PHẬT NÓI KINH ỨNG PHÁP
Hán dịch:
Ðời
Tây Tấn, Tam Tạng Trúc Pháp Hộ
Việt dịch:
Thích Chánh Lạc
---o0o---
Nghe như vầy:
Một thời
Bà già bà ở tại xứ Pháp Trị, nước Câu loại. Bấy giờ đức Phật bảo các Tỳ
kheo:
–Nay ở
thế gian này, dâm như vậy, dục như vậy, ái như vậy, lạc như vậy, hỷ như
vậy, chỉ là pháp bại hoại không nên ái, không nên nhớ nghĩ. Nếu ái và nhớ
nghĩ tăng, thì các thứ dâm như vậy, dục như vậy, ái như vậy, lạc như vậy,
hỷ như vậy, khiến cho bất thiện pháp chuyển tăng, ái thiện pháp chuyển
giảm. Pháp của ta rất sâu xa, khó thấy, khó giác, khó rõ, khó biết. Pháp
của ta thậm thâm khó thấy, khó giác, khó rõ, khó biết như vậy, mà nay
khiến cho sự không ưa thiện pháp tổn giảm, sự ưa thiện pháp tăng trưởng,
cùng bốn pháp này tương ưng, thế gian có việc này. Thế nào là bốn?
–Có pháp
tương ưng hiện tại vui nhưng về sau thọ quả báo khổ.
–Có pháp
tương ưng hiện tại khổ nhưng về sau thọ quả báo vui.
–Có pháp
tương ưng hiện tại khổ, về sau thọ quả báo khổ.
–Có pháp
tương ưng hiện tại vui, về sau thọ quả báo vui.
+ Thế
nào là có pháp tương ưng hiện tại vui, về sau thọ quả báo khổ?
Hoặc có
người tự mình chuyên ưa thích, hoan hỷ làm việc sát hại, nhân việc sát mà
lấy làm sung sướng, lấy làm hoan hỷ. Kẻ ấy sung sướng, hoan hỷ việc không
cho mà lấy, hành dâm dục, nói dối, cho đến tà kiến. Nhân tà kiến này mà
lấy đó làm hoan hỷ, lấy đó làm vui sướng. Kẻ ấy thân ưa thích, ý ưa thích
việc bất thiện như vậy là bất thiện, nên cũng không đạt được thần thông,
không đưa đến Ðẳng Ðạo, không tương ưng với Niết-bàn. Pháp này tương ưng
hiện tại vui sướng nhưng về sau thọ quả báo khổ.
+ Thế
nào là pháp tương ưng hiện tại khổ nhưng về sau thọ quả báo vui?
Hoặc có
người chuyên tự làm khổ, không làm vui, từ bỏ nguyên nhân sát hại, từ bỏ
sát hại, vì làm khổ, vì làm không vui, kẻ ấy tự làm khổ, không thích làm
việc không cho mà lấy, hành dâm dục, nói dối ... cho đến tà kiến. Nhân xả
bỏ tà kiến, làm đẳng kiến, cho là khổ, cho là không vui. Thân hành khổ, ý
hành khổ, như vậy thiện là thiện, thành thần thông, đưa đến Ðẳng đạo, cùng
tương ưng với Niết - bàn, cùng tương ưng với pháp này cho nên hiện tại khổ
nhưng về sau thọ quả báo vui.
+ Thế
nào là pháp tương ưng hiện tại khổ, về sau thọ quả báo khổ?
Hoặc có
người chuyên tự làm khổ, tự mình không hoan hỷ, làm việc giết hại, nhân
giết hại cho nên mới bị khổ, không hoan hỷ. Kẻ ấy tự mình khổ, tự làm điều
không hoan hỷ, không cho mà lấy, hành dâm dục, nói dối ... cho đến tà
kiến. Nhân tà kiến mới không được an lạc, không hoan hỷ. Thân làm khổ, ý
làm khổ như vậy, làm bất thiện phải thọ lãnh bất thiện, không thành thần
thông, không đưa đến Ðẳng đạo, không tương ưng với Niết bàn. Tương ưng với
pháp này cho nên hiện tại khổ, về sau thọ báo khổ.
+ Thế
nào là pháp tương ưng hiện tại vui, về sau thọ quả báo vui?
Hoặc có
người chuyên tự làm điều vui, tự làm việc hoan hỷ, xả bỏ việc sát hại,
nhân xả bỏ sát hại lấy đó làm vui, lấy đó làm thích. Kẻ ấy vui thích xả bỏ
việc không cho mà lấy, hành dâm dục, nói dối, cho đến tà kiến. Nhân xả bỏ
tà kiến cho đó là vui, cho đó là thích. Thân ưa thích, ý ưa thích, như
vậy, làm thiện là thiện nên thành thần thông, cho đến Ðẳng đạo, cùng tương
ưng với Niết bàn, cho nên hiện tại vui mà đời sau thọ báo vui.
