lê ấy có một ao lớn của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, tên là Nan-đà. Ao ấy ngang dọc năm trăm do-tuần. Nước ao mát lạnh, nhẹ đẹp, không đục, lắng trong tinh khiết; có bảy lớp gạch báu dùng trang trí đan xen, có bảy lớp thềm ván, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông; bên ngoài có bảy lớp hàng cây Đa-la, bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, đều do bảy báu tạo thành là xa cừ, mã não… Khắp bốn mặt đều có đường cấp, nhiều màu đẹp đẽ, cũng do bảy báu tạo thành là mã não… Lại có các loài hoa sanh ra như hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng. Có loại như lửa thì màu lửa, hình lửa, ánh sáng lửa; loại vàng thì màu vàng, hình vàng, ánh sáng vàng; loại xanh thì màu xanh, hình xanh, ánh sáng xanh; loại đỏ thì màu đỏ, hình đỏ, ánh sáng đỏ; loại trắng thì màu trắng, hình trắng, ánh sáng trắng; loại lục thì màu xanh lục, hình xanh lục; ánh sáng xanh lục. Hoa hình tròn như bánh xe, ánh sáng chiếu đến một do-tuần. Hương của hoa lan tỏa cũng một do-tuần. Ở trong ao ấy lại sanh các ngó sen, lớn như bánh xe, cắt ra nhựa chảy màu trắng như sữa, vị ngọt như mật ong. Chư Tỳ-kheo, ở khoảng giữa hai khu vườn Câu-tỳ-đà-la và Nan-đà-na có một đại thọ của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, tên là Vô-chất-đa-la-ba-tra-la, vòng gốc bảy do-tuần, rễ ăn sâu xuống đất hai mươi do-tuần. Cây vươn cao một trăm do-tuần, cành lá che mát năm mươi do-tuần, vòng đai ngang dọc năm trăm do-tuần. Bên ngoài cũng có bảy lớp bờ tường… nói lược cho đến bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, đều do bảy báu tạo thành là xa cừ, mã não… Khắp bốn phía cũng có dựng cửa bằng bảy báu. Lại các cửa ấy cũng có các lầu cao canh phòng, đài gác… nói lược cho đến đủ các loài chim cùng ca hót. <節>KHỞI THẾ NHÂN BỔN <卷 id="521976582"> QUYỂN VI Phẩm 6: A-TU-LA 2 Chư Tỳ-kheo, hội trường Thất đầu của A-tu-la kia, có hai con đường thông nhau để nhà vua qua lại du hý. Chỗ cung điện của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la cũng có hai con đường giống như vậy. Chỗ cung điện của các tiểu vương A-tu-la cũng có hai con đường. Chỗ ở của các Tiểu a-tu-la cũng có hai con đường. Khu vườn Ta-la cũng có hai con đường. Khu vườn Xà-ma-lê cũng có hai con đường. Khu vườn Câu-tỳ-đà-la cũng có hai con đường. Khu vườn Nan-đà-na cũng có hai con đường. Bên cạnh ao Nan-đà cũng có hai con đường. Ở dưới đại thọ Tô-chất-đa-la-ba-tra-la cũng có hai con đường. Tất cả đều như trước, cùng qua lại thông nhau với hội trường Thất đầu. Chư Tỳ-kheo, nếu vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la muốn đến khu vườn Ta-la, khu vườn Xà-ma-lê, Câu-tỳ-đà-la, Nan-đà-na… để tắm rửa vui chơi, du hành hưởng lạc thì khi ấy, vua liền nghó đến các tiểu vương A-tu-la và nghó đến các chúng Tiểu a-tu-la. Khi ấy các tiểu vương A-tu-la và các Tiểu a-tu-la nghó thế này: “Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la đã nghó đến chúng ta”. Biết vậy rồi, họ liền dùng các loại Anh lạc báu trang điểm thân thể; trang điểm rồi, cưỡi các loại xe, cùng đến ngoài cửa cung điện của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Đến nơi, họ xuống xe đi bộ đến trước cung điện vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la và đứng lại. Lúc bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la thấy các tiểu vương A-tu-la và các chúng Tiểu a-tu-la đã đến trước cung điện, cũng liền tự dùng các thứ Anh lạc trang điểm thân thể. Trang điểm xong, vua liền lên xe. Khi ấy các tiểu vương A-tu-la và các chúng Tiểu a-tu-la vây quanh hai bên, trước sau, theo nhau, cùng kéo đến vườn Ta-la và vườn Xà-ma-lê, vườn Câu-tỳ-đà-la, vườn Nan-đà-na… Đến nơi, họ dừng lại trước vườn Nan-đà. Chư Tỳ-kheo, vườn Nan-đà có ba ngọn gió tự nhiên thổi đến, tô điểm cho cảnh vườn. Ba ngọn gió đó là gì? Đó là nhọn gió khai, ngọn gió tịnh và ngọn gió xuy. Thế nào gọi là khai? Đó là ngọn gió thổi đến mở các cánh cửa. Thế nào là tịnh? Đó là ngọn gió thổi đến quét khu vườn, làm cho mặt đất sạch sẽ. Thế nào là xuy? Đó là ngọn gió thổi đến lay động các cây trong vườn làm các hoa rơi vãi khắp nơi. Chư Tỳ-kheo, trong vườn Nan-đà-na, gió thổi rơi các loài hoa tuyệt đẹp ngập đến đầu gối; có đủ mùi hương, hương thơm ngào ngạt, lan tỏa khắp vườn. Ngay khi ấy vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-ma-la cùng các tiểu vương A-tu-la và các chúng Tiểu a-tu-la liền vào vườn Nan-đà-na. Vào rồi, tắm rửa, ngắm xem, du hý, tùy ý lưu lại. Các A-tu-la ở lại trong vườn ấy, hoặc một tháng, hai tháng, ba tháng để tắm rửa, du hý tùy ý, rồi ai muốn đi đâu thì đi. Chư Tỳ-kheo, vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la thường có riêng năm vị A-tu-la luôn luôn ở bên cạnh để bảo vệ đề phòng các sự cố chẳng lành. Những ai là năm? Một tên là Tùy hỷ, hai tên là Hữu, ba tên là Túy, bốn tên là Mâu-chơn-lân-đà, năm tên là Tỳ-kha-đa-la. Chư Tỳ-kheo, vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la có năm vị A-tu-la như thế luôn luôn ở bên vua để bảo vệ. Chư Tỳ-kheo, trên cung điện của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la có một vạn do-tuần nước biển. Khối nước ấy tự nhiên có bốn ngọn gió giữ lại. Những gì là bốn? Một là trụ, hai là an trụ, ba là bất đọa, bốn là lao cố. Được bốn ngọn gió này giữ nên luôn đứng vững, không động. Chư Tỳ-kheo, về phía Nam của núi chúa Tu-di-lưu, cách một ngàn do-tuần, dưới biển lớn, có cung điện của vua A-tu-la Dũng Dược. Nơi ấy ngang dọc tám vạn do-tuần, có bảy lớp bờ tường… giống như các sở hữu của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Trong đó, tất cả cũng như đã nói ở trước, các ông nên biết… cho đến trên cung điện của vua này, cũng có một khối nước, cũng được bốn ngọn gió giữ lại: một là trụ, hai là an trụ, ba là bất đọa, bốn là lao cố chủ. Chư Tỳ-kheo, cách một ngàn do-tuần về phía Tây núi chúa Tu-di-lưu, dưới biển lớn, có cung điện của vua A-tu-la Xà-bà-la. Nơi ấy ngang dọc tám vạn do-tuần, có bảy lớp bờ tường… giống như các sở hữu của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Ở đó, tất cả cũng như đã nói trước, các ông nên biết,… cho đến trên cung điện của vua này, có một khối nước cũng được bốn ngọn gió giữ gìn: một là trụ, hai là an trụ, ba là bất đọa, bốn là lao cố chủ. Chư Tỳ-kheo, cũng cùng khoảng cách như trên, về phía Bắc núi chúa Tu-di-lưu, dưới biển lớn, có cung điện của vua A-tu-la La-hầu-la. Nơi ấy ngang dọc như trên; có các tường vách cho đến… cửa lầu, đài gác canh phòng, vườn cảnh, các ao, có các thứ cây và các thứ lá, các thứ hoa quả, các thứ hương xông, có các loài chim cùng nhau ca hót. Chư Tỳ-kheo, nơi ấy có thành của vua A-tu-la La-hầu-la, vua trú trong ấy. Thành tên là Ma-bà-đế, ngang dọc, trang nghiêm cũng như trước đã nói, có bảy lớp tường vách, bảy lớp lan can, bảy lớp hàng cây Đa-la, bảy lớp lưới chuông, vây bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, đều do bảy báu là xa cừ, mã não… tạo thành. Tường vách ấy cao thấp, ngang dọc cũng như trước đã nói. Tường vách ấy cũng có các cửa cao thấp, ngang dọc, tất cả đều như trên. Tại các cửa ấy đều có lầu cao, đài gác canh phòng, vườn cảnh, hồ nước và các ao hoa…, cũng có các cây cùng các thứ lá, các thứ hoa quả, các thứ hương xông; cũng có các thứ chim chóc, cùng nhau ca hót. Chư Tỳ-kheo, thành Ma-bà-đế, trú xứ của vua, có hội trường của vua A-tu-la La-hầu-la, cũng có tên là Thất đầu. Nơi ấy ngang dọc như trước đã nói, có bảy lớp lan can và các lưới chuông, bảy hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽõ, cũng trang nghiêm bằng bảy báu là xa cừ, mã não… Khắp bốn phía đều có các cửa. Các cửa ấy cũng có lầu gác nhiều màu đẹp đẽ, do bảy báu là xa cừ, mã não… tạo thành. Ở dưới các cửa dùng xa cừ cõi trời để rải; mặt đất mềm mại, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề. Trong chỗ ấy có một trụ báu, cao thấp, ngang dọc như trước đã nói. Ở dưới trụ ấy có thiết trí một tòa cao cho vua A-tu-la La-hầu-la. Tòa ấy cao thấp, ngang dọc, sự trang trí, tất cả đều như trước, nhiều màu đẹp đẽ, do bảy báu là xa cừ, mã não… tạo thành cho đến … mềm mại trơn mịn, chạm vào như áo Ca-chiên-lân-đề. Bên trái tòa ấy cũng thiết trí riêng biệt các tòa cao tuyệt đẹp cho mười sáu vị Tiểu vương A-tu-la, nhiều màu đẹp đẽ, do bảy báu là xa cừ, mã não… tạo thành. Bên phải cũng vậy, có các tòa cao cho mười sáu tiểu vương A-tu-la, như trên đã nói… mềm mại, chạm vào như áo Ca-chiên-lân-đề. Chư Tỳ-kheo, phía Đông hội trường Thất đầu của vua A-tu-la kia, lại thiết trí riêng một cung điện cho vua A-tu-la La-hầu-la. Nơi ấy ngang dọc đều như trước, có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông… cho đến bảy lớp hàng cây Đa-la, bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, bảy báu là xa cừ, mã não… tạo thành. Bốn mặt đều có các cửa. Các cửa đều có lầu đài canh phòng, gác cao vườn cảnh, ao nước, suối hồ các hoa, có các loại cây, cùng các loại lá, các loại hoa quả, các loại hương xông. Lại có các loài chim lạ, cùng nhau ca hót âm thanh hòa nhã, rất khả ái. Chư Tỳ-kheo, phía Đông, Tây, Nam, Bắc hội trường Thất đầu của vua A-tu-la có cung điện của các Tiểu vương A-tu-la. Nơi ấy ngang dọc chín trăm do-tuần, hoặc có chỗ tám trăm, hoặc có chỗ bảy trăm, cho đến sáu trăm, năm bốn ba hai trăm; chỗ nhỏ nhất là một trăm do-tuần, đều có bảy lớp bờ tường, lan can… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót. Chư Tỳ-kheo, phía Đông, Tây, Nam, Bắc hội trường của vua A-tu-la cũng có các cung điện riêng của các Tiểu a-tu-la. Nơi ấy ngang dọc chín mươi do-tuần, hoặc có nơi tám mươi, bảy mươi, sáu mươi, năm, bốn, ba, hai mươi, nơi nhỏ nhất ngang dọc cũng tới mười hai do-tuần, có bảy lớp bờ tường…, cho đến các loài chim cùng ca hót. Chư Tỳ-kheo, phía Đông hội trường Thất đầu của vua A-tu-la La-hầu-la có khu vườn tên là vườn Ta-la. Vườn ấy ngang dọc, trang trí, như trước đã nói, có bảy lớp bờ tường, bảy lớp hàng cây Đa-la, nhiều màu đẹp đẽ, cũng do bảy báu là xa cừ, mã não… tạo thành. Khắp bốn phía đều có các cửa. Tại các cửa ấy, có các lầu đài… cho đến mã não… bảy báu tạo thành. Chư Tỳ-kheo, phía Nam hội trường Thất đầu của vua A-tu-la có một thượng uyển của vua A-tu-la La-hầu-la gọi là Xà-ma-lê, ngang dọc, trang nghiêm đều như trước đã nói; có bảy lớp bờ tường, bảy lớp hàng cây Đa-la, nhiều màu đẹp đẽ, cũng do bảy báu là xa cừ, mã não… tạo thành. Khắp bốn phía đều có các cửa. Các cửa ấy có các lầu cao…, cho đến mã não… bảy báu tạo thành. Chư Tỳ-kheo, phía Tây hội trường Thất đầu của vua A-tu-la kia có vườn của vua A-tu-la La-hầu-la tên là vườn Câu-tỳ-đa-la, ngang dọc đều như trước đã nói, có bảy lớp bờ tường… cho đến mã não… bảy báu tạo thành. Khắp bốn phía đều có các cửa. Tại các cửa ấy cũng có lầu gác, các loại trang trí, nhiều màu đẹp đẽ… cho đến xa cừ, mã não… các báu trang trí, rất khả ái. Chư Tỳ-kheo, phía Bắc hội trường Thất đầu của vua A-tu-la kia có vườn cảnh của vua A-tu-la La-hầu-la tên là vườn Nan-đà-na. Vườn ấy ngang dọc, như trước đã nói, có bảy lớp bờ tường… cho đến mã não… bảy báu tạo thành. Khắp bốn phía đều có các cửa. Tại các cửa ấy cũng có lầu gác, các thứ trang trí, nhiều màu đẹp đẽ… cho đến xa cừ, mã não… trang trí bằng các báu, rất khả ái. Chư Tỳ-kheo, giữa hai khu vườn Xà-ma-lê và Ta-la, có một ao nước của vua A-tu-la La-hầu-la tên là Nan-đà. Ao ấy ngang dọc như trước đã nói. Nước ao mát lạnh, ngon ngọt nhẹ nhàng, trong sạch không bẩn; dùng bảy loại gạch báu, bảy lớp bờ lũy, bảy lớp ván báu trang trí xen lẫn; có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông; cũng có bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ… cho đến mã não… bảy báu tạo thành. Lại ở bốn phía ao đều có bờ thềm rất khả ái, cũng do bảy báu tạo thành. Ao sanh các loại hoa; hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng. Hoa ấy màu lửa, hình lửa, ánh sáng lửa… như trên đã nói, cho đến màu nước, hình nước, ánh sáng nước, chiếu khắp bốn phương, mùi hương ngào ngạt, lan tỏa khắp nơi. Lại có ngó sen nhựa trắng, vị ngọt; ăn vào ngon ngọt như mật ong. Chư Tỳ-kheo, khoảng giữa hai khu vườn Câu-tỳ-đà-la và Nan-đà-na có một đại thọ của vua A-tu-la La-hầu-la tên là Tô-chất-đa-la-ba-tra-la. Cây ấy ngang dọc, các loại trang trí đều như trước đã nói… cho đến bảy lớp bờ tường, lan can, xa cừ, mã não… bảy báu tạo thành, rất khả ái… và cho đến các loài chim cùng nhau ca hót, âm thanh hòa nhã, người nghe hoan hỷ. Chư Tỳ-kheo, sự trang trí hội trường Thất đầu của vua A-tu-la như trước đã nói, cũng có bảy đường đi, có đường tắt đi, về để vua A-tu-la La-hầu-la đi dạo cung điện. Lại cũng có đường đi cho các tiểu vương A-tu-la và các Tiểu a-tu-la, qua lại thông thương, hướng đến vườn Xà-ma-lê và Câu-tỳ-đà-la; cũng có đường đi, hướng đến vườn Nan-đà-na và ao Nan-đà, cây Tô-chất-đa-la-ba-tra-la… Tất cả đều có đường đi thông thương qua lại du hý vui chơi. Chư Tỳ-kheo, vua A-tu-la La-hầu-la khi muốn đến vườn Ta-la và vườn Nan-đà-na để tắm rửa du hý, ngoạn cảnh thì bấy giờ, vua nghó đến vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Khi ấy vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nghó thế này: “Vua A-tu-la La-hầu-la đang nghó đến ta, muốn cùng ta du hý”. Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nghó như thế rồi, lại nghó đến các tiểu vương A-tu-la và các chúng Tiểu a-tu-la. Bấy giờ các tiểu vương A-tu-la và các Tiểu a-tu-la liền nghó: “Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la đang nghó đến chúng ta. Chúng ta nên đi đến đó”. Họ liền dùng các Anh lạc báu trang điểm thân thể. Trang điểm thân thể rồi, đều cưỡi xe đi đến chỗ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Đến cửa cung điện của vua, tất cả đứng lại chỉnh tề. Bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la đã thấy các tiểu vương A-tu-la và các chúng Tiểu a-tu-la đều đã tụ tập, liền tự trang điểm thân thể, mang các Anh lạc, cưỡi các loại xe cùng các Tiểu vương và chúng A-tu-la tả hữu vây quanh, sau trước lên đường, hướng đến chỗ vua A-tu-la La-hầu-la; đến nơi dừng lại. Bấy giờ vua A-tu-la La-hầu-la lại nghó đến hai vua A-tu-la là Dũng Dược và Xà-bà-la. Khi ấy hai vua A-tu-la Dũng Dược và Xà-bà-la cũng nghó: “Vua A-tu-la La-hầu-la đang nghó đến chúng ta”. Biết như vậy rồi, họ lại nghó đến các tiểu vương A-tu-la và các chúng A-tu-la. Chúng ấy biết rồi liền cùng tụ tập lại trang điểm, rồi đi đến bên hai vị vua A-tu-la là Dũng Dược và Xà-bà-la. Đến nơi, tất cả đều trang điểm thân thể bằng Anh lạc, cưỡi xe, vây quanh cùng đến bên vua A-tu-la La-hầu-la. Đến nơi, mọi người đều đứng vào vị trí của mình. Chúng ấy vân tập xong, vua liền nghó đến các tiểu vương A-tu-la và chúng A-tu-la của mình. Bọn họ biết rồi, cũng đều trang điểm, cưỡi xe ra đi, đến trước vua A-tu-la La-hầu-la, nghiễm nhiên dừng lại. Khi ấy vua A-tu-la La-hầu-la thấy xong, liền tự mang các thứ Anh lạc trang điểm thân thể, cưỡi các loại xe, vây quanh sau trước, cùng vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la và vua A-tu-la Dũng Dược, Xà-bà-la, và các tiểu vương, các chúng A-tu-la vân tập tháp tùng hướng đến các khu lâm viên Ta-la, Xà-ma-lê, Câu-tỳ-đà-la, Nan-đà-na. Sau khi đến nơi, đầu tiên, họ dừng lại nghỉ tại khu lâm viên Nan-đà. Chư Tỳ-kheo, trong khu lâm viên Nan-đà-na tự nhiên có ba ngọn gió. Những gì là ba? Đó là gió khai, gió tịnh và gió xuy. Ở trong đó, gió khai là luồng gió mở toang các cửa. Gió tịnh là luồng gió quét sạch mặt đất. Gió xuy là luồng gió thổi các bông hoa. Chư Tỳ-kheo, trong vườn Nan-đà-na, có loại hoa thượng hảo hạng rải đầy khắp mặt đất. Hương thơm của hoa ấy xông khắp khu lâm viên, trang trí đầy đủ, tất cả đều đẹp đẽ. Ngay lúc đó vua A-tu-la La-hầu-la và vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, vua A-tu-la Dũng Dược, vua A-tu-la Xà-bà-la… cùng các tiểu vương, quần chúng quyến thuộc, bọn Tiểu a-tu-la vây quanh kéo vào khu lâm viên Nan-đà-na. Vào rồi, họ tắm rửa, du ngoạn, vui đùa tùy theo ý thích. Các chúng A-tu-la ở trong khu lâm viên đó trong một tháng, hai tháng, ba tháng, tắm rửa, du ngoạn, vui đùa, tùy ý mà đi, đứng, mỗi người tùy theo ý muốn của mình muốn đi đâu thì đi. Chư Tỳ-kheo, vua A-tu-la La-hầu-la cũng thường có năm A-tu-la luôn theo bên cạnh để phòng vệ việc chẳng lành. Năm vị ấy là những ai? Một tên là Tùy hỷ, hai tên là Hữu, ba tên là Túy, bốn tên là Mâu-chân-lân-đà, năm tên là Tỳ-ha-đa-la. Chư Tỳ-kheo, vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la ấy có năm vị A-tu-la như thế luôn luôn theo vua để bảo vệ. Chư Tỳ-kheo, phía trên cung điện của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la là một khối nước biển cao vạn do-tuần ở trên đó. Khối nước ấy tự nhiên được bốn loại gió giữ gìn. Bốn loại gió ấy là gì? Một là trụ, hai là an trụ, ba là bất tùy, bốn là lao cố chủ. Đó là bốn loại gió giữ gìn, thường trụ, không động. Chư Tỳ-kheo, cách một ngàn do-tuần về phía Nam của núi chúa Tu-di-lưu, dưới biển rộng có trú xứ, cung điện của vua A-tu-la Dũng Dược. Cung điện ấy dài, rộng tám vạn do-tuần, bảy lớp tường vách… nói lược cũng như các loại sở hữu của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Mỗi chi tiết trong cung ấy cũng như trên đã nói, các vị cần nên biết. Cho đến phía trên cung điện của vua ấy cũng có khối nước, có bốn loại gió giữ gìn gồm: Một là trụ, hai là an trụ, ba là bất tùy, bốn là lao cố chủ. Chư Tỳ-kheo, cách một ngàn do-tuần về phía Tây của núi chúa Tu-di-lưu, dưới biển rộng có trú xứ, cung điện của vua A-tu-la Xà-bà-la (Tùy dịch là Huyễn hóa). Cung điện đó dài, rộng tám vạn do-tuần, bảy lớp tường vách… nói lược cũng như các loại sở hữu của vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Mỗi chi tiết trong cung ấy cũng như trên đã nói, các vị cần nên biết. Cho đến phía trên cung điện của vua ấy cũng có khối nước, cũng có bốn loại gió giữ gìn gồm: Một là trụ, hai là an trụ, ba là bất tùy, bốn là lao cố chủ. Chư Tỳ-kheo, về phía Bắc của núi chúa Tu-di-lưu, khoảng cách xa cũng như trên, dưới biển rộng có trú xứ, cung điện của vua A-tu-la La-hầu-la. Cung điện ấy dài, rộng cũng như trên đã nói, cũng có các tường vách, lầu gác, đài canh, vườn, ao, các loại cây, các loại lá, các loại hoa quả, các loại hương xông ướp và cũng có các loại chim, mỗi loài đều tự kêu hót. Chư Tỳ-kheo, trong chỗ đó mà có tòa thành. Vua trụ trong tòa thành đó. Thành có tên là Ma-bà-đế (Tùy dịch là Tịch chủ), dài, rộng trang nghiêm cũng như nói ở trên, có bảy lớp tường, bảy lớp lan can, bảy hàng cây Đa-la, bảy lớp lưới chuông bao bọc xung quanh, nhiều sắc màu khả ái do bảy báu: vàng,… cho đến xa cừ, mã não tạo thành. Các tường vách ấy cao, thấp, dài, rộng cũng như trên đã nói. Các tường vách ấy cũng có các cửa. Các cửa đó, mỗi cửa cao, thấp, dài, rộng cũng như trên. Ở mỗi cửa cũng có lầu gác, đài canh, vườn, ao; trong ao cũng có các cây và các loại lá, các loại hoa quả, các loại hương xông ướp, cũng có nhiều giống loại chim tự kêu hót. Chư Tỳ-kheo, tòa thành Ma-bà-đế, nơi trụ của vua A-tu-la La-hầu-la có chỗ hội tụ cũng có tên là Thất đầu. Nơi ấy dài, rộng như đã nói ở trên, bảy lớp lan can, các mành lưới chuông, các hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp mắt, cũng được trang nghiêm bằng bảy báu… cho đến xa cừ, mã não… Khắp bốn phương đều có cửa. Các cửa đó cũng có lầu gác nhiều màu đẹp mắt do bảy báu: vàng… cho đến xa cừ, mã não tạo thành. Dưới đất cũng dùng xa cừ cõi trời để rải khắp. Đất ấy mềm mịn, chạm vào như y Ca-chiên-lân-đề. Trong chỗ ấy có một cột báu cao thấp, dài rộng trang nghiêm, mỗi mỗi đều như ở trên đã nói, nhiều màu đẹp mắt, do bảy báu vàng…, xa cừ, mã não tạo thành, mềm mịn, trơn láng, chạm vào như y Ca-chiên-lân-đề. Bên phải của tòa ấy, (các A-tu-la) cũng vì mười sáu vị tiểu vương A-tu-la thiết trí riêng cho mỗi vị các tòa ngồi cao đẹp, nhiều màu, đẹp mắt, do bảy báu vàng…, xa cừ, mã não tạo thành. Bên trái cũng thế, có các tòa cao cho mười sáu vị tiểu vương A-tu-la cũng như trên đã nói, chạm vào mềm mịn như y Ca-chiên lân-đề. Chư Tỳ-kheo, phía Đông nơi tụ hội Thất đầu của vua A-tu-la, tức trú xứ của vua A-tu-la La-hầu-la lại thiết trí riêng một cung điện. Cung điện ấy dài, rộng… tất cả đều giống như trên, bảy lớp tường vách, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông cho đến bảy hàng cây Đa-la, đều bao bọc chung quanh khắp bốn mặt, nhiều màu đẹp mắt, do bảy báu vàng… xa cừ, mã não tạo thành. Bốn phương, mỗi hướng đều có các cửa. Các cửa ấy, mỗi cửa đều có lầu gác, đài canh phòng vệ, vườn, các ao, suối, các hoa, có các loại cây, các loại lá, các loại hoa quả, các loại hương xông ướp; lại có các loài chim kỳ lạ đều tự kêu hót âm thanh hòa nhã, thật đáng yêu. Chư Tỳ-kheo, nơi tụ hội Thất đầu, trú xứ của vua A-tu-la, bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc đều có trú xứ, cung điện của các vị tiểu vương A-tu-la. Nơi ấy dài, rộng chín trăm do-tuần, hoặc có tòa tám trăm, hoặc có tòa bảy trăm cho đến sáu trăm, năm, bốn, ba, hai trăm do-tuần. Tòa cung điện nhỏ nhất cũng là một trăm do-tuần. Tất cả đều có bảy lớp tường vách, lan can… nói lược cho đến các loài chim tự kêu hót. Chư Tỳ-kheo, Đông, Tây, Nam, Bắc trú xứ của vua A-tu-la, nơi tụ hội Thất đầu, mỗi phương đều có cung điện để ở của các tiểu vương A-tu-la. Nơi ấy dài, rộng chín mươi do-tuần, hoặc có cái tám mươi, bảy mươi cho đến sáu mươi, năm, bốn, ba, hai mươi do-tuần. Tòa cung điện nhỏ nhất cũng là một hai do-tuần, có bảy lớp tường vách,… nói lược cho đến các loài chim tự kêu hót. Chư Tỳ-kheo, phía Đông của nơi tụ hội Thất đầu, trú xứ của vua A-tu-la La-hầu-la đó, có khu lâm viên tên là Sa-la. Khu lâm viên ấy dài, rộng nhất nhất giống như trên, có bảy lớp tường vách, bảy lớp lan can, cho đến do bảy báu vàng,… mã não tạo thành. Khắp bốn phương, mỗi hướng đều có các cửa. Các cửa đó đều có lầu gác nhiều màu, đẹp mắt,… cho đến cũng dùng bảy báu… xa cừ, mã não làm thành, thật rất đáng ưa thích. Chư Tỳ-kheo, phía Nam của nơi tụ hội Thất đầu, trú xứ của vua A-tu-la La-hầu-la kia, có khu lâm viên tên là Xà-ma-lê dài, rộng trang nghiêm đều như trên đã nói, có bảy lớp tường vách, bảy hàng cây Đa-la, nhiều màu đẹp mắt, cũng do bảy báu vàng,… xa cừ, mã não đan xen tạo thành. Khắp bốn phương, mỗi hướng đều có các cửa. Các cửa đó đều có lầu gác,… cho đến do mã não bảy báu tạo thành. Chư Tỳ-kheo, phía Tây của nơi tụ hội Thất đầu của vua A-tu-la ấy có khu lâm viên của vua A-tu-la La-hầu-la đó, tên là Câu-tỳ-đà-la, dài, rộng nhất nhất đều như trên đã nói, có bảy lớp tường vách… cho đến do mã não bảy báu tạo thành. Khắp bốn phương, mỗi hướng đều có các cửa. Các cửa ấy cũng có lầu gác, các loại báu đan xen trang hoàng, nhiều màu đẹp mắt,… cho đến được dùng xa cừ, mã não bảy báu để trang nghiêm, thật rất đáng ưa thích. Chư Tỳ-kheo, phía Bắc của nơi tụ hội Thất đầu của vua A-tu-la ấy có khu lâm viên của vua A-tu-la La-hầu-la đó, tên là Nan-đà-na. Khu lâm viên ấy dài, rộng như trên đã nói, có bảy lớp tường vách… cho đến do mã não bảy báu tạo thành. Khắp bốn phương đều có các cửa. Các cửa đó cũng có lầu gác, các loại báu đan xen trang hoàng, nhiều màu đẹp mắt,… cho đến được dùng xa cừ, mã não bảy báu để trang nghiêm, thật rất đáng ưa thích. Chư Tỳ-kheo, giữa hai khu lâm viên Xà-ma-lê và Sa-la, có một cái ao nước của vua A-tu-la La-hầu-la đó, tên là Nan-đà. Ao ấy dài, rộng như trên đã nói. Nước trong ao mát lạnh, êm ả, ngon ngọt, trong sạch không cáu bẩn, dùng bảy báu để làm bảy lớp gạch bao bọc, dùng bảy báu