Tôi Nghe Như Vầy ● Tôi có nghe như vầy. Lời của Tôn Giả A Nan nói: Tiếng Pali: Evam me Sutam. Tiếng Sanskrit: Evam Maya Srutam. Kinh nào có câu nầy đứng đầu đều là do đức Phật thuyết, sau đó Tôn giả A Nan thuật lại. Thành Vương Xá ● (S) Rajagriha (P) Rajagaha: Kinh đô nước Ma Kiệt Đà (Magadha) vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) trị vì lúc đức Phật giáng sanh. Sau khi đắc đạo, đức Phật thường thuyết pháp tại thành nầy để hóa độ Vua và Hoàng tộc. Pháp Hội Linh Sơn ● (S) Gridhrakuta. Đức Phật thuyết kinh nầy tại núi Linh. Cảnh núi nầy hình như con ó ở gần thành Vương Xá. Đọc theo dịch âm là Kỳ Xà Quật, dịch nghĩa Linh Thứu Sơn, Kê Túc Sơn. Tại núi nầy, đức Phật thuyết nhiều bộ Kinh quan trọng, như Kinh Pháp Hoa, Kinh Kim Quang Minh.... Vô Ngại Biện Tài ● Tài biện luận, tài giảng thuyết về đạo lý không ai sánh bằng, tài ăn nói hùng hồn, xảo diệu, khiến ai nấy cũng đều tín thọ. Tài biện thuyết của Phật và Bồ Tát không trở ngại, không có sức chi chống ngăn nổi, không có ai phản đối được. Nên gọi là vô ngại biện tài. Nói Pháp Yếu ● Giảng giải các giáo pháp thiết thực đúng với chơn lý, hợp với sự thật. Nhất là nói pháp hợp căn cơ, độ sinh dễ dàng. Tứ Đại Thiên Vương ● Caturmaharaijakayrika, tứ Thiên Vương là bốn vị trời quản lãnh bốn châu thiên hạ, xem xét các điều thiện ác. Phi nhơn ● Chẳng phải người, chẳng giống người, chẳng phải người thường, như các hạn tiên, thần, quỷ, đều gọi là phi nhơn. Nhơn là tứ chúng: Tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di. Phi nhơn là Trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, A Tu La, Ma hầu la, khẩn na la v.v… Diệu Kiết Tường ● Manjusri – tức là Bồ Tát Văn Thù. Ngài Văn Thù có 108 tên, đặc biệt tiêu biểu về trí tuệ căn bản, nên thường gọi Ngài là Đại Trí, cũng như người ta gọi Ngài Phổ Hiền là Đại Hạnh và Ngài Quán Thế Âm là Đại Bi. Lúc Thích Ca ra đời, Văn Thù hiện thân làm Bồ Tát hậu gần Phật, giúp Phật tuyên dương chánh pháp. Tâm Không Trụ Trước ● Tâm niệm không bao giờ chấp trước ở vào một chỗ, tức là lòng rộng như hư không, tâm bao la, không dính mắc vào một việc gì, dù việc ấy hết sức nhỏ nhiệm. Nhất Thiết Trí ● Cái trí hiểu biết tất cả mọi sự vật, tức là trí của Phật. Trong Kinh thường xưng khen Phật là bậc Nhất Thiết Trí. Những ai theo Phật và nghe chánh pháp, rốt cuộc chắc chắn được nhất thiết trí. Không Tự Cống Cao ● Không bao giờ chính mình ngã mạn, tự cao, tự đắc, cho mình là cao thượng, cho mình là số một trên đời nầy. Duyên Giác ● Duyên Giác là bậc theo giáo pháp dạy về Thập Nhị Nhân Duyên, phần nhiều tự tu, tự ngộ đến quả Duyên Giác, Thanh Văn Duyên Giác là hai thừa trong Phật Giáo. Pháp Ấn ● Dharma-mudra, sự ấn chứng huyền linh của Phật, hành giả đã từng tu trì chánh pháp hoặc thọ trì pháp niệm Phật. Pháp ấn còn có nghĩa: sự ấn truyền cho nhau cái tâm Phật, giữa Phật với Phật, tổ với tổ; sự ấn định vào tâm mà phú chúc tâm pháp. Còn có nhiều nghĩa khác về Pháp ấn. Bửu Ấn ● Cái ấn chứng đặc biệt vi diệu do chư Phật, chư đại Bồ Tát ban các vị tu trì có đạo đức. Đồng nghĩa với Phật ấn. Ngoài ra khi nhà sư niệm chơn ngôn mà thủ hộ, phép ấy cũng gọi là bửu ấn. Chánh Sĩ ● Bodhisattva, bực đại sĩ cầu chánh đạo, chánh quả. Thật hành hạnh Bồ Tát để giúp đỡ chúng sanh ra khỏi sông mê bể khổ. Diệu Pháp Bảo Tạng ● Pháp nhiệm mầu trong tạng quý báu. Đem thân tâm ra giúp ích cho đời, không luận ở đâu và hạng người nào. Pháp Ngữ ● Lời nói ra chánh pháp, những ngôn ngữ giải bày điều hành, diễn thuyết đạo lý nhiệm mầu. Sáu Pháp Ba La Mật ● Ce-paramita: Sáu hạnh ba la mật. Lục độ là sáu nền đại hạnh có thể đưa người từ bến mê tới bờ giác, từ sanh tử đến niết bàn, từ địa vị pháp phu đến quả vị Phật. Chuyển Pháp Luân ● Dhammachakkappavattana. Quay bánh xe chánh pháp, tức là thuyết pháp để cứu độ chúng sanh. Pháp luân thường chuyển huệ tâm khai, nghĩa là bành xe chánh pháp thường quay làm cho tâm hồn được sáng suốt. Uẩn ● Ngũ uẩn: Pacaskandha, sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Thập Nhị Xứ ● Dvadasayatana: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Thập Bát Giới ● Astadasa-dhata. Nhãn giới, nhĩ,tỷ, thiệt, thân, ý; sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nhãn thức giới, nhĩ, tỹ, thiệt thân và ý. Nơi Tịch Diệt ● Chỗ vắng lặng, tức là trở về với bản thể của vũ trụ. Núi Diệu Cao ● Tức là núi Tu Di, Sumeru. Quả núi lớn nhất ở trung tâm vũ trụ. Ấy là hòn núi của tiên thánh, mỗi ngày các ngôi tinh tú xoay chung quanh quả núi nầy… Vô Sở Hữu ● Không chỗ có, chẳng chó chi mà được. Tự mình liễu ngộ rằng, các pháp vốn không, tất cả đều huyễn hóa, cho nên không thấy rằng mình có, không nhận rằng mình biết. Gọi là vô sở hữu. Bố Thí ● Dana, cho một cách cùng khắp. Bố Thí tài, bố thí pháp, và bố thí vô úy. Cao hơn là bố thí đến chỗ ba la mật, rốt ráo không chấp trước, không hư vọng. Chuyển Luân Vương ● Cakravartin. Vị Vua dùng chánh pháp trị dân, cũng như người quay cho bánh xe lăn tới, chớ không trở lui. Vị Vua ngồi trên cổ xe để đi thâu phục thiên hạ. Đế Thích ● Tức là làm đến Vua Trời, Cakra. Đế Thích là Vua ở trời Đao Lợi, cõi dục. Cõi này có 33 cảnh giới. Ngôi vị Đế Thích là một ngôi vị cao sang, quyền quý… Phạm Thiên ● Brahma là ngôi vị cao quý, có cung điện đồ sộ nguy nga. Cõi Trời thanh tịnh ở miền sơ thiền trong cõi sắc. Một cảnh trong bốn cảnh: Phạm Thân Thiên, Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên và Phạm Thiên đều gọi chung là Phạm Thiên. Thiên Nhãn ● Dyvyacaksu. Mắt trời, mắt thần tiên sự thấy bằng thần thông, một thứ mắt trong ngũ nhãn. Với thiên nhãn, người ta có thể thấy mọi vật, các chúng sanh trong 6 đường luân hồi. Bất Cộng ● Giáo pháp riêng biệt. Những pháp riêng biệt mà Phật chỉ dạy cho hàng Bồ Tát, những việc mà Đức Phật thi hành, những việc ấy chẳng giống với việc của ai cả. ● Avenika. Tức là: Bất đồng, bất thông. Đặc biệt, chẳng chung cùng, chẳng giống một người nào, một Pháp nào cả. Đối với: Cộng. Thập Lực ● Dasabala. Mười sức lực trí tuệ. 1. Tri thị xư phi xứ trí lực. 2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực. 3. Tri chư thiên giải thoát tam muội trí lực. 4. Tri chúng sanh tâm tánh trí lực. 5. Tri chủng chủng giải trí lực. 6. Tri chủng chủng giới trí lực. 7. Tri nhứt thiết sở đạo trí lực. 8. Tri thiên nhãn vô ngại trí lực. 9. Tri túc mạng vô lậu trí lực. 10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực. Đao Lợi Thiên ● Trayastrimca: Cảnh của chư Thiên cõi Dục, thuộc về lục dục thiên. Cung trời Đao Lợi ở trên cảnh Tứ Thiên Vương. Trời Đế Thích quản trị toàn cảnh ấy. Mạn Đà La ● S. Mandaravas. Tên Ấn Độ của loại hoa sen trắng, rất thơm, rất quý. Theo truyền thuyết, khi Phật thuyết pháp các vị loài Trời thường rắc nhiều loại hoa quý để tán thán Phật, trong đó có hoa Mạn đà la.; ● S. Mandala Một kiểu Hán dịch âm khác của từ Mandala (Sanskrit), Hán thường dịch nghĩa là Linh phù, đàn, đạo tràng. Theo Mật giáo, linh phù cũng như bùa, thường làm bằng mảnh vải nhỏ bằng ngón tay, hoặc bàn tay, hình tròn, dài hoặc vuông, trên có vẽ hình Phật hay các vị Bồ Tát, hoặc viết câu chú bằng chữ Sanskrit vv… Người tu theo Mật giáo tin rằng, linh phù thâu được sức mạnh linh thiêng của Phật hay Bồ Tát, và có thể giúp họ tránh được tại họa cầu được phúc lành. Đàn hay đạo tràng cũng là một thứ linh phù, nhưng tầm cỡ lớn, được dựng lên để bảo hộ nơi ở tu học của các tu sĩ theo Mật giáo, hay là nhằm một số mục đích khác. Ngũ Thông ● Năm loại thần thông: Thiên Nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông và lậu tận thông. Ba Môn Giải Thoát ● Ba cửa giải thoát. Ấy là không (vốn là không); vô tướng (không có thể tướng), và vô tác ( không cố ý làm gì) cũng gọi là vô nguyện: không mong cầu gì cho mình. Hồi Hướng ● Hồi là gom góp lại, hướng là gởi đến cho ngưới khác, gọi là hồi hướng. Có 4 nghĩa hồi tự hướng tha, hồi nhơn hướng quả, hồi sự hướng lý, hồi tướng hướng tánh. Ba Cõi ● Cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Ngu Dị Sanh ● Tức là hàng nhị thừa mới giải thoát một phần vô minh, còn vi tế chưa đoạn, sự ngu mê khác hơn các chúng sanh khác, nghĩa là dứt được phần đoạn sanh tử. Nên gọi là ngu dị sanh. Phật Tánh ● Buddhata. Bản tính sáng suốt giác ngộ của mỗi người. Tánh nầy, Phật cùng chúng sanh đồng nhau. Bốn Đại Tự Tánh ● Mahabhuta là đặc tánh của bốn chất: đất, nước, gió, lửa. Bốn chất lớn nầy trong thế giới tạm họp thành con người và vạn vật. Tâm Đại Bồ Đề ● Maha Bodhi Citta là tâm Phật, là tâm giác ngộ hoàn toàn, là tâm chịu khổ, chịu khó độ tận chúng sinh. Tâm đại Bồ Để là tấm lòng vị tha vô bờ bến. Câu Đê ● Koti về số mục, một câu đê là mười triệu (10.000.000) Đại Long Vương ● Maha naga radya: Vị Vua loài rồng vĩ đại thường ở trong cung điện dưới nước, dưới đáy biển, cũng có khi ở trên nước, có phép thần thông, trữ nhiều bảo vật. Anh Lạc Trân Châu ● Kevura,: Collier de perles, de diamants. Xâu chuỗi bằng ngọc quý. Ấy là loại trang sức mà các hàng quý phái ở Ấn đeo nơi cổ, nơi ngực, nơi đầu. Chư Bồ Tát và thiên nữ cũng tự trang sức bằng anh lạc trân châu. Lại có những loại rắn chúa, rồng chúa cũng có mang anh lạc băng trân châu. Kiết Già ● Utkutukasana, cách ngồi theo Phật, tréo mảy chân ngồi. Có cách kiết tường tọa và cách khác gọi là hàng ma tọa. Bổn Sự ● Itivrtaka. Ấy là những việc làm, những kiến văn của Phật, trong các đời trước của Phật, do Phật thuật lại. Ma Già Đà ● Cũng gọi là Ma Kiệt Đà, dịch nghĩa là Vô Nhuế Hại. Một nước của Ấn Độ, nằm về hữu ngạn miền nam, kinh đô là thành Vương Xá (Rajagaha). Các Vua nước Ma Già Đà: Maha Padma là cha Vua Bimbasara, đã từng thờ phụng đức Phật. Ajatasatru, con Vua Bimbasara, phạm lỗi soán ngôi và giết cha. Ngã Thân Kiến ● Ý kiến chấp có cái ta, sự thấy rằng có cái thân. Đem thân tâm của mình do năm uẩn hòa hợp giả tạm mà cho là có cái nghĩa thường trụ nhứt định. Trí Vô Lậu ● Tức là vô lậu tuệ, trí huệ đã ra khỏi các phiền não ô nhiễm, thong dong, tự tại, trí tuệ của chư Thánh: La Hán, Duyên Giác, Phật… Vô Sở Trước ● Chẳng chấp trước chi hết, chẳng có chi mà chấp trước. Tự mình liễu đạt các pháp vốn không, tất cả đều như hư không, cho nên không thấy rằng mình đắc, không thấy rằng mình có… Vô Sở Tác ● Không chỗ làm, không tạo tác, không mưu cầu, không tầm thế mà tạo ra…không hay thí. Không Sở Thọ ● Không chỗ nhận lành, không ai nạp thọ, không lãnh, không thọ… Đại Tổng Trì ● Maha dharani. Tổng trì bất thất, trì ác bất sanh, nghĩa là giử trọn vẹn, không để cho dù là việc thiện nhỏ không thất lạc, không để cho ác nhỏ khởi lên. Trong khi tổng trì Bồ Tát hoạc nhà đạo đức lấy giới, định, huệ làm thể, nương theo đó mà tu thì có đủ công đức về đại tổng trì. Dị Sanh ● Prthagjana là loài sanh khác hơn động vật thường Nhứt Thiết Trí ● Cái trí hiểu biết tất cả mọi sự vật, tức là trí của Phật. Trong kinh thường xưng khen Phật là bậc Nhất Thiết Trí, những ai theo Phật và nghe Chánh Pháp, rốt cuộc chắc chắn được nhất thiết trí. Sở Trì ● Nói cho đủ là không tưởng sở trì, nghĩa là không một pháp nào mà không nhiếp trì. Vô Sở Hành ● Không chỗ hành động, tức là không chấp trước, không thủ xả. Tâm rộng thênh thang như hư không. Uẩn Ma ● Tức là các ma chướng trong ngũ uẩn không làm lay chuyển, đó là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Nghiệp Báo ● Cái nghiệp nó trả lại bằng sự vui vẻ hay khổ sở tùy theo đời trước mình đã làm lành hay làm ác. Cái nghiệp trong thời kỳ báo đáp. Tức là nghiệp quả hay quả báo. Thanh Văn ● Sravaka. Bậc nầy nghe Phật nói pháp Tứ Đế mà ngộ đạo, chứng đắc A La Hớn. Vô trước Tâm không chấp trước, không vướng mắc một nơi nào, rộng rãi thênh thang như hư không. Đại Sĩ ● Bực Bồ Tát, vì Bồ Tát rất dõng mãnh ra đi cứu đới. Cũng có khi dùng chỉ bậc Thanh Văn có đủ hạnh Bồ Tát và quả vị Phật. Bực Đại Sĩ là hạng người đại từ, đại lực, làm lợi lớn cho mình, vừa làm lợi lớn cho người, cứu nạn cứu khổ và hóa độ chúng sanh. Chơn Đế ● Pháp giới chân thật. Ý nghĩa hai chữ chơn đế, nghĩa lý học thuyết chơn thật, không sai chạy, trái lại là tục đế. Như nói thế gian pháp là tục đế, còn xuất thế gian pháp là chơn đế. Pháp giới chơn đế là thế giới xuất thế gian. Tâm Tam Muội ● Tức là tâm thiền định. Tâm lúc nào cũng an nhiên tự tại, không có vọng tưởng điên đảo. Hạnh Đại Thừa ● Hạnh tu theo đại thừa: Bố Thí, trì giời, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí huệ ba la mật… Tâm Ma Địa ● Samadhi, phép thiền định, đại định của nhà đạo bực cao trong khi nhập định thì thân thể và tâm trí chẳng còn xao động, chỉ chăm chú vào một mục đích mà thôi. Lúc bấy giờ, những vọng tưởng, những tà kiến, không thể xâm nhập vào tâm của nhà tu đại định. Đại Mục Kiền Liên ● Maha Maudgalyâyana. Một vị Đại đệ tử của Phật, tên là Mục Kiền Liên. Vì là một vị Đại đức, thần thông đệ nhứt trong hàng đệ tử của Phật, nên được xưng là Ma ha Mục Kiền Liên tức Đại Mục Kiền Liên. Tu Bồ Đề ● Subhuti là bậc Thanh Văn. Ngài nổi danh về sự hiểu rành và biện giải lý chơn không. Thụ Ký ● Vyakarana. Thọ là nhận lấy. Ký là ghi nhớ, ghi chứng. Trao cho sự ký chứng, khi một đức Phật phán xét rằng về sau một vị nào tu hành sẽ thành Phật gì, ở đâu?. Đó gọi là thụ ký. Sáu Thứ Chấn Động ● Sáu thứ nầy hiện ra ở cõi đất lớn, sáu cách rúng động trên mặt đất. 1) Động (rung chuyển) 2) Khởi (vùng dậy) 3) Dũng (phun ra) – Ba thứ chấn động trên là biến hóa của hình thể. 4) Chấn (vang dội) 5) Hống (gào lên) 6) Kích (đánh ra) – Ba thứ chấn động nầy là biến hóa của âm thanh. Quang Tràng ● Một vị Bồ Tát sanh trong thời kỳ Phật Quang Minh Vương, trợ Phật tuyên dương chánh Pháp rất là đắc lực. Ta Bà ● Saha: nghĩa là Kham Nhẫn. Thế giới đầy đau khổ, người tu hành phải kham nhẫn, phải chịu các sự nhẫn nhục. Vì cõi Ta Bà có đủ các sự trược, ác mà chúng sanh phải chịu. Tám Pháp Môn Giải Thoát 1) Nội hữu sắc tướng, ngoại quán sắc giải thoát. 2) Nội vô sắc tướng, ngoại quán sắc giải thoát. 3) Tịnh giải thoát thân chứng. 4) Không xứ giải thoát. 5) Thức xứ giải thoát. 6) Vô Sở Hữu xứ giải thoát 7) Phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ giải thoát 8) Diệt tận định xứ giải thoát. Căn Già Sa ● Cát sông Hằng. Thí dụ về số rất nhiều như số cát sông Hằng vậy. Đức Phật thường giáo hóa trong vùng sông Hằng. Nên Ngài dùng cát sông Hằng mà thí dụ cho người đời để nhận thức. Thần Thông ● Rddhi, Thần: Linh diệu, bất trắc, không thể đo lường. Thông: vô ngại, không chi ngăn trở nổi, lưu thông tự tại. Thần thông tức là thần túc thông; Iddhividdha, phép bay đi xa trong nháy mắt. Cũng gọi là thần biết. Bức Luân ● Các chỉ ở dưới chân rất là tốt đẹp, giống như các chỉ lưới đan tròn trịa và trong sáng. Na Do Tha ● Navuta, số lớn bên Ấn Độ. Số nầy hoặc bằng muôn ức, hoặc bằng ngàn vạn. Câu Đê Na Do Tha ● Con số lớn: 10 triệu trở lên. Tam Thừa ● Triyana . Tam Thặng. Thừa hay thặng đều có nghĩa là cỗ xe. Cỗ xe nhỏ ví với Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa, là hai phép tu thuộc Tiểu thừa, chỉ có thể thành tựu giác ngộ và giải thoát cho bản thân mình, còn cỗ xe lớn, ví với Bồ Tát thừa (cũng gọi là Phật thừa), có khả năng thành tựu giác ngộ và giải thoát không chỉ cho bản thân mình mà cho tất cả chúng sinh nữa. Tất nhiên, đây là quan điểm của Phật giáo Bắc tông. Phật giáo nam tông không chấp nhận quan điểm phân chia này. Ngủ Trược ● Năm thứ dơ ở cõi Ta Bà nầy: Kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạng trược. Đại Pháp Khí ● Khí cụ hành đạo rộng lớn. Căn khí đạo đức vĩ đại. Dụ như bình bát đựng trọn bữa cơm của nhà sư, Pháp khí có sức thọ lấy các pháp môn của Phật v.v… Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ● Anuttara-Samyak Sambhodhi. Quả vị Phật. Tức là quả đạo lý tối cao mà đức Phật chứng ngộ, lúc Ngài đại định dưới cội bồ đề. Đại Giác Ngộ ● Hội được chơn lý, mở mang chơn trí. Các bậc thành đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tức là vị đại Giác Ngộ. Tứ Vô Sở Úy ● Bốn đức dạn dĩ chẳng sợ, có 4 đức chẳng sợ ấy, thì dễ giáo hóa chúng sanh, vì lòng mình chẳng khiếp 1) Nhứt thiết trí vô sở úy 2) Lậu tận vô sở úy 3) Thuyết chướng đạo vô sở úy 4) Thuyết tận khổ đạo vô sở úy. Chuyển Bánh Xe Pháp Nhiệm Mầu ● Dhammachakkappavattam. Quay bánh xe Chánh Pháp, tức là thuyết pháp để cứu độ chúng sanh. Pháp luân thường chuyể huệ tâm khai, nghĩa là bánh xe chánh pháp thường quay làm cho tâm hồn được sáng suốt. Cung Trời Đâu Suất ● Tushitadeva, cung trời Đâu Suất về thượng giới. Hiện nay, ở cung Đâu Suất, có rất nhiều vị Bồ Tát, trước khi giáng thế làm Phật đều ở cung trời Đâu Suất. Các vị ấy gọi là Bổ Xứ Bồ Tát, hay là nhứt sanh Bổ Xứ Bồ Tát, đều là các bậc tự tại thần thông, thường du hóa đi tế độ chúng sinh và du hành các cõi Tịnh Độ của chư Phật. Ngồi Chốn Đạo Tràng ● Bodhimandala, ngồi nơi thuyết pháp giảng kinh. Người ta thường dùng chốn đạo tràng mà gọi các chỗ dưới đây: 1) Chỗ thờ Phật, tức là nơi chánh điện mỗi chùa. 2) Chỗ tụng Kinh hằng ngày 3) Chỗ các sư giảng đạo, truyền đạo 4) Chỗ thanh tịnh, nơi ấy vị sư tu luyện tham thiện nhập định Bảo Cái ● Cái lọng báu, lọng quý để thờ Phật, Bồ Tát hoặc để che hầu những vị Hòa Thượng. Lọng ấy có khi làm bằng thất bảo. Tâm Hạ Liệt ● Tâm thấp kém, tâm chỉ biết ích kỷ, tâm chỉ biết lo lợi cho mình mà không nghĩ đến ai, nên gọi là tâm hạ liệt. Bồ Tát Tạng ● Bodhisattvayana là tạng của Bồ Tát. Bồ Tát Tạng có đủ tam tu tịnh giới là nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới và nhiều ích hữu tình giới. Hữu Lậu, Vô Lậu ● Lậu tức là phiền não, mê dục. Sáu căn đối với sáu trần còn lậu tiết, còn rĩ ra, còn cảm xúc, còn lưu thông, nên gọi là lậu. Hữu lậu tức là cón lưu chuyển trong vòng phiền não, tham, sân, si, còn vấn vương trong ba cõi, sáu đường. Trái lại là vô lậu. Ba Nghìn Đại Thiên Thế Giới ● Tức là một thế giới lớn như Ta Bà thế giới. 1000 thế giới nhỏ hiệp thành 1 tiểu thiên thế giới, thêm vô 1.000 thể giới nữa thành 1 trung thiên thể giới, thêm vô 1.000 thế giới nữa thành 1 đại thiên thế giới (1.000 = tiểu thie6nl 1.000.000 = trung thiên; 1.000.000.000 = đại thiên). Thế thì 1 tam thiên đại thiên thế giới hay 1 đại thiên thế giới có một ngàn triệu thế giới (1.000.000.000) 4. Bốn đại châu: Bốn châu lớn: 1) Châu Nam Thiên Bộ 2) Châu Đông Thắng Thần 3) Châu Tây Ngưu Hóa 4) Châu Bắc Câu Lư Ấy là 4 cõi đại lục tại bốn phương núi Tu Di. Núi Tu Di ● Sumeru. Quả núi lớn nhất ở trung tâm vũ trụ. Ấy là hòn núi của tiên thánh, mỗi ngày các ngôi tinh tú xoay chung quanh quả núi này… Pháp Phàm Phu ● Prthagjana: là pháp tầm thường, pháp thiếu đạo đức và ưa nhạo báng, pháp phàm phu đối với pháp thánh nhơn. Pháp Tam Thừa ● Giáo pháp của Thanh Văn, giáo pháp của Duyên Giác, và giáo pháp của Bồ Tát. Vua A Tu La ● Là vị Vua ưa làm phước nhưng hay giận tức. Có nhiều loại vua A Tu La; Vua A Tu La ở cõi trời, vua A Tu La ở cõi người, vua A Tu La ở cõi quỷ và vua A Tu La ở cõi súc v.v… Dược Xoa ● Yaksas, cũng dịch Dạ Xoa, một loại trong tám loai chúng sinh (xem tám bộ chúng); Hạng quỷ thần thường hãm hại người, súc. Lý Duyên Sinh ● Các pháp do nhân duyên sinh la lối tu quán của Duyên Giác Thừa, quán cây rơi lá rụng, quán pháp sanh diệt, nhận chân lý duyên sinh. Pháp Tướng ● Tướng trạng của pháp, các pháp tức các sự vật đều đồng một tánh, nhưng khác tướng. Các tướng đều sai biệt nhau. Pháp Tướng của chư Phật không thể nghĩ bàn. Bất Thoái Chuyển ● Avaivarkita: Chẳng quay gót trở lại. Kêu tất cả là bất thối. Việc tu hành về công đức, thiện căn, trí huệ càng ngày càng phát triển, chớ không thoái thất. Câu Kim Cương ● Câu xưng tụng thập hiệu. Mười danh hiệu của Phật; lại có những câu kệ, những câu ca ngợi, phúng vịnh xưng tán công đức của Phật. Cũng gọi là Kim Cang cú. Đại Thành Vương Xá ● (S) Rajagrihha (P) Raijagaha: Kinh đô nước Ma Kiệt Đà (Magadha) vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) trị vì lúc Đức Phật giáng sanh. Sau khi đắc đạo, Đức Phật thường thuyết pháp tại thành này để hóa độ Vua và hoàng tộc. Đoàn Thực ● Một cách ăn trong bốn cách ăn. Đoằn thực nghĩa là vo tròn miếng ăn bỏ vào miệng. Cũng gọi là đoạn thực, miếng ăn cắt ra từng đoạn. Đoàn thực là cách ăn thông thường của người đời. Pháp Dị Sanh ● tức là chúng sanh pháp. Prthagjana là loài khác hơn động vật thường. Tâm Tam Độc ● Tâm tham lam, tâm giận tức và tâm si mê. Hoa Ưu Bát La ● Udambara, dịch là Linh Thụy Hoa. Cây linh nầy mấy nghìn năm mới trổ hoa, khi hoa nở thì có bực Luân Vương xuất thế, hay có Phật ra đời. Hoa Câu Mẫu Đà ● Kusuma, một loại hoa thơm bát ngát, đẹp tuyệt vời, hương sắc đầy đủ. Hoa Bôn Noa Lợi Ca ● Pundarika: Hoa sen trắng Hương Chiên Đàn ● Mùi thơm của cây chiên đàn. Người ta dùng mùi thơm ấy để cúng Phật và luôn tiện khử trược. Chơn Pháp ● Tức là chơn lý, giáo pháp chơn chánh. Phất Trần ● Cây kết bởi sợ, gai, v.v…có cái cán. Các vị tu hành thường cầm để tiêu biểu cho sự đập giữ các bụi trần phiền não, thân tâm được tự tại. Nước Tám Công Đức ● Eau ayant huit bones qualites. Nước có 8 công đức, 8 đức tánh: ấy là: lắng sạch, trong mát, ngọt ngon, nhẹ dịu, nhuần trơn, an hòa, lúc uống trừ được đói khát, và vô số sự lầm lỗi lo âu và uống rồi bổ khỏe các căn về thân thể và về tinh thần. Thế Giới Ta Bà ● Saha. Cõi kham nhẫn. Thế giới Tam Thiên Đại Thiên do đức Thích Ca làm hóa chủ. Thế giới Ta Bà dịch là nhẫn độ. Nơi ấy người tu hành phải kham nhẫn, chịu sự nhẫn nhục, vì cõi nầy có đủ các sự trược ác mà chúng sanh phải chịu. Ta Bà thế giới cũng gọi là đại nhẫn thế giới, vì ở cõi nầy rất khó mà tu học và ai tu học được thì có phước đức nhiều hơn ở cõi Tịnh Độ. Vô Nhiệt Não ● Manasarovara. Đây là cái ao không nóng bức, không phiền muộn. Cái ao rất là trong mát yên vui, tự chủ và mọi việc được như ý nguyện. Phương Tiện Thiện Xảo ● Upaya; Monyen habilete dans l'emploi des monyens. Theo phương tiện khéo léo mà làm việc, tùy cảnh ngộ giúp ích chúng sanh về vật chất hay về tinh thần. Cũng gọi là quyền phương tiện là một đức độ lớn của Bồ Tát khi ra đời độ sanh. Pháp Hữu Vi ● Sự vật có tạo tác, cố ý tạo tác, chớ không chìu theo cái tự nhiên. Trái với pháp vô vi, những gì có sắc thì thuộc hữu vi. Hữu vi thì có tánh bất thường, vô thường. Hữu vi tức là hữu lậu, còn phiền não, trìu mến. Pháp Vô Vi ● Trái lại với nghĩa pháp hữu vi. Ngã Tướng ● tướng của ta, chúng sanh đối với pháp ngũ uẫn là hòa hiệp một cách giả tạm, thế mà họ kể bậy là có thân mình, cái thiệt mà mình có. Đó gọi là ngã tướng. Ngã Thủ ● Bảo thủ cái ta, chấp chặc thân ta là có thiệt, là hằng còn, bảo thủ tối đa về cái ngã tướng. Pháp Tịch Diệt ● Giáo pháp tịch diệt. Tức là thật tướng của các pháp, cái lặng lẽ, hoàn toàn, dứt hết các hình tướng, lời ăn tiếng nói, tư tưởng vọng động. Nhãn Căn ● Con mắt, một căn trong sáu căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Vô Sanh Pháp Nhẫn ● Đức nhẫn của người tu học đắc đạo thể nhập chân lý: các pháp không sanh không diệt. Bực tu hành nếu hiểu các pháp không sanh, không diệt tức là hiểu thật tướng sự vật vốn không sanh diệt. Hiểu như thế thì không còn lo rầu, phiền não, đối với chúng sinh, được vậy gọi là vô sanh pháp nhẫn. Đi đến chỗ không còn sinh tử luân hồi. Ngã Kiến ● Cái tướng chấp chặc cái ta, đem cái thân tâm của mình do bốn đại, năm uẩn hòa hiệp giả tạm mà cho là cái ngã thường trú bất biến. Cũng gọi là thân kiến. Ngã Sở Kiến ● Cái ý kiến khư khư chấp lấy những vật của mình. Vật gì cũng bảo thủ cho là thật có của mình. Pháp Năm Uẩn ● Năm món tích tụ, hòa hợp làm thành bản thân của mỗi chúng sinh. Chúng che khuất chơn lý, khiến chúng sanh luân hồi thọ khổ. Ấy là: Sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Mười Tám Ranh Giới ● Dix huit localites: sáu căn là sáu cảnh ở trong, sáu trần là sáu cảnh bên ngoài, sáu thức là sáu cảnh ở khoảng giữa. Sáu căn nội giới là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Sáu trần ngoại giới là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu thức trung giới là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Gọi chung là 18 ranh giới. Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ● Anuttara-Samyak Sambodhi. Quả vị Phật. Tức là quả đạo lý tối cao mà đức Phật chứng ngộ, lúc Ngài đại định dưới cội Bồ Đề Tam Ma Địa ● Samadhi, pháp đại định của nhà đạo bực cao, trong khi nhập định thân tâm không xao động, chăm chú vào một mục đích mà thôi. Các vọng tưởng tà kiến không thể nào xâm nhập vào tâm của nhà tu đại định. Đắc cảnh tam ma địa được vào pháp thân thanh tịnh. Ngã Sở ● Tức là ngã sở hữu. Cái của ta, vật của mình. Tự thân mình, kêu là ngã, các vật ở ngoài thân, thuộc về mình gọi là ngã sở, hay ngã sở hữu. Thí như, nhà của mình, con của mình, tiền của, ruộng vườn, đất nước của mình đều là ngã sở. Trụ Pháp Bình Đẳng ● Ở mỗi đặc tính của sự vật đều bình đẳng. Luận về sự tướng thì có sai khác còn bản tính của sự vật thì bình đẳng như nhau. Hay nói đến chân lý cũng là bình đẳng. Chánh pháp bình đẳng, chân tâm bình đẳng… Tình Và Phi Tình ● Tình là tình thức, phi tình là phi tình thức. Chúng sanh là loài có tình cảm, tình thức, tình ý, tình ái, nên gọi là hữu tình. Còn các vật vô tri, vô giác, những vật chẳng phải chúng sanh, thì được gọi là vô tình hay phi tình. Không Hoại Tướng Ác Thú ● Tướng ác thú cũng có Phật tánh, cũng đầy chơn tâm sáng suốt, đầy sự lân mẫn phàm tình. Phệ Lưu Ly ● Ngọc lưu ly sáng chói trong ngoài, khi tâm đã thanh tịnh rồi, thì tất cả đều thanh tịnh. Lúc ấy ngọc lưu ly sáng hiển lộ. Hóa Nhơn ● Người được biến hóa. Các vị Bồ Tát có nhiều trường hợp phải dùng thần lực để chuyển hóa nhiều hình thức để hóa độ chúng sinh, bất cứ lúc nào. Tội Tướng ● Tướng trạng của tội. Trong nhà Phật thường nói. Tội tướng vốn không do tâm tạo, vì nó không có thật, khi còn vọng tâm là còn tội, lúc vọng tâm dứt, thì tội không còn. Không Khởi Tác ● Không có phát khởi và tạo tác. Đây là nói chân tâm thanh tịnh, xa lìa tất cả các phát khởi, tạo tác… Không Thủ Xả ● Không bảo thủ mà cũng không buông bỏ.Đây cũng chỉ là đặc tính của chân tâm. Chân tâm không thủ xả, không tạo tác, không nhiễm tịnh, không không tất cả. Tâm Tịnh Tín ● Lòng tin trong sạch. Như đem lòng tịnh tín, thờ trọng Tam Bảo, tụng Kinh, tọa thiền, niệm Phật. Tội Nghiệp Tánh Không ● Tội chướng nghiệp chướng, bản tánh của nó vôn không. Không có thật, nhờ vậy người tu hành chuyển được tội chướng, nghiệp chướng. Ca Sa ● Kasaya, kasaya, kesa: Soutane, casa nghia là hoại sắc, bất chánh sắc. Ấy là bộ áo nhà sư trong đạo Phật, hiệp lại thành 3 cái: 1 Tăng Già Lê (Samghati); Uất Đà La Tăng (Uttara-Samgha) và An Đà Hội (Antarvakasa). Bí Sô ● Bhiksu; Moine. Vị tu sĩ bên nam đã thọ cụ túc giới ( 250 giới giới Tỳ kheo trong đạo Phật, để tu hành và hoằng dương Phật pháp.) , gọi là Bí Sô. Nữ kêu là Bí Sô Ni. Pháp Tứ Đế ● Catvariaryasatyani, quatre, verites, excellentes. Giáo pháp nói về bốn chơn lý. Cũng gọi là Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế, Hỉ Chơn Đế. Ấy là khổ, tập, diệt, và đạo. Giáo pháp nầy đức Phật nói thời đầu tiên tại vườn Lộc Giả ở Sarnath. Đế Lý ● Tức là chơn lý chắc thật, bất di, bất dịch. Cây Đa La ● Tức là cây thốt nốt. Tên một giống cây, dịch là ngạn thọ (cây ở bờ) hay cao tủng thọ (cây cao vót), hình nó như cây tung lư, mình cứng như sắt, là dài và đông đặc, dù mưa to lâu ngày mà cái chỗ bóng lá che xuống vẫn khô, như ở dưới mái nhà. Thứ gỗ khô của cây Đa La, có thể khắc bản in chữ được. Trái nó chín thì màu đỏ, như trái thạch lựu lớn, người ta phần nhiều ăn trái nó. Tại vùng đông Ấn Độ cây nầy rất nhiều. Tội Căn ● Gốc rễ tội ác. Một khi tội lỗi, nghiệp ác đã ăn sâu, dường như đâm gốc mọc rễ, không thể nhổ bỏ liền được. Cơ Nghi ● Căn cơ và nghi tắc của mỗi chúng sinh. Mỗi người trình độ không đồng, oai nghi có khác. Pháp Nhẫn ● Đức nhẫn nhục đối với các pháp, sự vật vô tình. Người tu học cam chịu với các cảnh khổ, nạn khổ xảy đến cho mình như: gió, mưa, lạnh nắng, đói, khát v.v…mà không buồn, không thối chí trên đường đạo đức. Như vậy kêu là pháp nhẫn. Hạnh Đầu Đà ● Dhudanga; dịch là đào thải, tu trị, nghĩa là phủi bỏ trần cấu của phiền não, khiến cầu Phật đạo. Về hạnh đầu đà. Kinh Pali giải ra 13 mục. Kinh Tàu biên 12 mục. Chánh Pháp ● Đạo pháp chơn chánh, cao thượng trong sạch: chánh pháp có hai phần: Lý và Thể 1) Lý = ý nghĩa không sai chạy, không tà ngụy, đạo lý từ lúc ban sơ đến cuối cùng đều có tánh cách trong sạch. Thể nên gọi là chánh 2) Thể = pháp tức là nền pháp bảo trong Tam Bảo. Thể của Chánh Pháp lại cũng gom vào trong bốn pháp = giáo, lý, hạnh, quả. Đường Ác ● Aparagati = Voies mauvaises. Đường xấu nẻo ác. Đường ác có 3 là : Địa ngục, quỷ đói và súc sanh. Ác đạo còn gọi là ác thú. Cảnh Giới Của Tâm ● Các nhiễm trước thuộc về vọng, đã là vọng thì làm gì trực tiếp với tâm, nên nói không phải cảnh giới của tâm. Vô Sở Đắc ● Chẳng được chi hết, chẳng có chi mà được. Tự mình liễu đạt các pháp vốn không, tất cả đều như hư không, cho nên không thất rằng mình đắc, không thấy rằng mình có… Pháp Vô Sanh ● Pháp không sanh, các pháp vốn không sanh. Ấy là chân lý thật tướng, thể của Niết Bàn. Các pháp thật ra chẳng có sanh cũng chẳng có diệt. Chỉ có sự phát hiện, do các nhân duyên hòa hiệp hay ly tán mà mình thấy có sinh có diệt, co khởi có dứt đó thôi. Núi Tu Di Lớn ● Maha Sumeru. Hòn núi lớn nhứt ở trung tâm hoàn cầu. Ấy là hòn núi của tiên thánh, mỗi ngày các ngôi tinh tú xoay chung quanh hòn núi ấy. Theo trong kinh nói: Núi Tu Di cao 84,000 do tuần, bề sâu dưới mặt nước cũng 84, 000 do tuần và bề ngang trên mặt nước cũng vậy. (Xem chỗ giải núi Diệu Cao). Ba Câu Đê ● Koti nói về số mục. Ba Câu Đê là ba mươi triệu 30, 000,000. Sơ Địa ● Địa vị đầu tiên, quả vị ban sơ trong thập địa. Tức là Sơ Địa của Bồ Tát Đại Thừa. Gọi là Hoan Hỷ địa, kêu trọn là Sơ Hoan Hỷ Địa. A Tăng Kỳ Kiếp ● Asamkhya, inmombrable. Tên số theo bên Thiên Trúc. Dịch là vô số kiếp. Một a tăng kỳ kiếp, thời hạn vô số kiếp; một kiếp có cả trăm vạn năm. Mười Hiệu ● Dix appellations du Bouddha. Mỗi đức Phật có đủ 10 hiệu. Ấy là: 1) Như Lai = Tathagata 2) Ứng Cúng – Arhat 3) Chánh Biến Tri = Samyaksambouddha 4) Minh Hạnh Túc = Vidya caranasampanna 5) Thiện Thệ = Sugata 6) Thế Gian Giải = Lokavidu 7) Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu = Anuttara purusadamya sarathi 8) Thiên Nhơn Sư = Sastadevamanusyanam 9) Phật = Bouddha 10) Thế Tôn = Lokanatha hay Bhagavat. Trung Kiếp ● Kalpa moyen: Thường thì kêu kiếp tức là trung kiếp có 20 tiểu kiếp, tính ra có 336,000,000 năm. Tính cho kỹ, trung kiếp có 335,960,000 năm (xem cách tính ở chữ đại kiếp). Một trung kiếp là một phần của đại kiếp, bốn thời kỳ: Thành, trụ, hoại, không tức là 4 trung kiếp, hiệp lại thành một đại kiếp. Câu Đê Tuế ● Luận về số mục của tuổi. Tức là 10, 000, 000 tuổi. Tam Minh ● Trois connaissances: Ba thuật sáng suốt của hàng Thánh Giả La Hớn. 1) Túc mạng minh; biết những đời trước của người và của mình luân chuyển thế nào. 2) Thiên Nhãn minh: thấy đời của mình và của người về sau sẽ luân chuyển thế nào. 3) Lậu tận minh; biết những cảnh khổ trong đời hiện tại của mình và diết hết các phiền não. Lục Thông ● Abhijna: Six pouvoirs surnaturels. Trong đạo Phật, người tu đắc quả A La Hớn được giải thoát, dứt phiền não thì được 6 pháp thần thông: 1) Thiên Nhãn thông – Dibba-cakkhu 2) Thiên nhĩ thông – Dibba-sota 3) Thiên mạng thông – pubbennivasanussatinana 4) Tha tâm thông – parassa-utoparinnanana 5) Thần túc thông – inddhividha 6) Lậu tận thông – Asavakkhaya Bát Giải Thoát ● Tám Giải Thoát 1) Nội hữu sắc tướng, ngoại quán sắc giải thoát 2) Nội vô sắc tướng, ngoại quán sắc giải thoát 3) Tịnh giải thoát thân chứng 4) Không xứ giải thoát 5) Thức xứ giải thoát 6) Vô Sở Hữu xứ giải thoát 7) Phi hữu tướng, phi vô tướng giải thoát 8) Diệt tận định xứ giải thoát. Chuỗi Anh Lạc ● Kevura; Collier de perles, de diamants. Xâu chuỗi bằng châu ngọc. Ấy là món đồ trang sức mà các hàng quý nhơn tại tục ở Ấn Độ đeo nơi cổ, nơi ngực, nơi đầu. Chư Bồ Tát và chư Thiên nữ cũng tự trang sức bằng chuỗi anh lạc. Lại những loài rắn chúa, rồng chúa cũng có đeo anh lạc bằng châu báu. Kim Luân Vương ● Tức là vị Chuyển Luân Thánh Vương, cai trị luôn bốn cõi thiên hạ, ngự trên chiếc xe bánh vàng, tiếng Phạn gọi là Tchakravartin. Bốn Vật Cần Dùng ● Quatre categories des dons; Bốn vật nầy những vị thí chủ cung cấp nuôi dưỡng các sư tu hành, bằng bốn việc cúng dường: 1) Y phục 2) Đồ ăn uống 3) Phòng, nhà, giường, nệm 4) Thuốc thang. Bảy Báu ● Sapataratna; Sept joyaux. Bảy món báu vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não. Rất là đẹp đẻ, trang nghiêm Ngồi Kiết Già ● Utkutukasana, cách ngồi theo Phật, tréo mảy chân ngồi. Có cách kiết tường tọa và cách khác gọi là hàng ma tọa. Thiện Thệ ● Sugata, một trong 10 hiệu của Phật. Thiện là tốt lành, phải, đúng. Thệ là di luôn, không trở lại, đi tới nơi chốn. Thiện Thệ là bậc đi tới bờ bên kia: Niết Bàn. Vị làm xong những việc phải làm, như: tế độ chúng sinh, trọn vẹn hạnh nguyện, và không còn trở lại cõi thế, không còn đáo lại vòng sanh tử, biển luân hồi. Chúng Trung Tôn ● Hàng tôn quý trong đại chúng. Đây là một trong ba ngôi Tam Bảo. Bật Tăng Già tu hành chân chánh, được mọi người quý trọng, cung kính, cúng dường, nên gọi là Chúng Trung Tôn. Đâu Suất Thiên Cung ● Tushitadeva, cung Trời Đâu Suất về thượng giới. Hiện nay, ở cung Đâu Suất có rất nhiều vị Bồ Tát, trước khi giáng thế làm Phật đều ở cung Trời Đâu Suất. Các vị ấy gọi là Bổ Xứ Bồ Tát, hay là nhứt sanh Bổ Xứ Bồ Tát, đều là bậc tự tại thần thông, thường du hóa đi tế độ chúng sinh và du hành các cõi Tịnh Độ của chư Phật. Tháp Bảy Báu ● Xây cất bửu tháp bằng: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não. Thọ Ký ● Vyakarana: prediction concernant l'Etat de Bouddha. Thọ là nhận lấy, Ký là ghi nhớ, ghi chứng. Khi một đức Phật phán xét rằng về sau một vị tu hành nào đó sẽ thành Phật. Đó gọi là thọ ký. Cũng như Phật Nhiên Đăng đã thọ ký cho đức Thích Ca Như Lai vậy. Pháp Nhẫn ● Đức nhẫn nhục đối với các pháp, sự vật vô tình. Người tu học cam chịu với các cảnh khổ, nạn khổ xảy đến cho mình như: gió, mưa, lạnh, nắng, đói, khát v.v…mà không buồn, không thối chí trên đường đạo đức. Như vậy kêu là pháp nhẫn. Nhất Thiết Trí Quả ● Quả vị Phật đã thể nhập được nhất thiết trí. Cái trí hiểu biết tất cả mọi sự vật, tức là trí của Phật. Trong kinh thường xưng khen Phật là bậc Nhất Thiết Trí. Những ai theo Phật và nghe Chánh pháp, rốt cuộc chắc chắn được nhất thiết trí. Bản Vị ● Tức là chốn cũ mà quý vị ấy đã ở từ trước: vị trí căn bản. Ba Ngàn Đại Thiên Thế Giới ● Tức là một thế giới lớn như Ta Bà thế giới. 1,000 thế giới nhỏ hiệp thành 1 trung thiên thế giới, thêm vô 1,000 thế giới nữa thành 1 trung thiên thế giới, thêm vô 1,000 thế giới nữa thành 1 đại thiên thế giới (1, 000 = tiểu thiên; 1,000,000 = trung thiên; 1,000,000,000 = đại thiên) Thế thì 1 tam thiên đại thiên thế giới hay 1 đại thiên thế giới có một ngàn triệu thế giới (1,000,000,000) Châu Diêm Phù Đề ● Jambudvipa: Một châu trong 4 châu ở địa cầu. Nó ở về phía Nam núi Tu Di, cũng gọi là Thiệm Bộ Châu, tức là trái đấ chúng ta ở mà nước Thiên Trúc choán một phần rộng lớn. Tên Diêm Phù Đề có bởi cây Jambudi, vì ở cõi nầy có cây linh tên là Diêm Phù, dưới bóng cây ấy Thái Tử Siddharta tham thiền nhằm lúc người ta đang cày ruộng. Nhiễu Bên Hữu Ba Vòng ● Trong nhà Phật, các đệ tử muốn thưa thỉnh việc gì, trước phải đi nhiểu hoặc ba vòng hoạc 7 vòng, hoạc 10 vòng v.v…để tỏ lòng tôn kính. Ba vòng là để biểu tôn kính Tam Tôn, diệt tam độc, đặng tam học… Bồ Tát Từ Thị ● Maitreya- Bodhisattva Từ Thị: Họ Từ, dòng lành, dòng Phật, vì Phật lấy đức từ bi làm chủ. Từ Thị là tiếng dịch nghĩa, còn tiếng âm theo Phạn ngử là Di Lặc: Maitreya. Vầy Từ Thị Bồ Tát là Di Lặc Bồ Tát. Từ thuở xưa, đức Bồ Tát ấy gặp Phật, phát tâm tu hành, chứng phép từ tâm tam muội. Từ ấy tới nay, Ngài dùng chữ Từ làm tên họ mình. Về sau, Ngài vẫn giữ một tên đó cho đến khi thành Phật, kế tiếp đức Thích Ca Mâu Ni. Hiện nay, Ngài ở trên cung trời Đâu Suất Đà (Tushita). Trời Đâu Suất ● Tushitadeva, cung trời Đâu Suất về thượng giới. Hiện nay, ở cung Đâu Suất có rất nhiều vị Bồ Tát, trước khi giáng thế làm Phật đều ở cung trời Đâu Suất. Các vị ấy gọi là Bổ Xứ Bồ Tát, hay là nhứt sanh Bổ Xứ Bồ Tát, đều là bậc tự tại thần thông, thường du hóa đi tế độ chúng sinh và du hành các cõi Tịnh Độ của Chư Phật. Châu Nam Diêm Phù Đề ● Jambudvipa; một châu trong 4 châu ở địa cầu. Nó ở về phía Nam núi Tu Di, cũng gọi là Thiệm Bộ Châu, tức là trái đất chúng ta ở mà nước Thiên Trúc choán một phần rộng lớn. Tên Diêm Phù Đề có bởi cây Jambudi, vì ở cõi nầy có cây linh tên là Diêm Phù, dưới bóng cây ấy Thái Tử Sidharta tham thiền nhằm lúc người ta đang cầy ruộng. Đế Thích Thiên Chúa ● Indra Cakra. L'Indra des Devas: Đế Thích là Vua chư thiên ở miền Đao Lợi, miền nầy có 33 cảnh. Miền của đức Đế Thích ở thượng tầng cõi Trung Giới. Cao hơn miền của Tứ Thiên Vương và thấp hơn miền Dạ Ma. Ngài ngự trong cảnh đền đài bằng ngọc. Gọi là Hỷ Kiến Thành. Lúc Thích Ca giáng sinh tại thành Ca Tỳ La Vệ, đức Đế Thích có ngự xuống rước mừng Chốn Tụ Lạc ● Nơi ồn ào náo nhiệt, nơi đông người, như ở thành phố hay đô thị ngày nay, gọi là tụ lạc. Mười Phương ● Phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, Thượng Phương và Hạ Phương. Gọi là mười phương. Đặng Pháp Nhãn Tịnh ● Chứng dặng pháp lý, mắt được thanh tịnh. Chứng đặng quả vị Thanh Văn hay Duyên Giác. Pháp thì tự mình tu tập mà được, hoặc là do bực trên trước truyền cho mà được. Cõi Trời Dục Giới ● Kamadhatu hoặc kamavacara-Region du desir. Một trong ba cảnh giới. Lục Dục Thiên có 6 tầng trời, nơi chư Thiên vừa hưởng các phước lạc về ngũ dục, vưa trông nom cho những hàng A Tu La, nhơn gian và địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Các Ngài ủng hộ nền đạo lý, xem xét thế gian, che chở cho người hiền đức tu hành khỏi bị bọn hung thần hại phá. Sáu cõi Trời ấy là: Tứ Thiên Vương Thiên, Đao Lợi Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Suất Thiên, Hóa Lạc Thiên, và Tha Hóa Tự Tại Thiên. Ấn Quyết ● Mudra; Geste magique sceau: Dấu hiệu của một ý định đã quyết. Dấu hiệu bên ngoài dùng để tỏ rằng mình quyết đến quả Phật. Về môn ấn, bàn tay mặt biểu hiệu cho cõi Phật, bàn tay trái cõi người. Ngón tay cái biểu hiệu vũ trụ, càn khôn, ngò trỏ thế cho phong, ngón giữa là hỏa, ngón áp út là thủy, và ngón út là biểu hiệu cho thổ. Thần ấn = bắt ấn linh, nhập vào Phật trí. Phục ma ấn = bắt ấn trừ tà. Tâm ấn = Sự truyện đạo trong tâm. Nhân Địa Bí Mật ● Như Lai Mật Nhân Như Lai Mật Nhân ● Nhân Địa Bí Mật Viên Đốn ● Tròn vẹn, tức thời Vô Biên Thân Bồ Tát ● Tên khác của Đức Như Lai.  Nhất Chích Nhãn ● Một con mắt, con mắt Đạo.  Tu Chứng Liễu Nghĩa ● Tu cho chứng được chỗ hiểu nghĩa Bản Lai Diện Mục ● Cái xưa nay trước mặt Da Trâu ● Ngưu bì. Trùm da trâu đi ra nắng càng bị bó cứng; buộc râu rồng (long tu) Xuống nước càng thắt chặt, đau đớn. Hai cái dùng để chỉ cái phước hữu lậu của người và trời làm hại huệ mạng.  Tuyết Phong Thiền Sư ● Tên Nghĩa Tồn, người xứ Phước Châu. Đắc pháp nơi Tổ Đức Sơn. Đời Đường Ý Tông, năm Hàm Thông, tại núi Tuyết Phong xứ Phước Châu sáng lập nhà thiền. Thường có đến 1500 người trong chúng học đạo.  Tòa Chủ ● Người cầm đầu trong đại chúng Càn Huệ Địa ● Địa vị thứ nhất của Thập Địa và Tam Thừa. Cái trí tuệ khô khan nên chưa thuần thục. Đại Thừa Nghĩa Chương nói: Tuy có trí tuệ, chưa đặng tịnh thủy (tâm tĩnh lặng, ví như nước đứng im). Lại còn về phép quán sự (đối lý quán nói sự quán) Đây chưa xong về lý, chưa thuần tịnh.  Lão Hồ ● Người rợ già. Chỉ Đức Đạt Ma.  Đông Quân ● Thần mùa Xuân.  Tiền Tam Tam, Hậu Tam Tam ● Trước ba ba, sau ba ba Tô Lạc ● Váng sữa Điển Tòa ● Lo về trai tăng trong thiền viện. Vị tăng đảm trách việc trai chúc (cơm, cháo cúng dường...).  Thanh Lương ● Núi Ngũ Đài.  Lạc Phổ ● Tổ Lạc Phổ .Tên bến sông Lạc, nay là tên của một huyện. Tổ ở huyện này nên lấy tên xứ để gọi.  Đơn Hà ● Thiên Nhiên Thiền Sư, ở Đơn Hà Sơn, Đông Châu.  Hàn Sơn ● Thập Đắc và Hàn Sơn là hai vị tăng giả vờ điên khùng. Thật ra, là hiện thân của hai Đại Bồ Tát.  Nam Tuyền ● Phổ Nguyện Thiền Sư, đời Đường, ở núi Nam Tuyền, nối kế pháp của Mã Tổ.  Thủ Tòa ● Người xem hết đại chúng trong chùa Bạch Chùy ● Gõ bản Sớ Sơn ● Tổ Quang Nhâm Thiền Sư, hiệu Sớ Sơn. Tướng lùn xấu, biện luận tinh anh. Gọi là Ông Phật lùn. Nối kế pháp ở Động Sơn.  Trì Bát ● Ôm giữ bát Tam Vô Lậu Học ● Ba Giáo Pháp trừ phiền não Đầu Tử ● Nghĩa Thanh Thiền Sư, đời Đường, xứ Thơ Châu, tại núi Đầu Tử. Nối kế pháp Đại Dương Huyền Thiền Sư.  Động Sơn ● Tức Quân Châu Động Sơn. Đắc pháp nơi Vân Nham Thịnh Tổ sư. Lập Thiên Chánh Ngũ Vị, thế mạnh, pháp rất thịnh hành. Sắc phong Ngộ Bổn Thiền Sư.  Nham Đầu ● Đức Nham Khoát Thiền Sư, đời nhà Đường, ở núi Nham Đầu. Tham học với Tổ Đức Sơn mà khế hiểu ý Chỉ. Gặp Tổ Võ Tông gạn hỏi giáo pháp. Lánh ẩn mình làm người đưa đò. Sau cất am ở núi Ngoạ Long Sơn. Ba năm tịch. Sắc tặng Thanh Nham Thiền Sư.  Giám Quan ● Tên riêng của Tổ Tề An Thiền Sư Đức Sơn ● Tổ Thích Tuyên Giám, đời Đường, ở Chùa Đức Sơn, Lãng Châu. Xuất gia từ nhỏ. Rất hiểu biết Kinh Luật, lắm thấu đáo kinh Kim Cang. Người đời ấy gọi là Châu Kim Cang. Chẳng tin chịu cái đạo của Nam phương thiền tông (Nam phương Huệ Năng).  Ngao Sơn ● Tên núi ở Hồ Nam. Lời truyền, tích xưa có ba nhà sư là Giám Tuyên, Nghĩa Tồn, Văn Thúy du phương đến đây ngộ đao. Từ đó đồ đệ nói Ngao Sơn ngộ đạo.  Thượng Đường ● Lên tòa thuyết pháp Cây Khô Hang Lạnh ● Đây là lời nói ý của một vị Tổ trong tích Bà Tử Thiêu Am - một công án. Tích rằng : Xưa, có một người bà tử (bà goá) Cung cấp cho một vị am chủ trải qua hai mươi năm. Một ngày kia, sai đứa tớ gái hỏi : “Hiện nay như thế nào ?”. Am chủ đáp : “Cây khô héo dựa hang núi lạnh. Ba năm (mùa lạnh) Không hơi ấm (Khô mộc ỷ hàn nham. Tam đông vô nỗn khí)”. Tớ gái về thuật lại y như vậy. Bà nói : “Ta hai mươi năm đã dâng cúng cho đứa phàm tục ấy”. Bèn bảo đuổi đi, rồi liền đốt cái am. Đây là lời tỏ ý nên đạo rồi của Tổ mà bà góa ấy không hiểu đó thôi. Linh Vân ● Tổ Chí Cần Thiền Sư, đời Đường, ở núi Linh Vân. Ban đầu ở Ngụy Sơn, nhân thấy hoa đào mà tỏ ngộ đạo.  Bổn Tánh ● Cái đức tánh xưa nay có lâu rồi vậy Mã Minh ● S. Asvaghosa. Luận sư nổi tiếng, ra đời 600 năm sau khi Phật nhập tịch dưới triều đại Hoàng đế Kaniskha ở Ấn Độ vào đầu Công nguyên, Học trò của Hiếp trưởng lão. Là một trong các vị chủ trì cuộc Đại Hội Kiết tập kinh điển lần thứ tư tại Kashmia. Ông là tác giả hai bộ sách có ảnh hưởng lớn đối với Phật giáo: cuốn Phật Sở Hành Tán (Buddha carita-kavya-sutra), được Dharmaraksa dịch ra chữ Hán năm 414-421 (có bản dịch tiếng Anh của Beal), và cuốn Đại Thừa Khởi Tín Luận (Mahayana sraddhotpada sastra), cuốn này có hai bản dịch tiếng Hán, do Paramartha (Chân Đế) dịch năm 554 và do Siksananda dịch năm 695-700. Lại có bản dịch tiếng Anh do Teidaro Suzuki năm 1900. Bá Trượng ● Tổ Đại Trí Hoài Hải Thiền Sư, đời Đường, ở núi Bá Trượng, nối kế mối pháp thế đức Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư. Tổ chế lập phép thức thiền môn đầu tiên, gọi là Bá Trượng Thanh Qui. Tổ để lại nhiều công án như Bá Trượng Giả Hồ, Bá Trượng Tam Nhựt Nhĩ Lung...  Cây Phất Tử ● Vật biểu hiện chức trụ trì.  Hướng Thượng Nhất Lộ ● Tông thừa, yếu chỉ nhà thiền, gọi chung là hướng thượng nhất lộ (ngoảnh lên một đường).  Thường Trụ Chân Tâm ● Cái Tâm Chân Thật không sanh ra, không diệt mất.  Phù Căn Tứ Trần ● Con mắt vật chất Thần Quang ● Tổ Huệ Khả. Người đời Bắc Ngụy, xứ Lạc Dương. Lúc Đạt Ma Đại Sư ở núi Tung Sơn, tại Chùa Thiếu Lâm, đức Thần Quang cầu đạo rất mực. Đến đêm hôm trời tuyết, chặt lìa cánh tay trái. Đức Đạt Ma cảm chịu. Cải đổi tên là Huệ Khả. Sau, thọ y bát của Tổ Đạt Ma, nối pháp của thiền tông, làm Tổ Thứ Hai.  Phó Đại Sĩ ● Họ Phó, tên Hấp, tự Huyền Phong, là đạo sĩ để tóc. Lấy họ mà gọi là Phó Đại Sĩ; còn theo xứ mà gọi là Đông Dương Đại Sĩ. Tự ngài xưng là Thiện Huệ Đại Sĩ.  Vân Môn ● Tổ Văn Yến Thiền Sư, tại núi Vân Môn, nối kế Tổ Tuyết Phong. Sắc phong các hiệu Khuôn Chơn Thiền Sư, Đại Từ Vân Khuôn Chơn Hoằng Minh Thiền Sư. Để lại nhiều thoại đầu công án như Vân Môn Nhất Bửu, Vân Môn Tam Cú, Vân Môn Thể Lộ Kim Phong...  Tuyết Đậu ● Một vị cao tăng. Tuyết Đậu là tên núi. Được ngài Vân Môn truyền pháp. Tại núi này còn có Thường Thông Thiền Sư, Minh Giác Đại Sư đều lấy tên núi làm hiệu.  Lộ Trụ ● Cây cột trước chùa. Là một công án của Tổ Vân Môn : Cổ Phật với cây lộ trụ tương giao, đó là cơ thứ mấy ? Tăng Triệu ● Người viết bộ Bảo Tạng Luận còn gọi là Triệu Luận.  Tào Sơn ● Bổn Tịch Thiền Sư, kế pháp Tổ Động Sơn Lương Giới Thiền Sư. Phái Tào Động. Tào Sơn là tên gọi theo chỗ ở.  Tác Tặc Nhân Tâm Hư ● Làm tâm của thằng giặc hoảng hồn Khế Chứng ● Hợp tự biết thực tình Phi Lượng ● Biết lầm lạc.  Ngưỡng Sơn ● Tổ Huệ Tịch Thiền Sư, ở Giang Nam, núi Đại Ngưỡng Sơn, tên hiệu Ngưỡng Sơn. Tổ có ba chỗ công án: Ngưỡng Sơn Chẩm Tử, Ngưỡng Sơn Chỉ Tuyết và Ngưỡng Sơn Đằng Điều.  Trung Ấp Hồng ● Tổ Hồng Ân Thiền Sư Vân Cư ● Vân Cư Sơn: núi tại Giang Nam, huyện Khương Kiến Xương. Trên đỉnh thường có mây, nên đặt tên Vân Cư. Lại còn gọi là Âu Sơn, vì có đức Âu Ngập thành đạo tại đó. Đây có nhiều Tổ ở, hóa đạo nên thường lấy tên núi làm hiệu.  Huyền Giác ● Đức Huyền Giác, đời Đường. Ban đầu thuần thông phép Chỉ Quán của Thiên Thai. Thường tu thiền quán. Sau đến Tào Khê, một đêm mà khế ngộ yếu Chỉ. Đặt tên Nhất Túc Giác. Trở về Vĩnh Gia, học trò gọi hiệu là Chơn Giác Đại Sư.  Đồng Khôi ● Một loại sáo Giáp Sơn ● Giáp Sơn: tên núi. Tổ sư tu tại núi này nên lấy tên núi làm hiệu.  88 Tổ tên Sở Viên, tự Trần Minh, cháu sáu đời của Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền (Tổ Lâm Tế tông). Nương ở Thạch Sương Sơn, ban đầu học Nho. Hai mươi mốt tuổi đi tu, kế pháp nơi Lạc Dương Chiêu.  Thạch Sương ● Tổ tên Sở Viên, tự Trần Minh, cháu sáu đời của Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền (Tổ Lâm Tế tông). Nương ở Thạch Sương Sơn, ban đầu học Nho. Hai mươi mốt tuổi đi tu, kế pháp nơi Lạc Dương Chiêu.  Môn Đình ● Nhà Thiền Môn Phong ● Thói nhà Triệu Châu ● Người xứ Tào Châu, học xét ở Quan Âm Viện, xứ Triệu Châu. Kế pháp Tổ Nam Tuyền. Tổ có nhiều công án truyền đạo.  Hoàng Long ● Tổ Phổ Giác Thiền Sư, tên Huệ Nam, ở núi Hoàng Long. Thọ pháp Tổ Từ Minh Viên Thiền Sư ở Hoàng Long. Tổ để lại nhiều sự tích.  Thượng Căn ● Kẻ mắt, tai tất cả các căn nhanh lẹ, sáng láng.  Viên Chiếu ● 100 Tổ xuất gia lúc mười tuổi, nghiên cứu xét cùng nghĩa lý Duy Ma pháp, nhơn đó rõ biết Duy Thức; bàn cứu sách Nho; chuyên về Luật Tạng.  Vương Lão Sư ● Tổ Phổ Nguyện Thiền Sư, kế pháp Đức Mã Tổ, hoằng đạo ở Nam Tuyền, thường xưng mình là Vương Lão Sư.  Tỷ Lượng ● So sánh, phân biệt, suy lường Lục Tổ ● Đức Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư, họ Lư Thị, người xứ Tân Hưng. Từ giã mẹ, thẳng đến Huỳnh Mai Động Sơn. Sau khi đắc pháp, trở về Chùa Pháp Tánh tại Nam Hải. Mở cửa pháp Động Sơn. Sau về Bửu Lâm tự. Ngài tọa tịch, có tháp tại Tào Khê, nay là Nam Hoa Tự.  Tri Kiến ● Sự biết và sự thấy. Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật Thích Ca giải thích lý do vì sao Phật xuất hiện ở cõi đời này đó là vì muốn giúp chúng sinh đạt tới tri kiến của Phật. Nam Nhạc ● Tổ Hoài Nhượng Thiền Sư, đời Đường, ở Hành Nhạc, Chùa Bát Nhã, nên xưng là Nam Nhạc. Lục Tổ Huệ Năng có hai đại đệ tử là Nam Nhạc và Thanh Lương.  Thạch Đầu ● Hy Thiên Thiền Sư, ở Hành Sơn Nam Tự. Phía Đông chùa có tảng đá hình cái đài, cất am trên đó, người đời ấy kêu là Thạch Đầu Hòa Thượng.  Tiền Trần ● Là lục trần, cảnh hiện bày trước cái vọng tâm.  Chín Cõi ● Lục đạo, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.  Huyền Sa ● Tổ Tông Nhứt Thiền Sư, tên Sư Bị, ở núi Huyền Sa. Khi nhỏ làm nghề chài. Ba mươi tuổi bổng ham mộ đi tu, vào học với Tổ Phù Dung, xuống tóc, lãnh cụ túc giới. Rồi tìm đến Tổ Tồn Thiền Sư tại núi Tuyết Phong, thâu hạp, tỏ ngộ huyền Chỉ. Ban đầu trú tại Phổ Ứng Viện, sau dời về Huyền Sa.  Trúc Am Khuê ● Tổ Khả Quan, hiệu Trúc Am Giác Hải ● Cái Giác Tánh ví như biển.  Nghĩa Hải ● Cái nghĩa lý của Giác Tánh rộng lớn như biển.  Kiến Tính Minh Nguyên ● Cái Tánh Thấy vốn sáng suốt Khô Mộc ● Đời Đường, các vị Thiền Sư am hiểu rồi cứ ngồi tu tĩnh, người đời gọi là đám thầy cây khô.  Tổ Nguyên ● Tự là Tử Nguyên, hiệu Vô Học, đời Tống. Mười bốn tuổi đến Kính Sơn học cùng thầy Phật Giám; mười bảy tuổi có chỗ tỉnh ngộ. Sau khi thầy Phật Giám tịch, đi khắp nơi. Ba mươi sáu tuổi liễu nhiên đại ngộ.  Đại Huệ ● Tổ Phật Nhật Thiền Sư, tên Tông Cảo, đời Tống. Kế vị Viên Ngộ Thiền Sư. Bảy mươi hai tuổi tịch, sắc tứ hiệu Đại Huệ.  Vạn Tùng ● Tổ Vạn Tùng Hanh Tú Thiền Sư. Xuất gia tại Tịnh Độ Tự, đi học khắp xứ, cuối cùng ra mắt Tổ Tuyết Nham ở chùa Đại Minh, hạp tỏ ngộ tâm ấn. Tìm về chùa Tịnh Độ dựng lập Vạn Tùng Hiên.  Giải ● Hiểu.  Tây Đường ● Bực trưởng thượng tôn túc lui ẩn nơi chùa khác, đến tạm trú chùa mình, gọi là Tây Đường.  Nhậm Công ● Sách Trang Tử nói “Ông Nhậm Công làm cần câu lớn, sợi rất to. Năm chục con trâu làm mồi...”.  Lừa Trước, Ngựa Sau ● Chỉ bọn nô lệ, tôi tớ hầu chủ chạy theo trước đầu lừa, đuôi ngựa. Thành ngữ này chê bai người đời dùng thức tình phân biệt, lấy thức tình làm thức ăn, đeo theo sự phân biệt vật chất, Làm Nô Lệ Cho Nó.  Tân Trung Chủ ● Một trong ngũ vị quân thần của Tông Tào Động.  Kỳ Bà Thiên ● Thần Trường Thọ Trần Cấu ● Bụi dơ.  Đoạn Kiến ● Nhị kiến có hai thứ : Đoạn Kiến và Thường Kiến.   - Đoạn Kiến : cái thấy sai lầm (vọng kiến), chấp chặt thân tâm con người dứt diệt (chết) Rồi chẳng còn nối sanh nữa, tức Vô Kiến.    - Thường Kiến : cái thấy sai lầm chấp chặt thân người các đời còn hoài, không dứt, tức Hữu Kiến.  Mẫu Đà La ● Mudra, còn gọi là Kiết Tường Thủ. Tức là kiết cái ấn quyết định (Quyết Định Ấn).  Điểu Đạo ● Đường chim, chỉ địa vị đến chỗ khó trên đường tu thiền : Hiểm khổ như đường chim. Lại còn chỉ địa vị đến đường rộng lớn mênh mông, không bờ cõi (như trên trời rộng lớn), như dấu vết con chim trong thinh không.   Động Sơn Lục : Tôi có ba đường rước người : Điểu đạo (đường chim), huyền đạo (đường bí mật), triển thủ (xòe tay).   Huyền Trung Minh Tự : Nhờ đường chim nên trống trải rộng lớn. Nhân nẻo nhiệm mà gồm tất cả. Nhưng, tuy thế không lặng lẽ vậy. Chẳng nghịch bày dao động.   Tổ Đình Sự Vản Tự : Đường chim giống như hư không vậy.  Nam Trung Nhập Chí : Đường chim bốn trăm dặm, nhân sự hiểm trở, tuyệt bặt thú vật, không có lối đi. Riêng trên có đường chim bay.  Ba Tế ● Quá khứ, hiện tại và vị lai Cao Sơn ● Tu Di.  Thức Tinh Nguyên Minh ● Thức Tinh Vốn Sáng.  Nội Đình ● Cung vua Đại Điên ● Đại Điên Hòa Thượng. Được mối thiền Tào Khê, nối pháp Tổ Thạch Đàu, ở Ấp Tây U Lãnh, dưới chân núi lập thiền viện Linh Sơn, truyền pháp cho đệ tử cả ngàn người.  Kiến Tinh Minh Nguyên ● Cái Thấy Vốn Sáng Minh Tâm Diệu Tinh ● Chân Tâm Hoàng Đầu Lão ● Chỉ Phật Nhập Lưu ● Vào dòng Quách Tượng ● Nhà chú giải Trang Tử Nam Hoa Kinh Kiểu Loạn ● Dối trá, lộn xộn Thị ● Tức là Phi ● Chẳng phải Đầu Đà Sắc Vàng ● Ca Diếp Miết Tỵ Xà ● Con ba ba lỗ mũi rắn Cái Tớ ● Nô nhi, tỳ nữ. Hướng Thượng ● Từ ngọn chỉ gốc Giác Duyên ● Tâm Tánh Ta Tỳ Ca La ● Thuộc ngoại đạo Đầu Khôi ● La hán tiểu thừa. Hoặc vào phép Hỏa Định (ngồi định mà chết, lấy lửa phép đốt tiêu cái thức đầu thai và cái nghiệp luân hồi) ; hoặc do thiêu xác (dùng giàn hỏa) Nên sắc thân tiêu dứt ra tro.  Ba Pháp Quán ● Không, Giả và Trung Dã Hỏa ● Lửa đồng Chánh Vị ● Tự Tâm thường trụ Nhược Tồn ● Nhược Tồn : nếu còn..  Chí Hư ● Rỗng không..  Hạc Lặc Na ● Haklena. Lặc Na : âm tiếng Phạn. Hạc : âm tiếng Hán; tôn giả sau khi sanh ra, có bầy hạc cảm mến bay theo nên gọi vậy.  Giác Minh ● A Lại Da Thức còn có nhiễm ô Tánh Bản Giác ● A Lại Da Thức không còn nhiễm ô, gọi là Bạch Tịnh Thức.  Bổn Lai Không ● Cái xưa nay vốn Không Thánh Thai ● Điạ vị Thập Trụ, Thập Hành, Thập Hồi Hướng thuộc về Tam Hiền, gọi là Thánh Thai. Do chỗ tự dùng mình gieo làm nhân, bạn lành làm duyên, nghe chánh pháp mà tu tập nuôi lớn đến bậc Sơ Địa, thấy được Đạo, sanh trong nhà Phật.  Năm Lừa ● Năm Lừa : năm không có trong mười hai chi.  Hành Ấm ● Cái Thức thi hành âm thầm Năng Hữu ● Cái có Sở Hữu ● Được có Tác Gia ● Tiếng xưng hô của thiền tông, chỉ kẻ thật có chỗ then chốt. Nghĩa là tông sư; như Triệu Châu gọi là tác gia.  Bình Tần Gia ● Bình giống hình chim Tần Già (Kalavinka - Ca lăng tần già). Phật dùng làm thí dụ không có sự qua lại của cái không, không có sự sống chết của cái thức (tâm thức hay uẩn thức).  Sấm Lậu ● Rỉ giọt Ba Lăng Giám ● Tổ Hạo Giám tại Ba Lăng, Nhạc Châu. Người nối kế chánh pháp của Tổ Vân Môn.  Tông Cảnh Lục ● Của Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ Hương Nghiêm Trí Nhàn ● Đời Đường, tại Đăng Châu, núi Hương Nghiêm, tại Ngụy Sơn học Tổ Linh Hựu được tỏ ngộ. Sắc tặng hiệu tự là Tập Đăng Đại Sư.  Chí Công ● Tổ sư đời vua Lương Võ Đế. Vua thường hỏi việc an nguy đất nước về sau. Tổ không nói, lấy tay chỉ yết hầu để chỉ bày, ý nói Hầu Cảnh. Vua không hiểu. Sau quả bị nghịch thần là Hầu Cảnh bức bách. Vua mới tỉnh ngộ thì nghiệp xưa đã tiêu.  Thanh Nguyên ● Phái Tào Động xuất phát từ Ngài Thanh Nguyên Hành Tư.  Ngoan Không ● Cái Không phi lý luận của Tiểu Thừa  và ngoại đạo. Từ Thị  ● Di Lặc Thuấn Nhã Đa ● Dịch nghĩa là Không Tánh, cái thật thể của hư không.   Trường Thủy Sớ : Thuấn Nhã Đa là Không vậy. Cái tánh của hư không chẳng khá tiêu diệt được.  Thước Ca Ra ● Theo Tạp Danh, Cakravãda (Thước Ca Ra) Là tên núi Thiết Vi Sơn. Theo Tạp Ngữ, Cakra (Thước Kiết), dịch là Kim Cang, luân, tinh tấn.   Trường Thủy Sớ: Thước Ca Ra nói rằng kiên cố chẳng hư nát vậy.  Cây Xuân ● Cây Xuân là một loại cây sống đến mấy ngàn năm Vọng Năng ● Cái Năng dối trá.  Ma Kiệt Thành ● Ma Kiệt : ở thành này, ngoại đạo hỏi Phật về sự sinh thành vũ trụ, Phật im lặng không nói gì.  Chuyển Luân Thánh Vương ● Tích xưa, có vua tên Bố Sát Đà Vương, trên đầu bỗng sanh một bọc mụt, trong bọc mụt sanh ra một đứa con. Lớn lên làm Kim Luân Vương, xưng là Đảnh Sanh Vương. Đảnh Sanh Kim Luân Vương chinh phục bốn châu thiên hạ, rồi lên cung trời Đao Lợi muốn hại Đế thích để thay ngôi. Việc chẳng thành, trở về đất lại, bị bệnh chết. Đảnh Sanh Vương ấy nay là Thích Ca Phật đó.  ● Cakravartin. Vị Vua dùng chánh pháp trị dân, cai trị luôn bốn cõi thiên hạ, ngự trên chiếc xe bánh vàng, cũng như người quay cho bánh xe lăn tới, chớ không trở lui. Vị Vua ngồi trên cổ xe để đi thâu phục thiên hạ. Mã Tổ ● Đạo Nhất Thiền Sư, xứ Giang Tây, đời Đường. Là người kế pháp của Tổ Nam Nhạc Nhượng. Ngài họ Mã thị, đời ấy gọi là Mã Tổ. Trong niên hiệu Ngươn Hòa được phong tặng là Đại Tịch.  Hạng Xích Tử ● Cái Tâm như con nít vô tư.  Chỉ Y ● Áo giấy.  Thức Tình ● Sáu thức trong sáu tình Thảnh Nữ ● Chuyện Cô Thảnh Nữ lìa hồn như sau : Đời Đường có ông Trương Giật, có con gái là Thảnh Nương, đã hứa gả cho cháu là Vương Trụ. Lớn lên, định gả cho nơi khác. Vương Trụ bỏ đi. Nửa đêm thấy Thảnh Nương tới. Hai người ở với nhau có hai con. Sau năm năm, Vương Trụ đưa vợ con về thăm nhà để xin lỗi. Ông Giật rất kinh ngạc, vì cô Thảnh vẫn ở nhà từ trước đến giờ, và nằm bệnh đã năm năm. Hai cô gặp nhau thì nhập thành một..  Tỳ Lô ● Pháp Thân Pháp Nhãn ● Một trong ngũ nhãn. Xem xét thấu biết rõ ràng cái duyên sanh ra cái pháp sai khác nhau. ● Con mắt pháp, không phải là mắt thịt của kẻ phàm tục. Theo truyền thuyết của Thiền Tông thì khi Phật Thích Ca sắp nhập diệt, Phật nói với vị đệ tử lớn là ông Ma Ha Ca Diếp rằng: “Ta có thanh tịnh pháp nhãn, Niết Bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu chính Pháp, đem giao cho ngươi. Ngươi nên giữ gìn.” Kê Túc ● Núi Kê Túc, nơi Đức Ca Diếp, vị được Đức Thích Ca truyền chánh pháp nhãn tạng làm vị Tổ đầu tiên của Thiền Tông, ngồi nhập định chờ Đức Phật Di Lặc tương lai.  Xuất Triền ● Ra khỏi trói buộc.  Tại Triền ● Còn trong trói buộc.  Tổ Sư Thiền ● Đời nhà Đường, Tổ Ngưỡng Sơn lập ra đề mục Tổ Sư Thiền trước tiên. Gọi chỗ tâm ấn của Tổ Đạt Ma truyền lại là Tổ Sư Thiền, cái pháp thiền tột mức riêng truyền ngoài giáo pháp. Gọi Như Lai Thiền chỉ cái ý tu chưa đến chỗ minh tâm kiến tánh.  Tứ Sự ● Y phục, ngọa cụ, y dược, ẩm thực Hối Đường ● Tổ Hối Đường Bửu Giác Thiền Sư, tên là Tổ Tâm, đời Tống, tại Huỳnh Long Sơn. Nối kế pháp của Tổ Huỳnh Long Nam Thiền Sư.  Đại Ngu ● Tổ Cao An, tự Đại Ngu, tự hiệu Đại Ngu Sơn. Nối pháp Tổ Qui Tông. Tổ Qui Tông nối pháp Đức Mã Tổ.  Ngũ Vị Thiền ● Năm loại Thiền : ngoại đạo, phàm phu, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Tối Thượng Thừa.  Nhứt Vị Thiền ● Là phép thiền mau tỏ ngộ, mau thấm vào (tức đốn ngộ, đốn nhập).  Khai Sĩ ● Bọn Ông Hiền Hộ, 16 Cư Sĩ Bồ Tát.  Phật Tử Trụ ● Chỗ dựa nương của Phật Tử Thô Hoặc ● Lầm lạc to lớn.  Tế Hoặc ● Lầm lạc nhỏ nhiệm.  Quán ● Soi chiếu.  Không ● Nhân Không, Pháp Không, Không Không.  Trống Tẩm Độc ● Tiếng của cái trống độc hay giết người. Kinh Niết Bàn nói: Âm Thanh thường trụ của Phật Tánh hay giết hại tội ngũ nghịch, thập ác của chúng sanh.  Nam Công ● Hoàng Long.  Phi Thiên ● Chẳng Phải Trời.  Y Thông ● Nghiệp thông, y thông: thần thông từ nghiệp, thần thông có nương dựa.  Đại Mãng ● Trăn lớn.  Ta Kiệt ● Vua Rồng.  Nguyệt Thượng Nữ ● Con gái Đức Duy Ma Cật.  Tô Hương ● Tô hương : hương làm sống lại.  Tây Lai ● Tây lai: Ý chỉ của Tổ Đạt Ma từ phương Tây lại.  Khoát Công ● Thiền sư Nham Đầu Toàn Khoát Gia Phong ● Thói nhà.  Hồ Lô ● Trái bầu.  Bà La Môn ● Bà La Môn xứ này gọi là Tịnh Duệ, nòi giống trong sạch.  Triệu Xương ● Người xứ Kiến Nam, đời Tống, thiện nghệ về nghề vẽ bông, trái, cỏ cây, bướm, ong... sắc màu, nét vẽ trông y như thật.  Pháp Hoa Chí Ngôn ● Tổ Thứ Sáu trong phái Thiên Thái ở Đông Độ, hiệu Trí Oai Thiền Sư. Lập thiền lâm ở Thai Châu, Phổ Thông Sơn nơi có tên Pháp Hoa, kẻ học thiền có 300 người, kẻ nghe giảng có 700 người. Do đó gọi hiệu là Pháp Hoa tôn giả.    Đâu Lâu Bà ● Trầm thủy ( hương ) loại thô, màu đỏ Tiên Đà Bà ● Có bốn nghĩa : muối, đồ dùng, nước và ngựa.  Phi Lưu ● Sao chổi.  Bảo Chử ● Chày báu.  Thập Huyền Đàm ● Mười bài kệ của Thiền Sư Đường An Sát.  Tứ Phận ● Bốn phần Luật.  Đức Kiểu ● Đức Sơn.  Cực Tắc Sự ● Sự cùng tột của Thiền.  Lôi Chấn ● Sấm sét, quẻ Dịch.  Tâm Lão Bà ● Từ bi.  Nhất Thiết Xứ ● Cả thảy chỗ.  Ghẻ Mặt Người ● Xem tích Ông Ngô Đạt trong kinh Thủy Sám. Ở đây sơ lược như sau. Ông Ngô Đạt, kiếp trước tên Viên Án, có hại một người tên Triều Thố. Kiếp này y đi theo báo oán: làm một cái mụt ghẻ lồi lên hình mặt người, hành hạ đau đớn để trả thù.  Mộc Nhân ● Người gỗ Quy Củ ● Quy, củ : hai khí cụ để đo đạc.  Bất Thối Tâm ● Trong Thập Tín.  Đồng Nhất Chất ● Đồng Một Chất Đồng Đại Sự ● Đồng Việc Lớn.  Đồng Tham ● Đồng Tham Khắp.  Đồng Chơn Chí ● Đồng Chí Chân Thật.  Đồng Biến Phổ ● Đồng Trải Khắp.  Đồng Cụ Túc ● Đồng Đầy Đủ.  Đồng Đắc Thất ● Đồng Được Mất.  Đồng Âm Hống ● Đồng Âm Rống - Tiếng rống sư tử Đồng Đắc Nhập ● Đồng Được Thấu Vào.  Thu Tử ● Xá Lợi Phất.  Kính Sơn ● Đại Huệ.  Huệ Tư ● Sơ Tổ Thiên Thai tông.  Thanh Giáo ● Giáo pháp dạy bằng lời nói.  Vô Vật ● Xưa nay không một vật của Ngài Huệ Năng.  Chí Nhất Thiết Xứ.  ● Đến khắp tất cả chỗ Kim Sắc Đầu Đà ● Ngài Ca Diếp.  Thất Xuyên Bát Huyệt ● Bảy hang tám lỗ Ngọc Sô ● Chim giả bằng ngọc.  Nỗn ● Nỗn : ấm.  Đa Tử Tháp ● Chỗ Phật phân nửa tòa ngồi với Tổ Ca Diếp.  Chân Tông Vô Trước ● Không dính mắc.  Ba Đế ● Không, Giả, Trung.  Pháp Cấu ● Sự dơ do chấp Pháp Diệm Huệ ● Huệ Cháy Sáng.  Thức Lự ● Tâm luân hồi.  Viễn ● Xa.  Lão Tiến Phúc ● Phật.  Tam Giới ● Ba Cõi.  Trừng Quán ● Tổ Thứ Tư Tông Hoa Nghiêm.  Giả Mô ● Con chàng hiu.  Hống Trung Kim ● Theo Tiên Gia, tu luyện để thu lấy tinh hoa trong thủy ngân Năng Vi ● Cái làm ra, cái tạo ra.  Ma Hê Thủ La ● Đại Tự Tại Thiên Sắc Đảnh Thiên ● Cao nhất cõi Sắc Giới Thùng Sơn ● Danh từ Thiền chỉ lúc chưa ngộ.  Nhân Y ● Nương cái nhân.  Vọng Kế ● Suy lầm.  Đảo Tri ● Biết Ngược Đàm Tử ● Thuộc Đạo Gia.  Ba Mé ● Quá khứ, hiện tại, vị lai.  Vọng Diên ● Kéo dài sự hư vọng Thông Thiên Khiếu ● Lỗ thông trời.  Bảo Chưởng ● Nắm tay quý báu.  Thiên Tuế ● Ngàn năm.  Tà Tư ● Nghĩ Bậy.  Xí Trần ● Trần Cảnh Lẫy Lừng.  Huyền Lộ ● Đường huyền.  Đơn, Trùng, Giao, Chiết ● Đơn, Trùng, Giao, Chiết dùng để chỉ các hào trong quẻ bói Dịch. Đơn : hào dương, Trùng : hào dương động. Giao : hào âm động. Chiết : hào âm. Đà Na Thức ● Thức Ấm.  Trường Trảo ● Tỳ Kheo Trường Trảo, Cậu của Ông Xá Lợi Phất tên là Kausthila Điều Đạt ● Tức Đề Bà Đạt Đa. Tam Chỉ ● Ba pháp Chỉ do tông Thiên Thai lập ra để đối lại ba pháp quán Không, Giả và Trung. 1. Thế chân chỉ; 2. Phương tiện tuỳ duyên chỉ; 3. Tức nhị biên phân biệt Chỉ. Tam Luân Thể Không ● Là thực thể của người bố thí, người nhận thí và vật bố thí đều không. Dương Quan Đạo ● Đường Dương Quan là con đường qua Dương Quan đi Tây Vực thời cổ, ví như tiền đồ thênh thanh sáng láng, con đường rộng lớn sáng sủa. Tam Tòng Tứ Đức ● Ở nhà theo cha, có chồng theo chồng, chồng chết theo con; tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh. Ngũ Giáo ● Năm loại đạo đức luân lí của Nho gia. Đó là: cha nghĩa, mẹ từ, anh thân, em kính và con hiếu. Hạnh Tạng ● Hạnh Tạng nói về tiền kiếp của đức Phật do ngài Xá Lợi Phất yêu cầu đức Phật thuyết lại, cũng được trình bày trong Phật Tông. Ðế Thích ● Trời Ðế Thích. Ngài cai trị ở cõi trời thứ 33, ở đây được gọi là Tidiva Ðạo ● a) Ðạo là con đường, như người ta thường dùng trong những chữ: nhân đạo, thiên đạo, địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo, súc sanh đạo. Phàm là con đường thì có tốt, xấu, có thiện, ác v.v...Theo đạo Phật, hễ còn trong vòng đối đãi, thì không thể gọi hoàn toàn rốt ráo. b) Ðạo là bổn phận, như người ta thường dùng những chữ: đạo vua tôi, đạo thầy trò, đạo vợ chồng v.v...Phàm là bổn phận thì thường chịu ảnh hưởng của phong tục hay tập quán. Phong tục và tập quán của nước này không giống nước kia. Vì vậy, chữ Ðạo là bổn phận cũng chưa đúng với nghĩa chữ Ðạo mà nhà Phật muốn nói. c) Ðạo là lý tánh tuyệt đối, là bản thể, nó lìa nói năng, không thể nghĩ bàn. Ðức Lão tử nói: "Ðạo mà nói ra được, không phải là đạo". Xưa có người hỏi một vị Tổ Sư: "Ðạo là gì?". Tổ sư đáp: "Trước Phật Oai Âm Vương, không có tên Phật và chúng sanh, lúc ấy chính là Ðạo". Chữ Ðạo của nhà Phật chính là đồng nghĩa với bản thể vậy. Ðạo Phật ● Ðạo Phật là con đường chơn chánh, hoàn toàn sáng suốt đưa đến bản thể của sự vật, là lý tánh tuyệt đối, lìa tất cả hư vọng phân biệt, mà các đấng giác ngộ hoàn toàn đã phát minh ra. Ðạo Phật gồm tất cả tự lợi và lợi tha, tự giác, giác tha và có công hạnh độ mình, độ người được hoàn toàn thành tựu, rốt ráo viên mãn. Tự Giác ● Nghĩa là tự giác ngộ hoàn toàn do phước huệ và công phu tu hành, khác với phàm phu là những người còn mê muội, bị luân hồi trong cõi trần lao, khổ hải. Giác Tha ● Nghĩa là mình đã giác ngộ, lại đem phương pháp giác ngộ ấy dạy cho những người tu hành được giác ngộ như mình. Người tu theo Tiểu Thừa không thể có được giác tha, vì chỉ lo giải thoát cho mình. Chỉ người tu theo Ðại Thừa mới có được giác tha, nghĩa là giác ngộ cho hết thảy chúng sanh đang chìm đắm. Giác Hạnh Viên Mãn ● Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người. Những bậc Bồ Tát, tuy đã giác ngộ cho mình và cho người, nhưng công hạnh chưa viên mãn, nên chưa gọi được là "Giác Giác Hạnh Viên Mãn". Chỉ có Phật mới có được gọi là Giác Hạnh Viên Mãn. Tam Tạng Kinh Điển ● Chia làm hai loại là Ðại Thừa và Tiểu Thừa. Chữ Thừa nghĩa là chở, có chỗ cũng gọi là Thặng, nghĩa là cổ xe. Thừa hay Thặng đều có hàm ý nghĩa là: Giáo lý của Phật có công năng như một chiếc xe, đưa chúng sanh từ nơi cõi trần lao phiền não đến cảnh giới an vui thanh tịnh, từ biển khổ luân hồi đến Niết Bàn, giải thoát. Ðại thừa như là cỗ xe lớn, có thể chở nhiều người trong một lúc; trái lại Tiểu Thừa như là một cỗ xe nhỏ, chỉ chở mỗi lúc một vài người mà thôi. Sở dĩ giáo lý Ðạo Phật chia ra làm Ðại Thừa và Tiểu Thừa như thế, vì căn cơ và nguyện vọng chúng sanh không đồng nhau. Những hạng người nào nhận thấy mình chỉ đủ sức để giải thoát cho riêng phần mình mà thôi, như chiếc xe nhỏ chở được một vài người, thì theo giáo lý Tiểu Thừa. Những hạng người nào tự nhận thấy mình có thể vừa giải thoát cho mình và cho người ra khỏi sanh tử luân hồi, tự nguyện độ mình và người cùng đi đến Niết Bàn, như một cỗ xe lớn, cùng chở trong một lúc được nhiều người, thì theo Ðại Thừa. Hạng người này rõ biết phiền não, sanh tử như huyển hóa, nên không chịu sớm an vui ở quả vị cuối cùng của mình, mà thường độ sanh không bao giờ biết mỏi mệt; và vì nhận thấy chúng sanh còn đau khổ, thì mình chưa có thể an vui được. Đản Sanh ● Thường trong danh từ nhà Phật, khi nói đến sự hiện diện của đức Phật Thích Ca trong cõi đời này, người ta thường dùng chữ đản sanh nghĩa là một sự ra đời vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho cõi đời Năm Thời Kỳ Nói Kinh ● 1.Thời thứ nhất nói Kinh Hoa-Nghiêm Khi Phật mới thành Ðạo, ở tại cội Bồ Ðề, nói Kinh Hoa Nghiêm 21 ngày. Vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao sâu mầu nhiệm của Ðạo Phật, chủ dích có hai điều: a) Dẫn dắt các bậc Bồ Tát lên địa vị Ðẳng giác và Diệu giác. b) Nêu bày giáo pháp rốt ráo của Như Lai, chỉ có Phật với Phật mới hiểu rõ mà thôi; Ngoài ra hàng nhị thừa ngồi nghe nhu đui, như điếc, huống chi ngoại đạo,tà giáo làm sao hiểu nổi! Ðức Phật trình bày giáo pháp siêu việt tuyệt vời ấy, là muốn cho đại chúng phải tu theo Ðại thừa Phật giáo mới được hoàn toàn rốt ráo. 2.Thời thứ hai Phật nói Kinh A-Hàm Biết rằng: "Muốn đi xa phải do nơi gần, muốn lên cao phải từ nơi thấp", Ðức Thích Ca y theo chư Phật mà nói pháp Tam thừa. Vì vậy thời thứ hai, Ngài nói Kinh A Hàm trọn 12 năm, dùng thí dụ thực tế, chỉ rõ chân lý cho hàng Tiểu thừa dễ nhận, mà lo bề tự tu và tự độ. 3.Thời thứ ba Phật nói Kinh Phương Ðẳng. Ðạo Phật chẳng những dạy pháp giác ngộ phần mình mà Ngài còn chỉ bày phương pháp giác tha nữa, tức là khuyến khích từ cái giác ngộ tiêu cực nhỏ hẹp của Tiểu thứa (AlaHán), để tiến lên cái giác ngộ tích cực bao la của Ðại thừa Phậtgiáo. Aáy là thời nói Kinh phương Ðẳng trọn 8 năm, dẫn dắc Tiểu thừa qua Ðại thừa. 4.Thời thứ tư Phật nói Kinh Bát Nhã. Ðến khi Ðức Phật xem căn cơ của chúng sanh có thể tiến lên một từng cao nữa là hấp thụ được hoàn toàn giáo pháp Ðại thừa, nên Ngài chỉ bày Ðạo lý chân không của Vũ trụ, thuyết minh cái thật tướng, vô tướng của các pháp. Aáy là thời kỳ nói Kinh Bát Nhã trọn 22 năm. 5.Thời thứ năm Phật nói Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn. Sự hóa độ một đòi của Ðức Phật gần viên mãn, thêm thấy căn cơ của chúng sanh đã thuần thục, có thể gánh vát Ðại thừa Chánh pháp của NhưLai, nên Ngài bèn nói rõ bản hoài của Ngài thị hiện ra đời là vì một nguyên nhân lớn: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến". Ngài phú chúc, thọ ký cho các hàng đệ tử, tương lai sẽ thành Phật. Aáy là thời nói Kinh Pháp Hoa và Kinh Niết Bàn trọn 8 năm. Ðến đây nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của đời Ngài đã viên mãn. Tóm lại 5 thời thuyết pháp Cổ nhơn có làm bài kệ như sau: Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt A-Hàm thập nhị Phương Ðẳng bát Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm Pháp Hoa Niết Bàn cộng bát niên. Dịch Nghĩa Trước nói Hoa Nghiêm hăm mốt ngày A-Hàm mười hai, Phương Ðẳng tám Hai mươi hai năm nói Bát Nhã Pháp Hoa Niết Bàn cộng tám năm. Ba Bậc Tam Bảo ● 1.Ðồng Thể Tam Bảo a) Ðồng Thể Phật Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật dồng một thể tánh sáng suốt. b) Ðồng Thể Pháp Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một pháp tánh từ bi bình đẳng. c) Ðồng Thể Tăng Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chu Phật đồng một thể tánh thanh tịnh, sự, lý hòa hợp. 2.Xuất Thế Gian Tam Bảo a) Xuất Thế Gian Phật Bảo: là chỉ cho Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ðức Phật A-Di-Ðà, Chư Phật trong mười phương ba đời, đã tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế gian. b) Xuất Thế Gian Pháp Bảo: là chỉ cho Chánh pháp của Phật, có công năng làm cho chúng sanh thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian, như Tứ-đế, Thập-nhị nhân-duyên, Lục -độ v.v... c) Xuất Thế Gian Tăng Bảo: là chỉ cho các vị Thánh-Tăng đã thoát ra ngoài sự ràng buộc của thế gian như đức QuánThếÂm, Ðại Thế Chí, Văn Thù, Ca-Diếp, A-Nan v.v... 3.Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo a) Thế Gian Trụ Trì Phật Bảo, là chỉ cho XaLợi của Phật, tượng Phật đức bằng kim khí, chạm trổ bằng danh mộc, tô bằng đất, đắp bằng xi măng, thêu bằng vải, hay vẽ trên giấy. b) Thế Gian Trụ Trì Pháp Bảo, là chỉ cho ba tạng Giáo điển: Kinh, Luật, Luận viết hay in trên giấy, trên vải trên lá buôn v.v... c) Thế Gian Trụ Trì Tăng Bảo, là chỉ các vị TỳKheo, Tỳ Kheo Ni tu hành chơn chánh, đạo đức trong sạch, giới luật trang nghiêm trong hiện tại. Quy Y Tam Bảo Sự Quy Y ● 1 - Sự Quy-Y Phật: Hằng ngày chúng ta phải nhớ tưởng luôn đến Phật, niệm danh hiệu Phật, chiêm ngưỡng tượng Ngài, và nguyện suốt đời theo bước chân Ngài, ấy là sự quy-y Phật. 2 - Sự Quy-Y Pháp: Hằng ngày tụng đọc Kinh, Luật, Luận; sớm hôm hai thời công phu, tìm hiểu nghĩa lý thâm huyền của Pháp bảo. Khi đọc tụng Kinh điển tâm trí ta không nghĩ xằn bậy, không nhớ tưởng những việc không hay, không bàn mưu tính kế để lợi kỷ, tổn nhơn. Chúng ta trừ bỏ được dục vọng, tâm trí được sáng suốt, an lành, thanh tịnh. 3- Sự Quy-Y Tăng: Thế gian thường nói: "Trọng Phật, phải kính Tăng". Cho nên, nếu chúng ta thành tâm thờ Phật bao nhiêu, thì chúng ta phải thật dạ kính Tăng bấy nhiêu. Người thực hành sự quy-y Tăng, hễ thấy người đầu tròn áo vuông, chân chính tu hành, giữ gìn giới luật, thì liền kính nể, quý trọng, xem như đó là vị đại diện cho Ðức Phật. Làm như thế là sự quy-y Tăng. Tóm lại, thờ Phật, tụng Kinh, giữ Giới, nghiên cứu Phãt pháp, kính trọng Tăng già chân chính, dó chính là sự quy-y tam-bảo. Lý Quy Y: Lý là bên trong. Lý quy-y Tam-bảo nghĩa là quy-y Tam-bảo trong tâm chúng ta. Nếu chúng ta chỉ thực hành sự quy-y, chỉ dong ruổi theo Tam-bảo bên ngoài, mà quên lý quy-y, nghĩa là quên Tam-bảo bên trong tâm chúng ta, thì chúng ta chưa thực hành đúng nghĩa Tam-quy. Thật thế, bên trong tâm chúng ta cũng có đủ Tam-bảo. Chúng ta cần thực hành lý quy-y, hay Tam Tự Quy-Y: 1- Tự Quy-Y Phật: Tự nghĩa là mình đối với tự tâm mình. Tư quy-y Phật là mình tự trở về với Phật tánh sáng suốt của tâm mình, - Vâng mỗi người đều có Phật tánh, và đều có thể thành Phật. Ðó là lời Phật Thích Ca đã dạy. Nhưng Phật tánh ấy bị mê lầm, vọng tưởng che lấp. Vọng tưởng như mây mờ, Phật tánh như trăng. Mây mờ có thể che khuất, chứ không thể tiêu diệt được trăng sáng. Phật tánh chúng ta bị vọng tưởng vô minh che lấp sâu kín đến đâu cũng vẫn thường còn. Vậy thì sao chúng ta lại bỏ quên Phật tánh của chúng ta, mà chỉ chạy theo cầu khẩn Phật bên ngoài; như đứa "cùng tử" có viên ngọc quý, cha mẹ đã giấu sẵn trong chéo áo mà nó không biết, lại đi xin ăn cùng khắp mọi nơi! 2- Tự Quy-Y Pháp: nghĩa là vâng theo pháp tánh của mình. Trong tâm ta có đủ tất cả các Pháp: Từ-bi, Trí-tuệ, Bình đẳng, Sáng-suốt, Nhẫn-nhục, Tinh-tấn... chúng ta cần phát huy những đức tánh ấy và hành động theo chúng, tuân theo chúng. Như thế là Tự Quy-Y Pháp. 3- Tự Quy-Y Tăng: nghĩa là vâng theo Thầy trong tâm mình, Thầy trong tâm mình là đức tánh hòa hợp thanh tịnh của mình, như Tăng già là hiện thân của sự hòa hợp thanh tịnh bên ngoài. Bấy lâu vì mình mê muội, không nhận thấy được ông Thầy trong tâm, nay nhờ Phật chỉ dạy, mình nhận thấy được ông Thầy thanh tịnh ấy, thì mình phải quy-y Thầy của mình trước đã chứ! Nói tóm lại, mình phải nương tựa, quay về với Phật trong tâm mình là tánh sáng suốt; với Pháp trong tâm mình là các đức tính Từ-bi, Hỷ-xả v.v..., với Tăng trong tâm mình là sự hòa hợp, thanh tịnh của bản tâm. Như thế là Lý Quy-Y Tam-bảo. Sám Hối ● Chữ "Sám", tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là "Hối quả". Kinh nói: "Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá". Nghĩa là, Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ "Sám hối", dịch theo tiếng Việt là "ăn năn chừa lỗi". Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ, bất luận là lâu mau, và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ mình xin chuộc lỗi, mà sau nầy vẫn còn làm lại, thì không phải là đúng nghĩa Sám hối trong Ðạo Phật. II.Các cách Sám Hối. 1.Sám hối sai lầm.  Ðúng ra chữ Sám hối là danh từ riêng của Ðạo Phật. Khi Sám hối mà gọi là sai lầm, thì không phải là Sám hối nữa rồi. Nhưng để tiện việc diễn đạt, chúng ta hãy tạm dùng hai chữ ấy để nói chung những cách chuộc tội ở thế gian hay trong các đạo ngoài (ngoại đạo). Người thế gian, khi có tội lỗi với ông bà, làng nước, thường dùng trầu ruợu, hay heo gà, tiền bạc để tạ tội, xin lỗi. Có khi người ta lại dùng hình thức "đoái công chuộc tội", nhưng khi phạm tội với triều đình hay trong quân ngũ chẳng hạn. Hình thức lấy công chuộc tội cũng có chỗ hay, nhưng chưa hoàn hảo và còn thô thiển. Nó chỉ áp dụng để đối phó với bên ngoài, chứ bên trong trường hợp những tội lỗi xảy ra trong nội tâm của chúng ta, những tội lỗi rất vi tế, rất sâu xa, thì khó có thể mà áp dụng được hình thức nói trên. Trong các ngoại đạo, người ta cũng có dùng nhiều hình thức chuộc tội: như có đạo dùng máu thú vật để xin rửa tội với thần linh; có đạo chủ trương xuống tắm ở những sông, suối mà người ta cho là linh thiêng thì hết tội; có đạo lại đem phẩm vật để xin Thánh Thần xả tội; có đạo lại chủ trương khổ hạnh, ép xác như đánh đập thân mình, nhịn đói khát, chịu nóng rét, nằm gai nếm mật để được giải thoát tội lỗi. Những cách chuộc tội như thế đều sai lầm hết. Tội lỗi thuộc về tâm lý, không có hình tướng. Vậy thì làm sao có thể lấy vật chất như nước, máu huyết, phẩm vật hay xác thân để làm sạch tội được. 2.Sám hối chân chính.  Ðức Phật dạy rằng tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt được. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì hưởng qủa ngon. Tội lỗi đã từ tâm tạo, thì cũng phải từ tâm mà sám. Lời nói thật rõ ràng, chí lý, hợp với thực nghiệm. Vậy chúng ta muốn hết tội, phải y theo những pháp Sám hối chân chánh của Ðạo phật mà thật hành. Trong Ðạo Phật, có 4 pháp sám hối sau đây, có pháp thuộc về sự, có pháp thuộc về lý: a) Tác pháp sám hối: Pháp sám hối này thuộc về sự, phải lập giới đàn và thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh, nên gọi là tác pháp. Khi vào giới tràng, mình phải thành thật tỏ bày tội lỗi một cách thành khẩn, chí tâm ăn năn và nguyện về sau không tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như vậy, khi giới thể được thanh tịnh, tức là hết tội. b) Thủ tướng sám hối: Pháp nầy thuộc về sự, và khó hơn pháp trước. Phật chế pháp này, là sám hối thuộc quán tưởng, cho những người tu hành có trình độ cao, hoặc ở cỗ không có Tăng, hay có, nhưng không được thanh tịnh. Muốn tu pháp này, hành giả phải đến trước Tượng Phật hay Bồ Tát, thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã phạm, và nguyện ăn năn chừa bỏ. Làm như thế từ 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, và mãi mãi đến khi nào thấy được hảo tướng: như thấy hào quang, hoa sen báu, thấy Phật, Bồ Tát đến xoa đầu v.v... thì mới thôi. c) Hồng danh sám hối: Pháp sám hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Ðộng Pháp Sư đời nhà Tống bên Trung hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật" tức là từ Ðức Phật Phổ Quang cho đến Ðức Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng", với Pháp thân Ðức Phật A-Di-Ðà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Ðại Nguyện, thành nghi thức sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não. Nghi thức sám hối này, nếu ai chí thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ được những phiền não và tội lỗi đã tạo, trong đời hiện tại cũng như nhiều đời quá khứ. Ðức Phật Tỳ-Bà-Thi nói: "Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba đường ác". Ðức Phật Thích Ca nói: "Thuở xưa, đời Phật Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu 53 vị Phật này, và thành tâm lễ bái, mà tránh khỏi những đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp". Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ Ðức Phật Thích Ca cho đến Ðức Phật Bửu-Liên-Hoa Thiện-Trụ-Ta-La-Thọ Vương, thì trong Kinh Bưủ-Tích nói: "Nếu tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác, đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật này và lễ bái, thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ". Hồng danh của Chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn như vậy, nên Ngài Bất Ðộng Pháp sư mới soạn ra để làm nghi thức sám hối. Pháp hồng danh sám hối hiện nay, hầu hết các chùađều thực hành theo. Về sau Ngài Từ Vân Pháp sư vì những người yếu đuối hoặc không quen lạy nhiều, nên đã soạn ra một nghi thức sám hối, rất gọn dễ và đầy đủ ý nghĩa, cũng gọi là pháp tiểu sám hối, để cho Phật tử hằng ngày có thể sám hối tội lỗi của mình. d) Vô-sanh Sám Hối: Pháp này thuộc về lý sám hối, rất cao và khó, bực thượng căn mới có thể thực hành được - Quán Tâm Vô Sanh: Nghĩa là quan sát tự tâm mình hiện tiền không sanh. Như trong Kinh Kim-Cang nói: "Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại chẳng có, tâm vị lai cũng không". Quán trong ba thời gian đều không có tâm, thì vọng niệm không từ đâu mà có, nếu vọng niệm không có, thì các tội lỗi cũng không. Kinh nói: "Tội từ nơi tâm sanh mà cũng từ nơi tâm diệt. Nếu tâm này không sanh, thì tội cũng chẳng còn, thế mới thật là sám hối". - Quán Pháp Vô Sanh: Nghĩa là quan sát thật tướng (chơn tánh) củacác pháp không sanh. Chữ "thật tướng", nghĩa là cái tướng ấy không sanh không diệt, không hư dối; từ xưa đến nay nó vẫn thường như thế, không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, suốt xưa thấu nay, nên gọi là thật tướng (Tướng chân thật). Nó cũng có tên là chơn như hay chơn tâm... Khi nhận được thật tướng rồi, thì các giả tướng đều không còn. Lúc bấy giờ những tội lỗi (giả tướng) kia, không còn gá nương vào đâu mà tồn tại. trong Kinh Quán Phổ Hiền có chép: "Muốn sám hối, phải quán thật tướng của các pháp, thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt. Tác Pháp Sám Hối ● Pháp sám hối này thuộc về sự, phải lập giới đàn và thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh, nên gọi là tác pháp. Khi vào giới tràng, mình phải thành thật tỏ bày tội lỗi một cách thành khẩn, chí tâm ăn năn và nguyện về sau không tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như vậy, khi giới thể được thanh tịnh, tức là hết tội. Thủ Tướng Sám Hối ● Pháp nầy thuộc về sự, và khó hơn pháp trước. Phật chế pháp này, là sám hối thuộc quán tưởng, cho những người tu hành có trình độ cao, hoặc ở cỗ không có Tăng, hay có, nhưng không được thanh tịnh. Muốn tu pháp này, hành giả phải đến trước Tượng Phật hay Bồ Tát, thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã phạm, và nguyện ăn năn chừa bỏ. Làm như thế từ 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, và mãi mãi đến khi nào thấy được hảo tướng: như thấy hào quang, hoa sen báu, thấy Phật, Bồ Tát đến xoa đầu v.v... thì mới thôi. Hồng Danh Sám Hối ● Pháp sám hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Ðộng Pháp Sư đời nhà Tống bên Trung hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật" tức là từ Ðức Phật Phổ Quang cho đến Ðức Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng", với Pháp thân Ðức Phật A-Di-Ðà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Ðại Nguyện, thành nghi thức sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não. Nghi thức sám hối này, nếu ai chí thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ được những phiền não và tội lỗi đã tạo, trong đời hiện tại cũng như nhiều đời quá khứ. Ðức Phật Tỳ-Bà-Thi nói: "Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba đường ác". Ðức Phật Thích Ca nói: "Thuở xưa, đời Phật Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu 53 vị Phật này, và thành tâm lễ bái, mà tránh khỏi những đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp". Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ Ðức Phật Thích Ca cho đến Ðức Phật Bửu-Liên-Hoa Thiện-Trụ-Ta-La-Thọ Vương, thì trong Kinh Bưủ-Tích nói: "Nếu tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác, đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật này và lễ bái, thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ". Hồng danh của Chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn như vậy, nên Ngài Bất Ðộng Pháp sư mới soạn ra để làm nghi thức sám hối. Pháp hồng danh sám hối hiện nay, hầu hết các chùađều thực hành theo. Về sau Ngài Từ Vân Pháp sư vì những người yếu đuối hoặc không quen lạy nhiều, nên đã soạn ra một nghi thức sám hối, rất gọn dễ và đầy đủ ý nghĩa, cũng gọi là pháp tiểu sám hối, để cho Phật tử hằng ngày có thể sám hối tội lỗi của mình. Vô Sanh Sám Hối ● Pháp này thuộc về lý sám hối, rất cao và khó, bực thượng căn mới có thể thực hành được - Quán Tâm Vô Sanh: Nghĩa là quan sát tự tâm mình hiện tiền không sanh. Như trong Kinh Kim-Cang nói: "Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại chẳng có, tâm vị lai cũng không". Quán trong ba thời gian đều không có tâm, thì vọng niệm không từ đâu mà có, nếu vọng niệm không có, thì các tội lỗi cũng không. Kinh nói: "Tội từ nơi tâm sanh mà cũng từ nơi tâm diệt. Nếu tâm này không sanh, thì tội cũng chẳng còn, thế mới thật là sám hối". - Quán Pháp Vô Sanh: Nghĩa là quan sát thật tướng (chơn tánh) củacác pháp không sanh. Chữ "thật tướng", nghĩa là cái tướng ấy không sanh không diệt, không hư dối; từ xưa đến nay nó vẫn thường như thế, không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, suốt xưa thấu nay, nên gọi là thật tướng (Tướng chân thật). Nó cũng có tên là chơn như hay chơn tâm... Khi nhận được thật tướng rồi, thì các giả tướng đều không còn. Lúc bấy giờ những tội lỗi (giả tướng) kia, không còn gá nương vào đâu mà tồn tại. trong Kinh Quán Phổ Hiền có chép: "Muốn sám hối, phải quán thật tướng của các pháp, thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt. Ngã Mạng Lễ ● Là khi lạy Phật mà trong tâm còn ngạo nghễ, kiêu căng, năm vóc (đầu, hai tay, hai chân) không sát đất, đứng lên cuối xuống một cách cẩu thả, qua loa cho có chuyện Cầu Danh Lễ ● Cầu danh lễ, là khi thấy có đông người thì miệng liền to tiếng dài hơi xưng danh hiệu Phật, thân lại siêng năng lạy không ngừng nghỉ, có ý để cho mọi người khen ngợi. Trái lại khi không có người thì thân lại biếng nhác, tâm lại giải đãi, không muốn lễ bái gì cả Thân Tâm Cung Kính Lễ ● Nghĩa là thân tâm hăng hái tề chỉng, nghiêm trang, tâm thì hớn hở vui mừng và hết lòng thành kính như gặp được Phật còn tại thế Phát Trí Thanh Tịnh Lễ ● Trong phép này, người hành lễ phải thấu suốt rằng cảnh giới của Chư Phật đều tùy tâm hiện bày, nên lạy một Ðức Phật, tức là lạy tất cả Chư Phật, lạy một lạy, tức là lạy tất cả Pháp giới, vì Pháp thân của Phật dung thông. Biến Nhập Pháp Giới Lễ ● Trong pháp này, người hành lễ phải tự quán thân, tâm cùng tất cả các pháp, từ hồi nào đến giờ đều không rời pháp giới. Chánh Quán Lễ ● Trong pháp này, người hành lễ lạy Ðức Phật ngay nơi tự tâm của mình, chứ không duyên với Ðức Phật nào khác, vì tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, đều sẵn có Phật tánh viên mãn, bình đẳng và chân giác. Thật Tướng Bình Đẳng Lễ ● Trong pháp lễ này, người hành lễ không thấy có tự, có tha; người và mình là một, phàm và Thánh nhứt như, thế và dụng không hai. Do đó, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có nói: "Năng lễ, sở lễ tánh không tịch", nghĩa là người lạy, và đấng mình lạy, thể tánh đều vẳng lặng. Như thế mới thấu đáo và hợp lý Bát Nhã Ðịnh Hương ● Thân tâm chúng ta bị mê nhiễm và thường loạn động trong mọi hoàn cảnh. Nếu để buông trôi mãi trong tình trạng ấy, thì chúng ta chẳng tu hành gì được. Vậy hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây, hằng sát na chúng ta phải cố gắng tập định tĩnh tâm hồn, đừng để cho những ý nghĩ, hành động xấu xa xâm chiếm tâm hồn và làm cho chúng ta phải loạn động. Làm cho tâm tư lắng xuống, như thế là dùng Ðịnh hương cúng Phật. Huệ Hương ● Huệ hương cúng Phật là lúc nào cũng phải lưu tâm vào ba món sáng tỏ: Văn huệ, Tư huệ, và Tu huệ. Văn huệ là lắng nghe lời giáo hóa quý báu của Chư Phật và Thánh Hiền Tăng, Tư huệ là đem những lời quý báu nói trên ra suy xét, nghiền ngẫm, biết thế nào là phải, thế nào là quấy, cái nào là chân thật, cái nào là luống dối để khỏi lầm lạc vào đường tà; Tu huệ là quyết tâm thực hành những điều mình cho là phải, trừ bỏ những điều mình cho là trái, thực hiên đ1ung đắng giáo lý sáng suốt của Ðức Phật. Giải Thoát Hương ● Giải thoát hương cúng Phật là quyết tâm phá trừ ngã chấp, nguồn gốc của bao sự đau khổ luân hồi. Chúng ta phải luôn luôn quán vô ngã, không nhận chiếc thân tứ đại này là mình, cũng không nhìn cái nghiệp thức phân biệt là mình, để được thoát ly ra ngoài vòng sanh tử luân hồi. Giải Thoát Tri Kiến Hương ● Chúng ta đã biết quán vô ngã, để phá trừ ngã chấp thì được giải thoát, song vẫn còn "Pháp chấp" ràng buộc, nên chưa đến được cảnh giới tự tại, vô ngại như Phật. Còn Pháp chấp nghĩa là còn thấy các pháp như : đất, nước, gió, lửa là có thật; còn thấy vui buồn sướng khổ là có thật. Khi nào chúng ta thể nhận được rằng tứ đại sở dĩ in tuồng có thật là vì chúng ta còn ở trong nghiệp người, chớ đối với các loài khác, như cá chẳng hạn, thì nước đâu phải là nước như chúng ta quan niệm, mà chính là lâu đài, nhà cửa; đối với loài mọt, thì gỗ đâu phải như chúng ta quan niệm, mà là những thức ăn và nhà ở. Cho đến vui, buồn, sướng, khổ đều là đối đãi với nhau mà sanh ra. Vậy thì Pháp cũng như Ngã, đều là giả dối, không có thật, mà chỉ là những danh từ suông mà thôi. Luôn luôn, quán như thế, để được giải thoát ra khỏi sự chấp Pháp, như thế gọi là "Giải thoát tri kiến hương" cúng Phật. Tụng Kinh ● Tụng là đọc thành tiếng một cách có âm diệu và thành kính. Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời Ðức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sanh. Trì Chú ● Trì là nắm giữ một cách chắc chắn. Chú là lời bí mật của Chư Phật mà chỉ có Chư Phật mới hiểu được, chứ các hàng Bồ Tát cũng không hiểu thấu. Các bài chú đều có oai thần và công đức không thể nghĩ bàn, dứt trừ được nghiệp chướng, tiêu tai giải nạn và tăng trưởng phước huệ, nên cũng gọi là thần chú.  Niệm Phật ● Niệm là tưởng nhớ. Niêm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật, hình dung Phật và đức hạnh của Phật, để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài. Chay Kỳ ● Là ăn chay có kỳ hạn nhất định trong mỗi tháng hay mỗi năm: Nhị Trai ● Ăn 2 ngày chay trong mỗi tháng vào ngày mồng một và rằm âm lịch. Tứ Trai ● Ăn 4 ngày chay trong tháng: mồng một, mồng tám, rằm và hăm ba. Lục Trai ● Ăn sáu ngày chay trong tháng là: mồng một, mồng tám, mồng bốn, rằm, mười tám, hăm ba, hăm bốn, hăm tám, hăm chín và ba mươi (nếu tháng thiếu thì 27, 28, 29). Nhất Nguyệt Trai ● Là ăn một tháng chay vào tháng giêng hay tháng bảy Tam Nguyệt Trai ● Là ăn ba tháng chay: Tháng giêng, tháng bảy và tháng chín (hay tháng mười); hoặc ăn liên tiếp trong ba tháng Bát Quan Trai Giới ● Bát quan trai giới là một phép tu hành của người tại gia áp dụng trong một ngày một đêm (24 giời). Chữ "Quan" là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi. Chữ "Trai", tiếng Phạn là Posadha, nghĩa là khi đã qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn nữa. Vậy "Bát quan trai giới" là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 tiếng đồng hồ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi sau đây: 1. Không được sát sanh 2. Không được trộm cướp 3. Không được dâm dục 4. Không được nói dối 5. Không được uống rượu 6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát. 7. Không được nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ 8. Không được ăn quá giờ ngọ Vu Lan Bồn ● Là phiên âm theo tiếng Phạn. Người Trung Hoa dịch là: " giả đảo huyền", nghĩa đen là cổi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược. Ngài Ðại hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng được 6 phép thần thông, ngậm ngùi nhớ đến công ơn cha mẹ, Ngài tìm cách báo đáp. Dùng đạo nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ quỷ, than thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài liền đem bát cơm đang ăn dâng mẹ. Ngài vận thần thông, bưng bát cơm đi đến chỗ mẹ ở. Bà mẹ khát khao, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che giáu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp trước nổi bừng lên, nên cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra lửa, bà chẳng ăn được. Ngài Mục Kiền Liên thấy thế, hết sức đau buồn kêu khóc thảm thiết. Ngài liền trở về bạch Phật, thuật lại như trên và cầu Phật chỉ dạy cho phương pháp cứu độ thân mẫu. Thiểu Dục Tri Túc ● Thiểu Dục là muốn ít: Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có. Như muốn có cái nhà ở vừa sạch, vừa che kín nắng mưa; cần đi cho mau, muốn có một phương tiện giao thông gì cho tiện lợi, chỉ cốt đỡ mỏi chân, đỡ tốn thì giờ là được , chứ không muốn một chiếc xe hơi lộng lẫy, mấy trăn nghìn, quá sức tài chánh của mình. Biết đủ, gặp hoàn cảnh nào cũng đều an phận tùy duyên. Ðối với việc ăn, mặc và ở, tự thấy mình có đủ dùng rồi, không tham cầu nhiều hơn nữa, mà phải khổ sở về tinh thần Ðịa Ngục ● Tạo nhân sân hận, độc ác làm nhiều điều tội lỗi vừa hại mình vừa hại người, phải Luân Hồi vào địa ngục, chịu đủ điều khổ sở Ngạ Quỷ ● Nhân tạo tham lam, bỏn sẻn, không biết bố thí, giúp đỡ người, từ tiền của đến giáo pháp. Trái lại, còn mưa sâu, kế độc, để cướp đoạt của người, sau khi chết, Luân Hồi làm ngạ quỷ. Súc Sanh ● Tạo nhân si mê sa đọa theo thất tình, lục dục, tửu sắc, tài khí, không xét hay dỡ, tốt xấu, chết rồi, Luân Hồi làm súc sanh Cõi Trời ● Bỏ mười điều ác tu nhơn Thập Thiện (bài sau sẽ nói rõ) thì sau khi chết, được sanh lên cõi trời. Nhưng nên nhớ cõi trời nầy cũng còn ở trong vòng phàm tục, chịu cảnh sanh tử, Luân Hồi. Muốn thoát ra ngoài cảnh giới sanh tử Luân Hồi, và đến bốn cõi Thánh là Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, và Phật, thì phải tu nhân giải thoát. Thập Thiện Nghiệp ● Là 10 nghiệp lành. "Nghiệp" là tiếng người Trung Hoa dịch từ chữ Phạn Karma mà ra. Nó có nghĩa là tạo ác, hành động. Nghiệp có thể chia ra ba tánh cách: lành, dữ, hoặc không lành không dữ (vô ký). Lành, theo đạo Phật, nghĩa là có lợi ích cho chúng sinh trong hiện tại cũng như trong tương lai. Dữ, nghĩa là có hại cho chúng sinh trong hiện tại cũng như trong tương lai. Những loại nghiệp nầy do ba chỗ phát khởi sau đây: Thân (việc làm), Khẩu (lời nói), Ý (ý nghĩ). 