Cái gọi
là cùng pháp này tương ưng hiện tại vui, về sau thọ báo khổ, không phải là
huệ, người có trí huệ thuyết, không biết như chơn, cùng tương ưng với pháp
này cho nên hiện tại vui mà về sau thọ báo khổ. Kẻ ấy không biết như chơn
như vậy, làm mà không xả bỏ. Vì kẻ ấy làm mà không xả bỏ cho nên pháp
không ái, không lạc được tăng trưởng, còn pháp đáng ái, đáng lạc thì trở
lại bị tổn giảm, giống như loại thuốc A Ma Ni, đầy đủ sắc, đầy đủ hương,
đầy đủ vị, vì xen lẫn với độc, có người bị bệnh liền uống vào. Kẻ đó uống
vào khỏi miệng, khi uống thuốc không dừng ở cổ, uống xong liền biến thành
chẳng phải thuốc. Như vậy cùng pháp này tương ưng hiện tại vui mà về sau
thọ báo khổ, chẳng phải là trí tuệ, vì chẳng phải là trí tuệ cho nên không
biết như chơn, cùng pháp này tương ưng, hiện tại vui mà về sau thọ báo
khổ. Vì kẻ ấy không biết như chơn, thực hành, không xả bỏ. Vì kẻ ấy thực
hành không xả bỏ cho nên pháp không ái, pháp không lạc tăng trưởng; còn
pháp ái, pháp lạc thì lại tổn giảm. Pháp đó chẳng phải là trí tuệ vậy.
Tương
ưng với pháp này, hiện tại khổ mà về sau được quả báo vui, chẳng phải trí
tuệ, vì chẳng phải trí tuệ cho nên không biết như chơn, cùng pháp này
tương ưng cho nên hiện tại khổ, về sau thọ quả báo vui. Kẻ ấy không biết
như chơn, cũng không hành, lại xả bỏ, do kẻ ấy không thực hành mà lại xả
bỏ cho nên pháp không ái, không lạc tăng trưởng, còn pháp ái, hỷ thì bị
tổn giảm. Pháp này chẳng phải trí tuệ, vì tương ưng với pháp ấy cho nên
hiện tại khổ mà về sau thọ báo khổ, chẳng phải là trí tuệ, vì chẳng phải
là trí tuệ, cùng pháp này tương ưng cho nên hiện tại khổ, về sau thọ báo
khổ. không biết như chơn nên kẻ ấy làm mà không bỏ, vì kẻ ấy làm mà không
bỏ cho nên pháp không ái, không lạc tăng trưởng, mà pháp ái, pháp lạc thì
bị tổn giảm, giống như đại tiện tiểu tiện bị độc tố rồi có người có bệnh
lấy thứ đó mà uống, khi kẻ ấy uống, cổ đau đớn không nuốt xuống được và
hôi thối, vô vị. Khi uống vào làm hư cổ, uống xong biến thành chẳng phải
thuốc. Như vậy tương ưng với pháp này nên hiện tại khổ, về sau thọ báo
khổ. Vì không biết như chơn, tương ưng với pháp này nên hiện tại khổ, về
sau thọ báo khổ. Vì kẻ ấy không biết như chơn, thực hành không xả bỏ, vì
thực hành không xả bỏ cho nên pháp không ái, không hỷ dần dần tăng trưởng,
còn pháp ái, hỷ dần dần bị tổn giảm. Pháp này không phải trí tuệ vậy.
Tương
ưng với pháp này hiện tại vui, về sau được quả báo vui, chẳng phải trí
tuệ, do bậc trí tuệ nói ra, không biết như chơn, tương ưng với pháp này
hiện tại vui, về sau được quả báo vui. Kẻ ấy không biết như chơn nên không
thực hành việc xả bỏ xa lìa. Vì không vứt bỏ, không xa lìa nên pháp không
ái, không hỷ dần dần tăng trưởng, còn pháp ái, hỷ dần dần tổn giảm. Pháp
này chẳng phải trí tuệ, kẻ ấy thực hành pháp biết như chơn, kẻ ấy không
thực hành pháp biết như chơn, kẻ ấy thực hành pháp tri như chơn, kẻ kia
không thực hành pháp tri như chơn nên chưa thực hành pháp đáng hành, hành
pháp không đáng hành. Kẻ ấy chưa hành pháp đáng hành mà lại hành pháp
không nên hành, do đó bất thiện pháp dần dần tăng trưởng, thiện pháp dần
dần tổn giảm. Pháp này chẳng phải trí tuệ.