để lót ở giữa rất trang nghiêm, có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông, còn có bảy hàng cây Đa-la vây bọc chung quanh, nhiều màu đẹp mắt… cho đến do mã não bảy báu tạo thành. Lại nữa, bốn hướng của ao đều có các con đường bằng bậc thềm, thật đáng ưa thích; còn được dùng bảy báu đan xen tạo thành. Trong ao sanh các loại hoa: Ưu-bát-la, Bát-đà-ma, Cứu-mâu-đà, Bôn-trà-lợi-ca. Hoa màu lửa thì hình lửa, ánh sáng lửa,… nói lược như trên, cho đến hoa màu nước thì hình nước, ánh sáng nước; ánh sáng chiếu khắp bốn phương, hương xông tỏa ngào ngạt nơi nơi. Lại nữa, ngó rễ của hoa ấy cắt vào chảy ra nước màu trắng, vị ngon ngọt như mật ong không sáp. Chư Tỳ-kheo, giữa hai khu lâm viên Câu-tỳ-đà-la và Nan-đà-na, có một cội đại thọ của vua A-tu-la La-hầu-la, tên là Tô-chất-đa-la-ba-tra-la. Cội cây ấy dài, rộng, các loại trang nghiêm đều như trên đã nói, … cho đến bảy lớp tường vách, lan can, do bảy báu… xa cừ, mã não tạo thành, thật đàng ưa thích. Nói lược cho đến các loài chim đều tự kêu hót âm thanh hòa nhã khiến người nghe hoan hỷ. Chư Tỳ-kheo, nơi hội tụ Thất đầu của vị vua A-tu-la đó được trang hoàng như đã nói ở trên. Cũng có các con đường rẽ nhánh, đường đi qua lại tiện lợi để cho vua A-tu-la du ngoạn ngoài cung điện. Lại cũng có các con đường rẽ nhánh để cho các tiểu vương A-tu-la và chúng Tiểu a-tu-la qua lại thông thương. Xà-ma-lê và Câu-tỳ-đà-la cũng có đường rẽ. Nan-đà-na và ao Nan-đà, đại thọ Tô-chất-đa-la-ba-tra-la đều có đường rẽ qua lại thông thương để dạo chơi vui vẻ. Chư Tỳ-kheo, vua A-tu-la La-hầu-la muốn đến khu lâm viên Sa-la, khu lâm viên Nan-đà-na để tắm gội, dạo chơi, ngoạn cảnh thì khi ấy tâm vua nghó đến vua A-tu la Tỳ-ma-chất-đa-la. Bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nghó thế này: “Vua A-tu-la La-hầu-la đang nghó đến ta, muốn cùng ta dạo chơi”. Lúc đó vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la suy nghó xong, lại tự nghó đến các tiểu vương A-tu-la và chúng Tiểu a-tu-la của mình. Khi đó các vị tiểu vương A-tu-la và chúng Tiểu a-tu-la lập tức khởi niệm nghó: “Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la đang nghó đến chúng ta. Chúng ta phải đến đó”. Họ liền lấy các loại châu báu, Anh lạc trang điểm trên thân mình. Trang điểm xong, tất cả đều cưỡi xe đến chỗ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Khi đến trước cửa cung, họ đều đứng lại một cách nghiêm trang. Lúc bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la thấy các vị tiểu vương A-tu-la và chúng Tiểu a-tu-la đều đã tụ tập, liền tự trang nghiêm thân, đeo các ngọc Anh lạc, rồi cưỡi các loại xe cùng các tiểu vương và chúng A-tu-la vây quanh theo hầu hai bên phải trái và trước sau đến chỗ vua A-tu-la La-hầu-la; đến nơi liền dừng lại. Bấy giờ vua A-tu-la La-hầu-la lại nghó đến hai vị A-tu-la Dũng Dược và Xà-bà-la. Khi đó hai vị A-tu-la Dũng Dược và Xà-bà-la cũng nghó thế này: “Vua A-tu-la La-hầu-la nay nghó đến chúng ta”. Họ biết như thế rồi mỗi người lại nghó đến các tiểu vương A-tu-la và các chúng A-tu-la của mình. Các vị ấy sau khi biết xong cũng đều tụ tập, trang điểm xong liền đi tới chỗ hai vua A-tu-la Dũng Dược và Xà-bà-la. Khi hai vị đến nơi, hai vua cũng trang điểm ngọc Anh lạc trên thân, cưỡi xe cùng chúng A-tu-la vây quanh đi đến chỗ vua A-tu-la La-hầu-la. Đến nói, tất cả đều đứng theo chỗ của mình. Khi ấy vua A-tu-la La-hầu-la thấy các vị vua như Tỳ-ma-chất-đa-la… đều đã tụ tập, liền tự nghó đến các vị tiểu vương A-tu-la và chúng A-tu-la của mình. Các vị ấy biết xong, mỗi vị cũng tự trang điểm, cưỡi xe đến trước vua A-tu-la La-hầu-la, đứng trang nghiêm. Lúc đó vua A-tu-la La-hầu-la thấy thế, tự đeo các loại ngọc Anh lạc… trang điểm thân mình, ngự trên các loại xe cùng các vị vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, Dũng Dược, Xà-bà-la và các vị tiểu vương A-tu-la, chúng A-tu-la tụ hội, vây quanh sau trước lên đường hướng đến khu rừng Sa-la, rừng Xà-ma-lê, rừng Câu-tỳ-đà-la, rừng Nan-đà-na. Sau khi đến nơi, họ dừng nghỉ một lát trước khu rừng Nan-đà-na. Chư Tỳ-kheo, trong khu lâm viên Nan-đà-na ấy tự nhiên có ba loại gió thổi lên. Ba loại gió ấy là gì? Đó là gió khai, gió tịnh và gió xuy. Trong đó, gió khai là loại gió mở toang các cửa; gió tịnh quét sạch mặt đất; gió xuy là loại gió thổi các hoa trên cây. Chư Tỳ-kheo, trong khu lâm viên Nan-đà-na ấy, các loại hoa đẹp thượng diệu rơi đầy ngập đất, hương của hoa tỏa khắp khu lâm viên, vô cùng trang nghiêm, đầy đủ các thứ đẹp mắt. Bấy giờ vua A-tu-la La-hầu-la cùng các vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, Dũng Dược, Xà-bà-la, các vị tiểu vương, chúng quyến thuộc Tiểu a-tu-la đang vây quanh đi vào vườn Nan-đà-na. Sau khi vào rồi, họ tắm gội, dạo chơi, hưởng lạc, thưởng ngoạn; hoặc đi, hoặc đứng, hoặc nằm, hoặc ngồi, tùy theo ước muốn, ý thích. Chư Tỳ-kheo, vị vua A-tu-la La-hầu-la ấy luôn có năm vị A-tu-la theo hộ vệ, phòng các điều chẳng lành; tên của họ giống như trên. Phía trên cung có khối nước biển dài rộng, sâu cạn, có bốn loại gió giữ gìn khiến không để đổ xuống đều như trên đã nói.  Phẩm 7: TỨ THIÊN VƯƠNG Chư Tỳ-kheo, lưng chừng phía Đông núi chúa Tu-di-lưu, cách đất bốn vạn hai ngàn do-tuần, trên đỉnh núi Do-càn-đà, có thành quách của Thiên vương Đề-đầu-lại-tra. Thành ấy tên là Hiền thượng, ngang dọc sáu trăm do-tuần; có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông. Lại có bảy lớp hàng cây bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, đều dùng bảy báu là vàng, bạc, tỳ lưu ly, pha-trí-ca, hồng ngọc, xa cừ, mã não để trang trí. Khắp bốn phía đều có các cửa. Tại các cửa ấy, có các lầu gác canh phòng, đài, vườn, ao; các vườn hoa có các thứ cây và các thứ lá, các thứ hoa quả, các thứ hương xông; có các loài chim cùng nhau ca hót, âm thanh hòa nhã, rất dễ ưa thích. Chư Tỳ-kheo, lưng chừng phía Nam núi chúa Tu-di-lưu, cách đất cũng bốn vạn hai ngàn do-tuần, trên đỉnh núi Do-càn-đà, có thành quách của Thiên vương Tỳ-lâu-lặc-ca. Thành ấy tên là Thiện hiện, ngang dọc, trang trí nhất nhất đều giống như trú xứ của Thiên vương Đề-đầu-lại-tra ở trên… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót. Chư Tỳ-kheo, lưng chừng phía Tây núi chúa Tu-di-lưu, cách đất cũng bốn vạn hai ngàn do-tuần, trên đỉnh núi Do-càn-đà, có thành quách của Thiên vương Tỳ-lâu-bác-xoa. Tên thành là Thiện quán, ngang dọc, trang trí, nhất nhất giống như trú xứ của Thiên vương Đề-đầu-lại-tra ở trên… cho đến các loài chim, cùng nhau ca hót, âm thanh hòa nhã, rất dễ ưa thích. Chư Tỳ-kheo, lưng chừng phía Bắc núi chúa Tu-di-lưu, cách đất cũng bốn vạn hai ngàn do-tuần, trên đỉnh núi Do-càn-đà, có ba thành quách của Thiên vương Tỳ-sa-môn. Ba thành ấy là gì? Một là Tỳ-xá-la-bà, hai là Già-bà-bát-đế, ba là A-trà-bàn-đa. Mỗi thành ngang dọc sáu trăm do-tuần; có bảy lớp bờ tường bảy lớp lan can… cho đến các loài chim, cùng nhau ca hót. Chư Tỳ-kheo, chỉ trừ cung điện Nguyệt thiên tử, bảy tòa cung điện lớn của Nhật thiên tử, ngoài ra trong đó, có các cung điện của Tứ thiên vương, chư Thiên quyến thuộc. Có cái ngang dọc bốn mươi do-tuần, hoặc có cái ba mươi, hai mươi, mười hai do-tuần; cái nhỏ nhất, ngang dọc cũng sáu do-tuần, cũng đều có bảy lớp bờ tường, lan can như trên,… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót. Chư Tỳ-kheo, khoảng giữa hai cung điện Tỳ-xá-la-bà và Già-bà-bát-đế, có một ao nước của Thiên vương Tỳ-sa-môn. Ao ấy tên là Na-tró-ni, ngang dọc bốn mươi do-tuần. Nước ao điều hòa, trong mát nhẹ nhàng; vị nước ngon ngọt thơm tho, tinh khiết không bẩn. Bốn bên bờ ao có bảy lớp thềm gạch, bảy lớp ván báu xen lẫn phân minh; có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông, cũng có bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, đều do bảy báu tạo thành, đó là xa cừ, mã não… Ở bốn phía đều có đường cấp cũng được trang trí bằng bảy báu. Ở trong ao, có các thứ hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng tự nhiên mọc lên. Hoa ấy màu lửa, hình lửa, ánh sáng lửa… cho đến màu nước, hình nước, ánh sáng nước. Hoa nở lớn như bánh xe; ánh sáng của hoa chiếu đến nửa do-tuần, hương thơm tỏa ngát một do-tuần; có các ngó sen lớn như trục bánh xe, cắt ra nhựa chảy, màu trắng như sữa ăn vào ngon ngọt, mùi vị như mật. Chư Tỳ-kheo, khoảng giữa hai cung điện Già-bà-bát-đế và A-trà-bàn-đa có vườn ngự uyển của Thiên vương Tỳ-sa-môn. Vườn ấy tên là Ca-tỳ-diên-đa, ngang dọc bằng nhau bốn mươi do-tuần; có bảy lớp bờ tường; bảy lớp lan can… cho đến bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ… như trên đã nói cho đến đều do bảy báu tạo thành. Trú xứ Hiền thượng của Thiên vương Đề-đầu-lại-tra có hai con đường qua lại trong thành quách. Trú xứ Thiện hiện của Thiên vương Tỳ-lâu-lặc-ca cũng có hai con đường qua lại trong thành quách. Trú xứ Thiện quán của Thiên vương Tỳ-lâu-bát-xoa cũng có hai con đường qua lại trong thành quách. Thành A-trà-bàn-đa của Thiên vương Tỳ-sa-môn có hai con đường. Thành Tỳ-xá-la-bà và Già-bát-đế… cũng đều có hai con đường. Cung điện của các chúng Tiểu thiên và quyến thuộc của Tứ thiên vương cũng có hai con đường qua lại. Ao Na-tró-ni và vườn Ca-tỳ-diên-đa cũng có hai con đường qua lại. Chư Tỳ-kheo, Thiên vương Tỳ-sa-môn khi muốn đến vườn Ca-tỳ-diên-đa du hý tắm rửa thì trong lòng liền nghó đến Thiên vương Đề-đầu-lại-tra. Bấy giờ Thiên vương Đề-đầu-lại-tra cũng khởi sanh ý nghó: “Thiên vương Tỳ-sa-môn đã nghó đến ta”. Biết như vậy rồi, vị ấy liền nghó đến các Tiểu thiên vương và Thiên chúng quyến thuộc. Khi ấy các Thiên vương và Thiên chúng thân thuộc ở phương Đông đều nghó thế này: “Thiên vương Đề-đầu-lại-tra đã nghó đến chúng ta”. Biết như vậy rồi, họ đều trang điểm thân thể bằng các thứ Anh lạc, cưỡi các loại xe đi đến bên Thiên vương Đề-đầu-lại-tra. Đến trước mặt rồi, đứng sang một bên. Bấy giờ Thiên vương Đề-đầu-lại-tra liền tự trang điểm, mang các Anh lạc. Rồi lên xa giá cùng các chúng Tiểu thiên vương quyến thuộc vây quanh sau trước, dẫn nhau đến bên Đại thiên vương Tỳ-sa-môn. Đến rồi, họ đứng trước mặt Thiên vương Tỳ-sa-môn. Bấy giờ Thiên vương Tỳ-sa-môn lại nghó đến hai vị Thiên vương là Tỳ-lâu-lặc-ca và Tỳ-lâu-bát-xoa. Khi ấy hai vị Thiên vương kia nghó thế này: “Thiên vương Tỳ-sa-môn nghó đến chúng ta”. Biết như thế rồi, họ liền nghó đến các Tiểu thiên vương và các chúng Thiên vương do họ thống lãnh. Khi ấy các tiểu vương và chúng Thiên kia cũng nghó: “Đại vương chúng ta đang nghó đến chúng ta. Ngay bây giờ phải đi nhanh đến đó”. Nghó như vậy rồi, họ liền trang điểm Anh lạc trên thân, cùng kéo đến chỗ hai Thiên vương Tỳ-lâu-lặc-ca và Tỳ-lâu-bát-xoa; đến rồi, dừng lại. Khi ấy hai vị Thiên vương biết các tiểu vương và chúng Thiên vương tụ tập đến rồi, liền tự trang điểm thân thể, mang các Anh lạc, rồi lên xe, có Thiên chúng vây quanh, cùng nhau đi đến cung Đại thiên vương Tỳ-sa-môn. Đến nơi, tất cả đều dừng lại ở trước. Bấy giờ Thiên vương Tỳ-sa-môn biết các chúng của hai vị Thiên vương vân tập rồi, lại nghó đến các Tiểu thiên vương và quần chúng do mình lãnh đạo. Khi ấy các Tiểu thiên vương và Thiên chúng phương Bắc nghó thế này: “Thiên vương Tỳ-sa-môn đang nghó đến chúng ta”. Biết như vậy rồi, ai nấy đều mang các thứ báu, Anh lạc trang điểm thân thể, đi đến trước Thiên vương Tỳ-sa-môn, đứng lại. Bấy giờ Thiên vương Tỳ-sa-môn tự mang các thứ báu, anh lạc, trang điểm thân thể, rồi lên các thứ xe, cùng bốn Đại thiên vương Đề-đầu-lại-tra, Tỳ-lâu-lặc-ca, Tỳ-lâu-bát-xoa…; ai cũng cùng các chúng chư Thiên sở thuộc, vây quanh sau trước, cùng đi đến vườn Ca-tỳ-diên-đa. Đến rồi đứng lại trước vườn. Chư Tỳ-kheo, trong vườn Ca-tỳ-diên-đa, tự nhiên có ba làn gió thổi đến: một là khai, hai là tịnh, ba là xuy. Khai là mở cửa vườn; tịnh là làm sạch đất vườn; xuy là thổi cây trong vườn, các hoa rơi rụng tung bay. Chư Tỳ-kheo, các hoa trong vườn Ca-tỳ-diên-đa, ngập tới đầu gối, các thứ mùi thơm phảng phất khắp nơi. Bấy giờ Thiên vương Tỳ-sa-môn, Thiên vương Đề-đầu-lại-tra, Thiên vương Tỳ-lâu-lặc-ca, Thiên vương Tỳ-lâu-bát-xoa… với các Tiểu thiên vương và quyến thuộc vây quanh, cùng đi vào vườn Ca-tỳ-diên-đa, tắm rửa, du hý, hưởng thụ các thứ khoái lạc. Ở trong vườn ấy, hoặc một tháng, hai tháng, ba tháng, tắm rửa, du hý, hưởng lạc xong, muốn đi đâu tùy ý. Chư Tỳ-kheo, Thiên vương Tỳ-sa-môn cũng có năm thần vương Dạ-xoa luôn luôn theo hầu hai bên tả hữu để bảo vệ. Những ai là năm? Một tên là Ngũ trượng, hai tên Khoáng dã, ba tên Kim sơn, bốn tên Trường thân, năm tên Chân mao. Chư Tỳ-kheo, Thiên vương Tỳ-sa-môn qua lại du hý, thường được năm thần Dạ-xoa này hộ vệ. Phẩm 8: TAM THẬP TAM THIÊN 1 Chư Tỳ-kheo, trên đỉnh núi Tu-di-lưu có trú xứ, cung điện của chư Thiên cõi Ba mươi ba. Nơi ấy ngang dọc tám vạn do-tuần; có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông, bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, do bảy báu là vàng, bạc, tỳ lưu ly, pha-trí-ca, hồng ngọc, xa cừ, mã não… tạo thành. Bờ tường cao bốn trăm do-tuần, rộng năm mươi do-tuần. Các bờ tường cách nhau năm trăm do-tuần, ở giữa có các cửa. Các cửa ấy cao ba mươi do-tuần, rộng mười do-tuần. Hai bên cửa có các lầu canh phòng; đài gác và xe cộ… Lại có các ao và vườn hoa, có các loại cây, các loại lá, các loại hoa quả, các thứ hương xông tỏa, có các loài chim cùng nhau ca hót, âm thanh hòa nhã, rất dễ ưa thích. Lại nữa, ở các cửa ấy luôn luôn có năm trăm Dạ-xoa bảo vêï cho Tam thập tam thiên. Chư Tỳ-kheo, trong bờ tường ấy có một thành quách tên là Thiện kiến của vua Tam thập tam thiên. Thành ấy ngang dọc sáu vạn do-tuần; có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông, bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, cũng trang trí bằng bảy báu là xa cừ, mã não… Tường của thành ấy cao một trăm do-tuần, ở trên rộng năm mươi do-tuần. Bờ tường của thành cũng cách nhau năm trăm do-tuần. Ở khoảng giữa đều có các cửa. Mỗi cửa cao ba mươi do-tuần, rộng mười do-tuần. Các cửa ấy cũng có lầu canh phòng; đài gác, các ao nước, vườn hoa, có các loại cây, các loại lá, các loại hoa quả, các loại hương thơm, các loài chim, cùng nhau ca hót. Ở các cửa ấy, mỗi cửa có năm trăm Dạ-xoa thủ hộ cho Tam thập tam thiên. Chư Tỳ-kheo, gần bên thành Thiên cung Thiện kiến có cung điện của Đại long tượng vương Y-la-bát-na. Cung điện ấy ngang dọc sáu trăm do-tuần, cũng có bảy lớp tường vách, lan can… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót. Chư Tỳ-kheo, ở trong bờ tường lớn của thành Thiện kiến có hội trường của Tam thập tam thiên, tên là Thiện pháp đường. Nơi ấy ngang dọc năm trăm do-tuần, có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông, bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ, do bảy báu là xa cừ, mã não… tạo thành. Khắp bốn phía đều có các cửa, đều có lầu cao canh phòng, đài nhà, đủ loại màu sắc, do bảy báu tạo thành. Đất nơi ấy toàn là lưu ly xanh báu, mềm mại trơn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề. Ngay ở giữa có một trụ báu, cao hai mươi do-tuần. Ở dưới trụ báu có đặt một tòa ngồi cho trời Đế-thích, cao một do-tuần, rộng nửa do-tuần, nhiều màu đẹp đẽ… cho đến xa cừ, mã não… bảy báu tạo thành, mềm mại mịn láng, chạm vào… như trên. Hai bên tòa đều có mười sáu tòa cho Tiểu thiên vương để thị vệ, bằng bảy báu tạo thành, nhiều màu đẹp đẽ, mịn láng, sờ vào… như trên không khác. Chư Tỳ-kheo, nơi hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên lại lập một cung điện cho trời Đế-thích. Cung ấy rộng một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót. Chư Tỳ-kheo, phía Đông, Nam, Tây, Bắc hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên, có cung điện của các tiểu vương, ngang dọc chín trăm do-tuần, hoặc có cái tám, hoặc bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai trăm do-tuần, cái nhỏ nhất rộng một trăm do-tuần; có bảy lớp bờ tường… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót. Phía Đông, Nam, Tây, Bắc hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên là cung điện của các Tiểu thiên ở cõi Tam thập tam thiên, ngang dọc chín mươi do-tuần, hoặc tám mươi, bảy mươi, sáu mươi, năm mươi, bốn mươi, ba mươi, hai mươi do-tuần, cái nhỏ nhất rộng mười hai do-tuần; có bảy lớp bờ tường… cho đến các loài chim cùng nhau ca hót. Chư Tỳ-kheo, phía Đông của hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên có vườn thượng uyển của Thiên vương Tam thập tam thiên, tên là Ba-lâu-sa, ngang dọc một ngàn do-tuần… cho đến bảy lớp bờ tường, do mã não… bảy báu tạo thành. Khắp bốn phía đều có các cửa. Tại các cửa ấy, có các lầu gác, nhiều màu đẹp đẽ… cho đến mã não… bảy báu tạo thành. Chư Tỳ-kheo, trong vườn thượng uyển Ba-lâu-sa, có hai tảng đá lớn: Một tên là Hiền, hai tên là Thiện hiền, do mã não trời tạo thành. Mỗi tảng đá ngang dọc đều năm mươi do-tuần, mềm mại mịn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề. Chư Tỳ-kheo, phía Nam hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên có một vườn thượng uyển của Thiên vương Tam thập tam thiên tên là Tạp sắc xa, ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường… cho đến mã não tạo thành. Khắp bốn phía đều có các cửa. Ở các cửa đều có lầu gác nhiều màu đẹp đẽ… cho đến mã não tạo thành. Ở trong vườn ấy cũng có hai tảng đá: Một tên Tạp sắc, hai tên là Thiện tạp sắc, toàn dùng lưu ly xanh trời tạo thành. Mỗi tảng ngang dọc cũng năm mươi do-tuần, mềm mại mịn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đà. Chư Tỳ-kheo, phía Tây hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên cũng có một thượng uyển của Thiên vương Tam thập tam thiên tên là Tạp loạn, ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường… cho đến do bảy báu tạo thành. Bốn phía đều có cửa và có lầu gác canh phòng, đài gác đều do bảy báu tạo thành. Vườn Tạp loạn ấy cũng có hai tảng đá: Một tên Thiện hiện, hai tên Tiểu thiện hiện, do pha-trí-ca trời tạo thành, mỗi tảng ngang dọc cũng năm mươi do-tuần, mềm mại mịn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đà. Chư Tỳ-kheo, phía Bắc hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên lại có một thượng uyển của Thiên vương Tam thập tam thiên, tên là Hoan hỷ, ngang dọc một ngàn do-tuần, có bảy lớp bờ tường… cho đến mã não… bảy báu tạo thành. Bốn phía đều có cửa, mỗi cửa đều có lầu cao, đài gác canh phòng, cũng trang trí bằng bảy báu. Chư Tỳ-kheo, trong vườn Hoan hỷ cũng có hai tảng đá: Một tên Hoan hỷ, hai tên Thiện hoan hỷ, do bạc trời tạo thành. Mỗi tảng ngang dọc cũng năm mươi do-tuần, mềm mại mịn láng, chạm vào giống như áo Ca-chiên-lân-đề. Chư Tỳ-kheo, giữa hai khu vườn Ba-lâu-sa và Tạp sắc xa, có một ao nước của Thiên vương Tam thập tam thiên tên là Hoan hỷ, ngang dọc năm trăm do-tuần. Nước ao mát lạnh, ngon ngọt, nhẹ nhàng, thanh khiết không bẩn. Bốn mặt bờ bằng gạch bảy báu, có bảy lớp ván báu xen lẫn; có bảy lớp lan can… cho đến bảy lớp hàng cây Đa-la, bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ. Bốn phía ao đều có đường cấp, trang trí toàn bằng bảy báu. Trong ao có các loài hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng… Hoa màu lửa thì hình lửa, ánh sáng lửa, cho đến màu nước thì hình nước, ánh sáng nước, ngang dọc lớn nhỏ đều như bánh xe. Ánh sáng của hoa chiếu sáng một do-tuần. Gió thổi mùi hương lan tỏa một do-tuần; có các ngó sen lớn như trục xe, cắt ra nhựa chảy, màu trắng như sữa, mùi vị ngon ngọt như mật ong. Chư Tỳ-kheo, giữa hai vườn Tạp loạn và Hoan hỷ có một cội đại thọ của Thiên vương Tam thập tam thiên, tên là Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ-đà-la. Vòng gốc bảy do-tuần… cho đến cành lá che phủ bờ tường, ngang dọc năm trăm do-tuần; có bảy lớp bờ tường… cho đến các loài chim cùng ca hót. Chư Tỳ-kheo, dưới đại thọ Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ-đà-la có một tảng đá tên là Bàn-trà-cam-bà-la, do bạc trời tạo thành, ngang dọc năm mươi do-tuần, mềm mại trơn láng, chạm vào như áo Ca-chiên-lân-đề. Chư Tỳ-kheo, ở đây, vì sao hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên gọi là Thiện pháp? Chư Tỳ-kheo, vì tại hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên, khi Thiên vương Tam thập tam thiên tụ hội an tọa rồi, ở đó chỉ bàn luận các ý nghóa vi diệu bí áo; thẩm xét, tư duy, cân nhắc, quán sát phần nhiều là sự việc quan trọng, chân thật chánh lý của thế gian. Vì vậy gọi là hội trường Thiện pháp đường. Còn vì sao gọi là vườn Ba-lâu-sa-ca? Chư Tỳ-kheo, khi Thiên vương Tam thập tam thiên vào trong vườn Thô sáp rồi, ngồi trên hai tảng đá Hiền, Thiện hiền, chỉ bàn luận ngôn ngữ thô ác bất thiện của thế gian. Vì vậy gọi là Ba-lâu-sa-ca. Còn nhân duyên gì mà gọi là vườn Tạp sắc xa? Chư Tỳ-kheo, khi Thiên vương Tam thập tam thiên vào trong vườn Tạp sắc xa rồi, ngồi trên hai tảng đá Tạp sắc và Thiện tạp sắc bàn luận các loại hình thái ngôn ngữ đủ loại của thế gian. Vì vậy gọi là vườn Tạp sắc xa. Còn nhân duyên gì mà gọi là vườn Tạp loạn? Chư Tỳ-kheo, ở vườn Tạp loạn, Thiên vương Tam thập tam thiên thường lấy ngày mồng tám, ngày mười bốn, ngày mười lăm trong tháng, cho tất cả thể nữ ở trong cung vào vườn, để cùng với Thiên chúng Tam thập tam thiên qua lại vui chơi không gì ngăn cách, tự do vui hưởng năm thứ dục lạc cõi trời, một cách đầy đủ, và du hành hưởng lạc. Vì vậy chư Thiên ở chốn ấy cùng gọi vườn kia là vườn Tạp loạn. <節>KHỞI THẾ NHÂN BỔN <卷 id="521976583"> QUYỂN VII Phẩm 8: TAM THẬP TAM THIÊN 2 Chư Tỳ-kheo, vì nhân duyên gì mà vườn ấy được gọi là vườn Hoan hỷ? Chư Tỳ-kheo, Thiên vương Tam thập tam thiên khi vào vườn ấy rồi, ngồi trên hai tảng đá, tâm cảm thấy vui mừng, ý nghó vui mừng; ý nghó này qua ý nghó khác, tâm cảm thấy an vui và niềm vui cứ tiếp nối liên tục. Vì vậy họ gọi vườn ấy là vườn Hoan hỷ. Chư Tỳ-kheo, còn cây ấy vì nhân duyên gì mà được gọi là cây Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ-đà-la? Chư Tỳ-kheo, dưới cây Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ-đà-la có vị Thiên tử tên là Mạt-đa trú ngụ, ngày đêm thường dùng đủ mọi thú vui ngũ dục cõi trời pha trộn du hý hưởng lạc. Vì vậy chư Thiên gọi cây ấy là cây Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ-đà-la. Chư Tỳ-kheo, Tam thập tam thiên dù khi có việc gấp cũng chưa từng rời tảng đá Bàn-trà-cam-bà kia, chỉ khi thiết lễ cúng dường tôn trọng cung kính rồi, tùy theo ý muốn đi đâu mới đi. Vì sao? Vì tảng đá này là trú xứ của Như Lai khi xưa, nên chư Thiên cho là chỗ tích tụ công đức. Tất cả Trời, Người, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn trong thế gian đều cúng dường. Chư Tỳ-kheo, có hạng trời Tam thập tam chỉ có mắt thấy được vườn Ba-lâu-sa-ca nhưng thân không vào được. Do thân không vào được nên không được hưởng đầy đủ các thú vui ngũ dục ở nơi ấy. Vì sao? Vì nơi ấy nghiệp quả tốt đẹp mà thiện căn đời trước của họ lại yếu kém nên không được vào. Cũng có hạng trời Tam thập tam được nhìn thấy vườn Ba-lâu-sa-ca, thân cũng được vào; đã được vào rồi thì được hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hợp cõi trời. Vì sao? Vì thiện căn của họ tăng trưởng tốt đẹp. Chư Tỳ-kheo, có hạng trời Tam thập tam mắt chẳng thấy được vườn Tạp sắc xa, thân cũng chẳng vào được, cũng chẳng được hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hợp. Vì sao? Vì thiện căn của họ có sự sai biệt. Lại có hạng trời Tam thập tam, mắt tuy thấy được vườn Tạp sắc xa nhưng thân không vào được, cũng không được hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục kết hợp. Vì sao? Vì