1. Những nghiệp dữ: Những nghiệp dữ chia ra như sau: a) Những nghiệp dữ về Thân có ba là:Sát sanh, trộm cắp, dâm dật. b) Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn là: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. c) Những nghiệp dữ về Ý có ba là: Tham lam, giận hờn, si mê. Cộng tất cả Thân, Khẩu, Ý thì có mười nghiệp dữ. 2. Những nghiệp lành: Nếu con người làm ngược lại với 10 nghiệp dữ trên đây thì sẽ có được 10 nghiệp lành. Mười nghiệp lành chia ra như sau: a) Về Thân có ba: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật. b) Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác. c) Về Ý có ba: Không tham lam, không giận hờn, không si mê. Tài Thí ● Tài là tiền của. tài thí là đem tiền của mà bố thí, để cứu vớt người đồng loại thoát khỏi đau khổ. Cảnh khổ của chúng sinh về vật chất không thể kể xiết: người thiếu cơm, kẻ thiếu áo, người thiếu thuốc thang, kẻ thiếu nơi nương náu...Ðứng trước bao cảnh khổ ấy, người Phật tử không thể nào an nhiên hưởng sự súng sướng riêng được, mà trái lại thấy mình có bổn phận xuất của, ra công giúp kẻ nghèo khổ, thiếu hụt. Ðừng viện cớ, hay tưh an ủi, mình nghèo không có của tiền giúp đỡ người chung quanh. Thật ra miễn là mình có từ tâm hay không, chứ không phải mình hoàn toàn thiếu phương tiện để giúp đỡ người khác. Một chén cơm vẫn có thể chia hai được, một manh chiếu vẫn còn đủ chỗ cho thêm một người nằm được. Người ta thường nói: "chật bụng chớ chật chi nhà", là thế. Người triệu phú đem cho năm, bảy ngàn bạc không làm cho người ta cảm phục, quý mến bằng người nghèo chỉ có hai bộ quần áo, mà đem cho bớt đi một bộ. Pháp Thí ● Pháp là giáo pháp, là những lời dạy, những giáo lý của đức Phật và các bậc Thánh Hiền Tăng, là tam tạng kinh điển. Pháp thí là đem những giáo pháp quý báu ấy mà bố0thí, giảng dạy cho chúng sinh. Chúng sinh đang mê mẫn, xoay vần trong sáu cõi, gây nghiệp rồi thọ báo, khác nào tỉnh mộng rồi lại mơ. Trong lúc mộng nào biết có mơ, cứ lăn lộn vào đường ái, như bướm đâm đầu vào đèn. Vì thế, đức Phật mới đem giáo pháp ra giảng dạy khiến cho chúng sinh ra khỏi biển khổ luân hồi. Pháp của Phật nhiều vô số lượng, cao nhiêu cũng có, thấp bao nhiêu cũng có, đủ cỡ, đủ loại chomọi căn cơ. Dù người nước nào, bực nào, căn cơ cao hay thấp, sáng hay tối, một khi nghe đến pháp của Phật, tùy sức đều được hiểu cả. Nên trong kinh cí câu: "Phật thuyết nhất âm, chúng sinh tùy loại các đắc giải". Chúng ta đừng viện cớ mình còn kém Phật pháp, không thể làm công việc thí pháp được. Như trên dã nói, Pháp Phật có vô số lượng pháp môn, nếu không biết được pháp môn cao thâm, thì cũng biết được pháp môn thông thường. Mỗi Phật tử ít ra cũng biết tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, ăn chay. Chúng ta đem những điều ấy chỉ bảo cho người, thế cũng là thí pháp rồi. Nếu làm những điều ấy với tấm lòng chan thật, hoan hỷ, cố mong sao cho người chung quanh đi đến với đạo để được lợi ích, thì sự thí pháp ấy còn đáng quí hơn là giảng những giáo lý cao với một thái độ dửng dưng hay tự cao tự đại. Tuy thế, đã là Phật tử thì chúng ta có bổn phận phải luôn luôn trao dồi, học hỏi để biết rộng hiểu nhiều, hầu tự giải thoát và để công việc thí pháp của chúng ta được hiệu quả hơn, phổ biến rộng rãi hơn và ứng dụng trong mọi trường hợp. Thí pháp càng lan rộng, thì người xu hướng về với Phật pháp càng nhiều và cõi đời càng bớt đau khổ. Vô Úy Thí ● Vô úy là không sợ hãi. Vô Úy Thí là đem cái không sợ mà thí cho chúng sinh. Sự sợ hãi là một tâm trạng rất thông thường của chúng sinh trong cõi đời giả tạm và đầy đau khổ này. Vậy người có lòng từ bi, phải cố gắng làm sao cho chúng sinh chung quanh có được sự bình tĩnh, yên ổn của tâm hồn, không hoang mang lo lắng, sợ hãi. Vô Úy Thí, không phải chỉ những người có can đảm, có tài năng, có uy quyền mới làm được. Hằng ngày chung quanh ta, biết bao người đang ở trong cảnh sợ hãi; nếu thật chúng ta có lòng từ muốn giúp đỡ cho họ khỏi sợ hãi thì không có lúc nào là không thẻ làm được: một đứa bé đang kinh hãi trước hàm răng của con chó dữ; một bà lão lo sợ bị xe cán không dám băng qua đường nhiều xe cộ; một thiếu nữ đi đêm "sợ ma"; một htí sinh run rẩy trước giờ vấn đáp v.v...đó là bao nhiêu cơ hội mà chúng ta có thể thi hành pháp Vô Úy Thí. gặp người bị tai nạn, ta đem tài năng hay thế lực ra đùm bọc, che chở, cho họ khỏi sợ hãi; gặp người đau ốm, lo sợ thần chết mang đi, ta lấy luật vô thường giảng giải cho họ và bảo họ niệm đức Quan Thế Âm Bồ Tát hay Phật A Di Ðà v.v...đó là Vô Úy Thí. Bố Thí Nhiếp ● Người có lòng từ bi, muốn cứu khổ thì trước tiên phải xả bỏ tánh ích kỷ, phải cho mọi người những gì mình có, phải cho những gì người khác mong muốn. Nghĩa là phải làm hạnh bố thí. Do sự bố thí ấy mà mình cảm phục được người chung quanh, mà người chung quanh mới gần gũi thân mến mình và mong cầu học đạo giải thoát. Bố Thí có 3 lối: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí. Ái Ngữ Nhiếp ● Ái ngữ nhiếp là tùy theo căn cơ tánh chúng sanh mà khôn khéo nói năng, an ủi, khuyên lơn, nhân thế khiến cho họ sinh lòng thân mến, cảm phục, rồi từ đó họ mới theo ta mà học đạo. Lợi Hành Nhiếp ● Lợi hành nhiếp là làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói hay hành động, khiến cho người ta sinh lòng thân mến mà theo ta học đạo. Ðồng Sự Nhiếp ● Ðồng sự nhiếp là tùy theo căn cơ, hoài bão, địa vị, nghề nghiệp của người mà lặn lội vào công việc của họ, cộng tác với họ, để một mặt giúp đỡ họ trong nghề nghiệp, một mặt nêu cao gương lành, làm cho họ cảm mến mà theo ta đến gần đạo cả. Lục Hòa ● Lục hòa là sáu phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây là hòa với mục đích tiến tới sự cao đẹp, đến con đường giải thoát, toàn thiện toàn mỹ, chứ không phải hòa một cách nhu nhược, thụ động, ai nói quấy cũng ừ, ai nói phải cũng gật. Hòa ở ở đây cũng không phải là phương tiện trong giai đoạn để rút thắng lợi về mình, rồi lại chiến. Hòa ở đây nhằm mục đích làm lợi cho tất cả, gây hạnh phúc cho tất cả, trong ấy có bòng dáng "tự và tha" không có so đo "ta và người". 1. Thân hòa cùng ở (Thân hòa đống trú) Nghĩa là cùng nhau ở dưới một mái nhà, trong một phạm vi, một tổ chức, hôm sớm có nhau, cùng ăn cùng ngủ, cùng học cùng hành. 2. Lời nói hòa hiệp, không tranh cãi nhau Muốn thân không đánh đạp nhau, không đối chọi nhau, khi ở bên cạnh nhau, thì lời nói phải giữ gìn cho được ôn hòa nhã nhặn; trong mọi trường hợp, nhất thiết không được rầy rad, cãi cọ nhau. 3. Ý hòa cùng vui (Ý hòa đồng duyệt) Duy thức học có nói: Ý là hệ trọng hơn hết, nó là động cơ thúc đẩy miệng và thân. Kể công thì nó đứng đầu, mà kết tội, nó cũng đứng trước (công vi thủ, tội vi khôi). Bởi thế cho nên, trong một gia đình, một đoàn thể, mỗi người cần giữ gìn ý tứ, tâm địa của mình. Nếu ý tưởng hiền hòa, vui vẻ thì thân và lời nói dễ giữ được hòa khí. Trái lại nếu ý tứ bất hòa, thường trái ngược nhau, ganh ghét nhau, thì thân và khẩu khó mà giữ cho được hòa hảo. Dù có cố gắng bao nhiêu, để thân và khẩu được hòa khí, hay vì sợ một uy quyền gì trên, mà phải ăn ở hòa thuận với nhau, thì sự hòa thận này cũng chẳng khác gì một lớp sơn đẹp đẽ, tô lên một tấm gỗ đã mục. Một khi sự xung đột bên trong đã đến một mức độ không thể chứa đựng được nữa, tất nó sẽ nổ tung ra trong lời nói hay trong những cái đấm đá; cũng như tấm gỗ khi đã mục quá rồi thì thế nào lớp sơn bên ngoài cũng rạn nứt, đổ bể. 4. Giới hòa cùng tu (Giới hòa đồng tu) Khi Phật tử hội họp lại, hay khi cùng chung sống để tu học, mỗi ngày tùy theo cấp bậc của mình mà giữ giới. Ðã cùng một cấp bực với nhau, thì tất phải thọ giới và giữ giới như nhau, chứ không được lộn xộn, giữ giới nầy, bỏ giới kia, giữ giới kia, bỏ giới nọ, mỗi người mỗi thứ. nếu có sự vô kỷ luật nầy thì lẽ tất nhiên tổ chức ấy sẽ tan rã. Vì thế, đức Phật dạy: khi Phật tử đã chung sống với nhau, thì triệt để phải cùng nhau tu những giới luật như nhau, giữ đúng những giới luật của cấp bực mình. 5. Thấy biết giải bày cho nhau hiểu (Kiến hòa đồng giải) Mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì, phải giải bày, chỉ bảo cho người khác hiểu. Như thế trình dộ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, mới dễ giữ vững giữa những người cùng ở một đoàn thể. 6. Lợi hòa đồng quân ( Lợi hòa cùng chia cân nhau ) Về tài lợi, vật thực, đồ dùng phải phân chia cho cần nhau hay cùng nhau thọ dụng, không được chiếm làm của riêng, hay giành phần nhiều về mình. Tịnh Ðộ ● Trong kinh thường dạy: phương Ðông có vô số thế giới như cát sông hằng, mà phương Tây, phương Nam, phương Bắc cũng như thế (kinh Di đà). Nhưng chỉ có thế giới Cực lạc (Tịnh độ) là vui hơn cả Muốn được sanh về cõi Tịnh độ, trước tiên cần phải đủ ba điều kiện sau đây: 1. Ðức tin chắc chắn: Trong kinh Hoa Nghiêm có nói: "Tin là mẹ các công đức. Tin có thể thành tựu quả bồ đề". Lòng tin có ba khía cạnh: a) Tin Phật là đáng sáng suốt từ bi cứu khổ mọi loài. Vì muốn cứu độ chúng sanh mau hết khổ sanh tử, nên Ngài mới chỉ bày cảnh Tịnh độ của Phật A Di Ðà là một cảnh có thật. b) Tin giáo pháp của Phật nói ra là đúng đắn chơn thật, dạy chúng ta phải nhất tâm niệm Phật, cầu vãnh sanh về cảnh giới của Phật A Di Ðà. Chúng ta tin chắc theo giáo pháp của Ngài mà tu hành thì sẽ được thành công. c) Tin ở nơi sức mạnh của mình. nếu ta thật tâm tin chắc: ta là Phật sẽ thành, nhất tâm trì niệm danh hiệu Phật, quyết chắc sẽ được vãnh sanh cõi Tịnh độ. 2. Lập nguyện vững vàng: Nguyện là ý muốn tốt đẹp. lập nguyện vững vàng nghĩa là thiết tha mong muốn, lập chí nguyện không thối chuyển, quyết sinh về Cực lạc, dù có gặp bao trở ngại gian lao, khổ sở. Phải có tấm lòng thiết tha, không giờ phút nào xao lãng ý muốn được về gần Phật A Di Ðà, như con đi xa thiết tha được về gặp mẹ. Trong mọi công việc lớn lao, chí nguyện là quan trọng. Không có chí nguyện, thì không có gì thành tựu được cả. một nhà văn đã viết rất đúng: "Ðường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Người có chi nguyện, như thuyền có lái, như ngựa có cương. Từ việc đời cho đến việc đạo, muốn thành công, điều cần yếu là lập chí nguyện cho vững vàng. 3. Thực hành theo đúng chí nguyện: Ðã so chí nguyện rồi, phải thực hành theo đúng chí nguyện. Thực hành ở đây là luôn luôn trì niệm danh hiệu Phật A Di Ðà, niệm luôn luôn trong khi đi đứng, nằmd ngồi, cho đến "nhất tâm bất loạn". Phương pháp tu về Cực lạc có nhiều lối, nhưng không ngoài các pháp niệm Phật. Ðây lược kể bốn pháp niệm Phật: 1. Trì Danh Niệm Phật: Trì Danh Niệm Phật tức là giữ một lòng nhớ nghĩ danh hiệu Phật, là niệm "Nam mô A Di Ðà Phật ". Khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống cũng niệm. Niệm từ buổi mai khi mới thưc dậy, cho đến buổi tối, trước khi đi ngủ. Niệm suốt cả ngày không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng bán già hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: "Con tin lời của đức Phật A Di Ðà, giữ một lòng niệm danh hiệu Ngài, nguyện đời nầy, bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực lạc. 2. Tham Cứu Niệm Phật: Pháp niệm Phật tương tợ pháp trì danh, nhưng mà có khác nghĩa, làm môi miệng không động, niệm không ra tiếng, mà trong tư tưởng có niệm Phật. Khi niệm có tiếng thì xét tiếng ấy từ đâu mà sanh ra. Ðến khi hết niệm không nghe nữa, thì xét tiếng ấy coi nó đi vào chỗ nào. Xét cho biết chỗ sinh ra, chỗ trở về là đã được một phần công phu khá cao rồi, cứ giữ như thế mà niệm, đừng cho tán loạn, thì chắc có ngày minh tâm kiến tánh. 3. Quán Tưởng Niệm Phật: Là quán tưởng hình dung đức Phật à ở trước mắt ta, mình cao một trượng sáu thước, đứng trên hoa sen, và quán thân ta cũng ngồi trên hoa sen, chắp tay hầu Phật. Phật thấy ta, ta thấy Phật. Quán như thss lâu ngày, đi, đứng, nằm, ngồi, nhắm mắt, mở mắt đều thấy Phật, tức là pháp quán đã thuần thục. 4. Thật Tướng Niệm Phật: Thật Tướng Niệm Phật là niệm Phật hợp với chân tâm. Vì tất cả các pháp đều do tâm biến hiện, bởi tâm biến hiện, nên tướng nó đều là hư vọng (phàm sở tướng, giai thị hư vọng), duy có chân tâm là chân thật, không sinh, không diệt; không chứ, không lai, xưa nay thanh tịnh bình đẳng như như, không hư vọng, không biến diệt, cho nên mới gọi là thật tướng. Ba pháp niệm Phật trước thuộc về Sự, có tánh cách tiệm tu và tiệm quán. Ðến pháp thứ tư nầy, là thuộc về Lý tánh, cao siêu hơn cả. Niệm Phật đến đây, mới hoàn toàn rốt ráo, mới ngộ tánh mình là Phật A Di Ðà, tâm mình là cảnh Tịnh độ. Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng: nhờ có Sự mới hiển ra Lý. Trớc hết cũng do Trì Danh Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật v.v...nhờ lối dụng công tu ba pháp trước, đến lúc thuần thục không còn thấy có mình là người niệm Phật và Phật là một vị mình niệm, chỉ còn có một chơn tánh vừa yên lặng, vừa chiếu soi không năng, không sở, không bỉ, không thử, không hữu, không vô. Chỗ này chính như trong Kinh tứ Thập Nhị Chương, Phật nói: "Niệm đến chỗ vô niệm"; hay trong kinh A Di Ðà nói: "Ðược nhứt tâm bất loạn". Trì Danh Niệm Phật ● Trì danh niệm Phật tức là giữ một lòng nhớ nghĩ danh hiệu Phật, là niệm "Nam mô A Di Ðà Phật ". Khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống cũng niệm. Niệm từ buổi mai khi mới thưc dậy, cho đến buổi tối, trước khi đi ngủ. Niệm suốt cả ngày không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng bán già hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: "Con tin lời của đức Phật A Di Ðà, giữ một lòng niệm danh hiệu Ngài, nguyện đời nầy, bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực lạc. Tham Cứu Niệm Phật ● Pháp niệm Phật tương tợ pháp trì danh, nhưng mà có khác nghĩa, làm môi miệng không động, niệm không ra tiếng, mà trong tư tưởng có niệm Phật. Khi niệm có tiếng thì xét tiếng ấy từ đâu mà sanh ra. Ðến khi hết niệm không nghe nữa, thì xét tiếng ấy coi nó đi vào chỗ nào. Xét cho biết chỗ sinh ra, chỗ trở về là đã được một phần công phu khá cao rồi, cứ giữ như thế mà niệm, đừng cho tán loạn, thì chắc có ngày minh tâm kiến tánh. Quán Tưởng Niệm Phật ● Là quán tưởng hình dung đức Phật Di Đà ở trước mắt ta, mình cao một trượng sáu thước, đứng trên hoa sen, và quán thân ta cũng ngồi trên hoa sen, chắp tay hầu Phật. Phật thấy ta, ta thấy Phật. Quán như thế lâu ngày, đi, đứng, nằm, ngồi, nhắm mắt, mở mắt đều thấy Phật, tức là pháp quán đã thuần thục. Thật Tướng Niệm Phật ● Thật Tướng niệm Phật là niệm Phật hợp với chân tâm. Vì tất cả các pháp đều do tâm biến hiện, bởi tâm biến hiện, nên tướng nó đều là hư vọng (phàm sở tướng, giai thị hư vọng), duy có chân tâm là chân thật, không sinh, không diệt; không chứ, không lai, xưa nay thanh tịnh bình đẳng như như, không hư vọng, không biến diệt, cho nên mới gọi là thật tướng. Ba pháp niệm Phật trước thuộc về Sự, có tánh cách tiệm tu và tiệm quán. Ðến pháp thứ tư nầy, là thuộc về Lý tánh, cao siêu hơn cả. Niệm Phật đến đây, mới hoàn toàn rốt ráo, mới ngộ tánh mình là Phật A Di Ðà, tâm mình là cảnh Tịnh độ Tứ Diệu Ðế ● Tứ là bốn; Diệu là hay đẹp, quý báu, hoàn toàn; Ðế là sự chắc chắn, rõ ràng đúng đắn nhất. Chữ Phạn là Ariya Saccani. Tứ diệu đế là bốn sự thật chắc chắn, quí báu, hoàn toàn nhất, không có một giáo lý ngoại đạo nào có thể sánh kịp. Với bốn sự thật mà Ðức Phật đã phát huy đây, người tu hành có thể từ địa vị tối tăm, mê mờ, đi dần đến quả vị giác ngộ một cách chắc thật, không sai chạy, như một ngọn đuốc thiêng có thể soi đưởng cho người bộ hành đi trong đêm tối đến đích. Vì cái công dụng quí báu, mầu nhiệm, vô cùng lợi ích như thế nên mới gọi là Diệu. Chữ Ðế còn có nghĩa là một Sự Thật lớn nhất, cao nhất, bao trùm tất cảcác Sự Thật khác, và muôn đời bất di bất dịch, chứ không phải là sự thật hạn cuộc trong không gian và thời gian. Trong giáo lý Tiểu thừa thì Tứ diệu đé là giáo lý căn bản. Thân Kiến ● Nghĩa là chấp thân ngũ ấm tứ đại giả hiệp này làm ta. Vì cái chấp sai lầm ấy, nên thấy có một cái Ta riêng biệt, chắc thật không biến đổi, thấy cái Ta ấy là riêng của ta, không dính dấp đến người khác, và là một thứ rất quý báu. Vì tưởng lầm như thế, nên kiếm món ngon, vật lạ cho ta ăn, may sắm quần áo tốt đẹp co Ta mặc, lo xây dựng nhà cao, cửa lớn cho Ta ở, thâu góp thật nhiều của cải, đất ruộng để dành cho Ta hãnh diện với mọi người. Do sự quý chuộng phụng sự cho cái Ta ấy, mà tạo ra lắm điều tội lỗi, chà đạp lên bao nhiêu cái Ta khác, làm cho họ đau khổ vì Ta. Và thế giới trở thành một bãi chiến trường cũng vì cái Ta. Biên Kiến ● Nghĩa là chấp một bên, nghiêng về một phía, có một thành kiến cực đoan. Biên Kiến có hai lối chấp sai lầm lớn nhất là: a) Thường Kiến: nghĩa là chấp rằng khi chết rồi, cái Ta vẫn tồn tại mãi: người chết sẽ sanh ra người, thú chết sẽ trở lại thú, thánh nhơn chết trở lại làm thánh nhơn. Do sự chấp ấy, họ cho rằng tu cũng vậy, không tu cũng vậy, nên không sợ tội ác, không thích làm thiện. Lối chấp này, đọa Phật gọi là "Thường Kiến ngoại đạo". b) Ðoạn Kiến: nghĩa là chấp rằng chết rồi là mất hẳn. Ðối với hạng người chấp Ðoạn Kiến, thì hễ tắt thở là không còn gì tồn tại nữa; tội cũng không mà phước cũng chẳng còn. Họ không tin nhân quả luân hồi, nên mặc tình làm các điều tội lỗi. Họ tự bảo: "Tu nhơn tích đức già đời cũng chết; hung hăng, bạo ngược tắt thở cũng không còn". Có người đối trước những cảnh buồn lòng, nghịch ý, những chuyện tình duyên trắc trở, tưởng rằng chết là hết đau khổ, là giải thoát tất cả, nên họ đã không ngần ngại mượn chén thuốc độc, hay dòng sông sâu để kết liễu đời mình. Họ đâu có ngờ rằng chết rỗi vãn chưa hết ! Lối chấp này, kinh Phật gọi là "Ðoạn Kiến ngoại đạo". Ðoạn Kiến ● Nghĩa là chấp rằng chết rồi là mất hẳn. Ðối với hạng người chấp Ðoạn Kiến, thì hễ tắt thở là không còn gì tồn tại nữa; tội cũng không mà phước cũng chẳng còn. Họ không tin nhân quả luân hồi, nên mặc tình làm các điều tội lỗi. Họ tự bảo: "Tu nhơn tích đức già đời cũng chết; hung hăng, bạo ngược tắt thở cũng không còn". Có người đối trước những cảnh buồn lòng, nghịch ý, những chuyện tình duyên trắc trở, tưởng rằng chết là hết đau khổ, là giải thoát tất cả, nên họ đã không ngần ngại mượn chén thuốc độc, hay dòng sông sâu để kết liễu đời mình. Họ đâu có ngờ rằng chết rỗi vãn chưa hết ! Lối chấp này, kinh Phật gọi là "Ðoạn Kiến ngoại đạo". Thường Kiến ● Nghĩa là chấp rằng khi chết rồi, cái Ta vẫn tồn tại mãi: người chết sẽ sanh ra người, thú chết sẽ trở lại thú, thánh nhơn chết trở lại làm thánh nhơn. Do sự chấp ấy, họ cho rằng tu cũng vậy, không tu cũng vậy, nên không sợ tội ác, không thích làm thiện. Lối chấp này, đọa Phật gọi là "Thường Kiến ngoại đạo". Kiến Thủ ● Nghĩa là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình. Kiến Thủ có hai phương diện: a) Kiến Thủ vì không ý thức được sai lầm của mình. hành vi của mình sai quấy, ý kiến của mình sai lầm, nhưng vì không đủ sáng suốt để nhận thấy, nên cứ bảo thủ hành vi, ý kiến của mình, tự cho là giỏi, ai nói cũng chẳng nghe. b) Kiến Thủ vì tự ái hay vì cứng đầu. Biết mình làm như thế là sai, nói như vậy là dở, nhưng vì tự ái, cứ bảo thủ cái sai cái dở của mình, không chịu thay đổi. Như ông bf trước đã lờ theo tà đạo, nay con cháu vẫn biết đó là tà, nhưng cứ theo như thế mãi không chịu đổi. Họ cứ nói một cách liều lỉnh: "Xưa sao nay vậy", hy "Xưa bày này làm". Hay như cha mẹ trước đã lỡ làm nghề tội lỗi, đến đời con cháu, vẫn cứ bảo thủ nghề ấy không chịu thay nghề khác. Nói rộng ra trong thế giới, có một số đông người, mặc dù thời thế đã cải đổi, tiến bộ mà họ cứ vẫn giữ lại những lề thói, cổ tục hủ bại mãi. Chẳg hạn như ở Việt Nam ta, đến bây giờ mà vẫn có những Phật tử, hễ trong nhà có người chết là giết heo bò để cúng kiến; khi đưa đám tang, gánh theo những con heo quay to tướng, đi biểu diễn qua các đường phố; mỗi khi tuần tự hay kỵ giỗ, thì đốt giấy tiền vàng bạc, áo quần kho phướg, mỗi năm phải hội họp để cúng tế tà thần, ác quỷ v.v...Chấp chặt những hủ tục như thế, đều thuộc và "Kiến Thủ" cả. Giới Cấm Thủ ● Nghĩa là làm theo lời răn cấm của ngoại đạo tà giáo. Nhưng sự răn cấm nầy nhiều khi thật vô lý, mê muội, dã man, không làm sao đưa người ta đến sự giải thoát được, thế mà vẫn có nhiều người tin và làm theo. Chẳng hạn như ở Aán độ, có phái ngoại đạo lấy đá dằn bụng, đứng một chân giữa trời nắng, nằm chỗ bẩn thỉu, leo lên cao nhảy xuống, gieo mình vào lửa, hay nhảy xuống sông trầm mình để được phước. Có đạo, mỗi năm lại bắt tín đồ giết một người để tế thần, hay như đạo của anh chàng Vô Não, phải giết một trăm người lấy một trăm ngón tay xâu làm chuỗi hạt mới đắc đạo. Tà Kiến ● Nghĩa là chấp theo lối tà, không chơn chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả. Nói một cách khác, Tà kiến nghĩa là mê tín dị đoan, như thờ đầu trâu, đầu cọp, bình vôi, ông táo, xin xâm, bói quẻ, buộc tôm, đeo niệt, coi sao, cúng hạn v.v... Khổ Đế ● Khổ đế do chữ Dukkha mà ra. "DU", nghĩa là khó; "KKHA" là chịu đựng, khó kham nhẫn. Dukkha nghĩa là đắng; nghĩa rộng là những cái gì làm cho mình khó chịu, mình đau đớn như: ốm đau, đói khát, buồn rầu, sợ hãi v.v.. "ÐẾ" là một sự thật vững chắc, đúng đắn, hoàn toàn, cao hơn cả. Khổ đế, là sự thật đúng đắn vững chắc cao hơn cả về sự khổ ở thế gian. Sự thật nầy nó rõ ràng, minh bạch không ai có thể chối cãi được. Tập Đế ● Sameda Dukkha . Tập là chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày mỗi nhiều hơn lên. Ðế là sự thật vững chắc, đúng đứn hơn cả. Tạp đế là sự thật đúng đắn, vững chắc về nguyên nhân của những nỗi khổ đã chứa nhóm, tích trữ lâu đời, lau kiếp trong mỗi chúng sanh. Ðó là sự thật về cội gốc của sanh tử, luân hồi, của bể khổ trần gian. Diệt Đế ● Nirodha Dukkha. Diệt đế là chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng hoàn cảnh quả vị an lành, tốt đẹp mà chúng sanh sẽ đạt đến khi đã diệt trừ được những nỗi khổ và những nguyên nhân của đau khổ. Diệt đế như là một bản cam đoan của lương y nói rõ sau khi người bệnh klành thì sẽ ăn ngon, ngủ yên như thế nào, thân thể sẽ tráng kiện, tâm hồn khoan khoái như thế nào. Tam Khổ ● Ba thứ khổ là: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. a) Khổ khổ. Cái khổ chồng chất lên cái khổ, bản thân đã là khổ, mà hoàn cảnh chung quanh lại đè lên bao cái khổ khác: đó là "Khổ khổ" Thật thế, mỗi một chúng sanh, tự mình đã là nạn nhân của bao nhiêu cái khổ, cái xấu xa; thân thể là một bầu thịt xương dưo bẩn, nếu một vài ngày, không săn sóc, rửa ráy, thì thối tha không thể chịu đựng được. Hơn nữa, cái thân ấy cũng không bền chắn, mà trái lại rất mong manh: khát nước độ ba ngày, ngạt thở độ năm phút, đứt một mạch máu, bị nhiễm một số vi trùng độc...thế là mạng vong. lại trên cái khổ sống chết bất ngờ mà con người không làm chủ được, còn nhiều cái khổ khác nữa chất chồng, không sao tránh khỏi được như: bệnh tật, đói khát, bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, áp bức, sưu cao thuế nặng v.v...Vì thế nên gọi là "khổ khổ". b) Hoại khổ. Trong Khế kinh chép: "Phàm vật có hình tướng đều phải bị hoại diệt". Thực thế, vạn vật trong vũ trụ đều bị luật vô thường chi phối, không tồn tại mãi được. Cứng rắn như sắt đá, lâu năm cũng mục nát; to lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trờ lâu ngày cũng tan rã. Yếu ớt, nhỏ nhen như thân người, thì mạng sống lại càng ngắn ngủi, phù du ! Cái búa tàn ác của thời gian đạp phá tất cả; mỗi phút mỗi giây ta sống, cũng là mỗi phút mỗi giây ta đang bị hủy hoại. Và dù ta có sức mạnh bao nhiêu, quyền thế bao nhiêu, giàu có bao nhiêu cũng không thể cản ngăn, chống đỡ không cho thời gian hủy diệt đời ta. ta hoàn toàn bất lực trước thời gian. Thật là khổ sở, tủi nhục, đớn đau !. c) Hành khổ. Về phương diện vật chất, ta bị ngoại cảnh, thời gian chi phối, phá hoại; còn về phương diện tinh thán, ta cũng không hề tự chủ, yên ổn, tự do được. tâm hồn ta thường bị dục vọng dằn vặt, lôi kéo, thúc đẩy từng phút từng giây. tư tưởng ta cũng luôn luôn biến chuyển nhảy vọt lăng xăng từ chuyện này sang chuyện khác, như con ngựa không cương, như con vượn chuyền cây, không bao giờ dừng nghỉ. Thật là đúng như lời Phật dạy: "tâm viên, ý mã". Nếu xét sâu xa hơn nữa, ta sẽ thấy tâm hồn ta còn bị cái phần bên trong kín sâu, nằm dưới ý thức, là phần tiềm thức chi phối, sai sử một cách vô cùng mãnh liệt trong mỗi ý nghĩ, cử chỉ hành động của chúng ta. ta giận, ta thương, ta ghét, ta muốn thứ này, ta thích thứ kia, phần nhiều là do tiềm thức ta sai sử, ra mệnh lệnh. Nói tóm lại, ta không được tự do, ta bị chi phối bởi những ý tưởng, dục vọng, tiềm thức, và luôn luôn chịu mệnh lệnh của chúng. Ðó là "Hành khổ". Khổ Khổ ● Cái khổ chồng chất lên cái khổ, bản thân đã là khổ, mà hoàn cảnh chung quanh lại đè lên bao cái khổ khác: đó là "Khổ khổ" Thật thế, mỗi một chúng sanh, tự mình đã là nạn nhân của bao nhiêu cái khổ, cái xấu xa; thân thể là một bầu thịt xương dưo bẩn, nếu một vài ngày, không săn sóc, rửa ráy, thì thối tha không thể chịu đựng được. Hơn nữa, cái thân ấy cũng không bền chắn, mà trái lại rất mong manh: khát nước độ ba ngày, ngạt thở độ năm phút, đứt một mạch máu, bị nhiễm một số vi trùng độc...thế là mạng vong. Lại trên cái khổ sống chết bất ngờ mà con người không làm chủ được, còn nhiều cái khổ khác nữa chất chồng, không sao tránh khỏi được như: bệnh tật, đói khát, bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, áp bức, sưu cao thuế nặng v.v...Vì thế nên gọi là "khổ khổ". Hoại Khổ. ● Trong Khế kinh chép: "Phàm vật có hình tướng đều phải bị hoại diệt". Thực thế, vạn vật trong vũ trụ đều bị luật vô thường chi phối, không tồn tại mãi được. Cứng rắn như sắt đá, lâu năm cũng mục nát; to lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trờ lâu ngày cũng tan rã. Yếu ớt, nhỏ nhen như thân người, thì mạng sống lại càng ngắn ngủi, phù du ! Cái búa tàn ác của thời gian đạp phá tất cả; mỗi phút mỗi giây ta sống, cũng là mỗi phút mỗi giây ta đang bị hủy hoại. Và dù ta có sức mạnh bao nhiêu, quyền thế bao nhiêu, giàu có bao nhiêu cũng không thể cản ngăn, chống đỡ không cho thời gian hủy diệt đời ta. ta hoàn toàn bất lực trước thời gian. Thật là khổ sở, tủi nhục, đớn đau !. Kiết Sử ● Mười thứ phiền não gốc: thâm, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến cũng gọi là "Thập Kiết sử". Kiết là trói buộc; Sử là sai khiến. Mười phiền não nầy gọi là Kiết Sử, vì chúng nó có mãnh lực trói buộc loài hữu tình không cho ra khỏi ba cõi và sai sử chúng sinh phải quay lộn trong vòng sanh tử luân hồi, từ đời nầy đến kiếp nọ, và phải chịu không biết bao nhiêu điều khổ não. Tuy đều có tánh chất sai sử, trói buộc cả, nhưng mười Kiết sử này có thứ mạnh, thứ yếu, thứ chậm chạp, thứ mau lẹ, nên đức Phật chia chúng ra làm hai thứ với hai tên gọi khác nhau là: Lợi Sử và Ðộn Sử. a) Lợi Sử là những món phiền não rất lanh lẹ, dễ sanh khởi mà cũng dễ trừ bỏ [ lợi là lanh lợi). Lợi Sử gồm có năm là: Thân kiến Biên Kiến, Kiến Thủ, Giới Cấm thủ ,Tà Kiến. b) Ðộn Sử là những món phiền não nặng nề, chậm chạm, sanh khởi một cách ngấm ngầm, sâu a, nhưng mãnh liệt, khó dứt trừ (độn là chậm lụt). Thuộc về Ðộn Sử gồm có năm phiền não là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi. Lợi Sử ● Là những món phiền não rất lanh lẹ, dễ sanh khởi mà cũng dễ trừ bỏ [ lợi là lanh lợi). Lợi Sử gồm có năm là: Thân kiến Biên Kiến, Kiến Thủ, Giới Cấm thủ ,Tà Kiến Ðộn Sử ● Là những món phiền não nặng nề, chậm chạm, sanh khởi một cách ngấm ngầm, sâu a, nhưng mãnh liệt, khó dứt trừ (độn là chậm lụt). Thuộc về Ðộn Sử gồm có năm phiền não là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi. Kiến Hoặc ● Chữ Kiến hoặc có hai nghĩa: a) Loại mê lầm nầy mong manh cạn cợt, chỉ tu hành đến địa vị Kiến đạo (thấy chân lý) thì đoạn được. b) Loại mê lầm nầy tuộc về phần vọng kiến (vọng chấp), phân biệt của ý thức đối với sự vô thường, vô ngã v.v....mà sinh ra; hay do lầm nghe theo lời khuyên dạy của ta sư ngoại đạo mà sinh ra. Nói một cách dễ hiểu hơn, Kiến hoặc là cái lầm thuộc về mê ly, do vọng chấp (chấp sai) phân biệt của ý thức sanh ra. Ðến địa vị Kiến đạo là đoạn trừ được cái hoặc này. Bởi chúng nó dễ trừ, cũg hư cỏ mọc khơi trên mặt đất, hễ dẫy (phác) thì hết, nên cũng gọi là "Phân biệt hoặc" (nghĩa là cái lầm về phần phân biệt của ý thức). Tóm lại, Kiến hoặc hay Phân biệt hoặc là do mê ly mà sanh, và sẽ bị diệt trừ khi ngộ được chân lý. Tư Hoặc ● Bốn thứ ăn sâu gốc rễ từ vô thỉ rất khó diệt trừ là Tham, Sân, Si, Mạn (bốn Ðộn sử) thì gọi là Tư hoặc. Theo tân dịch thì Tư hoặc có hai nghĩa: a) Nó ngấm ngầm khởi lên, do mê muội về sự vật mà sanh; như đói với sự vật ăn, mặt, ở ( sắc, thanh, hương, vị, xúc) sanh tham gia trước. b) Sự mê lầm này phải đến địa vị Tu đạo mới trừ dứt được. Chúng nó có từ vô sỉ đén giờ, hễ có ta là có nó, nó với ta đông minh mộit lượt, nên cũng gọi là "câu sanh hoặc ". Chúng nó có tiềm tàng sâi kín, và chi phối sai tử chúng tamột cách mãnh liệt, nên hành giả phải hết sức tu trì, mới có thể lần trừ hồi được. Cũng như cỏ cú, phải ra công moi đào nhiều lần, mới nhổ sạch tâĩn gốc. Tóm lại Tư hoặc cũng có tên Câu sanh hoặc, do sự mê là sanh, và chỉ khi đến địa vị Tu đọ mới đoán ra được Trần Sa Hoặc ● Trần Sa Hoặc là cái mê lầm như cát bụi. Cái mê lầm không phải của mình, vì khi chưng đươc quả A la Hán thì cái me lầm về phần Kiến Hoặc và Tư hoặc nơi cá nhân mình đã hết. Cái chơn trí ở nơi tâm mình đã sáng suốt rồi. Nhưng so với mình, còn thấy cái mê lầm của chúng sinh nhiều như cát bụi, nên sanh tâm chán ngán, thối chí độ sanh, cứ trầm không thu tịch, thủ cảnh thiên không Niết Bàn của Tiểu Thừa, không chịu ra hóa đạo độ sanh (vì còn pháp chấp, mê lầm thấy thật có pháp mình tu, Niết Bàn mình chứng). Vô Minh Hoặc ● Vô minh là mê lầm, không rõ được bản chất chơn tâm. Thứ mê lầm này là góc của các thứ mê làm khác, nên gọi là bản vô minh. Nó rất vi tế, phá trừ trần sa hoặc rồi mới phá trừ được Vô minh hoặc. Cứ theo lối tu chứng của Ðại Thừa mà luận, thì phải trải qua 51 địa vị, mới phá hết dược các vô minh. khi mãn địa vị Thập tín rồi bắt đầu lên thập trụ (10 vị) phá một phần vô minh thì được một phần đức pháp tánh (3 đức: Pháp thân, bát thân, Giải thoát), chứng len vị sơ trụ. Như thế cú phá thêm một phần vô minh là chưng lên một địa vị; cho đến phá được 10 phần thì phá đước Thập trụ. Bước qua Thập hạnh (10 vị), Thập hồi hướng (10 vị) và thập địa (10 vị ) cũng thế, nghĩa là phá một phần vô minh thì chứng lên một địa vị. Cho đến địa vị thứ 51; là Ðẳng giác, dùng trí kim cương phá sạch hết tướng vô minh rất tinh tế rồi, thì chứng được địa vị thưa 52 là quả Diệu giác (Phật). Lúc bấy giờ vô minh diệt hết trí giác thế gian toàn minh, cũng như trăng rằm Trung thu, bao nhiêu mây mờ vẹt hết, tỏa ánh sáng khắp mười phương. Chúng ta nên lưu ý: Kiến hoặc, Tư hoặc là chiêu cảm phần đoạn sanh tử trong ba cõi. Ðoạn Kiến hoặc. Tư hoặc thì không thọ phần sanh tử ra ngoài tam giới, được thiên lý chơn, chúng nhị thừa: Thanh văn, Duyên giác. Ðoạn Trần Sa Hoặc chứng quyền thừ Bồ tát. Ðoạn sạch vô minh chứng quả Phật vô thuợng. Xét như thế thì từ khi phát tâm tu hành cho đến thành Phật, phải trải qua một công trình lớn lao và một thời gian lâu xa mới được. Kiến Đạo Sở Đoạn Hoặc ● Những mê lầm nầy, khi thấy chánh đạo mới đoạn được. Ðây là sự dứt trừ những sai lầm về phần lý trí. Những phiền não nầy thuộc loại cạn cợt gây ra bởi sự gần gũi tà sư, sự tuyên truyền ta vạy của sách vở, cùng những người tri kiến không chân chánh. Nếu gặp được Minh sư, thấy đưưọc chân lý, thì liền đoạn hết. Vì thế sự dứt trù những phiên não nầy, gọi là "Kiến đạo sở đoạn hoặc". Tu Đạo Sở Đoạn Hoặc ● Những mê lầm nầy, khi tu đạo mới đoạn được. Ðây là sự đoạn trừ những phiền não, sâu kín, đã đam sâu gốc rễ trong tâm thức, biến thành thói quen, như sự chấp ngã, sự say đắm nhục dục, tham, giận, kiêu căng v.v...Ðối với những thứ phiền não nầy, phải cần nhiều công phu tu hành dẻo dai, chắc chắn mới có thể đoạn trừ được. Do đó, mới gọi là "Tu đạo sở đoạn hoặc". Tứ Gia Hạnh ● Muốn đoạn trừ kiến hoặc, trước tiên người tu hành phải rời xa các tà thuyết, xoay tâm ý, tư tưởng dần vào chân lý: vô thường, vô ngã, bất tịnh, tứ đế, để nhận chân được các tánh cách vô thường, vô ngã, bất tịnh, không thật v.v...của cuộc đời. Nhờ sự gần gũi với chân lý như thế, nên những điều thấy biết sai lầm điên đảo sẽ tan hết và 88 món kiến hoặc cũng không còn. Tuy nhiên, không phải chỉ trong một lúc mà đoan được tất cả kiến hoặc; trái lại, phải cần nhiều thời giờ, công phu tu tập. Từ những tư tưởng, thành kiến mê lầm của phàm phu mà đến Thánh trí để dự vào lòng Thánh quả, người tu hành phải tu bốn gia hạnh sau đây: a) Noản Vị: Noản là hơi nóng; vị là địa vị. Người xưa, khi muốn lấy nữa, họ dùng hai thanh củi tre cọ sát vào nhau; trước khi lửa sắp bật lên, phải qua giai đoạn phát ra hơi nóng. Người tu hành muốn có lửa trí tuệ, cũng phải trải qua giai đoạn hơi nóng. Tất nhiên hơi nóng lửa trí tuệ chưa đốt cháy được củi phiền não, nhưng không thể không qua giai đoạn nầy được. Ðó là giai đoạn "Noản Vị". b) Ðảnh Vị: Ðảnh là chóp cao. Qua khỏi giai đoạn Noản Vị, người tu hành tiếp tục tiến bước và lên được trên chóp đỉnh núi mê lầm. Ðứng ở địa vị nầy, toàn thân hành giả được tắm trong khoảng không gian rộng rãi vô biên, nhưng chân chưa rời khỏi chóp núi mê lầm. c) Nhẫn Vị: Nhẫn là nhẫn nhịn, chịu đựng. Người biết nhịn, luôn luôn vẫn yên lặng sáng suốt trước sự khuấy phá của đối phương. Người tu hành lên đến bậc này, trí giác ngộ đã gần sáng tỏ, thân tâm vẫn giữ được mực yên lặng trong sáng, mặc dù các pháp có lăng xăng và ẩn hiện. d) Thế Hệ Nhất Vị: Bậc nầy cao quí nhất trong đời. Tu đến bậc này là một công phu rất to tát, gần giải thoát ra ngoài vòng Dục giới, như con diều giấy bay liệng giữa không trung, tự do qua lại, không còn bị cái gì làm ngăn ngại, ngoài sợi giây gai nhỏ. Nếu bứt sợi gai kia là diều bay luôn. Cũng như thế, người tu hành phá hết phần kiến hoặc nhỏ nhít sau cùng là được giải thoát luôn. Tóm lại, người tu hành thường xuyên qua bốn món gia hạnh nầy, tức là phá được cái lầm về tri kiến hay kiến hoặc, cái lầm của Phi phi tưởng mà chứng đặng quả Tu Đà Hoàn là quả vị đầu tiên trong Thanh văn thừa. Noản Vị ● Noản là hơi nóng; vị là địa vị. Người xưa, khi muốn lấy nữa, họ dùng hai thanh củi tre cọ sát vào nhau; trước khi lửa sắp bật lên, phải qua giai đoạn phát ra hơi nóng. Người tu hành muốn có lửa trí tuệ, cũng phải trải qua giai đoạn hơi nóng. Tất nhiên hơi nóng lửa trí tuệ chưa đốt cháy được củi phiền não, nhưng không thể không qua giai đoạn nầy được. Ðó là giai đoạn "Noản Vị". Ðảnh Vị ● Ðảnh là chóp cao. Qua khỏi giai đoạn Noản Vị, người tu hành tiếp tục tiến bước và lên được trên chóp đỉnh núi mê lầm. Ðứng ở địa vị nầy, toàn thân hành giả được tắm trong khoảng không gian rộng rãi vô biên, nhưng chân chưa rời khỏi chóp núi mê lầm. Nhẫn Vị ● Nhẫn là nhẫn nhịn, chịu đựng. Người biết nhịn, luôn luôn vẫn yên lặng sáng suốt trước sự khuấy phá của đối phương. Người tu hành lên đến bậc này, trí giác ngộ đã gần sáng tỏ, thân tâm vẫn giữ được mực yên lặng trong sáng, mặc dù các pháp có lăng xăng và ẩn hiện. Thế Hệ Nhất Vị ● Bậc nầy cao quí nhất trong đời. Tu đến bậc này là một công phu rất to tát, gần giải thoát ra ngoài vòng Dục giới, như con diều giấy bay liệng giữa không trung, tự do qua lại, không còn bị cái gì làm ngăn ngại, ngoài sợi giây gai nhỏ. Nếu bứt sợi gai kia là diều bay luôn. Cũng như thế, người tu hành phá hết phần kiến hoặc nhỏ nhít sau cùng là được giải thoát luôn. Tư Đà Hàm ● Tàu dịch là Nhất lai, nghĩa là một phen sanh lại cõi Dục để tu hành và dứt cho sạch phần mê lầm ở cõi Dục, mới tiến đến bực A La Hán. Trên kia, quả tu đà hoàn chỉ là kết quả của công phu tu hành đoạn được kiến hoặc, chứ chứ đá động đến tư hoặc. Sau khi chứng quả Thánh đàu tiên rồi, phải tu nữa để đoạn trừ tư hoặc, mới chứng được bậc nầy. Tuy nhiên, ở cõi Dục có chín phẩm tư hoặc, mà vị này chỉ mới đoạn có 6 phẩm, còn 3 phẩm nữa chưa đoạn. Nghĩa là mới đoạn sáu phẩm thô thiển bên ngoài, còn ba phẩm sâu kín bên trong chưa đoạn. Vì thế, phải trở lại một phen để đoạn cho hết ba phần sau, mới bước lên Thánh quả thứ ba là A Na Hàm được. A Na Hàm ● Tàu dịch là Bất lai (nghĩa là không trở lại cõi Dục nữa). Khi còn mê lầm của cõi Dục lôi kéo, mới sanh vào cõi Dục. Ðến địa vị A na hàm nầy những mê lầm ấy không còn nữa, nên không bị tái sanh ở đấy nữa, trừ trường hợp phát nguyện trở lại cõi nầy để độ sanh. Vị nầy ở cõi Trời Ngũ tịnh cư thuộc Sắc giới, cũng gọi là Ngũ bất hoàn thiên hay Ngũ na hàm. Vị nầy đã cách xa chúng ta như trời vực, đã thoát ra ngoài cõi Dục. Tuy thế, họ vẫn còn mang trong mình những mê lầm vi tế cu sanh của hai cõi Sắc và Vô sắc. Vì vậy, ở Ngũ tịnh cư thiên, họ phải tu luyện để dứt cho hết vi tế hoặc, mới bước lên Thánh quả A La Hán (Tư hoặc gồm có 9 phẩm. Từ đà hàm quả đoạn sáu hoặc, A na hàm quả đoạn thêm ba hoặc; đến A La Hán quả là đoạn hết). A La Hán ● Ðây là quả vị cao nhất, trong Thanh Văn Thừa. Tàu dịch có ba nghĩa: a) Ứng cúng: Vị nầy có phước đức hoàn toàn, trí huệ hơn cả, đáng làm nơi Phước Điền cho chúng sinh cúng dường. b) Phá ác. Vị nầy đã phá tan những nhiền não tội ác, không còn bị chúng khuấy phá sai sử trói vuộv nữa. c) Vô sanh. Vị nầy không còn bọ xoay vần trong sanh tử luân hồi nữa, vì đã phá trừ được phiền não là yếu tố của sanh tử luân hồi. Trong ba nghĩa nầy, Vô sanh là nghĩa quan trọng hơn hết, nên đã được nêu lên trong chữ A La Hán. Vị nầy không những đã phá hết mê hoặc nông cạn, mà chính ngay chủng tử mê lầm thầm kín cũng đã dứt sạch. Cho đến chủng tử cháp ngã là nguồn gốc phiền não, nguồn gốc luân hồi, cũng bị dẹp lại một bên, không còn bóng dáng ra vào trong A lại da thức nữa. Tách cách của lòng ngã chấp là khiến chúng sanh luôn luôn cố chấp bản thân nhỏ hẹp, tạo thành rang giới giữa mình và người, mình và sự vật, để rồi gây nên vô lượng tội nghiệp và chịu vô lượg khổ báo. Một tách cách nguy hại của lòng ngã chấp nữa là thường làm cho chúng sanh không tỏ ngộ, không thể chấp được cái tánh "đồng nhất, không mất" của vạn sự vạn vật. Do đó, chúng sanh phải chịu lắm nỗi thăng trầm với xác thân bé nhỏ củ mình. Vị A La Hán, do sự cố công bền chí, đã diệt được lòng chấp ngã ấy, nên không bị sống chết khổ đau, lo buồn sợ hãi chi phối. Như đồ đẹ của ả Phù dung, một khi đã bỏ được bệnh nghiền thì không còn ra vào nơi tiệm hút làm bạn với bàn đèn ống khói nữa. A La Hán là vị đã đoạn được cái sai lầm của cõi trờ Phi phi tưởng, nên không còn vương vấn với các cõi trời ấy nữa. Song quả A La Hán cũng chia làm hai bực, tùy theo căn cơ lanh lợi hoặc chậm lụt của các vị ấy. a) Bất Hồi Tâm Độn A La Hán: là vị A La Hán trầm không trệ tịch, tự thỏa chí vào địa vị đã chứng, chứ không phát tâm xoay về Ðại Thừa. b) Hồi Tâm Đại A La Hán: là vị A La Hán lợi cứn lợi trí, phát tâm xoay về Ðại Thừa rộng lớn chứ không tự mãn ở địa vị đã chứng. Bất Hồi Tâm Độn A La Hán ● Là vị A La Hán trầm không trệ tịch, tự thỏa chí vào địa vị đã chứng, chứ không phát tâm xoay về Ðại Thừa. Hồi Tâm Đại A La Hán ● Là vị A La Hán lợi cứn lợi trí, phát tâm xoay về Ðại Thừa rộng lớn chứ không tự mãn ở địa vị đã chứng. Hữu Dư Y Niết Bàn ● Niết Bàn chưa hoàn toàn. Từ quả vị thứ nhất Tu Đà Hoàn đến quả vị thứ ba A na hàm, tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền não, những chưa tuyệt diệu, tuy đã vắng lặng an vui, nhưng chưa viên mãn, tuy an vui chưa hoàn toán, vì phiền não và báo thân phiền não còn sót lại, nên gọi là nb hữu dư y. Vì phiền não còn sót lại nên phải chịu quả báo sanh tử trong năm bảy đời; song ngã chấp đã phục, nên ở trong sanh tử mà vẫn được tự tại, chứ không bị ràng buộc như chúng sinh. Vô Dư Y Niết Bàn ● Niết Bàn hoàn toàn. Ðến quả vị A La Hán, đã đoạn hết phiền não, diệt hết câu sanh ngã chấp, nên hoàn toán giải thoát cả khổ nhân lãn khổ quả. Sự sanh tử không còn buọc ràng vị nầy được nữa, nên gọi là Niết Bàn vô dư y. Ðây là quả vị cao tột của hàng Thanh văn. Ðến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt hết, và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ, không khi nào còn trở lại tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế, nên được tự tại giải thoát ngoài vòng ba cõi: Dục, Sắc, và Vô sắc giới. Tự Tánh Niết Bàn ● Ðây là một thứ Niết Bàn tự tánh thường vắng lặng mà thườg sáng suót, thường sáng suốt mà thường vắng lặng ra ngoài tâm lượng hẹp hòi của phàm phu và trí thức hữu hạn của Nhị thừa, ngoại đạo. Nó thường bộc lộ sáng suốt nơi chư Phật, mà vẫn thường sẵn có nơi mọi loài chúng sinh. Trong kinh có khi gọi đó là Phật tánh, là chơn tâm, là Như lai tạng v.v... Nếu chúng sinh tự tin mình có tánh Niết Bàn thanh tịnh, và khởi tâm tu hành theo tự tánh ấy, tức có thể thành Phật không sai. Mạng tự tánh Niết Bàn mà để cho phiền não cấu trần che lấp, thì làm chúng sanh trầm luân trong bể khổ. Trái lại, ngộ tự tánh Niết Bàn mà hết vọng tưởng mê lầm là thành Phật, và có đầy đủ bốn đcứ: thườg, lạc, ngã, tịnh. "Thường" nghĩa là không bị chi phối bởi tánh vô thườg, khi nào cũng như khi nào, không lên bổng xuống trầm không có già trẻ, chết sống, đổi thay. "Lạc" nghĩa là không còn khổ não, lo buồn. "Ngã" là được hoàn toàn tự chủ, không bị nội tâm hay ngoại cảnh chi phối. "Tịnh" là không còn ô nhiễm, luôn luôn thanh tịnh, trong sáng. Chúng ta đừng lầm tưởng tánh "Chơn thường" nầy với điều thường hằng của thế gian; tánh "Chơn lạc" với sự vui thích tương đối là sự vui thích còn che đậy mầm mống đau khổ bên trong; tánh "Chơn ngã" với sự tự chủ trong nhất thời, tự chủ ngày nay bị động ngày mai; tánh "Chơn tịnh" với sự trong sạch tương đối ở thế gian, sự trong sạch vật chất, sự tướng bên ngoài, chứ bên trong vẫn còn nhiễm ô. Vì tính cách quí trọng, cao cả tuyệt đối của bốn đức; Thường, Lạc, Ngã, Tịnh nên Tánh tịnh Niết Bàn là thứ Niết Bàn cao quí tột đỉnh của đạo Phật, và người Phật tử Ðại Thừa trong khi tu hành, đều phát nguyện rộng lớn quyết tâm chứng được thứ Niết Bàn ấy mới thôi. Quán Tâm Vô Thường ● Tâm vô thường, nghĩa là cái tướng của tự tâm chúng ta luôn luôn đổi thay, không thường. cái tướng của tự tâm là gì? Chính là cái phân biệt, hiểu biết hằng ngày, cái thức. Tứ Chánh Cần ● Tứ Chánh cần là bốn phép siêng năng Tinh Tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép Tinh Tấn ấy là: 1. Tinh Tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh. 2. Tinh Tấn dứt trừ những điều ác phát sinh. 3. Tinh Tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh. 4. Tinh Tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh. Tứ Như Ý Túc ● Tứ Như ý túc là bốn phép thiền định. Nói cho rõ đó là bốn phươngtiện giúp chúng ta thành tựu các tam ma địa Samadhi: (chánh định), vì thế nên cũng gọi là định pháp. "Như ý" là được như ý mình muốn. "Túc" là chân, có nghĩa nương tựa mà cũng có nghĩa là đầy đủ. Tứ Như ý túc, có nghĩa là bốn phép làm nơi nương tựa cho các công đức thiền định, thần thông được thành tựu mỹ mãn như ý muốn của mình. Bởi lý do ấy, nên cũng gọi nó bằng tên Tứ thần túc. Dục Như Ý Túc ● Dục là mong muốn. Mong muốn một cách thiết tha, mong muốn cho kỳ được, mong muốn cho đến khi mãn nguyện mới thôi. Ðó gọi là dục như ý túc Tinh Tấn Như Ý Túc ● Tinh Tấn là dũng mãnh, chuyên nhất vào pháp thiền định mình đang tu. Nhất Tâm Như Ý Túc ● Nhất tâm là tâm chuyên nhất vào định cảnh, không bao giờ tán loạn Quán Như Ý Túc ● Quán nghĩa là dùng trí tuệ sáng suốt quán sát pháp mình đang tu. Quán trí ấy do định mà phát sanh, trí ấy là tịnh trí. Vì tịnh cho nên nó có thể như thật thông đạt thật nghĩa (chân lý) của các pháp (vũ trụ). Tín Căn ● Là lòng tin mạnh mẽ vững chắc. Lòng tin này không giống như lòng tin mù quáng, vô điều kiện, bất chấp lý trí của phần nhiều ngoại đạo. Lòng tin ở đây là con đẻ của lý trí, là kết qủ của sự suy luận sáng suốt, của sự quan sát kỹ càng Tấn Căn ● Tấn là tinh tấn. Tấn căn là sự dũng mãnh tinh tấn trên bước đường tu tập không bao giờ thối lui Bị Giáp Tinh Tấn ● Nghĩa là mang áo giáp tinh tấn. Người Phật tử trong cuộc chiến đấu để diệt trừ đau khổ, tiến tới giải thoát, cần phải mang áo giáp tinh tấn, để khi xông pha vào trận địa "phiền não", khỏi bị ma quân hảm hại. Nhờ có áo giáp này, người Phật tử tin tưởng ở năng lực của mình hùng dũng tiến tới, không sợ gian nan nguy hiểm, không lùi bước trước một trở ngại hay một địch thủ nào. Gia Hạnh Tinh Tấn ● Nghĩa là luôn luôn gắng sức không bao giờ dừng nghĩ trên bước đường đi đến giải thoát. Với thứ tinh tấn này, người Phật tử càng tiến càng hăng, càng thêm sức lực, càng phấn chí không bao giờ biết mệt mỏi. Vô Hỷ Túc Tinh Tấn ● Vô hỷ túc tinh tấn nghĩa là không vui sướng tự mãn, cho là vừa đủ khi mới thu được một ít thắng lợi trên đường tu hành. Người Phật tử chưa chứng được Phật quả, thì còn gia công gắng sức tu luyện mãi, chứ không chịu dừng nghỉ, vui thú với một quả vị thấp thỏi, tạm bợ, như người bộ hành khi chưa đến đích cuối cùng, thì còn hăng hái bước mãi, chứ không chịu chấm dứt cuộc hành trình của mình, bằng cách an phận ở mãi trong quán trọ bên đường. Niệm Căn ● Niệm là ghi nhớ a) Thứ nhất Niệm Thí: nghĩa là nhớ tu bố thí. Người Phật tử thường ngày nhớ đem tài sản bố thí cho người bần cùng; đem hùng lực cứu giúp người sợ hãi; đem chánh pháp chỉ giáo cho người si mê, khiến họ hết khổ được vui. b) Thứ hai Niệm Giới: nghĩa là nhớ trị tịnh giới để đoạn trừ các phiền não nghiệp chướng, tăng trưởng mọi hạnh lành. Giới có ba thứ: Nhiếp Luật Nghi Giới: Những giới để ngăn cấm các hạnh nghiệp thô xấu, đoạn diệt các nghiệp chướng nơi thân tâm. Nhiếp Thiện Pháp Giới: Những quy điều đúng pháp và lợi ích, người thực hành theo nó, có thể thành tựu tất cả pháp lành. Nhiêu Ích Hữu Tình Giới: Những điều luật làm lợi ích an lạc cho tất cả chúng sinh. c) Thứ ba niệm thiên: Luận Nhiếp Ðại Thừa có nói: "Thiên niệm trụ là an trụ bón món thiền định". Vậy niệm thiên là nhớ tu các niệm thiền định, để gạn sạch tất cả phiền não, thể chứng chân như Niệm Thí ● Nghĩa là nhớ tu bố thí. Người Phật tử thường ngày nhớ đem tài sản bố thí cho người bần cùng; đem hùng lực cứu giúp người sợ hãi; đem chánh pháp chỉ giáo cho người si mê, khiến họ hết khổ được vui Niệm Giới ● Nghĩa là nhớ trị tịnh giới để đoạn trừ các phiền não nghiệp chướng, tăng trưởng mọi hạnh lành. Giới có ba thứ: Nhiếp Luật Nghi Giới: Những giới để ngăn cấm các hạnh nghiệp thô xấu, đoạn diệt các nghiệp chướng nơi thân tâm. Nhiếp Thiện Pháp Giới: Những quy điều đúng pháp và lợi ích, người thực hành theo nó, có thể thành tựu tất cả pháp lành. Nhiêu Ích Hữu Tình Giới: Những điều luật làm lợi ích an lạc cho tất cả chúng sinh. Nhiếp Luật Nghi Giới ● Những giới để ngăn cấm các hạnh nghiệp thô xấu, đoạn diệt các nghiệp chướng nơi thân tâm. Nhiếp Thiện Pháp Giới ● Những quy điều đúng pháp và lợi ích, người thực hành theo nó, có thể thành tựu tất cả pháp lành. Nhiêu Ích Hữu Tình Giới ● Những điều luật làm lợi ích an lạc cho tất cả chúng sinh. Ðịnh Căn ● Ðịnh hay tịnh lự do dịch nghĩa chữ Phạn là Dhyana (Thiền na). Ðịnh là lắng tâm yên tịnh, chuyên chú vào chánh pháp, để suy đạt thật nghĩa của nó. Theo Luận Nhiếp Ðại Thừa, định có thể chia làm ba bậc: An Trụ Định: Ðể tâm an trụ vào định cảnh, không cho tán động, do đó phiến não được tiêu trừ. Dẫn Phát Định: Do đoạn sạch phiền não nên được phát sanh sáu món thần thông là các công đức thù thắng. Thành Sở Tác Sự Định: Do đã phát khởi được các công đức, thần thông, nên thường làm lợi ích cho tất cả chúng sanh; cứu độ chúng sanh giải thoát sanh tử, chứng được Niết Bàn. An Trụ Định ● Ðể tâm an trụ vào định cảnh, không cho tán động, do đó phiến não được tiêu trừ. Dẫn Phát Định ● Do đoạn sạch phiền não nên được phát sanh sáu món thần thông là các công đức thù thắng. Thành Sở Tác Sự Định ● Do đã phát khởi được các công đức, thần thông, nên thường làm lợi ích cho tất cả chúng sanh; cứu độ chúng sanh giải thoát sanh tử, chứng được Niết Bàn. Huệ Căn ● Huệ là trí huệ sáng suốt, thâm nhập được chân tướng của vạn pháp. Trsi huệ ấy không có sự phân biệt, vì phân biệt là tác dụng của vọng thức, là mê lầm. Theo Luận Nhiếp Ðại Thừa, trí huệ có ba thứ: Vô Phân Biệt Gia Hạnh Huệ: Quán trí nầy không còn thấy có phân biệt, nhưng còn có gia hạnh, nghĩa là còn phải dụng công tu hành, để thành tựu hoàn toàn vô phân biệt trí. Vì thế, nên gọi là " Vô Phân Biệt Gia Hạnh Huệ". Vô Phân Biệt Huệ: Trí huệ nầy không có sự phân biệt, mà không cần phải gia hạnh vì đã thuần phục. Do không phân biệt nên không có mê vọng. Nhờ trí huệ này, người tu hành được tự tại thể chứng nhân như. Vô Phân Biệt Hậu Đắc Huệ: Hay hậu đắc trí, nghĩa là trí huệ có được sau khi đã chứng được chân như. Trí huệ này hoàn toàn sáng suốt, tỏ ngộ được thật nghĩa của các pháp. Chư Phật nhờ hậu đắc trí nầy mà thi tác vô lượng công đức, để cứu độ chúng sanh. Vô Phân Biệt Gia Hạnh Huệ ● Quán trí nầy không còn thấy có phân biệt, nhưng còn có gia hạnh, nghĩa là còn phải dụng công tu hành, để thành tựu hoàn toàn vô phân biệt trí. Vì thế, nên gọi là " Vô Phân Biệt Gia Hạnh Huệ". Vô Phân Biệt Huệ ● Trí huệ nầy không có sự phân biệt, mà không cần phải gia hạnh vì đã thuần phục. Do không phân biệt nên không có mê vọng. Nhờ trí huệ này, người tu hành được tự tại thể chứng nhân như. Vô Phân Biệt Hậu Đắc Huệ ● Hay hậu đắc trí, nghĩa là trí huệ có được sau khi đã chứng được chân như. Trí huệ này hoàn toàn sáng suốt, tỏ ngộ được thật nghĩa của các pháp. Chư Phật nhờ hậu đắc trí nầy mà thi tác vô lượng công đức, để cứu độ chúng sanh. Tín Lực ● Tức là thầnlực của đức tin, hay sức mạnh lớn lao, vi diệu do tín căn phát sinh. Tấn Lực ● Tức thần lực của đức tinh tấn, hay sức mạnh bất thối chuyển, kiên cố, có thể sang bằng mọi trở lực, sức mạnh này do tấn căn phát sinh. Niệm Lực ● Tức là thần lực của sự ghi nhớ, hay sức mạnh lớn lao bền chắc của niệm căn. Ðịnh Lực ● Tức thần lực của sự tập trung tư tưởng hay sức mạnh vĩ đại của định căn. Huệ Lực ● Tức thần lực của trí huệ hay sức mạnh vô biên của huệ căn Thất Bồ Ðề Phần ● Bồ đề do phiên âm chữ Phạn Boddhi mà ra. Người Trung hoa dịch là Giác đạo, hay đạo quả gíac ngộ. Phần là từng phần, từng loại. Thất Bồ đề phần là bảy pháp tu tập tuần tự hướng đến đạo quả vô thường Bồ đề, hay bảy pháp giúp người tu hành thnàh tựu đạo quả Ðại giác. Nó cũng có tên là Thất giác chi. "Giác: tức là Bồ đề, còn "Chi" tức cũng như phần vậy. Thất giác chi tức là bảy nhánh, bảy phương tiện đi đến đích giác ngộ. Trạch Pháp ● Trạch là lựa chọn; Pháp là pháp môn, là phương pháp tu hành. Trạch pháp là dùng trí huệ để lựa chọn pháp lành để tu, pháp dữ để tránh. Trong sự tu tập, nếu ta không có trí phân biệt chánh tà, tất phải lầm lạc Tinh Tấn ● Một trong Thất Bồ Đề Phần .Một khi đã lựa chọn được pháp môn chân chính để tu rồi, thì phải tinh tấn, nghĩa là luôn luôn dũng tiến trên bước đường tu tập, không quản ngại gian lao khó nhọc, không khiếp sợ; không thối chuyển, không tự mãn, tự cao mà bỏ dở mục đích chưa đạt được Hỷ ● Một trong Thất Bồ Đề Phần .Nghĩa là hoan hỷ. Nhờ tinh tấn tu hành, nên đoạn trừ được dần phiền não thành tựu vô lượng công đức, do đó, sanh tâm hoan hỷ và phấn chí tu hành. Khinh An ● Thất Bồ Đề Phần .Khinh là nhẹ nhàng. An là an ổn. Nhờ sự tinh tiến tu tập nên thân tâm được thanh tịnh; do đó người tu hành cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái, khinh an, như đã trút được gánh nặng dục vọng, mê mờ Xả ● Một trong Thất Bồ Đề Phần .Nghĩa là bỏ ra ngoài không vướng bận. Xả tức là hành xả tâm sở, một trong 11 món Thiện tâm sở. Bát Chánh Ðạo ● Trong 37 món trợ đạo, Bát Chánh đạo là một pháp môn chính, được nhắc nhở đến nhiều nhất. Vì thế, mỗi khi nói đến Ðạo đế là người ta liên tưởng đến Bát Chánh đạo. Thậm chí có người tưởng lầm rằng Ðạo đế với Bát Chánh đạo là một. Sở dĩ Bát Chánh đạo được xem là pháp môn chính của Ðạo đế, vì pháp môn nầy rất đầy đủ có thể bao gồm được các pháp môn khác của Ðạo đế. Nó rất phù hợp với mọi căn cơ, mọi thời đại, mọi phương sở; đối với Tiểu Thừa cũng như Ðại Thừa, người Ðông phương cũng như Tây phương ai ai cũng đều công nhận giá trị hoàn toàn cao cả của Bát Chánh đạo, và đề áp dụng pháp môn nầy trong sự tu hành của mình để doạn trừ phiền não khổ đau, hầu bước lên con đường giải thoát, an vui, tự tại. Bát Chánh đạo là tám con đường ngay thẳng hay tám phương tiện mầu nhiệm đưa chúng sinh đến đời sống chí diệu. Người ta cũng có thể dịch nghĩa "Bát Chánh đạo" là con đường chánh có tám ngánh, để đưa chính sinh đến địa vị Thánh. Cũng có khi người ta gọi Bát Chánh đạo là "Bát Thánh đạo" Chánh Kiến ● Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Chánh kiến hay Chánh tri kiến là thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan. Người có chánh kiến thấy như thế nào thì nhận đúng như thế ấy, không lấy trắng làm đen, xấu làm tốt, dở làm hay, hay trái lại. Sự nhận xét sự vật của người ấy không bị tập quán, thành kiến, dục vọng ngăn che hay làm sai lạc. Người có chánh kiến biết phân biệt cái nào giả, cái nào thật. Và khi đã biết cảnh giả, vật dối, thì mắt không chăm, tâm không chú; còn khi rõ biết cảnh vật thật, lời lẽ chân, thì chuyên tâm vào sự lý chân thật làm cho đèn huệ sáng ngời, tiền trần không phương che ám được. Chánh Tư Duy ● Samyak samkalpa. Tư duy là suy nghĩ, nghiệm xét; nó thuộc về ý thức. Chánh tư duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải. Người tu theo phép Chánh tư duy, thường xét nghĩ đạo lý cao siêu, suy tìm thể tánh nhiệm mầu, biết xét những hành vi lỗi lầm, những ý nghĩ xấu xa để sám hối; biết suy nghĩ về ba món vô lậu học: Giới, Ðịnh, Huệ, để tu giải thoát; biết suy xét vô minh và nguyên nhân đau khổ, là nguồn gốc của tội ác, và tìm phương pháp đúng đắn để tu hành hầu giải thoát cho mình và cho người. Đó là cách hành đạo thứ nhì trong Bát chánh đạo. Chánh tư duy là sự suy xét về Đạo lý, chiêm nghiệm pháp môn dứt khổ, chớ chẳng để tâm suy xét tà vạy, trí không tưởng tới công danh, lợi lộc ở thế gian. Chánh Ngữ ● Ngữ là lời nói; Chánh ngữ là lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Người tu theo chánh ngữ, không bao giờ nói sai, không thiên vị, thấy dở nói hay, không xuyên tạc, nghe một đường nói một ngả. Người theo chánh ngữ rất thận trọng lời nói; trước khi muốn nói gì phải suy nghĩ coi có lợi ích và chân thật không Chánh Nghiệp ● Nghiệp là do người Trung Hoa dịch chữ Phạn Karma mà ra. Nghiệp hay Karma nghĩa là hành động tạo tác. Chánh nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích co người lẫn vật. Chánh Mạng ● Samyak-Ajiva. Mạng là sự sống, đời sống. Chánh mạng là sanh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời có ý nghĩa lợi mình, lợi người, xứng với bát cơm mình ăn không, manh áo mình mặc chứ không ăn không ngồi rồi, sống bám vào người khác. Chánh Mạng là cách hành đạo thứ năm trong bát chánh đạo. Đệ tử Phật thích sống thanh tịnh ba nghiệp, bằng cách thuận theo chánh pháp mà nuôi mạng sống, lìa các sinh hoạt tà. Chánh Tinh Tấn ● Chánh tinh tấn là chuyên cần, siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật. Chánh Niệm ● Niệm là ghi nhớ (cũng như nghĩa chữ niệm ở các bài trước). Chánh niệm là ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu. Chánh niệm có hai phần: a) Chánh Ức Niệm: là nghĩ nhớ đến các điều lỗi lầm để thành tâm sám hối, và nghĩ nhớ đến Tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân tổ quốc, ân chúng sinh và ân Tam Bảo để lo báo đền. b) Chánh Quán Niệm: là dùng tâm từ bi xét nghĩ cuộc đời là khổ não, tật bệnh, mê mờ mà chúng sinh đang mắc phải, để mở rộng lòng thương yêu và quyết ra tay cứu độ. Chánh Ức Niệm ● là nghĩ nhớ đến các điều lỗi lầm để thành tâm sám hối, và nghĩ nhớ đến Tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân tổ quốc, ân chúng sinh và ân Tam Bảo để lo báo đền. Chánh Quán Niệm ● Là dùng tâm từ bi xét nghĩ cuộc đời là khổ não, tật bệnh, mê mờ mà chúng sinh đang mắc phải, để mở rộng lòng thương yêu và quyết ra tay cứu độ. Chánh Định ● Chữ "Ðịnh" ở đây cũng đồng nghĩa như chữ định trong các bài trước, nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì, để thấy cho rõ ràng. Chánh định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người. Quán Thân Bất Tịnh ● Quán nghĩa là tập trung tư tưởng để quan sát cho thấu đáo. Bất tịnh nghĩa là không sạch. Quán Thân Bất Tịnh nghĩa là tập trung tư tưởng để quan sát một cách tường tận về sự dơ bẩn của cái thân ta để trừ tham dục, sai ái Quán Từ Bi ● Từ bi quán là quán tưởng tất cả chúng sinh đều là một chân tâm, bình đẳng không khác, để đoạn trừ thù hận, và mở rộng lòng thương yêu để cứu độ chúng sinh. Quán Nhân Duyên ● Một trong các phép quán của đạo Phật.Nhân duyên quán là quán tưởng tất cả pháp hữu hình như muôn vật, vô hình như tâm niệm đều là giả hợp, duyên nhau mà có, chứ không có một cách chân thật, không trường tồn, để đoạn trừ ngu si, pháp chấp. Nhờ vậy tâm không còn tham đắm, được giải thoát. Quán Giới Phân Biệt ● Giới phân biệt quán nghĩa là phân biệt và quán tưởng sự giả hợp của 18 giới: 6 căn, 6 trần, 6 thức để thấy không thật có "ngã, pháp" ngõ hầu diêth trừ ngã chấp, pháp chấp. Quán Hơi Thở ● Sổ tức quán nghĩa là qúan tưởng bằng cách chuyên chú đếm hơi thở ra vào, để đổi trị sự tán loạn của tâm thức. Quán Sổ Tức ● Quán Sổ Tức là đếm hơi thở. Quán là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích hay suy nghiệm đến một vấn đề. Sổ tức quán là tập trung tâm trí để hơi thở ra vào của mình, mà mục đích là để đình chỉ tâm tán loạn. Ngũ Đình Tâm Quán ● Ngũ đình tâm quán là năm phương pháp quán tưởng để dừng vong tâm. Vọng tâm là căn bệnh chính làm cho con người phiền não khổ đau. Nó thúc đẩy người ta chạy theo ngu dục, nó che lương tri, làm cho cái tâm, vốn là sáng suốt trở nên tói tăm, không biết đâu là thật, đâu là giả, đâu là chính, đau là tà, đâu là hay, đâu là dở. Muốn sự nhận định được sáng suốt, muốn cho lòng ta dừng đuổi theo ngũ dục mà phải phiền não khổ đau, ta phải tìm phương pháp chận đứng vọng tâm là quán tưởng. Quán là dùng trí huệ quán sát, phân tích hay suy nghiệm để tìm ra sự thật. Có năm phép quán để chận đứng vọng tâm, để đối trị năm chứng bệnh chính của tâm hồn chúng ta, là: a) Quán Sổ tức: để đối trị bệnh tán loạn của tâm trí b) Quán bất tịnh: để đối trị lòng tham sắc dục. c) Quán Từ bi: để đối trị lòng sân hận. d) Quán Nhân duyên: để đói trị lòng si mê. đ) Quán Giới phân biệt: để đối trị chấp ngã Chúng Sinh Duyên Từ ● Pháp quán này thường dành cho hạng tu Tiểu Thừa thực hành. Chúng sinh duyên từ, nghĩa là lòng từ bi do quán sát cảnh khổ của chúng sinh mà phát khởi. Pháp Duyên Từ ● Pháp duyên từ là lòng từ bi do duyên "Pháp tánh" mà phát khởi. Ðây là pháp quán dành cho các bậc Trung thừa. Vô Duyên Từ ● Là lòng từ bi không có tâm năng duyên và cảnh bị duyên, không còn dụng công, không còn quan sát, đối đãi giữa mình với người, mình và vật như hai thứ từ bi trước. Lòng từ bi này xứng theo thể tánh chơn tâm mà tự khởi ra bao la, trùm khắp, không thiên lệch một nơi nào. Cũng như ánh sáng mặt trời chiếu khắp cả gần xa, không phân biệt thấp cao, không chú ý một nơi nào, chiếu soi tất cả một cách vô tư và không dụng công. Bố Thí Chấp Tướng ● Nghĩa là bố thí với một dụng tâm không trong sạch Bố Thí Không Chấp Tướng ● Nghĩa là bố thí với một dụng ý trong sạch Trì Giới Ba La Mật ● "Trì" là giữ giới chặt chẽ; "Giới" là những điều răn dạy, ngăn cấm, những qui luật mà đức Phật đã chế ra để hướng dẫn các Ðệ tử của Ngài đi vào con đường chánh, và tránh cho họ những hầm sâu hố hiểm mà họ có thể rơi vào, trên con đường đi đến quả vị Phật. Vậy trì giới ba la mật là một môn tu để đi đến bờ giác ngộ bằng cách giữ gìn nghiêm chỉnh, trọn vẹn giới luật mà đức Phật đã răn dạy. Trì Giới Chấp Tướng ● Trì giới chấp tướng là trì giới mà chỉ có hình thức bên ngoài, chứ bên trong thì rất nhiễm ô. Chẳng hạn trì giới vì háo thắng để được người đời khen ngợi; trì giới với một tâm lý tự cao tự đại, cho mình hơn người, và khinh dễ người phàm giới; trì giới vì bị ép buộc, nên thiếu hoan hỷ mà sanh tâm buồn phiền, miễn cưỡng...Trì giới như thế là thiếu thành tâm, là giả dối, đánh lừa mình và người. Trì giới như thế chẳng ích lợi gì, chỉ thêm mất thời giờ và không phải là trì giới Ba la mật. Trì Giới Không Chấp Tướng ● Trì giới không chấp tướng là làm theo đúng vẹn toàn các điều răn cấm mà đức Phật đã chỉ dạy, không vì danh lợi, không vì háo thắng, không vì bị hoàn cảnh ép buộc mà làm. Trong khi trì giới, hành giả không hề nghĩ mình giỏi hơn người, cũng không chấp nê theo giới luật, khinh dễ người phạm giới. Hành giả chỉ vì thuận theo đức tánh vốn không nhiễm trước mà làm điều lợi ích cho tất cả chúng sinh và nhìn nhận "trì giới" là bổn phận của mình không thể bỏ qua được. Trì giới như thế mới đúng là trì giới Ba la mật, công đức sẽ vô lượng vô biên. Nhẫn Nhục Ba La Mật ● "Nhẫn" là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt nghịch lòng. "Nhục" là điều sỉ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự ái của mình. Nhẫn nhục Ba la mật là nhẫn nhục đến chỗ cùng tột không còn ai có thể nhẫn nhụ hơn thế nữa. Thân Nhẫn ● Ðối với nghịch cảnh như nắng mưa, nóng lạnh, đói khát, đau ốm, hoặc bị người đánh đập, hành hạ, làm bức não nơi thân, mình cũng cam chịu, không phàn nàn hay chống cự lại. Ðây là chịu đựng về thể xác. Khẩu Nhẫn ● Thân đã nhẫn chịu không chống lại người và miệng cũng không thốt ra những lời nguyền rủa độc ác, trước những lời ma nhục chua cay, mắng nhiếc tồi tệ hay đánh dập tàn nhẫn. Ý Nhẫn ● Nhẫn nhục cả trong tâm, không căm hờn, không oán giận, không nổi lên ý phản đối, những tư tưởng hắc ám để trả thù. Trong ba thứ nhẫn: thân, khẩu, ý, "ý nhẫn" là khó nhất và quan trọng nhất. Có nhiều khi thân có thể chịu đựng được cực hình, nhưng miệng vẫn lẩm bẩm nguyền rủa. Thêm một lần nữa, miệng tuy không thốt ra những lời phản đối, nguyền rủa, nhưng ý vẫn ngấm ngầm phản đối, và tức giận đốt cháy tim gan. Ðến khi "tâm ý" cũng không ngấm ngầm nổi dậy phản đối, sự tức giận lắng xuống tận đáy lòng; đứng trước mọi nghịch cảnh, lòng vẫn phẳng lặng như không, thì nhẫn nhục mới thật là hoàn toàn. Nếu bên trong vẫn chưa nhẫn được, thì thế nào giận giữ cũng có ngày xuất hiện ra trong lời nói và hành động. Thế Gian Thiền ● Thiền này có hai loại: Căn bản vị thiền và Căn bản tịnh thiền. Căn bản vị thiền gồm có mười hai phẩm, phân làm ba: Tứ thiền, Tứ vô lượng và Tứ không. Người phàm chán cảnh tán loạn của Dục giới thì tu Tứ thiền. Người muốn phước lớn thì tu Tứ vô lượng. Kẻ nhàm chán cảnh sắc giới chật hẹp thì tu Tứ không. Vì mười hai phẩm Thiền này có thể làm căn bản cho thịện pháp xuất thế gian, nên gọi là căn bản Thiền. Với lại, an trú trong mười hai phẩm ấy, người tu Thiền còn ưa thích cảm giác lạc thọ của Thiền, nên gọi là căn bản vị Thiền. Căn bản vị thiền, phân làm hai: Lục diệu môn và Thập lục đặc thắng. Ai có huệ tánh nhiều thì tu Lục diệu môn, kẻ nào có định tánh nhiều thì tu Thập lục đắc thắng. Những ai có huệ tánh và định tánh đều nhau thì có thẻ tu cả hai loại. Vì người ta có thể căn cứ vào pháp Thiền này để phát sinh vô lậu trí, không phải chỉ thuần hữu lậu, như ở Căn bản vị thiền, nên gọi là căn bản tịnh thiền. Tuy nhiên, cả hai loại đều chỉ là thế gian thiền mà thôi, vì trước thời Phật giáng thế, phép Thiền này đã có. Xuất Thế Gian Thiền ● Pháp thiền này làcủa bậc xuất thế. Có bốn thứ Thiền quán: Cửu tướng quán, Bát bối xả quán, Bát thắng xứ quán và Thập nhất thiết xứ quán. Tu bốn thiền quán này, tuy là lấy các pháp hữu vi làm đối tượng suy nghiệm, những có thể đi đến kết quả ly dục, phát sinh vô lậu trí, nên gọi là Xuất thế gian thiền. Xuất Thế Gian Thượng Thượng Thiền ● Ðây là pháp Thiền cao tột của các bậc đại nhân. Kinh Ðịa trì có giải về chín môn đại thiền này như sau: Một là "Tự tánh thiền", nghĩa là quán sát thật tướng của tự tâm, không cần lấy đối tượng ngoại cảnh. Hai là "Nhất thiết thiền", có công năng tự hành và hóa tha. Ba là "Nan thiền", môn Thiền gian nan, thâm diệu, khó tu. Bốn là "Nhất thiết môn thiền", có nghĩa là tất cả các pháp Thiền định đều do môn (cửa) này mà phát xuất. Năm là "Thiện nhân thiền", môn Thiền của những chúng sanh có đại thiện căn cùng tu. Sáu là "Nhất thiết hạnh thiền", bao nhiếp tất cả hạnh pháp của Ðại Thừa. Bảy là "Trừ não thiền", có năng lực trừ diệt phiền não, khổ đau cho chúng sinh. Tám là "Thử thế tha thế lạc thiền", có năng lực làm cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và tương lai. Chín là "Thanh tịnh tịnh thiền", có năng lực đoạn trừ hoàn toàn các hoặc nghiệp, và chứng được Tịnh báo đại Bố đề. Ðến môn Thiền này, tâm ý hoàn toàn thanh tịnh và lại cũng không còn thấy cái tướng thanh tịnh ấy nữa, nên gọi là Tịnh báo. Trí Huệ Ba La Mật ● "Trí" phiên âm chữ phạn là Phã na; "Huệ" phiên âm chữ Phạn là Bát nhã. "Trí" có nghĩa là quyết đoán; "Huệ" có nghĩa là giản trạch, Tự điển Phật học Trung Hoa định nghĩa như sau: "Trí là biết Tục đế và Huệ là thông hiểu Chân đế".  Cũng có thể nói: Trí là thể tách sáng suốt trong sạch, Huệ là cái Diệu dụng xét soi tự tại. Trí huệ Ba la mật là thể tách sáng suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo tinh tường đến nơi đến chốn, không thể sai lầm được.  Tỷ Lượng ● Là sự nhận biết qua trung gian suy luận. Tỷ lượng cũng có hai thứ: Chân tỷ lượng, là lối hiểu biết bằng suy luận đúng đắn. Tợ tỷ lượng, là lối hiểu biết mà suy luận mà sai lầm. Hiện lượng của địa vị phàm phu rất kém cỏi và phần nhiều là tợ hiện lượng. Tỷ lượng của địa vị phàm phu lại còn kém cỏi hơn nữa và phần nhiều là tợ tỷ lượng. Hậu Đắc Trí ● Là trí huệ có được nhờ công phu tu tập như trì giới, thiền định v.v...Có thể so sánh Hậu Đắc Trí như chất kim khí (vàng, bạc) được lọc từ khoáng chất ra và không còn lẫn lộn với đất đá, bụi bặm nữa (phiền não, vô minh). Theo Duy thức học, sau khi đạt đến địa vị Giác ngộ, nghĩa là có được "Hậu Đắc Trí", thì tám thức chuyển thành bốn trí: Thức thứ tám, A lại da có tác dụng là chấp trí sanh mạng và chủng tử, được đạt đến địa vị vô lậu và biến thành "Ðại viên cảnh trí" (trí sáng như bức gương lớn và tròn đầy, tượng trưng cho biển cả chơn như). Thức thứ bảy, Mạt na có tác dụng là chấp ngã, biến thành "bình đẳng tánh trí" (trí có năg lực nhận thức cách bình đẳng, vô ngã của vạn pháp). Thức thứ sáu, Ý thức có tác dụng là phân biệt, biến thành "Diệu quan sát trí" (trí có năng lực quan sát thâm diệu). Năm thứ cuối (nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức) biến thành "Thành sở tác trí" (trí có năng lực nhận thức cùng khắp và thần diệu) Bi Vô Lượng ● Bi là lòng thường xót rộng lớn trước những nỗi đau khổ của chúng sinh và quyết tâm làm cho dứt trừ những đau khổ ấy. Từ Vô Lượng ● Từ là mến thương và vì mến thương mà gây tạo cái vui cho người. Từ vô lượng là lòng mến thương vô cùng rộng lớn, đối với toàn thể chúng sanh, và gây tạo cho chúng sanh cái vui chân thật Kiến Lưu ● Chỉ kiến hoặc của Tam giới Dục Lưu ● Chỉ tất cả các hoặc của Dục giới trừ “kiến” và “vô minh” Hữu Lưu ● Chỉ tất cả các hoặc của 2 giới trên, trừ “kiến” và “vô minh”. Hữu có nghĩa là quả báo sinh tử chẳng mất. Tam giới tuy thông, nhưng nay phân biệt mà gọi là “hai giới trên” Vô Minh Lưu ● Vô minh lưu:chỉ vôminh của Tam giới, hữu tình vì bốn pháp này mà trôi nổi chẳng dứt, nên gọi là lưu Thất Tình ● Mứng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn. Nước Miếng Vàng: Ðối với người tu tiên, thì nước miếng rất qúy, họ không bao giờ nhổ vì sợ tổn khí, và dùng nước miếng của mình để luyện thành linh dược Ngũ A Na Hàm ● Là năm cõi A-Na-Hàm:a) Vô phiền, b).vô nhiệt, c). thiện kiến, d).thiện hiện, đ)sắc cứu cánh. Niệm Phật Tam Muội ● Chữ “Tam muội” Tàu dịch là “Ðịnh” hay “chánh thọ”.  Vi nhiếp tâm chuyên chú một chỗ, không co xao lãng, nên dọi là “Ðịnh” – Ngài Tôn Mật nói: “Rõ thấu thân và tâm đều như huyễn, thầm hiệp với chơn như, như thế gọi là “chánh thọ”. Nghĩa bóng bóng của chữ “Tam muội”, là chỉ cho công việc làm đã quán thuần thục. Nhưng người niệm Phật, có khi niệm mà có lục lại quên, còn bị các vọng niệm xen tạp, như thế là chưa được tam muội.  Bao giờ người niệm Phật, chỉ ròng rặc một niệm Phật thôi (nhứt tâm bất loạn) không có một niệm gì khác xen vào, đi đứng nằm gnồi, bất luận chỗ nào hay lúc này, từ năm này cho đến tháng nọ, cũng vẫn nhớ niệm Phật, như thế gọi là được “niệm Phật tam muội”. Thật Tướng ● Tướng chơn thật, không hư vọng, không bị thời gian thay đổi, không gian chuyển đổi, suốt xưa thấu nay, nó vẫn thường như; cũng một biệt danh của “Viên Giác”. Vô Sanh Nhẫn ● Chữ “Nhẫn” là an nhẫn, an trụ hay là chứng. Chữ “vô sanh” là không sanh.  Nghĩa là: an trụ chỗ Ngã và Pháp không còn sanh khởi, tức là an trụ “chơn tâm” Ðại Bi Thanh Tịnh ● Bồ Tát do lòng từ bi rộng lớn thương xót chúng sanh mà hiện thân hóa đạo, không phải vì danh và lợi v.v.. cho  nên nói là “Thanh tịnh” Ðiều Ngự ● Ðiều phục ngự trị các phiền não ma quân.  Ðây là một hiệu trong 10 hiệu của Phật (Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, v.v..) Pháp Tánh ● Tánh các pháp.  Các pháp tuy ngàn sai muôn khác, nhưng đồng một bản tánh nên gọi là “pháp tánh”, tức là biệt danh của Viên giác. Thập Đại Luận Sư ● Sau khi Phật diệt độ khoảng 900 năm, có Ngài Bồ Tát Thiên thân, y theo các Kinh, viết qua quyển "Duy thức tam thập tụng" v.v...Đến sau có 10 vị Đại luận sư : Thắng Thân, Hòa Biện, Đức Huệ, An Huệ, Nan Đà, Tinh Nguyệt, Thắng hữu, Trần Na, Trí Nguyệt, Hộ Pháp ra đời, tuần tự giải thích quyển "Duy thức tam thập tụng" lập thành mười bộ đại luận. Trong số ấy, bộ sớ giải của Ngài Hộ pháp là có phần hoàn bị hơn hết.  Giới Tại Gia ● Giới Tại Gia là những giới dành cho những người chưa xuất gia trong hàng Tiểu Thừa, tức là những cận sự nam và cận sự nữ (cư sĩ tại gia). Những người này có thể thọ trì từ một đến năm giới (Ngũ Giới) hay tám trai giới (bát quan trai). Giới Xuất Gia ● Xuất gia gồm có năm chúng: Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na ni, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni.Các chũng này tùy theo sự tu hành thấp hay cao, nam hay nữ mà giữ giới nhiều hay ít: Sa di và Sa di ni phải giữ 10 giới. Thức xoa ma na ni phải giữ 6 điều giới và tập 296 hạnh giới. Tỳ kheo phải giữ 250 giới Tỳ kheo ni phải giữ 348 giới. Giới Đạo Tục Thông Hành ● Giới Đạo Tục Thông Hành chính là giới Bồ Tát. Ấy là giới mà Phật tử tại gia và xuất gia trong hàng Ðại Thừa phải thọ trì, sau khi đã phát tâm Bồ đề tu Bồ Tát hạnh để mở rộng bề làm Phật sự và hóa độ thế chúng sinh. Bồ Tát giới gồm có: Nhiếp luật nghi giới.Người thọ trì "Nhiếp luật nghi giới" là người quyết giữ đúng mười hai giới trọng và bốn mươi tám giới khinh, nghìa là quyết không làm một việc ác nào cả. Nhiếp thiện pháp giới.Người thọ trì "nhiếp thiện pháp giới" là người quyết tâm làm tất cả các việc lành. Nhiêu ích hữu tình giới.Người thọ trì giới này là người quyết tâm tu hạnh từ bi ,hỷ xả, làm tất cả những điều lợi ích cho tất cả chúng sinh, không một loài nào mà chẳng hóa độ. Trí Tuệ Thế Gian ● Là cái biết của thế gian, cái biết còn nhiều sai lầm, sơ sót khiến cho người ta cứ trôi lăn mãi trong ba cõi sáu đường. Trí-tuệ thế gian có thể chia làm hai thứ: a. Có thứ thông minh láu lỉnh, thấy rộng biết nhiều, nhưng bất thiện; nó chỉ biết phụng sự cho dục vọng, ích kỹ, thỏa mãn bản ngã hẹp hòi, làm tay sai cho cái ác. Cái biết nầy thật làn nguy hiểm hơn cả cái ngu si nữa, vì nó làm cho con người mất hết cả lương tri, ác hơn cầm thú. Cho nên Đức Phật bảo rằng cái thông minh nầy là một cái nạn lớn trong tám nạn. b. Có thứ thông minh mẫn tiệp, hiểu biết đâu là thiện nên làm, đâu là ác nên tránh, biết làm những điều lợi ích cho nhân quần xã hội. Tuy thế cái biết này không giúp cho con người thoát ra ngoài vòng khổ não, luân hồi. Vì thế cho nên gọi là trí-tuệ thế gian. Hữu Lậu Trí ● Cái trí chưa có năng lực đoạn các phiền não hữu lậu. Nghĩa là trong lúc ở địavị phàm phu tu nhơn, tuy dùng trí-tuệ quán sát thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường pháp vô ngã, nhưng rồi lúc nào cũng thấy là tịnh, là vui, là thường là thật ngã, còn bị phiền não hữu lậu lấn áp, không thể phá trừ được. Vô Lậu Trí ● Cũng gọi la Bát nhã trí; Trí nầy đã phá trừ các phiền não hữu lậu, đạt đến chỗ rốt ráo thanh tịnh, nhưng chỉ khi đặng thánh quả mới có, trí nầy có hai phần: _Về phương diện "thể" tức là căn bản trí, cũng gọi là thật trí, vô phân biệt trí, như lý trí, chơn trí v.v… Kinh nói:"Như Lai dùng căn bản trí (vô phân biệt trí) duyên chơn như, tâm và cảnh không hai, không có năng sở", hay nói:"Dùng thật trí thấy rõ thật tướng của các pháp". _Về phương diện "dụng", tức là hậu đắc trí. Sau khi đặng căn bản trí rồi mới có trí nầy, cũng gọi là quyền trí, sai biệt trí. Kinh nói:"Đức Như Lai dùng quyền trí, thấu rõ các pháp sai biệt, giáo hóa chúng sanh".  Vô Trụ Xứ Niết Bàn ● Ðây là Niết Bàn của các vị Bồ Tát. Các A La Hán, do tu nhân giải thoát mà chứng được quả giải thoát; nhưng chưa biết nguồn gốc của nhân quả, còn chấp có thực pháp phải tu, quả vị phải chứng, nên chưa được hoàn toàn tự tại. Các vị Bồ Tát thì trái lại, đã hiểu rõ "Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức", pháp tánh bình đẳng như như; không thấy một pháp gì cố định, một vật gì chắc thật, biệt lập chỉ thấy chúng là những hình ảnh giả dối, do đối đãi với thức tâm, tạo thành bởi thức tâm. Các vị Bồ Tát không có tâm địa đảo điên sai lầm, không gán cho sự vật một giá trị nhứt định, như tốt, xấu, khổ, vui, nên không sanh ra những thái độ oán, thân, bỉ, thử, ưa, ghét. Hễ còn tri kiến sai lầm đó, là còn bị chướng ngại khổ đau. Các vị ấy tu hành chứng theo sự tánh bình đẳng, đem tâm hòa đồng cùng sự vật mà làm việc lợi tha. Tuy làm việc lợi tha, mà vẫn ở trong chánh quán. Quán các phép như huyễn hư hóa, không có thật sanh tử, không có thật Niết Bàn, không bao giờ trụ trước (vô trụ). Do đó, Bồ Tát thường ra vào sanh tử lấy pháp lục độ để độ sanh, mà vẫn ở trong Niết Bàn tự tại. Tánh Tịnh Niết Bàn ● Ðây là một thứ Niết Bàn tự tánh thường vắng lặng mà thườg sáng suốt, thường sáng suốt mà thường vắng lặng ra ngoài tâm lượng hẹp hòi của phàm phu và trí thức hữu hạn của Nhị thừa, ngoại đạo. Nó thường bộc lộ sáng suốt nơi chư Phật, mà vẫn thường sẵn có nơi mọi loài chúng sinh. Trong kinh có khi gọi đó là Phật tánh, là chơn tâm, là Như lai tạng v.v... Nếu chúng sinh tự tin mình có tánh Niết Bàn thanh tịnh, và khởi tâm tu hành theo tự tánh ấy, tức có thể thành Phật không sai. Mạng tự tánh Niết Bàn mà để cho phiền não cấu trần che lấp, thì làm chúng sanh trầm luân trong bể khổ. Trái lại, ngộ tự tánh Niết Bàn mà hết vọng tưởng mê lầm là thành Phật, và có đầy đủ bốn đức: thường, lạc, ngã, tịnh. - Thường nghĩa là không bị chi phối bởi tánh vô thường, khi nào cũng như khi nào, không lên bổng xuống trầm không có già trẻ, chết sống, đổi thay. - Lạc nghĩa là không còn khổ não, lo buồn. " - Ngã là được hoàn toàn tự chủ, không bị nội tâm hay ngoại cảnh chi phối. - Tịnh là không còn ô nhiễm, luôn luôn thanh tịnh, trong sáng. Chúng ta đừng lầm tưởng tánh "Chơn thường" nầy với điều thường hằng của thế gian; tánh "Chơn lạc" với sự vui thích tương đối là sự vui thích còn che đậy mầm mống đau khổ bên trong; tánh "Chơn ngã" với sự tự chủ trong nhất thời, tự chủ ngày nay bị động ngày mai; tánh "Chơn tịnh" với sự trong sạch tương đối ở thế gian, sự trong sạch vật chất, sự tướng bên ngoài, chứ bên trong vẫn còn nhiễm ô. Vì tính cách quí trọng, cao cả tuyệt đối của bốn đức; Thường, Lạc, Ngã, Tịnh nên tánh tịnh Niết Bàn là thứ Niết Bàn cao quí tột đỉnh của đạo Phật, và người Phật tử Ðại Thừa trong khi tu hành, đều phát nguyện rộng lớn quyết tâm chứng được thứ Niết Bàn ấy mới thôi. Lama-racine ● Dịch là Thầy Bổn Sư. Theo Tây Tạng thì không hẳn là vị Thầy mà ta đã quy y hay thọ giới, vì ta có thể có nhiều Thầy. Vị Thầy nào đã làm cho ta giác ngộ (bổn tánh) thì vị đó được xem là Bổn Sư. Trong trường hợp chưa giác ngộ thì vị Thầy nào hướng dẫn, giúp đỡ ta nhiều nhất có thể được xem là Bổn Sư. Dòng Tâm Thức ● Sách Tây Tạng thường nói "dòng tâm thức" để chỉ định cái tâm. Vì theo các trường phái Duy Thức và Trung Quán thì tâm không phải một vật có tự tánh cố định mà là một giòng ý thức luôn trôi chảy. Vajrasattva ● Việt dịch là Kim Cang Tát Ðỏa, cho đó là một vị Kim Cang thần hay Bồ Tát, nhưng đối với Tây Tạng thì đó là một hóa thân Phật. Thần Linh Quán ● Divinité de méditation (Yidam): tức là các vị Bồ Tát Hộ Thần, Hộ Mạng, còn được dịch là Ðại Thần Linh Thủ Hộ. Những vị này xuất hiện rất nhiều trong các pháp thiền quán Mật giáo và giữ một vai trò trọng yếu đối với hành giả Mật tông Tây Tạng. Thanh Quang ● Taire lumière. Trong Mật giáo Tây Tạng thường dùng những danh từ như Thanh Quang (Claire lumière mère), Tử Quang (Claire lumière fille) để nói về kiến tánh. Milarépa ● Một đại hành giả Du Già Tây Tạng, cũng là nhị Tổ của phái áo vải (Kagyupa) nổi tiếng là đã đạt được giác ngộ (hoàn toàn) ngay trong một đời, nhờ sự tu hành khổ hạnh, tinh tấn trên vùng tuyết lạnh của Hy Mã Lạp Sơn. Ngũ Đạo ● 5 con đường. Mật giáo thường chia tiến trình tu tập thành 5 giai đoạn: Tích Tụ (accumulation), Chuẩn Bị (préparation), Kiến Tánh (vision), Thiền Quán (méditation), Không Thiền (non-méditation). Không Thiền ● Non-méditation: dịch là Không Thiền. Trong tất cả các thời, đi, đứng, nằm, ngồi, hành động tạo tác, tâm đều an trú trong Thiền Ðịnh, không còn hạn cuộc vào các thời khóa công phu thiền tọa. Trong Thiền tông gọi là không thiền mà thiền, thiền mà không thiền. Thế Thân Bồ Tát ● Tiếng Phạn là Vasubandhu, dịch âm là Bà-tẩu-bàn-đậu, dịch nghĩa là Thế Thân, cũng còn gọi là Thiên Thân. Đại Tỳ Bà Sa Luận ● Tiếng Phạn là Mahāvibhāsha: Bộ luận này gồm 200 quyển, đã được Ngài Huyền Trang dịch sang Hán văn. Kinh Lượng Bộ ● Tiếng Phạn là Vibhajyavāda A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Tụng ● Tiếng Phạn là Abhidharmakośa-kārikā A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Thích ● Tiếng Phạn là Abhidharmakośa-bhāṣyā Ha Lê Bạt Ma ● Tiếng Phạn là Harivarman Huệ Quán ● Tiếng Nhật là Ekwan Cưu Ma Đa La ● Tiếng Phạn là Kumarilabhata Hoa Thị ● Tiếng Phạn là Pāṭaliputra Bạch Phụng ● thời đại Bạch Phụng ở Nhật Bản .Tiếng Phạn là Hakubò. Thánh Đức Thái Tử ● Tiếng Phạn là Shòtoku Taishi (572-621) Kinh Thắng Man ● Tiếng Phạn là Srīmālā-sūtra Nhân Pháp Giai Không ● Thành thật tông xem cả bản ngã lẫn các pháp đều là không thật Âm Quang Bộ ● Tiếng Phạn là Kāśyapīya Tứ Phần Luật ● Bộ luật này đã được dịch sang tiếng Việt, đưa vào sách Tăng đồ nhà Phật (Đoàn Trung Còn – Nguyễn Minh Tiến, NXB Tôn giáo). Đàm Ma Ca La ● Tiếng Phạn là Dharmakāla, Hán dịch nghĩa là Pháp Thời… Nại Lương ● Tiếng Nhật là Nara. Bà Tu Bàn Đầu ● Dịch là Biến Hành.  ● Tức Bồ Tát Thế Thân, cũng gọi là Thiên Thân. Caxi ● Nước Ca-xi ở miền Nam Ấn Độ.Là nước của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.Ngài là một vị hoàng tử thứ ba, cũng là con út của vua Hương Chí Bích Quán Bà La Môn ● Tổ Đạt Ma vâng theo di ngôn của thầy là Tổ Bát-nhã Đa-la, theo đường biển sang Trung Hoa để truyền pháp. Khi ngài đến Quảng Đông vào ngày 21 tháng 9 năm 520, vua Võ Đế nhà Lương rất cung kính, thân hành ra đón ngài từ xa. Nhưng vua không có căn khí Đại thừa, sau khi tiếp xúc với ngài lại chẳng học hỏi được gì. Ngài liền bỏ đi lên Tung sơn, vào một hang động vắng vẻ mà ngồi yên lặng đến chín năm. Người đời không hiểu, gọi ngài là “Thầy Bà-la-môn ngồi nhìn vách”. Đây chính là động Thiếu Thất, sau này được lấy làm tên gọi cho sách Thiếu Thất lục môn, ghi chép những lời dạy của ngài về Thiền học. Kagyu ● Hay Kagyupa (bka’ brgyud pa) là một trong bốn trường phái chính củaPhật giáo Tây Tạng. Ba phái kia là Nyingma (rnying ma), Gelug (dge lugs), và Sakya (sa skya). Kadampa ● Truyền thống Kadampa (bka’ gdams pa) có nguồn gốc từ các giáo lý Đại thừa của Atisha từ dòng của Nagarjuna (Long Thọ) và Asanga (Vô Trước). Nó không còn hiện hữu như một truyền thống riêng biệt mà được kết hợp thành bốn trường phái hiện đại chính yếu của Phật giáo Tây Tạng. Geshe ● Một geshe (dge bshes) là một học giả có sự hiểu biết thâm sâu về các Kinh điển và Phật pháp. Lạt Ma ● Đạo sư, hay Guru. Lama là thuật ngữ Tây Tạng để chỉ vị Thầy, tương đương với từ guru trong Phạn ngữ. Tăng Đoàn ● (Phạn): cộng đồng các hành giả Giáo Pháp. Bardo ● Khoảng thời gian giữa hai sự kiện, thời gian trung gian. Bardo cái chết là thời gian trong đó những yếu tố tâm sinh lý tạo thành sự tan rã dần dần của một người. Sukhavati ● (Dewachen,Bde ba can): cõi thuần tịnh hay “thiên đường” của Đức Phật A Di Đà. Samadhi ● Tthiền định sâu xa; Tây Tạng. ting nge ‘dzin. Mala ● Một mala là một chuỗi 108 hạt để đếm các thần chú hay lời cầu nguyện khi trì tụng. Siddha ● Một siddha là một yogi thành tựu. Mara ● Phạn. mâra: quỷ ma. Chu An Sỹ ● Tức cư sĩ Chu An Sĩ (周安士), sinh năm 1656, mất năm 1739, là bậc danh sĩ vào đầu triều Thanh Trung Hoa, tên thật là Chu Mộng Nhan (周梦顏), tên khác là Tư Nhân (思仁). Ông tin sâu pháp môn Tịnh độ cầu sinh Tây phương nên tự lấy biệt hiệu là Hoài Tây Cư sĩ (怀西居士). Đại Kiếp ● Khoảng thời gian lâu xa không thể hình dung tính đếm. Trong kinh Phật có 5 thí dụ về quãng thời gian của đại kiếp, gọi là đại kiếp ngũ dụ (大劫五喻), bao gồm thảo mộc dụ (ví như số lượng cây cỏ), sa tế dụ (ví như số lượng hạt cát mịn), giới tử dụ (ví như số lượng hạt cải), toái trần dụ (ví như số lượng hạt bụi) và phất thạch dụ (ví như thời gian lau mòn tảng đá lớn). Cả 5 ví dụ này đều nhằm cho thấy thời gian của một đại kiếp là rất dài, vượt ngoài khả nănghình dung tính đếm của chúng ta. Đất Thục ● Tức là vùng Tứ Xuyên (四川). Du Tịnh Ý ● Xem quyển Du Tịnh Ý công ngộ táo thần ký (俞净意公遇灶神記). Ấn Quang Đại Sư ● Đại sư Ấn Quang sinh ngày 11 tháng 1 năm 1862, mất ngày 2 tháng 12 năm 1940, được tôn xưng là Tổ thứ 13 của Tịnh độ tông Trung Hoa, có nhiều cống hiến quan trọng trong việc chấn hưng Phật giáo tại Trung Hoa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng. Đại sư ở nhiều tác phẩm khác cũng thường ký tên là Cổ Tân Thường Tàm Quý Tăng Thích Ấn Quang (古莘常惭愧僧释印光). Ngài biết trước ngày viên tịch, cho mời bốn chúng đệ tử cùng tụ tập và hết lời khuyên dạy phải tin sâu pháp môn niệm Phật. Sau đó ngài ngồi xuống trong tư thế kiết già, cùng đại chúng niệm Phật trong chốc lát rồi an nhiên viên tịch. Người đương thời tin rằng ngài là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí. Ngũ Thường ● Tức ngũ thường của Nho giáo, bao gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí và tín. Tri Thiên Mệnh ● Tức gần 50 tuổi, do câu nói của Khổng Tử “ngũ thập tri thiên mệnh” (50 tuổi biết được mệnh trời) nên người sau thường dùng thành ngữ này để chỉ độ tuổi ngũ tuần. Kim Vàng Khơi Mắt ● Y học Trung Hoa tin rằng các bậc đại danh y ngày xưa có khả năng trị được chứng mù mắt bằng cách dùng một loại kim vàng khơi vào võng mạc. Đường Tốn Hoa ● (唐孫華) tên tự là Thật Quân (實君), biệt hiệu Đông Giang (東江), về già lấy hiệu là Tức Lư Lão nhân (息廬老人). Ông sinh năm 1634, mất năm 1723, từng đậu tiến sĩ vào năm Khang Hy thứ 27 (1688). Ông có để lại tập Đông Giang thi sao (東江詩鈔). Ba Đường Dữ ● Địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Do tạo ác nghiệp mà phải sinh vào một trong 3 cảnh giới này. Tả Thị Xuân Thu ● Cũng gọi là Tả truyện, hay Tả thị xuân thu truyện, do Tả Khâu Minh viết ra nên gọi là Tả thị. Tam Giáo ● Chỉ Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo (tức Đạo giáo). Trời Ban Phước Lành ● Là cách diễn đạt theo thuyết Thiên mệnh hay Thiên định, cho rằng mọi việc họa phúc của mỗi người đều do trời định, vốn là thuyết của Nho gia. Tuy nhiên, khi đạo Phật được truyền rộng khắp Trung Hoa thì những người học Phật đã nhận hiểu thuyết này theo cách hơi khác đi, rằng tuy mọi việc họa phúc là do trời định, nhưng không phải một sự quyết định tùy tiện mà là căn cứ vào những việc thiện ác mỗi người đã làm. Hiểu theo cách này thì “ông trời” chỉ còn là một đại diện của nguyên lý nhân quả, vốn theo Phật dạy là tự nó vận hành. Những người theo Lão giáo (hay Đạo giáo) thì cụ thể hóa việc này qua niềm tin về sự ghi chép những việc thiện ác của mỗi người trong sổ Nam tào, để Ngọc hoàng căn cứ theo đó mà ban phúc giáng họa. Chính sự trộn lẫn giữa Nho - Phật - Lão như thế đã giúp cho các thuyết thiên mệnh và nhân quả đều đồng thời tồn tại mà không mâu thuẫn với nhau. Bốn Ơn Sâu ● Kinh Phật dạy rằng mỗi người đều có bốn ơn sâu phải báo đáp, bao gồm: 1. Ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, cũng bao gồm ông bà tổ tiên đã nhiều đời truyền nối để có thân ta; 2. Ơn chúng sinh tương trợ tương tác, để ta có cuộc sống như hiện nay, vì mỗi người quanh ta đều có sự đóng góp nhất định cho sự sống của ta, cũng có thể hiểu đơn giản hơn là ơn cộng đồng xã hội đã cho ta môi trường sống tốt đẹp; 3. Ơn quốc vương, hiểu theo ngày nay tức là những người lo việc giữ gìn giềng mối, trật tự trong xã hội, giữ cho đất nước ta được thanh bình, ổn định và phát triển; 4. Ơn Tam bảo, đã chỉ ra cho chúng ta con đường chân chánh để noi theo, để có thể làm người hiền thiện, đạt được an vui trong cuộc sống và hướng đến sự giải thoát khỏi luân hồi. Theo sách Thích thị yếu lãm (釋氏要覽) thì bốn ơn nặng của người xuất gia được giải thích hơi khác biệt hơn, bao gồm: 1. Ơn cha mẹ; 2. Ơn thầy tổ, sư trưởng; 3. Ơn quốc vương, người trị nước; 4. Ơn thí chủ, những người chu cấp cho ta tu hành. Tuy nhiên, ở đây cũng có thể hiểu ơn thí chủ tức là ơn chúng sinh như đã giải thích trên, và ơn thầy tổ cũng chính là ơn Tam bảo. Như vậy thì 2 cách giải thích này cũng có sự tương đồng chứ không mâu thuẫn. Tứ Trọng Ân ● Tứ trọng ân.Kinh Phật dạy rằng mỗi người đều có bốn ơn sâu phải báo đáp, bao gồm: 1. Ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, cũng bao gồm ông bà tổ tiên đã nhiều đời truyền nối để có thân ta; 2. Ơn chúng sinh tương trợ tương tác, để ta có cuộc sống như hiện nay, vì mỗi người quanh ta đều có sự đóng góp nhất định cho sự sống của ta, cũng có thể hiểu đơn giản hơn là ơn cộng đồng xã hội đã cho ta môi trường sống tốt đẹp; 3. Ơn quốc vương, hiểu theo ngày nay tức là những người lo việc giữ gìn giềng mối, trật tự trong xã hội, giữ cho đất nước ta được thanh bình, ổn định và phát triển; 4. Ơn Tam bảo, đã chỉ ra cho chúng ta con đường chân chánh để noi theo, để có thể làm người hiền thiện, đạt được an vui trong cuộc sống và hướng đến sự giải thoát khỏi luân hồi. Theo sách Thích thị yếu lãm (釋氏要覽) thì bốn ơn nặng của người xuất gia được giải thích hơi khác biệt hơn, bao gồm: 1. Ơn cha mẹ; 2. Ơn thầy tổ, sư trưởng; 3. Ơn quốc vương, người trị nước; 4. Ơn thí chủ, những người chu cấp cho ta tu hành. Tuy nhiên, ở đây cũng có thể hiểu ơn thí chủ tức là ơn chúng sinh như đã giải thích trên, và ơn thầy tổ cũng chính là ơn Tam bảo. Như vậy thì 2 cách giải thích này cũng có sự tương đồng chứ không mâu thuẫn. Phụng Chân Triều Đẩu ● Niềm tin của Đạo giáo cho rằng phải thờ phụng các bậc chân nhân, lễ bái các vị tinh tú, cho rằng các vị ấy được Ngọc Đế giao cho việc cai quản, dạy dỗ hoặc thưởng phạt người đời. Nhà Tấn ● Triều đại nhà Tấn kéo dài từ năm 266 đến năm 420, phân ra làm 2 thời kỳ là Tây Tấn (266–316) và Đông Tấn (317–420). Đường Huyền Tông ● Trị vì từ năm 712 đến năm 756, gặp loạn An Lộc Sơn tạo phản vào năm 755. Đường Hy Tông ● Trị vì từ năm 873 đến năm 888, gặp loạn Hoàng Sào vào khoảng năm 874. Khoảng cuối năm 880 phải bỏ kinh thành Trường An chạy đến Thành Đô, sang đến năm 885 mới về lại Trường An. Năm 886 ông lại gặp nội loạn giữa các tướng lãnh, phải bỏ Trường An chạy đến Hưng Nguyên, đến năm 888 mới trở về lại Trường An chỉ được một tháng thì mất. Đông Hải ● ( Quận Đông Hải ) thuộc Đàm huyện, ngày nay là Đàm thành thuộc tỉnh Sơn Đông. Cách phân chia địa giới hành chánh của Trung Hoa thời Hán là mỗi tỉnh chia thành các huyện, mỗi huyện chia thành các quận. Xe Bốn Ngựa Kéo ● Là loại xe lớn, xưa chỉ các quan chức bậc cao, nhà quyền thế mới có được. Ngũ Đại ● Ở đây chỉ thời Hậu chu, Ngũ đại của Trung Hoa lúc bấy giờ bao gồm các triều Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Yên Sơn ● Nay thuộc huyện Mật Vân, tỉnh Hà Bắc,Trung Quốc. Kỷ ● Theo cách tính ngày xưa thì mỗi kỷ là 12 năm Năm Cành Quế Thơm ● Do điển tích Đậu Vũ Quân thời Ngũ Đại làm việc thiện tích âm đức mà từ không có con, mạng yểu chuyển được thành trường thọ , sanh 5 con đều làm quan lớn trong triều mà người đời sau thường dùng “năm cành quế” để chỉ việc tích âm đức sinh con cháu hiển vinh Lệnh Doãn ● ( Của nước Sở ) tương đương với Tể Tướng, là quan đứng đầu trong triều đình. Tám Bộ ● Hay tám bộ chúng, thường được đề cập trong Kinh điển bao gồm: chư thiên, hay chúng sinh cõi trời (deva), rồng (naga), a-tu-la (asura), dạ-xoa (yakwa), ca-lâu-la (garuda), càn-thát-bà (gandharva), khẩn-na-la (kimnara) và ma-hầu-la-già (mahoraga). Trong 8 loài chúng sinh này thì trời và rồng được xem là hơn hết, nên thường gọi chung là thiên long bát bộ. Thiên Long Bát Bộ ● Hay tám bộ chúng, thường được đề cập trong Kinh điển bao gồm: chư thiên, hay chúng sinh cõi trời (deva), rồng (naga), a-tu-la (asura), dạ-xoa (yakwa), ca-lâu-la (garuda), càn-thát-bà (gandharva), khẩn-na-la (kimnara) và ma-hầu-la-già (mahoraga). Trong 8 loài chúng sinh này thì trời và rồng được xem là hơn hết, nên thường gọi chung là thiên long bát bộ. Trong các kinh Đại thừa, thường nói đến Thiên long bát bộ đến nghe Phật giảng. Nhan Hồi ● Tức Nhan Uyên, là một học trò giỏi và đức hạnh vượt trội của đức Khổng Tử, thường được ngài ngợi khen. Tuy nhiên, Nhan Hồi chết khi còn rất trẻ, chỉ mới 31 tuổi. Sơn Âm ● Nay là vùng Triết Giang, Thiệu Hưng. Đường Ngu ● Tức thiên Cố mệnh do Chu Thành Vương trước tác, nằm trong phần Chu thư của Kinh Thư. Khua Vang Mõ Gỗ ● Chỉ việc đức Khổng tử tích cực truyền dạy đạo lý nhân nghĩa, lại đi khắp thiên hạ cảnh tỉnh thiên hạ lúc ấy đang loạn lạc. Ngày xưa dùng tiếng mõ gỗ đánh lên như một cách để gợi sự chú ý của nhiều người. Cảo Kinh ● (鎬京), Kinh đô nhà Chu thời Chu Vũ Vương, nay là vùng Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc. Chim Cú ● Tức bài thơ Si Hiêu (鴟鴞) được chép lại trong Kinh Thi của Chu Công ( Chu Thành Vương đời Chu ), mượn lời một con chim muốn bảo vệ tổ chim mà gọi nói với chim cú, bảo đừng phá tổ của nó, để ví với tấm lòng tác giả yêu mến quê hương mình. Tây Chu ● Nhà Chu do Chu Vũ Vương sáng lập, lật đổ vua Trụ nhà Thương mà lên ngôi. Về sau nhà Chu suy vi, dời đô về phía đông, chư hầu loạn lạc, tức là thời Đông Chu liệt quốc. Vì thế, để phân biệt với Đông Chu nên gọi thời Chu sơ là Tây Chu. Càn ● Một quẻ trong 64 quẻ Dịch.Tức là quẻ tốt nhất, tượng trưng cho ngôi vua chí tôn. Điện Thờ Nam Giao ● ( Đàn Nam Giao ). Trích từ các sách Chu thư dị ký - 周書異記 - và Kim thang biên - 金湯編.