Tương
ưng với pháp này hiện tại vui, về sau thọ báo khổ, do bậc trí tuệ, người
trí tuệ nói ra, biết như chơn. Vì tương ưng với pháp này nên hiện tại vui,
về sau thọ báo khổ. Kẻ ấy tri như chơn như vậy, kẻ ấy không làm mà xả bỏ,
viễn ly, do không làm, xả bỏ viễn ly rồi, kẻ ấy liền không làm, xả bỏ viễn
ly nên pháp bất thiện tổn giảm, thiện pháp được tăng trưởng. Pháp này là
trí tuệ.
Tương
ưng với pháp này hiện tại khổ, về sau thọ báo vui. Ðó là trí tuệ, bậc trí
giả nói ra, biết điều này chơn thật, vì kẻ ấy tương ưng với pháp này nên
hiện tại khổ, về sau thọ quả báo vui, người ấy tri như chơn như vậy. Kẻ ấy
làm không xả bỏ, không làm không xả bỏ rồi, pháp không ái, không hỷ tổn
giảm, pháp ái, pháp hỷ tăng trưởng. Pháp này là trí tuệ, giống như đại
tiểu tiện các thứ dược thảo xen lẫn, có người bị bệnh lấy để uống. Khi kẻ
ấy uống, không dừng ở cổ, lúc uống làm phá hoại cổ, uống xong công hiệu
như dược pháp. Như vậy tương ưng với pháp này hiện tại khổ, nhưng về sau
thọ báo vui. Ðó là trí tuệ, trí giả nói ra, biết như chơn. Ðó là tương ưng
pháp này hiện tại khổ, về sau thọ báo vui. Kẻ ấy biết như chơn như vậy,
thực hành không xả bỏ, do hành không xả bỏ rồi cho nên pháp không ái,
không hỷ tổn giảm, pháp ái, hỷ được tăng trưởng. Pháp đó là trí tuệ.
Tương
ưng pháp này hiện tại khổ, về sau thọ quả báo khổ, là bậc trí tuệ, bậc trí
tuệ nói ra, biết như chơn. Ðó là tương ưng với pháp này, hiện tại khổ, sau
thọ quả báo khổ, kẻ ấy tri như chơn như vậy, kẻ ấy không làm sự xả bỏ xa
lìa, vì không thực hành sự xả bỏ xa lìa nên pháp không ái, không hỷ tổn
giảm; pháp ái, hỷ được tăng trưởng. Pháp này là trí tuệ.
Tương
ưng pháp này hiện tại vui, về sau thọ quả báo vui. Ðó là pháp trí tuệ do
bậc trí tuệ nói ra, nghĩa là tương ưng pháp này hiện tại vui, về sau thọ
quả báo vui. Vị ấy biết như vậy là chơn thật, vị ấy biết pháp nào cần xả
ly, hoặc không cần xả ly, cho nên pháp không yêu thích thì giảm trừ, pháp
yêu thích được tăng trưởng. Pháp này là trí tuệ. Giống như tô mật xen lẫn
các thứ thuốc, có người bị bệnh liền uống vào, khi uống vào làm cho cổ
thông lợi, khi uống không dừng ở cổ, uống xong ứng nghiệm như dược pháp.
Như vậy tương ưng với pháp này hiện tại vui, về sau thọ báo vui. Ðó là trí
tuệ, bậc trí tuệ nói ra, biết như thật. Ðó là tương ưng với pháp này, hiện
tại được vui, về sau thọ báo vui. Kẻ ấy biết như vậy là chơn thật, hành
bất xả ly, do hành bất xả ly nên pháp không yêu thích và không đáng nhớ
nghĩ bị tổn giảm và pháp yêu thích, nhớ nghĩ được tăng trưởng. Pháp này là
trí tuệ, bậc trí tuệ nói ra, vị ấy thực hành pháp này rồi, biết như thật,
không hành pháp này rồi biết như thật; vị ấy hành pháp biết như thật,
không hành pháp biết như thật. Pháp không hành liền không hành, pháp nên
hành thì phải hành. Kẻ ấy, pháp không hành liền không hành, pháp nên hành
thì phải hành, nên pháp bất thiện được tổn giảm, pháp thiện được tăng
trưởng. Pháp này là trí tuệ, trí tuệ, tương ưng với bốn pháp này, thế gian
có thuyết này, đó chính là nguyên nhân thuyết kinh này.
Ðức Phật
nói như vậy, các Tỳ kheo nghe đức Thế tôn đã dạy, hoan hỷ vui mừng.
PHẬT NÓI KINH “ ỨNG PHÁP”
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 5-2003