thiện căn họ có ưu, có liệt. Lại có hạng trời Tam thập tam, mắt đã được thấy vườn Tạp sắc xa, thân cũng được vào. Đã được vào rồi, được hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của các thú vui năm dục. Vì sao? Vì thiện căn họ tăng trưởng tốt đẹp. Chư Tỳ-kheo, tất cả trời Tam thập tam đều được thấy vườn Tạp loạn, cũng đều được vào; đã được vào rồi đều được thọ hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hiệp trong khu vườn ấy. Vì sao? Vì nơi ấy không có sự phân biệt khác nhau về thiện căn tu hành. Chư Tỳ-kheo, có hạng trời Tam thập tam chẳng được thấy vườn Hoan hỷ, cũng chẳng được vào, cũng chẳng được hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hợp trong khu vườn ấy. Vì sao? Vì nơi ấy, quả báo cho sự tạo nghiệp đời trước của họ có sự sai khác. Lai có hạng trời Tam thập tam được thấy vườn Hoan hỷ, nhưng chẳng được vào, cũng chẳng được thọ hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hiệp. Vì sao? Vì đối với nơi ấy, nghiệp của họ khác nhau. Lại có hạng trời Tam thập tam được thấy vườn Hoan hỷ, thân họ cũng vào được; đã vào rồi, được thọ hưởng đầy đủ các thứ khoái lạc cùng tính chất của thú vui năm dục hòa hiệp. Vì sao? Vì đối với nơi ấy, khi họ huân tu và tạo các thiện nghiệp, không có sai biệt. Chư Tỳ-kheo, Thiện pháp đường, hội trường của Tam thập tam thiên, có hai con đường; nơi cung điện của vua trời Đế-thích có hai con đường; nơi cung điện của các Tiểu thiên vương và quyến thuộc Tam thập tam thiên cũng có hai con đường; nơi cung điện của Đại long tượng vương Y-la-bà-na cũng có hai con đường; vườn Ba-lâu-sa-ca cũng có hai con đường; vườn Tạp sắc xa, vườn Tạp loạn và vườn Hoan hỷ, ao… mỗi nơi đều có hai con đường; đại thọ Ba-lợi-dạ-đa-la-câu-tỳ-đà-la cũng có hai con đường. Chư Tỳ-kheo, vua trời Đế-thích khi muốn đến vườn Ba-lâu-sa-ca và các vườn Tạp sắc xa, Hoan hỷ… để tắm rửa vui chơi giải trí, bấy giờ vua nghó đến Đại long tượng vương Y-la-bà-na. Đại long tượng vương cũng nghó thế này: “Vua trời Đế-thích đã nghó đến ta”. Biết như thế rồi, vị ấy liền ra khỏi cung, tự biến hóa thành ba mươi ba cái đầu, trên mỗi đầu hóa ra sáu ngà; trên mỗi ngà hóa ra bảy cái ao; trong mỗi cái ao có bảy đóa hoa; trên mỗi đóa hoa đều có bảy ngọc nữ; mỗi ngọc nữ lại có bảy nữ nhân hầu cận. Bấy giờ Đại long tượng vương hiện làm các loại thần biến như thế rồi liền đi đến chỗ vua trời Đế-thích. Đến nơi, vị ấy dừng lại trước Đế-thích. Bấy giờ vua trời Đế-thích nghó đến các Tiểu thiên vương cõi Tam thập tam thiên và ba mươi hai chúng chư Thiên… Khi ấy các tiểu vương và chư Thiên cũng nghó thế này: “Vua trời Đế-thích đang nghó đến chúng ta. Biết như vậy rồi, họ dùng các thứ Anh lạc tuyệt đẹp trang điểm thân thể, rồi đều cưỡi trên các thứ xe đi đến bên trời Đế-thích. Đến nơi rồi, họ đều dừng lại phía trước. Khi ấy trời Đế-thích thấy rồi, liền tự trang điểm thân thể, mang các loại Anh lạc, rồi cùng với chúng chư Thiên hai bên sau trước vây quanh cưỡi lên Long tượng vương Y-la-bà-na. Vua trời Đế-thích ngồi trên đầu ở chính giữa, hai bên tả hữu có mười sáu Tiểu thiên vương đều cưỡi trên đầu biến hóa của Long tượng vương Y-la-bà-na. Tất cả ngồi yên rồi, khi ấy trời Đế-thích dẫn Thiên chúng đến các khu vườn Ba-lâu-sa-ca, Tạp sắc xa, Tạp loạn và Hoan hỷ… đến rồi, dừng lại.trong bốn khu vườn Hoan hỷ… đều có ba thứ gió giữ gìn, đó là khai, tịnh, xuy: khai mở cửa, tịnh làm sạch đất, và xuy thổi hoa, nói lược như trên… Chư Tỳ-kheo, trong các vườn ấy, gió thổi hoa rơi khắp mặt đất, ngập tới đầu gối; mùi thơm của hoa lan tỏa khắp mọi nơi. Khi ấy, Đế-thích cùng với Tiểu thiên vương Tam thập tam thiên, quyến thuộc vây quanh, đi vào các vườn Tạp sắc xa, Hoan hỷ… vui chơi hưởng lạc, tùy ý du hành, hoặc nằm, hoặc ngồi. Khi ấy vua trời Đế-thích muốn được Anh lạc liền nghó đến Thiên tử Tỳ-thủ-yết-ma. Thiên tử ấy liền biến hóa ra các Anh lạc báu dâng lên Thiên vương. Nếu chư Thiên Tam thập tam thiên và quyến thuộc…, ai cần Anh lạc, Tỳ-thủ-yết-ma đều biến hóa ra mà cung cấp. Ai muốn nghe âm thanh, kỹ nhạc thì có các loài chim phát ra đủ loại âm thanh, rất hòa nhã, khiến chư Thiên thích nghe. Bấy giờ chư Thiên hưởng lạc như thế một ngày cho đến bảy ngày, một tháng cho đến ba tháng; đủ các loại giải trí, tắm rửa vui đùa, đi đứng ngồi nằm, tự do thoải mái. Chư Tỳ-kheo, Thiên vương Đế-thích có mười vị Thiên tử luôn luôn hộ vệ: Một là Nhân-đà-la-ca, hai là Cù-ba-ca, ba là Tần-đầu-ca, bốn là Tần-đầu-bà-ca, năm là A-câu-tra-ca, sáu là Tra-đô-đa-ca, bảy là Thời-bà-ca, tám là Hồ-lô-kỳ-na, chín là Nan-trà-ca, mười là Hồ-lô-bà-ca. Chư Tỳ-kheo, trời Đế-thích luôn luôn được mười vị Thiên tử ấy theo hai bên tả hữu để hộ vệ, chưa từng rời xa. Chư Tỳ-kheo, đất Diêm-phù-đề, vì mọi người, có loài hoa sanh trong nước cực kỳ tinh diệu, rất khả ái. Đó là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng. Mùi hương của các hoa ấy lan tỏa êm dịu. Trên đất sanh các loài hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca-nị-ca… Chư Tỳ-kheo, người ở cõi Cù-đa-ni có các loài hoa sanh trong nước cực kỳ xinh đẹp, là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi thơm ngào ngạt, lan tỏa khắp nơi. Trên đất sanh các loài hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca-nị-ca,… Chư Tỳ-kheo, người ở cõi Phất-bà-đề có các loài hoa sanh trong nước vô cùng đẹp đẽ, đó là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, màu rất tươi thắm, mùi hương lan tỏa. Trên đất sanh các loài hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca-nị-ca… Chư Tỳ-kheo, người ở cõi Uất-đa-la-cứu-lưu có các loài hoa cực kỳ xinh đẹp sanh trong nước là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi thơm êm dịu. Trên đất sanh các loài hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca-nị-ca… Chư Tỳ-kheo, các loài Rồng và Kim sí điểu cũng đều có các loài hoa cực kỳ xinh đẹp sanh trong nước là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi thơm lan tỏa, êm dịu tuyệt vời. Trên đất sanh các loài hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Yết-ca-la-lợi-ca, Ma-ha yết-ca-la-lợi-ca… Chư Tỳ-kheo, loài A-tu-la cũng đều có các loài hoa cực kỳ xinh đẹp sanh trong nước là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi hương lan khắp, rất dễ ưa thích. Trên đất sanh các loại hoa cực kỳ xinh đẹp, là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đề-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sư-ca, Yết-ca-la-lợi-ca, Ma-ha yết-ca-la-lợi-ca, Tần-lân-đàm, Ma-ha tần-lân-đàm, Mạn-đà-la-phạm, Ma-ha mạn-đà-la-phạm… Chư Tỳ-kheo, Tứ thiên vương và chư Thiên có các loài hoa cực kỳ xinh đẹp, vi diệu, khả ái sanh trong nước là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi hương rất thơm, tính chất êm dịu. Trên đất sanh các loại hoa cực kỳ xinh đẹp là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca, Yết-ca-la-lợi-ca, Ma-ha yết-ca-la-lợi-ca, Tần-lân-đàm, Ma-ha tần-lân-đàm… Chư Tỳ-kheo, Tam thập tam thiên có các loài hoa cực kỳ xinh đẹp, vi diệu, khả ái sanh trong nước là hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, mùi rất thơm, tính chất êm dịu. Trên đất sanh các loại hoa, vi diệu khả ái là hoa A-đề-mục-đa-ca, Chiêm-ba-ca, Ba-tra-la, Tô-ma-na, Bà-lợi-sư-ca, Ma-lợi-ca, Ma-đầu-kiền-đề-ca, Tao-kiền-đề-ca, Du-đề-ca, Thù-đê-sa-ca-lợi-ca, Đà-nô-sa-ca-ni-ca, Yết-ca-la-lợi-ca, Ma-ha yết-ca-la-lợi-ca, Tần-lân-đàm, Ma-ha tần-lân-đàm, Mạn-đà-la-phạm, Ma-ha mạn-đà-la-phạm… Giống như các loại hoa mà trời Tam thập tam đã có, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại và trời Ma thân, theo thứ lớp, cũng có hoa như thế không khác. Nên biết tất cả. Chư Tỳ-kheo, người thế gian có bảy màu. Những gì là bảy? Chư Tỳ-kheo, đó là màu lửa hình lửa, màu vàng hình vàng, màu xanh hình xanh, màu đỏ hình đỏ, màu trắng hình trắng, màu vàng hình vàng, màu đen hình đen. Giống như thường sắc của Ma, Phạm. Chư Tỳ-kheo, người thế gian có bảy loại màu ấy, các A-tu-la cũng như thế, có bảy màu đó. Chúng chư Thiên cũng có bảy màu ấy, giống như thường sắc của Ma, Phạm. Chư Tỳ-kheo, chư Thiên có mười pháp riêng biệt. Những gì là mười? Chư Tỳ-kheo, một là chư Thiên đến đi, tới lui, không giới hạn; hai là chư Thiên đi, tới lui không chướng ngại; ba là chư Thiên đi, không có mau, chậm; bốn là chư Thiên đi, không có dấu chân; năm là thân chư Thiên không bệnh hoạn, mệt mỏi; sáu là thân chư Thiên có hình không bóng; bảy là chư Thiên không đại tiểu tiện; tám là chư Thiên không khạc nhổ; chín là thân chư Thiên thanh tịnh vi diệu, không có mỡ, tủy, da, thịt, và máu, gân, xương, mạch…; mười là thân chư Thiên muốn hiện cao, thấp, xanh, vàng, đỏ, trắng, lớn, nhỏ, thô, tế đều được như ý và đều đẹp đẽ tuyệt vời, dễ mến, khiến người ưa thích. Thân của chư Thiên có mười điều chẳng thể nghó bàn như thế. Chư Tỳ-kheo, lại thân chư Thiên có thật không hư, thảy đều đầy đặn; răng trắng mà khít, tóc xanh bằng thẳng, mềm mại bóng mượt, thân tự nhiên sáng, có sức thần thông, bay đi trên không, mắt nhìn không nháy, anh lạc tự nhiên, y phục không bẩn. Chư Tỳ-kheo, người ở châu Diêm-phù-đề thọ một trăm tuổi, trong đó có người chết yểu. Người ở châu Cù-đà-ni thọ hai trăm tuổi, trong đó cũng có người chết yểu. Người ở châu Phất-bà-đề thọ ba trăm tuổi, trong đó cũng có người chết yểu. Người ở châu Uất-đa-cứu-lưu thọ một ngàn tuổi, không có người chết yểu. Các chúng sanh cõi Diêm-ma-la thọ bảy vạn hai ngàn tuổi, trong đó cũng có loại chết yểu. Các Rồng và Kim sí điểu thọ một kiếp, trong đó cũng có con chết yểu. A-tu-la thọ một ngàn tuổi bằng trời, trong đó cũng có loại chết yểu. Tứ thiên vương thọ năm trăm tuổi, trong đó cũng có chết yểu. Tam thập tam thiên thọ một ngàn tuổi. Chư Thiên Dạ-ma thọ hai ngàn tuổi. Trời Đâu-suất-đà thọ bốn ngàn tuổi. Chư Thiên Hóa lạc thọ tám ngàn tuổi. Trời Tha hóa tự tại thọ mười sáu ngàn tuổi. Trời Ma thân thọ ba vạn hai ngàn tuổi. Trời Phạm thân thọ một kiếp. Trời Quang ức niệm thọ hai kiếp. Chư Thiên Biến tịnh thọ bốn kiếp, chư Thiên Quảng quả thọ tám kiếp, chư Thiên Vô tưởng thọ mười sáu kiếp. Chư Thiên Bất nhiệt thọ ngàn kiếp. Chư Thiên Vô phiền thọ hai ngàn kiếp. Chư Thiên Thiẹân kiến thọ ba ngàn kiếp. Chư Thiên Thiện hiện thọ bốn ngàn kiếp. Trời Sắc cứu cánh thọ năm ngàn kiếp. Trời Hư không xứ thọ mười ngàn kiếp. Trời Thức xứ thọ hai vạn một ngàn kiếp. Trời Vô sở hữu xứ thọ bốn vạn hai ngàn kiếp. Trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ thọ tám vạn bốn ngàn kiếp. Trong các hàng chư Thiên đó, đều có hạng chết yểu. Chư Tỳ-kheo, thân người Diêm-phù-đề cao ba khuỷu rưỡi tay, áo rộng khoảng bảy khuỷu tay, trên dưới ba khuỷu rưỡi tay. Người Cù-đà-ni, người Phất-bà-đề, kích cỡ thân và áo bằng với người Diêm-phù. Thân người Uất-đa-la-cứu-lưu cao bảy khuỷu tay, áo rộng khoảng mười bốn khuỷu tay, trên dưới bảy khuỷu tay. Thân A-tu-la cao một do-tuần, áo rộng khoảng hai do-tuần, trên dưới một do-tuần, nặng nửa lạng. Thân Tứ thiên vương cao nửa do-tuần, áo rộng một do-tuần, trên dưới nửa do-tuần, nặng một lạng. Thân Tam thập tam thiên cao một do-tuần, áo rộng khoảng hai do-tuần, trên dưới một do-tuần, nặng nửa lạng. Thân Dạ-ma thiên cao hai do-tuần, áo rộng khoảng bốn do-tuần, trên dưới hai do-tuần, nặng một phần tư lạng. Thân Đâu-suất-đà thiên cao bốn do-tuần, áo rộng khoảng tám do-tuần, trên dưới bốn do-tuần, nặng một phần tám lạng. Thân Hóa lạc thiên cao tám do-tuần, áo rộng mười sáu do-tuần, trên dưới tám do-tuần, nặng một phần mười sáu lạng. Thân Tha hóa tự tại thiên cao mười sáu do-tuần, áo rộng ba mươi hai do-tuần, trên dưới mười sáu do-tuần, nặng một phần ba mươi hai lạng. Thân chư Thiên Ma thân cao ba mươi hai do-tuần, áo rộng sáu mươi tư do-tuần, trên dưới ba mươi hai do-tuần, nặng một phần sáu mươi tư lạng. Từ đây trở lên, thân chư Thiên, kích cỡ cao thấp và y phục bằng nhau không khác. Chư Tỳ-kheo, người Diêm-phù-đề có chợ búa buôn bán, hoặc dùng tiền của, hoặc dùng ngũ cốc, lụa là, hoặc dùng súc vật. Người Cù-đà-ni muốn mua bán, hoặc dùng trâu dê, hoặc dùng ngọc báu Ma-ni. Người Phất-bà-đề, nếu họp chợ đổi chác, thì hoặc dùng của cải, tơ lụa, hoặc dùng ngũ cốc, hoặc ngọc báu Ma-ni. Người Uất-đa-la-cứu-lưu không có các chợ búa mua bán, theo nhu cầu tự nhiên có. Chư Tỳ-kheo, người Diêm-phù-đề, người Cù-đà-ni, người Phất-bà-đề đều có phép cưới gả giữa nam và nữ. Người Uất-đa-la-cứu-lưu không có ngã và ngã sở, nếu cành cây rũ xuống, nam nữ bèn giao hợp, không có việc hôn phối. Chư Tỳ-kheo, Rồng, Kim sí điểu và A-tu-la, việc giá thú đều giống nhân gian. Trời Tứ thiên vương, trời Tam thập tam, chư Thiên Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, chư Thiên Hóa lạc, chư Thiên Tha hóa tự tại, trời Phạm thân… đều có giá thú… lược nói như trên. Từ đây trở lên, về hôn thú giữa nam và nữ không có sự sai khác. Chư Tỳ-kheo, người Diêm-phù-đề khi hành dục, hai căn giao nhau, lưu xuất bất tịnh. Người Cù-đà-ni, người Phất-bà-đề và người Uất-đa-la-cứu-lưu, đều như người Diêm-phù-đề. Tất cả loài Rồng, Kim sí điểu… khi hành dục, hai căn cũng giao nhau nhưng chỉ phát ra hơi gió, liền được thỏa mãn, không xuất bất tịnh. Các A-tu-la, trời Tứ thiên vương, trời Tam thập tam khi hành dâm, hai căn giao nhau, thỏa mãn phát ra hơi như các Long vương và Kim sí điểu vương, cùng loại không khác. Chư Thiên Dạ-ma cầm tay nhau thành dục. Trời Đâu-suất-đà nghó đến thành dục. Chư Thiên Hóa lạc nhìn kỹ thành dục. Trời Tha hóa tự tại nói chuyện với nhau thành dục. Chư Thiên Ma thân nhìn nhau thành dục. Tất cả đều thấy thỏa mãn là thành dục. Chư Tỳ-kheo, ở nhân gian, ánh sáng đom đóm thì không bằng ánh sáng của đèn; ánh sáng của đèn lại không bằng ánh sáng của đuốc; ánh sáng của đuốc lại không bằng ánh sáng của đống lửa; ánh sáng của đống lửa không bằng ánh sáng tinh tú; ánh sáng tinh tú lại không bằng ánh sáng mặt trăng; ánh sáng mặt trăng lại không bằng ánh sáng mặt trời; ánh sáng mặt trời chói lọi lại không bằng ánh sáng Anh lạc trên tường vách cung điện của trời Tứ thiên vương; ánh sáng của trời Tứ thiên vương lại không bằng ánh sáng của trời Tam thập tam; ánh sáng của trời Tam thập tam lại không bằng ánh sáng Anh lạc nơi tường vách cung điện của chư Thiên Dạ-ma; ánh sáng của chư Thiên Dạ-ma không bằng ánh sáng của trời Đâu-suất-đà; ánh sáng của trời Đâu-suất-đà lại không bằng ánh sáng trời Hóa lạc; ánh sáng của trời Hóa lạc lại không bằng ánh sáng của chư Thiên Tha hóa tự tại; ánh sáng của chư Thiên Tha hóa tự tại lại không bằng ánh sáng trời Ma thân; ánh sáng Anh lạc nơi tường vách cung điện của trời Ma thân so với các cõi dưới, rất thắng diệu, thù đặc không gì vượt qua được. Chư Tỳ-kheo, ánh sáng trời Ma thân so với ánh sáng trời Phạm thân thì lại không bằng; ánh sáng trời Phạm thân so với trời Quang ức niệm thì không bằng; ánh sáng trời Quang ức niệm so với trời Biến tịnh thì không bằng; ánh sáng trời Biến tịnh so với ánh sáng trời Quảng quả thì không bằng; ánh sáng trời Quảng quả kia… cũng như thế cho đến trời Vô não nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, A-ca-nị-tra…, chỉ trừ Anh lạc, ngoài ra, như trước đã nói, nên biết như vậy. Chư Tỳ-kheo, nếu ánh sáng chung của thế giới chư Thiên, chư Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và người đời trong thế gian có được đem so với hào quang của Như Lai, A-la-hán, Chánh Biến Tri… thì dù có gấp trăm ngàn vạn ức hằng hà số cũng không thể sánh bằng. Hào quang của Như Lai là tối thắng, tối diệu, thù đặc đệ nhất. Vì sao? Chư Tỳ-kheo, vì thân của Như Lai giới hạnh vô lượng; thiền định, trí tuệ, giải thoát tri kiến, thần thông và thần thông hạnh, giáo hóa và giáo hóa luân, thuyết xứ và thuyết xứ luận… đều vô lượng vô biên. Chư Tỳ-kheo, Như Lai có vô lượng công đức như thế, tất cả các pháp đều đầy đủ. Vì vậy nên hào quang của Như Lai tối thắng, vô thượng. Nên biết rõ như thế. Chư Tỳ-kheo, tất cả chúng sanh có bốn thức ăn để nuôi các đại được tồn tại, thành tựu các Hữu, nhiếp thọ lẫn nhau. Những gì là bốn? Một là thức ăn thô và vi tế, hai là thức ăn xúc chạm, ba là thức ăn suy nghó, bốn là thức ăn thức. Chúng sanh nào phải ăn thức ăn thô và vi tế? Chư Tỳ-kheo, người Diêm-phù-đề ăn lúa đậu, cá thịt… đó gọi là thức ăn thô. Còn che đậy, xoa sờ, tắm rửa, lau chùi, xoa phấn sáp…, gọi đó là thức ăn vi tế. Người Cù-đà-ni, người Phất-bà-đề cũng dùng thức ăn thô và vi tế như người Diêm-phù-đề. Người Uất-đa-la-cứu-lưu, thân không cày cấy, tự nhiên có loại lúa thơm chín sẵn dùng làm thức ăn thô. Còn che đậy, tắm rửa, và xoa sờ… làm thức ăn vi tế. Chư Tỳ-kheo, tất cả các Rồng và Kim sí điểu dùng các loài cá, ba ba, giải, cá sấu, tôm, mọt, nòng nọc, rồng con, rắn, rái, tỳ-la vàng… làm thức ăn thô, còn các sự che đậy… làm thức ăn vi tế. Các A-tu-la dùng mùi vị cam lộ tuyệt ngon cõi trời làm thức ăn thô, còn các sự che đậy… làm thức ăn vi tế. Trời Tứ thiên vương và chư Thiên đều dùng mùi vị cam lộ cõi trời làm thức ăn thô, còn các sự che đậy… làm thức ăn vi tế. Trời Tam thập tam dùng mùi vị cam lộ làm thức ăn thô, còn các sự che đậy… làm thức ăn vi tế… cũng giống như trời Tam thập tam. trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, chư Thiên Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại… đều dùng vị cam lộ cõi trời làm thức ăn thô, còn các sự che đậy… làm thức ăn vi tế. Từ đây trở lên, chúng chư Thiên đều dùng Thiền duyệt và Pháp hỷ làm thức ăn, tam-ma-đề làm thức ăn, Tam-ma-bạt-đề làm thức ăn, không có thức ăn thô và tế. Chư Tỳ-kheo, còn loại chúng sanh nào dùng xúc chạm làm thức ăn? Chư Tỳ-kheo, là các chúng sanh thọ sanh từ trứng như ngỗng, chim ưng, chim hồng, chim hạc, gà, vịt, khổng tước, anh võ, cù dục, tu hú, bồ câu, yến, se sẻ, tró, quạ… Ngoài ra, còn các loại chúng sanh khác sanh từ trứng, vì chúng do trứng mà có thân nên tất cả đều dùng xúc chạm làm thức ăn. Còn loại chúng sanh nào dùng tư duy làm thức ăn? Có loại chúng sanh dùng ý tư duy nuôi dưỡng các căn, tăng trưởng thân mạng như là cá, ba ba, rùa, rắn, tôm, mọt, và già-la, cù-đà… Ngoài ra, còn các loại chúng sanh nào khác dùng ý tư duy, nuôi dưỡng các căn, tăng trưởng thân mạng thì những chúng sanh ấy đều dùng tư duy làm thức ăn. Còn loại chúng sanh nào dùng thức làm thức ăn? Đó là các chúng sanh địa ngục và chư Thiên Thức vô biên. Những chúng sanh này đều dùng thức làm thức ăn. Chư Tỳ-kheo, bốn loại thức ăn này duy trì các đại, giữ gìn sự sống cho các chúng sanh. Ở đây, có bài kệ: Hoa, sắc và các pháp Thọ mạng, y là năm Chợ, buôn và cưới gả Hai căn, thực là mười. Chư Tỳ-kheo, chúng sanh trong thế gian đều có ba thứ hạnh ác. Những gì là ba? Đó là thân ác, miệng ác và ý ác. Chư Tỳ-kheo, có một hạng chúng sanh thân làm việc ác, miệng nói lời ác, và ý nghó việc ác. Đã tạo tác như thế rồi, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, họ sẽ đọa vào đường ác, sanh trong địa ngục. Họ ở trong đó, sau cùng thức diệt, thức ở trong địa ngục mới tương tục sanh. Khi thức ấy cùng sanh liền có danh sắc; do duyên danh sắc liền sanh lục nhập. Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng do thân làm ác, miệng nói ác, ý nghó ác. Tạo tác như thế rồi, do nhân duyên ấy khi thân hoại mạng chung, đọa vào đường ác, sanh trong súc sanh. Họ ở trong đó cuối cùng thức diệt, thức trong súc sanh mới tương tục sanh. Khi thức ấy cùng sanh liền có danh sắc; do duyên danh sắc nên sanh lục nhập. Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng do thân làm ác, miệng nói ác, ý nghó ác. Tạo tác như thế rồi, do nhân duyên ấy, khi thân hoại mạng chung, đọa vào đường ác, sanh vào cõi Diêm-ma. Họ ở trong cõi ấy, cuối cùng thức diệt, thức ở cõi Diêm-ma mới tương tục sanh. Khi thức ấy mới sanh liền cùng với danh sắc cùng lúc phát sanh; do duyên với danh sắc nên lục nhập sanh. Chư Tỳ-kheo, những thứ này gọi là ba hạnh ác, phải nên xa lìa. Chư Tỳ-kheo, ở thế gian có ba thứ hạnh lành. Những gì là ba? Đó là thân làm việc lành, miệng nói việc lành và ý nghó việc lành. Chư Tỳ-kheo, có một hạng chúng sanh thân làm việc lành, miệng nói việc lành, ý nghó việc lành. Tu tập như thế rồi, do nhân duyên ấy nên khi thân hoại mạng chung, sanh vào loài người. Họ ở nơi đấy, sau cùng thức diệt, thức ở cõi người mới tương tục sanh. Ngay khi thức này mới khởi liền cùng với danh sắc sanh, cùng lúc đồng sanh; do duyên danh sắc, lục nhập liền sanh. Chư Tỳ-kheo, lại có hạng chúng sanh, thân làm việc lành, miệng nói việc lành, ý nghó việc lành. Tạo tác như thế rồi, do nhân duyên ấy, khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi trời. Ở nơi này thức diệt, thức cõi trời mới tương tục sanh. Khi thức ấy sanh, liền cùng với danh sắc cùng lúc đồng sanh; do có danh sắc liền sanh lục nhập. Chư Tỳ-kheo, họ ở cõi trời, hoặc nơi Thiên tử, hoặc nơi Thiên nữ ngồi kiết già mà sanh ra, hoặc sanh từ trong hai đầu gối, hoặc giữa hai đùi vế. Khi mới sanh ra, giống như em bé mười hai tuổi ở nhân gian. Nếu là Thiên nam, thì ngay nơi tư thế ngồi của Thiên tử, sanh ra từ bên đầu gối; nếu là Thiên nữ, thì liền sanh từ trong đùi vế của ngọc nữ. Sanh như thế rồi, vị trời ấy liền gọi là con gái của ta. Nên biết như thế. Chư Tỳ-kheo, tu thiện thì sanh thiên, có pháp như thế. Nếu khi vừa sanh ra là Thiên tử hoặc Thiên nữ thì vì do nghiệp nhân đã huân tập nên sanh ba loại nhớ nghó: Một là tự biết chết ở nơi nào; hai là tự biết nay sanh nơi nào; ba là tự biết việc thọ sanh này là do nghiệp quả gì, là phước báo gì mà ta ở nơi kia thân hoại mạng chung sanh đến chốn này. Lại nghó thế này: “Ta nhờ có ba loại nghiệp quả mà ba loại nghiệp quả ấy đã thành thục nên được sanh chốn này. Những gì là ba? Đó là thân làm việc lành, miệng nói việc lành, ý nghó việc lành. Do quả báo của ba nghiệp này thành thục nên khi thân hoại mạng chung, sanh đến chốn này”. Lại nghó thế này: “Nay ta nguyện, ở nơi này sau khi chết, sẽ sanh vào nhân gian. Khi ta đã thọ sanh ở chốn ấy như thế rồi, lại tu hạnh lành về thân, khẩu, ý. Vì thân, khẩu, ý hành hạnh lành, nên khi thân hoại diệt rồi, sanh lại nơi đây”. Nghó như thế rồi, liền nghó đến thức ăn; khi nghó đến thức ăn, liền có các đồ đựng báu hiện ngay ở trước, tự nhiên đầy ắp vị cam lộ trời, đủ các chủng loại hiện ra. Trong các Thiên tử, vị nào có quả báo thù thắng thì màu sắc của vị cam lộ kia rất trắng, vị Thiên tử nào có quả báo bậc trung thì màu sắc của vị cam lộ kia đỏ, còn vị Thiên tử nào có phước đức bậc hạ thì màu sắc của vị cam lộ kia hiện đen. Khi ấy, Thiên tử liền dùng tay bốc vị cam lộ trời bỏ vào miệng. Vị cam lộ kia đã vào miệng rồi, dần dần tự tan biến. Giống như váng sữa hoặc sữa đen đặt trên lửa liền tự tan ra, không còn nguyên dạng. Cũng như thế, vị cam lộ trời, bỏ vào miệng, tự nhiên tiêu hóa. Ăn vị cam lộ rồi, nếu khát, liền có đồ đựng báu cõi trời đựng đầy Thiên tửu hiện ra trước mặt tùy theo phước đức thượng, trung, hạ mà có màu trắng, đỏ hoặc đen như trên đã nói… bỏ vào miệng cũng tiêu hóa như thế. Khi vị Thiên tử kia ăn uống xong, thân thể cao thấp, lớn nhỏ, giống như các Thiên tử, Thiên nữ sanh trước. Chư Tỳ-kheo, các Thiên tử, các Thiên nữ khi thân thể đã sung mãn rồi, tùy ý mình đi đến bên ao; đến bên ao rồi, vào trong ao, tắm rửa sạch sẽ, vui vẻ hưởng lạc. Khi lên khỏi ao, họ đến bên cây Hương; khi ấy, cành cây tự nhiên cong xuống, từ trong cành cây tuôn ra các loại diệu hương, chảy vào trong tay, liền dùng thoa thân. Họ lại đến cây y phục, đến nơi, cành cây cũng cong xuống như trước, từ trong cây tuôn ra các loại y phục đẹp đẽ; khi đến tay rồi, liền lấy mặc vào. Họ mặc y phục rồi đi đến cây