Điện thờ Nam Giao tức điện thờ thiên địa, là nơi nhà vua thay mặt thiên hạ tế cáo trời đất. Chu Mục Vương ● Theo những kết quả nghiên cứu mới đây nhất thì Chu Mục Vương trị vì trong khoảng từ năm 976 đến 922 trước Công nguyên. Tần Mục Công ● Là vua chư hầu của nhà Chu, ông trị vì nước Tần trong khoảng thời gian 659 – 621 trước Công nguyên. Thước ● Thước cổ của Trung Hoa, bằng khoảng 0, 3 mét. Tây Hán ● Nhà Tây Hán do Lưu Bang khởi nghiệp, bắt đầu vào năm 202 trước Công nguyên, kéo dài đến khoảng năm 25 (đầu Công nguyên). Đôgn Đình Hồ ● Địa danh này nay nằm về phía đông bắc tỉnh Hồ Nam . Quân sơn thật ra là một hòn đảo lớn nằm giữa lòng hồ, phong cảnh rất xinh đẹp Bảo Thị ● Là chức quan giữ việc giúp vua giữ đúng theo lễ nghĩa, chính đạo, kiêm việc dạy dỗ con em trong hoàng tộc. Chu Lệ Vương ● (周厲王), niên đại chưa thể xác định chắc chắn, nhưng thời gian trị vì rơi vào khoảng sớm nhất là năm 878 trước Công nguyên, và chấm dứt muộn nhất cũng vào khoảng năm 842 trước Công nguyên. Ông tên thật là Cơ Hồ (姬胡), là vua thứ 10 của nhà Tây Chu. Phiên Dung ● Nay thuộc tỉnh Giang Tây - Trung Quốc Hà Sóc ● Nằm về phía bắc sông Hoàng Hà - Trung Quốc . Chu Tuyên Vương ● Cai trị Trung Quốc trong khoảng từ năm 827 đến năm 782 trước Công nguyên. Lục Dục Thiên ● Sáu cảnh trời trong Dục giới bao gồm Tứ Thiên Vương Thiên, Đao-lợi thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-suất thiên, Hóa Lạc Thiên và Tha Hóa Tự Tại Thiên. Sáu Cảnh Trời Dục Giới ● Sáu cảnh trời trong Dục giới bao gồm Tứ Thiên Vương Thiên, Đao Lợi Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Suất Thiên, Hóa Lạc Thiên và Tha Hóa Tự Tại Thiên. Xích Đế Tử ● Chỉ Hán Cao Tổ Lưu Bang, người dựng nghiệp nhà Hán. Sau khi cùng Hạng Vũ diệt nhà Tần, Lưu Bang và Hạng Vũ quay sang đối địch với nhau, tạo thành cuộc chiến tranh Hán Sở tranh hùng. Cuối cùng, Lưu Bang chiến thắng và lập nên nhà Hán, khởi đầu vào khoảng năm 202 trước Công nguyên. Thích Cơ ● Hán Đế Lưu Bang sủng ái Thích Cơ, sinh con trai là Lưu Như Ý, thông minh phi phàm, nên có ý bỏ thái tử Lưu Doanh mà lập Như Ý làm thái tử. Lã Hậu là mẹ thái tử Lưu Doanh, nhờ em là Lã Trạch đến cầu Trương Lương giúp. Trương Lương nhận lời, mời được 4 vị hiền nhân danh tiếng thời bấy giờ là Đông Viên Công, Giác Lý tiên sinh, Ỷ Lý Quý và Hạ Hoàng Công (thời bấy giờ xưng là Thương Sơn Tứ Hạo - 商山四皓) cùng về giúp khuông phò thái tử Lưu Doanh. Hán Đế Lưu Bang trước đã từng nhiều lần mời bốn vị này về giúp, nhưng họ đều từ chối, trốn tránh. Nay thấy bốn người cùng đồng ý theo phò thái tử, Hán Đế liền đổi ý không thay đổi ngôi vị thái tử nữa. Vì vậy, sự trợ giúp của Trương Lương và bốn người này cũng có thể xem là nguyên nhân dẫn đến quyền lực rơi vào tay Lã Hậu, và sau đó là những thủ đoạn tàn độc mà bà thực hiện sau khi Hán Đế mất để báo thù sự sủng ái trước đây của Hán Đế với Thích Cơ. Bà cho chặt hết tay chân Thích Cơ, khoét mắt cho mù, đốt tai cho điếc, đổ thuốc độc cho câm, rồi bỏ vào nhà xí và gọi đó là “người lợn”. Thích Cơ bị hành hạ như thế cho đến chết. Suất Nhiên ● (率然).Tên một loài rắn cực kỳ to lớn. Hán Tuyên Đế ● Trị vì Trung Quốc từ năm 74 đến năm 49 trước Công nguyên. Bốn Loài ● Tức các loài thai sinh, thấp sinh, noãn sinh và hóa sing. Tất cả chúng sinh tùy theo nghiệp lực đều sinh ra bởi một trong bốn cách này. Vĩnh Hòa ● ( Niên hiệu ). Rơi vào các năm từ 136 – 141 theo Tây lịch ( TQ ) Tam Phần Ngũ Điển ● Các thư tịch cổ phổ biến và được xem là mẫu mực để trau giồi kiến thức. Tam phần là các sách của 3 vua cổ đại: Phục Hy, Thần Nông và Hoàng Đế. Ngũ điển là các sách của 5 vị: Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Cao Tân, Nghiêu và Thuấn. Vào thời cổ, người thông thạo cả tam phần ngũ điển có thể xem là uyên bác. Lục Kinh ● 6 pho sách tinh yếu thời cổ của Nho gia, bao gồm kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Nhạc và kinh Xuân Thu. Khi nói Ngũ kinh thì không đề cập đến kinh Nhạc. Tứ Thư ● Bao gồm các sách Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. Chu Dịch ● Kinh Dịch được Chu Văn Vương chỉnh lý, bổ khuyết, gọi là Chu Dịch. Tam Đại ● Chỉ 3 triều đại là Hạ, Thương và Chu trong lịch sử Trung Hoa. Vua Nghiêu Giết Cổn ● Sách Tả truyện, phần Chiêu công – năm thứ 7, chép rằng: “Xưa vua Nghiêu giết ông Cổn (cha của vua Vũ nhà Hạ) nơi Vũ Sơn, thần thức ông hóa làm con gấu vàng, vào sống trong khe núi sâu.” Vua Nghiêu giết ông Cổn vì tội trị thủy không thành công, nhưng con trai ông là Vũ vẫn giúp vua Nghiêu kế tục công việc trị thủy và thực hiện thành công Vệ Khang Thúc Báo Mộng ● Trích từ sách Sử ký của Tư Mã Thiên. Theo Sử ký, trong phần Vệ Khang thúc thế gia, Vệ Tương công là con cháu của Vệ Khang Thúc, có một người thiếp yêu. Người thiếp một hôm nằm mộng thấy có đứa trẻ tự xưng là Vệ Khang Thúc nói mình sẽ đầu thai làm con bà và muốn được đặt tên là Nguyên. Sau đó bà mang thai. Người thiếp đem việc này nói với Vệ Tương công. Vệ Tương công cho là ý trời, bèn đặt tên cho đứa bé là Nguyên. Sau Vệ Tương công mất, Cơ Nguyên lên nối ngôi, tức là Vệ Linh Công. Bành Sinh ● Trích từ Tả truyện. Công tử Bành Sinh là người trung nghĩa, bị gian thần hại chết. Tề Tương Công đi săn ở núi Cô Phần, bỗng gặp một con vật quái lạ, to lớn như con trâu mà hình dung nửa giống cọp, nửa giống lợn. Người hầu đi theo đều nói nhìn rất giống công tử Bành Sinh. Đỗ Bá ● Trích từ Mặc Tử truyện. Chu Tuyên Vương có người thiếp rất đẹp là Khiêu nữ, muốn làm chuyện lẳng lơ với quan đại phu là Đỗ Bá. Đỗ Bá không thuận theo, cô này liền bịa chuyện gièm pha với Chu Tuyên Vương. Tuyên Vương nghe lời bắt tội Đỗ Bá, đày ra Vu Tiêu rồi sai người hại chết. Về sau Chu Tuyên Vương nhìn thấy Đỗ Bá hiện hình cầm cung tên bắn mình. Vua sợ quá ngã bệnh rồi chết. Thân Sanh Thái tử ● Thân Sanh nước Tấn, đã bị cha là Tấn Hiến Công nghe lời người thiếp là Ly Cơ hại chết, nhưng vào đời vua Hi công năm thứ 10, mùa thu, Hồ Đột lại gặp thái tử ở đất Khúc Ốc, là đất phong cho thái tử trước kia. Kết Cỏ Ngậm Vành ● Trích từ Tả Truyện.Danh tướng Ngụy Thù có người thiếp yêu là Tố Cơ, chênh lệch tuổi tác rất lớn. Sợ mình chết đi rồi nàng không nơi nương tựa, nên dặn 2 con trai là Ngụy Khỏa và Ngụy Kỳ rằng, sau khi ông chết hãy tìm nhà tử tế mà giúp nàng tái giá. Ít lâu sau ông bệnh nặng, lúc hấp hối lại bảo 2 con hãy chôn sống Tố Cơ theo để bầu bạn cùng ông. Tuy vậy, sau khi ông mất, Ngụy Khỏa không làm như lời ông trăn trối, mà vẫn tìm nhà danh giá giúp nàng Tố Cơ tái giá, được sống an ổn giàu sang. Ngụy Kỳ thắc mắc hỏi anh sao không làm theo lời cha trăn trối, Ngụy Khỏa nói: “Cha nói lúc tỉnh táo mới là lời phải nghe theo, còn lúc bệnh nặng hấp hối, thần trí rối loạn, đó đâu phải thật là ý muốn của cha.” Cha nàng Tố Cơ nhớ ơn Ngụy Khỏa đã không chôn sống con ông lại lo cho có cuộc sống tử tế, nên về sau khi Ngụy Khỏa đánh nhau với tướng Tần là Đỗ Hồi, ông lúc đó đã chết, liền hiển linh kết cỏ lại thành dây làm vướng chân ngựa Đỗ Hồi. Hồi ngã ngựa, bị Ngụy Khỏa bắt được. Trích từ Tục Tề hài ký: Dương Biểu đến chơi núi Hoa Âm, cứu sống được một con chim. Đêm ấy có một đồng tử mặc áo vàng đến tặng bốn chiếc vòng và nói rằng: "Ta là sứ giả của Tây Vương mẫu may được chàng cứu mạng, xin cảm tạ đại ân"..Do đó, người ta thường nói "kết cỏ ngậm vành" để chỉ sự đền ơn trả nghĩa Huyện Tá ● Chức quan phụ giúp, trợ lý cho huyện lệnh. Tỳ Sa Môn Thiên Vương ● Là vị Thiên vương ở cõi này, cung điện đặt tại khoảng lưng chừng núi Tu-di. Thái Công ● Hay Thái Công Vọng, hay Khương Thái Công, tức là Khương Tử Nha, người cầm quân giúp Vũ Vương đánh Trụ. Chu U Vương ● Là vị vua cuối cùng của nhà Tây Chu, trị vì từ năm 781 trước Công nguyên đến năm 771 trước Công nguyên. U Vương bạo ngược vô đạo, mê đắm Bao Tự, phế bỏ thái tử và hoàng hậu, bị cha của hoàng hậu là Thân hầu khởi binh hợp với nước Tằng và quân Khuyển, Nhung kéo về đánh, phải bỏ chạy rồi bị giết ở Ly Sơn. Sau lập con trưởng của ông là thái tử Nghi Cửu lên kế vị, tức Chu Bình Vương, mở đầu nhà Đông Chu, vì thiên đô về phương đông. Khổng, Nhan ● Tức Khổng Tử và Nhan Hồi, được xem như những vị tiên thánh của đạo Nho. Chu Đôn Di ● Cũng thường được gọi là tiên sinh Liêm Khê (濂溪), là nhà Nho nổi tiếng vào đời Tống, sinh năm 1017 và mất năm 1073, là người học theo lý thuyết của Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107). Cả ba người đã có những đóng góp đáng kể vào học thuyết cũng như tư tưởng của Nho giáo. Chu Hy ● Tên tự là Nguyên Hối, tự Hối Am, sinh năm 1130, mất năm 1200, là người kế thừa lý thuyết của Chu Đôn Di nhưng đã phát huy đến mức hoàn chỉnh hơn nhiều. Lục Tượng Sơn ● Tức Lục Cửu Uyên, sinh vào năm 1139 và mất năm 1192, là người tiếp nối những tư tưởng của Trình Di, Trình Hạo nhưng đưa ra rất nhiều phát kiến giúp cho hệ thống tư tưởng này được hoàn chỉnh hơn. Y Xuyên Tiên Sinh ● (伊川), tức Trình Di (程頤). Thiệu Khang Tiết ● (邵康節) tên thật là Thiệu Ung (邵雍), tự là Nghiên Phu, hiệu là Khang Tiết, sinh năm 1011, mất năm 1077. Chu Mậu Thúc ● Chỉ Chu Đôn Di. Tám Phương ● Bao gồm 4 phương chính là đông, tây, nam, bắc và 4 phương phụ là đông nam, đông bắc, tây nam và tây bắc. Thuyết Ngũ Hành ● Thuyết của Nho giáo và Đạo giáo bao gồm 5 yếu tố là kim (kim loại), mộc (cây gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa) và thổ (đất). Nhân Hoàng ● Là vị vua thứ ba trong truyền thuyết Trung Hoa. Trước ông là Địa Hoàng (thứ hai) và Thiên Hoàng (thứ nhất). Hàn Xương Lê ● Tức Hàn Dũ (韓愈), một người có văn tài nhưng phản bác đạo Phật. Ông nổi tiếng với bài văn tế đuổi được cá sấu. Bài Phật cốt biểu ông viết năm 819, dâng lên vua Đường Hiến Tông để can ngăn việc vua tổ chức rước Xá-lợi Phật. Hiến Tông nổi giận ra lệnh xử tử, nhờ có một số các quan hết sức xin cho nên mới thoát chết, nhưng bị giáng chức xuống làm Thứ sử ở Triều Châu, một vùng rất xa xôi hẻo lánh. Phật Ca Diếp ● Là một trong 7 vị Phật quá khứ, ra đời trước đức Phật Thích-ca, vào lúc tuổi thọ trung bình của con người là 20.000 năm. Mẫu ● Đơn vị đo lường ngày xưa, mỗi mẫu là một diện tích vuông vức 4 cạnh đều bằng 60 trượng, không giống như mẫu tây hay hecta ngày nay. Thạch ● Mỗi thạch bằng 10 đấu.Mỗi đấu bằng 10 thăng. Nếu tính theo như giai đoạn về sau thì mỗi thăng tương đương khoảng 1 lít, nên mỗi thạch bằng khoảng 100 lít. Nhưng nếu tính theo trọng lượng thì mỗi thạch bằng 120 cân. Đấu ● Mỗi thạch bằng 10 đấu.Mỗi đấu bằng 10 thăng. Nếu tính theo như giai đoạn về sau thì mỗi thăng tương đương khoảng 1 lít, nên mỗi thạch bằng khoảng 100 lít. Nhưng nếu tính theo trọng lượng thì mỗi thạch bằng 120 cân. Đại Hoàng ● Đại Hoàng và Ba Đậu là những vị thuốc phải thận trọng khi dùng vì có thể gây các tác dụng không tốt nếu dùng thường xuyên. Hai vị này có thể kết hợp để trị chứng kiết lỵ đi tiêu ra máu. Ba Đậu ● Đại Hoàng và Ba Đậu là những vị thuốc phải thận trọng khi dùng vì có thể gây các tác dụng không tốt nếu dùng thường xuyên. Hai vị này có thể kết hợp để trị chứng kiết lỵ đi tiêu ra máu. Triều Kim ● Do tộc người Nữ Chân sáng lập, cầm quyền vào khoảng những năm 1115 đến 1234, tồn tại song song với triều Nam Tống ở Trung Hoa. Diêm Vận Sứ ● Quan chủ quản việc liên quan đến sản xuất và vận chuyển muối. Lưỡng Triết ● Chỉ chung 2 tỉnh Triết Đông và Triết Tây. Quận Thủ ● Chức quan đứng đầu một quận, là đơn vị hành chánh cấp trên của huyện. Dự Chương ● Nay là Nam Xương thuộc Giang Tây. Trừng Giang ● Nay là Giang Âm thuộc tỉnh Giang Tô. Khoa Tiểu Thí ● Khoa thi ở cấp huyện, trước khi lên thi Hương ở cấp tỉnh. Phúc Thí ● Kỳ thi xưa phân làm 2 lần, lần đầu gọi là Sơ Thí, lần sau gọi là Phúc Thí. Sơ Thí ● Kỳ thi xưa phân làm 2 lần, lần đầu gọi là Sơ Thí, lần sau gọi là Phúc Thí. Trường Châu ● Nay là Tô Châu. Hoa Đình ● Nay nằm về phía tây huyện Tùng Giang, thuộc Thượng Hải. Lục Thần Thông ● Sáu khả năng phi thường của người tu tập đã chứng đắc, bao gồm: 1. Thần Túc Thông - 神足通, là tên gọi chung của các năng lực siêu nhiên như bay trên trời, hóa thân, v.v. . . 2. Thiên Nhãn Thông - 天眼通, năng lực biết được trạng thái chuyển sanh của chúng sanh. 3. Thiên Nhĩ Thông - 天耳通, năng lực nghe được tất cả các âm thanh. 4. Tha Tâm Thông - 他 心通, năng lực biết được suy nghĩ của người khác. 5. Túc Mạng Thông - 宿命通, năng lực nhớ rõ trạng thái sinh tồn trong đời quá khứ. 6. Lậu Tận Thông - 漏盡通, năng lực biết được phiền não của bản thân đã dứt sạch. Thập ác ● Mười điều ác, là mười điều trái ngược với Mười điều lành hay Thập Thiện, bao gồm: 1. Sát sanh, 2. Trộm cắp, 3. Tà dâm, 4. Vọng ngữ, 5. Ỷ ngữ, 6. Lưỡng thiệt, 7. Ác khẩu, 8. Tham dục, 9. Sân khuể, 10. Tà kiến. Trai Tăng ● Nghi lễ cung thỉnh chư tăng để cúng dường đầy đủ các món nhu yếu như thuốc men, y phục, thức ăn uống... Ruộng Phước Thế Gian ● Chỉ những bậc đạo cao đức trọng, là nơi cho mọi người cung kính, quy ngưỡng, nếu ai cúng dường các bậc như thế sẽ được phước báo lớn lao, như người gieo thóc giống vào đám ruộng tốt sẽ thu hoạch được rất nhiều; do đó mà gọi các ngài là ruộng phước của thế gian (Phước Điền). Phước Điền ● Chỉ những bậc đạo cao đức trọng, là nơi cho mọi người cung kính, quy ngưỡng, nếu ai cúng dường các bậc như thế sẽ được phước báo lớn lao, như người gieo thóc giống vào đám ruộng tốt sẽ thu hoạch được rất nhiều; do đó mà gọi các ngài là ruộng phước của thế gian Pháp Uyển Châu Lâm ● (法苑珠林) – Sách do ngài Đạo Thế soạn vào đời Đường, được xếp vào tập 53 của Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, kinh số 2122, cả thảy có 100 quyển. Tỳ Bà Thi Phật ● Tức là vị Phật thứ 998 trong số 1000 vị Phật của kiếp Trang nghiêm. Ni Câu Đà ● Tên một loài cây ở Ấn Độ. (Chú giải của soạn giả) Hộc ● (Thạch). Đơn vị đong lường ngày xưa, mỗi hộc bằng 10 đấu.Mỗi đấu bằng 10 thăng. Nếu tính theo như giai đoạn về sau thì mỗi thăng tương đương khoảng 1 lít, nên mỗi thạch bằng khoảng 100 lít. Nhưng nếu tính theo trọng lượng thì mỗi thạch bằng 120 cân. Phát Tâm Bồ Đề ● Tức phát tâm cầu quả Phật để cứu độ tất cả chúng sinh. Thuận Trị ● Niên hiệu Thuận Trị của nhà Thanh bắt đầu từ năm 1644 đến năm 1661. Thuần Hy ● Niên hiệu đời Tống Hiếu Tông, bắt đầu từ năm 1174 và kéo dài đến năm 1189. Ngũ Giới ● Hay Năm giới, là những giới căn bản của người cư sĩ thọ trì sau khi quy y Tam bảo, bao gồm các giới: (1) không giết hại, (2) không trộm cướp, (3) không tà dâm, (4) không nói dối (5) không uống rượu. Bát Giới ● Hay Bát trai giới, Tám giới, bao gồm Ngũ giới hay Năm giới, là những giới căn bản của người cư sĩ thọ trì sau khi quy y Tam bảo, bao gồm các giới: (1) không giết hại, (2) không trộm cướp, (3) không tà dâm, (4) không nói dối (5) không uống rượu. Năm giới như trên cộng thêm 3 giới nữa là: (6) Không sử dụng các loại dầu thơm, phấn sáp thoa phết lên thân thể, (7) Không xem, nghe các trò ca nhạc, múa hát, (8) Không ngồi nằm trên giường ghế cao rộng. Tám giới này thường được người cư sĩ phát nguyện thọ trì trọn vẹn trong thời gian một ngày, gọi là ngày Bát quan trai. A Tu La ● Cảnh giới a-tu-la còn gọi là bán thần, gồm những chúng sinh ít phước hơn chư thiên nên tuy cũng có thần thông biến hóa mà sự thọ hưởng an lạc không bằng chư thiên. Chúng sinh cảnh giới này đa phần nặng tâm sân hận nên thường gây sự đánh nhau với chư thiên, khiến cho Đế thích cũng bị quấy nhiễu. Vì thế, khi thấy chúng sinh làm việc thiện sinh về cõi trời nhiều hơn vào cõi a-tu-la thì Đế thích vui mừng. ● Gặp việc nhân nghĩa thì làm, gặp việc sai quấy cũng không tránh, vừa cang trực, mà cũng vừa độc ác. mặc dù có làm những điều phước thiện, nhưng tánh tình hung hăng nóng nảy vẫn cònm, lại thêm tà hiến, si mê, tin theo tà giáo. Tạo nhân như vậy, kết quả sẽ Luân Hồi làm A Tu La, gặp vui sướng cũng có, mà buồn khổ cũng nhiều. Thập Trai ● Giữ gìn trai giới thanh tịnh mỗi tháng 10 ngày, là các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 ( AL ) . Tuyên Tông ● (Triều Minh ). Tức trong khoảng thời gian từ năm 1425 đến năm 1435. Chính Thống ● Niên hiệu Chính Thống là vào đời vua Minh Anh Tông, kéo dài từ năm 1436 đến năm 1449. Tinh Vệ ● Theo truyền thuyết thì con gái vua Viêm Đế bị chết đuối ở biển Đông, hóa thành loài chim tinh vệ ngày ngày bay đến núi Tây ngậm đá tha về muốn lấp cho đầy biển. Vương Tường ● Xưa có người con hiếu là Vương Tường. Mẹ ông thích ăn cá tươi, năm ấy trời lạnh quá nước đóng thành băng không sao bắt được cá. Vương Tường muốn có cá dâng lên mẹ, nên ra sông cởi áo nằm lên băng, muốn lấy hơi nóng của thân thể mà làm cho băng tan để bắt cá. Lòng hiếu thảo của ông cảm động thấu trời, khiến băng giá tự nhiên tan ra, có một cặp cá từ dưới sông nhảy vọt lên cho ông bắt về dâng mẹ. Ngũ Trược Ác Thế ● Cõi đời có năm sự ô trược xấu ác : tức thế giới Ta-bà chúng ta đang sống. Năm sự ô trược đó là: kiếp trược, kiến trược, chúng sinh trược, mạng trược và phiền não trược. Quy An ● Thuộc vùng Triết Giang thuộc thành phố Hồ Châu Kiến Khang ● Nay là Nam Kinh. Hội Kê ● Nay là vùng Thiệu Hưng thuộc tỉnh Triết Giang. An Tức ● 1. Nghỉ ngơi. 2. Tên xưa nước Ba Tư (Persia, tức Iran hiện nay). An Tức nguyên là một nước Phật giáo vào đầu công nguyên, từ đây có nhiều tăng sĩ đến Trung Hoa truyền bá đạo Phật. Nổi tiếng nhất là An Thế Cao, An Huyền, Đàm Vô Đế, An Pháp Khâm. Tầm Dương ● Ngày nay là quận Cửu Giang, thuộc vùng Giang Tây Ma Lợi Chi Thiên ● (摩利支天), Phạn ngữ là Marīci-deva, Hán dịch là Uy Quang thiên hay Dương Diệm thiên, được tin là một vị trời thường cứu hộ nhân gian, có được nhắc đến trong kinh Ma-lợi-chi Bồ Tát Đà-la-ni (摩利支菩薩陀羅尼經). Ngũ Nhạc ● Tức năm ngọn núi lớn của Trung Hoa, bao gồm 5 ngọn núi lớn là: Hoa sơn, Thái sơn, Tung sơn, Hằng sơn và Hành sơn. Hành Cung ● Cung điện tạm thời để đức vua cư ngụ khi không ở trong cung điện chính. Ngũ Tướng Suy ● Năm đức tốt mất dần, có nghĩa là năm tướng suy của một vị thiên nhân bắt đầu hiển lộ. Năm tướng suy ấy là: 1. Quần áo thường dơ bẩn; 2. Đầu tóc rối bời, hoa trên đầu tàn tạ; 3. Thân thể hôi hám và nhơ nhớp; 4. Dưới nách thường ra mồ hôi; 5. Không thấy ưa thích ngai vị, chỗ ngồi của mình. Tu Đà Hoàn là quả vị đầu tiên trong bốn thánh quả: 1. Tu-đà-hoàn, 2. Tư-đà-hàm, 3. A-na-hàm, 4. A-la-hán. Vì thế cũng thường gọi là Sơ quả (quả vị đầu tiên) hay quả Nhập lưu (bắt đầu nhập vào dòng thánh). Ở quả vị này, ý thức đã sáng suốt, không còn bị mê lầm nữa, song thất thức còn chấp ngã, nên phải trở lại trong cõi Dục, nhiều nhất là bảy phen sanh tử nữa, mới gọt sạch các kiết sử phiền não thầm kín, nằm nép trong tâm thức, và chứng quả A La Hán. Tịnh Châu ● Nay là Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Đông. Phát Quang Địa ● (發光地) là địa vị tu chứng thứ ba trong Thập địa của hàng Bồ Tát. Thiên Nhân Sư ● Bậc thầy dạy của cả hai cõi trời, người. Đây là một trong Thập hiệu của Phật: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Mậu Sơn ● Thuộc huyện Ngân, tỉnh Triết Giang. Khổng Nhan ● Chỉ chung Khổng Tử và Nhan Hồi, dùng biểu trưng cho học thuyết Nho giáo, vì đây được xem là là hai vị thánh ban đầu khai sáng Nho giáo. Ý-Tất-Cố-Ngã ● Thuyết “ý, tất, cố, ngã” (意, 必, 固, 我): các nhà Nho thời Hán, Tống đều cho rằng Khổng Tử có 4 điều dứt tuyệt (子絕四 – Tử tuyệt tứ) là ý (chỉ ý nghĩ), tất (sự thiên lệch), cố (sự cố chấp) và ngã (bám chấp vào bản ngã). Tuy nhiên, Trịnh Nhữ Hài trong sách Luận ngữ ý nguyên (論語意原) lại giải thích rằng Khổng Tử không phải dứt tuyệt “ý, tất, cố, ngã”, mà là dứt tuyệt “vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã”. Về sau, Trình Thụ Đức trong sách Luận ngữ tập thích (論語集釋) cũng tán thành, cho cách giải thích này là hợp lý hơn. Có thể thấy rằng, chỗ giảng giải của các nhà Nho mỗi nơi, mỗi thời một khác biệt nhau, nhưng vô hình chung khi các nhà Nho có chỗ nào nói ra hợp lý thì dường như lại càng đến gần hơn với giáo lý nhà Phật. Cao Đào ● Vị quan tư pháp giữ việc xét xử vào thời vua Thuấn, vua Vũ. Xuân Thu ● Là bộ sách do Khổng Tử biên soạn, ghi chép sử nước Lỗ trong khoảng thời gian 42 năm, từ năm thứ 49 đời Chu Bình Vương đến năm thứ 39 đời Chu Kính Vương. Sách được Nho gia tôn trọng xếp vào một trong Ngũ kinh, gọi là Kinh Xuân Thu. Vương Đạo ● (276 -339), giữ chức Tể tướng của triều Đông Tấn trong 33 năm. Vương Thản Chi ● Con trai Vương Đạo (276 -339), ( giữ chức Tể tướng của triều Đông Tấn trong 33 năm ) . Mất năm 375. Khổng Mạnh ● Khổng Tử và Mạnh Tử, chỉ cái học Nho gia, bởi trước thuật của 2 người này chi phối phần lớn nội dung chủ yếu của Nho học. Trọng Ni ● Tức Khổng Tử. Thôi Hạo ● Tên tự là Bá Uyên, quảng văn bác học, mưu trí hơn người, giữ nhiều chức vụ quan trọng thời Bắc Ngụy. Không rõ năm sinh của ông, nhưng mất vào năm 450. Thái Vũ Đế ● Tức Ngụy Thái Võ Đế, sinh năm 408 và mất năm 452. Phạm Hạnh ● 梵 行; C: fànxíng; J: bongyō; S: brahmacarya; P: brahmacariya; cũng được dịch là Tịnh hạnh; 1. Hạnh thanh tịnh. Phạm ( 梵 ) nghĩa là thanh tịnh, thuật ngữ chỉ cho sự tu tập để giải trừ tham dục. Là công phu tu tập của tầng lớp Bà-la-môn thực hiện trong khi học đạo; 2. Là một trong những sự kiềm chế kỉ luật, Dạ-ma; 3. Tu tập hạnh thanh tịnh. Tu tập giới luật của tăng sĩ Phật giáo. Pháp tu giải trừ tham dục. ● Brahmacarya. Hạnh tu thanh tịnh của người xuất gia đoạn hẳn tứ trong tội. Người tu phạm hạnh trong đạo Phật sẽ vào niết bàn. Vãng sanh về cõi Phật. Tăng Kỳ Luật ● Giới luật của Tăng già. Theo nghĩa hẹp thì đó là tên của một trong năm bộ Luật của Luật tạng. Tên gọi đầy đủ của bộ Luật này là Ma ha Tăng kỳ luật (Mahavaga). Bộ Luật này lần đầu tiên do cao tăng Trung Hoa Pháp Hiển đưa từ Ấn Độ về và dịch ra chữ Hán năm 414 TL. Nội Minh ● Trong các trung tâm Phật học lớn ở Ấn Độ, ngày xưa khi đạo Phật còn thịnh hành ở đây, như tại học viện Nalanda, người ta dạy năm môn học trong đó nội minh là môn Phật học. Còn bốn môn kia là Thanh minh (ngôn ngữ học, văn học), Công xảo minh (công nghệ học), Y phương minh (y học), Nhân minh (luận lý học). Kiến Chấp ● Kiến là nhận thức. Nhận thức của mình đã sai lầm, nhưng vẫn khư khư cố chấp, như vậy gọi là kiến chấp. Kinh Bách Du kể truyện ngụ ngôn một người cha trong cơn hỏa hoạn tìm thấy trong nhà cháy một đống xương khô, ngỡ là xác con mình, thế rồi đem đống xương đó về nhà khóc lóc, thờ cúng. Về sau, đứa con thất lạc chạy về, gõ cửa gọi cha, nhưng người cha nhất định không tin, cho rằng đó là ma quỷ hiện hình, quấy phá. Kiến chấp cũng là như vậy. Cố chấp rằng mình đã nắm chân lý trong tay, trong khi Chân lý đến ngay trước cửa nhà vẫn không nhận ra, không chịu mở cửa. Một tên gọi khác của kiến chấp là kiến thủ. Mười Tâm Kim Cương ● Tâm Kim cương là tâm rắn chắc như Kim cương, không bao giờ dao động thoái lui. Đó là mười tâm của vị Bồ Tát: 1. Thấu suốt chân lý trong mọi hiện tượng. 2. Cứu độ tất cả chúng sinh. 3. Tán thán cất cả mọi cõi Phật. 4. Hồi hướng mọi công đức của mình cho chúng sinh. 5. Phục vụ sự nghiệp độ sinh của tất cả các đức Phật. 6. Thể hiện chân lý của tất cả mọi luật tắc mà chư Phật đã phát hiện. 7. Thực hiện hạnh nhẫn nhục chịu khó đến mức hoàn thiện. 8. Đeo đuổi không nản chí sự nghiệp Bồ Tát của mình. 9. [tr.433] Đưa sự nghiệp của mình đến chỗ viên mãn. 10. Giúp tất cả chúng sinh trên con đường phát triển tâm linh và thành tựu mục tiêu tâm linh. Bát Giáo ● Một khái niệm của Tông Thiên Thai ở Trung Hoa, phân chia toàn bộ giáo lý Phật Thích Ca thành tám loại, có thể nói là tám bộ môn: 1. Tam tạng giáo: là giáo lý cộng thông trong ba tập thánh điển Kinh, Luật, Luận. 2. Thông giáo: giáo lý cộng thông cho cả Tiểu thừa và Đại thừa. 3. Biệt giáo: giáo lý riêng có của Đại thừa. 4.Viên giáo: giáo lý được trình bày một cách hoàn thiện, viên mãn, toàn bộ môn không phân biệt Đại thừa hay Tiểu thừa. Trên đây là bốn nội dung giáo lý, Phật dùng để hóa độ chúng sinh và tùy theo căn cơ cao thấp của chúng sinh. 5. Đốn giáo: phương pháp giáo hóa nhanh chóng, trực tiếp. 6. Tiệm giáo: phương pháp giáo hóa dần dần, tuần tự có hệ thống. 7. Bí mật giáo: có trường hợp, Phật dùng những phương tiện bí mật để giáo hóa. Vd, trong số chúng sinh nghe pháp, có cả chư Thiên và loài phi nhân cùng dự với loài người, thì lời Phật giảng cả cho chư Thiên, phi nhân và loài người đều nghe được, tất nhiên với tầm hiểu biết khác nhau. 8. Bất định giáo: nội dung đổi khác tùy theo trình độ người nghe. Ân Điền ● Ruộng ân đức. Tức cha mẹ, thầy giáo đối với mình là ruộng ân đức, mình phải phụng dưỡng, cung kính vừa để trả ơn, vừa mình được phước báo. Bồ Tát Giới ● Những giới luật dành chung cho những người tu xuất gia, có phát nguyện thụ giới Bồ Tát và tu hạnh Bồ Tát và Phật. Vì thế có từ Bồ Tát Tỷ Kheo. Còn “Bồ Tát ưu bà tắc giới” là giới luật dành riêng cho những người tại gia, muốn tu hạnh Bồ Tát. Ưu bà tắc là Phật giáo tại gia. Bồ Tát giới có tất cả 58 điều giới, trong số này có 10 điều trọng, và 48 điều khinh. Trọng là nặng nếu phạm thì có lỗi nặng. Khinh là nhẹ, nếu phạm thì mắc lỗi nhẹ. Ở đây chỉ liệt kê sơ 10 điều trọng là: 1. Giết hại; 2. Trộm cắp; 3. Dâm dục; 4. Nói dối; 5. Say rượu; 6. Nói điều lỗi của bốn chúng (là Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di); 7. Khen mình chê người; 8. Keo kiệt lại hay chê bai; 9. Hờn giận không nguôi; 10. Gièm pha Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện ● Sách chép sự tích của 12 du tăng Trung Hoa và Việt Nam đi thành ba đoàn, đến Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VII và VIII. Tác giả là Nghĩa Tịnh đời nhà Đường. Trong 12 du tăng, có 4 người là người Việt Nam. Đại Đường Tây Vực Ký Sách kể truyện đi Tây Vực của Pháp sư Huyền Trang. Vô Tác Giới ● Đồng nghĩa với vô biểu giới. Tăng sĩ khi thọ giới, ngoài sự thọ giới trên hình thức ra, còn tiếp thu luôn được cái giới luật vô hình, nhưng luôn luôn có mặt ở trong mình, có tác dụng thường xuyên ngăn trở mình không phạm giới. Đó là ấn tượng của lễ truyền giới long trọng trang nghiêm, lưu lại trong tâm của người được thọ giới (giới tử), ngăn không cho giới tử phạm giới về sau này. A Do ● (S. Ayurveda). Một trong các sách Thánh Veda của Ấn Độ giáo. Cuốn A Do bàn về nghệ thuật sống cho được trường thọ. Lạc ● 1. An vui, niềm vui của người tu hành, vui trong yên tỉnh, khác với niềm vui thế gian, xao động, không yên vì bị lòng tham dục khuấy động, do đó mà có hợp từ dục lạc. ● 2. Vua Trần Nhân Tông có bài phú Cư Trần Lạc Đạo phú bằng văn Nôm, ca ngợi niềm vui của người tu đạo, tuy sống giữa thế gian, trần tục, mà vẫn hưởng trọn niềm vui của đạo. ● Cao sữa: Lấy sữa đun sôi và đặc lại gọi là cao sữa. Thiên Thai Tông ví thời kỳ thuyết giáo thứ hai của Phật là lạc vị (có mùi vị cao sữa) chưa phải sửa ở dạng tinh túy và bổ nhất (dạng sữa ngon, bổ nhất gọi là đề hồ). Lạc Ba La Mật ● Niềm vui cùng cực của bậc thánh. Đó là một trong bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh. Lạc Biến Hóa Thiên ● S. Sunirmita. Cõi trời thứ năm trong sáu cõi Trời Dục giới. Tại cõi Trời lạc biến hóa thiên, chúng sinh có thể hưởng thụ bất cứ niềm vui nào tùy theo sở thích của mình. Hai tên gọi khác của cõi trời này là Diệu lạc hóa thiên và Hóa tự lạc thiên. Lạc Căn ● Những căn năng làm môi giới cho sự vui thích, như mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Dục Sự thèm muốn vui sướng, chủ yếu nói những thèm muốn vui thích nhục dục. Duyên Quán ● Quán là quán sát. Duyên là ngoại duyên. Duyên quán là quan sát ngoại duyên. Duyên Quán Câu Tịch ● Tầm quán và ngoại duyên đều lặng, như không tồn tại. Một phép quán của Đại thừa (x. Đại thừa phẩm Bát Nhã kinh). Ấn Thuận Định ● Một phép tu định của Tông Duy Thức, xem ngoại cảnh và tâm thức đều là không, không thể nắm bắt được. Bốn Thánh ● H. Tứ thánh; S. Catus-arya . Tùy theo Phật giáo Bắc tông hay Nam tông mà sự phân biệt có khác nhau. Bắc tông phân biệt có: 1. Phật. 2. Bồ Tát. 3. Bích Chi Phật. 4. A-la-hán. Nhưng Nam tông phân biệt có: 1. Tu Đà Hoàn. 2. Tư Đà Hàm. 3. A Nà Hàm 4. A-la-hán Hồ ● Người Hán (Trung Quốc) gọi chung người ở vùng ở phía Tây Trung Hoa là Hồ. Cho nên, người Hồ có thể là người các xứ Trung Á, cũng có thể là người Ấn Độ. Hồ Bảy Báu ● Hồ thất bảo. Ở cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, các hồ hoa sen đều làm bằng bảy loại châu báu rất đẹp. Chúng sinh vãng sinh về cõi Cực Lạc không phải sinh ra từ bụng mẹ như ở cõi Sa Bà, mà sinh ra từ hoa sen trong hồ bảy báu. Hồ Đạo Nhân ● Tăng sĩ Ấn Độ hay Trung Á. Hồ Kinh ● Kinh Phật. Hồ Quỳ ● Kiểu quỳ của tăng sĩ Ấn Độ. Một kiểu quỳ được nói trong Kinh Phật là quỳ gối bên phải (hựu tất trước địa). Tất nhiên, còn có những kiểu quỳ khác. Hồ Tăng ● Tăng sĩ Ấn Độ hay Trung Á. Hồ Thiên ● Chùa do chúa Trịnh Giang xây dựng năm Vĩnh Hựu thứ 26 (1736) trên núi huỵên Bảo Lộc, trấn Kinh Bắc, nay là tỉnh Hà Bắc. Hồ Thực Kiện ● S. Hujikan: Một vương quốc xưa ở phía Tây Nam xứ Balk vùng Trung Á. Sắc Uẩn ● Một trong năm uẩn. Sắc uẩn là tập hợp những yếu tố vật chất cấu thành một chúng sinh. Bốn uẩn còn lại là những yếu tố phi vật chất: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Cg, sắc chúng. Phạm Vương ● 梵 王; C: fànwáng; J: bonō; Vua cõi trời Đại phạm. Hai Thừa ● Thừa là cỗ xe. Phật pháp ví như cỗ xe chở chúng sinh từ bất hạnh đến an lạc, từ mê lầm đến giác ngộ. Hai thừa thường chỉ cho Tiểu thừa là cỗ xe nhỏ và Đại thừa là cỗ xe lớn. Tất nhiên, các Phật tử Nam tông bị gọi là Tiểu thừa không chấp nhận sự phân biệt này. Hai Thừa cũng thường chỉ cho Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa (x. Thanh Văn, Duyên Giác) Viên Âm ● Tiếng nói của Phật, về nội dung, vừa hợp với chân lý, vừa hợp với trình độ người nghe, người cao thấp đều được hiểu ngộ, về hình thì vừa hùng hồn, vừa êm dịu, dễ nghe, ● Là tên một nguyệt san Phật giáo xuất bản ở Huế trước cách mạng tháng Tám. Chủ nhiệm là ông Lê Đình Thám, nguyên Hội trưởng hội Phật giáo miền Trung. Viên Âm ● Là tiếng tròn. Tiếng nói của Phật đầy đủ ý nghĩa, tùy theo trình độ của người cao thấp đều được hiểu ngộ. Năm Vị ● H. Ngũ vị.Năm pháp vị. Một khái niệm của tông Thiên Thai, chia quá trình thuyết pháp của Phật ra làm năm thời giáo: 1. Vị sữa nước: sữa tươi (nhũ) chỉ cho thời thứ nhất, Phật giảng Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka). 2. Vị kem: sữa đặc lại (lạc), chỉ cho thời kỳ thứ hai, Phật giảng các bộ Kinh A Hàm (Agamas). 3. Vị sinh tồ: sữa chua (sinh tồ), chỉ cho thời thứ ba, Phật giảng các bộ Kinh Đại Thừa Phương Đẳng (Vaipulyas). 4. Vị thục tồ: bơ (thục tồ), chỉ cho thời Phật giảng các bộ Kinh Bát Nhã. 5. Vị đề hồ: bơ, nhưng tinh chế (đề hồ), chỉ cho thời Phật giảng các bộ Kinh Pháp Hoa, Niết Bàn. Tông Thiên Thai gọi các kinh Pháp Hoa, Niết Bàn là Viên giáo. Năm vị là một khái niệm của tông Thiên Thai. Các tông phái khác có cách chia của họ, không giống với Tông Thiên Thai. Diệu Quán ● Khái niệm của tông Thiên Thai. Khi quán không, đồng thời kết hợp quán giả và quán trung, thấu hiểu được lý trung đạo. Khi quán giả, đồng thời cũng kết hợp quán không, và quán trung đạo, và thấu được lý không và lý trung đạo. Và khi quán trung, cũng kết hợp quán không và quán giả, thấu được lý không và lý giả. Quán sát như vậy gọi là Diệu quán. Bảy Mươi Lăm Pháp ● Bộ A Tỳ đàm Câu xá (S. Abhidharma Kosa) khái quát mọi hiện tượng và sự vật thành 75 phạm trù, gọi là pháp (Dharmas), chia thành năm mục: 1. Sắc pháp: tức vật chất. 2. Tâm pháp. 3. Tâm sở pháp: các pháp thuộc về tâm. 4. Tâm bất tương ưng hành pháp: Các pháp này không tương ưng với tâm, không thuộc về tâm. 5. Vô vi pháp: Loại pháp không phải là nhân duyên sinh, cho nên không sinh, không diệt. Tam Muội ● ( samàdi ). Tự tánh như như bất động gọi là chánh định. Đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc đều trong định. Nếu tĩnh tọa mới nhập định, có xuất có nhập thì chẳng phải đại định. Bụi Trần ● Thuật ngữ Phật giáo chỉ danh lợi thế gian không khác gì bụi bặm, làm ô nhiễm, dơ bẩn tâm hồn người. “Ngắm xem cốt cách thanh kỳ, Bụi trần chẳng có mảy may chút nào”. (Nam Hải Quan Âm Truyện) Hoặc ● S. Moha; A. Illusion, delusion, passion, temptation. Mê hoặc, lầm lạc. Cũng có nghĩa là phiền não (S. klesa). Hoặc Chướng ●Mê hoặc tạo chướng ngại, khiến cho tu hành khó khăn, khó nhập đạo. Hoặc Nhiễm ● Mê hoặc làm cho bị nhiễm ô, nhơ bẩn. Hoặc Nghiệp Khổ ● Do hoặc mà tạo nghiệp, do tạo nghiệp mà chịu khổ. A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Hiển Tôn Luận ● (S. Abhidharma-kosa samaya-pradipika). Bộ Luận gồm 40 quyển do Luận sư Ấn Độ Chúng Hiền soạn, Đường Huyền Trang dịch. Gọi tắt là Hiển tôn luận. Luận sư Chúng Hiền đã từng viết bộ Luận “A tỳ đạt ma thuận chánh lý luận” để phá quan điểm của Luận sư Thế Thân trong Câu Xá Luận. Sau lại tóm lược nội dung của cuốn Thuận chánh lý luận trong bộ Luận mới này. Bộ Luận này chỉ có 9 phẩm. Hàm Linh ● Loại có linh hồn, linh tánh. Đồng nghĩa: chúng sanh hàm loại, hàm sanh, hàm tình, hàm thức. Nhưng tiếng hàm linh thường dùng để chỉ loài người. Như: Đạo tế hàm linh. A Di Lợi Đô ● (S. Amrta). Theo Ấn Độ giáo đó là thuốc trường sinh bất tử, cũng gọi là Cam Lộ. Đạo Phật dùng từ Cam Lộ để chỉ cho cảnh giới Niết Bàn bất tử. Chiên Đàn ● S. Gandha; P. Gandhana . Một loại cây thơm dùng làm hương cúng Phật. “Đốt ngũ phần hương, chẳng tốn đến chiên đàn chiêm bạc.” (Trần Nhân Tông –Cư Trần Lạc Đạo) Kiều Trần Na ● S. Kaundinya . Nói đầy đủ là A Nhã Kiều Trần Na (S. Ajna Kaundinya), là vị đệ tử xuất gia đầu tiên của Phật Thích Ca, cũng là vị chứng quả A-la-hán đầu tiên trong Tăng chúng, hồi Phật còn tại thế. Ông vốn là một trong năm người bạn cùng tu khổ hạnh với Phật. Sau khi Phật thành đạo, Phật đến vườn Lộc uyển gần thành Bénarés, giảng cho ông Kiều Trần Na và các bạn đồng tu về thuyết Bốn Đế. Từ A Nhã (Ajna) có nghĩa là đã biết, đã hiểu. Vì ông Kiều Trần Na giác ngộ trước tiên, sau khi được nghe Phật giảng về thuyết Bốn Đế, cho nên Phật đặt tên cho ông như vậy. Một tên khác (phổ thông hơn) của ông là Kiều Trần Như. Trong Kinh Pháp Hoa, Phật thọ ký cho ông sẽ thành Phật, hiệu là Phổ Minh (S. Samantaprabhana). Danh Hiệu Bất Khả Tư Nghì ● Danh hiệu Phật A Di Đà. Theo Tông Tịnh Độ; thành tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà là có thể vãng sinh về cõi Cực Lạc, ở đấy sẽ có đầy đủ điều kiện để tu học và giác ngộ, giải thoát. Niệm danh hiệu Phật A Di Đà có công đức vô lường như vậy, cho nên gọi đó là danh hiệu bất khả tư nghì (bất khả tư nghì là không thể nghĩ bàn được, siêu việt mọi sự nghĩ bàn). Bát Đặc Ma ● S. Padma . Hoa sen đỏ. Một trong các dấu hiệu trên chân của Phật. Si ● S. Moha; A. Delusion, unconsciousness, ignorance. Ngu si, si mê. Không hiểu đạo lý, nhìn sự vật không đúng như thật. Vd, thế giới là vô thường, thay đổi trong từng giây phút lai chấp là thường hằng, trong con người, không có một linh hồn bất diệt nào tồn tại, nhưng lại chắc có linh hồn v.v… Hai từ đồng nghĩa trong sách Phật thường dùng là vô minh và tà kiến. Vô minh nghĩa là không sáng suốt. Tà kiến là có những kiến giản sai lầm. Vd, cho rằng chết là hết tất cả, không có đời sau, cho rằng mọi sự việc xảy ra trên thế gian này đều do một thần linh nào đó sắp xếp định đoạt, hoặc cho là mọi sự việc đều xảy ra một cách ngẫu nhiên… Si Ái: ● Thương yêu đến si mê. Si Ám ● Si mê mờ tối. Si Độc ● Si mê ví như thuốc độc. Si Hoặc ● Si mê, nghi hoặc. Si Mạn ● Si mê và ngạo mạn Si Mê: ● Ngu, mê muội, không thấy sự vật như thật. “Với ai bị si mê, Chúng sinh đi ác thú…” (Kinh Phật Thuyết Như Vậy, 414) Phàm Si mê phàm tục. Võng Võng là lưới. Si mê ví như cái lưới, vây bọc con người, không cho thấy chân lý. Hai Thiện 1. Điều thiện chưa sinh khởi cho nên phải học tập làm cho sinh khởi. 2. Điều thiện đã sinh khởi cho nên phải bồi dưỡng phát huy. Hoạt ● Hoạt: A. Alive, living, lively . Sinh động, sống động. Hoạt Phật ● Phật sống, đó là vị Đạt Lai Lạt Ma đứng đầu giáo hội Phật giáo Tây Tạng. Sau khi quân đội Trung Quốc xâm nhập Tây Tạng thì ông sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong sách Khóa Hư Lục, Trần Thái Tông cũng dùng từ “hoạt Phật”, nhưng để chỉ cho tất cả chúng sinh, ai cũng có Phật tính, ai cũng có khả năng thành Phật trong tương lai. Hoạt Quốc ● S. Ghur hay Ghori. Một nước ở vùng Tân Cương (Turkestan) có ghi tên trong cuốn “Tây Du Ký” của Huyền Trang. A Di Đà Tam Tôn ● Tượng Phật A Di Đà đứng giữa, Bồ Tát Quan Thế Âm đứng bên trái, Bồ Tát Đại Thế Chí đứng bên Phải. Gọi chung là tượng Di Đà tam tôn. Diệu Nghiêm ● Thiền sư Việt Nam (1726-1788) trụ trì chùa Từ Quang, thầy dạy của Thiền sư Toàn Nhật, có thể là tác giả đầu tiên bộ truyện thơ nôm “Hứa Sử Truyện Văn”, sau này được Toàn Nhật san bổ lại. Tri Khố ● 知 庫. người trông lo, quản lí tiền bạc, tài sản của một Thiền viện . Kế Danh Tự Tướng ● Một trong sáu tướng được nói tới trong cuốn Đại Thừa khởi tín luận của Bồ Tát Mã Minh. Do vọng chấp, vọng tưởng mà đặt ra tên gọi này, tên gọi kia, rồi lại dựa vào những tên gọi đó mà tưởng tượng tướng này tướng khác. Bạch Lộ Trì ● Ao cò trắng, gần thành Vương Xá, theo truyền thuyết của Đại thừa, nơi này Phật Thích Ca giảng bộ kinh Đại Bát nhã (600 cuốn, Huyền Trang dịch), tại pháp hội Bát Nhã thứ 16. Tập ● Học tập, tập quán, làm nhiều lần thành quen. ● Tập hợp, tích hợp. Diệt Tích tập điều thiện, diệt hết điều ác. Tập Khí ● Khí Thói quen, ăn sâu từ lâu đời thậm chí từ nhiều đời vào bản tính con người cho nên không dứt bỏ dễ dàng được. Vì vậy nói: “tập khí nan trừ”. Người xuất gia tu chứng được quả A la hán là quả vị cao nhất của Phật giáo Tiểu thừa, tuy đã dứt bỏ được hết phiền não nhưng vẫn chưa đoạn trừ hết thảy được tập khí. Tập Nhân ● Nếu nhân là cùng một loại với quả thì gọi là tập nhân hay là đồng loại nhân. Vd, hạt giống lúa là tập nhân hay đồng loại nhân của cây lúa. Và cây lúa là tập quả, cũng gọi là đẳng lưu quả của nhân là hạt lúa giống. Tập Quả ● Quả đồng loại với nhân, cũng gọi là đẳng lưu quả. Như nói cây lúa là tập quả của nhân là hạt giống lúa. Tập có nghĩa là tập tục (tập là nối tiếp không xen hở). Hải Triều Âm ● A. The ocean tide voice. Tiếng ầm của nước thủy triều, ví với tiếng thuyết pháp của Phật. Tiểu Thừa ● S. Hinayana: Cỗ xe nhỏ. Một tên gọi khác là Phật giáo Nam tông hiện tồn tại ở các nước Đông Nam Á như Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia. Là bộ phái Phật giáo gần gũi nhất với Phật giáo truyền thủy, khi Phật còn tại thế. Các nước Phật giáo Nam tông không bao giờ chấp nhận danh từ “Phật giáo Tiểu thừa” mà một số học giả Đại thừa gán cho họ. Năm Tịnh Cư Thiên ● Chỉ cho năm cõi Trời cao nhất của Sắc giới. Các vị Thánh chứng được quả Bất lai được sinh lên các cõi Trời này, để tiếp tục tu hành chứng quả A la hán: 1. Vô phiền Thiên. 2. Vô nhiệt Thiên 3. Thiện hiện Thiên 4. Thiện kiến Thiên 5. Sắc cứu cánh Thiên Năm cõi Trời này chỉ dành cho Thánh nhân ở, không có lẫn lộn các loài chúng sinh. Vô Quý ● Không biết xấu hổ với người. Còn không biết thẹn với mình là vô tàm. Theo môn Duy Thức học, vô tàm, vô quý là hai tâm sở bất thiện quan trọng, tạo cơ sở, mở đường cho hàng loạt hành vi bất thiện khác. ● Kinh tạng Pali giải thích vô tàm là không xấu hổ khi phạm lỗi và vô quý là không sợ hãi khi phạm lỗi. Phân Phái ● Khi Phật còn tại thế, Phật giáo có tổ chức thống nhất. Sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm, Phật giáo Ấn Độ bắt đầu chia thành nhiều bộ phái, lúc đầu là hai bộ phái lớn là Thượng Tọa bộ và Đại Chúng bộ, về sau cứ phân phái ra mãi, thành ra có tới hai mươi bộ phái khác nhau. Ma Ha Kiều Đàm Di ● S. Mahagautami. x. Ma ha ba xa bà đề. Hoan Hỷ Quốc ● Cõi vui sướng, khoái lạc. Cõi Tịnh độ của đức A Súc Phật. Cũng gọi: Diệu hỷ quốc, Thiện khoái quốc. Cõi ấy nằm về phía đông đối với cõi Ta bà của chúng ta. Vô Sở Hữu Xứ ● Cõi Trời thứ ba của Vô sắc giới, ứng với cấp thiền định gọi là Vô sở hữu xứ định, ở cấp này, thiền giả thành tựu được tâm hoàn toàn thanh tịnh, quân bình. Bản Hán của kinh Đại duyên phương tiện viết là “bất dụng xứ định” lý do không rõ. Cng, vô sở định. Thành tựu được phép định này hành giả trực nhận không có vật gì, hiện tượng gì tồn tại, nhờ đó, bản thân mình không bị hạn chế, bị vướng mắc bởi bất cứ vật gì, hiện tượng gì. Vân ● Vân: Mây. ● Tên chùa trong động núi xã Long Hương, huyện Phước An, tỉnh Đồng Nai. Trong chùa có tượng thiền sư Ngộ Chân, là người dựng chùa và tu hành ở đây. (Thiên Nam dư địa khảo) ● Vân Cương: Động lớn, có nhiều tượng Phật, và Bồ Tát, được xây dựng dưới [tr.760] triều Bắc Ngụy Trung Quốc (386 – 534) nằm phía Tây Bắc Trung Hoa. Vân Du ● Đi chơi vô định đây đó như mây trôi trên bầu trời. Người tu đạo Phật đi chơi tiêu dao không có nơi nhất định. “Giác duyên từ biệt giả nàng, Đèo bầu quẩy níp, rộng đường vân du” (Truyện Kiều) Vân Đường ● Phòng họp của tăng chúng trong chùa hay tu viện. Vân Mông ● Tên chùa ở xã Quang Trúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Ninh. Chùa xây trên núi Bát Cảnh. Chúa Trịnh Doanh từng lập hành cung ở đây, đổi tên núi thành Tiêu Tương. Vân Sơn ● Tên chùa trên núi Bà Đanh, huyện Tân Ninh, tỉnh Gia Định cũ, nay thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh. Dưới chân núi có hồ rộng. Trong dân gian địa phương có truyền thuyết, vào những đêm thanh vắng, có thuyền rồng xuất hiện trên hồ, lời ca tiếng hát từ thuyền vọng ra du dương. Vân Tập ● Chúng tăng họp lại nhiều người như mây tụ. Vân Thủy ● Mây nước. tăng sỹ đi đây đó, để tham vấn học hỏi và hóa độ chúng sinh, không ở nơi cố định, không khác gì mây và nước. “Xưa rằng Lâm Tế tông xưa, Pháp phái diễn thừa vân thủy An Nam” (Châu Nguyên) Vân Tiêu ● Tên chùa trên núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Chùa nằm trên đường từ chùa Hoa Yên lên đỉnh trên núi Yên Tử Vua Trần Nhân Tông, sau khi xuất gia lấy pháp hiệu Điều Ngự Giác Hoàng, và trụ trì ở chùa Hoa Yên. Điều Ngự thường đến chùa Vân Tiêu này ngồi thiền và tiếp các học trò của mình. Vì chùa này nhỏ nên gọi là am. Sau khi Điều Ngự [tr,761] mất, chùa Hoa Yên được xem là chùa Tổ. Hàng tháng, các tăng ở Yên Tử thường đến am Vân Tiêu dâng hương lễ Phật, rồi xuống nghỉ ở chùa Hoa Yên. Vân Yên ● Tên chùa Hoa Yên ngày xưa. Là chùa Tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên tử. Đời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông đến thăm chùa thấy sân chùa đầy hoa, bèn đổi tên chùa là Hoa Yên. Âm Tàng ● Một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, tức là dương vật dấu kín, không lộ ra. Dục Ái ● Tình yêu phát sinh từ lòng dục, qua trung gian của năm căn, thấy sắc đẹp, sinh ra yêu đương, nghe giọng nói, ngửi hương, nếm mùi, sờ thấy êm dịu, mềm mại mà sinh ra say đắm. Dục ái chủ yếu xảy ra giữa nam và nữ, tuy nhiên cũng có những trường hợp đồng tính luyến ái. “Tam giới luân hồi, tứ sinh trì trục, Vọng niệm sở sinh, sắc tâm điên phúc, Thượng tứ tham sân, kiên triền ái dục.” Dịch: Ba cõi luân hồi, bốn đời lăn lóc, Vọng niệm sinh ra, tâm hình điên đảo. Theo đuổi tham sân, triền miên ái dục. (Bia chùa Linh Xứng) “Nhất thiết thăng trầm, mệnh sanh ngũ dục, Nghiệp nặng nhiều ngày, sinh loài ngũ trọc.” (Mạc Đĩnh Chi –Giáo tử phú) Ca Lâu La ● S. Garuda. Chim huyền thoại, đứng đầu loài có cánh, kẻ thù của loài rắn. Theo Ấn Độ giáo, thần Vishnou thường cưỡi chim Garuda này. Câu Lưu Tôn ● S. Krakkucchanda. Một trong sáu vị Phật có trước Phật Thích Ca và được nói đến trong kinh tạng Nguyên thủy. A Bố Sa La Tư ● (S. Apsaras). Tiên nữ trong đạo Bà La Môn. Sách Bà La Môn giáo cho biết đây là tiên nữ, vợ của nhạc thần Càn Thát Bà, thường ở bờ sông, gốc cây cổ thụ hay cây Bồ đề, thường thổi sáo, múa nhảy, ca xướng, làm mê hoặc người, lại thường đánh bạc. Dị Đoan ● Chuyện lạ nhảm nhí, không đáng tin. Hay dùng với từ ghép mê tín, dị đoan. Đạo Phật là đạo của trí tuệ và giác ngộ, xa lạ với các điều mê tín dị đoan. “Vì lo thế đại suy tàn, Trong đời hằng hỏi những đoàn dị đoan.” (Toàn Nhật Thiền sư –Tam giáo nguyên lưu) Bảy Chúng ● Bảy chúng trong đạo Phật: 1. Tỷ kheo; 2. Tỷ kheo ni; 3. Sa di; 4. Sa di ni; 5. Thức xoa ma na (Siksamana: nữ tu sĩ mới vào đạo, chỉ giữ sáu giới); 6. Ưu bà tắc (nam cư sĩ); 7. Ưu bà di (nữ cư sĩ). Mười Sức Mạnh ● Như Lai có mười sức mạnh. 1. Biết rõ điều phải, điều trái trong mọi trường hợp. 2. Biết rõ nghiệp thân, nghiệp quả của mọi chúng sinh, trong quá khứ, hiện tại và vị lai. 3. Biết rõ mọi cấp thiền dẫn tới giải thoát. 4. Biết rõ khả năng, năng khiếu của mọi chúng sinh. 5. Biết rõ dục vọng của mọi chúng sinh. 6. Biết rõ hoàn cảnh, cảnh ngộ của mọi chúng sinh. 7. Biết rõ sự vận hành của mọi quy luật. 8. Biết rõ mọi nguyên nhân của hành vi thiện, ác. 9. Biết rõ các chúng sinh sẽ được giải thoát và nhập Niết Bàn như thế nào. 10. Biết rõ các lậu hoặc được dứt bỏ như thế nào. Ác Niệm ● Ý nghĩ ác, bất thiện. Ma Kiệt Đà ● S. Magadha. Cũng phiên âm là Mặc Kiệt Đà hay Mặc Kiệt La. (x. Mặc Kiệt Đà). Cầu Không Được Cho Nên Khổ ● H. Cầu bất đắc khổ. Đạo Phật phân tích có tám nỗi khổ trong đời người. Cầu không được mà khổ là một trong tám nỗi khổ đó. Kinh Niết Bàn giải thích về nỗi khổ đó như sau. 1. Điều mong cầu mà không được toại nguyện cho nên khổ. 2. Tốn nhiều công sức mà không đạt cho nên khổ. Tế Viên ● Thiền sư Trung Hoa, qua Việt Nam vào cuối thế kỷ 17, lập ra chùa Hội Tôn ở Phú Yên. Năm 1682, Thiền sư Liễu Quán, danh tăng Việt Nam nổi tiếng, có đến thụ giáo với ông tại chùa Hội Tôn. Thành Thật Luận ● Bộ Luận rất quan trọng do Cao tăng Ấn Độ Harivarman (Hán dịch âm là Ha Lê Bạt Ma) trước tác, và Cưu Ma La Thập dịch ra chữ Hán vào đầu thế kỷ thứ V. Học phái ở Trung Hoa và ở Nhật Bản lấy bộ Luận này làm căn bản. Khi trước tác bộ luận này, Ha Lê đã tổng hợp những lý thuyết hay của 18 học phái Tiểu thừa, đề xướng thuyết ngã không và pháp không, phá chấp ngã và chấp pháp. Bộ Luận này đã được dịch ra tiếng Việt. ● Thành Thật Tôn; S. Satyasiddhi. Một tông phái Phật giáo Trung Hoa được thành lập dựa vào bộ Luận Thành Thực của Luận sư Ấn Độ Harivarman. Luận này được Cưu Ma La Thập dịch ra chữ Hán. Ở Trung Hoa, Tông này về sau trở thành một nhánh của Tam Luận tông (x. Tam Luận tông). An Lạc ● Thân an tâm vui. Tịnh Sắc Căn ● Từ căn năng của Phật giáo giống như từ giác quan hay cơ quan cảm giác của sinh lý học hiện đại. Căn năng nói gọn là căn là giác quan. Nhãn căn là mắt. Nhĩ căn là tai v.v… Theo đạo Phật, căn nào cũng có hai phần: một phần lộ ra bên ngoài, gọi là phù trần căn. Một phần, không thấy được, vì cấu tạo nhỏ nhiệm gọi là Tịnh sắc căn. Tịnh là trong sạch, nhỏ nhiệm. Tịnh sắc căn tuy cũng là sắc pháp, nhưng thuộc loại sắc pháp nhỏ nhiệm, tinh vi, mắt thịt không thể thấy được. Tịnh sắc căn có thể là hệ thống giây thần kinh mắt, tai, mũi, lưỡi v.v… nối liền các căn với hệ thần kinh trung ương. Vì các giây thần kinh cấu tạo rất tinh vi cho nên mắt thường không thể thấy được. Như Lai ● S. Tathagatha. Một trong 10 danh hiệu của Phật. Vì vậy mà có hợp từ “Phật tổ Như Lai”. Kinh Kim Cương giải thích Như Lai là “Không từ ở đâu đến, mà cũng không đi đâu”. Như vậy, Như Lai là tính thường trụ, thường hằng của vạn pháp vậy. Phật chính là sự thể hiện của tính thường trụ, thường hằng đó, chứ không phải là cái gì khác. Diên Ứng ● Chùa cũng có tên là chùa Thiền Định hay là chùa Pháp Vân (tên nôm là chùa Dâu). Chùa ở làng Khương Tự, huyện Siêu Loại, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Theo “Đại Nam Nhất Thống Chí”: “Chùa Diên Ứng, tại xã Khương Tự, huyện Siêu Loại có bốn pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện rất linh thiêng. Đời Trần, Mạc Đỉnh Chi dựng ở đây chùa 100 gian, tháp chín tầng, cầu 9 nhịp, nền cũ nay vẫn còn.” Khai Sơn ● Mở núi lập chùa. Như nói Tổ Vĩnh Nghiêm khai sơn chùa Vĩnh Nghiêm ở Hà Bắc. Sau này, người ta lập chùa mới cũng gọi là khai sơn, tuy không có núi, chỉ là xây chùa ở đồng bằng. Huệ Chiếu ● Cũng như mặt trời, mặt trăng cùng đèn, đuốc chiếu tới đâu thì mình thấy rõ tới đó, cũng như thế, ở đâu có các pháp thì mình dùng cái diệu huệ mà soi sáng, nhờ vậy mà mình thấy rõ lý và sự. Di Già Ca ● S. Mikkaka: Cao tăng Trung Á, được suy tôn là Tổ thứ sáu của Thiền tông. Ông hoạt động nhiều ở Bắc Ấn. Đệ tử của ông là Luận sư Thế Hữu (Vasumitra) nổi tiếng là người chủ trì cuộc Đại hội kiết tập kinh điển lần thứ tư ở Kashmir Lá Bối ● 1. Lá cây bối đa ở Ấn Độ. ● 2. Kinh điển Phật qua hơn 4 thế kỷ sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, đều là truyền khẩu, không ghi thành chữ viết. Vào khoảng thế kỉ thứ 2 trước TL, lần đầu [tr.368] tiên kết tập kinh điển thành chữ viết thì người ta dùng lá bối để chép kinh. Từ đó, người ta gọi kinh Phật là lá bối hay bối kinh. “Sớm khuya lá bối phướn mây, Ngọn đèn khêu nguyệt, tiếng chày nện sương”. (Truyện Kiều) Nam Diêm Phù Đề ● Jambudvipa: Châu Diêm phù đề. Vì châu ấy ở phía Nam đối với núi Tu di, nên gọi là Nam Diêm phù đề. Cũng kêu: Nam Thiện Bộ châu. Xem: Diêm phù đề. ● S. Jambudvipa. Theo địa lý học Phật giáo và Ấn Độ giáo thì thế giới này chia làm bốn châu lớn là Đông thắng thần châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc cu lô châu và Nam thiềm bộ châu, ứng với vị trí bốn phương đông, tây, nam, bắc. Nam thiềm bộ châu, nằm về phương nam của núi cao nhất của trái đất (xem như là trung tâm), cũng được gọi là Nam Diêm Phù Đề vì ở châu này có loại cây Jam ba (dâm bụt) mọc phổ biến. Các nhà địa lý học cho rằng Nam Diêm Phù Đề ứng với các xứ Ấn Độ và Sri Lanka hiện nay. Duy Thức ● Môn học Duy thức là môn tâm lý học của Phật giáo. Tông Duy thức cũng gọi là Tông Pháp tướng, vì nó mổ xẻ phân tích hình dạng và tướng mạo của sự vật rất tỉ mỉ, chi tiết. Bộ luật cơ bản của tông này là bộ Duy Thức tam thập tụng luận do Luận sư Vasubandhu (Thế Thân) người Ấn Độ soạn ra vào thế kỷ thứ V TL. Pháp sư Trung Hoa là Đường Huyền Trang dịch ra chữ Hán vào thế kỷ thứ Vii TL. Tông phái này ở Ấn Độ có tên gọi Vijnanavada hay Yogacara (Du già tông), do Tông Duy thức rất coi trọng việc hành thiền, nhập định. Ái Kiến ● Vì thấy mà đem lòng yêu, gọi là ái kiến. Như thấy người đẹp, rồi sinh lòng yêu đương. Lại có nghĩa: ái và kiến. Mê sự là ái, mê lý gọi là kiến. Vd, tham, sân v.v… gọi là mê sự. Còn tà kiến, thân kiến đều là mê ở lý. Tâm Tịch ● Tâm vắng lặng, không bị xáo động. Mục đích chủ yếu của thiền định là làm cho tâm vắng lặng, không còn bị vọng niệm quấy rối. Tâm người có lặng, mới thấy được sự vật như thật. “Tâm tịch nhi tri thị danh chân Phật.” nghĩa: Tâm lặng mà biết, đó là Phật thật. Đây là lời khuyên của Quốc sư Trúc Lâm đối với vua Trần Thái Tông khi vua trốn lên núi Yên Tử, muốn xuất gia cầu đạo. Ý Quốc sư là Phật không có trên núi, nếu giữ được lòng lặng, không còn vọng niệm, thì trí tuệ Bát nhã sẽ hiển hiện, và đó chính là Phật. Đạt Ma ● S. Dharma. Pháp, tức là giáo pháp của Phật. Tông Một tên gọi khác của Thiền tông. ● Đạt Ma Tông: Gọi theo tên của Bồ Đề Đạt Ma là sư Tổ của Thiền tông Trung Hoa.x. Bồ đề đạt ma. Hiện Quang ● 現 光; ?-1221 Thiền sư Việt Nam, thuộc phái thiền Vô Ngôn Thông đời thứ 14, là vị Tổ khai sơn của phái Yên Tử thời nhà Trần sau này. Sư đắc pháp nơi Thiền sư Trí Thông và sau truyền lại cho đệ tử là Ðạo Viên. Sư tên tục là Lê Thuần, quê ở thành Thăng Long, mồ côi từ nhỏ. Năm 11 tuổi, Sư được Thiền sư Thường Chiếu đem về nuôi nhưng chưa ngộ được ý chỉ thì Thường Chiếu đã viên tịch. Sư dạo khắp nơi cầu đạo và khi đến chùa Thánh Quả, nơi Thiền sư Trí Thông trụ trì, Sư nhân một câu bỗng tỉnh ngộ, ở lại đây hầu hạ một thời gian. Sau đó, Sư lui vào núi Uyên Trừng, phủ Nghệ An sống ẩn dật và sau này lại đến núi Yên Tử cất am cỏ ở dưỡng già. Vua Lí Huệ Tông rất kính trọng đạo hạnh của Sư, sắp bày đủ lễ đón tiếp nhưng Sư một mực từ chối. Mùa xuân năm Tân Tị, niên hiệu Kiến Gia thứ 11 đời Lí Chiêu Hoàng, Sư ngồi ngay thẳng trên một tảng đá nói kệ: 幻法皆是幻。幻修皆是幻 二幻皆不即。即是除諸幻 Huyễn pháp giai thị huyễn Huyễn tu giai thị huyễn Nhị huyễn giai bất tức Tức thị trừ chư huyễn *Huyễn pháp đều là huyễn Huyễn tu đều là huyễn Hai huyễn đều chẳng nhận Tức là trừ các huyễn. Nói kệ xong, Sư an nhiên thị tịch. Ðệ tử là Ðạo Viên thực hành đầy đủ lễ táng trong núi. Chính Trí ● Nhận thức, hiểu biết chân chính, đúng đắn. Vô Gián ● 無 間; C: wújiān; J: mugen 1. Ngay tức khắc, ngay lập tức, tức thời (S: anantara, ānantarya). Chốc lát, nhất thời; 2. Không ngừng, liên tục; không đình hoãn hay nghỉ ngơi; 3. Viết tắt của Vô hạn địa ngục ( 無 限 地 獄 ). Chữ gián ở đây thường được viết ( 閒 ), có nghĩa là nghỉ ngơi hay “đình hoãn”; 4. Viết tắt của Vô gián đạo ( 無 間 道 ). Án ● (S. Aum). Hán dịch âm từ Sanskrit Aum là Án. Aum là âm linh thiêng của Ấn Độ giáo và Bà-la-môn giáo. Trong Phật giáo Mật tông, các câu chú cũng thường bắt đầu bằng âm này. Ngày xưa các thầy phù thủy Việt Nam thường đọc là úm. Trong Phật giáo Mật tông, Aum đồng nghĩa với Chân như, với Niết Bàn, với Pháp tánh, với Tuyệt đối. Thiền Duyệt ● Lòng vui nhẹ lâng lâng khi ngồi thiền. Thiền Định ● Từ ghép Sanskrit-Hán, nghĩa là định tâm. Thiền Hà ● Sông thiền. Đạo Phật ví như sông lớn, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của chúng sinh và diệt trừ mọi phiền não: “Nguyệt bạch vừng thanh, soi mọi chỗ, thiền hà lai láng.” (Trần Nhân Tông – Cư Trần Lạc Đạo) Thiền Phong ● Các phái Thiền, các vị thiền sư có kiểu cách hành thiền, tu thiền riêng biệt, gọi là thiền phong hay phong nghi. Vd, phái Thiền Lâm Tế, do thiền sư Nghĩa Huyền ở Trung Hoa thành lập thường nhấn mạnh việc sử dụng công án, thoại đầu, còn phái Thiền Tào Động thì chú trọng phép ngồi thiền, nhằm chấm dứt mọi vọng niệm. Thiền Phòng ● Phòng ngồi thiền. Trong các Thiền viện, thường bố trí phòng ngồi thiền có bàn thờ Phật và các tọa cụ (nệm gối, khăn trải). Thiền Quan ● Cửa thiền, cửa chùa. “Canh năm vừa đến thiền quan.” (Toàn Nhật – Hứa Sử Truyện Văn) Thiền Quán ● Quán tưởng và quán sát khi nội tâm đã ở trong trạng thái tĩnh. Thiền Lạc ● Niềm vui của thiền định. Thiền Lâm ● Rừng thiền. Nhiều chùa Phật thường xây nơi rừng núi thanh vắng. “Rũ không thảy thảy áng phồn hoa, Lấy chốn thiền lâm làm cửa nhà.” (Thiền sư Huyền Quang). Thiền Luật ● Thiền môn và Luật tông. Thiền Môn ● Cửa thiền (cửa Phật). Hiểu theo nghĩa hẹp, thiền môn là các phương pháp tu thiền. Thiền Sinh ● Học trò theo học phép tu thiền. Thiền Sư Thầy dạy tu thiền. Thiền Tập ● Tu tập thiền định. Thiền Thất ● Phòng ngồi thiền, nhà ngồi thiền. Thiền Tịch Phú ● Bài phú Nôm của Hòa thượng Chân Nguyên, chùa Long Động (Yên Tử), ca ngợi nếp sống chùa chiền, vui vẻ thanh bạch. Bài phú có 72 câu, đối nhau được sư Thiền Phổ phiên âm và đăng trên báo Đuốc Tuệ năm 1936. Thiền Tịnh ● Nội tâm vắng lặng khi tu thiền. Mười Tám Vị La Hán ● Vào chùa Việt Nam, chúng ta thường thấy tượng mười tám vị đứng gần nhau, mặt mũi trông sắc sảo dữ tợn. Đó là tượng 18 vị La Hán, vốn là những tên tướng cướp, về sau gặp duyên may, được giác ngộ quy y theo Phật và chứng quả A La Hán. Ý nghĩa của câu chuyện này là bất cứ loại người nào, dù trong quá khứ có phạm nhiều tội ác đến đâu, nhưng nếu biết thật thà ăn năn hối lỗi, cải tà quy chánh, tinh tấn tu hành thì cuối cùng vẫn đắc đạo. Chùa Tây Phương (tỉnh Hà Tây) có tượng mười tám vị La hán rất độc đáo. Đây là tích mười tám vị La Hán theo một huyền thoại của Trung Quốc, bởi vì truyện mười tám tên cướp tu thành La Hán xẩy ra ở Trung Hoa. Còn ở Ấn Độ không thấy nói tới tích này. Pháp Phục ● 法 服; C: făfú; J: hōfuku; Y phục của tăng ni. Năm A Hàm ● 1. Trường A Hàm; S. Dirghagama. 2. Trung A Hàm; S. Madhyamagama. 3. Tăng Nhất A Hàm; S. Samyuktagama. 4. Ương Quật Đa La A Hàm; S. Ekottairikagama. 5. Khuất Đa Già A Hàm; S. Ksudrakagama. Được xem là những bài kinh đầu tiên Phật giảng, ứng với năm bộ Nikayas của kinh tạng Pali. Tuy nhiên, trong sách Phật thường chỉ nói tới bốn bộ A Hàm là: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, và Tăng Nhất A Hàm. A Tỳ Đạt Ma Tỳ Bà Sa Luận ● (S. Abhidharmavibhasa-sastra). Bộ Luận gồm 200 quyển gọi tắt là Đại Tỳ Bà Sa Luận. Huyền Trang đời nhà Đường dịch. Nội dung bộ luận giải thích cuốn Phát trí luận của Luận sư Hữu Bộ nổi tiếng Ca diễn ni tử (Katyayanitra). Phát trí luận là bộ luận căn bản của Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada). Bảy Thắng Sự ● Bảy thành tựu cao quý nhất, không gì hơn được của các đức Phật: 1. Thân của Phật; 2. Pháp do đức Phật giảng; 3. Trí tuệ của Phật; 4. Sự hoàn thiện của Phật trong mọi vấn đề; 5. Niết Bàn; 6. Chân lý; 7. Giải thoát. Hoa Nghiêm ● S.Avatamsaka. Vòng trang sức. Tên một bộ Kinh Đại thừa quan trọng, mà theo truyền thuyết của Đại thừa thì đã được Phật giảng ngay sau khi Phật thành đạo. Vì triết lý Kinh Hoa Nghiêm rất là cao siêu huyền diệu, cho nên lúc bấy giờ chỉ có hàng đại Bồ Tát mới hiểu, còn tất cả những người khác tuy có ngồi nghe nhưng không ai hiểu. Kinh Hoa Nghiêm có ba bản dịch chữ Hán, một bản 80 cuốn, một bản 60 cuốn, và một bản 40 cuốn. Hai bản dịch đầu hiện nay không còn nguyên bản Sanskrit. Bản thứ ba còn nguyên bản Sanskrit, goi là Ganda Vyuha. Bản này được in lại ở Nhật nhờ công của giáo sư Tzumi.H. thuộc Trường đại học Otani ở Kyoto. Nội dung kinh kể chuyện một thanh niên tên là Sudhana (Hán dịch là Thiên tài), đi tham bái 53 vị đại tri thức để tìm hiểu nguyên lý Pháp giới (S.Dharmadatu). Tông Hoa Nghiêm được thành lập ở Trung Hoa từ đời Đường Thái Tông, thế kỷ thứ 6 TL. Do sư Đỗ Thuận và đặc biệt là sư Pháp Tạng (643-712) Tổ thứ ba của Tông này. Hiện nay, Tông Hoa Nghiêm vẫn thịnh hành ở Trung Hoa và Nhật. Hai Nhân ● H. Nhị nhân. Có nhiều thuyết phân biệt hai nhân. ● Cách thứ nhất: 1. Sinh nhân: Nguyên nhân sinh ra. Vd, những nguyên nhân sinh ra pháp thiện là không tham, không sân, không si. 2. Liễu nhân: Những nguyên nhân làm sáng tỏ, giúp phát hiện. Vd, những nguyên nhân giúp phát hiện ra các pháp thiện, như chánh tri kiến, chánh tư duy, đa văn, tỉnh giác v.v… ● Cách thứ hai: 1. Năng sinh nhân: Cái nhân chính, sinh ra quả. Vd, cái nhân chính sinh ra cây lúa là những hạt thóc gieo ở ruộng. 2. Phương tiện nhân: Chỉ những nguyên nhân làm phương tiện, để cho năng sinh nhân phát huy tác dụng, sinh ra quả. Vd, nước, phân, ánh nắng mặt trời, lao động của người nông dân v.v… đều là những phương tiện nhân, giúp cho hạt lúc phát triển thành cây lúa. ● Cách thứ ba: 1. Tập nhân: Những nguyên nhân tập hợp lại tạo ra quả. Vd, gạo, lửa, nước, nồi nấu, người nấu v.v… tập hợp lại theo một cách thức nào đó tạo ra cơm chín. Một ví dụ khác, dục vọng được tạm thời thỏa mãn, đẻ ra dục vọng khác mãnh liệt hơn, dẫn tới phạm các tội ác. 2. Báo nhân: Quả do nhân tạo ra, trở thành nhân, tạo ra quả báo mới. ● Cách thứ tư: 1. Chánh nhân: Nguyên nhân chính. Vd, Phật tính có sẵn trong mỗi chúng sinh là cái nhân chính, giúp cho chúng sinh được giác ngộ. 2. Duyên nhân: Có Phật tính rồi nhưng còn phải thân cận bạn lành, nghe thuyết pháp, giảng kinh, làm nhiều việc thiện v.v… đó là những duyên hỗ trợ cho Phật tính được tỏ lộ và phát huy tác dụng. ● Cách thứ năm: 1. Cận nhân: Nguyên nhân gần gũi, trực tiếp. 2. Viễn nhân: Người nhân xa xôi, gián tiếp. Hiển Giáo ● Giáo lý hiển hiện tỏ rõ, thông qua ngôn từ, kinh sách. Từ trái nghĩa là Mật giáo. Đã là Mật giáo thì không thể trao truyền qua ngôn từ, sách vở được mà là lấy tâm truyền cho tâm, giữa thầy và trò, giữa Phật, Bồ Tát và Thánh chúng. Thiền tông sở dĩ được gọi Phật tâm tông là vì đặc điểm truyền giáo của nó lấy tâm truyền tâm ấn, chứ không thông qua giáo nghĩa, kinh điển. Ngược lại, các giáo phái thuộc Phật giáo tông thì chú trọng nghiên cứu kinh điển, giảng kinh điển, y cứ kinh điển mà tu hành chứng đạo. Hỏa ● S. Tejo; A. Fire. Một trong bốn đại, cấu thành thế giới vật chất, gọi là Hỏa đại. Hỏa đại là chất nóng, chất làm chín mùi. Phật hay ví lòng tham, lòng giận, lòng si với lửa tham, lửa giận, lửa si vì ba ngọn lửa tham, sân, si đó nung nấu chúng sinh, làm chúng sinh khổ. ● Hỏa Cẩu: Cẩu là chó. Chó phun lửa. Trong địa ngục có chó phun lửa để bức hại chúng sinh trước đây phạm nhiều tội ác. ● Hỏa Đàn: Giàn lửa để thiêu xác. Ở các xứ theo Phật giáo Nam tông, các Phật tử sau khi mất thường làm lễ hỏa táng. Hài cốt, tro còn lại được đem thờ trong các bảo tháp (nếu là sư) trong các nhà thờ họ (nếu là cư sĩ) hay trong chùa. Hữu Lậu ● S. Asrava. Có sai sót, mê lầm phiền não, thuộc vòng sinh tử luân hồi. Từ trái nghĩa: Vô lậu, là không còn mê lầm, sai sót, là Niết Bàn. Đạo Con đường hữu lậu không phải là con đường giải thoát, vô lậu đạo: con đường giải thoát. Thiện Việc làm thiện, có tạo nghiệp lành, nhưng không phải là giải thoát. Vd, làm điều thiện để cầu sinh lên cõi Trời là điều thiện hữu lậu. Trí Trí tuệ của loài người, loài Trời, kể cả những bậc chân tu, nhưng vẫn còn phiền não, mê hoặc rơi rớt, chưa chứng được quả A-la-hán. Thần Nghi ● Thiền sư Việt Nam, sống vào thế kỷ thứ 13, đệ tử thiền sư Thường Chiếu, đã có công nhiều trong việc tham gia biên soạn cuốn sách sử Phật giáo Thiền Uyển Tập Anh. Thiền sư tuy thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông, nhưng một thời gian dài trụ trì tại chùa Lục Tổ, một ngôi chùa Tổ đình của dòng thiền Tldlc, cho nên cũng rất am tường sự tích của thiền phái này. Hương Tập ● Tên cõi nước Phật ở phương Tây, nơi hành hóa của Bồ Tát Akasa được nói tới trong kinh Akasagharba Sutra (Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát). Hương Tháp ● Tháp thờ Phật, hay các Tổ, các vị Thánh trong đạo Phật. Hương Thần ● (Cg = hương ấm thần); S. Gandharva Hán dịch âm là Càn Thát Bà. Các vị Thần của hương thơm và âm nhạc, là nhạc thần của vua Đế Thích (Indra). Theo huyền thoại Ấn Độ thì các vị Thần hàn sống trên núi Gandhamadas Hương Thất ● Thất là nhà hay phòng. Nhà thơm ví nơi ở của Phật. Theo nghĩa rộng, hương thất chỉ các chùa, tu viện Phật giáo. Hương Thực ● Nuôi sống bằng hương thơm. Có những vị Thần hay phi nhân dùng hương thơm làm lương thực chính. Vd, Càn Thát Bà (x. Càn Thát Bà) Chấp ● Bám chặt không buông. Người có định kiến thường hay cố chấp, không chịu thay đổi, mặc dù thực tế đã chứng minh sai lầm. Hai Pháp ● 1. Chỉ 2. Quán: Nhờ tu chỉ mà tâm được tu tập, lòng tham được đoạn trừ. Nhờ tu quán mà tuệ được tu tập, vô minh được đoạn trừ. Nhờ ly tham mà tâm được giải thoát. Nhờ đoạn vô minh mà tuệ được giải thoát. (Tăng Chi I, 74) Tâm ● Trong đạo Phật, khái niệm Tâm được diễn đạt bằng nhiều danh từ khác nhau: 1. Trong thuyết ngũ uẩn (x. từ năm uẩn) thì sắc uẩn bao gồm tất cả các sắc pháp, còn thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn bao gồm tất cả tâm pháp. Đó là theo thuyết ngũ uẩn, một trong những thuyết xưa nhất và căn bản nhất của thì tất cả các hành động tâm lý không ở ngoài cảm thụ (Ph. Sensations), tưởng tượng, tri giác (Ph. Perceptions), hành dục (Ph. Voitions) và thức phân biệt, hay biết (Ph. Conscience discriminative). 2. Trong thuyết 12 nhân duyên, ở chi Danh sắc, danh đại biểu cho tâm pháp, sắc đại biểu cho sắc pháp. Vì sao gọi tâm pháp là danh? Bởi lẽ các tâm pháp không có hình tướng như sắc pháp, cho nên chỉ có thể dùng tên để gọi chúng mà thôi. 3. Trong tông Duy Thức, những hoạt động tâm lý được phân tích cặn kẽ hơn và được bao gồm trong hai nhóm hoạt động chính, nhóm tâm vương và nhóm tâm sở. Nói hoạt động của Tâm vương và Tâm sở theo Duy Thức tông, nói tất cả mọi hoạt động của tâm. Hoạt động của tâm vương là hoạt động chủ đạo. Hoạt động của tâm sở là hoạt động phụ thuộc của tâm vương. Vương, nghĩa là vua. Còn sở là sở hữu. Tâm sở có nghĩa là những pháp sở hữu của tâm vương. Duy Thức tông phân biệt có tám tâm vương và 51 tâm sở. Nói tóm lại, thứ nhất, đạo Phật không quan niệm tâm lý là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu như khái niệm linh hồn… thứ hai, đạo Phật xem tâm pháp thuộc pháp hữu vi, nghĩa là những pháp sinh diệt, có tạo tác chứ không phải như khái niệm một linh hồn linh thiêng bất tử theo như một số tôn giáo khác quan niệm. Nếu định nghĩa tâm một cách khái quát nhất thì trong các kinh điển Phật giáo, chữ tâm thường được dùng theo sáu nghĩa: 1. Nhục đoàn tâm: quả tim vật chất, làm chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. 2. Tập khởi tâm: tức là thức thứ 8 (đệ bát thức; S. Alaya vijnana), Hán dịch là Tạng thức (x. tạng thức) là toàn bộ tâm thức, cơ sở của mọi hoạt động tâm lí. 3. Tư lương tâm: Tư lương là đắn đo, suy nghĩ. Tâm thức tư lương là tâm thức thứ bảy (Mạt na thức). Tác dụng của nó là liên tục, không phút nghỉ dừng, chấp thức thứ tám (Tạng thức) là Ta (cái ta riêng biệt). Thức thứ bảy là khái niệm mà Tâm lý học phương Tây chưa từng biết. Vì tác dụng của nó là chấp ngã, cho nên nó là cơ sơ của những phiền não cơ bản xoay xung quanh cái Ta, ngư Ngã si (si mê về cái Ta), ngã kiến (thấy sai lầm có cái Ta riêng biệt), Ngã ái (đam mê yêu thương cái Ta), và Ngã mạn (đặt cái Ta cao hơn tất cả). Một từ khác dùng để chỉ tâm thức thứ bảy là Ý, chỉ tướng trạng của thức này là sinh diệt nối tiếp nhau không bao giờ bị gián đoạn (có bao giờ ta quên ta là ta đâu!). Đồng thời, thức thứ bảy là nơi nương tựa, nơi y chỉ của thức thứ sáu (ý thức) cho nên sách Phật cũng gọi thức thứ bảy là Ý căn (căn năng của ý thức). 4. Liễu biệt tâm: Ý thức và năm thức trước (nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, tị thức, thân thức) có tác dụng duyên với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt nhận thức chúng. 5. Kiên thực tâm: chân tâm, cái tâm không hư vọng, đó là Phật tính, cái mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta. 6. Tinh yếu tâm: như nói Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh. Tâm ở đây nghĩa là cái tinh yếu, cái cốt lõi. Bộ kinh Bát nhã rất dài có đến 600 cuốn (Hán dịch) nhưng một cuốn kinh nhỏ là Bát nhã ba la mật đa tâm kinh đã thâu tóm được toàn bộ tinh hoa của bộ Bát nhã trong hai ba trang sách, cho nên gọi là Tâm kinh. Hoa Nghiêm Nhất Thừa ● Theo Tông Hoa Nghiêm, thì tất cả chúng sinh đều y vào một Thừa giáo (Nhất thừa), như trình bày trong Kinh Hoa Nghiêm mà nhập đạo, chứng đạo và đều sẽ thành Phật. Như Lai Tạng ● 1. Tất cả giáo pháp do Phật giảng dạy tập hợp lại thành Như Lai Tạng. ● 2. Tạng là giấu kín, che phủ. Phiền não, mê lầm giấu kín, che phủ Phật tính là cái mầm giác ngộ vốn có sáng suốt thường còn trong tất cả mọi chúng sinh. ● 3. Tạng là chất chứa. Như Lai tạng là chất chứa đầy đủ mọi công đức, quyền năng của Như Lai (Phật). Kinh tạng Pali thường giải thích Như Lai: 1. Bậc Thánh đã đến như vậy. Tất cả các đức Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đều đến với loài người như vậy, không khác. Như là như vậy. Lai là đến. 2. Bậc Thánh đã chứng được tính chân thực của các pháp, tính bình đẳng của các pháp và đến ba giới (vô sắc giới, sắc giới và dục giới) để hóa độ chúng sinh (x. ba giới). Phật nói: “Này các Tỷ kheo, từ đêm Như Lai thành chánh giác cho tới đêm Như Lai nhập Niết Bàn, trong suốt thời gian đó, điều gì Như Lai nói lên, tuyên bố, tất cả đều là như vậy, không khác được, do vậy được gọi là Như Lai. “Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy … nên được gọi là Như Lai. “Trong toàn thế giới, thiên giới, ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng sa môn, Bà-la-môn chư Thiên và loài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến, đại tự tại, do vậy được gọi là Như Lai. (Tăng Chi I, 374-375). Phật ● S. Buddha. Hán dịch âm là Phật. Việt dịch âm là Bụt. Hán dịch nghĩa là Giác giả (bậc Giác ngộ). Sách Pháp thường dịch là Illuminé. Phật không phải là tên riêng, mà là tên chung để gọi một cách tôn kính tất cả những bậc đã đạt tới cảnh giác ngộ cùng tột, cứu kính,không gì hơn nữa, không ai hơn được, gọi là Vô thượng chánh biến giác tri, là một sự giác ngộ chân chính, cùng khắp (biến), không gì hơn (vô thượng). Tuy Phật không phải là tên riêng nhưng khi sách Phật nói đến Phật là chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni, một nhân vật lịch sử đã từng sinh ra ở Ấn Độ, cách đây hơn 2.500 năm. Phật Thích Ca là vị Phật thời hiện tại, đã sáng lập ra đạo Phật tại thế gian này, cho nên thường được gọi là Phật tổ, hay Phật Bổn sư. Do đó, Phật tử thường niệm câu: “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.” Ý tứ của câu niệm là Phật tử ở thế gian này đều nương dựa vào Phật Thích Ca như là vị Giáo chủ, vị đạo sư của mình. Phật Thích Ca nguyên là Thái tử Siddharta (Tất Đạt Đa), con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) trị vì một vương quốc nhỏ có kinh đô là Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), gần biên giới Nepal – Ấn Độ hiện nay. Đức Phật đản sinh vào một ngày rằm tháng tư âm lịch, tức tháng năm năm 624 TCN. Năm 29 tuổi, Thái tử xuất gia, đến năm 36 tuổi, ngồi nhập định và thành đạo dưới gốc cây Bồ đề, tại một nơi sau này gọi là Bodhigaya, tức là Bồ Đề đạo tràng. Từ đó, Phật Thích Ca bắt đầu thuyết pháp độ sinh, tổ chức giáo đoàn Tăng già, gồm có tăng chúng (nam tu sĩ) và Ni chúng (nữ tu sĩ). Sự nghiệp thuyết pháp độ sinh của Phật Thích Ca kéo dài 49 năm cho đến năm 80 tuổi, thì Phật nhập [tr.526] Niết Bàn tại Kushinagara, vào một ngày rằm, năm 543 TCN. Phật có ba nghĩa: 1. Tự giác, là giác ngộ cho bản thân mình; 2. Giác tha là giác ngộ cho tất cả người khác; 3. Giác ngộ viên mãn, nghĩa là sự nghiệp tự giác và giác tha đều hoàn thành một cách viên mãn, đầy đủ. Chữ Phật là một danh từ chung để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, chứ không phải là một danh từ riêng để gọi một người nào nhất định. Ai tu hành được chứng quả như đã nói trên đều được gọi là Phật cả. Trong văn học dân gian, từ “Phật” được dùng rất nhiều, và hay ghép với từ Trời: “Nghiêng vai ngửa vái Phật, Trời, Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân.” “Tay bưng quả nếp vô chùa, Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo.” (Vô danh) “Đức Phật mới chỉ đường tu, Rằng có một chùa ở Hương Tích sơn, Gần bể Nam Việt thanh nhàn, Sang tu chốn ấy sẽ toan viên thành. Một mình tu núi phổ đà, Thân là thân Phật, cảnh là cảnh Tiên.” Quan Âm Diệu Thiện) Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh ● Cuốn kinh ngắn toát yếu được tinh hoa của lý Bát Nhã. Hiện Báo ● Quả báo ngay trong đời nầy. Cái nghiệp thiện, ác mình đã tạo tác trong đời hiện tại, nghiệp ấy chiêu cảm cái quả sướng, khổ ngay cho cái thân hiện thời của mình, chớ chẳng đợi tới đời sau. Dị Thục Vô Ký ● Dị thục là tên gọi khác của quả báo. Vô ký là không ghi nhận là thiện hay ác. Mọi quả báo do nghiệp nhân tạo thành đều là vô ký, không phải thiện hay ác. Vì đó là quả báo, nó có thể sướng hay khổ, chứ không phải là thiện hay ác. Du Sĩ ● Tu sĩ không ở nơi cố định, thường xuyên đi đây đó để tham học và dạy dỗ môn đồ. Du sĩ thuộc ngoại đạo, thì được gọi là du sĩ ngoại đạo. Nếu là tăng sĩ Phật giáo thì được gọi là Du tăng. ● Du Tăng: Tăng sĩ không có nơi ở cố định, thường hay đi nơi này nơi kia, hoặc để thuyết pháp độ sanh hay là đi tham vấn những bậc Thiền sư có tài đức và học vấn uyên bác. Chấp Pháp ● Chấp trước mỗi sự vật đều có thực thể của nó, bản chất của nó, không hiểu rằng mọi sự vật đều do nhân duyên sinh, đều do nhiều yếu tố hợp thành, không có thực thể. Tuệ Tĩnh ● Thiền sư Việt Nam, đồng thời là một danh y, sống ở thế kỷ XIV, ông truyền lại sách Nam Dược ghi chép dược tính của nhiều thứ thuốc Nam. Ông chủ trương “Nam dược trị Nam nhân.” Nghĩa là thuốc Nam trị bệnh cho người Việt Nam. Xuất Thế ● 1. Xuất hiện ở thế gian. Như nói Như Lai xuất thế. ● 2. Siêu việt thế gian, không còn bị thế tục ràng buộc. Xuất Thế Bộ ● S. Lokottaravadinah: Một trong năm bộ phái Phật giáo và là một bộ nhánh của Đại chúng bộ (Mahasanghikas). Gọi đầy đủ là Thuyết xuất thế bộ. Xuất Thế Đại Sự ● Đại sự là việc lớn, vĩ đại. Như Lai xuất hiện ở thế gian này là một sự kiện lớn, vĩ đại. Chúng sinh ngu si và tạo ác nghiệp, bị trôi dạt mãi trong vòng sinh tử, Phật xuất hiện ở đời, thị hiện xuất gia vì sự nghiệp lớn, chỉ bày cho chúng sinh con đường diệt khổ, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Xuất Thế Đạo ● Đạo lý xuất thế. Con đường đạo xuất thế. Tức Bát chánh đạo. X. Bát Chánh đạo. Xuất Thế Gian ● Xuất ly khỏi cuộc sống vô thường, đau khổ của thế gian, tìm đến cảnh giới giác ngộ và giải thoát hoàn toàn (Niết Bàn). Xuất Thế Quả ● Quả Thánh xuất thế, như bốn quả Thánh của Phật giáo nguyên thủy: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Hay quả Bích Chi Phật, quả Bồ Tát và quả Phật. Xuất Thế Tâm ● Tâm không cầu phúc lợi thế tục mà cầu thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, thoát khỏi cuộc sống thế gian vô thường, đầy khổ não. Xuất Thế Trí ● Trí tuệ xuất thế, khác với tri thức thế tục. Cửa Không ● Cửa nhà Phật, ý nói vào đạo Phật sẽ hiểu được lý Không, mọi sự vật, hiện tượng ở thế gian đều là vô ngã, không thực thể, không xứng đáng tham đắm. “Chênh chênh ngoài chốn non cao, Áo hồng đai bạc bước vào cửa không.” (Phan Trần) Cốc ● Hang động, có những tu sĩ Phật giáo, không ở chùa mà ở hang để tu thiền định, gọi là ở cốc. Lại có người tuy ở chùa, hay ở nhà nhưng hàng tháng lên tu ở hang động một số ngày. Những ngày đó gọi là nhập cốc. “Nay tôi chỉ nguyện với ông, Tìm nơi sơn cốc xa vòng nhân gian” (Toàn Nhật –Hứa sử văn truyện). ● Một từ Nôm xưa, thường được các Thiền sư dùng, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông trong bài phú Cư Trần Lạc Đạo –với nghĩa là giác, biết. “Nếu là cốc Tội ắt đã không.” (Trần Nhân Tông –Cư Trần Lạc Đạo) Thánh ● S. Arya. Thánh là bậc cao cả, thanh tịnh, trong sạch, thuần thiện. Phật giáo gọi chung các vị đã chứng các quả: A la hán, Duyên Giác, đại Bồ Tát, và Phật Như Lai đều là những bậc Thánh. Đó là bốn bậc Thánh (Hán dịch là Tứ thánh) (x. A la hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật) trong Phật giáo Nguyên thủy, từ Thánh dành riêng để gọi A la hán là quả Thánh cao nhất của Phật giáo Nguyên thủy. Còn những vị chứng quả thấp hơn thì gọi là chân nhân. Thánh Chúng ● Các bậc Thánh như A la hán, Duyên Giác, Bồ Tát đi theo Phật, tuyên truyền chính pháp. Thánh Đạo ● Đạo lý của các bậc thánh. Con đường đi của các bậc Thánh. Thánh Đề Bà ● S. Aryadeva. Luận sư người gốc ở Sri Lanka, học trò Long Thọ, và là tác giả bộ Bách Luận, một trong ba bộ luận căn bản của học phái Trung Hoa, Tam Luận tông (x. Tam Luận tông). Năm Thành Tựu ● 1. Thành tựu về bà con thân thuộc (có nhiều bà con, thân thuộc và được họ kính mến). 2. Thành tựu về tài sản. 3. Thành tựu về sức khoẻ, vô bệnh. 4. Thành tựu về giới hạnh. 5. Thành tựu về tri kiến (theo chánh kiến, bỏ tà kiến). Trong năm thành tựu trên, chỉ có hai thành tựu về giới hạnh và tri kiến mới giúp được cho loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh lên các cõi lành. (Trường Bộ IV, 236) Ấn Định ● Pháp sư theo dõi sự tiến bộ của đệ tử, và ấn định trình độ giác ngộ của đệ tử, cũng như hiện nay nói xác định. Mã Uyển ● A. The Horse park. Vườn con ngựa ở chùa Bạch Mã, tại kinh đô Lạc Dương, nhà Hậu Hán, nơi hai tăng sĩ Ấn Độ đầu tiên là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đến và dịch kinh Phật. A Lan Nhã ● Từ chữ aranna (P), nghĩa là ngôi rừng. Thường các chùa hay tịnh xá được dựng lên trong rừng, yên lặng, mát mẻ, an tịnh, nên A lan nhã có nghĩa là ngôi chùa, am thất dựng lên tại các chỗ tịch mịch, thanh vắng. Cũng gọi là A Lan Na. Hạnh A Lan Nhã hay hạnh A Lan Na là hạnh ưa thích sự yên lặng, thanh tịnh. Khi tu sĩ tu tập thiền định, đạt tới chỗ bên ngoài thì không vướng mắc vào tướng, bên trong thì tâm hoàn toàn an tịnh, thì gọi là định A Lan Na, hay Vô tránh tam muội. (Vô tránh là không tranh cãi với ai hết). Truyền Đăng Lục ● Đề cuốn sách sử Phật giáo Trung Hoa. Gồm 30 quyển viết về lịch sử truyền thừa của Thiền tông, từ Phật Tỳ Bà Thi cho đến Thiền sư Huệ Thành người Trung Hoa (941-1007). Tác giả là sư Đạo Nguyên. Vì năm hoàn thành cuốn sách là năm Cảnh Đức thứ tư đời Tống Chân Tông, cho nên trong Đại Tạng kinh ghi tên sách là “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục”. Ấm Ma ● Năm ấm che khuất chân lý, lại gây ảo tưởng có cái ta, cho nên ví với ma, gây chướng ngại cho sự nghiệp tu hành của tu sĩ cầu giác ngộ và giải thoát. A Na Luật ● (S. Anuruddha). Có sách dịch là A nậu lâu đà. Hán dịch nghĩa là Như ý vô tham. Là một trong 10 đệ tử lớn của Phật Thích Ca. Vốn là em họ Phật, cùng xuất gia một lượt với ông A Nan (x. A Nan). Ông chứng quả A La Hán trước ông A Nan và có mặt bên cạnh Phật khi Phật nhập diệt. Về thân thế và sự nghiệp của ông, có thể xem các kinh: Thế kỷ kinh, quyển 10; Ngũ phần luật quyển 15 v.v… Theo truyền thuyết, ông lúc ban đầu có tật hay ngủ gật, dù là trong khi nghe Phật thuyết pháp. Ông bị Phật la rầy, bèn phát nguyện không ngủ, đến nỗi thành đau mắt phải mù, nhưng nhờ tu hành tinh tấn, cả thiên nhãn và tuệ nhãn đều khai thông, ông thấy suốt được cảnh giới mọi chúng sanh và cảnh giới Chư Thiên, cũng như tất cả mọi cõi [tr.14] sống khác. Trong 10 đệ tử lớn của Phật, ông là Thiên nhãn đệ nhất. Mười Tám Giới ● Giới là lĩnh vực, cảnh giới. Phật giáo tổng hợp tất cả mọi pháp về thân, tâm và cảnh thành 18 pháp tất cả gồm: Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Tùy Phiền Não ● Đạo Phật phân biệt có những phiền não cơ bản, như tham, sân, si, mạn nghi, tà kiến, và những phiền não phụ, tùy thuộc, sách Phật gọi chung bằng danh từ tùy phiền não. Vd, tâm trạng không biết hổ thẹn là một tùy phiền não, đi kèm theo phiền não chính là si. Vì ngu si nên không biết xấu hổ. Tâm trạng lăng xăng đứng ngồi không yên (sách Phật gọi là trạo cử) là một tùy phiền não, kèm theo hai phiền não chính là tham và si v.v… Hiện Lượng ● 1. Nhận thức trực tiếp, hiện tiền, không qua suy luận. Như mắt thấy sắc, tại nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, v.v ● 2. Sự nhận thức trực tiếp trong thiền định. Mọi cảnh giới thiền định chân chính đều là cảnh giới của hiện lượng. ● Là sự nhận biết trực tiếp không cần qua trung gian suy luận. Hiện lượng lại chia làm hai: Chân hiện lượng, là nhận thức trực tiếp mà đúng. Tợ hiện lượng, Là nhận thức trực tiếp mà sai  Hóa Phật ● S. Nirmanabuddha. Phật và Bồ Tát cũng như một số loài Trời cao cấp có khả năng một thân biến thành nhiều thân. Khi Phật ở thành Vương Xá, Phật có thể biến thành nhiều hóa thân của Phật đi nơi này nơi khác. Khả năng biến hóa đó, các bậc Thánh khác cũng làm được, một số loài Trời như Đại Phạm thiên vương, thậm chí cả ngoại đạo cũng có thể làm được. Khai ● A. To open, begin, unfold. Mở ra, bắt đầu. Đạo Giảng đạo lý cho người mới vào đạo, cũng giống như mở cửa cho người nhập đạo vậy. Khai Độ ●Mở mang trí tuệ gọi là khai. Cứu vớt ra khỏi biển khổ luân hồi gọi là độ. Khai Già ● Từ ngữ của Luật học Phật giáo. Điều cho phép gọi là khai. Điều cấm ngăn gọi là già. Khai Thác ● Mở cho thấy, biết, người nào, chúng sinh nào cũng có cái mầm giác ngộ vốn có, là Phật tính, là Trí tuệ Bát Nhã. [tr.328] Giải Khai mở trí tuệ, khiến cho lí giải được, thấu hiểu được đạo lý. Khai Hóa ● Mở mang trí tuệ, giúp cho được hóa độ. Hoan Hỷ Quang Phật ● Tức là Phật A Di Đà. Ngài phóng hào quang ra, hào quang chiếu tới đâu thì chúng sanh ở đó lấy làm vui sướng, nhẹ nhàng, thơ thới, phấn chấn trên đường tu học và giải thoát. Hóa Thổ ● Cg = Hóa độ. Cõi đất, nơi Phật giáo hóa chúng sinh. Như cõi Cực Lạc là hóa độ của Phật A Di Đà. Thế giới Sa Bà là hóa độ của Phật Thích Ca. A Đà Na ● (S. Adana). Tên khác của thức A Lại Da, Thức Thứ Tám.  (x. A Lại Da). Theo bộ kinh Giải thâm mật, một bộ kinh Đại thừa thì do thức này rất sâu xa, huyền nhiệm, Phật Thích Ca không muốn nói tới. Vì những người trí tuệ nông cạn có thể vin vào đó để chấp ngã, tức là chấp có cái Ta riêng biệt, trong khi đó đạo Phật dạy thuyết “Vô ngã” tức là không có cái Ta. Công năng của thức A Đà Na là duy trì hạt giống (chủng tử) của mọi nghiệp nhân được tạo ra. Vì vậy cũng có tên Chấp trì thức. Pháp Tạng Bộ ● S. Dharmaguptaka. Một bộ phái Phật giáo, thuộc Thượng Tọa bộ hệ (S. Thaviravada), xuất hiện trong thời kỳ Phật giáo Bộ phái. Bộ phái này tách ra từ Thượng Tọa bộ. Lưu Ly ● 瑠 璃; C: liúlí; J: ruri. Lam ngọc, một loại đá quý màu xanh da trời (S: vai ḍ ūrya), còn gọi là beryl, hình thành trong một loại trai sò lớn. Là một trong 7 loại châu báu (thất bảo 七 寶 ). Còn viết là 琉 璃 . Bạt ● Cái não bạt. Một nhạc cụ Phật giáo. Bích Động ● Chùa ở làng Đàm Khê, tỉnh Ninh Bình, nay là Hà Nam Ninh. Là nơi trụ trì của một Thiền sư nổi tiếng đời Nguyễn là Thiền sư Thanh Đàm, tác giả các cuốn Pháp Hoa đề cương, Tâm kinh trực giải A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ● (S. Anuttarasamyak sambodhi) A nậu đa la (Anuttara), Vô thượng, không gì hơn. Tam miệu (samyak), chánh đẳng: chân chánh không thiên, bình đẳng. Tam Bồ Đề (sambodhi) chánh giác. Hợp lại thành: Vô thượng chánh đẳng chánh giác sự giác ngộ chân chính, bình đẳng và vô thượng của Phật. Thế Tôn ● Một danh hiệu của Phật Thích Ca. Bậc Thánh được thế gian tôn quý. Chỉ Quán ● S. Samatha vipassana. Samatha là chỉ. Vipassana là quán, quan sát sự vật. Đem tâm bình lặng để quan sát sự vật thì sẽ giác ngộ về thực tướng của sự vật. Diệu Minh ● Sự sáng suốt kỳ diệu, giúp thoát vĩnh viễn khỏi vòng sống chết luân hồi. Tàm Quý ● Tàm quý là thiện tâm sở; vô tàm quý là ác tâm sở. Trong tâm của con người có thiện ác lẫn lộn. Người biết tàm quý gọi là người thiện; người không biết tàm quý là người ác. Tàm quý hiểu thông thường là xấu hổ, hổ thẹn. Người biết hổ thẹn với lương tâm mình khi làm điều sai trái là người có hạnh tàm quý. Còn làm sai trái, nói sai trái, nghĩ sai trái mà không xấu hổ là người không biết xấu hổ. Năm Giáo ● Cũng gọi là năm thời giáo. Tông Hoa Nghiêm (một tông phái Phật giáo ở Trung Hoa) phân biệt Phật Thích Ca thuyết pháp có năm thời khác nhau: 1. Thời thứ nhất, Phật giảng giáo lý Tiểu thừa. 2. Thời thứ hai, Phật giảng sơ bộ giáo lý Đại Thừa, gọi là Đại thừa thì giáo. 3. Thời thứ ba, Phật giảng giáo lý đầy đủ, trọn vẹn của Đại Thừa gọi là Đại Thừa chung giáo. 4. Thời kỳ thứ tư, Phật giảng phép tu đảm bảo một sự giác ngộ nhanh chóng gọi là đốn giáo. 5. Thời cuối cùng, Phật giảng những phép tu đặc biệt, người phàm khó hiểu được, không thể lấy từ thông thường để thuyết minh, gọi là Mật giáo. Thuyết này của tông Hoa Nghiêm, không phải các tông phái khác đều tán thành. Vd, có người thay vì Mật giáo, dùng từ Viên giáo (giảng giáo lý đầy đủ trọn vẹn). ● Tông Thiên Thai lập thuyết giáo pháp của Phật được giảng theo năm thời kỳ: 1. Thời kỳ Hoa Nghiêm: Trực tiếp sau ngày thành đạo 21 ngày liền, Phật giảng kinh Hoa Nghiêm. 2. Thời kỳ Lộc Uyển: sau đó, bắt đầu tại vườn Lộc Uyển, gần thành Bénares, Phật giảng các bộ Kinh A Hàm (12 năm). 3. Thời kỳ phương đẳng: sau thời kỳ A Hàm, Phật thuyết các kinh Đại thừa (8 năm). 4. Thời kỳ Bát Nhã: trong thời kỳ tiếp theo, Phật giảng các bộ kinh Bát Nhã (22 năm). 5. Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn: sau thời kỳ Bát Nhã, Phật giảng Kinh Pháp Hoa trong 8 năm, và cuối cùng, trong 1 ngày 1 đêm, Phật giảng Kinh Niết Bàn. Áo Trắng ● Ngày xưa ở Ấn Độ, người Phật tử tại gia thường mặc áo trắng, còn tăng sĩ thì mặc áo cà sa màu vàng thẫm hay nhạt. Do đó, người áo trắng tức là Phật tử tu tại gia. Pháp Vũ ● Mưa pháp. Trong cơn nắng hạn của đau khổ và mê lầm, Phật pháp không khác gì mưa đem lại sự mát tươi của giải thoát và giác ngộ. ● Pháp vũ cũng là tên một ngôi chùa ở Hà Bắc, cách không xa chùa Pháp Vân là nơi trụ trì ngày xưa của thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi. Thân Chứng ● Tự mình chứng ngộ, hay biết và thấy rõ như vậy (Tăng Chi III, 286). Vì cảnh giới Niết Bàn được vị A la hán tự thân chứng ngộ, tự thân cảm nhận và với trí tuệ biết rõ như vậy, cho nên gọi là thiết thực, hiện tại Niết Bàn (Tăng Chi III, 290) Thần Ngã ● S. Atman, Purusa; A. The spiritual ego. Một khái niệm không phải của Phật giáo mà của Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo tin rằng trong con người có một Thần ngã vĩnh cửu, bất diệt. Khi con người chết, thì Thần ngã không diệt mà mang một cái thân khác. Hiện Thân ● 1. Thân hiện tại trong đời này. ● 2. Thân hiển hiện. Đối với những người đạo cao, đức trọng, người ta thường tôn xưng họ là Phật hiện thân, hay là Bồ Tát hiện thân. Hiện Thế Thế giới hiện tại, đời hiện tại. Ngũ Chủng Tăng Thượng Duyên ● Năm loại tăng thượng duyên. Còn gọi là Ngũ tăng thượng duyên( năm tăng thượng duyên). Cũng gọi là ngũ duyên( năm duyên). Chỉ các tăng thượng duyên mà người niệm Phật được nhờ trong hai đời hiện tại và vị lai. Có 5 loại khác nhau: 1. Diệt tộ tăng thượng : Còn gọi là Hiện sinh diệt tội tăng thượng duyên, do Phật làm tăng thượng duyên tiêu trừ mọi nghiệp chướng. 