PHẬT NÓI KINH Ý
Hán dịch:
Pháp
sư Trúc Pháp Hộ (Ðời Tây Tấn)
Việt dịch:
Thích Chánh Lạc
---o0o---
Nghe như vầy:
Một thời
Phật ở tại rừng cây ông Kỳ Ðà, vườn ông Cấp Cô Ðộc, nước Xá Vệ.
Bấy giờ
có một Tỳ kheo ngồi một mình trong phòng, tâm khởi lên ý nghĩ: “Cái gì dẫn
thế gian đi? Vì sao phải thọ khổ? Do sự sanh khởi nào mà nó tiến hành?”.
Khi ấy
vào lúc xế trưa, Tỳ kheo ấy từ thiền tọa đứng dậy, đi đến chỗ đức Thế Tôn
rồi ngồi qua một bên, bạch đức Thế Tôn rằng:
–Bạch Thế Tôn, ngày hôm nay con ngồi một mình trong phòng, khởi lên ý nghĩ
như vầy: “Cái gì dẫn thế gian đi? Vì sao phải thọ khổ? Do sự sanh khởi nào
mà nó tiến hành?”.
Ðức Thế
Tôn nghe xong khen ngợi:
–Lành
thay! Lành thay! Này Tỳ kheo, đó là con đường hiền thiện có sự quán chiếu
hiền thiện, đó là biện tài khéo léo rằng: “Cái gì dẫn thế gian đi? Vì sao
phải thọ khổ? Do sự sanh khởi nào mà nó tiến hành?”. Này Tỳ kheo, nghi vấn
của ngươi có phải như vậy chăng?
Tỳ kheo
thưa:
–Bạch
Thế Tôn, đúng vậy.
Ðức Thế
Tôn nói:
–Này Tỳ
kheo, ý dẫn thế gian đi, do ý nên thọ khổ, do ý sanh mà nó dẫn đi. Này Tỳ
kheo, do ý dẫn thế gian đi, phải thọ khổ, và do ý sanh nên nó dẫn đi. Này
Tỳ kheo, Thánh đệ tử, bậc Vô sở trước, đối với ý lôi kéo, ý sanh ra, ý dẫn
đi. Này Tỳ kheo, Thánh đệ tử, bậc A la hán có thể tự chế ngự ý, tự mình
không tùy thuận ý.
Tỳ kheo
thưa:
–Lành
thay! Bạch Thế Tôn .
Tỳ kheo
ấy đã nghe đức Thế Tôn dạy, khéo ưa thích, khéo thấu hiểu, rồi lại hỏi
tiếp:
–Bạch
Thế Tôn, đa văn Tỳ kheo, được nói là đa văn Tỳ kheo. Bạch Thế Tôn, sao gọi
là đa văn Tỳ kheo? Ðức Thế Tôn như thế nào là đa văn Tỳ kheo?
Ðức Thế
Tôn nghe xong khen ngợi:
–Lành
thay! Lành thay! Này Tỳ kheo, đó là con đường hiền thiện có sự quán chiếu
hiền thiện, đó là biện tài, lời nói hiền thiện rằng: “Bạch Thế Tôn, đa văn
Tỳ kheo, đa văn Tỳ kheo ấy, bạch Thế Tôn, sao gọi là đa văn Tỳ kheo? Ðức
Như Lai nói thế nào là đa văn Tỳ kheo?”.
Này Tỳ
kheo, có phải ngươi hỏi như vậy chăng?
Thầy Tỳ
kheo đáp:
-Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Ðức Thế
Tôn nói:
–Này Tỳ
kheo, những điều ta thuyết giảng rất nhiều: khế kinh, ca vịnh, thọ ký, kệ
tha, nhân duyên, pháp cú, thí dụ, sở ứng, sanh xứ, phương đẳng, vị tằng
hữu và thuyết pháp. Này Tỳ kheo, nếu có bất cứ ai chỉ nghe ta nói bốn câu
kệ mà biết nghĩa, biết pháp, theo pháp thực hành, cùng tương ưng với pháp,
như pháp mà thuyết. Như vậy là Tỳ kheo đa văn, như vậy là Tỳ kheo đa văn,
Như Lai nói như vậy là Tỳ kheo đa văn.
Thầy Tỳ
kheo thưa:
–Lành
thay! Bạch Thế Tôn.
Tỳ kheo
ấy nghe đức Thế Tôn dạy, khéo tư duy nhớ nghĩ, khéo hoan hỷ phụng hành.
Rồi lại hỏi tiếp:
–Bạch
Thế Tôn, Tỳ kheo nghe thuyết pháp xong, Tỳ kheo nghe thuyết pháp xong có
trí huệ nhanh nhạy. Bạch Thế Tôn, sao gọi là Tỳ kheo nghe thuyết pháp xong
gọi là bậc có trí huệ nhanh nhạy? Thế nào được đức Như Lai tuyên bố là bậc
có trí huệ nhanh nhạy?