Anh lạc, cành cây tự cong xuống như trước, tuôn (Anh lạc) vào tay, hoặc buộc hoặc mang để trang điểm thân thể. Kế đến cây Tràng hoa, cành cây cong xuống như trên, tuôn ra các loại tràng hoa đẹp đẽ, họ cầm lấy trang điểm trên đầu rồi liền hướng đến cây Đồ dùng, từ cây tuôn ra các loại đồ đựng bằng các loại báu, tùy ý cầm lấy, đi đến rừng quả, đầy các loại quả, hoặc nuốt ăn, hoặc lấy nước uống. Rồi tiếp đi đến bên cây Âm nhạc, cây cũng cong xuống, tự nhiên tuôn ra các loại nhạc khí, tùy ý mà lấy, hoặc đờn hoặc đánh, hoặc ca hoặc vũ, âm thanh vi diệu. Sau đó họ đi vào trong vườn cây; vào trong vườn rồi, liền thấy nơi ấy có vô lượng vô biên số trăm, số ngàn, số vô lượng trăm, ngàn vạn ức chư Thiên ngọc nữ. Khi chưa thấy ngọc nữ thì có tri kiến về nghiệp báo đời trước là mình từ nơi nào sinh tới đây, như thân này của ta nay thọ báo này là do nghiệp quả đã thành thục. Khi ấy phân biệt rõ ràng, nhớ nghó việc đời trước, giống như thấy ngón tay trên bàn tay. Khi thấy Thiên nữ vì mê đắm sắc đẹp, nên tâm trí tỉnh thức chánh niệm liền diệt, mất đi sự nhớ nghó đời trước mê dục hiện tại, miệng chỉ thốt lên: “Ôi! Ngọc nữ cõi trời. Ôi! Ngọc nữ cõi trời!” Như thế gọi là sự ràng buộc của ái dục. Chư Tỳ-kheo, đây gọi là ba hạnh lành. Chư Tỳ-kheo, trong một tháng có sáu ngày chay tịnh. Nửa tháng đầu có mười lăm ngày, nửa tháng sau cũng có mười lăm ngày. Như vậy, hai nửa tháng, mỗi nửa tháng có ba ngày chay tịnh. Ba ngày chay tịnh của nửa tháng đầu là ngày nào? Đó là ngày mồng tám, ngày mười bốn và ngày mười lăm trong tháng. Nửa tháng sau cũng có ba ngày chay tịnh như nửa tháng đầu. Vì sao trong mỗi nửa tháng đều có ba ngày thọ trì trai giới? Chư Tỳ-kheo, hai lần nửa tháng đều có tám ngày, vào những ngày ấy, Tứ đại thiên vương tập họp quyến thuộc và bảo họ rằng, các người hãy đi xem khắp bốn phương xem có ai trong thế gian ăn ở hiếu thuận, cung dưỡng cha mẹ, cung kính Sa-môn, Bà-la-môn chăng? Tôn trọng các bậc Tôn trưởng chăng? Tu hành bố thí, thọ trì cấm giới chăng? Giữ bát quan trai và sáu ngày chay chăng? Khi ấy Tứ thiên vương ra lệnh cho sứ giả như thế. Sứ giả liền y lệnh Thiên vương, phụng mạng ra đi, liền xuống xem xét khắp tất cả nhân gian, ai là người trong gia đình hiếu dưỡng cha mẹ, tên họ là gì? Ai thực hiện sáu ngày chay? Ai trì tám cấm giới? Ai giữ giới đức? Bấy giờ sứ giả quán sát khắp nhân gian thấy trong loài người, người hiếu thuận cung phụng cha mẹ thì ít, kẻ tôn trọng phụng sự Sa-môn cũng ít, cung kính Bà-la-môn kỳ cựu, kính trọng các người lớn cũng ít; bố thí thì nhỏ giọt, ăn chay thì lơ thơ, hộ giới thì không trọn vẹn, sự giữ gìn phần nhiều khiếm khuyết. Khi ấy Thiên sứ thấy như thế rồi, liền đến chỗ Tứ đại thiên vương tâu rằng: “Thiên vương tường tri! Tất cả mọi người ở thế gian không có nhiều người hiếu dưỡng phụng sự cha mẹ, không có nhiều người cung kính Sa-môn, Bà-la-môn; không có nhiều người kính trọng bậc Tôn trưởng kỳ cựu đạo đức, không có nhiều người tu hành bố thí, trì giới, lục trai, cũng không có nhiều người phụng trì cấm giới, giữ bát quan trai”. Bấy giờ Tứ đại thiên vương nghe các sứ giả tâu trình như thế rồi, trong lòng buồn bã không vui, bảo với sứ giả rằng: “Ở thế gian nếu quả thật có bọn người như thế thì quả là điều chẳng lành. Vì sao? Vì tuổi thọ của con người rất ngắn ngủi, chỉ sống một thời gian ngắn đáng lẽ phải tu các điều lành để đến đời sau có thể được an lạc, nhưng tại sao nay người thế gian kia, không có nhiều người hiếu dưỡng cha mẹ… cho đến không tu trì sáu ngày chay và tám cấm giới để giữ gìn thân khẩu. Điều này là sự tổn giảm lớn các Thiên chúng của ta; lần lượt tăng thêm dòng giống A-tu-la”. Chư Tỳ-kheo, còn nếu thế gian nhiều người cung kính hiếu thuận cha mẹ, tôn trọng Sa-môn, Bà-la-môn và các bậc Kỳ túc; tu hành bố thí, ưa thọ trì sáu ngày chay, siêng năng bồi đắp phước nghiệp, thường giữ tám cấm giới, tương tục như thế, thì khi ấy Thiên sứ tuần tra xem xét thấy rồi, tâu lên Tứ thiên vương rằng: “Đại vương tường tri! Người thế gian kia, có nhiều người hiếu thuận với cha mẹ, có nhiều người cung kính Sa-môn, Bà-la-môn và các bậc Tôn trưởng, ưa hành bố thí, siêng tu trai giới, phước nghiệp.” Bấy giờ Tứ đại thiên vương nghe lời tâu trình này của các Thiên sứ xong, tâm rất hoan hỷ, phấn khởi vô cùng, nói như thế này: “Rất tốt! Rất tốt! Người thế gian có thể tu hành như thế là điều lành rất lớn. Vì sao? Vì thọ mạng của bọn người ấy ngắn ngủi, chẳng bao lâu sẽ chuyển đến thế giới khác. Nay đây, ngay tại chốn nhân gian ấy, họ luôn hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ Sa-môn, Bà-la-môn và các bậc Kỳ cựu…, phần nhiều ưa bố thí, giữ gìn trai giới. Như thế thì sẽ làm tăng trưởng vô lượng quyến thuộc cho chư Thiên, làm tổn giảm dòng giống A-tu-la”. Chư Tỳ-kheo, vì sao vào ngày mười bốn của hai lần nửa tháng là ngày chay tịnh? Chư Tỳ-kheo, vào ngày mười bốn của hai lần nửa tháng ấy, Tứ đại thiên vương, cũng như trước, triệu bốn Thái tử sai xuống nhân gian xem xét việc thiện ác; ít hay nhiều, rồi hoan hỷ hay buồn rầu… đều giống như Thiên sứ đã nói ở trên, chỉ có khác là Thái tử đích thân xuống. Chư Tỳ-kheo, vào kỳ chay tịnh ngày mười lăm của hai lần nửa tháng, Tứ đại thiên vương đích thân xuống thế gian quan sát việc thiện ác, biết nhiều hay ít rồi, liền đi đến Thiện pháp đường, hội trường của chư Thiên. Đến trước pháp đường rồi, chư vị mặt hướng về Đế-thích tâu trình các việc thiện ác, nhiều ít, thuận nghịch của nhân gian. Bấy giờ Đế-thích nghe ở nhân gian, người tu phước ít thì buồn rầu bực tức chẳng vui. Vì sao như vậy? Vì Thiên chúng tổn giảm, A-tu-la thêm nhiều. Còn nếu nghe nhân gian, người làm như pháp nhiều thì vô cùng hoan hỷ, phấn khởi, nói thế này: “Nay Thiên chúng của ta sẽ tăng lên dần”. Vì lẽ ấy, sáu ngày của hai lần nửa tháng, chư Thiên xuống xem xét việc thiện ác của nhân gian nên gọi là ngày chay tịnh. <節>KHỞI THẾ NHÂN BỔN <卷 id="521976584"> QUYỂN VIII Phẩm 8: TAM THẬP TAM THIÊN 3 Chư Tỳ-kheo, hoặc sẽ có lúc các ngoại đạo hay Ba-lợi-bà-la-xà-ca, đến chỗ các ông hỏi các ông: “Các Trưởng lão, do nhân duyên gì có một hạng người bị phi nhân khủng bố, có một hạng người không bị phi nhân khủng bố?” Nếu các ngoại đạo hỏi như thế, thì các ông nên trả lời thế này: “Các trưởng lão, việc này có nhân duyên. Vì sao? Trong thế gian có một hạng người làm việc phi pháp, có tà kiến, có điên đảo kiến. Họ đã làm mười điều bất thiện, nói điều bất thiện, nghó điều bất thiện, tà kiến điên đảo. Vì làm mười điều bất thiện này nên thần bảo hộ đời sống dần dần bỏ đi. Các vị thần như thế, hoặc trăm, hoặc ngàn, chỉ ở lại một vị để bảo vệ. Thí như bầy trâu, hoặc bầy dê cả trăm con, ngàn con mà chỉ có một người chăn. Ở đây cũng thế, vì thần bảo vệ ít nên thường bị phi nhân khủng bố. Lại có một hạng người, nói đúng như pháp, không hành tà kiến, điên đảo kiến. Họ đã hành mười việc thiện như thế, có chánh kiến, chánh ngữ, tu tập thiện nghiệp, thì những người ấy có vô lượng trăm ngàn thần đến hộ vệ.vì nhân duyên đó, những người ấy không bị phi nhân khủng bố. Giống như vua hoặc đại thần của vua, người nào cũng có trăm hoặc ngàn người bảo vệ”. Chư Tỳ-kheo, người thế gian có họ tên như thế nào thì ở cõi phi nhân cũng có các họ tên như thế. Chư Tỳ-kheo, nhân gian có các nơi chốn như núi rừng, sông hồ, quốc ấp, thành quách, thôn xóm, làng mạc thì trong cõi phi nhân cũng có tên nhà cửa… như thế. Chư Tỳ-kheo, các chỗ của vua ngồi, tất cả ngã đường, ngã tư đường, nơi bờ ruộng quanh co, hoặc chỗ làm thịt, hoặc các hang trống, chắc chắn rằng đều có các thần và các phi nhân nương ở. Lại nữa, trong chỗ bỏ tử thi và con đường đi của các ác thú đều có phi nhân. Trên tất cả cây cao một tầm, to một thước đều có chư thần cư ngụ, coi như nhà ở. Chư Tỳ-kheo, tất cả người thế gian, hoặc nam hay nữ, từ khi sanh ra đều có chư thần thường thường đi theo, chẳng hề rời xa, chỉ trừ khi làm việc ác và lúc mạng chung mới bỏ đi… nói lược như trên… Chư Tỳ-kheo, người Diêm-phù-đề có năm việc hơn người Cù-đà-ni. Những gì là năm? Một là mạnh khỏe, hai là chánh niệm, ba là chỗ Phật xuất thế, bốn là nơi tu nghiệp, năm là chỗ hành phạm hạnh. Cù-đà-ni có ba việc hơn Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là nhiều trâu bò, hai là nhiều dê, ba là nhiều Ma-ni báu. Diêm-phù-đề có năm việc hơn Phất-bà-đề… như trước đã nói. Phất-bà-đề có ba việc hơn Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là châu ấy rất to lớn, hai là châu ấy gồm nhiều bãi sông, ba là châu ấy rất đẹp. Diêm-phù-đề có năm việc hơn Uất-đa-la-cứu-lưu… giống như trên. Uất-đa-la-cứu-lưu có ba việc hơn Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là người cõi ấy không có ngã và ngã sở, hai là thọ mạng vô cùng dài lâu, ba là người cõi ấy có hạnh thù thắng. Diêm-phù-đề có năm việc hơn các chúng sanh cõi Diêm-ma… như trước đã nói. Cõi Diêm-ma có ba việc hơn người Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là thọ mạng lâu dài, hai là thân hình to lớn, ba là có y phục, thức ăn tự nhiên nuôi mạng. Người Diêm-phù-đề có năm việc hơn các Rồng và Kim sí điểu, như trước đã nói. Rồng và Kim sí điểu có ba việc hơn người Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là thọ mạng lâu dài, hai là thân hình to lớn, ba là cung điện rộng rãi. Người Diêm-phù-đề có năm việc hơn A-tu-la như trên đã nói. A-tu-la có ba việc hơn Diêm-phù-đề. Những gì là ba? Một là sống lâu, hai là sắc đẹp, ba là hưởng lạc nhiều. Ba việc như thế rất là thù thắng. Chư Tỳ-kheo, trời Tứ thiên vương có ba việc thù thắng. Một là cung điện cao, hai là cung điện đẹp, ba là cung điện vô cùng sáng chói. Trời Tam thập tam cũng có ba việc thù thắng. Những gì là ba? Một là sống lâu, hai là sắc đẹp, ba là nhiều lạc thú. Cũng như trời Tam thập tam, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại, trời Ma thân…, nên biết, đều có ba việc thù thắng như trời Đao-lợi hơn người Diêm-phù-đề. Diêm-phù-đề có năm việc hơn chư Thiên, như trên đã nói. Các ngươi nên biết và trả lời như thế. Chư Tỳ-kheo, trong ba cõi này có ba mươi tám loài chúng sanh. Ba mươi tám loài ấy là gì? Chư Tỳ-kheo, trong cõi Dục có mười hai loài, trong cõi Sắc có hai mươi hai loài, trong cõi Vô sắc có bốn loài. Chư Tỳ-kheo, mười hai loài trong cõi Dục là gì? Đó là Địa ngục, Súc sanh, Ngạ quỉ, Người, A-tu-la, trời Tứ thiên vương, trời Tam thập tam, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa Tự tại, trời Ma thân. Đó là mười hai loài. Hai mươi hai loài trong cõi Sắc là gì? Đó là trời Phạm thân, trời Phạm phụ, trời Phạm chúng, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Quang âm, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô não, trời Thiện kiến, trời Thiện hiện, trời A-ca-nị-trá. Đó là hai mươi hai loài thuộc cõi Sắc. Còn bốn loài trong cõi Vô sắc là trời Không vô biên, trời Thức vô biên, trời Vô sở hữu, trời Phi tưởng phi phi tưởng. Bốn loài này thuộc cõi Vô sắc. Chư Tỳ-kheo, trong thế gian có bốn loại mây. Đó là mây trắng, mây đen, mây đỏ, mây vàng. Chư Tỳ-kheo, trong bốn loại mây này, mây sắc trắng thì có nhiều địa giới, mây sắc đen thì có nhiều thủy giới, mây sắc đỏ thì có nhiều hỏa giới, mây sắc vàng thì có nhiều phong giới. Các ông nên biết như thế. Chư Tỳ-kheo, thế gian lại có bốn loại đại thiên. Những gì là bốn? Đó là đại thiên Địa đa, đại thiên Thủy đa, đại thiên Hỏa đa, đại thiên Phong đa. Chư Tỳ-kheo, đã từng có một thời, đại thần Địa đa khởi lên ác kiến, tâm tự nghó: “Ở trong địa giới, không có thủy, hỏa và phong giới.” Chư Tỳ-kheo, bấy giờ Ta đi đến bên đại thần Địa đa kia, bảo: “Ngươi quả thật có ác kiến rằng trong địa giới không có ba đại giới thủy, hỏa, phong phải chăng?” Vị thần kia trả lời với Ta: “Đúng vậy! Bạch Thế Tôn”. Ta lại bảo: “Ngươi chớ khởi ác kiến như thế. Vì sao? Vì trong địa giới kia, thật có thủy, hỏa, phong giới, nhưng ở trong đó, địa giới nhiều hơn, vì vậy được gọi là địa giới”. Chư Tỳ-kheo, Ta có thể biết đại thần Địa đa kia khởi ý nghó như thế nên dứt trừ ác kiến ấy, khiến vị thần ấy hoan hỷ, ngay trong các cấu, đắc pháp nhãn thanh tịnh, chứng quả ngộ đạo, không còn kiết hoặc, vượt qua nghi ngờ, không còn phiền não, không theo pháp khác, tùy thuận pháp hành, rồi thưa với Ta rằng: “Bạch Đại Đức Thế Tôn, nay con xin quy y Phật, Pháp, Thánh tăng. Bạch Đại Đức Thế Tôn, từ nay về sau, con sẽ phụng trì giới Ưu-bà-di cho đến mạng chung, không sát sanh, không trộm cắp và không làm điều phi pháp… cúi xin Phật Pháp Tăng hộ trì cho con được thanh tịnh”. Chư Tỳ-kheo, lại có một thời, thiên thần Thủy đại cũng nghó như thế, rồi sanh ác kiến: “Trong thủy giới, không có địa giới và hỏa, phong giới”. Ta biết được ý nghó ấy, đi đến bên vị thủy thần kia hỏi: “Ngươi thật có nghó như vậy chăng?” Đáp: “Thật có nghó như vậy”. Ta lại bảo: “Ngươi chớ khởi lên ác kiến như thế. Trong thủy giới kia, có cả địa, hỏa và phong giới…” cho đến thần hỏa, thần phong cũng vậy, đều có ác kiến này. Phật đã biết rồi, đều đến hỏi họ. Tất cả đều trả lời Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy”. Phật khai mở ý tâm họ, tất cả đều được hiểu rõ, quy y Tam bảo; tùy thuận làm theo; giống như thiên thần Địa đa hết nghi ngờ, đến bên Ta… nói lược như trên… Đó gọi là thiên thần bốn đại. Chư Tỳ-kheo, thế gian có mây, từ đất bay lên trên hư không, hoặc có đám bay đến một câu-lô-xá thì dừng lại, hoặc hai, hoặc ba câu-lô-xá thì dừng lại, cho đến sáu, bảy câu-lô-xá thì dừng lại. Chư Tỳ-kheo hoặc có đám mây bay lên hư không một do-tuần, hoặc hai, ba, bốn đến năm, sáu, bảy do-tuần thì dừng lại. Chư Tỳ-kheo, hoặc có đám mây bay lên hư không một trăm do-tuần, cho đến hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám trăm do-tuần thì dừng và đứng yên. Hoặc có đám mây từ đất bay lên không cả ngàn do-tuần, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy ngàn do-tuần thì dừng lại, cho đến khi kiếp tận. Chư Tỳ-kheo, hoặc có lúc ngoại đạo Ba-lợi-bà-la-xà-ca đi đến bên các thầy hỏi như thế này: “Này các Trưởng lão, có nhân duyên gì mà mây trong hư không có tiếng động?”, thì này các Tỳ-kheo, các thầy nên trả lời thế này: “Có ba nhân duyên cùng xúc chạm nhau nên trong đám mây trên không có tiếng phát ra. Những gì là ba? Các Trưởng lão, hoặc có lúc phong giới trong mây cùng địa giới va chạm nhau nên tự nhiên phát ra tiếng. Vì sao? Thí như hai cành cây cọ xát nhau phát lửa. Này các Trưởng lão, cũng như vậy. Đây là nhân duyên thứ nhất phát ra tiếng. Lại nữa, này Trưởng lão, hoặc lại có lúc phong giới trong mây cùng với thủy giới va chạm nhau nên tự nhiên phát ra tiếng, cũng như trên đã nói. Đây là nhân duyên thứ hai phát ra tiếng. Lại nữa, này Trưởng lão, hoặc lại có lúc phong giới trong mây cùng với hỏa giới va chạm nhau nên tự nhiên phát ra tiếng, nói lược cho đến thí như hai cây cọ xát nhau phát lửa. Đây là nhân duyên thứ ba phát ra tiếng”. Chư Tỳ-kheo, nên trả lời như thế, và cũng nên phân biệt rộng rãi để biết như thế. Chư Tỳ-kheo, hoặc có khi ngoại đạo Ba-lợi-bà-la-xà-ca đến bên các thầy hỏi thế này: “Này các Trưởng lão, do nhân duyên gì mà trong mây, trên hư không bỗng nhiên phát sanh ánh chớp?”, thì này chư Tỳ-kheo, các thầy nên trả lời thế này: “Này các Trưởng lão, có hai nhân duyên trong mây từ trên hư không phát sanh ánh chớp. Những gì là hai? Một là luồng điện phương Đông tên là Vô hậu; phương Nam có luồng điện tên là Thuận lưu; phương Tây có luồng điện tên là Đọa quang minh; phương Bắc có luồng điện tên là Bách sanh thọ. Các Trưởng lão, lại có lúc, hoặc luồng điện Vô hậu ở phương Đông cùng luồng điện Đọa quang minh ở phương Tây, chạm nhau, dính nhau, cọ nhau, xát nhau, vì vậy nên từ trong đám mây trên hư không phát ra ánh sáng, gọi là ánh chớp. Đây là nhân duyên thứ nhất phát sanh ánh chớp. Lại nữa, các Trưởng lão, hoặc luồng điện thuận lưu ở phương Nam cùng với luồng điện Bách sanh thọ ở phương Bắc, chạm nhau, dính nhau, cọ nhau, xát nhau, vì vậy nên phát sanh ánh sáng. Giống như hai cây, gió thổi cọ nhau, tự nhiên phát lửa, rồi trở lại vị trí cũ. Đây là nhân duyên thứ hai phát sanh ánh chớp, từ trong đám mây có ánh sáng phát ra. Chư Tỳ-kheo, ở trong hư không, có năm nhân duyên có khả năng ngăn cản mưa, khiến cho thấy đoán thời tiết chẳng lường biết được, càng thêm mê hoặc, như đoán chắc là sẽ mưa nhưng trời không mưa. Những gì là năm? Chư Tỳ-kheo, hoặc có lúc, trên hư không mây ùn sấm động tạo ra tiếng ầm ầm vang rền, hoặc phát ra ánh chớp, hoặc có gió thổi khí lạnh đến, tất cả như thế đều là hiện tượng của mưa. Các người đoán xem và các nhà thiên văn đều quyết chắc là lúc này nhất định sẽù mưa. Bấy giờ vua A-tu-la La-hầu-la từ trong cung đi ra, dùng hai tay hốt đám mây có mưa kia ném xuống biển. Chư Tỳ-kheo, đó là nhân duyên thứ nhất ngăn cản mưa, mà các nhà đoán thời tiết chẳng thấy, chẳng biết, tâm sanh nghi hoặc, vì cho rằng chắc chắn trời mưa nhưng lại không mưa. Chư Tỳ-kheo, hoặc có lúc, trên hư không nổi mây, trong mây cũng phát ra tiếng ầm ầm rền vang, cũng phát ánh chớp, cũng có gió thổi không khí lạnh đến. Khi ấy nhà thiên văn và các người đoán thời tiết, thấy hiện tượng này cho rằng lúc ấy, trời chắc chắn sẽ mưa. Bấy giờ sức tăng trưởng của hỏa giới phát sanh. Ngay trong lúc đó mây có mưa bị đốt tiêu. Đây là nhân duyên thứ hai ngăn cản mưa mà các nhà thiên văn không thấy, không biết, tâm sanh nghi hoặc, vì cho là trời nhất định mưa nhưng lại không mưa. Chư Tỳ-kheo, hoặc có lúc, trong hư không nổi mây, cũng phát ra tiếng ầm ầm rền vang, cũng phát ra ánh chớp, lại cũng có gió thổi không khí lạnh đến. Khi ấy các nhà thiên văn và người đoán thời tiết thấy hiện tượng như thế đều cho là lúc ấy trời nhất định sẽ mưa. Nhưng vì sức tăng trưởng của phong giới phát sanh thổi mây kia trôi đến vùng sa mạc Ca-lăng-ca hoặc trôi đến vùng sa mạc Đàn-trà-ca, hoặc trôi đến vùng sa mạc Ma-đăng-già, hoặc trôi đến vùng đồng trống, hoặc trôi đến vùng sa mạc Ma-liên-na. Đây là nhân duyên thứ ba ngăn cản mưa mà các nhà thiên văn không thấy không biết, tâm sanh mê hoặc vì cho rằng trời chắc chắn mưa nhưng lại không mưa. Chư Tỳ-kheo, lại có lúc trên hư không nổi mây, rồi trong mây ấy cũng phát ra tiếng ầm ầm vang rền, phát ra ánh chớp, thổi khí lạnh đến. Người đoán thời tiết cho là trời chắc chắn mưa. Nhưng các Thiên tử làm mưa có lúc chểnh mảng, do sự chểnh mảng ấy nên mây kia không mưa xuống đúng lúc; đã không đúng lúc nên mây tự tan. Đây là nhân duyên thứ tư ngăn cản mưa. Do vậy mà các nhà thiên văn tâm sanh mê hoặc, vì cho là chắc chắn mưa mà lại không mưa. Chư Tỳ-kheo, lại có lúc trên không nổi mây, trời cũng phát ra tiếng ầm ầm rền vang, cũng phát ra ánh chớp, gió lạnh thổi tới. Những nhà thiên văn cho rằng chắc chắn sẽ mưa. Nhưng vì trong cõi Diêm-phù-đề này, có nhiều người không hành như pháp, tham đắm các dục, xan tham, tật đố, tà kiến trói buộc. Bọn họ vì làm ác, nên tập theo điều phi pháp, vì mê đắm dục, tham lam, tật đố, cạnh tranh nên trời không mưa. Chư Tỳ-kheo, đây là nhân duyên thứ năm ngăn cản mưa mà người xem thiên văn và người đoán thời tiết không thấy không biết, tâm sanh mê hoặc, cho là trời chắc chắn mưa, nhưng lại không mưa. Chư Tỳ-kheo, đó là năm nhân duyên ngăn cản trời mưa. Trong ấy, có kệ rằng: Hoa, pháp, sắc, thọ mạng Y phục và buôn bán Cưới gả, Tam-ma-đề Đủ bốn món ăn uống. Thực hành hai kỳ chay Tên ba cõi trên dưới Sắc mây và chư Thiên Câu-lô-xá, sấm vang.  Phẩm 9: CHIẾN ĐẤU Chư Tỳ-kheo, Ta nhớ thuở xưa, có hàng chư Thiên khi cùng với A-tu-la khởi sự đánh nhau, vua trời Đế-thích bảo trời Tam thập tam: “Chư Nhân giả, chư Thiên các ông nếu khi đánh nhau với A-tu-la thì nên trang bị và giữ gìn tốt vũ khí. Nếu chư Thiên thắng, A-tu-la bại thì các ông phải bắt sống vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, dùng năm sợi dây trói lại, dẫn đến trước Thiện pháp đường là hội trường của chư Thiên, để đó”. Trời Tam thập tam nghe Đế-thích ra lệnh, đều y lệnh phụng hành. Bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la cũng bảo với các A-tu-la: “Nếu chư Thiên cùng A-tu-la đánh nhau mà chư Thiên thua, thì phải bắt sống vua trời Đế-thích, dùng năm sợi dây trói lại, dẫn đến chỗ hội trường Thất đầu của A-tu-la, để đứng trước ta”. Khi ấy, các A-tu-la cũng nhận lệnh thi hành. Chư Tỳ-kheo, lúc ấy, vì vua trời Đế-thích đánh thắng nên bắt sống A-tu-la, dùng năm sợi dây trói lại, dẫn đến hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên, để đứng trước Đế-thích. Ngay khi ấy vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nghó thế này: “Cầu nguyện cho các A-tu-la đều được an lành. Ta nay chẳng dùng các A-tu-la nữa. Nay ta ở đây cùng ở một chỗ với chư Thiên Tam thập tam, đồng hưởng vui thú, rất là vừa ý”. Ngay khi vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la khởi ý nghó này tức thì thấy thân mình, năm sợi dây đều mở. Các thú vui năm dục của chư Thiên đều hiện ra trước. Lại có lúc nghó như thế này: “Ta nay chẳng ở cùng trời Tam thập tam. Cầu cho chư Thiên đều được an lành. Ta sẽ trở về cung điện A-tu-la”. Khi khởi nghó như thế, thân thể của ông liền bị năm dây trói trở lại, thú vui năm dục bỗng nhiên tiêu mất. Chư Tỳ-kheo, vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la có sự trói buộc vi tế như thế. Sự trói buộc của các ma lại càng vi tế hơn. Vì sao? Chư Tỳ-kheo, khi tư duy tà vạy liền bị trói buộc, khi nhớ nghó chân chánh liền được giải thoát. Vì sao? Chư Tỳ-kheo, tư duy có ngã là tư duy tà, tư duy vô ngã cũng là tư duy tà. Cho đến tư duy ngã thường còn, ngã không thường còn, có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng, và chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng… đều là tư duy tà. Chư Tỳ-kheo, tư duy tà ấy là ung nhọt, là ghẻ lở, giống như tên độc. Trong đó, nếu có bậc Thánh đa văn, người có trí tuệ thì biết đó là tư duy tà, như bệnh, như ghẻ lở, như ung nhọt, như mũi tên. Nghó như thế rồi, buộc tâm vào việc nhớ nghó chân chánh, không theo tâm hành, khiến tâm không động, được nhiều lợi ích. Chư Tỳ-kheo, nếu nghó có ngã tức là nghó tà, tức là hữu vi, tức là hý luận; nếu nghó không có ngã, cũng là hý luận… cho đến có sắc không sắc, có tưởng không tưởng, chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng đều là hý luận. Chư Tỳ-kheo, đã có hý luận, đều là bệnh, như ung nhọt, như ghẻ lở, như tên độc. Trong đó, có bậc Thánh đa văn, người có trí tuệ biết hý luận này là tội lỗi rồi, ưa không hý luận, giữ tâm vắng lặng, tu hành nhiều hơn. Chư Tỳ-kheo, Ta nhớ thuở xưa, có các Thiên vương cùng A-tu-la khi muốn đánh nhau, vua trời Đế-thích bảo với chư Thiên tam thập tam ở chung quanh như thế này: “Chư Nhân giả, các ông phải trang bị tốt cho tự thân bằng những vũ khí. Nay, các A-tu-la muốn đến đánh nhau. Nếu chư Thiên thắng thì nên bắt sống vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, dùng năm sợi dây trói lại, dẫn đến trước Thiện pháp đường, nơi hội trường của chư Thiên, để gặp ta”. Trời Tam thập tam vâng nhận lệnh Đế-thích, theo đó mà làm. Còn A-tu-la cũng ra lệnh như thế. Chư Tỳ-kheo, đến khi đánh nhau thì chư Thiên thắng, liền dùng năm sợi dây trói A-tu-la, dẫn đến trước Thiện pháp đường. Bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la đã bị năm sợi dây trói lại, ở trước Thiên chúng thấy vua Đế-thích đến, vào ngồi trong Thiện pháp đường, liền thốt ra lời ác, dùng đủ các lời hủy nhục mắng nhiếc Thiên chủ. Khi ấy có vị hộ vệ trời Đế-thích tên là Ma-đa-ly thấy A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la ở trước số đông dùng lời ác mắng nhiếc Thiên chủ, liền dùng kệ, tâu với