2. Hộ niệm đắc trường mệnh Tăng thượng duyên : Còn gọi là Hộ niệm tăng thượng duyên, hiện sinh hộ niệm tăng thượng duyên, được Đức Di Đà, Quan Âm, Thế Chí theo bóng mà gia hộ. 3. Kiến Phật tăng thượng duyên : Còn gọi là Kiến Phật tam muội tăng thượng duyên nhờ ba niệm nguyện lực của đức Di Đà gia hộ cho ở ngoài mà thấy được Phật. 4. Nhiếp sinh tăng thượng duyên : Nguyện lực của Đức Di Đà có thể thu nhiếp chúng sinh, khiến được vãng sinh 5. Chúng sinh tăng thượng duyên : Bảo đảm kẻ phàm phu sau khi diệt, nhờ Phật nguyện lực nhất định sẽ vãng sinh, ba duyên đầu là Hiện ích, hai duyên sau là Đương ích. Danh Sắc ● S. Nama-Rupa. Một chi trong 12 nhân duyên. Danh chỉ tâm thức. Vì hoạt động tâm thức không có hình tướng, chỉ có thể dùng danh từ để gọi, còn sắc là thân sắc, là hình thể. Danh sắc là thân tâm. Có danh sắc mới có lục nhập. Lục nhập là sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nói sắc thân con người chủ yếu là nói sáu giác quan, cũng gọi là sáu căn hay sáu nhập. Tức là sáu cửa thông qua đó, ngoại cảnh tác động tới thân tâm con người. Pháp Thượng Bộ ● S. Dharmottarya. Một bộ phái Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ, khoảng 300 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, trong thời kỳ gọi là Phật giáo bộ phái. Pháp thượng bộ là một bộ phái nhánh của Độc tử bộ (Vatsiputrya). Pháp thượng là tên của người đứng đầu bộ phái (bộ chủ). Hư ● S. Sunya; A. Vacant, empty, unreal, unsubstantial. Không, rỗng, không có thực. Hư Cuống Ngữ ● Lời nói lừa dối, không thật. Hư Đường ● Tên một cao tăng danh tiếng đời Tống. Hư Giả ● Giả, không thật. Hư Không ● S. Akasa; A. Space, the sky, atmosphere. Hư là không có hình tướng.Là không có đối ngại. Hư Không Hoa ● Hoa đốm giữa hư không. Do dụi mắt, cho nên thấy trong hư không hiện ra nhiều đốm hoa. Chúng là không thật có. Hư Không Thiên ● Chỉ cho bốn cõi Trời thuộc Dục giới, tọa lạc trên hư không, kể từ cõi Trời Dạ Ma trở lên (những cõi Trời tồn tại tách khỏi núi Tu Di). Hư Không Trú ● S. Akasa pratisthita: Tên vị Bồ Tát, con thứ năm của Mahabhija và đang hành hóa ở một cõi nước phía nam của cõi Sa Bà chúng ta. Hư Không Vô Vi ● Vô vi là không có sinh diệt. Hư không là không sinh diệt. Là một trong ba pháp vô vi, theo Luận Câu Xá. Hai pháp vô vi kia là trạch diệt vô vi và phi trạch diệt vô vi (x. trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi). Hư Ngụy ● Không thật, có tính lừa dối. Hư Vọng ● S. Vitatha, abhuta. Giả dối. Hư Vọng Pháp ● Sự vật hư giả, không thật. Đề Bà Thiết Ma ● S. Devaksema. Vị A-la-hán tác giả bộ luận A tỳ đạt ma thức thân túc luận, được Huyền Trang dịch sang chữ Hán, năm 649 TL. Già Da Đỉnh Kinh ● S. Gajasirsa sutra. Tên một bộ Kinh Đại thừa quan trọng, thuộc văn hệ Bát Nhã. Già da là đầu con voi. Đỉnh là đỉnh núi. Địa điểm nói kinh này là ở Tịnh xá tại núi Đầu voi. Vì vậy, một bản dịch của kinh này mang đầu đề Kinh Tượng Đầu Tinh Xá, nghĩa là Kinh Tịnh xá đầu voi. Người dịch là Thiền sư Ấn Độ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci), vị sư đã qua Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 6 (năm 589) và lập ra phái Thiền thứ nhất ở Việt Nam gọi là phái Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi. Giác Lâm ● Chùa cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh, quận Tân Bình, đường Lạc Long Quân, số 118. Chùa được tạo dựng năm từ năm 1744 và được trùng tu lại nhiều lần. Chùa có tới 100 tượng Phật lớn nhỏ. Các bàn thờ đều làm bằng gỗ quý và chạm trổ rất đẹp. Phạn Ngữ ● 梵 語; sanskrit (saṃskṛta); nguyên nghĩa là “trọn vẹn, hoàn hảo”, cũng được gọi là Nhã ngữ; Ngôn ngữ được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ. An Tường ● Dáng mạo an nhàn, tự tại, hoan hỷ. Kinh Pháp Hoa có câu: “Thời ấy, đức Thế Tôn từ trong định an tường mà dậy” (Tùng tam muội an tường nhi khởi). Nhờ vào định mà tâm được vắng lặng, an ổn cho nên gọi là An tường tam muội. Nam Hải Quan Âm ● Truyện thơ Phật giáo Việt Nam, xưa vẫn liệt là khuyết danh, nhưng có người cho rằng tác giả là Thiền sư Chân Nguyên đời Hậu Lê. Do bản in năm Tự Đức thứ ba (1850) có ghi truyện Nam Âm Nam Hải là do Trúc Lâm Tuệ Đăng Hòa Thượng Chánh giác Chân Nguyên soạn. Nguyệt Chi ● Cũng gọi là Nhục Chi. Sách Tây phương gọi là Indo-Scythians. Tên gọi một bộ tộc lớn, vốn có địa bàn ở vòng cung Bắc sông Hoàng Hà ở Trung Hoa. Họ bị người Hung Nô dồn về phía Tây khoảng năm 165 TCN, sau đó họ chiếm vùng Tukhara, rồi chiếm Bactriane (Đại Hạ), chiếm Kashmia, Punjab và phần lớn Ấn Độ. Hoàng đế Kanishka của nước Nguyệt Chi vào thế kỷ thế I Tl là một Phật tử thuần thành, hỗ trợ nhiều cho đạo Phật phát triển. Chính dưới triều đại vị hoàng đế này, đã tổ chức cuộc Đại hội kiết tập kinh điển lần thứ tư. Phật Giáo Nhật Bản ● 日 本 佛 教. Tại Nhật, Phật giáo du nhập năm 522 với điểm xuất phát là Hàn Quốc. Mới đầu người Nhật thấy đây là một nền văn hóa ngoại lai, nhưng năm 585, Phật giáo được Nhật hoàng Dụng Minh (j: yomei) thừa nhận. Dưới thời vua Thánh Ðức (j: shokotu, 593-621), Phật giáo trở thành quốc giáo. Năm 594 nhà vua ra lệnh cho dân chúng phải thờ phụng Tam bảo (s: triratna). Ông khuyến khích dịch và viết kinh sách, bản thân ông cũng viết luận giải về các kinh (Duy-ma-cật sở thuyết kinh) và cho xây chùa chiền và thành lập Pháp Long tự (j: hōryū-ji) nổi tiếng ở Nại Lương (nara). Các Cao tăng Trung Quốc và Hàn Quốc được mời đến giáo hóa, người Nhật bắt đầu gia nhập Tăng-già. Trong thời kì này, tông Tam luận được thịnh hành. Trong thời gian từ 710-794, có sáu tông phái tại Nhật Bản, phần lớn do Trung Quốc du nhập: Câu-xá (j: kusha), Pháp tướng (j: hossū), Tam luận (j: sanron), Thành thật (j: jōjitsu), Luật (j: ritsu), Hoa nghiêm (j: kegon). Phật giáo Nhật Bản có ảnh hưởng mạnh lên hoàng tộc, nhất là Hoa nghiêm tông. Bộ kinh Kim quang minh tối thắng vương (s: suvar ṇ aprabhāsottamarāja-sūtra) đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật tại Nhật Bản vì được triều đình thời đó chấp nhận. Ðến thời kì Bình An (heian, 794-1184), tông Thiên Thai (j: tendai) và Chân ngôn (j: shingon) bắt đầu có ảnh hưởng. Ðến giữa thế kỉ thứ 10, việc tôn thờ phật A-di-đà bắt đầu thịnh hành và từ đó thành hình ra Tịnh độ (j: jōdo-shū) và Tịnh độ chân tông (j: jōdo-shin-shū) trong thời đại Liêm Thương (kamakura, 1185-1333). Năm 1191, Thiền tông du nhập Nhật Bản, một tông phái Phật giáo đã chứng tỏ dược sức sống mãnh liệt đến ngày nay. Thiền Nhật Bản cũng có hai hệ phái: Tào Ðộng (j: sōtō) và Lâm Tế (j: rinzai). Trong thế kỉ thứ 13, Nhật Liên (nichiren) thành lập Nhật Liên tông, chủ trương theo kinh Diệu pháp liên hoa, xem đó là kinh quan trọng duy nhất. Trong các thế kỉ sau đó, đạo Phật không còn phát triển. Ðến thế kỉ 19, quan điểm Thần đạo (j: shintō) trở thành quốc giáo. Sau thế chiến thứ hai, Phật giáo phục hưng, hình thành các phái như Sáng Giá Học Hội (sōka gakkai), Lập Chính Giải Chính (risshō koseikai), Nhật Bản Sơn Diệu Pháp Tự (nipponzan myōhōji). Các tông phái này đều lấy Diệu pháp liên hoa kinh làm căn bản. Cam Lộ Như Lai Vương ● Một danh hiệu của Phật A Di Đà. Vì A Di Đà nghĩa là thọ mạng vô lượng cho nên cũng gọi Phật A Di Đà là Cam Lộ Như Lai, vì Cam lộ là chất uống kỳ diệu, người uống nước Cam lộ có thể sống thọ mạng vô lượng. Cực Lược Sắc ● Loại sắc pháp rất nhỏ, đến nỗi mắt thường không trông thấy được. Vd, con mắt chúng ta được cấu thành bằng hai phần. Một phần nằm lộ ra bên ngoài thấy được gọi là phù trần căn hay thô phù căn và một phần ở bên trong, được tạo thành bằng loại sắc pháp rất vi tế, gọi là tịnh sắc căn hay thắng nghĩa căn. Loại sắc pháp cấu thành tịnh sắc căn chính là cực lược sắc. Năng Duyên ● Khi tâm thức nắm bắt ngoại cảnh. Vd, nhãn thức (thức của mắt), nắm bắt một cảnh bên ngoài là hoa, sách Phật gọi là nhãn thức duyên vào hoa, thì nhận thức là năng duyên, và hoa là sở duyên. Diệu Âm Công Chúa ● Một trong hai người chị của Chúa Ba trong chuyện “Phật Bà Quan Âm diễn ca”, là một tập truyện thơ Phật giáo dân gian Việt Nam rất được ưa chuộng, kể chuyện một công chúa Ấn Độ qua tu hành ở núi Hương Sơn Việt Nam, và trở thành Phật Quan Âm. Hai bà chị của Chúa Ba là Diệu Âm và Diệu Thanh. Còn công chúa Ba tên là Diệu Thiện. Chấp Trì Thức ● Một tên gọi khác của thức thứ tám (Thức A Lại Da). Vì Thức A Lại Da có công năng nắm giữ chủng tử là dấu vết lưu lại của mọi ảnh tượng ngoại trần, và tác động cua các nghiệp thân, khẩu và ý v.v… cho nên gọi là Thức nắm giữ. Bí Truyền ● Truyền trao bí mật. Từ ghép này thường được dùng trong Mật tông để nói lên sự truyền pháp bí mật giữa thầy và trò, tôn sư và đệ tử. Tây Sơn Trụ Bộ ● S. Avarasaila. Một bộ phái Phật giáo, chi nhánh của Đại Chúng bộ (Mahasanghika), xuất hiện trong thời kỳ Phật giáo bộ phái, vào khoảng 200 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn. Tam Tai ● Theo đạo Phật, trái đất cũng như mọi tinh thể khác, đều phát triển qua chu kỳ thành (sinh thành), trụ (định hình), hoại (hủy hoại), không (tan biến vào hư không). Trái đất trước khi diệt vong và tan biến vào hư không phải trải qua ba tai họa lớn là hỏa tai, thủy tai và phong tai (tam tai). “Bây giờ gần đến hạ nguyên, Giảm còn trăm tuổi lại gần tam tai.” (Toàn Nhật Thiền Sư – Hứa Sử Truyện Văn) A.Tam đại tai : Ba tai họa lớn : 1. Thủy tai : Nạn nước lụt tràn ngập hại phá cho tới cảnh Nhị thiền, trừ ra cảnh Tam thiền thì sức nước không thể tới được. 2. Hỏa tai : Nạn lửa cháy hại chúng sanh từ cõi Dục giới này đến cảnh tiên Sơ thiền ở cõi Sắc giới, trừ ra cõi Nhị thiền thì sức lửa chẳng tới. 3. Phong tai : Nạn gió bão, hại cho tới cảnh Tam thiền, trừ Tứ thiền sức gió chẳng tới nổi. B.Tam tiểu tai : Cơ cẩn tai, Ôn dịch tai, Đao binh tai. Có thể hại cả triệu người hoặc cả toàn cầu. Nghĩa Huyền ● Thiền sư Trung Quốc (mất năm 867), khi khai sáng ra dòng thiền Lâm Tế. Vốn người họ Kinh ở huyện Đông Minh, tỉnh Trực Lệ (Trung Hoa). Là đệ tử của thiền sư Hoài Bách, được thầy ấn chứng là đắc pháp… Sau về hoằng đạo tại một tu viện ở trấn Châu Thành, gọi là tu viện Lâm Tế. Khi tuổi già, sư về trụ trì chùa Hưng Hóa và tịch ở đó. Vua Đường Ý Tông ban thụy hiệu là Tuệ Chiếu thiền sư. Học trò là Tuệ Nhiên biên tập những lời dạy của thầy thành bộ “Lâm Tế lục” nay vẫn lưu truyền. Chân Lý ● Đạo lý chân thực không hư vọng. Sách Phật thường phân biệt hai loại chân lý (cũng gọi là hai đế): Chân lý tuyệt đối, cũng gọi là Chân đế, không thể diễn tả bằng ngôn từ hay khái niệm thông thường được. Và Chân lý tương đối, cũng gọi Tục đế, có thể diễn tả bằng khái niệm và ngôn từ. Năm Dục Trưởng Dưỡng ● Dục vọng, thèm muốn. Trưởng dưỡng là nuôi dưỡng phát triển thêm mãi. Đó là các dục vọng do mắt duyên với sắc, tai duyên với âm thanh, mũi duyên với hương, lưỡi duyên với vị, thân duyên với xúc… những dục vọng đó, nếu không ngăn chặn thì cứ tăng trưởng mãi. Phật Pháp ● S. Buddha dharma. Giáo pháp của Phật. Giáo pháp được các đệ tử sưu tập lại trong ba tạng là: Kinh tạng, ghi chép lại chính những lời Phật thuyết. Luật tạng, ghi lại những giới luật do Phật chế định, làm khuôn phép sinh hoạt tu học cho Tăng chúng và Luận tạng, sưu tập tất cả những sách, bài do các Luận sư viết để trình bày, giải thích giáo pháp của Phật một cách có hệ thống. Quyền Môn ● Cửa phương tiện, để đón tiếp chúng sinh vào đạo. Vd, Phật giảng về cảnh giới đẹp đẽ của các cõi Trời để khuyến khích chúng sinh bỏ ác làm thiện, để cầu sinh lên các cõi Trời. Phật mở cửa phương tiện đó (quyền môn), để khuyến thiện răn ác. Nhưng mục đích cứu kính của đạo Phật không phải là sinh lên các cõi Trời mà giác ngộ và giải thoát hoàn toàn, ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Bái ● Quỳ vái hay đứng chắp tay vái để bày tỏ lòng kính trọng. Đại Bi Tâm Đà La Ni ● Chú Đại bi, theo truyền thuyết là của Bồ Tát Quan Thế Âm. Sư Từ Đạo Hạnh đời Lý chuyên trì chú Đại bi. Đa Yết La ● S. Tagaraka. Cây mộc hương hay căn hương, ở Việt Nam gọi là Trầm Hương, vì gỗ nó thơm, bỏ vào nước không chìm. Là một loại hương rất thơm rất quý, thường được dùng để cúng Phật. Cây thuộc họ đậu, có tên khoa học là Melitotus coeruleus. Tam Ma Đề ● S. Samadhi (dịch âm từ Phạn ngữ Samadhi). Thu nhiếp tâm một nơi, không để tán loạn, dứt hết vọng niệm. Có các sách khác dịch âm là Tam muội, Tam ma địa (từ Tam muội hay được dùng nhất), hoặc dịch nghĩa bằng các từ như: Chỉ, ngăn dừng lại, ngăn dừng vọng niệm, không để cho tâm xao động. Chỉ quán: dứt hết vọng niệm rồi dùng cái tâm trí vắng lặng để quan sát, xem xét sự vật. Bát Niết Bàn ● S. Pari-nirvana. Hán dịch là nhập Niết Bàn, tịch diệt hay nhập diệt, hay là diệt độ v.v… Các bậc Thánh qua đời, đều gọi là bát Niết Bàn, hay nhập Niết Bàn v.v… Thai Tạng Giới ● S. Garbhadhatu. Kho tàng, từ đó sinh ra vạn vật, vật chất cũng như tinh thần. Cũng như bào thai mẹ vừa chứa đựng, vừa nuôi dưỡng thai nhi. Ví với Chân Như, hay với Trí tuệ Bát Nhã, là cội nguồn của tất cả. Theo Phật giáo Mật tông, Thai tạng giới biểu trưng cho lý, là cội nguồn của tất cả. Còn Kim cương giới (S. Vajradhatu) biểu trưng cho trí, tức trí tuệ. Trí cũng xuất phát từ lý, nhưng cả hai không tách rời nhau, mà dung thông với nhau. Năm Thông ● Thần túc thông, tha tâm thông, thiên nhĩ thông, túc mạng thông, thiên nhãn thông. Thần túc thông là khả năng đi như bay, khả năng biến hóa. Tha tâm thông là khả năng biết tâm tư người khác. Thiên nhĩ thông là khả năng có thể nghe được tiếng loài người và tiếng loài vật, tiếng xa hay tiếng gần. Túc mạng thông là khả năng có thể biết được các đời trước. Thiên nhãn thông là khả năng có thể thấy xa, gần, vật to, vật nhỏ, thấy ngang qua mọi vật cản, tức là [tr.453] thấy những vật mà con mắt bình thường không thấy được. Thần túc thông nghĩa đen là đi như bay, nhưng còn có nghĩa rộng là thần thông biến hóa một thân biến thành nhiều thân, nhiều thân hóa trở lại một thân, chui xuống đất, bay lên hư không, làm mọi việc phi thường, mà người bình thường không thể làm được. Vì vậy mà có sách, thay vì thần túc thông, dùng từ biến hóa thần thông. Sát Na ● S. Kohana. Một thời gian rất ngắn, có thể tưởng tượng được. Có sách Phật dùng ẩn dụ: một niệm (một suy nghĩ) thoáng qua trong tâm thức, được tính bằng 90 sát na. Sanh Diệt Tất cả mọi sự vật, mọi pháp trên thế gian này đều sinh diệt vô thường trong từng sát na một. Chỉ vì mắt con người, tư tưởng của người không nắm bắt kịp cho nên mới tưởng tượng sự vật tồn tại dài lâu, nhưng trên thực tế, là sinh diệt trong khoảnh khắc. Đại Hỷ ● Tức là Đại hỷ tâm. Lòng vui vẻ, đức vui vẻ quảng đại của Phật, Bồ Tát. Ấy là đức thứ ba trong bốn đức vô lượng. Tứ vô lượng. Đại hỷ nghĩa là: vui vẻ với tất cả chúng sanh. Ai đến với mình cũng vui vẻ, gặp ai mình cũng vui vẻ, biết ai làm phải, làm lành, tu các đức hạnh, mình tỏ lòng vui vẻ. Lý Sự Vô Ngại ● 1. Hai mặt lý luận và sự việc đều thông suốt, không còn vấp váp. ● 2. Hai mặt lý và sự không gây chướng ngại cho nhau. Là một trong bốn khái niệm lý luận của Tông Hoa Nghiêm: -Lý vô ngại. -Sự Vô ngại. -Lý sự vô ngại. -Sự sự vô ngại. Bố Thí Pháp ● H. Pháp thí. Giảng dạy đạo lý, Phật pháp. Bố Thí Tài Vật ● H. Tài thí. Giúp đỡ người thiếu thốn với của cải vật chất. Bố Thí Tùy Hý ● H. Tùy hỷ thí. Người khác được vui, mình tán thán, chúc mừng, chia sẻ niềm hân hoan với họ. Bố Thí Vô Úy ● H. Vô úy thí. Che chở người yếu, không có thế lực, khiến cho không còn sợ hãi. Vô úy là không sợ. Giảm Kiếp ● A. Decreasing kalpa. Thời kỳ chúng sinh có thọ mệnh dần dần bị giảm bớt, cứ 100 năm giảm một tuổi. Từ trái nghĩa là tăng kiếp, thời kỳ thọ mệnh của chúng sinh tuần tự gia tăng, cứ 100 năm tăng một tuổi. Theo sách Phật, thì 10 kiếp giảm với 10 kiếp tăng tạo thành một chu kỳ giảm rồi tăng. Cũng có những cách giải thích khác. ● Ba của quý đó là Phật, Pháp, Tăng. Quy y tam bảo là quy y, nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng. Theo Mạnh Tử , thì chư hầu cũng có ba của báu là: đất đai, nhân dân và chính sự (chính sự là công việc chính trị, công việc cai trị dân, làm an dân). Cũng có sách gọi Tam bảo là mặt trời, mặt trăng và tinh tú (các vì sao): “Bốn bề quạnh quẽ sư đi vắng, Tam bảo từ bi Phật vẫn ngồi.” (Vô danh) Tam Dục ● Tam dục là ba mối ham muốn của phàm phu : 1. Hình mạo dục : say mê ham muốn, mặt mày, hình dáng tươi đẹp của kẻ khác. 2. Tư thái dục : ưa thích dung nghi cốt cách, sang đẹp của người khácvậy. 3. Tế xúc dục : say mê ưa thích sự đụng chạm mịn màng, mềm mại của kẻ khác. Ấn ● (S. Mudra). Dùng đầu ngón tay vẽ hình gọi là bắt ấn. Theo Phật giáo Mật tông thì những hình vẽ bằng đầu ngón tay có công năng thần diệu, giúp cho sự tu học tấn tới, giúp định tâm, gọi sự hỗ trợ của chư Phật, Bồ Tát và các vị Thần. Có người cho rằng, các kiểu đứng, ngồi, bắt tay, xếp chân của các tượng Phật và Bồ Tát, A-la-hán trong các đền chùa, đều là ấn, và mỗi một thế đứng, ngồi, thế tay, chân như vậy đều có sức cảm hóa thuyết phục riêng của nó. Tất nhiên, có những Phật tử thuộc các tông phái Phật giáo khác nhau không tin vào công năng của ấn quyết. Dư Hàng ● Chùa lớn ở Hải Phòng, đường Dư Hàng, số 121. Tên chữ của chùa là Phúc Lâm. Chùa xây dựng từ đời Trần. Trong khuôn chùa có ba tháp thờ ba Tổ phái Thiền Trúc Lâm, và trong nhà thờ Tổ, có ba tượng Tổ Trúc Lâm là Nhân Tôn, Pháp Loa và Huyền Quang. Dư Kết ● Những kiết sử (phiền não) còn lại chưa đoạn hết. “Đại thừa nghĩa chương: viết: “Nếu đoạn trừ được tham, thì mọi dư kết đều tiêu tan.” Dư Lưu ● Trên vị trí của tôn phái mình gọi những người thuộc các tôn phái Phật giáo khác là dư lưu. Dư Niệm ● Niệm khác, ý nghĩa khác, không dính dáng gì tới việc đang làm, vấn đề đang được suy nghĩ giải quyết. Dư Tập Tập là tập khí. Người tu hành đã đoạn trừ hết phiền não, thế những vẫn tồn tại một ít tập khí, thói quen, gọi là dư tập. Kinh Duy Ma Cật viết: “Hiểu sâu lý duyên khởi, đoạn trừ tà kiến, và mọi chấp hữu vô, không còn dư tập nữa.” Dư Thú ● Thú là cõi sống. Đứng ở cõi người mà nói, thì các cõi sống khác như địa ngục, quỷ đói, súc sinh, A tu la và cõi Trời, đều gọi là dư thú. Dư Thừa ● Ở vị trí thừa của mình theo. Vd, mình theo Bồ Tát thừa, thì gọi các thừa khác là dư thừa. Dư Tông ● Trên vị trí của tông phái mình (bổn tông) gọi các tông phái khác là dư tông. Dư Uẩn ● Uẩn là thân năm uẩn. Cái thân năm uẩn còn lại của bậc Thánh đã chứng quả, thành A-la-hán. Cái thân còn lại đó gọi là dư tuần. Chấp Thủ ● Nắm lấy, không chịu buông thả. Pháp Dụ ● 法 喩; C: făyú; J: hōyu; Dùng để so sánh sự giống nhau trong giáo lí, đạo lí được truyền dạy (pháp 法 ) và ẩn dụ để diễn tả pháp ấy (dụ 喩 , S: upamā-upameya). Nam Nhạc Hoài Nhượng ● (677-744). Thiền sư Trung Hoa, học trò đắc pháp của Lục Tổ Huệ Năng và là thầy của Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất. Diêm La Vương ● Yama: Vua Diêm la, thống lãnh cõi Âm, có quyền thưởng phạt những vong hồn. Cũng viết: Diêm ma la, Diệm ma, Diễm ma, Diêm ma Pháp Vương Diêm vương. (Xem: Diễm ma) Thứ Nhất Tu Tại Gia ● Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Ý: Ở đâu cũng tu được, vì tu cốt tại tâm, giữ sao cho mọi ý niệm, lời nói, hành vi đều là thiện, lành, trong sạch. Do đó, ở nhà tu, giữa chợ tu hay vào chùa tu đều được cả. Ở nhà tu, giữa chợ tu là khó nhất, vì xung quanh mình nghịch cảnh rất nhiều, nào vợ con, nào họ hàng, bè bạn, kẻ mua người bán, toàn là chuyện danh lợi, đua đòi nhưng không bị ảnh hưởng, ràng buộc, nhiễm ô, vãn một lòng hướng thiện, như hoa sen giữa bùn lầy. Trái lại, vào chùa tu thì hoàn cảnh thuận lợi hơn. Cúng Dường ● Cung cấp, đài thọ vật dụng để nuôi dưỡng. Là lời nói cung kính khi tặng cho các bậc tu hành đồ ăn, đồ mặc và những vật dụng khác. Vd, nói: cúng dường Phật, chư Tăng, cúng dường Tam Bảo. Bốn món cúng dường phổ thông đối với tăng chúng Phật giáo là thức ăn, quần áo, giường nằm, thuốc men. Gọi là Tứ sự cúng dường. “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái, Lửng lờ khe yếu cá nghe kinh.” (Chu Mạnh Trinh –Hương Sơn phong cảnh) Nghiệp Chướng ● Hành động bất thiện gây chướng ngại cho hạnh phúc và giải thoát. “Tiền sanh nghiệp chướng có dầy, Cho nên trời mới đem đày nhân gian.” (Quan Âm Thị Kính) “Oan chăng phó mặc quỷ thần, Rày xem nghiệp chướng trên trần là xong.” (Phương Hoa) Cần Cầu ● Siêng năng cầu đạo. Quy Nguyên Trực Chỉ ● Nhan đề bộ sách Phật rất có giá trị, nguyên văn chữ Hán, gồm nhiều bài khuyến tu, đốc tín của các bậc Thượng tọa, Đại đức ngày xưa soạn, cũng có các bài văn thâm trầm, thanh nhã của các vua quan ngày trước, thông Nho, giỏi Lão và một Phật viết. Diêm Phù ● S. Jambu. Cây diêm bụt. Cõi đất Diêm Phù Đề sở dĩ có tên như vậy, là vì ở cõi này mọc rất nhiều cây dâm bụt (hay diêm bụt). An Lạc Đường ● Các chùa lớn có phòng nghỉ cho các vị tăng cao tuổi gọi là An lạc đường. Vãng Sinh ● 往 生 ● 1. Chết; ● 2. Tái sinh, đầu thai; ● 3. Đầu thai vào địa ngục; ● 4. Tái sinh ở cõi trời, hay ở cõi Tịnh độ; ● 5. Vãng sinh vào Tịnh độ của Phật A-di-đà nhờ kết quả chính niệm về Ngài. Diệu Trí ● Trí tuệ lớn, không thể lường được của Phật. Diệu Tuệ Đồng Nữ Kinh Tên kinh, một quyển. Bồ Đề Lưu Chi đời Đường dịch. Nội dung kinh nói về 40 phép tu của Bồ Tát. Diệu Tỷ Bồ Tát Vị Bồ Tát có cánh tay kỳ diệu. Tên bộ kinh “Diệu tỷ Bồ Tát kinh” Diệu Ứng Sự cảm ứng kỳ diệu của chư Phật và Bồ Tát đối với lời nguyện cầu chí thánh của Phật tử. Biến ● Ở chùa, đọc một, hai, ba biến kinh tức là nói đọc một, hai, ba lượt kinh, mỗi lượt đọc trọn quyển. Như nói, đọc, hay tụng ba biến kinh A Di Đà. “Kinh xem ba biến, ngồi chơi mé quốc Tân La” (Trần Nhân Tông –Cư Trần Lạc Đạo) Hải Đức ● Bảy đức tính lớn của biển: 1. Rộng lớn, mênh mông. 2. Thủy triều lên xuống đều. 3. Mọi xác chết đều vứt lên bờ. 4. Chứa đựng bảy loại ngọc quý. 5. Dung chứa nước của tất cả con sông, tất cả nước mưa. 6. Chứa những con cá lớn nhất. 7. Một vị mặn, phổ biến. Mười Lực ● S: daśabala; P: dasabala; Hán Việt: Thập lực ( 十力 ); Mười năng lực hiểu biết, mười trí của một vị Phật: 1. Thi thị xứ phi xứ trí lực ( 知 是 處 非 處 智 力; s: sthānāsthānajñāna; p: ṭhānā ṭhāna-ñāṇa); Biết rõ tính khả thi và tính bất khả thi trong mọi trường hợp; 2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực ( 知 三 世 業 報 智 力; s: karmavipākajñāna; p: kammavipāka-ñā ṇ a): Biết rõ luật nhân quả, quả báo, tức là Nghiệp nào tạo quả nào; 3. Tri nhất thiết sở đạo trí lực ( 知 一 切 所 道 智 力; s: sarvatragāminīpratipaj-jñāna; p:sabbattha-gāminī-paṭ ipadāñāṇa): Biết rõ nguyên nhân nào dẫn đến con đường tái sinh nào; 4. Tri chủng chủng giới trí lực ( 智 種 種 界 智 力; s: anekadhātu-nānādhātujñāna; p:anekadhātu-nānādhātu-ñāṇa): Biết rõ các thế giới với những yếu tố thành lập của nó; 5. Tri chủng chủng giải trí lực ( 知 種 種 解 智 力; s:nānādhimukti-jñāna; p:nānādhimuttikatāñāṇa): Biết rõ cá tính của chúng sinh; 6. Tri nhất thiết chúng sinh tâm tính trí lực ( 知 一 切 眾 生 心 性 智 力; s:indriyapārapara-jñāna; p: indriyaparopariyatta-ñāṇa): Biết rõ căn cơ học đạo cao thấp của mọi chúng sinh; 7. Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực ( 知 諸 禪 解 脫 三 昧 智 力; sarvadhyāna-vimokṣa-…-jñāna; p:jhāna-vimokkha-…-ñāṇa): Biết tất cả các cách thiền định; 8. Tri túc mệnh vô lậu trí lực ( 知 宿 命 無 漏 智 力; pūrvanivāsānusmṛti-jñāna, pubbennivāsānussati-ñāṇa): Biết rõ các tiền kiếp của chính mình; 9. Tri thiên nhãn vô ngại trí lực ( 知 天 眼 無 礙 智 力; cyutyupapādajñāna, cutūpapāta-ñāṇa): Biết rõ sự tiêu hủy và tái xuất của chúng sinh; 10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực ( 知 永 斷 習 氣 智 力; āśravak ṣ ayajñāna, āsavakkhaya-ñāṇa): Biết các Ô nhiễm (s: āśrava) sẽ chấm dứt như thế nào. Ba lực 8, 9, 10 được Phật nhắc đến khi Ngài thuật về sự đạt Bồ-đề của mình (Tất-đạt-đa Cồ-đàm). Chúng được gọi chung là Tam minh. Khai Ngộ ● Mở mang tâm trí và tỉnh ngộ, đạo lý. Ấy là hai trình độ của nhà học đạo, tu hành: trước khi khai tâm, sau thì tỉnh ngộ. Ái Nghiệp ● Tham ái là nghiệp nhân, tạo ra quả là các hành động thiện hay ác dẫn tới quả khổ. Đại Viên Giác ● Sự giác ngộ lớn và hoàn thiện, viên mãn (sự giác ngộ của Phật). Quán Phép quán thấy ánh sáng giác ngộ của Phật xâm nhập vào tất cả mọi chúng sinh. Phệ Đà ● 吠 陀; C: fèituó; J: haita; Phiên âm chữ Veda từ tiếng Phạn, là kinh văn căn bản của Bà-la-môn Ấn Độ giáo. Ấm ● (S. Skhandha). Che khuất, khiến cho không thấy được chân tướng của sự vật. Người, cũng như các loài hữu tình khác đều do năm “ấm” là sắc, thụ, tưởng, hành, [tr.40] thức, tạo thành. Sắc là thân thể có hình có sắc. Thụ là cảm thụ vui, buồn v.v… (Ph. Sensations). Tưởng là tri giác bằng hình ảnh thưởng tượng lại. Hành là dụng tâm làm việc này, việc khác. Thức là phân biệt, hay biết. Theo đạo Phật, thân tâm người cũng như bất cứ chúng sinh nào khác cũng là do năm “ấm” tạo thành, trong năm “ấm” đó không có cái gì đáng gọi là ta hay của ta cả. Cũng như cái nhà là sự tập hợp của gạch, ngói, vôi vữa v.v… Vì năm “ấm” này là ta cho nên mới sinh ra tham ái, chấp trước, vơ vét v.v… mê muội không thấy được chân lý, chân tướng của sự vật, cho nên gọi là “ấm” với nghĩa là che khất. Nhưng, từ thời Đường Huyền Trang về sau, người ta không dịch là “ấm” nữa là dịch là “uẩn”, với nghĩa tập hợp, chứa, nhóm (x. uẩn). Tất Đàn ● S. Siddhanta Phương pháp của Phật giáo hóa chúng sinh. Có bốn tất đàn: 1. Giáo hóa bằng phương pháp diễn đạt bình thường, thế tục; 2. Giáo hóa từ cá nhân một, bằng cách thích ứng với khả năng, căn cơ của mỗi người; 3. Đánh giá tâm bệnh của chúng sinh; 4. Chỉ trực tiếp vào chân lý cứu kính tối hậu. Hán dịch nghĩa tất đàn là thành tựu. Nhờ sử dụng kháo léo các phương pháp nói trên mà Phật thành tựu được mục đích giáo hóa chúng sinh. Kiến Phật ● Thấy Phật. Người phàm chỉ thấy được hóa thân của Phật (Đức Phật Thích Ca lịch sử). Còn các vị Bồ Tát có thể thấy được báo thân của Phật. Còn Pháp thân của Phật, thì chỉ có các đức Phật biết được, thấy được mà thôi. Quán Vô Thường ● Quán thấy tất cả các pháp, mọi sự vật đều biến đổi vô thường, do đó mà đoạn trừ lòng tham đắm, tâm được giải thoát, tự do và tự tại, siêng năng tinh tấn. Tịnh Phạn Vương ● 淨 飯 王; S: suddhodhana; C:jìngfànwáng; J: jōbanō; Thân phụ của Phật Thích-ca Mâu-ni. Ông là vua trị vì vương quốc Ca-tì-la-vệ Ấn Độ. Tên ông còn được phiên âm là Thủ-đồ-đà-na ( 首 圖 駄 那 ). Chân Tính ● Tính chân thực của chúng sinh, thanh tịnh sáng suốt, không phiền não. Nói giác ngộ, chính là giác ngộ cái tính chân thực, vốn sáng suốt của bản thân mình. “Nhưng mà chân tính tự như, Ấy là chư Phật Tổ sư trong đời.” (Toàn Nhật Thiền sư) Hàng ● Hàng phục, điều phục, dùng phương tiện làm cho phải quy phục. Ma Phục Hổ Các vị cao tăng tu trong rừng sâu, nhờ đức hạnh cao cả mà ma quỷ, hổ báo cũng phải nể vì, không dám quấy nhiễu. Phục Tâm Phiền Não Trong Kinh Kim Cương có câu nói các vị Bồ Tát an trú ở tâm Bồ đề và hàng phục tâm phiền não. Nói một cách khác tức là bỏ vọng tâm, an trú ở chân tâm, vì tâm Bồ đề tức là chân tâm. Năm Đầy Đủ ● H. Ngũ cụ túc Năm pháp mà một Tỷ kheo cần phấn đấu để có đầy đủ: 1. Đức tín đầy đủ. 2. Giới hạnh đầy đủ. 3. Nghe học đầy đủ. 4. Bố thí đầy đủ. 5. Trí tuệ đầy đủ. ● Một phân tích khác về năm loại đầy đủ là: -Giới đầy đủ. -Thiền định đầy đủ. -Trí tuệ đầy đủ. -Giải thoát đầy đủ. -Giải thoát tri kiến đầy đủ (tự mình biết rõ mình đã được giải thoát). (Tăng Chi 2, 125) La Việt ● S. Rajaghra. Kinh đô nước Magadha, dưới chân thành núi Linh Thứu (S. Grdhrakuta). Cũng gọi là Vương Xá, một địa bàn Phật giáo quan trọng hồi Phật còn tại thế. Là địa điểm tổ chức cuộc đại hội kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất. Cũng gọi là La Duyệt, như trong các bộ kinh A Hàm. Đạo Sanh ● Cao tăng Trung Hoa, học trò xuất sắc của Cưu Ma La Thập (Kumarajiva), có công truyền bá rộng rãi học thuyết Trung Quán ở Trung Quốc. Ông là người đầu tiên ở Trung Hoa đề xướng tất cả chúng sinh, kể cả Nhất xiển đề (x. Nhất xiển đề) cũng có Phật tánh và do đó đều sẽ thành Phật. Đạo Sanh là người đã trước tác và chú thích các bộ luận như “Phật tánh đương hữu Luận, Pháp thân vô sắc luận, Đốn ngộ thành Phật luận. Ông là người nhiệt liệt tuyên truyền cho các thuyết “tất cả chúng sinh đều có Phật tính”, và tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật, một chủ thuyết rất mới mẻ thời bấy giờ. Vì vậy mà ông bị giới cựu tăng phản đối, đòi đuổi ông ra khỏi Tăng chúng. Luận ● S. Sastra. Chỉ những công trình nghiên cứu giáo lý đạo Phật một cách có phân tích và hệ thống, do các nhà Phật học uyên bác gọi là luận sư tạo ra. Kinh là do đức Phật nói ra, và các đệ tử Phật tập kết lại. Còn luận là do các đệ tử Phật tạo ra sau khi Phật diệt độ, nhằm các mục đích như giới thiệu giáo lý đạo Phật một cách có hệ thống, phê bình, uốn nắn những nhận thức sai trái đối với giáo lý đạo Phật, bảo vệ sự trong sáng của giáo pháp, chống lại mọi đả kích hay xuyên tạc của các hệ thống tư tưởng và đạo giáo khác. Những luận sư nổi tiếng là Asvaghosa (Mã Minh), tác giả cuốn “Đại Thừa Khởi Tín Luận”, lần đầu tiên trình bày lý thuyết Đại Thừa, Nagarjuna (Long Thọ), vị luận sư sáng lập ra học phái Đại Thừa Không Tôn (Sunyavada) hay là Trung Luận tôn (Madhyamika), Asanga (Vô Trước) và em là Vasubandhu (Thế Thân) sáng lập ra tông phái Duy Thức (Vijnaptimatrata). Trong ba Tạng sáng Phật, thì Luận Tạng tập hợp tất cả các bộ luận do các luận sư sáng tác. Chủ Vị luận sư chủ trương giáo thuyết nhất định. Vd, hai luận chủ của tông phái Duy Thức ở Ấn Độ là Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu). Gia Cg. Luận sư. Những bậc học rộng tài cao trong Phật giáo, có khả năng biện luận, trước tác để hoằng dương Phật pháp. NGHỊ; S. Upadesa Một cách thức thuyết pháp của Phật, bàn luận sâu vào nghĩa lí. [tr.389] Đó là một trong 12 cách thức thuyết pháp của Phật. Sư Đồng nghĩa với luận gia, chỉ những vị không những thông hiểu Luận tạng, mà còn có khả năng sáng tác ra các bộ Luận mới. Tịnh Thất ● Phòng, nhà trong sạch, nơi tu hành của các Phật tử tại gia hay xuất gia. Cg, Tịnh xá hay tĩnh xá. Trong nhà người tu tại gia, thường dành ra một phòng trong sạch gọi là tịnh thất, có bàn thờ Phật, bài trí trang nhã làm nơi Phật tử có thể tu thiền, niệm Phật. “Chín người ngọc nữ lễ nghi, Tiếp vào tịnh thất, đều thì nghỉ yên.” (Toàn Nhật Thiền Sư) Mười Tâm Trưởng Dưỡng ● Mười loại thiện tâm, giúp cho hạnh nhẫn nhục ngày càng phát triển: 1. Lòng từ. 2. Lòng bi. 3. Lòng xả. 4. Lòng hỷ trong hạnh độ tha. 5. Bố thí. 6. Vui nói pháp. 7. Giúp đỡ chúng sinh trong sự nghiệp giải thoát. 8. Hạnh hòa hợp. 9. Thiền định. 10. Trí tuệ. Sám Ma ● S. Ksama. Thứ lỗi, bao dung. Sám Ma Y ● Áo làm bằng cỏ ksama. Áo len. Sám Nghi ● A. rules for confession. Nghi thức sám hối. Sám Trừ ● Sám hối để đoạn trừ, rửa sạch mọi tội lỗi. Tam Quang ● 1. Ánh sáng mặt trời, mặt trăng và sao. ● 2. Ba cõi Trời Sắc giới là Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên và Quang âm thiên. ● 3. Ba vị Bồ Tát: Bồ Tát Quan Thế Âm gọi là nhật thiên tử, con mặt trời; Bồ Tát Đại Thế Chí gọi là nguyệt thiên tử, con của mặt trăng và Bồ Tát Hư Không Tạng, gọi là Minh Tinh thiên tử, con của sao. Các thiền sư Việt Nam am hiểu đạo Lão và đạo Nho, thường ví đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho như ba vật sáng trên trời, đạo Phật ví với mặt trời, đạo Lão ví với mặt trăng, đạo Nho ví với vì sao. Ánh sáng của mặt trời, mặt trăng và của các vì sao đều cần thiết cho con người, cũng như cả [tr.615] ba giáo đều có ích đối với con người. “Cũng như vạc có ba chân, Trên trời người có tam quang tỏ tường.” (Toàn Nhật) Kỵ Nhật ● Ngày kiêng kỵ cũng như nói ngày húy. Đó thường là ngày giỗ một người thân quá cố. Vào ngày đó, mọi tư tưởng lời nói và hành động của những người thân còn sống đều hướng về tưởng niệm người quá cố. Pháp Cúng Dường ● Cúng dường bằng Pháp. Để tỏ lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn, người tu học cúng dường Phật, cúng dường Tam Bảo. Có hai cách cúng dường, nhị chủng cúng dường, tài cúng dường, pháp cúng dường. Tài cúng dường là đem tài vật như hương, hoa, đồ ăn, đồ uống…mà cúng dường. Pháp cúng dường là ráng ăn ở theo lời Phật dạy, tu trì Pháp Phật mà làm lợi ích cho chúng sanh. Đó là cách cúng dường quý nhứt vậy. Tịnh Độ ● Cõi nước trong sạch (cõi Phật). “Tịnh độ là lòng trong sạch, Chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương.” (Trần Nhân Tông – Cư Trần Lạc Đạo) Tịnh Độ Tông ● Pháp môn tu hành, niệm danh hiệu Phật, quán tưởng thân tướng và công đức Phật để cầu vãng sinh về cõi Phật. Ở Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, pháp môn Tịnh độ phổ biến nhất là pháp môn niệm danh hiệu Phật A Di Đà để cầu vãng sinh về cõi Cực Lạc phương Tây của Phật A Di Đà. Địa Ngục ● Một cõi sống trong sáu cõi sống của chúng sinh chưa được giải [tr.221] thoát, chưa được thoát khỏi cảnh luân hồi, sinh tử. Là cõi sống rất khổ, nơi thác sinh của những chúng sinh đã tạo nhiều nghiệp nhân ác xấu, xứng đáng phải chịu cảnh sống ở địa ngục. Không nên quan niệm sai rằng Địa ngục là cõi sống dưới đất. “Thưa rằng đắc đạo linh thay, Truyền cho địa ngục lên ngay thiên đường.” (Phật Bà Quan Âm diễn ca) “Mấy người ác nghiệp tham si, Liền trong địa ngục gian nguy ghê đường. Người lên cõi Phật vui say, Người xuống địa ngục đêm ngày kêu la.” (Toàn Nhật). Nhị Báo ● Nhị báo là hai thứ quả báo : A.1. Y báo: Y báo là thế giới, là cõi nước, nhà cửa, khí cụ, non sông, cỏ cây, hoa lá, v.v…nó là chỗ để cho bản thân chúng sanh (chánh báo) y trụ nên gọi là y báo. A.2. chánh báo : chúng sanh do nơi nghiệp lực đời trước đã tạo mà chiêu cảm quả báo thân đó. Thân là một sự đền trả, là quả báo chánh của chúng sanh, nên gọi là chánh báo. Nhân loại là chánh báo, thế giới là y báo, người Việt nam là chánh báo, nước Việt nam là y báo. ● B.1. Hoa báo : sự báo ứng tạm thời, phát hiện ngay trong đời, tỷ như người trồng cây, thấy cây mình trổ hoa cũng gọi là hiện báo vậy. B.2. Thật báo: sự báo ứng thật sự, phát hiện ra trong đời tới, tỷ như người trồng cấy thấy cây mình có trái, có hột đầy đủ và chín, cũng gọi là sanh báo nghĩa là sau khi chết đầu thai trở lại để chịu quả báo, cũng gọi là hậu báo, tức quả báo đời sau mình phải chịu vậy. ● C.1. Tổng báo : như những sự hạnh phúc chung của một dân tộc hoặc những hoạn nạn xảy ra cho một đất nước, một thế giới, cùng những nỗi khổ thông thường về sanh, lão, bệnh, tử đó gọi là tổng báo. C.2. Biệt báo : như hạnh phúc riêng, hoạn nạn riêng của tứng người, hình dáng, tướng trạng xấu hoặc tốt, địa vị sang hoặc hèn của từng người gọi là biệt báo. Sân ● Giận dữ, oán thù. Nổi cơn giận dữ, mất hết tỉnh táo, dẫn tới có những hành động hay lời nói quá đáng, ác độc, có thể dẫn tới phạm tội như đánh người, gây thương tật, cho đến giết người. Sự giận dữ nén sâu vào bên trong, gọi là hận. Sự giận dữ bộc lộ cực điểm gọi là phản. Hận hay phẫn cũng đều là những hình thức khác biệt của sân giận, là một trong ba độc, gây đau khổ và phiền não cho người cũng như cho bản thân. Hai độc kia là tham và si. Niết Bàn, cảnh giới an lạc và giải thoát của đạo Phật được định nghĩa như là một cảnh giới đã diệt trừ hết ba độc tham, sân và si. Sân Độc ● Lòng giận như thuốc độc, làm hại chính bản thân con người sân giận. Sân Hận ● Giận hờn, ấm ức. “Với sân bị sân hận, Chúng sinh đi ác thú, Bậc thiền quán chánh trí, Từ bỏ sân hận ấy, Từ bỏ không bao giờ, Trở lại tại đời này.” (Kinh Phật Thuyết Như Vậy, 413) Sân Hỏa ● Lửa sân. Khi sân giận, lòng như bốc lửa. Sân Tâm ●Lòng sân giận. Quán Tâm ● Phật tử được khuyến cáo thường xuyên quan sát tâm mình, nếu tâm có tham thì biết là tâm có tham, tâm có sân thì biết là tâm có sân, tâm có si thì biết là tâm có si, tâm có định biết rằng tâm có định, tâm giải thoát, biết rằng tâm giải thoát v.v… (Kinh Bốn Niệm Xứ, Trung Bộ I, 103) Quán tâm là một trong bốn phép quán của phép tu Bốn Niệm Xứ, rất được lưu hành trong các nước Phật giáo Nam tông ngày nay. Chế Đa Sơn Bộ ● S. Caityasaila. Một trong hai mươi bộ phái xuất hiện trong thời kỳ gọi là Phật giáo bộ phái, bắt đầu từ khoảng 100 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn. Đó là thời kỳ Phật giáo Ấn Độ không còn tạo ra một giáo hội thống nhất nữa. Từ sự chia rẽ đầu tiên, dẫn tới thành lập hai bộ phái lớn là Thượng Tọa bộ và Đại Chúng bộ, sau đó không ngừng có những bộ phái mới xuất hiện, và dần dần con số bộ phái lên tới 20. Dự Lưu ● S. Srotrapnna. Quả thánh đầu tiên (sơ quả) trong bốn quả Thánh của Phật giáo nguyên thủy. Dự lưu có nghĩa là tham dự vào giòng (các bậc Thánh), và như vậy sẽ không còn thoái chuyển. Mười Hai Nhân Duyên ● S. Prattityasammutpada; H. Thập nhị nhân duyên. Chủ thuyết của đạo Phật phân tích cơ chế luân hồi sinh tử của chúng sinh, trong đó có loài người. Mười hai nhân duyên (theo thứ tự: đời sống quá khứ, hiện tại và tương lai): 1. Vô minh: Không hiểu biết hay hiểu sai sự lý, do đó mà có: 2. Hành: Hành động tạo nghiệp (Hai chi vô minh và hành thuộc về kiếp sống quá khứ). Vì tạo nghiệp, nên bị nghiệp lực lôi cuốn tái sinh ở kiếp hiện tại. Đầu tiên là: 3. Tâm thức, Cg, Kết sinh thức là do có thức mà kết sinh thành bào thai trong bụng mẹ. 4. Danh sắc: sau đó có hình hài và một vài hoạt động tâm lí sơ bộ nơi bào thai. Danh chỉ cho những hoạt động tâm lý sơ khởi. Sắc chỉ cho hình hài sơ khởi của bào thai. 5. Lục nhập: Bắt đầu hình thành đủ sáu căn năng: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hình, ý. 6. Xúc: Bào thai ra khỏi lòng mẹ, sáu căn bèn tiếp xúc với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. 7. Thọ: Do tiếp xúc với ngoại cảnh mà sinh ra cảnh xúc thích thú hay không thích thú… 8. Ái: Do có cảm xúc thích thú mà sinh ra ưa thích, đam mê… 9. Thủ: Do ưa thích, đam mê mà vơ lấy vào mình, chiếm làm của mình. 10. Hữu: Nhưng không vơ lấy vào mình, làm của mình thì có hành động, có tạo nghiệp. Như vậy, gọi là hữu, tức là hiện hữu, tồn tại. Từ chi số 3 đến chi số 10 là cuộc sống hiện tại. Trong cuộc sống hiện tại này, chúng sinh vừa chịu nghiệp quả của kiếp sống quá khứ như mang thân có sáu căn năng, có xúc, có thọ, nhưng chúng sinh cũng đồng thời tạo ra nghiệp nhân, dẫn tới kiếp sống trong tương lai. Những nghiệp nhân đó là ái, thủ, hữu. Đam mê, vơ lấy, rồi có hành động tương ứng, là tạo nghiệp nhân cho kiếp sống tương lai. Và bánh xe luân hồi cứ tiếp tục quay mãi. Do tất cả những nghiệp nhân này mà có đời sống vị lai 11: sinh; 12: lão tử (già chết). Hai Loại Ruộng Phúc ● H. Nhị phúc điền 1. Bi điền: Lớp người hoạn nạn, nghèo khổ. 2. Kính điền: Tam Bảo Có sách Phật lập thêm một loại ruộng phúc thứ ba nữa gọi là ân điền (cha mẹ). Gọi là ruộng phúc bởi vì bố thí cho ba lớp người này đem lại rất nhiều phúc đức. Y Tha Khởi Tính ● Tất cả các pháp (sự vật) trong thế giới hiện tượng đều có tính “Y tha khởi”, vì chúng không thể tự độc lập, chúng đều do nhân duyên sinh, do nhiều nhân duyên hòa hợp tạo thành. A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận ● (S. Abhidharma-nyayanusara). Bộ Luận gồm 80 quyển, do Luận sư Ấn Độ Chúng Hiền soạn, Đường Huyền Trang dịch. Gọi tắt là Thuận chánh lý luận. Bộ luận này nhằm bác bỏ quan điểm của Luận sư Thế Thân trong Câu xá luận. Quan Âm Nam Hải ● Truyện thơ Việt Nam kể chuyện công chúa Diệu Thiện, con gái thứ ba vua Diệu Trang Vương, nước Hùng Lâm (Ấn Độ), sang tu ở chùa Hương Tích (Việt Nam) và thành Phật Bà Quan Âm tại đây. Áo Nghĩa Thư ● (S. Upanishad). Triết lý của đạo giáo Bà-la-môn ở thời kỳ thứ 3, được hình thành khoảng 800- 500 năm Tcn và được ghi lại trong các tập sách, gọi tên chung là “Áo Nghĩa Thư”. Cho rằng con người ta có Atman (Tiểu ngã, Cg = Tự ngã). Khi chết thì Atman lìa khỏi thân xác và có thể trở về với Brahman (Đại ngã) vì Brahman và Atman, tuy tên gọi khác nhau, nhưng cũng là một thể. Phương pháp tu trì là phép tu Yoga (Du Già), đến lúc đạt kết quả thì Atman hòa nhập vào, trở thành Brahman, chấm dứt luân hồi. Đó là giải thoát. Diệu Giác ● Sự giác ngộ kỳ diệu (của Phật, Bồ Tát) cả hai mặt tự giác và giác tha đều viên mãn tròn đầy. Đôn Hoàng ● Thị trấn ở phía Tây Bắc Trung Quốc, là địa đầu của con đường Lụa xuyên Trung Á nổi tiếng, theo con đường này, các Tăng sĩ truyền giáo Ấn Độ đã đi qua Trung Quốc truyền bá đạo Phật. Tại thị trấn Đôn Hoàng hai nhà khảo cổ học phương Tây là Stein và Pelliot đã phát hiện thấy có nhiều kinh sách Phật quan trọng bằng chữ Sanskrit. Đôn Hoàng xưa kia vốn là kinh đô của nhà Tây Lương, miền Bắc Trung Quốc. Vị trí của nó ở tỉnh Cam Túc. Ở đây, có nhiều danh tăng xuất hiện, trong số này có Trúc Pháp Hộ, đời Tây Tấn, được tôn gọi là Bồ Tát Đôn Hoàng. Đôn Hoàng có động bằng đá nổi tiếng, gọi là “Thiên Phật động”, vị trí ở núi Minh Sa, gồm 353 hang, trong mỗi hang đều chạm trổ nhiều tượng Phật và Bồ Tát rất đẹp. Ái Duyên Thủ ● Ái thủ là hai mục rất quan trọng trong chuỗi “Mười hai nhân duyên”, lôi kéo chúng sinh vào vòng sinh tử luân hồi. Mấu chốt của phương pháp tu hành của đạo Phật là đoạn trừ tham ái, nhờ dùng trí tuệ quán thấy mọi sự vật thế gian đều là vô thường, không đáng cho ta phải tham ái, chấp thủ. Diệu Trang Nghiêm Vương ● S. Subhavyuha. Tên vị vua là nhân vật chính của chương 27 Kinh Pháp Hoa. Theo phẩm Trang Nghiêm vương bổn sự, của quyển 7 Kinh Pháp Hoa, thì trước đây vô lường số kiếp, có Phật ra đời, danh hiệu là Vân Lôi Âm Túc vương hoa trí Phật. Tên cõi nước là Quang Minh Trang Nghiêm. Tên kiếp là Hỷ Kiến. Trong hàng tín đồ của Phật, có vua tên là Diệu Trang Nghiêm, hoàng hậu tên là [tr.168] Tịnh Đức (S. Vimaladatts) có hai con trai, là Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn. Hai vương tử này đều giỏi thần thông, tu hạnh Bồ Tát, lại khuyên được vua cha, trước tin theo Bà-la-môn giáo, sau quy y Phật, nhường ngôi cho em và xuất gia. Vị vua này về sau trở thành Bồ Tát Liên Hoa Đức (S. Padmasri), còn hai vương tử, một trở thành Bồ Tát Dược Vương (S. Bhaisajya-raja), và một là Bồ Tát Dược Thượng (S. Bhaisajiya-samudgata). Trong truyện Việt Nam “Phật Bà Quan Âm diễn ca”, có Diệu Trang Vương là cha của công chúa Diệu Thiện, sau này trở thành Phật Bà Quan Âm. Thệ Đà ● Hán dịch âm cũ tên Thái Tử Jeta, về sau dịch âm là Kỳ Đà, con trai vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) xứ Kosala. Jeta dịch nghĩa là chiến thắng. Khi sinh Thái tử, vua cha đánh nhiều trận thắng liên tiếp nên đặt tên con là chiến thắng, để kỷ niệm. An Tịnh ● Vắng lặng, yên ổn. Hành tướng của tâm và thân người thế tục thường rất động, không yên. Đức Phật dạy pháp môn tu niệm hơi thở vô, ra để làm cho cả thân và tâm đều được an tịnh. Anh Lạc Yết Ma ● Yết Ma là phép truyền giới. Phép này được ghi trong kinh “Bổn Nghiệp Anh Lạc Kinh”, cho nên gọi là Anh lạc Yết Ma. Đại Hiền Trí ● Hiền nói về đức hạnh. Trí nói về trí tuệ. Bậc Đại Hiền trí là bậc có trí lớn và đức lớn. Trong kinh sách Phật, thường tôn xưng Phật và các Bồ Tát là những bậc Đại hiền trí. Năm Bố Thí ● H. Ngũ sự thí. 1. Bố thí cho người từ phương xa đến. 2. Bố thí cho người sắp đi xa. 3. Bố thí cho người bệnh. 4. Bố thí cho người đói. 5. Bố thí cho người có trí tuệ và đạo đức. Trai ● A. Reverence, abstinence. Không ăn thịt cá hay nhịn ăn hoàn toàn. Người Việt nói trệch [tr.713] là chay. Chay tịnh là trong sạch. Ăn chay là chỉ ăn đồ thực vật, không ăn thịt cá. Mời thụ trai là mời ăn chay. Trai Chủ ● Người cư sĩ tổ chức tiệc chay mời các nhà sư. Trai Đàn ● Đàn chay. Đàn chay không phải là cỗ chay mà là một nghi thức lễ Phật, có nhiều nhà sư tham gia, tụng kinh, niệm Phật. Trai Đường ● Phòng ăn của tăng chúng. Căn Bản Thức ● Tên gọi khác của thức thứ tám (Ph. huitiemè conscience), tức là [tr.115] thức A Lại Da. Theo môn Duy Thức học Phật giáo, thức thứ tám là cái gốc phát sinh ra mọi thức khác, nó không những duy trì, gìn giữ cái thân năm uẩn của chúng ta mà còn duy trì, gìn giữ vũ trụ, thế gian và môi trường sống của chúng ta nữa. Lý Phật Tử ● Tên vua thứ hai nhà Tiền Lý (không kể Triệu Quang Phục ở Dạ Trạch lên ngôi tước vị, tự xưng là Việt Vương, tức Triệu Việt Vương). Sau khi chiếm được thành Long Biên năm 571, Lý Phật Tử xưng đế, hiệu là Hậu Lý Nam Đế, đóng đô ở Phong Châu (huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên cũ). Năm 602, tướng nhà Tùy là Lưu Phương đánh Nam Việt. Lý Phật Tử thua trận. Đất Giao Châu một lần nữa bị Bắc thuộc. Các tác giả cho rằng danh hiệu Lý Phật Tử của vua này cho biết vua sùng tín đạo Phật. Mười Đại Đệ Tử ● Hán Việt: Thập đại đệ tử ( 十 大 弟 子 ); Mười đệ tử quan trọng của Phật, hay được nhắc nhở trong kinh sách Ðại thừa (s: mahāyāna): 1. Ma-ha Ca-diếp ( 摩 訶 迦 葉; s: mahākāśyapa): Ðầu-đà đệ nhất, được xem là Sơ tổ Thiền tông Ấn Ðộ; 2. A-nan-đà ( 阿 難 陀; ānanda): Ða văn đệ nhất, người “nghe nhiều” được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Ðộ. A-nan-đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ca-diếp; 3. Xá-lị-phất ( 舍 利 弗; s: śāriputra): Trí huệ đệ nhất, đệ tử quan trọng nhất của Phật trong các kinh Tiểu thừa (; p: hīnayāna); 4. Tu-bồ-đề ( 須 菩 提; subhūti): Giải Không (s: śūnyatā) đệ nhất; 5. Phú-lâu-na ( 富 樓 那; s: pūr ṇ a): Thuyết Ph á p (dharma) đệ nhất; 6. Mục-kiền-liên ( 目 犍 連; s: mahāmaudgalyāyana): Thần thông đệ nhất, hay đi đôi với Xá-lị-phất; 7. Ca-chiên-chiên ( 迦 旃 延; s: katyāyana): Biện luận đệ nhất; 8. A-na-luật ( 阿 那 律; s: aniruddha): Thiên nhãn đệ nhất; 9. Ưu-ba-li ( 優 波 離; upāli): Giới luật đệ nhất; 10. La-hầu-la ( 羅 羅; rāhula): Mật hạnh đệ nhất. Phá Chấp ● Chấp là cố chấp, mê chấp. Không đúng mà chấp là đúng, không thật mà chấp là thật, không mà chấp là sướng, vô ngã nhưng chấp là có cái ta v.v.. Tât cả những cái đó đều là mê chấp. Nghĩa là vì ngu si mê lầm mà mê chấp, rồi lại khăng khăng ngoan cố tự cho mình là đúng, đó là cố chấp. Người có trí, dùng trí tuệ và tài thuyết phục giảng giải cho người mê thấy rõ phải trái, thật giả. Năm Phần Pháp Thân ● H. Ngũ phần pháp than. Năm thuộc tánh siêu việc của pháp thân của Phật: 1. Giới: siêu việt thiện ác. 2. Định: hoàn toàn an trú, bất động. 3. Tuệ: đức Phật không gì không biết, không thấy (chánh biến tri). 4. Giải thoát: đức Phật hoàn toàn tự do, tự tại. 5. Giải thoát tri kiến: đức Phật hoàn toàn biết rõ cảnh giới giải thoát của mình. An Bần Lạc Đạo ● Yên phận nghèo, nhưng vẫn vui với đạo. “Cùng con cháu, thử nói năng chuyện cũ, Từng ngâm câu lạc đạo vong bần, Gặp anh em khi bàn bạc sự đời, Lại đọc thử vi nhân bất phú.” (Nguyễn Công Trứ – Hàn nhi phong vị phú) Sư Tử ● S. Simha. Con sư tử, vua các loài thú. Sư Tử Âm ●S. Simhaghosa. Tiếng nói, tiếng rống của con sư tử. Ví với tiếng nói của Phật. sư tử âm còn là danh hiệu của một vị Phật, có đất nước ở phía đông nam của thế giới chúng ta. Sư Tử Giáp ● S. Siahahanu. Tên một vị vua sinh ra vua Tịnh Phạn, ông nội của Phật Thích Ca. Sư Tử Hống ●Tiếng rống của con sư tử làm cho tất cả mọi con dã thú khác đều phải kinh sợ. Ví với tiếng nói thuyết pháp của Phật, làm cho tất cả ngoại đạo phải im tiếng. Sư Tử Quang ● S. Simharami. Tên một vị luận sư Ấn Độ, sống vào khoảng năm 630 TL, chống đối mạnh mẽ học phái Du già Duy Thức. Quốc Nước sư tử (Sri Lanka hiện nay). Theo truyền thuyết, vương quốc Sư tử do một thương gia Ấn Độ, tên Simha (sư tử) chinh phục và thành lập, sau khi chiến thắng tất cả các loài quỷ thống trị ở trên đảo). Sư Tử Tòa ● S. Simhasana: Từ ví dụ. Chỗ ngồi con sư tử, ví với chỗ ngồi thuyết pháp của Phật. Sư Tử Tôn Giả ● S. Aryasimha. Cao Tăng Ấn Độ, dòng Bà-la-môn, sinh quán ở Trung Ấn, là Tổ thứ 23 của Phật giáo Ấn Độ, theo một truyền thuyết của Thiền tông Trung Hoa. Bồ Đề Đạt Ma là tổ 28. Sư Tử Trụ ● S. Harivarman. Luận sư Ấn Độ, tác giả bộ “Thành Thực Luận” (S. Satyasiddhi sastra). Sư Tử Vương ● Cg, sư tử Khải. Vua sư tử. Vd, vua sư tử ví với Phật. Phổ Diệu Kinh ● 普 曜 經; S: lalitavistara; còn được gọi là Thần thông du hí kinh ( 神 通 遊 戲 經 ), nguyên nghĩa là “Trình bày chi tiết cuộc đời đức Phật”; Một bộ kinh bao gồm nhiều đoạn văn trình bày hai đời cuối cùng của Phật Thích-ca Mâu-ni. Kinh mang tính chất tiếp nối giữa Tiểu thừa (s: hīnayāna) và Ðại thừa (s: mahāyāna), được soạn giữa thế kỉ thứ hai trước và sau Công nguyên, chịu ảnh hưởng của phái Nhất thiết hữu bộ (s: sarvāstivāda) và về sau được Ðại thừa hoàn chỉnh. Thiên Thân ● S. Vasubandhu. Cũng dịch là Thế Thân. Vị Luận sư Ấn Độ, sinh quán ở Peshawar, 900 năm sau Phật Niết Bàn, tức năm 400 TL. Tác giả nhiều bộ Luận Phật giáo quan trọng, trong đó có bộ Luận Câu Xá và bộ Luận Duy Thức. Cùng với anh ruột là Vô Trước (Asanga) lập ra Du Già tông. Ông được xem là vị Tổ thứ 21 của Phật giáo Ấn Độ. Thiên Thần Tên gọi chung Thần Đế Thích (Indra), và các vị Thần theo hầu thần Đế Thích, hay là các vị thần do Đế Thích cai quản. A Tỳ Đạt Ma Tập Dị Môn Túc Luận ● (S. Abhidharma samghiti-paryaya-pada). Bộ Luận gồm 20 quyển, do Luận sư Ấn Độ Xá Lợi Tử soạn, Đường Huyền Trang dịch. Gọi tắt là Tập dị môn túc luận. Là một trong sáu bộ Luận chú giải bộ Phát trí luận, là bộ Luận căn bản của Hữu Bộ. Sách gồm 12 phẩm. Sanh Y ● Y là chỗ dựa, điểm nương tựa. Mọi nhân duyên làm chỗ nương tựa cho tái sinh. Tham ái là sinh y. bởi vì có tham ái, mới có thủ (chấp thủ). Và để có cái mà chấp thủ, và để giữ vững không chịu buông những cái chấp thủ, cho nên phải tạo nghiệp. Tạo nghiệp chính là hữu. Do có hữu mà có sinh và già chết. Do có ái, thủ, và hữu mà có tái sinh. Đó là thuyết 12 nhân duyên (x. 12 nhân duyên). Ly Cấu ● Cấu là nhơ bẩn. Xa lìa cái nhơ bẩn. Đồng nghĩa với ly trần. Ly Cấu Địa ● Địa là cấp bậc tu tập. Bồ Tát trải qua mười cấp bậc tu hành mới thành Phật. Ly cấu địa là cấp bậc thứ hai, ở đó Bồ Tát đoạn trừ mọi dục vọng, phiền não và cấu uế. Ly Cấu Nhãn ● Nhãn là con mắt. Con mắt thanh tịnh, sáng suốt, không còn vướng mắc một nhơ bẩn nào. Ly Cấu Thế Giới ● Tên cõi Phật của ông Xá Lợi Phất (S. Sariputra) sau khi ông thành Phật. Hưng Long ● Pháp hiệu của Chúa Nguyễn Phúc Chu, sinh năm 1675. Một vị chúa Nguyễn rất sùng đạo Phật. Chúa Phúc Chu, sau khi Thiền sư Nguyên Thiều tịch đã chủ động mời Hòa Thượng Thạch Liêm, từ Quảng Đông qua Nam Việt Nam để dạy đạo Phật cho quan và dân ở trong Nam. Thạch Liêm đã tặng chúa đạo hiệu là Thiền tông đạo nhân. Hưng Thế Xuất hiện, nổi lên, hưng thịnh ở đời. Đức Phật xuất hiện ở đời. Phổ Độ ● Độ cứu thoát. Cứu vớt rộng khắp chúng sinh. Người xuất gia tu theo Phật giáo thường phát nguyện lớn. Không những tu học để giải thoát cho bản thân mình mà còn giải thoát cho tất cả chúng sinh. Kim Cương Luân ● Bánh xe kim cương, biểu trưng cho các tông phái Mật giáo. Kim Cương Lực ● Sức mạnh vô địch của Kim cương, hay ví như Kim cương. Kim Cương Lực Sĩ ● Một tên gọi khác của Thân Kim Cương. (x. Thần Kim Cương). Kim Cương Niệm ● Tụng Niệm Phật hay đọc kinh không thành tiếng, một cách im lặng. Kim Cương Phật ● Một tên gọi khác của Phật Đại Nhật (Vairocana), là đối tượng sùng bái chủ yếu của Phật giáo Mật tông. Kim Cương Phật Tử ● Con của Phật Kim Cương. Danh từ dùng để gọi tất cả những Phật tử Phật giáo Mật tông. Kim Cương Quán ●Phép quán tưởng, đi sâu vào thực tưởng của các pháp. Kim Cương Sát ● S. Vajraksetra. Tu viện Phật giáo, chùa Phật. Cũng gọi là Kim cương sái. Kim Cương Sơn ● Núi Kim Cương, chỉ cho vòng núi bằng kim loại bao bọc thế giới Sa Bà, theo địa lý học huyền thoại của Ấn Độ giáo. Cg. Kim Cương vị sơn, hay Kim Cương luân sơn. Có sách gọi là núi Tu Di (Meru) là núi Kim Cương. Kim Cương Tam Muội Kinh ● Chú Giải Tác phẩm của vua Trần Thái Tông, chú giải bộ Kinh Đại Thừa Kim Cương Tam muội. Tác phẩm này hiện không còn, chỉ lưu lại được bài tựa, đã được dịch ra Việt văn, và in lại trong tập Khóa hư Lục của Trần Thái Tông. Kim Cương Tạng ●S. Vajragarbha. Tên vị Bồ Tát được nói tới trong Kinh Lăng già (lankavatara sutra). Kim Cương Tát Đõa ● S. Vajrasattva. Một hóa thân của Bồ Tát Phổ Hiền (S. Samnantabhadra), và được suy tôn là Tổ thứ hai trong tám Tổ của Chân ngôn tông, một tông phái Phật giáo Mật tông ở Nhật. Danh hiệu Kim cương tát đõa còn được dùng, theo nghĩa rộng để chỉ tất cả chúng sinh, vì chúng sinh nào cũng có Phật tính, ví như ngọc kim cương, có sẵn trong mỗi chúng sinh. Kim Cương Tâm ● Tâm của vị Bồ Tát không giao động, rắn chắc như Kim cương. Kim Cương Thân ● Chỉ cho pháp thân vĩnh hằng thường trú, bất tử của Phật. Kim Cương Thủ ● Bồ Tát Vị Bồ Tát có bàn tay Kim cương. Một tên gọi khác của Bồ Tát Phổ Hiền. Kim Cương Thủy ● Nước Kim cương. Trong Mật giáo, học trò chịu lễ quán đỉnh (rước nước thiêng lên đỉnh đầu) và được thầy cho uống nước thơm. Uống nước thơm đó biểu trưng cho lời thề trung thành với đạo, không bao giờ sai [tr.359] trái với lời dạy của thầy, của đạo. Kim Cương Thừa ● S. Vajrayana. Một tên gọi khác của Chân ngôn tông, một tông phái Mật giáo của Nhật Bản. Kim Cương Tòa ● S. Vajrasana. Nơi ngồi của Phật dưới gốc cây Bồ Đề khi Ngài thành Phật. Kim Cương Trí ● S. Vajrabodhi. Cao tăng Mật giáo ở nam Ấn Độ, từng học ở Phật học viện Nalanda. Năm 15 tuổi, ông học Nhân Minh học trong bốn năm với Luận sư Dharmakirti, ở Tây Ấn, sau đó năm 20 tuổi, ông trở lại học viện Nalanda thọ giới cụ túc. Ở đây ông học giới luật và triết thuyết Trung Quán trong sáu năm với luận sư Santabodhi. Sau đó, học thêm thuyết Du già của Asanga, thuyết Duy Thức của Vasubandhu. Sau đó lại học Mật giáo 7 năm với cao tăng Mật giáo Nagabodhi ở Nam Ấn. Cuối cùng, ông theo đường biển đến Trung Quốc. Ở đây, tại Lạc Dương, ông dịch nhiều bộ Kinh Mật giáo quan trọng. Ông qua đời ở Lạc Dương. Kim Cương Trượng ● Thần Kim Cương có cái chùy gọi là trượng. Thần Kim Cương dùng trượng này để bảo vệ Phật Pháp, răn kẻ phá hoại Phật Pháp và chùa Phật. Kim Cương Tuệ ● Trí tuệ Kim cương (rí tuệ Bát Nhã), phá tan mọi phiền não và mê lầm. Kim Cương Vương ● Kim cương ví với loại ngọc quý báu nhất, là (vua vương) của loài ngọc, đem với trí tuệ Bát Nhã, có thể đoạn trừ mọi phiền não, phá sạch vô minh. Angulimala ● Tướng cướp khét tiếng tàn ác ở xứ Kosala, sau nhờ Phật giác ngộ, xuất gia làm tăng sĩ và không bao lâu chứng quả A-la-hán. Kinh Angulimala thuật lại chuyện tên cướp quy y Phật và xuất gia làm tăng là bài kinh 86 của Trung Bộ Kinh thuộc Tạng Pàli. Tam Chủng Đoạn ● Tam chủng đoạn là ba loại đoạn pháp chẳng tác khởi có nhiều loại : A.1. Tự tính đoạn : lúc trí tuệ khởi lên thì phiền não ám chướng tự phải đoạn mất đi. 2. Bất sinh đoạn : lúc chứng được pháp Không thì khiến cho khổ quả của ba đường ác đạo vĩnh viễn không còn nảy sinh nữa. 3. Duyên phược đoạn : chỉ cần đoạn trừ được hoặc ( mê lầm ) ở tâm thì khi đối với cảnh ngoại trừ sẽ chẳng khởi tâm sân nữa, khi đối với cảnh tùy duyên sẽ chẳng sinh nhiễm. B.1. Kiến sở đoạn : Hạng Thanh văn sơ quả gọi đoạn hoặc kiến lý là Kiến đạo. nhân đoạn được kiến hoặc tám mươi tám thứ sử của Tam giới, nên gọi đó là Kiến sở đoạn. 2. Tu sở đoạn : Là quả thứ hai, quả thứ ba của Thanh Văn tu chân đoạn hoặc, nhân đoạn được các hoặc mười thứ hoặc tùy miên của Tam giới, nên gọi là Tu sở đoạn. 3. Phi sở đoạn : Quả thứ tư của Thanh Văn, phiền não trong Tam giới đều đã đoạn hết, được quả vô lậu không còn có hoặc gì phải đoạn nữa, cho nên gọi là Phi sở đoạn. Theo Tđph Hán Việt. Thập Thông ● Thập thông là mười phép thần thông bao gồm, như sau: - Túc mạng thông: Biết kiếp trước, hiện tại vị lai thân mạng ta luân hồi như thế nào. - Thiên nhĩ thông: Biết rõ hết thảy các thứ tiếng, thông đạt không ngại - Tha tâm thông: Biết hết thảy tâm niệm ác hoặc thiện của kẻ khác. - Thiên nhãn thông: Thấy suốt thảy hình sắc, sanh tử khổ lạc, ở thế gian (giống mắt của loài Trời) Hiện thần lực: Đem thần lực hiện ra ở thế gian. Hiện đa thần: Hóa hiện ra nhiều thân. Vãng lại tốc: Qua lại mau lẹ. Năng trang nghiêm sát độ: Có khả năng trang nghiêm các cõi nước - Hiện hóa thân: hiện ra thân hóa. - Lậu tận thông: Trí thông chứng được cảnh Niết Bàn, vô ngại tự tại. Hy Hữu ● Ít có. Phàm những sự vật gì rất ít, nói là hy hữu. Như: Phật ra đời làm một sự hy hữu, Phật thuyết kinh Đại Thừa là một sự hy hữu: Hy hữu chi sự Huy hữu đồng nghĩa với vị tằng hữu: chưa từng có. Như: Những pháp mà đức Phật thành tựu đều là những vị tằng hữu pháp. Bạch Liên Xã ● Hiệp hội tôn giáo do cao tăng Tuệ Viễn sáng lập vào đầu thế kỷ Iv TL. Hiệp hội quy tục 123 nhân sĩ cả tăng lẫn tục, phát lời nguyện long trọng trướng tượng Phật A Di Đà, sống cuộc đời thanh tịnh và niệm danh hiệu Phật A Di Đà để cầu kinh mệnh chung được vãng sanh về cõi Cực Lạc phương Tây. Bành Thành ● Kinh đô nước Sở, một nước ở Trung Hoa vào đời nhà Hán, đầu công nguyên. Là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Trung Hoa thời bấy giờ. Có thể cùng một niên đại với trung tâm Phật giáo Luy Lâu tại Giao Chỉ (Bắc Việt Nam). Bất Hại ● 不 害; C: bù hài; J: fugai; S, P: ahiṃsā; cũng gọi Bất sát sinh ( 不 殺 生; pāṇāṭipātā paṭivirati, pāṇāṭipātāveramaṇī); ● I. Một trong những tư tưởng, giới luật quan trọng nhất của đạo Phật.Tư tưởng Bất hại lúc nào cũng giữ một vai trò quan trọng trong các tôn giáo Ấn Ðộ thời trước Phật Thích-ca nhưng Ngài – cùng với một vị giáo chủ ngoại đạo là Ni-kiền-tử Nhã-đề-tử (P: nigaṇṭha nātaputta) – là người đầu tiên hệ thống hoá và dùng lí thuyết tâm lí để chứng minh, lấy nó làm cơ bản cho tư tưởng này. Từ đó, tư tưởng Bất hại đã trở thành một nguyên lí đạo đức vô song trong các tôn giáo Ấn Ðộ, đặc biệt trong tất cả các trường phái Phật giáo. Về mặt tâm lí, đạo đức thì lí do chính vì sao mọi người nên thực hành đạo lí Bất hại rất đơn giản: bởi vì ai cũng yêu quý cuộc sống của chính mình, không muốn bị hành hạ hoặc giết hại. Từ tình yêu thương chính mình, lấy đó suy ra hoàn cảnh của tất cả các động vật khác (Hữu tình ), không kể là người hay là thú, là con voi hoặc con kiến, đặt mình vào trạng thái của chúng sinh và cảm nhận tình trạng đó, người ta sẽ từ bỏ việc sát hại. Tư tưởng Bất hại của đạo Phật được giải nghĩa bằng lí luận nêu trên. Ðức Phật thuyết trong kinh Pháp cú (P: dhammapada, 129; bản dịch và thi hoá của Tịnh Minh): Hình phạt ai cũng sợ Mất mệnh, ai cũng khiếp Lấy ta suy ra người Chớ giết, chớ bảo giết Như vậy, tư tưởng Bất hại xuất phát từ lòng Bi (s, P: karuṇā) và lòng Từ (S: maitrī; P: mettā) đối với tất cả chúng sinh. Ai có lòng từ bi , người đó không bao giờ sát hại. Mặt khác, tư tưởng Bất hại cũng mang lợi ích, niềm vui cụ thể cho chính người thực hành, không chỉ là niềm “vui cùng với người” và niềm vui về việc đã thực hiện, một “hành động cao quý” nhất thời. Về mặt này thì đạo Phật có quan niệm không giống với những tôn giáo khác. Theo luật nhân quả (Nghi ệp, S: karma) thì người làm lành, không giết hại sẽ gặp hạnh phúc và không bị hại. Từ đó người ta có thể suy ngược lại rằng, ai ôm ấp tư tưởng sát hại, không có lòng từ bi sẽ tự đưa mình đến những hoàn cảnh bất hạnh. Ðức Phật trình bày rất rõ trong kệ thứ năm và 225 của Pháp cú kinh (bản dịch và thi hoá của Tịnh Minh): *Hận thù diệt hận thù Ðời này không thể có Từ bi diệt hận thù Là định luật nghìn thu *Hiền sĩ không sát hại Ðiều phục thân mệnh hoài Ðạt cảnh giới bất tử Giải thoát hết bi ai Vì những lí do nêu trên mà tăng ni trong phần lớn các tông phái Phật giáo cũng như nhiều Phật tử tại gia đều ăn chay. Đường Huyền Trang ● Cao Tăng đời Đường, năm 629 có công lớn đi du học tại Ấn Độ 14 năm, tinh thông cả ba Tạng, khi về đem theo nhiều kinh Phật, cũng gọi là Đường Tăng hay Đường Tam Tạng. “Quyển Tây Du truyện lược này, Thuở đời Đường quốc, khiến thầy cầu kinh. Đường Tăng thầy tớ bộ hành, Khâm sai sắc chỉ lấy Kinh trợ nàn.” (Tây Du Truyện) Thập Ác ● Theo đạo Phật, mười điều ác: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời chia rẽ, nói độc, nói vô nghĩa, tham, sân, si. Cần phân biệt với mười tội lớn theo đạo Nho: - mưu bạn (phá hoại xã tắc); - đại nghịch (phá hủy lăng miếu); - ác nghịch (giết hại cha mẹ ông bà); - bất đạo (giết người vô tội); - đại bất kính (không kính vua); - Bất hiếu; bất mục (mưu sát, hoặc mưu đem bán bà con, họ hàng); - Bất nghĩa (giết quân lính, không kính lễ quan trên); loạn luân. “Những người hủy báng Phật Trời, Ngũ nghịch thập ác đọa nơi A Tỳ.” (Toàn Nhật Thiền Sư) Ba Thời ● H. Tam thời. Ba thời trong ngày: sáng, trưa, chiều. Một cách chia khác là: Bình minh, trong ngày và hoàng hôn. Đáo Bỉ Ngạn ● Đến bờ bên kia. Nghĩa bóng là đạt tới chỗ, hoàn thiện. Tiếng Sanskrit là Paramita, Hán dịch âm là Ba la mật đa, dịch nghĩa là đáo bỉ ngạn. Các hạnh Ba la mật là các hạnh tu tới chỗ hoàn thiện, cứu kính, không còn chút sai sót gì nữa. Bát Tà ● Tám điều sai, đối lập với tám mục trong Bát chánh đạo. Tà tri kiến, Tà tư duy, Tà ngữ, Tà nghiệp, Tà mạng, Tà phương tiện, Tà niệm, Tà định. Tam Giải Thoát Môn ● Ba cửa giải thoát dẫn tới Niết Bàn: 1. Không môn, là thấy mọi pháp đều không rỗng, không thực thể, vô ngã. 2. Vô tướng, thấy mọi sự tướng đều hư giả, cho nên được tự tại đối với các tướng. 3. Vô tác môn: vô tác là không còn tạo nghiệp, cho nên được tự tại, không bị nghiệp chi phối, lôi kéo. An Tuệ ● (S. Sthiramati). Một trong 10 Luận sư Ấn Độ nổi tiếng, sớ giải bộ luận Duy Thức Tam Thập Tụng của Thế Thân (Vasubandhu). Hữu Học ● S. Saiksa. Các quả vị trước khi chứng quả A-la-hán, đều là những quả vị hữu học như Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm. Nghĩa là còn phải học, tu dưỡng liên tục. Chỉ sau khi chứng quả A-la-hán, mới trở thành bậc Thánh vô học, cũng như vàng ròng không cần tinh luyện nữa. “Hữu học và vô học. Cả hai ở trong đời, Đều đáng được cúng dường…” (Tăng Chi I, 76) Âm ● Tiếng Bóng tối. Tín ngưỡng dân gian cho rằng người chết, sống ở một nơi tối tăm gọi là Âm phủ. Âm cũng đọc là ấm (x. Ấm) Giải Thoát ● S. Mukti; A. Release, deliverance, liberation. Giải là đoạn trừ được mọi ràng buộc và phiền não tham, sân và si. Thoát là an nhiên tự tại, thanh thản. “Chúc cho giải thoát sang đời mai sau.” (Quan Âm Thị Kính) Thế Hữu ● S. Vasumitra. Tên một vị Luận sư Ấn Độ (khoảng 500 năm sau Phật Thích Ca), lần đầu tiên chia tất cả các pháp làm năm loại: 1. Sắc pháp; 2. Tâm pháp; 3. Tâm sở hữu pháp; 4. Tâm bất tương ưng hành pháp; 5. Vô vi pháp. Thế Hữu là người chỉ trù cuộc Đại hội kiết tập kinh điển lần thứ tư, họp tại Kashmia, dưới triều vua Kaniskha, khoảng thế kỷ I TL. Phật Tích ● Dấu tích của Phật. những bảo tháp thờ xá lợi của Phật, tất cả những nơi Phật đã từng cư ngụ, giảng pháp, an cư, kết hạ và có để lại dấu tích đều được gọi là Phật tích. Vào năm 300, vua Asoka (Hán dịch A Dục), trị vì xứ Magadha (Hán dịch Ma Kiệt Đà), rất một đạo Phật, vua đã cho xây chùa, lập bảo tháp, dựng cột đá, trụ đá khắp những nơi có Phật tích. Trên các cột đá, trụ đá, vua đều cho khắc lại những tư tưởng của Phật. Tại Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh cũ, có chùa Phật Tích là một trong những chùa lớn của ta. Báo ● Đáp lại, như trong hợp từ quả báo. Đại Chúng Bộ ● S. Mahasanghika. Bộ phái lớn đầu tiên ra đời vào khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt, bao gồm đại đa số tăng sĩ (vì vậy mà có tên là Đại chúng bộ), để phân biệt với Thượng Tọa bộ (S. Tharaveda), gồm một số ít hơn các bậc Trưởng lão. Đại chúng bộ chính là tiền thân của Đại thừa sau này, còn Thượng Tọa bộ là tiền thân của Tiểu thừa, tuy rằng, trong thời kỳ Phật giáo bộ phái chưa có phân biệt Đại thừa và Tiểu thừa. Nhất Tự Bất Thuyết ● 一 字 不 說; J: ichiji-fusetsu; Nghĩa là một chữ cũng chưa hề thuyết; một danh từ thường được dùng trong Thiền tông để nhấn mạnh rằng Phật và các vị Tổ chưa bao giờ đá động đến Chân lí tuyệt đối trong những bài thuyết pháp của chư vị bởi vì cái tuyệt đối này không thể nào diễn bày được (Bất khả thuyết). Vì thế nên đức Phật ban đầu không muốn rời Giác Thành (bodhgayā), không muốn trở về thế tục để giáo hóa chúng sinh. Nhưng, vì quá thương chúng sinh đang trôi nổi trong Vòng sinh tử nên Ngài quyết định rời chỗ tọa thiền đi hoằng hóa. Nói theo các vị Thiền sư là để rơi mình vào cỏ mà nói chuyện ( 落 草 譚; lạc thảo đàm) – tức là rời tâm thức sung sướng an lạc tuyệt đối để bước vào tâm thức của một phàm phu để chỉ đường chúng sinh đến bờ Giác ngộ. Vì lí do trên mà Thiền tông quan niệm rằng, tất cả những bài Kinh (s: sūtra) của đức Phật và Ngữ lục của chư vị Thiền sư đều chỉ là Ngón tay chỉ mặt trăng – nhưng không phải chính là mặt trăng. Chân lí tuyệt đối chỉ có thể – nếu có thể! – được “truyền” bằng một phương pháp bí mặt, siêu việt mà Thiền tông gọi là “Dĩ tâm truyền tâm.” Thiền tông tự nêu tông chỉ của mình là “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật” – thay vì dựa vào lời của Phật thuyết trong các kinh sách, bởi vì ngôn ngữ trên giấy mỗi người đều hiểu một cách riêng biệt – tùy theo trình độ và khả năng của người đang xem nó. Thiền tông không quan niệm rằng, tất cả kinh sách đều vô dụng, nhưng chúng không thể biểu lộ hết tất cả. Chúng thật sự vô dụng trong việc miêu tả cái tuyệt đối, Chân như. Trần Na ● S. Dinnaga. Một Luận sư Ấn Độ nổi danh đã sáng lập ra môn Nhân Minh Học của Phật giáo (môn Lôgíc học ở phương Tây) vào thế kỷ thứ Vi TL. Thiện Hội ● Thiền sư Việt Nam, sống vào thế kỷ thứ 9, là đệ tử của thiền sư Cảm Thành, Tổ thứ 2 của phái thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam (x. Vô Ngôn Thông). Thiền sư quê ở huyện Siêu Loại, tỉnh Hà Bắc hiện nay. Thuở nhỏ, học đạo Phật tại chùa làng, lớn xuất gia lấy pháp hiệu Tổ Phong, đi vân du khắp nơi tìm thầy học đạo. Đến chùa Kiến Sơ, gặp Thiền sư Cảm Thành, xin ở lại làm học trò. Năm 860, Thiền sư Cảm Thành không bệnh mà mất sau khi truyền tâm ấn cho học trò mình làm Tổ thứ ba phái Thiền Vô Ngôn Thông. Cảm Thành đặt lại pháp danh mới cho học trò mình là Thiện Hội. Thiện Hội nghĩa là khéo hiểu (đạo lý). Bất Vấn Tự Thuyết ● Không hỏi mà thuyết giảng. Đức Phật thuyết pháp, thông thường là do có một đệ tử xuất gia hay tại gia, hay là một người nào đó đặt câu hỏi, nêu vấn đề, rồi Phật căn cứ trình độ căn cơ người hỏi và những người nghe nói chung mà thuyết pháp. Nhưng cũng có trường hợp “bất vấn tự thuyết”, tức là không có ai hỏi, nhưng Phật chủ động giải thích một điểm nào đó trong giáo lý mà Phật thấy cần thiết làm cho sáng tỏ. Đàm Vô Sấm ● Cao tăng miền Trung Ấn Độ, đến Trung Quốc, vào đời nhà Bắc Lương vào năm 412. Ông rất được vua Mông Tốn nhà Bắc Lương trọng đãi. Đàm Vô Sấm ở lại Cô Tàng, kinh đô nhà Bắc Lương tất cả 20 năm, phiên dịch nhiều kinh điển Phật trong đó có các bộ Kim quang Minh kinh, Bi Hoa Kinh, Phương Đẳng đại văn Kinh, Niết Bàn Kinh và cuốn Phật sở hành tán của Bồ Tát Mã Minh. Anh Lạc Kinh ● Tên kinh. Tên đầy đủ là “Bồ Tát Bản Nghiệp Anh Lạc Kinh”. Sơ Thiền ● Tu phép thiền định, phải trải qua bốn cấp bậc. Cấp bậc đầu tiên, là Sơ thiền tu chứng được cảnh sơ thiền, trong lòng vui vẻ hoan hỷ vô cùng, không có cảnh vui thế gian nào bì kịp. Chứng được sơ thiền rồi, nếu tu hành tiến tới nữa thì sẽ tuần tự chứng cảnh Nhị thiền, rồi đến Tam thiền, và Tứ thiền. Muốn chứng sơ thiền, trước hết phải lìa bỏ mọi dục vọng và các pháp bất thiện. Vì vậy, trong các Kinh Phật giáo Nguyên thủy, thường có câu: “Ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền.” Định Cấp thiền định đầu trong bốn cấp thiền thuộc sắc giới. Thiên Các cõi Trời ứng với cấp Sơ thiền của Sắc giới. Người nào tu chứng sơ thiền, thì sau khi mang chung (chết) sẽ được tái sinh lên các cõi Trời sơ thiền. Sáu Nhập ● H. Lục nhập. Một chi trong 12 nhân duyên. Sáu nhập là sáu cảm quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân v.v… ) là nơi ngoại trần (sắc, thanh, hương v.v…) xâm nhập vào trong nội thân chúng ta. Sáu nhập duyên xúc là có sáu nhập mới có sự tiếp xúc với ngoại cảnh từ đó nảy sinh ra cảm thụ, thèm muốn, rồi nắm lấy vơ vét vào cho mình, gây ra nghiệp ác. Sách Phật cũng gọi sáu nhập là sáu y, là nơi nương tựa để phát khởi các sự hay biết của mắt (nhãn thức), của tai (nhĩ thức) v.v… Sen ● Hoa tượng trương cho đức hạnh trong sáng của Phật. Ngày xưa, để biểu trưng sự kiện Phật ra đời, các họa sỹ vẽ một hoa sen, cũng như để biểu trưng sự kiện Phật thành đạo, họ vẽ một gốc cây Bồ đề. “Như hoa sen tinh khiết đáng nhìn, Sinh từ bùn mà không dính bùn, Ta không bị ô nhiễm vì cuộc đời, Vì thế, này Bà-la-môn! Ta là Phật.” (Tăng Chi II, 39) Sen Chín Tầng ● Theo các Kinh sách của pháp môn Tịnh độ, người được vãng sinh ở cõi Cực Lạc phương Tây của Phật A Di Đà, được sinh ra không phải từ bụng mẹ, mà là từ trong hoa sen. Hoa sen có ba tầng: thượng, trung, hạ. Mỗi tầng như vậy lại chia làm ba cấp, tổng cộng có chín tầng sen. Tùy theo công phu tu hành mà người vãng sinh sẽ sinh ra một trong chín tầng sen. Bồ Đề Vương Tử ● P. Bodhira-akumarasuttam. Bài kinh thứ 85 trong Trung Bộ kinh thuộc kinh tạng Pàli. Trong kinh Phật giảng thuyết cho Bồ Đề vương tử, con vua xứ Magadha, về năm hạnh tinh tấn giúp người tu hành mau chóng được giác ngộ và giải thoát. Đạo Dẫn ● Đạo là dắt đi. Dẫn là làm cho giãn ra. Phép đạo dẫn là phép điều hòa thân tâm, để cho người làm chủ được thân tâm, thân thì không bệnh, tâm được an lạc. Tức là phép Yoga (Du Già) của Ấn Độ cổ đại. Tên cuốn sách của Trần Hàm Tấn, nhân viên Trường Viễn Đông Bác Cổ thời Pháp thuộc, viết về chùa Chiêu Thiền và tiểu sử Sư Từ Đạo Hạnh. Diệu Quang ● S. Varaprabha. A. Wonderful light. Ánh sáng kỳ diệu, Tên một vị Bồ Tát, là hóa thân của Bồ Tát Văn Thù. ● Diệu Quang Phật; S. Suryarasmi .Danh hiệu vị Phật thứ 930 của kiếp này. Trung Độ ● Dịch sát chữ tức là vùng ở giữa. Thực ra, từ trung không có ý nghĩa địa lý mà chỉ vùng, khu vực đã từng có Phật xuất hiện, thành đạo và giáo hóa chúng sinh. Vd, đối với Phật giáo thì Trung Quốc tự xưng là Trung độ là không phải, mà Ấn Độ mới là Trung độ (sách Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, có đoạn bác Nho gia Trung Quốc tự xưng nước mình là trung tâm của thế giới). Tam Thời Giáo ● Theo một thuyết của Phật giáo Đại thừa thì sự nghiệp thuyết pháp của Phật Thích Ca có thể chia làm ba thời kỳ: 1. Phật giảng các bộ Kinh A Hàm (Agamas), để phá quan điểm ngã chấp, chấp cái Ta là thực có, như chấp con người có linh hồn vĩnh cửu. 2. Sau khi phá ngã chấp, tiến thêm một bước giảng các bộ kinh Bát Nhã (Prajna) để phá pháp chấp, tức là mê chấp sự sự vật vật là có thực thể. 3. Phật giảng các bộ Kinh Pháp Hoa, Giải Thâm Mật, Viên Giác để thuyết minh lẽ trung đạo: sự vật chẳng phải có, chẳng phải không, thiên chấp có hay không đều là sai cả. Diệu Ý Bồ Tát ● S. Manavaka. Tên của Phật Thích Ca ở một kiếp trước, khi làm đệ tử của Phật Nhiên Đăng (Dipankara). Khuy Cơ ● Cao Tăng Trung Hoa (632-685), đệ tử hàng đầu của Huyền Trang, đã giúp rất nhiều cho Huyền Trang trong sự nghiệp phiên dịch kinh điển, và truyền bá môn Duy Thức học ở Trung Quốc. Ông viết bài sớ giải cho rất nhiều bộ luận Đại thừa quan trọng. Ông trụ trì chùa Từ Ân nên cũng có danh hiệu Từ Ân đại sư. Diệu Thổ ● Cũng gọi Diệu độ. Cõi nước kỳ diệu, đặc biệt chỉ cõi Cực Lạc phương Tây, nơi giáo hóa của Phật A Di Đà. Phá Nhan Vi Tiếu ● Phá nhan là đổi nét mặt, vi tiểu là cười mỉm. Tại một giảng hội ở Linh Sơn, Phật giơ lên một cành hoa mà không nói một lời, trong hội chúng không ai hiểu được ý tứ của Phật, chỉ có tôn giả Ca Diếp là mỉm cười, vì hiểu ý tứ của Phật. Phật bèn ca ngợi tôn giả Ca Diếp. Truyền thuyết này là của Thiền Tông Trung Hoa. Theo truyền thuyết này, thì trong giảng hội, tôn giả Ca Diếp được Phật Thích Ca truyền pháp làm Tổ thứ nhất của Thiền Tông. Mười Hạnh Nguyện Lớn ● Của Bồ Tát Phổ Hiền, được ghi trong phẩm “Nhập Pháp Giới” của Kinh Hoa Nghiêm. 1. Đảnh lễ các đức Phật. 2. Xưng tán Như Lai. 3. Tu hạnh cúng dường. 4. Sám hối mọi nghiệp chướng. 5. Tùy hỷ công đức. 6. Mời thuyết pháp. 7. Thỉnh Phật ở lại thế gian. 8. Thường theo hầu Phật để học. 9. Tùy thuận chúng sinh. 10. Hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh. Pháp Trần ● Cảnh phân biệt của thức thứ sáu, tức ý thức bao gồm tất cả sự vật mà ý thức có thể nghĩ tới được, tưởng tượng được. Vd, mở mắt ra thấy một đóa hoa hồng. Đóa hoa đó là sắc pháp, là cảnh trần của mắt (nhãn thức). Đồng thời, ý thức cũng sinh khởi, nhận biết đó đúng là hoa hồng không sai. Như vậy hoa hồng cũng là pháp trần và là cảnh duyên của ý thức. Nếu ta nhắm mắt lại, nhãn thức không khởi tác dụng nữa, nhưng ý thức vẫn có thể tưởng tượng ra hoa hồng. Hình ảnh tưởng tượng đó cũng là pháp trần, nhưng là cảnh duyên riêng của ý thức, chứ nhãn thức không thể duyên được. Báo Thiên ● Tên một phường ở thành Thăng Long cổ, thuộc huyện Thọ Xương, nay là khu Hoàn Kiếm, phố Nhà Thờ Lớn và phố Lý Quốc Sư. Tại đây, dưới triều Lý đã xây chùa Sùng Khánh với tháp cao Đại Thắng Tư Thiên, về sau gọi tắt là tháp Báo Thiên. Tháp cao 13 tầng, có chuông lớn 12.000 cân đồng, là một trong bốn kỳ quan của nước Việt Nam thời bấy giờ, tháp bị chủ tướng quân Minh Vương Thông phá hủy, khi thành Thăng Long bị quân của Lê Lợi-Nguyễn Trãi vây hãm. Cũng có sách chép chùa Sùng Khánh là chùa Báo Thiên. (Đại Việt Sử Lược) Hoa Ma Ha Mạn Thù Sa ● Trong kinh Phật thường thấy xuất hiện nhiều tên Hoa trong thời thuyết pháp của Phật như: Mưa hoa Mạn Đà La, hoa Mạn Thù Sa, hoa Ma-ha Mạn Đà La, hoa Ma-ha Mạn Thù Sa. Thông thường mọi người đều biết hoa Mạn Đà La là một loại hoa trà, rất hiếm người biết nó là hoa Mạn Thù Sa, hoặc là hoa Mạn Châu Sa. Chúng ta đều biết rõ con người sau khi chết, sẽ không còn chấp trước. Nhưng chúng ta không thể vì điều này mà cam chịu thụt lùi, cho rằng làm người dù sao đi nữa thì cũng phải trở về, thích sống như thế nào thì cứ sống như thế đó, điều này không được, đây gọi là "chấp không". Trong kinh Phật nói, thân người khó được. Đời sống của người thế tục cho dù không có ý nghĩa, nhưng suốt cuộc đời của một con người trải qua mấy mươi năm lại rất quý. Chúng tôi thông qua việc học Phật, thông qua sự nỗ lực tu hành, thông qua phương thức sinh hoạt với thế tục, thì cuộc sống có ý nghĩa khác, đó chính là thành Phật. Có người nói, Phật cũng là người. Đúng, Phật cũng là người, nhưng lại là Người đã giác ngộ. Cho nên kinh nói, chúng sanh là Phật chưa giác ngộ, Phật là chúng sanh đã giác ngộ. Không nên cho rằng sau khi thành Phật, ngồi trên tòa sen trong Đại Hùng Bảo Điện, khói hương xông ướp, được muôn người bái lạy. Như thế có đúng không? Sau khi đức Thích Ca thành Phật, qua 49 năm đi trong mưa gió thuyết pháp độ sanh, với chiếc bình bát du hóa suốt cả đời. Vậy thì sau khi thành Phật, người vẫn là người đó, nhưng trạng thái tâm lý của họ đã phát sanh sự thay đổi căn bản, họ đã trở thành người thanh tịnh sáng suốt, không còn sự trói buộc nào, bừng bừng sức sống. Tóm lại Tâm Kinh Bát nhã đã kết thúc loài hoa Mạn Thù Sa: Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, nhưng sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng , hành thức cũng lại như thế. Tương truyền hoa này chỉ nở ở Huỳnh Tuyền, là phong cảnh duy nhất trên đường Huỳnh Tuyền, hoa nơi đó nở hàng loạt, nhìn từ xa có thể thấy nó giống như tấm thảm màu hồng tươi rực rỡ trải dài, vì màu của nó đỏ như lửa, trắng như lau, giống như máu mà được gọi là "con đường rực lửa" Hoa Mạn Châu Sa ● Còn gọi là hoa Bỉ Ngạn. Thông thường cho rằng đây là loài hoa tiếp dẫn, sanh trưởng bên bờ sông Tam đồ. Theo truyền thuyết, mùi hương của hoa có ma lực,có thể gọi ký ức thuở còn sanh tiền của người chết trở về. Ba ngày Xuân lần lượt đi qua gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày Thu chầm chầm trôi qua gọi là Thu Bỉ Ngạn.Là ngày thăm mồ mã. Hoa Bỉ Ngạn nở giữa thời kỳ Thu Bỉ Ngạn rất đúng giờ,cho nên mới gọi là hoa Bỉ Ngạn. Hoa Bỉ Ngạn lúc nở hoa nhìn không thấy lá, khi có lá thì không thấy hoa. Hoa lá không thấy nhau, nhưng chúng đan xen với nhau đời đời. Thanh Như dịch Đá Gật Đầu ● Thiền sư Đạo Sinh muốn chứng minh bất cứ người nào cũng có thể tu thành Phật được, bởi vì theo lý thuyết, ai ai cũng có Phật tính, tức là cái mầm giác ngộ có sẵn, cho nên sư bèn xếp đá xung quanh mình, rồi thuyết lý đó, và đá cũng gật đầu. Tất nhiên, đây chỉ là huyền thoại, nhằm nói lên cơ sở vững vàng của thuyết Phật tính. “Nhấp nhô, đá cũng xúm quanh gật đầu.” (Quan Âm Thị Kính) Ma Thâu La ● 摩 愉 羅; S: mathurā; Một thành phố Ấn Ðộ nằm bên phải của sông Ya-mu-na (s: yamunā), tiểu bang Uttar-Pradesh. Giữa 150 và 250, đây là một trung tâm văn hóa, nghệ thuật Phật giáo quan trọng. Song song với Càn-đà-la (gandhāra), những tượng Phật đầu tiên được kiến tạo tại đây. Phật được trình bày dưới dạng một Dạ-xoa (s: yak ṣ a) đang đứng. Thân của đức Phật được trình bày gọn, lực lưỡng, Ngài mang một cà-sa láng trơn nằm sát người, không có nếp xếp và để lộ nhiều phần của thân thể. Tượng Phật tại đây được trình bày không như tại Càn-đà-la – nghĩa là chỉ hướng nội – mà là một vị Thánh sẵn lòng cứu giúp, thuyết pháp vì chúng sinh. Dưới ảnh hưởng của Càn-đà-la, thân thể của đức Phật được trình bày mềm mại và gầy hơn, cà-sa trở thành một y phục nhẹ nhàn với những nếp xếp song song mà qua nó, thân của Ngài hiện ra rõ ràng. Tượng Phật tại đây phát ra một nét dung hòa và nhân cách cao quí. Ca Ni Sắc Ca ● S. Kanishka. Tên vị hoàng đế trị vì Ấn Độ khoảng thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Hoàng đế rất sùng đạo Phật và đã có công triệu tập cuộc kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư vào năm 150 sau Công nguyên. Đại hội kiết tập này có 500 vị cao tăng tham dự và do tổ thứ 9 là Phật Đà Mật Đà (Buddhamitra) chủ tọa. Nhưng theo Huyền Trang, chủ trì lần kiết tập này là Thế Hữu (Vasumitra) từ Trung Á đến. Tự Lợi ● Lợi ích riêng cho bản thân. Đại thừa thường phê phán những người tu theo Tiểu thừa là chỉ mưu cầu tư lợi, chỉ cầu cho bản thân mình sớm được giải thoát và giác ngộ, còn những người tu theo Đại thừa thì đặt lợi tha lên trên tự lợi, phát lời thề nguyện lớn, độ thoát cho hết thảy chúng sinh nhiều không kể xiết, đồng thời cũng độ thoát cho bản thân mình. Tham ● S. Raga; A. Affection, longing, desire. Tham lam, thèm muốn. Tham Ái ● Tham và yêu. Yêu thích, sinh lòng tham muốn vơ vào mình. “Tham ái nguồn dừng, chẳng còn biết châu yêu, ngọc quý.” (Trần Nhân Tông – Cư Trần Lạc Đạo) Tham Dục ● Thèm muốn. Tham Dục Cái ● Cái là che lấp. Tầm bị tham dục che lấp, nên không nghĩ thiện được. Tham Độc ● Lòng tham ví như thuốc độc, làm hư hỏng thân tâm. Tham Kiến ● Tà kiến sinh ra từ lòng tham. Tham Nhiễm ● Lòng tham làm ô nhiễm, nhơ bẩn thân tâm. Tham Sân Si ● Ba phiền não gốc, đẻ ra mọi thứ phiền não khác. Tham Tập ● Tham lam mãi thành thói quen. Tham Tập Nhân ● Thói quen tham lam, thành nghiệp nhân ác, dẫn tới sau khi mạng chung phải đọa xuống các cõi ác. Tham Trọc ● Trọc là nhơ bẩn. Sự nhơ bẩn ở lòng tham và hành động tham. Cũng đọc là xam. Tham dự vào. Tham Đồ Biểu Quyết ● Sách do thiền sư Viên Chiếu đời Lý soạn, bao gồm nhiều câu đối đap giữa thiền sư Viên Chiếu và các đệ tử của mình. Diệt Hỷ ● Tăng sĩ Ấn Độ, chữ Phạn là Vinitaruci, dịch nghĩa là Diệt Hỷ. Ông sang Việt Nam lập ra phái Thiền đầu tiên ở xứ này. Sách Thiền Uyển Tập Anh gọi đó là phái Thiền Tỳ Ni đa lưu chi. Ông người Nam Ấn Độ đến Trường Anh (Trung Quốc) năm 574 TL, đúng vào lúc vua Vũ Đế nhà Chu khủng bố Phật giáo. Sau khi ông tham vấn Thiền sư Tăng Xán là Tổ thứ ba của Thiền tông Trung Hoa, ông đến Việt Nam, trụ trì chùa Pháp Vân (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) lập ra phái Thiền thứ nhất của Việt [tr.158]Nam là phái Thiền Tỳ ni đa lưu chi (x. Tỳ ni đa lưu chi) Kiến ● S. Darsana, drsti; A. seeing, discerning, judgment, views. Thấy, phân biệt, phán đoán, nhận xét, quan điểm. [tr.346] Kiến có tà chính. Do đó mà có các từ chính kiến, tà kiến, thường ám chỉ tà kiến. Như sách Phật khi nói kiến, thường ám chỉ tà kiến. Đạo Phật tuy coi trọng đức tin nhưng lại đề cao sự thấy rõ, do đó có từ Pali Ehi Passiko. Nghĩa là Đến để thấy. Một khi đã thấy rõ chân lý, thấy rõ con đường đi, thì chỉ có việc dấn bước tới đích, và sẽ không còn vấn đề tin hay không tin. Kiến Ái ● Do kiến giải sai lầm mà sinh ra đam mê, ưa thích. Chính do nhận thức sai lầm rằng trong cái thân năm uẩn này có cái ta mà sinh ra ngã ái (là yêu thích cái ta và đặt cái ta lên trên mọi người khác). Kiến Chánh (Chính) ● Thấy chân chính, đúng sự thật. Kiến Chân ● Thấy chân lý. A Dục Vương Sơn ● Núi vua A Dục. Vị trí ở tỉnh Triết Giang (Trung Quốc). Tục truyền, đời vua Vũ Đế nhà Tây Tấn có người tên là Tuệ Đạt đến đây, phát hiện thấy có một bảo tháp, nguyên là một trong 84.000 tháp do vua A Dục (Asoka), triều đại vua Maurya (Khổng Tước) ở Ấn Độ (năm 300 TCN) xây dựng để chứa xá lợi Phật. Tuệ Đạt bèn xây một tịnh xá bên cạnh tháp để trông nom tháp, và đổi tên núi là núi A Dục. Tịnh xá này ngày càng mở rộng, trở thành một trong năm chùa tổ đình lớn của Thiền Tông Trung Hoa. Bốn Sức Mạnh ● 1. Tín là lòng tin. 2. Tấn tức là tinh tấn siêng năng. 3. Định tức là thiền định, tư tưởng tập trung không xao lãng. 4. Tuệ, tức là trí tuệ. Đó là bốn sức mạnh giúp người tu hành, tiến bộ nhanh trên con người đạo dẫn tới giác ngộ và giải thoát. Sát ● Giết. Giới sát là giới luật cấm Phật tử không cố ý và ác tâm giết hại sinh vật. Phạm giới sát là một tội rất nặng. Tỷ kheo nào phạm giới sát, nhất định bị đuổi ra khỏi tăng chúng, nếu không chịu sám hối. Sát Nghiệp ● Nghiệp sát sinh. Sinh Giết hại chúng sinh, loài hữu tình. Lòng từ bi của Phật tử không phải chỉ là thương người, mà còn thương yêu tất cả mọi loài hữu tình. Giới sát sinh là giới luật hàng đầu mà Phật tử phải gìn giữ, đặc biệt là Phật tử xuất gia. Sát Tặc ● Giết giặc. Bậc Thánh A la hán đã đoạn tận mọi phiền não, cho nên có danh hiệu là sát tặc. Giặc ở đây chỉ phiền não. Ca Diếp Ma Đằng ● S. Kasyapamatanga. Một trong hai vị cao tăng Ấn Độ đầu tiên đến Trung Hoa vào khoảng năm Vĩnh Bình thứ 10, triều vua Hán Linh Đế, và dịch sang Hán văn bộ kinh nổi tiếng Tứ Thập Nhị Chương (Kinh 42 chương). Vị cao tăng thứ hai là Trúc Pháp Lan. Chuyết Công ● 拙 公; 1590-1644. Thiền sư Trung Quốc, thuộc tông Lâm Tế, pháp hệ thứ 34. Sư là người đầu tiên truyền tông này sang Việt Nam, miền Bắc. Sư quê ở Tiệm Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thuở nhở, Sư đã học thông sử sách và sau khi xuất gia tinh thông tam tạng kinh điển. Sau, Sư đến Thiền sư Tăng Ðà Ðà ở Nam Sơn và được vị này Ấn khả. Danh tiếng của Sư từ đây vang khắp mọi nơi. Sư đến kinh đô Thăng Long năm 1633, trụ tại chùa Khán Sơn, sau lại đến chùa Phật Tích ở huyện Tiên Du, tỉnh Hà Bắc hoằng pháp. Trong thời gian giáo hóa ở đây, Sư được Chúa Trịnh Tráng quí trọng, vua Lê Huyền Tông và các bậc công hầu cũng đều tôn kính. Môn đệ nổi danh kế thừa Sư là Thiền sư Minh Lương. Sắp tịch, Sư gọi chúng lại nói kệ: 瘦竹長松滴翠香。流風疏月度微涼 不知誰住原西寺。每日鐘聲送夕陽 Sấu trúc trường tùng trích thúy hương Lưu phong sơ nguyệt độ vi lương Bất tri thùy trụ Nguyên Tây tự Mỗi nhật chung thanh tống tịch dương *Tre gầy thông vót nước rơi thơm Gió thoảng trăng non mát rờn rờn Nguyên Tây ai ở người nào biết? Mỗi chiều chuông nổi đuổi hoàng hôn. Nói kệ xong, Sư bảo chúng: “Nếu ai động tâm khóc lóc thì không phải là đệ tử của ta”. Sau đó, Sư ngồi yên thị tịch, nhằm ngày rằm tháng 7 năm Giáp Thân, thọ 55 tuổi. Năm Tội Nghịch ● H. Ngũ nghịch. Theo đạo Phật, có năm tội lớn, trái nghịc lớn với đạo đức làm người: 1. Giết cha. 2. Giết mẹ. 3. Giết một vị A la hán. 4. Phá sự đoàn kết của Tăng chúng. 5. Làm chảy máu Phật. “Những người hủy báng Phật Trời, Ngũ nghịch thập ác đọa nơi A tỳ.” (Toàn Nhật Thiền Sư – Hứa Sử Truyện Văn). Cầu Na Bạt Đà La ● S. Gunavarman. Tăng sĩ Ấn Độ đến Trung Quốc vào năm 435 TL, dịch các kinh Thắng Man, Lăng Già, Tương Tục Giải Thoát, Pháp Cổ, mất năm 468 TL, thọ 75 tuổi, dưới đời Tống Minh Đế. Bản dịch kinh Lăng Già (4 quyển) chính là [tr.119] bản Tổ Bồ-đề-đạt-ma trao cho học trò là Tuệ Khả. Đó là bộ kinh cơ bản của Thiền tông Trung Hoa. An Lập Hạnh Bồ Tát ● Supratisthitacaritra (S).Tên một trong vô số Bồ tát đến núi Kỳ Xà Quật ủng hộ Phật Thích ca diễn kinh Pháp Hoa. Lưỡng Thiệt ● Hai lưỡi. Nói lời chia rẽ. Một trong 10 điều ác (thuộc về lời nói) nên tránh. “Miệng thời chớ nói trớ trinh, Ỷ ngữ, lưỡng thiệt, buông tình ác ngôn”. (Toàn Nhật Thiền sư – Tam Giáo Nguyên Lưu Ký) Phá Tăng ● Cg = Phá hòa hiệp tăng. Đối với tăng chúng, một điều rất quan trọng là giữ gìn đoàn kết tương thân tương ái, như vậy mới đảm bảo tinh thần tu học tấn tới. Đó là tinh thần lục hòa (sáu hòa hợp), cụ thể là cùng giải lý lẽ với nhau (kiến hòa đồng giải), không tranh cãi nhau (khẩu hòa vô tranh), cùng nhau gìn giữ giới luật (giới hòa đồng tu), có lợi gì cùng chia với nhau hưởng (lợi hòa đồng quân), cùng ăn ở một nơi với nhau (thân hòa đồng cư) và cuối cùng là tâm ý vui vẻ chan hòa cùng nhau (ý hòa đồng duyệt). Nếu có người nào trong tăng chúng nói lời chia rẽ, làm mất đoàn kết, là phạm tội phá hòa hợp tăng, một tội rất nặng, nếu không chịu ăn năng hối lỗi thì bị đuổi ra khỏi Tăng chúng. Nhất Thuyết Bộ ● 一 說 部; S: ekavyāvahārika; Bộ phái Phật giáo xuất phát từ Ðại chúng bộ. Văn-thù vấn kinh (s: mañjuśrīparivarta) gọi là Chấp nhất ngữ ngôn bộ, còn Tông luân luận của Khuy Cơ viết rằng, bộ này quan niệm rằng “Thế pháp, xuất thế pháp đều không thật, chỉ là danh.” Bảo Tràng ● Cây cờ quý báu. Ấy là cây cờ mà các bộ phận toàn bằng các thứ châu báu. Thứ cờ để thỉnh Phật cho ra vẻ Tôn kính. Xem: Tràng. Ngũ Lực ● Lực là sức mạnh, ngũ lực là năm loại sức mạnh tiến tu đạo nghiệp thực hành tất cả các thiện pháp, bao gồm như sau : 1. Tín lực : Có sức mạnh lòng tin chánh pháp không chịu tin theo các tà pháp của ngoại đạo, làm mê hoặc cám dỗ, không vì hoàn cảnh đổi thay mà ngã lòng thối chí 2. Tấn lực : Là sức mạnh của tinh tấn, không ngại gian nan khổ nhọc, đã phá mọi hủ tục dị đoan và mạnh mẽ tiến lên đường giải thoát. 3. Niệm lực : Sức mạnh của chánh niệm, hể tạp niệm nổi lên lập tức dứt bỏ, không để nó tiếp tục sanh khởi trong tâm 4. Định lực : Sức mạnh của tâm định, trong tâm không loạn động và ly khai hết quấy rối của hoàn cảnh bên ngoài. 5. Tuệ lực : Sức mạnh của trí tuệ, dùng trí tuệ trừ vô minh, khiến tâm thân hoàn toàn sáng suốt. Theo 40 bài Glcb của Thích Minh Chánh ● Ngũ lực tức là năm năng lực vĩ đại, năm thần lực của Ngũ căn. Nói một cách dễ hiểu: Ngũ căn như năm cánh tay, còn ngũ lực như là sức mạnh của năm cánh tay ấy. Phật Giáo Hòa Hảo ● Một tôn giáo do Huỳnh Phú Sổ ở miền Nam Việt Nam làng Hòa Hảo, tỉnh Long Xuyên lập ra (hiện nay là tỉnh An Giang). Phật giáo Hòa Hảo vào thời cực thịnh của nó có khoảng 2 triệu tín đồ. Tuy về mặt giáo lý, đạo Hòa Hảo chịu ảnh hưởng nhiều của đạo Phật (thí dụ, các thuyết Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng, Tứ Ân: ân tổ tiên, Cha mẹ, ân Đất nước, ân Tam Bảo, ân chúng sinh nhân loại; Bát chính đạo, v.v…), nhưng trong thực tế, dưới thời Pháp thuộc cũng như Mỹ chiếm đóng, Hòa Hảo thiên nhiều về mê tín dị đoan, tổ chức chính quyền riêng và quân đội riêng, làm nhiều việc xa lạ với Phật giáo. Đối Trị Tất Đàn ● Tất đàn chữ Phạn có nghĩa là thành tựu, hay biện pháp để thành tựu. Thí dụ, để thành tựu việc phá chấp đoạn, tức là chấp rằng con người ta chết đi là hết tất cả, không có đời sau .v.v… thì phải giảng thuyết tái sanh, thuyết nghiệp báo luân hồi. Để phá chấp thường, tức là chấp trong con người, có linh hồn bất biến và bất diệt, thì phải giảng thuyết tâm người không khác gì một dòng chảy, niệm niệm sinh diệt trong từng giây phút một, và ở đàng sau dòng chảy tâm niệm đó, không có gì gọi là linh hồn bất biến, bất diệt cả. A Tỳ Đàm Tỳ Bà Sa Luận ● Bộ luận 60 quyển, nguyên bản chính là bộ Đại tỳ bà sa luận. Do tăng sĩ Phù Đà Bạt Ma, đời Bắc Lương cùng với một số người khác dịch. Bản dịch đầu tiên có tới 100 quyển, nhưng trong cuộc chiến vua Thái Vũ Đế nhà Bắc Ngụy đánh Bắc Lương, bộ luận bị thiêu hủy, chỉ còn lại 60 quyển. Sau Huyền Trang dịch lại, có tới 200 quyển. Não Hại ● Tâm giận dữ, bực tức muốn làm hại người mình giận. Phiền não: mốn ưu phiền, làm não loạn thân tâm. Đạo Phật cho rằng có ba món phiền não chính, căn bản là tham, sân (giận) và si (mê). Cg, ba món độc (H. tam độc). Vô Tác ● Không tạo nghiệp, cũng như từ vô vi. Không tạo nghiệp không được hiểu nhầm là không hoạt động, không làm gì hết. Các vị Bồ Tát đã chứng đạo vẫn ra vào ba cõi, làm chủ mọi việc bố thí, ái ngữ, lợi hạnh, đồng sự để cứu đời những vẫn là vô tác, bởi vì tâm của vị Bồ tát đã không còn bị ô nhiễm và vướng mắc thế sự nữa. Vì đã chứng lý vô ngã, cho nên các vị ấy làm mà không thấy mình làm, tâm của các vị ấy không vướng mắc, không trú vào các việc mà các vị ấy làm, do đó, các vị ấy không có tạo nghiệp. Vô Ngã Và Không ● Sau khi Đại thừa giáo hưng khởi, thì các khái niệm không (sunya) và tính không (synyata) được dùng phổ biến, thay thế cho khái niệm vô ngã. Vô ngã hay không, không tính, là đồng nghĩa. Các khái niệm đó đều phủ định sự tồn tại của một thực thể bất biến và bất diệt, trong con người cũng như trong sự vật. Sự phủ định ấy không có nghĩa là con người không có chủ thể. Chủ thể đó vẫn có, nhưng nó không phải là bất biến bất diệt. Khi đạo Phật nói người là chủ thể của nghiệp, là thừa tự của nghiệp…, tức là đạo Phật công nhận có chủ thể đó, mà Duy Thức học gọi là Thức A Lại Gia hay là Thần thức. Trong sách Phật cũng dùng khái niệm “vô tự tính”. Vô tự tính cũng đồng nghĩa với vô ngã, với không, hay là tính không. Sách Phật thường phân biệt hai loại vô ngã: 1. Nhân vô ngã: con người (nhân) chỉ là một tập hợp của năm uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), và năm uẩn đó thay đổi vô thường trong từng giây phút một, tuyệt đối không có gì gọi là linh hồn bất biến cả. 2. Pháp vô ngã: Tất cả mọi sự vật, mọi pháp cũng đều là vô ngã, do nhiều nhân duyên hòa hợp mà thành. Có thể nói, thuyết vô ngã của đạo Phật quán triệt tất cả thế giới hữu cơ cũng như vô cơ. Đạo Đế ● Đế là chân lý. Đạo đế là chân lý về con đường đạo. Phật Thích Ca, trong bài thuyết pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, giảng lý bốn đế, gồm: 1. Khổ đế: là chân lý về sự khổ. 2. Tập đế: là chân lý về nguyên nhân của sự khổ. 3. Diệt đế: là chân lý về cảnh giới thành tựu được, sau khi đã diệt mọi nguyên nhân của sự khổ (tức cảnh giới Niết Bàn). 4. Đạo đế: là chân lý về con đường đạo, con đường tu học để diệt khổ, chứng cảnh giới Niết Bàn. Chánh Giác ● Sự chứng ngộ chân chính, tức sự giác ngộ của Bồ Tát, Phật. Nếu nói đầy đủ là “Vô thượng chính đẳng chính giác” nghĩa là sự giác ngộ chân chính, cao không gì hơn đặng. Đầu Đà ● S. Dhuta; P. Dhudanga. Phép tu khổ hạnh, không cực đoan, không phải để ép xác, mà để giải thoát thân tâm nhằm mục đích diệt trừ, đào thải hết phiền não. Sách “Trần triều dật tôn Phật điển lục” chép: “Niên hiệu Hưng Long thứ 7 (1300) tháng 10, vua Trần Nhân Tông vào núi Yên Tử, chuyên cầu tu đạo theo hạnh thập nhị đầu đà, tự lấy danh hiệu là “Hương Vân Đại Đầu đà”. Thập nhị đầu đà là 12 phép tu khổ hạnh như: khất thực, chỉ dùng ba bộ áo, ăn mỗi người một lần, ở nơi rừng vắng, ngủ gốc cây v.v… Năm Loại Pháp ● Đại thừa giáo và Tiểu thừa giáo đều có cách tổng hợp mọi pháp thành năm loại pháp. Vd, Tiểu thừa giáo (Luận Câu Xá), chia 75 pháp thành 5 loại: 1. Mười một sắc pháp 2. Một tâm pháp 3. Bốn mươi sáu tâm sở pháp 4. Mười bốn bất tương ưng pháp 5. Ba vô vi pháp Đại thừa giáo chia 100 pháp thành 5 loại: - 1. Tám tâm pháp - 2. Năm mươi mốt tâm sở pháp - 3. Mười một sắc pháp - 4. Hai mươi mốt bất tương ưng pháp - 5. Sáu vô vi pháp Pháp Xứ ● S. Dharma ayatana. Một trong mười hai xứ (x. Mười hai xứ). Pháp xứ là đối tượng [tr.522] nắm bắt, nhận thức của ý thức (thức thứ sáu). Phạm vi pháp xứ rất rộng, vì nó bao hàm tất cả những gì ý thức nghĩ tới được, tưởng tượng được, hình dung được, dù là có thật hay không có thật, là sự vật có thật hay là sự vật tưởng tượng. Thế Giới ● S. Loka. Cg, thế gian. Cõi sống nơi chúng sinh ở. Phân biệt làm hai: 1. Chúng sinh thế giới là thế giới của các loài hữu tình. 2. Khí thế giới là thế giới vật chất. Căn Bản Phiền Não ● Phiền não gốc, căn bản, từ đó kéo theo nhiều phiền não khác gọi là tùy phiền não. Duy Thức học phân biệt có sáu phiền não căn bản: 1. tham; 2. sân (giận); 3. mạn (kiêu căn); 4. vô minh (si); 5. Kiến (tà kiến); 6. Nghi. Hưng Liên ● Thiền sư Trung Hoa đến miền Nam Việt Nam, đời chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) được chúa Nguyễn tôn làm Quốc sư. Ông là người đầu tiên đưa phái Thiền Tào Động vào Nam Việt Nam. Ông cũng là người dựng chùa Tam Thai ở Quảng Nam, phía Tây núi Ngũ Hành Sơn, thuộc huyện Diên Phước. Diệt Tận Định Vô Vi ● S. Nirodh-samapatti asamskrta. Một trong sáu pháp vô vi (tức pháp không sinh diệt) của môn Duy Thức học. Tu thiền đến trình độ đoạn trừ hết mọi tưởng và thọ thuộc ý thức, tâm cảnh vô vi đó gọi là Tưởng thọ diệt vô vi, hay Diệt tận định vô vi. A Súc Phật Quốc Kinh ● Akṣobhya-tathāgatasya-vyūha sūtra (S). Kinh A súc, Kinh A súc Phật quốc Sát Chư Bồ tát Học Thành Phẩm, Kinh Đại bảo tích Bất động Như lai Hội. ● Tên một cõi giới. ● Tên bội kinh Đại thừa quan trọng, nói về cõi Tịnh Độ của Phật A Súc ở phương Đông. Địa Tạng ● Tên một vị Đại Bồ Tát, từng phát nguyện độ thoát tất cả chúng sinh ra khỏi cảnh địa ngục, là cảnh khổ sở vô hạn và triền miên. Theo truyền thuyết, cha mẹ Địa Tạng mất sớm, vì tạo nhiều nghiệp nhân ác nên phải đọa địa ngục. Ông tụng kinh Bản nguyện, cứu thoát cha mẹ ra khỏi địa ngục. “Rằng Địa Tạng dốc lòng tu, Độ cho cũng được khỏi tù đấng thân.” (Quan Âm Thị Kính) Ở các xứ theo Phật giáo Bắc tông, tại các nghĩa địa thường có dựng chùa, am, trong đó thờ tượng Bồ Tát Địa Tạng. ● Địa Tạng Kinh: Kinh nói về tiểu sử Bồ Tát Địa Tạng. Kinh đã được dịch ra tiếng Việt do Hòa thượng Trí Tịnh năm 1970. “Phật rằng Địa Tạng Bồ Tát hiện, Chư Phật ba đời cùng tán ngưỡng.” (Kinh Địa Tạng) Ma Ha Kỳ Vực ● S. Mahajivaka. Cao tăng Ấn Độ đã từng đến Việt Nam (thời ấy gọi là Giao Châu) và Trung Hoa vào khoảng những năm 169-189. Cùng đi với Ma ha Kỳ Vực còn có một vị cao tăng Ấn Độ nữa là Khâu Đa La. Hai người đã đến Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay) là trị sở của Sĩ Nhiếp. Cao tăng truyện của Huệ Hạo cho biết: “Vực xuất phát từ Thiên Trúc (Ấn Độ ngày nay), rồi đến Phù Nam (Campuchia) dọc theo các bờ biển đến Giao Châu rồi đến Quảng Châu.” Như vậy hai vị sư Ấn Độ này không đến Việt Nam và Trung Hoa bằng đường biển như các vị sư khác mà bằng đường bộ, men theo các bờ biển và chắc chắn là qua các xứ như Thái Lan, Campuchia, Nam và Trung bộ Việt Nam hiện nay. Tâm Quán ● Đạo Phật đặc biệt chú trọng quán tâm là vô thường, niệm niệm sinh diệt, đồng thời cũng quán thấy rõ mọi hành tướng thiện, ác của tâm v.v… như “trong tâm có tham biết rõ tâm có tham, tâm không tham biết rõ tâm là không tham, tâm có sân biết rõ là tâm có sân…” như vậy, biết rõ mọi hành tướng của tâm, để đoạn trừ mọi tâm bất thiện, bồi dưỡng mọi tâm thiện. Lục Tặc ● I. Lục Tặc: Chỉ cho 6 trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu trần lấy 6 căn làm môi giới, cướp đoạt tất cả thiện pháp, nên được dụ như giặc ( tặc ). Theo : Kinh Lăng Nghiêm 4; Kinh Niết Bàn 23 ( bản Bắc ); Kinh Tối Thắng Vương 5. ● II. Lục Tặc: Chỉ cho sự vui thích của 6 căn. Kinh Tạp A Hàm 43 ( Đại 2, 313 trung ) ghi : “ Này các ông ! Trong thân các ông luôn có tên giặc theo rình rập, nếu gặp thì phải giết ngay ( …), 6 tên giặc này ( lục tặc ) dụ cho 6 thứ ái hỉ”. Khải ● 啓; C: qǐ; J: kei; Dạy, làm sáng tỏ, khai ngộ, soi sáng, giảng giải. Tục Đế ● 俗 諦; C: súdì; J: zokutai; Chân lí thế gian, Chân lí thế tục. Thật tại được nhìn nhận từ người chưa giác ngộ. Chư Phật vận dụng chân lí này như 1 pháp phương tiện để dẫn dắt chúng sinh thể nhập chân lí tuyệt đối, hoặc được giác ngộ (S: saṃvṛti-satya, vyavahāra). Ấm Tiền ● Tín ngưỡng dân gian cho rằng nơi ở của người chết là Âm phủ và ở Âm phủ người chết cũng cần tiền để tiêu xài. Do đó, có tục mê tín đốt tiền giấy gọi là ấm tiền. Hóa Độ ● Giáo hóa và cứu độ chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử luân hồi. Từ khi Phật Thích Ca thành đạo cho đến ngày Phật nhập diệt, trải qua 45 năm, gọi là 45 năm hóa độ chúng sinh. Pháp Nhũ ● 法 乳; C: fărǔ; J: hōnyū; Dòng sữa pháp. Dụ cho giáo lí của bậc đạo sư. Lời dạy của đạo sư khiến cho đệ tử lớn mạnh tâm đạo cũng như sữa giúp cho sự tăng trưởng của trẻ em. Mười Ràng Buộc ● Hán dịch là mười kiết sử. 1. Ngã kiến (thấy có cái ta). 