Ðức Thế
Tôn bảo:
–Này Tỳ
kheo, lành thay! Lành thay! Ðó là con đường hiền thiện có sự quán chiếu
hiền thiện, đó là biện tài, lời nói hiền thiện rằng: “Bạch Thế Tôn, Tỳ
kheo nghe thuyết pháp xong, Tỳ kheo nghe thuyết pháp xong có trí huệ nhanh
nhạy. Bạch Thế Tôn, đức Thế Tôn nói như thế nào là Tỳ kheo nghe thuyết
pháp xong có trí huệ nhanh nhạy?
Này Tỳ
kheo, có phải hỏi như vậy chăng?
Tỳ kheo
thưa:
–Ðúng
như vậy, bạch Thế Tôn.
Ðức Thế
Tôn dạy:
–Tỳ kheo
này, Tỳ kheo kia khi nghe rằng: “Ðây là khổ”, liền dùng trí tuệ mà biết
như thật. Khi nghe “Khổ tập, khổ tận, khổ tận trụ xứ” thì liền dùng trí
tuệ biết như thật là khổ tập, khổ tận, khổ tận trụ xứ. Tỳ kheo ấy nghe
xong, dùng trí tuệ để biết như thật. Này Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo nghe
xong có trí huệ nhanh nhạy, đức Như Lai nói đó là Tỳ kheo nghe xong có trí
huệ nhanh nhạy (minh đạt).
Tỳ kheo
thưa:
–Lành
thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ kheo
ấy nghe đức Thế Tôn dạy xong, hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi:
–Bạch
Thế Tôn, Tỳ kheo thông minh có biện tài minh đạt, nói là Tỳ kheo thông
minh, trí tuệ minh đạt. Bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ kheo thông minh, trí
tuệ minh đạt? Ðức Như Lai nói thế nào là Tỳ kheo thông minh trí tuệ biện
tài minh đạt?
Ðức Thế
Tôn nghe xong khen ngợi:
–Lành
thay! Lành thay! Này Tỳ kheo, đó là con đường hiền thiện có sự quán chiếu
hiền thiện, đó là biện tài, lời nói hiền thiện rằng: “Bạch Thế Tôn, Tỳ
kheo thông minh, trí tuệ mẫn tiệp, Tỳ kheo thông minh, biện tài mẫn tiệp
ấy, bạch Thế Tôn, sao gọi là Tỳ kheo thông minh trí tuệ, biện tài mẫn
tiệp? Ðức Như Lai nói thế nào là Tỳ kheo thông minh trí tuệ, biện tài mẫn
tiệp?”.
Này Tỳ
kheo, có phải hỏi như vậy chăng?
Tỳ kheo
thưa:
-Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Ðức Thế
Tôn dạy:
–Này Tỳ
kheo, nếu Tỳ kheo đó không có ý niệm tự hại, không có ý niệm hại kẻ khác,
cũng không có ý niệm gây hại cả hai. Tỳ kheo chỉ có ý niệm làm lợi ích cho
chính mình, cũng làm lợi ích cho kẻ khác, lợi ích cho nhiều người, thương
xót thế gian, mong muốn cho trời người được lợi ích, ý nghĩa. Tỳ kheo như
vậy là thông minh, trí tuệ mẫn tiệp. Như Lai nói đó là Tỳ kheo thông minh
trí tuệ, biện tài mẫn tiệp.
Tỳ kheo
ấy thưa rằng:
–Lành
thay! Bạch Thế Tôn.
Tỳ kheo
ấy nghe đức Thế Tôn dạy, khéo tư duy, suy nghĩ, thọ trì đọc tụng xong, từ
chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân đức Thế Tôn, nhiễu quanh đức Thế Tôn
rồi lui ra.
Bấy giờ
Tỳ kheo ấy theo sự dẫn dụ của đức Thế Tôn, sống cô độc ở nơi thanh tĩnh,
tâm không tán loạn, an trụ tịch tịnh. Vị Tỳ kheo ấy sống cô độc ở nơi yên
tĩnh, tâm không tán loạn, an trụ tịch tĩnh, để đạt được mục đích mà một
người khi cạo bỏ râu tóc, khoát áo cà sa, tin vui xuất gia, bỏ nhà học đạo
là chỉ mong thành tựu vô thượng phạm hạnh, thấy pháp, thành thần thông,
tác chứng an trụ. Sự sanh đã hết, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm
xong, biết như thật về danh sắc. Vị tôn giả ấy đã biết pháp rồi, liền
thành A la hán.
Ðức Phật
thuyết pháp như vậy, Tỳ kheo ấy sau khi nghe đức Phật dạy, hoan hỷ vui
mừng.
PHẬT NÓI KINH Ý
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 5-2003