Trang Chính

Trang Văn Học Sanskrit

Font VU-Times

 

CHÚ HỘ TRÌ - ĐẠI BI
(SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA)
 

Dịch Việt: Nguyệt Thiên

(Đọc với font VU- Times và Acrobat Reader)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời tựa: Thể theo lời yêu cầu của một số thân hữu, sau khi tìm hiểu ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh qua văn bản Sanskrit, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu văn bản Chú Đại Bi. Do không có điều kiện tiếp cận với các thư viện lớn nên việc tầm cầu văn bản Sanskrit của chúng tôi chỉ hạn chế ở mạng internet. Ở đây, chúng tôi sẽ trình bày văn bản Sanskrit được xem là có thể tin cậy nhất về khía cạnh ngôn ngữ vì nó trình bày tương đối đầy đủ những biến cách của các từ trong câu. Văn bản ấy được viết với mẫu tự Roman và việc chuyển sang mẫu tự Devanāgarī đã do chúng tôi thực hiện. Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit nhằm mục đích trau dồi kiến thức về khía cạnh ngôn ngữ. Những điểm sai sót do thiếu hiểu biết về các lãnh vực khác, ngưỡng mong quý vị hỷ xả cho.

 

 

 ***

 

CHÚ HỘ TRÌ - ĐẠI BI

(SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA)

 

***

 

॥ महा करुणा धारनी ॥

 

Mahā Karuṇā Dhāranī


Chú Hộ Trì - Đại Bi
 

 

नमो रत्नत्रयाय

Namo ratnatrayāya

Kính lễ Tam Bảo.

 

नम आर्यावलोकितेश्वराय  बोधिसत्त्वाय महासत्वाय महाकारुनिकाय

Nama āryāvalokiteśvarāya bodhisattvāya mahāsattvāya mahākārunikāya.
Kính lễ đức Bồ Tát Avalokiteśvara thánh thiện, đấng sanh linh vĩ đại, có lòng bi mẫn vĩ đại.

 

सर्वभयशोधनाय तस्य नमस्कृत्वा इमु आर्यावलोकितेश्वरा  तव नमो नीलकण्ठ

Om sarva-bhaya-śodhanāya tasya namaskṛtvā imu Āryāvalokiteśvarā tava namo Nīlakaṇṭha.

Om! Sau khi thực việc việc kính lễ đức Avalokiteśvara thánh thiện về  việc ngài đã xua tan mọi nỗi sợ hãi, thưa vị Nīlakaṇṭha, xin kính lễ ngài.

 

हृदयं वर्तयिष्यामि सर्वार्थसाधनं शुभं अजेयं सर्वभूतानां भवमार्गविशोधकम्
Hṛdayaṃ vartayiṣyāmi sarvārtha-sādhanaṃ śubhaṃ ajeyaṃ sarva-bhūtānāṃ bhava-mārga-viśodhakaṃ.

Tôi sẽ xoay chuyển điều cốt lõi tốt đẹp, bất bại, có sự thành tựu mọi mục đích của tất cả chúng sanh, làm cho trong sạch con đường của sự hiện hữu.

 

तद्यथा ॐ आलोकाधिपति लोकातिक्रान्त
Tadyathā: Om Ālokādhipati lokātikrānta.
Điều ấy là như vầy: Thưa đấng Chúa Tể của Ánh Sáng! Thưa bậc Vượt Trên Thế Gian!

एहि महाबोधिसत्त्व सर्प सर्प स्मर स्मर हृदयमं
Ehi mahā-bodhisattva sarpa-sarpa smara smara hṛdayaṃ.
Thưa vị Đại Bồ Tát, xin ngài hãy đến. Xin ngài hãy hiện đến, xin ngài hãy hiện đến. Xin ngài hãy nhớ đến, xin ngài hãy nhớ đến tâm nguyện.

कुरु कुरु कर्मुं धुरु धुरु विजयते महाविजयते
Kuru-kuru karmuṃ dhuru-dhuru vijayate mahā-vijayate.
Xin ngài hãy thể hiện, xin ngài hãy thể hiện hành động. Thưa đấng Chiến Thắng, thưa đấng Chiến Thắng Vĩ Đại, xin ngài hãy gánh vác, xin ngài hãy gánh vác.

धर धर धारिनीराज चल चल मम विमलामूर्क्ते
Dhara-dhara dhārinī-rāja cala-cala mama vimalā-mūrkte.
Thưa Đức Vua của Trái Đất, xin ngài hãy nâng đỡ, xin ngài hãy nâng đỡ. Thưa vị Mūrktā Thanh Khiết, xin ngài hãy động thủ, xin ngài hãy động thủ.

एहि एहि छिन्द छिन्द अरस् प्रचलि वशवशमं प्रनाशय​

Ehi ehi chinda chinda aras pracali vaśa-vaśaṃ pranāśaya.
Xin ngài hãy đến, xin ngài hãy đến. Xin ngài hãy chận đứng, xin ngài hãy mau chận đứng. Thưa ngài Pracali, xin ngài hãy làm tiêu tan mọi chất độc.

 

हुलु हुलु स्मर हुलु हुलु सर सर सिरि सिरि सुरु सुरु

Hulu-hulu smara hulu-hulu sara-sara siri-siri suru-suru.[1]
Xin ngài hãy mau mau nhớ lại. Xin ngài hãy mau mau chuyển động, chuyển động.

 

भोधियभोधिय बोधय बोधय मैत्रिय नीलकण्ठ दर्शनम्

Bodhiya-bodhiya bodhaya-bodhaya maitriya Nīlakaṇṭha darśanaṃ.
Thưa vị Nīlakaṇṭha từ ái, xin ngài giúp cho giác ngộ, xin ngài giúp cho giác ngộ sự nhận thức cần được giác ngộ, cần được giác ngộ.

 

प्रहरायमानाय स्वाहा सिद्धाय स्वाहा महासिद्धाय स्वाहा सिद्धयोगीश्वराय स्वाहा

Praharāyamānāya svāhā siddhāya svāhā mahā-siddhāya svāhā siddhayogīśvarāya svāhā.
Xin chào mừng vị đang giúp cho chống cự! Xin chào mừng vị đã được thành công! Xin chào mừng vị đã được thành công vĩ đại! Xin chào mừng vị Nữ Thần Yogīśvarā đã được thành công!

 

(còn tiếp)


 

[1] siri-siri suru-suru dường như được nhái lại âm của cụm từ sara-sara ở phía trước, không tìm ra nghĩa tương ứng, có thể đã được dùng như là tán thán từ.


 

  

***

Xem thêm Bát Nhã Tâm Kinh.
 

 

   
 

<Đầu Trang>

 
Lưu