2. Nghi. 3. Giới cấm thủ (chấp chặt vào những giới điều vô ích, thậm chí có hại). 4. Tình dục. 5. Não hại (chúng sinh và bản thân mình). 6. Tham đối với cuộc sống ở cõi sắc giới. 7. Tham đối với cuộc sống ở vô sắc giới. 8. Mạn 9. Trạo cử (lăng xăng, không yên). 10. Vô minh. Cấp Cô Độc ● P. Anathapindika. Tên vị Trưởng giả rất giàu có ở thành Vaisali, rất sùng đạo Phật, là người đã xây dựng và cúng dường Tịnh xá Kỳ Hoàn cho Phật và Tăng chúng. Vì ông hay bố thí cho người nghèo, sống cô độc, cho nên người đời gọi ông là Trưởng giả Cấp cô độc. A Hồng ● (S. Ahu) .A là âm mở. Hum là âm đóng. A biểu trưng cho cái tuyệt đối. Hum biểu trưng cho cái tương đối, cái hiện tượng. Kệ ● S. Gatha. Bài kinh là một bài thuyết pháp của Phật. Nhưng trong khi nói bài kinh, Phật thỉnh thoảng lại tóm tắt mỗi đoạn quan trọng [tr.324] thành một bài thơ ngắn gọi là kệ. Các Thiền sư Việt Nam đời Lý-Trần, khi sắp qua đời thường để lại bài thơ để dặn dò học trò mình gọi là kệ thị tịch. Sách Trung Quốc thường dùng ghép kệ tụng. Kệ là chữ Phạn. Tụng là chữ Hán. Ghép hai chữ đồng nghĩa thành một từ. Kệ Tán ● Dùng bài kệ để tán thán công đức. Nói chung, văn xuôi gọi là văn trường hàng. Văn thơ là kệ. Mỗi bài kệ có một số câu, mỗi câu từ ba đến 8 chữ. Cứ bốn câu thành một bài kệ. Có những Kinh Phật dài toàn viết bằng văn kệ. Vd, Kinh Pháp Cú (Dhammapada). A Hàm ● 1. Pháp quy: là nơi quy tụ của mọi pháp. 2. Vô tỷ pháp: là giáo pháp có giá trị vô thượng, không lấy gì để so sánh được. A Hàm là tên bốn bộ sưu tập kinh lớn bằng chữ Sanskrit, tương đương với bốn bộ Hán dịch là: 1) Trường A Hàm (S. Dirghagama) gồm 50 kinh. 2) Trung A Hàm (S. Madhyamagama) gồm 222 kinh. 3) Tạp A Hàm (S. Samyuktagama) gồm 1.362 kinh. 4) Tăng Nhất A Hàm (S. Ekottaragama) gồm 51 kinh. Tương đương với bốn bộ A Hàm là năm bộ kinh thuộc kinh tạng văn hệ Pali. 1) Trường Bộ Kinh (P. Dighanikaya) 2) Trung Bộ Kinh (P. Majjhimanikaya) 3) Tương Ưng Bộ Kinh (P. Samyuttanikaya) 4) Tăng Chi Bộ Kinh (P. Anguttaranikaya) 5) Tiểu Bộ Kinh (P. Khuddakanikaya) Bốn bộ Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh, Tương Ưng Bộ kinh và Tăng Chi Bộ kinh đã được dịch sang tiếng Việt. Thời kỳ A Hàm: theo thuyết phân kỳ của Đại thừa, thì Phật Thích Ca giảng các bộ kinh A Hàm trong thời gian 12 năm, gọi là thời kỳ A Hàm, bắt đầu từ bài thuyết pháp [tr.12] đầu tiên, về thuyết Bốn Đế tại vườn Nai gần Bénarès, cho năm vị đệ tử đầu tiên (Kiều Trần Như .v.v…) Trụ ● Dừng lại ở. Hành, trụ, tọa, ngọa: đi, đứng, ngồi, nằm là bốn tư thế sinh hoạt của người tu hành dù trong tư thế nào cũng phải nghiêm trang theo đúng luật nghi. ● Trụ Kiếp: Kiếp định hình của thế giới vũ trụ. Thế giới hình thành gọi là thành kiếp. Thế giới định hình gọi là định kiếp. Thế giới hư hoại gọi là hoại kiếp. Thế giới tan biến vào hư không gọi là không kiếp. ● Trụ Trì: Ở và giữ gìn. Vị Tăng chủ của một ngôi chùa gọi là vị trụ trì của ngôi chùa đó. Hoa Nghiêm Ngũ Giáo ● Năm thời giáo của Tôn Hoa Nghiêm. Theo Tông Hoa Nghiêm, Phật Thích Ca có năm thời thuyết pháp, gọi là năm thời giáo: tiểu giáo, thì giáo, chung giáo, đốn giáo, viên giáo. X. năm thời giáo. Giáo Hóa Thần Thông ● Kinh Phật (Trường Bộ Kinh cuốn II) phân biệt có ba loại thần thông: 1. Thần túc thông: đi đứng như bay, xuyên qua mọi vật, không gì có thể ngăn ngại được. 2. Tha tâm thông: biết rõ mọi tâm niệm, ý nghĩ của người khác. 3. Giáo hóa thần thông: nói đạo lý, thuyết pháp để giáo hóa người. Phật Thích Ca đề cao “phép thần thông” để giáo hóa chúng sinh, và răn không nên dùng “phép lạ” để thuyết phục, vì dễ sinh ra tâm lý tìm tòi điều quái dị. Ẩm Quang Bộ ● (S. Mahakasyapa). Một trong 18 bộ phái Phật giáo, xuất hiện khoảng năm 100 sau khi Phật nhập Niết Bàn. Là một bộ nhánh của Thượng Tọa bộ hay là của Nhất Thiết Hữu bộ, đây là vẫn đề tranh cãi giữa các nhà Phật học. Bộ phái này xuất hiện dưới thời vua A Dục (Asoka), khoảng hơn 200 năm sau khi Phật vào Niết Bàn. Ẩm quang là tên dòng họ vị Bà-la-môn sáng lập ra bộ phái này. Ẩm quang là dịch nghĩa. Nếu dịch âm là Ca Diếp (Kasyapa). Theo truyền thuyết thì vị tăng sĩ sáng lập bộ phái này, có thân hình phát hào quang rất sáng, che lấp mọi thứ ánh sáng khác, cho nên gọi là Ẩm quang (uống, nuốt ánh sáng). Đó là cách giải thích tên bộ phái, theo quyển Từ Ân Thuật Ký của Khuy Cơ, học trò của Huyền Trang. Chủng Tử Thức ● Tâm thức chứa đựng chủng tử. Một tên khác của A lại da thức. Mâu Ni ● S. Muni ● 1. Danh hiệu tặng Phật Thích Ca, sau khi Ngài thành đạo. Thích Ca là dòng họ (S. Sakhya), Mâu ni nghĩa là bậc có lòng nhân từ. Hán dịch nghĩa là Năng nhân. ● 2. Hoàn thiện. ● 3. Tịch tịnh vắng lặng, hoàn toàn dứt trừ mọi phiền não, thân tâm hoàn toàn yên tịnh. Mười Đệ Tử Lớn Của Phật ● Phật Thích Ca có 10 vị đệ tử lớn, mỗi người xuất sắc nhất về một môn. 1. Xá Lợi Phất: đứng hàng đầu về trí tuệ. 2. Mục Kiền Liên: Đứng hàng đầu về phép thần thông. 3. Ma ha Ca Diếp: đứng hàng đầu về tu hạnh đầu đà (khổ hạnh). 4. A Na Luật: có mắt thần thông thấu suốt mọi nơi. 5. Tu Bồ Đề: thấu suốt và giảng giải lý không giỏi nhất. 6. Phú Lâu Na: giỏi thuyết pháp nhất. 7. Ca Chiên Diên: giỏi lý luận nhất. 8. Ưu Bà Ly: giữ giới giỏi nhất, thông hiểu giới luật nhất. 9. La Hầu La: giỏi nhất về mật hạnh (những hạnh tu sâu kín, huyền nhiệm). 10. A Nan: nghe nhiều, học rộng nhất, nhớ giỏi nhất. Từ Đàm ● Tên ngôi chùa cổ ở Huế, dựng lên vào đời Lê, năm Quý Mùi (1683), nguyên trước có tên là chùa An Tôn, đến năm Thiệu Trị thứ nhất mới đổi tên là chùa Từ Đàm. Người xây dựng là cao tăng Minh Hoàng Tử Dung, người đã truyền pháp cho Hòa thượng Liễu Quán, vị Tổ sư Thiền Tông đầu tiên ở Việt Nam đã truyền bá Thiền học ở Trung bộ và Nam bộ. Chùa nằm ở vị trí trung tâm thành phố từ dốc Nam giao đi lên không xa. Trong chùa, có tượng Phật Thích Ca bằng đồng rất đẹp. Nhiếp Căn ● 攝 根; S, P: indriyasaṃvara; nghĩa là phòng hộ các giác quan; Phương pháp tu tập quán sát sự vật một cách khách quan và tránh những ý nghĩ bâng quơ, không cho tâm thức lạc lõng trong những cảm giác như yêu thích, ghét bỏ, sân hận... khi tiếp xúc với một pháp nào đó bằng những căn môn (giác quan). Nhiếp căn là yếu tố quan trọng để đạt Ðịnh (s, p: samādhi), cần phải được thực hành trong đời sống hàng ngày, đó là một qui định của Giới (s: śīla). Phép nhiếp căn được mô tả như sau: Vị tỉ-khâu khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân chạm xúc, ý khởi pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Vị ấy để tâm không cho các yếu tố bất thiện tác dụng lên mắt, vị ấy đạt được nhiếp căn nhãn thức, tỉ thức, thiệt thức, v.v... Tập được nhiếp phục các căn, vị ấy cảm nhận được hỉ lạc thanh tịnh. La Võng ● Mạng lưới treo chuông nhỏ, gió thổi phát thành tiếng nhạc mê dịu. Theo Tịnh Độ Tông, quang cảnh ở cõi Cực Lạc phương Tây có đầy rẫy những la võng. “Đất thì toàn những lá vàng, Bảy trung La Võng – bảy hàng câu lan”. (Toàn Nhật – Tam Giáo Nguyên Lưu Kí) Ba Thời Kỳ ● (Sau khi Phật nhập Niết Bàn). Thời kỳ Chánh pháp kéo dài 500 năm, thời kỳ Phật pháp bảo toàn tính chân chính thuần túy, tính chính thống và thống nhất của nó. Thời kỳ Tượng pháp, kéo dài 500 năm, thời kỳ mường tượng [tr.62] như chính pháp, thời kỳ Phật pháp bị pha tạp khá nhiều. Thời kỳ Mạt pháp, kéo dài 1000 năm, thời kỳ Phật pháp suy tàn và thời kỳ Diệt pháp 10.000 năm, thời kỳ Phật pháp diệt vong. Hồng Trần ● Nghĩa đen là cát bụi màu đỏ. Nghĩa bóng chỉ nơi phồn hoa đô hội, cát bụi mù mịt dưới chân người và tâm hồn người cũng bám đầy cát bụi của tài, sắc, danh lợi v.v… “Một xe trong cõi hồng trần như bay”. (Truyện Kiều) Pháp Chúng ● Đng. Tăng chúng, chỉ số đông những người xuất gia tu hành theo đạo Phật. Tuỳ theo tuổi và trình độ thụ giới mà Tăng chúng thường chia ra làm: 1. Tỷ kheo (cũng gọi là Tỷ khưu), chỉ những người đàn ông xuất gia giữ gìn đầy đủ giới luật (250 giới). 2. Tỷ kheo ni: chỉ những người đàn bà xuất gia, giữ gìn đầy đủ giới luật. Theo Luật nhà Phật, thì hàng Tỷ kheo ni giữ gìn một số giới luật nhiều hơn so với hàng Ty kheo (347 giới). 3. Sa di: chỉ người đàn ông xuất gia, nhưng do tuổi hoặc do mới xuất gia cho nên chưa giữ gìn đầy đủ giới luật (chỉ phải giữ 10 giới). 4. Sa di ni: chỉ người đàn bà xuất gia nhưng do tuổi và do mới xuất gia, cho nên chưa phải giữ gìn đầy đủ giới luật. 5. Chánh học nữ (S. Siksamana). Phụ nữ đã kết hôn, nhưng sau đó xuất gia, phải trải qua hai năm làm chánh học nữ, để xem có mang thai hay không. Nếu có mang thai và đẻ con, thì qua thời gian hai năm đủ thời gian cho người con có thể xa mẹ. Trong thời gian làm chánh học nữ, chỉ phải giữ sáu giới: 1. Không sát; 2. Không trộm cắp; 3. Không dâm dục; 4. Không uống rượu; 5. Không nói dối; 6. Không ăn trái thời. Hệ ● Trói buộc. Hệ Phược ● Hai từ cùng nghĩa là trói buộc. Ghép hai từ cùng nghĩa để làm cho nổi bật ý nghĩa trói buộc hơn. Biểu Sắc ● Sắc pháp thể hiện bằng hành động, cử chỉ như nằm, ngồi, bò, đi đứng v.v… Một trong ba loại sắc pháp. Hai loại sắc kia là hiển sắc, như xanh, vàng, đỏ, trắng v.v… và hình sắc là hình dáng như vuông tròn, méo v.v… Đây chỉ là một loại phân chia sắc pháp, còn có nhiều cách phân chia khác. Độc Viên ● Tên gọi tắt vườn của Trưởng giả Cấp Cô Độc (Anathapindika), cúng dường cho Phật và Tăng chúng. Trong Kinh Phật thường có câu: vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của Thái tử Kỳ Đà (Cấp Cô Độc viên, Kỳ Đà thụ). Đấy là do vườn này nguyên là của Thái tử Kỳ Đà (Jeta), Thái tử chỉ bán đất vườn cho ông Cấp Cô Độc, còn cây thì Thái tử giữ lại để cúng dường Phật. Nhất Tâm Niệm Phật ● Khi niệm danh hiệu Phật thì chỉ nghĩ đến Phật, công đức và đức hạnh của Phật, không nghĩ đến việc gì khác. Pháp Hộ ● S. Dharmaraksha. Tên một vị cao tăng người Ấn Độ sống vào thế kỷ III, thứ IV TL. Ông biết nhiều thứ tiếng. Đến Lạc Dương là kinh đô của Trung Hoa vào năm 266, đời Tây Tấn. Ở đấy dịch Kinh từ chữ Sanskrit sang chữ Trung Hoa cho đến năm 317 thì mất, hưởng thọ 87 tuổi. Một mình ông dịch tới 175 bản kinh. Chính Thọ ● S. Samadhi. Vốn thường được dịch là định, hay tam muội, hay tam ma đề (S. Samatha). Cuốn Quán Kinh Huyền Giác viết: “Khi tưởng và tâm đều dứt, duyên và lự đều quên, tương ứng với tam muội thì gọi là chính thọ.” Viên Minh ● Tên chùa ở xã Xuân Lĩnh, huyện Thạch Thất, tỉnh Cao Bằng. Chùa dựng từ đời Lê, đến cuối đời Mạc thì trở thành hoang phế (1539-1625). Sau khi nhà Lê chiếm lại Cao Bằng, chùa mới được tu sửa lại. Nhưng đến đời Cảnh Hưng (1744), trong nước loạn lạc, chùa lại bị bỏ hoang. Khi hòa bình trở lại, Phật tử địa phương một lần nữa tu sửa lại chùa, mở rộng điện thờ Phật, đúc chuông lớn chu vi 7 thước 5 tấc. Đời Tây Sơn, quân của trấn thủ Uyển Vũ Hầu đến thu quả chuông để đúc thành khí giới. (Cao Bằng thực lục) Ở Hà Nội, phố Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, gần đền Hai Bà Trưng cũng có chùa Viên Minh là nơi danh thắng. Trụ trì đầu tiên chùa này là ni sư Đàm Liên. Năm 1930, chùa được trùng tu. (Viên Minh thiền tự kỷ niệm bi) Diệu Âm Bồ Tát ● S. Manjughosa Bodisattva. Phẩm Bồ Tát Diệu Âm trong Kinh Pháp Hoa nói tới công đức của vị Bồ Tát này. Nhưng trong Mật giáo, lại ghi Diệu Âm Bồ Tát, tức Bồ Tát Văn Thù, không phải hai người. Lục Địa Tạng ● Lục Địa tạng là sáu hóa thân của Ngài Địa Tạng Bồ Tát. Theo Kinh Liên Hoa Tam Muội, Lục địa tạng bao gồm: - Đàn Đà Địa Tạng: Là hóa thân của đức Địa tạng ở địa ngục, tay cầm tràng phan hình đầu người (Đàn Đà dịch là Nhân Đầu Tràng) - Bảo Châu Địa Tạng: Là hóa thân của Ngài trong đạo Ngạ quỉ, tay cầm bảo châu. - Bảo Ấn Địa Tạng: Là hóa thân của Ngài trong đạo Súc sanh, duỗi tay kết bảo ấn như ý. - Trí Địa Tạng: Là hóa thân của Ngài trong đạo A Tu La, thường hai tay bưng quả đất, biểu hiện cho sự nâng đỡ, ủng hộ A Tu La. - Trừ Cái Chướng Địa Tạng: Là hóa thân trong nhân loại, trừ tám món khổ che lấy nhân loại. - Nhật Quang Địa Tạng: Là bậc hóa thân trong thiên đạo, ánh sáng soi tỏ suy nghĩ của người và trời và diệt trừ mọi phiền não. A Tỳ Đạt Ma ● (S. Abhidharma). Tên gọi chung các bộ luận, phần lớn do các vị đệ tử lớn của Phật [tr.18] trước tác nhằm trình bày những nguyên lý đạo Phật một cách có hệ thống. Theo truyền thuyết thì một phần những bộ Luận đó đã từng do Phật đích thân nói ra, và sau khi Phật nhập diệt, đã được ông Ca Diếp sưu tập lại trong lần kết tập kinh điển lần thứ nhất. Nhưng theo sự nhận định chung của các nhà Phật học có tên tuổi, thì các bộ luận chủ yếu được soạn ra trong thời kỳ Phật giáo chia thành nhiều học phái, khoảng 100-200 năm sau khi Phật vào Niết Bàn. ● A Tỳ Đạt Ma, Hán dịch nghĩa là Thắng pháp, hoặc Vô tỷ pháp. Tức là pháp cao cả, không gì có thể so sánh được. Một tên gọi khác của A Tỳ Đạt Ma là A Tỳ Đàm (x. A Tỳ Đàm). Nói tóm lại, A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma) tức là Luận, là các bộ sách do các luận sư Phật giáo soạn ra, sau khi Phật nhập diệt từ 200 đến 300 năm, nhằm giải thích tường tận hơn, phân tích chi tiết hơn những điểm giáo lý mà khi Phật còn tại thế, Phật giải thích và trình bày một cách khái quát. Ưu điểm của văn chương A Tỳ Đạt Ma và phân tích cụ thể, chi tiết những nhược điểm của nó là đôi khi làm cho các vấn đề lý luận Phật giáo trở nên phức tạp, rắc rối, và đi chệch nguyên ý ban đầu của Phật. Sự hưng khởi của Phật giáo Đại thừa về sau này, có thể nói là một phản ứng tích cực, nhằm thống nhất hóa và tổng hợp hóa giáo lý đạo Phật, ở một bình diện cao hơn so với thời kỳ Phật giáo A Tỳ Đạt Ma. Thập Thiện ● Mười điều thiện, pháp thiện. 1. Không sát sinh mà phóng sinh; 2. Không trộm cắp mà bố thí; 3. Không tà dâm mà sống trong sạch; 4. Không nói dối mà nói lời thực; 5. Không nói ác mà nói dịu hiền; 6. Không nói chia rẽ mà nói đoàn kết; 7. Không nói vô nghĩa mà nói lời có ích; 8. Không tham mà biết từ bỏ, hay bố thí; 9. Không sân mà có lòng từ; 10. Không si mà sáng suốt, có trí, tỉnh giác. Sắc ● S. Rupa; A. Matter, form, colour, appearance. Hình sắc, màu sắc, vật chất. Chỉ cho những pháp thấy được, hoặc gây đối ngại. Sách Phật thường phân biệt có: 1. Nội sắc: những sắc pháp có ở trên hay trong con người của mình. 2. Ngoại sắc: những sắc pháp có ở bên ngoài. Nội sắc gồm chủ yếu Sắc căn là những căn năng, như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Ngoại sắc (ngoại trần) đối tượng nắm bắt của các căn như màu sắc, hình sắc, âm than, mùi, vị v.v… Có sách phân biệt mười một sắc pháp: Năm căn (mắt, tai, mũi, v.v…), 5 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc) 1 vô biểu sắc (một loại sắc phi vật chất). Có sách phân biệt 14 sắc pháp, gồm có: 5 căn, 5 trần, 4 đại (đất, nước, lửa, gió). Sắc Ái ● Yêu sắc. Ấm Cg, là sắc uẩn. Tập hợp của các sắc pháp (Ấm che khuất) có thể che khuất mất chân lý vô ngã của các pháp. Sắc Cái ● Cái: che. Đng, sắc ấm. Cảnh Cảnh là ngoại cảnh. Đối tượng nhận thức của giác quan. Sắc cảnh là đối tượng nhận thức của thị giác (con mắt). Thanh cảnh, cảnh của những âm thanh là đối tượng nhận thức của thính giác (tai). Hương là cảnh giới của hương, đối tượng nhận thức của tỵ giác (mũi). Vị là cảnh giới của mùi vị, đối tượng nhận thức của thiệt giác (lưỡi). Mãn Thù Thất Lợi ● S. Manjusri. Hán dịch âm Manjusri là vị Bồ Tát biểu trưng cho trí tuệ của Đại thừa giáo. Trong chùa Việt Nam, thường có tượng Bồ Tát Mãn Thù Thất Lợi, cưỡi sư tử, tay cầm kiếm hay là sách, là những vật biểu trưng cho kiến thức. Người Việt Nam gọi quen là Bồ Tát Văn Thù (x. Văn Thù). Minh Đạt ● Minh liễu và thông đạt Minh là Tam minh: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh Đạt là Tam đạt: Thiên nhãn đạt, Túc mạng đạt, Lậu tận đạt Đối với La Hán, kêu là Tam minh. Đối với Phật, kêu là Tam đạt Minh là biết rõ lẽ. Đạt là thấu suốt, thông đạt cung hết. Hủy Báng ● Bài bác, không tin lại chê bai vùi dập. Trong ngôn ngữ dân gian hay dùng hợp từ báng bổ để nói những người không tin đạo, hay chê bai. “Hoặc người hủy báng lung lăng, Số là đời trước Phật Tăng chẳng gần.” (Toàn Nhật Thiền Sư) Ưng Vô Sở Trụ ● Không nên trụ ở đâu hết (Trụ nghĩa là vướng mắc). Tâm của người giác ngộ hoàn toàn tự do tự tại, không vướng mắc vào bất cứ một vật gì, việc gì. Năm Giới ● S. Pancasila. Năm giới cấm mà Phật tử tại gia phải giữ gìn trọn vẹn: 1. Không sát sinh (không giết hại sinh vật). 2. Không lấy của không cho (không trộm cắp). 3. Không tà dâm (không có được quan hệ dâm dục với người không phải là vợ hay chồng). 4. Không nói dối. 5. Không uống các chất làm say sưa não loạn tâm trí. Người mới xuất gia làm Sa di, thì ngoài năm giới trên còn giữ thêm các giới sau đây: 6. Không bôi dầu thơm, không đeo vòng hoa trang sức. 7. Không ca hát nhảy múa hay đi xem ca hát nhảy múa. 8. Không nằm giường cao rộng, thường dành cho hai người. 9. Không ăn trái bữa, mà ăn đúng thời. 10. Không giữ tiền bạc, châu báu. Riêng về giới không tà dâm thì đổi thành giới không được dâm dục. Ở một vài xứ theo Phật giáo Bắc tông, vì phong tục tập quán khác nhiều với các xứ phương Nam ở vùng nhiệt đới, 10 giới trên thay đổi lại như sau: 1. Không giết; 2. Không lấy của không cho; 3. Không hành dâm; 4. Không nói dối; 5. Không nói vu, nói xấu; 6. không nói lời ác, không chửi mắng; 7. Không nói lời vô nghĩa; 8. Không tham; 9. Không nổi giận; 10. Không hoài nghi (đối với đạo Phật, đối với điều thiện). Duyên ● S. Prattyaya; A. Condition, secondary cause. Điều kiện phụ, để cho một sự vật hay một sự kiện nảy sinh, [tr.182] hình thành. Còn điều kiện chính là nhân (S. Hetu). Nhân có thể ví như hạt giống của cây. Còn duyên ví như các yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của hạt giống đó thành cây, như nước tưới, đất, công chăm sóc, ánh nắng mặt trời v.v... Duyên (động từ) có nghĩa là vin vào, dựa vào. “Tình duyên hai chữ nhắc bằng, Há rằng duyên chướng, há rằng tình si.” (Nguyễn Huy Hổ –Mai đình mộng ký) “Duyên hội ngộ, đức cù lao, Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn.” (Truyện Kiều) “Xá thì chi đứa dâm ô, Nước tùy duyên rửa đi cho kẻo mà.” (Quan Âm Thị Kính) “Nhân duyên thời tiết vậy vay, Có sinh có tử xưa nay hằng lề.” (Trần Nhân Tông) Diệu Đức ● Một danh hiệu khác của Bồ Tát Văn Thù. Diệu Giác Địa ● Cấp bậc giác ngộ kỳ diệu tức là cấp bậc Phật. Diệu Giác Tánh ● Bản tánh giác ngộ vốn có sẵn trong mỗi chúng sinh. Diệu Giáo ● Giáo pháp kỳ diệu, chỉ cho Phật giáo. Diệu Hạnh ● Đức hạnh, lối ứng xử, việc làm kỳ diệu, không lường được. Diệu Huyền ● Thâm sâu, kỳ diệu. Căn Bản Trí ● Là giác tính minh diệu mà mỗi chúng sinh vốn đã có sẵn (không phải do học tập mới có ) , nhưng vì bị phiền não che lấp, nên chưa phát chiếu ra được.Có thể so sánh căn bản trí như là một chất kim khí quí báu (vàng, bạc) đang ở trong trạng tahí khoáng chất, nằm lần lộn với đá (phiền não vô minh). Cũng có sách gọi là bản giác Câu Sinh Hoặc ● Hoặc là mê hoặc. Có những mê hoặc, có tiềm tàng ngay khi người mới sinh, thí dụ mê hoặc chấp thân năm uẩn có cái ta, gọi là câu sinh ngã chấp, hay là mê hoặc chấp các căn là có thật, gọi là câu sinh pháp chấp v.v… Tầm ● Tìm cầu. Một tâm sở thuộc loại tính bất định, theo môn Duy Thức học. Tính bất định nghĩa là không nhất định thiện hay ác, tốt hay xấu, tìm cầu điều thiện thì nó là thiện, tìm cầu điều ác thì nó là ác. Đây là một hoạt động tâm lý rất phổ biến. Mỗi khi chúng ta hướng dòng suy nghĩ của chúng ta về một điều gì, thì đó là tầm. Sau khi hướng sự suy nghĩ về một điều gì, hay một vật gì, rồi tiến thêm một bước nữa, tập trung suy nghĩ vào đó, gọi là tứ. Tầm và tứ là hoạt động rất thường xuyên của tâm thức. Trong các bản dịch cũ, người ta gọi tầm là giác, gọi tứ là quán. Huệ Mạng ● Phật tử lấy trí huệ chứ không phải lấy dục tình làm mạng sống của mình. Trong kinh Bát Đại Nhân Giác (tám điều giác ngộ của bậc đại nhân) có đoạn câu: Duy tuệ thị nghiệp (duy chỉ lấy trí tuệ làm sự nghiệp và mạng sống của mình). Năm Uế Nhiễm ● Uế nhiễm là dơ bẩn. Có năm điều làm nhơ bẩn tâm là: 1. Tham 2. Sân 3. Hôm trầm-thụy miên (mê muội buồn ngủ). 4. Trạo hối (hối tiếc lăng xăng). 5. Nghi. Năm cái nhơ bẩn đó làm cho tâm người không được nhu thuận, sáng láng, bị phân tán, không định tỉnh. (Tăng Chi II, 23) Mười Điều Thiện ● X. mười điều ác. Không làm mười điều ác tức là mười điều thiện. Có sách giải thích 10 điều thiện theo nghĩa tích cực và năng động hơn như: 1. Không giết hại mà còn phóng sinh. 2. Không trộm cắp lại còn hay bố thí. 3. Không tà dâm mà lại còn sống trong sạch. 4. Không nói dối mà nói lời chân thực. 5. Không nói lời chia rẽ mà nói lời đoàn kết. 6. Không nói độc ác mà nói lời dịu hiền. 7. Không nói lời vô nghĩa mà nói lời có ích. 8. Không tham. 9. Không sân. 10. Không si mê. “Những người thập thiện chuyên ròng, Về hưởng khoái lạc thiên cung nhiều đời.” (Toàn Nhật Thiền Sư –Hứa Sử Truyện Văn). Nhất Thiết Chủng Trí ● Trí tuệ hiểu biết là tất cả, không có gì không biết. Thành ngữ chỉ trí tuệ của Phật. Trong Kinh Niết Bàn, có hàng loạt danh hiệu ca ngơi trí tuệ của Phật như: - Giải thoát trí: trí tuệ đã cởi bỏ mọi phiền não và nhận thức sai lầm. - Tất cánh trí: tất cánh là hoàn thiện, cùng tột, không gì hơn nữa. - Lợi trí: trí tuệ sắc bén. - Thâm trí: trí tuệ sâu xa. - Tật trí: trí tuệ mau lẹ v.v… Hoại Kiếp ● Theo vũ trụ quan Phật giáo, các thế giới và vũ trụ đều vô thường, có sinh có diệt. Mỗi chu kỳ sinh diệt của chúng, đều trải qua bốn giai đoạn, cg = bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại, không. Thành là sinh thành, trụ là định hình, hoại là tan hoại, không là biến vào hư không, không còn hình tướng gì nữa. Bốn thời kỳ đó là bốn kiếp. Hoại kiếp là thời kỳ một vũ trụ tan hoại. Thời kỳ từ đầu kiếp thành đến cuối kiếp không gọi là một đại kiếp. Và mỗi kiếp thành, trụ, hoại, không gọi là trung kiếp. Như vậy, cứ bốn trung kiếp tạo thành một đại kiếp và một đại kiếp ứng với một chu kỳ thành, trụ, hoại, không của vũ trụ. “Từ nay sắp xuống khốn nàn, Đến sau hoại kiếp tiêu tan đất trời.” Toàn Nhật Thiền sư – Hứa Sử truyện văn Ba Căn Lành ● H. Tam thiện căn. Không tham, không sân, không si là ba căn lành. Đó là gốc của mọi điều thiện. Năm Nhận Thức Sai Lầm ● Hán dịch là Ngũ kiến: - 1. Thân kiến: tức mê chấp cái thân ngũ uẩn này (x. ngũ uẩn) là thường còn, là của ta, do đó mà sinh ra lắm chứng bệnh như đam mê cái ta (ngã ái), tự kiêu, tự phụ (ngã mạn) v.v… - 2. Biên kiến: Biên là một bên. Thấy có một bên, phiến diện, hoặc nhận thức phiến diện có cái ta thường còn mãi mãi, tin có linh hồn bất diệt. Hoặc nhận thức sau khi chết là hết tất cả. Chấp thường hay chấp đoạn đều là phiến diện, là sai cả. - 3. Tà kiến: nhận thức sai lầm, vd, không tin lý nhân quả, không tin có đời sau. - 4. Giới cấm thủ kiến: Không tin theo những giới luật chân chính, như năm giới cho tại gia, mười giớ cho người mới xuất gia, 250 giới cho những người xuất gia lâu năm, thụ giới luật đầy đủ v.v… Không tin theo những giới luật chân chính do Phật Thích Ca chế định, mà lại mê chấp vào những cấm giới vô lý như bôi tro vào người, uống axít, ăn phân v.v… - 5. Kiến thủ kiến: Đã có những nhận thức sai lầm, nhưng lại không hối cải, cứ khư khư cố chấp (chữ kiến thứ hai nghĩa là nhận thức, là thái độ chấp thủ ý kiến của bản thân mình là đúng). Bạc Câu La ● Vakkula. Một vị Thinh văn đệ tử của đức Phật, đắc quả La Hán. Bạc câu La là một vị trong hàng 1.250 vị Đại Tỳ Kheo thường hầu theo Phật trong khi Phập du hóa đến các nước, và có nghe Phật thuyết nhiều kinh Đại Thừa. Tên ông cũng viết: Bạc củ la. Dịch nghĩa: Diện vương: Mặt như mặt vua. Ông là một trong những bực Thượng thủ dự nghe đức Phật giảng Vô lượng Thọ kinh. Tên ông do theo tích dưới đây: Hồi mới sanh ra, đầu ông có hình mão Thiên quan, mới trông qua như gương mặt của nhà vua. Cha mẹ ông rước một nhà sư xuất gia đạo Bà La Môn đến đặt tên. Nhơn thấy tướng ấy, nhà sư đặt tên là Diện Vương: Vakkula. Cũng có nghĩa: Thiện dung: Dung mạo đẹp. Trong hội Pháp Hoa, Phật có thọ kỷ quả Chánh đẳng Chánh giác chung cho Bạc câu La và năm trăm vị Đệ tử La Hán. Phật mách rằng năm trăm vị La Hán ấy sẽ thành Phật, đồng một danh hiệu là Phổ Minh: Samantaprabhâsa Như Lai. Diệu Sắc Thân Như Lai ● S. Surupakaya Tathagata. Danh hiệu khác của đức Phật A Súc (S. Aksobhya), một vị Phật [tr.166] có cõi nước ở phía đông cõi Sa Bà của chúng ta, trong khi cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà thì nằm về phía Tây. Thiết Vi Sơn ● Theo Ấn Độ giáo, trái đất này có bảy vòng núi kim loại (sắt) và tám biển bao bọc. Ở giữa dãy núi sắt có núi Tu di (Meru), đó là trung tâm của trái đất. Chưa rõ ý nghĩa biểu trưng của bản đồ địa lý huyền thoại này. Kiến Đạo ● Thấy được con đường đạo (thấy được chân lý). Vị Bồ Tát kiến đạo mới là thành tựu bước đầu. Sau đó, đạt tới cấp tu đạo và cuối cùng là vô học đạo là cấp đã nắm được chân lý một cách hoàn thiện, không còn gì phải học hỏi nữa (vô học). Ma Ha Tăng Kỳ Bộ ● S. Mahasanghika. Bộ phái Phật giáo quan trọng hình thành khoảng 100 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, sau phần phân phái thứ nhất diễn ra tại thành Vaisali. Hán dịch nghĩa là Đại Chúng Bộ, do bộ phái này tập hợp được số đông tăng sĩ thời bấy giờ, so với Thượng Tọa Bộ, là bộ phái đối lập, chỉ tập hợp được những cao tăng lớn tuổi, các vị Thượng Tọa có tính bảo thủ hơn. Khách Trần ● Trần là bụi. Khách là cái bên ngoài. Kinh Lăng Nghiêm dùng từ khách trần để chỉ cái nhơ bẩn từ bên ngoài đến, không phải của nội tâm. Lý Thừa Ân ● Làm quan đời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) và Lý Thần Tông (1128-1137). Tác giả bài văn bia Bảo Ninh Sùng Phúc. Lý Thần Tông ● Vua đời Lý, con của Sùng Hiền Hầu, nối nghiệp Lý Nhân Tông không có con. Theo truyền thuyết, tiền nhân của Lý Thần Tông chính là Sư Từ Đạo Hạnh. Chùa thầy ở Sài Sơn hiện nay (tỉnh Hà Tây) thờ cả Lý Thần Tông và Từ Đạo Hạnh. An Đà Hội ● (S. Antarvasa). Hán dịch nghĩa là nội y, hay hạ y, nghĩa là cái áo lót trong của tu sĩ. Tu sĩ thường mặc khi ở trong chùa, làm những việc thường nhật. Áo này thường làm bằng năm mảnh vải kết lại, cho nên gọi là y năm điều. Bích Nham Lục ● Sách thiền do Thiền sư Viên Ngộ đời nhà Tống Trung Hoa soạn, gồm 10 quyển. Cũng gọi là Bích Nham tập. Diệt Tướng ● Bất cứ một sự vật nào, to hay nhỏ đều trải qua bốn tướng là sinh, trụ, hoại, diệt. Không có sự vật nào đã có hình tướng mà có thể mãi mãi thường còn, đã có sinh thì phải có diệt. Đó là “diệt tướng” của sự vật. Nghĩa thứ hai: diệt tướng là tướng tịch diệt, là tướng của Chân Như, vốn vắng lặng thường trú, không có sinh có diệt. Nguyệt Xứng ● 月 稱; S: candrakīrti; tk. 6/7; Ðược xem là Luận sư quan trọng nhất trong tông Trung quán sau Long Thụ. Sư quê ở Nam Ấn, xuất gia từ lúc nhỏ tuổi. Nhân lúc đọc trứ tác của Long Thụ, Sư bỗng hiểu ý. Sau, Sư trở thành viện trưởng của Na-lan-đà và viết nhiều bài luận chú về các tác phẩm của Long Thụ. Các tác phẩm quan trọng của Sư là Minh cú luận ( 明 句 論; nguyên bản Phạn ngữ), Nhập trung quán luận ( 入 中 觀 論 ). Tương truyền rằng, trong một cuộc hành trình truyền Pháp về hướng Nam, Sư đã giáo hóa rất nhiều người. Sư sống rất thọ, nhưng chắc chắn là không thọ đến 300 (!) tuổi như sử sách Tây Tạng thuật lại. Các tác phẩm còn lưu lại của Sư (trích): 1. Minh cú luận (s: prasannapadā), gọi đủ là Trung quán minh cú luận (s: madhyamakav ṛ tti-prasannapadā), tác phẩm chú giải Trung quán luận (madhyamaka-śāstra) của Long Thụ (nāgārjuna) duy nhất bằng nguyên văn Phạn ngữ (sanskrit), bản Tạng ngữ cũng còn; 2. Nhập trung quán luận (madhyamakāvatāra), chỉ còn bản Tạng ngữ; 3. Nhập trung luận thích (madhyamakāvatāra-bhāṣya), chỉ còn bản Tạng ngữ; 4. Nhân duyên tâm luận thích (pratītya-samutpāda-hṛdaya-vṛtti), một tác phẩm chú giải Nhân duyên tâm luận tụng (pratītyasamutpāda-h ṛ daya-kārikā), được xem là của Long Thụ, chỉ còn bản Tạng ngữ; 5. Thất thập không tính luận thích (śūnyatā-saptativṛtti), chú giải Thất thập không tính luận (śūnyatā-saptati) của Long Thụ. Long Thụ (và Parahita) cũng có soạn một tác phẩm dưới tên này. Chỉ còn bản Tạng ngữ; 6. Lục thập tụng như lí luận thích (yukti-ṣaṣṭhikā-vṛtti), luận giải Lục thập tụng như lí luận (yukti- ṣaṣṭhikā), một tác phẩm được xem là của Long Thụ, chỉ còn bản Tạng ngữ; 7. Bồ Tát du-già hành tứ bách luận thích (bodhisattvayogācāra-catu ḥ śataka- ṭ īkā), chú thích bộ Tứ bách luận (catu ḥ śataka) của Thánh Thiên (āryadeva), chỉ còn bản Tạng ngữ; 8. Trung quán luận tụng (madhyamaka-śāstra-stuti). Biệt Thỉnh ● Được mời riêng. Trong kinh Lăng Nghiêm có câu: “Duy có ông A Nan, trước được mời riêng nên đi xa chưa về.” Tri ● Nhận biết. Giác Nhận biết qua giác quan. “Người hơn trời đất cái tri giác, Giữa đất trời kia biết có mình.” (Đông Hồ) Tri Kiến Am ● Am do vua Trần Nhân Tông lập ra sau khi xuất gia, tại Quảng Trạch (Quảng Bình) để tu hành. Tri Khách ● Vị tăng được phân công tiếp đón khách thập phương đến chùa. Tri Sự ●Vị tăng được phân công quản lý tiền bạc, của cải của tăng chúng ở Viện hoặc chùa. Tri Thế Gian ● Hiểu biết tường tận mọi việc trong thế gian. Là một trong [tr.718] mười danh hiệu của Phật. đng, Thế gian giải. Ấm Vọng ● Đồng nghĩa với ấm huyễn. Âm Thanh Phật Sự ● Sự nghiệp giáo hóa của Phật đưa vào âm thanh gọi là Âm thanh sự nghiệp. Pháp Tướng Tông ● Một tông phái lớn của Phật giáo, hình thành ở Trung Hoa, sau khi pháp sư Huyền Trang từ Ấn Độ trở về và phiên dịch những bộ luận chính của thuyết Duy Thức. Mục đích của tông Pháp Tướng là tìm hiểu bản tính và hình dạng của mọi pháp. Những bộ Kinh và Luận chủ yếu của tông này là Kinh Giải Thâm Mật, Luận Duy Thức, Luận Du Già. Đôi khi, Pháp Tướng tông cũng được gọi là Từ Ân tông, vì người học trò của Huyền Trang, pháp sư Khuy Cơ vốn trụ trì chùa Từ Ân, khởi xướng ra tông này. Ác Thú ● Cõi ác, như các cõi địa ngục, quỷ đói, súc sanh. Huệ Khả ● Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa (486-593). Người Lạc Dương, pháp hiệu Thần Quang, lúc đầu rất tinh thông Nho và Lão, về sao theo đạo Phật. Năm 41 tuổi, đến học đạo với pháp sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma, từ Ấn Độ sang và trụ trì ở chùa Thiếu Lâm. Bồ Đề Đạt Ma là vị Tổ đầu tiên của Thiền tông Trung Hoa. Bồ Đề Đạt Ma công nhận Huệ Khả là đệ tử và truyền y bát cho. Sử liệu Thiền tông Trung Hoa kể lại rằng, để tỏ lòng chí thành cầu đạo, Huệ Khả đã chặt đứt cánh tay của mình, dâng lên Bồ Đề Đạt Ma. Sáu Cõi Trời Dục Giới ● Theo đạo Phật, cõi người không phải là cõi sống cao cấp nhất mà trên cõi người còn có các cõi Trời, ở đấy chúng sinh sống thọ mạng lâu dài hơn, hạnh phúc hơn, có nhiều quyền năng hơn loài người rất nhiều. Chúng sinh ở đấy có tên chung là loài Trời. Loài Trời cũng có nhiều cấp: Cấp thấp nhất là các cõi Trời còn có lòng tham dục, cho nên gọi là dục giới. Cấp trung bình là các cõi Trời không còn có lòng tham dục nữa, cho nên gọi là các cõi trời Sắc giới. Cấp cao hơn cả là những cõi trời Vô Sắc giới, ở đây, chúng sinh không những không có lòng dục, mà không có cả sắc thân nữa, mà chỉ là tinh thần thuần túy. Riêng Dục giới có sáu cõi Trời tất cả, cho nên có hợp từ Lục dục Thiên, nghĩa là sáu cõi Trời thuộc Dục giới. Cụ thể là, theo từ ngữ dịch âm hoặc nghĩa của các bản dịch Hán: 1. Tứ thiên vương thiên. 2. Đao lợi thiên. 3. Dạ ma thiên. 4. Đâu suất thiên. 5. Hóa lạc thiên. 6. Tha hóa tự tại thiên. Đặc điểm chung của sáu cõi Trời Dục giới là còn có tính ham dục, còn có nam nữ. Huệ ● A. Gracious, kind, Khả ái, dễ thương, dễ mến.; S. Prajna; P. Panna; Hán dịch âm: Bát Nhã. ● Trí tuệ hay trí huệ. Cg = Tuệ Trí sáng, bắt nguồn từ cuộc sống đạo đức và công phu tập trung tư tưởng. Do đó, không được lầm lẫn trí tuệ của đạo Phật với cái gọi là trí hiểu biết thông thường. Nếu nhờ được nghe giảng, đọc sách mà có trí tuệ, có một sự sáng suốt nhất định thì đó mới là văn tuệ (văn là nghe). Không những nghe giảng, đọc sách mà còn nghiền ngẫm, suy tư nhờ đó mà thêm sáng, hiểu rộng hơn thì đó là tư tuệ (tư là suy nghĩ, tư duy). Suy tư nghiền ngẫm rồi, thấy phải tinh tấn tu tập theo những phương thức nhất định, nhờ đó mà trí tuệ bừng sáng, thấu đáo sự lý, thấy được sự vật như thật thì đó là tu tuệ. Giữa ba cấp tuệ, văn tuệ, tư tuệ, và tu tuệ, có một mối liên hệ lôgíc nhất định. Ba La Mật Cũng nói trí tuệ Ba la mật, hay Bát Nhã Ba la mật. Trí tuệ hoàn thiện, nhìn thấu được thật tướng của mọi pháp, mọi sự vật. Là một trong sáu hạnh tu của Bồ Tát (x. sáu hạnh Ba la mật). Giải Thoát Trí tuệ giúp con người giải thoát khỏi mọi phiền não, mê lầm. Chỉ có ánh sáng của trí tuệ mới có thể vĩnh viễn, triệt để xua tan bóng tối của vô minh, đoạn trừ tận cùng, tận gốc mọi phiền não sai lầm. Học Đạo Phật phân biệt ba môn học có quan hệ lô gíc với nhau: Giới học, giữ gìn những giới luật, không vi phạm những điều răn Phật đã chế định, không sát sinh, không trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu v.v… lại còn siêng năng làm điều thiện lành, như bố thí, nói điều hay, lẽ phải, nói đạo lý v.v… Nói tóm lại, là sống đạo đức. Định học, học thâu nhiếp tâm lại, không để nó tán loạn, lăng xăng, xao xuyến. Sống đạo đức, đoạn trừ mọi phiền não giúp rất đắc lực cho định tâm. Có thể nói giới học là cơ sở của định học. Huệ học, tư tưởng tập trung thì trí tuệ mới phát sinh, chiếu sáng. Có thể nói định học là cội gốc của huệ học. Tuệ ● S. Prajna; P. Panna. Tuệ là trí tuệ, trí sáng suốt nhận biết được chân tướng, bộ mặt thật của sự vật. Đạo Phật gọi sự vật là các pháp (dharma). Luận sư Ấn Độ Buddhaghosa đã cung cấp một định nghĩa kinh điển về trí tuệ như sau: “Đặc điểm của trí tuệ là nhận thức các pháp đúng như chúng tồn tại. Trí tuệ có chức năng xóa bỏ mọi bóng tối của vô minh, trùm lên chân tướng của các pháp. Biểu hiện của trí tuệ là không bị vô minh che lấp. Vì rằng, người nào tập trung được tư tưởng, sẽ hiểu biết, thấy rõ sự vật tồn tại đúng như trong thực tế. Do đó, tập trung tư tưởng, định tâm là nguyên nhân trực tiếp nhất của trí tuệ.” Như vậy, trí tuệ không phải chỉ đọc sách, phân tích lý lẽ mà có được. Đó chỉ là kiến thức, trí thông minh bình thường. Trí tuệ chân chính phải do định tâm mới thành tựu được. Hậu Báo ● Quả báo thân sau, nghĩa là cái nghiệp thiện, ác tạo ra ở đời nầy, chờ thân sau sanh ra được cái quả báo vậy. Đời trước có làm việc thiện hay ác, thì đời sau gặp quả báo lành hoặc dữ trả lại vậy: tức là tiền căn hậu báo vậy. Quỷ ● Một loài sinh vật sống ở cõi khổ hơn cõi người. Quỷ có nhiều loại. Thường dùng các hợp từ ma quỷ, quỷ quái, quỷ đói. “Ma đưa lối, quỷ dân đường”. (Truyện Kiều) “Vợ chàng quỷ quái tinh ma.” (Truyện Kiều) Quỷ Bệnh ● Các loại bệnh người mắc, nhưng do loài quỷ gây ra. Quỷ Đạo ● Cõi sống của loài quỷ. Là một trong các cõi sống của chúng sinh. Cõi quỷ đói cùng với cõi súc sinh và cõi địa ngục là ba cõi ác. Còn cõi người và cõi Trời là hai cõi thiện. Cg, quỷ xứ. Quỷ Đói ● A; hungry ghost; H. Ngạ quỷ. Thường được mô tả như loài quỷ có miệng bốc lửa, với cổ họng nhỏ như kim, miệng hôi thối, luôn bị cái đói dày vò. Khoa Mông Sơn Thí Thực ● Khoa lễ chẩn tế cô hồn, thường được các chùa tổ chức vào dịp tết Trung Nguyên rằm tháng bảy âm lịch. Cô hồn là vong hồn của những người chết một cách oan uổng. Duy Na ● S. Karmudana. Tên gọi vị sư lo việc nghi lễ phép tắc trong chùa chiền. Cũng có sách chú giải Duy Na là vị sư phụ trách mọi công việc sự vụ trong chúng, do đó mà cũng gọi là tri sự hay trị sự. Lư Câu Đa Bà Thi Bộ ● S. Lokottaravada. Hán dịch nghĩa là Thuyết xuất thế bộ. Một bộ phái quan trọng thuộc đại chúng bộ, xuất hiện trong thời kỳ Phật giáo bộ phái ở Ấn Độ, nghĩa là sau khi Phật nhập Niết Bàn khoảng 200 năm. Bồ Đề Yếu Nghĩa ● Tác phẩm của Thiền sư Trung Hoa Chuyết Công (x. Chuyết Công), đến Việt Nam vào thế kỷ 17, và trụ trì ở chùa Bút Tháp (Hà Bắc). Trong tác phẩm này, Chuyết Công đề cao pháp môn Tịnh Độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà để cầu vãng sanh về cõi Cực Lạc ở phương Tây. Lục Thô ● Sáu loại thô tướng. Thuyết minh trình tự sinh khởi các thứ mê vọng của chúng sinh, do Căn bản Vô minh mà sinh khởi ba tế tướng (Tam Tế): Nghiệp, Chuyển, Hiện, Lại duyên vào cảnh giới của Hiện tướng mà sinh khởi sáu loại Mê tướng đối lại với ba tế tướng trước khi mà gọi là Lục Thô. Gồm: ● Trí tướng: có nghĩa là đối với cảnh giới sở hiện của Hiện thức, chẳng biết đó là huyễn ảnh sở hiện của Tự Thức. Vọng sinh trí tuệ mà phân biệt các pháp. Đó là pháp chấp câu sinh khởi ra. ● Tương tục tướng: có nghĩa là dựa vào sự phân biệt của tra tướng trên mà sinh Lạc cảnh đối với cảnh mà mình yêu thích, đối với cảnh chẳng yêu thích thì sinh đủ mọi loại mê vọng như Khổ thụ, .v.v… liên tục khởi lên chẳng dứt. Đó là pháp chấp phân biệt khởi ra. ● Chấp thủ tướng: có nghĩa là đối với các cảnh khổ lạc nói trên, vì chẳng hiểu đó là hư vọng chẳng thực, nên sinh niềm thủ trước rất sâu. Đó là phiền não câu sinh khởi ra. ● Kế danh tự tướng: chỉ tướng chuyển đảo kế lượng phân biệt giả danh ngôn thuyết dựa vào các tướng trên mà sinh ra nhiều thứ phiền não. ● Khởi nghiệp tướng: chỉ Vọng phân biệt giả danh dựa vào vọng hoặc mà sinh khởi các nghiệp thiện ác. ● Nghiệp hệ khổ tướng: chỉ bị buộc vào nghiệp thiện ác mà cảm khổ quả sinh tử. Trong sáu thô tướng thì 4 tướng đầu là Hoặc nhân, tướng thứ năm là Nghiệp duyên, tướng thứ sáu là Khổ quả. Theo Tđph Hán Việt. Giác Ngạn ● Bờ giác, cảnh ngộ đắc Đạo. Trên biển trầm luân, bờ bên kia là giác ngộ, an lạc, dứt hết khổ não, thành Thánh, thành Phật. Vì thí dụ ấy, nên kêu cảnh đắc Đạo là Giác ngạn. Đối với: Mê tân (Bốn mê). Cũng như nói: Bỉ ngạn (Bờ bên kia). Na Lan Đà ● 那 爛 陀; S: nālandā; Viện Phật học danh tiếng của Ấn Ðộ, được vua Thước-ca-la Dật-đa (s: śakrāditya) thành lập trong thế kỉ thứ hai, một nhà vua nước Ma-kiệt-đà. Dần dần Na-lan-đà trở thành nơi của các luận sư nổi tiếng của Trung quán tông và Duy thức tông giảng dạy. Các vị này đều lần lượt làm viện trưởng. Na-lan-đà lúc đông nhất có đến mười ngàn học viên. Các khách phương xa như Huyền Trang, Pháp Hiển, Nghĩa Tịnh đều ghé nơi đây tu học. Na-lan-đà là nơi giáo hóa của đạo Phật, hưng thịnh được 1000 năm. Tại Tây Tạng, một học viện cũng được đặt tên là Na-lan-đà và được xây dựng năm 1351. Theo Huyền Trang và Nghĩa Tịnh thì trong thời cực thịnh có đến 10 000 tăng sĩ học tại Na-lan-đà. Các vị đó học giáo pháp Tiểu thừa, Ðại thừa, Nhân minh học, toán học, y khoa. Những vị giảng sư danh tiếng đã từng dạy đây là Long Thụ (s: nāgārjuna), Hộ Pháp (s: dharmapāla), Trần-na (s: dignāga), Giới Hiền (s: śīlabhadra), Huyền Trang, An Huệ (sthiramati) giảng dạy. Tương truyền Na-lan-đà bị tín đồ của Hồi giáo phá hủy trong thế kỉ 12, 13. Ai ● Thương xót. Phạm Võng Kinh ● Tên một bộ Kinh Đại thừa quan trọng, trong đó, Phật pháp được ví như lưới của Phạm thiên vương bao quát tất cả, mỗi mắt lưới của lưới Phạm thiên là cả một thế giới. Kinh này được Cưu Ma La Thập dịch ra chữ Hán, năm 406 TL. Duy Nhiên ● Từ duy ở đây, có nghĩa cung kính, vâng dạ. Trong kinh Phật, sau lời Phật dạy, đệ tử thường nói: Duy nhiên Thế Tôn. Nghĩa là dạ vâng, Thế Tôn. (Sách Khúc Lễ có câu: Phụ triệu vô nặc, tiên sanh triệu vô nặc, duy nhi khởi. Nghĩa là Cha gọi, không ừ, thầy bảo không ừ, dạ vâng mà đứng dậy). Tòng Lâm ● 叢 林; C: cónglín; J: sourin; Nghĩa gốc của thuật ngữ này là rừng cây, lùm cây, khu rừng nhỏ. Trong Phật pháp, nó có nghĩa là nơi Tăng chúng tu tập, như tu viện hay chùa. Phiệt Thế Hữu ● S. Vasimutra. Cao tăng Bắc Ấn Độ, ban đầu xuất gia theo Hữu Bộ (Sarvastivada), sau được cử làm Chủ tịch đại hội kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ IV ở Kashmia dưới triều vua Kaniskha. Đa La ● . S. Tara 1. Tên một Bồ Tát, được xem như là một hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm. 2. Tên một nữ thần rất phổ biến trong Phật giáo Mật tông của Tây Tạng (Lạt Ma giáo). 3. Một loại cây cọ dừa, lá được dùng làm giấy chép kinh. Tên khoa học của cây này là Borassus flabelliformis. Gọi đầy đủ là Bối đa la. Do đó mà có từ Bối kinh. Bát Hàn Địa Ngục ● Bát hàn địa ngục là tám cảnh địa ngục lạnh Theo Trí Độ Luận (quyển 6) Tám Địa ngục ấy là: - Ngạch bộ đà: Nổi ốc vì lạnh gắt quá cho nên tội nhân thân mình nổi ốc - Ni Thích bộ đà: Bào pháo. Tức bể ốc vì lạnh quá nên mụt ốc trên người tội nhân bể ra nứt hết da thịt toàn thân đau đớn - Ngạch chiết sá: Vì lạnh quá nên tội nhân kêu lên 3 tiếng “Ngạch chiết sá” mãi không dứt - Hoắc hoắc bà: Vì lạnh quá nên tội nhân kêu rên “Hoắc hoắc bà” mãi không thôi - Hổ hổ bà (Hầu hầu bà): Vì lạnh quá nên tội nhân kêu lên 3 tiếng “Hổ hổ bà” (rên hì hì) - Ổn ổn bát ma (Thanh liên hoa): Bị lạnh quá nên thân thể nứt ra như những cánh hoa sen xanh. - Bát đặc ma (Hồng liên hoa): Bị lạnh quá nên thân thể nứt ra đỏ lòm như những cánh hoa sen hồng vậy. - Ma ha bát đặc ma (Đại hồng liên hoa): Bị lạnh quá nên thân thể nứt ra đỏ lòm như những cánh hoa hồng lớn. Cam Lộ Pháp ● Phật pháp đem lại hạnh phúc giải thoát cho chúng sinh, giống như rượu thần Cam lộ. A Nậu Lâu Đà ● Aniruddha (P), Unobstructed. Anurudha (S).Tên một vị đệ tử của đức Phật. A na luật.Không bị hủy hoại Phân Biệt Thuyết Bộ ● S. Vibhajyavada. Bộ phái Phật giáo phân tích, phân biệt đúng đắn sự vật. Nhiều nhà Phật học cho rằng Phân biệt thuyết bộ là một tên gọi khác của Thượng tọa bộ. Do các Luận sư thuộc Thượng tọa bộ rất hay áp dụng phương pháp phân tích đối với sự vật và hiện tượng. Vệ Xá Li ● S: vaiśālī; P: vesāli; Hán Việt: Phệ-xá-li ( 吠 舍 釐 ), Tì-da-li; Thành phố quan trọng trong thời Phật còn tại thế, cách thành phố Patna ngày nay khoảng 40 km, nằm giữa sông Hằng và dãy Hi-mã-lạp sơn. Ðây là kinh đô của dòng Licchavi, thuộc liên minh Bạt-kì (p: vajjī), là nơi vua A-xà-thế định tấn công. Phật Thích-ca đã nhiều lần thăm viếng Vệ-xá-li, là nơi nàng Am-ba tặng Phật một vườn trái cây để an nghỉ với tên Am-la thụ viên (p: āmravāna). Phật đã thuyết nhiều bài kinh quan trọng tại đó. Vệ-xá-li là nơi Kết tập lần thứ 2 năm 386. Năm 1958 người ta tìm thấy tại đây trong một tháp cũ, một bình nhỏ đựng di cốt, tro và nhiều vật dụng. Có thể đây là phần Xá-lị của Phật được chia cho dân Licchavi. Thế Chí ● S. Maha-sthamaprapta. Cg, Đại Thế Chí. Vị Bồ Tát có thế lực lớn, quyền năng lớn đạt mọi mục đích theo ý muốn, đến khắp nơi theo ý muốn. Là vị Bồ Tát, cùng với Bồ Tát Quan Thế Âm, đang hỗ trợ cho sự nghiệp giáo hóa của Phật A Di Đà tại cõi Cực Lạc phương Tây. Trong chùa, tượng Thế Chí đặt bên phải tượng A Di Đà. Báo Thân ● Do nghiệp nhân tạo ra trong đời trước mà quả là thân trong đời này; thân này gọi là báo thân. “Già đến tu đường ngắn, Chuyên niệm Phật A Di Một Báo thân này hết, Nước Cực Lạc cùng về.” (Chân Nguyên Thiền sư) . Phật có ba thân: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Hóa thân, cũng là Ứng thân là cái thân của Phật Thích Ca lúc tại thế, là cái thân Phật dùng để hóa độ chư Thiên và loài người. Báo thân là cái thân Phật dùng để hóa độ các vị Bồ Tát. Báo thân đẹp đẽ trang nghiêm vô cùng nhưng mắt người không thấy được. Còn Pháp thân là cái thân Pháp, thân vũ trụ, không hình tướng, mắt người không thể thấy được. Sắc Trần ● Một trong sáu trần, tạo ra ngoại cảnh (thế giới vật chất). (x. sáu trần). Trần là bụi. Sắc pháp, nếu không được nhận thức đúng đắn, có khả năng làm ô nhiễm thân tâm như là bụi vậy. Năm Nguyên Tắc Phê Bình Người Khác ● Các Tỷ kheo khi phê bình người khác nên: 1. Nói đúng thời, 2. Nói đúng sự thật. 3. Nói lời từ tốn. 4. Nói lời có ích. 5. Nói với lòng từ, không nói với lòng giận. (Trường Bộ Kinh IV, 236B) Viên Dung ● Dung hợp hòa hài, không còn mâu thuẩn đối lập nữa. Là thuyết thống nhất các mâu thuẩn của Đại thừa: sinh tử tức Niết Bàn, chúng sinh tức Phật, phiền não tức Bồ Đề. Như nói sinh tử là chưa chứng Niết Bàn. Niết Bàn là đoạn sinh tử. Chúng sinh là Phật chưa thành. Phật là chúng sinh đã giác ngộ v.v… Nước hòa với nước, sóng hòa với sóng, nước hòa với sóng. Cảnh giới của người giác ngộ là một cảnh giới viên dung, trong đó mọi mâu thuẩn đối lập đều bị triệt tiêu, trở thành hài hòa. Đó chình là thuyết Trung đạo. A Thâu Ca ● (S. Asoka). Dịch nghĩa là cây Vô ưu. Tại vườn Lumbini (Lâm tỳ ni), Hoàng hậu Ma Gia giơ cánh tay phải hái hoa cây này rồi sanh ra Thái tử Tất Đạt Đa (Siddharta). Tên khoa học của cây này là Jonesia asoka, thuộc loại họ đậu, hoa màu hồng đẹp. Kinh Quá khứ hiện tại nhân quả chép: “Phu nhân (tức Hoàng hậu Ma Gia) ở trong vườn, thấy một cây lớn, tên gọi Vô ưu, hoa đẹp mà thơm, cành lá sum suê, bèn giơ cánh tay phải lên hái, bỗng thấy Bồ Tát lọt ra từ nách bên phải.” Sự tích này được chép lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 32 và Đại trí độ luận quyển 10. Phạm Thế Giới ● Thế giới của Phạm thiên, bao gồm bốn cõi Trời chính, ứng với bốn cấp Thiền của Sắc giới. Ở các cõi Trời Phạm thiên, không có dâm dục, không có phân biệt nam nữ, chúng sinh ở đây đều cùng một giới tính. Nghĩa Tịnh ● Cao tăng người Trung Hoa (635-713) đã đi hành hương và du học tại Ấn Độ lần đầu tiên bằng đường biển. Hạ ● Hè. Ở Ấn Độ, trong ba tháng hè, trời mưa nhiều đi lại không tiện. Phật chế định phép Kết hạ, quy định trong ba tháng hạ, các tu sĩ không đi lại mà ở cố định một nơi để chuyên tu học. Phong tục đó hiện nay vẫn được Tăng già các nước kể cả Nam tông hay Bắc tông, chấp hành nghiêm túc. Khi tính tuổi đối với người xuất gia, người ta thường không tính tuổi đời, mà tính tuổi đạo, tức là tính số năm hạ của họ. Theo luật thì muốn thụ giới Tỷ kheo, phải có ít nhất 10 năm hạ trở lên. Ngày ra hạ trùng vào ngày lễ Vu Lan. Đó là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo (ngày rằm tháng bảy âm lịch). Cg = ngày tự tứ hay ngày giải hạ. Thị Giả ● 侍 者 .Là người hầu cận của một vị thầy, của một vị Thiền sư, một Cao tăng. Thị giả nổi danh nhất có lẽ là Tôn giả A-nan-đà , người hầu cận đức Phật Thích-ca khi Ngài còn tại thế. Trạm Nhiên ● 湛 然; C: zhànrán; J: tanzen; 1. Như thể là đổ đầy nước ngang miệng; 2. Yên tĩnh, lặng lẽ; 3. Sâu; 4. Trạm Nhiên (711-782), Tổ thứ 6 của tông Thiên Thai Trung Hoa. Cộng Nghiệp ● Nhiều chúng sinh cùng tạo ra nghiệp nhân, và cùng chịu quả báo, gọi là cộng nghiệp của những chúng sinh đó. Có thể nói cộng nghiệp chung của một gia đình, một địa phương, một quốc gia, v.v… Nhưng, trong cộng nghiệp, có biệt nghiệp của riêng mỗi chúng sinh. Vd, cùng sinh trưởng trong một gia đình khá giả, hưởng cộng nghiệp một đời [tr.138] sống vật chất sung túc nói chung, nhưng biệt nghiệp của mỗi người trong gia đình đó lại có thể khác nhau: có người khỏe, có người yếu, bệnh tật, có người thông minh, lại có người đần độn. Quải Tích ● 掛 錫; J: kashaku; Nghĩa là “treo Tích trượng”; chỉ bước nhập môn của một thiền tăng sau một cuộc Hành cước, khi đã tìm được vị Thiền sư thích hợp với căn cơ của mình. Thiền sinh có thể tự chọn Thiền viện để gia nhập. Quan trọng nhất cho sự tu tập của thiền sinh là việc chọn đúng vị thầy thích hợp mà mình tin tưởng tuyệt đối. Vì vậy mà các thiền sinh thường đến viếng nhiều thiền viện, tham vấn nhiều vị Thiền sư khác nhau trước khi chọn được vị chân sư của mình. Nhưng – như thiền sinh chọn thầy – các vị Thiền sư cũng lựa chọn kĩ các vị mới đến trước khi cho phép nhập môn. Nếu Thiền sư thấy rõ mình không phải là thầy thích hợp cho một thiền sinh nào đó thì sẽ gửi vị này đến một vị khác thích hợp hơn. Khi đến cổng (sơn môn) của một thiền viện sau một cuộc hành cước, thiền sinh sẽ thấy hai tấm bản gỗ nằm hai bên của cửa cổng: Một bản ghi tên của thiền viện và bản khác ghi tên của vấn đề mà vị Thiền sư trụ trì đang Ðề xướng. Những bước chân vào cổng của thiền sinh – cửa cổng thường được xây dựng rất kiên cố, cách biệt với bên ngoài – với lòng mong mỏi được thâu nhận làm đệ tử chính là những biểu hiện của sự quyết chí bước vào con đường tu học vô cùng tận để chứng ngộ Phật pháp. A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận ● (S. Abhidharma dharma-skandha-pada). Bộ luận gồm 20 quyển do Luận sư Ấn Độ Đại Mục Càn Liên soạn, Đường Huyền Trang dịch. Gọi tắt là Pháp uẩn túc luận, là một trong sáu bộ Luận giải thích bộ Phát Trí Luận. Hữu Không ● Sự vật có hình tớng, hình dạng rất sai biệt. Đó là hữu. Nhưng cái h ữu đó là do nhân duyên hòa hợp tạo ra chứ không có thực thể của bản thân nó. Đó là không. Hữu và Không không tách rời nhau, vì vậy mà Long Thọ nói: Dĩ thử không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành (Do nghĩa không như vậy đó, mà thành có tất cả mọi pháp). Pháp Tướng tông của Phật giáo chia quá trình Phật thuyết pháp làm ba giai đoạn: Giai đoạn các Kinh A Hàm, Phật giảng thuyết ngã không. Giai đoạn kinh Bát Nhã, Phật giảng thuyết pháp không. Và cuối cùng, giai đoạn Kinh Giải Thâm Mật, Phật giảng thuyết trung đạo, mọi sự vật tồn tại, nhưng không thực. Sa Môn Quả ● Tên một bộ Kinh trong tập Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) giới thiệu khá đầy đủ quan điểm của sáu phái triết học, thịnh hành ở Ấn Độ, vào thời Phật Thích Ca ra đời. Hán dịch là Lục sư ngoại đạo: 1. Phú lan Na Ca Diếp (Purana Kassapa) cho rằng, thiện và ác là do thói quen quy ước, chứ không có gì thật sự là thiện hay ác. 2. Mạt già Lê Câu xá la (Makkhali Gosala) cho rằng, mọi hành vi của người đều do quy luật tự nhiên quyết định, người không thể làm khác được, do đó, người cũng không cần phải nỗ lực, rồi cũng được giải thoát. 3. Adida Kesa Cambalê (Agita kesa Khambali) cho rằng, người ta chết đi là mất hết tất cả, không còn gì nữa, cho nên lúc còn sống hãy tận hưởng mọi khoái lạc ở đời này. 4. Phù đà Ca chiên diên (Pukudha Kaccayana) cho rằng cả tâm thức và vật chất đều là bất diệt. Con người do 7 yếu tố là đất, nước, gió, lửa, khổ, vui và sinh mệnh tạo thành. 7 yếu tố hợp lại thì gọi là sinh, ly tán gọi là chết. Nhưng tất cả 7 yếu tố đó thì còn mãi, không mất. 5. Tân mặc Đa tỳ la nê tử (Sanyaya Bellathiputta) cho rằng mọi việc thiện hay ác, đúng hay sai đều do cảm hứng, tùy theo thời gian và địa điểm mà đoán định, không dựa vào một tiêu chuẩn nào cố định cả. 6. Ni kiền tử Nhã Đề từ (Nigranta Nataputta) chủ trương khổ hạnh cực đoan và giữ giới tuyệt đối không sát sinh là con đường giải thoát. Chiên Đàn La ● S. Candala. Loại người cùng khổ nhất trong xã hội Ấn Độ. Họ thường làm các nghề hàng thịt hàng cá, hay làm nô bộc. Họ không thuộc vào xã hội bốn đẳng cấp của Ấn Độ. Họ là hạng người mà bốn đẳng cấp kia khinh rẻ, không sờ đụng tới. Vì vậy mà sách Pháp gọi họ là intouchables. Khi đạo Phật ra đời, Phật Thích Ca tuyên bố tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp xã hội đều bình đẳng trước chân lý và cả những người Chiên đàn la cũng có thể xuất gia và chứng quả như những người thuộc các đẳng cấp khác. Tiền Định ● Định trước. Có thuyết cho rằng, mọi việc xảy ra ở đời này cho bản thân mình, kể cả ăn, uống đều do số mệnh ấn định từ trước, không thẻ do ý muốn chủ quan thay đổi được. Đạo Phật bác thuyết số mệnh và tiền định, giảng lý nhân quả. Nhân nào, quả ấy, chính mình tạo ra nhân, chính mình chịu lấy quả, chứ không phải do số mệnh nào an bài. “Vẻ chi ăn uống sự thường, Cũng là tiền định khả thương lọ là.” (Cung Oán) ● Nhà nho vốn có câu: “Nhất ẩm, nhất trác, giai do tiền định”, nghĩa là một uống một ăn đều do số định trước tất cả. Những luận điểm ấy đều trái với đạo Phật. Diệt Độ ● S. Nirvana. Diệt là tịch diệt. Rời bỏ cái thân người này là cội gốc của già, bệnh, chết và bao nhiêu phiền não khác, tức là diệt. Độ là qua con sông sinh tử luân hồi, đến cõi Niết Bàn yên vui, bất tử. Nhập Niết Bàn, hay vào Niết Bàn là đồng nghĩa với diệt độ. Nói Phật diệt độ cũng như nói Phật nhập Niết Bàn. Công Xảo Minh ● Môn học nghiên cứu sự phát triển các ngành nghề thủ công và công nghiệp, tức là các kỷ xảo, chế ra hàng tư liệu tiêu dùng cần thiết cho chúng sinh. Nó là một trong năm minh, mà các bậc Bồ Tát cần học cho thông suốt để độ đời (S. Silpakarnastna naviaya), x. Năm minh. Long ● S. Naga. Loài rồng. Theo huyền thoại Phật giáo loài rồng sống dưới biển là một loại Thần. Thủ lĩnh là Long Vương (vua rồng). Long Vương có cung điện gọi là long cung, quan chức gọi là long thần. Trong kinh sách Phật nguyên thủy, loài rồng biểu trưng cho trí tuệ. Huyền sử về Luận sư Long Thọ (Nagarjuna), người sáng lập ra trường phái Phật giáo Trung Luận (cũng gọi là Không Luận) kể rằng Luận sư được vua loài rồng đưa xuống long cung và trao cho các bộ Kinh Bát Nhã (Praijna Sutra). Theo truyền thuyết của Đại Thừa giáo thì trong giảng hội Pháp Hoa có tám vị Long Vương đén cùng với nhiều quyến thuộc để nghe giảng. Lạc Dương ● Kinh đô nhà Hán, là một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Đông Á vào đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, hai tăng sĩ Ấn Độ là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đã đến Lạc Dương và bắt đầu dịch kinh tại chùa Bạch [tr.369] Mã. Cuốn kinh đầu tiên được dịch ở đây là cuốn Kinh 42 chương. Đó cũng là cuốn kinh Phật đầu tiên được dịch ra chữ Hán. Hai trung tâm Phật giáo quan trọng khác ở Đông Á vào thời kỳ này là Bành Thành ở Trung Quốc và Luy Lâu ở Bắc Việt Nam. Độc Ảnh Cảnh ● Chỉ một cảnh giới hoàn toàn là ảo ảnh, không thật có. Độc ảnh là chỉ có ảo ảnh đứng một mình, không có thực chất. Sư Cô ● Cô sư, bà vãi. Tức là ni, ni cô, ni sư, hay sư nữ.. Trong Thiền gia, thường gọi đàn bà xuất gia là Sư cô. Tâm Xả ● Tâm không còn bị vướng mắc vào phiền não, vào ngoại duyên, hoàn toàn tự do tự tại. Tâm xả là một trong bốn tâm vô lượng. Ba tâm vô lượng kia là tâm từ, tâm bi, tâm hỷ. Tu tập bốn vô lượng tâm là một phép tu tâm, rất được Phật đề cao trong các Kinh Phật Nguyên thủy. Bảy Điều Không Thể Tránh ● Sinh, già, bệnh, chết, làm điều ác bị trừng phạt, làm điều lành được hạnh phúc, tạo nhân thì chịu quả. Tam Cương ● Ba mối quan hệ, ba giềng mối mà đạo Nho rất coi trọng: 1. Quan hệ vua, tôi. 2. Quan hệ vợ, chồng. 3. Quan hệ cha con. Có sách đem ví tam cương với ba đạo: Phật, Lão, Nho. “Trong đời thì có tam cương, Nếu mà khuyết một ghê đường gian nguy.” (Toàn Nhật Thiền Sư) Sáu Thức ● H. Lục thức. Sáu loại nhận thức phân biệt, ứng với sáu căn: mắt (nhãn căn), tai (nhĩ căn), mũi (tị căn), lưỡi (thiệt căn), thân (thân căn) và ý căn. Sáu loại nhận thức đó theo thứ tự là nhãn thức (quan năng thấy), nhĩ thức (quan năng nghe), tỵ thức (quan năng ngửi), thiệt thức (quan năng nếm), thân thức (quan năng tiếp xúc), ý thức (quan năng dùng bộ não phối hợp với các căn trên mà nhận thức ngoại cảnh). Do sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) duyên với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà nảy sinh ra sáu thức như kể trên. Quang Lâm ● Lối nói lịch sự khi có một vị cao tăng đến nhà. Lâm: đến. Đến đem theo ánh sáng lành. Sáu Đường ● H. Lục đạo, lục thú. Đạo là đường. Thú là nơi hướng tới. Chúng sinh khi chưa thoát khỏi vòng sống chết luân hồi, thường phải tái sinh vào một trong sáu cõi (Cg, sáu đường). 1. Địa ngục: cõi của những cảnh khổ triền miên. 2. Quỷ đói: cõi của những sinh vật luôn bị nạn đói dày vò. 3. Súc sinh: súc vật. Kinh điển thường gọi là bàng sinh. Bàng là ngang. Loại sinh vật này có thân hình nằm ngang, không đi thẳng được. 4. A tu la (S. Asura): cõi của giống sinh vật to lớn, hiếu chiến, hay sinh sự đánh nhau với loài Trời. 5. Người. 6. Loài Trời: bao gồm những cõi của sinh vật cao cấp hơn người, sống thọ hơn, hạnh phúc hơn. “Tùy cơ hóa độ quân thân, Mười phương nhờ đức, sáu dương chịu ân.” (Toàn Nhật – Hứa Sử Truyện Văn) Giác Ngộ ● Hiểu biết, thấu rõ. Phật Thích Ca được tôn xưng là bậc đại giác (bậc giác ngộ lớn, vĩ đại). Bậc đứng đầu trong hết thảy những người giác ngộ gọi là Giác vương. Nhờ quan sát lý nhân duyên sinh mà được giác ngộ gọi là Duyên giác. Hiện Thức ● Một tên gọi khác của Thức A lại gia. Vì A lại gia thức là chỗ dựa cho mọi tâm thức khác hoạt động, hiển hiện. Cg. hiển thức. X.hiển thức. Hiện Tiền A.Now present, manifest before one. Hiện tại trước mắt. Nhị Chủng Bồ Đề ● 1. Duyên sự bồ đề tâm : đó là lấy Tứ hoằng thệ nguyện làm thể. (Xem Tứ hoằng thệ nguyện). 2. Duyên lý bồ đề tâm : tất cả các pháp vốn là tịch diệt an trụ ở thực tướng trung đạo, mà thành hạnh nguyện trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh, đó là Bồ đề tâm tối thượng. Xuất Thế Ngũ Thực ● Năm món xuất thế. Năm món ăn này làm tăng trưởng tư ích cho thiện căn xuất thế, nên gọi là năm món xuất thế. - Thiền duyệt thực : Là món người tu hành có được cái vui của thiền định có thể nuôi dưỡng các căn. - Pháp hỉ thực : Là món người tu hành nghe pháp mà sinh vui vẻ, giúp cho tuệ mệnh và nuôi dưỡng thân tâm - Nguyện thực : Là món người tu hành phát thệ nguyện giữ thân thể để tu hành. - Niệm thực : Là món người tu hành tụng niệm thiện căn xuất thế mà không quên, để giúp ích cho tuệ mệnh - Giải thoát thực : Là món người tu hành đã được vui cảnh Niết Bàn mà trưởng dưỡng thân tâm. A Di Đà Đan Na ● (S. Amrtodana). Hán dịch nghĩa Cam Lộ Vương. Là cha của Anuruddha và Bhadrika, và là chú của Phật Thích Ca. Pháp Loa ● 1. Loa là vỏ con ốc, đem chế làm còi, thổi lên nghe rất xa. Phật pháp được diễn giảng như tiếng còi, nghe vang khắp mọi nơi. 2. Pháp Loa là pháp danh của một cao tăng đời Trần và là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Vị Tổ thứ nhất là vua Trần Nhân Tông. Tên tục của Pháp Loa là Đồng Kiên Cương, sinh năm Giáp Thân (1284), và mất năm 1330, người [tr.511] thôn Cửu La, nay là xã Đồng Tháp, huyện Nam Sách tỉnh Hải Hưng. Năm 21 tuổi, ông xuất gia theo học vua Trần Nhân Tông, lúc ấy cũng đã xuất gia, với pháp danh Giác Hoàng Điều Ngự. Năm 24 tuổi, ông được thầy truyền y bát và trở thành Tổ thứ hai của phái Thiền Trúc Lâm sau khi vua Trần Nhân Tông mất năm 1308. Năm ông 47 tuổi, ông lại truyền y bát cho học trò là Pháp sư Huyền Quang rồi tịch. Thái thượng hoàng Trần Minh Tông truy tặng ông danh hiệu là Tịnh Trí Tôn Giả. Về sự nghiệp văn chương, ông để lại hai cuốn sách là Đoạn sách lục, và Tham thiền chỉ yếu. Y Phương Minh ● Một trong sáu môn học được dạy tại các trường Phật học cao cấp ở Ấn Độ vào thời Trung Cổ, khi đạo Phật còn tồn tại và hưng thịnh. Y phương minh là môn học dạy về phương pháp chữa bệnh, cho thuốc. Biểu Sát ● Cái lọng trên đầu tháp Phật gọi là biểu sát. Do có cán lọng đó, mà tháp Phật có dạng cao nhọn. Vi Đề Hi ● S.Vaidehi.Hoàng hậu vợ vua Bimbisara (Tần bà sa ka) xứ Magadha, mẹ Ajatasatru (Axà Thế). Theo truyền thuyết của Phật giáo Đại Thừa, Phật Thích Ca đã thuyết pháp cho bà Vi Đề Hi nghe về cảnh giới sung sướng hạnh phúc của cõi Cực Lạc. Đó chính là nguồn gốc của pháp môn Tịnh Độ, về sau lưu hành rộng rãi ở Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác. Kỳ Xà Quật ● S. Gruhakuta. Hán dịch nghĩa Linh Thứu, núi con ó linh thiêng. Núi ở gần thành Vương xá (S. Rajagriha). Đỉnh núi giống hình con ó (Thứu). Cg. Linh sơn, núi thiêng, vì Phật hay thuyết pháp ở đây. Theo truyền thuyết của Đại Thừa giáo, Phật đã giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, một bộ Kinh Đại Thừa rất quan trọng, tại núi Linh Thứu. Lậu ● S. Asrava. Thiếu sót, sai sót. Sách Phật dùng từ lậu hoặc phiền não. Tận S. Asravaksava Diệt trừ hết lậu hoặc phiền não. Tận Minh Trí sáng suốt, đã đoạn hết mọi lậu hoặc phiền não. Từ đồng nghĩa là lậu tận trí. Tận Thông Một trong sáu phép thần thông của A La Hán. Phép thần thông nhìn rõ mình đã vĩnh viễn thoát khỏi sống chết luân hồi, dứt hết mọi phiền não mê lầm. Tận Tỷ Kheo Vị Tỳ kheo đã đoạn hết phiền não mê lầm. Vô Lậu hay hữu lậu là phiền não, sinh tử, luân hồi. Vô lậu là dứt bỏ phiền não, dứt trừ tham, sân, si, chứng được Niết Bàn Quang Minh Như Lai ● Danh hiệu một vị Phật vị lai. Nguyên trong hội Pháp Hoa, Phật Thích Ca thọ ký cho ông Ca Diếp (Kassyapa), sau này sẽ thành Phật, danh hiệu là Quang Minh Như Lai, và giáo hóa tại một thế giới gọi là Quang Đức (Avabhasa). Bất Phân Giáo Ngũ Ý ● Năm ý bất phân giáo. Thanh Lương quốc sư đời Đường suy nguyên lý Phật giáo thấy có 5 ý sau: 1. Lý bất nhị vị, thù đồ đồng qui: ( lý không có hai vị, khác đường cùng về 1 mục đích). Ý nói các Pháp của Phật thuyết, lý vốn không hai, nhưng tùy theo căn cơ mà có sự lý giải khác nhau, nên có đường lối khác nhau. Cơ kiến dẫu khác nhưng cùng qui về một thực, nên Bất phân. 2. Nhất âm phổ ứng, nhất vũ phổ tri: (1 âm vang khắp, một mưa tưới khắp). Ý nói Phật dùng một âm mà thuyết pháp, bình đẳng phổ ứng, căn cơ khí lượng, dù to hay nhỏ đều được lợi ích như cây cỏ trên mặt đất chỉ một trận mưa mà tưới được khắp, nên Bất phân. 3. Nguyên Phật bản ý, vị nhứt sự cố: Có nghĩa là xét bản ý Phật chỉ vì một sự. Chỉ việc Phật vốn vì nhân duyên đại sự mà xuất hiện ở đời, khai thị cho chúng sinh đều được làm Phật. Kinh Pháp Hoa nói rằng : “ Chín bộ pháp này tùy thuận chúng sanh mà thuyết, lấy việc nhập Đại Thừa làm gốc”. Ý Phật như vậy, nên là Bất phân. + Chín bộ là : - 1. Khế Kinh. - 2. Trùng tụng - 3. Phúng tụng - 4. Nhân duyên - 5. Bản sự - 6. Bản sinh - 7. Hi hữu - 8. Thí dụ - 9. Luận nghị. - Tùy nhất nhất văn, chúng giải bất đồng : ( cùng một lời văn, mỗi người hiểu mỗi khác). Ý nói chư Phật thuyết về pháp vô thường, có người coi sinh diệt là vô thường, pháp vốn là một mà cơ giải khác nhau, nên là Bất phân. 5. Đa chủng thuyết pháp, hoặc chi lưu cố : ( Nhiều loại thuyết pháp vì sợ có thể sẽ thành chi lưu). Ý nói lúc Pháp sắp diệt, có nhiều loại dị thuyết e sẽ hỗn độn, vốn là một vị sẽ thành các chi lưu khác nhau, cho nên Bất phân. Theo Tđph Hán Việt. Dụng Thức ● Cũng gọi là chuyển thức. Từ thức thứ tám là thứ A lại da, biến hiện thành sáu thức là thức của mắt (nhãn thức), thức của tai (nhĩ thức), .v.v… gọi chung là những dụng thức hay là chuyển thức. Cuốn “Hiển Thức Luận” (Chân Đế dịch) chia tâm thức của người làm hai loại: Một là hiển thức (thức A lại da) hai là phân biệt thức (sáu thức đầu, cũng gọi là dụng thức hay chuyển thức). Bát Môn ● Tám khoa mục của khoa Nhân minh học gồm có: 1. Năng lập: Lập thuyết đúng đắn, có thể giúp thuyết minh được người khác. 2. Năng phá: Lập thuyết đúng đắn nhằm bác phá thuyết sai lầm của đối phương. 3. Tựa năng lập: Lập thuyết sai lầm, không thuyết phục được người nghe. Tợ là tương tợ, không thật. 4. Tựa năng phá: Thuyết của đối phương vốn đúng đắn, mình tưởng là sai, cũng lập thuyết để bác phá nhưng không thành công. 5. Hiện lượng: Dùng các giác quan như mắt, tai v.v… nắm bắt được cảnh thực, không hư vọng. 6. Tỷ lượng: Không nắm bắt trực tiếp, nhưng qua suy xét, so sánh đúng đắn mà nắm bắt được cảnh thực. Như thấy khói, suy biết là có lửa. 7. Tợ hiện lượng: Tuy có thấy, có nghe nhưng chỉ nắm bắt được cảnh hư giả. 8. Tợ tỷ lượng: Có suy xét so sánh để nắm bắt ngoại cảnh, nhưng lại suy xét sai, cho nên nắm bắt ngoại cảnh cũng sai. Trà Tỳ ● S. Savya. Lễ hỏa táng. Ở Ấn Độ, phần lớn khi chết thân con người được đem thiêu, không có tục lệ chôn. Lễ thiêu gọi là lễ trà tỳ. Khi đức Phật mệnh chung ở Kushinara có làm lễ thiêu thân ngài gọi là lễ trà tỳ. Xưa Ấn Độ có tục lệ, khi chồng chết thì vợ cũng tự thiêu trên giàn hỏa chết theo chồng, lễ ấy gọi là lễ Sati, có thể cũng là chữ trà tỳ. Đời nhà Trần, Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chàm là Chế Mân (1306), khi vua chết, sợ công chúa Huyền Trân theo tục lệ Chiêm Thành phải hỏa thiêu chết theo, vua Anh Tôn sai Trần Khắc Chung tìm kế mang được công chúa Huyền Trân về Việt Nam. Mạn ● Lòng kiêu mạn, tự cao tự đại. Duy thức học Phật giáo phân biệt có 7 hình thức kiêu mạn: 1. Mạn: Mình thật sự bằng người, hay hơn người, bèn sinh lòng kiêu căng, thích ý rằng mình bằng người hay hơn người. 2. Quá mạn: Thật sự mình chỉ bằng người, lại kiêu căng cho rằng mình hơn người, thật sự mình thua người lại tự cho là mình bằng người. 3. Mạn quá mạn: Tranh phần hơn người. Vd, người ta hơn mình thật sự, thật sự mình thua người ta lại tự cho là mình hơn. 4. Ngã mạn: Ỷ tài mình, khinh kh, lấn át người khác. 5. Tăng thượng mạn: Chưa được mà nói mình đã được. Vd, chưa chứng quả, mà vẫn nói mình đã chứng quả. 6. Ty liệt mạn: Mình có đôi chút tài, khoe là có nhiều tài. 7. Tà mạn: Kiêu mạn vớ vẩn, không có căn cứ gì cả. Vd, không có đức, nhưng tự xưng là có đức, thế rồi coi thường Tam bảo, không thèm nghiên cứu kinh điển. Nguyện Học ● Thiền sư Việt Nam, đời thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông (x. Vô Ngôn Thông). Sư họ Nguyễn, quê làng Phù Cẩn, làm đệ tử Thiền sư Viên Trí chùa Mật Nghiêm, đời vua Lý Anh Tông. Vua rất trọng tài sư, hậu đãi sư. Khi tuổi già, sư lui về trụ trì chùa Quảng Báo. Học trò đến học rất đông. Sư mất khoảng năm 1190. Kim Xỉ Điểu ● S. Garuda. Loại chim thuần có cánh vàng. Một loại chim thần thoại, mình chim, đầu người, hót rất hay nên thường gọi là nhạc thần. Có sách dịch theo âm tiếng Phạn là Ca lâu La. Vì có đôi cánh rất đẹp nên cũng gọi là Diệu xỉ điểu, (chim có cánh kỳ diệu). Thù Đồ ● Từ chữ thùpa (P) hay chữ stupa (S). Thường dịch là tháp, chỉ cho đất được đắp lên, hình tròn, để kỉ niệm những sự tích lớn của đức Phật, để thờ xá lợi của Phật hay xá lợi của vị A la hán. Sau này chữ tháp được dùng chung cho lăng các vị sư đã mệnh chung, có nhiều tầng hay tháp thờ tượng Phật như tháp Thiên Mụ ở Huế, tháp chùa Bút Tháp v.v… “Dù xây chín đợt thù đồ, Không bằng làm phước cứu cho một người.” (Ca Dao) Đại Hòa Thượng ● Hòa thượng là tiếng xưng ông thầy sãi thọ đại giới, đứng ra che chở, dìu dắt cho hàng mới xuất gia, còn đại hòa thượng là bậc hòa thượng đức cao, tuổi lớn. Phàm Tăng ● Tuy đã xuất gia tu hành, nhưng vẫn còn luyến chuyện lợi danh thế tục, thích ăn sung mặc sướng. Từ trái nghĩa là Thánh tăng hay cao tăng. Năm Ràng Buộc ● H. Ngũ kiết sử. Năm điều ràng buộc, khiến người tu hành không giác ngộ và giải thoát được. 1. Thân kiến: mê chấp cái thân năm uẩn này (x. năm uẩn) là thường còn, là của ta. 2. Nghi: đối với chính pháp sinh lòng ngờ vực, phân vân. 3. Giới cấm thủ: mê chấp những giới điều vô lý của ngoại đạo như là phương tiện hữu hiệu đưa đến giác ngộ và giải thoát. 4. Tham: ham mê, say đắm. 5. Sân: giận dữ, bực tức. Cắt đứt được hết năm ràng buộc đó, sẽ sớm chứng được Niết Bàn. Năm ràng buộc kể trên, sách Phật thường gọi là năm ràng buộc thô thiển, tương đối dễ dàng cắt đứt. Vì vậy mà cũng có tên gọi là năm ràng buộc ở cấp dưới (ngũ hạ kết) hay là năm ràng buộc thô thiển (ngũ độn sử). Muốn chứng được quả A la hán, phải dứt trì thêm năm ràng buộc nữa vi tế hơn, gọi là năm ràng buộc cao cấp (ngũ thượng kết). Đó là: 1. Sắc ái kết (lòng tham cõi Trời Sắc giới); 2. Vô sắc ái kết (lòng tham cõi Trời Vô sắc giới); 3. Mạn kết (kiêu mạn); 4. Trạo kết (lòng bối rối, xao động); 5. Vô minh. Cũng có sách gọi năm kiết sử là năm giây: “Oan duyên nặng, năm giây khó dứt.” (Toàn Nhật Thiền Sư) Thái Thượng Lão Quân ● Tên tôn kính gọi Lão Tử, do những học trò sau này của Lão Tử đặt ra. Lão Tử vốn người nước Sở, thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Hoa). Họ là Lý, tên là Đán, sinh vào khoảng năm 604 Tcn dưới triều vua Định Vương nhà Chu. Lão Tử để lại cuốn Đạo Đức Kinh, hiện nay vẫn còn giữ được và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Lão Tử giảng thuyết vô vi. Vô vi không có nghĩa là không làm gì, vô vi là không thèm muốn, tham vọng, không ràng buộc tâm mình vào bất cứ một cái gì, luôn luôn tự do tự tại. Về mặt này, đạo Lão có một số điểm giống đạo Phật. Những người học trò nổi danh nhất của Lão Tử, sau này tiếp tục sự nghiệp tu đạo, truyền đạo của Lão Tử là Văn Tử, Thi tử, Trang tử và Liệt tử. Đạo lý của Lão tử vốn rất cao siêu. Nhưng về sau dần dà bị xuyên tạc, lợi dụng, trở thành một mớ mê tín dị đoan v.v… Đại Thế Chí ● Tên vị Bồ Tát, tượng thường để bên phải tượng Phật A Di Đà. Còn tượng bên trái là tượng Bồ Tát Quan Thế Âm. Trong chùa Việt Nam, thường gọi ba tượng vị này là tượng Tam tôn. Sách Trung Quốc đôi khi phiên âm là Ma ha Na Bát, từ chữ Sanskrit Mahasthana hay Mahasthamaprapta. Vị Bồ Tát này biểu trưng cho trí tuệ của Phật A Di Đà. Hộ Trì Các Căn ● Hộ Thế Thần Bốn vị thiên vương ở cõi Trời tứ thiên vương, thường hộ trì che chở người thiện lành ở thế gian.; P. Indriyagutti. Hộ trì là giữ gìn, bảo vệ. Khi các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với ngoại trần (sắc, tshanh, hương, vị xúc, pháp), nếu không biết giữ gìn (hộ trì), không tỉnh táo (tỉnh giác) thì tâm dễ sinh ra tham trước, cho nên các Phật tử được khuyến cáo là phải chính niệm tỉnh giác, hộ trì các căn. (x. Tăng Chi I, 394) Hộ Tự Thần Thần giữ chùa, bảo vệ chùa. Đối Trị ● Khắc phục. Như nói đối trị phiền não là khắc phục, đoạn trừ phiền não. Để đối trị phiền não, Phật giáo thường dùng phương pháp quan sát, quán tưởng. Thí dụ, để đối trị lòng tham sắc, người Phật tử được dạy phép quán mọi thân chúng sinh, cũng như thân người đều là nhơ bẩn không trong sạch, đáng nhàm chán. Phương pháp quán này, sách Phật gọi chung là bất tịnh quán. Để đối trị lòng sân giận, Phật tử dùng phép quán từ bi, quán thấy tất cả chúng sinh trong 10 phương, xa gần, thấy được hay không thấy được, to hay nhỏ đều đáng thương yêu, thương xót. Lại quán tất cả chúng sinh với mình đều cùng một thể, cùng có Phật tánh tức là cái mầm giác ngộ sẵn có để thành Phật sau này. Ảo Hóa ● Ảo: trái với thực, hóa: biến đổi, biến hóa hư ảo. Dưới con mắt đạo Phật, mọi sự vật, đã có hình tướng, do nhiều nhân duyên hợp thành, không có thực thể và theo quy luật Thành, trụ, hoại, không hoặc Sinh, trụ, hoại, diệt, cho nên biến hóa không ngừng, không khác gì vật hư ảo. “Người ảo hóa, khoe thân ảo hóa” (Nguyễn Trãi –Quốc Âm Thi Tập) “Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy” (Cung Oán Ngâm Khúc) Đại Thiên ● S. Mahadeva. Tên vị cao tăng Ấn Độ dưới thời vua Asoka, khoảng 200 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, đã đề xướng một học phong mới rộng rãi và phóng khoáng, dẫn tới thành lập tư trào Đại chúng bộ (Mahasanghikas) tách khỏi Thượng tọa bộ (S. Theravada). Nếu nói đầy đủ sẽ là Tam thiên Đại thiên thế giới. Là một đơn vị vũ trụ rất lớn, bao gồm 1000 triệu thế giới nhỏ, mỗi thế giới nhỏ tương tự như trái đất hành [tr.201] tinh chúng ta (có 1 mặt trời, một mặt trăng chiếu sáng, 7 châu lục và một hòn núi cao nhất ở trung tâm (núi Sumeru), 8 biển… Một nghìn thế giới nhỏ như vậy tạo thành một Tiểu thiên thế giới. Một nghìn Tiểu thiên thế giới tạo thành một Trung thiên thế giới, và một nghìn Trung thiên thế giới tạo thành một Đại thiên thế giới. Như vậy một Đại thiên thế giới sẽ bao gồm có 1.000 triệu thế giới nhỏ, như đã nói trên đây. Mỗi Đại thiên thế giới là một Phật độ, có một vị Phật giáo hóa. Hương Hải ● Chùa do chú Trịnh Giang xây ở làng Phù Vệ, huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Hưng. 1. Theo địa lý học huyền thoại của Ấn Độ giáo, biển Hương Hải bao quanh núi Tu Di (Simeru) là ngọn núi cao nhất của một tiểu thế giới. 2. Tên vị Thiền sư Việt Nam nổi tiếng, sinh năm 1627, đỗ Cử nhân năm 18 tuổi, sau một thời gian làm quan (Tri phủ Triệu Phong (Quảng Trị), ông xuất gia, trở thành một Thiền sư lỗi lạc ở Đàng trong, sau vì bị chúa Nguyễn Phúc Tần nghi ngờ, có liên lạc với miền Bắc, sư bèn cùng năm mươi đệ tử vượt thuyền ra Bắc, năm 1682. Ở đây, sư chủ trì đạo tràng Nguyệt Đường, học trò đến học rất đông. Sư là tác giả hơn ba mươi tác phẩm văn Nôm về Phật giáo. Sư mất ngày 13-5-1715 (Ất Mùi), thọ 88 tuổi Đạo Giáo Nguyên Lưu ● Tên cuốn sách chữ Hán của cao tăng Việt Nam là An Thiền, trụ trì chùa Bồ Sơn (Bắc Ninh), năm 1845, có kèm theo bản giải thích chữ Nôm (hiện có bản lưu ở Thư viện Khoa học Xã hội –Hà Nội). Cuốn “Đạo giáo nguyên lưu” có một chương với tiêu đề “Thích Ca giáo”. Trong đó có nhiều sử liệu Phật giáo Việt Nam như: Các bản gỗ của Kinh Phật ở Việt Nam. (Bổn quốc thiền môn kinh bổn): - Bước đầu thiền học ở Việt Nam (Đại Nam Phật pháp) - Các tháp Phật ở Việt Nam (Đại Nam Phật pháp) - Các cao tăng đời Tiền Lê (Lê triều danh tăng) - Các cao tăng đời Lý (Lý triều danh đức) - Các cao Tăng đời Trần (Trần triều danh đức) - Tì-ni-đa-lưu-chi truyền pháp. - Tuyết Đậu truyền pháp. Chương cuối nói về các truyện thần bí của một số nhà sư Việt Nam. Đạo Hành Hành đạo, tu đạo theo đúng giáo lý Phật. Tức là sống nghiêm túc theo đúng giới luật. Thất Bảo ● Bảy thứ báu. Khi mô tả các cõi Phật, Kinh sách Phật thường mô tả nhà cửa, lâu đài xây dựng bằng bảy của báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não. Cũng có sách cung cấp một bản liệt kê khác: vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xà cừ, mã não. Văn học dân gian Việt Nam thường liệt kê bảy của báu: pha lê, xà cừ, hạt châu, ngọc, vàng, bạc, đồi mồi. “Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn, Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên.” (Truyện Kiều) ● Thất bảo là bảy món quí báu Trong A Di Đà Kinh, Đức Phật phán với Ngài Xá Lợi Phật rằng: Nơi cõi Cực Lạc, phía trên những ao thất bảo, thì có lầu các, đều bằng thất bảo hiệp thành, thất bảo đó là: 1. Kim 2. Ngân 3. Lưu ly 4. Pha lê 5. Xà cừ 6. Xích châu 7. Mã não Thất bảo này rất đẹp đẽ, nó nghiêm trang nơi quốc độ Cực Lạc ● Trong pháp bảo Đàn Kinh Tổ Huệ Năng có giảng rằng: Thất bảo ở cõi Cực lạc là bảy món của cải Thánh (thất Thánh tài) của nhà tu niệm: 1. Kim ( giới ) 2. Ngân ( tín ) 3. Lưu ly ( văn ) 4. Pha lê ( tàm ) 5. Xà cừ ( tấn ) 6. Xích châu ( huệ ) 7. Mã não ( xã ) Cho nên nhà tu niệm nên đắc bảy món Thánh tài ấy, còn hơn có được bảy món báo thế gian. Quán Bất Tịnh ● Quán thân không trong sạch, nhờ đó mà gạt bỏ được lòng tham sắc. Phép quán này rất được coi trọng trong cõi Dục giới là nơi chúng sinh còn có lòng dục, nhất là sắc dục, dâm dục. Nam hay nữ đều dễ say mê đắm sắc đẹp của người khác giới tính. “Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như sắc người đàn bà… Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông.” (Tăng Chi I, tr 9-10). Vô Ngôn Thông ● Cao tăng Trung Hoa, người Quảng Châu, học trò Thiền sư Bách Trượng. Sư đến Việt Nam vào năm 820 TL, trụ trì ở chùa Kiến Sơ, thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, tỉnh Hà Bắc hiện nay. Sư lập ra phái Thiền thứ hai của Việt Nam, mà sư là Sơ tổ. Đến năm 826, Sư tịch, sau khi truyền tâm ấn cho học trò là Cảm Thành. Sư Cảm Thành trở thành Tổ thứ hai của phái Thiền Vô Ngôn Thông. Phái Thiền Vô Ngôn Thông truyền thừa được 15 đời, tổng cộng có 40 thiền sư. Vị Tổ cuối cùng là cư sĩ Ứng Thuận (1221). Thiền Tông Bản Hạnh ● Tập thơ quốc âm của thiền sư Chân Nguyên, xuất bản vào thế kỷ 18, chủ yếu kể sự tích, hành trạng của hai vua đời Trần, là Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông. Ngoài ra, cũng có lược kể sự tích ba vua Trần khác là Trần Thánh Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông cũng như sự tích của Pháp Loa và Huyền Quang là Tổ thứ hai và Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Toàn tập thơ cớ 700 câu, có hơn 500 câu dành cho Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông. Gia Du Đà La ● S. Yasodhara. Cg = Gia Xá. Vợ Thái tử Siddhartha, trước khi Thái tử xuất gia và là mẹ của La hầu la (Rahula). Sau khi Phật thành đạo được năm năm, công chúa cũng xuất gia và trở thành một thượng thủ trong Ni chúng. Chi Phật ● Gọi tắt từ Bích Chi Phật. Cũng gọi là Độc Giác Phật (S. Pratyeka Buddha). Là bậc Thánh nhờ quan sát lý 12 nhân duyên mà được giác ngộ. Vì tự tính giác ngộ không đích thân nghe Phật thuyết pháp, cho nên có tên gọi Độc giác. Cũng gọi là Duyên giác (nhờ quan sát lý nhân duyên mà được giác ngộ). Tịnh Không ● Thiền sư đời Lý, thuộc thế hệ thứ 10 phái thiền Vô Ngôn Thông. Trụ trì chùa Thiên Đức, Hà Nội ngày nay. Sư trải qua năm, sáu năm tu hạnh đầu đà (khổ hạnh), mỗi ngày chỉ ăn một ít hạt gạo, hạt vừng. Thường ngồi thiền, trải qua nhiều ngày không ngủ. Từng theo học sư Đạo Huệ ba năm ở núi Tiên Du. Năm 1170, sư ngồi kiết già mà tịch, thọ trên 80 tuổi. Trí Khải ● Tên một vị cao tăng người Trung Hoa sáng lập ra tông Thiên Thai (531-597). Sư tu ở núi Thiên Thai và đắc đạo cũng ở đấy, cho nên người ta đặt tên Thiên Thai cho tông phái do sư sáng lập. Bộ Kinh cơ bản của tông này là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Ý chủ chốt là tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều sẽ thành Phật. Do đó, Tông Thiên Thai cũng được gọi là Tông Pháp Hoa. Một danh hiệu khác của sư là Thiên Thai Trí Giả. Ẩm Tửu Tam Thập Lục Thất ● Ẩm tửu tam thập lục thất có nghĩa là uống rượu có 36 lỗi : 1. Bất hiếu với cha mẹ 2. Khinh lờn bậc tôn trưởng, bè bạn 3. Bất kính Tam bảo 4. Không tin kính pháp 5. Phỉ báng Sa môn 6. Hay tiết lộ tội lỗi của người khác 7. Hay nói càn dỡ 8. Vu cáo người khác làm việc xấu 9. Phao tin đồn nhảm 10. Ác khẩu hại người 11. Sinh ra căn bệnh 12. Cội nguồn của tranh chấp 13. Tiếng xấu đồn xa 14. Người khác ghét bỏ 15. Bài xích thánh hiền 16. Oán hờn trời đất 17. Bỏ dở sự nghiệp 18. Tiêu phá tiền của 19. Không biết xấu hổ 20. Không biết thẹn thùng 21. Vô cớ đánh đập nô bộc 22. Giết hại chúng sanh 23. Gian dâm với vợ người khác 24. Ăn trộm đồ vật 25. Xa lánh người tốt 26. Kết bạn với bọn xấu 27. Thường hay hờn giận 28. Suốt đêm buồn rầu 29. Dương đông kích tây 30. Xui nam đánh bắc 31. Nằm đường nằm quán 32. Ngã ngựa ngã xe 33. Ngã sông ngã suối 34. Giữ đèn thì xảy ra hỏa tai 35. Nóng nực đốt chết 36. Lạnh cóng mà chết Số Tức ● Phép đếm hơi hô hấp đặng làm cho dứt lòng tán loạn. Nhơn đó, nhà tu hành mới vào các phép Định cao. Cũng viết: Số tức quán. Ấy là phép thứ năm trong Ngũ đình tâm quán. Lại cũng viết: Số tức môn hay Số môn. Ấy là một trong Lục diệu môn. Số tức là một phép thuộc về Chánh niệm trong Bát chánh đạo. Cách tu như vầy: Ngồi kiết già xong, người tu hành chăm chú mà hít hơi vô, kế chăm chú mà thở hơi ra. Khi người hít vô dài hơi, người biết rằng mình hít vô dài hơi. Khi người chậm chậm mà thở hơi ra, người biết rằng mình chậm chậm mà thở hơi ra. Khi người hít vô vắn hơi, người biết rằng mình hít vô vắn hơi. Khi người thở hơi ra mau, người biết rằng mình thở hơi ra mau. Người vừa hít vô vừa niệm tưởng rằng: "Trong khi tôi hít hơi vô, tôi lóng nghe tỏ rõ trong thân tôi". Người vừa thở ra vừa niệm tưởng rằng: "Trong khi tôi thở hơi ra, tôi lóng nghe tỏ rõ trong thân tôi". Người vừa hít vô, vừa niệm tưởng rằng: "Trong khi tôi hít vô, tôi làm cho hơi thở tôi trở nên yên tĩnh". Người vừa thở ra, vừa niệm tưởng và luyện tập như vầy: "Trong khi tôi thở hơi ra, tôi làm cho hơi thở tôi trở nên yên tĩnh". Như vậy, người niệm tưởng về thân mình và thân người. Người nhận thấy cái thân hiệp lại cách nào và tan rã cách nào, thân mình cũng thế và thân người cũng thế. Người hiểu ra như vầy: ấy chỉ là những cái thân mà thôi. Nên người tự thối rằng: "Đây là một cái thân, chớ không phải mạng sống, không phải đàn ông, đàn bà, không phải tôi, không phải ai". Ba Kiêu Mạn ● Kinh sách Pàli nói tới lòng kiêu mạn của tuổi trẻ (không thấy rồi đây mình cũng bị già), lòng kiêu mạn của người không bệnh (không biết rằng người khoẻ nhất cũng có ngày mắc bệnh), lòng kiêu mạn của người sống (không biết rằng một ngày nào đó mình rồi cũng bị già và chết), (x. Tăng Chi I, 163). Sa Môn ● Chỉ những tu sĩ Phật giáo, cố gắng, tinh tấn tu học. Vì vậy, ngoại đạo gọi Phật Thích Ca là Sa môn Gotama. Sau này, nói chung người tu sĩ theo đạo Phật gọi là Sa môn. Người tu theo đạo Bà-la-môn thì gọi là Bà-la-môn. Đạo Phật định nghĩa Sa môn, trước hết là do Sa môn đoạn trừ mọi điều ác, làm mọi điều lành, chứ không phải vì xuống tóc, mặc áo cà sa, mà gọi là Sa môn. - Kinh Pháp Cú răn dạy người tu hành: “Đầu trọc không Sa môn, Nếu phóng túng nói láo, Ai còn đầy dục tham, Sao được gọi Sa môn? (Kệ 264) “Ai lắng dịu hoàn toàn, Các điều ác lớn nhỏ, Vì lắng dịu ác pháp, Được gọi là Sa môn.” (Kệ 265) Bốn loại Sa môn - Sau bữa ăn cuối cùng do người thợ rèn Thuần Đà (Cunda) cúng dường Phật trước khi Phật nhập diệt, Thuần Đà có hỏi Phật có mấy loại Sa môn. Phật trả lời có bốn loại Sa môn như sau: 1. Thắng đạo Sa môn là bậc Thánh ngộ đạo đã chứng quả A la hán. 2. Thuyết đạo sa môn là bậc Thánh hữu học, tuy chưa chứng quả A la hán, nhưng đã hiểu rõ, chính xác nội dung giáo lý đạo Phật và khéo giảng thuyết giáo lý đó cho chúng sinh được nghe và có lợi ích. 3. Hoạt đạo sa môn là những người, tuy chưa xuất gia nhưng chưa được khai ngộ, còn là phàm phu, tuy nhiên vẫn sống đúng theo giới luật, nỗ lực học đạo. 4. Ô đạo sa môn là những người tuy có xuất gia, nhưng không giữ giới luật, không có chánh tín, lười biếng tu đạo, là bọn làm nhơ bẩn đạo. - Một cách phân biệt khác về bốn loại sa môn: Kinh Phật Nguyên thủy còn dùng từ sa môn theo nghĩa hẹp để chỉ những tu sĩ đã đoạn ba kiết sử đầu, chứng được quả Thánh đầu trong bốn quả thánh, gọi là Sơ quả hay là Quả Dự Lưu, dịch âm là Tu Đà Hoàn (P. Sotapanna). Như vậy, trong bốn quả thánh của Phật giáo Nguyên thủy, quả Thánh đầu (Tu Đà Hoàn) được gọi là sa môn (theo nghĩa hẹp). Còn các quả thánh tiếp theo thì gọi theo thứ bậc, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Sa môn thứ hai (H. Đệ nhị sa môn). Một tên gọi khác là Nhất lai. Chỉ cho tu sĩ đã đoạn trừ ba kiết sử, và làm nhẹ bớt tham và sân. Vị này chỉ cần trở lại thế giới này một lần nữa (tức Dục giới), rồi nhập Niết Bàn. Vì vậy mà có tên Nhất lai đến một lần nữa. Sa môn thứ ba (H. Đệ tam sa môn). Một tên gọi khác là Bất Lai nghĩa là không còn phải trở lại (cõi Dục giới này nữa), sau khi sinh thiên, sẽ tại đấy chứng Niết Bàn. Là vị tu sĩ đã đoạn năm hạ phần kiết sử (x. kiết sử). Sa môn thứ tư (H. Đệ tứ Sa môn). Một tên gọi khác của A la hán, bậc Thánh đã đoạn trừ hết mọi lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, thành tựu tâm giải thoát khỏi mọi phiền não, tuệ giải thoát khỏi mọi mê lầm, và chứng nhập Niết Bàn. (Tăng Chi I, 650-651) Hoan Hỷ Địa ● Con đường tu hành của Bồ Tát từ sơ phát tâm đến khi thành Phật, phải trải qua 10 cấp, cg = 10 địa. Cấp thứ nhất gọi là Hoan hỷ địa. Hoan Hỷ Hội Tên gọi khác của Hội Vu lan (x. Vu Lan Bồn) Hoan Hỷ Nhật Ngày hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy âm lịch, ngày chư Tăng ni kết hạ xong, sau ba tháng học tập, tu hành chuyên cần, không đi ra ngoài (đng. Ngày tự tứ; x. Ngày tự tứ). ● Hoan Hỷ Quang Phật: Một tên khác của Phật A Di Đà. ● Hoan Hỷ Quốc: Cõi nước hoan hỷ. Tên gọi Tịnh Độ của Phật A Súc (S. Aksobhya). Cg= Diệu hỷ quốc (S. Abhirati). ● Hoan Lạc Viên; A. Garden of joy. Vườn hoan lạc vui vẻ. Một trong bốn hoa viên của cõi nước vua Đế Thích, nằm về phía Bắc của kinh đô nước này (cõi Trời Đao Lợi). Pháp Lan ● S. Gobharana. Tăng sĩ Ấn Độ, cùng với Ca Diếp Ma Đằng (S. Matanga Kassyapa), là hai tăng sĩ đầu tiên tới Trung Quốc, dưới triều vua Hán Linh đế nhà Hậu Hán, vào giữa thế kỷ I TL. Bố Tát ● S. Posadha; P. Uposatha Lễ tụng giới tổ chức hàng tháng vào ngày 15 và 30 âm lịch. Một vị tăng đọc giới bổn. Các vị khác ngồi nghe. Người nào tự phản tỉnh, thấy mình có vi phạm giới luật thì phải công khai sám hối và chịu kỷ luật nặng hay nhẹ, tùy theo tội. Mật Chú ● S. Dharani. Câu văn huyền bí mà những người theo Mật tông tin là do các đức Phật và Bồ Tát truyền khẩu lại. Họ tin rằng, người nào đọc đi đọc lại những mật chú thì sẽ được truyền sức mạnh vô song của chư Phật, Bồ Tát, được phúc, tránh họa và nhiều quyền năng khác. Phan Trần ● Một tác phẩm văn vần, thể lục bát, tác giả không rõ, kể một chuyện tình duyên trắc trở giữa hai họ Phan và Trần thuộc đời nhà Tống bên Trung Quốc. Trong truyện có nhiều chi tiết gần gũi với Phật giáo, có nhiều đoạn thơ dùng từ ngữ Phật học. Vd, đoạn thơ: “Sư rằng: Này đạo Chân như, Mênh mông cửa độ bi từ hẹp ai, Đã rằng thụ giáo thiên trai, Chớ nề dưa muối chớ nài nem chanh. Tam quy ngũ giới chứng minh, Xem câu nhân quả niệm kinh Di Đà. Sớm cúng quả tối dâng hoa, Duyên xưa nỡ phụ để già độ cho. Trên tứ bảo dưới tam bồ, Lòng tin hai chữ nam mô báo đền…” (Phan Trần) Sám Pháp ● Phép sám hối tại chùa Phật. Cách thức thi hành trong việc phát lộ lầm lỗi, nghi thức đọc tụng kinh điển để sám hối những tội xưa và tránh những lầm lỗi sẽ tới. Lễ sám hối của sư tăng hay cư sĩ được tổ chức theo những thể thức nhất định gọi là sám pháp. Phi Sắc Phi Tâm ● Chỉ cho loại pháp không phải sắc, cũng không phải tâm. Sách Phật thường dùng hợp từ phi nhị tụ. Tụ là nhóm. Loài pháp này không thuộc nhóm sắc, cũng không thuộc nhóm tâm pháp. Bạch Chỉ ● 白 紙; J: hakushi; nghĩa là “trang giấy trắng”; Một danh từ chỉ một tâm trạng đạt được qua quá trình Toạ thiền (J: zazen) và một trong những yếu tố để đạt Giác ngộ . Bạch chỉ là một tâm trạng – nói theo nhà hiền triết châu Âu Eckart – “trống rỗng không có một vật”. Ðể đạt được tâm trạng này thì tất cả những ý nghĩ, thành kiến, hình ảnh… phải biến mất, như chư vị Thiền sư thường nhấn mạnh. Ái Luận ● Lý luận về ái tình, càng kích thích lòng tham sắc của con người. Ái Pháp ● Tham ái đối với Pháp. Ngay giáo pháp cũng nên đối đãi với trí tuệ, không được tham ái. Bốn Y Cứ ● Tức là bốn căn cứ để đoán xét giáo nghĩa các kinh Phật. 1. Dựa vào pháp (giáo pháp) không dựa vào người nói. 2. Dựa vào nghĩa, không dựa vào lời. 3. Dựa vào trí tuệ, không dựa vào vọng thức. 4. Dựa vào nghĩa cứu kính, không dựa vào nghĩa không cứu kính. Tuệ Trung ● Nhà thiền học nổi tiếng đời Trần, thầy dạy của Trần Nhân Tông. Tên nhà sư là Trần Tung, là con trưởng của An sinh vương Trần Liễu và là anh cả của Hưng Đạo Vương. Tư tưởng thiền của ông thể hiện rõ trong quyển Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, hiện còn lưu hành. Phạm ● S. Brahma. Cũng đọc là Phạn. Theo đạo Phật, Brahma là một chúng sinh sống trên cõi Trời Sắc giới, nơi chúng sinh không còn lòng dục, nhưng vẫn còn có sắc thân đẹp đẽ và thọ mạng rất lâu dài. Như vậy, đạo Phật cho rằng Brahma chỉ là một chúng sinh, một loài Trời (S. Deva), vẫn còn ở trong vòng sống chết luân hồi, thế nhưng Bà-la-môn giáo lại suy tôn Brahma như là Thượng đế sáng tạo ra muôn loài và là vị Thần tối cao của đạo Bà-la-môn. Vì loài Trời Brahma sống cuộc đời trong sạch, thanh tịnh cho nên chữ Phạm được dùng như tính từ để chỉ những gì trong sạch, thanh tịnh. Vd, đức hạnh trong sạch (không dâm dục) gọi là Phạm hạnh. Tăng chúng nghiê giữ giới không dâm dục gọi là Phạm chúng. Người Bà-la-môn sống cuộc đời thanh tịnh, không dâm dục gọi là Phạm chí. Chữ Phạm là chữ Sanskrit, là cổ ngữ tôn giáo của Ấn Độ. Các Kinh Đại thừa đều chép bằng chữ Sanskrit, từ đó dịch sang các chữ Hán, Tây Tạng v.v… Quảng Nghiêm ● (thành); S. Vaisali. Một trong sáu đô thành lớn tại Ấn Độ, vào thời Phật Thích Ca. Đô thành này to lớn, có nhiều đền đài tráng lệ, cho nên có tên “Quảng Nghiêm”. Phật thường thuyết pháp ở đây. Hai bộ kinh quan trọng được Phật giảng ở đây là “Dược sư lưu ly quang Như Lai Kinh” và “Duy Ma Cật Kinh” (theo truyền thuyết của Phật giáo Bắc Tông). ● Thiền sư đời Lý, thuộc thế hệ thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông, trụ trì chùa Tịch Quả. Vốn là học trò Sư Trí Thiền, ở chùa Phúc Thánh, hạt Điễn Lãnh. Tâm Vô Sở Trụ ● Tâm hoàn toàn giải thoát, không vướng mắc vào đâu hết. Cao Tăng Truyện ● Tập truyện kể sự tích các vị cao tăng Trung Hoa gồm 4 bộ viết về danh tăng của 4 triều đại Lương, Đường, Tống, Minh. Phóng Dật ● Phóng túng, buông thả, thả lỏng thân và tâm. Một trong 20 tùy phiền não theo môn Duy thứ học. Kinh sách Phật thường xuyên răn Phật tử sống không nên phóng dật: “Không phóng dật đường sống, Phóng dật là đường chết, Không phóng dật, không chết, Phóng dật như chết rồi.” (Kinh Pháp Cú, Kệ 21) Lý Pháp Thân ● Pháp thân (S. Dharmakaya). như là nguyên lý của vũ trụ. Còn Trí pháp thân là pháp thân như là trí tuệ Bát Nhã, năng chiếu và năng động. Chân Như ● S. Bhutatathata. Cảnh giới vĩnh hằng không biến đổi, các bậc Thánh đã giác ngộ tột đỉnh. Nó khác biệt với cảnh giới hiện tượng, hư vọng và thường xuyên biến đổi, vận động. Bhuta là thể. Tathata là như vậy, không biến đổi. Khái niệm Chân Như là khái niệm rất cơ bản của Phật giáo Đại thừa, nó chỉ cho cái Tuyệt đối (Ph. Absolu). Các từ đồng nghĩa là Pháp thân, Thực tướng, Pháp [tr.122] giới, Tự tính thanh tịnh tâm. Niết Bàn. “Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ nhân.” (Nam Hải Quan Âm diễn ca) “Chí tại Chân như, Thể lường thái hư” (Đại sư Hải Chiếu –Văn bia chùa Linh Xứng) Minh Đế ● 明 帝; C: míngdì; Hoàng đế cai trị nhà Hán từ năm 58-75, còn gọi là Hán Minh Ðế. Theo truyền thuyết, Minh Ðế nằm mộng mà sau đó cho truyền đạo Phật tại Trung Quốc. Ông nằm mơ thấy một vị thần áo vàng lơ lửng trước điện. Hỏi các đại thần, có người cho hay có thánh nhân xuất hiện ở Ấn Ðộ, là người giác ngộ đạt Phật quả. Người đó có “màu da vàng tuyền và biết bay”. Sau đó Minh Ðế gởi một phái đoàn đi Ấn Ðộ. Phái đoàn về mang theo bộ kinh Tứ thập nhị chương. Minh Ðế cho xây hẳn một lâu đài để thờ kinh đó. Ðó là bộ kinh đầu tiên được dịch ra chữ Hán và đạo Phật được truyền vào Trung Quốc bắt đầu từ đây. ● Đế Thứ Nhất trong hai mươi lăm Đế của Số Luận Sư (ngoại đạo) Lập ra. Đó là cái nguồn cội của muôn vật mù mịt, không chơn chánh nên gọi là Minh Đế, còn gọi là Minh Tánh.  