Đế-thích: Trời Đế-thích xấu hổ, sợ hãi Vì không thế lực nên chịu nhịn Nghe lời mắng nhiếc thô ác đó Thảy đều nhận lãnh, không dám nói. Bấy giờ Đế-thích dùng kệ đáp lời Ma-đa-ly: Nhịn, không vì xấu hổ sợ hãi Chẳng vì yếu thế trước Tu-la Ai có mưu thần giống như ta Sao lại hạ mình đồng vô trí. Ma-đa-ly lại dùng kệ tâu Thiên chủ: Nếu chẳng nghiêm khắc quở trách nặng Kẻ ngu phấn chí lại làm già Phải nên bẻ dẹp kẻ vô trí Giống như sợ roi, trâu bỏ chạy. Như nay thả nó được bình yên Trở về chốn cũ lại tự cao Vì vậy người trí phải ra uy Biểu hiện sức mạnh trừ si ám. Đế-thích lại dùng kệ đáp Ma-đa-ly: Việc này từ lâu ta đã biết Vì để chế phục bọn ngu si Họ đem hiềm hận để chửi mắng Ta nghe, chịu đựng tự chế tâm. Ma-đa-ly lại dùng kệ tâu Đế-thích: Thiên vương Đế-thích xin nghó kỹ Nhẫn nhục như vậy là có hại Kẻ ngu si kia mắng như thế Tưởng khiếp sợ xấu hổ, không nói. Đế-thích lại dùng kệ đáp Ma-đa-ly: Bọn ngu si tùy theo tâm ý Cho ta sợ họ nên làm thinh Nếu muốn lợi thân cầu an lạc Đối với họ phải nên nhẫn nhục Theo ý ta khi thấy họ mắng. Chẳng nên dùng sân đối chọi sân Với người sân đáp trả lại sân Chiến đấu như vậy khó thắng được. Nếu bị kẻ ác gây bực tức Có sức nhẫn được mới là khó Nên biết nhẫn này là sức mạnh Như vậy phải thời nên ngợi khen. Hoặc ta hoặc người hễ khởi tâm Đều cầu cứu vớt chỗ đáng sợ Đã bị người sân mắng nhiếc ta Chẳng nên oán ghét đối với họ Đối với tự kỷ hoặc tha nhân Cả hai như vậy nên làm lợi Đã biết người sân mắng nhiếc ta Thì khiến sân kia tự tiêu tan Như thế hai bên, tâm lợi ích Hoặc mình, hoặc người đều phải làm Ý niệm người kia là ngu si Đó là do họ không biết pháp Nếu có các trượng phu đại lực Thường vì vô lực mà nhẫn chịu Nhẫn nhục như thế, người khen ngợi Với người vô lực, nhẫn chẳng sân Vì họ không có sức trí tuệ Chỉ dùng ngu si làm sức mạnh Vì ngu si nên xả bỏ pháp Bọn người như thế không chánh hạnh Tâm ngu si sanh, nghó thắng ta Sân si mắng nhiếc thốt lời thô Nhẫn được ác kia mới thường thắng Nhẫn ấy tăng trưởng khó nói đủ Cái thắng nói ra e chẳng hết Với họ sợ oán cho nên nhẫn Nghe người dưới chê mà nhẫn được Nhẫn này được người trí ngợi khen. Chư Tỳ-kheo, các thầy nên biết, Đế-thích khi ấy chính là Ta. Bấy giờ Ta làm vua cõi trời Tam thập tam, trị hóa tự tại, hưởng phước báo thù thắng, tự do hưởng lạc, luôn luôn nhẫn nhục, cũng khen ngợi nhẫn, thích hạnh nhu thuận, không có sân nhuế, luôn luôn khen ngợi người không sân nhuế. Chư Tỳ-kheo, nay các thầy tự nói là đối với sự tu hành có tâm tín giải, bỏ tục xuất gia siêng năng không lười. Các thầy nếu đối với chúng sanh khác có thể hành nhẫn nhục, khen ngợi nhẫn nhục, nhu thuận từ bi, thường hành an lạc, diệt trừ sân nhuế, khen người không sân. Chư Tỳ-kheo, các thầy nên học như thế. Chư Tỳ-kheo, Ta nhớ thuở xưa, chúng chư Thiên và A-tu-la chuẩn bị binh trượng, muốn đánh nhau. Bấy giờ Đế-thích bảo với Thiên chúng: “Chư Nhân giả, nếu A-tu-la cùng chư Thiên chiến đấu mà chư Thiên đắc thắng thì các ngươi có thể dùng năm sợi dây trói họ lại, như trên đã nói…” Chư Thiên vâng lệnh. Vua A-tu-la cũng ra lệnh cho binh lính. Chư Tỳ-kheo, khi đánh nhau, A-tu-la thắng. Vua trời Đế-thích địch không nổi, sợ hãi chạy về. Khi ấy xe vua cưỡi chạy về là chiếc xe ngàn căm dễ điều khiển, muốn hướng thẳng đến Thiên cung. Bấy giờ có một cây tên là Cư-tra Xà-ma-lê chắn ngang, trên cây có Kim sí điểu vương, trong ổ chim có các trứng. Đế-thích thấy vậy, bảo với người đánh xe Ma-đa-ly: Ma-đa-ly, trên cây có trứng Hãy quay xe này lại cho ta Thà bị Tu-la làm mất mạng Chớ đừng phá hủy các tổ chim. Khi ấy Ma-đa-ly, người đánh xe giỏi, nghe vua trời Đế-thích ra lệnh như vậy rồi, liền cho chiếc xe ngàn căm dễ điều khiển quay lại theo con đường hướng đến cung A-tu-la. Chư Tỳ-kheo, các A-tu-la, lúc bấy giờ thấy xe Đế-thích bỗng nhiên quay lại, cho rằng Đế-thích có kế sách chiến đấu đặc biệt, nên trở lại muốn đánh nhau. A-tu-la bèn thối lui, ai về cung nấy. Lúc đó do Đế-thích dùng lòng từ, nên chư Thiên lại thắng, A-tu-la bại. Chư Tỳ-kheo muốn biết trời Đế-thích bấy giờ chăng? Nay là thân Ta đó. Chư Tỳ-kheo, lúc ấy Ta làm chủ cõi trời, lãnh đạo trời Tam thập tam, trị hóa tự tại, hưởng phước báo tốt đẹp, vẫn thương yêu tất cả chúng sanh, vì thọ mạng của họ mà làm điều lợi ích, khởi tâm từ bi. Tỳ-kheo các thầy vì lòng tin mà bỏ nhà, nên làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Chư Tỳ-kheo, Ta nhớ thuở xưa, khi chư Thiên và A-tu-la sắp đánh nhau, bấy giờ, Đế-thích bảo với vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la rằng: “Này Nhân giả, chúng ta hãy ngưng dùng các loại vũ khí. Trong chúng chư Thiên và A-tu-la đều có người có trí tuệ. Quý vị đều biết chúng tôi là thiện hay ác. Hãy nói về các nghóa pháp. Ai dùng lời thiện dài hơn sẽ thắng.” Khi ấy chư Thiên và A-tu-la nhường nhau nói trước. Vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la liền hướng đến trời Đế-thích nói trước với bài kệ: Kẻ ngu si quá mức Quyết phải quở trách nặng Bẻ, dẹp kẻ vô trí Như trâu sợ roi, chạy Ngu si không có ưa Khó chế phục tại chỗ Vì vậy dùng roi vọt Mau dứt trừ mạn si. Bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la hướng đến trời Đế-thích nói kệ ấy xong, A-tu-la quyến thuộc đều rất vui mừng, khen ngợi phấn khởi. Đế-thích, chư Thiên và quyến thuộc đều im lặng. Khi ấy, vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la bảo Đế-thích: “Đại thiên vương, ngài hãy nói kệ đi” Bấy giờ Thiên chủ hướng đến A-tu-la nói kệ: Ta thấy rõ việc này Không muốn đồng người si Kẻ ngu tự khởi sân Người trí ai tranh cùng! Bấy giờ vua trời Đế-thích thuyết kệ ấy xong, trời Tam thập tam và quyến thuộc đều rất khen ngợi, nhảy nhót vui mừng. Các A-tu-la quyến thuộc đều im lặng. Khi ấy Đế-thích bảo vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la: “Nhân giả, hãy nói lên lời lành”. A-tu-la liền hướng đến Thiên chủ nói kệ: Im lặng, ý nhẫn nhục Đế-thích, Ta cũng biết Người ngu si khi thắng Nói ta sợ nên nhẫn. Bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nói kệ xong, các A-tu-la và quyến thuộc đều nhảy nhót, vui mừng, khen ngợi. Đế-thích, chư Thiên và quyến thuộc đều im lặng. Khi ấy A-tu-la bảo Đế-thích: “Nhân giả, Thiên chủ hãy nói lời thiện pháp như thế”. Bấy giờ vua trời Đế-thích hướng đến chúng A-tu-la nói kệ rằng: Người ngu theo ý mình Bảo nhẫn là sợ sệt Cho đây cầu tư lợi Người kia chẳng ích gì. Ta cho kia làm ác Chẳng nên sân đối sân Với sân, nên làm thinh Đánh vậy mới thường thắng Nếu bị người xúc não Người có sức nhẫn được Nên biết nhẫn như thế Đứng trên các hạnh nhẫn Không kể mình hay người Cầu lìa chỗ sợ hãi Nếu biết người giận mình Đối họ, chẳng sanh ghét Hai bên đều lợi ích Cho mình và cả người Người sân ghét mắng nhiếc Mình sân tự tiêu diệt Hai bên đều lợi ích Cho mình và cả người Ý người nghó ngu si Là do chẳng biết pháp Nếu người có sức mạnh Nhẫn kẻ không có sức Nhẫn này là tối thắng Các nhẫn khác không bằng Kẻ kia không trí tuệ Chỉ có sức ngu si Vì ngu si bỏ pháp Tự nhiên mất chánh hạnh Ngu si tự khoe thắng Sân nhuế phát lời ác Nhẫn được nhục mạ này Người ấy thường thắng lợi. Nghe trên áp đảo, nhẫn vì sợ Ngang nhau mà nhẫn, vì sợ oán Kẻ dưới mắng nhiếc mà nhẫn được Nhẫn này người trí đều khen ngợi. Bấy giờ vua trời Đế-thích nói kệ xong, trời Tam thập tam và quyến thuộc vui mừng khen ngợi, phấn khởi vô cùng. Còn chúng A-tu-la đều im lặng. Khi ấy, các trời trí tuệ trong hàng chư Thiên, và các A-tu-la trí tuệ trong hàng A-tu-la đều tập trung lại một chỗ, cùng bàn luận lượng định những bài kệ đó, suy tư tường tận, quán sát kỹ lưỡng và cùng khen ngợi, bèn nói thế này: “Thưa chư Nhân giả, nay trời Đế-thích khéo sử dụng ngôn từ, chỉ dùng chúng trị hóa, tất cả đều không có đao gậy, roi vọt, cũng không tranh cãi, đánh đấm, hủy nhục, oán thù, cũng không kiện cáo và mong cầu báo trả. Lại ở trong sinh tử, có họa hoạn đáng chán cầu xa lìa dục vì sự tịch diệt, vì sự tónh lặng, vì đắc thần thông, vì đắc Sa-môn, thành tựu Chánh giác, vì đắc Niết-bàn. Chư Nhân giả, kệ mà vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nói ra không có thứ ngôn ngữ vi diệu tốt đẹp như vậy mà những lời ấy tất cả chỉ có đao gậy, roi vọt, đánh đấm, cãi vã, hủy nhục, tranh tụng oán thù, cầu có sự báo trả, trưởng dưỡng sanh tử, không chán họa hoạn, tham trước các dục, không cầu hạnh tónh lặng tịch diệt, chẳng mong thần thông và quả Sa-môn, chẳng mong Chánh giác và Niết-bàn. Chư Nhân giả, kệ mà vua trời Đế-thích đã nói gọi là khéo nói. Còn kệ mà vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nói chẳng phải khéo nói. Chư Nhân giả, kệ mà Thiên chủ Đế-thích đã nói là khéo nói, khéo nói. Còn kệ mà vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la đã nói chẳng phải khéo nói, chẳng phải khéo nói”. Chư Tỳ-kheo, các thầy nên biết, Đế-thích khi đó tức là thân Ta. Chư Tỳ-kheo, có khi Ta làm vua trời Đao-lợi, trị hóa tự tại, thọ hưởng phước lạc, vẫn nói lời tốt đẹp để làm vũ khí chiến đấu. Do lời nói tốt đẹp nên chiến đấu thắng lợi. Giống như Tỳ-kheo các thầy hôm nay, đối với giáo pháp mà Ta đã khéo nói, tịnh tâm lìa tục, bỏ nhà xuất gia, có hạnh tinh tấn. Các thầy nếu tìm cầu lời thiện lời ác trong chánh pháp, muốn nắm lấy ý nghóa thì nên biết như thế. Chư Tỳ-kheo, Ta nhớ thuở xưa, khi chư Thiên và A-tu-la cùng đánh nhau. Vua trời Đế-thích đánh thắng, đuổi A-tu-la, rồi tạo lập một thắng điện, Đông – Tây ngang dọc năm trăm do-tuần, Nam – Bắc ngang dọc hai trăm năm chục do-tuần. Chư Tỳ-kheo, bên ngoài thắng điện ấy, có một trăm nơi phòng ngự; trong mỗi nơi phòng ngự ấy lại có bảy lầu gác, đều do bảy báu tạo thành. Trong mỗi lầu gác đều thiết trí bảy phòng; trong mỗi phòng đặt bảy cái giường; trên mỗi giường có bảy ngọc nữ; mỗi ngọc nữ lại có bảy người hầu gái. Thiên vương Đế-thích và các ngọc nữ hầu cận chẳng làm gì. Đồ ăn uống, các thứ cần dùng như hương hoa, y phục, trang sức, tất cả nhạc cụ đều tùy theo quả báo của nghiệp đời trước mà thọ hưởng. Chư Tỳ-kheo, các Thiên cung trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới không có cái nào sánh bằng thắng điện ấy của vua trời Đế-thích. Bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nghó như thế này: “Ta có thần đức oai lực như thế, mặt trời, mặt trăng và trời Tam thập tam tuy vận hành ở trên ta, nhưng sức ta có thể nắm lấy, làm vòng đeo tai đi khắp các nơi”. Đã có một thời vua A-tu-la La-hầu-la trong lòng giận dữ, chứa đầy phiền não độc hại, tâm ý chẳng vui, liền nghó đến vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la. Bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nghó thế này: “Vua A-tu-la La-hầu-la đang nghó đến ta” và tự nghó đến các tiểu vương A-tu-la và các quyến thuộc dưới sự thống lãnh của mình. Khi ấy các tiểu vương và các A-tu-la biết vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la nghó đến mình, liền trang bị các loại binh khí, dẫn đến bên vua. Đến nơi, tất cả đều dừng lại ở trước. Bấy giờ vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la, mặc áo giáp cầm gậy lên xe cùng với các tiểu vương và các quân binh vây quanh, kéo đến bên A-tu-la La-hầu-la; đến nơi dừng lại. Bấy giờ vua A-tu-la La-hầu-la lại nghó đến hai vua A-tu-la là Dũng Dược và Huyễn Hóa. Khi ấy hai vị ấy biết vua kia nghó đến mình, lại nghó như vua A-tu-la Tỳ-ma-chất-đa-la đã nghó. Các tiểu vương và thuộc hạ biết rồi, ai cũng trang bị vũ khí, đi đến bên vua. Đến rồi, lại kéo đến bên vua A-tu-la La-hầu-la. Bấy giờ vua A-tu-la La-hầu-la tự trang bị các loại binh khí cùng với ba vua A-tu-la là Tỳ-ma-chất-đa-la, Dũng Dược và Huyễn Hóa, và các tiểu vương cùng quyến thuộc của ba vua, sau trước vây quanh, từ thành A-tu-la, dẫn nhau ra đi, muốn cùng chư Thiên Đao-lợi đánh nhau. Bấy giờ hai Đại long vương là Nan-đà và Ưu-ba-nan-đà ra khỏi cung, dùng thân quấn quanh núi Tu-di-lưu bảy vòng, làm núi rung động; động rồi động nữa, động lớn, động khắp; rung rồi lại rung, rung lớn, rung khắp; phun rồi lại phun, phun lớn, phun khắp, dùng đuôi đập xuống biển, làm cho một khối nước vọt lên đến đỉnh núi Tu-di-lưu. Chư Tỳ-kheo, bấy giờ, Thiên chủ Đế-thích suy nghó rồi, bảo với Thiên chúng: “Các vị Nhân giả, có thấy đại địa này rung động chăng? Không trung mây đen kịt như mây có mưa, lại giống sương mù, biết chắc là A-tu-la muốn cùng chư Thiên đánh nhau”. Khi ấy, các Rồng ở trong biển đều cầm đủ loại binh khí ra khỏi cung, hướng đến trước A-tu-la, cùng A-tu-la đánh nhau. Nếu thắng thì đuổi chúng lui về cung. Còn chẳng thắng thì sợ hãi chạy lui đến bên Dạ-xoa Địa Cư. Đến nơi, nói rằng: “Quý vị nên biết, các A-tu-la muốn giao đấu với chư Thiên. Nay quý vị có thể cùng chúng tôi trợ lực đánh phá”. Dạ-xoa nghe rồi, chuẩn bị giáp trượng, hiệp lực rồng đi đánh. Giả sử thắng thì truy đuổi; còn không thắng thì lui, sợ hãi bỏ chạy đến chỗ Dạ-xoa Bát Túc. Đến nơi, nói rằng: “Dạ-xoa Bát Túc, quý vị có biết không? Các A-tu-la muốn đánh chư Thiên. Qúi vị nên đến cùng chúng tôi trợ lực để đánh chúng”. Bát Túc nghe xong, trang bị, cầm trượng, dẫn nhau đi… cho đến thua chạy… đến nói với các Dạ-xoa Trì Man… như trước… không thắng nổi chạy lui, đến nơi với Dạ-xoa Thường Túy. Thường Túy nghe xong, lại trang bị gậy gộc cùng Trì Man… cùng hiệp lực chiến đấu. Nếu thắng được thì đuổi A-tu-la về cung; còn thất bại thì sợ hãi chạy lui, đi đến bên Tứ đại thiên vương. Đến nơi, tâu với Tứ đại thiên vương rằng: Tâu Tứ thiên vương, quý ngài nên biết! Các A-tu-la nay muốn đến cùng chư Thiên giao đấu. Các ngài nên cùng chúng tôi trợ lực đánh họ khiến cho tan tác”. Tứ thiên vương nghe Thường túy nói, liền trang bị, cầm các loại binh khí, cưỡi xe ra đi… cho đến thua chạy, không thể hàng phục. Khi ấy Tứ thiên vương liền đến hội trường Thiện pháp đường của chư Thiên, tâu trình với Đế-thích thế này: “Thiên vương nên biết, các A-tu-la nay đã tụ tập muốn cùng chư Thiên giao chiến. Cần phải đến đó đánh chúng”. Khi ấy trời Đế-thích nghe Tứ thiên vương nói vậy rồi, chấp thuận, bèn gọi một vị trời tên Ma-na-bà bảo: “Thiên tử, hãy đến đây! Nay ngươi đi đến các Thiên vương Dạ-ma, sang Đâu-suất-đà, Hóa lạc, Tha hóa tự tại…; đến nơi rồi, thay lời ta tâu rằng: “Chư Thiên quý ngài, chắc quí ngài đã biết, các A-tu-la muốn đánh chư Thiên. Quý ngài nên trợ giúp chúng tôi, cùng chúng tôi đến đánh A-tu-la”. Khi ấy Ma-na-bà nghe lời Đế-thích rồi, liền đến các trời Dạ-ma… tâu trình đầy đủ sự việc. Bấy giờ Thiên vương Dạ-ma nghe Thiên sứ Ma-na-bà của Đế-thích nói xong, trong lòng liền nghó đến chúng chư Thiên Dạ-ma. Khi ấy, Thiên chúng biết Thiên vương nghó đến mình rồi, họ liền mang các loại áo giáp, binh khí, cưỡi lên các loại xe trời sẵn có, cùng đi đến chỗ Thiên vương. Đến nơi, tất cả đều dừng lại ở trước. Khi ấy Thiên vương Dạ-ma thân mang các thứ áo giáp cõi trời, tay cầm binh khí báu cùng vô lượng trăm ngàn vạn các Thiên tử vây quanh nhắm đến phía Đông đỉnh núi chúa Tu-di-lưu hạ xuống, dựng cờ “nan hàng” thuần một màu xanh trên ngọn núi. Bấy giờ Thiên sứ Ma-na-bà lại đi đến chỗ Thiên vương Đâu-suất-đà. Đến nơi, tâu với Thiên vương Đâu-suất-đà thế này: “Xin ngài biết cho, Thiên vương Đế-thích có lời tâu bày rằng: “Bọn A-tu-la muốn đánh chư Thiên. Xin ngài đến hỗ trợ chúng tôi đến đó ra sức chiến đấu”. Thiên vương Đâu-suất-đà nghe rồi, liền nghó đến các chúng Thiên tử. Họ biết rồi đều đến hết, tụ tập bên Đại thiên vương Đâu-suất-đà. Đến nơi, liền chuẩn bị, cầm binh khí, cưỡi các thứ xe, cùng vây quanh, hạ xuống ở phía Nam núi chúa Tu-di-lưu, với vô lượng trăm nghìn vạn chúng tụ hội, dựng cờ “nan hàng” màu vàng ở trên ngọn núi. Bấy giờ Thiên sứ Ma-na-bà lại đến Thiên vương Hóa lạc tâu rằng: “Tâu Thiên vương Hóa lạc, xin ngài biết cho, vua Đế-thích có lời thế này: “Bọn A-tu-la muốn đánh chư Thiên”… tâu trình như trước… cho đến Thiên vương ấy cùng với vô lượng số trăm ngàn vạn chư Thiên tử đến, ai cũng trang bị áo giáp, cưỡi đủ các loại xe, xuống đến phía Tây núi Tu-di-lưu, dựng cờ “nan hàng” màu đỏ, ở trên ngọn núi. Cũng như thế, lên tâu với chư Thiên tử Tha hóa tự tại… tất cả đều như trên… Khi ấy Thiên chúng trang bị cầm binh khí, gấp đôi trời Hóa lạc, cùng vô lượng trăm Thiên tử, vô lượng ngàn Thiên tử, vô lượng trăm ngàn Thiên tử vây quanh, hạ xuống phía Bắc núi chúa Tu-di-lưu, dựng cờ “nan hàng” màu trắng ở trên ngọn núi. Bấy giờ Đế-thích thấy chư Thiên đã vân tập đông đủ, tâm nghó đến các Dạ-xoa trên không trung. Khi ấy chúng Dạ-xoa trên hư không đều nói: “Thiên vương Đế-thích đã nghó đến chúng ta”. Biết như vậy rồi, họ liền bảo nhau mặc giáp, cầm trượng, trang bị đầy đủ; đã trang bị rồi, cưỡi lên các thứ xe, đi đến trước trời Đế-thích, đứng sang một bên. Khi ấy trời Đế-thích lại nghó đến các Tiểu thiên vương và quyến thuộc trời Tam thập tam. Khi biết như vậy rồi, tất cả đều mặc giáp, trang bị vũ khí, cưỡi các loại xe đến trước Thiên vương. Khi ấy Đế-thích tự mặc các loại áo giáp và cầm binh khí, cưỡi các thứ xe, cùng Dạ-xoa trên không và các tiểu vương Tam thập tam thiên, sau trước vây quanh, ra khỏi thiên cung cùng A-tu-la đánh nhau. Chư Tỳ-kheo, bấy giờ, khi chư Thiên cùng A-tu-la đánh nhau, có những loại vũ khí màu sắc như thế này, đó là đao, tên, giáo, côn, vồ, chày, tên nhọn kim cang, tên diện, tên tạc, tên thốc, tên độc xỉ, tên ca-lăng-già diệp thốc, tên vi tế thốc, tên nỗ, những vũ khí như thế nhiều màu đẹp đẽ, do bảy báu tạo thành, đó là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não… dùng những cây trượng ấy, từ xa phóng đến thân A-tu-la, không dính, không hại, lơ lững lướt qua thân bọn chúng, lại cũng chẳng thấy thương tích, chỉ có xúc chạm vào là chịu thống khổ. Chư Tỳ-kheo, khí giới mà A-tu-la có trong khi cùng trời đánh nhau, sắc loại cũng tương tợ, cùng một loại bảy báu tạo thành, khi dính phải, lướt qua cũng không có dấu vết, chỉ do nhân duyên xúc chạm là chịu thống khổ. Chư Tỳ-kheo, chư Thiên cõi Dục khi cùng với A-tu-la đánh nhau, còn có các loại vũ khí màu sắc như thế, huống là bọn người thế gian. <節>KHỞI THẾ NHÂN BỔN <卷 id="521976585"> QUYỂN IX Phẩm 10: KIẾP TRỤ Chư Tỳ-kheo, thế gian có ba loại trung kiếp. Những gì là ba? Một là trung kiếp đao trượng, hai là trung kiếp cơ cẩn, ba là trung kiếp tật dịch. Thế nào gọi là trung kiếp đao trượng? Chư Tỳ-kheo, trung kiếp đao trượng là con người thời ấy, không có chánh hạnh, chẳng nói như pháp, tà kiến điên đảo, làm đủ mười nghiệp bất thiện. Chúng sanh khi ấy chỉ thọ mười tuổi. Chư Tỳ-kheo, khi con người thọ mười tuổi thì con gái sanh ra năm tháng đã lấy chồng, giống như ngày nay mười lăm tuổi đã lấy chồng. Chất đất ngày nay có tô du, sanh tô, đường tảng, đường cát, gạo thơm. Nhưng đến thời ấy, tất cả đều tiêu mất, chẳng sanh ra nữa. Khi con người thọ mười tuổi, dùng toàn loại lông thô của loài dê đen làm y phục, giống như loại áo Ca-thi-ca-kiều-xà-da, áo Sô-ma-tăng, áo Độ-cứu-la, áo Câu-lộ-ma-ta, áo Kiếp bối, áo Cam-bà-la bảo ngày nay, rất đẹp đẽ. Loại áo lông thô đó, cũng giống như vậy. Vào lúc ấy, con người chỉ ăn hạt cỏ, giống như gạo thơm ngày nay. Lại được cha mẹ thương yêu chỉ nguyện được mười tuổi, cho đó là thượng thọ. Như con người thời nay mong sống một trăm tuổi. Chư Tỳ-kheo, lúc con người thọ mười tuổi, có chúng sanh bất hiếu cha mẹ, không kính Sa-môn và Bà-la-môn, chẳng kính bậc Trưởng thượng. Nhưng những bậc này cũng được người khác cúng dường, khen ngợi, tôn trọng, giống như danh dự của người tu hành giáo pháp ngày nay không khác. Vì sao? Vì nghiệp của họ là như vậy. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, lúc con người thọ mười tuổi, không có tên thiện, cũng không có người tu hành mười điều thiện, phần nhiều, hầu hết đều làm điều ác. Chúng sanh thấy nhau, ai cũng sanh tâm giết hại, không còn lòng thương yêu, giống như thợ săn ngày nay ở trên núi, hoặc đầm vắng thấy các loài cầm thú chỉ khởi tâm giết hại. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ở vào thời ấy, đồ trang sức Anh lạc đeo trên thân người đều là đao trượng, giống như tràng hoa, bông tai, vòng cổ, xuyến, nhẫn, trâm trang điểm trên thân ngày nay, cùng loại không khác. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, vào thời ấy, trung kiếp sắp hết, trong vòng bảy ngày, tay chạm vào bất cứ vật gì, hoặc cỏ, hoặc cây, đất cục, ngói, đá, tất cả vật ấy đều biến thành đao trượng, mũi rất bén nhọn, hơn người chế tạo. Trong vòng bảy ngày, mọi người giành lấy để giết hại nhau. Tất cả đều tàn sát nhau, khi mạng chung đều rơi vào các đường ác, chịu khổ địa ngục. Vì sao? Vì họ đối với nhau sanh tâm sát hại, tâm ô trược, tâm ác, tâm không lợi ích, tâm không từ bi, tâm không trong sạch. Chư Tỳ-kheo, như vậy gọi là trung kiếp đao trượng. Chư Tỳ-kheo, thế nào gọi là trung kiếp cơ cẩn (đói khát)? Chư Tỳ-kheo, vào thời kỳ trung kiếp đói khát, mọi người đều không có pháp tu hành, tà kiến, điên đảo, làm đủ mười nghiệp bất thiện. Vì vậy, trời không mưa. Vì không có mưa nên đời đói khát, không có hạt giống, nhặt xương để sinh sống; lấy vỏ cây nuôi mạng. Thế nào gọi là nhặt xương để sinh sống? Chư Tỳ-kheo, lúc đói khát, mọi người, hoặc ra ngã tư đường, hoặc đường hẻm, thành quách, khắp các đạo lộ, thâu nhặt xương người, đổ nước đun sôi, lấy nước mà uống để nuôi sống. Vì vậy gọi là nhặt xương để sinh sống. Thế nào gọi là bóc vỏ nuôi mạng? Chư Tỳ-kheo, vào thời kỳ đói khát, mọi người vì quá đói nên bóc lấy vỏ cây, đổ nước đun sôi mà uống để nuôi mạng. Vì vậy gọi là bóc vỏ nuôi mạng. Chư Tỳ-kheo, chúng sanh khi ấy bị đói khát chết rồi đều sanh vào các đường ác, hoặc đọa vào trong chốn Diêm-la, gọi là ngạ quỷ, vì bọn họ xan tham tật đố, sợ các vật hết, giành nhau cất giấu. Chư Tỳ-kheo, vì vậy cho nên gọi là trung kiếp đói khát. Chư Tỳ-kheo, thế nào gọi là trung kiếp dịch bệnh? Chư Tỳ-kheo, con người khi ấy cũng muốn thực hành pháp, muốn nói như pháp, cũng muốn thực hiện sự hiểu biết không điên đảo, muốn thực hành đầy đủ mười điều thiện. Nhưng vào thời ấy, các người làm như pháp vì quá khứ không làm mười nghiệp thiện để vượt thắng quả báo nên đến nổi khiến loài phi nhân phóng, xả khí tai ương, dịch bệnh hoành hành. Lúc đó có nhiều người mạng chung. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong thời kỳ dịch bệnh, lại có loài phi nhân ở thế giới khác đến nơi này gây dịch bệnh. Vì sao? Vì họ phóng dật, làm việc phóng dật, cũng lại tiếp xúc với điều ác cho nên tâm họ bị não loạn, họ bị đoạt mất oai lực. Trong đó, có nhiều người phước mỏng, bị bệnh mạng chung. Thí như quốc vương, hoặc đại thần của vua giữ gìn thần dân, ở địa đầu đất nước, bố trí quân lính tuần canh. Bấy giờ phương khác có đạo tặc đến, vì lính tuần canh không cẩn thận, vì chểnh mảng nên bị giặc cướp nhất thời chém giết, hoặc phá nhà cửa, hoặc hủy thôn xóm, hoặc phá làng mạc, hoặc hủy quốc thành. Cũng giống như vậy, con người lúc ấy phóng dật nên phi nhân phương khác đến gây dịch bệnh, mạng chung hết cả, cũng lại như vậy. Lại nữa, vào lúc ấy, phi nhân phương khác khi đến gây dịch bệnh, tuy các chúng sanh không hành phóng dật nhưng loài quỷ ấy quá mạnh, cưỡng hại bức bách, cho họ tiếp xúc cái xấu ác, làm tâm họ bấn loạn, đoạt mất oai lực; trong đó có nhiều người ngộ bệnh mạng chung. Thí như nhà vua hoặc đại thần của vua vì để bảo vệ các tụ lạc nên bố trí, trấn giữ. Trong khi đó, giặc cướp phương khác đến xâm phạm quấy nhiễu. Tuy sự trấn giữ không chểnh mảng, phòng hộ cẩn trọng nhưng giặc kia quá mạnh, cưỡng hại bức bách, người ở đó cùng lúc bị giết hại, hoặc bị phá hủy nhà cửa thôn xóm làng mạc… nói lược như trên, cũng như thế. Chư Tỳ-kheo, ở trong kiếp dịch bệnh, con người ngộ bệnh, đau đớn mạng chung cũng như vậy. Sau khi mạng chung, họ đều được sanh lên các cõi trời. Vì sao? Vì họ không có tâm hại nhau, tâm không loạn động, tâm có lợi ích, tâm từ, tâm tịnh; khi sắp mạng chung họ hỏi thăm nhau: “Bệnh của bạn có thể chịu đựng chăng? Ít bị tổn hại chứ? Có ai thoát chăng? Có ai khỏi chăng? Có ai bị bệnh gì khác chăng?” Chư Tỳ-kheo, do ý nghóa đó, họ được sanh lên cõi trời. Vì vậy gọi là trung kiếp dịch bệnh. Chư Tỳ-kheo, đó là ba thứ trung kiếp của thế gian.  