<經 id="n102">PHẬT NÓI KINH NĂM UẨN ĐỀU KHÔNG Hán dịch: Đại Đường, Tam tạng Pháp sư Nghóa Tịnh. Như vầy tôi nghe. Một thời Đức Thế Tôn ở rừng Thi lộc, Tiên nhân đọa xứ, thuộc Ba-la-nê-tư. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Bí-sô: –Sắc không phải là ta, nếu sắc là ta thì sắc không thể bị bệnh và chịu đau khổ. Ta muốn sắc như thế này, ta không muốn sắc như thế kia, nhưng sắc không thể tùy thuận ý muốn như vậy. Thế nên biết rằng, sắc không phải là ta. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Này các Bí-sô, các thầy nghó thế nào, sắc là thường hay vô thường? Đáp: –Bạch Đại đức, sắc là vô thường. Phật dạy: –Sắc đã là vô thường, thì chính là khổ: Khổ khổ, hành khổ, hoại khổ. Như vậy, bậc Thanh văn đệ tử đa văn có cho rằng có ta không? Có cho rằng sắc tức là ta, ta có các sắc, sắc thuộc về ta, ta ở trong sắc không? Đáp: –Bạch Thế Tôn, không! –Này các Bí-sô, phải biết thọ, tưởng, hành, thức thường hay vô thường cũng như vậy. Phàm là sắc gì ở quá khứ, vị lai, hiện tại, trong ngoài, thô tế, đẹp xấu, xa gần đều không phải là ta. Các thầy nên biết như vậy, cần phải dùng chánh trí để quan sát thật kỹ. Như vậy, thọ, tưởng, hành, thức gì ở quá khứ, vị lai, hiện tại… đều phải dùng chánh trí quán sát như trên. Chúng Thánh đệ tử Thanh văn của Ta nếu quán sát Năm thủ uẩn này thì biết không có ta và của ta. Đã quán sát như vậy thì biết rõ thế gian, không còn chấp trước vào ta hay của ta, được an trú như vậy nên tự giác ngộ, chứng Niết-bàn: “Thọ sanh của ta sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, chỗ làm đã xong, không còn thọ hậu hữu”. Khi Phật thuyết pháp này, năm vị Bí-sô đoạn trừ phiền não, đắc tâm giải thoát, tín thọ phụng hành. <詞 id="35227458">