An Tọa ● Ngồi yên. Khách đến nhà, chủ nhà mời khách an tọa (lối nói chữ, lịch sự của người có Hán học). Đại Sa Môn ● Vị Sa môn lớn. Một danh hiệu của Phật Thích Ca. Một chức Tăng lớn dưới thời Lý. Tập Thiền Uyển Truyền Đăng Lục có ghi: “Năm thứ 4, niên hiệu Đại Định, triều Lý Anh Tôn (1143), Viên Thông quốc sư ở chùa Quốc Ân, tỉnh Nam Định (tỉnh Hà Nam Ninh ngày nay), được thăng Tả Hữu Nhai Tăng Thống… và ban áo tía Đại Sa môn.” Ác Xúc ● Xúc là tiếp xúc. Ác là bất thiện, xấu. Theo luật của đạo Phật, thì thức ăn đã bị tay người khác chạm vào, sờ vào, được xem như là không trong sạch và tu sỹ không nên ăn (Tứ phần luật hành sự sao). Lý Anh Tông ● Con vua Lý Thần Tông, trị vì từ năm 1138-1175, là đệ tử của thiền sư Không Lộ. Chánh Báo ● Quả báo chính, tức là thân thể năm căn của chúng ta, chúng ta hiện nay có thân hình như thế nào, khỏe, yếu, đẹp, xấu v.v… đó là chính báo do nghiệp nhân kiếp trước tạo ra, còn điều kiện hoàn cảnh sống của cái thân đó gọi là y báo. Dị Sinh Tính ● S : prthag-janatva,Cd: phàm phu tính Bản tính khiến chúng sinh thành phàm phu, thông thường chỉ cho chủng tử phiền não của kiến hoặc . Về thể tính của Dị sinh, các bộ phái có nhiều thuyết khác nhau 1. Độc Tử bộ Tiểu Thừa cho rằng Dị sinh tính lấy phiền não “Kiến khổ sở đoạn “ của Dục giới làm thể tính. Tính này bị cõi Dục ràng buộc có tính nhiễm ô, phải tu đến vị Kiến đạo mới có thể đoạn trừ và nhiếp về “hành uẩn tương ưng” 2. Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tiểu Thừa chủ trương rằng thể tính Dị sinh là tính phi đắc của Thánh đạo, bị ràng buộc trong 3 cõi, không có tính nhiễm ô, phài đến vị Tu đạo mới đoạn trừ và nhiếp vào “bất tương ưng hành uẩn” có tự thể riêng. 3. Kính bộ Tiểu Thừa không thể lập thể tính riêng mà cho tính Dị sinh là phần vị sai biệt tương tục lúc Thánh pháp chưa sinh. Đây là 1 loại tính Dị sinh giả lập, cũng tức là thừa nhận không có tính dị sinh tồn tại mà chỉ tạm lập danh tướng để thuyết minh. 4. Duy Thức Đại thừa cho rằng do chủng tử phân biệt khởi 2 chướng: phiền não và sở tri mà tạm lập tính Rùa Mù ● Ảnh dụ nói lên sự khó khăn vô cùng của những chúng sinh hiện đang phải sống ở các cõi ác như địa ngục, quỷ đói và súc sinh, mà lại được tái sinh lên các cõi lành, cõi thiện như cõi Người và cõi Trời. Cũng như một con rùa mù, mỗi trăm năm mới nổi lên trên mặt biển một lần, và cố gắng chui đầu vào một lỗ tròn của một thanh gỗ trôi giữa biển khơi, thanh gỗ đó bị gió và sóng không ngừng làm cho trôi dạt khi thì về phía Nam, khi thì về phía Bắc, phía Đông, phía Tây. Làm người mà sống ác, bất thiện phải đọa xuống các cõi khổ mà muốn vươn trở lại lên các cõi thiện, cõi lành cũng khó khăn như con rùa mùa giữa biển khơi. Sáu Giặc ● H. Lục tặc. Đạo Phật xem sáu giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) như là sáu tên giặc ở trong mình. Vì chúng thường xuyên đưa màu sắc, hình sắc, âm thanh, hương vị và ý niệm, hình ảnh tưởng tượng vào quấy rối thân tâm của người tu hành. Sách Phật giáo có câu hộ trì căn môn, nghĩa là giữ gìn, chăm sóc căn môn. “Vả như sáu giặc trong mình, Chẳng nên để nó tung hoành khuấy ta.” (Toàn Nhật –Tam Giáo Nguyên Lưu Ký) Cũng có sách giải thích sáu giặc (sáu trần) là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thông qua sáu căn làm môi giới, xâm nhập vào thân tâm chúng ta. Cả hai cách giải thích đều có lý cả. Án Ma Ni Bát Mê Hồng ● (S. Aum Mani Padme hong). Câu chú ghi và đọc phổ biến trên đất nước Tây Tạng, theo truyền thuyết, là do Bồ Tát Quan Thế Âm tặng cho dân Tây Tạng. Án: nghĩa như trên (án) Mani: ngọc báu Bát mê: hoa sen Hồng: ở trong Toàn câu chú: ngọc báu trong hoa sen, Aum! Phật Giáo Trung Quốc ● 中 國 佛 教. Theo truyền thuyết thì đạo Phật vào Trung Quốc khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên. Mới đầu nhiều người nghĩ rằng, đạo Phật là một tông phái của đạo Lão (Lão Tử). Sự hiểu lầm này bắt nguồn từ quan điểm chung của hai tôn giáo này; cả hai đều hướng đến giải thoát. Có người cho rằng, mới đầu người Trung Quốc không hiểu đạo Phật vì ngôn ngữ chữ Hán thời đó không tiếp cận được với các khái niệm hoàn toàn trừu tượng của Phật giáo và khi dịch kinh sách Phật giáo, người ta đành dùng ngôn đạo Lão. Vì vậy về sau, khi đạo Phật đã phổ biến, công các dịch giả rất lớn và tên tuổi của họ còn lưu truyền đến ngày nay. Khoảng thế kỉ thứ 3, các nhà dịch kinh bắt đầu dịch từ Phạn ngữ (sanskrit) ra tiếng Hán, mà những đại diện kiệt xuất là An Thế Cao ( 安 世 高 ), người chuyên dịch các kinh Tiểu thừa, và Chi Khiêm ( 支 謙 ), người chuyên dịch các tác phẩm Ðại thừa. Năm 355, Tăng-già được thành lập. Kể từ thế kỉ thứ 4, nhiều trường phái Bát-nhã Ba-la-mật-đa ra đời với Cao tăng Chi Ðộn ( 支 遁; Chi Ðạo Lâm) là nhân vật quan trọng nhất. Năm 399, Pháp Hiển đi Ấn Ðộ và sau đó một số Cao tăng khác như Huyền Trang cũng lên đường đi Ấn Ðộ. Trong thế kỉ thứ 5, thứ 6, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và được sự ủng hộ của triều đình. Nhờ vậy trong thời gian này, nhiều chùa chiền được xây cất, nhiều tác phẩm ra đời. Vào năm 466 và 574-577 có hai lần Phật giáo bị bức hại nhưng vẫn phát triển mạnh. Trong thời kì này, hai vị có công lớn nhất trong việc dịch kinh điển là Cưu-ma-la-thập ( 鳩 摩 羅 什; s: kumārajīva) và Chân Ðế ( 真 諦; s: paramārtha). Với trình độ văn chương rất cao, hai vị này đã làm cho hầu hết các kinh Tiểu thừa và Ðại thừa đều có 入 楞 伽 經; s: laṅ kāvatārasūtra), Ðại bát-niết-bàn ( 大 般 涅 槃 經; s: mahāparinirvāṇa-sūtra) và Thành thật luận ( 成 實 論; s: satyasiddhi). Từ đó, các tông phái như Tam luận tông ( 三 論 宗 ), Thành thật tông ( 成 實 宗 ) và Niết-bàn tông ( 涅 槃 宗 ) ra đời. mặt tại Trung Quốc. Ðóng vai trò quan trọng trong Phật giáo Trung Quốc là các kinh Nhập Lăng-già ( Giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 10, Phật giáo Trung Quốc phát triển rực rỡ. Các tông Hoa nghiêm ( 華 嚴 ), Thiên Thai ( 天 台 ), Thiền ( 禪 ), Tịnh độ ( 淨 土 ), Pháp tướng ( 法 相 ) ra đời, trong đó người ta nhắc nhở đến các vị Cao tăng như Huyền Trang Tam Tạng ( 玄 奘 ), Trí Khải ( 智 顗 ), Ðế Tâm Ðỗ Thuận ( 帝 心 杜 順 ). Với sự hiện diện của Huệ Năng ( 慧 能 ) và các môn đệ kế thừa, Thiền tông phất lên như một ngọn lửa sáng rực đời Ðường. Với thời gian, giáo hội Phật giáo – nhờ không bị đánh thuế – trở thành một tiềm lực kinh tế và có những điểm mâu thuẫn với triều đình. Nhiều nông dân cúng dường đất cho nhà chùa rồi thuê lại đất đó để trốn thuế. Năm 845, Phật giáo bị bức hại, giáo hội bị triệt hạ, tăng ni bị buộc phải hoàn tục. Từ thời điểm đó, Phật giáo Trung Quốc không bao giờ trở lại được thời đại huy hoàng như trước, nhưng vẫn để lại những dấu ấn quan trọng trong nền văn hóa nước này. Trong đời nhà Tống (thế kỉ 10-13), Phật giáo hòa nhập với Khổng giáo và Lão giáo thành một nền văn hóa, trong các tông phái chỉ còn Thiền và Tịnh độ là quan trọng. Dưới thời nhà Minh (thế kỉ 14-17), có một khuynh hướng hợp nhất giữa Thiền và Tịnh độ ( 禪 淨 合 一; Thiền Tịnh hợp nhất) và gây được ảnh hưởng đáng kể (Vân Thê Châu Hoằng). Giữa thế kỉ thứ 17 và 20, Phật giáo Tây Tạng bắt đầu gây ảnh hưởng tại Trung Quốc. Qua thế kỉ 20, Phật giáo Trung Quốc lại bị bức hại, nhất là trong thời kì cách mạng văn hoá (1966-1976). Bàng Uẩn ● Bàng Uấn 龐 蘊; C: pángyùn; 740-808/11; Cư sĩ Trung Quốc nổi danh nhất trong Thiền tông đời Ðường, được phong danh là Duy-ma-cật của Ðông độ. Ông là môn đệ của hai vị Thiền sư Mã Tổ Ðạo Nhất và Thạch Ðầu Hi Thiên và cũng kết bạn rất thân với Thiền sư Ðan Hà Thiên Nhiên. Những lời vấn đáp và Pháp chiến của ông với các Thiền sư danh tiếng cùng thời đã được ghi chép lại trong Bàng cư sĩ ngữ lục, được xem là những bài văn kệ gây cảm hứng nhất trong Thiền ngữ. Bàng cư sĩ theo nghiệp Nho gia, sống cuộc đời rất thanh đạm. Vợ và con gái ông cũng chăm chỉ học thiền. Lần đầu yết kiến Thiền sư Thạch Ðầu, ông hỏi: “Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì ?” Thạch Ðầu liền lấy tay bụm miệng ông – ông bỗng nhiên có ngộ nhập. Một hôm Thạch Ðầu hỏi: “Từ ngày ông thấy lão Tăng đến nay hằng ngày làm việc gì?” Ông đáp: “Nếu hỏi việc làm hằng ngày tức không có chỗ mở miệng” và trình bài kệ sau: 日用事無別。唯吾自偶諧 頭頭非取捨。處處勿張乖 朱紫誰爲貴。丘山絕點埃 神通并妙用。運水及般柴 Nhật dụng sự vô biệt, duy ngô tự ngẫu hài Ðầu đầu phi thủ xả, xứ xứ vật trương quai Châu tử thùy vi quí, khâu sơn tuyệt điểm ai Thần thông tịnh diệu dụng, vận thủy cập ban sài! *Hằng ngày không việc khác Mình ta ta hòa chung Việc việc không nắm bỏ Nơi nơi chẳng trệ ngưng Quan chức có gì quí Ðồi núi bặt bụi hồng Thần thông cùng diệu dụng Gánh nước bửa củi tài! Sau đó ông đến tham vấn Mã Tổ, hỏi: “Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì?” Mã Tổ đáp: “Ðợi miệng ông hút hết nước Tây giang, ta sẽ nói với ông.” Nhân đây ông Ðại ngộ. Sau đó ông về nhà lấy thuyền chở của cải đem đổ xuống sông Tương và cất một thất nhỏ để tu hành. Con gái của ông là Linh Chiếu theo hầu hạ, chuyên việc chẻ tre bện sáo bán nuôi cha. Ông có làm bài kệ: 有男不婚, 有女不嫁 大家團樂頭,共說無生話 Hữu nam bất hôn Hữu nữ bất giá Ðại gia đoàn lạc đầu Cộng thuyết vô sinh thoại. *Có trai không cưới Con gái không gả Cả nhà chung hội họp Ðồng bàn lời vô sinh Ông đến viếng Thiền sư Ðan Hà Thiên Nhiên. Ðan Hà làm thế chạy, ông bèn nói: Vẫn là thế phóng thân, thế nào là thế tần thân? Ðan Hà liền ngồi. Ông thấy vậy vẽ dưới đất chữ Thất. Ðan Hà vẽ đáp chữ Nhất. Ông nói: Nhân bảy thấy một, thấy một quên bảy. Ðan Hà đứng dậy đi. Ông gọi: Hãy ngồi nán một chút, vẫn còn câu thứ hai. Ðan Hà bảo: Trong ấy nói được sao? Ông bèn khóc ra đi. Sắp tịch, ông bảo Linh Chiếu ra xem mặt trời đúng ngọ vào cho ông hay. Linh Chiếu ra xem vào thưa: “Mặt trời đã đúng ngọ, mà sao bị sao thiên cẩu ăn mất.” Tưởng thật, ông rời chỗ ngồi bước ra xem thì Linh Chiếu lên tòa ngồi chỗ cha, thu thần hóa xác. Ông vào thấy vậy cười nói: “Con gái ta lanh lợi quá” rồi chờ bảy ngày sau mới hóa. Vợ ông hay được, nói: “Con gái ngu si với ông già vô tri, không báo tin mà đi sao đành vậy!” Bà ra báo tin cho con trai ngoài đồng. Người con trai đang cuốc đất nghe tin xong bèn đứng mà tịch. Rồi Long Bà cũng lặng lẽ tịch theo. Ngũ Hậu Đắc Trí ● Ngũ hậu đắc trí có nghĩa là 5 hậu đắc trí, chỉ trí huệ hóa tha được nảy sinh sau khi Bồ Tát tu hành đầy đủ. 1. Thông đạt trí : Chỉ trí tự tại, biết được cảnh giới muốn thấy. 2. Tùy niệm trí : Trí ghi nhớ tướng các pháp đã biết rõ trong quán tâm, sau khi xuất quán vẫn chẳng quên. 3. An lập trí : Trí tại cảnh giới đã biết rõ có thể lập được chính giáo để cho người khác tu hành. 4. Hòa hợp trí : Trí do được trí tuệ thông suốt quan sát cảnh giới mọi pháp hòa hợp, chuyển mọi phiền não thành ra Bồ Đề. 5. Như ý trí : Trí được tự tại đối với mọi sự mà mình muốn. A Lại Da ● (S. Alaya). Tên gọi tâm thức thứ tám, cũng gọi là Đệ bát thức, hay Tạng thức. Theo môn Duy thức học Phật giáo thì tâm người không phải là một cái gì thuần nhất mà gồm có tám phần chính gọi là tám thức và nhiều hoạt động tâm lý phụ gọi là tâm sở. Thức A Lại Da là một trong tám thức đó. Nó là nơi nương tựa, là cái gốc của bảy thức kia cho nên cũng gọi nó là Thức căn bản. Alaya nghĩa là tàng trữ, chất chứa duy trì mọi tập quán, xu hướng, ảnh tượng lưu lại trong mỗi người. Sách báo tâm lý học phương Tây thường gọi thức này là vô thức, hay tiềm thức (Ph. Inconscient, subconscient). Một tên gọi khác của thức này là A Đà Na (x A Đà Na). Kinh Lăng Già (bốn quyển) dịch đời Lưu Tống thế kỷ V, gọi Thức này là Chân thức, với lý do trong Thức A Lại Da có một bộ phận là Chân, là tịnh; cũng gọi là Như Lai Tạng. Hữu Giáo ● Giáo pháp nói tất cả các pháp đều có thực, có tồn tại, nhưng chỉ cố và tồn tại trong khoảnh khắc, trong một sát na, rồi diệt, rồi lại hiện khởi, liên tục không gián đoạn. Đó là chủ thuyết của Nhất thiết hữu bộ (S. Sarvastivaca), mà Câu xá luận là một bộ Luận cơ bản. Hiện Quán ● Quan sát, quán tưởng trong hiện tại. Hiện Sinh ● Đời sống hiện tại. Hiện Tại ● Thời hiện tại. Hiện Tại Thế ● Cuộc đời hiện tại, thế gian hiện tại. Hiện Tại Hiền Kiếp ● (S.Bhadrakalpa). Kiếp hiện tại. Trong Hiền kiếp này, có nhiều bậc hiền Thánh ra đời. Tâm Tướng ● Hành tướng, tướng dạng, tướng mạo của tâm. Người tu hành bao giờ cũng tỉnh táo, cảnh giác đối với mọi hành tướng của tâm. Tâm có ý nghĩ gì, xu hướng tới đâu đều phải biết rõ, nếu là tâm thiện thì phải biết để duy trì, phát triển, nếu là tâm bất thiện thì phải đoạn trừ. Đại Viên Cảnh Trí ● Cảnh hay kính là gương. Đại viên cảnh là cái gương lớn, tròn (hoàn thiện). Trí tuệ với cái gương sáng lớn, hoàn thiện. Theo môn Duy Thức học thì khi khai ngộ, thức thứ tám (tức thức A lại da) chuyển thành Đại viên cảnh trí. Bảo Quốc ● Cõi nước quý báu. Ấy là cõi Cực Lạc thế giới của Phật A Di Đà. Vì toàn cõi nước đều là thất bảo cho nên kêu là bảo quốc. Tri Tạng ● 知 藏 .Người trông lo, quản lí kinh sách của Thiền viện . Tuỳ Thuận ● Thuận theo, tùy theo trình độ, tập tục, hoàn cảnh của chúng sinh mà xử lý khôn khéo để đưa chúng sinh vào đạo. Hiếu Sinh ● Tôn trọng sự sống của chúng sinh. Giới cấm hàng đầu của Phật tử xuất gia hay tại gia là giới sát. “Lòng hiếu sinh nhiều, nên cá ngại câu” (Nguyễn Trãi – Quốc âm thi tập). Bồ Sơn ● Tên chùa ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là Hà Bắc. Nơi trụ trì của Thiền sư Phúc Điền, dưới đời Nguyễn, người đã có công nhiều trong sự nghiệp bảo tồn và truyền bá các sử liệu Phật giáo Việt Nam. Thất Tình ● Bảy tình. Theo đạo Phật, bảy thứ tình cảm hay khuấy rối tâm người mà người tu hành phải chế ngự cho được: mừng, giận, đau đớn, sợ sệt, yêu, ghét và thèm muốn. Cũng có sách khác viết bảy tình: mừng, giận, lo, nghĩ ngợi,thương sót, sợ, hãi hùng. Sách Trung Quốc thường gọi thất tình lục dục. Lục dục là sáu thèm muốn: danh, lợi, sắc, vị kỷ, ghen ghét, dối trá. Hợp từ thất tình dùng khá phổ biến trong văn học: “Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật, Mối thất tình quyết dứt cho xong.” (Cung Oán Ngâm Khúc) Duyên Hóa ● Đồng nghĩa với khuyến hóa. Tăng ni khuyến khích Phật tử bố thí, cúng dường Tam Bảo hay làm các Phật sự khác. Danh Tướng ● Mọi sự vật đều có danh tướng. Danh là cái có thể nghe. Tướng là cái có thể thấy. Mọi sự vật, thực ra chỉ có tướng, có danh nhưng không có thực thể, là vô ngã, hư vọng. Bát Quan Trai ● Người Phật tử tu tại gia, thường giữ năm giới (không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu). Nếu có điều kiện, giữ thêm ba giới nữa là không nằm giường cao, nệm rộng, không ướp hoa, xoa phấn, và không ăn trái giờ. Giữ được như vậy gọi là giữ phép bát quan trai. Tổ ● Những vị tu hành đạo Phật, đạo cao đức trọng, học Phật uyên bác, thường cầm đầu các môn phái Phật học lớn. Vd, Thiền sư Trung Hoa có sáu vị Tổ lớn, theo thứ tự thầy trò kế tiếp nhau là: 1. Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ, đến Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI TL, là sơ Tổ của Thiền tông Trung Hoa. 2. Huệ Khả. 3. Tăng Xán 4. Đạo Tín 5. Hoằng Nhẫn 6. Huệ Năng (Từ Tổ thứ hai trở đi đều là người Trung Hoa) sở dĩ, khi nói tới Thiền tôn Trung Hoa, người ta thường chỉ kể 6 Tổ là vì đó là những bậc danh tiếng nhất và có truyền y bát cho nhau, cho đến Tổ Huệ Năng, thì không truyền y bát nữa mà chỉ truyền pháp mà thôi. Ở Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm cũng có ba vị Tổ nổi danh: 1. Trần Nhân Tông (Pháp danh là Giác Hoàng Điều Ngự) 2. Pháp Loa 3. Huyền Quang. Hoằng Nhẫn ● Tên vị Tổ thứ năm của Thiền tông Trung Hoa. Học trò Thiền sư Đạo Tín, là Tổ thứ tư, và là thầy truyền y bát cho Huệ Năng là Tổ thứ sáu. Sau khi truyền y bát cho Huệ Năng vào năm 661 đời vua Đường Cao Tôn thì ba năm sau, năm 663 Thiền sư Hoằng Nhẫn tịch. Bạt Đạt La Kiếp ● S. Bhadrakalpa. Hiền kiếp: tức kiếp sống hiện tại của thế giới vũ trụ. Gọi là gọi là Hiền kiếp vì trong kiếp này có nhiều bậc Hiền Thánh xuất hiện. Chúng Hội ● Hội nghị chúng tăng. Thường gọi là hội chúng. Hai Thể Của Kinh Phật ● H. Nhị kinh thể. Thể ở đây có nghĩa là bộ phận cấu thành, hay nhân tố. 1. Văn của Kinh 2. Nghĩa của Kinh. Ỷ Lan ● Vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ sinh ra Lý Nhân Tông. Khi vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, Ỷ Lan phu nhân ở nhà, thay vua trị nước rất giỏi, nhân dân rất mến phục, tôn xưng bà là Quan Âm nữ (Phật Bà Quan Âm) (Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Năm 1096 phu nhân bày cỗ chay ở chùa Khai Quốc (hiện gọi là chùa Trấn Quốc), cúng dường các vị sư, và cùng các vị sư bàn về lịch sử truyền bá đạo Phật vào Việt Nam. Nội dung cuộc đàm luận này được ghi lại trong cuốn “Thiền Uyển Tập Anh ngữ lục” đời Trần. Hằng Hà Sa ● Cát sông Hằng, ví dụ này hay được Phật Tích Ca dùng để nói một số lượng nhiều không kể xiết. “Và thêm đức Phật Di Đà, Uy thần nước hiện hà sa không lường”. (Toàn Nhật Thiền sư – Tam Giáo Nguyên Lưu) “Âm công chồng chất, dương báo rõ ràng, con con cháu cháu công đức như cát sông Hằng, kiếp kiếp đời đời, phúc lộc dành cho dòng dõi.” (Văn bia chùa Trấn Quốc –Tuyển tập văn bia Hà Nội, cuốn 1, tr. 34). Đỗ Pháp Thuận ● Thiền sư Việt Nam đời Tiền Lê. Xuất gia từ nhỏ, thụ giới với sư Phù Trì, chùa Long Thọ. Vua Lê Đại Hành rất quý trọng sư, không gọi tên, chỉ gọi là Đỗ Pháp sư. Ác Vô Ác ● Một loại tà kiến, cho rằng làm ác cũng không đem lại ác báo. Phạm Đàn ● P. Brahmadanda. Hình thức kỷ luật biệt lập Tỷ kheo phạm tội khỏi Tăng chúng trong một thời gian. Trong thời gian đó, không có ai trong Tăng chúng nói chuyện hay tiếp xúc với Tỷ kheo phạm tội. Channa, nguyên là giám mã của Phật, khi Phật Thích Ca còn là Thái Tử Tất Đạt Đa, đã từng bị kỷ luật này vì tội ngạo mạn đối với Tăng chúng. Nhưng sau đó, ông đã thật thà ăn năn hối lỗi, cho nên không bao lâu sau đã chứng quả A la hán. Đàm Thiên ● Tên vị sư Trung Hoa đời nhà Tùy mà cuộc đàm thoại với vua Tùy Văn Đế cung cấp cho chúng ta một sử liệu đáng tin cậy về lai lịch Phật giáo du nhập vào Giao Châu (Việt Nam). Cuộc đàm thoại được Thiền sư Việt Nam Thông Biện đời nhà Lý nhắc lại để chứng minh Phật giáo đã sớm từ Ấn Độ trực tiếp truyền vào đất Giao Châu ngay trước khi đến Trung Hoa. Cuốn “Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục” (Một [tr.213] cuốn sách biên soạn vào đời nhà Trần) ghi lời của Pháp sư Đàm Thiên nói với vua Cao Tổ nhà Tùy như sau: “Giao Châu có đường thẳng thông với Thiên Trúc. Khi Phật pháp mới tới Giang Đông chưa đầy đủ thì ở thủ đô Luy Lâu của Giao Châu đã có tới 20 ngôi bảo sát (chùa) độ được hơn 500 vị tăng và dịch được 15 cuốn kinh rồi… như vậy là Phật giáo truyền đến Giao Châu trước khi truyền đến Giang Đông vậy.” Khâu Đà La ● S. Kaudinya. Tên vị cao tăng Ấn Độ, đến Giao Châu vào thời Sĩ Nhiếp đầu Công nguyên, và lưu lại thành Luy Lâu. Theo truyền thuyết, có người con gái tên A Man, con gái Tu Định, bị sư phạm mà có thai, sinh ra một đứa con gái. Sư đem dấu trong một cây to giữa núi sâu, sau bị gió mưa lớn, cây trốc gốc, trôi đến bến thành Luy Lâu. Người ta vớt lên, đẽo thành bốn pho tượng, đặt tên là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, để tại chùa Thiền Định (nay là chùa Diên Ứng) để thờ, mỗi khi cầu mưa đều có linh ứng. Sử đời Lê chép, vua Lê Nhân Tôn vào năm Thái Hòa thứ sáu (1448) sai Lê Thái Úy đến Cổ Châu rước tượng Pháp Vân về chùa Báo Thiên tại kinh thành để cầu mưa. Tạng Thức ● Tâm thức thứ tám (H. Đệ bát thức). là nơi chứa chấp, tàng trữ tất cả các thức khác, chứa chấp, tàng trữ những hạt giống (H. Chủng tử) sinh ra tất cả các pháp, muôn sự muôn vật, hữu hình hay vô hình. Những tên gọi khác của tạng thức là A lại gia thức, hay Như lai tạng thức. Trong các tông thì Duy Thức tông giải thích về Tạng thức chi tiết và cụ thể hơn cả (x. A lại da thức). Hạnh ● 1. Nết hạnh: Nếp sống quen thuộc của một người nhất định. Vd, như nói khổ hạnh, nếp sống quen khắc khổ. 2. Đại hạnh: nếp sống lớn lao, vĩ đại. Bồ Tát Phổ Hiền được tôn xưng là Đại hạnh Phổ Hiền (Bồ Tát Phổ Hiền có hạnh nguyện lớn). 3. Đức hạnh: nếp sống đạo đức. ● Hạnh Giáo: Dạy dỗ bằng giới hạnh, làm khuôn phép đạo đức cho học trò. Còn hóa hành là đem kinh luận diễn giảng cho học trò hiểu đạo lý. ● Hạnh Nguyện: Hạnh tu và lời nguyện. Nhất Cú Tri Giáo ● 一 句 知 教; tk. 16-17 Thiền sư Trung Quốc thuộc tông Tào Ðộng pháp hệ thứ 35. Sư đắc pháp nơi Thiền sư Tịnh Chu ở An Kiết. Một trong những đệ tử đắc pháp của Sư là Thiền sư Thông Giác, người Việt Nam. Với Thông Giác, Thiền Tào Ðộng được truyền sang miền Bắc Việt Nam lần đầu tiên. Trong thời du phương, Sư có dịp yết kiến Thiền sư Tịnh Chu và đắc pháp nơi đây. Sau, Sư từ biệt thầy về núi Phụng Hoàng, Hồ Châu giáo hóa. Nơi đây, Sư khai đường dạy chúng. Học giả bốn phương qui tụ về đây rất đông. Sắp tịch, Sư truyền pháp cho đệ tử Thông Giác và bài kệ: 春色色草茸茸 萬宇枝條開切切。一莖楊發產重重 水浸月圓澄海底。山頭日出露巖峰 Xuân sắc sắc, thảo nhung nhung Vạn vũ chi điều khai thiết thiết Nhất hành dương phát sản trùng trùng Thủy tẩm nguyệt viên trừng hải để Sơn đầu nhật xuất lộ nham phong. *Xuân sặc sỡ, cỏ như nhung Khắp chốn ngàn cây bông trổ gấp Một cành dương liễu nẩy trùng trùng Trăng chìm đáy biển nước sóng lặng Ðỉnh núi nhật lên bày chót cao. Nói kệ xong, Sư từ giã chúng ngồi yên mà hóa. Phạm Võng Giới Bổn ● Phần nói về giới luật là đoạn sau cùng của cuốn Kinh Phạm Võng. Cg, Bồ Tát giới Kinh. Kinh tạng Pali cũng có Kinh Phạm Võng (Trường Bộ Kinh I), nhưng không nói về giới luật mà nói về hơn 60 tà kiến chấp ngã của ngoại đạo. Hương Nghiêm ● Tên vị A-la-hán được nói tới trong Kinh Lăng Nghiêm, nhờ quan sát hương trầm mà ngộ đạo. Vị A-la-hán này, khi xuất gia mới 19 tuổi. Được Phật Thích Ca dạy cho phép quán mọi mùi hương là như huyễn không thật, nhờ đó mà được giác ngộ, được Phật đặt tên là Hương Nghiêm đồng tử. Khai Quốc ● Tên cũ chùa Trấn Quốc, gần Hồ Tây, phường Yên Phụ. Sử chép chùa này do vua Nam Đế triều Tiền Lý dựng lên trên nền cũ của chùa An Trì. Nhiều danh tăng Việt Nam đã từng trụ trì tại đây, như Vân [tr.329] Phong (Triều Ngô Quyền); Khuông Việt (Đinh và Tiền Lê), Thảo Đường, Thông Biện (đời Lý). Đời Hậu Lê đổi tên là chùa Trấn Quốc. Ô Nhiễm ● 污 染; S: āśrava, āsrava; P: āsava; Nguyên nghĩa là Lậu, nghĩa là rỉ chảy, tiết lậu ra ngoài, cũng có thể hiểu là Phiền não; có ba thứ ô nhiễm làm gốc của mọi khổ đau và nguyên nhân của Luân hồi: 1. Ô nhiễm qua dục Ái ( 欲 漏; Dục lậu; s: kāmāśrava; p: kāmāsava); 2. Ô nhiễm qua sự tồn tại ( 有 漏; Hữu lậu; s:bhavāśrava; p: bhavāsava); 3. Ô nhiễm của Vô minh ( 無 明 漏; Vô minh lậu; s: avidyāśrava; p: avijjāsava). Giải thoát ba ô nhiễm này ( 漏 盡; lậu tận) đồng nghĩa với việc đắc quả A-la-hán (s: arhat). Quan điểm về ô nhiễm này là quan điểm cuối cùng trong mọi suy luận từ trước đến nay về nguyên nhân của sự dính mắc trong vòng sinh tử. Quan điểm này bao gồm ba dạng của Ái (s: tṛṣṇā; p: taṇhā) và vô minh, là nguồn gốc của Khổ như trong Mười hai nhân duyên chỉ rõ. Ác Duyên ● Mọi điều kiện dẫn người ta phạm tội ác. Vô Lượng ● S. Apramana, amita; A. Unlimited, unmeasurable. Vô số lượng, không đếm được. Một khái niệm thường được dùng để đề cao các Kinh Đại thừa. Vô Lượng Quang Phật ● Một danh hiệu của Phật A Di Đà. Theo đạo Phật thì thân hình của Phật A Di Đà tỏa ánh sáng vô lượng, chiếu sáng khắp mười phương thế giới. Vô Lượng Quang Thiên ● Cõi Trời có ánh sáng chiếu vô lượng, cõi Trời thứ 5 của các cõi Trời Phạm Thiên, thuộc Sắc giới. Vô Lượng Thọ Kinh ● Tên Kinh. Một trong ba bộ kinh chính của Tông Tịnh độ. Hai bộ kinh khác là Kinh A Di Đà và Kinh Quán Vô lượng thọ. Bộ Kinh Vô lượng thọ kể lại sự tích Phật A Di Đà từ ngày còn là Bồ Tát, phát ra 48 lời thệ nguyện lớn, cho đến ngày thành Phật. Vô Lượng Thọ Phật ● Một danh hiệu của Phật A Di Đà, chỉ rõ thọ mạng của Phật A Di Đà là vô lượng. Vô Lượng Tâm: ● Có bốn tâm vô lượng là từ, bi, hỷ, xả. Tu tập bốn vô lượng tâm sẽ được tái sinh lên các cõi Trời Phạm thiên, thuộc Sắc giới. Vô Lượng Thanh Tịnh Phật ● Đức Phật thanh tịnh vô lượng. Một danh hiệu của Phật A Di Đà. Vô Lượng Tịnh Thiên ● S. Apramanasubha: Cõi Trời thanh tịnh vô hạn. Là cõi Trời thứ hai trong các cõi Trời Sắc giới, ứng với cấp nhị thiền. Vô Lượng Tuệ ● Trí tuệ vô lượng của Phật. Vô Lượng Ý ● Ý chí vô lượng. Đng. Vô lượng nghĩa. Thanh Tịnh Thức ● S. Amalavijnana. Tâm thức thanh tịnh hoàn toàn. Đó là Thức thứ tám, sau khi đã gột sạch mọi chủng tử và hiện hành bất thiện, nhiễm ô, và chuyển thành đại viên kính trí, là trí tuệ, ví như đài gương lớn, soi bóng tất cả mọi sự vật, chiếu sáng khắp cả. (x. Yêm ma la thức) Yêm Bà La Nữ ● S. Ambapali. Kỹ nử nổi danh tài sắc ở thành Vaisali, hồi Phật còn tại thế. Trên đường đi Kusinagara, Phật đã dừng chân ở vườn xoài của Ambapali, tại Vaisali. Phật và Tăng chúng nhận lời dự trai do Ambapali thết, sau đó Ambapali cúng dường vườn xoài đó cho Phật và Tăng chúng. Sau này, Ambapali xuất gia làm ni và chứng quả A La Hán. Vô Duyên ● Không có duyên lành với Phật, Pháp, Tăng, cho nên dù có được gặp Phật, Pháp, Tăng cũng không tin, không học, không tu. Dân gian thường nói “con người vô duyên” đó là người vụng về không gây được thiện cảm. Không duyên vào cảnh, hay bất cứ một đối tượng nào. Vô Duyên Tam Muội ● Phép tu thiền, giữ tâm bất động, không để duyên vào bất cứ một đối tượng nào. Khi người tu thiền, sau khi chứng sơ thiền, lại tiến thêm bước nữa, dứt bỏ tầm và tứ, thì vào cấp thiền thứ hai, có thể nói là chứng đắc vô duyên tam muội. Bởi vì tầm và tứ chính là tâm duyên đối tượng. Bỏ tầm và tứ, tức là bỏ cái tâm duyên đối tượng. X. tầm, tứ. Vô Duyên Thừa ● Pháp môn quán mọi sự vật, hiện tượng ngoại cảnh đều là hư giả, không phải là đối tượng phan duyên của tâm. Phép tâm này gọi là vô duyên quán hay vô duyên thừa. Bái Sám ● Bái lễ và sám hối. Khi sám hối, có tụng kinh lễ Phật, niệm danh hiệu Phật. Bốn Núi ● Ví với sinh, già, bệnh, chết. Trong sách Khóa Hư Lục của vua Trần Nhân Tông có bài kệ bốn núi, vịnh bốn cảnh sinh, già, bệnh, chết của con người. Hoàng Giáo ● Giáo phái mặc áo vàng ở Tây Tạng. Giáo phái này do cao Tăng Tây Tạng Tsong Khapa sáng lập ra vào thế kỷ thứ 15 TL. Ở Tây Tạng, nhằm phân biệt với tà giáo vốn có ở trong nước, gọi là Hồng giáo đều mặc áo màu đỏ và hay chú trọng tà thuật, không giữ giới luật nghiêm túc. Hoàng giáo đại diện cho đạo Phật chính thống ở Tây Tạng cũng như ở Mông Cổ. Bi Tế Hội ● Hội chẩn tế quỷ đói. Phong Luân ● Theo địa lý học huyền thoại của Ấn Độ giáo thì nâng đỡ trái đất trong không gian có ba vòng tròn, gọi là ba bánh xe. Trên hết là bánh xe nước (thủy luân), thứ đến là bánh xe kim loại (kim luân) và cuối cùng là bánh xe gió (phong luân). Ngũ Trược ● Trược hay trọc là nhơ bẩn. Năm cái nhơ bẩn: 1. Kiếp trược: S. Kalpa kasayah. 2. Kiến trược: drsti kasayah. 3. Phiền não trược: Klesa kasayah. 4. Chúng sinh trược: sattva kasayah. 5. Mạng trược: Asyuskasayah. - Kiếp trược: sự ô uế của kiếp sống chúng sinh, làm nhiều điều ô uế, và chịu đựng nhiều điều ô uế. - Kiến trược: sự ô uế của nhận thức sai lầm, do chấp cái thân năm uẩn này là ta cho nên làm nhiều điều ô uế và chịu đựng nhiều điều ô uế. - Phiền não trược: sự ô uế của các phiền não, như thâm, sân, si v.v… bắt nguồn từ cái chấp ngã sai lầm. - Chúng sinh trược: cả thân và tâm của chúng sinh đều không trong sạch, chứa nhóm phiền não mê lầm. - Mạng trược: thọ mạng nhơ bẩn, dơ thân tâm chúng sinh chứa nhóm phiền não, làm nhiều tội ác cho nên thọ mạng cứ giảm dần, cho đến khi chỉ còn 10 tuổi. Khi ấy, chúng sinh sẽ biết tu tỉnh, bỏ ác làm lành một cách phổ biến và thọ mạng của con người sẽ tăng trở lại, cứ 100 năm trung bình sẽ tăng 1 tuổi, cho đến mức cao nhất, theo sách Phật là 84.000 tuổi. Nhật Liên Tông ● Gốc chữ Nhật Bản Nichiren. Một tông phái Phật giáo lớn ở Nhật, được sáng lập vào thế kỷ thứ 13, do vị cao tăng pháp hiệu là Nhật Liên. Vì bộ kinh căn bản của tông này là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho nên một tên gọi khác của tông Nhật Liên là tông Pháp Hoa. Cao tăng Nhật Liên sinh năm 1222 và qua đời năm 1283, hưởng thọ 61 tuổi. Căn ● S. Indriya. Nghĩa đen là rễ cây. Tên khoa học là giác quan. Nghĩa bóng là phát sinh và tăng trưởng [tr.114] thêm. Con mắt, tai, v.v… sở dĩ được gọi là nhãn căn, nhĩ căn v.v…, là vì khi bắt gặp đối tượng là hình sắc, âm thanh thì có tác dụng phát sinh ra sự hay biết của mắt (nhãn thức), sự hay biết của tai (nhĩ thức)… và làm cho sự hay biết đó được tăng trưởng thêm, tỏ rõ hơn. Sách khoa học thường chỉ nói tới năm giác quan, tức là năm căn. Nhưng sách Phật lập thêm căn thứ sáu, gọi là ý căn là nơi nương tựa của ý thức (Ph. Conscient). Theo môn Duy Thức học, ý căn là thức thứ bảy (Ph. Septiéme conscience). Thức này cũng có tên là Mạt Na (x. Mạt Na). Sở dĩ người mê chấp có cái ta riêng biệt là vì có thức Mạt Na này. Vì căn có nghĩa là gốc, nên nó được dùng trong nhiều hợp từ Phật giáo như: Tín căn: Gốc tin. Lòng tin được gọi là căn, vì đó là gốc phát sinh ra điều thiện, điều lành. Người sẵn có đức tin lại có duyên lành nghe chánh pháp, lại càng thêm tin tưởng dốc lòng tu học, vun trồng điều lành. Năm căn: tức là năm giác quan, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Chính nhờ có năm giác quan này tiếp xúc với ngoại cảnh (sắc, thanh, hương v.v…) mà phát sinh ra sự thấy, sự nghe, ngửi, nếm và sự biết v.v… Nói năm căn còn có nghĩa là tin, cần (siêng năng), niệm (nhớ), định (tập trung tư tưởng), tuệ, như là năm cái gốc phát sinh ra điều thiện điều lành. Hạ căn, độn căn: chỉ những người vì không tạo ra nghiệp nhân tốt, cho nên hoặc không thích nghe chánh pháp, hoặc có nghe cũng không hiểu, không tin, hay là hiểu sai. Thượng căn, lợi căn: đối lập với những người hạ căn độn căn là những người thượng căn, lợi căn, tức là những người vun trồng nghiệp nhân tốt nên có trí sáng, thích nghe chánh pháp, hiểu biết đúng đắn, tin và làm theo chánh pháp. Khổ Hải ● Biển khổ. Đạo Phật ví đời người như biển khổ. “Khắp nhân thế là nơi khổ hải, Kiếp phù sinh nghĩ lại cũng như ai. [tr.338] Ai ơi! Vớt lấy kẻo hoài.” (Tản Đà) Sách Phật có câu: “Khổ hải mang mang, hồi đầu thị ngạn.” Nghĩa là biển khổ mênh mông, nhưng quay đầu thấy bến ngay. Ý tứ câu này là, theo đạo Phật, bản thân sự khổ cũng là giả tạo, là huyễn cho nên, chỉ cần dùng trí tuệ soi sáng là có thể trừ được khổ một cách dễ dàng, cũng như đưa ánh đèn vào nhà tối, thì bóng tối tự tiêu tan. Khổ Ách ● Đau khổ như cái ách quàng vào cổ con người, trói buộc người. Khổ Bổn ● Cg = khổ bản. Bổn là gốc. Gốc của mọi đau khổ là tham ái. Hòa Thượng ● S. Upadhyaya. Tiếng gọi tôn xưng những vị tu sĩ Phật giáo, tuổi đời và tuổi đạo đều cao. Hòa thượng là vị đứng đầu trong ba sư chủ trì giới đàn, truyền giới cho các Phật tử thọ giới. Hai vị sư kia là Yết Ma và Giáo Thọ (x. hai từ Yết Ma và Giáo Thọ). Hòa thượng chủ trì Giới đà gọi là Hòa thượng đầu đường. Hòa thượng là vị giáo sư thân cận, có khả năng dạy ba môn học giới, định, tuệ cho học tăng. Ở Việt Nam, người ta dùng từ Hòa thượng để chỉ những tăng sĩ, cao tuổi đời và đạo, có uy tín trong Tăng chúng (thường là trên 40 tuổi đạo và 60 tuổi đời), và phải được Hội đồng Chứng minh của Giáo hội tiến phong trong các kỳ Đại hội của Giáo hội. Liên Hà ● S. Nairanjana. Tên gọi tắt sông Ni liên thiền, gần đó Phật Thích Ca đã nhập định và thành đạo dưới gốc cây Bồ đề. Huệ Quang ● Tên gọi đầy đủ là Huệ Quang Kim Tháp, nơi cất giữ xá lợi của vua Trần Nhân Tông trên núi Yên Tử. Huệ Thân ● Vị sư trụ trì chùa Hoa Yên, trên núi Yên Tử đã có công khắc in cuốn Thiền Tông Bản Hạnh của Thiền sư Chân Nguyên, dưới đời Gia Long, niên hiệu thứ tư (1805). A Tăng Kỳ ● (S. Asankhya). Chỉ số nhiều không thể đếm được, không thể tưởng tượng được. Vì vậy, Hán dịch nghĩa là vô số, vô lượng. A Tăng kỳ kiếp là kiếp dài vô lượng. Một thế giới vũ trụ phải kinh qua bốn A Tăng kỳ kiếp mới chuyển được từ giai đoạn hình thành ban đầu cho tới khi tan biến trong hư không. Một vị Bồ Tát từ khi bắt đầu phát tâm Bồ Đề cho tới khi thành Phật phải trải qua một quá trình tu học rất lâu dài, bằng ba A Tăng kỳ kiếp. Trúc Lâm ● Vườn có nhiều trúc, tại thành Vương Xá xứ Magadha (Ma Kiệt Đà), được vua Bimbisara xứ ấy tặng Phật và Tăng chúng để làm tịnh xá. Phật đã trải qua nhiều mùa an cư và giảng nhiều bài thuyết pháp quan trọng tại tịnh xá Trúc Lâm. Đầu Đà Pháp hiệu của vua Trần Nhân Tông, sau khi xuất gia năm 1299 tại chùa Hoa Yên núi Yên Tử (x. Đầu đà). Tịnh Xá Tịnh xá dựng lên trong vườn Trúc Lâm gần thành Vương Xá, do Trưởng Giả Ca Lan cúng dường Phật và Tăng chúng. Hai Loại Ngã Chấp ● Hai Loại Ngã Chấp 1. Câu sinh ngã chấp: Loại ngã chấp khi người sinh ra đã có rồi. Câu sanh là cùng sinh ra với người, với chúng sinh. 2. Phân biệt ngã chấp: Loại ngã chấp do tư duy sai lầm mà mắc phải. Ái ● (S. Tanha). Thương yêu, ham thích. Là chi thức năm trong mười hai nhân duyên. Do có ái, tức là thương yêu, ham thích mà có thủ, tức là vơ lấy, nắm lấy làm của mình, và đó chính là nguồn gốc của hữu, tức là nghiệp, và sức mạnh của nghiệp lại sẽ lôi cuốn chúng sinh vào vòng sinh tử luân hồi, mãi mãi không thôi. Ái không phải là lòng từ bi. Phật và Bồ Tát thương yêu tất cả chúng sinh như con một, đó là lòng từ. Thông cảm sâu sắc với nỗi khổ của chúng sinh, đó là lòng bi. Còn ái là say đắm, đam mệ người và vật, rồi vơ lấy làm của mình, người yêu của mình, vật ham thích của mình. Còn lòng từ bi của Phật và Bồ Tát là hoàn toàn vị tha, vô ngã, mọi tư tưởng “của mình” đều xóa sạch. Liên Đài ● Đài sen, tòa sen. Cái mặt hình tròn và bằng phẳng của hoa sen, Phật, Bồ tác đứng hay ngồi trên ấy. Cái tòa giống hình đài sen, tại điện thờ, trên ấy có cốt Phật, cốt Bồ Tát. Cũng viết: Liên hoa đài. Diệu Môn ● Cửa pháp kỳ diệu. Vd, Các pháp môn tu hành của đạo Phật, có khả năng dắt dẫn chúng sinh đến cảnh giới Niết Bàn an lạc. Đàm Vô Kiệt ● Cao tăng Trung Hoa đời Lưu Tống. Năm Vĩnh Sơ nguyên niên, đời Tống Vũ Đế, (420 TL). Ông cùng các bạn đồng tu là Tăng Mãnh, Tăng Lãng, tất cả 25 người lên đường đi Ấn Độ cầu pháp, theo con đường bộ xuyên Trung Á. Khi đến miền đông Ấn Độ, thì cả đoàn chỉ còn lại 5 người, trong đó có Đàm Vô Kiệt. Đoàn đáp thuyền từ Nam Ấn trở về Trung Quốc và cập bến ở cảng Quảng Châu. Long Nữ ● S. Nakakanya. Nhân vật thần thoại. Con gái Long Vương, vua loài rồng. Kinh Pháp Hoa nói tới một Long nữ mới 8 tuổi, nhờ sự giáo hóa của Bồ Tát Văn Thù (Mansjuri) mà được thành Phật, dù còn nhỏ tuổi. Dược Vương Bồ Tát ● Thời quá khứ xa xưa, có Phật danh hiệu là Lưu Ly quang chiếu Như Lai, tên kiếp gọi là Chánh an ổn, tên nước gọi là Huyền thắng phan (cờ phan thù thắng), trong chúng có Tỷ kheo tên là Nhật Tạng, vì hội chúng mà giảng Đại thừa giáo, làm cho mọi người đều hoan hỷ. Trong chúng có trưởng lão Tinh tú quang, được nghe thuyết [tr.190] Đại thừa nên rất đỗi vui mừng phát Bồ đề tâm đem nhiều dược phẩm, chúng dường Tỷ kheo Nhật Tạng và tăng chúng. Em của ông là Lôi Quang Minh, cũng theo anh phát tâm Bồ đề, đem nhiều dược phẩm cúng dường Nhật Tạng và tăng chúng. Hai vị đó về sau người anh trở thành Dược Sư vương Bồ Tát, người em trở thành Dược Sư thượng Bồ Tát. Dược Vương Tạng ● Kho tàng thuốc, chỉ cho một loại thần chú. Người trì chú này được xem là một kho tàng thuốc, vì loại thần chú này có công năng chữa trị mọi loại bệnh. Dược Vương Thụ ● Loại cây thuốc quý, đứng đầu trong hàng cây thuốc. Theo y học Phật giáo, dùng cây cỏ, thảo mộc trị bệnh, là loại thuốc thần diệu nhất, cho nên gọi bằng tên chung Dược vương thụ. Lưu Li ● Ngọc lưu li. Một trong bốn của báu. Ba của kia là vàng, bạc, mã não. Kinh Phật thường mô tả các cõi Phật đầy rẫy bốn của báu nói trên. Lưu Ly Vương ● Thái tử con vua Ba Tư Nặc (Pasenajit), xứ Kosala (Trung Ấn Độ). Sau khi chiếm được ngôi của vua cha, bèn dấy binh tàn sát dòng họ Phật Thích Ca, để trả một mối thù xưa. Sa Di ● S. Sramanera. Người con trai mới xuất gia, đang ở thời kỳ tập sự, mới thọ 10 giới, chưa thọ đầy đủ 250 giới của Tỷ kheo. Nếu là con gái thì gọi là Sa Di ni. Trong các chùa Việt Nam, tùy địa phương, Sa di thường được gọi là sư chú, chú tiểu. Nếu lớn tuổi, thì được gọi là sư bác. Thông thường, người ta thường dùng từ chú tiểu, chú điệu để gọi những người ít tuổi mới xuất gia, chỉ thọ tam quy, ngũ giới và làm các công việc lặt vặt trong chùa, như quét dọn, đánh trống, thỉnh chuông, thắp hương nến, phục vụ các vị sư lớn tuổi. Còn danh từ “sư ông, sư cụ” thường để gọi những vị sư thiệt thọ, giữ đầy đủ 250 giới của Tỷ kheo. Hán dịch nghĩa Sa di là cầu tịch, nghĩa là cầu cho được sự yên tịnh, vắng lặng của Niết Bàn. Cg, Cần sách nam nghĩa là siêng năng tinh tấn, bỏ mọi điều ác, làm mọi điều thiện. Cg, hành từ nghĩa là thực hành lòng từ bi đối với chúng sinh. Giới 10 giới luật của Sa di. Ngoài năm giới của tại gia (không sát sinh, không lấy trộm, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu), Sa di còn giữ thêm các giới: 6. Không bôi xức dầu thơm nước hoa. 7. Không múa hát và xem hát. 8. Không nằm giường cao rộng, dành cho hai người. 9. Không tích lũy tiền bạc. 10. Không ăn ngoài giờ quy định. Ni Phụ nữ mới xuất gia, và giữ mười giới. Tăng Kiếp (Hay Tăng Thượng Kiếp) ● Chỉ thời kỳ trong đó tuổi thọ trung bình của loài người cứ qua 100 năm lại tăng thêm một tuổi, như vậy, cho tới lúc loài người đạt 84.000 tuổi. Lúc đó, thân hình người cao lớn gấp bốn lần so với hiện tại với tuổi thọ trung bình khoảng 100 tuổi. 84.000 tuổi là tuổi thọ cao nhất loài người có thể đạt tới. Sau đó, chuyển sang thời kỳ gọi là giảm kiếp, cứ 100 năm lại giảm một tuổi cho đến lúc, tuổi thọ người chỉ có 10 năm mà thôi. Sau đó, lại chuyển sang một thời kỳ tăng kiếp khác. Bát Nhã Tâm ● Một tên gọi khác của chân tâm. Tức là trí tuệ Bát Nhã vốn có trong mọi chúng sinh. Tu hành tức là xả bỏ vọng tâm trở về với chân tâm hay Bát Nhã tâm. Diệu Đế ● Chân lý kỳ diệu. Cũng là tên một ngôi chùa cổ ở Huế (Việt Nam), dựng năm Thiệu Trị thứ 5 (1844). “Diệu Đế chuông ngân hồi sớm tối, Đông Ba chợ họp khách Đông Tây.” Chợ Đông Ba, trên bờ sông Hương, phía tả ngạn, gần cầu Tràng Tiền Du Già Luận ● Tên một bộ luận do Huyền Trang dịch từ tiếng Sanskrit [tr.170] sang tiếng Hán vào khoảng thế kỷ thứ VII. Tên gọi đầy đủ la Du già sư địa luận, tác giả là Luận sư người Ấn Độ tên Maitreya (Di Lặc). Ký Sách gồm 24 quyển, do Tuần Luân đời nhà Đường soạn, tập lợp những sớ giải của các luận sư về bộ Du già sư địa luận, nhưng chủ yếu là sớ giải của đại sư Khuy Cơ. Du Già Phái ● S. Yogacara: Học phái Du già thuộc Đại thừa giáo, lấy bộ Du già sư địa luận của Di Lặc làm bộ luận căn bản. Cũng gọi là Du già tông hay Duy Thức tông. Các luận sư nổi tiếng nhất của học phái này là Vô Trước, tác giả hai bộ “Nhiếp Đại thừa luận” và “Hiển dương thánh giáo luận”, sau đó, Thế Thân, em ruột của Vô Trước và là tác giả các bộ Thập địa kinh luận, Duy Thức tam thập tụng luận. Học trò Thế Thân là Trần Na viết cuốn Quán sở duyên duyên luận, Nhập Du già luận v.v.. nhằm phát huy tư tưởng của học phái Du già. Du Già Sư Địa Luận Thích Bản sớ giải của Jinaputra, đối với bộ luận Du già sư địa. Có bản dịch Hán văn của sớ giải này do Huyền Trang thực hiện. Du Già Tông ● S. Yogacara: Cũng gọi là Duy Thức tông (Vijnanavada), bộ phái Phật giáo do luận sư Vô Trước (Asanga) lập ra vào thế kỷ Iv TL. Bộ luận cơ bản của tông này là cuốn “Du già sư địa luận”, theo truyền thuyết là do Đức Di Lặc từ trên cõi Trời Đâu Suất giảng cho Vô Trước chép lại. Có bản dịch bộ Luận này của Huyền Trang. Lương ● Một triều đại Trung Hoa rất sùng Phật. Có bốn đời vua, kéo dài tất cả 55 năm (502-556). Lương Giới ● Thiền sư Trung Quốc (807-869), cùng với thiền sư Bản Tịch (840-901) lập ra phái Thiền Tào Động ở Trung Hoa, phái thiền này được truyền sang Việt Nam vào thế kỷ 17. Lương Hoàng Sám ● Tên bộ sách đọc để sám hối tội lỗi. Theo truyền thuyết thì được biên soạn dưới đời vua Lương Võ Đế bên Trung Hoa, một ông vua rất sùng đạo (502-549). Trọn bộ sách gồm 10 cuốn, chia làm 14 chương, gồm những câu trích dẫn ở các kinh điển Đại thừa. Lương Vũ Đế ● (502-549): Vị vua Trung Hoa khai sáng ra nhà Lương, rất mộ đạo Phật, có công xây dựng nhiều chùa chiền, ấn tống nhiều kinh sách, được người đời tán xưng là Phật tâm thiên tử (ông vua có tâm Phật). Căn Cơ ● Căn là bản tính, vì vậy mà có từ căn tính. Cơ là nơi phát động của bản tính. Căn cơ của chúng sinh là bản tính của chúng sinh, gặp cảnh ngộ nhất định, sinh ra có nhiều phản ứng khác nhau. Muốn nói pháp cho chúng sinh nghe hiểu được, phải biết tùy theo trình độ căn bản tính chúng sinh, và cả đến hoàn cảnh cụ thể của mỗi chúng sinh nữa. Không phải gặp ai cũng nói pháp như nhau, gặp bất cứ trường hợp nào cũng nói theo cùng một kiểu. Như vậy, gọi là tùy theo căn cơ của người nghe mà nói pháp. Duy Thức Luận ● Tên gọi tắt bộ “Thành Duy Thức Luận” , gồm 31 quyển, tập hợp sớ giải của mười vị đại Luận sư Ấn Độ về môn Duy Thức học, nhưng chủ yếu là sớ giải của Luận sư Hộ Pháp. Huyền Trang dịch. Duy Thức Nhị Thập Tụng Luận ● S. Vimsatika vijnapi matrata siddhih. Tên sách, tác giả là Thế Thân (S. Vasubandhu). Huyền Trang dịch, là một trong mười bộ luận căn bản của Pháp tướng tông. Nội dung bộ luận giải thích chủ thuyết ngoại cảnh là không có thực, và do thức biến hiện. Duy Thức Nhị Thập Tụng Luận Thuật Ký ● Tên sách. Gồm hai quyển. Tác giả là Khuy Cơ (632-682) đời Đường, học trò Huyền Trang. Sớ giải cuốn “Duy Thức nhị thập tụng luận” của Vasubandhu. Duy Thức Quán ● Phép quán của môn Duy thức, không ở ngoài ba tánh: 1. Biến kế sở chấp tính: khi một hiện tượng xảy ra, nhưng hoàn toàn là hư vọng không thật, do óc tưởng tượng chủ quan bày đặt ra (biến kế) rồi chấp là có thực. 2. Y tha khởi tính: mọi sự vật đều do nhân duyên hòa hợp cấu thành, không có thực thể. 3. Viên thành thực tính: đó là chân như, tồn tại thật sự, và là chỗ dựa của tánh y tha khởi. Duy Thức Tu Đạo Ngũ Vị ● Năm thứ bậc tu hành của môn Duy thức: 1. Tư lương vị là thứ bậc chuẩn bị điều kiện (gọi tắt là tư lương) để tu đạo. 2. Gia hạnh vị là thứ bậc tu tập những đức hạnh cần thiết. 3. Thông đạt vị là thứ bậc kiến đạo (thấy đạo), cả hai chấp ngã và pháp đều được đoạn trừ. 4. Tu tập vị là thứ bậc tu đạo, từ sơ địa cho tới thập địa. 5. Cứu cánh vị là quả vị Phật. Duy Thức Viên Giáo ● Nhà Duy thức học cho rằng giáo lý Duy thức là hoàn chỉnh và viên mãn, không còn có thiếu sót. Duy Thức Vô Cảnh ● Thuyết căn bản của môn Duy thức học, cho rằng ngoại cảnh là do thức biến hiện, không thể tồn tại tự nó. Thức ở đây là thức A lại da, không phải là ý thức. Cận Sự Nữ ● Upasika. Gái cận sự. Bổ cũ xưng là Ưu bà di, bổn mới xưng là Ô ba ty ca, dịch là Cận sự nghĩa là thân cận nơi Tam bảo, phụng sự đức Như Lai vậy. Ẩn Tích ● Che dấu vết tích. “Mai danh ẩn tích bây chầy náu nương” (Lục Vân Tiên) Ba Đời ● Quá khứ, hiện tại, vị lai. Sách Hán gọi là tam thế. Như nói Tam thế Phật, tức là các đức Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Ba La Nại ● S. Bénarés. Thành trì của nước Vàrànasì (Ba La Nại Tư) ở Ấn Độ cổ đại có Vườn Lộc Dã, nơi Phật Thích Ca thuyết giảng đầu tiên pháp môn Tứ diệu đế (Bốn chân lý). Sau này Phật Thích Ca cũng hay qua lại đây giảng pháp, và an cư, kết hạ cùng với tăng chúng. Lậu Tận Thông ● 漏 盡 通; C: lòujìntōng; J: rojintsū; Năng lực thần thông do khi đã trừ sạch mọi phiền não (S: āsrava-k ṣ aya-vijñāna). Là một trong Lục thần thông ( 六 神 通 ). Thất Giác Phần ● Bảy phần giác ngộ. Cũng gọi là thất Bồ Đề phần, hay là thất giác chi. Kinh Trường A Hàm gọi là thất giác y, lý do không rõ. 1.Trạch pháp (S. Dharma pravicaya): Phân biệt chân với ngụy, chính với tà, phải với trái. 2.Tinh tiến (S. Virya) 3.Hỷ (S. Priti) 4.Khinh an (S. Prasrabdhi): thân tâm nhẹ nhàng. 5.Niệm (S. Smirti): nghĩ nhớ đúng đắn, không quên. 6.Định (S. Smadhi): tư tưởng tập trung vào đối tượng cần thiết, không tán loạn. 7.Hành xả (S. Upeksaka): tâm quân bình, bình thản, không bị chi phối do bất cứ yếu tố nào, dù nội tâm hay ngoại cảnh. Kiến Tư ● Gọi tắt kiến hoặc và tư hoặc. Thấy sự vật một cách điên đảo sinh ra kiến giải sai lầm gọi là kiến hoặc. Còn tư hoặc chủ yếu chỉ những sai lầm trong tư duy, lập luận. Bởi vì, có thể nhìn thấy đúng, nhưng lại rút ra kết luận sai lầm, do tư duy sai lầm. Nguyện ● Lời phát quyết tâm của người tu đạo. Vd, khi Phật Thích Ca ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề, đã phát ra lời nguyện “Dù cho xương khô, máu cạn, nếu không đạt đạo, ta thề không rời khỏi cây này.” Phật A Di Đà có 48 lời nguyện trong đó có lời nguyện tiếp dẫn những người tin và niệm danh Phật về cõi Cực Lạc phương Tây là nơi giáo hóa của Phật A Di Đà. Phật tử tu hạnh Đại thừa thường phát ra bốn lời nguyện lớn là: “Chúng sinh không số lượng, thề nguyện đều độ khắp, Phiền não không cùng tận, thề nguyện đều dứt sạch, Pháp môn không kể xiết thề nguyện đều tu học, Phật đạo không gì hơn, thề nguyện được trọn thành.” Chi Lâu Ca Sấm ● S. Lokasema. Cao tăng xứ Nhục Chi (Trung Á) đến Trung Quốc vào năm 147 Tl hay là 164 Tl và phiên dịch nhiều kinh điển tại kinh đô Lạc Dương cho tới năm 186 TL. Không Hải ● 空 海; J: kūkai; 774-835, còn được gọi là Hoằng Pháp Ðại sư (j: kōbōdaishi); Cao tăng Nhật Bản, người sáng lập Chân ngôn tông (j: shingon) – dạng Mật tông tại Nhật. Sư tu học Mật tông tại Trung Quốc và về Nhật mở đạo trường tại núi Cao Dã (j: kōya), về sau trở thành trung tâm của Chân ngôn tông. Năm 17 tuổi, Sư đã viết luận về Nho, Lão và Phật giáo và tác phẩm Thập trụ tâm luận – Sư biên soạn bộ này dưới lệnh của Thiên hoàng – nói rõ đạo lí cơ bản của Chân ngôn tông. Sư cũng mở trường dạy nghệ thuật và khoa học, chấp nhận mọi người theo học, dạy các môn học thế gian và siêu thế gian, kể cả đạo lí của Khổng Tử và Lão Tử. Sư cũng nổi danh trong các ngành khác như hội họa, điêu khắc và kĩ thuật. Sư rất quan tâm đến việc học Phạn ngữ vì cho rằng chỉ với ngôn ngữ này, ý nghĩa của những Man-tra và Ðà-la-ni mới thể hiện trọn vẹn. Sư và các môn đệ cũng là những người đầu tiên kết hợp truyền thống Thần đạo (j: shintō) với Phật giáo và đưa các vị Tổ của Thần đạo lên hàng Bồ Tát. Sư sinh trưởng trong một gia đình quí tộc. Năm 791, Sư vào một trường dạy Nho và cũng trong năm này, mới 17 tuổi, Sư viết Tam giáo chỉ qui, một bài luận về ba học thuyết thời bấy giờ là Phật, Khổng và Lão giáo. So sánh với đạo Phật, Sư nêu ra những giới hạn của Khổng, Lão. Theo Sư thì đạo Phật đã dung chứa những yếu tố của Khổng, Lão. Tác phẩm Thập trụ tâm luận (Mười bậc trên đường học đạo) của Sư được xem là quan trọng nhất, vượt xa năm tác phẩm Phật giáo khác cùng được trình cho nhà vua thời bấy giờ. Tác phẩm này bao gồm mười chương, trình bày mười cấp phát triển một ý thức giác ngộ. Sư là người đầu tiên tại Nhật dùng phương pháp so sánh một học thuyết với học thuyết khác để làm sáng tỏ một quan điểm. Mười bậc trên đường học đạo theo Thập trụ tâm luận của Sư gồm có: * Cấp 1 là thế giới như của súc sinh, thế giới không kiểm soát được tham dục, thế giới không hề có ý thức Giác ngộ; * Cấp 2 là Khổng giáo, là nơi thực hiện các đức hạnh thế gian, nhưng không quan tâm đến ý thức giác ngộ; * Cấp 3 là Lão giáo, mà các tín đồ tin tưởng nơi một tầng trời đầy hoan lạc bằng cách tu tập thiền định; * Cấp 4 là cấp của Thanh văn thừa của Tiểu thừa, tin vào tính Vô ngã vì cái ngã chỉ do Ngũ uẩn tạo thành; * Cấp 5 là cấp Ðộc giác Phật, là người đạt tri kiến về Mười hai nhân duyên, về sự vô thường, vô ngã và là người đã chấm dứt sự phát sinh của Nghiệp; * Cấp 6 là cấp của tông Pháp tướng (j: hossū-shū); * Cấp 7 là cấp của Tam luận tông, * Cấp 8 là cấp của Thiên Thai tông, * Cấp 9 là cấp của Hoa nghiêm tông * Cấp 10 là Chân ngôn tông. Sư cho rằng chín cấp trước đều do “bệnh của tư tưởng” mà thành, chỉ có cấp 10 mới chứa đựng chân lí đích thật. Bảo Vương ● Tiếng Tôn xưng Phật. Đức Như Lai là bực có công đức nhiều hơn tất cả các chúng sanh, các nhà tu học, ngài là bực đáng Tôn kính, đáng quý trọng hơn hết, cho nên kêu là Bảo Vương. Lăng nghiêm chú: Nguyện kim đắc quả thành Bảo vương, hoàn Ấn Độ như thị Hằng sa chúng. Thất Ly Phật Thệ ● S. Srivijaya. Vương quốc Phật giáo hùng mạnh, tồn tại ở Indonesia, cụ thể là ở đảo Sumatra (Palembang), từ thế kỷ thứ VII. Vào thời gian này, theo một tài liệu của du tăng Trung Hoa nổi tiếng Nghĩa Tịnh, các đảo quốc ở vùng Nam Hải, đều theo Phật giáo. Riêng ở Srivijaya đã có tập trung hơn 1.000 tăng sĩ. Chính Quán ● Quán sát, quán tưởng đúng đắn, hợp với chính pháp. Vd, quán thân người là không trong sạch, quán mọi cảm thọ đều là khổ, quán tâm thức là vô thường, niệm sinh diệt, quán các pháp, sự sự vật vật đều không có thực thể (vô ngã). Thiền Viện ● 禪 院; J: zen'en; Là nơi tu tập của những người theo Thiền tông . Thiền sư Bách Trượng là người đầu tiên sáng lập Thiền viện và những quy củ tổ chức ở đây. Ác Tính ● Tính ác, bất thiện. Một trong ba tính. Hai tính kia là thiện tính [tr.24] (tính thiện lành) và vô ký tính (không thiện không ác). Phi Trạch Diệt ● 非 擇 滅; S: apratisaṃkhyā-nirodha; Là diệt độ không cần sự cố gắng, vô tình, không phụ thuộc, không dựa trên Bát-nhã (s: prajñā), không phân biệt, phân tích (phi trạch). Ðây là một trong những Pháp (s: dharma) không phụ thuộc (Vô vi) trong học thuyết của Nhất thiết hữu bộ (s: sarvāstivāda) và Duy thức tông (s: yogācāra). Ác Quả ● Đồng nghĩa với ác báo. Bát Chánh Đạo ● Cũng gọi là Bát thánh đạo. Tám con đường đạo chân chính, hay tám con đường thánh đạo, do đức Phật vạch ra, nếu tu tập theo tám con đường này sẽ được giác ngộ và giải thoát, trở thành bậc Thánh, vì vậy gọi là Thánh đạo. Trong bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Vườn Nai, gần thành phố Bénares, Phật giảng thuyết Bốn đế, tức là bốn Chân lý: 1. Chân lý về sự khổ, gọi là Khổ đế. 2. Chân lý về những nguyên nhân của sự khổ, gọi là Tập đế. 3. Chân lý về cảnh giới Niết Bàn sau khi đã đoạn diệt mọi khổ đau, gọi là Diệt đế. 4. Chân lý về con đường đạo, đoạn diệt mọi khổ đau, dẫn tới cảnh giới an lạc tuyệt đối tức Niết Bàn, gọi là Đạo đế. Bát chánh đạo tức là Đạo đế. - Kinh sách tiếng Pàli thường dịch là con đường đạo tám nhánh, và các sách Anh ngữ cũng dịch theo như vậy (The Eightfold path). Tám nhánh của con đường đạo diệt khổ như sau: 1. Chánh tri kiến: nhận thức, hiểu biết đúng đắn thế nào là thiện, ác, thế nào là khổ, nguyên nhân của khổ, cảnh giới diệt khổ, và con đường đạo dẫn tới diệt khổ. 2. Chánh tư duy: suy nghĩ đúng đắn, lập chí hướng đúng, dựa vào trên nhận thức và hiểu biết đúng đắn. 3. Chánh ngữ: lời nói đúng đắn, không nói dối, không nói ác, không nói chia rẽ, làm mất đoàn kết, không nói lời vô nghĩa, nói đúng thời, đúng chỗ và nói dối có ích. 4. Chánh nghiệp: hành động đúng đắn, tức là không lấy của không cho, không tà dâm, không giết hại. 5. Chánh mạng: sinh sống chân chính, không sinh sống bằng những nghề như buôn gian bán lận, buôn người, buôn vũ khí, buôn thuốc độc v.v… 6. Chánh tinh tấn: siêng năng đúng đắn, bỏ việc ác đã làm, tránh việc ác chưa làm, tiếp tục làm việc thiện đang làm, làm những việc thiện chưa làm. 7. Chánh niệm: nghĩ nhớ chân chánh, không nghĩ nhớ chuyện tà bậy. 8. Chánh định: tập trung tư tưởng chân chính, dẫn tới trí tuệ bừng sáng, dẫn tới giác ngộ và giải thoát. Du Già ● S. Yoga. Có nghĩa hòa hợp, hòa nhập. Theo lý thuyết Du Già, thì đó là sự hòa nhập của Atman, tức là ngã nhỏ của mỗi người vào cái Ngã lớn (Brahman) của toàn vũ trụ. Sự hòa nhập này được thực hiện trên nhiều mặt: hoàn cảnh, phương pháp thực hành, nguyên lý đúng đắn, và kết quả tức là sự giác ngộ. 1. Liên hợp, kết hợp được thân tâm với giáo pháp tu hành. Nói cách khác, luyện thân, tu tâm theo đúng pháp. 2. Chế ngự, điều hòa được thân tâm. Theo học phái Ấn Độ Số Luận-Du Già (Samkhya-Yoga) thì Yoga có nghĩa là sự kết hợp giữa cái Ta nhỏ trong thân người (Jivatma –cũng gọi là mạng ngã) với cái Ta lớn (Đại Ngã) của vũ trụ (Paramatma). Ái Tâm ● Lòng thương yêu. Chấp Ngã ● Chấp trước có cái ta riêng biệt. Vd, chấp có linh hồn thường còn. A Dục Vương Tháp ● Tháp vua A-dục. Thật ra là tháp thờ Xá-lợi Phật, tương truyền do vua A-dục xây dựng ở khắp nơi trong nước và cả ở những nước lân cận. Tương truyền, có tới 84.000 tháp như vậy. Các tháp ở Trung Hoa (19 tháp) có nhiều khả năng hơn là được xây dựng dựa theo mô thức các tháp thực sự do vua A-dục đã xây ở Ấn Độ. Phóng Diệm Khẩu ● 放 焰 口; C: fàngyànkǒu; nghĩa là “Phóng thả những miệng đang cháy”; Một nghi lễ dành cho người đã chết. Diệm khẩu là một loại Ngạ quỉ. Buổi lễ này – vốn bắt nguồn từ hệ thống Tan-tra của Mật tông – được thực hành với mục đích giải thoát những con quỉ đói ra khỏi những cảnh khổ đau của địa ngục và tạo điều kiện cho chúng tái sinh trở thành người hoặc bước vào những Tịnh độ. Lễ này rất được ưa chuộng và phổ biến, được các thân quyến của những người chết tổ chức thực hiện và cũng có khi được thực hiện chung với lễ Vu-lan-bồn (s: ullambana). Ngày nay, buổi lễ này không thuộc vào một trường phái nhất định nào của Phật giáo. Lễ Phóng diệm khẩu kéo dài khoảng 5 tiếng và được thực hiện vào buổi tối bởi vì trong thời gian này, quỉ đói dễ di chuyển kiếm ăn hơn. Các vị tăng thực hiện nghi lễ này đều mang mũ đỏ hoặc vàng dưới dạng một vương miện, sử dụng những khí cụ thuộc Mật giáo như chuông, Kim cương chử (s: vajra) và kêu gọi Tam bảo hỗ trợ. Sau đó, các vị mở cửa địa ngục bằng những thủ ấn, khế Ấn, mở những “miệng đang cháy” và rót nước dịu ngọt vào, một loại nước trước đó được ban phép lành bằng những Man-tra. Ngay sau đó thì những Diệm khẩu này Qui y tam bảo, Thụ giới Bồ Tát. Nếu buổi lễ này được thực hiện nghiêm chỉnh với kết quả tốt thì những quỉ đói có thể lập tức tái sinh vào cõi người hoặc một tịnh độ. Lễ này còn được thực hiện đến ngày nay tại các nước Ðông, Ðông nam á, đặc biệt là tại Ðài Loan (taiwan) và Hương Cảng (hongkong). Theo truyền thuyết thì lễ này bắt nguồn từ Tôn giả A-nan-đà. Sau khi nằm chiêm bao thấy những Diệm khẩu, Tôn giả sợ hãi. Ðể ngăn ngừa khả năng tái sinh thành loài quỉ đói này, Tôn giả bèn tham vấn đức Phật và Ngài liền đọc chú Ðà-la-ni (s: dhāraṇī) để cứu giúp chúng. Hai Nghiệp ● H. Nhị nghiệp. Có nhiều cách phân biệt: - Cách thứ nhất: 1. Nghiệp thiện 2. Nghiệp ác. - Cách thứ hai: 1. Dẫn nghiệp: loại nghiệp dẫn tới tái sanh vào các cõi sống khác nhau như cõi Trời, cõi người, cõi súc sinh, cõi A tu la, cõi quỷ đói, địa ngục. 2. Mãn nghiệp; loại người bổ sung cho dẫn n. vd, do dẫn nghiệp, một chúng sinh được tái sinh làm người. Do mãn nghiệp, con người đó sẽ thông minh hay đần độn, đẹp hay xấu, sướng hay khổ v.v… Dẫn nghiệp ứng với quả báo chung (tổng báo), mãn nghiệp ứng với quả báo riêng (biệt báo) - Cách thứ ba: Tịnh Độ tông phân biệt có hai loại nghiệp, dẫn tới tái sinh vào cõi Cực Lạc phương Tây: 1. Trợ nghiệp: như bố thí, cúng dường, và hồi hướng cầu được vãng sinh. 2. Chánh nghiệp: Niệm danh hiệu Phật A Di Đà, nghĩ tới Phật A Di Đà với tâm không loạn, thường xuyên, kiên trì. Hộ Pháp ● S. Dharmapala. Luận sư Ấn Độ nổi danh, chuyên về Duy Thức luận, thâu tóm tinh hoa của môn Tâm lý học Phật giáo. Hộ Pháp truyền đạo cho Giới Hiền, là vị thượng thủ của chùa Na Lan Đà. Và say này chính cao tăng Trung Hoa Huyền Trang lại thụ giáo với Giới Hiền và cùng đệ tử là Khuy Cơ soạn bộ “Thành Duy Thức Luận”, trong đó ông trình bày chủ thuyết của Hộ Pháp về Duy thức. Che chở, bảo vệ chính pháp. Theo huyền thoại Phật giáo, có những loài Trời và loài quỷ thần, có duyên lành, được nghe pháp Phật và giác ngộ, quy y theo Phật pháp và nguyện bảo vệ chính pháp. Người ta gọi họ là những ông Thần Hộ pháp. Thường ở các chùa Việt Nam có tượng hộ pháp vẻ mặt dữ tợn, mặc quần áo nhà tướng, tay cầm long đao. Hộ Pháp Thần ● Chỉ Bốn thiên vương ở cõi Trời bốn Thiên vương, là cõi Trời thấp nhất trong số sáu cõi Trời Dục giới. Bốn vị thiên vương ngày từng phát lời nguyện hộ trì Phật pháp. Duy ● Suy nghĩ (động từ). Vd, trong hợp từ tư duy. Cũng dùng đồng nghĩa với duy, trong hợp từ duy nhiên, nghĩa là xin vâng, đồng ý. Lại có nghĩa: chỉ có. Duy Cảnh Vô Thức ● Chủ thuyết duy vật, đối lập với thuyết duy thức. Duy vật luận cho rằng chỉ có cảnh mà không có tâm. Duy Danh ● Chủ thuyết cho rằng sự vật chỉ có danh, tên gọi mà không có thực thể. Hữu Nhất Thừa Pháp Theo Kinh Pháp Hoa, thì Phật chỉ giảng có một thừa, tức là một giáo pháp mà thôi, dẫn tới giác ngộ và giải thoát. Nếu nói hai Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác) hay là nói ba Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát) thì chỉ là nói phương tiện, đê dắt dẫn chúng sinh vào nhất thừa (một thừa). Duy Khẩu Thực ● Tu sĩ nuôi sống mình bằng nghề chú thuật, bói toán. Cao Tăng ● Tăng sĩ có nhiều tuổi đạo tuổi đời, có đạo đức, có học thường được tôn xưng là cao tăng. Bảy Pháp ● (Làm cho tu sĩ được bạn đồng tu yêu quý) 1. Không thích lợi dưỡng; 2. Không thích được tôn kính, trọng vọng; 3. Không thích được tán thán, đề cao; 4. Biết xấu hổ, khi phạm lỗi; 5. Biết sợ hãi, khi phạm lỗi; 6. Ít ham muốn; 7. Chính kiến (Tăng Chi Bộ Kinh II, 437) Mười Hai Xứ ● Xứ: s, p: āyatana; Hán Việt: Thập nhị xứ ( 十 二 處 ); Gồm Lục căn (nội xứ; p: ajjhattāyatana) tức là sáu giác quan và Lục xứ, hay lục nhập, lục cảnh (ngoại xứ; p: bāhirāyatana), sáu đối tượng của chúng: 1. Nhãn xứ (mắt) 2. Sắc xứ (thấy được); 3. Nhĩ xứ (tai) 4. Âm thanh (nghe được); 5. Tỉ (mũi) 6. Hương; 7. Thiệt (lưỡi) 8. Vị; 9. Thân 10. Xúc; 11. Ý xứ hay tầm 12. Tâm pháp. Cảm Thành ● Tên Thiền sư Việt Nam, đệ tử Thiền sư Vô Ngôn Thông, và là tổ thứ hai của phái Thiền Vô Ngôn Thông, thế kỷ thứ 9. Sư quê huyện Tiên Du Bắc Ninh, trụ trì chùa Kiến Sơ. Chính ở đây, sư gặp vị Thiền sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông đi vân du qua đó, tôn làm thầy và được truyền tâm ấn, năm Canh Thìn, niên hiệu Hàm Thông thứ nhất (8500, sư không bệnh mà tịch, sau khi truyền tâm ấn hco đệ tử là Thiện Hội, làm tổ thứ ba của phái Thiền Vô Ngôn Thông (x. Vô Ngôn Thông). Quyền Năng ● Có sách Phật gọi là phép thần thông, mà tu sĩ Phật giáo thành tựu được nhờ tu thiền định. Trong sách Phật, thường nói tới những quyền năng như thấy xa, bấ chấp những chướn ngại (H. Thiên nhãn thông), nghe xa và nghe được những âm thanh cực nhỏ mà tai người bình thường không nghe được (H. thiên nhĩ thông); đi nhanh như bay, và bay bổng như chim cũng được (H. Thần túc thông). Đạo Phật vốn cho rằng, những quyền năng đó không có gì đặc biệt cả, bất cứ ai, kể cả những người không phải là Phật tử, nếu thực hiện tu định tâm, cũng sẽ thành tựu được những quyền năng như vậy. Các bậc tu hành đắc đạo, tu thiền định lâu năm thường có đủ những quyền năng như vậy, và cả những quyền năng khác nữa, nghĩa là họ không còn bị chi phối bởi những quy luật sinh-vật lý nữa, nhưng họ thường tránh không phô bày những quyền năng đó ra, sợ quần chúng bị mê hoặc. Những Phật tử tu theo Mật tông thường chú trong đến những quyền năng đó. Cũng có sách Phật gọi Phật giáo Mật tông là Phật giáo quyền năng. Hỏa Táng ● Sự mai táng bằng lửa. Ấy là thiêu xác rồi lấy tro tàn đem về chùa mà thờ, tro tàn của Phật kêu là xá lỵ thì đem thờ trong Bảo tháp. Bên Ấn Độ, có bốn cách mai táng người khác: Thổ Táng, Thủy Táng, Hỏa Táng, Lâm Táng Thủy Táng ● Đem xác người chết mà bỏ xuống sông xuống rạch cho cá ăn Thổ Táng ● Mai táng trên đồi, bên bờ cho thây mau rã Ngũ Hành ● Ngũ hành có nghĩa là 5 hành, có nhiều nghĩa : A.1. Bố thí hành 2. Trì giới hành 3. Nhẫn nhục hành 4. Tinh tiến hành 5. Chỉ quán hành .Đó là gộp hai độ Định, Tuệ trong Lục độ lại mà thành một hành Chỉ quán. B.1. Thánh hành ( Thánh hạnh ) : Chỉ việc Bồ Tát tu ba nghiệp giới, Định, Tuệ. 2. Phạm hành ( Phạm hạnh ) : Phạm có nghĩa thanh tịnh. Dùng tịnh tâm mà vận dụng từ bi, để cứu khổ đem lại sự an lạc cho chúng sanh. 3. Thiên hành ( thiên hạnh ) : Thiên đây là đệ nhất nghĩa thiên trong tứ thiên, tức là chân lý, Bồ Tát nhờ chân lý mà thành diệu hạnh. Đó là Thiên hành 4. Anh nhi hành ( anh nhi hạnh ) : Anh nhi hành ví với Nhân Thiên Tiểu Thừa. Bồ Tát dùng tâm bi thị hiện thành hạnh tiểu thiện của Nhân thiên Tiểu thừa. 5. Bệnh hành ( bệnh hạnh ): Bồ Tát vì đại từ đại bi mà hòa với hết thảy chúng sanh. Cũng có phiền não, cũng có bệnh khổ như chúng sanh. C. Ngũ hành còn chỉ 5 thứ : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ phối hợp với ngũ phương ( 5 phương) ..v..v.. Đây là 5 hành của đạo giáo Trung Quốc, không phải là Phật giáo Theo Tđph Hán Việt Cà Sa Ngũ Đức ● Năm đức của áo Cà Sa. Kinh Bi Hoa quyển 8. “Đức Thích Ca Như Lai, xưa kia đứng trước Bảo Tạng Phật thệ nguyện khi mình thành Phật thì mặc áo cà sa có đủ năm đức” : 1. Trong tứ chúng những điều sai trái nặng nề mà biết một lòng tâm niệm kính trọng Cà Sa thì liền được thụ ký Tam thừa. 2. Thiên long nhân quỷ nếu cung kính Cà Sa một chút, cũng liền đắc Tam thừa, bất thoái. 3. Quỷ thần và mọi người dù chỉ có một phần nhỏ, cho đến 4 tấc của áo Cà Sa thì ăn uống sẽ được đầy đủ. 4. Chúng sinh mắc điều sai trái, tâm niệm Cà Sa, sẽ nảy sinh lòng từ bi. 5. Giữa nơi chiến trận có được mảnh nhỏ Cà Sa, cung kính tôn trọng vật báu đó thì luôn được thắng trận. Theo Tđ Ph Hán Việt. Bình Sa ● Bimbisâra. Vua Bình Sa. Cũng viết: Tàn bà sa la. Vua nước Ma Kiệt Đề: Magadha, đồng thời với Phật Thích Ca. Xem: Tần bà sa la. An Lập ● Xác định lập trường, quan điểm hay một chủ thuyết nào đó một cách vững chắc yên ổn. Siêu Bạt ● Vượt lên khỏi đám người tầm thường, thế tục. Như: Siêu quần bạt tụy. Lướt khỏi các tai nạn, khổ não. Như Siêu bạt nạn khổ. Cực Hỷ Địa ● Bồ Tát từ khi phát tâm cho đến khi thành Phật quả, phải trải qua 10 cấp tu hành gọi là 10 địa. Cấp thứ nhất gọi là Cực hỷ địa, cũng gọi là hoan hỷ địa. Sau khi phát tâm cầu đạo Vô thượng Bồ đề, vị Bồ Tát cảm thấy trong lòng vô cùng hoan hỷ. Ca Diếp ● S. Kasyapa. Một vị đệ tử lớn của Phật Thích Ca. Thường gọi là Ma Ha Ca Diếp. Ma ha nghĩa là lớn, vĩ đại. Ma ha Ca Diếp là người chủ trì cuộc kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất, tại thành Vương Xá, ít lâu sau khi Phật nhập diệt. Ba vị Ca Diếp, tức ba anh em ông Ca Diếp đều xuất gia theo Phật Thích Ca. Không được nhầm ba ông Ca Diếp với Ma ha Ca Diếp. Phật Ca Diếp ● Một vị cổ Phật, là một trong bảy đức Phật đã từng giáo hóa ở cõi đời này trước Phật Thích Ca. Sư ● Thầy dạy. Trong đạo Phật, đàn ông xuất gia gọi là sư, đàn bà xuất gia gọi là ni. Sư Bác ● Đàn ông xuất gia, tương đối lâu năm và đã làm lễ thụ 10 giới Sa di. Sư Chú ● Người mới cắt tóc xuất gia, thường gọi là sư chú, chú tiểu, hay chú điệu. Các chú tiểu thường làm các công việc vặt trong chùa, như quét dọn, thỉnh chuông, thắp hương và phục vụ các vị sư lớn tuổi. Mới vào chùa, sư chú thụ lễ Tam quy, ngũ giới. Sư Cụ ● Những vị Tỳ kheo, thông thường ngoài 50 tuổi, được gọi là sư cụ. Đôi khi cũng gọi là Thượng tọa hay Hòa thượng. Sư Già ● Phụ nữ xuất gia lâu năm, đã thụ giới đầy đủ, gọi là Tỷ kheo ni hay sư già. Số giới đầy đủ của Tỷ kheo ni là 350 giới, trong khi số giới đầy đủ của Tăng chỉ là 250 giới. Sư Huynh ● Các tăng cùng học một thầy, tuổi xấp xỉ nhau, thường gọi nhau là sư huynh. Nói chung, những sư lớn tuổi hơn được gọi là sư huynh. “Dạy đem pháp bảo sang hầu sư huynh.” Sư Ông ● Sa di ngoài 20 tuổi, nếu được thụ giới đầy đủ 250 giới gọi là sư ông, hay là Tỷ kheo (theo tiếng Phạn Bikhnu). Sư Tổ ● Cư cụ có học trò phải đi trụ trì các chùa khác. Những người học trò này của các vị này, tôn xưng sư cụ (thầy của thầy) là sư Tổ, và chùa của vị sư Tổ ở thường được gọi là Tổ đình. Sư Trưởng ● Vị sư đứng đầu Tăng chúng trong một chùa hoặc tu viện. [tr.605] “Giác Duyên sư trưởng lòng thành liền thương.” (Truyện Kiều) Xà Quật ● Tên gọi tắt núi Kỳ Xà Quật (Grdhrakuta), cg, núi Linh Thứu hay Linh Sơn, gần thành Vương Xá. Là nơi Phật thường trú ngụ và giảng nhiều bộ kinh Đại thừa quan trọng như kinh Diệu Pháp Liên Hoa… Chánh Hạnh ● Hạnh tu chân chính, hợp với chánh pháp. Ở Ấn Độ, xưa kia cũng như hiện nay, có những tà đạo chủ trương những hạnh tu kỳ quặc như uống axít, ăn phân, bôi tro vào thân v.v… Đạo Phật bác bỏ những hạnh tu như vậy, giảng thuyết bát chính đạo tức là tám con đường tu đạo chân chính… Đại Thừa Thiên ● S. Mahayana deva. Danh hiệu tặng cho Huyền Trang, trong thời gian ông lưu học tại Ấn Độ. Một danh hiệu khác tặng cho ông là Moska deva (Mộc xoa đề bà – Giải thoát thiên). Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng ● S. Asamjna nasamjna. Từ ngữ dùng trong Đại Trí Độ Luận (Long Thọ soạn), để chỉ loại chúng sinh đã dứt trừ hết phiền não do tâm tưởng thô lậu (thô tưởng) gây ra ở các cấp sống thấp, vì vậy gọi là phi hữu tưởng. Nhưng lại vì không dứt được những phiền não vi tế do tâm tưởng vi tế nhỏ nhiệm (tế tưởng) gây ra cho nên gọi là vô phi tưởng. Luận Câu Xá gọi là phi tưởng phi phi tưởng. Ngoại đạo cho rằng, cõi này chính là Niết Bàn, người tu thiền, đạt tới cấp thiền phi tưởng phi phi tưởng, xem như nhập Niết Bàn. Nhưng Phật nói là chưa phải. Chúng sinh ở cõi phi tưởng phi phi tưởng vẫn ở trong vòng luân hồi sinh tử. Sách Tâm Địa Quán Kinh cho biết, chúng sinh ở cõi này phải qua tám vạn kiếp sẽ phải đọa xuống những cõi sống thấp hơn (Phật Học Đại Từ Điển). Kinh Phạm Võng thuộc Trường Bộ Kinh I nói có thuyết cho rằng, sau khi thân sắc bị hoại, cái ngã phi hữu tưởng, phi vô tưởng vẫn tồn tại. Phật bác thuyết này như là một trong 62 tà thuyết về ngã. Thiền Tông Chỉ Nam ● Vua Trần Thái Tông để lại hai cuốn sách Phật. một: Khóa Hư Lục, hiện nay vẫn còn, được dịch ra tiếng Việt và xuất bản nhiều lần. Cuốn thứ hai: Thiền tông chỉ nam bị thất lạc. Chỉ còn giữ lại được bài tựa. Nội dung cuốn sách hướng dẫn các phép tu thiền. Lợi Ích Của Bố Thí ● Đức Phật nói về lợi ích của sự bố thí. - Được quần chúng ưa mến… - Được người có trí thân cận, gần gũi. - Có tiếng đồn tốt đẹp. - Có đầy đủ lòng tự tín, đến bất cứ cuộc hội họp nào, cũng yên tâm không lo sợ. - Sau khi mệnh chung sẽ được sinh lên các cõi lành. (Tăng Chi II, 44) Tội Chướng ● Chướng ngại trên đường tu hành do các tội lỗi hiện tại hay quá khứ đã phạm. Tội Nghiệp ● Từ ngữ phổ thông trong dân gian để bài tỏ lòng thương xót đối với một người gặp khó khăn hay mắc nạn. Tội nghiệp quá: tội của nghiệp, tức nghiệp nhân xấu đã tạo ra từ trước. Tội Phước ● Từ đối nghĩa với phước (cũng gọi là phúc). Sách Phật thường ghép các từ đối nghĩa lại để tiện so sánh. “Luân hồi khổ não khá thương, Dữ lành tội phước kể tường chẳng sai.” (Toàn Nhật – Tam Giáo Nguyên Lưu Ký) “Mới hay tội phước bởi ta, Máy thiêng báo ứng ắt là không sai.” (Toàn Nhật – Tam Giáo Nguyên Lưu Ký) Đại Ngã ● Cái Ta lớn, tức là Chân Như, hoàn toàn tự tại, vắng lặng, trong sáng. Đạo Phật giảng thuyết vô ngã, tức là thuyết không có cái Ta riêng biệt, nhỏ hẹp, vốn là nguồn gốc của mọi phiền não và mê lầm. Thế nhưng những kinh sách Đại thừa vẫn nói 4 đức tính của Chân Như là Thương, Lạc, Ngã, Tịnh, tức là thương còn, an vui, tự tại, trong sạch. Ngã ở đây là cái Ta lớn, hoàn toàn tự tại siêu việt mọi chi phối và hệ lụy. Cần phân biệt với “Đại Ngã” (S. Brahman) mà đạo Bà-la-môn thường dùng. Theo ý nghĩa của đạo Bà-la-môn, Brahman là vị thần linh, chúa tể sinh ra vạn vật trong đó có cả loài người, và Tự ngã (Atman). Atman tức là linh hồn, bất tử, nếu tu hành đắc quả thì khi thân xác chết đi, Atman sẽ được hòa nhập vĩnh viễn vào Brahman. Brahman và Atman tuy tên gọi khác nhau, nhưng cùng thể chất và nhập vào nhau theo thuyết Brahman-Atmanailkyam (H. Phạm ngã đồng nhất) Dị Thục Quả ● S. Vipaka-phala. Quả chín mùi mà đổi khác. Trước hết là tướng dạng khác. Gieo hạt mít, thành cây, kết hoa, quả. Thứ hai là thời gian khác. Từ khi gieo hạt mít cho đến khi có quả, phải trải qua một thời gian dài. Thứ ba là tính chất có khác. Hạt mít có mùi vị khác với quả mít thơm ngon. Trong phạm vi nhân quả thiện ác, vấn đề thấy còn rõ hơn. Tạo nhân ác thì chịu quả khổ. Quả khổ ấy không phải là ác, mà là vô ký, nghĩa là không thiện không ác. Bát Phong ● Tám ngọn gió, thường làm con người chao đảo trong cuộc sống là: được lợi hay bị thiệt hại, bị mạt sát hay được danh tiếng, được khen hay bị chê, được vui hay bị khổ. Câu Lư Châu ● S. Uttarakuru. Theo Địa lý học Phật giáo, thì đó là một cõi nước nằm ở phía Bắc của thế giới chúng ta. Biểu Giới ● Khi tăng sĩ thụ giới, bước lên giới đàn, long trọng nghe tuyên đọc giới luật sẽ được thụ trì, thì đó gọi là biểu giới. Qua sự thụ giới mà hình thành trong nội tâm cái gọi là giới thể, tuy không hình tướng, nhưng thật sự có tác dụng giúp tăng sĩ giữ giới luật không vi phạm. Giới thể đó gọi là vô biểu giới. Bổ Đặc Già La ● S. Pudgala. Hán dịch nghĩa là người hay là chúng sanh. Bổ nguyên có nghĩa là số, Đặc già, có nghĩa là thủ, tức là chấp thủ. La có nghĩa là thú, tức là cõi sống. Bổ đặc già La có nghĩa là nhiều lần, chấp thủ cái thân năm uẩn, do đó phải luân hồi mãi trong các cõi sống. ● Pudgala. Lúc nào cũng có thể đi đến các cảnh thú, nhận lấy các cảnh thú, mà không có lòng chán ngán. Hóa Tục Kết Duyên ● Tiến hành kết duyên, bằng phương tiện như bố thí, kết bạn, .v.v… nhằm mục đích hóa độ người phàm tục. Trong nhiều trường hợp, đồng sự (cùng làm việc)lào một phương tiện kết duyên tốt. Hóa Tướng Tướng hóa hiện của Phật và Bồ Tát, được các Ngài dùng để hóa độ chúng sinh. Áo ● Sâu xa, huyền nhiệm, khó hiểu, như nói nghĩa lý uyên áo. Trí ● Trí tuệ (S. Prajna), trí sáng suốt, hiểu biết sự và lý. Theo đạo Phật, trí tuệ không phát sinh một cách tự nhiên, mà chỉ phát sinh trên cơ sở giữ giới luật nghiêm minh (sống đạo đức) và định tâm (thiền định). Có thể nói trí tuệ là con đẻ của trì giới và tu định. Phật tử được khuyến tu trí và bi. Tu trí là rèn luyện phần trí tuệ. Tu bi là bồi dưỡng ở nơi mình lòng thương xót chúng sinh, thông cảm với nỗi khổ của chúng sinh, làm tất cả mọi việc có thể làm để giảm bớt nỗi khổ của chúng sinh, làm mọi công việc phúc đức. Tu trí cũng như nói tu tuệ. Tu bi cũng như nói tu phúc. Vì vậy mà có thành ngữ “Phúc tuệ song tu”. Long Hoa ● Tên cây. Trong các cuốn kinh nói về đức Phật Di Lặc (vị Phật tương lai ở cõi Sa Bà) có nói sau khi Phật Di Lặc thành đạo sẽ mở ba pháp hội gọi là Pháp hội Long Hoa, để thuyết pháp độ sinh. Các Pháp hội đó được mở trong vườn có cây Long Hoa. Hội Phật Thích Ca dự báo trước rằng, vị Phật tương lai sẽ nối nghiệp Ngài ở cõi này là Phật Di Lặc. Phật Di Lặc sẽ mở hội thuyết pháp đầu tiên là Long Hoa Hội. Sở dĩ có tên gọi này là vì Hội thuyết pháp đó sẽ được mở tại rừng cây hình con rồng, trở hoa màu vàng. Khác với Phật Thích Ca thành đạo dưới gốc cây Pippala (cây Bồ Đề), Phật Di Lặc sẽ thành đạo dưới cây Long Hoa. Ý ● S. Manas hay Mana. Hán dịch nghĩa là tư lương (suy nghĩ, so đo, tính toán). Tư lương là một chức năng dễ thấy của tâm thức. Theo môn Duy Thức học, là thức thứ bảy trong số tám thức, và được gọi là thức Mạt Na. còn thức thứ tám gọi là Thức A Lại Gia. X. A Lại Gia. với nghĩa Thức thứ bảy là theo nghĩa hẹp của môn Duy Thức học. Còn ý, theo nghĩa rộng, là chỉ tâm thức nói chung. Ý Căn ● A. the mind sense. Một trong sáu căn. Là căn của ý thức, chỗ dựa của ý thức. Ý Giải ● 1. Sự giải thích bằng ý thức. (A. Intellectual explanation). 2. Sự giải thoát của ý thức. (A. Liberation of mind). Giới Giới là cảnh giới, lĩnh vực. Lĩnh vực hoạt động của ý. Ý Hành ● Hành tướng của ý. Khi mắt thấy sắc mà sinh ra niềm vui trong tâm (hỉ), gọi là hỉ hành của nhãn thức. Mắt thấy sắc mà sinh ra lo (ưu), đó là ưu hành của nhãn thức. Hay là, mắt thấy sắc mà tâm không vui, cũng không lo, đó là xả hành của nhãn thức. Hỉ hành, ưu hành, xả hành của nhãn thức, gọi chung là ý hành của nhãn thức. Đối với năm thức của tai, mũi, lưỡi, thân và ý đều có sự phân biệt như vậy. (Kinh Giới Phân Biệt, Trung Bộ III, tr. 410) Ý Học ● Cũng như nói tâm học. Môn học về tâm, về ý. Ý Lạc ● Niềm vui trong ý nghĩ. Ý Lực ● Sức mạnh của ý. Ý Mã ● A. the mind as a horse. Tâm ý hay chạy nhảy, không đứng yên như con ngựa. Ý Ngôn ● Lời nói được tâm niệm trong ý thức, cũng có nghĩa: ý thức và ngôn ngữ. Ý Niệm Vãng Sinh ● Tâm ý luôn luôn cầu vãng sinh sang cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Ý Nghiệp ● Một trong ba nghiệp. Nghiệp do ý nghĩ tạo. Còn hai nghiệp kia: nghiệp do lời nói tạo ra (khẩu nghiệp) và nghiệp do thân tạo ra (thân nghiệp). Ý Sinh Thân ● Bồ Tát từ sơ địa trở lên mang thân này hay thân khác ra vào trong các cõi sống, đều do ý nguyện độ sinh. Vì vậy, thân đó của Bồ Tát không phải là do nghiệp sinh ra mà là do ý nguyện độ sinh. Cg, ý thành thân. Ý Tam ● Tam nghiệp bất thiện có ba là tham, sân, si. Ý Thành Thiên ● Chỉ những cõi Trời thuộc cõi Vô sẵc, ở đây, chúng sinh sống không cần ăn uống, mà chỉ sống bằng hoạt động của tâm lí. Ý Thú ● Hướng ý nghĩ. Xu hướng ý nghĩ. Ý Thủy ● Khi nhập thiền, vào định, tâm ý trong sáng như nước. Tịnh Nhục ● Thịt trong sạch (x. Thịt trong sạch). Tăng sĩ Nam tông không ăn chay trường như tăng sĩ Bắc tông. Họ được phép ăn thịt, nếu bản thân mình không thấy, không nghe con vật bị giết thịt, cũng không phải con vật bị giết thịt là để thết đãi mình. Khất Túc Song Đề Tán ● Theo chữ Tây Tạng là Khri-srong-Ide-btsan. Vua Tây Tạng (743-798 TL). Năm 747, vua đã mời cao tăng Phật giáo Padmasambhava (H. Liên hoa sinh thượng sư), là người sáng lập ra hình thức Phật giáo Lạt Ma (Lamaism) ở Tây Tạng, Mông Cổ. Vì mẹ vua là một công chúa Trung Hoa rất sùng đạo Phật cho nên vua cũng trở thành một Phật tử thuần thành và hết lòng hộ trì đạo Phật. Vua rất khuyến khích việc dịch Kinh Phật ra chữ Tây Tạng. Vua được sùng bái như là một hóa thân của Bồ Tát Văn Thù (x. Văn Thù). Hồng Danh ● Danh hiệu vĩ đại. Chỉ danh hiệu chư Phật. Hồng Danh Bảo Sám ● Bài Kinh thường tụng ở chùa gồm hai phần: phần đầu tụng lớn tiếng danh hiệu các đức Phật (Hồng danh) phần hai đọc những lời xám hối, bày tỏ lòng ăn năn hối hận về những lỗi lầm đã phạm trong thời gian qua. Hồng Giáo ● Phái Lạt Ma giáo, mặc áo đỏ và đội mũ đỏ ở Tây Tạng. Khác biệt với Hoàng giáo, là phái Lạc Ma giáo mặc áo vàng, đội mũ vàng hiện nay là giáo phái Phật giáo chính thống ở Tây Tạng. Hồng Liên Hoan Địa Ngục ● Địa ngục thứ 7 trong tám địa ngục nóng, ở đấy thịt của chúng sinh bị đốt nung cháy đỏ như hoa sen đỏ. Bà Phù Đa Ca Chiên Diên ● S. Pakudha Kaccayana. Một trong số 6 phái ngoại đạo đối lập với thuyết “Vô thường” của Phật Thích Ca đương thời. Phái này chủ trương sinh mệnh và vật chất đều thường trụ, bất diệt. Tất cả các vật đều do 7 yếu tố: địa, thủy, hỏa, phong, khổ, lạc, sinh mệnh nương vào nhau, hòa hợp mà thành. Sinh tử chỉ là một trường hợp tụ hay tán của bảy yếu tố trên, khi tán thì bảy yếu tố kia chỉ rời nhau ra, nhưng vẫn còn đấy. Sinh mệnh là một trong bảy yếu tố đó, nên vẫn thường còn. Lợi Ích Của Đức Tin ● Đức Phật nói, người có đức tin, có thể giúp người trong gia đình trưởng thành lên về 5 phương diện: - Về đức tin - Về giới hạnh, nếp sống đạo đức. - Về trí thức. - Về hạnh bố thí. - Về trí tuệ. (Tăng Chi II, 49) Bất Ngữ Thông ● Một danh hiệu khác của Thiền sư Vô Ngôn Thông, Tổ sư của dòng Thiền thứ hai ở Việt Nam (x. Vô Ngôn Thông). Pháp Sư ● Danh hiệu tôn kính gọi những bậc cao tăng tinh thông kinh điển, có tài thuyết pháp, giác ngộ chúng sinh. Những bậc cao tăng tinh thông cả ba tạng (x. ba tạng), như các ngài Đường Huyền Trang, Cưu Ma La Thập, được tôn gọi là Tam tạng pháp sư. Trong Tây Du Ký, gọi Đường Huyền Trang là Đường Tam Tạng. Quốc Giáo ● Tôn giáo chính của một nước. vd, hiện nay Phật giáo được nước Cộng Hòa Campuchia công nhận là quốc giáo. Dưới hai triều đại Lý, Trần ở Việt Nam, đạo Phật được công nhận là quốc giáo. Chấp Trì ● Nắm và giữ. Phạm Âm ● Tiếng nói, giọng nói của Phạm Thiên Vương, vua của cõi Trời Phạm thiên (x. Phạm thiên). Tiếng nói, giọng nói của Phật cũng là Phạm âm, vì tiếng nói, giọng nói của Phật trong trẻo, dịu dàng, ai nghe cũng ưa thích. Phạm âm là một trong 32 tướng tốt của Phật. Cg, Phạm thanh. Am Tự ● Am là chùa. Hợp từ gồm hai chữ đồng nghĩa. “Ở nơi am tự bạn cùng Hớn Minh” (Lục Vân Tiên) Phá Địa Ngục ● Phá cửa địa ngục, để giải thoát cho những chúng sinh bị giam giữ. Có thể đây là một nghi thức của Phật giáo Mật tông, bao gồm cầu nguyện và hát bài tán Phật. Bốn Cách Trả Lời ● Khi được hỏi đạo, có thể có bốn cách trả lời: 1. Trả lời dứt khoát, theo một hướng, hoặc khẳng định hoặc phủ định. 2. Trả lời bằng cách đặt câu hỏi phản đề. 3. Không trả lời, gác câu hỏi sang một bên. 4. Trả lời có phân tích. (Tăng Chi I, 404) Ma Ha Già Na Đề Bà ● S. Mahayanadeva. Pháp danh các sư Ấn Độ tặng Huyền Trang, khi Huyền Trang sang cầu pháp ở Ấn Độ. Dịch nghĩa là Đại Thừa Thiên. Đại Vực Long ● S. Dignaga hay Maha Dignaga. Hán thường dịch âm là Trần Na, là vị Luận sư Ấn Độ nổi tiếng về Nhân Minh học (Lôgíc) vào thế kỷ thứ 5TL. Bạt Đề Lợi ● S. Bhadrika. Con vua Amrtodana. Một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca. Vô Học ● S. Asaiksa. Bậc Thánh đạt tới trình độ không còn gì phải học thêm nữa. Không được hiểu nhầm vô học là vô học thức. Vô học ví như vàng ròng, không cần tinh luyện nữa. Tất cả các bậc Thánh, nếu chưa chứng quả A La Hán đều là những bậc Thánh hữu học. Đạo Pháp môn tu học để chứng quả A La Hán, đoạn trừ hết mọi mê hoặc của ba giới gọi là vô học pháp môn hay học đạo. Biệt Cảnh ● Cảnh giới riêng biệt, không phải là cảnh giới chung. Biệt Cảnh Tâm Sở ● Chỉ những tâm sở chỉ duyên vào loại cảnh riêng biệt của nó, không duyên vào một cảnh nào khác. Vd, dục là một biệt cảnh tâm sở. Nó chỉ duyên vào cảnh khả lạc, khả ái mà thôi, như là biệt cảnh của nó. Chỉ có biệt cảnh khả lạc, khả ái mới gây ra được tâm sở tham dục. A Hô ● (S. Ahu). Hán dịch nghĩa là “kỳ lạ thay!”. Một thán từ của Ấn Độ. Bảo Thọ ● Cây bằng thất bảo. Như những hàng cây ở cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà, kêu là Bảo thọ. Thân cây, nhành, lá hoa, quả…mỗi món đều do một món báu làm ra. Đồng nghĩa: Ngọc thọ. Hóa Pháp ● Phương pháp giáo hóa. Theo Tông Thiên Thai, để hóa độ chúng sinh, Phật Thích Ca dùng bốn phương pháp theo bốn thời giáo (gọi là hóa pháp tứ giáo): - Tạng (giảng dạy theo ba Tạng kinh điển); - Thông (nội dung giảng, thông suốt với các trình độ khác nhau của chúng sinh, mọi người nghe đều được lợi ích, A. Interrelated); - Biệt (nội dung giảng chỉ thích hợp với một số người trình độ cao, A. Differentiated); - Viên (giáo lý tròn đầy, hoàn thiện, chỉ trực tiếp vào thực tại, A. Complete, all-embracing). Thế Phát ● Cắt tóc. Cắt tóc đi tu. Ở các chùa Việt Nam gọi là xuống tóc. “Mới kêu Văn Quý vào kề, Cầm dao thế phát bèn ghi dạy truyền.” (Toàn Nhật Thiền Sư) Tứ Thập Nhị Chương Kinh ● Kinh 42 Chương nổi tiếng vì văn dịch rất hay, nghĩa lý bao quát cả Tiểu thừa và Đại thừa, là bộ kinh Phật đầu tiên được phiên dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán, do hai vị Cao Tăng Ấn Độ là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đến Trung Hoa vào đời Đông Hán, năm 67 triều vua Hán Minh Đế. Tâm Địa ● Tâm ví với đất, nơi sinh ra mọi sự vật. Mục đích của tu thiền là làm cho tâm thức vắng lặng, “vô niệm”, thì mầm giác ngộ (trí tuệ Bát nhã) sẽ tự nhiên tỏ bày. Thiền sư Bách Trượng nói “Tâm địa nhược không, tuệ nhật tự chiếu”. Nếu giữ được tâm thức vắng lặng không rỗng (vô niệm) thì trí tuệ (ví với mặt trời) tự nhiên chiếu sáng. Lạc Bang ● Sukhavati. Cõi nước an lạc. Tức là Thế giới Cực Lạc ở phương tây của đức Phật A Di Đà: Xem: Cực Lạc quốc. Năm Căn Tạo Nghiệp ● Có năm căn (5 yếu tố) có thể hỗ trợ cho việc tạo nghiệp (thiện hay ác). 1. Miệng 2. Tay. 3. Chân 4. Cơ quan sinh dục. 5. Hậu môn. Ma Ha Cầu Hy La ● S. Maha Kausthila. Tên một vị đại đệ tử của Phật Thích Ca. lúc ban đầu, ông theo đạo Bà-la-môn, về sau, quy y theo Phật Thích Ca, và sớm chứng quả A La Hán. Ba Tư Nặc ● S. Prasenajit. Vua xứ Sravasti, đồng thời với đức Phật, và là một Phật tử rất thuần thành. Cha của Virudhaka, sau này chiếm ngôi vua cha. Thiền Uyển Tập Anh ● Đầu đề cuốn sách lịch sử Phật giáo Việt Nam, có thể soạn vào đời nhà Trần, và xuất bản lần đầu tiên dưới đời Hậu Lê. Cuốn sách kể sự tích các thiền sư thuộc hai phái thiền Tì-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông. Bạch Mã ● Ngựa trắng. Tên chùa ở Lạc Dương, kinh đô nhà Hậu Hán ở Trung Quốc. Nơi hai tăng sĩ Ấn Độ đầu tiên đến Trung Hoa vào đời Hậu Hán, tức Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đến ở dịch nhiều bộ kinh trong đó có Kinh 42 Chương. Theo truyền thuyết, hai vị tăng này chở kinh trên con ngựa trắng đến chùa, vì vậy có tên gọi là chùa Bạch Mã. Đề Vị Ba Lợi ● S. Trapusa, Bhalika. Tên hai thương nhân, đã cúng dường mật và bột cho Phật Thích Ca, đang ngồi dưới gốc cây Bồ đề, sau ngày thành đạo. Bảo Tọa ● Chỗ ngồi quý báu. Người ở thế gọi chiếc ngôi quý báu của bực quốc trưởng lá bảo tọa. Nhà tu Phật gọi chỗ ngồi của Phật là Bảo tọa. Chừng Phật tịch, người ta lên cốt Phật, cái ngôi chịu lấy cốt Phật kêu là bảo tọa. Năm Hạ Phần Kiết Sử ● Kiết sử là phiền não. Hạ phần là phần dưới, cấp dưới. Năm hạ phần kiết sử thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham và sân. Có đoạn trừ ba kiết sử thân kiến, nghi, giới cấm thủ mới chứng được Dự Lưu, nghĩa là được xếp vào hàng Thánh, chỉ còn trở lui đời này nhiều nhất là bảy lần rồi nhập vào Niết Bàn. Nếu làm cho nhẹ bớt tham, sân thời chứng được Nhất Lai, chỉ còn trở lại một lần nữa tại cõi đời này rồi nhập Niết Bàn. Sau khi đoạn tận tham sân, thời chứng được quả bất lai, không còn trởi lui lại cảnh giới này, được hóa sinh lên thiên giới và từ đấy chứng Niết Bàn. - Thân kiến: là tà kiến chấp thân năm uẩn này là thường còn, thường hằng. - Nghi: là nghi ngờ, phân vân, do sự. - Giới cấm thủ: là chấp giữ một số giới khổ hạnh, xem là phương tiện có thể đưa đến giải thoát. - Tham: là tham ái, tham đắm. - Sân: là sân hận, hiềm hận. Chân Tâm ● Cái tâm chân thực, đã cởi bỏ mọi vọng tưởng, phiền não, phục hồi được bản tính thật có của chúng sinh là thanh tịnh, sáng suốt. Từ trái nghĩa là vọng tâm. Cửu hỗn phàm trần vị thức kim, Bất tri hà xứ thị chân tâm.” (Từ Đạo Hạnh) Dịch ý: Lâu ngày pha tạp với trần thế phàm tục, không biết được vàng, không biết chân tâm ở đâu. Bần Tăng ● Tiếng xưng hô khiêm tốn của người xuất gia. “Dạo chơi thế giới Ta Bà, Đâu đâu là chẳng cửa nhà bần tăng” (Toàn Nhật –Thiền Cơ Yếu Ngữ Văn) Căn Duyên ● Lấy căn tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên. Sách văn học của ta thường dùng từ căn duyên như là nguồn gốc, nguyên nhân: “Để cho được tỏ căn duyên” (Lục Vân Tiên) “Cũng có sách dùng từ căn do: “Đoạn sinh mới hỏi căn do sự tình” (Hoàng Trừu –Truyện thơ) “Xem khí sắc vẫn nên năm vẽ, Tưởng căn duyên âu hẳn ba sinh.” (Tần cung nữ oán Bái Công) Huyền Quang ● Pháp hiệu vị Tổ thứ ba của phái Thiền Trúc Lâm. Người làng Vạn Tải thuộc Bắc Ninh cũ, tỉnh Hà Bắc hiện nay. Đỗ trạng nguyên năm 21 tuổi. Sau khi được nghe tổ Pháp Loa thuyết pháp tại chùa Vĩnh Nghiêm (x.Pháp Loa), bèn từ quan xuất gia, được Pháp Loa đặt cho pháp hiệu là Huyền Quang. Sau khi Tổ Pháp Loa mất (1330), Huyền Quang kế vị làm tổ thứ ba của phái Thiền Trúc Lâm. Tổ Huyền Quang có tượng tại chùa Vĩnh Nghiêm hiện nay. Sư để lại các tác phẩm như: Ngọc Tiên Tập, Chư Phẩm Kinh, Công Văn Tập, Phổ Tuệ Ngữ Lục. Cuối đời, sư về chùa Côn Sơn, dạy đồ chúng và tịch ở đó ngày 23 tháng giêng năm Giáp tuất (1334). Cưu Ma La Thập ● Tiếng Phạn là Kumàrajìva. Vị pháp sư danh tiếng, người nước Quy Tư, tinh thông ba tạng kinh điển Phật giáo, qua Trung Hoa vào cuối thế kỷ thứ tư, và dịch gần 400 bộ kinh từ chữ Sanskrit sang chữ Hán, phần lớn là những kinh Đại thừa quan trọng. Mười Đại Luận Sư ● Hán Việt: Thập đại luận sư ( 十 大 論 師 ); Mười luận sư danh tiếng của Duy thức tông tại Ấn Ðộ sau thế hệ của Trần-na ( 陳 那; s: dignāga) và Pháp Xứng ( 法 稱; s: dharmakīrti), viết luận giải về Duy thức tam thập tụng (s: triṃśikāvijñāptimātratāsiddhi-kārikā) của Thế Thân ( 世 親; s: vasubandhu), đó là: 1. Thân Thắng ( 親 勝; s: bandhuśrī), 2. Hỏa Biện ( 火 辨; s: citrabhāṇa), 3. Ðức Huệ ( 德 慧; s: guṇamati), 4. An Huệ ( 安 慧; s: sthiramati), 5. Nan-đà ( 難 陀; s: nanda), 6. Tịnh Nguyệt ( 淨 月; s: śuddhacandra), 7. Hộ Pháp ( 護 法; s: dharmapāla), 8. (Tối) Thắng Tử ( [最]勝 子; s: jinaputra), 9. Thắng Hữu ( 勝 友; s: viśe ṣ amitra), 10. Trí Nguyệt ( 智 月; s: jñānacandra). Mười Hai Hạnh Đầu Đà ● Có sách Phật ghi 12 hạnh đầu đà như sau: 1. Áo làm bằng mảnh vải rách khâu lại (hiện nay, chúng ta thấy có một số tăng sĩ thuộc hệ phái khất sĩ ở miền Nam Việt Nam, mặc áo vàng làm bằng hàng chục mảnh vải khâu lại, có thể là biểu trưng cho hạnh đầu đà này). 2. Chỉ dùng ba bộ áo. 3. Khất thực mà ăn (hiện nay, các sư ở những xứ theo [tr.426] Phật giáo Nam Tông vẫn giữ hạnh này). 4. Chỉ ăn một bữa vào giờ ngọ (trưa), hoặc ăn bữa sáng (lót dạ) và bữa trưa. (Hiện nay các sư Nam tông vẫn theo hạnh này, nhưng họ không ăn chay. Trái lại, các sư Bắc Tông thì ăn cả bữa tôi nhưng lại ăn chay). 5. Không giữ tiền bạc, hay chỉ giữ một số của cải tiền bạc rất hạn chế. 6. Sống độc cư. 7. Sống trong nghĩa địa. 8. Sống dưới gốc cây. 9. Sống ngoài trời. 10. Không có chỗ ở nhất định. 11. Ngồi ngủ, không nằm ngủ. Hạnh 4 chia làm hai cho nên thành 12 hạnh: a, ăn mỗi ngày một hay hai bữa (sáng và trưa); b, Không ăn ngoài giờ quy định. Khi Phật còn tại thế, ông Ca Diếp là người tu hạnh đầu đà một cách nghiêm túc nhất. Ông được xưng tôn là “đầu đà đệ nhất”. Đời Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi xuất gia cũng tu hạnh đầu đà và được gọi là Hương Vân đầu đà. Hạnh đầu đà không phải là hạnh bắt buộc đối vỡi mọi tu sỹ. Khi Phật còn tại thế, tu sỹ thừng ở thành chúng, thành đoàn thể. Số tu sỹ sống và tu cô độc một mình như ông Ca Diếp chỉ là số ít. Bảo Sở ● Chỗ quý báu. Có hai nghĩa. Có hai nghĩa: Về vật chất, chỗ quý của thất bảo, chỗ để đồ trân bảo. Về tinh thần, tức là nghĩa bóng Niết bần, chỗ cứu cánh của nhà tu Phật. Long Thư Tịnh Độ Văn ● Tác phẩm phật học do Vương Nhật Hưu viết vào năm 1160 vào đời Tống nhằm truyền bá pháp môn Tịnh độ, là pháp môn tu, cầu vãng sinh về cõi Cực Lạc phương Tây của Phật A Di Đà. Ở Việt Nam, tác phẩm của Vương Nhật Hưu đã được Hòa thượng Chân Nguyên, đời Hậu Lê khắc bản in lai vào khoảng năm 1711. Chính dựa trên cuốn “LongThư Tịnh Độ Văn” mà Chân Nguyên đã soạn tập “Tịnh Độ Yếu Nghĩa” của mình. Ẩn Mật ● Dấu kín, không nói ra được, hoặc là vì trình độ người nghe không hiểu được, hoặc là vì bản thân vấn đề quá cao siêu, không thể dùng ngôn ngữ để nói trực tiếp được. Trái nghĩa với từ hiển chướng, nghĩa là bộc lộ rõ rệt. Đạo Pháp ● Những pháp môn tu hành của đạo Phật. Vd, niệm Phật A Di Đà là đạo pháp của những người Phật tử xuất gia và tại gia, cầu vãng sinh về cõi Cực Lạc phương Tây của Phật A Di Đà. Đạo Quả Kết quả đạt được nhờ tu đạo. “Tu hành chẳng kể thân hôn, Ắt nên đạo quả nào còn nghi chi.” (Toàn Nhật) An Ban ● (S. Anapana). Hơi thở vô, ra. Phương pháp tu định bằng cách theo dõi hơi thở vô, ra. Đàm Loan ● Cao tăng Trung Hoa đề cao pháp môn niệm danh hiệu Phật A Di Đà, để cầu vãng sanh về cõi Cực Lạc phương Tây. Ông viết cuốn Vãng sinh luận chú giải để tuyên truyền quan điểm của mình. Hai Loại Tà Kiến ● 1. Quan điểm hư vô chủ nghĩa (A. Nihilistic) phủ nhận lợi ích của nếp sống đạo đức, cho rằng: nếp sống đạo đức không đem lại hạnh phúc trên cõi thế. 2. Quan điểm của phái duy vật, phủ định mọi hạnh phúc siêu thế, chỉ đeo đuổi dục lạc vật chất thế gian. Tái Sinh ● Tái là trở lại. Sinh trở lại ở một đời sau. Các nhà Phật học hiện nay ưa dùng từ tái sinh hơn là từ luân hồi vì từ luân hồi có thể gây ảo tưởng có một linh hồn thường còn, quanh quẩn đầu thai trong thân này thân khác. Nhưng đạo Phật không thừa nhận có một linh hồn bất biến tồn tại độc lập với thân xác. Trong văn học, từ tái sinh cũng được dùng nhiều. “Tái sinh chưa dứt hương thề, Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.” (Truyện Kiều) “Cơ huyền diệu, hoặc thăng trầm chưa rõ, Thiêng thời về cố quận để hương thơm lửa sáng, Kiếp tái sinh lại nhận cửa tiền quân.” (Văn Tế Trận Vong Tướng Sĩ) Phổ Hóa ● 普 化; C: pǔhuà; J: fuke; ?