PHẨM 11: TRỤ THẾ Chư Tỳ-kheo, trong thế gian, có bốn cái vô lượng chẳng thể lường được, chẳng thể cân được, chẳng thể nghó bàn được. Hoặc trời, hoặc người, những vị toán số trong đời, muốn nắm được số lượng ấy là bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu trăm ngàn năm, bao nhiêu ức năm, bao nhiêu trăm ức năm, bao nhiêu ngàn ức năm, bao nhiêu trăm ngàn ức năm, cũng không bao giờ được. Bốn điều ấy là gì Chư Tỳ-kheo, đó là sự tồn tại của thế giới. Điều này chẳng thể tính toán mà biết được là bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu trăm ngàn năm, bao nhiêu ức năm, bao nhiêu trăm ức năm, bao nhiêu ngàn ức năm, bao nhiêu trăm ngàn ức năm. Chư Tỳ-kheo, sự hoại diệt của thế giới sau khi tồn tại cũng chẳng thể tính đếm mà biết được là bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu trăm ngàn năm, bao nhiêu ức năm, bao nhiêu trăm ức năm, bao nhiêu ngàn ức năm, bao nhiêu trăm ngàn ức năm. Chư Tỳ-kheo, sự hình thành của thế giới sau khi hoại diệt, điều này cũng chẳng thể tính toán mà biết được là bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu trăm ngàn năm, bao nhiêu ức năm, bao nhiêu trăm ức năm, bao nhiêu ngàn ức năm, bao nhiêu trăm ngàn ức năm. Chư Tỳ-kheo, thế giới tồn tại sau khi hình thành, điều này cũng chẳng thể tính đếm mà biết được là bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu trăm ngàn năm, bao nhiêu ức năm, bao nhiêu trăm ức năm, bao nhiêu ngàn ức năm, bao nhiêu trăm ngàn ức năm. Chư Tỳ-kheo, đây gọi là bốn thứ vô lượng, chẳng thể lường được, chẳng thể cân được, chẳng thể nghó bàn được, chẳng thể tính đếm được, hoặc trời hoặc người, không có ai tính đếm mà có thể biết được là bao nhiêu trăm ngàn vạn năm, bao nhiêu trăm ngàn vạn ức năm. Chư Tỳ-kheo, ở phương Đông cõi này, có các thế giới chuyển biến trụ và hoại, không có thời gian ngừng nghỉ; hoặc có thế giới chuyển thành, chuyển trụ, chuyển hoại. Chư Tỳ-kheo, phương Nam, Tây Bắc, việc chuyển thành, chuyển trụ, chuyển hoại, cũng lại như vậy. Chư Tỳ-kheo, thí như bánh xe có năm bộ phận, trừ trục ra, xoay chuyển không ngừng, không có thời gian tạm nghỉ, nói lược như trên. Lại như cơn mưa mùa hạ, hạt mưa to, nối nhau rơi xuống không có gián đoạn. Cũng như phương Đông, sự chuyển thành, trụ, hoại của các phương Nam, Tây, Bắc không có lúc dừng nghỉ, cũng lại như thế. Chư Tỳ-kheo, ở trong khoảng thời gian ấy, lại có ba tai họa. Ba họa ấy là gì? Một là tai họa về lửa, hai là tai họa về nước, ba là tai họa về gió. Trong thời gian bị tai họa về lửa, chư Thiên Quang âm khỏi bị tai họa ấy; thời kỳ tai họa về nước, chư Thiên Biến tịnh khỏi bị tai họa ấy. Thời kỳ tai họa về gió, chư Thiên Quảng quả khỏi bị tai họa ấy. Thế nào là tai họa về lửa? Chư Tỳ-kheo, thời kỳ tai họa về lửa, các chúng sanh có làm việc lành, nói năng như pháp, thành tựu chánh kiến không có điên đảo, thực hiện đầy đủ mười nghiệp thiện, đắc tầng thiền thứ hai Vô giác quán mà không dụng công tu, tự nhiên chứng đắc. Bấy giờ bọn chúng sanh ấy dùng sức thần thông, trụ trên hư không, trụ các cõi tiên, trụ các cõi trời, trụ cõi phạm hạnh. Trụ như vậy rồi, họ hưởng thọ cái vui Vô giác quán của tầng thiền thứ hai, chứng biết như vậy, thành tựu đầy đủ, thân hoại liền sanh cõi trời Quang âm. Chúng sanh cõi Địa ngục, chúng sanh cõi Súc sanh, cõi Diêm-ma-la, cõi A-tu-la, cõi Tứ thiên vương, trời Tam thập tam, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại và trời Ma thân cho đến Phạm thế, các chúng sanh sanh vào Nhân gian đều thành tựu Vô giác vô quán, chứng biết an lạc. Khi thân hoại, liền sanh cõi trời Quang âm. Tất cả sáu đường đều chấm dứt. Đó gọi là thế gian chuyển tận. Chư Tỳ-kheo, thế nào gọi là thế gian trụ rồi chuyển hoại? Chư Tỳ-kheo, vào thuở đó, thời gian lâu xa vô lượng, thiên hạ hạn hán, không mưa. Tất cả cỏ cây đều khô cháy chẳng mọc lại. Thí như cỏ lau cắt khi còn non, không có nước mưa, khô cháy mục nát, không thể mọc lại. Cũng như vậy, chư Tỳ-kheo, trời lâu không mưa, tất cả cỏ cây đều khô cháy. Chư Tỳ-kheo, tất cả các hành cũng vậy, vô thường, chẳng tồn tại lâu dài, không bền chắc, không tự tại, là pháp phá hoại, nên chán bỏ, nên cầu giải thoát. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, vào thời ấy, có gió lớn Ca-lê-ca thổi tám vạn bốn ngàn do-tuần nước biển lớn giạt ra, rồi ở dưới liền xuất hiện cung điện mặt trời, thổi mặt trời lên khỏi biển đặt ở lưng chừng núi chúa Tu-di-lưu, cách bốn vạn hai ngàn do-tuần, trong quỹ đạo mặt trời. Chư Tỳ-kheo, đây gọi là mặt trời thứ hai xuất hiện ở thế gian. Các ao, hồ, sông, ngòi nhỏ, tất cả đều khô cạn, không còn cái nào. Chư Tỳ-kheo, tất cả các hành đều vô thường… nói lược như trên… cầu thoát khỏi. Lại nữa, chư Tỳ-kheo,… nói lược như trên… gió lớn thổi nước biển, xuất hiện cung điện mặt trời, đặt ở quỹ đạo mặt trời. Đó là mặt trời thứ ba xuất hiện ở thế gian. Tất cả các ao lớn, hồ lớn, sông lớn và vô số tất cả sông lớn đề khô cạn, không còn cái nào. Các hành cũng vậy… Và như thế, mặt trời thứ tư xuất hiện ở thế gian, các sông và ao hồ lớn như ao lớn Thiện hiện, ao lớn A-na-bà-đạt-đa, ao lớn Mạn-đà-kỳ-ni, ao lớn Xà mãn thảy đều khô cạn, không còn cái nào. Các hành cũng thế… Và cũng như thế, mặt trời thứ năm xuất hiện ở thế gian, nước biển lớn dần dần khô cạn, lúc đầu độ vơi bằng mắt cá, rồi vơi dần cho đến độ vơi bằng tới đầu gối, rồi vơi nữa cho đến nửa thân, rồi một thân, rồi hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy thân… rồi vơi đến khô cạn. Chư Tỳ-kheo, lúc năm mặt trời xuất hiện, nước biển lớn vơi dần… từ nửa cây Đa-la, cho đến một cây Đa-la, hoặc hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy cây Đa-la,… vơi đến nửa câu-lô-xá, hoặc một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy câu-lô-xá, cho đến vơi nửa do-tuần, hoặc hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy do-tuần, cho đến một trăm do-tuần, hoặc hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy trăm do-tuần… Chư Tỳ-kheo, lúc mặt trời xuất hiện, nước biển lớn vơi một ngàn do-tuần, cho đến hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy ngàn do-tuần… Chư Tỳ-kheo, lúc mặt trời xuất hiện ở thế gian, nước biển lớn vơi cho đến lúc còn lại bảy ngàn do-tuần, hoặc xuống còn sáu, năm, bốn, ba, hai, một ngàn do-tuần. Cứ như vậy cho đến lúc mực nước còn lại bảy trăm do-tuần, hoặc xuống còn sáu, năm, bốn, ba, hai, một trăm do-tuần, hoặc mực nước còn bảy do-tuần, hoặc còn lại sáu, năm, bốn, ba, hai, một do-tuần. Rồi mặt nước vơi dần, còn lại bảy câu-lô-xá, cho đến mực nước còn lại cho đến sáu, năm, bốn, ba, hai, một câu-lô-xá. Chư Tỳ-kheo, trong thời kỳ năm mặt trời xuất hiện ở thế gian, nước biển lớn kia, sâu còn bảy cây Đa-la, hoặc còn lại sáu, năm, bốn, ba, hai, một cây Đa-la; hoặc mức nước còn lại độ sâu bằng bảy người, hoặc mức nước còn lại sáu, năm, bốn, ba, hai, một người, hoặc nửa người, hoặc đến đầu gối, cho đến mắt cá. Lại trong thời kỳ năm mặt trời, nước trong biển lớn còn sót lại chút ít như chút ít nước trong dấu chân trâu khi mưa thu không khác. Thời kỳ năm mặt trời, nước trong biển lớn kia cũng lại như thế. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong thời kỳ năm mặt trời, trong biển lớn kia, ở tất cả nơi, cho đếùn nước bùøn cũng không còn. Chư Tỳ-kheo, tất cả các hành cũng lại như thế, vô thường không dài lâu, tạm thời thoáng chốc… nói lược cho đến, đáng nhàm chán, đáng xa lìa, nên cầu ra khỏi. Lại nữa, chư Tỳ-kheo,… nói lược như trên, cho đến khi sáu mặt trời xuất hiện ở thế gian, bốn châu lớn và tám vạn bốn ngàn châu nhỏ, các núi lớn, núi chúa Tu-di-lưu, thảy đều bốc khói, bốc mãi bốc mãi, giống như người thợ gốm khi muốn nung đồ đất; trên đồ đất, ngọn lửa cùng lúc phát khởi, lửa đó rất mạnh, phủ kín khắp cả. Bốn châu lớn và các núi bốc khói mãnh liệt, cũng lại như thế,… nói lược cho đến các hành vô thường, nên cầu ra khỏi. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, lược nói như trên, khi bảy mặt trời xuất hiện, bốn châu lớn và tám vạn bốn ngàn châu nhỏ, các núi lớn khác và núi chúa Tu-di-lưu thảy đều cháy trụi, nước mạch dưới đất cũng đều khô cạn; địa đại đã hết thì phong đại cũng hết. Khi hỏa đại bốc cháy như thế, phần trên núi chúa Tu-di-lưu bảy trăm do-tuần, ngọn núi ngã đổ; ngọn lửa ấy bốc cháy, gió thổi thiêu cháy cung điện Phạm thiên, cho đến trời Quang âm. Trong đó có các Thiên tử sanh sau ở dưới cung điện Quang âm chẳng biết kiếp thế gian chuyển hoại, chuyển thành và chuyển trụ nên sanh sợ hãi, kinh khiếp run rẩy, nói với nhau: “Chẳng lâu nữa ngọn lửa sẽ thiêu đốt các cung điện Quang âm”. Khi ấy các Thiên tử ở tại cõi trời Quang âm từ trước biết rõ sự hoại, thành, trụ của kiếp thế gian, trấn an các Thiên tử hậu sanh: “Quý vị đừng sợ, đừng sợ! Vì sao? Này quý vị, khi xưa có ngọn lửa đỏ cũng đến nơi ấy”. Khi đó các Thiên tử nghe lời ấy rồi, liền nhớ lại ánh sáng thuở xưa, nhớ nghó rằng ánh sáng kia chẳng lìa tâm, cho nên có tên là Quang thiên. Lửa kia như thế, bùng cháy rất lớn, rực đỏ mãnh liệt, thiêu đốt thành tro bụi, chẳng còn lại gì; nên biết phân biệt như thế. Chư Tỳ-kheo, các hành cũng thế, nói lược… cho đến nên cầu thoát khỏi. Chư Tỳ-kheo, thế gian hoại rồi lại thành như thế nào? Chư Tỳ-kheo, vào thuở ấy, lâu xa vô cùng, thời gian chẳng thể tính đếm, mây ùn ùn nổi lên cho đến che khắp cả thế giới Phạm thiên. Che như thế rồi, mưa lớn trút xuống, hạt mưa rất to, giống như trục bánh xe, hoặc như cái chày, trải qua nhiều năm, trăm ngàn vạn năm, khối nước mưa kia dần dần tăng lên cho đến thế giới Phạm thiên thì dừng lại, nước ấy đầy khắp. Khối nước ấy có bốn luồng gió giữ lại. Những gì là bốn? Một là trụ, hai là an trụ, ba là bất đọa, bốn là lao chủ. Sau khi cơn mưa chấm dứt, bấy giờ khối nước ấy tự hạ xuống vô lượng trăm ngàn do-tuần. Vào lúc ấy, bốn phương cùng lúc, có bốn ngọn gió lớn thổi lên. Gió ấy tên là A-na-tỳ-la, thổi khối nước kia làm ba đào nổi dậy cuồn cuộn không dừng; ở giữa tự nhiên sanh ra khối bọt, nhưng bọt ấy bị ngọn gió lớn A-na-tỳ-la thổi ném lên trên không, tạo ra các cung điện đẹp đẽ khả ái bằng bảy báu xen lẫn, đó là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não… Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy, chư Thiên Phạm thân có cung điện với các tường vách xuất sanh ở thế gian. Chư Tỳ-kheo, tạo như thế rồi, khi ấy, khối nước kia liền hạ xuống vô lượng trăm ngàn vạn do-tuần… nói lược như trên, gió bốn phương nổi dậy, tên là gió lớn A-na-tỳ-la, thổi ném khối bọt thành cung điện tên là Ma thiên thân; tường vách chỗ ở như trời Phạm thân, không khác, chỉ có màu sắc, báu vật, tinh diệu sai khác chút ít. Cứ như thế, tạo tác cung điện tường vách chư Thiên Tha hóa tự tại, chư Thiên Hóa lạc. Kế đến, tạo tác cung điện chư Thiên Đâu-suất-đà, tiếp là cung điện chư Thiên Dạ-ma. Cứ như vậy, theo thứ tự xuất hiện đầy đủ đều giống như chư Thiên Phạm thân. Chư Tỳ-kheo, khi ấy khối nước kia dần dần hạ xuống vô lượng trăm ngàn vạn do-tuần, nhỏ lại dần, rồi dừng lại. Từ khối nước ấy, quanh bốn phía, tự nhiên nổi bọt, dừng trên mặt nước, dày sáu mươi tám trăm ngàn do-tuần, rộng vô cùng. Giống như trong ao suối và đầm hồ, khắp bốn phía, có bọt nổi lên phủ trên mặt nước, đứng yên. Cũng như thế, chư Tỳ-kheo, trong khối nước kia, khắp bốn phía, bọt nước nổi lên, đứng yên, dày sáu mươi tám trăm ngàn do-tuần, rộng vô lượng, cũng lại như thế. Chư Tỳ-kheo, khi ấy, gió lớn A-na-tỳ-la kia thổi bọt nước ấy liền tạo thành hình dáng núi chúa Tu-di-lưu, kế đến tạo thành quách, nhiều màu đẹp đẽ, do bốn báu tạo thành, đó là các loại báu vi diệu vàng, bạc, lưu ly, pha lê … Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy, thế gian này mới có núi chúa Tu-di-lưu xuất hiện như vậy. Chư Tỳ-kheo, lại vào lúc ấy, gió lớn Tỳ-la thổi bọt nước kia lên phần trên núi chúa Tu-di-lưu, bốn phía tạo thành tất cả ngọn núi, mỗi ngọn cao bảy trăm do-tuần, nhiều màu đẹp đẽ, bảy báu tạo thành, đó là các loại báu xa cừ, mã não… do nhân duyên ấy, thế gian xuất hiện các ngọn núi cao. Cứ như thế, ngọn gió kia, tiếp đến thổi bọt nước, tạo tác cung điện cho chúng chư Thiên tam thập tam. Kế đến, phía Đông, Tây, Nam, Bắc ở lưng chừng núi chúa Tu-di-lưu, cách bốn vạn hai ngàn do-tuần, tạo tác các cung điện cho bốn Đại thiên vương, dựng thành, tường vách nhiều màu bằng bảy báu, đẹp đẽ khả ái. Tạo dựng như vậy xong rồi, bấy giờ ngọn núi kia lại thổi bọt nước tới nửa sườn núi chúa Tu-di-lưu, cách bốn vạn bốn ngàn do-tuần, tạo thành cung điện lớn cho Nguyệt thiên tử, nhiều màu bằng bảy báu, hoàn hảo trang nghiêm. Tạo tác như thế rồi, gió kia lại thổi bọt bảy ngày tạo cung điện thành quách, lầu gác cho Nhật thiên tử, nhiều màu bằng bảy báu, vạn phần đẹp đẽ. Do nhân duyên ấy, thế gian mới có bảy cung điện mặt trời hiện diện. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ngọn gió kia thổi khối nước ấy lên núi chúa Tu-di-lưu, tạo ba thành quách đẹp đẽ, nhiều màu bằng bảy báu, cho đến… đó là xa cừ, mã não… do đó có thành quách xuất hiện ở thế gian. Chư Tỳ-kheo, khi ấy, ngọn gió lớn A-na-tỳ-la, kế đến thổi bọt nước đến trên mặt biển cao một vạn do-tuần, tạo cung điện thành quách pha lê cho các Dạ-xoa hư không. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy, thế gian mới có cung điện thành quách Dạ-xoa hư không xuất hiện như thế. Chư Tỳ-kheo, khi đó ngọn gió lớn A-na-tỳ-la, tiếp theo, thổi bọt nước đến phía Đông, Tây, Nam, Bắc núi chúa Tu-di-lưu, mỗi bên cách núi một ngàn do-tuần, ở dưới biển lớn, tạo ra thành quách A-tu-la ở bốn phía, nhiều màu bằng bảy báu, đẹp đẽ khả ái. Do đó thế gian mới có thành quách A-tu-la ở bốn phía xuất hiện như thế. Lại nữa, gió lớn A-na-tỳ-la thổi khối bọt nước kia đặt một nơi bên ngoài núi chúa Tu-di-lưu, tạo một núi khác tên là Khư-đề-la-ca. Núi ấy cao rộng mỗi mặt đều bốn vạn hai ngàn do-tuần, nhiều màu bằng bảy báu, hoàn hảo trang nghiêm, đẹp đẽ khả quan. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy, thế gian mới có núi Khư-đề-la-ca xuất hiện như thế. Lại nữa, ngọn gió lớn A-na-tỳ-la thổi bọt nước ấy ra ngoài núi Khư-đề-la-ca, đặt ở một chỗ, tạo một núi tên là Y-sa-đà-la. Núi ấy cao, rộng mỗi chiều hai vạn một ngàn do-tuần, nhiều màu khả ái, do bảy báu là xa cừ mã não… tạo thành. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên đó nên thế gian mới có núi Y-sa-đà-la xuất hiện như thế. Lại nữa, ngọn gió lớn A-na-tỳ-la thổi bọt nước kia ném ở ngoài núi Y-sa-đà-la, ngay nơi ấy tạo một núi tên là Do-càn-đà-la. Núi ấy cao, rộng mỗi chiều một vạn hai ngàn do-tuần, nhiều màu khả ái. Cho đến được tạo thành bằng bảy báu như xa cừ, mã não… Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy, thế gian mới có tên núi chúa Do-càn-đà-la xuất hiện. Cứ như thế, tiếp đến tạo núi Thiện hiện, cao rộng bằng nhau sáu ngàn do-tuần; tiếp theo, tạo núi Mã phiến đầu, cao rộng bằng nhau ba ngàn do-tuần. Lại tạo núi Vi-dân-đà-la, cao rộng một ngàn hai trăm do-tuần. Tiếp đến, tạo núi Tỳ-na-da-ca, cao rộng bằng nhau sáu trăm do-tuần. Kế đến, tạo núi Luân viên, cao rộng bằng nhau ba trăm do-tuần, nhiều màu khả ái, đó là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não… là bảy báu tạo thành, nói đủ như trên, như sự tạo tác núi Khư-đề-la-ca không khác. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy, thế gian mới có núi Luân viên xuất hiện. Lại nữa, ngọn gió lớn A-na-tỳ-la thổi bọt nước ấy tan ra, đặt ngoài bốn phía núi Luân viên, làm thành bốn châu lớn và tám vạn châu nhỏ; các núi lớn…theo thứ tự xuất hiện. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy, thế gian mới có bốn châu lớn và tám vạn châu nhỏ, và núi lớn, theo thứ tự xuất hiện. Lại nữa, ngọn gió lớn A-na-tỳ-la thổi bọt nước kia đặt ngoài bốn châu lớn, và tám vạn châu nhỏ, núi chúa Tu-di-lưu và các núi lớn khác, đứng yên một chỗ, gọi là núi Đại luân viên, cao rộng bằng nhau, sáu trăm tám mươi vạn do-tuần, thật vững chắc, do kim cương tạo thành, khó hư hoại. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy, núi Đại luân viên xuất hiện ở thế gian. Lại nữa, ngọn gió lớn A-na-tỳ-la thổi xoáy đại địa, dần dần sâu xuống, ngay tại chỗ ấy, khối nước lớn, bỗng nhiên dồn lại. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên đó, trong thế gian mới có biển lớn như thế xuất hiện. Lại vì nhân duyên gì nước biển lớn mặn không dùng trong ăn uống được? Chư Tỳ-kheo, điều này có ba duyên. Những gì là ba? Một là từ sau trận hỏa tai, trong thời gian lâu xa vô lượng, có đám mây lớn dày đặc nổi lên, đứng yên che kín cho đến Phạm thiên. Rồi sau đó mưa xuống, hạt mưa to, nói đủ như trên. Nước mưa lớn ấy tẩy rửa các cung điện của trời Phạm thân, rồi kế đến rửa cung điện của chư Thiên Ma thân, cung điện chư Thiên Tha hóa tự tại, cung điện Dạ-ma, rửa đi rửa lại, rửa mãi như thế. Khi rửa những cung điện ấy, các vị mặn, cay, đắng đều chảy xuống hết. Kế đến rửa thân núi chúa Tu-di-lưu và bốn châu lớn, tám vạn châu nhỏ, các núi lớn khác và núi Luân viên… Khi tẩy rửa như thế, nước chảy rửa thấm những vị mặn, đắng, cay có ở trong đó nhất thời đều chảy xuống, rơi vào trong biển. Chư Tỳ-kheo, đây là nhân duyên thứ nhất, khiến nước biển lớn mặn không uống được. Lại nữa, nước biển lớn là chỗ cư trú của các đại thần, chúng sanh có thân to lớn. Những chúng sanh nào có thân to lớn? Đó là cá, ba ba, ểnh ương, cá rái, rồng có sừng, cung-tỳ-la-đê-ma-da-đê-mị-di-la-đê, mị-đâu-la-đâu-la-kỳ-la… Trong số đó có loài thân một trăm do-tuần, hoặc có loài hai trăm, ba, bốn, năm, sáu, bảy trăm do-tuần; thân lớn như thế, ở tại trong biển; các loại phân tiểu của chúng lưu xuất đều ở trong biển. Do nhân duyên ấy, nước biển mặn đắng, không uống được. Chư Tỳ-kheo, đây là nhân duyên thứ hai làm cho nước biển mặn đắng. Lại nữa, nước biển lớn, thuở xưa bị các tiên nhơn chú nguyện. Tiên nhơn chú nguyện rằng: “Nguyện cho ngươi thành vị mặn, chẳng thể uống được!” Chư Tỳ-kheo, đây là nhân duyên thứ ba khiến nước biển lớn mặn không uống được. Lại nữa, do nhân duyên gì mà sự nóng bức thiêu đốt thế gian xuất hiện? Chư Tỳ-kheo, nếu thế giới này, khi kiếp sơ chuyển biến, thì vào thời kỳ ấy, ngọn gió lớn A-na-tỳ-la dồn lại thổi sáu thành quách cung điện mặt trời đặt vào dưới nước biển lớn; chỗ đặt mặt trời ấy, khối nước lớn ngay chỗ ấy đều tiêu hết, chẳng chảy đâu được. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy thế gian mới có sức nóng thiêu đốt xuất hiện. Đó gọi là thế gian chuyển hoại rồi trụ. Lại nữa, thế nào gọi là thế gian chuyển hoại rồi thành trụ? Chư Tỳ-kheo, thí như hiện nay thế gian thành rồi, trụ lập như vậy, có hỏa tai, ở trong đó, tại sao lại có thủy tai? Chư Tỳ-kheo, trong thời kỳ kiếp thủy tai, loài người hành như pháp, nói lời như pháp, thành tựu chánh kiến, không có điên đảo, giữ mười hạnh lành. Các người ấy thường đắc tầng thiền thứ ba là Vô hỷ mà chẳng nhọc công sức, không có mệt mỏi, tự nhiên chứng đắc. Khi ấy các chúng sanh kia được trụ trong đạo phạm hạnh của chư Thiên, chư Tiên trên hư không; được trụ trong ấy rồi, đắc “ly hỷ khoái lạc”, liền tự nói: “Chư vị, thật vui sướng! Tầng thiền thứ ba này vui sướng như thế”. Bấy giờ các chúng sanh ở nơi ấy đồng hỏi chúng sanh đắc thiền kia. Bọn họ đáp: “Lành thay, chư vị, đây là tầng thiền thứ ba là Vô hỷ, nên biết như thế”. Các chúng sanh ấy biết đã thành tựu tầng thiền thứ ba là Vô hỷ như vậy; thành tựu rồi chứng, chứng rồi tư duy; tư duy rồi an trú; khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi trời Biến tịnh. Như vậy, chúng sanh từ dưới địa ngục, trong cõi Diêm-la, trong cõi A-tu-la, trời Tứ thiên vương lên đến trời Phạm thế, và các chúng sanh từ trời Quang âm trở xuống, ở tất cả nơi, tất cả cõi đều dứt hết. Chư Tỳ-kheo, như vậy gọi là thế chuyển. Lại nữa, thế nào gọi là thế gian chuyển rồi hoại? Chư Tỳ-kheo, có một thuở, thời gian lâu xa vô lượng, mây giăng cùng khắp cho đến chư Thiên Quang âm, rồi mưa nước tro nóng xuống, trải vô lượng năm… nói lược… cho đến trăm ngàn ức năm. Chư Tỳ-kheo, nước tro nóng ấy, lúc mưa xuống, các cung điện trên trời Quang âm đều tiêu rụi hết, không còn hình bóng vi trần có thể biết được. Thí như lấy váng sữa, kem sữa… bỏ vào trong lửa, cháy tiêu hết, không còn hình dạng để có thể nghiệm biết được, cũng như thế. Loại nước tro nóng kia khi mưa xuống làm tiêu các cung điện của chư Thiên Quang âm, cũng lại như thế, không còn hình dáng có thể biết. Chư Tỳ-kheo, các hành vô thường, phá hoại ly tán, lưu chuyển tiêu diệt, chỉ trong khoảnh khắc, cũng lại như vậy, đáng chán, đáng sợ, nên cầu thoát khỏi. Chư Tỳ-kheo, cũng vậy, các cung điện của chư Thiên Phạm thân, Ma thân, Hóa lạc, Tha hóa tự tại, Đâu-suất, Dạ-ma đều bị mưa tro nóng tiêu diệt, nói lược như trên, giống như váng sữa bỏ vào lửa cháy tiêu mất dạng, không còn hình tướng, cũng lại như vậy… cho đến tất cả các hành vô thường, nên cầu thoát ly. Chư Tỳ-kheo, nước tro nóng ấy khi mưa xuống bốn châu lớn, tám vạn châu nhỏ, các núi khác, núi Tu-di-lưu, đều tiêu hủy hết, không còn hình tướng để có thể ghi nhận được, nói đủ như trên, phải nên nhàm chán. Sự biến đổi như thế chỉ có người chứng kiến mới tin thôi. Đó gọi là thế gian chuyển trụ rồi chuyển hoại. Lại nữa, thế nào gọi là chuyển hoại rồi thành? Chư Tỳ-kheo, vào thuở ấy, mây nổi lên, mưa lớn xuống, trải qua nhiều năm, nổi gió thổi bọt nước lên tạo cung điện chư Thiên, nói đủ như sự việc của hỏa tai… cho đến như vậy là thủy tai. Lại nữa, thế nào là phong tai? Chư Tỳ-kheo, trong thời kỳ phong tai, các chúng sanh tu hành như pháp, thành tựu chánh niệm, sanh vào tầng thiền thứ tư, trời Quảng quả. Chúng sanh ở địa ngục bỏ thân, trở lại nhân gian, tu hạnh thanh tịnh, thành tựu Tứ thiền. Cũng giống như thế, loài Súc sanh, cõi Diêm-ma, cõi A-tu-la, trời Tứ thiên vương, trời Tam thập tam, Dạ-ma, Đâu-suất, Hóa lạc, Tha hóa và Ma thân, Phạm thế, Quang âm, Biến tịnh, Thiểu quang… thành tựu Tứ thiền, nói đủ như trước. Chư Tỳ-kheo, đó gọi là thế gian chuyển thành. Thế nào là chuyển hoại? Chư Tỳ-kheo, vào thuở nọ, thời gian lâu xa vô lượng, có gió lớn nổi lên; gió lớn ấy gọi là Tăng-già-đa (dịch là Hòa hiệp). Chư Tỳ-kheo, gió Hòa hiệp ấy thổi cung điện chư Thiên Biến tịnh, làm cho chúng va chạm nhau mà hoại diệt, không còn hình dạng có thể nhận biết. Thí như tráng só nắm hai dụng cụ bằng đồng ở trong hai tay cọ xát nhau phá hủy hoại diệt, không còn hình dạng có thể biết được, gió hòa hiệp kia thổi cung điện trời Biến tịnh ma xát, hoại diệt, cũng giống như vậy. Chư Tỳ-kheo, tất cả các hành đều vô thường, hoại diệt, giây lát, không dài lâu… cho đến đáng chán, nên cầu thoát khỏi. Lần lượt như thế, thổi cung điện chư Thiên Quang âm, thổi cung điện trời Phạm thân, cung điện chư Thiên Ma thân, Tha hóa tự tại, Hóa lạc, Dạ-ma, đụng nhau, va nhau, cọ nhau, diệt nhau, không còn hình, không còn tướng, không còn bóng, không còn mảy bụi, để có thể thấy dạng. Chư Tỳ-kheo, tất cả các hành, cũng giống như thế, hư hoại không bền, không có chân thật, phải nên nhàm chán xa lìa, sớm cầu thoát khỏi. Chư Tỳ-kheo, gió lớn Tăng-già-đa kia thổi bốn châu lớn, tám vạn châu nhỏ và các núi lớn, núi chúa Tu-di-lưu, nhấc bổng lên một câu-lô-xá, rồi phân tán, hoại diệt; hoặc cao hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy câu-lô-xá, rồi phân tán hoại diệt; hoặc thổi nhấc cao một do-tuần, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy do-tuần, hoặc thổi nhấc cao trăm do-tuần, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy trăm do-tuần, rồi phân tán hoại diệt; hoặc thổi nhấc cao một ngàn do-tuần, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy ngàn do-tuần; hoặc lại nhấc cao trăm ngàn do-tuần rồi phân tán phá hoại. Như thế, gió ấy thổi phá hủy tan hoại không còn hình, không còn dáng, không còn lại hạt vi trần nào để có thể biết được. Thí như có một người đàn ông khoẻ mạnh, tay nắm một cục bột bóp nát, ném vào hư không, bay tứ tán, không còn hình, không còn ảnh cũng như thế. Gió kia thổi phá các châu, các núi cũng lại như thế. Chỉ có người thấy mới có thể tin. Đây gọi là thế gian chuyển trụ rồi hoại. Lại nữa, thế gian hoại rồi chuyển thành như thế nào? Chư Tỳ-kheo, vào thuở nọ, trải qua nhiều năm lâu xa vô lượng, mây đen nổi lên, che khắp thế gian, cho đến chỗ ở của chư Thiên Biến tịnh. Che phủ như thế rồi, mưa lớn liền đổ xuống. Giọt mưa to lớn giống như trục xe, hoặc như cái chày, liên tục đổ xuống. Trải qua nhiều trăm ngàn vạn năm như thế, lượng nước mưa kia sâu rộng to lớn, cho đến trời Biến tịnh. Lượng nươc đầy ắp đó, có bốn thứ gió giữ lại… như trên đã nói… cho đến thổi bọt nước tạo cung điện Biến tịnh, nhiều màu, bằng bảy báu hiện ra rõ ràng; tất cả đều như hỏa tai, thủy tai, thứ lớp như đã nói. Chư Tỳ-kheo, đó gọi là thế gian hoại rồi chuyển thành. Thế nào là thế gian chuyển thành rồi trụ? Chư Tỳ-kheo, thí như ngày nay, thế gian trời người chuyển thành rồi trụ. Chư Tỳ-kheo, tuần tự như thế, có gió thổi… Đây gọi là tam tai của thế gian.  