-860; cũng được gọi là Trấn Châu Phổ Hóa; Thiền sư Trung Quốc dòng Mã Tổ, môn đệ của Thiền sư Bàn Sơn Bảo Tích. Sư nổi danh vì những hành động quái dị và những hành động này còn được ghi lại trong Lâm Tế lục. Sau khi Bàn Sơn tịch, Sư đến trợ giúp Lâm Tế hoằng hóa trong thời gian đầu. Khi việc đã xong, toàn thân biến mất không để lại dấu vết. Dòng Thiền của Sư được Thiền sư Tâm Ðịa Giác Tâm truyền sang Nhật với tên Phổ Hóa tông (j: fukeshū) Bàn Sơn sắp tịch, gọi đệ tử đến bảo: Có người vẽ được chân dung ta chăng? Tất cả môn đệ đều trình đã vẽ đến nhưng chẳng hợp ý Bàn Sơn. Sư liền ra thưa: Con vẽ được. Bàn Sơn bảo: Sao chẳng trình Lão tăng? Sư liền lộn nhào rồi ra. Bàn Sơn liền bảo: Gã này sau chụp gió chạy loạn đây. Như Thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch tiên đoán trước, Sư là người phụ giúp Lâm Tế Nghĩa Huyền hoằng hóa trong thời gian đầu tại Trấn Châu. Lâm Tế lục có ghi lại nhiều giai thoại của Sư với Lâm Tế. Một trong những câu chuyện thường được nhắc đến nhất là việc thiên hóa của Sư. Một hôm Sư ra giữa chợ hô hào xin người qua lại một cái áo dài. Ai cũng cho nhưng Sư không vừa lòng. Lâm Tế nghe vậy liền khiến một vị đệ tử mua một chiếc quan tài. Sư đến viện, Lâm Tế bảo: “Ta có cho ông cái áo dài rồi!” Sư bèn tự vác đi quanh chợ kêu lên rằng: Lâm Tế làm cho tôi một cái áo dài rồi. Tôi qua cửa Ðông Thiên hóa đây! Mọi người đua nhau theo xem, Sư bèn nói: “Hôm nay chưa, ngày mai ra cửa Nam thiên hóa! Cứ như thế ba ngày thì không ai đi theo và đến ngày thứ tư, một mình Sư ra ngoài thành, tự đặt mình vào quan tài, nhờ người đóng nắp lại. Tin đồn ra thì mọi người đổ xô lại, mở quan tài ra xem thì không thấy xác đâu, chỉ nghe trên không tiếng chuông văng vẳng xa dần. Ảo Hóa Tông ● Tông phái Phật giáo, do sư Đạo Nhất thành lập, đời Đông Tấn. Theo tông này thì tất cả các pháp thế tục đều là ảo hóa không có thật, duy có tâm là có thực mà thôi. Tâm được gọi là chân lý đệ nhất, còn tất cả các pháp khác đều thuộc về chân lý thế gian (thế đế). Viên Chứng ● Tên vị thiền sư trụ trì tại chùa Hoa Yên, trên núi Yên Tử, đã đón vua Trần Thái Tông, khi vua trốn lên núi để tu. Thiền sư đã khuyến dụ vua bằng những lời bất hủ, được sử sách chép lại: “Hễ đã làm nhân quân thì phải lấy ý muốn thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy lòng thiên hạ làm lòng mình”. (bài tựa Thiền tông chỉ Nam của Trần Thái Tông). “Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có trong tâm. Tâm lặng mà biết thì đó là Phật thật”… (bài tựa Thiền tông chí nam). Am Viên ● Vườn cây amra, tức cây xoài. Trên đường đi đến Kushinara để nhập Niết Bàn, Phật Thích Ca dừng lại ở Vaisali. Ở đây, nhận lời mời của kỹ nữ Ambapali, Phật đến dùng trai tăng cùng với tăng chúng tại nhà. Sau đó Ambapali cúng dường vườn xoài cho Phật và Tăng chúng để làm tịnh xá. Ambapali về sau cũng xuất gia làm ni và trở thành một A La Hán. - Theo Tịnh Độ tông thì những Phật tử, tu hành pháp môn niệm danh hiệu Phật A Di Đà, cầu vãng sinh qua cõi Cực Lạc phương Tây, thì khi lâm chung sẽ được như nguyện. Theo Kinh A Di Đà thì chúng sinh ở cõi Cực Lạc không phải sinh ra từ bụng mẹ (thai sinh) mà là từ hoa sen. Sen trổ hoa thì chúng sinh từ hoa sen mà ra. “Ta cầu tín niệm chí thành, Tòa sen sẵn trổ sớm dành cho ta.” (Toàn Nhật – Tam Giáo Nguyên Lưu Ký) A Nậu ● Aṇu (S), Atomic element Anurāja (S)A noa, cực vi, vi trần. Trung Luận ● Bộ Luận quan trọng của Luận sư Long Thọ (Nagarjuna), người sáng lập ra Đại thừa Không tông, vào khoảng thế kỷ Ii TL. Bộ Luận bao gồm 27 chương và 449 câu kệ. Gia Hạnh ● A. Added progress, intensified effort. Đức hạnh được tăng cường thêm để cầu tiến bộ trên con đường đạo. Cấp bậc tu đạo trước khi lên hàng Thánh. Ở cấp này, người tu hành thêm một số hạnh cần thiết để xứng đáng dự hành Thánh. Ngày xưa, dịch là phương tiện, nhưng sợ lầm với khái niệm “phương tiện thiện xảo của Phật” nên đổi là gia hạnh. Là cấp bậc tu hành thứ hai trong năm cấp bậc tu hành của Tông Duy Thức. Vô Cấu ● Cấu là dơ bẩn. Không chút dơ bẩn. Địa Cấp thứ hai trong 10 cấp tu hành của vị Bồ Tát. Đạt tới cấp hày, vị Bồ Tát đã thoát khỏi mọi cấu uế và nhiễm ô thế gian. Cg. Ly cấu địa. Nhẫn Hạnh nhẫn nhục thanh tịnh hoàn toàn, được vị Bồ Tát thành tựu khi đạt tới cấp Vô cấp địa. Di Lan Đà ● Ph. Ménandre; P. Milinda. Một vị vua gốc Hy Lạp, rất sùng đạo Phật, trị vì một xứ phía Tây Ấn vào thế kỷ I Công nguyên. Bộ kinh “Di Lan Đà hỏi đạo” rất nổi tiếng thuật lại những buổi đàm thoại giáo lý giữa vua Ménandre và cao tăng Nagasena. Một tên khác của bộ kinh là “Kinh Na Tiên Tỷ kheo” (Na Tiên tức là Nagasena). Chín Địa ● H. Cửu địa Chỉ cho 5 cõi thuộc Dục giới và 4 cõi thuộc Sắc giới. 5 cõi thuộc Dục gới là từ thấp đến cao: 1. Cõi địa ngục 2. Cõi quỷ đói 3. Cõi súc sinh (Ba cõi này thuộc cõi ác. Chúng sinh sống ở đây rất khổ). 4. Cõi người 5. Cõi loài Trời có lòng dục (Hai cõi người và cõi Trời có lòng dục đều là cõi lành. Bốn cõi Trời thuộc Sắc giới là những cõi Trời không có lòng dục). 6. Ly sinh hỷ lạc địa (cõi Thiền nhờ ly dục mà được hỷ lạc). 7. Định sinh hỷ lạc địa (cõi Thiền nhờ định tâm mà có hỷ lạc). 8. Ly hỷ diệu lạc địa (cõi Thiền nhờ bỏ hỷ mà có lạc kỳ diệu). 9. Xả niệm thanh tịnh địa (Cõi Thiền chỉ có một tâm xả thanh tịnh). Người tu thiền, chứng Sơ thiền, khi mệnh chung sẽ được sinh cõi Trời Ly sinh hỷ lạc địa. Người chứng cấp thiền thứ hai, sẽ sinh lên cõi Trời Định sinh hỷ lạc địa. Người chứng cấp thiền thứ ba, sẽ sinh lên cõi Trời Ly hỷ diệu lạc địa. Người chứng cấp thiền thứ tư sẽ sinh lên cõi Trời Xả niệm thanh tịnh địa. Mỗi cõi Trời như vậy lại chia thành nhiều thứ bậc. Trên đây là một cách hiểu khái niệm chín địa. ● Cách hiểu thứ hai gồm: năm cõi sống thuộc Dục giới thành một địa. Cộng thêm bốn cõi thuộc Sắc giới và bốn cõi thuộc Vô sắc giới, tất cả là 9 địa. Bốn cõi thuộc Vô sắc giới: 1. Không vô biên xứ địa (cấp thiền thứ hai của Vô sắc giới) 2. Thức vô biên xứ địa (cấp thiền thứ hai của Vô sắc giới). 3. Vô sở hữu xứ địa (cấp thiền thứ ba của Vô sắc giới) 4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa (Cấp thiền thứ tư của Vô sắc). Chúng sinh sống ở các cõi Trời Vô sắc giới có thọ mạng lâu dài khó tưởng tượng nổi. Chúng sinh ở cõi Trời thứ nhất thuộc Vô sắc giới , có thọ mạng 20.000 đại kiếp. Ở cõi Trời thứ hai, 40.000 đại kiếp. Ở cõi Trời thứ ba, có thọ mạng 60.000 đại kiếp. Và ở cõi Trời thứ tư thuộc Vô sắc giới có thọ mạng 80.000 đại kiếp. Thời gian một đại kiếp bằng thời gian hình thành và diệt vong của một vũ trụ thế giới. Hậu ● A. After, behind, posterior. Sau Báo Quả báo xảy ra ở đời sau, (ở kiếp sống trực tiếp sau kiếp sống hiện tại). Đó là do có nghiệp nhân không đủ sức chín mùi trong đời sống hiện tại thành hiện báo, mà phải chờ đến kiếp sau mới chín mùi và kết quả. Vd, trong Kinh Tiểu nghiệp phân biệt (Trung Bộ Kinh, cuốn 3) chép: “Nghiệp sát sinh đưa đến kết quả đời sau sống yểu mệnh và cũng có thể đọa vào cõi khổ.” “Nghiệp không sát sinh đưa đến kết quả là đời sau sống thọ và cũng có thể thác sinh lên cõi thiện lành.” Hậu Đắc ● Trí Trí tuệ nhờ tu học, tu tập mà có được, nhưng thực ra là bắt nguồn từ trí tuệ Bát Nhã vốn có sẵn trong mỗi người, cg = căn bản trí (A. Fundamental knowledge). Hậu Hữu ● Cái thân cuối cùng của vị A-la-hán hay Bồ Tát. Các vị này, sau khi mệnh chung, sẽ không còn tái sinh nữa. Còn có nghĩa là nghiệp báo đời sau. Hậu Lang ● Chùa Phật thường có bốn nhà giáp nhau thành hình chữ nhật. Nếu đi từ phía ngoài vào, hai [tr.280] nhà hai bên gọi là đông lang và tây lang. Gian giữa phía sau gọi là hậu lang. “Cấm rao nội tự trẻ già, Chớ ai thấp thoáng đền nhà hậu lang.” (Toàn Nhật –Hứa sử truyện văn) Hậu Quang ● Hào quang sau bức tranh hay bức tượng, biểu trưng cho uy lực đạo đức và tinh thần. Hậu Thân Bồ Tát ● Cái thân cuối đời của vị Bồ Tát, trước khi thành Phật ở cõi người này. Theo như Phật Thích Ca đã từng thọ ký, vị Phật tương lai ở cõi này sau Phật Thích Ca sẽ là Phật Di Lặc. Và hiện nay, cũng theo như Phật Thích Ca cho biết thì Bồ Tát Di Lặc đang giáo hóa ở cõi Trời Đâu xuất (Tushita) và được gọi là Hậu thân Bồ Tát, Cg. Phật bổ xứ. Thế Đời sau. Bố Đại Hòa Thượng ● Một cao tăng sống vào khoảng thế kỷ X TL. Bố đại là cái túi bằng vải. Vị tăng này đi đâu cũng đeo túi vải lớn trên vai. Hội họa và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc, Nhật và Việt Nam thường vẽ tranh hay tạc tượng vị Tăng này như một người béo, phốp pháp, cười rộng miệng. Theo truyền thuyết, ông là hóa thân của Phật Di Lặc. Diệu Hữu ● Chân không diệu hữu là khái niệm của Phật giáo nói lên cảnh giới tuyệt đối, không thể lấy bất cứ một thuộc tính nào của hiện tượng giới để mô tả. Cảnh giới Niết Bàn là có thật (hữu) và kỳ diệu. Dục ● S. Chanda hay Rajas, Kama; A. Passion, desire, love. Tham muốn, mong cầu. Phân biệt có năm dục, ba dục. Năm dục là lòng ham muốn: 1. sắc; 2. tham; 3. hương; 4. vị; 5. xúc. Ba dục là: 1. Hình mạo; 2. Tư thái; 3. Xúc chạm mềm mại. Sáu Trần ● Sáu ngoại cảnh, đối tượng tiếp xúc và nhận thức của sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức). Trần là bụi, có khả năng làm nhơ bẩn thân tâm. Nếu không biết giữ gìn, phòng hộ thì sáu trần khi tiếp xúc với thân tâm con người, có thể làm cho con người tham đắm, vướng mắc, theo đuổi, tạo ra các nghiệp. Sáu trần, theo thứ tự là: 1. Sắc (màu sắc, hình sắc) 2. Thanh (âm thanh) 3. Mùi (hương) 4. Vị (ngọt, đắng, cay v.v…) 5. Xúc (sự vật cảm xúc được, tạo ra các cảm xúc trơn, nhám, nóng lạnh v.v….) 6. Pháp là sự sự vật vật đối tượng nắm bắt của ý thức. Chân Trí ● Trí tuệ chân thật, thấu đạt sự lý. Các tên gọi khác là thánh trí, chánh trí. Ỷ Ngữ ● Nói thêu dệt, bay bướm thường là với dụng ý khiêu dâm. Sau này, các Tổ thay Ỷ ngữ bằng phiếm ngữ, là nói phiếm, nói lời vô nghĩa. Hay Vô nghĩa ngữ (lời nói vô nghĩa). Là một trong 10 điều ác mà Phật tử nên tránh (thuộc về điều ác bằng lời nói). “Miệng thời chớ nói trớ trinh, Ỷ ngữ, lưỡng thiệt buông tình ác ngôn.” (Toàn Nhật Thiền sư – Tam Giáo Nguyên Lưu Ký) Kinh A Hàm dùng từ uế tạp ngữ, thay cho ỷ ngữ. Uế là nhơ bẩn. Tạp là pha tạp, không có giá trị, như tiếng việt nói tạp nham. An Dưỡng Quốc ● Một tên gọi khác của cõi Cực Lạc phương Tây, nơi Phật A Di Đà đang giáo hóa. Đề Bà Bồ Tát ● S. Deva-bodhisattva hay Aryadeva hay Kanadeva. Hán dịch nghĩa Thánh Thiên. Học trò Long Thọ. Tác giả cuốn Bác Luận, cùng Long Thọ sáng lập ra Đại thừa Không tông, hay học phái Trung Quán. Thiên Nhĩ Thông ● S. Divyasrotra. Quyền năng siêu nhiên, nghe được những tiếng mà tai phàm phu không nghe được, phân biệt được. Là một trong sáu phép thần thông, có được nhờ công phu thiền định. Di Đà Tam Tôn ● Chỉ ba pho tượng thường thấy trên điện thờ Phật tại các chùa Việt Nam (lớp tượng thứ hai). Tượng giữa là tượng Phật A Di Đà. Tượng bên trái là Bồ Tát Quan Âm. Tượng bên phải là Bồ Tát Đại Thế Chí. Hai vị Bồ Tát này giúp Phật A Di Đà trong sự nghiệp tiếp dẫn chúng sinh vãng sinh về cõi Cực Lạc phương Tây để được giáo hóa và độ thoát (x. Cực Lạc). Tam Năng Biến ● 1.Trong thức tám, khi có một chủng tử nào chín muồi, gặp duyên biến hiện thuộc về dị thục năng biến. 2. Dù trong chủng tử đủ sức biến hiện, còn phải chờ thức bảy, ngày đêm suy lường chấp ngã, mới được biến hiện ra, thuộc về suy lường năng biến. 3. Hai thức thứ bảy và thức thứ tám, dù có tính năng biến, còn phải chờ thức thứ sáu liễu biệt lục trần (phân biệt rõ ràng) mới được sanh khởi hiện hành, thuộc liễu biệt năng biến; ba thức sáu, bảy, tám hợp tác biến hiện vũ trụ vạn vật, gọi là Tam năng biến. Hòa Tu Mật Đa ● S. Vasumitra. Hán dịch nghĩa Thế Hữu, vị cao tăng Trung Á, chủ trì cuộc Đại hội kiết tập kinh điển lần thứ tư ở Kashmir vào khoảng đầu Công nguyên. Đại Giác ● Giác ngộ lớn. Phật là bậc giác ngộ lớn. “Mười phương Đại Giác, tam thế hùng sư, Múa kiếm tuệ vào rừng tà, Thổi gió từ nơi nhà cháy.” (Khóa Hư Lục –Trần Thái Tông) ● Tên chùa lớn Maha Bodhi Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), gần cây Bồ Đề, nơi Phật thành đạo. Tăng sĩ Tăng Già Bạt Ma (S. Sanghavarma), người gốc Khang Cư (Sogdiane), dưới đời Đường đã xuất phát từ Trung Quốc sang Ấn Độ và lưu lại ở chùa Đại Giác, tổ chức lễ chiêm bái rất long trọng trong bảy ngày đêm. Sau vị sư này có qua Việt Nam (Giao Châu), gặp lúc xứ này bị đói, sư hàng ngày tổ chức phát chẩn giúp người nghèo. Vì thương cảm, sư hay khóc nên dân chúng ở đây gọi là vị Bồ Tát hay khóc (Thường đề Bồ Tát). ● Chùa ở làng Bồ Sơn tỉnh Bắc Ninh, nơi trụ trì của Hòa Thượng Phúc Điền, người có công nhiều trong việc giữ gìn, phiên dịch (ra văn Nôm) nhiều [tr.197] tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam có giá trị. Cây Báu ● Cây rất đẹp ở cõi Phật, làm bằng châu báu. Trong kinh A Di Đà, Phật Thích Ca giới thiệu cõi Cực Lạc phương Tây của Phật A Di Đà như một thế giới vô cùng an lạc sung sướng, cây cối đều làm bằng châu báu. “Chói lòa cây báu chen vàng, Lưới doanh bảy lớp, câu lan bảy trùng.” (Toàn Nhật Thiền sư- Hứa sử truyện văn) Mãn Nghiệp ● Nghiệp bổ xung. Phân biệt với dẫn nghiệp, là nghiệp dẫn tới sinh vào cõi này cõi khác. Vd, do dẫn nghiệp mà được làm người. Rồi do mãn nghiệp, mà con người sinh ra có thọ có yểu, có giàu có nghèo, có đẹp xấu v.v.. Dục Cầu ● Lòng tham muốn cầu thỏa mãn những dục vọng của mình. Dục Giác Giác là tri giác, hiểu biết. Sự hiểu biết về các dục vọng. Bảy Sức Mạnh ● 1. Niềm tin. 2. Tinh tấn nỗ lực. 3. Biết xấu hổ đối với lỗi lầm (tàm). 4. Biết sợ hãi đối với lỗi lầm (quý). 5. Luôn ghi nhớ điều thiện. 6. Có thiền định, tức là biết tập trung tư tưởng . 7. Có trí tuệ. (Tăng Chi II, 438) Cư Gia ● Cũng viết: Tại gia cư sĩ. Người ở tại nhà mình mà tu hành, giữ giới và làm theo lời dạy của Phật Thánh. (Xem: Ưu bà tắc. Ưu bà di) Phật Đường ● Trong chùa, nơi chính điện thờ Phật. Hiểu theo nghĩa rộng, mọi cảnh chùa am. Phật đường còn là một môn phái tu ở Việt Nam, không vào chùa, chỉ dọn lại nhà có nơi sạch sẽ thanh tịnh, rồi ở luôn ở đấy giữ giới, tụng kinh, niệm Phật. những người cùng môn phái truyền giới, truyền đạo cho nhau, họ không đến chùa, nhưng vẫn thờ các thầy Tỷ kheo truyền giới, truyền pháp như thường lệ. Bi Nguyện ● Lời nguyện từ bi của các đức Phật và Bồ Tát, như 48 nguyện của Phật A Di Đà, 12 nguyện của Phật Dược Sư. Bí Giáo ● Ph. Eùsotérisme. Cũng gọi là Mật giáo. Từ trái nghĩa là Hiển giáo, giáo pháp được trình bày rõ ràng, qua văn tự bình thường. Còn bí giáo là mật truyền giữa thầy và trò, thông qua những phương tiện như thần chú, chân ngôn, bùa phép v.v… mà người bình thường không thể hiểu. Thảo Đường ● Tên vị Thiền sư người Trung Hoa, lập ra phái thiền thứ ba ở Việt Nam, dưới đời vua Lý Thánh Tông. Hai phái thiền trước là phái Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi và phái Thiền Vô Ngôn Thông. Thiền sư Thảo Đường trước sang truyền đạo ở đất Chiêm Thành. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Trong số tù binh, có sư Thảo Đường. Về sau, biết ra, vua mời sư trụ trì tại chùa Khai Quốc ở kinh đô, mở lớp dạy học và truyền đạo. Học trò đến học rất đông. Sư lập ra phái Thiền Thảo Đường mà sư là sư Tổ. Người học trò đầu tiên được sư truyền tâm ấn là vua Lý Thánh Tông, làm Tổ thứ hai của phái Thiền Thảo Đường. Phái Thiền Thảo Đường truyền thừa được năm đời, gồm 19 người. Thiền sư Thảo Đường nguyên là đệ tử của thiền sư Tuyết Đậu Minh Giác ở Trung Hoa. Tuyết Đậu là tên núi. Vì sư Minh Giác tu ở núi Tuyết Đậu nên gọi là Thiền sư Tuyết Đậu. Tâm Ý Thức ● Tâm chỉ cho thức A lại da, có công năng tích tập và khởi lên mọi pháp (tập khởi). Ý chỉ Mạt na (thức thứ bảy) có công năng tư lương, so đo chấp thức A lại da là ta, là ngã. Thức chỉ cho ý thức và năm thức đầu có công năng phân biệt các pháp. Bồ Đề Lưu Chí ● S. Bodhiruci. Cao tăng Nam Ấn Độ đến Trung Quốc dưới đời Đường. Vốn tên là Đạt Ma Lưu Chí (Dharmaruci). Hoàng hậu Vũ Tắc Thiên đổi tên ông thành Bồ Đề Lưu Chí. Dịch 53 bộ kinh từ chữ Phạn sang chữ Hán.; S. Bodhiruci Cao tăng Bắc Ấn đến Lạc Dương (Trung Quốc) vào năm 508 TL, dịch 30 bộ kinh. Vạn ● S. Svastiko. Một trong 32 tướng đẹp của Phật, vị trí trên ngực của Phật. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này. Nhà độc tài phát xit Hitle cũng dùng phù hiệu này cho Đảng áo nâu của mình, nhưng đặt nghiêng. Dị Khẩu Đồng Âm ● Cái miệng khác nhau, nhưng cùng phát ra một âm thanh giống nhau, một lời giống nhau. Trong các pháp hội của Phật, đôi khi không phải một người, mà nhiều người cùng yêu cầu Phật nói pháp. Bảy Tội Lớn ● 1. Làm Phật chảy máu; 2. Giết cha; 3. Giết mẹ; 4. Giết một tu sĩ; 5. Giết thầy dạy; 6. Lật đổ, phá hoại Tăng chúng; 7. Giết một vị A-la-hán. Ái Tận ● Tên kinh thứ 37 trong Trung bộ kinh. Trong kinh, Phật giảng cho thiên chủ Sakka phương pháp đoạn tâm tham ái để được giải thoát. Trong Tạp A Hàm là “Kinh đoạn ái”. Ma Gia Phu Nhân ● Tên mẹ đẻ ra Phật Thích Ca, là vợ chính của vua Tịnh Phạn (Suddodhana). Theo truyền thuyết, bà nằm mộng thấy có con voi trắng sáu ngà từ trên trời bay xuống vào lòng bà. Sau đó, bà thụ thai. Phật sinh ra được bảy ngày thì bà qua đời. Năm Pháp Đem Lại Hạnh Phúc Đầy Đủ ● 1. Giới hạnh đầy đủ (tức nếp sống đạo đức đầy đủ). 2. Định tâm đầy đủ. 3. Trí tuệ đầy đủ. 4. Giải thoát đầy đủ. 5. Giải thoát tri kiến đầy đủ. (Tăng Chi II, 19) Ma Ha Tát ● Nếu nói đầy đủ là Ma ha Tát Đõa. Vị đại Bồ Tát, đã phát Bồ đề tâm lâu năm, đã tiến xa trên con đường đạo đến quả Phật. Hoa Đàm Đuốc Tuệ ● Hoa ưu đàm, một loại hoa rất quý và hiếm, ví với Phật Pháp không phải là dễ gặp. Đuốc tuệ là trí tuệ như đuốc sáng, xua sạch mọi mê lầm và phiền não. Cả hai trường hợp từ “Hoa đàm đuốc tuệ” đều là những từ ví dụ chỉ Phật Pháp: “Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên” (Cung oán). An Pháp Khâm ● Cao tăng người nước An Tức, đến Trung Quốc đời vua Vũ Đế nhà Tây Tấn, năm thứ 2 Thái Khang. Dịch bộ “A Dục Vương Truyện”. Oai Đức ● Têdjas. Oai thế và đức hạnh: phước đức. Có oai thì hàng phục người tà, việc ác, có đức thì hộ trợ người chánh, việc thiện. Có oai thì chúng kính sợ, có đức thì chúng yêu mến. Như oai đức của Phật, của Bồ Tát, của Minh vương. Diệu Pháp Luân ● Pháp luân là bánh xe pháp. Phật chuyển bánh xe pháp kỳ diệu, để hóa độ chúng sinh. Diệu Pháp Nhất Thừa Trong buổi đầu thuyết pháp, Phật nói rộng thành ba Thừa: Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa. Về sau quy lại chỉ có một Thừa gọi là Phật Thừa. Ý tứ là Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, hay Bồ Tát Thừa cũng đều là Phật Thừa, không có hơn có kém. Sự hơn kém chỉ là ở tình độ căn cơ của chúng sinh. Mọi tư tưởng hay phát ngôn về sự hơn kém trong giáo pháp của Phật đều sai lầm. Diệu Pháp Tạng Kho tàng chứa đựng diệu pháp. Tức là chân tâm của mỗi chúng sinh. Vốn có đủ tất cả mọi diệu pháp, mọi công đức. Diệu Pháp Thuyền Diệu pháp ví như con thuyền, có thể chở chúng sinh qua biển sinh tử luân hồi. Bố Thí Không Trú Tướng ● Khái niệm rút ra từ kinh Kim Cương. Người bố thí giữ tâm hoàn toàn bình đẳng, không phân biệt, không chấp vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không chấp vào tướng mình bố thí, tướng người được bố thí, và vật bố thí. Kinh Kim Cương cho rằng, bố thí không trú tướng là lối bố thí hoàn thiện nhất, và công đức là vô lượng. An Tọa Phật Sự ● Nghi thức đặt tượng Phật trên bàn thờ cũ hay tượng Phật mới. Nếu là thượng Phật mới, thì kết hợp với nghi thức gọi là khai quang điểm nhãn, tức là nghi thức vẽ mắt Phật. Tam Miệu Tam Bồ Đề ● S. Samyaksambodhi. Tam miệu, samyak là chân chính, hoàn toàn. Tam: khắp cả, cùng khắp. Bồ đề, bodhi: giác ngộ, hiểu biết. Tam miêu tam bồ đề là sự giác ngộ chân chính, hoàn toàn, cùng khắp, đó là sự giác ngộ của các đức Phật. Vì vậy mà sách Trung Quốc thường dịch Tam miêu tam bồ đề là Chính đẳng chính giác, Chính biến giác hoặc gọn hơn là Chính giác. Bát Sự Tùy Thân ● Tám món đồ đem theo mình. Phật độ cho năm vị Tỳ Kheo rồi, có tám món đồ đem theo mình là: Một bộ áo ba cái, Cái bát, Cái lu, đồ lót ngồi, Cái túi lược nước, Cây kim, Cuộn chỉ, Cây búa. Và chư Tỳ Kheo lữ hành hoặc ở nơi tinh xá, mỗi vị đếu có tám món đồ túy thân ấy. Khánh Hỷ Tôn Giả ● Ananda. Khánh Hỷ Tông giả tức A nan Đà Tôn giả viết theo nghĩa. Đại đệ tử, thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni, Tổ thứ hai trong hai mươi tám đời Tổ sư Tây thiên: Xem: A nan Đà. Linh Sơn ● 1. Tên ngọn núi nổi tiếng gần thành Vương Xá (S. Rajagriha), [tr.380] nơi Phật Thích Ca giảng bộ kinh Đại Thừa quan trọng, Diệu Pháp Liên Hoa. Cũng gọi là núi Linh Thứu. Thứu là con chim ó. Vì đỉnh núi có dạng con chim ó. Cũng gọi là núi Kê Túc. Kê túc là chân con gà. Vì chân núi có dạng chân gà. Cũng gọi là núi Kỳ Xà Quật. Hán dịch âm từ chữ Sanskrit Gradhakuta, tên núi. “Dốc một lòng lên núi Linh sơn” (Toàn Nhật Thiền sư) .Núi Linh sơn ví với cõi Phật. “Non Linh Thứu ai đem về đây, Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đấy!” (Huyền Quang – Vịnh chùa Vân Yên) 2. Tên một ngôi chùa lớn ở Đà Lạt, nơi đặt trụ sở của Giáo Hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng. Nhất Thời ● Trong giai đoạn mở đầu các Kinh Phật, thường ghi “một thời”. Không nói cụ thể ngày tháng năm, vì Kinh Phật lưu truyền tại nhiều xứ có cách tính niên đại khác nhau và dùng các thứ lịch khác nhau. Dị Phẩm Hữu ● Có dị phẩm. Như nói: mọi sự vật thế gian là vô thường. Có sự vật [tr.152] trong thế gian này là thường trú hay không, nếu có tức là dị phẩm hữu, nếu không có tức là dị phẩm phi hữu. Như nói: đã sinh ra làm người thì ai cũng có lòng tham. Nếu bác mệnh đề ấy, sẽ nói trong số những người sinh ra ở thế gian này, cũng có những người không có lòng tham, như Phật Thích Ca và các bậc Thánh đệ tử của ngài. A Xà Thế ● (S. Ajatasatru). Tên một ông vua vào thời Phật Thích Ca còn tại thế, trị vì nước Magadha (Ma Kiệt Đà), miền Trung Ấn. Ban đầu, vua báng Phật và chống Phật. Về sau hối lỗi quay lại quy y Phật và trở thành một Phật tử rất sùng đạo. Khi còn là Thái tử, ông đã giết vua cha Bimbisara (Tần bà sa la) và chiếm ngôi. Ông lên ngôi được tám năm thì Phật nhập Niết Bàn. Nhưng ông lại bị con mình giết và chiếm ngôi. Con vua A Xà Thế Uddeyabadde ở tại ngôi được 16 năm. Vương Xá ● S. Rajagaha. Thành Vương Xá là thủ đô nước Magadha, thuộc trung Ấn Độ là nước lớn nhất ở Ấn Độ, vào thời kỳ Phật còn tại thế. Thành Vương Xá sở dĩ nổi danh là vì: 1. Gần đấy có rừng tre (trúc lâm), do vua Bimbisara (Tần Bà Sa La) tặng Phật và Tăng chúng làm nơi hội họp và thuyết pháp. 2. Cũng gần thành Vương Xá, có núi Gridhrakuta (Hán dịch là Linh Thứu, nay Kỳ Xà Quật), là nơi Phật Thích Ca giảng nhiều bộ Kinh quan trọng như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa v.v…. 3. Tại thành Vương Xá, sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, đã tổ chức đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất, do ngài Đại Ca Diếp chủ tọa (Maha Kasyapa). Khóa Tụng ● Khóa lễ. Trong khóa lễ, niệm Phật, tụng kinh là quan trọng. Các buổi khóa tụng trong các chùa Việt Nam thường được tổ chức hai thời trong ngày, sáng sớm và chiều tối, và thường gồm các mục như dâng hương, trái quả, sám hối, niệm Phật, tụng các bài Kinh ngắn như Kinh Di Đà, Bát Nhã Tâm Kinh, phát nguyện và đọc bài hồi hướng công đức. Phật tử tại gia, nếu có bàn thờ Phật ở nhà cũng thường tổ chức khóa lễ ở nhà nhưng với nội dung đơn giản. Mộng ● A. Dream. Ngủ thấy mộng. Sách Phật thường ví cảnh vật như mộng huyễn, cảnh vật đổi thay như cảnh trong mộng, không có thật. Kinh Kim Cương yêu cầu quan sát tất cả các pháp hữu vi như là “mộng huyễn, bào ảnh”, mộng là cảnh trong mộng, huyễn là hư huyễn không có thực, bào là bọt nước, ảnh là ảnh tượng. Câu Sinh ● Cùng sinh với thân gọi là câu sinh. Ý nói có những phiền não, không phải do bị ảnh hưởng thế tục mà có, mà trong thân chúng sinh mới lọt lòng mẹ, đã sẵn có tiềm tàng rồi. Không kể các bậc Thánh như các vị Phật, Bồ Tát vì hoằng hóa độ sinh mà chủ động ra vào các cõi, còn thì tất cả chúng sinh do sự huân tập trải qua nhiều đời, cho nên mang theo trong mình những phiền não tiềm tàng như tham, sân, si, mạn v.v… Tri Túc ● Biết đủ, không tham muốn gì hơn. Trong Kinh Bốn Mươi Hai Chương. Phật nói: “Người giàu có nhất là người biết đủ”. Trong Kinh Di Giáo, Phật nói: “Người không tri túc tuy giàu mà nghèo, người tri túc tuy nghèo mà giàu.” Tri túc là một đức hạnh tốt đẹp của Phật tử, tại gia hay xuất gia. Đức hạnh tri túc cũng tương tự giống đức hạnh thiểu dục (ít ham muốn). Thắng Luận ● S. Vaisesika-sastra. Các bộ Luận của học phái Thắng Luận, một học phái ngoại đạo, tồn tại từ hồi Phật còn tại thế, do Luận sư Kananda thành lập, gọi là Thắng luận tông. Về sau, học phái này kết hợp với học phái Nyaya, trở thành học phái Nyaya-Vaisesika. Sư Các học giả và luận sư theo học phái Thắng Luận. Đà La Phiêu ● S. Dravya. Theo triết phái Nyaya của Ấn Độ cổ đại, mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều được cấu tạo bằng chín chất liệu cơ bản gọi là dravya. Đó là đất, nước, lửa, không khí, ête, (A. ether), thời gian, không gian, thần (A. soul) và ý (A. mind). Hai Nhẫn ● H. Nhị nhẫn; A. The two patiences or endurances 1. Chúng sinh nhẫn: Nhẫn nhục chịu đựng trong mọi trường hợp; A. Patience towards all under all circumstances. 2. Vô sinh nhẫn: Vị Bồ Tát có thái độ an tịnh bình thản vì biết chắc mình sẽ được giải thoát, không còn phải tái sinh nữa; A. Calm rest assurance of no rebirth. - Các cách phân biệt khác: 1. An thọ khổ nhẫn: Chịu đựng mọi điều khổ (A. patience under sufferings) 2. Quan sát pháp nhẫn: Xem xét mọi pháp, sự vật với thái độ bình thản. 1. Nhẫn nhục ở nơi thân; A. physical patience 2. Nhẫn nhục ở nơi tâm; A. mental patience Phật Đà Đà Sa ● S. Buddhadasa. Tác giả bộ Đại Tỳ Bà Sa Luận là bộ Luận được kết tập trong cuộc Đại hội kết tập kinh điển lần thứ Iv ở Kashmia. Liễu Quán ● Thiền sư Việt Nam, có công lớn trong sự nghiệp phục hưng Phật giáo ở miền Nam Việt Nam, trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1674-1775). Sư người làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, sinh năm 1670. Năm 12 tuổi đến chùa Hội Tôn làm tiểu, phục vụ Hòa Thượng Tế Viên. Năm 1690, Tế Viên mất, ông ra Thuận Hóa học đạo với sư Giác Phong chùa Thiên Thọ. Năm 1720, theo học sư Tử Dung ở chùa Ấn Tôn, núi Long Sơn. Sư Liễu Quán khai sáng nhiều chùa, về sau trở thành những đạo tràng lớn trong Nam, như các chùa Viên Thông, Thiền tông ở Thuận Hóa, các chùa Cổ Lâm và Bảo Tịnh ở Phú Yên. Sư mất sáng 21 tháng 11 âm lịch năm Nhân Tuất (1742), tại chùa Viên Thông, sau khi để lại bài kệ thị tịch: “Thất thập dư niên thế giới trung Không không sắc sắc diệc dung thông Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lí, Hà tất bôn man vấn tổ tông.” Dịch: “Ngoài bảy mươi năm trong thế giới, Không không sắc sắc thảy dung thông, Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ, Nào phải ân cần hỏi tổ tông.” (Thích Mật Thể dịch) Vua ban thụy hiệu: “Đạo hạnh thụy chánh giác Viên Ngộ Hòa Thượng”. Văn Tư Tu ● 聞 思 修; C: wénsīxiū; J: monshishu. Nghe, suy nghiệm và thực hành. Nghe giảng Phật pháp, chiêm nghiệm thật sâu và thực hành (S: śruta-cintā-bhāvanā). Còn gọi là Tam huệ ( 三 慧 ). Ái Kính Phụ Mẫu Dụ ● Dụ là ví dụ. Đem lòng ái kính đối với cha mẹ ví với lòng từ, lòng bi của Bồ Tát đối với chúng sinh. Chúng sinh dù không yêu cầu, Bồ Tát cũng thương yêu chúng sinh cũng như cha mẹ không yêu cầu, người con vẫn một lòng yêu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Di Sa Trại Bộ ● Mahasasaka. Một bộ phái Phật giáo, trong số 18 bộ phái Phật giáo ở Ấn Độ, ra đời vào khoảng 200 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, là một bộ nhánh của bộ phái chính Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivada). Giới Ba La Mật ● Ba la mật nghĩa là độ, vượt qua. Giữ giới có thể giúp người vượt qua sinh tử luân hồi. Ba la mật có có nghĩa bóng là hoàn thiện. Giữ giới đến chỗ hoàn thiện, không sai sót gì nữa. Giới Bổn ● S. Patimokka; A. Collection of rules. Hán dịch âm là Ba la đề mộc xoa: bản sưu tập giới luật. Giới Bổn Kinh ● Phần hai và phần cuối của Kinh Phạm Võng. Liệt Ứng Thân ● Phật dùng ứng thân, như thân người, để giáo hóa loài người, còn thân chân thực của Phật thì loài người không thể biết và nghĩ bàn được. So với chân thân của Phật, thì thân của Phật hóa hiện làm người là liệt ứng thân, cũng gọi là liệt ứng sinh thân. Bát Pháp ● Tám pháp. Gồm bốn đại là địa, thủy, hỏa, phong và bốn trần là sắc, hương, vị, xúc. Gồm bốn đại là địa, thủy, hỏa, phong và bốn trần là sắc, hương, vị, xúc. ● Bát pháp cũng kêu là Giáo lý hạnh quả…bát pháp. Phàm tất cả những pháp môn đều qui về Bát pháp, bát pháp bao gồm: - Giáo: Là giáo lý do Phật thuyết - Lý: Lý là nghĩa lý chơn chánh ở trong giáo pháp đã được giảng dạy - Trí: Là sự quán sát và thông hiểu của người tu - Đoạn: Là dùng chơn trí dứt trừ phiền não - Hạnh: Là việc tu trì hành đạo - Vị: Là địa vị đắc nhập luân hồi - Nhơn: Nhơn là nguyên nhân chứng quả - Quả: Là chỗ đắc Thánh đạo Ái Nhiễm Mạn Trà La ● Mạn trà la là linh phù hay bùa (cũng gọi là mạn đà la). Bùa, linh phù dùng khi lập đàn, thực hành phép tu “Ái nhiễm minh vương pháp”. Diệu Thiện ● Nhân vật của truyện thơ Việt Nam. Diệu Thiện là con gái thứ ba của Diệu Trang Vương bên Ấn Độ. Theo truyền thuyết, công chúa Diệu Thiện rất mộ đạo Phật, quyết chí xuất gia đi tu và được Phật chỉ đường cho sang tận núi Hương Tích, ở Việt Nam lập am tu hành chứng quả và trở thành Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện. Đó là lai lịch huyền thoại chùa Hương Tích ở Việt Nam. “Đức Phật mới chỉ đường tu, Rằng: có một chùa ở Hương Tích sơn, Gần bể Nam Việt thanh nhàn, Sang tu chốn ấy sẽ toan viên thành. Núi cao ngân ngất mịt mù, Am thanh cảnh vắng bốn mùa cỏ cây. Trên thì năm sắc từng mây, Dưới thì biển nước trong rày như gương. Cá chim chầu tại tĩnh đường, Hạc thường tiến quả hươu thường dâng hoa. Một mình tu núi Phổ Đà, Thân là thân Phật, cảnh là cảnh tiên.” (Quan Âm Diệu Thiện truyện” [tr.167] Sách “Biên niên thông luận” quyển 10 chép: “Khi được luật sư Đạo Tuyên ở Nam Sơn hỏi về duyên khởi của Bồ Tát Quan Thế Âm, thì thiên thần trả lời là, ngày xưa có vua tên là Trang Nghiêm vương, hoàng hậu tên Bảo Ứng sinh được ba gái. Cô gái lớn tên là Diệu Nhân, tiếp theo là Diệu Âm, con gái út là Diệu Thiện, về sau tu đắc đạo thành Bồ Tát Quan Thế Âm. Giác Hùng ● Bực Giác ngộ có sức oai mãnh nhứt. Tiếng Tôn xưng đức Phật. Cũng kêu: Thế Hùng. Phật tức là Giác vì ngài có oai đức hơn hết, dõng mãnh hơn hết, nên ngài gọi ngài là Giác Hùng. Giác: Bouddha, Hùng:Héros) Cao Đệ ● Đệ tử đứng hàng đầu hay là người em giỏi. Lời tán xưng. Hoa Tạng Cực Lạc ● Hoa biểu trưng cho lý. Lý đó tồn tại phổ cập trong toàn bộ pháp giới, và chứa đựng tất cả các pháp ở trong đó cho nên gọi là Hoa tạng. Thế giới Hoa tạng có nguồn vui kỳ diệu không gì hơn. A Tỳ Đạt Ma Kinh ● (S. Abhidharma-sutra). Kinh này thường được dẫn chứng trong nhiều bộ Luận của [tr.19] phái học Du Già. Đáng tiếc là nguyên bản chữ Phạn, cũng như các bản dịch chữ Hán và chữ Tây Tạng đều không còn. Kinh này cũng được Luận sư An Tuệ dẫn chứng trong “Duy thức tam thập tụng thích”, và trong quyển Nhiếp Đại thừa luận quả Vô trước .v.v… Lõa Thể ● Có một số phái tu khổ hạnh ở Ấn Độ, thời xưa tu hạnh không mặc quần áo. Gọi chung là lõa thể ngoại đạo. Họ chủ trương Atman (thần ngã) nghĩa là cái Ta thiêng liêng trong con người họ đã bị thân xác che khuất rồi, nếu mặc quần áo sẽ che khuất Thần ngã thêm một lần nữa. ● Hiệp lại bằng chữ Hán và chữ Phạn, Hán: Bảo: quý báu. Phạn: Sát: Sắt sát, ksha, Thổ điền. Ấy là cuộc đất quý báu. Bảo sát là cõi đất thanh tịnh, bằng thất bảo của Phật. Cũng có nghĩa: Chùa Phật, tháp Phật. Cổ Pháp ● Tên làng, quê hương của Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ), vị vua sáng lập triều nhà Lý, là vị vua sáng lập ra triều nhà Lý, là triều đại Phật giáo đầu tiên của nước ta. Vị Trần ● Tổng hợp các mùi vị là đối cảnh của thiệt căn (lưỡi). Pháp tướng tông Phật giáo phân biệt có 12 loại vị: 1. Đắng; 2. Cay; 3 Chua; 4. Ngọt; 5. Mặn; 6. Lạt; 7. Vừa ý; 8. Không vừa ý; 9. Bình thường; 10. Từ bản chất sinh; 11. do hòa hợp mà có; 12. do biến cố mà có. Chân Ngôn ● S. Mantra. Câu thần chú có sức mạnh thần bí (theo Phật giáo Mật tông). Người trì chú thì tu hành dễ tấn tới, dễ nhập định, trong cuộc [tr.121] sống bình thường, tránh được tai họa và những chuyện không may khác. Án Tự Quán ● Phép quán chữ Án. Quán đầu mũi, có hình mặt trăng, và trong hình mặt trăng có vẽ chữ Án. Tin rằng chữ án biểu trưng cho ba thân của Phật là pháp thân, báo thân và ứng thân (x. Ba thân). Hoan Hỷ Nhựt ● Ngày vui vẻ. Ấy là ngày rằm tháng bảy, nhằm lễ Vu lan bồn, ngày mãn kỳ an cư ba tháng của chư Tăng Thập phương, tức là ngày cuối năm tu hành của chư Tăng vậy. Vệ Đà ● S.Veda. Theo đạo Bà La Môn, sách Vệ đà là sách thánh, do chính thần thánh nói ra. Sách Vệ đà gồm nhiều tập, nội dung là các bài ca, các câu, lời đọc trong khi hành lễ ở các tế đàn. Tác giả của sách Vệ đà chắc chắn không phải một người, mà nhiều người, có thể là các giáo sĩ Bà la môn chuyên trách công việc tế tự. Thời gian sưu tập rất dài, hàng thế kỷ. Tập xưa nhất là Rig-Veda được soạn vào khoảng năm 2000 trước công nguyên và gồm 1028 bài thánh ca. Chữ Sanscrit Veda nghĩa là hiểu biết, tri thức. Veda là sách của sự hiểu biết, của tri thức. Niệm ● Nghĩ nhớ, nhớ rõ. Như nói chính niệm là nghĩ nhs điều thiện, điều chân chính, không nghĩ điều ác, điều bậy bạ. - Chính niệm: một trong tám con đường đạo (Bát chánh đạo), dẫn tới giác ngộ và giải thoát (x. Bát chính đạo). Sách Phật cũng nói Bốn niệm xứ là bốn điều nghĩ nhớ thường xuyên của Phật tử: 1. Thân bất tịnh: thân thể vốn là không trong sạch. 2. Thọ thị khổ: mọi cảm thụ là khổ (hiện tiền là khổ hoặc tương lai đem lại sự khổ). 3. Tâm vô thường: Tâm người ta là một giòng ý niệm sinh diệt nối đuôi nhau không nghỉ, không gián đoạn. 4. Pháp vô ngã: Pháp là sự vật. Vô ngã là không có thực thể. Mọi sự vật trên thế gian này sở dĩ là vô thường, biến đổi không ngừng, chính là vì chúng không có thực thể cố định. Sách Phật cũng giảng pháp tu Anapanasati, là niệm hơi thở ra vào, tập trung tư tưởng để theo dõi hơi thở ra, hơi thở vô, mục đích của phép tu này là định tâm. Sách Phật cũng nói tới phép sáu niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm thí, niệm thiên. - Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng là luôn luôn nghĩ nhớ tới Phật, Pháp, Tăng là Tam bảo. - Niệm giới là nghĩ tới giới luật phải gìn dữ không được sai phạm. - Niệm thí là nghĩ tới việc bố thí, giúp đỡ người khác. - Niệm thiên là luôn luôn nghĩ tới điều thiện phải làm để được tái sinh lên các cõi trời Trời (thiên). - Niệm Phật là hành động phổ thông nhất trong hàng ngũ Phật tử tại gia cũng như xuất gia. Phật tử gặp nhau chào nhau bằng “Nam mô A Di Đà Phật”. Những người vãng lai chùa Hương Tích, trong mùa trẩy hội, dù là tin Phật hay không cũng chào nhau: Nam Mô A Di Đà Phật. ● Có một tông phái là Tịnh Độ tông chuyên lấy việc thường xuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà làm phép tu cơ bản. Rừng Thiền ● H. Thiền lâm. Phật học bao la bát ngát như rừng, ba Tạng Kinh điển nhiều vô cùng cho nên ví như rừng. Lại có nghĩa cảnh chùa tĩnh mịch, trong rừng vắng, vì vậy gọi cảnh chùa là Thiền lâm hay rừng Thiền. “Xin người đã bạch gót đầu, Rừng Thiền xin chớ những màu yến oanh.” (Phan Trần) “Nối hương tiếp lửa luôn luôn sáng, Dạo khắp rừng Thiền gửi hữu tình.” (Chân Nguyên) “Rừng thiền ắt thấy nên đầm ấm.” (Nguyễn Trãi – Quốc Âm Thi Tập) An Nhẫn ● Chịu đựng nhẫn nhục với thái độ không dao động. Công Quả ● Công việc lành, thiện đem lại hiệu quả tốt. Pháp Chủ ● Chủ là chủ nhân. Pháp chủ là một danh hiệu trong nhiều danh hiệu của Phật. Có các nghĩa: 1. Đã không bị các pháp ràng buộc, lại làm chủ các pháp, khéo léo sử dụng các pháp để giáo hóa chúng sinh; 2. Pháp chủ cũng như giáo chủ, đó là vị đứng đầu, lãnh đạo Phật giáo một nước. Nghiệp ● P. Kamma; S. Karma. Hành động, việc làm. Hành động về thân gọi là thân nghiệp. Hành động về lời gọi là khẩu nghiệp hay ngữ nghiệp. Hành động về ý gọi là ý nghiệp. Nghiệp có lành có giữ. Cg, nghiệp thiện, nghiệp ác. Có mười nghiệp ác và mười nghiệp lành, thiện. - Mười nghiệp ác: thân nghiệp ác có ba là sát sinh, trộm cắp, tà dâm. - Ngữ nghiệp ác có bốn là nói dối, nói ác, nói chia rẽ, nói vô nghĩa. - Ý nghiệp ác có ba là tham, sân, si. - Mười nghiệp thiện: Thân nghiệp thiện có ba là [tr.461] không sát sinh mà còn phóng sinh; không trộm cắp mà còn bố thí; không tà dâm mà giữ phẩm hạnh trong sạch. - Ngữ nghiệp thiện có bốn là không nói dối mà nói lời thật; không nói lời ác mà nói lời hiền dịu; không nói chia rẽ mà nói lời đoàn kết; không nói lời vô nghĩa mà nói lời có ích, có ý nghĩa. - Ba nghiệp thiện về ý là không tham, không sân, không si. Hành động thiện hay ác là nhân, dẫn tới vui hay khổ gọi là nghiệp quả. Thuyết nghiệp là một chủ thuyết rất quan trọng trong đạo Phật. Chính người tạo ra nghiệp thiện hay ác, cũng chính là người phải chịu hậu quả của nghiệp. Vì vậy, mà trong Kinh có câu: “Người là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp...” (Trung Bộ Kinh III, 400). Phương ngôn Việt Nam có câu “gieo gió, gặp bão”. Đó chính là thuyết nghiệp của nhà Phật thấm sâu vào văn hóa dân gian Việt Nam. Gặp người mắc nạn, chúng ta thông cảm “tội nghiệp”. Tội nghiệp là tội của nghiệp, ý nói: không biết người đó trước tạo ra nghiệp ác như thế nào mà nay phải mắc nạn như vậy. Lý thuyết về nghiệp của đạo Phật rất quan trọng, nó phân biệt đạo Phật với nhiều đạo giáo khác. Đạo Phật chủ trương con người làm chủ hành động của mình và cũng chịu trách nhiệm về hậu quả hành động của mình. Hậu quả đó, không ai chịu thay cho mình được, vì vậy mọi sự cầu vái, van xin Phật Thánh đều vô ích. Vì vậy trong kinh Pháp Cú có câu kệ: “Không trên trời dưới biển, Không lánh vào động núi, Không chỗ nào trên đời, Trốn được quả các nghiệp.” Sách Phật phân biệt có các loại nghiệp như sau: - Cực trọng nghiệp: hành động cực ác như giết cha mẹ… - Cận tử nghiệp: Hành động, nghiệp tạo ra khi gần chết, do đó ảnh hưởng rất lớn đến hướng tái sinh ở kiếp sau. - Tập quán nghiệp: hành động, nghiệp làm thường xuyên, trở thành tập quán. - Tích lũy nghiệp: hành động làm ngày này qua ngày khác tích lũy chất chứa mãi. Từ “nghiệp” được dùng nhiều trong văn học: “Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều.” (Truyện Kiều) “Số còn nặng nghiệp má đào.” (Truyện Kiều). Báo Hậu quả do nghiệp tạo ra. “Tội trời kể đà quán doanh, Sao cho nghiệp báo đền mình mới thôi.” (Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái) Ái Chấp, Ái Trước ● Do có ái (tức là thương yêu, tham đắm) mà chấp thủ, bám vào, dính vào đối tượng tham ái (không kể là người hay vật), không cởi bỏ được do đó không được tự do tự tại, không được giải thoát. Hoa Phạm ● Hoa chỉ Trung Hoa. Phạm chỉ Ấn Độ. Hoa Phương Phương Nam có nhiều hoa. Hoa Quang Trong Kinh Pháp Hoa, Phật thọ ký cho Tôn giả Xá Lợi Phất, sau này sẽ thành Phật với danh hiệu Hoa Quang, ở cõi nước gọi là Ly Cấu. Hoa Sơn Ngọn núi linh thiêng ở Thiểm Tây. Một trong năm ngọn núi, được tin là linh thiêng ở Trung Hoa. Bảy Vật Tùy Thân Của Tu Sĩ ● Đó là bộ áo, bình hương, phất trần (để phảy bụi hay đuổi ruồi muỗi), tọa cụ (mảnh vải để ngồi), bát ăn, dụng cụ để giặt, giấy. Có sách không tính bình hương, giấy, phất trần và thay vào bằng kim chỉ, tích trượng (cái gậy gỗ) và túi vải lọc nước uống. Kinh Hành ● S. cankamana. Vừa đi vừa quán tưởng để tránh bị buồn ngủ, vì ngồi thiền lâu dễ sinh buồn ngủ. Đồng thời, kinh hành cũng là một kiểu tập thể dục của tu sĩ. Đức Phật từng ca ngợi kinh hành có năm cái lợi: rèn luyện thân thể để có thể chịu đựng những cuộc đi xa, rèn luyện đức tính cố gắng, minh mẫn, giúp cho tiêu hóa tốt, đảm bảo sức khỏe, và hỗ trợ cho thiền định. Kinh hành còn có nghĩa là đi nhiều vòng quanh tháp Phật hay chùa Phật, ba vòng hay bảy vòng để bày tỏ lòng tôn kính. Hương Tánh ● (TÍNH); S. Drona. Tên vị Bà-la-môn đã khéo chia xá lợi của Phật, thành tám phần chia cho tám vương quốc ở Ấn Độ, nhờ đó mà hòa giải được tranh chấp giữa các vương quốc ở Ấn Độ trong việc giữ gìn, cúng dường xá lợi của Phật. Bởi lẽ, lúc ban đầu, vương quốc nào cũng đòi thu hết xá lợi Phật về phần mình (x. xá lợi). Quyền ● Là hoàn cảnh, thời cơ. Đng, phương tiện. Hay được dùng trong các từ ghép như quyền nghi, quyền biến. Ý nói tùy theo hoàn cảnh, trình độ của người nghe mà dùng nhiều phương tiện giảng thuyết, đặc biệt là dùng nhiều ví dụ sinh động, dễ hiểu để giúp người nghe hiểu thấu được sự lý, như vậy, là quyền giáo. Thực ra Phật chỉ muốn giảng Nhất thừa, hay Phật thừa, chỉ thẳng cho tất cả chúng sinh con đường đạt tới quả vị giải thoát và giác ngộ cao nhất. Nhưng vì trình độ của chúng sinh không thể hiểu ngay được đạo lý Phật thừa, cho nên phương tiện giảng quyền giáo, bao gồm Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, rồi Bồ Tát thừa, để dắt dẫn chúng sinh từ thấp đến cao, dần dần nhận thức được đạo lý cao cả nhiệm mầu. Quyền khác với thực. Vì vậy, có sự phân biệt quyền giáo với thực giáo. Quyền giáo là pháp môn tạm thời, không phải là pháp môn cứu cánh. La Sát ● S. Raksasa; P. Rakkahasa. Hán dịch là khả úy (đáng sợ). Một loại ác quỷ, ăn thịt người, thường hay lui tới các bãi tha ma lúc đêm tối. Nhưng cũng có loại hiền lành, cùng xếp hạng với loài quỷ Dạ Xoa. Nơi ở của quỷ La Sát là biển. Sách huyền thoại Ấn Độ mô tả La Sát như thổ dân ngày xưa của đảo Tích Lan, có tập tục ăn thịt người, là nỗi lo sợ kinh hoàng của những người đi biển bị đắm tàu. Lại có sách cho rằng La Sát chính là một loại thổ dân man dã ở Ấn Độ. Chúng được mô tả có dáng bộ và mặt mày dễ sợ, da đen, tóc đỏ, mắt xanh. Có thể xem như là một loại chúng sinh, không phải loài người, sách phật thường gọi chúng là phi nhân. La Sát Nữ ● Nữ ác quỷ ăn thịt người. La Sát nam gọi là La Sát sa. La Sát nữ gọi là La Sát tư. La Sát Quốc ● Nước của loài quỷ La Sát, tại vùng biển lớn. Khai Thị Ngộ Nhập ● Từ dùng trong Kinh Pháp Hoa. Phật vì một đại sự nhân duyên mà ra đời: khiến chúng sinh được giác ngộ, và nhập vào tri kiến của Phật. Khai thị là làm cho thấy, mở ra, chỉ cho thấy. Với Kinh Pháp Hoa, Phật mở ra cái biết cái thấy của Phật, gọi là khai tri kiến của Phật. Chỉ cho biết cái biết cái thấy của Phật, gọi là thị Phật tri kiến. Khiến cho hiểu được, ngộ được cái biết cái thấy của Phật, gọi là ngộ Phật tri kiến. Đưa chúng sinh vào cái biết cái thấy của Phật [tr.330] gọi là nhập Phật tri kiến. Nghĩa của thành ngữ khai thị ngộ nhập là như vậy. Tổ Đình ● Chùa Tổ, chùa chính, nơi trụ trì hiện nay là xưa kia của Tổ sư. Tổ sư là vị sư khai sơn lập chùa, thu nhận học trò, hay là vị sư lập ra một phái tu mới. Vd, chùa Pháp Vân ở Hà Bắc vốn là một Tổ đình của phái Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi. Chùa Kiến Sơ ở làng Phù Đổng ngoại thành Hà Nội vốn là Tổ đình của phái Thiền Vô Ngôn Thông. Bắc Tông ● Nói đầy đủ là Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Bắc truyền, Bắc phương. Phật giáo khi phát triển ra ngoài Ấn Độ, theo hai nhánh chính, một nhánh đi về phương Nam, đến các nước như Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào v.v… Nhánh này gọi là Phật giáo Nam tông, Nam truyền, hay Nam phương. Nhánh này thường được gọi là Phật giáo nguyên thủy (hay Phật giáo Theravada), dựa vào những kinh sách Phật chữ Pàli, cho nên cũng gọi là nhánh Phật giáo Pàli. Một tên gọi khác của nhánh này là Phật giáo Tiểu thừa (Hirayana), tuy rằng, hiện nay người ta tránh dùng từ ngữ này, vì có ngầm ý chê bai, không có lợi cho đoàn kết tôn giáo. Nhánh Phật giáo phát triển lên phương Bắc như các nước ở Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, gọi là Phật giáo Bắc tông, Bắc phương, hay Bắc truyền. Nhánh Phật giáo này dựa vào những kinh sách Phật bằng chữ Sanskrit, cho nên cũng gọi là Phật giáo Sanskrit. Nói chung, nhánh Phật giáo Nam tông có tính bảo thủ nhưng lại gần gũi với nội dung và hình thức của Phật giáo thời đức Phật còn tại thế. Nhánh Phật giáo Bắc tông thì cấp tiến hơn, uyển [tr.88] chuyển hơn, dễ thích ứng những đổi thay của thời hiện đại và hoàn cảnh, nhưng lại dễ tiếp thu và dung nạp các hệ tư tưởng và tín ngưỡng khác, đặc biệt là các hệ tín ngưỡng thần quyền, các tập tục mê tín dị đoan. Nhánh Phật giáo Bắc tông còn được gọi là Phật giáo Đại thừa (Mahayana), tuy rằng từ ngữ Đại thừa không được những người theo Phật giáo Nam tông chấp nhận, vì có hàm ý tứ cao ngạo, tự cho mình là lớn. Phật giáo Bắc tông phân biệt với Phật giáo Nam tông ở Việt Nam. 1. Kinh điển Bắc tông theo kinh điển Bắc Phạn (Sanskrit), được dịch ra Hán Tạng, tiếng Tây Tạng, gồm cả kinh Tạng Đại thừa, Tiểu thừa, các học phái. Nam tông theo kinh điển Nam Phạn (Pàli), được dịch ra tiếng Thái, Miến Điện, Campuchia, Lào, Tích Lan, Hindi, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Việt v.v… 2. Giới luật: Bắc tông phần lớn theo giới luật Tứ phần gồm có 250 giới, và các vị Đại thừa phụ trì thêm 48 luật Đại thừa. Nam tông theo giới Luật Trưởng Lão bộ gồm 221 giới Tỷ kheo. Hai bộ luật Tứ Phần và Pàli đại cương giống nhau, chỉ khác về luật Sekhiya (Học pháp), Pàli chỉ có 75, còn Tứ Phần có đến 100 giới. 3. Y phục: Bắc tông thường mặc áo tràng hay áo nhật bình, màu lam, màu nâu, có khi màu đen. Khi làm lễ, đắp y vàng gồm nhiều tấm khâu lại. Nam tông chỉ đắp y vàng, khi đi đường hay khi đi lễ không có phân biệt. 4. Ăn uống: Bắc tông phần lớn ăn chay, trừ chư Tăng ở Nhật Bản và Tây Tạng, có thể ăn chiều và không khất thực. Chư tăng ở Nam tông đi khất thực, không ăn chay, ai cúng gì thì chấp nhận; không an quá giờ ngọ tức là không ăn vào buổi chiều. Đây là những nét đại cương để phân biệt giữa Nam tông và Bắc tông. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp đặc biệt tùy thuộc từng cá nhân, hoàn cảnh xã hội. Ứng ● Cg ứng. Đáp lại, xứng đáng. Ứng Báo ● Quả báo xảy ra, ứng với nghiệp nhân đã tạo không sai. Ứng Cảm ● Sự đáp ứng dưới hình thức này hay hình thức khác của Phật và Bồ Tát đối với niềm tin và ước mong của chúng sinh. Ứng Chân ● Tên chùa ở phía đông nam núi Thủy Sơn trong dãy núi Ngũ Hành Sơn, thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng hiện nay. Phía Đông nam chùa có nhà bia “Vọng hải đài”, dựng từ năm Minh Mệnh thứ 6 (1825). ● Bậc chân nhân xứng đáng được cùng dường. Là tên gọi cũ của A La Hán. Ứng Cơ ● Tùy theo căng cơ, trình độ, sở thích của chúng sinh mà thuyết pháp, bày vẽ cách tu hành. Cg tùy cơ. “Minh tâm kiến tánh đã rồi, Vậy sau mới khá ra đời ứng cơ” (Toàn Nhật thiền sư). Ứng Cúng ● Xứng đáng được cúng dường. Một danh hiệu của Phật và A La Hán. Ứng Độ ● Độ là cõi nước. Chúng sinh sống ở cõi nước nào, đều tương ứng với nghiệp do chúng sinh đó tạo ra từ trước. Ứng Hình ● Hình thức ứng hiện. Tùy theo loại chúng sinh, và cũng theo điều kiện khách quan mà hình thức ứng hiện của Phật và Bồ Tát có thể là muôn vàng sai biệt. Vd, Bồ Tát Quan Âm có ứng hình là phụ nữ. Theo truyền thiết của Trung Hoa, Phật Di Lặc dùng ứng hình một Hòa thượng bụng to, có tướng rất hoan hỉ, gọi là Bố đại Hòa thượng. (Bố đại là túi vải), vì ông Hòa thượng này đi đâu cũng mang túi vải theo. Ứng Hóa ● Theo ước muốn của chúng sinh mà hóa hiện dưới hình thức này hay khác, để độ sinh. Ứng Hóa Pháp Thân ● Pháp thân của Phật có thể ứng hóa thành vô lượng hóa thân để hóa độ chúng sinh trong các cõi. Ứng Hóa Thanh Văn ● Theo Đại Thừa giáo, có những bậc Thánh vốn là Đại Bồ Tát, nhưng ứng hóa làm Thanh văn để dễ hóa độ chúng sinh, Vd. Hai ông Xá lợi Phất và Mục Kiền Liên, vốn là những vị đại Bồ Tát, nhưng để giúp Phật Thích Ca trong sự nghiệp giáo hóa chúng sinh, hai ông đã ứng hiện làm Thanh văn. (x. Thanh văn). Ứng Khí ● Bình bát của tu sĩ. Khí là đồ chứa. Ứng là phù hợp với chính pháp, và cũng phù hợp với bụng chứa thức ăn của tu sĩ. Cg. Ứng lượng khí. Ứng Linh ● Báo ứng một cách linh nghiệm. Cũng có nghĩa là đáp ứng, ứng hiện một cách linh nghiêm. “Điềm hung chưa có ứng linh, Mộng xà đã sớm hiện hình trổ ra” (Hoàng Trừu truyện) Ứng Lý Viên Thực Tông ● Một tên gọi khác của Pháp tướng tông (S. Dharmalaksana) do Vô Trước và Thế Thân thành lập, vào khoảng thế kỷ 7-8 TL. Ứng lý là hợp với đạo lý, với lý luận, với chân lý. Viên là hoàn thiện, thực là chân thực, không hư vọng. Cũng gọi tắt là ứng lý tông. Ứng Như Thị Trú ● Nên an trú tâm như vậy. Trong Kinh Kim Cương, Phật khuyên các đệ tử “ưng vô sở trụ nhi sinh tâm”, nghĩa là khi suy nghĩ, không nên để tâm vướng mắc vào đâu hết, và nếu được như vậy thì tâm sẽ được an trú. Pháp Tương ứng với, phù hợp với chính pháp. Phóng Quang ● Theo Phật giáo Đại thừa thì trước khi thuyết một bộ Kinh quan trọng, đức Phật cũng thường phóng ra hào quang rực rỡ, chiếu khắp mười phương thế giới. Phóng quang được xem như là điềm lành. Do đó mà có hợp từ phóng quang thùy. Thùy là điềm tốt. Năm Nguy Hiểm ● (đối với người sống không đạo đức) 1. Mất nhiều tài sản, do sống buông thả, phóng túng. 2. Tiếng xấu đồn xa. 3. Đến cuộc họp nào cũng sợ hãi ngỡ ngàng. 4. Khi lâm chung tinh thần si ám. 5. Sau khi mệnh chung, bị sinh vào cõi ác. (Kinh Phật Tự Thuyết (Udana), 388). Năm lợi ích (đối với người sống đạo đức): 1. Nhờ sống không buông thả nên có tài sản lớn. 2. Tiếng lành đồn xa. 3. Đến mọi cuộc họp đều không ngỡ ngàng, sợ hãi. 4. Khi chết, tỉnh táo không si ám. 5. Sau khi chết, sinh vào các cõi lành. (Kinh Phật Tự Thuyết, 388) Hoa Thủ ● Tay chắp theo kiểu hoa sen. Hoa Tràng Cờ phướn kết hoa, vòng hoa. Hoa Vương Thế Giới Một tên gọi khác của Hoa Tạng thế giới, nơi ở của đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Bình Đẳng ● S. Sama, Samata. Thái độ của Phật đối với tất cả chúng sinh là bình đẳng, không có phân biệt, thiên vị. Ví như ánh sáng mặt trời chiếu rọi khắp mọi nơi, mọi chỗ không phân biệt. Năm Hương ● Năm loại hương tức: đàn hương, trầm hương, định hương, uất kim hương, long não hương. Năm hương này cũng biểu trương cho đường lối tu hành gồm có năm giai đoạn: giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. Diệu Hỷ ● Tên gọi cõi Tịnh Độ ở phương Đông, nơi Phật A Súc (S. Aksobhya) đang giáo hóa. Cũng gọi là cõi Diệu Lạc. Cực Vi ● Những thành phần sắc pháp rất nhỏ, mắt thường không trông thấy được. Theo đạo Phật, vật chất được cấu thành bởi những phần tử cực vi như thế. Nan Đà ● S. Nanda. Con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và hoàng hậu Mahapajapati (Ma ha bà xa bà đề), em đồng cha khác mẹ với Phật Thích Ca. Nanda vốn rất đẹp trai, lại ham mê nữ sắc, nhưng nhờ Phật khuyên bảo nên cũng tu hành tiến bộ và chứng được quả A La Hán. Thiết Luân Vương ● Vị vua ngự trị phương Nam và cõi Diêm phù đề (Jambudvipa). Là một trong bốn Luân vương. Biểu trưng của Thiết luân vương là bánh xe sắt. Thiết luân vương, theo truyền thuyết sẽ xuất hiện và ngự trị cõi Nam Diêm phù đề, khi loài người đã đạt tuổi thọ trung bình 8 vạn tuổi trong thời kỳ giảm kiếp và 2 vạn tuổi trong thời kỳ tăng kiếp (x. các từ Kiếp, tăng kiếp giảm kiếp). Dị Phương Tiện ● Phương tiện lạ, đặc biệt. Như trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật nói với bà Vi Đề Hy rằng: “nhà ngươi là phàm phu, tâm tưởng yếu kém, chưa có thiên nhãn, không thể thấy xa được. Chư Phật Như Lai, dùng dị phương tiện khiến cho nhà ngươi thấy được xa.” A Tỳ Đạt Ma Giáo Nghĩa Cương Yếu ● (P. Abhidhammattha-sangaha). Gọi tắt là Nhiếp A Tỳ Đạt Ma nghĩa luận. Tác giả là Luận sư người Tích Lan Anurudha (Hán dịch âm là A Na Luật), sống vào khoảng năm 1100 TL. Đây là bộ Luận giới thiệu một cách tổng hợp và ngắn gọn giáo nghĩa của phái A Tỳ Đàm, như đã trình bày trong các bộ Luận của Luận sư Buddhaghosa (Hán dịch nghĩa là Phật Âm), thế kỷ thứ 5 và Luận sư Buddhadatta (Hán dịch nghĩa Phật Thọ), là vị Luận sư sống cùng thời với Phật Âm. Ngũ Quán ● Ngũ quán là năm sự quán tưởng: 1. Chơn quán: Quán tưởng lẽ thật, quán tưởng lý chơn đế, dứt bỏ sự thấy biết mê lầm và tư tưởng sai quấy của không quán. 2. Thanh tịnh quán : Quán tưởng thanh tịnh. Đã trừ khử cái dơ của kiến thức và tư tưởng, được cái thân thanh tịnh, dứt đi cái giả quán. 3. Quảng đại trí huệ quán: Quán tưởng trí huệ quảng đại, dứt đi sự lầm vô minh, mà đạt được trung quán trí huệ quảng đại. 4. Bi quán: Quán tưởng đức bi: Đem ba cái quán tưởng trên mà quán tưởng tất cả chúng sanh, dùng đó mà cứu bạt sự khổ cho chúng sanh. 5. Từ quán : Quán tưởng đức từ : Đem ba cái quán tưởng trên mà quán tưởng tất cả chúng sanh giúp ích cho chúng sanh được vui sướng. Chân Đế ● Chân lý chân thực, thuộc pháp xuất thế gian, còn Tục đế, cũng là “chân lý” nhưng là chân lý tương đối, thế tục. Đạo Phật có giảng tục đế, như phương tiện dẫn dắt chúng sinh dần dần tới chân đế.; ● S. Paramatha. Tên một cao tăng Ấn Độ, dịch bộ Câu xá luận của luận sư Thế Thân sang chữ Hán và sáng lập ra tông Câu Xá ở Trung Hoa (thế kỷ thứ 6 TL) Số Luận Sư ● S. Samkhya. Một giáo phái tồn tại ở Ấn Độ, trước công nguyên, trước khi Phật Thích Ca ra đời. Sách chữ Hán thường dịch âm là Tăng Khứ sư. Theo truyền thuyết, người sáng lập ra giáo phái này là Kapila, sống vào khoảng thế kỷ VI Tcn tại Ấn Độ. Cũng theo truyền thuyết, khi mới xuất gia cầu đạo, Phật Thích Ca đã từng theo học một luận sư thuộc giáo phái này, tên là Alara Kalama, nguyên là một đệ tử của Kapila. Alara cũng như Kapila chủ trương trong mỗi người đều có linh hồn tồn tại, gọi là atman. Nếu cởi bỏ được ràng buộc của thể xác thì (atman), linh hồn sẽ được tự do và giải thoát. Lập luận của giáo phái Samkhya không làm Phật Thích Ca thỏa mãn, về sau, Phật Thích Ca rời bỏ Alara đi tìm một luận sư khác. Xa Nặc ● (Channa). Người giám mã của Phật, khi Phật chưa xuất gia, còn là Thái tử Tất Đạt Đa (Sidharta). Năm 29 tuổi, vào một đêm khuya Thái tử đã rời hoàng cung vua cha ra đi với Xa Nặc và con ngựa Kiền Trắc (Kanthaka). Kiều Đàm Di ● S. gotamide. Cũng viết: Ma Ha Kiều Đàm Di (S. Maha Gotamide). Một tên [tr.353] khác của bà dì của Phật, thường gọi là Ma Ha Xà Bà Đề. Bà nuôi Phật từ hồi còn nhỏ, vì Hoàng hậu Ma Gia mẹ Phật mất sớm. Được Phật cho phép, bà xuất gia, và là vị Tỷ kheo ni đầu tiên của Ni chúng. Mặc Nhiên Nhi Thính ● 黙 然 而 聽; C: mòránértīng; J: mokunen jichōIm lặng lắng nghe, phong cách của đại chúng mỗi khi đức Phật thuyết pháp. Đại ● S. Maha. To lớn, rộng khắp. Theo lý thuyết nhà Phật, vũ trụ vật chất do Bốn Đại (bốn nguyên tố, bốn chất) cấu tạo thành. 1. Địa đại; S. Pathavi dhatu: chất đất, là chất đặc, cứng, rắn. 2. Thủy đại; S. Apo dhatu: chất ướt, lỏng, có tác dụng làm kết dính. 3. Hỏa đại; S. Tejo dhatu: chất nóng, sinh ra nhiệt, có tác dụng làm chín muồi, thành thục. 4. Phong đại; S. Vayo dhatu: chất ba động, có tác dụng làm lưu chuyển. Bốn chất nói trên tồn tại phổ biến trong vũ trụ vật chất, không cách biệt nhau mà thẩm thấu vào nhau. Có kinh sách thêm vào nguyên tố hư không, lập thuyết vũ trụ vật chất do năm đại cấu thành. Nếu muốn bao quát cả loài hữu tình thì thêm nguyên tố thứ sáu là thức đại, lập ra thuyết sáu đại. Trong cuốn Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông có câu: “Kìa bốn đại nguyên lai không có, năm uẩn đều không.” Theo đạo Phật, tất cả các pháp đều là vô ngã, nghĩa là không có thực thể, dù pháp đó là loài hữu tình (năm uẩn) hay là thế giới vật chất vô cơ (bốn đại). [tr.193] Tư tưởng trong bài kệ của Đạo Huệ, trong cuốn “Thiền Uyển Tập Anh” cũng vậy: “Địa, thủy, hỏa, phong, thức, Nguyên lai nhất thiết không, Như vân hoàn tụ tán, Phật nhật chiếu vô cùng.” Dịch là: Địa, thủy, hỏa, phong, thức, Tất cả vốn đều là không Như mây hợp rồi tan, Mặt trời Phật chiếu sáng vô cùng. Pháp Vương ● Một trong nhiều danh hiệu của Phật. Vì Phật thông hiểu tất cả mọi pháp, làm chủ mọi pháp, có thể tùy ý sử dụng mọi pháp để hóa độ chúng sinh. Đèn Trí Tuệ ● Từ ngữ hình tượng, ví trí tuệ như ngọn đèn, xua đuổi mọi bóng tối của phiền não và mê lầm. Muốn cho ngọn đèn trí tuệ chiếu sáng thì trì giới, sống cuộc sống đạo đức. Trì giới cũng có tác dụng giống như thông phong đèn vậy, nó ngăn ngọn gió phiền não không làm lung lay ngọn đèn trí tuệ, giúp cho ngọn đèn đứng yên (định tâm), ánh ngọn đèn sáng tỏ. Sách Phật thường ví Phật pháp như đèn trí tuệ, soi sáng cho chúng sinh con đường đi tới cảnh Niết Bàn yên vui, vắng lặng, thoát khỏi mê lầm và phiền não. Vọng Tâm ● Tâm lý học. Phật giáo cho rằng những ý nghĩ nối đuôi nhau không ngừng trong tâm thức chúng ta thực ra chỉ là vọng tâm, không phải là cái tâm chân thực (chân tâm), mà chỉ là cái tâm phan duyên. Phan duyên là bám vào duyên, nghĩa là khi nghĩ cái này, khi thì nghĩ cái khác, như khỉ leo cây không bao giờ đứng yên một chỗ. Chỉ khi nào diệt trừ được vọng tâm mới tỏ lộ, mà chân tâm tức là trí tuệ Bát Nhã. Lĩnh Nam Trích Quái ● Tác phẩm của Trần Thế Pháp đời Trần, bao gồm nhiều chuyện có liên qua tới Phật giáo. Năm Thú ● H. Ngũ thú .Địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ, người và Chư thiên. Địa ngục là cảnh giới phải chịu sự khổ đau cùng cực và liên tục. Bàng sinh là thế giới các loài vật và ngạ quỷ là thế giới của loài ma quỷ luôn luôn bị đói khát dằn vặt. Ba cõi này được xem là ác đạo và những ai làm điều ác, sẽ phải sinh vào một trong những cảnh giới này và chịu sự đau khổ. Cõi người tương đối tốt đẹp, có khổ nhưng khổ cũng vừa phải, có lạc nhưng không có lạc quá đáng để phải say mê, nên ở cảnh giới người có thể tu hành được. Cảnh giới Chư Thiên, tương đối tốt đẹp hơn cảnh giới loài người, thường được các kinh mô tả là tuổi thọ dài hơn, dung sắc đẹp hơn và ăn uống tế nhị hơn. Hai cảnh giới loài người và loài Trời được gọi là thiện đạo và những ai làm điều lành được sinh vào một trong hai cảnh giới này. Phá Hạ ● Từ hồi Phật Thích Ca còn tại thế, đã lập ra chế độ hàng năm vào mùa mưa kéo dài trong ba tháng, tăng chúng không đi ra ngoài khất thực, mà tụ tập tại một ngôi chùa hay một tu viện để an cư học đạo, tu đạo. Đó là chế độ an cư kiết hạ hiện nay vẫn còn được duy trì, không kể là Tiểu thừa hay Đại thừa, Nam tông hay Bắc tông. Vị tăng nào đúng vào kỳ kiết hạ an cư, bỏ đi chơi ngoài phạm vi qui định, không lí do chính đáng, không xin phép gọi là phá hạ. Ni Sư Đàn ● Dịch âm nisidana (P) hay Nisadana (S), cũng dịch là toạ cụ, là mảnh vải hay miếng đệm, các tu sĩ dùng để ngồi thiền hay để ngồi thuyết pháp. Có bài kệ như sau: “Ngọa cụ ni sư đàn,. Trưỡng dưỡng tâm miêu tánh, Triển khai đăng thánh địa Phụng trì Như Lai mạng.” Dịch là: Đồ nằm và đồ ngồi, Nuôi dưỡng giống tâm tính, Khai mở lên bậc thánh, Phụng trì lời Phật dạy.” Hạ Lạp ● Trọn năm (tuổi) tu. Cũng kêu: Pháp lạp, Giới lạp. Tỳ Kheo an cư được một mùa hạ, kể là một hạ lạp, tức là một tuổi tu. Giáo hội xét theo hạ lạp số nhiều hoặc số ít mà sắp đặt ngôi thứ của vị Tỳ Kheo, ngôi thứ ấy kêu là lạp thứ. Chướng ● Những cái gây trở ngại cho sự nghiệp tu hành giải thoát. Kinh Phật phân biệt ba món chướng lớn: 1. Phiền não chướng: do tham sân si và các phiền não phụ khác gây ra. 2. Nghiệp chướng: do những hành động xấu tạo nghiệp gây ra, như giết người, trộm cắp, tà dâm, nói dối v.v… gây ra. 3. Báo chướng: Do nghiệp nhân xấu tạo ra trong quá khứ mà hiện tại chịu quả báo khổ, như đọa xuống địa ngục, cõi quỷ đói, súc sinh v.v… do đó mà rất trở ngại cho việc học tu Phật pháp. Tâm Vương ● Vương là vua. Tâm vương là những hoạt động tâm thức chủ yếu, phân biệt với tâm sở là những hoạt động tâm thức phụ thuộc (phụ thuộc vào tâm vương). Như Lai Khái niệm của Mật tông. Mật tông tôn suy Phật Đại Nhật là Tâm vương Như Lai, còn các đức Phật khác là Tâm sở Như Lai. Minh Không ● Quốc sư đời Lý, thuộc thế hệ thứ 13 phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Bạn đồng đạo với sư Từ Đạo Hạnh, ở chùa Thiên Phúc. Theo truyền thuyết, sư Minh Không chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông, vốn là Từ Đạo Hạnh tái sinh. Do đó được phong quốc sư. Năm Tân Dậu, Đại Định thứ 2 (1141), sư mất, thọ 76 tuổi. Hiện nay ở Hà Nội (phường Hoàn Kiếm) có chùa Lý Quốc Sư, thờ Nguyễn Minh Không. Hiếp Tôn Giả ● S.Pareva. Vị Tổ sư thứ 10 trong 28 vị Tổ sư thay nhau giữ gìn Phật pháp ở Ấn Độ, kể cả Ca Diếp là sơ Tổ, sau khi Phật Thích Ca vào Niết Bàn, cho đến Bồ Đề Đạt Ma là Tổ thứ 28 thì Thiền Tông được truyền sang Trung Hoa. Bồ Đề Đạt Ma trở thành sơ Tổ của Thiền Tông Trung Hoa. Pháp Bảo ● 1. Phật pháp quý như châu báu (bảo là châu báu). Tam bảo nghĩa là ba của báu (Phật, Pháp, Tăng). 2. Những đồ dùng thường ngày của nhà sư như áo cà sa, gậy tích trượng, chuông mõ, tượng Phật, kinh sách v.v… (Bổn sư rồi cũng đến sau, Dạy đưa pháp bảo sang hầu sư huynh.” (Truyện Kiều) ● Thiền sư Trung Quốc người Phúc Kiến, qua Việt Nam thời chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691), lập ra chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam Đà Nẵng. Tam Luận Tông ● Tam luận là ba bộ Luận. Tông phái này dựa vào ba bộ Luận làm cơ sở để lập tông. Ba bộ Luận đó là: 1. Trung Luận 2. Thập Nhị Môn Luận 3. Bách Luận. Tác giả của hai bộ luận đầu là Nagarjuna (Long Thọ). Còn bộ Luận thứ ba là của Đế Bà (Deva), học trò Long Thọ. Tông chỉ của Tam luận tông là không chấp hữu (tức là có) cũng không chấp vô (không), sự vật khách quan tuy tồn tại, nhưng không như chúng ta thấy, chúng do [tr.613] nhân duyên sinh, nhưng tự chúng không có bản thể. Các bộ Luận của ông này truyền qua Trung Hoa vào thế kỷ thứ V TL. Nhờ Kumarajiva (Cưu Ma La Thập) dịch ra chữ Hán, và truyền qua Nhật vào thế kỷ thứ VII. Ái Luân ● Bánh xe tham ái. Vd, tham ái ví như chiếc bánh xe. Ngồi chiếc xe đó, sẽ cứ như lăn mãi trong biển sống chết luân hồi. Vô Sắc ● S. Arupa. Không còn màu sắc và hình sắc vật chất nữa, mà chỉ còn là tinh thần thuần túy. Theo vũ trụ quan Phật giáo, toàn bộ thế giới sinh vật có thể chia làm ba cõi lớn: cõi Dục giới trong đó có Trái đất chúng ta, gồm có những chúng sinh vừa có sắc thân vừa có lòng tham dục. Cõi Sắc giới, trong đó chúng sinh đã gột bỏ hết lòng tham dục, nhưng vẫn còn có sắc thân. Cõi thứ ba là cõi Vô sắc giới, gồm những chúng sinh, không những không còn có lòng dục mà cũng không còn có sắc thân nữa, chỉ còn có tinh thần thuần túy mà thôi. Ma Ha Ca Diếp ● S. Maha Kasyapa. Tên vị đứng đầu trong hàng mười vị đệ tử lớn của Phật [tr.406] Thích Ca. sau khi Phật tịch, ông đã chủ trì lần kiết tập Kinh điển thứ nhất tại thành Vương xá, với sự tham gia của 500 vị A La Hán. Thiên Mụ ● Tên chùa. Cũng gọi Linh Mụ. Chùa do Chúa Nguyễn Phúc Chu (tức Hiền Minh Vương) xây dựng, có cơ ngơi rộng rãi, tráng lệ, dựng bia đá trắng khắc bài văn ghi có chiếc khánh đá quý do một nước phương Tây tặng để trên gác chùa. “Trăng tỏ Văn Lâu soi một bến, Chuông rung Thiên Mụ, động lòng vàng.” (Bùi Đình San) “Tiếng chuông Thiên Mụ dặn dò, Em đi cảnh vắng dặn dò cùng đi.” (Vô danh) Cụ Giới ● Giới luật đủ. Tức là Cụ túc giới. Ấy là giới luật của ông Tỳ Kheo (250 điều) và của bà Tỳ Kheo ni (348 điều). Xem: Cụ túc giới. Giới Hương ● Hương thơm của giới hạnh, cũng như hương thơm của đạo đức. “Hoa chiên đàn, già la, Hoa sen, hoa vũ quý, Tất cả hương hoa ấy, Giới hương là vô thượng.” (Kinh Pháp Cú). Ý nói, theo đạo Phật, dù là hương thơm của bất cứ loại hoa quý hiếm nào, dù là hoa chiên đà, hoa già la, hoa sen, hoa vũ quý, cũng không thể ví được với hương thơm của đạo đức, giữ giới. ● Pháp thân của Phật rất thanh tịnh, nếu về mặt Sự, chúng ta đã dùng hương trầm đốt cúng, thì về mặt Lý, chúng ta cũng phải trì giới cho trang nghiêm thanh tịnh, để cúng dường được đủ cả về Sự và Lý. Không Tịch ● 空 寂; C: kōngjí; J: kūjaku 1. Trống không và yên tĩnh, lặng lẽ; thường được chỉ cho Niết-bàn của Tiểu thừa; 2. Hoàn toàn rỗng không. Thực tế của sự không hiện hữu trên cơ sở tự tính của các pháp. Không (S: vivikta). Lưỡng Túc Tôn ● Một danh hiệu của Phật. Tôn là bậc đáng tôn kính. Lưỡng túc là hai cái đầy đủ, trí tuệ đầy đủ, đức hạnh đầy đủ. Lưỡng túc tôn là bậc đáng tôn kính, có đầy đủ trí tuệ và đức hạnh. Chế ● Chế ngự, vì giới luật có tác dụng chế ngự thân tâm, không buông lỏng cho thân tâm làm ác, cho nên gọi là chế giới. Chính Tri Kiến ● Thấy biết chân chính, đúng đắn, Vd, thấy biết đời là khổ, thân thể là không trong sạch, sự vật đều không có thực thể v.v… Thấy biết như vậy là thấy biết chân chính, đúng đắn. Là một trong tám con đường đạo. An Cư ● (Varsa). Tăng sĩ, hàng năm trong ba tháng hè, thường ở yên một nơi, không đi ra ngoài, gọi là an cư hay kiết hạ. Kiết hạ là kiết tập vào mùa hạ, vì mùa hạ ở Ấn Độ thường mưa nhiều, đi lại rất bất tiện. Hơn nữa, mùa hạ cũng là mùa côn trùng sinh nở nhiều, tăng sĩ đi lại sẽ dẫm lên và làm chết côn trùng. Mục đích chính của an cư kiết hạ, là tăng sĩ ở yên một nơi để chuyên tu học, đặc biệt là tu thiền. Có xứ như Tokhara, ở phía bắc Ấn Độ, tăng sĩ an cư vào mùa đông, từ giữa tháng chạp đến giữa tháng ba năm sau. Ở Trung Hoa và Việt Nam, thường tổ chức an cư vào giữa tháng 5 đến giữa tháng 7 âm lịch. Khi bắt đầu gọi là nhập hạ hay là vào hạ. Khi kết thúc gọi là giải hạ hay ra hạ. Đối với người xuất gia, thường không tính tuổi đời mà tính tuổi tu bằng số hạ. Các bậc Hòa Thượng hay Thượng Tọa trong giáo hội Phật giáo Việt Nam thường có ít nhất 10 hạ trở lên. Ác Luật Nghi ● Luật nghi, tập tục bất thiện. Biệt Truyền ● Danh từ quen thuộc của Thiền tông, chỉ cách thức đặc biệt lấy tâm truyền tâm, thầy ấn chứng cho trò đã giác ngộ về chân tâm. Đó là một sự trao truyền trực tiếp giữa thầy và trò, nhưng thật ra không có trao truyền gì hết, vì cái chân tâm ấy mọi người mọi chúng sinh đều có sẵn. Chân [tr.94] tâm đó không thể lấy lời lẽ, ngôn ngữ dù là trong kinh Phật để mô tả được cho nên Thiền tông nói: “giáo ngoại biệt truyền” nghĩa là trao truyền ở bên ngoài giáo điển. Long Đội ● Tên núi ở Hà Nam Ninh, ở đây vốn có chùa Diên Linh đời Lý do Tể tướng Dương Đạo Gia xây. Sau có Cao tăng đời Lý là Đàm Cứu Chỉ đến trụ trì trong các năm niên hiệu Long Thụy Thái Bình (1054-1058). A Dục Vương Thạch Trụ ● Trụ đá do vua A Dục dựng ở nhiều nơi trong nước ông, trên trụ có khắc những lời của vua ủng hộ và tán thán Phật Pháp. Diệu ● S. Suksma; A. Wonderful, sublte. Kỳ lạ, cao vợi, khó dùng tư duy để nắm bắt được. Do đó mà sách Trung Quốc thường gọi là bất khả tư nghì. Bất khả tư nghì là không thể bàn bạc, tư duy, là siêu việt ngôn ngữ. Ái Hà, Ái Hải ● Sông ái, biển ái. Lòng ái dục như sông, biển làm chìm đắm con người. “Tây phương có Phật Di Đà, Độ chúng sinh ra khỏi ái hà.” (Vô danh) Biển ái ngàn trùng khôn tát cạn Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi.” (Bà Huyện Thanh Quan) “Cầu ái hà kẻ ngược người xuôi” (Nguyễn Du –Văn tế thập loại chúng sinh) “Sóng tình chìm nổi ái hà, Chín ngôi hoàng hậu phép nhà cũng sai” (Đại Nam quốc sử diễn ca) “Làm cho bể ái khi đầy khi vơi” (Truyện Kiều) Đạo Phật cho rằng tình ái của người mênh mông như trời cao, thì lòng dụng sinh ra nổi khổ của người cũng thăm thẳm như biển cả, vì vậy mà có thành ngữ: “Tình thiên, dục hải” (Tình mênh mang như trời, lòng ham muốn rộng lớn như biển cả) Hai Pháp Đen ● Đen biểu trưng cho cái gì xấu, ác. 1. Không tàm: không xấu hổ khi phạm lỗi. 2. Không quý: không sợ hãi không phạm lỗi. (Tăng Chi I, 63) Hổ Phách ● Một trong bảy loại đá quý, thường được nói đến trong các Kinh Phật, khi Kinh Phật mô tả các cõi nước của các đức Phật. Xiển Dương ● Phát huy, phát triển, mở rộng. Thường nói xiển dương Phật pháp. Ở Hà Nội, phố Cát Linh trước đây có chùa Xiển pháp, nguyên là một trung tâm ấn loát kinh sách Phật quan trọng, trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo Bắc kỳ trong những năm 30 của thế kỷ. Cg, chùa Trại. Hiện nay, chùa bị đổ nát, qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Pháp Ân ● Nhờ nghe, học và tu theo Phật pháp mà được giác ngộ, bỏ dữ theo lành, sống đời sống có ích cho xã hội, nhân loại, bản thân mình cũng được an lạc hạnh phúc, đó là công của Phật pháp. Pháp ẤN; ● S. Mudra Cg. Ấn quyết 1. Các nhà sư thuộc phái Mật tông và Chân Ngôn tông thường hay bắt pháp ấn tức là bắt quyết, miệng thì niệm chú. 2. Một thuyết được ấn định là đúng đắn, xác đáng, không sai, như nói ba pháp ấn của Phật giáo là: - a. Tất cả các hành đều vô thường, nghĩa là mọi hành vi, mọi diễn biến đều không tồn tại lâu được; - b. Tất cả các pháp đều vô ngã, nghĩa là mọi sự vật đều không có thực thể; - c. Cõi Niết Bàn là yên tĩnh vắng lặng. Sách Đại Trí Độ Luận của Long Thọ viết: “Ba pháp ấn là: các pháp đều là vô thường niệm niệm sinh diệt, tất cả các pháp đều là vô ngã (không có thực thể) và Niết Bàn là tịch tịnh, vắng lăng.” Lư Sơn ● Một dãy núi đẹp ở Giang Tây Trung Quốc, cảnh trí u tịch, có nhiều chùa cổ đẹp, đặc biệt là chùa Đông Lâm, nơi tu hành của cao tăng Tuệ Viễn, vào thế kỷ thứ IV. Ông là người lập ra Bạch Liên xã, tập hợp hơn 100 tu sĩ và cư sĩ, phát nguyện tu pháp môn Tịnh Độ, cầu vãng sinh sang cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Xa Ma Tha ● S. Samatha. Hán dịch âm từ chữ Phạn. Hán dịch nghĩa là Chỉ quán, cũng có nơi dịch là Tịch chiếu hoặc Định tuệ. Nghĩa chung là thân tâm yên tĩnh, không bị vọng niệm và phiền não làm xao động và tập trung suy tư về một vấn đề, một đối tượng nhất định. Trong kinh tạng Pali, xa ma tha (P. Samatha) có nghĩa là tĩnh lặng. Đng, với định (P. Samadhi, mà sách Hán thường dịch là tam ma địa. Còn nói ghép vào tuệ thì nói: Samadhi-vipassana, gọi là định-tuệ và sách Hán thường dịch là tịch chiếu. Đại Nhật ● S. Maha Vairocana. Mặt trời chiếu sáng khắp cả. Tên một vị cổ Phật. Vật Vairocana là đối tượng tôn sùng chính của phái Chân Ngôn tông bên Nhật (Shingon). Phật Vairocana có pho tượng đồ sộ tại một đền ở Nara, vốn là một kỳ quan thế giới. Đại Nhật Kinh ● Tên của một trong ba bộ kinh chủ yếu của Mật tông. Đại Niệm Phật ● Đọc to danh hiệu Phật. Cũng có nghĩa là nghĩ nhớ Phật không xao lãng với định tâm. Bát Nhã ● S. Prajna; P. Panna. Hán dịch nghĩa là trí tuệ. Theo đạo Phật, trí tuệ có ba loại, hỗ trợ nhau và bổ sung cho nhau: - Văn tuệ: nhờ nghe nhiều, học nhiều mà có trí tuệ. - Tư tuệ: nhờ suy nghĩ nhiều mà có trí tuệ. Tất nhiên, có nghe học nhiều, thì mới suy tư có kết quả. Văn tuệ hỗ trợ cho tư tuệ. Ngược lại, nghe học nhiều, lại biết suy tư thấu đáo thì nghe học mới có kết quả. Tư tuệ hỗ trợ lại cho văn tuệ. - Tu tuệ: nhờ thực hành, tu tập mà có trí tuệ. Vd, muốn có định tâm (thiền định), nếu học mà không định tâm sẽ không có kết quả, mà phải ngồi thiền, hành thiền. Phổ Hiền ● S. Samantabhadra. Vị Bồ Tát có 10 hạnh nguyện lớn. Thường có tượng bên phải tượng Phật Thích Ca. Trong chùa Việt Nam, thường có tượng Phổ Hiền cưỡi voi trắng. Nhẫn ● S. Ksanti. Nhẫn nhục. Một trong những đức tính quan trọng của tu sĩ Phật giáo, dùng để đối trị tính sân giận. Trong sáu hạnh của Bồ Tát, thì nhẫn nhục thuộc về hạnh thứ ba (x. sáu độ) 1. Sinh nhẫn: Giữ được thái độ bình thản, không sân giận, oán thù khi gặp những người khác chửi mắng hay bức hại mình. 2. Pháp nhẫn: Gặp các nghịch cảnh thiên nhiên như mưa rào, gió lạnh, nóng bức v.v… đều xem như không, không chút than vãn, oán trách. 3. Vô sinh pháp nhẫn: Đức nhẫn thành đạt của các bậc Thánh, trở thành bẩm tính tự nhiên của họ, không cần cố gắng, ra vào mọi nghịch cảnh như ra vào hư không. “Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa, Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.” (Quan Âm Thị Kính) Nhục Thế Gian Cg, thế gian nhẫn. Nhẫn nhục, chịu nóng lạnh, đói khát khổ vui. Còn nhẫn nhục xuất thế gian (cg, xuất thế nhẫn) là nhẫn nhục để giữ vững đức tin đối với Tam bảo, để giữ giới, bố thí, có chính kiến v.v.. dù có phải bị đánh mắng, sỉ nhục v.v… Hai Tâm ● H. Nhị tâm 1. Chân tâm: Trí tuệ vốn sáng suốt của chúng sinh, nhưng do phiền não và vô minh che lấp nên chưa biểu lộ. 2. Vọng tâm: Cái tâm hư vọng, phan duyên, luôn luôn chạy theo ngoại trần. Một cách phân biệt khác: 1. Định tâm: Tâm tập trung vào một nơi, một điểm. 2. Tán tâm: Tâm tán loạn, không định tỉnh. Diệu Sắc ● S. Surupa. Báo thân của Phật cũng như cõi Phật ở có những mầu sắc, hình sắc kỳ diệu, không thể có ở cõi người. Ái La Sát Nữ ● La sát nữ là quỷ cái La Sát, hãm hại người. Vd, lòng tham ái mê hoặc, sai sử con người không khác gì quỷ La Sát hiện hình thành gái đẹp. Kim Cương Kinh ● Tên thật của kinh “Năng đoạn Kim cang (cương) Bát Nhã Ba La Mật”, là kinh rút gọn của bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, một kinh đại thừa thuộc hệ thống Bát Nhã. Thiền Trung Hoa kể từ Huệ Năng Lục tổ, xem kinh này là căn bản của Thiền Tông. Bản kinh được lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam là do Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch. Nôi dung kinh này đề cao cái Không tuyệt đối của Đại thừa, Cg. Tính Không hay Cg. Trung Đạo. Cần phân biệt tóm tắt có ba Không: 1. Cái không thông thường, đối đãi với cái có, hết có gọi là không. 2. Cái không theo Tiểu thừa quan niệm, do quán lẽ vô thường, biến hoại, như xét thân này mặc dù hiện tại là có, nhưng tương lai sẽ mất nên nói là thân không. Ấy là “không” trên phương diện thời gian. Hai không này đều tương đối. 3. Không của Đại thừa, mà Kinh Kim Cương là tiêu biểu, là cái không tuyệt đối, cái không ở ngay nơi cái đang hiện hữu, thấy nó chỉ là giả hợp (giả danh) vì do nhiều yếu tố (duyên) hợp thành, như “đống cát” là không, giả danh (chỉ tạm gọi là “đống cát”), vì khi gió thổi cát bay qua mỗi nơi mỗi bạt thì không còn cái gì gọi là “đống cát”. Mọi sự vật khác trong vũ trụ, kể cả con người, cũng đều như thế. Kinh dạy, “các pháp hữu vi đều như mộng, như huyễn, như bọt nước, như bóng, như sương móc, như điện chớp. Hãy quan sát như vậy”. Nhưng nếu chỉ quan sát mọi vật là “không”, là “giả danh” thì có thể rơi vào vô vi bất động, tiêu cực, nên phải có một tầng quan sát nữa mới thực gọi là Đại thừa, ấy là “Trung đạo”. Từ căn bản giả, không, phải đi vào trung đạo làm hết thảy việc (lành) mà không chấp trước quả báo (vì đã thấy rõ các tướng chỉ là hư vọng), đó là các hành động mà Kinh đề xướng: “Ưng vô sở trú nhi sinh kỳ tâm” (không bám víu vào chỗ nào khi phát tâm). Làm tất cả mọi việc (lành) mà không thấy mình (vô ngã). Quyết ● S. Mudra. Hay dùng kèm vớ từ ấn. Cử chỉ đặc biệt của ngón tay hoặc bàn tay, có ý nghĩa huyền bí hoặc tượng trưng. Từ ấn quyến không có trong các kinh sách Phật giáo Nguyên thủy mà chỉ gặp nhiều trong Phật giáo Mật tông, là một tông phái Phật giáo phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 7-8 Tl ở Ấn Độ. Công Đức Điền ● Ruộng công đức. Cũng nói: phước điền, công đức điền, tức là Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Tam bảo có đủ vô thượng công đức, do đó mà sanh ra công đức của chúng sanh. Những ai cúng dường Tam bảo thì sẽ được vô lượng phước báo, cho nên kêu là công đức điền. Vô Ký ● S. Abyakrta. Không thể ghi nhận là thiện hay ác. Trong số tư tưởng lời nói, hành vi của con người, có những loại không phải thiện, cũng không phải ác, xét về mặt đạo đức. Vd, nói hôm nay trời nóng. Một câu nói như vậy là vô ký, không phải thiện cũng không phải ác. Về mặt đạo đức, nó là trung tính. Hai Sự Gia Hộ ● H. Nhị gia hộ. Hai cách thức Phật gia hộ, giúp đỡi người tu hành. 1. Sự gia hộ bộc lộ trong các việc như thập phương cúng dường nhiều, đầy đủ, có điều kiện tu học thuận lợi, có thầy giỏi… 2. Sự gia hộ thầm kín của Phật giúp người tu hành đoạn ác, hướng thiện, thành tựu định tâm, mở mang trí tuệ. A Nậu Đa La ● Anuttara (P), Unsurpassed One. Vô thượng sĩ.Một trong những danh hiệu được dùng để chỉ đức Phật. Một trong 10 Phật hiệu. Tế Thế ● Nghĩa là cứu đời. Phật giáo Đại thừa chủ trương không phải chán đời, trốn đời mà là cứu đời. Các vị Bồ Tát, để phát huy tài kinh bang tế thế của mình, không phải chỉ làm người xuất gia tu hành, mà còn dùng rất nhiều phương tiện khác để cứu giúp chúng sinh, như sản xuất, chữa bệnh, dạy học, làm thơ v.v… Vì vậy mà các vị Bồ Tát không phải chỉ tinh thông nội điển (ba tạng), mà còn giỏi về các môn học thế gian, như ngôn ngữ văn học (thanh minh), y học (y minh), công nghệ (công xảo minh), tư duy, lập luận đúng đắn, khoa học (nhân minh). Luật ● S. Vinaya. Gới luật do đức Phật chế định, làm khuôn phép cho sự tu học và sinh hoạt của tăng sĩ Phật giáo. Riêng đối với Phật tử tại gia, Phật đặt ra năm giới: không giết hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, không uống những thức uống có chất men. Những người mới xuất gia, khi có điều kiện, thì giữ mười giới, và được gọi là Sa di. Sau một thời gian tu học, ít nhất cũng là 10 năm trở lên và 20 tuổi trở lên , tăng sĩ có thể giữ 250 giới và được gọi là Tỷ kheo. Nếu là Tỷ kheo ni thì giữ 348 giới. Luật Hành ● Giữ gìn thực hành giới luật. Luật Nghi ● Giới luật và nghi tắc (bao gồm những quy định về uy nghi mà tăng sĩ phải giữ). Luật Pháp ● Phép tắc của giới luật. Luật Sám ● Phép tắc sám hối, mà tăng sĩ chấp hành mỗi khi có luỗi. Phép tắc sám hối thay đổi tùy theo lỗi nặng hay nhẹ. Luật Sư ● Danh xưng này trong Phật giáo được dùng để gọi các vị thầy theo Luật tông, trong sự tu học chú trọng nhiều đến Giới luật và trong sự tu tập lấy việc trì giới là quan trọng nhất. Luật Tạng ● Một trong ba tạng sách Phật, chuyên ghi chép những giới luật do Phật chế định, làm khuôn phép sinh hoạt cho Tăng già. Trong đại hội kết tập kinh điển thứ nhất, họp tại thành Vương Xá, tám tháng sau khi Phật nhập Niết Bàn, ông Ưu Bà Li (Upali) là người chủ trì kiết tập luật tạng, còn ông Anan (Ananda) chủ trì kiết tập Kinh tạng. Luật Tông ● Một tông phái Phật giáo được tăng sĩ Đạo Tuyên ở Nam Sơn thành lập ở Trung Hoa vào thế kỷ VII, chủ trương Phật tử muốn được giác ngộ và giải thoát, chỉ cần nghiêm trì giới luật, không sai phạm, chứ không cần phải học tập nhiều kinh điển. Bộ sách căn bản của Tông này là bộ Tứ Phần Luật. Luật tông hiện nay vẫn thịnh hành ở Nhật. Luật Tướng ● Những giới luật có sự tướng của chúng phải tôn trọng. Cửa Thiền ● Cửa chùa, nhà chùa, nghĩa bóng là đạo Phật. “Nên tuốt dép lánh xa khỏi nơi doanh liễu, Dốc liều mình tìm tới vào chốn cửa thiền.” (Toàn Nhật Thiền sư – Thơ Bà Vãi) An Tức Hương ● Loại hương quý, làm từ vỏ một loại cây mà tiếng Phạn gọi là guggula, Hán dịch âm là Cầu cầu la. Loại cây này có nhiều ở An Tức và Bắc Ấn Độ. Trung Quốc đầu tiên nhập hương này từ An Tức cho nên gọi là hương An Tức. Đại Tín Tâm ● Niềm tin, đức tin rộng lớn, đặc biệt là đối với Phật A Di Đà. Người tu pháp môn Tịnh Độ, có niềm tin rộng lớn, để cầu sau khi mệnh chung sẽ được vãng sinh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Phật Sở Hành Tán Kinh ● S. Buddhacarita-kavya sutra. Truyện thơ kể lại đời sống Phật Thích Ca. Tác giả là Bồ Tát Mã Minh (Asvaghosa). Bản Hán dịch do Dharmaraksa (Pháp Hộ, 414-421 TL). Đại Đức ● Tên gọi cung kính đối với các bậc tu hành đạo cao, đức trọng trong tăng chúng. Hiện nay, ở nước ta, khi nói chuyện với các vị xuất gia, chúng ta cũng thường nói: “Thưa đại đức, bạch đại đức.” Còn “Thượng Tọa” thì danh cho những bậc tu sĩ cao tuổi hơn. Tịch Cốc ● Nhịn ăn lúa gạo. Một phép tu khổ hạnh. Khi Phật Thích Ca còn tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn, đã có thời Phật mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng, không ăn thóc gạo. Sau này, Phật nhận thấy tu ép xác như vậy là không đúng bèn quyết định ăn uống trở lại bình thường, phục hồi lại sức khỏe của thân và tâm. Khi giảng thuyết Bốn Đế ở vườn Lộc Uyển gần Bénarés, Phật khuyên tu theo phép Trung Đạo, một mặt không được đam mê thú vui nhục dục, mặt khác cũng không được ép xác khổ hạnh đến nỗi thân bị yếu sức, tinh thần mỏi mệt. Phật giáo không chủ trương tịch cốc. “Chí tôi muốn tới lâm tuyền, Quyết phương tịch cốc, liễu đường tử sinh.” (Toàn Nhật – Hứa Sử Truyện Văn). Kinh ● A. A warp, that which runs lengthwise. Laws, classics canons. S. Sutra. nghĩa đen là sợi tơ thẳng, xuyên suốt. Sách Phật gọi là kinh, vì chúng có tác dụng xuyên suốt lời dạy của Phật, giữ vững không để mất đạo lý của Phật dạy, trên thì phù hợp với đạo lý, dưới thì phù hợp với trình độ người nghe. Kinh Phật sở dĩ gọi là khế kinh, vì chúng khế hợp với đạo lý do Phật dạy đồng thời cũng khế hợp với căn cơ người nghe. Kinh Phật thường bắt đầu bằng các chữ “Như thị ngã văn” (như vậy tôi nghe). Tôi ở đây, chỉ ông A Nan, người trực tiếp nghe lời Phật thuật lại. Câu ấy xác nhận lời trong kinh chính là lời Phật nói. Sách Nho cũng gọi là Kinh, năm quyển: Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu. Ba tạng kinh điển gồm có: Kinh tạng, ghi lại những giới luật làm khuôn phép sinh hoạt và học cho tu sĩ; luận tạng, gồm các bộ luận do các luận sư, đệ tử Phật trình bày, giải thích một cách có hệ thống và theo chiều sâu giáo lí đạo Phật. Các bài thuyết pháp của đức Phật được sưu tập lại là Kinh. Toàn bộ Kinh Phật hợp lại thành Tạng Kinh (S. Sutrapitaka). Kinh tạng Pali của Phật giáo Nam tông gồm có năm sưu tập lớn: 1. Trường bộ Kinh (Digha Nikaya) bao gồm những bài thuyết pháp dài. 2. Trung bộ Kinh (Majjiima Nikaya) bao gồm những bài thuyết pháp dài trung bình. 3. Tương ưng bộ Kinh (Samyutta ¬¬Nikaya), bao gồm các bài kinh sắp xếp theo đề tài. 4. Tăng chi bộ Kinh, (Anguttara Nikaya) bao gồm các bài kinh sắp xếp theo pháp số. Vd. Những bài kinh nói về một pháp, nói về hai pháp, v.v… 5. Tiểu bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), gồm 15 bộ kinh xưa nhất, trong đó có cuốn Kinh Pháp Cú (Dhammapada) rất nổi tiếng, thường được xem như cuốn Thánh kinh Phật giáo. Toàn bộ Kinh tạng Nam Tông đã được dịch từ chữ Pali sang tiếng Việt và được xuất bản nhiều lần. Phật pháp Bắc tông nghiên cứu các Kinh Đại Thừa, trong đó những bộ quan trọng nhất đã được dịch từ chữ Sanskrit sang chữ Hán: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, (Saddharma Pundarika sutra); Kinh Kim Cương (Vajra Sutra); Kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn (Huyền Trang dịch). Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajna paramita hrdaya sutra); Kinh Duy Ma Cật. (Vimalakirti sutra); Kinh A Di Đà v.v… (Amitabha Sutra). Các Kinh điển nguyên thủy bằng chữ Sanskrit gồm có các bộ Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng nhất A Hàm và Tạp A Hàm (tương đương với các Trường bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Tương Ưng bộ Kinh, Tăng chi bô Kinh và tiểu bộ Kinh thuộc văn hệ Pali. Kinh Bối ● Bối là tụng. Tụng kinh có ngữ điệu, ngân nga lên xuống. Bối cũng có nghĩa lá bối. Vì ngày xưa, kinh Phật chép trên lá bối, cho nên gọi là kinh bối. Kinh Điển ● Danh từ chỉ kinh Phật nói chung, kể cả Luật tạng và Luận tạng. Kinh Gia ● Người chuyên sưu tập các kinh điển Phật giáo và thông thạo Kinh Phật. Giáo Giáo lý chứa đựng trong kinh điển Phật. Kinh Giới ● 1. Kinh Phật và giới luật Phật. 2. Những giới luật được nói đến trong các kinh Phật. Ưu Bà Tắc ● S. Upsaka. Đàn ông tu đạo Phật tại gia. Cũng gọi là thiện nam hay là cư sĩ. Cũng gọi là thanh tịnh sĩ, cận sự nam. Ưu Bà Tắc hay Ưu Bà Di đều chịu lễ tam quy và thụ Năm giới. Tam quy: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Năm giới: không sát sinh, trộm cắp, nối dối, uống rượu, tà dâm. Có những Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di có điều kiện thì giữ thêm ba giới nữa là: không dùng hoa, phấn, dầu thơm, không xem hát xướng, khiêu vũm, không nằm giường cao, nệm rộng. Ưu Bà Tắc Giới ● Năm giới mà Phật tử tại gia phải tuân thủ. Sách Phật cho biết, người nào trong đời này sống theo đúng năm giới của Ưu Bà Tắc thì đời sau sẽ nhất định được tái sinh làm người, không phải đọa xuống các cõi ác. Còn người tu và thực hành 10 điều thiện. (x. 10 điều thiện) thì sẽ được tái sinh hiện lên các cõi Trời. Minh Hạnh Túc ● S. Vidya-carana-sampanna. Một danh hiệu của Phật, là bậc mà giới hạnh (hạnh) và trí tuệ (tuệ) đều hoàn thiện, đầy đủ (túc). Phú Lâu Na ● Purna. Một vị Bồ Tát, Đại Thanh văn, Đại đệ tử của Phật Thích Ca, Phú lâu Na: Purna: Mãn, đầy đủ. Tức là quả mãn. Viết trọn chữ: Phú lâu Na A Di Đà đa la ni tử: Purna Maitrayaniputtra, dịch nghĩa: Mãn tử tử, Mãn con bà Từ. Purna: Mãn. Maitrayani: Từ nữ. Puttra: Tử. Phú lâu Na là con của một vị Bà La Môn rất giàu có sang trọng ở thành Ca tỳ la vệ: Capilavastou, làm quốc sư ở triều vua Tịnh Phạn: Suddhodana. Thọ giáo nơi Phật và đắc quả La Hán, Phú lâu Na sanh ra đồng một ngày với Phật, vốn là người nghiêm chính, thông minh và không ưa việc trần thế. Khi đức Thích Ca xuất gia, Phú lâu Na với 30 người bạn cũng xuất gia, tu theo phép Ba lê Bà già Ca ở núi Tuyết: Himalaya. Khi đức Thích Ca thành Phật, thì ông chứng Tứ thiền và Ngũ thông. Ông dùng Thiên nhãn thông, xem thấy Phật thuyết pháp tại vườn Lộc dã, bèn bay với các bạn đến chỗ Phật mà nhập môn. Chẳng bao lâu, ông đắc quả La Hán. Phú lâu Na được Phật công nhận là bực Thuyết pháp đệ nhứt trong hàng chư đệ tử. Xem: Thập đại đệ tử. Đức Phật có phái Phú lâu Na sang nước Du lư na mà truyền bá đạo Phật, người nước ấy rất hung tợn. Phú lâu Na sang đó mà giáo hóa, được thành tựu. Ông tịch luôn tại nước ấy. Trong hội Pháp hoa, đức Phật có thọ ký cho Phú lâu Na, phán rằng về sau Phú lâu Na sẽ thành Phật, hiệu là Pháp Minh Như Lai: Dharmaprabhâsa. Xem: phẩm 8, quyển 4 Diệu pháp Liên hoa Kinh. Xá Lợi Phất ● P. Sariputta. Vị đệ tử lớn của Phật Thích Ca, được xem là trí tuệ đệ nhất. Ở Ấn Độ, có tục đặt tên con theo tên cha hay tên mẹ. Ở đây, đặt tên theo mẹ là Sarika. Sarika dịch nghĩa là thiên nga, vì mẹ Xá lợi phất có đôi mắt đẹp như mắt thiên nga. Có sách gọi là xá lợi tử, nghĩa là con trai bà Sarika. Ông Xá lợi Phất sinh ở làng Nalandagrama, con bà Sarika và ông Tisya. Ông nhập Niết Bàn trước Phật và được Phật thụ ký, về sau thành Phật với danh hiệu Padmaprabha (Hoa Quang Phật). Phàm ● A. Common, ordinary. Bình thường, tầm thường. Trong dân gian có các tập hợp từ như: ăn phàm, nói phàm v.v… nghĩa là ăn nói không được đứng đắn, thô tục. Trong đạo Phật, từ phàm có một nghĩa rộng hơn. Hễ không hướng tới giải thoát vẫn đeo đuổi thú vui nhục dục, chìm đắm trong phiền não thì dù bề ngoài ăn nói ra vẻ đứng đắn cũng vẫn là phàm phu, tục tử. Sách Phật nói sáu phàm: địa ngục (nên hiểu là cảnh khổ liên tục, x. địa ngục), quỷ đói (x. quỷ đói), súc sinh, người, Asura (một loài sinh vật cao cấp, nóng tính, hiếu chiến, hay gây sự đánh nhau với loài Trời, x. Atula), loài Trời (x. loài Trời) v.v… Còn sách Phật nói bốn Thánh là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Thượng Thừa ● Cũng đọc thặng là cỗ xe, ví với giáo pháp của Phật chuyên chở chúng sinh từ bến mê đến ngộ, từ đau khổ đến giải thoát. Thượng thừa là tên gọi khác của Đại thừa (cỗ xe lớn), cao cấp không phải chỉ chuyên chở một người hay một số ít người (Tiểu thừa), mà chuyên chở rất [tr.699] nhiều người, thậm chí toàn thể chúng sinh từ chỗ mê lầm và đau khổ đến nơi giác ngộ và giải thoát. Do đó, có các hợp từ Thượng thừa hay vô thượng thừa, tối thượng thừa. Đại Xá ● (1120-1180). Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thứ 10 phái thiền Vô Ngôn Thông (x. Vô Ngôn Thông), sư nguyên họ Hứa, người tỉnh Hà Đông cũ (Hà Tây hiện nay), xuất gia thời vua Lý Anh Tông. Sư tịch năm 1180, lúc 61 tuổi. Chuông ● Nhạc cụ dùng trong lễ nhạc Phật giáo. Thường được tăng ni dùng khi tụng kinh niệm Phật. Tín Thụ Phụng Hành ● 信 受 奉 行; C: xìnshòufèngxíng; J: shinjubukyō; Ghi nhận lời dạy của đức Phật với niềm tin và sự thông hiểu, rồi chân chính thực hành những lời dạy này. Câu này thường xuất hiện vào cuối những bản kinh hoặc luận (S: śāstra). Ma Ha ● S. Maha. Lớn, vĩ đại. Từ Ma ha đặt trước pháp hiệ là để tôn xưng các vị có đức lớn và có trí tuệ. Vd, như các vị Ma ha Ca Diếp, Ma ha Mục Kiền Liên, Ma ha Ca Chiên Diên, v.v… là những vị đệ tử lớn, hàng đầu của Phật. Ma ha Bồ Tát là vị Bồ Tát lớn, vĩ đại. Phất Tử ● 拂 子; J: hossu; S: camāra; cũng gọi là Phất trần; Cây đuổi ruồi, có truyền thống từ các vị Sa-môn tại Ấn Ðộ. Phất tử được dùng để đuổi ruồi và các côn trùng biết bay để chúng khỏi bị đạp. Phất tử nguyên là một khúc gỗ, được gắn một chùm lông đuôi ngựa ở một đầu. Trong những thiền viện tại Trung Quốc thời xưa, chỉ có vị trụ trì trong viện mới được sử dụng phất tử và các vị này sử dụng nó như là một phương tiện khai thị cho môn đệ. Phất tử trở thành một biểu tượng của “Dĩ tâm truyền tâm” trong Thiền tông và cũng được các Thiền sư truyền lại cho môn đệ xuất sắc nhất. Đạo Xước ● Tên vị cao tăng Trung Quốc, tuyên truyền pháp môn niệm danh hiệu Phật A Di Đà để cầu vãng sanh về cõi Cực Lạc phương Tây. Ông viết cuốn “An Lạc Tập” để bày tỏ quan điểm của mình. Hoa Tạng ● A. Lotus treasury. Cõi Tịnh Độ của Phật Tì Lô Giá Na, cũng là cõi Tịnh Độ của tất cả các đức Phật, trong báo thân (Samboghakaya) của các ngài. Ở đây, trên hai vòng xoay (circle) của gió và không khí, là một biển nước thơm, trong đó nở ra một hoa sen 1000 cánh với vô số lượng thế giới. Diệu Pháp ● S. Saddharma. Giáo pháp hay là pháp môn kỳ diệu. Đồng thời cũng chỉ cho cái tâm vốn xưa nay thanh tịnh, tức là Phật tính hay chân tâm có sẵn trong mỗi chúng sinh. Đăng Đăng là đèn. Diệu pháp ví như ngọn đèn, chiếu sáng khắp thế gian, xua tan mọi bóng tối. Diệu Pháp Đường ● Nhà lớn trên cõi Trời Đao Lợi (Cõi Trời Ba Mươi Ba). Chư Thiên ở cõi Trời này thường tập trung ở đây để bàn các sự việc chung là đúng pháp hay là không đúng pháp. Cg = Thiện pháp đường. Lăng Nghiêm ● S. Suragama Sutra. Tên một bộ kinh Đại Thừa rất quan trọng. Hiện có bản dịch tiếng Việt của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam xuất bản. Nam Tông ● Tông phái Phật giáo hiện nay được thịnh hành ở Sri Lanka, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia. Để phân biệt với Phật giáo Bắc tông, thịnh hành [tr.437] ở các xứ phương Bắc như Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật v.v… Những đặc trưng của Phật giáo Nam tông: 1. Chỉ thừa nhận kinh điển tiếng Pali, gần gũi nhất với lời dạy ban sơ (nguyên thủy) của Phật Thích Ca. Vì vậy gọi là Phật giáo Nguyên thủy. 2. Mục đích cuối cùng của người tu theo Phật giáo Nam tông là sớm cầu giải thoát khỏi vòng sinh tử và chứng quả A La Hán (Arhat), trong khi mục đích cứu cánh của người tu theo Bắc tông là thành Phật. Phật tử thuộc Nam tông cầu giác ngộ và giải thoát cho bản thân mình là chính, còn người tu theo Bắc tông thì phát nguyện đồng thời giác ngộ và giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh. Vì vậy mà Phật giáo Bắc tông thường mệnh danh là Phật giáo Đại thừa, và họ gọi Phật giáo Nam tông là Phật giáo Tiểu thừa. Đại thừa là cỗ xe lớn, Tiểu thừa là cỗ xe nhỏ. Cỗ xe lớn có thể chở tất cả chúng sinh cùng tới bờ giác ngộ và giải thoát, còn cỗ xe nhỏ chỉ chở được bản thân người tu hành và một số ít người khác thôi. Tất nhiên, những danh từ Đại thừa và Tiểu thừa chỉ được người người tu theo Đại thừa dùng mà thôi. Còn những người bị gọi là Tiểu thừa, thì họ tự gọi là theo Phật giáo Nguyên thủy hay là Phật giáo Theravada (tức là Phật giáo của các bậc Trưởng lão). 