Phẩm 12: TỐI THẮNG 1 Lại nữa, chư Tỳ-kheo, qua thời gian, thế gian chuyển rồi, khi thành như thế, chúng sanh phần nhiều được sanh lên cõi trời Quang âm. Khi sanh lên cõi trời ấy, thân tâm họ an vui, dùng niềm hoan hỷ làm thức ăn, tự nhiên có ánh sáng; lại có thần thông, đi trên hư không, có sắc đẹp thù thắng, tuổi thọ dài lâu, sống trong an lạc. Chư Tỳ-kheo, thời ấy thế gian chuyển hoại; khi nó chuyển hoại, hư không trống rỗng; ở trong cung Phạm, có một chúng sanh trên trời Quang âm phước nghiệp đã hết, từ trời Quang âm xuống, sanh vào trong cung điện Phạm, không do bào thai, bỗng nhiên hóa có. Vị trời Phạm ấy tên là Sa-bà-ba-đế. Vì vậy, có tên này xuất hiện. Chư Tỳ-kheo, khi đó lại có các chúng sanh khác, phước nghiệp và tuổi thọ hết, từ cõi trời Quang âm bỏ thân rồi, sanh ở nơi đó, thân hình đẹp đẽ, cũng dùng hoan hỷ làm thức ăn, tự nhiên có ánh sáng, có sức thần thông, bay đi trên không, sắc thân tối thắng, tồn tại lâu dài ngay nơi chốn này. Khi họ sống ở đây như vậy, không có nam nữ, không có tốt xấu, chỉ có chúng sanh và tên chúng sanh, chỉ có tên như vậy. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ở thời kỳ ấy, trên đại địa đó, xuất hiện lớp mỡ đất, ngưng đọng lại. Thí như có người nấu sữa xong, trên mặt sữa có một lớp màng mỏng đóng lại, hoặc trên mặt nước có lớp màng mỏng đóng lại, cũng như thế. Chư Tỳ-kheo, hoặc lại thời kỳ ấy, trên đại địa đó xuất hiện một loại mỡ đất, ngưng đọng lại. Thí như váng sữa tụ lại, rồi thành ra kem có hình sắc, tướng mạo như vậy, vị nó giống như mật không có sáp. Bấy giờ các chúng sanh ở nơi ấy, trong đó có chúng sanh có tánh tham, nghó như thế này: “Nay ta cũng có thể dùng ngón tay lấy vị này nếm thử để biết đây là vật gì”. Chúng sanh ấy nghó như thế rồi, liền dùng ngón tay chọt sâu xuống một lóng, lấy vị đất kia bỏ vào miệng nếm. Nếm rồi thích ý, cứ nếm như thế qua một lần, hai lần, ba lần, liền sanh tham đắm. Kế đến dùng tay bốc, dần dần dùng tay hốt, sau lại bốc hốt tùy ý mà ăn. Khi chúng sanh dùng tay bốc hốt ăn, lại có bọn người khác thấy các chúng sanh kia ăn như thế liền bắt chước tranh nhau lấy ăn. Chư Tỳ-kheo, khi các chúng sanh ấy dùng tay bốc hốt vị đất kia ăn như vậy thì thân hình chúng tự nhiên rít rắm, da dẻ thô dày, thân thể dơ bẩn hắc ám, nhan sắc biến đổi, không còn ánh sáng, cũng chẳng thể bay đi trên hư không. Vì lớp mỡ đất nên thần thông biến mất. Chư Tỳ-kheo, như trước đã nói, sau cũng như thế. Trong thời kỳ ấy, thế gian trở thành tối tăm. Chư Tỳ-kheo, vì vậy thế gian mới có sự tối tăm lâu dài xuất hiện. Lại nữa, tại sao ngay thời gian ấy, thế gian tự nhiên xuất hiện mặt trời, mặt trăng? Rồi cũng trong thời ấy xuất hiện tinh tú? Rồi có danh từ ngày đêm, một tháng, nửa tháng, một năm, thời tiết xuất hiện? Chư Tỳ-kheo, bấy giờ, cung điện mặt trời đẹp đẽ to lớn từ phương Đông xuất hiện, vòng quanh lưng chừng núi chúa Tu-di-lưu, rồi lặn ở phương Tây; lặn ở phương Tây rồi lại mọc ở phương Đông. Bấy giờ chúng sanh thấy cung điện mặt trời to lớn, cùng bảo nhau: “Chư Nhân giả, lại là cung điện mặt trời chiếu sáng, từ phương Đông xuất hiện, rồi vòng phía phải lưng chừng núi chúa Tu-di-lưu, lặn ở phương Tây”. Thấy ba lần như vậy rồi bảo nhau: “Chư Nhân giả, đây là ánh sáng của trời kia lưu hành; ánh sáng của trời ấy lưu hành thế gian vậy”. Vì vậy gọi là “Đây kia, đây kia”. Cho nên có danh tự như thế xuất hiện. <節>KHỞI THẾ NHÂN BỔN <卷 id="521976586"> QUYỂN X Phẩm 12: TỐI THẮNG 2 Lại nữa, chư Tỳ-kheo, cung điện mặt trời to lớn chiếu sáng đóù ngang dọc năm mươi mốt do-tuần, trên dưới, bốn phía chung quanh bằng nhau. Có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đan xen, dùng để trang nghiêm. Các bờ tường đều do bảy báu là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, hồng ngọc, xa cừ, mã não… tạo thành. Khắp bốn phía đều có cửa. Tại các cửa đều có lầu gác, đài quan sát canh phòng và các rừng cây, ao hồ, vườn cảnh. Trong vườn đều có các giống cây, các loại lá, các loại hoa và các loại quả, các loại hương thơm; lại có tiếng hót của các loài chim. Chư Tỳ-kheo, trong cung điện mặt trời to lớn ấy có hai vật dựng lập thành cung điện, vuông như ngôi nhà, trông xa như hình tròn. Chư Tỳ-kheo, cung điện mặt trời to lớn ấy có nhiều vàng trời và pha lê trời, xen kẽ tạo thành; hai phần là vàng trời trong sạch không dơ, không các cáu bẩn, sạch sẽ chói sáng; còn một phần thì dùng pha lê trời tạo thành, sạch sẽ chói sáng, càng mài càng sáng, không có cáu bẩn. Chư Tỳ-kheo, trong cung điện mặt trời to lớn ấy, có năm thứ gió thổi để chuyển đi. Những gì là năm? Đó là: một trì, hai trụ, ba tùy thuận chuyển, bốn ba-la-ha-ca, năm tương hành. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, phía trước cung điện mặt trời to lớn kia, đặc biệt có vô lượng chư Thiên đi trước. Khi có vô lượng trăm, vô lượng ngàn, vô lượng trăm ngàn chư Thiên đi trước, tất cả đều luôn được hưởng bước đi an lạc vững chắc, nên có tên là “lao hành”. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong cung điện mặt trời to lớn kia, có xe đẹp Diêm-phù-đàn xuất hiện. Xe cao mười sáu do-tuần, rộng tám do-tuần. Thiên tử mặt trời và quyến thuộc vào trong xe ấy dùng thú vui năm dục cõi trời, cùng nhau thọ hưởng trọn vẹn, vui vẻ rồi đi. Chư Tỳ-kheo, số tuổi thọ mạng của Thiên tử mặt trời là tròn năm trăm năm, con cháu truyền nhau để cai trị. Cung điện ấy tồn tại tròn một kiếp. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, trong các bộ phận của Thiên tử mặt trời ánh sáng phát ra chiếu sáng xe Diêm-phù-đàn. Rồi ánh sáng trong xe Diêm-phù-đàn ấy phát ra chiếu sáng cung điện mặt trời to lớn kia. Ánh sáng từ cung điện mặt trời to lớn kia liên tục phát ra chiếu sáng bốn châu lớn và thế gian. Chư Tỳ-kheo, Thiên tử mặt trời có đầy đủ cả ngàn ánh sáng; năm trăm ánh sáng chiếu một bên để đi, còn năm trăm ánh sáng chiếu xuống. Lại nữa, vì nhân duyên gì mà cung điện to lớn đẹp đễ của Thiên tử mặt trời chiếu bốn châu lớn và các thế giới? Chư Tỳ-kheo, có một hạng người chuyên hành bố thí; trong khi bố thí, họ bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn và kẻ bần cùng cô độc từ xa đến xin như là đồ ăn uống, xe cộ, y phục, tràng hoa, anh lạc, hương xoa, giường, nệm, phòng, nhà, đèn, dầu… nói chung là những vật để nuôi sống thân mạng. Khi bố thí, họ bố thí nhanh chóng, chẳng bố thí vì dua nịnh; hoặc lại cúng dường cho các vị tiên trì giới, người hành thiện pháp đầy đủ công đức; phụng sự đủ thứ. Do nhân duyên đó, thâm tâm họ hưởng vô lượng các thứ an lạc. Thí như chốn rừng núi hoang vu vắng vẻ, hoặc nơi sa mạc mênh mông mà có ao nước; nước ao mát lạnh, trong sạch ngon ngọt. Khi ấy có một đàn ông, đi xa mệt mỏi, nóng bức khát nước, từ nhiều ngày qua chẳng ăn uống gì, đến chỗ cao ấy, uống nước, tắm rửa, dứt trừ tất cả sự khát và nóng bức. Ra khỏi ao, thâm tâm sảng khoái, hưởng vô lượng niềm hoan hỷ khoái lạc. Cũng như thế, khi người kia bố thí, vì tâm thanh tịnh nên khi thân hoại mạng chung sanh vào trong cung điện của Thiên tử mặt trời. Họ đã sanh vào trong đó rồi, được quả báo cung điện phi hành nhanh chóng vừa ý như thế. Do nhân duyên ấy cung điện mặt trời to lớn chiếu sáng bốn châu lớn và các thế giới khác. Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng người đoạn trừ việc sát sanh, không trộm cắp của người khác, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, thân không phóng dật, cúng dường các vị tiên, hiền trì giới, đầy đủ công đức, gần gũi người thuần hậu ngay thẳng thực hành pháp lành… nói đủ như trên. Khi thân hoại mạng chung, họ theo ý muốn sanh vào cung điện mặt trời; ở nơi ấy, sẽ thọ quả báo nhanh chóng. Vì vậy gọi đó là con đường của các thiện nghiệp. Do nhân duyên ấy, cung điện mặt trời chiếu bốn châu lớn và thế giới khác. Lại có một hạng người tu không sát sanh… cho đến chánh kiến, họ từng cúng dường các vị tiên trì giới, đầy đủ công đức, người làm lành ngay thẳng thuần hậu; từng gặp những nhân duyên thanh tịnh ấy, cũng sẽ sanh vào cung điện mặt trời, thọ quả báo nhanh chóng. Do nhân duyên đó, cung điện mặt trời chiếu sáng bốn châu lớn… nói đủ như trên. Chư Tỳ-kheo, sáu mươi sát-na là một la-bà, ba mươi la-bà là một mâu-hưu-đa. Cung điện mặt trời sáu tháng đi về phương Bắc, mỗi ngày đi được sáu câu-lô-xá, chưa từng xa rời quỹ đạo mặt trời dù cho trong khoảng một sát-na, một la-bà hay một mâu-hưu-đa; sáu tháng đi về phương Nam, một ngày cũng đi được sáu câu-lô-xá, không lệch quỹ đạo mặt trời. Chư Tỳ-kheo, thời gian sáu tháng mà cung điện mặt trời di chuyển, thì vào ngày mười lăm cung điện mặt trăng cũng di chuyển như vậy. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên gì mà trong đó phát sanh nóng bức? Chư Tỳ-kheo, trong sáu tháng cung điện mặt trời di chuyển về hướng Bắc, trong một ngày đi được sáu câu-lô-xá, chẳng từng rời khỏi quỹ đạo mặt trời. Nhưng trong đó, có mười nhân duyên phát sanh nóng bức. Những gì là mười? Chư Tỳ-kheo, ngoài núi chúa Tu-di-lưu, kế đến có núi tên là Khư-đề-la-ca, cao rộng bằng nhau, bốn vạn hai ngàn do-tuần, nhiều màu đẹp đẽ, do bảy báu tạo thành. Ở khoảng giữa có ánh sáng của cung điện mặt trời to lớn chiếu sáng chạm vào núi ấy phát sanh sức nóng cho nên vào thời gian ấy có sự nóng bức. Đây là nhân duyên thứ nhất phát sinh nóng bức. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, ngoài núi Khư-đề-la-ca, tiếp theo có núi tên là Y-sa-đà-la, cao rộng bằng nhau hai vạn một ngàn do-tuần. Ở khoảng giữa có ánh sáng của cung điện mặt trời to lớn chiếu sáng, chạm vào núi ấy. Đây là nhân duyên nóng bức thứ hai. Kế đến là núi Do-càn-đà, cao rộng một vạn hai ngàn do-tuần… Đó là nhân duyên thứ ba. Tiếp theo là núi Thiện hiện, cao rộng sáu ngàn do-tuần… Đó là nhân duyên thứ tư. Tiếp đến là núi Mã phiến đầu, cao rộng ba ngàn do-tuần… Đó là nhân duyên thứ năm. Kế đến là núi Vi-dân-đà-la, cao rộng một ngàn hai trăm do-tuần… Đó là nhân duyên thứ sáu. Tiếp theo là núi Tỳ-na-da-ca, cao rộng sáu trăm do-tuần… Đó là nhân duyên thứ bảy. Kế đó là núi Luân viên, cao rộng ba trăm do-tuần… Đó là nhân duyên thứ tám. Kế đến, từ đại địa này trở lên hư không, cao một vạn do-tuần. Ở đó, có các cung điện của Dạ-xoa, do pha lê tạo thành… Đấy là nhân duyên thứ chín. Tiếp theo là trong bốn châu lớn và trong tám vạn châu nhỏ, các núi lớn khác, núi chúa Tu-di-lưu… Đó là nhân duyên thứ mười. Tất cả đều đầy đủ như đã nói ở núi Khư-đề-la-ca. Đây là mười nhân duyên nóng bức của cung điện mặt trời trong sáu tháng đi về hướng Bắc. Lại nữa, trong đó, do nhân duyên gì mà có sự lạnh lẽo? Chư Tỳ-kheo, sau sáu tháng rồi, cung điện mặt trời to lớn đi về hướng Nam. Ở đây có mười hai nhân duyên nên sanh ra lạnh. Những gì là mười hai? Chư Tỳ-kheo, khoảng giữa hai ngọn núi Tu-di-lưu và Khư-đề-la-ca là biển tu di lưu rộng tám vạn bốn ngàn do-tuần, bao la vô cùng; có các thứ hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng ở khắp mọi nơi, có mùi hương rất thơm. Ở trong đó, có ánh sáng của cung điện mặt trời to lớn chiếu đến xúc chạm. Đây là nhân duyên thứ nhất của sự lạnh lẽo. Cứ lần lượt như thế, núi Y-sa-đà là nhân duyên thứ hai; núi Do-càn-đà là nhân duyên thứ ba; núi Thiện hiện là nhân duyên thứ tư; núi Mã phiến đầu là nhân duyên thứ năm; núi Vi-dân-đà-la là nhân duyên thứ sáu; núi Tỳ-na-da-ca là nhân duyên thứ bảy; núi Luân viên là nhân duyên thứ tám. Các loại hoa ở trong đó… đầy đủ theo thứ lớp như đã nói đủ ở trong núi Khư-đề-la-ca. Lại nữa, trong Diêm-phù-đề, nơi có các dòng sông chảy, có ánh sáng của cung điện mặt trời to lớn chiếu đến xúc chạm nên có sự lạnh lẽo… nói lược cho đến… Đó là nhân duyên thứ chín của sự lạnh lẽo. Lại nữa, như trong châu Diêm-phù có các dòng sông chảy, trong châu Cù-đa-ni có các dòng sông chảy nhiều gấp bội, ánh sáng của cung điện mặt trời to lớn chiếu đến xúc chạm. Đấy là nhân duyên thứ mười của sự lạnh lẽo. Lại nữa, như trong châu Cù-đà-ni, có các dòng sông chảy, trong châu Phất-bà-đề, cũng có các dòng sông chảy nhiều hơn gấp bội… Đấy là nhân duyên thứ mười một của sự lạnh lẽo. Lại nữa, như trong châu Phất-bà-đề có các dòng sông chảy, trong châu Uất-đa-la-cứu-lưu có các dòng sông chảy nhiều gấp bội. Ánh sáng của cung điện mặt trời chiếu vào xúc chạm. Đấy là nhân duyên thứ mười hai của sự lạnh lẽo. Đấy là mười hai nhân duyên. Chư Tỳ-kheo, cung điện mặt trời to lớn, sáu tháng đi về hướng Nam, mỗi ngày đi được sáu câu-lô-xá, chẳng rời xa quỹ đạo; trong đó, có mười hai nhân duyên này, nên lạnh lẽo. Lại nữa, do nhân duyên gì mà về mùa đông đêm dài ngày ngắn? Chư Tỳ-kheo, qua sáu tháng rồi, mặt trời đi về hướng Nam, mỗi ngày đi được sáu câu-lô-xá, cũng chẳng sai lệch. Nhưng ở vào thời điểm ấy, mặt trời ở tại mé Nam của châu Diêm-phù, nơi mà địa hình nhỏ hẹp, nên mặt trời qua nhanh. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên này mà về mùa đông, ngày ngắn đêm dài. Lại nữa, do nhân duyên gì mà mùa xuân, mùa hạ, ngày dài, đêm ngắn? Chư Tỳ-kheo, qua sáu tháng rồi, cung điện mặt trời đi về hướng Bắc, mỗi ngày đi được sáu câu-lô-xá, cũng chẳng sai lệch với quỹ đạo thường đi. Nhưng vào thời điểm ấy, đi ngay giữa cõi Diêm-phù, địa hình nơi đây rộng nên đi lâu. Vì vậy nên ngày dài. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy, mùa xuân, mùa hạ ngày dài, đêm ngắn. Lại nữa, chư Tỳ-kheo, nếu ở châu Diêm-phù-đề mặt trời giữa ngày thì ở châu Phất-bà-đề mặt trời lặn; ở châu Cù-đa-ni, mặt trời mọc thì ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu là nửa đêm. Nếu châu Cù-đa-ni giữa trưa, thì ở châu Diêm-phù-đề mặt trời lặn. Ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu mặt trời mọc thì ở châu Phất-bà-đề nửa đêm. Nếu ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu giữa trưa thì ở châu Cù-đa-ni mặt trời lặn. Ở châu Phất-bà-đề mặt trời mọc thì ở châu Diêm-phù-đề nửa đêm. Nếu ở châu Phất-bà-đề giữa trưa thì ở châu Uất-đa-la-cứu-lưu mặt trời lặn. Ở châu Diêm-phù-đề mặt trời mọc thì ở châu Cù-đa-ni nửa đêm. Chư Tỳ-kheo, người châu Diêm-phù-đề cho là phương Tây thì người châu Cù-đa-ni cho là phương Đông. Người châu Cù-đa-ni cho là phương Tây thì người châu Uất-đa-la-cứu-lưu cho là phương Đông. Người châu Uất-đa-la-cứu-lưu cho là phương Tây thì người châu Phất-bà-đề cho là phương Đông. Người châu Phất-bà-đề cho là phương Tây thì người châu Diêm-phù-đề cho là phương Đông. Hai phương Nam, Bắc cũng giống như thế. Tới đây, Phật nói kệ: Chuyển trụ và chuyển hoại Trời hiện và mỏng che Mười hai lớp gió thổi Ở trước, chư Thiên đi Lầu gác và gió thổi Ánh sáng của thân chiếu Nghiệp bố thí trì giới Quán sát-na, la bà Nói nhiệt có mười duyên Nói lạnh có mười hai Ngày đêm và giữa trưa Nói Đông, Tây bốn hướng. Chư Tỳ-kheo, cung điện rất lớn của Thiên tử mặt trăng cao rộng bằng nhau bốn mươi chín do-tuần, chung quanh, trên dưới có bảy lớp bờ tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới chuông; lại có bảy hàng cây Đa-la bao bọc chung quanh, nhiều màu đẹp đẽ. Các bờ tường ấy đều dùng bảy báu như vàng, bạc…, mã não tạo thành. Các cửa ở bốn phía đều có lầu gác, trang trí đủ loại… nói đủ như cung điện mặt trời ở trên… cho đến các loài chim đều ca hót. Chư Tỳ-kheo, cung điện mặt trăng, dùng toàn vàng bạc trời, lưu ly trời màu xanh để trang trí xen kẽ; hai phần bạc, trong sạch không cáu bẩn, không có các cặn dơ, thể của nó trong suốt, rất sáng; một phần là lưu ly trời màu xanh, cũng trong sạch, trong ngoài trong suốt, ánh sáng chói xa. Chư Tỳ-kheo, cung điện rất đẹp của Thiên tử mặt trăng có năm thứ gió giữ gìn cho sự vận hành. Những gì là năm? Một là trì, hai là trụ, ba là thuận, bốn là nhiếp, năm là hành. Vì được năm loại nhân duyên này giữ gìn nên cung điện mặt trăng nương hư không mà đi. Chư Tỳ-kheo, cung điện mặt trăng lại có vô lượng cung điện chư Thiên đi ở trước, vô lượng trăm ngàn vạn chư Thiên đi ở trước. Khi đi, họ hưởng thụ vô lượng các thứ khoái lạc. Số chư Thiên đó đều có tên gọi. Chư Tỳ-kheo, trong cung điện to lớn của Thiên tử mặt trăng, lại đặc biệt có xe lưu ly xanh; xe ấy cao mười sáu do-tuần, rộng tám do-tuần. Thiên tử mặt trăng và các Thiên nữ vào trong xe, dùng các thú vui năm dục cùng nhau thọ lạc, vui vẻ thoả thích, tùy ý mà đi. Chư Tỳ-kheo, số tuổi thọ cõi trời của Thiên tử mặt trăng là năm trăm tuổi, con cháu nối tiếp đều cai trị ở đó. Nhưng cung điện đó chỉ tồn tại một kiếp. Chư Tỳ-kheo, ánh sáng trong các bộ phận thân thể của Thiên tử mặt trăng phát ra liền chiếu sáng xe lưu ly xanh kia; ánh sáng của xe ấy chiếu sáng cung điện mặt trăng to lớn; ánh sáng cung điện mặt trăng chiếu sáng bốn châu lớn. Chư Tỳ-kheo, Thiên tử mặt trăng có năm trăm luồng ánh sáng chiếu xuống, có năm trăm luồng ánh sáng chiếu một bên để đi. Vì vậy gọi là mặt trăng ngàn ánh sáng chiếu, cũng gọi là ánh sáng mát lạnh. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên gì cung điện mặt trăng to lớn chiếu sáng bốn châu lớn? Do trong đời quá khứ bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, kẻ bần cùng cô độc từ xa đến xin, như là đồ ăn thức uống, xe cộ, y phục, tràng hoa, hương thơm, giường, chiếu, phòng nhà, các thứ giúp cho sự sống… Khi bố thí, kịp thời nhanh chóng, không có lòng dua nịnh; hoặc lại cúng dường các tiên trì giới, người đầy đủ công đức, ngay thẳng, thuần thiện, do nhân duyên ấy thọ hưởng vô lượng các loại khoái lạc về thân tâm. Thí như chốn rừng núi vắng vẻ, đồng trống, đầm hoang, sa mạc, có một ao nước mát mẻ trong đẹp, không có cáu bẩn. Khi ấy có người đi đường xa mệt mỏi, đói khát nóng bức, vào trong ao kia, tắm rửa uống nước, hết tất cả khổ, cảm thấy sung sướng vô cùng. Cũng giống như thế, do nhân duyên đó, sanh trong cung điện của Thiên tử mặt trăng, hưởng quả báo vui sướng. Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng người từ bỏ sát sanh… cho đến từ bỏ uống rượu và phóng dật, cúng dường phụng sự các tiên nhân… cũng sanh trong cung điện mặt trăng ấy, chiếu sáng bốn châu. Lại có người từ bỏ sát sanh… cho đến có chánh kiến nên nhanh chóng được sanh lên cung điện đi trên không. Đây gọi là những con đường của thiện nghiệp. Lại do nhân duyên gì mà cung điện mặt trăng hiện ra dần dần? Có ba nhân duyên. Những gì là ba? Một là xuất hiện không đúng hướng; hai là thân chư Thiên màu xanh, hình mang Anh lạc, tất cả đều xanh, thường che khuất cung điện trong nửa tháng. Vì che khuất nên vào thời gian đó, hình mặt trăng dần dần xuất hiện; ba là từ trong cung điện mặt trời to lớn kia, đặc biệt có sáu mươi luồng ánh sáng xuất hiện rồi che khuất vầng trăng kia. Vì vậy, (mặt trăng) dần dần xuất hiện. Lại nữa, do nhân duyên gì mà cung điện mặt trăng tròn đầy, hiện rõ như vậy? Chư Tỳ-kheo, về điều này có ba nhân duyên nên khiến như thế. Một là lúc ấy cung điện mặt trăng to lớn, xuất hiện đúng hướng. Vì vậy mặt trăng hiện ra tròn đầy. Lại nữa, chư Thiên màu xanh, y phục, Anh lạc, tất cả đều xanh, thường trong nửa tháng che khuất cung điện mặt trăng. Nhưng cung điện mặt trăng, vào thời kỳ trai nhật, ngày mười lăm, ánh sáng tròn đầy, chiếu soi vằng vặc. Thí như có nhiều các thứ dầu mỡ đổ vào ngọn đuốc lớn đang cháy thì tất cả các loại đèn khác đều bị lu mờ. Cũng như vậy, cung điện mặt trăng to lớn, vào ngày mười lăm đều luôn luôn như thế. Lại nữa, sáu mươi luồng ánh sáng của cung điện mặt trời xuất hiện rồi che vầng trăng mát mẽ kia. Nhưng cung điện mặt trăng, vào kỳ trai nhật, ngày mười lăm, tròn đầy, ở tất cả nơi chốn đều ra khỏi sự che khuất. Ánh sáng mặt trời khi đó, không thể ngăn che được. Lại nữa, do nhân duyên gì mà cung điện mặt trăng vào ngày thứ mười lăm của kỳ trăng tối, hoàn toàn không hiện? Chư Tỳ-kheo, cung điện mặt trăng, vào ngày thứ mười lăm của kỳ trăng tối đi gần cung điện mặt trời, vì bị ánh sáng mặt trời che khuất nên hoàn toàn không thấy. Lại nữa, vì nhân duyên gì mà đại cung điện mặt trăng, được gọi là mặt trăng? Chư Tỳ-kheo, cung điện mặt trăng vào ngày thứ nhất của kỳ trăng tối trở đi vì màu sắc, ánh sáng, oai đức khiếm khuyết mà giảm dần, vì nhân duyên ấy nên được gọi là mặt trăng. Lại nữa, do nhân duyên gì mà trong cung điện mặt trăng có hình ảnh? Chư Tỳ-kheo, có cây Diêm-phù, nhân đó nên gọi là châu Diêm-phù. Hình ảnh của nó hiện ra trong ánh sáng của vầng trăng mát mẽ. Do nhân duyên này mà có hình ảnh hiện ra. Lại do nhân duyên gì mà có các dòng sông chảy ở thế gian? Chư Tỳ-kheo, vì có mặt trời nên có nhiệt; vì có nhiệt nên có não; vì có não nên có thiêu đốt; vì có thiêu đốt nên có ẩm thấp; vì có ẩm thấp nên trong các núi có dòng nước chảy ra. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên này nên thế gian có các dòng sông. Lại do nhân duyên gì mà có năm loại hạt giống xuất hiện ở thế gian? Chư Tỳ-kheo, hoặc ở phương Đông, có thế giới chuyển thành rồi hoại, hoại rồi thành, hoặc thành rồi trụ; phương Nam, Tây, Bắc thành, hoại và trụ cũng giống như thế. Bấy giờ có ngọn gió lớn A-na-tỳ-la ở thế giới khác, chỗ đã chuyển thành và trụ, thổi năm loại hạt giống rải vào thế giới này, rải rồi rải nữa, cho đến rải khắp, đó là hạt căn, hạt hành, hạt tiết, hạt hiệp, hạt tử. Đây là năm loại hạt. Chư Tỳ-kheo, đại thọ Diêm-phù có quả giống như cái hộc lường Ma-ni của nước Ma-già-đà. Quả ấy hái xuống, mủ nó chảy ra, màu như sữa, vị ngọt như mật. Chư Tỳ-kheo, quả cây Diêm-phù có năm phần phát sanh lợi ích, đó là Đông, Nam, Tây, trên, dưới. Phần phương Đông thì các Càn-thát-bà ăn; phần phương Nam thì có nhân dân trong bảy tụ lạc lớn ăn: một là Bất chánh khiếu, hai là Khiếu, ba là Bất chánh thể, bốn là Hiền, năm là Thiện hiền, sáu là Lao, bảy là Thắng. Trong bảy loại tụ lạc lớn đó, có bảy ngọn núi đen: một là Thiên sương, hai là Nhất bát, ba là Tiểu cước, bốn là Hà phát, năm là Bách thiên đầu, sáu là Năng thắng, bảy là Tối thắng. Trong bảy ngọn núi ấy có bảy cái hang của bảy phạm tiên: một là Thiện nhãn, hai là Thiện hiền, ba là Tiểu, bốn là Bách thiên đầu, năm là Lãn vật trì, sáu là Hắc nhập, bảy là Tăng trưởng thời. Trong phần phía Tây thì Kim sí điểu ăn; phần trên thì các Dạ-xoa hư không ăn; phần dưới trong biển thì các trùng ăn. Đến đây, có bài kệ tụng: Đầu nói mưa nhiều ít Thị hiện trong cung điện Hai việc có gió nhiều Ở trước, các trời đi Xe cộ và thọ mạng Ánh sáng thân thể chiếu Nghiệp bố thí trì giới. Vầng trăng đầy và khắp Ánh trăng lại không hiện Có bóng do nhân gì Các sông, các hạt giống Cây Diêm-phù sau cùng. Chư Tỳ-kheo, chúng sanh thuở ban đầu, khi ăn vị đất đã giúp cho mình sống lâu ở đời. Nhưng trong bọn họ, nếu người nào ăn nhiều thì nhan sắc xấu đi, còn nếu người nào ăn ít thì sáng láng đẹp đẽ. Ngay khi ấy, hình sắc hiện rõ nên chúng sanh khinh chê nhau, tranh cãi đẹp xấu. Người đẹp thì sanh kiêu mạn; vì ngã mạn nên vị đất biến mất, rồi sanh màng đất sắc vị đầy đủ. Thí như hoa Yết-ni-ca-la nở, có màu sắc như vậy, lại như mật nguyên không lộn sáp, có mùi vị như vậy. Các chúng sanh đó tụ tập lại, lo buồn khổ não, đấm ngực kêu gào, mê loạn khốn đốn, than rằng: “Than ôi! Vị đất của ta. Than ôi! Vị đất của ta”. Thí như nay đây có vị ngon đã nếm biết rồi, khen rằng: “Ôi! Đây là vị của ta”. Chấp trước tên cũ, chẳng biết chân nghóa. Bọn chúng sanh ấy, cũng giống như thế. Khi ấy, chúng sanh đó ăn màng đất, sống lâu ở đời. Người ăn nhiều thì nhan sắc xấu, kẻ ăn ít thì thân hình đẹp. Vì có đẹp, xấu, sinh ngã mạn lăng nhục nhau; màng đất biến mất, liền sanh dây bò, hình sắc trọn vẹn, hương vị đầy đủ. Giống như hoa Ca-lam-bà-ha nở, có sắc như vậy; cắt ra nhựa chảy, giống như mật ong không sáp… cho đến như trước, cùng nhau tụ họp, sầu não… cứ diễn tiến như vậy, rồi loại dây bò đó biến mất; gạo tẻ xuất hiện, chẳng do cày cấy, tự nhiên mọc lên, không có cỏ, không có vỏ, hạt gạo trong sạch, hương vị đầy đủ. Khi ấy chúng sanh ăn gạo ấy rồi, thân thể liền có mỡ, tủy, da, thịt, gân cốt, máu mủ, các mạch và hiện rõ tướng nam căn, nữ căn; tướng căn đã sanh, nhiễm tâm liền khởi; vì có nhiễm tâm nên luôn nhìn nhau; đã nhìn nhau rồi liền sanh ái dục; vì ái dục sanh nên ở chỗ vắng vẻ, làm việc phi phạm hạnh. Khi làm việc bất tịnh như thế, lại có các chúng sanh khác chưa làm việc như vậy thấy bảo rằng: “Các ngươi đã làm việc rất xấu xa. Tại sao làm như vậy?” Chúng sanh kia liền sanh xấu hổ, rơi vào trong các điều ác bất thiện, nên mới có danh từ “phu chủ”. Khi ấy chúng sanh kia, vì rơi vào các điều ác như thế nên đem cơm đến cho người cùng hành dâm, nói: “Có chồng rồi, có chồng rồi”. Do đó mới đặt tên là vợ. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên đó, các vị thắng nhân hạ sanh trước thấy thế gian nảy sinh việc vợ chồng cho nên họ dùng tay trái nắm lấy, dùng tay phải xô đẩy khiến rời bỏ xứ sở. Nhưng chúng sanh kia đi được hai hoặc ba tháng rồi quay về lại. Khi ấy các người còn ở đó thấy họ trở về liền dùng gậy gộc, đất gạch, ngói đá đánh ném, nói thế này: “Các ngươi hãy đi cho khuất! Các ngươi hãy đi cho khuất!” Giống như ngày nay, khi các người con gái đi lấy chồng được ném hoa, vàng bạc, y phục và ném hoa lúa khô. Và nói lời cầu nguyện: “Xin chúc cô dâu bình an, hạnh phúc”. Chư Tỳ-kheo, cứ lần lượt như vậy, người xưa đã làm ác như thế, thấy người đời nay cũng làm như thế. Do nhân duyên ấy, các chúng sanh ở trong cõi đời làm các việc ác. Lần lượt như thế, tạo dựng nhà cửa, để che giấu việc làm ác. Cho nên có kệ rằng: Trước làm thành Chiêm bà Sau tạo Ba-la-nại Qua kiếp tàn sau cùng Qui hoạch thành Vương xá. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy, các vị thắng nhân ngày trước tạo lập các chốn thôn thành, tụ lạc, quốc ấp, vương cung, các trú xứ làm đẹp thế gian xuất hiện. Các chúng sanh đó khi làm tăng trưởng việc phi pháp thì có chúng sanh khác, phước nghiệp hết, từ trời Quang âm xả thân xuống, nhập vào thai mẹ. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên này, những vị Thánh nhân thuở trước sanh trước ở thế gian, phước lực của họ còn dư nên không cần cày cấy mà tự nhiên có gạo tẻ xuất hiện. Nếu cần dùng, vào buổi sáng lấy, thì buổi chiều liền sanh lại; buổi chiều lấy thì sáng sanh lại, cùng một giống lúa chín. Nếu không lấy thì vẫn còn như cũ. Khi ấy chúng sanh, vì phước mỏng dần lười biếng, nhác nhớm, sanh tâm tham lam, nghó như thế này: “Loại gạo tẻ này đây không cần phải cày cấy, có khó nhọc gì đâu mà vào buổi sáng, buổi chiều đều lấy riêng rẻ thì chỉ thêm mệt. Nay ta nên lấy luôn một lần”. Nghó thế, bèn lấy luôn một lần. Khi ấy các chúng sanh khác rủ người kia: “Giờ ăn đã đến, hãy cùng đi lấy gạo tẻ”. Người kia đáp: “Tôi đã lấy một lần cho cả buổi sáng buổi chiều rồi, lấy để dành cho bữa đến. Các ngươi muốn đi thì có thể tự đi đi”. Các người kia nghó: “Bọn chúng sanh này làm hay, gọn nhẹ, cùng lấy một lúc cả hai bữa sáng chiều. Ta nay cũng có thể lấy luôn một lần cho cả hai, ba ngày”. Nghó rồi, làm liền. Bấy giờ lại có chúng sanh khác đến rủ chúng sanh đó: “Chúng ta hãy cùng đi lấy gạo tẻ!” Chúng sanh đó đáp: “Tôi đã lấy trước đủ phần ăn cho ba ngày rồi. Các ngươi đi đi!” Chúng sanh ấy nghe rồi lại nghó: “Người này rất khôn. Ta cũng nên lấy cùng một lúc phần ăn của bốn, năm ngày”. Vì do tích trử, nên khi ấy gạo tẻ liền sanh võ trấu, bọc hạt gạo bên trong. Khi bị cắt thì không mọc lại nữa, chỗ chưa cắt thì vẫn còn nguyên. Ruộng lúa lúc đó liền được phân chia, cây cỏ mới mọc. Khi ấy chúng sanh tụ tập lại, sầu than khóc lóc, họ bảo nhau: “Ta nhớ thuở xưa, thân sanh do ý, dùng niềm vui làm thức ăn, có ánh sáng tự nhiên, bay đi trên không tự tại, thần sắc đẹp đẽ, thọ mạng lâu dài. Nhưng vì chúng ta mà bỗng sanh vị đất, sắc hương vị đầy đủ, ăn vào sống lâu. Người nào ăn nhiều thì thân thể thô xấu, người ăn ít thì nhan sắc vẫn đẹp. Vì tranh đẹp xấu nên khởi tâm kiêu mạn, trở nên khác biệt. Vì lẽ đó mà vị đất diệt mất. Kế sanh loại màng đất, tiếp sanh loại dây bò, rồi sanh gạo tẻ, cho đến lúa, cắt rồi chẳng mọc, không cắt còn nguyên. Vì vậy cho nên thành ra cỏ cây mọc có sự phân chia. Nay đây, chúng ta cần phải chia thành khu vực, phân ra ranh giới và đặt ra hình phạt. Phần kia là của anh; đây là phần của tôi. Ai xâm lấn thì bị phạt”. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên này, thế gian mới có danh từ ranh giới, hình phạt xuất hiện. Bấy giờ riêng có một chúng sanh tiếc lúa của mình, trộm lúa kẻ khác. Các người khác thấy liền bảo người ấy rằng: “Người kia, người làm ác! Người làm ác! Tại sao có lúa rồi lại lấy trộm lúa người khác? Đừng làm như thế nữa!”, trách rồi thả đi. Nhưng chúng sanh kia lại tái phạm, cũng trách rồi thả đi. Đến ba lần như vậy, vẫn không hối cải, nên bị nói nặng lời quở trách, dùng tay đánh vào đầu, dẫn đến chỗ đám đông, nói với mọi người: “Người này lấy trộm của người khác”. Nhưng chúng sanh ấy, ở trước đám đông, chống chế cãi lại, nói với mọi người: “Chúng sanh này dùng lời thô ác mạ nhục tôi, dùng tay đánh tôi”. Khi ấy mọi người tụ tập lo sầu, buồn khóc kêu la: “Chúng ta ngày nay, đến tình trạng này là bị rơi vào chỗ ác. Chúng ta đã làm phát sanh pháp ác bất thiện, gây ra các phiền não, làm tăng trưởng khổ quả sanh, già ở đời vị lai, sẽ hướng đến đường ác. Hiện tại chứng kiến việc dùng tay níu kéo, xua đuổi nhau, trách mắng nhau. Nay chúng ta nên tìm cầu người thủ hộ công minh, tôn làm chủ để ai đáng bị quở trách thì chính thức quở trách; đáng bị phạt thì chính thức phạt; đáng bị xua đuổi thì chính thức xua đuổi. Lúa gạo trên phần ruộng mà chúng ta sở hữu, ai tự thu hoạch lấy. Vị chủ thủ hộ ấy cần bao nhiêu, chúng ta cung cấp”. Mọi người cùng bàn luận với nhau như thế rồi, họ liền cùng nhau suy cử một vị thủ hộ chính thức. Bấy giờ, trong đại chúng ở nơi ấy, đặc biệt có một người cao to đẹp đẽ, đoan chánh khả ái, hình dung kỳ đặc, vi diệu khả quan, thân sắc chói sáng, mọi điều hoàn hảo. Khi ấy mọi người đến bên người ấy, nói như thế này: “Quý hóa thay! Thưa ngài, xin ngài hãy vì chúng tôi mà làm thủ hộ chính thức. Ở đây, chúng tôi đều có ranh giới ruộng đất, ngài đừng để xâm lấn nhau. Ai đáng la mắng thì chính thức la mắng, đáng trách thì chính thức trách… cho đến phạt… đáng đuổi thì chính thức đuổi. Ngài khỏi phải cày cấy. Lúa gạo mà chúng tôi thu hoạch được sẽ chia cho ngài, không để ngài bị thiếu”. Người kia nghe rồi, liền nhận lời, làm chủ chính thức; mắng, trách, phạt, xua đuổi công bình chính trực, không có sự xâm lấn. Mọi người thu hoạch lúa, đem đến cung cấp, không để gián đoạn, thiếu hụt. Cứ theo cách thức như thế, tôn làm điền chủ. Vì lấy phần đất từ trong ruộng lúa của dân chúng nên nhân đó đặt tên là Sát-đế-lợi (đời Tùy dịch là Điền chủ). Khi ấy dân chúng đều vui mừng, y theo lời răn bảo mà làm. Vị Sát-đế-lợi kia, trong việc phụng sự cho mọi người, khôn ngoan khéo léo; ở giữa mọi người, tướng tốt hơn hết, vì vậy được gọi là vua. Mọi người tôn là vua Đại Bình Đẳng, vì vậy gọi là Ma-ha Tam-ma-đa (Tùy gọi là vua Đại Chúng Bình Đẳng). Chư Tỳ-kheo, khi vị Đại Bình Đẳng này làm vua thì mọi người nhân đó mới có tên là Tát-đa-bà (Tùy gọi là Chúng sanh). Chư Tỳ-kheo, vua Đại Bình Đẳng có con tên là Hô-lô-giá (Tùy dịch là Ý Hỷ). Chư Tỳ-kheo, khi Ý Hỷ làm vua, mọi người tôn xưng là Hà-di-ma-ha (Tùy dịch là Kim Giả). Chư Tỳ-kheo, vua Ý Hỷ có con tên là Ha-lê-da (Tùy dịch là Chánh Chân). Chư Tỳ-kheo, khi Chánh Chân làm vua, mọi người tôn xưng là Đế-la-xà (Tùy dịch là Ô-ma-sanh). Chư Tỳ-kheo, vua Chánh Chân có con tên là Bà-la-ha-lê-da-na (Tùy dịch là Tối Chánh Chân). Chư Tỳ-kheo, khi Tối Chánh Chân làm vua, mọi người tôn xưng là Vân Phiến. Chư Tỳ-kheo, vua Vân Phiến có con tên là Trai Giới. Chư Tỳ-kheo, khi Trai Giới làm vua, mọi người tôn xưng là Mộc Hónh. Chư Tỳ-kheo, trên đỉnh đầu của vua Trai Giới tự nhiên mọc lên một bọc thịt; bọc thịt ấy sanh ra một đồng tử đẹp đẽ, đầy đủ ba mươi hai tướng. Vừa sanh ra đã nói: “Trì giới”. Vị vua sanh ra từ đỉnh đầu ấy, đầy đủ thần thông, rất có oai lực, thống lãnh bốn châu, trị hóa tự tại. Chư Tỳ-kheo, sáu vị vua này thọ mạng vô lượng. Chư Tỳ-kheo, từ đùi vế bên phải của vị vua sanh từ đỉnh đầu ấy, mọc ra một bọc thịt, rồi sanh một đồng tử đẹp đẽ hoàn toàn cũng có ba mươi hai tướng, tên là Hữu Bễ Sanh, cũng có oai lực thống trị bốn châu lớn. Bên đùi vế trái của vua Hữu Bễ mọc ra một bọc thịt, sanh một đồng tử, cũng có ba mươi hai tướng, tên là Tả Bễ Sanh đầy đủ oai lực cai trị ba châu lớn. Từ bọc thịt ở đầu gối bên phải của vua Tả Bễ ấy sanh một đồng tử, oai đức và tướng tốt như trên, cai trị hai đại châu. Từ đầu gối bên trái của vua Hữu Tất ấy sanh một đồng tử, oai đức và tướng tốt như trước, thống lónh một châu lớn. Chư Tỳ-kheo, từ đây về sau, có vua Chuyển luân đều thống lãnh một châu. Chư Tỳ-kheo, tuần tự như thế, lúc ban đầu dân chúng tôn lập vua Đại Bình Đẳng, kế đến là vua Ý Hỷ; tiếp theo là vua Chánh Chân; kế tiếp là vua Tối Chánh Chân, vua Trai Giới, vua Đảnh Sanh, vua Hữu Bễ, vua Tả Bễ, vua Hữu Tất, vua Tả Tất, vua Dó Thoát, vua Dó Dó Thoát, vua Thể Giả, vua Thể Vị, vua Quả Báo Xa, vua Hải, vua Đại Hải, vua Xà-câu-lê, vua Đại Xà-câu-lê, vua Mâu Thảo, vua Biệt Mâu Thảo, vua Thiện Hiền, vua Đại Thiện Hiền, vua Tương Ái, vua Đại Tương Ái, vua Khiếu, vua Đại Khiếu, vua Ni-lê-ca, vua Na-cù-sa, vua Lang, vua Hải Phần, vua Kim Cang Tý, vua Sàng, vua Sư Tử Nguyệt, vua Na-gia-đê, vua Biệt Giả, vua Thiện Phước Thủy, vua Nhiệt Não, vua Tác Quang, vua Khoáng Giả, vua Tiểu Sơn, vua Sơn Giả, vua Diệm Giả, vua Xí Diệm. Chư Tỳ-kheo, từ vua Xí Diệm ấy, con cháu nối nhau, có một trăm lẻ một đời, đều ở thành Bô-đa-la trị hóa thiên hạ. Vua cuối cùng tên là Hàng Oán; vì có thể hàng phục các giặc oán nên gọi là Hàng Oán. Chư Tỳ-kheo, con cháu của vua Hàng Oán đó nối tiếp nhau, ở trong thành A-du-xà trị hóa, gồm có năm vạn bốn ngàn vua. Vua cuối cùng tên là Nan Thắng. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Nan Thắng nối tiếp nhau ở thành Ba-la-nại trị hóa, gồm có sáu vạn ba ngàn vua. Vua sau cùng tên là Nan Khả Ý. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Nan Khả Ý nối tiếp nhau ở thành Ca-tỳ-la trị hóa, gồm có tám vạn bốn ngàn vua. Vua sau cùng tên là Phạm Đức. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Phạm Đức nối tiếp nhau ở thành Bạch tượng trị hóa, gồm có ba vạn hai ngàn vua. Vua sau cùng tên là Tượng Đức. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Tượng Đức ở thành Câu-thi-na trị hóa, gồm có ba vạn hai ngàn vua. Vua sau cùng tên là Hoắc Hương. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Hoắc Hương nối tiếp nhau ở thành Ưu-la-xà trị hóa, gồm có ba vạn hai ngàn vua. Vua cuối cùng tên là Na-già-na-thị. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Na-thị nối tiếp nhau ở thành Nan hàng phục trị hóa, gồm có ba vạn hai ngàn vua. Vua sau cùng tên là Hàng Giả. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Hàng Giả nối tiếp nhau ở thành Cát-na-cưu-già trị hóa, gồm có một vạn hai ngàn vua. Vua sau cùng tên là Thắng Quân. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Thắng Quân nối tiếp nhau ở thành Ba-ba trị hóa thiên hạ, gồm có một vạn tám ngàn vua. Vua sau cùng tên là Thiên Long. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Thiên Long nối tiếp nhau ở thành Đa-ma-lê-xà trị hóa, gồm có hai vạn năm ngàn vua. Vua cuối cùng tên là Hải Thiên. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Hải Thiên tiếp nối nhau ở lại thành Đa-ma-lê-xà trị hóa, gồm có một vạn vua. Vua cuối cùng cũng tên là Hải Thiên. Chư Tỳ-kheo, sau đó, con cháu vua Hải Thiên nối tiếp nhau ở lại thành Đàn-đa-phú-la trị hóa, gồm có một vạn tám ngàn vua. Vua cuối cùng tên là Thiện ý; con cháu nối tiếp nhau ở thành lớn Vương xá trị hóa, gồm có hai vạn năm ngàn vua. Vua sau cùng tên là Thiện Trị Hóa. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Thiện Trị Hóa nối tiếp nhau trở lại ở thành Ba-la-nại trị hóa, gồm có một ngàn một trăm vua. Vua sau cùng tên là Đại Đế Quân. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Đại Đế Quân nối tiếp nhau ở thành lớn Mao chủ trị hóa, gồm có tám vạn bốn ngàn vua. Vua sau cùng lại có tên là Hải Thiên. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Hải Thiên nối tiếp nhau trở lại ở thành Bô-đa-la trị hóa, gồm có một ngàn năm trăm vua. Vua sau cùng tên là Khổ Hạnh. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Khổ Hạnh nối tiếp nhau trở lại thành lớn Mao chủ trị hóa, gồm có tám vạn bốn ngàn vua. Vua sau cùng tên là Địa Diện. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Địa Diện tiếp nối nhau trở lại thành A-du-xà trị hóa, gồm có một ngàn vua. Vua sau cùng tên là Trì Địa. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Trì Địa nối tiếp nhau trở lại thành lớn Ba-la-nại trị hóa, gồm có tám vạn vua. Vua sau cùng tên là Địa Chủ. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Địa Chủ nối tiếp nhau ở thành Mị-di-la trị hóa, gồm có tám vạn bốn ngàn vua. Vua sau cùng tên là Đại Thiên. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Đại Thiên nối tiếp nhau ở thành lớn Mị-di-la trị hóa, gồm có tám vạn bốn ngàn vua Sát-đế-lợi. Tất cả vua đó đều ở trong rừng Am-bà-la thuộc thành Mị-di-la kia tu hành phạm hạnh. Vua sau cùng tên là vua Ni-mị, kế đến là vua Một, rồi đến vua Kiên Tề, vua Kha-nô, vua Ưu-ba, vua Nô-ma, vua Thiện Kiến, vua Nguyệt Kiến, vua Văn Quân, vua Pháp Quân, vua Hàng Phục, vua Đại Hàng Phục, vua Cánh Hàng, vua Vô Ưu, vua Trừ Ưu, vua Kiên Tiết, vua Vương Tiết, vua Ma-la, vua Lâu-na, vua Phương Chủ, vua Trần Giả, vua Ca-la, vua Nan-đà, vua Cảnh Diện, vua Sanh Giả, vua Hộc Lãnh, vua Thực Ẩm, vua Khiêu Thực, vua Nan Hàng, vua Nan Thắng, vua An Trú, vua Thiện Trú, vua Đại Lực, vua Lực Đức, vua Kiên Hành. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Kiên Hành nối tiếp nhau ở thành Ca-xà-bà-ba trị hóa, gồm có bảy vạn năm ngàn vua. Vua sau cùng tên là Am-bà-lê-sa. Chư Tỳ-kheo, con của vua Lê-sa tên là Thiện Lập. Chư Tỳ-kheo, con cháu vua Thiện Lập tiếp nối nhau ở thành lớn Ba-la trị hóa, gồm có một ngàn một trăm vua. Vua sau cùng tên là Chỉ-lê-kỳ. Chư Tỳ-kheo, bấy giờ có Đức Ca-diếp Như Lai, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện thế gian. Khi ấy Bồ-tát tu hành phạm hạnh sanh lên cõi trời Đâu-suất. Con của vua Chỉ-lê-kỳ tên là Thiện Sanh, con cháu nối tiếp nhau trở lại thành Bô-đa-la trị hóa, gồm có một trăm lẻ một vua. Vua sau cùng tên là Nhó. Vua Nhó có hai người con, một tên là Cù-đàm, hai tên là Bà-la-đọa-xà. Vua ấy có một người con tên là Cam Giá Chủng. Chư Tỳ-kheo, con cháu của Cam Giá Chủng nối tiếp nhau trở lại thành Bô-đa-la trị hóa, gồm có một trăm lẻ một vua Cam Giá Chủng. Vua sau cùng tên là Bất Thiện Trường Cam Giá Chủng. Chư Tỳ-kheo, vua Bất Thiện Trường sanh bốn người con: Một tên là Ưu-mâu-khư, hai tên là Kim Sắc, ba tên là Tợ Bạch Tượng, bốn tên là Túc Cự. Con của Túc Cự tên là Thiên Thành. Con cháu của Thiên Thành tiếp nối nhau ở thành Ca-tỳ-la-bà-tô-đô trị hóa, gồm có bảy vạn bảy ngàn vua. Vua sau cùng tên là vua Quảng Xa, tiếp đến là vua Biệt Xa, rồi tiếp theo là vua Kiên Xa, vua Trụ Xa, vua Thập Xa, vua Bách Xa, vua Cửu Thập Xa, vua Tạp Sắc Xa, vua Trí Xa, vua Quảng Cung, vua Đa Cung, vua Kiêm Cung, vua Trụ Cung, vua Thập Cung, vua Bách Cung, vua Cửu Thập Cung, vua Tạp Sắc Cung, vua Trí Cung. Chư Tỳ-kheo, vua Trí Cung sanh hai người con: Một tên là Sư Tử Giáp, hai tên là Sư Tử Túc. Sư Tử Giáp nối ngôi, sanh bốn người con: Một tên là Tịnh Phạn, hai tên là Bạch Phạn, ba tên là Hộc Phạn, bốn tên là Cam Lộ Phạn. Và sanh một người con gái tên là Bất Tử. Chư Tỳ-kheo, vua Tịnh Phạn sanh hai người con: Một tên là Tất-đạt-đa, hai là Nan-đà. Bạch phạn có hai con: Một là Đế-sa-đồng, hai là Nan-đề-ca. Hộc phạn có hai con: Một là A-nê-lâu-đà, hai là Bạt-đề-lê-ca. Vua Cam Lộ Phạn cũng sanh hai con: Một là A-nan-đà, hai là Đề-bà-đạt-đa. Người con gái tên là Bất Tử ấy chỉ có một con, tên là Thế-bà-la. Bồ-tát (Tất-đạt-đa) có một con, tên là La-hầu-la. Chư Tỳ-kheo, cứ tuần tự như thế, từ vua Đại Chúng Bình Đẳng về sau, con cháu nối tiếp nhau là một chủng tộc tối thắng. Đến đồng tử La-hầu-la, ngay bản thân chứng A-la-hán, đoạn trừ phiền não, thoát khỏi sanh tử, không còn tái sanh. Chư Tỳ-kheo, do nhân duyên ấy nên vào thuở xa xưa, có giòng Sát-lợi hơn hết xuất hiện thế gian, theo đúng như pháp, chẳng phải là bất như pháp. Chư Tỳ-kheo, vì có pháp như thế nên dòng Sát-lợi ở thế gian là dòng tối thắng. Bấy giờ các chúng sanh khác nghó thế này: “Thế gian hữu vi là bệnh hoạn, là ung nhọt, là mũi tên độc. Tư duy chín chắn rồi, xả bỏ hữu vi, ở núi đầm thanh vắng, tạo lập thảo am, tịch tónh thiền định; có nhu cầu gì thì vào buổi sáng, hoặc sau buổi trưa, ra khỏi thảo am, vào thôn khất thực. Mọi người trông thấy, cần gì cho nấy, rồi sắm sửa lại. Hoặc có người khen là những chúng sanh này làm thiện rất tốt, xả bỏ thế gian và các pháp ác bất thiện trong vòng luân chuyển, gọi họ là Bà-la-môn. Do nhân duyên đó, dòng Bà-la-môn xuất hiện ở thế gian. Hoặc có chúng sanh, thiền định không thành, dựa vào xóm làng, dạy nhiều chú thuật. Nhân đó được gọi là người chỉ vẽ, lại vì hay đi vào thôn xá, nên gọi là hướng tụ lạc. Lại vì thành tựu các pháp dục nên gọi là thành tựu dục. Do nhân duyên ấy nên vào thuở xa xưa, Bà-la-môn là hơn hết, dòng dõi cao quí, xuất hiện thế gian, theo đúng như pháp, chẳng phải không như pháp. Lại có các chúng sanh khác làm đủ các thứ để kiếm lợi như các nghề kỹ năng, công xảo, nghệ thuật. Vì vậy có tên là Tỳ-xá. Do nhân duyên ấy, vào thuở xa xưa, dòng họ Tỳ-xá xuất hiện thế gian. Họ cũng như pháp, chẳng phải không như pháp. Chư Tỳ-kheo, ba chủng tánh này sanh ở thế gian rồi, về sau lại có chủng tánh thứ tư xuất hiện ở thế gian. Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng người tự chán chê sự bó buộc của gia đình, cắt bỏ râu tóc, thân khoát ca-sa, xả bỏ thế gian, xuất gia tu đạo, tự xưng “Ta là Sa-môn”. Họ tự xưng như thế rồi liền thành chánh nguyện Bà-la-môn. Trong dòng dõi Tỳ-xá cũng vậy, lại có hạng người, cũng chán chê như trước, bỏ nhà xuất gia, tự xưng “Ta sẽ làm Sa-môn”, vì họ có chánh nguyện như thế. Chư Tỳ-kheo, lại có một hạng người trong dòng dõi Sát-lợi, thân khẩu ý làm việc ác; vì làm ác, khi thân hoại mạng chung hoàn toàn chịu khổ. Dòng Bà-la-môn và Tỳ-xá… cũng như vậy. Lại có người trong dòng Sát-lợi, vì thân, khẩu, ý làm hạnh lành, nên khi thân hoại mạng chung, hoàn toàn hưởng sự an vui. Dòng Bà-la-môn và Tỳ-xá cũng vậy. Chư Tỳ-kheo, lại có người trong dòng Sát-lợi, vì thân, khẩu, ý làm hai hạnh nên khi thân hoại mạng chung, thọ khổ và vui, Bà-la-môn, Tỳ-xá cũng vậy. Chư Tỳ-kheo, lại có người dòng Sát-lợi, chánh tín xuất gia tu tập, chứng ba mươi bảy phẩm trợ đạo, dứt hết các lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, hiện tại thấy pháp chứng pháp, đắc các thần thông. Đã tác chứng rồi, tự xướng lên: “Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không thọ sanh nữa”. Dòng Bà-la-môn, Tỳ-xá cũng vậy. Chư Tỳ-kheo, hạng người sanh trong ba chủng tánh này cũng có khả năng thành tựu minh, hạnh đầy đủ, đắc A-la-hán, gọi là tối thắng. Chư Tỳ-kheo, Phạm vương Ta-ha-ba-để, khi xưa ở nước ta, nói kệ thế này: Sát-lợi dòng hơn hết Nếu rời các chủng tánh Thành tựu đủ minh, hạnh Họ hơn trời và người. Chư Tỳ-kheo, Phạm vương Ta-ha-ba-để khéo tụng kệ ấy, chẳng phải là chẳng khéo. Ta đã ấn khả. Chư Tỳ-kheo, Ta, Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác cũng nói nghóa này. Chư Tỳ-kheo, cứ lần lượt như vậy, Ta nói đủ về sự chuyển thành, chuyển hoại, chuyển trụ của thế gian. Chư Tỳ-kheo, nếu có vị thầy vì các Thanh văn, dạy điều cần làm, thương yêu, lợi ích, thực hiện từ bi, thì Ta đã làm xong. Các thầy nên nương theo. Chư Tỳ-kheo, các thầy, tại nơi núi rừng thanh vắng, dưới gốc cây, nơi phòng trống, chốn tịnh thất, chỗ hang núi, hoặc bãi tha ma, dùng cỏ tranh… làm am thất cư trú; rời bỏ thôn xóm, làng mạc, ở tại những chỗ như thế. Các thầy phải tu tập thiền định, chớ rơi vào phóng dật, đừng để về sau phải hối hận. Chư Tỳ-kheo, đó là lời giáo huấn của Ta. Phật thuyết kinh xong, các Tỳ-kheo… hoan hỷ phụng thành. MỤC LỤC TRƯỜNG A-H ÀM BIỆT DỊCH KINH ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN Quyển I Quyển II Quyển III Quyển I Quyển II KIM TRÀNG QUYỂN I QUYỂN II QUYỂN III QUYỂN I QUYỂN II NÓI KINH ĐẠI TẬP PHÁP MÔN QUYỂN I QUYỂN II QUYỂN I QUYỂN II QUYỂN I QUYỂN II QUYỂN III QUYỂN IV QUYỂN V QUYỂN VI QUYỂN I QUYỂN II QUYỂN III QUYỂN IV QUYỂN V QUYỂN VI QUYỂN VIi QUYỂN VIII QUYỂN IX QUYỂN X QUYỂN I QUYỂN II QUYỂN III QUYỂN IV QUYỂN V QUYỂN VI QUYỂN VII QUYỂN VIII QUYỂN IX QUYỂN X <釋 n="1">1. Bản Hán, Phật Thuyết Đại Kiên Cố Bà-la-môn Duyên Khởi kinh, Đại I.tr.207. Tham chiếu, Phật Thuyết Trường A-hàm kinh, Q.5, “Đệ nhất phần Điển tôn kinh đệ tam” (Đại I, tr.30b-34b). Tương đương: D.19 (Deva Digh ii.6) Mahàgovinda-suttanta; Trường II 19 “Đại Điển Tôn”. <釋 n="2">1. Đại 1, tr.236c: không có. <釋 n="3">1. Hán: hữu ngã sắc vi hữu hậu thế tưởng Tham chiếu: Trường A-hàm, số 21, kinh Phạm Động, tr.458, chú thích 72. <釋 n="4">1. Hán: nhất tưởng vi hữu ngã Tham chiếu: Sđd, tr.459, chú thích 76. <釋 n="5">1. Hán: thiểu tư tưởng vi hữu ngã Tham chiếu: Sđd, tr.460, chú thích 78. <釋 n="6">2. Hán: chủng chủng tư tưởng vi hữu ngã Tham chiếu: Sđd, tr.459, chú thích 77