3. Một đặc điểm nữa của Phật giáo Nam tông là các sư theo chế độ khất thực, hằng ngày đi xin ăn vào cuối buổi sáng, và mỗi ngày chỉ ăn một bữa vào buổi trưa, không quá ngọ. Hơn nữa, họ không phân biệt ăn chay hay ăn mặn. Tùy theo thí chủ cúng thức ăn gì, họ ăn nấy, như vậy họ có thể ăn thịt cá. Trái lại, các sư thuộc Phật giáo Bắc tông thì ăn chay trường (trường trai), và có thể ăn hai hay ba bữa một ngày. Thiền tông Trung Quốc cũng có Bắc tông, Nam tông. Bắc tông chỉ phái thiền thịnh hành ở phía Bắc Trung Hoa và do Thiền sư Thần Tú lãnh đạo. Phái này chủ trương giác ngộ dần dần (tiệm ngộ). Nam tông chỉ phái thiền thịnh hành ở Nam Trung Hoa, nó chủ trương giác ngộ trong khoảnh khắc, nhanh chóng, đột ngột (đốn ngộ), và do Thiền sư Huệ Năng lãnh đạo. Các phái thiền ở Việt Nam đều là chi nhánh của Thiền Nam Tông Trung Hoa. Trong cuốn “Quy nguyên trực chỉ” có bài vịnh của Sơn Cư Bá: “Sơn cư ngộ đắc nhất chơn không, Ná vấn Nam tông dự Bắc tông, Như ý bảo châu trì tại thủ, Quang minh hà xứ bất viên thông.” Dịch: Ở núi, ngộ rồi lẽ thật không, Cần gì hỏi gạn Bắc, Nam tông, Bảo châu như Ý tay cầm sẵn, Ánh sáng viên thông chiếu các vùng. Hai Vô Thường ● A. Two kinds of impermanence 1. Niệm niệm vô thường: Dòng ý nghĩ nối đuôi nhau, niệm này diệt, niệm khác sinh, các niệm thay thế nhau trong từng giây phút một. 2. Tương tục vô thường: Sự vật ngoại cảnh có vẽ như tồn tại trong thời gian tương đối dài, nhưng trên thực tế, cấu trúc của nó, hình dáng của nó cũng giây phút thay đổi không ngừng, nhưng chúng ta không biết, do sự hạn chế của giác quan chúng ta. Đạo Hạnh ● Tên một vị Thiền sư nổi danh thời nhà Lý. Sư vốn họ Từ, tên Lộ. Cha là Từ Vinh, làm chức Tăng Quan Đô Ấn dưới triều nhà Lý. Sau khi xuất gia, sư lấy pháp danh Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết, sư tu theo Mật tông và rất giỏi pháp thuật thần thông. Cũng theo truyền thuyết, sư là tiền thân của vua Lý Thần Tông sau này. Vì vậy trong chùa Thiên Phúc, ở núi Sài Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây là nơi Từ Đạo Hạnh tu học xưa kia, có câu đối: “Vi Tiên, vi Phật, vi Quốc vương sinh hóa tam thân lưu hiển tích. Hữu động, hữu hồ, hữu thiên thị giang sơn nhất đái biểu kỳ quan.” Dịch nghĩa: Làm Tiên, làm Phật, làm Quốc vương, ba thân sinh hóa còn lưu dấu vết. Có hồ, có động, có chợ trời, non sông một dải thật kỳ quan. (Ý nói: một thân Từ Đạo Hạnh, vừa là sư, vừa là tiên,vừa là vua). Bạt Đà La ● S. Ràhula-bhadra (La Hầu La Bạt Đà La). Tên người học trò xuất sắc của Luận sư Deva (Đề Bà) hoặc gọi là Aryadeva (Thanh Thiên) người đã cùng với Luận sư Long Thọ lập ra Đại thừa không tôn. Bạt Đà La là một luận sư có tiếng sinh ở cuối thế kỷ 3 và đã chú thích bộ Trung Luận của Nagarjuna, thường đến các nước vùng Trung Ấn để truyền bá và biểu dương giáo lý Đại thừa. ● Bạt Đạt LA; S. Bhadra Hiền thiện, tốt đẹp. Siêu ● S. Vikrama; A. Leap over, surpass. Vượt qua. Độ Siêu là vượt lên trên, độ là bước qua. Trong câu: “Cho cha siêu độ lên mây chầu trời.” (Phạm Công Cúc Hoa) Ý nói làm lễ cầu siêu (gồm cả bố thí, cúng dường chư tăng, tụng kinh), nguyện cho vong linh người cha thoát khỏi các cõi khổ, sinh lên các cõi Trời. Siêu Dật ● Tiêu dao siêu thoát, không bị ràng buộc. Siêu Loại ● Tên một huyện cổ, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Siêu Huyện ● Siêu Loại nổi tiếng vì ở đây vào thời Sĩ Nhiếp, có thành Luy Lâu là một trung tâm Phật giáo rất lớn không những của Giao Châu, mà của cả châu Á [tr.599] (Đông Á). Trong huyện, tập trung nhiều chùa lớn, đến nay vẫn còn. (Vd, các chùa Pháp Vân, chùa Bút Tháp v…) Siêu Loại là sinh quán của Ỷ Lan phu nhân, vợ vua Lý Thánh Tôn, mẹ Lý Nhân Tôn. Bà Ỷ Lan, do lòng sùng đạo Phật và nếp sống nhân hậu, được nhân dân thời bấy giờ tôn gọi là Quan Âm nữ. Siêu Phàm ● Vượt lên trên phàm tục, thế tục. Siêu Quá ● Vượt qua. Sinh Người làm nghiệp lành, hay là tu tập pháp môn Tịnh độ có kết quả, khi chết được tái sinh lên các cõi Trời hay là vãng sinh qua cõi Phật. Tái sinh mà đi lên các cõi sống cao cấp hơn cõi sống hiện tại. Hai Không ● H. Nhị không. Các cách phân biệt khác nhau: Cách một: 1. Nhân không: Nhân là người. Người chỉ là một tập hợp của năm uẩn, không có cái ta, không có thực thể. 2. Pháp không: Mọi sự vật đều chỉ là do nhân duyên hợp thành, không có thực thể. - Cách thứ hai: 1. Tánh không: Mọi sự vật đều do nhân duyên hợp thành, cho nên không có tự tánh 2. Tướng không; Vì không có tự tánh, cho nên tướng của chúng cũng là hư giả không thật. (Khái niệm tướng không, tánh không, là của Tông Thiên Thai) - Cách thứ ba: 1. Như thực không: Chân như hoàn toàn thanh tịnh, không có nhơ bẩn. 2. Như thực bất không: Chân như có đầy đủ vô lượng công đức. (Khái niệm của bộ Khởi tín luận) A Thúc Ca ● Asoka. Một thứ cây thường mọc ở cõi Thiên Trước. Cũng viết là: A du ca, dịch nghĩa: Vô ưu thọ. Niết Bàn Kinh: Như những cây A thúc ca, ba trá la, Ca ni ca trổ hoa vào mùa xuân. Lúc ấy, những con ong bay lại nút lấy sắc, hương và tế vị, chẳng biết chán... Như cây A thúc ca, hễ đàn bà con gái đụng cọ vào nó, thì nó trổ hoa rất mau. Xem: Vô ưu thọ. Biệt Viên ● Biệt giáo và viên giáo đều là khái niệm phán giáo của Tông Thiên Thai. Biệt giáo chỉ phần giáo lý của Phật, dành nói riêng cho hàng Bồ Tát. Viên giáo là phần giáo lý hoàn chỉnh, đầy đủ, cũng thuộc về Bồ Tát thừa. Mã Nhĩ Ba ● 馬 爾 波; T: marpa; 1012-1097; Ðạo sư nổi tiếng của Nam Tây Tạng. Mã-nhĩ-ba đi Ấn Ðộ và mang về Tây Tạng giáo pháp Ðại thủ ấn (s: mahāmudrā), Na-rô lục pháp (t: nāro chodrug). Ông là thầy của Mật-lặc Nhật-ba (t: milarepa), đóng vai trò quan trọng trong phái Ca-nhĩ-cư (t: kagyupa). Mặc dù tu hành tích cực nhưng Mã-nhĩ-ba vẫn tham gia công việc thế tục một cách hài hòa. Thời trẻ tuổi, ông đã học Phạn ngữ (sanskrit) và sau đó ông đổi toàn bộ sản nghiệp lấy vàng bắt đầu chuyến du hành Ấn Ðộ. Tại đây, ông gặp Na-rô-pa (t: nāropa), một vị Ma-ha Tất-đạt (s: mahāsiddha) và được vị này hướng dẫn 16 năm. Trở lại Tây Tạng, ông dùng hết thời giờ để phiên dịch kinh sách, sống cuộc đời của một nông dân, lập gia đình với Dag-me-ma và có nhiều con. Sau đó, trên đường tìm những chú giải của những Mật kinh, ông lại đi Ấn Ðộ một lần nữa và sau khi về lại Tây Tạng, ông nhận Mật-lặc Nhật-ba làm đệ tử. Sau nhiều lần thử thách khắc nghiệt, ông mới chịu truyền bí pháp cho Mật-lặc Nhật-ba. Lúc tuổi đã cao, Mã-nhĩ-ba lại đi Ấn Ðộ lần thứ ba vì một bí pháp khác. Tại đây, ông gặp A-đề-sa và thầy Na-rô-pa lần cuối. Mã-nhĩ-ba ưa thích dùng giấc mộng để quyết đoán trước tương lai và từng tiên tri sẽ có tông Ca-nhĩ-cư ra đời. Hoa Đức Bồ Tát ● S.Padmasri. Vị Bồ Tát của hoa sen sáng chói. Một trong những vị Bồ Tát, từng giúp Phật Thích Ca trong sự nghiệp độ sinh. Năng Nhân ● Người có khả năng giáo hóa người khác. Phật là một năng nhân. Hán dịch nghĩa từ chữ Sanskrit “Sakya” dòng họ Phật. Vị có lòng nhân từ. Còn Mâu ni (S. Muni) là tịch mặc yên lặng. Sakyamuni là vị có lòng nhân từ, và yên lặng tịch mặc (x. Thích Ca Mâu Ni) Hồn Phách ● Cũng nói: tâm thần. Hồn tức là tâm thức, có sở dụng tinh anh, linh diệu, mà không có hình ảnh. Còn phách là hình thể, chỗ để cho hồn nương tựa. Đại Phạm Thiên ● S. Maha Brahma. Cõi Trời thanh tịnh lớn, cao cấp nhất trong các cõi Trời Sắc giới. Chúng sinh ở đây đã dứt bỏ mọi lòng dâm dục, cho nên tôn gọi họ là Đại phạm thiên. Vương Vị chúa tể của các cõi Trời Đại Phạm. Cũng có sách gọi tắt vị này là Phạm Vương (Brahma). Đạo Bà-la-môn tôn sùng vị này như là Thượng đế sáng tạo ra muôn loài, tương tự như Chúa Trời bên đạo Gia Tô. Nhưng đạo Phật chỉ xem Đại Phạm Thiên vương là một loài Trời, vẫn còn ở trong vòng sinh tử luân hồi. Cần ● Siêng năng, chăm chỉ. Pháp Môn Vô Lượng ● Số pháp môn nhiều vô cùng không thể kể xiết. Chính vì vậy mà người Phật tử không nên cố chấp, chỉ đề cao pháp môn tu học của mình, còn thì mạt sát, dèm pha pháp môn tu học của những người khác. Phật tử tu hạnh Bồ Tát, phát ra bốn lời thề nguyện lớn như sau: - Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ (Nguyện độ thoát cho chúng sinh nhiều không kể xiết); - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn (Nguyện đoạn hết phiền não nhiều vô tận; - Pháp môn vô lượng thệ nguyện học (Nguyện học pháp môn nhiều vô lượng); - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành (Nguyện thành tựu đạo lý vô thượng không gì hơn của Phật). Đại Thiện Địa Pháp ● Chỉ cho mười pháp thiện trong Luận Câu Xá: 1. Tín: đức tin (A. Faith) 2. Cần: siêng năng (A. zeal) 3. Xả: không vướng mắc (A. renunciation). 4. Tàm: xấu hổ đối với lỗi lầm của mình (A. shame for one’s own sin). Có sách giải thích là do lỗi lầm của mình mà xấu hổ đối với tự thân. 5. Quý: xấu hổ đối với lỗi lầm của người khác (A. shame for another’s sin) nhưng có sách giải thích là do lỗi lầm của mình, mà xấu hổ đối với người khác. 6. Không tham 7. Không sân giận 8. Không phiền hại người và vật (A. no harm; H. Bất hại) 9. Khinh an (A. calmness) 10. Không buông thả, nghĩa là tự chủ (A. self-control; H. Bất phóng dật). Từ địa có nghĩa là đất, là chỗ dựa của các điều thiện khác, là nơi sinh trưởng nhiều thiện pháp khác. Biệt ● Riêng biệt, chuyên biệt. Ẩn Hình Pháp ● Tức là pháp thuật tàng hình không cho người khác thấy được mình. Trong sáu phép thần thông thì phép tàng hình thuộc “biến hóa thần thông”. Như sách Phật chỉ rõ, các đạo sĩ ngoại đạo, luyện định tâm đến trình độ cao cũng có phép thần thông, trong đó có phép tàng hình. Tất nhiên, đối với Phật, mục đích tu không phải là phép thần thông, mục đích tu là giác ngộ và giải thoát. Ái Biệt Ly Khổ ● Priyasamparayoyga (S), Seperation from the beloved Người thân yêu bị xa cách. Một trong bát khổ. Một trong tám món khổ của người, mà Phật Thích Ca phân tích khi giảng thuyết Bốn đế (Bốn chân lý). Vì không biết luật vô thường, cứ khư khư giữ không muốn rời xa người mình yêu thương, vật mình yêu thích. Đến lúc không giữ được thì sinh ra phiền não đau khổ. Duy Nghiễm ● Thiền sư Trung Hoa, được xem là Tổ thứ 36 của Thiền tông Phật giáo, nếu kể từ Ma ha Ca Diếp là sư tổ trở đi. Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma sang truyền giáo ở Trung Hoa, dưới thời Lương. Diệu Quả ● Quả báo kỳ diệu, tức là Niết Bàn, sự giác ngộ chân chánh. Diệu Thuần ● Ni cô ở chùa Liên Hoa (Hà Nội), năm 1745 đã có công khắc bản in cuốn “Thiền Tông Bản Hạnh” của Hòa Thượng Chân Nguyên, một cuốn sách nói về năm ông vua sùng Phật giáo đời nhà Trần. Diệu Thuần là học trò của sư Liễu Viên, trụ trì chùa Liên Phái thời bấy giờ. Chùa Liên Phái nay vẫn còn ở phố Bạch Mai, Hà Nội. Diệu Thùy Ni cô, trụ trì chùa Địa Linh ở gần Hồ Tây (Hà Nọi) vào giữa thế kỷ 19, dưới thời vua Tự Đức, đã có công in nhiều sách Phật giáo Việt Nam văn Nôm, như các cuốn Tịnh độ yếu nghĩa của Thiền sư Chân Nguyên, và cuốn Bồ Tát yếu nghĩa của Thiền sư Chuyết Công. Phạm Thích ● S. Brahma Indra. Phạm Thiên vương, vua cõi Trời Phạm thiên và Đế Thích (Indra) vua cõi Trời Đao Lợi. Bến Mê ● H. Mê tân. Đạo Phật ví chúng sinh luân hồi trong vòng sinh tử như là chìm đắm trong bến mê, phải dựa vào con thuyền trí tuệ (sách Phật gọi là thuyền Bát nhã) mới qua được. “Nghĩ thân phù thế mà đau, Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê”. (Cung Oán Ngâm Khúc) Nhà Nho cũng dùng từ bến mê nhưng với nghĩa người phàm lạc đường trong cảnh Tiên: “Đào Nguyên hà xứ thị, du tử chỉnh mê tân” (Mạnh Hạo Nhiên). Dịch nghĩa: Đào Nguyên là xứ nào vậy, khách mê chơi quên mất bến. Khế Kinh ● S. Sutra; P. Sutta. Kinh theo nghĩa rộng là hình thức văn học ghi mọi lời giảng của Phật. Do đó mà Kinh tạng và Luật tạng đều ghi lời Phật thuyết cho nên đều gọi là Kinh. Vì vậy mà giới bổn (S. Pratimoksa) được gọi là giới kinh. Bộ phận Luật tạng chú thích giới Kinh gọi là Kinh phân biệt (sutra vibhanga). Nhưng Kinh theo nghĩa hẹp chỉ riêng cho Kinh tạng. Khế là phù hợp. Phù hợp đạo lý và phù hợp với trình độ, căn cơ người nghe. Am Dung ● Tên chùa, trên núi Ngọc Lâu, xã Quả Phẩm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đời nhà Mạc, đổi tên là An Khánh, vì kiêng tên húy. Mạc Đăng Dung là Thái Tổ nhà Mạc. La Hầu La ● S. Rahula 1. Che lấp chướng ngại. Hán dịch là Phú Chướng. 2. Tên con trai của Phật Thích Ca, khi Phật còn là Thái tử Sidharta, chưa xuất gia tu đạo. Mẹ là công chúa Yasodhara. Sau khi Phật thành đạo trở về thành phố quê hương Kapilavastu thì La Hầu La theo Phật xuất gia, trở thành một trong 10 đệ tử lớn của Phật, đứng đầu về phép tu Mật hạnh (Mật hạnh là hạnh tu có thực, nhưng không lộ ra ngoài). Ái Độc ● Ái, tham đắm, ví như món thuốc độc. Bởi vì, do ái mà có thủ [tr.26] (S. Upadana). Thủ là bám vào người hay vật, là tạo nghiệp để có được con người hay vật đó. Và nghiệp là hữu, là tái sanh. Chính nghiệp không khác gì dầu cung cấp nhiên liệu cho tái sanh. Quy ● A. Return to, commit oneself to. Trở về, nương tựa bản thân vào. Khuôn phép. Quy Bổn ● Bổn là gốc. Trở về cái gốc. Ý nói trở về mầm giác (trí tuệ Bát Nhã vốn có đầy đủ ở trong mình). Quy Chân ● Đng, quy tịch. Trở về với cõi xứ sở chân thực (Niết Bàn). Quy Hóa ● Qua đời, đng, quy tịch. Quy Kính ● Nương tựa và kính lẽ. Quy Mao ● Lông rùa. Rùa không có lông. Nói chuyện lông rùa là nói chuyện không có thật, nói điều ảo tưởng. Quy mao hay dùng kèm với thố giác là sừng thỏ (thỏ không có sừng). Quy Nguyên ● Trở về nguồn gốc. Quy Ngưỡng ● Nương theo và ngưỡng mộ. ● Một trong các phái Thiền (năm nhà Thiền) sau Huệ Năng. Có sách đọc là Vi Ngưỡng. Quy Phạm ● Khuôn phép, điều lệ. Quy Pháp ● Quy y giáo pháp do Phật dạy. Quy Phật ● Quy y Phật, nương tựa vào Phật. Quy Sư ● Nương tựa vào nhà sư, vào chư Tăng, hay là vào một tăng sĩ là thầy dạy của mình. “Quy sư quy Phật tu hành bấy lâu.” (Truyện Kiều) Quy Tánh (Tính) ● Trở về với bản tính của mình. Quy Tăng ● Quy y Tăng, nương tựa vào các Tăng sĩ có học có đức như là những bậc đạo sư tâm linh. Quy Tịch ● Trở về nơi yên tĩnh hoàn toàn. Lời nói tôn kính, chỉ cảnh những nhà sư đạo cao đức trọng qua đời. Đng, nhập tịch, nhập diệt, tịch hay tịch diệt, vào Niết Bàn v.v… Quy Tục ● Tăng sĩ hoàn tục, trở về với cuộc sống thế tục. Quy Tư ● S. Kucha. Tên một nước Phật giáo ở Trung Á, vào thời Trung Cổ. Nay thuộc Tân Cương (Trung Quốc). Quy Ước Thiền Đường ● Tên sách, nói về quy tắc tổ chức thiền viện, tu viện Phật giáo, tác giả là thiền sư Việt Nam, Minh giác Kỳ Thương (1682-1744). A Tỳ Đạt Ma Thức Thân Túc Luận ● (S. Abhidharma-vijnana-kaya-pada). Bộ Luận gồm 18 quyển, do Luận sư Ấn Độ Đề Bà Thiết Ma soạn (S. Devasarman), Đường Huyền Trang dịch. Bộ Luận có 7000 bài tụng chia làm 6 phẩm. Là một trong 6 bộ Luận chú giải bộ Phát trí luận của Ca diễn ni tử. Tha Tâm Thông ● S. Paracittajnana. Quyền năng siêu nhiên biết được tâm tư người khác. Tha Tâm Trí ● Đng, Tha tâm thông hay Tri tha tâm tông. Tha Thụ Dụng Độ ● Độ là cõi đât. Các đức Phật có những cõi đất do các Ngài lập ra để cứu độ chúng sinh, được sinh về cõi đất của các Ngài. Còn cõi nước của riêng các đức Phật tự thụ dụng, thì chúng ta thật sự không thể biết. Nhị Hòa ● Nhị hòa là hai loại hòa hợp. Đó là về Lý hòa và Sự hòa. 1. Lý hòa : là nói các bậc Thánh giả Nhị thừa cùng đoạn kiến, tư hoặc, cùng chứng cái lý vô vi. 2. Sự hòa : là nói đối với phàm tăng. Sự hòa có 6 loại : - Giới Hòa - Kiến Hòa - Thân Hòa - Lợi Hòa - Khẩu Hòa - Ý Hòa Hai loại hòa hợp này được mệnh danh là tăng già. Vậy tăng già có nghĩa là hòa hợp. Huệ Viễn ●1/ Cao tăng Trung Hoa (523-592), có công lớn phục hưng Phật giáo đời Bắc Tề. Tác giả các bộ: Đại Thừa Nghĩa Chương, 28 cuốn; Đại Niết Bàn Kinh Nghĩa Lý, 20 cuốn; Thập Địa Kinh Luận Nghĩa Lý, 14 cuốn; Hoa Nghiêm Sớ, 7 cuốn; Pháp Hoa Sớ, 7 cuốn. 2/ Một danh tăng Trung Hoa khác, đồng tên Huệ Viễn, sống vào đời Tùy –Đường (thế kỷ thứ 7), tác giả bộ Đại Thừa Kinh Nghĩa, và được tôn xưng là Giáo tổ Tông Tịnh Độ ở Trung Hoa, vì đã có công lớn trong việc truyền bá phép tu Tịnh Độ ở Trung Hoa. 3/ Một danh tăng Trung Hoa khác cũng đồng tên, sống vào thế kỷ thứ 10, thuộc đời Hậu Tấn, tác giả bộ Pháp Tính Luận. Tám Vị Thai Tạng ● Bào thai trong bụng mẹ, biến đổi và phát triển qua tám giai đoạn gọi là tám vị, ứng với tám tuần. Đến tuần thứ 5 thì tứ chi (tay chân) thành hình. Tuần thứ sáu thì tóc, móng tay, móng chân và răng hình thành. Đến tuần thứ tám thì con người được hình thành hoàn chỉnh. Bát Nạn ● Tám cái nạn, ngăn trở không tiếp xúc được, hay là không giác ngộ được những chân lý của đạo Phật: 1. Sinh ở địa ngục; 2. Ở cõi quỷ đói; 3. Ở cõi súc sinh; 4. Sinh ở Bắc Cu Lư Châu, một vùng sung sướng nhiều và không có khổ (do đó mà khó nhận thức được chân lý khổ); 5. Sinh ở cõi trời có thọ mạng lâu dài (do đó mà khó nhận thức được chân lý vô thường); 6. Sinh ra bị mù, điếc, câm, ngọng; 7. Có tri thức thế gian, có biệt tài (do đó, dễ kiêu mạn); 8. Sinh vào thời không có Phật pháp, Vd trước hay sau thời Phật quá xa. Ni Liên Thiền ● S. Nerajana cũng viết Nairanjana. Tên con sông nổi tiếng vì trên bờ sông này, dưới một gốc cây Bồ đề, Phật Thích Ca đã thành đạo. Hiện nay là sông Nalajana, bắt nguồn từ xứ Hagaribagh, và hợp với con sông Rohana mà thành con sông lớn Phalgu. Ni Liên Thiền là sông nhánh phía đông của con sông lớn Phalgu. Đồng Tử ● Nhân vật trong truyện “Lĩnh Nam Trích Quái”, và trong Đạo giáo nguyên lưu. Theo hai cuốn sách này, thì dưới thời Hàng Vương, Đồng Tử có đến núi Quỳnh Viên ngoài biển Nam Hải, và gặp một nhà sư Ấn Độ, hiệu là Phật Quang. Nhà sư tặng Đồng Tử một cây gậy và một nón lá, là hai phương tiện làm nên mọi phép thần thông .v.v… Sự tích Đồng Tử gợi ý là đạo Phật có thể du nhập vào nước ta từ thời vua Hùng. Đồng Tử còn là danh từ chung, chỉ hạng thiếu niên tuổi còn nhỏ. Nếu là con trai, gọi là nam đồng, là con gái gọi là nữ đồng. Ca Tỳ La Vệ ● S. Kapilavastu. Kinh đô của bộ tộc Thích Ca (Sakhya), nơi thân phụ của Phật là Suddhodhana trị vì, gần biên giới Nepal (Ấn Độ hiện nay). Mặc Tích ● 墨 跡; J: bokuseki; nghĩa là dấu mực; Danh từ dùng để chỉ các tác phẩm, những lời văn, những chữ được các Thiền sư hoặc các vị tăng viết. Nội dung của các “Dấu mực” thường là một pháp ngữ (j: hōgo) của các vị Thiền sư, Tổ sư. Một mặc tích được thực hiện không phải với tâm trạng “muốn tạo” một tác phẩm nghệ thuật mà chính nó là một biểu hiện của một sự thật sinh động, xuất phát từ kinh nghiệm thiền. Các mặc tích được các vị Thiền sư – đặc biệt là các vị thực hành Thư đạo (j: shodō) – trứ tác để cổ vũ, khuyến khích môn đệ, thường là được các môn đệ thỉnh cầu thực hiện. Khi thầy tặng môn đệ một mặc tích có nghĩa là vị thầy này “cho đệ tử biết tâm trạng của mình”. Có khi mặc tích chỉ là một chữ duy nhất, một chữ đặc biệt, có giá trị trung tâm cho Thiền, hoặc là một bài kệ ngộ đạo hoặc một câu pháp ngữ. Các mặc tích của các Ðại thiền sư Nhật Bản như Mộng Song Sơ Thạch (musō soseki, 1275-1351), Nhất Hưu Tông Thuần (ikkyū sōjun, 1394-1481), Bạch Ẩn Huệ Hạc (hakuin ekaku, 1685-1768) và Tiên Nhai Nghĩa Phạm (sengai gibon) chính là những kiệt tác của nghệ thuật Thiền và nền nghệ thuật Nhật nói chung (xem sự tích về việc viết một mặc tích dưới Hành, trụ, tọa, ngọa). Đâu Suất Thiên Tử ● Phật Thích Ca khi còn ở trên Trời Đâu Suất, từ dưới bàn chân phóng ra hào quang chiếu khắp 10 phương thế giới, những chúng sinh ở địa ngục trước có thiện căn, nhờ có hào quang của Phật chiếu tới mà thoát khỏi địa ngục sinh lên cõi Trời Đâu Suất được nghe pháp. Những vị này khi đạt tới Thập địa (cấp bậc cuối cùng của Bồ Tát) thì được gọi là Đâu Suất thiên tử. Bảy Tài Sản ● Tăng sĩ Phật giáo có bảy tài sản: 1. Đức tin (đối với Tam Bảo). 2. Giới hạnh. 3. Biết xấu hổ đối với lỗi lầm. 4. Biết sợ hãi đối với lỗi lầm. 5. Đa văn, nghe nhiều học rộng. 6. Bố thí nhiều. 7. Trí tuệ. (Tăng Chi II, 440) Am Ba La Nữ ● (P. Ambapali). Dâm nữ thành Vaisali, được Phật giác ngộ, xuất gia làm ni, sau trở thành một A La Hán. Có tên và bài kệ trong tập “Trưởng Lão Ni Kệ” (Therigatha) Luận Tạng ● S. Abhidharma Pitaka. Một trong ba tạng. Hai tạng kia là kinh tạng, do ông Anan kết tập lại từ những bài giảng do chính Phật Thích Ca thuyết. Luật tạng, do ông Ưu Bà Ly (Upali) kết tập những giới luật do Phật Thích Ca chế đặt ra, làm khuôn phép cho sinh hoạt tu học của hàng xuất gia. Luận tạng, theo truyền thuyết thì do ông Ca Diếp (Kassyapa) kết tập cũng từ những bài giảng của Phật Thích Ca, chuyên nói các vấn đề triết học và tâm lý học của Phật giáo. Đó là nội dung công việc của lần kết tập kinh điển thứ nhất, tổ chức tại bên ngoài thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà (Magadha), tám tháng sau khi Phật Thích Ca qua đời. Lần kết tập thứ nhất này do đính thân ông Ca Diếp (Kassyapa) chủ tọa và cũng chính ông Ca Diếp đính thân kết tập phần luận tạng. Về sau này, nhiều nhà Phật học cho rằng, trong lần kết tập thứ nhất, chỉ kết tập luật tạng và kinh tạng. Còn luận tạng mãi về sau này, khoảng 200 năm sau khi Phật vào Niết Bàn, khi đạo Phật chia thành nhiều học phái, khi văn học Abhidharma phát triển thì mới dần dần hình thành. Bích Nhãn Hồ ● Tổ Bồ-đề-đạt-ma, sơ Tổ Thiền tông Trung Hoa, có đôi mắt màu xanh, cho nên gọi là vị Hồ tăng mắt xanh. Trung Quốc gọi chung người Trung Á và Ấn Độ là người Hồ. Na Tiên Tỳ Kheo ● S. Nagasena. Na tiên là âm Hán của vị Tỳ kheo Ấn Độ nổi danh Nagasena đã từng đàm luận về Phật pháp với nhà vua Hi Lạp Milinda. Cuộc đàm luận này được ghi lại trong cuốn kinh Milinda panha, bằng tiếng Pali. Nguyên bản Sanskrit của bộ kinh bị mất nhưng chúng ta có bản dịch chữ Hán của nguyên bản Sanskrit, gọi là “Kinh Na Tiên Tỷ Kheo”. Hiện nay thư viện quốc gia trung ướng có hai bản dịch tiếng Pháp (Le questions de Ménandre) và tiếng Việt (Kinh Na Tiên Tỷ Kheo). Tâm Sở ● Danh từ thường gặp trong các bộ Luận của tông Duy Thức. Cg, tâm sở hữu pháp, dịch sát nghĩa là những pháp sở hữu của tâm vương. Tâm vương là hoạt động tâm lý chính, còn tâm sở là những hoạt động tâm lý phụ thuộc. Vd, mắt tiếp xúc với hình dáng, màu sắc của một quả cam. Sách Phật gọi sự nhận biết của mắt là nhãn thức. Giác quan mắt (nhãn căn) tiếp xúc với quả cam, thì lập tức nhãn thức sinh khởi. Nhãn thức là một tâm vương, một hoạt động tâm lý chủ yếu liền ngay tức khắc, nổi lên lòng thèm muốn ăn cam, lòng thèm muốn đó là một tâm sở, phụ thuộc vào tâm vương nhãn thức. Sách Duy Thức phân biệt có đến 51 tâm sở. Biển Trí Tuệ ● Trí tuệ của Phật rộng lớn, sâu xa như biển cả, không những phàm phu chúng sinh mà cả đến hàng Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát cũng không thể soi thấu được. Tám Sức Mạnh ● 1. Sức mạnh của con nít là khóc; 2. Sức mạnh của phụ nữ là phẫn nộ; 3. Sức mạnh của bọn ăn trộm là vũ khí; 4. Sức mạnh của vua chúa là uy quyền; 5. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo người khác; 6. Sức mạnh của người hiền, người có trí là cảm hóa; 7. Sức mạnh của người học nhiều, nghe nhiều là suy xét; 8. Sức mạnh của Bà-la-môn và Sa môn là nhẫn nhục. (Tăng Chi III, 73) Diệu Âm Nhạc Thiên ● Tên một cõi Trời. Cũng gọi là Biện tài thiên, cõi Trời biện tài. Già La Phả Quốc ● P. Alakappa. Tên một nước nhỏ gần với nước Ma Kiệt Đà (Magadha). Trong nước này, có bộ tộc gọi là Bulki, khi Phật nhập Niết Bàn, có xin được xá lỵ Phật về xây tháp thờ cúng. Cầu Nguyện ● Cầu mong bằng lời nguyện. Phật tử tụng kinh xong, thường đọc lời nguyện. “Nguyện đem công đức này, Hướng về khắp tất cả, Đệ tử và chúng sinh, Đều trọn thành Phật đạo.” Diêm Phù Đề ● S. Jambu-dvipa. Theo địa lý học Phật giáo, Diêm Phù Đề là một trong bốn đại châu lớn. Sở dĩ, có tên Diêm phù (Jambu) là vì ở châu này, mọc rất nhiều loại cây Jambu, như cây dâm bụt ở Việt Nam. Các nhà Ấn Độ học cho rằng, châu Diêm Phù Đề ứng với xứ Ấn Độ và xứ Sri-Lanka hiện nay. Tám Tâm Niệm Của Bậc Đại Nhân ● Bậc đại nhân, bậc có trí có tám tâm niệm đối với pháp của Phật như sau: 1. Pháp này là để cho người ít dục vọng, không phải để cho người có nhiều dục vọng; 2. Pháp này là để cho người biết đủ, không phải là để cho người không biết đủ; 3. Pháp này để cho người ưa sống thanh vắng, không phải để cho người ưa ồn ào đông người; 4. Pháp này để cho người siêng năng tinh tiến, không để cho người lười nhác; 5. Pháp này để cho người tỉnh giác, chánh niệm, không để cho người thất niệm; 6. Pháp này để cho người có thiền định, không để cho người không thiền định; 7. Pháp này để cho người có trí tuệ, không để cho người ác tuệ; 8. Pháp này để cho người ưa thích lý luận, không để cho người thích hý luận. (Tăng Chi III, 77) Định Hương ● 定 香; ?-1051 Thiền sư Việt Nam, thuộc phái Vô Ngôn Thông đời thứ 6. Sư đắc pháp nơi Thiền sư Ða Bảo và truyền lại cho những vị như Viên Chiếu, Bảo Tính, Minh Tâm và Cứu Chỉ. Sư họ Lữ, quê ở Chu Minh, xuất gia theo học với Thiền sư Ða Bảo và là vị đệ tử xuất sắc nhất trong chúng. Một hôm, Sư hỏi Ða Bảo: Làm sao thấy được chân tâm? Bảo đáp: Là ngươi tự nhọc. Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, thưa: Tất cả đều như vậy, đâu phải riêng con? Bảo hỏi lại: Ngươi hội chưa? Sư thưa: Ðệ tử hội rồi đồng chưa hội. Bảo khuyên: Cần phải gìn giữ cái ấy. Sư bịt tai xoay lưng đứng, Ða Bảo dạy: Ngươi về sau lại giống một kẻ điếc để tiếp người. Sau 24 năm tu học với Ða Bảo, Sư được thỉnh về trụ trì chùa Cảm Ứng ở Tiêu Sơn, phủ Thiên Ðức. Nhiều người đến đây tham học và Sư cũng rất có công trong việc hoằng hóa. Ngày mồng 3 tháng 3 năm Canh Dần, niên hiệu Sùng Hưng Thái Bảo thứ ba đời Lí Thái Tông, Sư gọi chúng lại từ biệt và viết kệ phó chúc: 本來無處所。處所是真宗 真 宗如是幻。幻有即空空 Bản lai vô xứ sở Xứ sở thị chân tông Chân tông như thị huyễn Huyễn hữu tức không không. *Xưa nay không xứ sở Xứ sở là chân tông Chân tông như thế huyễn Huyễn có là không không. Truyền kệ xong, Sư im lặng viên tịch. Phật Đà Ba Lợi ● S. Buddhapalita. Tăng sĩ Ấn Độ, đệ tử Ngài Long Thọ (Nagarjuna), lập ra thuyết “Trung Luận Tính Giáo Luận”. Chuyển Thức ● Mục đích tu của Tông Duy thức là chuyển thức thành trí. Thức là vọng tưởng phân biệt, thấy có chủ thể và khách thể, còn trí thì xa lìa mọi vọng tưởng phân biệt, siêu việt cả chủ thể lẫn khách thể, thể hội được Chân như, Thực tại một cách trực tiếp, không qua suy luận bằng khái niệm. Đông Thắng Thần Châu ● Theo địa lý học huyền thoại của Ấn Độ giáo, thì thế giới người ở gồm có bốn châu lục, phân bố theo bốn phương và lấy núi Tu Di làm trung tâm. Đông Thắng thần châu là châu lục nằm về phía Đông núi Tu Di, và có địa thế thuận lợi. Luân ● S. Cakra; A. the wheel, to revolve. Bánh xe. Luân chuyển. Ba luân: chỉ cho hoặc, nghiệp, khổ quay vòng như bánh xe không có nghỉ dừng. Nghĩa là vì si mê (hoặc) cho nên tạo nghiệp, vì tạo nghiệp nên chịu khổ. Quá trình đó cứ diễn đi diễn lại mãi như bánh xe quay tròn. Năm luân: 1. Hai cùi tay, hai đùi, và đầu gọi là năm luân. Lạy với năm luân chạm đất là biểu thị một thái độ cung kính tột bậc. 2. Theo Luận Câu Xá, thế giới do năm luân tạo thành: thấp nhất là vòng quay của không khí (không luân). Trên đó là vòng xoay của gió (phong luân). Trên vòng xoay của gió là vòng xoay của nước (thủy luân). Trên thủy luân là vòng xoay của kim cương (kim cương luân). Và trên nữa là tám biển và chín dãy núi. 3. Mật giáo gọi năm đại (địa, thủy, hỏa, phong, không) là năm luân. Luân Hỏa ● Một đốm lửa xoay thành vòng lửa, biểu trưng cho sự giả hiện, bởi vì trên thực tế không có vòng lửa, mà chỉ có một đốm lửa quay nhanh thành vòng tròn. Luân Vi Sơn ● Hai vòng núi bao quanh mỗi thế giới (theo địa lý học huyền thoại của Ấn Độ giáo). Luân Tạng ● Kinh đặt trong thùng gỗ để quay. Ở Tây Tạng và Mông Cổ, có tập tục đặt Kinh Phật trong một cái thùng gỗ có tám mặt và quay vòng được. Quay thùng kinh một vòng xem như là đọc một biến kinh. Luân Thùy ● Tai tròn, đầy đặn và sệ xuống. Một tướng tốt của Phật. Luân Tòa ● Nơi ngồi của Phật hay một vị Chuyển luân vương. Luân Tướng ● Tướng hay là dấu hiệu bánh xe ở nơi lòng bàn chân Phật và chân của các vị Chuyển luân vương. Luân Vương ● Vị Chuyển luân vương ngự trị một thế giới. Ái Lưu ● Lưu là dòng chảy. Tình yêu, ví như dòng chảy, dễ làm chìm đắm con người. Năm Tưởng ● Kinh nguyên thủy nói tới năm tưởng, mà Tỷ kheo cần tu tập: 1. Tưởng bất định: thấy sự vật là không trong sạch, không đáng tham. 2. Tưởng chết: thấy con người là vô thường để lo tu tập. 3. Tưởng nguy hại của các hoàn cảnh để đừng lo bon chen danh lợi. 4. Tưởng ghê tởm các món ăn để đối trị tính tham ăn. 5. Tưởng không hân hoan đối với tất cả thể giới (thực ra, cả ba giới: dục, sắc, vô sắc giới đều giống như nhà cháy, không có gì đáng thích thú). (Tăng Chi II, 84) Hai Thế Gian ● 1. Hữu tình thế gian: Bao gồm tất cả các loài hữu tình, trong đó có loài người. 2. Khí thế gian: Thế gian vật chất, núi sông, đất lục địa, biển v.v… Khí là cái chứa đựng, tức là chứa đựng các loài hữu tình. Danh Lam ● Ngôi chùa danh tiếng. Lam, Hán dịch âm từ chữ Sanskrit Asrama (dịch âm đầy đủ là Già lam) là cảnh chùa đẹp đẽ, danh tiếng. Bố Thí Ba La Mật ● Cũng gọi là Đàn Ba la Mật. Bố thí là cùng khắp: thí là cho, là trao tặng. Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi. Tức là hạnh bố thí được thực hiện đến chỗ hoàn thiện, viên mãn. Ba la mật nguyên âm tiếng Phạn là Paramita. Người Trung hoa dịch nghĩa là "Bỉ ngạn đáo", nói theo tiếng Việt là "đến bờ bên kia". Bố thí Ba la mật, tức là một môn tu hành bằng phương pháp bố thí, có công năng như một chiếc thuyền, đưa mình và người từ bờ mê lầm của chúng sinh sang bờ giác ngộ của chư Phật. Chân Nhân ● Bậc tu hành đã giác ngộ, đã thấu đạt chân lý. Trong kinh tạng Pàli, thường dùng chữ chân nhân để chỉ các bậc đã đạt các quả vị Tu Đà Hoàn, A Na Hàm, Tư Đà Hoàn, nhưng chưa đạt tới quả vị A-la-hán, chứng được quả vị A-la-hán thì gọi là Thánh. Luy Lâu ● Trung tâm Phật giáo quan trọng ở Đông Á vào đầu công nguyên. Tương đương với hai trung tâm Phật giáo khác cũng vào khoảng thời gian này là Lạc Dương và Bành Thành ở Trung Hoa. Luy Lâu ở vùng Bắc Ninh, Hà Bắc hiện nay, ở Bắc Việt Nam. Hoa Thai ● A. The lotus womb. Bào thai hoa sen, nơi người tu Tịnh Độ nhưng kém đức hạnh và còn hoài nghi phải tạm trú trong thời gian 500 năm, trước khi hoa nở được thấy Phật, nghe Pháp. Ngũ Vị Tu Chứng ● Ngũ vị tu chứng là năm địa vị tu chứng : 1. Tư lương vị : Là địa vị của tam hiền gồm Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng. Trong giai đoạn này hành giả y theo Lục Ba La Mật kiêm tu phước huệ, ví như người sắp đi xa, trước phải la sắm sửa hành lý lương thực. Muốn đến cứu cánh hành giả phải lo tu, lục độ để làm tư lương bước lên con đường Vô thượng Bồ Đề. 2. Gia hanh vị : Gồm có bốn pháp : Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ nhất. Gia hạnh là gia công thực hành. Trong địa vị tư lương, trước cũng có sử dụng công gia hạnh, nhưng đây nói gia hạnh là y theo chỗ gần được ngôi Kiến đạo mà lập danh 3. Thông đạt vị : Tức là ngôi vị Chân Kiến đạo và Tướng kiến đạo. Khi hành giả gia công tu lập không xen hở, tâm dần dần dụng thông đến chân như, dung hòa thành một thể, gọi là Thông đạt vị. 4. Tu lập vị : Bao hàm từ thời gian trụ tâm, xuất tâm của sơ địa đến Kim cang đạo ở cuối ngôi Thập địa. Trong giai đoạn này hành giả dứt trừ dư chướng, chứng được chuyển y vì hằng tu tập vô phân biệt trí, nên gọi là tu tập vị. 5. Cứu cánh vị : Là khi hành giả đã chứng hai quả chuyển y một cách viên mãn. Đây chính là quả Phật vì địa vị này đã đến chỗ cùng cực của vô lậu giới, nên gọi là Cứu cánh vị ( Theo Duy Thức Luận ) Đàm Vô Đức ● S. Dharmagupta. Luận sư Ấn Độ lập ra bộ phái mang tên ông, gọi là Đàm Vô Đức bộ, hay Pháp tạng bộ. Vốn là một bộ nhánh của Thượng Tọa bộ, nói phát triển mạnh ở Tích Lan vào khoảng năm 400 TL. Diên Hựu ● Tên chùa Một Cột ở Hà Nội. Đại Việt sử ký chép sự tích ngôi chùa như sau: “Năm đầu Sùng Hưng Đại Bảo, vua Lý Thái Tôn sắc dựng chùa Diên Hựu (1049). Nguyên năm trước, vua nằm mơ thấy Bồ Tát Quan Âm dẫn vua lên đài sen. Tỉnh dậy, vua hỏi đình thần, tất cả đoán là điềm chẳng lành. Có một vị tăng tên là Thiền Tuệ, khuyên nên sớm cất chùa. Vua nghe lời, xuống chiếu cho đào hồ, giữa dựng một cột đá, trên cất đài hoa sen, giống như một hoa sen nổi trên mặt nước. Trong đài, thờ tượng Bồ Tát Quan Âm như thấy trong mộng. Mùa đông tháng 10 dựng xong chùa, họp chư tăng lại tụng kinh cầu cho vua được diên thọ (tức sống thọ –diên thọ tức là kéo dài tuổi thọ, từ đó có từ Diên Hựu. Hựu là phúc). Tác giả Hoàng Xuân Hãn dịch dẫn về chùa Diên Hựu như sau: “Ở vườn Tây Cấm, dựng chùa Diên Hựu theo nếp cũ, thêm ý mới của nhà vua. Tạo hồ linh chiểu, trên hồ dựng lên một cột đá, nở một hoa sen ngàn cánh. Trên hoa lại gác một tòa điện, đặt một pho tượng Phật bằng vàng. Chung quanh hồ có hành lang bao quanh, tường vẽ. Ngoài hành lang lại có hồ Khang Bích bao bọc bốn bề. Mỗi bề, có cầu thông ra ngoài sân. Trong sân, kề đầu cầu, ở trước chùa, có dựng hai tháp lợp ngói sứ.” (trích dẫn cuốn Lý Thường Kiệt) Thơ dịch nghĩa của Trần Bá Lãm: Chùa Một Cột. “Bên trong thành có xóm hoa, trong xóm hoa, có ngôi chùa. Triều Lý bắt đầu xây dựng gọi là Diên Hựu. Trong triều, các quan đồng lòng hiệp sức mới có mộng con trai. Đức Bồ Tát Quan Âm quả linh ứng.” Thị Hiện ● 示 現; C: shìxiàn; J: jigen 1. Sự hiện bày của sắc tướng. Từ cựu dịch của chữ rūpa; 2. Sự hiển lộ của các hình tướng khác nhau của Đức Phật và Bồ Tát để giáo hoá chúng sinh. Còn đề cập đến 32 tướng tốt của Đức Phật, 33 hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm v.v... (S: darśana, sa ṃ darśana); 3. Thân hoá hiện của một bậc thánh có lịch sử với nhân cách như người; 3. Sự giảng dạy chúng sinh của Phật hoặc Bồ Tát . Sắc Không ● Sắc tướng, hư không. Hai từ đối nghĩa. Trong đạo Phật, hai từ này thường được ghép nhau lại để nói lên cái lý thú trung đạo: muôn vàn sự vật, tuy mang nhiều hình tướng, màu sắc nhưng xét cho cùng chỉ là do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, vốn không có thực thể, vốn là không rỗng, vốn là không cho nên có câu “sắc tức thị không, không tức thị sắc”, thoạt nghe cảm thấy vô lý, nhưng nghĩ kỹ lại cảm thấy có đạo lý, ý tứ nhiệm màu. “Vốn đà ngộ chữ sắc không, Trả lời thề trước ra công độ đời.” (Toàn Nhật) “Chân hoa sắc tức thị không, Không tức thị sắc thể đồng chân như.” (Chân Nguyên – Thiền Tông Bản Hạnh) “Nhọc đời thôi hỏi sắc cùng không.” (Khánh Hỷ) “Sự lạ cho hay tuyệt sắc không.” (Nguyễn Trãi – Quốc Âm Thi Tập) Lạc Xuất Thế ● Phật thường mô tả niềm vui xuất thế, vượt xa niềm vui thế tục do tính liên tục, không gián đoạn của nó, cũng như tính sâu sắc cao thượng của nó. “Ở đây, này các tỷ kheo, có hạng người sống quán lạc trong Niết Bàn, tưởng lạc, cảm thụ lạc, trong tất cả các thời, liên tục, không gián đoạn”. (Tăng Chi II, 449) Ứng Thân ● S. Nirmanakaya. Một trong ba thân của Phật. sắc thân có ba mươi tướng tốt mà đức Phật dùng để hóa độ chúng sinh ở cõi người hay các cõi sống khác, trong phạm vi của cõi Sa Bà này mà Phật Thích Ca là đương kim Giáo chủ. Cg. Hóa thân. Tông Thiên Thai lập các khái niệm tháng ứng thân để chỉ ứng thân của Phật, sáng chói và rực rỡ, giáo hóa cho các Bồ Tát ở các cõi Phật. Và liệt ứng thân là ứng thân Phật với 32 tướng tốt, xuất hiện ở cõi người. Độ Cõi nước là địa bàn cho ứng thân của Phật hoạt động độ sinh. Vd. Cõi Sa Bà này là ứng thân độ của Phật Thích Ca. A Tỳ Đàm Tông ● Dựa vào giáo nghĩa A tỳ đàm mà lập tông phái gọi là A tỳ đàm tông. Ba La Đề Xá Ni ● S. Pratidesaniya. Phần Luật tạng Vinaya nói về phép sám hối công khai của tu sĩ phạm tội. Đông Lâm ● Chùa của cao tăng Tuệ Viễn (334-426), trên núi Lư Sơn. Nơi lập ra Bạch Liên xã là một tổ chức gồm cả tăng sĩ và cư sĩ, chuyên tu theo pháp môn Tịnh Độ, cầu vãng sinh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà (x. Bạch Liên xã). Ưu Đàm ● S. Udumbara. Cây Udumbara sinh ra trái mà khôn sinh hoa. Theo truyền thuyết, cây này cứ 3000 năm một lần mới nở hoa. Cho nên hoa ưu đàm nở được ví như Phật ra đời. “Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa ưu đàm mấy kiếp đơm bông”. (Trần Nhân Tôn – Cư trần lạc đạo). ● Hán dịch âm đầy đủ là Ưu đàm ba la. Sách Hán gọi là Linh thụ (cây linh thiêng). Tên chùa ở xã Ưu Đàm, huyện Triệu Phong, tỉnh Bình Trị Thiên. Bên trái chùa có tượng Phật bằng đá nổi, dân chúng thường gọi là “tượng bà Lồi”, có bình phong bằng đá. Chùa dựng từ năm nào không rõ. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), được trùng tu lại. Thiền Tông ● Một tông phái Phật giáo rất thịnh hành ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Tương truyền, Thiền tông Trung Hoa do Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), một cao tăng người Nam Ấn qua Trung Hoa sáng lập vào năm 520. Thiền tông còn được gọi là Tâm tông, chủ trương không thông qua nghiên cứu kinh điển, trực tiếp chỉ vào tâm người, kiến tính mà thành Phật. Bốn câu thơ nổi tiếng của Bồ Đề Đạt Ma là: “Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tính thành Phật.” Dịch: Không đặt ra chữ nghĩa, Trao truyền ở bên ngoài giáo lý, Chỉ thẳng vào tâm người, Thấy (Phật) tính mà thành Phật. Ba Cảm Thọ ● H. Tam thọ. Trong Pháp tướng Duy thức có nói đến 3 loại cảm thọ tức là cảm thọ vui (H. Lạc thọ). Gặp nghịch cảnh, cảm thấy buồn khổ, tức là cảm thọ khổ (H. Khổ thọ). Gặp cảnh không thuận cũng không nghịch, không cảm thấy vui cũng chẳng cảm thấy buồn tức là cảm thọ xả (H. Xả thọ). Đó là những cảm giác, thực ra những cái vui cũng như những cái khổ đều là hư giả, vì là vô thường, do nhân duyên sinh. Vì vậy, kinh Phật nói: Cảm thọ là hư vọng. Phú ● Che dấu lỗi lầm khuyết điểm của mình, không để người khác biết. Một trong hai món tùy phiền não theo môn Duy Thức. Sở dĩ gọi là Tuỳ phiền não, bởi vì đó không phải là phiền não gốc, căn bản. Phiền não gốc là tham. Do vì tham mới tìm cách che giấu khuyết điểm, lỗi lầm của mình. Hành Khất ● Đi xin ăn. Ấy là nói vị Tỳ Kheo (Khất sĩ) tu hành Đầu đà, ôm bình bát đi từng nhà mà hóa trai. Cũng kêu: Thác bát (Cầm bát), Hành bát (Đi bát), Hóa trai. Thiện Hiện ● Một tên gọi khác của ông Tu Bồ Đề (S. Subbuti), một trong 10 đệ tử lớn của Phật, là vị đệ tử giải lý “Không” (S. Sunyata) giỏi nhất. Ông là nhân vật chính trong bộ kinh Đại thừa nổi tiếng: Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật. Nhân Quả ● Nguyên nhân và hậu quả. Thuyết nhân quả là một trong những thuyết căn bản của đạo Phật. “Nhân quả chẳng chạy nhạy hào ly, Muôn việc tóm lại đều quy ở người.” (Toàn Nhật Thiền Sư – Hứa Sử Truyện Văn) “Nhân làm sao đến thế này.” (Truyện Kiều) “Nhân lành ắt đặng quả lành, Ba thân hưởng phước đành rành còn ghi”. (Toàn Nhật – Hứa Sử Truyện Văn) ● "Nhân" là nguyên nhân, "Quả" là kết quả. Nhân là cái mầm. Quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có Quả; nếu không có Quả thì không có Nhân. Tu Di Sơn ● 須 彌 山; S: meru, sumeru; Theo vũ trụ quan của Ấn Ðộ cổ thì Tu-di là trung tâm của vũ trụ và là trú xứ của chư Thiên. Về núi Tu-di thì hai quan niệm vũ trụ của Bà-la-môn và Phật giáo giống nhau, ngoài ra chúng lại có nhiều chỗ khác nhau về các hệ phụ thuộc. Theo quan niệm Phật giáo thì xung quanh núi Tu-di là biển cả và lục địa bao bọc; dưới núi Tu-di là cõi của loài Ngạ quỷ (S: preta), phía trên là từng của các Thiên giới (S: deva) cao cấp, các tầng Sắc giới (S: rūpaloka) cũng như các tầng Vô sắc giới (Ba thế giới ) và Tịnh độ . Ác Sinh Vương ● Một tên gọi khác của Lưu Ly Vương, con vua Ba Tư Nặc (Pasenajit) và Hoàng hậu Malika. Ác Sinh Vương sau khi chiếm ngôi vua cha, bèn cử đại binh giết hết dòng họ Phật Thích Ca ở thành Ca Tỳ La Vệ. Quảng Bác ● Rộng rãi. Học vấn quảng bác là học rộng. Vd, Phương Quảng, chỉ loại Kinh Phật, có ý nghĩa đặc biệt thâm sâu, rộng lớn. Là những Kinh Đại thừa, như các Kinh Lăng Nghiêm, Lăng Già, Duy Ma Cật v.v… Câu Xá Tông ● Một tông phái Phật giáo ở Trung Hoa, lấy bộ Luận Câu Xá làm sách tham khảo cơ bản. Ba Tâm ● H. Tam Tâm. Theo Tịnh Độ tông, người ta có ba tâm sau đây, nhất định sẽ được vãng sinh về cõi Phật. 1. Tâm chí thành: nguyện sau khi chết được vãng sinh về cõi Phật. 2. Tâm thâm sâu: nuôi nguyện vọng sâu sắc cầu được vãng sinh về cõi Phật. 3. Tâm phát nguyện hồi hướng: nguyện làm tất cả mọi điều lành, [tr.61] mọi công đức để được vãng sinh về cõi Phật. ● Theo Duy Thức tông, ba tâm là; 1. Căn bổn tâm (tâm thức thứ tám, gọi là thức A lại da (x. A lại da). 2. Y bổn tâm, (tâm thức thứ bảy), gọi là thức Mạt Na (S. mano vijnana). Do thức này mà có chấp ngã, sinh ra bao nhiêu phiền não, mê lầm. 3. Khởi sự tâm: (tâm thức thứ sáu), cũng gọi là ý thức. Thức này tiếp xúc với ngoại cảnh và phân biệt ngoại cảnh. Ý thức thường cùng khởi lên với năm thức đầu (thức của mắt, của tai, mũi, lưỡi, thân), nhưng nhiều khi cũng hoạt động một mình, dưới dạng tưởng tượng, trí nhớ v.v… Thiền ● Gọi đầy đủ là Thiền na. Dịch âm từ chữ Sanskrit: Dhyana. Thiền, Hán dịch nghĩa là tĩnh lự, nghĩa là tĩnh tâm để suy nghĩ, tư duy. Một từ khác có nghĩa tương tự là chỉ quán. Chỉ là ngừng tâm thức lại, không để cho nó tán loạn. Quán là thấy, xét. Nhờ tâm thức định tĩnh (vào định) cho nên hành giả mới nhìn thấy được sự vật như thật. Dựa vào công phu thiền định, để quán thấy sự vật như thật gọi là thiền quán. Các chân lý của đạo Phật như là khổ, vô thường, vô ngã v.v… cần được Phật tử nắm bắt không phải bằng suy tư khái niệm, mà bằng thiền quán, nghĩa là thấy rõ ràng bằng hình ảnh như ở trước mắt. Biến Kế Sở Chấp ● 遍 計 所 執; S: parikalpita. Là cái “tưởng tượng”, cũng được gọi là huyễn giác, thác giác. Theo Duy thức tông (s: vijñānavāda, yogācāra) thì tất cả những ngoại cảnh, những vật bên ngoài đều là cái chính mình tưởng ra, là thức biến, không thật. Như vậy có nghĩa rằng: thế giới hiện hữu chỉ là huyễn, là Ảo ảnh (Pháp tướng tông). Biến kế sở chấp là một trong ba tính ( 三 自 性; Tam tự tính; s: trisvabhāva) của hiện hữu được Duy thức tông nêu ra. Hai tính khác là y tha khởi (s: paratantra) và Viên thành thật (s: parini ṣ panna). Ngũ Tỳ Kheo ● Ngũ Tỳ Kheo là năm vị đệ tử xuất gia đầu tiên của Phật, mà trong Kinh thường gọi là năm anh em ông Kiều Trần như : - A Nhã Kiều Trần Như - Át Bệ Bạt Đề. - Thập Lực Ca Diếp ( Bà Sa Bà) - Ma Nam Câu Lỵ. Duyên Khởi ● Tư tưởng cơ bản của Phật giáo: Mọi sự vât, hiện tượng trên thế giới và xã hội đều hình thành và phát triển do những điều kiện nhất định mà Phật giáo gọi là nhân duyên. Mọi sự vật và hiện tượng đều là vô thường, thay đổi trong từng giây phút một, nhưng đó không phải là một sự thay đổi ngẫu nhiên, tự phát mà là một sự thay đổi theo quy luật duyên khởi. Thuyết duyên khởi của đạo Phật giải thích sự tương quan, tương liên của tất cả mọi hiện tượng tâm lý và vật lý. Theo thuyết duyên khởi, mọi hiện tượng đều không có bản thể độc lập (vô ngã), mà chỉ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố (nhân duyên), tương quan và tương liên với nhau, luôn luôn biến động (vô thường) từ trạng thái này sang trạng thái khác… Bốn mệnh đề sau đây thâu tóm nội dung thuyết Duyên khởi: “Cái này có thì cái kia có Cáy này sinh thì cái kia sinh, Cái này không thì cái kia không Cái này diệt thì cái kia diệt” Thuyết duyên khởi đối lập với: 1. Túc mạng luận, cho rằng tất cả mọi việc xảy ra trong đời này đều do hành động từ đời trước an bài, sắp xếp sẵn. 2. Thần ý luận, cho rằng mọi việc xảy ra đều là do ý muốn của thần linh. 3. Ngẫu nhiên luận, cho rằng mọi việc xảy ra đều chỉ là ngẫu nhiên, tình cờ. - Trùng trùng duyên khởi: Khái niệm của tông Hoa Nghiêm, cho rằng tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ, thế giới đều tương quan tương liên với nhau, trùng trùng điệp [tr.184] điệp, trong thời gian và không gian, không thể nào theo dõi cùng tận được; từ đó đề xướng thuyết “Một tức tất cả, tất cả tức một”. - Lưu chuyển duyên khởi: Quan hệ duyên khởi dẫn tới luân hồi sinh tử mãi mãi không thôi. Như nói, trong chuỗi 12 nhân duyên, do có vô minh, cho nên có hành, thức… sinh, lão tử. - Hoàn diệt duyên khởi: Quan hệ giữa duyên khởi dẫn tới cảnh ngộ Niết Bàn bất tử, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Như nói, do vô minh diệt cho nên hành diệt, thức diệt… sinh lão tử diệt. Thuyết duyên khởi nói chung và thuyết giá trị duyên khởi: thuyết duyên khởi là thuyết cơ bản nói chung của Phật giáo, nó giải thích toàn bộ sự vật hiện tượng trong vũ trụ thế giới, dù là thiên nhiên hay là xã hội, nhân văn đều do quan hệ nhân duyên tạo thành. Trong thuyết chung này, có một bộ phận có giá trị đạo đức và tôn giáo, giải thích nỗi khổ luân hồi sinh tử của chúng sinh và con đường thoát khỏi nỗi khổ sinh tử, chứng đạt cảnh giới bất tử Niết Bàn. Bộ phận lý thuyết duyên khởi đó, gọi là thuyết giá trị duyên khởi. Ngày kết duyên: Đạo Phật gọi những ngày vía của Phật, Bồ Tát là những ngày kết duyên (với Phật giáo và Bồ Tát). Người đi lễ chùa vào những ngày đó gọi là đi kết duyên với Phật và Bồ Tát. Kinh sách ghi ba mươi ngày trong tháng, mỗi ngày ứng với một vị Phật hay Bồ Tát. Vd, - ngày 30 trong tháng là ngày của Phật Thích Ca. - ngày 15 là ngày Phật A Di Đà. - Ngày 18 là ngày Quan Thế Âm Bồ Tát. - Ngày 23 là ngày Đại Thế Chí Bồ Tát. - Ngày 24 là ngày Địa Tạng Bồ Tát. - Ngày mồng 8 là ngày Dược Sư Như Lai. - Ngày mồng 2 là ngày Phật Nhiên Đăng v.v… Quả Báo ● Quả: trái, kết quả. Báo trả lại. Theo đạo Phật, tất cả những sự kiện tốt hay xấu, lành hay dữ xảy ra trong đời này đều là quả báo của những nghiệp nhân của chính mình tạo ra trong các đời sống quá khứ, và cả trong đời sống hiện tiền nữa. Tất nhiên, những quả báo do nghiệp nhân tạo ra trong đời sống hiện tại, thì dễ hiểu và dễ thấy. Vd, sống lười thì hay khổ, tham ăn thì hay đau bụng, đi tháo tỏng v.v… Hàng ngày luyện thân thể thì khoẻ mạnh, ít ốm v.v… Nhưng cũng có những quả báo do những nghiệp tạo ra từ các kiếp sống trước, đến nay mới chín mùi và kết quả, cho nên khó tin, khó hiểu. Vd, mới lọt lòng mẹ đã đui, mù, mang tật. Làm ăn lương thiện nhưng vẫn nghèo khổ và gặp nhiều chuyện không may. Sách Trung Quốc có câu: “Chủng ma đắc ma, chủng đậu đắc đậu” (Trồng mè được mè, trồng dậu được đậu). Câu đó thuyết minh lý nhân quả của đạo Phật. “Trời kia quả báo mấy hồi, Tiếc công son điểm phấn dồi bấy lâu.” (Lục Vân Tiên) Sa ● Baluka; A. Sand Cát. Thường dùng để nói số nhiều. Như nói nhiều như cát sông Hằng. Việt Nam có hợp từ “Hằng hà sa số” nghĩa là nhiều như cát sông Hằng. Đỗ Đa ● Thiền sư Việt Nam, học trò Lân Giác Thượng sĩ. Còn được tôn xưng là Lưỡng Quốc Hòa thượng, vì ông được Lân Giác Thượng sĩ, chùa Liên Tông phái sang Trung Quốc (Quảng Châu) học ở chùa Khánh Vân, trên núi Đỉnh Hồ, học ba năm, lên chức Hòa Thượng rồi mới về nước, đem theo Kinh, Luật, Luận ba trăm bộ, tất cả hơn một nghìn cuốn. Hòa Thượng Đỗ Đa nối nghiệp Hòa Thượng Lân Giác làm tổ thứ 31 của phái Thiền Lâm Tế ở Trung Hoa, và tổ thứ hai của phái Thiền Liên Tông ở Việt Nam. Sư tịch năm 70 tuổi, sau khi truyền tâm ấn cho Thiền sư Từ Phong Hải Quỳnh. Xá Lợi ● S. Sarira. Xương còn lại của thân xác người chết được hỏa táng. Theo truyền thuyết, xương cốt của Phật Thích Ca hỏa táng ở Kusinaga sáng láng như ngọc, cho nên gọi là ngọc xá lợi. Sau khi Phật Thích Ca hỏa táng ở Kusinaga, ngọc xá lợi được chia làm tám phần, chia cho dân chúng tám khu dân cư và thành phố ở Ấn Độ, để họ xây tháp thờ cúng. Ở thành phố Hồ Chí Minh có chùa Xá Lợi, vì trong chùa có những viên ngọc xá lợi, do đại đức Narada người Sri Lanka tặng. Xá lợi còn có nghĩa là một loại chim bồ câu, chữ Sanskrit là Sarika, Hán dịch âm là Xá lợi hay Xá lệ ca. Phù Nan ● Một vương quốc cổ ở Nam Á, thành lập vào khoảng thế kỷ I TL, được cũng cố khá hùng mạnh vào thế kỷ thứ 5. Lãnh thổ bao quát phía nam bán đảo Đông Dương, vùng hạ lưu sông Cửu Long. Vương quốc Phù Nan bị diệt vào thế kỷ thứ 6, thay vào là vương quốc Tchen La. Có những dấu hiệu cho thấy một phái đoàn truyền giáo (đạo Phật) của vua Asoka (300 năm TCN) đã đến Phù Nan, sau đó có thể đã đi ngược lên Bắc Việt Nam. Phù Sinh ● Phù là nổi bình bồng. Hợp từ này, văn học dùng khá nhiều và có đạo vị nhà Phật. Ý nói cuộc sống của con người đầy trắc trơ, chông gai, ba chìm bảy nổi. Văn học Trung Quốc có câu: “Kỳ sinh, nhược phù hề, kỳ tử nhược hưu.” Nghĩa là sống là sự trôi nổi, chết mới là nghỉ. Có nghĩa tương tự với hợp từ phù sinh là phù thế: cuộc đời ngày qua tháng lại trôi nổi như trên mặt nước vậy. “Kiếp phù sinh trông thấy mà đau, Trăm năm còn có gì đâu, Chẳng qua một nấm cỏ khô xanh rì.” (Cung Oán Ngâm Khúc) Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu ● Vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ Lý Nhân Tông. Bà nguyên người làng Thổ Lỗi, sau đổi tên là làng Siêu Loại. Vua Lý Thánh Tông nhận vào cung năm 1063, đặt tên là Ỷ Lan Phu nhân. Năm 1066, sinh Lý Nhân Tông và được tôn là Thần phi. Sau khi Lý Nhân Tông lên ngôi, bà được tôn làm Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Cuốn “Thiền Uyển Tập Anh” ghi lại cuộc đàm thoại giữa Thái hậu và sư Thông Biện về lịch sử Phật giáo du nhập vào Việt Nam, nhờ đó chúng ta có được một sử liệu quý giá về sự kiện này. Phù Thế ● Phù là nổi. Thế là đời. Nghĩa tương tự như phù sinh. X. Phù sinh. “Nghĩ thân phù thế mà đau, Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.” (Cung Oán Ngâm Khúc) Phù Trần Đạo Phật xem tất cả các pháp hữu vi đều như là bụi nổi (phù trần) vô thường, không chắc thật. Phiệt Sai Tử ● S. Vatsiputrya. Người sáng lập ra bộ phái Độc Tử bộ (Vatsiputryeh), xuất hiện trong thời kỳ Phật giáo bộ phái, khoảng 200 năm sau khi Phật vào Niết Bàn. A Súc ● (S. Aksobhya). Hán dịch nghĩa bất động. Danh hiệu một vị Phật, đang giáo hóa ở một cõi Tịnh Độ tại phương Đông gọi là Abhirata. Theo kinh Pháp Hoa, vị Phật này nguyên là con trưởng của Ngài Đại Thông Thắng Trí (S. Mahabhijnabhitu). Khi còn là Bồ Tát, có danh hiệu là Trí Tích (S. Jnanakara). Bảo Thừa ● Cỗ xe quý báu, pháp môn hiệp nhứt của Phật để độ chúng sanh thành Phật. Cũng kêu: Bảo xa. Cũng như cái bảo thừa của bực quốc trưởng, của nhà phú hào làm bằng các món báu, to lớn, lộng lẫy, do những con bò trắng kéo chạy rất mau, cái bảo thừa của Phật gom các thừa Thinh văn, Duyên giác. Bồ Tát lại làm Nhứt thừa, cái bảo thừa ấy đưa các nhà tu học đến Niết Bàn của Phật. Đó là theo lý kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Phân Biệt ● S. Vibha hay vibhaga, vikalpa; A. To discern, discriminate. Phân rõ sự vật này khác với sự vật kia, khái niệm này khác với khái niệm kia, nhận biết rõ hình tướng, đặc biệt của một sự vật nhất định. Khánh Hỉ ● 慶 喜 (1066 -1142). Thiền sư Việt nam, thuộc phái Tì-ni-đa Lưu-chi đời thứ 14. Sư nối pháp Thiền sư Bản Tịch và truyền lại cho Thiền sư Pháp Dung. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, Long Biên, thuở nhỏ đã không thích ăn thịt cá. Lớn lên, Sư xuất gia tu học với Thiền sư Bản Tịch tại chùa Chúc Thánh. Một hôm, trên đường đến nhà đàn việt thụ trai, Sư hỏi: “Thế nào là ý chính của Tổ sư – mà nghe dân gia bị đồng cốt làm mê hoặc?” Bản Tịch đáp: “Lời nói ấy đâu không không phải đồng cốt giáng thần?” Sư bảo: “Hòa thượng chớ chuyên nói đùa.” Bản Tịch đáp: “Ta không từng có mảy may nói đùa.” Sư nghe không hội, bèn từ biệt thầy ra đi. Ðến chùa Vạn Tuế gặp Thiền sư Biện Tài, Biện Tài hỏi: “Ngươi từ đâu đến?” Sư thưa: “Con từ Bản Tịch đến.” Biện Tài bảo: “Thầy ấy cũng là Thiện tri thức của một phương, đã từng nói với ngươi câu gì?” Sư liền thuật lại chuyện cũ, Biện Tài bảo: “Ôi! Tịch sư vì ngươi đã nói tột rồi, chớ hủy báng Bản sư không tốt.” Sư dừng lại suy nghĩ, Biện Tài bảo: “Ðâu không nghe nói: Khi đạt khắp cảnh đầy đủ, chẳng ngộ hằng trái xa.” Sư nghe vậy bỗng nhiên đốn ngộ, trở về Bản Tịch và được ấn khả. Vua Lí Thần Tông mời Sư vào kinh, Sư ứng đối xứng hợp ý chỉ nên vua rất phục, phong chức Tăng lục, sau lại phong Tăng thống. Ðệ tử Pháp Dung hỏi: “Liễu đạt sắc không, sắc là phàm hay là thánh?” Sư liền đọc bài kệ sau: 勞生休問色兼空。學道無過訪祖宗 天外覓心難定體。人間植桂豈成叢 乾坤盡是毛頭上。日月包含芥子中 大用現前拳在手。誰知凡聖與西東 Lao sinh hưu vấn sắc kiêm không Học đạo vô quá phỏng Tổ tông Thiên ngoại mích tâm nan định thể Nhân gian thực quế khởi thành tùng Càn khôn tận thị mao đầu thượng Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung Ðại dụng hiện tiền quyền tại thủ Thùy tri phàm thánh dữ Tây Ðông? *Uổng công thôi hỏi sắc cùng không Học đạo gì hơn phỏng Tổ tông Ngoài trời tìm tâm thật khó thấy Thế gian trồng quế đâu thành tùng Ðầu lông trùm cả càn khôn thảy Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong Ðại dụng hiện tiền tay nắm vững Ai phân phàm thánh với Tây, Ðông. Ngày 27 tháng giêng, niên hiệu Ðại Ðịnh năm thứ 3, Sư có chút bệnh rồi tịch, thọ 76 tuổi. Ác Sư ● Thầy truyền dạy những tà giáo, tà kiến làm cho người nghe có những hành động ác, bất thiện. Ma Ha Ca Chiên Diên ● S. Mahakatyayana. Một trong mười vị đệ tử lớn của Phật Thích Ca. Đa Bảo ● S. Prabhutaratna. Đa Bảo vốn là một cổ Phật. Khi Phật Thích Ca giảng kinh Pháp Hoa, thì Phật Đa Bảo xuất hiện trong bảo tháp. ● Thiền sư đời Lý, học trò Khuông Việt Thiền sư, trụ trì chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, thuộc địa phận Hà Bắc ngày nay. Thường được vua Lý Thái Tổ mời vào cung, hỏi đạo thiền và việc nước. Chùa Kiến Sơ, nơi sư trụ trù được vua sắc chỉ trùng tu. Bốn Uy Nghi ● Bốn dạng đi, đứng, nằm, ngồi của tu sĩ đều trang nghiêm, làm cho mọi người thấy đều kính trọng. Lý Thánh Tông ● (1054-1072).Một ông vua nhà Lý rất sùng đạo Phật và nổi tiếng về lòng nhân từ. Một lần, thấy trời giá rét, vua nói: “Trẫm ở trong cung ăn mặc thế này còn rét, nghĩ tới những người tù phạm bị giam trong ngục, tay trói buộc, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, vả lại có những người xét hỏi chưa xong, tin ngay chưa rõ, nhỡ rét quá mà chết thì thật là thương tâm.” Bèn truyền lấy chăn chiếu phát cho tù và mỗi ngày cho ăn hai bữa đầy đủ. Vua mất năm 1072, thọ 50 tuổi, trị vì 17 năm. Dị Thục ● Chín mùi nhưng khác biệt. Sách Phật gọi dị thục là quả báo. Tào Khê ● Khe Tào. Khe suối nhỏ phía đông huyện Thúc Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa, nơi đại sư Huệ Năng phát triển Thiền tông thành một học phái lớn. Nước Tào Khê là nước Thiền. “Khát thì uống nước Tào Khê, Đói ăn ma phạn (cơm muối vừng), tối về canh tân.” (Tham Thiền Vãn – Toàn Nhật Thiền Sư) “Tào Khê rửa ngàn tầm suối, Sạch chẳng còn một chút phàm.” (Nguyễn Trãi – Quốc Âm Thi Tập) [tr.625] Xiển Đề ● S. Atyantika. Loại người không thể tu thành Phật được, hoặc đó là những người cực ác. Có thể bị đọa vào những cõi sống ác khổ nhất, loại người có nhiều nhận thức sai lầm, nhiều tà kiến, không tin lý nhân quả… Ân Ái ● Thương yêu nhau vì làm ơn cho nhau. Chỉ mối tình giữa cha mẹ con cái, vợ chồng. Ka Nhĩ Sắc Ca ● S. Kaniska. Vua xứ Nguyệt Chi (xứ Tukhara của các bộ tộc Indoscythians), sau khi chiếm miền Bắc Ấn Độ, Gandhara và miền Bắc Punjab, trở thành một Phật tử thuần thành. Vua trị vì vào khoảng cuối thế kỷ I TL. Dưới triều vua này, Đại hội kiết tập kinh điển Phật lần thứ tư đã được triệu tập, dưới sự chủ trì của Vasumitra (Thế Hữu). Tùy Duyên Bất Biến ● Hình thức tướng trạng thay đổi tùy theo ngoại duyên, nhưng bản chất bên trong thì không bao giờ thay đổi. Cũng như nước và sóng. Sóng nhấp nhô thay đổi theo gió nhưng bản chất nước thì bao giờ cũng vậy. Chân như, Phật tính hay Niết Bàn cũng đều như thế, tuy tướng dụng hiển hiện ra vô cùng sai biệt, thay đổi không cùng, nhưng bản thể của Chân như, của Phật tính hay Niết Bàn thì tuyệt nhiên không thay đổi. Đạo Lâm ● Pháp danh một vị Thiền sư Việt Nam thời nhà Lý. Sư trụ trì tại chùa Long Vân, làng Siêu Loại (Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Là đệ tử Thiền sư Pháp Dung chùa Hương Nghiêm. Tháng 5 năm Quý Hợi niên hiệu Bảo Hựu triều Lý Cao Tông (1203), sư ngồi kiết già mà hóa. (Thiền Uyển Tập Anh) Ngôn Giáo ● Ngôn giáo của đạo Phật gồm những lời đức Phật, được ghi lại trong Kinh tạng và Luật tạng. Cg, là giáo pháp, để phân biệt với Lý pháp, hành pháp, và quả pháp. Lý pháp là nghĩa lý, chứa đựng trong lời Phật. Hành pháp là phương pháp tu hành, tu tập rút từ trong nghĩa lý Kinh Phật. Quả pháp là kết quả chứng được, nhờ công phu tu hành đúng pháp. Hoa Nghiêm Pháp Giới ● Pháp giới chữ Phạn là Dharmadhatu, có thể hiểu theo hai nghĩa. Một nghĩa là toàn bộ vũ trụ, bao quát cả thế giới tuyệt đối. Hai là cái Tuyệt đối (A. the Absolute), từ đó sinh ra tất cả, xuất phát tất cả. Đồng nghĩa với khái niệm Thực tướng của Tông Thiên Thai. Tông Hoa Nghiêm nói pháp giới, cũng như Tông Thiên Thai nói thực tướng. Sơ Thời Giáo ● Một khái niệm của Pháp Tướng tông (S. Dharmalaksana), chia quá trình hoằng pháp của Phật làm ba thời. Thời đầu, Phật giảng thuyết Bốn đến 12 nhân duyên, năm uẩn nhằm mục đích phá chấp ngã. Phạm Giới Năm Điều Suy ● Người phạm giới gặp năm điều suy: 1. Muốn cũng không có tài sản; 2. Có được tài sản cũng bị hao hụt, mất mát; 3. Tiếng ác lan truyền; 4. Quần chúng không kính trọng, yêu quý; 5. Sau khi chết đày xuống địa ngục. Ngũ Độn Sử ● Ngũ độn sử là năm món phiền não, nặng nề, chậm chạp sanh khởi ngấm ngầm nhưng mãnh liệt, nó sai sử chúng sanh tạo bao lỗi lầm khó dứt trừ, khiến mãi chìm đắm trong sanh tử luân hồi nên gọi là Độn Sử. Ngũ độn sử bao gồm : 1. Tham : Là lòng tham lam của cải vật chất …. Là nguyên nhân gây nên phiền não sanh tử. 2. Sân : Là tâm trạng nóng giận, hung dữ là nguyên nhân gây nên phiền não khổ đau. 3. Si : Là tâm ngu tối không nhận thức chánh tà, nguyên nhân gây nên phiền não sanh tử. 4. Mạn : Tâm kiêu mạn khinh người, tự tôn tự đại là nguyên nhân gây nên phiền não sanh tử. 5. Nghi : Nghi ngờ chánh Pháp, thiếu lòng tin đối với Tam bảo, là nguyên nhân gây nên phiền não sanh tử. Bi Trí ● Từ bi và trí tuệ là hai đức hạnh mà các đức Phật và Bồ Tát thể hiện đầy đủ trọn vẹn. Các vị Bồ Tát trên thì cầu đạo Bồ đề vô thượng (trí), dưới thì độ khắp muôn loài (bi). Ác Báo ● Quả báo xấu, ác do làm các điều bất thiện, do gây ra các nghiệp nhân ác, bằng ý nghĩ, lời và hành động. Bào Thai Sinh ● Một trong bốn hình thức sinh, tức là sinh ra trong bào thai mẹ. Cũng gọi là thai sinh. Sung Mãn ● Đầy đủ, tràn đầy, dư dật, không còn thiếu sót gì. Tu tập một pháp môn đến chỗ sung mãn, là tu tập thành thạo, đầy đủ, không thiếu sót gì nữa. Hồi ● Trở về. “Khổ hải mang mang, Hồi đầu thị ngạn” Nghĩa: Biển khổ mênh mông, Quay đầu thấy bờ ngay! Ý nói, tuy đời là biển khổ, nhưng nếu tu hành, nếu không còn rong ruổi theo thanh, sắc, ngoại trần nữa mà biết quay đầu nhìn lại tâm mình, thấy được tính thì sẽ giải thoát mọi khổ đau. Đầu Quay đầu lại. Có nghĩa bóng là tỉnh ngộ, cải tà quy chính. “Dù cho tàn ác bất lương, Hồi đầu hướng thiện, Phật đường rộng dung.” (Vô danh). Hồi Hột ● Tên một bộ tộc gốc Thổ tại vùng Orkhon (Trung Á), tồn tại ở đó cho tới năm 840 TL, là năm họ bị người Kirghiz đánh bại và đuổi đi. Một nhánh bộ tộc người Hồi Hột lập một vương quốc ở Turfan (Trung Á) và tồn tai cho tới thời kỳ đế quốc Nguyên Mông. Năm 1294, ba Tạng Kinh Phật đã được dịch xong ra tiếng và chữ Hồi Hột (Uighurs). Cũng có tên Cao Xương. Phổ Đà Sơn ● 普 陀 山; C: pǔtuó-shān; S: potalaka; cũng được gọi là Tiểu Bạch Hoa, Mai Sầm sơn; Một ngọn núi trên đảo Phổ-đà, một trong Tứ đại danh sơn của Trung Quốc. Núi này là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng tại đây và được xem là trú xứ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Một vài truyền thuyết kể lại việc Phổ-đà sơn trở thành trú xứ của Quán Thế Âm. Tên Phổ-đà vốn xuất phát từ chữ “Potalaka” của Phạn ngữ, tên của một hòn đảo tại Ấn Ðộ dương. Hòn đảo này cũng được biết là trú xứ của Quán Thế Âm. Năm 847, một vị tăng người Ấn Ðộ bỗng nhiên thấy Quán Thế Âm xuất hiện trong một hang động trên một ngọn núi. Sau đó, vị này đặt tên cho núi này là Potalaka, dịch âm là Phổ-đà. Một truyền thuyết khác kể rằng, vào khoảng năm 850, một vị tăng đốt hết những ngón tay của mình để cúng dường. Nghe ông than thở, đức Quán Thế Âm hiện ra cứu giúp, vì ông thuyết pháp. Một truyền thuyết rất nổi tiếng khác bảo rằng, một vị tăng người Nhật muốn thỉnh một tượng Quan Âm từ Ngũ Ðài sơn sang Nhật. Trên đường trở về nước thì thuyền của ông không may gặp bão. Ông nguyện trước bức tượng Quan Âm rằng, nếu thoát khỏi nạn này ông sẽ xây dựng một ngôi chùa để cúng dường. Ngay sau đó thì thuyền của ông – như được một bàn tay vô hình – được dẫn ngay đến núi Phổ-đà. Ðể báo ân, ông bèn lập một ngôi chùa tại đây và từ đó, Quan Âm cũng được xem là vị Bồ Tát chuyên giúp những người đi biển. Man Tra ● S: mantra; Là một số âm, chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó của Phật tính. Trong nhiều trường phái Phật giáo, Man-tra hay được lập lại trong các buổi tu tập hành trì, đặc biệt trong Kim cương thừa ở Tây Tạng. Ở đây Man-tra trở thành phương tiện trợ giúp tâm thức hành giả. Trong ba ải Thân, khẩu, ý thì Man-tra thuộc về khẩu và tác động thông qua âm thanh rung động do sự tụng niệm Man-tra phát sinh. Hành giả luôn luôn vừa đọc Man-tra vừa quán tưởng một đối tượng và tay giữ một Ấn (s: mudrā) nhất định như Nghi quĩ (s: sādhana) chỉ dẫn. Trong các trường phái tại Tây Tạng thì chức năng của các Man-tra của mỗi cấp Tan-tra khác nhau. Có khi, trong lúc niệm Man-tra hành giả phải tập trung lên mặt chữ của Man-tra này hay tập trung lắng nghe âm thanh của nó. Nếu hành giả tập trung lên mặt chữ, thì các chữ đó hiện thành linh ảnh. Nếu tập trung lên âm thanh thì hành giả cần niệm thành tiếng hay tưởng tượng ra thanh âm của nó. Chương 5 của tác phẩm Subāhuparip ṛ cchā có ghi: Lúc đọc Man-tra, Ðừng quá gấp rút, Ðừng quá chậm rãi, Ðọc đừng quá to tiếng, Ðừng quá thì thầm, Không phải lúc nói năng Không để bị loạn động. Mâu Tử ● Người Trung Quốc sống ở Giao Châu (Việt Nam ngày nay), tác giả cuốn sách lý luận Phật giáo đầu tiên của nước ta, cũng như của cả miền Đông Á, xuất bản vào khoảng năm 195 TL. Cuốn sách mang nhan đề: Mâu Tử Lý Hoặc Luận. Nội dung của cuốn sách nhằm trả lời những phê phán của Nho gia và Đạo gia đối với đạo Phật. Tên thật của ông là Mâu Bắc. Đắc Nhập ● Đắc đạo, thể nhập vào chân lý. Cần chú ý là tuy gọi là đắc đạo, nhưng thật ra chân lý không phải ở bên ngoài, mà chính là mầm giác ngộ có sẵn trong mỗi chúng sinh. Mầm giác ngộ đó chính là Phật tính, là trí tuệ Bát Nhã, là chân tâm, là cái mà sách Thiền tông thường gọi là tâm ấn của chư Phật. Cái tâm mà chư Phật ấn chứng là chân tâm vốn có sẵn trong mỗi chúng sinh, cho nên nói là đắc, nhưng thật ra không có gì là đắc cả. “Chư Phật tâm ấn, tất bất tượng trám, viên đồng thái hư, vô khiếm vô dư, vô khứ, vô lai, vô đắc, vô thất…” (Kệ của Tỳ-ni-đa-lưu-chi –Thiền Uyển Tập Anh) Dịch: Tâm ấn của chư Phật tất không lừa dối, tròn đầy như thái hư, không thiếu không thừa, không đi không lại, không được, không mất… Bảy Pháp Tài ● H. Thất pháp tài. Tức là bảy phương pháp hay phương tiện nâng cao tri thức về Phật pháp: 1. Đức tin; 2. Tinh tấn; 3. Giới; 4. Tàm và quý (tức là biết hổ thẹn và biết sợ hãi khi phạm lỗi); 5. Nghe nhiều (đa văn); 6. Định; 7. Tuệ. Bi Điền Viện ● Tên gọi khác của viện tế bần, nơi nuôi dưỡng kẻ đói khổ. Khải Bạch ● 啓 白; C: qǐbái; J: keibyaku; Lời thưa thỉnh đến chư Phật hay Bồ Tát Bốn Mươi Tám Nguyện ● Theo Tịnh Độ tông, Phật A Di Đà khi còn là Tỷ kheo Pháp Tạng, có phát ra bốn mươi tám lời nguyện, trong đó có lời nguyện sẵn sàng tiếp dẫn chúng sinh nào chí thành niệm danh hiệu Phật A Di Đà, về cõi Cực Lạc phương Tây là cõi của Phật hiện đang giáo hóa. Khi giảng: “Kinh Vô Lượng Thọ”, Phật Thích Ca có nhắc lại tích này. “Thích Ca kim khẩu xưng dương, Bốn mươi tám nguyện tỏ tường còn ghi.” (Toàn Nhật –Tam Giáo Nguyên Lưu Ký). Trì Danh ● Người tu pháp môn Tịnh Độ thường xuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Trì Giới ● Giữ vững giới luật. Là một trong sáu phép Ba La Mật: trì giới Ba La Mật. Trì Niệm ● Nghĩ nhớ không bao giờ quên. Từ trái nghĩa là thất niệm. Trì Pháp ● Bảo vệ, hộ trì Phật pháp. Đng, Hộ pháp. Yết ● A. Castrated ram. Nghĩa đen là một con dê bị thiến. Là tên riêng chỉ một bộ tộc Hung Nô. Sách Trung Quốc hay dùng để phiên âm chữ Phạn. Yết Bố LA ● S. Karpura; A. Camphor. Long não, có mùi thơm. Yết Địa Lạc Ca ● S. Khadiraka. Theo địa lý học huyền thoại của Ấn Độ giáo, thì có bảy vòng núi bao quanh núi Tu Di là núi cao nhất của thế giới này. Khadiraka là vòng núi thứ ba, kể từ núi Tu Di. Yết La Lam ● S. Kalala. Cũng gọi là Ca la la. Bào thai được bảy ngày được gọi là kalala. Dịch nghĩa là tạp uế (cái nhơ bẩn, trộn lộn). Là một trong năm địa vị (từng giai đoạn của thai theo thai kỳ) của thai, gọi là thai nội ngũ vị Yết Lăng Già ● S. Kalinga. Vương quốc xưa ở Ấn Độ nằm ở phía Nam của vương quốc Kosala, nay là Kalingpatnam. Vua A Dục (Asoka), trước khi quy y theo đạo Phật đã từng chinh phục xứ này và thảm cảnh chiến tranh mà nhà vua chứng kiến đã khiến vua chán ghét chiến tranh và trở thành một Phật tử thuần thành. Hóa Địa Bộ ● S. Mahasasaka. Một trong 18 bộ phái Phật giáo ở Ấn Độ, xuất hiện khoảng 100 năm sau Niết Bàn của Phật. Hóa Địa bộ là một bộ nhánh của bộ phái lớn Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivada). Nhưng nếu Nhất Thiết Hữu bộ cho rằng cả ba thời hiện tại, quá khứ và tương lai đều có thật, thì Hóa Địa bộ chỉ công nhận hiện tại là có thật mà thôi. Vì vậy mà nó còn được gọi là “Pháp vô khứ lai tông” nghĩa là tông phái cho rằng, pháp vị lai và pháp quá khứ đều là không thật. Một tên khác của Hóa Địa bộ là Chánh địa bộ. Công Phu ● Sự nỗ lực chuyên cần làm một việc gì đó, như nói công phu hành đạo. “Nghề chơi cũng lắm công phu.” (Truyện Kiều) Uất ● A. dense, anxious. Rậm rạp, lo lắng trong tâm. Uất Bát Đa ● S. Utpala. Loại hoa sen màu xanh, rất quý hiếm. Cũng có sách dịch là ưu bát la. Uất Đa La ● S. Uttara. Cái cao nhất. Uất Đa La Tăng Già ● S. Uttarasanga. Áo mặc ngoài của tu sĩ, vì làm bằng bảy mảnh khâu lại, áo bảy mảnh (Thất điều y). Uất Đàn Việt ● S. Uttara Kuru. Theo địa lý học Phật giáo, thế giới gồm có bốn châu phân bố xung quanh ngọn núi cao nhất, là núi Tu Di. Châu Uất đàn Việt là châu lục nằm về phía Bắc núi Tu Di. Uất Đầu Lam Phất ● S. Udraka Ramaputra. Vị tiên được Phật hỏi đạo đầu tiên, ngay sau khi Phật xuất gia. Uất Kim Hương ● S. Kunkuma. Hương lấy ở cây Uất kim, hoa màu vàng và thơm, có thể ướp thành loại hương quý, dùng để cúng Phật. Hán dịch âm là cung quỹ ma. Uất Tỳ La ● S. Uruvilla. Khu rừng gần Gaya, nơi Phật Thích Ca tu khổ hạnh sáu năm. Đại Thừa Khởi Tính Luận ● S. Mahayana-sraddhopada sastra. Bộ luận Đại thừa do Asvaghosa (Mã Minh) soạn và được hai tăng sĩ Ấn Độ Paramartha và Siksananda dịch ra chữ Hán. Bản dịch của Paramartha là vào năm 553 TL, và bản dịch của Siksananda vào khoảng các năm 695-700. Có đến 19 bộ sớ bình luận về bộ Luận này. Có bản dịch Anh ngữ “The Awakening of Faith” của Timothy Richard và của Suzuki. Chú Thuật ● Tác động bằng sức mạnh của thần chú, nhằm mục đích như trừ tà, ban phước… tức là dùng chú thuật. Một hành động sở trường của những người tu theo Mật tông. Các tông phái khác của Phật giáo đôi khi cũng dùng chú, nhưng không thường xuyên. Câu Xá ● S. Kosa. Tên một bộ luận quan trọng, thuộc Nhất thiết hữu bộ, do Luận sư Vasubandhu (Thế Thân), người Ấn Độ soạn, Đường Huyền Trang dịch sang chữ Hán. Tên gọi đầy đủ của bộ Luận là A tỳ đàm câu xá luận (E. Abhidharma Kosa). (x. A tỳ đàm câu xá luận). Quang Minh ● Tên chùa, trên núi Tiên Du (Hà Bắc hiện nay), vốn là nơi trụ trì của Đàm Cứu Chỉ, cao tăng nổi tiếng đời Lý, thuộc thế hệ 7 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Chùa hiện nay không còn. Quang Minh Đại Phạm ● Bậc Đại Phạm thiên vương, có thân hình chói sáng, đứng đầu cõi Trời Đại Phạm, thuộc Sắc giới. Quang Minh Đại Sư ● Danh hiệu tặng sư Thiện Đạo, một danh tăng đời nhà Đường (dưới triều vua Đường Cao tông). Quang Minh Độ ● Độ là cõi đất. Một tên gọi khác của cõi Cực Lạc phương Tây nơi Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh. Súc ● A to rear, feed, domesticate. Nuôi dưỡng. Súc Sinh ● Súc vật. Cg, bàng sinh. Trong văn học dân gian hay dùng hợp từ súc sinh để chỉ con người bất nhân bất nghĩa. “Phen này hai mạng súc sinh đi đời.” (Nhị Độ Mai) Súc Sinh Đạo ● Con đường của loài súc sinh. Đng, súc sinh thú. Súc Sinh Giới ● Cõi sống của loài súc sinh. Súc Sinh Nhân ● Nghiệp nhân dẫn tới phải tái sinh làm súc sinh. Súc Sinh Thú ● Thú là con đường, cũng có nghĩa là cõi. Cõi sống của loài súc sinh. Năm Phần Hương ● H. Ngũ phần hương; A. The five kinds of incense. Năm loại hương ứng với năm phần pháp thân (x. năm phần pháp thân). Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. Nguyên Thiều ● Thiền sư Trung Hoa, thuộc thế hệ 33 dòng thiền Lâm Tế Trung Hoa, là người khai sáng tông Lâm Tế ở miền Nam Việt Nam, trong thời kỳ Trịnh-[tr.467] Nguyễn phân tranh. Sư nguyên họ Tạ, pháp danh Nguyên Thiều, đạo hiệu Hoàn Bích. Quê ở Triều Châu (Quảng Châu), xuất gia năm 19 tuổi, theo học Hòa thượng Bổn Khao Khoán Viên. Niên hiệu Cảnh Trị thứ ba đời Lê Huyền Tôn, tức năm Ất tị thứ 17 đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1665), sư sang Việt Nam, đầu tiên lập chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định, sau ra Thuận Hóa lập chùa Hà Trung, huyện Phú Lộc, rồi đến Huế lập chùa Quốc Ân. Theo yêu cầu của chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691), sư về Trung Quốc thỉnh thêm các danh tăng mang nhiều tượng Phật và kinh sách sang Việt Nam. Sau khi sư trở lại Việt Nam, sư tiếp tục trụ trì chùa Hà Trung. Sư tịch ngày 19 tháng 10 niên hiệu Bảo Thái thứ 10 nhà Lê (1729), thọ 81 tuổi. Trần Ai ● Bụi bặm. Theo đạo Phật cuộc đời ví như bụi bặm, có nhiều nghĩa: 1. Bụi bặm là vô thường, còn đó mất đó. Đời người cũng vô thường như bụi bặm. 2. Bụi bặm làm dơ bẩn quần áo, cũng như cuộc đời với bao nhiêu phiền não, khổ đau, tội ác cũng làm dơ bẩn tâm hồn người. 3. Bụi bặm là chuyện nhỏ mọn. Trong cuộc đời, tất cả những chuyện mà kẻ phàm tục thường đeo đuổi, lao tâm khổ trí, mệt thân chẳng qua là chuyện nhỏ mọn như bụi bặm: “Trong lúc trần ai, ai đã biết, Rồi ra mới tỏ mặt anh hùng.” (Nguyễn Công Trứ) “Gót tiên thoắt đã thoát vòng trần ai.” (Truyện Kiều) Vòng trần ai là cuộc đời gió bụi, thấp hèn. Thoát vòng trần ai có nghĩa hoặc đi xuất gia hoặc là chết, lìa cõi đời vĩnh viễn. Năm Sự Tăng Trưởng ● Kinh tạng Pali nói tới năm sự tăng trưởng tốt đẹp: 1. Tăng trưởng đức tin; 2. Tăng trưởng về giới hạnh; 3. Tăng trưởng về học hỏi kiến thức; 4. Tăng trưởng về bố thí; 5. Tăng trưởng về trí tuệ (Tăng Chi II, 85). Luân Hồi ● Phạn: Samsara - Hán âm: Tăng-sa-lạc. - Còn gọi: sanh tử, sanh tử luân hồi, sanh tử tương tục, luân hồi chuyển sanh, lưu chuyển, luân chuyển. Chúng sanh do hoặc nghiệp chết ở kiếp này, rồi lại sanh vào kiếp khác, cứ quay vòng như vậy mãi mãi trong 3 cõi. Đây là giáo nghĩa của Bà- la- môn giáo, Ấn Độ cổ đại, Phật giáo dùng từ này và phát triển thêm trở thành giáo nghĩa Phật giáo. Bà- la- môn giáo cho rằng 4 giai cấp và tiện nhân trong luân hồi vẫn y theo giai cấp ấy, không hề thay đổi. Còn Phật giáo chủ trương rằng : Trước khi nghiệp báo thì chúng sanh bình đẳng, nếu ở hạ đẳng mà kiếp này tu thiện đức thì kiếp tới có thể sanh lên thượng đẳng, thậm chí có thể sanh lên cõi trời. Còn hạng thượng đẳng mà kiếp này làm ác, thì kiếp sau có thể sanh vào hạ đẳng. Và nếu muốn diệt sự khổ của luân hồi lục đạo thì trước phải dứt nhân tham sân si, vì đây là nguyên nhân khiến cho chúng sanh luân hồi trong tam hữu mãi mãi. Nếu cắt đứt dược ngã chấp và tham sân, si, thì cái khổ luân hồi cũng chấm dứt. Theo : Kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả 2; Kinh Phân Biệt Thiện Ác nghiệp Báo, thượng; Phẩm Quán Vô lượng Tâm, Kinh Quán Phật Tam Muội Hải 6; Kinh Pháp Hoa 1; Kinh Chánh Pháp Niệm Sứ 41; Kinh Niết Bàn 16 (bản nam ); Luận Đại trí độ 30, 77; Luận Thành Duy Thức 4. Ác Xoa Tụ ● (S. Aksa). Tên một loại cây. Quả mọc từng chùm ba quả, khi rơi xuống đất thì tụ lại một nơi do đó mà có tên ác xoa tụ. Ác xoa là dịch âm. Một chùm ba quả ví với hoặc nghiệp khổ, bao giờ cũng đi liền với nhau. Vì mê hoặc, tức vô minh cho nên tạo nghiệp, vì tạo nghiệp cho nên khổ. Ngoài ra, ác xoa tụ cũng được dùng để chỉ số nhiều, số đông. Ái Hoặc ● Sự mê muội, mê hoặc do ái tình. Lông Rùa Sừng Thỏ ● Hán Việt: Qui mao thố giác; J: kimō-tokaku; Chỉ một niềm tin mù quáng, một quan niệm sai lầm không thể có được. Ví dụ như cho rằng có một tự Ngã, các Pháp trường tồn là những quan niệm điên đảo và lời bình chỉ có thể là “Lông rùa sừng thỏ!” Tam Thập Tam Thiên ● S. Trayastrimsat. Một hệ thống cõi Trời do Thần Đế Thích cai quản. Cõi Trời Đao Lợi ở giữa. Xung quanh bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi phương có tám cõi Trời, cùng vớ cõi trời Đao Lợi ở giữa thành ra ba mươi ba cõi Trời. Vì vậy, có tên gọi cõi Trời ba mươi ba. Cõi Trời ba mươi ba là cõi Trời thứ hai trong sáu cõi Trời thuộc Dục giới, kể từ dưới lên. Theo truyền thuyết, cõi Trời Ba mươi ba có vị trí trên đỉnh núi Tu di (Simeru), ở đây có kinh đô, Thiện kiến thành. Đại Hán Tạng ● Bộ Hán tạng lớn. Những bộ Hán tạng đầy đủ nhất được sưu tập vào đời nhà Đường (618-907) và đời nhà Tống (960-1279), gồm 5048 tập. Bộ Hán tạng mới nhất được Nhật Bản in vào các năm 1922-1933, gồm 55 tập, mỗi tập hơn 100 trang. Sãi Vãi ● Tác phẩm của Nguyễn Cư Trinh theo thể phú, ghi chép lại cuộc đàm thoại giữa một ông Sãi (ông sư) và một bà Vãi (bà sư). Tác phẩm dùng rất nhiều điển tích nhằm mục đích lấy chuyện đời xưa, giáo dục người đời này. Ông sãi tỏ ra học thức uyên bác, lý luận vững trãi. Tác phẩm gồm những câu dài ngắn, không nhất định khoảng 340 câu tất cả. Xuất Gia ● Cạo râu tóc, mặc áo cà sa, từ bỏ cuộc sống gia đình thế tục vào chùa tu hạnh Sa môn. Có 4 loại người: 1. Thân xuất gia nhưng tâm chẳng xuất gia: xuất gia mà còn luyến tục. 2. Thân tại gia, tâm xuất gia: còn ở nhà nhưng vẫn tu học tiến bộ, không đắm say thú vui thế tục. 3. Thân tâm đều xuất gia: Người xuất gia chân chính. 4. Thân, tâm đều chẳng xuất gia: chỉ cho hạng người suốt đời bận rộn công việc thế tục và không nghĩ chuyện xuất gia. Bốn Nguyện Phật Thích Ca, khi mới xuất gia có phát ra bốn nguyện lớn: 1. Nguyện cứu chúng sinh khỏi mọi khổ ách. 2. Nguyện giúp chúng sinh dứt bỏ mọi mê lầm. 3. Nguyện giúp chúng sinh cởi bỏ mọi tà kiến. 4. Nguyện cứu chúng sinh thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Giới Giới luật dành cho người xuất gia. Phân biệt với tại gia giới (5 giới dành riêng cho người tu tại gia). Trong giới xuất gia, chia thành 250 giới của Tỷ kheo, 348 giới của Tỷ kheo ni, 10 giới của Sa di và Sa di ni, 6 giới của Chính học nữ. Người tại gia nói chung giữ 5 giới, nhưng vào ngày trai, thì giữ 8 giới. ● Ra khỏi nhà thế gian, đi tu. Xuất gia có ba nghĩa: 1) Xuất hồng trần gia 2) Xuất tam giới gia 3) Xuất vô minh gia. Xuất Gia Hai Giới ● H. Xuất gia nhị giới. Hai giới là hai loại giới: 10 giới cho Sa di và 250 giới cho Tỷ kheo. X. Sa di và Tỷ kheo. Cảnh Giới Bát Nhã ● Cảnh giới của trí tuệ Bát Nhã. Không phải cảnh giới của tâm thức phàm tục. Bồ Tát ● S. Bodhisattva Bodhi. là giác ngộ. Sattva là chúng sinh. Bồ Tát là nhân vật tiêu biểu của Phật giáo Đại thừa. Phật tử tu hạnh Bồ Tát, trên thì cầu đạo giác ngộ vô thượng tức là quả Phật, dưới thì phát nguyện độ thoát cho tất cả chúng sinh cùng thành Phật đạo như mình. Đặc trưng của vị Bồ Tát là tình thương yêu chúng sinh rộng lớn, nghĩa là thực hành hạnh vị tha, đặt căn bản trên phương pháp tu các hạnh Ba la mật (x. Ba la mật) “Mở lòng Bồ Tát, dẹp cơn lôi đình” (Quan Âm Thị Kính) Trong Phật giáo Nam tông cũng có từ Bồ Tát, nhưng chỉ được dùng để chỉ Phật Thích Ca, khi người chưa thành Phật. Người tu hạnh Bồ Tát giữ 58 giới. Các tăng sĩ đã thụ giới Tỷ kheo lại phát nguyện tu hạnh Bồ Tát, giữ thêm 58 giới thì gọi là Bồ Tát Tỷ Kheo. Những người tại gia cũng có thể phát nguyện tu hạnh Bồ Tát, giữ 58 giới và được gọi là Bồ Tát tại gia. Phật Tâm Ấn ● Tâm ấn của các đức Phật là cái tâm chân thực, không hề biến đổi, sáng suốt vắng lặng, chứa nhóm đầy đủ muôn vàn công đức. Bài kệ của Tổ Tì-ni-đa-lưu-chi nói với đệ tử đắc pháp là Pháp Hiền, trước khi Tổ thị tịch, mở đầu bằng câu: “Tâm ấn chư Phật, Tất bất tương trám, Viên đồng thái hư, Vô khuyết vô dư…” Dịch là: Tâm ấn chư Phật, Tất không lừa dối, Tròn đầy thái hư, Không thiếu không dư… (Thiền Uyển Tập Anh). Ma Vương ● Vua thống lĩnh cõi Trời Tha hóa tự tại thiên. Ma vương cùng với dân chúng cảnh trời đó thường dùng ma thuật quấy rối sự nghiệp tu học của các tu sĩ, kể cả Phật Thích Ca khi Ngài chưa thành đạo. Sự tích Phật kể lại những chuyện Ma vương thống lĩnh ma chúng đến quấy rối Phật Thích Ca nhiều lần, khi Ngài ngồi tham thiền dưới gốc cây Bồ Đề, nhưng lần nào cũng thấy bại. Kiều Tất La ● S. Kosala. Câu Thát La, một nước lớn, hồi Phật Thích Ca còn tại thế. Kinh đô là Xá Vệ (Sravathi). Trong Tương Ưng Bộ Kinh, có cả một chương gọi là Kosala Tương Ưng, gồm những bày thuyết pháp của Phật cho vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), là vua trị vì xứ Kosala, hồi Phật còn tại thế. Kiều Thưởng Di ● S. Kausambi. Một thị trấn cổ nằm trên bờ sông Hằng, nơi xảy ra cuộc chia rẽ nghiêm trọng đầu tiên trong Tăng chúng, khi Phật còn sống. Những cuộc chia rẽ này về sau thu xếp được. Ngũ Quý ● Chỉ 5 triều đại gồm Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Lư Lăng ● Nay thuộc thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây. Bác Học Hoành Từ ● (博學宏辭): tên một khoa thi có từ đời Đường, được tổ chức để chọn người học rộng, văn chương quảng bác. Phạm Văn Chánh Công ● Phạm Trọng Yêm, thụy Văn Chánh. Trực Chỉ ● (直指): một chức quan có từ đời nhà Hán, được triều đình giao cho việc tuần sát các địa phương, thẩm tra xử lý các vụ việc sai phạm. Vãn Ca ● Bài hát được hát trong các đám tang, thường để tỏ lòng thương tiếc người đã chết. Tam Phiên ● Chỉ 3 phiên vương làm phản thời ấy là Ngô Tam Quế, Thượng Khả Hỷ (và con là Thượng Chi Tín) cùng với Cảnh Tinh Trung. Cuộc chiến tranh này xảy ra trong khoảng năm 1673 đến năm 1681. Hàn Kỳ ● (1008-1075) vốn là một vị Tể tướng có tài văn võ song toàn vào đời Tống. Lậu Trạch Viên ● Theo quy định của triều đình Bắc Tống, khu đất Lậu trạch viên (漏澤園) dùng để mai táng những kẻ chết vô thừa nhận, không thân thích, hoặc những người nghèo khổ đến mức không có tiền chôn cất thân nhân. Chi phí mai táng những trường hợp này do quan địa phương xuất công quỹ để lo liệu. Cô Tô Thành ● (姑蘇城) là tên khác của thành Tô Châu, vì ở đó có núi Cô Tô nên cũng gọi như vậy. Trang Nghiêm Luận ● nói đủ là Đại thừa Trang nghiêm kinh luận (大乘莊嚴經論), được xếp vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh thuộc tập 31, kinh số 1604, tổng cộng 13 quyển, do Bồ Tát Di-lặc thuyết kệ, Bồ Tát Vô Trước tạo luận, ngài Ba-la-phả-mật-đa-la dịch sang Hán ngữ vào đời Đường. Kinh Ưu Bà Tắc Giới ● (優婆塞戒經), được xếp vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh thuộc tập 24, kinh số 1488, tổng cộng 7 quyển, do ngài Đàm-vô-sấm dịch sang Hán ngữ vào đời Bắc Lương. Sử Quán ● Cơ quan được triều đình giao cho việc ghi chép Quốc sử. Trương Thái Canh ● (張菜羹): hai chữ thái canh (菜羹) có nghĩa là canh rau. Ba Họ ● Chỉ họ cha, họ mẹ và họ vợ. Luận Bà Sa ● Gọi đủ là Tỳ-bà-sa luận (鞞婆沙論), được đưa vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, thuộc tập 28, kinh số 1547, tổng cộng 14 quyển, do ngài Thi-đà-bàn-ni soạn, ngài Tăng-già-bạt-trừng dịch sang Hán ngữ vào triều Phù Tần. Nhà Tùy ● Tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 581 đến năm 619 Việt Châu ● Nay là Thiệu Hưng thuộc tỉnh Triết Giang. Gia Tĩnh ● Niên hiệu của triều Minh, Gia Tĩnh kéo dài từ năm 1522 đến năm 1566. Sùng Trinh ● Niên hiệu Sùng Trinh thuộc đời vua Minh Tư Tông, bắt đầu từ năm 1628 và kéo dài đến tháng 3 năm 1644. Ung Châu ● Nay là tỉnh Thiểm Tây. Phá Tinh ● (破星) với Háo Tinh (耗星): theo người Trung Hoa thời xưa thì đó là 2 vì sao chiếu mệnh rất xấu. Phá (破) là phá hoại và háo (耗) là hao tốn. Háo Tinh ● (耗星): theo người Trung Hoa thời xưa thì đó là 2 vì sao chiếu mệnh rất xấu: Phá Tinh (破星) với Háo Tinh (耗星). Phá (破) là phá hoại và háo (耗) là hao tốn. Hồng Châu ● Nay là Nam Xương thuộc tỉnh Giang Tây. Bản Gỗ ● Việc in ấn ngày xưa được thực hiện bằng cách khắc chữ ngược lên các phiến gỗ, dùng mực bôi đều rồi in vào giấy. Vì thế, muốn in một quyển sách trước hết phải thực hiện việc khắc bản gỗ. Bản Gỗ này cũng được lưu trữ để sử dụng nhiều lần. 14 Bộ Chính Sử ● Chỉ các bộ sách, sử được chính thức công nhận qua các thời đại của Trung Hoa, bao gồm: Sử kí, Hán thư, Hậu hán thư, Tam quốc chí, Tấn thư, Tống thư, Nam tề thư, Lương thư, Trần thư, Ngụy thư, Bắc tề thư, Chu thư, Tùy thư, Nam sử, Bắc sử, Đường thư (Cựu Đường thư), Tân đường thư, Ngũ đại sử(Cựu Ngũ đại sử), Tân ngũ đại sử, Tống sử, Liêu sử, Kim sử, Nguyên sử và Minh sử. Bốn Cách Ăn ● Đoàn thực cũng kêu đọan thực: nghĩa là ăn bằng cách từ miếng, từ phần, từ đoạn và dùng ba trần là hương (hơi hám, mùi hôi), vị (ngọt, lạt) và xúc (chạm vào thức ăn hay hương thơm). Lấy ba cái này làm thể và lấy biến đổi tiêu hoại làm tướng. Đây là cách ăn của trời, người và súc sanh. Xúc thực: lấy tâm sở tương ưng của sáu thức, tiếp xúc với cảnh vừa thích ý của ý, năm căn thoả thuận, vui sướng làm cách ăn. Đây là cách ăn của quỷ thần. Tư thực: lấy tư tâm sở hữu lậu của ý thức để chuyên tinh nghĩ nhớ (tư) chuyển thành cảnh thắng diệu thiền, giúp ích thân mạng của trời sắc giới, liên miên tư tưởng mãi chẳng dứt, tức là cõi trời sắc giới lấy thiền duyệt làm thức ăn. Ví dụ thấy me chua, miệng chảy nước miếng để đỡ khát nước. Treo bánh để thấy mà đỡ đói bụng, cũng là cách ăn bằng cách nghĩ nhớ. Thức thực: thức thứ tám nối nhau giữ căn thân khiến chẳng rã hoại. Thức này cả bốn thánh sáu phàm đều chung đủ, chỉ có khác với nhau là mê và ngộ. Thánh nhân thì thức tánh đã giác ngộ viên mãn, vốn sẵn trong sáng gọi là Như lai tạng thức, vì nó duy trì tất cả công đức có tánh vô lậu: Phi có, phi không; phi trụ, phi chẳng trụ; đây là cái ăn bằng cách vốn có công đức chẳng thể nghĩ bàn mà làm sanh trụ. Tam Luân Không Tịch ● Là không thấy người cho, không thấy người nhận và không thấy vật được cho hay được nhận.  Ta là người bố thí không có, chỉ là đất nước gió lửa. Người nhận cũng là đất nước gió lửa và việc bố thí cũng không. Ba cái đều không, nên không có việc gì tự hào, tự cho ta là hay là giỏi. Tứ Tượng ● Là Âm, dương, tinh thần và vật chất. Nhược Quan ● Là 20 tuổi. Thời cổ, con trai đến 20 tuổi làm lễ đội mũ (nhược quan), công nhận là một người trưởng thành. Khánh Hạnh ● Mừng rỡ, nhận biết là mình may mắn mới gặp được việc gì đó. Thượng Thổ Hạ Tả ● Trên thì ói, dưới thì tiêu tiện không kiểm soát được. Trung Quốc ● Ở chính giữa đất nước, hoặc những vùng văn minh, không sanh nơi biên cương, mọi rợ. Lục tức thành Phật ● Lục tức là xứng lý, danh tự, tương tự, phần chứng, cứu cánh, quán hạnh. Tức là thành Phật đi từ mặt lý đến thực chứng. Chẳng hạn như: Xứng lý tức thành Phật nghĩa là chúng sanh ai cũng sẵn Phật tánh, nên về mặt lý, chúng sanh đều là Phật. Khi nhận hiểu rằng ai cũng có Phật tánh, tin chắc không nghi nhưng chưa đoạn được phiền não, chưa chứng đạo quả, thì chỉ là danh tự tức thành Phật. Khi khởi công tu tập, đoạn dần phiền não thì gọi là quán hạnh tức thành Phật... Kệ Tán Phật ● Tức là kệ tán Phật A Di Ðà: A Di Ðà Phật thân kim sắc.... Khai Tích Hiển Bổn ● Bổn là bản thể, Tích là hình tướng thị hiện. Ví như mặt trăng là Bổn, bóng trăng hiện trong các chỗ có nước là Tích. Khai Tích Hiển Bổn là chỉ dạy về Pháp Thân, chỉ rõ Ứng Thân. Chẳng hạn trong hội Pháp Hoa, phẩm Như Lai Thọ Lượng, Ðức Phật chỉ rõ thân thuyết pháp trong cõi Sa Bà, thọ tám mươi tuổi là ứng thân thị hiện để dẫn dụ chúng sanh về đạo Nhất Thừa, chứ pháp thân của Phật thường trụ bất hoại. Cũng như không riêng trong cõi Sa Bà, Phật còn thị hiện trong nhiều thế giới khác nhau, dùng nhiều danh hiệu khác nhau để hóa độ chúng sanh. Dương Diệm ● Mirage : ảo ảnh do sức nóng hay ánh nắng soi lên các lớp không khó lạnh và nóng khác nhau tạo thành. Ðăng Ðịa Bồ Tát ● Còn gọi là Ðịa Thượng Bồ Tát, bậc Bồ Tát đã chứng từ Sơ Ðịa trở lên. Ðầu Gã Diễn Nhã ● Trong kinh Lăng Nghiêm có nhắc đến một người tên là Diễn Nhã, soi gương thấy mặt mình, bèn sanh vọng tưởng là đầu của ai đây, đầu của mình ở đâu, rồi đâm ra phát cuồng. Chước ● Một phần trăm của thăng (ta thường dịch là thưng), đơn vị đo dung lượng rất nhỏ. Mười chước là một cáp (ta thường dịch là một “lẻ”). Một thưng gần bằng một lít (Tàu gọi litre là “công thăng”). Như vậy, có thể tạm hiểu một chước gần bằng một centilitre.  Ðả Thất ● Tham dự Phật thất cùng với đại chúng, hay tự mình kết thất để niệm Phật hay tọa thiền, trì chú v.v... Một thất là bảy ngày. Tái Lai ● Sanh lại trong nhân gian. Tạo Vật ● Đối với người Tàu, Tạo Vật đồng nghĩa với Tạo Hóa. Không như trong thần học Công Giáo, Tạo Hóa (creator) là Chúa Trời, còn tạo vật là những vật được Chúa tạo ra (creature).   Canh Tường ● Nguyên văn: “Kiến tiên triết ư Canh Tường, thận độc tri khâm ảnh”. Canh tường là điển tích nói về vua Ngu Thuấn do hâm mộ đức hạnh của vua Ðường Nghiêu nên trong suốt ba năm ăn canh thấy bóng vua Nghiêu hiện trong bát canh, ngồi thấy bóng vua Nghiêu hiện trên tường. Ðời sau thường dùng chữ “Canh Tường” để chỉ lòng cung kính, chí thành đến cùng cực. “Thận độc” là ở một mình, hành vi luôn dè dặt, chẳng cẩu thả. “Khâm ảnh” là bóng chiếc áo, lấy từ thành ngữ “khâm ảnh vô quý” (chẳng thẹn với bóng áo). Như vậy “thận độc khâm ảnh” ngụ ý hành vi luôn cẩn thận, nghiêm cung, không hề phải hổ thẹn với ai, dù ngay cả với bóng của chính mình. Ngũ suy ● Năm tướng suy: 1. Hoa trên đầu héo 2. Y phục nhơ nhớp 3. Ðổ mồ hôi nách 4. Thân hình hôi thối 5. Không ưa ngồi trên tòa.Mỗi khi năm tướng ấy hiện là điềm báo trước vị trời ấy khi mạng chung sẽ bị đọa lạc. Bổn Địa ● Là ứng với Tích Hóa mà nói. Bổn là gốc, là Pháp Thân, Tích là sự hóa hiện để hóa độ chúng sanh. Bổn Địa là nói đến sự chứng ngộ thật sự của Ngài. Truy Tiến ● Làm các công đức hồi hướng cho người đã quá vãng.  Ðảnh Thánh, Nhãn Sanh Thiên ● Là thuyết cho rằng khi người chết, căn cứ vào chỗ nào còn giữ được hơi nóng, sẽ biết được người chết sanh về đâu, như đảnh đầu nóng sẽ sanh vào cõi thánh, nóng ở mắt sanh vào cõi trời v.v... Phóng Thí ● Đánh trung tiện (break wind, passing gas). Tự Bình ● Những bức thư họa, hoặc chữ viết trên quạt, trên giấy, trên lụa để phô diễn tài thư pháp. Tọa Hạ ● Tiếng tôn xưng người khác, thường dùng để gọi người có chức vụ. Liệt Quốc ● Là thời gian kể từ khi Châu U Vương (Cơ Cung Niết) lên ngôi năm 781 trước Công Nguyên cho đến khi Tần Thủy Hoàng Đế (Doanh Chính) gồm thâu lục quốc, thống nhất Trung Nguyên vào năm 221 trước CN. Thời này, các chư hầu đánh lẫn nhau, tranh nhau xưng bá nên còn gọi là thời Xuân Thu Chiến Quốc (từ năm 781 trước CN đến năm 476 trước CN là thời Xuân Thu, từ năm 475 đời Châu Nguyên Vương trở đi, chỉ còn sáu nước lớn (Tần, Triệu, Hàn, Yên, Tề, Sở, Tấn) tranh giành lẫn nhau nên gọi là thời Chiến Quốc). Tuẫn táng là hình thức chôn sống hay giết rồi chôn những người tùy tùng, ái thiếp trong lăng mộ của các bậc đế vương, công hầu. Trẫm ● Chỉ hoàng đế. Vua ngồi trên ngai, quay mặt về hướng Nam, tự xưng là Trẫm. Thời cổ, Trẫm là tiếng thông dụng để tự xưng. Sau này, Tần Thủy Hoàng cấm ngặt người khác tự xưng là Trẫm. Các đời vua sau này, cũng bắt chước xưng là Trẫm. Kẻ Quân Tử Ở Trên Xà Nhà ● Nguyên văn: “Lương thượng chi quân tử” (Kẻ Quân Tử Ở Trên Xà Nhà) là thành ngữ chỉ kẻ trộm. Quan, Quả, Cô, Độc ● Quan là góa vợ, quả là góa chồng, cô là không cha mẹ, độc là không con cái. Quân Tử Viễn Trù ● Quân tử nên tránh xa bếp núc Cát Căn ● Củ sắn dây, thường cho là mát, có tính chất giải nhiệt, nên ta thường uống bột sắn dây trong mùa Hạ. Tam Kỳ ● Ba đại a-tăng-kỳ kiếp. Xuất Thai Cách Ấm ● Thân này chết đi, sanh sang đời sau. Vương Thiện ● Cơm vua (Vương Thiện): Vương thiện là cỗ bàn của nhà vua. Đây là điển tích lấy từ kinh Pháp Hoa, phẩm Thọ Ký: Các vị La Hán như Ca Chiên Diên, Tu Bồ Đề, Mục Kiện Liên... nghe Phật chỉ dạy đạo Nhất Thừa, bèn biết mình cũng có khả năng thành Phật, nhưng vẫn chưa đủ tự tin, bèn cầu xin Phật thọ ký, giống như kẻ đói thấy cỗ bàn của vua chẳng dám ăn, phải chờ vua cho phép.   Phật Sát Vi Trần Số Kiếp ● Số kiếp nhiều như số vi trần trong một cõi Phật. Hiền Khiết ● Bạn bè xa cách nhau gọi là “khiết khoát”, nên khi viết thư, ta hay gọi người bạn ở xa là “Hiền Khiết” (bạn hiền) Đắc Pháp Sư ● Lãnh hội pháp, chứng ngộ pháp nơi vị nào thì vị ấy gọi là “đắc pháp sư”. Thô Trì Trọng Giới ● Giữ các giới trọng còn ở mức giới tướng, chưa hoàn toàn giữ được giới tánh nên gọi là “thô trì”. Lệnh Thân ● Tiếng gọi tỏ ý tôn trọng đối với mẹ của người khác Năm Tông ● Năm Tông của nhà Thiền là Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn. Độ Điệp ● Thời Minh, tăng sĩ phải trúng tuyển kỳ khảo thí về nội điển mới được cấp giấy chứng nhận (Độ Điệp) là Tăng sĩ thực thụ. Thẩn Lâu Hải Thị ● Lầu sò chợ biển. Người cổ Trung Hoa tin ngoài biển có giống sò rất lớn gọi là Thẩn, hơi thở của chúng tạo thành những ảo ảnh nhìn xa như lầu gác, chợ búa trên mặt biển. Thuần Viên Độc Diệu ● Tông Thiên Thai cho rằng: “Pháp Hoa Thuần Viên Độc Diệu. Gọi là “thuần viên” vì chỉ giảng về pháp viên đốn, gọi là “độc diệu” vì chỉ mình kinh Pháp Hoa phô bày diệu nghĩa “hội tam quy nhất”. Năm Bộ Lớn ● Là cách phán giáo chia kinh điển đức Phật đã nói ra làm năm thời kỳ: Hoa Nghiêm, A Hàm, Bát Nhã, Phương Đẳng và Pháp Hoa - Niết Bàn. Lệnh Nghiêm ● Tiếng gọi cha người khác một cách tôn kính. Dương Tử ● Tức là Dương Châu (Chu), tên tự là Tử Cư, người thời Chiến Quốc, chủ trương thuyết “vị ngã”: dù là làm điều lợi nhỏ nhặt dù bằng cái lông cho người khác cũng chẳng chịu làm. Cao Đường ● Tiếng dùng để tỏ vẻ tôn kính mẹ người khác.  Văn Tự Tri Kiến ● Sự thấy hiểu dựa theo phân biệt, nhận định ý nghĩa của kinh văn, chứ không lãnh hội trực nhập được huyền nghĩa, yếu chỉ. Du Phương Hành Cước ● Tăng sĩ đi tham học các nơi gọi là Du Phương Hành Cước. Đạo Chích ● Tên một kẻ trộm lừng danh thời cổ, thường dùng để chỉ kẻ trộm.